nhiem flo - bui ngoc lan- tap san ytdp bd

23
THÖÏC TRAÏNG NHIEÃM FLO RAÊNG CUÛA HOÏC SINH TIEÅU HOÏC TAÏI CAÙC HUYEÄN TAÂY SÔN, AN NHÔN VAØ VAÂN CANH TÆNH BÌNH ÑÒNH ThS. Bùi Ngọc Lân- TT YTDP Bình Định (26/4/2011) Tình trạng nhiễm flo ở một số địa phương thuộc huyện Tây Sơn và An Nhơn đã được nhiều báo chí đề cập đến. Để nghiên cứu sâu về vấn đề này, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Bình Định đã tiến hành điều tra thực trạng nhiễm flo răng của học sinh tiểu học tại các huyện Tây Sơn, An Nhơn, Vân Canh, tỉnh Bình Định. Kết quả khám răng cho 17.869 em học sinh tiểu học trên địa bàn 3 huyện An Nhơn, Tây Sơn, Vân Canh cho thấy: Tỷ lệ nhiễm flo răng (Fluorosis) của học sinh huyện Tây Sơn là 15,8%, An Nhơn là 6,4%, Vân Canh là 1,5%. Đây là tỷ lệ nhiễm tương đối cao so với các vùng khác, trong đó tỷ lệ nhiễm của học sinh huyện Tây Sơn cao hơn hẳn các huyện khác một cách có ý nghĩa thống kê (p < 0,001). Tỷ lệ nhiễm ở nam giới là 9,5% và nữ giới là 9,6%, không có sự khác biệt về tình trạng nhiễm flo theo giới (p > 0,05). TT Huyện Tổng chung Nam Nữ Số khám Số mắc Tỷ lệ % Số khám Số mắc Tỷ lệ % Số khám Số mắc Tỷ lệ % 1 An Nhơn 9.582 612 6,4 4.74 5 301 6,3 4.83 7 311 6,4 2 Tây Sơn 6.807 1.073 15,8 3.38 3 531 15,7 3.42 4 542 15,8 3 Vân Canh 1.480 22 1,5 750 13 1,7 730 9 1,2 Tổng 17.869 1.707 9,6 8.87 8 845 9,5 8.99 1 862 9,6 Tỷ lệ nhiễm flo chung của học sinh ở 3 huyện điều tra đều tăng dần theo tuổi, ở nhóm 8 tuổi là 8,5%, 9 tuổi là 9,6% và 10 tuổi là 10,5%. Điều này có thể lý giải tình trạng răng nhiễm flo là một tình trạng mãn tính, trong đó sự phát triển men răng bị gián đọan và men răng bị vôi hoá kém. flo dư thừa sẽ tích lũy vào hệ xương, kết hợp vào men răng đang phát triển, thời gian tiếp xúc với flo càng dài thì tổn thương càng lớn. TT Huyện 8 tuổi 9 tuổi 10 tuổi Số khám Số mắc Tỷ lệ % Số khám Số mắc Tỷ lệ % Số khám Số mắc Tỷ lệ % 1 An Nhơn 3.135 172 5,5 3.089 202 6,5 3.358 238 7,1 2 Tây Sơn 2.175 317 14,6 2.168 339 15,6 2.464 417 16,9 3 Vân Canh 456 1 0,2 486 9 1,9 538 12 2,2 Tổng 5.766 490 8,5 5.743 550 9,6 6.360 667 10,5 Phương pháp phân loại mức độ nghiêm trọng của bệnh Fluorosis được xác định trên một quy mô được gọi là chỉ số Dean (F ci ) được đề xuất vào năm 1942.

Upload: le-tuan

Post on 25-Jul-2015

334 views

Category:

Documents


2 download

TRANSCRIPT

Page 1: Nhiem Flo - Bui Ngoc Lan- Tap San YTDP BD

THÖÏC TRAÏNG NHIEÃM FLO RAÊNG CUÛA HOÏC SINH TIEÅU HOÏC TAÏICAÙC HUYEÄN TAÂY SÔN, AN NHÔN VAØ VAÂN CANH TÆNH BÌNH ÑÒNH

ThS. Bùi Ngọc Lân- TT YTDP Bình Định (26/4/2011)

Tình trạng nhiễm flo ở một số địa phương thuộc huyện Tây Sơn và An Nhơn đã được nhiều báo chí đề cập đến. Để nghiên cứu sâu về vấn đề này, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Bình Định đã tiến hành điều tra thực trạng nhiễm flo răng của học sinh tiểu học tại các huyện Tây Sơn, An Nhơn, Vân Canh, tỉnh Bình Định.

Kết quả khám răng cho 17.869 em học sinh tiểu học trên địa bàn 3 huyện An Nhơn, Tây Sơn, Vân Canh cho thấy: Tỷ lệ nhiễm flo răng (Fluorosis) của học sinh huyện Tây Sơn là 15,8%, An Nhơn là 6,4%, Vân Canh là 1,5%. Đây là tỷ lệ nhiễm tương đối cao so với các vùng khác, trong đó tỷ lệ nhiễm của học sinh huyện Tây Sơn cao hơn hẳn các huyện khác một cách có ý nghĩa thống kê (p < 0,001). Tỷ lệ nhiễm ở nam giới là 9,5% và nữ giới là 9,6%, không có sự khác biệt về tình trạng nhiễm flo theo giới (p > 0,05).

TT Huyện Tổng chung Nam NữSốkhám

Sốmắc

Tỷlệ %

Sốkhám

Sốmắc

Tỷlệ %

Sốkhám

Sốmắc

Tỷlệ %

1 An Nhơn 9.582 612 6,4 4.745 301 6,3 4.837 311 6,42 Tây Sơn 6.807 1.073 15,8 3.383 531 15,7 3.424 542 15,83 Vân Canh 1.480 22 1,5 750 13 1,7 730 9 1,2Tổng 17.869 1.707 9,6 8.878 845 9,5 8.991 862 9,6

Tỷ lệ nhiễm flo chung của học sinh ở 3 huyện điều tra đều tăng dần theo tuổi, ở nhóm 8 tuổi là 8,5%, 9 tuổi là 9,6% và 10 tuổi là 10,5%. Điều này có thể lý giải tình trạng răng nhiễm flo là một tình trạng mãn tính, trong đó sự phát triển men răng bị gián đọan và men răng bị vôi hoá kém. flo dư thừa sẽ tích lũy vào hệ xương, kết hợp vào men răng đang phát triển, thời gian tiếp xúc với flo càng dài thì tổn thương càng lớn.

TT Huyện 8 tuổi 9 tuổi 10 tuổiSố khám

Số mắc

Tỷ lệ %

Số khám

Số mắc

Tỷ lệ %

Số khám

Số mắc

Tỷ lệ %

1 An Nhơn 3.135 172 5,5 3.089 202 6,5 3.358 238 7,12 Tây Sơn 2.175 317 14,6 2.168 339 15,6 2.464 417 16,93 Vân Canh 456 1 0,2 486 9 1,9 538 12 2,2Tổng 5.766 490 8,5 5.743 550 9,6 6.360 667 10,5

Phương pháp phân loại mức độ nghiêm trọng của bệnh Fluorosis được xác định trên một quy mô được gọi là chỉ số Dean (Fci) được đề xuất vào năm 1942. Nếu chỉ số Fci < 0,4 thì không có tình trạng nhiễm flo cộng đồng, nếu 0,4≤Fci<0,6 thì nhiễm ở mức giới hạn, nếu 0,6≤Fci<1 thì nhiễm ở mức nhẹ, 1≤Fci<2 thì nhiễm ở mức độ trung bình, 2≤Fci<3 thì nhiễm mức độ nặng, Fci> 3 thì nhiễm ở mức độ rất nặng.

Phân tích tình trạng nhiễm flo răng theo chỉ số Dean, tỷ lệ nhiễm của học sinh huyện An Nhơn là 6,4%, trong đó tỷ lệ nhiễm ở mức độ trung bình và nặng là 0,4%, chỉ số Dean chung cho toàn huyện là 0,08. Tỷ lệ nhiễm của học sinh huyện Vân Canh là 1,5%, trong đó tỷ lệ nhiễm từ mức độ trung bình đến nặng là 0,14%, chỉ số Dean chung là 0,02. Trong khi đó, tỷ lệ nhiễm của học sinh huyện Tây Sơn là 15,8%, trong đó tỷ lệ nhiễm từ mức độ trung bình đến nặng là 4,9%, chỉ số Dean chung là 0,30.

Kết quả trên cho thấy tỷ lệ và mức độ nhiễm flo răng của học sinh ở các huyện rất khác nhau. Tuy tỷ lệ nhiễm flo tương đối cao nhưng chỉ số Dean ở phạm vi huyện đều ở mức không nhiễm, mặc dù ở huyện Tây Sơn chỉ số Dean gần với mức nhiễm giới hạn. Vấn đề này

Page 2: Nhiem Flo - Bui Ngoc Lan- Tap San YTDP BD

liên quan đến việc phân định phạm vi cộng đồng. Thực tế phân tích sâu thêm và đưa các chỉ số đánh giá về phạm vi hẹp hơn là xã, thôn, kết quả như sau:

- Tại huyện Tây Sơn có 13/15 xã, 51/73 thôn phát hiện có học sinh nhiễm flo. Theo chỉ số Dean ở phạm vi thôn thì tình trạng nhiễm flo cộng đồng tương đối phổ biến, có 14 thôn có tình trạng nhiễm flo cộng đồng, cụ thể:

+ Nhiễm ở mức độ trung bình: Xã Bình Tường có thôn Hòa Hiệp (Fci= 2,9), Hòa Sơn (Fci= 1,6), Hòa Trung (Fci= 1,1).

+ Nhiễm ở mức độ nhẹ: Xã Tây Giang có thôn Tả Giang 1(Fci= 0,6), xã Tây Phú có thôn Phú Lâm (Fci= 0,7), xã Tây Thuận có thôn Tiên Thuận (Fci= 0,9), xã Vĩnh An có thôn Kon Giọt (Fci= 0,6).

+ Nhiễm ở mức độ giới hạn: Xã Tây Giang có thôn Thượng Giang (Fci= 0,5), xã Tây Phú có thôn Phú Thọ (Fci = 0,4), xã Tây Thuận có thôn Hòa Thuận (Fci= 0,4), Trung Sơn (Fci= 0,5), xã Vĩnh An có thôn Kon mon (Fci= 0,5), xã Bình Nghi có thôn 4 (Fci= 0,5), xã Tây Bình có thôn Mỹ An (Fci= 0,5).

Đặc biệt một số thôn có tỷ lệ học sinh bị nhiễm rất cao như thôn Hòa Hiệp (95,5%), Hòa Sơn (61,2%), Hòa Trung (50,7%), Tả Giang 1 (40,6%), Thượng Giang (38,4%), Tiên Thuận (56,6%), Trung Sơn (36,6%), Hòa Thuận (32,0%), Kon Giọt (43,2%), Phú Lâm (38,7%).

- Ở huyện An Nhơn có 13/15 xã và 84/110 thôn có học sinh bị nhiễm flo, nhưng trong đó có 38 thôn chỉ có một vài em bị nhiễm ở mức độ rất nhẹ. Ba thôn có chỉ số Dean thể hiện nhiễm flo cộng đồng ở mức độ nhẹ và giới hạn là thôn Nam Tượng 1, xã Nhơn Tân (Fci= 0,6), thôn Thắng Công, xã Nhơn Phúc (Fci= 0,5) và thôn Dương Xuân, xã Nhơn Hạnh (Fci= 0,4).

Theo tỷ lệ nhiễm của thôn Nam Tượng 1 là 26,7%, Nam Tượng 2 là 22,1%; Dương Xuân là 21,6%, Thắng Công là 45,7%.

- Huyện Vân Canh có thôn Tăng Hòa, xã Canh vinh có chỉ số Dean 0,4 ở mức nhiễm giới hạn.

Các kết quả này cho thấy tình trạng nhiễm flo răng ở các huyện điều tra phân bố rải rác trên phạm vi rộng, nhưng giới hạn vùng bị ảnh hưởng hầu hết ở mức thôn, xóm, chỉ một số nhỏ là ở mức xã (xã Bình Tường, Tây Giang, Tây Thuận, Vĩnh An, huyện Tây Sơn).

Nguyên nhân gây nên bệnh Fluorosis là do hấp thu một lượng lớn flo trong một thời gian dài. Mức độ nghiêm trọng của bệnh tỷ lệ thuận với số lượng flo hấp thu, sức khỏe của đứa trẻ, độ tuổi và phản ứng cá nhân. Lượng flo hấp thu vào cơ thể chủ yếu qua đường ăn uống, trong đó nước uống là nguồn cung cấp chủ yếu. Bên cạnh đó flo có thể đi vào cơ thể qua thức ăn như trà, thịt, cá, ngũ cốc, trái cây. Lượng flo trong thực phẩm phụ thuộc vào hàm lượng của flo trong đất, nước nơi nuôi, trồng. flo cũng có thể được hấp thu từ kem đánh răng, nhất là loại kem có hàm lượng flo cao. Trẻ nhỏ sử dụng loại kem có hàm lượng flo cao có thể nuốt một lượng kem lúc chải răng. Khi trẻ sống trong vùng có nguồn nước bị ô nhiễm flo, việc nuốt liên tục lượng kem có flo trong thời gian dài sẽ làm tăng mức độ của bệnh Fluorosis.

Khảo sát ban đầu tại các cộng đồng có tỷ lệ trẻ bị nhiễm flo răng tại 3 huyện nói trên cho thấy các nguồn nước ngầm dùng cho ăn uống và sinh hoạt có hàm lượng flo cao vượt tiêu chuẩn cho phép (1,5mg/l), có nơi lên đến 6,0mg/l. Ô nhiễm nguồn nước ngầm do Flo là nguyên nhân gây nên tình trạng nhiễm flo cộng đồng, điều này đã được chứng minh trong rất nhiều nghiên cứu trước đây ở trong và ngoài nước. Các nguyên nhân khác cũng có thể góp phần gây nên bệnh Fluorosis hoặc làm bệnh trầm trọng thêm, nhưng chỉ ở mức độ cá thể. Điều này giải thích vì sao ở những vùng không có hiện tượng nhiễm flo trong nguồn nước vẫn phát hiện học sinh bị bệnh Fluorosis.

Nhiễm flo là bệnh mãn tính, không hồi phục. Vì vậy biện pháp phòng chống chủ yếu là cắt đứt nguồn gây bệnh, điều đó có nghĩa là ở những vùng có hàm lượng flo trong nguồn nước sinh hoạt cao cần có biện pháp xử lý thích hợp bằng cách khai thác một nguồn nước

Page 3: Nhiem Flo - Bui Ngoc Lan- Tap San YTDP BD

không bị nhiễm flo dẫn về cấp cho cộng đồng hay sử dụng các biện pháp xử lý quy mô hộ gia đình nhằm làm giảm hàm lượng flo trong nguồn nước. Bên cạnh đó cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục để nhân dân hiểu được nguyên nhân, tác hại của bệnh Fluorosis nhằm làm cho cộng đồng hiểu một cách đầy đủ mặt lợi, mặt hại của flo, từ đó thực hành chăm sóc răng miệng cho trẻ em một cách đúng đắn, khoa học.

Nước sạch về vùng nhiễm Flo

NGỌC KHANH    -Thứ Ba, 26/10/2010, 11:2 (GMT+7)

Bao đời nay, người dân xã Ninh Xuân phải dùng nguồn nước giếng bị nhiễm nặng flo để sinh hoạt, hậu quả là sức khoẻ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, đặc biệt hàm răng của người dân nơi đây đều bị hỏng.

Xã Ninh Xuân, huyện Ninh Hoà, tỉnh Khánh Hoà nằm dọc QL 26, cách thị trấn Ninh Hoà vài km, có sông Dinh chảy qua, do vậy nước sinh hoạt ở đây không thiếu, vùng này người dân đào giếng khơi ở bất kỳ chỗ nào cũng tìm thấy mạch nước ngầm. Nước tương đối trong nhưng người dân ở đây từ người già đến trẻ răng đều bị ố vàng. Theo người dân cho biết tình trạng này là do dùng nguồn nước giếng để sinh hoạt.

 Theo kiểm tra của các nhà khoa học thì nguồn nước giếng đào ở đây có hàm lượng flo cao gấp nhiều lần tiêu chuẩn cho phép. Thực tế thì flo là nguyên tố vị lượng rất cần thiết cho sự sống và nước uống chính là nguồn cung cấp chủ yếu flo cho con người. Tuy nhiên khi nồng độ flo trong nước cao hơn 1,5ppm thì chúng lại ảnh hưởng đến sức khoẻ, trong khi đó hàm lượng flo trong nguồn nước giếng đào tại Ninh Xuân phổ biến từ 3 - 14mmp.

Chính vì vậy người dân dùng nguồn nước bị nhiễm nặng flo để ăn uống sẽ gây tác hại lâu dài cho sức khoẻ, đặc biệt gây bệnh cho răng. Theo các nhà khoa học, việc sử dụng nguồn nước nhiễm flo sẽ khiến cho răng ban đầu chuyển màu từ trắng sang trắng đục, sau đó xuất hiện các đốm màu vàng và chuyển sang nâu, đen. Theo đó men răng cũng bắt đầu bị hỏng từng mảng khiến cho cho răng bị yếu đi, nếu bệnh nặng dẫn đến nhiều răng hoặc cả hàm răng bị hỏng men răng.

Ông Lê Văn Hùng, Giám đốc Trung tâm NS- VSMTNT Khánh Hoà cho biết: Không chỉ Ninh Xuân có nguồn nước ngầm bị nhiễm nặng flo mà tại huyện Ninh Hoà còn có nhiều xã khác như Ninh Trung, Ninh Phụng, Ninh Thân… nguồn nước ngầm cũng bị nhiễm nặng flo. Chính vì vậy, mong mỏi có nguồn nước sinh hoạt đảm bảo là mơ ước bao đời của người dân nơi đây.

Mong ước ấy đã thành hiện thực khi năm 2008, Trung tâm NS- VSMTNT tỉnh Khánh Hoà đầu tư hệ thống cấp nước sinh hoạt cho xã Ninh Xuân với tổng nguồn vốn lên đến trên 10 tỷ đồng. Ông Lê Văn Hùng cho biết: Sau hơn năm thi công hệ thống cấp nước sinh hoạt Ninh Xuân được đưa vào sử dụng tháng 5/2010, có công suất thiết kế 1.33m3/ngày đêm, có khả năng cung cấp nước sạch cho 9.200 người trong xã Ninh Xuân và một số vùng xã Ninh Phụng.

Không chỉ có người dân xã Ninh Xuân mừng vui có nguồn nước sạch mà mới đây Trung tâm NS- VSMTNT Khánh Hoà đã tổ chức khởi công xây dựng 2 công trình cấp nước tập trung cho người dân 6 xã huyện Ninh Hoà gồm: Ninh Quang, Ninh Hưng, Ninh Bình, Ninh Trung, Ninh Đông, Ninh Thân với tổng số vốn lên tới trên 64 tỷ đồng, hai công trình này có công suất thiết kế 3.586m3/ngày đêm, cung cấp nước sạch cho gần 50.000 dân thuộc các xã trên. Dự kiến đưa vào sử dụng trong quý I/2012.

Page 4: Nhiem Flo - Bui Ngoc Lan- Tap San YTDP BD

Không chỉ đáp ứng cho người dân hiện tại, hệ thống nước sạch này còn có thể cung cấp đủ cho 12.380 dân đến năm 2020. Theo ông Hùng, hệ thống lấy nguồn từ Sông Dinh lên, sau đó được xử lý theo công nghệ hiện đại, đảm bảo theo tiêu chuẩn 09 của Bộ Y tế ban hành. Mặc dù mới đưa vào sử dụng mới đây nhưng công trình đã nhanh chóng phát huy hiệu quả, đến nay đã có trên 2.000 người được dùng nước sạch từ hệ thống này.

    Xử lý F trong nước ngầm bằng đá ong nguyên khai

14/5/2010 8:10:48 AM

Thành công của nghiên cứu sử dụng đá ong nguyên khai xử lý Flo trong nước ngầm đã mở ra một hướng đi mới trong xử lý nước ô nhiễm bằng vật liệu khoáng thiên nhiên rẻ tiền, phù hợp với các vùng nông thôn ở Việt Nam.

Flo là nguyên tố rất cần thiết cho cơ thể sống, song khi dư thừa hoặc thiếu hụt Flo đều ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người. Biểu hiện rõ rệt nhất là các bệnh Fluorosis về xương và răng. Đặc biệt, khi nồng độ Flo trong nước uống sinh hoạt quá cao sẽ dễ làm răng phát triển bất bình thường, gây thoái hóa men răng. Ở Việt Nam, có một số vùng phân bố nước ngầm bị nhiễm Flo, cụ thể là ở tỉnh Khánh Hoà và một số tỉnh miền Trung.

Vấn đề ở đây là cần xử lý loại bỏ Flo ở mức độ chấp nhận được đồng thời giải pháp phải vừa đơn giản, rẻ tiền và phù hợp với các vùng nông thôn. Đây chính là đề tài khoa học cấp sinh viên: “Nghiên cứu thăm dò khả năng xử lý F- trong nước ngầm bằng đá ong” của sinh viên Nguyễn Thị Thu Thủy lớp Công nghệ Môi trường K47.

Khả năng hấp phụ của đá ong nguyên khai

Trên thế giới hiện nay thường sử dụng 4 phương pháp để loại bỏ Flo trong nước là: kết tủa; trao đổi ion, điện hóa và phương pháp hấp phụ. 

Với phương pháp hấp phụ, người ta hiện hay dùng tác nhân hấp phụ là Hiđrôxít Magiê (Mg(OH)2), Cacbonat Magiê, ôxít nhôm hoặc sử dụng than hoạt tính và một số khoáng chất khác. Tuy nhiên, theo GS. TS Đặng Kim Chi, Viện trưởng Viện KH&CN Môi trường nếu dùng một số ôxít kim loại để hấp phụ F- thường không kinh tế vì chất này khá đắt và đôi khi để lại dư lượng hóa chất trong nước ăn. Do đó các phương pháp trên không được sử dụng phổ biến ở Việt Nam.

Đá ong là khoáng chất có cấu trúc rỗng gồm nhiều tổ (lỗ) có kích cỡ từ 1-2 đến 3-4cm. Các vách thành của khung là một khối cả khoáng sét lẫn khoáng sơ cấp không biến hoá của đá mẹ tại chỗ bị oxít sắt kết dính lại, có màu đỏ. Phần ruột thường là sản phẩm sét và sắt hyđrôxít. Với cấu trúc

Page 5: Nhiem Flo - Bui Ngoc Lan- Tap San YTDP BD

và thành phần khoáng như vậy nên đá ong rất dễ tạo thành những tâm hấp phụ các hạt mang điện tích, tạo nên phản ứng hấp phụ.

Trước đây đã có một số nghiên cứu khả năng hấp phụ của đá ong với một số kim loại nặng cho kết quả rất tốt. Song khả năng hấp phụ của đá ong với Flo, một nguyên tố á kim trong nước ngầm mang điện tích âm do đó cần phải tìm hiểu cơ chế hấp phụ của đá ong với nguyên tố này.

Để xác định được khả năng hấp phụ F- trong nước bằng đá ong nguyên khai,  Thủy đã tiến hành nhiều lần 2 thí nghiệm kèm phân tích kết quả gồm: thí nghiệm lắc (xác định khả năng hấp phụ tĩnh của đá ong) và thí nghiệm qua cột (hấp phụ động) với đá ong nguyên khai vùng Yên Bình-Thạch Thất-Hà Nội. Sau hơn 3 tháng liên tục nghiên cứu, tham khảo ý kiến các chuyên gia và người hướng dẫn, Thủy đã xác định được đá ong nguyên khai có khả năng xử lý nước ô nhiễm F-  với hiệu suất rất cao, lên tới trên 90%. Hơn nữa, khoảng pH thường có của nước ngầm là 6 - 8, 5 lại nằm trong giới hạn xử lý của đá ong. Do đó, đá ong Việt Nam phù hợp với việc loại bỏ F- ra khỏi nước ngầm. Ngoài các yếu tố về kích thước hạt, khả năng hấp phụ F- theo đơn vị khối lượng đá ong, Thủy cũng xác định được vận tốc chảy qua cột tối ưu là 250ml/phút.

Thiết bị khử flo trong nước ngầm

Dựa trên các kết quả thí nghiệm quan trọng, Thủy đã thiết kế được một thiết bị lọc nước quy mô hộ gia đình rất đơn giản.

Thành phần quan trọng nhất của thiết bị là một ống lọc bằng nhựa PE chứa đá ong và có thể bổ sung một lớp cát vàng được nối với hệ thống chứa nước giếng khoan chưa xử lý. Nước cần xử lý F- đi từ trên xuống chảy với vận tốc là 0,25l/phút, sau khoảng 2 giờ sẽ thu được 20 lít nước. Lượng nước này nếu dùng với mục đích ăn uống sẽ đủ dùng cho một gia đình 4-5 người. Nước sau xử lý có hàm lượng F- trong nước < 1,5mg/l, đạt tiêu chuẩn vệ sinh nước sạch (Ban hành kèm theo Quyết định số 09/2005/QĐ-BYT ngày 11 tháng 3 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Y tế). Đồng thời, các hàm lượng kim loại trong nước như Fe, Mn, Al, Asen... sau xử lý đều giảm đáng kể. Mặt khác, các vật liệu chế tạo có giá rất rẻ, có thể tận dụng các đồ trong gia đình như xô nhựa, ống nhựa. Khi bộ lọc hết tác dụng thì người dùng chỉ cần thay lớp đá ong rất sẵn có tại địa phương.

Đề tài này đã giành giải nhất trong cuộc thi sinh viên nghiên cứu khoa học của Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội năm 2007. Tuy nhiên, GS. Chi cho biết, đây mới chỉ là nghiên cứu thăm dò và cần có một số nghiên cứu thêm về những ảnh hưởng từ các yếu tố khác như sự có mặt của các ion kim loại và các anion có mặt trong nước ngầm, yếu tố nhiệt độ tới quá trình hấp phụ Flo của đá ong nguyên khai. Kết quả trên có thể mở ra các hướng nghiên cứu mới về khả năng hấp phụ của đá ong đối với các kim loại trong nước ngầm.

Nguồn: INFOTERRA VN 

KHOA HỌC - ĐỜI SỐNG

Giải pháp khoa học xử lý nguồn nước bị nhiễm Fluorua ở An Nhơn và Tây Sơn: Xóm “răng đen” sẽ cười tươi

Page 6: Nhiem Flo - Bui Ngoc Lan- Tap San YTDP BD

16:31', 29/11/ 2006 (GMT+7)

Thời gian qua, dư luận đã rất quan tâm đến tình trạng nguồn nước ở một số thôn thuộc các xã

Nhơn Tân (huyện An Nhơn); Tây Giang và Bình Tường (huyện Tây Sơn) bị nhiễm Fluorua nặng,

khiến nhiều người dân bị mắc các bệnh về răng và xương khớp. Vấn nạn trên đang được các nhà

khoa học của trường Đại học Bách khoa nghiên cứu và việc xử lý đã đạt được những kết quả khả

quan.

 

Người dân đang chăm chú theo dõi thành viên của nhóm thực hiện đề tài đổ nước giếng vào hệ thống xử lý. Ảnh: L.C

 

Thực trạng về nguồn nước ô nhiễm

Từ tháng 6 năm 2006, Sở KHCN Bình Định đã ký hợp đồng với Khoa Môi trường - Trường Đại học Bách

khoa TP. Hồ Chí Minh thực hiện đề tài “Nghiên cứu xử lý tình trạng ô nhiễm Fluorua trong nước ngầm tại

các xã Bình Tường, Tây Giang, huyện Tây Sơn và xã Nhơn Tân, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định”. Đề tài

được tiến hành trong vòng 1 năm (từ tháng 6-2006 đến 6-2007), với mục tiêu là nghiên cứu xử lý Florua

trong nước sinh hoạt tại 3 xã nói trên đạt tiêu chuẩn vệ sinh ăn uống, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã

hội của địa phương.

Nhóm thực hiện đề tài đã tiến hành lấy 45 mẫu nước giếng của các hộ dân trên địa bàn 3 xã trên. Kết quả

phân tích tổng hợp trong tháng 7-2006 cho thấy: 27/45 (chiếm 60%) mẫu nước ngầm có lượng fluorua

vượt quá tiêu chuẩn quy định (không quá 1,5mg/l). Trong đó, thôn Hòa Hiệp (xã Bình Tường, huyện Tây

Sơn) và thôn Nam Tượng 1 (xã Nhơn Tân, huyện An Nhơn) có 100% mẫu phân tích có chỉ tiêu fluorua

vượt xa tiêu chuẩn cho phép.

Trong các mẫu nước ngầm, hàm lượng fluorua đo được là 8mg/l và là nguyên nhân chính khiến nhiều

người dân ở các địa phương này có biểu hiện bị các bệnh về răng và xương khớp. Tuy nhiên, hàm lượng

fluorua trong nước ở các khu vực này không cao gấp... 500 lần như có thông tin một số báo đã phản ánh.

Thành công bước đầu của đề tài khoa học

Ngày 17-11 vừa qua, sau khi nghiên cứu và lựa chọn công nghệ phù hợp, nhóm thực hiện đề tài đã tiến

hành chạy thử hệ thống xử lý nước nhiễm fluorua tại nhà ông Lý Văn Sao (xóm 2, thôn Hòa Hiệp). Nguồn

Page 7: Nhiem Flo - Bui Ngoc Lan- Tap San YTDP BD

nước lấy từ giếng của nhà ông Sao được đo có hàm lượng Fluorua là 9,55mg/l, sau khi đi qua hệ thống

xử lý, đã giảm xuống còn 0,53mg/l. Với kết quả bước đầu này, nhóm đề tài sẽ tiếp tục điều chỉnh (có tính

toán đến lượng fluorua có trong lương thực, thực phẩm trong vùng) để đạt được tiêu chuẩn nước ăn uống

(tiêu chuẩn cho phép là 0,7-1,2mg/l).

Hệ thống xử lý ở quy mô hộ gia đình được thiết kế theo hướng sử dụng các cột hấp thụ fluorua bằng nhôm hoạt tính, được lắp đặt như một module trong các bình lọc nước ở từng hộ gia đình, nên khá đơn giản, tiện lợi, dễ thực hiện đối với người dân nông thôn.

Chi phí đầu tư ban đầu cho một hệ thống xử lý có công suất 40l/ngày khoảng 600 nghìn đồng nên tương đối phù hợp với mức thu nhập của người dân nông thôn. Trung bình, khoảng một năm phải thay vật liệu trao đổi Ion nhôm hoạt tính trong hệ thống xử lý một lần và mỗi lần thay mất khoảng hơn 100.000 đồng. Do vậy, giải pháp này mang tính ứng dụng cao, có thể đưa vào áp dụng với quy mô hộ gia đình ở nông thôn.

Ông Dương Văn Hiền - Phó Chủ tịch UBND xã Bình Tường, bày tỏ: “Là cán bộ xã, thấy bà con mình bị

bệnh mà không biết làm gì để khắc phục, tôi thật sự áy náy. Nay nhờ sự quan tâm của tỉnh, vấn đề này sẽ

được giải quyết. Việc sử dụng hệ thống như thế này là khả thi, chứ nếu chờ hệ thống cấp nước thì chắc

phải còn lâu, vì người dân thì sống rải rác mà kinh phí chạy đường ống khá cao, nên khó thực hiện

được”.

Cười lên đi xóm “răng đen”

Theo dự kiến, tháng 12-2006, nhóm thực hiện đề tài sẽ lắp đặt 30 hệ thống xử lý ở hộ gia đình tại 3 xã

nghiên cứu, công suất mỗi hệ thống là 40l/ngày. Sau khi vận hành thử nghiệm, hiệu chỉnh và lấy mẫu

đánh giá hiệu quả các công trình xử lý, các đơn vị tham gia đề tài sẽ tổ chức hội thảo lấy ý kiến các

chuyên gia; tập huấn nâng cao kiến thức về vệ sinh môi trường cho người dân; nghiệm thu các hệ thống

xử lý ngoài thực tế; chuyển giao công nghệ và hướng dẫn người dân vận hành hệ thống xử lý... Nếu tất

cả những công việc trên diễn ra đúng kế hoạch, thì từ quý III năm 2007, hệ thống này có thể triển khai đại

trà tại các khu vực có nguồn nước bị nhiễm Fluorua trong tỉnh.

Bên cạnh đó, vấn đề đặt ra là đối với một số hộ dân mà đời sống còn gặp khó khăn, việc bỏ tiền ra mua

hệ thống xử lý và thay là không đơn giản. Nhận thức được khó khăn này, nhóm thực hiện đề tài đã chủ

động dịch các tài liệu có liên quan đến tình hình ô nhiễm nguồn nước tại 3 xã trên và gửi cho giáo sư

Claude E.Delise - Trường Đại học Bách Khoa Montreal (Canada) để xin hỗ trợ. Kinh phí được hỗ trợ sẽ

được dùng vào việc: lập bản đồ ô nhiễm Fluorua trong nước ngầm tại các địa bàn nêu trên; hỗ trợ hệ

thống xử lý nước quy mô hộ gia đình cho các hộ đang phải sử dụng nguồn nước ô nhiễm Fluorua; tổ

chức tuyên truyền, tập huấn và hướng dẫn sử dụng các hệ thống xử lý; thiết lập mạng lưới các cơ sở

phân phối và tái sinh vật liệu trao đổi Ion nhôm hoạt tính ngay trên từng địa bàn.

Hy vọng, trong tương lai không xa, những hộ dân ở các xã Tây Giang, Bình Tường (Tây Sơn) và Nhơn

Tân (An Nhơn) sẽ được sử dụng nguồn nước sạch. Và những nụ cười sẽ lại rạng rỡ trên môi những

người dân ở một nơi từng được gọi là xóm “răng đen”.

Page 8: Nhiem Flo - Bui Ngoc Lan- Tap San YTDP BD

Lê Cường

TS. Man Ngọc Lý - Giám đốc Sở KHCN Bình Định:

Theo các nghiên cứu, hàm lượng Fluorua (Flo) trong nước ngầm tối ưu cho mục đích sinh hoạt của con

người là từ 0,7-1,2mg/l. Nếu hàm lượng Flo thấp hơn 0,7mg/l có thể dẫn đến tình trạng cơ thể thiếu Flo,

gây bệnh giòn và mục răng; nếu hàm lượng Flo cao trên 1,5mg/l có thể gây ăn mòn men răng, làm đen

răng hoặc đốm răng, ảnh hưởng đến thận và tuyến giáp. Hàm lượng Flo trên 4mg/l còn gây ảnh hưởng

nghiêm trọng đến xương và có thể gây ung thư. Các công trình nghiên cứu và áp dụng công nghệ xử lý

Flo khá đa dạng nhưng chưa xác định được công nghệ tối ưu, đồng thời mỗi công nghệ thường chỉ phù

hợp với điều kiện cụ thể của một số địa bàn nhất định.

Qua nghiên cứu, nhóm thực hiện đề tài đã lựa chọn phương án sử dụng ôxit nhôm hoạt tính để hấp thụ

Flo trong nguồn nước giếng nhiễm Flo. Theo tôi, đây là phương án tối ưu vì nồng độ Flo trong nước (đầu

vào rất cao) sau xử lý đạt tiêu chuẩn, dung lượng xử lý của nhôm hoạt tính tương đối cao, quy trình vận

hành hệ thống lại đơn giản, chi phí đầu tư cho mô hình thấp, phù hợp với thu nhập của người dân ở

nông thôn

Nghiên cứu tình hình nhiễm độc fluor trên răng vĩnh cửu của nhân dân huyện Ninh Hòa và xây dựng qui trình xử lý loại fluor trong nước giếng — Document Transcript

1. NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH NHIỄM ĐỘC FLO TRÊN RĂNG VĨNH VIỄN CỦA NGƯỜI DÂN HUYỆN NINH H ÒA – KHÁNH HÒA VÀ XÂY DỰNG QUY TRÌNH XỬ LÝ LOẠI FLO TRONG N ƯỚC GIẾNG TS. Hoàng Trọng Sĩ, BS. Nguyễn Trọng Liêm TÓM TẮT Nhiễm flo răng là vấn đề y tế công cộng đang đ ược quan tâm nhiều ở nước ta, trong đó huyện Ninh hòa là điểm nóng. Qua phân tích nồng độ flo trong n ước giếng (n=45), xác định tỷ lệ nhiễm flo răng của ng ười dân ở độ tuổi 7-65 (n= 2647), và chỉ số nhiễm flo cộng đồng tại Ninh Thượng, Ninh Xuân và Ninh Phụng thuộc huyện Ninh Hòa, chúng tôi thu được kết quả sau: nồng độ flo biến động trong khoảng 3 -14ppm. 100% đối tượng nghiên cứu đều bị nhiễm độc flo tr ên răng vĩnh cữu. Mức độ nhiễm flo răng theo Dean, chủ yếu độ 4 và độ 5. Chỉ số nhiễm flo cộng đồng (CFI) biến độ ng trong khoảng 3,09-3,48. Nhóm tuổi 15-19 bị nhiễm flo răng nặng nhất, chỉ số CFI (3,57). Có

Page 9: Nhiem Flo - Bui Ngoc Lan- Tap San YTDP BD

mối li ên hệ giữa tình trạng nhiễm flo răng với nồng độ flo trong n ước giếng tại địa phương nghiên cứu. Đã xây dựng được qui trình xử lý loại flo trong nước giếng, bằng phương pháp hấp phụ flo lên đá ong nguyên khai, đạt tiêu chuẩn vệ sinh ăn uống. ABSTRACT Dental fluorosis has been the most public health concern in Vietnam, and Ninh Hoa district is known as a hotpot. Fluoride concentrations from 45 well water sam ples were analyzed and the dental fluorosis rate in a population with a size of 2647 and ages from 7 to 65 was investigated at Ninh Thuong, Ninh Xuan and Ninh Phung communes of Ninh Hoa Districst. Obtained data showed fluoride con centration in well water varied from 3 to 1ppm and 100% people in survey suffered from chronic dental fluorosis. Dean scale of dental fluorosis was mainly at 4 and 5 levels. Community Fluorosis Index (CFI) varied from 3.09 to 3.48 and the highest value of CFI (3.57) was found in people from 15 to 19 ages. There exists a correlation between the dental fluorosis status and fluoride concentration in well water in studying areas. A removal process, which is based on the adsorption of fluoride on laterite, was developed. The process co uld produce water samples with the qualti meets the national drinking water standard. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Flo là nguyên tố vi lượng rất cần thiết cho sự sống. N ước uống là nguồn cung cấp chủ yếu flo cho cơ thể người. Khi nồng độ flo trong n ước uống cao hơn mức 1,5ppm sẽ gây tác hại lâu dài cho sức khỏe, đặc biệt gây bệnh nhiễm flo răng (dental fluo rosis). Theo y văn, bệnh dental fluorosis được định nghĩa là răng bị nhiễm độc mãn tính bởi flo, bệnh thường gây nên do sử dụng nước uống có nồng độ flo cao (> 1,5ppm) [11]. Thời kỳ khởi phát bệnh nhiễm flo răng bắt đầu khi sự khoáng hóa của răng, khoảng 1 -4 tuổi. Trẻ trên 7 tuổi không có nguy cơ nhiễm flo răng. Hydroxyl apatit v à cacbonat hydroxyl apatit là thành phần chính của răng, khi có mặt flo, sẽ h ình thành chất fluorapatit gây nhiễm flo răng. Sau khi rụng hết răng sữa, răng vĩnh cữu của trẻ bắt đầu có triệu chứng nhiễm độc 1

2. flo. Đầu tiên răng bị đổi màu từ bóng sang trắng đục, sau đó xuất hiện các đóm m àu vàng, nâu, đen. Men răng bắt đầu bị hỏng từng mảng, răng trở n ên rất yếu, có thể để lộ lớp ngà đục bên dưới. Phân bố các mảng vỡ tr ên răng đối xứng. Bệnh nặng dẫn đến nhiều răng hoặc cả hàm răng bị hỏng men răng theo chiều ngang thân răng [11]. Ở Việt Nam, nước giếng ở một số vùng thuộc miền Trung có nồng độ flo khá cao, như ở huyện Tây Sơn tỉnh Bình Định, huyện Quế Sơn tỉnh Quảng Nam, huyện Ninh H òa tỉnh Khánh Hòa… và y tế địa phương đã phát hiện nhiều người dân bị bệnh nhiễm flo răng [3,4]. Tại Ninh Hòa bệnh “chết răng” đã được bệnh viện Ninh Hòa phát hiện từ những năm 90. Báo cáo của đoàn Địa chất Việt Tiệp cho biết n ước ngầm ở vùng Ninh Hòa có chứa nồng độ flo khá cao (2-13ppm) [2]. Tuy vậy, cho đến nay, người dân sinh sống tại Ninh Hòa vẫn đang mắc bệnh “chết răng” do flo. Chính v ì thế, chúng tôi muốn thực hiện đề t ài:” Nghiên cứu tình hình nhiễm độc flo trên răng vĩnh viễn của người dân huyện Ninh Hòa-Khánh Hòa và xây dựng qui trình xử lý loại flo trong nước giếng”, Với mục tiêu nghiên cứu: 1. Mô tả tình trạng người dân bị nhiễm flo răng, nồng độ flo trong n ước giếng tại địa bàn nghiên cứu. 2. Nêu giải pháp xử lý flo trong nước giếng đạt tiêu chuẩn vệ sinh ăn uống. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN C ỨU 1. Đối tượng nghiên cứu: Tất cả người dân, độ tuổi 7-65 tuổi đang sống trong vùng nhiễm flo tại huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. Nguồn nước uống và sinh hoạt tại địa bàn nghiên cứu. 2. Phương pháp nghiên cứu 2.1. Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu ngang mô tả 2.2. Quy trình nghiên cứu: Chọn 3 xã Ninh Xuân, Ninh Thượng và Ninh Phụng thuộc huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa để khảo sát nồng độ flo trong n ước uống và sinh hoạt, khám và phát hiện tình trạng

Page 10: Nhiem Flo - Bui Ngoc Lan- Tap San YTDP BD

nhiễm flo răng. Chọn mẫu: chúng tôi chọn những người dân, tuổi từ 7-65 tuổi đang bị nhiễm flo răng và sinh sống tại 3 xã:Ninh Thượng (287 đối tượng), Ninh Xuân (686 đối t ượng) và Ninh Phụng (276 đối tượng) để khám và phân loại nhiễm flo răng theo chỉ số Dean Xác định nồng độ flo trong nước giếng bằng phương pháp trắc quang với thuốc thử SPADNS kết hợp với phương pháp điện cực chọn lọc ion. Xây dựng qui trình xử lý loại flo trong nước giếng bằng phương pháp hấp phụ flo lên đá ong nguyên khai. Phân loại răng nhiễm flo theo Dean [1 3] Phân loại Dấu hiệu Mức độ Độ 0 Bề mặt men nhẵn, bóng, th ường có màu trắng kem nhạt Bình thường 2

3. Độ 1 Trên bề mặt men có biến đổi nhẹ về độ trong của men b ình Nghi ngờ thường từ vài đốm trắng đến một vài chấm. Độ 2 Các vùng nhỏ, đục, trắng như giấy rải rác không đều trên Rất nhẹ mặt răng nhưng không quá 25% mặt ngoài của răng Độ 3 Bề mặt men răng trắng đục, diện tích tổn th ương lớn hơn Nhẹ mức độ 2 nhưng không quá 50% bề mặt răng Độ 4 Bề mặt men răng bị mòn rõ rệt và có nhiễm sắc màu nâu rõ Trung bình rệt Độ 5 Bề mặt men răng tổn thương nặng và thiểu sản men làm thay Nặng đổi hình dạng chung của răng. Có nhiều v ùng mòn, trũng xuống, nhiễm sắc màu nâu lan rộng Chỉ số nhiễm flo cộng đồng (Community Fluorosis Index: CFI) đ ược tính như sau: CFI = Chỉ số Dean {có trọng số từ 0,5; 1; 2; 3; 4} nhân với số cá thể nhiễm flo răng, lấy tổng số này, chia cho tổng số đối tượng khảo sát. Trong đó, trọng số nhiễm flo theo Dean: độ 1 = 0,5; độ 2 = 1; độ 3; độ 4 = 3; độ 5 = 4 .Khi chỉ số CFI > 0,6: cộng đồng bị nhiễm flo [6]. Tiêu chuẩn của nồng độ flo trong n ước uống: 1ppm [11]. 2.3. Xử lý số liệu: Bằng phương pháp thống kê, với phần mềm EPI-INFO 6.04d III.KẾT QUẢ 1. Tình trạng độc nhiễm flo trên răng vĩnh viễn và nồng độ flo trong nước giếng: Bảng 1. Phân bố nhóm tuổi của đối tượng nghiên cứu Địa phương Ninh Thượng Ninh Xuân Ninh Phụng Chung 3 xã Độ tuổi (Số dân 1125) (Số dân 3270) (Số dân 3258) (Số dân 7653) 7- < 15 287 686 276 1249 15- 19 152 169 103 424 20- 29 48 236 147 431 30- 44 177 62 101 340 45-65 106 7 90 203 Tổng số 770 1160 717 2647 Đã khám răng cho 2647 người dân với tỷ lệ nhiễm flo răng 100%. Nhóm tuổi của đối tượng nghiên cứu giữa các 3 xã khác biệt nhau có ý nghĩa thống k ê (p < 0,0001). Bảng 2. Mức độ răng nhiễm flo theo chỉ số Dean Địa Nồng độ flo Số Chỉ số răng nhiễm flo theo Dean phương trong nước nhiễm Độ 2 Độ 3 (%) Độ 4 (%) Độ 5 (%) giếng flo răng (%) Ninh 9-14ppm 770 25 (3,2) 46 (6,0) 227 (29,5) 472 (61,3) Thượng (80% mẫu) 3

4. Ninh Xuân 6-8ppm 1160 92 (7,9) 163 407 (35,1) 498 (42,9) (66,6% mẫu) (14,1) Ninh Phụng 3-5ppm 717 46 (6,4) 126 260 (36,3) 285 (39,7) (60,0% mẫu) (17,6) Chung 3 xã 3-14ppm 2647 163 (6,2) 335 894 (33,8) 1255 (12,7) (47,4) Chỉ số nhiễm flo răng theo Dean, ở 3 x ã khác biệt nhau rõ rệt (p < 0,0001). Tại Ninh Thượng, Ninh Xuân và Ninh Phụng, người dân chủ yếu bị nhiễm flo răng độ 4 (33,8%) và độ 5 (47,4%). Hình 1. Hình ảnh tổn thương flo răng của trẻ 7-15 tuổi Độ 3 Độ 4 Độ 4 Độ 5 2. Chỉ số nhiễm flo cộng đồng : Bảng 3. Chỉ số nhiễm flo cộng đồng ở Ninh Th ượng, Ninh Xuân và Ninh Phụng Chỉ số răng nhiễm flo theo Ninh Thượng Ninh Xuân Ninh Phụng Dean Độ 2 25 (3,2) 92 (7,9) 46 (6,4) Độ 3 46 (6,0) 163 (14,1) 126 (17,6) Độ 4 227 (29,5) 407 (35,1) 260 (36,3) Độ 5 472 (61,3) 498 (42,9) 285 (39,7) Tổng số 770 (100) 1160 (100) 717 (100) Chỉ số CFI 3,48 3,30 3,09 Trong nghiên cứu này không tìm thấy cá thể nào bị nhiễm flo răng độ 1. Tỷ lệ nhiễm flo răng theo chỉ số Dean tăng dần từ độ 2 đến độ 5. Chỉ số CFI của ba v ùng nghiên cứu đều lớn hơn 3, như vậy người dân tại địa phương nghiên cứu bị nhiễm flo răng ở mức độ khá nặng. Bảng 4. Chỉ số nhiễm flo cộng đồng theo tuổi Chỉ số răng

Page 11: Nhiem Flo - Bui Ngoc Lan- Tap San YTDP BD

Nhóm tuổi nhiễm flo 7- < 15 15- 19 20- 29 30- 44 45-65 theo Dean Độ 2 111 (8,9) 10 (2,4) 18 (4,2) 17 (5,0) 7 (3,5) Độ 3 247 (19,8) 35 (8,3) 20 (4,6) 21 (6,2) 12 (5,9) 4

5. Độ 4 399 (31,9) 83 (19,6) 204 (47,3) 139 (40,9) 69 (34,0) Độ 5 492 (39,4) 296 (69,7) 189 (43,9) 163 (47,9) 115 (56,6) Tổng số 1249 (100) 424 (100) 431 (100) 340 (100) 203 (100) Chỉ số CFI 3,02 3,57 3,31 3,32 3,44 Chỉ số răng nhiễm flo khác biệt nhau giữa các nhóm tuổi (p < 0,0001). Nhóm tuổi từ 15 đến 19 tuổi có chỉ số CFI = 3,57 cao h ơn cả. 3. Nồng độ flo trong nước giếng Bảng 5. Nồng độ flo trong n ước giếng Nồng độ flo Ninh Thượng Ninh Xuân Ninh Phụng Chung 3 xã 3-5ppm 1/15 (6,6%) 2/15 (13,4) 9/15 (60,0%) 12/45 (26,7%) 6-8ppm 2/15 (13,4%) 10/25 (66,6%) 3/15 (20,0%) 15/45 (33,3%) 9-14ppm 12/15 (80,0%) 3/15 (20,0%) 3/15 (20,0%) 18/45(40,0%) Chung 15 (100%) 15 (100%) 15 (100%) 45/45 (100%) 80% mẫu nước giếng ở xã Ninh Thượng có nồng độ flo từ 9-14ppm. 66,6% mẫu nước giếng ở xã Ninh Xuân có nồng độ flo trong khoảng 6 -8ppm. 60% mẫu nước giếng ở xã Ninh Phụng có nồng độ flo trong khoảng 3 -5ppm. 4. Xây dựng qui trình xử lý loại flo trong nước giếng Hiện nay, người ta đang sử dụng nhiều ph ương pháp (keo tụ, trao đổi ion, điện hóa, hấp phụ…) và vật liệu khác nhau (nhôm hoạt tính, hydroxiapatit, than x ương, đất sét…) để xử lý loại flo trong nước giếng bị nhiễm flo cao, mỗi ph ương pháp và vật liệu xử lý đều có những ưu và nhược điểm nhất định. Trong 2 năm qua, bằng nghiên cứu thực nghiệm, chúng tôi đã xây dựng được qui trình xử lý loại flo trong nước giếng bằng phương pháp hấp phụ, sử dụng vật liệu hấp phụ l à đá ong nguyên khai. Nhận thấy loại vật liệu này rẻ, dễ kiếm, kỹ thuật đơn giản và cho hiệu suất xử lý cao, nên chúng tôi muốn phổ biến để người dân có thể dùng phương pháp này xử lý loại flo trong nước giếng tại hộ gia đình. Qui trình này được tóm tắt như sau [11]: Hình 2. Mô hình xử lý loại flo trong nước giếng bằng đá ong nguy ên khai 5

6. Ghi chú: (1): thùng đựng nước giếng; (2): ống dẫn nước sau xử lý; (3): van điều chỉnh; (4): lớp cát trắng. Sử dụng đá ong nguyên khai, nghiền nhỏ và rây để có kích thước hạt khoảng 150- 200μm. Điều chỉnh pH khoảng 6,0-6,5; chiều cao cột lọc khoảng 40cm, đ ường kính cột lọc 15cm, điều chỉnh tốc độ lọc 5,5 lít/giờ. Nồng độ flo ban đầu trong n ước giếng 10ppm. Với các thông số này, sau 4 giờ sẽ thu được khoảng 22 lít nước lọc có nồng độ flo khoảng 1,0-1,3ppm. Với tốc độ lọc 5,5 lít/giờ sẽ thu đ ược 150-200 lít, hệ thống lọc sẽ vận hành trong khoảng thời gian 27-35 giờ và lượng nước trên đủ cung cấp cho hộ gia đình 4-5 người sử dụng để ăn uống trong v òng 7-9 ngày. Sau khoảng khoảng thời gian trên, cần thiết phải thay mới vật liệu lọc. IV. BÀN LUẬN Mặc dù bệnh nhiễm độc flo răng đã được phát hiện những năm 90 ở Ninh H òa, song cho đến nay, chúng ta vẫn chưa có số liệu cơ bản về tỷ lệ nhiễm flo răng ở cộng đồng Ninh Hòa. Bài báo này chúng tôi nêu tóm t ắt những kết quả chính về t ình trạng nhiễm flo răng ở ba xã Ninh Thượng, Ninh Xuân và Ninh Phụng thuộc huyện Ninh Hòa, đây là vùng bán sơn địa, nguồn nước uống và sinh hoạt chủ yếu là nước giếng, không có nước sông và 3 xã này bị nhiễm flo răng rất nặng. V ùng này nằm cách thành phố Nha Trang 30km về phí Bắc. Đây là vùng đồng bằng hẹp, ven biển, ba phía Tây, Nam, Bắc l à vùng núi, với những đỉnh cao trên 1000m. Trong lòng đồng bằng có nhiều dãy đồi cao khoảng 10m đến 20m. Huyện Ninh Hòa có hai sông chính, sông Cái và sông L ốt đi qua. Do địa hình dốc, gần biển nên phần lớn nước mặt di chuyển ngang, nước ngầm bị thiếu hụt và một phần bị nhiễm mặn. Với khí hậu nhiệt đới gió m ùa, Ninh Hòa có hai mùa rõ r ệt. Mùa mưa kéo dài trong 4 tháng (từ tháng 9 đến tháng 12), m ùa khô kéo dài 8 tháng (tháng 1 đ ến tháng 8). Đặc điểm địa lý của 3 xã nghiên cứu: Ninh Thượng (diện tích 73,28km; dân số 6.637), 6

Page 12: Nhiem Flo - Bui Ngoc Lan- Tap San YTDP BD

7. Ninh Xuân (diện tích 59,28 km; dân số 11.084), Ninh Phụng (diện tích 85 km, dân số 12080). Dân cư ở ba xã này phần lớn làm nghề nông và lâm nghiệp [1]. Theo tài liệu [5], các khoáng sản ở vùng Khánh Hòa có nguồn gốc nội sinh có khả năng chứa các nguyên tố độc như quặng Au Đá Bàn, fluorit chân đèo Phượng Hoàng; nước khoáng nóng Trường Xuân (Buôn M’Dung) ở x ã Ninh Tây có độ khoáng hóa thấp nhưng nồng độ flo trong nước đạt 9,29ppm. Tỷ lệ nhiễm flo răng. Kết quả ở bảng 1 và 2, cho thấy, 100% đối tượng nghiên cứu đều bị nhiễm flo răng. Tỷ lệ nhiễm flo răng khác biệt nhau ở 3 v ùng nghiên cứu. Tại Ninh Thượng chúng tôi chỉ khảo sát 2 thôn Đồng Thân và Đồng Xuân với dân số 1125 người, trong đó có 770 người bị nhiễm flo răng, chiếm 100%. Tại Ninh Xuân, chọn 2 thôn Vân Thạch và Phước Lâm, số dân sinh sống 3270, số ng ười nhiễm flo răng 1160, chiếm 100 %. Tại Ninh Phụng, chọn hai thôn Xuân Hòa và Đại Cát với dân số 3258 và số người nhiễm flo răng 717, chiếm 100%. Chỉ số nhiễm flo cộng đồng ở 3 v ùng nghiên cứu đều lớn hơn 3; mức độ nhiễm flo răng theo Dean, chung của ba x ã (độ 4: 33,8% và độ 5: 47,4%). Nếu xét về mặt tỷ lệ nhiễm flo răng theo tuổi, bảng 4 cho thấy tỷ lệ nhiễm flo cao nhất ở nhóm 15 - 19 tuổi, chỉ số CFI (3,57). Theo y văn [11], chỉ những người uống nước bị nhiễm flo trong thời kỳ ngấm vôi (khoáng hóa) răng vĩnh cữu mới bị tổn th ương flo ở răng, khi đã qua tuổi ngấm vôi (8 tuổi) thì không bị tổn thương ở răng vĩnh cữu. Như trường hợp các cô dâu về nhà chồng thì không bị tổn thương, nhưng con cái của họ lại bị nhiễm flo răng, nếu uống nước có nồng độ flo cao trong thời kỳ ngấm vôi ở răng vĩnh cữu. Kết quả nghiên cứu này của chúng tôi cao hơn so với công bố của các tác giả [3], qua nghiên cứu 188 người dân ở thôn Bình Phước, xã Quế Lộc, huyện Quế Sơn-Quảng Nam, đã phát hiện tỷ lệ nhiễm flo răng 76,1%; chỉ số nhiễm flo răng cộng đồng 1,75. Có lẽ do đối tượng nghiên cứu của chúng tôi sử dụng n ước giếng nồng độ flo cao h ơn (3-14ppm) so với nước giếng ở Phước Bình-Quế Sơn-Quảng Nam ( 3ppm) nên tình trạng nhiễm flo răng cũng như chỉ flo cộng đồng của chúng tôi cao h ơn. Nhìn chung, tỷ lệ nhiễm flo răng khác biệt nhau ở địa ph ương nghiên cứu và khác nhau giữa các nhóm tuổi, nam giới cao h ơn một ít so với nữ giới. Tỷ lệ nhiễm flo răng ở trẻ từ 7 đến dưới 15 tuổi cũng khác biệt nhau giữa 3 x ã nghiên cứu, tuy nhiên sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p> 0,05) và tỷ lệ này tăng dần theo nhóm tuổi từ 7-10 tuổi ; 10- 12 tuổi và 12-< 15 tuổi. Nồng độ flo trong nước giếng. Để tìm hiểu tác động của nồng độ flo trong n ước giếng lên tình trạng nhiễm flo răng của người dân, chúng tôi chỉ chọn những giếng tại những hộ gia đình có người dân bị nhiễm flo răng để phân tích. Bảng 5 chỉ địa ph ương nghiên cứu và hàm lượng flo trong nước giếng cho thấy nồng độ flo trong n ước giếng biến động trong khoảng 3-14ppm. 40% giếng có nồng độ flo 9-14ppm, 33,3% giếng có nồng độ flo từ 6-8ppm và 26,7% giếng có nồng độ flo từ 3 -5ppm. Nước giếng ở xã Ninh Thượng bị nhiễm flo nặng nhất, 80% giếng có nồng độ flo rất cao (9 -14ppm), 66,6% giếng ở Ninh Xuân có nồng độ flo 6-8ppm và Ninh Phụng có 60% giếng có nồng độ 3 -5ppm. Theo tài liệu [1,5], nguyên nhân hình thành n ồng độ fluor cao trong n ước ngầm ở Ninh Hòa như sau: sự tăng cao hàm lượng ion flo trong nước tại một số nơi ở huyện Ninh Hòa có nguồn gốc từ các nguồn nước ngầm dưới sâu đưa lên và liên quan chặt chẽ với các đứt gãy kiến 7

8. tạo, các đới phá hủy và đới khe nứt. Các đới phá hủy này đóng vai trò như những hệ thống kênh dẫn có áp. Và theo tác giả [5], nguyên nhân chủ yếu để gây nhiễm flo ở vùng Khánh Hoà là nguyên nhân địa chất (nước khoáng - nước nóng, sự phong hoá của các đá macma xâm nhập và phun trào axit). Từ các kiến giải trên có thể đưa ra kết luận, các hoạt động kiến tạo và địa chấn đã gây nên sự xâm nhập của nước nóng giàu flo vào trong hệ

Page 13: Nhiem Flo - Bui Ngoc Lan- Tap San YTDP BD

thống tầng chứa nước sinh hoạt dẫn đến các bệnh nhiễm độc flo ở huyện Ninh Hoà. Chỉ số flo cộng đồng. Kết quả phân tích chỉ số flo cộng đồng ở bảng 3 cho thấy, CFI của 3 xã Ninh Thượng, Ninh Xuân và Ninh Phụng lần lượt là 3,48; 3,30 và 3,09. Chỉ số CFI liên quan với nồng độ flo trong nước giếng được người dân sử dụng để ăn uống tại từng địa phương nghiên cứu. Phân tích theo nhóm tuổi cho thấy chỉ số CFI khác biệt nhau giữa các địa phương nghiên cứu (bảng 4); CFI của nhóm tuổi 15 -19 cao nhất (3,57) và nhóm 7 đến dưới 15 tuổi có chỉ số CFI thấp nhất (3,02) . Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với công bố của các tác giả [7], qua phân tích 74 mẫu n ước giếng (nồng độ flo từ 1,5 đến trên 12ppm) và khám răng cho 333 tr ẻ từ 6 đến 12 tuổi tại Ấn Độ, với kết quả 100% trẻ bị nhiễm flo răng, trong đó 41% nhiễm flo độ 4 v à 51% nhiễm flo độ 5. Các tác giả cũng tìm thấy, có mối liên quan giữa việc sử dụng nước giếng bị nhiễm flo cao với tình trạng nhiễm flo răng của người dân sinh sống tại chỗ. Nghi ên cứu của nhiều tác giả khác cũng khẳng định có mối t ương quan chặt chẽ giữa tình trạng nhiễm flo răng với nồng độ flo cao trong nước uống [9,10,12]. V. KẾT LUẬN Do sử dụng nước giếng nhiễm flo với nồng độ cao dị th ường (3-14ppm), nên người dân ở địa phương nghiên cứu (Ninh Thượng, Ninh Xuân và Ninh Phụng) bị nhiễm flo răng khá nặng. 100% đối tượng nghiên cứu (2647) đều bị nhiễm flo răng, mức độ nhiễm flo răng theo Dean, chủ yếu độ 4 và độ 5. Chỉ số nhiễm flo cộng đồng (CFI) biến động trong khoảng 3,09-3,48. Tình trạng nhiễm flo răng khác biệt nhau giữa các lứa tuổi, nhóm tuổi 15-19 bị nhiễm flo răng nặng nhất, chỉ số CFI ( 3,57). Nồng độ flo trong nước giếng biến động trong khoảng 3-14ppm. 40% giếng có nồng độ flo 9-14ppm, 33,3% giếng có nồng độ flo từ 6-8ppm và 26,7% giếng có nồng độ flo từ 3-5ppm. Đã xây dựng được qui trình xử lý loại flo trong nước giếng, bằng phương pháp hấp phụ flo lên đá ong nguyên khai, đạt tiêu chuẩn vệ sinh ăn uống. Qua nghiên cứu này chúng tôi kiến nghị: phổ biến rộng rãi qui trình xử lý loại flo (bằng đá ong nguyên khai) trong nước giếng tại các địa phương có giếng nhiễm flo trên tiêu chuẩn vệ sinh. Cung cấp nước sạch cho nhân dân sống trong v ùng có giếng nhiễm flo. Cần có những nghiên cứu sâu và rộng hơn về tình hình nhiễm flo tại Ninh Hòa. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đỗ Kim Hoan, Vũ Ngọc Trân, Nguyễn Duy Bảo, Nguyễn Đ ình Tiến, “Sự phân bố nước dưới đất bị nhiễm fluor ở tỉnh Khánh H òa và giải pháp xử lý”, Tạp chí Địa chất, loại A, số 296, 2006. 2. Đỗ Thị Vân Thanh, Đặng Trung Thuận, Nguyễn Ngọc Tr ường. “Sự phân bố flo trong đá gốc, đất, nước của một số vùng ở Phú Yên, Khánh Hoà và bệnh tật liên quan trong cư 8

9. dân địa phương”. Tuyển tập báo cáo HNKH XV, Trường Đại học Mỏ - Địa chất Hà Nội, 2002. 3. Tôn Nữ Thu Thảo, Hoàng Tử Hùng. “Tình trạng răng nhiễm fluor tại thôn Ph ước Bình xã Quế Lộc huyện Quế Sơn tỉnh Quảng Nam”. Tạp chí Nha khoa cộng đồng, tr: 82 -92, 2006. 4. Nguyễn Quốc Tiến,Vũ Thị Nguyệt Oanh, “ Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến tình trạng răng nhiễm fluor trong học sinh tiểu học tại nông thôn Thái B ình”, Tạp chí Y học Việt Nam, Vol 335, No 6, tr: 42 -47, 2007. 5. Đặng Trung Thuận và cộng sự, “Giải pháp nào để giảm nhẹ ô nhiễm và phòng tránh bệnh Fluorosis ở Ninh hoà, tỉnh Khánh Hoà”, Tuyển tập toàn văn báo cáo khoa học Hội nghị khoa học trường Đại học Khoa học Tự nhi ên - Đại học Quốc Gia Hà Nội, tr: 164-170, 2002. 6. R.W. Evans. “An epidemiological assessment of th e chronological distribution of dental fluorosis in Human Maxillary Central Incisors”, Journal of Dental Research, Vol. 72 No. 5 7. pp: 883-890, 1993. 8. S Saravanan, C Kalyani, MP Vijayarani, P Jayakodi, AJW Felix, S Nagarajan, P Arunmozhi, V Krishnan. “Prevalence of Dental Fluorosis Among Primary School Children in Rural Areas of Chidambaram Taluk, Cuddalo re District,

Page 14: Nhiem Flo - Bui Ngoc Lan- Tap San YTDP BD

Tamil Nadu, India”. Indian Journal of Community Medicine, Vol. 33, Issue 3, July 2008. 9. Hoang Trong Si, Dang Thi Thanh Loc, Dinh Quang Khieu, “Flu oride removal performance of laterite adsorbent, Conference Proceeding, The Analytica Vietnam Conference 2009, p: 241-246. 10. Thiago Saads Carvalho, Helen Moura Kehrle, Fábio Correia Sampaio, “Prevalence and severity of dental fluorosis among students from Jo ão Pessoa, PB, Brazil, Braz Oral Res, 21(3):198-203, 2007. 11. M Teresa Alarcón-Herrera, Ignacio R Martín-Domínguez, et al, “Well water fluoride, dental fluorosis, and bone fractures in the Guadiana valley of Mexico”, Fluoride, Vol.34 No.2.p: 139-149, 2001. 12. WHO, Fluoride in Drinking-water, Publish LonDon & Seattle, 2006. 13. Wilkister K, Nyaora Moturi, Mwakio P. Tole and Theo C. Davies, “The contribution of drinking water towards dental fluorosis: a case study of Njoro Division, Nakuru district, Kenya”, Environmental Geochemistry and Health 24: 123 –130, 2002. 14. www.keepers-of-the-well.org/diligence, “Dental fluorosis classification by H.T.Dean - 1942”. 9

Connect on LinkedIn Follow us on Twitter Find us on Facebook Find us on Google+

Learn About Us About Careers Our Blog Press Contact us Help & Support

Using SlideShare SlideShare 101 Terms of Use Privacy Policy Copyright & DMCA Community Guidelines

Pro & more Go PRO New Business Solutions Advertise on SlideShare SlideShare on mobile

Developers & API Developers Section Developers Group Engineering Blog Blog Widgets

Page 15: Nhiem Flo - Bui Ngoc Lan- Tap San YTDP BD

© 2012 SlideShare Inc. All rights reserved.

RSS Feed

        

KẾT QUẢ BƯỚC ÐẦU NGHIÊN CỨU Ô NHIỄM FLO

TRONG NƯỚC NGẦM HUYỆN NINH PHƯỚC TỈNH NINH

THUẬN

 

Lê Tự Thành, Tô Tình Thiên Ý

Trường Ðại học Khoa học Tự Nhiên - ÐHQG Tp. HCM

 Tóm tắt

 

Page 16: Nhiem Flo - Bui Ngoc Lan- Tap San YTDP BD

Hợp chất flo phổ biến trong tự nhiên. Ở lượng nhỏ flo giúp bảo vệ răng,

nhưng ở mức cao có thể gây hại cho sức khỏe. Ở người lớn, nhiễm flo ở mức cao

có thể dẫn đến bệnh về xương. Nếu nhiễm ở lượng đủ lớn, xương sẽ bị dòn và ở

lượng lớn hơn xương có thể bị gãy. Ở động vật, việc nhiễm flo ở liều cao làm

giảm khả năng sinh sản.

Trong bài viết này, chúng tôi trình bày những kết quả bước đầu về tình

trạng ô nhiễm flo trong nước ngầm tại huyện Ninh Phước tỉnh Ninh Thuận. Mẫu

nước được lấy theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 6000-1995) và (ISO 5667-

1992) và chúng được phân tích bằng sắc ký ion sử dụng đầu dó độ dẫn. Nồng độ

flo tại hai xã Phước Hà và Nhị Hà vượt khoảng 6 lần so với mức cho phép (TCVN

5944-1995).

 

 

PRELIMINARY RESEARCH ON FLOURIDE POLLUTION OF GROUNDWATER AT NINH PHUOC DISTRICT, NINH THUAN PROVINCE 

Le Tu Thanh, To Tinh Thien YUniversity of Natural Sciences - VNU.HCM

 

Abtract :

 

Fluorides are naturally popular compounds. Small amounts of fluoride

help prevent tooth cavities, but high levels can harm your health. In adults,

exposure to high levels of fluoride can result in denser bones. If exposure is

high enough, these bones may be more brittle and there may be a greater

Page 17: Nhiem Flo - Bui Ngoc Lan- Tap San YTDP BD

risk of breaking the bone. In animals, exposure to extremely high doses of

fluoride can result in decreased fertility.

This paper shows the results of our research on flouride pollution in groundwater at Ninh Phuoc

district, Ninh Thuan Province. The samples were taken according to procedures defined in

Vietnamese Standards (TCVN 6000-1995) and (ISO 5667-11:1992) and they were analyzed by

using ion chromatography with conductivity detector. The concentrations of flouride in

groundwater at Phuoc Ha and Nhi Ha village were about 6 times higher than level allowed in

Vietnamese Standards (TCVN 5944-1995