nghiên cứu sự tham gia của một số tổ chức xã hội dân sự trong lĩnh

94
ĐẠI HC QUC GIA HÀ NI TRƯỜNG ĐẠI HC KHOA HC TNHIÊN ---------------------------------- Lê Quc Hùng NGHIÊN CU STHAM GIA CA MT STCHC XÃ HI DÂN STRONG LĨNH VỰC BO VMÔI TRƯỜNG TI VIT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Hà Ni - 2015

Upload: tranduong

Post on 11-Jan-2017

227 views

Category:

Documents


4 download

TRANSCRIPT

Page 1: nghiên cứu sự tham gia của một số tổ chức xã hội dân sự trong lĩnh

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

----------------------------------

Lê Quốc Hùng

NGHIÊN CỨU SỰ THAM GIA CỦA MỘT SỐ TỔ CHỨC XÃ

HỘI DÂN SỰ TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

TẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội - 2015

Page 2: nghiên cứu sự tham gia của một số tổ chức xã hội dân sự trong lĩnh

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

---------------------

Lê Quốc Hùng

NGHIÊN CỨU SỰ THAM GIA CỦA MỘT SỐ TỔ CHỨC XÃ

HỘI DÂN SỰ TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

TẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Mã số: 60440301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TS. Nguyễn Thị Hoàng Liên

Hà Nội - 2015

Page 3: nghiên cứu sự tham gia của một số tổ chức xã hội dân sự trong lĩnh

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân, các số liệu, kết

quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ

công trình nào trước đây.

Học viên

Lê Quốc Hùng

Page 4: nghiên cứu sự tham gia của một số tổ chức xã hội dân sự trong lĩnh

ii

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận

được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của các tập thể, cá nhân trong và

ngoài trường.

Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Thị Hoàng Liên, giảng viên

Khoa Môi trường – Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội

đã trực tiếp giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong Bộ môn Quản lý môi

trường - Khoa Môi trường - Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia

Hà Nội đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi và đóng góp ý kiến giúp cho luận văn tốt

nghiệp của tôi được hoàn chỉnh hơn.

Sau cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, người thân và bạn

bè đã quan tâm, chia sẻ khó khăn và động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện

luận văn.

Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 12 năm 2015

Học viên

Lê Quốc Hùng

Page 5: nghiên cứu sự tham gia của một số tổ chức xã hội dân sự trong lĩnh

iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................

LỜI CẢM ƠN ..............................................................................................................

MỞ ĐẦU ......................................................................................................................

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ................................................................ 1

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài ...................................................... 2

3. Mục tiêu của đề tài ............................................................................................. 5

4. Ý nghĩa của đề tài .............................................................................................. 5

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................. 6

1.1. Tổng quan về các tổ chức xã hội dân sự ....................................................... 6

1.1.1. Khái niệm về xã hội dân sự ........................................................................ 6

1.1.2. Khái niệm về tổ chức xã hội dân sự ........................................................... 8

1.1.3. Đặc trưng của các tổ chức xã hội dân sự .................................................... 9

1.1.4. Các loại hình tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam hiện nay ....................... 11

1.2. Sự hình thành và phát triển của các tổ chức XHDS hoạt động trong lĩnh

vực BVMT ở Việt Nam và một số nước trên thế giới ....................................... 14

1.2.1. Sự hình thành và phát triển của các tổ chức XHDS hoạt động trong lĩnh

vực BVMT ở Việt Nam ...................................................................................... 14

1.2.2. Sự hình thành và phát triển của các tổ chức XHDS hoạt động trong lĩnh

vực BVMT ở một số nước trên thế giới ............................................................. 19

- Tại Trung Quốc ........................................................................................... 19

- Tại Mỹ ......................................................................................................... 20

1.3. Rà soát quy định về sự tham gia của các tổ chức XHDS trong văn bản

quy phạm pháp luật hiện hành ở Việt Nam ...................................................... 21

1.3.1. Cơ sở pháp lý cho các tổ chức XHDS ...................................................... 21

1.3.2. Quy định về sự tham gia của các tổ chức XHDS trong lĩnh vực BVMT. 22

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

................................................................................................................................... 28

2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ................................................................... 28

2.2. Nội dung nghiên cứu ..................................................................................... 28

Page 6: nghiên cứu sự tham gia của một số tổ chức xã hội dân sự trong lĩnh

iv

2.3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 29

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 31

3.1. Đánh giá thực trạng tham gia của một số tổ chức XHDS trong lĩnh vực

BVMT ở Việt Nam hiện nay ............................................................................... 31

3.1.1. Giới thiệu về các tổ chức ENV, CPSE, VUSTA...................................... 31

3.1.2. Sự tham gia của ENV, CPSE, VUSTA trong lĩnh vực BVMT ở Việt Nam

hiện nay .............................................................................................................. 37

3.1.2.1. Phát hiện, tố giác vi phạm về BVMT .................................................. 41

3.1.2.2. Kiểm tra, giám sát môi trường ............................................................. 43

3.1.2.3. Phản biện xã hội về môi trường ........................................................... 48

3.1.2.4. Tư vấn, vận động chính sách về môi trường ....................................... 51

3.1.2.4. Giáo dục - đào tạo, phổ biến, tuyên truyền về BVMT ........................ 54

3.2. Những thuận lợi và khó khăn của các tổ chức VUSTA, CPSE, ENV khi

hoạt động trong lĩnh vực BVMT tại Việt Nam ................................................. 59

3.3. Đề xuất những giải pháp phát huy vai trò của các tổ chức VUSTA, CPSE

và ENV trong lĩnh vực BVMT. ........................................................................... 66

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 69

TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 72

PHỤ LỤC 1. NHỮNG VĂN BẢN PHÁP LÝ CHO HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC

TỔ CHỨC XHDS TẠI VIỆT NAM ...................................................................... 76

PHỤ LỤC 2. MỘT SỐ TỔ CHỨC XHDS HOẠT ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ....................................................................................... 79

PHỤ LỤC 3. BẢNG HỎI PHỎNG VẤN SÂU MỘT SỐ CÁN BỘ CỦA CPSE,

ENV, VUSTA………………………………………………………………….….86

Page 7: nghiên cứu sự tham gia của một số tổ chức xã hội dân sự trong lĩnh

v

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Các tổ chức xã hội dân sự chính ở Việt Nam ........................................... 12

Bảng 1.2. Năm thành lập của một số tổ chức XHDS hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ

môi trường giai đoạn 1980-2010 ............................................................................... 17

Bảng 2.1. Danh sách một số cán bộ của ENV, CPSE, VUSTA được phỏng vấn .... 29

Bảng 3.1. Trình độ chuyên môn của cán bộ trung tâm CPSE .................................. 33

Bảng 3.2. Một số dự án của CPSE về BVMT và liên quan đến BVMT ................... 34

Bảng 3.3. Các hoạt động chính của tổ chức XHDS trong lĩnh vực BVMT .............. 37

Bảng 3.4. Hoạt động chính của các tổ chức ENV, CPSE, VUSTA .......................... 40

Bảng 3.5. Số vụ vi phạm về bảo vệ ĐVHD qua một số năm do ENV tiếp nhận và

lưu trữ hồ sơ .............................................................................................................. 43

Bảng 3.6. Hoạt động kiểm tra, giám sát môi trường của ENV, CPSE, VUSTA ...... 45

Bảng 3.7. Hoạt động tư vấn, vận động chính sách môi trường của ENV, CPSE,

VUSTA...................................................................................................................... 52

Bảng 3.8. Những thuận lợi và khó khăn của các tổ chức ENV, CPSE, VUSTA khi

hoạt động trong lĩnh vực BVMT ............................................................................... 59

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1. Ranh giới mờ của Xã hội dân sự ................................................................. 8

Hình 1.2. Tam giác thể chế cho sự phát triển bền vững.............................................. 8

Hình 1.3. Mức độ tham gia của cộng đồng trong các dự án phát triển ..................... 25

Hình 3.1. Cơ cấu tổ chức của ENV ........................................................................... 31

Hình 3.2. Cơ cấu tổ chức của CPSE ......................................................................... 32

Hình 3.3. Cơ cấu tổ chức của VUSTA ...................................................................... 36

Hình 3.4. Mô hình hoạt động của mạng lưới tình nguyện viên ENV ....................... 42

Hình 3.5. Mô hình hoạt động giáo dục, truyền thông về BVMT của các tổ chức

XHDS ........................................................................................................................ 55

Hình 3.6. Hoạt động đào tạo, lồng ghép các kiến thức địa phương vào dự án BVMT

của CPSE ................................................................................................................... 57

Page 8: nghiên cứu sự tham gia của một số tổ chức xã hội dân sự trong lĩnh

vi

CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ADB Ngân hàng Phát triển châu Á

BĐKH Biến đổi khí hậu

BVMT Bảo vệ môi trường

CBO Tổ chức Cơ sở Cộng đồng

CPSE Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Dân số, Xã hội và Môi trường

ĐTM Đánh giá tác động môi trường

ĐMC Đánh giá môi trường chiến lược

ĐVHD Động vật hoang dã

ENV Trung tâm Giáo dục thiên nhiên

NGO Tổ chức phi chính phủ

VGCL Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam

VUFO Liên hiệp Các tổ chức Hữu nghị Việt Nam

VUSTA Liên hiệp Các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam

XHDS Xã hội dân sự

Page 9: nghiên cứu sự tham gia của một số tổ chức xã hội dân sự trong lĩnh

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Trên thế giới, hiện nay các tổ chức xã hội dân sự (XHDS) đang ngày càng có

nhiều đóng góp quan trọng vào nỗ lực phát triển bền vững của nhiều quốc gia, đồng

thời giải quyết các vấn đề xã hội mà Nhà nước “không với tới” hoặc hoạt động kém

hiệu quả trong đời sống của cộng đồng dân cư. Ở Việt Nam, tổ chức XHDS bao

gồm những loại hình và tên gọi khác nhau như: hiệp hội, hội, câu lạc bộ, quỹ, trung

tâm, viện, NGOs, uỷ ban, nhóm tình nguyện,... Đây là những tổ chức tự nguyện, tự

quản, dân chủ, công khai của người dân, không vì mục tiêu lợi nhuận, độc lập tương

đối với Nhà nước và thị trường nhằm thoả mãn nhu cầu và lợi ích nhất định của cá

nhân hoặc cộng đồng.

Sự hình thành và phát triển của các tổ chức XHDS là một tất yếu khách quan

gắn liền với quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Mỗi tổ

chức XHDS, tuỳ theo mục đích và điều kiện hoạt động cụ thể đều trực tiếp hoặc

gián tiếp tham gia phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở một hoặc một số

lĩnh vực khác nhau, trong khuôn khổ của Hiến pháp và Pháp luật.

Trong thời gian gần đây, rất nhiều tổ chức XHDS đã hình thành và hoạt động

trong lĩnh vực bảo vệ môi trường (BVMT) ở Việt Nam. Họ đã chung sức cùng với

Nhà nước tham gia quá trình giám sát, BVMT. Tuy nhiên, do chưa có một khung

pháp lý đồng bộ và một cơ chế thực thi hiệu quả nên sự tham gia của các tổ chức

XHDS trong công tác BVMT còn nhiều hạn chế. Vì vậy, các tổ chức XHDS ở Việt

Nam hoạt động trong lĩnh vực BVMT chưa thực sự tạo ra được sức mạnh góp phần

hỗ trợ Chính phủ quản lý, bảo vệ, giám sát môi trường; đặc biệt là chưa mang lại

nhiều tác động hiệu quả từ hoạt động vận động chính sách, tư vấn, phản biện xã hội

đối với những chính sách phát triển kinh tế - xã hội ở cấp trung ương và địa phương

có tác động đến môi trường. Trong khi đó, nhiều vụ vi phạm pháp luật về môi

trường diễn ra hàng ngày và thường xuyên, với cấp độ ngày càng nghiêm trọng hơn.

Page 10: nghiên cứu sự tham gia của một số tổ chức xã hội dân sự trong lĩnh

2

Luật Bảo vệ Môi trường được Quốc hội thông qua ngày 23/6/2014 đã có

bước tiến lớn khi dành riêng Chương 15 quy định về trách nhiệm và quyền hạn của

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề

nghiệp và cộng đồng dân cư trong công tác BVMT. Nghị định số 19/2015/NĐ-CP

quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường dành riêng

Chương 8 quy định về cộng đồng dân cư tham gia BVMT, và Nghị định

18/2015/NĐ-CP quy định các nội dung về tham vấn cộng đồng trong việc lập quy

hoạch, kế hoạch, chiến lược bảo vệ môi trường, đánh giá tác động môi trường.

Những văn bản pháp luật này mở ra cơ hội để sự tham gia của cộng đồng và các tổ

chức XHDS trong lĩnh vực BVMT được cụ thể hóa bằng hành lang pháp lý.

Hiện nay, một trong những khó khăn của các tổ chức XHDS trong việc bảo

vệ, giám sát môi trường đó là nhận thức của chính quyền, ban, ngành địa phương,

thậm chí của xã hội nói chung, về vị trí, vai trò và nhiệm vụ của các tổ chức XHDS

còn chưa đầy đủ. Vì chưa có luật về tiếp cận thông tin nên các tổ chức XHDS

không dễ dàng tiếp cận thông tin cần thiết cho hoạt động giám sát, BVMT. Thêm

vào đó, sự liên kết và mối quan hệ tương tác giữa các tổ chức XHDS trong lĩnh vực

bảo vệ môi trường còn rời rạc, thiếu hệ thống và thiếu cơ chế điều phối, hợp tác nên

hiệu quả thu được còn hạn chế.

Trong bối cảnh trên, việc thực hiện đề tài: “Nghiên cứu sự tham gia của

một số tổ chức xã hội dân sự trong lĩnh vực bảo vệ môi trường tại Việt Nam”

có ý nghĩa rất cấp thiết, không chỉ cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn, mà còn góp

phần đổi mới nhận thức về sự tham gia của các tổ chức XHDS trong lĩnh vực

BVMT.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về khái niệm, bản chất, đặc điểm và

chức năng của tổ chức XHDS. Các tổ chức này có vai trò đặc biệt quan trọng đối

với quá trình quản lý, phát triển xã hội nói chung và lĩnh vực BVMT nói riêng.

Page 11: nghiên cứu sự tham gia của một số tổ chức xã hội dân sự trong lĩnh

3

Nhìn chung, các nhà nghiên cứu nước ngoài có những cách tiếp cận và quan điểm lý

luận khác nhau do bối cảnh mối quan hệ Nhà nước - Thị trường - Xã hội khác nhau.

Nghiên cứu “Vai trò của các tổ chức phi chính phủ trong vấn đề bảo vệ môi

trường” của Anjali Agarwal đã chỉ ra vai trò quan trọng của các tổ chức XHDS đối

với việc giải quyết những vấn đề xã hội mà nhà nước hoạt động kém hiệu quả. Các

tổ chức phi chính phủ đã và đang có những hoạt động nhằm nâng cao nhận thức

BVMT cho cộng đồng, về sự phát triển bền vững, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và

phục hồi hệ sinh thái; tổ chức các khóa đào tạo BVMT; tiến hành nghiên cứu về

môi trường và những vấn đề liên quan đến phát triển [24].

Nghiên cứu “Tăng cường vai trò của các tổ chức XHDS để bảo vệ môi

trường và thúc đẩy phát triển bền vững” của LI Lei cho thấy, các tổ chức XHDS hỗ

trợ nhà nước đạt được những mục tiêu môi trường quốc gia, thúc đẩy hoạt động

giám sát và BVMT của người dân, tham gia BVMT toàn cầu thông qua thông qua

hợp tác với các tổ chức XHDS, chính phủ và tổ chức quốc tế khác [28].

Ở Việt Nam, kết quả nghiên cứu của các Chương trình khoa học cấp Nhà

nước KX.04 (2001-2005) do GS. VS. Nguyễn Duy Quý chủ nhiệm [17] và

KX.10.06 (2004-2006) do PGS. TS.Trần Đình Hoan chủ nhiệm [5] đã bước đầu xác

định khái niệm XHDS và cho rằng XHDS không phải là một thực thể do ý định chủ

quan tạo lập ra, mà là sản phẩm của quá trình lịch sử - tự nhiên, chịu sự chi phối, tác

động của những nhân tố khách quan và chủ quan nhất định, nhằm mục đích đáp ứng

những nhu cầu của sự phát triển xã hội. Theo đó, XHDS ở Việt Nam là kết quả tất

yếu của quá trình dân chủ hoá đời sống xã hội, là một điều kiện đảm bảo cần thiết

để củng cố và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN và phát triển dân chủ.

Công trình “Vai trò các tổ chức xã hội đối với phát triển xã hội và quản lý

phát triển xã hội ở nước ta trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường và xây dựng

nhà nước pháp quyền XHCN - Cơ sở lý luận và thực tiễn” do TS. Khang Văn Phúc

chủ biên đã phân tích nội hàm khái niệm XHDS, đề cập đến chức năng của các tổ

chức XHDS như: cầu nối, kênh truyền dẫn tiếng nói, nguyện vọng của người dân

Page 12: nghiên cứu sự tham gia của một số tổ chức xã hội dân sự trong lĩnh

4

đến với Nhà nước; tham gia việc hoạch định các chủ trương, chính sách của Nhà

nước, góp phần xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp lý; thực hiện giám sát, phản

biện xã hội đối với các chủ trương, chính sách của Nhà nước; phát huy nguồn lực và

tính năng động, sáng tạo của các tầng lớp dân cư, tham gia hoạt động cung cấp dịch

vụ công như giáo dục, y tế, văn hoá, khoa học, bảo vệ môi trường [20].

Bài báo “Vai trò và hoạt động của các tổ chức xã hội trong việc giám sát, bảo

vệ môi trường” đăng tải trên tạp chí Nghiên cứu lập pháp của TS. Hoàng Văn Nghĩa

đã trình bày những nhận thức chung về tổ chức XHDS, đồng thời chỉ ra rằng việc

bảo vệ và giám sát việc thực thi pháp luật BVMT không chỉ thuộc trách nhiệm của

các cấp chính quyền, mà còn là quyền và nghĩa vụ của mọi công dân và của toàn xã

hội, trong đó có các tổ chức XHDS. Bài viết phân tích cơ sở lý luận và pháp lý của

các tổ chức XHDS trong việc bảo vệ, giám sát môi trường ở Việt Nam [11].

Nghiên cứu “Vai trò của các tổ chức xã hội dân sự trong phát triển bền

vững” của Vũ Thị Hiền thuộc Trung tâm Nghiên cứu & Phát triển Vùng cao

(CERDA) đã bước đầu phân tích những đóng góp của các tổ chức XHDS trong quá

trình phát triển bền vững ở Việt Nam. Hoạt động của các tổ chức XHDS tại Việt

Nam được đánh giá là có nhiều đóng góp tích cực trong việc liên kết và động viên

các thành viên trong xã hội thực hiện có hiệu quả một số lĩnh vực quan trọng, trong

đó có vấn đề bảo vệ môi trường [7].

Cuốn “Tài liệu đào tạo tập huấn viên về biến đổi khí hậu” được biên soạn

theo kế hoạch thực hiện Dự án “Xây dựng năng lực về biến đổi khí hậu cho các tổ

chức XHDS” do Đại sứ quán Phần Lan tài trợ cho Nhóm làm việc về Biến đổi khí

hậu (CCWWG), Mạng lưới các Tổ chức phi chính phủ Việt Nam và Biến đổi khí

hậu (VNGO&CC) do Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững (SRD) điều phối

theo sự ủy quyền của hai mạng lưới. Tài liệu này góp phần nâng cao nhận thức và

năng lực cho các tổ chức XHDS trong việc giảm thiểu, thích ứng với biến đổi khí

hậu và lồng ghép nhiệm vụ này vào những chương trình liên quan hiện có hoặc

Page 13: nghiên cứu sự tham gia của một số tổ chức xã hội dân sự trong lĩnh

5

trong tương lai, nhằm đóng góp vào sự phát triển bền vững lâu dài của Việt Nam

[6].

Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay chưa có một công trình nào đi sâu nghiên

cứu một cách có hệ thống và toàn diện vấn đề sự tham gia của các tổ chức XHDS

trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

3. Mục tiêu của đề tài

- Mục tiêu tổng quát

Luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của các tổ chức XHDS trong

lĩnh vực BVMT, đồng thời đề xuất một số giải pháp cụ thể cho việc tăng cường sự

tham gia của các tổ chức XHDS trong hoạt động BVMT ở Việt Nam hiện nay.

- Mục tiêu cụ thể

+ Làm sáng tỏ vai trò, chức năng của các tổ chức XHDS trong lĩnh vực BVMT;

+ Đánh giá hiện trạng tham gia của một số tổ chức XHDS trong lĩnh vực BVMT ở

Việt Nam hiện nay;

+ Đề xuất giải pháp tăng cường vai trò và sự tham gia của các tổ chức XHDS trong

lĩnh vực BVMT ở Việt Nam.

4. Ý nghĩa của đề tài

Đề tài góp phần làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của các tổ chức

XHDS đối với việc giám sát, BVMT trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường và

xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Kết quả nghiên cứu của đề tài

cung cấp luận cứ phục vụ xây dựng, hoàn thiện chính sách, thể chế quản lý các tổ

chức XHDS, qua đó phát huy vai trò của những tổ chức này trong lĩnh vực BVMT,

góp phần phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội.

Page 14: nghiên cứu sự tham gia của một số tổ chức xã hội dân sự trong lĩnh

6

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Tổng quan về các tổ chức xã hội dân sự

1.1.1. Khái niệm về xã hội dân sự

"Xã hội dân sự" (civil society) là khái niệm xuất hiện khá sớm ở Châu Âu từ

thế kỷ XVII và sớm nhất ở nước Anh (1594), nó được hiểu là những con người

sống trong cộng đồng. Trong lý thuyết của nhà triết học Scottish (thế kỷ XVIII),

XHDS có nghĩa là xã hội văn minh với một nhà nước không độc đoán. Đến thế kỷ

XIX, Heghen mô tả XHDS như là một phần của đời sống đạo đức, bao gồm ba yếu

tố: gia đình, XHDS và nhà nước, trong đó các cá nhân theo đuổi những lợi ích riêng

trong giới hạn đã được pháp luật thừa nhận. Nhà triết học này nhấn mạnh rằng, một

XHDS tự tổ chức cần phải do nhà nước cân nhắc và đặt trật tự cho nó, nếu không xã

hội đó sẽ trở thành tư lợi và không đóng góp gì cho lợi ích chung [4].

K. Marx đã bàn nhiều về XHDS trong các tác phẩm đầu tay về Hệ tư tưởng

Ðức và vấn đề Do Thái. Cũng như Hegel, ông xem XHDS là một hiện tượng lịch

sử, là kết quả của sự phát triển lịch sử mà không phải là “vật ban tặng” của tự nhiên

và XHDS có tính chất tạm thời [4].

Mặc dù các khái niệm về XHDS có lịch sử phát triển khá lâu dài và phong

phú, tuy nhiên chỉ vào khoảng hai thập kỷ gần đây (sau khi Chiến tranh Lạnh kế

thúc năm 1990, nó mới trở thành trọng tâm được chú ý tại các diễn đàn công luận

quốc tế [21].

Trong xã hội hiện đại, do bối cảnh lịch sử và các mối quan hệ nhà nước - xã

hội khác nhau, có những cách tiếp cận và quan điểm lý luận khác nhau về XHDS.

Theo TS. Irenne Norlund, có ba cách tiếp cận đối với XHDS là: Thuyết tân tự do

cho rằng XHDS tồn tại một cách độc lập, thuộc “khu vực thứ ba”, “khu vực tự

nguyện”, ở đó các công dân tự tổ chức thành nhóm và giải quyết các vấn đề phát

sinh thông qua đối thoại “dân sự” và biện pháp phi bao lực. Vai trò của các tổ chức

này là kiểm soát và làm cân bằng mối quan hệ giữa nhà nước và thị trường. Theo

mô hình Xã hội tốt lành (Good Society), XHDS là một bộ phận cấu thành xã hội,

Page 15: nghiên cứu sự tham gia của một số tổ chức xã hội dân sự trong lĩnh

7

không hoàn toàn tách biệt với nhà nước, thị trường và gia đình mà nằm ở khu vực

giao nhau của ba bộ phận này; ranh giới của nó cũng không rạch ròi, luôn có sự

tương tác giữa nhà nước, thị trường và các tổ chức XHDS nhằm đem lại sự đồng

thuận tốt lành cho mọi người. Mô hình Hậu hiện đại (Postmodern) xem XHDS

thuộc khu vực thứ ba và đề cao vai trò chia sẻ, thông cảm và liên kết, hợp tác giữa

các bên tham gia đối thoại, thảo luận [20].

Marlies Glasius, David Lewis và Hakan Seckinelgin định nghĩa rằng, XHDS

được lập nên bởi cộng đồng dựa trên cơ sở tự nguyện, nằm ngoài phạm vi nhà

nước; tổ chức và hoạt động của các tổ chức XHDS phụ thuộc vào chế độ chính trị,

cấu trúc của hệ thống quyền lực chính trị của quốc gia và các yếu tố văn hoá, dân

tộc [29].

Theo Gerassimos Fourlanos, XHDS được hiểu là tổng thể các tổ chức, thiết

chế xã hội tự nguyện, không phụ thuộc vào hình thức pháp lý, cùng tự nguyện tham

gia vào các hoạt động vì những giá trị, mục tiêu, lợi ích chung [20].

Theo Liên minh Thế giới vì Sự tham gia của Công dân (CIVICUS), XHDS

là diễn đàn giữa gia đình, nhà nước và thị trường, nơi mà mọi con người bắt tay

nhau để thúc đẩy quyền lợi chung. Theo đó, muốn cải thiện tính hiệu quả của Nhà

nước, cần phải dựa vào sức mạnh tương đối của thị trường và XHDS. Các tổ chức

XHDS có thể vừa là cộng sự vừa là đối thủ cạnh tranh trong việc cung ứng các dịch

vụ công cộng; các tổ chức này có thể gây áp lực có ích đối với chính quyền để cải

thiện việc cung cấp và chất lượng các dịch vụ công cộng.

Ranh giới giữa XHDS, Nhà nước, Thị trường và Gia đình là mờ nhạt (Hình

1.1). Đây là một phần quan trọng của định nghĩa. Trong một số định nghĩa khác,

XHDS được cảm nhận một cách chặt chẽ hơn, đó là các hoạt động “bên ngoài Nhà

nước”. Ở Việt Nam, các nước châu Á khác và ở hầu hết các nước châu Âu, không

thể tách hẳn Nhà nước ra khỏi XHDS ngay cả trong trường hợp có những điểm

chồng chéo, trùng lặp giữa hiệp hội này với hiệp hội khác [13].

Page 16: nghiên cứu sự tham gia của một số tổ chức xã hội dân sự trong lĩnh

8

Hình 1.1. Ranh giới mờ của Xã hội dân sự

Một xã hội muốn đạt mục tiêu phát triển bền vững phải được điều hành trong

một hệ thống thể chế gồm ba “đỉnh” gắn kết chặt chẽ với nhau (Hình 1.2), đó là: thể

chế Nhà nước; thể chế Thị trường; và thể chế XHDS. Trong đó: Thể chế nhà nước

tập trung vào cải tiến chính sách; Thể chế thị trường/doanh nghiệp tập trung vào

công nghệ và các giải pháp kinh tế; và Thể chế XHDS tập trung vào huy động sự

gắn kết của cộng đồng, phát huy sự tham gia của các tổ chức xã hội trong công cuộc

phát triển bền vững.

Hình 1.2. Tam giác thể chế cho sự phát triển bền vững

1.1.2. Khái niệm về tổ chức xã hội dân sự

- Theo định nghĩa của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)

Thể chế

Nhà

nước

Thể chế

thị

trường

Thể chế

xã hội

dân sự

Phát triển

bền vững

Page 17: nghiên cứu sự tham gia của một số tổ chức xã hội dân sự trong lĩnh

9

Tổ chức xã hội dân sự (CSO) là tổ chức của những người hoạt động phi nhà

nước không nhằm mục tiêu lợi nhuận cũng như tìm kiếm quyền lực quản lý. Các tổ

chức XHDS đoàn kết mọi người nhằm thúc đẩy các mục tiêu và lợi ích chung. Các

tổ chức này hiện diện trong đời sống công cộng, đại diện thể hiện lợi ích và giá trị

của các thành viên trong tổ chức hoặc của những người khác, và thành lập dựa trên

cơ sở đạo đức, văn hóa, tôn giáo hoặc từ thiện.

Tổ chức XHDS bao gồm các tổ chức phi chính phủ (NGO), hiệp hội nghề

nghiệp, quỹ, viện nghiên cứu độc lập, tổ chức cộng đồng (CBOs), tổ chức tín

ngưỡng, tổ chức nhân dân, phong trào xã hội và công đoàn [10].

1.1.3. Đặc trưng của các tổ chức xã hội dân sự

Các tổ chức xã hội dân sự trên thế giới nói chung có 5 đặc trưng cơ bản sau:

- Là tổ chức “phi nhà nước”, không phải là đảng chính trị, bao gồm các quan hệ và

tổ chức không mang dấu hiệu quyền lực công.

- Là liên kết xã hội hoàn toàn mang tính tự nguyện của các thành viên (công dân).

- Hoạt động không nhằm mục tiêu lợi nhuận (phi lợi ích kinh tế), theo đuổi mục tiêu

phúc lợi cộng đồng và dịch vụ xã hội, trong đó chứa đựng lợi ích của từng người.

- Được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tự quản (bao gồm tự quản lý, điều

hành, độc lập về tài chính, không lệ thuộc vào ngân sách của chính phủ hay bất cứ

đảng phái chính trị nào,...).

- Đa dạng về cách thức và hình thức tổ chức, phong phú về nhu cầu và lợi ích, mục

tiêu cụ thể; quan hệ với các cơ quan, tổ chức khác theo chiều ngang, không mang

tính hệ thống theo chiều dọc.

Sự khác nhau trong việc xác định và cách hiểu về tổ chức XHDS ở mỗi quốc

gia đôi khi phụ thuộc vào mức độ biểu hiện của những đặc trưng trên. Chẳng hạn ở

những quốc gia phát triển có truyền thống dân chủ lâu đời như Bắc Âu, một số nước

Tây Âu và Bắc Mỹ, đặc trưng về tính độc lập luôn được tôn trọng, bảo đảm thực thi

Page 18: nghiên cứu sự tham gia của một số tổ chức xã hội dân sự trong lĩnh

10

hiệu quả. Tuy nhiên, ở nhiều quốc gia đang phát triển, đặc trưng này còn tương đối

hạn chế [20].

Trên thực tế, do lịch sử hình thành và phát triển nên nhiều tổ chức XHDS ở

Việt Nam khó đạt được đầy đủ cả 5 tiêu chí này. Ngoài đặc tính chung của tổ chức

XHDS trên thế giới, nhiều tổ chức XHDS ở Việt Nam còn có những đặc điểm riêng

đó là:

- Phần lớn tổ chức XHDS ở nước ta đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản cầm

quyền và tích cực phối hợp hoạt động với Nhà nước.

Trong quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc, nhiều tổ chức được Đảng

Cộng sản vận động, giúp đỡ thành lập và trở thành những tổ chức quần chúng của

Đảng. Ngày nay, khi Đảng trở thành Đảng duy nhất lãnh đạo Nhà nước, xã hội và là

đảng cầm quyền, các tổ chức XHDS ở Việt Nam hoạt động theo đường lối chính trị

do Đảng Cộng sản đề ra, chịu sự lãnh đạo của Đảng và gắn bó mật thiết với Nhà

nước. Nhiều tổ chức được Nhà nước hỗ trợ về ngân sách, cơ sở vật chất. Vì vậy, tuy

các tổ chức XHDS ra đời nhằm thực hiện yêu cầu lợi ích của các thành viên, hội

viên, song ở Việt Nam những yêu cầu lợi ích đó chỉ có thể được thực hiện khi

chúng được phản ánh trong đường lối chính trị của Đảng, chính sách của Nhà nước,

tức là có sự thống nhất cao giữa lợi ích của Đảng, Nhà nước và lợi ích của các thành

viên, hội viên trong tổ chức. Người dân tự nguyện tham gia tổ chức XHDS vì họ

thừa nhận tôn chỉ, mục đích của tổ chức đó, cũng đồng thời thừa nhận mục tiêu

chính trị của Đảng lãnh đạo.

- Phần lớn các tổ chức XHDS ở Việt Nam đều tham gia Mặt trận tổ quốc Việt Nam,

một liên minh chính trị - xã hội rộng lớn có hệ thống tổ chức từ Trung ương đến cấp

cơ sở, hoạt động theo nguyên tắc hiệp thương dân chủ, thống nhất và phối hợp hành

động.

- Một số tổ chức XHDS được Nhà nước hỗ trợ gần như hoàn toàn kinh phí hoạt

động, trụ sở làm việc, biên chế cán bộ chuyên trách.

Page 19: nghiên cứu sự tham gia của một số tổ chức xã hội dân sự trong lĩnh

11

Những đặc điểm mang tính lịch sử nói trên của các tổ chức XHDS ở Việt

Nam, một mặt tăng cường sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc, đồng thuận xã hội,

góp phần tạo nên những thắng lợi trong kháng chiến giải phóng dân tộc và là động

lực phát triển đất nước. Tuy nhiên, trong những bối cảnh nhất định, các đặc điểm

này làm phát sinh một số vấn đề sau:

- Tính độc lập của các tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam chưa cao.

Chính do đặc điểm ra đời như đã nêu trên, các tổ chức XHDS ở Việt Nam

còn thiếu chủ động, lúng túng trong tìm kiếm các nội dung và phương thức hoạt

động, còn chưa chú ý đúng mức các hoạt động bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng

của hội viên, còn xem nhẹ chức năng giám sát, phản biện xã hội đối với các chủ

trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước. Vì vậy tầm ảnh hưởng của

các tổ chức XHDS trong cộng đồng, giới, nhóm hoặc nghề nghiệp chuyên môn của

mình còn hạn hẹp.

- Tính hành chính hóa trong mô hình tổ chức và hoạt động thể hiện khá rõ và chậm

được khắc phục. Tổ chức hệ thống các cấp và tổ chức bộ máy lãnh đạo, điều hành

rập khuôn theo tổ chức hành chính nhà nước; nội dung hoạt động thường trông chờ

vào chỉ đạo, giao việc của các cơ quan nhà nước, hoặc chỉ thị của cấp trên, thiếu

năng động, sáng tạo; kinh phí hoạt động dựa nhiều vào sự hỗ trợ kinh phí từ phía

nhà nước; đội ngũ cán bộ chủ chốt của các tổ chức XHDS thường là các cán bộ,

công chức nhà nước nghỉ hưu trong cơ quan đảng, nhà nước. Do đó trong phong

cách hoạt động chưa chú trọng sử dụng phương thức vận động, thuyết phục hội viên

là phương thức hoạt động chủ yếu phổ biến của các tổ chức XHDS [20].

1.1.4. Các loại hình tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam hiện nay

Hiện nay, các tổ chức XHDS ở Việt Nam rất phong phú, đa dạng. Chúng

khác nhau về quy mô, cơ cấu tổ chức và được gọi với nhiều tên khác nhau như Liên

hiệp hội, Hiệp hội, Câu lạc bộ, Quỹ, Viện, Trung tâm, Ủy ban và cả Nhóm tình

nguyện [20].

Page 20: nghiên cứu sự tham gia của một số tổ chức xã hội dân sự trong lĩnh

12

Mặc dù tổ chức XHDS mới thu hút được sự quan tâm của xã hội trong những

năm gần đây, nhưng đã có minh chứng cho rằng các tổ chức XHDS ở Việt Nam bắt

nguồn sâu xa trong cấu trúc làng xã của xã hội truyền thống. Do vậy, khu vực

XHDS ở Việt Nam không chỉ bao gồm các NGO, mà còn có cả các tổ chức quần

chúng, các tổ chức nghề nghiệp, các tổ chức tại cộng đồng, quỹ từ thiện và trung

tâm hỗ trợ.

Một trong số những nỗ lực mang tính hệ thống nhằm phác họa XHDS tại

Việt Nam do Liên minh toàn cầu vì sự tham gia của công dân (CIVICUS) thiết lập

vào năm 2005-2006 [2]. Với cách tiếp cận bao rộng và toàn diện, bao gồm cả các tổ

chức quần chúng có quan hệ với Đảng - Nhà nước, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức

bảo trợ, nhóm nghiên cứu Chỉ số Xã hội Dân sự Việt Nam đã đưa ra một cách phân

loại dành cho các tổ chức XHDS ở Việt Nam như sau:

Bảng 1.1. Các tổ chức xã hội dân sự chính ở Việt Nam [2]

Nhóm Các tổ chức trong

nhóm

Quan hệ với

Nhà nước

Định nghĩa của

Việt Nam

Tổ chức quần

chúng

• Hội Phụ nữ

• Hội Nông dân

• Đoàn Thanh niên

• Hội Cựu chiến binh

• Tổ chức của người lao

động (Tổng Liên đoàn

Lao động Việt Nam)

Mặt trận Tổ quốc Các tổ chức

chính trị-xã hội

Các hiệp hội nghề

nghiệp và tổ chức

bảo trợ

• Các tổ chức bảo trợ

như Chữ Thập đỏ,

VUSTA, VUAL, Liên

minh các Hợp tác xã,…

• Các hiệp hội nghề

• Mặt trận Tổ

quốc

• Đăng ký với

một tổ chức bảo

trợ, các tổ chức

cấp trung ương

• Các hiệp hội

nghề nghiệp xã

hội

• Các hiệp hội

xã hội và nghề

nghiệp; đôi khi

Page 21: nghiên cứu sự tham gia của một số tổ chức xã hội dân sự trong lĩnh

13

nghiệp hoặc tỉnh/ thành

phố

trực thuộc các

NGO.

Các NGO Việt

Nam

• Từ thiện

• Nghiên cứu

• Tư vấn

• Giáo dục

• Y tế

VUSTA, các bộ

ngành, Ủy ban

nhân dân tỉnh/

thành phố hoặc

quận/huyện

Các tổ chức xã

hội, NGO

Các tổ chức dựa

vào cộng đồng

(CBO)

• Các tổ chức cung cấp

dịch vụ và làm dự án

phát triển hoặc hướng

đến sinh kế

• Các tổ chức dựa vào

tín ngưỡng

• Các nhóm dân cư

• Các gia tộc

• Các nhóm nghỉ ngơi

giải trí

• Các nhóm sáng kiến

• Quan hệ gián

tiếp với các tổ

chức khác hoặc

Bộ luật Dân sự

• Nhiều tổ chức

không đăng ký

• Các nhóm hợp

tác nông thôn

• Các tổ chức

dựa trên tín

ngưỡng

• Các nhóm dân

• Các gia tộc

Định nghĩa của CIVICUS tương đối khác với các định nghĩa trước đó khi

đưa tổ chức quần chúng là một trong những thành phần của XHDS ở Việt Nam.

Hiện tượng trên xuất phát từ quan điểm cho rằng các tổ chức quần chúng là một

phần của tổ chức Đảng, do lãnh đạo của các tổ chức này thường là nhân sự của

Đảng hoặc các cơ quan nhà nước [26]. Thậm chí trong giai đoạn giữa những năm

90 của thế kỷ trước, có ý kiến cho rằng Việt Nam không có XHDS, cho dù có một

vài tổ chức có tiềm năng là tổ chức XHDS [31]. Trong Luận văn này sử dụng cách

phân loại, định nghĩa của CIVICUS như là phương tiện cho những lập luận và phân

tích khác.

Page 22: nghiên cứu sự tham gia của một số tổ chức xã hội dân sự trong lĩnh

14

1.2. Sự hình thành và phát triển của các tổ chức XHDS hoạt động trong lĩnh

vực BVMT ở Việt Nam và một số nước trên thế giới

1.2.1. Sự hình thành và phát triển của các tổ chức XHDS hoạt động trong lĩnh

vực BVMT ở Việt Nam

Những năm gần đây, các tổ chức XHDS tại Việt Nam đang ngày càng có

nhiều đóng góp tích cực hơn trong lĩnh vực BVMT, góp phần giúp đất nước thực

hiện những mục tiêu quốc gia hướng tới sự phát triển bền vững. Vai trò của các tổ

chức XHDS trong lĩnh vực BVMT dần được Chính phủ và xã hội công nhận.

Quá trình hình thành và phát triển của các tổ chức XHDS hoạt động trong lĩnh

vực BVMT ở Việt Nam gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của các tổ chức

XHDS nói chung. Có thể chia làm 3 giai đoạn như sau:

- Giai đoạn 1: Gắn liền với xã hội truyền thống

Lịch sử hàng nghìn năm của Việt Nam đã tồn tại các tổ chức liên kết, tự

nguyện có tính chất tự quản cộng đồng của người dân nhằm mục đích giúp đỡ lẫn

nhau, trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ tâm tư, tình cảm, bảo vệ lợi ích của người dân,

đáp ứng các yêu cầu khác nhau của đời sống xã hội. Hiện nay, hình thức tổ chức xã

hội truyền thống này vẫn còn tồn tại ở một số vùng nông thôn, làng xã như: loại

hình tổ chức dựa trên huyết thống (gia tộc), theo nguồn gốc và địa bàn cư trú (đồng

hương, xóm, làng), theo nghề nghiệp (phường, hội, chẳng hạn: phường gốm,

phường mộc, phường chèo, phường tuồng, phường Quan họ,...) theo sở thích, thú

vui, như: hội văn phả (các nhà Nho trong làng không ra làm quan), hội bô lão (các

cụ ở trong làng), hội đồng môn (cùng học), hội đồng niên (cùng tuổi), hội tổ tôm,...

Các tổ chức nói trên chính là những hình thức sơ khai của các tổ chức XHDS

ở Việt Nam. Chúng có 2 đặc điểm nổi bật sau: (1) Mang tính tự nguyện, tự giác:

Các phường, hội do từng nhóm người lập ra, tự giác thực hiện vì mục đích chung

của nhóm người đó; (2) Mang tính ràng buộc: Tuy không có hình thức pháp luật

hay cơ quan hành chính, tổ chức nào kiểm tra, giám sát, nhưng các tổ chức xã hội

Page 23: nghiên cứu sự tham gia của một số tổ chức xã hội dân sự trong lĩnh

15

mang tính ràng buộc cao. Nguyên nhân không chỉ vì tính tự nguyện mà còn do

người dân thân quen nhau, tin nhau từ tấm bé, sống trong hàng loạt mối quan hệ của

cộng đồng làng xã. Mọi hành vi bỏ hay phản lại phường, hội đều bị lên án gay gắt

và người vi phạm sẽ bị cộng đồng tẩy chay bằng nhiều biện pháp. Ở giai đoạn này

chưa xuất hiện các tổ chức XHDS hoạt động trong lĩnh vực BVMT.

- Giai đoạn 2: Thời kỳ trước đổi mới

Trước năm 1986, các tổ chức XHDS ở Việt Nam chủ yếu bao gồm các tổ

chức quần chúng có liên kết ở cấp cơ sở rất mạnh và đông hội viên, thường được

gọi là tổ chức chính trị - xã hội như: Hội Nông dân, Hội Phụ nữ và Đoàn thanh niên.

Đây là những tổ chức được thành lập vào những năm 1930, gắn bó mật thiết với

Đảng, kết nối với Nhà nước từ trung ương đến cấp làng xã.

Đầu thập niên 80, có 3 hiệp hội nghề nghiệp đã được thành lập để thúc đẩy

sự giao lưu giữa những người quan tâm tới các lĩnh vực khoa học, văn hóa và đoàn

kết bao gồm: Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA); Liên

hiệp Văn học và Nghệ thuật Việt Nam (VWAA) và Liên hiệp các Hiệp hội Hòa

bình, Hữu nghị và Đoàn kết Việt Nam (VUPSFO và sau này gọi là VUFO). Hiện

nay, VUSTA và rất nhiều tổ chức thành viên đã tư vấn, đóng góp nhiều ý kiến cho

các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trong lĩnh vực BVMT; tham gia

các hoạt động góp phần sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, cải thiện môi

trường; giáo dục, tuyên tryền nâng cao nhận thức của người dân, xây dựng phong

trào quần chúng bảo vệ thiên nhiên và môi trường.

Trong cơ chế tập trung, quan liêu bao cấp trước thời kỳ đổi mới, các quan hệ

kinh tế - xã hội mang nặng tính hành chính và nhà nước hóa, quyền tự do kinh

doanh, sự đa đạng của các hình thức sở hữu và quan hệ thị trường bị hạn chế; quyền

dân chủ của người dân chưa được đảm bảo; các tổ chức XHDS nói chung và các tổ

chức XHDS hoạt động trong lĩnh vực BVMT nói riêng chưa có điều kiện hình

thành và phát triển.

- Giai đoạn 3: Thời kỳ sau khi đổi mới đến nay

Page 24: nghiên cứu sự tham gia của một số tổ chức xã hội dân sự trong lĩnh

16

Công cuộc đổi mới ở Việt Nam chính thức được thực hiện vào năm 1986,

khi đất nước bắt đầu chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường, khuyến khích kinh tế

hộ gia đình, mở cửa cho thành phần tư nhân, đầu tư nước ngoài.

Nhận thức được vị trí, vai trò của các tổ chức quần chúng, các hội trong sự

nghiệp đổi mới, Nghị quyết số 8B-NQ/HNTW (khóa VI) của Đảng đã nêu ra chủ

trương: “Trong giai đoạn mới cần thành lập các hội đáp ứng nhu cầu chính đáng về

nghề nghiệp và đời sống nhân dân hoạt động theo hướng ích nước, lợi nhà, tương

thân, tương ái. Các tổ chức hội quần chúng được thành lập theo nguyên tắc tự

nguyện, tự quản và tự trang trải về tài chính trong khuôn khổ pháp luật”. Nghị định

35/HDBT ban hành ngày 28/1/1992 của Hội đồng Bộ trưởng, về việc thành lập các

tổ chức khoa học và công nghệ phi lợi nhuận là văn bản pháp lý đầu tiên xác định

quyền của cá nhân, tổ chức XHDS và tổ chức kinh tế trong việc tổ chức và thực

hiện các hoạt động khoa học công nghệ kể từ sau thời kỳ đổi mới.

Do đó, các tổ chức XHDS hoạt động trong lĩnh vực BVMT bắt đầu hình

thành và phát triển từ nửa đầu thập niên 1990 và phát triển mạnh mẽ nhất từ năm

2000 đến nay, bao gồm chủ yếu là các hiệp hội, hội, NGOs, tổ chức tự nguyện,….

Những tổ chức này thành lập theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản, tự trang trải về tài

chính, phi lợi nhuận; trình độ chuyên môn và tính chuyên nghiệp ngày càng tăng

lên.

Căn cứ vào cuốn “Danh tập một số tổ chức hội, liên hiệp hội, và phi chính

phủ Việt Nam” do Quỹ Châu Á và Viện Nghiên cứu Xã hội xuất bản năm 2011 và

lĩnh vực hoạt động của các tổ chức nói trên [16], có thể thống kê được một số tổ

chức XHDS tham gia hoạt động trong lĩnh vực BVMT tại Việt Nam trong phần Phụ

lục 2. Các tổ chức XHDS này có phạm vi hoạt động rộng khắp cả nước; tham gia

nhiều dự án, đóng góp tích cực vào hoạt động BVMT. Đa số các tổ chức đều tham

gia hoạt động trong mạng lưới của Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam

(VUSTA).

Page 25: nghiên cứu sự tham gia của một số tổ chức xã hội dân sự trong lĩnh

17

Bảng 1.2. Năm thành lập của một số tổ chức XHDS hoạt động trong lĩnh vực bảo

vệ môi trường giai đoạn 1980-2010 (dựa trên 75 tổ chức trong Phụ lục 2)

Giai đoạn 1981-

1985

1986-

1990

1991-

1995

1996-

2000

2001-

2005

2006-

2010

Số lượng tổ

chức thành

lập

2 2 11 9 24 27

Theo thống kê của Ban Điều phối vận động nhân dân (PACCOM), năm 2009

các tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước giải ngân viện trợ trị giá 271,5 triệu

USD, trong đó có 14% để giải quyết các vấn đề về tài nguyên và môi trường.

Bối cảnh và vấn đề đặt ra cho các tổ chức XHDS hoạt động trong lĩnh vực

BVMT tại Việt Nam giai đoạn hiện nay

Việt Nam đang trong thời kỳ đổi mới, nền kinh tế chuyển đổi từ kế hoạch

hóa tập trung sang kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Quá trình

công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thu hút các dự án đầu tư, đã tạo ra ngày

càng nhiều việc làm cho người lao động, nhờ đó kinh tế tăng trưởng, đời sống vật

chất và tinh thần của người dân được nâng cao, nhưng cũng kéo theo đó là sự xuống

cấp nghiêm trọng của môi trường. Vì vậy, vấn đề BVMT không chỉ thách thức đối

với Việt Nam mà còn đối với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới, nhất là

những nước đang phát triển.

Yêu cầu đặt ra là Nhà nước cần phải huy động được mọi nguồn lực của xã

hội cho quá trình phát triển bền vững. Chính vì vậy, Nhà nước đã đề ra chủ trương

“xã hội hoá” bao gồm cả lĩnh vực BVMT nhằm huy động các nguồn lực từ các

thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, các tổ chức XHDS và cộng đồng tham gia các

hoạt động BVMT.

Chủ trương xã hội hóa trong BVMT được cụ thể hóa thông qua một số văn

bản pháp luật như: Nghị quyết 41/NQ-TW (ngày 15/11/2004) của Bộ Chính trị đã

nêu cần xác định rõ trách nhiệm BVMT của Nhà nước, cá nhân, tổ chức và cộng

Page 26: nghiên cứu sự tham gia của một số tổ chức xã hội dân sự trong lĩnh

18

đồng. Luật bảo vệ môi trường 2014 đã khẳng định BVMT là sự nghiệp của toàn xã

hội, là quyền và trách nhiệm của mọi tổ chức, cá nhân. Nhà nước khuyến khích, tạo

điều kiện thuận lợi để mọi tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân tham gia

hoạt động BVMT. Chiến lược BVMT quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm

2030 nêu rõ: “BVMT là trách nhiệm của toàn xã hội, là nghĩa vụ của mọi người

dân; phải được thực hiện thống nhất trên cơ sở xác định rõ trách nhiệm của các Bộ,

ngành, phân cấp cụ thể giữa Trung ương và địa phương; kết hợp phát huy vai trò

của cộng đồng, các tổ chức quần chúng và hợp tác với các nước trong khu vực và

trên thế giới”.

Khái niệm “xã hội hóa” mà chúng ta thường dùng hiện nay thực chất là một

thuật ngữ mang tính quy ước, dùng để chỉ một cách làm, cách thực hiện chủ trương

của nhà nước trong nhiều lĩnh vực trong đó có BVMT, bằng con đường huy động

tổng lực của toàn xã hội hay một số cộng đồng, trên một lãnh thổ hay một vùng,

liên vùng nhằm phát huy tiềm năng của toàn xã hội. Xã hội hóa về bản chất là thực

hiện quyền dân chủ, những hoạt động dân chủ trong quá trình xây dựng và thực thi

chính sách, pháp luật một cách công bằng [8]. Xã hội hóa trong BVMT là sự phân

quyền hạn và trách nhiệm từ Trung ương xuống địa phương, là sự huy động sự tham

gia của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể nhân dân, các tổ chức phi chính

phủ, các tổ chức quần chúng, các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp và

người dân vào hoạt động BVMT.

Tại Hội nghị thượng đỉnh thế giới về “phát triển xã hội” ở Copenhaghen

(Đan Mạch) tháng 3/1995 và các hội nghị sau đó khẳng định một vấn đề có tính

nguyên lý của thời đại là các chính sách xã hội phải gắn bó trong một cơ chế: kết

hợp thể chế Nhà nước, thể chế công dân, thể chế thị trường; các thể chế đó được

thực thi trên cơ sở quyền tiếp cận của công dân, quyền tiếp cận luật pháp và quyền

được tham gia; và tất cả các quyền đó được thực thi trên nguyên tắc: dân biết, dân

bàn, dân làm, dân kiểm tra đã được xác định trong cương lĩnh của Nhà nước về

quản lý đất nước theo cơ chế nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý.

Page 27: nghiên cứu sự tham gia của một số tổ chức xã hội dân sự trong lĩnh

19

Trước tình hình mới, các tổ chức XHDS đóng vai trò là một kênh và cầu nối

quan trọng giữa Nhà nước, khu vực tư nhân và người dân. Các tổ chức XHDS cần

phải tham gia hoạt động hiệu quả hơn, giúp cơ quan Nhà nước tăng cường năng lực

xây dựng và thực thi pháp luật về BVMT, bảo đảm quyền tham gia của người dân

vào hoạt động BVMT.

1.2.2. Sự hình thành và phát triển của các tổ chức XHDS hoạt động trong lĩnh

vực BVMT ở một số nước trên thế giới

Tại Trung Quốc

Sau năm 1949, cùng với việc thiết lập thể chế chính trị - kinh tế tập trung cao

độ, Trung Quốc đã hình thành nên một nhà nước toàn năng, khống chế và lũng đoạn

toàn diện mọi nguồn lực xã hội, nhà nước bao trọn xã hội, bao trọn tư hữu, và do

đó, về cơ bản XHDS không còn không gian phát triển. Từ năm 1978, cùng với việc

thực hiện chính sách cải cách, mở cửa, Đảng Cộng sản Trung Quốc bắt đầu tạo

không gian rộng rãi cho sự phát triển của các tổ chức XHDS. Các tổ chức XHDS

chỉ cần không vi phạm pháp luật sẽ được đăng ký thành lập. Chính vì thế, giai đoạn

này các tổ chức XHDS ở Trung Quốc phát triển tương đối nhanh về mặt số lượng

[20].

Lịch sử phát triển của các NGO về môi trường ở Trung Quốc tuy không dài

nhưng đã trải qua nhiều thách thức, khó khăn. Nhiều tổ chức NGO phải đối mặt với

trở ngại về thể chế trong quá trình phát triển, gặp khó khăn trong việc đăng ký, tài

chính và năng lực hoạt động [27]. Các tổ chức XHDS hoạt động trong lĩnh vực

BVMT ở Trung Quốc phải đăng ký thành lập và hoạt động theo Quy định đăng ký

và quản lý của các tổ chức xã hội, ban hành năm 1998.

Kể từ đầu những năm 1990, số lượng các tổ chức XHDS ở Trung Quốc tăng

lên nhanh chóng. Đến cuối tháng 10 năm 2008, Trung Quốc có 3.600 tổ chức

XHDS hoạt động trong lĩnh vực BVMT, bao gồm: những tổ chức được Chính phủ

hỗ trợ, NGOs, hội và hiệp hội bảo vệ môi trường của sinh viên, các tổ chức XHDS

quốc tế có trụ sở tại Trung Quốc [28].

Page 28: nghiên cứu sự tham gia của một số tổ chức xã hội dân sự trong lĩnh

20

Các tổ chức XHDS ở Trung Quốc đóng vai trò quan trọng trong việc nâng

cao nhận thức của người dân về môi trường, hỗ trợ Nhà nước hoạch định chính

sách, tăng cường thực thi pháp luật về BVMT, tố giác những cơ sở hoạt động kinh

doanh trái phép, thúc đẩy giải quyết tranh chấp môi trường, có quan hệ đối tác với

NGO quốc tế và các nhà tài trợ nước ngoài, thúc đẩy các doanh nghiệp thực hiện

trách nhiệm xã hội của công ty để mở rộng nguồn tài trợ [27].

NGO đi tiên phong trong lĩnh vực BVMT ở Trung Quốc là “Friends of

Nature-Bạn của Tự nhiên” thành lập năm 1994. Đây là tổ chức có nền tảng của một

tổ chức NGO hiện đại, có nhiều đóng góp cho sự phát triển của Trung Quốc. Kể từ

đó, Chính phủ Trung Quốc đã tạo điều kiện và khuyến kích thành lập các NGO hoạt

động trong lĩnh vực BVMT, chẳng hạn như Ngôi làng toàn cầu Bắc Kinh, Tình

nguyện viên vì Trái Đất xanh, Lưu vực xanh,…. Nhiều nhóm học sinh tham gia bảo

vệ môi trường và "Câu lạc bộ xanh" được thành lập ở các trường đại học trên khắp

cả nước. Không giống như mối quan hệ giữa chính phủ và NGO hoạt động trong

lĩnh vực BVMT ở các nước phương Tây như Mỹ, NGO ở Trung Quốc có một cách

tiếp cận ít đối đầu [25].

Kể từ năm 2006, Liên đoàn Môi trường Trung Quốc (ACEF) đã tổ chức

thành công 7 Hội nghị thường niên của các tổ chức XHDS hoạt động trong lĩnh vực

BVMT ở Trung Quốc về phát triển bền vững. Khoảng 450 tổ chức XHDS tham gia

hội nghị đã gặp gỡ, chia sẻ thông tin, thảo luận, hợp tác với nhau để có nhiều đóng

góp tích cực hơn trong hoạt động BVMT [28].

Tại Mỹ

Sự nổi lên của phong trào BVMT ở Mỹ bắt đầu vào năm 1962, khi tác phẩm

Mùa xuân thầm lặng (Silent Spring) của Rachel Carson được xuất bản. Silent

Spring cảnh báo cho công chúng về khả năng thuốc trừ sâu có thể tích lũy trong

chuỗi thức ăn, gây ra những tổn hại môi trường lâu dài và nghiêm trọng.

Năm 1967, Quỹ Bảo vệ môi trường được thành lập bởi một nhóm các nhà

khoa học. Họ vận động cấm sử dụng thuốc trừ sâu DDT. Một nhóm khác là Hội

Page 29: nghiên cứu sự tham gia của một số tổ chức xã hội dân sự trong lĩnh

21

đồng Bảo vệ Tài nguyên Thiên nhiên (NRDC) hình thành với nỗ lực yêu cầu Ủy

ban Năng lượng Liên bang phải để ý đến vấn đề môi trường khi xem xét một dự án

điện có thể phá hủy danh lam thắng cảnh và lịch sử của sông Hudson. Vào thời

điểm này, không có cơ quan Liên bang nào quan tâm đến vấn đề BVMT. Kể từ đó

có nhiều tổ chức hoạt động BVMT được thành lập mới, vận động Chính phủ giải

quyết tốt hơn những vấn đề BVMT. Trong khoảng thời gian từ năm 1970 – 1976,

Quốc hội Mỹ ban hành hàng loạt các bộ Luật về vấn đề môi trường như: Đạo luật

không khí sạch, Đạo luật nước sạch, nước uống an toàn, Đạo luật Bảo tồn thiên

nhiên và Phục hồi, Đạo luật kiểm soát chất độc…[27].

Vào những năm 1960, có khoảng 150.000 người đã đóng góp ngân sách cho

những tổ chức NGO hoạt động ở Mỹ trong lĩnh vực BVMT. Tổng ngân sách hàng

năm của những tổ chức này lên đến gần 20 triệu USD. Đến cuối những năm 1980,

khoảng 8 triệu người Mỹ đã đóng góp cho 100 NGO hoạt động BVMT của quốc gia

hơn 500 triệu USD. Sự gia tăng số lượng của các NGO Mỹ hoạt động BVMT được

thúc đẩy một phần bởi các quỹ tài trợ. Quỹ tài trợ Ford (Ford Foundation) cung cấp

nhiều khoản kinh phí quan trọng để hình thành những tổ chức BVMT mới. Những

thành công sớm của phong trào BVMT ở Mỹ đã thu hút thêm nhiều hội viên, thúc

đẩy các nhà doanh nghiệp tham gia BVMT [30].

1.3. Rà soát quy định về sự tham gia của các tổ chức XHDS trong văn bản quy

phạm pháp luật hiện hành ở Việt Nam

1.3.1. Cơ sở pháp lý cho các tổ chức XHDS

Địa vị pháp lý của tổ chức XHDS đã sớm được xác lập bằng các nguyên tắc

hiến định và luật định. Thực tế ngay từ Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân

chủ Cộng hòa, Hiến pháp 1946, quyền lập hội đã được ghi nhận. Sắc lệnh số

102/SL-L004 ngày 20 tháng 5 năm 1957 của Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ

Cộng hòa quy định về quyền lập hội của công dân. Trong Hiến pháp Việt Nam năm

2013, điều thứ 25 quy định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí,

Page 30: nghiên cứu sự tham gia của một số tổ chức xã hội dân sự trong lĩnh

22

tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp

luật quy định”. Vì vậy, quyền lập hội là một quyền cơ bản của công dân.

Bộ luật Dân sự năm 2005 cũng có những điều khoản liên quan đến hình thức

và cơ chế hoạt động của hội. Nghị định 88/2003/NĐ-CP ngày 30 tháng 7 năm 2003

của Chính phủ đã quy định chi tiết về tổ chức, hoạt động và quản lý hội, theo đó có

những quy định về chức năng, vai trò, thẩm quyền của hội. Nghị định này đã được

sửa đổi, bổ sung và thay thế bằng Nghị định 45/2010/NĐ - CP có hiệu lực từ

1/7/2010 theo đó xác lập quyền tham gia chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu và

giám định xã hội, cung cấp dịch vụ công về các vấn đề thuộc lĩnh vực của hội.

Quyết định số 68/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định hội có

tính chất đặc thù tiếp tục củng cố địa vị pháp lý của các tổ chức XHDS thông qua

quy định về chức năng và đặc trưng của tổ chức xã hội đặc thù, với tư cách là một

hình thức của tổ chức xã hội nói chung. Tổng hợp tương đối đầy đủ các văn bản

pháp lý đối với tổ chức XHDS tại Việt Nam có trong phần Phụ lục 1.

Như vậy, địa vị pháp lý của tổ chức XHDS bắt nguồn từ địa vị pháp lý của

công dân được xác định bằng những nguyên tắc hiến định và luật định. Đặc biệt

nguyên tắc này là sự cụ thể hóa hóa phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân

kiểm tra/giám sát” của Đảng và Nhà nước [22]. Sự ra đời các tổ chức XHDS là vô

cùng cần thiết và là kênh thông tin tất yếu, là yêu cầu chính đáng của nhân dân

trong việc thực hiện quyền lực của mình vốn không thể và không bao giờ ủy thác

được hết vào các cơ quan công quyền đại diện cho mình.

1.3.2. Quy định về sự tham gia của các tổ chức XHDS trong lĩnh vực BVMT

Đại hội XI của Đảng (năm 2011) khẳng định “phát triển bền vững là cơ sở để

phát triển nhanh”, là “yêu cầu xuyên suốt” của Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội

2011-2020, trong đó BVMT là mục tiêu và nhiệm vụ quan trọng. Đại hội XI nhấn

mạnh quan điểm cốt lõi của Đảng và Nhà nước Việt Nam: “BVMT là trách nhiệm

của cả hệ thống chính trị, toàn xã hội và của mọi công dân”. Không có sự lãnh đạo

kiên quyết của Đảng, sự quản lý chặt chẽ của nhà nước và sự tham gia tích cực thật

Page 31: nghiên cứu sự tham gia của một số tổ chức xã hội dân sự trong lĩnh

23

sự của nhân dân, không thể bảo vệ được môi trường. Cùng với việc hoàn thiện hệ

thống pháp luật, hệ thống tổ chức quản lý nhà nước về BVMT, cần xây dựng các cơ

chế, chính sách và giải pháp cần thiết để đẩy mạnh xã hội hóa công tác BVMT, huy

động sức mạnh tổng hợp của cộng đồng, các tổ chức xã hội trong BVMT.

Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 chỉ có 01 điều quy định về trách nhiệm của

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên (Điều 124), trong đó quy

định các tổ chức này có trách nhiệm tuyên truyền, vận động các thành viên tham gia

BVMT, giám sát việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường và trách nhiệm của

các cơ quan quản lý nhà nước là tạo điều kiện cho các hoạt động trên. Ngoài ra,

Điều 105 quy định về thực hiện dân chủ cơ sở về BVMT, trong đó có trách nhiệm

phổ biến thông tin môi trường của các cơ quan liên quan, tổ chức đối thoại.

Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 đã tích hợp các nội dung trên, mở rộng đối

tượng và nội dung về trách nhiệm, quyền hạn của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các

tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp và đặc biệt là cộng đồng

dân cư tại 01 chương riêng (Chương XV). Theo các quy định này, các tổ chức nói

trên và cộng đồng dân cư có trách nhiệm và quyền hạn rộng hơn, góp phần quan

trọng vào việc xã hội hóa công tác BVMT và vai trò của người dân trong BVMT

được phát huy tốt hơn.

Quy định về quyền tiếp cận thông tin môi trường của tổ chức XHDS (Dân

biết)

Quyền tiếp cận thông tin được cụ thể hóa trong những quy định của Luật

BVMT 2014 về nghĩa vụ công khai thông tin và quyền yêu cầu cung cấp thông tin

của các bên liên quan như cơ quan quản lý các cấp, doanh nghiệp, người dân, các tổ

chức xã hội. Điều 145 của Luật BVMT 2014 quy định về quyền của tổ chức chính

trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp: “Được cung cấp và yêu cầu cung cấp thông tin về

BVMT theo quy định của pháp luật”. Điều 146 quy định về quyền đại diện cộng

đồng dân cư trên địa bàn chịu tác động môi trường của cơ sở sản xuất, kinh doanh,

dịch vụ có quyền yêu cầu chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ cung cấp thông

Page 32: nghiên cứu sự tham gia của một số tổ chức xã hội dân sự trong lĩnh

24

tin về BVMT thông qua đối thoại trực tiếp hoặc bằng văn bản; tổ chức tìm hiểu thực

tế về công tác BVMT của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; thu thập, cung cấp

thông tin cho cơ quan có thẩm quyền và chịu trách nhiệm về thông tin cung cấp và

có quyền yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước có liên quan cung cấp kết quả thanh tra,

kiểm tra, xử lý đối với cơ sở.

Phạm trù cộng đồng khá rộng, gồm nhiều cấp, trong đó cấp trực tiếp nhất là

người dân chịu tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của một dự án cụ thể. Cấp thứ hai

là cộng đồng dân cư (tổ, thôn, xóm, cao hơn là làng bản), và tiếp theo là các tổ chức

có tư cách pháp nhân nhưng không trực tiếp liên quan đến hoạt động dự án (NGO,

tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp, chuyên gia, thông tấn báo chí).

Đây là những đối tượng mà Luật BVMT 2014 nhìn nhận vai trò trong ngữ cảnh làm

thế nào để tăng cường sự tham gia của cộng đồng, hay còn gọi là các bên liên quan

[1].

Theo Điều 131 Luật BVMT 2014, có 5 nhóm thông tin môi trường phải được

công khai bao gồm: (1) Báo cáo ĐMC, ĐTM và kế hoạch BVMT; (2) Thông tin về

nguồn thải, chất thải, xử lý chất thải; (3) Khu vực môi trường bị ô nhiễm, suy thoái

ở mức nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng, khu vực có nguy cơ xảy ra sự cố môi

trường; (4) Các báo cáo về môi trường; và (5) Kết quả thanh tra, kiểm tra về

BVMT. Tuy nhiên nếu “các thông tin quy định tại khoản này mà thuộc danh mục bí

mật nhà nước thì không được công khai”.

Quy định của pháp luật về sự tham gia của tổ chức XHDS trong hoạt động

xây dựng chủ trương, chính sách, kế hoạch và các quy định về BVMT (Dân bàn)

Luật BVMT 2014 quy định: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện tư vấn,

phản biện, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về BVMT theo quy định

của pháp luật. Cơ quan quản lý nhà nước các cấp có trách nhiệm tạo điều kiện để

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia BVMT.

Tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp có quyền được tham vấn đối

với dự án có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, tư vấn, phản

Page 33: nghiên cứu sự tham gia của một số tổ chức xã hội dân sự trong lĩnh

25

biện về BVMT với cơ quan quản lý nhà nước và chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh,

dịch vụ có liên quan theo quy định của pháp luật.

Đại diện cộng đồng dân cư có quyền tham gia đánh giá kết quả BVMT của

cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; thực hiện các biện pháp để bảo vệ quyền và lợi

ích của cộng đồng dân cư theo quy định của pháp luật.

Theo Tài liệu hướng dẫn ĐTM của Chương trình Môi trường của Liên Hợp

quốc [32], sự tham gia của cộng đồng và công chúng nói chung trong các dự án

được phân chia thành 4 cấp độ như sau: (1) Thông báo: một chiều thông tin từ

người đề xuất tới cộng đồng, (2) Tham vấn: hai chiều thông tin giữa người đề xuất

và cộng đồng với cơ hội cho cộng đồng bày tỏ quan điểm về đề xuất, (3) Tham gia:

sự trao đổi tương tác giữa người đề xuất và cộng đồng bao gồm chia sẻ phân tích và

thiết lập chương trình làm việc, tăng cường hiểu biết và những điểm thỏa thuận

được về đề xuất và tác động của nó, (4) Đàm phán: thảo luận trực tiếp giữa người

đề xuất và các bên chủ chốt liên quan nhằm xây dựng sự đồng thuận và hướng tới

giải pháp các bên có thể chấp nhận, ví dụ gói giảm thiểu tác động và các biện pháp

bồi thường.

Hình 1.3. Mức độ tham gia của cộng đồng trong các dự án phát triển

Nếu so sánh với biểu đồ về mức độ tham gia của người dân (Hình 1) với các

văn bản hướng dẫn Luật BVMT 2005, sự tham gia của cộng đồng trong quá trình

thực hiện ĐTM ở Việt Nam mới chỉ vừa bước qua giai đoạn sơ khai nhất là Thông

Page 34: nghiên cứu sự tham gia của một số tổ chức xã hội dân sự trong lĩnh

26

báo để bước sang giai đoạn Tham vấn. Tuy nhiên, tham vấn mới chỉ dừng lại ở lấy

ý kiến cộng đồng chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi dự án đề xuất thay vì công khai rộng

rãi cho mọi đối tượng quan tâm có thể đóng góp ý kiến. Như vậy, cả đối tượng được

tham vấn và hình thức trao đổi thông tin đều rất hạn chế, tính tương tác hai chiều

giữa đơn vị thực hiện tham vấn và đối tượng được tham vấn thấp.

Để rút bớt khoảng cách giữa thực tiễn áp dụng trong nước và chuẩn mực

quốc tế, Luật BVMT 2014 đã có những bước tiến bộ nhất định khi mở rộng đối

tượng tham vấn không chỉ bao gồm cộng đồng mà còn các cơ quan, tổ chức chịu tác

động trực tiếp bởi dự án. Bên cạnh đó, vai trò của cộng đồng và Mặt trận tổ quốc,

các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp trong phản biện và giám sát các

vấn đề môi trường của dự án cũng được tăng cường. Để cụ thể hóa những nguyên

tắc và quy định chung trong Luật BVMT 2014 về sự tham gia của cộng đồng và các

tổ chức xã hội, Nghị định 18/2015/NĐ-CP hướng dẫn về tham vấn trong quá trình

lập ĐTM và Nghị định 19/2015/NĐ-CP hướng dẫn sự tham gia, giám sát trong

công tác BVMT đã được ban hành [15].

Quy định của pháp luật về sự tham gia của tổ chức XHDS vào hoạt động

BVMT (Dân làm)

Điều 43, Hiến pháp 2013 quy định: Mọi người có quyền được sống trong

môi trường trong lành và có nghĩa vụ BVMT. Điều 4, Luật BVMT 2014 quy định:

BVMT là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá

nhân. Như vậy, mọi chủ thể trong xã hội phải có nghĩa vụ BVMT, trong đó có tổ

chức XHDS.

Biểu hiện sự tham gia (thực hiện nghĩa vụ BVMT) của tổ chức xã hội và

cộng đồng dân cư được thực hiện dưới các hình thức như thành lập tổ chức tự quản

về BVMT. Tổ chức tự quản về BVMT có trách nhiệm xây dựng và thực hiện hương

ước về BVMT; tuyên truyền, vận động nhân dân xóa bỏ hủ tục, thói quen mất vệ

sinh, có hại cho sức khỏe và môi trường.

Page 35: nghiên cứu sự tham gia của một số tổ chức xã hội dân sự trong lĩnh

27

Một trong những nội dung hoàn toàn mới của Luật BVMT 2014 là tổ chức

chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp có quyền kiến nghị cơ quan nhà nước có

thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm pháp luật về BVMT và đại diện cộng đồng dân

cư có quyền tham gia đánh giá kết quả BVMT của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch

vụ; thực hiện các biện pháp để bảo vệ quyền và lợi ích của cộng đồng dân cư theo

quy định của pháp luật [14].

Như vậy, Luật BVMT 2014 đã quy định tương đối đầy đủ về sự tham gia của

các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp và cộng đồng dân cư trong

BVMT.

Quy định của pháp luật về sự tham gia của tổ chức XHDS trong hoạt động

giám sát, phát hiện hành vi vi phạm pháp luật BVMT (Dân kiểm tra)

Tổ chức tự quản về BVMT có quyền tham gia giám sát việc thực hiện pháp

luật về BVMT của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn.

Tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp có quyền tham gia hoạt động

kiểm tra về BVMT tại cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có liên quan đến chức

năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền

xử lý hành vi vi phạm pháp luật về BVMT.

Page 36: nghiên cứu sự tham gia của một số tổ chức xã hội dân sự trong lĩnh

28

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu các hoạt động BVMT của 3 tổ chức XHDS

bao gồm: Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam (VUSTA), Trung

tâm Nghiên cứu và Phát triển Dân số, Xã hội và Môi trường (CPSE) và Trung tâm

giáo dục thiên nhiên (ENV). Trong đó:

- VUSTA là tổ chức bảo trợ của 140 hội thành viên, và 119 tổ chức khoa học

– công nghệ ngoài Nhà nước. VUSTA tập hợp, đoàn kết đội ngũ trí thức khoa học

và công nghệ; điều hoà, phối hợp hoạt động của các hội thành viên trong nhiều lĩnh

vực, trong đó có hoạt động BVMT.

- CPSE là một tổ chức phi chính phủ (NGO) chuyên thực hiện những dự án

nghiên cứu, phát triển bền vững và BVMT cho đồng bào dân tộc thiểu số, người

nghèo vùng trung du, miền núi phía Bắc.

- ENV là tổ chức xã hội hoạt động chuyên sâu về lĩnh vực bảo tồn thiên

nhiên và bảo vệ các loài động vật hoang dã.

Mặc dù VUSTA, CPSE, ENV có mục tiêu, phương thức hoạt động khác

nhau, tuy nhiên những tổ chức này đã thể hiện vai trò, chức năng chính của các tổ

chức XHDS khi hoạt động trong lĩnh vực BVMT đó là: (1) Phát hiện, tố giác vi

phạm về BVMT, (2) Phản biện xã hội về môi trường, (3) Tư vấn, vận động chính

sách về môi trường, (4) Kiểm tra, giám sát môi trường, (5) Giáo dục, phổ biến,

tuyên truyền về BVMT.

2.2. Nội dung nghiên cứu

- Sự tham gia của một số tổ chức XHDS trong lĩnh vực BVMT ở Việt Nam,

cụ thể là 3 tổ chức VUSTA, CPSE và ENV.

- Những thuận lợi và khó khăn của các tổ chức VUSTA, CPSE, ENV khi

hoạt động trong lĩnh vực BVMT tại Việt Nam.

Page 37: nghiên cứu sự tham gia của một số tổ chức xã hội dân sự trong lĩnh

29

- Đề xuất những giải pháp phát huy vai trò của các tổ chức VUSTA, CPSE

và ENV trong lĩnh vực BVMT.

2.3. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu thập tài liệu

Thu thập, tổng quan tài liệu, kế thừa kết quả liên quan đến vấn đề cần nghiên

cứu dựa trên những báo cáo khoa học trong và ngoài nước, các tài liệu, ấn phẩm,

báo cáo dự án về BVMT do VUSTA, CPSE, ENV cung cấp.

- Phương pháp phỏng vấn sâu

Tác giả đã tiến hành phỏng vấn sâu một số cán bộ của các tổ chức CPSE,

ENV, VUSTA để thu thập thêm thông tin. Các câu hỏi phỏng vấn bao gồm những

nội dung được liệt kê trong Phụ lục 3.

Bảng 2.1. Danh sách một số cán bộ của ENV, CPSE, VUSTA được phỏng vấn

STT Họ và tên Chức danh Tổ chức Thời gian

phỏng vấn

1 Đặng Nghĩa Phấn Giám đốc CPSE Tháng 4/2015

2 Đặng Minh Ngọc Điều phối viên dự án CPSE Tháng 4/2015

3 Nguyễn Thị Thúy Kế toán CPSE Tháng 4/2015

4 Vũ Thị Quyên Giám đốc ENV Tháng 5/2015

5 Bùi Thị Hà Phó giám đốc ENV Tháng 5/2015

6 Ninh Phương Thảo Điều phối viên mạng

lưới tình nguyện viên

ENV Tháng 5/2015

7 Phạm Văn Tân Phó Chủ tịch kiêm

Tổng Thư ký

VUSTA Tháng 5/2015

- Phương pháp phân tích tổng hợp

Dựa trên những thông tin thu được và tham vấn ý kiến của một số chuyên

gia, tác giả tiến hành phân tích sự tham gia của các tổ chức VUSTA, CPSE, ENV

trong lĩnh vực BVMT thông qua 5 hoạt động chính: (1) Phát hiện, tố giác, (2) Phản

Page 38: nghiên cứu sự tham gia của một số tổ chức xã hội dân sự trong lĩnh

30

biện xã hội về môi trường, (3) Tư vấn, vận động chính sách, (4) Kiểm tra, giám sát,

(5) Giáo dục, phổ biến, tuyên truyền. Qua đó tìm ra những thuận lợi và khó khăn, đề

xuất các giải pháp nhằm phát huy vai trò của những tổ chức này trong lĩnh vực

BVMT tại Việt Nam thời gian tới. Thao tác tính toán và xử lý số liệu, vẽ biểu đồ

được thực hiện bằng phần mềm Microsoft Excel 2007.

Page 39: nghiên cứu sự tham gia của một số tổ chức xã hội dân sự trong lĩnh

31

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Đánh giá thực trạng tham gia của một số tổ chức XHDS trong lĩnh vực

BVMT ở Việt Nam hiện nay

3.1.1. Giới thiệu về các tổ chức ENV, CPSE, VUSTA

3.1.1.1. Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV)

Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (Education for Nature - ENV) là tổ chức xã

hội được thành lập từ năm 2002 với 30 nhân viên, và có trụ sở tại phòng 1701, Tòa

17T5, Đường Hoàng Đạo Thúy, Quận Cầu Giấy, Hà Nội. Mục tiêu của ENV là bảo

vệ đa dạng sinh học thông qua việc hỗ trợ các cơ quan chức năng tăng cường thể

chế, chính sách và thực thi pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã (ĐVHD), giáo

dục nâng cao nhận thức, khuyến khích cộng đồng cùng tham gia bảo vệ ĐVHD.

Cơ cấu tổ chức của ENV theo mô hình có phòng ban, bao gồm Ban giám

đốc, dưới là các phòng hành chính kế toán, phòng quản lý chương trình dự án và 3

phòng chức năng (phòng giáo dục môi trường, phòng bảo vệ ĐVHD, phòng tư vấn

và vận động chính sách). Mỗi phòng, ban, bộ phận được bố trí sắp xếp từ 2-10 cán

bộ tuỳ theo chức năng, nhiệm vụ của mỗi bộ phận được giao.

Hình 3.1. Cơ cấu tổ chức của ENV

Ban giám đốc

Phòng

hành

chính kế

toán

Phòng

giáo dục

môi

trường

Phòng

quản lý

chương

trình dự

án

Phòng

Bảo vệ

ĐVHD

Phòng tư

vấn, vận

động

chính

sách

Page 40: nghiên cứu sự tham gia của một số tổ chức xã hội dân sự trong lĩnh

32

3.1.1.2. Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Dân số, Xã hội và Môi trường

(CPSE)

Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Dân số, Xã hội và Môi trường (tên tiếng

Anh: Research and Development Center for Population, Social and Environmental

Affairs, tên viết tắt: CPSE) là một NGO được thành lập theo Quyết định số

1112/TC-LHH ngày 16/11/2000 của Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt

Nam (VUSTA). Giấy phép hoạt động số A - 472 ngày 12/01/2006 do Bộ Khoa học

và Công nghệ cấp. Trụ sở của CPSE tại số 9 phố Nguyễn Đình Chiểu, Quận Hai Bà

Trưng, Hà Nội.

Cơ cấu tổ chức

Khác với ENV, mô hình hoạt động của CPSE chưa phân hóa rõ rệt thành các

phòng ban khác nhau và phân định thành nhiều chức năng riêng rẽ. Cơ cấu tổ chức

bao gồm: Ban giám đốc (giám đốc và phó giám đốc), bên dưới là các cán bộ chuyên

môn theo dõi phụ trách từng lĩnh vực. Với mô hình này một cán bộ có thể đảm

nhiệm nhiều chức năng khác nhau.

Hình 3.2. Cơ cấu tổ chức của CPSE

Nguồn nhân lực của CPSE

CPSE có 12 thành viên làm việc chính thức với trình độ đại học và sau đại

học ở nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có 3 chuyên viên về Lâm nghiệp (2 tiến sĩ,

1 thạc sĩ), 2 chuyên viên về dân tộc học (1 nghiên cứu sinh, 1 thạc sĩ), 1 cử nhân xã

hội học, 2 thạc sĩ làm chuyên viên về môi trường, 2 chuyên viên về nông nghiệp (1

Ban giám đốc

Cán bộ hành

chính, kế

toán

Cán bộ

nghiên cứu

Cán bộ

truyền thông

và đào tạo

Cán bộ

chương

trình, dự án

Page 41: nghiên cứu sự tham gia của một số tổ chức xã hội dân sự trong lĩnh

33

thạc sĩ chăn nuôi, 1 kỹ sư trồng trọt), 2 chuyên viên về y tế cộng đồng. CPSE có 15

cộng tác viên của nhiều cơ quan có trình độ đại học và sau đại học làm chuyên gia

cho các lĩnh vực có liên quan của dự án.

Bảng 3.1. Trình độ chuyên môn của cán bộ trung tâm CPSE

Tổng số Trình độ chuyên môn

12 Tiến sĩ Thạc sĩ Đại học Cao đẳng/trung

cấp

2 (16,67%) 6 (50%) 2 (16,67%) 2 (16,67%)

Lĩnh vực hoạt động

Lĩnh vực hoạt động của CPSE khá đa dạng, bao gồm dân số (nghiên cứu về

dân số, lực lượng lao động, sức khỏe), xã hội (Luật, giới tính, bình đẳng giới), môi

trường (nghiên cứu, triển khai công nghệ xử lý môi trường và phát triển bền vững).

Trong lĩnh vực BVMT tại Việt Nam, hình thức hoạt động chủ yếu của CPSE

là tư vấn, thực hiện các chương trình, dự án xây dựng mô hình kết hợp BVMT với

xóa đói, giảm nghèo, bảo vệ rừng, canh tác nông nghiệp bền vững, tạo sinh kế ổn

định cho người dân. Đối tượng hưởng lợi chủ yếu từ dự án BVMT của CPSE là

đồng bào dân tộc thiểu số (người Mông, Dao, Tày…) và người nghèo ở trung du,

miền núi phía Bắc. Thu nhập chính của người dân ở vùng dự án chủ yếu dựa vào

khai thác tài nguyên rừng và trồng ngô, cấy lúa một vụ trên ruộng bậc thang, sườn

núi dốc. Trồng trọt dựa vào nguồn nước trời, tập quán canh tác lạc hậu nên thu nhập

bấp bệnh. Nhiều năm gặp thời tiết xấu, ảnh hưởng của biến đối khí hậu, gieo trồng

chậm thời vụ nên năng suất thấp, hay bị mất mùa. Bên cạnh đó, cộng đồng chưa có

ý thức BVMT, bảo vệ đa dạng sinh học và do khai thác tài nguyên quá mức nên

rừng cũng như đất canh tác ngày càng nghèo kiệt. Vai trò của CPSE trong dự án là

cầu nối giữa các nhà tài trợ và cộng đồng địa phương. Bảng 3.2 là một số dự án của

CPSE về BVMT và liên quan đến BVMT được thực hiện trong khoảng thời gian từ

năm 2000 đến nay.

Page 42: nghiên cứu sự tham gia của một số tổ chức xã hội dân sự trong lĩnh

34

Bảng 3.2. Một số dự án của CPSE về BVMT và liên quan đến BVMT

Thời gian Tên dự án Cơ quan

tài trợ

2000-2005 Nghiên cứu mối quan hệ giữa du canh, du cư và môi

trường, kiến nghị các biện pháp phát triển bền vững

cho đồng bào dân tộc thiểu số ở miền núi

VUSTA

2001-2003 Hỗ trợ các nhóm nông dân nòng cốt trong làng của

người H’Mông, xã Mường Mùn, huyện Tuần Giáo,

tỉnh Lai Châu phát triển bền vững

ICCO-Hà

Lan

2006-2007 Nâng cao nhận thức về thực hiện bảo vệ môi trường

của cộng đồng dân tộc Dao ở vùng sâu xa huyện Sơn

Động, Bắc Giang

VUSTA

2006-2008 Pháp luật và sinh kế cho người H’Mông ở Lào Cai VUSTA

2007-2008 Bảo vệ nguồn nước ngầm có sự tham gia của cộng

đồng thôn Tạ Xá, xã Đại Thắng, huyện Phú Xuyên,

tỉnh Hà Tây

Quỹ Môi

trường

Sida (SEF)

2008-2009 Hỗ trợ người H’Mông định canh định cư, bảo vệ môi

trường và phát triển bền vững tại thôn Suối Đồng, xã

Việt Lâm, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang

VUSTA

2010-2011 Hỗ trợ dân tộc bản địa xây dựng mô hình bảo vệ môi

trường vùng thung lũng và vùng đồi núi trọc phía trên

các ngòi, khe và các suối lớn ở các tỉnh phía Bắc.

VUSTA

2013-2015 Điều tra các tác động môi trường và kinh tế xã hội của

chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế lâm nghiệp ở khu

vực miền núi phía Bắc (Tuyên Quang, Bắc Kạn, Sơn

La, Điện Biên)

VUSTA

Page 43: nghiên cứu sự tham gia của một số tổ chức xã hội dân sự trong lĩnh

35

2015-2017 Hỗ trợ Kỹ thuật cho dự án “Khuyến khích người dân

tham gia cải thiện quản trị rừng và giảm nghèo Việt

nam (PFG)” tại huyện Chợ đồn, tỉnh Bắc Cạn

ActionAid

Quốc tế tại

Việt Nam

(AAV)

3.1.1.3. Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam (VUSTA)

Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) được thành lập

theo Quyết định số 121/HĐBT ngày 29/7/1983 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là

Chính phủ) nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Có thể xem VUSTA là tổ

chức bảo trợ lớn nhất hoạt động trong lĩnh vực khoa học – công nghệ ở Việt Nam

hiện nay. VUSTA tập hợp, đoàn kết đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ ở trong

nước, người Việt Nam ở nước ngoài, đại diện; bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp

của các hội thành viên trong cả nước; phản ánh nguyện vọng và ý kiến đóng góp

của đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ.

Khi thành lập VUSTA chỉ có 15 hội thành viên. Đến nay, con số đó đã lên

đến 140 hội thành viên, trong đó có 63 liên hiệp hội tỉnh, thành phố và 77 hội ngành

toàn quốc. Ngoài ra, trong hệ thống của Liên hiệp Hội Việt Nam còn có hơn 500

đơn vị nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đào tạo; 192 tờ báo, tạp chí,

bản tin, đặc san, trang tin, báo điện tử. Các hội thành viên hoạt động theo điều lệ

hoặc quy chế của hội mình, có quyền tự chủ, tự quản rộng rãi trong mọi hoạt động,

nhưng phải tôn trọng điều lệ của VUSTA và chịu sự chỉ đạo và kiểm tra của Hội

đồng Trung ương Liên hiệp Hội Việt Nam.

Page 44: nghiên cứu sự tham gia của một số tổ chức xã hội dân sự trong lĩnh

36

Hình 3.3. Cơ cấu tổ chức của VUSTA

VUSTA thực hiện các nhiệm vụ chính sau đây: (1) Củng cố, phát triển tổ

chức và đẩy mạnh hoạt động của các hội thành viên, (2) Tham gia thực hiện xã hội

hoá hoạt động khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, chăm sóc sức khoẻ nhân

Đại hội đại biểu toàn quốc

Hội đồng Trung ương

Đoàn chủ tịch Ủy ban Kiểm tra

Hội ngành toàn quốc Cơ quan Liên hiệp

hội Việt Nam

Liên hiệp hội

tỉnh, thành phố

Tạp chí khoa học &

tổ quốc

Báo đất việt

Báo khoa học đời

sống

Nhà xuất bản tri

thức

Quỹ hỗ trợ sáng tạo

kỹ thuật Việt Nam

Các tổ chức khoa

học, công nghệ trực

thuộc

Văn phòng

Ban tổ chức - cán bộ

Ban thông tin và phổ biến

kiến thức

Ban Khoa học, Công nghệ

và Môi trường

Ban kế hoạch – tài chính

Ban hợp tác quốc tế

Ban tư vấn, phản biện và

giám định xã hội

Văn phòng đại diện phía

nam

Page 45: nghiên cứu sự tham gia của một số tổ chức xã hội dân sự trong lĩnh

37

dân, phát triển cộng đồng, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường, (3) Phát triển

công tác vận động trí thức khoa học và công nghệ, (4) Tăng cường hợp tác với các

hội, các tổ chức phi chính phủ của các nước, tham gia các tổ chức khoa học và công

nghệ của khu vực và quốc tế.

Trong lĩnh vực BVMT, VUSTA đã triển khai 85 dự án BVMT từ năm 2004

đến 2014. Trung bình mỗi năm có 8,5 dự án với kinh phí 3,4 tỷ đồng/năm. Các dự

án tập trung vào việc hỗ trợ xây dựng các mô hình vệ sinh, BVMT tại cộng đồng

(27 dự án); điều tra đánh giá tác động môi trường (33 dự án); tuyên truyền, nâng

cao nhận thức về BVMT (16 dự án); hoạt động nghiên cứu khác, tư vấn phản biện

và giám định xã hội (9 dự án) [23]. Các dự án đã tập hợp đông đảo các nhà khoa

học có chuyên môn sâu trong từng lĩnh vực, giải quyết nhiều vấn đề môi trường

trong đó nổi bật nhất là việc chuyển giao các tiến bộ khoa học và công nghệ môi

trường vào thực tiễn, thể hiện qua hàng loạt các mô hình BVMT hiệu quả tại cộng

đồng. Các hoạt động điều tra cơ bản môi trường và tư vấn phản biện đã cung cấp

các cơ sở khoa học có giá trị cho việc hoạch định chính sách, pháp luật về môi

trường.

3.1.2. Sự tham gia của ENV, CPSE, VUSTA trong lĩnh vực BVMT ở Việt Nam

hiện nay

BVMT không chỉ là trách nhiệm của các cấp chính quyền mà còn là quyền

và nghĩa vụ của mọi công dân và toàn xã hội, trong đó có các tổ chức XHDS. Các tổ

chức XHDS Việt Nam hiện nay tuy có nhiều loại hình tổ chức và tham gia vào lĩnh

vực BVMT dưới nhiều hình thức khác nhau, bằng nhiều con đường khác nhau,

nhưng đều hoạt động trong 5 nội dung chính như sau: (1) Phát hiện, tố giác vi phạm

về BVMT, (2) Phản biện xã hội về môi trường, (3) Tư vấn, vận động chính sách về

môi trường, (4) Kiểm tra, giám sát môi trường, (5) Đào tạo, phổ biến, tuyên truyền

về BVMT.

Bảng 3.3. Các hoạt động chính của tổ chức XHDS trong lĩnh vực BVMT

Page 46: nghiên cứu sự tham gia của một số tổ chức xã hội dân sự trong lĩnh

38

STT Các hoạt động Nội dung

1 Phát hiện, tố

giác

- Với tư cách là những cộng đồng tự quản ở địa phương

mà thành viên đều là lực lượng nhân dân, các tổ chức

XHDS đóng một vai trò quan trọng trong việc phát

hiện, tố giác những sai phạm trong việc thực thi pháp

luật về BVMT.

- Các tổ chức XHDS cũng hoàn toàn có quyền tố giác

những vi phạm về BVMT do những tổ chức sản xuất,

kinh doanh gây ra. Cùng với vai trò tố giác của các tổ

chức XHDS là vai trò hành động tập thể để cải thiện

tình hình, chẳng hạn việc đệ đơn kiện tập thể, thay mặt

cho một nhóm xã hội (chẳng hạn như phụ nữ, trẻ em,

người già) hay một cộng đồng, dân cư lên chính quyền

địa phương hoặc tòa án về những vi phạm nghiêm trọng

đối với môi trường.

2 Kiểm tra, giám

sát

- Trong hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay có hai

loại giám sát là giám sát mang tính quyền lực nhà nước

(Quốc hội, Hội đồng nhân dân) và giám sát xã hội mang

tính quyền lực nhân dân (Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,

các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề

nghiệp, tổ chức kinh tế, phương tiện thông tin đại chúng

và các cá nhân, cộng đồng).

- Dựa trên khía cạnh giám sát xã hội của cộng đồng, có

thể hiểu giám sát xã hội về BVMT là việc xem xét,

đánh giá hiệu quả và năng lực thực hiện công tác

BVMT của chính quyền các cấp cũng như của tổ chức

XHDS, cá nhân tại địa phương trong cả nước, từ đó có

những khuyến nghị và triển khai biện pháp can thiệp kịp

thời để tăng cường hiệu quả BVMT.

Page 47: nghiên cứu sự tham gia của một số tổ chức xã hội dân sự trong lĩnh

39

3 Phản biện xã

hội về môi

trường

- Phản biện xã hội về môi trường có thể được xem là

một dạng của hoạt động phản biện xã hội với đối tượng

tập trung vào các vấn đề liên quan đến môi trường của

một chính sách, dự án, chương trình, kế hoạch, đề án

(gọi chung là đề án về môi trường). Trong bối cảnh

ngày càng gia tăng các xung đột về môi trường thì vai

trò của phản biện chính sách môi trường càng quan

trọng và cần được thúc đẩy. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa

có quy định cụ thể về loại hình phản biện này.

- Hoạt động phản biện xã hội có một đặc trưng cơ bản,

đó là một hoạt động khoa học thực sự. Vì vậy, đòi hỏi tổ

chức phản biện phải có các hội viên với trình độ chuyên

môn, nghề nghiệp nhất định thì mới có thể nghiên cứu,

xem xét, đánh giá, tổng hợp và đề xuất, kiến nghị những

nội dung cần thiết. Các tổ chức XHDS có quyền thực

hiện hoạt động phản biện xã hội, nhưng kết quả và mức

độ đóng góp cho xã hội lại khác nhau, chủ yếu phụ

thuộc vào năng lực chuyên môn của các hội viên tập

hợp trong tổ chức.

4 Tư vấn, vận

động chính

sách

- Vai trò tư vấn, khuyến nghị của các tổ chức XHDS

được xác lập trong các quy định tại Mục d, Điều 150

của Luật BVMT 2014. Theo đó các tổ chức, cá nhân

đều được khuyến khích thúc đẩy phát triển dịch vụ

BVMT với chức năng bao gồm tư vấn, đào tạo, cung

cấp thông tin về môi trường.

- Thông qua các tổ chức XHDS, người dân có thể bày tỏ

trực tiếp sự đóng góp ý kiến của mình vào việc đưa ra

những quyết định chính trị, chính sách và chương trình,

kế hoạch về BVMT ở địa phương và cấp quốc gia.

Page 48: nghiên cứu sự tham gia của một số tổ chức xã hội dân sự trong lĩnh

40

5 Đào tạo, phổ

biến, tuyên

truyền

- Luật BVMT 2014 quy định Nhà nước phải ưu tiên đào

tạo nguồn nhân lực bảo vệ môi trường; khuyến khích

mọi tổ chức, cá nhân tham gia giáo dục về môi trường

và đào tạo nguồn nhân lực BVMT. Phổ biến, giáo dục

pháp luật về BVMT phải được thực hiện thường xuyên

và rộng rãi. Chương trình chính khóa của các cấp học

phổ thông phải có nội dung giáo dục về môi trường.

- Vai trò và nhiệm vụ giáo dục, phổ biến của các tổ

chức XHDS trong lĩnh vực BVMT còn được tái khẳng

định trong những điều lệ về hội của những tổ chức này.

Rất nhiều tổ chức XHDS đã thực thi tốt sứ mệnh phổ

biến, tuyên truyền về hoạt động BVMT giúp nâng cao

nhận thức, thay đổi hành vi BVMT của cộng đồng. Đây

chính là bài học kinh nghiệm mà các tổ chức XHDS

mới thành lập có thể học hỏi.

Tùy thuộc vào loại hình tổ chức, mục tiêu và lĩnh vực BVMT mà mỗi tổ

chức XHDS có thế mạnh ở một hoặc nhiều hoạt động đã đề cập ở trên. Cụ thể đối

với 3 tổ chức tiến hành nghiên cứu bao gồm ENV, CPSE, VUSTA thì hoạt động

chính của các tổ chức này như sau:

Bảng 3.4. Hoạt động chính của các tổ chức ENV, CPSE, VUSTA

STT Hoạt động ENV CPSE VUSTA

1 Phát hiện, tố giác vi phạm về BVMT

2 Kiểm tra, giám sát môi trường

3 Phản biện xã hội về môi trường

4 Tư vấn, vận động chính sách về môi trường

5 Đào tạo, phổ biến, tuyên truyền về BVMT

Page 49: nghiên cứu sự tham gia của một số tổ chức xã hội dân sự trong lĩnh

41

3.1.2.1. Phát hiện, tố giác vi phạm về BVMT

Trong 3 tổ chức ENV, CPSE, VUSTA thì chỉ có tổ chức ENV tham gia các

hoạt động phát hiện, tố giác vi phạm về BVMT. Năm 2005, ENV thành lập Phòng

Bảo vệ Động vật hoang dã (WCU) nhằm tạo điều kiện và khuyến khích sự tham gia

của cộng đồng vào việc ngăn chặn tình trạng buôn bán động vật hoang dã (ĐVHD)

trái phép, đồng thời hỗ trợ các cơ quan chức năng trong việc thực thi pháp luật bảo

vệ ĐVHD đang bị đe dọa. ENV thực hiện vai trò phát hiện, tố giác vi phạm về bảo

vệ ĐVHD thông qua mạng lưới các tình nguyện viên.

Tính đến tháng 5/2015, WCU quản lý mạng lưới tình nguyện viên bảo vệ

ĐVHD lên tới hơn 5.200 thành viên tại 33 tỉnh thành trên cả nước, với sự có mặt

của 13 câu lạc bộ ở 13 tỉnh, thành phố lớn: Thái Nguyên, Hải Phòng, Hà Nội, Hà

Tĩnh, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng,

Bình Dương, Đồng Nai và TP. Hồ Chí Minh. Các tình nguyện viên đăng ký tham

gia mạng lưới bảo vệ ĐVHD sẽ được: (1) Tập huấn kiến thức và kỹ năng bảo vệ

ĐVHD, (2) Tập huấn kỹ năng truyền thông và quan hệ công chúng, (3) Rèn luyện

khả năng lãnh đạo và làm việc nhóm, (4) Tham gia triển lãm bảo vệ ĐVHD, (5)

Được hướng dẫn về phương pháp khảo sát các vi phạm về ĐVHD. Mô hình hoạt

động của mạng lưới tình nguyện viên về bảo vệ ĐVHD có thể được diễn tả qua sơ

đồ sau (Hình 3.4).

Page 50: nghiên cứu sự tham gia của một số tổ chức xã hội dân sự trong lĩnh

42

Hình 3.4. Mô hình hoạt động của mạng lưới tình nguyện viên ENV

WCU khuyến khích các tình nguyện viên thông báo những vi phạm mới do

tình cờ quan sát được hoặc phát hiện từ các đợt khảo sát. Một số hành vi thường gặp

có thể là: quảng cáo ĐVHD trái phép trên mạng, báo chí, biển hiệu, thực đơn; nuôi

nhốt, tàng trữ và trưng bày trái phép ĐVHD và các sản phẩm có nguồn gốc từ

ĐVHD; buôn bán ĐVHD và các sản phẩm làm từ ĐVHD.

- Khuyến khích mọi người cùng tham gia

Các tình nguyện viên có thể giới thiệu, khuyến khích bạn bè, người thân của

mình thông báo cho WCU nếu phát hiện hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ ĐVHD

qua đường dây nóng miễn phí của ENV là 1800-1522, hoặc sử dụng ứng dụng điện

thoại di động “ENV – SOS Động vật hoang dã”, giúp người dân tố cáo hành vi

buôn bán ĐVHD một cách dễ dàng, nhanh chóng và chính xác.

Những kết quả thu được

Cơ quan chức năng

(Xử lý vi phạm)

(

Trung tâm ENV

Mạng lưới tình

nguyện viên

Hồ sơ lưu trữ các

vụ vi phạm

Cơ sở kinh

doanh từng vi

phạm pháp luật

bảo vệ ĐVHD

Các vụ vi

phạm mới

Người dân

Page 51: nghiên cứu sự tham gia của một số tổ chức xã hội dân sự trong lĩnh

43

Tính đến hết Quý I/2015, hơn 8.400 vụ việc vi phạm đã được lưu trữ trong

hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia các vi phạm về bảo vệ ĐVHD, kể từ khi Phòng Bảo

vệ ĐVHD của ENV được thành lập vào năm 2005. Số lượng gấu nuôi nhốt trong

các trang trại đã giảm từ 4.300 cá thể năm 2005 còn 1.245 cá thể vào đầu năm 2015

(Số liệu do WCU cung cấp). Thống kê số vụ vi phạm săn bắt, vận chuyển và buôn

bán ĐVHD trái phép trên cả nước qua các năm 2006, 2007, 2008, 2010 cụ thể như

sau (Bảng 3.5).

Bảng 3.5. Số vụ vi phạm về bảo vệ ĐVHD qua một số năm do ENV tiếp nhận và

lưu trữ hồ sơ (Nguồn: WCU cung cấp)

Năm Số vụ

buôn bán,

vận

chuyển

trái phép

Số vụ

bày bán

trái

phép

Số vụ

quảng

cáo

Số vụ

trưng bày,

nuôi nhốt

trái phép

Các vụ

khác

Tổng

2006 70 77 10 53 25 235

2007 128 269 35 123 15 570

2008 129 255 23 143 9 559

2010 147 412 53 300 28 940

Trong Quý I/2015, Phòng Bảo vệ ĐVHD của ENV đã tiếp nhận tổng cộng

145 trường hợp vi phạm mới (trung bình khoảng 02 vụ/ngày), 07 vụ việc đã được

thông báo qua ứng dụng trên điện thoại thông minh về tội phạm ĐVHD, 69 vụ việc

được tiếp nhận qua thư điện tử và 69 vụ việc được thông báo qua đường dây nóng.

3.1.2.2. Kiểm tra, giám sát môi trường

Vấn đề kiểm tra giám sát việc thực thi pháp luật về môi trường không chỉ là

trách nhiệm của các cấp chính quyền, mà còn là quyền và nghĩa vụ của công dân và

toàn xã hội. Hoạt động kiểm tra, giám sát BVMT có thể được cụ thể hóa dưới nhiều

hình thức và bằng nhiều con đường khác nhau, với sự tham gia của nhiều bên liên

Page 52: nghiên cứu sự tham gia của một số tổ chức xã hội dân sự trong lĩnh

44

quan, trong đó tổ chức XHDS đóng vai trò vô cùng quan trọng, cần được khuyến

khích và thúc đẩy mạnh mẽ hơn. Khó khăn hiện nay là Luật Tiếp cận thông tin vẫn

chưa được ban hành để làm cơ sở cho việc công khai và minh bạch hoạt động theo

dõi, giám sát những sai phạm về pháp luật BVMT.

Điều 5 trong Luật BVMT 2014 quy định: “Nhà nước cần tạo điều kiện thuận

lợi cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân tham gia hoạt động BVMT; kiểm tra, giám sát

việc thực hiện hoạt động BVMT theo quy định của pháp luật”. Tại điều 144, 145,

146 Luật BVMT 2014 nhấn mạnh đến nguyên tắc thực hiện cơ chế dân chủ trong

BVMT, giúp người dân và các tổ chức cộng đồng địa phương thực hiện tốt hoạt

động kiểm tra, giám sát công tác BVMT. Đây là hình thức giám sát mang tính

quyền lực nhân dân, có tính sâu rộng, cùng với giám sát mang tính quyền lực nhà

nước (Quốc hội, Hội đồng nhân dân) tham gia tích cực trong công tác BVMT ở Việt

Nam trong thời gian tới.

Đáng chú ý, Điều 83 của Luật BVMT 2014 đã xác định quyền lập hội trong

hoạt động giám sát BVMT của người dân, các hội này chính là tổ chức tự quản dựa

vào cộng đồng (CBO), hay nói cách khác là tổ chức XHDS ở địa phương trong quá

trình kiểm tra, giám sát BVMT. Đây là nhóm người có chung mục tiêu BVMT, tự

tập hợp nhau lại thành tổ chức dựa trên nguyên tắc tự nguyện và hoạt động trong

khuôn khổ của pháp luật. Như vậy, cộng đồng dân cư và tổ chức tự quản về môi

trường ở địa phương cũng được tạo điều kiện để tham gia kiểm tra, giám sát trong

quá trình triển khai, vận hành dự án; kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về

BVMT của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn.

Đối với các tổ chức ENV, CPSE, VUSTA, hoạt động kiểm tra, giám sát môi

trường được thể hiện như sau (Bảng 3.6).

Page 53: nghiên cứu sự tham gia của một số tổ chức xã hội dân sự trong lĩnh

45

Bảng 3.6. Hoạt động kiểm tra, giám sát môi trường của ENV, CPSE, VUSTA

STT Tên tổ

chức

Các hoạt động kiểm tra, giám sát

1 ENV - Giám sát việc thực thi pháp luật của cơ quan chức năng: sau

khi tiếp nhận thông tin vi phạm về bảo vệ ĐVHD do cộng tác

viên hoặc người dân cung cấp, ENV sẽ chuyển thông tin tới các

cơ quan chức năng và theo sát vụ việc nhằm đảm bảo các cơ

quan chức năng kiểm tra và xử lý dứt điểm. Sau khi có kết quả,

ENV sẽ thông báo lại cho người đã báo tin (Hình 3.4). Quy trình

này nhằm nâng cao tính hiệu quả và minh bạch của công tác

thực thi pháp luật bảo vệ ĐVHD, đồng thời khuyến khích người

dân có phản ánh kịp thời và hành động nhanh chóng khi phát

hiện các vi phạm về ĐVHD.

- Kiểm tra, giám sát các cơ sở kinh doanh trước đây đã từng vi

phạm: Phòng Bảo vệ Động vật hoang dã (WCU) của ENV cung

cấp cho tình nguyện viên tên và địa chỉ của các cơ sở kinh

doanh vi phạm pháp luật nằm trên địa bàn tình nguyện viên phụ

trách. WCU cung cấp thông tin chi tiết về các hành vi vi phạm

trước đó của các cơ sở này như: quảng cáo thịt thú rừng trong

thực đơn, biển hiệu, trưng bày mẫu vật, bày bán các bình rượu

ngâm ĐVHD, nuôi nhốt trái phép ĐVHD. Mục đích của công

tác kiểm tra, giám sát nhằm xác định các cơ sở kinh doanh này

đã chấm dứt các hành vi vi phạm sau khi đã được khuyến cáo

hoặc bị xử phạt hay chưa, qua đó có biện pháp xử lý nhanh

chóng đối với các trường hợp tái phạm.

- Tại 12 Quận ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh cũng như các thành

phố Huế (Thừa Thiên Huế) và Đông Hà (Quảng Trị), ENV đã

hợp tác chặt chẽ với Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp tỉnh

Page 54: nghiên cứu sự tham gia của một số tổ chức xã hội dân sự trong lĩnh

46

thực hiện chiến dịch tăng cường thực thi pháp luật nhằm chấm

dứt vi phạm về tiêu thụ ĐVHD bắt đầu vào năm 2013 và kết

thúc vào đầu năm 2015. Mục tiêu của chiến dịch là giảm thiểu

vi phạm về tiêu thụ ĐVHD tại nhà hàng, quán rượu, khách sạn,

cửa hàng chim/thú cảnh, các hiệu thuốc y dược cổ truyền và chợ

trên địa bàn các đô thị lớn. Tổng cộng, đã có 4.974 cơ sở kinh

doanh được kiểm tra, khảo sát. Chiến dịch đã góp phần giảm

thiểu khoảng 42% các vi phạm liên quan đến tiêu thụ ĐVHD,

thành công nhất là quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) với 75% các vi

phạm về ĐVHD được xử lý thành công từ khi chiến dịch bắt

đầu vào năm 2013. Quận Đống Đa (Hà Nội) cũng đạt được kết

quả khá tích cực, chỉ đứng sau quận Hoàn Kiếm với tỷ lệ xử lý

thành công các vi phạm là 66%. Trung bình, 17% số cơ sở được

khảo sát có ghi nhận các dấu hiệu vi phạm liên quan đến

ĐVHD.

2 CPSE - Hoạt động kiểm tra, giám sát về BVMT của CPSE được thể

hiện qua quá trình giám sát việc thực hiện dự án về xây dựng

mô hình kết hợp BVMT với xóa đói, giảm nghèo, bảo vệ rừng,

canh tác nông nghiệp bền vững, tạo sinh kế ổn định cho người

dân tộc, người nghèo vùng trung du, miền núi phía Bắc. Giám

sát dự án về BVMT của CPSE bao gồm nhiều cấp độ:

+ Giám sát của cán bộ CPSE

+ Giám sát của ban quản lý dự án

+ Giám sát cộng đồng: được thực hiện bởi những người hưởng

lợi từ dự án, các nhóm dự án nòng cốt tại địa phương (CBO),

cộng tác viên, lãnh đạo cộng đồng và thôn bản. Những

người hưởng lợi từ dự án luôn được khuyến khích cung

Page 55: nghiên cứu sự tham gia của một số tổ chức xã hội dân sự trong lĩnh

47

cấp những ý tưởng, sáng kiến và phản hồi cho Ban quản lý dự

án hoặc CPSE trong việc lập kế hoạch và thực hiện các hoạt

động BVMT trong dự án.

- Đánh giá nội bộ được tiến hành bởi nhân viên của CPSE. Đánh

giá dự án giữa kỳ hoặc cuối kỳ được thực hiện bởi các chuyên

gia độc lập. Kết quả giám sát và đánh giá dự án được sử dụng

như một bài học kinh nghiệm để cải thiện việc lập kế

hoạch, thực hiện dự án, phân bổ nguồn lực, trách nhiệm, quyết

định và thiết kế dự án BVMT trong tương lai.

3 VUSTA - Với vai trò là tổ chức bảo trợ: VUSTA kiểm tra, giám sát các

tổ chức trực thuộc đang hoạt động trong lĩnh vực BVMT thông

qua Ủy ban Kiểm tra. Ủy ban Kiểm tra thường xuyên kiểm tra

hoạt động BVMT của những tổ chức này xem có thực hiện đúng

theo giấy phép hoạt động và Điều lệ đã được phê duyệt, tuân thủ

các quy định của pháp luật hiện hành hay không. Qua đó, kịp

thời phát hiện các đơn vị chưa thực hiện tốt hoặc có biểu hiện vi

phạm điều lệ, quy chế để có biện pháp xử lý thích hợp.

- Với vai trò là nhà tài trợ cho dự án BVMT: VUSTA thực hiện

giám sát và đánh giá hoạt động dự án BVMT của tổ chức thành

viên mà VUSTA cấp kinh phí dự án. Trách nhiệm giữa VUSTA

và tổ chức thành viên được nhận tài trợ như sau:

+ VUSTA: (1) Cung cấp tài chính cho các hoạt động của dự án

BVMT trên cơ sở của khung kế hoạch hoạt động của tổ chức

nhận tài trợ, (2) Hỗ trợ mối quan hệ đối tác giữa tổ chức nhận

tài trợ với các tổ chức phát triển, các cơ quan Nhà nước trong và

ngoài địa bàn hoạt động của dự án nhằm hỗ trợ, chia sẻ kinh

nghiệm lẫn nhau trong hoạt động BVMT, (3) Giám sát và đánh

Page 56: nghiên cứu sự tham gia của một số tổ chức xã hội dân sự trong lĩnh

48

giá các hoạt động BVMT của dự án do tổ chức nhận tài trợ thực

hiện, (4) Cùng đối tác xây dựng cơ chế trao đổi thông tin, kinh

nghiệm thường xuyên trong quá trình thực hiện dự án.

+ Tổ chức nhận tài trợ: (1) Xây dựng kế hoạch và ngân sách chi

tiết cho từng hoạt động được thống nhất trong dự án BVMT, (2)

Xây dựng và đề xuất tiến độ thực hiện dự án, (3) Báo cáo kịp

thời và thường xuyên cho VUSTA về chi tiết tình hình thực hiện

dự án, (4) Thông báo trước bằng văn bản cho VUSTA về mọi

thay đổi của hoạt động dự án.

3.1.2.3. Phản biện xã hội về môi trường

Phản biện xã hội (Social Criticsm) là sự tham gia của các tổ chức XHDS,

doanh nghiệp và người dân vào một chủ trương, chính sách của Nhà nước: Chính

phủ, Bộ/Ngành ở Trung ương và ở địa phương: tỉnh, thành phố, huyện, xã trong các

hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường [8]. Phản biện xã hội bên

cạnh thuộc tính khoa học còn có thuộc tính xã hội, tức là phản ánh các quan điểm,

quyền lợi và trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân trong xã hội đối với chính trị,

kinh tế, xã hội ở địa phương và Nhà nước.

Phản biện xã hội xuất phát từ khái niệm và hoạt động về phản biện. Có nhiều

cách định nghĩa về phản biện, song trong phạm vi của Luận văn này, khái niệm

“phản biện” được hiểu theo nội dung được quy định tại Quyết định số 14/2014/QĐ-

TTg của Thủ tướng Chính phủ: “Phản biện là hoạt động đưa ra nhận xét, đánh giá,

phê bình và các khuyến nghị về sự phù hợp của nội dung đề án với mục tiêu và các

điều kiện đã quy định hoặc thực trạng đặt ra”.

Phản biện xã hội nói chúng và phản biện xã hội trong lĩnh vực BVMT nói

riêng phải dựa trên cơ sở quy định của luật pháp và mang tính khoa học chắc chắn,

có tính liên ngành vì nó là hành động có tác động xã hội rộng rãi. Phản biện xã hội

đòi hỏi phải phân tích hết các chiều của một Chương trình hay một dự án phát triển,

Page 57: nghiên cứu sự tham gia của một số tổ chức xã hội dân sự trong lĩnh

49

qua đó xây dựng văn kiện phản biện xã hội hợp lý và có sức thuyết phục. Các tổ

chức XHDS không được lạm dụng quyền tham gia phản biện để gây áp lực lên

chính quyền phải thực hiện các kiến nghị của mình.

Quy trình thực hiện phản biện

- Bước 1: Xác định các vấn đề cần phản biện

- Bước 2: Khảo sát, điều tra, nghiên cứu về vấn đề cần phản biện

- Bước 3: Lấy ý kiến của các chuyên gia về vấn đề cần phản biện

- Bước 4: Tổ chức hội thảo, tọa đàm, lấy ý kiến các tổ chức khác

- Bước 5: Tổng hợp các ý kiến tư vấn, phản biện hoặc xây dựng văn kiện phản biện

- Bước 6: Gửi văn bản phản biện đến cơ quan đặt hàng hoặc cơ quan có thẩm quyền

Từ năm 2002, trách nhiệm phản biện xã hội ở Việt Nam được giao cho

VUSTA và các Hội thành viên. Tư vấn, phản biện và giám định xã hội là một trong

những nhiệm vụ trọng tâm của VUSTA. Hoạt động này cung cấp các thông tin

khách quan, trung thực giúp cho các cơ quan chức năng có thêm luận cứ khoa học

để quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước. Sau khi Luật BVMT ban hành

năm 2014, trách nhiệm phản biện xã hội được giao cho Mặt trận Tổ quốc Việt Nam,

các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp. Trong 3 tổ chức nghiên

cứu, hiện nay ENV và CPSE chưa tham gia vào hoạt động phản biện xã hội.

Ngày 14/02/2014, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số

14/2014/QĐ-TTg về hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của VUSTA,

thay thế cho Quyết định số 22/2002/NĐ-TTg. Theo Quyết định, hoạt động phản

biện xã hội của các tổ chức được thực hiện theo ba phương thức: (i) Đặt hàng trực

tiếp của các cơ quan Đảng, nhà nước, các cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc trình

phê duyệt đối với các đề án cần lấy ý kiến phản biện xã hội; (ii) Đề xuất của các tổ

chức xã hội - nghề nghiệp đối với các đề án có tác động lớn về kinh tế - xã hội, môi

trường sau khi có sự đồng ý của cơ quan Đảng, nhà nước có thẩm quyền giao cho

các hội xã hội - nghề nghiệp tổ chức phản biện xã hội trước khi các cấp có thẩm

Page 58: nghiên cứu sự tham gia của một số tổ chức xã hội dân sự trong lĩnh

50

quyền xem xét, quyết định; (iii) Các tổ chức xã hội - nghề nghiệp chủ động đề xuất

các đề án cần lấy ý kiến phản biện xã hội trong lĩnh vực có liên quan.

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định 501/QĐ-TTg ngày 15/4/2015

về việc thí điểm tổ chức diễn đàn khoa học chuyên nghiệp của trí thức khi tham gia

hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội các chủ trương, chính sách, dự án

phát triển kinh tế - xã hội. Theo Quyết định 501, VUSTA (tổ chức XHDS) và 2 cơ

quan khoa học thuộc Chính phủ (không phải tổ chức XHDS) gồm: Viện Hàn lâm

Khoa học Xã hội Việt Nam (VASS), Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt

Nam (VAST) được giao tổ chức thí điểm diễn đàn trong 5 năm. Bộ Khoa học và

Công nghệ có chức năng quản lý nhà nước đối với tổ chức và hoạt động của diễn

đàn. Quyết định này sẽ tạo điều kiện để các nhà khoa học tham gia đóng góp một

cách khách quan cho những chương trình, đề án, vấn đề lớn của đất nước trước khi

được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Trong lĩnh vực BVMT, VUSTA đã triển khai nhiều hoạt động tham gia phản

biện về môi trường có hiệu quả. Trong đó tiêu biểu nhất là việc đóng góp ý kiến vào

dự án thủy điện Sơn La để Quốc hội lựa chọn phương án Sơn La thấp, chuyển từ

phương án mực nước hồ từ 265 m xuống mức 215 m; Phản biện dự án thay nước hồ

Tây, đề nghị các cơ quan chức năng không thông qua phương án thay thế nước hồ

tránh được việc đầu tư tới 30 triệu USD vào Dự án này; Góp ý kiến vào Dự án

đường Hồ Chí Minh đi qua rừng Cúc Phương, đã bảo vệ được rừng quốc gia không

bị xâm hại khu vực có đường quốc lộ đi qua, không làm thay đổi sinh cảnh của

nhiều khu vực rừng; Phản biện dự án quy hoạch thành phố bên bờ sông Hồng đoạn

qua Hà Nội với kiến nghị không thực hiện dự án theo quy hoạch đề xuất liên quan

đến chế độ thủy văn và vấn đề môi trường nước của sông Hồng; Tư vấn, phản biện

đánh giá chương trình khai thác bô xit tại Tây Nguyên; Phối hợp với Hội Bảo vệ

Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam phản biện dự án khu nghỉ dưỡng Tam Đảo 2,

kiến nghị không thực hiện dự án này nhằm bảo vệ tính nguyên vẹn rừng quốc gia

Tam Đảo; Đóng góp ý kiến liên quan đến vấn đề môi trường (quy hoạch cây xanh,

hệ thống xử lý nước thải, rác thải đô thị...) trong Đề án quy hoạch Thủ đô mở rộng.

Page 59: nghiên cứu sự tham gia của một số tổ chức xã hội dân sự trong lĩnh

51

Hiện nay, VUSTA đang xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên gia gồm các nhà

khoa học, là những chuyên gia giỏi trong các lĩnh vực khoa học – công nghệ, bao

gồm môi trường. Cơ sở dữ liệu này có thể giúp VUSTA và các Hội thành viên ở địa

phương lựa chọn chuyên gia khi thực hiện các nhiệm vụ phản biện.

Tuy nhiên, hoạt động phản biện không phải lúc nào cũng diễn ra thuận lợi do

nhiều nhà hoạch định chính sách, nhà quản lý các cấp thường có thói quen chỉ thích

nghe các ý kiến thuận chiều, không muốn nghe các ý kiến khác chiều. Nhiều nơi,

nhiều chỗ còn xem phản biện là những ý kiến phản đối, gây khó dễ cho cơ quan

thực thi đề án. Lối tư duy này khiến hoạt động phản biện gặp nhiều khó khăn bởi rất

khó tiếp cận những thông tin chính xác về đề án để có thể đánh giá, phân tích một

cách thấu đáo, khoa học.

Cơ chế về tài chính, cũng là những rào cản làm hạn chế tính hiệu quả của

hoạt động phản biện xã hội. Đây cũng là lý do chính khiến nội dung của nhiều hoạt

động phản biện chỉ được thực hiện với quy mô, lĩnh vực hạn hẹp dưới hình thức các

tổ chức và cá nhân tham gia đóng góp ý kiến, kiến nghị về các bức xúc trong xã hội.

3.1.2.4. Tư vấn, vận động chính sách về môi trường

Với vai trò là một kênh thông tin quan trọng của cơ chế dân chủ trong

BVMT, các tổ chức XHDS không chỉ phản ánh đơn thuần về những vi phạm đối

với pháp luật mà còn đưa ra những kiến nghị, đề xuất cho việc xử lý và giải quyết

các vấn đề về BVMT.

Việc vận động và tư vấn các chính sách phù hợp, điều chỉnh những bất cập,

bổ sung quy định còn thiếu, nhằm đảm bảo công tác giám sát, công tác BVMT được

thực thi một cách minh bạch, trung thực, góp phần hoàn thiện quy định, chính sách,

công cụ quản lý môi trường. Đối với các tổ chức ENV, CPSE, VUSTA, hoạt động

tư vấn, vận động chính sách môi trường được thể hiện như sau (Bảng 3.7).

Page 60: nghiên cứu sự tham gia của một số tổ chức xã hội dân sự trong lĩnh

52

Bảng 3.7. Hoạt động tư vấn, vận động chính sách môi trường của ENV, CPSE,

VUSTA

STT Tên tổ

chức

Các hoạt động tư vấn, vận động chính sách

1 ENV - ENV tham gia hỗ trợ, tư vấn cách thức xử lý ĐVHD tịch thu

được với các cơ quan chức năng theo đúng quy định của pháp

luật.

- Bộ phận Chính sách và Pháp luật (CG) của ENV được thành

lập vào năm 2008 đã tiến hành những nghiên cứu, góp phần tư

vấn, vận động chính sách, giúp các bộ ngành liên quan trong

quá trình xây dựng, cải tiến chính sách pháp luật và thi hành luật

bảo vệ ĐVHD.

- Cuối năm 2013, Chính phủ ban hành Nghị định số

160/2013/NĐ-CP về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý

loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo

vệ (Sau đây gọi tắt là Nghị định 160). Theo đó, hai loài tê tê

vàng và tê tê Java đều được Chính phủ nâng cấp mức độ bảo vệ

lên thành loài nguy cấp, quý, hiếm, được ưu tiên bảo vệ. Theo

quy định tại điều 190 BLHS 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009),

chỉ cần có hành vi "săn bắt, giết, vận chuyển, nuôi, nhốt, buôn

bán trái phép động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm

được ưu tiên bảo vệ hoặc vận chuyển, buôn bán trái phép bộ

phận cơ thể hoặc sản phẩm của loài động vật đó" sẽ bị truy cứu

trách nhiệm hình sự bất kể khối lượng, số lượng, giá trị tang vật.

Để kịp thời giúp đỡ cơ quan chức năng nắm bắt những thay đổi

của pháp luật liên quan đến chế độ bảo vệ 2 loài tê tê tại Việt

Nam, ngày 1/8/2014, ENV đã gửi Khuyến cáo về việc xử lý vi

phạm liên quan đến tê tê tới Ủy ban Nhân dân tỉnh, Tòa án và

Page 61: nghiên cứu sự tham gia của một số tổ chức xã hội dân sự trong lĩnh

53

Viện kiểm sát Nhân dân cấp tỉnh, Chi cục kiểm lâm, Phòng

Cảnh sát Điều tra Tội phạm về Kinh tế và Chức vụ và Phòng

Cảnh sát Phòng chống tội phạm về Môi trường của 63 tỉnh,

thành phố trên cả nước.

Sau khuyến cáo của ENV, một số địa phương như Hà Nội và Hà

Tĩnh đã bắt đầu áp dụng điều 190 BLHS để xử lý vi phạm liên

quan đến các loài tê tê và không xử lý bán đấu giá với tang vật

tịch thu theo đúng các quy định hiện hành của pháp luật. Ngày

26/12/2014, Công an quận Cầu Giấy, Hà Nội đã ra quyết định

khởi tố vụ việc vận chuyển 02 cá thể tê tê sống và nuôi giữ trái

phép 01 cá thể tê tê được phát hiện ngày 12/12/2014.

2 CPSE - Hoạt động vận động chính sách BVMT được lồng ghép vào

các hoạt động chương trình dự án. Hình thức vận động chính

sách mới chỉ dừng lại ở đề xuất trong các báo cáo đánh giá tổng

kết dự án hoặc tham gia đóng góp ý kiến trong các buổi hội

thảo. Việc có xem xét, thay đổi điều chỉnh hay không từ cấp có

thẩm quyền nhiều khi không được phản hồi.

- Thông qua các dự án, CPSE đã tiến hành tư vấn việc thực thi

pháp luật về BVMT cho người dân và cán bộ địa phương, lồng

ghép kiến thức địa phương và các kết quả nghiên cứu vào thực

hành chính sách nông nghiệp, lâm nghiệp đi đôi với BVMT.

- Năm 2013, CPSE thực hiện dự án “Điều tra các tác động môi

trường và kinh tế xã hội của chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế

lâm nghiệp ở khu vực miền núi phía Bắc” ở các tỉnh Tuyên

Quang, Bắc Kạn, Sơn La, Điện Biên, qua đó tiến hành điều tra,

làm rõ tình hình áp dụng chính sách hỗ trợ lâm nghiệp đến việc

trồng và bảo vệ rừng, BVMT trong lâm nghiệp, tăng thu nhập

Page 62: nghiên cứu sự tham gia của một số tổ chức xã hội dân sự trong lĩnh

54

của người dân trong sản xuất lâm nghiệp. Từ đó, CPSE xây

dựng các khuyến nghị, đóng góp ý kiến xây dựng chính sách

phát triển lâm nghiệp bền vững phù hợp với vùng núi phía Bắc,

đồng thời lôi kéo cộng đồng và các tổ chức NGO khác tham gia

đóng góp ý kiến xây dựng các chính sách nói trên.

3 VUSTA - VUSTA và các tổ chức thành viên đã tham gia góp ý xây dựng

nhiều văn bản pháp luật chẳng hạn như: Luật Tài nguyên nước,

Luật Đa dạng sinh học, Luật BVMT (sửa đổi)… thông qua việc

tổ chức hàng loạt các hội nghị, hội thảo và cung cấp các kết quả

nghiên cứu thực tế. Những ý kiến đóng góp và tư vấn xây dựng

chính sách pháp luật về BVMT của VUSTA được các Bộ,

ngành đánh giá cao về cơ sở khoa học, tính thực tiễn cũng như

tính khả thi.

3.1.2.4. Giáo dục - đào tạo, phổ biến, tuyên truyền về BVMT

Hiện nay, các tổ chức XHDS đã và đang tham gia có hiệu quả trong lĩnh vực

giáo dục – đào tạo, phổ biến, tuyên truyền về BVMT cho nhiều đối tượng khác nhau

như: cộng đồng, các nhà quản lý, các trường trong hệ thống giáo dục đào tạo, nhân

lực chuyên môn về môi trường (công nhân lành nghề, kỹ thuật viên, kỹ sư, cán bộ

nghiên cứu, giảng dạy). Giáo dục và truyền thông giúp làm thay đổi thái độ, hành vi

của con người trong cộng đồng, từ đó thúc đẩy họ tự nguyện tham gia vào các hoạt

động BVMT từ đơn giản nhất đến phức tạp nhất.

Page 63: nghiên cứu sự tham gia của một số tổ chức xã hội dân sự trong lĩnh

55

Hình 3.5. Mô hình hoạt động giáo dục, truyền thông về BVMT của các tổ chức

XHDS

Mục đích cuối cùng của giáo dục – đào tạo, phổ biến, tuyên truyền về BVMT

là tiến tới xã hội hóa các vấn đề môi trường, nghĩa là tạo ra các công dân có nhận

thức, có trách nhiệm với môi trường, biết sống vì môi trường. Không có giải pháp

nào kinh tế và hiệu quả bằng việc đầu tư vào con người thông qua công tác giáo

dục, truyền thông môi trường.

Công tác giáo dục, phổ biến, tuyên truyền của các tổ chức XHDS thường

được triển khai với nhiều hình thức, khả năng tiếp cận rộng rãi; nội dung thông điệp

truyền tải dễ hiểu, có tính khoa học cao và hướng vào nội dung ưu tiên, làm tăng

hiệu quả tiếp cận thông tin của người dân, kêu gọi sự tham gia của họ vào các hoạt

động BVMT.

Tổ chức

XHDS

Đối tượng

Nội

dung

Phương pháp

- Thuyết phục

- Giáo dục

- Tư vấn

- Phương tiện

truyền thông

Hiểu biết về

BVMT

- Vấn đề

- Nguyên nhân

- Hậu quả

Thông tin, ý kiến,

quan điểm, cảm xúc

Thái độ đúng đắn

với BVMT

- Nhận thức

- Thái độ

- Ứng xử

Khả năng hành

động hiệu quả vào

BVMT

- Kiến thức

- Kỹ năng

- Dự đoán tác động

- Tham gia hành động

Page 64: nghiên cứu sự tham gia của một số tổ chức xã hội dân sự trong lĩnh

56

Hoạt động giáo dục – đào tạo, phổ biến, tuyên truyền về BVMT của các tổ

chức ENV, CPSE, VUSTA được thể hiện cụ thể như sau:

Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV)

Phòng giáo dục môi trường của ENV thực hiện nhiều chương trình nhằm

nâng cao nhận thức của cộng đồng, truyền tải thông điệp bảo vệ ĐVHD đến nhiều

nhóm đối tượng như: học sinh, sinh viên, người dân vùng đệm Vườn Quốc gia, Khu

bảo tồn, cán bộ chức năng ở địa phương. ENV sử dụng nhiều hình thức truyền

thông đa dạng như: phát thanh, báo chí, các phim ngắn tuyên truyền chiếu trên TV,

tổ chức sự kiện, hội thảo, thực hiện các chiến dịch quảng bá (trên mạng xã hội và

Internet, trên các bảng quảng cáo dọc những trục đường cao tốc chính, trên xe buýt

và tạp chí) để tăng cường việc truyền tải thông điệp về bảo vệ ĐVHD tới người dân.

ENV thường xuyên tổ chức các buổi triển lãm nhằm tuyên truyền giảm thiểu

nhu cầu tiêu thụ ĐVHD. Chẳng hạn, ENV thực hiện các triển lãm về gấu tại các địa

điểm công cộng tại nhiều tỉnh/thành trên cả nước với mục đích tạo cơ hội cho người

dân hiểu thêm về thực trạng của loài gấu của Việt Nam và ký phiếu cam kết không

sử dụng mật gấu và các sản phẩm từ gấu. Theo dữ liệu ENV cung cấp, tính đến

ngày 31/7/2014, đã có 220.000 người dân Việt Nam ký cam kết nói không với mật

gấu và các sản phẩm từ gấu.

Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Dân số, Xã hội và Môi trường

(CPSE)

- Hoạt động đào tạo: Thông qua việc thực thi các dự án, CPSE đã tiến hành tổ chức

các khóa tập huấn, đào tạo cho người dân kỹ thuật canh tác trên đất dốc, tránh gây

xói mòn đất, bảo vệ nguồn nước, chăn nuôi hợp vệ sinh, phù hợp với phong tục, tập

quán của các dân tộc, bảo quản nông sản sau thu hoạch và phổ biến thông tin tiếp

cận thị trường nông nghiệp. CPSE đã tiến hành lồng ghép kiến thức địa phương và

các kết quả nghiên cứu vào thực hành chính sách nông nghiệp, lâm nghiệp đi đôi

với BVMT.

Page 65: nghiên cứu sự tham gia của một số tổ chức xã hội dân sự trong lĩnh

57

Hình 3.6. Hoạt động đào tạo, lồng ghép các kiến thức địa phương vào dự án BVMT

của CPSE

Được tiếp cận với khoa học kỹ thuật thông qua mô hình trực tiếp và được

trang bị kiến thức bằng phương thức đào tạo “cầm tay chỉ việc” nên chỉ vài năm

người dân vùng dự án không chỉ biết đưa các giống cây trồng có năng suất, giá trị

kinh tế cao như giống đậu tương, ngô lai vào trồng trọt, mà còn biết dùng phân

chuồng bón cây để cải tạo đất, làm tăng năng suất cây trồng, biết cách ủ phân để giữ

vệ sinh môi trường. Thói quen chăn nuôi gia súc thả rông đã được thay thế bằng

chăn nuôi tập trung trong chuồng trại hợp vệ sinh.

- Hoạt động phổ biến, tuyên truyền về BVMT: chủ yếu thông qua các buổi hội thảo

chuyên đề về BVMT và thông qua các ấn phẩm, sách, băng đĩa, tranh ảnh, bản tin,

tờ rơi. CPSE cũng thực hiện các bản tin phát thanh thường xuyên theo tháng trên

Đài truyền thanh của huyện và UBND các xã thuộc khu vực dự án, mục đích truyền

Người

dân

Cơ sở kiến thức

Kiến thức địa

phương của các

dân tộc thiểu số

Kiến thức khoa

học, công nghệ

mới và chính

sách nông, lâm

nghiệp của Nhà

nước

Đào tạo, lồng ghép kiến thức

địa phương vào thực hành

chính sách nông, lâm nghiệp

kết hợp BVMT cho người

dân

Kiến thức khoa học, công

nghệ sẽ cung cấp các nguồn

lực có ích để xác định những

hành động hướng tới hệ sinh

thái nông nghiệp vùng cao

bền vững

Trung

tâm

CPSE

Kiến thức địa phương có tác

động tích cực tới hoạt động

BVMT

Page 66: nghiên cứu sự tham gia của một số tổ chức xã hội dân sự trong lĩnh

58

thông mọi nơi, mọi lúc để người dân nghe được, hiểu được và từng bước nâng cao

nhận thức về BVMT.

Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam (VUSTA)

- Ban thông tin và phổ biến kiến thức của VUSTA thường xuyên tổ chức các lớp tập

huấn nâng cao năng lực và kiến thức BVMT cho cán bộ các cấp, cho cộng đồng và

các hội thành viên đang hoạt động trong lĩnh vực BVMT.

- Tổ chức các buổi hội thảo về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững có các đại

biểu đến từ các cơ quan nhà nước, các tổ chức quốc tế, các tổ chức xã hội khác tham

gia.

- Xuất bản các sách, tạp chí, ấn phẩm về BVMT. Xây dựng tài liệu tập huấn môi

trường cho các đơn vị thuộc VUSTA, tài liệu tập huấn môi trường cấp huyện, tài

liệu tập huấn môi trường cho các doanh nghiệp,…

- Tổ chức các cuộc thi, triển lãm về môi trường

- Tổ chức nhiều cuộc thi ảnh, đề án về môi trường

Page 67: nghiên cứu sự tham gia của một số tổ chức xã hội dân sự trong lĩnh

59

3.2. Những thuận lợi và khó khăn của các tổ chức VUSTA, CPSE, ENV khi hoạt động trong lĩnh vực BVMT tại Việt

Nam

Kể từ khi hình thành, các tổ chức VUSTA, CPSE, ENV đã góp phần chung sức cùng với Nhà nước quản lý, bảo vệ,

giám sát môi trường. Trong quá trình hoạt động, những tổ chức này cũng có những thuận lợi và gặp phải những khó khăn nhất

định, được thể hiện cụ thể qua bảng 3.8.

Bảng 3.8. Những thuận lợi và khó khăn của các tổ chức ENV, CPSE, VUSTA khi hoạt động trong lĩnh vực BVMT

Tổ chức Thuận lợi Hạn chế, khó khăn

ENV - Cơ cấu tổ chức của ENV được chia ra thành 3 phòng

ban có chức năng chuyên biệt, hoạt động mang tính

chuyên nghiệp (phòng giáo dục môi trường, phòng bảo

vệ ĐVHD, phòng tư vấn và vận động chính sách).

- Mạng lưới tình nguyện viên lớn, rộng khắp cả nước và

không ngừng tăng lên (5.200 tình nguyện viên tại 33 tỉnh

thành trên cả nước). Đối tượng tình nguyện viên chủ yếu

là sinh viên, rất năng động và nhiệt huyết.

- Quy trình xử lý khi phát hiện các vi phạm về ĐVHD rất

- Hình thức kinh doanh, mua bán, vận chuyển, sử

dụng ĐVHD ngày càng tinh vi, phức tạp, lợi dụng

lỗ hổng của pháp luật.

- Mức độ hiểu biết pháp luật về bảo vệ ĐVHD của

nhiều người dân và cơ sở kinh doanh còn hạn chế.

- Có thể xảy ra hiện tượng móc ngoặc giữa cơ quan

chức năng với cá nhân hoặc cơ sở kinh doanh vi

phạm bảo vệ ĐVHD, làm ảnh hưởng đến hiệu quả

xử lý.

Page 68: nghiên cứu sự tham gia của một số tổ chức xã hội dân sự trong lĩnh

60

nhanh chóng và kịp thời. Huy động được mọi tầng lớp

nhân dân tham gia bảo vệ ĐVHD qua đường dây nóng

miễn phí của ENV là 1800-1522.

- Xây dựng được hồ sơ lưu trữ các vụ vi phạm đầy đủ và

chi tiết, phục vụ việc thống kê, nghiên cứu.

- Hình thức giáo dục, truyền thông rất đa dạng, phong

phú, góp phần nâng cao ý thức của người dân và cơ quan

chức năng trong bảo vệ ĐVHD (phát thanh, báo chí, các

phim ngắn tuyên truyền chiếu trên TV, tổ chức sự kiện,

hội thảo, thực hiện các chiến dịch quảng bá...).

- Nhận được sự hỗ trợ kinh phí hoạt động của nhiều

doanh nghiệp, tổ chức trong và ngoài nước như: Truyền

hình VTC, USAID, Humane Society International,

BMW, World Animal Protection, Auckland Zoo…

- Người dân và tình nguyên viên gặp khó khăn

trong việc nhận dạng các loài ĐVHD nguy cấp,

quý, hiếm.

- Do số lượng tình nguyện viên quá đông nên ENV

gặp không ít khó khăn trong việc điều phối người đi

khảo sát hàng tháng. Tình nguyện viên chủ yếu là

sinh viên nên họ phải sắp xếp thời gian hợp lý trong

những tháng mùa thi, nghỉ hè.

- Khi tiến hành điều tra các cơ sở kinh doanh thì

tình nguyện viên sẽ phải chịu những rủi ro nhất

định (mặc dù được tập huấn khá kỹ lưỡng và

khuyến khích nên tiến hành điều tra vào ban ngày

và ở các cơ sở kinh doanh công cộng; không vào

nhà riêng để thực hiện điều tra; không nên cung cấp

tên, địa chỉ, hay thông tin cá nhân của mình cho

những người có khả năng là đối tượng của các vụ

điều tra).

- Nhiều cuộc triển lãm, sự kiện về bảo vệ ĐVHD

Page 69: nghiên cứu sự tham gia của một số tổ chức xã hội dân sự trong lĩnh

61

không thuê được địa điểm.

CPSE - Nhân lực của CPSE là những chuyên gia đến từ nhiều

lĩnh vực khác nhau. Sự hiểu biết văn hóa dân tộc, kiến

thức truyền thống của các dân tộc thiểu số ở miền núi

phía Bắc như người H'Mông, Dao, Tày…là thế mạnh của

CPSE để cung cấp đầu vào kỹ thuật và tổ chức có hiệu

quả trong các dự án BVMT.

- CPSE chú trọng xây dựng mô hình kết hợp BVMT với

giảm nghèo, bảo vệ rừng, canh tác nông nghiệp bền

vững, giúp tạo sinh kế ổn định cho người dân, cung cấp

phương tiện sản xuất và trang thiết bị cho các thí nghiệm

và mô hình BVMT. Do đó, ý thức BVMT của người dân

sẽ được duy trì, ngay cả khi dự án kết thúc.

- Trước khi thực hiện dự án về BVMT, CPSE luôn tiến

hành thăm dò và đánh giá nhu cầu đào tạo của người dân

địa phương. Trong quá trình đánh giá này, nhân viên

CPSE cùng với các đối tác dự án địa phương (Ủy Ban

nhân dân xã, Trạm khuyến nông huyện, Kiểm lâm

- Do cơ cấu tổ chức chưa phân hóa thành các phòng

ban có chức năng khác nhau, nên khi có nhiều dự án

cùng lúc, một cán bộ có thể phải tham gia vào công

việc dự án không thuộc lĩnh vực chuyên môn của

mình.

- Do địa bàn hoạt động dự án của CPSE chủ yếu ở

các vùng sâu, vùng xa nên việc tiếp cận với nguồn

thông tin và tiếp cận với cộng đồng ở những giai

đoạn đầu triển khai dự án BVMT gặp nhiều khó

khăn.

- Hoạt động vận động chính sách BVMT mới chỉ

được lồng ghép vào các hoạt động chương trình dự

án. Hình thức vận động chính sách mới chỉ dừng lại

ở đề xuất trong các báo cáo đánh giá tổng kết dự án

hoặc tham gia đóng góp ý kiến trong các buổi hội

thảo.

Page 70: nghiên cứu sự tham gia của một số tổ chức xã hội dân sự trong lĩnh

62

huyện…) đã làm việc với người dân nghèo để tìm hiểu

vấn đề, nhu cầu, tài sản hiện tại của họ, các kiến thức bản

địa và kinh nghiệm BVMT của họ, sử dụng phương pháp

tiếp cận có sự tham gia. Do đó, dự án BVMT được cơ

quan chức năng địa phương ủng hộ, có sự đóng góp từ

phía địa phương, đảm bảo tính bền vững về mặt môi

trường trong toàn bộ quá trình dự án (từ thiết kế, thực

hiện, giám sát đến đánh giá).

- Cộng đồng địa phương được tham gia vào mọi mặt của

dự án, bao gồm cả quá trình ra quyết định. Các mục tiêu

và kết quả dự kiến về BVMT đều có thể đạt được và có

tác động lâu dài.

- Các dự án BVMT của CPSE giúp người dân có cơ hội

tiếp xúc với chính sách BVMT theo nhiều chiều từ dự án.

Từ đó người dân sẽ hiểu và tăng cường thực hiện chính

sách BVMT.

- Từ kinh nghiệm thực hiện dự án BVMT, CPSE đã tham

gia xây dựng nhiều khuyến nghị phục vụ phát triển chính

- Thông tin pháp luật, chính sách BVMT cho dân

tộc thiểu số phải có sự chuyển đổi từ tiếng Việt

sang tiếng dân tộc nên việc phổ biến, tuyên truyền

tới người dân bị hạn chế.

- Theo ông Đặng Nghĩa Phấn (giám đốc trung tâm

CPSE), nhân sự của các tổ chức NGO thường biến

động. Họ có thể chuyển đến làm việc cho các tổ

chức khác hoặc các công ty nước ngoài khác có

mức lương hấp dẫn hơn, hoặc các cơ quan nhà nước

sau khi đã tích luỹ được kinh nghiệm. Do vậy, việc

thu hút thêm cán bộ mới chuyên môn cao và giữ

chân cán bộ có năng lực của trung tâm vẫn hết sức

khó khăn.

- Trong chu trình quản lý dự án, bước viết đề xuất

dự án về BVMT đang là một thách thức với cán bộ

của trung tâm. Đề xuất dự án cần phải có chất lượng

cao để thắng thầu, cạnh tranh nguồn tài trợ với các

NGO khác có cùng lĩnh vực hoạt động. Nguồn tài

Page 71: nghiên cứu sự tham gia của một số tổ chức xã hội dân sự trong lĩnh

63

sách nông nghiệp, lâm nghiệp bền vững kết hợp với

BVMT, phát triển dân tộc, giảm nghèo, phát huy dân chủ

cơ sở, bình đẳng giới.

trợ có thể đến từ ngân sách Nhà nước hoặc kinh phí

từ các tổ chức quốc tế.

VUSTA - VUSTA là nơi tập hợp, đoàn kết rộng rãi đội ngũ trí

thức khoa học và công nghệ trong cả nước, huy động

được nhiều chuyên gia về môi trường thực hiện những

chương trình, dự án khác nhau, tham gia vào quá trình tư

vấn, phản biện, vận động chính sách môi trường theo quy

định của pháp luật. VUSTA là cầu nối giữa Nhà nước,

doanh nghiệp và người dân trong công tác BVMT.

- Hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của

các hội khoa học bảo đảm tính khách quan và tính độc

lập cao, hầu như không bị sức ép của hệ thống hành

chính. Nguyên tắc làm việc ở các hội khoa học là hợp tác

và bình đẳng, không theo cấp bậc cao thấp mà theo mô

hình mạng lưới, ai cũng như ai, các ý kiến đóng góp đều

được coi trọng ngang nhau và chỉ được chấp nhận khi có

luận cứ thuyết phục trong tranh luận.

- Số lượng tổ chức thành viên của VUSTA tuy có

phát triển về số lượng nhưng thiếu thống nhất, chất

lượng và hiệu quả hoạt động còn hạn chế, phương

thức hoạt động chậm đổi mới. Nhiều tổ chức gặp

khó khăn về điều kiện cơ sở vật chất, kinh phí hoạt

động.

- Công tác đào tạo, nâng cao năng lực tổ chức, quản

lý hội, hỗ trợ hoạt động chuyên môn về tư vấn,

phản biện và giám định xã hội, khoa học, công nghệ

và môi trường, phổ biến kiến thức,…của Liên hiệp

Hội Việt Nam đối với các hội thành viên còn chưa

được quan tâm đúng mức, đặc biệt là đối với các

hội thành viên mới gia nhập VUSTA.

- Hoạt động tư vấn, phản biện về môi trường của

các hội thành viên vẫn thiếu tính chủ động trong đề

Page 72: nghiên cứu sự tham gia của một số tổ chức xã hội dân sự trong lĩnh

64

- Nhiều tổ chức thành viên rất tích cực tham gia các hoạt

động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghê,

BVMT và ứng phó với biến đổi khí hậu. Các tổ chức này

hoạt động trên cơ sở tự chịu trách nhiệm và tự chủ về tài

chính.

- Các tổ chức thành viên của VUSTA có mặt ở tất cả các

tỉnh thành trong cả nước và tiếp xúc trực tiếp với cộng

đồng nên việc tuyên truyền, vận động cộng đồng tham

gia hoạt động BVMT mang lại nhiều hiệu quả.

- Hoạt động bảo vệ môi trường của VUSTA phong phú,

có tính liên ngành và đa dạng; các dự án bảo vệ môi

trường được thực hiện công khai, kết quả hoạt động

BVMT có tính khoa học và thực tiễn.

- Nguồn tài trợ của VUSTA khá đa dạng bao gồm: ngân

sách sự nghiệp môi trường, quyên góp từ khu vực tư

nhân, nhà tài trợ quốc tế, tiền bán hàng hóa, phí dịch vụ.

- VUSTA luôn coi trọng và tăng cường mối quan hệ hợp

tác với các bộ, ban, ngành, chính quyền địa phương và

xuất và triển khai thực hiện nhiệm vụ. Các Bộ,

ngành, địa phương chưa chú trọng đặt hàng tư vấn,

phản biện đối với các hội ngành toàn quốc và liên

hiệp hội địa phương. Kinh phí dành cho tư vấn,

phản biện trong các đề án, dự án còn gặp nhiều khó

khăn.

- Sự phối hợp giữa Ủy ban Kiểm tra Liên hiệp Hội

Việt Nam và Ban kiểm tra của các hội thành viên

vẫn còn chưa thường xuyên, chặt chẽ. Một số hội

thành viên chưa xây dựng được quy chế làm việc

của Ban kiểm tra, hàng năm không ban hành

chương trình công tác kiểm tra, hoạt động kiểm tra

không đồng đều, hiệu quả thấp.

- Chưa tổ chức được nhiều diễn đàn về môi trường,

tạo môi trường để giới trí thức có thể bày tỏ được

quan điểm và phát biểu ý kiến đóng góp vào những

vấn đề BVMT.

Page 73: nghiên cứu sự tham gia của một số tổ chức xã hội dân sự trong lĩnh

65

các cơ quan khác. VUSTA là đối tác có uy tín đối với

nhiều tổ chức quốc tế, tham gia tích cực vào công tác

ngoại giao nhân dân của Nhà nước.

Page 74: nghiên cứu sự tham gia của một số tổ chức xã hội dân sự trong lĩnh

66

3.3. Đề xuất những giải pháp phát huy vai trò của các tổ chức VUSTA, CPSE

và ENV trong lĩnh vực BVMT.

Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV)

- Trong chuỗi mắt xích gồm săn bắt - buôn lậu - tiêu thụ, nếu hạn chế được việc

buôn bán và tiêu thụ thì chắc chắn sẽ làm giảm được việc săn bắt ĐVHD. Do đó,

việc ENV giáo dục, truyền thông, nâng cao nhận thức của cộng đồng, công chúng

đối với việc sử dụng ĐVHD cần phải được ưu tiên hàng đầu, đồng thời kêu gọi

người dân thông báo các vụ vi phạm tới chính quyền địa phương.

- Hỗ trợ các cơ quan chức năng, tăng cường thực thi pháp luật về bảo vệ ĐVHD. Tư

vấn cho cán bộ quản lý của các khu bảo tồn thực hiện các hành động tức thời và

khẩn cấp để bảo vệ ĐVHD, bao gồm cả việc tăng cường tuần tra vùng lõi, thu lượm

bẫy và giám sát các cửa ngõ chính dẫn vào rừng. Sự tăng cường hợp tác giữa các

nhà quản lý khu bảo tồn và chính quyền địa phương sẽ hỗ trợ cho các bên trong việc

xác minh, hiểu rõ và khởi tố các đối tượng thợ săn chuyên nghiệp, các thương nhân

địa phương và cơ sở tham gia vào việc buôn bán trái phép ĐVHD.

- Khen thưởng những cán bộ và tình nguyện viên tiêu biểu, có nhiều đóng góp trong

hoạt động bảo vệ ĐVHD.

- Công khai và minh bạch thông tin để tăng cường các hiệu quả tuyên truyền. Hỗ trợ

nhà báo trong việc tiếp cận với các nhà lãnh đạo và thông tin về các vụ việc xử lý vi

phạm thành công. Công bố rộng rãi quan điểm cứng rắn của cơ quan chức năng

trước công chúng và khuyến khích người dân tham gia, hỗ trợ các nỗ lực bảo vệ

ĐVHD.

- Cần gia tăng những tham vấn có hiệu quả đối với các nhà hoạch định chính sách

về bảo tồn ĐVHD, tăng cường tính hiệu quả của hoạt động giám sát, BVMT.

- Nâng cao năng lực hoạt động của các tình nguyện viên bằng các khóa tập huấn,

đào tạo. Đội ngũ tình nguyện viên sẽ có nhiều đóng góp trong việc tuyên truyền bảo

vệ ĐVHD cho người thân và những người xung quanh.

Page 75: nghiên cứu sự tham gia của một số tổ chức xã hội dân sự trong lĩnh

67

Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Dân số, Xã hội và Môi trường

(CPSE)

- Do hiện tại CPSE chưa có trang web riêng và ấn phẩm xuất bản định kỳ, nên trước

mắt trung tâm có thể quảng bá hình ảnh, giới thiệu tổ chức, chia sẻ kinh nghiệm

BVMT với các NGO khác và nhà tài trợ thông qua những diễn đàn về môi trường,

hoặc trang mạng xã hội.

- CPSE có thể nâng cao năng lực về BVMT cho cán bộ bằng cách tự tổ chức các

khóa tập huấn và đào tạo, hoặc cử cán bộ tham dự khóa học về BVMT được tổ chức

bởi các nhóm, mạng lưới phi chính phủ Việt Nam như: Nhóm hợp tác Phát triển

(CDG), Nhóm các Tổ chức Phi chính phủ Việt Nam (VNGOG), Trung tâm Nghiên

cứu Sinh thái Nhân văn Vùng cao (CHESH), Mạng lưới các tổ chức phi chính phủ

Việt Nam và biến đổi khí hậu (VNGO&CC). Đồng thời, các cán bộ phải chủ động

vươn lên học hỏi dưới sự hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm của những cán bộ có kinh

nghiệm hơn trong tổ chức.

- CPSE cần chủ động tăng cường liên kết với các tổ chức khác có cùng lĩnh vực

hoạt động để dễ dàng chia sẻ thông tin với nhau, cùng nhau nghiên cứu, xây dựng

đề xuất dự án có chất lượng tốt kêu gọi tài trợ.

- Xây dựng mối quan hệ tin tưởng, hợp tác chặt chẽ với những chủ thể hoạch định

và thực thi chính sách để tham gia vận động, tư vấn chính sách BVMT có hiệu quả.

- Mở rộng thêm mạng lưới tình nguyện viên, khuyến khích họ tham gia vào các hoạt

động của trung tâm. Ghi nhận những ý tưởng sáng tạo của họ về BVMT để lồng

ghép vào các chương trình, dự án.

- Tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu, áp dụng các kiến thức khoa học công nghệ mới

trong lĩnh vực BVMT.

Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam (VUSTA)

- VUSTA cần bám sát các quan điểm của Đảng, quy định của Nhà nước, tạo điều

kiện thuận lợi để các tổ chức thành viên tham gia hoạt động thông tin, tuyên truyền,

Page 76: nghiên cứu sự tham gia của một số tổ chức xã hội dân sự trong lĩnh

68

phổ biến luật pháp, kiến thức BVMT cho cộng đồng, đưa tri thức BVMT xuống cơ

sở, đến với các tầng lớp nhân dân.

- Hỗ trợ liên kết các tổ chức xã hội thành viên hoạt động về BVMT thành một mạng

lưới để thực hiện tư vấn, phản biện và đóng góp xây dựng chính sách. Tổ chức các

lớp tập huấn về phương pháp và kỹ năng tư vấn, phản biện cho hội thành viên.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ có năng lực, có kiến thức về luật pháp, trình độ chuyên

môn và lòng nhiệt tình, trách nhiệm để đưa ra những ý kiến tư vấn, phản biện và

đóng góp xây dựng chính sách BVMT mang tính khoa học, độc lập và có chất

lượng. Thiết lập mối quan hệ hợp tác với cơ quan Nhà nước, đặc biệt là những cơ

quan thuộc đối tượng đặt yêu cầu tư vấn, phản biện.

- Tiến hành thêm những dự án nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ khoa học – công

nghệ vào sản xuất, đời sống kết hợp với BVMT.

- Đa dạng hóa hoạt động giáo dục, đào tạo, truyền thông về thực thi các chính sách

pháp luật liên quan đến BVMT cho người dân và cán bộ chức năng.

- Tăng cường hợp tác quốc tế và khu vực trong lĩnh vực phát triển bền vững và

BVMT.

Page 77: nghiên cứu sự tham gia của một số tổ chức xã hội dân sự trong lĩnh

69

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

KẾT LUẬN

Thời gian gần đây, đi đôi với quá trình phát triển kinh tế thì Việt Nam cũng

như nhiều nước trên thế giới đã và đang phải đối mặt với nhiều vấn đề môi trường

và suy thoái tài nguyên thiên nhiên. Công tác BVMT đã thu hút được sự quan tâm

của xã hội. Bên cạnh nỗ lực của các cơ quan quản lý Nhà nước thì sự tham gia của

cộng đồng và các tổ chức XHDS có ý nghĩa rất quan trọng.

Các tổ chức XHDS ở Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực BVMT bắt đầu

hình thành và phát triển từ nửa đầu thập niên 1990 và phát triển mạnh mẽ nhất từ

năm 2000 đến nay. Những tổ chức này được ví như “cánh tay nối dài” của Nhà

nước, có kết nối mạnh mẽ với cộng đồng và do đó có thể đóng vai trò như là một

cầu nối giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân trong công tác BVMT.

Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam (VUSTA), Trung

tâm Nghiên cứu và Phát triển Dân số, Xã hội và Môi trường (CPSE) và Trung tâm

giáo dục thiên nhiên (ENV) mặc dù có mục tiêu, phương thức hoạt động khác nhau,

nhưng các tổ chức này đã thể hiện vai trò, chức năng chính của các tổ chức XHDS

khi hoạt động trong lĩnh vực BVMT đó là: (1) Phát hiện, tố giác vi phạm về BVMT,

(2) Phản biện xã hội về môi trường, (3) Tư vấn, vận động chính sách về môi trường,

(4) Kiểm tra, giám sát môi trường, (5) Giáo dục, phổ biến, tuyên truyền về BVMT.

Trong quá trình hoạt động, VUSTA, ENV, CPSE cũng gặp phải nhiều khó

khăn chẳng hạn như: nhận thức của chính quyền, ban, ngành địa phương, thậm chí

của xã hội nói chung, về vị trí, vai trò và nhiệm vụ của các tổ chức XHDS còn chưa

đầy đủ; nguồn kinh phí, năng lực hoạt động của một số tổ chức còn hạn chế; vấn đề

tiếp cận thông tin để kiểm tra, giám sát còn khó khăn...

KIẾN NGHỊ

Đề xuất một số kiến nghị để phát huy hơn nữa sự tham gia của các tổ chức

XHDS hoạt động trong lĩnh vực BVMT:

Page 78: nghiên cứu sự tham gia của một số tổ chức xã hội dân sự trong lĩnh

70

- Đối với tổ chức ENV

+ Giảm thiểu nhu cầu tiêu thụ ĐVHD thông qua các chương trình nâng cao nhận

thức cho người dân.

+ Tăng cường thực thi pháp luật thông qua việc hỗ trợ trực tiếp các cơ quan chức

năng và khuyến khích sự tham gia tích cực của công chúng, cùng chung tay ngăn

chặn nạn buôn bán ĐVHD trái phép.

+ Phối hợp chặt chẽ với các nhà hoạch định chính sách để tăng cường thể chế, khắc

phục các lỗ hổng luật pháp, phát triển các chính sách hiệu quả và thúc đẩy quá trình

ra quyết định có liên quan tới vấn đề bảo vệ ĐVHD.

- Đối với tổ chức CPSE

+ Cần tập trung vào tính chuyên nghiệp và chuyên môn hóa lĩnh vực ưu tiên, tìm ra

sứ mệnh của tổ chức trong lĩnh vực BVMT. Xây dựng những dự án, hoạt động,

chương trình gắn liền với quá trình hoạch định chính sách của Nhà nước và địa

phương.

+ Liên kết với các tổ chức XHDS khác thành một mạng lưới để dễ dàng chia sẻ

thông tin, học tập kinh nghiệm lẫn nhau, phối hợp với nhau thực hiện các dự án

BVMT.

+ Cần tăng cường hợp tác với khu vực tư nhân, khuyến khích sự tham gia của khu

vực tư nhân.

+ Xây dựng mối quan hệ tin tưởng, hợp tác với những chủ thể hoạch định và thực

thi chính sách, bao gồm tổ chức và cá nhân đại diện cho Nhà nước.

+ Thực hiện những nghiên cứu độc lập, cung cấp luận cứ khoa học vững chắc,

thuyết phục cho hoạt động tư vấn, vận động chính sách liên quan đến môi trường.

+ Nâng cao năng lực BVMT cho cán bộ của trung tâm, tổ chức các đợt tập huấn,

đào tạo đội ngũ giảng viên, tuyên truyền viên, cộng tác viên hiểu biết về môi trường

và quyền môi trường.

Page 79: nghiên cứu sự tham gia của một số tổ chức xã hội dân sự trong lĩnh

71

- Đối với tổ chức VUSTA

+ Củng cố và phát triển hệ thống tổ chức VUSTA vững mạnh ở cả Trung ương và

các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đổi mới nội dung và phương thức hoạt

động nằm tập hợp, đoàn kết rộng rãi, thu hút trí thức tham gia các hoạt động

BVMT.

+ Quan tâm hơn nữa tới công tác chính trị, tư tưởng, giúp trí thức khoa học và công

nghệ nhận thức sâu sắc trách nhiệm của mình đối với đất nước. Trên cở sở đó, tiếp

tục xây dựng VUSTA trở thành tổ chức chính trị - xã hội vững mạnh, tin cậy của

Đảng và Nhà nước.

+ Huy động đông đảo đội ngũ các chuyên gia giỏi, các nhà khoa học, nhà quản lý

đầu ngành, có tâm huyết để chủ động tiến hành các hoạt động tư vấn, phản biện và

giám định xã hội theo Quyết định số 14/2014/QĐ-TTg ngày 14 tháng 2 năm 2014

của Thủ tướng chính phủ; tích cực tham mưu, đề xuất đối với các chương trình, dự

án, đề án quan trọng liên quan đến BVMT.

+ Tiếp tục đẩy mạnh công tác phổ biến kiến thức BVMT; tham gia đào tạo nguồn

nhân lực, nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ BVMT trong

sản xuất và đời sống.

+ Đẩy mạnh xã hội hóa nghiên cứu khoa học và sáng tạo công nghệ, gắn khoa học

và công nghệ với thị trường, với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

+ Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, học hỏi kinh nghiệm BVMT của các quốc gia phát

triển.

Page 80: nghiên cứu sự tham gia của một số tổ chức xã hội dân sự trong lĩnh

72

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

1. Dương Thanh An (2015), Biên bản tọa đàm: Sự tham gia của cộng đồng và các

tổ chức xã hội: Kinh nghiệm thực tiễn và nhu cầu thể chế hóa cho Luật BVMT,

PanNature phối hợp với Vụ Chính sách và pháp chế thuộc Tổng Cục Môi trường,

Bộ Tài nguyên và Môi trường, Hà Nội.

2. CIVICUS (2006), Xã hội dân sự đang nổi: đánh giá ban đầu về xã hội dân sự tại

Việt Nam, Hà Nội.

3. Trần Thị Giang, Tạ Thùy Linh (2015), “Vai trò của giám sát xã hội đối với hoạt

động bảo vệ môi trường”, Tạp chí Môi trường, số 1+2/2015, Viện Khoa học Môi

trường.

4. Đinh Thị Thúy Hằng, Nguyễn Thành Lợi, Nguyễn Thị Minh Hiền, Vũ Thị

Phương Thảo (2011), Hình ảnh các tổ chức xã hội dân sự trên một số báo in và báo

mạng, ISEE, NXB Thế Giới.

5. Trần Đình Hoan (2006), Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị nước ta

trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và chủ động hội

nhập quốc tế, Báo cáo kết quả nghiên cứu của các đề tài thuộc Chương trình khoa

học cấp nhà nước KX.10

6. Trương Quang Học (2011), Tài liệu đào tạo tập huấn viên về biến đổi khí hậu,

NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

7. Vũ Thị Hiền (2012), Vai trò của các tổ chức xã hội dân sự trong phát triển bền

vững, Bản tin FSSP, sô 34-35 tháng 7/2012, tr 13-14

8. Nguyễn Đắc Hy (2011), Môi trường và con đường phát triển, NXB Công an

Nhân dân.

Page 81: nghiên cứu sự tham gia của một số tổ chức xã hội dân sự trong lĩnh

73

9. Nguyễn Phương Linh, Nguyễn Ngọc Lâm (2014), Bộ nguyên tắc thực hành cho

các tổ chức xã hội Việt Nam khi tham gia đóng góp xây dựng chính sách, Trung tâm

nghiên cứu quản lý và phát triển bền vững (MSD)

10. Ngân hàng Phát triển Châu Á (2008), Tài liệu cơ bản về Tổ chức Xã hội Dân sự:

Tài liệu hướng dẫn nhân viên về hợp tác với các tổ chức xã hội dân sự,

Mandaluyong, Philippines.

11. Hoàng Văn Nghĩa (2011), Vai trò và hoạt động của các tổ chức xã hội trong

việc bảo vệ, giám sát môi trường, Nghiên cứu lập pháp số 18 (203), tháng 9/2011, tr

20-21

12. Hoàng Văn Nghĩa (2015), Thúc đẩy vai trò của các tổ chức xã hội trong giám

sát bảo vệ môi trường, Bản tin Chính sách Quý I/2015, Trung tâm Con người và

Thiên nhiên.

13. Thang Văn Phúc, Nguyễn Minh Phương (2010), Vai trò của các tổ chức xã hội

đối với phát triển và quản lý xã hội, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

14. Nguyễn Văn Phương (2015), Vai trò của tổ chức xã hội trong bảo vệ môi

trường, Tạp chí Môi trường, số 3/2015

15. Nguyễn Hoàng Phượng, Đỗ Hải Linh, Trần Thanh Thủy (2015), Thể chế hóa

quy trình tham vấn trong đánh giá tác động môi trường, Trung tâm Con người và

Thiên nhiên, NXB Hồng Đức 2015

16. Quỹ Châu Á (2011), Danh tập một số tổ chức hội, liên hiệp hội, và phi chính

phủ Việt Nam, Hà Nội.

17. Nguyễn Duy Quý (2005), Xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do

dân, vì dân, Báo cáo kết quả nghiên cứu của các đề tài thuộc Chương trình khoa học

cấp nhà nước KX.04

18. Phạm Văn Tân (2015), Phản biện xã hội về môi trường – xu thế và đòi hỏi tất

yếu, Bản tin chính sách tài nguyên, môi trường phát triển bền vững, số 17 Quý I

(2015), tr 13-14, Trung tâm Con người và Thiên nhiên

Page 82: nghiên cứu sự tham gia của một số tổ chức xã hội dân sự trong lĩnh

74

19. Phạm Văn Tân (2014), Hoạt động tư vấn phản biện và giám định xã hội về lĩnh

vực môi trường của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Tạp chí Môi

trường, số 10/2014, VUSTA

20. Viện khoa học tổ chức nhà nước - Bộ nội vụ (2010), Vai trò các tổ chức xã hội

đối với phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở nước ta trong điều kiện phát

triển kinh tế thị trường và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa - Cơ sở

lý luận và thực tiễn, Hà Nội.

21. Viện Nghiên cứu Châu Âu (2009), Kinh nghiệm tổ chức và hoạt động của các

tổ chức xã hội dân sự ở Châu Âu đối với mô hình đổi mới tổ chức và hoạt động của

Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội ở nước ta hiện nay, Hà Nội.

22. Viện Nghiên cứu Quyền con người (2012), Tiếp cận Quyền trong Bảo vệ Môi

trường, Hà Nội, Việt Nam: IUCN.

23. VUSTA (2014), Báo cáo Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết liên

tịch số 01/2004/NQLT-LHH-BTNMT về việc phối hợp hành động bảo vệ môi trường

phục vụ phát triển bền vững 2004 – 2014, Hà Nội

Tài liệu tiếng Anh

24. Anjali Agarwal (2008), "Role of NGOs in the protection of environment",

Journal of Environmental Research And Development, pp 933-934

25. Drew Thompson, Xiaoqing Lu (2006), China’s Evolving Civil Society: From

Environment to Health, China Environment Series 2006

26. Gray, Micheal L (1999), Establishing Civil Society: The emergence of NGOs in

Vietnam, Published in Development and Change

27. Huiyu Zhao, Robert V Percival (2014), The Role of Civil Society in

Environmental Governance in the United States and China, University of Maryland

Francis King Carey School of Law Legal Studies Research Paper

Page 83: nghiên cứu sự tham gia của một số tổ chức xã hội dân sự trong lĩnh

75

28. LI Lei (3013), Boost the Role of Environmental CSOs to Safeguard the

Environment and Promote Sustainable Development, All China Environment

Federation (ACEF), Cambodia

29. Marlies Glasius, David Lewis, Hakan Seckinelgin (2004), Exploring Civil

Society, Taylor & Francis e-Library

30. Robert V Percival (1998), Environmental Legislation and the Problem of

Collective Action, Duke Envtl

31. Sidel (1995), The emergence of non-profit and charity sector in Socialist

Republic of Vietnam, in The emerging civil society in Asia-Pacific region, Tadashi

Yomamoto, Singapore, ISEAS

32. UNEP (2002), Topic 3:Public involvement, pp 159 – 185

Page 84: nghiên cứu sự tham gia của một số tổ chức xã hội dân sự trong lĩnh

76

Phụ lục 1. NHỮNG VĂN BẢN PHÁP LÝ CHO HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ

CHỨC XHDS TẠI VIỆT NAM

Hiến pháp năm 1946, tại điều 10; Hiến pháp năm 1959, tại điều 25; Hiến pháp

năm 1980, tại điều 67; Hiến pháp năm 1992, tại điều 69, Hiến pháp năm 2013,

tại điều 25;

Bộ Luật Dân sự năm 1995, Luật sửa đổi năm 2005;

Nghị định - Luật 102/SL, 20/5/1957 của Chủ tịch nước ban hành Các quy định

về Quyền thành lập các Hiệp hội;

Nghị định 258 ngày 14/6/1957; về các quy định chi tiết hướng dẫn việc thi hành

Luật 102/SL 1957;

Thông tư 07 ban hành ngày 6/1/1989 của Ban Tổ chức của Chính phủ hướng

dẫn việc thi hành Chỉ thị 01, 1989 về quản lý việc tổ chức và các hoạt động của

các tổ chức quần chúng;

Chỉ thị 01 ngày 5/2/1989 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về quản lý việc tổ

chức và các hoạt động của các tổ chức quần chúng;

Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 27/3/1990 của Bộ Chính trị, về đổi mới chính

sách huy động quần chúng của Đảng, tăng cường các quan hệ giữa Đảng và

cộng đồng dân cư;

Chỉ thị 202 ngày 05/6/1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, về việc thi hành

quy định của Chính phủ liên quan tới sự thành lập các hiệp hội;

Nghị định 35/HDBT ngày 28/1/1992 của Hội đồng Bộ trưởng, về việc thành lập

các tổ chức khoa học và công nghệ phi lợi nhuận;

Thông tư liên Bộ số 195-LB (tháng 11/1992) của Bộ Khoa học, Công nghệ và

Môi trường và Ban Tổ chức và Nhân sự của Chính phủ, công bố việc thực hiện

các quy định về đăng ký và các hoạt động của các tổ chức nghiên cứu khoa học

và phát triển công nghệ;

Page 85: nghiên cứu sự tham gia của một số tổ chức xã hội dân sự trong lĩnh

77

Nghị định 47 L/CTN ngày 3/4/1996 về công bố Luật Hợp tác xã (20/3/1996).

Sửa đổi năm 2003: Luật 18/QH11 (26/11/2003) của Quốc hội về Hợp tác xã;

Thông tư 143/TB-TW ngày 5/6/1998 về ý kiến của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính

trị về tổ chức, hoạt động và quản lý các Hiệp hội Nghề nghiệp;

Nghị định 177/NĐ-CP, 22 tháng 12, 1999, của Thủ tướng Chỉnh phủ; Quy định

về Tổ chức và Hoạt động của các Quỹ Xã hội và Quỹ Từ thiện;

Nghị định 25/NĐ-CP ngày 30/5/2001 của Thủ tướng Chỉnh phủ về các quy định

về tổ chức và hoạt động của các trung tâm tài trợ;

Quyết định số 22/TTg, ngày 30/01/2002 của Thủtướng Chính phủ về việc tư

vấn, phản biện, giám định xã hội của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật

Việt Nam

Quyết định 21/QĐ-TTg ngày 29/1/2003 của Thủ tướng Chính phủ, về các Quỹ

của Chính phủ cho các hiệp hội nghề nghiệp chính trị - xã hội, các tổ chức xã

hội và các hiệp hội nghề nghiệp liên quan tới các hoạt động có gắn với các

nhiệm vụ của Nhà nước;

Thông tư số 27/2003/TT- BTC ngày 01/4/2003 hướng dẫn cơ chế tài chính, quy

định về: Nội dung và mức chi; nguồn kinh phí và công tác quản lý cần thiết cho

hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của Liên hiệp các Hội Khoa

học và Kỹ thuật Việt Nam;

Nghị định 88/NĐ-CP ngày 30/7/2003 của Thủ tướng Chính phủ quy định về

việc Tổ chức, Hoạt động và Quản lý các Hiệp hội;

Thông tư số123/2003/TT- BTC ngày 16/12/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn

việc hỗ trợ kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước cho các tổ chức chính trị- xã

hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp đối với những hoạt động gắn với

nhiệm vụ của Nhà nước;

Page 86: nghiên cứu sự tham gia của một số tổ chức xã hội dân sự trong lĩnh

78

Thông tư số 01/2004/TT - BNV, ngày 15/01/2004 của Bộ Nội vụ hướng dẫn

thực hiện một số điều của Nghị định 88/2003/NĐ- CP về tổ chức hoạt động và

quản lý hội;

Nghị định 28/2005/NĐ-CP ngày 9/3/2005 của Chính phủ về tổ chức và hoạt

động của tổ chức tài chính quy mô nhỏ tại Việt Nam

Nghị định số148/2007/NĐ- CP ngày 25/9/2007 về tổ chức, hoạt động của quỹ

xã hội, quỹ từ thiện;

Nghị định số178/2007/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 3/12/2007 quy

định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang

bộ, đã xác định nhiệm vụ của các bộ trong việc quản lý nhà nước đối với hoạt

động của hội, tổ chức phi chính phủ thuộc ngành, lĩnh vực hoạt động trong phạm

vi cả nước hoặc liên tỉnh;

Thông tư số 09/2008/TT - BNV, ngày 31/12 /2008 của Bộ Nội vụ hướng dẫn

thực hiện một số điều của Nghị định số148/2007/NĐ- CP về tổ chức, hoạt động

của quỹ xã hội, quỹ từ thiện;

Nghị định số 45/2010/NĐ- CP ngày 21/4/2010 quy định về tổ chức, hoạt động

và quản lý hội;

Quyết định số 68/2010/QĐ- TTg, ngày 01/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ về

việc quy định hội có tính chất đặc thù;

Nghị định số 33/2012/NĐ-CP của Chính phủ : Sửa đổi, bổ sung một số điều của

Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy

định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội.

Page 87: nghiên cứu sự tham gia của một số tổ chức xã hội dân sự trong lĩnh

79

Phụ lục 2. MỘT SỐ TỔ CHỨC XHDS HOẠT ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

STT Tên trung tâm Tên viết

tắt

Mạng lưới

tham gia

Địa bàn

hoạt động

Năm

thành

lập

1 Hội bảo vệ thiên

nhiên và môi trường

Việt Nam

VACNE VUSTA Cả nước 1988

2 Hội Khoa học kỹ

thuật Bảo vệ thực vật

Việt Nam

VUSTA Cả nước 2000

3 Hội khoa học đất

Việt Nam

VUSTA Cả nước 1991

4 Hội Khoa học Kỹ

thuật Biển Việt Nam

VIMAS

TA

VUSTA Cả nước 2008

5

Hội Khoa học Kỹ

thuật Địa Vật lý Việt

Nam

VAG VUSTA, Hội

địa vật lý một

số quốc gia

(Mỹ, Úc, Nhật)

Cả nước 2001

6 Hội khoa học kỹ thuật

lâm nghiệp Việt Nam

VUSTA Cả nước 1982

7 Hội Khoa học Kỹ

thuật Phân tích

Hóa, Lý và Sinh học

Việt Nam

VASS VUSTA Cả nước 1995

8 Hội Trắc địa Bản đồ

Viễn thám Việt Nam

VUSTA, Hiệp

hội các nhà

khảo sát quốc

tế FIG

Cả nước 1989

9 Liên hiệp các hội

khoa học và kỹ thuật

Việt Nam. VUSTA Cả nước

1983

10

Liên hiệp khoa học

Địa chất, Môi trường

và Công nghệ khoáng

GEMT VUSTA Cả nước 1994

11 Nhóm Hợp tác Phát

triển

CDG Cả nước 1998

12 Quỹ Hỗ trợ phòng

tránh thiên tai miền

Trung

VUSTA 14 tỉnh

miền

Trung

2009

Page 88: nghiên cứu sự tham gia của một số tổ chức xã hội dân sự trong lĩnh

80

13 Trung tâm Bảo tồn

Sinh vật biển và Phát

triển cộng đồng

MCD VNGO-CC Cả nước 2003

14 Trung tâm Bảo tồn và

Phát triển Tài nguyên

nước

WARE

COD

Mạng lưới

sông ngòi Việt

Nam (VRN)

Cả nước 2006

15 Trung tâm Con người

và Thiên nhiên

(PanNature)

PAN VUSTA Cả nước 2006

16 Trung tâm Công nghệ

bảo quản và Môi

trường

TSEC VUSTA Cả nước 2002

17 Trung tâm Công nghệ

Hoá học và Môi

trường

ECHEM

TECH

VUSTA Cả nước 1999

18 Trung tâm Công nghệ

Khí sinh học

BTC VUSTA Cả nước 2007

19 Trung tâm Đa dạng

và An toàn sinh học

CBB Biến đổi khí

hậu, thủy văn,

nghiên cứu bảo

tồn đa dạng

sinh học

Cả nước 2003

20 Trung tâm Dân số,

Môi trường và Phát

triển

PED VUSTA,

CIFPEN

Cả nước 2002

21 Trung tâm Địa môi

trường và Tổ chức

Lãnh thổ

CEGTe

P

VUSTA Cả nước 2005

22 Trung tâm Giáo dục

Môi trường và Các

Vấn đề Xã hội

CESED VUSTA Cả nước 2006

23 Trung tâm Giáo dục

Thiên nhiên

ENV VUSTA Cả nước 2000

24 Trung tâm Giáo dục

và Truyền thông môi

trường

CEACE VUSTA Cả nước 2002

25 Trung tâm Hành động

Vì sự Phát triển Đô

thị

VUSTA, GAP Hà Nội 2006

Page 89: nghiên cứu sự tham gia của một số tổ chức xã hội dân sự trong lĩnh

81

26 Trung tâm Hỗ trợ

cộng đồng Phát triển

Bền vững

CSD SEARAV,

CIFPEN

Hà Nội và

vùng dự án

2009

27 Trung tâm Hỗ trợ

Năng lực Cộng đồng

CAA VUSTA Hà Nội 2007

28 Trung tâm Hỗ trợ

Nguồn lực Phát triển

CENFO

RD

Mạng An ninh

lương thực và

giảm nghèo

(CIFPEN)

Hà Nội,

Kontum,

Lào Cai

2006

29 Trung tâm Hỗ trợ

Phát triển

CDA Nhóm hợp tác

phát triển,

Mạng An ninh

lương thực và

Giảm nghèo

(CIFPEN)

Cả nước 2005

30 Trung tâm Hỗ trợ

Phát triển Bền vững

Cộng đồng các Dân

tộc Miền núi

SUDEC

OM

Nhóm hợp tác

phát triển,

Mạng An ninh

lương thực và

Giảm nghèo

(CIFPEN)

Cả nước 2007

31 Trung tâm Hỗ trợ

phát triển nông thôn

đồng bằng sông Hồng

CSRD VUSTA Cả nước 2007

32 Trung tâm khoa học

công nghệ Khí tượng,

Thuỷ văn và Môi

trường

CHMES

T

VUSTA Cả nước 2002

33 Trung tâm khoa học,

công nghệ môi trường

và phát triển

CENTE

CD

VUSTA Cả nước 2004

34 Trung tâm Khoa học

Công nghệ và Môi

trường

Liên minh Hợp

tác xã Việt

Nam

Hà Nội 2004

35 Trung tâm Môi

trường và Phát triển

Nguồn lực Cộng đồng

CECAD VUSTA Sơn La,

Hòa Bình,

Bắc Ninh,

Nam Định,

Nghệ An,

Bình Định,

Gia Lai

2004

Page 90: nghiên cứu sự tham gia của một số tổ chức xã hội dân sự trong lĩnh

82

36 Trung tâm Nghiên

cứu Giới, Gia đình và

Môi trường trong

Phát triển

CGFED Hà Nội và

các tỉnh

khác

1993

37 Trung tâm Nghiên

cứu Môi trường và

Cộng đồng

CECR VUSTA

Cả nước 2009

38 Trung tâm Nghiên

cứu Quản lý và Phát

triển bền vững

MSD Hà Nội và

các tỉnh

khác

2008

39 Trung tâm Nghiên

cứu sản xuất các chế

phẩm sinh học

CBR VUSTA Hà Nội 1998

40 Trung tâm nghiên cứu

Sinh thái -Nhân văn

vùng cao

CHESH VUSTA Hà Nội và

miền trung

1999

41 Trung tâm Nghiên

cứu Sức khỏe cộng

đồng và Phát triển

COHED VUSTA Hà Nội,

Hải Phòng,

Quảng

Ninh

2002

42 Trung tâm Nghiên

cứu Tài nguyên và

Môi trường

CRES VUSTA,

VNGOs - CC

Cả nước 1995

43 Trung tâm Nghiên

cứu Ứng dụng Công

nghệ mới và Môi

trường

ENVIC VUSTA Hà Nội 2007

44 Trung tâm Nghiên

cứu Ứng dụng Công

nghệ sinh học và Môi

trường

CRAIB

E

VUSTA Hà Nội 2005

45 Trung tâm Nghiên

cứu và Chuyển giao

Công nghệ và Môi

trường Đô thị

CUERT

T

Cả nước 2005

46 Trung tâm Nghiên

cứu và Đào tạo về

Sức khoẻ Môi trường

RATCE

H

VUSTA Hà Nội và

các tỉnh lân

cận

2006

47 Trung tâm Nghiên

cứu và Phát triển

Công nghệ hoá sinh

CRTDB VUSTA Hà Nội,

Phú Thọ và

các tỉnh lân

cận

2005

Page 91: nghiên cứu sự tham gia của một số tổ chức xã hội dân sự trong lĩnh

83

48 Trung tâm Nghiên

cứu và Phát triển Dân

số, Xã hội và Môi

trường

CPSE VUSTA Hà Nội,

Bắc Giang,

Hòa Bình

và các tỉnh

khác

2000

49 Trung tâm nghiên cứu

và phát triển vùng cao

CERDA

Mạng lưới đói

nghèo và môi

trường

Hà Nội,

Lạng Sơn,

Lào Cai,

Thái

Nguyên,

Tuyên

Quang

2004

50 Trung tâm Nghiên

cứu và Trợ giúp Phát

triển cộng đồng

CDS VUSTA Hà Nội và

các tỉnh lân

cận

2004

51 Trung tâm Nghiên

cứu và Tư vấn Quản

lý Tài nguyên

COREN

ARM

VUSTA Thừa

Thiên Huế

2006

52 Trung tâm Nghiên

cứu và Ứng dụng

Khoa học về Khoáng

sản

MISAR

C

VUSTA Hà Nội và

các tỉnh lân

cận

1997

53 Trung tâm Nghiên

cứu, Giáo dục Môi

trường và Phát triển

CERED VUSTA,

VNGOs - CC

Hà Nội và

các tỉnh lân

cận

1993

54 Trung tâm Phát triển

Cộng đồng Bền vững

CSCD VUSTA Thanh

Hóa, Lạng

Sơn

2006

55 Trung tâm Phát triển

Công nghệ, Tài

nguyên và Môi

trường

CTRED VUSTA Hà Nội và

vùng dự án

2004

56 Trung tâm phát triển

công nghệ và bảo vệ

môi trường

COTDE

P

VUSTA Hà Nội và

các tỉnh

2006

57 Trung tâm phát triển

kinh tế- xã hội và môi

trường cộng đồng

CSEED VUSTA Hà Nội,

Hòa Bình

và các tỉnh

2006

58 Trung tâm Phát triển

Kinh tế Môi trường

(nay là Viện Khoa

học Môi trường và Xã

CEED VUSTA Cả nước 2008

Page 92: nghiên cứu sự tham gia của một số tổ chức xã hội dân sự trong lĩnh

84

hội)

59 Trung tâm Phát triển

Nông thôn miền trung

CRD Mạng RDSC Huế 1995

60 Trung tâm Tư

vấn, Chuyển giao

Công nghệ, Nguồn lợi

thuỷ sinh và Môi

trường

ACTTA

RE

VUSTA Cả nước 2002

61 Trung tâm Tư vấn Hỗ

trợ Phát triển Địa

phương

SLD VUSTA Hà Nội và

các tỉnh lân

cận

2007

62 Trung tâm Tư vấn

Quản lý Bền vững Tài

nguyên và Phát triển

Văn hóa Cộng đồng

Đông Nam Á

CIRUM SEARAV Hà Nội và

vùng dự án

2005

63 Trung tâm ứng dụng

vật lý y sinh và kỹ

thuật môi trường

CPE VUSTA Hà Nội và

vùng dự án

2005

64 Trung tâm xúc tiến

phát triển cộng đồng

và bảo vệ môi trường

CECOD

PEP

VUSTA Hà Nội,

Ninh

Thuận,

Bình

Thuận và

các tỉnh

2006

65 Viện Địa kỹ thuật VGI VUSTA Cả nước 1995

66 Viện Địa lý sinh thái

môi trường

IEGE VUSTA TP Hồ Chí

Minh

2005

67 Viện Khoa học Môi

trường và Sức khỏe

Cộng đồng

IESH VUSTA Hà Nội và

các tỉnh lân

cận

2007

68 Viện khoa học và

công nghệ Phương

Nam

PNSTI VUSTA TP Hồ Chí

Minh và

các tỉnh

đồng bằng

sông Cửu

Long

2006

69 Viện Kinh tế Sinh

thái

ECO-

ECO

VUSTA Cả nước 1993

Page 93: nghiên cứu sự tham gia của một số tổ chức xã hội dân sự trong lĩnh

85

70 Viện Kỹ thuật Tài

nguyên nước và môi

trường

IWRET

E

VUSTA TP Hồ Chí

Minh và

các tỉnh lân

cận

2003

71 Viện Môi trường và

Phát triển bền vững

VESDI VUSTA Cả nước 1995

72 Viện Nghiên cứu,

Đào tạo và Tư vấn

khoa học công nghệ

ITC VUSTA Hà Nội và

các tỉnh lân

cận

1993

73 Viện Nghiên cứu hợp

tác khoa học kỹ thuật

Châu Á - Thái Bình

Dương

IAP VUSTA Cả nước 1996

74

Viện Tài nguyên

nước và Môi trường

Đông Nam Á

SAIWR

E

VUSTA Hà Nội và

các tỉnh lân

cận

2007

75

Viện Tư vấn Phát

triển CODE VUSTA Cả nước

2007

Page 94: nghiên cứu sự tham gia của một số tổ chức xã hội dân sự trong lĩnh

86

Phụ lục 3. BẢNG HỎI PHỎNG VẤN SÂU MỘT SỐ CÁN BỘ CỦA CPSE,

ENV, VUSTA

1. Tên tổ chức:………………………………………………………………………...

2. Địa chỉ:……………………………………………………………………………..

3. Năm thành lập:……………………………………………………………………..

4. Họ tên người trả lời:………………………………………………………………..

a. Chức vụ:………………………………………………………………………

b. Thời gian làm việc cho tổ chức……….năm

c. Giới tính:………………………………………………………………………

5. Cơ quan quản lý của tổ chức:……………………………………………………....

6. Loại hình của tổ chức (hội nghề nghiệp, NGO, khác):……………………………

7. Hoạt động củng cố và phát triển tổ chức hiện nay như thế nào?

- Cơ cấu tổ chức, nguồn tài chính, vận động tài trợ, nguồn nhân lực (số lượng và

chất lượng), chế độ khuyến khích nhân viên (lương, thưởng, học tập nâng cao), sử

dụng trang web, internet, xây dựng mạng lưới với các tổ chức khác.

8. Các hoạt động bảo vệ môi trường (BVMT) của tổ chức là gì?

- Lĩnh vực, hình thức, kết quả thực hiện các chương trình, dự án, hoạt động về

BVMT trong những năm gần đây.

9. Hoạt động nâng cao năng lực của tổ chức như thế nào?

- Tập huấn, tham quan, hội họp, tham gia nhóm chuyên đề để chia sẻ kinh nghiệm

BVMT. Đánh giá chung về những điểm mạnh cũng như tồn tại của những khoá tập

huấn về BVMT mà tổ chức đã cử cán bộ tham gia (nội dung, phương pháp, thời

gian, tài liệu đào tạo...).

10. Những điểm mạnh cũng như khó khăn thách thức hiện nay mà tổ chức đang

phải đối mặt trong hoạt động BVMT?