olympia, washington ĐỒng hÀnh · được thiên chúa sai đến với chúng ta. ngài đã...

6
# 62, THÁNG 4 NĂM 2011 ĐNG HÀNH C NG ĐOÀN THÁNH MARTIN DE PORRES Olympia, Washington Trong tháng tư nầy chúng ta sẽ mừng Chúa Nhật thứ 4, thứ 5 mùa chay, Chúa Nhật Lễ Lá và Đại Lễ Phục Sinh, chu kỳ năm A. Chúa Nhật thứ 4 Mùa Chay (ngày 3- 4). Bài đọc 1 trích sách Samuel (16: 1, 6-7, 10-13): Thiên Chúa sai tiên tri Samuel đến để xức dầu tấn phong Đavít con ông Giessê làm vua. Bài đọc 2 trích thư Êphêxô (5: 8-14): Chúng ta đã được thanh tẩy để trở nên con cái Chúa, con cái sự sáng, chúng ta hãy luôn giữ mình trong sạch khỏi mọi tội lỗi. Bài Phúc Âm, trích Phúc Âm thánh Gioan (9 : 1- 41): Chúa Giêsu làm phép lạ chữa người mù bẩm sinh được sáng mắt. Anh cũng được sự sáng trong tâm hồn và tin vào Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa hằng sống đã đến trần gian, để soi sáng cho thế gian nhận biết Thiên Chúa và thờ lạy Ngài. Chúa Nhật thứ 5 Mùa Chay (ngày 10 tháng 4). Bài đọc 1 trích sách Êgiêkien (37:12-14): Thiên Chúa sẽ ban thần khí của Ngài cho con người và con người được sự sống trong sự nhận biết Thiên Chúa là Đấng Hằng Sống. Bài đọc 2 trích thư Rôma (8: 8-11): Những ai sống theo thú tính xác thịt thì không thể đẹp lòng Thiên Chúa. Xin Thánh Thần Thiên Chúa đã làm cho Chúa Giêsu sống lại từ cõi chết luôn ngự trị tâm hồn chúng ta để giúp chúng ta sống đẹp lòng Thiên Chúa. Bài Phúc Âm trích Phúc Âm Thánh Gioan (11:1-45): Chúa Giêsu làm phép lạ cho ông Lagiarô, em bà Mátta và Maria, được sống lại và Chúa Giêsu xác định: "Ta là sự sống lại và là Sự Sống." Chúa Nhật Lễ Lá (ngày 17-4) cũng gọi là Chúa Nhật Thương Khó, mở đầu Tuần Thương Khó (Tuần Thánh), đặc biệt kỷ niệm cuộc thương khó của Chúa để đền vì tội lỗi chúng ta. Chúa Nhật Lễ Lá hôm nay có nghi thức làm phép lá phát cho giáo dân và rước kiệu lá để kỷ niệm việc Chúa Giêsu long trọng vào thành Giêrusalem và được dân chúng và trẻ em tay cầm cành lá vui mừng hoan hô đón rước. Trong Thánh Lễ, các bài đọc đều hướng về cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu Kitô. Bài đọc 1 trích sách Isaia (50: 4-7): Chúa Giêsu được Thiên Chúa sai đến với chúng ta. Ngài đã hy sinh chấp nhận moi sự sỉ nhục để cứu chuộc nhân loại tội lỗi. Bài đọc 2 trích thư Philip- phê (2:6-11): Thánh Phaolô nói với chúng ta: Chúa Giêsu dù là Thiên Chúa nhưng đã hạ mình xuống như một người nô lệ, chịu mọi đau khổ và chịu chết nhục nhã trên Thánh Giá để cứu chuộc tội lỗi chúng ta; vì thế Thiên Chúa Cha đã tôn vinh Ngài và mọi loài thọ tạo đều thờ phượng Ngài. Bài Phúc Âm là bài (Xem tiếp trang 3) www.cdmartin.org 3 : CN IV Mùa Chay Thánh L tiếng Vit lc 3 giờ (Westside) 10 : CN V Mùa Chay. 17 : CN L Lá Thánh L tiếng Vit lc 3 giờ (Westside) 21 : Thứ Năm Tuần Thánh. 22 : Thứ Sáu Tuần Thánh. 23 : Thứ Bảy Tuần Thánh, Vọng Phục Sinh. 24 : Cha Nhật Phục Sinh, L Trọng. 25 : Tuần Bát Nhật Phục Sinh từ Thứ Hai đến Thứ Bảy. Cầu cho việc rao giảng Tin Mừng trong thời đại mới. Xin cho mọi người trong thời đại mới này tìm ra những giải đáp của cuộc sống luôn biến đổi và niềm hy vọng nhờ việc rao giảng Tin Mừng. Ý chỉ chung Ý CHỈ CỦA ĐỨC THÁNH CHA CÁC LQUAN TRNG TRONG THÁNG 4-2011 Ý truyền giáo Cầu cho các nhà truyền giáo. Xin cho các nhà truyền giáo, nhờ việc rao giảng Tin Mừng và chứng tá đời sống của họ, biết mang Chúa Kitô đến cho những ai chưa nhận biết Ngài. Lá thư Mục Vụ Lm. Anphong Trn Đc Phương

Upload: others

Post on 29-Dec-2019

9 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

  • # 62, THÁNG 4 NĂM 2011

    ĐỒNG HÀNH

    CỘNG ĐOÀN THÁNH MARTIN DE PORRES

    Olympia, Washington

    Trong tháng tư nầy chúng ta sẽ

    mừng Chúa Nhật thứ 4, thứ 5 mùa

    chay, Chúa Nhật Lễ Lá và Đại Lễ

    Phục Sinh, chu kỳ năm A.

    Chúa Nhật thứ 4 Mùa Chay (ngày 3-

    4). Bài đọc 1 trích sách Samuel (16:

    1, 6-7, 10-13): Thiên Chúa sai tiên

    tri Samuel đến để xức dầu tấn phong

    Đavít con ông Giessê làm vua. Bài

    đọc 2 trích thư Êphêxô (5: 8-14):

    Chúng ta đã được thanh tẩy để trở

    nên con cái Chúa, con cái sự sáng,

    chúng ta hãy luôn giữ mình trong

    sạch khỏi mọi tội lỗi. Bài Phúc Âm,

    trích Phúc Âm thánh Gioan (9 : 1-

    41): Chúa Giêsu làm phép lạ chữa

    người mù bẩm sinh được sáng mắt.

    Anh cũng được sự sáng trong tâm

    hồn và tin vào Chúa Giêsu là Con

    Thiên Chúa hằng sống đã đến trần

    gian, để soi sáng cho thế gian nhận

    biết Thiên Chúa và thờ lạy Ngài.

    Chúa Nhật thứ 5 Mùa Chay (ngày

    10 tháng 4). Bài đọc 1 trích sách

    Êgiêkien (37:12-14): Thiên Chúa sẽ

    ban thần khí của Ngài cho con

    người và con người được sự sống

    trong sự nhận biết Thiên

    Chúa là Đấng Hằng Sống. Bài đọc 2

    trích thư Rôma (8: 8-11): Những ai

    sống theo thú tính xác thịt thì không

    thể đẹp lòng Thiên Chúa. Xin Thánh

    Thần Thiên Chúa đã làm cho Chúa

    Giêsu sống lại từ cõi chết luôn ngự

    trị tâm hồn chúng ta để giúp chúng

    ta sống đẹp lòng Thiên Chúa. Bài

    Phúc Âm trích Phúc Âm Thánh

    Gioan (11:1-45): Chúa Giêsu làm

    phép lạ cho ông Lagiarô, em bà

    Mátta và Maria, được sống lại và

    Chúa Giêsu xác định: "Ta là sự

    sống lại và là Sự Sống."

    Chúa Nhật Lễ Lá (ngày 17-4)

    cũng gọi là Chúa Nhật Thương

    Khó, mở đầu Tuần Thương Khó

    (Tuần Thánh), đặc biệt kỷ niệm

    cuộc thương khó của Chúa để đền

    vì tội lỗi chúng ta. Chúa Nhật Lễ Lá

    hôm nay có nghi thức làm phép lá

    phát cho giáo dân và rước kiệu lá

    để kỷ niệm việc Chúa Giêsu long

    trọng vào thành Giêrusalem và

    được dân chúng và trẻ em tay cầm

    cành lá vui mừng hoan hô đón

    rước. Trong Thánh Lễ, các bài đọc

    đều hướng về cuộc khổ nạn của

    Chúa Giêsu Kitô. Bài đọc 1 trích

    sách Isaia (50: 4-7): Chúa Giêsu

    được Thiên Chúa sai đến với chúng

    ta. Ngài đã hy sinh chấp nhận moi

    sự sỉ nhục để cứu chuộc nhân loại

    tội lỗi. Bài đọc 2 trích thư Philip-

    phê (2:6-11): Thánh Phaolô nói với

    chúng ta: Chúa Giêsu dù là Thiên

    Chúa nhưng đã hạ mình xuống như

    một người nô lệ, chịu mọi đau khổ

    và chịu chết nhục nhã trên Thánh

    Giá để cứu chuộc tội lỗi chúng ta;

    vì thế Thiên Chúa Cha đã tôn vinh

    Ngài và mọi loài thọ tạo đều thờ

    phượng Ngài. Bài Phúc Âm là bài

    (Xem tiếp trang 3)

    www.cdmartin.org

    3 : CN IV Mùa Chay

    Thánh Lễ tiếng Việt lúc 3

    giờ (Westside)

    10 : CN V Mùa Chay.

    17 : CN Lễ Lá

    Thánh Lễ tiếng Việt lúc 3

    giờ (Westside)

    21 : Thứ Năm Tuần Thánh.

    22 : Thứ Sáu Tuần Thánh.

    23 : Thứ Bảy Tuần Thánh,

    Vọng Phục Sinh.

    24 : Chúa Nhật Phục Sinh,

    Lễ Trọng.

    25 : Tuần Bát Nhật Phục Sinh

    từ Thứ Hai đến Thứ Bảy.

    Cầu cho việc rao giảng Tin Mừng

    trong thời đại mới. Xin cho mọi

    người trong thời đại mới này tìm ra

    những giải đáp của cuộc sống luôn

    biến đổi và niềm hy vọng nhờ việc

    rao giảng Tin Mừng.

    Ý chỉ chung

    Ý CHỈ CỦA

    ĐỨC THÁNH CHA

    CÁC LỄ QUAN TRỌNG

    TRONG THÁNG 4-2011

    Ý truyền giáo

    Cầu cho các nhà truyền giáo. Xin

    cho các nhà truyền giáo, nhờ việc

    rao giảng Tin Mừng và chứng tá đời

    sống của họ, biết mang Chúa Kitô

    đến cho những ai chưa nhận biết

    Ngài.

    Lá thư Mục Vụ Lm. Anphong Trần Đức Phương

  • TRANG 2 # 62 , THÁNG 4 NĂM 2011 ĐỒNG HÀNH

    1. Mùa Chay là gì? Mùa Chay kéo dài bao nhiêu ngày,

    bắt đầu và kết thúc vào ngày nào?Mùa Chay là mùa

    sám hối đặc biệt để chuẩn bị mừng lễ Vượt Qua của Đức

    Kitô. Mùa Chay kéo dài 40 ngày, bắt đầu từ thứ Tư Lễ

    Tro và kết thúc trước thánh lễ Tiệc Ly chiều ngày thứ

    Năm Tuần Thánh.

    2. Kinh Thánh cho ta biết con số 40 ám chỉ những

    biến cố lớn nào? Con số 40 (ám chỉ) gợi nhớ 40 năm

    dân Do Thái Vượt Qua trong sa mạc tiến về Đất Hứa (Ds

    14,33; 32,13), lụt Hồng Thủy kéo dài 40 đêm ngày (St 7)

    và cuộc chay tịnh 40 đêm ngày của Chúa Kitô trong

    rừng vắng trước khi rao giảng ơn cứu độ (Mt 4,2; Lc 4,1-

    2). Các Giáo Phụ cũng coi thời gian giữ chay tương tự

    thời gian bốn mươi ngày ông Mô-sê ở trên núi Xi-nai

    (Xh 34,28), hoặc bốn mươi ngày ông Ê-li-a chạy trốn ở

    núi Kho-rép (1V 19,8)...

    3. Mùa Chay có mấy đặc tính? Mùa Chay là mùa sám

    hối đặc biệt để chuẩn bị mừng lễ Vượt Qua của Đức Kitô,

    và nhất là nhớ lại hoặc dọn mình lãnh nhận Bí tích

    Thánh Tẩy. Mùa Chay còn là mùa chuẩn bị các tín hữu

    cử hành Mầu Nhiệm Vượt Qua bằng sự nhiệt thành nghe

    Lời Chúa và chuyên chăm cầu nguyện mỗi ngày.

    4. Mùa Chay mang ý nghĩa gì? Mùa Chay là thời kỳ

    sám hối, cầu nguyện: Hội Thánh kêu gọi mọi người quay

    về với Chúa, thanh tẩy tâm hồn, từ bỏ các tật xấu, hy

    sinh hãm mình và làm việc bác ái. Mùa Chay cũng là

    thời gian huấn luyện đức tin của các Kitô hữu cho thêm

    vững mạnh, và sâu xa hơn khi nhớ lại Bí tích Rửa Tội đã

    lãnh nhận. Mùa Chay còn là mùa chuẩn bị cho anh chị

    em dự tòng đón nhận sự sống thiêng liêng nhờ việc sống

    tinh thần của Bí tích Rửa Tội.

    5. Chủ đề Sứ điệp Mùa Chay năm 2011 của Đức

    Thánh Cha là gì? Sứ điệp năm nay có chủ đề “Cùng với

    Chúa Kitô anh chị em đã được chôn táng trong phép

    Rửa Tội, và anh chị em cũng được sống lại với

    Người” (Xc Cl 2,12).

    6. Trong sứ điệp Mùa Chay năm 2011, Đức Thánh

    Cha chỉ ra đâu là điểm giúp hƣớng dẫn hành trình

    Mùa Chay? “Để nghiêm túc bắt đầu hành trình tiến về

    Lễ Phục Sinh và chuẩn bị cử hành sự sống lại của Chúa -

    là lễ vui mừng và trọng đại nhất trong toàn năm phụng

    vụ - thử hỏi có gì thích hợp hơn là để cho Lời Chúa dẫn

    dắt?”

    7. Bốn phƣơng thế Hội Thánh quen dùng trong Mùa

    Chay là gì? Bốn phương thế Hội Thánh quen dùng

    trong Mùa Chay là: sám hối, ăn chay hãm mình, cầu

    nguyện và làm các việc bác ái.

    8. Sám hối là gì? Sám hối là can đảm và khiêm tốn nhìn

    nhận những lỗi lầm mình đã phạm.

    9. Việc chay tịnh giúp con ngƣời ra sao? Qua việc chay

    tịnh, con người nhìn nhận mình lệ thuộc Thiên Chúa, vì

    chính lúc không sử dụng lương thực Chúa ban, con

    người mới cảm nghiệm được tính cách bấp bênh của sức

    lực mình. Hơn nữa, ăn chay là muốn bày tỏ cùng Thiên

    Chúa rằng: Nếu không có Người, chúng ta không thể

    làm gì được; và qua việc thực lòng nhìn nhận tính cách

    hư vô của mình, con người khẩn cầu Chúa tha thứ.

    10.Theo luật Hội Thánh, đến tuổi nào thì buộc phải

    giữ chay và kiêng thịt? Theo luật Hội Thánh, mọi

    người từ tuổi thành niên (tức là 18 tuổi trọn; GL 97) cho

    đến khi bắt đầu 60 tuổi thì buộc phải giữ chay (GL

    1252 ). Còn luật kiêng thịt buộc những người từ 14 tuổi

    trọn trở lên.

    11.Giáo Hội buộc ta phải giữ chay và kiêng thịt vào

    những ngày nào? Giáo Hội buộc ta phải giữ chay và

    kiêng thịt vào hai ngày thứ Tư Lễ Tro và ngày thứ Sáu

    Tuần Thánh (x. GL 1251). Việc chay tịnh của Hội Thánh

    vào hai ngày này nói lên ý muốn đền tội và từ bỏ tội lỗi

    và đó cũng là một sự chuẩn bị để mừng lễ Phục Sinh.

    12.Phụng vụ ngày thứ Tƣ Lễ Tro gợi lên cho tín hữu

    những gì? Phụng vụ ngày thứ Tư Lễ Tro gợi lên cho tín

    hữu ý thức về thân phận thụ tạo tội lỗi của mình. Khi

    nhận tro rắc lên đầu, tín hữu được nhắc nhớ: “hãy nhớ

    mình là tro bụi và sẽ trở về bụi tro”.

    13.Tại sao Chúa nhật thứ VI Mùa Chay đƣợc gọi là

    Chúa nhật Lễ Lá? Chúa nhật bắt đầu Tuần Thánh gọi

    là Chúa nhật Lễ Lá, vì có cuộc kiệu lá để kỷ niệm việc

    Chúa Giêsu long trọng tiến vào thành thánh Giê-ru-sa-

    lem để hoàn tất Mầu Nhiệm Vượt Qua của Người. Tục lệ

    này khởi đầu tại Giê-ru-sa-lem vào cuối thế kỷ thứ IV.

    14.Nghi thức làm phép lá và rƣớc lá nhắc nhở chúng

    ta điều gì? Nghi thức làm phép lá và rước lá nêu cao

    vương quyền của Đức Kitô, đồng thời để giúp chúng ta

    sống lại cảnh tượng Chúa Kitô khải hoàn tiến vào Giê-ru

    -sa-lem. Người muốn tỏ uy quyền và vinh quang của

    Người để chúng ta bền vững, tin tưởng và trung thành

    với Người.

    15.Tuần Thánh là gì? Tuần Thánh là tuần lễ chủ yếu của

    năm Phụng vụ, bắt đầu từ Chúa nhật Lễ Lá đến Chúa

    nhật Phục Sinh.

    16.Trong tuần Thánh, Giáo Hội cử hành những

    cuộc tƣởng niệm nào? Trong Tuần Thánh, Giáo Hội cử

    hành cách đặc biệt hơn các biến cố trong những ngày

    cuối cùng của Chúa Giêsu, tức là cuộc khổ nạn, cái chết

    và sự Phục Sinh của Người. Trong tuần lễ này, Tam

    Nhật Vượt Qua là những ngày quan trọng nhất.

    17.Hằng năm, ngƣời Do Thái mừng lễ Vƣợt Qua để

    làm gì? Hằng năm người Do Thái mừng lễ Vượt Qua để

    tưởng nhớ lại biến cố Vượt Qua Biển Đỏ mà ngợi khen,

    cảm tạ Thiên Chúa đã yêu thương giải thoát họ khỏi

    cảnh nô lệ Ai Cập, và nhắc nhở họ phải sống xứng đáng

    là dân riêng của Chúa.

    GIÁO LÝ MÙA CHAY

  • GIÁO LÝ MÙA CHAY

    18. Hội Thánh cử hành Tam Nhật Vượt Qua với mục đích nào? Hội Thánh cử hành Tam Nhật Vượt

    Qua để cho ta thấy trước và sống trước những thực tại của ngày cánh chung, ngày mà Chúa Kitô sẽ tập

    hợp tất cả chúng ta lại trong Nước của Cha Người. Mầu nhiệm Thương Khó và Phục Sinh của Chúa

    Giêsu đã khơi mào và bảo đảm cho ta được hưởng ngày hồng phúc ấy. Hơn nữa, Hội Thánh dùng Tam

    Nhật Vượt Qua để đón nhận những con cái mới được sinh ra trong ân sủng, để giao hòa những hối nhân

    và canh tân đời sống những người đã được thanh tẩy.

    19. Tam Nhật Vượt Qua có ý nghĩa gì đối với Kitô hữu? Tham dự Tam Nhật Vượt Qua, tín hữu được

    sống với Đức Kitô trong bữa Tiệc Ly, theo Người lên Núi Sọ, bước vào chốn an nghỉ của Người và chiêm

    ngắm Người Phục Sinh vinh hiển.

    20. Tại sao Tam Nhật Vượt Qua lại là trung tâm điểm của Phụng vụ Kitô giáo? Tam Nhật Vượt Qua

    là trung tâm điểm của Phụng vụ Kitô giáo, bởi vì tất cả nền Phụng vụ của Hội Thánh đều phát xuất từ

    mầu nhiệm Vượt Qua của Đức Kitô: khổ nạn, chịu chết và phục sinh. Ngày Chúa Phục Sinh là ngày lễ

    Mẹ của mọi ngày Chúa nhật trong năm; Thánh Lễ nào cũng đều tưởng niệm và tái diễn công cuộc Vượt

    Qua của Đức Kitô.

    21. Trong ngày thứ Năm Tuần Thánh, Hội Thánh cử hành những nghi thức long trọng nào? •

    Thánh Lễ Truyền Dầu được cử hành vào ban sáng do Đức Giám mục Giáo phận chủ tế cùng với Linh

    mục đoàn để làm phép dầu Bệnh Nhân, dầu Dự Tòng và để thánh hiến Dầu Thánh.• Thánh lễ tưởng

    niệm bữa Tiệc Ly của Chúa Giêsu được cử hành ban chiều để nhắc nhớ việc Chúa Giêsu thiết lập Bí tích

    Thánh Thể. Thánh lễ này khai mạc Tam Nhật Vượt Qua.

    22. Phụng vụ chiều thứ Năm Tuần Thánh, Giáo Hội tưởng niệm những biến cố gì? Trước hết là

    tưởng niệm bữa Tiệc Ly của Chúa Giêsu, việc Ngài thiết lập Bí tích Thánh Thể và chức Linh mục, cũng

    như nghi thức rửa chân, biểu tượng tình yêu phục vụ của Đức Kitô.

    23. Khi cử hành nghi thức rửa chân, Giáo Hội muốn nhắc nhở chúng ta điều gì? Chính vì yêu

    thương mà Chúa Giêsu đã hạ mình xuống rửa chân cho các môn đệ, như đầy tớ rửa chân cho chủ. Qua

    nghi thức này, Giáo Hội muốn nhắc nhở chúng ta phải noi gương Đức Kitô trong tinh thần phục vụ:

    “Phục vụ vì yêu thương”.

    24. Kinh Thánh cho ta biết tâm trạng của Chúa Giêsu trong vườn Ghết-xê-ma-ni thế nào? Trong

    vườn Ghết-sê-ma-ni, Chúa Giêsu cảm thấy sợ sệt, buồn rầu và xao xuyến. Người đã xin Chúa Cha cho

    khỏi qua giờ đau khổ, khỏi phải uống chén đắng này. Tuy nhiên, dầu sợ hãi, Người cũng sẵn sàng chết,

    nếu đó là Thánh ý Chúa Cha: “nhưng xin đừng theo ý Con, mà xin theo ý Cha”.

    25. Chén đắng mà Chúa Giêsu xin Chúa Cha cho Ngài khỏi uống ám chỉ điều gì? Chén đắng ở đây

    ám chỉ những thử thách và những đau khổ mà Đức Giêsu sắp phải chịu. Đó chính là cuộc thương khó

    của Ngài.

    26. Trọng tâm của việc cử hành chiều ngày thứ Sáu Tuần Thánh là gì? Tại sao? Trọng tâm của việc

    cử hành chiều thứ Sáu Tuần Thánh là nghi thức suy tôn và kính thờ Thánh Giá, vì nhờ Thánh Giá mà

    ơn cứu độ được ban cho chúng ta.

    27. Trên Thập Giá, Đức Giêsu đã nói những lời nào? • Lời thứ nhất: Đức Giêsu cầu nguyện với Chúa

    Cha xin Người tha cho những kẻ làm khổ mình: “Lạy Cha xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm”

    (Lc 23, 34);• Lời thứ hai: Đức Giêsu chấp nhận lời xin của tên trộm bị đóng đanh cùng: “Tôi bảo thật

    anh, hôm nay anh sẽ được ở với Tôi trên Thiên Đàng” (Lc, 23, 43);• Lời thứ ba: Đức Giêsu trao gửi

    Thánh Gioan cho Đức Mẹ: “Thưa Bà, đây là Con Bà” (Ga 19,26);• Lời thứ bốn: Đức Giêsu trao gửi Đức

    Mẹ cho Thánh Gioan: “Đây là Mẹ của anh” (Ga 19,27);• Lời thứ năm: Đức Giêsu than thở với Chúa

    Cha: “Lạy Thiên Chúa, lạy Thiên Chúa của Con, sao Ngài bỏ rơi Con!” (Mt 27, 46);• Lời thứ sau: Đức

    Giêsu phó thác linh hồn cho Chúa Cha: “Lạy Cha, Con xin phó thác linh hồn Con trong tay Cha” (Lc

    23, 46);• Lời thứ bảy: Đức Giêsu kêu khát và sau khi uống chút giấm chua, Đức Giêsu nói: “Thế là mọi

  • sự đã hoàn tất”. Rồi Người tắt thở. (Ga 19, 30).

    28. Khi chết trên Thập Giá, Đức Kitô muốn nói với chúng ta điều gì? Đức Kitô muốn nói rằng Thiên

    Chúa yêu thương chúng ta vô cùng: “Không có tình yêu nào lớn lao cho bằng tình yêu của người dám

    hy sinh mạng sống mình vì người mình yêu” (Ga 15, 13).

    29. Tại sao gọi tình yêu của Thiên Chúa là tình yêu cứu chuộc? Chúng ta gọi tình yêu của Thiên

    Chúa là tình yêu cứu chuộc vì qua hy lễ của Đức Kitô, tình yêu Thiên Chúa giải thoát loài người khỏi

    ách nô lệ tội lỗi và sự chết. (Rm 5, 8).

    30. Khi chiêm ngắm Chúa Giêsu chết trên Thập Giá, chúng ta phải có những thái độ nào? • Suy

    tôn: vì Chúa đã chiến thắng sự chết; • Cảm phục: vì Chúa đã hy sinh chịu chết;• Cảm mến: vì Chúa đã

    dùng cái chết để tỏ lòng yêu thương ta;• Tri ân: vì Chúa đã chịu chết để chuộc tội cho ta;• Ngưỡng mộ:

    vì Chúa muốn chúng ta noi theo Người: “Ai muốn theo Ta, thì hãy bỏ mình và vác thập giá mình mà

    theo”; Vì thế, chúng ta giục lòng ăn năn tội và quyết tâm sống mỗi ngày đẹp lòng Chúa hơn.

    31. Ngày thứ Bảy Tuần Thánh, Giáo Hội muốn chúng ta làm gì? Ngày thứ Bảy Tuần Thánh, Giáo Hội

    mời gọi chúng ta cùng với Mẹ Maria cầu nguyện bên Mồ Chúa, cùng Người suy ngắm các đau khổ, cái

    chết và việc mai táng của Chúa Giêsu trong niềm hy vọng và tin tưởng.

    32. Trên hình Thánh Giá ở cây nến Phục Sinh, Linh mục ghim năm hạt hợp hương mang ý nghĩa

    gì? Trên hình Thánh Giá ở cây nến Phục Sinh, năm hạt hợp hương chính là biểu tuợng năm dấu đanh

    của Chúa Giêsu (dấu đanh trên cổ tay trái, dấu đanh trên cổ tay hữu, dấu đanh trên cổ chân trái, dấu

    đanh trên cổ chân phải, và dấu đanh bên cạnh sườn của Chúa Giêsu).

    33. Dấu Thánh Giá mang ý nghĩa gì? Thánh Giá là dấu chỉ của sự cứu độ. Khi làm dấu Thánh giá,

    chúng ta nhận biết mình thuộc về Chúa Kitô và bày tỏ niềm tin vào Chúa Kitô, Đấng đã chết trên

    Thánh giá để cứu chuộc chúng ta.

    VietCatholic News (09 Mar 2011 09:14)

    Liên Đoàn CGVNHK

  • TRANG 3 # 62, THÁNG 4 NĂM 2011 ĐỒNG HÀNH

    Thương khó trích Phúc Âm Thánh Matthêu (26:14-

    27:66) nói về cuộc thương khó của Chúa Giêsu: Từ

    bữa ăn tình thương, rồi đến vườn Giệtsimani, rồi

    cuộc khổ nạn, vác Thánh Giá và chết trên Thánh

    Giá.

    Sau Chúa Nhật Lễ Lá, chúng ta bắt đầu Tuần

    Thánh. Trong Thánh Lễ ngày thứ hai, thứ ba, thứ tư,

    các bài đọc đều nói đến cuộc thương khó của Chúa

    Giêsu. Đặc biệt ngày thứ Năm, thứ Sáu, thứ Bảy

    Tuần Thánh được gọi là Tam Nhật Thánh. Thứ Năm

    Tuần Thánh kỷ niệm việc Chúa Giêsu và các tông đồ

    ăn bữa ăn tình thương (tiệc ly): Chúa Giêsu cúi

    xuống rửa chân cho các tông đồ để dạy chúng ta

    phải học hạ mình xuống để phục vụ mọi người và

    Chúa Giêsu lập bí tích Thánh Thể và bí tích Truyền

    Chức Thánh. Hôm nay buổi sáng không có Thánh lễ

    tại các giáo xứ, chỉ có một Thánh lễ sáng tại nhà thờ

    chánh tòa địa phận do Đức Giám Mục giáo phận

    chủ tế và các Linh Mục đồng tế. Trong thánh lễ có

    nghi thức tuyên hứa về Chức Thánh của Đức Giám

    Mục và các linh mục, và phần làm phép Dầu

    Thánh để phân phối về các giáo xứ. Buổi chiều

    thườg chỉ có một Thánh lễ tại mỗi giáo xứ. Trong

    Thánh lễ, sau bài Phúc Âm có nghi thức rửa chân,

    nhắc nhở chúng ta về việc Chúa Giêsu đã hạ mình

    xuống rửa chân cho các tông đồ để dạy chúng ta bài

    học khiêm tốn phục vụ lẫn nhau.

    (Xin xem tiếp bài: Tìm Hiểu về Tuần Thánh và Đại

    Lễ Phục Sinh trong www.cdmartin.org).

    (tiếp theo trang 1 - Lá Thư Mục Vụ)

    Ban Giáo Lý xin cộng đoàn hiệp lời cầu nguyện

    và cùng tham dự Thánh Lễ Thứ 5 Tuần Thánh,

    Thứ Sáu Tuần Thánh và Đại Lễ Vọng Phuc

    Sinh tại Giáo Xứ St. Michael để nói lên sự hiệp

    nhất giữa con cái Chúa, và cầu nguyện đặc biệt

    cho tất cả những ai lãnh nhận 3 Bí Tích Khai

    Tâm trong Đại Lễ Vọng Phục Sinh, trong đó có

    cô Vy Nguyễn và Anh Tam Nguyễn. Nguyện

    xin 3 Ngôi Thiên Chúa luôn ở cùng họ qua Bí

    Tích khai tâm: BT.Rửa Tội, BT. Mình Máu

    Thánh Chúa và BT. Thêm Sức là 3 Bí Tích mở

    đầu sự sống mới trong tình yêu cứu chuộc và

    sống lại của Chúa Giêsu, Ngôi Hai Thiên Chúa

    BAN GIÁO LÝ

    1.Cám ơn toàn thể cộng đoàn, các đoàn thể, ban

    ngành , cá nhân đã đóng góp tích cực cho

    buổi Tĩnh Tâm Mùa Chay của cộng đoàn

    trong những ngày qua 18-3 đến 20-3-2011.

    Quí vị đã đến tham dự và hy sinh thời gian,

    công sức, tài chánh… giúp tổ chức các buổi

    tĩnh tâm đạt được kết qủa tốt đẹp.

    2.Nguyện xin Chúa Chúc lành trên những việc

    Quí Vị đã làm cho sáng Danh Chúa và giúp

    Cộng đoàn thăng tiến mỗi ngày tốt đẹp hơn.

    3.Ban thường vụ cộng đoàn St. Martin Olympia

    sẽ chấm dứt nhiệm kỳ 2009-2011 vào cuối

    tháng Sáu 2011 và sẽ thành lập Ban Điều

    Hành Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam

    Olympia mới theo qui định của giáo xứ St.

    Michael và Văn phòng Mục Vụ Việt Nam

    TGP. Seattle.

    4.Chương trình Đại Lễ Phục Sinh 2011 không

    có chương trình riêng của cộng đoàn bằng

    tiếng Việt. Kính mời quí vị tham gia chương

    trình Lễ Phục Sinh của các Giáo xứ Mỹ. Riêng

    giáo xứ St. Michael chúng ta cùng cộng tác

    trong Thứ Năm, Thứ Sáu Tuần Thánh và Đại

    Lễ Phục Sinh.

    BAN THƯỜNG VỤ HĐMV

    Tạ ơn Chúa và cám ơn cha Tuyên Úy đã nâng

    đỡ chúng con bằng sự hiện diện của cha trong

    buổi họp, cám ơn qúy phụ huynh đã đáp lời

    mời gọi của Chúa cùng chúng con bước vào

    Cánh Đồng Truyền Giáo sẵn sàng giúp đòan

    chúng con trong mọi công việc. Chúng con

    cũng xin được giới thiệu anh Hiền Giang và

    anh Đông Nguyễn vẫn tiếp tục nhận sứ mệnh

    liên lạc. Và 2 anh sẽ gửi đến qúy phụ huynh

    vắng mặt trong buổi họp tin tức giữa cha và quý

    phụ huynh mà các trưởng và trợ tá không được

    biết. Nguyện xin bình an và tình yêu của Chúa

    Giêsu Thánh Thể ở cùng cha Tuyên Úy và qúy

    vị, đặc biệt trong mùa Chay Thánh.

    Trong Chúa, kính—Tr.Tá Hòa, Thay mặt Đoàn

    ĐOÀN TNTT Emmanuel

    Bắt đầu từ tháng Tư, Hội Con Đức Mẹ sẽ đọc

    kinh tôn kính Đức Mẹ vào lúc sáu giờ chiều Chủ

    Nhật, vào tuần lễ thứ hai, thứ tư và thứ năm

    hàng tháng tại Hội Trường Evergreen.

    ĐỌC KINH TÔN KÍNH ĐỨC MẸ

    TIN TỨC & SINH HOẠT

  • Cuts * Perms * Color * Style

    * Waxing * Facial * Up-do

    * Hair Straightening

    1540 Cooper Point Rd. Ste.

    400, Olympia, WA 98502

    HAIR TOUCH

    Walk-ins welcome

    360-352-4727

    WestsideWestside Professional Full Service on Hair & Nails

    for Men & Women

    Hair Cuts * Perms * Colors * Foils * Up Do’s * Nails

    Acrylic * Manicures * Spa Pedicures * AirBrush

    Waxing * Facial & Permanent Make-Up

    1803 Harrison Ave. NW, Olympia, WA 98502

    Stylist/Tech: Trang Bui, Cell: 360-481-3313

    360-753-0788 Mon-Sat: 9:30AM-7:00PM

    Hair & Nails Salon

    Walk-ins welcome

    Cộng Đoàn Công Giáo Martin De Porres sinh họat tại Giáo Xứ Saint Michael. Cộng đoàn hiệp thông cùng dâng thánh lễ vào Chúa Nhật thứ 1 và thứ 3 hàng tháng, lúc 3 giờ trưa tại nhà thờ St. Michael (West side chapel), 1835 Overhulse Rd NW,

    Olympia, WA 98502. Muốn biết thêm chi tiết về cộng đoàn hoặc các sinh hoạt của các đoàn thể trong cộng đoàn, và các ý kiến đóng góp, xin liên hệ: Ban Thường Vụ Hội Đồng Mục Vụ Công Đoàn Công Giáo St. Martin De Porres

    2630 Dundee Pl. NW, Olympia, WA 98502, e-mail: [email protected], website: www.cdmartin.org

    Linh Mục Tuyên Úy : An Phong Trần Đức Phương

    Ban Thường Vụ Hội Đồng Mục Vụ Cộng Đoàn:

    Chủ Tịch : Ông Nguyễn Văn Tịnh

    Phó Chủ Tịch : Ông Nguyễn Xuân Tuyến

    Thư ký: :

    Phụng Vụ : Bà Nguyễn Thanh Hương

    Thủ Qũy : Bà Nguyễn Thị Sang

    Tài Chánh : Bà Lê Diễm Trang

    Xã Hội : Bà Nguyễn Thị Diệu

    Ban Giáo Lý : Bà Dương Khánh Hòa

    Thông Tin & Báo Chí: Hoàng Minh Tuấn

    Bí tích xức dầu khẩn cấp: (360) 943-4568, cha Đức (366) 458-3031

    Các vấn đề mục vụ (hôn nhân, tang chế, học giáo lý, rửa tội), xin liên lạc

    tiếng Việt: (360) 866-3751, tiếng Anh: (360) 754-4667 ext. 119

    Xin lễ, xin đọc kinh cầu nguyện, liên lạc Ban Thường Vụ trước và sau

    thánh lễ tiếng Việt tại cuối nhà thờ.

    Các đoàn thể và cộng đoàn muốn đăng bài viết, thông báo, quảng cáo

    trên bản tin Đồng Hành, xin liên lạc trước ngày 20 của tháng trước:

    Hoàng Minh Tuấn [email protected] hoặc (360) 539-9188

    Các số điện thoại liện lạc

    TIẾNG VIỆT CÒN, NGƯỜI VIỆT CÒN

    Mọi chi tiết xin liên lạc cô Trần Thị Mỹ Dung: (360) 456-2360

    Địa điểm: Lutheran Church of Good Shep-

    herd

    1601 North St. SE., Olympia, WA 98501

    Thời gian: mỗi tối Thứ Sáu, từ 7 giờ đến 9

    giờ.

    Lớp học: từ lớp Mẫu giáo đến lớp Sáu

    Môn học: Đọc và viết Tiếng Việt

    Điều kiện: trẻ em từ 5 tuổi trở lên

    Học phí: mỗi học sinh $150.00/trọn năm học -

    anh em cùng gia đình, từ em thứ hai trở đi

    $100.00/trọn năm học. Bao gồm sách giáo khoa

    TRƢỜNG VIỆT NGỮ HÙNG VƢƠNG

    Ban giảng huấn

    kêu gọi các anh chị

    có khả năng sư

    phạm tham gia

    giảng dạy Tiếng

    Việt cho con em

    chúng ta.

    Xin quí vị cập nhật (Update) danh sách cộng đoàn khi thay đổi số điện thoại hay địa chỉ. Nếu quí vị chưa ghi danh trong

    danh sách Cộng Đoàn Công Giáo Thánh Martin hoặc mới đến hay mới thành lập gia đình riêng, xin ghi danh để Ban

    Thường Vụ tiện liên lạc. Quí Vị có thể ghi danh sau mỗi thánh lễ Việt Nam hoặc gọi cho Ban Thường Vụ. Số điện thoại

    của Chủ Tịch là 360-943-4568. Chân thành cảm ơn Quí Vị.

    Thu: $2,125.00

    Chi: $1,991.23

    Tháng 3

    Thu: $1,277.00

    Chi: $1,776.63

    Tĩnh Tâm