phan 3 - 5 the nao goi la bat nha ba la matkhicongydaotoronto.com/thienbuu/phan3-5.pdf · k\ nk{qj...

24
5. THẾ NÀO GỌI LÀ BÁT NHÃ BA LA MẬT? Từ lúc mở đầu cho tới đây chúng ta chỉ mới đi vòng ngoài. Trọng tâm của chúng ta là nói về Bát nhã hay Tánh Không trong việc thành tựu Giác ngộ. Tánh Không là Bát nhã và Bát nhã tức Tánh Không hay Bản Tánh Không. Hơn nữa Bản Tánh Không chính là Phật, kinh nói "nhất định không có Như Lai Ứng Chánh Đẳng Chánh giác nào lìa bản tánh không mà có thể xuất hiện ở đời". Vì những lý do đó, nhà thiền thường nói "không giác ngộ không phải là Bát nhã" hay nói khác "chỉ thành tựu giác ngộ trong Bát nhã hay chỉ thành tựu Bát nhã trong giác ngộ". Đây không phải là câu nói phô trương phù phiếm hay lời khích lệ dành cho hành giả Bát nhã. Lịch sử Phật đạo có kể giai thoại về một chàng tiều phu trẻ tuổi nghèo khổ, chỉ nghe câu "ưng vô sở trụ, nhi sanh kỳ tâm" mà hoắt nhiên đại ngộ rồi trở thành Tổ thứ sáu truyền thừa từ thời đức Phật(1). Bát nhã có đầy đủ diệu dụng như thế, nên đệ tử tục gia hay xuất gia đều ngưỡng mộ muốn đọc tụng thọ trì. 1- Khái lược về Bát nhã Ba la mật: 1/. Cái gì gọi là Bát nhã? Muốn tu để thành đạt Giác ngộ, đắc Chánh giác và Nhất thiết trí trí thì phải biết Bát nhã là gì? Có hiểu biết mới có thể tín thọ. Có tín thọ thì mới có thể phụng hành. Vậy, ta phải hiểu Bát nhã như thế nào đây trước khi dấn thân vào cuộc hành trì bất tận này? Bát nhã: Hạt châu trong chéo áo: Kinh Pháp Hoa nói về "Khai thị ngộ nhập trong tri kiến Như Lai" như sau: "Khai" là mở ra, "thị" là chỉ cho thấy, "ngộ" là giác biết, "nhập" là đi vào chân lý. Một khi ngộ nhập được chân lý rồi, thì chân lý chính là mình và mình là chân lý. Chủ đích của kinh Pháp Hoa nhằm chỉ cho chúng sanh mỗi người đều có Phật trí. Nhưng vì vọng động tầm cầu những cái từ bên ngoài nên quên đi cái sẳn có nơi mình như chàng cùng tử có sẳn hạt châu trong chéo áo mà không biết, nên phải đi lang thang khắp đầu đường xó chợ, rày đây mai đó kiếm ăn. Nhưng may mắn cùng tử gặp người có trí chỉ cho biết hạt châu trong chéo áo. Rồi từ đó nhờ bán hạt châu mà trở thành người giàu sang sung sướng. Hạt châu ở đây chính là trí kiến Phật hay Bát nhã trí sẳn có trong mỗi chúng sanh. Bồ tát Thường Bất Khinh, một nhân vật trong kinh Pháp Hoa, trên đường hành cước đó đây, bất cứ gặp ai cũng lớn tiếng xướng rằng: "Ta không giám khinh mạn các Ngài, các Ngài là Phật sẽ thành". Những người qua đường tưởng ông là kẻ điên khùng,

Upload: others

Post on 17-Jun-2020

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: phan 3 - 5 the nao goi la bat nha ba la matkhicongydaotoronto.com/thienbuu/phan3-5.pdf · k\ nk{qj sk +l oj fkx qyl sk{ wu ñ ïqj sk skl gp kd\ o el nktfk o o gjqk fkr kjqk jl +

5. THẾ NÀO GỌI LÀ BÁT NHÃ BA LA MẬT?

Từ lúc mở đầu cho tới đây chúng ta chỉ mới đi vòng ngoài. Trọng tâm của chúng ta là nói

về Bát nhã hay Tánh Không trong việc thành tựu Giác ngộ. Tánh Không là Bát nhã và Bát nhã

tức Tánh Không hay Bản Tánh Không. Hơn nữa Bản Tánh Không chính là Phật, kinh nói "nhất

định không có Như Lai Ứng Chánh Đẳng Chánh giác nào lìa bản tánh không mà có thể xuất hiện

ở đời". Vì những lý do đó, nhà thiền thường nói "không giác ngộ không phải là Bát nhã" hay nói

khác "chỉ thành tựu giác ngộ trong Bát nhã hay chỉ thành tựu Bát nhã trong giác ngộ".

Đây không phải là câu nói phô trương phù phiếm hay lời khích lệ dành cho hành giả Bát

nhã. Lịch sử Phật đạo có kể giai thoại về một chàng tiều phu trẻ tuổi nghèo khổ, chỉ nghe câu

"ưng vô sở trụ, nhi sanh kỳ tâm" mà hoắt nhiên đại ngộ rồi trở thành Tổ thứ sáu truyền thừa từ

thời đức Phật(1). Bát nhã có đầy đủ diệu dụng như thế, nên đệ tử tục gia hay xuất gia đều

ngưỡng mộ muốn đọc tụng thọ trì.

1- Khái lược về Bát nhã Ba la mật:

1/. Cái gì gọi là Bát nhã?

Muốn tu để thành đạt Giác ngộ, đắc Chánh giác và Nhất thiết trí trí thì phải biết

Bát nhã là gì? Có hiểu biết mới có thể tín thọ. Có tín thọ thì mới có thể phụng hành. Vậy,

ta phải hiểu Bát nhã như thế nào đây trước khi dấn thân vào cuộc hành trì bất tận này?

Bát nhã: Hạt châu trong chéo áo:

Kinh Pháp Hoa nói về "Khai thị ngộ nhập trong tri kiến Như Lai" như sau:

"Khai" là mở ra, "thị" là chỉ cho thấy, "ngộ" là giác biết, "nhập" là đi vào chân lý. Một

khi ngộ nhập được chân lý rồi, thì chân lý chính là mình và mình là chân lý. Chủ đích

của kinh Pháp Hoa nhằm chỉ cho chúng sanh mỗi người đều có Phật trí. Nhưng vì vọng

động tầm cầu những cái từ bên ngoài nên quên đi cái sẳn có nơi mình như chàng cùng tử

có sẳn hạt châu trong chéo áo mà không biết, nên phải đi lang thang khắp đầu đường xó

chợ, rày đây mai đó kiếm ăn. Nhưng may mắn cùng tử gặp người có trí chỉ cho biết hạt

châu trong chéo áo. Rồi từ đó nhờ bán hạt châu mà trở thành người giàu sang sung

sướng. Hạt châu ở đây chính là trí kiến Phật hay Bát nhã trí sẳn có trong mỗi chúng

sanh. Bồ tát Thường Bất Khinh, một nhân vật trong kinh Pháp Hoa, trên đường hành

cước đó đây, bất cứ gặp ai cũng lớn tiếng xướng rằng: "Ta không giám khinh mạn các

Ngài, các Ngài là Phật sẽ thành". Những người qua đường tưởng ông là kẻ điên khùng,

Page 2: phan 3 - 5 the nao goi la bat nha ba la matkhicongydaotoronto.com/thienbuu/phan3-5.pdf · k\ nk{qj sk +l oj fkx qyl sk{ wu ñ ïqj sk skl gp kd\ o el nktfk o o gjqk fkr kjqk jl +

nhảm nhí, lấy gậy cây ngói đá đánh đuổi. Nhưng mọi người nào biết chính mình đã có

sẳn trí tuệ Phật, chỉ cần tôi luyện sẽ thành.

Bồ tát Thường Đề một nhân vật khác trong kinh ĐBN, người tầm cầu trí tuệ Phật,

phải chẻ xương bán tủy. Nhưng trí đó ở đâu mà cầu? Trí tuệ đó chính là tri kiến hay còn

gọi là trí tuệ giác tánh của chính mình, do tư duy, trì niệm và thực hành tất cả Phật pháp

nói chung và lục Ba la mật nói riêng mà có.

Những điều trình bày trên cốt trả lời câu hỏi cái gì gọi là Bát nhã? "Như Lai trí

tuệ giác tánh", là câu trả lời. Nhưng đó chỉ là câu trả lời thuộc về danh tướng mà thôi.

Vậy, nội dung của Bát nhã là gì? Đó chính là chủ đề mà những người tầm cầu Thánh trí

và Giác ngộ muốn biết. Phải nghiền ngẫm tụng đọc, thọ trì toàn bộ hơn bảy ngàn trang

sách đánh máy khổ lớn, phải thực hành không những trong một kiếp mà trong nhiều kiếp

mới có hy vọng nói lên chính xác nội dung pháp nghĩa của bộ đại tùng thư này và cũng

tùy theo căn cơ hay phước đức trí tuệ. Đó là điều khó và khó hơn cả là phải thông đạt

nắm bắt đúng Bát nhã mới có thể làm nổi!

Một bộ kinh mà chúng tôi rất ngưỡng mộ và tán dương được trình bày ở đây gọi

là "Tâm Kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa". Nói là "bộ" thì không đúng lắm, vì kinh vỏn vẹn

chỉ có 262 chữ. Tuy nhiên, nó có thể "trình bày" một cách khái quát cốt tủy của Bát nhã

mà các Thiền viện, các đạo tràng, am tự... trước hay sau mỗi thời pháp, mỗi lễ hội đều

đọc tụng. Tôi dùng chữ "trình bày" vì không muốn đặt nghi vấn: Tâm kinh được rút gọn

từ kinh Đại Bát Nhã hay nói cách khác là chúng tôi không muốn bàn đến Tâm kinh ở

trong hay ở ngoài hệ thống Bát nhã và chúng tôi cũng không bàn đến Tâm kinh có trước

hay có sau Đại Bát Nhã.

Tâm kinh được giới thiệu ở đây không phải là một khái lược tổng quát mà là một

"tối sơ lược" về Bát nhã, mặc dầu kinh ngắn nhưng rất xúc tích. Tuy nhiên, quý vị không

thể nín cười khi tôi lấy một bản kinh chỉ võn vẹn chỉ có 262 chữ để "làm công việc sơ

lược" cho một đại tùng thư như Đại Bát Nhã, hơn 6 triệu chữ (2), là một điều cực kỳ phi

lý, phải không?

Đoạn đầu của Tâm kinh có thể thức tỉnh giác quan nội tại của chúng ta qua tác

dụng của lối phủ định vô địch của Tánh Không, có thể đưa hành giả Bát nhã đến vô niệm

vô tâm, nên được chúng tôi giới thiệu ở đây thay vì tóm lược nội dung của Đại Bát Nhã:

"Khi Bồ tát Quán Tự Tại (Avalokitésvara) thực hành Bát nhã ba la mật sâu xa soi

thấy rằng, có năm uẩn (skandha); và thấy năm uẩn đó không có tự tánh trong chúng.

"Này Xá lợi Phất (Sàriputra), sắc ở đây là không, không là sắc; sắc không khác

không, không không khác sắc; sắc tức thị là không, không tức thị là sắc. Thọ, tưởng, hành

và thức cũng vậy.

Page 3: phan 3 - 5 the nao goi la bat nha ba la matkhicongydaotoronto.com/thienbuu/phan3-5.pdf · k\ nk{qj sk +l oj fkx qyl sk{ wu ñ ïqj sk skl gp kd\ o el nktfk o o gjqk fkr kjqk jl +

"Này Xá lợi Phất, hết thảy các pháp ở đây được biểu thị là không: chúng không

sinh, không diệt, không cấu nhiễm, không không cấu nhiễm; không tăng, không giảm. Vì

vậy, này Xá Lợi Phất, trong không không có sắc, không có thọ, tưởng, hành, thức; không

có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý, không có sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; không có nhãn

giới, cho đến không có ý thức giới; không có minh, không có vô minh không có minh

diệt, không có vô minh diệt cho đến không có tuổi già và sự chết, không có sự diệt tận

của tuổi già và sự chết; không có khổ, tập, diệt, đạo; không có trí, không có đắc, và không

có chứng, bởi vì không có đắc. (Nên) tâm của Bồ tát an trụ trong Bát nhã ba la mật không

có những chuớng ngại; và bởi vì không có những chướng ngại trong tâm đó, nên không

có sợ hãi, và vượt ngoài những tà kiến điên đảo đạt đến Niết bàn. Hết thảy chư Phật trong

quá khứ, hiện tại và vị lai, do y theo Bát nhã ba la mật, mà chứng đắc giác ngộ viên mãn

tối thượng"(3).

Nhiều đoạn kinh trong ĐBN cũng có ý nghĩa tương tự như Tâm kinh, thí dụ quyển

04, phẩm "Tương Ưng", Hội thứ I, ĐBN. Nhưng thay gì Bồ tát Quán Âm bảo Xá Lợi

Phất thì ở đây Phật bảo Xá Lợi Phất:

"Xá Lợi Tử! Không có một pháp nhỏ nhiệm nào hiệp với một pháp nhỏ nhiệm

nào, vì bản tánh là không. Vì sao? Xá Lợi Tử! Vì cái không của các sắc, nó chẳng phải là

sắc; các cái không của thọ, tưởng, hành, thức, chúng chẳng phải là thọ, tưởng, hành, thức.

Vì sao? Xá Lợi Tử! Vì cái không của các sắc, nó chẳng phải là tướng biến đổi, ngăn ngại;

cái không của thọ, nó chẳng phải là tướng lãnh nạp; cái không của các tưởng, nó chẳng

phải là tướng nắm bắt hình tượng; cái không của các hành, nó chẳng phải là tướng tạo

tác; cái không của các thức, nó chẳng phải là tướng liễu biệt. Vì sao? Xá Lợi Tử! Vì sắc

chẳng khác không, không chẳng khác sắc; sắc tức là không, không tức là sắc; thọ, tưởng,

hành, thức chẳng khác không, không chẳng khác thọ, tưởng, hành, thức; thọ, tưởng, hành,

thức tức là không, không tức là thọ, tưởng, hành, thức. Vì sao? Xá Lợi Tử! Vì tướng

không của các pháp ấy chẳng sanh, chẳng diệt, chẳng nhiễm, chẳng tịnh, chẳng tăng,

chẳng giảm, chẳng phải quá khứ, chẳng phải vị lai, chẳng phải hiện tại.

Xá Lợi Tử! Như vậy, trong cái không, không có sắc, không có thọ, tưởng, hành,

thức; không có 12 xứ, 18 giới; không có sự sanh khởi của vô minh, không có sự diệt tận

của vô minh; không có sự sanh khởi của hành, thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ, ái, thủ,

hữu, sanh, lão tử…; không có sự diệt tận của hành cho đến lão tử…; không có khổ thánh

đế, không có tập, diệt, đạo thánh đế; không có đắc, không có hiện quán; không có Dự lưu,

không có quả Dự lưu, không có Nhất lai, không có quả Nhất lai, không có Bất hoàn,

không có quả Bất hoàn, không có A la hán, không có quả A la hán, không có Độc giác,

không có quả vị Độc giác, không có Bồ tát, không có hạnh Bồ tát, không có Phật, không

có quả vị Phật".

Page 4: phan 3 - 5 the nao goi la bat nha ba la matkhicongydaotoronto.com/thienbuu/phan3-5.pdf · k\ nk{qj sk +l oj fkx qyl sk{ wu ñ ïqj sk skl gp kd\ o el nktfk o o gjqk fkr kjqk jl +

Tâm kinh hay đoạn kinh ở quyển 04, phẩm "Tương Ưng" nói trên, có thể xem như

là khái lược ngắn gọn về Tánh Không. Riêng Tâm kinh đã đáp ứng được vai trò này với

phủ định liên hồi của nó để cuối cùng không có thể phủ định được nữa thì lúc đó sẽ đối

diện với Không (Bản Tánh Không). Tuy nhiên, nội dung của nó quá nhỏ không đủ tầm

vóc để đáp ứng những vấn đề quá phức tạp đa dạng của Bát nhã. Ở đây hơn bảy ngàn

trang giấy đánh máy khổ lớn, trên 6 triệu chữ được gọi là một đại tùng thư, chắc chắn

kinh Đại Bát Nhã có thể đáp ứng một số câu hỏi tổng quát mà người tầm cầu Thánh trí

và Giác ngộ muốn biết.

2/. Cái gì gọi là Ba la mật?

Tu Bát nhã để làm gì? Và kết quả ra sao? Câu trả lời giản dị là tu Bát nhã để đạt

huệ. Đạt huệ để làm gì? Để được giải thoát! Giải thoát đi đâu? Đi qua bờ bên kia! Vậy tu

Bát nhã là nhân để đạt huệ và đạt huệ để sang được bờ bên kia, là quả. Muốn nhân tròn

quả mãn thì phải tu hành Bát nhã Ba la mật, kết quả chắc chắn sẽ sang được bờ kia.

Nhưng muốn gặt hái được kết quả tốt đẹp đó thì phải làm sao? Câu trả lời giản dị

là phải có phương tiện. Nhưng đối với Bát nhã, tất cả đều không: Nội không, ngoại

không, nội ngoại không, cho đến... vô pháp hữu pháp không, rốt ráo đều không. Như vậy,

phương tiện cũng không, nên nói phương tiện phi phương tiện. Hay nói khác tất cả đều

bất khả đắc. Và chính bất khả đắc này cũng không nốt, nên nói là “bất khả đắc không”.

Và khi hiểu ra như thế thì thấu hiểu Bát nhã, thấu hiểu Ba la mật. Thấu hiểu nhân (Bát

nhã), thấu hiểu quả (Ba la mật) thì có thể sang được bờ kia.

Kinh nói: Bát nhã Ba la mật là Ba la mật vô biên vì không có ngần mé như hư

không; là Ba la mật viễn ly vì rốt ráo không; là vô hành vì tất cả pháp không đến không

đi; là Ba la mật vô tri vì các sự hiểu biết chẳng thể nắm bắt được; là Ba la mật chẳng

sanh diệt vì tất cả pháp không sanh diệt; là không tạo tác vì không có tác giả; là Ba la

mật không dời đổi vì sự sanh tử bất khả đắc; là không hư mất vì tất cả pháp không biến

hoại; là Ba la mật vô nhị vì xa lìa hai bên; là Ba la mật không sở đắc, không hý luận,

không nhiễm, không tịnh; là Ba la mật không kiêu mạn, không tham dục, không sân nhuế,

không ngu si, không phiền não; là Ba la mật không đoạn, không hoại, không chấp trước,

không phân biệt, không so lường, không khởi đẳng cấp; là Ba la mật bình đẳng, xa lìa

nhiễm trước, vô cùng tĩnh lặng, như hư không…

Bát nhã Ba la mật như vậy là Ba la mật như mộng vì tất cả pháp như chiêm bao,

chẳng thể nắm bắt được; là Ba la mật như tiếng vang vì năng, sở, văn, thuyết đều chẳng

thể nắm bắt được; là Ba la mật như ảnh tượng vì các pháp đều như ảnh trong gương,

như trăng đáy nước, chẳng thể nắm bắt được; là Ba la mật như bóng nắng, như ảo ảnh vì

tất cả pháp như tướng trạng của dòng nước, chẳng thể nắm bắt được; là Ba la mật như

Page 5: phan 3 - 5 the nao goi la bat nha ba la matkhicongydaotoronto.com/thienbuu/phan3-5.pdf · k\ nk{qj sk +l oj fkx qyl sk{ wu ñ ïqj sk skl gp kd\ o el nktfk o o gjqk fkr kjqk jl +

biến hóa vì các pháp đều như trò ảo thuật; là Ba la mật như ảo thành vì các pháp đều

như hương khói...

Bát nhã Ba la mật như vậy là Ba la mật khổ, Ba la mật không, Ba la mật vô

thường, Ba la mật vô ngã, Ba la mật vô tướng, vì có khả năng vĩnh viễn đoạn trừ các

vọng niệm chấp trước.

Bát nhã Ba la mật như vậy là thập bát không Ba la mật, vì các pháp bất khả đắc;

Bát nhã Ba la mật như vậy là chơn như Ba la mật, là pháp giới Ba la mật, là pháp tánh

Ba la mật, bất hư vọng tánh, bất biến dị tánh, bình đẳng tánh, ly sanh tánh, pháp định,

pháp trụ, thật tế, hư không giới, bất tư nghì giới Ba la mật; Bát nhã Ba la mật như vậy là

bốn Thánh đế Ba la mật, là 37 pháp trợ đạo Ba la mật. Tất cả pháp như thế đều bất khả

đắc.

Bát nhã Ba la mật là không giải thoát môn Ba la mật, là vô tướng giải thoát môn

Ba la mật, là vô nguyện giải thoát môn Ba la mật; Bát nhã Ba la mật như vậy là Ba la

mật tám giải thoát, là Ba la mật tám thắng xứ, là chín thứ đệ định, là mười biến xứ v.v…;

Bát nhã Ba la mật như vậy là Ba la mật Nhất thiết trí, là Ba la mật Đạo tướng trí, là Ba

la mật Nhất thiết tướng trí; Bát nhã Ba la mật như vậy là Ba la mật tất cả Bồ tát hạnh, là

quả vị Giác ngộ tối cao; Bát nhã Ba la mật như vậy là Ba la mật Như Lai; Bát nhã Ba la

mật như vậy là Ba la mật tự nhiên vì đối với tất cả pháp được tự tại; Bát nhã Ba la mật

như vậy là Ba la mật Chánh Đẳng Giác vì đối với tất cả pháp có khả năng giác ngộ chơn

chánh bình đẳng tất cả tướng(4). Hay nói khác Bát nhã Ba la mật là tất cả pháp Phật. Học Bát nhã Ba la mật phải học như thế thì sớm Giác ngộ, được Nhất thiết trí trí, chứng

Vô Thượng Chánh giác, thành thục hữu tình, thanh tịnh Phật độ.

Để chứng minh những điều nói trên, có một đoạn kinh đầy ý nghĩa trong phẩm

"Ca Gợi Trăm Ba La Mật", thứ 44, kinh MHBNBLM, Tu Bồ Đề thưa:

“Bạch đức Thế Tôn! Vô biên ba la mật là Bát nhã ba la mật?”

Đức Phật nói: “Vì như hư không vô biên vậy”.

Ngài Tu Bồ Đề thưa: “Bình đẳng ba la mật là Bát nhã ba la mật?”

Đức Phật nói: “Vì các pháp bình đẳng vậy”.

Ngài Tu Bồ Đề thưa: “Ly ba la mật là Bát nhã ba la mật?”

Đức Phật nói: “Vì rốt ráo rỗng không vậy”.

Ngài Tu Bồ Đề thưa: “Bất hoại ba la mật là Bát nhã ba la mật?”

Đức Phật nói: “Vì tất cả pháp bất khả đắc vậy”.

Ngài Tu Bồ Đề thưa: “Không bỉ ngạn ba la mật là Bát nhã ba la mật?”

Đức Phật nói: “Vì không danh, không thân vậy”.

Ngài Tu Bồ Đề thưa: “Không đại chủng ba la mật là Bát nhã ba la mật?”

Đức Phật nói: “Vì thở ra, thở vào bất khả đắc vậy”.

Ngài Tu Bồ Đề thưa: “Bất khả thuyết ba la mật là Bát nhã ba la mật?”

Page 6: phan 3 - 5 the nao goi la bat nha ba la matkhicongydaotoronto.com/thienbuu/phan3-5.pdf · k\ nk{qj sk +l oj fkx qyl sk{ wu ñ ïqj sk skl gp kd\ o el nktfk o o gjqk fkr kjqk jl +

Đức Phật nói: “Vì giác quán bất khả đắc vậy”.

Ngài Tu Bồ Đề thưa: “Vô danh ba la mật là Bát nhã ba la mật?”

Đức Phật nói: “Vì thọ, tưởng, hành, thức bất khả đắc vậy”.

Ngài Tu Bồ Đề thưa: “Bất khứ ba la mật là Bát nhã ba la mật?”

Đức Phật nói: “Vì tất cả pháp bất lai vậy”.

Ngài Tu Bồ Đề thưa: “Không di chuyển ba la mật là Bát nhã ba la mật?”

Đức Phật nói: “Vì tất cả pháp không thể nép phục vậy”.

Ngài Tu Bồ Đề thưa: “Tận ba la mật là Bát nhã ba la mật?”

Đức Phật nói: “Vì tất cả pháp rốt ráo tận vậy”.

Ngài Tu Bồ Đề thưa: “Bất sanh ba la mật là Bát nhã ba la mật?”

Đức Phật nói: “Vì tất cả pháp bất diệt vậy”.

Ngài Tu Bồ Đề thưa: “Bất diệt ba la mật là Bát nhã ba la mật?”

Đức Phật nói: “Vì tất cả pháp bất sanh vậy”.

Ngài Tu Bồ Đề thưa: “Vô tác ba la mật là Bát nhã ba la mật?”

Đức Phật nói: “Vì tác giả bất khả đắc vậy”.

Ngài Tu Bồ Đề thưa: “Vô tri ba la mật là Bát nhã ba la mật?”

Đức Phật nói: “Vì tri giả bất khả đắc vậy”.

Ngài Tu Bồ Đề thưa: “Bất đáo ba la mật là Bát nhã ba la mật?”

Đức Phật nói: “Vì sanh tử bất khả đắc vậy”.

Ngài Tu Bồ Đề thưa: “Bất thất ba la mật là Bát nhã ba la mật?”

Đức Phật nói: “Vì tất cả pháp chẳng mất vậy”.

Ngài Tu Bồ Đề thưa: “Mộng ba la mật là Bát nhã ba la mật?”

Đức Phật nói: “Vì nhẫn đến những sự thấy trong mộng đều bất khả đắc vậy”.

Ngài Tu Bồ Đề thưa: “Hưởng ba la mật là Bát nhã ba la mật?”

Đức Phật nói: “Vì người nghe tiếng bất khả đắc vậy”.

Ngài Tu Bồ Đề thưa: “Ảnh ba la mật là Bát nhã ba la mật?”

Đức Phật nói: “Vì bóng mặt trong gương bất khả đắc vậy”.

Ngài Tu Bồ Đề thưa: “Dương diệm ba la mật là Bát nhã ba la mật?”

Đức Phật nói: “Vì dòng nước bất khả đắc vậy”.

Ngài Tu Bồ Đề thưa: “Ảo ba la mật là Bát nhã ba la mật?”

Đức Phật nói: “Vì sự ảo thuật bất khả đắc vậy”. ( nói vềtrò ảo thuật)

Ngài Tu Bồ Đề thưa: “Bất cấu ba la mật là Bát nhã ba la mật?”

Đức Phật nói: “Vì các phiền não bất khả đắc vậy”.

Ngài Tu Bồ Đề thưa: “Vô tịnh ba la mật là Bát nhã ba la mật?”

Đức Phật nói: “Vì các phiền não hư dối vậy”.

Ngài Tu Bồ Đề thưa: “Bất ô ba la mật là Bát nhã ba la mật?”

Đức Phật nói: “Vì xứ sở bất khả đắc vậy”.

Page 7: phan 3 - 5 the nao goi la bat nha ba la matkhicongydaotoronto.com/thienbuu/phan3-5.pdf · k\ nk{qj sk +l oj fkx qyl sk{ wu ñ ïqj sk skl gp kd\ o el nktfk o o gjqk fkr kjqk jl +

Ngài Tu Bồ Đề thưa: “Bất hí luận ba la mật là Bát nhã ba la mật?”

Đức Phật nói: “Vì tất cả hí luận phá hoại vậy”.

Ngài Tu Bồ Đề thưa: “Bất niệm ba la mật là Bát nhã ba la mật?"

Đức Phật nói: “Vì tất cả niệm phá hoại vậy”.

Ngài Tu Bồ Đề thưa: “Bất động ba la mật là Bát nhã ba la mật?"

Đức Phật nói: “Vì pháp tánh thường trụ vậy”.

Ngài Tu Bồ Đề thưa: “Vô nhiễm ba la mật là Bát nhã ba la mật?"

Đức Phật nói: “Vì biết tất cả pháp vọng giải vậy”.

Ngài Tu Bồ Đề thưa: “Bất khởi ba la mật là Bát nhã ba la mật?"

Đức Phật nói: “Vì tất cả pháp vô phân biệt vậy”.

Ngài Tu Bồ Đề thưa: “Tịch diệt ba la mật là Bát nhã ba la mật?"

Đức Phật nói: “Vì tất cả pháp tướng bất khả đắc vậy”.

Ngài Tu Bồ Đề thưa: “Vô dục ba la mật là Bát nhã ba la mật?"

Đức Phật nói: “Vì dục bất khả đắc vậy”.

Ngài Tu Bồ Đề thưa: “Vô sân ba la mật là Bát nhã ba la mật?"

Đức Phật nói: “Vì sân khuể bất khả đắc vậy”.

Ngài Tu Bồ Đề thưa: “Vô si ba la mật là Bát nhã ba la mật?"

Đức Phật nói: “Vì vô minh hắc ám dứt diệt vậy”.

Ngài Tu Bồ Đề thưa: “Vô phiền não ba la mật là Bát nhã ba la mật?"

Đức Phật nói: “Vì phân biệt ức tưởng hư vọng vậy”.

Ngài Tu Bồ Đề thưa: “Vô chúng sanh ba la mật là Bát nhã ba la mật?"

Đức Phật nói: “Vì chúng sanh vô sở hữu vậy”.

Ngài Tu Bồ Đề thưa: “Vô đoạn ba la mật là Bát nhã ba la mật?"

Đức Phật nói: “Vì các pháp chẳng sanh khởi vậy”.

Ngài Tu Bồ Đề thưa: “Vô nhị biên ba la mật là Bát nhã ba la mật?"

Đức Phật nói: “Vì không nhị biên vậy”.

Ngài Tu Bồ Đề thưa: “Bất phá ba la mật là Bát nhã ba la mật?"

Đức Phật nói: “Vì tất cả pháp chẳng rời lìa nhau vậy”.

Ngài Tu Bồ Đề thưa: “Bất thủ ba la mật là Bát nhã ba la mật?"

Đức Phật nói: “Vì vượt hơn bực Thanh văn, Bích Chi Phật vậy”.

Ngài Tu Bồ Đề thưa: “Bất phân biệt ba la mật là Bát nhã ba la mật?"

Đức Phật nói: “Vì các vọng tưởng bất khả đắc vậy”.

Ngài Tu Bồ Đề thưa: “Vô lượng ba la mật là Bát nhã ba la mật?"

Đức Phật nói: “Vì các pháp hạn lượng bất khả đắc vậy”.

Ngài Tu Bồ Đề thưa: “Hư không ba la mật là Bát nhã ba la mật?"

Đức Phật nói: “Vì tất cà pháp vô sở hữu vậy”.

Ngài Tu Bồ Đề thưa: “Vô thường ba la mật là Bát nhã ba la mật?"

Page 8: phan 3 - 5 the nao goi la bat nha ba la matkhicongydaotoronto.com/thienbuu/phan3-5.pdf · k\ nk{qj sk +l oj fkx qyl sk{ wu ñ ïqj sk skl gp kd\ o el nktfk o o gjqk fkr kjqk jl +

Đức Phật nói: “Vì tất cả pháp bất khả đắc vậy".

Ngài Tu Bồ Đề thưa: “Vô tướng ba la mật là Bát nhã ba la mật?"

Đức Phật nói: “Vì tất cả pháp chẳng sanh vậy”.

Ngài Tu Bồ Đề thưa: “Nội không ba la mật là Bát nhã ba la mật?"

Đức Phật nói: “Vì nội pháp bất khả đắc vậy".

Ngài Tu Bồ Đề thưa: “Ngoại không ba la mật là Bát nhã ba la mật?"

Đức Phật nói: “Vì ngoại pháp bất khả đắc vậy".

Ngài Tu Bồ Đề thưa: “Nội ngoại không ba la mật là Bát nhã ba la mật?"

Đức Phật nói: “Vì nội ngoại pháp bất khả đắc vậy".

Ngài Tu Bồ Đề thưa: “Không không ba la mật là Bát nhã ba la mật?"

Đức Phật nói: “Vì pháp không không bất khả đắc vậy".

Ngài Tu Bồ Đề thưa: “Đại không ba la mật là Bát nhã ba la mật?"

Đức Phật nói: “Vì tất cả pháp bất khả đắc vậy".

Ngài Tu Bồ Đề thưa: “Đệ nhứt nghĩa không ba la mật là Bát nhã ba la mật?"

Đức Phật nói: “Vì Niết Bàn bất khả đắc vậy".

Ngài Tu Bồ Đề thưa: “Hữu vi không ba la mật là Bát nhã ba la mật?"

Đức Phật nói: “Vì pháp hữu vi bất khả đắc vậy".

Ngài Tu Bồ Đề thưa: “Vô vi không ba la mật là Bát nhã ba la mật?"

Đức Phật nói: “vì pháp vô vi bất khả đắc vậy".

Ngài Tu Bồ Đề thưa: “Tất cánh không ba la mật là Bát nhã ba la mật?"

Đức Phật nói: “Vì các pháp rốt ráo bất khả đắc vậy".

Ngài Tu Bồ Đề thưa: “Vô thỉ không ba la mật là Bát nhã ba la mật?"

Đức Phật nói: “Vì các pháp vô thỉ bất khả đắc vậy".

Ngài Tu Bồ Đề thưa: “Tán không ba la mật là Bát nhã ba la mật?"

Đức Phật nói: “Vì tán pháp bất khả đắc vậy".

Ngài Tu Bồ Đề thưa: “Tánh không ba la mật là Bát nhã ba la mật?"

Đức Phật nói: “Vì hữu vi vô vi tánh bất khả đắc vậy".

Ngài Tu Bồ Đề thưa: “Chư pháp không ba la mật là Bát nhã ba la mật?"

Đức Phật nói: "Vì tất cả pháp bất khả đắc vậy".

Ngài Tu Bồ Đề thưa: “Vô sở đắc không ba la mật là Bát nhã ba la mật?"

Đức Phật nói: "Vì vô sở hữu vậy”.

Ngài Tu Bồ Đề thưa: “Tự tướng không ba la mật là Bát nhã ba la mật?"

Đức Phật nói: "Vì vô pháp bất khả đắc vậy".

Ngài Tu Bồ Đề thưa: “hữu pháp không ba la mật là Bát nhã ba la mật?"

Đức Phật nói: "Vì hữu pháp bất khả đắc vậy".

Ngài Tu Bồ Đề thưa: “Vô pháp hữu pháp không là Bát nhã ba la mật?"

Đức Phật nói: "Vì vô pháp và hữu pháp đều bất khả đắc vậy".

Page 9: phan 3 - 5 the nao goi la bat nha ba la matkhicongydaotoronto.com/thienbuu/phan3-5.pdf · k\ nk{qj sk +l oj fkx qyl sk{ wu ñ ïqj sk skl gp kd\ o el nktfk o o gjqk fkr kjqk jl +

Ngài Tu Bồ Đề thưa: “Niệm xứ ba la mật là Bát nhã ba la mật?"

Đức Phật nói: "Vì thân, thọ, tâm và pháp bất khả đắc vậy".

Ngài Tu Bồ Đề thưa: “Chánh cần ba la mật là Bát nhã ba la mật?"

Đức Phật nói: "Vì pháp thiện và pháp bất thiện bất khả đắc vậy".

Ngài Tu Bồ Đề thưa: “Như ý túc ba la mật là Bát nhã ba la mật?"

Đức Phật nói: "Vì bốn như ý túc bất khả đắc vậy".

Ngài Tu Bồ Đề thưa: “Căn ba la mật là Bát nhã ba la mật?"

Đức Phật nói: "Vì ngũ căn bất khả đắc vậy".

Ngài Tu Bồ Đề thưa: “Lực ba la mật là Bát nhã ba la mật?"

Đức Phật nói: "Vì ngũ lực bất khả đắc vậy".

Ngài Tu Bồ Đề thưa: “Giác ba la mật là Bát nhã ba la mật?"

Đức Phật nói: "Vì thất giác phần bất khả đắc vậy".

Ngài Tu Bồ Đề thưa: “Đạo ba la mật là Bát nhã ba la mật?"

Đức Phật nói: "Vì bát thánh đạo phần bất khả đắc vậy".

Ngài Tu Bồ Đề thưa: “Vô tác ba la mật là Bát nhã ba la mật?"

Đức Phật nói: "Vì vô tác bất khả đắc vậy".

Ngài Tu Bồ Đề thưa: “Không ba la mật là Bát nhã ba la mật?"

Đức Phật nói: "Vì không tướng bất khả đắc vậy".

Ngài Tu Bồ Đề thưa: “Vô tướng ba la mật là Bát nhã ba la mật?"

Đức Phật nói: "Vì tướng tịch diệt bất khả đắc vậy".

Ngài Tu Bồ Đề thưa: “Bội xả ba la mật là Bát nhã ba la mật?"

Đức Phật nói: "Vì bất bội xả bất khả đắc vậy".

Ngài Tu Bồ Đề thưa: “Định ba la mật là Bát nhã ba la mật?"

Đức Phật nói: "Vì cửu thứ đệ định bất khả đắc vậy".

Ngài Tu Bồ Đề thưa: “Đàn na ba la mật là Bát nhã ba la mật?"

Đức Phật nói: "Vì xan tham bất khả đắc vậy".

Ngài Tu Bồ Đề thưa: “Thi la ba la mật là Bát nhã ba la mật?"

Đức Phật nói: "Vì phá giới bất khả đắc vậy".

Ngài Tu Bồ Đề thưa: “Sằn đề ba la mật là Bát nhã ba la mật?"

Đức Phật nói: "Vì nhẫn và chẳng nhẫn đều bất khả đắc vậy".

Ngài Tu Bồ Đề thưa: “Tỳ lê gia ba la mật là Bát nhã ba la mật?"

Đức Phật nói: "Vì giải đãi và tinh tấn đều bất khả đắc vậy".

Ngài Tu Bồ Đề thưa: “Thiền na ba la mật là Bát nhã ba la mật?"

Đức Phật nói: "Vì định và loạn đều ba la mật là Bát nhã ba la mật?"

Ngài Tu Bồ Đề thưa: “Bát nhã ba la mật là Bát nhã ba la mật?"

Đức Phật nói: "Vì ngu si và trí huệ đều bất khả đắc vậy".

Ngài Tu Bồ Đề thưa: “Thập lực ba la mật là Bát nhã ba la mật?"

Page 10: phan 3 - 5 the nao goi la bat nha ba la matkhicongydaotoronto.com/thienbuu/phan3-5.pdf · k\ nk{qj sk +l oj fkx qyl sk{ wu ñ ïqj sk skl gp kd\ o el nktfk o o gjqk fkr kjqk jl +

Đức Phật nói: "Vì tất cả pháp chẳng thể khuất phục vậy”.

Ngài Tu Bồ Đề thưa: “Tứ vô sở úy ba la mật là Bát nhã ba la mật?"

Đức Phật nói: "Vì đạo chủng trí chẳng mất vậy”.

Ngài Tu Bồ Đề thưa: “Vô ngại trí ba la mật là Bát nhã ba la mật?"

Đức Phật nói: "Vì tất cả pháp không chướng, không ngại vậy”.

Ngài Tu Bồ Đề thưa: “Phật pháp ba la mật là Bát nhã ba la mật?"

Đức Phật nói: "Vì vượt hơn tất cả pháp vậy”.

Ngài Tu Bồ Đề thưa: “Như thật thuyết ba la mật là Bát nhã ba la mật?"

Đức Phật nói: "Vì tất cả lời nói đều như thật vậy”.

Ngài Tu Bồ Đề thưa: “Tự nhiên ba la mật là Bát nhã ba la mật?"

Đức Phật nói: "Vì tự tại trong tất cả pháp vậy”.

Ngài Tu Bồ Đề thưa: “Phật ba la mật là Bát nhã ba la mật?"

Đức Phật nói: "Vì biết Nhất thiết chủng trí vậy".

Có hàng trăm Ba la mật như thế đều nhiếp thu vào Bát nhã, nếu biết khắp như thế

thì sẽ được Nhất thiết trí trí và có thể sang bờ kia. Có lẽ chúng ta phải "học và thực hành

một cách thành thuộc" các Ba la mật này. Ngày nào thành đạo thì chính các Ba la mật

này sẽ là máu mủ, xương tủy của chính mình thì không cần phải học nữa. Bát nhã Ba la

mật sẽ tự nó nẩy sanh diệu dụng của nó cũng như hoa nở từ cây, nước rỉ từ lòng đất.

Trên chúng ta lược nói hai thành phần riêng rẽ của Bát nhã Ba la mật: 1. Bát nhã

và 2. Ba la mật. Bây giờ, hợp hai thành phần này lại với nhau, để trả lời câu hỏi sau đây:

3/. Sao gọi là Bát nhã Ba la mật?

Hợp hai chữ Bát nhã và Ba la mật, để có cụm từ Bát nhã Ba la mật thì ý nghĩa

của nó ra sao? Quyển 71, phẩm “Quán Hạnh”, Hội thứ I, ĐBN, Xá Lợi Tử hỏi Thiện

Hiện:

- "Sao gọi là Bát nhã Ba la mật?

Thiện Hiện trả lời:

- Có trí tuệ thắng diệu thì biết chỗ cần phải xa lìa, nên gọi là Bát nhã Ba la mật.

Xá lợi Tử hỏi:

- Trí này đối với pháp nào mà được vĩnh viễn xa lìa?

Thiện Hiện đáp: - Trí này đối với tất cả phiền não, kiến, thú được vĩnh viễn xa lìa; trí này đối với

sáu cõi, bốn loài được vĩnh viễn xa lìa; trí này đối với tất cả uẩn, xứ, giới v.v… được vĩnh viễn xa lìa, nên gọi là Bát nhã Ba la mật".

Đây là lời giải thích trực tiếp giản dị và thực tế nhất tuy không đầy đủ lắm, nhưng

có thể cho chúng ta hiểu cái thực dụng của Bát nhã Ba la mật mà áp dụng vào việc học

Page 11: phan 3 - 5 the nao goi la bat nha ba la matkhicongydaotoronto.com/thienbuu/phan3-5.pdf · k\ nk{qj sk +l oj fkx qyl sk{ wu ñ ïqj sk skl gp kd\ o el nktfk o o gjqk fkr kjqk jl +

tập tu hành. Có trí thắng diệu tức có Bát nhã trí thì có thể xa lìa. Xa lìa cái gì? Xa lìa

phiền não, kiến, thú; xa lìa ác đạo; xa lìa 4 loài thấp sanh, noãn sanh, thai sanh hay hóa sanh; cũng xa lìa luôn các lôi cuốn của ngũ dục lục trần... Nếu có thể xa lìa như vậy thì

gọi là giải thoát. Giải thoát đi đâu? Giải thoát có nghĩa lìa trói lìa buộc của các hệ lụy nói trên. Thật giản dị như thế sao?

Cũng cùng đoạn kinh trên, Cụ thọ bảo tiếp:

"Lại nữa, Xá lợi Tử! Có trí tuệ thắng diệu thì biết chỗ đạt đến, nên gọi là Bát nhã Ba la mật.

Xá lợi Tử lại hỏi: - Trí này đối với pháp nào được vĩnh viễn đạt đến?

Thiện Hiện đáp: - Trí này đối với thật tánh của sắc được vĩnh viễn đạt đến; đối với thật tánh của

thọ, tưởng, hành, thức được vĩnh viễn đạt đến, nên gọi là Bát nhã Ba la mật. Trí này đối

với thật tánh của mười hai xứ, mười tám giới được vĩnh viễn đạt đến. Trí này đối với tứ thánh đế, mười hai nhân duyên, mười tám pháp không v.v… được vĩnh viễn đạt đến.

Hay nói rộng, Trí này đối với thật tánh của tất cả pháp Phật được vĩnh viễn đạt đến. Như vậy, nên gọi là Bát nhã Ba la mật".

Trí Bát nhã này có thể vĩnh viễn đạt đến thật tánh của các pháp tức hiểu được

chơn như thật tánh thì Giác ngộ hay giải thoát. Vậy, xa lìa vĩnh viễn các tập khí phiền não tương tục, đồng thời vĩnh viễn biết

được chân như thật tánh của tất cả pháp thì được gọi là Bát nhã Ba la mật. Thật là một đoạn kinh quá ngắn, nhưng cụ thể cho những ai tìm sở ngộ, cho

những ai hành trì Bát nhã Ba la mật theo các chỉ dẫn giản dị và thiết thực như trên. Đó

chỉ là lối diễn tả thông thường để trả lời câu hỏi "Sao gọi là Bát nhã Ba la mật". Nhưng câu trả lời đó chỉ là một khía cạnh nhỏ, cục bộ trong toàn bộ Đại Bát Nhã.

Phẩm "Tham Hành", quyển 562, Hội thứ V, Phật bảo: "... Nghĩa xứ tương ưng

với Bát nhã sâu thẳm, đó là không, vô tướng, vô nguyện, vô tác, vô sanh, vô diệt, chẳng phải có, tịch tĩnh, lìa nhiễm, Niết bàn, là pháp nghĩa hiển hiện".

Nhưng đó cũng là lối nói chung chung về Bát nhã, không thể xác định phạm trù

Bát nhã vì Bát nhã rộng lớn như hư không, mặc dù, chỗ nào, hội nào cũng đều nói nghĩa xứ tương ưng với Bát nhã Ba la mật như vậy. Nói như vậy nhưng không phải vậy. Phật

thường nói Bát nhã Ba la mật sâu xa vượt trên danh ngôn thế tục, không thể thư tả hay giảng nói, chỉ tùy theo sự hiểu biết của thế tục mà nói. Nên mới có các đoạn kinh trí tuệ

sau đây:

Page 12: phan 3 - 5 the nao goi la bat nha ba la matkhicongydaotoronto.com/thienbuu/phan3-5.pdf · k\ nk{qj sk +l oj fkx qyl sk{ wu ñ ïqj sk skl gp kd\ o el nktfk o o gjqk fkr kjqk jl +

4/. Sao gọi là Bát nhã sâu xa?

Đó là câu hỏi mà hàng vạn người chiêm ngưỡng Bát nhã muốn biết. Quyển 593,

phần "Bát Nhã Ba La Mật", Hội thứ XVI, ĐBN. Phật bảo Bồ tát Thiện Dũng Mãnh:

"... Sao gọi là Bát nhã Ba la mật? Các ngươi nên biết! Thật chẳng có chút pháp

nào có thể gọi là Bát nhã Ba la mật. Bát nhã Ba la mật sâu xa vượt qua tất cả con đường

danh ngôn. Vì sao? Thiện Dũng Mãnh! Vì Bát nhã Ba la mật sâu xa thật không thể nói

đây là Bát nhã Ba la mật, cũng không thể nói Bát nhã Ba la mật thuộc kia, không thể nói

Bát nhã Ba la mật do kia, cũng không thể nói Bát nhã Ba la mật từ kia. Vì sao? Thiện

Dũng Mãnh! Vì trí tuệ có thể thấu đạt thật tánh các pháp, nên gọi là Bát nhã Ba la

mật. Trí tuệ của Như Lai còn không thể đắc, huống chi đắc Bát nhã Ba la mật.

Thiện Dũng Mãnh! Bát nhã ấy nghĩa là hiểu các pháp và biết các pháp nên

gọi là Bát nhã.

Thiện Dũng Mãnh! Bát nhã hiểu các pháp ra sao?

Nghĩa là các pháp khác nhau, nên danh ngôn cũng khác nhau, nhưng tất cả pháp

không lìa danh ngôn. Nếu hiểu các pháp hoặc biết các pháp đều bất khả thuyết, nhưng

theo sự hiểu biết của hữu tình mà nói, nên gọi là Bát nhã.

Thiện Dũng Mãnh! Bát nhã ấy nghĩa là giả thi thiết. Do giả thi thiết nên gọi là

Bát nhã. Nhưng tất cả pháp chẳng thể thiết lập, không thể động chuyển, không thể giảng

nói, không thể trình bày, biết như vậy gọi là như thật biết.

Thiện Dũng Mãnh! Bát nhã đó không phải là biết, không phải không biết, không

phải đây, không phải kia, nên gọi là Bát nhã.

Này Thiện Dũng Mãnh! Bát nhã ấy là sở hành của trí, sở hành phi trí, chẳng phải

cảnh trí cùng cảnh phi trí, vì trí xa lìa tất cả cảnh.

Nếu trí là cảnh tức là phi trí, không từ phi trí mà được có trí.

Cũng không từ trí mà có phi trí, không từ phi trí mà có phi trí.

Cũng không từ trí mà được có trí, không do phi trí mà gọi là trí.

Cũng không do trí mà gọi là phi trí, không do phi trí mà gọi là phi trí.

Cũng không do trí mà gọi là trí, tức phi trí gọi là trí. Do đây tức trí gọi là phi trí.

Trong đây, trí không thể hiển thị nên gọi là trí, không thể hiển thị thuộc về trí này, không

thể hiển thị nguyên do của trí này, không thể hiển thị từ trí này, nên trong trí không có

thật tánh trí, cũng không có thật trí trụ trong tánh trí.

Trí và tánh trí đều bất khả đắc, phi trí cùng tánh cũng lại như vậy, chắc chắn

không do phi trí gọi là trí.

Nếu do phi trí gọi là trí thì tất cả phàm phu đều có trí.

Page 13: phan 3 - 5 the nao goi la bat nha ba la matkhicongydaotoronto.com/thienbuu/phan3-5.pdf · k\ nk{qj sk +l oj fkx qyl sk{ wu ñ ïqj sk skl gp kd\ o el nktfk o o gjqk fkr kjqk jl +

Nếu có như thật đối với trí, phi trí đều không thể đắc (若nhược 有hữu 如như 實

thật 於ư 智trí 非phi 智trí 俱câu 無vô 所sở 得đắc). Đối với trí, phi trí như thật biết

khắp, đây gọi là trí. Nhưng thật tánh trí chẳng phải như đã nói. Vì sao? Vì thật tánh

trí lìa ngôn ngữ. Trí chẳng phải cảnh của trí, chẳng phải cảnh phi trí. Vì trí vượt

khỏi tất cả cảnh, không thể nói đây là cảnh của trí hay phi trí.

Thiện Dũng Mãnh! Đây gọi là như thật giảng nói tướng trí. Như vậy, tướng trí

thật không thể nói, không thể hiển bày, nhưng theo sự hiểu biết của hữu tình mà trình

bày. Kẻ trí cũng bất khả thuyết. Cảnh trí còn không có huống có kẻ trí. Nếu có thể như

thật biết, như thật tùy ngộ thì gọi là Bát nhã.

Này Thiện Dũng Mãnh! Nếu có thể hiện quán tác chứng được như thế, thì gọi là

Bát nhã xuất thế. Bát nhã xuất thế đã nói như vậy cũng bất khả thuyết. Vì sao? Vì thế

gian còn không có huống là có xuất thế gian. Sự xuất còn không có huống chi là người

xuất. Do đây, Bát nhã xuất thế cũng không có. Vì sao? Vì hoàn toàn không đắc thế gian,

xuất thế gian, người xuất và sự xuất, nên gọi là Bát nhã xuất thế. Nếu có sở đắc thì không

gọi là Bát nhã xuất thế. Tánh của Bát nhã này cũng bất khả đắc, vì xa lìa tánh khả đắc của

hữu và vô.

Này Thiện Dũng Mãnh! Thế gian gọi là giả lập, không thể dựa vào thế gian giả

lập mà thật có xuất thế. Nhưng vì ra khỏi các sự giả lập nên gọi xuất thế. Xuất thế đối với

thế gian chẳng thật có xuất hay không xuất. Vì sao? Vì trong này hoàn toàn không có

pháp xuất hay có thể xuất, nên gọi xuất thế. Xuất thế ấy không có thế gian và xuất thế

gian. Không xuất không phải không xuất nên gọi xuất thế. Nếu như thật biết rõ như vậy

gọi là Bát nhã xuất thế. Như vậy, Bát nhã chẳng phải như đã nói.

Vì sao? Vì Bát nhã xuất thế vượt khỏi ngôn ngữ, tuy gọi xuất thế mà không có sự

xuất, tuy gọi Bát nhã mà không có sự biết. Sự xuất, sự biết bất khả đắc hay xuất hay biết

cũng bất khả đắc. Như thật biết như vậy gọi là Bát nhã xuất thế. Do đây nên Bát nhã vuợt

ra tất cả. Thế nên gọi là Bát nhã xuất thế".

Thật là một đoạn kinh quá trí tuệ. Bát nhã Ba la mật vượt qua danh ngôn thế tục,

không thể nói đây là Bát nhã, cũng không thể nói thuộc kia là Bát nhã, cũng không thể

nói do đây hay từ đây, do kia hay từ kia mà có Bát nhã. Trí tuệ có thể hiểu và biết các

pháp thì gọi là Bát nhã Ba la mật. Vì sao? Vì do tu luyện tất cả các thiện pháp, các pháp

mầu Phật đạo nhất là lục Ba la mật đến một lúc nào đó chín mùi nứt vở thì Nhất thiết trí

trí, vô trước trí, tự nhiên trí, vô đẳng đẳng trí, vô thượng trí, vô tận trí, vô sư trí... tự

nhiên xuất hiện. Trí này cho phép hiểu và biết thật tánh của tất cả các pháp. Nhưng các

pháp khác nhau, nên danh ngôn cũng khác, nhưng tùy theo sự hiểu biết của hữu tình mà

nói, nên gọi là Bát nhã.

Page 14: phan 3 - 5 the nao goi la bat nha ba la matkhicongydaotoronto.com/thienbuu/phan3-5.pdf · k\ nk{qj sk +l oj fkx qyl sk{ wu ñ ïqj sk skl gp kd\ o el nktfk o o gjqk fkr kjqk jl +

Vậy, Bát nhã cũng chỉ là giả thiết. Do giả thiết nên gọi là Bát nhã. Nhưng tất cả

pháp chẳng thể thiết lập, không thể giảng nói, không thể trình bày, biết như vậy gọi là

như thật biết.

Tiếp theo đó là một tràng thuyết giảng về thực chứng về trí này để nói lên chỗ tùy

ngộ của chư Phật. Tùy ngộ có nghĩa đối với trí, phi trí như thật biết khắp, đây gọi là trí.

Ở đây không phải là lý luận mà ở đây nói lên sở ngộ, chỗ ngộ, chỗ chứng biết khắp. Đó

là chỗ thâm sâu siêu xuất, không thể dùng ngôn ngữ thế gian diễn nói được. Trí Bát nhã

chỉ có người đã ngộ nhập, thông đạt hay tự chứng mới có thể thi thiết diễn nói, còn phàm

phu không thể nào nói năng luận bàn. Vì vậy, nên gọi là trí xuất thế. Nhưng còn nói năng

đắc sở đắc thì cũng chẳng khế hợp Bát nhã.

Vì vậy, quyển 574, phần “Mạn Thù Thất Lợi", Hội thứ VII, ĐBN. Mạn Thù

Thất Lợi bạch Phật:

- "Bạch Thế Tôn! Vì sao gọi là Bát nhã thâm sâu?

Phật bảo đồng tử Mạn Thù Thất Lợi:

- Bát nhã thâm sâu không tên, không tướng, không bờ, không bến, không chỗ về

nương, chẳng phải cảnh nghĩ lường, chẳng phải tội, chẳng phải phước, chẳng phải tối,

chẳng phải sáng, như hư không thanh tịnh và chơn pháp giới, số lượng và giới hạn đều

bất khả đắc. Do các yếu tố này cho nên gọi là Bát nhã thâm sâu".

Không thể nghĩ bàn, không thể suy lường, bất khả tư nghị… là những từ phát xuất

từ tánh Không Bát nhã, là thực chứng của chư Phật: Không nắm giữ cũng không phải

không nắm giữ. Không nắm giữ sanh diệt tạo tác, cũng không phải là hư vô, cũng không

thường hằng, xấu tốt, đây kia… không có gì so sánh, đẳng đẳng không tướng mạo. Đó là

bất khả tư nghị. Cái thấy biết như thế, kinh nói là chánh trí, hay gọi là bất tư nghị trí như

hư không.

Bát nhã là không, bổn tánh là không thể tức là không vật. Nếu không vật là

không nơi chốn, không nơi nương tựa, không nơi an trụ. Không nương tựa, không an trụ

tức là không sanh không diệt. Đó là cái thậm sâu Bát nhã. Trí năng thường tục làm sao

nắm bắt nổi.

Vậy, trước khi muốn nắm bắt Bát nhã phải đọc tụng 3 kinh: 1. Kinh "Văn Thù Sở

Thuyết Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật" do ngài Mạn Ðà La Tìên dịch, 2. Kinh "Mạn Thù

Thất Lợi sở thuyết Bát nhã Ba la mật" do ngài Tăng Già Ba la dịch hay 3. Đọc "Hội thứ

VII, ĐBN". Cả ba kinh này đều thuyết muốn thể nhập Bát nhã thì:

“… không bỏ pháp phàm phu nhưng cũng không nắm bắt pháp thánh hiền. Vì

sao? Vì trụ Bát Nhã Ba La Mật không thấy pháp nào có thể nắm được hay buông bỏ. Tu

Bát Nhã Ba La Mật cũng không thấy Niết Bàn đáng ưa thích, sanh tử nên nhàm chán. Vì

sao? Vì đã không thấy có sanh tử thì tại sao lại nhàm chán được. Đã không thấy có Niết

Page 15: phan 3 - 5 the nao goi la bat nha ba la matkhicongydaotoronto.com/thienbuu/phan3-5.pdf · k\ nk{qj sk +l oj fkx qyl sk{ wu ñ ïqj sk skl gp kd\ o el nktfk o o gjqk fkr kjqk jl +

Bàn làm sao còn thích ưa nữa. Nếu tu Bát Nhã Ba La Mật như thế sẽ không thấy phiền

não nhơ nhớp đáng bỏ, công đức thanh tịnh nên cầu, đối với tất cả pháp tâm không lay

động, đeo đuổi hay trốn chạy. Nếu tu Bát Nhã Ba La Mật như thế sẽ không thấy phiền

não nhơ nhớp đáng bỏ, công đức thanh tịnh nên cầu, đối với tất cả pháp tâm không lay

động, đeo đuổi hay trốn chạy. Tại sao? Vì không thấy pháp giới có tăng hay giảm, thuận

hay nghịch. Nếu được như vậy mới gọi là tu Bát Nhã Ba La Mật.

“Không thấy pháp có sanh có diệt là tu Bát Nhã Ba La Mật. Không thấy các pháp

có tăng có giảm tâm không mong cầu, không thấy pháp tướng nên tìm cầu, không thấy tốt

đẹp hay xấu xa, không cho là cao thượng hay hạ tiện, không nắm giữ không buông bỏ.

Tại sao? Pháp không có tốt đẹp hay xấu xa vì lìa hết các tướng. Pháp không có cao

thượng hoặc hạ tiện vì đồng đẳng với pháp tánh. Pháp không nên nắm giữ hay buông bỏ

vì trụ thật tế. Đó là tu Bát Nhã Ba La Mật.”

“… Khi tu Bát Nhã Ba La Mật không thấy pháp nào nên trụ, cũng không thấy

cảnh giới nào nên nắm giữ hay buông bỏ. Tại sao? Vì các đức Như Lai không thấy tướng

trạng cảnh giới chư Phật thì làm gì lại nắm giữ cảnh giới Thanh văn, Độc giác, phàm phu.

Không ghi giữ tướng nghĩ lường, cũng không giữ tướng không thể nghĩ lường được, tự

chứng PHÁP KHÔNG ngoài lãnh vực trí thức không thấy các pháp có chừng ấy tướng

trạng. Hàng đại Bồ tát tu tập được như vậy là đã từng cúng dường vô lượng trăm ngàn

muôn ức các đức Phật, vun trồng các căn lành nên mới đủ khả năng lãnh hội pháp Bát

Nhã Ba La Mật sâu xa mà không sanh tâm sợ hãi.”

Đó là pháp thậm thâm không thể dùng cảm quan hay ý thức thường tục để nắm

bắt hay buông bỏ Bát nhã. Còn nói đến nắm bắt hay buông bỏ thì còn đam mê chấp ngã

thì không thể hiểu thật tướng các pháp. Vậy, những thảo luận tiếp theo sẽ cho chúng ta

cách tiếp thu mới trong việc học hỏi cũng như thông đạt Bát nhã.

2- Phải nắm bắt Bát nhã như thế nào?

Bát nhã cái gì cũng không, không tên, không tướng, không bờ, không bến, không chỗ

về nương, chẳng phải cảnh nghĩ lường, không tội, không phước, không uế, không tịnh... ! Bát

nhã (trí) vượt trên ngôn ngữ, vượt trên hữu và vô, vượt trên tất cả như hư không và chơn

pháp giới, tất cả đều bất khả đắc. Vậy, rốt ráo phải nắm bắt Bát nhã như thế nào đây?

Không ai có thể khoanh vùng hay khu định nổi phạm trù của Bát nhã. Phạm trù này

không biên giới, như hư không(5), không thể xác định một cách cụ thể bằng cân lường, đối

chiếu, so sánh hay kiểm nhận qua óng nghiệm để có thể chỉ rõ được, cái gọi là bất khả đắc,

bất khả tư nghì. Nên khó có thể nắm bắt Bát nhã một cách cụ thể. Chỗ tự hội là mãnh đất phì

nhiêu chỉ dành cho những ai đã dày công đào xới, mới có thể gặt hái những bông hoa tươi

đẹp trên đó.

Page 16: phan 3 - 5 the nao goi la bat nha ba la matkhicongydaotoronto.com/thienbuu/phan3-5.pdf · k\ nk{qj sk +l oj fkx qyl sk{ wu ñ ïqj sk skl gp kd\ o el nktfk o o gjqk fkr kjqk jl +

- Quyển 127, phẩm “So Lường Công Đức”, Hội thứ I, ĐBN sau đây hy vọng đáp

ứng phần nào chăng?

"Xá Lợi Tử bảo với trời Đế Thích: Này Kiều Thi Ca! Bát nhã Ba la mật như thế đã

chẳng khá nắm lấy, vì vô sắc, vô kiến, vô đối, nhất tướng, chỗ gọi vô tướng; làm sao ngươi

nắm lấy được! Vì sao? Vì Bát nhã Ba la mật như thế vô thủ vô xả, vô tăng vô giảm, vô trụ vô

tán, vô ích vô tổn, vô nhiễm vô tịnh. Bát nhã Ba la mật như thế chẳng cùng pháp chư Phật;

chẳng cùng pháp Bồ tát; chẳng cùng pháp Độc giác; chẳng cùng pháp Thanh văn, chẳng bỏ

pháp phàm phu; chẳng cùng cảnh giới vô vi, chẳng bỏ cảnh giới hữu vi. Bát nhã Ba la mật

như thế chẳng cùng bố thí Ba la mật, chẳng cùng tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát nhã

Ba la mật. Bát nhã Ba la mật như thế chẳng cùng pháp không nội, chẳng cùng pháp không

ngoại, pháp không nội ngoại, pháp không không, pháp không lớn, pháp không thắng nghĩa,

pháp không hữu vi, pháp không vô vi, pháp không rốt ráo, pháp không không biên giới, pháp

không tản mạn, pháp không không đổi khác, pháp không bản tánh, pháp không tự tướng,

pháp không cộng tướng, pháp không tất cả pháp, pháp không chẳng thể nắm bắt được, pháp

không không tánh, pháp không tự tánh, pháp không không tánh tự tánh. Bát nhã Ba la mật

như thế chẳng cùng chơn như, chẳng cùng pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh

chẳng đổi khác, bình đẳng tánh, ly sanh tánh, định pháp, trụ pháp, thật tế, hư không giới, bất

tư nghì giới. Bát nhã Ba la mật như thế chẳng cùng Thánh đế khổ, chẳng cùng Thánh đế tập,

diệt, đạo. Bát nhã Ba la mật như thế chẳng cùng bốn tịnh lự, chẳng cùng bốn vô lượng, bốn

định vô sắc. Bát nhã Ba la mật đa như thế chẳng cùng tám giải thoát, chẳng cùng tám thắng

xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ. Bát nhã Ba la mật như thế chẳng cùng bốn niệm trụ,

chẳng cùng bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi

thánh đạo. Bát nhã Ba la mật như thế chẳng cùng pháp môn giải thoát không, chẳng cùng

pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện. Bát nhã Ba mật như thế chẳng cùng năm loại mắt,

chẳng cùng sáu phép thần thông. Bát nhã Ba la mật như thế chẳng cùng Phật mười lực, chẳng

cùng bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỉ, đại xả, mười tám

pháp Phật bất cộng. Bát nhã Ba la mật như thế chẳng cùng pháp không quên mất, chẳng cùng

tánh luôn luôn xả. Bát nhã Ba la mật như thế chẳng cùng Nhất thiết trí, chẳng cùng Đạo

tướng trí, Nhất thiết tướng trí. Bát nhã Ba la mật như thế chẳng cùng tất cả pháp môn Đà la

ni, chẳng cùng tất cả pháp môn Tam ma địa. Bát nhã Ba la mật như thế chẳng cùng Dự lưu

quả, chẳng cùng Nhất lai, Bất hoàn, A la hán quả. Bát nhã Ba la mật như thế chẳng cùng quả

vị Độc giác. Bát nhã Ba la mật như thế chẳng cùng Bồ tát hạnh. Bát nhã Ba la mật như thế

chẳng cùng quả vị Giác ngộ tối cao.

Lúc bấy giờ, trời Đế Thích đáp lại Xá Lợi Tử: Bạch Đại đức! Đúng vậy! Đúng như

lời Ngài nói. Bạch Đại đức! Bát nhã Ba la mật như thế thật chẳng khá nắm, vì vô sắc, vô

kiến, vô đối, nhất tướng, chỗ gọi vô tướng. Bạch Đại đức! Bát nhã Ba la mật như thế vô

Page 17: phan 3 - 5 the nao goi la bat nha ba la matkhicongydaotoronto.com/thienbuu/phan3-5.pdf · k\ nk{qj sk +l oj fkx qyl sk{ wu ñ ïqj sk skl gp kd\ o el nktfk o o gjqk fkr kjqk jl +

thủ vô xả, vô tăng vô giảm, vô tụ vô tán, vô ích vô tổn, vô nhiễm vô tịnh. Bạch Đại đức! Bát

nhã Ba la mật như thế, chẳng cùng pháp chư Phật, chẳng bỏ pháp phàm phu; chẳng cùng

pháp Bồ tát, chẳng bỏ pháp phàm phu; chẳng cùng pháp Độc giác, chẳng bỏ pháp phàm phu;

chẳng cùng pháp Thanh văn, chẳng bỏ pháp phàm phu; chẳng cùng cảnh giới vô vi, chẳng bỏ

cảnh giới hữu vi. Bạch Đại đức! Bát nhã Ba la mật như thế chẳng cùng sáu pháp Ba la mật.

Bạch Đại đức! Bát nhã Ba la mật như thế chẳng cùng 18 pháp không. Bạch Đại đức! Bát nhã

Ba la mật như thế chẳng cùng chơn như, chẳng cùng pháp giới, pháp tánh... cho đến cảnh

giới bất tư nghì. Bạch Đại đức! Bát nhã Ba la mật như thế chẳng cùng bốn Thánh đế khổ.

Bạch Đại đức! Bát nhã Ba la mật như thế chẳng cùng bốn tịnh lự, chẳng cùng bốn vô lượng,

bốn định vô sắc. Bạch Đại đức! Bát nhã Ba la mật như thế chẳng cùng tám giải thoát, chẳng

cùng tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ... cho đến quả vị Giác ngộ tối cao.

Bạch Đại đức! Nếu đối với Bát nhã Ba la mật có khả năng biết như thế, thì nắm

bắt đúng Bát nhã Ba la mật thậm thâm, cũng tu hành đúng Bát nhã Ba la mật thậm

thâm. Vì sao? Vì Bát nhã Ba la mật thậm thâm chẳng theo hai bên, không có hai tướng.

Như vậy tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba la mật cũng chẳng theo hai bên, không

có hai tướng.

Lúc bấy giờ, Phật khen trời Đế Thích: Hay thay! Như ông đã nói. Bát nhã Ba la mật

thậm thâm chẳng theo hai bên. Vì sao? Vì Bát nhã Ba la mật thậm thâm không có hai tướng.

Như vậy, tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba la mật cũng chẳng theo hai bên. Vì

sao? Vì tịnh lự, tinh tấn, an nhẫn, tịnh giới, bố thí Ba la mật ấy cũng không có hai tướng.

Này Kiều Thi Ca! Có những kẻ muốn khiến Bát nhã Ba la mật thậm thâm có hai

tướng, tức là muốn khiến chơn như cũng có hai tướng. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì Bát nhã

Ba la mật thậm thâm cùng với chơn như không hai, không hai phần".

Một tràng phủ định không kẽ hở, Bát nhã Ba la mật là vô sắc, vô kiến, vô đối, vô thủ

vô xả, không tăng không giảm, không tụ không tán, không ích không tổn, không nhiễm không

tịnh v.v... và v.v... Bát nhã là rỗng không, trong suốt, chẳng có gì được biểu lộ, chỉ rõ trong

cái "vô chiêu" đó. Nhưng cuối cùng Phật bảo: "Rốt ráo Bát nhã không theo hai bên, không

có hai tướng, điều đó có nghĩa Bát nhã là nhất tướng chỗ gọi là vô tướng. Vô tướng tức là

không, là bản tánh không, không sanh không diệt, là đệ nhất nghĩa đế, là chân như, là pháp

giới, pháp tánh... Bát nhã là Bồ đề! Bát nhã là Phật. Bồ đề, Phật không theo hai bên, không

hai tướng.

Hai đoạn kinh trên: 1. "Văn Thù Sở Thuyết Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật" do Mạn Đà

La Tiên dịch, 2. kinh "Mạn Thù Thất Lợi Sở Thuyết Bát nhã Ba La Mật" do ngài Tăng Già

Ba la dịch và 3. "Hội thứ VII, ĐBN", hay quyển 127, phẩm “So Lường Công Đức”, Hội thứ

I, ĐBN: giáo lý như nhau, diễn tả có khác mà ý không khác.

- Quyển 594, phần "Bát Nhã Ba La Mật", Hội thứ XVI, ĐBN. Phật bảo:

Page 18: phan 3 - 5 the nao goi la bat nha ba la matkhicongydaotoronto.com/thienbuu/phan3-5.pdf · k\ nk{qj sk +l oj fkx qyl sk{ wu ñ ïqj sk skl gp kd\ o el nktfk o o gjqk fkr kjqk jl +

"Này Thiện Dũng Mãnh! Nếu các Bồ tát không thấy Bồ đề có xa có gần, thì biết

những vị ấy đã gần Vô thượng Bồ đề, cũng gọi là người chơn phát tâm Bồ đề. Ta nương

nghĩa này mật ý nói rằng, nếu ai có thể tự biết có tướng không hai thì họ biết như thật

tất cả pháp Phật. Vì sao? Vì họ có thể chứng biết ngã và hữu tình đều không có tự tánh,

tức có thể biết khắp các pháp không hai. Do có thể biết khắp các pháp không hai, nên nhất

định thấu suốt được ngã và hữu tình, cùng tất cả pháp đều lấy vô tánh làm tự tánh, lý không

sai khác. Nếu biết khắp các pháp không hai, tức có thể biết khắp tất cả pháp Phật. Hoặc có

thể biết khắp ngã, tức biết khắp ba cõi.

Này Thiện Dũng Mãnh! Nếu biết khắp ngã họ liền đến được bờ kia của các pháp.

Vì sao gọi là bờ kia của các pháp? Nghĩa là tất cả pháp thật tánh bình đẳng, không đắc

pháp này, cũng không chấp pháp này. Hoặc không đắc bờ kia, cũng không chấp bờ kia,

đó gọi là người biết khắp đến bờ kia. Tuy nói như vậy mà như không nói".

Câu nói của Phật trong đoạn kinh này có mãnh lực phi thường: Bồ đề không có xa

có gần. Như vậy có nghĩa là Bồ đề nằm trong tầm tay nếu những ai tự biết tướng không hai?

Tới đây, Phật bí mật chỉ rõ: "... nếu ai có thể tự biết có tướng không hai thì họ biết như

thật tất cả pháp Phật".

Pháp không hai hay pháp không hai tướng là nhị pháp, pháp đối đãi, mâu thuẫn

chống đối nhau. Có chống đối, có mâu thuẫn mới sanh chướng. Pháp chướng đạo bắt nguồn

từ ngã và ngã sở của hữu tình. Vì vậy, Phật bảo tất cả pháp đều không sai khác, lấy vô tánh

làm tự tánh mà vô tánh là không, Bản tánh không. Vô tánh cũng là tự tánh Bát nhã cho đến

vô tánh là tự tánh của pháp ở bên trong, ở bên ngoài hay ở giữa hai(4), vô tánh cũng là

tánh Phật. Biết như vậy liền đến bờ kia của các pháp.

Vậy trọng tâm của câu hỏi "Làm sao nắm bắt Bát nhã Ba la mật"? Phật bảo hiểu và

biết tất cả pháp như thật thì gọi là Bát nhã Ba la mật, có nghĩa là hiểu biết tất cả pháp bình

đẳng không hai, nhưng phải lìa ngã, ngã sở đồng thời chẳng thủ chẳng chấp pháp này

hay nghĩ tưởng đến bờ nọ bờ kia, mới có hy vọng nắm bắt đúng Bát nhã Ba la mật.

Tới đây, mới thấy vai trò của pháp môn bất nhị! Thấy các pháp không hai là thấy thật

tướng tất cả pháp. Thấy như vậy là có thể nắm bắt đúng Bát nhã tuy nhiên phải lấy tâm

tương ưng Nhất thiết trí trí, lấy vô sở đắc làm phương tiện để tư duy quán tưởng các pháp là

bình đẳng. Vì vậy, mới có đoạn kinh kế tiếp:

3- Muốn nắm bắt đúng Bát nhã thì phải tư duy, quán tưởng các pháp

như thế nào?

Muốn nắm bắt đúng Bát nhã phải tư duy quán tưởng các pháp như thế nào cho đúng?

- Quyển 423, phẩm "Viển Ly", Hội thứ II, ĐBN Thiện Hiện nói:

Page 19: phan 3 - 5 the nao goi la bat nha ba la matkhicongydaotoronto.com/thienbuu/phan3-5.pdf · k\ nk{qj sk +l oj fkx qyl sk{ wu ñ ïqj sk skl gp kd\ o el nktfk o o gjqk fkr kjqk jl +

"Như thế nào gọi là quán sát các pháp. Xá Lợi Tử! Các Bồ tát khi tu hành Bát nhã

quán sát sắc cho đến thức phi thường phi vô thường, phi vui phi khổ, phi ngã phi vô ngã, phi

tịnh phi bất tịnh, phi không phi bất không, phi hữu tướng phi vô tướng, phi hữu nguyện phi

vô nguyện, phi vắng lặng phi chẳng vắng lặng, phi xa lìa phi chẳng xa lìa. Quán sát mười hai

xứ, mười tám giới phi thường phi vô thường, phi vui phi khổ, phi ngã phi vô ngã, phi tịnh phi

bất tịnh v.v... cũng lại như thế. Quán sát nhãn xúc cho đến ý xúc, quán sát nhãn xúc làm

duyên sanh ra các thọ cho đến ý xúc làm duyên sanh ra các thọ cũng lại như thế. Quán sát nội

không cho đến vô tánh tự tánh không... nói rộng ra cho đến quán sát tất cả pháp Phật cũng lại

như thế. Xá Lợi Tử! Quán tất cả như thế gọi là quán sát các pháp. Xá Lợi Tử! Các Bồ tát khi

tu hành Bát nhã nên tác quán các pháp như vậy”.

Muốn chứng thật tướng của tất cả pháp hay chân như, phải siêu việt trên thế lưỡng

nguyên của cuộc đời thường nghĩa là phải tư duy quán tưởng các pháp chẳng phải thường

hay phi thường, chẳng phải vui hay khổ, tịnh hay bất tịnh v.v… Ngày nào còn lặn hụp trong

vòng xoáy của thế lưỡng nguyên thì ngày đó vẫn còn trầm luân trong vô minh khổ ải.

- Cũng cùng một ý như trên, quyển thứ 77, phẩm “Thiên Đế”, Hội thứ I, ĐBN.

Phật bảo tỉ mỉ hơn:

“Kiều Thi Ca! Ông hỏi cái gì là Bát nhã Ba la mật của đại Bồ tát? Hãy lắng nghe! Ta sẽ vì ông mà nói. Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ tát lấy tâm tương ưng Nhất thiết trí trí, dùng vô sở

đắc làm phương tiện tư duy sắc là vô thường, tư duy thọ, tưởng, hành, thức là vô thường; tư duy sắc là khổ, tư duy thọ, tưởng, hành, thức là khổ; tư duy sắc là vô ngã, tư duy thọ,

tưởng, hành, thức là vô ngã; tư duy sắc là bất tịnh, tư duy thọ, tưởng, hành, thức là bất

tịnh; tư duy sắc là không, tư duy thọ, tưởng, hành, thức là không; tư duy sắc là vô tướng, tư duy thọ, tưởng, hành, thức là vô tướng; tư duy sắc là vô nguyện, tư duy thọ, tưởng, hành,

thức là vô nguyện; tư duy sắc là tịch tịnh, tư duy thọ, tưởng, hành, thức là tịch tịnh; tư duy sắc là viễn ly, tư duy thọ, tưởng, hành, thức là viễn ly;"

Đó là những tư duy quán tưởng thanh tịnh đối với năm thủ uẩn.

Cùng đoan kinh trên Phật bảo: "(phải)... tư duy sắc như bịnh, tư duy thọ, tưởng, hành, thức như bịnh; tư duy sắc

như ung thư, tư duy thọ, tưởng, hành, thức như ung thư; tư duy sắc như tên đâm, tư duy thọ, tưởng, hành, thức như tên đâm; tư duy sắc như mụt nhọt, tư duy thọ, tưởng, hành,

thức như mụt nhọt; tư duy sắc là nóng bức, tư duy thọ, tưởng, hành, thức là nóng bức; tư duy sắc là bức ngặt, tư duy thọ, tưởng, hành, thức là bức ngặt; tư duy sắc là bại hoại, tư

duy thọ, tưởng, hành, thức là bại hoại; tư duy sắc là suy hư, tư duy thọ, tưởng, hành, thức

là suy hư; tư duy sắc là biến động, tư duy thọ, tưởng, hành, thức là biến động; tư duy sắc là chóng diệt, tư duy thọ, tưởng, hành, thức là chóng diệt; tư duy sắc là đáng sợ, tư duy thọ,

Page 20: phan 3 - 5 the nao goi la bat nha ba la matkhicongydaotoronto.com/thienbuu/phan3-5.pdf · k\ nk{qj sk +l oj fkx qyl sk{ wu ñ ïqj sk skl gp kd\ o el nktfk o o gjqk fkr kjqk jl +

tưởng, hành, thức là đáng sợ; tư duy sắc là đáng nhàm, tư duy thọ, tưởng, hành, thức là

đáng nhàm; tư duy sắc là tai ương, tư duy thọ, tưởng, hành, thức là tai ương; tư duy sắc là tai họa, tư duy thọ, tưởng, hành, thức là tai họa; tư duy sắc là ôn dịch, tư duy thọ, tưởng,

hành, thức là ôn dịch; tư duy sắc là phong hủi, tư duy thọ, tưởng, hành, thức là phong hủi; tư duy sắc tánh của là chẳng an ổn, tư duy tánh của thọ, tưởng, hành, thức là chẳng an ổn;

tư duy sắc chẳng đáng tin cậy, tư duy thọ, tưởng, hành, thức chẳng đáng tin cậy;"

Đó là những tư duy đen tối về ngũ uẩn. Cũng cùng đoạn kinh Phật bảo tiếp:

"(phải)... tư duy sắc là vô sanh vô diệt, tư duy thọ, tưởng, hành, thức là vô sanh vô diệt; tư duy sắc là vô nhiễm vô tịnh, tư duy thọ, tưởng, hành, thức là vô nhiễm vô tịnh; tư

duy sắc là vô tác vô vi, tư duy thọ, tưởng, hành, thức vô vi vô tác, thì Kiều Thi Ca, đó là Bát nhã Ba la mật của đại Bồ tát.

Bồ tát lấy tâm tương ưng Nhất thiết trí trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện tư duy

uẩn xứ giới và tất cả pháp Phật cũng như trên”. Phần cuối của đoạn kinh này Phật bảo là phải tư duy quán tưởng ngũ uẩn là vô sanh

vô diệt, vô nhiễm vô tịnh, vô vi vô tác... nghĩa là phải tư duy quán tưởng vượt trên nhị nguyên đối đãi.

Tóm lại, điều kiện tiên quyết là phải lấy tâm tương ưng với Nhất thiết trí trí, lấy vô sở

đắc làm phương tiện để tư duy quán tưởng ngũ uẩn là vô thường, khổ, vô ngã, là không, vô tướng, vô nguyện, là tịch tịnh, viễn ly... Tất cả những tư duy quán tưởng về ngũ uẩn như vậy

có tánh cách thanh tịnh. Nhưng tư duy như vậy vẫn còn thiếu sót, phải tư duy ngũ uẩn như bệnh hoạn, như ung thư, như tên đâm, như bứt ngặt, như tai ương, đáng nhàm chán… Tất

cả những tư duy quán tưởng về ngũ uẩn như vậy có tính cách đen tối. Cuối cùng Phật

khuyên phải tư duy quán tưởng ngũ uẩn như vô sanh vô diệt, vô nhiễm vô tịnh, vô vi vô tát. Điều này có nghĩa là phải tư duy, quán tưởng vượt trên tất cả. Vậy, Phật dạy đừng nghĩ

tốt, đừng nghĩ xấu mà nghĩ ngũ uẩn là vô nhiễm vô tịnh, vô vi vô tác. Tư duy, quán tưởng tất cả pháp đều như thế thì sạch trong, sạch ngoài mới thấy được chân như, Phật tánh hay mới

thấy được chân diện muc. Cuối cùng đoạn kinh trên, Phật kết luận:

“Chỉ có các pháp nương tựa nhau tăng trưởng, đầy dẫy khắp nơi, không có ngã, ngã

sở; lại khởi quán thế này: Tâm hồi hướng của đại Bồ tát chẳng cùng với tâm Bồ đề hòa hiệp; tâm Bồ đề chẳng cùng với tâm hồi hướng hòa hiệp; tâm hồi hướng ở trong tâm Bồ đề vô sở

hữu, bất khả đắc; tâm Bồ đề ở trong tâm hồi hướng vô sở hữu bất khả đắc. Bồ tát tuy quán các pháp, nhưng đối với các pháp hoàn toàn không có sở kiến, thì này Kiều Thi Ca, đó là

Bát nhã Ba la mật của đại Bồ tát”.

Page 21: phan 3 - 5 the nao goi la bat nha ba la matkhicongydaotoronto.com/thienbuu/phan3-5.pdf · k\ nk{qj sk +l oj fkx qyl sk{ wu ñ ïqj sk skl gp kd\ o el nktfk o o gjqk fkr kjqk jl +

Đi "vòng vo tam quốc" rồi cũng nói tới ngã, ngã sở. Nó là đầu mối của những bệnh

hoạn, của bao kiếp đọa đầy khổ sở của tất cả chúng sanh. Có ngã, ngã sở là có kiến. Có kiến là có chấp, có chấp là có phiền não. Nhân kiến là gốc của phiền não. Lìa nhân kiến thì phiền

não không chỗ sanh(6). Phải tư duy và quán tưởng tất cả pháp như thế thì phát sanh trí tuệ mới có hy vọng nắm bắt được Bát nhã.

- Phẩm "Khen Pháp Chẳng Chắc Thật", ĐBN. Cụ thọ Thiện Hiện bảo Thiên Đế

Thích Đề Hoàn nhân:

"Các đại Bồ Tát hành Bát Nhã Ba la mật thẳm sâu, quán tất cả pháp, không pháp

nào chẳng đều không. Nghĩa là quán tất cả pháp hữu sắc không, pháp vô sắc cũng không.

Quán tất cả pháp hữu kiến không, pháp vô kiến cũng không. Quán tất cả pháp hữu đối không,

pháp vô đối cũng không. Quán tất cả pháp hữu lậu không, pháp vô lậu cũng không. Quán tất

cả pháp hữu vi không, pháp vô vi cũng không. Quán tất cả pháp thế gian không, pháp xuất

thế gian cũng không. Quán tất cả pháp vắng lặng không, pháp chẳng vắng lặng cũng không.

Quán tất cả pháp xa lìa không, pháp chẳng xa lìa cũng không. Quán tất cả pháp quá khứ

không, pháp vị lai, hiện tại cũng không. Quán tất cả pháp thiện không, pháp bất thiện, vô ký

cũng không. Quán tất cả pháp cõi Dục không, pháp cõi Sắc, Vô sắc cũng không. Quán tất cả

pháp học không, pháp vô học, chẳng phải học, chẳng phải vô học cũng không. Quán tất cả

pháp thấy bị đoạn không, pháp tu bị đoạn, chẳng phải bị đoạn cũng không. Quán tất cả pháp

hữu không, pháp vô, pháp phi hữu phi vô cũng không. Các đại Bồ Tát hành Bát Nhã Ba la

mật thẳm sâu, quán tất cả pháp như thế thảy đều không. Trong các pháp không, (tất cả)

đều vô sở hữu, thì ai chìm, ai đắm, ai sợ, ai kinh, ai nghi, ai ngại?"

Rốt lại, phải lấy đoạn kinh này làm kết luận cho câu hỏi "Làm thế nào nắm bắt đúng

Bát nhã Ba la mật". Cụ thọ Thiện Hiện thay lời Phật bảo "quán tất cả pháp, không pháp

nào chẳng đều không". Ở đây chúng tôi không cố ý hay gượng ép trình bày như vậy. Bất

chỗ nào, bất cứ pháp hội nào cũng thấy quán "cái không" này. Đây không phải quán cái

không lừa phỉnh làm uổng phí bao kiếp tu hành! Quán không(7) đây là hồi chuông cảnh tĩnh,

là tiếng vang của cổ trống trời đánh lên, cốt dựng dậy cái tâm ngái ngủ ngàn đời của tất cả

chúng sanh. Hãy nhiếp tâm lắng nghe dư âm của nó không những trong suốt cuộc đời này,

suốt kiếp này mà mãi mãi về lâu về dài về sau.

Liễu ngộ được cái không này là tìm được hạt châu trong chéo áo hay nói theo Pháp

Hoa kinh là sau bao thuở lưu lãng giang hồ, nay được trở về quê cũ để được an thân lập

mệnh!

Kết luận chung (Cho phần "Thế nào là Bát nhã Ba la mật?")

Page 22: phan 3 - 5 the nao goi la bat nha ba la matkhicongydaotoronto.com/thienbuu/phan3-5.pdf · k\ nk{qj sk +l oj fkx qyl sk{ wu ñ ïqj sk skl gp kd\ o el nktfk o o gjqk fkr kjqk jl +

Tất cả dẫn chứng và lược giải trên không thể bao gồm hết những gì mà Bát nhã Ba la

mật muốn nói. Như nhiều lần phát biểu, chúng ta không thể thấy, không thể nói, không thể khu

định tầm vóc Bát nhã trong bất cứ phạm vi nào. Vì Bát nhã đa thù đa dạng, một vài trang giấy

không thể diễn nói cái không thể diễn nói, cái không thể mô tả, luận bàn... Tuy nhiên, để thâm

nhập Bát nhã dĩ nhiên chúng ta phải biết ít nhất một vài biểu thị của nó như đã trình bày ở trên.

Do đó, trong phần "Thế nào là Bát nhã Ba la mật", chúng tôi mới chia Bát nhã Ba la mật

làm hai phần: Phần thứ 1, với câu hỏi thế nào là "Bát nhã". Phần thứ 2, với câu hỏi thế nào là

"Ba la mật". Rồi nhập hai phần Bát nhã và Ba la mật với nhau để tìm hiểu tổng tướng Bát nhã

Ba la mật là gì? Tại sao gọi là Bát nhã Ba la mật thậm thâm? Sau khi hiểu Bát nhã như thế nào

rồi, thì chúng ta mới hy vọng nắm bắt được nó. Và cuối cùng là muốn nắm bắt đúng Bát nhã Ba

la mật thì phải làm sao?

Rốt ráo, Phật khuyên hành giả Bát nhã phải tư duy quán tưởng ngũ uẩn vượt trên tốt xấu,

uế tịnh... nghĩa là phải tư duy quán tưởng ngũ uẩn như vô sanh vô diệt, vô nhiễm vô tịnh, vô vi

vô tát... hay nói khác là phải tư duy ngũ uẩn như là đệ nhất nghĩa đế. Kế đó Phật bảo hành giả

Bát nhã phải lìa ngã và ngã sở, đối với tất cả pháp hoàn toàn không có sở kiến. Cuối cùng cụ thọ

thay lời Phật bảo tu Bát Nhã Ba la mật phải "quán tất cả pháp, không pháp nào chẳng đều

không". Vậy, muốn hiểu "Thế nào là Bát nhã Ba la mật" thì phải quán tất cả pháp là không, nếu

không làm được như thế thì không thể nắm bắt, thông đạt Bát nhã Ba la mật!

Một phút tư duy:

Kinh cũng dùng cụm từ "nắm bắt Bát nhã", ở đây chúng tôi cũng "phụ hợ nói theo". Mặc

dù có đưa ra một số điều kiện để cố thực hiện điều đó, nhưng có thể là không tưởng vì nắm bắt

Bát nhã như nắm bắt hư không! Bởi vì, nắm cái không thể nắm. Một khi khởi niệm như vậy là có

thủ đắc, có thủ đắc thì không đắc không hiện quán. Tu thì cứ tu rồi đến một lúc nào đó thời tiết

đến thì cây đơm hoa hoa kết trái thôi.

Đọc phẩm "Công Đức Khó Nghe" đưa chúng ta đến một lối hành trì có thể nói là "mau

viên mãn Bát nhã Ba la mật":

"... Nếu đại Bồ tát nào khi hành Bát nhã Ba la mật chẳng thấy pháp đúng, chẳng

thấy pháp sai, chẳng thấy hữu lậu, chẳng thấy vô lậu, chẳng thấy hữu vi, chẳng thấy vô vi

thì đại Bồ tát ấy tu hành Bát nhã Ba la mật mau được viên mãn".

Chúng ta có thể hiểu được điều này, nghĩa là tu hành Bát nhã đừng ôm cứng những gì là

nhị nguyên đối đãi, đừng thấy hai tướng... thì có thể viên mãn Bát nhã Ba la mật. Trong toàn bộ

Đại Bát Nhã Phật khuyến dẫn không biết bao nhiêu lần như vậy. Cứ theo chỉ dẫn này mà tu tập

thì trí Bát nhã lần lần sáng tỏ. Đó không cần nắm bắt mà chính là nắm bắt.

Một đoạn kinh khác của cùng phẩm trên Phật bảo tiếp:

Page 23: phan 3 - 5 the nao goi la bat nha ba la matkhicongydaotoronto.com/thienbuu/phan3-5.pdf · k\ nk{qj sk +l oj fkx qyl sk{ wu ñ ïqj sk skl gp kd\ o el nktfk o o gjqk fkr kjqk jl +

"Nếu đại Bồ tát nào khi hành Bát nhã Ba la mật chẳng thấy tất cả pháp Phật thì đại Bồ tát

ấy tu hành Bát nhã Ba la mật mau được viên mãn. Vì sao? Này Thiện Hiện! Vì tất cả pháp

không có tánh tướng, không có tác dụng, chẳng chuyển động, hư vọng giả dối, tánh chẳng

chắc chắn, chẳng tự tại, không tri giác, không cảm thọ, xa lìa ngã, hữu tình, dòng sinh

mạng, sự sanh… cho đến cái biết, cái thấy".

Nhưng làm sao tu hành mà không thấy biết tất cả pháp Phật. Đó là cái khó, có thể chúng

ta không làm được điều này. Không thấy không biết thì làm sao tu. Vẫn thấy vẫn biết, vẫn ngày

đêm đọc tụng thọ trì Bát nhã. Đó là cái chúng ta có thể và phải làm. Nếu hành trì được như thế

thì đến lúc nào đó thời tiết đến cây đơm hoa kết quả thì trí Bát nhã sẽ hiện.

Nắm bắt vẫn nắm bắt nói theo tục đế, nhưng đừng lấy sở đắc, đừng mong cầu, đừng dính

cái ngã vào đó thì vẫn có thể tu, vẫn có thể hành, vẫn có thể viên mãn Bát nhã!

Thích nghĩa cho phần "Thế nào là Bát nhã Ba la mật?"

(1). Đây là thí dụ về sở ngộ của Lục tổ Huệ Năng: Khi còn là một thanh niên nghèo, ngày

ngày phải lên rừng đốn củi nuôi thân và phụng sự mẹ già. Một buổi đẹp trời nào đó chàng tiều

phu trẻ tuổi, gánh củi giao cho phú ông trong làng. Trong khi chờ giao hàng, thanh niên này

nghe phú ông tụng kinh Kim Cang, nghe đến câu "ưng vô sở trụ, nhi sanh kỳ tâm" thì hoắt ngộ.

Nên mới hỏi phú ông kinh đó là kinh gì? Phú ông mới bảo đó là kinh Kim Cang. Phú ông mới kể

thêm rằng ở chùa Đông Thiền thuộc huyện Huỳnh Mai, có tổ tên là Hoằng Nhẫn khuyên mọi

người trì tụng kinh này thì sẽ thấy tánh, thành Phật. Nghe như vậy nên chàng tiều phu này có ý

định xuất gia, nhưng còn mẹ già cần phải bảo bọc không thể ra đi! Khi nghe than như vậy nên

phú ông động lòng, bảo chành trai nhỏ tuổi này đốn củi thật nhiều, ông sẽ trả vàng để nuôi mẹ.

Thanh niên y theo lời phú ông làm việc vất vã, đốn củi đổi vàng đủ để nuôi mẹ, rồi từ giả ra đi,

đến thôn Hoàng Mai thọ giáo Ngũ tổ và về sau trở thành Tổ thứ sáu có tên là Huệ Năng. Câu

chuyên đại khái như vậy. Muốn rõ chi tiết về cuộc đời và sự nghiệp của Lục tổ, xin đọc cuốn

"Pháp Bảo Đàn kinh" do thiền sư Thích Thanh Từ lược khảo, Hội Thiền Học Việt Nam xuất bản.

(2). ĐBN, Pháp hội thứ I có 132.600 bài tụng, mỗi bài tụng có bốn câu, mỗi câu có 8

chữ, vậy 1 bài tụng có cả thảy là 32 chữ. Hội thứ I, Đại Bát nhã Ba la mật có 132.600 bài tụng

nhân với 32 chữ thì bằng 4.243.200 chữ. Đó là chỉ riêng 400 quyển của Hội thứ I. Hội thứ II có

25.000 bài tụng, Hội thứ III có 18.000 bài tụng, Hội thứ IV có 8.000, Hội thứ V có 4.000, Hội

thứ VI có 2.500, Hội thứ VII có 800, Hội thứ VIII có 400, Hội thứ IX có 300 và Hội thứ X có 150

bài tụng. Tổng cộng từ Hội thứ I cho đến Hội thứ X theo bố cục của ĐBN, tổng cộng có cả thảy

191.750 bài tụng, tương đương với 6.136.000 chữ chưa kể 18 quyển còn lại từ Hội thứ XI cho

đến Hội thứ XVI. Nên nói lược, ĐBN có 16 pháp hội, 600 quyển, hơn 7000 trang đánh máy khổ

lớn, gồm tổng cộng trên 6 triệu chữ.

(3). Đây là lược bản thông dụng ở Trung Hoa và Nhật bản được trích dẫn trong Thiền

luận III do thiền sư D.T. Suzuki soạn dịch.

Page 24: phan 3 - 5 the nao goi la bat nha ba la matkhicongydaotoronto.com/thienbuu/phan3-5.pdf · k\ nk{qj sk +l oj fkx qyl sk{ wu ñ ïqj sk skl gp kd\ o el nktfk o o gjqk fkr kjqk jl +

(4). Vô tánh là tự tánh Bát nhã Ba la mật cho đến vô tánh là tự tánh của pháp ở bên

trong, bên ngoài hay ở giữa hai (quyển 38, Phẩm “Bát Nhã Hành Tướng”, Hội thứ I, ĐBN). (5). Phẩm "Kiến Bất Động Phật", quyển 565, Hội thứ V, Phật bảo: "Khánh Hỷ nên biết!

Có người muốn nắm lấy lượng và biên giới của Bát nhã sâu xa thì cũng giống như kẻ ngu si

muốn nắm lấy lượng và biên giới của hư không. Vì sao? Vì công đức của Bát nhã sâu xa không

lượng, không biên giới vậy".

(6). Quyển 570, phẩm "Bình Đẳng", Hội thứ VI, ĐBN. Phật bảo: "Này đại vương! Tất cả

phiền não năng thủ sở thủ chướng ngại pháp lành đều nương vào thân kiến mà sinh ra. Bậc Đại

Bồ tát diệt được thân kiến thì tất cả nghiệp tạo tác và kết sử đều đoạn dứt và vắng lặng. Ví như cây lớn, nếu nhổ gốc rễ thì cành lá đều bị khô héo. Cũng như người không đầu thì chết. Tất cả phiền não cũng như vậy, nếu đoạn thân kiến thì kết sử tự diệt.

Này đại vương! Nếu có người quán các pháp không có ngã, thì năng thủ và sở thủ đều

vắng lặng.

(7). Không quán: Một pháp quán quan trọng đối với người tu Bát nhã, nhờ tu pháp quán

này mà hành giả Bát nhã có thể hóa giải được tất cả chướng. Vì quán để sanh Huệ, có Huệ thì

có thể giải thoát mọi trói buộc thế gian. Phật Quang Tự điển giải thích pháp quán này như sau:

"Không quán là pháp quán tưởng tất cả pháp đều không. Tất cả pháp đều do nhân duyên

sinh ra, pháp do nhân duyên sinh ra vốn không có tự tính, vắng lặng không tướng. Quán xét lí

vắng lặng không tướng này tức là Không quán. Các tông Phật giáo đều nói rõ về giáo nghĩa

Không, tùy theo nghĩa Không này mà lập ra pháp môn quán Không, tuy có sâu cạn, hơn kém

khác nhau, nhưng mục đích đều là phá trừ tình chấp cho các pháp là có thật. Nói một cách khái

quát, Phật giáo Tiểu thừa tu tập pháp quán Ngã không để đoạn trừ phiền não chướng, còn Phật

giáo Đại thừa thì tu tập pháp quán Ngã Pháp đều không để lìa phiền não chướng và sở tri

chướng. Trong tông Thiên thai, Tạng giáo, Thông giáo, Biệt giáo, Viên giáo mỗi giáo đều có

pháp quán Không riêng biệt. Tạng giáo phân tích các pháp để quán lí không, gọi là Tích không

quán; Thông giáo thì quán đương thể các pháp tức là Không, gọi là Thể không quán; Biệt giáo

quán Không ngoài Giả đế và Trung đế, gọi là Thiên không quán, còn Viên giáo thì quán Giả đế,

Trung đế tức là Không, gọi là Viên không quán. Vì căn cơ của người tu hành có nhạy bén và

chậm lụt khác nhau cho nên có 4 pháp quán bất đồng này, nhưng đều lấy quán Không làm cửa

để đi vào thực lí. [X. Chỉ quán phụ hành truyền hoằng quyết Q.5 phần 3; Tứ giáo nghi Q.1; Tam

tạng pháp số Q.10; Quang minh huyền nghĩa thập di kí Q.5]. (xt. Tam Quán)".

Theo Phật Quang Tự điển nói mục đích của pháp quán này là để phá trừ tình chấp cho các pháp là có thật. Nhưng, theo chúng tôi pháp quán này có thể phá cả năng chấp sở chấp vì có thể phá trừ cả phiền não chướng và sở tri chướng.