nghien cuukhoahoc2

14
Khoa CNTT_Trường Đại Học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí MInh 1 BÀI BÁO CÁO Tên sinh viên: Phạm Vũ Ngọc Hân Hồ Sĩ Chiều Dương Nội dung trọng tâm o S khc bit gia nhng ni dung đnh gi sinh viên l g? o S khc bit gia nhng đ ti nghiên cu sinh viên l g? o Đ ti nghiên cu no th thch hp vi bn? o Bn mong đi lm v hc đưc điu g? Câu 1: Đánh giá được xem là một trong những yếu tố quan trọng trong việc học ở đại học, vì vậy cần có sự nhìn nhận nghiêm túc về việc đánh giá ở đại học Đánh giá là một quá trình liên quan đến việc lập kế hoạch, suy ngẫm, phân tích và cải thiện dựa trên các dữ liệu để phục vụ mục đích học tập. Có 2 loại đánh giá chính ở đại học đó là đánh giá kết quả : Summative Assessment (SA) và đánh giá quá trình Formative Assessment (FA) Đánh giá quá trình thường diễn ra trong xuyên suốt khoá học, để đánh giá việc học của bản thân trong từng phần của cả khoá học, đồng thời cung cấp những phản hồi cho sinh viên trong những phần công việc tuy nhiên điểm số của đánh giá quá trình là không chính thức Đánh giá cuối kì là đánh giá tổng kết tất cả quá trình học được lên kế hoạch trước và thường thực hiện vào cuối khoá học hoặc cuối học kỳ . Kết quả của đánh giá cuối kì là chính thức và dùng để phân loại trình độ của sinh viên. Hầu hết các đồ án nghiên cứu khoa học ở đại học là đánh giá cuối kì và điểm số ở các dán này là rất quan trọng ảnh hưởng lớn đến năm cuối cùng và cả bằng tốt nghiệp cùng những bằng cấp sau này. Vì thế cần có sự chuẩn bị kĩ càng và lên kế hoạch cho dự án để đạt hiệu quả tối đa. Tuy rằng những đồ án được xây dựng bằng định nghĩa không có yếu tố của một kì thi cuối kì nhưng những đồ án lại là những nguồn đánh giá rất hiệu quả đặc biệt đối với những sinh viên cảm thấy những bài thi giấy rất là khó khăn. Ngoài cách viết đồ án, sinh viên đại học còn được đánh giá dưới nhiều hình thức khác nhau như bài kiểm tra không báo trước, kiểm tra có đề mở, viết một bài luận, một bài thuyết trình hay những lớp học thực tế . Điểm khác biệt rõ ràng nhất giữa những đánh giá này và một dự án là shỗ trợ từ người khác và kết quả. Kết quả cuối cùng của 1 dự án thường không được công bố cho sinh viên và đó là cơ hội để sinh viên phải nêu ra được những ý tưởng và triết lý cá nhân của

Upload: pham-han

Post on 19-Jul-2015

135 views

Category:

Education


2 download

TRANSCRIPT

Khoa CNTT_Trường Đại Học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí MInh

1

BÀI BÁO CÁO Tên sinh viên: Phạm Vũ Ngọc Hân

Hồ Sĩ Chiều Dương

Nội dung trọng tâm

o Sư khac biêt giưa nhưng nôi dung đanh gia sinh viên la gi?

o Sư khac biêt giưa nhưng đê tai nghiên cưu sinh viên la gi?

o Đê tai nghiên cưu nao thi thich hơp vơi ban?

o Ban mong đơi lam va hoc đươc điêu gi?

Câu 1:

Đánh giá được xem là một trong những yếu tố quan trọng trong việc học ở đại học, vì vậy cần có

sự nhìn nhận nghiêm túc về việc đánh giá ở đại học Đánh giá là một quá trình liên quan đến việc

lập kế hoạch, suy ngẫm, phân tích và cải thiện dựa trên các dữ liệu để phục vụ mục đích học tập.

Có 2 loại đánh giá chính ở đại học đó là đánh giá kết quả : Summative Assessment (SA) và đánh

giá quá trình Formative Assessment (FA)

Đánh giá quá trình thường diễn ra trong xuyên suốt khoá học, để đánh giá việc học của bản thân

trong từng phần của cả khoá học, đồng thời cung cấp những phản hồi cho sinh viên trong những

phần công việc tuy nhiên điểm số của đánh giá quá trình là không chính thức

Đánh giá cuối kì là đánh giá tổng kết tất cả quá trình học được lên kế hoạch trước và thường thực

hiện vào cuối khoá học hoặc cuối học kỳ . Kết quả của đánh giá cuối kì là chính thức và dùng để

phân loại trình độ của sinh viên.

Hầu hết các đồ án nghiên cứu khoa học ở đại học là đánh giá cuối kì và điểm số ở các dự án này

là rất quan trọng và ảnh hưởng lớn đến năm cuối cùng và cả bằng tốt nghiệp cùng những bằng

cấp sau này. Vì thế cần có sự chuẩn bị kĩ càng và lên kế hoạch cho dự án để đạt hiệu quả tối đa.

Tuy rằng những đồ án được xây dựng bằng định nghĩa không có yếu tố của một kì thi cuối kì

nhưng những đồ án lại là những nguồn đánh giá rất hiệu quả đặc biệt đối với những sinh viên

cảm thấy những bài thi giấy rất là khó khăn.

Ngoài cách viết đồ án, sinh viên đại học còn được đánh giá dưới nhiều hình thức khác nhau như

bài kiểm tra không báo trước, kiểm tra có đề mở, viết một bài luận, một bài thuyết trình hay

những lớp học thực tế . Điểm khác biệt rõ ràng nhất giữa những đánh giá này và một dự án là sự

hỗ trợ từ người khác và kết quả. Kết quả cuối cùng của 1 dự án thường không được công bố cho

sinh viên và đó là cơ hội để sinh viên phải nêu ra được những ý tưởng và triết lý cá nhân của

Khoa CNTT_Trường Đại Học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí MInh

2

riêng bạn vào trong tác phẩm của mình. Vì vậy việc suy nghĩ về những dự án của riêng bản thân

và cả những điều bạn mong muốn vào trong đồ án của mình.

Loại đánh giá Dựa trên Thời gian

Bài kiểm tra không báo trước Tư liệu bài giảng 2-5 giờ

Bài luận Bộ câu hỏi định hướng 2000 từ

Bài thuyết trình Bộ câu hỏi định hướng 10-60 phút

Bài thực hành Những chỉ dẫn định hướng 3 giờ với bản báo cáo thực tế

Đề án Chuyên môn của môn học 200 giờ với 1 luận văn 7-10

ngàn từ

Câu 2

Một đề tài nghiên cứu khoa học cần phù hợp với toàn bộ quá trình của nghiên cứu khoa học của

mình. Và do đó việc chọn một đề tài nghiên cứu đúng đắn và phù hợp thường được xem như là

sự khởi đầu hay một bước đệm tốt cho nghiên cứu của bạn. Bây giờ bạn sẽ được xem những hình

thức nghiên cứu từ đại học, thạc sĩ, nghiên cứu sinh tiến sĩ và sau tiến sĩ cùng với những mục

được cho điểm từ 1 đến 10 để đánh giá những thuộc tính điển hình của từng loại nghiên cứu.

Phạm vi là việc bạn nghiên cứu một đề tài hoàn toàn mới hoặc nghiên cứu về một nghiên cứu về

một định nghĩa đã được cho phép trong khi độ sâu là sự chi tiết vào vấn đề nghiên cứu. Con số

này cũng cho thấy rằng những đề tài của sinh viên đại học là một lời giới thiệu về sự cân bằng

các yếu tố trong nghiên cứu.

Sinh Viên

Đại Học Thạc Sĩ Nghiên Cứu

Sinh Sau Tiến Sĩ

Chi Phí Nghiên cứu: 2

Thời gian : 2

Phạm vi thực hiện: 2

Độ chuyên sâu đề tài :

2

Chi Phí Nghiên cứu: 4

Thời gian : 4

Phạm vi thực hiện: 4

Độ chuyên sâu đề tài :

8

Chi Phí Nghiên cứu: 8

Thời gian : 9

Phạm vi thực hiện: 8

Độ chuyên sâu đề tài :

9

Chi Phí Nghiên cứu:

10

Thời gian : 5

Phạm vi thực hiện: 2

Độ chuyên sâu đề tài :

10

Khoa CNTT_Trường Đại Học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí MInh

3

Câu 3:

Đề tài nghiên cứu dạng thực nghiệm: Thực nghiệm trong phòng thí nghiệm với vật mẫu được

chuẩn bị trước và phân tích để đánh giá kết quả.

Khảo sát hiện trạng: Tập hợp dữ liệu và kết quả của các nghiên cứu hiện tại để có một tập kết

quả báo cáo. Ít dc danh gia cao nếu không có sự phân tích va xử lý dữ liệu nghiên cứu(dang dề

tài thấp nhất trong NCKH)

Đề tài nghiên cứu dạng siêu phân tích - một dạng khảo sát hiện trạng nâng cao áp dụng các mô

hình phức tạp để đạt đến 1 kết luận nào đó. Tập hợp dữ liệu và kết qủa của các nghiên cứu hiện

tại để xử lý và phân tích trên dữ liệu đó

Đề tài nghiên cứu dạng được can dự ( tham gia một phần): Tuyển chọn sinh viên tình nguyện

tham gia vào một phần của dự án đề tài nghiên cứu lớn nào đó. Việc tuyển chọn rất giới hạn và

với một sự tài trợ rất ít dựa trên CV và đạo đức của sinh viên tình nguyện

Đề tài nghiên cứu dạng bảng khảo sát ( câu hỏi ): Dùng bảng câu hỏi khảo sát để thu thập dữ liệu

từ những người tình nguyện ( được tuyển chọn ).

Đề tài nghiên cứu dạng phân tích dữ liệu: Dùng bảng câu hỏi khảo sát để thu thập dữ liệu từ

những người tình nguyện ( được tuyển chọn ).

Loại đề tài Màu bạn thích

Đề tài nghiên cứu dạng thực nghiệm Xanh dương

Đề tài khảo sát hiện trạng Xanh dương

Đề tài nghiên cứu dạng siêu phân tích Vàng

Đề tài nghiên cứu dạng can dự Đỏ, Xanh lá cây

Đề tài nghiên cứu dạng bảng khảo sát Đỏ, Xanh lá cây

Đề tài nghiên cứu dạng phân tích dữ liệu Vàng, Xanh dương

Màu đỏ: Tự tin, tư duy phê phán và thẳng thắn – biết chấp nhận kết quả

Màu xanh dương: Đáng tin cậy, thực tế, và tuân thủ các bước của phương pháp tiếp cận

Màu vàng: Tính tổ chức cao, tỉ mỉ từng chi tiết, theo chủ nghĩa hoàn hảo

Màu xanh lá cay: Rất cởi mở và thân thiện, thích làm việc nhóm

Khoa CNTT_Trường Đại Học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí MInh

4

Câu 4

Mỗi trường đại học sẽ có những đánh giá khác nhau trong các dự án nghiên cứu, những ví dụ sau

đây là về những gì bạn có thể mong đợi và chúng được trình bày chi tiết hơn trong các chương

sau.

1) Tư duy phê bình

Cực kì cẩn trọng xem xét các tài liệu quan trọng chính yếu trong lĩnh vực bạn đã chọn để làm

một dự án. Điều này cho phép các nhà nghiên cứu để thực hiện các thí nghiệm hoặc đưa ra

những ý tưởng dựa trên những cải tiến đã được nghiên cứu từ những nghiên cứu trước đó.Và

nó cũng phát triển những kỹ năng quan trọng như viết và trình bày dữ liệu, nhưng quan trọng

hơn cả nó sẽ cho phép các nhà nghiên cứu thay đổi nhận thức rằng những nghiên cứu đã

được công bố là luôn luôn đúng.

Ví dụ: Nếu một người nào đó đã tìm được cách chữa trị bệnh ung thư thì liệu điều đó này thực

sự được công bố trong 1 tạp chí nông nghiệp không tên tuổi ở nam mỹ

2) Tìm sử tài trợ cho nghiên cứu

Bạn có thể được yêu cầu để có thể viết hoặc xem xét một trợ cấp nghiên cứu hoặc 1 khiếu nại

về bằng sáng chế. Mục đích của việc đánh giá này là để giúp học sinh hiểu được cách thức 1

nghiên cứu khoa học được tài trợ và quản lý.

Ví dụ: Tìm kiếm bằng công cụ tìm kiếm internet và hỏi giáo viên của bạn ai là nhà tài trợ

chính của các nghiên cứu trong khu vực và đất nước của bạn. Các nhà tài trợ là một nguồn

cung cấp thông tin tuyệt vời để hỗ trợ trong việc viết các đánh giá này.

3) Nghiên cứu hiện trang

Điều này cho phép sinh viên có được một kiến thức rộng về một chủ đề và đó là điều chủ

chốt cho một phần giới thiệu tuyệt vời và những phần thảo luận tiếp theo.

Ví dụ: Hãy đăng ký tài khoản của một thư viện sở hữu một cơ sở dữ liệu những bản đánh giá

từ những người khác để có quyền truy cập vào những tài liệu đánh giá then chốt quan trọng.

4) Trình bày báo cáo

Thông thường việc tóm tắt lại công việc của bạn thường được thể hiện trong 1 bài trình bày

(presentation), 1 bài trình bày thường sử dụng PowerPoint và mang kiểu của việc giao tiếp

bằng lời nói trong những hội nghị. Thời gian và tập trung vào những điểm chính là chìa khóa

cho một bài thuyết trình thành công. Hãy nhớ rằng, vì bạn đã làm việc, nên bạn có lẽ đã biết

khá nhiều về những thí nghiệm về quá trình làm việc vì vậy đừng lo lắng !

Ví dụ: Sử dụng công cụ tìm kiếm của internet để tìm các video clip về những bài thuyết trình

tốt và cả những bài thuyết trình không tốt !

5) Tham gia phiên áp phích

Có ba cách để phổ biến thành quả, một là viết một bài báo, hai là trình bày báo cáo bằng

miệng và cách còn lại là trình bày poster. Một sai lầm thông thường trong việc trình bày báo

cáo bằng poster đó là làm giống như một poster quảng cáo hay truy nã thay cho việc trình bày

Khoa CNTT_Trường Đại Học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí MInh

5

poster phải là một bản tóm tắt của tất cả các công việc của bạn thành dạng bảng.

Ví dụ: Hãy hỏi gv của bạn cho những ví dụ tốt về posters nghiên cứu.

6) Máy tính xách tay, nhật ký hay blog (nhật ký trực tuyến)

Giữ một bản ghi chép công việc của bạn là rất quan trọng để hiển thị tiến trình của công việc

và cách thực hiện công việc của bạn. Nó cũng có thể có ích để chứng minh việc bạn đã phát

minh ra một thứ gì đó tuyệt vời!

Ví dụ: Một máy tính xách tay là thích hợp nhất cho các dự án thực hiện trong phòng thí

nghiệm, một trang blog hoặc giấy nhật ký sẽ phù hợp nhất khi mà bạn tương tác với những

tình nguyện viên hay thành viên của dự án .

7) Luận văn

Luận văn là bản tóm tắt đầy đủ thường được xem là nỗi sợ hãi lớn nhất của sinh viên. Nó nên

được viết một cách tương đối dễ hiểu và rõ ràng khi sắp xếp lại với nhau như 1 thể thống nhất

với những phần được xác định rõ ràng và nó phải được sử dụng xuyên suốt cả luận án.

Ví dụ: Hãy có 1 bản sao chép những quy tắc "Cách để viết một luận văn" và mượn những

luận văn được trình bày tốt trước đó. Nhưng đừng sao chép những luận văn đó mà hãy viết nó

theo phong cách của bạn

8) Vấn đáp muôn năm (bảo vệ luận án )

Thường được xem là những tiêu chuẩn vàng của đánh giá, bạn sẽ mong được hoan hô ở bậc

tiến sĩ và đôi khi ở bậc thạc sĩ . Đó sẽ là một buổi phỏng vấn mà bạn sẽ bị hỏi những câu hỏi

về công việc của bạn để đánh giá sự hiểu biết của bạn. Nếu bạn tự tin và không thích viết luận

văn điều này rất tuyệt , ngược lại nếu bạn là một người hay lo lắng và dễ quên thì đây là cả

một vấn đề.

Khoa CNTT_Trường Đại Học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí MInh

6

Nội dung tự nghiên cứu

o Khoa hoc la gi? Sư phat triên cua khoa hoc va phân loai no như thê nao?

o Nghiên cưu khoa hoc la gi? Ban chât va đăc điêm cua nghiên cưu khoa hoc la gi?

o Hay tim hiêu va trinh bay hê thông cac phương phap nghiên cưu khoa hoc?

o Trinh tư logic cua nghiên cưu khoa hoc la gi? Phân tich va ly giai cac bươc.

Bài Làm.

Câu 1..Khoa học được hiểu là “ hệ thống tri thức về mọi loại quy luật của vật chất và sự vận

động của vật chất, những quy luật của tự nhiên, xã hội, tư duy”. Hệ thống tri thức được nói ở đây

là hệ thống tri thức khoa học, khác với tri thức kinh nghiệm.

Khoa học phát triên từ những phương hướng nghiên cứu đến trường phái, từ đó có thể hình thành

một bộ môn hoặc một ngành khoa học. Sự phát triển có thể hình dung theo sơ đồ chỉ trên (Hình

2)

Hình 2: Logic phát triển của khoa học

Phương hướng khoa học (scientific orientation) là một tập hợp những nội dung nghiên cứu thuộc

một hoặc một số lĩnh vực khoa học, được định hướng theo một hoặc một số mục tiêu về lý thuyết

hoặc phương pháp luận.

Trường phái khoa học (scientific school) là một phương hướng khoa học được phát triển đến môt

cách nhìn mới hoặc một góc nhìn mới đối với đối tượng nghiên cứu, là tiền đề cho sự hình thành

một hướng mới về lý thuyết hoặc phương pháp luận.

Bộ môn khoa học (scientific discipline) là hệ thống lý thuyết hoàn chỉnh về một đối tượng

nghiên cứu.

Khoa CNTT_Trường Đại Học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí MInh

7

Ngành khoa học (speciality) là một lĩnh vực hoạt động xã hội về nghiên cứu khoa học hoặc một

lĩnh vực đào tạo. Chẳng hạn, khi nói “chuyên gia ngành luật” có nghĩa là người hoạt động trong

ngành luật, đã nắm vững hang loạt bộ môn khoa học về luật, như luật dân sự, luật quốc tế, luật

quốc tế..v.v…

Khoa CNTT_Trường Đại Học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí MInh

8

Có nhiều cách phân loại, mỗi cách phân loại dựa trên một tiêu thức có một ý nghĩa ứng dụng

nhất định:

1) Phân loại theo phương pháp hình thành khoa học :

Tiêu thức phân loại là phương pháp hình thành cơ sở lý thuyết của bộ môn khoa học. Cách phân

loại này không quan tâm đến việc khoa học nghiên cứu cái gì mà chỉ quan tâm đến việc khoa họ

được hình thành như thế nào. Theo tiêu thức này, khoa học được phân chia thành:

Khoa học tiền nghiệm, là những bộ môn khoa học được hình thành dựa trên những tiêu đề hoặc

hệ tiên đề, ví dụ: hình học, lý thuyết tương đối.

Khoa học hậu nghiệm, là những bộ môn khoa được hình thành dựa trên quan sát hoặc thực

nghiệm, ví dụ: xã hội học, vât lý học thực nghiệm.

Khoa học phân lập, là những bộ môn khoa học được hình thành dựa trên những sự phân chia đối

tượng nghiên cứu của 1 bộ môn khoa học vốn tồn tại thành những đối tượng nghiên cứu hẹp hơn,

ví dụ: khảo cổ học được phân lập từ sử học, cơ học được phân lập từ vật lý học.

Khoa học tích hợp, là những bộ môn khoa học được hình thành dựa trên sự hợp nhất về cơ sở lý

thuyết hoặc phương pháp luận của 2 hoặc nhiều bộ môn khoa học khác nhau, ví dụ: kinh tế học

chính trị được tích hợp từ kinh tế học và chính trị học, hoá lý được tích hợp từ hoá học và vật lý

học.

2)Phân loại theo đốt tượng nghiên cứu của khoa học :

Tiêu thức phân loại trong trường hợp này là đối tượng nghiên cứu của khoa học. Khoa học được

sắp xếp tương ứng với sự phát triển biện chứng của khánh thể. Người đầu tiên đưa ý tưởng phân

loại khoa học này là F.Engles. Sau này, B.Kedrov đã phát triển ý tưởng của Engles và trình bày

mô hình tri thức khoa học bằng một tam giác với ba đỉnh gồm (1)khoa học tự nhiên, (2)khoa học

xã hội và, (3)triết học.(Hình 1)

Khoa CNTT_Trường Đại Học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí MInh

9

Hình 1 Mô Hình cấu trúc dữ liệu của hệ thống tri thức theo Kedrov

Để tiện sử dụng, mô hình này đã được tuyến tính hoá theo trình tự sau:

Khoa học tự nhiên và khoa học trừu tượng (hoặc khoa học chính xác ).

Khoa học kỹ thuật và công nghệ, ví dụ, kỹ thuật điện tử, kỹ thuật di truyền.

Khoa CNTT_Trường Đại Học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí MInh

10

Khoa học nông nghiệp (bao gồm nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản ).

Khoa học sức khoẻ, ví dụ, dịch tễ học, bệnh học.

Khoa học xã hội và nhân văn, ví dụ, sử học, ngôn ngữ học.

Triết học, bao gồm cả các khoa học về tư duy như logic học.

Bảng phân loại trên có nhiều ưu điểm nhưng cũng có nhược điểm như sau:

-Toán học được xếp hạng trong nhóm khoa học tự nhiên dẫn đến quan niệm toán học là khoa học

tự nhiên, quan niệm phương pháp toán học là phương pháp luận khoa học tự nhiên, không thấy

được phương pháp luận chung cho mọi khoa học. Thực ra theo Engles, “Toán học là khoa học

nghiên cứu về các hình thức không gian và quan hệ định lượng của thế giới hiện thực”. Như vậy

đốt tượng của toán học không hề là một vật thể tồn tại trong tự nhiên, cũng không phải là một

hiên tượng tự nhiên.Trong tam giác Kedrov, toán học nằm ngoài vùng các khoa học tự nhiên và

là nơi gặp nhau giữa triết học va vật lý học.

-Triết học vẫn được quan niệm là khoa học xã hội. Nhưng theo tam giác Kedrov triết học là đỉnh

riêng, bên ngoài khoa học xã hội và nhân văn.

Câu 3. Các Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học:

1. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:

Là các phương pháp tác động trực tiếp vào đối tượng có trong thực tiễn để làm rõ bản chất và các

quy luật của đối tượng.

Phương pháp quan sát khoa học

Quan sát khoa học là phương pháp tri giác đối tượng một cách có hệ thống để thu thập thông tin

đối tượng. Có 2 loại quan sát khoa học là quan sát trực tiếp và quan sát gián tiếp

Phương pháp điều tra

Điều tra là phương pháp khảo sát một nhóm đối tượng trên diện rộng để phát hiện các quy luật

phân bố và các đặc điểm của đối tượng.

Phương pháp thực nghiệm khoa học

Là phương pháp các nhà khoa học chủ động tác động vào đối tượng và quá trình diễn biến sự kiện

mà đối tượng tham gia để hướng sự phát triển của chúng theo mục tiêu dự kiến của mình.

Phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm

Là phương pháp nghiên cứu và xem xét lại những thành quả thực tiễn trong quá khứ để rút ra kết

luận bổ ích cho thực tiễn và khoa học.

Phương pháp chuyên gia

Là phương pháp sử dụng trí tuệ của đội ngũ chuyên gia để xem xét nhận định bản chất của đối

tượng, tìm ra một giải pháp tối ưu.

Khoa CNTT_Trường Đại Học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí MInh

11

2. Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết:

Là các phương pháp thu thập thông tin khoa học trên cơ sở nghiên cứu các văn bản, tài liệu đã có

và băng các thao tác tư duy logic để rút ra kết luận khoa học cần thiết.

Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết

Phân tích là nghiên cứu các tài liệu, lý luận khác nhau bằng cách phân tích chúng thành từng bộ

phận để tìm hiểu sâu sắc về đối tượng. Tổng hợp là liên kết từng mặt, từng bộ phận thông tin đã

được phân tích tạo ra một hệ thông lý thuyết mới đầy đủ và sâu sắc về đối tượng.

Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết

Phân loại là sắp xếp các tài liệu khoa học theo từng mặt, từng đơn vị, từng vấn đề có cùng dấu

hiệu bản chất, cùng một hướng phát triển Hệ thống hóa là sắp xếp tri thức thành một hệ thống

trên cơ sở một mô hình lý thuyết làm sự hiểu biết về đối tượng đầy đủ hơn.

Phương pháp mô hình hóa

Là phương pháp nghiên cứu các đối tượng bằng xây dựng gần giống với đối tượng, tái hiện lại

đối tượng theo các cơ cấu, chức năng của đối tượng.

Phương pháp giả thuyết

Là phương pháp đưa ra các dự đoán về quy luật của đối tượng sau đó đi chứng minh dự đoán đó

là đúng.

Phương pháp lịch sử

Là phương pháp nghiên cứu bằng cách đi tìm nguồn gốc phát sinh, quá trình phát triển của đối

tượng từ đó rút ra bản chất và quy luật của đối tượng.

Câu 2. Nghiên cứu khoa học là một hoạt động xã hội, hướng vào việc tìm kiếm những điều mà

khoa học chưa biết, hoặc là phát hiện bản chất sự vật, phát triển nhận thức khoa học về thế giới,

hoặc là sang tạo phương pháp mới và phương tiện kỹ thuật mới để cải tạo thế giới.

Vậy bản chất của nghiên cứu khoa học là hoạt động sáng tạo của các nhà khoa học nhắm nhận

thức thế giới tạo ra hệ thống tri thức có giá trị để sử dụng vào việc cải tạo thế giới.

Đặc điểm của nghiên cứu khoa học:

1. Tính mới mẻ

Quá trình nghiên cứu khoa học là quá trình sáng tạo ra những điều mới mẻ, vì vậy nó có tính mới

mẻ.- Quá trình nghiên cứu khoa học không có sự lặp lại các thí nghiệm hoặc một việc gì đã được

làm trước đó.

– Tính mới trong nghiên cứu khoa học được hiểu là dù đạt được một phát hiện mới thì người

nghiên cứu vẫn phải hướng tới, tìm tòi những điều mới mẻ hơn.

2. Tính thông tin

Khoa CNTT_Trường Đại Học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí MInh

12

Sản phẩm của nghiên cứu khoa học có thể là một bài báo khoa học, tác phẩm khoa học, cũng có

thể là một mẫu vật, sản phẩm mới, … Tuy nhiên dù sản phẩm đó là gì thì nó đều mang đặc trưng

thông tin về quy luật vận động của sự vật hiện tượng, thông tin về quy trình công nghệ và các

tham số đi kèm.

3. Tính khách quan

Tính khách quan là đặc điểm của nghiên cứu khoa học và cũng là tiêu chuẩn của người nghiên

cứu khoa học. Nếu trong nghiên cứu khoa học mà không khách quan thì sản phẩm nghiên cứu

khoa học sẽ không thể chính xác và không có giá trị gì cả.

4. Tính tin cậy

Một kết quả nghiên cứu được gọi là tin cậy nếu nó có khả năng kiểm chứng bởi bất kỳ người

nào, bất kỳ trong trường hợp, điều kiện giống nhau nào đều cho một kết quả như nhau.

5. Tính rủi ro

Nghiên cứu khoa học là quá trình tìm ra cái mới, vì vậy nó có thể thành công hoặc thất bại, thành

công sớm hoặc thành công rất muộn. Vì vậy tính rủi ro của nó là rất cao.

6. Tính kế thừa

- Tính kế thừa có ý nghĩa quan trọng về mặt phương pháp nghiên cứu khoa học.- Hầu hết các

phương hướng nghiên cứu đều xuất phát và kế thừa từ các kết quả đã đạt được trước đó.

7. Tính cá nhân

Dù có thể là một nhóm người cùng thực hiên nghiên cứu thì vai trò cá nhân trong sáng tạo cũng

mang tính quyết định

8. Tính kinh phí

- Nghiên cứu khoa học rất khó định lượng được một cách chính xác như trong lao động sản xuất

và thậm chí có thể nói không thể định mức.

– Hiệu quả kinh tế không thể xác định được

– Lời nhuận không dễ xác định.

Khoa CNTT_Trường Đại Học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí MInh

13

Câu 4.

Trình tự logic của nghiên cứu khoa học được chỉ trên Hình 4, bao gồm một số bước cơ bản, tóm

tắt như sau:

Bước 1: Phát hiện vấn đề (tức câu hỏi) nghiên cứu là giai đoạn khởi đầu của nghiên cứu, khi đặt

ra được câu hỏi, người nghiên cứu sẽ đưa ra được câu trả lời, nghĩa là, có thể xác định được

phương hướng nghiên cứu.

Bước 2: Xây dựng giả thuyết khoa học, tức xây dựng luận đề của nghiên cứu, tức những nhận

định sơ bộ về bản chất sự vật. Quá trình nghiên cứu chính là quá trình tìm kiếm luận cứ để chứng

minh hoặc bác bỏ luận đề.

Bước 3: Lập phương án thu thập thông tin, lên phương án chọn mẫu khảo sát, dự kiến tiến độ,

phương tiện và phương pháp. Đây chính là quá trình xác định luận chứng cả nghiên cứu.

Bước 4: Xây dựng cơ sở lý luận, tức luận cứ lý thuyết của nghiên cứu. Khi xác định được luận

cứ lý thuyết của nghiên cứu, người nghiên cứu biết được những bộ môn khoa học nào cần được

vận dụng để làm chỗ dựa cho công trình nghiên cứu.

Bước 5: Thu thập dữ liệu nhằm hình thành các luận cứ thực tiễn của nghiên cứu. Dữ liệu cần

thu thập bao gồm các thông tin định tính và định lượng.

Bước 6: Phân tích và bàn luận kết quả xử lý thông tin, tức kết quả nghiên cứu, đánh giá mặt

mạnh, mặt yếu trong kết quả thu thập và xử lý thông tin, chỉ ra những sai lệch trong quan sát,

thực nghiệm, đánh giá ảnh hưởng của những sai lệch ấy, mức độ có thể chấp nhận trong kết quả

nghiên cứu .

Bước 7: Tổng hợp kết quả/Kết luận/Khuyến nghị. Phần này là kết quả cuối cùng của nghiên

cứu, bao gồm 4 nội dung: (1) Tổng hợp để đưa ra bức tranh khát quát nhất về kết quả, (2) Kết

Hình 4: Sơ đồ trình tự logic của nghiên cứu khoa học

Khoa CNTT_Trường Đại Học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí MInh

14

luận mặt mạnh và mặt yếu, (3) Khuyến nghị về khả năng áp dụng, và (4) Khuyến nghị về việc

tiếp tục nghiên cứu hoặc kết thúc sự quan tâm tới nội dung nghiên cứu.