notes - international labour organization

45

Upload: others

Post on 16-Oct-2021

9 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: NOTES - International Labour Organization

NOTES

IA Toolkit for Sri Lankan Journalists |

Page 2: NOTES - International Labour Organization

II | Reporting on Forced Labour and Fair Recruitment

NOTES

Page 3: NOTES - International Labour Organization

NOTES

IIIA Toolkit for Sri Lankan Journalists |

ĐƯA TIN VỀ VẤN ĐỀ CƯỠNG BỨC LAO ĐỘNG VÀ TUYỂN DỤNG CÔNG BẰNG

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN CỦA ILO DÀNH CHO CÁC NHÀ BÁO VIỆT NAMVăn phòng ILO tại Việt Nam gồm Jane Hodge, Trần Quỳnh Hoa, Nguyễn Thị Mai Thủy và Alan Hewson biên soạn lại cho Việt Nam.

Page 4: NOTES - International Labour Organization

IV | Reporting on Forced Labour and Fair Recruitment

NOTES

Các ấn phẩm của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) có bản quyền được bảo vệ theo Nghị định thư 2 của Công ước Bản quyền Toàn cầu. Tuy nhiên, người đọc vẫn có thể trích dẫn các đoạn ngắn mà không cần xin phép, với điều kiện là phải dẫn nguồn đầy đủ. Để xin phép sao chép hoặc dịch lại tài liệu này, vui lòng nộp đơn cho ILO Publications (Quyền và Cấp phép), Văn phòng Lao động Quốc tế, CH-1211 Geneva 22, Thụy Sĩ hoặc qua email: [email protected]. Tổ chức Lao động Quốc tế ILO hoan nghênh việc này.

Các thư viện, tổ chức hoặc những người dùng khác có đăng ký với các tổ chức về quyền sao chép có thể tạo các bản sao theo giấy phép đã được cấp cho mục đích này. Truy cập www.ifrro.org để liên hệ với các tổ chức về quyền sao chép tại nước bạn.

Đưa tin về vấn đề cưỡng bức lao động và việc tuyển dụng công bằng: Tài liệu hướng dẫn của ILO dành cho báo chíCưỡng bức lao động / tuyển dụng công bằng / di cư lao động / báo chí / nhà báo / truyền thông / buôn người

Vụ điều kiện làm việc và Bình đẳng, Cục Lao động Di cư và vụ Quản trị và Cơ chế ba bên, Vụ Nguyên tắc cơ bản và Quyền tại nơi làm việc

ISBN: 9789220338803 (Bản in)ISBN: 9789220338810 (Web PDF)

Tổ chức Lao động Quốc tế tại Việt Nam

Ấn phẩm này (bao gồm bản dịch tiếng Việt) trích xuất, điều chỉnh và sao chép từ nguồn sau:ISBN: 978-92-2-133006-6 (print); 978-92-2-133007-3 (web pdf). Tài liệu hướng dẫn dành cho các nhà báo> Đưa tin về lao động cưỡng bức và tuyển dụng công bằng. Geneva (2019), ISBN: 978-92-2-133006-6 (print); 978-92-2-133007-3 (web pdf)

Các chỉ định được sử dụng trong các ấn phẩm của ILO phù hợp với thông lệ của Liên Hợp Quốc và việc giới thiệu tài liệu này không ngụ ý thể hiện bất kỳ ý kiến nào của Tổ chức Lao động Quốc tế liên quan đến tính pháp lý của bất kỳ quốc gia, khu vực hoặc lãnh thổ nào cũng như tính pháp lý của chính quyền quốc gia, hoặc liên quan đến việc phân định biên giới của quốc gia đó.

Trách nhiệm đối với các ý kiến thể hiện trong các bài báo, nghiên cứu và các đóng góp khác chỉ thuộc về tác giả của các tài liệu đó và việc xuất bản tài liệu không phải là sự chứng thực của Tổ chức Lao động Quốc tế về các ý kiến thể hiện trong đó.

Sự xuất hiện tên của các công ty, các sản phẩm và quy trình thương mại trong tài liệu không ngụ ý thể hiện sự xác nhận và tán thành của Tổ chức Lao động Quốc tế ILO; và việc không đề cập đến một công ty, sản phẩm thương mại hoặc quy trình cụ thể không phải là dấu hiệu của sự từ chối hay bác bỏ.

Thông tin về các ấn phẩm và sản phẩm kỹ thuật số của ILO được đăng tại: www.ilo.org/publns.

Page 5: NOTES - International Labour Organization

NOTES

VA Toolkit for Sri Lankan Journalists |

Tài liệu hướng dẫn này được Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) biên soạn. ILO là một cơ quan chuyên môn của Liên hợp quốc. Từ năm 1919 đến nay, ILO đã cùng các chính phủ, người sử dụng lao động và người lao động của 187 quốc gia thành viên thiết lập các tiêu chuẩn lao động, xây dựng các chính sách và đưa ra các chương trình thúc đẩy việc làm bền vững cho cả phụ nữ và nam giới.

Trong khuôn khổ Sáng kiến Tuyển dụng Công bằng, tài liệu hướng dẫn này được biên soạn hướng đến việc thúc đẩy các đóng góp cho chiến dịch TOGETHER của Liên Hợp Quốc, thúc đẩy sự tôn trọng, an toàn và nhân phẩm cho người tị nạn và người di cư, và cho chiến dịch 50 vì Tự do (50 for Freedom), nhằm mục đích huy động sự ủng hộ phê chuẩn Nghị định thư về lao động cưỡng bức của ILO.

Tài liệu này cũng nhằm mục đích đóng góp thêm cho Liên minh 8.7, một chương trình hợp tác toàn cầu nhằm cam kết đạt được Mục tiêu 8.7 của các Mục tiêu phát triển bền vững trong việc xóa bỏ lao động cưỡng bức, nô lệ hiện đại, buôn bán người và lao động trẻ em trên toàn thế giới.

Nhiều tổ chức và cá nhân đã đóng góp cho bộ công cụ này, bao gồm Liên đoàn Nhà báo Quốc tế (IFJ), nhân viên ILO ở nhiều văn phòng quốc gia, và các nhà báo từ nhiều nước trên thế giới. Bộ Thuật ngữ thân thiện với truyền thông (Media-Friendly Glossary) của tài liệu này được biên soạn cùng Liên minh các nền văn minh Liên hợp quốc (UNAOC) và thuộc bản quyền chung của hai tổ chức.

Nguyên tác bộ tài liệu này do nhóm tác giả Charles Autheman, Kevin Burden, Cassandre Guibord Cyr, Nicolás Castellano, Lou Tessier, Jane Colombini, Maria Gallotti, Mélanie Belfiore and Clara van Panhuys xây dựng dựa trên những bài học rút ra từ một số chương trình truyền thông của ILO và các cơ quan khác, cũng như dựa trên bề dày kinh nghiệm của IFJ. Nhóm tác giả xin gửi lời cảm ơn đến Joanne Land-Kazlauskas, người đã chỉnh sửa ngôn ngữ của ấn phẩm gốc. Bộ tài liệu này đã được nhóm chuyên gia từ ILO biên soạn lại cho Việt Nam, bao gồm: Bà Jane Hodge, Bà Trần Quỳnh Hoa, Ông Alan Hewson và Bà Nguyễn Thị Mai Thủy.

Nhóm tác giả của tài liệu hướng dẫn và các tác giả của các tác phẩm báo chí khác nhau được đề cập đến trong tài liệu này chịu trách nhiệm về nội dung và mọi ý kiến thể hiện trong ấn phẩm. Tài liệu này không thể hiện bất kỳ quan điểm chính thức nào của ILO.

LỜI NÓI ĐẦU

Page 6: NOTES - International Labour Organization

VI | Reporting on Forced Labour and Fair Recruitment

NOTES

Page 7: NOTES - International Labour Organization

NOTES

1A Toolkit for Sri Lankan Journalists |

MỤC LỤC01

MỤC 1.1 – THỐNG NHẤT THUẬT NGỮ

MỤC 2.1 – CÔNG TÁC CHUẨN BỊ

MỤC 3.1 – NGUỒN LỰC

MỤC 4.1 – SỬ DỤNG LOẠI HÌNH BÁO CHÍ NÀO?

MỤC 5.1 – TÁC ĐỘNG, GIẢI THƯỞNG VÀ CHUYÊN MÔN HÓA

MỤC 1.2 – CƯỠNG BỨC LAO ĐỘNG

MỤC 2.2 – TÌM ĐỀ TÀI

MỤC 3.2 – AN TOÀN

MỤC 4.2 – VIẾT BÀI THEO CHUỖI

MỤC 5.2 – MỘT SỐ LỜI KHUYÊN CUỐI

MỤC 1.3 – CƠ HỘI VIỆC LÀM BỀN VỮNG THÔNG QUA TUYỂN DỤNG CÔNG BẰNG

MỤC 2.3 – CÓ ĐƯỢC SỰ ỦNG HỘ

MỤC 3.3 – NGUỒN THÔNG TIN

MỤC 4.3 – BẠN ĐÃ SẴN SÀNG CHƯA?

MỤC 1.4 – KHUNG PHÁP LÝ

03

12

22

28

33

03

13

23

30

35

05

20

25

32

07

03

12

22

28

33

CHƯƠNG 1. HIỂU RÕ CÂU CHUYỆN

GIỚI THIỆU

CHƯƠNG 2. TÌM ĐỀ TÀI

CHƯƠNG 3. CHUẨN BỊ TƯ LIỆU

CHƯƠNG 4. KỂ LẠI CÂU CHUYỆN

CHƯƠNG 5. THEO DÕI ĐỀ TÀI

Page 8: NOTES - International Labour Organization

2 | Reporting on Forced Labour and Fair Recruitment

NOTES

Page 9: NOTES - International Labour Organization

1Tài liệu hướng dẫn của ILO dành cho các nhà báo tại Việt Nam |

LÝ DO SỬ DỤNG BỘ TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN Bộ tài liệu hướng dẫn này được biên soạn để giúp các nhà báo và phóng viên viết tin bài về tuyển dụng công bằng và vấn đề cưỡng bức lao động. Người đọc không cần phải có kiến thức nền trước khi đọc tài liệu hướng dẫn này. Bạn có thể tham khảo nội dung tài liệu theo tốc độ phù hợp với bản thân mình.

Chúng tôi khuyến nghị người đọc nên đọc theo thứ tự tài liệu đã đề ra, tuy nhiên việc này là không bắt buộc. Nếu bạn không có nhiều thời gian, bạn có thể tìm trước trong tài liệu phần có thông tin mà mình cần, và sau đó đọc tiếp những phần khác để mở mang kiến thức của mình.

VAI TRÒ CỦA TRUYỀN THÔNG

GIỚI THIỆU

“TÔI ĐÃ PHẢI ĂN THỨC ĂN CHO CHÓ ĐỂ SỐNG”- Hugo Bachega

Maria (tên nhât vật đã được thay đổi) từ Philippines đến Brazil để làm người giúp việc cho một gia đình khá giả tại thành phố Sao Paulo.

Cô phải giúp bà mẹ của gia đình này chăm sóc ba đứa trẻ đang ở độ tuổi đi học và một em bé. Sau đó, cô phải lau dọn căn hộ rộng lớn của gia đình, dắt chó đi dạo và cho bọn trẻ đi ngủ. Cô thường phải làm việc liên tục hàng tuần liền mà không được phép nghỉ một ngày nào. Vì bận việc, cô cũng thường xuyên không có thời gian để ăn. Cho đến một buổi sáng, Maria thức dậy và thấy đau bụng vì chưa ăn gì, tuy nhiên cô vẫn còn nhiều việc phải làm. Phải hàng tiếng đồng hồ sau đó cô mới kiếm được cái gì đó để bỏ bụng: đó là khi cô đang nấu thịt cho con chó của gia đình và quyết định giữ lại một nửa để ăn.

“Để sống, tôi chẳng có lựa chọn nào khác cả”. Maria đã phải trả $2000 (tương đương £1,500) cho công ty tuyển dụng. Gia đình thuê cô trả cho công ty này $6000, kèm theo đó là chi phí máy bay tới Brazil.

Điều mà không ai nói cho những người lao động khi ứng tuyển là: họ chỉ có thể lấy visa nếu như có việc làm. Nghĩa là kể cả khi người lao động cảm thấy điều kiện lao động tồi tệ, họ cũng không thể bỏ việc và đi kiếm việc làm mới. Và để có giấy phép làm việc mới, họ buộc phải rời Brazil.”

Đọc toàn bộ câu chuyện đăng tải vào ngày 11 tháng 12 năm 2017 theo đường link https://www.bbc.com/news/world-latin-america-41857444

Page 10: NOTES - International Labour Organization

Là con người, chúng ta có thể thấy phẫn nộ khi đọc câu chuyện này. Là một nhà báo, bạn có thể đưa ra những hành động thực tế.

Các nhà báo có tiếng nói mà nhiều người dân bình thường khác không có. Họ có khả năng đưa ra ánh sáng những hành vi ngược đãi, vi phạm quyền con người, cũng như báo động cho người đọc về những sai phạm này. Nhà báo có cơ hội thay đổi ý kiến của dư luận, thậm chí là thay đổi chính sách và tác động đến cuộc sống của người lao động. Bên cạnh đó, các nhà báo cũng có nghĩa vụ đạo đức rõ ràng, đó là không làm cho vấn đề trở nên tồi tệ hơn. Điều này có thể xảy ra khi các phóng viên và biên tập viên sử dụng ngôn ngữ mang tính miệt thị người lao động hoặc cố tình dùng các tiêu đề giật gân.

Viết tin bài về các vấn đề nhân quyền như cưỡng bức lao động và tuyển dụng công bằng không giống như viết tin bài thông thường. Nhà báo phải mất nhiều thời gian hơn cho công tác điều tra, phỏng vấn nhiều nguồn khác nhau, song song với đó là cân nhắc và xác minh các thông tin này.

Nhiều tin bài về vấn đề cưỡng bức lao động và tuyển dụng công bằng được coi là “glocal” (global + local). Những tin bài này có tác động tại địa phương (local) và có thể tạo ra ảnh hưởng tới toàn cầu (global). Ví dụ, những người lao động đang mắc kẹt trong ngành may mặc có thể chính là những người đã làm ra quần áo mà độc giả của bạn đang mặc. Do đó, khi viết tin bài, hiểu được các tương tác kinh tế đương đại và các cơ chế sản xuất toàn cầu là rất quan trọng.

Trong phần tiếp theo, chúng tôi sẽ đưa ra một số thông tin và lời khuyên để giúp các nhà báo viết tin bài chính xác và hiệu quả hơn về vấn đề cưỡng bức lao động và tuyển dụng công bằng. Bên cạnh đó là các ví dụ về những tin bài hay và hiệu quả, cũng như lời khuyên từ các nhà báo có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực đầy thách thức này.

2 | Đưa tin về vấn đề cưỡng bức lao động và tuyển dụng công bằng

Page 11: NOTES - International Labour Organization

3A Toolkit for Sri Lankan Journalists |

HIỂU RÕ CÂU CHUYỆN

CHƯƠNG1

MỤC 1.1: THỐNG NHẤT THUẬT NGỮTrong quá trình viết tin bài về vấn đề lao động cưỡng bức và tuyển dụng công bằng, các nhà báo cần hiểu rằng một số thuật ngữ đã được định nghĩa chính thức nhưng một số thì chưa. Việc nắm rõ định nghĩa và các cách hiểu của những thuật ngữ này là một phần quan trọng trong quá trình chuẩn bị mà các nhà báo cần làm trước khi viết tin bài. Việc không hiểu rõ ý nghĩa của các thuật ngữ bạn muốn sử dụng sẽ ảnh hưởng đến việc viết tin bài một cách chính xác, cũng như gây khó khăn khi bạn muốn đặt câu hỏi cho nguồn tin của mình.

Từ điển, bộ thuật ngữ và sách hướng dẫn báo chí là những trợ thủ đắc lực giúp các nhà báo nâng cao chuyên môn cũng như chất lượng của các sản phẩm truyền thông của mình. ILO đã phát triển một bộ thuật ngữ về di cư thân thiện với truyền thông (media-friendly glossary) về di cư với tên gọi Thuật ngữ thân thiện với truyền thông về tuyển dụng công bằng và cưỡng bức lao động - phiên bản dành cho Việt Nam. Bạn có thể truy cập bộ thuật ngữ qua https://readymag.com/ITCILO/1720704/.

MỤC 1.2 – CƯỠNG BỨC LAO ĐỘNGCưỡng bức lao động có thể tồn tại ở nhiều dạng khác nhau. Nạn nhân cưỡng bức lao động thường bị lừa gạt để làm những công việc có mức lương ít ỏi, hoặc thậm chí là không có lương; do trước đó họ đã bị thao túng dẫn đến phải vay nợ hoặc bị tịch thu giấy tờ tùy thân. Một số nguyên nhân khiến người lao động dễ rơi vào hoàn cảnh này bao gồm nghèo đói, mù chữ, bị phân biệt đối xử và việc di cư.

3Tài liệu hướng dẫn của ILO dành cho các nhà báo tại Việt Nam |

Page 12: NOTES - International Labour Organization

4 | Reporting on Forced Labour and Fair Recruitment

A. CƯỠNG BỨC LAO ĐỘNG LÀ GÌ?Thuật ngữ “cưỡng bức lao động” bao gồm nhiều hình thức cưỡng chế lao động, trong đó người lao động bị buộc phải làm việc. Những người bị cưỡng bức lao động đã không có sự tự do và nhận được đầy đủ thông tin khi đồng ý thực hiện công việc và/ hoặc không được tự do nghỉ việc. Tin tức thời sự và các phương tiện truyền thông thường sử dụng những thuật ngữ như: buôn người (human trafficking), lệ thuộc vì nợ (debt bondage), lao động lệ thuộc (bonded labour) và nô lệ thời hiện đại (modern-day slavery) để mô tả các trường hợp cưỡng bức lao động. Ước tính trên thế giới có khoảng 24,9 triệu người là nạn nhân của cưỡng bức lao động. ILO cho biết nạn cưỡng bức lao động tồn tại ở hầu hết các quốc gia, cho dù đó là ở châu Á và khu vực Thái Bình Dương, Châu Âu, Trung Á, Châu Phi, các quốc gia Ả Rập hay Châu Mỹ.

B. NGƯỜI LAO ĐỘNG RƠI VÀO CẠM BẪY NHƯ THẾ NÀO?Một số người lao động dễ bị rơi vào tình trạng cưỡng bức lao động hơn do họ phải đối mặt với sự phân biệt đối xử (ví dụ: các nhóm người thiểu số) hoặc do họ bị cô lập (ví dụ: người lao động di cư). Nguy cơ lạm dụng cũng trở nên cao hơn khi đây là những công việc được thực hiện ở nơi khó giám sát, cửa kín then cài, chẳng hạn như trường hợp của những người người giúp việc gia đình.

C. LOẠI HÌNH CÔNG VIỆC NÀO HOẶC TRONG LĨNH VỰC NÀO?Cưỡng bức lao động có thể xảy ra trong bất cứ loại hình lao động nào tại thị trường lao động, trong cả các lĩnh vực chính thức và không chính thức; mặc dù một số công việc trả lương thấp sẽ có nguy cơ lạm dụng và ngược đãi cao hơn.

D. THỦ ĐOẠN TUYỂN DỤNG Các thủ đoạn cưỡng chế thường rất tinh vi và khó phát hiện. Tuyển dụng thông qua lừa gạt, bao gồm cả việc đưa ra những lời hứa không có thật, là một thủ đoạn rất phổ biến trong cưỡng bức lao động. Các nhà tuyển dụng tư nhân và các trung gian không chính thức có thể là nguồn thông tin duy nhất về việc làm mà người di cư có thể tiếp cận. Điều này giúp nhà tuyển dụng và trung gian dễ dàng nói dối người lao động về bản chất công việc và điều kiện làm việc.

E. TỘI ÁC KHÔNG BỊ TRỪNG PHẠT VÀ LỢI NHUẬN Những kẻ tuyển dụng và sử dụng lao động thiếu đạo đức thu được những khoản lợi nhuận bất hợp pháp khổng lồ. Bên cạnh đó, những sai phạm này không phải lúc nào cũng được điều tra hoặc truy tố một cách hiệu quả. Các nạn nhân và gia đình của người lao động bị mất thu nhập và kết quả là không thể thoát nghèo. Việc này cũng tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh đối với các công ty tuân thủ pháp luật và đe dọa phá hoại uy tín của toàn bộ ngành công nghiệp. Do đó, việc khắc phục đòi hỏi sự tham gia của tất cả các bên liên quan bao gồm nhà tuyển dụng, người sử dụng lao động và cơ quan quản lý nhằm đảm bảo trách nhiệm được thực hiện một cách nghiêm túc và tuân thủ luật pháp.

F. DI CƯ LAO ĐỘNG VÀ NGUY CƠ CƯỠNG BỨC LAO ĐỘNG Lao động di cư là một trong số những nhóm đối tượng dễ bị tổn thương nhất trước nạn cưỡng bức lao động. Khoảng 44% nạn nhân của cưỡng bức lao động là lao động di cư, bao gồm cả di cư trong nước hoặc quốc tế. Một khi người lao động đã rời khỏi đất nước của họ để đến một quốc gia khác, họ có thể trở nên dễ bị lợi dụng hơn, đặc biệt là khi không nói được ngôn ngữ của nước bản địa.

• Lệ thuộc vì nợ Lệ thuộc vì nợ là một trong những hình thức cưỡng bức lao động phổ biến nhất nhằm “trói buộc” người lao động. Hình thức này đang ảnh hưởng đến 51% số nạn nhân cưỡng bức lao động trong khối tư nhân. Việc chấp nhận tín dụng để trả những khoản phí như chi phí đi lại khiến người lao động ngay lập tức phải mang nợ người sử dụng lao động. Khoản nợ này sau đó có thể bị chủ nợ thao túng bằng việc đột ngột “tăng” lãi suất, hoặc thêm vào đó những khoản phí ẩn.

4 | Đưa tin về vấn đề cưỡng bức lao động và tuyển dụng công bằng

Page 13: NOTES - International Labour Organization

5A Toolkit for Sri Lankan Journalists |

• Giữ hộ chiếu Việc giữ hộ chiếu và các giấy tờ tùy thân khác là một trong những hình thức cưỡng chế phổ biến nhất, hạn chế người lao động di cư tự do di chuyển, ngăn họ tìm kiếm sự giúp đỡ và trói buộc họ trong tình trạng bị cưỡng bức lao động. Đây là một trong mười một dấu hiệu nhận biết việc cưỡng bức lao động. Ở nhiều quốc gia, đây thậm chí vẫn là một thông lệ phổ biến đối với một số loại hình lao động, ví dụ, người giúp việc nhà sống trong gia đình của chủ thuê lao động.

• Giữ lại tiền lương Tiền lương của người lao động có thể được giữ lại để trang trải chi phí nhà ở hoặc chi phí cho dụng cụ và thiết bị. Điều này dẫn đến tình huống mà người lao động trở nên phụ thuộc vào người thuê lao động để có thức ăn và chỗ ở.

G. CHẤM DỨT TÌNH TRẠNG CƯỠNG BỨC LAO ĐỘNG Cưỡng bức lao động vi phạm nghiêm trọng quyền con người cũng như luật pháp quốc tế. Cưỡng bức lao động có thể bị trừng phạt thông qua các hình phạt phản ánh mức độ nghiêm trọng của hành vi phạm tội và đủ tính răn đe để ngăn tái phạm tội. Mặc dù luật pháp của hầu hết các quốc gia đều cấm cưỡng bức lao động, buôn bán người và những hành vi đối xử với người lao động như nô lệ, đáng buồn là số vụ việc được mang ra truy tố vẫn còn rất ít.

H. TẦM QUAN TRỌNG CỦA QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT Khi thị trường lao động suy yếu và người lao động không được bảo vệ, những người lao động dễ bị tổn thương nhất sẽ có nguy cơ bị bóc lột. Trong nỗ lực thúc đẩy việc làm bền vững, ILO đã giới thiệu một số tiêu chuẩn lao động quốc tế nhằm giải quyết tình trạng lao động cưỡng bức. Một số tiêu chuẩn hướng đến lực lượng lao động nói chung trong khi một số tiêu chuẩn khác tập trung vào các vấn đề cụ thể như lao động trẻ em hoặc giúp việc gia đình. Đấu tranh với nạn cưỡng bức lao động đòi hỏi phải có sự điều tiết hiệu quả của thị trường lao động, ở cả cấp độ quốc gia và quốc tế, bên cạnh đó là việc thực thi hiệu quả luật lao động.

MỤC 1.3 – CƠ HỘI VIỆC LÀM BỀN VỮNG THÔNG QUA TUYỂN DỤNG CÔNG BẰNGTrong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu hóa, hàng triệu người lao động đang tìm kiếm cơ hội việc làm bên ngoài cộng đồng hoặc quốc gia nơi họ sinh ra và việc tuyển dụng lao động dọc theo chuỗi cung ứng toàn cầu trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Việc di cư ngày nay cũng ngày càng hướng tới việclàm. Bên cạnh đó, cũng có hàng triệu người lao động đang di cư trong chính đất nước của mình để tìm kiếm việc làm tốt hơn. Bảo đảm công bằng trong quá trình tuyển dụng là một khía cạnh quan trọng của việc đạt được cơ hội việc làm bền vững cho tất cả mọi người.

A. TUYỂN DỤNG CÔNG BẰNG LÀ GÌ?Tuyển dụng công bằng là một khái niệm không được định nghĩa trong luật quốc tế nhưng đã trở thành trọng tâm của các cuộc tranh luận quốc tế cũng như trong hoạt động của ILO. Sáng kiến Tuyển dụng Công bằng là một sáng kiến toàn cầu của ILO nhằm cải thiện các hoạt động tuyển dụng. Sáng kiến này dựa trên cách tiếp cận bốn hướng: nâng cao kiến thức toàn cầu về thực tiễn tuyển dụng quốc gia và quốc tế (1), cải thiện luật pháp, chính sách và việc thực thi luật pháp (2), thúc đẩy các thực hành tốt và công bằng trong kinh doanh (3), trao quyền và bảo vệ người lao động (4).

Khái niệm tuyển dụng công bằng được đưa vào Các nguyên tắc chung và Hướng dẫn triển khai hoạt động về Tuyển dụng công bằng của ILO. Các nguyên tắc này đề cập đến nhiều khía cạnh của quá trình tuyển dụng và cụ thể trên những khía cạnh sau:

5Tài liệu hướng dẫn của ILO dành cho các nhà báo tại Việt Nam |

Page 14: NOTES - International Labour Organization

6 | Reporting on Forced Labour and Fair Recruitment

1. Ngân hàng Thế giới (The World Bank), 2017. KNOMAD-Khảo sát về chi phí di cư của ILO. 2. https://www.ilo.org/wcmsp5/groups/public/---ed_protect/---protrav/---migrant/documents/publication/wcms_749842.pdf

• Thông tin về cơ hội việc làm Tuyển dụng công bằng bắt đầu từ những bước đầu tiên của quá trình tuyển dụng, khi thông tin về cơ hội việc làm được chia sẻ cho người lao động. Các hành vi không công bằng như lừa dối có thể xảy ra tại thời điểm này, ví dụ như việc đưa ra những lời hứa sai sự thật tại các mục tin tuyển dụng trên báo. Chính phủ các nước có thể phát hành thông cáo báo chí hoặc xuất bản những bài đăng bác bỏ các thông tin sai sự thật đó.• Tuyển dụng trực tiếp hay thông qua trung gian? Quá trình tuyển dụng có thể phức tạp và liên quan đến nhiều bên khác nhau, cả trong khu vực công và tư nhân. Càng có nhiều trung gian giữa người sử dụng lao động và người lao động thì nguy cơ sai phạm cũng càng lớn. Một trong những vấn đề phổ biến mà người lao động gặp phải là phí tuyển dụng hoặc các phụ phí khác, bao gồm cả gián tiếp và trực tiếp. Các nguyên tắc chung và hướng dẫn triển khai hoạt động tuyển dụng công bằng của ILO có quy định về việc không được bắt buộc người lao động phải trả phí tuyển dụng hoặc các chi phí liên quan. Dù vậy, tại nhiều quốc gia, việc người lao động phải trả một phần hay toàn bộ chi phí tuyển dụng vẫn là hợp pháp. Ngoài ra, việc nắm được toàn bộ các chi phí mà người lao động cuối cùng sẽ phải trả cũng rất quan trọng. Những khoản phí này có thể bao gồm “phí tuyển dụng”, một khoản phí thường được các cơ quan trung gian kết nối người lao động với chủ lao động đưa ra, nhưng cũng có thể bao gồm các chi phí liên quan, như chi phí cho giấy tờ tùy thân, giấy tờ đi lại, kiểm tra y tế và đào tạo trước khi xuất cảnh.

• Kết nối với công việc phù hợp The recruitment process should ensure that an efficient job matching is made so that workers are offered a placement with job opportunities that are best suited for their qualifications, abilities and aspirations.

B. LOẠI TRỪ CÁC KHOẢN PHÍ TUYỂN DỤNG VÀ CHI PHÍ KHÁC THU CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG Quá trình tuyển dụng thường liên quan đến các bên trung gian thứ ba có tính phí cao, và gây gánh nặng cho người lao động di cư có thu nhập thấp. Các khảo sát của ILO và Ngân hàng Thế giới (World Bank)¹ cho thấy những người lao động di cư có thu nhập thấp - có thể là những người thiếu kỹ năng hoặc có trình độ học vấn thấp – lại đang phải trả chi phí thuộc mức cao nhất so với thu nhập của họ. Cụ thể tại Việt Nam, nhiều bài báo đã đề cập đến việc những người lao động phải trả một khoản tiền quá lớn cho các phí và chi phí tuyển dụng . Việc phải trả những khoản phí cao như vậy đã khiến người lao động dễ bị rơi vào cảnh lệ thuộc vì nợ, trở thành nạn nhân buôn bán người và cưỡng bức lao động.

‘Bộ các nguyên tắc và hướng dẫn của ILO về tuyển dụng công bằng’ và tài liệu ‘Định nghĩa về phí tuyển dụng và các chi phí liên quan’² của ILO có khuyến nghị rõ rằng các chi phí liên quan đến tuyển dụng nên là do người thuê lao động chi trả chứ không phải người lao động.

C. VẤN ĐỀ CHUNG CỦA TẤT CẢ CÁC BÊNThúc đẩy tuyển dụng công bằng và đảm bảo thực hiện hiệu quả các chính sách liên quan là một nhiệm vụ chung dành cho nhiều bên. Chính phủ các nước chịu trách nhiệm cuối cùng trong việc thúc đẩy tuyển dụng công bằng. Do vậy, chính phủ nên cho thông qua các điều luật và chính sách đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế. Các doanh nghiệp - bao gồm nhà tuyển dụng lao động, dịch vụ việc làm công cộng, đơn vị thuê lao động công và tư nhân - cũng như các tổ chức công đoàn và tổ chức xã hội dân sự - đều đóng vai trò thiết yếu để thúc đẩy tuyển dụng công bằng. Cuối cùng, báo chí và các phương tiện truyền thông có thể hoàn thành vai trò của mình bằng cách đảm bảo rằng người lao động luôn có thể tiếp cận thông tin cần thiết và phơi bày trước công chúng những hành vi vi phạm.

6 | Đưa tin về vấn đề cưỡng bức lao động và tuyển dụng công bằng

Page 15: NOTES - International Labour Organization

7A Toolkit for Sri Lankan Journalists |

D. NHÀ TUYỂN DỤNG CÓ ĐẠO ĐỨC Một số công ty/cơ quan tuyển dụng tư nhân đã chọn trở thành những “nhà tuyển dụng có đạo đức”. Những điều kiện và điều khoản họ cung cấp cho người lao động và sử dụng lao động đều minh bạch và tôn trọng các hướng dẫn về tuyển dụng công bằng. Kinh nghiệm thực tế của họ chứng minh rằng việc tuân thủ luật pháp và làm việc có đạo đức mang lại hiệu quả rõ rệt.

MỤC 1.4 – KHUNG PHÁP LÝKhung pháp lý giải quyết các vấn đề về lao động cưỡng bức và tuyển dụng công bằng áp dụng ở cả quy mô quốc gia và quốc tế. Ở cấp độ quốc tế, một số tiêu chuẩn đã được áp dụng trong thời gian qua. Một số tiêu chuẩn mang tính ràng buộc về mặt pháp lý đối với các quốc gia đã phê chuẩn chúng (bao gồm tất cả các công ước và nghị định thư) và một số tiêu chuẩn cung cấp các hướng dẫn không ràng buộc để tăng cường tính hiệu quả của khung pháp lý quốc gia (các khuyến nghị). Ngoài ra, việc loại bỏ tất cả các hình thức lao động cưỡng bức là một trong bốn nguyên tắc và quyền cơ bản trong lao động của ILO. Do đó, các tiêu chuẩn liên quan đến cưỡng bức lao động phải được tôn trọng, thực thi và thúc đẩy bởi tất cả các quốc gia thành viên ILO, cho dù các quốc gia này có phê chuẩn hay không.

A. TIÊU CHUẨN LAO ĐỘNG QUỐC TẾ

Các mốc thời gian sau giới thiệu về các tiêu chuẩn có liên quan của ILO:

Công ước về Lao động cưỡng bức, 1930 (số 29) – được Việt Nam phê chuẩn vào năm 2007Công ước số 29 định nghĩa lao động cưỡng bức là: “… tất cả các công việc hoặc dịch vụ được thực hiện bởi bất kỳ người nào với sự đe dọa của bất kỳ hình phạt nào và người đó không tự nguyện làm”. Công ước yêu cầu các Quốc gia phê chuẩn phải loại bỏ tất cả các hình thức lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc (Điều 1 (1)). Là công ước đầu tiên về chủ đề này, công ước số 29 cung cấp định nghĩa về “cưỡng bức lao động hoặc bắt buộc lao động” (Điều 2 (1)) và liệt kê 5 trường hợp ngoại lệ. Công ước cũng yêu cầu các quốc gia đã phê chuẩn đảm bảo rằng: việc sử dụng lao động cưỡng bức phải bị trừng phạt như một hành vi phạm tội hình sự và các hình phạt phải “thích đáng và được thực thi nghiêm ngặt” (Điều 25).

Công ước Di cư vì việc làm (đã sửa đổi), 1949 (Số 97) – chưa được Việt Nam phê chuẩnCông ước yêu cầu các quốc gia đã phê chuẩn tạo điều kiện cho việc di cư quốc tế nhằm tìm việc làm, bằng cách thiết lập và duy trì dịch vụ thông tin và hỗ trợ miễn phí cho người lao động di cư và thực hiện các biện pháp chống tuyên truyền sai lệch liên quan đến di cư và nhập cư; bao gồm các quy định về dịch vụ y tế phù hợp cho người lao động di cư và chuyển tiền thu nhập, tiền tiết kiệm. Các quốc gia phải áp dụng đối xử với người lao động di cư thuận lợi ngang bằng với công dân của họ trong một số vấn đề, bao gồm các điều kiện làm việc, tự do lập hội và an sinh xã hội.

Công ước về Bãi bỏ Lao động cưỡng bức, 1957 (Số 105) – được Việt Nam phê chuẩn vào năm 2020Công ước số 105 nghiêm cấm cụ thể năm tình huống các cơ quan nhà nước áp đặt hình thức lao động cưỡng bức, cụ thể là hình phạt lao động cưỡng bức do thể hiện quan điểm chính trị, cho các mục đích phát triển kinh tế, hình phạt do tham gia các cuộc đình công, như một phương tiện của phân biệt chủng tộc hoặc các hình thức phân biệt đối xử khác và lao động cưỡng bức nhằm mục đích rèn kỷ luật lao động.

1930

1949

1930 1949 1957 1958 1975 1997 1998 1999 2011 2014

1957

7Tài liệu hướng dẫn của ILO dành cho các nhà báo tại Việt Nam |

Page 16: NOTES - International Labour Organization

8 | Reporting on Forced Labour and Fair Recruitment

Công ước về phân biệt đối xử trong Việc làm và Nghề nghiệp, 1958 (Số 111) – được Việt Nam phê chuẩn vào năm 1997ILO đã áp dụng Công ước số 111 liên quan đến phân biệt đối xử trong việc làm và nghề nghiệp, là một phần của Nguyên tắc và Quyền cơ bản trong Lao động (Fundamental Principles and Rights at Work, được thông qua năm 1998 và sửa đổi năm 2010). Công ước yêu cầu các quốc gia cho phép luật pháp cấm mọi hình thức phân biệt đối xử và loại trừ trên bất kỳ cơ sở nào bao gồm: chủng tộc hay màu da, giới tính, tôn giáo, quan điểm chính trị, nguồn gốc quốc tịch hoặc nguồn gốc xã hội trong việc làm và bãi bỏ các điều luật không dựa trên cơ hội bình đẳng.

Công ước về Lao động di cư (Các điều khoản bổ sung), 1975 (Số 143) – chưa được Việt Nam phê chuẩn Công ước quy định các biện pháp chống lại vượt biên trái phép và di cư không hợp thức đồng thời đặt ra nghĩa vụ chung là tôn trọng quyền con người cơ bản của mọi người lao động di cư. Công ước cũng mở rộng phạm vi bình đẳng giữa lao động di cư hợp pháp và lao động bản địa, ngoài các quy định của Công ước 1949 để đảm bảo bình đẳng về cơ hội và đối xử trong việc làm và nghề nghiệp, an sinh xã hội, công đoàn và quyền văn hóa; cũng như quyền tự do cá nhân và tập thể đối với những người là lao động di cư hoặc thành viên của gia đình họ đang cư trú hợp pháp trong lãnh thổ của một quốc gia phê chuẩn. Công ước kêu gọi các quốc gia phê chuẩn tạo điều kiện để các gia đình của người lao động di cư đang cư trú hợp pháp trong lãnh thổ của họ được đoàn tụ.

Công ước về các tổ chức dịch vụ việc làm tư nhân, 1997 (số 181) - chưa được Việt Nam phê chuẩnĐược thông qua vào năm 1997, công ước này công nhận vai trò của các tổ chức dịch vụ việc làm tư nhân trong một thị trường lao động hoạt động tốt. Mục đích của Công ước là cho phép hoạt động của các tổ chức dịch vụ việc làm tư nhân cũng như bảo vệ người lao động sử dụng dịch vụ của họ. Theo Điều 7 của công ước, các tổ chức dịch vụ việc làm tư nhân sẽ không tính phí trực tiếp hoặc gián tiếp, toàn bộ hoặc một phần, bất kỳ khoản chi phí nào cho người lao động.

Tuyên bố về Các nguyên tắc và quyền cơ bản trong lao động, 1998 Được tất cả các quốc gia thành viên ILO thông qua vào năm 1998, Tuyên bố xác định 4 tiêu chuẩn lao động cốt lõi mà tất cả các quốc gia thành viên phải “tôn trọng, thúc đẩy và hiện thực hóa”, dù họ có phê chuẩn các Công ước liên quan hay không. Bốn nguyên tắc này bao gồm quyền tự do liên kết và thỏa ước lao động tập thể và xóa bỏ các hình thức lao động cưỡng bức, lao động trẻ em và phân biệt đối xử.

Công ước về Các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất, 1999 (số 182) – được Việt Nam phê chuẩn vào năm 2000Được thông qua năm 1999, Công ước này kêu gọi cấm và loại bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất là và coi đây là một vấn đề cấp bách. Các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất bao gồm: tất cả các hình thức nô lệ, buôn bán trẻ em, bắt buộc lao động để trả một khoản nợ và bất kỳ loại lao động cưỡng bức nào khác, kể cả sử dụng trẻ em trong chiến tranh và xung đột vũ trang. Các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất khác bao gồm bóc lột tình dục, cho trẻ em tham gia vào các hoạt động bất hợp pháp và các công việc có khả năng gây hại cho sức khỏe, an toàn hoặc đạo đức của trẻ em.

Công ước về Lao động giúp việc gia đình, 2011 (số 189) – chưa được Việt Nam phê chuẩnĐược thông qua vào năm 2011, công ước này tập trung vào việc làm bền vững dành riêng cho lao động giúp việc gia đình. Điều 8 và 15 tập trung vào khía cạnh tuyển dụng lao động giúp việc gia đình với những quy định đáng chú ý về vai trò của các cơ quan tuyển dụng tư nhân, về lệ phí và hồi hương. Theo Điều 9, người giúp việc gia đình: a) được tự do thỏa thuận với người thuê lao động hoặc người thuê lao động tiềm năng về việc có ở tại gia đình không,

1958

1975

1997

1998

1999

2011

8 | Đưa tin về vấn đề cưỡng bức lao động và tuyển dụng công bằng

Page 17: NOTES - International Labour Organization

9A Toolkit for Sri Lankan Journalists |

b) người lao động ở tại gia đình không có nghĩa vụ phải ở lại hộ gia đình hoặc với các thành viên gia đình trong thời gian nghỉ ngơi hàng ngày, hàng tuần hoặc nghỉ hàng năm; và c) người lao động có quyền giữ tài sản và các giấy tờ tùy thân của họ.

Khuyến nghị về Cưỡng bức lao động (Các điều khoản bổ sung), Khuyến nghị 2014 (Số 203) Khuyến nghị này bổ sung cho cả Nghị định thư và Công ước số 29, cung cấp những hướng dẫn thực tiễn không ràng buộc về các biện pháp tăng cường luật pháp và chính sách quốc gia về cưỡng bức lao động trong các lĩnh vực: phòng ngừa cưỡng bức lao động, bảo vệ nạn nhân và đảm bảo quyền được yêu cầu công lý và biện pháp khắc phục của họ, thực thi pháp luật và hợp tác quốc tế. Khuyến nghị được xây dựng dựa trên các quy định của Nghị định thư và nên được tham khảo cùng Nghị định thư.

Nghị định thư 2014 về Công ước Cưỡng bức lao động năm 1930 (P029) – chưa được Việt Nam phê chuẩnNghị định thư này là một công cụ ràng buộc về mặt pháp lý đòi hỏi các quốc gia phải có biện pháp hiệu quả để ngăn chặn cưỡng bức lao động và cung cấp cho nạn nhân sự bảo vệ và tiếp cận các biện pháp khắc phục, bao gồm cả việc được bồi thường. Nghị định bổ sung cho Công ước số 29, vì vậy các quốc gia thành viên ILO phải phê chuẩn Công ước trước để có thể phê chuẩn Nghị định thư.

B. THỰC HÀNH TỐT TRONG LUẬT PHÁP QUỐC GIA • ArmeniaBộ luật Hình sự (Sửa đổi) năm 2011 của Armenia cho phép tịch thu tài sản từ những người phạm tội. Ngoài ra, nạn nhân của nạn buôn người đã được đưa vào danh sách các nhóm ưu tiên có thể nhận được thêm sự trợ giúp về việc làm của chính phủ.

• NigeriaPhần 62 trong Đạo luật Quản lý và Thi hành luật (cấm) Buôn bán người năm 2015 của Nigeria quy định rằng “trong trường hợp các điều kiện cho phép, những nạn nhân buôn bán người sẽ không bị giam giữ hoặc truy tố vì các tội danh liên quan đến nạn buôn người, bao gồm việc không có giấy tờ đi lại hợp lệ, hoặc sử dụng giấy tờ đi lại giả hoặc các giấy tờ giả mạo khác.”

• Vương quốc AnhĐạo luật Nô lệ hiện đại năm 2015 của Vương quốc Anh hình sự hóa các hình thức lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc và hành vi buôn bán người.

• Hoa KỳNăm 2012, Chính phủ Hoa Kỳ nhấn mạnh tầm quan trọng của tiến hành rà soát (due diligence) nhằm ngăn chặn lao động cưỡng bức và buôn người với Sắc lệnh số 13627. Sắc lệnh này và các quy định liên bang tiếp sau đó đặt ra các yêu cầu nghiêm ngặt đối với các nhà thầu và nhà thầu phụ nhận hợp đồng liên bang.

2014

9Tài liệu hướng dẫn của ILO dành cho các nhà báo tại Việt Nam |

Page 18: NOTES - International Labour Organization

10 | Reporting on Forced Labour and Fair Recruitment

C. CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LÝ TRONG NƯỚC VỀ LAO ĐỘNG CƯỠNG BỨC VÀ TUYỂN DỤNG CÔNG BẰNGViệt Nam đã phê chuẩn một số công ước của ILO về cưỡng bức lao động và tuyển dụng công bằng – bao gồm Công ước về Lao động cưỡng bức năm 1930 (số 29), Công ước về Tổ chức Dịch vụ Việc làm năm 1948 (số 88) và Công ước về Bãi bỏ Lao động cưỡng bức năm 1957 (Số 105).

Việt Nam có nhiều quy định pháp luật trong nước nhằm bảo vệ công dân khỏi nạn cưỡng bức lao động và buôn người. Sự bảo vệ này được mở rộng áp dụng cho các công dân Việt Nam có thể bị cưỡng bức lao động hoặc trở thành nạn nhân buôn người ở quốc gia khác. Ngoài ra, Việt Nam đã quy định quy trình tuyển dụng lao động di cư (công dân Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài), nhằm nỗ lực cải thiện việc bảo vệ những người lao động này - đặc biệt là bảo vệ họ khỏi các tình huống lao động cưỡng bức, buôn người và nợ nần - và bảo vệ lợi ích dành cho kinh tế Việt Nam thông qua kiều hối của người lao động di cư.

• Hiến pháp Việt Nam³ Hiến pháp Việt Nam có quy định nghiêm cấm lao động cưỡng bức tại Điều 35:1. Công dân có quyền làm việc và lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc.2. Người lao động được tạo điều kiện làm việc bình đẳng, an toàn, được trả lương và hưởng chính

sách nghỉ ngơi.3. Nghiêm cấm phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động và sử dụng lao động dưới độ tuổi lao động tối

thiểu.

• Bộ luật lao động năm 2019⁴Bộ luật lao động mới của Việt Nam, có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2021 có một số biện pháp bảo vệ cơ bản đối với người lao động Việt Nam, bao gồm các điều cấm về: phân biệt đối xử - bao gồm phân biệt đối xử với người lao động trên cơ sở tham gia hoạt động công đoàn - ngược đãi và quấy rối người lao động tại nơi làm việc, thực hiện cưỡng bức lao động và đưa ra lời hứa hẹn sai sự thật cho người lao động nhằm mục đích buôn người, bóc lột hoặc cưỡng bức lao động. Ngoài ra, bộ luật lao động bảo đảm mọi quyền của người lao động được hưởng mức lương tối thiểu theo điều 90 (2) - bao gồm cả lao động giúp việc gia đình.

• Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015⁵Bộ luật Hình sự Việt Nam có quy định về tội buôn bán người hoặc lao động cưỡng bức. Cụ thể, điều 297 (cưỡng bức lao động) cấm việc sử dụng bạo lực, đe dọa bạo lực hoặc các phương pháp khác để buộc ai đó làm việc trái với ý muốn của họ. Hành vi phạm tội này có thể bị phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù lên đến 12 năm tùy theo mức độ. Tương tự, buôn bán người là hành vi phạm tội theo điều 150 và 151 của bộ luật hình sự, với mức hình phạt từ 5 năm đến tù chung thân tùy theo mức độ nghiêm trọng của tội phạm. Bộ luật hình sự cũng cấm việc tham gia vào các hoạt động có thể là một phần của tội phạm buôn người hoặc lao động cưỡng bức, chẳng hạn như làm giả giấy tờ thông hành và môi giới hoặc tổ chức xuất nhập cảnh bất hợp pháp khỏi Việt Nam.

• Luật Phòng, chống mua bán người năm 2011⁶ Bộ luật này nhằm cung cấp một khuôn khổ toàn diện để phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi buôn người và cưỡng bức lao động. Do đó, luật quy định việc cung cấp sự bảo vệ và hỗ trợ cho các nạn nhân của buôn người và cưỡng bức lao động - bao gồm cả việc cung cấp dịch vụ tư vấn và hỗ trợ pháp lý. Theo điều 21 của luật này, lực lượng Công an nhân dân và Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ phát hiện, ngăn chặn và điều tra các hành vi mua bán người, tuy nhiên, qua phỏng vấn với cơ quan công an cho thấy việc điều tra tội phạm mua bán người gặp nhiều khó khăn và cần sự hợp tác của các cơ quan chức năng tại các quốc gia đích đến để thu thập bằng chứng về tội phạm.

3. https://www.ilo.org/dyn/natlex/docs/ELECTRONIC/94490/114945/F-239626793/VNM94490%20Vnm2.pdf4. http://vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-van-ban-goc.aspx?ItemID=1392645. http://vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-toanvan.aspx?ItemID=26741&Keyword=666. http://vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-toanvan.aspx?ItemID=26741&Keyword=66

10 | Đưa tin về vấn đề cưỡng bức lao động và tuyển dụng công bằng

Page 19: NOTES - International Labour Organization

11A Toolkit for Sri Lankan Journalists |

• Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006⁷Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài có hợp đồng (Luật 72) được sửa đổi vào năm 2020. Luật mới về Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài được Quốc hội khóa 14 thông qua tại kỳ họp thứ 10 và sẽ có hiệu lực vào mùng 1 tháng 1 năm 2020. Theo luật, dịch vụ tuyển dụng lao động di cư được cung cấp bởi nhiều bên, bao gồm: tổ chức tuyển dụng nhà nước và cơ quan tuyển dụng tư nhân, được gọi là doanh nghiệp dịch vụ theo luật, được Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cấp giấy phép (MOLISA).

Phạm vi áp dụng của luật này chỉ giới hạn đối với những người lao động đi qua các kênh ‘hợp thức’ bằng cách sử dụng các dịch vụ tuyển dụng tư nhân hoặc công được cấp phép hoặc những người đã trực tiếp ký kết hợp đồng lao động với chủ lao động ở quốc gia khác. Người lao động đi qua các kênh không hợp thức - ví dụ những người di cư bằng cách sử dụng dịch vụ của cơ quan tuyển dụng không có giấy phép hoặc không theo quy định của pháp luật - hoặc người lao động vùng biên (người lao động nhập cư thường trú tại quốc gia láng giềng, thường trở về mỗi ngày hoặc ít nhất một lần một tuần) không được bảo vệ bởi luật này.

Luật 72, cùng với các văn bản dưới luật, cho phép các doanh nghiệp dịch vụ tính các chi phí sau đối với người lao động di cư:· Phí dịch vụ - mức trần là một tháng lương trên một năm của hợp đồng lao động⁸ và tối đa không quá 3 tháng lương· Phí môi giới – mức trần được quy định cụ thể cho từng quốc gia và và ngành nghề làm việc⁹ · Ký quỹ hoặc bảo lãnh – mức trần được quy định cụ thể cho từng quốc gia và ngành nghề làm việc¹⁰· Các chi phí khác: đào tạo, đi lại, xin visa và giấy phép lao động; khám bệnh; và giấy tờ khácLuật 72 cũng cho phép các dịch vụ tuyển dụng công tính phí đối với lao động:· Chi phí tuyển dụng lao động (phụ thuộc vào thỏa thuận tuyển dụng)· Bảo lãnh· Các chi phí khác: đào tạo, đi lại, xin visa và giấy phép lao động; khám bệnh; và các giấy tờ khác

Luật 72 nghiêm cấm các doanh nghiệp dịch vụ được cấp phép sử dụng dịch vụ của môi giới hoặc trung gian không có giấy phép tại Việt Nam trong quá trình tuyển dụng. Tuy nhiên, việc sử dụng các trung gian tại các quốc gia lao động tới làm việc để hỗ trợ quá trình tuyển dụng được cho phép.Điều 27 của Luật 72 bắt buộc các doanh nghiệp dịch vụ cung cấp cho người lao động những “thông tin đầy đủ” về các điều khoản của “hợp đồng dịch vụ” của họ. “Hợp đồng dịch vụ” là thuật ngữ được sử dụng để nói về hợp đồng giữa doanh nghiệp dịch vụ và người lao động và theo điều 17 của luật, hợp đồng này phải bao gồm các chi tiết về điều khoản làm việc của người lao động . Người lao động cũng phải được doanh nghiệp dịch vụ cung cấp các ‘kiến thức cần thiết’ theo điều 65 của Luật. “Kiến thức cần thiết” phải bao gồm:· Truyền thống và bản sắc văn hóa Việt Nam;· Nội dung cơ bản của luật lao động, hình sự, dân sự và hành chính của Việt Nam và quốc gia lao động đến làm việc;· Nội dung hợp đồng đã ký giữa người lao động và đơn vị dịch vụ ;· Kỷ luật lao động, an toàn, vệ sinh lao động;· Phong tục, tập quán và văn hóa của nước sở tại;· Cách thức ung xử trong lao động và đời sống;· Sử dụng phương tiện giao thông đi lại, mua bán, sử dụng các dụng cụ, thiết bị phục vụ sinh hoạt đời sống hằng ngày; và· Những vấn đề cần tránh khi người lao động sống và làm việc ở nước ngoài.

Tính đến tháng 10 năm 2020, Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (Luật 72) vẫn đang được Chính phủ sửa đổi và dự kiến sẽ được thông qua vào tháng 11 năm 2020 - các nhà báo cần bảo đảm rằng mình luôn sử dụng bản mới nhất của Luật.

11Tài liệu hướng dẫn của ILO dành cho các nhà báo tại Việt Nam |

7. http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=1&mode=detail&document_id=298558. http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=1&mode=detail&document_id=3905519. http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=1& page=413&mode=detail&document_id=7423910. http://vbpl.vn/TW/Pages/vbpq-toanvan.aspx?ItemID=43648&Keyword

Page 20: NOTES - International Labour Organization

12 | Reporting on Forced Labour and Fair Recruitment

TÌM ĐỀ TÀI CHO TIN BÀI

CHƯƠNG2

MỤC 2.1 – CÔNG TÁC CHUẨN BỊViệc đảm bảo tính khách quan và công bằng cho tin bài là một nhiệm vụ đầy thách thức. Để làm được việc này, người viết cần chuẩn bị kỹ lưỡng, hiểu rõ bản chất chủ đề và sẵn sàng theo đuổi đề tài trong một thời gian dài. Theo nhà báo ảnh/ nhà làm phim tài liệu Mimi Chakarova, phần quan trọng nhất là chuẩn bị tư tưởng. Bên cạnh đó, cô cũng cho biết những tin bài có chất lượng đều là kết quả của một quá trình nghiên cứu kỹ lưỡng. Để làm tốt việc này, bạn cần lưu ý đến một số nguyên tắc như bảng 2 sau đây:

Bảng 2: Nên và Không nên

NÊN KHÔNG NÊNĐọc về các đề tài đang được báo chí và phương tiện truyền thông đưa tin và tìm kiếm những đề tài chưa được đề cập đến nhiều: thiếu hụt việc làm bền vững, những kẽ hở của chính sách, bảo vệ nạn nhân, và sự phân biệt đối xử trong các dịch vụ dành cho nạn nhân

Tìm kiếm những đề tài giật gân hoặc bóp méo sự thật để dẫn câu chuyện đi theo một hướng nhất định

12 | Đưa tin về vấn đề cưỡng bức lao động và tuyển dụng công bằng

Page 21: NOTES - International Labour Organization

13A Toolkit for Sri Lankan Journalists |

MỤC 2.2 – TÌM ĐỀ TÀI

Có nhiều ví dụ về những tin bài khắc họa các tình huống cưỡng bức lao động, tuy nhiên trọng tâm phần này không phải là hé lộ một câu chuyện về lạm dụng lao động. Những câu chuyện tích cực có thể vừa mang lại hiệu quả mạnh mẽ, vừa cung cấp những thông tin không những có thể ngăn ngừa các tình huống lạm dụng, mà còn cải thiện nhận thức của công chúng về lợi ích của di cư lao động. Nếu di cư lao động diễn ra trong bối cảnh tuyển dụng công bằng và đảm bảo các điều kiện việc làm bền vững, nó có thể đóng góp cho sự phát triển của các quốc gia điểm đi của người lao động và quốc gia người lao đông đến làm việc , cũng như mang lại lợi ích cho bản thân người lao động di cư.

Bên cạnh đó, các nhà báo cũng có thể viết về những thay đổi tích cực trong chính sách, luật pháp, thực tiễn kinh doanh và những thay đổi này ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của hàng ngàn người.Nội dung phần này được chia theo các chủ đề khác nhau, kèm theo những đoạn giới thiệu ngắn gọn, những tin bài mẫu và đôi khi là một số các câu hỏi người viết có thể tham khảo để viết tin bài.

A. CÂU CHUYỆN VỀ CON NGƯỜI Những tin bài hấp dẫn và thuyết phục nhất khi nhân vật được kể câu chuyện của chính họ. Người viết không cần phải làm các câu chuyện này trở nên giật gân hơn, chỉ cần để sự thật và lời tường thuật của các nhân vật tự lên tiếng. Người viết có thể thêm vào các thông tin thực tế nếu còn thiếu. Các nhóm hỗ trợ người lao động cũng có thể giúp bạn liên lạc với một nhân vật tiềm năng cho đề tài, ví dụ: một nạn nhân đã trốn thoát. Người viết phải bảo vệ danh tính của nhân vật nếu họ yêu cầu. Những câu chuyện nhân văn, gợi lên sự quan tâm và đồng cảm của người đọc thường được chia sẻ rộng rãi, có thể nâng cao nhận thức về các vấn đề nhức nhối và tạo áp lực xã hội để dẫn đến thay đổi tích cực.

NÊN KHÔNG NÊNLiên hệ các chuyên gia trong lĩnh vực có liên quan: các tổ chức xã hội dân sự, học giả, các chuyên gia làm việc về cưỡng bức lao động.

Quên rằng mình đang làm việc với những người dễ tổn thương. Việc thúc giục tiến độ, kể cả khi bạn đang bị sát hạn nộp bài, có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng

NÊN KHÔNG NÊNĐánh giá tính khả thi của các đề tài (thời gian, thể loại, các rủi ro về pháp lý và cá nhân, tư liệu) cũng như những hậu quả có thể xảy ra với người viết bài và với nguồn tin

Quên đi rằng trách nhiệm của bạn là cung cấp thông tin cho độc giả/ khán giả chứ không phải là ủng hộ một quan điểm nào đó

13Tài liệu hướng dẫn của ILO dành cho các nhà báo tại Việt Nam |

Page 22: NOTES - International Labour Organization

14 | Reporting on Forced Labour and Fair Recruitment

Một số câu hỏi quan trọng bạn nên cân nhắc khi viết bài: • Nhân vật đã được tuyển dụng như thế nào? • Họ làm công việc gì?• Họ đã trải qua hành trình như thế nào?• Điều kiện sống ngoài nơi làm việc ra sao?• Nếu họ là những nạn nhân bị sập bẫy rơi vào tình trạng lao động cưỡng bức, họ đã giành lại tự do như thế nào?• Phản ứng của cộng đồng xung quanh họ ra sao?

VÍ DỤ NHỮNG ĐỀ TÀI/ CÂU CHUYỆN VỀ CON NGƯỜILòng tham của những người môi giới đã đẩy hàng ngàn lao động Việt Nam vào cảnh phải làm việc không có giấy tờ hợp pháp tại Đài Loan như thế nào.

Bài viết gốc được đăng trên báo South China Morning Post vào ngày 7/4/2019. Bạn có thể đọc bài viết này tại: https://www.scmp.com/week-asia/society/article/3004895/how-greedy-brokers-force-thousands-vietnamese-workers-seek. Bài viết đã được dịch và đăng trên nhiều báo của Việt Nam. Tham khảo: https://plo.vn/quoc-te/kieu-bao/tai-sao-hang-ngan-cong-nhan-viet-lam-viec-chui-tai-dai-loan-826298.html. Bài viết này kể lại những câu chuyện cá nhân của những nhân vật đã trải qua quá trình tuyển dụng lao động di cư tới Đài Loan, Trung Quốc. Bài viết hé lộ việc mức phí tuyển dụng đắt đỏ và các chi phí đi kèm, các khoản vay nợ, mức lương thấp và các hình thức lừa gạt trong tuyển dụng đã có ảnh hưởng như thế nào tới cá nhân những người lao động và gia đình của họ. Bài viết cũng cho thấy động cơ thúc đẩy người lao động phải đi nước ngoài tìm việc làm, cũng như sức ép tài chính và nợ nần đã buộc họ phải rời bỏ người thuê lao động tại quốc gia họ đến làm việc.

Bên cạnh đó, bài viết cho người đọc biết rằng lao động di cư người Việt Nam đang phải trả mức phí tuyển dụng và các chi phí khác cao hơn các lao động từ Indonesia, Philippines và Thái Lan từ hai đến ba lần. Những bài viết như vậy có thể giúp nâng cao nhận thức về những vấn đề cụ thể và tạo ra sức ép xã hội hướng đến những thay đổi tích cực.

14 | Đưa tin về vấn đề cưỡng bức lao động và tuyển dụng công bằng

Page 23: NOTES - International Labour Organization

15A Toolkit for Sri Lankan Journalists |

B. LAO ĐỘNG VÀ NƠI LÀM VIỆC Việc làm bền vững (Decent work) là thuật ngữ thể hiện nguyện vọng của con người về đời sống lao động của mình. Bốn trụ cột chính của Chương trình nghị sự về Việc làm bền vững (Decent Work Agenda) bao gồm: Tạo việc làm, bảo trợ xã hội, quyền lợi tại nơi làm việc và đối thoại xã hội. Các điều kiện tuyển dụng của người lao động có thể ảnh hưởng đến quá trình thực hiện mỗi trụ cột này và tất cả người lao động cần phải được tuyển dụng công bằng. Tuy nhiên, tình trạng lạm dụng có thể xảy ra trong nhiều ngành công nghiệp và từ đó, dẫn đến cưỡng bức lao động. Những sự việc này có thể xảy ra ở nơi khuất tầm nhìn, ví dụ như những giúp việc tại gia đình hoặc việc làm ở vùng sâu vùng xa, tại các ngành như nông nghiệp, khai thác và đánh bắt cá; cũng như trong các lĩnh vực gần gũi hơn với cuộc sống hàng ngày của chúng ta, chẳng hạn như phục vụ và khách sạn.

Một số câu hỏi quan trọng bạn có thể cân nhắc khi viết bài: • Các ngành nghề và việc làm chính trong khu vực của bạn là gì? • Để có được công việc, người lao động phải làm những gì? Họ có phải trả phí tuyển dụng không?

Việc phải trả các khoản thanh toán trước có thể đẩy lao động rơi vào cảnh lệ thuộc vì nợ (debt bondage) như thế nào?

• Người thuê lao động và người lao động có biết về quyền lợi của họ tại nơi làm việc không? • Điều kiện làm việc tại đây như thế nào?• Thông tin nào được cung cấp cho người lao động về an toàn và sức khỏe trong công việc?

VÍ DỤ NHỮNG ĐỀ TÀI/ CÂU CHUYỆN VỀ CON NGƯỜILời kêu cứu từ Ảrập Xêút của một phụ nữ Việt (A Vietnamese woman cries for help from Saudi Arabia)

Bài viết được đăng trên báo An Ninh Thủ Đô ngày 7/7/2017. Bạn có thể đọc bài viết tại địa chỉ: https://anninhthudo.vn/loi-keu-cuu-tu-arap-xeut-cua-mot-phu-nu-viet-post322227.antd. Bài viết kể lại câu chuyện của những lao động người Việt Nam giúp việc nhà tại Ả Rập đã phải sống và làm việc trong tình cảnh thiếu thốn, bị lạm dụng và đôi khi là lâm vào cảnh bị cưỡng bức lao động như thế nào, cũng như việc những cơ quan tuyển dụng Việt Nam đã thất bại ra sao trong việc bảo vệ họ.

Làm việc quá sức, bị lạm dụng và bỏ đói: tình trạng của giúp việc nhà người Việt tại Saudi

Bài viết được đăng trên báo Al Jazeera ngày 19/8/2018. Bạn có thể đọc bài viết tại địa chỉ: https://www.aljazeera.com/indepth/features/overworked-abused-hungry-vietnamese-domestic-workers-saudi-180919083829939.html.

15Tài liệu hướng dẫn của ILO dành cho các nhà báo tại Việt Nam |

Page 24: NOTES - International Labour Organization

16 | Reporting on Forced Labour and Fair Recruitment

C. KINH DOANH VÀ KINH TẾ Cưỡng bức lao động và tuyển dụng không công bằng tạo ra một khoản lợi nhuận bất hợp pháp khổng lồ. Một nghiên cứu của ILO cho thấy chế độ nô lệ hiện đại hàng năm tạo ra lợi nhuận trên 150 tỷ USD.¹¹

Các bài báo có thể hé lộ thông tin liên quan đến kinh tế đằng sau những vấn đề này và khuyến khích người sử dụng lao động và doanh nghiệp cùng giải quyết vấn đề cưỡng bức lao động, song song với đó là thúc đẩy tuyển dụng công bằng và điều kiện làm việc tử tế trong hoạt động kinh doanh cũng như trong chuỗi cung ứng của mình.

Các câu hỏi chính bạn có thể đặt ra khi viết tin bài: • Lợi ích về kinh tế đằng sau hoạt động tuyển dụng không công bằng, điều kiện công việc bị bóc lột

và lao động cưỡng bức là gì?• Làm thế nào để đảo ngược hoặc khắc phục những vấn đề này?• Các doanh nghiệp đang làm gì để thúc đẩy điều kiện làm việc tốt trong hoạt động kinh doanh? • Làm thế nào để người thuê lao động trong khối công và tư nhân đảm bảo quá trình rà soát trong

chuỗi cung ứng của họ? • Lời hứa của các công ty được áp dụng vào thực tiễn kinh doanh như thế nào?• Áp lực của người tiêu dùng có dẫn đến cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động không?

Bài viết kể lại câu chuyện của những lao động người Việt Nam giúp việc nhà tại Ả Rập đã phải sống và làm việc trong tình cảnh thiếu thốn, bị lạm dụng và đôi khi là lâm vào cảnh bị cưỡng bức lao động như thế nào. Bài viết liệt kê một số vấn đề tồn tại riêng trong lĩnh vực giúp việc tại nhà ở các nước Ả Rập - ví dụ như khi người lao động tham gia một chương trình bảo trợ cấm họ tìm việc mới hoặc rời khỏi quốc gia nếu không được người bảo trợ cho phép; điều này trở nên đáng lo ngại nếu người lao động này phải sống và làm việc trong điều kiện tồi tệ và bị người bảo trợ ngược đãi. Bài báo cũng chỉ ra vấn đề với các nhà môi giới việc làm thiếu đạo đức đã bắt người lao động phải trả mức phí tuyển dụng và các chi phí liên

VÍ DỤ NHỮNG TIN BÀI VỀ KINH TẾ Miền đất hứaPhim tài liệu của Đài truyền hình Việt Nam (VTV) được phát sóng vào ngày 17/3/2018. Bạn có thể xem tại địa chỉ sau: https://vtv.vn/truyen-hinh/vtv-dac-biet-mien-dat-hua-phan-lam-chui-cua-lao-dong-bat-hop-phap-viet-tai-xu-dai-nhung-goc-khuat-dau-den-tan-cung-20180317223721032.htm.Phim tài liệu này cho khán giả thấy tình cảnh của những lao động Việt Nam phải trả phí tuyển dụng cao và các chi phí liên quan để có thể sang Đài Loan, Trung Quốc làm việc. Luật hiện hành cho phép các cơ quan tuyển dụng thu phí và chi phí tuyển dụng lao động , bao gồm phí dịch vụ, phí môi giới, chi phí đào tạo, tiền ký quỹ, chi phí bảo lãnh và những chi phí khác. Phí tuyển dụng cao và các chi phí liên quan có thể khiến người lao động dễ bị ràng buộc bởi nợ nần, cũng như trở thành nạn nhân của các hành vi gian lận trong quá trình tuyển dụng; đi kèm với đó là hạn chế trong việc tiếp cận các cơ chế khiếu nại và bồi thường, có thể đẩy người lao động vào các tình huống lao động cưỡng bức.

Làm việc để trả nợ tại các lò gạch ở CampuchiaPhóng sự sau được phát trên kênh CNN ngày 26/7/2017. Bạn có thể xem phóng sự tại địa chỉ sau: https://edition.cnn.com/videos/world/2017/07/26/cfp-cambodia-brick-kiln.cnn. Phóng sự cho thấy các lò nung gạch tại Campuchia thường xuyên phải hứng chịu các cáo buộc về việc trói buộc người lao động thông qua nợ nần.

11. ILO, 2014. Lợi nhuận và nghèo đói: Kinh tế của lao động cưỡng bức.

16 | Đưa tin về vấn đề cưỡng bức lao động và tuyển dụng công bằng

Page 25: NOTES - International Labour Organization

17A Toolkit for Sri Lankan Journalists |

D. DI CƯ ILO ước tính rằng trên thế giới hiện nay có khoảng 150 triệu lao động di cư.¹² Những bài viết về di cư có thể làm nổi bật những lựa chọn khó khăn mà các nhân vật và gia đình họ phải đối mặt để tìm kiếm cơ hội sống tốt hơn. Những câu chuyện về di cư cũng có thể giúp cho thấy những tác động tích cực của lao động di cư tới nền kinh tế của các quốc gia, giúp vượt qua những định kiến tiêu cực và tâm lý bài ngoại.Để viết bài, bạn có thể cân nhắc những câu hỏi sau: • Tại sao người lao động phải tìm kiếm cơ hội việc làm ở xa quê hương? • Có những cơ hội nào để di cư hợp pháp? • Người lao động di cư như thế nào? • Ai tạo điều kiện cho việc di cư? • Điều gì sẽ xảy ra khi những tuyến di cư hợp pháp đã được thiết lập đột ngột bị đóng cửa?• Các quốc gia điểm đến tiếp đón người lao động di cư như thế nào? Họ có được đối xử công bằng không?

12. ILO, 2018. Ước tính toàn cầu của ILO về lao động di cư quốc tế – Kết quả và Phương pháp.

Trong phóng sự này, các xí nghiệp cho người lao động vay một khoản tiền để chi trả các chi phí y tế, hoặc để chu cấp cho con cái với điều kiện rằng họ sẽ làm việc để trả nợ. Hậu quả là người lao động mất phần lớn thu nhập của mình vào việc trả nợ cho xí nghiệp, và bị buộc phải ở lại xí nghiệp cho đến khi trả hết nợ. Một số lao động cho biết họ sẽ phải làm việc tại các lò gạch cho đến hết đời để trả nợ. Một số lao động khác cũng chia sẻ nỗi lo lắng rằng sẽ chuyển khoản nợ này cho đời con cháu của mình.

Lao động di cư bị ‘bóc lột’ tại Nhật Bản

Phóng sự sau được đăng trên kênh Youtube của BBC News vào ngày 27/8/2019. Bạn có thể xem phóng sự tại địa chỉ sau: https://www.youtube.com/watch?v=wPcaIL8PFJ4. Phim tài liệu ngắn này kể lại câu chuyện của những người lao động di cư đến Nhật bản theo chương trình đào tạo thực tập sinh kỹ năng (TITP). Bộ phim là một series những phỏng vấn ngắn với các lao động đã rời bỏ người thuê lao động do bị ngược đãi và phân biệt đối xử. Những hành vi ngược đãi này bao gồm việc làm thêm giờ mà không được trả tiền – hành vi này theo cáo buộc đã xảy ra tại 70% những công ty Nhật Bản thuê thực tập sinh kỹ thuật. Bộ phim cũng cho thấy những hành vi ngược đãi lao động khác – bao gồm bắt nạt và tâm lý bài ngoại hướng tới những lao động di cư.

Thảm kịch trên xe công ten nơ tại Essex và câu chuyện về di cư.

Bài báo này được đăng tải trên tờ báo New Naratif vào ngày 26 tháng 11 năm 2019. Có thể xem bài báo tại đường dẫn sau: https://newnaratif.com/journalism/the-essex-lorry-tragedy-and-the-narrative-of-migration/. Tác phẩm báo chí này của Lam Lê đã đoạt giải thưởng cuộc thi báo chí viết về lao động di cư và tuyển dụng công bằng của Tổ chức Lao động quốc tế năm 2020. Bài báo – dựa trên bối cảnh những cái chết đầy tính thảm kịch của 39 lao động di cư người Việt tại Anh - đã cho thấy các bài báo trên toàn cầu thường vẽ hình ảnh tiêu cực về người lao động di cư, coi họ như những tội phạm hình sự hay nạn nhân của mua bán người, thay vì đưa ra một cách sống động thực tế các yếu tố lực đẩy và lực kéo đối với các quyết định di cư của người lao động – bao gồm bất bình đẳng trên toàn cầu, luật pháp và chính sách nhập cư, thất nghiệp và thiếu hụt lực lượng lao động tại quốc gia điểm đến. Các vấn đề mang tính hệ thống thúc đẩy di cư, theo kênh chính thống hoặc không chính thống cũng được bàn luận. Đặc biệt, bài báo đưa ra vấn đề về chi phí di cư qua kênh chính thống, cơ hội mà người lao động có được trong quá trình di cư, tình trạng kinh tế của gia đình người lao động di cư và tác động về kinh tế xã hội đối với các quyết định liên quan đến việc ra nước ngoài làm việc.

VÍ DỤ NHỮNG TIN BÀI VỀ KINH TẾ

17Tài liệu hướng dẫn của ILO dành cho các nhà báo tại Việt Nam |

Page 26: NOTES - International Labour Organization

18 | Reporting on Forced Labour and Fair Recruitment

E. PHÂN BIỆT ĐỐI XỬPhân biệt đối xử có thể dựa trên giới tính, chủng tộc, sắc tộc, do là nhóm người thiểu số, dân tộc bản địa hoặc do bị khuyết tật thể chất. Tất cả các hình thức phân biệt đối xử có thể ảnh hưởng đến việc tuyển dụng và điều kiện làm việc. Trong một số trường hợp, người lao động có thể bị cưỡng bức lao động vì họ thuộc một nhóm dân tộc hoặc tầng lớp xã hội nhất định, hoặc thậm chí vì quan điểm chính trị của họ. Trong một số trường hợp khác, lao động di cư là phụ nữ có thể phải chịu những hình thức phân biệt đối xử trong lao động cả ở quê nhà và tại nước ngoài.

Nói đến tuyển dụng và cưỡng bức lao động, việc xem xét cả yếu tố phân biệt đối xử là rất quan trọng. Những câu chuyện về quá trình khắc phục sự phân biệt đối xử tại nơi làm việc và thúc đẩy sự bình đẳng trong công việc có thể nâng cao nhận thức và thay đổi tư duy xã hội.

Khi viết bài, bạn có thể xem xét một số câu hỏi sau: • Có phải một số người lao động phải đối mặt với sự phân biệt đối xử về cơ hội việc làm, tuyển dụng,

điều kiện làm việc? Họ chịu phân biệt đối xử trong lĩnh vực nào?• Những nỗ lực có đang được thực hiện để đảm bảo sự bình đẳng tại nơi làm việc?• Di cư trong nước và quốc tế có ảnh hưởng đến một số nhóm người theo cách khác nhau không?• Có phải một số người dễ bị rơi vào cảnh cưỡng bức lao động hơn những người khác? Trẻ em? Phụ

nữ? Nam giới? Người bản địa?• Phụ nữ và nam giới có đang nhận được quyền bình đẳng trong công việc không? Nhận thức của

họ về quyền lợi của mình có như nhau không?

MỘT SỐ BÀI VIẾT VỀ NHỮNG SỰ KHÁC BIỆT“Nếu có tiền, bạn muốn nghĩ như thế nào cũng được”

Bạn có thể tham khảo bài viết tại địa chỉ: https://brightthemag.com/health-nepal-women-travel-stigma-work-ba687e07a2e. Trong bài viết này, tác giả khắc họa những định kiến mà phụ nữ ở Nepal phải đối mặt khi tìm kiến cơ hội làm việc tại nước ngoài, ngược lại với kỳ vọng về việc này dành cho nam giới. Bài viết kể ra những nguyên nhân đằng sau quyết định di cư để tìm kiếm việc làm, bao gồm cơ hội về kinh tế dành cho phụ nữ tại Nepal và những rủi ro tiềm ẩn của việc di cư. Bài viết nhấn mạnh những điểm tích cực của việc di cư dành cho lao động nữ giới tại Nepal và những cơ hội họ có thể nhận được – bao gồm cơ hội thu nhập hấp dẫn, nâng cao tay nghề, để dành tiền và đầu tư vào kinh doanh, rời bỏ những mối quan hệ mang tính ngược đãi và trợ giúp cho gia đình.

18 | Đưa tin về vấn đề cưỡng bức lao động và tuyển dụng công bằng

Nhật Bản thức tỉnh trước nạn bóc lột lao động nước ngoài trong bối cảnh tranh cãi về nhập cư tiếp diễn

Bài viết được đăng trên Washington Post ngày 21/11/2018. Bạn có thể đọc bài viết tại địa chỉ sau: https://www.washingtonpost.com/world/2018/11/21/japan-wakes-up-exploitation-foreign-workers-immigration-debate-rages/. Bài viết xem xét việc những người lao động di cư tại Nhật Bản – những người tham gia chương trình TITP – bị bóc lột và ngược đãi trong lao động như thế nào. Bài viết cung cấp thông tin nền về chương trình TITP cũng như tầm quan trọng của lao động di cư với kinh tế Nhật Bản, cũng như việc các lao động này bị phân biệt đối xử như thế nào tại đây. Họ bị coi là những “người đào tẩu” và tội phạm hơn là những lao động bị ngược đãi. Bài viết cũng đề cập đến lý do các lao động di cư mong muốn làm việc tại Nhật Bản – để học thêm các kỹ năng mới tại một quốc gia nổi tiếng với các công nghệ tân tiến. Bài viết đề cập đến nhiều loại hình ngược đãi lao động trong chương trình TITP, bao gồm: chi phí tuyển dụng đắt đỏ mà người lao động phải trả, điều kiện lao động mang tính ngược đãi, khó khăn người lao động gặp phải khi muốn đổi chủ thuê làm việc để thoát khỏi ngược đãi – một hậu quả của tình trạng visa của người lao động - thường dẫn đến việc lao động bỏ trốn khỏi nơi làm việc và bị buộc trở thành người di cư bất thường, cũng như những yếu kém trong việc thi hành các quy định về lao động, xử lý những công ty vi phạm quy định lao động.

Page 27: NOTES - International Labour Organization

19A Toolkit for Sri Lankan Journalists |

F. LUẬT, THỰC THI LUẬT VÀ TỘI PHẠMTại hầu hết các quốc gia, hệ thống tư pháp hé lộ những góc khuất đáng phê phán nhất của con người. Điều này cũng đúng đối với những trường hợp vi phạm quyền lao động. Nếu quốc gia của bạn đang có những hành động để chống nạn lạm dụng lao động, hãy liên hệ với các tổ chức và những người chịu trách nhiệm về vấn đề này, dù họ thuộc lực lượng cảnh sát chính thống hay thuộc một cơ quan chuyên môn nào khác. Nếu đã có luật, nhưng luật không được thực thi, hãy đặt câu hỏi tại sao? Các câu hỏi chính bạn có thể đặt ra khi viết tin bài: • Nước bạn đang áp dụng những luật nào về lao động?• Ai chịu trách nhiệm thi hành luật?• Họ đang thực thi luật như thế nào?• Luật pháp được thực thi tốt tới đâu?• Hậu quả đối với những đối tượng vi phạm quyền của người lao động là gì?

Bài viết dưới đây sẽ tóm tắt tiến trình sửa đổi, bổ sung Luật người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Việt Nam và những quy định được Chính phủ sửa đổi, bổ sung để tăng cường bảo vệ lao động di cư Việt Nam.

G. THÔNG TIN, GIÁO DỤC VÀ VẬN ĐỘNG THAY ĐỔI CHÍNH SÁCHNguồn cảm hứng cho tin bài báo chí có thể đến từ chính những người hàng ngày đang tạo ra sự khác biệt nhằm giải quyết vấn nạn lạm dụng lao động và thúc đẩy việc làm bền vững cho tất cả các lao động nói chung.

Các câu hỏi chính bạn có thể đặt ra khi viết tin bài: • Chúng ta đang làm gì để phổ biến cho người lao động về quyền của họ?• Ai đang hành động vì những người lao động bị lạm dụng?• Công chúng thể hiện thái độ ủng hộ hay thù địch đối với lao động cưỡng bức và lao động di cư như thế nào?• Có tác động nào gây bất lợi cho việc vận động chính sách hay không?• Người nổi tiếng /người của công chúng đóng vai trò gì trong việc nâng cao nhận thức về lao động di cư?

VÍ DỤ TIN BÀI VỀ VIỆC SỬA ĐỔI LUẬT VÀ CÔNG LÝKhông để người lao động bơ vơ khi ở nước ngoàiBài viết được đăng trên trang thông tin của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam vào ngày 11/6/2020. Bạn có thể tham khảo tại địa chỉ sau: http://www.congdoan.vn/tin-tuc/hoat-dong-cong-doan-3569/thao-luan-to-ve-du-an-luat-nguoi-lao-dong-viet-nam-di-lam-viec-tai-nuoc-ngoai-theo-hop-dong-(sua-doi)-khong-de-nguoi-lao-dong-bi-bo-vo-khi-ra-nuoc-ngoai-511429.tld. Bài viết đưa ra ý kiến của đại biểu quốc hội Ngọc Duy Ehieeru tại kỳ họp thứ 9, quốc khội khóa XIV đóng góp cho Dự thảo Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài (sửa đổi) vào tháng 6 năm 2020. Ông Ngọ Duy Hiểu đề cập đến vấn đề người lao động phải trả chi phí cao và quyền của họ chưa được pháp luật bảo vệ trong đó có quyền công đoàn, quyền được bảo vệ ở nước ngoài và khi trở về nước. Ông khuyến nghị luật cần xem xét giảm phí cho người lao động, đảm bảo rằng người lao động được hưởng quyền tham gia công đoàn và thỏa ước lao động tập thể cũng như tiếp cận với các dịch vụ hỗ trợ.

Không để người lao động bơ vơ khi ở nước ngoàiBài viết được đăng trên báo New York Times ngày 27/5/2020. Bạn có thể đọc bài viết tại địa chỉ: https://www.nytimes.com/2020/05/27/world/europe/essex-lorry-deaths-smuggling-network.html. Bài báo thảo luận về nạn buôn người, đặt trong bối cảnh 39 người di cư Việt Nam tử vong trong một xe tải tại Anh. Theo cáo buộc, họ đã được đưa đến Anh để lao động ‘không hợp thức’. Bài báo chỉ ra phản ứng của nhà chức trách tại Anh và các quốc gia khác tại châu Âu để điều tra và bắt những kẻ có trách nhiệm, nêu ra những cáo buộc , kèm theo là những hình phạt mà những kẻ này có thể sẽ phải chịu, bao gồm những án phạt tù nặng và thể hiện những khó khăn mà Vương quốc Anh gặp phải khi đưa những kẻ phạm tội ra xét xử, do quy trình dẫn độ những kẻ này đến Anh. Bài báo gốc của AFP đã được dịch và đăng trên nhiều báo Việt Nam, bao gồm VnExpress. Bạn có thể đọc bài viết tại đây: https://vnexpress.net/phap-bi-bat-26-nghi-pham-vu-39-nguoi-viet-chet-trong-container-4106295.html.

19Tài liệu hướng dẫn của ILO dành cho các nhà báo tại Việt Nam |

Page 28: NOTES - International Labour Organization

20 | Reporting on Forced Labour and Fair Recruitment

MỤC 2.3 – CÓ ĐƯỢC ỦNG HỘ

A. TẠO SỰ ỦNG HỘNếu bạn là một phóng viên đang muốn đưa tin về một đề tài đòi hỏi cần nhiều thời gian, nguồn lực, thậm chí có rủi ro thu hút sự chú ý từ các thế lực thù địch, có khả năng bạn sẽ gặp khó khăn trong việc thuyết phục tòa soạn cho phép bạn viết bài.

Lúc này bạn chỉ có lựa chọn duy nhất là tiếp tục thuyết phục tòa soạn rằng đây là một đề tài rất quan trọng và việc thực hiện đề tài này sẽ làm tăng giá trị cho chính tổ chức của bạn. Bạn có thể nhắc lại với cấp trên của mình những điều sau:• Điều tra là một phần cốt lõi của báo chí.• Loạt bài điều tra tốt sẽ nâng cao giá trị, cải thiện vị thế và có khả năng tăng doanh thu cho báo.• Loạt bài bạn thực hiện sẽ đạt chất lượng cao, gây chú ý và có tiếng vang.• Báo của bạn sẽ “sở hữu” tin bài này – nghĩa là trở thành đơn vị đưa tin độc quyền về chủ đề đó. Các

cơ quán báo chí khác chỉ có thể đưa những tin tức liên quan.• Loạt bài này sẽ có cơ hội tham gia nhận các giải thưởng danh giá.

B. KINH PHÍ Trong điều tra, nếu cần thêm thời gian và nguồn lực, bạn nên liệt kê ra tất cả các chi phí, bao gồm thời gian làm việc, chi phí đi lại ăn ở, và những chi phí khác.

Hãy tìm kiếm nguồn tài trợ bên ngoài cho đề tài của mình: một tổ chức phi chính phủ quốc tế có thể sẽ đồng ý giúp phóng viên trả những chi phí di chuyển tới một quốc gia khác để viết một loạt bài về di cư. Hoặc đôi khi, các khoản tài trợ sẽ được trao cho nhà báo đoạt giải tại một cuộc thi nào đó.Hãy lưu ý về nguy cơ đưa tin một chiều và việc chỉ viết về những gì nhà tài trợ muốn. Điều quan trọng là cơ quan báo chí của bạn vẫn phải giữ được quyền kiểm soát khâu biên tập và là tiếng nói cuối cùng trong việc xuất bản.

Be aware of the risks that the report becomes one-sided and only reports what the funder wants. It

NHỮNG TIN BÀI VỀ VIỆC NÂNG CAO NHẬN THỨCTăng cường vai trò của Công đoàn trong hỗ trợ lao động đi làm việc ở nước ngoài (Trade unions should play a bigger role in supporting migrant workers abroad)Bài viết sau đây được đăng trên báo điện tử Chính phủ vào ngày 18/6/2018. Bạn có thể tham khảo bài viết tại đây: http://baochinhphu.vn/xa-hoi/tang-cuong-vai-tro-cua-cong-doan-trong-ho-tro-lao-dong-di-lam-viec-o-nuoc-ngoai/339277.vgp. Bài viết dưới đây nói về cuộc đối thoại chính sách do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (VGCL) tổ chức để bảo vệ người lao động Việt Nam ở nước ngoài. Trong cuộc họp này, Phó Chủ tịch VGCL đề xuất Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng nên có cơ chế ba bên nhằm đảm bảo có sự tham gia tích cực của Chính phủ, công đoàn và các tổ chức chủ sử dụng lao động nhằm quản lý, hỗ trợ lao động đi làm việc tại nước ngoài.

Nhà bãi nô đấu tranh để giải phóng nô lệ Mauritania (The abolitionist fighting to free Mauritania’s slaves)Câu chuyện được đăng trên CNN ngày 21 tháng 6 năm 2017 và có thể truy cập tại trang web http://edition.cnn.com/2017/06/21/africa/mauritania-slavery-biram-dah-abeid/index.html. Bài viết giới thiệu cho người đọc về Biram Dah Abeid, một nhà hoạt động chống chủ nghĩa nô lệ từ quốc gia Bắc Phi Mauritania. Bài viết đưa ra bối cảnh cho chế độ nô lệ tại quốc gia này, miêu tả hoàn cảnh lịch sử, những nỗ lực đã được thực hiện để chống lại chế độ nô lệ cũng như những ảnh hưởng mà phong trào có thể tác động tới xã hội Mauritania. Mặc dù bài viết tập trung chủ yếu vào công việc của Abeid – người đã ứng cử cho chức Tổng thống của Mauritania, khởi xướng phong trào chống chế độ nô lệ và được cộng đồng quốc tế ghi nhận - bài viết cũng bao gồm cả những nhận xét từ chính phủ Mauritania và thể hiện sự ủng hộ của công chúng cho phong trào này.

20 | Đưa tin về vấn đề cưỡng bức lao động và tuyển dụng công bằng

Page 29: NOTES - International Labour Organization

21A Toolkit for Sri Lankan Journalists |

C. HỢP TÁC VỚI CƠ QUAN BÁO CHÍ KHÁCViệc phối hợp với một cơ quan báo chí khác sẽ giúp giảm bớt chi phí và tăng sức ảnh hưởng. Những báo quốc tế lớn như Guardian và Washington Post cũng đã từng làm như vậy và thu được nhiều kết quả tốt. Các báo nhỏ hơn cũng hoàn toàn có cơ hội triển khai các hoạt động hợp tác xuyên biên giới.Việc hợp tác với một cơ quan báo chí khác cũng sẽ giúp ích cho bạn khi xuất bản tin bài. Đăng tin đồng thời trên các phương tiện truyền thông khác nhau, ở nhiều quốc gia khác nhau, sẽ tạo ra tác động lớn hơn và chạm tới nhiều người hơn.

Trong phần Human Trafficking Resources (Nguồn lực Điều tra về Nạn buôn người) của Mạng lưới Báo chí Điều tra Toàn cầu, có liệt kê một số quan hệ hợp tác thú vị giữa các cơ quan báo chí.

D. KÊU GỌI ỦNG HỘ TỪ BÊN NGOÀIHãy đảm bảo rằng câu chuyện của bạn nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ truyền thông bên ngoài.Những đối tượng có thể kêu gọi ủng hộ bao gồm:• Chính trị gia được bầu• Lãnh đạo doanh nghiệp• Nhà hành pháp• Lãnh đạo các tổ chức phi chính phủ và các nhóm chiến dịch• Các chuyên gia (ví dụ: học giả)• Người nổi tiếng

Hãy kể cho họ nghe câu chuyện của bạn và đề nghị họ hỗ trợ. Sau đó, hãy viết một vài câu nêu lên quan điểm ủng hộ của họ trong bài để chứng minh rằng bạn nhận được sự ủng hộ từ cộng đồng.

21Tài liệu hướng dẫn của ILO dành cho các nhà báo tại Việt Nam |

Page 30: NOTES - International Labour Organization

22 | Reporting on Forced Labour and Fair Recruitment

CHUẨN BỊ TƯ LIỆU

CHƯƠNG3

MỤC 3.1 – NGUỒN LỰC

A. SỐ LIỆU Số liệu là nền tảng cơ bản cho mọi điều tra báo chí. Số liệu hầu như chỉ là những con số khô khan trên giấy nhưng với sự hiểu biết và cách giải thích đúng đắn, số liệu sẽ tiết lộ những câu chuyện thực sự được người đọc quan tâm. Vì vậy, bạn hãy học cách yêu và coi trọng những số liệu này. Hãy sử dụng những nguồn tài liệu chính thức hoặc uy tín như các thống kê chính thức, khung pháp lý và quy định, hồ sơ tài liệu của tòa án, ấn phẩm của các công ty báo chí.

B. HÌNH ẢNH VÀ VIDEOSử dụng hình ảnh cũng như video, loại hình đang ngày một phát triển, là một phần quan trọng trong quá trình kể chuyện và đưa tin trong thời hiện đại. Tuy vậy, tình trạng lao động cưỡng bức và tuyển dụng không công bằng thường diễn ra không minh bạch, và có thể cả thủ phạm và nạn nhân đều không sẵn sàng tiết lộ danh tính.

Nếu nhân vật đồng ý cho chụp ảnh (hoặc quay phim), nhưng yêu cầu không được tiết lộ danh tính, thì tốt nhất nhà báo hãy bảo vệ danh tính của nhân vật ngay trong quá trình ghi hình - ví dụ chỉ chụp ảnh họ trong bóng tối hoặc chỉ quay phim phần tay của người được phỏng vấn, thay vì phải dựa vào các kỹ thuật hậu kỳ như làm mờ hoặc che khuôn mặt của nhân vật.

22 | Đưa tin về vấn đề cưỡng bức lao động và tuyển dụng công bằng

Page 31: NOTES - International Labour Organization

23A Toolkit for Sri Lankan Journalists |

Phải làm gì nếu không có hình ảnh gốc?• Hãy sử dụng hình ảnh có sẵn từ thư viện hình ảnh nhưng lưu ý rằng những hình ảnh đó có thể

không phù hợp với câu chuyện của bạn.• Minh họa câu chuyện của bạn bằng nghệ thuật thị giác như sử dụng hình vẽ, phim hoạt hình.• Bạn thậm chí có thể để nguyên câu chuyện mà không cần minh họa, những hãy giải thích cho

người đọc tại sao bạn chọn cách làm đó.Hình ảnh đóng một vai trò quan trọng nhưng nếu sử dụng những hình ảnh kém chất lượng (do thiếu chuyên nghiệp hoặc thiếu nguồn lực) sẽ dẫn đến nhiều khó khăn trong khâu chỉnh sửa hình ảnh và gây khó chịu cho người đọc.

MỤC 3.2 – AN TOÀNA. NGUYÊN TẮC ĐẠO ĐỨC BÁO CHÍ

Dưới đây là một số lời khuyên hàng đầu để giữ an toàn khi đưa tin:

• Hãy đưa tin chính xác Chỉ báo cáo những số liệu đã được kiểm tra, kiểm tra lại nhiều lần và bạn biết chắc là đúng sự thật. Tất cả những thông tin còn lại đều chỉ là phát ngôn của một cá nhân nào đó và cần được dẫn nguồn. Cần phải cẩn thận để đưa tin về những phát ngôn này thật chính xác.

Không nên rút ra kết luận. Hãy viết bài theo giới hạn khả năng của bản thân. Nếu bạn đang đề cập đến một vấn đề nhạy cảm, chỉ viết về những gì bạn đã nhìn thấy, hoặc ít nhất về những gì được nghe từ những người xung quanh. Hãy dành việc phân tích, diễn giải và suy đoán cho người có nhiều nguồn thông tin khác và qua đó có cái nhìn tổng quan hơn.

• Hãy hoài nghiPhân tích tất cả thông tin bạn có. Cân nhắc ghi lại các cuộc hội thoại của bạn với bất kỳ ai liên quan đến đề tài nhạy cảm bạn đang theo đuổi. Bởi sau đó, nếu họ bị ép buộc phải phủ nhận những thông tin bạn đưa ra trong bài viết, thì bạn sẽ buộc phải đưa ra bản ghi âm hoặc ghi chép cuộc hội thoại để làm bằng chứng trước tòa.

• Hãy biết cân bằngTích cực thu thập quan điểm và góc nhìn của tất cả các bên. Nếu họ không muốn nói chuyện với bạn, hoặc bạn không thể tiếp cận họ, hãy tìm một nguồn khác có thẩm quyền đại diện cho họ, chẳng hạn như trang web chính thức hoặc cơ quan báo chí của họ. Trong trường hợp không thành công, hãy phân tích lý do tại sao bạn không thể tiếp cận được nguồn thông tin như vậy. Bạn không nên cố đóng vai một thẩm phán, nhà vận động hay nhà hoạt động nhân quyền. Hãy dành việc đó cho các chuyên gia, những người có thể tóm tắt và cung cấp cho bạn các phân tích chuyên sâu.

• Hãy khách quanKhông truyền bá ủng hộ quan điểm của một bên trong cuộc xung đột. Không sử dụng từ ngữ (thường là tính từ) để nói thiên vị cho một bên nào đó (mạnh mẽ, anh hùng, quyết đoán, đúng đắn), cũng như dùng những từ ngữ để nói xấu bên còn lại (xấu xa, yếu đuối, hèn nhát).

Nên lưu ý rằng một số những từ ngữ mặc dù được sử dụng rộng rãi và không chủ ý mang thành kiến trong cộng đồng này vẫn có thể mang tính xúc phạm tại cộng đồng khác. Ví dụ, không ai muốn bị miêu tả bằng những từ như “bộ lạc” hay “thổ dân” cả. Hãy tôn trọng người khác. Hãy tìm hiểu xem nhân vật muốn được nhắc tới như thế nào.

Hãy ý thức được thành kiến của bản thân và loại bỏ thành kiến đó khi viết tin bài.¹³

13. Ethical Journalism Network, 2018. Five-point guide for migration reporting.

23Tài liệu hướng dẫn của ILO dành cho các nhà báo tại Việt Nam |

Page 32: NOTES - International Labour Organization

24 | Reporting on Forced Labour and Fair Recruitment

B. AN TOÀN CÁ NHÂNNhà báo viết về những vấn đề như tuyển dụng không công bằng hoặc lao động cưỡng bức thường rất dễ gặp nguy hiểm – kể cả khi họ làm việc một cách công bằng và khách quan. Bởi nhà báo là người có khả năng phơi bày các tổ chức tội phạm, các cá nhân có quyền lực, hoặc thậm chí các hành vi lạm quyền của chính phủ.Những hành vi trả thù nhà báo có thể bao gồm từ đe dọa, quấy rối đến dùng vũ lực, bắt giữ bất hợp pháp và giam giữ tùy tiện. Bạn cần nhận thức được điều này và phòng bị tốt cho những trường hợp như vậy.

C. SỨC KHỎE THỂ CHẤT VÀ TINH THẦNNhà báo luôn phải chuẩn bị tinh thần để thực hiện những nhiệm vụ gian khổ. Hãy chia sẻ câu chuyện và kinh nghiệm của bạn với các nhà báo khác. Hãy đặt câu hỏi với cấp trên và những đồng nghiệp có kinh nghiệm của bạn nếu cần thiết.

Hãy cảnh giác với bất kỳ rủi ro tiềm ẩn nào có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của bản thân.

D. BẢO MẬT SỐ• Không nên lưu thông tin liên hệ nhạy cảm trong sổ tay, sách, điện thoại di động hoặc trong các

tệp máy tính.• Hãy đặt bí danh cho các đầu mối liên lạc nhạy cảm của bạn và sử dụng bí danh này trong các ghi chú.• Bảo vệ điện thoại di động bằng mã PIN mạnh.

NGUỒNNguồn Ủy ban bảo vệ nhà báo (Committee to Protect Journalists). (2012). Hướng dẫn an toàn cho nhà báo . [Trực tuyến]. Xem tại: https://cpj.org/security/guide.pdf

Hội đồng Châu Âu (Council of Europe). (n.d.). Diễn đàn tăng cường bảo vệ nhà báo và an toàn cho nhá báo. [Trực tuyến]. Xem tại: https://www.coe.int/en/web/media-freedom

IFJ. (n.d.). An toàn. [Trực tuyến]. Xem tại: https://www.ifj.org/what/safety.html

IFJ. (n.d.). Bình đăng giới. [Trực tuyến]. Xem tại: https://www.ifj.org/what/gender-equality.html

INSI. (n.d.). INSI Quy tắc an toàn. [Trực tuyến]. Xem tại: https://newssafety.org/about-insi/insi-safetycode/

UNESCO. (n.d.). Các thông tin liên quan đến an toàn cho nhà báo. [Trực tuyến]. Xem tại: http://www.unesco.org/new/en/communication-and-information/freedom-of-xpression/safety-ofjournalists/basic-texts/

UNESCO. (2015). Hướng dẫn an toàn cho nhà báo. Sổ tay dành cho nhà báo trong môi trường nhiều rủi ro [Trực tuyến]. Xem tại: http://www.unesco.org/new/en/communication- andinformation/resources/publications-and-communication materials/publications/full-list/safetyguide-for-journalists/

UNESCO. (n.d.). Kế hoạch hành động về an toàn của nhà báo và vấn đề trừng phạt với những vi phạm của Liên Hiệp Quốc [Trực tuyến]. Xem tại: https://en.unesco.org/un-plan-action-safety-journalists

24 | Đưa tin về vấn đề cưỡng bức lao động và tuyển dụng công bằng

Page 33: NOTES - International Labour Organization

25A Toolkit for Sri Lankan Journalists |

• Lưu danh bạ các đầu mối liên lạc quan trọng bằng tên giả.• Xóa lịch sử các cuộc gọi nhạy cảm.• Xóa tin nhắn văn bản.• Ngụy trang các số điện thoại nhạy cảm bằng định dạng khác.• Tìm hiểu cách bảo mật trình duyệt web tốt hơn.• Tìm hiểu cách gửi email mã hóa.• Cẩn thận với những gì được đăng trên phương tiện truyền thông xã hội.

E. CẢI TRANGQuy tắc chung khi làm báo là các phóng viên phải cởi mở và trung thực về con người của mình. Họ không nên giấu diếm danh tính và hoạt động của mình để lấy những thông tin vốn dĩ không được phép chia sẻ với phóng viên.

Tuy nhiên, sẽ rất khó để thu thập bằng chứng thuyết phục về tội phạm và các hành vi gây hại cho xã hội nếu nhà báo hoàn toàn minh bạch về bản thân.

Đây là lý do tại sao khi - và chỉ khi – tố cáo tội phạm hoặc các hành vi gây hại cho xã hội nghiêm trọng, nhằm mục đích phục vụ cho lợi ích cộng đồng, một số phóng viên điều tra sẽ phải giả danh, ví dụ, bằng cách đóng giả là một lao động kỹ năng thấp làm việc tại nơi xảy ra tình trạng lạm dụng, ngược đãi người lao động. Hành động này được gọi là cải trang.

Trong trường hợp này, nếu phóng viên bí mật ghi âm hoặc quay phim, có khả năng tòa án sẽ phán quyết rằng họ đang vi phạm quyền riêng tư và việc này là bất hợp pháp. Những phóng viên hoạt động dưới vỏ bọc như vậy có thể bị đe dọa và thậm chí bị bạo lực thể xác.

MỤC 3.3 – NGUỒN THÔNG TINNhà báo có thể lấy thông tin từ nhiều nguồn đa dạng khác nhau, từ những lao động bị lạm dụng và gia đình của họ, đến chủ lao động, quản lý hay một bên trung gian phối hợp tuyển dụng hoặc các chuyên gia về lĩnh vực này. Mặc dù những nhân vật có thể không hài lòng với hoàn cảnh hiện tại của mình, việc chia sẻ thông tin cho báo chí có thể sẽ làm trầm trọng thêm vấn đề họ đang gặp phải, thậm chí khiến họ gặp nguy hiểm. Bạn cần thể hiện sự nhạy cảm và thái độ tôn trọng dành cho nhân vật, đồng thời khuyến khích họ cung cấp thông tin. Những câu chuyện về tuyển dụng lao động, dù tuân thủ hay vi phạm luật pháp, đều có thể gây ảnh hưởng tới công việc và cuộc sống cá nhân của những người có liên quan.

Do vậy, nhà báo viết bài về những chủ đề này phải làm việc cẩn trọng và có phương pháp để xây dựng đủ bằng chứng, đảm bảo đưa tin chính xác, khách quan và công bằng. Nhà báo nên xem xét lấy thông tin từ nhiều nguồn đa dạng. Trong phần tiếp theo, bạn sẽ hiểu thêm về những mẹo lấy thông tin từ các loại nguồn cụ thể.

NGUỒNR.AGE.(n.d.). [Trực tuyến]. Student/Trafficked. Xem tại: https://www.rage.com.my/trafficked/

Fruit picking investigation (https://www.smh.com.au/interactive/2016/fruit-picking-investigation/)

25Tài liệu hướng dẫn của ILO dành cho các nhà báo tại Việt Nam |

Page 34: NOTES - International Labour Organization

26 | Reporting on Forced Labour and Fair Recruitment

A. NHỮNG NẠN NHÂN ĐÃ TRỐN THOÁTNhà báo không nên gây áp lực cho nhân vật, nhưng hoàn toàn có thể nói với nhân vật rằng việc kể câu chuyện của họ sẽ giúp công chúng hiểu rõ hơn về quy mô và bản chất của vấn đề. Điều này cũng đồng thời khích lệ những lao động khác tự tin chia sẻ câu chuyện của họ. Cũng như cảnh báo cho người đọc và những người lao động khác về những nguy hiểm có thể gặp phải khi đi qua biên giới.

Nếu muốn nhân vật cởi mở kể về những trải nghiệm đau thương của họ, trước hết nhà báo phải chiếm được lòng tin của nhân vật. Nhân vật cần biết rằng họ sẽ không bị chế giễu hoặc bị nạn nhân hóa trong các bài báo của bạn. Cách nhà báo viết về những nạn nhân đã trốn thoát cảnh ngược đãi hoặc lạm dụng sẽ quyết định việc nhân vật có muốn tiếp tục chia sẻ với bạn những câu chuyện khác nữa hay không.

Nhà báo phải luôn đối xử với nạn nhân và gia đình của họ với lòng từ bi, sự quan tâm và tôn trọng nhân phẩm của họ. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa bạn phải từ bỏ sự hoài nghi cần có của một nhà báo trong hành trình đi tìm sự thật.

Tùy thuộc vào từng tình huống, nhà báo nên để nhân vật lựa chọn địa điểm phỏng vấn. Hãy để nhân vật chọn nơi nào khiến họ cảm thấy thoải mái khi nói chuyện.

Nạn nhân/người sống sót có thể yêu cầu bạn không công bố bất kỳ thông tin gì có khả năng làm lộ danh tính của họ. Tuy vậy, các báo thường tránh sử dụng các nguồn ẩn danh nhiều nhất có thể bởi việc này sẽ làm giảm sức thuyết phục và độ xác thực của câu chuyện.

Cũng có trường hợp kẻ bị buộc tội sẽ trả thù những ai dám lên tiếng. Điều quan trọng là các phóng viên không được phép để chuyện đó xảy ra.

Một khi đã hứa bảo vệ danh tính của nạn nhân, bạn cần đảm bảo có thể làm được điều đó. Hãy chắc chắn danh tính của nhân vật không bị công bố, thậm chí một cách vô tình, như việc tiết lộ nhiều thông tin về nhân vật khiến người có quan hệ gần gũi với nhân vật đó có thể đoán được bài báo đang nói về ai. Đặc biệt, trong một số trường hợp nhạy cảm, nhà báo không những không được đề cập đến tên tuổi của nạn nhân mà còn phải giữ bí mật danh tính của họ trong sổ tay riêng, đề phòng thông tin rơi vào tay kẻ xấu.

B. CÁC NHÓM HỖ TRỢ, TỔ CHỨC VẬN ĐỘNG, HỌC GIẢMột câu chuyện có sức ảnh hưởng và gây xúc động phần lớn là nhờ có lời khai của nạn nhân. Ảnh hưởng đó sẽ càng tăng thêm sức mạnh nếu nhà báo biết đưa ra một viễn cảnh rộng hơn, bao gồm câu chuyện của một hay nhiều cá nhân.

Để làm được điều đó, hãy lấy thông tin từ những chuyên gia làm việc trong lĩnh vực này, chẳng hạn như:• Các nhóm hỗ trợ cho nạn nhân và người sống sót• Hiệp hội• Công đoàn• Cơ quan hành pháp • Dịch vụ xã hội và các dịch vụ công khác• Các học giả• Các chính trị gia đặc biệt quan tâm đến vấn đề này• Luật sư• Các tổ chức toàn cầu, như ILO.

Khi lấy thông tin, nên đề nghị họ giới thiệu thêm cho bạn những người bạn cần gặp và qua đó xây dựng mạng lưới các mối quan hệ. Theo dõi họ trên phương tiện truyền thông xã hội và đọc các bài báo họ viết.

26 | Đưa tin về vấn đề cưỡng bức lao động và tuyển dụng công bằng

Page 35: NOTES - International Labour Organization

27A Toolkit for Sri Lankan Journalists |

Trong quá trình tìm thông tin để viết bài, hãy ghi chép chi tiết những gì mọi người nói với bạn. Như vậy, khi bắt tay vào viết bài, nếu cảm thấy không chắc chắn, bạn luôn có thể quay lại và kiểm tra thông tin với người nắm rõ thông tin này. Nhờ đó, bạn có thể trích dẫn ý kiến đúng nguồn. Ngược lại, bạn sẽ đánh mất niềm tin của nhân vật nếu bạn trích dẫn sai ý kiến của họ hoặc dẫn nguồn sai.

C. ĐỐI TƯỢNG BỊ NGHI NGỜ LIÊN QUAN TỚI LẠM DỤNGNhững kẻ phạm tội hoặc có hành vi gây hại cho xã hội là những đối tượng cuối cùng mà nhà báo nên liên hệ để điều tra, sau khi đã thu thập tất cả bằng chứng và xây dựng đủ lý lẽ để chống lại kẻ đó.Nếu liên hệ với những đối tượng này quá sớm, chúng sẽ có cơ hội gây áp lực lên các nhân chứng, phá hủy bằng chứng - và phá hoại cuộc điều tra.

Tuy nhiên, để đảm bảo tính công bằng, nhà báo cần cho những đối tượng này cơ hội để trả lời mọi cáo buộc về hành vi sai trái của chúng.

Nhiều cơ quan báo chí dành thời gian từ một tới hai ngày đủ để đối tượng đưa ra câu trả lời - nhưng không đủ để hành động – dù theo cách hợp pháp hay bất hợp pháp - để ngăn chặn việc đưa tin.

Nếu những đối tượng này đồng ý gặp mặt, vì an toàn của bản thân, bạn hãy:• Đi cùng với đồng nghiệp.• Thông báo cho tổng biên tập về địa điểm gặp mặt.• Bố trí người liên hệ để kiểm tra.• Ghi chép chi tiết hoặc ghi âm.• Dẫn dắt cuộc nói chuyện một cách chuyên nghiệp và lịch sự.• Kiểm soát bản thân, không nên tỏ ra giận dữ hay phẫn nộ.

Nếu đối tượng từ chối gặp mặt, bạn có thể yêu cầu đối tượng trả lời câu hỏi qua điện thoại hoặc email.

Lựa chọn thứ ba là để đối tượng chuẩn bị tường trình bằng văn bản (hoặc ghi âm) và dùng đây làm câu trả lời của những người này cho các cáo buộc chống lại họ. Nhà báo cần kiên trì trong việc liên hệ để có câu trả lời, đồng thời nhắc lại rằng bạn muốn nghe câu trả lời từ phía đối tượng bị buộc tội để đảm bảo tính chính xác và công bằng của bài báo.

Nếu không nhận được phản hồi sau nhiều lần liên lạc, nhà báo nên tìm cách đại diện cho đối tượng theo cách tốt nhất có thể, bằng cách sử dụng các nguồn thông tin công khai. Sau đó, hãy viết bài một cách lịch sự. Với tư cách là một nhà báo, vai trò của bạn không phải là luận tội, mà là đưa sự thật ra ánh sáng để công chúng tự đi đến kết luận của riêng họ.

27Tài liệu hướng dẫn của ILO dành cho các nhà báo tại Việt Nam |

Page 36: NOTES - International Labour Organization

28 | Reporting on Forced Labour and Fair Recruitment

KỂ LẠI CÂU CHUYỆN

CHƯƠNG4

MỤC 4.1 – SỬ DỤNG LOẠI HÌNH BÁO CHÍ NÀO?Nhà báo có nhiều cách thức để đưa tin. Trong giai đoạn đầu, cần xem xét làm thế nào để sử dụng tư liệu bạn có một cách hiệu quả nhất, để tiếp cận được nhiều người nhất và tạo ra ảnh hưởng rộng nhất.

Bạn không nhất thiết chỉ chọn một phương án. Bạn có thể đưa tin bằng nhiều hình thức khác nhau trên những nền tảng khác nhau như: báo giấy, trang web, truyền hình, v.v.

A. TRANG WEBHầu hết các kênh truyền thông đều có trang web, trong đó, một số chỉ đơn thuần tồn tại dưới dạng trang web. Tuy vậy, trang web của những kênh này vẫn có thể dễ dàng truyền tải các video hoặc tin bài dưới dạng thu âm, cũng như các tin bài dưới dạng ảnh hoặc bài viết. Trong quá trình xây dựng câu chuyện, bạn hãy cân nhắc việc chụp ảnh, ghi âm hoặc quay phim để có thêm tư liệu đăng tải cùng bài viết.

“Long read” (bài phân tích sâu) là một loại bài báo dài đăng trên trang web, kết hợp các yếu tố hình ảnh, đồ họa thông tin, bản đồ và thậm chí cả clip âm thanh và video để chèn vào bài viết. Với sự kết hợp như vậy, định dạng của bài báo sẽ trở nên hấp dẫn, đặc biệt phù hợp với chuyên mục điều tra.

28 | Đưa tin về vấn đề cưỡng bức lao động và tuyển dụng công bằng

Page 37: NOTES - International Labour Organization

29A Toolkit for Sri Lankan Journalists |

B. MẠNG XÃ HỘINhiều cơ quan báo chí tận dụng mạng xã hội như Facebook, Twitter và Instagram để đưa tin. Thông thường, đưa tin trên mạng xã hội được xem là một cách để thu hút và phục vụ khán giả nhờ tính phổ biến của nó, nhưng cũng có thể được dùng để kể chuyện theo cách riêng. Có nhiều phóng viên đã rất thông minh trong việc kể những câu chuyện phức tạp trên Twitter chỉ bằng các tweet, mỗi tweet chỉ dài khoảng hai tới ba câu, và thường đi kèm với một hình ảnh hoặc đoạn video ngắn.

Instagram là một nền tảng rất tốt để chia sẻ hình ảnh và video ngắn. Instagram cho phép nhà báo đăng tải một series những hình ảnh của nhân chứng - tất nhiên là với sự cho phép của họ.

Mạng xã hội có tính tức thời rất cao và điều này là rất hữu dụng, nhất là khi bạn muốn biết phản ứng cụ thể từ một người hoặc tổ chức liên quan đến câu chuyện của bạn. Một số ví dụ gần đây cho thấy việc sử dụng Twitter đã giúp những nạn nhân của lao động cưỡng bức và nạn buôn người chia sẻ câu chuyện của họ, giúp các cơ quan chức năng nhanh chóng vào cuộc.

Tuy nhiên, nhà báo cần cân nhắc rằng, mạng xã hội đồng thời cũng là phương tiện các nhà tuyển dụng có đạo đức và không có đạo đức vận hành để tuyển dụng, dẫn đến cơ hội tuyển dụng công bằng hoặc cũng có thể là lao động cưỡng bức. Thực tế cho thấy mạng xã hội là công cụ ngày càng được nhiều người sử dụng để tìm kiếm việc làm và điều này càng cho thấy rõ, nhà báo nên lựa chọn những nền tảng này để đăng tải tin bài có chất lượng.

C. CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANHChương trình trên đài phát thanh là những chương trình được phát theo lịch hoặc chương trình podcast, có thể tải về để nghe bất cứ lúc nào. Chỉ cần để micro gần nguồn âm thanh hoặc cắm mic, điện thoại thông minh trở thành một phương tiện ghi âm rất tốt. Việc biên tập sau đó có thể được thao tác trên điện thoại hoặc máy tính.

D. VIDEOChỉ với kỹ năng sản xuất video đơn giản như quay phim hay chỉnh sửa trên điện thoại thông minh, những nhà báo với nguồn lực và trang thiết bị khiêm tốn có thể tự làm phim, để chia sẻ trực tuyến, phát trên TV, chiếu trong rạp phim hoặc những nơi công cộng.

E. HOẠT HÌNHLàm phim hoạt hình là một cách tuyệt vời để kể chuyện, và đồng thời để bảo vệ danh tính của những người liên quan khi cần thiết.

F. ỨNG DỤNGNhiều người đã quen dùng ứng dụng của các báo để truy cập đọc tin tức. Các ứng dụng này cũng đã được thử nghiệm để tìm ra những cách kể chuyện theo hướng mới. Đài BBC đã thiết kế một đoạn video thực tế ảo nhằm mô phỏng trải nghiệm của một người di cư phải mạo hiểm cuộc sống của mình để tìm kiếm công việc và tương lai tại một quốc gia khác.

G. KỂ CHUYỆN BẰNG HÌNH ẢNHNhư đã đề cập trong phần trước, nhà báo phải xem xét cẩn thận cách họ miêu tả nhân vật của mình khi đưa tin về vấn đề lao động. Nhà báo cần đặc biệt chú ý điều này khi được yêu cầu giấu kín danh tính của nhân vật và bảo vệ nạn nhân bị lạm dụng lao động.

29Tài liệu hướng dẫn của ILO dành cho các nhà báo tại Việt Nam |

Page 38: NOTES - International Labour Organization

30 | Reporting on Forced Labour and Fair Recruitment

MỤC 4.2 – CHUỖI BÀI VIẾT

Nếu bạn đã bỏ nhiều công sức cho một bài viết về chủ đề khó như tuyển dụng công bằng hoặc cưỡng bức lao động, thì rất có thể bạn đã có đủ chất liệu để viết nhiều hơn là một phóng sự thời sự đơn thuần. Trong trường hợp này, thay vì chỉ xuất bản một bài viết, bạn nên cân nhắc viết một chuỗi bài cùng chủ đề để đăng tải lên trang web.

Bạn cũng có thể cân nhắc thực hiện những bước tiếp theo và biến chuỗi bài viết của bạn thành một chiến dịch. Đây là lúc vai trò của báo chí vượt ra ngoài khuôn khổ thông thường - đưa tin trung lập về một vấn đề - và chọn phe nhằm ủng hộ việc thay đổi chính sách. Những cơ quan báo chí có quan điểm trung lập và khách quan thường chỉ làm điều này khi phải đấu tranh chống tội phạm và thúc đẩy các quyền con người như quyền tự do, sức khỏe và lao động tự do.

Những câu chuyện trong chiến dịch của bạn có thể tập trung nói về một nhân vật duy nhất, được hé lộ theo thời gian, hoặc tập trung vào nhiều nhân vật khác nhau nhưng có cùng hoàn cảnh. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể mô tả vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau: góc độ của người lao động bị buôn bán hoặc lạm dụng, của người sử dụng lao động, quản lý, các nhà hành pháp, v.v.

Chuỗi bài viết sẽ được đăng trong nhiều ngày liên tiếp, hoặc theo kì. Đừng quên bật mí về câu chuyện tiếp theo để thu hút người xem hay độc giả. Ví dụ:• “Ngày mai, trong loạt bài tiếp theo, chúng tôi sẽ gặp kẻ môi giới đã đẩy Abdul vào hành trình đầy

rẫy nguy hiểm.”• “Chúng tôi sẽ tiếp tục lắng nghe câu chuyện của Marie và tìm hiểu cách cô ấy làm quen với cuộc

sống của một người phụ nữ tự do.”

SÁU BƯỚC ĐỂ CÓ MỘT CHIẾN DỊCH THÀNH CÔNG

BƯỚC 1: THIẾT LẬP MỤC TIÊU Bạn có thể khởi động chiến dịch theo cách đột phá hoặc bắt đầu từng bước và phát triển dần dần. Chiến dịch sẽ đạt hiệu quả, nếu bạn đã lập kế hoạch tốt từ trước. Tuy nhiên, mục tiêu của bạn phải rõ ràng ngay từ đầu. Bạn kêu gọi thay đổi một điều luật? Hay đang hành động vì mục tiêu khác? Ví dụ:• “Chúng tôi sẽ tiếp tục vận động cho đến khi hệ thống cấp phép buộc phải thay đổi.”• “Tất cả phụ nữ bị buôn bán phải được nhà nước giải cứu và quan tâm chăm sóc.”

BƯỚC 2: QUẢN LÝ CHIẾN DỊCH Bạn cần quản lý chiến dịch hàng ngày để đảm bảo chiến dịch luôn giữ được đà và đi đúng hướng. Thông thường, phóng viên - người viết hầu hết các câu chuyện sẽ đảm nhiệm việc này.

Chiến dịch nào cũng cần có một lãnh đạo dày dặn kinh nghiệm trong nhóm biên tập, chẳng hạn như phó tổng biên tập, trưởng phòng tin tức, hoặc ai đó có vai trò tương tự.

Người đứng đầu phải đảm bảo rằng, các nguồn lực, bao gồm cả thời gian, sẽ được phân bổ một cách hợp lý. Chiến dịch cần nhiều nguồn lực và các nhân viên cấp dưới thường sẽ không đáp ứng được điều này. Lãnh đạo phải là người bảo vệ đội ngũ viết tin bài khỏi tất cả áp lực bên ngoài đến từ các bên liên quan cuộc điều tra.

BƯỚC 3: CỐ GẮNG TẠO ẢNH HƯỞNG MẠNH MẼ NGAY TỪ ĐẦU Hãy bắt đầu một chiến dịch bằng cách tạo ra ảnh hưởng ngay lập tức và chọn ngày khởi động chiến dịch không trùng với ngày tổ chức sự kiện nào khác đã được lên kế hoạch từ trước.

30 | Đưa tin về vấn đề cưỡng bức lao động và tuyển dụng công bằng

Page 39: NOTES - International Labour Organization

31A Toolkit for Sri Lankan Journalists |

Hãy làm thế nào để câu chuyện đầu tiên trong chiến dịch của bạn được đăng trên trang nhất của một tờ báo, hoặc xuất hiện đầu tiên trong bản tin thời sự trên truyền hình hoặc đài phát thanh. Hãy làm câu chuyện đó trở nên hấp dẫn hơn với những chuyện bên lề, hình ảnh và đồ họa thông tin.

BƯỚC 4: GIÚP ĐỘC GIẢ DỄ DÀNG CÙNG THAM GIAĐộc giả ngày càng quen với việc lên tiếng bình luận về các vấn đề gây tranh cãi trên mạng xã hội. Hãy tận dụng điều này một cách tối đa và khuyến khích mọi người cùng tham gia. Hãy mở mục bình luận trên trang web và đăng tải những bình luận thú vị và mang tính xây dựng nhất. Tuy nhiên, bạn cũng cần tính đến chuyện sẽ có những bình luận mang tính tiêu cực, phân biệt chủng tộc, phân biệt giới tính, v.v. Quan trọng là bạn phải thiết lập được bộ quy tắc ứng xử rõ ràng và chắc chắn cho mục bình luận của mình.

Hãy lập một tài khoản email để công chúng có thể gửi cho bạn những ý kiến đóng góp, thậm chí là câu chuyện của họ hay những ý tưởng giúp bạn viết bài.

Hiện nay, đã có những phương thức khảo sát ý kiến qua thư điện tử (e-petition) cho phép công dân đăng ký và ký tên để ủng hộ một yêu cầu nào đó, ví dụ như sửa đổi luật pháp. Bạn có thể tự lập ra một thư thỉnh nguyện hoặc nhờ một chính trị gia làm việc này giúp mình. Sau đó, hãy khuyến khích người đọc tham gia ký thư thỉnh nguyện này. Bạn có thể cập nhật số chữ ký đang tăng dần và lấy đây làm dấu hiệu cho thấy chiến dịch đang nhận được sự ủng hộ ngày càng lớn.

BƯỚC 5: LÀM NHỮNG GÌ ĐỘC GIẢ KHÔNG THỂ LÀMNên nhớ rằng báo chí có quyền lực và cũng có những giới hạn nhất định. Báo chí có thể khuếch đại tiếng nói của độc giả, đặt ra những câu hỏi khó và yêu cầu những người có thẩm quyền cao nhất phải trả lời.

Trong trường hợp bạn làm như vậy, hãy gọi điện để kiểm tra xem những người này đã nhận được và đọc tài liệu bạn gửi hay chưa và có nhận xét gì không. Hãy liên tục gây áp lực. Nếu họ vẫn chưa đưa ra câu trả lời, hãy thử liên hệ lại vào tuần sau và tuần sau nữa. Hãy ghi lại những nỗ lực đó và kể lại trong bài viết của bạn.

BƯỚC 6: GIỮ VỮNG PHONG ĐỘMột câu ngạn ngữ trong giới báo chí từ ngày xưa đã nói rằng, khi bạn cảm thấy mệt mỏi với một chiến dịch, thực ra độc giả chỉ mới bắt đầu chú ý đến chiến dịch đó. Bạn phải xác định sẽ mất rất nhiều thời gian để triển khai một chiến dịch, trừ khi bạn chủ ý muốn làm chiến dịch đó một cách nhanh chóng và ngắn gọn. Việc giữ cho các chiến dịch báo chí luôn sống động, tích cực và thú vị không chỉ là công việc của những người trực tiếp chạy chiến dịch mà là trách nhiệm của toàn bộ phòng tin tức.

31Tài liệu hướng dẫn của ILO dành cho các nhà báo tại Việt Nam |

Page 40: NOTES - International Labour Organization

32 | Reporting on Forced Labour and Fair Recruitment

MỤC 4.3 – BẠN ĐÃ SẴN SÀNG CHƯA?

A. QUY TRÌNH BIÊN TẬPGiống như bất kỳ chủ đề nào khác, để viết bài về chủ đề tuyển dụng công bằng và lao động cưỡng bức đòi hỏi nhà báo phải nắm được các quy tắc biên tập và thực hành tốt trong lĩnh vực này. Có rất nhiều nguồn tư liệu về biên tập có sẵn để bạn tham khảo, nhưng phần lớn các tư liệu đều được xây dựng với bối cảnh riêng; đó là lý do tại sao tài liệu hướng dẫn này không thể đề cập đến tất cả vì điều này vượt xa phạm vi tài liệu đề cập đến.

B. BẠN ĐÃ SẴN SÀNG CHƯA?Trước khi xuất bản một câu chuyện hoặc chuỗi câu chuyện, hãy tập hợp lại những người có liên quan để đảm bảo rằng, bạn nắm tất cả thông tin trong tay. Bạn phải có câu trả lời rõ ràng cho những câu hỏi sau đây:• Bạn muốn nói gì hay cáo buộc điều gì?• Bạn có đủ thông tin và bằng chứng để nói không?• Những cáo buộc này có tác động thế nào ?• Bạn có hoàn toàn tự tin về nguồn thông tin và những phân tích của bản thân không?• Bạn đã cố gắng hết sức để xác minh và kiểm tra mọi thông tin chưa?• Những người bị buộc tội hoặc chỉ trích đã có cơ hội để phản bác hay chưa?• Bạn xây dựng các phần của câu chuyện như thế nào? Hãy xem lại phần mở đầu, phần thân và

phần kết luận của câu chuyện.• Bạn có thể chia câu chuyện thành các phần dễ theo dõi được không?• Bạn sẽ minh họa cho câu chuyện như thế nào? Có thể giải thích câu chuyện bằng hình ảnh, hình

minh họa, bảng biểu hoặc đồ họa được hay không?• Bạn đã nhờ luật sư hay biên tập viên có kinh nghiệm kiểm tra lại toàn bộ câu chuyện (bao gồm cả

tiêu đề) hay chưa?

Nếu bạn không thể trả lời đầy đủ tất cả những câu hỏi trên, có nghĩa là bạn chưa sẵn sàng để xuất bản.

32 | Đưa tin về vấn đề cưỡng bức lao động và tuyển dụng công bằng

Page 41: NOTES - International Labour Organization

33A Toolkit for Sri Lankan Journalists |

THEO DÕI ĐỀ TÀI

CHƯƠNG5

MỤC 5.1 – TÁC ĐỘNG, GIẢI THƯỞNG VÀ CHUYÊN MÔN HÓA A. TÁC ĐỘNGMột sản phẩm báo chí tốt sẽ thay đổi cuộc sống của nhiều người.

Việc đưa tin về lao động cưỡng bức không thể ngay lập tức chấm dứt vấn nạn này, nhưng những bài viết của bạn có thể:• Giải phóng cho một hay nhiều người khỏi lao động cưỡng bức.• Khuyến khích chủ lao động thay đổi cách đối xử với người lao động / hoặc khuyến khích đối tác

kinh doanh của họ làm điều tương tự.• Giúp người lao động bị lạm dụng có thêm tự tin, cung cấp cho họ các đầu mối liên hệ để thành lập

nhóm hỗ trợ những cá nhân khác.• Khuyến khích các cơ quan chức năng thắt chặt luật pháp và thực thi các luật hiện hành.• Khuyến khích những người làm chính sách lưu ý tới vấn đề lao động cưỡng bức và tuyển dụng

không công bằng cũng như nguyên nhân cốt lõi của vấn đề này.• Nâng cao nhận thức về tình trạng của từng loại lao động cụ thể và thay đổi những nhận định sai

của cộng đồng.

Điều quan trọng là bạn phải luôn nghĩ về cái kết có hậu cho người lao động. Khi đưa tin về tình trạng lao động cưỡng bức, giải phóng người lao động là kết quả chúng ta mong chờ nhất. Ở một số trường hợp khác, khi viết tin bài về những tình huống có thể được coi là không công bằng cho người lao động, ví dụ như khi điều kiện làm việc còn thiếu sót, kết quả người viết mong muốn có thể khó nhận biết hơn và sẽ bao gồm cả việc cải thiện điều kiện làm việc với sự tham gia của nhiều bên hơn, dẫn đến việc khó hướng đến đối tượng mong muốn và theo dõi kết quả.

33Tài liệu hướng dẫn của ILO dành cho các nhà báo tại Việt Nam |

Page 42: NOTES - International Labour Organization

34 | Reporting on Forced Labour and Fair Recruitment

B. GIẢI THƯỞNGTất cả các thể loại báo chí hầu hết đều có giải thưởng hoặc chương trình học bổng dành cho nhà báo. Những bài viết về chủ đề lao động di cư, đặc biệt là lao động cưỡng bức thường xuyên có mặt trong danh sách giải thưởng truyền thông nói chung, nhất là khi các bài viết này đòi hỏi điều tra chuyên sâu. Trong những năm gần đây, một số giải thưởng uy tín nhất ở các quốc gia đã được trao cho những loạt bài sau đây:• Giải thưởng Pulitzer (Hoa Kỳ): Hải sản do nô lệ đánh bắt (2016)¹⁴ • National Magazine Awards (Giải thưởng Tạp chí Quốc gia) (Canada): Chiếc Lồng (2016)• Giải Albert Londres (Pháp): Voyage en barbarie (Chuyến đi man rợ) (2015)¹⁵

Những giải thưởng như vậy sẽ làm tăng sức ảnh hưởng của tác phẩm khi xuất bản vì nó thu hút sự chú ý từ các chuyên gia truyền thông, và đôi khi thu hút cả sự quan tâm từ công chúng về vấn đề này.

Ngoài ra, còn một số chương trình giải thưởng khác dành cho các bài viết về chủ đề lao động và di cư, bao gồm:• Global media competition on labour migration and fair recruitment (Cuộc thi truyền thông toàn

cầu về lao động di cư và tuyển dụng công bằng)¹⁶ • Migration Media Award (Giải thưởng truyền thông về di cư)¹⁷• Anti-Slavery Day Awards (Giải thưởng Ngày chống nô lệ)¹⁸ • ILCA Labor Media Awards (Giải thưởng Truyền thông Lao động)¹⁹ • International Women in Media Foundations Awards (Giải thưởng Phụ nữ Quốc tế trong lĩnh vực

Truyền thông)²⁰

C. CHUYÊN MÔN HÓAĐôi khi người ta gọi những phóng viên có kỹ năng chuyên sâu về một lĩnh vực nào đó là những phóng viên “chuyên môn” bởi họ chỉ đưa tin, viết bài về một vấn đề cụ thể. Các phòng tin tức hưởng lợi rất nhiều từ những nhà báo có chuyên môn này. Với hiểu biết sâu rộng về vấn đề lao động cưỡng bức và tuyển dụng công bằng, nhà báo có thể:• Cung cấp thông tin chuyên môn cho phòng tin tức, ngay cả khi không thể đưa tin bài về vấn đề này,• Hiểu và giải thích được những câu chuyện phức tạp,• Quen biết nhiều chuyên gia để phỏng vấn hoặc lấy thông tin,• Hỗ trợ đồng nghiệp đưa những tin liên quan,• Chuẩn bị các bài viết cung cấp thông tin nền, phục vụ cho việc đưa tin và giải thích bối cảnh,• Lên kế hoạch trước, chuẩn bị cho các sự kiện báo chí sắp diễn ra và đảm bảo rằng phòng tin tức

được chuẩn bị tốt để đưa tin.

14. Associated Press, 2016. AP Điều tra của AP giúp giải phóng nô lệ trong thế kỷ 21.15. Voyage en Barbarie, 2018. Accueil.16. ILO (2020). ILO khởi động cuộc thi báo chí toàn cầu lần thứ VI về lao động di cư và tuyển dụng công bằng.17. Giải thưởng báo chí về di cư.18. Tổ chức phòng chống mua bán người , 2018. Giải thưởng nhân ngày phòng chống mua bán người.19. International Labour Communications Association.20. International Women’s Media Foundation: Our Awards.

34 | Đưa tin về vấn đề cưỡng bức lao động và tuyển dụng công bằng

Page 43: NOTES - International Labour Organization

35A Toolkit for Sri Lankan Journalists |

NGUỒNTrang thông tin về tuyển dụng công bằng của ILO (ILO Topic page on Fair Recruitment)www.ilo.org/fairrecruitment

Trang thông tin về lao động cưỡng bức của ILO (ILO Topic page on Forced Labour)www.ilo.org/forcedlabour

Trang thông tin về mua bán người và đưa tin về nô lệ thời hiện đại và mua bán người của Thomson Reuters Foundation (n.d.) (Thomson Reuters Foundation (n.d.) Human trafficking and modern day slavery reporting human trafficking and modern day slavery [Trực tuyến] Xem tại: https://www.trust.org/media-development/programmes/?sfid=a15D0000018xNIaIAM&areaOfFocus=Human%20Trafficking%20and%20Modern%20Day%20Slavery

Khi bạn trở thành phóng viên “chuyên môn”, bạn sẽ thấy công việc làm báo trở nên thú vị và bổ ích hơn rất nhiều, bởi vì:• Bạn hiểu rõ về lĩnh vực chủ đề.• Sau nhiều năm chỉ đưa những tin tức chung, giờ đây bạn có một hướng làm việc khác, mở ra nhiều

thách thức mới.• Hồ sơ của bạn sẽ hấp dẫn hơn.• Bạn được tự do quyết định sẽ kể câu chuyện gì và cách kể chuyện như thế nào.• Bạn tránh được việc phải đưa những tin tức thông thường và dễ đoán.• Bạn sẽ chứng minh được tài năng của bản thân, và có cơ hội đảm nhiệm những vị trí ở cấp cao hơn.

MỤC 5.2 MỘT SỐ LỜI KHUYÊN CUỐI

A. HÃY ĐỌC NHIỀU Nhà báo cần biết nhiều hơn những gì họ viết trên báo hoặc đưa tin trên sóng truyền hình.

Bạn nên đọc tất cả những gì có thể liên quan đến chủ đề bạn đang viết. Hãy đọc các tạp chí chuyên ngành. Theo dõi những blog đăng bài có liên quan. Các cơ quan chính phủ và tổ chức phi chính phủ thường xuất bản các tin tức về hoạt động của họ.

Bạn phải hiểu được cơ chế tuyển dụng hoạt động như thế nào, lao động di cư là gì, các công cụ pháp lý của quốc gia và quốc tế có hiệu lực như thế nào.

Hãy đồng ý khi được mời tới những hội thảo chuyên đề để có cơ hội học hỏi sâu hơn về lĩnh vực bạn quan tâm. Những cơ hội này sẽ giúp bạn có thêm kiến thức và phát triển mạng lưới các mối quan hệ.

B. KHÔNG ĐI LẠC QUÁ SÂU VÀO CHỦ ĐỀCông việc của nhà báo là giải thích các vấn đề chuyên môn cho khán giả, những người không phải là chuyên gia. Hãy giải thích rõ ràng bằng cách:• Biến các ngôn ngữ, thuật ngữ chuyên môn thành ngôn ngữ dùng hàng ngày;• Cắt bỏ những chi tiết không liên quan;• Giải thích những gì chưa rõ ràng;• Làm cho độc giả, người nghe hoặc người xem dễ liên hệ đến câu chuyện của bạn.

35Tài liệu hướng dẫn của ILO dành cho các nhà báo tại Việt Nam |

Page 44: NOTES - International Labour Organization

36 | Reporting on Forced Labour and Fair Recruitment

C. KHÔNG NÊN LÀM VIỆC MỘT MÌNHBạn nên liên hệ với những nhà báo đang viết bài về chủ đề giống bạn. Họ có thể hỗ trợ cung cấp các thông tin, đầu mối liên hệ, ý tưởng cho câu chuyện cũng như đưa ra lời khuyên cho bạn. Bạn nên tham gia hoặc thành lập một nhóm các nhà báo địa phương, hoặc ít nhất thỉnh thoảng hãy tham gia những buổi giao lưu không chính thức để gặp gỡ mọi người.

36 | Đưa tin về vấn đề cưỡng bức lao động và tuyển dụng công bằng

Page 45: NOTES - International Labour Organization

NOTES

37A Toolkit for Sri Lankan Journalists |

ĐƯA TIN VỀ VẤN ĐỀ CƯỠNG BỨC LAO ĐỘNG VÀ TUYỂN DỤNG CÔNG BẰNG

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN CỦA ILO DÀNH CHO CÁC NHÀ BÁO VIỆT NAM

Tài liệu hướng dẫn này được biên soạn bởi Tổ chức Lao động Quốc tế cho Dự án Hỗ trợ Cải cách Luật Lao động Di cư ở Việt Nam.

Văn phòng ILO tại Việt Nam304 Kim Mã, Hà Nội, Việt NamĐT : +84 24 38 500 100Fax : +84 24 37 265 520Email : [email protected] Website : http://www.ilo.org/hanoi