no2

19
3. CÁC OXIT CỦA NITƠ - Nitơ oxit (N 2 O): N 2 O là loại khí gây hiệu ứng nhà kính, được sinh ra trong quá trình đốt các nhiên liệu hoá thạch. Hàm lượng của nó đang tăng dần trên phạm vi toàn cầu, hàng năm khoảng từ 0,2 -,3%. Một lượng nhỏ N 2 O khác xâm nhập vào khí quyển do kết quả của quá trình nitrat hoá các loại phân bón hữu cơ và vô cơ. N 2 O xâm nhập vào không khí sẽ không thay đổi dạng trong thời gian dài, chỉ khi đạt tới những tầng trên của khí quyển nó mới tác động một cách chậm chạp với nguyên tử oxy

Upload: hien-tran

Post on 27-May-2015

8.676 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: No2

3. CÁC OXIT CỦA NITƠ - Nitơ oxit (N2O): N2O là loại khí gây hiệu ứng nhà

kính, được sinh ra trong quá trình đốt các nhiên liệu hoá thạch. Hàm lượng của nó đang tăng dần trên phạm vi toàn cầu, hàng năm khoảng từ 0,2 -,3%. Một lượng nhỏ N2O khác xâm nhập vào khí quyển do kết quả của quá trình nitrat hoá các loại phân bón hữu cơ và vô cơ. N2O xâm nhập vào không khí sẽ không thay đổi dạng trong thời gian dài, chỉ khi đạt tới những tầng trên của khí quyển nó mới tác động một cách chậm chạp với nguyên tử oxy

Page 2: No2

3. CÁC OXIT CỦA NITƠ

- Các oxyd nitơ (NO và NO2) là khí cấu tạo của khí quyển. Nhưng chúng là sản phẩm với số lượng quan trọng của sự cháy ở nhiệt độ cao và nhất là các máy nổ xăng và dầu. Chúng là những chất có vai trò đáng kể trong ONKK. NO2 là một khí bền vững, màu vàng sậm, làm giảm tầm nhìn và tạo nên màu nâu đặc trưng bao phủ vùng đô thị. Nó có độ hấp thụ mạnh đối với tia cực tím tạo nên ô nhiễm quang hóa học. NO2 cũng tạo ra mưa acid.

Page 3: No2

3. CÁC OXIT CỦA NITƠ

Khí N2O gây thủng tầng ozon như thế nào? Khoảng độ cao 11 - 50 km so với mặt biển được coi là tầng

bình lưu của khí quyển. Trong tầng này dường như không còn mây nên bức xạ cực tím (UV) của mặt trời rất mạnh. Trong điều kiện này có nhiều phản ứng quang hoá xảy ra, trong đó có phản ứng tạo ôzôn. Dưới sự tác động của tia UV bước sóng ngắn (242nm) các phân tử oxy bị bẻ gãy thành các nguyên tửO2 → O(3P) + O(3P)Sau đó O(3P) tác dụng với phân tử O2 để tạo ra phân tử O3

(ôzôn)O(3P) +O2.= O3

Page 4: No2

3. CÁC OXIT CỦA NITƠ Trung bình ở độ cao 20 -25 km nồng độ O3 tối đa có thể đạt

7ppm. Lớp này gọi là lớp giầu ôzôn. Ở các vùng cực, lớp này ở gần mặt đất hơn vài km so với ở vùng xích đạo.

Lớp giầu ôzôn của khí quyển có khả năng hấp thụ mạnh các tia UV (nhất là ở vùng sóng 254nm) và cả các tia đỏ (ở vùng 600 nm) và sự hấp thụ này rất quan trọng trong quá trình phân phối năng lượng của khí quyển phía bên dưới, làm thay đổi quá trình đối lưu của không khí và ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự sống trên trái đất vì chính các tia UV có tác động trực tiếp đến các phân tử ADN của các tế bào.

Cũng vì lý do trên mà chiếc "áo" ôzôn được xem như lá chắn bảo vệ sự sống trên mặt đất. Sự mỏng đi hoặc dầy lên của lớp giầu ôzôn trong khí quyển do nhiều yếu tố quyết định và đến nay người ta cho rằng một số chất tồn tại trong khí quyển như các NOx, các hợp chất clo-flo cacbon (CFC) có vai trò quan trọng trong việc phá huy tầng ôzôn.

Page 5: No2

3. CÁC OXIT CỦA NITƠ Các NOx có thể do con người (nền công nghiệp)

hoặc do các hiện tượng tự nhiên tạo ra (sấm, sét...), nhưng các CFC thì duy nhất chỉ xuất phát từ hoạt dộng của con người. Các CFC, đặc biệt CFCl3 (R11), CF2Cl2 (R12), và CHClF2 (R22) đã được dùng lâu nay trong công nghiệp lạnh hoặc trong công nghiệp tạo bột xốp polyurethan. Hàng năm trên thế giới đã sử dụng trên 2 triệu tấn các chất này và một lượng không nhỏ của chúng bị phát thải vào không khí.

Page 6: No2

3. CÁC OXIT CỦA NITƠ

R11, R12 không có chứa nhóm CH được gọi là các chất CFC "cứng". Chúng rất khó bị kết hợp hoặc phá huỷ nên chúng dần dần khuyếch tán khắp bầu khí quyển và tồn tại lâu hàng trăm năm. Chỉ có các CFC "mềm" như R22> mới bị phân huỷ dần từng phần trong tầng đối lưu. Các CFC trong tầng bình lưu sẽ bị tác động của ta UV ngắn (< 230 nm) và bị bật gốc clo Cl* ra. Cl* sẽ tiếp tục tác dụng với ôzôn (O3) và các gốc ôxy (*O*) để thành phản ứng tiếp diễn liên tục phá huỷ ôzôn

Page 7: No2

3. CÁC OXIT CỦA NITƠ CFC → Cl*

Cl* + O3 → ClO* + O2

ClO* + *O* → Cl* + O2

Theo ước tính, hiện nay các phản ứng trên có thể làm mất từ 2-8% lượng ôzôn trong các tầng bình lưu dưới độ cao 100 km. Giêng ở vùng Nam Cực lượng mất ôzôn càng trầm trọng, nhất là vào mùa đông. Vì vào mùa đông có sự tạo các đám mây ty do các sol khí núi lửa. Các đám mây ty chứa các tinh thể băng rất nhỏ và trên bề mặt các hạt băng này sẽ sảy ra các phản ứng dị thể giữa CFC, ôzôn và *O* để duy trì các phản ứng phá huỷ ôzôn . Ngoài ra còn một loạt phản ứng nữa liên quan đến sự có mặt của NO2 trong tầng bình lưu để tạo ra Cl* và phá huỷ ôzôn.

Page 8: No2

3. CÁC OXIT CỦA NITƠ

Cũng vì lý do trên, các chất CFC ngoài gây hiệu ứng nhà kính, còn bị quy kết là nguyên nhân quan trọng làm mỏng lớp ôzôn của khí quyển và theo Nghị định thư Montreal, người ta đang cố gắng cắt giảm sự sản xuất và sử dụng các chất này, đặc biệt là các CFC "cứng

Page 9: No2

Nitơ - Nguyên nhân của sự ấm lên toàn cầu

Việc thải ra khí cacbonic, nhiệt độ Trái Đất tăng lên, băng tan và khí hậu thất thường luôn có mặt trong những bản tin hằng ngày. Nhưng có phải sự quan tâm của chúng ta đến khí cacbonic đã che mắt chúng ta trước sự đe dọa của một tác nhân nguy hiểm hơn? Thủ phạm gây ra hiện tượng ấm lên toàn cầu chính là Nitơ và việc xem nhẹ nó sẽ dẫn đến những thiệt hại rất lớn tới cả sức khoẻ của con người lẫn môi trường

Page 10: No2

Nitơ - Nguyên nhân của sự ấm lên toàn cầu

Khí nitơ trong thiên nhiên Nitơ là một khí thiết yếu của cuộc sống. Thực vật, động vật và vi khuẩn, tất cả đều sử dụng Nitơ (trong các amino acid, thành phần cấu tạo nên protein – chất đạm).

Protein không chỉ cho phép chúng ta phát triển và hoạt động mà chúng còn hình thành cơ sở của hầu hết mọi phản ứng hoá học trong cơ thể con người.

Nguồn Nitơ chính của chúng ta là từ khí quyển, nơi mà chúng hiện diện dưới dạng khí Nitơ (N2), còn gọi là đạm khí. Tuy nhiên ở dạng khí, Nitơ rất trơ và chỉ một số lượng nhỏ sinh vật có thể sử dụng nó. Quá trình tự nhiên của việc sử dụng khí nitơ và chuyển hoá nó thành những hợp chất hữu dụng (có ích) gọi là cố định đạm, và được thực hiện bởi vi khuẩn cố định đạm (và thỉnh thoảng là sấm sét).

Khả năng kết hợp hay cố định nitơ là đặc trưng quan trọng của công nghiệp hóa chất hiện đại, trong đó Nitơ (cùng với khí thiên nhiên) được chuyển hóa thành amôniắc (phương pháp Haber

Page 11: No2

Nitơ - Nguyên nhân của sự ấm lên toàn cầu

Ammoniac về mặt sinh học dễ tiếp cận hơn khí Nitơ và được sử dụng bởi vi khuẩn nitrat hoá để tạo thành các anion nitrit (NO2

-) và sau đó là nitrat (NO3-). Những ion nitrat này

là dạng Nitơ mà thực vật có thể hấp thụ được, và như thế tức là dạng đưa Nitơ vào chuỗi thức ăn của chúng ta.

Nhưng nếu toàn bộ lượng Nitơ trong khí quyển rốt cuộc đều bị hấp thụ bởi động vật và thực vật thì chắc chắn sẽ có sự thiếu hụt Nitơ. May thay có những vi khuẩn có khả năng khử Nitơ nhằm hoàn thành chu trình tự nhiên của Nitơ và chuyển hoá nó thành chất khí N2.

Page 12: No2

Nitơ - Nguyên nhân của sự ấm lên toàn cầu

Chu trình này một cách tự nhiên được điều chỉnh bởi tốc độ mà vi khuẩn có thể chuyển hoá một hợp chất này thành một hợp chất khác và bởi số lượng vi khuẩn có sẵn trong đất. Trước đây, việc này dẫn đến một giới hạn tự nhiên của Nitơ trong tự nhiên, điều này dẫn đến việc luôn tồn tại một ngưỡng nitơ nhất định trong tầng sinh quyển. Tuy nhiên sự tiến bộ kỹ thuật đã đột ngột làm tăng giới hạn tự nhiên này lên, và những hậu quả của nó đã có ảnh hưởng sâu rộng. Vậy chuyện gì đã xảy ra?

Page 13: No2

Nitơ - Nguyên nhân của sự ấm lên toàn cầu

Các vi khuẩn lấy Nitơ từ không khí và chuyển đổi thành những hỗn hợp mà thực vật và động vật có thể sử dụng được.Nguyên nhân của việc lượng Nitơ tăng quá cao (thừa Nitơ) Sự khởi đầu của cuộc cách mạng công nghiệp đã báo trước một sự thay đổi nghiêm trọng làm ảnh hưởng lớn đến sự cân bằng Nitơ.

Việc đốt cháy những nguyên liệu dưới lòng đất như than đá, dầu mỏ với qui mô lớn đã giải phóng những lượng lớn Nitơ oxit (bao gồm cả đinitơ oxit hay N2O).

Điều này trở nên nghiêm trọng hơn khi Thế chiến I diễn ra, với sự phát triển của quá trình Haber-Bosch (quá trình điều chế NH3 từ khí N2 mà không có sự tham gia của vi khuẩn cố định đạm nói trên).

Page 14: No2

Nitơ - Nguyên nhân của sự ấm lên toàn cầu

Lượng khí ammonia được sản xuất trở thành một nguồn tài nguyên đáng kể và được sử dụng làm nguyên liệu sản xuất những thứ phân bón rẻ tiền cho hoa màu. Việc đốt rừng làm rẫy cũng như sản xuất nylon cũng góp phần đáng kể vào sự gia tăng lương Nitơ. Tuy nhiên, tầm quan trọng của nông nghiệp trên thế giới khiến chúng ta phân vân về việc có nên dừng điều chế Nitơ nhân tạo hay không? Tại sao chúng ta lại muốn quay trở lại giới hạn tự nhiên của chu trình Nitơ.

Page 15: No2

Nitơ - Nguyên nhân của sự ấm lên toàn cầu

Có hai đối tượng chính chịu ảnh hưởng xấu của các hợp chất của N: môi trường và sức khoẻ con người. Khi khí đinitơ oxit (N2O) lên đến tầng bình lưu và phá huỷ tầng ozone, dẫn đến sự gia tăng lượng bức xạ cực tím, gây ung thư da và đục thuỷ tinh thể.

Trớ trêu thay khi N2O ở gần mặt đất nó có thể tạo thành ozone, từ đó tạo thành sương mù vào những ngày nắng nóng và không có gió. Sương mù đó gây ra các bệnh đường hô hấp, phá hoại buồng phổi, tăng nguy cơ ung thư cũng như làm giảm sức đề kháng của con người. Nitơ oxit cũng hòa tan hơi nước trong không khí và tạo thành mưa acid, bào mòn đá, các vật dụng bằng kim loại cũng như nhà cửa.

Năm 1967 một cây cầu trên sông Ohio bị sập do mưa acid, khiến 46 người chết. Không chỉ thế, ngay đến con người, thực vật (bao gồm cả cây trồng của chúng ta) cũng gặp nguy hiểm.

Mối liên hệ giữa mưa acid, bệnh Alzheimer và các vấn đề về não bộ đã được nhiều nhà khoa học lưu ý. Vậy tóm lại, đây là tin xấu !

Page 16: No2

Nitơ - Nguyên nhân của sự ấm lên toàn cầu

Còn nhiều vấn đề khác nữa. Việc lạm dụng phân bón hoa màu cũng như các hợp chất của nitơ để nuôi gia súc đã dẫn đến một lượng lớn nitơ chảy vào trong các ao hồ. Hậu quả là tảo phát triển mạnh ngoài sự kiểm soát nhờ vào “dòng lũ” Nitơ này, lấy hết nguồn oxy trong nước và lấp đi ánh sáng mặt trời, làm tôm cá chết ngạt và ngăn cản quá trình quang hợp ở các thực vật sống dưới nước. Đáng lo ngại là lượng Nitơ ở hồ tại Na uy đã tăng lên gấp đôi trong 10 năm qua và ở Bắc Âu người ta đang thải ra lượng nitơ với tốc độ gấp 100 lần tự nhiên. Tương lai của những cái hồ này xem ra vô cùng u ám.

Page 17: No2

Nitơ - Nguyên nhân của sự ấm lên toàn cầu

Quay trở lại với đất, lượng nitơ trong đất tăng cũng khiến một số loài thực có thể thắng thế hơn so với số còn lại. Sự “phục vụ” này có thể giúp chúng lợi dụng số Nitơ thừa để phát triển một cách nhanh chóng, và điều này hiển nhiên số phận của những loài khác sẽ trở nên tăm tối vì mất đi nhiều nguồn tài nguyên. Các loài thực vật khác dần dần biến mất (tuyệt chủng), ảnh hưởng đến các loài động vật, côn trùng, chim muông ăn các loài này để sống. Đây chính là hiện tượng đã khiến cho nhiều khu rừng ở Hà Lan trở nên khan hiếm các chủng loại động thực vật.

Page 18: No2

Nitơ - Nguyên nhân của sự ấm lên toàn cầu

Cuối cùng, nitơ oxit cũng gây ra hiện tượng trái đất nóng dần lên. Dù nồng độ nitơ oxit trong không khí ít hơn đáng kể so với nồng độ CO2, mối nguy hại tiềm tàng do chúng gây ra làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và môi trường lại nhiều gấp 300 lần.

Page 19: No2

CÁC HỢP CHẤT CỦA OXIT NITO CÓ TRONG KHÍ THẢI XE HƠI LÀM Ô NHIỄM MÔI

TRƯỜNG Chúng ta thường thấy khi khởi động và trong quá

trình xe hơi vận hành, ống khói củ xe thường xả ra khói đen hoặc khói màu trắng. Đó là những gì mà ta gọi là khí thải từ xe hơi, chúng là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm không khí .

Trong khí thải của xe hơi có nito và hợp chất oxit nito,CO và một số hợp chất của muối.Chúng đều là những hợp chất có hại cho con người sẽ tích tụ lại