Ảnh hưởng của nhóm không chính thức đến hành vi bạo lực ... nctd_06.pdf · bên...

6
Tạp chí KH-CN Nghệ An SỐ 6/2016 [32] NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI Ảnh hưởng của nhóm không chính Thức đến hành vi bạo lực của học sinh Trung học phổ thông n ThS. Ông Thị Mai Thương Khoa Lịch sử - Trường Đại học Vinh Ở nghiên cứu này, việc kết hợp giữa phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng được trình bày theo hình thức xen kẽ, bổ sung lẫn nhau. Với góc độ tìm hiểu các học sinh là chủ thể gây ra hành vi bạo lực với những đặc điểm tâm sinh lý chưa phát triển toàn diện nên đòi hỏi người nghiên cứu phải có phương pháp phù hợp. Do đó, tác giả lựa chọn cách tiếp cận định tính là phương pháp chính để nhằm tìm hiểu những suy nghĩ của các học sinh có hành vi đánh nhau, sự ảnh hưởng của nhóm đến hành vi bạo lực thể chất của các học sinh. Bởi lẽ, tác giả xác định rằng chỉ có thông qua việc nói chuyện thân thiện, tiếp xúc lâu dài với các em, trở thành một người bạn đáng tin cậy thì mới thu thập được đầy đủ và sâu sắc các thông tin mang tính nhạy cảm như vấn đề này. Bên cạnh đó, chúng tôi có sử dụng bảng hỏi đối với các học sinh đang học tại Trường THPT Lê Viết Thuật, thành phố Vinh. Nội dung bảng hỏi tập trung vào việc khảo sát nhận thức, quan điểm chung của học sinh về vấn đề bạo lực trong trường học và sự đánh giá của các em đối với các nhóm học sinh cá biệt có hành vi Hiện tượng bạo lực giữa các học sinh trong trường học đã và đang là vấn đề nóng ở các nước đang phát triển cũng như ở Việt Nam. Bộ Giáo dục - Đào tạo đã công bố số lượng các vụ đánh nhau gây thương tích giữa các học sinh tăng lên hàng năm, điều đó chứng tỏ hiện tượng bạo lực trong học đường đang là một vấn nạn của xã hội. Hành vi bạo lực của học sinh THPT xuất phát từ nguyên nhân chủ quan và khách quan. Bài viết này dựa trên kết quả nghiên cứu của chính tác giả thực hiện năm 2012 với đề tài Tác động của các nhóm xã hội không chính thức đến hành vi bạo lực thể chất của học sinh THPT (nghiên cứu trường hợp Trường THPT Lê Viết Thuật, thành phố Vinh, Nghệ An)”, từ đó tập trung phân tích cung cấp thêm thông tin thực nghiệm về cơ chế tác động, ảnh hưởng của nhóm không chính thức đến hành vi gây hấn của học sinh dưới góc độ Xã hội học. Khái niệm nhóm không chính thức được hiểu là nhóm được hình thành trên cơ sở các quan hệ không chính thức (các quan hệ tình cảm - tâm lý) nhằm thỏa mãn các nhu cầu nào đó của các thành viên, chẳng hạn: nhóm bạn bè, nhóm yêu thể thao, du lịch... Trong bài viết này, nhóm không chính thức được xác định là nhóm bạn bè của học sinh THPT.

Upload: others

Post on 29-Aug-2019

5 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Ảnh hưởng của nhóm không chính thức đến hành vi bạo lực ... NCTD_06.pdf · Bên cạnh đó, để tìm hiểu về các nhóm học sinh cá biệt, chúng Biểu

Tạp chíKH-CN Nghệ An

SỐ 6/2016 [32]

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

Ảnh hưởngcủa nhóm không chính thứcđến hành vi bạo lựccủa học sinh Trung học phổ thông

n ThS. Ông Thị Mai ThươngKhoa Lịch sử - Trường Đại học Vinh

Ở nghiên cứu này, việc kết hợp giữaphương pháp nghiên cứu định tính và địnhlượng được trình bày theo hình thức xenkẽ, bổ sung lẫn nhau.

Với góc độ tìm hiểu các học sinh là chủthể gây ra hành vi bạo lực với những đặcđiểm tâm sinh lý chưa phát triển toàn diệnnên đòi hỏi người nghiên cứu phải cóphương pháp phù hợp. Do đó, tác giả lựachọn cách tiếp cận định tính là phươngpháp chính để nhằm tìm hiểu những suynghĩ của các học sinh có hành vi đánhnhau, sự ảnh hưởng của nhóm đến hànhvi bạo lực thể chất của các học sinh. Bởilẽ, tác giả xác định rằng chỉ có thông quaviệc nói chuyện thân thiện, tiếp xúc lâudài với các em, trở thành một người bạnđáng tin cậy thì mới thu thập được đầy đủvà sâu sắc các thông tin mang tính nhạycảm như vấn đề này.

Bên cạnh đó, chúng tôi có sử dụngbảng hỏi đối với các học sinh đang học tạiTrường THPT Lê Viết Thuật, thành phốVinh. Nội dung bảng hỏi tập trung vàoviệc khảo sát nhận thức, quan điểm chungcủa học sinh về vấn đề bạo lực trongtrường học và sự đánh giá của các em đốivới các nhóm học sinh cá biệt có hành vi

Hiện tượng bạo lực giữa các học sinh trongtrường học đã và đang là vấn đề nóng ở cácnước đang phát triển cũng như ở Việt Nam. BộGiáo dục - Đào tạo đã công bố số lượng các vụđánh nhau gây thương tích giữa các học sinhtăng lên hàng năm, điều đó chứng tỏ hiện tượngbạo lực trong học đường đang là một vấn nạncủa xã hội. Hành vi bạo lực của học sinh THPTxuất phát từ nguyên nhân chủ quan và kháchquan. Bài viết này dựa trên kết quả nghiên cứucủa chính tác giả thực hiện năm 2012 với đề tài“Tác động của các nhóm xã hội không chínhthức đến hành vi bạo lực thể chất của học sinhTHPT (nghiên cứu trường hợp Trường THPT LêViết Thuật, thành phố Vinh, Nghệ An)”, từ đó tậptrung phân tích cung cấp thêm thông tin thựcnghiệm về cơ chế tác động, ảnh hưởng củanhóm không chính thức đến hành vi gây hấncủa học sinh dưới góc độ Xã hội học.

Khái niệm nhóm không chính thức được hiểulà nhóm được hình thành trên cơ sở các quanhệ không chính thức (các quan hệ tình cảm -tâm lý) nhằm thỏa mãn các nhu cầu nào đó củacác thành viên, chẳng hạn: nhóm bạn bè, nhómyêu thể thao, du lịch... Trong bài viết này, nhómkhông chính thức được xác định là nhóm bạnbè của học sinh THPT.

Page 2: Ảnh hưởng của nhóm không chính thức đến hành vi bạo lực ... NCTD_06.pdf · Bên cạnh đó, để tìm hiểu về các nhóm học sinh cá biệt, chúng Biểu

Tạp chíKH-CN Nghệ An

SỐ 6/2016 [33]

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

đánh nhau, làm phong phú thêmcho dữ liệu nghiên cứu.

1. Đánh giá của học sinh vềtình hình bạo lực trong trườngTHPT Lê Viết Thuật

Xét về môi trường học đường,Trường THPT Lê Viết Thuật làmột trong những trường có kỷluật nghiêm khắc trong việc giáodục học sinh. Ban giám hiệu nhàtrường đề ra các nội quy quy địnhnhững điều học sinh được làm vàkhông được làm, đồng thời nêura các hình thức kỷ luật nếu họcsinh vi phạm.

Tuy nhiên, trong quá trìnhchúng tôi thâm nhập thực địathông qua quan sát và hỏi chuyệnnhững người sống xung quanhtrường cho thấy, học sinh củatrường vẫn thường có những lầnxảy ra mâu thuẫn, xô xát dẫn đếnđánh nhau. Thông tin này đượckiểm chứng qua bảng hỏi cho cáchọc sinh trong trường với câuhỏi: “Ở trường bạn đang học cóxảy ra hiện tượng học sinh đánhnhau không?”. Trong số 300 họcsinh được hỏi có 288 em trả lời“có”, chiếm 96% và 12 em trả lời“không”, chiếm 4%. Điều nàycho thấy, các học sinh đang họcở trường cũng thừa nhận có diễnra hiện tượng bạo lực thể chấtgiữa các học sinh.

Khi tìm hiểu về số lượngtrung bình xảy ra các vụ đánhnhau ở Trường THPT Lê ViếtThuật trong một tháng, kết quảcó 48% học sinh trả lời “có ítnhất một vụ đánh nhau”; 19% trảlời “có từ hai đến ba vụ đánhnhau”; 7,3% trả lời “có từ bốnđến năm vụ đánh nhau”; 5,3%em trả lời “có trên năm vụ đánhnhau” và 16,3% chọn phương án“khác” như là “đánh nhau hàngngày” hoặc “vài tháng có một vụđánh nhau”; còn lại chỉ có 4%học sinh không trả lời. Số lượngcác vụ đánh nhau của học sinhđược thể hiện qua biểu đồ 1.

Qua biểu đồ 1 cho thấy, ởTrường THPT Lê Viết Thuậtthường xuyên xảy ra hiện tượnghọc sinh đánh nhau, trong đótrung bình một tháng có ít nhấtmột lần. Thông thường các emkhông đánh nhau ngay tại cổngtrường mà thường hẹn nhau tạimột địa điểm cách xa trường saugiờ tan học. Trong quá trìnhnghiên cứu thực địa tại khu vựcnày, chúng tôi nhận thấy rằng córất nhiều các ngõ hẻm nằm ởnhững góc khuất xung quanh

trường học, nếu đứng từ cổngtrường quan sát thì sẽ không baoquát được. Chính vì vậy, đây lànhững địa điểm mà học sinh củatrường thường tụ tập trước hoặcsau giờ tan học. Bên cạnh đó,theo lời kể của người dân sốngxung quanh khu vực trường,Trường THPT Lê Viết Thuật cóvị trí nằm ở khu vực ven rìathành phố Vinh, gần với bờ đêHưng Hòa thuộc phường HưngDũng có đặc điểm vắng ngườiqua lại. Do đó, khu vực bờ đêHưng Hòa là địa điểm mà các emthường hẹn nhau để giải quyếtmâu thuẫn.

Như vậy, theo kết quả điều trabảng hỏi từ học sinh của trườngvà các thông tin do người dâncung cấp, cùng với sự quan sátthực tế của người nghiên cứu,chúng tôi thấy rằng TrườngTHPT Lê Viết Thuật có diễn rahiện tượng học sinh đánh nhau,đồng thời vị trí của trường họccũng tạo điều kiện thuận lợi chocác học sinh này thực hiện hànhvi của mình.

Bên cạnh đó, để tìm hiểu vềcác nhóm học sinh cá biệt, chúng

Biểu đồ 1. Số lượng xảy ra các vụ đánh nhau của học sinh/tháng

Nguồn: Kết quả số liệu điều tra của nghiên cứu “Tác động của cácnhóm xã hội không chính thức đến hành vi bạo lực thể chất của học sinhTHPT (nghiên cứu trường hợp Trường THPT Lê Viết Thuật, thành phốVinh, Nghệ An)”, 2012.

Page 3: Ảnh hưởng của nhóm không chính thức đến hành vi bạo lực ... NCTD_06.pdf · Bên cạnh đó, để tìm hiểu về các nhóm học sinh cá biệt, chúng Biểu

Tạp chíKH-CN Nghệ An

SỐ 6/2016 [34]

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

tôi có đặt ra câu hỏi cho họcsinh đang học tại Trường THPTLê Viết Thuật: “Trong lớp bạncó các nhóm học sinh cá biệtkhông?”. Kết quả có 96% họcsinh trả lời “có” và 4% khôngtrả lời. Mặt khác, cơ cấu giớitính của các nhóm cá biệt nàyđược các học sinh trong trườngmô tả như sau: 34,3% nhómhọc sinh cá biệt là học sinhnam; 51% là nhóm cá biệt gồmhọc sinh nam và nữ; và chỉ có6% là nhóm học sinh nữ; còn lại8,7% không trả lời. Điều nàynói lên rằng, trong môi trườnghọc đường ngày nay không chỉhọc sinh nam mới có nhữnghành vi quậy phá, vi phạm nộiquy mà nữ sinh cũng có xuhướng tham gia vào các hoạtđộng này.

2. Vai trò của nhóm khôngchính thức đối với hành vi bạolực của các thành viên

Để nghiên cứu về ảnh hưởngcủa nhóm không chính thức đếnhành vi bạo lực của học sinhTHPT, tác giả đã tiếp cận banhóm học sinh cá biệt có hànhvi đánh nhau học tại TrườngTHPT Lê Viết Thuật, cụ thểnhư sau:

Nhóm thứ nhất học lớp 10gồm 05 nữ sinh học tại các lớpkhác nhau. Trong quá trình tiếpcận với nhóm học sinh này, cácem nói rằng số lượng thật sựtrong nhóm lớn mà các em thamgia là 10 người, tuy nhiênnhững người còn lại đều họckhác trường và thỉnh thoảngmới gặp. Nhóm 05 nữ sinh nàyhọc cùng trường và cùng buổichiều nên chơi thân với nhauhơn so với những người còn lại.Do đó, phần lớn thời gian sinhhoạt trong nhóm diễn ra chủ yếugiữa 05 nữ sinh này.

Nhóm thứ hai có 08 em họclớp 11 gồm 05 nam sinh và 03nữ sinh. Trong đó 05 nam sinhhọc ở các lớp khác nhau, còn 03nữ sinh còn lại học cùng mộtlớp. Các em nói rằng thời gianđi học ở trường, các bạn namthường xuyên tìm đến lớp củacác bạn nam để nói chuyện hơnlà đến lớp các bạn nữ. Cả nhómchỉ gặp mặt đầy đủ các thànhviên sau khi tan học và cùng đivề với nhau. Thời gian thực hiệncác hoạt động chung của nhómdiễn ra vào các buổi chiều, sau14h00. Trong quá trình tiếp cậnvới các em, chúng tôi thấy rằng

số lượng thành viên thực tếcủa nhóm không chỉ có 08 họcsinh này mà còn có những họcsinh đang học ở các trườngTHPT khác như trường THPTHà Huy Tập, THPTDLNguyễn Trường Tộ.

Nhóm thứ ba có 07 học sinhnam học lớp 12, trong đó có 02em học cùng lớp, những họcsinh còn lại đều học những lớpkhác nhau. Thời gian chính gặpmặt vào lúc tan học, các thànhviên trong nhóm tập trung ởcổng trường và đi về nhà cùngnhau. Cũng trong quá trình tiếpcận với nhóm học sinh này,chúng tôi biết rằng số lượngthực tế các thành viên trongnhóm lớn mà các em tham giakhoảng từ 15-20 người. Trongđó bao gồm nhiều học sinh ởcác trường THPT khác trên địabàn thành phố, ngoài ra còn cónhững người đã tốt nghiệpTHPT từ hai năm trước và hiệntại đang thất nghiệp. Tuy nhiên,do 07 học sinh này đều họccùng trường với nhau nên cácem thân thiết với nhau hơn sovới những thành viên khác.

2.1. Chuẩn mực, giá trịnhóm kích thích hành vi bạolực của học sinh THPT

Fischer định nghĩa chuẩnmực nhóm như là một quy tắc rõràng hay ngấm ngầm áp đặt mộtphương thức hành vi xã hội cótổ chức một cách ít hay nhiềuhàm súc. Nó được trình bày nhưmột tập hợp những giá trị chiphối rộng rãi và được tuân theotrong xã hội nhất định. Nó chútrọng tới một sự tán thành vàcũng bao hàm những trừng phạttrong một trường hợp tương tácphức tạp.

Một chi tiết khiến chúng tôirất quan tâm, hành vi đánh nhaucủa các học sinh này không chỉCác hoạt động sinh hoạt ngoại khóa của học sinh Trường THPT Lê Viết Thuật

Page 4: Ảnh hưởng của nhóm không chính thức đến hành vi bạo lực ... NCTD_06.pdf · Bên cạnh đó, để tìm hiểu về các nhóm học sinh cá biệt, chúng Biểu

Tạp chíKH-CN Nghệ An

SỐ 6/2016 [35]

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

gây thương tích cho “đối thủ”mà chính các em cũng có lúc trởthành nạn nhân, thậm chí đãkhông ít lần phải vào bệnh việncấp cứu hoặc khâu vết thương.Tuy nhiên, nhà trường không hềbiết đến việc này. Các em nóirằng một trong những “luậtngầm” của các nhóm học sinhcá biệt khi đánh nhau, nếu trởthành nạn nhân thì cũng khôngđược báo với thầy cô giáo, nhàtrường hoặc gia đình. Bởi nếunhà trường biết hành vi đánhnhau của học sinh thì nhữngngười là chủ thể gây ra hành vibạo lực sẽ có nguy cơ bị đuổihọc. Trong trường hợp đó, họtìm cách “trả thù”, hậu quả cóthể sẽ nặng nề hơn đối vớinhững học sinh đã báo cáo sựviệc với nhà trường. Mặt khác,mỗi nhóm đều muốn khẳng địnhsự liều lĩnh và khả năng “dámlàm dám chịu” đối với các họcsinh khác. Do đó, việc giữ bímật với gia đình và nhà trườngđược xem là một trong nhữngchuẩn mực, tiêu chí thể hiện bảnlĩnh của các nhóm học sinh này.Điều đó lý giải vì sao hành viđánh nhau của các học sinh cábiệt này không bị nhà trườngphát hiện và xử lý.

Trong quá trình nghiên cứu,tác giả đã cố gắng tìm hiểunhững giá trị nổi bật của cácnhóm. Kết quả cho thấy, các emđề cao tinh thần đoàn kết giữacác thành viên trong nhóm. Tuynhiên, ở nhóm học sinh nam vànữ có sự khác nhau trong cáchthức thể hiện tính đoàn kết.

Ở nhóm nữ sinh đặt ra tiêuchí thường xuyên chia sẻ tâmtư, tình cảm cũng như suy nghĩcủa từng cá nhân với các thànhviên trong nhóm. Thêm vào đó,tính đoàn kết trong nhóm cònthể hiện ở việc tất cả thành viên

đều cùng chung sở thích vớimột ban nhạc hoặc một thể loạiphim - mà cụ thể ở đây là cácnhóm nhạc và phim Hàn Quốc.Bởi chỉ có như vậy thì các emmới có cùng chủ đề trong cácbuổi nói chuyện, tránh sự xungđột trong nhóm. Mặt khác,nhóm nữ sinh cho rằng khi cómột thành viên trong nhóm cóvấn đề khó khăn, những ngườicòn lại phải cùng chia sẻ và tìmcách giúp đỡ. Mỗi lần như vậy,các thành viên trong nhóm đềucó sự bàn bạc, trao đổi ý kiếnvới nhau. Nếu có một thànhviên không đồng tình với ý kiếncủa số đông thì những ngườicòn lại sẽ tỏ thái độ lạnh nhạt vàhoài nghi tinh thần đoàn kết củathành viên đó. Các em đưa radẫn chứng về việc cả nhóm đãcùng đánh hai bạn nữ ở trườngTHPTDL VTC vì cho rằng hainữ sinh này tìm cách “cướpngười yêu” của hai bạn nữ trongnhóm. Trong lần đó, có mộtthành viên đưa ra ý kiến phảnđối việc sử dụng bạo lực ởtrường hợp này vì cho rằngđánh nhau là không cần thiết.Ngay lập tức đã nhận được sựphản kháng của bốn thành viêncòn lại, cho rằng thành viên nàyquá nhát gan và không nhiệttình với bạn bè trong nhóm.

Ở nhóm học sinh lớp 11 và12, chuẩn mực nhóm không thểhiện thành những quy tắc cụ thểnhư ở nhóm nữ sinh mà nó đượcbiểu hiện ngầm trong các hoạtđộng của nhóm. Khi thực hiệnnghiên cứu, tác giả có đặt câuhỏi về việc nhóm sẽ trừng phạtnhư thế nào nếu một thành viênkhông chịu tham gia vào mộthoạt động đánh nhau của nhóm.Những học sinh này nói rằngkhông có hình thức trừng phạtcụ thể đối với các thành viên mà

đề cao tính tự nguyện của mỗingười. Nếu một người nào đókhông muốn đánh nhau, cácthành viên khác trong nhómcũng không ép buộc. Tuy nhiên,người đó sẽ bị chế diễu là“nhát” hoặc bị đánh giá là“không hết lòng vì bạn bè”. Mặtkhác, tất cả các thành viên trongnhóm nam sinh tự thừa nhậnmột quy định bất thành văn, đólà khả năng sẽ bị cô lập nếu họkhông tham gia vào các hoạtđộng chung của nhóm. Nghĩalà, nếu cá nhân này bị mộtnhóm học sinh khác bắt nạt, thìnhóm của họ sẽ không đứng rabảo vệ và can thiệp nữa. Điềunày tạo nên một áp lực vô hìnhcho những thành viên trongnhóm. Do đó, họ không thểkhông tham gia vào các hoạtđộng của nhóm, trong đó cóhành vi đánh nhau.

Như vậy, kết quả nghiên cứucho thấy rằng giá trị và chuẩnmực trong nhóm làm gia tănghành vi đánh nhau của ba nhómhọc sinh cá biệt đang học tạiTrường THPT Lê Viết Thuật. Ởcác nhóm học sinh cá biệt này,giá trị nhóm được biểu hiện ởtinh thần đoàn kết giữa cácthành viên. Bên cạnh đó, chuẩnmực nhóm không được thể hiệnthành những quy định rõ ràngmà tiềm ẩn, các thành viênngầm hiểu với nhau để điềuchỉnh thái độ của mình cho phùhợp. Những điều này tạo ra mộtkhuôn khổ cho các thành viêntrong nhóm thực hiện hoạt độngcủa mình và đảm bảo ý thứcchung về cái gọi là “chúng tôi”.

Tác giả mô hình hóa sự tácđộng của giá trị, chuẩn mựcnhóm đến hành vi đánh nhaucủa các thành viên trong nghiêncứu này được thể hiện ở môhình 1.

Page 5: Ảnh hưởng của nhóm không chính thức đến hành vi bạo lực ... NCTD_06.pdf · Bên cạnh đó, để tìm hiểu về các nhóm học sinh cá biệt, chúng Biểu

Tạp chíKH-CN Nghệ An

SỐ 6/2016 [36]

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

2.2. Mối quan hệ liên nhómcủa học sinh THPT có hành vibạo lực

Khi tìm hiểu về mối quan hệliên nhóm giữa các nhóm họcsinh cá biệt có hành vi đánhnhau, chúng tôi nhận thấy có haixu hướng: một mặt mang “tínhthù hằn” và mặt khác lại là mốiquan hệ tương trợ, giúp đỡ khicác nhóm này gặp khó khăn. Cácmối quan hệ liên nhóm cũng làmột trong các yếu tố kích thíchhành vi đánh nhau của các nhómhọc sinh này.

Xu hướng mang tính thù hằntrong mối quan hệ liên nhóm chủyếu xảy ra đối với những nhómhọc sinh đã từng có hành vi đánhnhau trước đó với các nhóm họcsinh cá biệt. Điều đáng nói ở đây,“mối thù hằn” với các nhóm xãhội khác vô tình lại trở thành mộttrong những yếu tố làm tăng tínhcố kết giữa các thành viên và làmtăng tính hiếu chiến của nhómnày. Mặt khác, giữa các nhómhọc sinh cá biệt đã từng có hiềmkhích với nhau đều ngầm hìnhthành sự cạnh tranh muốn khẳngđịnh vị trí cao hơn của nhómmình so với nhóm khác. Với đặcđiểm của những nhóm này, cáchthức tối ưu để chứng tỏ vị thếcủa mình là dùng vũ lực. Có thể

lấy quan điểm của Z. Freud vềmối quan hệ liên nhóm để giảithích cho sự gắn kết của cácthành viên trong nhóm dựa trên“tính thù hằn” với các nhóm xãhội khác. Freud cho rằng trongcác quan hệ liên nhóm, sự hằnthù đến với nhóm khác là tất yếuvà luôn tồn tại. Sự hằn thù đó làphương tiện chủ yếu để củng cố,duy trì tính bền vững và ổn địnhcủa nhóm. Vì vậy, “sự hằn thùvới nhóm khác” và “tính bềnvững trong nhóm” gắn bó chặtchẽ với nhau.

Xu hướng thứ hai trong mốiquan hệ liên nhóm của các nhómhọc sinh cá biệt là họ nhận đượcsự tương trợ, giúp đỡ của nhữngnhóm xã hội khác có mối quanhệ thân thiết với một vài thànhviên trong nhóm. Giữa nhóm nữsinh lớp 10 và hai nhóm học sinhlớp 11, 12 có sự khác nhau vềmối quan hệ liên nhóm.

Nhóm nữ sinh lớp 10 trongnghiên cứu này có mối quan hệvới các nhóm có vị trí xã hộitương đồng với họ, cụ thể là cácnhóm học sinh cá biệt đang họctại một số trường THPT kháctrên địa bàn thành phố. Hai thànhviên có mối quan hệ mật thiếtvới hai bạn nam trong một nhómhọc sinh cá biệt ở trường TH-

PTDL VTC. Đặc biệt, nhóm nữsinh thường được các bạn namnày bảo vệ trong hoạt động đánhnhau. Các nữ sinh này nói rằng,trong những lần đánh nhau màcó sự “bảo kê” (trích lời của họcsinh trong nhóm) của các bạnnam thì họ dễ bị kích thích tínhhiếu chiến hơn. Một phần do tâmlý an toàn với ý nghĩ được bảo vệbởi các nam sinh cá biệt; mặtkhác, họ muốn chứng tỏ chonhóm nam sinh này thấy được cátính mạnh mẽ của mình bằng cáchành vi bạo lực.

Khác với nhóm nữ sinh,nhóm học sinh lớp 11 và 12 cómối quan hệ rất mật thiết vớicác băng đảng xã hội trên địabàn thành phố Vinh, họ là ngườithân của hai thành viên tronghai nhóm học sinh này. Đây làmột trong những yếu tố quantrọng kích thích tính hiếu chiếncủa các em. Thứ nhất, nhữnghọc sinh này “mượn” các vũ khíkhá nguy hiểm như dao dài,phớ, mã tấu, súng hoa cải…trong các hoạt động đánh nhau.Thứ hai, các em nói rằng họthực hiện những hành vi bạolực mang tính sát thương mạnhtrong những lần đánh nhau xuấtphát từ các nguyên nhân: mộtmặt, các em có mang theo vũ

Mô hình 1: Áp lực của giá trị, chuẩn mực nhóm đến hành vi đánh nhau của các thành viên

Page 6: Ảnh hưởng của nhóm không chính thức đến hành vi bạo lực ... NCTD_06.pdf · Bên cạnh đó, để tìm hiểu về các nhóm học sinh cá biệt, chúng Biểu

Tạp chíKH-CN Nghệ An

SỐ 6/2016 [37]

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

khí; mặt khác họ muốn chứngtỏ cho đối phương thấy rằng họcó mối quan hệ rất thân thiếtvới các băng đảng xã hội nên sựliều lĩnh và hiếu chiến tronghành vi đánh nhau cũng phải“tương xứng”.

Như vậy, qua kết quảnghiên cứu, tác giả thấy rằngmối quan hệ mang tính tươnghỗ với một vài cá nhân trongcác băng đảng xã hội vừa làyếu tố đảm bảo an toàn cho cáchọc sinh trong những lần đánhnhau, mặt khác các băng đảngnày còn được xem như là mộtnhóm quy chiếu để các họcsinh này soi chiếu những hànhvi đánh nhau của mình. Các emthực hiện các hành vi bạo lựcmạnh mẽ và hiếu chiến hơn đểđược giống như các cá nhântrong những băng đảng xã hộimà các em nể trọng.

3. Kết luậnĐể ngăn ngừa và phòng

chống hành vi bạo lực học đường

cần phải có sự kết hợp chặt chẽ,đồng bộ giữa nhà trường, giađình, cộng đồng địa phương vàbản thân các em học sinh. Lứatuổi học sinh THPT, các em đãbắt đầu hình thành tính độc lập,tự chủ, muốn khẳng định bảnthân với bạn bè, gia đình, thầy côgiáo. Do đó, nhà trường cần nắmbắt được đặc điểm này để cónhững hoạt động ngoại khóa bổích, tạo ra những sân chơi trí tuệ,giải trí cho học sinh, thu hút sựtham gia đông đảo, nhiệt tình củacác em.Trong đó, việc xây dựngmô hình công tác xã hội trongtrường học là yêu cầu bức thiếttrong các nhà trường hiện nay.

Đối với những học sinh cóhành vi bạo lực trong trườnghọc, cần phải giáo dục nângcao tinh thần trách nhiệm, vaitrò xã hội của các em thông quahoạt động tập thể. Chẳng hạnnhư sử dụng phương pháp côngtác xã hội nhóm để lập nênnhững nhóm học sinh xung

kích trong việc ngăn ngừa vàphòng chống bạo lực họcđường. Thành phần nhóm gồmcó: giáo viên chủ nhiệm, cán bộlớp, học sinh có hành vi bạolực, một số học sinh khác. Ởnhóm này, nên cố gắng thuyếtphục các học sinh “cá biệt” làmđội trưởng và giao nhiệm vụ cụthể và có những hình thức khenthưởng phù hợp để động viêntinh thần và nâng cao tráchnhiệm xã hội của các em.

Có thể nói môi trường nhàtrường có vị trí, vai trò đặc biệttrong quá trình giáo dục toàn diệncho học sinh, giúp các em pháttriển về trí tuệ, đạo đức, lao động,thẩm mỹ, thể lực..., đồng thờitránh xa được các mối nguy hiểmnhư tệ nạn xã hội. Khi được họctập và rèn luyện trong môi trườngthuận lợi, hấp dẫn các em khôngchỉ đạt được thành tích tốt màcòn lôi cuốn và gắn kết các emvới môi trường đó, tăng sự đoànkết giữa học sinh với học sinh./.

Tài liệu tham khảo:

1. Bùi Thế Cường, Đặng Thị Việt Phương, Trịnh Huy Hóa (nhóm dịch giả), (2010), Từ điển Xã hội học, NXB Đại họcQuốc gia Hà Nội, tr.408.

2. Vũ Dũng (2000), Tâm lý học xã hội, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.3. Trần Thị Minh Đức (2003), Các thực nghiệm trong Tâm lý học xã hội, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.4. Vũ Quang Hà (2001), Các lý thuyết xã hội học, tập I, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.5. Trương Thị Khánh Hà (2015), Tâm lý học phát triển, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.6. Nguyễn Thị Thái Lan (2008), Giáo trình Công tác xã hội nhóm, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội.7. Phan Thị Mai Hương (chủ biên), (2007), Cách ứng phó của trẻ vị thành niên với hoàn cảnh khó khăn, NXB Khoa

học Xã hội, Hà Nội.8. Võ Văn Sơn (2014), “Vai trò của tổ chức Đoàn Thanh niên trong việc phòng chống bạo lực học đường” in trong Kỷ

yếu Hội thảo khoa học: Thực trạng và giải pháp ngăn chặn bạo lực học đường trong trường phổ thông, do ĐH Sư phạmTPHCM tổ chức ngày 24/12/2014.

9. Nguyễn Văn Tường (2013), Yếu tố nguy cơ dẫn đến hành vi bạo lực học đường, Tạp chí Quản lý giáo dục, Học việnQuản lý giáo dục, Hà Nội, số 45, tr.52-54.

10. Nguyễn Văn Tường (2013), “Giải pháp can thiệp tâm lý đối với hành vi bạo lực học đường”, in trong Kỷ yếu Hộikhoa học Tâm lý - Giáo dục Việt Nam: Tâm lý học và vấn đề cải thiện môi trường giáo dục hiện nay, Cần Thơ, tr.157-163.

11. Trương Thanh Thúy (2014), “Biện pháp giáo dục phòng chống bạo lực học đường cho học sinh qua tổ chức hoạtđộng ngoại khóa” in trong Kỷ yếu Hội thảo khoa học: Thực trạng và giải pháp ngăn chặn bạo lực học đường trong trườngphổ thông, do ĐH Sư phạm TPHCM tổ chức ngày 24/12/2014.

12. Ông Thị Mai Thương (2012), Tác động của các nhóm xã hội không chính thức đến hành vi bạo lực thể chất củahọc sinh THPT (nghiên cứu trường hợp trường THPT Lê Viết Thuật, thành phố Vinh, Nghệ An), Luận văn Thạc sỹ ngànhXã hội học, Trường Đại học KHXH&NV, Hà Nội.