nguyen duc mau--thesis final version pdf

62
i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và sliệu sdụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của trường Đại học Kinh tế Thành phHChí Minh hay Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright. Tác giluận văn Nguyễn Đức Mậu

Upload: na-nhung

Post on 25-Jul-2015

353 views

Category:

Documents


3 download

TRANSCRIPT

Page 1: Nguyen Duc Mau--Thesis Final Version PDF

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu

sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi

hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của trường Đại học

Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh hay Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright.

Tác giả luận văn

Nguyễn Đức Mậu

Page 2: Nguyen Duc Mau--Thesis Final Version PDF

ii

TÓM TẮT

Giai đoạn 2006-2011 chứng kiến sự tăng trưởng mang tính bùng nổ của hệ thống ngân

hàng Việt Nam về cả số lượng và vốn. Cùng với sự tăng trưởng là việc gia tăng sở hữu

chéo trong ngành ngân hàng với việc hàng loạt các ngân hàng thương mại nhà nước lẫn cổ

phần, doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp phi nhà nước tham gia sở hữu các ngân

hàng. Trục trặc của hệ thống ngân hàng liên tục phát sinh, bộc lộ với việc các ngân hàng

thương mại dùng sở hữu chéo để lách, không tuân thủ các quy định bảo đảm an toàn hoạt

động.

Sử dụng lý thuyết ủy quyền thừa hành (principal agent), luận văn đã chỉ ra ngân hàng là

doanh nghiệp đặc thù có quan hệ xung đột ủy quyền thừa hành lớn nhất và vì vậy cần phải

được giám sát chặt chẽ bởi cơ quan quản lý nhà nước. Do đó NHNN - cơ quan giám sát

ngân hàng ở Việt Nam đã ban hành các quy định về bảo đảm an toàn hoạt động với năm

nội dung giám sát chính. Đó là các nội dung giám sát về vốn điều lệ tối thiểu và tỷ lệ an

toàn vốn tối thiểu, giới hạn tín dụng, giới hạn góp vốn cổ phần và đầu tư, đảm bảo khả

năng chi trả, phân loại nợ và trích dự phòng rủi ro. Việc tuân thủ các quy định bảo đảm an

toàn hoạt động vì lợi ích của toàn xã hội nhưng sẽ tạo ra phí tổn cho các ngân hàng. Vì vậy

các ngân hàng có động cơ để hình thành cấu trúc sở hữu chéo nhằm lách các quy định bảo

đảm an toàn hoạt động.

Số liệu thống kê tổng hợp và các nghiên cứu tình huống cho thấy chỉ trong một thời gian

ngắn (2006-2011) sở hữu chéo đã hình thành rất phức tạp trong hệ thống ngân hàng Việt

Nam. Thứ nhất, các tổng công ty, tập đoàn nhà nước, tư nhân có sở hữu ngân hàng. Thứ

hai, các ngân hàng thương mại nhà nước và cổ phần cũng sở hữu các ngân hàng. Tác động

tiêu cực của sở hữu chéo đã được chỉ ra từ việc phân tích các số liệu thống kê và các

nghiên cứu tình huống. Đó là việc sở hữu chéo giúp: (i) NHTM tăng vốn ảo, vô hiệu hóa

các quy định về vốn pháp định của các NHTM; (ii) NHTM cấp vốn cho người có liên

quan, từ đó vô hiệu hóa quy định về giới hạn tín dụng; (iii) NHTM vẫn có thể tham gia đầu

tư chứng khoán vì vậy vô hiệu hóa quy định giới hạn đầu tư, góp vốn cổ phần nhằm tách

bạch hoạt động NH đầu tư ra khỏi hoạt động của NH thương mại; (iv) NHTM có thể

chuyển các khoản nợ xấu thành tài sản có khác thông qua việc chuyển nợ xấu sang các

công ty con, công ty liên kết. Từ đó vô hiệu hóa quy định về báo cáo chất lượng tín dụng

và trích dự phòng rủi ro.

Page 3: Nguyen Duc Mau--Thesis Final Version PDF

iii

Trên cơ sở của các phân tích này, luận văn đã đề ra ba nhóm khuyến nghị. Thứ nhất, cần

tách bạch sở hữu và giám sát đối với các NHTMNN. Theo đó, NHNN cần được độc lập

trong việc giám sát các NHTMNN, qua đó mà xoá bỏ được các ngoại lệ trong việc giám

sát các NHTMNN. Đồng thời, cần giảm tỷ lệ sở hữu của nhà nước tại các NHTMNN. Thứ

hai, giảm sở hữu chéo trong khu vực ngân hàng. Đối với các NHTMMNN và các DNNN,

việc thoái vốn sẽ thực hiện thông qua tổ chức trung gian. Đối với các NHTMCP, việc thoái

vốn sẽ thực hiện thông qua hoạt động mua bán sáp nhập (M&A). Thứ ba, thông qua kỷ

luật thị trường về công bố thông tin, tăng cường giám sát cổ đông lớn và tăng cường chế

tài đi kèm để hạn chế tác động tiêu cực của sở hữu chéo. Theo đó, cần định nghĩa lại về

người có liên quan. Thêm vào đó, cần hạ thấp tỷ lệ sở hữu ngân hàng phải công bố thông

tin (từ mức hiện hành 5% xuống 1%). Việc mở rộng diện công bố thông tin về đối tượng

và tỷ lệ nắm giữ sẽ giúp cơ quan giám sát ngân hàng có thông tin đầy đủ hơn về cấu trúc sở

hữu của mỗi ngân hàng. Đồng thời, chế tài xử lý với các trường hợp vi phạm tỷ lệ sở hữu

ngân hàng của cổ đông hay nhóm cổ đông hoặc công bố thông tin cần được nâng cao. Sau

cùng, nhằm giảm tác động tiêu cực của sở hữu chéo, NHNN cần thực hiện việc giám sát

các cổ đông tổ chức: (i) đang nắm giữ từ 5% cổ phần của một ngân hàng hoặc (ii) là người

có liên quan, hoặc là công ty liên kết của một nhóm cổ đông nắm giữ từ 5% cổ phần của

một NHTM như các tổ chức tín dụng.

Page 4: Nguyen Duc Mau--Thesis Final Version PDF

iv

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................. i

TÓM TẮT ......................................................................................................................... ii

MỤC LỤC ........................................................................................................................ iv

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT ............................................................ vi

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ...................................................................... viii

DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC ........................................................................................ ix

CHƯƠNG 1 .......................................................................................................................... 1

TỔNG QUAN VÀ VẤN ĐỀ CHÍNH SÁCH ................................................................. 1

1.1 Hệ thống ngân hàng Việt Nam ................................................................................. 1

1.1.1 Tăng trưởng về số lượng ................................................................................... 1

1.1.2 Tăng vốn của hệ thống NHVN ......................................................................... 1

1.1.3 Sự hình thành và gia tăng sở hữu chéo ............................................................. 2

1.2 Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi chính sách.............................................................. 3

1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 3

1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................................... 3

1.3 Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................. 3

1.4 Cấu trúc luận văn ...................................................................................................... 3

CHƯƠNG 2 .......................................................................................................................... 5

KHUNG PHÂN TÍCH ..................................................................................................... 5

2.1. Mối quan hệ sở hữu – điều hành ............................................................................. 5

2.1.1. Chi phí ủy quyền của vốn cổ phần ................................................................... 6

2.1.2. Chi phí ủy quyền của nợ .................................................................................. 7

2.2. Các quy định bảo đảm an toàn hoạt động đối với các NHTM ở VN ...................... 8

2.2.1 Vốn của NHTM ................................................................................................ 8

2.2.2 Giới hạn tín dụng .............................................................................................. 9

2.2.3 Giới hạn đầu tư, góp vốn cổ phần ................................................................... 10

2.2.4 Đảm bảo khả năng chi trả ............................................................................... 10

2.2.5 Phân loại nợ, trích dự phòng rủi ro ................................................................. 10

Page 5: Nguyen Duc Mau--Thesis Final Version PDF

v

2.3. Vấn đề SHC giữa các NH và giữa DN với NH ..................................................... 11

2.3.1 SHC trên thế giới ............................................................................................ 11

2.3.2 SHC ở Việt Nam ............................................................................................. 13

CHƯƠNG 3 ........................................................................................................................ 18

SỞ HỮU CHÉO CỦA NHTM VIỆT NAM VÀ TÁC ĐỘNG .................................... 18

3.1 Thực trạng cấu trúc sở hữu của các NHTM ........................................................... 18

3.1.1 Sở hữu chéo của các NHTMNN ..................................................................... 18

3.1.2 SHC giữa DNNN và NHTM .......................................................................... 20

3.1.3 SHC giữa NH với NH và giữa DN với NH trong các NHTMCP. .................. 24

3.1.4 SHC của ACB, Eximbank và STB ................................................................. 24

3.2 Tác động của SHC tới việc không tuân thủ giám sát của các NHTM .................... 25

3.2.1 Vấn đề không tuân thủ khung giám sát của các NHTMNN ........................... 25

3.2.2 Vấn đề không tuân thủ khung giám sát của các NHTMCP ............................ 27

CHƯƠNG 4 ........................................................................................................................ 37

KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH VÀ KẾT LUẬN ..................................................... 37

4.1 Các khuyến nghị nhằm tách bạch sở hữu và giám sát đối với NHTMNN ............. 37

4.1.1 Tách bạch sở hữu và giám sát ......................................................................... 37

4.1.2 Xóa bỏ ngoại lệ trong việc tuân thủ khung giám sát ...................................... 37

4.1.3 Giảm tỷ lệ sở hữu Nhà nước tại các NHTMNN ............................................. 38

4.2 Các khuyến nghị nhằm giảm SHC ......................................................................... 38

4.2.1 Đối với các DNNN và các NHTMNN đang sở hữu các NHTMCP ............... 38

4.2.2 Đối với các NHTMCP .................................................................................... 39

4.3 Các khuyến nghị nhằm hạn chế tác động tiêu cực của sở hữu chéo ...................... 39

4.3.1. Định nghĩa lại khái niệm người có liên quan từ ba mối quan hệ ................... 42

4.3.2 Quy định về công bố thông tin ........................................................................ 42

4.3.3 Chế tài ............................................................................................................. 42

4.3.4 Giám sát cổ đông tổ chức sở hữu ngân hàng .................................................. 43

KẾT LUẬN ..................................................................................................................... 44

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 46

PHỤ LỤC ........................................................................................................................ 50

Page 6: Nguyen Duc Mau--Thesis Final Version PDF

vi

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT

AMC : Công ty Quản lý Tài sản

BKS : Ban Kiểm soát

BCTC : Báo cáo tài chính

CAR : (Capital Adequacy Ratio)

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu

CEO : (Chief Executive Officer)

Tổng Giám đốc

DN : Doanh nghiệp

DNNN : Doanh nghiệp Nhà nước

HĐQT : Hội đồng quản trị

KTT : Kế toán trưởng

NCTH : Nghiên cứu tình huống

NH : Ngân hàng

NHVN : Ngân hàng Việt Nam

NHTM : Ngân hàng Thương mại

NHTMNN : Ngân hàng Thương mại Nhà nước

NHTMCP : Ngân hàng Thương mại Cổ phần

NHNN : Ngân hàng Nhà nước

P.TGĐ : Phó Tổng Giám đốc

SHC : Sở hữu chéo

TGĐ : Tổng Giám đốc

TV.BKS : Thành viên Ban Kiểm soát

TV. HĐQT : Thành viên Hội đồng Quản trị

VN : Việt Nam

DANH SÁCH CÁC NGÂN HÀNG

Ngân hàng Mã NH

1 NHTMCP An Bình ABB An Binh Bank

2 NHTMCP Á Châu ACB Asia Commercial Bank

3 NH Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam AGRB Agribank

Page 7: Nguyen Duc Mau--Thesis Final Version PDF

vii

4 NH Đầu Tư và Phát triển Việt Nam BIDV BIDV

5 NHTMCP Bảo Việt BVB Bao Viet Bank

6 NHTMCP Công Thương Việt Nam CTG VietinBank

7 NHTMCP Đại Á DAB DaiA Bank

8 NHTMCP Đại Dương DCB OceanBank

9 NHTMCP Đông Á EAB DongA Bank

10 NHTMCP Xuất Nhập Khẩu EIB Eximbank

11 Ngân hàng TMCP Bản Việt GDB Gia Dinh Bank

12 NHTMCP Dầu Khí Toàn Cầu GB GP Bank

13 NHTMCP Nhà Hà Nội HBB Habubank

14 NHTMCP Phát triển TP.HCM HDB HDBank

15 NHTMCP Kiên Long KLB Kien Long Bank

16 NHTMCP Bưu điện Liên Việt LVB LienVietBank

17 NHTMCP Quân đội MBB MBBank

18 NHTMCP Phát triển Mê Kông MDB Mekong Development Bank

19 NH Phát triển Nhà ĐBSCL MHBB MHB Bank

20 NHTMCP Hàng Hải MSB MaritimeBank

21 NHTMCP Nam Á NAB Nam A Bank

22 NHTMCP Bắc Á NASB North Asia Bank

23 NHTMCP Nam Việt NVB Nam Viet Bank

24 NHTMCP Phương Đông OCB ORICOMBANK

25 NHTMCP Xăng dầu Petrolimex PGB PG Bank

26 NHTMCP Phương Nam PNB Southern Bank

27 SCB sáp nhập SCB Saigon Commercial Bank

28 NHTMCP Đông Nam Á SEAB SeaBank

29 NHTMCP Sài Gòn Công thương SGB SAIGONBANK

30 NHTMCP Sài Gòn – Hà nội SHB SH Bank

31 NHTMCP Sài Gòn Thương Tín STB Sacombank

32 NHTMCP Đại Tín TB Trust Bank

33 NHTMCP Kỹ thương TCB Techcombank

34 NHTMCP Tiên Phong TPB Tien Phong Bank

35 NHTMCP Việt Á VAB Viet A Bank

36 NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam VCB Vietcombank

37 NHTMCP Quốc Tế VIB VIBBank

38 NHTMCP Việt Nam Thịnh vượng VPB VPbank

39 NHTMCP Việt Nam Thương tín VTTB VietBank

40 NHTMCP Phương Tây WEB Western Bank

x NHTMCP Đệ Nhất FCB Ficombank

y NHTMCP Sài Gòn SCB

z NHTMCP Việt Nam Tín Nghĩa TNB Vietnam Tin Nghia Bank

Page 8: Nguyen Duc Mau--Thesis Final Version PDF

viii

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Hình 2.1 Tam giác quan hệ ủy quyền – thừa hành ................................................................ 6

Hình 2.2 SHC giữa NHTMNN và DNNN ........................................................................... 13

Hình 2.3 SHC giữa hai NHTM ............................................................................................ 15

Hình 2.4 SHC giữa NH – doanh nghiệp .............................................................................. 16

Hình 3.1 Cơ cấu sở hữu của các NHTMNN ........................................................................ 19

Hình 3.2 SHC giữa DNNN và NHTM ................................................................................ 21

Hình 3.3 Thành ủy và UBND TP.HCM sở hữu NHTM ...................................................... 22

Hình 3.4 Cơ cấu SHC giữa ACB, Eximbank, Sacombank và một số NHTMCP nhỏ ........ 23

Hình 3.5 SHC giữa NHTMNN và DNNN ........................................................................... 26

Hình 3.6 ACB đầu tư cho ACBS thông qua NH Đại Á ....................................................... 28

Hình 3.7 SHC giữa ACB và 3 NHTMCP: Đại Á, Kiên Long và Việt Nam Thương Tín ... 29

Hình 3.8 SHC giữa Geleximco, EVN và ABB .................................................................... 31

Hình 3.9 Hợp nhất ba NH .................................................................................................... 33

Page 9: Nguyen Duc Mau--Thesis Final Version PDF

ix

DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC

Phụ lục 1 Số lượng ngân hàng giai đoạn 1991 – 2005 ........................................................ 50

Phụ lục 2 Quy định về vốn pháp định của các NHTM ........................................................ 50

Phụ lục 3 Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro hiện hành ............................................................ 51

Phụ lục 4 Sở hữu chéo giữa ACB, Đại Á, Kiên Long và Việt Nam Thương Tín ............... 51

Phụ lục 5 Hệ thống Ngân hàng Việt Nam .......................................................................... 52

Page 10: Nguyen Duc Mau--Thesis Final Version PDF

1

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VÀ VẤN ĐỀ CHÍNH SÁCH

Hệ thống ngân hàng (NH) là trung gian tài chính quan trọng trong nền kinh tế. Trong một

nền kinh tế mà thị trường chứng khoán chưa phát triển như Việt Nam (VN), hệ thống NH

đóng vai trò then chốt trong việc tài trợ vốn cho nền kinh tế. NH nhận tiền gửi từ các

nguồn nhàn rỗi, thẩm định rủi ro và tài trợ vốn cho các dự án của các cá nhân, doanh

nghiệp (DN) trong nền kinh tế. Một hệ thống NH hoạt động hiệu quả góp phần to lớn vào

việc thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng bền vững. Giai đoạn 2006-2011 đã chứng kiến sự

tăng trưởng mang tính chất bùng nổ của hệ thống ngân hàng Việt Nam (NHVN).

1.1 Hệ thống ngân hàng Việt Nam

1.1.1 Tăng trưởng về số lượng

Năm 1990, Pháp lệnh NH, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính được ban hành. Theo

tinh thần của Pháp lệnh này, hệ thống NHVN chính thức hình thành. Tại thời điểm 1990

toàn hệ thống chỉ có 4 NH Thương mại Nhà nước (NHTMNN) là NH Công thương VN, NH

Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn VN, NH Ngoại thương VN và NH Đầu tư và Phát triển

VN.

Bắt đầu từ 1991, hệ thống NHVN tăng trưởng mạnh mẽ về số lượng. Các NH thương mại

cổ phần (NHTMCP) nông thôn và đô thị liên tục được thành lập. Số lượng NH trong hệ

thống, bao gồm NHTMNN và NHTMCP, đã tăng từ 4 vào năm 1990 lên 8 vào năm 1991,

rồi 45 vào năm 1993, và 56 vào năm 1997 (chi tiết xem trong Phụ lục 1). Giai đoạn từ

1997 đến 2005, số lượng NH thương mại (NHTM) trong hệ thống tương đối ổn định. Từ

năm 2006, ngành NH chứng kiến hàng loạt NHTMCP được chuyển đổi từ các NHTMCP

nông thôn cùng với 3 NHTMCP được mới thành lập là Tiên Phong, Liên Việt và Bảo Việt

(chi tiết xem trong Phụ lục 5).

1.1.2 Tăng vốn của hệ thống NHVN

Cùng với sự gia tăng số lượng là vốn của các NHTM tăng lên mạnh mẽ. Với việc hội nhập

sâu hơn vào nền kinh tế toàn cầu của nền kinh tế Việt Nam, ngành NHVN cần sẵn sàng

cạnh tranh với các NH nước ngoài. Vì vậy, nhằm tăng cường khả năng tài chính của hệ

Page 11: Nguyen Duc Mau--Thesis Final Version PDF

2

thống NH, Chính phủ đã ban hành quy định về lộ trình tăng vốn pháp định của các NHTM

(chi tiết trong Phụ lục 2)1.

1.1.3 Sự hình thành và gia tăng sở hữu chéo

Giai đoạn 2005 -2007, chứng kiến sự bùng nổ của thị trường chứng khoán VN, trong đó cổ

phiếu NH trong thời kỳ này trở thành loại cổ phiếu được ưa chuộng hàng đầu. Cổ đông của

các NH đồng lòng tăng vốn với kỳ vọng bán lại được cổ phiếu mới để hưởng thặng dư.

Các đợt phát hành cổ phần nhằm tăng vốn chủ sở hữu của các NHTMCP diễn ra hàng năm.

Sự hứng khởi của thị trường chứng khoán và các quy định về vốn pháp định của NHTM đã

làm vốn của mỗi NH và toàn hệ thống tăng lên nhanh chóng (chi tiết xem Phụ lục 5).

Quá trình tăng vốn nhanh chóng của các NHTMCP trong thời gian ngắn đi cùng với gia

tăng sở hữu chéo (SHC) trong ngành NH với hai loại hình chính là NH sở hữu NH và

doanh nghiệp (DN) sở hữu NH. Cùng thời gian này (2005), nhiều tổng công ty nhà nước

được tổ chức thành tập đoàn và thực hiện chức năng kinh doanh đa ngành, trong đó có

ngân hàng. Chủ trương này từ chính phủ là cơ sở để hàng loạt tổng công ty, tập đoàn kinh

tế nhà nước tham gia sở hữu ngân hàng. Tại kỳ họp tháng 5 và tháng 6 năm 2012, trong Đề

án Tái cơ cấu do Chính phủ trình Quốc hội thì chức năng kinh doanh đa ngành của các tập

đoàn kinh tế nhà nước vẫn được giữ. Sở hữu chéo hiện đang phổ biến trong khu vực ngân

hàng Việt Nam và kéo theo một số tác động tiêu cực. Một số báo cáo của các cơ quan quản

lý nhà nước đã có cảnh bảo về tình trạng này2 nhưng bức tranh cụ thể về SHC vẫn chưa

được đúc kết.

Các trục trặc của hệ thống NHTM dần bộc lộ rõ từ năm 2008 qua các vi phạm quy định về

bảo đảm an toàn hoạt động, cụ thể là về vốn, giới hạn tín dụng, thanh khoản và nợ xấu.

Điều này xảy ra trong khi hệ thống các quy định bảo đảm an toàn hoạt động của NHTM đã

được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) liên tục xây dựng, nâng cao và đã dần tiệm cận với

chuẩn mực quốc tế theo khuyến nghị Basel. Các vi phạm quy định an toàn hoạt động của

các NHTM đã được NHNN nắm bắt, ví dụ như “[n]hóm lợi ích và sở hữu chéo giữa các

TCTD rất lớn làm rủi ro hệ thống rất cao nếu một NH gặp khó khăn hoặc đổ vỡ”, “bằng

nhiều kỹ thuật khác nhau không ít đối tượng không tuân thủ các quy định an toàn hoạt

động tín dụng” và “[v]iệc kiểm tra, thanh tra để phát hiện và xử lý vấn đề sở hữu chéo rất

1 Nghị định 141.

2 “Định hướng và giải pháp cơ cấu lại hệ thống NH VN giai đoạn 2011- 2015”.

Page 12: Nguyen Duc Mau--Thesis Final Version PDF

3

khó khăn do thiếu bằng chứng pháp lý”3. Tuy nhiên những bằng chứng cụ thể vẫn không

được đưa ra một cách rõ ràng và hơn thế nữa là cũng chưa xác định được liệu những hành

vi này có phạm luật hay không. Vấn đề chính sách cần nghiên cứu ở đây là việc SHC giúp

cho các NHTM lách các quy định về bảo đảm an toàn hoạt động thời gian qua.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi chính sách

1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu

Luận văn đặt mục tiêu nghiên cứu tác động của sở hữu chéo đến việc tuân thủ quy định về

bảo đảm an toàn hoạt động của NHTM, từ đó đề xuất các khuyến nghị chính sách nhằm

giảm tình trạng SHC trong hệ thống NHTM và hạn chế tác động tiêu cực của SHC.

1.2.2. Câu hỏi nghiên cứu

Các NHTM VN hiện có cấu trúc sở hữu chéo lẫn nhau và với các DN phi NH như

thế nào?

Cơ cấu sở hữu chéo có ảnh hưởng như thế nào đến việc không tuân thủ các quy

định về bảo đảm an toàn hoạt động?

1.3 Phạm vi nghiên cứu

Luận văn sẽ tập trung vào phân tích cấu trúc sở hữu của 37 NHTMCP và 5 NHTMNN để

phân tích, đánh giá việc tuân thủ khung giám sát của các NHTM trong giai đoạn 2006 -

2011.

1.4 Cấu trúc luận văn

Chương 1 trình bày tổng quan về hệ thống NH Việt Nam, những trục trặc mà các NHTM

đang gặp phải, mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi chính sách của luận văn. Chương 2 trình

bày khung phân tích trong đó bao gồm mối quan hệ sở hữu – điều hành (principal agent),

chi phí ủy quyền của vốn cổ phần (agency cost of equity) và chi phí ủy quyền của nợ

(agency cost of debt). Tiếp theo luận văn trình bày những trục trặc nảy sinh từ mối quan hệ

ủy quyền trong lĩnh vực NH và việc giám sát NHTM nhằm hạn chế tác động tiêu cực của

mối quan hệ ủy quyền. Đồng thời khung phân tích về SHC được trình bày trong chương

này sẽ giải thích cho việc các NHTM không tuân thủ các quy định về bảo đảm an toàn hoạt

động. Chương 3 sử dụng số liệu thống kê tổng hợp và các nghiên cứu tình huống (NCTH)

3 “Định hướng và giải pháp cơ cấu lại hệ thống NH VN giai đoạn 2011- 2015” , đã dẫn

Page 13: Nguyen Duc Mau--Thesis Final Version PDF

4

để trình bày hiện trạng SHC trong hệ thống NHVN cũng như phân tích tác động tiêu cực

của SHC trong việc các NHTM không tuân thủ các quy định về bảo đảm an toàn hoạt

động. Và sau cùng, Chương 4 đưa ra các khuyến nghị chính sách nhằm tách bạch sở hữu

và giám sát đối với NHTMNN, giảm SHC và hạn chế tác động tiêu cực của sở hữu chéo.

Page 14: Nguyen Duc Mau--Thesis Final Version PDF

5

CHƯƠNG 2

KHUNG PHÂN TÍCH

2.1. Mối quan hệ sở hữu – điều hành

Như đã trình bày trong Chương 1, đối tượng nghiên cứu của luận văn là các NHTMNN và

NHTMCP. NH là một tổ chức tài chính trung gian, huy động vốn để cho vay. Do vậy, trục

trặc từ mối quan hệ người sở hữu – người điều hành (sau đây gọi là mối quan hệ ủy

quyền), theo đó người gửi tiền ủy thác cho NH để đầu tư tiền của mình, luôn hiện hữu. Vấn

đề này có thể gây ra các tổn hại cho người gửi tiền. Vì NH là một DN nên một xung đột lợi

ích nữa nảy sinh giữa bên ủy quyền là chủ sở hữu và bên được ủy quyền là người quản trị

và điều hành.

NHTMNN do nhân dân sở hữu, từ đó nảy sinh hai xung đột. Thứ nhất, chính phủ đại diện

cho người dân sở hữu NH nhưng có khi Chính phủ không hành động vì lợi ích của người

dân. Thứ hai, hội đồng quản trị và ban điều hành, những người được Chính phủ ủy quyền,

không phải luôn hành động vì lợi ích của chính phủ.

Đối với các NHTMCP, mối quan hệ ủy quyền nảy sinh hai vấn đề khác. Thứ nhất, cổ đông

lớn gây ảnh hưởng tới việc điều hành NH do đó mà làm tổn hại lợi ích của cổ đông thiểu

số. Thứ hai, do mâu thuẫn lợi ích giữa cổ đông và ban điều hành, ban điều hành của NH có

thể hành động không vì lợi ích của cổ đông. Tuy nhiên trong NHTMCP ở Việt Nam, các

cổ đông lớn dù trực tiếp hay gián tiếp luôn tham gia điều hành NH. Vì vậy, trục trặc nảy

sinh do xung đột giữa cổ đông lớn và ban điều hành không nhiều.

Jensen và Meckling (1976) đã định nghĩa “Quan hệ người sở hữu – người điều hành

(agency relationship) là một hợp đồng theo đó một hay nhiều người (người sở hữu) thuê

một người khác (người điều hành) thay mặt họ thực hiện một số dịch vụ và được phép đưa

ra quyết định có liên quan”. Hình 2.1 mô tả mối quan hệ ba chiều giữa cổ đông, người

quản lý và chủ nợ-người gửi tiền trong hoạt động của NHTM.

Page 15: Nguyen Duc Mau--Thesis Final Version PDF

6

Hình 2.1: Tam giác quan hệ ủy quyền – thừa hành

Nguồn: Tác giả tự vẽ theo Lý thuyết uỷ quyền - thừa hành

Để người điều hành thực hiện việc ủy quyền, người sở hữu phải trả công cho họ. Giả định

rằng mỗi cá nhân luôn hành động nhằm tối đa hóa lợi ích của mình, vì vậy không phải lúc

nào người điều hành cũng hành động vì lợi ích cao nhất của người sở hữu. Người sở hữu vì

vậy sẽ phải thiết kế các động cơ khuyến khích thích hợp (appropriate incentives) và phải

mất chi phí giám sát (monitoring expenditure) nhằm hạn chế hoạt động gây tổn hại lợi ích

cho mình từ người điều hành. Thêm vào đó, trong nhiều trường hợp, người điều hành sẽ

chấp nhận tiêu tốn các nguồn lực khác hoặc chịu chi phí ràng buộc (bonding cost) để đảm

bảo với người sở hữu rằng mình sẽ không có những hành động gây tổn hại cho họ hoặc

chấp nhận đền bù thiệt hại nếu mình thực hiện các hành động gây thiệt hại cho người sở

hữu. Do trong hầu hết các mối quan hệ giữa người sở hữu người điều hành luôn phát sinh

chi phí giám sát và chi phí ràng buộc, đồng thời luôn có sự khác biệt về lợi ích của các bên

nên phúc lợi của người sở hữu không được tối đa hóa. Do đó, những mâu thuẫn về lợi ích

này còn gây ra mất mát sau cùng (residual loss) cho lợi ích của người sở hữu. Tổng của chi

phí giám sát, chi phí ràng buộc và mất mát sau cùng gọi là chi phí ủy quyền (agency cost)

do chúng xuất phát từ mối quan hệ ủy quyền giữa người sở hữu và người điều hành. Xét về

cơ cấu vốn của doanh nghiệp, chi phí ủy quyền bao gồm chi phí ủy quyền của cổ phần

(agency cost of equity) và chi phí ủy quyền của nợ (agency cost of debt).

2.1.1. Chi phí ủy quyền của vốn cổ phần

Chi phí ủy quyền của vốn cổ phần phát sinh khi người điều hành - người quản lý thực hiện

các quyết định kinh doanh trên cơ sở cân nhắc lợi ích của mình thay vì lợi ích cao nhất của

người chủ sở hữu. Các hoạt động kinh doanh này thậm chí còn không thuộc ngành nghề

Người quản lý

Chủ nợ/Người gửi tiền Cổ đông

Page 16: Nguyen Duc Mau--Thesis Final Version PDF

7

kinh doanh cốt lõi (core business) của DN hoặc sẽ làm cho DN phát triển cao hơn mức tối

ưu. Bằng việc thực hiện các hành động này, người quản lý sẽ tự gia tăng quyền hạn cho

mình thông qua việc được sử dụng và định đoạt nhiều nguồn lực hơn, làm tăng thu nhập do

tiền lương và thưởng của người quản lý thường gắn với doanh số, hay giảm rủi ro mất việc.

Trong hoạt động của NHTM, do việc người sở hữu-cổ đông không giám sát được các hoạt

động của người điều hành (nhà quản lý NH), dẫn đến việc người quản lý NH có thể lựa

chọn các dự án rủi ro để cho vay nhằm hưởng lợi ích cá nhân thay vì lựa chọn các dự án an

toàn. Cổ đông lớn thậm chí có thể yêu cầu tổng giám đốc NH cho vay, đầu tư theo chỉ định

hay dựa trên quan hệ của họ mà đúng ra các quyết định này phải dựa trên tính khả thi của

dự án và năng lực tài chính quản trị của người vay vốn. Cổ đông và nhiều người khác sẽ

gánh chịu thiệt hại nếu các hành động rủi ro này gây ra tổn thất.

2.1.2. Chi phí ủy quyền của nợ

Chi phí ủy quyền của nợ phát sinh từ mâu thuẫn về lợi ích giữa chủ nợ và cổ đông. Trong

một công ty có vay nợ bên ngoài, cổ đông có quyền quyết định việc thực hiện nghĩa vụ trả

nợ dựa vào hiệu quả các dự án đầu tư được tài trợ một phần hay toàn bộ bằng vốn vay. Lựa

chọn các dự án an toàn để đầu tư, cổ đông đảm bảo tốt hơn nghĩa vụ trả nợ. Tuy nhiên sự

lựa chọn này chủ yếu mang lại giá trị cho chủ nợ khi hiệu quả thu được từ dự án, thường

không quá cao do dự án an toàn ít rủi ro, mà theo luật định lại luôn được ưu tiên hoàn trả

cho chủ nợ suất sinh lợi đòi hỏi. Cổ đông chỉ nhận phần giá trị còn lại sau khi đã thực hiện

nghĩa vụ nợ. Nếu dự án đầu tư có suất sinh lợi cao, cổ đông có nhiều giá trị còn lại sau khi

trả nợ hơn, từ đó nảy sinh vấn đề cổ đông luôn muốn lựa chọn các dự án rủi ro cao để có

suất sinh lợi cao. Trong kịch bản tốt, cổ đông vẫn chỉ phải trả cho chủ nợ gốc và lãi vay

theo hợp đồng, nhưng phần giá trị còn lại của họ lại lớn hơn nhiều so với trường hợp họ

lựa chọn dự án an toàn để tiến hành đầu tư. Ngược lại, trong trường hợp dự án thất bại, cổ

đông vẫn có thể lựa chọn việc không thực hiện nghĩa vụ trả nợ và chuyển giao quyền kiểm

soát công ty cho chủ nợ, theo nguyên tắc trách nhiệm hữu hạn.

Như vậy, trong công ty có vay nợ tồn tại một xung đột về lợi ích giữa cổ đông và chủ nợ

do cổ đông chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phần vốn góp nhưng được quyền sử dụng

vốn vay bên ngoài. Tỷ lệ vốn vay so với vốn chủ sở hữu càng cao, thiệt hại của vấn đề này

càng lớn.

Page 17: Nguyen Duc Mau--Thesis Final Version PDF

8

NHTM với hoạt động chủ yếu là đi vay để cho vay. Nguồn vốn vay chủ yếu của NH chính

là tiền gửi trong nền kinh tế. Lượng tiền huy động từ dân cư và tổ chức của NHTM luôn

lớn gấp nhiều lần vốn điều lệ của NH. Do đó giám sát hoạt động của NHTM là chức năng,

nhiệm vụ quan trọng của cơ quan quản lý giám sát NH tại mỗi quốc gia.

2.2. Các quy định bảo đảm an toàn hoạt động đối với các NHTM ở VN

Như đã đề cập ở Chương 1, luận văn sẽ nghiên cứu việc tuân thủ các quy định đảm bảo an

toàn trong hoạt động của các NHTM. Những quy định này là cần thiết để kiểm soát xung

đột lợi ích trong các mối quan hệ ủy quyền - thừa hành.

Quy định hiện hành của VN về bảo đảm an toàn hoạt động của NHTM gồm các nội dung

giám sát về vốn, giới hạn tín dụng và giới hạn đầu tư góp vốn cổ phần, tỷ lệ khả năng chi

trả và việc phân loại nợ, trích dự phòng rủi ro. Các nội dung giám sát sẽ được lần lượt trình

bày dưới đây.

2.2.1 Vốn của NHTM

Vốn điều lệ của NHTM do cổ đông đóng góp. Đây chính là phần trách nhiệm hữu hạn của

cổ đông nhằm chia sẻ rủi ro trong hoạt động kinh doanh tiền tệ của NH. Do trục trặc lớn

nảy sinh từ vấn đề chi phí ủy quyền của nợ trong hoạt động của các NH, nên ở nhiều nước

có quy định về mức vốn tối thiểu (vốn pháp định) đối với NHTM, theo đó vốn điều lệ của

NHTM phải lớn hơn vốn pháp định. Vốn của NH là nguồn tài chính dự phòng bù đắp rủi

ro phát sinh trong hoạt động kinh doanh của NHTM. Từ năm 2011, theo quy định của

Chính phủ VN4, vốn pháp định của NHTMCP hoặc NHTMNN không được thấp hơn 3000

tỷ đồng.

Hướng tới chuẩn mực giám sát quốc tế theo Hiệp ước Basel, bên cạnh quy định về vốn

điều lệ tối thiểu, NHNN đã đưa ra quy định mới về tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (capital

adequacy ratio - CAR) gồm CAR riêng lẻ và CAR hợp nhất. Theo quy định hiện hành5, tài

sản có được chia thành nhiều loại với mức độ rủi ro khác nhau từ 0% đến 250%. Các tài

sản đầu tư an toàn có hệ số rủi ro 0% trong khi các khoản đầu tư rủi ro nhất có hệ số 250%

gồm các khoản cho vay để đầu tư chứng khoán hoặc kinh doanh bất động sản. Đồng thời

vốn tự có cũng được chia thành vốn cấp 1và vốn cấp 2 với các thành phần được định nghĩa

4 Nghị định 141, đã dẫn.

5 Thông tư số 13.

Page 18: Nguyen Duc Mau--Thesis Final Version PDF

9

cụ thể. Theo quy định này, từ tháng 10 năm 2010, CAR của các NHTM phải đạt 9%. Quy

định trước đây là chỉ là 8%,6 với các phân chia sơ bộ về tài sản và vốn tự có. Nhằm ngăn

ngừa ảnh hưởng xấu từ hoạt động của công ty con, NHNN đã quy định về tỷ lệ an toàn vốn

hợp nhất đối với các NHTM.7

2.2.2 Giới hạn tín dụng

Tín dụng là hoạt động kinh doanh truyền thống mang lại lợi nhuận chính cho các NHTM.

Do NH dùng tiền gửi huy động từ nền kinh tế để cho vay lại các khách hàng, nguyên tắc

đầu tiên quan trọng của hoạt động này là vốn vay phải được hoàn trả cả gốc lẫn lãi. Từ

nguồn tiền trả nợ của người vay, NH hoàn trả tiền gửi và lãi cho người gửi tiền. Nếu người

vay không thực hiện nghĩa vụ trả nợ, NH gặp khó khăn. Do đó, giám sát hoạt động tín

dụng là một trong các nội dung chính của cơ quan giám sát NH mà ở VN là NHNN.

Một trong những nguyên nhân quan trọng gây nên chất lượng nợ xấu là cho vay theo quan

hệ. Quyết định cấp tín dụng không dựa trên tính khả thi của phương án vay vốn mà dựa

trên mối quan hệ giữa bên cho vay và đi vay. Khi rủi ro xảy ra, người chịu tổn thất sau

cùng là người gửi tiền và cổ đông.

Thêm vào đó, trong nhiều trường hợp dù đã rất nỗ lực nhưng do hoạt động sản xuất kinh

doanh chịu thiệt hại từ các nguyên nhân khách quan, người vay vốn vẫn không trả nợ được

cho NH. Điều này gây rủi ro lớn cho NH vì tổ chức này luôn phải thực hiện nghĩa vụ hoàn

trả tiền gốc và lãi đúng hạn cho người gửi tiền.

Theo quy định hiện hành8 NHTM phải xác định rõ một khách hàng và nhóm khách hàng

có liên quan, các đối tượng không được cấp tín dụng, những trường hợp không được cấp

tín dụng không có bảo đảm, cho vay ưu đãi, các đối tượng hạn chế cấp tín dụng. Cụ thể,

tổng dư nợ cho vay một khách hàng là không quá 15% vốn tự có của NHTM và tổng dư nợ

cho vay tối đa với một nhóm khách hàng có liên quan là 25% vốn tự có của NH. Khoản

đầu tư trái phiếu do DN phát hành cũng được tính gộp vào dư nợ tín dụng. Các NHTM

không được cấp tín dụng cho DN hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh chứng khoán mà

NHTM nắm quyền kiểm soát.

6 Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN.

7 Thông tư 13, đã dẫn.

8 Luật các tổ chức tín dụng 2010. Điều 4 khoản 28, Điều 126, 127, 128 và 129.

Page 19: Nguyen Duc Mau--Thesis Final Version PDF

10

2.2.3 Giới hạn đầu tư, góp vốn cổ phần

Hoạt động đầu tư, góp vốn cổ phần thuộc lĩnh vực hoạt động NH đầu tư, không phải là

ngành nghề kinh doanh cốt lõi của NHTM. Để hạn chế trục trặc từ vấn đề chi phí ủy quyền

của vốn cổ phần, khung giám sát hiện hành quy định NHTM phải thành lập hoặc mua lại

công ty con để thực hiện các hoạt động kinh doanh NH đầu tư, cho thuê tài chính và bảo

hiểm.9 Đồng thời Luật các tổ chức tín dụng

10 cũng quy định tỷ lệ góp vốn tối đa vào mỗi

công ty và tổng mức góp vốn, mua cổ phần của NHTM11

. Các NHTM không được góp

vốn, mua cổ phần của NHTM là cổ đông, thành viên góp vốn của chính NHTM đó. Các

khoản đầu tư, góp vốn cổ phần này của NHTM phải loại ra khỏi vốn tự có khi tính các tỷ lệ

an toàn vốn tối thiểu.

2.2.4 Đảm bảo khả năng chi trả

NHTM huy động tiền gửi để cho vay. Do sự sai biệt kỳ hạn của tiền gửi và các khoản cho

vay, kỳ hạn của tiền gửi thường ngắn hơn kỳ hạn của khoản cho vay, nên NHTM luôn chịu

rủi ro thanh khoản. NHTM duy trì thanh khoản nhằm mục đích đảm bảo tiền gửi cho người

gửi tiền. Vì vậy, NHNN quy định các NHTM phải luôn đảm bảo khả năng chi trả12

. Tỷ lệ

giữa tổng tài sản có thanh toán ngay và tổng nợ phải trả cho ngày hôm sau tối thiểu bằng

15%. Tỷ lệ giữa tổng tài sản có đến hạn trong 7 ngày tiếp theo và tổng nợ đến hạn thanh

toán trong vòng 7 ngày tối thiểu bằng 1.13

Ngoài ra NHNN cũng quy định tỷ lệ sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn

tối đa là 30%14

. Cũng từ năm 2010, NHNN quy định tỷ lệ cho vay trên tổng huy động của

các NHTM tối đa là 80%.15

2.2.5 Phân loại nợ, trích dự phòng rủi ro

Khi hoạt động kinh doanh gặp rủi ro, quỹ dự phòng rủi ro cùng với vốn tự có là hai lá chắn

tài chính của NHTM. NHNN quy định, ít nhất mỗi quý một lần, các NHTM thực hiện phân

loại nợ gốc và trích lập dự phòng rủi ro đến thời điểm cuối ngày làm việc cuối cùng của

9 Luật các tổ chức tín dụng 2010 - Điều 103

10 Luật các tổ chức tín dụng 2010

11 Thông tư 13 - Điều 16 và Luật các tổ chức tín dụng 2010 - Điều 130, đã dẫn.

12 Luật các tổ chức tín dụng 2010 - Điều 130

13 Thông tư số 13, đã dẫn

14 Thông tư số 15/2009/TT – NHNN

15 Thông tư số 13, đã dẫn

Page 20: Nguyen Duc Mau--Thesis Final Version PDF

11

quý (tháng) trước. Theo quy định hiện hành các khoản nợ thuộc nhóm 3, 4 và 5 là nợ xấu

của NHTM (chi tiết xem Phụ lục 2.2.5).

NHNN quy định và giám sát việc phân loại nợ và trích lập dự phòng nhằm bảo đảm

NHTM không bị mất vốn. Đồng thời việc trích lập dự phòng cho các khoản nợ xấu làm

tăng chi phí, từ đó làm giảm lợi nhuận của NHTM. Người gửi tiền được bảo vệ quyền lợi

tốt hơn vì nếu một NHTM có lượng nợ xấu cao, NH đó không thể chia cổ tức. Ngoài năm

nội dung giám sát chính nêu trên, quy định về bảo đảm an toàn hoạt động của NHTM còn

một số nội dung khác, trong đó có hạn chế về kinh doanh bất động sản.

Khung giám sát của NHNN đã được ban hành và liên tục cập nhật, nâng cao nhằm giám

sát tốt hơn nữa hoạt động của các NHTM. Rất nhiều chỉ tiêu giám sát đã gần tiệm cận với

tiêu chuẩn giám sát theo khuyến nghị của Hiệp ước Basel. Về mặt lý thuyết, với mức độ

phát triển hiện tại, nếu các NHTM tuân thủ tốt các quy định hiện hành của khung giám sát

thì an toàn của cả hệ thống NH sẽ được đảm bảo. Tuy nhiên, NHTM phải chịu phí tổn để

tuân thủ khung giám sát và họ có thể có động cơ hình thành các cơ chế để không phải tuân

thủ. SHC là một trong những cơ chế này.

2.3. Vấn đề SHC giữa các NH và giữa DN với NH

2.3.1 SHC trên thế giới

Sở hữu chéo được định nghĩa là doanh nghiệp A sở hữu doanh nghiệp B và ngược lại

doanh nghiệp B sở hữu doanh nghiệp A. Alberto Onetti và Alessia Pisoni (2009) định

nghĩa sở hữu chéo ở Đức là việc các công ty, thuộc lĩnh vực công nghiệp và tài chính, nắm

giữ lâu dài cổ phần của nhau. Theo Scher (2001), sở hữu chéo ở Nhật Bản thường được

hiểu là việc hai hoặc nhiều công ty nắm giữ cổ phần của nhau.

Quan hệ SHC giữa NH và DN có ở nhiều nước trên thế giới và được đúc kết nhiều nhất tại

Đức và Nhật Bản. Trái lại, NH ở các quốc gia như Anh và Mỹ phần nhiều theo định hướng

thị trường nên quan hệ SHC không phổ biến.

Lập luận ủng hộ cho rằng SHC giữa NH và DN làm giảm bất cân xứng thông tin, qua đó

NH có thể hỗ trợ tốt hơn cho doanh nghiệp. Alberto Onetti và Alessia Pisoni (2009) cho

rằng SHC giữa NH, công ty bảo hiểm và các DN lớn và mối quan hệ gần gũi, liên kết giữa

thành viên hội đồng quản trị của các công ty khác nhau là đặc điểm chính của mối quan hệ

NH - DN ở Đức. Mô hình truyền thống này đã hỗ trợ dẫn dắt sự thành công của quá trình

Page 21: Nguyen Duc Mau--Thesis Final Version PDF

12

công nghiệp hóa ở Đức, góp phần tạo nên một nền tảng công nghiệp ổn định. Quan hệ

SHC với các NH đảm bảo cho các DN sự ổn định về sở hữu cùng tính liên tục trong quản

trị doanh nghiệp. Đồng thời SHC cho phép NH nắm giữ quyền lực quan trọng trong các

DN từ đó tạo nên cho NH mạng lưới các mối quan hệ cá nhân, không phải luôn minh bạch,

với một số nhất định các nhà điều hành của các công ty khác nhau.

Tuy nhiên Alberto Onetti và Alessia Pisoni (2009) cũng chỉ ra rằng, do ảnh hưởng của tiến

trình toàn cầu hóa, đang hình thành một xu hướng hoạt động theo định hướng thị trường

của các NH Đức. Xu hướng truyền thống kiểm soát DN thông qua sở hữu chéo, mặc dù

đang giữ vai trò lớn, theo xu thế đang dần giảm đi tầm quan trọng.

Nghiên cứu về SHC ở Nhật Bản có một số đặc thù. Các công ty ở Nhật Bản thường thiết

lập quan hệ chặt chẽ với một NH (gọi là “main bank”). Các NH này cho vay và mua cổ

phần của các doanh nghiệp. Scher (2001) cho thấy hai lý do của việc tồn tại SHC giữa NH

và DN là duy trì mối quan hệ kinh doanh ổn định và duy trì yêu cầu đủ vốn. Mô hình

“main bank” đã đóng một vai trò nhất định trong sự thịnh vượng của kinh tế Nhật Bản kể

từ sau Chiến tranh thế giới 2. Tuy nhiên nghiên cứu của Scher cũng cho thấy mô hình

“main bank” không còn phù hợp từ những năm 1990 do đã góp phần tạo nên hậu quả xấu

cho nền kinh tế Nhật Bản. Cụ thể, do các NH không những thực hiện không tốt vai trò

giám sát các DN liên quan mà còn cấp một lượng tín dụng lớn, kém chất lượng cho các DN

này. Hậu quả là các NH chịu những khoản nợ xấu lớn và bị suy giảm vốn chủ sở hữu.

Thêm vào đó, việc giảm giá cổ phiếu của các DN liên quan mà NH nắm giữ sẽ ảnh hưởng

đến tỷ lệ CAR của các NH theo Hiệp ước Basel. Sau những nỗ lực tái cấu trúc tài chính

sau khủng hoảng, mức độ SHC trong các NH Nhật Bản đã giảm.

Cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1997-1998 cũng đã cho thấy tác động tiêu cực của

SHC tại các quốc gia Đông Á và là một trong những nguyên nhân dẫn đến nợ xấu NH và

sụp đổ tài chính. Claessens, Djankov và Lang (1999) đã xác định rõ mối quan hệ sở hữu tại

các DN lớn ở châu Á với các NCTH về sở hữu chéo. Các DN sở hữu gia đình lớn ở châu

Á đều nắm quyền kiểm soát các NHTM để có thể sử dụng các NH tài trợ cho các dự án của

mình và các công ty có liên quan, đi ngược lại tinh thần các quy định nhằm bảo đảm an

toàn hoạt động.

Page 22: Nguyen Duc Mau--Thesis Final Version PDF

13

2.3.2 SHC ở Việt Nam

Gắn với phạm vi nghiên cứu của luận văn, sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng Việt

Nam được xác định là sở hữu hai chiều giữa NH-NH, giữa DN-NH, giữa nhóm cổ đông và

ngân hàng. Định nghĩa này có thể được coi là sở hữu chéo một cách trực tiếp, nhưng sở

hữu chéo có thể tồn tại một cách gián tiếp. Nếu một nhà đầu tư hoặc một nhóm các nhà đầu

tư hay một doanh nghiệp sở hữu cả ngân hàng A và ngân hàng B thì thực chất ngân hàng A

và ngân hàng B là sở hữu chéo của nhau.

Các hình thức SHC giữa NH-NH và giữa DN-NH ở VN được luận văn khái quát và minh

hoạ bằng ba sơ đồ sở hữu để sử dụng làm khung phân tích. Đó là SHC giữa NHTMNN và

DNNN, giữa các NHTMCP và giữa DN và NH.

2.3.2.1 SHC giữa NHTMNN và DNNN

Hình 2.2 SHC giữa NHTMNN và DNNN

Nguồn: Tác giả tự vẽ

Hình 2.2 minh họa việc DNNN và các NHTMNN có cùng chủ sở hữu. Điều này sẽ tạo

xung đột trong các quyết định của Chính phủ trong việc giám sát hoạt động của

NHTMNN. Một mặt NHTMNN phải tuân thủ khung giám sát để đảm bảo an toàn hoạt

CHÍNH PHỦ

Bộ Tài chính NHNN

DNNN NHTMNN

Sở hữu Sở hữu Quản lý Tái

cấp

vốn

Cho vay chỉ định

Cho vay quan hệ Giám sát

Page 23: Nguyen Duc Mau--Thesis Final Version PDF

14

động. Mặt khác, NHTMNN phải chịu sự chỉ đạo của Chính phủ trong việc cho vay các dự

án của các DNNN.

Là chủ sở hữu của NH, Chính phủ phải góp đủ vốn cho NHTMNN nhằm đáp ứng quy định

về an toàn vốn. Tuy nhiên NHNN, một cơ quan của Chính phủ, lại là người giám sát việc

thực hiện tuân thủ quy định này.

Tình huống thường gặp về việc NHTMNN không tuân thủ khung giám sát liên quan đến

quy định về dư nợ tín dụng tối đa cấp cho một khách hàng. Thực tế cho thấy những khoản

cho vay, đầu tư của NHTMNN vào DNNN vượt tỷ lệ vừa nêu sẽ được trình lên Chính phủ

và thường được phê duyệt. Khung giám sát trong trường hợp này không có nhiều hiệu lực.

Vì thực hiện theo chỉ đạo nên các khoản cấp tín dụng chỉ định cho DNNN sẽ tạo động cơ

cho NHTMN không báo cáo đầy đủ về nợ xấu liên quan đến các khoản vay của DNNN.

Sở hữu chéo giữa NHTMNN và DNNN cũng làm vô hiệu hoá quy định của khung giám

sát về thanh khoản. Bởi vì NHTMNN luôn có một tâm lý ỷ lại lớn (moral hazard) khi biết

rằng nếu mất thanh khoản NHTMNN sẽ luôn được Chính phủ chỉ đạo NHNN cho vay tái

cấp vốn để giải cứu.

Việc không tuân thủ khung giám sát của NHTMNN để lại hậu quả sau cùng là Chính phủ

phải dùng tiền đóng thuế của dân, những người uỷ quyền cho Chính phủ, giải cứu các

NHTMNN.

2.3.2.2 SHC giữa các NHTMCP

Về mặt lý thuyết, SHC giữa các NHTMCP được minh hoạ bằng Hình 2.3.

Page 24: Nguyen Duc Mau--Thesis Final Version PDF

15

Hình 2.3 SHC giữa hai NHTM

Nguồn: Tác giả tự vẽ

Phân tích về SHC giữa NH A và NH B cho thấy tác động tiêu cực gây nên tổn thất cho các

cổ đông thiểu số, người gửi tiền và cho toàn xã hội.

Một hoặc một nhóm cổ đông sở hữu cổ phần chi phối NH A yêu cầu NH A góp vốn hoặc

mua cổ phần lớn của NH B. Do nắm cổ phần lớn ở NH B, NH A có thể cử người vào hội

đồng quản trị (HĐQT) hay hỗ trợ nhân sự cao cấp tham gia điều hành. Do mối quan hệ

chặt chẽ giữa cổ đông của NH A và NH B, xuất hiện các hành động rủi ro. NH B cho vay

hoặc mua cổ phần của các công ty do cổ đông lớn của NH A sở hữu hoặc có liên quan.

Bằng sở hữu chéo, các NHTM đã không vi phạm các quy định về các hạn chế nhằm bảo

đảm an toàn hoạt động của NHTM. Đó là các quy định về những trường hợp không được

cấp tín dụng, hạn chế cấp tín dụng, giới hạn cấp tín dụng và quy định về giới hạn góp vốn,

mua cổ phần.

Đồng thời, theo lộ trình tăng vốn điều lệ của các NH theo quy định Nghị định 141 của

Chính phủ, cổ đông của NH A có thể vay vốn từ NH B để góp vốn vào NH mình đang sở

hữu. Việc đi vay để góp vốn vào các NHTM làm cho khung giám sát về vốn tự có tối thiểu

mất hiệu lực. Vì việc làm này nếu xảy ra phổ biến sẽ tạo nên việc tăng vốn ảo trong toàn hệ

thống NH. Các NHTM đã tăng vốn điều lệ nhưng năng lực tài chính không được nâng cao

tương ứng như mục tiêu đặt ra của chính sách.

Cổ đông lớn

Ngân hàng A

Cổ đông thiểu

số

Người gửi tiền

Ngân hàng B

Cổ đông thiểu

số

Người gửi tiền

Sở

hữu

Sở hữu

NHNN

Giám

sát

Tái

cấp

vốn

Cho vay

Page 25: Nguyen Duc Mau--Thesis Final Version PDF

16

Tổn thất, thiệt hại của các hoạt động lách luật trên sẽ lần lượt được phân tích sau đây. NH

A đầu tư mua cổ phần của NH khác không vì lợi ích của cổ đông mà vì lợi ích của các cổ

đông lớn của NH A làm thiệt hại đến các cổ đông thiểu số của NH. NH B thực hiện hành

động rủi ro là cho vay, đầu tư do quan hệ hoặc chỉ định. Khi rủi ro xảy ra, khoản cho vay

hay đầu tư bị lỗ, gây mất vốn. NH B khó khăn về thanh khoản. Mức độ thiệt hại của các

khoản cho vay hay đầu tư ngày càng lớn, NH B sẽ mất thanh khoản. Do Chính phủ không

muốn để các NH phá sản, NHNN sẽ phải tái cấp vốn cho NH B.

2.3.2.3 SHC giữa các NH và doanh nghiệp

Sở hữu chéo giữa NHTMCP và DN được minh hoạ tại Hình 2.4

Việc sở hữu một DN đang nắm cổ phần lớn tại NH C giúp cho cổ đông lớn của DN D hoặc

DN có liên quan của cổ đông này có thể nhận được khoản vay, đầu tư từ NH C không trái

với quy định của pháp luật. Trường hợp cổ đông này trực tiếp nắm cổ phần của NH, các

quyết định cho vay hay đầu tư của NH C sẽ không thực hiện được hoặc bị hạn chế, giám

sát chặt chẽ.

Thêm vào đó với khoản tín dụng được cấp bởi NH mà mình sở hữu, cổ đông có thể dùng

vốn vay để góp vốn lại vào chính NH hoặc vào NH khác. Việc này tạo nên việc tăng vốn

ảo trong hệ thống NH.

Hình 2.4 SHC giữa NH – doanh nghiệp

Nguồn: Tác giả tự vẽ

Cổ đông lớn

Doanh nghiệp D Ngân hàng C

Sở

hữu

Sở hữu

NHNN

Giám

sát

Tái

cấp

vốn

Cho vay

Page 26: Nguyen Duc Mau--Thesis Final Version PDF

17

Hình 2.2, Hình 2.3 và Hình 2.4 đã minh họa về mặt lý thuyết cách thức các NHTM, bằng

SHC, lách qua các quy định của khung giám sát. Như vậy về mặt lý thuyết SHC sẽ giúp:

- NHTM tăng vốn ảo, vô hiệu hóa các quy định về vốn pháp định của các NHTM;

- NHTM cấp vốn cho người có liên quan, từ đó vô hiệu hóa quy định về giới hạn tín dụng;

- NHTM vẫn có thể tham gia đầu tư chứng khoán vì vậy vô hiệu hóa quy định giới hạn đầu

tư, góp vốn cổ phần nhằm tách bạch hoạt động NH đầu tư ra khỏi hoạt động của NH

thương mại;

- NHTM có thể chuyển các khoản nợ xấu thành tài sản có khác thông qua việc chuyển nợ

xấu sang các công ty con, công ty liên kết. Từ đó vô hiệu hóa quy định về báo cáo chất

lượng tín dụng và trích dự phòng rủi ro.

Nói tóm lại, chương này đã thiết lập khung phân tích đi từ lý thuyết ủy quyền - thừa hành.

NHTM là loại hình DN có xung đột lợi ích về ủy quyền - thừa hành lớn nhất và do vậy đòi

hỏi Nhà nước phải áp đặt một khung giám sát để đảm bảo hoạt động an toàn và hạn chế các

xung đột này. Việc tuân thủ khung giám sát là để đảm bảo lợi ích cho cả nền kinh tế,

nhưng lại tạo ra chi phí tuân thủ cho riêng các NHTM. Vì vậy các NHTM có động cơ hình

thành cấu trúc SHC để lách các quy định này. Chương 3 sẽ sử dụng số liệu thống kê và các

NCTH để thiết lập bức tranh tổng thể về SHC và phân tích những tác động tiêu cực của

SHC theo khung phân tích đã thiết lập ở Chương 2.

Page 27: Nguyen Duc Mau--Thesis Final Version PDF

18

CHƯƠNG 3

SỞ HỮU CHÉO CỦA NHTM VIỆT NAM VÀ TÁC ĐỘNG

Chương này sẽ trình bày hiện trạng cấu trúc sở hữu của NHTM VN và phân tích tác động

của cấu trúc này đến việc tuân thủ các quy định bảo đảm an toàn hoạt động.

3.1 Thực trạng cấu trúc sở hữu của các NHTM

3.1.1 Sở hữu chéo của các NHTMNN

Ngoại trừ NH Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn VN (Agribank), cả bốn NHTMNN còn

lại đã thực hiện cổ phần hóa với tỷ lệ nắm giữ của Nhà nước lần lượt là 77,1% NH Ngoại

thương VN (VCB), 80,3% NH Công thương VN (CTG), 95,8% NH Đầu tư và Phát triển

VN (BIDV). NH Phát triển Nhà Đồng bằng Sông Cửu Long (MHB) do chưa hoàn thành

các thủ tục đăng ký sau khi phát hành đại chúng (IPO) nên vẫn chưa thực sự trở thành

NHTMCP. Hình 3.1 trình bày cấu trúc SHC của các NHTMNN.

Là NHTMNN đầu tiên cổ phần hóa, VCB hiện nắm giữ 5,3% cổ phấn của NHTMCP Sài

Gòn Công thương (Saigon Bank), 8,2% cổ phần của NHTMCP Xuất Nhập Khẩu VN

(Eximbank), 11% cổ phần của NHTMCP Quân Đội (MB) và 5,1% cổ phần của NHTMCP

Phương Đông. Trước đó, trong năm 2010 VCB đã bán toàn bộ 50% cổ phần trong NH

Liên doanh ShinhanVina.

Cũng nắm giữ cổ phần tại Saigon Bank là CTG với tỷ lệ là 11%, đồng thời NH này còn sở

hữu 50% cổ phần tại NH Liên doanh Indovina. BIDV có cổ phần tại ba NH liên doanh với

tỷ lệ lần lượt là 50% cổ phần của NH Liên doanh VID Public, 50% cổ phần của NH Liên

doanh Việt Lào và 51 % cổ phần của NH Liên doanh Việt Nga. Agribank nắm giữ 15% cổ

phần của NHTMCP Hàng Hải (MSB) thông qua Công ty Chứng khoán Agribank. Đồng

thời, Agribank còn có 34% cổ phần tại NH Liên Doanh Việt Thái (Vinasiam Bank).

Hình 3.1 cũng cho thấy các NHTMNN chỉ sở hữu một số NHTMCP hoặc NH liên doanh và

một số NHTMNN được sở hữu bởi các NH nước ngoài. Khác với nhiều NHTMCP, trong

nhiều trường hợp, ví dụ VCB sở hữu Eximbank là do Chính phủ sử dụng NHTMNN để giải

cứu NHTMCP gặp khó khăn. Vấn đề chính ở đây (sẽ được phân tích trong mục 3.2 của

Chương 3) là việc vừa được Nhà nước sở hữu, vừa được Nhà nước giám sát là nguyên nhân

khiến các NHTMNN không tuân thủ khung giám sát nhằm bảo đảm an toàn hoạt động.

Page 28: Nguyen Duc Mau--Thesis Final Version PDF

19

Hình 3.1 Cơ cấu sở hữu của các NHTMNN

NH Công Thương

VN

(Vietinbank)

NH Đầu tư Phát

triển VN

(BIDV)

NH NN&PTNT VN

(Agribank)

NH

Ngoại thương VN

(Vietcombank)

NH

Eximbank

8,2%

NH

Quân Đội

11%

NH Sài Gòn -

Công

Thương9

NH

Phương

Đông

NH Hàng Hải

(Maritime

Bank)

5,1%

11%

15%

NH

Indovina

NH

Vinasiam

NH LD

Việt-Nga

NH

Việt-Lào

NH

VID Public

Mizuho

15%

50%50%51%

IFC

6,7%

34%

NH PT Nhà

ĐBSCL

(MHB)

50%

Nhà nước

80,3% 95,8% 100% 77,1%100%

5,3%

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Báo cáo tài chính, Báo cáo thường niên, Bản cáo bạch, công văn giải trình của các 5 NHTMNN trong những năm 2010 – 2012

Page 29: Nguyen Duc Mau--Thesis Final Version PDF

20

3.1.2 SHC giữa DNNN và NHTM

Hình 3.2 trình bày cấu trúc SHC giữa các DN và NH. Hình vẽ cho thấy hầu hết các tập

đoàn và tổng công ty nhà nước lớn đều sở hữu NH. NH Quân Đội (MB) được sở hữu bởi

các cổ đông Nhà nước là Tập đoàn Viễn thông Quân Đội (Viettel) (10%), Tổng công ty

Tân Cảng Sài Gòn (5,7%) và Tổng công ty Trực thăng VN (7,2%).

MSB thuộc sở hữu của Agribank (15%), Tổng công ty Hàng Hải (Vinalines) (5,3%), Tập

đoàn Bưu chính Viễn thông VN (VNPT) (12,5%). Đồng thời VNPT còn sở hữu 6% của

NHTMCP Tiết Kiệm Bưu Điện Liên Việt (LVB) và nắm giữ 6,1% cổ phần của NH Đông

Nam Á (SeABank).

Hình 3.2 cũng cho thấy Tập đoàn Dầu khí giữ cổ phần của NH Đại Dương (20%). Tập

đoàn Than Khoáng sản VN và Tập đoàn Cao su VN đều sở hữu 9,3% NH Sài Gòn Hà Nội,

trong khi Tập đoàn Dệt may thì sở hữu 13,2% NH Nam Việt.

Tập đoàn Điện lực VN thì nắm giữ 25,4% cổ phần của NH An Bình.

Tập đoàn Bảo Việt nắm cổ phần chi phối 52% ở NH Bảo Việt. Tương tự là Tổng công ty

Xăng dầu VN nắm 40% cổ phần của NH Xăng dầu.

Hình 3.3 cho thấy một số cơ quan Đảng hoặc Ủy ban Nhân dân cũng sở hữu NH dù trực

tiếp hay gián tiếp. Sơ đồ cho thấy có đến 4 NHTM thuộc sở hữu của Thành uỷ TPHCM là

Việt Á, Phương Đông, Đông Á và Sài Gòn Công Thương.

Page 30: Nguyen Duc Mau--Thesis Final Version PDF

21

Hình 3.2 SHC giữa DNNN và NHTM

Ghi chú: Khung tô đậm là DNNN

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Báo cáo tài chính, Báo cáo thường niên, Bản cáo bạch (IPO, phát hành trái phiếu,

tăng vốn), Báo cáo Đại hội cổ đông (Báo cáo của Ban Tổng giám đốc, Báo cáo của Ban Kiểm soát, Báo cáo

của Hội đồng quản trị), thông tin trên trang web của các NH nêu trên, và các trang báo điện tử khác như:

Cafef.vn; Gafin.vn.

NH No&PTNT VN

(Agribank)

NH Ngoại

thương VN

(Vietcombank)

NH

ACB

NH

Quân Đội

11%

NH

Bảo Việt

NH Hàng Hải

(Maritime Bank)8,9%

15%3

NH

An Bình

NH Kỹ Thương

(Techcombank)

NH

Tiên Phong

NH Bưu Điện

Liên Việt

NH

Sài Gòn - Hà Nội

NH

Nam Việt

EVN 25,4%

Bảo Việt

52%

Viettel

10%

TKV

13,2%TĐ

Dệt May VN

VNPT

12,5%

6%11

NH

Đại Dương

9,3%

Petro

Việt Nam

20%

FPT16,9%

NH Dầu Khí

Toàn Cầu

3,2%13

5,8%12

NH Xăng Dầu

PetrolimexPetrolimex40%

Maybank 20%Gemadept

8,4%

Cao Su VN

9,3%

HSBC

19,6%

Masan

19,7%

VN Airlines

2,7%

Him Lam

9,9%Trực thăng

VN

7,2%

Tân Cảng

SG5,7%

Geleximco 8,3%

NH

Đại Á10,8%

NH Phát triển

Mê Kông

10,2%

Tín Nghĩa 14,4%16

XSKT

Đồng Nai

5,8%

NH Đông Nam Á

(SeABank)

Société

Générale

20%

6,1%10

1,5%14

Vinalines

5,3%4

2,4%

Vinamilk8%

7,1%10

Vinare10%

TĐ Đại

Dương

20%TĐ

T&T

6,9%

Năng

Lượng SG-

Bình Định

11,9%

SSI

10%

Temasek

Holdings

15%

Eurowindow

Holding

7,2%17

NH

Phương Tây9,8%

9,9%

Doji 20%

CMC

Page 31: Nguyen Duc Mau--Thesis Final Version PDF

22

Hình 3.3 Thành ủy và UBND TP.HCM sở hữu NHTM

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Báo cáo tài chính, Báo cáo thường niên, Bản cáo bạch (phát hành đại chúng lần

đầu - IPO, phát hành trái phiếu, tăng vốn), Báo cáo Đại hội cổ đông (Báo cáo của Ban Tổng giám đốc, Báo

cáo của Ban Kiểm soát, Báo cáo của Hội đồng quản trị), trang web của các NH nêu trên, và các trang báo

điện tử khác như: Cafef.vn, Gafin.vn

NH Công

Thương VN

(Vietinbank)

NH Ngoại

thương VN

(Vietcombank)

NH

Eximbank

8,2%

NH Sài Gòn -

Công Thương9 5,3%

NH

Việt Á9%

NH

Phương Đông

NH

Đông Á

4,7%

11%

T.Ủy

TPHCM & cty

liên quan

12,8%

63,6%

BNP Paribas20%

15,3%

NH PT Nhà

TPHCM

(HDBank)

Sovico

40%HFIC 4%

SJC

2,1%

PNJ 7,7%

12%

6,7%

Page 32: Nguyen Duc Mau--Thesis Final Version PDF

23

Hình 3.4 Cơ cấu SHC giữa ACB, Eximbank, Sacombank và một số NHTMCP nhỏ

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Báo cáo tài chính, Báo cáo thường niên, Bản cáo bạch (IPO, phát hành trái phiếu, tăng vốn), Báo cáo Đại hội cổ đông (Báo cáo của Ban Tổng

giám đốc, Báo cáo của Ban Kiểm soát, Báo cáo của Hội đồng quản trị), trang web của các NH nêu trên, và các trang báo điện tử khác như: Cafef.vn, Gafin.vn

NH Ngoại

thương VN

(Vietcombank)

Eximbank ACB

8,2%

Sacombank 20%

NH

Việt Á

9%Standard

Chartered

Sumitomo

15%

Dragon

Capital

20%

NH

Đại Á10,8%

NH

VN Thương Tín10%

NH

Phương NamUnited

Overseas Bank

Tín Nghĩa

14,4%

XSKT

Đồng Nai

5,8%

6,8%

SJC

15%

Vina

Capital

5,0%2,1%

GĐ ĐVT và công

ty liên quan (SCR,

TTC, BTN, NHS)

13,4%

Connaught

Investors

7,3%

6,7%

NH

Kiên Long6,1%

10,3%

CTCP ĐT

Sài Gòn Exim5,2%

11%

CTCP ĐT

Á Châu

CTCK ACB

CTCK

Phương Nam

CT Vàng

Bạc ĐQ

Phương Nam

100%

10,75%

7%

General-

exim1.05%

1,89%

CTCP ĐT &

PT Sài Gòn

10%

CTCP BĐS

Exim

10%

Page 33: Nguyen Duc Mau--Thesis Final Version PDF

24

3.1.3 SHC giữa NH với NH và giữa DN với NH trong các NHTMCP.

Hình 3.2 cũng minh họa cấu trúc SHC giữa các DN ngoài nhà nước với NH và giữa các

NH với nhau.

Ví dụ MSB, ngoài việc nắm giữ 8,9% cổ phần tại MB, còn sở hữu 11,2% NHTMCP Phát

triển Mê Kông (MD Bank).

Trong khi đó NHTMCP Kỹ Thương (Techcombank) được sở hữu bởi hai Tập đoàn là

Masan (7,2%), Eurowindow (19,7%) và ngân hàng HSBC (19,6%). Còn hai NH Nam Việt

và Phương Tây có cùng chủ sở hữu là Công ty Cổ phần Năng lượng Sài Gòn Bình Định.

Tập đoàn Tín Nghĩa và Công ty xổ số kiến thiết Đồng Nai cùng sở hữu NH Đại Á với tỷ lệ

lần lượt là 14,4% và 5,8%.

So với các NHTMNN, cấu trúc sở hữu của các NHTMCP phức tạp hơn và vì vậy khó biết

được chủ sở hữu sau cùng. Tuy nhiên cấu trúc sở hữu của các NH Eximbank, NHTMCP

Sài Gòn Thương Tín (Sacombank - STB) và NHTMCP Á Châu (ACB) có mức độ phức

tạp hàng đầu.

3.1.4 SHC của ACB, Eximbank và STB

Hình 3.4 đã minh họa việc ACB, Eximbank và NH TMCP Phương Nam sở hữu STB thông

qua các công ty liên quan.

ACB, Eximbank và STB là ba NHTM hàng đầu, có cổ phiếu đều đã được niêm yết trên sàn

giao dịch chứng khoán và được thị trường xem là các trường hợp khá minh bạch.

Eximbank, qua công ty Công ty cổ phần Đầu tư Sài Gòn Exim, sở hữu 5,2% STB. Tương

tự là NH Phương Nam thông qua các công ty liên quan là Công ty Chứng khoán Phương

Nam và Công ty Vàng bạc Đá quý Phương Nam để sở hữu STB.

Phức tạp hơn, ACB sở hữu 5% Sacombank thông qua Công ty cổ phần Đầu tư Tài chính

Sài Gòn Á Châu. Ngoài ra, ACB còn sở hữu 20% Eximbank và nhiều NHTMCP khác là

Việt Nam Thương tín (10%), Đại Á (10,8%), Kiên Long (6,1%), thông qua Công ty Chứng

khoán NH Á Châu – ACBS.

Như đã miêu tả trên, hiện trạng SHC giữa các NH cũng như giữa DN và NH rất phức tạp.

Nhờ SHC mà các NHTM đã lách qua khung giám sát của NHNN. Phần tiếp theo của

chương này sẽ lần lượt trình bày tác động tiêu cực của vấn đề SHC tới việc tuân thủ các

quy định bảo đảm an toàn hoạt động.

Page 34: Nguyen Duc Mau--Thesis Final Version PDF

25

3.2 Tác động của SHC tới việc không tuân thủ giám sát của các NHTM

3.2.1 Vấn đề không tuân thủ khung giám sát của các NHTMNN

Như đã chỉ ra trong Chương 2, việc Chính phủ vừa là đại diện chủ sở hữu NHTMNN-

người phải tuân thủ, đồng thời cũng là người giám sát sẽ dẫn tới việc khung giám sát mất

hiệu lực.

Quy định về CAR là ví dụ đầu tiên về hiệu lực của khung giám sát đối với NHTMNN.

Theo quy định hiện hành,16

CAR của các NHTM tối thiểu phải đạt 9%. Nhưng tỷ lệ này

của CTG chỉ là 8% và của Agribank thậm chí chỉ đạt mức 6,1%17

tại thời điểm tháng 12

năm 2010. Sang năm 2011, CAR của CTG là 10,6%, CAR của Agribank là 6,8%18

. Khi

một NHTM không đảm bảo được tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu thì NHNN sẽ buộc NH này

hoặc phải tăng vốn chủ sở hữu hoặc phải hạn chế tăng trưởng tổng tài sản, thay đổi cơ cấu

tài sản theo hướng tăng tỷ trọng tài sản an toàn hoặc kết hợp tất cả các điều chỉnh trên. Tuy

nhiên, đối với vi phạm nêu trên của các NHTMNN, NHNN không làm bất cứ điều gì.

Do Chính phủ là chủ sở hữu của DNNN đồng thời lại là cổ đông chi phối của các

NHTMNN, quy định hiện hành về giới hạn tín dụng19

với một khách hàng sẽ mất hiệu lực.

Khi phải cấp tín dụng cho một khách hàng vượt quá 15% vốn tự có của mình thì

NHTMNN sẽ xin phê duyệt của Chính phủ và NHNN để được phép không phải tuân thủ

quy định này. Hình 3.5 minh hoạ việc các NHTMNN cấp tín dụng vượt 15% vốn tự có cho

Dự án thuỷ điện Huội Quảng (Sơn La) của Tập đoàn điện lực VN (EVN). EVN cùng 3

NHTMNN là VCB, BIDV và Agribank đều thuộc sở hữu nhà nước. Vì vậy, Chính phủ chỉ

định các NH này cho vay dự án của EVN. Do quy mô dự án quá lớn nên Chính phủ cho

phép các NH cho vay vượt 15% vốn tự có. Để cho vay 1 khách hàng 10.500 tỷ đồng, vốn

tự có của NH phải đạt 70.000 tỷ đồng, trong khi tại VN chưa có NHTM nào vốn tự có đạt

trên 30.000 tỷ đồng.

16

Thông tư 13 có hiệu lực từ tháng 10 năm 2010, đã dẫn 17

Stoxplus 15 Sep 2011, Vietnamese Banks A Helicopter View – Issue 2 18

Stoxplus 30 Mar 2012, Vietnamese Banks A Helicopter View – Issue 3 19

Luật các tổ chức tín dụng - Điều 128 khoản 1: Tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng

không được vượt quá 15% vốn tự có của NHTM.

Page 35: Nguyen Duc Mau--Thesis Final Version PDF

26

Hình 3.5 SHC giữa NHTMNN và DNNN

Nguồn: Công ty CP Đầu tư và Phát triển Bình Minh (2009)

Việc hạn chế tín dụng cấp cho một khách hàng là một thông lệ giám sát quốc tế nhằm bảo

vệ các NH khỏi nguy cơ phá sản do hậu quả của việc cấp tín dụng quá lớn cho một dự án

không hiệu quả hoặc một khách hàng vay vốn phá sản. Đây là một khung giám sát quan

trọng mà các NHTM luôn phải tuân thủ nghiêm chỉnh. Vi phạm khung giám sát sẽ dẫn đến

hậu quả là các khoản nợ xấu về sau mà NH phải gánh chịu. Vinashin là một minh chứng.

Với sự cho phép của Chính phủ, riêng BIDV đã cho Vinashin vay tới 6600 tỷ đồng vượt

15% vốn tự có của ngân hàng20

. Hiện tổng dư nợ của Vinashin tại BIDV là 5000 tỷ (sau

khi chuyển qua Vinalines 1600 tỷ). Với tổng dư nợ này, BIDV phải trích dự phòng rủi ro

tới 4500 tỷ (dự kiến 1500 tỷ trong năm 2011 và 3000 tỷ trong năm tiếp theo), tương đương

90% tổng giá trị khoản nợ.21

Hơn thế nữa, NHTMNN được phép “treo” các khoản nợ xấu

này thay vì phải công bố chính thức là nợ xấu trong báo cáo tài chính và còn được trích lập

dự phòng rủi ro tùy theo khả năng tài chính.

Dư nợ cho vay của các DNNN lớn hiện đã lên tới 415.347 tỷ đồng tương đương 16,9% dư

nợ cả nước, trong đó dư nợ của 12 Tập đoàn kinh tế Nhà nước là 218.000 tỷ đồng.22

Chỉ

riêng một Vinashin không trả được nợ vay đã làm 38 NH chủ nợ gặp khó khăn,23

trong đó

HBB đã phải sáp nhập vào NH TMCP Sài Gòn Hà Nội (SHB).24

Vì vậy, để đảm bảo an

20

Theo Báo cáo tài chính BIDV năm 2011, tại thời điểm 31/12/2011 vốn của BIDV là 24000 tỷ đồng 21 Tú Uyên-Minh Đức (2011). 22

An Huy (2012). 23

Minh Đức (2010). 24

Nhật Minh (2012).

Cho vay tối

đa 13.314 tỷ

đồng

Cho vay tối đa

12.486 tỷ đồng

Nhà nước

Agribank BIDV VCB EVN

Dự án thủy điện

Huội Quảng

Cho vay tối đa

10.530 tỷ đồng

Chủ đầu tư dự

án

Page 36: Nguyen Duc Mau--Thesis Final Version PDF

27

toàn hoạt động cho các NHTMNN cũng như toàn hệ thống NH, các quy định bảo đảm an

toàn hoạt động phải được các NH tuân thủ.

Cho vay theo chỉ định của Chính phủ, hình thành một tâm lý ỷ lại tại các NHTMNN. Các

NH này nếu có khó khăn về thanh khoản sẽ dễ dàng được NHNN hỗ trợ bằng việc cho vay

tái cấp vốn. Như vậy cùng với giới hạn về cấp tín dụng và vốn, khung giám sát về thanh

khoản và nợ xấu cũng đã bị vô hiệu hoá do mối quan hệ SHC giữa NHTMNN và DNNN.

Điều này cho thấy NHNN, khi ban hành khung giám sát, đã có hướng mở cho một số ngoại

lệ không tuân thủ và các giao dịch của NHTMNN chiếm số lượng không nhỏ.

Xét ở khía cạnh khác, việc được sở hữu bởi nhà nước đã giúp cho các NHTMNN không

phải tuân thủ khung giám sát. Do đó các NH này không nhất thiết phải sở hữu các NHTM

khác để lách luật.

3.2.2 Vấn đề không tuân thủ khung giám sát của các NHTMCP

Như đã đề cập trong khung phân tích tại Chương II, sau đây là những NCTH về các

NHTMCP để chứng minh cho tác động của SHC tới việc không tuân thủ khung giám sát.

3.2.2.1 Trường hợp ACB

Hình 3.4 tại phần 3.1.3 đã cho thấy ACB có cấu trúc SHC khá phức tạp với nhiều

NHTMCP khác. Thông tin công bố cho biết ACB đang nắm giữ cổ phần tại ba NHTMCP:

10,82% của Đại Á, 6,13% của Kiên Long và 10% của Việt Nam Thương Tín (VietBank).

Với tỷ lệ nắm giữ tuân thủ đúng quy định hiện hành này, dường như ACB chỉ là cổ đông

lớn chứ không phải là cổ đông chi phối tại các NH này. Đi sâu hơn vào nhân sự của HĐQT

hoặc BKS của ba NH này, Hình 3.7 sẽ cho ta thêm một số thông tin. Tại NHTMCP Kiên

Long, tỷ lệ sở hữu tuy không cao nhưng ACB lại có hai ghế thành viên HĐQT của Kiên

Long (một là Kế toán trưởng và một là Phó TGĐ của ACB). Ngoài phần nắm giữ được

công bố (10%) thì vợ của một thành viên sáng lập-cổ đông lớn của ACB, là thành viên

HĐQT và đang nắm giữ 4,99% cổ phần của NH Việt Nam Thương Tín. Phó Chủ tịch

HĐQT kiêm Tổng giám đốc của VietBank từng làm việc lâu năm và đã giữ vị trí quan

trọng tại ACB.

Tại NH thứ ba - NHTMCP Đại Á, ACB chỉ nắm giữ 10,82% cổ phần. Tuy nhiên ông Đỗ

Minh Toàn, Phó Tổng giám đốc ACB, lại sở hữu 4,32% % cổ phần của Đại Á và ông

Nguyễn Văn Hòa, kế toán trưởng ACB, thì nắm giữ 4,38% cổ phần của Đại Á. Thực chất

ACB nắm giữ 19,52% cổ phần của Đại Á. Đến 2010, ông Toàn vẫn là thành viên HĐQT

Page 37: Nguyen Duc Mau--Thesis Final Version PDF

28

và ông Hòa là thành viên Ban kiểm soát HĐQT (BKS) của NH Đại Á. Như vậy, ACB thực

sự có ảnh hưởng với NH Đại Á bằng việc nắm giữ tỷ lệ cổ phần chi phối (19,52%) và có

hai thành viên Ban điều hành (của ACB) tham gia HĐQT và BKS của NH Đại Á.

Hình 3.6 ACB đầu tư cho ACBS thông qua NH Đại Á

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Báo cáo tài chính 2010 của NH Đại Á. (Xem thêm thông tin tại Phụ lục 4 về sở

hữu của ACB đối với Đại Á)

Nắm giữ 19,52% cổ phần

Đầu tư trái phiếu: 700 tỷ đồng

Sở hữu

100%

Đầu tư trái phiếu: 1000 tỷ đồng

ACB

ACBS

Đại Á Bank

Page 38: Nguyen Duc Mau--Thesis Final Version PDF

29

Hình 3.7 SHC giữa ACB và 3 NHTMCP: Đại Á, Kiên Long và Việt Nam Thương Tín

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ: Báo cáo tài chính, Báo cáo thường niên, báo chi và các công bố thông tin của các NH (chi tiết xem Phụ lục 4)

P.TGĐ

TV.BKS

4.38% 4,99%

Nguyên Phó chủ tịch

Kế toán

trưởng

10%

Chủ tịch Phó chủ tịch

TV.HĐQT

4.32%

TV.

HĐQT

6.13%

TV.HĐQT

TV. HĐQT

TV.HĐQT

Cổ đông sáng lập

TGĐ

Phó CT.HĐQT

P.TGĐ

1. CEO-ACB-AMC

2. Trưởng phòng

10.82%

Hội đồng sáng lập

Hội đồng quản trị

ACBS Công ty liên

quan

VietBank Kiên Long Bank Đại Á Bank Khác

Trần Mộng Hùng Nguyễn Đức Kiên

Đỗ Minh

Toàn

Nguyễn Văn

Hoà

ACB

Bùi Tấn Tài Nguyễn Duy

Hưng

Đặng Ngọc

Lan

Page 39: Nguyen Duc Mau--Thesis Final Version PDF

30

Bằng cấu trúc SHC nhưng không trái quy định hiện hành, ACB có ảnh hưởng lớn đến các

NH mà họ đang nắm giữ. Hình 3.6 cho biết trong năm 2010, ACB đã đầu tư 1000 tỷ đồng

trái phiếu của NH Đại Á rồi Đại Á mua 700 tỷ đồng trái phiếu của Công ty chứng khoán

ACB (ACBS). Như vậy, thực tế là ACB đã tài trợ 700 tỷ đồng cho ACBS. Về bản chất, các

khoản đầu tư trái phiếu này là các khoản tín dụng, vì danh mục trái phiếu này không được

niêm yết và giao dịch trên thị trường, đồng thời trái chủ - NH Đại Á cũng trình bày trong

báo cáo tài chính của mình rằng sẽ nắm giữ các khoản đầu tư này cho đến khi đáo hạn.

Thông qua sự thiếu vắng quy định cụ thể đối với các khoản đầu tư trái phiếu DN của

NHTM, ACB đã làm sai tinh thần khung giám sát của NHNN trong việc không cho phép

NHTM cấp tín dụng cho công ty con hoạt động kinh doanh chứng khoán.

Nếu ACB không có SHC với NH Đại Á, giao dịch cho vay ACBS không thể thực hiện

được hoặc phải lách theo cách khác. Bằng SHC, ACB đã vô hiệu được quy định không cho

phép NHTM cấp tín dụng cho công ty con hoạt động kinh doanh chứng khoán.

Một điểm khác biệt về Hội đồng quản trị (HĐQT) của ACB so với nhiều HĐQT của các

NHTMCP khác là các cổ đông lớn như ông Trần Mộng Hùng và ông Nguyễn Đức Kiên

không tham gia HĐQT, dù cả hai đều là cổ đông sáng lập và đang nắm giữ một lượng lớn

cổ phiếu ACB. Thay vào đó, các cổ đông này là thành viên Hội đồng sáng lập ACB. Như

vậy nếu muốn ACB có thể cho cả hai cổ đông lớn này vay vốn, vì pháp luật hiện hành chỉ

quy định NHTM không được cấp tín dụng cho thành viên HĐQT25

.

Như vậy, tương tự như cách ACB cấp tín dụng cho ACBS, nếu ACB có cho hai cổ đông

nêu trên vay vốn thì giao dịch này cũng không trái luật. Và như vậy khung giám sát đã bị

vô hiệu hoá.

3.2.2.2 Tình huống NHTMCP An Bình (ABB)

ABB là một tình huống nữa minh hoạ cho tác động tiêu cực của sở hữu chéo. Một điểm

đáng chú ý ở đây là SHC giữa một NHTMCP và một DNNN.

ABB có hai cổ đông lớn là Tập đoàn điện lực VN (EVN) và Công ty cổ phần xuất nhập

khẩu tổng hợp Hà Nội (Geleximco). Theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng, NHTM

không được cấp tín dụng cho cổ đông là pháp nhân có đại diện góp vốn. Hai cổ đông trên

25

Luật Tổ chức tín dụng 2010, Điều 126 khoản 1

Page 40: Nguyen Duc Mau--Thesis Final Version PDF

31

của ABB đều cử đại diện tham gia HĐQT của ABB. Đại diện của Geleximco (Ông Vũ

Văn Tiền) là Chủ tịch HĐQT và các đại diện của EVN (Ông Nguyễn Văn Hội và ông Đào

Duy Hưng) là thành viên HĐQT của ABB. Tuy nhiên, giống như trường hợp ACB, thông

qua việc đầu tư trái phiếu, ABB đã tài trợ cho cả hai pháp nhân là cổ đông của NH. Theo

Hình 3.8, trong năm 2010, ABB đã tài trợ 1000 tỷ VND cho EVN và 500 tỷ cho

Geleximco26

.

Hình 3.8 SHC giữa Geleximco, EVN và ABB

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ: Báo cáo tài chính 2010 của NH An Bình

Tình huống ABB còn góp phần giải thích một lý do nữa về việc tại sao các DNNN có động

cơ tham gia góp vốn vào các NHTMCP. Sau khi tham gia góp vốn vào ABB, EVN mở tài

khoản tiền gửi tại chính NH này. Doanh số tiền gửi của EVN tại ABB trong năm 2010 và

2011 lần lượt là 24.000 tỷ đồng và 9.500 tỷ đồng, số dư tiền gửi ngày 31/12/2010 và

31/12/2011 là 1461 tỷ đồng và 1758 tỷ đồng27

. Trong bối cảnh các cuộc chạy đua lãi suất

để thu hút tiền gửi các năm qua thì các khoản tiền gửi lớn của tập đoàn EVN thực sự là một

sự hỗ trợ lớn cho ABB. Vấn đề là lợi ích của các khoản tiền gửi mang lại có hoàn toàn

thuộc về EVN hay là đã được phân bổ cho một vài cá nhân có thẩm quyền của Tập đoàn

này.

Bằng nhiều hình thức thông qua SHC các NHTM đã lách qua khung giám sát. Hậu quả của

các hành vi lách luật của các NHTM là những khoản nợ xấu và tài sản kém chất lượng mà

cổ đông thiểu số và người gửi tiền sẽ phải gánh chịu nếu Chính phủ không giải cứu. SHC

khiến cho việc giám sát các NHTM của NHNN gặp khó khăn, tuy nhiên biểu hiện đầu tiên

26

Báo cáo tài chính NH An Bình năm 2010 27

Báo cáo tài chính NH An Bình năm 2011 và 2011

24% có 2

Thành viên

HĐQT

Đầu tư TP

1000 tỷ đồng

Đầu tư TP 500

tỷ đồng 7,54 %

Chủ tịch HĐQT

EVN Geleximco

ABB

Page 41: Nguyen Duc Mau--Thesis Final Version PDF

32

và rõ ràng nhất luôn là sự thiếu hụt thanh khoản diễn ra trong một thời gian dài của NHTM

yếu kém. Ba NH hợp nhất vào tháng 12 năm 2011 là một minh chứng rõ nét.

3.2.2.3 Ba NH hợp nhất

Ngày 26/12/2011, Thống đốc NHNN đã ban hành Quyết định số 2716/QĐ-NHNN về việc

hợp nhất 03 NH thương mại cổ phần (TMCP): NH Thương mại Cổ phần Sài Gòn (Saigon

Commercial Bank, SCB), NH Thương mại Cổ phần VN Tín Nghĩa (TinNghiaBank, TNB)

và NH Thương mại Cổ phần Đệ Nhất (Ficombank, FCB).

Đến giữa năm 2011, cả ba NH này đều do một nhóm nhà đầu tư và công ty liên kết nắm

quyền kiểm soát, mặc dù hầu như không có ai chính thức xuất hiện là cổ đông lớn sở hữu

trên 5% tổng giá trị cổ phần. Hình 3.9 trình bày một phần bức tranh SHC giữa ba NH và

nhóm các công ty liên kết. Hình vẽ cho thấy là thông qua việc cử đại diện của mình vào hội

đồng quản trị của ba NH này, người sở hữu sau cùng (bà Trương Mỹ Lan và Công ty Vạn

Thịnh Phát) có quyền kiểm soát hoàn toàn ba NH này.

Do thực tế được sở hữu bởi một chủ, cả SCB, TNB và FCB đều tài trợ tài chính cho nhiều

hoạt động đầu tư khác nhau của các DN do cùng chủ kiểm soát. Một ví dụ dễ thấy về việc

NH cho vay dự án bất động sản do chính chủ NH đầu tư là hai dự án thuộc vào loại lớn

nhất tại TP.HCM là Times Square (Quảng trường Thời đại) và Saigon Peninsula (Bán đảo

Sài Gòn). Chủ đầu tư dự án Quảng trường Thời đại là Công ty CPĐT Quảng Trường Thời

Đại. Còn chủ đầu tư của dự án Saigon Peninsula là Công ty CPĐT Đại Trường Sơn. Tại lễ

công bố giới thiệu các dự án bất động sản độc đáo ở TP.HCM, Hiệp hội Bất động sản

TP.HCM cho biết SCB, TNB và FCB đều là tổ chức tài trợ lớn nhất cho hai dự án bất động

sản này.28

28

PLTPHCM (2011).

Page 42: Nguyen Duc Mau--Thesis Final Version PDF

33

Hình 3.9 Hợp nhất ba NH

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ báo cáo tài chính, báo cáo thường niên, bản cáo bạch và thông cáo báo chí của các NH trên và DN liên quan

Công ty TNHH

Vạn Thịnh Phát

Trương Mỹ Lan

Sở hữu

Công ty CPĐT

Vạn Thịnh Phát

Công ty CPĐT

An Đông

Công ty CPĐT

Đại Trường Sơn

Công ty CPĐT

Quảng Trường Thời Đại

Sở hữu

Sở hữu

Liên kết

Liên kết

Dự án

Saigon Peninsula

Dự án

Times Square

Công ty CPĐT tài chính

Việt Vĩnh Phú

Ngân hàng TMCP

Sài Gòn

(SCB)

Sở hữu

Phạm Thị Thu Thủy

Chủ tịch HĐQT

Nguyên

P.TGĐ

TV HĐQT

Đặng Thị Xuân HồngChủ tịch

HĐQTNguyên Chủ tịch

HĐQT

Trầm Thích TồnNguyên TGĐ

Phan Vĩ DânTV HĐQTNguyên Chủ tịch

HĐQT & TGĐ

Cho vay

Cho vay

Ngân hàng TMCP

Việt Nam Tín Nghĩa

(TNB)

Đầu tư trái phiếu

Phạm Văn HùngSở hữu 13,3%

TV HĐQT

Vợ/Chồng

Ngân hàng TMCP

Đệ Nhất

(FCB)

Nguyễn Thị Thu SươngChủ tịch

HĐQTNguyên TGĐ

Page 43: Nguyen Duc Mau--Thesis Final Version PDF

34

Ví dụ khác về vấn đề NH tài trợ cho DN của cùng một cổ đông lớn là việc TNB mua

trái phiếu DN của Vạn Thịnh Phát. Ngày 11/9/2010, Công ty CPĐT Vạn Thịnh Phát

phát hành trái phiếu DN với tổng giá trị 6.000 tỷ đồng. Căn cứ vào thuyết minh báo

cáo tài chính năm 2010 của TNB, NH này nắm giữ toàn bộ giá trị 6.000 tỷ đồng trái

phiếu của Vạn Thịnh Phát, trong khi vốn tự có của NH lúc đó là 3.902 tỷ đồng. Cũng

như tình huống ACB và ABB, khoản trái phiếu này được xếp vào mục chứng khoán

đầu tư giữ đến ngày đáo hạn, chứ không phải dư nợ tín dụng của TNB29

. Thực tế

hoạt động NH cho thấy, các khoản tín dụng dễ dàng cấp cho khách hàng, đặc biệt là

cổ đông của chính NH, có nguy cơ cao trở thành các khoản nợ xấu sau một thời gian.

Khi các khoản vay không được trả nợ đúng hạn, theo quy định NHTM sẽ phải lập và

trích dự phòng đầy đủ. Theo đó dự phòng tài chính tăng lên làm giảm lợi nhuận của

NH, đồng thời tỷ lệ nợ xấu sẽ tăng lên. Theo quy định này của NHNN, các NH có tỷ

lệ nợ xấu cao có thể dẫn tới thua lỗ. Theo đó vốn chủ sở hữu và CAR của NH sẽ

giảm xuống. Khi CAR bị giảm xuống dưới mức pháp định 9%30

, NHTM sẽ phải giải

trình với cổ đông để xin tăng vốn chủ sở hữu nhằm đảm bảo tỷ lệ pháp định. Cách

làm này giúp tình hình tài chính của NHTM trở nên lành mạnh nhưng có thể dẫn đến

kết cục thay đổi một phần hoặc toàn bộ hội đồng quản trị và ban điều hành của NH.

Vì vậy, để tránh các khoản nợ xấu này, các NHTM có thể đảo nợ cho khách hàng

bằng việc cấp khoản tín dụng mới nhằm giúp cho người vay trả cả gốc lẫn lãi của

khoản nợ đến hạn. Điều này, tuy làm cho tổng dư nợ tăng lên, nhưng giúp che đậy tỷ

lệ nợ xấu thực của NH. Thêm vào đó, do không phải trích dự phòng nợ xấu, kết quả

kinh doanh của NH vẫn được hạch toán có lãi. Do hoạt động này đã bị NHNN giám

sát chặt chẽ bằng việc kiểm soát các hồ sơ vay vốn và quy định tỷ lệ tăng trưởng tín

dụng hàng năm, các NHTM đã dùng nhiều cách thức khác để lách. NHTM có thể ủy

thác đầu tư cho công ty quản lý tài sản (AMC) của mình để AMC này ký kết hợp tác

đầu tư với khách hàng. Như vậy, khoản tài trợ này sẽ được thể hiện thành mục tài sản

có khác, thay vì là khoản cho vay khách hàng, trên báo cáo tài chính của NH. Cách

thức này giúp cho NH lách qua các quy định về tỷ lệ tăng trưởng tín dụng hàng năm

và lập, trích dự phòng nợ xấu. Vì những hành vi này mà có những NH tuy tỷ lệ nợ

xấu công bố thấp cùng kết quả kinh doanh có lãi nhưng không muốn, hoặc không

29

Theo BCTC, đến quý III/2011, TNB còn giữ 2.200 tỷ đồng trái phiếu Vạn Thịnh Phát, bằng 54,8%

vốn tự có của NH lúc đó

30

Thông tư 13, đã dẫn

Page 44: Nguyen Duc Mau--Thesis Final Version PDF

35

thể, chi trả cổ tức bằng tiền mặt, thậm chí thanh khoản gặp khó khăn trong thời gian

dài31

.

Hậu quả là để giải cứu các NH này, Chính phủ đã phải dùng tiền đóng thuế của dân

để chỉ đạo NHNN và BIDV32

cho vay tái cấp vốn.

3.2.2.4 Thâu tóm Sacombank (STB)

Sở hữu chéo làm cho việc giám sát của NHNN trở nên khó khăn. Cấu trúc sở hữu

giữa các NH ngày càng phức tạp và khó nhận biết. Việc thay đổi tỷ lệ sở hữu của các

cổ đông của STB gần đây là một ví dụ. Nếu không có công bố thông tin về cổ đông

lớn nắm giữ trên 5% cổ phần của STB thì nhiều người không biết sự tồn tại của

CTCP Đầu tư Sài Gòn Exim, là công ty liên kết của Eximbank. Một trong ba cổ đông

sáng lập của Sài Gòn Exim chính là Eximbank. Hai công ty sáng lập còn lại là CTCP

Bất động sản Exim và CTCP Đầu tư và Phát triển Sài Gòn. Đồng thời, ông Nguyễn

Thanh Nhung, Phó Tổng Giám đốc Eximbank cũng là thành viên HĐQT của Sài Gòn

Exim33

. Các công ty có liên quan chính là công cụ hữu hiệu để các cổ đông lớn của

các NH thực hiện hành vi lách luật. Ví dụ như Sài Gòn Exim đã được Eximbank sử

dụng để mua cổ phần của STB. Cũng mua cổ phần của STB mà không phải công bố

thông tin như Eximbank là NHTMCP Phương Nam (PNB). Hiện bốn cá nhân có liên

quan đến PNB đã được bầu làm thành viên Hội đồng quản trị STB nhiệm kỳ 2011-

201534

.

Ngoài những NCTH đã phân tích, tình trạng sử dụng SHC để vô hiệu hóa các quy

định về bảo đảm an toàn hoạt động còn rất phổ biến ở các NHTM khác. Như các sơ

đồ minh họa trong Mục 1 của chương này, các mối quan hệ sở hữu cho vay còn xuất

hiện giữa NH Liên Việt và cổ đông Công ty cổ phần Him Lam, giữa NH Dầu Khí

(PG Bank) và các khách hàng thuộc Tổng công ty Xăng Dầu VN – cổ đông của PG

Bank.

31

Theo Báo cáo tài chính quý 3 của 3 ngân hàng, trong 9 tháng đầu năm 2011, tổng tài sản có của cả

ba NH tăng từ 114.369 tỷ lên 153.625 tỷ đồng - tốc độ tăng 34%, trong khi đó tài sản có khác tăng từ

22.056 tỷ lên 53.486 tỷ đồng - tốc độ tăng 142,5%. 32

TTXVN (2011). 33

DVT/HSX (2012).

34

Q. Nguyễn theo TTVN (2012).

Page 45: Nguyen Duc Mau--Thesis Final Version PDF

36

Do giới hạn về độ dài nên luận văn không đi sâu vào phân tích các tình huống này.

Số liệu và NCTH được phân tích trong Chương 3 đã chỉ ra tác động tiêu cực của

SHC. Đó là:

- SHC giúp NHTM cấp tín dụng vượt quy định của pháp luật hiện hành và cấp tín

dụng cho người có liên quan, từ đó vô hiệu hóa quy định về giới hạn tín dụng;

- SHC giúp NHTM tăng vốn ảo bằng việc cấp vốn cho người có liên quan rồi dùng

khoản vay này để góp vốn vào các NHTM, vô hiệu hóa các quy định về vốn pháp

định của các NHTM;

- SHC giúp NHTM vẫn có thể tham gia đầu tư chứng khoán vì vậy vô hiệu hóa quy

định giới hạn đầu tư, góp vốn cổ phần nhằm tách bạch hoạt động NH đầu tư ra khỏi

hoạt động của NH thương mại;

- SHC giúp NHTM có thể chuyển các khoản nợ xấu thành tài sản có khác thông qua

việc chuyển nợ xấu sang các công ty con, công ty liên kết. Từ đó vô hiệu hóa quy

định về báo cáo chất lượng tín dụng và trích dự phòng rủi ro.

Chương 4 sẽ đưa ra các khuyến nghị nhằm loại bỏ tác động tiêu cực này.

Page 46: Nguyen Duc Mau--Thesis Final Version PDF

37

CHƯƠNG 4

KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH VÀ KẾT LUẬN

Như đã trình bày trong Chương 2, SHC trong khu vực NH có những lý do để tồn tại.

Đó là lợi ích của việc giải quyết vấn đề bất cân xứng thông tin giữa NH và DN. Tuy

nhiên, phân tích trong Chương 3 đã chỉ ra những tác động tiêu cực của SHC giữa NH

và doanh nghiệp, giữa NH với NH ở VN. Số liệu thống kê và các tình huống nghiên

cứu trong Chương 3 đã chỉ ra cách thức các NHTM thực hiện các hoạt động kinh

doanh không tuân thủ các quy định về bảo đảm an toàn hoạt động thông qua SHC.

Từ thực tế SHC của hệ thống NHVN cũng như trên cơ sở khung lý thuyết đã trình

bày và xu hướng quốc tế về giám sát NHTM thể hiện qua các khuyến nghị của Hiệp

ước Basel, luận văn đưa ra ba nhóm khuyến nghị để loại trừ tác động tiêu cực của sở

hữu chéo.

4.1 Các khuyến nghị nhằm tách bạch sở hữu và giám sát đối với NHTMNN

Tình huống về cho vay các dự án thủy điện hoặc Vinashin của BIDV phân tích trong

chương 3 cho thấy mặt trái của việc NHNN chịu sự chỉ đạo của Chính phủ trong việc

cho phép các NHTMNN vi phạm quy định bảo đảm an toàn hoạt động. Liên quan

đến vấn đề này luận văn đưa ra ba khuyến nghị.

4.1.1 Tách bạch sở hữu và giám sát

NHNN cần được độc lập trong việc giám sát hoạt động của các NHTM. Theo đó, cần

tách bạch giữa việc sở hữu, quản lý của NHNN đối với các NHTMNN.

4.1.2 Xóa bỏ ngoại lệ trong việc tuân thủ khung giám sát

Một quan điểm cần nhất quán khi giám sát các NHTM - tổ chức nhận tiền gửi, là

không có ngoại lệ trong việc tuân thủ quy định bảo đảm an toàn hoạt động. Các

NHTMNN cần chịu sự giám sát chặt chẽ như các NHTMCP khác.

Phân tích trong Chương 3 cho thấy việc duy trì các ngoại lệ trong giám sát đối với

các dự án vay vốn của các tổng công ty, tập đoàn kinh tế nhà nước sẽ tạo nên một

tâm lý ỷ lại lớn trong các NHTMNN do tổn thất của các NHTMNN từ việc vi phạm

khung giám sát sẽ được Chính phủ giải cứu.

Page 47: Nguyen Duc Mau--Thesis Final Version PDF

38

4.1.3 Giảm tỷ lệ sở hữu Nhà nước tại các NHTMNN

Việc giảm tỷ lệ sở hữu Nhà nước tại các NHTMNN có sẽ có hai tác dụng. Thứ nhất,

giảm sức ép buộc các NHTMNN phải cho vay chỉ định. Thứ hai, khi có thêm sự

giám sát mạnh mẽ của các cổ đông bên ngoài (không phải Nhà nước), NHTMNN

buộc phải tuân thủ tốt hơn các quy định của NHNN.

4.2 Các khuyến nghị nhằm giảm SHC

4.2.1 Đối với các DNNN và các NHTMNN đang sở hữu các NHTMCP

Tình huống ABB trong chương 3 đã chỉ ra các tác động tiêu cực của mối quan hệ ủy

quyền tại các DNNN có quan hệ SHC với NHTM. Do nắm giữ cổ phần, DNNN sẽ

dễ dàng vay vốn từ NHTM mà họ sở hữu. Vấn đề nảy sinh ở đây là các giao dịch vay

vốn này thường vi phạm khung giám sát và không được giám sát.

Vì vậy để loại bỏ tác động tiêu cực của SHC đến an toàn hoạt động của NHTM,

Chính phủ cần yêu cầu các DNNN và NHTMNN đang nắm giữ cổ phần của các

NHTMCP phải thoái vốn, chỉ tập trung vào hoạt động kinh doanh cốt lõi. Điều này

sẽ góp phần hạn chế những khoản cho vay, đầu tư theo quan hệ giữa DNNN và

NHTMCP.

Thời gian qua, các DNNN do sức ép của dư luận đều tuyên bố thoái vốn35

. Tuy

nhiên, trên thực tế các DN này đều trì hoãn việc thoái vốn với lý do là điều kiện thị

trường không thuận lợi. Nhật Bản khi ban hành luật hạn chế SHC năm 2001 cũng

gặp kháng cự tương tự36

. Kinh nghiệm của Nhật Bản là thành lập công ty mua cổ

phần NH (banks’ shareholding purchase corparation – BSPC). Các DN vi phạm quy

định hạn chế SHC phải thoái vốn bằng cách bán cổ phần cho BSPC, sau đó BSPC sẽ

bán lại cho các nhà đầu tư bên ngoài theo một lộ trình nhất định.

Thực tế tại VN năm 2009, Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước

(SCIC) đã mua lại cổ phần của Tập đoàn Bảo Việt từ Vinashin37

.

Do đó, nhằm loại bỏ SHC giữa DNNN và các NHTMCP, SCIC có thể sẽ đứng ra

đảm nhận vai trò công ty mua lại cổ phần NH từ các DNNN (bao gồm cả các

NHTMNN). Thời gian vừa qua, SCIC đã bị chỉ trích về năng lực hạn chế trong việc

35

Mạnh Quân (2012). 36

Japan Financial Supervisory Agency. Banks and Other Financial Institutions: Banks’ shareholdings

restriction and Banks’ Shareholdings Purchase Corparation. 37

An Hạ (2009).

Page 48: Nguyen Duc Mau--Thesis Final Version PDF

39

thực hiện vai trò quản lý vốn nhà nước. Vì vậy luận văn chỉ đề xuất chuyển vốn NH

từ các DNNN về SCIC. SCIC sẽ chỉ nắm giữ cổ phần của các NH tạm thời và sẽ bán

lại cho các cổ đông bên ngoài theo một lộ trình thoái vốn đã định khi điều kiện thị

trường thuận lợi.

4.2.2 Đối với các NHTMCP

Tái cấu trúc thông qua hoạt động mua bán sáp nhập (M&A) có thể giảm sở hữu chéo.

Những NH có cùng một chủ sở hữu sẽ phải được gom về một chủ. Tình huống hợp

nhất 3 ngân hàng Tín Nghĩa, Đệ Nhất và TMCP Sài Gòn đề cập trong Chương 3 là

một minh chứng cho thấy giải pháp này khả thi. Tuy nhiên đây mới chỉ là bước đầu

của việc tái cấu trúc sở hữu các NH có cùng người sở hữu sau cùng thông qua hợp

nhất. Việc quan trọng sau hợp nhất cần làm tiếp là xử lý tài sản xấu của NH hợp

nhất.

Bên cạnh đó, thực tế đang diễn ra trường hợp Eximbank mua STB lại có phần làm

trầm trọng thêm xu hướng SHC giữa các NH.

Để đảm bảo hiệu quả của quá trình tái cấu trúc, việc làm cần thiết là việc minh bạch

hóa trong quá trình thực hiện các giao dịch mua bán sáp nhập - M&A các NH. Khi

hoàn thành giao dịch M&A, cần công bố thông tin về việc ai là người chủ sở hữu sau

cùng của các NH.

M&A cần được khuyến khích và hỗ trợ theo một trong hai hướng sau. Một là tăng

tính đại chúng sau M&A trên cơ sở tăng mức độ phân tán trong sở hữu. Hai là nếu

hoạt động M&A diễn ra dưới hình thức thâu tóm và tính đại chúng sau M&A bị suy

giảm thì cần đảm bảo tăng vai trò của nhà đầu tư chiến lược để đạt được mục tiêu:

- Dọn dẹp, xử lý tồn tại như xử lý nợ xấu và các tài sản kém chất lượng của ngân

hàng;

- Đổi mới và nâng cao hiệu quả bộ máy quản trị của NHTM;

- Chuyển giao công nghệ cứng và mềm cho NHTM.

4.3 Các khuyến nghị nhằm hạn chế tác động tiêu cực của sở hữu chéo

Nhóm khuyến nghị ở trên là nhằm giảm tình trạng SHC trong khu vực NH. Tuy

nhiên, ngay cả khi những giải pháp này được thực hiện thì SHC vẫn sẽ tồn tại, mặc

dù ở một mức độ thấp hơn. Vì vậy, đồng thời với các giải pháp nhằm giảm SHC cần

có các giải pháp để hạn chế tác động tiêu cực của sở hữu chéo. Nghiên cứu tình

Page 49: Nguyen Duc Mau--Thesis Final Version PDF

40

huống về các NHTMCP trong Chương 3 cho thấy SHC giữa NH thông qua các cá

nhân, tổ chức liên quan không hề trái luật. Cơ quan quản lý nhà nước về ngân hàng

hoặc không giám sát được do cách thức phức tạp hoặc chưa có chế tài để xử lý. Quy

định hiện hành về người có liên quan của cổ đông ngân hàng không bao trùm hết và

từ đó giúp sở hữu chéo được che giấu. Người có liên quan thuộc các mối quan hệ

sau.

Thứ nhất là quan hệ gia đình. Tình huống ACB cho thấy, một cổ đông và là vợ một

cổ đông lớn của NH này sở hữu 4,99% cổ phần của VietBank. Điều này cho phép

ACB, trong thực tế, có quyền kiểm soát tương đương 14,99% chứ không chỉ 10%

như công bố. Như vậy, cổ đông thuộc nhóm cổ đông lớn một ngân hàng phải coi là

ngươi có liên quan của ngân hàng đó.

Tiếp đến là quan hệ sở hữu giữa cổ đông và DN cũng tạo nên một kênh cho SHC

giữa các NH. Khi tính toán tỷ lệ sở hữu Sacombank của Eximbank cần phải cộng

thêm tỷ lệ sở hữu của cả công ty như Công ty Cổ phần Đầu tư Tài chính Sài gòn

Exim, nắm giữ 5,17% cổ phần của Sacombank. Do đây là công ty liên kết của

Eximbank và NH này là cổ đông sáng lập của Sài gòn Exim.

Thứ ba, thông qua quan hệ lao động (giữa người làm thuê lâu năm hoặc đang giữ vị

trị quan trọng trong doanh nghiệp với chủ sở hữu doanh nghiệp) mà SHC có thể

được thiết lập. Tình huống ba NH hợp nhất hoặc ACB là những ví dụ minh họa. Việc

ACB cùng những thành viên quan trọng trong ban điều hành (các Phó Tổng giám

đốc hoặc Kế toán trưởng) cùng sở hữu một NH khác cho phép ACB tăng tỷ lệ sở hữu

thực tế mà không trái các quy định hiện hành. Thêm vào đó, có trường hợp cổ đông

A công ty B (A nắm giữ cổ 25% cổ phần của B) cùng nắm giữ ngân hàng C. Ông D

là thành viên điều hành của Công ty B cũng đang sở hữu ngân hàng C. Trong trường

hợp ông D cũng cần được coi là người có liên quan của cổ đông A. Thực tế SHC

phát sinh từ ba mối quan hệ này cho thấy việc cần thiết phải mở rộng khái niệm

người có liên quan để tìm ra ai là sở hữu sau cùng của các NH.

Để giảm tác động tiêu cực của SHC bằng việc mở rộng đối tượng công bố thông tin,

ngoài việc mở rộng khái niệm người có liên quan, cần phải hạ tỷ lệ nắm giữ ngân

hàng mà ở tỷ lệ đó chủ sở hữu phải công bố thông tin. Điều này giúp NHNN biết

được tỷ lệ sở hữu ngân hàng của mỗi cổ đông hay nhóm cổ đông. Theo quy định hiện

hành thì tổ chức, cá nhân, nhóm người có liên quan nắm giữ từ 5% trở lên số cổ

phiếu có quyền biểu quyết của một NH mới phải báo cáo về tỷ lệ sở hữu cho các cơ

Page 50: Nguyen Duc Mau--Thesis Final Version PDF

41

quan quản lý.38

Nhưng do một cá nhân không được sở hữu quá 5% vốn điều lệ của

một NHTM39

nên có rất ít cổ đông cá nhân của NH phải công bố thông tin về tỷ lệ sở

hữu. Bằng cách chia tách cho 10 người có liên quan để mỗi người nắm giữ 4,99%, cổ

đông X, người sở hữu sau cùng với tỷ lệ 49,9% cổ phần, của NH Y hoàn toàn kiểm

soát NH Y.

Phân tích ở trên cho thấy, để biết được ai là người sở hữu sau cùng của một

NHTMCP, Nhà nước cần: (i) định nghĩa lại về người có liên quan trong Luật các tổ

chức tín dụng; và (ii) quy định về công bố thông tin đối với người có liên quan của

một cổ đông NH. Theo đó, người có liên quan của một cổ đông của NH sẽ phải công

bố thông tin về tỷ lệ sở hữu NH khi sở hữu một NHTM từ một tỷ lệ nhất định, ví dụ

1% tương đương 30 tỷ đồng mệnh giá đối với vốn tự có tối thiểu của một

NHTMCP40

. Với thực tế là hầu hết các NHTMCP có vốn chủ sở hữu từ 5000 tỷ trở

lên thì cổ đông sở hữu từ 50 tỷ đồng vốn điều lệ sẽ phải công bố thông tin. So với giá

trị sở hữu này thì chi phí giao dịch xuất hiện do có các quy định mới về công bố

thông tin sẽ không quá lớn về tỷ lệ tương đối.

Tình huống STB cho thấy vai trò của CTCP Bất động sản Exim và CTCP Đầu tư và

Phát triển Sài Gòn, công ty liên kết của Eximbank, trong việc hình thành sở hữu chéo

giữa các ngân hàng. Hiện tại các doanh nghiệp này chỉ chịu sự giám sát theo Luật

doanh nghiệp41

. Phân tích trong Chương 2 và Chương 3 cho thấy cổ đông của các

công ty này có thể thực hiện việc thao túng hoạt động của các NH hoặc lách quy định

bảo đảm an toàn hoạt động. Kinh nghiệm của Hoa Kỳ về về công ty sở hữu ngân

hàng (Bank Holding Comapany Act) có thể áp dụng để chế tài các công ty này42

. Tại

Hoa Kỳ, Quỹ dự trữ Liên bang (Ngân hàng Trung Ương của Hoa Kỳ) giám sát về

vốn, phê chuẩn các giao dịch mua bán sáp nhập và thanh tra hoạt động các công ty sở

hữu ngân hàng. Tại Việt Nam, các cổ đông tổ chức sau cần phải chịu sự giám sát của

NHNN như các tổ chức tín dụng: (i) đang nắm giữ từ 5% cổ phần của một ngân hàng

hoặc (ii) là người có liên quan hoặc công ty liên kết của một nhóm cổ đông nắm giữ

từ 5% cổ phần của một ngân hàng.

38

Thông tư số 52/2012/TT-BTC, ngày 5 tháng 4 năm 2012, Điều 26 39

Luật các tổ chức tín dụng 2010, Điều 55 40

Theo Nghị định 141, hiện tại để nắm giữ 5% cổ phần một NHTMCP cần phải đầu tư ít nhất 150 tỷ

đồng, tính theo mệnh giá. 41

Luật doanh nghiệp 2005 42

Công ty Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang (Hoa Kỳ) - Luật, Quy định, Các Luật liên quan. FDIC Law,

Regulations, Related Acts http://www.fdic.gov/regulations/laws/rules/6000-300.html#fdic6000sec2a

Page 51: Nguyen Duc Mau--Thesis Final Version PDF

42

Từ các phân tích trên, để hạn chế tác động của sở hữu chéo, các giải pháp sau có thể

được NHNN áp dụng trong thời gian tới.

4.3.1. Định nghĩa lại khái niệm người có liên quan từ ba mối quan hệ đã phân

tích

Đó là quan hệ sở hữu, gia đình và quan hệ lao động. Trong đó quan hệ gia đình và

quan hệ lao động được áp dụng cho cả cá nhân và tổ chức.

4.3.2 Quy định về công bố thông tin

Đối tượng phải công bố thông tin bao gồm:

- Các cổ đông có tỷ lệ sở hữu NHTMCP từ 1% trở lên;

- Người có liên quan của các các cổ đông phải công bố thông tin có tỷ lệ sở hữu

NHTMCP từ 1%.

Các đối tượng thuộc diện công bố thông tin phải công bố về tỷ lệ sở hữu NH.

4.3.3 Chế tài

Thông qua việc công bố thông tin, Cơ quan giám sát – NHNN sẽ biết được tỷ lệ sở

hữu NHTM của người sở hữu sau cùng. Vì vậy, các trường hợp vi phạm quy định

hiện hành về tỷ lệ sở hữu cổ phần,43

bao gồm: (i) cổ đông cá nhân (5%), (ii) cổ đông

tổ chức (15%), (iii) cổ đông và người có liên quan của cổ đông đó (20%), sẽ phải bán

lại cổ phần nắm giữ để đảm bảo quy định.

Các khuyến nghị về việc mở rộng quy định về người có liên quan đồng thời hạ tỷ lệ

sở hữu NH phải công bố thông tin sẽ làm gia tăng phí tổn cho xã hội. Thực tế chỉ cổ

đông của 40 NHTM phải chịu ảnh hưởng của quy định này. Thứ hai, đây là giải pháp

khả thi để hạn chế tác động của SHC trong ngành NH trong bối cảnh hiện tại. Do đó

khoản chi phí xã hội tăng thêm này không quá lớn và cần thiết.

Hạn chế tác động của SHC sẽ làm tăng hiệu lực giám sát các NHTM. Qua đó góp

phần tạo nên một hệ thống NHTM an toàn nhằm tài trợ vốn hiệu quả cho nền kinh tế.

Sau cùng, để nâng cao tính hiệu quả của chế tài, cần nâng mức xử phạt vi phạm công

bố thông tin.

43

Luật Tổ chức tín dụng 2010, Điều 55

Page 52: Nguyen Duc Mau--Thesis Final Version PDF

43

4.3.4 Giám sát cổ đông tổ chức sở hữu ngân hàng

NHNN giám sát như với các tổ chức tín dụng các cổ đông tổ chức sau: (i) đang nắm

giữ từ 5% cổ phần của một ngân hàng hoặc (ii) là người có liên quan hoặc công ty

liên kết của một nhóm cổ đông nắm giữ từ 5% cổ phần của một ngân hàng.

Page 53: Nguyen Duc Mau--Thesis Final Version PDF

44

KẾT LUẬN

Giai đoạn 2006 – 2011 chứng kiến sự tăng trưởng mang tính bùng nổ của hệ thống

ngân hàng thương mại Việt Nam. Hàng loạt ngân hàng thương mại cổ phần được

chuyển đổi từ các ngân hàng nông thôn, đồng thời nhiều ngân hàng mới được thành

lập. Cùng với số lượng là sự gia tăng nhanh chóng về vốn của các ngân hàng với hai

lý do chủ yếu. Thứ nhất, tăng trưởng nóng của thị trường chứng khoán giai đoạn

2005 -007 đã góp phần thúc đẩy việc tăng vốn của các ngân hàng thương mại. Thứ

hai, Chính phủ quy định vốn pháp định cho các ngân hàng thương mại nhằm nâng

cao năng lực tài chính và chuẩn bị cho việc hội nhập kinh tế và thực hiện các cam kết

quốc tế.

Sự tăng trưởng nóng của hệ thống ngân hàng đã đi cùng với sự tăng sở hữu chéo.

Các ngân hàng và doanh nghiệp vì mục đích riêng gia tăng sở hữu các ngân hàng.

Góp phần không nhỏ vào việc tham gia sở hữu ngân hàng là các doanh nghiệp nhà

nước việc được phép kinh doanh đa ngành.

Các quy định bảo đảm an toàn hoạt động được xây dựng và ban hành bởi Ngân hàng

Nhà nước đã dần tiệm cận các tiêu chuẩn quốc tế về giám sát ngân hàng theo khuyến

nghị của Basel. Tuy nhiên các ngân hàng thương mại vẫn vi phạm các quy định này.

Các trục trặc của hệ thống ngân hàng liên tiếp bộc lộ trong giai đoạn 2006-2011 và

ngày càng thể hiện rõ hơn từ năm 2008 đến nay. Đã có những cảnh báo từ các cơ

quan quản lý nhà nước về việc các ngân hàng thương mại dùng sở hữu chéo để lách

luật. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu cụ thể nào đúc kết hiện trạng sở hữu chéo trong

hệ thống ngân hàng và đưa ra các bằng chứng về việc sở hữu chéo giúp lách luật của

các ngân hàng thương mại.

Nội dung nghiên cứu của luận văn nhằm trả lời hai câu hỏi là các NHTM VN hiện có

cấu trúc sở hữu chéo lẫn nhau và với các DN phi NH như thế nào và cơ cấu sở hữu

chéo có ảnh hưởng như thế nào đến việc không tuân thủ các quy định về bảo đảm an

toàn hoạt động.

Sử dụng số liệu thống kê tổng hợp, số liệu báo cáo tài chính, báo cáo thường niên,

bản cáo bạch của các NHTM và một số NCTH để mô tả hiện trạng SHC trong khu

vực NHTM VN luận văn đã phân tích cấu trúc sở hữu của các NHTM từ đó cho thấy

sở hữu chéo hiện đang phổ biến trong toàn hệ thống ngân hàng. Cùng với các doanh

Page 54: Nguyen Duc Mau--Thesis Final Version PDF

45

nghiệp ngoài quốc doanh và các NHTMCP thì các DNNN bao gồm các NHTMNN,

các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đều sở hữu ngân hàng. Sở hữu chéo giữa các

NH và giữa NH với các doanh nghiệp diễn ra ở một phạm vi rất lớn. Đi sâu vào phân

tích cấu trúc sở hữu của mỗi ngân hàng cho thấy có sự khác nhau về nguyên nhân và

động cơ hình thành sở hữu chéo giữa các chủ sở hữu và vì vậy cơ chế sử dụng sở hữu

chéo để lách luật giữa các ngân hàng là không giống nhau.

NHTMNN sở hữu các NH do chỉ đạo của chính phủ. Tuy nhiên, các NHTMNN

không cần sở hữu các NH khác để lách luật. Việc chính phủ vừa là chủ sở hữu

NHTMNN, đối tượng bị giám sát, lại vừa là người giám sát dẫn đến rất nhiều ngoại

lệ trong việc tuân thủ các quy định bảo đảm an toàn hoạt động. Hậu quả của việc

khung giám sát bị vô hiệu là các khoản nợ xấu của các tập đoàn kinh tế nhà nước.

Tình huống EVN sở hữu ABB góp phần giải thích động cơ các doanh nghiệp nhà

nước sở hữu ngân hàng. Các nghiên cứu tình huống về cấu trúc sở hữu của ACB, hợp

nhất ba ngân hàng, thâu tóm STB minh họa việc các NH dùng sở hữu chéo nhằm vô

hiệu hóa các quy định bảo đảm an toàn hoạt động. Các NCTH đã phân tích hậu quả

tiêu cực của sở hữu chéo đến việc không tuân thủ khung giám sát.

Trên cơ sở của các phân tích này, luận văn đã đề ra ba khuyến khuyến nghị chính

sách. Khuyến nghị thứ nhất nhằm tách bạch sở hữu và giám sát đối với NHTMNN.

Khuyến nghị thứ hai nhằm giảm sở hữu chéo thông qua hoạt động mua bán sáp nhập

đối với các NHTMCP đang sở hữu NH và thoái vốn thông qua trung gian đối với các

NHTMNN và DNNN đang sở hữu NH. Và sau cùng khuyến nghị thứ ba gồm các nội

dung: (i) mở rộng đối tượng phải công bố thông tin và hạ tỷ lệ nắm sở hữu ngân hàng

phải công bố thông tin; (ii) NHNN giám sát các cổ đông tổ chức hoặc đang nắm giữ

từ 5% cổ phần của một ngân hàng hoặc là người có liên quan hoặc công ty liên kết

của một nhóm cổ đông nắm giữ từ 5% cổ phần của một NHTM; và (iii) nâng cao chế

tài xử lý các trường hợp vi phạm.

Page 55: Nguyen Duc Mau--Thesis Final Version PDF

46

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Bộ Tài chính (2012), Thông tư số 52/2012/TT-BTC, ngày 5 tháng 4 năm 2012

hướng dẫn về việc công bố thông tin trên thị trường chứng khoán.

2. Chính phủ (2006), Nghị định 141/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2006

“Về ban hành danh mục mức vốn pháp định của các TCTD”.

3. Chính phủ (1998). Nghị định 82/1998/NĐ-CP ngày 03/10/1998 “Về ban

hành danh mục mức vốn pháp định của các TCTD”.

4. Công bố thông tin của các NH về: danh sách cổ đông lớn, lý lịch của thành

viên: Hội đồng quản trị, Ban Kiểm soát, Ban Điều hành.

5. Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt (2008), Báo cáo phân tích ngành

ngân hàng - Tháng 7/2008.

6. Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Bình Minh (2009), “Ba NH cho vay tối

đa với Dự án thủy điện Huội Quảng”, Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển

Bình Minh, truy cập 18/06/2012 tại

http://binhminh.vn/index.php/mod,news/task,detail/id,98/3-ngan-hang-cho-

vay-toi-da-voi-Du-an-thuy-dien-Huoi-Quang/.

7. DVT/HSX (2012), “Công ty do Eximbank sáng lập nắm giữ 5,17% cổ phần

Sacombank”, Cổng thông tin tổng hợp - Trung tâm Nghiên cứu và Phân tích

dữ liệu tài chính Gafin, truy cập 18/06/2012 tại:

http://gafin.vn/20120406050915515p0c31/cong-ty-do-eximbank-sang-lap-

nam-giu-517-co-phan-sacombank.htm.

8. Minh Đức (2010), “Hoạt động NH qua trường hợp Habubank”, Báo điện tử -

Thời báo Kinh tế Việt Nam, truy cập tại

http://vneconomy.vn/20101117030758480P0C6/hoat-dong-ngan-hang-qua-

truong-hop-habubank.htm.

9. An Hạ (2009), “Vinashin thoái vốn, SCIC mua lại 20,4 triệu cổ phần Bảo

Việt”, Dân trí, truy cập ngày 21/05/2012 http://dantri.com.vn/c76/s76-

357866/vinashin-thoai-von-scic-mua-lai-204-trieu-co-phieu-bao-viet.htm.

Page 56: Nguyen Duc Mau--Thesis Final Version PDF

47

10. An Huy (2012), “12 tập đoàn kinh tế nhà nước nợ ngan hàng hơn 218 nghìn

tỷ đồng”, CafeF, truy cập tại http://cafef.vn/2012052903337612CA33/12-tap-

doan-kinh-te-nha-nuoc-no-ngan-hang-hon-218-nghin-ty-dong.chn.

11. Nhật Minh (2012), “Cho Vinashin vay, nợ xấu Habubank lên tới 16,06%”,

Tin nhanh Việt Nam, truy cập ngày 21/05/2012 tại địa chỉ

http://ebank.vnexpress.net/gl/ebank/thi-truong/2012/04/cho-vinashin-vay-no-

xau-habubank-len-16-06/.

12. Ngân hàng TMCP An Bình, Ngân hàng TMCP Á Châu, Ngân hàng NN & PT

NT,… (2012), Bản cáo bạch: IPO, chào bán trái phiếu, tăng vốn của các

NH.

13. Ngân hàng TMCP An Bình, Ngân hàng TMCP Á Châu, Ngân hàng NN & PT

NT,… (2012), Báo cáo tài chính quý 3, năm 2010.

14. Ngân hàng TMCP An Bình, Ngân hàng TMCP Á Châu, Ngân hàng NN & PT

NT,… (2004-2011), Báo cáo thường niên các NH.

15. Ngân hàng TMCP An Bình, Ngân hàng TMCP Á Châu, Ngân hàng NN & PT

NT,… (2012), Báo cáo Đại hội cổ đông (bao gồm: Báo cáo của Hội đồng

quản trị, Báo cáo của Ban Kiểm soát, Báo cáo của Ban Điều hành).

16. Ngân hàng TMCP An Bình, Ngân hàng TMCP Á Châu, Ngân hàng NN & PT

NT,… (2010-2012), Văn bản giải trình của các NH trong giai đoạn 2010 –

2012.

17. Ngân hàng Nhà nước VN (2011), Dự thảo “Định hướng và giải pháp cơ cấu

lại hệ thống NH VN giai đoạn 2011- 2015”, tr.4-5.

18. Ngân hàng Nhà nước VN (2010), Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20

tháng 05 năm 2010 quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động

của tổ chức tín dụng.

19. Ngân hàng Nhà nước VN (2009), Thông tư số 15/2009/TT – NHNN ngày 10

tháng 08 năm 2009 quy định về tỷ lệ tối đa sử dụng nguồn vốn ngắn hạn cho

vay trung dài hạn.

Page 57: Nguyen Duc Mau--Thesis Final Version PDF

48

20. Ngân hàng Nhà nước VN (1996), Quyết định số 67/QĐ-NH5 ngày

27/03/1996 của NHNN về mức vốn điều lệ tối thiểu đối với các TCTD được

thành lập từ năm 1996.

21. Ngân hàng Nhà nước VN (1996), Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày

22 tháng 4 năm 2005 ban hành về Quy định về việc phân loại nợ, trích lập và

sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ

chức tín dụng.

22. Ngân hàng Nhà nước VN (2005), Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN ngày

19 tháng 4 năm 2005 về việc Ban hành Quy định về các tỷ lệ đảm bảo an

toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng.

23. Q. Nguyễn theo TTVN (2012), “Lý lịch các thành viên HĐQT mới của

Sacombank”, CafeF, truy cập ngày 15/04/2012 tại

http://cafef.vn/20120526102322278ca34/ly-lich-cac-ung-vien-hdqt-cua-

sacombank.chn.

24. PLTP. HCM (2011), “Ba NH vừa hợp nhất tài trợ vốn cho bất động sản”,

Cổng thông tin tổng hợp - Trung tâm Nghiên cứu và Phân tích dữ liệu tài

chính Gafin, truy cập ngày 19/02/2012 tại địa chỉ

http://gafin.vn/20111213072313930p0c35/ba-ngan-hang-vua-hop-nhat-tai-

tro-von-cho-bat-dong-san.htm.

25. Mạnh Quân (2012), ““Ông lớn” trầy trật thoái vốn đầu tư”, Tuần Việt Nam,

truy cập ngày 12/01/2012 tại địa chỉ www.tuanvietnam.vietnamnet.vn/2012-

03-13-ong-lon-tray-trat-thoai-von-dau-tu.

26. Quốc hội (2010), Luật các tổ chức tín dụng 2010.

27. Quốc hội (2005), Luật doanh nghiệp 2005.

28. TTXVN (2011), “BIDV hỗ trợ 2.400 tỷ đồng cho ba NH bị hợp nhất”, Báo

điện tử - Đài Tiếng nói Việt Nam, truy cập ngày 11/03/2012 tại

http://www.baomoi.com/Home/TaiChinh/vov.vn/BIDV-ho-tro-2400-ty-dong-

cho-3-ngan-hang-hop-nhat/7569865.epi.

29. Tú Uyên, Minh Đức (2011), “Nợ của Vinashin tại BIDV không nên quá lo

lắng”, Báo điện tử - Thời báo Kinh tế Việt Nam, truy cập ngày 17/04/2012 tại

Page 58: Nguyen Duc Mau--Thesis Final Version PDF

49

địa chỉ http://vneconomy.vn/20111212124422150P0C6/no-cua-vinashin-tai-

bidv-khong-nen-qua-lo-lang.htm.

Tiếng Anh

30. Claessens, Stijin, Djankov, Simeon, and Lang, Larry H. P. (1999), Who

Controls East Asian Corporations.

31. FDIC (2012), “Regulations, Related Acts”, FDIC, truy cập ngày 14/02/2012

tại địa chỉ http://www.fdic.gov/regulations/laws/rules/6000-

300.html#fdic6000sec2a.

32. Japan Financial Supervisory Agency (2012), “Banks and Other Financial

Institutions: Banks’ Shareholdings Restriction and Banks’ Shareholdings

Purchase Corparation”, Financial Services Agency, truy cập ngày 17/02/2012

tại địa chỉ http://www.fsa.go.jp/en/faq/banks/banks_e.html.

33. Jensen, Michael C. và Meckling, Wiliam H. (1976), Theory of the Firm:

Managerial Behavior, Agency Costs and Ownership Structure.

34. Onetti, Alberto và Pisoni, Alessia (2009), “Ownership and Control in

German: Do Cross-Shareholdings Reflect Bank Control on Large

Companies?”, Corporate Ownership & Control, Vol. 6, Issue 4, Summer

2009.

35. Scher, Mark (2001), Bank: Firm Cross-Shareholding in Japan: What Is It,

Why Does It Matter, Is It Winding Down?

36. Stoxplus (2011), Vietnamese Banks A Helicopter View, Issue 2.

37. Stoxplus (2012), Vietnamese Banks A Helicopter View, Issue 3.

Page 59: Nguyen Duc Mau--Thesis Final Version PDF

50

PHỤ LỤC

Phụ lục 1 Số lượng ngân hàng giai đoạn 1991 – 2005

1991 1993 1995 1997 1999 2001 2005

Ngân hàng TMNN 4 4 4 5 5 5 5

Ngân hàng TMCP 4 41 48 51 48 39 37

Chi nhánh NHNN 0 8 18 24 26 26 29

Ngân hàng liên doanh 1 3 4 4 4 4 4

Nguồn: Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt (2008)

Phụ lục 2 Quy định về vốn pháp định của các NHTM

Đơn vị: tỷ đồng

1996 1998 2008 2010

1. NHTM Quốc doanh

NH Nông nghiệp & PTNT 2200 3000 3000

NHTMQD khác 1100 3000 3000

2. NHTMCP đô thị

TPHCM 150 70 1000 3000

Hà Nội 100 70 1000 3000

Tỉnh, thành phố khác 50 50 1000 3000

3. NHTMCP nông thôn

Có chi nhánh 10 5

Không chi nhánh 3 5

Nguồn: Quyết định số 67, Nghị định 82 và Nghị định 141.

Page 60: Nguyen Duc Mau--Thesis Final Version PDF

51

Phụ lục 3 Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro hiện hành

Phân loại nợ Tỷ lệ lập dự phòng

Nợ đủ tiêu chuẩn Nhóm 1 0%

Nợ cần chú ý Nhóm 2 5%

Nợ dưới tiêu chuẩn Nhóm 3 20%

Nợ nghi ngờ Nhóm 4 50%

Nợ có khả năng mất vốn Nhóm 5 100%

Nguồn: Quyết định số 493.

Phụ lục 4 Sở hữu chéo giữa ACB, Đại Á, Kiên Long và Việt Nam Thương Tín

Thông tin chủ yếu được lấy từ Báo cáo Tài chính 2010 và 2011 của 3 NH. Và các

nguồn thông tin sau:

1. NHTMCP Đại Á:

Ông Đỗ Minh Toàn – Phó TGĐ ngân hàng ACB, không còn trong danh sách thành

viên HĐQT trong Báo cáo tài chính năm 2011

Tỷ lệ sở hữu NHTMCP Đại Á của ACB và các ông Đỗ Minh Toàn, Nguyễn Văn

Hòa: theo công bố về “Danh sách 10 cổ đông lớn” ngày 16/03/2011 của Đại Á

2. NHTMCP Kiên Long

Ông Bùi Tấn Tài – Phó TGĐ ngân hàng ACB, không còn trong danh sách thành viên

HĐQT trong Báo cáo tài chính năm 2011.

Thông tin về ông Bùi Tấn Tài – Phó TGĐ ngân hàng ACB và ông Nguyễn Văn Hòa

– Kế toán trưởng ACB do NHTMCP Kiên Long công bố trong Báo cáo thường niên

năm 2010.

Tỷ lệ sở hữu Kiên Long của ACBS theo thông tin do Kiên Long cung cấp.

3. NHTMCP Việt Nam Thương Tín:

Ông Bùi Tấn Tài – Phó TGĐ ngân hàng ACB, là thành viên HĐQT đến ngày

26/04/2011 trong Báo cáo tài chính năm 2011.

Tỷ lệ sở hữu NH Việt Nam Thương Tín của ACB và bà Đặng Ngọc Lan theo “Giấy

chứng nhận đăng ký Doanh nghiệp Công ty cổ phần”, Đăng ký thay đổi lần thứ 11 do

Sở KHĐT tỉnh Sóc Trăng cấp ngày 25/11/2011.

Thông tin về ông Nguyễn Duy Hưng – Phó Chủ tịch HĐQT, TGĐ và bà Đặng Ngọc

Lan – thành viên HĐQT Hội Đồng Quản Trị do ngân hàng Vietbank công bố.

Page 61: Nguyen Duc Mau--Thesis Final Version PDF

52

Phụ lục 5 Hệ thống Ngân hàng Việt Nam

Ngân hàng Giấy phép

Vốn

điều lệ

2004

Vốn

điều lệ

2005

Vốn

điều lệ

2006

Vốn

điều lệ

2007

Vốn

điều lệ

2008

Vốn

điều lệ

2009

Vốn

điều lệ

2010

Vốn điều lệ 2011

1 NHTMCP An Bình 0031/NH-GP 15/4/93; 505/NHNN-CNH 24/5/2005 70 165 1,132 2,300 2,706 3,483 3,831 4,200

2 NHTMCP Á Châu 0032/NHGP 24/4/93 481 948 1,100 2,630 6,331 7,814 9,377 9,377

3 NH Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam 280/QĐ-NH5 ngày 15/01/1996 6,114 6,382 6,513 10,548 10,924 11,284 20,708 29,606

4 NH Đầu Tư và Phát triển Việt Nam 287/QĐ-NH5 ngày 21/9/1996 3,866 3,971 4,077 7,699 7,699 10,499 14,600 12,948

5 NHTMCP Bảo Việt 328/GP-NHNN ngày 11/12/2008

1,500 1,500 1,500

6 NHTMCP Công Thương Việt Nam 142/GP-NHNN ngày 03/7/2009 3,328 3,406 1,964 2,846 7,626 11,253 15,172 20,230 7 NHTMCP Đại Á 23/9/93 0036/ NHGP; 2402/QĐ-NHNN 11/10/2007 42 50 500 500 500 1,000 3,100 3,100

8 NHTMCP Đông Á 0009/NHGP 27/3/92 350 500 880 1,600 2,880 3,400 4,500 4,500

9 NHTMCP Xuất Nhập Khẩu 0011/NHGP 06/4/92 515 715 1,673 2,800 7,220 8,800 10,560 12,355

10 Ngân hàng TMCP Bản Việt 0025/NHGP 22/8/92, đổi tên: 9/1/2012 26 80 210 445 1,000 1,000 2,000 3,000 11 NHTMCP Dầu Khí Toàn Cầu 0043/NH-GP 13/11/93; 31/QĐ-NHNN 11/01/2006 85 135 500 1,000 1,000 2,000 3,018

12 NHTMCP Đại Tín 29/12/93 0047/ NHGP; 1931/QĐ-NHNN 17/8/2007 13 70 203 504 504 1,500 3,000

13 NHTMCP Nhà Hà Nội 0020/NHGP 06/6/92 200 300 1,000 2,000 2,800 3,000 3,000 4,050

14 NHTMCP Phát triển TP.HCM 0019/NHGP 06/6/92, đổi tên: 17/3/2012 150 300 500 500 1,500 1,550 2,000 3,000 15 NHTMCP Kiên Long 0054/NH-GP 18/09/95; 2434/QĐ-NHNN 25/12/2006 18 28 290 580 1,000 1,000 3,000 3,000

16 NHTMCP Bưu điện Liên Việt 91/GP-NHNN 28/3/2008

3,300 3,650 3,650 6,010

17 NHTMCP Quân đội 0054/NHGP 14/9/94 350 450 1,045 2,000 3,400 5,300 7,300 7,300

18 NHTMCP Phát triển Mê Kông 12/9/92 0022/ NHGP; 2037/QĐ-NHNN 16/9/2008 16 25 70 500 500 1,000 3,000 3,750 19 NH Phát triển Nhà Đồng Bằng Sông Cửu Long 769/TTg ngày 18/9/1997 748 768 774 810 817 823 3,007 3,101

20 NHTMCP Hàng Hải 0001/NHGP 08/6/91 200 320 700 1,500 1,500 3,000 5,000 8,000

21 NHTMCP Nam Á 0026/NHGP 22/8/92 112 150 550 576 1,253 1,253 2,000 3,000

22 NHTMCP Bắc Á 0052/NHGP 01/9/94 110 200 400 940 1,016 2,121 3,000 23 NHTMCP Nam Việt 18.9.95 0057/ NHGP; 970/QĐ-NHNN 18/5/2006 50 100 500 1,000 1,000 1,000 1,820 3,010

24 NHTMCP Phương Đông 0061/NHGP 13/4/96 200 300 567 1,111 1,474 2,000 2,635 3,000

25 NHTMCP Đại Dương 30/12/93 0048/ NHGP; 104/QĐ-NHNN 09/01/2007 17 17 170 1,000 1,000 2,000 3,500 4,000

26 NHTMCP Xăng dầu Petrolimex 13.11.93 0045/ NHGP; 125/QĐ-NHNN 12/01/2007 5 90 200 500 1,000 1,000 2,000 2,000 27 NHTMCP Phương Nam 0030/NHGP 17/3/93 322 580 1,291 1,434 2,028 2,568 3,049 3,212

Page 62: Nguyen Duc Mau--Thesis Final Version PDF

53

28 SCB sáp nhập 29 NHTMCP Đông Nam Á 0051/ NHGP 25/3/94 150 250 500 3,000 4,069 5,069 5,334 5,335

30 NHTMCP Sài Gòn Công thương 0034/ NHGP 04/5/93 304 400 689 1,020 1,020 1,500 1,800 2,960

31 NHTMCP Sài Gòn – Hà nội 0041/NH-GP 13/11/93; 93/QĐ-NHNN 20/01/2006

500 2,000 2,000 2,000 3,498 4,816

32 NHTMCP Sài Gòn Thương Tín 0006/NHGP 05/12/91 741 1,251 2,089 4,449 5,116 6,700 9,179 10,740 33 NHTMCP Kỹ thương 0040/ NHGP 06/8/93 413 618 1,500 2,521 3,642 5,400 6,932 8,788

34 NHTMCP Tiên Phong 123/GP-NHNN 05/5/2008

1,000 1,250 2,000

35 NHTMCP Việt Á 12/ NHGP 09/5/2003 190 250 500 750 1,105 1,515 2,964 3,098

36 NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam 286/QĐ-NH5 ngày 21/9/1996 4,207 4,279 4,357 4,429 12,101 12,101 13,223 19,698 37 NHTMCP Quốc Tế 0060/NHGP 25/01/96 250 510 1,000 2,000 2,000 2,400 3,000 4,250

38 NHTMCP Việt Nam Thịnh vượng 0042/NHGP 12/8/93 198 309 750 2,000 2,117 2,117 2,456 5,050

39 NHTMCP Việt Nam Thương tín 2399/QĐ-NHNN 15/12/2006

500 1,000 1,000 3,000 3,386

40 NHTMCP Phương Tây 06/4/92 0061/ NHGP; 1199/QĐ-NHNN 05/6/2007 30 53 200 200 1,000 1,000 2,000 x NHTMCP Đệ Nhất 0033/NHGP 27/4/93

98 300 610 1,000 2,000

y NHTMCP Sài Gòn 0018/ NHGP 06/6/92 150 272 600 1,970 2,181 3,635 4,185

z NHTMCP Việt Nam Tín Nghĩa 0028/ NHGP 22/8/92 102 189 189 567 1,133 3,399 3,399

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ Báo cáo tài chính, Báo cáo thường niên, Bản cáo bạch (IPO, phát hành trái phiếu, tăng vốn), Báo cáo Đại hội cổ đông (Báo cáo của Ban Tổng

giám đốc, Báo cáo của Ban Kiểm soát, Báo cáo của Hội đồng quản trị), trang web của các NH nêu trên và các thông tin công bố trên website của Ngân hàng Nhà nước

Việt Nam: http://www.sbv.gov.vn