ngÂn hÀng thẾ giỚi cao danh... · web viewcũng ở xã này, hội nông dân đã họp...

196
DỰ ÁN NGUỒN LỢI VEN BIỂN VÌ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ XÃ HỘI NGÂN HÀNG THẾ GIỚI BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Upload: others

Post on 20-Feb-2020

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: NGÂN HÀNG THẾ GIỚI cao danh... · Web viewCũng ở xã này, hội nông dân đã họp đề xuất lập nhóm chăn nuôi nhím với hình thức tương tự và nhận

DỰ ÁN NGUỒN LỢI VEN BIỂN VÌ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

BÁO CÁO

ĐÁNH GIÁ XÃ HỘI

NGÂN HÀNG THẾ GIỚI BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Page 2: NGÂN HÀNG THẾ GIỚI cao danh... · Web viewCũng ở xã này, hội nông dân đã họp đề xuất lập nhóm chăn nuôi nhím với hình thức tương tự và nhận

HÀ NỘI, 6/2011

Page 3: NGÂN HÀNG THẾ GIỚI cao danh... · Web viewCũng ở xã này, hội nông dân đã họp đề xuất lập nhóm chăn nuôi nhím với hình thức tương tự và nhận

Báo cáo đánh giá xã hội Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững trang 1

MỞ ĐẦU

Đánh giá xã hội đã được phát triển như một công cụ cho các nhà lập kế hoạch hiểu được người dân sẽ tác động và bị tác động như thế nào bởi các hoạt động phát triển. Nó được thực hiện để xác định những người liên quan chính và thiết lập một khung phù hợp cho sự tham gia của họ vào việc lựa chọn, thiết kế, thực hiện, giám sát và đánh giá dự án. Đánh giá xã hội cũng nhằm đảm bảo rằng các mục tiêu của dự án và động lực cho sự thay đổi có thể được chấp nhận bởi đa số người dân là những người dự kiến sẽ được hưởng lợi từ dự án và nhằm xác định sớm khả năng tồn tại của dự án cũng như những rủi ro có thể xảy ra. Một số vấn đề cần tìm hiểu trong đánh giá xã hội bao gồm: (i) những tác động nào của dự án đến các nhóm khác nhau, đặc biệt là phụ nữ và nhóm dễ bị tổn thương; (ii) có các kế hoạch giảm thiểu tác động bất lợi của dự án không; (iii) những rủi ro xã hội nào có thể ảnh hưởng đến sự thành công của dự án; (iv) những sắp xếp về tổ chức cần thiết cho sự tham gia và phân bổ dự án; và (v) có các kế hoạch đầy đủ để xây dựng năng lực được yêu cầu ở các cấp tương ứng không.

Đánh giá xã hội của dự án đã được các chuyên gia của Ngân hàng thế giới thực hiện với sự hỗ trợ của Ban quản lý các dự án nông nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Bộ NN&PTNT), UBND các tỉnh dự án và Sở NN&PTNT các tỉnh dự án, UBND các huyện và các xã dự án. Đặc biệt, các cán bộ của Ngân hàng Thế giới đã có những đóng góp quan trọng cho việc hoàn thành đánh giá này.

Báo cáo này được gọi là Báo cáo đánh giá xã hội (SA) của Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững. Báo cáo được coi là một tài liệu chuẩn phù hợp với yêu cầu và thủ tục của Ngân hàng Thế giới. Báo cáo cung cấp thông tin và kết quả đánh giá xã hội của dự án cho việc chuẩn bị các tài liệu về chính sách an toàn như Khung quản lý môi trường và xã hội (ESMF), Khung chính sách tái định cư (RPF), Khung phát triển dân tộc thiểu số (EMPF), Khung quy trình (PF), Kế hoạch hành động tái định cư (RAP), Kế hoạch phát triển dân tộc thiểu số (EMDP) và Kế hoạch quản lý môi trường (EMP).

Page 4: NGÂN HÀNG THẾ GIỚI cao danh... · Web viewCũng ở xã này, hội nông dân đã họp đề xuất lập nhóm chăn nuôi nhím với hình thức tương tự và nhận

Báo cáo đánh giá xã hội Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU............................................................................................................................................... 1MỤC LỤC............................................................................................................................................. 2Danh mỤC TỪ VIẾT TẮT................................................................................................................... 5TÓM TẮT THỰC HIỆN....................................................................................................................... 6

I. GIỚI THIỆU CHUNG................................................................................................................... 91.1 Bối cảnh chung........................................................................................................................ 91.2. Thông tin về dự án................................................................................................................ 101.3. Mục tiêu của dự án................................................................................................................ 101.4. Các hợp phần của dự án........................................................................................................ 101.5. Phạm vi của dự án................................................................................................................. 11

II. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ XÃ HỘI.....................................................................................112.1. Mục tiêu đánh giá xã hội....................................................................................................... 112.2. Nhiệm vụ và phạm vi đánh giá xã hội..................................................................................11Phạm vi đánh giá......................................................................................................................... 11

III. THÔNG TIN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG DỰ ÁN..................................................................163.1 Đặc điểm tự nhiên và dân số các tỉnh dự án...........................................................................163.2. Đặc điểm mẫu khảo sát........................................................................................................ 17IV. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ......................................................................................................... 204.1. Các hoạt động sinh kế chính ở địa bàn nghiên cứu (thực trạng, mức độ phụ thuộc vào các nguồn lợi ven bờ, những thuận lợi và khó khăn).........................................................................204.2 Phân tích những rủi ro của các hoạt động sinh kế hiện thời (tập trung vào nuôi trồng và đánh bắt thủy sản)................................................................................................................................. 284.3 Cơ hội phát triển các nguồn thu nhập và sinh kế thay thế......................................................374.4 Khả năng tham gia của các cộng đồng vào những hoạt động của dự án................................38

V. NHỮNG ĐỀ XUẤT SINH KẾ BỀN VỮNG.............................................................................425.1 Những định hướng chủ yếu về sinh kế bền vững vùng ven biển...........................................425.2 Các mô hình sinh kế chuyển đổi nghề khai thác ven bờ........................................................425.3 Các mô hình sinh kế dựa vào đất...........................................................................................445.4 Các mô hình sinh kế không dựa vào đất................................................................................485.5 Tổng hợp các mô hình sinh kế đề xuất tại 3 tỉnh dự án..........................................................55

VI. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ............................................................................................ 696.1. Kết luận................................................................................................................................. 696.2 Khuyến nghị........................................................................................................................... 72

PHỤ LỤC 1: KHUNG QUY TRÌNH CỦA DỰ ÁN.......................................................................75PHỤ LỤC 2. TÓM TẮT CÁC KẾT QUẢ THAM VẤN CỘNG ĐỒNG.......................................92PHỤ LỤC 3: THÔNG TIN KTXH CÁC TỈNH ĐƯỢC KHẢO SÁT...........................................106

Page 5: NGÂN HÀNG THẾ GIỚI cao danh... · Web viewCũng ở xã này, hội nông dân đã họp đề xuất lập nhóm chăn nuôi nhím với hình thức tương tự và nhận

Báo cáo đánh giá xã hội Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững trang 3

Mục lục BảngBảng 1: Diện tích đất của các tỉnh dự án.......................................................................................16Bảng 2: Dân số các vùng và tỉnh dự án năm 2009........................................................................17Bảng 3: Đặc điểm nhân khẩu- xã hội các thành viên hộ gia đình được khảo sát..........................17Bảng 4: Số nhân khẩu và lao động bình quân hộ gia đình............................................................19Bảng 5: Phân tầng xã hội theo thu nhập........................................................................................19Bảng 6: Việc làm chính của người lao động (tính tất cả các thành viên của hộ có tham gia lao động)..............................................................................................................................................21Bảng 7: Tỉ lệ hộ có tàu thuyền đánh bắt, nuôi trồng TS....................................................................22Bảng 8: Tỷ lệ hộ đang canh tác các loại đất (%)...........................................................................24Bảng 9: Cơ cấu việc làm chính và việc làm phụ của người lao động (tính tất cả các thành viên của hộ có tham gia lao động) (% số lao động)..............................................................................24Bảng 10: Thu nhập trung bình của gia đình trong 12 tháng qua từ các nguồn thu nhập (tính trên số hộ có loại hoạt động kinh tế này)..............................................................................................25Bảng 11: Đánh giá của người trả lời về sự thay đổi thu nhập trong 2 năm qua (% số hộ)............29Bảng 12: Tỷ lệ hộ đang canh tác các loại đất (%).........................................................................33Bảng 13: Trình độ học vấn của các thành viên hộ gia đình...........................................................34Bảng 14: Người giúp đỡ lúc khó khăn..........................................................................................40Bảng 15: Diện tích đất bình quân đầu người đang canh tác (câu 16.4.1)......................................44Bảng 16: Tỷ lệ di cư trong nước theo tỉnh (%)..............................................................................51Bảng 17: Đặc điểm công việc tự làm và làm thuê.........................................................................51Bảng 18: Số nguồn thu nhập bình quân hộ gia đình (%)...............................................................54Bảng 19: Tình trạng thay đổi việc làm.............................................................................................55Bảng 20: Phân loại tàu thuyền nghề (năm 2009).........................................................................110Bảng 21: Một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô giai đoạn 2006-2010.....................................................113Bảng 22: Tình trạng sử dụng đất trong 3 năm qua......................................................................120Bảng 23: Dân số và lao động (năm 2009)...................................................................................120Bảng 24: Diện tích gieo trồng năm 2010.....................................................................................121Bảng 25: Kết quả chăn nuôi của toàn xã trong năm 2010...........................................................121Bảng 26: Tình trạng sử dụng đất.................................................................................................123Bảng 27: Dân số, lao động...........................................................................................................123Bảng 28: Thành phần dân tộc của dân cư trong xã hiện nay.......................................................123Bảng 29: Tôn giáo.......................................................................................................................124Bảng 30: Trường, lớp học của xã................................................................................................124Bảng 31: Số học sinh các cấp trong xã năm học 2009-2010 và 2010-2011................................124Bảng 32: Loại cây trồng chính.....................................................................................................125Bảng 33: Kết quả chăn nuôi của toàn xã trong năm 2010 của toàn huyện..................................125Bảng 34: Diện tích nuôi trồng thuỷ sản của các hộ trong toàn xã năm 2010 như bảng dưới:.....125Bảng 35: Số hộ và số lao động làm nghề phi nông nghiệp..........................................................126Bảng 36: Tỷ lệ % hộ nghèo của xã năm 2010.............................................................................126

Mục lục Biểu đồBiểu đồ 1: Số nhân khẩu và lao động bình quân của hộ theo nhóm nghề và nhóm thu nhập 20%.......................................................................................................................................................18Biểu đồ 2: Thu nhập bình quân đầu người theo nhóm nghề và nhóm thu nhập 20%..........................20Biểu đồ 3: Cơ cấu việc làm chính của tất cả các thành viên lao động của hộ..............................20Biểu đồ 4: Tỷ lệ hộ có đất sản xuất theo nhóm nghề và nhóm thu nhập.......................................23Biểu đồ 5: Đánh giá của người trả lời về sự thay đổi thu nhập từ các nghề thủy sản trong 2 năm qua (% số hộ).................................................................................................................................25Biểu đồ 6: Cơ cấu nhóm nghề theo thu nhập 20%.......................................................................31Biểu đồ 7: Thu nhập trung bình các nghề của hộ gia đình trong 12 tháng (ngàn đồng)..............43

Page 6: NGÂN HÀNG THẾ GIỚI cao danh... · Web viewCũng ở xã này, hội nông dân đã họp đề xuất lập nhóm chăn nuôi nhím với hình thức tương tự và nhận

Báo cáo đánh giá xã hội Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững trang 4

Biểu đồ 8: Dân số nhập cư, xuất cư và di cư thuần trong 5 năm trước điều tra 2009 của dòng di cư liên tỉnh theo vùng (Nguồn: dữ liệu TĐTDS&NO 2009)..........................................................50

Page 7: NGÂN HÀNG THẾ GIỚI cao danh... · Web viewCũng ở xã này, hội nông dân đã họp đề xuất lập nhóm chăn nuôi nhím với hình thức tương tự và nhận

Báo cáo đánh giá xã hội Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững trang 5

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BHYT Bảo hiểm y tếBQLDA Ban quản lý dự ánBTB Bắc trung bộCHDCND Lào Cộng hòa dân chủ nhân dân LàoCIEM Viện quản lý kinh tế trung ươngCRSD Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vữngCSHT Cơ sở hạ tầngCT/PCT Chủ tịch/Phó chủ tịchDHNTB Duyên hải Nam trung bộDS-KHHGĐ Dân số kế hoạch hóa gia đìnhDTTS Dân tộc thiểu sốĐBSCL Đồng bằng sông Cửu longĐTMSHGĐ 2008 Điều tra mức sống hộ gia đình 2008EEZ Vùng đặc quyền kinh tếGDP Tổng thu nhập quốc nộiGTVL Giới thiệu việc làmGPMB Giải phóng mặt bằngHS Học sinhHTX Hợp tác xãKCN Khu công nghiệpKHKT Khoa học kỹ thuậtKT-XH Kinh tế-xã hộiMSY Sản lượng bền vững tối đaNHCS Ngân hàng chính sáchNGTK Niên giám thống kêNTTS Nuôi trồng thủy sảnSA Đánh giá xã hộiSV Sinh viênRNM Rừng ngập mặnTĐC Tái định cưTĐTDS&NO 2009 Tổng điều tra dân số và nhà ở 2009THCS Trung học cơ sởTHPT Trung học phổ thôngTLN Thảo luận nhómTTCN Tiểu thủ công nghiệpSở/Bộ NN&PTNT Sở /Bộ nông nghiệp và phát triển nông thônYHCT Y học cổ truyềnWB Ngân hàng thế giới

Page 8: NGÂN HÀNG THẾ GIỚI cao danh... · Web viewCũng ở xã này, hội nông dân đã họp đề xuất lập nhóm chăn nuôi nhím với hình thức tương tự và nhận

Báo cáo đánh giá xã hội Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững trang 6

TÓM TẮT THỰC HIỆN

Mục tiêu dánh giá xã hội: Mục tiêu của đánh giá xã hội (SA) là đưa bối cảnh xã hội vào thiết kế dự án, nhằm giảm thiểu các tác động xã hội tiêu cực và phát huy tối đa tác động tích cực. Các nghiên cứu SA cung cấp đầu vào cho thiết kế các hoạt động của dự án, trong đó có các hoạt động sinh kế thay thế cho những cộng đồng nghèo có sinh kế phụ thuộc rất nhiều vào đánh bắt thủy sản ven bờ đang cạn kiệt.

Phương pháp đánh giá: Để thu thập thông tin kinh tế xã hội ở cấp hộ gia đình được chính xác và đầy đủ, cách tiếp cận tham gia đã được sử dụng trong cuộc khảo sát này. Theo đó, cả hai phương pháp định lượng và định tính được sử dụng kết hợp để thu thập thông tin. Ngoài ra, phương pháp phân tích tài liệu và quan sát trực tiếp cũng đã được sử dụng để thực hiện khảo sát.

Phạm vi đánh giá: Ba tỉnh Thanh Hóa, Khánh Hòa và Sóc Trăng.

Các phát hiện chính:

Sự phụ thuộc của cộng đồng vào các nguồn tài nguyên ven biển. Các hộ đánh bắt ven bờ thường là các hộ nghèo, đa số là không có đất hoặc có ít đất sản xuất, trình độ học vấn thấp, kỹ năng và tay nghề thấp. Sinh kế chủ yếu của họ phụ thuộc vào nguồn tài nguyên ven biển và là nguồn thu nhập chính của gia đình. Việc làm chính của hầu hết các thành viên có khả năng lao động của các hộ này đều dựa vào khai thác tài nguyên ven bờ, trong điều kiện nguồn lợi ngày càng cạn kiệt.

Những rủi ro và giải pháp hạn chế rủi ro của các hoạt động sinh kế của cộng đồng dân cư ven biển. Những rủi ro của các hoạt động sinh kế hiện thời, biểu hiện tính dễ tổn thương của cộng đồng dân cư ven biển. Các rủi ro này bao gồm: làm việc vất vả để đỡ bị suy giảm thu nhập, thiên tai ngày càng nhiều làm giảm sút thời gian đi biển và thu nhập, sản lượng đánh bắt thực tế ngày một ít, dịch bệnh trong NTTS gây thiệt hại nặng nề nhiều năm không khôi phục được, thiếu vốn sản xuất trầm trọng làm cho không có khả năng chuyển đổi sinh kế hay trang bị ngư cụ mới để đánh bắt hiệu quả hơn, không có khả năng trả nợ do thất bát trong nuôi trồng và đánh bắt, sự ổn định thu nhập kém, viễn cảnh kinh tế u ám, tỷ lệ hộ nghèo cao…

Những rủi ro của các hoạt động kinh tế biển hiện nay tại các địa bàn khảo sát chủ yếu xuất phát từ các nguồn lực sinh kế (vốn vật chất, vốn tài nguyên, vốn con người, vốn xã hội, vốn tài chính) thiếu thốn, yếu kém, suy giảm, việc tổ chức quản lý bảo vệ nguồn lợi thủy sản chưa tốt, cũng như những tác động bất lợi của các yếu tố bên ngoài như thiên tai, thời tiết xấu, môi trường ô nhiễm, dịch bệnh, biến động giá cả thị trường của các mặt hàng như xăng dầu, thức ăn chăn nuôi, thuốc phòng trừ dịch bệnh tăng cao...

Các cơ hội phát triển sinh kế bền vững bao gồm các cơ hội thị trường và thể chế, các chương trình, dự án phát triển KTXH địa phương, các nguồn lực khan hiếm chưa được sử dụng và khai thác hiệu quả như đất đai, lao động, vốn xã hội của cộng đồng ven biển…

Những nguyên nhân rủi ro và cơ hội phát triển sinh kế bền vững nói trên phản ánh cái chung của các địa bàn ven biển vùng dự án CRSD.

Sự khác biệt giữa các địa phương ven biển thuộc vùng dự án, về cơ bản, là sự khác biệt về những nguồn lực sinh kế của cộng đồng, hộ gia đình, trong bối cảnh kinh tế - xã hội địa phương và khả năng tận dụng chúng cho việc tạo lập những sinh kế thay thế đánh bắt ven bờ. Do vậy việc phân tích

Page 9: NGÂN HÀNG THẾ GIỚI cao danh... · Web viewCũng ở xã này, hội nông dân đã họp đề xuất lập nhóm chăn nuôi nhím với hình thức tương tự và nhận

Báo cáo đánh giá xã hội Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững trang 7

các nguồn lực sinh kế của hộ gia đình và cộng đồng là cơ sở kinh tế - xã hội quan trọng cho việc xây dựng những hoạt động dự án CRSD trên các điạ phương cụ thể.

Những định hướng chủ yếu về sinh kế bền vững vùng ven biển:

* Phát huy mọi nguồn lực sinh kế của hộ gia đình và cộng đồng (vốn con người, vốn tài nguyên, vốn vật chất, vốn tài chính, vốn xã hội), tận dụng mọi cơ hội thị trường và thể chế, cũng như điều kiện thuận lợi ở từng địa phương nhằm phát triển những nguồn sinh kế bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi trường.

* Đa dạng hóa nguồn thu nhập là một chiến lược sinh kế của các hộ gia đình và cộng đồng ven biển nhằm khai thác tối đa tiềm năng sinh kế hộ và cộng đồng, làm giảm áp lực lên khai thác ven bờ. Đa dạng hóa nguồn thu nhập nên dựa trên cách tiếp cận nhu cầu thị trường. Đa dạng hóa nguồn thu nhập cần đi liền với cải thiện mạnh mẽ môi trường kinh tế vùng ven biển, tạo ra tính liên thông thị trường giữa vùng ven biển với các vùng khác, đặc biệt là các vùng kinh tế trọng điểm, cũng như đào tạo nghề, nâng cao nguồn lực con người.

* Nếu nút thắt về phát triển của cả nước là CSHT và chất lượng nguồn nhân lực, thì đây cũng là nút thắt đối với phát triển vùng ven biển. Trong khuôn khổ dự án CRSD, cần chú trọng việc đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực như một giải pháp căn cơ, lâu dài để phát triển vùng ven biển, cũng như phát triển sinh kế bền vững.

* Áp lực dân số cao, tình trạng kinh tế chậm phát triển ở vùng ven biển đang tạo áp lực mạnh trong giải quyết việc làm cũng như dòng di cư tự do lớn đến các vùng kinh tế trọng điểm và vùng Tây Nguyên. Đây là vấn đề xã hội hàng đầu ở vùng ven biển. Vì thế, một trong các giải pháp cơ bản của dự án CRSD là thiết lập các tổ chức GTVL, cung cấp thông tin thị trường lao động, hướng nghiệp, cung cấp chuyên gia, nâng cao năng lực cán bộ tại các địa phương nhằm tạo ra những nguồn sinh kế thay thế trong điều kiện kinh tế địa phuơng, đặc biệt là lĩnh vực phi nông nghiệp chưa phát triển. Việc kết hợp với các hoạt động đào tạo nghề, hỗ trợ phổ cập giáo dục có thể đem lại hiệu quả tốt về lâu dài.

*Lồng ghép các hoạt động dự án CRSD với các chương trình, kế hoạch phát triển KT-XH trên các địa bàn vùng ven biển, nhằm tích hợp những nguồn lực khan hiếm để phát triển vùng ven biển và tạo lập những nguồn sinh kế bền vững.

* Nghèo đói là một trong những nguyên nhân dẫn tới khai thác cạn kiệt vùng tài nguyên ven bờ. Vì thế dự án CRSD nên chú trọng các hoạt động giảm nghèo, tạo sinh kế bền vững cho các nhóm yếu thế như nhóm nghèo, cận nghèo, phụ nữ đơn thân, DTTS.

* Vùng ven biển và các hoạt động sinh kế của cộng đồng ven biển thường xuyên chịu đựng những rủi ro lớn. Điều đó làm cho một bộ phận lớn trong cộng đồng dễ rơi vào vòng xoáy của sự nghèo đói, tạo nên áp lực lớn đối với khai thác ven bờ. Vì thế, các biện pháp bảo hiểm phòng chống rủi ro có thể giúp hạn chế tác động bất lợi của những rủi ro. Dự án CRSD có thể hỗ trợ, thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng vào các hoạt động bảo hiểm, cũng như tham gia vào chương trình thí điểm của chính phủ về bảo hiểm nông nghiệp.

* Chiến lược phát triển sinh kế thay thế là một bộ phận quan trọng trong mục tiêu giảm phụ thuộc sinh kế vào đánh bắt ven bờ. Chiến lược này cần gắn với mô hình đồng quản lý tài nguyên, cũng như nâng cao năng lực quản trị địa phương và tăng cường liên kết liên ngành và liên vùng để thực hiện mục tiêu giảm đánh bắt ven bờ.

Page 10: NGÂN HÀNG THẾ GIỚI cao danh... · Web viewCũng ở xã này, hội nông dân đã họp đề xuất lập nhóm chăn nuôi nhím với hình thức tương tự và nhận

Báo cáo đánh giá xã hội Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững trang 8

* Từ những định hướng trên có thể phân ra 3 nhóm các đề xuất dự án CRSD là nhóm các mô hình sinh kế chuyển đổi nghề khai thác trên biển, nhóm các mô hình sinh kế dựa vào đất và các mô hình sinh kế không dựa vào đất. Những đề xuất mô hình cụ thể tại từng địa phương có thể là sự kết hợp các định hướng nêu trên.

Page 11: NGÂN HÀNG THẾ GIỚI cao danh... · Web viewCũng ở xã này, hội nông dân đã họp đề xuất lập nhóm chăn nuôi nhím với hình thức tương tự và nhận

Báo cáo đánh giá xã hội Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững trang 9

I. GIỚI THIỆU CHUNG

1.1 Bối cảnh chung

Việt Nam có bờ biển dài 3.260 km và khoảng 1 triệu km2 vùng đặc quyền kinh tế (EEZ). Trong nền kinh tế quốc gia, ngành thuỷ sản đóng một vai trò quan trọng về việc làm và xuất khẩu. Hơn năm triệu người trực tiếp làm việc trong ngành ngành thủy sản; khoảng 8 triệu người (10% dân số cả nước) có được thu nhập chính từ thủy sản; và khoảng 5,03 tỷ đô la Mỹ doanh thu xuất khẩu thủy sản trong năm 2010. Hiện nay, ngành thủy sản đứng thứ ba về kim ngạch xuất khẩu sau ngành công nghiệp dệt may và dầu thô, nhưng trên các sản phẩm nông nghiệp khác như gạo và cao su. Ngành thủy sản đã tăng trưởng ổn định kể từ cuối những năm 1980. Từ năm 2000 đến năm 2010, tăng trưởng của ngành là khoảng 13,6% về khối lượng và khoảng 10,4% về giá trị. Đến năm 2010, sản xuất thủy sản đạt 5,2 triệu tấn (bao gồm 2,5 triệu tấn từ đánh bắt thủy sản và 2,7 triệu tấn từ nuôi trồng thủy sản). Hoạt động kinh tế hộ vẫn chiếm ưu thế trong cả đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Trước đây 80% sản lượng đánh bắt từ ven bờ, với các tàu thuyền đánh cá<90 CV, sau này phần lớn nông dân có ít hơn 1-2 ha ao nuôi tôm cho mỗi hộ gia đình. Trong thập kỷ qua, nuôi trồng thủy sản là động lực hàng đầu của tăng trưởng, trong khi đánh bắt thủy sản đã bắt đầu suy giảm nhanh chóng do khai thác quá mức. Ví dụ, ở Vịnh Bắc Bộ, tỷ lệ sản lượng đánh bắt trên mỗi đơn vị công suất giảm từ 1,13 tấn/CV năm 1986 xuống 0,28 tấn/CV năm 2006.

Các khu vực nuôi trồng thủy sản đã bắt đầu sản xuất thương mại xuất khẩu trong những năm 1980 với nuôi tôm sú (Penaeus monodon). Trong hai thập kỷ tiếp theo, nuôi tôm mở rộng theo cấp số nhân và trở thành một hoạt động kinh tế quan trọng ở tất cả các vùng ven biển. Ngoài ra, một số loài nuôi có tiềm năng tốt đã được nghiên cứu và thực hành. Những loài mới bao gồm tôm hùm (Panulirus spp.), Cá giò (Rachycentron canadum), bào ngư (Haliotis spp.), ô c biển lơ n ngà voi (Babylonia areolata), trai ngọc môi bạc (Pinctada maxima spp.), tôm chân trắng (Penaeus vannamei)...

Theo thống kê của Bộ NN & PTNT, khoảng 92% diện tích nuôi tôm (590.377 ha) tại các tỉnh ĐBSCL, 3% (21.852 ha) ở các tỉnh phía Bắc, và 4% (26.886 ha) trong khu vực miền Trung. Tôm sú vẫn là loài phổ biến nhất, đặc biệt là ở khu vực ĐBSCL, cho đến gần đây, tôm chân trắng chỉ được cho phép dưới sự kiểm soát nghiêm ngặt. Trong thập kỷ qua, tôm sú nuôi phải đối mặt với vấn đề nghiêm trọng vì bệnh tật, thường gắn liền với quản lý yếu kém, ô nhiễm nước. Tôm chân trắng đã được giới thiệu lần đầu đến Việt Nam 1996-1997 (mặc dù Chính phủ chính thức phê duyệt trong năm 2002) là một loài thay thế. Giống tôm chân trắng được tuyên bố là chủ yếu nhập khẩu từ Hawaii, mặc dù các nguồn khác (ví dụ như Thái Lan) cũng được báo cáo. Kể từ đó, loài này được nhiều nông dân chấp nhận và mở rộng nhanh chóng trong vài năm qua, đặc biệt là ở khu vực miền Trung (khu vực nông nghiệp và sản xuất tôm chân trắng trong khu vực này năm 2010 đạt 54% và 61% tương ứng). Lý do cho sự thành công của tôm chân trắng là ít có khả năng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Tôm chân trắng có thể nuôi với mật độ thả giống rất cao và được đặc trưng bởi thời gian sinh trưởng ngắn hơn tôm sú (2,5 tháng so với 4-5 tháng).

Hệ thống nuôi tôm ở Việt Nam có thể chia thành quảng canh, bán thâm canh và thâm canh. Hiện nay, nuôi quảng canh cải tiến, mở rộng, và bán thâm canh, là phổ biến nhất (trên 90% tổng diện tích) trong khi thâm canh, thâm canh cao chiếm ít hơn 10% tổng số diện tích. Trái ngược với sự phát triển ổn định của nghề nuôi tôm nước lợ, nuôi trồng thủy sản biển ở Việt Nam vẫn còn yếu kém. Điều này một phần do sự hạn chế về thương mại hóa con giống và thức ăn phù hợp. Việc nuôi biển phổ biến nhất bao gồm bẫy giống tự nhiên từ biển và sau đó nâng cao chúng trong lồng hoặc ao để đạt kích thước thương mại. Những giống nuôi biển bao gồm các loài cá mú, cá giò, cá chẽm, tôm hùm, hàu và nhuyễn thể. Nuôi tôm hùm lồng là hoạt động chủ yếu ở Nam Trung Bộ (tức là Phú Yên và Khánh Hòa), nơi con giống tự nhiên có sẵn và khu vực này ít bị gió mạnh và bão. Nói chung, có hai hệ

Page 12: NGÂN HÀNG THẾ GIỚI cao danh... · Web viewCũng ở xã này, hội nông dân đã họp đề xuất lập nhóm chăn nuôi nhím với hình thức tương tự và nhận

Báo cáo đánh giá xã hội Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững trang 10

thống canh tác: nuôi trồng hải sản quy mô nhỏ, lồng được làm từ vật liệu địa phương và có kích thước nhỏ (vài mét khối mỗi lồng); nuôi quy mô lớn (ví dụ như trang trại biển), nó được thực hiện trong lồng lớn (thường được nhập khẩu). Lồng thường nằm trong vịnh để tránh thiệt hại do gió mạnh. Sản lượng nuôi trồng thủy sản biển trong năm 2010 chỉ khoảng 12.500 tấn mặc dù Quy hoạch nuôi trồng thủy sản ban hành năm 2006 đã đặt ra chỉ tiêu 200.000 tấn vào năm 2010.

Có bốn khu vực đánh cá chính: Vịnh Bắc Bộ; miền Trung Việt Nam, Đông Nam Việt Nam; và Tây Nam Việt Nam (một phần của vịnh Thái Lan). Việc khai thác hải sản là cao nhất ở Trung và Đông Nam Việt Nam. ĐBSCL cung cấp hơn 75% bến cá và do đó hầu hết ngành công nghiệp đánh bắt cá tập trung ở các tỉnh phía Nam, từ Khánh Hòa đến Cà Mau. Các khu vực đánh cá có thể được chia thành thủy sản gần bờ, ven biển và xa bờ. Vùng nước gần bờ là những khu vực trong vòng 6 hải lý từ bờ biển. Theo một đánh giá gần đây, tiềm năng thủy sản biển đã được ước tính khoảng 4,2 triệu tấn, trong đó cho phép đánh bắt hàng năm là 1,7 triệu tấn, trong đó có 850 000 tấn cá đáy, 700 000 tấn cá tầng giữa; và 120 000 tấn cá nổi. Trong năm 2010, tổng sản lượng khai thác biển đạt 2,5 triệu tấn, đã vượt quá ngưỡng cho phép đánh bắt gần 50%.

Có một truyền thống về vừa khai thác vừa đánh bắt trực tiếp từ bãi biển hoặc trong rừng ngập mặn nông, cửa sông, đầm phá và vùng đồng bằng sông, nhờ ảnh hưởng của nước thủy triều. Một loạt các ngư cụ đơn giản, cũng như tinh vi, được sử dụng để bắt tất cả các loại cá và các loài động vật có vỏ. Điều này cung cấp một lượng đáng kể protein cho người dân ven biển. Trong năm 2010, khoảng 107.500 tàu thuyền đánh cá nhỏ đang hoạt động gần bờ, trong đó có 5.200 tàu thuyền là không có động cơ (đánh cá dọc theo bờ biển với mức nước 4-5 m ) và còn lại là 102.300 tàu thuyền cơ giới nhỏ (<90 CV, đánh bắt cá trong các khu vực gần bờ). Tất cả những tàu đánh cá hoạt động trực tiếp từ bãi biển mà không sử dụng cảng. Các ngư cụ phổ biến nhất bao gồm lưới kéo, lưới rê, câu vàng, mành, bẫy... Mặc dù nguồn tài nguyên ven bờ được báo cáo là đã bị suy giảm đáng kể trong những thập kỷ qua, số lượng tàu thuyền đánh cá nhỏ hoạt động gần bờ đã không giảm. Ngược lại, hiện nay tàu thuyền đánh cá nhỏ hoạt động ven bờ có xu hướng tăng trong những năm gần đây, một phần do trợ cấp giá nhiên liệu của chính phủ.

1.2. Thông tin về dự án

Hiện đã có mối quan tâm ngày càng tăng trong chính phủ và các tổ chức liên quan trong việc thúc đẩy phát triển bền vững ngành thuỷ sản để bảo vệ và sử dụng bền vững các nguồn lợi tự nhiên ven biển nhằm bảo đảm khả năng cạnh tranh của ngành thủy sản và phát triển bền vững nền kinh tế và sinh kế cộng đồng vùng ven biển. Đáp ứng yêu cầu của chính phủ Việt Nam, Ngân hàng Thế giới chuẩn bị Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững (CRSD) để cải thiện việc quản lý tài nguyên ven biển, hỗ trợ phát triển bền vững ngành thủy sản ở một số tỉnh ven biển Việt Nam.

1.3. Mục tiêu của dự án

Cải thiện quản lý bền vững nghề cá ven biển ở các tỉnh duyên hải được lựa chọn của Việt Nam. Mục tiêu này sẽ đạt được thông qua các hợp phần dự án.

1.4. Các hợp phần của dự án

(1) Tăng cường năng lực thể chế quản lý bền vững tài nguyên ven biển;

(2) Thực hành tốt nuôi trồng thủy sản ven biển bền vững;

(3) Đánh bắt thủy sản ven bờ bền vững;

(4) Quản lý, giám sát và đánh giá dự án.

Page 13: NGÂN HÀNG THẾ GIỚI cao danh... · Web viewCũng ở xã này, hội nông dân đã họp đề xuất lập nhóm chăn nuôi nhím với hình thức tương tự và nhận

Báo cáo đánh giá xã hội Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững trang 11

1.5. Phạm vi của dự án

Dự án thực hiện trên phạm vi 8 trong số 29 tỉnh ven biển Việt Nam, bao gồm: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh ở Bắc Trung Bộ, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa ở Nam Trung Bộ và Sóc Trăng, Cà Mau ở ĐBSCL.

II. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ XÃ HỘI

2.1. Mục tiêu đánh giá xã hội

Mục tiêu của đánh giá xã hội (SA) là đưa bối cảnh xã hội vào thiết kế dự án, nhằm giảm thiểu các tác động xã hội tiêu cực và phát huy tối đa tác động tích cực. Các nghiên cứu SA cũng sẽ cung cấp đầu vào cho thiết kế các hoạt động sinh kế thay thế cho những cộng đồng nghèo phụ thuộc rất nhiều vào đánh bắt thủy sản đang can kiệt.

2.2. Nhiệm vụ và phạm vi đánh giá xã hội

Nhiệm vụ đánh giá xã hội

Xác định và phân tích mức độ phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên ven bờ, sử dụng và khai thác nguồn tài nguyên ven bờ cho các mục đích tiêu dùng và thương mại.

Xác định những rủi ro gắn liền với các hoạt động sử dụng và khai thác hiện tại của cộng đồng địa phương, bao gồm các hoạt động nông nghiệp, thủy sản, đánh bắt dẫn đến sử dụng không bền vững các nguồn tài nguyên.

Tìm hiểu những giải pháp để giảm thiểu những rủi ro thông qua việc thực hiện đánh bắt và nuôi trồng bền vững.

Tìm hiểu các cơ hội phát triển các sinh kế và thu nhập thay thế. Đánh giá mức độ tham gia của các cộng đồng địa phương và các nhóm DTTS vào các

hoạt động của dự án trong các hợp phần khác nhau và đề xuất các giải pháp để tăng cường sự tham gia của họ.

Chuẩn bị một Khung xử lý dựa trên kết quả tham vấn với các cộng đồng đánh bắt.

Phạm vi đánh giá

Đánh giá xã hội là một hoạt động cần thiết của dự án CRSD. Tuy nhiên do điều kiện quĩ thời gian eo hẹp, nên đánh giá xã hội chỉ thực hiện ở 3 tỉnh Thanh Hóa, Khánh Hòa, Sóc Trăng. Năm tỉnh còn lại của CRSD sẽ tự tiến hành đánh giá xã hội để xây dựng các đề xuất cho hợp phần 3 – Khai thác ven bờ bền vững. Báo cáo đánh giá xã hội này là một tài liệu tham khảo cho các tỉnh dự án còn lại để tự thực hiện đánh giá xã hội trên địa bàn tỉnh. Báo cáo cũng cung cấp một cơ sở xã hội cho việc xây dựng dự án, các biện pháp giảm thiểu và hạn chế các tác động tiêu cực đồng thời tăng cường các lợi ích của dự án.

2.3. Phương pháp đánh giá xã hội

Để thu thập thông tin kinh tế xã hội ở cấp hộ gia đình được chính xác và đầy đủ, cách tiếp cận tham gia đã được sử dụng trong cuộc khảo sát này. Theo đó, cả hai phương pháp định lượng và định tính được sử dụng kết hợp để thu thập thông tin. Ngoài ra, phương pháp phân tích tài liệu và quan sát trực tiếp cũng đã được sử dụng để thực hiện khảo sát.

2.3.1 Các phương pháp khảo sát

a) Phương pháp “Nghiên cứu tài liệu”

Page 14: NGÂN HÀNG THẾ GIỚI cao danh... · Web viewCũng ở xã này, hội nông dân đã họp đề xuất lập nhóm chăn nuôi nhím với hình thức tương tự và nhận

Báo cáo đánh giá xã hội Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững trang 12

Mục đích của phương pháp này là nhằm hiểu lịch sử phát triển và hoạt động của địa phương thuộc dự án thông qua phân tích các tài liệu liên quan của địa phương đó. Phương pháp này có thể cung cấp thông tin cơ bản về khu vực dự án hoặc một chỉ số cụ thể. Đồng thời, nó có thể cung cấp một nền tảng tốt để giải thích về những thay đổi đang diễn ra. Đây là một điểm khởi đầu tốt cho việc đánh giá và có thể phục vụ như một biện pháp thay thế cho điều tra cơ sở. Việc xem xét tài liệu ban đầu như vậy cũng có thể giúp xác định những lỗ hổng thông tin và các vấn đề chính cần giải quyết trong quá trình phân tích và đánh giá sâu hơn.

Tư vấn làm việc với các cơ quan liên quan ở cấp tỉnh/huyện/xã để (i) Xác định và lên danh sách tất cả các nguồn thông tin hiện có mà có thể tiếp cận, bao gồm tài liệu, các báo cáo phát triển kinh tế xã hội, dữ liệu thống kê hiện có của các xã, huyện và tỉnh thuộc dự án; (ii) Ưu tiên những nguồn có khả năng cung cấp thông tin hữu ích, xét về hiệu quả chi phí và thời gian; và (iii) Xác định các lỗ hổng thông tin còn tồn tại, sau đó kết hợp với phương pháp định lượng (thông qua phỏng vấn bảng hỏi) và phương pháp định tính (thông qua phỏng vấn những người cung cấp thông tin chủ chốt và thảo luận nhóm tập trung) để có thông tin bổ sung cho những chỗ trống đó.

Bên cạnh đó, việc thu thập và phân tích các nghiên cứu kinh tế - xã hội có liên quan đến sự phát triển ngành thủy sản và vùng ven biển như “Phân tích kinh tế chiến lược ngành thủy sản”, “Phân tích nghèo đói trong lĩnh vực thủy sản”, “Nghiên cứu về chiến lược sinh kế hộ”, “Điều tra kinh tế xã hội một số tỉnh”, các cuộc điều tra quốc gia như “Tổng điều tra dân số và nhà ở”, “Điều tra mức sống dân cư các năm”, “Điều tra lao động việc làm” cũng cung cấp thêm cơ sở khoa học và thực tiễn cho đánh giá xã hội vùng dự án.

b) Phương pháp định lượng

Phương pháp định lượng là phương pháp điều tra chọn mẫu được sử dụng nhằm thu thập thông tin từ một số lượng lớn các hộ gia đình thông qua một bảng hỏi với các câu hỏi cụ thể được thiết kế theo cách cho phép triển khai phân tích thống kê. Cuộc khảo sát sẽ tạo cơ sở cho những nghiên cứu đánh giá khác vì nó cho phép thu thập dữ liệu tập trung vào các vấn đề hoạt động cụ thể hoặc các chỉ số từ một mẫu. Phương pháp này đòi hỏi một chiến lược chọn mẫu để thực hiện đánh giá về tình trạng kinh tế xã hội của hộ gia đình.

c) Phương pháp định tính

Mục đích của phương pháp này là nhằm thu thập thông tin chung, làm rõ hoặc tập hợp ý kiến, quan điểm về một vấn đề từ một nhóm nhỏ những người được lựa chọn đại diện cho các quan điểm hay các nhóm khác nhau (ví dụ, nhóm đánh bắt ven bờ, nhóm nuôi trồng thủy sản, nhóm buôn bán/dịch vụ thủy sản, nhóm dân tộc thiểu số hay nhóm phụ nữ, nhóm lãnh đạo chính quyền và các tổ chức đoàn thể, vv.). Đồng thời, có thể sử dụng phương pháp này để xây dựng một sự đồng thuận của người dân địa phương về dự án. Thảo luận nhóm tập trung là một phương pháp tốt để đánh giá quan điểm của các bên liên quan về dự án và xác định những vấn đề cần quan tâm. Việc áp dụng các phương pháp phân tích ma trận SWOT (mạnh, yếu, cơ hội và thách thức) và xếp hạng ưu tiên trong các cuộc thảo luận nhóm có thể xác định những vấn đề và hoạt động dự án ưu tiên đối với các nhóm xã hội. Những hướng dẫn thảo luận đã được chuẩn bị theo các chủ đề và các nhóm khác nhau. Bên cạnh thảo luận nhóm, phỏng vấn cá nhân một số người liên quan để hiểu sâu hơn về một số vấn đề quan tâm.

d) Phương pháp quan sát trực tiếp

Phương pháp này nhằm thu thập thông tin hữu ích và kịp thời bằng cách quan sát những gì đang diễn ra tại địa bàn khảo sát để hiểu kỹ hơn về những kết quả đánh giá. Phương pháp này là hết sức quan

Page 15: NGÂN HÀNG THẾ GIỚI cao danh... · Web viewCũng ở xã này, hội nông dân đã họp đề xuất lập nhóm chăn nuôi nhím với hình thức tương tự và nhận

Báo cáo đánh giá xã hội Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững trang 13

trọng để bổ sung cho dữ liệu đã thu thập được bằng các phương pháp nêu trên, có thể sử dụng để hiểu bối cảnh trong đó thông tin được thu thập và có thể giúp giải thích kết quả khảo sát.

e) Tham vấn cộng đồng

Các nhóm ngư dân mục tiêu đã được lựa chọn để tham vấn, bao gồm nhóm phụ nữ ngư dân, nhóm nam ngư dân, nhóm ngư dân là người DTTS, nhóm nuôi trồng thủy sản, nhóm chế biến/buôn bán/dịch vụ thủy sản. Nội dung tham vấn bao gồm: thông tin về các hoạt động của dự án (tập trung vào Hợp phần 2 và 3), những tác động tiềm ẩn của dự án (Hợp phần 2 và 3), các biện pháp giảm thiểu tác động như bồi thường, hỗ trợ và cả các sinh kế thay thế do người dân đề xuất.

Nhóm dân tộc thiểu số bị ảnh hưởng tiềm năng đã được lựa chọn để tham vấn riêng. Một cuộc tham vấn tự do, tham vấn trước và tham vấn phổ biến thông tin cho người dân tộc Khơme làm nghề đánh bắt ven bờ đã được tổ chức ở ấp Au Thọ B, xã Vĩnh Hải, huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng.

2.3.2 Chọn mẫu và các thông tin cần thu thập

a) Nguyên tắc chọn mẫu

Đối tượng khảo sát mẫu là các hộ gia đình có sinh kế và nguồn thu nhập phụ thuộc vào đánh bắt và khai thác ven bờ. Mẫu sẽ được chọn ngẫu nhiên từ danh sách các hộ thỏa mãn tiêu chí này và đã được phân loại theo các nhóm biến số như giới tính, dân tộc, nghèo, không có đất sản xuất hoặc phương tiện sản xuất tàu, thuyền. Những người được lựa chọn khảo sát cần đại diện cho hộ gia đình và tuổi từ 18 đến 60. Do thời gian và kinh phí có hạn nên cỡ mẫu khảo sát ở mỗi tỉnh sẽ là 60 hộ, tổng mẫu là 180 hộ ở cả 3 tỉnh dự án. Theo lý thuyết thống kê, cỡ mẫu này đã đảm bảo độ tin cậy và có ý nghĩa thống kê.

b) Các bước chọn mẫu

Chọn mẫu định lượng

Mẫu khảo sát được lựa chọn theo phương pháp ngẫu nhiên, được tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: Phối hợp với Ban QLDA tỉnh lựa chọn 2 xã đại diện cho các xã dự án ở mỗi tỉnh, có chú ý tới vị trí địa lí (nằm ven đầm phá và dải ven bờ), thành phần dân cư và tình trạng nghèo khổ của mỗi xã.

Bước 2: Dựa vào tiêu chí chọn mẫu nêu trên, lựa chọn 02-03 thôn đại diện trong một xã, tùy tình hình thực tiễn và lập danh sách các hộ thỏa mãn tiêu chí chọn mẫu.

Bước 3: Từ danh sách các hộ đã được lập ở mỗi thôn đã chọn, lựa chọn ngẫu nhiên để được 30 hộ đảm bảo đại diện cho các nhóm hộ. Với các thôn được chọn khảo sát ở 2 xã, tổng mẫu sẽ là 60 hộ.

Chọn mẫu định tính

Những người cung cấp thông tin chủ chốt sẽ được lựa chọn để phỏng vấn sâu bao gồm: Phó giám đốc Sở NN&PTNT phụ trách thủy sản, cán bộ phụ trách thủy sản cấp huyện, CT/PCT UBND xã, trưởng thôn, đại diện hộ đánh bắt (ven bờ và xa bờ), đại diện hộ nuôi trồng và đại diện hộ chế biến và buôn bán, dịch vụ thủy sản.

Page 16: NGÂN HÀNG THẾ GIỚI cao danh... · Web viewCũng ở xã này, hội nông dân đã họp đề xuất lập nhóm chăn nuôi nhím với hình thức tương tự và nhận

Báo cáo đánh giá xã hội Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững trang 14

Các thảo luận nhóm bao gồm: (i) nhóm cán bộ chủ chốt xã và các đoàn thể (cán bộ nông nghiệp, cán bộ địa chính, CT/PCT mặt trận tổ quốc, Hội nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên); (ii) nhóm dân, gồm đại diện cho các hộ có sinh kế và thu nhập hoàn toàn phụ thuộc vào thủy sản (đánh bắt, nuôi trồng, chế biến và buôn bán, dịch vụ), nhóm các hộ có nguồn sinh kế và thu nhập thứ hai ngoài thủy sản, nhóm thanh niên làm nông-ngư nghiệp. Mỗi nhóm khoảng từ 8 đến 10 người. Các kĩ thuật “Đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA)” sẽ được sử dụng để thu thập thông tin như “Lập lịch mùa vụ”, “Lập bản đồ khu dân cư” và “Phân tích mạnh, yếu, cơ hội và thách thức” (SWOT).

2.3.3 Các thông tin và chỉ số cần thu thập

Cấp tỉnh

Các số liệu thống kê về kinh tế xã hội của tỉnh, bao gồm diện tích đất tự nhiên, dân số phân theo nam/nữ, thành thị/nông thôn, dân tộc thiểu số, dân số lao động và việc làm, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu thu nhập và thu nhập đầu người 2008-2010, tình trạng nghèo khổ, cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội, chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011-2015 và tầm nhìn đến 2020, trong đó có quy hoạch và kế hoạch phát triển ngành thủy sản. Các chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và phát triển dân tộc thiểu số của tỉnh.

Cấp huyện

Các số liệu thống kê về kinh tế xã hội của huyện, bao gồm diện tích đất tự nhiên, hiện trạng sử dụng đất, dân số phân theo nam/nữ, thành thị/nông thôn, dân tộc thiểu số, dân số lao động và việc làm, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu thu nhập và thu nhập đầu người 2008-2010, tỷ lệ hộ nghèo, cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội, Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 2011-2015 và tầm nhìn đến 2020, trong đó có quy hoạch và kế hoạch phát triển ngành thủy sản.

Cấp xã

Các số liệu thống kê về kinh tế xã hội của xã, bao gồm diện tích đất tự nhiên, hiện trạng sử dụng đất, hạn mức đất ở và đất nông nghiệp ở xã, dân số phân theo nam/nữ, nông nghiệp/phi nông nghiệp, dân tộc thiểu số, dân số lao động và việc làm, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu thu nhập và thu nhập đầu người 2008-2010, tỷ lệ hộ nghèo, cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội, trong đó có cơ sở hạ tầng ngành thủy sản, Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 2011-2015. Xem chi tiết trong Phụ lục.

Cấp hộ gia đình

Chủ hộ: tên, tuổi, giới tính, dân tộc, nghề nghiệp, thu nhập, trình độ học vấn; Các thành viên của hộ: số lượng, tuổi, giới tính, nghề nghiệp, số trẻ em ở độ tuổi đi học và đang đi học, trình độ học vấn của mỗi thành viên; Các hoạt động sinh kế; Đất và tình trạng sử dụng đất; Những rủi ro trong sản xuất; Khả năng tiếp cận đến các dịch vụ và các nguồn lực công cộng; Khả năng chuyển đổi nghề (sinh kế thay thế); Quan điểm và thái độ về dự án.

2.3.4 Bộ công cụ thu thập thông tin

Để thu thập thông tin và số liệu nêu trên ở các cấp, một bộ công cụ đã được chuẩn bị (xem Phụ lục), gồm:

01 Bảng hỏi bán cấu trúc để thu thập thông tin cấp hộ gia đình.

04 Hướng dẫn phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm các cấp.

Page 17: NGÂN HÀNG THẾ GIỚI cao danh... · Web viewCũng ở xã này, hội nông dân đã họp đề xuất lập nhóm chăn nuôi nhím với hình thức tương tự và nhận

Báo cáo đánh giá xã hội Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững trang 15

03 Bảng thu thập số liệu thống kê ở cấp tỉnh, huyện và xã.

2.3.5 Xử lý và phân tích số liệu đã thu thập

Số liệu định lượng được xử lý bằng phần mềm phân tích thống kê SPSS 11.5 (chương trình xử lí thống kê). Kết quả định tính được xử lý bằng phần mềm NVivo 8.0.

Xử lí và phân tích số liệu định lượng: Số liệu định lượng thu thập được bằng bảng hỏi được xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS. Một bảng tần suất cùng với các bảng tương quan được kết xuất để phân tích và viết báo cáo. Các biến độc lập chính là xã, tỉnh, nhóm thu nhập 20%, giới tính của chủ hộ và DTTS. Các xã được chọn khảo sát là những địa phương có tính điển hình của các vùng đất ven biển của dự án CRSD, vừa có những đặc điểm chung về sự phụ thuộc sinh kế vào nguồn thủy sản ven bờ, vừa có những đặc thù về các nguồn lực sinh kế như về điều kiện tự nhiên đầm phá, cù lao, cửa lạch, bờ biển, về khí hậu và nguồn lợi thủy sản, về DTTS, đặc điểm văn hóa vùng miền, nguồn lực đất đai sản xuất, đặc điểm sự phát triển kinh tế thủy sản hay nông nghiệp hàng hóa, và về phương tiện đánh bắt. Những đặc điểm đó có ảnh hưởng khác nhau đến sự phụ thuộc và rủi ro sinh kế, cũng như khả năng tạo lập các sinh kế thay thế. Ngoài ra, tương quan giữa các biến như thu nhập, việc làm, sinh kế, nghèo khổ, DTTS với các biến độc lập như giới tính, tuổi, học vấn được phân tích để tìm ra các mối liên hệ và yếu tố tác động. Các số liệu thu thập được được lưu giữ trong một cơ sở dữ liệu để làm cơ sở dữ liệu ban đầu (baseline) cho việc giám sát và đánh giá trong giai đoạn thực hiện dự án.

Xử lí và phân tích thông tin định tính: Các thông tin thu thập được từ các phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm được xử lí bằng chương trình Nvivo theo các chủ đề cần đánh giá và phân tích. Các kết quả định tính sẽ giúp giải thích rõ thêm cho các kết quả định lượng và phản ánh quan điểm cũng như sự đồng thuận hay phản đối của người dân đối với dự án và giúp phát hiện những vấn đề mà người dân quan tâm.

2.4. Thực hiện đánh giá

Từ ngày 11/4/2011, nhóm tư vấn đã thực hiện việc thu thập và phân tích các tài liệu có liên quan đến nhiệm vụ nghiên cứu, làm việc với các cơ quan chức năng có liên quan ở Trung ương và Ngân hàng Thế giới để thu thập tài liệu, xây dựng bộ công cụ định lượng và định tính, gửi trước danh mục, nội dung các thông tin, kế hoạch làm việc cụ thể cho các tỉnh khảo sát: Thanh Hóa, Khánh Hòa, Sóc Trăng (xem thêm phụ lục về kế hoạch khảo sát tại các địa phương).

Kế hoạch thực hiện khảo sát được phân bổ như sau:Các hoạt động Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6Huy động chuyên giaThu thập và nghiên cứu tài liệu Chuẩn bị bộ công cụKhảo sát thực địaXử lý số liệuViết báo cáo (dự thảo)Trình bày kết quả đánh giáHoàn thiện báo cáo trình nộp WB

Nhóm tư vấn đã tổ chức khảo sát thực địa để thu thập thông tin tại Sóc Trăng và Kkánh Hòa từ 8/5/2011 đến 20/5/2011 và tại Thanh Hóa từ 22/5/2011 đến 29/5/2011. Với sự hỗ trợ tích cực của Sở NN&PTNT các tỉnh Thanh Hóa, Khánh Hòa, Sóc Trăng, lãnh đạo UBND, ban ngành các huyện, xã và cộng đồng ngư dân đựợc khảo sát, nhóm tư vấn đã thu được hệ thống các thông tin cần thiết cấp

Page 18: NGÂN HÀNG THẾ GIỚI cao danh... · Web viewCũng ở xã này, hội nông dân đã họp đề xuất lập nhóm chăn nuôi nhím với hình thức tương tự và nhận

Báo cáo đánh giá xã hội Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững trang 16

tỉnh, huyện, xã và 194 bảng hỏi hộ, cũng như đã tổ chức 30 cuộc thảo luận nhóm, tham vấn cộng đồng (bao gồm các nhóm đánh bắt, NTTS, chế biến, dịch vụ thủy sản, nhóm phụ nữ, nhóm nghèo, nhóm thanh niên, nhóm DTTS, nhóm cán bộ xã...). Tư vấn đã tổ chức một cuộc tham vấn với nhóm DTTS Khơme làm nghề đánh bắt ở ấp Âu thọ B, xã Vĩnh Hải, huyện Vĩnh châu. Họ là những hộ nghèo, không có đất, không có tàu thuyền đánh bắt, sinh kế chính của họ là đánh bắt thủ công (bằng ngư cụ cầm tay) ven bờ và đánh bắt thuê cho các chủ tàu nhỏ. Ngoài ra khi không đánh bắt được, họ đi làm thuê bất kể việc gì ở trong và ngoài xã. Trình độ học vấn của họ rất thấp (trung bình lớp 3/12). Trong số 15 người dự tham vấn, chỉ có 3 người biết đọc tiếng Việt, nhưng không nói được thông thạo. Số còn lại không hiểu tiếng Việt nên trong quá trình tham vấn, phải cần phiên dịch tiếng Khơme.

Nhiều ý kiến của cộng đồng về sự phụ thuộc và những rủi ro sinh kế của đánh bắt và NTTS ven bờ, những cơ hội và loại hình sinh kế thay thế đánh bắt ven bờ, khả năng tham gia của cộng đồng vào dự án CRSD đã thu được qua các cuộc thảo luận nhóm và tham vấn cộng đồng. Các ý kiến đó đã được sử dụng trong phân tích của báo cáo này. Những đề xuất về các hoạt động của dự án CRSD tại địa phương, với sự tham gia tích cực của cộng đồng, đã được xem là cơ sở xã hội quan trọng để xây dựng những đề xuất sinh kế thay thế bền vững của tư vấn được nêu trong Báo cáo này.

III. THÔNG TIN KINH TẾ - XÃ HỘI VÙNG DỰ ÁN

3.1 Đặc điểm tự nhiên và dân số các tỉnh dự án

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

Tổng diện tích đất tự nhiên của 8 tỉnh dự án là  5.861.300ha, trong đó đất nông nghiệp và thủy sản là: 1.312.400ha, đất lâm nghiệp: 2.657.400ha, đất ở: 111.200ha và đất chuyên dùng: 321.400ha. Tổng chiều dài bờ biển của 8 tỉnh là 1.221 km

Bảng 1: Diện tích đất của các tỉnh dự án

Tỉnh dự ánTổng diện tích Đất sản xuất

nông nghiệpĐất lâm nghiệp

Đất chuyên dùng Đất ở Bờ biển 

(ha) (ha) (ha) (ha) (ha) km

Thanh Hoá 1,113,300 245,700 566,000 67,300 50,200 102Nghệ An 1,649,100 250,100 915,900 53,200 20,200 82Hà Tĩnh 602,600 117,500 339,800 34,300 8,200 137Bình Định 604,000 138,100 259,200 25,300 7,800  Khánh Hoà 521,800 88,600 211,400 82,800 6,200 385Sóc Trăng 331,200 205,800 11,400 23,300 6,000 72 Cà Mau 533,200 144,900 97,400 21,000 6,700 254 Tổng cộng 5,861,300 1,312,400 2,657,400 321,400 111,200 1221

Nguồn: Số liệu thống kê các tỉnh 2009

3.1.2. Dân số

Dân số của các tỉnh Bắc và Nam Trung Bộ là 11.053.590 người và của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long là 17.191.470 người (năm 2009), trong đó dân số của các tỉnh dự án là: Thanh Hóa – 3.400.595 người, Nghệ An – 2.912.041 người, Hà Tĩnh – 1.227.038 người, Bình Định - 1.486.465 người, Phú Yên – 862.231 người, Khánh Hòa – 1.157.604 người, Sóc Trăng – 1.292.853 người, và Cà Mau – 1.206.938 người. Dân số từ 15 tuổi trở lên làm nghề thủy sản ở các vùng Bắc và Nam Trung Bộ và ĐBSCL tương ứng là 3%, 4,3% và 8,1% (năm 2009). Người dân tộc thiểu số (DTTS) làm nghề thủy sản (đánh bắt và nuôi trồng) chủ yếu là người Khơme, tập trung ở Sóc Trăng và Cà Mau.

Page 19: NGÂN HÀNG THẾ GIỚI cao danh... · Web viewCũng ở xã này, hội nông dân đã họp đề xuất lập nhóm chăn nuôi nhím với hình thức tương tự và nhận

Báo cáo đánh giá xã hội Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững trang 17

Bảng 2: Dân số các vùng và tỉnh dự án năm 2009Nguồn: Số liệu thống kê các tỉnh

3.2. Đặc điểm mẫu khảo sát

Cuộc khảo sát đã thu được 195 phiếu phỏng vấn hộ gia đình, trong đó người trả lời phỏng vấn là chủ hộ chiếm 80,5%, người dân tộc Khơme chiếm 8,8%. 78,5% chủ hộ sinh ra ở địa bàn khảo sát, 12,0% di cư đến từ 1986 (bắt đầu thời kỳ Đổi mới). 66,7% hộ có người làm nghề đánh bắt và 31,2% hộ có 2 ngư dân trở lên.

Đặc điểm nhân khẩu- xã hội các thành viên hộ gia đình

Tỷ lệ nam cao hơn nữ đôi chút: 50,4% so với 49,6%. Nhóm <15 tuổi chiếm 24,8%, nhóm 15-55 tuổi: 66,3%, nhóm trên 55 tuổi- 8,8%. Nhìn chung , vùng khảo sát có dân số trẻ, tỷ lệ phụ thuộc khá thấp, nhưng áp lực giải quyết việc làm lớn. Tỷ lệ mù chữ: 4,6%, một phần ba có trình độ tiểu học, một phần ba nữa đạt trình độ THCS và 13,1% có trình độ THPT. 4,9% thành viên đã từng qua đào tạo từ ngắn hạn đến Đại học (3,2% có trình độ cao đẳng, đại học). Tại khu vực ven biển của ba tỉnh khảo sát, tỷ lệ nhóm dưới 15 tuổi của Khánh Hòa (20,5%) và Sóc Trăng (23,0%) thấp hơn đáng kể so với chỉ số tương ứng vùng nông thôn cả nước (28,3%) của cuộc ĐTMSHGĐ 2008, trong khi tỷ lệ này ở Thanh Hóa lại cao hơn (31,3%). Tỷ lệ trên 55 tuổi của khu vực khảo sát tại Thanh Hóa thấp hơn nhiều so với 2 tỉnh còn lại, chỉ bằng một nửa.

Bảng 3: Đặc điểm nhân khẩu- xã hội các thành viên hộ gia đình được khảo sát

Đặc điểm nhân khẩu xã hội

Tỉnh TổngKhánh Hòa Sóc Trăng Thanh Hóa

Thành viên Tỷ lệ %Thành viên Tỷ lệ % Thành viên Tỷ lệ % Thành viên Tỷ lệ %

Giới1 Nam 152 49.5% 185 50.0% 161 51.8% 498 50.4%2 Nữ 155 50.5% 185 50.0% 150 48.2% 490 49.6%

TT Vùng/tỉnh Số năm dân 2009 Dân số 15 tuổi trở lên làm

nghề thủy sảnNam Nữ Tổng số

I. Bắc Trung Bộ 3%1 Thanh Hóa 1.680.018 1.720.577 3.400.5952 Nghệ An 1.445.533 1.466.508 2.912.0413 Hà Tĩnh 606.713 620.325 1.227.038II. Nam Trung Bộ 4,3%4 Bình Định 724.624 761.841 1.486.4655 Phú Yên 431.558 430.673 862.2316 Khánh Hòa 571.632 585.972 1.157.604III. Đồng bằng sông

Cửu Long 8,1%7 Sóc Trăng 642.586 650.267 1.292.8538 Cà Mau 606.606 600.332 1.206.938

Page 20: NGÂN HÀNG THẾ GIỚI cao danh... · Web viewCũng ở xã này, hội nông dân đã họp đề xuất lập nhóm chăn nuôi nhím với hình thức tương tự và nhận

Báo cáo đánh giá xã hội Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững trang 18

Tuổi

1 <15 63 20.5% 85 23.0% 97 31.3% 245 24.8%2 15-25 82 26.7% 85 23.0% 73 23.5% 240 24.3%3 26-35 57 18.6% 68 18.4% 38 12.3% 163 16.5%4 36-55 73 23.8% 94 25.4% 85 27.4% 252 25.5%5 >55 32 10.4% 38 10.3% 17 5.5% 87 8.8%

Tình trạng hôn nhân

1 Chưa có vợ/ chồng 95 30.9% 89 24.1% 78 25.1% 262 26.5%2 Có vợ/ chồng 138 45.0% 189 51.1% 129 41.5% 456 46.2%3 Đã ly hôn 2 .5% 2 .2%4 Góa 11 3.6% 5 1.4% 7 2.3% 23 2.3%5 Còn nhỏ 63 20.5% 85 23.0% 97 31.2% 245 24.8%

Trình độ học vấn, chuyên môn

0 Mù chữ 6 2.0% 35 9.5% 4 1.3% 45 4.6%1 Tiểu học 89 29.3% 149 40.3% 100 32.2% 338 34.3%2 THCS 118 38.8% 95 25.7% 114 36.7% 327 33.2%3 THPT 41 13.5% 48 13.0% 40 12.9% 129 13.1%4 THCN 4 1.3% 1 .3% 5 .5%5 Học nghề ngắn hạn 4 1.3% 1 .3% 5 .5%6 Học nghề dài hạn 2 .7% 4 1.1% 1 .3% 7 .7%7 Cao Đẳng 4 1.3% 2 .5% 9 2.9% 15 1.5%8 Đại học 8 2.6% 2 .5% 7 2.3% 17 1.7%10 Chưa đi học bao giờ 2 .5% 2 .6% 4 .4%11 Chưa đến tưổi đi học 27 8.9% 31 8.4% 32 10.3% 90 9.1%

Ghi chú: Trong cuộc khảo sát, nhóm đánh bắt là nhóm mà nguồn thu nhập chủ yếu là đánh bắt, nhóm hỗn hợp thuỷ sản là nhóm hộ có nguồn thu nhập chính cả từ đánh bắt lẫn nghề thủy sản khác, nhóm hỗn hợp khác bao gồm những hộ có nguồn thu nhập chính từ những nghề phi thủy sản.

Tỷ lệ mù chữ của tất cả các thành viên hộ gia đình toàn mẫu khảo sát là 4,6%, đặc biệt cao tại tỉnh Sóc Trăng, nơi có khá đông đồng bào Khơme sinh sống -9,5%, so với tỷ lệ thấp ở Thanh Hóa -1,3% và Khánh Hòa-2,0%. Tỷ lệ thành viên trên 14 tuổi có trình độ tiểu học ở Sóc Trăng (38,0%) cao hơn nhiều so với 2 tỉnh kia (hơn 28%) cho thấy vấn đề phổ cập giáo dục THCS ở vùng ven biển các tỉnh ĐBSCL là hết sức cấp thiết trong việc tạo nguồn sinh kế thay thế đánh bắt bền vững (xem thêm phần các rủi ro sinh kế thay thế liên quan đến vốn con người ở dưới đây). Cần có những chính sách đặc biệt cho nhóm DTTS về vấn đề này-khuyến khích bằng tiền đủ mức để các em đi học và giảm áp lực sinh kế đối với gia đình các em.

Số nhân khẩu bình quân hộ tòan mẫu khảo sát là 5,05 người, trong đó nhóm đánh bắt (4,79) và nhóm thu nhập thấp nhất (4,5) có chỉ số này thấp hơn cả. Chỉ số này của địa bàn khảo sát cao hơn nhiều so với số nhân khẩu bình quân vùng nông thôn cả nước (5,05 so với 4,14) trong ĐTMSHGĐ 2008. Số nhân khẩu bình quân hộ trong mẫu khảo sát thuộc vùng ven biển của 3 tỉnh (Thanh Hóa 5,21; Khánh Hòa 4,97; Sóc Trăng 4,97), cũng cao hơn hẳn chỉ số này của các vùng Bắc trung bộ, Duyên hải Nam trung bộ và ĐBSCL (lần lượt là 4,08; 4,11; 4,16). Điều đó cho thấy áp lực sinh kế lớn đối với các hộ gia đình và cộng đồng ven biển.

Biểu đồ 1: Số nhân khẩu và lao động bình quân của hộ theo nhóm nghề và nhóm thu nhập 20%

Page 21: NGÂN HÀNG THẾ GIỚI cao danh... · Web viewCũng ở xã này, hội nông dân đã họp đề xuất lập nhóm chăn nuôi nhím với hình thức tương tự và nhận

Báo cáo đánh giá xã hội Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững trang 19

Số lao động bình quân hộ tòan mẫu khảo sát là 3,05, trong đó nhóm đánh bắt là 2,94, nhóm thu nhập thấp nhất: 2,93, đều là nhóm có chỉ số thấp nhất trong nhóm nghề và nhóm thu nhập. Số lao động bình quân hộ của khu vực khảo sát cao hơn nhiều so với số lao động bình quân hộ khu vực nông thôn cuả cuộc ĐTMSHGĐ 2008 (3,5 so với 2,5). Tuy nhiên, sự khác biệt trên có ảnh hưởng bởi trong mẫu khảo sát tính theo số lao động có việc làm và thu nhập, chứ không phải theo số người trong độ tuổi 15-60. Thực tế, ở các vùng ven biển, ngư dân có thể đánh bắt ven bờ từ 13-15 tuổi đến tuổi 70. Nếu phát triển giáo dục vùng ven biển và khắc phục được tình trạng trẻ em bỏ học sớm thì tỷ lệ lao động có thu nhập trung bình hộ có thể sẽ giảm đi. Tại Thanh Hóa, số lao động bình quân thấp nhất so với hai tỉnh Sóc Trăng, Khánh Hòa, nhưng số nhân khẩu bình quân hộ lại cao nhất, tức là tỷ lệ phụ thuộc thực tế cao nhất. Số lao động bình quân hộ ở khu vực khảo sát cao cho thấy vấn đề giải quyết sinh kế thay thế đánh bắt sẽ gặp nhiều khó khăn.

Bảng 4: Số nhân khẩu và lao động bình quân hộ gia đình   Nhân khẩu

Bình quân hộ(người)

Lao động bình quân hộ (người)

Cơ cấu hộ theo quy mô nhân khẩu (%)1-2 người 3-4 người 5-8 người 9 người trở

lênTổng mẫu 5,05 3,5 0,5 39,0 59,0 1,5Theo xãNinh Vân 4,97 3,44 0 43,8 53,1 3,1Ninh Lộc 4,97 3,93 0 41,4 58,6 0Ngư Lộc 5,52 3,83 0 24,1 75,9 0Ninh Hải 4,87 2,93 3,3 30,0 66,7 0Vĩnh Hải 5,42 3,76 0 31,6 63,2 5,3An Thạch 4,57 3,14 0 59,5 40,5 0Theo tỉnhKhánh Hòa 4,97 3,67 0 42,6 55,7 1,6Sóc Trăng 4,97 3,47 0 46,6 50,7 2,7Thanh Hóa 5,21 3,36 1,6 26,2 72,1 0Theo giới chủ hộNam 5,06 3,49 0,6 39,9 57,9 1,7Nữ 4,94 3,59 0 29,4 70,6 0

Thu nhập:

Thu nhập trung bình đầu người trên tháng của toàn mẫu khảo sát là 1.072,2 ngàn đồng, cao hơn chuẩn nghèo mới của cả nước năm 2011 là 2,68 lần. Tỉnh Khánh hòa có mức thu nhập gấp 2 lần chuẩn nghèo, còn Sóc Trăng và Thanh hóa gấp 2,9 và 3,1 lần. Nhóm thu nhập thấp nhất (nhóm 1) chỉ có thu nhập bình quân bằng 79,8% chuẩn nghèo (lưu ý là hai phần ba (69,2%) thành viên lao động của nhóm này làm nghề đánh bắt), nhóm thu nhập cao nhất (nhóm 5) có khoảng cách 8,3 lần nhóm 1 (nghèo nhất) và gấp 2,5 lần nhóm 4. Sự phân tầng xã hội vùng ven biển năm 2011 thật mạnh và gần như tương đương sự phân tầng theo thu nhập cả nước của cuộc ĐTMSHGĐ 2008 (nhóm 5 gấp 8,9 lần nhóm 1 và 2,3 lần nhóm 4).

Bảng 5: Phân tầng xã hội theo thu nhập Nhóm thu nhập 20% Khảo sát SA 2011 ĐTMSHGĐ 2008Nhóm 1 319,1 275,0Nhóm 2 570,1 477,2Nhóm 3 764,4 699,9Nhóm 4 1053,9 1.067,4Nhóm 5 2639,0 2.458,2

Page 22: NGÂN HÀNG THẾ GIỚI cao danh... · Web viewCũng ở xã này, hội nông dân đã họp đề xuất lập nhóm chăn nuôi nhím với hình thức tương tự và nhận

Báo cáo đánh giá xã hội Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững trang 20

Nguồn: Số liệu khảo sát SA và GSO

Thu nhập bình quân đầu người của nhóm hỗn hợp thủy sản cao nhất, rồi đến nhóm đánh bắt và nhóm kinh tế hỗn hợp phi thủy sản có chỉ số này xấp xỉ nhau.

Biểu đồ 2: Thu nhập bình quân đầu người theo nhóm nghề và nhóm thu nhập 20%

IV. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ

4.1. Các hoạt động sinh kế chính ở địa bàn nghiên cứu (thực trạng, mức độ phụ thuộc vào các nguồn lợi ven bờ, những thuận lợi và khó khăn)

Đặc điểm nghề nghiệp: Trong mẫu khảo sát, 66,7% hộ có người làm nghề đánh bắt và 31,2% hộ có 2 ngư dân trở lên. Đánh bắt là việc làm chính của trên một nửa (52,4%) số thành viên có tham gia lao động. Nghề thủy sản khác như NTTS, chế biến, dịch vụ chiếm 10,3% số thành viên. Cơ cấu việc làm có 62,7% lao động liên quan đến nghề thủy sản. Trồng trọt và chăn nuôi là nghề chính của 11,2% số thành viên. Công nhân công nghiệp có 4,8%, xây dựng, TTCN có 1,0%, cán bộ nhà nước 3,9%... Những dữ liệu trên cho thấy sự phụ thuộc sinh kế lớn của cộng đồng ven biển vào nghề đánh bắt, nhưng khi công cụ chủ yếu cuả họ là tàu thuyền nhỏ (xem phần đặc điểm tài sản) thì sinh kế cộng đồng phụ thuộc chính vào đánh bắt ven bờ.

Page 23: NGÂN HÀNG THẾ GIỚI cao danh... · Web viewCũng ở xã này, hội nông dân đã họp đề xuất lập nhóm chăn nuôi nhím với hình thức tương tự và nhận

Báo cáo đánh giá xã hội Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững trang 21

Biểu đồ 3: Cơ cấu việc làm chính của tất cả các thành viên lao động của hộ

Đặc điểm nhân khẩu học của những lao động đánh bắt-nhóm cần chuyển đổi sinh kế:

17,7% lao động đánh bắt là nữ, bao gồm đánh bắt trên xuồng nhỏ ven bờ và khai thác không dùng tàu thuyền. Như vậy đối tượng chuyển đổi nghề đánh bắt của CRSD chủ yếu là nam giới, nhưng số lao dộng nữ làm nghề đánh bắt cũng cần chuyển đổi vì họ tập trung vào khai thác ven bờ.

Một phần ba (32,9%) lao động đánh bắt thuộc độ tuổi thanh niên (15-30) là nhóm có nhiều khả năng thích nghi và sức khỏe để chuyển đổi sinh kế dễ dàng hơn, trong đó có đánh bắt xa bờ và đào tạo nghề phi thủy sản. 13,9% lao động đánh bắt trên 50 tuổi có thể gặp nhiều khó khăn chuyển nghề, mà họ đã gắn bó nhiều năm trên sóng nước. Đa số (53,1%) lao động đánh bắt thuộc lứa tuổi trung niên - là cột trụ kinh tế chính của gia đình, nhưng cũng sẽ gặp nhiều khó khăn trong chuyển đổi nghề nghiệp, bởi đa số có trình độ học vấn thấp, chưa qua đào tạo nghề nghiệp. Việc đào tạo nghề cho họ cũng không thuận lợi bởi gánh nặng kinh tế gia đình mà họ đang gánh vác. Do vậy, nhóm lao động đánh bắt lứa tưổi trung niên là nhóm đối tượng đông đảo, chủ yếu đối với chuyển đổi nghề thay thế đánh bắt ven bờ của CRSD.

Lao động đánh bắt có 8,2% mù chữ, 36,9% trình độ tiểu học, 42,2% trình độ THCS, 9,8% THPT. Số lao động đã trải qua đào tạo nghề từ học nghề ngắn hạn trở lên của nhóm đánh bắt chỉ có 2,9%, thấp hơn tỷ lệ này của các thành viên >15tuổi của toàn mẫu khảo sát-6,3%. Trình độ học vấn, trình độ nghề nghiệp của lao động đánh bắt thấp như trên là một trong những trở ngại chủ yếu của việc chuyển đổi sinh kế bền vững.

Nhóm nữ chủ hộ có tỷ lệ người làm nghề đánh bắt thấp hơn chủ hộ nam ( 40,0% so với 53,5%). Nhóm thu nhập thấp nhất có tỷ lệ thành viên làm nghề đánh bắt cao nhất 69,2% so với các nhóm khác có tỷ lệ tương ứng từ 40,0% đến 56,7%. Nhóm DTTS có tỷ lệ làm nghề đánh bắt cao hơn đôi chút dân tộc Kinh (55,6% so với 51,8%). Như thế vấn đề chuyển đổi nghề cần chú ý đến các nhóm thu nhập thấp nhất và DTTS-các nhóm có tỷ lệ lao động đánh bắt cao.

Nhóm đánh bắt có 99,2% thành viên làm nghề đánh bắt, kể cả khai thác thủy sản không bằng tàu thuyền. Điều này có nghĩa là con cái của các hộ đánh bắt thường nối nghề của cha mẹ và vấn đề của CRSD là làm sao để phần lớn con cái ngư dân có khả năng sinh sống bền vững bằng các nghề phi đánh bắt nhằm làm giảm áp lực lâu dài lên các nguồn lợi thủy sản ven bờ .

Page 24: NGÂN HÀNG THẾ GIỚI cao danh... · Web viewCũng ở xã này, hội nông dân đã họp đề xuất lập nhóm chăn nuôi nhím với hình thức tương tự và nhận

Báo cáo đánh giá xã hội Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững trang 22

Bảng 6: Việc làm chính của người lao động (tính tất cả các thành viên của hộ có tham gia lao động)

Việ

c là

m

chín

h

Trồn

g lú

a/m

àu

Chă

n nu

ôi

Nuô

i trồ

ng

thủy

sản

Đán

h bắ

t th

ủy sả

n

Chế

biế

n th

uỷ sả

n

Dịc

h vụ

th

uỷ sả

n

Tiểu

TC

N

Xây

dựn

g

Buô

n bá

n

Cán

bộ

Côn

g nh

ân

CN

Khá

c

Tổng mẫu 7,5 3,7 6,4 52,4 3,1 0,8 0,6 0,4 6,6 3,9 4,8 9,7

Theo xã                  Ninh Vân 18,6 5,1 8,5 35,6 3,4 0 1,7 3,4 6,8 8,5 3,4 5,1Ninh Lộc 4,1 0 23,0 23,0 1,4 2,7 0 0 14,9 5,4 13,5 12,2Ngư Lộc 0 4,3 4,3 52,9 15,7 2,9 2,9 0 10,0 2,9 2,9 1,4Hải Ninh 1,6 17,2 0 64,1 0 0 0 0 12,5 0 3,1 1,6Vĩnh Hải 5,1 0 1,7 64,1 0,9 0 0 0 1,7 5,1 3,4 17,9An Thạch 15,2 1,0 4,0 62,6 0 0 0 0 0 2,0 3,0 12,1Theo giới chủ hộNam 7,7 3,8 5,9 53,5 2,7 0,9 0,2 0,2 6,5 3,8 5,0 9,7Nữ 5,0 2,5 12,5 40,0 7,5 0 5,0 2,5 7,5 5,0 2,5 10,0Theo nhóm thu nhập20%Nhóm 1 (TN thấp nhất)

6,4 0 2,6 69,2 2,6 0 0 1,3 3,8 2,6 0 11,5

Nhóm 2 6,7 2,2 5,6 56,7 1,1 0 1,1 1,1 8,9 2,2 4,4 10,0Nhóm3 5,7 5,7 2,9 52,4 0 2,9 0 0 4,8 3,8 6,7 15,2Nhóm 4 7,0 7,0 11,0 40,0 4,0 1,0 1,0 0 7,0 4,0 8,0 10,0Nhóm 5 (TN cao nhất)

11,3 2,8 5,7 50,0 7,5 0 0,9 0 8,5 6,6 3,8 2,8

Theo dân tộcKinh 7,3 4,2 7,3 51,8 3,5 0,9 0,7 0,5 7,5 4,0 5,4 7,0Khơ me 9,3 0 0 55,6 0 0 0 0 0 3,7 0 31,5Theo nhóm nghề

Đánh bắt 0 0 0 99,2 0 0 0 0 0 0 0,8 0Hỗn hợp TS 5,8 5,1 10,6 41,3 5,1 1,4 0,7 0 8,9 3,1 6,1 11,9Hỗn hợp khác 33,3 5,3 0 0 0 0 1,8 3,5 10,5 17,5 7,0 21,1

Đặc điểm tài sản:

Trong mẫu khảo sát, 69,0% hộ có tàu thuyền đánh bắt các lọai. Tỷ lệ hộ có ghe thuyền dưới 20CV là 22,1%, từ >20CV đến <90 CV là 43,3% và trên 90CV chỉ có 3,6%. Tỷ lệ hộ có ngư cụ, lưới đánh bắt chỉ chiếm 67,5%. Nhóm đánh bắt có tỷ lệ hộ có các lọai tàu thuyền đều cao hơn nhóm hỗn hợp thủy sản (88,3% so với 68,6%), tuy nhiên nhóm đánh bắt có đến gần một phần ba hộ có tàu thuyền dưới 20CV và trên một nửa chỉ có thể đánh trong lộng (>20CV-<90CV). Nhóm thu nhập thấp nhất chỉ có 40,0% có tàu thuyền các loại (nhưng chỉ dưới 90CV), trong khi các nhóm thu nhập khác có từ 60% đến trên 80% có tàu thuyền. Đặc biệt, hầu hết tàu trên 90CV thuộc vào nhóm thu nhập cao nhất. Nhóm DTTS chỉ có 29,4% có tàu thuyền đánh bắt so với 73,2% dân tộc Kinh, nhưng đa số là loại tàu <20CV. Trong khi đó, 94,1% hộ DTTS có ngư cụ các loại, nghĩa là đa số hộ DTTS khai thác ven bờ không dùng tàu thuyền và họ là một đối tượng quan trọng để chuyển đổi sinh kế thay thế. Nhóm chủ hộ nữ có tỷ lệ tàu thuyền đánh bắt là 64,7%, thấp hơn so với nhóm chủ hộ nam -69,4%. Đáng lưu ý là thu nhập bình quân đầu người tỷ lệ thuận với việc sở hữu tàu đánh bắt theo qui mô công suất. Nhóm tàu dưới 20CV cho thu nhập trung bình đầu người/tháng: 861,2 ngàn đồng, trong khi nhóm tàu 20CV-<90CV cho thu nhập gấp 1,4 lần và tàu >90CV tạo thu nhập bằng 3,1 lần nhóm tàu <20CV . Vì thế thu nhập trung bình đầu người của nhóm đánh bắt (đa số sở hữu tàu thuyền nhỏ

Page 25: NGÂN HÀNG THẾ GIỚI cao danh... · Web viewCũng ở xã này, hội nông dân đã họp đề xuất lập nhóm chăn nuôi nhím với hình thức tương tự và nhận

Báo cáo đánh giá xã hội Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững trang 23

<20CV và dưới 90CV, chỉ đánh bắt ven bờ và trong lộng) thấp nhất, chỉ có 883,3 ngàn đồng/tháng, bằng 70,5% thu nhập bình quân của nhóm hỗn hợp thủy sản và 98,0% nhóm phi thủy sản. Nhóm đánh bắt DTTS cũng ở trong tình trạng thu nhập thấp nhất bởi chủ yếu khai thác bằng tàu thuyền nhỏ và phương tiện thủ công ven bờ. Do vậy, đầu tư tàu đánh bắt xa bờ có thể là một phương hướng sinh kế thay thế đánh bắt ven bờ của CRSD, xét về phương diện thu nhập.

Bảng 7: Tỉ lệ hộ có tàu thuyền đánh bắt, nuôi trồng TSGhe/thuyền máy dưới

20CV

Tàu đánh cá >20 và <90CV

Tàu đánh cá >90CV

Ngư cụ, lưới đánh bắt

Tổng mẫu 22,1 43,3 3,6 67,5Theo xã        Ninh Vân 15,6 9,7 3,2 9,7Ninh Lộc 10,3 6,9 0 10,3Ngư Lộc 6,9 82,8 25,0 86,2Hải Ninh 73,3 23,3 3,3 100Vĩnh Hải 13,2 47,4 7,9 86,8An Thạch 16,2 81,1 2,7 100Theo tỉnhKhánh Hoà 10,0 13,1 2,3 1,7Sóc Trăng 93,2 15,1 64,4 5,5Thanh Hoá 93,4 39,3 82,5 3,3Theo nhóm nghềĐánh băt 29,6 52,9 5,8 74,3Hỗn hợp thuỷ sản 21,2 44,4 3,0 74,8Hỗn hợp khác 4,0 12,0 0 20,0Theo nhóm thu nhập 20%Nhóm 1 15,0 30,0 0 45,0Nhóm 2 35,7 35,7 2,4 69,0Nhóm 3 14,3 51,5 2,9 76,1Nhóm 4 35,1 40,5 0 72,9Nhóm 5 10,0 61,5 12,8 76,9Theo dân tộcKinh 22,6 46,6 4,0 75,4Khơ me 17,6 11,8 0 94,1Theo giới tính chủ hộNam 22,5 42,9 4,0 69,5Nữ 17,6 47,1 0 47,0

Page 26: NGÂN HÀNG THẾ GIỚI cao danh... · Web viewCũng ở xã này, hội nông dân đã họp đề xuất lập nhóm chăn nuôi nhím với hình thức tương tự và nhận

Báo cáo đánh giá xã hội Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững trang 24

Biểu đồ 4: Tỷ lệ hộ có đất sản xuất theo nhóm nghề và nhóm thu nhập

Trong mẫu khảo sát, chỉ một phần năm hộ có đất nông nghiệp, 19,0% có ao hồ, mặt nước, 7,2% hộ thuê đất các loại và còn 4,1% hộ không có đất ở. Tỉnh Sóc Trăng (vùng ĐBSCL) có tỷ lệ hộ có đất nông nghiệp cao nhất 37,0%, tỉnh Khánh Hòa (vùng DHNTB) có tỷ lệ mặt nước NTTS lớn hơn cả 31,1% và Thanh Hóa là tỉnh có vẻ khan hiếm các lọai đất nông nghiệp và mặt nước nhất, chỉ có lần lượt 6,6% hộ có đất nông nghiệp và 14,8% hộ có mặt nước. Dân tộc Khơme ở tỉnh Sóc Trăng có 41,2% hộ đang sử dụng đất nông nghiệp, trong đó 5,9% hộ thuê đất, còn lại là được cấp đất. Không phải ngẫu nhiên mà 26,7% hộ Khơme đề nghị hỗ trợ đất sản xuất như phương án sinh kế thay thế. Diện tích đất nông nghiệp trung bình của những hộ có đất trong mẫu khảo sát là không thấp- 5.271m2/hộ, hộ Khơme là 4.742,8 m2, nhưng không đủ để phát triển sản xuất hàng hóa . Vấn đề là đa số hộ ven biển, đặc biệt là nhóm làm nghề đánh bắt không có đất nông nghiệp. Những đặc điểm trên cho thấy sự phụ thuộc lớn vào đánh bắt ven bờ của cộng đồng ven biển và đất đai, mặt nước là tài nguyên rất khan hiếm ở vùng ven biển và tạo ra thách thức khó vượt qua cho việc chuyển đổi sinh kế thay thế đánh bắt. Vì thế việc nghiên cứu những nguồn đất đai, mặt nứơc chưa được sử dụng hiệu quả ở các vùng ven biển là vấn đề hết sức cấp thiết cho việc hoạch định những hoạt động về sinh kế thay thế của CRSD. Trong phần đề xuất sinh kế thay thế dưới đây, phương hướng này rất được coi trọng ở tất cả các tỉnh được khảo sát và đã chỉ ra nguồn lực đất đai, mặt nước khan hiếm đã bị sử dụng lãng phí như thế nào, cũng như phương án tận dụng chúng một cách hiệu quả, tạo ra các hoạt động sinh kế thay thế dựa vào cộng đồng.

Bảng 8: Tỷ lệ hộ đang canh tác các loại đất (%) Đất nông nghiệp

Đất ở Ao hồ, mặt nước

Tỷ lệ hộ có các loại đất

Tỷ lệ hộ thuê đất

Tổng mẫu 20,0 95,9 19,0 99 7,2Theo xã    Ninh Vân 25 100 9,4 100 0Ninh Lộc 0 93,1 55,2 100 0Ngư Lộc 0 100 20,7 100 13,8Hải Ninh 10,0 96,7 6,7 100 6,7Vĩnh Hải 23,7 97,4 7,9 100 5,3An Thạch 51,4 89,2 18,9 94,6 16,2Theo tỉnhKhánh Hòa 20,5 96,7 31,1 100 0Sóc Trăng 37,0 93,2 12,3 97,3 11,0Thanh Hoá 6,6 98,4 14,8 100 9,8

Page 27: NGÂN HÀNG THẾ GIỚI cao danh... · Web viewCũng ở xã này, hội nông dân đã họp đề xuất lập nhóm chăn nuôi nhím với hình thức tương tự và nhận

Báo cáo đánh giá xã hội Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững trang 25

Cơ cấu việc làm trong mẫu khảo sát ở 3 tỉnh cho thấy nghề đánh bắt chiếm tới trên một nửa số việc làm chính, nhưng tổng các nghề có liên quan trực tiếp đến thủy sản như khai thác, nuôi trồng, chế biến, dịch vụ chiếm tới 62,7% việc làm chính của tổng số các thành viên của hộ gia đình có tham gia lao động. Trong cơ cấu việc làm phụ của các thành viên lao động gia đình, 22,0% liên quan đến nghề thuỷ sản.

Bảng 9: Cơ cấu việc làm chính và việc làm phụ của người lao động (tính tất cả các thành viên của hộ có tham gia lao động) (% số lao động)

Trồng lúa/mà

u

Chăn

nuôi

Nuôi trồng thuỷ sản

Đánh bắt thuỷ sản

Chế biến thuỷ sản

Dịch vụ

thuỷ sản

Tiểu thủ

công nghiệ

p

Xây dựng

Thương mại, buôn bán

Cán bộ

Công nhân công nghiệ

p

khác

Cơ cấu nghề nghiệp chính

7,5 3,7 6,4 52,4 3,1 0,8 0,6 0,4 6,6 3,9 4,8 9,7

Cơ cấu nghề nghiệp phụ

25,8 9,4 13,8 5,7 1,9 0,6 0 0 3,8 0 0 39,0

Nguồn: kết quả khảo sát

Thu nhập trung bình của hộ gia đình trong 12 tháng qua ở các hộ khảo sát cho thấy đánh bắt, chế biến nuôi trồng thủy sản là các nghề cho thu nhập cao nhất, cùng với trồng rau, màu như hành tỏi, mía ở xã Ninh Vân và Sóc Trăng. Những điều đó cho thấy, mức độ phụ thuộc lớn của sinh kế vào khai thác thủy sản của cộng đồng ven biển, và trồng rau màu ở một số địa phương-có nguồn lực đất nông nghiệp, có thể là một phương hướng sinh kế thay thế đánh bắt ven bờ có hiệu quả.

Bảng 10: Thu nhập trung bình của gia đình trong 12 tháng qua từ các nguồn thu nhập (tính trên số hộ có loại hoạt động kinh tế này)

TT Nguồn thu nhập Thu nhập (ngàn đồng)1 Trồng lúa 22.000,02 Rau màu 42.218,183 Cây ăn quả 1.000,04 Chăn nuôi gia súc 10.416,675 Nuôi trồng thuỷ sản 37.833,336 Đánh bắt thủy sản 48.798,737 Chế biến thủy sản 40.083,338 Dịch vụ thủy sản 10.500,09 Buôn bán thủy sản 17.266,6710 Làm thuê/mướn 16051,7211 Lương (kể cả lương hưu) 24533,3312 Buôn bán, dịch vụ (không liên quan đến thủy sản) 12729,4113 Sản xuất tiểu thủ công nghiệp 7200,014 Lâm nghiệp (trồng rừng) 4471,43

Nguồn: kết quả khảo sát

Tuy nhiên, thu nhập trung bình đầu người/tháng của nhóm đánh bắt lại thấp nhất (883,3 ngàn đồng) so với nhóm kinh tế hỗn hợp thủy sản (cao gấp 1,42 lần nhóm đánh bắt) và gần tương đương với nhóm kinh tế hỗn hợp không thủy sản (901,0 ngàn đồng). Điều đó phản ánh xu hướng đa dạng hóa nguồn thu nhập, tận dụng mọi lợi thế về nguồn lực sinh kế có thể làm gia tăng thu nhập hộ và đa dạng hóa nguồn thu nhập có thể và nên là một trong các phương hướng chính trong chiến lược sinh kế thay thế đánh bắt ven bờ của CRSD. Thu nhập từ các nguồn liên quan đến thủy sản có xu hướng

Page 28: NGÂN HÀNG THẾ GIỚI cao danh... · Web viewCũng ở xã này, hội nông dân đã họp đề xuất lập nhóm chăn nuôi nhím với hình thức tương tự và nhận

Báo cáo đánh giá xã hội Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững trang 26

giảm sút mạnh trong 2 năm qua, đặc biệt là 2 nghề sử dụng nhiều lao động nhất là đánh bắt và NTTS (trên dưới 2/3 số hộ bị suy giảm thu nhập từ các nguồn này).

Biểu đồ 5: Đánh giá của người trả lời về sự thay đổi thu nhập từ các nghề thủy sản trong 2 năm qua (% số hộ)

Biểu đồ trên cho thấy các nghề thủy sản có xu hướng suy giảm rõ rệt, trong đó đánh bắt và NTTS là hai nghề giảm sút mạnh nhất. Có lẽ đây là cũng là xu hướng chung của các tỉnh ven biển vùng dự án.

Nghiên cứu về cơ cấu kinh tế cũng như việc làm, nguồn thu nhập tại các xã khảo sát cho thấy mức độ phụ thuộc rất lớn của cộng đồng ven biển vào các nguồn lợi ven bờ. Ngoài những đặc điểm chung về sinh thái, kinh tế biển, nguồn lực sinh kế (trong đó có sự yếu kém về chất lượng của vốn con người…), và rủi ro sinh kế, vùng ven biển còn khá phong phú những đặc trưng riêng của mỗi địa phương. Những đặc điểm chung về sự yếu kém các nguồn lực, rủi ro sinh kế có thể hướng đến việc thực hiện một số mô hình chung về sinh kế thay thế như tăng cường giáo dục, đào tạo nghề phi nông nghiệp, giới thiệu việc làm nhằm làm giảm sức ép dân số và việc làm, đa dạng hóa nguồn thu nhập và giảm nghèo… Các xã khảo sát trong báo cáo này có những đặc trưng riêng của các xã vùng ven biển như xã thuần ngư (Ngư lộc, Thanh hóa), xã bãi ngang (Hải ninh, Thanh hóa), xã ven đầm phá (Ninh Lộc, Ninh vân, Khánh hòa), xã ven biển có nguồn giống thủy sản phong phú (Vĩnh Hải, Sóc Trăng), xã ven biển có sản xuất nông nghiệp (trồng trọt) hàng hóa phát triển mạnh (An thạnh 3, Vĩnh Hải, Sóc Trăng)… Những đặc trưng riêng này có ảnh hưởng nhiều đến việc lựa chọn các hoạt động sinh kế thay thế của cộng đồng, chẳng hạn chuyển đổi các tàu đánh bắt sang mô hình HTX dịch vụ vận chuyển hàng hóa chỉ có thể thực hiện ở các xã như An thạnh 3 - nơi sản xuất vài trăm ngàn tấn mía/năm, cũng như nhu cầu vận chuyển hàng ngàn tấn vật tư nông nghiệp... Tất nhiên việc lựa chọn các hoạt động sinh kế thay thế cần dựa trên sự tham gia của cộng đồng ven biển.

Xã Ngư Lộc ở Thanh Hóa là xã thuần ngư, không có đất sản xuất, mật độ dân số cao, tài sản chủ yếu, của cộng đồng là tàu thuyền và ngư cụ đánh bắt các loại. Nguồn sống chính của ngư dân phụ thuộc hoàn toàn vào nghề biển, trong đó 2/3 số tàu và ba phần tư sản lượng từ nguồn lợi ven bờ. Tuy nhiên, thu nhập bình quân đầu người của xã Ngư Lộc vẫn cao nhất so với 5 xã khác trong cuộc khảo sát. Tổng giá trị đánh bắt bằng 85 tỷ đồng, chiếm 68,0% trong tổng giá trị kinh tế của xã năm 2010, 32,0% giá trị còn lại từ hoạt động TTCN, thương mại, dịch vụ. Ngư Lộc khá điển hình cho các xã thuần ngư ven biển, đất chật người đông, rất khó khăn khi chuyển đổi sinh kế thay thế đánh bắt, trong điều kiện nguồn lực đất đai sản xuất khan hiếm. Vì thế các lọai hoạt động sinh kế thay thế ở đây có thể là chuyển đổi loại hình đánh bắt có hiệu quả và thân thiện môi trường, cũng như thực hiện các mô hình chung vùng ven biển như tăng cường giáo dục, đào tạo nghề phi nông nghiệp, giới thiệu việc làm nhằm làm giảm sức ép dân số và việc làm, di dân sang khu dịch vụ công nghiệp nghề cá, đa dạng hóa nguồn thu nhập và giảm nghèo… Mô hình tăng cường giáo dục, hỗ trợ đào tạo nghề, giới

Page 29: NGÂN HÀNG THẾ GIỚI cao danh... · Web viewCũng ở xã này, hội nông dân đã họp đề xuất lập nhóm chăn nuôi nhím với hình thức tương tự và nhận

Báo cáo đánh giá xã hội Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững trang 27

thiệu việc làm có thể là đặc biệt quan trọng đối với những khu vực ven biển, đất chật, người đông như Ngư lộc.

Xã Hải Ninh, Thanh Hóa là một xã bãi ngang, đặc biệt khó khăn, có 6/9 thôn làm ngư nghiệp. Xã có 19,4% số hộ và 21,8% lao động làm nghề đánh bắt, nhưng có 211 hộ, 15 doanh nghiệp, 558 lao động-6,6% lao động toàn xã tham gia vào các nghề đan lưới, sửa chữa tàu thuyền, chế biến, dịch vụ hậu cần thủy sản…Số tàu thuyền tăng lên 264% trong thời gian 2004-2011, với 614 tàu, tổng công suất 11.037CV. Điều đó làm cho tổng sản lượng khai thác hàng năm đạt 2.890 tấn, chủ yếu từ nguồn lợi ven bờ, là ngành có giá trị sản xuất cao nhất trong xã. Hải Ninh còn hàng trăm ha đất bãi ngang ven biển chưa được khai thác theo hướng NTTS, trong khi có điều kiện tự nhiên thuận lợi. Hải Ninh có thể là một xã bãi ngang điển hình ven cửa lạch, với đội tàu xuồng nhỏ đánh bắt ven bờ (78,3% tàu thuyền dưới 20CV, trong đó có nhiều thuyền nan, có hay không có động cơ D6, D8) và nhóm nghèo đông đảo (44,9% hộ nghèo toàn xã theo chuẩn 2011, trong đó 66,5% hộ nghèo thuộc thôn nghề cá). Xã có 340 phụ nữ đơn thân nuôi con, chồng mất. Với những đặc trưng trên, xã này có thể khai thác hàng trăm ha đất ven biển để nuôi ngao, chuyển đổi lọai nghề đánh bắt có hiệu quả và thân thiện môi trường, cũng như thực hiện các mô hình chung vùng ven biển như tăng cường giáo dục, đào tạo nghề phi nông nghiệp, giới thiệu việc làm nhằm làm giảm sức ép dân số và việc làm, đa dạng hóa nguồn thu nhập và giảm nghèo (chế biến, dịch vụ thủy sản, chăn nuôi…).

Xã Ninh Vân, Khánh Hòa: Cuộc TLN của cán bộ xã Ninh Vân có khái quát tình hình như sau: “Nguồn kinh tế chủ lực là nông nghiệp và công nghiệp còn lại lao động buôn bán nhỏ, địa bàn xã Ninh Vân vừa có đất rừng, đất trồng màu, vừa có biển, thuận lợi du lịch. Có một vài dự án du lịch đã hoạt động, nhưng không giải quyết được vấn đề lao động của địa phương vì trình độ lao động thấp, không đủ tiêu chuẩn. Ninh Vân đất biển, đất núi chiếm đa số, đất bằng ít, đang chuyển hướng nông nghiệp sang công nghiệp, đang chuyển đổi đất nông nghiệp sang dịch vụ nên đất để phát triển chăn nuôi trồng trọt ít, trong khi đất dành cho du lịch, dịch vụ, bất động sản đang gia tăng. Các khu ven biển ưu tiên cho du lịch và dịch vụ. Khó khăn là trình độ lao động chưa cao, đánh bắt theo mùa vụ, tài nguyên gần bờ cạn kiệt, trong khi nguồn vốn đánh bắt xa bờ bị hạn chế. Đất trồng trọt thì chuyển dần sang kiểu trồng trọt công nghiệp, đất dành cho chăn nuôi theo hướng công nghiệp và trang trại do thức ăn tự nhiên ít. Ninh Vân có 58,0% hộ nông nghiệp và 40,4% hộ đánh bắt. Diện tích đất tự nhiên rộng, nhưng chủ yếu đất rừng, đất trồng trọt chủ yếu là đất trồng màu với 47,3 ha và 53,4 đất trồng cây lâu năm. Đất trồng màu ở đây nếu cải tạo có khả năng trồng tỏi giá trị cao, nhưng người dân thường không đủ vốn để cải tạo đất. Chăn nuôi bò khá phát triển, do có diện tích rừng rộng và theo kiểu nuôi thả tự do. Đất NTTS có 9,8 ha và 64 ha đã GPMB chuẩn bị cho vùng sản xuất và kiểm định tôm giống tập trung Ninh Vân do Bộ NN&PTNT làm chủ đầu tư. Đây là phần diện tích trong khu vực đầm Nha Phu. Diện tích mặt nước ven biển có 140 ha, nhưng do có các dự án du lịch nên hầu như khó được phép tổ chức nuôi biển rộng rãi và hiện chỉ có 1 hộ nuôi tôm hùm, dù tôm giống là sẵn có ở vùng biển này. Nghề đánh bắt bằng lặn biển khá phát triển ở Ninh Vân và là lợi thế về lao động, so với các xã ven biển khác. Một số lao động trong xã đi lặn thuê ở Quảng Ngãi có thu nhập hàng chục triệu đồng/tháng. Ninh Vân khá điển hình cho 1 xã ven biển vừa có đầm, vừa có biển, vừa có rừng, nhưng dân vẫn nghèo. Dự án du lịch nhiều, tuy dân số ít nhưng dân vẫn thiếu việc làm, du lịch chiếm nhiều diện tích đáng ra nên dành cho NTTS biển hay trong đầm. Dân hầu như ít được hưởng lợi từ nguồn tài nguyên biển và đầm khá phong phú, cũng như từ những dự án phát triển kinh tế. Vùng sản xuất và kiểm định tôm giống Ninh Vân có thể là dự án mang lại nhiều việc làm cho địa phương. Xã còn có thể phát triển khu sản xuất tỏi tập trung. Bên cạnh đó xã có thể tiến hành những mô hình chung cho vùng ven biển như đa dạng hóa nguồn thu nhập và giảm nghèo (chế biến, dịch vụ thủy sản, chăn nuôi, phát triển chăn nuôi bò sinh sản… theo mô hình quĩ quay vòng của các nhóm phụ nữ, nông dân), tăng cường giáo dục, đào tạo nghề phi nông nghiệp, giới thiệu việc làm nhằm làm giảm sức ép dân số và việc làm.

Page 30: NGÂN HÀNG THẾ GIỚI cao danh... · Web viewCũng ở xã này, hội nông dân đã họp đề xuất lập nhóm chăn nuôi nhím với hình thức tương tự và nhận

Báo cáo đánh giá xã hội Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững trang 28

Xã Ninh Lộc-Khánh Hòa có thể là một xã điển hình về sinh kế ven đầm phá. Xã nằm kề bên đầm Nha Phu, diện tích tự nhiên là 2.945ha, trong đó, đất sản xuất nông nghiệp 497ha, nuôi trồng thủy sản 457ha, đất rừng 763ha. Vì thế xã có kinh tế nông nghiệp, đánh bắt và NTTS, cũng như một số nghề thương mại, dịch vụ, do có 3 km quốc lộ 1 chạy qua. Xã có 3 thôn thủy sản ven đầm, với sản lượng đánh bắt và NTTS gần tương đương nhau, với tổng sản lượng khoảng trên 800 tấn/năm (nếu không bị dịch bệnh NTTS). Ninh Lộc có một thời hoàng kim về NTTS ven đầm Nha Phu đầu những năm 2000, với sự phát triển nuôi bán công nghiệp hay công nghiệp dẫn đến hàng loạt rừng ngập mặn bị chặt bỏ để mở rộng diện tích nuôi trồng. Nhưng sau đó dịch bệnh mau chóng lây lan, nên người nuôi hầu như mắc nợ xấu với ngân hàng và khó có khả năng chi trả. Hiện nay, họ chỉ nuôi quảng canh là chủ yếu, kết hợp đánh bắt theo con nước, nhưng vẫn năm được năm mất, cùng với gánh nặng nợ nần. Nghề đánh bắt cũng sa sút do nguồn thủy sản trong đầm Nha Phu cạn kiệt bởi sự tăng nhanh phương tiện đánh bắt trong đầm, cũng như các phương pháp khai thác hủy diệt. Trong khi đó các thôn nông nghiệp của xã phát triển ổn định hơn, tuy không giàu có. Bức tranh của Ninh Lộc có lẽ khá điển hình cho các địa phương ven đầm phá cả nước, khi khai thác cạn kiệt nguồn lợi thuỷ sản và làm ô nhiễm vùng nước ven đầm. Khôi phục RNM ven đầm, kết hợp NTTS sinh thái có thể là một giải pháp sửa chữa các sai lầm và khôi phục lại nguồn lợi tự nhiên ven đầm hay dự án môi trường như thu gom rác. Xã có thể tiến hành những mô hình chung cho vùng ven biển như tăng cường giáo dục, đào tạo nghề phi nông nghiệp, giới thiệu việc làm nhằm làm giảm sức ép dân số và việc làm.

Xã Vĩnh Hải, Sóc Trăng có diện tích đất lớn, lao động dồi dào. Kinh tế nông nghiệp phát triển với cả nghề trồng lúa (1.000 ha lúa 1 vụ, sản lượng 5.000 tấn/năm), trồng màu (hành tím-3.800 ha, 3 vụ màu/năm), NTTS (cá: 1600 ha nuôi công nghiệp, 800 ha nuôi quảng canh, sản lượng 3.912 tấn/năm). Nghề đánh bắt có 90 tàu <30CV, trong đó 14 tàu <20CV đánh bắt ven bờ, với sản lượng 400 tấn/năm. Vĩnh Hải còn có bãi nghêu giống trải dài 18km bờ biển và 2.365ha rừng ngập mặn là nơi cung cấp nguồn cá kèo giống. Đây là nguồn lợi tự nhiên rất lớn của Vĩnh Hải, nhưng đang bị khai thác quá mức và không thể kiểm soát được vì nhiều ngư dân ở nơi khác đến khai thác. Hiện xã có hơn 1.000 hộ Khơme không có đất sản xuất. Quỹ đất canh tác của xã cũng không còn. Trên địa bàn xã, có hơn 500ha đất sản xuất thuộc 2 nông trường nhưng đã giải thể. Theo lãnh đạo xã, diện tích này đang được cho các công ty thuê nhưng sử dụng không hiệu quả vì không được đầu tư cơ sở hạ tầng và hiện tại đang bị nhiều hộ dân lấn chiếm. Nếu UBND huyện thu hồi và đầu tư cơ sở hạ tầng thủy lợi để giao khoán cho các hộ không có đất sử dụng thì sẽ giải quyết được tình trạng không có đất hiện nay của hơn 1.000 hộ Khơme. Mô hình tái định canh, định cư đã thành công ở dự án rừng ngập mặn tại Sóc Trăng có thể áp dụng cho Vĩnh Hải hay các xã khác có điều kiện như thế.

Xã An Thạnh 3, Sóc Trăng có kinh tế nông nghiệp là chủ yếu, với trồng mía (1.600 ha, 178.500 tấn/năm), thuốc cá (105 ha, 6.020 tấn/năm) là chủ yếu. Chăn nuôi có trên 500 bò, hơn 2.600 lợn và trên 10 ngàn gà vịt. Ngành thủy sản nhỏ bé hơn trồng trọt về lực lựơng lao động (875 người so với 2.428 người). NTTS có 160 ha, chủ yếu nuôi công nghiệp. Xã có 80 tàu<20CV đánh bắt ven bờ, với sản lượng 2.600 tấn/năm. Số lao động phi nông nghiệp 884 người, tương đương số lao động thủy sản. Mô hình chuyển đổi tàu đánh bắt sang HTX dịch vụ vận chuyển hàng hóa có thể là tốt cho An thạnh 3, khi có nhiều trăm ngàn tấn nông phẩm cần vận chuyển hàng năm.

Hai xã ở Sóc Trăng có lẽ khá điển hình cho khu vực ven biển vùng ĐBSCL, khi vừa có quĩ đất nông nghiệp phát triển trồng trọt, chăn nuôi, vừa có biển và nguồn lợi thủy sản ven bờ khá phong phú, thuận lợi cho NTTS và đánh bắt. Tuy nhiên, khai thác ven bờ quá mức, với nguồn lợi mở, thiếu quản lý hiệu quả đang làm cạn kiệt nguồn lợi thủy sản. Vì thế đồng quản lý vùng biển ven bờ có thể là giải pháp tốt cho vấn đề này, vừa đảm bảo việc làm và sinh kế, vừa bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Những mô hình HTX nuôi nghêu đã thành công có thể mở rộng ở Vĩnh Hải hay các xã khác có điều kiện tự nhiên tương tự. Mặt khác sự phân tầng xã hội ngày một gia tăng, sự nghèo khổ, nhất là của nhóm DTTS ven biển đòi hỏi phải có các giải pháp hỗ trợ đặc biệt, ngoài các chính sách xã hội đã có.

Page 31: NGÂN HÀNG THẾ GIỚI cao danh... · Web viewCũng ở xã này, hội nông dân đã họp đề xuất lập nhóm chăn nuôi nhím với hình thức tương tự và nhận

Báo cáo đánh giá xã hội Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững trang 29

CRSD cần chú trọng các hoạt động dành cho những nhóm yếu thế, kể cả các hoạt động nâng cao nguồn vốn con người như là một giải pháp giảm nghèo bền vững. Mô hình chung vùng ven biển như tăng cường giáo dục phổ cập, đào tạo nghề, giới thiệu việc làm có thể là rất quan trọng đối với các xã Sóc Trăng, cũng như nhiều xã vùng ven biển ĐBSCL-nơi có vốn con người chất lượng thấp nhất, cũng như tập trung khá đông đảo đồng bào DTTS.

Phần tiếp theo sẽ phân tích những rủi ro và nguyên nhân của tình trạng suy giảm các nghề thủy sản.

4.2 Phân tích những rủi ro của các hoạt động sinh kế hiện thời (tập trung vào nuôi trồng và đánh bắt thủy sản)

Những rủi ro của các hoạt động sinh kế hiện thời, biểu hiện tính dễ tổn thương của cộng đồng dân cư ven biển. Các rủi ro này bao gồm việc phải làm việc vất vả để đỡ bị suy giảm thu nhập, thiên tai ngày một nhiều làm giảm sút thời gian đi biển và thu nhập, sản lượng đánh bắt và thu nhập thực tế ngày một ít, dịch bệnh trong NTTS gây thiệt hại nặng nề nhiều năm không khôi phục được, thiếu vốn trầm trọng, gánh nặng nợ nần làm cho nhiều hộ không có khả năng chuyển đổi sinh kế hay trang bị ngư cụ mới hiệu quả hơn, sự ổn định thu nhập kém, viễn cảnh kinh tế u ám, tỷ lệ hộ nghèo cao…

Những rủi ro của các hoạt động kinh tế biển hiện nay tại các địa bàn khảo sát chủ yếu xuất phát từ các nguồn lực sinh kế (vốn vật chất, vốn tài nguyên, vốn con người, vốn xã hội, vốn tài chính) thiếu thốn, yếu kém, suy giảm, việc tổ chức quản lý bảo vệ nguồn lợi thủy sản chưa tốt, cũng như những tác động bất lợi của các yếu tố bên ngoài như thiên tai, thời tiết xấu, môi trường ô nhiễm, dịch bệnh, biến động giá cả thị trường như giá xăng dầu, thức ăn chăn nuôi, thuốc phòng trừ dịch bệnh tăng... CRSD cần hỗ trợ những giải pháp hạn chế rủi ro, tạo lập sinh kế thay thế bền vững, dựa trên việc khai thác tối ưu các nguồn lực hộ gia đình và cộng đồng, tận dụng các cơ hội thị trường và thể chế.

Tàu thuyền cũ, công suất thấp, số lượng lớn, chủ yếu khai thác ven bờ, trong khi nguồn lợi thủy sản ngày càng cạn kiệt, thu nhập hàng năm ngày càng suy giảm. Thiên tai, giá xăng dầu cao, nguồn lợi thủy sản cạn kiệt là những nguyên nhân chính làm cho thu nhập suy giảm. Điều đó cho thấy CRSD cần hỗ trợ các giải pháp vươn khơi, giảm thiểu đánh bắt ven bờ, chuyển đổi nghề có chọn lọc theo hướng hiệu quả và thân thiện với môi trường, cũng như các giải pháp sinh kế thay thế không dựa vào biển.

Xã Ngư Lộc, Thanh Hóa là một xã thuần ngư, có số lượng tàu thuyền ngày một tăng, nhưng chủ yếu là tàu thuyền công suất thấp, tăng 132,1% từ 2006 đến 2010, với hai phần ba hộ đánh bắt ven bờ và sản lượng thủy sản ven bờ cao gấp 3,0 lần sản lượng đánh bắt xa bờ. Sản lượng đánh bắt chủ yếu vẫn là cá tạp, có giá trị thấp, chiếm khoảng 56,0% sản lượng trong 5 năm 2006-2010. Ngư trường khai thác ngày càng khó khăn, nguồn lợi hải sản ngày càng cạn kiệt, tình trạng thiếu vốn và thiếu lao động ngày một nhiều. Vì vậy vấn đề đặt ra là phải tập trung phát triển vùng vươn khơi, trong khi nguồn lực tại chỗ của nhân dân còn nhiều hạn chế, chưa đủ khả năng để đầu tư khai thác vưon khơi, trình độ khoa học công nghệ áp dụng cho ngành nghề khai thác chưa được đáp ứng (Theo BC UBND xã Ngư Lộc). Xã Hải Ninh, Thanh Hóa có tới 78,3% số hộ và số tàu thuyền đánh bắt ven bờ có công suất dưới 20CV, trong đó nhiều thuyền thúng, mảng trang bị máy D6, D8. Tuy nhiên, sản lượng ven bờ chỉ chiếm 37,2% sản lượng đánh bắt năm 2010 và có xu hướng giảm so với năm 2008 (39,3%). Ông Vũ Huy Hồng nói rằng: “Thu nhập các năm gần đây giảm sút cả về sản lượng lẫn thu nhập, năm ngoái trung bình được 3,3 - 3,5 tạ/tháng, năm nay chỉ được 3 tạ/tháng. Cá có giá trị ngày càng ít, đánh bắt chủ yếu là cá dẹt, cá bơn…”. Ông Lê Trung Tuyến có tàu 18CV, cho biết 2 năm nay sản lượng giảm 30%, lượng cá tạp chiếm đến 2/3, trước không có nhiều chuyến lỗ như hiện nay. Anh Lê văn Hưng, 30 tuổi, có thuyền thúng, máy D6 có thu nhập chừng 3 triệu đồng/tháng năm 2010, đến nay chỉ thu được 2 triệu đồng/tháng. Anh Hồ Minh Sơn sinh năm 1969, nhà có ghe, đã bán ghe 9CV, vì thu nhập không đủ chi, đang thất nghiệp, hiện làm thêm cho thôn (phó trưởng thôn) mỗi

Page 32: NGÂN HÀNG THẾ GIỚI cao danh... · Web viewCũng ở xã này, hội nông dân đã họp đề xuất lập nhóm chăn nuôi nhím với hình thức tương tự và nhận

Báo cáo đánh giá xã hội Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững trang 30

tháng 400 ngàn đồng. Bán ghe 9CV được 5 triệu, vợ bán bún phở kiếm tiền tiêu cho cả gia đình, ngày nào bán khá được 70-80 ngàn đồng (TLN đánh bắt thôn Tân Thủy, Ninh Lộc, Khánh Hòa).

Trong số hai phần ba hộ đánh bắt hải sản được khảo sát có tới 54,7% cho biết có gặp những rủi ro trong hoạt động khai thác. Ngoài lý do thời tiết và tính mùa vụ làm giảm thời gian hoạt động đánh bắt thực tế, còn có những tác động xấu của thị trường như giá xăng dầu tăng cao, giá thủy sản tăng không tương ứng với chi phí sản xuất gia tăng.

Trong thôn có khoảng 70 chiếc ghe, đã bán 5-6 chiếc, do không đủ xăng dầu đi lại, sau khi bán ghe, người ta sắm xuồng nhỏ và tiếp tục làm biển. Thu nhập trước 100 ngàn, bán ghe, dùng xuồng thu nhập 1 ngày 50-60 ngàn. Biển bây giờ bị ô nhiễm, tôm cá chết. Chồng trước đi biển kiếm được, giờ bữa được bữa không, tháng rồi được 500-600 ngàn. Nhà không có ghe, dùng xuồng. (TLN đánh bắt thôn Tân Thủy, Ninh Lộc, Khánh Hòa)

Gần bốn phần năm (77,9%) người được phỏng vấn cho rằng thu nhập từ đánh bắt thuỷ sản giảm sút từ 2 năm qua. Chỉ có 12,8% cho biết thu nhập từ nguồn này có tăng lên, trong khi chỉ 9,4% cho là vẫn như trước. Sự suy giảm thu nhập từ đánh bắt mạnh nhất ở Sóc Trăng (89,9%), tiếp theo là Khánh Hòa (71,4%) và cuối cùng là Thanh Hóa (65,4%). Ngư dân xã Ngư Lộc có sự đánh giá lạc quan hơn các xã khác với hai phần năm cho là thu nhập từ khai thác tăng lên, trong khi 16,0% vẫn giữ được như cũ và thu nhập bình quân đầu người của họ cũng cao nhất trong các xã khảo sát. Nhóm đánh bắt, có lẽ có sự đánh giá khách quan hơn bởi họ hiểu biết ngư trường và nghề khai thác nhất, nhận định sự giảm sút thu nhập diễn ra với gần chín phần mười (87,3%) số hộ trong nhóm. Tác động của việc giảm thu nhập từ đánh bắt đối với các nhóm thu nhập càng thấp thì càng lớn. Ba nhóm thu nhập thấp nhất có tới trên bốn phần năm hộ bị ảnh hưởng so với hơn 65% của nhóm thu nhập cao nhất. Lý do giảm sút thu nhập chủ yếu là thiên tai: 38,3% và giá xăng dầu tăng, sản lượng thu hoạch giảm: 30,9%.

Bảng 11: Đánh giá của người trả lời về sự thay đổi thu nhập trong 2 năm qua (% số hộ)Thu nhập từ

Nuôi trồng thủy sảnThu nhập từ

Đánh bắt thủy sảnThu nhập từ

Chế biến thủy sảnTăng Giảm Như

cũTăng Giảm Như

cũTăng Giảm Như

cũTheo mẫu 25,0 67,9 7,1 12,8 77,9 9,4 45,5 27,3 27,3Theo xãNinh Vân 25,0 50,0 25,0 14,3 78,6 7,1 100 0 0Ninh Lộc 21,4 71,4 7,1 7,1 64,3 28,6 0 100 0Ngư Lộc 100 0 0 40,0 44,0 16,0 57,1 14,3 28,6Hải Ninh 7,7 84,6 7,7Vĩnh Hải 0 0 100 8,3 86,1 5,6 0 0 100An Thạch 20,0 80,0 0 2,9 94,1 2,9 0 100 0Theo tỉnhKhánh Hoà 22,2 66,7 11,1 10,7 71,4 17,9 50,0 50,0 0Sóc Trăng 12,5 87,5 0 5,8 89,9 4,3 0 50,0 50,0Thanh Hoá 100 0 0 23,1 65,4 11,5 57,1 14,3 28,6Theo nghềĐánh băt 0 100 0 3,2 87,3 9,5 0 100 0Hỗn hợp thuỷ sản

28,6 66,7 4,8 21,5 68,4 10,1 50,0 20,0 30,0

Hỗn hợp khác 33,3 33,3 33,3 0 100 0Theo nhóm thu

Page 33: NGÂN HÀNG THẾ GIỚI cao danh... · Web viewCũng ở xã này, hội nông dân đã họp đề xuất lập nhóm chăn nuôi nhím với hình thức tương tự và nhận

Báo cáo đánh giá xã hội Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững trang 31

nhậpNhóm 1 0 100 0 6,9 82,8 10,3 50,0 50,0 0Nhóm 2 0 100 0 6,1 81,8 12,1 0 100 0Nhóm 3 20,0 60,0 20,0 6,9 82,8 10,3 0 0 100Nhóm 4 33,3 66,7 0 15,4 76,9 7,7 0 0 100Nhóm 5 66,7 33,3 0 28,1 65,6 6,3 66,7 16,7 16,7

Hầu hết các hộ đánh bắt ven bờ ở xã Vĩnh Hải, Sóc Trăng là các hộ nghèo không có đất sản xuất và đất ở cũng rất hạn hẹp, phần lớn trong số họ là người Khơme. Điều đó, cùng với các tác động của thiên tai, giá xăng dầu tăng cao, nguồn lợi cạn kiệt góp phần dẫn đến tình trạng một bộ phận lớn nhóm đánh bắt thuộc về nhóm thu nhập thấp nhất và có sự phân tầng xã hội khá rõ trong nhóm này (62,0% nhóm đánh bắt ở trong 2 nhóm thu nhập thấp, trong khi nhóm hỗn hợp các nghề thủy sản chỉ có tỷ lệ tương ứng là 24,4%).

Một ngư dân đã phản ánh tâm trạng nhiều người trong cộng đồng đánh bắt ven biển, qua đánh giá rằng: “Đi nghề biển không còn sống được nữa, cũng không muốn đi làm biển nữa. Hi vọng con cái được đi học để có nghề nghiệp ổn định”(TLN đánh bắt xã Hải Ninh-Thanh Hóa). CRSD có thể đáp ứng nguyện vọng của người dân vùng biển, trước các khó khăn của nghề đánh bắt, bằng các hoạt động hỗ trợ phổ cập giáo dục, hướng nghiệp, đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cho họ và con em họ.

Xu huớng gia tăng dịch bệnh NTTS, ô nhiễm môi trường nước, khả năng tái tạo đầu tư NTTS thấp, thu nhập từ nghề này ssuy giảm. Điều đó cho thấy CRSD cần hỗ trợ các giải pháp tổng hợp nhằm giảm thiểu dịch bệnh, ô nhiễm môi trường nước hướng đến NTTS bền vững.

Biểu đồ 6: Cơ cấu nhóm nghề theo thu nhập 20%

Trong báo cáo tổng kết NTTS năm 2010, Sở NN&PTNT Sóc Trăng nhận xét: Năm nay thời tiết, môi trường diễn biến hết sức phức tạp so với mọi năm, nắng nóng gay gắt kéo dài, tạo điều kiện cho một số vi khuẩn phát triển mạnh, làm phát sinh diện tích nuôi tôm bị thiệt hại đến 16,9%. Riêng diện tích thả sớm bị thiệt hại lớn tới 42,5% do nguồn nước trong các kênh rạch bị ô nhiễm vì thời điểm tập trung cải tạo ao nuôi.

Chi cục NTTS Khánh Hòa đánh giá: Chất lượng môi trường nước có dấu hiệu giảm sút về chất lượng tại các vùng nuôi. Người nuôi thì chủ quan, chưa có ý thức về việc quản lý môi trường ao nuôi và vùng nuôi (Báo cáo tổng kết NTTS năm 2010). Xã Ninh Lộc, Khánh Hòa có hầu hết người NTTS

Page 34: NGÂN HÀNG THẾ GIỚI cao danh... · Web viewCũng ở xã này, hội nông dân đã họp đề xuất lập nhóm chăn nuôi nhím với hình thức tương tự và nhận

Báo cáo đánh giá xã hội Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững trang 32

gặp rủi ro dịch bệnh và mang công, mắc nợ. Báo cáo Tình hình KTXH 5 năm 2006-2010 và kế hoạch phát triển KTXH 5 năm 2011-2015 của xã nhấn mạnh: Việc nuôi trồng thủy sản ở địa phương cũng không đạt hiệu quả cao do nguồn nước bị ô nhiễm, dịch bệnh xảy ra liên tục trong các vụ nuôi tôm làm nhân dân bị thua lỗ nhiều, khả năng tái tạo đầu tư sản xuất thấp. Đầu năm 2011, người dân thả nuôi được 350 ha, trong đó tôm thẻ thả nuôi 245ha, tôm sú 105ha. Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh đã làm 70 ha thả nuôi bị mất trắng, 100ha đã thu hoạch với năng suất bình quân là 7 tạ/ha. Sản lượng đánh bắt trong quý là 22 tấn (Theo báo cáo tình hình KTXH tháng 5 năm 2011 của UBND xã Ninh Lộc).

Từ những nguyên nhân trên, trong mẫu khảo sát, 66,7% cho biết thu nhập từ NTTS giảm sút so với 2 năm trước. Tại 3 xã Ninh Lân, Ninh Lộc, An Thạch 3 có NTTS, tỷ lệ đánh giá sự suy giảm thu nhập NTTS lần lượt là 50,0%, 71,4%, 80,0%. Nhóm hỗn hợp thủy sản, bao gồm những hộ NTTS và có thêm các nghề khác liên quan đến thủy sản, có sự giảm sút thu nhập từ NTTS là 66,7%.

Cơ sở hạ tầng yếu kém không phù hợp với NTTS, làm gia tăng rủi ro cho NTTS. Báo cáo của Chi cục NTTS Khánh Hòa năm 2010 nhận xét về một hạn chế: “Hệ thống kênh mương thủy lợi phục vụ NTTS triển khai còn chậm”. Báo cáo của UBND xã Ninh Lộc, Khánh Hòa cho biết: “Việc nuôi tôm sau các vụ thất thu, khả năng tái đầu tư sản xuất hạn chế, nguồn nước xả ra và đưa nước vào các vùng nuôi chung một con lạch, từ đó không tránh khỏi dịch bệnh lây lan. Lịch thời vụ thả nuôi không đồng nhất, việc áp dụng KHKT vào nuôi trồng các loài thủy sản chưa được mở rộng, còn lúng túng nhất là khâu xử lý dịch bệnh”.

CRSD cần lồng ghép với các chương trình, dự án phát triển KTXH của địa phương nhằm giải quyết một nút thắt quan trọng trong phát triển bền vững ngành thủy sản ven bờ là CSHT.

Thiếu vốn trầm trọng, nợ nần chồng chất khó có khả năng chi trả, khả năng đầu tư mở rộng sản xuất hay chuyển đổi nghề gặp khó khăn. Tổng số hộ đang vay nợ trong mẫu khảo sát là 67,7%, chủ yếu để khai thác, NTTS (chiếm 64,4% số hộ đang vay nợ), và trồng trọt, chăn nuôi (18,9% số hộ vay). Mức vay trung bình cho thủy sản là cao nhất, lên tới 57,7 triệu đồng/hộ, người vay nhiều nhất là 300 triệu đồng. Vay cho trồng trọt trung bình ở mức 19,2 triệu/hộ. 9,5% khoản vay ở mức 100 triệu trở lên và gần một phần tư vay trong khoảng 30-90 triệu.

Nguyễn Q. H. , thôn Tam ích, xã Ninh Lộc-Khánh Hòa, 45 tuổi, trình độ 5/12, có 5 con, chưa con nào có gia đình, nuôi tôm cua bán công nghiệp, diện tích nuôi 35.000m2. Thế chấp hết rồi, nợ ngân hàng 180 triệu, từ 2003 đã quá hạn. Hiện tại nuôi quảng canh, vợ buôn bán phở bún không đủ ăn, 2 con trai đi làm công nhân, 1 đứa đi bộ đội, 2 đứa đi học (TLN).

Báo cáo tổng kết nuôi thủy sản năm 2010 của Sở NN&PTNT Sóc Trăng nhận định rằng: “Do dư nợ vốn tín dụng trong dân các năm qua khá lớn, ngân hàng gặp nhiều khó khăn; một số hộ dân sản xuất thua lỗ của các vụ nuôi trước nên thiếu vốn đầu tư, dẫn đến đầu tư công trình không đảm bảo, nhiều hộ nuôi diện tích nhỏ không có ao lắng… từ đó không chủ động nguồn nuớc cấp trong quá trình sản xuất.” UBND xã Hải Ninh, Thanh Hóa cho rằng: “Nghề biển tuy đã có sự phát triển song chưa được đầu tư đúng mức, phuơng tiện khai thác còn thô sơ, tỷ lệ tàu thuyền có công suất lớn còn ít, nên hiệu quả đánh bắt thấp. Đầu tư cho vay vốn sản xuất của ngành ngân hàng đối với ngư dân chưa được quan tâm.” UBND xã Ninh Lộc, Khánh Hòa nhận định trong báo cáo phát triển KTXH năm 2010: “nguồn đầu tư cho việc nâng cấp tàu thuyền công suất lớn để đánh bắt xa bờ gặp nhiều khó khăn, việc chuyển đổi nghề còn chậm”

Nhóm NTTS thôn Tam Ích, xã Ninh Lộc, Khánh Hòa cho biết: Tất cả các trường hợp đều vay quá hạn và khóa sổ không vay được tiếp, trong đó người vay thấp nhất 40 triệu, người vay cao nhất 180 triệu. Nay còn đất, hầu hết chỉ nuôi quảng canh. Vài người thuê đìa, nay đã trả lại.

Page 35: NGÂN HÀNG THẾ GIỚI cao danh... · Web viewCũng ở xã này, hội nông dân đã họp đề xuất lập nhóm chăn nuôi nhím với hình thức tương tự và nhận

Báo cáo đánh giá xã hội Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững trang 33

Người dân trong hoạt động tham vấn thuộc nhóm đánh bắt xã Ninh vân-Khánh Hòa nói rằng: Chính sách hỗ trợ của nhà nước còn nhiều bất cập, số tiền cho người dân nghèo vay để kinh doanh sản xuất là quá ít, không đủ kinh doanh. Điều này làm ngư dân phải đi vay tiền của tư nhân hoặc các đầu nậu. Các đầu nậu này không lấy lãi, tuy nhiên họ sẽ mua sản phẩm với giá rẻ, do hải sản càng ngày càng cạn kiệt nên ngư dân nợ nần chồng chất.

Tình trạng thiếu vốn trầm trọng và phổ biến - một nguồn lực quan trọng hàng đầu, cho thấy dự án CRSD cần phối hợp với các hoạt động ngân hàng mới có thể chuyển đổi sinh kế một cách bền vững. Không phải ngẫu nhiên khi trả lời câu hỏi về việc cần hỗ trợ gì nếu thực hiện dự định sinh kế thay thế đánh bắt ven bờ, thì 87,7% hộ đã đưa ra yêu cầu hỗ trợ vốn.

Không có đất sản xuất là một khó khăn to lớn cho việc chuyển đổi nghề của phần lớn hộ ngư dân ven biển. Trong mẫu khảo sát, chỉ một phần năm số hộ có đất nông nghiệp. Điều đó cho thấy cần tận dụng tối đa nguồn lực đất đai ở mọi vùng dự án như một tài nguyên khan hiếm thay thế cho nguồn lợi thủy sản ngày càng cạn kiệt.

Một vấn đề thực tiễn cho thấy, hầu hết hộ ngư nghiệp không được cấp đất nông nghiệp trong những đợt cấp đất nông nghiệp ở các địa phương như ở xã Ninh Vân, Khánh Hòa có tới 20-30% hộ không có đất sản xuất, xã Vĩnh Hải, Sóc Trăng có hơn một ngàn hộ ngư dân (trong đó phần lớn là người Khơme) không có đất nông nghiệp. Mặt khác, điều kiện đất đai nông nghiệp tại các thôn ven biển có nhiều hạn chế như xã Ngư Lộc, Thanh Hóa, 3 thôn ven biển xã Ninh Lộc, Khánh Hòa. Trong mẫu khảo sát, không có hộ nào ở Ninh Lộc và Ngư Lộc có đất nông nghiệp và 1 bộ phận đã đi sang địa bàn xã khác hay thôn khác thuê nguồn đất công để NTTS. Trừ xã An Thạnh 3 có một nửa số hộ có đất nông nghiệp, các xã còn lại chỉ có khoảng 10 đến hơn 20% hộ có đất nông nghiệp. Nhóm đánh bắt và nhóm hỗn hợp thủy sản chỉ có lần lượt 15,5% và 20,2% hộ có đất nông nghiệp. Nhóm DTTS chỉ có 35,3% hộ có đất nông nghiệp và 5,9% thuê đất sản xuất. Diện tích đất trung bình của các hộ vùng ven biển đang sử dụng đất nông nghiệp là 5.386 m 2 đối với dân tộc Kinh và 4.742 m2 đối với DTTS chỉ đủ để tồn tại, chứ không đủ để phát triển kinh tế hàng hóa làm giàu. Vấn đề nổi bật ở đây là tình trạng đa số hộ ngư dân không có đất canh tác và là một trở ngại lớn đối với việc chuyển đổi nghề thay thế đánh bắt. Trong khi đó các địa phưong còn một số nguồn lực đất đai chưa được khai thác hiệu quả, mà chưa được qui hoạch, điều chỉnh quyền sử dụng đất một cách có hiệu quả KT-XH (xem thêm ở phần cơ hội phát triển các nguồn thu nhập và sinh kế thay thế).

Bảng 12: Tỷ lệ hộ đang canh tác các loại đất (%) Đất nông nghiệp

Đất ở Ao hồ, mặt nước

Tỷ lệ hộ có các loại đất

Tỷ lệ hộ thuê đất

Tổng mẫu 20,0 95,9 19,0 99 7,2Theo xã    Ninh Vân 25 100 9,4 100 0Ninh Lộc 0 93,1 55,2 100 0Ngư Lộc 0 100 20,7 100 13,8Hải Ninh 10,0 96,7 6,7 100 6,7Vĩnh Hải 23,7 97,4 7,9 100 5,3An Thạch 51,4 89,2 18,9 94,6 16,2Theo tỉnhKhánh Hòa 20,5 96,7 31,1 100 0Sóc Trăng 37,0 93,2 12,3 97,3 11,0Thanh Hoá 6,6 98,4 14,8 100 9,8Theo nhóm nghềĐánh bắt 15,5 94,4 8,5 98,6 9,9

Page 36: NGÂN HÀNG THẾ GIỚI cao danh... · Web viewCũng ở xã này, hội nông dân đã họp đề xuất lập nhóm chăn nuôi nhím với hình thức tương tự và nhận

Báo cáo đánh giá xã hội Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững trang 34

Đất nông nghiệp

Đất ở Ao hồ, mặt nước

Tỷ lệ hộ có các loại đất

Tỷ lệ hộ thuê đất

Hỗn hợp thuỷ sản 20,2 97,0 28,3 99,0 6,1Hỗn hợp khác 32,0 96,0 12,0 100 4,0

Lao động chưa qua đào tạo, trình độ học vấn thấp, thiếu kiến thức, chủ yếu sản xuất theo kinh nghiệm làm tăng khả năng rủi ro trong sản xuất, cũng như khó chuyển đổi nghề. Điều đó cho thấy đào tạo nghề, phổ cập giáo dục cần là một trong những hoạt động cơ bản của CRSD nhằm chuyển đổi sinh kế vùng ven biển một cách bền vững.

Tỷ lệ dân số 15 tuổi trở lên biết chữ là khá cao - 94,0%, so với tỷ lệ dân số 10 tuổi trở lên biết chữ của cuộc ĐTMSHGĐ năm 2008 ở khu vực nông thôn là 92,0%. Tuy nhiên tại xã Vĩnh Hải, Sóc Trăng - một xã có xấp xỉ 10.000 người Khơme, tỷ lệ biết chữ khá thấp, chỉ đạt 81,8%, tuy tỷ lệ không biết chữ có thể tập trung vào nhóm người có tuổi. Trong nghiên cứu của Dự án rừng ngập mặn của WB năm 2006, tỷ lệ biết chữ tương ứng toàn mẫu khảo sát tại 4 tỉnh: Sóc Trăng, Trà vinh, Bạc liêu, Cà mau là 86,5%, của dân tộc Khơme là 71,1% và trên một nửa người không biết chữ là hơn 46 tuổi. Nhóm đánh bắt có tỷ lệ biết chữ thấp hơn đáng kể so với nhóm nghề hỗn hợp thủy sản (92,4% so với 94,9%). Về cơ bản, tỷ lệ này ở các nhóm thu nhập càng thấp thì càng thấp. Nhóm thu nhập thấp nhất có tỷ lệ tương ứng là 89,8%, nhỏ hơn nhiều so với nhóm thu nhập cao nhất - 98,8%. Các thành viên của những gia đình chủ hộ nữ cũng thiệt thòi hơn khi tỷ lệ biết chữ thấp hơn - 89,1% so với tỷ lệ tương ứng 94,5% của các thành viên thuộc nhóm chủ hộ nam.

Tỷ lệ cao, các thành viên 15 tuổi trở lên, chỉ đạt trình độ tiểu học ở nhóm đánh bắt, xã thuần ngư như Ngư Lộc-Thanh Hóa và Sóc Trăng, nơi có đông đảo DTTS. Điều đó cho thấy những nhóm này gặp nhiều khó khăn hơn trong việc chuyển đổi sinh kế và CRSD cần thiết kế các hợp phần về đào tạo nghề, phổ cập giáo dục, với sự chú trọng đặc biệt tới những nhóm này. Mặt khác, gần bốn phần năm số trẻ trong độ tuổi đi học (6-18) hiện không đi học bởi lý do chính là gia đình cần lao động và bởi nghèo, với chi phí học tốn kém. Vì thế CRSD nên hỗ trợ bằng tiền cho trẻ em hộ nghèo, cận nghèo phổ cập giáo dục, theo đuổi chương trình THPT hay đào tạo nghề. Đó là một phương cách giảm nghèo bền vững, cũng như tạo ra những cơ hội chuyển đổi sinh kế thay thế đánh bắt ven bờ của thế hệ trẻ, không phải tiếp nối nghề cha anh như nguồn sinh kế duy nhất khi thất học.

Tỷ lệ dân số 15 tuổi trở lên học hết THPT trong mẫu khảo sát là 17,2%, cũng cao hơn nhiều chỉ số tương ứng của khu vực nông thôn trong cuộc ĐTMSHGĐ năm 2008: 12,3%. Đó là cơ sở quan trọng cho một bộ phận thanh niên có khả năng chuyển đổi sang nghề không đánh bắt.

Tỷ lệ các thành viên trên 15 tuổi đã qua đào tạo nghề chỉ đạt 6,4%, trong đó, 4,0% có trình độ CĐ và ĐH. Tỷ lệ tương ứng qua đào tạo nghề các loại của khu vực nông thôn trong cuộc ĐTMSHGĐ 2008 là 8,6% cao hơn tỷ lệ này trong mẫu khảo sát. Điều đó cho thấy nguồn vốn con người ở vùng dự án thấp hơn khu vực nông thôn cả nước. Các xã thuộc Sóc Trăng có vẻ yếu thế hơn các xã khác trong lĩnh vực đào tạo nghề.

Tỷ lệ qua đào tạo nghề của nhóm đánh bắt cũng thấp hơn so với nhóm nghề hỗn hợp thủy sản (5,4% so với 6,3%). Nhóm thu nhập thấp nhất cũng có tỷ lệ thành viên trên 15 tuổi qua đào tạo nghề thấp hơn nhiều các nhóm thu nhập khác: 1,6% so với 12,8% của nhóm thu nhập cao nhất. Điều đó cho thấy dự án CRSD nên chú trọng hoạt động đào tạo nghề cho nhóm thu nhập thấp nhất, nhóm đánh bắt, đặc biệt ở Sóc Trăng, vùng ĐBSCL nhằm tăng cường cơ hội chuyển đổi nghề về lâu dài cho họ.

Page 37: NGÂN HÀNG THẾ GIỚI cao danh... · Web viewCũng ở xã này, hội nông dân đã họp đề xuất lập nhóm chăn nuôi nhím với hình thức tương tự và nhận

Báo cáo đánh giá xã hội Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững trang 35

Bảng 13: Trình độ học vấn của các thành viên hộ gia đìnhDân số 15 tuổi trở lên

Dân số 15 tuổi trở lên

biết chữ

Trình độ học vấn cao nhất của dân sốtừ 15 tuổi trở lên

Tiểu học

THCS THPT TH chuyên nghiệp

Học nghề ngắn hạn

Học nghề dài

hạn

CĐ/ĐH trở lên

Khác

Tổng mẫu 75276,2

70594,0

23931,9

28538,0

12917,2

50,7

50,7

70,9

334

10,1

Theo xã6 xã: Ninh Vân

12015,9

11792,0

3126,3

4538,1

2319,5

43,4

43,4

21,7

75,9

10,8

Ninh Lộc 12716,8

12296,1

3829,9

6148,0

1814,2

00

00

00

53,9

00

Ngư Lộc 11715,5

11396,6

4034,2

3933,3

1916,2

10,9

10,9

00

1210,3

00

Hải Ninh 9712,9

97100

1818,6

5354,6

2121,6

00

00

00

55,2

00

Vĩnh Hải 15921,1

13081,8

6440,3

3421,4

2415,1

00

00

42,5

42,6

00

An Thạch 13217,6

12695,5

4836,4

5340,2

2418,2

00

10,8

00

00

00

Theo tỉnhKhánh Hòa

24732,8

23997,6

6928,2

10643,3

4116,7

41,6

41,6

20,8

124,9

10,4

Sóc Trăng 28437,7

25088,0

10838,0

8529,9

4816,9

00

10,4

41,4

41,4

00

Thanh Hoá

22129,3

21697,7

6228,1

9442,5

4018,1

10,5

10,5

94,1

177,8

00

Theo nhóm nghềĐánh bắt 237

31,521892,4

9741,1

8335,2

2510,6

10,4

52,1

31,3

31,2

10,4

Hỗn hợp thuỷ sản

41555,2

39394,9

12029,0

16640,1

8019,3

30,7

00

30,7

204,9

00

Hỗn hợp khác

00

00

00

00

00

00

00

00

00

00

Theo giới chủ hộNam 687

91,464894,5

22032,1

26438,5

11717,1

50,7

50,7

71,0

284

10,1

Nữ 658,6

5789,1

1929,7

2132,8

1218,8

00

00

00

57,8

00

Theo nhóm thu nhập 20%Nhóm 1 (nghèo nhất)

12716,9

11489,8

4636,2

5543,3

118,7

00

00

00

21,6

00

Nhóm 2 15320,3

14393,5

4026,1

6341,2

2717,6

10,7

32,0

21,3

74,6

00

Page 38: NGÂN HÀNG THẾ GIỚI cao danh... · Web viewCũng ở xã này, hội nông dân đã họp đề xuất lập nhóm chăn nuôi nhím với hình thức tương tự và nhận

Báo cáo đánh giá xã hội Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững trang 36

Dân số 15 tuổi trở lên

Dân số 15 tuổi trở lên

biết chữ

Trình độ học vấn cao nhất của dân sốtừ 15 tuổi trở lên

Tiểu học

THCS THPT TH chuyên nghiệp

Học nghề ngắn hạn

Học nghề dài

hạn

CĐ/ĐH trở lên

Khác

Nhóm3 14819,7

13691,9

4933,1

5335,8

2718,2

21,4

00

10,7

32,1

00

Nhóm 4 14319,0

13695,1

5035,0

5941,3

1913,3

10,7

10,7

10,7

53,5

00

Nhóm 5 (giầu nhất)

17423,1

17198,8

5230,1

5431,2

4324,9

10,6

10,6

31,7

169,3

10,6

Nguồn: Kết quả khảo sát

Rủi ro sinh kế vùng ven biển còn do ý thức bảo vệ nguồn lợi thủy sản kém. Tư duy “bóc ngắn, cắn dài” chi phối người dân ven biển vì sinh kế trước mắt, làm cho nguồn lợi thủy sản suy kiệt, thu nhập từ đánh bắt ngày càng giảm sút.

Sở NN&PTNT Thanh Hóa đánh giá: “Vùng biển ven bờ của tỉnh có diện tích hơn 1.200 km2, tập trung các bãi đẻ của các loài cá, tôm có giá trị kinh tế như: bãi tôm Hòn Nẹ đến ngang cửa Lạch Ghép, bãi cá, tôm Đông Nam Hòn Mê,… thường tập trung gần 80% tàu cá của tỉnh để khai thác, có một số đối tượng thường lén lút sử dụng các dụng cụ kết hợp có tính chất hủy diệt để khai thác hải sản ở ngư trường ven bờ, đặc biệt nhiều ngư dân sử dụng tàu cá công suất lớn hoạt động sai vùng biển để khai thác tận thu nguồn lợi, làm thay đổi hệ sinh thái vùng ven bờ”.

Báo cáo của UBND xã Ninh Lộc, Khánh Hòa năm 2010 cho biết: “trong những năm qua, sản lượng đánh bắt đạt thấp vì nguồn thủy sản ven bờ đã cạn kiệt, do ngư dân dùng các phương tiện xung điện, giã cào khai thác, bà con chưa cải tiến phương tiện đánh bắt. Tổng sản lượng đánh bắt trong các năm 2006-2009, hàng năm đạt 95,5% so với kế hoạch giao”. Một ngư dân trong xã này cho rằng: ”Lờ, nờ (2 loại ngư cụ được dùng khá phổ biến ở đây) làm cạn kiệt tài nguyên, ở Cam Ranh đã cấm Lờ”. Báo cáo tổng kết nuôi thủy sản năm 2010 của Sở NN&PTNT Sóc Trăng cho biết: một số nơi ý thức cộng đồng về bảo vệ môi trường chưa thực hiện tốt là ảnh hưởng đến vùng nuôi, diện tích thả sớm, tỷ lệ thiệt hại phát sinh khá cao (42,5%). Chi cục NTTS Khánh Hòa cũng đánh giá: Ý thức của người nuôi chưa cao trong công tác quản lý môi trường và chất lượng nước nuôi nên khi bệnh xuất hiện thì tốc độ lây lan nhanh, khó khăn trong việc khoanh vùng để quản lý dịch bệnh.

Thiếu sự phối hợp, liên kết trong tổ chức sản xuất, các mô hình quản lý dựa vào cộng đồng, mô hình tổ đội sản xuất trên biển... chưa được triển khai trong thực tế làm tăng rủi ro trong khai thác, NTTS và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Sở NN&PTNT Thanh Hóa nhận xét: “Việc tổ chức sản xuất khai thác trên biển theo mô hình tổ, đội chưa có hiệu quả; chưa có chính sách hỗ trợ phát triển tổ, đội sản xuất trên biển. Xây dựng mô hình quản lý nghề cá dựa vào cộng đồng chưa được quan tâm triển khai”. Thực hành đồng quản lý tài nguyên ven biển cần là một bộ phận hợp thành gắn liền với hợp phần sinh kế thay thế bền vững của CRSD.

Tại Ngư Lộc, thời kỳ dịch bệnh tả-việc cấm buôn bán, sử dụng mắm tôm đã làm suy sụp nghề chế biến mắm tôm- một nghề truyền thống của xã.

Những rủi ro như trên dẫn tới tình trạng việc làm không ổn định trở nên phổ biến. Gần hai phần năm (38,8%) tổng số thành viên lao động trong các gia đình được khảo sát có việc làm không ổn định, xấp xỉ hai phần ba (69,7%) số việc làm phụ của họ cũng không ổn định. Tại các xã Ninh vân,

Page 39: NGÂN HÀNG THẾ GIỚI cao danh... · Web viewCũng ở xã này, hội nông dân đã họp đề xuất lập nhóm chăn nuôi nhím với hình thức tương tự và nhận

Báo cáo đánh giá xã hội Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững trang 37

Ninh Lộc-Khánh Hòa, tỷ lệ việc làm chính không ổn định rất cao, lần lượt là 61,5% và 64,2%. Tính chất ổn định trong việc làm chính của các nhóm đánh bắt, nhóm đánh bắt hỗn hợp với các nghề thủy sản khác thấp hơn so với nhóm các nghề phi đánh bắt: 50,0% và 64,8% so với 70,6%. Nhìn chung, tính ổn định của việc làm chính tỷ lệ thuận với mức thu nhập. Nghĩa là nhóm thu nhập càng cao thì tỷ lệ hộ có việc làm chính ổn định càng lớn và ngược lại. Nhóm thu nhập thấp nhất có tỷ lệ hộ có việc làm chính ổn định chỉ là 34,3%, chưa bằng một nửa tỷ lệ tương ứng của nhóm thu nhập cao nhất -74,3%. Nhóm dân tộc Khơme có tỷ lệ hộ có việc làm chính ổn định chỉ là 44,4%, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ này ở nhóm dân tộc Kinh-63,7%. Nhóm lao động nam có tỷ lệ ổn định về việc làm chính cao hơn nhiều so với lao động nữ: 62,1% so với 50,0%. Điều đó cho thấy CRSD cần hỗ trợ các hoạt động tạo lập việc làm bền vững, không chỉ là các hoạt động sinh kế thay thế trước mắt, mà bao gồm cả các hoạt động tăng cường giáo dục lớp trẻ, đào tạo nghề, giới thiệu việc làm, giảm nghèo bền vững, liên kết các nhóm nghề trong các mô hình… Các hoạt động hỗ trợ của CRSD cần chú ý đặc biệt tới các nhóm yếu thế như nghèo, cận nghèo, lao động nữ, DTTS.

Các rủi ro về di cư, đào tạo không phù hợp nhu cầu thị trường, làm mất chi phí cơ hội.

Di cư tuy tạo ra những cơ hội về việc làm và thu nhập, đem lại lợi ích kinh tế cho gia đình và cộng đồng xuất cư, nhưng cũng chứa đựng những rủi ro. Nhiều tài liệu nghiên cứu liệt kê các rủi ro từ di cư, bao gồm việc làm không ổn định và tiền lương thấp, không được tham gia các lọai bảo hiểm xã hội, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp, nhất là trong các cơ sở sản xuất kinh doanh nhỏ, rủi ro về an ninh, về tệ nạn xã hội khi rời xa sự kiểm soát của cộng đồng làng xóm, về chi phí sinh hoạt đắt đỏ nơi thị thành, trẻ em xa cha mẹ, ảnh hưởng đến sự giáo dục và phát triển nhân cách. Vì thế, khi xác định di cư như một chiến lược tạo việc làm và giảm áp lực khai thác ven bờ, CRSD nên hỗ trợ những người di cư ven biển tìm kiếm việc làm bền vững, khắc phục, hạn chế những rủi ro họ có thể phải đối diện.

Với chất lượng thấp của hệ thống giáo dục Việt Nam hiện tại, từ giáo dục phổ thông đến đào tạo nghề hay cao đẳng, đại học, với công tác hướng nghiệp chưa tốt, hệ thống thông tin về giáo dục, đào tạo, về thị trường lao động chưa phát triển thì tình trạng đào tạo không đáp ứng nhu cầu thị trường là khá phổ biến và làm lãng phí cơ hội việc làm bền vững của giới trẻ trên phạm vi cả nước, cũng như của thanh niên vùng biển. Trong số những người thất nghiệp và thiếu việc làm hiện nay, khoảng 27,0% là những người đã qua đào tạo, đặc biệt là thanh niên. Điều đó cho thấy những lỗ hổng trong hướng nghiệp giáo dục, đào tạo (tinkinhte.com, 30/03/2010). Điều đáng nói là đối với phần lớn thanh niên vùng biển, đặc biệt là các hộ nghèo, cận nghèo, con đường học tập của họ trải đầy chông gai, và họ chỉ vượt qua với nghị lực tràn đầy, cùng mồ hôi, nước mắt của cha mẹ họ. Vì thế lãng phí các cơ hội việc làm bền vững của họ là điều xót xa, day dứt. Tại các xã khảo sát, một số thanh niên sau khi tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng, đại học không tìm được việc làm ở thành phố đã trở về quê, tìm việc làm tạm thời, không liên quan đến nghề được đào tạo như phát thanh viên, công tác đoàn ở xã, làm các công việc tự làm ở gia đình… CRSD có thể và cần thiết hỗ trợ các hoạt động hướng nghiệp, đào tạo nghề sát nhu cầu thị trường, lựa chọn các cơ sở đào tạo có uy tín, cung cấp thông tin thị trường lao động, giới thiệu việc làm cho giới trẻ.

4.3 Cơ hội phát triển các nguồn thu nhập và sinh kế thay thế

Những cơ hội phát triển các nguồn thu nhập và sinh kế thay thế ở các khu vực dự án có thể khá rộng rãi như sự phát triển thị trường lao động tại các vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và phía Nam, các khu công nghiệp, đô thị tại những tỉnh dự án, nhiều chương trình, dự án phát triển kinh tế xã hội của chính phủ và địa phương, có khả năng lồng ghép trên các địa bàn dự án, nhiều chính sách hỗ trợ việc làm, giảm nghèo, đào tạo nghề đã được ban hành… Một đặc điểm của thị trường lao động Việt Nam là vẫn còn phổ biến tình trạng chia cắt, phân mảng lao động giữa khu vực nông thôn và thành thị, giữa các ngành nghề, thành phần kinh tế; trong đó chiếm chủ yếu là lao động trong khu vực nông nghiệp. Do đó nếu CRSD tổ chức tốt hoạt động cung cấp thông tin thị trường lao động, giới thiệu

Page 40: NGÂN HÀNG THẾ GIỚI cao danh... · Web viewCũng ở xã này, hội nông dân đã họp đề xuất lập nhóm chăn nuôi nhím với hình thức tương tự và nhận

Báo cáo đánh giá xã hội Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững trang 38

việc làm, kết nối giữa thanh niên, phụ nữ ngư dân có nhu cầu việc làm với các doanh nghiệp cần tuyển dụng thì có thể tạo ra nhiều việc làm thay thế cho ngư dân vùng ven biển. Hiện nay hàng năm các thành phố lớn như TP Hồ Chí Minh, Hà nội, các tỉnh kinh tế phát triển như Bình Dương, Đồng Nai… tuyển dụng từ 100.000 đến 300.000 lao động, trong đó có nhiều lao động phổ thông. Nhiều giai đoạn vấn đề thiếu lao động phổ thông trở nên trầm trọng tại những khu vực này. Việc tổ chức kết nối cung cầu lao động trở thành một nhiệm vụ quan trọng trong việc giải quyết việc làm, bên cạnh việc đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tận dụng tốt các cơ hội thị trường.

Nguồn lợi thủy sản cạn kiệt, thu nhập suy giảm và thấp, thiếu việc làm, sự nghèo khổ cũng là động lực thúc đẩy một bộ phận người dân đi làm ăn xa quê, dù người dân vùng biển thừơng không mong muốn. Chẳng hạn: Trong 5 năm gần đây, xã có khoảng 2.000 người di cư, khoảng 200 hộ đi làm ăn xa, một số mang theo con cái, một số để con cái ở nhà. Ở đây nếu không đi làm ăn xa thì không có việc làm, buộc phải đi (TLN cán bộ xã Ngư Lộc, Thanh Hóa). Vấn đề là cần định hướng quá trình di dân sao cho giải quyết nhiều việc làm, giảm thiểu rủi ro và chi phí cho người lao động di cư, đặc biệt là lao động nữ và DTTS. Bên cạnh mạng lưới xã hội của người di cư, CRSD có thể tổ chức trung tâm GTVL làm nhiệm vụ kết nối cung cầu lao động vùng dự án, tốt hơn những mô hình GTVL hiện có. Đây là một phương hướng đầy triển vọng nếu tổ chức tốt, vì không tốn nhiều chi phí, nhưng đòi hỏi nhiều công sức, trí tuệ, có thể giải quyết số lượng lớn việc làm thay thế đánh bắt, đặc biệt đối với thế hệ trẻ-rất đông đảo.

Nhiều khu công nghiệp, du lịch như Nghi Sơn, Thanh Hóa, Ninh Thủy, Khánh Hòa… đang mở ra tại các địa phương vùng dự án, tuy nhiên chất lượng nguồn nhân lực thấp tại các xã ven biển đang là trở ngại cho việc tận dụng cơ hội này. CRSD cần chú ý xây dựng các hoạt động hướng nghiệp, đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là thanh niên con em ngư dân, con em hộ nghèo theo định hướng phục vụ cho kinh tế biển, đáp ứng nhu cầu thị trường lao động khu vực.

Mặt khác, bản thân các khu vực dự án còn những nguồn lực chưa khai thác hết như 200 ha đất nuôi trồng thủy sản không hiệu quả thuộc xã Ninh Lộc-Khánh Hòa quản lý, khoảng 47 ha đất –khu đèo Bãi Trướng có thể trồng tỏi Lý Sơn giá trị cao (nếu được cải tạo đất, 24 ha người dân đã cải tạo đất và sản xuất có hiệu quả (lãi 270 triệu/ha năm 2010, đã trừ chi phí), còn 23 ha chưa cải tạo) tại xã Ninh Vân-Khánh Hòa hay 46 ha vịnh Thanh Bình và 60 ha dải đất ven biển thuộc xã Hải Ninh, đang bỏ trống, có thể cải tạo nuôi ngao, với điều kiện tự nhiên thuận lợi. Tại xã Vĩnh Hải, Sóc Trăng có hơn 500 ha đất của 2 nông trường đã giải thể, hiện đang cho các công ty thuê, có thể giải quyết cấp đất cho hàng ngàn hộ ngư dân thiếu đất canh tác. CRSD có thể xây dựng các mô hình sinh kế thay thế dựa trên việc khai thác các nguồn lực đất đai chưa được sử dụng hiệu quả này.

Một cơ hội khác cho các nguồn sinh kế thay thế đánh bắt là chính các hoạt động xây dựng CSHT của CRSD. Những đề xuất của các địa phương thuộc CRSD bao gồm nhiều công trình CSHT như cảng cá, chợ đầu mối, khu dịch vụ thủy sản, đường giao thông, hệ thống thoát nước, trồng rừng ngập mặn, NTTS sinh thái, khu sản xuất và kiểm định tôm giống … có thể tạo hàng vạn việc làm, trong đó có nhiều việc làm phổ thông. Chẳng hạn vùng sản xuất và kiểm định tôm giống Ninh Vân, nếu hoàn thành có thể tạo ra khoảng 3.000 việc làm, trong đó sử dụng khoảng 2.400-2.500 lao động địa phương (theo tính toán của một cán bộ thủy sản Khánh Hòa). Các mô hình của CRSD theo hướng đồng quản lý cũng sẽ tạo nhiều việc làm thay thế đánh bắt hay đánh bắt thân thiện với môi trường.

4.4 Khả năng tham gia của các cộng đồng vào những hoạt động của dự án

Ngư dân đi biển thường thành lập các tàu với chủ tàu và nhóm ngư dân “đi bạn”, sau khi trừ chi phí và khấu hao tàu (có thể khoảng 30%-50%), còn lại mọi người chia nhau theo số lao động. Đó là cơ sở xã hội để có thể mở rộng khả năng liên kết trong các hoạt động tổ nhóm vùng ven biển.

Page 41: NGÂN HÀNG THẾ GIỚI cao danh... · Web viewCũng ở xã này, hội nông dân đã họp đề xuất lập nhóm chăn nuôi nhím với hình thức tương tự và nhận

Báo cáo đánh giá xã hội Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững trang 39

Những HTX nghêu ở Sóc Trăng vận hành tốt là bài học quý về sự liên kết tự nguyện cho các hoạt động của dự án CRSD. Với lợi thế có bãi nghêu giống trải dài 18km, hiện tại xã Vĩnh Hải, Sóc Trăng đã thành lập một Hợp tác xã (HTX) nghêu với khoảng 510 hộ xã viên. Mô hình HTX nghêu hoạt động rất có hiệu quả, một mặt nó mang lại việc làm và thu nhập cho các hộ xã viên, mặt khác đảm bảo việc khai thác có chọn lọc, có tổ chức, đồng thời bảo vệ được bãi nghêu để không cho những ngư dân ở nơi khác đến khai thác bừa bãi. Mô hình đồng quản lý rừng ngập mặn được thực hiện ở ấp Âu Thọ B, xã Vĩnh Hải, huyện Vĩnh Châu, Sóc Trăng trong khuôn khổ dự án GTZ của Cộng hòa liên bang Đức, từ 2007-2010. Có 5 tổ, mỗi tổ có một tổ trưởng được dự án trang bị điện thoại di động. Các hoạt động của tổ là tuyên truyền lẫn nhau và cho các cộng đồng khác về bảo vệ rừng và ngăn chặn không cho người ngoài tổ vào khai thác trong khu vực rừng mà các tổ quản lý. Các tổ hoạt động trên tinh thần tự nguyện, dự án hỗ trợ mỗi hộ thành viên xây một lò nấu để tận dụng củi thu được từ rừng dùng cho đun nấu. Các hộ thành viên được phép khai thác củi và hải sản trong rừng theo quy định cho phép. Sản phẩm khai thác được kiểm soát bởi các trạm để xem có đảm bảo theo quy định không. Nếu sản phẩm đánh bắt không đảm bảo kích thước như quy định thì sẽ được yêu cầu thả lại rừng. Mỗi hộ được phát một thẻ hội viên và mỗi khi vào rừng khai thác phải mang theo thẻ này. Các cuộc họp tổ được tổ chức định kỳ hàng tháng để rút kinh nghiệm và giải quyết những vấn đề tồn tại hay những khó khăn của các tổ viên. Trong quá trình hoạt động, tổ đã gặp những khó khăn về thiếu cơ sở vật chất như nhà làm việc và hội họp, tàu tuần tra, chòi canh, các biển hiệu và mâu thuẫn giữa các thành viên trong tổ với người ngoài tổ về việc cấm đánh bắt trong khu vực rừng do các tổ quản lý.

Các cuộc tham vấn tự do, tham vấn trước và phổ biến thông tin với các cộng đồng người dân tộc thiểu số (DTTS) Khơme đã cho thấy sự ủng hộ rộng rãi của họ đối với việc thực hiện dự án. Trong quá trình thực hiện dự án, nếu có bất kỳ các hoạt động nào làm hạn chế sự tiếp cận của các cộng đồng DTTS đến các nguồn tài nguyên ven biển thì cần tổ chức các cuộc tham vấn với họ để đảm bảo các cộng đồng bị ảnh hưởng tiềm năng có thể tham gia vào các hoạt động thiết kế, thực hiện và giám sát có thể ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận các nguồn tài nguyên ven biển của họ. Dựa trên các cuộc tham vấn cộng đồng, dự án cũng đảm bảo rằng những người DTTS ở trong vùng dự án sẽ hưởng lợi từ các hoạt động của dự án phù hợp với văn hóa của họ. Tham vấn với người DTTS đã và sẽ được thực hiện theo cách phù hợp với các giá trị văn hóa và xã hội cũng như điều kiện địa phương của họ.

Tại Khánh Hòa, các nhóm tham vấn cũng đề xuất việc thành lập các tổ, nhóm dự án như lập trang trại nuôi hàu: Chuyển sang nuôi hàu, cách đây 3km (Tân Đỏa, Ninh Ích) có một vài hộ đang nuôi, thu nhập khá. Kĩ thuật nuôi đã biết. Tuy nhiên nếu trên cho nuôi thì vẫn xin đi học kỹ thuật nuôi cho đảm bảo. Có thể làm thành nhóm 5-10 người lập thành trang trại. 5 người đầu tư khoảng 200 triệu (TLN đánh bắt Ninh Lộc-Khánh Hòa). Hoặc ở Ninh Vân, thành lập tổ hợp tác trồng hành tỏi: Trong thôn còn nhiều đất có thể cải tạo để trồng hành tỏi, tuy nhiên không có vốn để cải tạo. Thành lập tổ hợp tác cải tạo đất, mở rộng cây hành tỏi. Không có đủ đất để làm cả 1 vùng cho nhiều bà con, có thể chung 1 nhóm, nhưng đất riêng. Nhóm hợp tác tìm nguồn bao tiêu sản phẩm hành tỏi, nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định, lúc đầu vào, đầu ra ổn định thì bà con sẽ yên tâm hơn (TLN nông nghiệp Ninh Vân-Khánh Hòa)

Trong nhiều nghiên cứu về di dân: mạng lưới xã hội của người di cư ở Việt Nam thường là cơ sở để người di cư, đặc biệt phụ nữ tìm kiếm việc làm, giảm chi phí đi lại, tìm việc, hỗ trợ nhau trong cuộc sống đầy rủi ro chốn xa quê hương. Tại các xã vùng dự án cũng như vậy. Trong cuộc khảo sát, phụ nữ tại các xã như Ngư Lộc, Hải Ninh, Ninh Vân… có vẻ dễ dàng đồng thuận thành lập những nhóm liên kết sản xuất như chăn nuôi bò, lợn, dịch vụ… và hướng đến mở rộng chúng, như sau 2 đến 3 năm có thể hỗ trợ nhóm mới thành lập một số bê, lợn giống hay một phần vốn đã được hỗ trợ. Hội phụ nữ các xã cũng đồng ý quản lý các nguồn vốn được hỗ trợ và chuyển giao giữa các nhóm như một quĩ quay vòng giúp chuyển đổi sinh kế và giảm nghèo. Nhóm phụ nữ xã Hải Ninh-Thanh Hóa

Page 42: NGÂN HÀNG THẾ GIỚI cao danh... · Web viewCũng ở xã này, hội nông dân đã họp đề xuất lập nhóm chăn nuôi nhím với hình thức tương tự và nhận

Báo cáo đánh giá xã hội Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững trang 40

thảo luận khá sôi nổi: “có thể thành lập các tổ nhóm để chăn nuôi. Vấn đề là cần đoàn kết thì mới làm việc với nhau được. Có thuận lợi là các chị em thường thành lập hội chị em tình nghĩa khoảng 10-20 chị em và điều này sẻ rất dễ để chị em lập thành các tổ. Các chị em trước giờ nuôi trồng chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, chưa tham gia lớp tập huấn nào. Một chuồng lợn nuôi 5 con, diện tích 4x5m, phải bê tông hóa, có tấm mái chống nóng, có hệ thống nước. Để giảm bệnh thì chuồng phải sạch, ăn sạch. Để nuôi 10 con cần 2 ô, xây 60 triệu. Có thể thay đổi vật liệu xây dựng để giảm giá thành. Thuận lợi: Có đất trồng rau, nước sạch, lao động sẵn có, đi biển về có cá để làm cám. Có thể thành lập thành các tổ khoảng 10 hộ, mỗi hộ có thể nuôi phụ thuộc vào diện tích đất, nếu tổ chức thành mô hình thì 10 hộ cần nuôi khoảng 200 con thì mới có lãi. Cần dự án hỗ trợ về giống, thức ăn. Quan trọng là giống tốt thì xuất chuồng nhanh, có hiệu quả kinh tế cao. Nếu mà làm mô hình, chị em chỉ đủ tiền giống, còn thức ăn, cải tạo chuồng trại thì không đủ.

Để chế biến hải sản, thành lập tổ thì cần 5-6 hộ. Tiêu thụ sản phẩm cá của xã. Nếu mà có kinh nghiệm thì sẽ bảo ban được nhau, thống nhất về cung cách ăn chia. Để có thể thực hiện được thì cần hỗ trợ vốn.

Mô hình nuôi gà có thể làm tập trung khoảng 10 hộ, vốn đòi hỏi, chuồng trại không cao lắm. Sẽ tổ chức một vài gia đình có đất rộng, mỗi hộ có thể nuôi 300 con. Tiền giống 30 ngàn/con, tiền giống 10 hộ 300 con khoảng 90 triệu.

Nếu mà thành lập các tổ, thì ít nhất khoảng 3 năm có thể hỗ trợ các tổ nhóm khác. Có thể hỗ trợ các tổ khác 50% vốn của tổ đã được hỗ trợ”. Chị em cũng lưu ý là dự án có thể tập trung vào chị em có hoàn cảnh khó khăn chồng mất. Những đề xuất của nhóm phụ nữ Hải Ninh rất thuyết phục và có thể triển khai các mô hình này cho phụ nữ vùng ven biển, đặc biệt đối với phụ nữ ngư dân có hoàn cảnh khó khăn.

Tại xã Ninh Vân, nhóm phụ nữ đồng thuận lập nhóm chăn nuôi bò, xây dựng quỹ quay vòng về bò để phát triển các nhóm chăn nuôi giảm nghèo, với sự hỗ trợ của UBND xã cho sử dụng nguồn đất qui hoạch nghĩa trang 4 ha để trồng cỏ voi chăn nuôi. Cũng ở xã này, hội nông dân đã họp đề xuất lập nhóm chăn nuôi nhím với hình thức tương tự và nhận được sự tán thành của UBND xã, sau đợt khảo sát của tư vấn.

Về vốn xã hội- như một cơ sở xã hội của sự tham gia của cộng đồng vào dự án CRSD: Trong cuộc khảo sát, họ hàng, người thân, hàng xóm, người trong thôn, ấp vẫn là những người giúp đỡ nhau hàng đầu vào lúc khó khăn. 62,9% hộ cho rằng người giúp đỡ thứ nhất lúc khó khăn là họ hàng, người thân, 15,5% cho là hàng xóm, người trong thôn, ấp và chính quyền xã (9,3%). Giữ vị trí cao trong vai trò là người giúp đỡ thứ 2 cũng là họ hàng, người thân (17,5%), hàng xóm (29,1%), chính quyền xã (20,6%), đoàn thể (10,1%), bạn bè (9,5%). Tỷ lệ hộ không nhờ ai giúp đỡ chỉ là 6,2%. Đó là cơ sở xã hội quan trọng trong việc tổ chức các nhóm liên kết tự nguyện trong dự án CRSD.

Bảng 14: Phân loại người giúp đỡ lúc khó khăn Họ hàng,

người thânHàng xóm,

người trong ấp Chính quyền xã Đoàn thể Bạn bèKhông nhờ

giúp đỡNgười giúp 1

Người giúp 2

Người giúp 1

Người giúp 2

Người giúp 1

Người giúp 2

Người giúp 1

Người giúp 2

Người giúp 1

Người giúp 2

Người giúp 1

Người giúp 2

Tổng 62,9 17,5 15,5 29,1 9,3 20,6 3,1 10,1 3,1 9,5 6,2 13,2Theo xã                      Ninh Vân 68,8 3,2 12,5 25,8 6,3 25,8 6,3 19,4 3,1 12,9 3,1 12,9Ninh Lộc 58,6 12,0 17,2 36,0 10,3 8,0 0 16,0 0 8,0 13,8 20,0Ngư Lộc 51,7 41,4 27,6 10,3 13,8 41,4 3,4 0 3,4 6,9 0 0Hải Ninh 50,0 33,3 26,7 36,7 6,7 16,7 10,0 3,3 6,7 10,0 0 0Vĩnh Hải 60,5 15,8 7,9 18,4 15,8 13,2 0 15,8 5,3 13,2 10,5 23,7An Thạch 3 83,3 2,8 5,6 47,2 2,8 19,4 0 5,6 0 5,6 8,3 19,4Theo tỉnh

Page 43: NGÂN HÀNG THẾ GIỚI cao danh... · Web viewCũng ở xã này, hội nông dân đã họp đề xuất lập nhóm chăn nuôi nhím với hình thức tương tự và nhận

Báo cáo đánh giá xã hội Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững trang 41

Họ hàng, người thân

Hàng xóm, người trong ấp Chính quyền xã Đoàn thể Bạn bè

Không nhờ giúp đỡ

Người giúp 1

Người giúp 2

Người giúp 1

Người giúp 2

Người giúp 1

Người giúp 2

Người giúp 1

Người giúp 2

Người giúp 1

Người giúp 2

Người giúp 1

Người giúp 2

Khánh Hoà 63,9 7,1 14,8 30,4 8,2 17,9 3,3 17,9 1,6 10,7 8,2 16,1Sóc Trăng 72,2 9,7 6,9 31,9 8,3 16,7 0 9,7 2,8 9,7 9,7 22,2Thanh Hoá 50,8 36,1 26,2 24,6 11,5 27,9 6,6 3,3 4,9 8,2 0 0Theo nhóm nghềĐánh băt 62,9 16,2 15,7 23,5 8,6 25,0 1,4 11,8 2,9 5,9 8,6 17,6Hỗn hợp thuỷ sản 62,6 20,8 15,2 31,3 9,1 18,8 5,1 7,3 3,0 11,5 5,1 10,4Hỗn hợp khác 64,4 8,0 16,0 36,0 12,0 16,0 0 16,0 4,0 12,0 4,0 12,0Theo nhóm thu nhập 20%Nhóm 1 67,5 10,5 17,5 26,3 5,0 18,4 0 10,5 0 7,9 10,0 26,3Nhóm 2 61,9 15,4 16,7 23,1 7,1 25,6 4,8 20,5 2,4 7,7 7,1 7,7Nhóm 3 70,6 8,8 5,9 50,0 17,6 23,5 0 5,9 5,9 2,9 0 8,8Nhóm 4 51,4 35,1 21,6 40,5 10,8 10,8 8,1 0 0 8,1 8,1 5,4Nhóm 5 62,5 17,5 15,0 10,0 7,5 25,0 2,5 12,5 7,5 17,5 5,0 17,5

Tuy nhiên để thành lập được các tổ, nhóm, HTX theo mô hình đồng quản lý không phải không có khó khăn: "Để xây dựng thành các cụm làm với nhau cũng khó khăn, mỗi người mỗi ý, cũng đã từng có mô hình làm theo cụm nhưng không thành công. Có thể thành lập các cụm nhóm 10 hộ NTTS ở vùng nước sạch (Hòn Vung). Vùng này không bị ô nhiễm, cần hỗ trợ các hộ này vật nuôi, cây trồng, kinh phí" (TLN NTTS thôn Tam ích, Ninh Lộc, Khánh Hòa). Lãnh đạo xã này cũng nhận xét rằng: “việc lập nhóm tổ không phù hợp tập quán. Xã đã có mô hình hội người nuôi tôm, liên kết một vùng, nhưng không thành công, vì bản chất cá nhân hơi cao. Tuy nhiên, nếu dự án hỗ trợ có thể duy trì được”. Trên cả nước cũng không có nhiều lắm những mô hình đồng quản lý thành công, mà mô hình này là một bộ phận gắn kết với chiến lược sinh kế thay thế. Vì thế CRSD cần có những chuyên gia theo dõi, giúp đỡ các địa phương trong quá trình hoạt động của các mô hình đồng quản lý.

Page 44: NGÂN HÀNG THẾ GIỚI cao danh... · Web viewCũng ở xã này, hội nông dân đã họp đề xuất lập nhóm chăn nuôi nhím với hình thức tương tự và nhận

Báo cáo đánh giá xã hội Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững trang 42

V. NHỮNG ĐỀ XUẤT SINH KẾ BỀN VỮNG

5.1 Những định hướng chủ yếu về sinh kế bền vững vùng ven biển

Phát huy mọi nguồn lực sinh kế của hộ gia đình và cộng đồng (vốn con người, vốn tài nguyên, vốn vật chất, vốn tài chính, vốn xã hội), tận dụng mọi cơ hội thị trường và thể chế, cũng như điều kiện thuận lợi ở từng địa phương nhằm phát triển những nguồn sinh kế bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi trường.

Đa dạng hóa nguồn thu nhập có thể là một chiến lược sinh kế hộ nhằm khai thác tối đa tiềm năng sinh kế hộ, làm giảm áp lực lên khai thác ven bờ.

Nếu nút thắt về phát triển của cả nước là CSHT và chất lượng nguồn nhân lực, thì đây cũng là nút thắt đối với phát triển vùng ven biển. Trong khuôn khổ dự án CRSD, cần chú trọng việc đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực như một giải pháp căn cơ, lâu dài để phát triển vùng ven biển, cũng như phát triển sinh kế bền vững.

Áp lực dân số cao, tình trạng kinh tế chậm phát triển ở vùng ven biển đang tạo nên áp lực giải quyết việc làm mạnh, cũng như dòng di cư tự do lớn đến các vùng kinh tế trọng điểm, Tây nguyên. Việc kết hợp với các hoạt động đào tạo nghề, hỗ trợ phổ cập giáo dục có thể đem lại hiệu quả tốt về lâu dài.

Vùng ven biển và các hoạt động sinh kế của cộng đồng ven biển thường xuyên chịu đựng những rủi ro lớn. Điều đó làm cho một bộ phận lớn trong cộng đồng dễ rơi vào vòng xoáy của sự nghèo khổ, tạo nên áp lực lớn đối với khai tác ven bờ. Vì thế các biện pháp phòng chống rủi ro như bảo hiểm nông nghiệp, bảo hiểm tàu thuyền, bảo hiểm con người, bảo hiểm y tế… có thể giúp hạn chế tác động bất lợi của những rủi ro. Dự án CRSD có thể hỗ trợ, thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng vào các hoạt động bảo hiểm như vậy, cũng như tham gia vào chương trình thí điểm của chính phủ về bảo hiểm nông nghiệp.

Từ những định hướng trên có thể phân ra 3 nhóm các đề xuất dự án CRSD là nhóm các mô hình sinh kế chuyển đổi nghề khai thác trên biển, nhóm các mô hình sinh kế dựa vào đất và các mô hình sinh kế không dựa vào đất. Những đề xuất mô hình cụ thể tại từng địa phương có thể là sự kết hợp các định hướng nêu trên.

5.2 Các mô hình sinh kế chuyển đổi nghề khai thác ven bờ

Tình trạng khai thác quá mức và kém hiệu quả đang diễn ra trong ngành thủy sản và các địa phương khảo sát đòi hỏi phải thực hiện các phương thức đa dạng hóa nguồn thu nhập của ngư dân đánh bắt trên biển. Các phương thức này có thể là hướng đến mục tiêu xa bờ hay chuyển đổi các nghề có chọn lọc và thân thiện hơn với môi trường, các lọai hoạt động sinh kế dựa vào đất hay không dựa vào đất. Mặt khác, các số liệu khảo sát về thu nhập trung bình của các nghề của hộ gia đình trong 12 tháng cho thấy, đánh bắt hải sản vẫn còn là nghề cho thu nhập cao nhất so với các nghề khác trên những địa bàn này, nên có lẽ việc chuyển đổi nghề thay thế đánh bắt còn gặp nhiều khó khăn, nếu không có sự hỗ trợ mạnh mẽ về thể chế, vốn, đào tạo…

Page 45: NGÂN HÀNG THẾ GIỚI cao danh... · Web viewCũng ở xã này, hội nông dân đã họp đề xuất lập nhóm chăn nuôi nhím với hình thức tương tự và nhận

Báo cáo đánh giá xã hội Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững trang 43

Biểu đồ 7: Thu nhập trung bình các nghề của hộ gia đình trong 12 tháng (ngàn đồng)

Tàu đánh bắt xa bờ: Tình trạng cạn kiệt tài nguyên biển có một trong những nguyên nhân là sự tăng nhanh các tàu đánh bắt ven bờ. Vì thế khuyến khích đánh bắt xa bờ là một phương thức và chính phủ đã có những chính sách hỗ trợ như trợ giá xăng dầu, chương trình đánh bắt xa bờ, cũng như soạn thảo Kế hoạch hành động quốc gia về giảm năng lực đánh bắt (NPOA). Những biến động của thị trường, như giá xăng dầu tăng cao, làm nhiều tàu đánh bắt xa bờ của một số địa phương phải “nằm bờ” hiện tại cũng là sự quan ngại về hiệu quả kinh tế của đánh bắt xa bờ. Tác động của việc tăng giá nhiên liệu trong năm 2008 đã khẳng định nhận định trên. Trong thời gian này, có lúc giá xăng tăng lên đến trên 16 ngàn đồng/lít, khoảng 30%-40% tàu không hoạt động (theo ước tính của VIFEP) cho thấy rõ ràng lợi nhuận hoạt động thấp và tính dễ tổn thương do sự biến động giá mà phần lớn đội tàu đánh bắt Việt Nam đang phải đối mặt (theo Báo cáo phân tích kinh tế chiến lược ngành thủy sản của DERG và CIEM, 2010). Có một số nguyên nhân đã được đưa ra như chất lượng đội tàu đóng bằng gỗ và các phương tiện bảo quản sau thu hoạch kém làm cho chất lượng cá bị hạ phẩm cấp hay vấn đề của chuỗi cung ứng làm giảm đi thu nhập của người đánh bắt. Mặt khác, những bài học kinh nghiệm của Chuơng trình đánh bắt xa bờ trước đây của chính phủ cũng cần được quan tâm rút kinh nghiệm. Tuy nhiên sự hỗ trợ của chính phủ cho đánh bắt xa bờ ở một số ngư trường cũng là một cơ hội cho việc phát triển tàu xa bờ trong CRSD. Tham vấn cộng đồng cho thấy, một loại mô hình sinh kế thay thế đánh bắt ven bờ là đóng tàu đánh bắt xa bờ (với công suất máy tàu trên 90CV). Trong mẫu khảo sát, trả lời câu hỏi “Nếu không được phép hoặc hạn chế khai thác, đánh bắt hải sản ven bờ thì ông/bà dự định sẽ làm gì để có thu nhập thay thế”, 11,2% hộ trả lời dự định về nghề thay thế là đầu tư tàu đánh bắt xa bờ. Xã thuần ngư như Ngư Lộc có tỷ lệ hộ cao nhất (20,4%) muốn đầu tư tàu đánh bắt xa bờ như là sinh kế thay thế đánh bắt ven bờ. Nhóm thu nhập cao nhất cũng có tỷ lệ tương tự về phương hướng chuyển đổi sinh kế này (19,0%), so với nhóm thu nhập thấp nhất chỉ là 5,7%. Nhóm DTTS có định hướng tàu đánh bắt xa bờ thấp hơn nhiều nhóm dân tộc Kinh (2,2% so với 12,1%). Đáng ngạc nhiên là nhóm chủ hộ nữ có tỷ lệ cao hơn nhóm chủ hộ nam về chuyển đổi sinh kế theo hướng tàu xa bờ (16,2% so với 10,7%). Bên cạnh đó, thực tế khảo sát cho thấy thu nhập trung bình của nghề đánh bắt phụ thuộc vào công suất tàu. Nhóm tàu dưới 20CV cho thu nhập trung bình đầu người/tháng: 861,2 ngàn đồng, trong khi nhóm tàu 20CV-<90CV cho thu nhập gấp 1,4 lần và tàu >90CV tạo thu nhập bằng 3,1 lần nhóm tàu <20CV. CRSD có thể tính đến mô hình tàu xa bờ >90CV, tuy cần có nghiên cứu khả thi, trong đó có việc kiểm soát những tàu công suất lớn không được đánh bắt ven bờ, cũng như giải đáp câu hỏi về tính dễ tổn thương của đánh bắt xa bờ.

Một số nghiên cứu về chuỗi giá trị đánh bắt cũng cho thấy là cần thực hiện phương thức đổi số lượng lớn, giá trị thấp lấy số lượng ít, chất lượng cao, có thể cho phép đạt lợi nhuận cao hơn, cũng như đánh bắt bền vững hơn (theo Báo cáo phân tích kinh tế chiến lược ngành thủy sản của DERG và

Page 46: NGÂN HÀNG THẾ GIỚI cao danh... · Web viewCũng ở xã này, hội nông dân đã họp đề xuất lập nhóm chăn nuôi nhím với hình thức tương tự và nhận

Báo cáo đánh giá xã hội Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững trang 44

CIEM, 2010). Do đó, việc tìm kiếm những mô hình chuyển đổi nghề có chọn lọc, có hiệu quả kinh tế và thân thiện với môi trường là cần thiết cho dự án CRSD. Trong khu vực khảo sát, tàu công suất lớn hơn (>20CV-<90CV) cho thu nhập cao hơn. Do đó việc cải hoán, nâng công suất tàu cùng với chuyển đổi lọai ngư cụ đánh bắt có hiệu quả là nhu cầu cấp thiết của ngư dân và CRSD nên đáp ứng. Mô hình này cũng thích hợp với các khu vực ven biển khan hiếm đất sản xuất nông nghiệp hay mặt nước NTTS.

Những mô hình sinh kế chuyển đổi nghề khai thác trên biển, dựa trên sự tham vấn cộng đồng là các nghề chọn lọc có hiệu quả kinh tế, thân thiện với môi trường, sử dụng ngư cụ đòi hỏi phải đánh bắt ngoài lộng, chứ không phải ven bờ như vó ốc ghẹ, câu kết hợp chụp mực 4 tăng gông, lưới rê, lồng bẫy cải tiến… Tuy nhiên, những mô hình này gặp khó khăn là cải hoán tàu, trang bị lại ngư cụ đòi hỏi vốn lớn, nguồn nhân lực chất lượng cao như thuyền trưởng, máy trưởng cũng khan hiếm ở một số địa phương. Tại một số địa phương, một số loại nghề đang tỏ ra có hiệu quả kinh tế như vó ốc, ghẹ, câu kết hợp chụp mực 4 tăng gông, lồng bẫy cải tiến… có thể triển khai rộng rãi hơn. Về lâu dài, CRSD cần mở rộng những mô hình này.

Mô hình HTX chuyển đổi tàu đánh bắt thành tàu dịch vụ: mô hình đồng quản lý tàu bằng cách lập ra một nhóm từ 3-5 hộ cùng góp cổ phần và với sự hỗ trợ một phần vốn của dự án để đóng mới một tàu công suất >90CV. Các hộ sẽ cử ra trưởng nhóm và xây dựng các quy định hoạt động của nhóm. Mô hình này đã được thảo luận với các nhóm dân đánh bắt ở ấp Mỹ Thanh (Vĩnh Hải) và Mỏ Ó (xã Trung Bình, huyện Trần Đề). Tuy nhiên, các hộ tham dự thảo luận cho rằng mô hình này khó thực hiện và không bền vững vì việc đồng sở hữu sẽ dẫn đến không ai chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, ở xã An Thạnh 3, huyện Cù lao Dung, Sóc Trăng, một số hộ đề nghị hỗ trợ để cải hoán tàu đánh bắt của họ sang tàu vận tải để làm dịch vụ vận tải mía, vật liệu xây dựng và các hàng hóa khác. Một mô hình HTX dịch vụ đã được đưa ra để thảo luận. Theo đó, cải hoán các tàu đánh bắt (nếu có thể) hoặc đóng mới một số tàu vận tải và thành lập HTX dịch vụ vận tải. HTX sẽ quản lý và điều phối hoạt động của đội tàu. Nhu cầu vận chuyển mía từ Cù Lao Dung và các địa phương khác đến nhà máy đường Sóc Trăng, vận chuyển vật liệu xây dựng và hàng hóa khác trên địa bàn huyện rất lớn. Mô hình HTX này sẽ thu hút được nhiều lao động có kinh nghiệm sông nước của các hộ đánh bắt cũng như các lao động phổ thông ở địa phương.

5.3 Các mô hình sinh kế dựa vào đất

Các mô hình sinh kế thay thế đánh bắt ven bờ có thể theo định hướng lâu bền hơn với các mô hình chuyển đổi sinh kế không đánh bắt, dựa vào đất hay không dựa vào đất. Tùy theo đặc điểm vốn tài nguyên đất đai, con người, tài chính, điều kiện tự nhiên, môi trường kinh tế khu vực… mà các cộng đồng ven biển có thể lựa chọn các mô hình sinh kế thay thế phù hợp. Chẳng hạn, ở khu vực Bắc trung bộ và Duyên hải Nam trung bộ, điều kiện đất đai hạn chế hơn nhiều so với ĐBSCL nên các mô hình sinh kế thay thế dựa vào đất có thể khó lựa chọn hơn các loại mô hình khác. Mặt khác trong điều kiện vốn tài nguyên khan hiếm như đất, các mô hình sinh kế cần dựa trên nhu cầu thị trường và có những bằng chứng thị trường về tính hiệu quả.

Trong mẫu khảo sát, vốn tài nguyên quan trọng này ở các xã khác nhau cũng khác nhau. Do đó các mô hình sinh kế thay thế dựa vào đất được lựa chọn cũng khác nhau.

Bảng 15: Diện tích đất bình quân đầu người đang canh tác (câu 16.4.1)Đất nông nghiệp

Đất rừng Đất ở Ao hồ, mặt nước

(m2/người) (m2/người) (m2/người) (m2/người)Tổng mẫu 1013 2614 68 2309Theo xãNinh Vân 1094 3512 121 416

Page 47: NGÂN HÀNG THẾ GIỚI cao danh... · Web viewCũng ở xã này, hội nông dân đã họp đề xuất lập nhóm chăn nuôi nhím với hình thức tương tự và nhận

Báo cáo đánh giá xã hội Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững trang 45

Đất nông nghiệp

Đất rừng Đất ở Ao hồ, mặt nước

Ninh Lộc 0 1870 20 3761Ngư Lộc 0 0 24 1333Hải Ninh 106 831 136 583Vĩnh Hải 724 666 55 2238An Thạch 1258 30 48 1164Theo tỉnhKhánh Hoà 1094 3070 75 3233Sóc Trăng 1111 454 53 1634Thanh Hoá 187 831 77 1036Theo nhóm nghềĐánh băt 1103 3328 62 514Hỗn hợp thuỷ sản 926 2495 65 2609Hỗn hợp khác 1104 1724 94 3107Theo nhóm thu nhập 20%Nhóm 1 982 1798 72 1506Nhóm 2 1037 3174 53 1084Nhóm 3 744 2272 68 1811Nhóm 4 1255 2915 82 4307Nhóm 5 1043 2374 59 1853Theo dân tộcKinh 1030 2693 69 2373Khơ me 1052 166 57 15Theo giới tínhNam 1048 2464 68 2320Nữ 366 3429 68 2219

NTTS là mô hình chuyển đổi sinh kế quen thuộc và với qui mô lớn của nhiều địa phương ven biển như Khánh Hòa, Sóc Trăng, Thanh Hóa, Cà mau… nhằm khai thác các nguồn lợi về đất mặt nước, mặt biển, cũng như những điều kiện tự nhiên thuận lợi. “Tổng sản lượng thủy sản của Việt Nam tăng trưởng khá ổn định trong hai thập kỷ qua, đạt 4.5 triệu tấn trong năm 2008; tăng 350% so với mức sản lượng năm 1990. Phần lớn sự gia tăng này xuất phát từ ngành nuôi trồng thủy sản, ngành có xuất phát điểm gần như bằng không, mới chỉ cách đây 20 năm” (theo Báo cáo phân tích kinh tế chiến lược ngành thủy sản của DERG và CIEM, 2010).

Tuy nhiên, các tác động bất lợi của biến đổi khí hậu, chất lượng nguồn nước, dịch bệnh do phát triển tập trung trong thời gian ngắn, như đã trình bày trong phần về rủi ro sinh kế ở trên, đã đe dọa sự phát triển của ngành NTTS, cũng như việc triển khai các mô hình sinh kế thay thế đánh bắt bằng NTTS của dự án CRSD. Để làm giảm tác động bất lợi của biến đổi khí hậu, của dịch bệnh, của việc làm gia tăng chi phí thuốc kháng sinh-làm tăng giá thành sản xuất, việc nâng cao chất lượng con giống là một giải pháp đúng đắn. Vì thế, mô hình vùng nuôi tôm giống và kiểm dịch Ninh Vân, tại Khánh Hòa- trung tâm cung cấp giống NTTS của phía Nam và cả nuớc là một mô hình đáng khuyến khích trong CRSD. Tuy nhiên, mô hình này đòi hỏi một sự giám sát và quản lý chặt chẽ để quan sát và xử lý kịp thời các dịch bệnh dễ lây lan.

Bên cạnh đó, việc tận dụng các lợi thế của các dải đất đai ven biển, của các đầm phá, như hàng trăm ha chưa được sử dụng ở vịnh Thanh Bình và dải đất ven bờ-Hải Ninh- Thanh Hóa để nuôi NTTS như ngao-loài nuôi không cần cho ăn, thích hợp cho các hộ nghèo, cận nghèo và đã thành công nhất

Page 48: NGÂN HÀNG THẾ GIỚI cao danh... · Web viewCũng ở xã này, hội nông dân đã họp đề xuất lập nhóm chăn nuôi nhím với hình thức tương tự và nhận

Báo cáo đánh giá xã hội Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững trang 46

định ở khu vực xung quanh, là những mô hình NTTS tận dụng nguồn lực đất đai, điều kiện tự nhiên thuận lợi, nên thực thi trong CRSD. Đáng lưu ý là việc nuôi các loài không phải tôm sú, cá tra-hai lòai chủ lực của NTTS Việt nam là đáng khuyến khích trong CRSD, vì làm giảm rủi ro của dịch bệnh và của biến động giá cả thị trường. Nhiều hộ ở Hải Ninh, Ngư Lộc-Thanh Hóa đã thuê đất thuộc địa phận của các xã khác và nuôi ngao thành công. Điều thuận lợi của các hoạt động NTTS ven bờ là các dải đất này đều là đất công và thuộc quyền quản lý của cấp huyện. Nếu có qui hoạch, áp dụng KHKT, các biện pháp khuyến ngư đồng bộ, kể cả tín dụng, tổ chức các tổ nhóm sản xuất thì việc tận dụng các lợi thế đất đai ven biển, điều kiện tự nhiên thuận lợi để NTTS có thể tạo nguồn sinh kế thay thế quan trọng cho hàng ngàn hộ đánh bắt ven bờ, cũng như giảm nghèo. Trong mẫu khảo sát, NTTS vẫn cho thu nhập trung bình nghề đứng thứ tư, với mức 37,8 triệu đồng/năm, nên có sức hấp dẫn ở những nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi và ít dịch bệnh. Tuy nhiên, sự phá sản của phần lớn hộ nuôi tôm ven đầm phá như Ninh Lộc. Khánh Hòa… cho bài học kinh nghiệm quí về việc triển khai và lựa chọn mô hình NTTS bền vững.

Mô hình trồng lúa kết hợp tôm, cua của dự án rừng ngập mặn ở Sóc Trăng đã thành công và có thể nhân rộng như mô hình sinh kế thay thế đánh bắt và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong CRSD. Mô hình này có thể triển khai ở Vĩnh Hải, với việc tận dụng nguồn đất 500 ha đang sử dụng thiếu hiệu quả của 2 nông trường đã giải thể.

Trong mẫu khảo sát, trả lời câu hỏi khi bị hạn chế hay không được phép đánh bắt ven bờ, 16,4% hộ dự định về nghề thay thế là NTTS. Khánh hòa và Thanh hóa là 2 tỉnh có nhiều hộ muốn thay thế sinh kế đánh bắt bằng NTTS (26,9% và 22,2%). Nhóm hỗn hợp thủy sản và nhóm đánh bắt có dự định này cao hơn nhóm hỗn hợp phi thủy sản (18,7% và 14,9% so với 12,7%). Nhóm thu nhập trên trung bình (nhóm 4) có tỷ lệ cao hơn hẳn các nhóm thu nhập khác về dự định NTTS (trên một phần tư số hộ so với trên dưới 14% ở các nhóm thu nhập khác). Nhóm DTTS ít quan tâm đến NTTS hơn nhóm dân tộc Kinh (4,3% so với 17,9%), tuy nhiên họ lại quan tâm đến trồng trọt nhiều hơn do họ ít có kinh nghiệm về NTTS.

Trồng rừng ngập mặn và NTTS sinh thái

Rừng ngập mặn (RNM) có ý nghĩa quan trọng về kinh tế, xã hội, môi trường, với nhiều tác dụng: bảo vệ tính đa dạng sinh học của thảm thực vật ngập mặn; phòng hộ ven biển và mở nhanh diện tích các bãi bồi ra biển; giảm bớt sự xáo trộn đất đai và ô nhiễm nguồn nước ven biển; tạo sinh kế cho ngư dân nếu được quản lý bền vững.

Ở Êcuađo 1ha RNM có thể cung cấp lương thực và việc làm cho 10 gia đình, thì 110ha nuôi tôm chỉ tạo công ăn việc làm cho 6 người trong giai đoạn chuẩn bị và thêm 5 người nữa trong suốt mùa nuôi tôm. Trong khi đó, ở Việt Nam RNM đã bị phá hủy trên diện rộng và nghiêm trọng để chạy theo lợi ích kinh tế là nuôi tôm. RNM ở Việt Nam đã giảm từ 400.000 ha năm 1943 xuống chưa đến 60.000 ha năm 2008 (theo Báo cáo phát triển Việt nam 2011). Tại Khánh Hòa, trước năm 1975 có khoảng 2.500 ha RNM, trải dài theo vùng ven biển và hải đảo, tập trung chủ yếu ở các vùng như Đầm Môn, đầm Nha Phu, đầm Thủy Triều, hòn Già, hòn Tre… và RNM đã góp phần phát triển nguồn lợi hải sản tự nhiên vô cùng to lớn tại đây. Nay do thiếu qui hoạch, RNM ở Khánh Hòa đã bị chặt phá để nuôi tôm và chỉ còn khoảng 100 ha. Dịch bệnh lan tràn trong các vùng nuôi tôm ở 9 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, Khánh Hòa và các tỉnh ven biển khác những năm 1994 - 1995 và 2000 – 2001 và vài năm gần đây lại tái phát làm cho hàng vạn gia đình trở lại cảnh nghèo đói là một bài học quá đắt do sự buông lỏng quản lý sử dụng ruộng đất, di dân tự do, thiếu qui hoạch… Nạn sụt lở bờ biển, đê biển và bờ các cửa sông những năm gần đây ở Việt Nam cũng đang diễn ra rất nghiêm trọng, ảnh hưởng đến các công trình và đất canh tác.

Tại nhiều nước cũng có những bài học đắt giá đối với nuôi tôm không có qui hoạch. Chẳng hạn như ở Ấn Độ và Inđônêxia, năng suất nuôi trồng giảm xuống sau 5 - 10 năm; Ở Thái Lan hơn 20% trại

Page 49: NGÂN HÀNG THẾ GIỚI cao danh... · Web viewCũng ở xã này, hội nông dân đã họp đề xuất lập nhóm chăn nuôi nhím với hình thức tương tự và nhận

Báo cáo đánh giá xã hội Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững trang 47

tôm từ rừng ngập mặn đã bị bỏ chỉ sau 2 - 4 năm, trong số 1,3 triệu ha đất dành cho nuôi tôm, khoảng 250.000ha đã phải bỏ hoang.

Do đó việc phục hồi hệ sinh thái RNM ven biển là việc làm cần thiết và mang tính cấp bách đối với nhiều tỉnh ven biển của Việt nam. Việc thực hiện QĐ 327/CP/1992 đã trồng được 53.000 ha RNM phòng hộ, nhưng sau một số địa phương thực hiện sai QĐ/773/CP/1994 đã làm cho RNM ngày càng bị thu hẹp, hiệu quả thấp. Một số tổ chức phi chính phủ đã hỗ trợ các dự án trồng RNM có hiệu quả ở Thái Thụy- Thái Bình, Giao Thủy-Nam Định. Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ và Dự án bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn ven biển miền nam Việt Nam là những điểm sáng về phục hồi RNM.

Dự án CRSD có thể tiến hành các tiểu dự án trồng RNM và NTTS sinh thái, từ những bài học thành công và thất bại trong việc trồng RNM. Các dự án này có các lợi ích xã hội và môi trường như tạo việc làm, tăng thu nhập từ việc trồng, chăm sóc cây, bảo vệ, NTTS dưới tán rừng, phục hồi đa dạng sinh học và giảm ô nhiễm môi trường biển, hạn chế tác động của biến đổi khí hậu và xâm thực biển… Các vùng đất vốn là RNM bị chặt phá để nuôi tôm như 200 ha đất ở Ninh Lộc-Khánh Hòa và hiện nay không được sử dụng hiệu quả, nên được xem xét để tiến hành các dự án trồng RNM và nuôi thủy sản sinh thái. .com MaxReading.com

Trồng trọt

Trồng trọt là những mô hình sinh kế chủ yếu dựa vào nguồn lực đất đai và lực lượng lao động, và có lẽ sẽ hiệu quả hơn nếu thực thi tại những địa phương có những kinh nghiệm thành công nhất định trong lĩnh vực kinh tế này. Trong mẫu khảo sát, các xã thuộc Sóc Trăng có thế mạnh đất đai, kinh nghiệm trồng trọt mía, hành, dưa, lúa, thuốc cá…, xã Ninh Lộc, Khánh Hòa có đất và phát triển trồng trọt tại các thôn nông nghiệp, xã Ninh Vân có thành công ban đầu về trồng tỏi giống Lý sơn, do người dân đảo này đến thuê đất sản xuất. Xã thuần ngư Ngư Lộc và xã bãi ngang Hải Ninh-Thanh Hóa hầu như không có đất nông nghiệp và không có nhiều cơ hội để phát triển theo hướng này.

Trong mẫu khảo sát, 60,7% hộ có sự gia tăng thu nhập từ trồng rau màu. Tại 3 xã Ninh Vân, An thạch 3, Vĩnh Hải trồng rau màu, từ 50,0% - 71,4% hộ có sự tăng trưởng thu nhập trồng rau màu. Trả lời câu hỏi khi bị hạn chế hay không được phép đánh bắt ven bờ, 10,3% số hộ dự định về nghề thay thế là trồng trọt và cũng tập trung ở 3 xã có nhiều loại đất là Ninh Vân, Vĩnh Hải, An thạch. Nhóm DTTS có tỷ lệ hộ dự định thay thế đánh bắt bằng trồng trọt cao hơn nhóm dân tộc Kinh (19,6% so với 9,0%). Nhóm hỗn hợp phi thủy sản cũng có tỷ lệ cao hơn về dự định trồng trọt cao hơn 2 nhóm đánh bắt và hỗn hợp thủy sản (17,5% so với tương ứng 7,5% và 10,3%). Điều đó cho thấy các hộ đánh bắt có thể sẽ chuyển đổi nghề một cách khó khăn từ đánh bắt sang trồng trọt. Trong mẫu khảo sát, trồng rau màu đứng thứ hai về thu nhập trung bình năm giữa các nghề-42,2 triệu, nên là một nghề thay thế đánh bắt có triển vọng ở những nơi còn điều kiện khai thác quĩ đất trồng trọt một cách hiệu quả.

Xã Ninh Vân đã trồng 16 ha hành tỏi, tại khu đèo Bãi trướng (46 ha), sản lượng 160 tấn. Các hộ Lê phú Vân, Nguyễn Nây bán tàu, dựa vào diện tích đất hơn 1 ha, trồng hành tỏi có hiệu quả cao. Hộ Hồ Văn Thông di cư đến thuê 2,6 ha đất, cải tạo 1 ha hết 150 triệu để trồng tỏi, tạo việc làm 150 công/năm cho người dân địa phương và thu lãi 270 triệu/năm. Việc cải tạo đất (điều kiện cần để có thể trồng hành tỏi), đưa lưới điện ra khu đèo Bãi trướng, hình thành khu sản xuất hành tỏi tập trung có thể là mô hình chuyển đổi sinh kế hiệu quả, đặc biệt cho các hộ nghèo, cận nghèo tại xã Ninh Vân, Khánh Hòa.

Mô hình tái định canh, định cư của dự án rừng ngập mặn trên địa bàn huyện Vĩnh Châu, Sóc Trăng, mỗi hộ TĐC được phân 0,5 ha đất để canh tác. Các hộ đã kết hợp mô hình trồng màu và nuôi cua, cá rất hiệu quả, mang lại thu nhập ổn định và bền vững cho hộ. Nay mô hình này có thể áp dụng tại xã Vĩnh Hải, Sóc Trăng bởi có hơn 500 ha đất của 2 nông trường đã giải thể và đang cho thuê, sử dụng

Page 50: NGÂN HÀNG THẾ GIỚI cao danh... · Web viewCũng ở xã này, hội nông dân đã họp đề xuất lập nhóm chăn nuôi nhím với hình thức tương tự và nhận

Báo cáo đánh giá xã hội Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững trang 48

không hiệu quả và có thể thu hồi cấp cho hàng ngàn hộ đánh bắt ven bờ, nghèo, phần lớn là người Khơme, để chuyển đổi sang trồng màu và NTTS. Có thể xây dựng mô hình đồng quản lý đất để sử dụng đất hiệu quả và tránh hiện tượng bán đất của người nghèo sau khi được cấp, mỗi khi họ gặp rủi ro trong cuộc sống. Tuy nhiên, quá trình thu hồi đất sẽ không đơn giản và mất rất nhiều công sức, thời gian và cả quyết tâm của bộ máy quyền lực địa phương.

Chăn nuôi

Một trong những mô hình sinh kế dựa trên các nguồn lực đất đai, lao động theo hướng đa dạng hóa nguồn thu nhập của hộ để có thể giảm các hoạt động đánh bắt hay loại bỏ hẳn nghề đánh bắt, tùy thuộc vào qui mô và hiệu quả kinh tế của chăn nuôi. Tuy nhiên, trong trường hợp thực hiện mô hình này có hiệu quả trên diện rộng, áp lực khai thác ven bờ sẽ giảm đi và tính cạnh tranh khai thác bằng mọi giá sẽ được giảm thiểu. Trả lời câu hỏi khi bị hạn chế hay không được phép đánh bắt ven bờ, 12,1% số hộ dự định về nghề thay thế là nghề khác, trong đó chủ yếu là chăn nuôi. Các tỉnh Sóc Trăng và Thanh hóa có tỷ lệ hộ dự định chăn nuôi cao hơn Khánh hòa (16,3% và 14,4% so với 6,2%).Nhóm đánh bắt và nhóm hỗn hợp phi thủy sản có tỷ lệ này khá cao(13,7% và 10,7%). Nhóm DTTS có tỷ lệ dự định chăn nuôi là sinh kế thay thế cao-19,6% so với nhóm dân tộc Kinh-11,3%. Nhóm chủ hộ nữ và nam không có chênh lệch nhiều về dự định này.

Trong mẫu khảo sát, gần một phần ba số hộ có sự gia tăng thu nhập từ chăn nuôi, một phần ba như cũ và 38,5% bị suy giảm thu nhập. Ba xã Ninh Vân, Ngư Lộc và An Thạnh 3 đều có tỷ lệ tăng thu nhập từ chăn nuôi ở mức cao (lần lượt là 50,0%, 66,7% và 100,0%) và 100,0% hộ Vĩnh Hải giữ thu nhập như cũ. Thu nhập trung bình của các hộ chăn nuôi gia súc trong 12 tháng qua, kể từ thời điểm điều tra là: 10,4 triệu đồng. Hầu hết các xã vùng ven biển đều có thể có hoạt động chăn nuôi, dù đất chật người đông như xã thuần ngư như Ngư Lộc-Thanh Hóa. Tùy thế mạnh về đất rừng, đất nông nghiệp, kinh nghiệm… mà các địa phương có thể lựa chọn mô hình chăn nuôi phù hợp. Chẳng hạn, xã Ninh Vân-Khánh Hòa, diện tích đất rừng khá lớn, cho phép địa phương có truyền thống chăn nuôi bò, cũng như những nguồn đất có thể trồng cỏ nuôi bò. Xã Ngư Lộc và Hải Ninh –Thanh Hóa có nhiều hộ chăn nuôi lợn khá thành công, phụ nữ cần cù, có thể tận dụng nguồn bã mắm chế biến cho chăn nuôi và cũng như đồng thuận lập thành các nhóm chăn nuôi lợn theo hình thức quĩ quay vòng chăn nuôi do Hội phụ nữ xã quản lý. Nhóm đánh bắt ở thôn Tân Thủy, Ninh Lộc-Khánh Hòa cũng đề nghị lập nhóm nuôi ếch, bò, gà. Các mô hình chăn nuôi nên dựa vào Hội phụ nữ xã lập thành các nhóm hỗ trợ nhau chăn nuôi và quĩ quay vòng, nhằm mở rộng mô hình. Cả 3 xã Ninh Vân-Khánh Hòa, Ngư Lộc, Hải Ninh-Thanh Hóa đều đề xuất mô hình như vậy. Quỹ đất để triển khai các hoạt động này và các yếu tố tác động (chất lượng đất, nhiệt độ, khoanh vùng có thể bị lũ, nhu cầu thị trường, an toàn lương thực) cần được nghiên cứu.

5.4 Các mô hình sinh kế không dựa vào đất

Chế biến, dịch vụ thủy sản là những nghề cần thiết cho sự phát triển ngành thủy sản, gia tăng giá trị, tạo thêm việc làm… Nhiều nghề chế biến là những nghề truyền thống của địa phương như các sản phẩm khô, nước mắm, mắm tôm…. Nhiều nghề chế biến khác như đông lạnh, đóng hộp… tạo ra giá trị gia tăng cao, hướng về xuất khẩu, khuyến khích sự hình thành những sản phẩm đánh bắt hay nuôi trồng chủ lực, cũng tạo nhiều việc làm, đặc biệt cho nữ thanh niên. Các dịch vụ như thu mua, cung ứng vật tư trên biển hay trên bờ cho đánh bắt, nuôi trồng là cần thiết, hỗ trợ và phân chia lợi ích với những người đánh bắt, nuôi trồng. Trong mẫu khảo sát, 45,5% hộ chế biến thủy sản có sự gia tăng thu nhập, một phần tư hộ bị suy giảm. Thu nhập trung bình của các hộ chế biến thủy sản trong 12 tháng qua, kể từ thời điểm điều tra là: 40,08 triệu đồng, đứng thứ ba trong các nhóm nghề. Hai xã Thanh Hóa có các hộ làm dịch vụ thủy sản và họ đều gia tăng được thu nhập trong 2 năm qua. Thu nhập trung bình của các hộ dịch vụ, buôn bán thủy sản trong 12 tháng qua, kể từ thời điểm điều tra lần lượt là: 10,5 và 17,3 triệu đồng. Trong mẫu khảo sát, trả lời câu hỏi khi bị hạn chế hay không được phép đánh bắt ven bờ, 12,6 % số hộ dự định về nghề thay thế là chế biến, dịch vụ, buôn bán

Page 51: NGÂN HÀNG THẾ GIỚI cao danh... · Web viewCũng ở xã này, hội nông dân đã họp đề xuất lập nhóm chăn nuôi nhím với hình thức tương tự và nhận

Báo cáo đánh giá xã hội Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững trang 49

thủy sản. Xã thuần ngư như Ngư lộc có tỷ lệ hộ theo định hướng này cao-26,0%. Thanh hóa hướng về các ngành chế biến, dịch vụ thủy sản cao hơn hẳn hai tỉnh còn lại (một phần tư số hộ so với 7,6% ở Sóc Trăng và 10,5% ở Khánh hòa). Những nghề này không thu hút sự quan tâm của nhóm DTTS, với chỉ 4,4% số hộ so với tỷ lệ tương ứng của dân tộc Kinh-13,6%. Nhóm chủ hộ nữ có dự định nghề thay thế là chế biến, dịch vụ thủy sản cao hơn đáng kể so với nhóm chủ hộ nam (18,9% và 11,9%).

Trong nhiều trường hợp, vợ con của những người đánh bắt làm chế biến, thu mua qui mô nhỏ, như một hoạt động sinh kế đa dạng hóa nguồn thu nhập, nhằm giảm thiểu rủi ro của nghề đánh bắt, có nguồn thu nhập những ngày tháng biển động hay không phải mùa vụ. Nếu phát triển nghề chế biến, dịch vụ đến qui mô nhất định thì có thể là một nguồn sinh kế thay thế đánh bắt tốt. Trong các buổi tham vấn cộng đồng, những nhóm phụ nữ đề xuất thành lập nhiều nhóm chế biến theo nghề truyền thống địa phương như mắm tôm, nước mắm, chế biến khô hay cơ sở cung cấp nước đá. Những nhóm này có sẵn lao động, đất đai, kinh nghiệm sản xuất, đầu vào và đầu ra thị trường nhất định. Khó khăn của họ là thiếu vốn và quảng bá thương hiệu khi mở rộng qui mô sản xuất, đặc biệt là nước mắm khi một số công ty quốc tế tham gia vào lĩnh vực sản xuất này, với kinh phí quảng cáo khổng lồ và chuyên nghiệp. Họ sẵn sàng thành lập các tổ nhóm liên kết sản xuất, hỗ trợ nhau, bao gồm các thành viên nghèo và cũng sẵn sàng lập quĩ quay vòng.

Tuy nhiên, nghề chế biến cũng có nguy cơ làm ô nhiễm môi trường trong các làng xóm ven biển đất chật, người đông. Vì thế việc xây dựng các chợ cá đầu mối, các khu bảo quản và chế biến thuỷ sản tập trung, các khu vực dịch vụ cung ứng xăng dầu và đóng sửa tầu thuyền theo mô hình các khu công nghiệp làng nghề để đảm bảo Vệ sinh An toàn thực phẩm và các tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên ngành khác, quy hoạch và xây dựng các khu vực tập kết và xử lý chất thải sinh hoạt, chất thải trong sản xuất thuỷ sản là cần thiết để khắc phục các nhược điểm trên.

Bên cạnh đó, cần tạo môi trường kinh tế thuận lợi (cả về chính sách, thủ tục đầu tư, cung cấp đất đai, lẫn cơ sở hạ tầng…) ở vùng ven biển để khuyến khích các nhà đầu tư, đặc biệt khu vực tư nhân, xây dựng các cơ sở chế biến, cung cấp dịch vụ tại địa phương nhằm tạo nhiều việc làm, đặc biệt cho phụ nữ, cũng như gia tăng giá trị sản phẩm. Điều đó trong chừng mực nhất định, cũng kích thích các hoạt động đánh bắt phải hướng vào khai thác sản phẩm có giá trị cao, hướng về xuất khẩu, giảm thiểu đánh bắt cá tạp ven bờ. Đây là một phương hướng quan trọng trong phát triển kinh tế biển và tạo nguồn sinh kế thay thế đánh bắt ven bờ.

Hoạt động phi nông nghiệp khác như phục vụ nhu cầu dân sinh và sản xuất địa phương là một hướng để tạo nguồn sinh kế thay thế. Sự phát triển ban đầu có thể là từ các hoạt động của khu vực kinh tế không chính thức, xuất phát từ nhu cầu thị trường địa phương và giải quyết việc làm, tận dụng các nguồn lực sẵn có như đất đai cận kề đường giao thông, gần chợ hay trung tâm xã thôn, có sẵn nhà cửa, vườn tược, lao động phụ nữ, người có tuổi, hay nam thanh niên (cho nghề kỹ thuật như sửa chữa đồ điện tử, xe máy, hàn…),đa dạng hóa nguồn thu nhập hộ gia đình. Tại một số địa phương có thể có nghề truyền thống như đan lát, xây dựng, mộc… duy trì và phát triển lên. Những địa phương có mật độ dân cư cao như Ngư Lộc-Thanh Hóa, Vĩnh Hải-Sóc Trăng hay cận kề đường giao thông lớn như Ninh Lộc-Khánh Hòa có điều kiện phát triển các nghề phi nông nghiệp. Nghề thương mại, dịch vụ, TTCN tạo ra gần hai phần năm tổng giá trị sản phẩm của xã Ngư Lộc. Sự hình thành các khu đô thị, du lịch, khu công nghiệp như Ninh Thủy-Khánh Hòa, Nghi Sơn-Thanh Hóa, cụm công nghiệp dịch vụ nghề cá như Hòa Lộc-Thanh Hóa, các trục đường giao thông mới là những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển các nghề phi nông nghiệp như những nguồn sinh kế thay thế đánh bắt. Khi nguồn lợi thủy sản ngày càng cạn kiệt, các tác động của biến đổi khí hậu, của thiên tai, khi sự phát triển kinh tế địa phương theo hướng CNH ngày càng gia tăng thì việc chuyển đổi nghề phi nông nghiệp sẽ càng phát triển và hình thành nhiều doanh nghiệp phi nông nghiệp địa phương. Các yếu tố thể chế, CSHT và tín dụng, kể cả tín dụng nhỏ, đào tạo nghề… có lẽ sẽ có nhiều tác động đến sự phát triển nghề phi nông nghiệp thay thế đánh bắt. Trong mẫu khảo sát, tỷ lệ công nhân công nghiệp là 4,8%, buôn bán, dịch vụ là 6,6.%, xây dựng và tiểu thủ công nghiệp-1,0%,trong số các

Page 52: NGÂN HÀNG THẾ GIỚI cao danh... · Web viewCũng ở xã này, hội nông dân đã họp đề xuất lập nhóm chăn nuôi nhím với hình thức tương tự và nhận

Báo cáo đánh giá xã hội Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững trang 50

thành viên gia đình có tham gia lao động. Thu nhập trung bình của các nghề buôn bán, dịch vụ phi thủy sản, tiểu thủ công nghiệp, làm công ăn lương, làm thuê trong 12 tháng qua, kể từ thời điểm điều tra là: 12,7, 7,2, 24,5 và 16,1 triệu đồng. Trong mẫu khảo sát, trả lời câu hỏi khi bị hạn chế hay không được phép đánh bắt ven bờ, 23,4% số hộ dự định về nghề thay thế là kinh doanh, chế biến, dịch vụ các loại (kể cả liên quan đến thủy sản). Nếu chỉ tính lĩnh vực không liên quan đến thủy sản thì chỉ số này là 11,9% (chủ yếu là buôn bán nhỏ). Hai nhóm thu nhập thấp nhất có tỷ lệ hộ dự định như trên cao (14,3% và 16,2%). Nhóm đánh bắt và hỗn hợp thủy sản có tỷ lệ hộ dự định kinh doanh thấp hơn nhiều nhóm hỗn hợp phi nông nghiệp (9,3%, 7,9% so với 22,2%). Nhóm DTTS có tỷ lệ hộ dự định kinh doanh thấp hơn nhóm dân tộc Kinh đôi chút (8,7% và 10,8%). Nhóm chủ hộ nữ và nam cũng không khác biệt nhiều (8,1% và 10,7%).

Giải quyết việc làm và di cư: Tăng dân số đã gây sức ép lớn cho sinh kế và giải quyết việc làm. Số thành viên trung bình trong mỗi gia đình ven biển được khảo sát là: 5,05 cao hơn nhiều so với số trung bình tương ứng nông thôn cả nước 4,14, cũng như số trung bình của các vùng Bắc trung bộ: 4,06, Duyên hải Nam trung bộ: 4,11, ĐBSCL: 4,16 (Theo ĐTMSHGĐ 2008). Số lao động trung bình trong mẫu khảo sát cũng lớn: 3,05, trong đó các xã thuộc Khánh Hòa cao nhất-3,67, tiếp theo là Sóc Trăng-3,47 và Thanh Hóa-3,36.

Biểu đồ 8: Dân số nhập cư, xuất cư và di cư thuần trong 5 năm trước điều tra 2009 của dòng di cư liên tỉnh theo vùng (Nguồn: dữ liệu TĐTDS&NO 2009)

800,000600,000400,000200,000

0200,000400,000600,000800,000

1,000,0001,200,0001,400,0001,600,0001,800,000

Trung du vàmiền núiphía Bắc

Đồng bằngsông Hồng

Bắc TrungBộ và DH

miền Trung

Tây Nguyên Đông NamBộ

Đồng bằngsông Cửu

Long

Di cư đến Di cư đi

Di cư nên là một chiến lược giải quyết việc làm, tìm kiếm các nguồn sinh kế thay thế, giảm nghèo tại các vùng ven biển thuộc Dự án CRSD. Dù có thể có những tranh luận về lợi ích hay những thua thiệt của vùng xuất cư, nhưng thực tiễn cho thấy các dòng di cư ngày càng cao từ những vùng này đổ về các đô thị lớn, các vùng kinh tế trọng điểm và Tây Nguyên. Di cư có thể đem lại nhiều lợi ích cho bản thân người di cư và gia đình họ ở cả nơi đi và nơi đến. Các cuộc TĐTDS&NO năm 1999 và 2009 cho thấy các vùng thuộc Dự án CRSD như Bắc trung bộ & Duyên hải miền Trung, ĐBSCL là những vùng xuất cư chủ yếu và các tỉnh như Thanh Hóa, Nghệ An, Sóc Trăng là các tỉnh có tỷ lệ di cư liên tỉnh hàng đầu. Biểu đồ dưới đây cho thấy vùng Bắc trung bộ và duyên hải miền Trung và vùng đồng bằng sông Cửu Long có số lượng người di cư đi lớn nhất trong 5 năm trước điều tra 2009. Số liệu này còn chưa phản ánh hết mức độ di cư, bởi cuộc điều tra chỉ coi người di cư là những người có nơi cư trú tại thời điểm 5 năm trước thời điểm điều tra, khác với nơi cư trú hiện tại. Như thế, nhóm dân số dưới 5 tuổi không được tính và không phân loại được một số loại hình di cư như di cư tạm thời, di cư theo mùa vụ và các nhóm này ẩn trong các nhóm dân số không di cư hoặc di cư theo định nghĩa trên.

Ba tỉnh Thanh Hóa, Khánh Hòa, Sóc Trăng có dân số di cư đi tương ứng là: 218,272, 28,891, và 65,187 người. Con số này có thể thấp hơn thực tế nhiều do không tính đến nhóm di cư tạm thời hay

Page 53: NGÂN HÀNG THẾ GIỚI cao danh... · Web viewCũng ở xã này, hội nông dân đã họp đề xuất lập nhóm chăn nuôi nhím với hình thức tương tự và nhận

Báo cáo đánh giá xã hội Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững trang 51

di cư theo mùa vụ. Tỷ lệ di cư liên tỉnh của ba tỉnh trên theo thứ tự là: 0,6%, 2,1% và 0,9% dân số toàn tỉnh. Đáng lưu ý là di cư trong huyện chiếm tỷ lệ cao hơn hẳn ở cả 3 tỉnh, trong đó tỷ lệ nữ thường cao hơn nam. Đó là một xu hướng di cư và nên điều tiết nhằm lưu giữ lực lượng lao động phát triển kinh tế vùng ven biển.

Bảng 16: Tỷ lệ di cư trong nước theo tỉnh (%)

Tỉnh 

Di cư trong huyện Di cư liên huyện Di cư liên tỉnh

Nam Nữ Tổng Nam Nữ Tổng Nam Nữ TổngThanh Hóa 0.8 2.3 1.6 1.1 1.6 1.3 0.6 0.6 0.6Nghệ an 1.0 2.3 1.6 2.0 2.5 2.3 1.1 1.1 1.1Hà tĩnh 0.7 1.9 1.3 1.0 1.4 1.2 1.2 1.1 1.2Bình định 1.9 3.2 2.5 1.2 1.9 1.6 1.4 1.4 1.4Phú yên 1.1 2.1 1.6 1.1 1.6 1.3 1.1 0.9 1.0Khánh Hòa 3.0 4.2 3.6 1.1 1.8 1.5 1.8 2.4 2.1Bắc Trung Bộ và DH miền Trung 1.4 2.5 2 1.4 1.9 1.7 1.5 1.7 1.6

Sóc Trăng 1.3 2.0 1.7 0.9 1.2 1.1 0.8 1.1 0.9Cà mau 1.6 2.5 2.1 1.5 2.0 1.8 0.6 0.8 0.7ĐBSCL 1.5 2.4 1.9 1.1 1.6 1.4 1.4 1.8 1.6

Nguồn: dữ liệu TĐTDS&NO 2009

Trong thực tế ở các xã khảo sát, Ngư Lộc, Thanh Hóa có hàng ngàn người di cư: Trong 5 năm gần đây khoảng 2000 người di cư, 200 hộ đi làm ăn xa, một số mang theo con cái, một số để con cái ở nhà. Ước tính 400-500 người làm giúp việc gia đình ở Hà nội và các tỉnh. Ở đây nếu không đi làm ăn xa thì không có việc làm, buộc phải đi (TLN cán bộ xã Ngư Lộc, TH). Hàng năm, UBND xã Ninh Lộc, Khánh Hòa xây dựng kế hoạch giải quyết việc làm cho người dân nhất là thanh niên. Địa phương phối hợp với Trường dạy nghề Ninh Hòa đào tạo nghề cho khoảng 300 lao động, phối hợp với các công ty chế biến thủy sản F17, công ty Đại Thuận, Khu công nghiệp Suối Dầu, công ty May Khánh Hòa giải quyết việc làm cho 200 lao động mỗi năm.(BC 5 năm). Xã Ninh Vân, Khánh Hòa thưa dân - 1.785 người, nhưng vẫn có khoảng 100/912 lao động trong xã, đi làm ăn xa tại TPHCM, Bình Dương, vài chục người khác đi lặn thuê cho các chủ tàu Quảng Ngãi, khai thác theo hợp đồng ở nước ngoài. Thảo luận các nhóm phụ nữ ở các xã, những bà mẹ cũng mong muốn con cái không theo nghề biển nữa, vì nghèo khổ, nguy hiểm, rủi ro và sẵn sàng ủng hộ con đi làm ăn xa, miễn là có việc làm ổn định.

Mặt khác, nhiều hộ được khảo sát thiếu thốn các nguồn lực (một phần tư số hộ được khảo sát không có bất cứ loại phương tiện đánh bắt nào), mà hầu như chỉ có tài sản duy nhất là lao động chưa qua đào tạo nên không có nhiều cơ hội lựa chọn và chỉ có mỗi con đường là đi làm thuê, dù công việc này vô cùng bất ổn và thu nhập thấp. Nhóm đánh bắt có việc làm thêm (nghề phụ) chủ yếu là làm thuê -73,6%. Các nhóm nghề hỗn hợp có tỷ lệ việc làm chính là làm thuê cao (trên một phần năm tổng số lao động trong mẫu khảo sát). Các nhóm thu nhập thấp có tỷ lệ làm thuê cao, đặc biệt là việc làm thêm (nghề phụ). Nhóm Khơme có tình trạng làm thuê cao, cả ở việc làm chính lẫn việc làm phụ. Kết quả nghiên cứu của SEDEC về tình hình làm thuê của nhóm DTTS ở 4 tỉnh ĐBSCL thuộc dự án RNM, cũng tương tự.

Bảng 17: Đặc điểm công việc tự làm và làm thuêTình trạng nghề chính Tinh trạng nghề phụTự làm Làm thuê Tự làm Làm thuê

Tổng mẫu 83,9 16,1 59,7 40,3Theo nhóm nghề

Page 54: NGÂN HÀNG THẾ GIỚI cao danh... · Web viewCũng ở xã này, hội nông dân đã họp đề xuất lập nhóm chăn nuôi nhím với hình thức tương tự và nhận

Báo cáo đánh giá xã hội Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững trang 52

Tình trạng nghề chính Tinh trạng nghề phụĐánh băt 97,8 2,2 26,4 73,6Hỗn hợp thuỷ sản 78,8 21,2 73,6 26,4Hỗn hợp khác 77,2 22,8 89,5 10,5Theo nhóm thu nhập 20%Nhóm 1 85,9 14,1 32,1 67,9Nhóm 2 84,4 15,6 47,4 52,6Nhóm 3 78,1 21,9 53,7 46,3Nhóm 4 81,0 19,0 0 0Nhóm 5 92,5 7,5 0 0Theo dân tộcKinh 85,5 14,5 62,3 37,7Khơ me 70,4 29,6 48,3 51,7

Trong mẫu khảo sát, trả lời câu hỏi khi bị hạn chế hay không được phép đánh bắt ven bờ, 14,1% số hộ dự định về nghề thay thế là đi làm thuê hay di cư, dù dự định trực tiếp di cư không cao-0,9%. Đi làm thuê thường là khởi đầu con đường di cư tạm thời, di cư con lắc, di cư đường ngắn và nhiều khả năng sẽ tiến tới di cư đường dài. Mặt khác, đối tượng di cư thừơng là thanh niên, mà người trả lời phỏng vấn chủ yếu ở độ tuổi trung niên hay có tuổi, nên có thể chưa phản ánh chính xác dự định di cư. Đáng chú ý là tỉnh Sóc Trăng có tỷ lệ này cao-một phần tư số hộ. Tương ứng là nhóm DTTS có tỷ lệ 26,1% so với nhóm dân tộc Kinh-14,4%.

Chiến lược tạo việc làm dựa vào di cư, cần kết hợp chặt chẽ với tạo việc làm tại các KCN, đô thị trong tỉnh, huyện như KCN Ninh Thủy - Khánh Hòa, KCN Nghi Sơn - Thanh Hóa, tạo việc làm tại xã, cũng như hoạt động hỗ trợ đào taọ nghề cho thanh niên và chuyển đổi nghề cho một bộ phận lao động đánh bắt tại địa phương.

Giải pháp cho di cư, tạo việc làm là xây dựng Trung tâm GTVL, cung cấp thông tin thị trường lao động, hướng nghiệp của Dự án CRSD tại mỗi tỉnh, có hỗ trợ máy móc, chuyên gia về lao động. Các xã đều có cán bộ lao động đã qua đào tạo và dự án có thể đào tạo nâng cao năng lực. Xây dựng cơ chế gắn trách nhiệm cán bộ của Trung tâm GTVL, số lượng lao động được giải quyết việc làm với lợi ích của họ. Có thể kết hợp với Trung tâm dự báo nguồn nhân lực của tỉnh hoặc thuê một bộ phận chuyên trách của trung tâm này và nối kết với các Trung tâm các tỉnh khác, đặc biệt là các thành phố lớn, các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và phía Nam. Kết hợp GTVL với các hoạt động hỗ trợ đào tạo nghề cho con em hộ nghèo, cận nghèo, huớng nghiệp. Tổ chức tốt việc cung cấp thông tin thị trường lao động cho các hộ ngư dân và nhà trường, học sinh, thanh niên để có cơ sở thực tiễn định hướng nghề nghiệp và lựa chọn việc làm, tiết kiệm chi phí cơ hội. Tuy nhiên cần lưu ý rằng, lực đẩy của quá trình di cư ở mỗi khu vực là khác nhau. Chẳng hạn, thanh niên xã Ninh Lộc, Khánh Hòa đánh bắt bằng xuồng, ngày cũng có thu nhập khoảng 60-70 ngàn đồng, so với xã Hải Ninh, Thanh Hóa đánh bắt bằng mủng nan D8, chỉ có thu nhập trên 2 triệu/tháng, hay không có tàu, „đi bạn“ chỉ khoảng trên 1 triệu/tháng. Do đó việc giải quyết việc làm cần chú ý đến đặc điểm khu vực. Công ty hiện nay mở nhiều, tuy nhiên đồng lương quá thấp không đủ sống, nên con em cũng không muốn đi làm (TLN NTTS thôn Tam Ích, Ninh Lộc, Khánh Hòa). Giữa các giới khác nhau cũng có nhu cầu việc làm khác, như phụ nữ vùng ven biển Khánh Hòa đi làm công nhân chế biến thủy sản„đông lạnh“, với tiền lương khoảng trên dưới 2 triệu/tháng hay làm thuê cho các nhà hàng ở NhaTtrang với tiền lương thấp hơn.

Đào tạo, nâng cao nguồn lực con người. Đây chính là giải pháp cơ bản nhằm tăng cơ hội tiếp cận việc làm bền vững, giảm thiểu áp lực khai thác ven bờ, tạo cơ sở quan trọng phát triển kinh tế biển, cũng như giảm nghèo bền vững cho các cộng đồng ven biển.

Page 55: NGÂN HÀNG THẾ GIỚI cao danh... · Web viewCũng ở xã này, hội nông dân đã họp đề xuất lập nhóm chăn nuôi nhím với hình thức tương tự và nhận

Báo cáo đánh giá xã hội Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững trang 53

Như đã phân tích trong phần rủi ro của các hoạt động sinh kế hiện thời, chất lượng nguồn nhân lực của các xã vùng ven biển thấp, đặc biệt đối với nhóm đánh bắt thuần túy, nhóm DTTS, nhóm thu nhập thấp.

Trong mẫu khảo sát, gần một phần năm số hộ có trẻ trong độ tuổi đi học (6-18) đã thôi học. Trên một phần ba (33,9%) số em bỏ học vì nhà neo người cần lao động, tăng thu nhập, 28,3% thôi học vì học quá tốn kém. Xã Ninh Vân, Khánh Hòa chỉ có 50% học sinh thi đỗ lớp 10 cuối năm học 2009-2010. Những lý do này cho thấy việc hỗ trợ bằng tiền của CRSD có thể khuyến khích phần lớn các em vùng ven biển đi học trở lại.

Đa số thanh niên ven biển chưa được đào tạo nghề. Điều đó là khó khăn cơ bản của việc chuyển đổi sang một nghề ngoài khai thác ven bờ… Hiện nay chính phủ đang triển khai chương trình đào tạo nghề nông thôn trên diện rộng và ở các địa phương đã thực hiện. Tuy nhiên, chương trình có vẻ không được đón nhận hào hứng của thanh niên nông thôn ở khu vực đã khảo sát, vì những hạn chế lọai nghề đào tạo mà chương trình thực hiện, không có đầu ra thị trường, không có khả năng giúp họ tìm kiếm được việc làm bền vững. Ví dụ ở Thị xã Ninh hòa, Khánh Hòa “cũng từng hỗ trợ tiền học cho các em nhưng không ai đi học vì sợ học xong cũng không có việc để làm (học thợ may, thợ hàn, nấu ăn, nếu hộ nghèo được 15 ngàn, tiền xăng 3 tháng 200 ngàn, hộ cận nghèo được 70 ngàn, tiền ăn, tiền xăng tự túc” (TLN thôn Tam Ích, Ninh Lộc, Khánh Hòa).

Đa dạng hóa các nguồn thu nhập, tận dụng mọi nguồn lực sinh kế của hộ gia đình và cộng đồng. Trong chừng mực nhất định, đây là chiến lược sinh kế hộ và cộng đồng được áp dụng khá thành công trong thực tiễn để giảm thiểu rủi ro, tăng thu nhập, giảm đói nghèo, giảm áp lực với việc khai thác tài nguyên ven bờ. Trong dự án RNM tại 4 tỉnh Sóc Trăng, Trà Vinh, Bạc Liêu, và Cà Mau, mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa thu nhập và mức sống với số nguồn thu nhập hiện diện trong kết quả khảo sát. Nhóm thu nhập thấp nhất có số nguồn thu nhập bình quân thấp nhất (2,05) và nhóm thu nhập càng cao càng có số nguồn thu nhập bình quân cao hơn. Nhóm thu nhập cao nhất có chỉ số tương ứng lớn nhất là 2,62.

Đối với vùng ven biển, việc tập trung mọi hy vọng cuộc sống vào người đàn ông trụ cột đi biển-một nghề đầy rủi ro, mạo hiểm và nhiều khi không ổn định, bấp bênh là một tập quán không phù hợp, trong bối cảnh nguồn tài nguyên ven biển ngày một cạn kiệt, thiên tai ngày một dữ dội, biến động thị trường hầu như nghiêng về phía bất lợi cho cộng đồng ngư dân. Trong bối cảnh đó, các lực lượng có khả năng lao động của gia đình (phụ nữ, người có tuổi…), các nguồn lực sinh kế khác cần phải được huy động nhằm gia tăng nguồn thu nhập, hạn chế tình trạng rủi ro“bỏ hết trứng vào một giỏ” như cách nói của cha ông. Từ kết quả khảo sát, trong số 589 người có việc làm chính, trên một phần tư (27,0%) có việc làm phụ. Trong những việc làm phụ, 59,7% là việc tự làm, 40,3% là việc làm thuê.

Xu hướng đa dạng hóa nguồn thu nhập còn biểu hiện ở số nguồn thu nhập trung bình hộ. Trong mẫu khảo sát, trung bình mỗi hộ có xấp xỉ 1,7 nguồn thu nhập, thấp hơn nhiều so với kết quả khảo sát của dự án RNM tại 4 tỉnh ĐBSCL nói trên (2,3). Các xã thuộc Khánh Hòa có mức độ đa dạng hóa nguồn thu nhập thấp hơn các tỉnh khác (1,3 so với chỉ số tương ứng của Thanh Hóa là 1,7 và Sóc Trăng-gần 2,0). Nhóm Khơme có chỉ số nguồn thu nhập trung bình cao hơn khá nhiều dân tộc Kinh: 2,2 so với 1,6. Các nhóm thu nhập cao thì có nhiều nguồn thu nhập hơn. Nhóm thu nhập thấp nhất chỉ có gần 1,5 nguồn thu nhập, trong khi 3 nhóm thu nhập cao có chỉ số này trong khoảng trên 1,7-1,9. Tất nhiên, đa dạng hóa nguồn thu nhập cũng phụ thuộc một số điều kiện nhất định, ví dụ có nhân lực lao động dồi dào, có sẵn đất đai, có nguồn vốn nào đó, môi trường kinh tế địa phương… Nhóm nghèo nhất có số lao động bình quân thấp nhất-2,9, trong khi bình quân lao động các nhóm thu nhập cao hơn là từ 3,3-3,9.

Page 56: NGÂN HÀNG THẾ GIỚI cao danh... · Web viewCũng ở xã này, hội nông dân đã họp đề xuất lập nhóm chăn nuôi nhím với hình thức tương tự và nhận

Báo cáo đánh giá xã hội Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững trang 54

Bảng 18: Số nguồn thu nhập bình quân hộ gia đình (%)

Số hộSố nguồn thu nhập bình quân

TỔNG SỐ MẪU 189 1,6984Theo xã:Ninh Vân 29 1,1724Ninh Lộc 26 1,4615Ngư Lộc 29 1,7931Hải Ninh 30 1,6667Vĩnh Hải 38 1,7895An Thạch 37 2,1351Theo tỉnhKhánh Hoà 55 1,3091Sóc Trăng 73 1,9589Thanh Hoá 61 1,7377Theo dân tộcKinh 171 1,6491Kho me 17 2,1765Theo nhóm thu nhậpNhóm 1 37 1,4865Nhóm 2 41 1,6585Nhóm 3 35 1,8857Nhóm 4 35 1,7500Nhóm 5 40 1,7250

Nguồn: số liệu khảo sát

Sự thay đổi tình trạng việc làm chính là một chỉ số của xu hướng đa dạng hóa nguồn thu nhập và liên quan đến khả năng chuyển đổi sinh kế của lao động vùng ven biển, đặc biệt là lao động đánh bắt. Trong mẫu khảo sát, xu hướng thay đổi việc làm là rõ rệt, với tỷ lệ trên dưới 10% vào các năm 2008, 2009 và tăng khá trong năm 2010 lên 11,8% số các thành viên trong gia đình có lao động. Xu hướng này có một số đặc điểm đáng lưu ý sau:

Hai xã có tỷ lệ nghèo cao là Ninh Vân, Ninh Lộc-Khánh Hòa có sự thay đổi việc làm chính cao và liên tục trong 3 năm (trên dưới 20%), đặc biệt là Ninh Lộc- địa phương gặp những tác động bất lợi của NTTS trong nhiều năm liền.

Hai xã tại Thanh Hóa không có số liệu thay đổi việc làm chính của năm 2008, 2009, và cả 2010 ở xã Hải Ninh, có thể do lỗi điều tra viên. Tuy nhiên, xã Ngư Lộc có tỷ lệ thay đổi việc làm cao năm 2010, với tỷ lệ 17,2%.

Nhóm đánh bắt thuần túy có tỷ lệ thay đổi việc làm chính thấp ở năm 2010, chỉ 1,4% (dù chưa loại trừ sai sót nhất định ở khâu điều tra tại 1 xã) cho thấy việc chuyển đổi nghề của những lao động đang đánh bắt có thể không hề đơn giản. Nếu không có những tác động hoặc hỗ trợ mạnh mẽ có thể làm họ khó thay đổi nghề. Đối với CRSD, việc thay đổi nghề ở những hộ đánh bắt thuần túy có thể tập trung vào thế hệ con em họ, chuẩn bị gia nhập lực lượng lao động sẽ dễ dàng hơn hay chuyển đổi nghề đi biển có chọn lọc theo hướng thân thiện môi trường, hoặc đi tàu xa bờ.

Các nhóm hộ có lao động đánh bắt nhưng đã đa dạng hóa nguồn thu nhập như các nhóm hỗn hợp thủy sản hay hỗn hợp nghề khác có thể có xu hướng chuyển đổi nghề mạnh mẽ, thuận lợi hơn (có tỷ lệ thay đổi việc làm chính ở mức 16-18%). CRSD có thể tập trung

Page 57: NGÂN HÀNG THẾ GIỚI cao danh... · Web viewCũng ở xã này, hội nông dân đã họp đề xuất lập nhóm chăn nuôi nhím với hình thức tương tự và nhận

Báo cáo đánh giá xã hội Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững trang 55

thử nghiệm và mở rộng các mô hình sinh kế thay thế dựa vào đất hay không dựa vào đất đối với hai nhóm này.

Bảng 19: Tình trạng thay đổi việc làmTỷ lệ lao động thay đổi việc làm trong tổng số lao động

Năm thay đổi việc làm chính Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Hiện tại

Tổng 10,3 9,7 11,8Theo xãNinh Vân 21,9 18,8 18,8Ninh Lộc 27,6 27,6 24,1Ngư Lộc 0 0 17,2Hải Ninh 0 0 0Vĩnh Hải 5,3 5,3 5,3An Thạch 8,1 8,1 8,1Theo tỉnhKhánh Hoà 24,6 23,0 21,3Sóc Trăng 6,8 6,8 6,8Thanh Hoá 0 0 8,2Theo nhóm nghềĐánh bắt 0 0 1,4Hỗn hợp thuỷ sản 15,2 15,2 18,2Hỗn hợp khác 20,0 16,0 16,0Theo nhóm thu nhập 20%Nhóm 1 5,0 2,5 2,5Nhóm 2 11,9 11,9 9,5Nhóm 3 8,6 8,6 11,4Nhóm 4 16,2 16,2 16,2Nhóm 5 7,5 7,5 17,5

Đa dạng hóa nguồn thu nhập cần dựa trên các tín hiệu thị trường, trong điều kiện các nguồn lực đất đai, tài chính, chất lượng nguồn lực con người… khan hiếm, yếu kém. Đó là cơ sở cho việc đề xuất các mô hình sinh kế thay thế trong CRSD. Ví dụ các hoạt động trồng tỏi cho hiệu quả cao ở Ninh Vân là cơ sở cho việc đề xuất cải tạo 23 ha đất ở đèo Bãi Trướng- nơi có tới 72% hộ có quyền sử dụng đất nơi đây là hộ nghèo, cận nghèo, hộ khó khăn, không có tiền cải tạo đất để trồng tỏi- nghề có khả năng mang lại lợi nhuận hàng trăm triệu/ha. Việc hình thành nhóm phụ nữ nghèo nuôi bò ở đây cũng vậy, bởi xã có truyền thống nuôi hàng ngàn con bò trong hàng ngàn ha đất rừng và ít dịch bệnh. Nuôi ngao, chuyển đổi nghề đánh bắt có chọn lọc - nghề vó ốc ghẹ, câu kết hợp chụp mực 4 tăng gông tại các xã Hải Ninh, Ngư Lộc-Thanh Hóa là những hoạt động có hiệu quả kinh tế tại xã và khu vực chung quanh và có thể áp dụng, mở rộng mô hình. Mô hình HTX nghêu tại xã Vĩnh Hải-Sóc Trăng là sự mở rộng mô hình HTX vốn đã thành công tại đây. Mô hình tái định cư cho 1.000 hộ Khơme cũng ở xã Vĩnh Hải là sự áp dụng mô hình tái định cư đã thành công của dự án RNM tai Sóc Trăng…

5.5 Tổng hợp các mô hình sinh kế đề xuất tại 3 tỉnh dự án

Dựa trên kết quả tham vấn với các bên liên quan, trong đó có các hộ đánh bắt ven bờ, các mô hình sinh kế thay thế đã được thảo luận và thống nhất đề nghị dưa vào dự án ở các tỉnh được khảo sát như dưới đây.

5.5.1 Tỉnh Thanh Hóa

Xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc

Page 58: NGÂN HÀNG THẾ GIỚI cao danh... · Web viewCũng ở xã này, hội nông dân đã họp đề xuất lập nhóm chăn nuôi nhím với hình thức tương tự và nhận

Báo cáo đánh giá xã hội Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững trang 56

a) Hỗ trợ chuyển đổi nghề khai thác hải sản mang tích chất hủy diệt nguồn lợi sang các nghề: lồng bẫy cải tiến, lưới rê, câu kết hợp chụp mực 4 tăng gông, vó ốc, ghẹ. Áp lực từ việc nguồn lợi suy giảm, việc thay đổi phương thức khai thác truyền thống của ngư dân là điều cần thiết để khai thác có tính chọn lọc các đối tượng có giá trị kinh tế, bảo vệ môi trường nguồn lợi, vấn đề cần giải quyết là ngư dân chuyển đổi nghề khai thác có tính chất hủy diệt nguồn lợi bằng nghề có tính chọn lọc cao và thân thiện với môi trường (Lưới rê hỗn hợp: nhóm đánh bắt đánh giá-5,9/10, nhóm NTTS-7,1/10, nhóm cán bộ xã-8,1/10; Lồng bẫy cải tiến- nhóm đánh bắt đánh giá-5,0/10, nhóm NTTS-7,5/10, nhóm cán bộ xã-8,6/10; Câu kết hợp chụp mực 4 tăng gông- nhóm đánh bắt đánh giá-8,0/10, nhóm NTTS-8,7/10, nhóm cán bộ xã-8,0/10; Cải hoán tàu áp dụng lưới thưa- nhóm đánh bắt đánh giá-7,5/10, nhóm NTTS-8,3/10). Với ý kiến của cộng đồng, có thể tập trung vào câu kết hợp chụp mực 4 tăng gông.

Bản vẽ tổng thể và trang bị toàn bộ lưới chụp mực

b) Nuôi trồng thủy sản (ngao). Một số hộ đã thuê dải đất ven biển do Huyện quản lý trên địa bàn các xã và các xã lân cận để nuôi ngao và đã thành công. Nuôi ngao không cần cho ăn, phù hợp với người nghèo, cận nghèo (nhóm đánh bắt đánh giá-8,3/10, nhóm NTTS, chế biến-7,7/10, nhóm cán bộ xã-8,9/10).

c) Chế biến hải sản. Đây là nghề truyền thống của địa phương, trong xã có vài chục hộ làm chế biến hải sản, bà con rất có kinh nghiệm và bạn hàng nhất định. Tuy nhiên, thiếu vốn là một yếu tố cản trở việc mở rộng sản xuất, cũng như thiếu kinh nghiệm quảng bá thương hiệu (nhóm đánh bắt đánh giá-7,5/10, nhóm NTTS, chế biến-8,0/10, nhóm cán bộ xã-8,3/10)

d) Dịch vụ thủy sản. Dịch vụ thu mua, cung cấp vật tư đánh bắt trên biển còn thiếu và có khả năng thu nhập cao hơn đánh bắt. Có thể chuyển đổi tàu đánh bắt sang làm dịch vụ. Tuy nhiên, thiếu vốn là trở ngại chính để thực hiện việc chuyển đổi này (nhóm đánh bắt đánh giá-7,3/10, nhóm NTTS, chế biến-7,6/10, nhóm cán bộ xã-8,0/10)

e) Hỗ trợ đào tạo nghề cho con em hộ nghèo, cận nghèo, hướng nghiệp, giới thiệu việc làm, cung cấp thông tin thị trường lao động (chú trọng nghề liên quan đến kinh tế biển). Lập Trung tâm GTVL, hướng nghiệp của dự án cấp tỉnh, đặt cơ sở tại xã (nhóm đánh bắt đánh giá-0,2/10, nhóm NTTS, chế biến-8,4/10, nhóm cán bộ xã-9,8/10). Hoạt động này nhằm tạo cơ hội việc làm bền vững, giảm thiểu sức ép việc làm và hạn chế gia tăng hoạt động đánh bắt ven bờ.

f) Hỗ trợ bằng tiền cho con em hộ nghèo và cận nghèo phổ cập giáo dục THCS và học hết THPT (nhóm NTTS, chế biến-9,0/10). Liên kết hoạt động giáo dục phổ cập với giáo dục thường xuyên của địa phương nhằm tăng cơ hội cho con em các hộ nghèo, cận nghèo tiếp cận với khả năng được đào tạo nghề, tìm kiếm việc làm phi nông nghiệp, giảm thiểu lao động trẻ em trong đánh bắt ven biển.

6

1a1b

1a1b

772

7

7

345

Page 59: NGÂN HÀNG THẾ GIỚI cao danh... · Web viewCũng ở xã này, hội nông dân đã họp đề xuất lập nhóm chăn nuôi nhím với hình thức tương tự và nhận

Báo cáo đánh giá xã hội Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững trang 57

Điều này giúp cho giảm nghèo bền vững, xóa đi tình trạng nghèo "di truyền" từ đời này sang đời khác.

g) Tập huấn kỹ thuật cho ngư dân về sử dụng các loại ngư cụ đánh bắt hiệu quả, nuôi ngao, chế biến thủy sản, nâng cao năng lực cán bộ… (nhóm NTTS, chế biến, dịch vụ-8,7/10).

Kết luận: Đề nghị đưa vào dự án các hoạt động sau tại xã Ngư Lộc:

1. Hỗ trợ thí điểm chuyển đổi nghề thân thiện với môi trường: câu kết hợp chụp mực 4 tăng gông cho 2 nhóm tàu, 5 tàu/nhóm. Dự án hỗ trợ khoảng 800 triệu cho 1 nhóm tàu để mua câu kết hợp chụp mực 4 tăng gông. Sau 2 năm thí điểm, nếu thành công sẽ mở rộng thêm 15 nhóm, khoảng 75 tàu, với kinh phí hỗ trợ bằng 70% nhóm thí điểm.

2. Nuôi ngao: Thí điểm mô hình 5 hộ. Dự án hỗ trợ khoảng 200 triệu. Sau 2 năm, nếu thành công sẽ mở rộng thêm mô hình 10 hộ. Ưu tiên các hộ nghèo, cận nghèo, sử dụng thuyền nan, mủng đánh bắt gần bờ chuyển đổi nghề.

3. Chế biến hải sản nước mắm, mắm tôm: Nhóm phụ nữ 10 hộ. Dự án hỗ trợ khoảng 200 triệu. Sau 2 năm nhóm này hỗ trợ nhóm phụ nữ thứ hai 20% vốn đã được hỗ trợ, dự án hỗ trợ tiếp 80% cho nhóm thứ hai. Sau 4 năm mỗi nhóm hỗ trợ 20% vốn đã hỗ trợ cho nhóm thứ ba. Dự án hỗ trợ phần còn lại, với tổng số hỗ trợ cả 3 nguồn tương đương số hỗ trợ ban đầu cho nhóm thứ nhất. Như vậy sau 5 năm, có thể hình thành một quĩ quay vòng tạo sinh kế bền vững do hội phụ nữ xã quản lý.

4. Chăn nuôi lợn: Nhóm 10 hộ. Dự án hỗ trợ khoảng 200 triệu. Sau 2 năm nhóm này hỗ trợ nhóm phụ nữ thứ hai 20% vốn đã được hỗ trợ, dự án hỗ trợ tiếp 80% cho nhóm thứ hai. Sau 4 năm mỗi nhóm hỗ trợ 20% vốn đã được hỗ trợ cho nhóm thứ ba. Dự án hỗ trợ phần còn lại, với tổng số hỗ trợ cả 3 nguồn tương đương số hỗ trợ ban đầu cho nhóm thứ nhất. Như vậy sau 5 năm, có thể hình thành một quĩ quay vòng tạo sinh kế bền vững do Hội phụ nữ xã quản lý.

5. Lập Trung tâm GTVL, hướng nghiệp của dự án cấp tỉnh, đặt cơ sở tại xã. CRSD hỗ trợ máy tính, đào tạo nâng cao năng lực cán bộ lao động cho Trung tâm và cán bộ lao động chuyên trách xã, thuê chuyên gia lao động hỗ trợ 2 năm đầu và giám sát hoạt động 3 năm tiếp theo. Xây dựng cơ chế gắn lợi ích của cán bộ trung tâm và cán bộ lao động xã với số lượng việc làm được giải quyết.

6. Hỗ trợ bằng tiền con em hộ nghèo, cận nghèo phổ cập giáo dục THCS và học hết THPT. CRSD có thể hỗ trợ khoảng 500.000-700.000 đồng/tháng trong 9 tháng học mỗi năm học cho một em, ngoài hỗ trợ giấy, bút, sách của chương trình phổ cập giáo dục. Đối với học THPT ở xa nhà, phải trọ học hay đi lại tốn kém, có thể hỗ trợ 1 triệu đồng/tháng học sinh, trong 9 tháng mỗi năm học.

7. Lồng ghép với chương trình địa phương xây dựng cụm cảng dịch vụ nghề cá Hòa Lộc: ưu tiên di dời các hộ nghèo, cận nghèo của xã Ngư Lộc sử dụng thuyền nan, mủng di dời sang khu vực này để chuyển đổi sang làm dịch vụ. Dự án CRSD hỗ trợ làm đường giao thông công trình này.

Xã Hải Ninh, huyện Tĩnh Gia

a) Hỗ trợ chuyển đổi nghề khai thác hải sản mang tích chất hủy diệt nguồn lợi sang các nghề: lồng bẫy cải tiến, lưới rê, câu kết hợp chụp mực 4 tăng gông, vó ốc, ghẹ. Áp lực từ việc nguồn lợi suy giảm, việc thay đổi phương thức khai thác truyền thống của ngư dân là điều cần thiết để khai thác có tính chọn lọc các đối tượng có giá trị kinh tế, bảo vệ môi trường nguồn lợi, vấn đề cần giải quyết là ngư dân chuyển đổi nghề khai thác có tính chất hủy diệt nguồn lợi bằng nghề có tính chọn lọc cao và thân thiện với môi trường (Lưới rê hỗn hợp: nhóm đánh bắt đánh giá-6,7/10, nhóm NTTS-9,4/10,

Page 60: NGÂN HÀNG THẾ GIỚI cao danh... · Web viewCũng ở xã này, hội nông dân đã họp đề xuất lập nhóm chăn nuôi nhím với hình thức tương tự và nhận

Báo cáo đánh giá xã hội Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững trang 58

nhóm cán bộ xã-7,2/10; Lồng bẫy cải tiến: nhóm đánh bắt đánh giá-6,7/10, nhóm NTTS-10/10, nhóm cán bộ xã-7,7/10; Vó ốc, ghẹ: nhóm đánh bắt đánh giá-7,9/10, nhóm NTTS-9,7/10, nhóm cán bộ xã-9,4/10;). Với ý kiến của cộng đồng, có thể tập trung vào vó ốc, ghẹ.

b) Nuôi trồng thủy sản (ngao). Xã có vịnh Thanh Bình (46 ha) giáp Cửa Lạch và khoảng 60 ha dải đất ven bờ có thể nuôi ngao, với điều kiện tự nhiên thuận lợi. Nuôi ngao không cần cho ăn, phù hợp với người nghèo, cận nghèo. Vùng đất này do huyện quản lý nên thuận lợi cho triển khai dự án (nhóm đánh bắt đánh giá-7,6/10, nhóm NTTS, chế biến-10/10, nhóm cán bộ xã-10/10). Một ý kiến khác là kết hợp nuôi ngao với trồng rừng ngập mặn. Dù được các nhóm đánh giá cao, nhưng cần kiểm tra kỹ thuật về khả năng trồng rừng ngập mặn tại đây.

c) Dịch vụ thủy sản. Nhóm phụ nữ đề nghị lập nhóm dịch vụ cung cấp đá, trong xã chưa có cơ sở nào. Nhóm có thể bao gồm 7-10 phụ nữ, góp vốn chung và dự án hỗ trợ một phần (tổng vốn đầu tư khoảng 300-400 triệu) (nhóm đánh bắt đánh giá-7,4/10, nhóm NTTS, chế biến-9,9/10, nhóm nghèo 9,4/10, nhóm phụ nữ 9/10).

d) Chế biến thủy sản. Nghề truyền thống của địa phương là mắm tôm và nước mắm. Một phụ nữ làm nghề chế biến cho biết cung không đủ cầu. Thiếu vốn là một trở ngại, do giá nguyên liệu tôm, cá tăng lên. Nguyên liệu địa phưong đủ cung cấp. Có thể lập nhóm 10 hộ cùng làm, liên kết thu mua nguyên liệu và quảng bá thương hiệu. Dự án có thể hỗ trợ vốn khoảng 200 triệu (nhóm đánh bắt đánh giá-7,6/10, nhóm NTTS, chế biến-9,9/10, nhóm cán bộ xã-9,8/10, nhóm nghèo 10/10, nhóm phụ nữ 9/10).

e) Chăn nuôi lợn, bò. Nhóm nghèo có nhiều hộ nuôi bò, lợn có hiệu quả. Có phụ nữ chăn nuôi 1 nái, 10 lợn thịt lãi 10 triệu/năm, cùng với chăn nuôi 500 gà, 30 ngan. Nhóm phụ nữ đề nghị lập tổ chăn nuôi lợn 10 người, nuôi 200 con lợn. Điều kiện thuận lợi là có lao động cần cù, có kinh nghiệm nhất định, có đất trồng rau, chuối chăn nuôi, sẵn nước. Có thể kết hợp chế biến mắm lấy bã cho lợn ăn. Đề nghị Dự án hỗ trợ giống (200 con), khoảng 1 triệu/con. Sau 3 năm nhóm sẽ hỗ trợ nhóm phụ nữ khác 50% vốn đã đựơc hỗ trợ để phát triển chăn nuôi theo mô hình (nhóm đánh bắt đánh giá-8,0/10, nhóm NTTS, chế biến-8,7/10, nhóm cán bộ xã-7,8/10, nhóm nghèo 10/10, nhóm thanh niên 9,5/10, nhóm phụ nữ 9/10).

f) Chăn nuôi gia cầm (nhóm đánh bắt đánh giá-6,7/10, nhóm NTTS, chế biến-8,8/10, nhóm cán bộ xã-7,3/10, nhóm nghèo 10/10,nhóm phụ nữ 6,0/10).

g) Hỗ trợ đào tạo nghề con em hộ nghèo, cận nghèo, hướng nghiệp, giới thiệu việc làm, cung cấp thông tin thị trường lao động (chú trọng nghề liên quan đến kinh tế biển). Lập Trung tâm GTVL, hướng nghiệp của dự án cấp tỉnh, đặt cơ sở tại xã (nhóm đánh bắt đánh giá-9,4/10, nhóm NTTS, chế biến-10/10, nhóm cán bộ xã-10/10, nhóm nghèo 10/10, nhóm phụ nữ 8,6/10). Hoạt động này nhằm tạo cơ hội việc làm bền vững, giảm thiểu sức ép việc làm và hạn chế gia tăng hoạt động đánh bắt ven bờ.

h) Hỗ trợ bằng tiền con em hộ nghèo, cận nghèo phổ cập giáo dục THCS và học hết THPT (nhóm NTTS, chế biến-10/10, nhóm đánh bắt đánh giá-8,6/10, nhóm cán bộ xã-9,7/10, nhóm nghèo 10/10,nhóm thanh niên 9,7/10, nhóm phụ nữ 10/10). Liên kết với hoạt động giáo dục phổ cập, giáo dục thường xuyên của địa phương, hoạt động này nhằm tăng cơ hội cho con em các hộ nghèo, cận nghèo tiếp cận với khả năng được đào tạo nghề, tìm kiếm việc làm phi nông nghiệp, giảm thiểu lao động trẻ em trong đánh bắt ven biển, góp phần hình thành truyền thống giáo dục hiếu học mới vùng ven biển. Điều đó giúp cho giảm nghèo bền vững, xóa đi tình trạng nghèo "di truyền" từ đời này sang đời khác.

i) Dịch vụ du lịch: (nhóm cán bộ xã-7,9/10).

Page 61: NGÂN HÀNG THẾ GIỚI cao danh... · Web viewCũng ở xã này, hội nông dân đã họp đề xuất lập nhóm chăn nuôi nhím với hình thức tương tự và nhận

Báo cáo đánh giá xã hội Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững trang 59

Kết luận: Đề nghị đưa vào dự án các hoạt động sau tại xã Hải Ninh:

1. Hỗ trợ thí điểm chuyển đổi nghề thân thiện với môi trường: vó ốc ghẹ, 2 nhóm tàu, 5 tàu/nhóm. Dự án hỗ trợ khoảng 800 triệu cho 1 nhóm tàu để mua vó ốc ghẹ. Sau 2 năm thí điểm, nếu thành công sẽ mở rộng thêm 15 nhóm, khoảng 75 tàu, với kinh phí hỗ trợ bằng 70% nhóm thí điểm.

2. Nuôi ngao trên vùng vịnh Thanh Bình: Thí điểm mô hình 20 hộ. Dự án hỗ trợ khoảng 800 triệu. Sau 2 năm, nếu thành công sẽ mở rộng thêm mô hình 30 hộ. Ưu tiên các hộ nghèo, cận nghèo, sử dụng thuyền nan, mủng đánh bắt gần bờ chuyển đổi nghề.

3. Chế biến hải sản nước mắm, mắm tôm: Nhóm 10 hộ. Dự án hỗ trợ khoảng 200 triệu. Sau 2 năm nhóm này hỗ trợ nhóm phụ nữ thứ hai 20% vốn đã được hỗ trợ, dự án hỗ trợ tiếp 80% cho nhóm thứ hai. Sau 4 năm mỗi nhóm hỗ trợ 20% vốn đã được hỗ trợ cho nhóm thứ ba. Dự án hỗ trợ phần còn lại, với tổng số hỗ trợ cả 3 nguồn tương đương số hỗ trợ ban đầu cho nhóm thứ nhất. Như vậy sau 5 năm, có thể hình thành một quĩ quay vòng tạo sinh kế bền vững do Hội phụ nữ xã quản lý.

4. Chăn nuôi lợn: Nhóm 10 hộ. Dự án hỗ trợ khoảng 200 triệu. Sau 2 năm nhóm này hỗ trợ nhóm phụ nữ thứ hai 20% vốn đã được hỗ trợ, dự án hỗ trợ tiếp 80% cho nhóm thứ hai. Sau 4 năm mỗi nhóm hỗ trợ 20% vốn đã được hỗ trợ cho nhóm thứ ba. Dự án hỗ trợ phần còn lại, với tổng số hỗ trợ cả 3 nguồn tương đương số hỗ trợ ban đầu cho nhóm thứ nhất. Như vậy sau 5 năm, có thể hình thành một quĩ quay vòng tạo sinh kế bền vững do Hội phụ nữ xã quản lý.

5. Lập Trung tâm GTVL, hướng nghiệp của dự án cấp tỉnh, đặt cơ sở tại xã. CRSD hỗ trợ máy tính, đào tạo nâng cao năng lực cán bộ cho Trung tâm và cán bộ chuyên trách xã, thuê chuyên gia hỗ trợ 2 năm đầu và giám sát hoạt động 3 năm tiếp theo. Xây dựng cơ chế gắn lợi ích của cán bộ trung tâm và cán bộ xã với số lượng việc làm được giải quyết.

6. Hỗ trợ bằng tiền cho con em hộ nghèo, cận nghèo phổ cập giáo dục THCS và học hết THPT. CRSD có thể hỗ trợ khoảng 500.000-700.000 đồng/tháng trong 9 tháng học mỗi năm học cho một em, ngoài hỗ trợ giấy, bút, sách của chương trình phổ cập giáo dục. Đối với học THPT ở xa nhà, phải trọ học hay đi lại tốn kém, có thể hỗ trợ 1 triệu đồng/tháng học sinh, trong 9 tháng mỗi năm học.

5.5.2 Tỉnh Khánh Hòa

Xã Ninh Vân, huyện Ninh Hòa

a) Vùng sản xuất và kiểm định tôm giống tập trung Ninh Vân với quy mô 60ha-tạo việc làm, bảo đảm nguồn cung cấp giống chất lượng cho các tỉnh. Dự án đã được phê duyệt của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt tại Quyết định số 1049/QĐ-BTS ngày 31/7/2007 và được điều chỉnh tại Quyết định số 3457/QĐ-BNN-TCTS ngày 24/12/2010. Trong năm 2009, bằng nguồn kinh phí địa phương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Khánh Hòa đã hoàn thành công tác đền bù, giải phóng mặt bằng. Do đó, dự án có nhiều điều kiện thuận lợi để triển khai trong năm 2011. Dự án tạo vùng sản xuất giống thủy sản bền vững và ổn định, giúp người dân an tâm sản xuất, cũng như tạo ra nguồn tôm giống chất lượng gồm tôm sú và tôm thẻ chân trắng phục vụ cho nuôi trồng thủy sản bền vững trong tỉnh và cả nước (nhóm nông nghiệp xếp dự án này ưu tiên số 2, nhóm phụ nữ xếp ưu tiên 3, nhóm cán bộ xã ưu tiên 4, nhóm đánh bắt ưu tiên 5)

b) Xây dựng khu trồng hành tỏi tập trung tại đèo Bãi Trướng 47 ha: cải tạo đất trồng hành tỏi 23ha (người dân đã cải tạo 24 ha), xây dựng lưới điện sản xuất hành tỏi (bao gồm trạm hạ thế). Có những hộ cải tạo đất trồng tỏi, lợi nhuận 270 triệu đồng/ha năm. Nếu xây dựng lưới điện ra khu này có thể giúp giảm chi phí sản xuất và lợi nhuận cao. Sản phẩm có thị trường tiêu thụ

Page 62: NGÂN HÀNG THẾ GIỚI cao danh... · Web viewCũng ở xã này, hội nông dân đã họp đề xuất lập nhóm chăn nuôi nhím với hình thức tương tự và nhận

Báo cáo đánh giá xã hội Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững trang 60

tốt. Việc cải tạo đất và xây dựng lưới điện ở khu này có thể tạo việc làm và tăng thu nhập cho khoảng 80-90 hộ, trong khi hiện tại một số hộ cho thuê đất giá rẻ: 4-5 triệu/5 năm, vì không có khả năng cải tạo đất để trồng trọt có hiệu quả. Trong số diện tích đất chưa cải tạo, 72% hộ đang có quyền sử dụng là hộ nghèo, cận nghèo, hộ khó khăn. (nhóm nông nghiệp xếp dự án này ưu tiên số 3, nhóm phụ nữ xếp ưu tiên 3)

c) Tàu xa bờ: 2 cái, khoảng 2 tỷ đồng. Có thể lập mô hình đồng quản lý tàu bằng cách lập ra một nhóm từ 8-10 hộ cùng góp cổ phần và với sự hỗ trợ một phần vốn của dự án để đóng mới hai tàu công suất >90CV (nhóm phụ nữ xếp ưu tiên 5, nhóm cán bộ xã ưu tiên 2, nhóm đánh bắt ưu tiên 2).

d) Hỗ trợ đào tạo nghề, hướng nghiệp, giới thiệu việc làm, cung cấp thông tin thị trường lao động (chú trọng nghề liên quan đến kinh tế biển). Lập Trung tâm GTVL, hướng nghiệp của dự án cấp tỉnh, đặt cơ sở tại xã (nhóm nông nghiệp, xếp dự án này ưu tiên số 1, nhóm đánh bắt ưu tiên 3, nhóm phụ nữ xếp ưu tiên 6). Hoạt động này nhằm tạo cơ hội việc làm bền vững, giảm thiểu sức ép việc làm và hạn chế gia tăng hoạt động đánh bắt ven bờ.

e) Hỗ trợ bằng tiền cho con em hộ nghèo, cận nghèo phổ cập giáo dục THCS và học hết THPT (nhóm nông nghiệp, nhóm cán bộ xã xếp dự án này ưu tiên số 1, nhóm đánh bắt ưu tiên 3, nhóm phụ nữ xếp ưu tiên 6 ). Liên kết với hoạt động giáo dục phổ cập, giáo dục thường xuyên của địa phương, hoạt động này nhằm tăng cơ hội cho con em các hộ nghèo, cận nghèo tiếp cận với khả năng được đào tạo nghề, tìm kiếm việc làm phi nông nghiệp, giảm thiểu lao động trẻ em trong đánh bắt ven biển, góp phần hình thành truyền thống giáo dục hiếu học mới vùng ven biển. Điều đó giúp cho giảm nghèo bền vững, xóa đi tình trạng nghèo "di truyền" từ đời này sang đời khác.

f) Hỗ trợ hộ nghèo chăn nuôi bò sinh sản, thoát nghèo bền vững. Nuôi bò là nghề truyền thống ở Ninh Vân vì ở đây có rừng và người dân trồng cỏ voi cung cấp thức ăn cho bò. Rút kinh nghiệm từ các dự án giảm nghèo, các hỗ trợ sản xuất là không đồng bộ và đủ ngưỡng để giảm nghèo bền vững. Vì thế dự án cần hỗ trợ từ khâu vốn, cung cấp giống tốt, hỗ trợ kỹ thuật, phòng bệnh..., kết hợp nhóm người có kinh nghiệm, kỹ thuật và người nghèo thiếu kinh nghiệm chăn nuôi và sự hỗ trợ đất trồng cỏ của địa phương. Có thể lập nhóm phụ nữ nghèo chăn nuôi bò, sau 2-3 năm thành công có thể chuyển một số bê cho nhóm nghèo khác-như một quĩ giảm nghèo quay vòng do Hội phụ nữ xã quản lý. Chủ tịch UBND xã cho biết xã đang quản lý 4 ha đất và có thể cấp quyền sử dụng 500 m2/1bò, để trồng cỏ voi, cho những hộ chưa có đất (toàn bộ nhóm nghèo được phỏng vấn đều mong muốn dự án hỗ trợ bò sinh sản để thoát nghèo, nhóm phụ nữ xếp hoạt động này là ưu tiên 3. UBND xã đã tổ chức họp với Hội phụ nữ xã và thống nhất đề nghị thực hiện hoạt động này).

g) BHYT cho người bệnh kinh niên, người già chưa có BHYT. Trong mẫu khảo sát, gần một phần ba số hộ (29,7%) có người bệnh kinh niên. Kinh nghiệm từ nhiều nghiên cứu cho thấy, bệnh tật có thể là nguy cơ rủi ro lớn đối với nhiều hộ gia đình và kéo nhiều hộ rơi vào vòng xoáy nghèo khổ. Vì thế cung cấp BHYT cho những người bệnh kinh niên, người già chưa có BHYT (ngoài các nhóm hộ nghèo, cận nghèo, người già trên 80 tuổi đã có trợ cấp BHYT) có thể làm giảm bớt rủi ro cho nhiều hộ trong cộng đồng và làm giảm áp lực lên việc khai thác tài nguyên ven bờ bằng mọi giá.

Kết luận: Đề nghị đưa vào dự án các hoạt động sau tại xã Ninh Vân:

1. Vùng sản xuất và kiểm định tôm giống tập trung Ninh Vân với quy mô 60ha. CRSD hỗ trợ hệ thống máy tính và phần mềm quản lý, thuê chuyên gia nước ngoài đánh giá dự án. Cần nghiên cứu khả thi hợp phần này.

2. Xây dựng khu trồng hành tỏi tập trung tại đèo Bãi Trướng 47 ha: cải tạo đất trồng hành tỏi 23ha (người dân đã cải tạo khoảng 24 ha, với đơn giá khoảng 150 triệu/ha), xây dựng lưới điện ra khu sản xuất hành tỏi dài khoảng 1 km (bao gồm trạm hạ thế, chi phí

Page 63: NGÂN HÀNG THẾ GIỚI cao danh... · Web viewCũng ở xã này, hội nông dân đã họp đề xuất lập nhóm chăn nuôi nhím với hình thức tương tự và nhận

Báo cáo đánh giá xã hội Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững trang 61

khoảng 200-250 triệu). 72% diện tích này thuộc hộ nghèo và cận nghèo. CRSD có thể hỗ trợ 100% chi phí cải tạo đất cho các hộ nghèo, 80% cho hộ cận nghèo và khoảng 30%-40% cho các hộ còn lại. Dự án đầu tư lưới điện cho khu vực này.

3. Lập Trung tâm GTVL, hướng nghiệp của dự án cấp tỉnh, đặt cơ sở tại xã. CRSD hỗ trợ máy tính, đào tạo nâng cao năng lực cán bộ cho Trung tâm và cán bộ chuyên trách xã, thuê chuyên gia hỗ trợ 2 năm đầu và giám sát hoạt động 3 năm tiếp theo. Xây dựng cơ chế gắn lợi ích của cán bộ trung tâm với số lượng việc làm được giải quyết. Cần nghiên cứu khả thi về hợp phần này.

4. Hỗ trợ đào tạo nghề cho con em hộ nghèo, cận nghèo. Mức hỗ trợ khoảng 1 triệu/tháng học sinh, trong 9 tháng mỗi năm. Dự án hỗ trợ khoảng 30 em mỗi năm, với tổng chi phí khoảng 150 triệu, trong 5 năm.

5. Hỗ trợ bằng tiền cho con em hộ nghèo, cận nghèo phổ cập giáo dục THCS và học hết THPT. CRSD có thể hỗ trợ khoảng 500.000-700.000 đồng/tháng trong 9 tháng học mỗi năm học cho một em, ngoài hỗ trợ giấy, bút, sách của chương trình phổ cập giáo dục. Đối với học THPT ở xa nhà, phải trọ học hay đi lại tốn kém, có thể hỗ trợ 1 triệu đồng/tháng học sinh, trong 9 tháng mỗi năm học. Xã có khoảng 70 hộ nghèo, cận nghèo và dự kiến trung bình 60% hộ có người đi học và khoảng một nửa có trên 1 người đi học (theo tỷ lệ số hộ có người đi học trong mẫu khảo sát) cần hỗ trợ. Dự án có thể hỗ trợ khoảng 40-50 triệu/năm, hay 200-250 triệu/ 5 năm cho hợp phần này.

6. Hỗ trợ hộ nghèo chăn nuôi bò sinh sản, thoát nghèo bền vững. CRSD hỗ trợ lập 1 nhóm phụ nữ nghèo chăn nuôi bò (khoảng 20-22 hộ/nhóm, chăn nuôi khoảng 40-50 con bò sinh sản/nhóm, sau 2-3 năm có thể chuyển số bê tương đương số bò được hỗ trợ cho nhóm phụ nữ nghèo khác-như một quĩ giảm nghèo quay vòng do Hội phụ nữ xã quản lý). Dự án CRSD hỗ trợ khoảng 400-500 triệu cho hợp phần này. Xã hỗ trợ cấp đất trồng cỏ nuôi bò cho các thành viên thiếu đất tại khu qui hoạch nghĩa trang.

7. BHYT cho người bệnh kinh niên, người già chưa có BHYT. CRSD hỗ trợ mua BHYT cho nhóm đối tượng trên, ngoài diện các chính sách xã hội hiện có về BHYT. UBND xã đề xuất danh sách 56 người khó khăn cần hỗ trợ BHYT hiện nay. Dự án có thể hỗ trợ khoảng 30 triệu/năm cho hoạt động cung cấp BHYT cho những đối tượng khó khăn này.

Xã Ninh Lộc, huyện Ninh Hòa: Tập trung cho 3 thôn ven biển: Tam Ích, Tân Thủy, Lệ Cam.

a) Rừng ngập mặn 15ha dọc theo bờ ao NTTS ở Hòn Vung và đầm Nha Phu và dọc theo các kênh rạch (đất công) ở thôn Tân Thủy. Từ phát hiện của tư vấn về nguồn lực 200ha, thuộc đất 5% của xã, GĐ Sở NN&PTNT Khánh Hòa đề nghị nghiên cứu đưa 200 ha này vào dự án trồng rừng ngập mặn và nuôi thủy sản sinh thái như một ưu tiên số 1. Thuận lợi là những người thuê đất này để NTTS đã thất bại, đang bị nợ tiền Ngân hàng và tiền thuê đất của xã, nên có thể thương lượng để chuyển đổi mô hình sản xuất tại đây (Hoạt động này được các nhóm đánh bắt thôn Tân thủy, cho điểm ưu tiên trung bình: 10,0/10, nhóm cán bộ xã: 8,75/10). Hoạt động này nhằm khôi phục sinh thái vùng đầm Nha Phu, trong đó có nguồn lợi thủy sản, tạo việc làm, tạo môi trường thuận lợi đặc hữu cho hệ sinh thái rừng ngập mặn sinh trưởng và phát triển nhằm tạo sự đa dạng sinh học, góp phần làm giảm tác động của việc biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường.

b) Tổ NTTS Hòn vung, liên kết khoảng 10 hộ (khu vực ít bị ô nhiễm, có khả năng liên kết với hoạt động trồng rừng ngập mặn) (Hoạt động này được nhóm NTTS thôn Tam ích cho điểm ưu tiên: 8,8/10).

Page 64: NGÂN HÀNG THẾ GIỚI cao danh... · Web viewCũng ở xã này, hội nông dân đã họp đề xuất lập nhóm chăn nuôi nhím với hình thức tương tự và nhận

Báo cáo đánh giá xã hội Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững trang 62

c) Giới thiệu việc làm, cung cấp thông tin thị trường lao động (chú trọng nghề liên quan đến kinh tế biển), hướng nghiệp. Lập Trung tâm GTVL, hứơng nghiệp của dự án cấp tỉnh, đặt cơ sở tại xã dự án. (Hoạt động này được các nhóm thanh niên cho điểm ưu tiên trung bình: 8,8/10, nhóm cán bộ xã: 8,75/10). Hoạt động này nhằm tạo cơ hội việc làm bền vững, giảm thiểu sức ép việc làm và hạn chế gia tăng hoạt động đánh bắt ven bờ.

d) Hỗ trợ đào tạo nghề cho con em hộ nghèo, cận nghèo (Hoạt động này được các nhóm thanh niên cho điểm ưu tiên trung bình: 9,6/10, nhóm đánh bắt thôn Tân Thủy: 8,3/10, nhóm NTTS thôn Tam Ích: 6,0/10, nhóm cán bộ xã: 8,75/10). Hoạt động này nhằm giảm thiểu tình trạng thất nghiệp, tăng cơ hội lựa chọn việc làm bền vững cho con em hộ nghèo, cận nghèo và hạn chế gia tăng hoạt động đánh bắt ven bờ, như cơ hội việc làm chủ yếu của thanh niên nghèo.

e) Hỗ trợ bằng tiền cho con em hộ nghèo và cận nghèo phổ cập giáo dục THCS và học hết THPT (Hoạt động này được các nhóm thanh niên cho điểm ưu tiên trung bình: 9,4, nhóm cán bộ xã: 9,75/10). Liên kết với hoạt động giáo dục phổ cập, giáo dục thường xuyên của địa phương, hoạt động này nhằm tăng cơ hội cho con em các hộ nghèo, cận nghèo tiếp cận với khả năng được đào tạo nghề, tìm kiếm việc làm phi nông nghiệp, giảm thiểu lao động trẻ em trong đánh bắt ven biển, góp phần hình thành truyền thống giáo dục hiếu học mới vùng ven biển. Điều đó giúp cho giảm nghèo bền vững, xóa đi tình trạng nghèo "di truyền" từ đời này sang đời khác.

f) Thu gom rác 3 thôn ven biển, dự án hỗ trợ công cụ (lồng ghép với chương trình phát triển nông thôn mới và chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường), xã tổ chức bãi rác, dân đóng góp tiền thu gom (nhóm NTTS thôn Tam ích: 10,0/10, nhóm cán bộ xã:10,0/10). Hoạt động này nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường, đặc biệt môi trường nước sinh hoạt và NTTS, nâng cao ý thức của người dân về bảo vệ môi trường.

g) Truyền thông thay đổi hành vi về các qui định liên quan đến đánh bắt, NTTS, tổ chức thực hiện nghiêm các qui định pháp luật về đánh bắt và nuôi trồng (nhóm đánh bắt thôn Tân thủy:10,0/10, nhóm NTTS thôn Tam ích: 9,0/10, nhóm cán bộ xã: 8,75/10). Hoạt động này nhằm tăng cường nhận thức và thay đổi hành vi của các cơ quan các cấp và trong cộng đồng về bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

h) Hỗ trợ hộ nghèo và cận nghèo NTTS quảng canh với sự hỗ trợ về vốn, tập huấn của dự án, xã cho thuê đất giá ưu đãi (nhóm NTTS thôn Tam ích: 10,0/10, nhóm đánh bắt thôn Tân thủy: 5,6/10, nhóm cán bộ xã: 9,25/10).

i) Hỗ trợ thanh niên tham gia các tổ nhóm dự án (nhóm thanh niên: 10,0/10).

k) Nuôi trên đầm, biển: Hàu, tôm hùm lồng, vẹm, cá mú (Nuôi tôm hùm lồng: nhóm cán bộ xã- 8,0/10, nuôi hàu: nhóm đánh bắt thôn Tân thủy-9,86/10, cá mú: nhóm cán bộ xã- 8,0/10, vẹm: nhóm cán bộ xã- 9,0/10 ).

l) Chăn nuôi ếch, gà, bò (nhóm đánh bắt thôn Tân thủy cho điểm nuôi ếch: 8,3/10, trang trại gà: 5,9/10, nuôi bò:3,1/10).

Kết luận: Đề nghị các hoạt động dự án sau tại xã Ninh Lộc (tập trung cho 3 thôn ven biển).

1. Kết hợp 2 mô hình: Rừng ngập mặn 15ha dọc theo bờ ao NTTS ở Hòn Vung và đầm Nha Phu và Tổ NTTS Hòn Vung, liên kết khoảng 10-15 hộ. Ưu tiên đưa hộ nghèo và cận nghèo tham gia dự án trồng rừng ngập mặn và NTTS sinh thái nhằm tạo việc làm, gỉảm nghèo cho họ. Rừng trồng bằng vốn chương trình 5 triệu ha rừng. CRSD hỗ trợ nuôi thủy sản sinh thái. Nhóm NTTS Hòn Vung thực hiện nghiêm túc các hướng dẫn kỹ thuật NTTS của Chi cục NTTS. Cần nghiên cứu kinh tế, kỹ thuật, môi trường của hợp phần này.

Page 65: NGÂN HÀNG THẾ GIỚI cao danh... · Web viewCũng ở xã này, hội nông dân đã họp đề xuất lập nhóm chăn nuôi nhím với hình thức tương tự và nhận

Báo cáo đánh giá xã hội Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững trang 63

2. Lập Trung tâm GTVL, cung cấp thông tin thị trường lao động, hứơng nghiệp của dự án cấp tỉnh, đặt cơ sở tại xã dự án. Cần nghiên cứu khả thi hợp phần này.

3. Hỗ trợ đaò tạo nghề ngắn hạn, dài hạn, trung cấp, cao đẳng, đại học cho con em hộ nghèo, cận nghèo (ngoài các khoản cho vay HS, SV nghèo của NHCS) .

4. Hỗ trợ bằng tiền con em hộ nghèo, cận nghèo phổ cập giáo dục THCS và học hết THPT.

5. Truyền thông thay đổi hành vi về các qui định liên quan đến đánh bắt, NTTS, tổ chức thực hiện nghiêm các qui định pháp luật trên.

6. Thu gom rác 3 thôn ven biển, dự án hỗ trợ công cụ, xã tổ chức bãi rác, dân đóng góp chi phí thu gom. Cần nghiên cứu khả thi hợp phần này.

5.5.3 Tỉnh Sóc Trăng

Xã Vĩnh Hải, huyện Vĩnh Châu

Căn cứ vào tiềm năng sẵn có của Vĩnh Hải và kết quả thảo luận với đại diện các hộ làm nghề đánh bắt ở ấp Mỹ Thanh và ấp Âu Thọ B, một số mô hình chuyển đổi sinh kế đã được đề xuất, thảo luận và thống nhất như sau.

a) Phát triển mô hình Hợp tác xã (HTX) nghêu

Với lợi thế có bãi nghêu giống trải dài 18km, hiện tại Vĩnh Hải đã thành lập một Hợp tác xã (HTX) nghêu với khoảng 510 hộ xã viên. Để trở thành xã viên của HTX, mỗi lao động phải đóng góp 50.000đ làm vốn điều lệ và được cấp một thẻ xã viên. HTX có một Ban chủ nhiệm do xã viên bầu ra làm nhiệm vụ điều hành và quản lý việc khai thác nghêu. Đến mùa khai thác, các xã viên được phép vào bãi nghêu do HTX quản lý để khai thác, nhưng phải mang theo thẻ xã viên. Nghêu khai thác được đều phải qua kiểm tra của tổ bảo vệ để đảm bảo các sản phẩm được khai thác được là có chọn lọc. Những con nghêu không đủ tiêu chuẩn khai thác sẽ được thả lại biển. Toàn bộ sản phẩm đánh bắt được đều nộp lại cho HTX để tiêu thụ. Các xã viên được hưởng tiền công khai thác và 70% giá trị sản phẩm khai thác, 30% còn lại được giữ làm quỹ phúc lợi, phí quản lý và chi trả thù lao cho xã viên HTX.

UBND xã Vĩnh Hải đang đề nghị UBND tỉnh và huyện cho phép được khai thác tiếp diện tích bãi nghêu trên địa bàn xã với chiều dài khoảng 15km. Theo đó, 2 HTX nghêu nữa sẽ được thành lập với trên 1.000 hộ xã viên. Đây là điều kiện thuận lợi để các hộ đánh bắt ven bờ có thể tham gia vào HTX và giảm áp lực đánh bắt ven bờ. Các HTX nghêu có thể kết hợp với trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng ngập mặn vì hiện nay tiềm năng trồng rừng ngập mặn của xã Vĩnh Hải rất lớn.

Để hỗ trợ các HTX nghêu hoạt động lâu dài và có hiệu quả, UBND xã đề nghị dự án hỗ trợ xây dựng nhà cộng đồng và các trang thiết bị làm việc cho Ban quản trị HTX, hỗ trợ mua ca nô để tuần tra bảo vệ, làm các chòi canh và cắm mốc bảo vệ khu vực bãi nghêu.

Mô hình HTX nghêu hoạt động rất có hiệu quả, một mặt nó mang lại việc làm và thu nhập cho các hộ xã viên, mặt khác đảm bảo việc khai thác có chọn lọc, có tổ chức đồng thời bảo vệ được bãi nghêu để không cho những người ở xã khác đến khai thác bừa bãi. Tuy nhiên, để các hộ đánh bắt ven bờ chuyển đổi nghề sang HTX nghêu hay sang nghề nuôi trồng thủy sản, trồng trọt và chăn nuôi thì vấn đề đặt ra là họ sẽ phải bỏ tàu đánh bắt của họ và sẽ gặp khó khăn về đời sống trong giai đoạn đầu chuyển đổi. Vì vậy, người dân đề nghị dự án: (i) mua lại tàu của họ (để hủy); (ii) hỗ trợ ổn định đời sống cho tất cả các thành viên trong gia đình họ trong giai đoạn chuyển tiếp là 01 năm; và (iii) hỗ trợ vốn điều lệ mà họ phải đóng góp để trở thành xã viên HTX nghêu.

Page 66: NGÂN HÀNG THẾ GIỚI cao danh... · Web viewCũng ở xã này, hội nông dân đã họp đề xuất lập nhóm chăn nuôi nhím với hình thức tương tự và nhận

Báo cáo đánh giá xã hội Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững trang 64

b) Mô hình tái định canh, định cư cho các hộ

Theo mô hình tái định cư của dự án rừng ngập mặn trên địa bàn huyện Vĩnh Châu, mỗi hộ TĐC được phân 0,5 ha đất để canh tác. Các hộ đã kết hợp mô hình trồng màu và nuôi cua, cá rất hiệu quả, mang lại thu nhập ổn định và bền vững cho hộ. Mô hình này có thể áp dụng ở xã Vĩnh Hải vì hiện tại, trên địa bàn xã có 2 nông trường đã giải thể với tổng diện tích đất canh tác hơn 500ha. Diện tích này đang được cho các công ty thuê nhưng sử dụng không hiệu quả và đang bị các hộ dân lấn chiếm. Theo Điều 38 của Luật đất đai 2003, nếu đất được sử dụng không hiệu quả thì sẽ bị thu hồi. Vì vậy, UBND huyện Vĩnh Châu cần xem xét thu hồi diện tích đất này để lập khu TĐC cho các hộ đánh bắt không có đất ở 6 ấp trong xã có nhu cầu muốn chuyển đổi nghề.

Vấn đề làm thế nào để tránh việc người dân sau khi được giao đất có thể bán đất hay cầm cố đã được đưa ra thảo luận ở cấp huyện, xã và người dân ở các ấp Mỹ Thanh và Âu Thọ B. Theo ý kiến của các cán bộ huyện tham dự thảo luận, UBND huyện sẽ xem xét giao khoán đất cho các hộ sử dụng chứ không cấp quyền sử dụng đất cho các hộ. Vì vậy, các hộ được giao khoán sẽ không thể sang nhượng hay cầm cố đất được. Các cán bộ xã Vĩnh Hải cũng thống nhất với phương án này của huyện và sẽ có trách nhiệm quản lý không để xảy ra tình trạng sang nhượng hay cầm cố đất của các hộ đó.

Khi thảo luận với nhóm dân đánh bắt ở ấp Mỹ Thanh và Âu Thọ B, giả định nếu được giao khoán đất ở nông trường dừa cho các hộ canh tác thì các hộ có chấp nhận không. Tất cả các hộ tham gia thảo luận đều nhất trí cao và sẵn sàng di chuyển đến đó để làm ăn, thậm chí là tái định cư ở đó nếu có thể. Mô hình đồng quản lý đất theo tổ, nhóm cùng lợi ích đã được Tư vấn đưa ra thảo luận và đã được người dân đồng tình ủng hộ và cho rằng có thể thực hiện được. Theo đó, các tổ, nhóm cùng lợi ích sẽ được thành lập trên cơ sở tự nguyện và tự bầu ra tổ/nhóm trưởng để điều phối công việc chung của tổ. Đất canh tác sẽ được giao khoán cho từng hộ trong tổ theo hợp đồng với cam kết của hộ gia đình là không được quyền sang nhượng hay cầm cố, nếu vi phạm sẽ bị thu hồi. Trên cơ sở đó, tổ trưởng và các hộ trong tổ tự quản lý và giám sát lẫn nhau. Việc thành lập các tổ/nhóm cùng lợi ích sẽ tạo ra các khu vực chuyên canh để tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, áp dụng kỹ thuật và khoa học công nghệ vào sản xuất, tránh lây lan dịch bệnh và giảm xung đột lợi ích giữa các hộ.

Nếu mô hình giao khoán đất được thực hiện thì dự án cần hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng cho khu vực sản xuất như làm đường vào, kênh mương thủy lợi, đào tạo kỹ thuật canh tác, hỗ trợ vốn để thực hiện các mô hình thí điểm. Mô hình sinh kế dựa vào đất sẽ là mô hình có tính bền vững và phù hợp với năng lực cũng như trình độ của người dân ở xã Vĩnh Hải.

c) Nâng cấp tàu đánh bắt hải sản

Các hộ dân ở ấp Mỹ Thanh đề nghị dự án hỗ trợ nâng cấp tàu của họ từ công suất nhỏ dưới 30CV lên tàu công suất lớn hơn (từ 60CV trở lên) để có thể đánh bắt ngoài lộng. Tuy nhiên, chi phí cho việc nâng cấp này khá tốn kém vì phải cải hoán vỏ tàu và lắp thêm máy hoặc thay máy mới công suất lớn hơn. Nếu hỗ trợ riêng cho từng hộ thì sẽ khó khả thi. Vì vậy, chúng tôi đề xuất mô hình đồng quản lý tàu bằng cách lập ra một nhóm từ 3-5 hộ cùng góp cổ phần và với sự hỗ trợ một phần vốn của dự án để đóng mới một tàu công suất 60-90CV. Các hộ sẽ cử ra trưởng nhóm và xây dựng các quy định hoạt động của nhóm. Mô hình này đã được thảo luận với các nhóm dân đánh bắt ở ấp Mỹ Thanh (Vĩnh Hải) và Mỏ Ó (xã Trung Bình, huyện Trần Đề). Tuy nhiên, các hộ tham dự thảo luận cho rằng mô hình này khó thực hiện và không bền vững vì việc đồng sở hữu sẽ dẫn đến không ai chịu trách nhiệm. Họ nói “anh em trong gia đình còn phải phân chia riêng tài sản thì người ngoài làm sao có thể sở hữu chung được”.

d) Đào tạo nghề và giới thiệu việc làm

Page 67: NGÂN HÀNG THẾ GIỚI cao danh... · Web viewCũng ở xã này, hội nông dân đã họp đề xuất lập nhóm chăn nuôi nhím với hình thức tương tự và nhận

Báo cáo đánh giá xã hội Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững trang 65

Nguồn lao động của xã Vĩnh Hải nói riêng và huyện Vĩnh Châu nói chung rất dồi dào nhưng chất lượng chưa cao do hầu hết chưa được đào tạo nghề. Vì vậy, cần tổ chức đào tạo nghề cho thanh niên, đặc biệt là cho con em các hộ đánh bắt để giúp họ có cơ hội tìm kiếm việc làm. Mô hình đào tạo nghề đã được thảo luận với các cán bộ của UBND huyện Vĩnh Châu, trong đó có trung tâm dạy nghề và khuyến nông của huyện. Theo đó, UBND xã thành lập một Hợp tác xã dịch vụ cung ứng lao động và việc làm (có Ban quản trị HTX). Nhiệm vụ của HTX là tập hợp các nhu cầu đào tạo nghề của thanh niên và các đối tượng trong độ tuổi lao động để phối hợp với Trung tâm dạy nghề của huyện lập chương trình và tổ chức các khóa đào tạo theo nhu cầu. Mặt khác, HTX cũng là đầu mối giới thiệu việc làm và cung cấp lao động cho các chủ doanh nghiệp hay người sử dụng lao động. Mô hình này sẽ giúp tập hợp được một nguồn lao động có tay nghề, có kỹ năng nhằm đáp ứng yêu cầu của các chủ sử dụng lao động. Nhờ mô hình này các chủ sử dụng lao động sẽ yên tâm hơn khi tuyển chọn và sử dụng lao động, và người lao động cũng yên tâm hơn khi tìm kiếm việc làm.

Để thực hiện được mô hình này, dự án cần hỗ trợ trang thiết bị văn phòng cho HTX dịch vụ như bàn làm việc, máy vi tính, điện thoại và hỗ trợ học phí học nghề cho học viên. Các khóa đào tạo sẽ được tổ chức tại xã hoặc địa điểm nào thuận lợi nhất cho người học và vào thời gian phù hợp với kế hoạch sản xuất của họ. Tham vấn cấp huyện, xã và người dân đều đồng tình ủng hộ mô hình này.

Xã An Thạnh 3, huyện Cù Lao Dung

a) Mô hình sinh kế dựa vào đất

Do quỹ đất sản xuất của xã không còn nên để tạo quỹ đất thì biện pháp duy nhất là mua lại đất của các hộ có nhiều đất. Giá đất sản xuất trung bình trên địa bàn xã hiện nay khoảng 40 triệu/công. Mỗi hộ cần từ 2-3 công để phát triển sản xuất. Như vậy, để chuyển đổi sinh kế cho khoảng 30% số hộ chuyên đánh bắt (32 hộ) trong xã sang nghề trồng trọt hoặc NTTS (nuôi cá lóc, cá rô phi) kết hợp trồng lúa thì cần khoảng 100 công đất, tương đương 4 tỷ đồng. Ngoài ra, cần đào tạo và tập huấn kỹ thuật cho các hộ, cung cấp con giống, hỗ trợ vốn và hỗ trợ ổn định đời sống trong thời gian chuyển đổi (ít nhất là 6 tháng).

Kết quả thảo luận nhóm dân ở ấp An Quới với các hộ làm nghề đánh bắt cho thấy nếu được cấp đất các hộ sẽ bỏ nghề đánh bắt để chuyển sang NTTS, trồng trọt hay chăn nuôi.

b) Mô hình HTX dịch vụ

Một số hộ đề nghị hỗ trợ để cải hoán tàu đánh bắt của họ sang tàu vận tải để làm dịch vụ vận tải mía, vật liệu xây dựng và các hang hóa khác. Một mô hình HTX dịch vụ đã được đưa ra để thảo luận. Theo đó, cải hoán các tàu đánh bắt (nếu có thể) hoặc đóng mới một số tàu vận tải và thành lập HTX dịch vụ vận tải. HTX sẽ quản lý và điều phối hoạt động của HTX. Do giao thông đường bộ bị hạn chế nên giao thông thủy đóng vai trò quan trọng ở Cù Lao Dung. Nhu cầu vận chuyển mía từ Cù Lao Dung và các địa phương khác đến nhà máy đường Sóc Trăng, vận chuyển vật liệu xây dựng và hàng hóa khác trên địa bàn huyện rất lớn. Mô hình HTX này sẽ thu hút được nhiều lao động có kinh nghiệm song nước của các hộ đánh bắt. Dự án hỗ trợ vốn để cải hoán hay đóng mới tàu và mua sắm trang thiết bị làm việc cho HTX.

c) Mô hình chăn nuôi

Do hầu hết các hộ đánh bắt đều có đất vườn rộng nên có thể làm chuồng trại để phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm như bò, heo, gà, vịt… Dự án hỗ trợ con giống, vốn và tập huấn kỹ thuật nuôi. Có thể nuôi bò sinh sản và bò thịt. Trong năm đầu, một số hộ có điều kiện và có kinh nghiệm sẽ được giao nuôi trước, sau khi bò sinh sản thì giao bê cho các hộ khác nuôi như phương thức được đề xuất ở xã Ngư Lộc, Thanh Hóa.

Page 68: NGÂN HÀNG THẾ GIỚI cao danh... · Web viewCũng ở xã này, hội nông dân đã họp đề xuất lập nhóm chăn nuôi nhím với hình thức tương tự và nhận

Báo cáo đánh giá xã hội Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững trang 66

d) Phát triển các nghề thủ công mỹ nghệ

Dự án hỗ trợ đào tạo nghề làm lông my giả, sản xuất các đồ mỹ nghệ từ cây dừa. Chính quyền địa phương (huyện và xã) hỗ trợ đầu ra, ví dụ ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm.

e) Đề xuất hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng

UBND xã An Thạnh 3 đề nghị dự án hỗ trợ xây dựng hệ thống thủy lợi, giao thông cho khu quy hoạch nuôi tôm 200 ha của xã. Hiện tại chỉ nuôi được 80 ha do cơ sở hạ tầng thủy lợi và giao thông không đảm bảo.

Xã Trung Bình, huyện Trần Đề: Ấp Mỏ Ó

Ấp nghèo, có 136 hộ đánh bắt ven bờ bằng tàu nhỏ công suất dưới 20CV và bằng các ngư cụ thô sơ nên đánh bắt không có chọn lọc. Đây là ấp định cư theo Chương trình 167 của Chính phủ. Mỗi hộ được cấp một căn nhà cấp bốn rộng khoảng 40m2 và không có đất sản xuất nên sinh kế hoàn toàn phụ thuộc vào đánh bắt. Hàng ngày, nam giới ra biển đánh bắt, còn phụ nữ ở nhà nội trợ. Vì vậy, việc chuyển đổi sinh kế cho các hộ ở đây là một bài toán khó. Trong thảo luận nhóm phụ nữ ở đây, nhiều ý kiến cho rằng họ mong muốn có việc làm thêm để giảm bớt gánh nặng cho chồng con và giảm bớt áp lực đánh bắt. Tuy nhiên, họ không biết làm gì vì không có đất, không có nghề. Theo họ, nếu có việc gì làm thêm thì họ sẵn sàng làm để tăng thu nhập cho gia đình.

Các mô hình sinh kế đề xuất:

Do ở thời điểm khảo sát, các nam chủ hộ đều đi đánh bắt nên chỉ có phụ nữ (vợ chủ hộ) tham gia thảo luận. Họ thống nhất các mô hình chuyển đổi sinh kế sau đây. Tuy nhiên, cần thảo luận với nhóm nam chủ hộ để có sự đồng thuận vì họ là những người trực tiếp đánh bắt.

a) Mô hình HTX đánh bắt

Do tàu của các hộ có công suất nhỏ dưới 20CV (máy D) nên việc nâng cấp thành tàu công suất lớn là không khả thi. Vì vậy, chỉ có thể đóng mới tàu và thành lập các HTX đánh bắt để đưa các hộ vào HTX. Dự án hỗ trợ đóng mới tàu đánh bắt xa bờ và các trang thiết bị đánh bắt

b) Phát triển nghề thủ công

Thành lập các tổ dịch vụ đan vá lưới đánh bắt, dự án hỗ trợ vốn và đào tạo kỹ thuật, UBND huyện và xã hỗ trợ đầu ra. Việc làm này phù hợp với phụ nữ và tận dụng được thời gian nhàn rỗi của họ.

c) Mô hình đồng quản lý rừng ngập mặn

UBND tỉnh giao đất bãi bồi cho các hộ dân trồng rừng, chăm sóc, bảo vệ và khai thác theo mô hình đồng quản lý như ở Vĩnh Hải, Sóc Trăng. Nhờ đó có thể tạo việc làm cho cả phụ nữ. Dự án hỗ trợ cây giống, phương tiện bảo vệ và hỗ trợ ổn định đời sống cho các hộ trong thời gian một năm đầu.

d) Mô hình chăn nuôi

Có 17 hộ Khơ me sống phía ngoài đê biển, đời sống của họ rất khó khăn, không có điện, nước sinh hoạt, không có đất sản xuất, không có tàu, ghe đánh bắt, sinh kế hoàn toàn phụ thuộc vào đánh bắt thủ công ven bờ. Mô hình chăn nuôi bò sinh sản và bò thịt được người dân đề xuất và đề nghị dự án hỗ trợ con giống, vốn để chăn nuôi vì có nguồn cỏ ven đê và bãi bồi. Vì vậy, mô hình chăn nuôi bò có thể phù hợp ở đây và áp dụng phương thức nuôi như đề xuất cho xã Ngư Lộc, Thanh Hóa.

Page 69: NGÂN HÀNG THẾ GIỚI cao danh... · Web viewCũng ở xã này, hội nông dân đã họp đề xuất lập nhóm chăn nuôi nhím với hình thức tương tự và nhận

Báo cáo đánh giá xã hội Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững trang 67

Mô hình sinh kế cho nhóm DTTS Khơme tại Sóc Trăng

Những người được tham vấn nói riêng và cộng đồng của họ nói chung rất mong muốn dự án hỗ trợ cho họ có sinh kế ổn định và bền vững, để giúp họ thoát nghèo.

a) Mô hình sinh kế kết hợp canh tác và khai thác nghêu: Họ đề xuất được cấp đất sản xuất hay hỗ trợ vốn để thuê đất sản xuất và bỏ nghề đánh bắt. Tuy nhiên, do trong ấp không còn quĩ đất công nên việc cấp đất cho họ ở trong ấp là không khả thi. Vì vậy, dự án chỉ có thể hỗ trợ vốn để cho họ đi thuê đất hay tái định cư và định canh cho họ. Khi được hỏi, nếu tái định cư hay tái định canh cho bà con lên nông trường dừa, cách nơi ở hiện tại của họ khoảng 6 km thì các hộ có đồng ý không, thì tất cả đều đồng ý và họ mong muốn được giao đất để sản xuất. Mô hình sinh kế kết hợp canh tác và khai thác nghêu: Hiện tại, dự án GTZ về đồng quản lý rừng ngập mặn đã thành lập 5 tổ đồng quản lý rừng ở ấp Âu thọ B, xã Vĩnh Hải, Sóc Trăng. Đây là điều kiện thuận lợi để đưa các hộ Khơme vào HTX nghêu, kết hợp quản lý rừng. Các hộ dự tham vấn sẵn sàng vào HTX nghêu và đề nghị dự án hỗ trợ vốn điều lệ (50.000 đ/lao động) và vốn để thuê đất sản xuất và chăn nuôi trong 6 tháng cho đến mùa khai thác nghêu, vì một năm chỉ khai thác được 6 tháng.

b) Phổ cập giaó dục: Việc đào tạo nghề cho con em các hộ DTTS rất khó khăn, vì trình độ học vấn trung bình của họ chỉ lớp 6-7/12. Vì vậy dự án có thể hỗ trợ học phí để con em họ có thể học hết PTCS hay PTTH.

Những mô hình đề xuất trên đây có sự giống nhau và khác biệt dựa trên những điều kiện nguồn lực sinh kế của mỗi cộng đồng ven biển, môi trường KTXH địa phương, cũng như xuất phát từ nhu cầu và khả năng của cộng đồng phù hợp với mục tiêu của CRSD . Tuy nhiên, sự giống nhau hay khác biệt của các mô hình đều hướng tới mục tiêu là tạo thành các nguồn sinh kế thay thế bền vững.

Sự giống nhau của các mô hình thường là các mô hình giảm nghèo-các tổ nhóm chăn nuôi, chế biến, dịch vụ của phụ nữ, của người nghèo, các mô hình nâng cao nguồn lực con người: đào tạo nghề, hỗ trợ phổ cập giáo dục, hay các mô hình hướng nghiệp giới thiệu việc làm, cung cấp thông tin thị trường lao động. Sự giống nhau này khởi nguồn từ sự yếu kém về trình độ học vấn, nghề nghiệp của nguồn vốn con người, áp lực việc làm cao từ sự gia tăng dân số trong giai đoạn dân số vàng, sự nghèo khổ và nhu cầu đa dạng hóa nguồn thu nhập nhằm giảm thiểu rủi ro và thoát nghèo.

Sự khác biệt là các mô hình Vùng sản xuất và kiểm định tôm giống Ninh Vân-Khánh Hòa, mô hình xây dựng khu trồng tỏi tập trung đèo Bãi trướng, Ninh vân-Khánh Hòa, mô hình cung cấp BHYT cho người già, người bệnh kinh niên ở Ninh Vân-Khánh Hòa, mô hình kết hợp trồng rừng ngập mặn và NTTS Hòn vung, Ninh Lộc-Khánh Hòa, HTX dịch vụ ở An thạnh 3-Sóc Trăng, HTX nuôi nghêu và mô hình tái định cư, định canh cho đồng bào DTTS Khơme ở Vĩnh Hải-Sóc Trăng, mô hình chuyển đổi nghề đánh bắt chọn lọc hiệu quả và thân thiện với môi trường ở Thanh Hóa. Tính đặc thù của một số mô hình là bởi những điều kiện nguồn lực sinh kế riêng biệt ở cộng đồng hay môi trường KTXH địa phương. Chẳng hạn, vùng sản xuất và kiểm định tồm giống Ninh vân có điều kiện thuận lợi là một dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đã giải phóng mặt bằng, có nhu cầu mạnh mẽ của thị trường tôm giống thúc đẩy, đòi hỏi của việc quản lý chất lượng tôm giống cho phát triển ngành NTTS, cũng như tiềm năng lớn giải quyết việc làm ở địa phương. Mô hình chuyển đổi nghề đánh bắt chọn lọc hiệu quả và thân thiện với môi trường ở Thanh Hóa có cơ sở là nguồn lực đất đai khan hiếm, khó chuyển đổi nhiều hộ đánh bắt sang các nguồn sinh kế dựa vào đất, mà phải áp dụng mô hình này và các mô hình sinh kế thay thế không dựa vào đất là phổ biến, kết hợp với một số mô hình chăn nuôi không sử dụng nhiều đất. Mặt khác đây là phương cách đánh đổi việc đánh bắt số lượng lớn, giá trị thấp, sang khai thác số lượng ít, giá trị cao. Chiến lược đa dạng hóa nguồn thu nhập cũng cần đẩy mạnh ở Thanh Hóa. Mô hình tái định cư, định canh đối với đồng bào Khơme ở Vĩnh Hải-Sóc Trăng xuất phát từ nhu cầu đất sản xuất để chuyển đổi sinh kế thay thế của cộng đồng, trong

Page 70: NGÂN HÀNG THẾ GIỚI cao danh... · Web viewCũng ở xã này, hội nông dân đã họp đề xuất lập nhóm chăn nuôi nhím với hình thức tương tự và nhận

Báo cáo đánh giá xã hội Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững trang 68

khi còn nguồn đất trên 500 ha của 2 nông trường đã giải thể không sử dụng hiệu quả, cũng như từ kinh nghiệm thành công về mô hình tái định cư của dự án RNM tại Sóc Trăng…Bên cạnh đó, áp dụng thử nghiệm mô hình về phòng chống rủi ro từ bệnh tật-một nguyên nhân quan trọng của nghèo khổ và dẫn tới tăng áp lực khai thác nguồn lợi thủy sản bằng mọi giá, bằng cách cung cấp BHYT cho người bệnh kinh niên và người già chưa có BHYT tại xã Ninh Vân.

Page 71: NGÂN HÀNG THẾ GIỚI cao danh... · Web viewCũng ở xã này, hội nông dân đã họp đề xuất lập nhóm chăn nuôi nhím với hình thức tương tự và nhận

Báo cáo đánh giá xã hội Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững trang 69

VI. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

6.1. Kết luận

Các hộ đánh bắt ven bờ thường là các hộ nghèo, đa số là không có đất hoặc có ít đất sản xuất. Sinh kế chủ yếu của họ phụ thuộc vào nguồn tài nguyên ven biển và mang lại thu nhập chủ yếu cho các hộ. Việc làm chính của hầu hết các thành viên có khả năng lao động đều dựa vào khai thác tài nguyên ven bờ, trong điều kiện nguồn lợi ngày càng cạn kiệt.

Những rủi ro của các hoạt động sinh kế hiện thời, biểu hiện tính dễ tổn thương của cộng đồng dân cư ven biển. Các rủi ro này bao gồm phải làm việc vất vả để đỡ bị suy giảm thu nhập, thiên tai ngày một nhiều làm giảm sút thời gian đi biển và an toàn tính mạng, sản lượng đánh bắt và thu nhập thực tế ngày một giảm, dịch bệnh trong NTTS gây thiệt hại nặng nề nhiều năm không khôi phục được, thiếu vốn trầm trọng, vòng xoáy nợ nần làm cho nhiều hộ không có khả năng chuyển đổi sinh kế hay trang bị ngư cụ mới để đánh bắt hiệu quả hơn, sự ổn định thu nhập kém, viễn cảnh kinh tế u ám, tỷ lệ hộ nghèo cao…

Những rủi ro của các hoạt động kinh tế biển hiện nay tại các địa bàn khảo sát chủ yếu xuất phát từ các nguồn lực sinh kế (vốn vật chất, vốn tài nguyên, vốn con người, vốn xã hội, vốn tài chính) thiếu thốn, yếu kém, suy giảm, việc tổ chức quản lý bảo vệ nguồn lợi thủy sản chưa tốt, cũng như những tác động bất lợi của các yếu tố bên ngoài như thiên tai, thời tiết xấu, môi trường ô nhiễm, dịch bệnh, biến động giá cả thị trường như giá xăng dầu, thức ăn chăn nuôi, thuốc phòng trừ dịch bệnh tăng cao...

Những yếu kém về nguồn lực đem lại các rủi ro đó bao gồm:

Tàu thuyền cũ, công suất thấp, số lượng lớn, chủ yếu khai thác ven bờ, trong khi nguồn lợi thủy sản ngày càng cạn kiệt, thu nhập hàng năm ngày càng suy giảm. Thiên tai, giá xăng dầu cao, nguồn lợi thủy sản cạn kiệt là những nguyên nhân chính làm cho thu nhập suy giảm. Điều đó cho thấy CRSD cần hỗ trợ các giải pháp vươn khơi, giảm thiểu đánh bắt ven bờ, chuyển đổi nghề có chọn lọc theo hướng hiệu quả và thân thiện với môi trường, cũng như các giải pháp sinh kế thay thế không dựa vào biển.

Xu huớng gia tăng dịch bệnh NTTS, ô nhiễm môi trường nước, khả năng tái tạo đầu tư NTTS thấp, thu nhập từ nghề này suy giảm. Điều đó cho thấy CRSD cần hỗ trợ các giải pháp tổng hợp nhằm giảm thiểu dịch bệnh, ô nhiễm môi trường nước hướng đến NTTS bền vững.

Cơ sở hạ tầng yếu kém, không phù hợp với NTTS làm gia tăng rủi ro cho NTTS.

Thiếu vốn trầm trọng, nợ nần chồng chất khó có khả năng chi trả, khả năng đầu tư mở rộng sản xuất hay chuyển đổi nghề gặp khó khăn. Tình trạng thiếu vốn trầm trọng và phổ biến –một nguồn lực quan trọng hàng đầu, cho thấy dự án CRSD cần phối hợp với các hoạt động ngân hàng mới có thể chuyển đổi sinh kế một cách bền vững.

Thiếu đất sản xuất là một khó khăn cho việc chuyển đổi nghề. Điều đó cho thấy cần tận dụng tối đa nguồn lực đất đai ở mọi vùng dự án như một tài nguyên khan hiếm thay thế cho nguồn lợi thủy sản ngày càng cạn kiệt.

Lao động chưa qua đào tạo, trình độ học vấn thấp, thiếu kiến thức, chủ yếu sản xuất theo kinh nghiệm làm tăng khả năng rủi ro trong sản xuất, cũng như khó chuyển đổi nghề . Điều đó cho thấy đào tạo nghề, phổ cập giáo dục cần là một trong những hợp phần cơ bản của CRSD nhằm chuyển đổi sinh kế cho ngư dân vùng ven biển một cách bền vững.

Page 72: NGÂN HÀNG THẾ GIỚI cao danh... · Web viewCũng ở xã này, hội nông dân đã họp đề xuất lập nhóm chăn nuôi nhím với hình thức tương tự và nhận

Báo cáo đánh giá xã hội Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững trang 70

Thiếu sự phối hợp, liên kết trong tổ chức sản xuất, các mô hình quản lý dựa vào cộng đồng, mô hình tổ đội sản xuất trên biển… chưa được triển khai trong thực tế làm tăng rủi ro trong khai thác, NTTS và bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Thực hành đồng quản lý tài nguyên ven biển cần là một bộ phận hợp thành gắn liền với hợp phần sinh kế thay thế bền vững của CRSD.

Những rủi ro dẫn tới tình trạng việc làm không ổn định trở nên phổ biến. Điều đó cho thấy CRSD cần hỗ trợ các hoạt động tạo lập việc làm bền vững, không chỉ là các hoạt động sinh kế thay thế trước mắt, mà bao gồm cả các hoạt động tăng cường giáo dục thanh niên, đào tạo nghề, giới thiệu việc làm, giảm nghèo bền vững, liên kết các nhóm nghề trong những mô hình…Các hoạt động hỗ trợ của CRSD cần chú ý đặc biệt tới các nhóm yếu thế như nghèo, cận nghèo, lao động nữ, DTTS.

Các rủi ro về di cư, đào tạo không phù hợp nhu cầu thị trường,làm mất chi phí cơ hội … Vì thế, khi xác định di cư như một chiến lược tạo việc làm và giảm áp lực khai thác ven bờ, CRSD nên hỗ trợ những người di cư ven biển tìm kiếm việc làm bền vững, khắc phục và hạn chế những rủi ro mà họ có thể phải đối mặt. CRSD có thể và cần thiết hỗ trợ các hoạt động hướng nghiệp, đào tạo nghề sát nhu cầu thị trường, lựa chọn các cơ sở đào tạo có uy tín, cung cấp thông tin thị trường lao động, giới thiệu việc làm cho giới trẻ.

CRSD cần hỗ trợ những giải pháp hạn chế rủi ro, tạo lập sinh kế thay thế bền vững, dựa trên việc khai thác tối ưu các nguồn lực hộ gia đình và cộng đồng, tận dụng mọi cơ hội thị trường và thể chế.

Những cơ hội phát triển các nguồn thu nhập và sinh kế thay thế:

Những cơ hội phát triển các nguồn thu nhập và sinh kế thay thế ở các khu vực dự án có thể khá rộng rãi như sự phát triển thị trường lao động tại các vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và phía Nam, các khu công nghiệp, đô thị tại những tỉnh dự án, nhiều chương trình, dự án phát triển kinh tế xã hội của chính phủ và địa phương, có khả năng lồng ghép trên các địa bàn dự án, nhiều chính sách hỗ trợ việc làm, giảm nghèo, đào tạo nghề đã được ban hành… Một đặc điểm của thị trường lao động Việt nam là vẫn còn phổ biến tình trạng chia cắt, phân mảng lao động giữa khu vực nông thôn và thành thị, giữa các ngành nghề, thành phần kinh tế. Vì vậy, nếu CRSD tổ chức tốt hoạt động cung cấp thông tin thị trường lao động, giới thiệu việc làm, kết nối giữa thanh niên và phụ nữ ngư dân có nhu cầu việc làm với các doanh nghiệp cần tuyển dụng thì có thể tạo ra nhiều việc làm thay thế cho ngư dân vùng ven biển. CRSD có thể tổ chức trung tâm GTVL để kết nối cung cầu lao động trong vùng dự án, tạo việc làm bền vững, tốt hơn những mô hình GTVL hiện có.

Mặt khác, các khu vực dự án còn những nguồn lực chưa khai thác hết như 200 ha đất nuôi trồng thủy sản không hiệu quả thuộc xã Ninh Lộc-Khánh Hòa quản lý, khoảng 47 ha đất –khu đèo Bãi Trướng, Ninh Vân-Khánh Hòa có thể trồng tỏi Lý sơn giá trị cao hay trên 500 ha đất của xã Vĩnh Hải-Sóc Trăng của 2 nông trường đã giải thể, sử dụng không hiệu quả, vịnh Thanh Bình và dải đất ven biển của xã Hải Ninh-Thanh Hóa có thể nuôi ngao hiệu quả nhưng chưa được sử dụng… Đó là những cơ hội cho việc đa dạng hóa nguồn thu nhập và tạo lập sinh kế thay thế đánh bắt bền vững.

Các mô hình liên kết giữa chủ tàu và nhóm thợ đi bạn, những mô hình HTX nuôi nghêu ở Bến Tre, Sóc Trăng, mạng lưới xã hội của người di cư, các tham vấn cộng đồng trong cuộc khảo sát này về việc thành lập các nhóm phụ nữ chăn nuôi ở Ninh Vân, Ngư Lộc, Hải Ninh, thành lập mô hình tổ nhóm đồng quản lý rừng ngập mặn ở Vĩnh Hải… cho thấy khả năng tham gia của cộng đồng vào các hoạt động của CRSD.

Những định hướng chủ yếu về sinh kế bền vững vùng ven biển:

Page 73: NGÂN HÀNG THẾ GIỚI cao danh... · Web viewCũng ở xã này, hội nông dân đã họp đề xuất lập nhóm chăn nuôi nhím với hình thức tương tự và nhận

Báo cáo đánh giá xã hội Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững trang 71

* Phát huy mọi nguồn lực sinh kế của hộ gia đình và cộng đồng (vốn con người, vốn tài nguyên, vốn vật chất, vốn tài chính, vốn xã hội), tận dụng mọi cơ hội thị trường và thể chế, cũng như điều kiện thuận lợi ở từng địa phương nhằm phát triển những nguồn sinh kế bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi trường.

* Đa dạng hóa nguồn thu nhập là một chiến lược sinh kế của các hộ gia đình và cộng đồng ven biển nhằm huy động tối đa các nguồn lực tiềm năng của các hộ và cộng đồng cho sự tăng thu nhập để làm giảm áp lực lên khai thác ven bờ. Đa dạng hóa nguồn thu nhập nên dựa trên cách tiếp cận nhu cầu thị trường và cần đi liền với cải thiện môi trường kinh tế vùng ven biển, tạo ra tính liên thông thị trường giữa vùng ven biển với các vùng khác, đặc biệt là các vùng kinh tế trọng điểm, cũng như đào tạo nghề, nâng cao nguồn lực con người.

* Nếu nút thắt về phát triển của cả nước là CSHT và chất lượng nguồn nhân lực, thì đây cũng là nút thắt đối với phát triển vùng ven biển. Trong khuôn khổ dự án CRSD, cần chú trọng việc đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực như một giải pháp căn cơ, lâu dài để phát triển vùng ven biển, cũng như phát triển sinh kế bền vững.

* Áp lực dân số cao, tình trạng kinh tế chậm phát triển ở vùng ven biển đang tạo nên áp lực giải quyết việc làm mạnh, cũng như dòng di cư tự do lớn đến các vùng kinh tế trọng điểm,Tây Nguyên. Đây là vấn đề xã hội hàng đầu ở vùng ven biển. Vì thế, một trong các giải pháp cơ bản của dự án CRSD là thiết lập tổ chức GTVL mạnh, cung cấp thông tin thị trường lao động, hướng nghiệp, cung cấp chuyên gia, nâng cao năng lực cán bộ lao động - việc làm tại các địa phương nhằm tạo ra những nguồn sinh kế thay thế trong điều kiện kinh tế địa phuơng-đặc biệt là lĩnh vực phi nông nghiệp chưa phát triển. Việc kết hợp với các hoạt động đào tạo nghề, hỗ trợ phổ cập giáo dục có thể đem lại hiệu quả tốt về lâu dài.

*Lồng ghép các hoạt động dự án CRSD với các chương trình, kế hoạch phát triển KT-XH trên các địa bàn vùng ven biển, nhằm tích hợp những nguồn lực khan hiếm để phát triển vùng ven biển và tạo lập những nguồn sinh kế bền vững.

* Nghèo khổ là một trong những nguyên nhân dẫn tới khai thác cạn kiệt vùng tài nguyên ven bờ. Vì thế dự án CRSD nên chú trọng các hoạt động giảm nghèo, tạo sinh kế bền vững cho các nhóm yếu thế như nhóm nghèo, cận nghèo, phụ nữ đơn thân, DTTS.

* Vùng ven biển và các hoạt động sinh kế của cộng đồng ven biển thường xuyên chịu đựng những rủi ro lớn. Điều đó làm cho một bộ phận lớn trong cộng đồng dễ rơi vào vòng xoáy của sự nghèo khổ, tạo nên áp lực lớn đối với khai tác ven bờ. Vì thế, các biện pháp phòng chống rủi ro như bảo hiểm nông nghiệp, bảo hiểm tàu thuyền, bảo hiểm con người, bảo hiểm y tế… có thể giúp hạn chế tác động bất lợi của những rủi ro. Dự án CRSD có thể hỗ trợ, thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng vào các hoạt động bảo hiểm như vậy, cũng như tham gia vào chương trình thí điểm của chính phủ về bảo hiểm nông nghiệp.

* Chiến lược phát triển sinh kế thay thế là một bộ phận quan trọng trong mục tiêu giảm năng lực đánh bắt ven bờ. Chiến lược này cần gắn với mô hình đồng quản lý tài nguyên, cũng như nâng cao năng lực quản trị địa phương và tăng cường liên kết liên ngành và liên vùng để thực hiện mục tiêu giảm đánh bắt ven bờ.

* Từ những định hướng trên có thể phân ra 3 nhóm các đề xuất sinh kế cho dự án CRSD là nhóm các mô hình sinh kế chuyển đổi nghề khai thác trên biển, nhóm các mô hình sinh kế dựa vào đất và các mô hình sinh kế không dựa vào đất. Những đề xuất mô hình cụ thể tại từng địa phương có thể là sự kết hợp các định hướng nêu trên.

Page 74: NGÂN HÀNG THẾ GIỚI cao danh... · Web viewCũng ở xã này, hội nông dân đã họp đề xuất lập nhóm chăn nuôi nhím với hình thức tương tự và nhận

Báo cáo đánh giá xã hội Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững trang 72

6.2 Khuyến nghị

CRSD là một dự án hỗ trợ các chính quyền địa phương giảm thiểu đánh bắt ven bờ, nhưng CRSD chỉ có thể hiệu quả nếu môi trường kinh tế địa phương được cải thiện, thu hút đầu tư, phát triển khu vực kinh tế tư nhân, tạo nhiều việc làm phi đánh bắt, đa dạng hóa nguồn thu nhập cho các cộng đồng ven biển. Vì thế CRSD cần phối hợp, hỗ trợ các chính quyền địa phương cải thiện môi trường đầu tư, cải cách thủ tục hành chính, nâng cấp CSHT và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Chiến lược sinh kế thay thế đánh bắt ven bờ cần gắn với mô hình đồng quản lý tài nguyên, cũng như nâng cao năng lực quản trị địa phương và tăng cường liên kết liên ngành và liên vùng để thực hiện mục tiêu giảm đánh bắt ven bờ. Các hợp phần của CRSD cần tổ chức sao cho thực hiện đựơc sự gắn kết đó.

Các hoạt động CRSD phải đồng bộ. Chẳng hạn, các hoạt động hỗ trợ sinh kế của CRSD cần có cơ chế có liên quan, các hoạt động tập huấn nâng cao kỹ năng chuyên môn, hỗ trợ tài chính, cho thuê đất... Vai trò của các cơ quan chức năng địa phưong rất quan trọng, phối hợp hỗ trợ cho việc thực hiện đồng bộ các hoạt động CRSD. Việc phối hợp ngang giữa các cơ quan có liên quan có thể là một khó khăn trong quá trình hoạt động của CRSD và cần được giám sát, điều chỉnh kịp thời.

Lồng ghép CRSD với các Chương trình, dự án phát triển KTXH trên địa bàn dự án nhằm tận dụng các nguồn lực khan hiếm, đặc biệt là các chương trình phát triển khu kinh tế, khu du lịch, CSHT ven biển, CSHT nghề cá, xây dựng nông thôn mới, tạo việc làm, giảm nghèo, đào tạo nghề nông thôn, phổ cập giáo dục, hỗ trợ HS, SV nghèo... Cần lưu ý là nhiều chương trình của chính phủ chưa thực hiện hiệu quả vì đầu tư nhỏ giọt, dàn đều, không chú trọng hiệu quả. Vì thế việc lồng ghép của CRSD cần tạo ra ngưỡng hỗ trợ đủ mạnh để đạt hiệu quả cuối cùng và bền vững. Cơ chế cho lồng ghép cần được tính tới ngay từ đầu quá trình thực hiện CRSD.

Một định hướng chính của CRSD là tận dụng mọi nguồn lực sinh kế của hộ gia đình và cộng đồng. Các cơ quan chức năng địa phương cần tận dụng mọi nguồn lực đất đai, mặt nước chưa sử dụng hiệu quả, tín dụng... để cung cấp cho cộng đồng ven biển tiến hành các hoạt động sinh kế thay thế đánh bắt ven bờ.

Những hỗ trợ nguồn lực như đất đai, vốn... cần chú trọng các giải pháp đảm bảo đúng đối tượng được thụ hưởng của dự án là người chuyển đổi sinh kế thay thế đánh bắt ven bờ, cũng như đa dạng hóa nguồn thu nhập cho hộ ngư dân khai thác ven bờ. Những nhóm yếu thế như người nghèo, cận nghèo, phụ nữ đơn thân nuôi con, DTTS cần là đối tượng ưu tiên đặc biệt tham gia hoạt động của CRSD.

Các cơ quan chức năng địa phương có thể có xu hướng lựa chọn các dự án liên quan đến CSHT hay các dự án lớn- rất quan trọng về kinh tế, kỹ thuật và dễ quản lý. Tuy nhiên, CRSD cần chú trọng đầu tư đúng mức cho các hoạt động liên quan tới đào tạo nghề, phổ cập giáo dục, hướng nghiệp, giới thiệu việc làm, đặc biệt là con em hộ nghèo, cận nghèo, DTTS... nhằm tạo ra xu hướng mới về định hướng giá trị về học hành, nghề nghiệp, việc làm, về sinh kế...cho thế hệ trẻ vùng ven biển. Chỉ có sự thay đổi của thế hệ trẻ vùng biển về các nguồn sinh kế phi đánh bắt, mới có thể tạo được sự bền vững cho nguồn lợi thủy sản ven bờ. CRSD có thể tạo nên sự đột phá theo định hướng này.

Hoạt động truyền thông thay đổi hành vi của cộng đồng, của những cơ quan chức năng các cấp trong bảo vệ môi trường biển, bảo vệ nguồn lợi thủy sản ven biển cần coi là một bộ phận hợp thành của CRSD.

Page 75: NGÂN HÀNG THẾ GIỚI cao danh... · Web viewCũng ở xã này, hội nông dân đã họp đề xuất lập nhóm chăn nuôi nhím với hình thức tương tự và nhận

Báo cáo đánh giá xã hội Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững trang 73

Tham vấn với các cộng đồng đánh bắt khi thực hiện mô hình đồng quản lý đánh bắt như sau:

Các nguyên tắc cụ thể cho việc thiết lập mô hình đồng quản lý đánh bắt (dựa trên sự tham vấn với các hộ bị ảnh hưởng tiềm năng).

Dự án sẽ xúc tiến việc thiết lập mô hình đồng quản lý đánh bắt trên cơ sở thử nghiệm và sẽ từng bước mở rộng trong quá trình thực hiện dự án. Trong khi mở rộng mô hình này các nguyên tắc sau đây sẽ được tuân theo:

Thiết lập mô hình đồng quản lý đánh bắt sẽ dựa vào nhu cầu của cả chính quyền và ngư dân địa phương.

Các mô hình đồng quản lý đầu tiên ở một tỉnh sẽ được xác định trên cơ sở khảo sát đa dạng loài liên quan đến nhu cầu đánh bắt.

Các mô hình đồng quản lý đánh bắt được thiết lập cách xa nhau về mặt địa lý – ít nhất ở một khoảng cách đủ để tránh sự chồng lấn về ranh giới giữa các mô hình đồng quản lý đánh bắt sẽ được thiết lập.

Các kiểu hạn chế (đến đánh bắt) trong một mô hình đồng quản lý sẽ được lựa chọn – xuất phát từ sự phong phú nguồn tài nguyên và nhu cầu về các nguồn tài nguyên của các thành viên trong mô hình. Điều này nhằm đảm bảo các hoạt động đánh bắt bị hạn chế sẽ được thử nghiệm trước trong một khoảng thời gian xác định, trên cơ sở đồng thuận của tất cả người sử dụng nguồn tài nguyên trong mô hình, để cho phép điều chỉnh.

Mỗi và mọi can thiệp (chẳng hạn thay đổi công suất tàu, mô hình/phương pháp đánh bắt, đăng ký giấy phép hoạt động…) sẽ được nghiên cứu và đề xuất bởi các ban ngành thủy sản liên quan ở cấp tỉnh và trung ương. Một sự hợp tác chặt chẽ giữa các cấp từ trung ương đến xã sẽ được duy trì để đảm bảo tất cả các hoạt động/can thiệp trong khuôn khổ dự án được thực hiện phù hợp với các quy định/thực hành về đánh bắt của quốc gia và quốc tế.

Mỗi tỉnh dự án sẽ triển khai các kế hoạch can thiệp riêng của họ (theo hướng dẫn của cục và các chi cục thủy sản) để đảm bảo kế hoạch của họ phù hợp tốt với điều kiện kinh tế-xã hội và văn hóa của họ trong một giai đoạn đã được thống nhất. Khi các can thiệt đòi hỏi các cam kết quốc gia hay vùng, Ban QLDA (cấp trung ương) sẽ thực hiện vai trò điều phối để đảm bảo rằng không có những xung đột xảy ra do thiếu sự điều phối về các vùng nước giữa các tỉnh và giữa các khu vực.

Các nguyên tắc chung về tham vấn với các thành viên của các mô hình đồng quản lý được đề xuất:

Để đảm bảo các tác động bất lợi tiềm ẩn đến các thành viên của một mô hình được đề xuất, đặc biệt là các hộ dễ bị tổn thương, được giảm thiểu/hạn chế, cách tiếp cận sau đây sẽ được áp dụng:

Tất cả các thành viên của mô hình được đề xuất có thể tham gia một cách tích cực vào việc phân tích a) nhu cầu về một mô hình đồng quản lý, và b) tác động tiềm ẩn của mô hình đồng quản lý đó đến các hoạt động đánh bắt, các hoạt động tạo thu nhập và các sinh kế của họ.

Họ đóng vai trò tích cực trong việc bố trí và sắp xếp về quy chế/tổ chức cho mô hình đồng quản lý được đề xuất.

Page 76: NGÂN HÀNG THẾ GIỚI cao danh... · Web viewCũng ở xã này, hội nông dân đã họp đề xuất lập nhóm chăn nuôi nhím với hình thức tương tự và nhận

Báo cáo đánh giá xã hội Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững trang 74

Họ có thể tham gia vào quá trình thiết kế, thực hiện và giám sát việc thực hiện các biện pháp giảm thiểu để quản lý có hiệu quả các tác động bất lợi tiềm ẩn đến thu nhập của mình, và/hoặc nhũng xung đột có thể xảy ra trong khi thực hiện mô hình đồng quản lý. Các chính quyền địa phương cũng như ngành thủy sản, các hiệp hội nghề cá cần đóng vai trò tích cực trong việc thiết kế các quy tắc/sắp xếp tổ chức cho mô hình đồng quản lý được đề xuất.

Các quy tắc/bố trí tổ chức được thiết kế và thống nhất với các thành viên tham gia mô hình đồng quản lý đã đề xuất (với sự tạo điều kiện thuận lợi của chính quyền các địa phương và các cơ quan liên quan) cần được tuân thủ trên cơ sở thử nghiệm và cho phép điều chỉnh các quy tắc.

Các hoạt động sau đây cần được thực hiện ở giai đoạn đầu của lập kế hoạch mô hình đồng quản lý:

Phân tích các bên liên quan: đươc thực hiện để hiểu điều kiện kinh tế-xã hội của tất cả các thành viên trong mô hình đồng quản lý được đề xuất. Ở mức tối thiểu, các yếu tố sau đây cần được biết: mức độ phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên ven bờ của một bộ phận các thành viên của mô hình đồng quản lý được đề xuất, tình trạng giàu nghèo, văn hóa và truyền thống, kể cả vai trò tiềm năng của các chính quyền địa phương và ngành thủy sản trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho việc thiết lập mô hình đồng quản lý.

Tiêu chuẩn các hộ có khả năng bị ảnh hưởng nặng: được triển khai trên cơ sở phân tích các bên liên quan và hỗ trợ bổ sung mà dự án sẽ cung cấp (như các biện pháp giảm thiểu) để đảm bảo các hộ bị ảnh hưởng tiềm năng sẽ không bị ảnh hưởng bất lợi bởi mô hình được đề xuất.

Cơ chế giải quyết khiếu nại: Các cơ chế giải quyết xung đột cần được thiết lập ở 2 cấp. Ở cấp thứ nhất, các xung đột tiềm ẩn cần được xác định thông qua cách tiếp cận như tham vấn cộng đồng, để tìm các biện pháp bảo vệ. Ở cấp thứ 2, khi các xung đột xảy ra thì các bên liên quan có trách nhiệm giải quyết xung đột cần tham gia giải quyết các xung đột để thỏa mãn các thành viên bị ảnh hưởng trong mô hình.

Page 77: NGÂN HÀNG THẾ GIỚI cao danh... · Web viewCũng ở xã này, hội nông dân đã họp đề xuất lập nhóm chăn nuôi nhím với hình thức tương tự và nhận

Báo cáo đánh giá xã hội Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững trang 75

PHỤ LỤC 1: KHUNG QUY TRÌNH CỦA DỰ ÁN

Mở đầu

Khung quy trình này mô tả các yêu cầu của dự án để giải quyết các tác động xã hội do hạn chế việc tiếp cận đến các nguồn tài nguyên thiên ven bờ của các cộng đồng ven biển theo chính sách TĐC không tự nguyện (OP4.12) của Ngân hàng thế giới (WB). Các mục tiêu của Khung này là tránh hoặc giảm thiểu các tác động bất lợi của việc hạn chế tiếp cận đến các nguồn tài nguyên thiên và đảm bảo rằng những cộng đồng bị ảnh hưởng được tham vấn và tham gia vào các hoạt động dự án ảnh hưởng đến họ.

Khung này được lập trên cơ sở các kết quả đánh giá xã hội do Tư vấn của Ngân hàng thế giới thực hiện vào Tháng 5/2011 tại 3 tỉnh dự án là Thanh Hóa, Khánh Hòa và Sóc Trăng, chính sách bồi thường và tái định cư của Việt Nam, và Chính sách tái định cư không tự nguyện (OP4.12) của Ngân hàng thế giới. Trong Khung có mô tả các quá trình tham gia chuẩn bị và thực hiện dự án của các bên liên quan, trong đó tập trung vào Hợp phần 3 là Hợp phần sẽ gây ra những hạn chế tiếp cận đến các nguồn lợi tự nhiên ven bờ của các cộng đồng ven biển. Các nội dung chính bao gồm: (a) các hợp phần của dự án đã được chuẩn bị và sẽ được thực hiện như thế nào; (b) các tiêu chuẩn hợp lệ của người bị ảnh hưởng sẽ được xác định như thế nào; (c) các biện pháp hỗ trợ như thế nào để những người BAH, bằng những nỗ lực của họ, có thể cải thiện hoặc khôi phục mức sống và sinh kế mà vẫn duy trì được sự bền vững của các nguồn lợi hoặc các khu vực được bảo vệ; và (d) những xung đột tiềm ẩn liên quan đến những người/cộng đồng BAH sẽ được giải quyết như thế nào; (e) sắp xếp thực hiện và giám sát quy trình thực hiện.

Các cuộc tham vấn tự do, tham vấn trước và phổ biến thông tin với các cộng đồng người dân tộc thiểu số (DTTS) đã cho thấy sự ủng hộ rộng rãi của họ đối với việc thực hiện dự án. Trong quá trình thực hiện dự án, nếu có bất kỳ các hoạt động nào làm hạn chế sự tiếp cận của các cộng đồng DTTS đến các nguồn tài nguyên ven biển thì cần tổ chức các cuộc tham vấn với họ theo Khung quy trình này để đảm bảo các cộng đồng bị ảnh hưởng tiềm năng có thể tham gia vào các hoạt động thiết kế, thực hiện và giám sát mà có thể ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận các nguồn tài nguyên ven biển của họ. Dựa trên các cuộc tham vấn cộng đồng, dự án cũng đảm bảo rằng những người DTTS ở trong vùng dự án sẽ hưởng lợi từ các hoạt động của dự án phù hợp với văn hóa của họ. Tham vấn với người DTTS đã và sẽ được thực hiện theo cách phù hợp với các giá trị văn hóa và xã hội cũng như điều kiện địa phương của họ.

Page 78: NGÂN HÀNG THẾ GIỚI cao danh... · Web viewCũng ở xã này, hội nông dân đã họp đề xuất lập nhóm chăn nuôi nhím với hình thức tương tự và nhận

Báo cáo đánh giá xã hội Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững trang 76

I. Giới thiệu

1.1. Thông tin chung về dự án

Việt Nam có nguồn tài nguyên biển và ven bờ rất phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, các nguồn tài nguyên đó đang bị khai thác quá mức dẫn đến sự cạn kiệt và suy thoái môi trường sinh thái ven biển ngày càng trầm trọng. Chính phủ, chính quyền địa phương, các cấp, các ngành đều nhận thấy rằng cần phải có những thay đổi quan trọng để bảo vệ và sử dụng bền vừng các nguồn tài nguyên ven biển, coi đó là công cụ để đảm bảo sự tồn tại lâu dài và khả năng cạnh tranh của ngành thủy sản cũng như để phát triển bền vững kinh tế biển và các nguồn sinh kế liên quan. Một nền tảng tốt về các giải pháp pháp lý, chính sách và quy định đã được thiết lập với sự hỗ trợ một phần của các đối tác phát triển quốc tế. Những tồn tại chủ yếu hiện nay là ở việc thực hiện các giải pháp này.

Vì vậy, Chính phủ đã đề xuất với Ngân hàng thế giới tài trợ cho Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững” nhằm cải thiện việc quản lý bền vững nghề cá ven biển ở 8 tỉnh duyên hải thuộc 3 vùng, gồm Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh ở Bắc Trung bộ, Bình Định, Phú Yên, và Khánh Hòa ở Nam Trung bộ, và Cà Mau, Sóc Trăng ở đồng bằng sông Cửu Long. Mục tiêu của dự án sẽ đạt được thông qua 3 Hợp phần chính của dự án: (i) tăng cường năng lực thể chế cho quản lý các nguồn lợi tự nhiên bền vững trong hỗ trợ nghề cá; (ii) thúc đẩy các mô hình thực hành tốt cho một ngành thủy sản bền vững; và (iii) triển khai các mô hình thực hành tốt cho nghề đánh bắt ven bờ.

Các chỉ số kết quả chính của dự án được dự kiến như sau:

Cải thiện việc quy hoạch phát triển đánh bắt ở các tỉnh duyên hải thông qua việc quy hoạch không gian tổng hợp, các đánh giá quản lý rủi ro tổng hợp, và cải thiện các hệ thống phổ biến thông tin và thu thập số liệu;

Tăng cường kiểm soát dịch bệnh cho tôm bằng việc đẩy mạnh sử dụng con giống có xác nhận xuất xứ và giám sát chất lượng con giống; giới thiệu và nhân rộng các mô hình thực hành nuôi trồng thủy sản tốt; và cải thiện việc quản lý rủi ro và dịch bệnh ở các khu nuôi trồng được dự án hỗ trợ;

Cải thiện việc quản lý đánh bắt ven bờ thông qua việc xây dựng thí điểm các mô hình đồng quản lý, hạn chế đăng ký mới các tàu đánh bắt công suất nhỏ, và giảm các dụng cụ đánh bắt có tính hủy diệt ở các tỉnh dự án;

Cải thiện sinh kế của các cộng đồng dân cư ven biển bằng việc thiết kế và thực hiện các

chương trình sinh kế hỗ trợ hoặc thay thế phù hợp đối với ngư dân địa phương, những người tự nguyện bỏ nghề đánh bắt ven bờ ở các khu vực được lựa chọn của các tỉnh dự án;

Giảm những mức độ và giá trị thiệt hại về đánh bắt bằng việc cải thiện điều kiện vệ sinh và trang thiết bị trên các tàu đánh bắt và các khu neo đậu được dự án hỗ trợ;

Trong 3 hợp phần nói trên của dự án, Hợp phần 3 sẽ làm hạn chế việc tiếp cận và sử dụng các nguồn lực tự nhiên ven bờ của các cộng đồng dân cư ven biển có sinh kế phụ thuộc hoàn toàn vào đánh bắt ven bờ ở các khu vực dự án. Vì vậy, theo chính sách tái định cư không tự nguyện (OP4.12) của Ngân hàng thế giới (WB) một Khung quy trình (Process Framework) cần được chuẩn bị để đảm bảo sự tham gia của người bị ảnh hưởng vào quá trình chuẩn bị và thực hiện dự án.

Page 79: NGÂN HÀNG THẾ GIỚI cao danh... · Web viewCũng ở xã này, hội nông dân đã họp đề xuất lập nhóm chăn nuôi nhím với hình thức tương tự và nhận

Báo cáo đánh giá xã hội Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững trang 77

1.2. Thông tin về hợp phần 3: Hỗ trợ đánh bắt ven bờ bền vững

a) Lý do cần thiết kế hợp phần 3

So với đánh bắt xa bờ, đánh bắt ven bờ đóng góp ít cho xuất khẩu nhưng nó có vai trò quan trọng trong cung cấp việc làm trực tiếp hay gián tiếp cho hàng triệu người nghèo vùng duyên hải. Hơn nữa, các vùng nước ven bờ còn là nơi sinh sản và nuôi dưỡng của nhiều loài thủy sản, những loài sẽ tái tạo các nguồn lợi cho đánh bắt xa bờ. Theo báo cáo của Bộ NN và PTNT, các nguồn lợi thủy sản ven bờ ở nhiều vùng đã bị khai thác quá mức ít nhất từ 10-12%. Kết quả tham vấn các cộng đồng ven biển cũng cho thấy có một sự sụt giảm nhanh về cả sản lượng và kích cỡ cá đánh bắt được. Nhiều loài thủy sản có nguy cơ bị tiệt chủng. Các yếu tố tác động chính đến sự bền vững của đánh bắt ven bờ là:

Thiếu cơ chế và kế hoạch quản lý hiệu quả: Hiện tại, các khu vực đánh bắt ven bờ vẫn là các khu vực mở đối với mọi ngư dân nên họ có thể đánh bắt một cách tùy ý theo khả năng của họ. Mặc dù Chính phủ đã ban hành Luật thủy sản năm 2003, nhưng việc thực thi theo luật vẫn còn rất hạn chế và không hiệu quả. Năm 2009, Chính phủ ban hành Nghị định 25/2009/NĐ-CP về các biện pháp quản lý tổng hợp dải ven bờ để bảo vệ và sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên biển và ven bờ. Năm 2010, Chính phủ ban hành Nghị định 33/2010/NĐ-CP về phân định các khu vực đánh bắt ven bờ giữa các tỉnh để thực hiện các mô hình đồng quản lý các nguồn tài nguyên ven bờ. Như vậy, các khu vực đánh bắt mở ven bờ (6 hải lý tính từ bờ) trước đây đã được giao cho các chủ sở hữu hợp pháp và có trách nhiệm quy hoạch cơ cấu đánh bắt cũng như bảo vệ và quản lý các khu vực đã được giao. Một cơ sở tốt về các giải pháp pháp lý và chính sách đã được thiết lập, song hạn chế chủ yếu hiện nay là ở việc thực hiện các giải pháp này. Hiện nay, chính quyền các địa phương vẫn phải miễn cưỡng thi hành các quy định này vì chưa có các sinh kế thay thế cho các cộng đồng đánh bắt nghèo.

Đầu tư quá mức và các hoạt động đánh bắt còn yếu kém: Năm 2010, có hơn 100.000 tàu thuyền đánh cá công suất nhỏ (<90CV) hoạt động đánh bắt gần bờ. Điều này đã và đang tạo ra một áp lực nghiêm trọng cho đánh bắt ven bờ và gây khó khăn cho các cộng đồng dân cư ven biển. Giá xăng dầu tăng cao và việc ngừng hỗ trợ xăng dầu của chính phủ đã làm cho các hoạt động đánh bắt ven bờ không có hiệu quả kinh tế nữa. Nhiều ngư dân đang phải đối mặt với những khó khăn và tạm thời ngừng đánh bắt ven bờ. Vì vậy, nhiều người trong số họ muốn chuyển đổi nghề nếu được tạo các cơ hội sinh kế thay thế.

Thiếu các sinh kế thay thế cho ngư dân: Việc tìm các sinh kế thay thế cho ngư dân là một bài toán khó đối với chính quyền địa phương. Các cơ hội tìm kiếm sinh kế thay thế cho ngư dân đánh bắt ven bờ tùy thuộc vào các nguồn lực sẵn có của họ và của địa phương để có thể cung cấp cho họ như nguồn vốn tự nhiên (đất đai, rừng…), vốn tài chính (tiết kiệm, tín dụng…), vốn con người (học vấn, sức khỏe…), vốn xã hội (các quan hệ xã hội, mạng lưới xã hội…).

Thiếu sự hỗ trợ về cơ sở hạ tầng dẫn đến những thiệt hại lớn trong các chuỗi dịch vụ cung cấp: Cả nước có 80 khu neo đậu, trong đó hầu hết dành cho các tàu lớn đánh bắt xa bờ, còn các tàu nhỏ đánh bắt ven bờ thì sử dụng các khu neo đậu truyền thống không có các dịch vụ hỗ trợ đi cùng. Do xử lý và bảo quản kém trên các tàu cá, ở các điểm neo đậu và trong khi vận chuyển, nên đã gây ra những thiệt hại về giá trị đánh bắt ước tính từ 20-30%. Điều này dẫn đến những thiệt hại kinh tế đáng kể cho ngư dân, một sự lãng phí lớn về các nguồn lợi cho ngành thủy sản và sự ô nhiễm cục bộ nghiêm trọng ở những nơi neo đậu và những chợ bán buôn cá.

b) Mục tiêu của hợp phần 3

Mục tiêu của hợp phần 3 là hỗ trợ quản lý khai thác thủy sản ven bờ bền vững, bảo vệ và nâng cấp cơ sở hạ tầng nghề cá, cải thiện chất lượng sản phẩm để đưa ra các sinh kế mau hồi phục hơn

Page 80: NGÂN HÀNG THẾ GIỚI cao danh... · Web viewCũng ở xã này, hội nông dân đã họp đề xuất lập nhóm chăn nuôi nhím với hình thức tương tự và nhận

Báo cáo đánh giá xã hội Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững trang 78

nhằm sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên ven biển, giúp Chính phủ thực hiện thành công Kế hoạch quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo.

c) Phạm vi của hợp phần 3

Phạm vi của hợp phần 3 được xác định dựa theo các mục tiêu đã đề ra ở trên. Theo đó, các khu vực thuộc phạm vi của hợp phần này cần thỏa mãn các điều kiện của một khu vực được bảo vệ (theo định nghĩa của Hội bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN). Đó là khu vực có không gian địa lý được xác định rõ ràng, được thừa nhận, và được quản lý thông qua các công cụ pháp luật hay các công cụ có hiệu lực khác để đạt được sự bảo tồn thiên nhiên với các giá trị văn hóa và các dịch vụ sinh thái gắn liền.

Trong bối cảnh dự án, các khu vực thuộc hợp phần 3 là các khu vực thiên nhiên ven biển Việt Nam nơi bảo tồn đa dạng sinh học được gắn liền với sử dụng và khai thác bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên theo quy định của Chính phủ và của các địa phương. Do chiều dài bờ biển của 8 tỉnh thuộc dự án rất lớn và có nhiều cộng đồng dân cư sinh sống, mặt khác cách tiếp cận của dự án là theo tiểu dự án được lựa chọn theo các giai đoạn trong chu trình dự án nên cần thiết lập các tiêu chí lựa chọn các khu vực vào dự án. Phương pháp để lựa chọn các khu vực dự án cho Hợp phần 3 là khảo sát đa dạng sinh học và đánh giá xã hội ở các tỉnh dự án. Các tiêu chí lựa chọn là: (i) khu vực có giá trị đa dạng sinh học cao, nơi trú ngụ và sinh sản của các loài thủy sản; (ii) những nơi mà cộng đồng dân cư có sinh kế chủ yếu phụ thuộc vào nghề đánh bắt ven bờ; và (iii) các khu vực có cơ sở hạ tầng nghề cá xuống cấp, không đảm bảo chất lượng sản phẩm và an toàn thực phẩm. II. Chuẩn bị và thực hiện hợp phần 3

2.1 Thiết kế Hợp phần 3

Hợp phần 3 được thiết kế để hỗ trợ cho việc quản lý bền vững đánh bắt ven bờ, nâng cấp các cơ sở hạ tầng nghề cá và cải thiện chất lượng sản phẩm đánh bắt, đưa ra các sinh kế mau hồi phục hơn nhằm giảm áp lực khai thác lên các nguồn tài nguyên ven biển. Việc thiết kế hợp phần này được dựa trên kết quả tham gia và tham vấn các bên liên quan, bao gồm chính quyền các cấp tỉnh, huyện và xã, các cơ quan liên quan cấp tỉnh, huyện, xã và các cộng đồng ngư dân BAH tiềm năng.

Hợp phần 3 của dự án dự kiến sẽ được thiết kế với các hoạt động sau đây:

a) Hỗ trợ chuẩn bị và thực hiện các kế hoạch đồng quản lý cho các huyện duyên hải:

Để lập kế hoạch đồng quản lý cho các huyện ven biển, các tỉnh cần thực hiện các hoạt động sau:

Hoạt động 1: Khảo sát đa dạng sinh học với sự tham gia của cộng đồng ngư dân ven biển để xác định các khu vực cư trú và sinh sản của các loài thủy sản quý. Các cuộc khảo sát cần được thiết kế để người dân, đặc biệt là người BAH tiềm năng có cơ hội tham gia vào khảo sát như tổ chức các cuộc tham vấn cộng đồng, và đại diện các hộ BAH tham gia vào quá trình khảo sát. Căn cứ vào kết quả khảo sát đa dạng sinh học và tham vấn các cộng đồng ngư dân ven biển, các tỉnh xác định những khu vực cần hạn chế khai thác để bảo tồn.

Hoạt động 2: Thực hiện cắm mốc cho các khu vực được lựa chọn và lắp đặt các bảng hiệu. Tổ chức các cuộc họp cộng đồng để giới thiệu cho họ các khu vực đã được cắm mốc bảo vệ, đồng thời ký cam kết về bảo tồn môi trường và các nguồn tài nguyên thiên nhiên ven biển với cộng đồng ngư dân, phân bổ quyền đánh bắt cho ngư dân.

Page 81: NGÂN HÀNG THẾ GIỚI cao danh... · Web viewCũng ở xã này, hội nông dân đã họp đề xuất lập nhóm chăn nuôi nhím với hình thức tương tự và nhận

Báo cáo đánh giá xã hội Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững trang 79

Hoạt động 3: Thực hiện đánh giá xã hội và tham vấn với cộng đồng ngư dân ở các khu vực đã lựa chọn để xây dựng các kế hoạch đồng quản lý phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội và văn hóa của địa phương. Các cộng đồng BAH sẽ đề xuất các mô hình đồng quản lý và quy trình thực hiện chúng sao cho phù hợp với điều kiện của họ và của địa phương, đồng thời đề xuất những hỗ trợ cần thiết từ dự án và chính quyền các cấp để các mô hình đồng quản lý được thực hiện hiệu quả và bền vững.

b) Hỗ trợ giảm các tàu thuyền đánh bắt nhỏ và thực hiện các quy định kiểm soát các hoạt động đánh bắt bất hợp pháp/xấu:

Để thực hiện vấn đề này dự án sẽ hỗ trợ nâng cấp tàu công suất nhỏ (dưới 20CV) thành tàu công suất lớn để có thể đánh bắt xa bờ hoặc hỗ trợ đào tạo nghề cho thanh niên để không nối nghề đánh bắt của cha mẹ. Các hoạt động sau đây cần được triển khai trong quá trình chuẩn bị và thực hiện dự án:

Hoạt động 1: Thực hiện một chiến dịch tuyên truyền, giáo dục và nâng cao nhận thức cộng đồng, tập trung vào các nhóm nguy cơ cao (ví dụ những người đánh bắt bằng lưới rê, sịp, xung điện, hóa chất) về những tác hại và rủi ro của việc đánh bắt hủy diệt hoặc không có chọn lọc, các chính sách và quy định của Chính phủ trong việc khai thác và bảo vệ các nguồn tài nguyên ven biển. Việc tuyên truyền cần được thực hiện bằng nhiều hình thức như họp dân, phát tờ rơi, các phương tiện thông tin đại chúng, các mạng lưới xã hội trong cộng đồng.., và cần thực hiện trong suốt quá trình dự án.

Hoạt động 2: Thực hiện các quy định về đăng ký mới tàu thuyền công suất nhỏ để giảm dần số lượng tàu đánh bắt ven bờ, chẳng hạn cấm đóng mới và hạn chế đăng ký các tàu nhỏ (<90CV). Thông báo rộng rãi cho các cộng đồng ngư dân biết các quy định này và vận động ngư dân tự giác chấp hành (kết hợp với chiến dịch phổ biến thông tin).

Hoạt động 3: nâng cấp tàu và ngư cụ đánh bắt của phù hợp với các quy định. Cơ quan thực hiện dự án phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức các cuộc họp tham vấn cộng đồng ngư dân ở những nơi đã được lựa chọn vào dự án để xác lập các tiêu chí lựa chọn các hộ tham gia vào dự án, trong đó các tiêu chí bắt buộc là: (i) hộ có tàu nhỏ công suất dưới 20CV; (ii) có nguyện vọng nâng cấp tàu; (iii) thuyền trưởng và máy trưởng đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật theo quy định của pháp luật. Do hỗ trợ của dự án có hạn, nên ngoài các tiêu chí lựa chọn bắt buộc nêu trên các cộng đồng ngư dân có thể đưa ra thêm các tiêu chí lựa chọn khác để chọn các hộ tham gia vào dự án. Mỗi tỉnh sẽ lựa chọn không quá 400 hộ tham gia vào dự án.

Hoạt động 4: Hỗ trợ tài chính và đào tạo nghề để giúp các ngư dân đánh bắt ven bờ chuyển đổi nghề. Cơ quan thực hiện dự án phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức đánh giá nhu cầu đào tạo nghề của các hộ ngư dân, đặc biệt là thanh niên. Việc đánh giá phải được dựa trên cơ sở tham vấn rộng rãi và đầy đủ thông tin với người dân để họ có những lựa chọn phù hợp với khả năng và điều kiện của họ cũng như của địa phương.

c) Hỗ trợ phát triển các sinh kế thay thế:

Việc giảm tàu thuyền đánh bắt công suất nhỏ và cắm mốc các khu vực bảo tồn hạn chế đánh bắt sẽ ảnh hưởng đến sinh kế của nhiều hộ dân, đặc biệt là các hộ nghèo có sinh kế hoàn toàn phụ thuộc vào đánh bắt. Vì vậy, cần tìm các sinh kế thay thế cho các hộ BAH. Dự án sẽ hỗ trợ các cộng đồng ngư dân thực hiện các mô hình sinh kế thay thế do họ đề xuất. Để xây dựng các mô hình sinh kế phù hợp với khả năng của các cộng đồng và điều kiện của địa phương, các hoạt động sau cần được thực hiện:

Page 82: NGÂN HÀNG THẾ GIỚI cao danh... · Web viewCũng ở xã này, hội nông dân đã họp đề xuất lập nhóm chăn nuôi nhím với hình thức tương tự và nhận

Báo cáo đánh giá xã hội Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững trang 80

Hoạt động 1: Thực hiện đánh giá xã hội và tham vấn cộng đồng để tìm hiểu các sinh kế hiện thời, khả năng sẵn có của mỗi cộng đồng và địa phương. Tìm hiểu các mô hình sinh kế chuyển đổi đã thành công trên địa bàn để có thể nhân rộng.

Hoạt động 2: Lựa chọn các hộ tự nguyện muốn bỏ nghề đánh bắt chuyển đổi sang nghề khác đánh bắt. Tổ chức các cuộc tham vấn với họ để xây dựng các mô hình sinh kế chuyển đổi phù hợp với khả năng của họ và điều kiện của địa phương. Cần kết hợp đa dạng hóa sinh kế cho mọi đối tượng lao động trong các hộ BAH. Các hộ BAH đề xuất các hỗ trợ cần thiết để thực hiện thành công các mô hình sinh kế được đề xuất. Lựa chọn một số mô hình khả thi nhất để thực hiện trong năm đầu của dự án.

Hoạt động 3: Cơ quan thực hiện dự án lập kế hoạch thực hiện các sinh kế thay thế đã được cộng đồng người BAH thống nhất đề xuất. Kế hoạch cần nêu chi tiết các điều kiện cụ thể để thực hiện sinh kế đó như các yếu tố đầu vào, đầu ra và các hỗ trợ từ dự án và chính quyền các cấp cũng như trách nhiệm của các bên liên quan, dự đoán những yếu tố tác động tiêu cực có thể xảy ra và các giải pháp khắc phục.

d) Hỗ trợ nâng cấp cơ sở hạ tầng:

Việc cải tạo và nâng cấp các khu neo đậu, các cảng cá, chợ cá có thể sẽ gây ra những tác động thu hồi đất (quy mô nhỏ) và việc ngừng kinh doanh của một số hộ dân. Để tránh hay giảm thiểu các tác động thu hồi đất, các hoạt động sau cần được thực hiện:

Hoạt động 1: Tổ chức các cuộc họp tham vấn với người BAH để thảo luận về các giải pháp thiết kế nhằm tránh hay giảm thiểu việc thu hồi đất. Tư vấn thiết kế trình bày các phương án thiết kế để người BAH thảo luận và lựa chọn phương án tối ưu nhất. Trong trường hợp không thể tránh được việc thu hồi đất của người dân hay các tác động bất lợi khác đến họ thì cần thực hiện các hoạt động 2 và 3.

Hoạt động 2: Kiểm đếm các tài sản bị thiệt hại của các hộ BAH và xây dựng phương án bồi thường phù hợp với chính sách bồi thường của Chính phủ và chính sách tái định cư không tự nguyện (OP4.12) của WB.

Hoạt động 3: Chi trả bồi thường và hỗ trợ cho các hộ BAH. Thực hiện các biện pháp khôi phục sinh kế và thu nhập cho các hộ BAH như tạo cơ hội việc làm trong dự án cho con em các hộ BAH trong thời gian thực hiện dự án, ưu tiên tuyển chọn con em các hộ BAH vào làm việc trong các khu dịch vụ sau khi đã hoàn thành việc cải tạo và nâng cấp các cơ sở hạ tầng.

Trong giai đoạn chuẩn bị dự án, các hoạt động trên đã được thực hiện ở 3 tỉnh Thanh Hóa, Khánh Hòa và Sóc Trăng. Các tỉnh còn lại sẽ áp dụng các quy trình trên để thực hiện.

2.2 Các tác động bất lợi của hợp phần 3

Một số các hoạt động của Hợp phần 3 có thể sẽ gây ra những tác động bất lợi đến sinh kế và tài sản của cộng đồng dân cư ven biển như hạn chế tiếp cận và sử dụng các nguồn tài nguyên ven biển, thu hồi đất của một số hộ gia đình, ngừng tạm thời việc sản xuất, kinh doanh. Các tác động tiềm ẩn có thể có được trình bày trong bảng dưới đây:

Các tác động bất lợi tiềm ẩn của dự án

TT Các hoạt động của dự án Các tác động tiềm ẩn Các biện pháp giảm thiểu1 Lắp đặt các bảng hiệu, cắm

mốc phân định ranh giới đánh bắt giữa các tỉnh, các

Ảnh hưởng đến sinh kế và thu nhập của các hộ ngư dân do hạn chế tiếp

Nâng cấp tàu nhỏ thành tàu lớn để đánh bắt xa bờ.

Chuyển đổi nghề sang

Page 83: NGÂN HÀNG THẾ GIỚI cao danh... · Web viewCũng ở xã này, hội nông dân đã họp đề xuất lập nhóm chăn nuôi nhím với hình thức tương tự và nhận

Báo cáo đánh giá xã hội Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững trang 81

khu vực được lựa chọn, ký thỏa thuận về bảo tồn môi trường và nguồn tài nguyên thiên nhiên ven biển với ngư dân, phân bổ quyền đánh bắt cho họ)

cận và sử dụng các nguồn tài nguyên ven bờ.

Chuyển đổi nghề do thiếu hoặc mất việc làm.

NTTS, trồng trọt, chăn nuôi. Đào tạo nghề phi nông

nghiệp. Tái định canh, định cư cho

các hộ nghèo không có đất.

2 Giảm tàu thuyền đánh bắt công suất nhỏ (khuyến khích các ngư dân tự nguyện bỏ nghề đánh bắt ven bờ chuyển sang nghề không đánh bắt)

Mất hoặc thiếu việc làm dẫn đến mất hoặc giảm thu nhập của các hộ có tàu công suất nhỏ.

Phải chuyển đổi sinh kế

Chuyển đổi nghề sang NTTS, trồng trọt, chăn nuôi đối với các hộ có đất sản xuất.

Đào tạo nghề phi nông nghiệp cho thanh niên con em các hộ BAH.

Tái định canh, định cư cho các hộ nghèo không có đất.

Tạo các việc làm trong dự án

3 Nâng cấp cơ sở hạ tầng nghề cá (cải tạo các khu neo đậu, các cảng cá, chợ cá…)

Thu hồi đất Tạm ngừng kinh doanh,

dịch vụ

Tránh thu hồi đất bằng việc xem xét các phương án thiết kế có thể có

Bồi thường cho đất bị thu hồi và tài sản BAH.

Bồi thường cho thu nhập bị mất trong thời gian tạm ngừng kinh doanh.

Mọi tác động bất lợi đến người dân và cộng đồng cần được tránh hoặc giảm thiểu. Trong trường hợp không thể tránh khỏi thì cần thực hiện các biện pháp bồi thường cho họ theo Khung chính sách tái định cư của dự án và chính sách tái định cư không tự nguyện (OP4.14) của Ngân hàng thế giới.

III. Các tiêu chuẩn hợp lệ cho người bị ảnh hưởng

3.1 Thông tin kinh tế xã hội của các hộ bị ảnh hưởng Đặc điểm nhân khẩu

Theo kết quả đánh giá xã hội, số nhân khẩu và lao động trung bình của hộ BAH (nhóm đánh bắt ven bờ) tương ứng là 4,79 và 2,94. Trong mẫu khảo sát, tỷ lệ hộ có từ 5 thành viên trở lên chiếm 60,5%. Điều này cho thấy các hộ làm nghề đánh bắt thường có đông con kéo theo tỷ lệ người phụ thuộc cao. Đây cũng là một đặc điểm chung của các hộ làm nghề đánh bắt ở các xã ven biển vì nghề đánh bắt thường cần nhiều lao động và tỷ lệ rủi ro về con người cao nên cần có một tỷ lệ sinh thay thế cao.

Giáo dụcTrình độ học vấn của các thành viên từ 15 tuổi trở lên rất thấp: 31,9% có trình độ tiểu học và 38,0% THCS, chỉ có 17,2% có trình độ PTTH. Trình độ học vấn thấp là một trở ngại lớn cho việc đào tạo nghề để chuyển đổi sinh kế. Theo kết quả tham vấn lãnh đạo các xã, việc đào tạo nghề sơ cấp thường không phát huy được tác dụng sau khi đào tạo. Vì vậy, một mặt cần phát triển giáo dục cho các cộng đồng dân cư ven biển mặt khác cần kết hợp đào tạo nghề trung cấp để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm đáp ứng cho việc chuyển đổi sinh kế bền vững.

Page 84: NGÂN HÀNG THẾ GIỚI cao danh... · Web viewCũng ở xã này, hội nông dân đã họp đề xuất lập nhóm chăn nuôi nhím với hình thức tương tự và nhận

Báo cáo đánh giá xã hội Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững trang 82

Đặc điểm nghề nghiệp

Trong mẫu khảo sát, đánh bắt là việc làm chính của trên một nửa (52,4%) số thành viên có tham gia lao động. Làm nghề thủy sản khác như NTTS, chế biến, dịch vụ chiếm 10,3% số thành viên. Trồng trọt và chăn nuôi là nghề chính của 11,2% số thành viên. Công nhân công nghiệp có 4,8%, xây dựng, TTCN có 1,0%, cán bộ nhà nước 3,9%. Như vậy, đánh bắt vẫn chiếm nhiều lao động nhất trong các hộ.

Nhóm nữ chủ hộ có tỷ lệ người làm nghề đánh bắt thấp hơn chủ hộ nam ( 40,0% so với 53,5%). Nhóm thu nhập thấp nhất có tỷ lệ thành viên làm nghề đánh bắt cao nhất 69,2% so với các nhóm khác có tỷ lệ tương ứng từ 40,0% đến 56,7%. Nhóm DTTS có tỷ lệ làm nghề đánh bắt cao hơn dân tộc Kinh (55,6% so với 51,8%). Nhóm đánh bắt có 99,2% thành viên làm nghề đánh bắt. Điều này có nghĩa là con cái của các hộ đánh bắt thường nối nghề của cha mẹ. Như vậy, để hạn chế và đi đến ngừng các hoạt động đánh bắt ven bờ thì cần tập trung đào tạo nghề cho các nhóm đối tượng là con em các hộ đánh bắt để giúp họ có thể tìm kiếm các việc làm khác đánh bắt mà không theo nghề của cha mẹ.

Thu nhập

Nhóm cư dân đánh bắt ven bờ là nhóm có ít đất hoặc không có đất canh tác. Cá biệt có xã như Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa các ngư dân không có đất canh tác và đất ở cũng rất hạn hẹp (trung bình khoảng 30-40m2/hộ). Vì vậy, nguồn thu nhập của họ hoàn toàn phụ thuộc vào đánh bắt và họ thường thuộc nhóm có thu nhập thấp nhất. Trong mẫu khảo sát, thu nhập bình quân đầu người hàng tháng của nhóm này là 275.000đ/người/tháng, bằng 79,8% chuẩn nghèo mới năm 2010 (< 400.000đ/người/tháng,).

3.2 Tiêu chuẩn xác định người bị ảnh hưởng hợp lệ

Việc bảo vệ và phát triển bền vững nguồn tài nguyên ven bờ sẽ làm hạn chế việc khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên đó của các cộng đồng ven biển, đặc biệt là những hộ có sinh kế hoàn toàn phụ thuộc vào đánh bắt ven bờ. Tùy theo mức độ tác động của việc hạn chế khai thác, các cuộc tham vấn với các nhóm BAH cần được thực hiện ở cả cấp hộ và cộng đồng BAH để xác định các giải pháp mà các nhóm BAH chấp nhận nhằm giảm thiểu các tác động bất lợi và giúp họ khôi phục sinh kế như trước dự án. Tiêu chuẩn để xác định người BAH hợp lệ như trong bảng dưới đây:

Tiêu chuẩn xác định người bị ảnh hưởng hợp lệTT Các tác động của dự án Các tiêu chuẩn xác định Phương pháp lựa chọn1 Hạn chế khai thác và sử dụng các

nguồn tài nguyên ven bờ do cắm mốc phân định phạm vi quản lý và đánh bắt ven bờ giữa các tỉnh hoặc các khu vực được lựa chọn.

Các hộ đánh bắt có tàu công suất nhỏ dưới 20CV và tự nguyện chuyển đổi nghề đánh bắt sang nghề khác đánh bắt.

Đánh giá xã hội và tham vấn cộng đồng.

2 Mất hoặc giảm việc làm do giảm lượng tàu công suất nhỏ bằng việc cấm đóng mới và hạn chế đăng ký tàu công suất nhỏ.

Các hộ có tàu công suất dưới 20CV và tự nguyện tham gia. Số lượng hộ được chọn không quá 400 hộ/tỉnh. Nếu vượt quá số lượng này thì cần xét thêm các tiêu chuẩn ưu tiên khác.

Thông qua đánh giá xã hội và tham vấn cộng đồng

Page 85: NGÂN HÀNG THẾ GIỚI cao danh... · Web viewCũng ở xã này, hội nông dân đã họp đề xuất lập nhóm chăn nuôi nhím với hình thức tương tự và nhận

Báo cáo đánh giá xã hội Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững trang 83

3 Hỗ trợ ngư dân chuyển đổi sinh kế sang nghề khác đánh bắt (đào tạo nghề, tạo việc làm, phân bổ đất sản xuất, làm dịch vụ thủy sản…)

Các hộ làm nghề đánh bắt tự nguyện chuyển đổi sang nghề khác đánh bắt, ưu tiên các hộ nghèo, các địa phương có quỹ đất sản xuất.

Thông qua đánh giá xã hội và tham vấn cộng đồng

4 Hỗ trợ nâng cấp cơ sở hạ tầng các cảng cá, chợ cá, khu neo đậu có thể dẫn đến thu hồi đất hay ngừng kinh doanh của một số hộ dân.

Các khu neo đậu đa mục tiêu (neo đậu, sửa chữa nhỏ, hậu cần, sơ chế, chợ…) có thể tạo nhiều cơ hội việc làm cho các hộ đánh bắt ven bờ trong và sau dự án.

Thông qua đánh giá xã hội và tham vấn cộng đồng

Trong giai đoạn thực hiện dự án, các tiêu chuẩn nêu trên sẽ được tham vấn với các cộng đồng cụ thể để điều chỉnh cho phù hợp với thực tế của mỗi cộng đồng. Trên cơ sở các tiêu chuẩn đã được xác lập, cộng đồng tự đánh giá và bình chọn các hộ hợp lệ để được hỗ trợ. Các bước thực hiện như sau:

Các cơ quan thực hiện dự án phối hợp với UBND các xã dự án tổ chức đánh giá xã hội và tham vấn các cộng đồng được xác định là sẽ bị ảnh hưởng bởi dự án.

Căn cứ vào kết quả đánh giá xã hội và tham vấn, xây dựng các tiêu chuẩn hợp lệ cho việc hỗ trợ để giảm thiểu tác động của dự án.

Lập danh sách các hộ sẽ bị ảnh hưởng bởi dự án thỏa mãn các tiêu chuẩn đã đề ra do cộng đồng bình chọn.

Tổ chức tham vấn với các hộ BAH hợp lệ để thảo luận về các sinh kế thay thế do họ đề xuất và lập kế hoạch đầu tư và kế hoạch thực hiện các sinh kế đề xuất đó.

Thảo luận với chính quyền địa phương về các sinh kế thay thế và kế hoạch thực hiện chúng.

Các cuộc tham vấn cần có sự tham gia của các hộ thuộc nhóm dễ bị tổn thương. Họ phải là đối tượng được ưu tiên trước hết trong mọi hoạt động của dự án. Vì vậy, các kế hoạch sinh kế được xây dựng phải có sự tham vấn và tham gia của họ. Đối với nhóm DTTS bị ảnh hưởng, các cuộc tham vấn tự do, tham vấn trước và tham vấn đầy đủ thông tin cần được tổ chức với họ, các thủ tục và các biện pháp đặc biệt cần được áp dụng để họ có thể tham gia vào và hưởng lợi từ dự án.

Trong giai đoạn chuẩn bị dự án, tại 3 tỉnh Thanh Hóa, Khánh Hòa và Sóc Trăng các cuộc tham vấn với các cơ quan liên quan ở các cấp tỉnh, huyện, xã dự án và các cộng đồng ngư dân ven biển đã được tổ chức để xác định các nhóm đối tượng sẽ bị ảnh hưởng bởi dự án, trong đó có hai cuộc tham vấn riêng cho người Khơme ở ấp Âu Thọ B, xã Vĩnh Hải, huyện Vĩnh Châu và ấp Mỏ Ó, xã Trung Bình, huyện Trần Đề, Sóc Trăng. Các nhóm đối tượng đã được xác định sẽ BAH bởi dự án là các nhóm hộ có sinh kế hoàn toàn phụ thuộc vào đánh bắt ven bờ (từ bờ ra xa 6 hải lý). Tuy nhiên, do phần lớn các hộ dân thuộc các cộng đồng ven biển đều làm nghề đánh bắt, chủ yếu là đánh bắt ven bờ, và do kinh phí của dự án có hạn nên cần thiết lập các tiêu chuẩn về sự hợp lệ cho việc hỗ trợ để giảm thiểu các tác động bất lợi của dự án và tìm các sinh kế thay thế. Kết quả tham vấn cộng đồng ở 3 tỉnh khảo sát đã thống nhất đưa ra các tiêu chuẩn lựa chọn các hộ BAH để được hỗ trợ như sau:

Các hộ có tàu công suất nhỏ và sinh kế hoàn toàn phụ thuộc vào đánh bắt ven bờ, tự nguyện muốn được chuyển đổi từ nghề đánh bắt ven bờ sang đánh bắt trong lộng hay xa bờ, hoặc các sinh kế thay thế khác đánh bắt như nuôi trồng thủy sản, trồng trọt, nghề phi nông nghiệp.

Page 86: NGÂN HÀNG THẾ GIỚI cao danh... · Web viewCũng ở xã này, hội nông dân đã họp đề xuất lập nhóm chăn nuôi nhím với hình thức tương tự và nhận

Báo cáo đánh giá xã hội Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững trang 84

Hộ không có hoặc có rất ít đất sản xuất

Hộ thuộc nhóm dễ bị tổn thương, bao gồm hộ nghèo, hộ dân tộc thiểu số, hộ có phụ nữ làm chủ hộ.

IV. Các biện pháp hỗ trợ người bị ảnh hưởng khôi phục và cải thiện sinh kế

4.1 Các phương pháp và thủ tục để người BAH lựa chọn các biện pháp giảm thiểu các tác động của dự án

Các hoạt động của Hợp phần 3 của dự án sẽ gây ra các tác động bất lợi đến người dân gồm: (i) ảnh hưởng trực tiếp đến sinh kế và thu nhập của các hộ làm nghề đánh bắt ven bờ (từ bờ ra xa 6 hải lý) do hạn chế đánh bắt và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên ven bờ; (ii) thu hồi đất và tạm ngừng kinh doanh của một số hộ dân do cải thiện cơ sở hạ tầng nghề cá như xây dựng mới và cải tạo các khu neo đậu kết hợp tránh trú bão, các chợ cá và khu hậu cần nghề cá.

Để xác định và lựa chọn các biện pháp giảm thiểu hay bồi thường cho các tác động bất lợi của dự án, các cuộc đánh giá xã hội cần được thực hiện, trong đó các cuộc tham vấn cộng đồng BAH cần được tổ chức để người BAH nhận diện các tác động bất lợi do các hoạt động của dự án gây ra và đề xuất các biện pháp giảm thiểu các tác động đó. Các bước tiến hành như sau:

Họp cộng đồng BAH: Cơ quan thực hiện dự án phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức các cuộc họp với cộng đồng BAH để phổ biến thong tin về dự án và các hoạt động của dự án có thể gây ra những tác động bất lợi cho cộng đồng. Thảo luận với người BAH về các tác động bất lợi có thể có. Trên cơ sở các tác động bất lợi được nhận diện và căn cứ vào khả năng thực tế của cộng đồng và của các hộ BAH về vốn tự nhiên (đất đai, rừng…), vốn tài chính (tiết kiệm, vay vốn…), vốn con người (sức khỏe, nguồn lực lao động, trình độ học vấn, tay nghề…), vốn xã hội (quan hệ xã hội, mạng lưới xã hội…), người BAH đề xuất các mô hình sinh kế thay thế phù hợp.

Lập kế hoạch thực hiện các biện pháp giảm thiểu: Với sự hướng dẫn của cơ quan thực hiện dự án, các cộng đồng BAH xây dựng kế hoạch thực hiện các sinh kế thay thế, trong đó cần nêu rõ quy trình thực hiện, các yếu tố đầu vào/ra, trách nhiệm của các bên liên quan (chính quyền, dự án, người BAH), và các điều kiện cần thiết (đất đai, tài sản, vốn, khuyến nông, …) để đảm bảo thực hiện thành công và bền vững các sinh kế thay thế đã đề xuất.

Đối với các tác động do xây dựng mới hoặc cải tạo các khu neo đậu, các chợ cá và khu dịch vụ hậu cần nghề cá, các biện pháp giảm thiểu cũng cần được thảo luận với các cơ quan chuẩn bị dự án và các cộng đồng BAH trong các cuộc họp cộng đồng như cố gắng tránh thu hồi đất của dân bằng cách lựa chọn vị trí xây dựng và thiết kế các công trình một cách hợp lý, cải tạo và mở rộng các khu neo đậu, các chợ cá và các khu hậu cần nghề cá hiện có, hạn chế việc xây mới vì sẽ phải thu hồi đất. Nếu có xây mới thì cần tìm những vị trí đất công hoặc tận dụng đất hoang hóa, mặt nước, tránh thu hồi đất sản xuất hay đất ở của dân. Trong trường hợp không thể tránh khỏi thu hồi đất của dân thì cần lập một Kế hoạch tái định cư để đảm bảo mọi tác động bất lợi của dự án đến người dân đều được bồi thường và hỗ trợ theo Khung chính sách tái định cư của dự án và Chính sách tái định cư không tự nguyện (OP4.12) của Ngân hàng thế giới.

Trong quá trình chuẩn bị dự án, các cơ quan thực hiện dự án với sự hỗ trợ của các chuyên gia tư vấn của NHTG đã tổ chức các cuộc tham vấn cộng đồng BAH để người BAH tham gia thảo luận và đề xuất các biện pháp giảm thiểu hay bồi thường cho các tác động bất lợi đến họ sao cho phù hợp với điều kiện của họ và đảm bảo phát triển bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên ven biển. Các biện

Page 87: NGÂN HÀNG THẾ GIỚI cao danh... · Web viewCũng ở xã này, hội nông dân đã họp đề xuất lập nhóm chăn nuôi nhím với hình thức tương tự và nhận

Báo cáo đánh giá xã hội Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững trang 85

pháp giảm thiểu và các sinh kế thay thế đã được người BAH đề xuất và thống nhất thực hiện như trong Phụ lục.

4.2 Một số mô hình sinh kế thay thế

Kết quả đánh giá xã hội cho thấy có 3 mô hình sinh kế có thể áp dụng riêng lẻ hoặc kết hợp ở các khu vực dự án, tùy theo điều kiện và năng lực của mỗi cộng đồng và người BAH.

(1) Mô hình sinh kế chuyển đổi từ nghề sang nghề (chuyển từ đánh bắt ven bờ sang đánh bắt trong lộng và xa bờ bằng việc đầu tư cải hoán hay nâng cấp tàu công suất nhỏ (<20CV) thành tàu công suất lớn (60CV và 90CV), trang bị ngư cụ đánh bắt có chọn lọc. Để thực hiện mô hình này, dự án cần hỗ trợ vốn để cải hoán tàu và mua ngư cụ.

(2) Mô hình sinh kế dựa vào đất: nuôi trồng thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi gia súc. Tuy nhiên, mô hình sinh kế này tùy thuộc vào quỹ đất của hộ gia đình hay quỹ đất của địa phương để có thể giao khoán cho các hộ. Hầu như các hộ làm nghề đánh bắt đều có rất ít đất hoặc không có đất sản xuất. Vì vậy, mô hình sinh kế này mặc dù được xem là bền vững hơn cả nhưng không khả thi ở những địa phương mà người dân và chính quyền không còn quỹ đất.

(3) Mô hình sinh kế phi nông nghiệp: buôn bán, dịch vụ và chế hiến thủy sản hoặc các nông sản và hàng hóa khác; làm tiểu thủ công nghiệp; làm việc trong các khu công nghiệp hay các thành phố lớn; xuất khẩu lao động. Mô hình này đòi hỏi dự án hỗ trợ vốn và đào tạo nghề cho con em các hộ BAH.

V. Giải quyết mâu thuẫn và cơ chế khiếu nại

5.1 Các mâu thuẫn tiềm ẩn

Các hoạt động của dự án có thể gây ra những mâu thuẫn giữa những người dân trong cùng một cộng đồng BAH, giữa các cộng đồng BAH trong khu vực dự án và giữa người BAH với các cơ quan thực hiện dự án hay quản lý và bảo tồn các nguồn tài nguyên ven biển.

a) Mâu thuẫn giữa những người BAH trong cộng đồng

Việc thực hiện các mô hình đồng quản lý có thể gây ra những xung đột về lợi ích giữa những người BAH trong cùng một cộng đồng, chẳng hạn giữa những người tham gia và người không tham gia các mô hình đồng quản lý, giữa những người hưởng lợi và không được hưởng lợi từ dự án.

b) Mâu thuẫn giữa các cộng đồng với nhau

Việc cắm mốc phân định ranh giới khai thác, đánh bắt và bảo tồn các nguồn tài nguyên ven biển giữa các tỉnh có thể gây ra xung đột giữa các cộng đồng ở những vùng giáp ranh trong quá trình khai thác và đánh bắt do xâm phạm vào lãnh thổ đã được phân định.

c) Mâu thuẫn giữa người BAH và cơ quan thực hiện dự án hay cơ quan quản lý nguồn tài nguyên ven bờ

Việc hạn chế các tàu nhỏ đánh bắt ven bờ trong khi chưa có đủ nguồn lực để chuyển đổi sinh kế cho các hộ BAH sẽ dẫn đến các hộ vẫn tiếp tục đánh bắt ven bờ để kiểm sống hàng ngày, hoặc các hộ BAH không đồng ý với các biện pháp giảm thiểu. Điều này sẽ gây ra những xung đột

Page 88: NGÂN HÀNG THẾ GIỚI cao danh... · Web viewCũng ở xã này, hội nông dân đã họp đề xuất lập nhóm chăn nuôi nhím với hình thức tương tự và nhận

Báo cáo đánh giá xã hội Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững trang 86

giữa người dân với cơ quan quản lý khai thác, cơ quan thực hiện dự án và chính quyền địa phương.

5.2 Cơ chế giải quyết các xung đột và khiếu nại của người BAH

Cơ chế giải quyết xung đột cần được thiết lập ở 2 mức khác nhau là ngăn ngừa (để không xảy ra xung đột) và giải quyết (khi xung đột đã xảy ra). Ở mức thứ nhất cần xác định các xung đột tiềm ẩn có thể xảy ra thông qua các phương pháp tham dự như tham vấn cộng đồng để tìm biện pháp ngăn ngừa. Các kênh truyền thông hiệu quả và các quy tắc rõ ràng, được người dân cùng chấp thuận về quản lý các nguồn tài nguyên ven biển là hết sức cần thiết để tránh những xung đột có thể xảy ra. Ở mức thứ hai, khi các xung đột đã xảy ra thì cần xác định các cơ quan liên quan có trách nhiệm giải quyết xung đột. Vì vậy, cần thiết lập một cơ chế giải quyết xung đột và khiếu nại để đảm bảo rằng mọi xung đột và khiếu nại của người BAH đều được tiếp nhận và giải quyết kịp thời và thỏa đáng. Theo Luật khiếu nại tố cáo của Việt Nam và Chính sách tái định cư không tự nguyện (OP4.12) của Ngân hàng thế giới, một cơ chế giải quyết xung đột và khiếu nại gồm 4 bước được đề xuất như sau:

Bước 1, ở cấp xã: xung đột hay khiếu nại của hộ BAH được gửi tới UBND xã, thông qua trưởng thôn hoặc gửi trực tiếp tới UBND xã, bằng văn bản hoặc lời nói. UNBD xã sẽ làm việc riêng với hộ bị ảnh hưởng có khiếu nại và sẽ có 5 ngày để giải quyết sau khi nhận được khiếu nại. UBND xã chịu trách nhiệm lập hồ sơ và lưu trữ toàn bộ khiếu nại mà họ đang xử lý.

Khi UBND xã ban hành quyết định, nếu không đồng ý thì người khiếu nại có thể kháng cáo trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định. Nếu quyết định lần hai đã được ban hành mà hộ vẫn chưa thỏa mãn với quyết định đó, họ có thể khiếu nại lên UBND huyện.

Bước hai, ở cấp huyện: Khi nhận được khiếu nại của hộ, UBND huyện sẽ có 15 ngày kể từ khi nhận khiếu nại để giải quyết. UBND huyện chịu trách nhiệm đối với việc lập hồ sơ và lưu trữ tài liệu về toàn bộ các khiếu nại mà họ đang xử lý.

Khi UBND huyện ban hành quyết định giải quyết, nếu không đồng ý thì người khiếu nại có thể kháng cáo trong vòng 30 ngày kể từ khi nhận được quyết định. Nếu quyết định lần hai đã được ban hành mà hộ vẫn chưa thỏa mãn với quyết định đó, họ có thể khiếu nại lên UBND tỉnh.

Bước 3, ở cấp tỉnh: Khi nhận được khiếu nại của hộ, UBND tỉnh sẽ có 30 ngày kể từ khi nhận khiếu nại để giải quyết. UBND tỉnh chịu trách nhiệm đối với việc lập hồ sơ và lưu trữ tài liệu về toàn bộ các khiếu nại được trình lên. Khi UBND tỉnh ban hành quyết định trả lời khiếu nại, nếu hộ gia đình không đồng ý thì có thể kháng cáo trong vòng 45 ngày. Nếu quyết định lần hai đã được ban hành mà hộ vẫn chưa thỏa mãn với quyết định đó thì họ có thể khiếu nại lên tòa án tỉnh trong vòng 45 ngày.

Bước 4, tòa án tỉnh: Nếu người khiếu nại nộp hồ sơ của vụ việc lên tòa án và toàn án ra quyết định đứng về phía người khiếu nại, khi đó chính quyền tỉnh sẽ phải tăng mức bồi thường lên mức mà tòa án quyết định. Trong trường hợp tòa án đứng về phía UBND tỉnh, người khiếu nại sẽ phải chấp hành quyết định giải quyết của tòa an.

Cơ chế khiếu nại này sẽ được bao gồm trong Khung chính sách tái định cư và Kế hoạch tái định cư của dự án, đồng thời được phổ biến công khai cho người BAH biết trong các cuộc tham vấn cộng đồng trong giai đoạn thực hiện dự án.

VI. Các thủ tục pháp lý và quản lý

Page 89: NGÂN HÀNG THẾ GIỚI cao danh... · Web viewCũng ở xã này, hội nông dân đã họp đề xuất lập nhóm chăn nuôi nhím với hình thức tương tự và nhận

Báo cáo đánh giá xã hội Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững trang 87

6.1 Quản lý và thực hiện Khung quy trình này

Để thực hiện các hoạt động nhằm giảm thiểu các tác động bất lợi của dự án đến các cộng đồng và người BAH đòi hỏi phải có sự tham gia của các cấp, ngành liên quan từ Trung ương đến địa phương và người dân. Cơ cấu tổ chức, quản lý, thực hiện và trách nhiệm của các bên liên quan được thống nhất như sau:

Cấp Trung ương:

Bộ NN&PTNT được Chính phủ ủy quyền là cơ quan chỉ đạo và thực hiện dự án. Ban điều phối dự án thuộc Ban quản lý các dự án nông nghiệp thuộc Bộ NN&PTNT chịu trách nhiệm điều phối chung việc thực hiện các hoạt động giảm thiểu được đề xuất cũng như công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của dự án. Mặt khác, Ban điều phối dự án chịu trách nhiệm đào tạo và tập huấn cho các tỉnh dự án về chính sách an toàn xã hội của Ngân hàng thế giới và giám sát việc thực hiện các hoạt động giảm thiểu của các tỉnh dự án thông qua cơ quan giám sát độc lập do Ban tuyển chọn.

Các Ủy ban nhân dân (PC):

Các UBND trong vai trò là cấp quản lý cao nhất tại mỗi cấp có trách nhiệm quản lý nhà nước tại địa địa phương. Các Ban bồi thường cấp tỉnh chỉ được thành lập cho những dự án đặc biệt. Các Ban bồi thường cấp huyện được thành lập chung cho các dự án trên địa bàn huyện và do một phó Chủ tịch huyện làm Trưởng ban.

UBND tỉnh (PPC):

Ban hành quyết định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư áp dụng trên địa bàn tỉnh và chỉ đạo thực hiện.

Phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư do Ban tái định cư các huyện trình lên. Trong dự án này, các công trình được nần cấp và cải tạo chỉ thuộc phạm vi một huyện nên UBND tỉnh có thể ủy quyền cho UBND huyện phê duyệt các phương án bồi thường.

Ban hành quyết định thu hồi và giao đất cho dự án

Phê duyệt cấp đất cho các hộ dân di dời, những người sử dụng đất bị ảnh hưởng mà không có quyền sử dụng đất.

Chỉ đạo các Sở, ban ngành liên quan của tỉnh thực hiện các hoạt động của dự án trong phạm vi chức năng của các cơ quan đó.

Giao nhiệm vụ cho các huyện thuộc dự án trong phạm vi tỉnh và chỉ đạo thực hiện.

UBND huyện (DPC):

UBND huyện có trách nhiệm:

Thành lập Ban bồi thường huyện và chỉ đạo việc thực hiện bồi thường và các hoạt động giảm thiểu tác động trong địa bàn huyện.

Chỉ định người đứng đầu của đội thực hiện bồi thường cấp xã.

Xác nhận hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của người BAH.

Phê duyệt phương án bồi thường (nếu được ủy quyền).

Page 90: NGÂN HÀNG THẾ GIỚI cao danh... · Web viewCũng ở xã này, hội nông dân đã họp đề xuất lập nhóm chăn nuôi nhím với hình thức tương tự và nhận

Báo cáo đánh giá xã hội Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững trang 88

Chỉ đạo các Phòng, Ban liên quan của huyện và UBND các xã dự án thực hiện các hoạt động của dự án trong phạm vi quyền hạn và trách nhiệm của các phòng ban đó.

UBND xã (VPC):

UBND xã có trách nhiệm:

Thành lập đội thực hiện bồi thường xã để làm việc với DRC

Phối hợp với DRC thực hiện phổ biến thông tin và tham vấn cộng đồng.

Ký hồ sơ bồi thường của người BAH

Hỗ trợ các bên liên quan thực hiện các hoạt động của dự án trên địa bàn xã 6.2 Trách nhiệm của các bên liên quan trong việc thực hiện Khung quy trình này

Các Ban QLDA tỉnh:

Các Ban QLDA tỉnh thuộc Sở NN&PTNT chịu trách nhiệm phối hợp với Ban điều phối dự án, các cơ quan liên quan cấp tỉnh, UBND các huyện, các Ban bồi thường huyện và UBND các xã dự án thực hiện các hoạt động giảm thiểu tác động của dự án và bồi thường. Ban QLDA tỉnh chịu trách nhiệm giám sát việc thực hiện các hoạt động đó trong phạm vi của tỉnh, đồng thời tham mưu cho UBND tỉnh giải quyết các mâu thuẫn và khiếu nại của các cộng đồng và người BAH.

Ban bồi thường huyện:

Ban bồi thường huyện chịu trách nhiệm thực hiện các hoạt động giảm thiểu và bồi thường trong phạm vi của huyện. Ban bồi thường huyện phối hợp với Trung tâm đào tạo nghề, Trung tâm giáo dục thường xuyên và UBND các xã dự án để tổ chức các khóa đào tạo nghề ngắn hạn và dài hạn cho người BAH. Ban bồi thường huyện cũng có trách nhiệm tham mưu cho UBND huyện giải quyết các mâu thuẫn và khiếu nại của các cộng đồng và người BAH.

Cấp xã:

Thành lập tổ thực hiện dự án để phối hợp với Ban bồi thường huyện thực hiện các hoạt động giảm thiểu và bồi thường trong phạm vi xã. Xác minh các khiếu nại và mâu thuẫn của các cộng đồng và người BAH để tham mưu cho chủ tịch UBND xã giải quyết.

Cộng đồng và người bị ảnh hưởng:

Tham gia giám sát việc thực hiện các hoạt động của dự án

Thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động của dự án

Bàn giao mặt bằng để thực hiện dự án (nếu cần)

6.3 Kinh phí và nguồn kinh phí thực hiện

Kinh phí để thực hiện các hoạt động giảm thiểu tác động của dự án như hỗ trợ chuyển đổi nghề, đào tạo nghề, thực hiện các mô hình sinh kế thay thế sẽ được tính toán cụ thể trong quá trình thực hiện dự án. Nguồn kinh phí này sẽ được lấy từ vốn vay của Ngân hàng thế giới. Các Ban QLDA tỉnh có trách nhiệm quản lý và giải ngân kinh phí được phân bổ để thực hiện dự án. Các bước thực hiện như sau:

Page 91: NGÂN HÀNG THẾ GIỚI cao danh... · Web viewCũng ở xã này, hội nông dân đã họp đề xuất lập nhóm chăn nuôi nhím với hình thức tương tự và nhận

Báo cáo đánh giá xã hội Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững trang 89

(i) Căn cứ vào các kế hoạch chuyển đổi sinh kế thay thế đã được các cộng đồng BAH xây dựng, Ban QLDA tỉnh xây dựng phương án và dự toán để thực hiện các kế hoạch đó và tham vấn người BAH trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

(ii) Trình cấp có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch và dự toán đã được lập.

(iii) Sau khi dự toán được duyệt, Ban QLDA tỉnh thực hiện cấp phát kinh phí cho các hộ, nhóm hộ hay cá nhân để thực hiện kế hoạch đã được xây dựng.

Đối với việc thực hiện bồi thường và hỗ trợ cho người BAH do bị thu hồi đất hay tạm ngừng kinh doanh, các Ban bồi thường huyện có trách nhiệm kiểm đếm các tài sản bị ảnh hưởng và lập phương án và dự toán bồi thường trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Giá bồi thường cho các tài sản BAH là giá thay thế. Kinh phí chi trả bồi thường và hỗ trợ được lấy từ vốn đối ứng của các tỉnh dự án. UBND các tỉnh dự án có trách nhiệm cấp đủ và kịp thời kinh phí cho các Ban bồi thường huyện để chi trả bồi thường và hỗ trợ cho các hộ BAH. Các bước thực hiện cụ thể như sau:

(i) Căn cứ kết quả kiểm kê chi tiết các tài sản BAH của mỗi hộ, Ban bồi thường huyện lập phương án và dự toán bồi thường và tham vấn người BAH trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;

(ii) Sau khi phương án và dự toán được phê duyệt, Ban bồi thường thực hiện chi trả bồi thường và hỗ trợ cho người BAH.

VII. Giám sát việc thực hiện

7.1 Giám sát của cộng đồng

Các tác động tích cực và tiêu cực của dự án đến cộng đồng và người dân trong vùng dự án cũng như hiệu quả của việc thực hiện các biện pháp nhằm cải thiện (hoặc ít nhất là khôi phục) thu nhập và mức sống của người BAH cần được giám sát chặt chẽ trong quá trình thực hiện dự án. Ở cấp cộng đồng, cần lập một Tổ giám sát do các hộ trong cộng đồng bầu ra, bao gồm đại diện của cả hộ BAH và hộ không BAH. Tổ cần cử một đại diện tham gia vào Tổ thực hiện bồi thường của xã. Nhiệm vụ của Tổ giám sát là kiểm tra và giám sát việc thực hiện các hoạt động của dự án ở cộng đồng, bao gồm: thực hiện các mô hình đồng quản lý; xác định các tác động bất lợi của dự án; lựa chọn các hộ đủ tiêu chuẩn để bồi thường và hỗ trợ; thực hiện các mô hình sinh kế thay thế; các biện pháp bồi thường, hỗ trợ và khôi phục sinh kế của các hộ BAH. Việc giám sát cần được thực hiện ngay từ khi bắt đầu dự án cho đến khi kết thúc dự án. Tất cả những phát hiện cần được báo cáo kịp thời cho các cơ quan thực hiện dự án và chính quyền địa phương để có biện pháp giải quyết. Các chỉ báo chính cần giám sát bao gồm:

(i) Các hoạt động của dự án được thiết kế có phù hợp với khả năng và điều kiện của người dân và địa phương không?

(ii) Các tác động tích cực và tiêu cực của các hoạt động dự án đến người dân và cộng đồng

(iii) Các biện pháp giảm thiểu và thực hiện các biện pháp giảm thiểu tác động bất lợi của dự án

(iv) Mức độ đồng thuận và hài lòng của người BAH về việc thực hiện các biện pháp giảm thiểu

(v) Mức độ hài lòng của người BAH và cộng đồng về giải quyết các xung đột và khiếu nại

Page 92: NGÂN HÀNG THẾ GIỚI cao danh... · Web viewCũng ở xã này, hội nông dân đã họp đề xuất lập nhóm chăn nuôi nhím với hình thức tương tự và nhận

Báo cáo đánh giá xã hội Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững trang 90

(vi) Mức độ công khai, minh bạch trong thực hiện dự án.(vii) Mức độ cải thiện sinh kế và thu nhập của người BAH

7.2 Giám sát nội bộ và độc lập

a) Giám sát nội bộ

Các Ban QLDA tỉnh có trách nhiệm thực hiện giám sát nội bộ việc thực hiện Khung quy trình này. Các báo cáo giám sát nội bộ cần được lập định kỳ hàng tháng và trình nộp Ban QLDA trung ương va WB. Báo cáo cần nêu rõ những khác biệt giữa thực hiện thực tế với các quy định trong Khung quy trình và Khung chính sách tái định cư cũng như Chính sách tái định cư không tự nguyện (OP4.12) của WB. Các biện pháp khắc phục cũng cần được đề xuất trong báo cáo. Các chỉ báo giám sát chính:

(i) Bố trí nhân sự và tổ chức thực hiện dự án (ii) Thực hiện tham vấn cộng đồng BAH(iii) Phân bổ đủ và kịp thời kinh phí thực hiện các biện pháp giảm thiểu(iv) Chi trả các khoản kinh phí cho người BAH để thực hiện các biện pháp giảm thiểu và

chuyển đổi sinh kế (v) Ngăn ngừa và giải quyết các xung đột, khiếu nại của người/cộng đồng BAH(vi) Sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong việc thực hiện các biện pháp giảm

thiểu(vii) Những thay đổi sinh kế của người BAH diễn ra như thế nào(viii) Mức độ cải thiện sinh kế của người BAH đã đạt được so với trước dự án(ix) Các tác động phát sinh trong quá trình thực hiện và biện pháp giải quyết

b) Giám sát độc lập

Ban QLDA trung ương cần tuyển chọn một cơ quan bên ngoài có đủ năng lực và kinh nghiệm về giám sát việc thực hiện chính sách an toàn xã hội của WB để giám sát sự tuân thủ các quy định và chính sách an toàn xã hội của dự án và việc thực hiện Khung quy trình này. Việc giám sát được thực hiện định kỳ 6 tháng một lần hoặc vào thời điểm thích hợp do Ban QLDA trung ương huy động. Các báo cáo giám sát cần nêu rõ những khác biệt giữa thực hiện thực tế với các quy định trong Khung chính sách tái định cư của dự án và chính sách an toàn xã hội của WB. Các biện pháp khắc phục những khác biệt đó cũng cần được đề xuất trong báo cáo. Các chỉ báo chính cần giám sát như sau:

(i) Công tác nội nghiệp (cơ cấu tổ chức thực hiện, giám sát nội bộ và báo cáo, cập nhật và lưu giữ số liệu)

(ii) Phổ biến thông tin và tham vấn cộng đồng (số lượng các cuộc họp, nội dung phổ biến thông tin và tham vấn, kết quả tham vấn…)

(iii) Thực hiện các biện pháp giảm thiểu và sinh kế thay thế (các biện pháp giảm thiểu được đề xuất; lập kế hoạch và cấp kinh phí thực hiện các sinh kế thay thế; mức độ tuân thủ chính sách tái định cư không tự nguyện (OP4.12), Khung chính sách TĐC, Khung phát triển dân tộc thiểu số và Khung quy trình này; sự tham gia của cộng đồng vào quá trình thực hiện các biện pháp giảm thiểu và dự án)

(iv) Những chính sách đặc biệt được áp dụng cho nhóm dễ bị tổn thương

Page 93: NGÂN HÀNG THẾ GIỚI cao danh... · Web viewCũng ở xã này, hội nông dân đã họp đề xuất lập nhóm chăn nuôi nhím với hình thức tương tự và nhận

Báo cáo đánh giá xã hội Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững trang 91

(v) Cơ chế giải quyết khiếu nại và các xung đột (cơ chế thực hiện, thời gian và kết quả giải quyết…)

(vi) Mức độ hài lòng của người/cộng đồng BAH về giải quyết các xung đột và khiếu nại(vii) Mức độ đạt được các mục tiêu giảm thiểu và chuyển đổi sinh kế(viii) Mức độ đạt được về bảo tồn và hạn chế khai thác các nguồn tài nguyên ven biển(ix) Những vấn đề tồn tại, phát sinh trong quá trình thực hiện dự án và các biện pháp

khắc phục.

7.3 Phổ biến Khung quy trình

Bản thảo Khung quy trình sẽ được phổ biến cho các cộng đồng BAH để nhận các ý kiến đóng góp của họ. Khi Khung quy trình này được phê duyệt, bản chính thức sẽ được phổ biến cho các cộng đồng địa phương và đăng trên trang thông tin điện tử (website) của Ngân hàng thế giới.

Page 94: NGÂN HÀNG THẾ GIỚI cao danh... · Web viewCũng ở xã này, hội nông dân đã họp đề xuất lập nhóm chăn nuôi nhím với hình thức tương tự và nhận

Báo cáo đánh giá xã hội Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững trang 92

PHỤ LỤC 2. TÓM TẮT CÁC KẾT QUẢ THAM VẤN CỘNG ĐỒNG

Nội dung tham vấn:

- Thông tin về các hoạt động của dự án (tập trung vào Hợp phần 2 và 3),

- Những tác động tiềm ẩn của dự án (Hợp phần 2 và 3),

- Các biện pháp giảm thiểu tác động như hỗ trợ và các sinh kế thay thế do người dân đề xuất.

Phương pháp tham vấn:

- Thảo luận các nhóm ngư dân nữ, nhóm ngư dân nghèo, nhóm ngư dân DTTS, nhóm NTTS, nhóm chế biến thủy sản, nhóm dịch vụ thủy sản, nhóm phi nông nghiệp, nhóm nông nghiệp, nhóm đánh bắt kết hợp canh tác, nhóm thanh niên, theo các nội dung trên.

- Các phương pháp SWOP, lựa chọn ưu tiên được sử dụng trong việc lựa chọn các đề xuất hoạt động của dự án CRSD. Có xã thực hiện lựa chọn hoạt động dự án xếp thứ tự ưu tiên, có xã thực hiện tính điểm từng hoạt động dự án theo thang điểm 10.

Tỉnh/ huyện/ xã

Nhóm tham vấn

Số người tham gia

Ngày tham vấn

Ý kiến người thảo luận

Xã Ninh Vân, Khánh Hòa

TLN cán bộ xã Ninh Vân

6 10/5/2011 Nguồn kinh tế chủ lực là Nông nghiệp và công nghiệp còn lại lao động buôn bán nhỏ, địa bàn xã Ninh Vân vừa có đất rừng, đất trồng màu, vừa biển, thuận lợi du lịch. Có một vài dự án du lịch đã hoạt động, nhưng không giải quyết được vấn đề lao động của địa phương vì trình độ lao động thấp, không đủ tiêu chuẩn.

Ninh Vân đất biển, đất núi chiếm đa số, đất bằng ít, đang chuyển hướng nông nghiệp sang công nghiệp, đang chuyển đổi đất nông nghiệp sang dịch vụ nên đất để phát triển chăn nuôi trồng trọt ít, phát triển du lịch bất động sản dịch vụ. Các khu ven biển ưu tiên cho du lịch và dịch vụ.

Khó khăn là trình độ lao động chưa cao. Đánh bắt ngư nghiệp theo mùa vụ, tài nguyên gần bờ cạn kiệt, nguồn vốn đánh bắt xa bờ chưa có nên khó khăn. Đất trồng trọt thì chuyển dần sang kiểu trồng trọt công nghiệp, đất chăn nuôi hướng tập trung, trang trại do thức ăn tự nhiên ít

Đề xuất dự án-xếp hạng ưu tiên: 1. Đào tạo nghề cho con em ngư dân. 2. Tàu xa bờ. 3. BHYT cho người bệnh kinh niên, người già. 4.Vùng sản xuất và kiểm định tôm giống

TLN ngư dân xã

6 10/5/2011 Mấy năm gần đây nguồn hải sản địa phương cạn kiệt, nguồn nguyên liệu

Page 95: NGÂN HÀNG THẾ GIỚI cao danh... · Web viewCũng ở xã này, hội nông dân đã họp đề xuất lập nhóm chăn nuôi nhím với hình thức tương tự và nhận

Báo cáo đánh giá xã hội Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững trang 93

Ninh Vân không có, lấy ở các tỉnh xa quá tốn kém, giá nguyên liệu tăng gấp 3 lần thế nên kinh doanh gặp khó khăn

Tình hình đánh bắt năm nay so với các năm trước: Giá nhiên liệu tăng, số lượng sản phâm ít hơn năm trước, giá bán sản phẩm tăng. Giá cả sinh hoạt năm nay tăng cao hơn so với các năm trước thế nên mức sống của ngư dân thấp hơn trước

Trước tình hình thủy sản cạn kiệt như vậy, có một vài anh em cũng chuyển đổi sang sản xuất hải sản, nuôi tôm hùm giống, Một vài bà con cũng định đánh bắt tôm hùm con rồi nuôi, tuy nhiên lại khó khăn vấn đề tiền vốn, một lồng nuôi cần vài trăm triệu, bà con không có vốn để thực hiện.

Ý kiến về việc bà con góp vốn góp sức, làm thành các tổ cùng đánh bắt buôn bán: Ý kiến này rất hay, tuy nhiên để thực hiện thành công thì cần 2 yếu tố là vốn và nhận thức của người dân. Trước đây tôi lãnh đạo người nông dân, đã có ý kiến là nâng cấp để đi đánh bắt ngư trường xa thì hiệu quả hơn, tuy nhiên cuối cùng người dân không chịu, họ lập luận bây giờ cái nhóm 5 người này thì ai chỉ huy, trả lời:“Theo năng lực” tuy nhiên người ta lại không đồng ý vì không chịu làm dưới quyền người khác

Chính sách hỗ trợ của nhà nước còn nhiều bất cập, số tiền cho người dân nghèo vay để kinh doanh sản xuất là quá ít, không đủ kinh doanh. Điều này làm ngư dân phải đi vay tiền của tư nhân hoặc các đầu nậu. Các đầu nậu này không lấy lãi, tuy nhiên họ sẽ mua sản phẩm với giá rẻ, do hải sản càng ngày càng cạn kiệt nên ngư dân nợ nần chồng chất

Ở địa phương điều kiện để chuyển đổi nghềbfgr thì chắc chỉ chuyển sang nuôi trồng. Tuy nhiên để nuôi trồng thì cần có vốn. Vì vậy ý kiến là cho ngư dân được vay vốn lãi suất dài hạn để người ta làm ăn. Vay từ 3-5 năm, 1-2 năm không đủ để người ta làm ăn. Nuôi trồng ở đây có thể là nuôi tôm hùm, nuôi cá lồng bè. Cá thì có thể đa dạng.

Hiện tại đất của xã có hạn chế, trồng hành tỏi cũng không có đất để phát tiển quy mô, nuôi gia súc cũng không có đồng cỏ, vì vậy nuôi trồng thủy sản chắc sẽ phù hợp với địa

Page 96: NGÂN HÀNG THẾ GIỚI cao danh... · Web viewCũng ở xã này, hội nông dân đã họp đề xuất lập nhóm chăn nuôi nhím với hình thức tương tự và nhận

Báo cáo đánh giá xã hội Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững trang 94

phương Khó khăn của bà con: Thiếu vốn,

thiếu đất, thiếu kĩ thuật. Ngoài ra còn có thể thiếu lao động, địa phương không có người thu mua nên thường bị lái buôn vào ép giá. Hi vọng có đường liên thống với đất liền thì có thể mua bán giá tốt hơn. Đầu vào cao, đầu ra không ổn định

Đề xuất dự án-xếp hạng ưu tiên: 1.Nuôi tôm hùm lồng. 2. Tàu xa bờ. 3. Đào tạo nghề cho con em ngư dân 4. BHYT cho người bệnh kinh niên, người già. 5. Vùng sản xuất và kiểm định tôm giống

TLN làm nông nghiệp Ninh Vân

8 12/5/2011 Trong thôn còn nhiều đất có thể cải tạo để trồng hành tỏi, tuy nhiên không có vốn để cải tạo. Thành lập tổ hợp tác cải tạo đất, mở rộng cây hành tỏi. Không có đủ đất để làm cả 1 vùng cho nhiều bà con, có thể chung 1 nhóm nhưng đất riêng. Nguồn bao tiêu sản phẩm hành tỏi. Nguồn cung cấp nguyên liệu ổn định, lúc đầu vào đầu ra ổn định thì bà con sẽ yên tâm hơn.

Ở đây không có bán thể bảo hiểm tự nguyện do không có đại lý. Nhiều người cũng muốn mua

Muốn nuôi heo rừng, rào khu đồi lại, nuôi vài chục con heo rừng. Nguồn giống đi mua ở Cam Ranh nhiều. Có thể 4,5 cha con làm thành 1 tổ, vốn có thể khoảng 150tr-200tr, đất màu có thể trồng cây màu, cây lang rồi cho heo rừng ăn.

Muốn chăn nuôi hươu lấy nhung, muốn thí nghiệm nuôi ở địa phưưong, nguồn thức ăn rất dồi dào, dễ nuôi hơn bò. Nếu thành công có thể mở rộng. Nuôi 4 con, 1 con giốn hươu được 25tr, hươu cái 10tr, hươu đực lấy nhung nên đắt, 4 con 100tr, chuồng trại 200tr diện tích chuồng 40m2

Mong muốn có đường thoát lũ, kỹ sư thiết kế đường ở nơi khác, không biết luồn lạch nước nên nước thoát xuống gặp đường bị chặn ở trong làng. Trước xã có con mương thoát nước hoạt động khá ổn định, tuy nhiên có đường mới chặn ngang mương.

Đề xuất dự án-xếp hạng ưu tiên: 1. Đào tạo nghề cho con em ngư dân.2. Vùng sản xuất và kiểm định tôm giống. 3.Điện lưới khu đèo Bãi trướng trồng hành tỏi.4. Cải tạo đất khu đèo Bãi

Page 97: NGÂN HÀNG THẾ GIỚI cao danh... · Web viewCũng ở xã này, hội nông dân đã họp đề xuất lập nhóm chăn nuôi nhím với hình thức tương tự và nhận

Báo cáo đánh giá xã hội Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững trang 95

trướng trồng hành tỏi. 5. Thoát lũ

TLN phụ nữ Ninh Vân

5 11/5/2011 Có thể thành lập các tổ nhóm để chăn nuôi. Vấn đề là cần đoàn kết thì mới làm việc với nhau được. Có thuận lợi là các chị em thường thành lập thành hội chị em tình nghĩa 10-20 chị em và điều này sẻ rất dễ để chị em lập thành các tổ. Các chị em trước giờ nuôi trồng chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, chưa tham gia lớp tập huấn nào. Chuông lợn 1 chuồng nuôi 5 con, diện tích 4x5m. phải bê tông hóa, có tấm mái chống nóng, có hệ thống nước. Để giảm bệnh thì chuồng phải sạch, ăn sạch. Để nuôi 10 con cần 2 ô, 60tr. Có thể thay đổi vật liệu xây dựng để giảm giá thành. Thuận lợi: Có đất trồng rau, nước sạch, lao động sẵn có, đi biển về có cá để làm cám.

Có thể thành lập thành các tổ khoảng 10 hộ, mỗi hộ có thể nuôi phụ thuộc vào diện tích đất, nếu tổ chức thành mô hình thì 10 hộ cần nuôi khoảng 200 con thì mới có lãi. Cần dự án hỗ trợ về giống, thức ăn. Quan trọng là giống tốt thì xuất chuồng nhanh, có hiệu quả kinh tế cao. Nếu mà làm mô hình, chị em chỉ đủ tiền giống, còn thức ăn, cải tạo chuồng trại thì ko đủ.

Để chế biến hải sản, thành lập tổ thì cần 5-6 hộ. Tiêu thụ sản phẩm cá của xã. Nếu mà có kinh nghiệm thì sẽ bảo ban được nhau, thống nhất về cung cách ăn chia. Để có thể thực hiện được thì cần hỗ trợ vốn,..

Mô hình nuôi gà có thể làm tập trung khoảng 10 hộ, vốn đòi hỏi, chuồng trại không cao lắm. Sẽ tổ chức một vài gia đình có đất rộng, mỗi hộ có thể nuôi 300 con. Tiền giống 30k/ con, tiền giống 10 hộ 300 con khoảng 90 triệu.

Nếu mà thành lập các tổ, thì ít nhất khoảng 3 năm có thể hỗ trợ các tổ nhóm khác. Có thể hỗ trợ các tổ khác 50% vốn của tổ đã được hỗ trợ.

Đề xuất dự án-xếp hạng ưu tiên: 1. Vùng sản xuất và kiểm định tôm giống. 2.Nước sạch. 3. Hỗ trợ hộ nghèo chăn nuôi. 4. Nuôi tôm hùm lồng. 5. Tàu xa bờ 6.Đào tạo nghề cho con em ngư dân.

Page 98: NGÂN HÀNG THẾ GIỚI cao danh... · Web viewCũng ở xã này, hội nông dân đã họp đề xuất lập nhóm chăn nuôi nhím với hình thức tương tự và nhận

Báo cáo đánh giá xã hội Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững trang 96

Xã Ninh Lộc, Khánh Hòa

TLN đánh bắt thôn Tân Thủy, Ninh Lộc, Khánh Hòa

11 15/5/2011 Anh Hồ Minh Sơn 1969, Nhà có ghe, đã bán ghe 9CV, vì thu nhập không đủ chi, đang thất nghiệp, hiện làm thêm cho thôn (phó trưởng thôn) mỗi tháng 400 ngàn đồng. Bán ghe 9CV được 5 triệu, Vợ bán bún phở kiếm tiền tiêu cho cả gia đình, ngày nào bán khá được 70-80 ngàn đồng. Nhà không đủ tiền cho các con đi học nghề. Định cho con học nghề sửa điện thoại, khoảng 10 triệu.

Trong thôn có khoảng 70 chiếc ghe, đã bán 5-6 chiếc, do không đủ xăng dầu đi lại, Sau khi bán ghe, người ta sắm xuồng nhỏ và tiếp tục làm biển. Thu nhập trước 100 ngàn, bán ghe, dùng xuồng thu nhập 1 ngày 50-60 ngàn. Biển bây giờ bị ô nhiễm, tôm cá chết. Chồng trước đi biển kiếm được, giờ bữa được bữa không, tháng rồi được 500-600 ngàn. Nhà không có ghe, dùng xuồng

Thanh niên trong làng thất nghiệp nhiều, làm linh tinh, làm đông lạnh.. đi làm thuê ngoài, thường đi hái café, tiêu ở trên Đắc lăk khoảng 50 người, làm đông lạnh (ở Nha trang) khoảng 100 người

Phạm Thị Thanh Vân 32 tuổi trình độ 4/12 có 3 con, phụ buôn cá tôm tháng 1 tr, chồng đi biển có ghe D9 mỗi tháng 3triệu. So với năm ngoái thì ít đi, năm ngoái được 4triệu

Nếu muốn chuyển đổi nghề thì khó khăn là không có vốn. Người dân mơ ước ở đây có một khu công nghiệp để mọi người vào làmTuy nhiên nếu có khu công nghiệp thì cần phải đào tạo nghề.

Chuyển sang nuôi hàu, cách đây 3km (Tân Đỏa Ninh Ích) có một vài hộ đang nuôi, thu nhập cũng được. Dự kiến vốn để nuôi hàu khoảng 40tr. Kĩ thuật nuôi đã biết. Tuy nhiên nếu trên cho nuôi thì vẫn xin đi học kỹ thuật nuôi cho đảm bảo. Có thể làm thành nhóm 5-10 người lập thành trang trại. 5 người khoảng 200tr

Lê Văn Hải: Bên cạnh đó nếu có đất thì tổ chức chăn nuôi trại gà, nuôi bò năm 2003 đã tổ chức nuôi hơn 10 con bò nhưng thất bại, bò bị bệnh chết mặc dù có tiêm phòng nhưng vẫn bị Nếu có vốn thì sẽ nuôi gà do không có người chăn dắt bò. Nếu mà làm trại gà thì hơn 1000 con, vốn mắc

Hồ Minh Sơn: nếu có vốn 15-20tr thì sẽ làm hồ nuôi ếch ở trong nhà, nhà có đất, có thể mở mấy chục hồ nuôi. Ở

Page 99: NGÂN HÀNG THẾ GIỚI cao danh... · Web viewCũng ở xã này, hội nông dân đã họp đề xuất lập nhóm chăn nuôi nhím với hình thức tương tự và nhận

Báo cáo đánh giá xã hội Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững trang 97

huyện cũng có nhiều người nuôi, mình có thể học hỏi. Thức ăn ếch rau cá tạp mua rẻ chỉ 5k/kg. Vốn ít mau thu. Chúng ta có thể xây dựng các mô hình thí điểm trong 2 năm đầu, nếu mà thành công thì mở rộng 3 năm sau.

Kế hoạch tạo rừng ngập mặn để khôi phục lại môi trường (trồng đước) khoảng 5-7 năm thì mới lên. Mọi người cũng đã biết kỹ thuật trồng , nếu mà có hỗ trợ thì nhiều người sẽ đăng kí tham gia. Nếu mà kế hoạch thực hiện thì cần đất, người chăm sóc, giống (10-15k/kg). Nếu đước nhiều thì sẽ khôi phục được lại tôm cá.

Nuôi hàu:Cần tổ chức các lớp học kỹ thuật nuôi, cung cấp vốn. Lợi thế có sẵn lao động, giống địa phương, có thế lập thành các tổ, lúc đầu nên thí điểm 3 hộ rồi nhân rộng ra thời gian thí điểm 1 năm. Đánh giá kết quả rút kinh nghiệm

Đề xuất dự án; Rừng ngập mặn; 10/10; nuôi hàu:9,8; nghêu:3,6;hỗ trợ hộ nghèo NTTS quảng canh:5,7; Đào tạo nghề con em hộ nghèo:8,3/10;Truyền thông tay đổi hành vi đánh bắt:10/10; chăn nuôi ếch:8,3/10, bò:3,1/10, gà 5,9/10

TLN nuôi trồng thủy sản thôn Tam ích, Ninh Lộc

10 16/5/2011 Nguyễn Quốc Hậu 45 tuổi, trình độ 5/12, nuôi tôm cua bán công nghiệp, diện tích nuôi 35.000m2. Thế chấp hết rồi, nợ ngân hàng 180 triệu, từ 2003 đã quá hạn. Hiện tại nuôi quảng canh, vợ buôn bán phở bún không đủ ăn, 2 con trai đi làm công nhân, 1 đứa đi bộ đội, 2 đứa đi học

Tất cả các trường hợp đều vay quá hạn và khóa sổ không vay được tiếp, trong đó người vay thấp nhất 40 triệu, người vay cao nhất 180 triệu. Nay còn đất, hầu hết chỉ nuôi quảng canh. Vài người thuê đìa, nay đã trả lại.

Để xây dựng thành các cụm làm với nhau cũng khó khăn, mỗi người mỗi ý , cũng đã từng có mô hình làm theo cụm nhưng không thành công. Thành lập các cụm nhóm 10 hộ ở vùng nước sạch (Hòn Dung). Vùng này không bị ô nhiễm, cần hỗ trợ các hộ này vật nuôi, cây trồng, kinh phí

Công ty hiện nay mở nhiều, tuy nhiên đồng lương quá thấp không đủ sống, nên con em cũng không muốn đi làm

Hồ Minh Sơn, xã Ninh Lộc, Khánh

Page 100: NGÂN HÀNG THẾ GIỚI cao danh... · Web viewCũng ở xã này, hội nông dân đã họp đề xuất lập nhóm chăn nuôi nhím với hình thức tương tự và nhận

Báo cáo đánh giá xã hội Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững trang 98

Hòa, sinh năm 1969, có 2 con học đến lớp 10 và lớp 9 thì nghỉ, trong thôn cũng có nhiều trẻ bỏ học giữa chừng, các cháu bỏ học do điều kiện kinh tế không đầy đủ. Nhà không đủ tiền cho các con đi học nghề. Định cho học nghề sửa điện thoại, khoảng 10 triệu

Ở đây cũng từng hỗ trợ tiền học cho các em nhưng không ai đi học vì sợ đi học xong ra cũng không có nghề để làm (học thợ may, thợ hàn, nấu ăn, nếu hộ nghèo được 15 ngàn, tiền xăng 3 tháng 200 ngàn, hộ cận nghèo được 70 ngàn, tiền ăn, tiền xăng tự túc

Đề xuất dự án: Lập tổ NTTS Hòn vung:8,8/10;Đào tạo nghề con em hộ nghèo:6/10; Hỗ tro hộ nghèo NTTS quảng canh:10/10;Cấm sản xuất buôn bán Lờ: 10/10; truyền thông thay đổi hành vi đáng bắt:9/10; Thu gom rác 3 thôn ven biển: 10/10.

TLN Thanh niên Ninh Lộc

4 17/5/2011 Đề xuất dự án: Đào tạo nghề con em hộ nghèo:9,6/10; Giới thiệu việc làm 8,8/10; Hỗ trợ bằng tiền con em hộ nghèo phổ cập giáo dục: 9,4/10

TLN cán bộ xã Ninh Lộc

5 17/5/2011 Đề xuất dự án:Rừng ngập mặn:8,75/10;;Cấm sản xuất buôn bán Lờ: 9,25/10; Giới thiệu việc làm:8,75/10; Thu gom rác 3 thôn ven biển: 10/10; Hỗ trợ bằng tiền con em hộ nghèo phổ cập giáo dục: 9,75/10; nuôi tôm hùm lồng 8,0/10, cá mú8,0/10, vẹm:9,0/10, ốc hương: 6,0/10

Xã Hải Ninh, Tĩnh gia, Thanh Hóa

TLN đánh bắt Hải Ninh

5 27/5/2011 Ông Vũ Huy Hồng nói rằng: “Thu nhập các năm gần đây giảm sút cả về sản lượng lẫn thu nhập, năm ngoái trung bình được 3,3 -3,5 tạ/tháng, năm nay chỉ được 3 tạ/tháng. Cá có giá trị ngày càng ít, đánh bắt chủ yếu là cá dẹt, cá bơn…”

Ông Lê Trung Tuyến có tàu 18CV, cho biết 2 năm nay sản lượng giảm 30%, lượng cá tạp chiếm đến 2/3, trước không có nhiều chuyến lỗ như hiện nay.

Anh Lê văn Hưng, 30 tuổi, có thuyền thúng, máy D6 có thu nhập chừng 3 triệu tháng năm 2010, đến nay chỉ thu được 2 triệu/tháng.

Đi nghề biển không còn sống được nữa, cũng không muốn đi làm biển nữa. Hi vọng con cái được đi học để có nghề nghiệp ổn định. Nhà cũng muốn chuyển sang nghề kinh doanh chế biển hải sản, bán công cụ đi biển. Tuy nhiên lại cần vốn đầu tư. Có vay tiền ngân hàng, họ

Page 101: NGÂN HÀNG THẾ GIỚI cao danh... · Web viewCũng ở xã này, hội nông dân đã họp đề xuất lập nhóm chăn nuôi nhím với hình thức tương tự và nhận

Báo cáo đánh giá xã hội Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững trang 99

hàng để cho các con ăn học, không dám vay thêm vì bây giờ làm ăn khó khăn không trả được

Lê Công Tuân, xã Hải Ninh, 30 tuổi, trình độ 3/12, bố đi biển mất sớm nên nghỉ học, vợ trình độ 6-7/12, có 2 con còn nhỏ. “Không muốn con cái theo nghiệp bố, muốn các con được học hành”. Vợ ở nhà buôn bán nhỏ thu nhập 1 tháng 400-500k. Đi biển, tàu 22CV, đánh bắt quanh 5-6 hải lý. Thu nhập 1 tháng 25-26triệu, trừ chi phí được 17-20triệu thu nhập, chia cùng thợ bạn, còn lại 4-5triệu, ở nhà cấp 4 với bố mẹ. Mẹ đi làm nội trợ ở nhà, gỡ lưới.

Vũ Huy Chức 51 tuổi, trình độ 7/10 có 3 con, lớn nhất 22 tuổi mới làm công nhân vận tải sông ở trong công ty tư nhân tỉnh. Học 2 năm trung cấp. Cháu thứ 2, 18 tuổi, trình độ 11/12 đi biển với bố, cháu cũng thich đi học nghề: cơ khí, sửa chữa máy móc, nếu có dự án hỗ trợ đi học thì cần xem cháu có muốn không rồi quyết định. Gia đình có thuộc diện hộ nghèo. Đi biển có tàu 18CV, dùng lưới cước, Nghề khơi ở điạ phương không phát triển, chủ yếu đánh bắt gần bờ, nguyện vọng là được ra đánh ở khơi xa. Đi đánh cùng con và cháu. Tổng thu nhập cả nhà 1 tháng 25triệu trừ chi phí thì tiền lãi 17triệu.

Nếu về sau mà làm biển không đủ sống nữa thì sẽ đi làm thuê, phát triển các dịch vụ, nuôi trồng thủy hải sản tuy nhiên chưa có dự án đầu tư.

Nữ: nếu mà có vốn thì sẽ chuyển nghề sang bóng ghe bóng ốc, làm gần bờ, thu nhập 1 tháng có thể 8tr , bình quân trong năm thu nhập 3,5-4tr tháng.

Quản lý tàu thuyền đánh bắt còn chưa triệt để, chưa kiểm soát được các loại tàu đánh bắt, phân vùng. Điều này làm các tàu nhỏ không đánh bắt được

Thanh niên không muốn đi biển nữa, muốn chuyển sang nghề khác ổn định lồng ốc ghẹ, lưới rê. Muốn làm lưới rê hay lồng ốc ghẹ phải cải tạo tàu to hơn. Lồng ốc 60-70k chiếc, lồng ghẹ 120k cái. Đầu tư để làm có tàu làm ốc ghẹ này cần ít nhất 700-800tr. Giải quyết khoảng 10 lao động.

Đối với các chị có thuyền thúng, thu nhập thấp quá nên có thể chuyển sang nghề cung cấp đá cho các thuyền, vốn cho máy đá khoảng 300-400tr.

Làm vó ốc ghẹ, thí điểm 2 tàu, 1 tàu

Page 102: NGÂN HÀNG THẾ GIỚI cao danh... · Web viewCũng ở xã này, hội nông dân đã họp đề xuất lập nhóm chăn nuôi nhím với hình thức tương tự và nhận

Báo cáo đánh giá xã hội Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững trang 100

có 5-7 hộ, dự án đầu tư đầu tư 40-60tr, có khoảng 500 lồng.

Nếu mà tàu cũ, cung cấp vó thì cũng có thể làm, sẽ đi đánh bắt xa bờ vì đi xa mới có sản phẩm. Tuy nhiên cần phải xem xét điều kiện của tàu để có thể đi ra xa . Tại Bến Tre đầu tư cho tàu lưới rê từ 250-300tr tàu, đầu tư cho các thuyền nghề lưới kéo 20-30tr. Trên tàu người ta thường dùng 2 đến 3 lưới. Tàu lồng ốc đầu tư 40-60tr.

Đề xuất dự án: NTTS ngao: 7,6/10; Lồng bẫy cải tiến: 6,4/10; Lưới rê hỗn hợp: 6,7/10;Vó ốc ghẹ: 7,9/10; Đào tạo nghề:8,6/10; phổ cập giáo dục con em hộ nghèo: 9,4;chế biến TS:7,6/10; Dịch vụ TS: 7,4/10, GTVL:9,3; NTTS kết hợp RNM: 7,7/10; Chăn nuôi lợn8,0/10; chăn nuôi gia cầm:6,7/10 .

TLN NTTS, chế biến, dịch vụ Hải Ninh

9 27/5/2011 Đề xuất dự án: NTTS ngao: 10/10; Lồng bẫy cải tiến: 10/10; Lưới rê hỗn hợp: 9,4/10; Vó ốc ghẹ: 9,7/10; Đào tạo nghề:10/10; phổ cập giáo dục con em hộ nghèo: 10/10;chế biến TS:9,9/10; Dịch vụ TS: 7,4/10, GTVL:9,9/10; NTTS kết hợp RNM: 10/10; Chăn nuôi lợn8,7/10; chăn nuôi gia cầm:8,8/10

TLN phụ nữHải Ninh

8 26/5/2011 Đề xuất dự án: NTTS ngao: 8,0/10;Cải hóan tàu, lưới thưa: 8,0/10; Đào tạo nghề:9,1/10; Phổ cập giáo dục con em hộ nghèo: 10/10;Chế biến TS:8,9/10; GTVL:9,0/10;Chăn nuôi lợn 8,6/10; Chăn nuôi gia cầm:6,0/10

TLN ngư dân nghèoHải Ninh

8 26/5/2011 Đề xuất dự án: NTTS ngao: 9,8/10; NTTS kết hợp RNM: 10/10; Đào tạo nghề:10/10; Phổ cập giáo dục con em hộ nghèo: 10/10;Chế biến TS:10/10; Dịch vụ TS:9,4/10; GTVL:10/10;Chăn nuôi lợn 10/10; Chăn nuôi gia cầm:10/10

TLN cán bộ xã Hải Ninh

9 26/5/2011 Đề xuất dự án: NTTS ngao vịnh Thanh bình: 10/10; Lồng bẫy cải tiến: 7,7/10; Lưới rê hỗn hợp: 7,2/10; Vó ốc ghẹ: 9,4/10; Đào tạo nghề:10/10; phổ cập giáo dục con em hộ nghèo: 10/10;Chế biến TS:9,8/10; Dịch vụ TS: 7,9/10, GTVL:9,7/10; NTTS kết hợp RNM: 10/10; Chăn nuôi lợn7,8/10; chăn nuôi gia cầm:7,3/10

Xã Ngư TLN 20 24/5/2011 Đề xuất dự án: NTTS ngao:

Page 103: NGÂN HÀNG THẾ GIỚI cao danh... · Web viewCũng ở xã này, hội nông dân đã họp đề xuất lập nhóm chăn nuôi nhím với hình thức tương tự và nhận

Báo cáo đánh giá xã hội Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững trang 101

Lộc, Hậu Lộc, Thanh Hóa

NTTS, chế biến, dịch vụ TSNgư Lộc

7,7/10; Cải hóan tàu: 8,3/10; Lồng bẫy cải tiến: 7,5/10; Lưới rê hỗn hợp: 7,1/10; Câu kết hợp chụp mực 4 tăng gông: 8,7/10; Đào tạo nghề:8,4/10; chế biến TS: 8,0/10; Dịch vụ TS: 7,6/10; GTVL 7,8/10, hỗ trợ phổ. cấp giáo dục con em hộ nghèo: 9,0/10; tập huấn kỹ thuật ngắn hạn cho các hoạt động DA: 8,7/10

TLN đánh bắt Ngư Lộc

11 24/5/2011 Nam, 1982, có tàu giã đáy 82CV, làm 3 năm không có dư tiền, định giải thể đi xuất khẩu lao động, nhưng không có vốn. Cần vay 100 triệu.

Nam 54 tuổi, 3 anh em chung tàu 82CV, định chuyển đổi nuôi ngao cho có tương lai lâu dài, vì đánh bắt thất thừong, thời tiết không thuận. Định thuê đất Đa lộc của nhà nước-3 ha, tiền đất, giống hơn 1 tỷ, nợ 230 triệu sắm nghề, nay bán tàu sẽ có khoảng 450 triệu.

Thanh niên nhận thức cần học nghề

Khó khăn nhất cho chuyển đổi nghề là thiếu vốn. Muốn chuyển đổi lồng bẫy cải tiến hay chuyển đổi giã nhặt sang giã thưa (giã xưa),nhưng phải tăng công suất trên 90CV, khoảng trên 300 triệu.Một đôi tàu 5 lao động.

Đề xuất dự án: NTTS ngao: 8,3/10; Cải hóan tàu: 7,6/10; Lồng bẫy cải tiến: 5,0/10; Lưới rê hỗn hợp: 5,0/10; Câu kết hợp chụp mực 4 tăng gông: 8,0/10; Đào tạo nghề:9,1/10; chế biến TS: 7,5/10; Dịch vụ TS: 7,3/10; GTVL 9,2/10.

TLN cán bộ xã Ngư Lộc

8 24/5/2011 Trong 5 năm gần đây khoảng 2000 người di cư, 200 hộ đi làm ăn xa, một số mang theo con cái, một số để con cái lại. Ước tính 400-500 người làm giúp việc gia đình ở Hà nội và các tỉnh. Ở đây nếu không đi làm ăn xa thì không có việc làm, buộc phải đi

Chuyển từ nghề khai thác này sang nghề khai thác khác: nghề câu được người dân đánh giá cao, Đánh bắt bằng lồng cải tiến được lãnh đạo đánh giá cao hơn

Đào tạo nghề hỗ trợ con em hộ nghèo thì được đánh giá rất cao. Các hộ này nghèo vì thường là không có lao động (mất, bệnh tật).

Nghề đánh bắt bằng bẫy rất phụ thuộc vào thời tiết, lưới re cần đầu tư 230-330tr, lưới nhỏ khoảng 150tr. Tàu

Page 104: NGÂN HÀNG THẾ GIỚI cao danh... · Web viewCũng ở xã này, hội nông dân đã họp đề xuất lập nhóm chăn nuôi nhím với hình thức tương tự và nhận

Báo cáo đánh giá xã hội Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững trang 102

trong khoảng 60-90CV, không phải đi khơi đánh ven bờ từ 12-18 hải lý, không phụ thuộc vào nguyên liệu.

Đề xuất dự án: NTTS ngao: 8,9/10; Lồng bẫy cải tiến: 8,6/10; Lưới rê hỗn hợp: 8,1/10; Câu kết hợp chụp mực 4 tăng gông: 8,0/10; Đào tạo nghề:9,8/10; chế biến TS: 8,3/10; Dịch vụ TS: 8,0/10.

TLN thanh niên Ngư Lộc

13 25/5/2011 Em học hết lớp 12, thi đại học khoa công nghệ thống tin đại học quốc gia được 22 điểm nhưng không đi học vì điều kiện gia đình khó khăn. Bố thương binh, không bảo lưu kết quả, định đi học nghề.

Nam, 29 tuổi, Thôi học từ năm lớp 9, bố mất sớm, gia đình đông anh em. Hi vọng được hỗ trợ giúp đỡ kiếm việc làm: Nuôi trồng thủy sản, nuôi tắc kè, vốn cần 200tr. Đã có vợ có con, sẽ không đi học nữa mà chỉ kiếm việc làm.

25 tuổi trình độ 11/12, chưa có việc làm, gia đình đi biển, không đi biển cùng gia đình vì vất vả quá. Nguyện vọng muốn tìm 1 nghề nào đó, chưa nghĩ đến việc đi xa kiếm việc làm,

Trong hoàn cảnh của các cháu, nếu mà hỗ trợ 1tr5 thì không đủ để học đại học hay cao đẳng. Ở địa phương phụ thuộc vào biển cả, đất chỉ để xây nhà không thể chăn nuôi. Thanh niên đông thường xuất khẩu lao động. Mong muốn xã có trung tâm đào tạo nghề và có việc làm ngay tại địa phương

Có 3 vấn đề: 1. Kinh nghiệm: Khó khăn khi xin việc vì nhiều nơi yêu cầu.2. Môi trường làm việc: ở trường toàn học lý thuyết, sao làm được việc. 3. Khả năng làm việc. Vì vậy vấn đề làm cần phải có sự hỗ trợ để thanh niên có thể lựa chọn nghề tốt. Một số bạn không đi học thì muốn được cung cấp thông tin, đào tạo nghề để kiếm việc làm.Các bạn đi học thì muốn được hỗ trợ cung cấp thông tin để hướng nghiệp, lựa chọn ngành học.

Xã An Thạnh 3, Sóc Trăng

TLN đánh bắt thôn An Quới, An Thạnh

Các hộ làm nghề đánh bắt thảo luận và cho rằng nếu được cấp đất các hộ sẽ bỏ nghề đánh bắt để chuyển sang NTTS, trồng trọt hay chăn nuôi. Do quỹ đất sản xuất của xã không còn nên để tạo quỹ đất thì biện pháp duy nhất là mua lại đất của các hộ có nhiều đất. Giá đất sản xuất trung bình trên địa bàn xã hiện nay khoảng 40 triệu/công. Mỗi hộ cần từ 2-3 công để phát triển sản xuất. Như vậy, để

Page 105: NGÂN HÀNG THẾ GIỚI cao danh... · Web viewCũng ở xã này, hội nông dân đã họp đề xuất lập nhóm chăn nuôi nhím với hình thức tương tự và nhận

Báo cáo đánh giá xã hội Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững trang 103

chuyển đổi sinh kế cho khoảng 30% số hộ chuyên đánh bắt (32 hộ) trong xã sang nghề trồng trọt hoặc NTTS (nuôi cá lóc, cá rô phi) kết hợp trồng lúa thì cần khoảng 100 công đất, tương đương 4 tỷ đồng. Ngoài ra, cần đào tạo và tập huấn kỹ thuật cho các hộ, cung cấp con giống, hỗ trợ vốn và hỗ trợ ổn định đời sống trong thời gian chuyển đổi (ít nhất là 6 tháng).

Xã An Thạnh 3, Sóc Trăng

TLN đánh bắt An thạnh 3

Một số hộ đề nghị hỗ trợ để cải hoán tàu đánh bắt của họ sang tàu vận tải để làm dịch vụ vận tải mía, vật liệu xây dựng và các hang hóa khác. Một mô hình HTX dịch vụ đã được đưa ra để thảo luận. Theo đó, cải hoán các tàu đánh bắt (nếu có thể) hoặc đóng mới một số tàu vận tải và thành lập HTX dịch vụ vận tải. HTX sẽ quản lý và điều phối hoạt động của HTX. Do giao thông đường bộ bị hạn chế nên giao thông thủy đóng vai trò quan trọng ở Cù Lao Dung. Nhu cầu vận chuyển mía từ Cù Lao Dung và các địa phương khác đến nhà máy đường Sóc Trăng, vận chuyển vật liệu xây dựng và hàng hóa khác trên địa bàn huyện rất lớn. Mô hình HTX này sẽ thu hút được nhiều lao động có kinh nghiệm song nước của các hộ đánh bắt. Dự án hỗ trợ vốn để cải hoán hay đóng mới tàu và mua sắm trang thiết bị làm việc cho HTX.

Do hầu hết các hộ đánh bắt đều có đất vườn rộng nên có thể làm chuồng trại để phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm như bò, heo, gà, vịt… Dự án hỗ trợ con giống, vốn và tập huấn kỹ thuật nuôi. Có thể nuôi bò sinh sản và bò thịt. Trong năm đầu, một số hộ có điều kiện và có kinh nghiệm sẽ được giao nuôi trước, sau khi bò sinh sản thì giao bê cho các hộ khác nuôi

Dự án hỗ trợ đào tạo nghề làm lông my giả, sản xuất các đồ mỹ nghệ từ cây dừa. Chính quyền địa phương (huyện và xã) hỗ trợ đầu ra, ví dụ ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm.

Xã Vĩnh Hải, Sóc Trăng

TLN đánh bắt ấp Mỹ Thanh, Vĩnh Hải

Các hộ dân ở ấp Mỹ Thanh đề nghị dự án hỗ trợ nâng cấp tàu của họ từ công suất nhỏ dưới 30CV lên tàu công suất lớn hơn (từ 60CV trở lên) để có thể đánh bắt ngoài lộng. Tuy nhiên, chi phí cho việc nâng cấp này khá tốn kém vì phải cải

Page 106: NGÂN HÀNG THẾ GIỚI cao danh... · Web viewCũng ở xã này, hội nông dân đã họp đề xuất lập nhóm chăn nuôi nhím với hình thức tương tự và nhận

Báo cáo đánh giá xã hội Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững trang 104

hoán vỏ tàu và lắp thêm máy. Nếu hỗ trợ riêng cho từng hộ thì sẽ khó khả thi vì chi phí rất lớn. Vì vậy, chúng tôi đề xuất mô hình đồng quản lý tàu bằng cách lập ra một nhóm từ 3-5 hộ cùng góp cổ phần và với sự hỗ trợ một phần vốn của dự án để đóng mới một tàu công suất 60-90CV. Các hộ sẽ cử ra trưởng nhóm và xây dựng các quy định hoạt động của nhóm. Tuy nhiên, các hộ tham dự thảo luận cho rằng mô hình này khó thực hiện và không bền vững vì việc đồng sở hữu sẽ dẫn đến không ai chịu trách nhiệm. Họ nói “anh em trong gia đình còn phải phân chia riêng tài sản thì người ngoài làm sao có thể sở hữu chung được”.

Xã Vĩnh Hải, Sóc Trăng

TLN đánh bắt ấp Mỹ thanh và Âu Thọ B, xã Vĩnh Hải

Nhóm dân đánh bắt ở ấp Mỹ Thanh và Âu Thọ B, thảo luận về giả định nếu giao khoán đất ở nông trường dừa cho các hộ canh tác thì các hộ có chấp nhận không. Tất cả các hộ tham gia thảo luận đều nhất trí cao và sẵn sàng di chuyển đến đó để làm ăn, thậm chí là tái định cư ở đó nếu có thể. Mô hình đồng quản lý đất theo tổ, nhóm cùng lợi ích đã được Tư vấn đưa ra thảo luận và đã được người dân đồng tình ủng hộ và cho rằng có thể thực hiện được. Theo đó, các tổ, nhóm cùng lợi ích sẽ được thành lập trên cơ sở tự nguyện và tự bầu ra tổ/nhóm trưởng để điều phối công việc chung của tổ. Đất canh tác sẽ được giao khoán cho từng hộ trong tổ theo hợp đồng với cam kết của hộ gia đình là không được quyền sang nhượng hay cầm cố, nếu vi phạm sẽ bị thu hồi. Trên cơ sở đó, tổ trưởng và các hộ trong tổ tự quản lý và giám sát lẫn nhau. Việc thành lập các tổ/nhóm cùng lợi ích sẽ tạo ra các khu vực chuyên canh để tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, áp dụng kỹ thuật và khoa học công nghệ vào sản xuất, tránh lây lan dịch bệnh và giảm xung đột lợi ích giữa các hộ. Nếu mô hình giao khoán đất được thực hiện thì dự án cần hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng cho khu vực sản xuất như làm đường vào, kênh mương thủy lợi, đào tạo kỹ thuật canh tác, hỗ trợ vốn để thực hiện các mô hình thí điểm. Mô hình sinh kế dựa vào đất sẽ là mô hình có tính bền vững và phù hợp với năng lực cũng như trình độ của người dân ở xã Vĩnh Hải. Tuy nhiên, với các hộ đánh bắt ven bờ, việc chuyển nghề sang trồng trọt và

Page 107: NGÂN HÀNG THẾ GIỚI cao danh... · Web viewCũng ở xã này, hội nông dân đã họp đề xuất lập nhóm chăn nuôi nhím với hình thức tương tự và nhận

Báo cáo đánh giá xã hội Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững trang 105

chăn nuôi không phải dễ dàng. Vì vậy, dự án cần hỗ trợ đào tạo nghề và tập huấn kỹ thuật canh tác cho họ. Kinh nghiệm về tái định cư, định canh từ dự án rừng ngập mặn cần được nhân rộng.

Với lợi thế có bãi nghêu giống trải dài 18km, hiện tại Vĩnh Hải đã thành lập một Hợp tác xã (HTX) nghêu với khoảng 510 hộ xã viên. HTX có một Ban chủ nhiệm do xã viên bầu ra làm nhiệm vụ điều hành và quản lý việc khai thác nghêu. Đến mùa khai thác, các xã viên được phép vào bãi nghêu do HTX quản lý để khai thác. Nghêu khai thác được đều phải qua kiểm tra của tổ bảo vệ để đảm bảo các sản phẩm được khai thác được là có chọn lọc. Những con nghêu không đủ tiêu chuẩn khai thác sẽ được thả lại biển. Toàn bộ sản phẩm đánh bắt được đều nộp lại cho HTX để tiêu thụ. Các xã viên được hưởng tiền công khai thác và 70% giá trị sản phẩm khai thác, 30% còn lại được giữ làm quỹ phúc lợi, phí quản lý và chi trả thù lao cho xã viên HTX. Mô hình HTX nghêu hoạt động rất có hiệu quả, một mặt nó mang lại việc làm và thu nhập cho các hộ xã viên, mặt khác đảm bảo việc khai thác có chọn lọc, có tổ chức đồng thời bảo vệ được bãi nghêu để không cho những người ở xã khác đến khai thác bừa bãi. Hiện nay, UBND xã Vĩnh Hải đề nghị UBND tỉnh và huyện cho phép được khai thác tiếp diện tích bãi nghêu trên địa bàn xã với chiều dài khoảng 15km. Theo đó, 2 HTX nghêu nữa sẽ được thành lập với trên 1.000 hộ xã viên. Đây là điều kiện thuận lợi để các hộ đánh bắt ven bờ có thể tham gia vào HTX và giảm áp lực đánh bắt ven bờ. Các HTX nghêu có thể kết hợp với trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng ngập mặn vì hiện nay tiềm năng trồng rừng ngập mặn của xã Vĩnh Hải rất lớn. UBND xã đề nghị dự án hỗ trợ xây dựng nhà cộng đồng và các trang thiết bị làm việc cho Ban quản trị HTX, mua ca nô để tuần tra bảo vệ, làm các chòi canh và cắm mốc bảo vệ khu vực bãi nghêu. Các hộ dân đề nghị dự án mua lại tàu của họ (để hủy) và hỗ trợ các hộ ổn định đời sống trong thời gian một năm đầu chuyển đổi nghề

Page 108: NGÂN HÀNG THẾ GIỚI cao danh... · Web viewCũng ở xã này, hội nông dân đã họp đề xuất lập nhóm chăn nuôi nhím với hình thức tương tự và nhận

Báo cáo đánh giá xã hội Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững trang 106

PHỤ LỤC 3: THÔNG TIN KTXH CÁC TỈNH ĐƯỢC KHẢO SÁT

3.1.1 Tỉnh Thanh Hóa

a) Điều kiện tự nhiên

Thanh Hoá nằm ở cực Bắc Miền Trung, cách Thủ đô Hà Nội 150 km về phía Nam, cách Thành phố Hồ Chí Minh 1.560km. Phía Bắc giáp với ba tỉnh Sơn La, Hoà Bình và Ninh Bình, phía Nam giáp tỉnh Nghệ An, phía Tây giáp tỉnh Hủa Phăn (CHDCND Lào), phía Đông là Vịnh Bắc Bộ. Thanh Hoá nằm trong vùng ảnh hưởng của những tác động từ vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, các tỉnh Bắc Lào và vùng trọng điểm kinh tế Trung bộ, ở vị trí cửa ngõ nối liền Bắc Bộ với Trung Bộ, có hệ thống giao thông thuận lợi như: đường sắt xuyên Việt, đường Hồ Chí Minh, các quốc lộ 1A, 10, 45, 47, 217; cảng biển nước sâu Nghi Sơn và hệ thống sông ngòi thuận tiện cho lưu thông Bắc-Nam, các vùng trong tỉnh và quốc tế.

Diện tích tự nhiên của Thanh Hóa là 1.112.033 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp 245.367 ha; đất sản xuất lâm nghiệp 553.999 ha; đất nuôi trồng thuỷ sản 10.157 ha; đất chưa sử dụng 153.520 ha với các nhóm đất thích hợp cho phát triển cây lương thực, cây lâm nghiệp, cây công nghiệp và cây ăn quả. Thanh Hoá có 102 km bờ biển và vùng lãnh hải rộng 17.000 km2,  với những bãi cá, bãi tôm có trữ lượng lớn. Dọc bờ biển có 5 cửa lạch lớn, thuận lợi cho tàu thuyền đánh cá ra vào. Đây cũng là những trung tâm nghề cá của tỉnh. Ở vùng cửa lạch là những bãi bồi bùn cát rộng hàng ngàn ha, thuận lợi cho nuôi trồng hải sản, trồng cói, trồng cây chắn sóng và sản xuất muối. Diện tích nước mặn ở vùng biển đảo Mê, Biện Sơn có thể nuôi cá song, trai ngọc, tôm hùm và hàng chục ngàn ha nước mặn ven bờ thuận lợi cho nuôi nhuyễn thể vỏ cứng như ngao, sò … Vùng biển Thanh Hoá có trữ lượng khoảng 100.000 - 120.000 tấn hải sản, với nhiều loại hải sản có giá trị kinh tế cao.

b) Nhân khẩu xã hội

Thanh Hoá có tổng dân số 3,43 triệu người (2009); chiếm 4,2 % dân số cả nước. Tỷ lệ lao động thiếu việc làm ở nông thôn giảm từ 8% xuống còn 7,2%. Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn tăng từ 77,0% lên 85,0%, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh từ 34,7% năm 2005 xuống còn 15,0% năm 2010 (Theo dự thảo kế hoạch 5 năm 2011-2015 phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng-an ninh tỉnh Thanh Hóa của UBND Thanh Hóa).

c) Cơ sở hạ tầng

Khu công nghiệp

Thanh Hóa hình thành 8 khu kinh tế, khu công nghiệp tập trung, hiện đã có 5 khu kinh tế, khu công nghiệp được thành lập đó là: Khu kinh tế (KTT) Nghi Sơn, Khu công nghiệp Lễ môn, Khu công nghiệp Đình Hương - Tây ga, Khu công nghiệp Bỉm sơn, Khu công nghiệp Lam sơn, với các định hướng phát triển công nghiệp lọc hóa dầu, điện, xi măng, vật liệu xây dựng, luyện théo, lắp ráp ô tô, cơ khí chế tạo, điện tử, đường, giấy, phân bón…

Giáo dục

Giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông có chuyển biến tích cực, chất lượng giáo dục toàn diện được nâng lên và từng bước khắc phục dần sự chênh lệch giữa các vùng miền. Phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi được giữ vững; phổ cập giáo dục THCS đạt mục tiêu trước thời hạn. 99,3% giáo viên mầm non, 98,7% giáo viên tiểu học, 96,8% giáo viên THCS và 98,9% giáo viên THPT đạt chuẩn và trên chuẩn. Cơ sở vật chất trường lớp học được tập trung đầu tư; tỷ lệ phòng học kiên cố

Page 109: NGÂN HÀNG THẾ GIỚI cao danh... · Web viewCũng ở xã này, hội nông dân đã họp đề xuất lập nhóm chăn nuôi nhím với hình thức tương tự và nhận

Báo cáo đánh giá xã hội Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững trang 107

đến năm 2010 ước đạt 83%, gấp 2 lần so với năm 2005; tỷ lệ trường chuẩn quốc gia năm 2010 ước đạt 32%, gấp 1,8 lần so với năm 2005.

Quy mô, ngành nghề đào tạo đại học, cao đẳng, trung cấp và dạy nghề phát triển nhanh; số sinh viên tuyển mới vào đại học, cao đẳng hàng năm tăng 25%, quy mô tuyển sinh năm 2010 gấp 2,2 lần so với năm 2005. Chất lượng đào tạo từng bước được nâng cao. Các cơ sở đào tạo nghề bước đầu quan tâm đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo theo hướng tiếp cận với nhu cầu thị trường lao động. Tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2010 ước đạt 40%, tăng 13% so với năm 2005.

Y tế

Tỷ lệ cơ sở y tế đạt chuẩn Quốc gia về y tế là 83%; số trẻ dưới 1 tuổi được tiêm 7 loại văc xin là 3.690/3.716, đạt tỉ lệ 99,3%; Tiêm văc xin phòng bệnh uốn ván cho phụ nữ có thai 2 mũi được 3.775/3.856, đạt tỉ lệ 97,8 %; tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi giảm xuống còn 14.2 % (giảm 0,6% so với cùng kỳ). Công tác DS-KHHGĐ được đẩy mạnh, tỷ suất sinh thô là 11,37‰ (giảm 0,3‰ so với cùng kỳ); tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 0,67%,... Tổng số lượt khám bệnh ngoại trú là 84.867 lượt người, tổng số ngày điều trị nội trú là 64.513 ngày; công suất sử dụng giường bệnh đạt 121%;; tổng số lần khám YHCT là 45,800 lượt người, tổng số người điều trị không dùng thuốc là 4,200 lượt người, tổng số khám từ thiện là 360 lượt người, trong năm 2010.

d) Đặc điểm kinh tế

Tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm giai đoạn 2006-2010 uớc đạt 11,3%, cao hơn giai đoạn trứơc-9,1%. Qui mô GDP theo giá so sánh năm 2010 gấp 1,7 lần so với năm 2005. GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt khoảng 810 USD. Cơ cấu kinh tế của tỉnh theo các lĩnh vực kinh tế nông lâm ngư, công nghiệp-xây dựng, dịch vụ lần lượt là: 24,3%-41,3%-34,4%. Tỷ trọng thủy sản trong nông lâm ngư đã tăng từ 11,7% lên 14,1% trong 5 năm 2006-2010.

Tiềm năng thủy sản

Tỉnh có tiềm năng phát triển toàn diện khai thác, nuôi trồng, dịch vụ hậu cần và chế biến thuỷ sản, với 102 km bờ biển và 7 cửa sông lớn nhỏ, trong đó có 3 cửa lạch lớn là Lạch Trường, Lạch Hới và Lạch Bạng, đang được đầu tư xây dựng thành các trung tâm nghề cá lớn của tỉnh.

Vùng ven biển, với bờ biển dài 102 km, có 6 huyện, thị xã, với diện tích hơn 1.230,6 km2, chiếm 11,1% diện tích tự nhiên của tỉnh. Vùng đã huy động được 35% vốn đầu tư xã hội trong 5 năm 2006-2010, với sự ra đời của khu kinh tế Nghi sơn, đã và đang hình thành những ngành kinh tế mới như lọc, hóa dầu, luyện gang thép, nhiệt điện. Vùng ven biển gồm 183 xã, phường, trong đó có 27 xã bãi ngang, 26 xã cửa lạch với tổng dân số 1.072.464 người, chiếm 31,5% dân số toàn tỉnh. 53 xã, phường ven biển có phương tiện khai thác thủy sản với dân số 524.321 người và 106.882 hộ, trong đó hộ nghèo là 28.279 hộ, chiếm 26,5% tổng số hộ ven biển. Số hộ làm nghề cá - 17.901 hộ, trong đó: hộ khai thác 16.833 hộ, chiếm 94%, hộ nuôi trồng thuỷ sản 1.068 hộ, bằng 6%. Tổng số lao động nghề cá 53.590 lao động, chiếm 10,2% dân số ven biển. Lao động trực tiếp tham gia khai thác trên biển là 28.500 người, chiếm 53,2% lao động thuỷ sản và bằng 5,4% dân số các xã nghề cá ven biển, trong đó số lượng thuyền trưởng 1200 người, chiếm 4,2%, máy trưởng 1.100 người, chiếm 3,9 % tổng số lao động nghề cá. Hầu hết lao động khai thác đều chưa qua đào tạo hoặc đào tạo cấp bằng cho đủ chứng chỉ hành nghề và chưa được đào tạo bài bản qua trường lớp; chủ yếu làm việc dựa vào kinh nghiệm tích luỹ được từ thực tế sản xuất, đây là vấn đề rất khó khăn cho việc chuyển đổi nghề và phát triển bền vững nghề khai thác thủy sản.

Đánh bắt thủy sản 

Page 110: NGÂN HÀNG THẾ GIỚI cao danh... · Web viewCũng ở xã này, hội nông dân đã họp đề xuất lập nhóm chăn nuôi nhím với hình thức tương tự và nhận

Báo cáo đánh giá xã hội Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững trang 108

Đến 31/12/2010, Thanh Hóa có tổng số tàu cá là 8.611 chiếc, với tổng công suất 268.404CV công suất bình quân 31,2CV/tàu, trong đó: loại < 20CV là 6.740 chiếc, chiếm 78,3%; loại 20 -< 50CV là 601 chiếc, chiếm 7%; loại 50-< 90CV là 510 chiếc, chiếm 5,9%; loại 90CV trở lên có 760 chiếc, chiếm 8,8%. Công suất bình quân 31,2CV/tàu, thấp hơn công suất bình quân của cả nước (65CV/tàu). Sản lượng khai thác thuỷ sản năm 2010 đạt 74.049 tấn, trong đó, khai thác biển là 71.136 tấn, (khai thác ở vùng biển ven bờ 51.632 tấn, chiếm 72,6%, vùng biển xa bờ 19.504 tấn, chiếm 27,4% tổng sản lượng), sản lượng khai thác nội địa 2.913 tấn.

Các nghề lưới kéo đơn (1.234 tàu, chiếm 14,3%), lưới rê (lưới cước với mắt lưới a=30 - 60m, có 2.530 tàu, chiếm 29,4%), nghề câu kết hợp chụp mực (1.308 tàu, chiếm 15,2%), nghề vó, mành (872 tàu, chiếm 10,1%), các nghề khai thác khác: te, bẩy, xăm moi,... (2.293 tàu, chiếm 26,6% tổng số tàu cá) là những nghề chính ở Thanh Hóa.

Tổng trữ lượng 165.000 tấn trong đó: xa bờ 100.000 tấn, ven bờ 65.000 tấn. Khả năng khai thác 56.000 tấn, trong đó: xa bờ 39.000 tấn, ven bờ 17.000 tấn. Nguồn lợi hải sản ở vùng biển Thanh Hóa tuy đa dạng về chủng loại, nhưng số lượng từng loài không nhiều, mang tính phân tán, quần đàn nhỏ.

Nuôi trồng thủy sản 

Diện tích NTTS năm 2010 ước đạt 17.800 ha, tăng 2.300 ha so với năm 2005. Năm 2010 sản lượng thủy sản ước đạt 101.400 tấn, giá trị sản xuất đạt 994 tỷ đồng, bình quân hàng năm tăng 8,0%.

Kế hoạch phát triển KTXH 5 năm 2011-2015 của UBND tỉnh Thanh Hóa nhấn mạnh: ”Phát triển thủy sản cả đánh bắt và nuôi trồng theo hướng nâng cao hiệu quả và bảo vệ môi trường, tạo nguồn nguyên liệu ổn định cho chế biến xuất khẩu. Phát triển mạnh nuôi trồng, đến năm 2015, diện tích nuôi trồng đạt trên 19.000 ha. Kết hợp hài hòa giữa đầu tư tăng năng lực đánh bắt xa bờ, với tổ chức khai thác hợp lý khu vực gần bờ, nâng sản lượng khai thác lên khoảng 74.000 tấn vào năm 2015; giá trị sản xuất thủy sản bình quân tăng khoảng 9% năm. Xây dựng khu ven biển thành vùng kinh tế năng động, là động lực thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh và vùng Bắc trung bộ. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ tầng khu kinh tế Nghi sơn và các dự án công nghiệp lớn như:lọc hóa dầu, nhiệt điện, luyện thép, xi măng, sửa chữa và đóng tàu biển, công nghiệp chế biến nông lâm, thủy sản…Xây dựng hoàm chỉnh các cảng cá, khu neo đậu cho tàu thuyền gắn với các khu đô thị nghề cá tại Lạch hội, Lạch bạng, Lạch trường và Lạch ghép, xây dựng cảng nước sâu Nghi sơn và triển khai xây dựng các tuyến đường ven biển…”

3.1.2 Tỉnh Khánh Hòa

a) Điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lý

Khánh Hòa là một tỉnh duyên hải Nam Trung bộ, Bắc giáp tỉnh Phú Yên, Nam giáp tỉnh Ninh Thuận, Tây giáp tỉnh Ðắc Lắc, Lâm Ðồng, Ðông giáp biển Ðông, có mũi Hòn Ðôi trên bán đảo Hòn Gốm huyện Vạn Ninh, là điểm cực Ðông trên đất liền của nước ta. Diện tích tự nhiên của Khánh Hòa, cả trên đất liền và hơn 200 đảo và quần đảo là 5.197 km2. Bờ biển dài 385 km, với nhiều cửa lạch, đầm, vịnh, nhiều đảo và vùng biển rộng lớn. Khánh Hòa có 36 xã, phường ven biển thuộc 3 huyện, 1 thị xã, 1 thành phố.

b) Nhân khẩu- Xã hội

Dân số:

Page 111: NGÂN HÀNG THẾ GIỚI cao danh... · Web viewCũng ở xã này, hội nông dân đã họp đề xuất lập nhóm chăn nuôi nhím với hình thức tương tự và nhận

Báo cáo đánh giá xã hội Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững trang 109

Dân số Khánh Hòa năm 2010 có 1.170.300 người, tỷ lệ dân số nông thôn là 60,3%. Mật độ dân số chung toàn tỉnh là 222 người/km2. Tỉ lệ nữ giới ở tỉnh Khánh Hòa chiếm 50,5%. Trên địa bàn có 32 dân tộc đang sinh sống, trong đó dân tộc Kinh chiếm 95,5%.

c) Cơ sở hạ tầng

Giao thông

Khánh Hòa có mạng lưới giao thông đa dạng, có đủ cả 4 loại hình giao thông: đường hàng không, đường sắt, đường bộ, đường thủy. Đặc biệt có cảng biển quốc tế Vân Phong là một điều kiện rất thuận lợi để Khánh Hòa có thể giao lưu hợp tác liên kết với các địa phương trong cả nước và khu vực.

Công nghiệp

Ngành công nghiệp Khánh Hòa phát triển tương đối toàn diện, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Khánh Hòa đã nằm trong 10 tỉnh/thành phố có tốc độ tăng trưởng công nghiệp cao trong cả nước.Giá trị sản xuất công nghiệp-xây dựng năm 2010 đạt 22.008 tỷ đồng tăng 15%, riêng giá trị sản xuất công nghiệp đạt 15.398 tỷ đồng, tăng 10% công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 3.500 tỷ đồng, tăng 14,2%.

Giáo dục

Toàn tỉnh Khánh Hòa có 161 trường mầm non, 188 trường tiểu học, 101 trường trung học cơ sở, 32 trường trung học phổ thông, 9 trung tâm giáo dục thường xuyên và 5 trường cao đẳng, trung cấp dạy nghề.

Y tế

Toàn tỉnh có 169 cơ sở y tế, 13 bệnh viện, 16 phòng khám khu vực và 140 trạm y tế xã, phường, thị trấn. Tỷ lệ bác sĩ là 6,4/ vạn dân , 75% trạm y tế có bác sĩ.

Nước sạch

Hiện nay tỉnh có 5 công trình cấp nước sạch với tổng công suất các nhà máy nước hiện nay 66.500m3/ ngày đêm, cung cấp nước cho thành phố Nha Trang, thị xã Cam Ranh và các thị trấn Ninh Hòa, Vạn Gia… Trong những năm quan Trung tâm nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn cùng nhân dân và một số tổ chức khác đã xây dựng khoảng 50 hệ thống cấp nước tập trung, giải quyết cấp nước sạch cho 77% dân số nông thôn với tiêu chuẩn 50-70 lit/người.

Viễn thông

Những năm qua hệ thống bưu chính viễn thông của tỉnh Khánh Hòa phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng, đáp ứng tốt nhu cầu thông tin liên lạc thống suốt trong và ngaòi nước. Trên địa bàn tỉnh có 01 bưu cục trung tâm, 9 bưu cục quận huyện và 53 bưu cục khu vực, 87 điểm bưu điện- văn hóa xã. Mật độ điện thoại cố định đạt 67,1máy/100 dân. Tỷ lệ số người sử dụng dịch vụ internet đạt 29,4%.

c) Đặc điểm kinh tế

GDP của tỉnh năm 2009 (theo giá so sánh 1994 là 11.099 tỷ đồng, chiếm 22,68% GDP vùng DHNTB. Tốc độ tăng GDP của tỉnh là 10,85% trong 5 năm 2006-2010, trong đó khu vực nông lâm

Page 112: NGÂN HÀNG THẾ GIỚI cao danh... · Web viewCũng ở xã này, hội nông dân đã họp đề xuất lập nhóm chăn nuôi nhím với hình thức tương tự và nhận

Báo cáo đánh giá xã hội Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững trang 110

ngư là 3,5%. Cơ cấu kinh tế của tỉnh theo khu vực I, II, III năm 2010 lần lượt là: 13,58%-42,23%-44,19%.

Đánh bắt thủy sản

Nghề khai thác thủy sản là thế mạnh của Khánh Hòa. Toàn tỉnh có hơn 10.100 tàu, thuyền lắp máy; trong đó có gần 600 tàu công suất 100CV trở lên, có khả năng đánh bắt dài ngày trên biển. Khánh Hòa đang là tỉnh đứng thứ 4 cả nước với kim ngạch xuất khẩu năm 2010 đạt 327 triệu USD. Trong khai thác hải sản, phần lớn tàu thuyền có công suất nhỏ; thiết bị khai thác thô sơ, trang thiết bị hàng hải trên tàu còn thiếu, chưa đồng bộ, trình độ cơ giới hóa còn thấp. Sản lương khai thác 76.400 tấn/năm 2010, mặc dù đã được đầu tư đóng mới thêm nhiều phương tiện, nhưng năng suất bình quân lại giảm từ 0,6tấn/CV xuống 0,44 tấn/CV do tình hình nguồn lợi hải sản đang dần suy kiệt và vượt tới hạn khai thác. Mùa vụ khai thác: có 02 mùa vụ khai thác trong năm là vụ cá Nam và vụ cá Bắc.

Cơ cấu ngành nghề khai thác luôn thay đổi theo tình hình biến động của nguồn lợi hải sản. Hầu hết trên các tàu đều có nghề kiêm, như vây rút kiêm vó ánh sáng, lưới cản kiêm vó ánh sáng, lưới kéo kiêm lưới màng hoặc lưới cản rê...

Bảng 20: Phân loại tàu thuyền nghề (năm 2009)

TT Phân loại tàu cá theo công suất

Tổng số tàu cá (chiếc)

Phân loại theo nghề chínhGhi chúKéo Vây Rê Câu Nghề

khác1 Ne <90CV 9306 1063 948 883 645 5767 Nghề khác:

nghề pha xúc, trủ, mành, dịch vụ hậu cần nghề cá

2 Ne từ 90-<250CV 563 128 26 106 263 403 Ne từ 250 -< 400 CV 134 20 8 41 60 54 Ne >=400CV 27 27

Tổng cộng 8721 1211 982 1030 995 5812

Nguồn: Thống kê của tỉnh

Nuôi trồng thủy sản

Khánh Hòa là trung tâm sản xuất giống thủy sản tại khu vực miền Trung. Đối tượng giống thủy sản sản xuất chủ yếu là tôm sú và tôm chân trắng. Ngoài ra, còn có các đối tượng thủy sản khác như: ốc hương, cá biển, tu hài, cua, hải sâm… Nguồn giống thủy sản của Khánh Hòa cung cấp cho nhu cầu của địa phương và xuất đi các tỉnh miền tây và các tỉnh phía bắc như: Cà Mau, Bến Tre, Kiên Giang, Quảng Bình, Nam Định, Quảng Ninh…

Khánh Hòa có 05 vùng NTTS thương phẩm là Vạn Ninh, Ninh Hòa, Nha Trang, Cam Lâm và Cam Ranh. Đối tượng nuôi chủ yếu là tôm chân trắng và tôm sú. Tổng diện tích nuôi tôm thương phẩm của toàn tỉnh khoảng 3.176 ha. Trong đó, diện tích nuôi tôm chân trắng thương phẩm chiếm khoảng 80 – 90% tổng diện tích nuôi tôm, chỉ còn một số ít diện tích nuôi tôm sú tại vùng nuôi Ninh Hòa. Khánh Hòa có hơn 300 nuôi cá đìa gồm các loại cá: mú, chẽm và hàng trăm ha nuôi nhuyễn thể (ốc hương, tu hài).. Về nuôi biển: Tôm hùm và cá biển là đối tượng nuôi chủ yếu, tập trung tại 04 vùng nuôi chính là Vạn Ninh, Ninh Hòa, Nha Trang và Cam Ranh. Trong những năm gần đây, ốc hương nuôi lồng cũng phát triển mạnh về mật độ nuôi và diện tích nuôi. Ngoài ra, còn có một số đối tượng thủy sản nuôi thương phẩm khác như: vẹm xanh, tu hài, trai ngọc, cua, hải sâm, rong biển… Sản lượng nuôi trồng đạt 14.900 tấn năm 2010.

Báo cáo tổng hợp về qui hoạch tổng thể phát triển KTXH tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020 của UBND tỉnh nhấn mạnh: “Phát triển thủy sản thành ngành kinh tế mạnh của tỉnh theo hướng sản xuất hàng hóa, trở thành ngành mũi nhọn trong khu vực nông nghiệp. Đẩy mạnh cả khai thác, nuôi trồng, chế

Page 113: NGÂN HÀNG THẾ GIỚI cao danh... · Web viewCũng ở xã này, hội nông dân đã họp đề xuất lập nhóm chăn nuôi nhím với hình thức tương tự và nhận

Báo cáo đánh giá xã hội Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững trang 111

biến và dịch vụ thủy sản, tăng xuất khẩu thủy hải sản, góp phần quan trọng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Gắn phát triển thủy sản với công tác giảm nghèo, tăng thu nhập dân cư ven biển, khu vực nông nghiệp, nông thôn, giữ vững an ninh vùng biển đảo, bảo vệ môi trừơng sinh thái biển.”

3.1.3 Tỉnh Sóc Trăng

a) Điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lý

Sóc Trăng là một tỉnh ven biển thuộc đồng bằng sông Cửu Long, nằm ở bờ phải sông Hậu và trên trục giao thông nối liền Cà Mau, Bạc Liêu với Thành phố Hồ Chí Minh, cách Thành phố Hồ Chí Minh 240 km. Sóc Trăng có địa hình khá bằng phẳng. Đại bộ phận lãnh thổ của tỉnh là thuộc vùng đất liền. Phần nhỏ còn lại kẹp giữa hai nhánh sông Hậu là một dải cù lao với diện tích hàng trăm kilomet vuông. Địa hình của tỉnh có dạng lòng chảo với độ cao trung bình từ 0,5 đến 1,0m so với mực nước biển. Hướng dốc chính của địa hình từ 3 phía là sông Hậu, biển Đông và kênh Quản Lộ thấp dần vào trung tâm. Do địa hình lòng chảo nên khu vực thấp nhất ở phía Nam huyện Mỹ Tú và Thạnh Trị khó thoát nước, bị ngập úng kéo dài. Sóc Trăng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới chịu ảnh hưởng gió mùa, hàng năm có mùa khô và mùa mưa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 26,800C, ít khi bị bão lũ.

b) Nhân khẩu – xã hội

Theo kết quả điều tra dân số ngày 1/4/2009, tỉnh Sóc Trăng có 1.289.441 người, trong đó số người ở độ tuổi lao động là 793.979 người, chiếm 61,6% dân số với lao động phổ thông, công nhân kỹ thuật không có bằng: 605.727 người, chiếm 76,3% số lao động; Lao động được đào tạo là 188.252 người, chiếm 23,7%, bao gồm: 

Lao động có chứng chỉ nghề ngắn hạn: 149.271 người, chiếm 18,8%

Lao động có bằng nghề dài hạn: 396 người, chiếm 0,1%

Trường Trung học chuyên nghiệp: 21.913 người, chiếm 2,8%

Cao đẳng: 5.160 người, chiếm 0,7%

Đại học trở lên: 11.512 người, chiếm 1,5%

DTTS và giới

Trên địa bàn tỉnh có 3 dân tộc chính, trong đó nhiều nhất là dân tộc Kinh chiếm 64,8%; dân tộc Khmer chiếm 29,2%; người Hoa chiếm 5,9%; các dân tộc khác chiếm 0,02%. Người Khmer sống tập trung tại huyện Vĩnh Châu: 86.571 người (chiếm hơn 21,0%), Mỹ Xuyên: 83.692 người (21,0%), tiếp đến là Long phú, Châu thành, TP Sóc Trăng, Thạnh trị và Mỹ Tú.

Tỷ lệ lao động nữ tăng cao, nhưng chỉ chiếm 44,0% lực lượng lao động trong giai đoạn 2005-2009. So với nam giới, lao động nữ bằng 77,0% trong lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản, 117,0% trong công nghiệp chế biến, 119,0% bán buôn, bán lẻ, 296,0% dịch vụ lưu trú, ăn uống, 98,0% giáo dục, 123,0% y tế, 34,0% công tác Đảng đoàn thể, chính quyền, 718,0% làm thuê công việc gia đình, 6,0% xây dựng. (Nguồn NGTK Sóc Trăng 2009).

c) Cơ sở hạ tầng

Giáo dục

Page 114: NGÂN HÀNG THẾ GIỚI cao danh... · Web viewCũng ở xã này, hội nông dân đã họp đề xuất lập nhóm chăn nuôi nhím với hình thức tương tự và nhận

Báo cáo đánh giá xã hội Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững trang 112

Tỉnh Sóc Trăng rất quan tâm đầu tư cho giáo dục. Mặc dù số trường học trong giai đoạn 2006-2009 đã giảm từ 169 trường xuống còn 145 trường nhưng quy mô và chất lượng đã được cải thiện đáng kể. Số lớp học trong giai đoạn này đã tăng từ 1.190 lớp lên 1.339 lớp, số lượng giáo viên cũng có sự tăng vọt khi từ 906 người lên 1337 người. Số học sinh và sinh viên cũng tăng đều đặn hàng năm trong giai đoạn 2006-2009. Số học sinh theo học tăng từ 30,4 nghìn lên 35,9 nghìn và số sinh viên cũng tăng từ 1.470 người lên 2.989 người (Nguồn NGTK Sóc Trăng 2009).

Y tế

Cơ sở vật chất phục vụ y tế của Sóc Trăng những năm qua có rất nhiều cải thiện, số lượng bệnh viện, trạm y tế đã tăng rõ rệt từ 1.846 cơ sở lên 2.561 cơ sở trong giai đoạn 2006-2009. Bênh cạch đó, số lượng cán bộ làm công tác trong ngành y cũng có sự gia tăng cả về chất lượng lẫn số lượng. Trong giai đoạn 2006-2009 số bác sĩ đã tăng từ 461 người lên 505 người, số y sĩ tăng từ 511 người lên 589 người và số y tá đã tăng 20% trong giai đoạn này, từ 447 người lên 534 người (Nguồn NGTK Sóc Trăng 2009).

Giao thông

Cơ sở hạ tầng giao thông của Sóc Trăng chủ yếu là đường bộ và đường thuỷ. Sóc Trăng có hệ thống đường bộ khá thuận tiện với một số tuyến quốc lộ quan trọng chạy qua như: quốc lộ 1A, 60. Đường thủy: Sóc Trăng có 72 km bờ biển giáp biển Đông và hạ lưu sông Hậu (đoạn từ Cần Thơ chảy ra cửa biển Định An và Trần Đề) cùng các kênh rạch nối với sông Hậu tạo nên một mạng lưới thuận lợi trong giao thông thủy. Sóc Trăng có 72 km bờ biển với 3 cửa sông lớn Định An, Trần Đề và Mỹ Thanh hình thành lưu vực rộng lớn thuận lợi cho giao thông. Trên địa bàn tỉnh còn có cảng Trần Đề với năng lực xếp dỡ 240.000 tấn hàng hóa/năm.

Cung cấp điện

Từ năm 2000 Sóc Trăng có 100% xã nông thôn có điện trung thế. Tại các trung tâm dân cư, lưới điện đủ cung cấp cho nhu cầu sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp. Tỷ lệ hộ dùng điện lưới đã tăng nhanh từ 64,6% năm 2002 lên 95,8% năm 2008, tỷ lệ hộ dùng đèn dầu đã giảm tương ứng từ 31,1% xuống 3,8% (Nguồn ĐTMSHGGĐ 2008).

Cung cấp nước sạch

Hệ thống cấp nước tại thành phố Sóc Trăng có công suất khoảng 20.000 m3/ngày đêm. Ở các thị trấn và thị tứ, mạng lưới cung cấp nước đã được nâng cấp đủ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và sản xuất. Trong những năm gần đây, nhiều dự án nước sạch đã được đầu tư cho các xã vùng sâu của tỉnh với hang chục ngàn hộ được hưởng lợi.

Bưu chính viễn thông

Bưu điện Sóc Trăng có 146 bưu cục và đại lý, trong đó có 44 bưu cục tiêu chuẩn. Các dịch vụ như điện hoa, EMS, chuyển tiền nhanh cũng được khai thác tại các bưu cục. Hệ thống thông tin liên lạc của tỉnh đă hoà mạng lưới quốc gia và quốc tế. Các xã đều có nhà văn hóa bưu điện.

Hệ thống khu công nghiệp

Sóc Trăng có khu công nghiệp An Nghiệp với tổng diện tích 251 ha. Phía Tây giáp Quốc lộ 1A, phía Nam giáp tuyến tránh Quốc lộ 60, phía Bắc giáp kênh Thẻ 25, phía Đông giáp kênh 30/4, cách Trung tâm tỉnh lỵ khoảng 4km.

d) Đặc điểm kinh tế

Page 115: NGÂN HÀNG THẾ GIỚI cao danh... · Web viewCũng ở xã này, hội nông dân đã họp đề xuất lập nhóm chăn nuôi nhím với hình thức tương tự và nhận

Báo cáo đánh giá xã hội Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững trang 113

Sóc Trăng có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, trên 10% giai đoạn 2006-2010. GDP đầu người tăng 187% trong những năm này. Tăng trưởng công nghiệp xây dựng đã phục hồi tăng 14,2% năm 2010, sau năm 2009-suy giảm kinh tế cả nước. Tỷ trọng dịch vụ đã tăng khá từ 24,7% lên 31,4% và tỷ trọng nông nghiệp giảm từ 54,4% xuống 50,8% trong 5 năm (2006-2010). Với diện tích 334,6 ngàn ha, sản lượng lúa tăng từ 1.602 ngàn tấn năm 2006 lên 1.780 ngàn tấn năm 2009. Giá trị sản lượng thủy sản năm 2009 là 8.548 tỷ đồng, trong đó 87,8% là nuôi trồng, 12,12 % khai thác. (Nguồn NGTK Sóc Trăng 2009)

Bảng 21: Một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô giai đoạn 2006-2010

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010

1. Tốc độ tăng trưởng GDP (%) 12,86 13,46 10,23 10,14 10,00

2. GDP bình quân đầu người (USD): 532 674 850 881 1000

3. Tốc độ tăng trưởng ngành CN-XD (%) 14,51 23,80 10,32 7,88 14,19

4. Cơ cấu kinh tế:Công nghiệp - xây dựng (%)Nông - lâm - ngư nghiệp (%)Dịch vụ (%)

20,8954,4224,69

 19,8754,2825,85

 17,5

56,4726,38

 16,9154,5028,59

 17,8350,7731,40

5. Tổng kim ngạch xuất khẩu (triệu USD) 333,08 362,77 336,04 338,67 370,00

Nguồn: Thống kê tỉnh

Tiềm năng thủy sản của tỉnh

Tỉnh ST có một tiềm năng lớn về nuôi trồng thủy sản (NTTS) như nuôi tôm nước lợ, cá tra, nhuyễn thể (nghêu, artemia) ven biển và đánh bắt thủy sản (ĐBTS), bao gồm đánh bắt ven bờ và xa bờ. Tỉnh có 3 huyện ven biển là Trần Đề, Vĩnh Châu và Cù Lao Dung với 72 km chiều dài bờ biển và 52.238 ha bãi bồi ven biển là vùng nuôi trồng và đánh bắt tự nhiên quan trọng của tỉnh. Thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh với tổng sản lượng nuôi trồng và đánh bắt là 164.000 tấn, giá trị xuất khẩu thủy sản đạt 382/421 triệu USD giá trị xuất khẩu toàn tỉnh.

Nuôi trồng thủy sản

Diện tích nuôi thủy sản toàn tỉnh năm 2010:

- Diện tích (DT) nuôi tôm nước lợ là 48.300 ha, gồm tôm sú và thẻ chân trắng; trong đó nuôi quảng canh cải tiến là 22.300ha và nuôi công nghiệp-bán công nghiệp là 25.600ha.

- DT nuôi cá tra: 1.200 ha

- DT nuôi nhuyễn thể (nghêu, artimia): 15.000 ha

- Bãi nghêu trải dài 18km ven bờ biển huyện Vĩnh Châu

Đánh bắt thủy sản

Theo số liệu thống kê của tỉnh, hiện nay toàn tỉnh có 1.054 tàu đánh cá các loại, trong đó có 248 tàu (chiếm 23,5% số tàu) đánh bắt xa bờ (công suất > 90CV) và 488 tàu (46,3%) đánh bắt ven bờ (công suất <90CV), số còn lại là tàu đánh bắt trên sông. Số lượng tàu đánh bắt xa bờ chủ yếu tập trung ở huyện Trần Đề. Các hoạt động khai thác và đánh bắt thủy sản ở Sóc Trăng tập trung ở 3 thủy vực là

Page 116: NGÂN HÀNG THẾ GIỚI cao danh... · Web viewCũng ở xã này, hội nông dân đã họp đề xuất lập nhóm chăn nuôi nhím với hình thức tương tự và nhận

Báo cáo đánh giá xã hội Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững trang 114

vùng biển, vùng triều cửa sông ven biển và vùng nước nội địa. Sản lượng khai thác thủy sản năm 2009 của tỉnh là 38.247 tấn.

Tình trạng nghèo đói

Chênh lệch thu nhập giữa 20% nhóm giầu nhất và 20% nhóm nghèo nhất đang tăng nhẹ: 7,2 lần năm 2006 và 7,3 lần năm 2008, bằng mức trung bình của vùng ĐBSCL: 7,3 lần năm 2008. Trong số các dân tộc sống ở Sóc Trăng, Khơme là dân tộc có tỷ lệ hộ nghèo lớn nhất. Theo kết quả điều tra, số hộ Khơme khá và giàu: 7.379 hộ, chiếm 10.82%; hộ trung bình: 31.534 hộ, chiếm 46,26%; hộ nghèo: 29.625 hộ, chiếm 42,92%. Tỷ lệ hộ đói nghèo của dân tộc Khmer là 42,9%, trong đó số hộ chưa đáp ứng được các nhu cầu thiết yếu còn khá nhiều. Huyện có tỷ lệ nghèo cao nhất là huyện Vĩnh Châu 52,09%, Mỹ Tú 36,95%. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nghèo là do thiếu vốn sản xuất: 79,86%, không có đất sản xuất: 11,27%, thiếu việc làm 1,91%, trình độ nắm bắt và áp dụng khoa học kỹ thuật còn hạn chế, tình trạng sang bán đất vẫn còn xảy ra. Người Hoa tập trung ở huyện Vĩnh Châu với 29.068 người (44,0%), TP Sóc Trăng 17.276 người (26,0%) (Nguồn NGTK Sóc Trăng 2009).

3.2 Thông tin kinh tế xã hội các xã dự án được khảo sát

3.2.1 Xã Ngư Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa

a) Điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lý :Ngư Lộc là xã nghèo ven biển, bắc giáp xã Đa lộc, tây giáp Hưng lộc, nam giáp xã Minh lộc. Ngư Lộc có diện tích tự nhiên 93,4 ha, hoàn tòan không có đất nông nghiệp. Diện tích đất ở 37,6 ha.

b) Nhân khẩu- xã hội

Dân số và đặc điểm dân số : Dân số 16.828 người, với tổng số hộ trong xã là 3.179 hộ, số lao động 8.490 người, trong đó lao động nữ cao hơn nam : 4.330 so với 4.160. Không có người dân tộc thiểu số sinh sống trong xã. Ngành nghề chủ yếu của người dân là khai thác, dịch vụ hậu cần và chế biến hải sản.

c) Cơ sở hạ tầng 

Giao thông : Có tỉnh lộ đi đến xã và đường ô tô vào trung tâm xã

Điện : 100% hộ sử dụng điện lưới

Trường học : Trường học kiên cố nhiều tầng từ mẫu giáo đến THCS, tuy còn 14 phòng học ở vài điểm trường là nhà gạch 1 tầng.

Trạm y tế : Trạm y tế xã còn là nhà cấp 4, có 20 phòng và 12 giường.

Thông tin liên lạc: 1.537 máy cố định, 3.445 máy di động. Máy điện đàm cho đánh bắt xa bờ : 309 cái.

Chợ : xây kiên cố, hoạt động hàng ngày.

d) Đặc điểm kinh tế 

Tổng giá trị sản phẩm năm 2010 là 12 5 tỷ đồng. Đánh bắt chiếm 68% tổng giá trị sản phẩm và thuơng mại, dịch vụ, tiểu thủ công có tỷ lệ tương ứng là 32,0%.

Đánh bắt thủy sản : Hiện nay, toàn xã có 309 tàu cá, trong đó: loại dưới 20CV là 11 chiếc, chiếm 3,6%; loại từ 20 -< 90CV là 188 chiếc, chiếm 60,8%; loại trên 90CV là 110 chiếc, chiếm 35,6% tổng số tàu cá; với cơ cấu nghề: câu kết hợp chụp 4 tăng gông 109 tàu, lưới kéo tôm 189 tàu và lưới rê ven bờ 11 tàu. Số lao động đánh bắt là 2.250 người, không có lao động nữ đánh bắt. Sản lượng năm 2010

Page 117: NGÂN HÀNG THẾ GIỚI cao danh... · Web viewCũng ở xã này, hội nông dân đã họp đề xuất lập nhóm chăn nuôi nhím với hình thức tương tự và nhận

Báo cáo đánh giá xã hội Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững trang 115

là 6.730 tấn, trong đó đánh bắt ven bờ chiếm 75,0%. Sản lượng ven bờ tăng 120% từ 2008 đến 2010, trong khi sản lượng đánh bắt xa bờ cũng tăng tương ứng. Số tàu tăng 117,0% trong mấy năm này. Giá trị đánh bắt năm 2010 là 85 tỷ đồng. Ngư trường khai thác chủ yếu ở vùng biển ven bờ quanh đảo Hòn Nẹ đến ngang cửa Lạch Ghép đối với nghề lưới kéo, còn lại hoạt động ở ngư trường Vịnh Bắc Bộ và các tỉnh lân cận. Nghề lưới kéo tôm của xã thường lén lút xử dụng lưới kích thước mắt nhỏ, kết hợp sử dụng xung kích điện để khai thác mang tích hủy diệt nguồn lợi làm cho nguồn lợi ngày một cạn kiệt. Số lượng tàu khai thác ven bờ hoạt động là 200 chiếc, là nguồn thu nhập không ổn định từ 1 - 2 triệu đồng/tháng/người. Nghề khai thác ven bờ thu hút 1.150 lao động, đa số có học vấn thấp, trong đó: Tốt nghiệp phổ thông trung học có 76 người, chiếm 6,6%, tốt nghiệp trung học cơ sở có 435 người, chiếm 37,8%, lao động khai thác qua các lớp tiểu học 639 người chiếm 55,6% tổng số lao động khai thác ven bờ. Đa số các lao động này không biết làm nghề gì ngoài nghề khai thác hải sản, phần lớn các hộ gia đình không có đất để sản xuất nên phải làm các nghề như bóc tôm theo mùa vụ, chế biến thủy sản cho các cơ sở nhỏ, buôn bán, lao động tự do,… thu nhập từ 20 - 70 nghìn đồng/ngày.

Tình trạng nghèo khổ: Tổng số hộ nghèo: 934 , chiếm 29,4% tổng số hộ (năm 2010).

3.2.2 Xã Hải Ninh, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa

a) Điều kiện tự nhiên

Xã ven biển, bắc giáp xã Hải châu, tây giáp xã Hải an, nam giáp xã Thanh thủy. Diện tích đất tự nhiên 614,2 ha; là xã bãi ngang, đặc biệt khó khăn. Diện tích đất trồng cây hàng năm 155,8 ha, trong đó 67,5 ha lúa, còn lại là trồng màu. Đất NTTS 41,5 ha và diện tích mặt nước ven biển kể cả đầm 60,0 ha. Đất trống, đất hoang 51,4 ha. Xã có 9 thôn: 3 thôn nông nghiệp, 6 thôn ngư nghiệp.

b) Nhân khẩu xã hội

Toàn xã có 3.117 hộ, với tổng dân số là 12.151 người, 8.506 trong độ tuổi lao động. Lao động nữ chiếm 46,0%. Tổng số hộ nghèo 1.436 hộ, chiếm 44,9% tổng số hộ trong xã, trong đó có 955 hộ nghèo thuộc các thôn nghề cá, hoạt động sinh kế dựa vào khai thác hải sản. Xã Hải Ninh có 340 phụ nữ đơn thân nuôi con, chồng mất. Không có người DTTS sinh sống trong xã.

c) Cơ sở hạ tầng

Giao thông : Xã có đường tỉnh lộ chạy qua.

Điện : 99,6% hộ sử dụng điện lưới

Trường học: 30 phòng học của trường tiểu học và THCS là kiên cố nhiều tầng. Mẫu giáo có 12 phòng học là nhà gạch 1 tầng.

Trạm y tế : Trạm y tế xã có 12 phòng xây kiên cố nhiều tầng.

Thông tin liên lạc :1.620 máy cố định, 1.250 máy di động, 16 máy điện đàm cho tau đánh bắt.

Chợ : Chợ tạm, hoạt động hàng ngày

d) Đặc điểm kinh tế

Số hộ làm nghề nông là 1.225 hộ, với 2.818 lao động, trong đó lao động nữ chiếm 54,0%. Sản lượng hàng năm lúa : 486 tấn/135 ha gieo trồng, lạc 207 tấn/115 ha gieo trồng, khoai 610 tấn/61 ha. Chăn nuôi được 820 trâu bò, 7.860 lợn và 20.000 gia cầm trong năm 2010.

Hiện nay, toàn xã có 586 tàu cá, trong đó loại dưới 20CV: 459 chiếc, chiếm 78,3%; loại từ 20CV đến < 90CV là 124 chiếc, chiếm 21,2%; loại trên 90CV là 3 chiếc, chiếm 0,5% tổng số tàu cá; với cơ cấu

Page 118: NGÂN HÀNG THẾ GIỚI cao danh... · Web viewCũng ở xã này, hội nông dân đã họp đề xuất lập nhóm chăn nuôi nhím với hình thức tương tự và nhận

Báo cáo đánh giá xã hội Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững trang 116

nghề: vó ốc, ghẹ 33 tàu, lưới kéo 89 tàu và lưới rê (lưới cước, lưới then) 464 tàu. Hoạt động khai thác chủ yếu ở vùng biển ven bờ của huyện và các huyện lân cận. Sản lượng đánh bắt 3.256 tấn trong năm 2010, trong đó 37,2% từ ven bờ, 60,1 tuyến lộng, còn xa bờ không lớn- 89 tấn. 99,5% tàu cá hoạt động ven bờ, nghề khai thác hải sản thu hút 1.850 lao động, cho thu nhập từ 0,8 - 1,5 triệu đồng/tháng/người. Lao động nghề cá đa số có học vấn thấp, trong đó: tốt nghiệp phổ thông trung học có 120 người, chiếm 6,5%, tốt nghiệp trung học cơ sở có 647 người, chiếm 35%, lao động khai thác qua các lớp tiểu học 1.083 người chiếm 58,5% tổng số lao động khai thác ven bờ. Lao động ở đây, ngoài nghề khai thác hải sản, các hộ còn làm thêm các nghề như: chăn nuôi gia súc, gia cầm, chế biến nước mắm,… để tăng thêm nguồn thu nhập cho gia đình. NTTS chỉ có 5 hộ, với 8 ha nuôi quảng canh, cho sản lượng 16 tấn năm. Với bờ biển dài hơn 4,5 km, bãi biển đẹp rất có tiềm năng về phát triển du lịch, ngư dân khai thác ven bờ có thể bán các sản phẩm tươi sống có giá trị cho khách du lịch, đây là lợi thế cần được khai thác. Với tiềm năng diện tích hơn 100 ha mặt nước ở khu vực Vịnh Thanh Bình và ở dải ven biển có thể cải tạo để nuôi ngao đáp ứng nhu cầu chuyển đổi nghề của ngư dân.

3.2.3 Xã Ninh Lộc, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa

a) Điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lý

Xã Ninh Lộc là xã có địa hình đồng bằng và có xen kẽ đồi núi cao. Tổng diện tích tự nhiên của xã là: 2.945 ha chiến khoảng 2,46% diện tích của toàn huyện Ninh Hòa,Xã Ninh Lộc nằm về phía đông nam của huyện Ninh Hòa và cách trung tâm thị xã Ninh Hòa 7km theo tuyến đường Quốc Lộ 1A. Ninh Lộc là một xã đồng bằng ven biển, nằm cách trung tâm thị trấn Ninh Hoà 6km về phía Nam. Ninh Lộc hội đủ ba yếu tố : rừng, đồng bằng và biển; có tỉnh lộ 5, quốc lộ 1A và tuyến đường sắt Bắc – Nam đi qua dài trên 3km nên thuận lợi cho việc phát triển nông – lâm – ngư nghiệp và mở rộng các loại hình dịch vụ.

b) Nhân khẩu- xã hội

Dân số toàn xã 9.931 nhân khẩu tương ứng với 1.949 hộ gia đình. Đa số là dân tộc Kinh. Mật độ dân số bình quân toàn xã năm 2010 là 317,98 người/km2, Ninh Lộc là xã có mật độ dân số khá dày. Dân trong xã phân bố khá đều nhưng dân tập trung đông hơn tại các trung tâm của xã và các khu ven trục giao thông. Không có người DTTS sinh sống trong xã.

c) Cơ sở hạ tầng

Giáo dục

Đến thời điểm cuối năm 2009 xã đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập trung học cơ sở, phổ cập trung học phổ thông mới đạt khoảng 90%. Hệ thống giáo dục trên địa bàn xã hiện nay có 01 trường mầm non với 6 điểm trường, 01 trường tiểu học với 5 điểm trường, 01 trường trung học cơ sở, 1 trường THPT.Do địa hình xã đi lại khó khăn, đường giao thông chưa thuận lợi nên trường phải lập nhiều điểm trường để tiện cho công tác đaò tạo. Số học sinh tiểu học là 807 em.

Y tế

Trạm y tế xã nằm trên tuyến đường Quốc lộ 1A đến thời điểm hiện tạo đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia. Trạm có 10 giường bệnh, đội ngũ cán bộ gồm có 01 bác sĩ, 01 y sĩ, 01 dược sĩ và 02 nữ hộ sinh. Tỷ lệ người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế đạt 35,4%.

Page 119: NGÂN HÀNG THẾ GIỚI cao danh... · Web viewCũng ở xã này, hội nông dân đã họp đề xuất lập nhóm chăn nuôi nhím với hình thức tương tự và nhận

Báo cáo đánh giá xã hội Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững trang 117

Giao thông

Hệ thống đường giao thông của xã Ninh Lộc có các tuyến giao thông chính là tuyến đường quốc lộ 1A. Tuyến đường sắt Bắc Nam chạy qua và tuyến đường tỉnh lộ đi xã Ninh Tân. Ngoài ra còn có các tuyến đường trục liên xã, liên thôn phát triển chưa hoàn chỉnh.

Điện

Hệ thống điện phục vụ cho sinh hoạt, sản xuất do điện lực Ninh Hòa quản lý, vận hanh bảo dưỡng. Hiện nay trên địa bàn xã có 10 trạm biến áo trong đó số trạmh đạt yêu cầu 10. Có 1854 hộ dân sử dụng điện trực tiếp từ lưới điện quốc gia. Mức độ đáp ứng yên cầu về đện chop sản xuất đạt 100%.

d) Đặc điểm kinh tế

Diện tích tự nhiên là 2.945ha, trong đó, đất sản xuất nông nghiệp 497ha, nuôi trồng thủy sản 457ha, đất rừng 763ha. Địa phương chủ yếu trồng lúa nước và nuôi trồng thuỷ sản, một số hộ phát triển kinh tế theo hướng vườn nhà, vườn đồi và buôn bán nhỏ. Năm 2009 diện tích gieo trồng đạt 686 ha. Tổng sản lượng lương thực bình quân hàng năm đạt trên 2.593tấn /năm. Bình quân lương thực đầu người đạt 350kg/người/năm.

Tiềm năng thủy sản

Ninh Lộc có 3 thôn sống ven biển với nghề nghiệp chính là đánh bắt và nuôi trồng thủy sản ven bờ. Vùng nước ven biển Ninh Lộc có nhiều điều kiện thuận lợi để đánh bắt và nuôi trồng các nguồn lợi thủy sản quý hiến như: cá thu, cá mú, cá chẽm, tôm hùm, tôm sú... Nước ven biển chủ yếu là nước mặn, nước lợ, thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản.

Nuôi trồng thủy sản

Xã Ninh Lộc có một diện tích nuôi trồng thủy sản nước mặn khá lớn, trong toàn xã có 493,33 ha nuôi trồng thủy sản cho hiệu quả kinh tế cao. Năng suất bình quân 0,7 tạ/ha, sản lượng đạt được trung bình khoảng 327 tấn với thu nhập bình quân ước chừng khoảng 197 tỷ. Như vậy giá trị bình quân nuôi trồng thủy sản là 40 triệu/ha/năm.

Đánh bắt thủy sản

Trong những năm qua, sản lượng đánh bắt của xã đạt thấp vì nguồn thủy sản ven bờ đã cạn kiệt, do ngư dân dùng các phương tiện xiết điện, giã cào khai thác, chưa cải tiến phương tiện đánh bắt, nguồn đầu tư cho việc nâng cấp tàu thuyền công suất lớn để đánh bắt xa bờ gặp nhiều khó khăn, việc chuyển đổi nghề còn chậm. Toàn xã có 141 chiếc tàu thuyền. Đánh bắt thuỷ sản được 405 tấn năm 2010. Việc nuôi trồng thủy sản ở địa phương cũng không đạt hiệu quả cao do nguồn nước bị ô nhiễm, dịch bệnh xảy ra liên tục trong các vụ nuôi tôm làm nhân dân bị thua lỗ nhiều, khả năng tái tạo đầu tư sản xuất thấp. Trung bình mỗi năm địa phương thả nuôi được 300ha, sản lượng trung bình đạt 300tấn. Năm 2010, tình hình nuôi tôm có phần khả quan hơn những năm trước, giá cả tăng nên mang lại thu nhập khá cho bà con nuôi tôm, sản lượng nuôi trồng là 455 tấn. Tổng sản lượng đánh bắt và nuôi trồng năm 2010 đạt 860 tấn. (Theo báo cáo tình hình KTXH năm 2010 của UBND xã Ninh Lộc)

Thôn Tam ích-thôn đánh bắt chủ yếu của xã, có gần 200 xuồng, 48 xuồng máy xăng , 2 ghe D8. 100 hộ đánh bắt bằng Lờ-một phuơng tiện có tính hủy diệt, bắt cả tôm cua nhỏ.

Tình trạng nghèo đói

Page 120: NGÂN HÀNG THẾ GIỚI cao danh... · Web viewCũng ở xã này, hội nông dân đã họp đề xuất lập nhóm chăn nuôi nhím với hình thức tương tự và nhận

Báo cáo đánh giá xã hội Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững trang 118

Hiện xã có 35% hộ khá, giàu; số hộ nghèo giảm 30% theo chuẩn cũ, xã không còn hộ đói; 98% hộ có phương tiện nghe nhìn, 100% hộ sử dụng điện, 95% số hộ sử dụng nước sạch. Xã đã hoàn tất việc xoá nhà tranh tre dột nát. Với cuộc điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo giai đoạn 2011-2015, xã có 168 hộ nghèo (theo chuẩn mới quốc gia) chiếm 8,62% số hộ toàn xã, 331 hộ cận nghèo.

3.2.4 Xã Ninh Vân, huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa

a) Đặc điểm tự nhiên

Vị trí địa lý

Ninh Vân là một xã biển đảo của huyện Ninh hoà; cách trung tâm huyện khoảng 80 km theo đường bộ và cách 12 hải lý theo đường biển theo hướng Đông Nam: phía Đông giáp với Biển Đông, phía Tây Nam giáp với Đầm Nha Phu, phía Nam giáp với Biển Đông, phía Tây giáp với xã Ninh Phước. Ninh Vân là xã bán đảo có địa hình núi cao là chủ yếu. Ninh Vân bị chia cắt bởi các dãy núi thấp dần từ phía Tây cà phía Nam, tiếp giáp với vùng núi cao là vùng núi thấp thoải dần về hướng Đông Bắc.

b) Nhân khẩu- xã hội

Xã Ninh Vân là một xã nhỏ về dân số, chỉ có 405 hộ, 1.785 nhân khẩu, 912 lao động chiếm 50,53% tổng dân số toàn xã. Ninh Vân là xã nghèo, đặc biệt khó khăn. Không có người DTTS sinh sống trong xã.

c) Cơ sở hạ tầng

Giáo dục

Đã công nhận xóa mù chữ, phổ cập tiểu học đúng độ tuổi và THCS, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục được học trung học phổ thông, bổ túc tại các trường của Tỉnh và của thị xã Ninh Hòa khoảng 70%. Tỷ lệ lao đông được qua đào tạo chuyên môn khá thấp, chỉ khoảng 10%. Đa phần chỉ đào tạo những ngành về nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi. Và là những khóa ngắn hạn mang tính phổ cập thực hành. Trên địa bàn xã có một trường điểm mẫu giáo với tổng số 125 cháu, 1 điểm trường tiểu học với 170 cháu và 1 trường trung học cơ sở với 121 học sinh. Nhìn chung các trường học của xã đều chưa đáp ứng được nhu cầu của địa phương. Chính vì thế mà trong thời gian sắp tới Ninh Vân cần phải đầu tư cho trường nhiều hơn nữa đển trường đạt chuẩn theo yêu cầu.

Y tế

Trạm y tến xã có 10 giường bệnh với 12 phòng đầy đủ phòng điều trị và phòng chức năng. Đội ngũ cán bộ gồm 1 y sĩ, 1 điều dưỡng, 1 dược sĩ, 2 nữ hộ sinh. Tỷ lên người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế đạt 60% tuy nhiên theo đánh giá của người dân thì hiệu quả bảo hiểm y tế chưa cao.

Giao thông

Do xã là một xã nằm ở biển đảo, nên đường vào xã tương đối khó khăn và có mật độ lưu thông không quá cao nên không tốn quá nhiều chi phí bảo trì. Chú yếu là chi phí làm mới ban đầu. Xã Ninh Vân nối với xã Ninh Phước và Ninh Tịnh theo đường bộ là tuyến đường tỉnh lộ 1B dài 37km. Ngoài đường trục xã còn có đường liên thôn, liên xóm.

Điện

Trên địa bàn sử dụng lưới điện quốc gia do điện lực huyện Ninh Hòa quản lý, hiện trạng có 94,97% hộ nông dân có điện sử dụng ( còn thiếu so với tiêu chí 3,03%). Hiện tại trên địa bàn xã có 3km đường dây hạ thế cùng với 2 trạm biến áp nằm tại thôn Đông và thôn Tây. Nguồn điện chưa đáp ứng

Page 121: NGÂN HÀNG THẾ GIỚI cao danh... · Web viewCũng ở xã này, hội nông dân đã họp đề xuất lập nhóm chăn nuôi nhím với hình thức tương tự và nhận

Báo cáo đánh giá xã hội Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững trang 119

được cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp tại địa phương, người dân thường phải dùng máy nổ để có điện phục vụ cho sản xuất. Như vậy để đạt được tiêu chí 4 thì xã Ninh Vân cần phải bổ sung thêm 6km điện hạ thế và 1 trạm biến áp nhằm đảm bảo nguồn điện trong sinh hoạt và sản xuất.

d) Đặc điểm kinh tế

Diện tích đất tự nhiên của xã: 4.521 ha. Đất trồng cây lâu năm 53,4ha, rừng 801,9ha và diện tích đất chưa sử dụng 3.407,5 ha. Diện tích gieo trồng 100,70ha trong đó; cây hàng năm 47,26 ha; cây lâu năm 53,44ha, đất NTTS 73,8ha. Các cây gieo trồng đa số là các cây ngắn ngày như : hành, tỏi, rau răm... Sản xuất hành tỏi do người Quảng ngãi vào mua/thuê đất trồng, bà con làm theo với sản lượng 160 tấn hành tỏi/năm. Cây trồng lâu năm chủ yếu là xoài và dừa. Trồng điều xen trên rãy. Xã có 230 hộ nông nghiệp, 830 lao động nông nghiệp. 25-30% hộ không có đất sản xuất. Chăn nuôi khá phát triển ở Ninh Vân, với 1464 bò, 76 dê, do có diện tích rừng lớn và nuôi thả rông là phổ biến.

Xã có khoảng 100/912 lao động làm ăn xa, 205 người làm dịch vụ, buôn bán. Phụ nữ làm nông thường chỉ học đến cấp 2. Thanh niên có hơn 100 người, trên 50% làm ăn xa, có khoảng 20 người trình độ cấp 3, nữ có trình độ thấp hơn. Học sinh lớp 10 đã đi trọ học, nên 1 số trường hợp nghèo phải thôi học

Tiềm năng thủy sản của xã

Như tất cả các xã biển đảo khác trong tỉnh Khánh Hòa thì xã Ninh Vân có sở hữu tài nguyên nước mặn phong phú. Nguồn nước mặn này có thể nuôi trồng các loại thủy hải sản có hiệu quả kinh tế cao.

Đánh bắt thủy sản

Xã có 72 tàu, trong đó khoảng 4-5 tàu xa bờ, nay chỉ còn 1 tàu xa bờ đang hoạt động, 40 ghe có bằng lái. Xã có 160 hộ ngư dân, trong đó 147 hộ đánh bắt ven bờ, 426 lao động đánh bắt, trên 200 người làm nghề lặn- cầu gai, mực, hải sản, có đánh lưới. Sản lượng đánh bắt 400 tấn/năm 2010 và khoảng 7.000 tôm hùm con, 1.700 tấn rong mơ, trị giá 6,8 tỷ đồng .Khoảng 30-40 thợ lặn giỏi ra Quảng ngãi đi ra nước ngoài lặn biển, có hợp đồng. Nghề lặn vớt rong mơ với thu nhập khoảng 100 ngàn ngày.

Tình trạng nghèo đói

Tỷ lệ hộ nghèo chiếm 9,14% (37 hộ với 128 người). Tỷ lệ hộ cận ngheò là 34 hộ với. 137 khẩu, chiếm tỷ lện 8,4%

3.2.5 Xã Vĩnh Hải, huyện Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng

a) Điều kiện tự nhiên

Vĩnh Hải là xã ven biển (chuẩn bị lên thị trấn) thuộc huyện Vĩnh Châu với hơn 18 km bờ biển và có cửa sông Mỹ Thanh. Diện tích đất tự nhiên 7.844ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp khoảng 6.226ha.

Bảng 22: Tình trạng sử dụng đất trong 3 năm quaLoại đất Diện tích

2008 2009 2010ha ha ha

1 Tổng diện tích đất tự nhiên 7.844,8 7.844,8 7.844,8Trong đó :

2 Đất trồng cây hàng năm 1.185,49

Page 122: NGÂN HÀNG THẾ GIỚI cao danh... · Web viewCũng ở xã này, hội nông dân đã họp đề xuất lập nhóm chăn nuôi nhím với hình thức tương tự và nhận

Báo cáo đánh giá xã hội Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững trang 120

Loại đất Diện tích 2008 2009 2010

ha ha ha đất trồng lúa 770 975 1.012 đất trồng màu (cả năm) 3.000 3.025 3.179

3 Đất trồng cây lâu năm 63,054 Đất lâm nghiệp (đất rừng) 2.365,745 Đất nuôi trồng thủy sản 2.590 2.612 2.5656 Diện tích mặt nước ven biển (kể cả đầm) Chiều dài bờ biển 18km7 Đất ở nông thôn (đô thị) na na na8 Đất chuyên dùng na na na9 Đất trống, đất hoang na na na10 Đất khác (ghi rõ) na na na

Nguồn: Số liệu thống kê xã

Theo thống kê của xã, hiện có hơn 1.000 hộ Khơme không có đất sản xuất. Quỹ đất canh tác của xã cũng không còn. Trên địa bàn xã, có gần 600ha đất sản xuất thuộc 2 nông trường nhưng đã giải thể. Theo lãnh đạo xã, diện tích này đang được cho các công ty thuê nhưng sử dụng không hiệu quả vì không được đầu tư cơ sở hạ tầng và hiện tại đang bị nhiều hộ dân lấn chiếm. Nếu UBND huyện thu hồi và đầu tư cơ sở hạ tầng thủy lợi để giao khoán cho các hộ không có đất sử dụng thì sẽ giải quyết được tình trạng không có đất hiện nay của hơn 1.000 hộ Khơme.

b) Nhân khẩu-xã hội

Toàn xã có 4.545 hộ với 20.925 người, trong đó số hộ làm nông nghiệp là 3.345 hộ với 13.380 lao động. Có 3 dân tộc sinh sống trong xã, chiếm đa số là người Khơme với 2.141 hộ (9.917 người), người Hoa 1.222 hộ (5.692 người) và Kinh 1.181 hộ (5.315 người). Tôn giáo chính thống của người dân xã Vĩnh Hải là Đạo Phật với 1.862 hộ. Tỷ lệ lao động nữ nhiều hơn nam.

Bảng 23: Dân số và lao động (năm 2009)Nam Nữ

1 Tổng số hộ trong xã 4.5452 Tổng số nhân khẩu trong xã (người) 20.925 10.418 10.5073 Tổng số người có khả năng lao động

trong độ tuổi lao động (từ 15-60)13.754 6.808 6.946

Nguồn: số liệu thống kê xã

d) Phát triển KTXH

Các hoạt động sinh kế chính của người dân trong xã là trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản. Các loại cây trồng chính là lúa (một vụ), hành tím và dưa hấu. Hệ số sử dụng đất là 3 vụ màu/năm, 1 vụ lúa/năm và 1 vụ tôm/năm.

Trồng trọt

Do không có nước ngọt nên lúa chỉ trồng được một vụ vào mùa mưa với năng suất trung bình 5tấn/ha. Diện tích gieo trồng (ha) và sản lượng những cây trồng chính của xã trong năm 2010 như trong bảng dưới.

Page 123: NGÂN HÀNG THẾ GIỚI cao danh... · Web viewCũng ở xã này, hội nông dân đã họp đề xuất lập nhóm chăn nuôi nhím với hình thức tương tự và nhận

Báo cáo đánh giá xã hội Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững trang 121

Bảng 24: Diện tích gieo trồng năm 2010Loại cây trồng Diện tích

(ha)Sản lượng

(tấn)Lúa 1.000 5.000Hành tím 3.800

Nguồn: số liệu thống kê xã

Chăn nuôi

Chăn nuôi không phải là thế mạnh của Vĩnh Hải do thiếu đất và thiếu nước ngọt. Đây cũng là một khó khăn trong việc chuyển đổi sinh kế cho các hộ có nguồn thu nhập phụ thuộc vào đánh bắt ven bờ. Kết quả chăn nuôi của toàn xã trong năm 2010 với 3 loại vật nuôi chính:

Bảng 25: Kết quả chăn nuôi của toàn xã trong năm 2010 Loại Số lượng

Trâu bò 300 ConLợn 1.500 ConGà. vịt, ngan, ngỗng 24.000 Con

Nguồn: số liệu thống kê xã

Nuôi trồng thủy sản

Nuôi trồng thủy sản là một thế mạnh của Vĩnh Hải với hơn 4.000ha và hơn 1.950 lao động làm nghề này (trong đó lao động nữ là 975 người). Diện tích nuôi công nghiệp trong toàn xã năm 2010 là 1.600ha, nuôi quảng canh là 800ha. Sản lượng nuôi trồng năm 2010 là 3.912 tấn. Bên cạnh nuôi tôm nước mặn (nước lợ), mô hình nuôi tôm nước ngọt kết hợp trồng màu đang được thử nghiệm ở Vĩnh Hải. Theo ý kiến của một số hộ dân đang nuôi tôm nước ngọt, do tôm giống được chọn lựa kỹ và có thời gian thích nghi nên tỷ lệ sống và khả năng kháng bệnh cao hơn giống tôm nước mặn. Thời gian từ khi nuôi đến khi thu hoạch khoảng 4 tháng. Tuy nhiên, mô hình này hoàn toàn phụ thuộc vào lượng mưa hàng năm. Sau khi thu hoạch tôm, người dân đã cải tạo đất để trồng màu, trong khi nuôi tôm nước mặn (nước lợ) sẽ không thể trồng màu được vì đất đã nhiễm mặn. Vì vậy, nuôi tôm nước ngọt sẽ làm tăng tần suất sử dụng đất hơn so với nuôi tôm nước lợ.

Đánh bắt thủy sản

Vĩnh Hải có 6 ấp làm nghề đánh bắt thủy sản với số lao động khoảng 3.500 người, trong đó một nửa là lao động nữ. Phương tiện đánh bắt bằng tàu nhỏ dưới 30CV với khoảng 90 chiếc, trong đó tàu dưới 20CV có 14 chiếc, công suất nhỏ nhất của tàu là 9CV. Ngư trường đánh bắt chủ yếu là ven bờ, các ngư cụ đánh bắt thủ công truyền thống như sịp, đóng đáy, lưới rê, câu. Vì vậy, đánh bắt không có tính chọn lọc.

Sản lượng đánh bắt trung bình khoảng 400 tấn/năm (2009). Vĩnh Hải có nguồn rươi với sản lượng đánh bắt 100 tấn sản phẩm khô/năm. Ngoài ra, Vĩnh Hải còn có bãi nghêu giống trải dài 18km bờ biển và 2.365ha rừng ngập mặn là nơi cung cấp nguồn cá kèo giống. Đây là nguồn lợi tự nhiên rất lớn của Vĩnh Hải, nhưng đang bị khai thác quá mức và không thể kiểm soát được vì nhiều cư dân ở nơi khác đến khai thác.

Hầu hết các hộ đánh bắt ven bờ là các hộ nghèo không có đất sản xuất và đất ở cũng rất hạn hẹp, phần lớn trong số họ là người Khơme. Thu nhập trung bình của các hộ từ đánh bắt khoảng 100.000đ/ngày sau khi đã trừ chi phí. Công việc đánh bắt chỉ làm được 4 tháng/năm, thời gian còn lại phải đi làm mướn ở trong và ngoài xã với tiền công 100.000đ/ngày/lao động. Tuy nhiên, việc làm

Page 124: NGÂN HÀNG THẾ GIỚI cao danh... · Web viewCũng ở xã này, hội nông dân đã họp đề xuất lập nhóm chăn nuôi nhím với hình thức tương tự và nhận

Báo cáo đánh giá xã hội Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững trang 122

mướn cũng không ổn định và cũng khó kiếm việc làm vì các lao động đều không có tay nghề gì khác ngoài nghề đánh bắt truyền thống.

Chế biến thủy sản

Trong xã không có cơ sở chế biến thủy sản, kể cả sơ chế. Các sản phẩm đánh bắt đều được các chủ buôn bán thủy sản thu mua ngay khi tàu về bến.

Lâm nghiệp

Vĩnh Hải có diện tích rừng ngập mặn rộng, là nơi cư trú và sinh sản của nhiều loài hải sản như nghêu, cua, cá kèo, hải sâm. Nhờ trồng rừng ngập mặn mà tốc độ bồi lắng và lấn biển tăng nhanh, trung bình từ 20-50m mỗi năm. Đây là một lợi thế rất lớn của Vĩnh Hải để phát triển trồng rừng ngập mặn, giải quyết việc làm cho người dân. Mô hình quản lý rừng dựa vào cộng đồng ở Vĩnh Hải trong khuôn khổ dự án GIZ của Cộng hòa Liên bang Đức hiện đang được thực hiện thí điểm ở ấp Âu Thọ B cần được nhân rộng. Trong giai đọan 1 (2007-2010), có 5 tổ được thành lập, mỗi tổ có một tổ trưởng. Nhiệm vụ của các tổ là tuyên truyền, vận động người dân bảo vệ rừng, ngăn chặn người ngoài địa phương vào rừng khai thác. Các thành viên tham gia trên tinh thần tự nguyện và mỗi thành viên của tổ được cấp một thẻ xanh để vào rừng khai thác hải sản và cá sản phẩm từ rừng theo các quy định về khai thác. Các cuộc họp rút kinh nghiệm được tổ chức theo định kỳ. Dự án đã hỗ trợ các hộ xây lò để đun nấu bằng củi khai thác được từ rừng và trang bị điện thoại di động cho tổ trưởng.

3.2.6 Xã An Thạch 3, huyện Cù Lao Dung

a) Điều kiện tự nhiên

Là xã nghèo ven biển thuộc Chương trình 135 của Chính phủ. Diện tích đất tự nhiên của xã là 3.795 ha. Xã có đường ô tô đến trung tâm xã. 94,6% số hộ đã sử dụng điện lưới, số hộ còn lại do ở xa đường trục chính nên chưa có điện. Tình trạng sử dụng đất của xã như trong Bảng dưới đây.

Bảng 26: Tình trạng sử dụng đất Loại đất Diện tích

2008 2009 2010ha ha ha

Tổng diện tích đất tự nhiên 3795 3795 3795Trong đó :Đất trồng cây hàng năm 2610 2610 2610 đất trồng lúa 15 15 15 đất trồng màu 2595 2595 2595Đất trồng cây lâu năm 100 100 100Đất lâm nghiệp (đất rừng) 219 219 219Đất nuôi trồng thủy sản 285 285 285Diện tích mặt nước ven biển (kể cả đầm) 122 122 122Đất ở nông thôn (đô thị) 120 120 120Đất chuyên dùng 160 160 160Đất trống, đất hoang 75 75 75

Nguồn: Số liệu thống kê xã

Page 125: NGÂN HÀNG THẾ GIỚI cao danh... · Web viewCũng ở xã này, hội nông dân đã họp đề xuất lập nhóm chăn nuôi nhím với hình thức tương tự và nhận

Báo cáo đánh giá xã hội Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững trang 123

b) Dân số và lao động

Dân số của xã năm 2009 là 10.735 người với 2.163 hộ, trong đó số người trong độ tuổi lao động là 5.904 người. Có 2 dân tộc là Kinh và Khơme sinh sống trong xã, trong đó người Kinh chiếm đa số. Thành phần tôn giáo của dân cư gồm đạo Thiên chúa và đạo Cao Đài.

Bảng 27: Dân số, lao động 2009 Hiện nay

Tổng số hộ trong xã 2.163 2.704Tổng số nhân khẩu trong xã (người) 10.735 12.426Trong đó: Nam 5.367 6.220 Nữ 5.368 6.206Tổng số người có khả năng lao động trong độ tuổi lao động (từ 15-60)

5.904 6.834

Trong đó: Nam 2.952 3.417 Nữ 2.952 3.417

Nguồn: Số liệu thống kê xãBảng 28: Thành phần dân tộc của dân cư trong xã hiện nay

Dân tộc(ghi rõ tên dân tộc)

Số hộ Số nhân khẩu2009 Hiện nay 2009 Hiện nay

Kinh 1.887 2.428 10.046 11.737Khơmer 276 276 689 689

Nguồn: Số liệu thống kê xãBảng 29: Tôn giáo

Tôn giáo Số hộ Số nhân khẩu

2009 Hiện nay 2009 Hiện nay

Đạo Thiên chúa 112 112 368 368

Đạo Cao đài 69 69 457 457

Nguồn: Số liệu thống kê xã

c) Cơ sở hạ tầng

Giáo dục

Xã có một trường mẫu giáo, 4 trường tiểu học, một trường trung học cơ sở và một trường trung học phổ thông của huyện nằm trên địa bàn xã. Số học sinh ở các cấp tương đối ổn định hang năm. Cơ sở vật chất trường, lớp khá tốt do được hưởng lợi từ Chương trình 135 của Chính phủ. Trình độ học vấn trung bình của người dân là 9/12. Đây là một điều kiện thuận lợi để có thể đào tạo nghề cho thanh niên.

Bảng 30: Trường, lớp học của xã

Số trường Số lớp Số học sinh

2009 Hiện nay 2009 Hiện nay 2009 Hiện nayMẫu giáo 1 1 17 17 380 388Tiểu học (Cấp 1) 4 4 49 49 942 940Phổ thông cơ sở (Cấp 2) 1 1 17 17 554 562

Page 126: NGÂN HÀNG THẾ GIỚI cao danh... · Web viewCũng ở xã này, hội nông dân đã họp đề xuất lập nhóm chăn nuôi nhím với hình thức tương tự và nhận

Báo cáo đánh giá xã hội Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững trang 124

Số trường Số lớp Số học sinh

2009 Hiện nay 2009 Hiện nay 2009 Hiện nayPhổ thông TH (Cấp 3) 1 1 11 11 589 599

Nguồn: Số liệu thống kê xãBảng 31: Số học sinh các cấp trong xã năm học 2009-2010 và 2010-2011

Số học sinh2009-2010 2010-2011

Nhà trẻMẫu giáo 380 388Tiểu học (Cấp 1) 942 940Phổ thông cơ sở (Cấp 2) 554 562Phổ thông TH (Cấp 3) 589 599

Nguồn: Số liệu thống kê xã

Y tế

Xã có một trạm y tế xã với 12 phòng và 4 giường bệnh. Trạm y tế đạt chuẩn quốc gia. Hàng năm, tram y tế xã đều làm tốt công tác tiêm chủng mở rộng và chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

d) Các hoạt động kinh tế

Trồng trọt

Số lao động có nghề chính là nghề nông trong xã năm 2010 là 2.428 người, trong đó lao động nữ là: 1.365 người. Cây trồng chính của xã là mía, cây thuốc cá và lúa. Lúa được trồng một vụ vào mùa mưa Diện tích gieo trồng và sản lượng những cây trồng chính trong năm 2010 như trong bảng dưới.

Bảng 32: Loại cây trồng chínhLoại cây trồng Diện tích

(ha)Sản lượng (tấn/năm)

Lúa 15 75Mía 1600 178500Thuốc cá 105 6020

Nguồn : Số liệu thống kê xã

Chăn nuôi Bảng 33: Kết quả chăn nuôi của toàn xã trong năm 2010 của toàn huyện

Loại Số lượng (con)Trâu bò 545 Lợn 2.636 Gà, vịt, ngan, ngỗng 10.042

Nguồn : Số liệu thống kê huyện

Nuôi trồng thuỷ sản

Các loại thủy sản được nuôi bao gồm tôm, cá tra, cá lóc, cá rô phi, nghêu. Số lao động có nghề chính là nghề nuôi thủy sản trong xã năm 2010 là 388 người, trong đó lao động nữ là: 89 người.

Page 127: NGÂN HÀNG THẾ GIỚI cao danh... · Web viewCũng ở xã này, hội nông dân đã họp đề xuất lập nhóm chăn nuôi nhím với hình thức tương tự và nhận

Báo cáo đánh giá xã hội Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững trang 125

Bảng 34: Diện tích nuôi trồng thuỷ sản của các hộ trong toàn xã năm 2010 như bảng dưới:

Số hộ có nuôi

Diện tích nuôi trồng thuỷ sản (ha)

Sản lượng thu hoạch

(tấn/năm)

Nuôi công nghiệp

Nuôi quảng canh

Nuôi công nghiệp

Nuôi quảng canh

Cá các loại 85 85

Tôm các loại 81 13 175 15 6 tấn/ha

Thủy sản khác 10 10

Tổng cộng 81 108 175 110

Nguồn : Số liệu thống kê xã

Khai thác thủy sản

Toàn xã có 97 hộ làm nghề đánh bắt ven bờ, trong đó khoảng 30% hộ chuyên đánh bắt. Số lao động có nghề chính là nghề đánh bắt thủy sản trong xã năm 2010 là 487 người, trong đó lao động nữ là 98 người. Phương tiện đánh bắt bằng tàu công suất nhỏ dưới 20CV và các ngư cụ như câu, te, cào, đóng đáy, đăng mé, lưới. Thu nhập bình quân từ đánh bắt khoảng 100.000đ/lao động. Một năm chỉ đánh bắt được 7 tháng, mỗi tháng khoảng 12-13 ngày. Do tàu nhỏ, ngư cụ thủ công nên việc đánh bắt không có chọn lọc. Theo người dân, sản lượng đánh bắt giảm hàng năm.

Lâm nghiệp

Trên địa bàn xã có 219ha rừng ngập mặn do kiểm lâm quản lý. Không có hộ nào có nghề chính làm lâm nghiệp. Nếu chuyển diện tích rừng này cho các hộ đánh bắt ven bờ quản lý theo mô hình đồng quản lý thì sẽ hiệu quả và giảm bớt áp lực đánh bắt ven bờ.

Các nghề phi nông nghiệp

Toàn xã có 240 hộ làm nghề kinh doanh dịch vụ, chủ yếu là buôn bán nhỏ trong chợ của xã, bán giải khát, hàng tạp hóa. Các nghề thủ công không phát triển, chỉ có 2 xưởng cưa xẻ gỗ tư nhân quy mô nhỏ, phục vụ nhu cầu trong xã.

Bảng 35: Số hộ và số lao động làm nghề phi nông nghiệpNgành nghề Số hộ Số lao động

Tổng số Nam NữMộc, chế biến gỗ 2 10 8 2May mặc 20 86 86Dịch vụ (ăn uống, hậu cần nghề cá…) 30 80 80 80Buôn bán 179 673 673 673Sửa chữa điện, điện tử 3 3 3 3Sửa chữa xe máy 12 29 29 29

Nguồn : Số liệu thống kê xã

Tình trạng nghèo đói:

Tỷ lệ % hộ nghèo của xã năm 2010 là 22,5%, cận nghèo: 16,9%.

Page 128: NGÂN HÀNG THẾ GIỚI cao danh... · Web viewCũng ở xã này, hội nông dân đã họp đề xuất lập nhóm chăn nuôi nhím với hình thức tương tự và nhận

Báo cáo đánh giá xã hội Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững trang 126

Bảng 36: Tỷ lệ % hộ nghèo của xã năm 2010 Loại hộ Số hộ (% số hộ)

Theo đánh giá của xã

Theo chuẩn nghèo quốc gia (thu nhập dưới 200.000đ/ người/tháng ở nông thôn; dưới

260.000đ/người/tháng ở đô thị)Cận nghèo 459 459Nghèo 608 608Trung bình, đủ ăn 1300Khá, dư ăn 300Giàu 37

Nguồn: Số liệu thống kê xã

Page 129: NGÂN HÀNG THẾ GIỚI cao danh... · Web viewCũng ở xã này, hội nông dân đã họp đề xuất lập nhóm chăn nuôi nhím với hình thức tương tự và nhận

Báo cáo đánh giá xã hội Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững trang 127

Tài liệu tham khảo1. Các Đối tác phát triển. Báo cáo phát triển Việt nam 2011. Quan lý tài nguyên thiên nhiên,

2010

2. CIEM, DERG. Phân tích kinh tế chiến lược của ngành thủy sản Việt nam ,2010

3. CRSD. AIDE MEMOIRE, Preparation Mission, April 14 – May 4, 2011

4. GSO. Khảo sát mức sống hộ gia đình 2008

5. GSO. Tổng điều tra dân số và nhà ở 2009

6. GSO, UNFPA,Di cư và đô thị hóa ở Việt nam: Thực trạng, xu hướng và những khác biệt, 2010.

7. GSO, UNFPA, Điều tra di cư Việt nam 2004.

8. IOS. Người nhập cư ở Hà nội-Những vấn đề đặt ra, 2000

9. MARD, ULSA, Report Analyzing the poverty situation in fishery job groupin 12 provinces according to poverty criteria ofthe Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs,2009

10. Molisa. Xu hướng lao động và xã hội Việt nam 2009/2010.

11. UBND Thanh Hóa, Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, an ninh-quốc phòng 5 năm 2011-2015 tỉnh Thanh Hóa (Dự thảo)

12. UBND Thanh Hóa, Qui hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản Thanh Hóa đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020

13. UBND Thanh Hóa, Định hướng phát triển kinh tế đến năm 2020.

14. UBND Thanh Hóa, Chương trình hành động triển khai thực hiện Chiến lược phát triển KTXH 2011-2020.

15. Sở KH&ĐT Thanh Hóa, Báo cáo qui hoạch tổng thể phát trioển KTXH vùng ven biển đến năm 2020.

16. Sở NN&PTNT Thanh Hóa, Tình hình thực hiện kế hoạch khai thác thủy sản năm 2010, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện kế hoạch năm 2011

17. Sở NN&PTNT Thanh Hóa, Tình hình thực hiện kế hoạch nuôi trồng thủy sản năm 2010, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện kế hoạch năm 2011

18. Sở NN&PTNT Thanh Hóa, Tình hình thực hiện kế hoạch năm 2009, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển thủy sản năm 2010.

19. UBND huyện Tĩnh gia, Báo cáo tổng kết ngành thủy sản năm 2010, phuơng hướng, mục tiêu, giải pháp năm 2011.

20. UBND huyện Tĩnh gia, Qui hoạch sử dụng đất đến năm 2020.

21. Chi cục thống kê Tĩnh gia, Niên giám thống kê 2010

22. UBND huyện Hậu Lộc, kế hoạch phát triển CN-TCN và thuơng mại 2010-2015 huyện Hậu Lộc.

23. UBND huyện Hậu Lộc, Báo cáo tổng kết ngành thủy sản năm 2010, phuơng hướng, mục tiêu, giải pháp năm 2011.

24. Chi cục thống kê Hậu Lộc, Niên giám thống kê 2010

25. UBND xã Ngư Lộc, Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch 5 năm 2006-2010 và dự kiến kế hoạch phát triển KTXH 5 năm 2011-2015.

26. UBND xã Ngư Lộc, Bảng hỏi xã

Page 130: NGÂN HÀNG THẾ GIỚI cao danh... · Web viewCũng ở xã này, hội nông dân đã họp đề xuất lập nhóm chăn nuôi nhím với hình thức tương tự và nhận

Báo cáo đánh giá xã hội Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững trang 128

27. UBND xã Hải Ninh, Báo cáo tóm tắt tình hình thực hiện Nghị quyết HĐND xã khóa XVII về phát triển KT-XH-QP-An ninh nhiệm kỳ 2004-2011.

28. UBND xã Hải Ninh, Bảng hỏi xã

29. UBND tỉnh Khánh Hòa, Báo cáo tổng hợp rà soát, điều chỉnh, bổ xung qui hoạch tổng thể phát triển KTXH tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020. (Dự thảo)

30. Sở NN&PTNT Khánh Hòa, Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện công tác nông nghiệp và phát triển nông thôn năm 2010, 2009, 2008

31. Chi cục NTTS Khánh Hòa, Báo cáo tổng kết NTTS năm 2010, 2009, 2008

32. Công ty cổ phần tư vấn Biển việt, Qui hoạch ngành thủy sản đến năm 2015, có tính đến năm 2020.

33. Cục thống kê Khánh Hòa, Tình hình KTXH tỉnh Khánh Hòa năm 2010

34. UBND thị xã Ninh Hòa, Báo cáo tình hình KTXH năm 2010 và phương hướng nhiệm vụ năm 2011.

35. Phòng TBXH Ninh Hòa, Báo cáo tình hình thực hiện công tác LĐ,TB&XH năm 2010,2009, 2008.

36. Chi cục thống kê Ninh Hòa, Niên giám thống kê 2009, 2008.

37. UBND xã Ninh Vân, Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ KTXH năm 2010 và kế hoạch phát triển KTXH năm 2011.

38. UBND xã Ninh Vân, Đề án xây dựng nông thôn mới xã Ninh vân giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến 2030.

39. UBND xã Ninh Vân, Bảng hỏi xã

40. UBND xã Ninh Lộc, Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ KTXH năm 2010 và kế hoạch phát triển KTXH năm 2011.

41. UBND xã Ninh Lộc, Đề án xây dựng nông thôn mới xã Ninh Lộc giai đoạn 2011-2020 và định hướng đến 2030.

42. UBND xã Ninh Lộc, Bảng hỏi xã

43. UBND tỉnh Sóc Trăng, Kế hoạch phát triển KTXH 5 năm giai đoạn 2011-2015 tỉnh Sóc Trăng

44. UBND tỉnh Sóc Trăng, Báo cáo qui hoạch sử dụng đất đến năm 2020

45. UBND tỉnh Sóc Trăng, Đề án thực hiện chính sách hỗ trợ giải quyết đất ở, đất sản xuất và giải quyết việc làm cho đồng bào DTTS nghèo, đời sống khó khăn tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2009-2010.

46. Sở NN&PTNT Sóc Trăng, Báo cáo tổng hợp dự án rà soát, điều chỉn, bổ xung qui hoạch phát triển NN_NT và qui hoạch phát triển các sản phẩm chủ lực ngành NN&PTNT tỉnh Sóc Trăng đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.

47. Sở NN&PTNT Sóc Trăng, Báo cáo tổng kết nuôi thủy sản năm 2010, kế hoạch phát triển nuôi thủy sản năm 2011.

48. UBND huyện Vĩnh Châu, Qui hoạch tổng thể phát triển KTXH huyện Vĩnh Châu đến năm 2020

49. UBND huyện Vĩnh Châu, Báo cáo tình hình , kết quả thực hiện kế hoạch phát triển KTXH năm 2010 và phuơng hướng nhiệm vụ năm 2011.