nn chuyen de mien nui phia...

14

Upload: others

Post on 25-Dec-2019

13 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: nn CHUYEN DE Mien nui phia bacmysite.tuaf.edu.vn/files/users/doxuanluan@tuaf.edu.vn/Do-Xuan-Luan_Yeu-to-anh-huong...THUẬN. Nghiên cứu một số đặc điểm nông sinh học
Page 2: nn CHUYEN DE Mien nui phia bacmysite.tuaf.edu.vn/files/users/doxuanluan@tuaf.edu.vn/Do-Xuan-Luan_Yeu-to-anh-huong...THUẬN. Nghiên cứu một số đặc điểm nông sinh học

MỤC LỤC NGUYỄN THỊ LÂN, PHẠM THỊ MINH TÂM, LÊ SỸ LỢI, NGUYỄN

THẾ HÙNG. Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số tổ hợp ngô lai tại huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang

5-12

HOÀNG HẢI HIẾU, TRẦN TRUNG KIÊN, ĐẶNG VĂN MINH. Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống ngô lai mới trên đất dốc tại tỉnh Yên Bái

13-19

LÊ THỊ KIỀU OANH, TRẦN ĐÌNH HÀ, NGUYỄN VIẾT HƯNG, NGUYỄN HỮU HỒNG. Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, năng suất và chất lượng của một số giống sắn mới năm 2016 tại huyện Văn Yên, Yên Bái

20-25

DƯƠNG HỮU LỘC, NGUYỄN XUÂN VŨ, NGUYỄN HỮU THỌ, VŨ THỊ THU THỦY, NGUYỄN THỊ TÂM. Nghiên cứu tái sinh in vitro cây quýt Bắc Sơn (Citrus recutilata Blanco) nhằm tạo vật liệu chọn giống vùng nguyên liệu cây quýt bản địa

26-31

NGUYỄN THẾ HUẤN, VŨ THỊ THANH THỦY, TRẦN THÁI THUẬN. Nghiên cứu một số đặc điểm nông sinh học và ảnh hưởng của phân bón qua lá đối với giống cam sành trồng tại huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang

32-36

VŨ THỊ NGUYÊN, VŨ THỊ THANH THỦY, BÙI LAN ANH, NGUYỄN THỊ THU THÚY. Nghiên cứu ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh tới sinh trưởng và phát triển của giống măng tây xanh UC157- F1 tại Thái Nguyên

37-44

ĐẶNG THỊ THU HÀ, VŨ VĂN THÔNG, TRẦN CÔNG QUÂN, LỤC VĂN CƯỜNG, ĐÀM VĂN VINH. Nghiên cứu nhân giống Lan Đai châu (Rhynchostylis gigantea (Lindl.) Ridl.) bằng kỹ thuật nuôi cấy in vitro

45-51

NGUYỄN MINH TUẤN, HÀ MINH TUÂN, NGUYỄN HỮU THỌ, NGUYỄN THỊ MAI, PHẠM HỒNG MINH. Nghiên cứu nhân giống Hoài Sơn (Dioscorea persimilis Prain et Burk.) tại huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai

52-56

TRẦN ĐÌNH HÀ, ĐÀO THỊ THANH HUYỀN, LÊ THỊ KIỀU OANH. Ảnh hưởng của nồng độ chất kích thích sinh trưởng IBA đến khả năng tái sinh của hom giâm cây Trà hoa vàng Bắc Kạn

57-64

BẾ VĂN THỊNH, LÊ SỸ LỢI, TRẦN MINH HÒA, NGUYỄN THỊ LÂN. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật trồng đến khả năng sinh trưởng, phát triển của cây Thất diệp nhất chi hoa (Paris polyphylla Sm) tại huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng

65-71

BÙI ĐÌNH LÃM, HOÀNG THỊ YẾN DUNG, ĐÀM THỊ THU GIANG, NGUYỄN HỮU THỌ, BÙI THỊ LINH, NGUYỄN THỊ TÌNH. Phân lập và tuyển chọn một số chủng nấm Trichoderma có hoạt tính kháng nấm từ đất trồng cây ăn quả và cây hoa màu tại tỉnh Thái Nguyên

72-82

HOÀNG HỮU CHIẾN, ĐẶNG VĂN MINH. Ảnh hưởng của canh tác chè đến lý hóa tính đất trồng chè tại vùng chè đặc sản Tân Cương, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

83-88

BÙI THỊ THƠM, TRẦN VĂN PHÙNG, TRẦN THỊ THU HƯƠNG. Khả năng sinh trưởng và hiệu quả kinh tế của lợn lang Đông Khê nuôi thịt tại nông hộ ở điều kiện miền núi phía Bắc

89-93

TRẦN VĂN THĂNG, PHẠM BẰNG PHƯƠNG. Nghiên cứu ảnh hưởng của bổ sung Milkfeed® đến khả năng sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của gà Tiên Viên

94-100

TRẦN VĂN PHÙNG, NGUYỄN THỊ MINH THUẬN, BÙI THỊ THƠM. Khả năng sinh trưởng của dê địa phương Định Hóa (dê Nản)

101-105

NGUYỄN THỊ KIM LAN, NGUYỄN VĂN TUYÊN, NGUYỄN THỊ NGÂN. Thực trạng nhiễm giun tròn đường tiêu hóa và hô hấp trên lợn bản địa tại tỉnh Điện Biên

106-111

NGUYỄN HƯNG QUANG, TRẦN THỊ BÍCH NGỌC, NGUYỄN ĐỨC TRƯỜNG, MAI ANH KHOA, HỒ VĂN TRỌNG, GIÀNG A CHÊNH, LÊ THỊ THANH HUYỀN, STEPHEN IVES. Năng suất chất xanh và thành phần hóa học của hai giống ngô LVN61 và LVN4 dùng làm thức ăn ủ chua trong chăn nuôi bò thịt tại huyện Tuần Giáo - Điện Biên

112-118

HỒ NGỌC SƠN, NGUYỄN THỊ THANH. Đa dạng loài và tri thức bản địa trong sử dụng cây thuốc của người Thái tại vùng đệm Khu Bảo tồn Thiên nhiên Xuân Liên tỉnh Thanh Hoá

119-126

NGUYỄN THỊ THOA, LÊ VĂN PHÚC, VŨ VĂN THÔNG, NGUYỄN ĐĂNG CƯỜNG. Tính đa dạng hệ thực vật bậc cao có mạch tỉnh Quảng Ninh

127-134

NGUYỄN THANH TIẾN. Nghiên cứu mối quan hệ của các loài cây Sấu (Dracontomelon duperreanum), Kháo lá to (Machilus grandifolia), Nghiến (Burretiodendron hsienmu) với nhóm loài cây ưu thế trong rừng tự nhiên tại Vườn Quốc gia Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn

135-141

T¹p chÝ

NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

ISSN 1859 - 4581

NĂM THỨ MƯỜI CHÍN

CHUYªN ĐỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP

BỀN VỮNG KHU VỰC TRUNG DU – MIỀN NÚI PHÍA BẮC

11/2019

Tæng biªn tËp

PHẠM HÀ THÁI

§T: 024.37711070

Phã tæng biªn tËp

DƯƠNG THANH HẢI

§T: 024.38345457

Toµ so¹n - TrÞ sù

Sè 10 NguyÔn C«ng Hoan QuËn Ba §×nh - Hµ Néi

§T: 024.37711072 Fax: 024.37711073

E-mail: [email protected] Website:www.tapchikhoahocnongnghiep.vn

VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN TẠP CHÍ TẠI PHÍA NAM

135 Pasteur QuËn 3 - TP. Hå ChÝ Minh

§T/Fax: 028.38274089

GiÊy phÐp sè: 290/GP - BTTTT

Bé Th«ng tin - TruyÒn th«ng cÊp ngµy 03 th¸ng 06 n¨m 2016.

C«ng ty TNHH In ấn Đa Sắc Địa chỉ: Số 7, P. Xuân Phương, Q. Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội

Page 3: nn CHUYEN DE Mien nui phia bacmysite.tuaf.edu.vn/files/users/doxuanluan@tuaf.edu.vn/Do-Xuan-Luan_Yeu-to-anh-huong...THUẬN. Nghiên cứu một số đặc điểm nông sinh học

NGUYỄN VIỆT HƯNG, PHẠM VĂN CHƯƠNG. Ảnh hưởng của tuổi cây, vị trí trên thân cây đến một số cấu tạo của Luồng (Dendrocalamus barbatus Hsueh et D. Z. Li) tại Thanh Hoá

142-149

DƯƠNG VĂN ĐOÀN, HỒ NGỌC SƠN, DƯƠNG THỊ KIM HUỆ, NÔNG ĐỨC THÔNG. Ảnh hưởng của khối lượng thể tích đến tính chất co rút trong thân cây gỗ Gáo vàng (Nauclea orientalis L.) trồng tại huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu

150-153

LÊ VĂN PHÚC, NGUYỄN THỊ THOA, NGUYỄN BÁ NGỌC. Đặc điểm hệ thực vật tại khu rừng phòng hộ xã Tùng Vài, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang

154-159

NGUYỄN ĐĂNG CƯỜNG, PHẠM ĐỨC CHÍNH, LỤC VĂN CƯỜNG, NGUYỄN THANH TIẾN. Xác định tuổi khai thác tối ưu cho rừng trồng Keo tai tượng cho chu kỳ giao đất 50 năm tại thành phố Thái Nguyên

160-167

LƯU HỒNG SƠN, LÊ THỊ NGA, NGUYỄN VĂN TÙNG, CAO THỊ DUYÊN, TẠ THỊ LƯỢNG, TRẦN VĂN CHÍ. Tối ưu một số thông số quá trình tách chiết coumarin trong cây Mần tưới

168-172

TRẦN VĂN CHÍ, NGUYỄN SINH HUỲNH, LƯU HỒNG SƠN, NGUYỄN THỊ HỒNG NGỌC, VŨ THỊ DIỆP. Nghiên cứu quy trình tách chiết flavonoid từ cây Gai xanh (Boehmeria nivea (L.) Gaud) thu hái tại Cao Bằng

173-178

PHẠM BẰNG PHƯƠNG, LÀNH THỊ NGỌC, NGUYỄN THỊ PHƯỢNG, PHẠM THỊ THANH VÂN. Nghiên cứu sản xuất sản phẩm bột protein cô đặc và bột protein thủy phân từ Đậu tương Glycine max (L) Merrill

179-184

TRẦN HẢI ĐĂNG, ĐỖ THỊ LAN, KUNIHIKO KATO. Giải pháp xử lý nước thải chăn nuôi thân thiện với môi trường tại Thái Nguyên

185-193

HÀ XUÂN LINH, PHẠM HƯƠNG QUỲNH, DƯƠNG THỊ HÀ, NGUYỄN THỊ ÁNH TUYẾT, KEOMANY INTHAVONG, ĐỖ TRÀ HƯƠNG. Nghiên cứu khả năng hấp phụ Cr(VI) trong nước sử dụng vật liệu nano ZnO chế tạo bằng phương pháp hóa siêu âm

194-199

ĐẶNG THỊ HỒNG PHƯƠNG, NGÔ CAO CƯỜNG, NGUYỄN THỊ HUỆ, NGUYỄN THỊ MỸ NINH, PHÙNG THỊ OANH. Nghiên cứu khả năng hấp phụ metyl da cam trong môi trường nước sử dụng vật liệu hấp phụ các bon dạng lớp mỏng chế tạo từ vỏ trấu

200-205

LÊ ANH TÚ, LÊ SỸ TRUNG, LÊ ANH TUẤN. Nghiên cứu khả năng ngăn chặn các chất ô nhiễm không khí và trao đổi anion, cation của tán một số loài cây

206-213

BÙI THỊ MINH HÀ, LÊ THỊ HOA SEN. Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất chè của nông hộ tỉnh Thái Nguyên

214-219

HỒ VĂN BẮC, VŨ THỊ HẢI ANH, NGUYỄN THỊ HIỀN THƯƠNG, PHẠM THỊ THANH HUYỀN, TRẦN VIỆT DŨNG. Hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả quy mô của các mô hình chè tại Thái Nguyên

220-227

ĐỖ XUÂN LUẬN, HÀ QUANG TRUNG, NGUYỄN THỊ YẾN, DƯƠNG HOÀI AN. Yếu tố ảnh hưởng đến sở hữu tài khoản chính thức của hộ nông thôn tỉnh Yên Bái

228-237

ĐẶNG THỊ BÍCH HUỆ, ĐẶNG THỊ MAI LAN. Hoạt động sinh kế của hộ dân tộc thiểu số tại một số xã trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn trong bối cảnh biến đổi khí hậu

238-246

HỒ LƯƠNG XINH, NGUYỄN THỊ YẾN, LƯU THỊ THÙY LINH, BÙI THỊ THANH TÂM, HỒ VĂN BẮC. Vai trò của người dân trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên

247-252

LƯU THỊ THÙY LINH, HỒ LƯƠNG XINH, NGUYỄN THỊ YẾN, TRẦN LỆ THỊ BÍCH HỒNG, BÙI THỊ THANH TÂM, HỒ VĂN BẮC. Giải pháp giảm nghèo bền vững cho huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn

253-260

VŨ VĂN PHỤNG, PHAN ĐÌNH BINH, NGUYỄN THANH HẢI, TRƯƠNG THÀNH NAM, LÊ TUẤN ĐỊNH. Đánh giá hiệu quả công tác dồn điền, đổi thửa đất nông nghiệp trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hoá

261-270

NGUYỄN THẾ HOÀN, NGUYỄN KHẮC THÁI SƠN. Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến thu hồi đất tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

271-279

NGUYỄN NGỌC NÔNG, PHẠM VĂN TUẤN, NGUYỄN THẾ HÙNG, NÔNG THỊ THU HUYỀN. Xây dựng bản đồ phân hạng thích nghi đất đai đối với cây Khoai môn tại huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn bằng ứng dụng GIS và phần mềm Ales

280-285

LÊ VĂN THƠ, BÙI ĐỨC QUẢNG, HOÀNG THỊ KIM NGÂN. Thực trạng và đề xuất mô hình chuẩn hóa cơ sở dữ liệu địa chính tại thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh

286-295

PHAN ĐÌNH BINH, NGUYỄN LAN HƯƠNG, PHAN THÀNH LUẬN. Nghiên cứu, đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tại huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh

296-303

NGUYỄN ĐỨC NHUẬN, NGUYỄN THU THÙY, PHẠM VĂN TUẤN, LÙNG THỊ THU. Ứng dụng GIS xây dựng bản đồ phân hạng thích hợp đất đai đối với cây chè Shan tuyết tại huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang

304-314

T¹p chÝ

NÔNG NGHIỆP & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

ISSN 1859 - 4581

NĂM THỨ MƯỜI CHÍN

CHUYªN ĐỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP

BỀN VỮNG KHU VỰC TRUNG DU – MIỀN NÚI PHÍA BẮC

11/2019

Tæng biªn tËp

PHẠM HÀ THÁI

§T: 024.37711070

Phã tæng biªn tËp

DƯƠNG THANH HẢI

§T: 024.38345457

Toµ so¹n - TrÞ sù

Sè 10 NguyÔn C«ng Hoan QuËn Ba §×nh - Hµ Néi

§T: 024.37711072 Fax: 024.37711073

E-mail: [email protected] Website:www.tapchikhoahocnongnghiep.vn

VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN TẠP CHÍ TẠI PHÍA NAM

135 Pasteur QuËn 3 - TP. Hå ChÝ Minh

§T/Fax: 028.38274089

GiÊy phÐp sè: 290/GP - BTTTT

Bé Th«ng tin - TruyÒn th«ng cÊp ngµy 03 th¸ng 06 n¨m 2016.

C«ng ty TNHH In ấn Đa Sắc Địa chỉ: Số 7, P. Xuân Phương, Q. Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội

Page 4: nn CHUYEN DE Mien nui phia bacmysite.tuaf.edu.vn/files/users/doxuanluan@tuaf.edu.vn/Do-Xuan-Luan_Yeu-to-anh-huong...THUẬN. Nghiên cứu một số đặc điểm nông sinh học
Page 5: nn CHUYEN DE Mien nui phia bacmysite.tuaf.edu.vn/files/users/doxuanluan@tuaf.edu.vn/Do-Xuan-Luan_Yeu-to-anh-huong...THUẬN. Nghiên cứu một số đặc điểm nông sinh học

KHOA HỌC CÔNG NGHỆ

N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - TH¸NG 11/2019 228

YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỞ HỮU TÀI KHOẢN

CHÍNH THỨC CỦA HỘ NÔNG THÔN TỈNH YÊN BÁI Đỗ Xuân Luận1, Hà Quang Trung1, Nguyễn Thị Yến1, Dương Hoài An1

TÓM TẮT Nghiên cứu này phân tích những rào cản trong tiếp cận tài khoản chính thức của hộ gia đình nông thôn, qua

đó đề xuất chính sách nhằm tăng cường tiếp cận thị trường tài chính chính thức. Nghiên cứu sử dụng kết

hợp phương pháp định tính và định lượng, với dữ liệu thu thập từ phỏng vấn trực tiếp 711 hộ gia đình trên

địa bàn tỉnh Yên Bái. Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ có khoảng 10,97% hộ gia đình sở hữu tài khoản chính

thức. Các hộ có mức thu nhập cao hơn, tỷ lệ phụ thuộc thấp hơn, chủ hộ có trình độ học vấn cao hơn và là

dân tộc Kinh thì khả năng sở hữu tài khoản chính thức lớn hơn. Bên cạnh đó, khoảng cách địa lý xa trung

tâm, mức độ bao phủ giới hạn của các điểm giao dịch ngân hàng thương mại ở vùng sâu, vùng xa cũng là

những rào cản tiếp cận tài khoản chính thức. Kết quả nghiên cứu hàm ý rằng nhu cầu sở hữu tài khoản

ngân hàng của các hộ trước hết xuất phát từ nhu cầu giao dịch tài chính, yếu tố có mối liên hệ mật thiết với

sự phát triển của sản xuất kinh doanh để tăng thu nhập cho các hộ. Mở rộng mạng lưới chi nhánh giao dịch

và ứng dụng công nghệ ngân hàng qua điện thoại di động có thể thúc đẩy tài chính toàn diện và cho vay

theo chuỗi giá trị, góp phần phát triển kinh tế và giảm nghèo ở khu vực nông thôn.

Từ khóa: Tài khoản chính thức, tài chính toàn diện, cho vay theo chuỗi, hộ gia đình nông thôn, Yên Bái.

1. ĐẶT VẤN ĐỀ1

Tài chính toàn diện (financial inclusion) là quá

trình cung cấp có trách nhiệm và bền vững các sản

phẩm hay dịch vụ tài chính hữu ích như tiết kiệm, tín

dụng, bảo hiểm và thanh toán phù hợp với khả năng

của người dân nhằm đáp ứng nhu cầu của họ về các

giao dịch tài chính (World Bank, 2018). Các nghiên

cứu gần đây bởi Agarwal và đồng tác giả (2017) và

Lal (2018) đều nhấn mạnh đến vai trò của tài chính

toàn diện đến tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo.

Nghiên cứu bởi Ndlovu (2018) cũng cho thấy thúc

đẩy tài chính toàn diện không chỉ cải thiện phúc lợi

cho các hộ gia đình mà còn thúc đẩy phát triển hệ

thống ngân hàng nhờ mở rộng được quy mô thị

trường mục tiêu. World Bank (2008) sử dụng tỷ lệ

dân số là người lớn có tài khoản tại tổ chức tài chính

trung gian làm thước đo để phản ánh mức độ tiếp cận

dịch vụ tài chính tổng hợp. Theo đó, giúp người

trưởng thành mở được một tài khoản giao dịch là

điều kiện tiên quyết để thúc đẩy tài chính toàn diện.

Sử dụng tài khoản chính thức giúp tăng kiến

thức về tài chính cho các chủ thể tham gia sản xuất,

kinh doanh nông nghiệp, giảm thiểu chi phí giao

dịch tài chính và nâng cao hiệu quả hoạt động

(Manji, 2010; Kim và đồng tác giả, 2018). Chủ tài

khoản sử dụng các dịch vụ tài chính để thực hiện các

giao dịch tài chính, đầu tư vào giáo dục hoặc y tế,

1 Khoa Kinh tế & Phát triển Nông thôn, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. Email: [email protected]

ứng phó với rủi ro nhằm cải thiện chất lượng cuộc

sống của họ. Đối với khu vực nông thôn, tăng cường

trang bị cho nông dân các kiến thức tài chính và sử

dụng dịch vụ ngân hàng là những công cụ thúc đẩy

tài chính một cách toàn diện và hiệu quả. Đối với

chuỗi giá trị, giao dịch qua tài khoản có thể giúp các

ngân hàng thương mại kiểm soát dòng tiền của nông

dân, doanh nghiệp và hợp tác xã, tạo điều kiện triển

khai cho vay theo chuỗi giá trị, từ đó giảm bớt sự phụ

thuộc vào tài sản thế chấp. Các khoản vay và thanh

toán cũng có thể được giải ngân trực tiếp thông qua

tài khoản ngân hàng của các tác nhân tham gia

chuỗi. Thúc đẩy tiếp cận tài khoản ngân hàng ở khu

vực nông thôn, đặc biệt đối với các hộ sản xuất quy

mô nhỏ là rất cần thiết.

Mặc dù vậy, theo nghiên cứu của Trần Hùng

Sơn và đồng tác giả (2018), tỷ lệ cá nhân sở hữu tài

khoản chính thức tại Việt Nam là 30,9% thấp hơn so

với mức 41,8% của nhóm các nước có thu nhập trung

bình thấp và thấp hơn rất nhiều so với mức trung

bình 60,7% của toàn thế giới. So với một số nước châu

Á khác, tỷ lệ cá nhân có tài khoản chính thức của

Việt Nam chỉ cao hơn các nước Phillippines, Lào,

Myanmar và Cambodia. Ở nông thôn Trung Quốc,

khoảng 64% số người lớn có tài khoản ngân hàng, cao

hơn gấp khoảng 3 lần ở Việt Nam (Yeung và Zhang

2017). Theo GSO (2018), ở nông thôn nước ta, nếu

không tính Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển

nông thôn (Agribank), số lượng chi nhánh hoặc văn

phòng giao dịch của các ngân hàng thương mại bình

quân trên 1 huyện chỉ ở mức 2-3 điểm giao dịch.

Page 6: nn CHUYEN DE Mien nui phia bacmysite.tuaf.edu.vn/files/users/doxuanluan@tuaf.edu.vn/Do-Xuan-Luan_Yeu-to-anh-huong...THUẬN. Nghiên cứu một số đặc điểm nông sinh học

KHOA HỌC CÔNG NGHỆ

N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - TH¸NG 11/2019 229

Trong khi đó, con số này tại các quận, thành phố, thị

xã đạt xấp xỉ 40 điểm giao dịch, gấp 16,7 lần so với

khu vực nông thôn. Đặc biệt, khu vực trung du và

miền núi phía Bắc chỉ có bình quân 0,7 điểm giao

dịch ngân hàng thương mại (không tính Agribank)

trên 1 huyện. Xét tổng thể thì mức độ tiếp cận và sử

dụng các dịch vụ tài chính chính thức, trong đó có tài

khoản của các hộ gia đình ở nông thôn Việt Nam rất

thấp so với các nước trong khu vực. Vì vậy, thúc đẩy

tài chính toàn diện nên là một ưu tiên trong phát

triển tài chính nông nghiệp, nông thôn nước ta trong

thời gian tới.

Mối quan tâm chính của nghiên cứu này nhằm

phân tích những rào cản trong tiếp cận tài khoản

ngân hàng của các hộ gia đình ở nông thôn. Trên cơ

sở mục tiêu nghiên cứu và tham vấn chuyên gia,

nghiên cứu này lựa chọn tỉnh Yên Bái, nơi có các

cộng đồng dân tộc dễ bị tổn thương nhất trong cả

nước và có tiềm năng phát triển nhiều chuỗi giá trị

nông sản làm địa bàn nghiên cứu. Yên Bái là một tỉnh

miền núi phía Bắc nằm ở trung tâm vùng trung du và

miền núi phía Bắc. Thực hiện chủ trương tái cơ cấu

ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia

tăng, tỉnh Yên Bái đã có nhiều cơ chế, chính sách

khuyến khích, thúc đẩy phát triển tài chính nông

thôn và tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị. Tuy

nhiên, sự phát triển của các dịch vụ tài chính còn khá

chậm nên chưa tạo được động lực đầu tư phát triển

chuỗi giá trị nông sản. Do đó, tháo gỡ các rảo cản

tiếp cận tài khoản chính thức sẽ đáp ứng được một

trong những điều kiện tiên quyết để thúc đẩy tài

chính toàn diện và cho vay theo chuỗi giá trị, từ đó

góp phần xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo.

2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Số liệu

2.1.1. Số liệu thứ cấp

Số liệu và thông tin thứ cấp được thu thập từ các

bài báo, đề tài nghiên cứu khoa học, chính sách, đề

án, chương trình có liên quan đến tài chính toàn diện

và cho vay theo chuỗi, các báo cáo của huyện, xã có

liên quan đến chủ đề nghiên cứu. Ngoài ra, số liệu

thứ cấp được thu thập từ niên giám thống kê và Ngân

hàng thế giới về tài chính toàn diện năm 2018.

2.1.2. Số liệu sơ cấp Dữ liệu sơ cấp được thu thập từ tháng 8 năm

2017 đến tháng 3 năm 2018 sử dụng quy trình chọn

mẫu nhiều bước trong khảo sát thu thập số liệu từ

các hộ gia đình. Trước hết, 4 huyện gồm Văn Yên,

Văn Chấn, Trấn Yên và Lục Yên của tỉnh Yên Bái

được lựa chọn đại diện cho các vùng sinh thái khác

nhau trong huyện (Hình 1). Những huyện này có

tiềm năng phát triển chuỗi giá trị sản phẩm hàng hóa

như quế và măng Bát Độ, phù hợp với thế mạnh và

chiến lược tái cơ cấu ngành nông nghiệp của vùng.

Các huyện như Văn Yên, Văn Chấn và Trấn Yên có

diện tích 27.600 ha quế, chiếm 92% tổng diện tích sản

xuất quế của tỉnh. Huyện Lục Yên có 620,80 ha măng

Bát Độ, chiếm 25% tổng diện tích măng của tỉnh (Cục

Thống kê Yên Bái, 2017).

Hình 1. Bản đồ các huyện được lựa chọn thu thập số liệu sơ cấp trên địa bàn tỉnh Yên Bái

Nguồn: Luận và Kingsbury (2019)

Page 7: nn CHUYEN DE Mien nui phia bacmysite.tuaf.edu.vn/files/users/doxuanluan@tuaf.edu.vn/Do-Xuan-Luan_Yeu-to-anh-huong...THUẬN. Nghiên cứu một số đặc điểm nông sinh học

KHOA HỌC CÔNG NGHỆ

N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - TH¸NG 11/2019 230

Các xã, thôn cũng được lựa chọn dựa trên các

vùng sinh thái và mức độ tiếp cận thị trường khác

nhau. Cỡ mẫu các hộ được khảo sát căn cứ vào mục

tiêu nghiên cứu và tham vấn cán bộ địa phương,

những người am hiểu về đặc điểm tự nhiên, kinh tế

tại địa bàn nghiên cứu. Cỡ mẫu sẽ được phân bổ

nhiều hơn cho các xã, thôn mà có sự khác biệt lớn

hơn về quy mô và hình thức sản xuất giữa các nông

hộ. Tổng số hộ gia đình được khảo sát là 711 hộ, từ

19 xã và 57 thôn đại diện (Bảng 1).

Bảng 1. Cỡ mẫu và phân bổ cỡ mẫu các hộ được lựa chọn khảo sát

Huyện Xã Tổng số hộ

được chọn

Tỷ lệ trong tổng

số mẫu (%)

Đại Sơn 73 10,27

Viễn Sơn 68 9,56

Mỏ Vàng 30 4,22

Châu Quế Hạ 25 3,52

Yên Phú 30 4,22

Phong Dụ Thượng 25 3,52

Xuân Tầm 26 3,66

Tân Hợp 42 5,91

Văn Yên

Tổng 319 44,87

Quy Mông 30 4,22

Kiên Thành 30 4,22

Y Can 30 4,22

Đào Thịnh 30 4,22

Trấn Yên

Tổng 120 16,88

Nậm Lành 28 3,94

Nậm Mười 28 3,94

Nậm Búng 25 3,52

Sơn Lương 28 3,94

Văn Chấn

Tổng 109 15,33

Động Quan 63 8,86

An Phú 40 5,63

Minh Tiến 60 8,44 Lục Yên

Tổng 163 22,93

Tổng 19 xã (57 thôn) 711 100

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát của tác giả, 2017.

Sở hữu tài khoản chính thức là điều kiện cần

thiết để thúc đẩy tài chính toàn diện. Trong quá trình

phỏng vấn hộ, chỉ tiêu này được xác định dựa vào câu

hỏi: Hiện tại ông/bà có sở hữu tài khoản chính thức

tại một ngân hàng nào không?”. Các câu trả lời “có”

sẽ được gán giá trị là 1 và nếu câu trả lời là “không”

sẽ được gán giá trị là 0 để mã hóa số liệu và sử dụng

trong ước lượng mô hình Probit. Ngoài ra, các hộ trả

lời “không” sẽ được điều tra viên phỏng vấn tiếp về

các rào cản đối với tiếp cận tài khoản chính thức:

“Ông/bà vui lòng cho biết các lý do vì sao ông/bà

không mở tài khoản tại ngân hàng?”.

2.2. Mô hình

Như đã phân tích, việc sở hữu tài khoản chính

thức là bước quan trọng để thúc đẩy tiếp cận tài

chính toàn diện. Sở hữu tài khoản chính thức đóng

vai trò quan trọng trong việc tiếp cận các dịch vụ

ngân hàng vì từ việc sở hữu tài khoản chính thức này

giúp các hộ mở tài khoản tiết kiệm, vay tiền và thực

hiện các giao dịch tài chính khác. Để phân tích

những rào cản trong tiếp cận tài khoản chính thức

của các hộ gia đình, nghiên cứu này sử dụng mô hình

ước lượng Probit, trong đó biến phụ thuộc là biến nhị

phân, chỉ nhận 2 giá trị là 0 hoặc 1. Mô hình có dạng

như sau:

(1)

Trong đó: Trong đó Yi* đại diện cho lợi ích ròng

kỳ vọng về sử dụng tài khoản chính thức, là biến

Page 8: nn CHUYEN DE Mien nui phia bacmysite.tuaf.edu.vn/files/users/doxuanluan@tuaf.edu.vn/Do-Xuan-Luan_Yeu-to-anh-huong...THUẬN. Nghiên cứu một số đặc điểm nông sinh học

KHOA HỌC CÔNG NGHỆ

N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - TH¸NG 11/2019 231

thực tế không thể quan sát và đo lường được nhưng

có ý nghĩa lý giải nhu cầu tiếp cận tài khoản chính

thức của hộ gia đình. Một hộ nông thôn mở một tài

khoản giao dịch tại ngân hàng nếu như hộ đó kỳ

vọng rằng việc sở hữu tài khoản đem lại cho họ giá

trị lợi ích ròng dương ( và ngược lại

( . Trên thực tế thì biến Yi* không đo lường

được mà chỉ có biến giả phản ánh thực tế hộ sở hữu

hay không sở hữu một tài khoản chính thức được

quan sát và thu thập số liệu. Do vậy, Yi* được thay thế

bằng một biến nhị phân có thể quan sát được và ký

hiệu bởi Yi. Yi=1 nếu hộ sở hữu tài khoản chính thức

và Yi*= 0 nếu hộ không sở hữu tài khoản chính thức.

(2)

Như vậy, biến phụ thuộc trong mô hình (1) là

biến nhị phân và do đó sử dụng mô hình ước lượng

bình phương nhỏ nhất (OLS) sẽ dẫn đến các ước

lượng chệch và các kết quả không đáng tin cậy. Để

ước lượng mô hình (1), việc sử dụng mô hình ước

lượng probit hoặc logit là phù hợp. Cả mô hình logit

và probit đều dựa trên phương pháp ước lượng hợp lí

tối đa ML (Maximum likelihood). Kết quả ước lượng

biến phụ thuộc trong mô hình (1) sẽ là xác suất sở

hữu tài khoản chính thức có điều kiện với một tập

hợp là các biến giải thích đại diện cho đặc điểm

nguồn lực của hộ; là thành phần nhiễu từ ước

lượng mô hình; b là các hệ số cần ước lượng và n là

số biến giải thích được sử dụng. Các đặc điểm nguồn

lực của hộ có khả năng ảnh hưởng tới tiếp cận tài

khoản được mô tả ở bảng 2.

Tác động biên (Marginal effect) của các yếu tố

ảnh hưởng đến khả năng sở hữu tài khoản chính

thức của hộ nông thôn được tính theo công thức (3)

và thể hiện ở Hình 2 dưới đây:

(3)

Hình 2. Đồ thị tác thể hiện tác động biên của các biến giải thích X đến xác suất sở hữu

tài khoản chính thức của các hộ nông thôn

Nguồn: Wooldridge (2016)

2.3. Các biến sử dụng trong mô hình probit

Tỷ lệ số hộ có tài khoản chính thức khá thấp, chỉ

chiếm 10,97% số hộ được phỏng vấn. Các hộ gia đình

được phỏng vấn chỉ có một tài khoản đứng tên chủ

hộ hoặc thành viên giữ vai trò kinh tế nòng cốt. Tỷ lệ

số hộ sở hữu tài khoản ở mức trên 5% nên sử dụng

mô hình probit với biến phụ thuộc này không có ảnh

hưởng tới kết quả ước lượng (Athey và Imbens,

2007). Một đặc điểm khác của mẫu đó là số hộ có

khoản vay chính thức trong vòng 24 tháng tính từ

thời điểm phỏng vấn là 52,74%. Một đặc điểm rất

đáng lưu ý đó là gần như 100% các chủ hộ được

phỏng vấn có điện thoại, trong đó khoảng 77,70%

điện thoại thông minh có thể kết nối internet, truy

cập các websites, mạng xã hội và youtube. Tuy

nhiên, người dân hiện tại chủ yếu sử dụng điện thoại

để thực hiện các chức năng cơ bản như liên lạc, giải

trí. Do vậy, ứng dụng các dịch vụ ngân hàng qua điện

thoại di động có thể là một hướng đi tiềm năng trong

thúc đẩy tài chính toàn diện ở nông thôn. Chủ hộ

được phỏng vấn có độ tuổi trung bình 45,06 tuổi, với

trình độ học vấn trung bình 6,59 năm tới trường. Có

Page 9: nn CHUYEN DE Mien nui phia bacmysite.tuaf.edu.vn/files/users/doxuanluan@tuaf.edu.vn/Do-Xuan-Luan_Yeu-to-anh-huong...THUẬN. Nghiên cứu một số đặc điểm nông sinh học

KHOA HỌC CÔNG NGHỆ

N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - TH¸NG 11/2019 232

36,70% chủ hộ được phỏng vấn là dân tộc Kinh, còn

lại là các dân tộc khác như dân tộc Dao, Tày và

Nùng. Bình quân mỗi hộ có 4,6 nhân khẩu và 2,7 lao

động. Khoảng 28,13% số hộ khảo sát là thành viên

của Hội nông dân, Hội liên hiệp phụ nữ, những tổ

chức có vai trò tích cực trong kết nối cung cầu tín

dụng chính thức. Bảng 2 trình bày thống kê mô tả

một số biến sử dụng trong mô hình probit.

Bảng 2. Thống kê mô tả các biến sử dụng trong mô hình probit

Tên biến Định nghĩa Loại

biến

Giá trị

nhỏ nhất

Giá trị

lớn nhất

Trung

bình

TAIKHOAN

Tiếp cận tài khoản chính thức

(Nhận giá trị bằng 1 nếu hộ có sở

hữu tài khoản ngân hàng và 0

nếu không sở hữu)

Nhị

phân 0 1 0,1097

THUNHAP Tổng thu nhập bình quân 1 hộ

trong tháng (triệu đồng) Liên tục 1 30 7,6954

VAYVON

Tiếp cận tín dụng chính thức của

hộ trong vòng 24 tháng qua

(nhận giá trị bằng 1 nếu có vay

và 0 nếu không vay)

Nhị

phân 0 1 0,5274

TUOICH Tuổi của chủ hộ (năm) Liên tục 21 82 45,0664

TUOICHBQ Bình phương tuổi của chủ hộ

(năm2) Liên tục 441 6724 2152,7960

HOCVAN Trình độ học vấn của chủ hộ (số

năm đi học chính thức) Liên tục 0 16 6,5898

DANTOC

Dân tộc chủ hộ (nhận giá trị 1

nếu chủ hộ là dân tộc Kinh và 0

nếu chủ hộ là dân tộc khác)

Nhị

phân 0 1 0,3670

DIENTICH Diện tích canh tác (ha) Liên tục 0,02 28 1,9592

PHUTHUOC Tỷ số phụ thuộc (số người phụ

thuộc chia cho số lao động) Liên tục 0 4 0,8652

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu khảo sát hộ gia đình của tác giả, 2017. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Nguyên nhân các hộ không sử dụng tài khoản

Theo kết quả khảo sát, có tổng số 633 hộ không

sở hữu tài khoản chính thức, chiếm tỷ lệ 89,03% tổng

số hộ. Bảng 3 trình bày các nguyên nhân không sở

hữu tài khoản chính thức của các hộ được khảo sát.

Các nguyên nhân được tổng hợp thành 4 nội dung

chính. Theo đó, nguyên nhân chính của việc không

có tài khoản là do mức thu nhập thấp nên không có

nhu cầu giao dịch qua tài khoản chính thức, chiếm tỷ

lệ 62,69% số hộ trả lời. Nguyên nhân tiếp theo là trở

ngại về địa lý hoặc không có hoặc xa các chi nhánh

ngân hàng thương mại gần nhất là nguyên nhân

chính cho việc không sử dụng tài khoản ngân hàng

tại khu vực nghiên cứu. Có 58,93% số hộ không sử

dụng tài khoản vì lý do này. Tiếp theo là các nguyên

nhân khác chiếm tỷ trọng nhỏ số hộ trả lời như chi

phí mở tài khoản cao và thủ tục phức tạp.

Bảng 3. Nguyên nhân các hộ không sử dụng tài khoản

Nguyên nhân chính Số hộ Tỷ lệ (%) Xếp hạng

Mức thu nhập thấp nên không có nhu cầu giao dịch qua tài khoản

chính thức

397 62,69 1

Trở ngại về địa lý do không có hoặc xa các chi nhánh ngân hàng

thương mại gần nhất

373 58,93 2

Chi phí mở tài khoản cao 66 10,48 3

Thủ tục phức tạp 52 8,25 4

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu khảo sát hộ gia đình của tác giả, 2017.

Page 10: nn CHUYEN DE Mien nui phia bacmysite.tuaf.edu.vn/files/users/doxuanluan@tuaf.edu.vn/Do-Xuan-Luan_Yeu-to-anh-huong...THUẬN. Nghiên cứu một số đặc điểm nông sinh học

KHOA HỌC CÔNG NGHỆ

N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - TH¸NG 11/2019 233

Như vậy, nguyên nhân chủ yếu hộ không sở hữu

tài khoản ngân hàng là do mức thu nhập thấp, trở

ngại địa lý và mức độ bao phủ của các chi nhánh

ngân hàng thương mại đến các vùng sâu, vùng xa.

Các nguyên nhân khác chỉ chiếm một tỷ lệ thấp ảnh

hưởng đến việc sở hữu tài khoản ngân hàng của các

hộ gia đình ở vùng nghiên cứu. Trong bối cảnh hội

nhập toàn cầu, chiến lược tài chính toàn diện quốc

gia đã được coi là chìa khóa để giảm nghèo, khuyến

khích mở rộng mạng lưới các văn phòng giao dịch

ngân hàng ở vùng sâu vùng xa với thủ tục thuận tiện

là rất cần thiết.

3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp

cận tài khoản ngân hàng của hộ gia đình

Bảng 4 trình bày kết quả ước lượng các nhân tố

ảnh hưởng đến tiếp cận tài khoản chính thức của các

hộ gia đình. Trong số 8 biến độc lập được đưa vào mô

hình, có 5 biến có ý nghĩa thống kê là thực tế vay

vốn, trình độ học vấn, thành phần dân tộc, tỷ lệ phụ

thuộc và mức thu nhập của hộ. Các chỉ tiêu thống kê

như LR chi2 (7) Prob > chi2 cho thấy mô hình Probit

được vận dụng là phù hợp. Tỷ lệ phân loại chính xác

của mô hình được ước tính là 88,87%.

Việc sử dụng tài khoản chính thức có tương

quan thuận chiều đến mức thu nhập của hộ. Nói cách

khác, các hộ có thu nhập thấp sẽ tiếp cận tài khoản

chính thức khó khăn hơn. Hệ số ước lượng của biến

phản ánh mức thu nhập của hộ (THUNHAP) có dấu

dương và có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 99%.

Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, thu nhập

bình quân tháng của hộ tăng lên 1 triệu đồng thì xác

suất hộ sở hữu tài khoản chính thức tăng lên 0,736%.

Kết quả này phù hợp với nghiên cứu bởi Demirgüc-

Kunt và Klapper (2013), Fungácová và Weill (2014)

khi kết luận rằng thu nhập là yếu tố quan trọng nhất

giải thích mức độ sử dụng tài khoản chính thức.

Bảng 4. Kết quả ước lượng mô hình Probit các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp cận

tài khoản chính thức của các hộ gia đình

Tên biến Hệ số ước lượng Sai số chuẩn Tác động biên

(dy/dx)

THUNHAP 0,0453*** 0,0139 0,00736

VAYVON 0,4796*** 0,1392 0,07716

TUOICH 0,0164 0,0508 0,00267

TUOICHBP -0,0002 0,0005 -0,00003

HOCVAN 0,0348* 0,0193 0,00565

DANTOC 0,2436* 0,1391 0,04138

DIENTICH 0,0221 0,0259 0,00358

PHUTHUOC -0,2212** 0,1110 -0,03593

Hệ số chặn mô hình -2,3669** 1,1625 -

Số quan sát 711

LR chi2(7) 40,91

Prob > chi2 0,0000

Pseudo R2 0,0832

Tỷ lệ dự đoán chính xác (%) 88,87

Nguồn: Tác giả ước lượng mô hình probit sử dụng bằng phần mềm Stata 14.

Ghi chú: *có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 90%; **có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 95%; và ***có ý

nghĩa thống kê với độ tin cậy 99%.

Kết quả phân tích trong nghiên cứu này cho thấy

vay vốn có tương quan thuận tới sở hữu tài khoản ở

ngân hàng thì khả năng tiếp cận vốn vay lớn hơn các

hộ khác. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi,

một hộ có vay vốn chính thức thì xác suất hộ đó sở

hữu tài khoản chính thức cũng cao hơn các hộ khác

7,716%. Hệ số ước lượng của biến đại diện cho thực tế

vay vốn (VAYVON) có giá trị dương và có ý nghĩa

thống kê với độ tin cậy 99%. Kết quả này có thể được

giải thích bởi khi các hộ sở hữu tài khoản chính thức

có thể giúp ngân hàng quản lý dòng tiền của người

vay dễ dàng hơn, từ đó sẵn lòng cho vay. Lập luận bởi

Agyekumhene và đồng tác giả (2018) cũng cho rằng

vay vốn tại ngân hàng mà ở đó khách hàng có tài

khoản thì khả năng vay vốn thuận lợi hơn. Khi ngân

hàng tiếp cận được thông tin về khách hàng, thông

tin về sử dụng tài khoản trong giao dịch sẽ giúp họ

gia tăng niềm tin đối với bên đi vay. Cùng nhận định

Page 11: nn CHUYEN DE Mien nui phia bacmysite.tuaf.edu.vn/files/users/doxuanluan@tuaf.edu.vn/Do-Xuan-Luan_Yeu-to-anh-huong...THUẬN. Nghiên cứu một số đặc điểm nông sinh học

KHOA HỌC CÔNG NGHỆ

N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - TH¸NG 11/2019 234

này, Karlan và Morduch (2010), Phan Đình Khôi và

Christopher Gan (2017) cũng cho rằng vấn đề dư cầu

tín dụng nông nghiệp có thể được giảm thiểu nếu

ngân hàng có thể tiếp cận thông tin về các hoạt động

của bên vay như lịch sử tín dụng, năng lực tài chính

và mức độ rủi ro trong sản xuất, kinh doanh thông

qua các giao dịch tài chính ở tài khoản ngân hàng.

Trong nghiên cứu này, những hộ vay vốn thường là

những hộ có nhu cầu mở rộng sản xuất kinh doanh

quế và măng Bát Độ, từ đó nhu cầu giao dịch qua tài

khoản cũng tăng lên. Sở hữu tài khoản không chỉ

giúp các hộ gia tăng tiết kiệm, hiểu biết tài chính mà

còn thúc đẩy giao dịch tài chính thuận lợi hơn, từ đó

tăng hiệu quả sản xuất, kinh doanh.

Biến phản ánh độ tuổi của chủ hộ được đo lường

bằng số tuổi (TUOICH) và số tuổi bình phương

(TUOICHBP) được đưa vào mô hình nhằm kiểm soát

mối quan hệ phi tuyến giữa độ tuổi với tiếp cận tài

khoản chính thức. Kết quả cho thấy tác động của

biến TUOICH và TUOICHBP lần lượt có dấu tác

động dương và âm nhưng không có ý nghĩa thống kê

với độ tin cậy 90%. Dấu của các hệ số ước lượng gợi ý

rằng người lớn tuổi có xu hướng ít sử dụng tài khoản

hơn. Tuy nhiên, các hệ số ước lượng không có ý

nghĩa thống kê nên không có cơ sở để khẳng định độ

tuổi có tác động đến sở hữu tài khoản chính thức.

Hay nói cách khác, không tồn tại mối quan hệ phi

tuyến giữa độ tuổi với việc sử dụng tài khoản ngân

hàng. Kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp với các

phát hiện trước đây bởi Trần Hùng Sơn và đồng tác

giả (2018), Fungácová và Weill (2014) khi cùng quan

điểm cho rằng mối liên hệ giữa độ tuổi và việc sở hữu

tài khoản chính thức là không rõ ràng.

Hệ số ước lượng của biến đại diện cho trình độ

học vấn (HOCVAN) có hệ số ước lượng dương và có

ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 90%. Trong điều kiện

các yếu tố khác không đổi, số năm đi học chính thức

của chủ hộ tăng lên 1 năm thì xác suất hộ sở hữu tài

khoản tăng lên 0,565%. Kết quả này hàm ý rằng các

định chế tài chính cần thu hút nhóm có trình độ học

vấn cao hơn sử dụng các dịch vụ ngân hàng. Nghiên

cứu bởi Lin và đồng tác giả (2019) nhấn mạnh đến

vai trò của giáo dục trong cải thiện tiếp cận các dịch

vụ tài chính của hộ gia đình. Asante-Addo và đồng

tác giả (2017) cho rằng trang bị cho nông dân những

kiến thức cả về kỹ thuật và tài chính giúp nông dân

nhận thức được ý nghĩa của sở hữu tài khoản chính

thức để phục vụ cho các giao dịch trong sản xuất,

kinh doanh. Trình độ nhận thức tốt hơn tạo điều kiện

cho việc áp dụng các công nghệ trong canh tác, sử

dụng phân bón, thiết bị máy móc, thu hoạch sản

phẩm, tiếp cận thông tin hoặc tham gia các hoạt

động phi nông nghiệp tốt hơn, từ đó nhu cầu về giao

dịch tài chính qua ngân hàng cũng cao hơn. Ngoài

ra, trình độ học vấn phản ánh trách nhiệm và uy tín

của chủ hộ, đây là những yếu tố quan trọng để đánh

giá uy tín của hộ.

Hệ số ước lượng của biến đại diện cho thành

phần dân tộc của chủ hộ (DANTOC) có giá trị dương

và có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 90%. Trong điều

kiện các yếu tố khác không đổi, những hộ mà chủ hộ

là dân tộc Kinh thì xác suất sở hữu tài khoản chính

thức cao hơn các hộ dân tộc thiểu số là 4,138%. Kết

quả này cũng phù hợp với các nghiên cứu trước đây

bởi Luan và Anh (2015), Thanh và đồng tác giả

(2018), Cường và đồng tác giả (2017) khi cho rằng

dân tộc thiểu số ở vùng núi phía Bắc có mức thu

nhập và tài sản thấp hơn đáng kể so với người Kinh

nên nhu cầu sử dụng tài khoản cũng thấp hơn. Một

hạn chế khác là cộng đồng dân tộc thiểu số thường

định cư ở các địa bàn cách xa trung tâm thị trường,

tạo ra sự hạn chế cho các giao dịch kinh tế xã hội.

Chi phí giao dịch cao hơn có thể hạn chế khả năng

tiếp cận thông tin và dịch vụ tài chính, trong đó có tài

khoản ngân hàng. Như vậy, có thể thấy rằng mặc dù

Chính phủ đã có những nỗ lực rất lớn trong cung ứng

các dịch vụ tài chính cộng đồng dân tộc thiểu số để

thúc đẩy sự phát triển bình đẳng giữa các dân tộc

trên phạm vi toàn quốc, các hộ dân tộc thiểu số vẫn

gặp nhiều trở ngại trong tiếp cận các dịch vụ tài

chính từ các ngân hàng thương mại.

Hệ số ước lượng của biến đại diện cho quy mô

diện tích canh tác (DIENTICH) không có ý nghĩa

thống kê với độ tin cậy 90%. Vì vậy, có thể khẳng

định không có mối liên hệ có ý nghĩa thống kê giữa

diện tích canh tác và sở hữu tài khoản chính thức.

Kết quả này có thể được giải thích bởi thực tế các hộ

gia đình có nhiều nguồn thu khác nhau, trong đó có

chăn nuôi và phi nông nghiệp. Theo GSO (2018),

trong những năm gần đây, cơ cấu thu nhập của các

hộ gia đình ở nông thôn có sự thay đổi theo hướng

tăng tỷ trọng thu nhập phi nông nghiệp trong tổng

Page 12: nn CHUYEN DE Mien nui phia bacmysite.tuaf.edu.vn/files/users/doxuanluan@tuaf.edu.vn/Do-Xuan-Luan_Yeu-to-anh-huong...THUẬN. Nghiên cứu một số đặc điểm nông sinh học

KHOA HỌC CÔNG NGHỆ

N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - TH¸NG 11/2019 235

thu nhập. Vì vậy, diện tích canh tác lớn hơn cũng

không đồng nghĩa với mức thu nhập cao hơn, yếu tố

quyết định ảnh hưởng đến sử dụng tài khoản chính

thức của hộ.

Kết quả ước lượng ở bảng 4 còn cho thấy những

hộ có tỷ số phụ thuộc càng lớn thì khả năng sở hữu

tài khoản chính thức càng thấp. Hệ số ước lượng của

biến phản ánh tỷ số phụ thuộc (PHUTHUOC) có dấu

âm và có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 95%. Trong

điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu tỷ số phụ

thuộc tăng thêm 1 đơn vị thì xác suất hộ sở hữu tài

khoản chính thức giảm 3,53%. Những hộ có tỷ số phụ

thuộc cao thì mức phụ thuộc về kinh tế trong hộ gia

đình lớn hơn và do đó hạn chế khả năng cải thiện

mức sống và sinh kế. Kết quả này cũng phù hợp với

những phân tích trước đây khi cho rằng, thu nhập

thấp, các hộ nghèo dân tộc thiểu số và có số đông

người phụ thuộc thì nhu cầu thực hiện các giao dịch

tài chính thông qua tài khoản cũng ít hơn.

4. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH

Nghiên cứu này đã phân tích các yếu tố ảnh

hưởng đến tiếp cận tài khoản chính thức dựa trên số

liệu thu thập từ phỏng vấn trực tiếp 711 hộ gia đình

trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Các kết quả phân tích cho

thấy mức độ sử dụng tài khoản của các hộ gia đình là

khá thấp. Các đặc điểm của hộ gia đình có liên quan

đến tiếp cận tài khoản là thu nhập, học vấn, thành

phần dân tộc của chủ hộ, tỷ lệ phụ thuộc và tiếp cận

tín dụng. Các rào cản tiếp cận tài khoản chủ yếu liên

quan đến các hộ thu nhập thấp và hộ dân tộc thiểu

số, kết hợp với khoảng cách địa lý và mức độ bao phủ

hạn chế của các chi nhánh, văn phòng đại diện của

các ngân hàng thương mại ở các vùng nông thôn xa

xôi. Do phần lớn khách hàng ở xa trung tâm, với các

rào cản địa lý, do đó không đáp ứng được nhu cầu tài

chính cần thiết của phần đông dân số, hạn chế trong

việc cung cấp dịch vụ ngân hàng. Vì vậy, tháo gỡ

những rào cản và ứng dụng công nghệ tiên tiến trong

việc thiết kế các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng là

cần thiết để đóng góp cho chiến lược tài chính toàn

diện quốc gia một cách bền vững.

Các kết quả nghiên cứu hàm ý rằng các chính

sách cần nghiên cứu, khuyến khích các ngân hàng

thương mại mở rộng mạng lưới các quầy giao dịch

đến các vùng sâu, vùng xa giúp người dân tiếp cận

các dịch vụ tài chính thuận tiện hơn. Về dài hạn, thúc

đẩy sản xuất kinh doanh để tăng thu nhập cho nông

dân sẽ thúc đẩy nhu cầu giao dịch qua tài khoản, từ

đó tạo nền tảng cho các giao dịch tài chính chính

thức khác phát triển. Bên cạnh đó, các chính sách

cần hướng đến hỗ trợ các hộ thu nhập thấp không

chỉ dịch vụ tài chính chính thức mà còn thông qua

các chương trình giáo dục tài chính. Chính phủ cần

có chính sách hỗ trợ nhiều hơn cho dự án ngân hàng

trên nền tảng điện thoại di động, ứng dụng tài chính

số. Nghiên cứu này cũng cho thấy rằng trong khi các

hộ thường ít sử dụng tài khoản ngân hàng để thực

hiện giao dịch tài chính, họ sử dụng điện thoại thông

minh rất phổ biến. Vì vậy, các ngân hàng nên xem

xét khai thác tiềm năng này để phát triển các dịch vụ

ngân hàng qua điện thoại di động. Trong ngắn hạn,

các dịch vụ ngân hàng qua điện thoại có thể là cung

cấp thông tin về các điều kiện, thủ tục mở tài khoản,

về các dịch vụ tài chính như tín dụng, điều kiện vay

vốn và những thủ tục cần thiết khác. Trong dài hạn

khi mà các nền tảng sản xuất kinh doanh và công

nghệ số được phát triển, các dịch vụ ngân hàng có

thể ứng dụng vào các khâu như xây dựng hồ sơ, gửi

hồ sơ và thực hiện các giao dịch trực tuyến. Dịch vụ

ngân hàng trên nền tảng ứng dụng công nghệ số có

thể giúp tiết kiệm chi phí giao dịch và xây dựng cầu

nối giữa ngân hàng và khách hàng. Công nghệ số

cũng có thể giúp phân tích dòng tiền của bên đi vay

chính xác hơn, từ đó sẵn lòng cho vay không cần tài

sản đảm bảo. Kinh nghiệm cho vay nông nghiệp

trong và ngoài nước cho thấy thúc đẩy sở hữu tài

khoản của các tác nhân trong chuỗi là một trong

những điều kiện cần để triển khai cho vay theo chuỗi

giá trị để nông dân, doanh nghiệp và hợp tác xã có

thể tiếp cận tài chính thuận lợi hơn, từ đó thúc đẩy

cho vay ít phụ thuộc vào tài sản đảm bảo. Ngoài ra,

sở hữu tài khoản thúc đẩy các hộ gia đình gia tăng

tiết kiệm, giúp ngân hàng huy động được nguồn vốn

nhàn rỗi để tái đầu tư cho nông nghiệp.

Lời cảm ơn

“Nghiên cứu này được tài trợ bởi Quỹ phát triển Khoa học và Công nghệ Quốc gia (NAFOSTED)

trong đề tài mã số 502.01-2016.12”.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Agarwal, Sumit, Shashwat Alok, Pulak

Ghosh, Soumya Ghosh, Tomasz Piskorski, and Amit

Page 13: nn CHUYEN DE Mien nui phia bacmysite.tuaf.edu.vn/files/users/doxuanluan@tuaf.edu.vn/Do-Xuan-Luan_Yeu-to-anh-huong...THUẬN. Nghiên cứu một số đặc điểm nông sinh học

KHOA HỌC CÔNG NGHỆ

N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - TH¸NG 11/2019 236

Seru (2017). “Banking the Unbanked: What do 255

Million New Bank Accounts Reveal about Financial

Access?” Columbia Business School Research Paper

17–12.

2. Asante-Addo, C., Mockshell, J., Zeller, M.,

Siddig, K., & Egyir, I. S. (2017). Agricultural credit

provision: what really determines farmers’

participation and credit rationing? Agricultural

Finance Review, 77(2), 239-256.

3. Athey, S., & Imbens, G. W. (2007). Discrete

choice models with multiple unobserved choice

characteristics. International Economic

Review, 48(4), 1159-1192.

4. Cục Thống kê Yên Bái. (2017). Niên giám

Thống kê. Hà Nội: Nhà Xuất bản Thống kê.

5. Cuong, N. V., Tran, T. Q. & Van Vu, H.

(2017). "Ethnic Minorities in Northern Mountains of

Vietnam: Employment, Poverty and Income." Social

Indicators Research, 134, 93-115.

6. Demirgüc-Kunt, A., Klapper, L. (2013).

Measuring Financial Inclusion: Explaining Variation

in Use of Financial Services Across and Within

Countries. Brookings Papers on Economic Activity,

Spring 2013, 279-340.

7. Fungáčová, Z. & Weill, L. (2014).

Understanding Financial Inclusion in China. China

Economic Review, 34, 196-206.

8. Kim, Dai-Won, Yu, Jung-Suk, & Hassan, M

Kabir. (2018). Financial inclusion and economic

growth in OIC countries. Research in International

Business and Finance, 43, 1-14.

9. Manji, Ambreena. (2010). Eliminating

poverty?‘Financial inclusion’, access to land, and

gender equality in international development. The

Modern Law Review, 73(6), 985-1004.

10. Ndlovu, G. 2018. Access to financial services:

towards an understanding of the role and impact of

financial exclusion in Sub-Saharan Africa. University

of Cape Town.

11. Lal, T. 2018, "Impact of financial inclusion on

poverty alleviation through cooperative banks."

International Journal of Social Economics, 45, 808-

828.

12. Lin, L., Wang, W., Gan, C., Cohen, D. A. &

Nguyen, Q. T. (2019), "Rural Credit Constraint and

Informal Rural Credit Accessibility in China."

Sustainability, 11, 1935.

13. Luan, D. X. & Anh, N. T. L. (2015), "Credit

Access in the Northern Mountainous Region of

Vietnam: Do Ethnic Minorities Matter?"

International Journal of Economics and Finance; ,

Vol. 7, No. 6.

14. Luan, D. X., & Kingsbury, A. J. (2019).

Thinking beyond collateral in value chain lending:

access to bank credit for smallholder Vietnamese

bamboo and cinnamon farmers. International Food and

Agribusiness Management Review, 22(4), 535-555.

15. Thanh, N. L., Anh, N. H. P., Van Passel, S.,

Azadi, H. & Lebailly, P. (2018), "Access to

Preferential Loans for Poverty Reduction and Rural

Development: Evidence from Vietnam." Journal of

Economic Issues, 52, 246-269.

16. Tổng cục Thống kê. (2017). Niên giám

Thống kê. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê.

17. Tổng cục Thống kê. (2018). Niên giám

Thống kê. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê.

18. Trần Hùng Sơn, Nguyễn Thanh Liêm,

Nguyễn Đình Thiên (2018), Tiếp cận tài chính cá

nhân tại Việt Nam. Trong sách tham khảo: Báo cáo

thường niên thị trường tài chính 2017- Tiếp cận tài

chính. Chủ biên: Hoàng Công Gia Khánh. Nhà xuất

bản Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.

19. Yeung, Godfrey, Canfei He, and Peng Zhang.

(2017). "Rural banking in China: geographically

accessible but still financially excluded?" Regional

Studies no. 51 (2):297-312. doi:

10.1080/00343404.2015.1100283.

20. World Bank. (2008). Finance for Policies and

pitfalls in expanding access. Washington, DC: World

Bank.

21. World Bank. (2018). The Little Data Book on

Financial Inclusion 2018. World Bank, Washington,

DC. © World Bank.

https://openknowledge.worldbank.org/handle/1098

6/29654 License: CC BY 3.0 IGO.”

22. Wooldridge, J. M. (2016). Introductory

econometrics: A modern approach. Nelson Education.

Page 14: nn CHUYEN DE Mien nui phia bacmysite.tuaf.edu.vn/files/users/doxuanluan@tuaf.edu.vn/Do-Xuan-Luan_Yeu-to-anh-huong...THUẬN. Nghiên cứu một số đặc điểm nông sinh học

KHOA HỌC CÔNG NGHỆ

N«ng nghiÖp vµ ph¸t triÓn n«ng th«n - TH¸NG 11/2019 237

DETERMINANTS OF BANK ACCOUNT OWNERSHIP BY RURAL

HOUSEHOLDS IN YEN BAI PROVINCE

Do Xuan Luan, Ha Quang Trung, Nguyen Thi Yen, Duong Hoai An

Summary The purpose of this study is to analyze access constraints to bank accounts of rural households, thereby

suggests policy interventions to strengthen accessibility to formal financial market. This study applied a

combination of qualitative and quantitative methods, using primary data collected from direct interviews

with 711 households in Yen Bai province. Results show that only about 10,97% of households own official

accounts. Households with higher income levels, lower dependency rates, better educated household heads

and Kinh majority are more likely to own a formal account. Households that do not actually use a bank

account are mainly due to low income levels that discourages their demand for financial transactions

through bank accounts. In addition, barriers regarding to remote geographical distance from the center,

limited coverage of commercial banking locations in remote areas are also barriers to access to formal

accounts. Results imply that the rural households’ demand for owning bank accounts comes first from the

need for financial transactions, which are strongly associated with higher income and the development of

agribusiness. Expanding banking networks and applying mobile banking can promote financial inclusion

and value chain lending which contribute to economic development and poverty reduction in rural areas.

Key words: Formal account, financial inclusion, value chain lending, rural households, Yen Bai.

Người phản biện: TS. Hà Vũ Quang

Ngày nhận bài: 10/9/2019

Ngày thông qua phản biện: 10/10/2019

Ngày duyệt đăng: 17/10/2019