nghiên cứu cơ sở pháp lý và thực tiễn về hoạt động đổ thải chất nạo

97
Li cảm ơn Luận văn thạc sỹ khoa học chuyên ngành Quản lý môi trường Nghiên cu cơ sở pháp lý và thc tin vhoạt động đổ thi cht no vét lung cng ti thành phHi Phòng”đã được hoàn thành vào tháng 11/2015. Để hoàn thành được luận văn, trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Chu Hồi, giáo viên hướng dẫn trực tiếp, người đã tận tình chỉ bảo cho việc định hướng cũng như hoàn thiện luận văn và đồng thời tạo mọi điều kiện để tôi đạt được kết quả tốt nhất. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô Khoa Môi trường nói chung và các thầy cô trong Bộ môn Quản lý Môi trường đã tận tâm hướng dẫn, truyền dạy cho tôi kiến thức, phương thức tiếp cận những kiến thức trong suốt quả trình học tập tại khoa, tạo nền tảng kiến thức để tôi đạt kết tốt trong quá trình học tập và làm việc. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình làm luận văn để tôi hoàn thành tốt mọi công việc. Hc viên cao hc Nguyn ThMinh Hi

Upload: truongdien

Post on 28-Jan-2017

222 views

Category:

Documents


1 download

TRANSCRIPT

Page 1: Nghiên cứu cơ sở pháp lý và thực tiễn về hoạt động đổ thải chất nạo

Lời cảm ơn

Luận văn thạc sỹ khoa học chuyên ngành Quản lý môi trường “Nghiên cứu

cơ sở pháp lý và thực tiễn về hoạt động đổ thải chất nạo vét luồng cảng tại thành

phố Hải Phòng”đã được hoàn thành vào tháng 11/2015.

Để hoàn thành được luận văn, trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới

PGS.TS Nguyễn Chu Hồi, giáo viên hướng dẫn trực tiếp, người đã tận tình chỉ bảo

cho việc định hướng cũng như hoàn thiện luận văn và đồng thời tạo mọi điều kiện

để tôi đạt được kết quả tốt nhất.

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô Khoa Môi trường nói chung và các

thầy cô trong Bộ môn Quản lý Môi trường đã tận tâm hướng dẫn, truyền dạy cho tôi

kiến thức, phương thức tiếp cận những kiến thức trong suốt quả trình học tập tại

khoa, tạo nền tảng kiến thức để tôi đạt kết tốt trong quá trình học tập và làm việc.

Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn

giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình làm luận văn để tôi hoàn thành tốt mọi

công việc.

Học viên cao học

Nguyễn Thị Minh Hải

Page 2: Nghiên cứu cơ sở pháp lý và thực tiễn về hoạt động đổ thải chất nạo

i

MỤC LỤC

MỤC LỤC ................................................................................................................... i

Bảng ký hiệu các chữ viết tắt .................................................................................. iv

Danh mục các bảng biểu ........................................................................................... v

Danh mục các hình vẽ ............................................................................................... v

MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1

1. Sự cần thiết nghiên cứu đề tài .............................................................................. 1

2. Mục tiêu luận văn ................................................................................................ 2

3. Cấu trúc của luận văn .......................................................................................... 3

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ ..................................................................... 4

1.1. Một số khái niệm liên quan .............................................................................. 4

1.2. Tổng quan về khu vực nghiên cứu.................................................................... 7

1.2.1. Vị trí địa lý ................................................................................................. 7

1.2.2. Dân số ......................................................................................................... 8

1.2.3. Khí hậu ....................................................................................................... 8

1.2.4. Đặc điểm địa hình ....................................................................................... 8

1.2.5. Tài nguyên thiên nhiên ............................................................................. 10

1.2.6. Chế độ thủy văn, hải văn .......................................................................... 11

1.2.7. Đặc điểm địa hình địa chất đáy biển ........................................................ 12

1.2.8. Các hệ sinh thái đặc biển của Hải Phòng ................................................. 13

1.3. Tổng quan về hoạt động đổ thải chất liệu nạo vét luồng cảng ....................... 13

1.3.1. Tổng quan quản lý hoạt động đổ thải trên biển của thế giới .................... 13

1.3.1.1. Mô hình quản lý bãi chứa chất thải trên biển và quản lý hoạt động đổ

thải chất thải trên biển của Mỹ ........................................................................... 14

1.3.1.2. Mô hình quản lý bãi chứa chất thải trên biển và quản lý hoạt động đổ

thải chất thải trên biển của Ireland ..................................................................... 17

1.3.1.3. Mô hình quản lý bãi chứa chất thải trên biển và quản lý hoạt động đổ

thải chất thải trên biển của Canada ..................................................................... 18

1.3.1.4. Mô hình quản lý bãi chứa chất thải trên biển và quản lý hoạt động đổ

thải chất thải trên biển của Trung Quốc ............................................................. 19

Page 3: Nghiên cứu cơ sở pháp lý và thực tiễn về hoạt động đổ thải chất nạo

ii

1.3.1.5. Kinh nghiệm của quốc tế trong quản lý hoạt động đổ thải vật liệu nạo

vét trên biển ........................................................................................................ 23

1.3.2. Tổng quan quản lý hoạt động nạo vét luồng cảng tại Việt Nam .............. 28

1.3.2.1. Nhu cầu thực tế về đổ thải trên biển tại Việt Nam ................................ 28

1.3.2.2. Thực trạng việc quản lý hoạt động đổ thải nạo vét tại Việt Nam ......... 31

1.4. Các tác động của hoạt động nạo vét, duy tu các tuyến luồng ......................... 36

1.4.1. Tác động tích cực ..................................................................................... 36

1.4.2. Các tác động tiêu cực của công tác nạo vét .............................................. 37

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU40

2.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................... 40

2.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 40

2.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 40

2.3.1. Phương pháp kế thừa, tổng hợp tài liệu.................................................... 40

2.3.2. Phương pháp khảo sát thực tế .................................................................. 41

2.3.3. Phương pháp chuyên gia .......................................................................... 41

2.3.4. Phương pháp tiếp cận hệ thống ................................................................ 42

2.3.5. Phương pháp so sánh ................................................................................ 42

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.............................................................. 44

3.1. Cơ sở pháp lý quản lý hoạt động đổ thải vật liệu nạo vét ở Hải Phòng ......... 44

3.1.1. Các quy định quốc tế về hoạt động đổ thải vật liệu nạo vét ..................... 44

3.1.2. Các quy định chung về hoạt động nhận chìm (đổ thải) trong các quy định

quốc tế ................................................................................................................ 46

3.1.3. Các quy định chung về Quy trình đánh giá để cấp phép cho đổ, thải chất

thải tại bãi chứa chất thải trên biển ..................................................................... 48

3.1.4. Cơ sở thực thi luật pháp quốc tế về quản lý hoạt động đổ thải vật liệu nạo

vét trên biển tại Việt Nam .................................................................................. 50

3.1.5. Các quy định pháp lý liên quan đến việc quản lý hoạt động đổ thải vật

liệu nạo vét ......................................................................................................... 51

3.2. Cở cở thực tiễn cho quản lý hoạt động đổ thải chất nạo vét của Hải Phòng .. 60

3.2.1. Nhu cầu về nạo vét và đổ thải chất nạo vét của Hải Phòng ..................... 60

3.2.2. Thực trạng quản lý hoạt động nạo vét của Hải Phòng ............................. 66

Page 4: Nghiên cứu cơ sở pháp lý và thực tiễn về hoạt động đổ thải chất nạo

iii

3.3. Đề xuất giải pháp cho việc quản lý hoạt động đổ thải vật liệu nạo vét ....... 66

3.3.1. Hoàn thiện khung pháp lý về quản lý hoạt động đổ thải vật liệu nạo vét

trên biển .............................................................................................................. 66

3.3.2. Xây dựng kiện toàn hệ thống tổ chức quản lý hoạt động đổ thải vật liệu

nạo vét trên biển. ................................................................................................ 68

3.3.3. Đề xuất mô hình quản lý việc giám sát quản lý việc đổ thải chất nạo vét

trên biển .............................................................................................................. 69

3.3.4. Đề xuất các nội dung quy định về quản lý hoạt động đổ thải chất nạo vét

luồng cảng dựa trên quy định của Nghị định thư 1996 ...................................... 71

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 85

1. Kết luận .............................................................................................................. 85

2. Kiến nghị............................................................................................................ 86

Page 5: Nghiên cứu cơ sở pháp lý và thực tiễn về hoạt động đổ thải chất nạo

iv

Bảng ký hiệu các chữ viết tắt

EPA : Environmental Protection Agency (Cơ quan bảo vệ môi trường);

IMO : International Maritime Organization (Tổ chức hàng hải Quốc tế);

ĐMC : Đánh giá môi trường chiến lược;

ĐTM : Đánh giá tác động môi trường;

QLNN : Quản lý nhà nước;

QPPL : Quy phạm pháp luật;

TNMT : Tài nguyên môi trường.

UBND : Ủy ban nhân dân

Page 6: Nghiên cứu cơ sở pháp lý và thực tiễn về hoạt động đổ thải chất nạo

v

Danh mục các bảng biểu

Bảng 1. 1. Danh sách quyết định về quy hoạch chi tiết các nhóm cảng biển ........... 30

Bảng 1. 2. Khối lượng nạo vét các luồng cảng hàng hải năm 2015.......................... 31

Bảng 3. 1. Rà soát các quy định về đổ thải, nhận chìm trên biển của Việt Nam ...... 54

Bảng 3. 2. Bảng so sánh thực hiện các quy định quốc tế về đổ thải vật liệu nạo vét

trên biển tại Việt Nam ............................................................................................... 56

Bảng 3. 3. Vị trí và khối lượng đổ chất nạo vét của luồng Hải Phòng ..................... 61

Danh mục các hình vẽ

Hình 1.1. Bản đồ hành chính thành phố Hải Phòng .................................................... 7

Hình 1.2. Các Bang đã cấp phép chất thải trên biển của Mỹ đến năm 2000 ............ 16

Hình 1.3.Hình ảnh các vị trí nhận chìm trên biển của Ireland năm 2008 ................. 18

Hình 3.1.Khung đánh giá chất thải theo Công ước về ngăn ngừa ô nhiễm biển do

nhận chìm chất thải và các chất khác năm 1972 và Nghị định thư 1996 .................. 49

Hình 3.2.Thực trạng công tác duy tu và đổ VLNV luồng Hải Phòng, Phà Rừng..... 64

Hình 3.3. Bản đồ vị trí Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng ......................................... 64

Page 7: Nghiên cứu cơ sở pháp lý và thực tiễn về hoạt động đổ thải chất nạo

1

MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết nghiên cứu đề tài

Hải Phòng là thành phố ven biển với đường bờ biển dài khoảng 125 km, có 5

cửa sông chính chảy ra biển và một vùng biển rộng ra tới đảo Bạch Long Vĩ giữa

vịnh Bắc Bộ. Đặc biệt, phía bắc Đồ Sơn tồn tại một hệ cửa sông hình phễu Bạch

Đằng với các cửa sông ăn sâu vào nội địa, và có trên 400 đảo lớn nhỏ, chủ yếu là

đảo đá vôi rất đa dạng về cảnh quan, hệ sinh thái, tài nguyên sinh vật, phi sinh vật,...

Đó là tiền đề cho thành phố Hải Phòng phát triển kinh tế biển, kinh tế dựa vào bảo

tồn thiên nhiên biển - đảo và có lợi thế để phát triển cảng.

Chính vì thế, trong suốt quá trình hình thành và phát triển, Hải Phòng luôn

được xem là thành phố cảng, là cửa chính ra biển của thủ đô Hà Nội và của miền

Bắc, là trung tâm nghề cá, trung tâm công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch, là

cực tăng trưởng quan trọng trong Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, cũng như đông

bắc Việt Nam. Tuy nhiên, Hải Phòng đang phải đối mặt với các thách thức về phát

triển kinh tế bền vững, trước hết là sự phát triển chưa bền vững hệ thống cảng của

thành phố liên quan đến sự phát triển “nóng” và thiếu quy hoạch không gian vùng

ven biển hợp lý. Hậu quả là tình trạng xói lở và sa bồi các luồng tàu ra vào cảng Hải

Phòng gia tăng, gây thiệt hại rất lớn về kinh tế.

Từ cuối thế kỷ XIX, cảng Hải Phòng từng là cảng biển lớn nhất nước ta,

song, kể từ 1987 trở lại đây, luồng tàu vào cảng Hải Phòng đã bị sa bồi mạnh làm

mất đi vị thế hàng đầu của một cảng cửa ngõ tầm cỡ quốc gia và khu vực. Trước

đây, hệ thống luồng lạch vùng cửa sông hình phễu Bạch Ðằng và Cửa Cấm thường

xuyên bảo đảm cho tàu vạn tấn ra vào an toàn mà khối lượng nạo vét luồng chỉ có

hơn 1 triệu m3/năm [14]. Tuy nhiên, hơn chục năm qua lượng đất nạo vét thường

xuyên gấp từ 3 đến 5 lần, mà luồng vẫn cạn (từ 3,5 đến 4 mét) khiến cho tàu vạn tấn

buộc phải chuyển tải hàng từ xa vào cảng. Vì thế, khai mở luồng tàu mới qua Lạch

Huyện là điều tất yếu của việc cải tạo, mở rộng hệ thống cảng Hải Phòng ra phía

biển trong những năm gần đây [13].

Page 8: Nghiên cứu cơ sở pháp lý và thực tiễn về hoạt động đổ thải chất nạo

2

Liên quan đến việc phát triển Cảng cửa ngõ Quốc tế Lạch Huyện và duy trì

hoạt động ‘bình thường’ cho hệ thống cảng Hải Phòng hiện tại, phải nạo vét luồng

cảng đến khoảng 3 triệu tấn hàng năm. Với một lượng chất nạo vét lớn như vậy,

việc quản lý hoạt động nạo vét và đổ thải chất nạo vét đang là một vấn khó khăn vì

những quy định về lĩnh vực này ở trong nước còn rất ít. Luật Tài nguyên, Môi

trường biển và hải đảo (ban hành ngày 25 tháng 6 năm 2015) mới có quy định

‘khung’ về ‘Nhận chìm ở biển’ tại Chương VI, Mục 3, các Điều 57-63. Theo đó

‘Chất nạo vét’ luồng cảng hoặc do thi công cảng biển sinh ra về bản chất là một loại

“Chất nhận chìm”và giao “Chính phủ quy định Danh mục vật, chất được nhận chìm

ở biển”[22].

Việc thiếu các quy định cụ thể khiến các cơ quan liên quan về quản lý môi

trường biển lúng túng khi hướng dẫn, đánh giá chất/vật nạo vét và bãi chứa chất/vật

nạo vét luồng cảng để quyết định việc cho phép đổ thải/nhận chìm, cũng như lúng

túng khi kiểm tra, giám sát các hoạt động nạo vét, vận chuyển, đổ thải tại bãi chứa

trên biển.

Vì vậy, việc chọn đề tài luận văn: “Nghiên cứu cơ sở pháp lý và thực tiễn về

quản lý hoạt động đổ thải chất nạo vét luồng cảng tại thành phố Hải Phòng”có ý

nghĩa cả về mặt thực tiễn và lý luận. Từ trường hợp nghiên cứu ở hệ thống cảng Hải

Phòng, học viên sẽ đề xuất một số giải pháp mang tính pháp lý phù hợp nhằm bảo

vệ môi trường cảng Hải Phòng và nhân rộng cho các vùng cảng tương tự ở ven biển

nước ta.

2. Mục tiêu luận văn

Luận văn được thực hiện nhằm đạt các mục tiêu cơ bản sau đây:

- Có được cơ sở pháp lý và thực tiễn trong nước, quốc tế trong quản lý hoạt

động đổ thải, nhận chìm ở biển.

- Khái quát được tình hình quản lý hoạt động đổ thải chất nạo vét luồng cảng

ở thành phố Hải Phòng.

- Đề xuất được một số giải pháp tăng cường quản lý hiệu quả hoạt động đổ

thải chất nạo vét luồng cảng ở thành phố Hải Phòng.

Page 9: Nghiên cứu cơ sở pháp lý và thực tiễn về hoạt động đổ thải chất nạo

3

3. Cấu trúc của luận văn

Luận văn gồm 3 chương:

Mở đầu

Chương 1: Tổng quan vấn đề

Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

Chương 3: Kết quả nghiên cứu

Kết luận và kiến nghị

Tài liệu tham khảo

Phụ lục

Page 10: Nghiên cứu cơ sở pháp lý và thực tiễn về hoạt động đổ thải chất nạo

4

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ

1.1. Một số khái niệm liên quan

(1)Nhận chìm: Thuật ngữ “nhận chìm” được xác định trong Công ước của

Liên hiệp quốc về Luật biển năm 1982 (gọi tắt là Công ước Luật biển 1982), Công

ước Luân Đôn 1972 và Nghị định thư Luân Đôn 1996. Trong các văn bản quy phạm

pháp luật của Việt Nam đã đưa ra định nghĩa về thuật ngữ này cụ thể “Nhận chìm ở

biển là sự đánh chìm hoặc trút bỏ có chủ định xuống biển các vật, chất được nhận

chìm ở biển theo quy định của Luật này” [22] nhưng chưa cụ thể.

Vì vậy, Luận văn sử dụng khái niệm “nhận chìm” theo Công ước Luật biển

1982, Công ước Luân Đôn 1972 và Nghị định thư Luân Đôn 1996. “Nhận chìm” có

nghĩa là:

i. Bất kỳ sự đổ, thải có ý thức nào xuống biển các chất thải hoặc các chất

khác từ các tàu thuyền, phương tiện bay, giàn nổi hoặc các công trình nhân tạo khác

ở biển.

ii. Bất kỳ sự đánh chìm nào của tàu thuyền, phương tiện bay, giàn nổi hoặc

các công trình nhân tạo khác ở biển.

Việc nhận chìm không bao gồm:

i. Việc đổ, thải các chất thải hoặc các chất khác được sản sinh trực tiếp hoặc

gián tiếp trong việc khai thác bình thường của tàu thuyền, phương tiện bay, giàn nổi

hoặc các công trình khác trên biển, cũng như các thiết bị của chúng, ngoại trừ các

chất thải hoặc các chất khác được chuyên chở hoặc chuyển tải trên các tàu thuyền,

phương tiện bay, giàn nổi hoặc các công trình khác bố trí ở biển được dùng để đổ

thải các chất đó, trên các tàu thuyền, phương tiện bay, giàn nổi hay các công trình

đó tạo ra;

ii. Việc tàng chứa các chất với mục đích không phải chỉ là để đổ, thải chúng

với điều kiện là việc tàng chứa này không đi ngược lại những mục đích của Công

ước Luân Đôn 1972 và Nghị định thư Luân Đôn 1996.

Page 11: Nghiên cứu cơ sở pháp lý và thực tiễn về hoạt động đổ thải chất nạo

5

Việc đổ, thải các chất thải hoặc các chất khác phát sinh trực tiếp từ hoặc liên

quan đến việc khai thác, thăm dò và quá trình chế biến tài nguyên khoáng sản lòng

đất dưới đáy biển ngoài khơi không áp dụng các quy định của Công ước Luân Đôn

1972 và Nghị định thư Luân Đôn 1996.

Ngoài ra, Nghị định thư Luân Đôn 1996 mở rộng phạm vi điều chỉnh để

quản lý hoạt động nhận chìm để cấm "thiêu hủy trên biển" đối với quá trình đốt

cháy trên tàu, dàn nổi hoặc cấu trúc nhân tạo khác trên biển, đối với chất thải hoặc

chất khác với mục đích đổ, thải nó một cách thận trọng bằng cách thiêu hủy bằng

nhiệt.

(2)Vật liệu nạo vét: là trầm tích (sa bồi) lầy từ dưới mặt nước trước khi được

đổ vào đại dương.

(3)Nạo vét: là điều cần thiết để duy trì hoạt động hàng hải tại các cảng, bến

cảng, bến du thuyền và đường thuỷ nội địa, đối với sự phát triển của các thiết bị

cảng, vì giảm nhẹ lũ lụt, và để loại bỏ các trầm tích từ cấu trúc, lưu vực và cửa hút

nước [8].

(4)Bãi chứa chất thải:

Trong các văn bản QPPL của Việt Nam hiện nay chưa có định nghĩa hay

khái niệm về bãi chứa chất thải trên biển. Tổng hợp các tài liệu của Công ước Luân

Đôn 1972 và Nghị định thư Luân Đôn 1996 cũng như các quy định của quốc tế về

xác định khu vực vị trí trên biển. Luận văn đã xác định khái niệm về bãi chứa chất

thải trên biển như sau:

Bãi chứa chất thải trên biển (còn có thể gọi là điểm nhận chìm trên biển-

dumping site) là khu vực có diện tích nhất định đã được xác định trên biển để đổ

thải chất thải và vật chất khác (có các tọa độ để xác định chính xác về vị trí, khu vực

này trên hải đồ, có các biển báo, dấu hiệu hàng hải để nhận dạng) do cơ quan có

thẩm quyền xem xét, đánh giá và cấp phép cho đổ thải tại đó theo những quy định

và điều kiện cụ thể được ghi trong giấy phép [29][30].

Công ước Luân Đôn 1972 và Nghị định thư Luân Đôn 1996 quy định cơ

quan có thẩm quyền cần xem xét, đánh giá, xác định bãi chứa chất thải trên biển

Page 12: Nghiên cứu cơ sở pháp lý và thực tiễn về hoạt động đổ thải chất nạo

6

nhằm cho phép đổ thải để nhận chìm vào đó không những đối với chất thải mà còn

đối với tất cả các vật, chất khác được đề xuất xin cấp phép nhận chìm.

Bãi chứa chất thải trên biển (điểm nhận chìm trên biển) cũng có thể dùng để

đổ thải một loại chất thải, vật, chất nhất định nào đó hay để đổ thải nhiều loại vật,

chất khác nhau và cấp cho một hay nhiều giấy phép,…

(5)Cảng, cầu cảng: Cảng biển là khu vực bao gồm vùng đất cảng và vùng

nước cảng, được xây dựng kết cấu hạ tầng và lắp đặt trang thiết bị cho tàu biển ra,

vào hoạt động để bốc dỡ hàng hoá, đón trả hành khách và thực hiện các dịch vụ

khác [15].

(6)Luồng cảng biển: Luồng cảng biển là phần giới hạn vùng nước từ biển

vào cảng được xác định bởi hệ thống báo hiệu hàng hải và các công trình phụ trợ để

bảo đảm cho tàu biển và các phương tiện thuỷ khác ra, vào cảng biển an toàn [15].

Hoạt động đổ thải vật liệu nạo vét theo quy định cũng là một hoạt động của

nhận chìm ở biển.

Page 13: Nghiên cứu cơ sở pháp lý và thực tiễn về hoạt động đổ thải chất nạo

7

1.2. Tổng quan về khu vực nghiên cứu

1.2.1. Vị trí địa lý

Hình 1.1. Bản đồ hành chính thành phố Hải Phòng

Hải Phòng là thành phố ven biển, nằm phía Đông miền duyên hải Bắc Bộ,

cách thủ đô Hà Nội 102 km, phía Bắc và Đông Bắc giáp Quảng Ninh, phía Tây Bắc

giáp Hải Dương, phía Tây Nam giáp Thái Bình và phía Đông là bờ biển chạy dài

theo hướng Tây Bắc - Đông Nam từ phía Đông đảo Cát Hải đến cửa sông Thái

Bình. Là nơi hội tụ đầy đủ các lợi thế về đường biển, đường sắt, đường bộ và đường

hàng không, giao lưu thuận lợi với các tỉnh trong cả nước và các quốc gia trên thế

giới. Do có cảng biển, Hải Phòng giữ vai trò to lớn đối với xuất nhập khẩu của vùng

Bắc Bộ, tiếp nhận nhanh các thành tựu khoa học - công nghệ từ nước ngoài để rồi

lan tỏa chúng trên phạm vi rộng lớn từ bắc khu Bốn cũ trở ra. Cảng biển Hải Phòng

cùng với sự xuất hiện của cảng Cái Lân (Quảng Ninh) với công suất vài chục triệu

tấn tạo thành cụm cảng có quy mô ngày càng lớn góp phần đưa hàng hóa của Bắc

Page 14: Nghiên cứu cơ sở pháp lý và thực tiễn về hoạt động đổ thải chất nạo

8

Bộ đến các vùng của cả nước, cũng như tham gia dịch vụ vận tải hàng hoá quá cảnh

cho khu vực Tây Nam Trung Quốc [1].

1.2.2. Dân số

Hải Phòng bao gồm 15 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 7 quận (Hồng

Bàng, Lê Chân, Ngô Quyền, Kiến An, Hải An, Đồ Sơn, Dương Kinh), 8 huyện (An

Dương, An Lão, Bạch Long Vĩ, Cát Hải, Kiến Thụy, Tiên Lãng, Thuỷ Nguyên,

Vĩnh Bảo). Dân số thành phố là trên 1.837.000 người, trong đó số dân thành thị là

trên 847.000 người và số dân ở nông thôn là trên 990.000 người. Mật độ dân số

1.207 người/km2[1].

1.2.3. Khí hậu

Thời tiết Hải Phòng mang tính chất đặc trưng của thời tiết miền Bắc Việt

Nam: Nóng ẩm, mưa nhiều, có 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông tương đối rõ rệt. Trong

đó, từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau là khí hậu của một mùa đông lạnh và khô, mùa

đông là 20,30C; từ tháng 5 đến tháng 10 là khí hậu của mùa hè, nồm mát và mưa

nhiều, nhiệt độ trung bình vào mùa hè là khoảng 32,50C.

Lượng mưa trung bình từ 1.600 -1.800 mm/năm. Do nằm sát biển nên vào

mùa đông, Hải Phòng ấm hơn 10C và mùa hè mát hơn 1

0C so với Hà Nội. Nhiệt độ

trung bình trong năm từ 230C - 26

0C, tháng nóng nhất (tháng 6,7) nhiệt độ có thể

lên đến 440C và tháng lạnh nhất (tháng 1,2) nhiệt độ có thể xuống dưới 5

0C.Độ ẩm

trung bình vào khoảng 80 - 85%, cao nhất vào tháng 7, 8, 9 và thấp nhất là tháng 1,

12 [ 1 ].

1.2.4. Đặc điểm địa hình

Tổng diện tích của thành phố Hải Phòng là 1.519 km2, bao gồm cả huyện đảo

(Cát Hải và Bạch Long Vĩ). Đồi núi chiếm 15% diện tích, phân bố chủ yếu ở phía

Bắc, do vậy địa hình phía Bắc có hình dáng và cấu tạo địa chất của vùng trung du

với những đồng bằng xen đồi; phía Nam có địa hình thấp và khá bằng phẳng kiểu

địa hình đặc trưng vùng đồng bằng thuần tuý nghiêng ra biển, có độ cao từ 0,7- 1,7

m so với mực nước biển. Vùng biển có đảo Cát Bà được ví như hòn ngọc của Hải

Phòng, một đảo đẹp và lớn nhất trong quần thể đảo có tới trên 360 đảo lớn, nhỏ

Page 15: Nghiên cứu cơ sở pháp lý và thực tiễn về hoạt động đổ thải chất nạo

9

quây quần bên nó và nối tiếp với vùng đảo vịnh Hạ Long. Đảo chính Cát Bà ở độ

cao 200 m trên biển, có diện tích khoảng 100 km2, cách thành phố 30 hải lý. Cách

Cát Bà hơn 90 km về phía Đông Nam là đảo Bạch Long Vĩ, khá bằng phẳng và

nhiều cát trắng [1].

Đồi núi, đồng bằng:

Địa hình phía Bắc của Hải Phòng là vùng trung du, có đồi xen kẽ với đồng

bằng và ngả thấp dần về phía Nam ra biển. Khu đồi núi này có liên hệ với hệ núi

Quảng Ninh, di tích của nền móng uốn nếp cổ bên dưới, nơi trước đây đã xảy ra quá

trình sụt võng với cường độ nhỏ, gồm các loại cát kết, đá phiến sét và đá vôi có tuổi

khác nhau được phân bố thành từng dải liên tục theo hướng Tây Bắc - Đông Nam từ

đất liền ra biển gồm hai dãy chính. Dãy chạy từ An Lão đến Đồ Sơn đứt quãng, kéo

dài khoảng 30 km có hướng Tây Bắc - Đông Nam gồm các núi: Voi, Phù Liễn,

Xuân Sơn, Xuân Áng, núi Đối, Đồ Sơn, Hòn Dáu. Dãy Kỳ Sơn - Tràng Kênh và An

Sơn - Núi Đèo, gồm hai nhánh: Nhánh An Sơn - Núi Đèo cấu tạo chính là đá cát kết

có hướng Tây Bắc - Đông Nam gồm các núi Phù Lưu, Thanh Lãng và Núi Đèo; và

nhánh Kỳ Sơn - Trang Kênh có hướng Tây Tây Bắc - Đông Đông Nam gồm nhiều

núi đá vôi [1].

Bờ biển và biển:

Bờ biển Hải Phòng dài trên 125 km2, thấp và khá bằng phẳng, chủ yếu là cát

bùn do 5 cửa sông chính đổ ra biển. Chính vì điều này đã làm cho biển Đồ Sơn

thường xuyên bị vẩn đục nhưng sau khi cải tạo nước biển đã có phần sạch hơn, cát

mịn vàng, phong cảnh đẹp. Ngoài ra, Hải Phòng còn có đảo Cát Bà là khu dự trữ

sinh quyển thế giới có những bãi tắm đẹp, cát trắng, nước trong xanh cùng các vịnh

Lan Hạ.... đẹp và kì thú.

Sông:

Sông ngòi ở Hải Phòng khá nhiều, mật độ trung bình từ 0,6 - 0,8 km/1 km2.

Độ dốc khá nhỏ, chảy chủ yếu theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Đây là nơi tất cả

hạ lưu của sông Thái Bình đổ ra biển, tạo ra một vùng hạ lưu màu mỡ, dồi dào nước

ngọt phục vụ đời sống con người nơi đây. Hải Phòng có 16 sông chính tỏa rộng

Page 16: Nghiên cứu cơ sở pháp lý và thực tiễn về hoạt động đổ thải chất nạo

10

khắp địa bàn thành phố với tổng độ dài trên 300 km, các con sông chính ở Hải

Phòng gồm:

+ Sông Đá Bạc - Bạch Đằng dài hơn 32 km, là nhánh của sông Kinh Môn đổ

ra biển ở cửa Nam Triệu, là ranh giới giữa Hải Phòng với Quảng Ninh.

+ Sông Cấm dài trên 30 km là nhánh của sông Kinh Môn, chảy qua nội thành

và đổ ra biển ở cửa Cấm.

+ Sông Lạch Tray dài 45 km, là nhánh của sông Kinh Thầy, từ Kênh Đồng ra

biển bằng cửa Lạch Tray qua địa phận Kiến An, An Hải và cả nội thành.

+ Sông Văn Úc dài 35 km chảy từ Quí Cao, đổ ra biển qua cửa sông Văn Úc

làm thành ranh giới giữa hai huyện An Lão và Tiên Lãng.

+ Sông Thái Bình có một phần là ranh giới giữa Hải Phòng với Thái Bình.

+ Sông Bạch Đằng là dòng sông ranh giới giữa Hải Phòng và Quang Ninh.

+ Ngoài ra còn có nhiều con sông khác khá nhỏ nằm ở khu vực nội thành

quận Hồng Bàng [1].

1.2.5. Tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên đất đai: Hải Phòng có diện tích đất là 1507,57 km², trong đó diện

tích đất liền là 1208,49 km². Tổng diện tích đất sử dụng là 152,2 nghìn ha trong đó

đất ở chiếm 8,61%; đất dùng cho nông nghiệp chiếm 33,64%; đất lâm nghiệp chiếm

14,45%; còn lại là đất chuyên dụng. Nằm ở ven biển nên chủ yếu là đất phèn, đất

mặn, phù sa, đất đồi feralit màu nâu vàng.

Tài nguyên rừng: Hải Phòng có khu rừng nguyên sinh trên đảo Cát Bà, là nơi

dự trữ sinh quyển Thế giới. Điều đặc biệt là khu rừng này nằm trên đá vôi, một

trạng thái rừng rất độc đáo.

Tài nguyên nước: Là nơi tất cả các nhánh của sông Thái Bình đổ ra biển nên

Hải Phòng có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc, mang lại nguồn lợi rất lớn về nước.

Ngoài ra, tại Tiên Lãng còn có mạch suối khoáng ngầm duy nhất ở đồng bằng sông

Hồng.

Tài nguyên biển: Bờ biển Hải Phòng trải dài trên 125 km, mang lại nguồn lợi

rất lớn về cảng, góp phần phát triển thành cảng cửa ngõ quốc tế của cả miền Bắc và

Page 17: Nghiên cứu cơ sở pháp lý và thực tiễn về hoạt động đổ thải chất nạo

11

cả nước. Ngành du lịch ở đây cũng rất phong phú với những bãi tắm sạch đẹp như

Cát Bà, Đồ Sơn cùng với phong cảnh hữu tình tạo nguồn lợi lớn cho du lịch, Cát Bà

còn có các rặng san hô, hệ thống hang động, biển có nhiều loại hải sản có giá trị

kinh tế.

Tài nguyên khoáng sản: Hải Phòng có tài nguyên đá vôi nhiều, và có mỏ đá

vôi ở Thuỷ Nguyên [1].

1.2.6. Chế độ thủy văn, hải văn

a. Hải văn

Mực nước

Chế độ mực nước thủy triều khu vực Hải Phòng thuộc chế độ nhật triều đều,

điển hình là Hòn Dáu. Hầu hết các ngày trong tháng (trên dưới 25 ngày) có 1 lần

nước lên và 1 lần nước xuống khá đều đặn.

Biên độ triều khu vực này thuộc loại lớn nhất nước ta, đạt từ 3,5 - 4,1m vào

kỳ nước cường. Vào kỳ nước kém mực nước lên xuống chậm, có lúc gần như đứng.

Hàng tháng có chừng 1-3 ngày có 2 lần nước lớn và 2 lần nước ròng.

Dòng chảy

Trong Vịnh Bắc Bộ, cả mùa đông và mùa hè đều tồn tại một xoáy thuận có

tâm nằm ở khoảng giữa Vịnh. Mùa Đông tâm này dịch xuống phía nam còn về mùa

hè thì dịch lên phía bắc. Khu vực ven biển Hải Phòng (nằm ở phía tây Bắc của Vịnh

bắc Bộ) thuộc rìa phía tây bắc của hoàn lưu này nên dòng chảy thường có xu hướng

đi từ bắc xuống nam cả mùa đông cũng như mùa hè.

Trong các vũng vịnh có nhiều đảo che chắn nên dòng chảy diễn biến rất phức

tạp và chủ yếu bị chi phối bởi địa hình. Dòng đạt được tốc độ rất lớn khi đi qua các

eo hẹp (có thể đạt tới 1 m/s). Lưu ý rằng dòng chảy trong khu vực kín gió này chủ

yếu quyết định bởi dòng triều, còn dòng do gió không đáng kể, điều này trái ngược

với khu vực ngoài khơi. Độ lớn vận tốc dòng chảy khu vực này đạt vào khoảng 0.2 -

0.5m/s. Tại khu vực vũng vịnh kín giá trị vận tốc nhỏ hơn 0.2 m/s.

Trong khi chế độ triều khu vực Hải Phòng là nhật triều đều thì chế độ dòng

triều ở khu vực từ Cửa Ông xuống đến Hải Phòng lại mang tính bán nhật triều

Page 18: Nghiên cứu cơ sở pháp lý và thực tiễn về hoạt động đổ thải chất nạo

12

không đều (giá trị vận tốc đạt phần lớn đạt 2 lần cực đại và 2 lần cực tiểu trong 1

ngày đêm).

Sóng

Sóng ở vùng biển Hải Phòng không lớn. Vùng ngoài khơi sóng đáng kể hơn.

Sóng trung bình có độ cao khoảng 0,6 - 0,7 m tương ứng tại Hòn Dáu. Sóng lớn

nhất quan sát được vào những ngày hè do bão gây ra ở Hòn Dáu là 5,6 m. Các tháng

mùa đông, gió mùa đông bắc thường tạo ra sóng lớn ở vùng này, có độ cao khoảng

2,8 - 3,0 m.

Về mùa đông sóng thịnh hành trong vùng có sự phân hoá rõ rệt: vùng biển

Hải Phòng Thái Bình, sóng hướng đông chiếm ưu thế với tần suất vào khoảng 25 -

27%.

Về mùa hè, đặc điểm chế độ sóng có nhiều nét tương đồng trong cả vùng.

sóng có hướng đông nam và nam chiếm ưu thế, với tần suất xấp xỉ 40% ở khu vực

Hòn Dáu. Ngoài ra về mùa hè còn quan sát thấy sóng hướng tây nam nhưng có tần

suất nhỏ ở Hòn Dáu thời kỳ sóng lặng chỉ vào khoảng 12-13%.

Mực nước dâng do bão

Đối với vùng ven bờ biển Hải Phòng, nước dâng không lớn. Tần suất từ 35-

50% đối với mức dâng từ 0 – 50 cm; 38% đối với mức dâng 50-100 cm. Tần suất

đạt một vài phần trăm đối với mức dâng từ 150-250 cm.

Mức nước dâng lớn nhất đã xảy ra ở khu vực này khoảng 220 cm, nhỏ hơn

so với vùng Thanh Hoá, Nghệ Tĩnh (trên 300 cm).

1.2.7. Đặc điểm địa hình địa chất đáy biển

Khu vực biển Hải Phòng nằm trong phạm vi Vịnh Bắc Bộ. Vì vậy lịch sử

phát triển địa hình đáy biển khu vực Hải Phòng không thể tách khỏi quá trình tiến

hóa của Vịnh Bắc Bộ. Nên đặc điểm địa hình địa chất đáy biển của Hải Phòng được

hình thành chung trong quá trính hình thành địa hình địa chất của Vịnh Bắc Bộ.

Hầu hết diện tích đáy biển Vịnh Bắc Bộ có hành lang rộng và độ dốc thoải

(2-5o). Độ dốc và độ sâu tăng dần về phía Đông Nam Vịnh Bắc Bộ. Đặc trưng

chung là địa hình thoải dần tạo thành những trũng sâu khép kín dài. Trũng sâu nhất

Page 19: Nghiên cứu cơ sở pháp lý và thực tiễn về hoạt động đổ thải chất nạo

13

nằm ở ngoài khơi trên độ sâu 108 m, về phía Bắc - Đông Bắc đảo Cồn Cỏ, cách đảo

này khoảng 120 km. Trũng kéo dài theo phương Tây Bắc - Đông Nam, là phần kéo

dài của bồn trũng Sông Hồng từ phía lục địa. Phía Bắc trũng này là một trũng có

quy mô nhỏ hơn với độ sâu cực đại đạt đến 75 m chạy dài theo phương Đông Bắc –

Tây Nam, trùng với phương cấu tạo chung của các cấu trúc ven rìa miền Đông Bắc

Việt Nam.

1.2.8. Các hệ sinh thái đặc biển của Hải Phòng

TP. Hải Phòng thuộc phía Tây vịnh Bắc bộ có vị trí địa lý đặc biệt, với

nguồn tài nguyên thiên nhiên vừa có giá trị khai thác, sử dụng, vừa có giá trị bảo

tồn, bảo vệ tạo ra lợi thế phát triển của TP theo định hướng phát triển bền vững. Hải

Phòng có 8/15, quận, huyện tiếp giáp với biển và 2 huyện đảo Cát Hải và Bạch

Long Vỹ. Hải Phòng có nguồn tài nguyên biển khá phong phú, đặc biệt là các hệ

sinh thái biển có giá trị cao đều như rừng ngập mặn, san hô, cỏ biển, rạn đá, tùng

áng, bãi triều, cửa sông và vùng đáy biển rộng lớn, với diện tích khoảng 4.000 km2.

1.3. Tổng quan về hoạt động đổ thải chất liệu nạo vét luồng cảng

1.3.1. Tổng quan quản lý hoạt động đổ thải trên biển của thế giới

Đối với các quốc gia có biển, việc nội luật hóa các quy định quốc tế để kiểm

soát chặt chẽ ô nhiễm biển không những là nghĩa vụ mà còn là trách nhiệm phải

thực thi. Các quốc gia có biển đã hoặc đang hoàn thiện thể chế luật pháp, bộ máy

vận hành và đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện trang thiết bị phục vụ việc quản lý

hoạt động đổ, thải do nhận chìm trên biển ngày càng hiệu quả hơn, kể cả việc ban

hành những hướng dẫn, quy định, quy trình, quy chuẩn cụ thể để quản lý hoạt động

này nhằm đảm bảo hài hòa giữa nhu cầu thực tế trong đổ thải nhận chìm trên biển

phục vụ phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ môi trường biển.

Các nước đang áp dụng các quy định của Nghị định Luân Đôn 1972 để quản

lý hoạt động nhận chìm trên biển. Nhiều nước tiên tiến trên thế giới đã tổ chức quản

lý, kiểm soát hoạt động đổ thải do nhận chìm trên biển một cách hiệu quả như:

Canada, Mỹ, các nước thuộc cộng đồng châu Âu, Úc, New Zeland,...Tại châu Á,

các nước như Nhật, Hàn Quốc, Nga, Singapore,...cũng đều có khung pháp lý và bộ

Page 20: Nghiên cứu cơ sở pháp lý và thực tiễn về hoạt động đổ thải chất nạo

14

máy quản lý, kiểm soát hoạt động đổ thải do nhận chìm trên biển theo quy định

quốc tế.

Các quốc gia này đều thiết lập thể chế, luật pháp, xác định rõ vai trò chủ trì,

phối hợp của từng cơ quan trong đánh giá, cấp phép và kiểm soát hoạt động đổ thải

do nhận chìm trên biển. Do các hoạt động vận chuyển vật, chất đi đổ thải trên biển

đều do tàu, phương tiện hoạt động trên biển thực hiện nên tất cả các quốc gia đều

giao nhiệm vụ kiểm soát hoạt động đổ thải do nhận chìm trên biển cho Cơ quan

Quản lý hàng hải hoặc các lực lượng thực thi luật pháp trên biển (lực lượng có chức

năng kiểm soát tàu, phương tiện hoạt động trên biển) chủ trì thực hiện. Đây cũng là

lý do mà Liên hiệp quốc giao cho Tổ chức Hàng hải Quốc tế nhiệm vụ thiết lập

Công ước về ngăn ngừa ô nhiễm biển do nhận chìm chất thải và các chất khác năm

1972 (Công ước Luân Đôn 1972), Nghị định thư 1996 của Công ước về ngăn ngừa

ô nhiễm biển do nhận chìm chất thải và các chất khác (Nghị định thư Luân Đôn

1996).

Khi nghiên cứu về luật pháp và kinh nghiệm quản lý hoạt động đổ thải do

nhận chìm trên biển của một số quốc gia tiên tiến trên thế giới, việc xem xét thể chế

luật pháp không thể tách rời với việc xác định mô hình quản lý bãi chứa chất thải

trên biển và quản lý hoạt động đổ thải chất thải trên biển. Vì vậy, Việt Nam cần

nghiên cứu, rút kinh nghiệm vì hiện tại cả chế độ luật pháp và mô hình tổ chức bộ

máy quản lý hoạt động đổ thải do nhận chìm trên biển hầu như chưa hình thành.

1.3.1.1. Mô hình quản lý bãi chứa chất thải trên biển và quản lý hoạt động

đổ thải chất thải trên biển của Mỹ

Những quy định về quản lý hoạt động nhận chìm trên biển (bao gồm cả quản

lý bãi chứa chất thải trên biển và chất thải được đổ thải trên biển) của Mỹ được quy

định tại Chương 27 Nhận chìm trên biển, Phần 33 về hàng hải và các vùng nước

hàng hải trong Bộ luật của Mỹ năm 2010 (US Code 2010 Title 33 NAVIGATION

AND NAVIGABLE WATERS CHAPTER 27 OCEAN DUMPING).

Page 21: Nghiên cứu cơ sở pháp lý và thực tiễn về hoạt động đổ thải chất nạo

15

Các quy định về quản lý hoạt động nhận chìm trên biển (bao gồm cả quản lý

bãi chứa chất thải trên biển và chất thải được đổ thải trên biển) của Mỹ phù hợp với

Nghị định thư Luân Đôn 1996.

Mỹ có hệ thống các bãi đổ thải trên biển được đăng tải công khai.Việc kiểm

soát đổ thải thông qua các giấy phép được cấp trong suốt quá trình từ khâu nạo vét,

xếp hàng là chất thải, các vật, chất lên tàu đến việc nhận chìm tại các bãi đổ thải

trên biển.

Các chất thải hay vật, chất khác được phép đổ thải trên biển phù hợp Phụ lục

I của Nghị định thư Luân Đôn 1996.

Đây là mô hình phối hợp đa ngành, gồm có bốn cơ quan liên bang chịu trách

nhiệm chính theo Đạo Luật của Mỹ về nhận chìm trên đại dương (Ocean Dumping

Act): Cơ quan Bảo vệ Môi trường của Mỹ; Quân đoàn kỹ sư của Quân đội Mỹ (US

Army Corps of Engineers); Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia của Mỹ

(NOAA); Cảnh sát biển Mỹ (US Coast Guard). Ngoài ra, các cơ quan đặc biệt về

bảo vệ tài nguyên nước, bảo vệ giữ tài nguyên thiên nhiên và văn hóa cũng tham gia

trong đánh giá để cấp phép nhận chìm.

Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ là cơ quan chính chịu trách điều tiết việc xử

lý tất cả các chất được đổ thải trong các đại dương, cơ quan này cũng cho phép

nghiên cứu và thay đổi các hoạt động đang phải tiến hành để giảm dần việc đổ thải

chất thải công nghiệp. EPA chỉ định các vị trí bãi nhận chìm trên biển, đại dương để

nhận chìm và quy định cụ thể từng giấy phép ở đó vật liệu nào sẽ được đổ thải.

Quân đoàn kỹ sư của Quân đội Mỹ có thẩm quyền cấp giấy phép nạo vét đổ

thải và chịu trách nhiệm thực hiện việc nạo vét luồng cảng.Thư ký của Quân đội Mỹ

(thông qua Quân đoàn kỹ sư của Quân đội Mỹ) cấp giấy phép nạo vét và đổ thải.

Cơ quan Khí quyển và Đại dương Quốc gia (NOAA) chịu trách nhiệm

nghiên cứu về sự thay đổi của môi trường biển do con người gây ra để áp dụng

trong nghiên cứu, đánh giá chất thải để cấp phép. Cơ quan Khí quyển và Đại dương

quản lý một mạng lưới rộng lớn các khu bảo tồn biển theo Đạo luật về các khu bảo

tồn.

Page 22: Nghiên cứu cơ sở pháp lý và thực tiễn về hoạt động đổ thải chất nạo

16

Cảnh sát biển Mỹ có trách nhiệm giám sát việc nhận chìm trên biển.

Gần như tất cả việc nhận chìm vật liệu nạo vét trên biển, đại dương diễn ra

ngày nay được Quân đoàn kỹ sư của Quân đội Mỹ tiến hành và là đơn vị chịu trách

nhiệm chính cho việc nạo vét. Quân đoàn kỹ sư của Quân đội Mỹ được quyền cấp

giấy phép cho nhận chìm vật liệu nạo vét trên biển. Các vật liệu nạo vét là trầm tích

lấy từ dưới mặt nước trước khi được đổ vào đại dương, cần phải được đánh giá để

đảm bảo rằng chúng không gây hại cho sức khỏe con người hay cho môi trường

biển. Mục tiêu cơ bản của chương trình giấy phép là để “ngăn chặn hoặc hạn chế

chặt chẽ việc nhận chìm trên biển bất kỳ vật liệu nào sẽ ảnh hưởng xấu đến sức

khỏe con người, phúc lợi, hoặc tiện nghi, hoặc môi trường biển, hệ sinh thái, hoặc

tiềm năng kinh tế” [26].

Theo Báo cáo cuối cùng về giấy phép ban hành năm 2008 (Thông tư của

IMO số LC-LP.1/Circ.52 ngày 01/5/2012) thì trong năm 2008, Mỹ cấp 15 giấy phép

để nhận chìm trên biển (có 01 giấy phép đặc biệt).

Hình 1.2. Các Bang đã cấp phép chất thải trên biển của Mỹ đến năm 2000

[Nguồn: IMO, 2008]

Page 23: Nghiên cứu cơ sở pháp lý và thực tiễn về hoạt động đổ thải chất nạo

17

1.3.1.2. Mô hình quản lý bãi chứa chất thải trên biển và quản lý hoạt động

đổ thải chất thải trên biển của Ireland

Luật pháp về quản lý hoạt động nhận chìm trên biển (bao gồm cả quản lý bãi

chứa chất thải trên biển và chất thải được đổ thải trên biển) của Ireland được quy

định tại Đạo luật về nhận chìm trên biển của Ireland (Dumping At Sea Act, 1981)

để quy định việc nhận chìm chất thải hoặc các chất khác trong vùng nội thủy và

lãnh hải, trên thềm lục địa và vào các khu vực biển khác thuộc thẩm quyền của

Ireland [27].

Bộ Giao thông vận tải là Cơ quan có thẩm quyền quản lý việc nhận chìm các

chất thải trên biển. Cơ quan này xác định các khu vực nhận chìm trên biển.

Bộ Giao thông vận tải có trách nhiệm xem xét và cấp phép nhận chìm, thời

hạn hiệu lực, số lượng, chủng loại chất thải, và phương pháp nhận chìm sau khi

tham khảo ý kiến của các Bộ: Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Thủy sản và Lâm

nghiệp, Bộ Công nghiệp, Thương mại và Du lịch, Bộ Năng lượng để quyết định cấp

hoặc từ chối cấp giấy phép.

Việc cấp giấy phép phải được kiểm soát nghiêm ngặt theo các quy định. Bộ

Giao thông vận tải có thể thay đổi hoặc thu hồi giấy phép căn cứ sự biến đổi của

môi trường sinh thái biển và sự phát triển của khoa học và công nghệ. Bộ Giao

thông vận tải sau khi tham khảo ý kiến với Bộ Môi trường, Bộ Thủy sản và Lâm

nghiệp, Bộ Công nghiệp, Thương mại và Du lịch và Bộ Năng lượng có thể thu hồi

hoặc sửa đổi giấy phép bất cứ khi nào nghĩ rằng nó thích hợp làm như vậy.

Các quy định về quản lý hoạt động nhận chìm trên biển (bao gồm cả quản lý

bãi chứa chất thải trên biển và chất thải được đổ thải trên biển) của Ireland phù hợp

với Công ước Luân Đôn 1972 (Hình 1.3). Theo Báo cáo tại Thông tư của IMO số

LC-LP.1/Circ.52 ngày 01/5/2012, Ireland cấp 9 giấy phép để nhận chìm trên biển

trong năm 2008 (có 01 giấy phép đặc biệt).

Page 24: Nghiên cứu cơ sở pháp lý và thực tiễn về hoạt động đổ thải chất nạo

18

Hình 1.3.Hình ảnh các vị trí nhận chìm trên biển của Ireland năm 2008

1.3.1.3. Mô hình quản lý bãi chứa chất thải trên biển và quản lý hoạt động

đổ thải chất thải trên biển của Canada

Tại Canada, các hệ thống quản lý bãi chứa chất thải trên biển và quản lý hoạt

động đổ thải chất thải trên biển có những đặc điểm như:

- Hoạt động theo Nghị định thư Luân Đôn;

- Có hệ thống cấp giấy phép theo Luật Bảo vệ môi trường Canada;

- Có một hình thức ứng dụng và danh sách hành động hạn chế được quy

định.

Cơ quan Môi trường Canada là cơ quan chủ trì cấp phép trên cơ sở thiết lập

một mạng lưới tư vấn như Ủy ban Tư vấn khu vực (mỗi khu vực ven biển), các

thành viên trong Ủy ban Tư vấn khu vực đại diện cho các cơ quan khác nhau của

liên bang và các tỉnh hoặc vùng lãnh thổ liên quan.

Cơ quan Môi trường Canada cung cấp mô hình về các đặc tính chất thải.

Mẫu đơn xin phép nhận chìm trên biển, đại dương đòi hỏi phải mô tả về vật liệu đề

Page 25: Nghiên cứu cơ sở pháp lý và thực tiễn về hoạt động đổ thải chất nạo

19

xuất nhận chìm, lịch sử vị trí (khu vực) nhận chìm vật liệu (nạo vét hoặc đổ thải),

tính chất, đặc điểm hóa học, vật lý, sinh học và thông tin của các vị trí (khu vực)

chìm vật liệu để xác định nguồn ô nhiễm cũng như phương án xử lý vật liệu đã bị ô

nhiễm trên đất liền. Các hướng dẫn đánh giá vật liệu đề xuất cho nhận chìm (của

Canada) được xác định theo các hướng dẫn đánh giá đối với chất thải của thủy sản,

đối với tàu, công trình, cấu trúc nhân tạo, đối với phế liệu kim loại và vật liệu cồng

kềnh cũng như đối với các vật liệu khác. Canada cũng sử dụng phương pháp thử

nghiệm theo từng cấp độ để xem xét đặc tính chất thải.

Yêu cầu của Canada khi xem xét đặc tính hóa học thường bao gồm các phân

tích về độ chính xác theo các giới hạn cụ thể. Phân tích phải bao gồm ít nhất là hai

kim loại vi lượng mà giới hạn đã được thiết lập theo quy định (thủy ngân và

cadmium), và hai hợp chất hóa học hữu cơ (hydrocarbon tổng poly-hạt nhân thơm,

PAH, và tổng số biphenyl đã polyclo hóa, PCB). Các tài liệu hướng dẫn cũng liệt kê

một số hợp chất hữu cơ và kim loại nặng mà cơ quan quản lý có thể yêu cầu phân

tích.

Việc cấp phép, giám sát việc chuyên chở lên tàu, phương tiện để đưa chất

thải đi nhận chìm trên biển, kiểm soát việc vận chuyển, đổ thải tại các Bãi chứa chất

thải trên biển được giao cho cơ quan quản lý hàng hải, cảng vụ và các lực lượng có

chức năng kiểm soát tàu, phương tiện hoạt động trên biển trong các hoạt động bảo

đảm an ninh, an toàn và môi trường hàng hải để thực thi đồng thời các quyền, nghĩa

vụ của quốc gia có tàu treo cờ, của quốc gia cảng biển và của quốc gia ven biển theo

Công ước về Luật Biển năm 1982, các điều ước quốc tế của Tổ chức Hàng hải Quốc

tế IMO trong quản lý, kiểm soát tàu, thuyền, cảng biển và bảo đảm an ninh, an toàn

và môi trường trên biển [1].

1.3.1.4. Mô hình quản lý bãi chứa chất thải trên biển và quản lý hoạt động

đổ thải chất thải trên biển của Trung Quốc

Luật pháp về quản lý hoạt động nhận chìm trên biển (bao gồm cả quản lý bãi

chứa chất thải trên biển và chất thải được đổ thải trên biển) của Trung Quốc được

quy định tại Quy định về nhận chìm trên biển của Trung Quốc (do Hội đồng Nhà

Page 26: Nghiên cứu cơ sở pháp lý và thực tiễn về hoạt động đổ thải chất nạo

20

nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ban hành ngày 06/3/1985) để quy định việc

nhận chìm chất thải hoặc các chất khác trong vùng nội thủy và lãnh hải, trên thềm

lục địa và vào các khu vực biển khác thuộc thẩm quyền của Trung Quốc.

Cơ quan Quản lý đại dương Trung Quốc là cơ quan có thẩm quyền về việc

nhận chìm các chất thải trên biển. Cơ quan này chịu trách nhiệm tại các khu vực

biển của Trung Quốc, gồm: các hải đảo, vùng biển nội thủy, vùng tiếp giáp lãnh hải,

thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế Trung Quốc. Cơ quan Quản lý đại dương

Trung Quốc có nhiệm vụ:

- Chịu trách nhiệm cấp giấy phép cho các công trình dưới biển như cáp và

đường ống ngầm.

- Chịu trách nhiệm bảo vệ môi trường biển, bao gồm việc quản lý ô nhiễm,

chất thải ra biển và theo dõi tình trạng môi trường hải dương.

- Tiến hành đánh giá, thăm dò và phát triển lĩnh vực khai thác dầu khí trên

đại dương.

- Thiết lập và đưa ra những quy định cho các hoạt động nghiên cứu hải

dương và tổ chức hợp tác nghiên cứu với nước ngoài.

- Thực thi luật pháp về bảo vệ hàng hải và hải dương, chịu trách nhiệm tuần

tra biển, điều tra và truy tố các hoạt động bất hợp pháp trên biển.

- Tổ chức các cuộc điều tra cơ bản, nghiên cứu khoa học về hải dương học,

về môi trường biển và bảo vệ các hoạt động kinh tế và bảo vệ môi trường biển.

- Chủ trì xác định các khu vực nhận chìm trên biển trên cơ sở tham khảo ý

kiến của các bộ, ngành liên quan để trình Hội đồng Nhà nước Cộng hòa Nhân dân

Trung Hoa xem xét, quyết định.

Cơ quan Quản lý đại dương có trách nhiệm xem xét và cấp phép trong vòng

hai tháng kể từ khi nhận được đơn. Giấy phép nhận chìm ghi rõ đơn vị chất thải

nhận chìm, thời hạn hiệu lực, số lượng, chủng loại chất thải, và phương pháp nhận

chìm. Việc cấp giấy phép được xét duyệt nghiêm ngặt theo các quy định. Cơ quan

này có thể thay đổi hoặc thu hồi giấy phép căn cứ sự biến đổi của môi trường sinh

thái biển và sự phát triển của khoa học và công nghệ.

Page 27: Nghiên cứu cơ sở pháp lý và thực tiễn về hoạt động đổ thải chất nạo

21

Cơ quan Quản lý đại dương giám sát thời điểm xếp các chất thải lên tàu sau

khi đã được phép nhận chìm chất thải trên biển và thông báo cho các cơ quan, lực

lượng thực thi luật pháp trên biển liên quan biết để phối hợp kiểm soát hoạt động

nhận chìm.

Tàu, máy bay, giàn nổi hoặc các loại phương tiện khác chở chất thải đi nhận

chìm phải có dấu hiệu đặc biệt, các chi tiết này sẽ được ghi trước vào sổ Đăng ký

của phương tiện. Nếu tàu chở chất thải đi nhận chìm, chính quyền cảng tại cảng

khởi hành sẽ giám sát, kiểm tra việc xếp hàng. Nếu chính quyền cảng phát hiện thấy

sự khác biệt giữa nội dung quy định trong giấy phép với thực tế thực hiện của tàu

thì sẽ không ký thị thực xuất cảng và thông báo cho Cơ quan Quản lý đại dương.

Cơ quan Quản lý đại dương có trách nhiệm theo dõi, giám sát việc nhận

chìm chất thải trên biển và khi cần thiết, cử cán bộ đi theo cùng tàu. Đơn vị thực

hiện nhận chìm chịu trách nhiệm cung cấp cơ sở vật chất cho cán bộ thực hiện việc

giám sát này.

Các đối tượng đã được phép nhận chìm chất thải trên biển thực hiện việc

nhận chìm trong một khu vực, thời hạn được chỉ định và theo các yêu cầu quy định

trong giấy phép, điền vào mẫu chi tiết ghi lại việc nhận chìm và sau đó nộp cho Cơ

quan Quản lý đại dương Trung Quốc phù hợp với các yêu cầu quy định trong giấy

phép. Cơ quan Quản lý đại dương thường xuyên giám sát các khu vực nhận chìm

trên biển, tăng cường quản lý và tránh những tác động có hại với nguồn lợi thủy sản

và các hoạt động khác trên biển. Khi một khu vực nhận chìm được cho là không còn

phù hợp để tiếp tục nhận chìm, Cơ quan Quản lý đại dương có thể quyết định đóng

cửa nó.

Tàu thuyền và các giàn nổi quốc tịch nước ngoài muốn nhận chìm chất thải,

chất khác phát sinh hoặc liên quan đến việc thăm dò, khai thác và kết hợp xử lý

ngoài khơi tài nguyên khoáng sản đáy biển phải báo cáo cho Cơ quan Quản lý đại

dương Trung Quốc phê duyệt.

Page 28: Nghiên cứu cơ sở pháp lý và thực tiễn về hoạt động đổ thải chất nạo

22

Việc nhận chìm các chất thải được thực hiện ngoài các vùng biển thuộc

quyền tài phán của Trung Quốc, nhưng dẫn đến thiệt hại ô nhiễm các vùng biển

thuộc quyền tài phán của Trung Quốc, sẽ bị xử lý theo quy định của quy định.

Bất kỳ tàu hoặc phương tiện đã vận chuyển chất thải qua các vùng biển thuộc

quyền tài phán của Trung Quốc với mục đích nhận chìm phải thông báo cho Cơ

quan Quản lý đại dương Trung Quốc mười lăm ngày trước khi nhập cảnh vào các

vùng biển thuộc thẩm quyền của Trung Quốc và đồng thời báo cáo thời điểm nhập

cảnh và các tuyến đường của họ, cũng như tên, số lượng và thành phần chất thải.

Các quy định về quản lý hoạt động nhận chìm trên biển (bao gồm cả quản lý bãi

chứa chất thải trên biển và chất thải được đổ thải trên biển) của Trung Quốc đang

thực hiện theo Công ước Luân Đôn 1972.

Trừ Hải quân, Cơ quan Quản lý đại dương Trung Quốc là một trong 5 cơ

quan có nhiệm vụ thực thi luật pháp trên biển của Trung Quốc. Các cơ quan, lực

lượng khác gồm: (1) Cơ quan An toàn Hàng hải Trung Quốc trực thuộc Bộ Giao

thông Vận tải có các nhiệm vụ: thanh tra, đăng ký và quản lý tàu thuyền; điều tra

các vụ tai nạn đường biển, huấn luyện và cấp phép cho thủy thủ, kiểm soát giao

thông đường biển, bảo đảm an toàn hàng hải thi hành luật hàng hải quốc tế và nội

địa, và làm nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn trên biển; (2) Lực lượng Cảnh sát Biển của

Cục Quản lý Biên phòng thuộc Lực lượng Cảnh sát vũ trang Nhân dân, Bộ Công

An có các tàu cao tốc và tàu loại nhỏ được trang bị súng máy và pháo loại nhỏ với

các nhiệm vụ về hỗ trợ, hộ tống, tuần tra, giám sát và tìm kiếm cứu nạn trên biển;

(3) Cơ quan Ngư chính của Trung Quốc, trực thuộc Bộ Nông nghiệp có nhiệm vụ

chính về thực thi pháp luật thủy sản, đảm bảo thực thi luật pháp nhằm duy trì sự ổn

định, tái tạo các nguồn lợi thủy sản; (4) Tổng cục Hải quan Trung Quốc có nhiệm

vụ chính về chống buôn lậu trên biển (thường từ đường tiếp giáp lãnh hải trở vào).

Tàu thuyền của Cơ quan Quản lý đại dương Trung Quốc (Tàu hải giám) để tuần tra,

điều tra và truy tố các hoạt động bất hợp pháp trên biển trước đây về cơ bản đều là

các tàu của Hải quân Trung Quốc chuyển giao sang.

Page 29: Nghiên cứu cơ sở pháp lý và thực tiễn về hoạt động đổ thải chất nạo

23

Mô hình của Trung Quốc với 5 lực lượng dân sự cùng tham gia kiểm soát tàu

thuyền hoạt động trên biển xa theo các lĩnh vực riêng biệt không khỏi dẫn đến việc

chồng chéo và lãng phí, so với việc phần lớn các quốc gia khác thường chỉ tổ chức

một lực lượng như cảnh sát biển với chức năng kiểm soát đa ngành trong thực thi

luật pháp về biển [1].

1.3.1.5. Kinh nghiệm của quốc tế trong quản lý hoạt động đổ thải vật liệu

nạo vét trên biển

(i) Nhận xét về các mô hình quản lý hoạt động nhận chìm trên thế giới:

Về cơ bản có thể chia ra làm ba loại mô hình quản lý hoạt động nhận chìm

trên biển như: Mô hình cơ quan hàng hải chủ trì, mô hình cơ quan kiểm soát tài

nguyên môi trường biển chủ trì và mô hình phối hợp đa ngành, đặc thù khác. Cụ

thể:

(ii) Mô hình cơ quan hàng hải chủ trì điều phối chung các hoạt động nhận

chìm trên biển:

Việc giao cơ quan hàng hải chủ trì điều phối chung các hoạt động của các cơ

quan phối hợp quản lý các hoạt động nhận chìm trên biển này phù hợp hơn trong

việc tổ chức một cơ quan đầu mối để thực thi đồng thời các quyền, nghĩa vụ của

quốc gia có tàu treo cờ, của quốc gia cảng biển và của quốc gia ven biển theo Công

ước về Luật Biển năm 1982, các điều ước quốc tế của Tổ chức Hàng hải Quốc tế để

điều phối việc quản lý, kiểm soát tàu, thuyền, cảng biển và bảo đảm an ninh, an toàn

và môi trường hàng hải. Phù hợp chức năng nhiệm vụ quản lý biển, quản lý cảng và

tàu thuyền đối với các hoạt động nạo vét luồng cảng để bảo đảm an toàn hàng hải,

chuyên chở và đổ thải để nhận chìm trên biển do phương tiện, tàu thuyền thực hiện.

Ngoài ra, xét theo khối lượng các chất và vật liệu nạo vét (luồng hàng hải, bến cảng

khi xây dựng mới và định kỳ hàng năm để duy tu bảo đảm độ sâu chiều rộng luồng

hàng hải, bến cảng phục vụ an toàn hàng hải) là nhu cầu bắt buộc phải thực hiện

nhận chìm trên biển của ngành hàng hải là rất lớn (nếu không có các giải pháp thay

thế khác) so với các ngành, lĩnh vực khác. Cơ quan hàng hải thường là cơ quan đầu

Page 30: Nghiên cứu cơ sở pháp lý và thực tiễn về hoạt động đổ thải chất nạo

24

mối Quốc gia trong thực thi các công ước quốc tế do Tổ chức Hàng hải Quốc tế ban

hành, (kể cả công ước Luân Đôn 1972 và Nghị định thư Luân Đôn 1996).

Như vậy, Mô hình cơ quan có chức năng về hàng hải chủ trì điều phối sẽ phù

hợp trong việc:

- Thiết lập quy hoạch các bãi đổ thải phục vụ các hoạt động bảo đảm an toàn

hàng hải.

- Xem xét, cấp phép cho tàu hoặc máy bay chở hàng là chất thải hay các vật,

chất để nhận chìm trên biển: trong lãnh thổ, vùng nước nội thủy của mình, và đăng

ký tại lãnh thổ hoặc treo cờ của mình, khi việc xếp hàng là chất thải, các vật, chất

lên tiến hành trên lãnh thổ của một quốc gia không phải là Thành viên. Hoạt động

nạo vét, chuyên chở, nhận chìm trên biển đều do tàu, phương tiện trên biển thực

hiện; quy định hàng hải quốc tế về thông tin báo cáo về các sự cố ô nhiễm (nhận

chìm) trên biển do cảng vụ hay các Trung tâm Hàng hải trực 24/24 làm đầu mối

quốc gia.

- Quản lý hệ thống cấp phép khẩn cấp để triển khai cho nhận chìm trong tình

huống bất khả kháng cho tàu hoặc máy bay (Thiết lập hệ thống cấp phép khẩn cấp).

- Tổ chức phối hợp kiểm tra, giám sát, quan trắc, xử lý vi phạm đối với hoạt

động nhận chìm trên biển…

- Thực hiện vai trò cơ quan đầu mối Quốc gia trong trong thực thi Công ước

Luân Đôn 1972 và Nghị định thư Luân Đôn 1996 (do Tổ chức Hàng hải Quốc tế

ban hành) khi gia nhập.

Nhiều Quốc gia giao cho cơ quan hàng hải (thuộc Bộ có chức năng quản lý

về giao thông hàng hải, đường thủy và hàng không) chủ trì như:

- Đức: Bộ Giao thông vận tải và quản lý vận chuyển đường thủy liên bang

chủ trì, Viện Thủy văn Liên bang như một cơ quan tư vấn. Mười sáu tiểu bang

(Laender) cấp khoảng 5% trong tổng số giấy phép [1].

- Hà Lan: Bộ Giao thông Công chính và Quản lý nước chủ trì phối hợp với

các bộ, ngành liên quan để cấp phép, thu hồi giấy phép, kiểm soát hoạt động nạo

vét, nhận chìm [1].

Page 31: Nghiên cứu cơ sở pháp lý và thực tiễn về hoạt động đổ thải chất nạo

25

- Ireland: Bộ Giao thông vận tải chủ trì phối hợp với Bộ Môi trường, Bộ

Thủy sản và Lâm nghiệp, Bộ Công nghiệp, Thương mại và Du lịch và Bộ Năng

lượng để cấp phép, thu hồi giấy phép, kiểm soát hoạt động nạo vét, nhận chìm [27].

Đây là mô hình chủ đạo xét trên khía cạnh QLNN về tàu thuyền, cảng biển,

luồng hàng hải, nhu cầu nạo vét và đổ thải để phục vụ an toàn hàng hải và thực thi

các công ước của IMO về nhận chìm trên biển để thực thi đồng thời các quyền,

nghĩa vụ của quốc gia có tàu treo cờ, của quốc gia cảng biển và của quốc gia ven

biển theo Công ước về Luật Biển năm 1982, các điều ước quốc tế của Tổ chức

Hàng hải Quốc tế IMO trong quản lý, kiểm soát tàu, thuyền, cảng biển và bảo đảm

an ninh, an toàn và môi trường trên biển.

Ngoài ra, việc xem xét, cấp phép cho tàu hoặc máy bay xếp hàng là các chất

thải, hay vật, chất lên để nhận chìm trên biển là phù hợp với chức năng và trình độ

chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ cảng vụ trong thực thi nhiệm vụ bảo đảm an

ninh, an toàn và ngăn ngừa ô nhiễm môi trường từ tàu (liên quan đến việc thực thi

các quy định, quy trình kỹ thuật về bảo đảm an ninh, an toàn và môi trường hàng

hải).

(iii) Mô hình cơ quan kiểm soát tài nguyên môi trường biển chủ trì điều phối

chung các hoạt động nhận chìm trên biển:

Việc giao cơ quan kiểm soát tài nguyên môi trường biển chủ trì điều phối

chung các hoạt động nhận chìm trên biển để đánh giá các tác động đối với việc xin

cấp phép nhận chìm trên biển.

Một số Quốc gia giao cho cơ quan kiểm soát tài nguyên môi trường biển

(thuộc Bộ có chức năng kiểm soát về tài nguyên môi trường biển) chủ trì như:

- Úc: Bộ phát triển bền vững, Môi trường, nước, dân số và cộng đồng (thay

thế Bộ Môi trường, Nước, Di sản và Nghệ thuật đã giải thể ngày 14/9/2010) là cơ

quan chủ trì phối hợp với các Bộ liên quan để đánh giá, cấp phép, thu hồi giấy phép,

kiểm soát đối với các đề xuất đổ thải, nhận chìm [1].

- Canada: Bộ Môi trường Canada, là cơ quan chủ trì phối hợp với Bộ Y tế

Canada, các bộ ngành liên quan (tư vấn của Uỷ ban với nhiều cơ quan trong khu

Page 32: Nghiên cứu cơ sở pháp lý và thực tiễn về hoạt động đổ thải chất nạo

26

vực) tham gia vào việc đánh giá, cấp phép đối với các đề xuất đổ thải, nhận chìm

[1].

- Nam Phi: Bộ các vấn đề về môi trường (trước đây là Bộ các vấn đề về môi

trường và Du lịch) là cơ quan chủ trì phối hợp với các bộ liên quan để cấp phép, thu

hồi giấy phép, kiểm soát đối với các đề xuất đổ thải, nhận chìm [1].

- Anh: Bộ Môi trường, Lương thực và Các vấn đề Nông thôn là cơ quan chủ

trì…

Đây là mô hình phối hợp đa ngành đánh giá, cấp phép cho nhận chìm xét

trên khía cạnh ưu tiên phát triển bền vững (xem xét tổng thể về bảo vệ TNMT biển,

đa dạng sinh học, an toàn sức khỏe và an sinh của cộng đồng, bảo vệ nguồn lợi thủy

sản, an toàn hàng hải và các nhu cầu khác trên biển…).

Trong mô hình cơ quan kiểm soát tài nguyên môi trường biển chủ trì:

- Việc xem xét, cấp phép cho tàu hoặc máy bay xếp hàng là các chất thải, hay

vật, chất lên để nhận chìm trên biển do cơ quan hàng hải đảm trách vì phù hợp với

chức năng, nhiệm vụ kiểm soát việc thực thi các quy định, quy trình kỹ thuật về bảo

đảm an ninh, an toàn và môi trường hàng hải và phù hợp trình độ, chuyên môn

nghiệp vụ hàng hải được đào tạo, tập huấn của cán bộ, sĩ quan cảng vụ về bảo đảm

an ninh, an toàn và môi trường hàng hải. Hơn nữa, cơ quan này là đầu mối quốc gia

để tiếp nhận, điều phối việc xử lý các thông tin, tai nạn sự cố về an toàn và ô nhiễm

môi trường của tàu thuyền trên biển (trong đó có cả các tai nạn sự cố do các hoạt

động chuyên chở, nhận chìm chất thải trên biển).

- Việc kiểm soát các hoạt động chuyên chở, nhận chìm chất thải trên biển do

lực lượng thực thi luật pháp trên biển (thường là cảnh sát biển) chịu trách nhiệm

chính.

(iv) Mô hình phối hợp đa ngành của Mỹ và đặc thù của Trung quốc:

Mô hình phối hợp đa ngành của Mỹ có 4 cơ quan liên bang chịu trách nhiệm

chính về quản lý các hoạt động nhận chìm trên biển: Cơ quan Bảo vệ Môi trường

của Mỹ, Quân đoàn Kỹ sư của Quân đội Mỹ, Cơ quan Đại dương và Khí quyển

Quốc gia và Cảnh sát biển.

Page 33: Nghiên cứu cơ sở pháp lý và thực tiễn về hoạt động đổ thải chất nạo

27

Trong mô hình phối hợp đa ngành của Mỹ cần chú ý đến việc quân đoàn Kỹ

sư của Quân đội Mỹ không phải là cơ quan hàng hải; là cơ quan cấp giấy phép để

đổ thải vật liệu nạo vét đồng thời cũng thực hiện hầu hết các hoạt động nạo vét từ

nguồn ngân sách quốc gia. Đây là mô hình sử dụng Quân đội trực tiếp tham gia

quản lý để cấp phép và thực hiện hoạt động nạo vét từ nguồn ngân sách quốc gia

(khác nguồn ngân sách Quốc phòng) trong thời bình tương tự như chức năng của

lực lượng này trong chiến tranh (như xây dựng công trình thủy lợi, cầu đường, duy

tu nạo vét…) để duy trì, huy động và nâng cao năng lực, kinh nghiệm của bộ máy

chuyên gia công nghệ, các trang thiết bị phương tiện kỹ thuật cao bảo đảm khả năng

kịp thời, động bộ chuyển sang trạng thái thời chiến khi xảy ra chiến tranh cả một

lực lượng công binh kỹ thuật hùng hậu mà thông thường phải dùng đến một lượng

kinh phí quốc phòng rất lớn để duy trì hoạt động.

Mô hình đặc thù của Trung Quốc do một Cơ quan Quản lý đại dương Trung

Quốc chủ trì đảm trách từ khâu quy hoạch bãi chứa chất thải, đánh giá, cấp phép

đến việc kiểm soát các hoạt động nhận chìm trên biển. Cơ quan này vừa có chức

năng quản lý vừa có lực lượng thực thi luật pháp của Trung Quốc trên biển với các

tàu hải giám được trang bị súng, pháo trên tàu để kiểm soát tàu thuyền trên biển xa

bờ trong thực thi luật pháp của Trung Quốc trên biển. Mô hình này không tương

thích với mô hình hiện hành để quản lý tổng hợp và thống nhất về biển và hải đảo

của Việt Nam (điều phối đa ngành).

Như vậy, việc tổ chức mô hình chủ trì, phối hợp đánh giá, cấp phép, giám sát

và kiểm soát hoạt động nhận chìm trên biển của các quốc gia có thể khác nhau phụ

thuộc vào thể chế luật pháp, tổ chức bộ máy, cơ chế phối hợp hiệp đồng giữa các cơ

quan, tổ chức liên quan cũng như trình độ quản lý, đầu tư trang thiết bị và khả năng

ứng dụng khoa học, công nghệ của mỗi quốc gia. Tuy nhiên có một số nét chung

như:

Thứ nhất: Chú trọng đến việc kiện toàn thể chế luật pháp để đáp ứng theo

các quy định chung của Công ước Luân Đôn 1972 và Nghị định thư Luân Đôn

1996.

Page 34: Nghiên cứu cơ sở pháp lý và thực tiễn về hoạt động đổ thải chất nạo

28

Thứ hai: Thiết lập và kiện toàn bộ máy phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và

có sự phân công rõ trách nhiệm cho cơ quan chủ trì và các cơ quan phối hợp trong

từng khâu cụ thể: đánh giá, cấp phép, giám sát và kiểm soát hoạt động nhận chìm

trên biển cũng như các hoạt động nghiên cứu liên quan. Có sự phối hợp chặt chẽ,

hiệu quả giữa cơ quan QLNN về tài nguyên môi trường biển chủ trì trong đánh giá,

cấp phép đối với các đề xuất xin nhận chìm với cơ quan QLNN về hàng hải, hàng

không và với các lực lượng thực thi luật pháp trên biển.

Thứ ba: Việc đánh giá, cấp phép đều phải tham vấn ý kiến của các cơ quan

liên chính như hàng hải, môi trường, thủy sản, y tế, du lịch và các cơ quan, cộng

đồng liên quan đến sử dụng tài nguyên biển.

Thứ tư: Việc xem xét, cấp phép cho tàu hoặc máy bay xếp hàng là các chất

thải, hay vật, chất lên để nhận chìm trên biển do cơ quan hàng hải đảm trách để đảm

bảo chức năng, nhiệm vụ, năng lực, trình độ, chuyên môn nghiệp trong kiểm soát

việc thực thi các quy định, quy trình kỹ thuật về bảo đảm an ninh, an toàn và môi

trường hàng hải và đáp ứng nhiệm vụ đầu mối quốc gia trong thực thi các công ước

về hàng hải của IMO (Công ước London 1972 và Nghị định thư London 1996), đầu

mối quốc gia để tiếp nhận, điều phối việc xử lý các thông tin, tai nạn sự cố về an

toàn và ô nhiễm môi trường của tàu thuyền trên biển do các hoạt động chuyên chở,

nhận chìm chất thải trên biển gây ra.

Thứ năm: Cơ quan hàng hải chủ trì phối hợp với các lực lượng kiểm soát

biển để quản lý các hoạt động của tàu thuyền tham gia vào việc nạo vét, chuyên chở

và nhận chìm tại các bãi chứa trên biển.

1.3.2. Tổng quan quản lý hoạt động nạo vét luồng cảng tại Việt Nam

1.3.2.1. Nhu cầu thực tế về đổ thải trên biển tại Việt Nam

Vùng ven biển và các ngành kinh tế biển ở Việt Nam thu hút nguồn nhân lực

lớn, đặc biệt là các khu công nghiệp, khu kinh tế, cảng biển, nhà máy đóng và sửa

chữa tàu, vận tải biển, công nghiệp dầu khí, khai thác khoáng sản, đánh bắt, nuôi

trồng thủy sản, du lịch,…Hàng năm, vùng ven biển đóng góp khoảng 30% GDP và

50% giá trị xuất khẩu của cả nước và xu hướng ngày một tăng.

Page 35: Nghiên cứu cơ sở pháp lý và thực tiễn về hoạt động đổ thải chất nạo

29

Ngoài ra, ngành kinh tế biển và ven biển phát triển mạnh như cảng hàng hải

kéo theo việc triển khai các dự án xây dựng bến cảng, cầu cảng, nạo vét luồng

tàu,…Như một hậu quả, các hoạt động như vậy đã gây áp lực mạnh mẽ đến môi

trường biển do sự gia tăng nhu cầu đổ thải trực tiếp ra biển hoặc đổ thải trên biển.

Các hoạt động đổ thải trên biển gồm có: đổ thải chất thải hoặc các vật chất khác từ

tàu thuyền ra biển; đổ thải do nhận chìm trên biển và đổ thải do các các hoạt động

trên biển khác (Mục 17.18 về bảo vệ môi trường biển của Tuyên bố về Chương

trình nghị sự 21 của Liên hiệp Quốc năm 1992).

Trong thực tế, nhu cầu nạo vét, duy tu các tuyến luồng hàng hải (cho nhận

chìm xuống biển) của các Dự án xây dựng cảng, công trình biển hay nạo vét, duy tu

thường xuyên, hàng năm nhằm đáp ứng yêu cầu cấp thiết của việc vận chuyển an

toàn hàng hóa xuất, nhập khẩu trong phạm vi cả nước là lớn nhất.

Để bảo đảm an toàn hàng hải, cần thiết phải nạo vét duy tu hàng năm đối với

các tuyến luồng cảng sông, biển để phục hồi độ sâu, kích thước luồng, tuyến đường

hàng hải, độ sâu các bến, cảng biển theo thiết kế do lượng sa bồi thường xuyên bồi

lắng dưới lòng luồng, tuyến đường hàng hải. Tùy theo điều kiện khí tượng thủy văn,

dòng chảy, lượng sa bồi ở mỗi nơi khác nhau để quyết định việc nạo vét nhiều hay

ít. Nhiều nhất vẫn là việc xây dựng, phát triển hệ thống bến cảng mới đòi hỏi phải

nạo vét làm sâu tại khu vực trước các bến cầu cảng hay khai thông, các tuyến luồng

vào, ra các cảng mới.

Đối với các chất nạo vét này, ngoài việc đổ thải vào các khu vực cần san lấp

mặt bằng ven biển và các dự án lấn biển, lượng còn lại được đổ ra biển nên cần thiết

phải thiết lập các khu vực đổ thải trên biển trước để đáp ứng nhu cầu nạo vét thực tế

này đồng thời vẫn bảo đảm được mục tiêu phát triển kinh tế -xã hội và bảo vệ môi

trường một cách bền vững. Tùy theo khối lượng bùn nạo vét lên để thiết kế các vị

trí đổ, thải hoặc trên đất liền (phục vụ san lấp mặt bằng) hoặc các bãi đổ thải trên

biển theo quy hoạch. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay Việt Nam đang triển khai

xây dựng hệ thống các cảng biển theo Quyết định số 2190/QĐ-TTg ngày

Page 36: Nghiên cứu cơ sở pháp lý và thực tiễn về hoạt động đổ thải chất nạo

30

24/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát

triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 [1].

Trên cơ sở Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam do

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ Giao thông vận tải đã và đang triển khai xây

dựng và phê duyệt quy hoạch chi tiết các nhóm cảng biển. Tính đến thời điểm này,

Bộ Giao thông vận tải đã phê duyệt quy hoạch chi tiết được 4 nhóm cảng biển như

sau:

Bảng 1. 1. Danh sách quyết định về quy hoạch chi tiết các nhóm cảng biển

TT Quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển

1

Quyết định số 1742/QĐ-BGTVT ngày 03/8/2011 của Bộ Giao thông vận tải

về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển Bắc Trung Bộ (Nhóm 2)

giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

2

Quyết định số 1743/QĐ-BGTVT ngày 03/8/2011 của Bộ Giao thông vận tải

về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển Trung Trung Bộ (Nhóm

3) đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

3

Quyết định số 1745/QĐ-BGTVT ngày 03/8/2011 của Bộ Giao thông vận tải

về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển Đông Nam Bộ (Nhóm 5)

giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.

4

Quyết định số 1746/QĐ-BGTVT ngày 03/8/2011 của Bộ Giao thông vận tải

về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển Nam Trung Bộ (Nhóm

4) đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

Việc xác định khối lượng và phương án lựa chọn vị trí đổ vật liệu nạo vét

duy tu các tuyến luồng hàng hải là hợp lý và cần thiết nhằm giải quyết các bất cập,

tạo thuận lợi, nhanh chóng và hiệu quả trong thực hiện công tác nạo vét duy tu đáp

ứng yêu cầu cấp thiết của việc vận chuyển hàng hóa xuất, nhập khẩu; tăng tính chủ

động trong việc thực hiện công tác nạo vét, đảm bảo duy trì độ sâu các luồng theo

chuẩn tắc thiết kế. Hàng năm Cục Hàng hải Việt Nam đã tiến hành tổng hợp và dự

Page 37: Nghiên cứu cơ sở pháp lý và thực tiễn về hoạt động đổ thải chất nạo

31

báo số liệu khối lượng chất nạo vét phục vụ ngành hàng hải trên phạm vi cả nước để

có thể tổng hợp và đưa ra giải pháp hợp lý cho vấn đề này (Bảng 1.2.).

Bảng 1. 2. Khối lượng nạo vét các luồng cảng hàng hải năm 2015

STT Tên luồng Khối lượng nạo vét

1 Hải Phòng 1.100.000

2 Hòn Gai - Cái Lân 145.000 ÷ 170.000

3 Đà Nẵng 90.000 ÷ 100.000

4 Nghi Sơn 340.000

5 Cửa Lò 115.000 ÷ 125.000

6 Phà Rừng 135.000

7 Hòn La 10.000 ÷ 16.000

8 Thuận An 80.000 ÷ 100.000

9 Vũng Áng 90.000 ÷ 120.000

10 Cửa Hội 40.000 ÷ 50.000

11 Sài Gòn - Vũng Tàu 230.000

12 Quy Nhơn 276.192

13 Định An – Cần Thơ 62.833

14 Vũng Tàu - Thị Vải -

15 Soài Rạp - Hiệp Phước 500.000

16 Sông Dinh 100.000

[Nguồn: Cục Hàng hải Việt Nam, 2015]

1.3.2.2. Thực trạng việc quản lý hoạt động đổ thải nạo vét tại Việt Nam

Hiện nay quy định áp dụng cho hoạt động nạo vét, đổ thải vật liệu nạo vét

của các tuyến luồng hàng hải áp dụng các quy định tại Quyết định số 73/2013/QĐ-

TTg ngày 27/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc thí điểm thực hiện cơ chế

nạo vét, duy tu các tuyến luồng hàng hải do Bộ Giao thông vận tải quản lý.

Trên thực tế, việc quản lý hoạt động đổ thải bùn nạo vét và các khu vực đổ

thải bùn nạo vét trên biển vẫn được tiến hành thông qua việc tổng hợp nhiều quy

định của các văn bản QPPL liên quan đến các nội dung quản lý cụ thể và thường

Page 38: Nghiên cứu cơ sở pháp lý và thực tiễn về hoạt động đổ thải chất nạo

32

được tổng hợp, trình bày trong các báo cáo Đánh giá tác động môi trường (ĐTM)

đối với từng trường hợp, Dự án cụ thể.

Nội dung báo cáo ĐTM của Dự án hiện nay thực hiện theo quy định tại Nghị

định 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo

vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế

hoạch bảo vệ môi trường.

Nhìn chung, trên cơ sở Báo cáo ĐTM đối với Dự án được thẩm định, cơ

quan chủ quản ra quyết định phê duyệt Báo cáo ĐTM. Quyết định cũng quy định

các biện pháp giảm thiểu tác động tới môi trường và Chương trình Giám sát Môi

trường do chủ dự án thiết lập và một Chương trình Giám sát Môi trường để thanh

tra kiểm soát do các cơ quan có thẩm quyền về môi trường thực hiện trên cơ sở kết

hợp với chủ dự án [6].

Xét về tổng thể, quy định của ĐTM chưa đầy đủ và không phù hợp với đặc

thù của biển trong đánh giá tác động đối với chất thải và bãi chứa chất thải trên biển

theo quy định khung 8 bước đánh giá chất thải để cấp phép và kiểm soát hoạt động

nhận chìm theo Công ước Luân Đôn hay Nghị định thư Luân Đôn. Các đánh giá tác

động môi trường mới tập trung đánh giá chủ yếu về mặt môi trường, thiếu các đánh

giá trên phương diện tiếp cận tổng thể, đặc biệt là các đánh giá trong việc bảo đảm

an toàn giao thông và ảnh hưởng đến các hoạt động khai thác, sử dụng biển khác

cũng như các nội dung kiểm soát, giám sát việc thực hiện việc nhận chìm trên biển

còn chưa chi tiết, đầy đủ. Hơn nữa, các ĐTM chủ yếu mang tính định tính, thiếu các

yếu tố định lượng để so sánh, đối chiếu làm cơ sở cho việc quyết định cho đổ thải

tại bãi chứa chất thải trên biển hay không.

Cũng do thiếu các quy định chung để quản lý hoạt động đổ thải bùn nạo vét

và các khu vực đổ thải bùn nạo vét trên biển, nên cách thức tiến hành xây dựng Quy

hoạch các vị trí đổ bùn nạo vét của các địa phương cũng không thống nhất trong

việc vận dụng văn bản QPPL để phân công cho các cơ quan chủ trì thực hiện. Thậm

chí có địa phương còn giao cho Sở Xây dựng chủ trì phối hợp các Sở, cơ quan liên

quan tiến hành lập Quy hoạch các vị trí đổ bùn nạo vét trên biển để trình UBND

Page 39: Nghiên cứu cơ sở pháp lý và thực tiễn về hoạt động đổ thải chất nạo

33

tỉnh phê duyệt căn cứ theo Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính

phủ về quản lý chất thải rắn căn cứ Điều 10 về trách nhiệm tổ chức lập, phê duyệt

và quản lý quy hoạch quản lý chất thải rắn [7].

Phân tích về trách nhiệm tổ chức lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch quản

lý chất thải rắn nếu chỉ xem xét riêng Nghị định số 59/2007/NĐ-CP thì việc áp dụng

Nghị định này là hợp lý, vì Điều 10 quy định:

- Quy hoạch quản lý chất thải rắn cấp vùng, liên tỉnh, liên đô thị, vùng kinh

tế trọng điểm do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hoặc uỷ quyền cho Bộ trưởng Bộ

Xây dựng phê duyệt. Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Uỷ ban nhân dân các tỉnh,

thành phố trực thuộc Trung ương và các ngành liên quan tổ chức lập quy hoạch

quản lý chất thải rắn cấp vùng, liên tỉnh, liên đô thị và vùng kinh tế trọng điểm.

- Quy hoạch quản lý chất thải rắn ở địa phương do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân

cấp tỉnh tổ chức lập, phê duyệt.

Như vậy, việc thiếu các quy định hướng dẫn việc lập và thực hiện Quy hoạch

các vị trí đổ bùn nạo vét cũng như thiếu các quy định hướng dẫn để đánh giá, cấp

phép, kiểm soát nhận chìm trên biển theo quy định của Quốc tế là một trong những

nguyên nhân cơ bản làm cho việc quản lý hoạt động đổ thải trên biển trong thực tế

bị lúng túng và bất cập.

Để tháo gỡ những bất cập trong triển khai các hoạt động đổ thải bùn nạo vét

và các bãi đổ thải trên biển (đặc biệt là việc phải lập báo cáo ĐTM cho việc duy tu

hàng năm) nhằm bảo đảm an toàn giao thông hàng hải, đường thủy nội địa, đáp ứng

yêu cầu cấp thiết của việc vận chuyển hàng hóa xuất, nhập khẩu trong phạm vi cả

nước, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đã chủ trì đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem

xét, ký ban hành Quyết định số 73/2013/QĐ-TTg ngày 27/11/2013 về việc thí điểm

thực hiện cơ chế nạo vét, duy tu các tuyến luồng hàng hải do Bộ Giao thông vận tải

quản lý. Tuy nhiên, đây là giải pháp tình thế, việc thí điểm thực hiện từ ngày

01/02/2014 đến hết năm 2016.

Mục tiêu việc thí điểm thực hiện cơ chế nạo vét, duy tu các tuyến luồng hàng

hải nhằm xây dựng cơ chế quản lý đặc thù đối với hoạt động nạo vét, duy tu các

Page 40: Nghiên cứu cơ sở pháp lý và thực tiễn về hoạt động đổ thải chất nạo

34

tuyến luồng phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế theo hình thức phù hợp và thủ

tục rút gọn, tạo thuận lợi, nhanh chóng và hiệu quả để: Củng cố và nâng cao hiệu

lực, hiệu quả hoạt động của các Bộ, ngành và địa phương và từng bước hoàn thiện

cơ chế quản lý hoạt động nạo vét, duy tu luồng hàng hải. Khuyến khích thực hiện xã

hội hóa để huy động tối đa nguồn lực của xã hội tham gia vào công tác nạo vét, duy

tu luồng hàng hải, bảo đảm hài hòa lợi ích của Nhà nước và của nhà đầu tư.

Nguyên tắc việc thí điểm thực hiện một số cơ chế đặc thù nhằm phù hợp với

thực tiễn hoạt động nạo vét, duy tu luồng hàng hải, làm cơ sở kiểm tra, đánh giá, so

sánh, đề xuất xây dựng, hoàn thiện cơ chế quản lý công tác nạo vét, duy tu luồng

hàng hải trong phạm vi cả nước; Ưu tiên thực hiện xã hội hóa công tác nạo vét, duy

tu tất cả các tuyến luồng hàng hải bằng nguồn lực của xã hội. Chỉ sử dụng ngân

sách nhà nước thực hiện nạo vét, duy tu các tuyến luồng hàng hải tại các khu vực

cảng biển trọng điểm và các tuyến luồng không có nhà đầu tư tham gia thực hiện

theo hình thức xã hội hóa.

Các nội dung thí điểm cơ chế nạo vét, duy tu các tuyến luồng hàng hải sử

dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước do Bộ Giao thông vận tải quản lý bao gồm: Bộ

Giao thông vận tải phê duyệt kế hoạch nạo vét, duy tu luồng hàng hải hàng năm, cơ

quan quản lý luồng phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công và dự toán công trình làm cơ

sở triển khai thực hiện thi công nạo vét, duy tu luồng hàng hải mà không thực hiện

bước lập dự án hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật đối với công tác nạo vét, duy tu luồng

hàng hải. Không thực hiện việc bảo hành kết quả thi công nạo vét, duy tu luồng

hàng hải sau khi đã được nghiệm thu theo quy định; Chỉ thực hiện việc báo cáo

đánh giá tác động môi trường hoặc cam kết bảo vệ môi trường cho lần đầu thực

hiện công tác nạo vét, duy tu luồng. Đối với những lần tiếp theo chỉ thực hiện việc

quản lý, giám sát môi trường theo báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc cam

kết bảo vệ môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, trừ

trường hợp có thay đổi vị trí bãi đổ vật liệu nạo vét.

Trách nhiệm của Bộ Giao thông vận tải trong thực hiện thí điểm cơ chế nạo

vét, duy tu các tuyến luồng hàng hải: Chỉ đạo thực hiện công tác nạo vét, duy tu các

Page 41: Nghiên cứu cơ sở pháp lý và thực tiễn về hoạt động đổ thải chất nạo

35

tuyến luồng hàng hải sử dụng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước; Chủ trì, phối

hợp với các Bộ, ngành và cơ quan liên quan hướng dẫn trình tự, thủ tục khuyến

khích thực hiện xã hội hóa nạo vét, duy tu luồng hàng hải và khu nước, vùng nước

trong vùng nước cảng biển kết hợp tận thu sản phẩm, không sử dụng ngân sách nhà

nước; Hướng dẫn cụ thể về trình tự, thủ tục lập kế hoạch, phân công, phân cấp và

trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị liên quan trong thực hiện cơ chế nạo vét, duy tu

luồng hàng hải nhằm bảo đảm đơn giản, thuận tiện, phù hợp với yêu cầu thực tiễn

và tăng cường vai trò, trách nhiệm và hiệu quả quản lý nhà nước; Rà soát, hoàn

thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật liên quan

đến thiết kế, thi công, bảo trì luồng hàng hải phù hợp với quy định của pháp luật và

yêu cầu thực tiễn,…

Trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường trong thực hiện thí điểm cơ

chế nạo vét, duy tu các tuyến luồng hàng hải: Chủ trì, hướng dẫn các cơ quan, đơn

vị liên quan tổ chức thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường đối với hoạt động

nạo vét, duy tu luồng hàng hải; Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện

thủ tục đăng ký tận thu sản phẩm đối với các dự án xã hội hóa thực hiện nạo vét,

duy tu kết hợp tận thu sản phẩm theo quy định tại Chỉ thị số 29/2008/CT-TTg ngày

02/10/2008 của Thủ tướng Chính phủ và quy định có liên quan của pháp luật, bảo

đảm đơn giản, thuận tiện, nhanh chóng trong thực hiện dự án [24].

Việc quản lý hoạt động nạo vét đổ thải vẫn theo cơ chế xin cho chưa có quy

trình quy định cụ thể hướng dẫn chi tiết cho hoạt động này. Để hạn chế ảnh hưởng

của hoạt động này tới môi trường thì hiện này vẫn áp dụng quy định lập ĐTM cho

từng dự án. Tuy nhiên quản lý theo ĐTM là không phù hợp với đặc trưng cho kiểm

soát ô nhiễm môi trường biển vì môi trường biển không có ranh giới và có thể lan

truyền ô nhiễm ảnh hưởng tới các khu vực xung quanh.

Việc cấp phép vị trí đổ thải của từng địa phương còn nhỏ lẻ chưa có quy

hoạch dài hạn. Việc đánh giá, giám sát định kỳ môi trường xung quanh trước và sau

khi diễn ra đổ thải và quy trình giám sát hoạt động nạo vét cũng như hoạt động đổ

thải chưa có cơ quan giám sát thực hiện.

Page 42: Nghiên cứu cơ sở pháp lý và thực tiễn về hoạt động đổ thải chất nạo

36

1.4. Các tác động của hoạt động nạo vét, duy tu các tuyến luồng

1.4.1. Tác động tích cực

- Tăng độ sâu, khơi thông luồng lạch, nâng cao năng lực thông qua của luồng

tàu và của cảng: Bên cạnh công tác nạo vét tạo độ sâu mới, hàng năm các tuyến

chạy tàu thường xuyên phải nạo vét duy tu để duy trì độ sâu chạy tàu, đáp ứng được

nhu cầu thông qua của luồng và cảng. Hàng năm cả nước ta có từ 12 đến 15 trong

tổng số 36 tuyến luồng hàng hải được nạo vét duy tu,có tuyến luồng phải nạo vét

duy tu nhiều lần như luồng tàu vào cảng Hải Phòng 3 lần/năm, luồng tàu Định An 2

lần/năm. Năm 2008, với chi phí đầu tư 60 tỷ đồng, luồng tàu vào cảng Hải Phòng đã

nạo vét đến cao độ -5 (luồng sông), -7 (luồng biển), nhờ đó lượng hàng hóa qua

cảng đạt kỷ lục 30 triệu tấn(2007 đạt 24 triệu tấn). Luồng tàu Định An hàng năm

bồi lắng 1,5 triệu m3, từ năm 1997-2007 nạo vét được 3,25 triệu m

3 nhưng chỉ đạt

đến cao độ -4,5, tàu bè ra vào còn gặp khó khăn. Để đáp ứng nhu cầu thông qua của

luồng tàu, năm 2009 Cục Hàng Hải đã đầu tư 14 tỷ đồng để nạo vét 251.000 m3, đủ

độ sâu để thông tàu 5000 -10.000 tấn.

- San lấp tạo bãi, nền móng xây dựng công trình, tận thu vật liệu: Việc san

lấp tạo bãi bằng sản phẩm nạo vét đã tạo nên diện mạo mới trong khu vực, hàng loạt

nhà máy của các Khu công nghiệp đã được xây dựng ở nhiều tỉnh thành, Khu công

nghiệp Đình Vũ - Hải Phòng là một ví dụ. Để san lấp tôn tạo mặt bằng trên diện tích

164 ha đã sử dụng hàng chục triệu m3 cát tận thu từ nạo vét.

- Tăng khả năng thoát lũ, tạo bãi tắm nhân tạo và diện tích nuôi trồng thủy

hải sản: Do địa hình đáy thay đổi, diện tích mặt cắt ướt tăng nên khả năng thoát lũ

của sông sau khi nạo vét cũng tăng lên và do đó giảm khả năng ngập lụt vùng hạ du.

Các đầm hồ nuôi trồng thủy hải sản, các bãi tắm nhân tạo cũng được tạo lập nhờ

quá trình nạo vét. Trên thế giới có nhiều bãi tắm nhân tạo như ở Mêxico, Budapest,

Paris, Berlin… Bãi tắm nhân tạo bên bờ sông Seine hàng năm thu hút trên 4 triệu

khách. Ở nước ta cũng có nhiều bãi tắm nhân tạo như bãi tắm Tuần Châu, Titốp, bãi

tắm Thuận An. Tuy nhiên, ngoài những tác độc tích cực nêu trên thì việc nạo vét

khai thông luồng lạch còn rất nhiều hạn chế [11].

Page 43: Nghiên cứu cơ sở pháp lý và thực tiễn về hoạt động đổ thải chất nạo

37

1.4.2. Các tác động tiêu cực của công tác nạo vét

- Ảnh hưởng đến môi trường nước và không khí: Trong quá trình nạo vét, để

phá vỡ liên kết của lớp đất nạo vét, phương tiện nạo vét cần phải tạo ra tác động cơ

học hoặc thủy lực (bằng lưỡi xén hoặc tia nước cao áp), khi mối liên kết của lớp đất

bị phá vỡ các hạt bùn cát bị khuấy trộn lên, hàm lượng chất lơ lửng trong nước tăng,

môi trường nước bị vẩn đục trong phạm vi lớn do sự khuyếch tán và tác động của

dòng chảy. Theo các kết quả quan trắc thực tế, khi tàu nạo vét hoạt động, vùng nước

bị vẩn đục có bán kính hàng trăm mét (diện tích > 30.000 m2), và thời gian ảnh

hưởng kéo dài hàng giờ. Để đánh giá sự biến đổi độ đục của nước trước và sau khi

nạo vét, cần tiến hành lấy mẫu phân tích ở các tần mặt, giữa và đáy. Tháng 8/1998,

Trung tâm kỹ thuật bảo hộ lao động-Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã tiến

hành khảo sát sự biến đổi độ đục của nước khi nạo vét luồng tàu Nam Triệu - Hải

Phòng, kết quả như sau: Trước khi nạo vét, độ đục trung bình ở 3 tầng SS = 37mg/l,

sau khi nạo vét độ đục trung bình ở 3 tầng SS= 188mg/l (tăng hơn 5 lần). Cùng với

hàm lượng bùn cát lơ lửng, nồng độ các chất ô nhiẽm cũng tăng lên rất nhiêu sau

khi lớp trầm tích đáy bi khuấy trộn.

- Ảnh hưởng đến giao thông vận tải và các công trình lân cận: Khi nạo vét

bằng tàu cuốc hoặc tàu hút tự hành thì bản thân tàu và các phương tiện vận chuyển

gây ảnh hưởng rất lớn đến giao thông đường thủy, khi nạo vét bằng tàu hút xén thổi

thì tàu hút và hệ thống đường ống gây cản trở tàu bè qua lại trên tuyến.

- Ô nhiễm nguồn nước và ảnh hưởng tới hệ sinh thái thủy sinh: Các hoạt

động xây dựng cảng bao gồm cả nạo vét luồng và đổ chất thải nạo vét đáp ứng quy

mô hoạt động của cảng thường không chỉ gây ô nhiễm nguồn nước tại vị trí thi công

mà có thể ảnh hưởng đến các vùng nước rộng lớn được lan truyền theo các dòng

chảy, đặc biệt là các cảng có quy mô lớn có thể đón nhận tàu hàng có trọng tải lớn

thậm chí trên 100.000 DWT. Khi lớp đất nạo vét bị xáo trộn lên đồng nghĩa với việc

làm mất đi nơi cư trú của quần thể sinh vật đáy (ngao, sò, cua, ốc, rong tảo...), một

số sinh vật bị hút theo hỗn hợp nước-bùn cát vào khoang chứa của tàu hút. Mặt

khác, việc tăng hàm lượng chất rắn lơ lửng trong nước sẽ cản trở ánh sang chiếu

Page 44: Nghiên cứu cơ sở pháp lý và thực tiễn về hoạt động đổ thải chất nạo

38

xuống tần đáy, tức là làm cản trở quá trình quang hợp của các loài thực vật thủy

sinh, hạn chế sự phát triển của chúng, làm nghèo đi nguồn thức ăn của các hệ động

vật, do đó các loài có tính di dời cao sẽ di chuyển sang vùng khác có điều kiện sinh

trưởng tốt hơn. Ngoài ra, sự hủy hoại và xua đuổi các loài thủy sinh còn do lớp trầm

tích đáy bị khuấy trộn thì một số chất độc hòa tan vào nước làm tăng nồng độ chất ô

nhiễm trong nước. Việc làm suy giảm hệ sinh thái trong khu vực nạo vét có thể gây

ảnh hưởng đến năng suất khai thác, nuôi trồng thủy hải sản của nhân dân trong khu

vực. Đặc biệt, các hoạt động này có thể chiếm dụng hoặc phá hủy các hệ thủy sinh

làm mất đi những nguồn lợi thủy sản cho tương lai là các nguồn gen quy hiếm.

- Làm thay đổi chế độ thủy, hải văn gây tình trạng xói lở, bồi lắng: Các công

trình xây dựng cố định như bến cảng, đê chắn sóng, công trình điều chỉnh dòng

chảy..., và hoạt động nạo vét luồng lạch sẽ làm thay đổi hình thái lòng sông, biển

dẫn đến thay đổi dòng chảy và thay đổi chế độ động thủy lực của dòng chảy. Theo

kết quả nghiên cứu của một số dự án (luồng Soài Rạp, luồng cảng Hải Phòng), việc

nạo vét tuyến luồng sẽ gây ra sự thay đổi nhất định trong phân chia dòng chảy

ra/vào sông chính và các nhánh sông, dẫn đến: (1) Mực nước trung bình và chân

triều hạ thấp; (2) Lưu lượng cực đại từ sông nhánh ra sông chính (sông được nạo

vét) giảm; (3) Năng lực thoát lũ và thoát nước mưa qua sông tăng; (4) Biên độ dao

động thủy triều tăng; (5) Tốc độ dòng chảy tại tim luồng tăng. Cùng với các tác

động từ sóng thủy triều, sóng phát sinh từ hoạt động chạy tàu, sự tăng độ dốc của bờ

biển, bờ sông sẽ làm tăng nguy cơ xói lở bờ biển, bờ sông. Mặt khác, các dòng chảy

sông đồng thời sẽ gia tăng về vận tốc khi thủy triều xuống sẽ kéo theo lượng bùn cát

từ phía thượng nguồn gây bồi lắng ảnh hưởng đến hoạt động chạy tàu.

- Nạo vét luồng gây tình trạng xâm nhập mặn: Sau khi tuyến luồng được nạo

vét, hình thái lòng sông thay đổi với xu hướng là phát triển cả về độ rộng và độ sâu

tiến vào phía trong cửa sông và dòng sông, cùng với chế độ thủy triều phần nước

biển có độ mặn cao sẽ tiến sâu hơn vào các cửa biển, dòng sông đã được nạo vét khi

thủy triều lên làm thay đổi độ mặn các vùng nước cửa sông và trong sông ảnh

hưởng đến hệ thủy sinh và các hoạt động nuôi trồng, canh tác nông nghiệp có sử

Page 45: Nghiên cứu cơ sở pháp lý và thực tiễn về hoạt động đổ thải chất nạo

39

dụng nguồn nước các sông này. Mức độ xâm nhập mặn thường phụ thuộc vào chế

độ dòng chảy và đặc biệt lưu lượng nước ngọt chảy về từ phía thượng nguồn các

con sông.

- Tác động do đổ thải chất thải nạo vét luồng hành hải: trong quá trình thực

hiện các dự án lớn như cảng Lạch Huyện, việc xác định và đánh giá các tác động

liên quan đến vị trí đổ thải bùn nạo vét luôn gặp rất nhiều khó khăn. Hiện nay, hầu

hết các dự án chọn giải pháp đổ bùn nạo vét ra biển do giải pháp đổ thải và xử lý

trên bờ gặp rất nhiều khó khăn như vị trí đổ, chi phí đổ lên bờ và xử lý và một số

vấn đề kỹ thuật liên quan khác. Tuy nhiên, việc đổ bùn nạo vét ra biển nếu không

được nghiên cứu, đánh giá kỹ sẽ gây ra những vấn đề như ô nhiễm nguồn nước, phá

hủy các ngư trường, bãi nuôi trồng thủy hải sản, rạn san hô, bãi cá đẻ... và tác động

tiêu cực đến hoạt động du lịch biển do ô nhiễm nguồn nước, trong khi các biện pháp

giảm thiểu các tác động tiêu cực do hoạt động đổ thải này gặp rất nhiều khó khăn và

tốn kém về chi phí [11].

Page 46: Nghiên cứu cơ sở pháp lý và thực tiễn về hoạt động đổ thải chất nạo

40

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu

- Các thực trạng và quy định quản lý hoạt động đổ thải chất nạo vét luồng

cảng Hải Phòng;

- Các giải pháp tăng cường quản lý hoạt động đổ thải chất nạo vét luồng cảng

Hải Phòng.

2.2. Phạm vi nghiên cứu

a) Phạm vi địa lý

Hệ thống cảng Hải Phòng, bao gồm khoảng 40 cầu cảng và Cảng cửa ngõ

quốc tế Lạch Huyện.

b) Phạm vi vấn đề

- Nghiên cứu hiện trạng quản lý nạo vét và đổ thải chất nạo vét của hệ thống

luồng cảng Hải Phòng;

- Nghiên cứu các quy định trong nước và nước ngoài (công ước quốc tế về

nhận chìm, đổ thải) để đề xuất cơ sở pháp lý trong việc đưa ra các quy định cụ thể

cho hoạt động đổ thải chất nạo vét ở hệ thống cảng Hải Phòng và Việt Nam.

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp kế thừa, tổng hợp tài liệu

Tổng hợp và kế thừa các kết quả nghiên cứu từ các Công ước quốc tế quy

định về hoạt động nhận chìm đổ thải; các quy định về hoạt động nạo vét của một số

quốc gia; xem xét mô hình quản lý về hoạt động đổ thải chất thải trên biển của thế

giới và các quy định của Việt Nam liên quan đến quản lý hoạt động đổ thải nạo vét

luồng cảng trên biển,…

Các tài liệu này sẽ được phân loại, sắp xếp có trình tự và được định hướng

vào nghiên cứu để xác định các cơ sở thực tiễn và lý luận cho mục tiêu nghiên cứu.

Nhằm xây dựng được cơ sở pháp lý và thực tiễn của quốc tế và Việt Nam trong

quản lý hoạt động đổ thải, nhận chìm trên biển.

Luận văn đã tiến hành tổng hợp các báo cáo đánh giá tác động môi trường

của các Dự án có hoạt động nạo vét và đổ thải tại các bãi chứa trên biển được triển

Page 47: Nghiên cứu cơ sở pháp lý và thực tiễn về hoạt động đổ thải chất nạo

41

khai gần đây nhất và cụ thể là Dự án Đầu tư xây dựng công trình Cảng cửa ngõ

quốc tế Hải Phòng để điều tra, khảo sát cụ thể việc quản lý và đánh giá ĐTM đối

với hoạt động đổ thải bùn nạo vét và các bãi thải bùn nạo vét trên biển của Dự án.

Vì hiện nay việc quản lý các hoạt động nạo vét và bải thải chất nạo vét đều dựa vào

các quy định của ĐTM.

2.3.2. Phương pháp khảo sát thực tế

Đây là phương pháp không thể thiếu trong việc kiểm chứng những tài liệu đã

thu thập được và bổ sung những tài liệu, dữ liệu còn thiếu. Mục đích của việc tiến

hành khảo sát thực địa nhằm nhận biết và đánh giá hiện trạng, nhu cầu nạo vét

luồng cảng, hiện trạng quản lý việc đổ thải chất nạo vét và phương thức quản lý

việc đổ thải tại Hải Phòng. Luận văn tiến hành khảo sát tại Cảng vụ Hàng hải là cơ

quan quản lý đội tàu, quản lý hoạt động của các cảng, luồng cảng của Hải Phòng; tại

Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan tham mưu giúp UBND thành phố Hải

Phòng thẩm định các ĐTM các dự án nạo vét đổ thải; Tổng công ty Đảm bảo an

toàn hàng hải miền Bắc để tổng hợp các số liệu nạo vét hàng năm;…

2.3.3. Phương pháp chuyên gia

Đây là một phương pháp quan trọng và hiệu quả: Phương pháp này huy động

được kinh nghiệm và hiểu biết của các chuyên gia về lĩnh vực quản lý chất thải, lĩnh

vực kiểm soát môi trường biển và hải đảo, từ đó sẽ cho các kết quả có tính thực tiễn

và khoa học cao, tránh những thiếu sót trong quá trình nghiên cứu.

Luận văn cũng tiến hành trao đổi với các chuyên gia về hàng hải (Cảng vụ

Hàng hải Hải Phòng), chuyên gia về quản lý nhà nước về hoạt động nạo vét đổ thải

tại địa phương (Chi cục Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hải

Phòng), với Tổng công ty Đảm bảo an toàn hàng hải Miền Bắc là đơn vị thực hiện

hoạt động đổ thải vật liệu nạo vét, với các đơn vị cảng: Cảng Hải phòng, Cảng Đình

Vũ, Ban Quản lý Dự án Hàng hải 2 (Quản lý Cảng Lạch Luyện - Cát Hải) nhằm

nắm bắt được hiện trạng quản lý cũng nhưng các vướng mắc tại địa phương trong

hoạt động nạo vét đổ thải vật liệu nạo vét.

Page 48: Nghiên cứu cơ sở pháp lý và thực tiễn về hoạt động đổ thải chất nạo

42

2.3.4. Phương pháp tiếp cận hệ thống

Là một phương pháp khoa học giúp xử lý những vấn đề phức tạp, những vấn

đề tồn tại trong mối quan hệ hữu cơ, ràng buộc. Nó được vận dụng trong những

trường hợp khi có nhiều mối quan hệ phải nghiên cứu, nhiều đối tượng phải xem

xét, nhiều yếu tố bất định phải tính đến, nhiều phương án cần cân nhắc so sánh lựa

chọn trong khi lượng thông tin có thể không đầy đủ như mong muốn. Phương pháp

tiếp cận hệ thống thường rất phù hợp với những đối tượng có cấu trúc không chặt

chẽ, tức là những đối tượng vừa có yếu tố định tính và vừa có yếu tố định lượng và

chỉ có một phần có thể diễn tả được bằng ngôn ngữ toán học.

Nội dung chính của phương pháp tiếp cấn hệ thống:

- Xem xét quản lý hoạt động đổ thải chất nạo vét luồng cảng Hải Phòng là

một hệ thống: Nó được hình thành từ lực lượng quản lý, các quy định, chính sách,

nhu cầu thực tế của hoạt động đổ thải chất nạo vét trong quá trình phát triển ngành

Hàng hải và mô hình tổ chức quản lý các yếu tố trên ảnh hưởng tác động nên nhau

để kiểm soát ô nhiễm môi trường tốt hơn và hiệu quả.

- Trọng tâm nghiên cứu là hiện trạng các quy định quản lý hoạt động đổ thải

chất nạo vét luồng cảng. Toàn bộ hệ thống được xem xét đánh giá từ các quy định

của Quốc tế đến các quy định của Việt Nam, đánh giá hệ thống quản lý của Việt

Nam có phù hợp với các Quy định định của quốc tế chưa. Và đưa ra các đề xuất xây

dựng bổ sung các quy định của Việt Nam cho phù hợp với các quy định của quốc tế

mà Việt Nam là thành viên.

Phương pháp này được sử dụng xuyên suốt quá trình thực hiện luận văn,

giúp cho luận văn vừa bảo đảm được tính khái quát, vừa bảo đảm được tính cụ thể,

các nội dung trong luận văn nhằm đề xuất được một số giải pháp tăng cường quản

lý hiệu quả hoạt động đổ thải chất nạo vét luồng cảng ở thành phố Hải Phòng.

2.3.5. Phương pháp so sánh

Vận dụng để đối chiếu các quy định của luật Việt Nam với các quy định của

các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên (Các quy định của các điều ước

Page 49: Nghiên cứu cơ sở pháp lý và thực tiễn về hoạt động đổ thải chất nạo

43

quốc tế mà Việt Nam là thành viên có mức độ áp dụng cao hơn đối với quy định của

luật Việt Nam) để từ đó so sánh, đề xuất bổ sung, sửa đổi phù hợp.

Page 50: Nghiên cứu cơ sở pháp lý và thực tiễn về hoạt động đổ thải chất nạo

44

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Cơ sở pháp lý quản lý hoạt động đổ thải vật liệu nạo vét ở Hải Phòng

3.1.1. Các quy định quốc tế về hoạt động đổ thải vật liệu nạo vét

Có nhiều quy định quốc tế quy định về lĩnh vực nhận chìm đổ thải trên biển

như: Công ước MARPOL73/78 của IMO, Công ước Luân Đôn 1972 và Nghị định

thư Luân Đôn 1996, nhiều Điều ước quốc tế (Công ước, Hiệp định, Thỏa thuận) ở

cấp độ vùng, khu vực nhằm nâng cao hiệu quả phối hợp kiểm soát ô nhiễm do việc

nhận chìm trên biển giữa các Quốc gia liên quan như: Công ước Barcelona về bảo

vệ, phòng ngừa ô nhiễm biển tại Địa Trung Hải; Công ước về Bảo vệ môi trường

biển của Đông Bắc Đại Tây Dương (OSPAR); Công ước về Bảo vệ môi trường biển

của biển Baltic (Helsinki); Kế hoạch hành động về bảo vệ, quản lý và phát triển môi

trường biển và ven biển Thái Bình Dương khu vực Tây Bắc (NOWPAP); Công ước

Noumea và Nghị định thư về phòng ngừa ô nhiễm do nhận chìm ở Nam Thái Bình

Dương. Tuy nhiên quy định tổng thể và là cơ sở để xây dựng các quy định khác về

việc quản lý các hoạt động nhận chìm chất thải và các vật liệu khác trên biển là

Công ước Luân Đôn 1972 và Nghị định thư Luân Đôn 1996.

(1) Công ước Luân Đôn 1972

Công ước về ngăn ngừa ô nhiễm biển do nhận chìm chất thải và các chất

khác năm 1972 còn được gọi là Công ước Luân Đôn 1972 được thông qua vào ngày

13/11/1972 và có hiệu lực vào ngày 30/8/1975. Công ước này nhằm mục đích ngăn

chặn việc nhận chìm chất thải xuống biển, đại dương thông qua việc cấm nhận chìm

đối với các chất độc hại và phải thiết lập một chương trình quốc gia để giám sát, cấp

phép cho việc nhận chìm các chất thải và vật chất khác. Tính đến ngày 02/12/2013,

thế giới có 87 nước tham gia Công ước Luân Đôn 1972.

Công ước Luân Đôn 1972 có 22 Điều và 3 Phụ lục với các nội dung:

+ Quy định thiết lập cơ chế cấp phép (Điều 6).

+ Quy định về hành chính, thực thi, và các vấn đề thủ tục (Điều 7 - Điều 12).

Page 51: Nghiên cứu cơ sở pháp lý và thực tiễn về hoạt động đổ thải chất nạo

45

+ Quy định của Công ước và quy định hoạt động, quyền hạn của Ban thư ký

của Công ước (Điều 13 - Điều 20).

+ Phụ lục I quy định Danh sách các chất thải và chất khác bị cấm nhận chìm

trên biển ("Danh sách đen").

+ Phụ lục II quy định Danh sách các chất thải và chất khác đòi hỏi phải có

giấy phép đặc biệt từ trước khi cho nhận chìm ("Danh sách xám").

+ Phụ lục III quy định việc xem xét các tiêu chí để quản lý việc cấp giấy

phép cho nhận chìm các chất trên biển [29].

(2) Nghị định thư Luân Đôn 1996

Trong năm 1993, các thành viên tham gia Công ước Luân Đôn đã bắt đầu

đánh giá chi tiết điều ước quốc tế, dẫn đến việc áp dụng các sửa đổi Phụ lục I và

II.Những sửa đổi này cấm việc nhận chìm của tất cả các chất thải phóng xạ, quá

trình đốt trên biển chất thải công nghiệp và nước thải, có hiệu lực từ ngày 01/7/1996

cho việc nhận chìm chất thải công nghiệp.

Nghị định thư Luân Đôn 1996 được thông qua tại Luân Đôn, ngày

7/11/1996, có hiệu lực từ ngày 24/3/2006, sau khi có 26 quốc gia (15 trong số đó là

cũng tham gia Công ước London) ký kết. Tính đến ngày 02/12/2013, thế giới có 43

Quốc gia tham gia Công ước Luân Đôn 1972.

Nghị định thư này thay thế Công ước 1972 về ngăn ngừa ô nhiễm biển do

nhận chìm các chất thải và các chất khác. Các thành viên tham gia Nghị định thư

cũng là các thành viên tham gia Công ước và Nghị định thư thay thế Công ước.

Nghị định thư Luân Đôn 1996 có 29 Điều và 3 Phụ lục.

- Phụ lục I liệt kê danh sách chất thải, các chất khác có thể được xem xét cấp

giấy phép nhận chìm.

- Phụ lục II phác thảo các thủ tục để đánh giá chất thải hoặc các chất khác có

thể được xem xét để cho nhận chìm. Phụ lục mô tả một quá trình tám bước để xác

định xem chất thải hoặc chất khác phù hợp cho đổ thải do nhận chìm trên biển và

nếu như vậy, làm thế nào để giám sát nó. Tám bước được thể hiện trong Hướng dẫn

đánh giá chất thải chung (WAG).

Page 52: Nghiên cứu cơ sở pháp lý và thực tiễn về hoạt động đổ thải chất nạo

46

- Phụ lục III mô tả về các thủ tục trọng tài [30].

3.1.2. Các quy định chung về hoạt động nhận chìm (đổ thải) trong các quy

định quốc tế

Nhìn chung, cả Nghị định thư 1996 và Công ước Luân Đôn 1972 đều quy

định việc thiết lập hệ thống luật pháp, tổ chức bộ máy để quản lý chặt chẽ hoạt động

nhận chìm trên biển như:

- Thiết lập cơ chế đánh giá chất thải hoặc chất khác đối với các đề xuất nhận

chìm hoặc đốt trên biển phục vụ việc cấp phép và quy trình xem xét xác định các vị

trí bãi chứa chất thải trên biển; thiết lập quy hoạch các bãi chứa chất thải trên biển;

- Thiết lập quy định, quy trình liên quan đến các thủ tục của hệ thống cấp

phép khẩn cấp để kịp thời cấp phép khẩn cấp đối với các trường hợp nhận chìm

hoặc đốt trên biển khẩn cấp bất khả kháng;

- Thiết lập quy định áp dụng đối với việc nhận chìm chất thải hoặc các chất

khác trong các vùng nội thủy để quản lý hiệu quả theo quy định của Công ước;

- Thiết lập các quy trình, thủ tục báo cáo của các tàu thuyền và máy bay quan

sát thấy việc nhận chìm trên biển trái Công ước;

- Thiết lập việc hệ thống hóa các tín hiệu để sử dụng cho các tàu tham gia

vào nhận chìm phù hợp quy định chung của quốc tế;

- Thiết lập quy trình kiểm tra và cấp các chứng nhận cho các trang thiết bị và

các tàu tham gia hoạt động nhận chìm;

- Tiến hành giám sát và thực thi các biện pháp thích hợp để kiểm soát hoạt

động nhận chìm trên biển và trong các vùng nội thủy một cách hiệu quả;

- Thiết lập các kênh liên lạc với tất cả các bên có liên quan trong nước và

quốc tế để phối hợp quản lý hoạt động nhận chìm trên biển;

- Tổ chức quản lý hoạt động đổ, thải và xử lý chất thải hiệu quả cũng như các

biện pháp khác để ngăn chặn hoặc giảm thiểu ô nhiễm do nhận chìm;

- Thiết lập cơ chế hành chính để báo cáo cho IMO và Tổ chức do các Bên

tham gia Nghị định thư Luân Đôn 1996 chỉ định hoặc là Tổ chức do các Bên tham

gia Công ước Luân Đôn 1972 chỉ định;

Page 53: Nghiên cứu cơ sở pháp lý và thực tiễn về hoạt động đổ thải chất nạo

47

- Tổ chức xem xét, cấp các giấy phép cho các đề xuất xếp chất thải hoặc chất

khác lên tàu hoặc máy bay để đưa đi nhận chìm đối với:

+ Tàu hoặc máy bay ở trong lãnh thổ của mình (đối với Quốc gia đã tham gia

Công ước Luân Đôn 1972 hay Nghị định thư Luân Đôn 1996);

+ Tàu hoặc máy bay đăng ký hoặc treo cờ của mình;

+ Tàu hoặc máy bay đăng ký hoặc treo cờ của mình tiến hành xếp hàng lên

(để chở đi nhận chìm) tại lãnh thổ của quốc gia không tham gia Công ước Luân Đôn

hoặc Nghị định thư Luân Đôn;

- Kiểm tra, giám sát việc thực thi các quy định của pháp luật điều chỉnh hoạt

động nhận chìm trên biển đối với:

+ Tàu và máy bay đăng ký hoặc treo cờ của nước mình;

+ Tàu và máy bay xếp các chất thải hoặc chất khác trong lãnh thổ của mình

để chở đi nhận chìm;

+ Tàu, máy bay và các giàn nổi hay các cấu trúc nhân tạo khác cho là tham

gia vào việc nhận chìm trong các khu vực thực thi quyền tài phán của mình phù hợp

với luật pháp quốc tế.

- Tổ chức tập huấn, đào tạo cán bộ khoa học và kỹ thuật;

- Nghiên cứu, đầu tư trang thiết bị, phương tiện, công cụ để triển khai việc

quản lý và thực thi kiểm soát hoạt động nhận chìm trên biển hiệu quả;

- Tổ chức bảo đảm việc cung cấp thiết bị và các phương tiện cần thiết cho

nghiên cứu và giám sát;

- Thiết lập các chương trình, nhiệm vụ, nhiệm vụ NCKH, đề án, dự án và

hợp tác quốc tế trong việc: phát triển các thủ tục để việc áp dụng Công ước có hiệu

quả; tham gia vào các hiệp định khu vực để phòng ngừa ô nhiễm môi trường, đặc

biệt là đối với việc nhận chìm; hài hoà các thủ tục phù hợp với các Bên ký kết các

Công ước liên quan khác; hợp tác trong lĩnh vực quan trắc và nghiên cứu khoa học,

đào tạo và huấn luyện; giám sát biển...

Page 54: Nghiên cứu cơ sở pháp lý và thực tiễn về hoạt động đổ thải chất nạo

48

3.1.3. Các quy định chung về Quy trình đánh giá để cấp phép cho đổ, thải chất

thải tại bãi chứa chất thải trên biển

Việc đánh giá chất thải này được thể hiện ở Hình 3.1: “Khung đánh giá chất

thải theo Công ước và Nghị định thư Luân Đôn”. Trong đó mô tả mối quan hệ giữa

các bước, công đoạn trong suốt quá trình từ khi đánh giá đầu vào, xác định chất đó

có thể được cho cấp phép nhận chìm hay không, đánh giá bãi chứa chất thải cho đến

khi cấp phép, thực hiện, giám sát việc tuân thủ, giám sát hiện trường và đánh giá kết

quả cuối cùng. Bao gồm 8 bước sau:

Bước 1: Xem xét đặc tính chất thải, vật liệu nạo vét để đánh giá (Xem xét

các tính chất hóa học, vật lý và sinh học).

Bước 2: Kiểm tra, xem xét việc phòng ngừa chất thải, vật liệu nạo vét và

đánh giá xem việc lựa chọn các giải pháp thay thế về quản lý chất thải có phù hợp

hay không.

Bước 3: Xem xét, đánh giá chất thải, vật liệu nạo vét theo Danh sách hành

động quốc gia để xác định liệu chất thải, vật liệu có chấp nhận cho nhận chìm hay

không. Bước 3 này nhằm xác định việc các chất thải có thể cho cấp phép nhận chìm

hay không để chuyển sang Bước 4.

Bước 4: Xác định và mô tả vị trí bãi đổ thải, nhận chìm (Lựa chọn vị trí bãi

đổ thải, nhận chìm).

Bước 5: Xác định tác động tiềm năng và chuẩn bị các giả thuyết tác động

(Đánh giá tác động tiềm năng khi cho đổ thải).

Đánh giá tác động tiềm năng khi cho đổ thải để xác định mức độ ảnh hưởng

đến an toàn, môi trường và sinh thái cũng như các ảnh hưởng khác.

Bước 6: Cấp Giấy phép và các quy định trong Giấy phép.

Bước 7: Thực hiện dự án và quan trắc, giám sát việc tuân thủ.

Bước 8: Tiến hành giám sát tại hiện trường và đánh giá việc thực hiện đổ thải.

Ta cũng có thể gọi đây là quy trình đánh giá để xác định các chất được phép

đổ thải trên biển. Trên thực tế, nếu các chất đã được cấp phép cho nhận chìm rồi,

nhưng trong quá trình thực hiện dự án và quan trắc, giám sát việc tuân thủ (Bước 7)

hay Giám sát hiện trường và đánh giá việc thực hiện đổ thải (Bước 8), cơ quan có

thẩm quyền có thể vẫn dừng việc cho phép đổ thải lại nếu thấy những vi phạm hoặc

Page 55: Nghiên cứu cơ sở pháp lý và thực tiễn về hoạt động đổ thải chất nạo

49

khi xét thấy những ảnh hưởng của việc đổ thải nhận chìm đến an toàn, môi trường và

sinh thái cũng như các ảnh hưởng khác lớn hơn dự kiến [30].

Đặc tính chất thảiXem xét kiểm tra việc

Phòng chống và lựa chọn phương pháp quản lý chất

thải

Hiện có cơ hội, điều kiện thực tế để

tái sử dụng, tái chế

hoặc xử lý chất

thải không?

Từ chối

Danh sách hành động

Vật liệu có được

chấp nhận việc đổ

thải hay không

Có thể thay đổi để có thể chấp

nhận đổ hay không

Từ chối

Xác định vị trí nhận chìm và

các điều kiện của vị trí nhận

chìm

Xác định tác động tiềm năng và chuẩn bị các giả thuyết về tác

động khi cho nhận chìm

Có cấp phép hay không

Thực hiện Dự án và giám sát

việc tuân thủ

Quan trắc và đánh giá việc

thực hiện đổ thải

Yes

No

No No

Yes

Từ chốiNo

Yes

Yes

Hình 3.1.Khung đánh giá chất thải theo Công ước về ngăn ngừa ô nhiễm biển

do nhận chìm chất thải và các chất khác năm 1972 và Nghị định thư 1996

Page 56: Nghiên cứu cơ sở pháp lý và thực tiễn về hoạt động đổ thải chất nạo

50

3.1.4. Cơ sơ thực thi luật pháp quốc tế về quản lý hoạt động đổ thải vật liệu

nạo vét trên biển tại Việt Nam

Pháp luật của Việt Nam quy định việc tuân thủ và thực thi các điều ước quốc

tế mà Việt Nam là thành viên hoặc thực thi các quy định của các điều ước quốc tế

mà Việt Nam là thành viên trong trường hợp có quy định khác nhau về cùng một

vấn đề so với pháp luật của Việt Nam được thể hiện trong nhiều rất văn bản quy

phạm pháp luật như: Hiến pháp sửa đổi hiến pháp năm 1992 mới được Quốc hội

thông qua ngày 28/11/2013, Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế

năm 2005, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008, Bộ luật hàng hải

Việt Nam năm 2005, Luật bảo vệ môi trường năm 2014, Luật tài nguyên, môi

trường biển và hải đảo 2015…

Điều 12, Hiến pháp bổ sung sửa đổi hiến pháp năm 1992 mới được Quốc hội

thông qua ngày 28/11/2013 trong việc “tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc và

điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên”. Đây là lần

đầu tiên, nội dung rất mới và trong một văn bản pháp lý cao nhất của Cộng hòa xã

hội chủ nghĩa Việt Nam là Hiến pháp đã trực tiếp quy định việc tuân thủ và thực thi

các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Các bản Hiến pháp trước đây,

ngay cả trong Bản dự thảo Hiến pháp để xin ý kiến năm 2012 đều chưa quy định

việc tuân thủ và thực thi các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên [16].

Tại Khoản 1, Điều 6 về Điều ước quốc tế và quy định của pháp luật trong

nước của Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005 đã quy định

trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật và điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã

hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì

áp dụng quy định của điều ước quốc tế. Việc Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều

ước quốc tế của Việt Nam quy định phải áp dụng các điều ước quốc tế mà Việt Nam

là thành viên nếu có quy định về cùng một vấn đề có khác nhau so với quy định của

văn bản QPPL Việt Nam cũng chính là để thực thi Điều 26 và 27 Công ước viên về

Luật điều ước quốc tế (Việt Nam là thành viên), trong đó đã quy định việc ràng

buộc trách nhiệm Bên gia nhập các Điều ước quốc tế đã ký phải thực hiện một cách

Page 57: Nghiên cứu cơ sở pháp lý và thực tiễn về hoạt động đổ thải chất nạo

51

thiện chí và không thể viện dẫn các quy định nội bộ của pháp luật mình để biện

minh cho các thiếu sót của họ để thực hiện các Điều ước quốc tế đã ký đó. (“Điều

26 về ràng buộc các bên tham gia: Mọi điều ước đã có hiệu lực; Điều 27 về pháp

luật trong nước và việc tôn trọng các điều ước.”).

Khoản 5, Điều 3 về nguyên tắc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp

luật (Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008) quy định về nguyên tắc

thứ 5 việc không làm cản trở việc thực hiện điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội

chủ nghĩa Việt Nam là thành viên trong xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp

luật.

Theo Khoản 2, Điều 2 về Đối tượng áp dụng của Bộ luật hàng hải Việt Nam

năm 2005 thì trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt

Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Bộ luật này thì áp dụng quy

định của điều ước quốc tế đó. Theo Khoản 1, Điều 5 về Nguyên tắc hoạt động hàng

hải thì hoạt động hàng hải phải tuân theo quy định của Bộ luật này, quy định khác

của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Theo

Khoản 2, Điều 28 về Bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô

nhiễm môi trường quy định tàu biển khi hoạt động trong vùng nước cảng biển và

vùng biển Việt Nam phải chấp hành quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước

quốc tế mà Việt Nam là thành viên về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng

ngừa ô nhiễm môi trường [15].

Như vậy, có thể nói, toàn bộ hệ thống chính trị, luật pháp của Việt Nam đều

rất tôn trọng chấp nhận sự ràng buộc, áp dụng và thực thi các điều ước quốc tế mà

Việt Nam là thành viên trong đó có Công ước của Liên hiệp quốc về Luật biển

1982.

3.1.5. Các quy định pháp lý liên quan đến việc quản lý hoạt động đổ thải vật

liệu nạo vét

Các quy định pháp lý liên quan đến việc quản lý hoạt động đổ thải vật liệu

nạo vét của Hải Phòng đều áp dụng các quy định chung của Việt Nam. Các quy

Page 58: Nghiên cứu cơ sở pháp lý và thực tiễn về hoạt động đổ thải chất nạo

52

định pháp lý liên quan đến việc quản lý hoạt động đổ thải vật liệu nạo vét của Việt

Nam:

Trong hoạt động bảo vệ môi trường biển, hệ thống văn bản pháp luật ngày

càng hoàn thiện, tạo hành lang pháp lý cho hoạt động bảo vệ môi trường biển. Cơ

sở pháp lý của việc quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển, hải đảo

hiện nay lại bao gồm rất nhiều bộ luật, luật chuyên ngành khác nhau như: Luật Tài

nguyên, môi trường biển và hải đảo năm 2015, Luật bảo vệ môi trường 2014, Luật

Dầu khí, Bộ luật Hàng hải, Luật giao thông đường thủy nội địa, Luật Du lịch và

Luật Thuỷ sản, Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu biển ngày 27/8/2008, Nghị định số

57/2010/NĐ-CP ngày 25/5/2010 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh

Thủ tục bắt giữ tàu biển. Cụ thể như sau:

1. Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo ngày 25/6/2015 gồm 10

chương và 81 điều quy định về Nhận chìm trên biển từ điều số 57 đến điều số 63

[22]

2. Luật Bảo vệ môi trường ngày 23/6/2014 gồm 20 chương và 170 điều.

Chương V, quy định về bảo vệ môi trường biển và hải đảo (từ điều 49 đến điều 51)

với các nội dung: Nguyên tắc bảo vệ môi trường biển; Kiểm soát xử lý ô nhiễm môi

trường biển; hoạt động khắc phục và giải quyết hậu quả sự cố tràn dầu trên biển là

một phần trong các nội dung này [18].

3. Bộ luật Hàng hải Việt Nam ban hành ngày 14/6/2005, có hiệu lực thi hành

từ ngày 01/4/2006 là bộ luật chuyên ngành hàng hải với 18 chương với 261 điều.

Khác với Bộ luật Hàng hải năm 1990, Bộ Luật Hàng hải năm 2005 đã ghi nhận vấn

đề bảo vệ môi trường là một nguyên tắc quan trọng: phòng ngừa ô nhiễm biển là

một trong những nội dung thuộc phạm vi điều chỉnh của Bộ luật (Điều 1) và hành vi

gây ô nhiễm môi trường biển là hành vi bị nghiêm cấm (Điều 10) [15].

4. Luật Dầu khí 1993 sửa đổi năm 2008 (lần 2) - Điều 5 - quy định các chủ

thể tham gia hoạt động dầu khí phải có đề án bảo vệ môi trường và các biện pháp

ngăn ngừa bảo vệ môi trường. Nghị định số 48/2000/NĐ-CP (Điều 7) quy định chi

tiết thi hành Luật Dầu khí quy định rõ hơn các chủ thể hoạt động dầu khí bao gồm:

Page 59: Nghiên cứu cơ sở pháp lý và thực tiễn về hoạt động đổ thải chất nạo

53

Báo cáo đánh giá tác động môi trường; Chương trình quản lý an toàn và đánh giá

mức độ rủi ro kèm theo các biện pháp hạn chế sự cố và thiệt hại; trong đó có sự cố

tràn dầu; ứng cứu khẩn cấp các sự cố bao gồm cả các biện pháp kỹ thuật và việc sử

dụng các phương tiện, thiết bị để khắc phục sự cố. Các tổ chức, cá nhân tiến hành

hoạt động dầu khí phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về thiệt hại đối với người,

tài sản và môi trường, kể cả việc làm sạch và khôi phục hiện trạng môi trường do

tác hại trực tiếp hay gián tiếp của hoạt động dầu khí gây ra (Điều 9) [20].

5. Pháp lệnh Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam năm 2008. Theo quy định

của đạo luật này, một trong những nhiệm vụ của lực lượng cảnh sát biển là bảo vệ

tài nguyên, phòng ngừa ô nhiễm môi trường (bao gồm việc phòng ngừa ô nhiễm

dầu) trên các vùng biển thuộc quyền tài phán quốc gia của Việt Nam theo quy định

của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành

viên (Điều 1, 6, 7) [23].

Như vậy, cơ sở pháp lý chung để quản lý hoạt động đổ thải nhận chìm trên

biển tại Việt Nam gồm có: Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo; Luật Bảo

vệ Môi trường Việt Nam năm 2014; Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2005; Luật

Tài nguyên nước năm 2012; Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của

Chính phủ về quản lý chất thải rắn; Nghị định số 88/2007/NĐ-CP ngày 28/5/2007

của Chính phủ về thoát nước đô thị và khu công nghiệp; Nghị định số 21/2012/NĐ-

CP ngày 25/7/2012 của Chính phủ về quản lý cảng biển và luồng hàng hải; Nghị

định 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch bảo

vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế

hoạch bảo vệ môi trường; Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ngày 14/4/2011 của Bộ

Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý chất thải nguy hại…

Các tiêu chuẩn, quy chuẩn về quản lý, bảo vệ môi trường bắt buộc áp dụng

đã được các Bộ, ngành công bố theo thẩm quyền.

Sau khi rà soát các nội dung quy định tại các văn bản QPPL nêu trên luận

văn có xem xét, đánh giá về khả năng chồng chéo các quy định về quản lý hoạt

động đổ thải chất nạo vét cụ thể:

Page 60: Nghiên cứu cơ sở pháp lý và thực tiễn về hoạt động đổ thải chất nạo

54

Bảng 3. 1. Rà soát các quy định về đổ thải, nhận chìm trên biển của Việt Nam

TT Quy định về kiểm

soát ô nhiễm biển

Quy định về

nhận chìm trên

biển

Quy định về hoạt

động đổ thải vật

liệu nạo vét luồng

cảng

Quy định về

bãi chứa chất

thải trên biển

1 Luật Tài nguyên môi trường biển

2015 X x x X

2 Luật Bảo vệ môi trường 2014 X x (Điều 53)

3 Luật Tài nguyên nước 2012 x (Điều 34)

4 Luật Biển 2012 x (Điều 35) x

5 Luật Dầu khí 2008 x (Điều 5, điều 9)

6 Pháp lệnh Cảnh sát biển 2008 x (Điều 6 - điều 7)

7 Bộ Luật Hàng hải 2005 x (Điều 10)

8 Nghị định số 25/2009/NĐ-CP ngày

06/3/2009 X x (Điều 17)

9 Nghị định số 21/2012/NĐ-CP X x Điều 32

10 Nghị định số 59/2007/NĐ-CP X

11 Quyết định số 73/2013/QĐ-TTg X x x

Page 61: Nghiên cứu cơ sở pháp lý và thực tiễn về hoạt động đổ thải chất nạo

55

Từ bảng 3.1 trên đánh giá các quy định về quản lý hoạt động đổ thải chất nạo

vét nêu trên ta thấy được:

Thuật ngữ “nhận chìm” lần đầu tiên được sử dụng một lần trong Luật biển

Việt Nam (ban hành năm 2012), hoạt động đổ thải trên biển tại Việt Nam chính là

hoạt động nhận chìm chất thải hoặc chất khác trên biển được quy định trong Công

ước Luân Đôn và Nghị định thư Luân Đôn.

Hiện nay, các biện pháp cụ thể giảm thiểu các tác động xấu đối với môi

trường; phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường cũng như cam kết thực hiện các biện

pháp bảo vệ môi trường trong quá trình xây dựng và vận hành công trình đối với

các hoạt động nạo vét và đổ thải trên biển là cơ sở để phê duyệt báo cáo ĐMC hay

ĐTM. Đây cũng là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án và cũng là cơ

sở để tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện. Do hình thức kiểm tra thông qua

đoàn kiểm tra chỉ phù hợp với việc kiểm tra việc thực hiện các công trình, biện pháp

bảo vệ môi trường ở ngay tại Dự án tại thời điểm kiểm tra nên không bao gồm được

toàn bộ các hoạt động nạo vét và đổ thải trên biển trong toàn bộ quá trình diễn ra

hoạt động này. Cũng do các quyết định phê duyệt báo cáo ĐMC hay ĐTM không

phải là văn bản QPPL nên hiệu lực pháp lý cho việc áp dụng, kiểm tra việc thực

hiện không cao.

Tuy chưa có các quy định cụ thể nhưng thực tế việc nhận chìm được chúng

ta thực hiện thường xuyên và chưa chú trọng việc xác định các tính chất đặc thù

trong hoạt động đổ, nhận chìm trên biển để xây dựng các văn bản QPPL điều chỉnh

trực tiếp hoạt động đổ thải trên biển tại Việt Nam.

Các quy định mới ở dạng khung quản lý việc nhận chìm (mục 3, Chương VI

Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo) nên chúng ta cần có những văn bản

QPPL dưới luật quy định về quản lý về bãi chứa chất thải trên biển hoặc quy định

chất thải được phép đổ thải trên biển.

Đánh giá việc thực hiện các quy định quốc tế tại Việt Nam

Page 62: Nghiên cứu cơ sở pháp lý và thực tiễn về hoạt động đổ thải chất nạo

56

Theo các quy định của Quốc tế, mô hình quản lý của một số Quốc gia trên

thế giới là thành viên của Công ước Luân Đôn 1972 và Nghị định thư 1996 và Việt

Nam trong việc quản lý hoạt động đổ thải xuống biển ta có thấy:

Bảng 3. 2. Bảng so sánh thực hiện các quy định quốc tế về đổ thải vật liệu nạo

vét trên biển tại Việt Nam

STT Các quy định Quốc tế Các quy định của Việt Nam

1 Quy định chung về đổ thải (nhận

chìm)

Đã hình thành khung nhận chìm trên

biển trong mục 3, chương 6, luật tài

nguyên, môi trường biển và hải đảo.

2 Môi hình quản lý hoạt động đổ thải

vật liệu nạo vét Chưa có quy định

3 Lực lượng quản lý hoạt động đổ

thải vật liệu nạo vét

Chỉ là tạm thời theo quy định quản lý,

thẩm định ĐTM

4 Quy định cụ thể quản lý hoạt động

đổ thải vật liệu nạo vét Chưa quy định cụ thể

4.1 Quy định về thiết lập quy định, cơ

chế cấp phép Chưa quy định cụ thể

4.2

Quy định việc chỉ định một cơ

quan hoặc các cơ quan chức năng

có thẩm quyền để phối hợp quản lý

hoạt động nhận chìm.

Đã có quy định tại Luật tài nguyên,

môi trường biển và hải đảo là Bộ Tài

nguyên và Môi trường, tuy nhiên

chưa có các quy chế, chức năng,

nhiệm vụ cụ thể.

4.3 Quy định về danh mục các chất

được nhận chìm Chưa quy định

4.4 Thiết lập quy hoạch các bãi chứa

chất thải trên biển Chưa quy hoạch

4.5 Quy trình đánh giá chất thải để cấp

phép cho đổ, thải chất thải tại bãi

Chưa quy định cụ thể theo văn bản

quy phạm pháp luật.

Page 63: Nghiên cứu cơ sở pháp lý và thực tiễn về hoạt động đổ thải chất nạo

57

Từ bảng so sánh trên ta thấy việc quản lý hoạt đông đổ thải ở Việt Nam mới

dừng lại là bắt đầu tiếp cận các quy định. Vì vậy, từ khung pháp lý, cơ chế chính

sách đến mô hình quản lý, lực lượng quản lý của Việt Nam còn thiếu rất nhiều nên

việc thực hiện các hoạt động này còn nhiều lúng túng. Nguyên nhân dẫn đến việc

Việt Nam chậm trong việc quy định việc quản lý hoạt động đổ thải vật liệu nạo vét

trên biển là:

chứa chất thải trên biển

4.5.1 Quy định việc kiểm tra, kiểm soát

việc phòng ngừa

Có được thực hiện ĐTM, tuy nhiên

đây không phải là QPPL nên không

đủ tính răn đe.

4.5.2 Quy định đánh giá việc lựa chọn

các giải pháp quản lý chất thải Thể hiện tại ĐTM

4.5.3 Quy định đánh giá tính chất hóa, lý,

và sinh học của vật liệu Chưa quy định

4.5.4 Quy định đánh giá theo danh sách

hành động quốc gia Chưa quy định

4.5.5 Quy định các tiêu chí lựa chọn bãi

đổ thải chất thải

Thể hiện tại ĐTM, nhưng không có

quy hoạch, phân vùng cụ thể

4.5.6 Quy định các tác động tiềm năng Thể hiện tại ĐTM nhưng chưa là các

quy định có tính pháp lý rằng buộc

4.5.7 Quy định việc quan trắc môi trường

tại bãi chứa bãi thải chất nạo vét

Thực hiện theo cam kết của chủ dự án

trong báo cáo ĐTM. Chưa có quy

định cụ thể định kỳ theo quy định

đánh giá môi trường định kỳ hàng

năm.

4.5.8 Quy định việc Quyết định cấp phép

và các điều kiện cấp phép

Đã có quy định dưới dạng nguyên tắc

trong Luật tài nguyên, môi trường

biển và hải đảo, và đang dự thảo quy

định cụ thể.

Page 64: Nghiên cứu cơ sở pháp lý và thực tiễn về hoạt động đổ thải chất nạo

58

Việc Luật quy định nghiêm cấm mọi hình thức đổ chất thải xuống biển trong

một thời gian dài (đến năm 2014) không những chưa phù hợp với thực tế và đáp

ứng quy định trong Điều ước Quốc tế mà Việt Nam là thành viên phải thực hiện

trong suốt thời gian dài 30 năm tính từ khi Việt Nam nghiên cứu, tham gia Công

ước về luật biển năm 1982 đến nay (trường hợp này là Điều 210 về nhận chìm trên

biển). Luận văn nhận thấy: Nguyên nhân chủ yếu và cơ bản là hệ thống luật pháp và

tổ chức bộ máy chủ trì, phối hợp để cấp phép, quản lý hoạt động đổ thải, nhận chìm

trên biển chưa được thiết lập và kiện toàn hợp lý. Do:

- Chưa chú trọng đến việc nghiên cứu tổng thể để thiết lập đồng bộ hệ thống

thể chế luật pháp, cơ chế chính sách để quản lý hoạt động đổ thải, nhận chìm trên

biển nói chung và để quản lý việc đổ thải chất thải, các bãi chứa chất thải trên biển

một cách hiệu quả.

- Còn chậm trong việc nghiên cứu, hoàn thiện các quy định pháp lý và cơ chế

phối hợp đa ngành để kiểm soát hoạt động đổ thải, nhận chìm, kiểm soát vật, chất

được phép đổ thải tại các bãi chứa trên biển, ven biển và ngoài khơi còn thấp;

- Chậm nghiên cứu, xác lập để đề xuất kiện toàn mô hình tổ chức và cơ chế

vận hành quản lý quản lý hoạt động đổ thải, nhận chìm trên biển theo quy định

chung của quốc tế và phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn của Việt Nam (xác lập cơ

quan chỉ trì và các cơ quan phối hợp, hiện nay chưa có quy định cụ thể).

Ngoài ra về thực thi các điều ước quốc tế, nguyên nhân chính là chưa chú ý

đến trách nhiệm và nghĩa vụ trong thực thi Điều 210 về ô nhiễm do sự nhận chìm

của Công ước về luật biển năm 1982, trong đó yêu cầu các quốc gia thông qua luật

và quy định để phòng ngừa, hạn chế và chế ngự ô nhiễm môi trường biển do sự

nhận chìm…

Và một số nguyên nhân khác:

- Chưa chú trọng việc nghiên cứu, đào tạo, huấn luyện chuyên sâu về quản lý

hoạt động đổ thải, nhận chìm trên biển. Năng lực quản lý hoạt động đổ thải, nhận

chìm trên biển còn yếu.

Page 65: Nghiên cứu cơ sở pháp lý và thực tiễn về hoạt động đổ thải chất nạo

59

- Chưa chú trọng việc nghiên cứu, thiết lập cơ chế huy động các Hệ thống

viễn thám, quan trắc, giám sát ô nhiễm môi trường biển trong phối hợp quản lý hoạt

động đổ thải, nhận chìm trên biển.

- Chưa thiết lập được các giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ

mới để phục vụ cho quản lý hoạt động đổ thải, nhận chìm trên biển nói chung và

trong quản lý việc đổ thải chất thải, các bãi chứa chất thải trên biển.

- Chưa chú trọng đến công tác thông tin, tuyên truyền để nâng cao nhận thức,

ý thức về mối nguy hại do đổ thải, nhận chìm.

Tóm lại, nguyên nhân cơ bản của tình trạng trên do trong một thời gian dài,

Việt Nam thiếu việc nghiên cứu, triển khai một kế hoạch đồng bộ và toàn diện để

thực hiện Công ước về Luật biển, trong khi lẽ ra việc này đã phải triển khai ngay

khi gia nhập Công ước về Luật Biển 1982. Vì vậy, quy định của Điều 210 chưa

được phân tích, nghiên cứu để vận dụng để “nội luật hóa” nhằm nâng cao hiệu quả

quản lý hoạt động nhận chìm đã góp phần dẫn đến việc ban hành các quy định còn

chậm.

Tuy vậy đây cũng là cơ hội để Việt Nam có thể học tập, nghiên cứu các mô

hình quản lý hoạt động đổ thải trên biển của các nước phát triển đã có kinh nghiệm

và quản lý hiệu quả hoạt động này theo các quy định Quốc tế.

Trên cơ sở những nghiên cứu, phân tích ở phần trên về hiện trạng và nguyên

nhân trong quản lý hoạt động đổ thải, nhận chìm trên biển nói chung và trong quản

lý hoạt động đổ thải vật liệu nạo vét trên biển nói riêng, luận văn đề xuất cần thiết

phải xem xét thực hiện trong một kế hoạch tổng thể quản lý hoạt động nhận chìm

trên biển. Để triển khai đồng bộ các giải pháp với mục tiêu hoàn thiện đồng thời về

thể chế luật pháp, tổ chức bộ máy, cơ chế vận hành, phối hợp hiệp đồng trong cấp

phép, quản lý các hoạt động đổ thải, nhận chìm trên biển nói chung và trong quản lý

hoạt động đổ thải vật liệu nạo vét trên biển nhằm nâng cao hiệu quả việc phòng

ngừa và bảo vệ môi trường biển do việc đổ thải do nhận chìm trên biển gây ra phù

hợp với đặc điểm, tình hình thực tế của Việt Nam và đáp ứng được các yêu cầu, quy

Page 66: Nghiên cứu cơ sở pháp lý và thực tiễn về hoạt động đổ thải chất nạo

60

định của quốc tế. Với yêu cầu của kế hoạch tổng thể quản lý hoạt động đổ thải vật

liệu nạo vét luồng cảng trên biển từ Trung ương tới địa phương:

- Việc hoàn thiện thể chế luật pháp, tổ chức bộ máy, cơ chế vận hành, phối

hợp hiệp đồng trong cấp phép, quản lý các hoạt động đổ thải, nhận chìm trên biển

nói chung và trong quản lý hoạt động đổ thải vật liệu nạo vét trên biển cần đặt trong

tổng thể quản lý tổng hợp tài nguyên và môi trường biển. và phù hợp với đặc điểm,

tình hình thực tế của Việt Nam và đáp ứng được các yêu cầu, quy định của quốc tế;

đồng thời phải tính đến xu thế ngày càng hạn chế việc cấp phép cho hoạt động đổ

thải trên biển trên phạm vi khu vực và toàn cầu.

- Việc xây dựng và hoàn thiện thể chế luật pháp, cơ chế phối hợp xem xét để

cấp phép, quản lý các hoạt động đổ thải, nhận chìm trên biển cần chú trọng đến việc

phòng ngừa để bảo vệ môi trường, đảm bảo duy trì các hệ sinh thái biển, an toàn

sức khỏe con người, duy trì các hoạt động dụng hợp pháp trên biển (hàng hải, tài

nguyên,…) phục vụ phát triển bền vững và phương pháp tiếp cận theo nguyên tắc

“người gây ô nhiễm phải trả tiền”.

3.2. Cở cở thực tiễn cho quản lý hoạt động đổ thải chất nạo vét của Hải Phòng

3.2.1. Nhu cầu về nạo vét và đổ thải chất nạo vét của Hải Phòng

Theo số liệu của ngành Giao thông vận tải Hải Phòng cho thấy, hiện trên địa

bàn thành phố có 36 bến cảng với tổng chiều dài hơn 10 km, gồm 13 bến cảng tổng

hợp, 11 bến cảng công-ten-nơ và 12 cảng hàng lỏng khai thác cảng lớn nhỏ thuộc

Nhóm cảng biển phía Bắc vì theo Quy hoạch hệ thống cảng biển Việt Nam và có

Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng đang trong giai đoạn đầu tư xây dựng. Khối lượng

nạo vét từng luồng cảng qua các năm phải có ý kiến phê duyệt của Cục Hàng hải

Việt Nam [1]. Khối lượng chất nạo vét, vị trí đổ, phương thức nạo vét qua các năm

của Hải Phòng được nêu ở bảng 3.3.

Page 67: Nghiên cứu cơ sở pháp lý và thực tiễn về hoạt động đổ thải chất nạo

61

Bảng 3. 3. Vị trí và khối lượng đổ chất nạo vét của luồng Hải Phòng

TT Hạng

mục 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

1

Chuẩn

tắc nạo

vét theo

theo thiết

kế ban

đầu

H(m)

-7,2/-7,0/-5,5 -7,2/-7,0/-

5,5

-7,2/-

7,0/-5,5

2

Chuẩn

tắc nạo

vét duy

tu H(m)

-5,7 -6,3/-5,5 -6,3/-5,5 -6,6/-5,5 -7,2/-7,0/-

5,5

-7,2/-7,0/-

5,5

-7,2/-

7,0/-5,5

3 Phạm vi

nạo vét

Bạch

Đằng, Hà

Nam, Sông

Cấm

Bạch

Đằng, Hà

Nam, Sông

Cấm

Lạch

Huyện,

Bạch

Đằng, Hà

Nam, Sông

Cấm

Lạch

Huyện,

Bạch

Đằng, Hà

Nam,

Sông

Cấm

Lạch

Huyện,

Bạch

Đằng,

Hà Nam,

Sông

Cấm

4

Thời

gian nạo

vét duy

tu

Từ

11/12/2009

đến

12/5/2010

Từ

18/7/2011

đến

17/12/2011

Từ

8/5/2012

đến

30/11/2012

5

Khối

lượng

nạo vét

716.210 977.389,5 935.884 1.166.190 1.216.371 679.984,2 630.034

Page 68: Nghiên cứu cơ sở pháp lý và thực tiễn về hoạt động đổ thải chất nạo

62

TT Hạng

mục 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

(m3)

6 Loại đất

nạo vét Bùn

7 Thiết bị

nạo vét -

Hút bụng,

ngoạm và

hút phun

-

Hút bụng,

ngoạm và

cuốc

Hút bụng

và ngoạm

Hút bụng,

gầu dây

Hút

bụng,

gầu dây,

hút

phun,

xén thổi

8 Vị trí đổ

đất Ngoài biển (20

o38’21’’N; 107

o01’20’’E)

Các đoạn:

Lạch

Huyện,

Bạch

Đằng, Hà

Nam đổ

ngoài

biển.

Đoạn

Sông

Cấm đổ

vào khu

CN Nam

Đình Vũ

Ngoài

biển (vị

trí đã đổ

cá năm

trước),

đảo Vũ

Yên

9

Thời

gian xin

chấp

24 ngày

6/5 -

10/10

(154

Page 69: Nghiên cứu cơ sở pháp lý và thực tiễn về hoạt động đổ thải chất nạo

63

TT Hạng

mục 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014

thuận vị

trí đổ vật

liệu nạo

vét

ngày)

10 Cự ly đổ

đất 35km 12-35km 16-35km

[Cục Hàng hải Việt Nam, 3/2015]

Page 70: Nghiên cứu cơ sở pháp lý và thực tiễn về hoạt động đổ thải chất nạo

64

Hình 3.2.Thực trạng công tác duy tu và đổ VLNV luồng Hải Phòng, Phà Rừng

[Cục Hàng hải Việt Nam, 3/2015]

Tổng hợp khối lượng chất nạo vét của một số Dự án cụ thể:

Dự án Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng

Hình 3.3. Bản đồ vị trí Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng

Page 71: Nghiên cứu cơ sở pháp lý và thực tiễn về hoạt động đổ thải chất nạo

65

- Nạo vét luồng: Khối lượng nạo vét luồng và đổ bùn đất nạo vét luồng tàu

phát sinh là rất lớn.Trên cơ sở chuẩn tắc luồng tàu cho các loại tàu đã xác định, khối

lượng nạo vét luồng tàu được tính toán dựa trên bình đồ khảo sát luồng Lạch

Huyện. Trong giai đoạn 2010 - 2015 cao độ đáy nạo vét là -14 m với tổng khối

lượng nạo vét là 31.865.986 m3 (theo nghiên cứu thiết kế chi tiết năm 2011). Đến

2013, đất nạo vét được Dự án tính toán là 32.300.860 m3.

+ Nạo vét khu nước trước bến. Khối lượng nạo vét khu nước trước bến

(không bao gồm vũng quay tàu):

Khối lượng nạo vét giai đoạn 1 : V = 2.279.381 m3

Khối lượng nạo vét giai đoạn hoàn thiện : V = 166.967 m3

Tổng khối lượng nạo vét 2 giai đoạn : ΣV = 2.446.348 m3

- Nạo vét luồng tàu định kỳ, khối lượng nạo vét ban đầu ước tính khoảng

3.442.000 m3 cho năm đầu tiên và 747.000 m

3/năm cho các năm tiếp theo. Vị trí đổ

thải được đề xuất như trong giai đoạn xây dựng là ở ngoài khơi. Để đảm bảo vấn đề

môi trường, biện pháp thi công và các giải pháp giảm thiểu tác động do nạo vét và

đổ vật liệu nạo vét được đề xuất như trong giai đoạn xây dựng [12].

Dự án để cải tạo, nâng cấp Cảng Hải Phòng giai đoạn 2

- Duy tu nạo vét luồng tàu định kỳ trung bình khoảng 3 triệu tấn/năm

- Duy tu nạo vét luồng tàu định kỳ khu nước trước bến của các doanh nghiệp

khai thác cảng (trên 30 doanh nghiệp) khoảng 800.000 tấn/năm.

Như vậy đối với khu vực Hải Phòng (không tính Cảng cửa ngõ quốc tế Hải

Phòng), chỉ riêng Khối lượng duy tu nạo vét luồng tàu định kỳ hàng năm (cả các

khu nước trước bến, cảng) là khoảng 3 triệu tấn/năm.

Cùng với Khối lượng nạo vét Dự án Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng,

khoảng chỉ vài năm sau khi Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng đi vào hoạt động thì

khu vực đổ đất ngoài biển (thể tích chứa bùn nạo vét khoảng 75.000.000 m3) cũng

sẽ bị lấp đầy nếu không sớm có những giải pháp khác hoặc xác định những vị trí bãi

đổ thải trên biển mới [1].

Page 72: Nghiên cứu cơ sở pháp lý và thực tiễn về hoạt động đổ thải chất nạo

66

Như vậy, trong giai đoạn triển khai Dự án Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng,

tại khu vực Hải Phòng, khối lượng bùn đất nạo vét và cho đổ thải khoảng trên 10

triệu m3/năm.

Theo báo cáo của Cảng vụ Hải phòng thì việc đổ thải các vật liệu nạo vét là

dựa trên các vị trí mà các đơn vị tham gia nạo vét xin ý kiến của UBND thành phố

Hải Phòng. UBND thành phố sẽ ủy quyền cho Sở Tài nguyên và Môi trường Hải

Phòng xem xét hồ sơ và báo cáo đánh giá tác động môi trường để tham mưu giúp

UBND đưa ra quyết định xét duyệt.

3.2.2. Thực trạng quản lý hoạt động nạo vét của Hải Phòng

Hiện trạng quản lý hoạt động nạo vét đổ thải của Hải Phòng cũng được áp

dụng theo các quy định chung đã được nêu cụ thể phẩn trên. Áp dụng các nội dung

được quy định để xây dựng báo cáo ĐTM của Dự án thực hiện theo quy định tại là

Nghị định 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch

bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường

và kế hoạch bảo vệ môi trường) đối với những Dự án thay đổi vị trí đổ và theo quy

định Quyết định số 73/2013/QĐ-TTg ngày 27/11/2013 đối với những dự án triển

khai thực hiện hàng năm không thay đổi vị trí đổ thải.

3.3. Đề xuất giải pháp cho việc quản lý hoạt động đổ thải vật liệu nạo vét

Từ cơ sở pháp lý và thực tiễn nêu trên luận văn để xuất một số giải pháp như

sau:

3.3.1. Hoàn thiện khung pháp lý về quản lý hoạt động đổ thải vật liệu nạo vét

trên biển

Quản lý hoạt động đổ thải vật liệu nạo vét trên biển và quản lý bãi chứa trên

biển là một trong những nhiệm vụ trong tổng thể quản lý hoạt động đổ thải, nhận

chìm trên biển. Vì vậy, để quản lý chất thải được hiệu quả, trước tiên cần thiết phải

hoàn thiện và kiện toàn khung pháp lý để nâng cao hiệu quả việc cấp phép và quản

lý hoạt động đổ thải, nhận chìm trên biển tại Việt Nam. Đặc biệt trong bối cảnh quy

định của pháp luật Việt Nam về lĩnh vực này còn hạn chế và chưa có các quy định

cụ thể để điều chỉnh các hoạt động này.

Page 73: Nghiên cứu cơ sở pháp lý và thực tiễn về hoạt động đổ thải chất nạo

67

Cụ thể, chúng ta đã có các quy định để xem xét đánh giá tác động môi trường

ĐTM đối với các nhiệm vụ, dự án có hoạt động đổ thải vật liệu nạo vét xuống biển

tại các bãi chứa chất thải trên biển. Tuy nhiên, các quyết định phê duyệt ĐTM chỉ là

cơ sở để xem xét, ban hành các quyết định phê duyệt nhiệm vụ, dự án của cấp có

thẩm quyền. Mà các quyết định phê duyệt ĐTM hay quyết định phê duyệt nhiệm

vụ, dự án chỉ là các văn bản cá biệt không mang tính QPPL với phạm vi áp dụng

hạn chế. Vì vậy, tính hiệu lực pháp lý chưa cao cũng như không đến hết được các

đối tượng liên quan đến việc quản lý, kiểm soát hoạt động đổ thải vật liệu nạo vét

trên biển. Hiện Việt Nam mới chỉ có các quy định khung, chưa có các quy định về

xem xét để cấp phép cho các đối tượng có nhu cầu đổ thải trên biển. Nói cách khác,

chưa có các quy định để quản lý, kiểm soát hoạt động nhận chìm trên biển theo hệ

thống cấp phép.

Trong giải pháp hoàn thiện quy định pháp lý này, cần thực hiện hàng loạt các

nhiệm vụ trong nghiên cứu xây dựng các văn bản QPPL:

+ Các quy định, quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn phục vụ việc đánh giá, cấp

phép, và kiểm soát hoạt động nhận chìm;

+ Các Quy định hướng dẫn việc đánh giá vật liệu nạo vét và bãi chứa vật liệu

nạo trên biển;

- Xây dựng nội dung quy định hướng dẫn việc đánh giá về vật liệu nạo vét;

- Xây dựng các nội dung quy định hướng dẫn việc đánh giá xác định về lựa

chọn khu vực, bãi chứa vật liệu đổ thải;

- Xây dựng các nội dung quy định hướng dẫn việc xác định các tác động

tiềm năng mức độ ảnh hưởng đến an toàn, môi trường và sinh thái cũng như các ảnh

hưởng khác trong xem xét cấp phép cho đổ thải;

- Xây dựng các nội dung quy định hướng dẫn việc xác định việc cấp phép và

các quy định của giấy phép;

- Xây dựng các nội dung quy định hướng dẫn việc xác định kế hoạch nhận

chìm và quan trắc, giám sát việc tuân thủ quy định trong quá trình tiến hành nạo vét

và đổ thải trên biển;

Page 74: Nghiên cứu cơ sở pháp lý và thực tiễn về hoạt động đổ thải chất nạo

68

- Xây dựng các nội dung quy định hướng dẫn việc tổ chức kiểm soát và đánh

giá việc thực hiện nạo vét và đổ thải trên biển.

3.3.2. Xây dựng kiện toàn hệ thống tổ chức quản lý hoạt động đổ thải vật

liệu nạo vét trên biển.

Do Việt Nam chưa hình thành hệ thống bộ máy cấp phép, quản lý hoạt động

đổ thải vật liệu nạo vét trên biển nên việc nghiên cứu để thành lập, kiện toàn hệ

thống tổ chức cơ quan chủ trì và các cơ quan phối hợp quản lý hoạt động này trong

tổng thể hệ thống quản lý tổng hợp TNMT biển là hết sức cần thiết để thực hiện

việc cấp phép và quản lý hoạt động đổ thải, nhận chìm trên biển tại Việt Nam. Các

cơ quan này có các nhiệm vụ chủ trì, phối hợp trong thực hiện việc cấp phép quản

lý hoạt động đổ thải vật liệu nạo vét trên biển. Cụ thể:

- Chủ trì, phối hợp quản lý và thực hiện các quy định đã ban hành về cấp

phép, quản lý hoạt động đổ thải chất nạo vét trên biển và quản lý bãi chứa chất thải trên

biển tại Việt Nam;

- Tiếp tục chủ trì, phối hợp nghiên cứu, rà soát, trình các cấp có thẩm quyền

trong việc hoàn thiện khung pháp lý sau khi đã ban hành để nâng cao hiệu quả việc

cấp phép và quản lý hoạt động đổ thải chất nạo vét trên biển;

- Tổ chức thực hiện việc kiện toàn, nâng cao năng lực của hệ thống cấp phép

và quản lý hoạt động đổ thải chất nạo vét trên biển;

- Tổ chức thực hiện việc đào tạo, huấn luyện để nâng cao năng lực cho đội

ngũ cán bộ, chuyên gia các cấp tham gia vào việc cấp phép và quản lý hoạt động đổ

thải chất nạo vét trên biển;

- Tổ chức quản lý các hoạt động nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ

trong cấp phép và quản lý hoạt động đổ thải chất nạo vét trên biển;

- Tổ chức quản lý công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng về

bảo vệ môi trường biển đối với hoạt động đổ thải chất nạo vét trên biển;

- Tổ chức thực hiện việc quản lý các dịch vụ nạo vét, tiếp nhận chất thải, xử

lý, tái chế, tái sử dụng chất thải và vận chuyển chất thải;

Page 75: Nghiên cứu cơ sở pháp lý và thực tiễn về hoạt động đổ thải chất nạo

69

- Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ hợp tác quốc tế trong quản lý hoạt động đổ

thải, nhận chìm trên biển.

Một số nhiệm vụ chính của hệ thống bộ máy cấp phép, quản lý hoạt động đổ

thải, nhận chìm trên biển để quản lý hoặc thực hiện việc:

- Xem xét, đánh giá, cấp phép cho đổ thải; xem xét, phê duyệt các bãi đổ

thải;

- Tổ chức lưu giữ hồ sơ về bản chất và nếu có thể số lượng thực sự nhận

chìm và địa điểm, thời gian và phương pháp nhận chìm;

- Kiểm tra, giám sát, quan trắc tình hình thực hiện giấy phép, tình hình đổ

thải trên biển (độc lập);

- Thiết lập quy hoạch các bãi đổ thải phục vụ các hoạt động bảo đảm an toàn

hàng hải, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, phục vụ lợi ích cộng đồng; bảo vệ

quốc phòng và tổ chức thực hiện;

- Tổ chức phối hợp kiểm tra, giám sát, quan trắc, xử lý vi phạm trong hoạt

động đổ thải trên biển…;

- Tổ chức thiết lập các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật phục vụ hoạt động đổ

thải trên biển;

Nhìn chung, quá trình nghiên cứu cần chú trọng đến việc học tập kinh

nghiệm của thế giới trong quản lý hoạt động nhận chìm trên biển. Để có thể quản lý

tốt hoạt động nạo vét và đổ thải chất nạo vét trên biển Hải Phòng phải có sự quản lý

thổng nhất cùng hệ thống từ Trung ương xuống địa phương trên quan điểm quản lý

tổng hợp, thống nhất về biển và hải đảo để từ đó thành phố Hải Phòng có những

quy định đặc thù cho địa phương.

3.3.3. Đề xuất mô hình quản lý việc giám sát quản lý việc đổ thải chất nạo vét

trên biển

Trên cơ sở nghiên cứu các mô hình quản lý hoạt động đổ thải chất thải trên

biển của một số nước phát triển và các quy định của quốc tế cũng như các quy định

về chức năng nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị liên quan trong lĩnh vực này luận

Page 76: Nghiên cứu cơ sở pháp lý và thực tiễn về hoạt động đổ thải chất nạo

70

văn đề xuất mô hình phối hợp điều phối việc đánh giá, cấp phép đối với các đề xuất

đổ thải vật liệu nạo vét trên biển tại Việt Nam như sau:

- Bộ Tài nguyên và Môi trường (Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam là cơ

quan tham mưu về quản lý tổng hợp và thống nhất về biển, hải đảo) là cơ quan chủ

trì phối hợp với Bộ Giao thông vận tải, các Bộ ngành, cơ quan liên quan để đánh

giá, cấp phép, quan trắc tác động môi trường đối với các đề xuất xin nhận chìm trên

biển và kiểm tra kiểm soát việc thực hiện.

- Bộ Giao thông vận tải chủ trì xem xét, cấp phép cho tàu hoặc máy bay xếp

hàng là các chất thải, hay vật, chất lên để nhận chìm trên biển, chủ trì phối hợp với

các lực lượng kiểm soát biển để quản lý các hoạt động của tàu thuyền, máy bay

tham gia vào việc nạo vét, chuyên chở và nhận chìm tại các bãi chứa trên biển.

Trong đó: Cục hàng hải Việt Nam và hệ thống Cảng vụ theo phân cấp chủ trì xem

xét, cấp phép cho tàu xếp, chuyên chở chất thải, hay vật, chất để cho nhận chìm tại

các bãi chứa trên biển (theo các giấy phép tổng hợp đã được đánh giá, cấp phép),

chủ trì phối hợp với các lực lượng kiểm soát biển để quản lý các hoạt động của tàu

thuyền tham gia vào nạo vét, chuyên chở và nhận chìm tại các bãi chứa trên biển.

Do Việt Nam chưa hoàn thiện khung pháp lý, tổ chức bộ máy phối quản lý

hoạt động nhận chìm trên biển nên cần thiết phải tiếp tục nghiên cứu, tham khảo

kinh nghiệm quản lý hoạt động nhận chìm của quốc tế để kiện toàn đồng bộ thể chế

luật pháp, tổ chức bộ máy, cơ chế phối đa ngành quản lý tổng hợp về biển, hải đảo

nhằm kết hợp hiệu quả việc bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học biển, an

toàn sức khỏe cộng đồng, an toàn hàng hải và các lợi ích khác như du lịch, bảo vệ di

sản, bảo vệ các ngành công nghiệp liên quan đến sử dụng biển khác cũng như trình

độ quản lý, đầu tư trang thiết bị và khả năng ứng dụng khoa học, công nghệ tiên

tiến.

Lực lượng tàu cảnh sát biển trực tiếp tham gia giám sát hoạt động nạo vét, đổ

thải chất nạo vét trên biển theo đúng chức năng được quy định tại Pháp lệnh số

03/2008/PL-UBTVQH12 [23].

Page 77: Nghiên cứu cơ sở pháp lý và thực tiễn về hoạt động đổ thải chất nạo

71

3.3.4. Đề xuất các nội dung quy định về quản lý hoạt động đổ thải chất nạo vét

luồng cảng dựa trên quy định của Nghị định thư 1996

Cơ sở pháp lý để thực thi luật pháp quốc tế về quản lý hoạt động đổ thải do

nhận chìm trên biển tại Việt Nam là Điều 210 của Công ước của Liên hiệp quốc về

Luật biển, trong đó quy định Việt Nam (là quốc gia Thành viên) phải thông qua các

luật và quy định để phòng ngừa, hạn chế và chế ngự ô nhiễm môi trường biển do sự

nhận chìm và không được kém hiệu lực hơn các quy tắc và quy phạm của quốc tế

để ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự ô nhiễm này đồng thời phải thi hành tất cả các

biện pháp khác có thể cần thiết để ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự ô nhiễm này.

Công ước về Luật biển 1982 không quy định cụ thể các quy tắc và quy phạm

của quốc tế để phòng ngừa, quản lý và kiểm soát ô nhiễm môi trường biển do nhận

chìm mà Liên hiệp quốc giao cho Tổ chức Hàng hải quy định về nó. Chính vì vậy,

Tổ chức Hàng hải đã thiết lập các quy tắc và quy phạm quốc tế để phòng ngừa,

quản lý và kiểm soát ô nhiễm đối với các hoạt động đổ thải nhận chìm trên biển

thông qua Công ước về ngăn ngừa ô nhiễm biển do nhận chìm chất thải và các chất

khác năm 1972 (Công ước Luân Đôn 1972) và Nghị định thư 1996 của Công ước

về ngăn ngừa ô nhiễm biển do nhận chìm chất thải và các chất khác năm 1972

(Nghị định thư Luân Đôn 1996).

Mặc dù Việt Nam chưa tham gia Công ước Luân Đôn 1972 và Nghị định thư

1996 của Công ước này, tuy nhiên với trách nhiệm thực thi Điều 210 của Công ước

về Luật biển năm 1982 thì Việt Nam cần phải thiết lập và thực hiện các quy định ở

mức tối thiểu không kém hiệu lực hơn các quy tắc và quy phạm của quốc tế quy

định tại Công ước Luân Đôn 1972 hay Nghị định thư Luân Đôn 1996 kể từ khi

Công ước về Luật biển năm 1982 có hiệu lực từ ngày 16/11/1994. Hai Công ước

này quy định về thể chế luật pháp để quản lý hoạt động đổ thải do nhận chìm chất

thải trên biển, trong đó bao gồm cả việc quản lý chất thải được phép đổ thải trên

biển và bãi chứa chất thải trên biển. Vì vậy mà luận văn đề xuất các quy định về

quản lý hoạt động đổ thải chất nạo vét luồng cảng dựa trên quy định của Nghị định

thư 1996 cụ thể như sau:

Page 78: Nghiên cứu cơ sở pháp lý và thực tiễn về hoạt động đổ thải chất nạo

72

(1) Bước 1: Là bước xem xét, đánh giá về đặc tính vật lý, hóa học, sinh

hóa và sinh học đối với các chất đề xuất đổ thải trên biển

Việc nghiên cứu, đánh giá chất thải hoặc các chất khác đề quyết định việc

cấp phép đổ thải xuống bãi chứa chất thải trong những trường hợp nhất định sẽ

không thay thế các nghĩa vụ lựa chọn các giải pháp thay thế trong các nỗ lực để

giảm sự cần thiết phải nhận chìm.

Đặc tính của chất thải và các thành phần của nó cần đưa vào xem xét gồm:

1. Tính chất vật lý: Đánh giá các đặc tính vật lý của trầm tích để đổ thải là

cần xác định tác động môi trường tiềm năng và nhu cầu về hóa học và/hoặc thử

nghiệm sinh học. Các đặc tính vật lý cơ bản cần thiết là số lượng vật liệu, phân phối

kích thước hạt và trọng lượng riêng của chất rắn. Các vật liệu nạo vét có thể được

miễn đánh giá đầy đủ các đặc tính yêu cầu trong tính chất hóa học ở dưới, nếu nó

đáp ứng một trong những tiêu chí được liệt kê dưới đây:

+ Vật liệu nạo vét được khai quật từ một địa điểm các nguồn hiện có và lịch

sử của ô nhiễm không đáng kể, để cung cấp đảm bảo hợp lý rằng các vật liệu nạo

vét đã không bị ô nhiễm;

+ Vật liệu nạo vét được cấu tạo chủ yếu là cát, sỏi và/hoặc đá;

+ Vật liệu nạo vét bao gồm các vật liệu địa chất trước đây bị xáo trộn.

Vật liệu nạo vét không đáp ứng một trong các tiêu chí này đòi hỏi đặc điểm

đầy đủ để đánh giá tác động tiềm năng của nó.

2. Đặc tính hóa học: Thông tin đầy đủ cho đặc tính hóa học có thể được

cung cấp từ các nguồn hiện có: trong trường hợp này đo mới có thể không được yêu

cầu của các tác động tiềm năng của vật liệu tương tự tại các địa điểm tương tự. Cân

nhắc để có thêm đặc tính hóa học của vật liệu nạo vét như sau:

+ Đặc điểm địa hoá của các trầm tích bao gồm tình trạng khử oxy hóa;

+ Dữ liệu từ trước về đặc tính hóa học trầm tích và các kết quả phân tích

khác của vật liệu hoặc vật liệu tương tự khác trong vùng lân cận nếu thông tin này

vẫn còn đáng tin cậy;

+ Khả năng ô nhiễm từ dòng chảy bề mặt nông nghiệp và đô thị;

Page 79: Nghiên cứu cơ sở pháp lý và thực tiễn về hoạt động đổ thải chất nạo

73

+ Nồng độ của các chất ô nhiễm trong khu vực được nạo vét;

+ Thải chất thải công nghiệp và đô thị (trong quá khứ và hiện tại);

+ Nguồn và trước khi sử dụng của vật liệu nạo vét (ví dụ như bãi biển nuôi

trồng) và trầm tích tự nhiên đáng kể các chất khoáng và các chất tự nhiên khác.

Lấy mẫu trầm tích từ các vị trí, địa điểm được đề xuất nạo vét nên đại diện

cho phân bố thẳng đứng và nằm ngang và biến đổi các thuộc tính của vật liệu được

nạo vét.

Thông tin liên hệ cũng có thể hữu ích trong việc giải thích các kết quả của

thử nghiệm hóa học, chẳng hạn như phân phối các cấp hạt, tổng carbon hữu cơ

(TOC), và các thành phần bình thường khác.

3. Đặc tính sinh học: Nếu các tác động tiềm năng của vật liệu nạo vét được

đổ không thể được đánh giá trên cơ sở tính chất hóa học và tính chất vật lý và thông

tin sinh học có sẵn, thí nghiệm sinh học cần được tiến hành. Điều quan trọng là để

xác định liệu một cơ sở khoa học đầy đủ tồn tại trên các đặc điểm và thành phần của

vật liệu được nhận chìm và về các tác động tiềm năng về sinh vật biển và sức khỏe

con người. Trong bối cảnh này, điều quan trọng là phải xem xét thông tin về các

loài biết là xảy ra trong khu vực của bãi thải và các tác động của các vật liệu được

đổ thải và các thành phần của nó đối với thực thể sinh vật. Thí nghiệm sinh học nên

kết hợp các loài nhạy cảm và mang tính đại diện:

+ Độc tính cấp tính;

+ Khả năng tích lũy sinh học;

+ Khả năng hòa tan, lan tỏa tại và trong vùng lân cận của bãi thải.

Nếu vật liệu nạo vét kém đặc trưng mà đánh giá thích hợp không thể thực

hiện các tác động tiềm năng của nó đối với sức khỏe con người và môi trường, nó

sẽ không được nhận chìm.

(2) Bước 2: Kiểm tra, xem xét việc phòng ngừa chất thải và đánh giá xem

việc lựa chọn các giải pháp thay thế về quản lý chất thải có phù hợp hay không

Các kết quả của phân tích vật lý/hóa học/sinh học sẽ cho biết các vật liệu nạo

vét, về nguyên tắc có phù hợp để đổ, thải trên biển. Nơi đổ, thải trên biển được xác

Page 80: Nghiên cứu cơ sở pháp lý và thực tiễn về hoạt động đổ thải chất nạo

74

định là một lựa chọn chấp nhận được, nhận thức được giá trị tiềm năng của vật liệu

nạo vét như một nguồn tài nguyên, để xem xét sự sẵn có đối với việc sử dụng có lợi.

Có nhiều chất sử dụng có lợi tùy thuộc vào đặc tính vật lý và hóa học của vật liệu.

Một loại vật liệu để sử dụng có thể như:

Sử dụng cho các công trình: Để tạo thành và cải thiện tính chất đất, nuôi

dưỡng biển, lập đê chắn sóng ngoài khơi, vật liệu che phủ và đổ vào chỗ cần san

lấp;

Sử dụng cho Nông nghiệp và sản phẩm - nuôi trồng thủy sản, vật liệu xây

dựng, lót và Cải thiện môi trường - phục hồi và xây dựng vùng đất ngập nước, môi

trường sống ở đất liền, bồi đắp thêm cho các hải đảo, và thủy sản.

Các khía cạnh kỹ thuật của việc sử dụng mang lại lợi ích cũng được thành

lập và được mô tả trong tài liệu.

Trong trường hợp các đặc điểm của vật liệu nạo vét mà việc đổ, thải nó sẽ

không đáp ứng yêu cầu của các tiêu chuẩn, biện pháp xử lý hoặc phương án quản lý

khác cần được xem xét. Các phương án này có thể được sử dụng để giảm hoặc kiểm

soát các tác động đến một mức độ mà sẽ phải là một nguy cơ không thể chấp nhận

đối với sức khỏe con người, hoặc nguồn tài nguyên sinh gây hại, gây thiệt hại các

lợi ích hoặc ảnh hưởng đến môi trường biển. Phương pháp xử lý như tách các phần

phân đoạn bị ô nhiễm, có thể làm cho các vật liệu thích hợp cho việc sử dụng có lợi

và cần được xem xét trước khi lựa chọn để đổ thải xuống biển. Các kỹ thuật quản lý

việc đổ thải xuống biển bao gồm đổ thải xuống các vị trí trên biển, đốt trên biển

hoặc chôn cất dưới đáy biển bên dưới lớp trầm tích được lấp kín sạch sẽ, sử dụng

tương tác địa hóa học và biến đổi các chất trong vật liệu nạo vét khi kết hợp với

nước biển hoặc trầm tích đáy, lựa chọn địa điểm đặc biệt như khu phi sinh học,

hoặc phương pháp có chứa vật liệu nạo vét một cách ổn định.

Giấy phép để đổ chất thải hoặc chất khác sẽ bị từ chối nếu như cơ quan cấp

phép xác định rằng có cơ hội thích hợp hơn để tái sử dụng, tái chế, xử lý chất thải

mà không có những rủi ro không đáng có cho sức khỏe con người và môi trường

Page 81: Nghiên cứu cơ sở pháp lý và thực tiễn về hoạt động đổ thải chất nạo

75

hoặc chi phí không cân xứng. Các phương án đổ thải cần được xem xét có chú ý

đến đánh giá rủi ro so sánh liên quan đến việc nhận chìm và các lựa chọn thay thế.

(3) Bước 3: Xem xét, đánh giá chất thải, vật liệu nạo vét theo Danh sách

hành động quốc gia để xác định liệu chất thải, vật liệu có chấp nhận cho nhận

chìm hay không

+ Danh sách hành động cung cấp một cơ chế sàng lọc để xác định liệu một

vật liệu được coi là chấp nhận cho việc nhận chìm. Xây dựng một danh sách hành

động quốc gia để cung cấp một cơ chế đối với chất thải đề xuất nhận chìm kiểm tra

và các thành phần trên cơ sở các tác động tiềm tàng đối với sức khỏe con người và

môi trường biển. Trong việc lựa chọn chất để xem xét trong một danh sách hành

động, ưu tiên sẽ được trao cho các chất độc hại, chất khó phân hủy và tích tụ sinh

học từ các nguồn nhân tạo (ví dụ, cadmium, thủy ngân, organohalogens,

hydrocarbon dầu mỏ và, bất cứ khi nào có liên quan, thạch tín, chì, đồng, kẽm,

berili, crom, niken và vanadi, các hợp chất organosilicon, xianua, florua và thuốc

trừ sâu hoặc của các sản phẩm khác hơn organohalogens). Một danh sách hành

động cũng có thể được sử dụng như một cơ chế kích hoạt để cân nhắc phòng chống

lãng phí.

Đối với một loại chất thải riêng biệt, có thể xác định mức độ hành động quốc

gia trên cơ sở giới hạn nồng độ, phản ứng sinh học, tiêu chuẩn chất lượng môi

trường, xem xét thông lượng hoặc tài liệu tham khảo có giá trị khác.

Danh sách hành động quy định cụ thể một mức ngưỡng trên (mức cao) và

cũng có thể chỉ định một mức mức ngưỡng dưới (mức thấp). Cấp trên nên thiết lập

để tránh những tác động cấp tính hoặc mãn tính trên sức khỏe con người hoặc sinh

vật biển nhạy cảm đại diện của các hệ sinh thái biển. Áp dụng một danh sách hành

động sẽ dẫn đến ba loại chất thải có thể có:

+ Chất thải có chứa các chất quy định, hoặc gây phản ứng sinh học, vượt cấp

trên có liên quan không được nhận chìm, trừ khi đã được chấp nhận cho việc nhận

chìm thông qua việc sử dụng các kỹ thuật quản lý hoặc quy trình phương án quản

lý, cho vật liệu nạo vét sẽ không đáp ứng yêu cầu của của tiêu chuẩn cho phép;

Page 82: Nghiên cứu cơ sở pháp lý và thực tiễn về hoạt động đổ thải chất nạo

76

+ Chất thải có chứa các chất quy định, hoặc gây phản ứng sinh học, so với

các mức thấp hơn có liên quan nên coi là có ít mối quan tâm về môi trường liên

quan đến nhận chìm;

+ Chất thải, có chứa các chất quy định, hoặc gây phản ứng sinh học, dưới

mức trên nhưng cao hơn mức thấp yêu cầu phải đánh giá chi tiết hơn trước khi phù

hợp của họ nhận chìm có thể được xác định.

(4) Bước 4: Xác định và mô tả vị trí bãi đổ thải, nhận chìm (Lựa chọn vị

trí Bãi đổ thải, nhận chìm)

Lựa chọn thích hợp cho một địa điểm nhận chìm trên biển cho việc tiếp nhận

chất thải là hết sức quan trọng.

- Thông tin cần thiết để chọn một bãi chứa tại chỗ bao gồm:

+ Đặc điểm vật lý, hóa học và sinh học của nước và cột đáy biển;

+Vị trí lợi ích, giá trị và hoạt động khác trên biển trong khu vực được xem

xét;

+ Đánh giá khả năng khuếch tán của các chất nhận chìm trong môi trường

biển;

+ Tính kinh tế và khả thi;

+ Bản chất của đáy biển, bao gồm cả địa hình, địa chất và đặc điểm địa chất,

thành phần sinh họcvà hoạt động ảnh hưởng đến khu vực trước khi nhận chìm;

+ Tính chất vật lý của cột nước, bao gồm nhiệt độ, độ sâu, khả năng tồn tại

và mức độ thay đổi theo chiều sâu, theo điều kiện mùa và thời tiết, thời gian thủy

triều và ảnh hưởng đến hoạt động hàng hải do thủy triều, hướng và tốc độ của bề

mặt, vận tốc của sóng, gió nói chung và đặc điểm của sóng, và số ngày trung bình

của cơn bão mỗi năm, chất rắn lơ lửng;

+ Tính chất hóa học và sinh học tự nhiên của cột nước, bao gồm: pH, độ

mặn, oxy hòa tan trên bề mặt và dưới, hóa chất và nhu cầu oxy sinh hóa, các chất

dinh dưỡng và các hình thức khác nhau của chúng và năng suất sơ cấp.

- Một số lợi ích quan trọng, đặc điểm sinh học và sử dụng biển phải

được xem xét trong việc xác định vị trí cụ thể của các bãi chứa tại chỗ là:

Page 83: Nghiên cứu cơ sở pháp lý và thực tiễn về hoạt động đổ thải chất nạo

77

+ Các bãi biển bờ biển và bãi tắm;

+ Khu vực có cảnh quan đẹp hoặc tầm quan trọng về văn hóa, lịch sử;

+ Khu vực có tầm quan trọng khoa học hoặc sinh học đặc biệt, chẳng hạn

như khu bảo tồn;

+ Khu vực khai thác;

+ Khu vực đẻ trứng, sinh sản, khu vực ươm, nuôi dưỡng và khu vực phục

hồi;

+ Các tuyến đường di cư;

+ Môi trường sống theo mùa và môi trường quan trọng;

+ Tuyến đường vận chuyển;

+ Vùng cấm quân sự;

+ Kỹ thuật sử dụng của đáy biển, bao gồm cả khai thác mỏ, cáp ngầm dưới

biển, khử muối hoặc các vị trí, địa điểm chuyển đổi năng lượng.

- Quy mô của địa điểm nhận chìm: Quy mô của địa điểm là một cân nhắc

quan trọng vì những lý do sau đây:

+ Nó phải đủ lớn, trừ khi đó là một địa điểm phân tán đã được phê duyệt; để

nếu nhận chìm vật liệu số lượng lớn vẫn trong giới hạn địa điểm hoặc trong một khu

vực dự đoán về tác động sau khi nhận chìm;

+ Bãi phải đủ lớn để chứa được khối lượng chất thải rắn dự kiến nhận chìm

trong nhiều năm và/hoặc các chất thải lỏng được pha loãng đến mức không vượt

đến giới hạn cho phép;

+ Tuy nhiên, bãi cũng không nên quy định quá lớn vì việc giám sát sẽ khó

thực hiện, tốn nhiều thời gian và công sức.

- Sức chứa của địa điểm: Để đánh giá sức chứa của một địa điểm, đặc biệt

là đối với chất thải rắn, cần xem xét sau đây:

+ Tỷ lệ đổ thải dự kiến mỗi ngày, tuần, tháng hoặc năm;

+Đây có phải là địa điểm có tính chất phát tán sau đổ thải hay không;

+ Các điểm cao nhất của bãi chứa vật liệu đổ thải dưới biển có làm giảm độ

đến sâu cho phép để ảnh hưởng đến an toàn hàng hải hay không.

Page 84: Nghiên cứu cơ sở pháp lý và thực tiễn về hoạt động đổ thải chất nạo

78

(5) Bước 5: Đánh giá tác động tiềm năng khi cấp phép cho đổ thải và

chuẩn bị các giả thuyết tác động

Đánh giá tác động tiềm năng về đổ thải để xác định mức độ ảnh hưởng đến

an toàn, môi trường và sinh thái cũng như các ảnh hưởng khác sẽ như thế nào.

Một yếu tố quan trọng trong việc xác định cho đổ thải chất thải tại một địa

điểm cụ thể nào đó cần phải tính đến mức độ gia tăng của các sinh vật với các chất

có thể gây ra tác dụng phụ khi tính đến các mức độ tương tác của các dòng chảy

liên quan đến khu vực nhận chìm chất thải và các khu vực xung quanh bãi chứa.

Trong trường hợp nếu nhận chìm sẽ tăng đáng kể các sinh vật với các chất có thể

gây ra tác dụng phụ trong tự nhiên thì không nên cho nhận chìm tại địa điểm xem

xét này.

Việc xem xét để xác định thời điểm đổ thải trong năm là rất quan trọng (ví

dụ, như đối với sinh vật biển). Xác định thời gian đổ thải phải khẳng định được hoạt

động nhận chìm này sẽ có tác động ít hơn so với các thời điểm khác trong năm.

Đánh giá tác động tiềm năng sẽ dẫn đến một tuyên bố ngắn gọn về những

hậu quả dự kiến các lựa chọn việc đổ thải trên biển hay trên đất liền, nghĩa là "giả

thuyết tác động". Nó cung cấp một cơ sở để quyết định cấp hoặc từ chối lựa chọn

việc đổ thải và đề xuất để xác định yêu cầu giám sát môi trường. Cần phải ưu tiên

các kỹ thuật ngăn chặn đầu vào đối với các chất gây ô nhiễm cho môi trường và

tránh lựa chọn giải pháp quản lý chất thải tạo ra sự phân tán và pha loãng các chất ô

nhiễm trong môi trường.

Các đánh giá việc nhận chìm cần tích hợp thông tin về đặc điểm chất thải,

điều kiện tại vị trí đề xuất đổ, chất giúp chảy và các đề xuất kỹ thuật đổ thải và xác

định các tác động tiềm tàng đối với sức khỏe con người, tài nguyên sinh vật, các lợi

ích và việc sử dụng hợp pháp khác trên biển. Nên xác định tính chất, quy mô thời

gian và không gian và thời gian tác động dự kiến dựa trên những giả định hợp lý

bảo thủ.

Việc đánh giá càng toàn diện càng tốt. Các tác động tiềm năng chính cần

được xác định trong quá trình lựa chọn chỗ đổ thải vì nó có thể tạo ra những mối đe

Page 85: Nghiên cứu cơ sở pháp lý và thực tiễn về hoạt động đổ thải chất nạo

79

dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe con người và môi trường. Các mối quan tâm

chính thường được xem xét về vấn đề này là môi trường vật lý, rủi ro đối với sức

khỏe con người, làm giảm giá tài nguyên biển và ảnh hưởng đến các mục đích khai

thác, sử dụng hợp pháp khác trên biển trong khu vực đó.

Đánh giá việc nhận chìm cần tổng hợp thông tin về đặc điểm chất thải, điều

kiện để đề xuất địa điểm bãi chứa để nhận chìm (hoặc các bãi chứa), các đề xuất về

kỹ thuật, phương pháp đổ, thải và xác định các tác động tiềm năng đối với sức khỏe

con người, tài nguyên sinh vật, các lợi ích và các việc sử dụng hợp pháp khác trên

biển. Việc xác định tính chất, quy mô thời gian và không gian và thời gian tác động

dự kiến dựa trên những giả định hợp lý. Đánh giá cần xem xét tổng thể, có tính đến

tầm quan trọng của các lợi ích có liên quan đối với các bên tranh chấp và đối với

toàn bộ cộng đồng cũng như ảnh hưởng quốc tế.

Việc xây dựng giả thuyết tác động cần đặc biệt chú ý đến các tác động tiềm

năng về lợi ích (ví dụ, sự hiện diện của các chất trôi nổi), ảnh hưởng đến khu vực

nhạy cảm (ví dụ, khu vực sinh sản, khu vực ươm, nhân giống hay khu vực kiếm ăn),

môi trường sống (ví dụ, sinh học, hóa học và thay đổi vật lý), mô hình di cư và tiếp

cận các nguồn tài nguyên. Việc xem xét cũng nên tính đến các tác động tiềm năng

đối với hoạt động khác trên biển bao gồm: hoạt động thủy sản, hàng hải, khu vực

nghiên cứu, khu vực bảo tồn và có giá trị đặc biệt…

Ngay cả những chất thải ít phức tạp và vô hại nhất cũng có thể có nhiều ảnh

hưởng về vật lý, hóa học và sinh học. Đánh giá tác động tiềm năng cần cố gắng để

phản ánh tất cả nếu có thể. Cũng phải thừa nhận rằng ngay cả những giả định tác

động toàn diện nhất cũng có thể không giải quyết tất cả các kịch bản có thể và tác

động không lường trước được. Do đó, cần thực hiện chương trình giám sát liên

quan trực tiếp đến các giả thuyết như một cơ chế phản hồi để xác minh những dự

đoán và xem xét sự phù hợp của các biện pháp quản lý hoạt động nhận chìm và vị

trí, địa điểm các bãi chứa.

Các phân tích đối với mỗi lựa chọn đổ thải cần xem xét đánh giá và so sánh

với những mối quan tâm sau đây: rủi ro sức khỏe con người, chi phí môi trường,

Page 86: Nghiên cứu cơ sở pháp lý và thực tiễn về hoạt động đổ thải chất nạo

80

nguy hiểm (bao gồm cả tai nạn), kinh tế và loại trừ sử dụng trong tương lai. Nếu

đánh giá cho thấy việc không có sẵn tài liệu và thông tin thiếu đầy đủ cho việc xác

định các tác động có thể của giải pháp đề xuất đổ thải thì không xét tiếp việc cho

lựa chọn đổ thải. Ngoài ra, nếu đánh giá, so sánh cho thấy việc lựa chọn phương án

nhận chìm là ít thích hợp, thì cũng không nên cấp giấy phép cho nhận chìm.

Hậu quả dự kiến của việc nhận chìm cần mô tả về ảnh hưởng môi trường

sống, các quá trình, các loài, các cộng đồng và sử dụng. Cần mô tả bản chất chính

xác của các dự đoán về hiệu quả (ví dụ, các thay đổi, phản ứng, hoặc can thiệp).

Hiệu quả cần được định lượng một cách chi tiết để xác định "ở đâu" và "khi nào" thì

có thể xảy ra những tác động dự kiến.

Các hiệu ứng sinh học và biến đổi môi trường sống:

Nhấn mạnh vào hiệu ứng sinh học và biến đổi môi trường sống cũng như

thay đổi vật lý và hóa học. Tuy nhiên, nếu ảnh hưởng tiềm năng là do các chất, các

nội dung sau đây cần được giải quyết:

.1 Ước tính ý nghĩa thống kê tăng các chất trong nước biển, trầm tích, sinh

vật hoặc liên quan đến điều kiện hiện tại và các hiệu ứng liên quan;

.2 Ước tính của sự đóng góp của các chất để luồng địa phương và khu vực

và mức độ thông lượng hiện có đặt ra mối đe dọa hoặc ảnh hưởng xấu đến môi

trường biển hoặc sức khỏe con người.

Trong trường hợp của các hoạt động nhận chìm lặp đi lặp lại nhiều, giả

thuyết tác động phải tính đến các tác động tích lũy của các hoạt động đó. Việc xem

xét các tương tác có thể hợp với thông lệ nhận chìm các chất thải khác trong khu

vực cũng rất quan trọng.

(6) Bước 6: Cấp Giấy phép và các quy định trong Giấy phép

Quyết định cấp giấy phép chỉ được thực hiện nếu tất cả các đánh giá tác động

được hoàn thành và các yêu cầu giám sát được xác định. Các quy định của giấy

phép phải đảm bảo, như càng xa càng tốt, sự xáo trộn môi trường và thiệt hại được

giảm thiểu và những lợi ích tối đa. Bất kỳ giấy phép được cấp sẽ bao gồm dữ liệu

và thông tin quy định cụ thể:

Page 87: Nghiên cứu cơ sở pháp lý và thực tiễn về hoạt động đổ thải chất nạo

81

+ Các loại, số lượng và nguồn nguyên liệu được nhận chìm;

+ Vị trí của các bãi chứa địa điểm;

+ Phương pháp nhận chìm;

+ Giám sát và yêu cầu báo cáo.

Nếu nhận chìm là lựa chọn được chọn, sau đó một giấy phép cho phép nhận

chìm phải được ban hành trước. Yêu cầu cung cấp công khai để công chúng xem

xét và tham gia vào quá trình cho phép. Trong cấp giấy phép, tác động đưa ra giả

thuyết xảy ra trong ranh giới của các bãi chứa vị trí, địa điểm, chẳng hạn như sự

thay đổi về vật lý, hóa học và sinh học ngăn của môi trường địa phương được chấp

nhận của cơ quan cấp phép.

Giấy phép nêu được tất cả các thời gian để thực thi các thủ tục sẽ làm thay

đổi môi trường như xa dưới mức giới hạn của sự thay đổi môi trường thừa nhận là

thực tế, có tính đến khả năng công nghệ cũng như các vấn đề kinh tế, xã hội và

chính trị.

Giấy phép phải được xem xét lại theo định kỳ, có tính đến kết quả giám sát

và các mục tiêu của chương trình giám sát. Xem xét kết quả giám sát sẽ cho biết các

chương trình giám sát khu vực cần phải được tiếp tục, sửa đổi hoặc chấm dứt, và sẽ

đóng góp vào các quyết định liên quan đến việc tiếp tục, sửa đổi hoặc thu hồi giấy

phép.

(7) Bước 7: Thực hiện dự án và quan trắc, giám sát việc tuân thủ

Thiết lập chương trình Quan trắc môi trường để: xác minh rằng các điều kiện

trong cấp phép đều được đáp ứng; giám sát việc tuân thủ; xác định các giả định

được thực hiện trong việc xem xét cấp giấy phép và tiến trình lựa chọn là đúng và

đủ để bảo vệ môi trường và sức khỏe con người; và để quan trắc giám sát ngoài

hiện trường. Điều quan trọng nhất là phải xác định rõ mục tiêu cho chương trình

giám sát như vậy.

Giám sát được sử dụng để xác minh rằng điều kiện có được đáp ứng - giám

sát tuân thủ - và rằng các giả định được thực hiện trong việc xem xét giấy phép và

Page 88: Nghiên cứu cơ sở pháp lý và thực tiễn về hoạt động đổ thải chất nạo

82

quá trình lựa chọn địa điểm là đúng và đủ để bảo vệ môi trường và sức khỏe con

người - theo dõi khu vực.

(8) Bước 8: Giám sát hiện trường và đánh giá việc thực hiện đổ thải

- Các giả thuyết tác động là cơ sở để xác định khu vực giám sát. Chương

trình đo lường phải thiết kế để xác định những thay đổi trong môi trường thu nhận

được trong những dự đoán. Những vấn đề sau đây phải trả lời được:

+ Những giả thuyết tác động có thể kiểm chứng như thế nào?

+ Phép đo nào (loại, vị trí, tần số, yêu cầu thực hiện) là bắt buộc để kiểm tra

những giả thuyết này?

+ Các dữ liệu cần được quản lý như thế nào?

- Kết quả giám sát (hoặc nghiên cứu liên quan khác) cần được xem xét theo

những khoảng thời gian thường xuyên theo mục tiêu và cung cấp một cơ sở để:

+ Sửa đổi hoặc chấm dứt chương trình giám sát khu vực giám sát;

+ Sửa đổi hoặc thu hồi giấy phép;

+ Xác định lại hoặc đóng cửa các bãi chứa vị trí, địa điểm;

+Sửa đổi các giải pháp áp dụng đổ chất thải đã được đánh giá.

- Việc Quyết định cấp giấy phép chỉ sau khi đã hoàn thành tất cả các đánh

giá tác động và đã xác định được các yêu cầu về quan trắc. Các quy định của giấy

phép phải đảm bảo càng kỹ càng tốt, để giảm thiểu được sự xáo trộn môi trường,

giảm thiểu thiệt hại và đạt được những lợi ích tối đa. Bất kỳ giấy phép được cấp sẽ

bao gồm dữ liệu và các thông tin quy định cụ thể:

+ Các loại và nguồn nguyên liệu được nhận chìm;

+ Vị trí của các địa điểm bãi chứa các chất nhận chìm;

+ Phương pháp nhận chìm;

+ Tổ chức quan trắc và các yêu cầu báo cáo.

- Các giấy phép sẽ được xem xét lại theo định kỳ, có tính đến kết quả quan

trắc và các mục tiêu của chương trình quan trắc. Việc xem xét kết quả quan trắc sẽ

cho biết các chương trình quan trắc tại hiện trường cần phải được tiếp tục, sửa đổi

hoặc chấm dứt và sẽ đóng góp vào các quyết định liên quan đến việc tiếp tục, sửa

Page 89: Nghiên cứu cơ sở pháp lý và thực tiễn về hoạt động đổ thải chất nạo

83

đổi hoặc thu hồi giấy phép. Điều này cung cấp một cơ chế phản hồi quan trọng đối

với việc bảo vệ sức khỏe con người và môi trường biển.

- Nếu việc nhận chìm được lựa chọn cho thực hiện thì cần cấp phép cho phép

nhận chìm trước tiên. Chúng tôi đề nghị các cơ hội được cung cấp cho công chúng

xem xét và tham gia vào quá trình cho phép. Trong cấp giấy phép, tác động đưa ra

giả thuyết xảy ra trong ranh giới của các bãi chứa vị trí, địa điểm, chẳng hạn như sự

thay đổi về vật lý, hóa học và sinh học ngăn của môi trường địa phương được chấp

nhận của cơ quan cấp phép.

- Giấy phép phải được xem xét lại theo định kỳ, có tính đến kết quả giám sát

và các mục tiêu của chương trình giám sát. Xem xét kết quả giám sát sẽ cho biết các

chương trình giám sát khu vực cần phải được tiếp tục, sửa đổi hoặc chấm dứt, và sẽ

đóng góp vào các quyết định liên quan đến việc tiếp tục, sửa đổi hoặc thu hồi giấy

phép. Điều này cung cấp một cơ chế phản hồi quan trọng đối với việc bảo vệ sức

khỏe con người và môi trường biển.

Như vậy, việc nghiên cứu, đánh giá để xác định các chất được phép đổ thải

trên biển trước tiên phải xác định việc các chất này đã có trong “Danh sách sơ bộ”

và đáp ứng các yêu cầu trong xác định “Danh sách sơ bộ”.

- Tiếp theo việc đánh giá chất thải thực hiện theo quy trình 8 bước đánh giá

từ việc: (1) xem xét đặc tính chất thải; (2) kiểm tra, xem xét việc phòng ngừa ô

nhiễm; (3) đánh giá chất thải theo Danh sách hành động quốc gia; (4) Xác định Bãi

đổ thải, nhận chìm; (5) Xác định tác động tiềm năng và chuẩn bị các giả thuyết tác

động; (6) Cấp Giấy phép và các điều kiện của Giấy phép; (7) Thực hiện dự án và

quan trắc, giám sát việc tuân thủ; (8) Quan trắc hiện trường và đánh giá việc thực

hiện đổ thải.

Về mặt lý thuyết, việc nghiên cứu, đánh giá để xác định các chất được phép

đổ thải trên biển kết thúc khi đã đánh giá các tác động tiềm năng xong (Bước 5) và

chuyển sang việc cấp giấy phép. Tuy nhiên, trên thực tế nếu các chất đã được cấp

phép cho nhận chìm rồi, nhưng trong quá trình thực hiện dự án và quan trắc, giám

sát việc tuân thủ (Bước 7) hay quan trắc hiện trường và đánh giá việc thực hiện đổ

Page 90: Nghiên cứu cơ sở pháp lý và thực tiễn về hoạt động đổ thải chất nạo

84

thải (Bước 8), cơ quan có thẩm quyền có thể vẫn dừng việc cho phép đổ thải lại nếu

thấy những vi phạm hoặc khi xét thấy những ảnh hưởng của việc đổ thải nhận chìm

đến an toàn, môi trường và sinh thái cũng như các ảnh hưởng khác lớn hơn dự kiến.

Page 91: Nghiên cứu cơ sở pháp lý và thực tiễn về hoạt động đổ thải chất nạo

85

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Các mô hình quản lý hoạt động nhận chìm trên thế giới như: mô hình cơ

quan hàng hải chủ trì điều phối chung; mô hình cơ quan kiểm soát tài nguyên môi

trường biển chủ trì điều phối chung hay như mô hình phối hợp đa ngành của Mỹ và

đặc thù của Trung Quốc đã được phân tích. Qua phân tích các mô hình phối hợp và

nghiên cứu cách thức tổ chức các lực lượng bảo vệ môi trường của Việt Nam thì

luận văn đề xuất Việt Nam áp dụng mô hình cơ quan kiểm soát tài nguyên môi

trường biển chủ trì điều phối chung.

Hiên nay, Việt Nam chưa hình thành hệ thống tổ chức quản lý hoạt động đổ

thải do nhận chìm trên biển (quản lý chất thải được phép đổ thải trên biển và bãi

chứa chất thải trên biển). Việc quản lý hoạt động đổ thải bùn nạo vét và các khu vực

đổ thải bùn nạo vét trên biển được tiến hành thông qua việc tổng hợp nhiều quy

định của các văn bản QPPL liên quan đến các nội dung quản lý cụ thể và thường

được tổng hợp, trình bày trong các báo cáo Đánh giá tác động môi trường (ĐTM)

đối với từng trường hợp, dự án cụ thể. Và Quyết định số 73/2013/QĐ-TTg ngày

27/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc thí điểm thực hiện cơ chế nạo vét, duy

tu các tuyến luồng hàng hải do Bộ Giao thông vận tải quản lý (đây là giải pháp tình

thế, việc thí điểm thực hiện từ ngày 01/02/2014 đến hết năm 2016). Trong khi đó

thực tế hiện nay thì hoạt động đổ thải vật liệu nạo vét luồng cảng đang diễn ra và

không có các quy định quản lý cụ thể.

Các quy định về quản lý hoạt động đổ thải chất nạo vét luồng cảng tại Việt

Nam còn hạn chế và thiếu nhiều so với các quy định của Quốc tế

Luận văn cũng đã xác định một số nguyên nhân đã được xác định dẫn đến

thực trạng như hiện nay là:

- Chưa thiết lập đồng bộ hệ thống thể chế luật pháp, cơ chế chính sách để

quản lý hoạt động đổ thải, nhận chìm trên biển nói chung và để quản lý việc đổ thải

chất thải, các bãi chứa chất thải trên biển một cách hiệu quả;

Page 92: Nghiên cứu cơ sở pháp lý và thực tiễn về hoạt động đổ thải chất nạo

86

- Các quy định pháp lý và cơ chế phối hợp đa ngành để kiểm soát hoạt động

đổ thải, nhận chìm, kiểm soát vật, chất được phép đổ thải tại các bãi chứa trên biển,

ven biển và ngoài khơi hầu như chưa có;

- Chưa hình thành mô hình tổ chức và cơ chế vận hành quản lý quản lý hoạt

động đổ thải, nhận chìm trên biển theo quy định chung của quốc tế và phù hợp với

hoàn cảnh thực tiễn của Việt Nam (xác lập cơ quan chỉ trì và các cơ quan phối hợp,

hiện nay chưa có quy định cụ thể).

Luận văn đã đưa ra cơ sở pháp lý chính cho quản lý hoạt động đổ thải chất

nạo vét luồng cảng tại Hải Phòng là: Luật bảo vệ môi trường 2014; Luật tài nguyên,

môi trường biển và hải đảo năm 2015,và đặc biệt là Công ước luật biển 1982 mà

Việt Nam là thành viên tham gia. Đây cũng là cơ sở pháp lý quan trọng trong việc

xây dựng các quy định chi tiết cũng như hoàn thiện mô hình quản lý hoạt động đổ

thải trên biển tại Việt Nam.

Luận văn xác định được nhu cầu thực tế về đổ thải chất nạo vét luồng cảng

của Việt Nam và khối lượng chất nạo vét luồng cảng Hải Phòng. Thấy rằng hoạt

động đổ thải chất nạo vét đang được diễn ra tuy nhiên các quy định để quản lý hoạt

động này thì chưa quy định.

Từ các nguyên nhân trên luận văn đã đề xuất 02 giải pháp chính: (i) Hoàn

thiện khung pháp lý về cấp phép và quản lý hoạt động đổ thải, nhận chìm trên biển

(bao gồm việc quản lý chất thải, các bãi chứa chất thải trên biển); (ii) Xây dựng,

kiện toàn, nâng cao năng lực hệ thống và đề xuất các nội dung quy định trong quản

lý hoạt động đổ thải chất nạo vét của hệ thống luồng cảng.

2. Kiến nghị

Nghiên cứu cho thấy nhu cầu đổ thải chất nạo vét luồng cảng tại Hải phòng

là rất lớn và đang được diễn ra mà không có quy định cụ thể để quản lý hoạt động

này. Hiện các quy định về quản lý hoạt động đổ thải chất nạo vét luồng cảng còn

thiếu rất nhiều, mô hình quản lý, lực lượng quản lý xây dựng còn chậm (hiện nay

chưa có). Các quy định mới chỉ nêu chung chung, chưa có các quy định hướng dẫn

Page 93: Nghiên cứu cơ sở pháp lý và thực tiễn về hoạt động đổ thải chất nạo

87

cụ thể. Việc nghiên cứu, xây dựng các quy định này hiện nay còn ít, chưa được chú

ý đúng mức quan trọng và đặc thù của nó.

- Để kịp thời khắc phục những tồn tại trong quản lý về bãi chứa chất thải

trên biển, chất thải được đổ thải trên biển, đặc biệt là đối với hoạt động nạo vét bùn

phục vụ hoạt động hàng hải hiện nay, cần ưu tiên để sớm hoàn thiện khung pháp lý

của Việt Nam về hoạt động nạo vét và đổ thải chất nạo vét trên vùng biển Việt

Nam.

- Nghiên cứu, đề xuất Việt Nam gia nhập Công ước Luân Đôn 1972 và Nghị

định thư 1996 và xây dựng hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật liên quan

đến lĩnh vực quản lý hoạt động nạo vét và đổ thải chất nạo vét.

- Nghiên cứu và quy hoạch tổng thể các bãi chứa chất thải trên cả nước,

tránh các quy hoạch riêng rẽ của từng địa phương làm ảnh hưởng đến sự phát triển

bền vững của ngành hàng hải.

Page 94: Nghiên cứu cơ sở pháp lý và thực tiễn về hoạt động đổ thải chất nạo

88

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2015), Báo cáo tổng kết đề tài Nghiên cứu cơ sở

pháp lý và thực tiễn về bãi chứa chất thải trên biển, chất thải được đổ thải

trên biển và đề xuất giải pháp tăng cường quản lý, Tổng cục Biển và Hải đảo

Việt Nam, Hà Nội;

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2009), Thông tư số 10/2009/TT-BTNMT về việc

quy định về Bộ chỉ thị môi trường quốc gia đối với môi trường không khí,

nước mặt lục địa, nước biển ven bờ, Hà Nội;

3. BộTài nguyên và Môi trường (2012), Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT quy định

về Quản lý chất thải nguy hại, Hà Nội;

4. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2011), Thông tư số 31/2011/TT-BTNMT về việc

quy định quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường nước biển (bao gồm cả

trầm tích đáy và sinh vật biển), Hà Nội;

5. Chính phủ (2009), Nghị định 25/2009/NĐ-CP về quản lý tổng hợp tài nguyên và

bảo vệ môi trường biển, hải đảo, Hà Nội;

6. Chính phủ (2015), Nghị định số 18/2015/NĐ-CP quy định về quy hoạch bảo vệ

môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường

và kế hoạch bảo vệ môi trường, Hà Nội;

7. Chính phủ (2007), Nghị định số 59/2007/NĐ-CP về việc quản lý chất thải rắn,

Hà Nội;

8. Chính phủ (2012), Nghị định số 21/2012/NĐ-CP về việc quản lý cảng biển và

luồng hàng hải, Hà Nội;

9. Chính phủ (2013), Nghị định số 21/2013/NĐ-CP Quy định chức năng nhiệm vụ

quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Hà Nội;

10. Chính phủ (2010), Nghị định số 66/2010/NĐ-CP về việc ban hành Quy chế phối

hợp thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động của lực lượng Cảnh sát biển và

việc phối hợp hoạt động giữa các lực lượng trên các vùng biển và thềm lục

địa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hà Nội;

Page 95: Nghiên cứu cơ sở pháp lý và thực tiễn về hoạt động đổ thải chất nạo

89

11. Hà Xuân Chuẩn(2009),“Đánh giá tác động của công tác nạo vét”,Tạp chí Hàng

hải Việt Nam, số 19-8/2009, Hà Nội;

12. Cục Hàng hải Việt Nam (2013), Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án

đầu tư xây dựng công trình cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng - giai đoạn khời

động, Công ty TNHH cảng công ten nơ quốc tế Hải Phòng, Hà Nội;

13. Nguyễn Chu Hồi(2014), “Sử dụng hợp lý vùng bờ biển từ góc nhìn phát triển hệ

thống cảng Hải Phòng”, Tạp chí Hàng hải Việt Nam, số 1+2/2014, trang 40-

42 (còn tiếp), Hà Nội;

14. Nguyễn Chu Hồi(2014), “Sử dụng hợp lý vùng bờ biển từ góc nhìn phát triển hệ

thống cảng Hải Phòng”, Tạp chí Hàng hải Việt Nam, số 3/2014, trang 12-15,

Hà Nội;

15. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Bộ luật hàng hải

Việt Nam, Hà Nội;

16. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Hiến pháp sửa đổi

hiến pháp 1992, Hà Nội;

17. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2012), Luật Tài nguyên

nước, Hà Nội;

18. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Luật Bảo vệ môi

trường, Hà Nội;

19. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Luật Du lịch, Hà

Nội;

20. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2008), Luật Dầu khí, Hà

Nội;

21. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật Khoáng sản,

Hà Nội;

22. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Luật tài nguyên,

môi trường biển và hải đảo, Hà Nội;

23. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2008), Pháp lệnh Lực

lượng Cảnh sát biển Việt Nam số 03/2008/PL-UBTVQH12, Hà Nội;

Page 96: Nghiên cứu cơ sở pháp lý và thực tiễn về hoạt động đổ thải chất nạo

90

24. Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định số 73/2013/QĐ-TTg về việc thí điểm

thực hiện cơ chế nạo vét, duy tu các tuyến luồng hàng hải do Bộ Giao thông

vận tải quản lý, Hà Nội;

25. Thủ tướng Chính phủ (2014), Quyết định số 43/2014/QĐ-TTg về việc quy định

chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Biển và Hải

đảo Việt Nam trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, Hà Nội;

Tài liệu tiếng Anh

26. Congress of United States of America (1972), The Marine Protection, Research,

and Sanctuaries Act of 1972 – MPRSA, P.L. 92-532, US;

27. Government Ireland (1981), Dumping at sea Act, 1981, Ireland;

28. International Maritime Organization (2006), convention on the prevention of

marine pollution by dumping of wastes and other matter, 1972 and its 1996

protocol, England;

29. International Maritime Organization (1972), London dumping convention 1972,

England;

30. International Maritime Organization (1996), In recognition that the 1996

Protocol london, England;

31. International Maritime Organization, International Convention for the

Prevention of Pollution from Ships, 1973 as modified by the Protocol of

1978, England;

32. The United Nations (1982), United Nations Convention on Law of the Sea,

Switzerland;

Page 97: Nghiên cứu cơ sở pháp lý và thực tiễn về hoạt động đổ thải chất nạo

1