nghị định chính phủ 113 về quản lý sxkd phân bón

88
1 MC LC Trang 1) Nghđịnh ca Chính phs113/2003/NĐ-CP 2 (Vqun lý sn xut, kinh doanh phân bón) 2) Nghđịnh s191/2007/NĐ-CP 9 (Vsa đổi, bsung mt sđiu ca Nghđịnh s113/2003/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2003 ca Chính phvvic qun lý sn xut, kinh doanh phân bón) 3) Thông tư s52/2010/TT-BNNPTNT 17 (Vvic hướng dn kho nghim, công nhn, đặt tên phân bón mi) 4) Thông tư s14/2011/TT-BNNPTNT 32 (Quy định vic kim tra, đánh giá cơ ssn xut kinh doanh vt tư nông nghip và sn phm nông lâm thy sn) 5) Thông tư s16/2011/TT-BNNPTNT 44 (Quy định vđánh giá, chđịnh và qun lý phòng thnghim ngành nông nghip và phát trin nông thôn) 6) Thông tư s17/2011/TT-BNNPTNT 54 (Sa đổi, bsung, bãi bmt squy định vthtc hành chính trong lĩnh vc trng trt theo Nghquyết s57/NQ-CP ngày 15/12/2010) 7) Thông tư s50/2009/TT-BNNPTNT 69 (Vvic ban hành Danh mc sn phm, hàng hóa có khnăng gây mt an toàn thuc trách nhim qun lý ca BNN&PTNT) 8) Thông tư s36/2010/TT-BNNPTNT 74 (Vvic ban hành Quy định sn xut, kinh doanh và sdng phân bón) 9) Thông tư s55/2012/TT-BNNPTNT 92 (Hướng dn thtc chđịnh tchc chng nhn hp quy và công bhp quy thuc phm vi qun lý ca BNông nghip và Phát trin nông thôn) 10)Nghđịnh ca Chính phs15/2010/NĐ-CP 107 (Quy định vxpht vi phm hành chính trong hot động sn xut, kinh doanh phân bón)

Upload: ims-vietnam

Post on 23-Jun-2015

747 views

Category:

News & Politics


0 download

DESCRIPTION

Nghị định của Chính phủsố113/2003/NĐ-CP 2 (Về quản lý sản xuất, kinh doanh phân bón) do website KhaoKiemNghiemPhanBon.com

TRANSCRIPT

Page 1: Nghị định Chính Phủ 113 về quản lý SXKD Phân Bón

1

MỤC LỤC Trang

1) Nghị định của Chính phủ số 113/2003/NĐ-CP 2 (Về quản lý sản xuất, kinh doanh phân bón)

2) Nghị định số 191/2007/NĐ-CP 9 (Về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 113/2003/NĐ-CP ngày 07

tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về việc quản lý sản xuất, kinh doanh phân

bón)

3) Thông tư số 52/2010/TT-BNNPTNT 17 (Về việc hướng dẫn khảo nghiệm, công nhận, đặt tên phân bón mới)

4) Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT 32 (Quy định việc kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông

nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản)

5) Thông tư số 16/2011/TT-BNNPTNT 44 (Quy định về đánh giá, chỉ định và quản lý phòng thử nghiệm ngành

nông nghiệp và phát triển nông thôn)

6) Thông tư số 17/2011/TT-BNNPTNT 54 (Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh

vực trồng trọt theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15/12/2010)

7) Thông tư số 50/2009/TT-BNNPTNT 69 (Về việc ban hành Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an

toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ NN&PTNT)

8) Thông tư số 36/2010/TT-BNNPTNT 74 (Về việc ban hành Quy định sản xuất, kinh doanh và sử dụng phân bón)

9) Thông tư số 55/2012/TT-BNNPTNT 92 (Hướng dẫn thủ tục chỉ định tổ chức chứng nhận hợp quy và công bố

hợp quy thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông

thôn)

10) Nghị định của Chính phủ số 15/2010/NĐ-CP 107 (Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động sản xuất,

kinh doanh phân bón)

Page 2: Nghị định Chính Phủ 113 về quản lý SXKD Phân Bón

2

CHÍNH PHỦ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ____ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------------------------- Số: 113 /2003/NĐ-CP Hà Nội, ngày 07 tháng 10 năm 2003

NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ VỀ QUẢN LÝ SẢN XUẤT, KINH DOANH PHÂN BÓN

CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật Tổ chức Chính Phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Nghị định này quy định việc sản xuất, gia công, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh, khảo nghiệm và quản lý nhà nước về phân bón, nhằm bảo hộ lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh và sử dụng phân bón; góp phần nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng, bảo vệ độ phì nhiêu của đất và môi trường sinh thái.

Điều 2. Phân bón quy định tại Nghị định này bao gồm:

Các loại phân vô cơ, phân hữu cơ sinh học, phân hữu cơ khoáng, phân đa yếu tố, phân phức hợp, phân trộn, phân vi sinh, phân bón lá và các loại phân có bổ sung chất điều hòa sinh trưởng (trong Nghị định này gọi chung là phân bón).

Các chất điều hoà sinh trưởng đơn thuần, chế phẩm giữ ẩm, chất bám dính không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này.

Điều 3. Tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài hoạt động liên quan

đến phân bón trên lãnh thổ Việt Nam phải tuân theo Nghị định này, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia.

Điều 4. Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Phân bón rễ: là các loại phân bón được bón trực tiếp vào đất hoặc vào nước để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng thông qua bộ rễ;

2. Phân bón lá: là các loại phân bón được tưới hoặc phun trực tiếp vào lá hoặc thân để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng thông qua thân lá;

Page 3: Nghị định Chính Phủ 113 về quản lý SXKD Phân Bón

3

3. Phân vô cơ (phân khoáng, phân hoá học): là loại phân có chứa các chất dinh dưỡng vô cơ cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng;

4. Phân đơn (phân khoáng đơn): là loại phân vô cơ chỉ chứa một yếu tố dinh dưỡng;

5. Phân đa yếu tố: là loại phân vô cơ có chứa từ 2 yếu tố dinh dưỡng trở lên;

6. Phân phức hợp: là loại phân đa yếu tố được sản xuất trên cơ sở hóa hợp các nguyên liệu;

7. Phân trộn: là loại phân đa yếu tố được sản xuất bằng cách trộn cơ giới nhiều loại phân đơn;

8. Phân vi sinh: là loại phân có chứa một hay nhiều loại vi sinh vật sống có ích với mật độ phù hợp với tiêu chuẩn đã ban hành;

9. Phân hữu cơ sinh học: là loại phân được sản xuất ra từ nguyên liệu hữu cơ có sự tham gia của vi sinh vật sống có ích hoặc các tác nhân sinh học khác;

10. Phân hữu cơ khoáng: là loại phân được sản xuất ra từ nguyên liệu hữu cơ được trộn thêm một hay nhiều yếu tố dinh dưỡng khoáng;

11. Phân hữu cơ truyền thống: là các loại phân chuồng, phân bắc, nước giải, rơm rạ, phân xanh, phụ phẩm của cây trồng;

12. Hàm lượng các chất dinh dưỡng: là lượng các chất dinh dưỡng chính có trong phân bón được biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm;

13. Hàm lượng độc tố cho phép: là hàm lượng các kim loại nặng, các sinh vật có hại, Biure và axit tự do tối đa cho phép trong phân bón;

14. Phân bón có bổ sung chất điều hòa sinh trưởng: là loại phân bón vô cơ hoặc hữu cơ được bổ sung một lượng nhỏ các vitamin, các enzim, các axit hữu cơ, hoặc các chất hoá học có tác dụng kích thích hoặc kìm hãm quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng.

15. Gia công: là việc doanh nghiệp có chức năng sản xuất phân bón tại Việt Nam nhận sản xuất phân bón theo hợp đồng với thương nhân nước ngoài.

Chương II

SẢN XUẤT VÀ GIA CÔNG PHÂN BÓN Điều 5: Tổ chức, cá nhân được sản xuất phân bón phải có giấy đăng ký

kinh doanh mặt hàng phân bón do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp và có đủ các điều kiện:

1. Có máy móc, thiết bị phù hợp để sản xuất phân bón đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định;

2. Có bộ phận phân tích kiểm nghiệm chất lượng phân bón. Trong trường hợp không có bộ phận phân tích kiểm nghiệm chất lượng phân bón thì thuê phòng phân tích được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận;

Page 4: Nghị định Chính Phủ 113 về quản lý SXKD Phân Bón

4

3. Có hệ thống xử lý chất thải khi sản xuất để không gây ô nhiễm môi trường và đảm bảo các điều kiện về an toàn lao động, an toàn vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật về lao động và pháp luật về môi trường;

4. Cán bộ, công nhân có chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng được yêu cầu công nghệ sản xuất và quản lý chất lượng phân bón.

Điều 6. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công bố "Danh mục

phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam" (trong Nghị định này gọi chung là Danh mục phân bón) trong từng thời kỳ.

Điều 7. Đối với các loại phân bón không có tên trong Danh mục phân bón, tổ chức, cá nhân muốn sản xuất khảo nghiệm phải có văn bản đồng ý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Điều 8. Tổ chức, cá nhân có đủ các điều kiện quy định tại điều 5 Nghị

định này được phép gia công phân bón cho thương nhân nước ngoài. Điều 9. Gia công các loại phân bón không có tên trong Danh mục phân

bón để xuất khẩu phải được sự đồng ý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

Chương III NHẬP KHẨU, XUẤT KHẨU VÀ KINH DOANH PHÂN BÓN

Điều 10. Nhập khẩu phân bón không có tên trong Danh mục phân bón để khảo nghiệm phải được sự đồng ý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Điều 11. Tổ chức, cá nhân xuất khẩu, nhập khẩu phân bón phải chịu trách

nhiệm về chất lượng phân bón.

Điều 12. Việc tạm nhập, tái xuất và quá cảnh phân bón thực hiện theo các quy định hiện hành của pháp luật về tạm nhập tái xuất và quá cảnh hàng hoá.

Điều 13. Tổ chức, cá nhân kinh doanh phân bón phải có đủ các điều kiện

sau đây:

1. Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mặt hàng phân bón;

2. Địa điểm kinh doanh phân bón không gây ô nhiễm môi trường;

3. Có kho chứa phân bón. Điều 14. Phân bón khi vận chuyển phải có bao bì hoặc dụng cụ chứa đựng

chắc chắn để đảm bảo chất lượng và không gây ô nhiễm môi trường.

Page 5: Nghị định Chính Phủ 113 về quản lý SXKD Phân Bón

5

Điều 15. Phân bón phải có nhãn hàng hóa phù hợp với quy định của cơ quan có thẩm quyền về ghi nhãn hàng hoá lưu thông trong nước và hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.

Điều 16. Cấm kinh doanh phân bón không có trong Danh mục phân bón,

phân giả, phân quá hạn sử dụng; phân bị đình chỉ sản xuất, đình chỉ tiêu thụ; phân không có nhãn hàng hoá và nhãn hiệu không đúng với đăng ký.

Chương IV

KHẢO NGHIỆM VÀ CÔNG NHẬN PHÂN BÓN Điều 17. Phân bón phải khảo nghiệm bao gồm: Phân vi sinh, phân hữu cơ

sinh học, phân hữu cơ khoáng, phân bón lá và phân có bổ sung chất điều hòa sinh trưởng chưa có tên trong Danh mục phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định trình tự, thủ tục khảo nghiệm phân bón.

Điều 18. Các loại phân bón không phải qua khảo nghiệm bao gồm:

1. Phân bón các loại trong Danh mục phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam.

2. Các loại phân vô cơ như phân đơn, phân đa yếu tố, phân phức hợp, phân trộn đạt tiêu chuẩn chất lượng;

3. Các loại phân bón hữu cơ truyền thống;

4. Các loại phân bón là kết quả của các công trình nghiên cứu được Bộ Khoa học và Công nghệ hoặc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận là tiến bộ kỹ thuật.

Điều 19. Tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ khảo nghiệm phân bón

phải có đủ điều kiện do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thẩm định và công nhận

phân bón mới.

Chương V QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÂN BÓN

Điều 20. Nội dung quản lý nhà nước về phân bón, bao gồm:

1. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch về phân bón;

Page 6: Nghị định Chính Phủ 113 về quản lý SXKD Phân Bón

6

2. Ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về quản lý phân bón, các quy trình, quy phạm sản xuất phân bón, tiêu chuẩn phân bón; cơ chế chính sách khuyến khích và sử dụng phân bón;

3. Khảo nghiệm và công nhận phân bón mới;

4. Thu thập và quản lý các thông tin, tư liệu về phân bón;

5. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào các hoạt động trong lĩnh vực phân bón;

6. Tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kinh nghiệm về quản lý và sử dụng phân bón;

7. Kiểm tra, thanh tra việc chấp hành quy định của Nhà nước, giải quyết khiếu nại, tố cáo và các tranh chấp về phân bón;

8. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phân bón. Điều 21. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm:

1. Chủ trì, phối hợp với Bộ Công nghiệp và các Bộ, ngành có liên quan xây dựng kế hoạch và chính sách về sử dụng phân bón và sản xuất phân bón hữu cơ;

2. Soạn thảo, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn và cơ chế chính sách về sử dụng phân bón và sản xuất phân bón hữu cơ;

3. Tổ chức khảo nghiệm và công nhận phân bón mới;

4. Thu thập và quản lý các thông tin, tư liệu về phân bón;

5. Phối hợp với các Bộ, ngành trong việc tổ chức nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào các hoạt động về sử dụng phân bón và sản xuất phân bón hữu cơ;

6. Kiểm tra, thanh tra và xử lý các vi phạm trong việc sử dụng phân bón và sản xuất phân bón hữu cơ;

7. Tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kinh nghiệm về kinh doanh, sử dụng phân bón và sản xuất phân bón hữu cơ;

8. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực sử dụng phân bón, sản xuất phân bón hữu cơ.

Điều 22. Bộ Công nghiệp có trách nhiệm

Page 7: Nghị định Chính Phủ 113 về quản lý SXKD Phân Bón

7

1. Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ, ngành có liên quan xây dựng kế hoạch và chính sách về sản xuất phân bón vô cơ;

2. Soạn thảo, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn và chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất phân bón vô cơ;

3. Thu thập và quản lý các thông tin, tư liệu về sản xuất phân bón vô cơ;

4. Tổ chức nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào các hoạt động trong lĩnh vực sản xuất phân bón vô cơ;

5. Kiểm tra, thanh tra và xử lý các vi phạm trong sản xuất phân bón vô cơ;

6. Tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kinh nghiệm về sản xuất phân bón vô cơ;

7. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực sản xuất phân bón vô cơ. Điều 23. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong

phạm vi quyền hạn, nhiệm vụ của mình thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các mặt:

1. Xây dựng kế hoạch sử dụng phân bón tại địa phương;

2. Chỉ đạo hướng dẫn sử dụng phân bón có hiệu quả, không gây ô nhiễm môi trường;

3. Kiểm tra, thanh tra và xử lý các vi phạm trong lĩnh vực phân bón. Điều 24. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phân bón phải nộp phí và lệ phí về khảo nghiệm công nhận phân bón mới, giám định chất lượng phân bón theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

Chương VI XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 25. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định của Nghị định

này về sản xuất, mua bán, vận chuyển, cung ứng dịch vụ phân bón thì tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Điều 26. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn có hành vi vi phạm các

quy định của Nghị định này và có các hành vi khác trái với các quy định của pháp luật về việc quản lý nhà nước về phân bón, thì tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Page 8: Nghị định Chính Phủ 113 về quản lý SXKD Phân Bón

8

Chương VII ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 27. Nghị định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công

báo, những quy định trước đây trái với Nghị định này đều bãi bỏ. ` Điều 28. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ

quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

TM. CHÍNH PHỦ THỦ TƯỚNG

(đã ký)

Phan Văn Khải

Page 9: Nghị định Chính Phủ 113 về quản lý SXKD Phân Bón

9

CHÍNH PHỦ

Số: 191/2007/NĐ-CP

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ______________________________________

Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2007

NGHỊ ĐỊNH Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 113/2003/NĐ-CP

ngày 07 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về việc quản lý sản xuất, kinh doanh phân bón

_________

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

NGHỊ ĐỊNH :

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 113/2003/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về việc quản lý sản xuất, kinh doanh phân bón.

1. Điều 1 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 1. Nghị định này quy định việc đăng ký khảo nghiệm và công nhận phân bón, đặt tên và đổi tên phân bón, sản xuất, gia công, nhập khẩu, kinh doanh và quản lý nhà nước về phân bón nhằm bảo hộ lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh và sử dụng phân bón; góp phần nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng, bảo vệ độ phì nhiêu của đất và môi trường sinh thái”.

2. Điều 2 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 2. Các loại phân bón thuộc Nghị định này bao gồm: phân vô cơ, phân bón rễ, phân bón lá, phân đơn, phân đa yếu tố, phân hữu cơ, phân hữu cơ sinh học, phân hữu cơ truyền thống, phân trung lượng, phân vi lượng, phân đa lượng, phân phức hợp, phân trộn, phân vi sinh, phân hữu cơ vi sinh, phân hữu cơ khoáng, phân có bổ sung chất điều hoà sinh trưởng, chất hỗ trợ tăng hiệu suất sử dụng phân bón, phân bón đất hiếm, giá thể cây trồng, chất phụ gia phân bón, chất giữ ẩm trong phân bón và chất cải tạo đất".

3. Điều 4 được sửa đổi, bổ sung như sau:

Page 10: Nghị định Chính Phủ 113 về quản lý SXKD Phân Bón

10

"Điều 4. Trong Nghị định này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Phân bón rễ là các loại phân bón được bón trực tiếp vào đất hoặc vào nước để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng thông qua bộ rễ;

2. Phân bón lá là các loại phân bón được tưới hoặc phun trực tiếp vào lá, thân hoặc tưới gốc để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng thông qua thân lá;

3. Phân vô cơ là phân khoáng thiên nhiên hoặc phân hoá học được sản xuất theo phương pháp công nghiệp có chứa các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng;

4. Phân đơn (phân khoáng đơn) là loại phân vô cơ thành phần chỉ chứa một yếu tố dinh dưỡng đa lượng;

5. Phân đa yếu tố là loại phân vô cơ trong thành phần có chứa chủ yếu từ 2 yếu tố dinh dưỡng đa lượng trở lên, không kể các yếu tố trung lượng, vi lượng;

6. Phân phức hợp là loại phân đa yếu tố được sản xuất trên cơ sở hóa hợp các nguyên liệu;

7. Phân trộn là loại phân đa yếu tố được sản xuất bằng cách trộn cơ học nhiều loại phân đơn;

8. Phân đa lượng là phân trong thành phần chủ yếu có chứa ít nhất một trong ba yếu tố dinh dưỡng gồm: đạm ký hiệu là N, lân ký hiệu là P (tính bằng P2O5 hữu hiệu) và kali ký hiệu là K (tính bằng K2O hoà tan);

9. Phân trung lượng là phân trong thành phần chủ yếu có chứa một hay một số các yếu tố dinh dưỡng gồm: Canxi (Ca), Magiê (Mg), Lưu huỳnh (S) và Silic (Si);

10. Phân vi lượng là phân trong thành phần chủ yếu có chứa một hay một số các yếu tố dinh dưỡng vi lượng sau: Sắt (Fe), Kẽm (Zn), Đồng (Cu), Bo (B), Môlipđen (Mo), Mangan (Mn) và Clo (Cl) và Co ban (Co);

11. Phân bón đất hiếm là loại phân trong thành phần chủ yếu có ít nhất một trong số 17 nguyên tố sau: Scandium (số thứ tự 21), Yttrium (số thứ tự 39) và các nguyên tố trong dãy Lanthanides (số thứ tự từ số 57-71: Lanthanum, Cerium, Praseodymium, Neodymium, Promethium, Samarium, Europium, Gadolinium, Terbium, Dysprosium, Holmium, Erbium, Thulium, Ytterbium, lutetium) trong bảng tuần hoàn Mendêleép;

12. Phân bón hữu cơ là loại phân bón được sản xuất chủ yếu từ các nguồn nguyên liệu hữu cơ với hàm lượng chất hữu cơ đạt quy chuẩn kỹ thuật theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Page 11: Nghị định Chính Phủ 113 về quản lý SXKD Phân Bón

11

13. Phân hữu cơ vi sinh là loại phân được sản xuất từ nguyên liệu hữu cơ có chứa ít nhất một chủng vi sinh vật sống có ích với mật độ phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật đã ban hành;

14. Phân hữu cơ sinh học là loại phân được sản xuất từ nguyên liệu hữu cơ theo quy trình lên men có sự tham gia của vi sinh vật sống có ích hoặc các tác nhân sinh học khác;

15. Phân vi sinh là loại phân trong thành phần chủ yếu có chứa một hay nhiều loại vi sinh vật sống có ích bao gồm: nhóm vi sinh vật cố định đạm, phân giải lân, phân giải ka li, phân giải xenlulo, vi sinh vật đối kháng, vi sinh vật tăng khả năng quang hợp và các vi sinh vật có ích khác với mật độ phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật đã ban hành;

16. Phân hữu cơ khoáng là loại phân được sản xuất từ nguyên liệu hữu cơ được trộn thêm một hoặc một số yếu tố dinh dưỡng khoáng, trong đó có ít nhất một yếu tố dinh dưỡng khoáng đa lượng;

17. Phân hữu cơ truyền thống là loại phân có nguồn gốc từ chất thải của người, động vật hoặc từ các phế phụ phẩm trồng trọt, chăn nuôi, chế biến nông, lâm, thuỷ sản, phân xanh, rác thải hữu cơ, các loại than bùn được chế biến theo phương pháp ủ truyền thống;

18. Phân bón có bổ sung chất điều hòa sinh trưởng là loại phân bón vô cơ hoặc hữu cơ được bổ sung một lượng các vitamin, các enzim, các axit hữu cơ hoặc các chất điều hoà sinh trưởng khác với hàm lượng không vượt quá 0,5% khối lượng hoặc thể tích;

19. Chất cải tạo đất là chất khi bón vào đất có tác dụng nâng cao độ phì, cải thiện đặc điểm lý tính, hoá tính, sinh học đất;

20. Giá thể cây trồng là những chất có nguồn gốc tự nhiên hoặc nhân tạo không phải là đất được dùng làm nền để trồng cây;

21. Chất giữ ẩm trong phân bón là những chất tự nhiên hay nhân tạo có khả năng hút và giữ nước mạnh, có tác dụng cung cấp nước vào đất khi đất khô hạn và có thể phối trộn với các yếu tố dinh dưỡng của cây trồng;

22. Chất hỗ trợ tăng hiệu suất sử dụng phân bón là những chất khi phối trộn hoặc bón cùng với phân bón có tác dụng làm tăng hiệu suất sử dụng các chất dinh dưỡng có trong phân bón;

23. Chất phụ gia phân bón là các chất vô cơ hoặc hữu cơ được phối trộn với các chất dinh dưỡng trong quá trình sản xuất phân bón;

24. Hàm lượng các chất dinh dưỡng là lượng các chất dinh dưỡng có trong phân bón được biểu thị bằng các đơn vị: tỷ lệ phần trăm (%), g/kg hoặc mg/kg so với khối lượng đối với phân thể rắn, nếu là phân thể lỏng được biểu thị bằng các đơn vị: %, mg/lít, g/lít hoặc phần triệu (ppm);

Page 12: Nghị định Chính Phủ 113 về quản lý SXKD Phân Bón

12

25. Hàm lượng các chất hữu hiệu (hoặc các chất hoà tan đối với phân bón dạng lỏng) là lượng các chất dinh dưỡng hoà tan trong nước hoặc trong a xít yếu mà cây trồng có thể hấp phụ và được xác định bằng các phương pháp phân tích theo quy chuẩn kỹ thuật quy định;

26. Hàm lượng độc tố cho phép là mức giới hạn tối đa cho phép hàm lượng các kim loại nặng, các vi sinh vật có hại, Biuret và axit tự do có trong phân bón;

27. Các kim loại nặng trong phân bón gồm những loại sau: Thuỷ ngân (Hg), Chì (Pb), Cadimi (Cd) và Asen (As);

28. Vi sinh vật gây hại gồm các chủng vi khuẩn E.coli, Salmonella, Coliform và trứng giun đũa (Acaris);

29. Danh mục phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam (sau đây gọi là Danh mục phân bón) là bản liệt kê các loại phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam;

30. Phân bón giả là loại phân bón được sản xuất ra trái pháp luật có hình dáng giống như các loại phân bón được Nhà nước cho phép sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu hoặc những loại phân bón không có giá trị sử dụng đúng với nguồn gốc, bản chất tự nhiên, tên gọi và công dụng của nó”.

4. Điều 5 được sửa đổi, bổ sung như sau:

"Điều 5.

1. Tổ chức, cá nhân sản xuất các loại phân bón (trừ phân hữu cơ truyền thống) phải có các điều kiện sau:

a) Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư sản xuất, kinh doanh mặt hàng phân bón do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp;

b) Có máy móc, thiết bị phù hợp để sản xuất phân bón đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định;

c) Có hoặc thuê phòng phân tích kiểm nghiệm chất lượng có đủ điều kiện theo quy định của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;

d) Có hệ thống xử lý chất thải khi sản xuất để không gây ô nhiễm môi trường và đảm bảo các điều kiện về an toàn lao động, vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về môi trường và pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động;

đ) Có hoặc thuê ít nhất 01 cán bộ kỹ thuật chuyên môn đạt trình độ từ đại học trở lên đáp ứng công nghệ sản xuất loại phân bón đó”.

Page 13: Nghị định Chính Phủ 113 về quản lý SXKD Phân Bón

13

2. Tổ chức, cá nhân gia công phân bón (trừ phân hữu cơ truyền thống) phải có đủ điều kiện quy định tại điểm a, b, d, đ khoản 1 Điều này.

5. Điều 10 được sửa đổi, bổ sung như sau:

"Điều 10.

1. Tổ chức, cá nhân được phép nhập khẩu các loại phân bón, nguyên liệu để sản xuất các loại phân bón đã có tên trong Danh mục phân bón.

2. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu phân bón, nguyên liệu để sản xuất các loại phân bón chưa có tên trong Danh mục phân bón phải được sự đồng ý bằng văn bản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn".

6. Điều 17 được sửa đổi, bổ sung như sau:

"Điều 17.

1. Các loại phân bón phải qua khảo nghiệm bao gồm:

a) Các loại phân bón chưa có tên trong Danh mục phân bón; các loại phân bón không thuộc quy định tại Điều 18 Nghị định số 113/2003/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về việc quản lý sản xuất, kinh doanh phân bón;

b) Các loại phân bón có tên trong Danh mục phân bón, nhưng thay đổi về thành phần, hàm lượng các chất dinh dưỡng chính có trong phân bón thấp hơn mức quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định điều kiện, thủ tục, trình tự, quy phạm khảo nghiệm phân bón".

7. Điều 19 được sửa đổi, bổ sung như sau:

"Điều 19.

1. Công nhận phân bón

a) Các loại phân bón phải khảo nghiệm và đã qua khảo nghiệm, được Hội đồng khoa học chuyên ngành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định và đề nghị công nhận để bổ sung vào Danh mục phân bón.

b) Phân bón mới được công nhận có tên gọi phù hợp theo quy định tại khoản 2 Điều này và các văn bản có liên quan khác.

c) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định điều kiện, trình tự thủ tục công nhận phân bón mới.

Page 14: Nghị định Chính Phủ 113 về quản lý SXKD Phân Bón

14

2. Đặt tên và đổi tên phân bón

a) Mỗi loại phân bón khi được đưa vào Danh mục phân bón chỉ có một tên gọi duy nhất phù hợp theo quy định tại Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2006 về nhãn hàng hoá và Nghị định này.

b) Các kiểu đặt tên dưới đây không được chấp nhận:

- Chỉ bao gồm các chữ số;

- Vi phạm đạo đức xã hội;

- Trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với tên được ghi trên nhãn hiệu hàng hoá phân bón đang được bảo hộ;

- Gây hiểu lầm với bản chất, công dụng của phân bón.

- Phân bón sản xuất để lưu thông ở Việt Nam nhưng chỉ đặt tên bằng tiếng nước ngoài, trừ các loại phân bón sản xuất ở Việt Nam theo hợp đồng của nước ngoài hoặc sản xuất để xuất khẩu ra nước ngoài.

c) Đối với phân bón nhập khẩu mang tên bằng tiếng nước ngoài có kèm theo tên bằng tiếng Việt thì tên tiếng Việt phải thực hiện theo quy định tại điểm a, b khoản này.

d) Tổ chức, cá nhân trong quá trình sản xuất phân bón được quyền đổi tên phân bón, nếu có đủ điều kiện quy định tại điểm đ khoản này.

đ) Điều kiện đổi tên phân bón:

- Áp dụng đối với các loại phân bón khi thực hiện hợp đồng chuyển nhượng;

- Việc đổi tên phân bón phải phù hợp quy định tại điểm a, b, khoản 2 Điều này.

e) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định điều kiện, trình tự, thủ tục đặt tên và đổi tên phân bón".

8. Điều 21 được sửa đổi, bổ sung như sau:

"Điều 21. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm:

1. Chủ trì, phối hợp với Bộ Công thương và các Bộ, ngành có liên quan xây dựng kế hoạch và chính sách, dự báo nhu cầu và định hướng sử dụng các loại phân bón và sản xuất các loại phân bón trừ sản xuất phân bón vô cơ.

2. Soạn thảo, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật và chính sách về sử dụng các loại phân bón và sản xuất các loại phân bón trừ sản xuất phân bón vô cơ.

Page 15: Nghị định Chính Phủ 113 về quản lý SXKD Phân Bón

15

3. Tổ chức khảo nghiệm và công nhận phân bón mới.

4. Quy định đặt tên và đổi tên phân bón mới.

5. Quy định về việc thẩm định và công nhận phòng kiểm nghiệm, người kiểm định và người lấy mẫu phân bón.

6. Thu thập và quản lý các thông tin, tư liệu về phân bón.

7. Phối hợp với các Bộ, ngành trong việc tổ chức nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào các hoạt động về sử dụng các loại phân bón và sản xuất các loại phân bón trừ sản xuất phân bón vô cơ.

8. Kiểm tra, thanh tra và xử lý các vi phạm về chất lượng trong việc sản xuất và sử dụng phân bón; trừ sản xuất phân bón vô cơ.

9. Tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kinh nghiệm về sản xuất và sử dụng phân bón.

10. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực sử dụng các loại phân bón và sản xuất các loại phân bón trừ sản xuất phân bón vô cơ".

9. Điều 22 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 22. Bộ Công thương có trách nhiệm:

1. Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Bộ, ngành có liên quan xây dựng kế hoạch và chính sách về sản xuất phân bón vô cơ.

2. Soạn thảo, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật và chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất phân bón vô cơ.

3. Thu thập và quản lý các thông tin, tư liệu về sản xuất phân bón vô cơ;

4. Tổ chức nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào các hoạt động trong lĩnh vực sản xuất phân bón vô cơ.

5. Tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kinh nghiệm về sản xuất phân bón vô cơ.

6. Kiểm tra, thanh tra và xử lý các vi phạm trong sản xuất, kinh doanh phân bón vô cơ.

7. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực sản xuất phân bón vô cơ".

10. Điều 24 được sửa đổi, bổ sung như sau:

Page 16: Nghị định Chính Phủ 113 về quản lý SXKD Phân Bón

16

“Điều 24. Phí và lệ phí phân bón

1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phân bón phải nộp phí và lệ phí về khảo nghiệm, công nhận, đổi tên phân bón mới, giám định chất lượng phân bón theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

2. Bộ Tài chính quy định mức thu, nộp phí và lệ phí trong lĩnh vực phân bón".

Điều 2. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 3. Trách nhiệm thi hành

1. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm hướng dẫn thi hành Nghị định này.

2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - VP BCĐTW về phòng, chống tham nhũng; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của QH; - Văn phòng Quốc hội; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán Nhà nước; - UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - VPCP: BTCN, các PCN, Website Chính phủ, Người phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; - Lưu: Văn thư, NN (5b).Hà

TM. CHÍNH PHỦ

THỦ TƯỚNG

đã ký

Nguyễn Tấn Dũng

Page 17: Nghị định Chính Phủ 113 về quản lý SXKD Phân Bón

17

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 52 /2010/TT-BNNPTNT Hà Nội, ngày 09 tháng 9 năm 2010

THÔNG TƯ Hướng dẫn khảo nghiệm, công nhận, đặt tên phân bón mới

Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của

Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Nghị định số 75/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ Sửa đổi Điều 3 Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ;

Căn cứ Nghị định số 113/2003/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về quản lý sản xuất, kinh doanh phân bón; Nghị định số 191/2007/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 113/2003/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về quản lý sản xuất, kinh doanh phân bón;

Căn cứ Nghị định số 15/2010/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ Quy định về xử phạt hành chính trong hoạt động sản xuất, kinh doanh phân bón;

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện khảo nghiệm, công nhận và đặt tên phân bón mới như sau:

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định điều kiện, trình tự, thủ tục, phân công trách nhiệm về khảo nghiệm, công nhận, đặt tên phân bón mới và đổi tên phân bón.

Điều 2. Đối tượng áp dụng 1. Tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân người nước ngoài có hoạt động trong lĩnh vực khảo nghiệm, công nhận, đặt tên phân bón mới và đổi tên phân bón trên lãnh thổ Việt Nam.

2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài muốn đăng ký khảo nghiệm phân bón phải có Văn phòng đại diện hợp pháp tại Việt Nam. Trường hợp không có Văn phòng đại diện hợp pháp tại Việt Nam phải có hợp đồng thuê hoặc văn bản uỷ quyền cho một (01) tổ chức, cá nhân khác tại Việt Nam làm đại diện hợp pháp để đăng ký khảo nghiệm.

Page 18: Nghị định Chính Phủ 113 về quản lý SXKD Phân Bón

18

Chương II

KHẢO NGHIỆM, CÔNG NHẬN PHÂN BÓN MỚI

Điều 3. Các loại phân bón không phải khảo nghiệm

Các loại phân bón nêu tại các khoản 2, khoản 4 Điều 7 của Quy định sản xuất kinh doanh và sử dụng phân bón ban hành kèm theo Thông tư số 36/2010/TT- BNNPTNT ngày 24 tháng 6 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc ban hành Quy định sản xuất, kinh doanh và sử dụng phân bón.

Điều 4. Các loại phân bón phải khảo nghiệm

Phân bón mới sản xuất ở trong nước hoặc mới nhập khẩu thuộc các loại: phân hữu cơ, phân bón lá, phân vi sinh vật, phân hữu cơ sinh học, phân hữu cơ vi sinh, phân hữu cơ khoáng, phân có bổ sung chất điều tiết sinh trưởng, chất hỗ trợ tăng hiệu suất sử dụng phân bón, phân bón đất hiếm, chất giữ ẩm trong phân bón, chất cải tạo đất không thuộc quy định tại Điều 3 của Thông tư này và chưa có tên trong “Danh mục phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam” (sau đây gọi tắt là Danh mục phân bón).

Điều 5. Điều kiện phân bón mới được khảo nghiệm

Các loại phân bón thuộc đối tượng quy định tại Điều 4 của Thông tư này muốn được khảo nghiệm phải đảm bảo các điều kiện sau:

1. Các chỉ tiêu hàm lượng bắt buộc tương ứng cho từng loại phân bón phải đạt theo quy định tại điểm B, Phụ lục số 3: Hàm lượng dinh dưỡng được chấp nhận và định lượng bắt buộc đối với các yếu tố trong phân bón ban hành kèm theo Thông tư số 36/2010/TT-BNNPTNT ngày 24 tháng 6 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2. Đối với các loại phân bón đăng ký khảo nghiệm có thành phần, hàm lượng các chất dinh dưỡng tương tự như loại phân bón đã có trong Danh mục phân bón hoặc cùng một (01) đơn vị đăng ký khảo nghiệm nhiều loại phân bón có thành phần, hàm lượng các chất dinh dưỡng tương tự nhau thì chỉ được khảo nghiệm những loại phân bón có mức chênh lệch tối thiểu về hàm lượng một (01) yếu tố dinh dưỡng quy định tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 6. Hồ sơ đăng ký khảo nghiệm

Tổ chức, cá nhân có phân bón khảo nghiệm nộp trực tiếp hoặc gửi theo đường bưu điện một (01) bộ hồ sơ về Cục Trồng trọt, hồ sơ gồm:

1. Đơn đăng ký khảo nghiệm theo mẫu tại Phụ lục số 2 ban hành kèm theo Thông tư này;

Page 19: Nghị định Chính Phủ 113 về quản lý SXKD Phân Bón

19

2. Tờ khai kỹ thuật theo mẫu quy định tại Phụ lục số 3 ban hành kèm theo Thông tư này;

3. Hợp đồng khảo nghiệm còn hiệu lực giữa tổ chức, cá nhân đăng ký khảo nghiệm với đơn vị thực hiện khảo nghiệm phân bón được Cục Trồng trọt chỉ định theo quy định tại Điều 8 của Thông tư này;

4. Ðề cương khảo nghiệm do đơn vị thực hiện khảo nghiệm phân bón xây dựng và thông qua Hội đồng Khoa học công nghệ cơ sở được thành lập theo quy định của Quyết định số 36/2006/QĐ-BNN ngày 15 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Quy chế quản lý đề tài, dự án khoa học công nghệ;

5. Phiếu tra cứu nhãn hiệu hàng hoá của Cục Sở hữu Trí tuệ hoặc Bản cam kết của tổ chức, cá nhân đăng ký khảo nghiệm khẳng định tên phân bón đăng ký khảo nghiệm không trùng với bất kỳ tên phân bón có trong Danh mục phân bón hoặc nhãn hiệu hàng hoá đã được bảo hộ;

6. Bản sao công chứng Giấy phép Đầu tư hoặc Giấy chứng nhận Đăng ký Kinh doanh còn hiệu lực pháp lý đối với tổ chức sản xuất, kinh doanh phân bón hoặc bản sao Chứng minh dân đối với cá nhân đăng ký.

Điều 7. Cấp Chứng nhận đăng ký khảo nghiệm phân bón 1. Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký,

Cục Trồng trọt thẩm định hồ sơ, nếu hồ sơ hợp lệ thì cấp Chứng nhận đăng ký khảo nghiệm phân bón theo mẫu tại Phụ lục số 4 ban hành kèm theo Thông tư này và thu lệ phí đăng ký khảo nghiệm theo quy định (nếu có).

2. Trường hợp hồ sơ đăng ký chưa hợp lệ, trong vòng năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cục Trồng trọt thông báo cho tổ chức, cá nhân những nội dung cần bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.

3. Sau sáu (06) tháng kể từ ngày cấp Chứng nhận đăng ký khảo nghiệm phân bón mà không thực hiện khảo nghiệm thì Chứng nhận đăng ký khảo nghiệm phân bón được cấp không còn hiệu lực. Tổ chức cá nhân muốn tiếp tục khảo nghiệm phải đăng ký lại với Cục Trồng trọt, hồ sơ đăng ký khảo nghiệm như hồ sơ đăng ký lần đầu quy định tại Điều 6 của Thông tư này.

Điều 8. Đơn vị thực hiện khảo nghiệm phân bón 1. Tổ chức được chỉ định là đơn vị thực hiện khảo nghiệm phân bón phải có

đủ các điều kiện quy định tại khoản 2 của Điều này và phải được Cục trưởng Cục Trồng trọt quyết định chỉ định là đơn vị thực hiện khảo nghiệm phân bón.

2. Điều kiện được chỉ định là đơn vị thực hiện khảo nghiệm phân bón a) Có chức năng, nhiệm vụ khảo nghiệm hoặc nghiên cứu về phân bón

được thể hiện trong quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền hoặc trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh còn hiệu lực pháp lý;

b) Về nhân lực: có từ năm (05) cán bộ kỹ thuật có trình độ đại học trở lên, trong đó có ít nhất hai (02) cán bộ ngành nông học, còn lại thuộc các ngành có liên quan như: hoá học, sinh học, môi trường. Yêu cầu các cán bộ kỹ thuật đã có

Page 20: Nghị định Chính Phủ 113 về quản lý SXKD Phân Bón

20

tối thiểu hai (02) năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực khảo nghiệm hoặc nghiên cứu về phân bón;

c) Có đủ điều kiện về văn phòng làm việc, hệ thống quản lý tài liệu thí nghiệm;

d) Có diện tích đất để bố trí thí nghiệm khảo nghiệm trên đồng ruộng theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại các văn bản sau:

- 10TCN 216-2003: Quy phạm khảo nghiệm trên đồng ruộng hiệu lực của các loại phân bón đối với năng suất cây trồng, phẩm chất nông sản;

- 10TCN 766-2006: Quy phạm khảo nghiệm trên đồng ruộng hiệu lực phân bón đối với cây lúa;

- 10TCN 894-2006: Quy phạm khảo nghiệm hiệu lực phân bón đối với nhóm rau ăn lá;

Trường hợp không đủ diện tích đất khảo nghiệm theo quy định nêu trên thì phải có Hợp đồng thuê đất còn hiệu lực để khảo nghiệm.

đ) Có phòng phân tích chất lượng phân bón được cơ quan có thẩm quyền công nhận hoặc chỉ định hoặc có Hợp đồng còn hiệu lực với phòng phân tích chất lượng phân bón được công nhận hoặc chỉ định để kiểm tra chất lượng phân bón và các chỉ tiêu liên quan đến nội dung khảo nghiệm phân bón.

3. Trình tự, thủ tục chỉ định đơn vị thực hiện khảo nghiệm phân bón

a) Hồ sơ đăng ký:

Tổ chức đăng ký được chỉ định là đơn vị thực hiện khảo nghiệm phân bón cần nộp trực tiếp hoặc gửi theo đường bưu điện một (01) bộ hồ sơ về Cục Trồng trọt, hồ sơ gồm:

- Đơn đề nghị theo mẫu tại Phụ lục số 5 ban hành kèm theo Thông tư này;

- Tờ khai về điều kiện nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị theo mẫu tại Phụ lục số 6 ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Thẩm định điều kiện của tổ chức đăng ký được chỉ định là đơn vị thực hiện khảo nghiệm phân bón:

Sau khi nhận hồ sơ hợp lệ, trong vòng 07 ngày làm việc, Cục trưởng Cục Trồng trọt tổ chức Hội đồng thẩm định, đánh giá điều kiện của tổ chức đăng ký được chỉ định. Thời gian thẩm định tối đa là hai mươi (20) ngày làm việc kể từ ngày Quyết định thành lập Hội đồng.

Quá trình thẩm định gồm 3 bước:

- Bước 1: Thẩm định hồ sơ đăng ký: căn cứ hồ sơ đăng ký và đối chiếu với các điều kiện quy định tại khoản 2 của Điều này, Hội đồng xem xét và quyết định những nội dung cần thẩm định ở Bước 2;

- Bước 2: Thẩm định thực tế tại tổ chức đăng ký được chỉ định là đơn vị thực hiện khảo nghiệm phân bón, tập trung thẩm định về nguồn nhân lực, văn phòng làm việc, hệ thống quản lý tài liệu thí nghiệm, đất đai thí nghiệm, trang thiết bị phân tích đất, phân bón.

Page 21: Nghị định Chính Phủ 113 về quản lý SXKD Phân Bón

21

Kết thúc Bước 1 và Bước 2, Hội đồng lập biên bản xác nhận các điều kiện, phương tiện hiện có của tổ chức đăng ký.

- Bước 3: Căn cứ biên bản thẩm định qua các Bước 1 và Bước 2, Hội đồng họp, thảo luận để kết luận:

+ Nếu tổ chức đăng ký đủ điều kiện theo quy định tại khoản 2 của Điều này, Hội đồng lập biên bản đề nghị Cục Trồng trọt quyết định chỉ định là đơn vị thực hiện khảo nghiệm phân bón;

+ Trường hợp thẩm định thực tế đủ điều kiện, nhưng hồ sơ chưa hoàn thiện theo quy định, Hội đồng lập biên bản ghi rõ các nội dung cần tiếp tục hoàn chỉnh hồ sơ gửi Cục trồng trọt để kiểm tra, quyết định.

c) Chỉ định đơn vị thực hiện khảo nghiệm phân bón:

Trong vòng năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận được Biên bản của Hội đồng thẩm định:

- Nếu đủ điều kiện theo quy định, Cục trưởng Cục Trồng trọt quyết định chỉ định đơn vị thực hiện khảo nghiệm phân bón và thông báo cho:

+ Tổ chức đăng ký được chỉ định là đơn vị thực hiện khảo nghiệm phân bón;

+ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi đơn vị thực hiện khảo nghiệm phân bón có trụ sở chính;

+ Trên trang Website của Cục Trồng trọt;

- Nếu đủ điều kiện theo quy định, nhưng hồ sơ chưa hoàn chỉnh, Cục Trồng trọt thông báo cho tổ chức đăng ký những nội dung cần bổ sung hồ sơ theo Biên bản của Hội đồng và xác định rõ thời gian cần hoàn thành. Căn cứ hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh của đơn vị đăng ký, Cục Trồng trọt kiểm tra, quyết định chỉ định hoặc không chỉ định là đơn vị thực hiện khảo nghiệm phân bón;

d) Thời hạn của Quyết định chỉ định đơn vị thực hiện khảo nghiệm phân bón tối đa năm (05) năm. Trong quá trình thực hiện khảo nghiệm, căn cứ kết quả kiểm tra thực tế, nếu phát hiện đơn vị thực hiện khảo nghiệm phân bón không còn đủ điều kiện theo quy định tại khoản 2 của Điều này hoặc vi phạm các quy định về khảo nghiệm, Cục Trồng trọt có văn bản tạm đình chỉ hoặc huỷ bỏ hiệu lực của quyết định chỉ định đã cấp.

4. Chỉ định lại đơn vị thực hiện khảo nghiệm phân bón

a) Chậm nhất hai (02) tháng trước khi Quyết định chỉ định đơn vị thực hiện khảo nghiệm phân bón hết hiệu lực, nếu có nhu cầu chỉ định lại, đơn vị thực hiện khảo nghiệm phân bón cần nộp trực tiếp hoặc gửi theo đường bưu điện một (01) bộ hồ sơ về Cục Trồng trọt, hồ sơ gồm:

- Đơn đề nghị được chỉ định lại theo mẫu tại Phụ lục số 5 ban hành kèm theo Thông tư này;

- Tờ khai về điều kiện nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị theo mẫu tại Phụ lục số 6 ban hành kèm theo Thông tư này;

- Báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện khảo nghiệm phân bón trong lần được chỉ định gần nhất theo mẫu tại Phụ lục số 7 ban hành kèm theo Thông tư này;

Page 22: Nghị định Chính Phủ 113 về quản lý SXKD Phân Bón

22

b) Trong thời gian mười (10) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký hợp lệ, Cục Trồng trọt thẩm định hồ sơ đăng ký, nếu cần thiết thì tổ chức kiểm tra thực tế. Căn cứ kết quả thẩm định, kiểm tra và đối chiếu với các quy định tại khoản 2 Điều này, Cục trưởng Cục Trồng trọt quyết định chỉ định lại hoặc không chỉ định lại đơn vị thực hiện khảo nghiệm phân bón.

Điều 9. Thực hiện khảo nghiệm 1. Trước khi tiến hành khảo nghiệm, đơn vị thực hiện khảo nghiệm phân bón

phải gửi văn bản thông báo với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi thực hiện khảo nghiệm về loại phân bón, địa điểm, thời gian và nội dung khảo nghiệm.

2. Đối tượng cây trồng, loại phân bón, quy mô, thời gian, địa điểm khảo nghiệm thực hiện theo quy định trong Chứng nhận đăng ký khảo nghiệm phân bón được cấp.

3. Nội dung, phương pháp khảo nghiệm

a) Thực hiện theo các Quy phạm khảo nghiệm nêu tại điểm d, khoản 2 Điều 8 của Thông tư này;

b) Đối với các nội dung khảo nghiệm chưa có Quy phạm khảo nghiệm do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, đơn vị thực hiện khảo nghiệm phân bón phải lập Đề cương khảo nghiệm, nêu rõ phương pháp khảo nghiệm cho từng nội dung tương ứng.

4. Các chỉ tiêu theo dõi đánh giá trong khảo nghiệm phân bón thực hiện theo Quy phạm khảo nghiệm nêu tại điểm d, khoản 2 Điều 8 và theo quy định tại Phụ lục số 8 ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 10. Thay đổi nội dung khảo nghiệm 1. Trong thời gian một (01) tháng kể từ khi nhận được Chứng nhận đăng ký

khảo nghiệm phân bón, nếu thay đổi một trong những nội dung đã quy định gồm: tên phân bón, thành phần, hàm lượng các chất dinh dưỡng, địa điểm, loại đất, loại cây trồng khảo nghiệm thì tổ chức, cá nhân được cấp Chứng nhận đăng ký khảo nghiệm phân bón phải gửi văn bản đề nghị thay đổi về Cục Trồng trọt theo mẫu tại Phụ lục số 9 ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Trong vòng năm (05) ngày làm việc, Cục Trồng trọt thẩm định, nếu hợp lệ thì chấp nhận sự thay đổi bằng văn bản và gửi cho:

a) Tổ chức, cá nhân đăng ký khảo nghiệm;

b) Đơn vị thực hiện khảo nghiệm phân bón;

c) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi tiến hành khảo nghiệm.

3. Quá một (01) tháng kể từ ngày cấp Chứng nhận đăng ký khảo nghiệm phân bón, nếu thay đổi nội dung khảo nghiệm thì phải làm thủ tục đăng ký khảo nghiệm lại từ đầu.

4. Nếu tổ chức, cá nhân được cấp Chứng nhận đăng ký khảo nghiệm phân bón đề nghị chuyển quyền đăng ký khảo nghiệm phân bón cho một (01) tổ chức

Page 23: Nghị định Chính Phủ 113 về quản lý SXKD Phân Bón

23

hoặc cá nhân khác, thì tổ chức, cá nhân được cấp Chứng nhận đăng ký khảo nghiệm phân bón phải nộp trực tiếp hoặc gửi theo đường bưu điện một (01) bộ hồ sơ về Cục Trồng trọt, hồ sơ gồm:

a) Đơn đề nghị thay đổi nội dung khảo nghiệm phân bón theo mẫu tại Phụ lục số 9 ban hành kèm theo Thông tư này.

b) Bản chính hoặc bản sao công chứng Biên bản thoả thuận chuyển giao quyền đăng ký khảo nghiệm giữa đại diện hợp pháp của tổ chức, cá nhân được cấp Chứng nhận đăng ký khảo nghiệm phân bón và tổ chức, cá nhân mới nhận đăng ký khảo nghiệm.

c) Bản chính hoặc bản sao công chứng Hợp đồng giữa đại diện hợp pháp của tổ chức, cá nhân mới nhận đăng ký khảo nghiệm với đơn vị thực hiện khảo nghiệm phân bón, nếu đề nghị thay đổi đơn vị thực hiện khảo nghiệm phân bón khác với đơn vị thực hiện khảo nghiệm phân bón có tên trong Chứng nhận đăng ký khảo nghiệm phân bón.

d) Trong vòng năm (05) ngày làm việc, Cục Trồng trọt thẩm định hồ sơ, nếu hợp lệ thì gửi văn bản chấp nhận thay đổi nội dung Chứng nhận đăng ký khảo nghiệm phân bón cho các tổ chức, cá nhân có liên quan. Trường hợp hồ sơ đăng ký chưa hợp lệ, trong vòng năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cục Trồng trọt thông báo cho tổ chức, cá nhân những nội dung cần bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.

Điều 11. Kiểm tra hoạt động khảo nghiệm phân bón 1. Phương thức kiểm tra

a) Kiểm tra định kỳ:

Trong thời gian khảo nghiệm, Cục Trồng trọt định kỳ kiểm tra tối thiểu mỗi năm một (01) lần và tối đa hai (02) lần đối với một (01) đơn vị thực hiện khảo nghiệm phân bón. Trước khi kiểm tra ít nhất 15 ngày, Cục thông báo bằng văn bản cho đơn vị thực hiện khảo nghiệm phân bón cần kiểm tra về thời gian và nội dung kiểm tra.

b) Kiểm tra đột xuất:

Trường hợp có nghi vấn trong việc thực hiện khảo nghiệm phân bón, Cục Trồng trọt tổ chức kiểm tra đột xuất, không cần báo trước về các nội dung kiểm tra.

2. Trình tự, nội dung kiểm tra

a) Trình tự kiểm tra:

- Thành lập đoàn kiểm tra hoạt động khảo nghiệm phân bón do Cục trưởng Cục Trồng trọt quyết định. Thành phần đoàn kiểm tra gồm đại diện của: Cục Trồng trọt, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi khảo nghiệm hoặc đại diện chính quyền địa phương cấp huyện, xã nơi thực hiện khảo nghiệm phân bón;

- Tổ chức kiểm tra các nội dung quy định tại điểm b khoản 2 của Điều này, lập Biên bản kiểm tra;

b) Nội dung kiểm tra:

Page 24: Nghị định Chính Phủ 113 về quản lý SXKD Phân Bón

24

- Kiểm tra các điều kiện thực tế của đơn vị thực hiện khảo nghiệm phân bón theo quy định tại khoản 2 Điều 8 của Thông tư này;

- Căn cứ Chứng nhận đăng ký khảo nghiệm phân bón đã cấp, kiểm tra các nội dung sau:

+ Địa điểm khảo nghiệm

+ Thời gian khảo nghiệm

+ Loại phân bón khảo nghiệm

+ Loại cây trồng khảo nghiệm

+ Quy trình khảo nghiệm, việc bố trí các công thức thí nghiệm

+ Sổ sách, tài liệu theo dõi thí nghiệm

- Lập Biên bản kiểm tra theo mẫu quy định tại Phụ lục số 10 ban hành kèm theo Thông tư này.

- Kết thúc đợt kiểm tra, Trưởng đoàn kiểm tra lập báo cáo kết quả kiểm tra và đề xuất, kiến nghị với Cục Trồng trọt và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi đơn vị thực hiện khảo nghiệm phân bón tiến hành khảo nghiệm về biện pháp xử lý vi phạm, thời gian và biện pháp khắc phục (nếu có) đối với đơn vị được kiểm tra.

c) Xử lý vi phạm và khắc phục sau kiểm tra

- Căn cứ vào báo cáo của Đoàn kiểm tra và căn cứ vào quy định của Nghị định số 15/2010/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động sản xuất, kinh doanh phân bón, Cục trưởng Cục Trồng trọt quyết định xử lý vi phạm và yêu cầu khắc phục các nội dung vi phạm, nêu rõ thời hạn khắc phục vi phạm;

- Những nội dung vi phạm sau khi khắc phục phải được báo cáo bằng văn bản gửi về Cục Trồng trọt theo đúng thời gian quy định, nếu cần thiết Cục trưởng Cục Trồng trọt cử đoàn kiểm tra đánh giá lại kết quả các nội dung vi phạm đã được khắc phục;

- Hồ sơ kiểm tra thực hiện hoạt động khảo nghiệm phân bón được lưu giữ tại Cục Trồng trọt và được đưa vào hồ sơ thẩm định công nhận phân bón mới.

Điều 12. Thẩm định kết quả khảo nghiệm

1. Hồ sơ đề nghị thẩm định và công nhận phân bón mới

Sau khi kết thúc khảo nghiệm, tổ chức, cá nhân đăng ký khảo nghiệm phân bón cần nộp trực tiếp hoặc gửi theo đường bưu điện một (01) bộ hồ sơ đề nghị thẩm định và công nhận phân bón mới về Cục Trồng trọt, hồ sơ gồm:

a) Đơn đề nghị thẩm định và công nhận phân bón mới theo mẫu tại Phụ lục số 11 ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Báo cáo kết quả khảo nghiệm viết theo mẫu quy định của Quy phạm khảo nghiệm phân bón nêu tại điểm d, khoản 2 Điều 8, bao gồm các chỉ tiêu theo dõi,

Page 25: Nghị định Chính Phủ 113 về quản lý SXKD Phân Bón

25

đánh giá quy định tại Phụ lục số 8 ban hành kèm theo Thông tư này, có dấu và chữ ký của Thủ trưởng đơn vị thực hiện khảo nghiệm phân bón;

c) Văn bản xác nhận của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc chính quyền địa phương cấp huyện hoặc xã về quá trình khảo nghiệm tại địa phương;

d) Báo cáo giải trình và tài liệu chứng minh đã khắc phục các thiếu sót, vi phạm của đơn vị thực hiện khảo nghiệm phân bón theo Biên bản kiểm tra thực hiện khảo nghiệm phân bón và quyết định xử lý vi phạm (nếu có) của cơ quan có thẩm quyền.

2. Tổ chức thẩm định kết quả khảo nghiệm

a) Chậm nhất năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại khoản 1 của Điều này, Cục Trồng trọt thành lập Hội đồng thẩm định kết quả khảo nghiệm phân bón mới;

b) Chậm nhất mười lăm (15) ngày làm việc kể từ ngày Cục Trồng trọt ban hành Quyết định thành lập, Hội đồng thẩm định tiến hành họp để thẩm định, đánh giá kết quả khảo nghiệm phân bón mới và gửi Biên bản thẩm định về Cục trồng trọt;

c) Chậm nhất ba (03) ngày làm việc kể từ khi kết thúc Hội đồng thẩm định, Cục Trồng trọt thông báo Biên bản kết luận của Hội đồng thẩm định cho đơn vị đăng ký khảo nghiệm phân bón về nội dung cần chỉnh sửa báo cáo kết quả khảo nghiệm và hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị công nhận phân bón mới.

Điều 13. Công nhận phân bón mới 1. Chậm nhất hai mươi (20) ngày làm việc, sau khi nhận được Biên bản của Hội

đồng Thẩm định, tổ chức cá nhân đăng ký khảo nghiệm phân bón phải hoàn thiện báo cáo chính thức kết quả khảo nghiệm và các hồ sơ đề nghị công nhận phân bón mới theo quy định gửi về Cục Trồng trọt.

2. Chậm nhất năm (05) ngày làm việc sau khi nhận được báo cáo chính thức đã hoàn chỉnh và các hồ sơ hợp lệ theo quy định, Cục trưởng Cục Trồng trọt ban hành quyết định công nhận phân bón mới.

Chương III

ĐẶT TÊN, ĐỔI TÊN PHÂN BÓN

Điều 14. Nguyên tắc đặt tên phân bón mới 1. Mỗi loại phân bón khi được đưa vào Danh mục phân bón chỉ có một tên

gọi duy nhất phù hợp theo quy định tại Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về nhãn hàng hoá; Thông tư số 09/2007/TT-BKHCN ngày 06 tháng 4 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về nhãn hàng hoá và theo quy định của Thông tư này.

Page 26: Nghị định Chính Phủ 113 về quản lý SXKD Phân Bón

26

2. Các kiểu đặt tên dưới đây không được chấp nhận:

a) Chỉ bao gồm bằng các chữ số;

b) Vi phạm đạo đức xã hội;

c) Trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với tên được ghi trên nhãn hiệu hàng hoá phân bón khác đang được bảo hộ;

d) Gây hiểu lầm với bản chất, công dụng của phân bón;

đ) Phân bón sản xuất để sử dụng ở Việt Nam nhưng đặt tên hoàn toàn bằng tiếng nước ngoài, trừ các loại phân bón sản xuất ở Việt Nam chỉ để xuất khẩu hoặc sản xuất theo hợp đồng với đối tác nước ngoài.

3. Đối với phân bón nhập khẩu có tên ghi bằng tiếng nước ngoài, nếu muốn ghi kèm theo tên bằng tiếng Việt thì tên tiếng Việt phải theo quy định tại khoản 1, khoản 2 của Điều này.

Điều 15. Trình tự đăng ký tên phân bón mới 1. Tổ chức, cá nhân phải đăng ký tên phân bón mới cùng với hồ sơ đăng ký

khảo nghiệm (đối với phân bón phải khảo nghiệm) hoặc cùng với hồ sơ đăng ký vào Danh mục phân bón;

2. Cục Trồng trọt thẩm định tên phân bón mới, trường hợp không phù hợp theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 14 của Thông tư này, thông báo cho tổ chức, cá nhân đăng ký để thay đổi tên khác cho phù hợp;

3. Tên chính thức của phân bón mới là tên được ghi trong Quyết định công nhận loại phân bón đó (đối với phân bón phải khảo nghiệm) hoặc tên được ghi trong Danh mục phân bón.

Điều 16. Đổi tên phân bón 1. Trong quá trình sản xuất, kinh doanh và sử dụng, tổ chức, cá nhân được

quyền đổi tên phân bón.

2. Điều kiện đổi tên phân bón

a) Chỉ áp dụng đối với các loại phân bón đang khảo nghiệm hoặc phân bón đã có trong Danh mục phân bón khi thực hiện hợp đồng chuyển nhượng hoặc chuyển giao công nghệ toàn phần

b) Tên phân bón thay thế tên cũ phải theo quy định tại Điều 14 của Thông tư này.

3. Thủ tục đổi tên phân bón

Tổ chức, cá nhân có phân bón đăng ký đổi tên phù hợp với quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 14 của Thông tư này nộp trực tiếp hoặc gửi theo đường bưu điện một (01) bộ hồ sơ về Cục Trồng trọt, hồ sơ gồm:

a) Đơn đăng ký đổi tên phân bón theo mẫu tại Phụ lục số 12 ban hành kèm theo Thông tư này;

Page 27: Nghị định Chính Phủ 113 về quản lý SXKD Phân Bón

27

b) Bản cam kết tên phân bón được đổi không trùng với tên các loại phân có trong Danh mục phân bón hoặc tên ghi trên nhãn hiệu hàng hoá phân bón khác đang được bảo hộ;

c) Bản chính hoặc bản sao công chứng Hợp đồng chuyển nhượng hoặc chuyển giao công nghệ toàn phần còn hiệu lực giữa các bên;

d) Cục Trồng trọt tiếp nhận và thẩm định, trả lời bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đăng ký về việc chấp nhận hoặc không chấp nhận tên phân bón đề nghị đổi. Nếu việc đổi tên phân bón hợp lệ, trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn điều chỉnh tên của loại phân bón tương ứng trong Danh mục phân bón.

Thời gian thẩm định, giải quyết trong vòng bảy (07) ngày làm việc kể từ khi nhận được Hồ sơ hợp lệ, trong đó:

- Thời gian nhận và rà soát hồ sơ tối đa hai (02) ngày;

- Thời gian thẩm định và trả lời tối đa là năm (05) ngày.

Chương IV

PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 17. Trách nhiệm của Cục Trồng trọt 1. Thẩm định hồ sơ đăng ký khảo nghiệm, cấp và thu hồi Chứng nhận đăng

ký khảo nghiệm phân bón.

2. Tổ chức thẩm định và quyết định chỉ định đơn vị thực hiện khảo nghiệm phân bón; kiểm tra hoạt động của đơn vị thực hiện khảo nghiệm phân bón. 3. Tổ chức Hội đồng thẩm định kết quả khảo nghiệm phân bón mới.

4. Quyết định công nhận phân bón mới để trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn bổ sung vào Danh mục phân bón.

5. Thẩm định hồ sơ đăng ký đổi tên phân bón để trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn điều chỉnh tên phân bón có trong Danh mục phân bón. 6. Tổ chức kiểm tra, xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị xử lý các vi phạm trong khảo nghiệm, đặt tên, đổi tên phân bón.

Điều 18. Trách nhiệm của Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường 1. Tổng hợp trình Bộ kế hoạch nghiên cứu khoa học và ứng dụng tiến bộ kỹ

thuật về phân bón.

2. Tổng hợp trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kế hoạch xây dựng mới, sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ tiêu chuẩn quốc gia về phân bón để gửi Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, công bố.

3. Phối hợp với Cục Trồng trọt tổ chức thẩm định, công nhận phân bón mới hoặc biện pháp kỹ thuật mới trong lĩnh vực phân bón.

Page 28: Nghị định Chính Phủ 113 về quản lý SXKD Phân Bón

28

Điều 19. Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phối hợp với Cục trồng trọt kiểm tra, xử lý vi phạm đối với hoạt động khảo nghiệm phân bón mới tại địa phương.

Điều 20. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã Theo dõi, xác nhận hoạt động khảo nghiệm phân bón mới tại địa phương. Điều 21. Trách nhiệm của đơn vị thực hiện khảo nghiệm phân bón

1. Thực hiện khảo nghiệm phân bón theo quy định tại Điều 9 của Thông tư này, theo đúng nội dung của Giấy chứng nhận đăng ký khảo nghiệm và hợp đồng đã ký với tổ chức, cá nhân đăng ký khảo nghiệm phân bón.

2. Báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chính quyền cấp huyện cấp xã nơi tiến hành khảo nghiệm về thời gian, địa điểm, loại phân bón và đối tượng cây trồng khảo nghiệm. 3. Kết thúc khảo nghiệm, lập báo cáo kết quả khảo nghiệm phân bón, phối hợp với tổ chức, cá nhân đăng ký khảo nghiệm phân bón hoàn thiện báo cáo và hồ sơ đề nghị công nhận phân bón gửi về Cục Trồng trọt theo thời gian quy định tại Điều 12 Thông tư này.

Điều 22. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân đăng ký khảo nghiệm phân

bón 1. Phải thực hiện nghiêm chỉnh các nội dung của Thông tư này và quy định

pháp luật khác có liên quan. 2. Phối hợp chặt chẽ với Đơn vị thực hiện khảo nghiệm phân bón hoàn thiện

báo cáo kết quả khảo nghiệm và hồ sơ đề nghị công nhận phân bón mới theo quy định.

3. Thanh toán các lệ phí đăng ký khảo nghiệm, đăng ký đổi tên phân bón (nếu có) theo quy định của pháp luật; chi trả phí khảo nghiệm phân bón theo hợp đồng với đơn vị thực hiện khảo nghiệm. Điều 23. Xử lý vi phạm

1. Tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về khảo nghiệm, công nhận và đặt tên phân bón thì tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của Nghị định số 15/2010/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động sản xuất, kinh doanh phân bón.

2. Cục Trưởng Cục Trồng trọt Quyết định biện pháp tạm đình chỉ hoạt động hoặc huỷ bỏ hiệu lực của Quyết định chỉ định đối với đơn vị thực hiện khảo nghiệm phân bón có hành vi vi phạm.

Điều 24. Điều khoản thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký, thay thế Quyết định số 129/2008/QĐ-BNN ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc Ban hành Quy định khảo nghiệm, công nhận và đặt tên phân bón mới.

Page 29: Nghị định Chính Phủ 113 về quản lý SXKD Phân Bón

29

Điều 25. Điều khoản chuyển tiếp Các loại phân bón đã được cấp Chứng nhận đăng ký khảo nghiệm hoặc đã

nộp hồ sơ đăng ký đổi tên trước ngày Thông tư này có hiệu lực tiếp tục được khảo nghiệm và xem xét công nhận theo Quyết định số 129/2008/QĐ-BNN ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc Ban hành Quy định khảo nghiệm, công nhận và đặt tên phân bón mới./.

Nơi nhận: - Văn phòng Chính phủ; - UBND các tỉnh, TP. trực thuộc TW; - Sở NN&PTNT các tỉnh, TP. trực thuộc TW; - Bộ KHCN; Bộ Công thương; - Tổng cục Hải Quan-Bộ Tài chính; - Cục Kiểm tra văn bản-Bộ Tư pháp; - Công báo Chính phủ; - Website Chính phủ; - Vụ Pháp chế-Bộ NN&PTNT; - Các Cục, Vụ có liên quan thuộc Bộ NN&PTNT; - Lưu: VT, TT.

KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG

Bùi Bá Bổng

Page 30: Nghị định Chính Phủ 113 về quản lý SXKD Phân Bón

30

Phụ lục số 1 QUY ĐỊNH MỨC CHÊNH LỆCH TỐI THIỂU VỀ HÀM LƯỢNG CÁC CHẤT

DINH DƯỠNG CỦA PHÂN BÓN MỚI ĐƯỢC KHẢO NGHIỆM SO VỚI PHÂN BÓN CÙNG LOẠI ĐÃ CÓ TRONG DANH MỤC PHÂN BÓN HOẶC CÙNG

MỘT (01) ĐƠN VỊ ĐĂNG KÝ KHẢO NGHIỆM (Ban hành kèm theo Thông tư số 52 /2010/TT-BNNPTNT

ngày 09 tháng 9 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

STT Loại phân bón Yếu tố dinh dưỡng có trong phân bón

Mức chênh lệch tối thiểu cho một (01) yếu tố dinh dưỡng

Ví dụ Phân bón đã có trong Danh mục phân bón hoặc phân bón của cùng một (01) đơn vị đăng ký khảo nghiệm

Phân bón mới được khảo nghiệm

1 Phân bón rễ

1.1 Phân hữu cơ, hữu cơ sinh học, hữu cơ khoáng, hữu cơ vi sinh

Hữu cơ tổng số (%) 5 đơn vị 20 15 hoặc 25

1.2

Phân hữu cơ khoáng, hữu cơ sinh học có chứa dinh dưỡng đa lượng (%)

N , P2O5 hữu hiệu và K2O hữu hiệu

1 đơn vị 3-3-3

2-3-3 hoặc 4-3-3; 3-2-3; 3-4-3; 3-3-2; 3-3-4

1.3

Phân hữu cơ, hữu cơ sinh học, hữu cơ khoáng, hữu cơ vi sinh có chứa dinh dưỡng trung lượng (%)

Ca, Mg, S và SiO2 hữu hiệu

0,5 đơn vị 3 2,5 hoặc 3,5

1.4 Phân vi sinh vật, hữu cơ vi sinh

Chủng vi sinh vật

thêm hoặc giảm chủng loại vi sinh vật

Azotobacter sp Bacillus sp

Azotobacter sp Bacillus sp Tricoderma sp

1.5 Phân hữu cơ sinh học A xít humíc (%) 1 đơn vị 2,5 3,5

Tổng các hoạt chất sinh học (%)

1 đơn vị 2,0 3,0

1.6 Phân hữu cơ, hữu cơ sinh học, hữu cơ khoáng, hữu cơ vi sinh,

Tổng các hoạt chất sinh học (%)

1 đơn vị 2,0 3,0

2 Phân bón lá thể rắn

2.1 Có chứa dinh dưỡng đa lượng (%)

N, P2O5 hữu hiệu và K2O hữu hiệu

5 đơn vị 16-16-8

11-16-8 hoặc 16-11-8; 16-16-3; 21-16-8; 16-21-8; 16-16-13…

2.2 Có chứa dinh dưỡng trung lượng (%)

Ca, Mg, S và SiO2 hữu hiệu

1 đơn vị 3 2 hoặc 4

2.3 Có chứa dinh dưỡng vi Fe, Zn, Cu, B, Mo, 30% 1000 1300 hoặc 700

Page 31: Nghị định Chính Phủ 113 về quản lý SXKD Phân Bón

31

lượng (g/kg hoặc ppm) Mn, Co 2.4 Có chứa axít humíc (%) A xít humíc 1 đơn vị 2,5 3,5

2.5 Có chứa hoạt chất sinh học (%)

Tổng các hoạt chất sinh học

1 đơn vị 2,0 3,0

3 Phân bón lá dạng lỏng

3.1 Có chứa dinh dưỡng đa lượng (%)

N, P2O5 hữu hiệu và K2O hữu hiệu

2 đơn vị 16-16-8

14-16-8 hoặc 16-14-8; 16-16-6; 18-16-8; 16-18-8; 16-16-10…

3.2 Có chứa dinh dưỡng trung lượng (%)

Ca, Mg, S và SiO2 hữu hiệu

0,5 đơn vị 3 2,5 hoặc 3,5

3.3 Có chứa dinh dưỡng vi lượng (g/kg hoặc ppm)

Fe, Zn, Cu, B, Mo, Mn, Co

30% 100 130 hoặc 70

3.4 Có chứa axít humíc (%) A xít humíc 1 đơn vị 2,5 3,5

3.5 Có chứa hoạt chất sinh học (%)

Tổng các hoạt chất sinh học

1 đơn vị 2,0 3,0

Page 32: Nghị định Chính Phủ 113 về quản lý SXKD Phân Bón

32

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Số: 14 /2011/TT-BNNPTNT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 29 tháng 3 năm 2011

THÔNG TƯ Quy định việc kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất

kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản

Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Nghị định số 75/2009/NĐ-CP ngày 10/9/2009 của Chính phủ sửa đổi Điều 3 Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ;

Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa được Quốc hội thông qua ngày 21/11/2007 và Nghị định của Chính phủ số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;

Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật được Quốc hội thông qua ngày 29/6/2006 và Nghị định của Chính phủ số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;

Căn cứ Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm được Ủy Ban thường vụ Quốc hội thông qua ngày 26/7/2003 và Nghị định của Chính phủ số 163/2004/NĐ-CP ngày 07/9/2004 quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm,

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định việc kiểm tra, đánh giá cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản thuộc phạm vi quản lý của Bộ như sau:

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định việc kiểm tra, đánh giá phân loại điều kiện đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm các cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản và trách nhiệm, quyền hạn của các bên có liên quan.

Page 33: Nghị định Chính Phủ 113 về quản lý SXKD Phân Bón

33

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Các cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản có đăng ký kinh doanh trên phạm vi toàn quốc thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2. Các tổ chức, cá nhân có liên quan đến sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau

1. Vật tư nông nghiệp: bao gồm giống cây trồng, giống vật nuôi, phân bón, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, hoá chất, chế phẩm sinh học, máy móc, nguyên vật liệu, thiết bị sử dụng trong sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản, thuỷ lợi và muối thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2. Sản phẩm nông lâm thủy sản: bao gồm các sản phẩm có nguồn gốc động vật, các sản phẩm có nguồn gốc thực vật và muối.

3. Cơ sở sản xuất vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản: nơi thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động sản xuất, sơ chế, chế biến, bao gói, bảo quản, vận chuyển vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản.

4. Cơ sở kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản: nơi thực hiện các hoạt động buôn bán vật tư nông nghiệp; sản phẩm nông lâm thủy sản.

5. Truy xuất nguồn gốc: là khả năng theo dõi, nhận diện được một đơn vị sản phẩm qua từng công đoạn của quá trình sản xuất, chế biến và phân phối (theo Codex Alimentarius).

6. Các mức lỗi:

a) Lỗi nghiêm trọng: là sai lệch so với tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật, gây ảnh hưởng đến chất lượng, an toàn thực phẩm.

b) Lỗi nặng: là sai lệch so với tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật, nếu kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng, an toàn thực phẩm nhưng chưa tới mức nghiêm trọng

c) Lỗi nhẹ: là sai lệch so với tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật, có thể ảnh hưởng đến chất lượng, an toàn thực phẩm hoặc gây trở ngại cho việc kiểm soát chất lượng, an toàn thực phẩm.

Điều 4. Căn cứ kiểm tra, đánh giá

Page 34: Nghị định Chính Phủ 113 về quản lý SXKD Phân Bón

34

1. Các tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.

2. Các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản quy định có liên quan đến chất lượng vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản.

Điều 5. Cơ quan kiểm tra

1. Cơ quan kiểm tra trung ương: là các Tổng cục, Cục quản lý chuyên ngành thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; chịu trách nhiệm kiểm tra, đánh giá phân loại các cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thuỷ sản theo phân công, phân cấp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2. Cơ quan kiểm tra địa phương, gồm:

a) Cơ quan kiểm tra cấp tỉnh: là các Cơ quan quản lý chuyên ngành trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; chịu trách nhiệm kiểm tra, đánh giá phân loại các cơ sở sản xuất kinh doanh do cấp Trung ương, cấp tỉnh hoặc Phòng Đăng ký kinh doanh tại khu kinh tế cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo phân cấp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Trường hợp kiểm tra, đánh giá phân loại cơ sở sản xuất, kinh doanh nhiều nhóm ngành hàng vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản thuộc phạm vi quản lý của nhiều Cơ quan kiểm tra cấp tỉnh, căn cứ điều kiện thực tế và năng lực các Cơ quan kiểm tra, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định một Cơ quan chủ trì, phối hợp với các Cơ quan quản lý chuyên ngành khác có liên quan để tổ chức thực hiện.

b) Cơ quan kiểm tra cấp huyện: là Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện; chịu trách nhiệm kiểm tra, đánh giá phân loại đối với các cơ sở sản xuất vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản do cấp huyện cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

c) Cơ quan kiểm tra cấp xã: là Ủy ban nhân dân cấp xã; chịu trách nhiệm kiểm tra, đánh giá phân loại đối với các cơ sở kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản do cấp huyện cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đóng tại địa bàn cấp xã.

Điều 6. Các hình thức kiểm tra

1. Kiểm tra, đánh giá phân loại:

a) Là hình thức kiểm tra có thông báo trước, nhằm kiểm tra đầy đủ các nội dung về điều kiện đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm của cơ sở.

b) Được áp dụng đối với:

- Cơ sở được kiểm tra lần đầu;

- Cơ sở đã được kiểm tra đạt yêu cầu nhưng sửa chữa, mở rộng sản xuất;

- Cơ sở không đạt yêu cầu nhưng sau đó đã khắc phục xong sai lỗi.

2. Kiểm tra định kỳ: Là hình thức kiểm tra không thông báo trước, được

Page 35: Nghị định Chính Phủ 113 về quản lý SXKD Phân Bón

35

áp dụng đối với các cơ sở đã được phân loại đạt yêu cầu nhằm giám sát việc duy trì điều kiện đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm.

3. Kiểm tra đột xuất: Là hình thức kiểm tra được áp dụng khi:

a) Cơ sở có dấu hiệu vi phạm về điều kiện đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm;

b) Có khiếu nại của tổ chức, cá nhân.

Điều 7. Nội dung, phương pháp kiểm tra

1. Nội dung kiểm tra:

a) Cơ sở vật chất, trang thiết bị;

b) Nguồn nhân lực;

c) Chương trình quản lý chất lượng, tiêu chuẩn, quy chuẩn và ghi nhãn hàng hóa đang áp dụng;

d) Lấy mẫu kiểm nghiệm các chỉ tiêu chất lượng, an toàn thực phẩm để thẩm tra điều kiện đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm trong trường hợp cần thiết (không áp dụng trong trường hợp Cơ quan kiểm tra là Ủy ban nhân dân cấp xã).

2. Phương pháp kiểm tra

Phương pháp kiểm tra gồm kiểm tra thực tế (nhà xưởng, trang thiết bị,…), kiểm tra hồ sơ, tài liệu và phỏng vấn (nếu cần). Trường hợp có lấy mẫu kiểm nghiệm các chỉ tiêu chất lượng, an toàn thực phẩm, việc lấy mẫu được thực hiện theo các tiêu chuẩn hoặc các văn bản quy định có liên quan.

Điều 8. Các hình thức phân loại

1. Áp dụng mức phân loại A (tốt), B (đạt), C (không đạt), cụ thể như sau:

a) Loại A (tốt): áp dụng đối với cơ sở đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về điều kiện đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, không có lỗi nặng và lỗi nghiêm trọng;

b) Loại B (đạt): áp dụng đối với các cơ sở đáp ứng các yêu cầu về điều kiện đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, có ít lỗi nặng và không có lỗi nghiêm trọng;

c) Loại C (không đạt): áp dụng đối với các cơ sở chưa đáp ứng các yêu cầu về điều kiện đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, còn nhiều lỗi nặng và lỗi nghiêm trọng, nếu không khắc phục, sửa chữa trong thời gian do cơ quan kiểm tra quy định mà vẫn tiếp tục sản xuất sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng, gây mất an toàn thực phẩm.

2. Các hướng dẫn và biểu mẫu kiểm tra, đánh giá phân loại điều kiện đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thuỷ sản theo từng nhóm ngành hàng được nêu tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

Page 36: Nghị định Chính Phủ 113 về quản lý SXKD Phân Bón

36

Điều 9: Tần suất kiểm tra

Tần suất kiểm tra áp dụng đối với các cơ sở được quy định như sau:

1. Cơ sở xếp loại A: 1 năm/lần

2. Cơ sở xếp loại B: 6 tháng/lần

3. Cơ sở xếp loại C: Thời điểm kiểm tra lại tùy thuộc vào mức độ sai lỗi của cơ sở được kiểm tra và do Cơ quan kiểm tra quyết định.

Điều 10. Yêu cầu đối với Trưởng đoàn, kiểm tra viên và người lẫy mẫu

1. Yêu cầu đối với Trưởng đoàn

a) Có chuyên môn phù hợp với lĩnh vực kiểm tra

b) Đã tham gia các khóa đào tạo chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với lĩnh vực kiểm tra, các khóa đào tạo kiểm tra viên

c) Có kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực kiểm tra

2. Yêu cầu đối với kiểm tra viên

a) Có chuyên môn phù hợp với lĩnh vực kiểm tra.

b) Đã tham gia các khóa đào tạo chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với lĩnh vực kiểm tra và các khóa đào tạo kiểm tra viên.

3. Yêu cầu đối với người lẫy mẫu

a) Có chuyên môn phù hợp

b) Có chứng chỉ hoặc giấy chứng nhận đã tham gia đào tạo hoặc tập huấn về lấy mẫu trong lĩnh vực kiểm tra

4. Yêu cầu cụ thể đối với Trưởng đoàn, kiểm tra viên, người lấy mẫu do các Tổng Cục, Cục chuyên ngành hướng dẫn cụ thể.

Chương II

TRÌNH TỰ, THỦ TỤC KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ PHÂN LOẠI

Điều 11. Lập danh sách thống kê các cơ sở sản xuất, kinh doanh

Cơ quan kiểm tra phối hợp với cơ quan cấp phép kinh doanh thực hiện việc thống kê, lập danh sách các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc phạm vi quản lý theo phân công, phân cấp nêu tại Điều 5 Thông tư này. Các biểu mẫu thống kê điều kiện đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản theo từng nhóm ngành hàng nêu tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

Page 37: Nghị định Chính Phủ 113 về quản lý SXKD Phân Bón

37

Điều 12. Thông báo kế hoạch kiểm tra, đánh giá phân loại

1. Cơ quan kiểm tra có trách nhiệm thông báo kế hoạch kiểm tra tới cơ sở được kiểm tra trước thời điểm kiểm tra ít nhất 05 ngày làm việc. Kế hoạch kiểm tra gồm:

a) Thời điểm dự kiến kiểm tra

b) Phạm vi, nội dung, hình thức kiểm tra

c) Các yêu cầu chuẩn bị nhân sự, hồ sơ để làm việc với Đoàn kiểm tra

2. Cơ quan kiểm tra có thể gửi thông báo kế hoạch kiểm tra đến cơ sở bằng một trong các hình thức như: gửi trực tiếp; fax; gửi theo đường bưu điện.

3. Đối với hình thức kiểm tra định kỳ và kiểm tra đột xuất, kế hoạch kiểm tra được thông báo tại cuộc họp mở đầu của Đoàn kiểm tra tại cơ sở.

Điều 13. Trình tự, thủ tục kiểm tra

1. Thành lập đoàn kiểm tra

a) Thủ trưởng cơ quan kiểm tra ban hành quyết định thành lập Đoàn kiểm tra

b) Quyết định thành lập Đoàn kiểm tra cần nêu rõ:

- Căn cứ kiểm tra;

- Phạm vi, nội dung, hình thức kiểm tra;

- Tên, địa chỉ của cơ sở được kiểm tra;

- Họ tên, chức danh của trưởng đoàn và các thành viên trong đoàn.

- Trách nhiệm của cơ sở và Đoàn kiểm tra.

c) Trường hợp kiểm tra, đánh giá phân loại cơ sở sản xuất, kinh doanh nhiều nhóm ngành hàng vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản, Thủ trưởng cơ quan được Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn giao nhiệm vụ chủ trì có trách nhiệm thông báo tới các Cơ quan phối hợp có liên quan đề nghị cử người tham gia Đoàn kiểm tra.

2. Tiến hành kiểm tra tại cơ sở

a) Họp mở đầu: Đoàn kiểm tra công bố Quyết định thành lập đoàn, nêu rõ mục đích và nội dung kiểm tra.

b) Tiến hành kiểm tra thực tế (cơ sở vật chất, trang thiết bị,…), kiểm tra hồ sơ, tài liệu và phỏng vấn (nếu cần) theo quy định tại Khoản 2, Điều 7 Thông tư này.

c) Lập biên bản kiểm tra và họp kết thúc, thông báo kết quả kiểm tra.

3. Yêu cầu đối với biên bản kiểm tra

a) Được đoàn kiểm tra lập tại cơ sở ngay sau khi kết thúc kiểm tra.

Page 38: Nghị định Chính Phủ 113 về quản lý SXKD Phân Bón

38

b) Thể hiện đầy đủ, chính xác kết quả kiểm tra;

c) Ghi rõ các hạng mục không đảm bảo và thời hạn khắc phục các sai lỗi;

d) Nêu kết luận chung về điều kiện đảm bảo và mức phân loại cơ sở;

đ) Có ý kiến của người đại diện có thẩm quyền của cơ sở về kết quả kiểm tra, cam kết khắc phục các sai lỗi;

e) Có chữ ký của Trưởng đoàn kiểm tra, chữ ký của người đại diện có thẩm quyền của cơ sở và đóng dấu của cơ sở (nếu có). Nếu đại diện cơ sở không đồng ý ký tên vào Biên bản kiểm tra thì Đoàn kiểm tra phải ghi rõ là: “Đại diện cơ sở được kiểm tra không ký biên bản và nêu rõ lý do đại diện cơ sở không ký” và biên bản này vẫn có giá trị pháp lý khi có đầy đủ chữ ký của tất cả các thành viên trong Đoàn kiểm tra.

g) Được lập thành 02 bản: 01 bản lưu tại Cơ quan kiểm tra, 01 bản lưu tại cơ sở.

4. Xử lý kết quả kiểm tra Sau khi thẩm tra biên bản kiểm tra của đoàn kiểm tra (có thể tiến hành

thẩm tra thực tế tại cơ sở nếu cần), trong thời gian không quá 07 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra, Cơ quan kiểm tra thực hiện:

a) Trường hợp kiểm tra, đánh giá phân loại:

- Công nhận kết quả kiểm tra và thông báo kết quả kiểm tra cho các cơ sở phân loại A hoặc B cho các nhóm ngành hàng được kiểm tra. Đối với cơ sở có nhiều nhóm ngành hàng, tần xuất kiểm tra định kỳ được xác định theo nhóm ngành hàng có mức phân loại thấp nhất.

- Thông báo cơ sở chưa đủ điều kiện và yêu cầu có báo cáo kết quả khắc phục cụ thể đối với cơ sở không đạt (loại C) đối với nhóm ngành hàng được kiểm tra. Tùy theo mức độ sai lỗi của cơ sở, Cơ quan kiểm tra đề nghị cơ quan có thẩm quyền thực hiện xử phạt hành chính, đồng thời quyết định thời hạn khắc phục và tổ chức kiểm tra lại. Nếu cơ sở không khắc phục, Cơ quan kiểm tra thông báo tới cơ quan chức năng đề nghị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của cơ sở.

b) Trường hợp kiểm tra định kỳ, đột xuất:

- Đối với cơ sở xuống loại B: Thông báo cho cơ sở về việc bị xuống loại và tần suất kiểm tra áp dụng trong thời gian tới.

- Đối với cơ sở xuống loại C: Thông báo cơ sở chưa đủ điều kiện và yêu cầu có báo cáo kết quả khắc phục cụ thể đối với cơ sở không đạt (loại C) đối với nhóm ngành hàng được kiểm tra. Tùy theo mức độ sai lỗi của cơ sở, Cơ quan kiểm tra đề nghị cơ quan có thẩm quyền thực hiện xử phạt hành chính, đồng thời quyết định thời hạn khắc phục và tổ chức kiểm tra lại. Nếu cơ sở không khắc phục, Cơ quan kiểm tra thông báo cơ quan chức năng đề nghị thu hồi Giấy phép kinh doanh của cơ sở.

Page 39: Nghị định Chính Phủ 113 về quản lý SXKD Phân Bón

39

c) Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện cho các nhóm ngành hàng của cơ sở được xếp loại A hoặc B nếu được cơ sở yêu cầu.

5. Trường hợp lấy mẫu kiểm nghiệm (phải có biên bản lấy mẫu), nếu kết quả kiểm nghiệm cho thấy sản phẩm vi phạm quy định về chất lượng, an toàn thực phẩm, Cơ quan kiểm tra yêu cầu cơ sở thực hiện truy xuất, thu hồi sản phẩm và áp dụng các biện pháp khắc phục theo quy định hiện hành.

6. Cơ quan kiểm tra thông báo công khai cơ sở đủ điều kiện và chưa đủ điều kiện đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm.

Điều 14. Phí và lệ phí

1. Việc thu phí kiểm tra, kiểm nghiệm, lệ phí cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm của cơ sở được thực hiện theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính;

2. Đối với hoạt động kiểm tra chưa có quy định của Bộ Tài chính về việc thu phí có liên quan đến việc kiểm tra, Cơ quan kiểm tra lập kế hoạch, dự trù kinh phí từ nguồn ngân sách hàng năm, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện sau khi được phê duyệt.

Chương III TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA CÁC BÊN LIÊN QUAN

Điều 15. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

1. Chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được phân công, phân cấp nêu tại Điều 5, khoản 2 Thông tư này.

2. Chỉ đạo Sở Tài chính tham mưu, trình phê duyệt kinh phí từ nguồn ngân sách hàng năm cho các Cơ quan kiểm tra theo quy định.

Điều 16. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

1. Chỉ định Cơ quan thực hiện việc thống kê, kiểm tra, đánh giá phân loại các cơ sở quy định tại Điều 5, khoản 2, điểm a Thông tư này trên địa bàn tỉnh.

2. Chỉ đạo, hướng dẫn việc tổ chức triển khai thực hiện Thông tư này trong phạm vi được phân công trên địa bàn tỉnh.

Điều 17. Cơ quan kiểm tra trung ương

1. Hướng dẫn, chỉ đạo công tác kiểm tra trong toàn hệ thống từ trung ương đến địa phương.

2. Hướng dẫn áp dụng thống nhất tài liệu, biểu mẫu, phương pháp kiểm tra đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh nhóm sản phẩm được phân công quản

Page 40: Nghị định Chính Phủ 113 về quản lý SXKD Phân Bón

40

lý.

3. Tổ chức đào tạo, tập huấn, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ cho lực lượng kiểm tra viên trong toàn hệ thống từ trung ương đến địa phương.

4. Trực tiếp tổ chức kiểm tra, đánh giá phân loại đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thuỷ sản theo phân công, phân cấp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

5. Thông báo công khai trên trang web của cơ quan kiểm tra và của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Danh sách các cơ sở đủ điều kiện và chưa đủ điều kiện đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý.

6. Tổ chức kiểm tra việc thực hiện của cơ quan kiểm tra địa phương.

7. Lưu trữ có hệ thống các hồ sơ liên quan đến hoạt động thống kê, kiểm tra, đánh giá phân loại của các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc phạm vi quản lý theo phân công, phân cấp; bảo mật thông tin theo quy định hiện hành.

8. Định kỳ 06 tháng 01 lần, báo cáo kết quả thực hiện thống kê, kiểm tra, đánh giá phân loại và xử lý vi phạm điều kiện đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm của các cơ sở thuộc phạm vi quản lý theo phân công, phân cấp về Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (qua Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản). Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản có trách nhiệm tổng hợp, thống kê để đăng tải trên cơ sở dữ liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Điều 18. Cơ quan kiểm tra địa phương

1. Cơ quan quản lý chuyên ngành trực thuộc và được Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương phân công:

a) Tổ chức kiểm tra, đánh giá phân loại các cơ sở sản xuất, kinh doanh do cấp Trung ương, cấp tỉnh hoặc Phòng Đăng ký kinh doanh tại khu kinh tế cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo phân cấp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

b) Tổ chức kiểm tra việc thực hiện của cơ quan kiểm tra cấp huyện, cấp xã.

c) Tổ chức đào tạo, tập huấn, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ cho cơ quan kiểm tra cấp huyện, cấp xã.

d) Thông báo công khai Danh sách các cơ sở sản xuất, kinh doanh đủ điều kiện và chưa đủ điều kiện đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý trong địa bàn tỉnh/thành phố.

đ) Lưu trữ có hệ thống các hồ sơ liên quan đến hoạt động thống kê, kiểm tra, đánh giá phân loại của các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc phạm vi quản lý theo phân công, phân cấp.

Page 41: Nghị định Chính Phủ 113 về quản lý SXKD Phân Bón

41

e) Định kỳ 06 tháng 01 lần, báo cáo kết quả thực hiện thống kê, kiểm tra, đánh giá phân loại và xử lý vi phạm điều kiện đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm của các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc phạm vi quản lý theo phân công, phân cấp về Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh/thành phố và các Tổng Cục, Cục của Bộ theo lĩnh vực quản lý chuyên ngành.

2. Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện

a) Tổ chức kiểm tra, đánh giá phân loại đối với các cơ sở sản xuất vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản do cấp huyện cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

b) Tổ chức kiểm tra việc thực hiện của Uỷ ban nhân dân cấp xã

c) Thông báo công khai Danh sách các cơ sở sản xuất đủ điều kiện và chưa đủ điều kiện đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý trên địa bàn cấp huyện.

d) Lưu trữ có hệ thống các hồ sơ liên quan đến hoạt động thống kê, kiểm tra, đánh giá phân loại của các cơ sở sản xuất thuộc phạm vi quản lý theo phân cấp trên địa bàn cấp huyện.

đ) Định kỳ 06 tháng 01 lần, báo cáo Cơ quan quản lý chuyên ngành thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương kết quả thực hiện thống kê, kiểm tra, đánh giá phân loại và xử lý vi phạm về điều kiện đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm của các cơ sở sản xuất thuộc phạm vi quản lý trên địa bàn cấp huyện.

3. Ủy ban nhân dân cấp xã

a) Tổ chức kiểm tra, đánh giá phân loại đối với các cơ sở kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản do cấp huyện cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đóng tại địa bàn cấp xã.

b) Thông báo công khai Danh sách các cơ sở kinh doanh đủ điều kiện và chưa đủ điều kiện đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm.

c) Lưu trữ có hệ thống các hồ sơ liên quan đến hoạt động thống kê, kiểm tra, đánh giá phân loại của các cơ sở kinh doanh thuộc phạm vi quản lý theo phân cấp trên địa bàn cấp xã.

d) Định kỳ 06 tháng 01 lần, báo cáo Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện kết quả thực hiện thống kê, kiểm tra, đánh giá phân loại và xử lý vi phạm về điều kiện đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm của các cơ sở kinh doanh trên địa bàn cấp xã thuộc phạm vi quản lý.

Điều 19. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản

1. Bố trí người có đủ thẩm quyền đại diện cho cơ sở để làm việc với Đoàn

Page 42: Nghị định Chính Phủ 113 về quản lý SXKD Phân Bón

42

kiểm tra.

2. Tạo điều kiện cho Đoàn kiểm tra thực hiện kiểm tra, lấy mẫu tại hiện trường; cung cấp đầy đủ thông tin, mẫu vật, hồ sơ, tài liệu có liên quan theo yêu cầu của Đoàn kiểm tra.

3. Khắc phục đầy đủ sai lỗi đã nêu trong Biên bản kiểm tra và gửi báo cáo bằng văn bản về Cơ quan kiểm tra theo đúng thời hạn nêu trong biên bản kiểm tra.

4. Nộp phí, lệ phí kiểm tra theo quy định.

5. Thu hồi, xử lý sản phẩm không đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm theo quy định.

6. Được quyền khiếu nại với Cơ quan kiểm tra trong trường hợp không nhất trí với kết quả kiểm tra của Đoàn kiểm tra.

Điều 20. Trưởng đoàn, kiểm tra viên

1. Trưởng đoàn

a) Điều hành và chỉ đạo các thành viên trong Đoàn kiểm tra thực hiện đúng các nội dung đã ghi trong quyết định kiểm tra.

b) Bảo đảm tính khách quan, chính xác, trung thực trong quá trình kiểm tra.

c) Ký biên bản kiểm tra, báo cáo kết quả kiểm tra, chịu trách nhiệm trước thủ trưởng Cơ quan kiểm tra và trước pháp luật về kết quả kiểm tra do Đoàn kiểm tra thực hiện.

d) Đưa ra kết luận cuối cùng của Đoàn kiểm tra về kết quả kiểm tra.

đ) Bảo mật các thông tin liên quan đến bí mật sản xuất kinh doanh của cơ sở được kiểm tra và bảo mật kết quả kiểm tra khi chưa có công nhận và thông báo kết quả kiểm tra của Cơ quan kiểm tra.

2. Kiểm tra viên:

a. Kiểm tra, đánh giá sự phù hợp điều kiện sản xuất, kinh doanh của cơ sở so với quy định, quy chuẩn kỹ thuật có liên quan.

b) Thực hiện các nội dung công việc theo sự phân công của Trưởng Đoàn kiểm tra.

c) Tuân thủ đúng trình tự, thủ tục, phương pháp kiểm tra, lẫy mẫu; đảm bảo tính khách quan, chính xác, trung thực khi thực hiện việc kiểm tra, lấy mẫu.

d) Chịu trách nhiệm và báo cáo kết quả thực hiện các công việc được phân công với Trưởng Đoàn.

Page 43: Nghị định Chính Phủ 113 về quản lý SXKD Phân Bón

43

đ) Bảo mật các thông tin liên quan đến bí mật sản xuất kinh doanh của cơ sở được kiểm tra và bảo mật kết quả kiểm tra khi chưa có công nhận và thông báo kết quả kiểm tra của Cơ quan kiểm tra.

Chương IV ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 21. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực sau 45 ngày kể từ ngày ban hành.

Điều 22. Sửa đổi, bổ sung

Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các đơn vị báo cáo về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, sửa đổi, bổ sung./.

Nơi nhận: - Văn phòng Chính phủ; - Lãnh đạo Bộ; - Công báo Chính phủ; Website Chính phủ; - Bộ Y tế, Bộ Tài chính, Bộ Công thương, Bộ KH-CN; - Tổng Cục Hải quan; - Cục kiểm tra văn bản của Bộ Tư pháp; - UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư; - Các Cục, Vụ, Thanh tra, Văn phòng (Bộ NN&PTNT); - Sở NN&PTNT các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư; - Lưu: VT, QLCL.

BỘ TRƯỞNG

(đã ký)

Cao Đức Phát

Page 44: Nghị định Chính Phủ 113 về quản lý SXKD Phân Bón

44

BỘ NÔNG NGHIỆP

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 16 /2011/TT-BNNPTNT Hà Nội, ngày 01 tháng 4 năm 2011

THÔNG TƯ Quy định về đánh giá, chỉ định và quản lý

phòng thử nghiệm ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn ––––––––––––––––––––––––––––

Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 3 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Nghị định số 75/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ sửa đổi Điều 3 Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 3 tháng 01 năm 2008;

Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH11 được Quốc hội khóa XI thông qua ngày 29/6/2006 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2007;

Căn cứ Nghị định 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;

Căn cứ Luật chất lượng, sản phẩm hàng hóa số 05/2007/QH12 được Quốc hội khóa XII thông qua ngày 21/11/2007 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2008;

Căn cứ Nghị định 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật chất lượng, sản phẩm hàng hóa;

Căn cứ Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm số 12/2003/PL-UBTVQH được Ủy Ban thường vụ Quốc hội thông qua ngày 26 tháng 7 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 163/2004/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm;

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn yêu cầu, trình tự thủ tục đánh giá, chỉ định và quản lý phòng thử nghiệm ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn như sau:

Page 45: Nghị định Chính Phủ 113 về quản lý SXKD Phân Bón

45

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh: Thông tư này quy định thủ tục đánh giá, chỉ định và quản lý phòng thử nghiệm các lĩnh vực thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2. Đối tượng áp dụng: Thông tư này áp dụng với các phòng thử nghiệm, các cơ quan quản lý liên quan đến hoạt động đánh giá, chỉ định phòng thử nghiệm ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Phòng thử nghiệm: là tổ chức kỹ thuật thực hiện việc xác định đặc tính của sản phẩm, hàng hóa, vật liệu, thiết bị, kết cấu, hiện tượng vật lý, quá trình hoặc dịch vụ cụ thể theo một quy trình xác định.

2. Thử nghiệm liên phòng: là việc đánh giá chất lượng kết quả thử nghiệm giữa 02 hay nhiều phòng thử nghiệm bằng cách so sánh kết quả thử nghiệm trên các mẫu đồng nhất với giá trị chung của tập hợp các kết quả có được từ các phòng thử nghiệm tham gia thử nghiệm thành thạo.

3. Đánh giá phòng thử nghiệm: là hoạt động kiểm tra, xem xét sự phù hợp của hệ thống quản lý chất lượng và năng lực phân tích đối với từng chỉ tiêu chất lượng so với quy định hay tiêu chuẩn cụ thể.

4. Cơ quan đánh giá và chỉ định: là cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thực hiện việc đánh giá và chỉ định phòng thử nghiệm.

Điều 3. Cơ quan đánh giá và chỉ định

1. Tổng cục Lâm nghiệp là cơ quan đánh giá và chỉ định Phòng thử nghiệm về giống cây trồng lâm nghiệp, gỗ, sản phẩm gỗ và lâm sản ngoài gỗ.

2. Tổng cục Thuỷ lợi là cơ quan cơ quan đánh giá và chỉ định Phòng thử nghiệm về công trình thuỷ lợi, cấp thoát nước, đê điều;

3. Tổng cục Thuỷ sản là cơ quan cơ quan đánh giá và chỉ định Phòng thử nghiệm về giống thuỷ sản; thức ăn, nguyên liệu sản xuất thức ăn, chất phụ gia, chế phẩm sinh học, chất lượng nước dùng trong nuôi trồng thuỷ sản;

4. Cục Trồng trọt là cơ quan cơ quan đánh giá và chỉ định Phòng thử nghiệm về giống cây trồng, đất, phân bón, nguyên liệu sản xuất phân bón, chế phẩm sinh học phục vụ trồng trọt;

5. Cục Chăn nuôi là cơ quan cơ quan đánh giá và chỉ định Phòng thử nghiệm về giống vật nuôi nông nghiệp, thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu thức

Page 46: Nghị định Chính Phủ 113 về quản lý SXKD Phân Bón

46

ăn chăn nuôi, chất bảo quản sử dụng trong thức ăn chăn nuôi, các chế phẩm sinh học phục vụ chăn nuôi;

6. Cục Bảo vệ thực vật là cơ quan cơ quan đánh giá và chỉ định Phòng thử nghiệm về kiểm dịch thực vật, thuốc bảo vệ thực vật, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong nông, lâm sản;

7. Cục Thú y là cơ quan đánh giá và chỉ định Phòng thử nghiệm về bệnh động vật, thuốc và nguyên liệu thuốc thú y;

8. Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thuỷ sản là cơ quan cơ quan đánh giá và chỉ định Phòng thử nghiệm về chất lượng sản phẩm nông lâm sản, thủy sản thực phẩm và phi thực phẩm;

9. Cục Chế biến nông lâm sản và nghề muối là cơ quan cơ quan đánh giá và chỉ định Phòng thử nghiệm về muối và sản phẩm muối, máy và thiết bị nông nghiệp .

10. Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường là cơ quan đánh giá, trình Bộ ban hành quyết định chỉ định Phòng thử nghiệm đa ngành (từ 2 lĩnh vực trở lên).

Điều 4. Nguyên tắc chung

1. Việc đánh giá, chỉ định phòng thử nghiệm do các cơ quan quản lý có thẩm quyền quy định tại Điều 3 thực hiện dựa trên cơ sở xem xét năng lực của phòng thử nghiệm đáp ứng với yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật tương ứng và các yêu cầu khác có liên quan theo quy định của pháp luật.

2. Những phép thử đã được các cơ quan quy định tại Điều 3 chỉ định sẽ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền sử dụng trong quá trình kiểm tra, thanh tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Điều 5. Căn cứ đánh giá phòng thử nghiệm

1. Tiêu chuẩn về yêu cầu năng lực của phòng thử nghiệm TCVN ISO/IEC 17025:2007 hoặc các tiêu chuẩn tương đương.

2. Các tiêu chuẩn về yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử có liên quan.

Điều 6. Hình thức đánh giá phòng thử nghiệm

1. Đánh giá lần đầu, áp dụng cho các trường hợp sau:

a) Phòng thử nghiệm lần đầu đăng ký để được đánh giá và chỉ định theo quy định tại Thông tư này;

b) Phòng thử nghiệm đã được chỉ định nhưng bị hủy bỏ hiệu lực quyết định chỉ định quy định tại Khoản 2, Điều 19 của Thông tư này.

2. Đánh giá lại, áp dụng cho các trường hợp sau:

a) Phòng thử nghiệm đã được đánh giá lần đầu nhưng chưa đủ điều kiện để chỉ định.

Page 47: Nghị định Chính Phủ 113 về quản lý SXKD Phân Bón

47

b) Phòng thử nghiệm đã được chỉ định nhưng quyết định chỉ định đã hết hiệu lực;

c) Phòng thử nghiệm đã được đánh giá, chỉ định nhưng bị đình chỉ tạm thời quyết định chỉ định theo quy định tại Khoản 1, Điều 19 của Thông tư này;

3. Đánh giá mở rộng, áp dụng cho các phòng thử nghiệm đã được chỉ định nhưng có đơn đăng ký đề nghị bổ sung các phép thử mới hoặc lĩnh vực mới.

Điều 7. Cách thức chỉ định

Căn cứ vào báo cáo đánh giá và biên bản thẩm định kết quả đánh giá:

1. Các cơ quan quy định từ Khoản 1 đến Khoản 9, Điều 3 ban hành quyết định chỉ định phòng thử nghiệm và báo cáo kết quả về Bộ (Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường).

2. Cơ quan quy định tại Khoản 10 Điều 3 trình Bộ ban hành quyết định chỉ định phòng thử nghiệm đa ngành.

Điều 8: Mã số phòng thử nghiệm

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thống nhất cấp và quản lý mã số phòng thử nghiệm được chỉ định.

2. Mã số của phòng thử nghiệm được chỉ định được quy định trong Quyết định chỉ định của cơ quan chỉ định.

3. Mã số được thể hiện trên con dấu quy định tại Phụ lục 5 của Thông tư này.

Điều 9. Phí đánh giá phòng thử nghiệm

1. Cơ quan đánh giá được thu kinh phí trong các trường hợp sau:

a) Đánh giá lần đầu;

b) Đánh giá lại;

c) Đánh giá mở rộng;

2. Việc thu và sử dụng phí đánh giá được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.

Page 48: Nghị định Chính Phủ 113 về quản lý SXKD Phân Bón

48

Chương II

ĐÁNH GIÁ VÀ CHỈ ĐỊNH PHÒNG THỬ NGHIỆM

Điều 10. Hồ sơ đăng ký

1. Đánh giá lần đầu

a) Đơn đăng ký (theo mẫu quy định tại Phụ lục 1. Biểu mẫu BNN-01 ban hành kèm theo Thông tư này);

b) Báo cáo năng lực của phòng thử nghiệm (theo mẫu quy định tại Phụ lục 2. Biểu mẫu BNN-02 ban hành kèm theo Thông tư này);

c) Bản sao chứng chỉ hoặc các tài liệu liên quan đến việc công nhận hệ thống đảm bảo chất lượng phòng thử nghiệm phù hợp TCVN ISO/IEC 17025:2007 hoặc tương đương (nếu có). Trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện thì nộp bản sao có chứng thực;

d) Kết quả thử nghiệm liên phòng đối với các phép thử đăng ký chỉ định;

e) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký lĩnh vực/hoạt động thử nghiệm.

2. Đánh giá lại

a) Đơn đăng ký (theo mẫu quy định tại Phụ lục 1. Biểu mẫu BNN-01 ban hành kèm theo Thông tư này);

b) Báo cáo kết quả hành động khắc phục (nếu có).

c) Báo cáo kết quả hoạt động thử nghiệm từ khi được chỉ định.

3. Đánh giá mở rộng

Hồ sơ đăng ký quy định tại Điểm a và d Khoản 1, Điều này.

Điều 11. Tiếp nhận hồ sơ đăng ký và xác nhận đăng ký

1. Hồ sơ đăng ký chỉ định phòng thử nghiệm quy định tại Điều 10 phải gửi các cơ quan đánh giá và chỉ định quy định tại Điều 3 của Thông tư này qua bưu điện hoặc gửi trực tiếp.

2. Trong vòng năm (05) ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ, cơ quan đánh giá và chỉ định xem xét tính đầy đủ, tính hợp lệ của hồ sơ và yêu cầu cơ sở cung cấp bổ sung các hồ sơ hoặc thông tin còn thiếu.

Điều 12. Thành lập Đoàn đánh giá

1. Trong vòng mười (10) ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ đăng ký chỉ định phòng thử nghiệm, Cơ quan đánh giá và chỉ định quy định tại Điều 3 ban hành quyết định thành lập đoàn đánh giá và thông báo cho phòng thử nghiệm về kế hoạch đánh giá.

2. Quyết định thành lập đoàn đánh giá phải nêu rõ phạm vi, nội dung đánh giá, danh sách và phân công trách nhiệm của từng thành viên. Đoàn đánh giá gồm 5-7 thành viên có kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm về lĩnh vực chỉ định và đại diện cơ quan quản lý chuyên ngành.

Page 49: Nghị định Chính Phủ 113 về quản lý SXKD Phân Bón

49

Điều 13. Nội dung đánh giá

1. Sự tuân thủ và phù hợp của hệ thống quản lý chất lượng phòng thử nghiệm với quy định hiện hành.

2. Sự phù hợp về khả năng phân tích đối với các chỉ tiêu chất lượng đăng ký được chỉ định so với yêu cầu về năng lực phòng thử nghiệm và yêu cầu của các cơ quan thẩm quyền có liên quan.

3. Trường hợp phòng thử nghiệm có chứng chỉ công nhận đạt tiêu chuẩn TCVN ISO/IEC 17025: 2007 hoặc các tiêu chuẩn tương đương do tổ chức công nhận cấp thì được xem xét quyết định giảm nội dung đánh giá sự phù hợp (các yêu cầu về quản lý) của hệ thống quản lý chất lượng đối với lĩnh vực và phép thử có chứng chỉ công nhận.

Điều 14. Phương pháp đánh giá

Đoàn đánh giá áp dụng cả 4 phương pháp sau đây:

1. Phỏng vấn trực tiếp người phụ trách, nhân viên của phòng thử nghiệm về những thông tin có liên quan;

2. Xem xét hồ sơ lưu trữ, các tài liệu có liên quan của phòng thử nghiệm;

3. Quan sát thực tế việc bố trí mặt bằng, điều kiện môi trường, tình trạng thiết bị, các tiện nghi khác của phòng thử nghiệm và thao tác của nhân viên phòng thử nghiệm;

4. Đánh giá kết quả thử nghiệm liên phòng và báo cáo hành động khắc phục (nếu có).

Điều 15. Kết quả đánh giá

1. Các Điều không phù hợp được phát hiện trong quá trình đánh giá phải được đưa vào biên bản đánh giá (theo biểu mẫu quy định tại Phụ lục 3, Biểu mẫu BNN-03 ban hành kèm theo Thông tư này).

2. Biên bản đánh giá phải được thông báo tại cuộc họp kết thúc. Biên bản đánh giá phải được ghi đầy đủ các nội dung và có chữ ký xác nhận của đại diện phòng thử nghiệm và trưởng đoàn đánh giá.

3. Trong trường hợp đại diện phòng thử nghiệm không đồng ý với kết quả đánh giá của đoàn, đại diện của phòng thử nghiệm có quyền ghi kiến nghị, khiếu nại của mình vào cuối biên bản trước khi ký tên và đóng dấu xác nhận. Biên bản đánh giá vẫn có giá trị pháp lý trong trường hợp đại diện phòng thử nghiệm không ký tên vào biên bản.

Điều 16. Gửi báo cáo kết quả đánh giá

Trong vòng năm (05) ngày làm việc kể từ ngày kết thúc đợt đánh giá, Trưởng đoàn phải gửi về Cơ quan đánh giá và chỉ định báo cáo kết quả đánh giá (theo mẫu tại Phụ lục 4. Biểu mẫu BNN-04 ban hành kèm theo Thông tư này) và toàn bộ hồ sơ liên quan đến đợt đánh giá.

Page 50: Nghị định Chính Phủ 113 về quản lý SXKD Phân Bón

50

Điều 17. Xử lý kết quả đánh giá

Trong vòng mười (10) ngày làm việc kể từ ngày nhận được toàn bộ hồ sơ liên quan đến kết quả đánh giá, Cơ quan đánh giá và chỉ định tiến hành thẩm định kết quả đánh giá và đưa ra biện pháp xử lý tùy theo từng trường hợp cụ thể sau:

1. Trường hợp Phòng thử nghiệm đề nghị chỉ định đáp ứng các quy định nêu tại Điều 5, trong thời gian năm (05) ngày làm việc, Cơ quan đánh giá và chỉ định quy định từ Khoản 1 đến Khoản 9 Điều 3 báo cáo kết quả đánh giá về Bộ (Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường) đề nghị cấp mã số Phòng thử nghiệm. Khi nhận được văn bản yêu cầu, trong thời gian năm (05) ngày làm việc, Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường cấp mã số Phòng thử nghiệm bằng văn bản. Sau khi nhận được mã số Phòng thử nghiệm, Cơ quan đánh giá và chỉ định quy định từ Khoản 1 đến Khoản 9 Điều 3 ban hành quyết định chỉ định và thông báo kết quả về Bộ (Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường); Cơ quan đánh giá và chỉ định quy định tại Khoản 10 Điều 3 trình Bộ ban hành quyết định chỉ định.

2. Trường hợp Phòng thử nghiệm đề nghị chỉ định không đáp ứng các quy định nêu tại Điều 5, Cơ quan đánh giá và chỉ định thông báo bằng văn bản cho Phòng thử nghiệm những Điều không phù hợp và thời gian khắc phục. Sau khi có văn bản báo cáo khắc phục của phòng thử nghiệm, Cơ quan đánh giá và chỉ định xem xét đánh giá các báo cáo khắc phục, nếu cần thiết sẽ cử đại diện để kiểm tra những hành động khắc phục. Nếu những Điều không phù hợp đã được khắc phục, trong thời gian năm (05) ngày làm việc, báo cáo kết quả đánh giá về Bộ (Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường) đề nghị cấp mã số Phòng thử nghiệm. Khi nhận được văn bản yêu cầu, trong thời gian năm (05) ngày làm việc, Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường cấp mã số Phòng thử nghiệm bằng văn bản. Sau khi nhận được mã số Phòng thử nghiệm, Cơ quan đánh giá và chỉ định quy định từ Khoản 1 đến Khoản 9 Điều 3 ban hành quyết định chỉ định và thông báo kết quả về Bộ (Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường); Cơ quan đánh giá và chỉ định quy định tại Khoản 10 Điều 3 trình Bộ ban hành quyết định chỉ định.

3. Trường hợp những Điều không phù hợp vẫn chưa khắc phục được, Cơ quan đánh giá và chỉ định tạm ngừng việc đánh giá cho đến khi Phòng thử nghiệm thực hiện xong việc khắc phục và có đơn đề nghị chỉ định .

Điều 18. Thời hạn hiệu lực của quyết định chỉ định

1. Thời hạn hiệu lực của quyết định chỉ định phòng thử nghiệm là ba (03) năm.

2. Ba (03) tháng trước khi hết thời hạn hiệu lực của quyết định chỉ định, phòng thử nghiệm lập hồ sơ đăng ký chỉ định lại và gửi về Cơ quan đánh giá và chỉ định quy định tại Điều 3 để được chỉ định lại (nếu có nhu cầu).

Page 51: Nghị định Chính Phủ 113 về quản lý SXKD Phân Bón

51

Điều 19. Đình chỉ hoặc huỷ bỏ hiệu lực Quyết định chỉ định phòng thử nghiệm

1. Đình chỉ hiệu lực Quyết định chỉ định:

Căn cứ các Điều không phù hợp được phát hiện thông qua các lần đánh giá định kỳ hoặc đánh giá đột xuất nêu tại biên bản đánh giá, theo đề nghị của Trưởng Đoàn đánh giá, trong thời gian mười lăm (15) ngày, Cơ quan đánh giá và chỉ định ban hành quyết định tạm thời đình chỉ từng phần hoặc toàn bộ phạm vi chỉ định của phòng thử nghiệm.

2. Hủy bỏ hiệu lực quyết định chỉ định, áp dụng đối với các trường hợp sau:

a) Phòng thử nghiệm có bất kỳ vi phạm nào đối với các quy định nêu tại Điều 13 của Thông tư này hoặc bị phát hiện các Điều không phù hợp nhưng không có khả năng khắc phục hoặc quá sáu (06) tháng kể từ ngày các Điều không phù hợp được phát hiện nhưng chưa được khắc phục;

b) Phòng thử nghiệm bị giải thể hoặc không còn hoạt động trong phạm vi đã được chỉ định;

c) Căn cứ các Điều không phù hợp được phát hiện thông qua các lần đánh giá định kỳ hoặc đánh giá đột xuất nêu tại biên bản đánh giá và theo đề nghị của Trưởng Đoàn đánh giá, hoặc theo báo cáo của phòng thử nghiệm đã được công nhận về việc bị giải thể hoặc không còn hoạt động trong phạm vi được chỉ định, trong thời gian mười lăm (15) ngày, Cơ quan đánh giá và chỉ định ban hành quyết định huỷ bỏ hiệu lực quyết định chỉ định trước đây.

3. Cơ quan đánh giá và chỉ định phải thông báo cho các cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp có liên quan về phòng thử nghiệm bị đình chỉ hoặc hủy bỏ hiệu lực quyết định chỉ định ngay sau khi ban hành Quyết định đình chỉ hoặc hủy bỏ.

Chương III

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÒNG THỬ NGHIỆM

Điều 20. Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường là đơn vị đầu mối quản lý công tác đánh giá và chỉ định phòng thử nghiệm ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn trên phạm vi cả nước.

Điều 21. Cơ quan đánh giá và chỉ định quy định tại Điều 3 chịu trách nhiệm kiểm tra định kỳ một (01) lần/năm và kiểm tra đột xuất khi có yêu cầu.

Page 52: Nghị định Chính Phủ 113 về quản lý SXKD Phân Bón

52

Chương IV

TRÁCH NHIỆM VÀ QUYỀN HẠN CỦA CÁC BÊN LIÊN QUAN

Điều 22. Cơ quan đánh giá và chỉ định

1. Ban hành quyết định chỉ định, đình chỉ hoặc huỷ bỏ hiệu lực quyết định chỉ định phòng thử nghiệm do mình ban hành.

2. Định kỳ hàng năm Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường công bố danh sách các phòng thử nghiệm kèm theo các phép thử đã được chỉ định trên Website của ngành.

3. Tiếp nhận và giải quyết các khiếu nại của các phòng thử nghiệm theo quy định của pháp luật hiện hành.

Điều 23. Thành viên Đoàn đánh giá

1. Đánh giá, xem xét sự phù hợp của phòng thử nghiệm so với quy định tại Điều 5.

2. Đảm bảo tính khách quan trong việc đánh giá.

3. Báo cáo thủ trưởng cơ quan đánh giá và chỉ định xử lý những trường hợp vượt thẩm quyền đã quy định.

4. Bảo mật các thông tin liên quan đến bí mật của phòng thử nghiệm được đánh giá, tuân thủ mọi quy định của Pháp luật hiện hành.

5. Được phép phỏng vấn, yêu cầu cho xem xét sổ sách, tài liệu, hồ sơ liên quan đến phòng thử nghiệm, thu thập, ghi chép các thông tin cần thiết, yêu cầu thực hiện các công việc chuyên môn và cung cấp các bằng chứng phục vụ hoạt động đánh giá.

Điều 24. Phòng thử nghiệm được chỉ định

1. Đảm bảo độ tin cậy, chính xác của kết quả thử nghiệm đối với các phép thử được chỉ định.

2. Được tham gia thử nghiệm các phép thử đã được chỉ định.

3. Thông báo phương pháp thực hiện phép thử trên phiếu kết quả thử nghiệm.

4. Được quyền khiếu nại về kết quả đánh giá lên cơ quan đánh giá và chỉ định.

5. Được hướng dẫn đăng ký tham gia vào các chương trình thử nghiệm thành thạo, thử nghiệm liên phòng.

6. Chịu sự kiểm tra, giám sát về hoạt động thử nghiệm của các đoàn thanh tra trong và ngoài nước khi có sự yêu cầu của Cơ quan quản lý nhà nước.

7. Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho Đoàn đánh giá trong quá trình đánh giá tại phòng thử nghiệm.

Page 53: Nghị định Chính Phủ 113 về quản lý SXKD Phân Bón

53

8. Định kỳ trước ngày 31 tháng 12 hàng năm hoặc đột xuất Phòng thử nghiệm phải báo cáo về các cơ quan quy định tại Điều 3 tình hình hoạt động thử nghiệm trong phạm vi được chỉ định theo yêu cầu của các Cơ quan quản lý Nhà nước.

9. Nộp phí đánh giá và chỉ định theo quy định.

Chương V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 25. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực sau bốn mươi lăm (45) ngày kể từ ngày ký ban hành.

2. Thông tư này bãi bỏ Quy chế công nhận và quản lý phòng thử nghiệm ngành nông nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số 139/1999-QĐ-KHCN ngày 11/10/1999; Quy chế đánh giá và chỉ định phòng kiểm nghiệm chất lượng nông lâm thủy sản ban hành kèm theo Quyết định số 116/2008/QĐ-BNN ngày 03/12/2008; Điều 4, Điều 7; Khoảng 1 Điều 11; Khoản 1 Điều 12; Khoản 1, 2 Điều 13; Điều 16 và bãi bỏ cụm từ “Phòng kiểm nghiệm” tại Khoản 1 Điều 19, Khoản 1 Điều 14 và Khoản 1, khoản 2 Điều 15 Thông tư 32/2010/TT-BNNPTNT quy định về chỉ định và quản lý hoạt động người lấy mẫu, người kiểm định, phòng kiểm nghiệm, tổ chức chứng nhận chất lượng giống, sản phẩm cây trồng và phân bón; Quy chế đánh giá và chỉ định phòng thử nghiệm thức ăn chăn nuôi ban hành Quyết định số 187/QĐ-CN-TACN ngày 31 tháng 10 năm 2008 của Cục trưởng Cục Chăn nuôi; Thông tư 08/2011/TT-BNNPTNT ngày 14 tháng 2 năm 2011 quy định trình tự, thủ tục đánh giá, công nhận phòng chẩn đoán, xét nghiệm bệnh thủy sản .

3. Trong quá trình thực hiện Thông tư này nếu có khó khăn, vướng mắc, các tổ chức, cá nhân báo cáo về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, sửa đổi, bổ sung./.

Nơi nhận:

- Văn phòng Chính phủ (để b/c); - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP; - UBND các Tỉnh, TP trực thuộc TƯ; - Sở Nông nghiệp và PTNT các Tỉnh, TP trực thuộc TƯ; - Các Cục, Vụ, Viện, Trường Đại học thuộc Bộ Nông

nghiệp và PTNT; - Công báo Chính phủ; - Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);

− Lưu: VT, KHCN.

BỘ TRƯỞNG

Cao Đức Phát

Page 54: Nghị định Chính Phủ 113 về quản lý SXKD Phân Bón

54

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNTHÔN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 17/2011/TT- BNNPTNT Hà Nội, ngày 06 tháng 4 năm 2011

THÔNG TƯ Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính

trong lĩnh vực trồng trọt theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2010

Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Nghị định số 75/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ về việc sửa đổi Điều 3, Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực trồng trọt theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2010 như sau:

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều Quy chế chứng nhận Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) cho rau, quả và chè an toàn ban hành kèm theo Quyết định 84/2008/QĐ-BNN ngày 28 tháng 7 năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (sau đây gọi là Quyết định 84/2008/QĐ-BNN)

1. Tên Quy chế được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Quy chế Chứng nhận Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) cho sản phẩm trồng trọt”

2. Điều 1 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Quy chế này quy định trình tự, thủ tục và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chứng nhận sản phẩm trồng trọt được sản xuất phù hợp Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP).

2. Quy chế này áp dụng đối với cơ quan nhà nước, tổ chức chứng nhận và tổ chức, cá nhân đăng ký chứng nhận sản phẩm trồng trọt được sản xuất phù hợp Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP)".

3. Điều 2 được sửa đổi, bổ sung như sau:

Page 55: Nghị định Chính Phủ 113 về quản lý SXKD Phân Bón

55

'' Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Quyết định 84/2008/QĐ-BNN các từ ngữ được hiểu như sau:

1. Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP - Vietnamese Good Agricultural Practices) cho sản phẩm trồng trọt là những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch, sơ chế nhằm bảo đảm an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành hoặc các tiêu chuẩn GAP khác do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định.

2. Tổ chức chứng nhận sản phẩm trồng trọt được sản xuất phù hợp Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (sau đây gọi là Tổ chức Chứng nhận VietGAP) là tổ chức có đủ điều kiện theo quy định và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ định.

3. Nhà sản xuất là cá nhân hoặc tổ chức sản xuất, sơ chế sản phẩm trồng trọt đăng ký chứng nhận Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP).

4. Chứng nhận Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho sản phẩm trồng trọt (sau đây gọi là chứng nhận VietGAP) là việc đánh giá và xác nhận sản phẩm trồng trọt của nhà sản xuất phù hợp Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP)".

4. Khoản 5 Điều 4 được sửa đổi, bổ sung như sau:

"Điều 4. Hình thức kiểm tra

5. Kiểm tra nội bộ do nhà sản xuất tự thực hiện hoặc thuê kiểm tra viên để tự đánh giá thực hành sản xuất, ghi chép và lưu trữ hồ sơ theo Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) cho sản phẩm trồng trọt”.

5. Khoản 1 Điều 5 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“ Điều 5. Đăng ký chứng nhận VietGAP

1. Nhà sản xuất đáp ứng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) cho sản phẩm trồng trọt gửi 01 bộ hồ sơ đăng ký chứng nhận VietGAP về Tổ chức Chứng nhận. Hồ sơ đăng ký gồm:

a) Giấy đăng ký chứng nhận VietGAP theo mẫu tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này. Trong trường hợp nhà sản xuất đăng ký kiểm tra chứng nhận VietGAP là tổ chức có nhiều thành viên thì cần gửi kèm theo Danh sách thành viên (họ tên, địa chỉ, địa điểm, diện tích sản xuất);

b) Bản đồ giải thửa và phân lô khu vực sản xuất, bản thuyết minh về thiết kế, bố trí mặt bằng khu vực sản xuất, xử lý sau thu hoạch, sơ chế, bảo quản;

c) Kết quả kiểm tra nội bộ theo quy định tại Điều 8 Quyết định 84/2008/QĐ-BNN”.

6. Khoản 1 Điều 7 được sửa đổi, bổ sung như sau:

Page 56: Nghị định Chính Phủ 113 về quản lý SXKD Phân Bón

56

"Điều 7. Kiểm tra giám sát

1. Tổ chức Chứng nhận kiểm tra giám sát định kỳ hoặc đột xuất việc duy trì thực hiện VietGAP của nhà sản xuất. Tần suất kiểm tra giám sát được xác định căn cứ trên việc duy trì thực hiện Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) cho sản phẩm trồng trọt của nhà sản xuất”.

7. Khoản 1 Điều 8 được sửa đổi, bổ sung như sau:

"Điều 8. Kiểm tra nội bộ

1. Nhà sản xuất phải tiến hành kiểm tra nội bộ ít nhất mỗi năm một lần để tự đánh giá sự phù hợp của thực hành sản xuất, ghi chép và lưu trữ hồ sơ theo Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) cho sản phẩm trồng trọt”.

8. Điều 10 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 10. Công bố sản phẩm được sản xuất phù hợp VietGAP

Tổ chức, cá nhân công bố sản phẩm trồng trọt được sản xuất phù hợp VietGAP tại Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thuộc Sở Khoa học và Công nghệ theo quy định tại Điều 15, Điều 16 Quy định về chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy và công bố hợp chuẩn, hợp quy ban hành theo Quyết định số 24/2007/QĐ-BKHCN ngày 28 tháng 9 năm 2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ”.

9. Điều 13 được sửa đổi, bổ sung như sau:

''Điều 13. Điều kiện đối với Tổ chức Chứng nhận

1. Đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp, Viện nghiên cứu hoặc chi nhánh của tổ chức chứng nhận nước ngoài tại Việt Nam được chỉ định là Tổ chức Chứng nhận khi đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Có cơ cấu tổ chức đáp ứng kiểm tra, đánh giá; quyết định chứng nhận và đảm bảo rằng người quyết định việc chứng nhận không phải là người tiến hành kiểm tra, đánh giá;

b) Có các quy định về trình tự, thủ tục cấp, duy trì, gia hạn, cảnh cáo, đình chỉ và thu hồi chứng nhận VietGAP đảm bảo tính khách quan, chính xác và tuân thủ quy định của Quy chế này;

c) Có quy định về trình tự, thủ tục lấy mẫu, thử nghiệm, đảm bảo việc thử nghiệm được thực hiện tại các phòng thử nghiệm được công nhận hoặc chỉ định về đánh giá các chỉ tiêu về an toàn vệ sinh thực phẩm;

d) Có các quy định về thủ tục giải quyết các ý kiến phản ánh, khiếu nại và tranh chấp liên quan đến chứng nhận VietGAP;

đ) Cán bộ có chuyên môn phù hợp (Trồng trọt, Bảo vệ thực vật, Sinh học) trình độ đại học trở lên, có chứng chỉ đào tạo về VietGAP và có kinh nghiệm công tác từ 03 (ba) năm trở lên.

Page 57: Nghị định Chính Phủ 113 về quản lý SXKD Phân Bón

57

2. Các tổ chức được công nhận đạt tiêu chuẩn TCVN 7457:2004 hoặc ISO/IEC Guide 65:1996 – Yêu cầu chung đối với các tổ chức điều hành hệ thống chứng nhận sản phẩm được ưu tiên xem xét chỉ định là Tổ chức Chứng nhận”.

10. Khoản 2 Điều 14 được sửa đổi, bổ sung như sau:

"Điều 14. Trình tự, thủ tục đăng ký và chỉ định Tổ chức Chứng nhận

2. Tổ chức có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 13 Quyết định 84/2008/QĐ-BNN gửi 01 bộ Hồ sơ đăng ký để được đánh giá, chỉ định là Tổ chức Chứng nhận về Cơ quan chỉ định. Hồ sơ bao gồm:

a) Giấy đăng ký hoạt động chứng nhận VietGAP theo mẫu tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Bản sao Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư (bản sao có chứng thực hoặc bản sao chụp có mang theo bản chính để đối chiếu);

c) Các tài liệu chứng minh hệ thống quản lý và năng lực hoạt động chứng nhận phù hợp với các điều kiện quy định tại Điều 13 Quyết định 84/2008/QĐ-BNN;

d) Mẫu Giấy chứng nhận VietGAP;

đ) Kết quả hoạt động chứng nhận đã thực hiện trong lĩnh vực đăng ký (nếu có)".

11. Điểm b khoản 1 Điều 19 được sửa đổi, bổ sung như sau:

"Điều 19. Trách nhiệm và quyền hạn của Tổ chức Chứng nhận

1. Trách nhiệm:

b) Trên cơ sở trình tự, thủ tục kiểm tra, chứng nhận VietGAP cho sản phẩm trồng trọt tại Quyết định 84/2008/QĐ-BNN, xây dựng chi tiết trình tự, thủ tục kiểm tra, chứng nhận VietGAP cho từng sản phẩm cụ thể và thông báo cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;”

12. Khoản 1 Điều 22 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“ Điều 22. Trách nhiệm và quyền hạn của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

1. Trách nhiệm:

a) Xây dựng và triển khai thực hiện quy hoạch và quản lý cơ sở, vùng sản xuất sản phẩm trồng trọt phù hợp VietGAP trong địa bàn quản lý;

b) Hướng dẫn xây dựng tổ chức liên kết (tổ hợp tác, hợp tác xã,…) trong sản xuất sản phẩm trồng trọt phù hợp VietGAP;

c) Định kỳ hàng tháng báo cáo danh sách Tổ chức Chứng nhận, danh sách nhà sản xuất được cấp, cảnh cáo, đình chỉ, thu hồi Giấy chứng nhận VietGAP về Cục Trồng trọt;

Page 58: Nghị định Chính Phủ 113 về quản lý SXKD Phân Bón

58

d) Công bố trên phương tiện thông tin đại chúng danh sách Tổ chức Chứng nhận, danh sách nhà sản xuất được cấp, bị cảnh cáo, đình chỉ, thu hồi Giấy chứng nhận VietGAP trong phạm vi quản lý”.

13. Bãi bỏ phụ lục 7 về mẫu công bố sản phẩm sản xuất theo VietGAP và phụ lục 8 về mẫu thông báo tiếp nhận bản công bố sản phẩm sản xuất theo VietGAP.

Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều Quy định quản lý sản xuất, kinh doanh rau, quả, chè an toàn ban hành kèm theo Quyết định số 99/2008/QĐ-BNN ngày 15/10/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (sau đây gọi là Quyết định số 99/2008/QĐ-BNN)

1. Điều 3 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 3. Điều kiện sản xuất, sơ chế rau, quả an toàn

Trong thời gian chờ ban hành Quy chuẩn kỹ thuật về điều kiện sản xuất, sơ chế rau, quả an toàn, để được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sơ chế rau, quả an toàn, nhà sản xuất, nhà sơ chế phải đáp ứng các điều kiện cơ bản dưới đây:

1. Điều kiện sản xuất rau, quả an toàn

a) Nhân lực

- Có hoặc thuê cán bộ kỹ thuật chuyên ngành trồng trọt hoặc bảo vệ thực vật từ trung cấp trở lên để hướng dẫn, giám sát kỹ thuật sản xuất rau, quả an toàn (cán bộ của cơ sở sản xuất, cán bộ khuyến nông, bảo vệ thực vật hoặc hợp đồng lao động thường xuyên hoặc không thường xuyên);

- Người lao động phải qua tập huấn kỹ thuật, có chứng chỉ đào tạo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc tổ chức có chức năng nhiệm vụ tập huấn về VietGAP và các quy định quản lý sản xuất, kinh doanh rau, quả, chè an toàn.

b) Đất trồng và giá thể

- Vùng đất trồng phải trong quy hoạch được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố phê duyệt. Không bị ảnh hưởng trực tiếp các chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt từ các khu dân cư, bệnh viện, các lò giết mổ gia súc tập trung, nghĩa trang, đường giao thông lớn;

- Hàm lượng một số kim loại nặng trong đất, giá thể trước khi sản xuất và trong quá trình sản xuất (kiểm tra khi thấy có nguy cơ gây ô nhiễm) không vượt quá ngưỡng cho phép nêu tại Phụ lục 1 của Quyết định số 99/2008/QĐ-BNN.

c) Nước tưới

- Không sử dụng nước thải công nghiệp, nước thải từ các bệnh viện, khu dân cư tập trung, trang trại chăn nuôi, lò giết mổ gia súc để tưới trực tiếp cho rau, quả và chè;

- Hàm lượng một số hoá chất và kim loại nặng trong nước tưới trước khi sản xuất và trong quá trình sản xuất (kiểm tra khi thấy có nguy cơ gây ô nhiễm)

Page 59: Nghị định Chính Phủ 113 về quản lý SXKD Phân Bón

59

không vượt quá ngưỡng cho phép nêu tại Phụ lục 2 của Quyết định số 99/2008/QĐ-BNN;

- Nước sử dụng trong sản xuất rau mầm phải đạt tiêu chuẩn nước sinh hoạt cho người.

d) Quy trình sản xuất rau, quả an toàn

Nhà sản xuất xây dựng quy trình sản xuất phù hợp với cây trồng và điều kiện cụ thể của địa phương, nhưng phải phù hợp với các quy định về đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm có trong VietGAP.

đ) Nhà sản xuất phải cam kết đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và có hồ sơ ghi chép toàn bộ quá trình sản xuất theo VietGAP.

2. Điều kiện sơ chế rau, quả an toàn

a) Nhân lực phải đáp ứng các điều kiện nêu ở mục a khoản 1 Điều 3 Quyết định số 99/2008/QĐ-BNN và được kiểm tra sức khỏe định kỳ, đảm bảo không mắc các bệnh truyền nhiễm theo quy định hiện hành của Bộ Y tế;

b) Có địa điểm, nhà xưởng, dụng cụ sơ chế, bao gói sản phẩm, phương tiện vận chuyển đảm bảo các điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm theo VietGAP;

c) Nước dùng rửa rau, quả phải đạt tiêu chuẩn theo Quyết định số 1329/2002/QĐ-BYT ngày 18 tháng 4 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống;

d) Có hợp đồng mua rau, quả tươi của nhà sản xuất rau, quả an toàn (trong trường hợp mua nguyên liệu để sơ chế);

đ) Nhà sơ chế phải cam kết đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và có hồ sơ ghi chép toàn bộ quá trình sơ chế theo VietGAP;

e) Quy trình sơ chế rau, quả an toàn

Nhà sơ chế xây dựng quy trình sơ chế phù hợp với các quy định về đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm có trong VietGAP”.

2. Điều 5 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“ Điều 5. Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sơ chế rau, quả an toàn

1. Nhà sản xuất gửi 01 (một) bộ hồ sơ đăng ký đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sơ chế rau, quả an toàn về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi sản xuất, hồ sơ gồm:

a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất và sơ chế rau, quả an toàn theo mẫu tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Bản kê khai điều kiện sản xuất, sơ chế rau, quả an toàn theo mẫu tại Phụ lục 5 của Quyết định số 99/2008/QĐ-BNN.

2. Trình tự thực hiện

Page 60: Nghị định Chính Phủ 113 về quản lý SXKD Phân Bón

60

a) Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định tính đầy đủ theo quy định của hồ sơ;

b) Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ theo quy định, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập đoàn thẩm định từ 3 - 5 người;

c) Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày ban hành Quyết định thành lập đoàn thẩm định, đoàn thẩm định tiến hành kiểm tra thực địa; khi cần thiết thì lấy mẫu đất, nước để phân tích; lập biên bản thẩm định có xác nhận của đại diện đoàn thẩm định và nhà sản xuất;

d) Trường hợp đủ điều kiện thì thời hạn ban hành quyết định cấp giấy chứng nhận là 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày có Biên bản thẩm định

Nếu chưa đảm bảo điều kiện thì đoàn thẩm định nêu rõ trong biên bản thẩm định những chỉ tiêu chưa đạt yêu cầu và thời hạn để nhà sản xuất khắc phục. Sau khi nhận được báo cáo khắc phục, đoàn thẩm định tiến hành kiểm tra lại và đề nghị cấp giấy chứng nhận khi đạt yêu cầu.

3. Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sơ chế rau, quả an toàn có hiệu lực là 05 (năm) năm.

Trước khi Giấy chứng nhận hết hiệu lực 01 (một) tháng, nhà sản xuất phải gửi 01 (một) bộ hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sơ chế rau, quả an toàn về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gồm:

+ Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sơ chế rau, quả an toàn theo mẫu tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này;

+ Bản kê khai điều kiện sản xuất, sơ chế rau, quả an toàn (nếu có thay đổi so với đăng ký lần đầu);

+ Báo cáo kết quả sản xuất, sơ chế rau, quả an toàn trong thời gian được cấp giấy chứng nhận (đối với trường hợp Giấy chứng nhận hết hiệu lực);

+ Báo cáo khắc phục (đối với trường hợp bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sơ chế rau, quả an toàn).

- Thời gian, trình tự, thời hạn cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sơ chế rau, quả an toàn thực hiện như thủ tục cấp giấy chứng nhận lần đầu.

- Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sơ chế rau, quả an toàn được cấp lại có hiệu lực là 05 (năm) năm.

4. Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sơ chế rau, quả an toàn được lưu tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và nhà sản xuất để phục vụ việc kiểm tra, thanh tra.

5. Trường hợp nhà sản xuất đã được tổ chức chứng nhận đánh giá và cấp Giấy chứng nhận VietGAP thì không phải gửi hồ sơ đăng ký chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sơ chế rau, quả an toàn cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.”

Page 61: Nghị định Chính Phủ 113 về quản lý SXKD Phân Bón

61

3. Bổ sung mẫu Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sơ chế rau, quả an toàn (Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này).

Điều 3. Sửa đổi, bổ sung một số điều Quy định quản lý về sản xuất, kinh doanh giống cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm ban hành kèm theo Quyết định 64/2008/QĐ-BNN ngày 23/5/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (sau đây gọi là Quyết định 64/2008/QĐ-BNN)

1. Điều 3 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 3. Đăng ký công nhận nguồn giống

1. Nộp hồ sơ

Tổ chức, cá nhân có nhu cầu đăng ký công nhận nguồn giống gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua bưu điện về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi có nguồn giống, hồ sơ gồm:

a) Đơn đề nghị công nhận nguồn giống cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm (Phụ lục 05 ban hành kèm theo Thông tư này);

b) Các tài liệu liên quan khác: sơ đồ vườn cây, báo cáo tóm tắt lịch sử nguồn giống; năng suất, chất lượng, khả năng chống chịu sâu bệnh, điều kiện ngoại cảnh bất thuận của nguồn giống; kết quả nghiên cứu hoặc hội thi trước đó.

2. Tiếp nhận và xử lý hồ sơ

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp nhận, xem xét hồ sơ đăng ký công nhận nguồn giống theo trình tự sau:

a) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, bộ phận tiếp nhận phải kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ theo quy định, trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì phải thông báo và hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn chỉnh hồ sơ.

b) Trong thời hạn 45 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xử lý hồ sơ và trả kết quả.”

2. Khoản 3,4 Điều 4 được sửa đổi, bổ sung như sau:

”3. Cấp Giấy chứng nhận nguồn giống

a) Căn cứ biên bản đánh giá của Hội đồng bình tuyển cây đầu dòng, Tổ thẩm định vườn cây đầu dòng, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét và quyết định cấp Giấy chứng nhận nguồn giống (Phụ lục 02a, 02b ban hành kèm theo Quyết định 64/2008/QĐ-BNN);

b) Thời hạn của Giấy chứng nhận nguồn giống là 05 (năm) năm với vườn đầu dòng và cây có múi S0 kể từ ngày được công nhận”.

4. Cấp lại giấy chứng nhận nguồn giống

a) Trước khi hết hạn 03 (ba) tháng, nếu chủ nguồn giống có nhu cầu đăng ký công nhận lại nguồn giống, phải gửi 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua bưu điện về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xem xét, giải quyết (bao gồm cả

Page 62: Nghị định Chính Phủ 113 về quản lý SXKD Phân Bón

62

các nguồn giống được cơ quan có thẩm quyền công nhận trước khi có quy định này).

b) Hồ sơ đăng ký công nhận lại nguồn giống gồm: đơn đề nghị công nhận lại nguồn giống; bản sao quyết định lần công nhận gần nhất; sơ đồ nguồn giống, báo cáo tóm tắt về sinh trưởng, năng suất, chất lượng, số lượng khai thác vật liệu nhân giống trong thời gian lần công nhận nguồn giống gần nhất.

c) Trình tự, thời hạn giải quyết thủ tục

- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, bộ phận tiếp nhận phải kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ theo quy định, trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì phải thông báo và hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn chỉnh hồ sơ.

- Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn căn cứ thực tế quá trình chăm sóc, sử dụng, sinh trưởng của nguồn giống, nếu đủ điều kiện thì công nhận lại nguồn giống.

d) Thời hạn có hiệu lực của nguồn giống sau khi công nhận lại là 05 năm.”

Điều 4. Bổ sung mẫu đơn Đăng ký bảo mật dữ liệu thử nghiệm vào Quyết định số 69 /2006/ QĐ-BNN ngày 13 tháng 6 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Phụ lục số 06 ban hành kèm theo Thông tư này)

Điều 5. Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Thông tư số 32/2010/TT-BNNPTNT ngày 17 tháng 6 năm 2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về chỉ định và quản lý hoạt động người lấy mẫu, người kiểm định, phòng kiểm nghiệm, tổ chức chứng nhận chất lượng giống, sản phẩm cây trồng và phân bón như sau:

1. Sửa lại tên Thông tư : "Quy định về người lấy mẫu, người kiểm định, tổ chức chứng nhận chất lượng giống, sản phẩm cây trồng và phân bón ".

2. Điều 1 được sửa đổi, bổ sung như sau:

" Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Thông tư này quy định về đào tạo, cấp chứng chỉ đào tạo người lấy mẫu, người kiểm định; điều kiện, trình tự, thủ tục chỉ định và quản lý hoạt động của tổ chức chứng nhận chất lượng giống cây trồng, sản phẩm cây trồng, phân bón thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2. Thông tư này áp dụng với các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến đào tạo, cấp chứng chỉ đào tạo người lấy mẫu, người kiểm định; chỉ định và quản lý hoạt động của tổ chức chứng nhận chất lượng giống, sản phẩm cây trồng và phân bón theo các lĩnh vực được quy định tại Phụ lục 07 của Thông tư này".

3. Khoản 8 Điều 2 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“ Điều 2. Giải thích từ ngữ

Page 63: Nghị định Chính Phủ 113 về quản lý SXKD Phân Bón

63

8. Giám sát là việc cơ quan chỉ định tiến hành đánh giá năng lực, hệ thống quản lý và kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận sau khi được chỉ định.”

4. Điều 3 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“ Điều 3. Điều kiện người lấy mẫu, người kiểm định được hành nghề

1. Là người thuộc cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp, hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực đề nghị đào tạo;

2. Có giấy chứng nhận (chứng chỉ) đã được đào tạo về kiểm định giống cây trồng, lấy mẫu giống cây trồng, sản phẩm cây trồng, phân bón.”

5. Khoản 4 Điều 5 được sửa đổi, bổ sung như sau:

"Điều 5. Điều kiện tổ chức chứng nhận được chỉ định

4. Có hoặc thuê người lấy mẫu, người kiểm định có chứng chỉ đào tạo, phòng thử nghiệm được công nhận hoặc được chỉ định”

6. Khoản 2,7 Điều 8 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 8. Hồ sơ đăng ký chỉ định tổ chức chứng nhận

2. Bản sao Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư;

7. Bản sao Chứng chỉ công nhận tổ chức chứng nhận do Tổ chức công nhận cấp và các tài liệu liên quan về phạm vi được công nhận (nếu có).”

7. Điều 9 được sửa đổi, bổ sung như sau:

" Điều 9. Tiếp nhận và thẩm định hồ sơ chỉ định tổ chức chứng nhận

1. Tổ chức chứng nhận đăng ký hoạt động trên phạm vi cả nước gửi 01(một) bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua bưu điện về Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

2. Tổ chức chứng nhận sản phẩm cây trồng đăng ký hoạt động trên phạm vi 01 tỉnh, thành phố gửi 01(một) bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua bưu điện về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi tổ chức chứng nhận đóng trụ sở.

3. Cục Trồng trọt, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp nhận, thẩm định hồ sơ; trường hợp hồ sơ có sai sót thì trong vòng 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, phải thông báo cho tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ các nội dung cần sửa chữa, bổ sung.”

8. Điều 10 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 10. Đào tạo, cấp chứng chỉ đào tạo cho người lấy mẫu, người kiểm định

1. Cá nhân được cấp chứng chỉ người lấy mẫu giống cây trồng, sản phẩm cây trồng, phân bón hoặc kiểm định giống cây trồng phải tham dự lớp tập huấn về lấy mẫu giống cây trồng, sản phẩm cây trồng, phân bón hoặc về kiểm định giống cây trồng do các đơn vị có chức năng đào tạo tổ chức và có kết quả kiểm tra đạt điểm trung bình trở lên sau khoá tập huấn.

Page 64: Nghị định Chính Phủ 113 về quản lý SXKD Phân Bón

64

2. Chương trình đào tạo theo hướng dẫn của Cục Trồng trọt; nội dung mẫu giấy chứng chỉ đào tạo theo quy định tại Phụ lục 08 của Thông tư này.

3. Cục Trồng trọt giao các đơn vị có chức năng, nhiệm vụ tổ chức đào tạo hoặc phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức đào tạo người lấy mẫu, người kiểm định.

4. Trình tự đào tạo, cấp chứng chỉ:

a) Người có yêu cầu được cấp chứng chỉ gửi Đơn đăng ký đào tạo theo mẫu tại Phụ lục 09 của Thông tư này và 01 ảnh 3 x 4 cm cho đơn vị đào tạo có chức năng;

b) Trước khi tổ chức đào tạo đơn vị đào tạo gửi cho Cục Trồng trọt và thông báo cho học viên kế hoạch khoá đào tạo (thời gian, địa điểm, chương trình, giảng viên đào tạo) bằng văn bản hoặc qua thư điện tử;

c) Sau 01 ngày kể từ khi kết thúc lớp tập huấn, đơn vị đào tạo gửi danh sách học viên đạt điểm trung bình trở lên qua thư điện tử về Cục Trồng trọt. Sau 01 ngày kể từ khi nhận được kết quả đào tạo, Cục Trồng trọt cấp mã số và thông báo cho đơn vị đào tạo qua thư điện tử. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được thông báo mã số, đơn vị đào tạo cấp chứng chỉ đào tạo cho người đạt điểm trung bình trở và gửi đơn đăng ký đào tạo về Cục Trồng trọt để quản lý, lưu giữ.

d) Người có chứng chỉ đào tạo được phép hành nghề trong phạm vi được ghi trên chứng chỉ ngay sau khi nhận được chứng chỉ đào tạo. Nếu muốn mở rộng phạm vi hành nghề phải đăng ký tham gia đào tạo và có chứng chỉ đào tạo đối với lĩnh vực đó.”

9. Điều 12 được sửa đổi, bổ sung như sau:

"Điều 12. Chỉ định tổ chức chứng nhận

1. Chỉ định tổ chức chứng nhận

a) Trong vòng 05 (năm) ngày làm việc kể từ khi nhận được Biên bản đề nghị chỉ định của Đoàn đánh giá, Cục trưởng Cục Trồng trọt, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ra quyết định chỉ định Tổ chức chứng nhận. Quyết định chỉ định phải nêu chi tiết phạm vi chỉ định và có hiệu lực không quá 05 (năm) năm.

b) Thời gian từ khi quyết định thành lập Đoàn đánh giá đến khi ra quyết định chỉ định không quá 30 (ba mươi) ngày làm việc, trừ trường hợp tổ chức chứng nhận có những điểm không phù hợp phải tiến hành khắc phục.

2. Trong trường hợp từ chối việc chỉ định, Cục Trồng trọt thông báo lý do từ chối bằng văn bản cho tổ chức chứng nhận có hồ sơ đăng ký và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo cho tổ chức chứng nhận đăng ký chỉ định trên địa bàn tỉnh.

3. Tổ chức chứng nhận đã được chỉ định, nếu muốn mở rộng hoạt động sang tỉnh khác phải được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi định mở

Page 65: Nghị định Chính Phủ 113 về quản lý SXKD Phân Bón

65

rộng hoạt động thừa nhận kết quả chỉ định Tổ chức chứng nhận của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi đặt trụ sở".

10. Điều 13 được sửa đổi, bổ sung như sau:

"Điều 13. Chỉ định lại, mở rộng phạm vi chỉ định tổ chức chứng nhận

1. Chỉ định lại tổ chức chứng nhận

a) Tổ chức chứng nhận muốn chỉ định lại phải gửi 01 (một) bộ Hồ sơ đăng ký chỉ định lại về Cục Trồng trọt, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước khi quyết định chỉ định hết hiệu lực ba tháng.

Hồ sơ chỉ định lại gồm:

- Đơn đăng ký chỉ định lại theo mẫu tại Phụ lục 2d của Thông tư này;

- Báo cáo kết quả thực hiện chứng nhận trong 05 năm được chỉ định;

- Sổ tay chất lượng có bổ sung, thay đổi về tổ chức, nhân sự, thiết bị, thủ tục, hướng dẫn, biểu mẫu (nếu có).

b) Căn cứ hồ sơ và kết quả giám sát hàng năm, Cục Trồng trọt, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá, chỉ định lại Tổ chức chứng nhận theo quy định tại khoản 2 Điều 11, khoản 2 Điều 12 của Thông tư này.

2. Mở rộng phạm vi chỉ định tổ chức chứng nhận

a) Tổ chức chứng nhận được chỉ định muốn mở rộng phạm vi chỉ định phải gửi 01 bộ Hồ sơ đăng ký theo quy định tại Điều 8 của Thông tư này về Cục Trồng trọt, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

b) Căn cứ hồ sơ mở rộng phạm vi chỉ định và kết quả giám sát hàng năm, Cục Trồng trọt, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá, mở rộng phạm vi chỉ định theo quy định tại khoản 2 Điều 11, khoản 2 Điều 12 của Thông tư này

3. Thời hạn giải quyết việc chỉ định lại, mở rộng phạm vi chỉ định tổ chức chứng nhận theo quy định của khoản 1, khoản 2 Điều này là 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định".

11. Điều 14 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 14. Mã số người lấy mẫu, người kiểm định, tổ chức chứng nhận

1. Mỗi người lấy mẫu, người kiểm định có chứng chỉ đào tạo, tổ chức chứng nhận được chỉ định có một mã số riêng để quản lý và được ghi trên chứng chỉ đào tạo hoặc quyết định chỉ định.

2. Cách đặt mã số người lấy mẫu, người kiểm định, tổ chức chứng nhận theo hướng dẫn tại Phụ lục 10 của Thông tư này.”

12. Điểm a khoản 1 Điều 15 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 15. Chế độ báo cáo

1. Những thay đổi phải báo cáo

Page 66: Nghị định Chính Phủ 113 về quản lý SXKD Phân Bón

66

a) Tổ chức chứng nhận được chỉ định phải báo cáo Cục Trồng trọt (Tổ chức chứng nhận hoạt động tại 01 tỉnh, thành phố thì báo cáo về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sở tại) những thay đổi liên quan đến phạm vi được chỉ định, chậm nhất là 30 (ba mươi) ngày làm việc kể từ ngày có thay đổi.”

13. Điều 18 được sửa đổi, bổ sung như sau:

"Điều 18. Miễn giám sát đối với tổ chức chứng nhận được chỉ định có chứng chỉ công nhận

1. Đối tượng được miễn giám sát: Tổ chức chứng nhận được chỉ định có chứng chỉ công nhận, kết quả giám sát sau công nhận của tổ chức công nhận kết luận tổ chức chứng nhận tiếp tục đáp ứng TCVN 7457:2004 hoặc ISO/IEC Guide 65:1996.

2. Tổ chức chứng nhận được chỉ định muốn được miễn giám sát phải gửi 01 (một) bộ hồ sơ về Cục Trồng trọt hoặc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Hồ sơ gồm:

- Đơn đề nghị miễn giám sát;

- Bản sao có chứng thực Chứng chỉ công nhận;

- Bản sao có chứng thực Biên bản giám sát của tổ chức công nhận;

- Báo cáo kết quả hoạt động và tài liệu khác có liên quan (nếu có).

3. Trong vòng 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị, Cục Trồng trọt, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thẩm định hồ sơ, quyết định miễn giám sát.

4. Thời hạn có hiệu lực của Quyết định miễn giám sát hoạt động đối với Tổ chức chứng nhận là 01 năm."

14. Điều 20 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“ Điều 20. Cảnh báo, đình chỉ, phục hồi, huỷ bỏ hiệu lực của quyết định chỉ định tổ chức chứng nhận

Cục Trồng trọt căn cứ kết quả giám sát, kiểm tra, thanh tra để xem xét quyết định cảnh báo, đình chỉ, phục hồi, huỷ bỏ hiệu lực của quyết định chỉ định.

1. Cảnh báo khi tổ chức chứng nhận được chỉ định có sai lỗi nhưng chưa ảnh hưởng đến kết quả chứng nhận chất lượng.

2. Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hiệu lực của quyết định chỉ định trong trường hợp có sai lỗi về kỹ thuật nhưng có thể khắc phục được và chưa gây hậu quả nghiêm trọng:

a) Các hành động khắc phục trong báo cáo giám sát không được thực hiện đầy đủ;

b) Không thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại Điều 15 của Thông tư này.

3. Phục hồi hiệu lực của quyết định chỉ định khi các sai lỗi đã được khắc phục.

Page 67: Nghị định Chính Phủ 113 về quản lý SXKD Phân Bón

67

4. Huỷ bỏ hiệu lực của quyết định chỉ định trong trường hợp sau: a) Tổ chức chứng nhận không đáp ứng điều kiện theo quy định tại Điều 5

của Thông tư này hoặc kết quả giám sát cho thấy tổ chức chứng nhận không trung thực, khách quan trong hoạt động đánh giá, chứng nhận.

b) Trong thời hạn 01 (một) năm kể từ ngày có quyết định huỷ bỏ hiệu lực của quyết định chỉ định, tổ chức chứng nhận không được hoạt động chứng nhận. Sau đó muốn hoạt động thì phải đăng ký chỉ định lại theo quy định tại khoản 3 Điều 13 của Thông tư này”.

15. Điều 21 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“ Điều 21. Chi phí

1. Chi phí đào tạo, cấp chứng chỉ đào tạo do người lấy mẫu, người kiểm định chi trả theo quy định của Bộ Tài chính hoặc theo thoả thuận với đơn vị đào tạo nếu chưa có quy định của Nhà nước.

2. Chi phí nộp hồ sơ, đánh giá, chỉ định, giám sát tổ chức chứng nhận do tổ chức chứng nhận chi trả theo quy của Bộ Tài chính.

3. Chi phí lấy mẫu, kiểm nghiệm mẫu liên quan đến việc giải quyết ý kiến khách hàng hoặc khiếu nại, tố cáo do bên có sai phạm chi trả.”

16. Điều 22 được sửa đổi, bổ sung như sau:

” Điều 22. Trách nhiệm và quyền hạn của người lấy mẫu, người kiểm định, tổ chức chứng nhận được chỉ định

1. Người lấy mẫu, người kiểm định

a) Có quyền tiến hành lấy mẫu, kiểm định trên cơ sở hợp đồng ký kết với tổ chức, cá nhân đề nghị lấy mẫu hoặc kiểm định giống cây trồng.

b) Có trách nhiệm thực hiện lấy mẫu, kiểm định theo đúng phương pháp; bảo đảm khách quan và công bằng; bảo mật các thông tin, số liệu, kết quả lấy mẫu, kiểm định, trừ trường hợp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu báo cáo; tham gia đào tạo, đào tạo lại; trả chi phí chỉ định theo quy định.

2. Tổ chức chứng nhận giống, sản phẩm cây trồng, phân bón được chỉ định có quyền hạn và trách nhiệm theo quy định tại Điều 19, Điều 20 Luật Chất lượng sản phẩm hàng hoá và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật.”

17. Điều 23 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 23. Trách nhiệm và quyền hạn của Cục Trồng trọt

1. Ban hành chương trình đào tạo, chỉ định đơn vị đào tạo, cấp mã số, lưu giữ hồ sơ người lấy mẫu, người kiểm định giống, sản phẩm cây trồng và phân bón;

2. Tiếp nhận hồ sơ đăng ký, tổ chức đánh giá, chỉ định, kiểm tra, thanh tra, giám sát tổ chức chứng nhận trên phạm vi toàn quốc;

3. Bảo đảm tính khách quan và công bằng trong hoạt động đánh giá, chỉ định, kiểm tra, thanh tra, giám sát và giải quyết khiếu nại, tố cáo;

Page 68: Nghị định Chính Phủ 113 về quản lý SXKD Phân Bón

68

4. Bảo mật các thông tin, số liệu trong quá trình thực hiện đánh giá, chỉ định, giám sát;

5. Công bố trên phương tiện thông tin đại chúng danh sách người lấy mẫu, người kiểm định được hành nghề; tổ chức chứng nhận được chỉ định, bị đình chỉ, thu hồi quyết định chỉ định trên phạm vi cả nước;

6. Tổ chức thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo liên quan đến người lấy mẫu, người kiểm định, tổ chức chứng nhận theo quy định của pháp luật;

7. Lưu hồ sơ người lấy mẫu, người kiểm định, tổ chức chứng nhận.

8. Cấp, cảnh báo, đình chỉ, phục hồi, huỷ bỏ Quyết định chỉ định tổ chức chứng nhận.”

18. Khoản 2 Điều 24 được sửa đổi, bổ sung như sau:

“Điều 24. Trách nhiệm và quyền hạn của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

2. Phối hợp với Cục Trồng trọt thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại tố cáo liên quan đến người lấy mẫu, người kiểm định, tổ chức chứng nhận hoạt động trên địa bàn.”

19. Bãi bỏ khoản 1, 4, 6, 7 Điều 2; Điều 4; Điều 6; Điều 7; khoản 1 Điều 11; điểm a khoản 2 Điều 15; Điều 16; Điều 19; Phụ lục 2a, 2b, 2c, 3, 4, 5, 8a, 11, 16, khoản 1 Phụ lục 19.

Điều 6. Điều khoản thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký.

2. Cục trưởng Cục Trồng trọt, Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

Nơi nhận: - Như điều 6; - Công báo và Website CP;

BỘ TRƯỞNG

- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra VBQPPL); - UBND tỉnh, TP trực thuộc TW; - Sở Nông nghiệp và PTNT; - Các đơn vị trực thuộc Bộ; - Lưu: VT, PC, TT.

Cao Đức Phát

Page 69: Nghị định Chính Phủ 113 về quản lý SXKD Phân Bón

69

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Số: 50/2009/TT- BNNPTNT

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 18 tháng 8 năm 2009

THÔNG TƯ

Ban hành Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;

Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thuỷ sản,

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này:

Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (sau đây gọi tắt là Danh mục sản phẩm, hàng hóa nhóm 2).

Điều 2. Nguyên tắc chung.

1. Việc quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa thuộc Danh mục sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 quy định tại Thông tư này được thực hiện theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.

2. Đối với các sản phẩm, hàng hóa thuộc Danh mục sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 mà chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng, việc quản lý chất lượng được thực hiện theo quy định hiện hành cho đến khi có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

Điêu 3. Tổ chức thực hiện.

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày, kể từ ngày ký.

Page 70: Nghị định Chính Phủ 113 về quản lý SXKD Phân Bón

70

2. Danh mục sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 được soát xét sửa đổi, bổ sung tùy thuộc vào yêu cầu quản lý. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để sửa đổi.

3. Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thuỷ sản, Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và Môi trường, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ, các cơ quan nhà nước có liên quan về quản lý chất lượng, sản phẩm hàng hoá, các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm hàng hoá thuộc danh mục sản phẩm hàng hoá nhóm 2 chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

Nơi nhận: - Thủ tướng Chính phủ (để b/c); - Các Phó Thủ tướng Chính phủ (để b/c); - Văn phòng Chính phủ; - Các Bộ, CQ ngang Bộ, CQ thuộc CP; - UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Sở NN&PTNT các tỉnh, thành phố; - Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp); - Công báo, Website Chính phủ; - Các Cục, Vụ trực thuộc Bộ NN&PTNT; - Lưu: VT, QLCL.

BỘ TRƯỞNG

(Đã ký)

Cao Đức Phát

Page 71: Nghị định Chính Phủ 113 về quản lý SXKD Phân Bón

71

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

DANH MỤC SẢN PHẨM, HÀNG HÓA NHÓM 2 THUỘC TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

(Ban hành kèm theo Thông tư số 50 /2009/ TT- BNNPTNT ngày18 tháng 8 năm 2009 của

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

TT Tên sản phẩm, hàng hóa

1 Giống cây trồng nông nghiệp

2 Giống cây trồng lâm nghiệp

3 Giống vật nuôi trên cạn

4 Giống thủy sản

5 Sản phẩm chăn nuôi

5.1 Động vật và sản phẩm động vật tươi sống dùng làm thực phẩm

5.2 Động vật và sản phẩm động vật phi thực phẩm

6 Sản phẩm trồng trọt (rau, quả, chè, cà phê, điều, tiêu)

7 Thủy sản và sản phẩm thủy sản dùng làm thực phẩm

8 Mẫu vật động vật, thực vật hoang dã

8.1 Mẫu vật động vật hoang dã chết, kể cả bộ phận, dẫn xuất của chúng có thể nhận biết

8.2 Mẫu vật động vật hoang dã sống, kể cả nguồn con giống

8.3 Mẫu vật thực vật hoang dã chết, kể cả bộ phận, dẫn xuất của chúng có thể nhận biết

8.4 Mẫu vật thực vật hoang dã sống, kể cả nguồn giống

9 Sản phẩm lâm sản (gỗ và các sản phẩm ngoài gỗ)

10 Thuốc bảo vệ thực vật

10.1 Nguyên liệu, dung môi, phụ gia và thuốc thành phẩm trừ côn trùng (sâu) hại

10.2 Nguyên liệu, dung môi, phụ gia và thuốc thành phẩm trừ bệnh hại cây trồng

10.3 Nguyên liệu, dung môi, phụ gia và thuốc thành phẩm trừ cỏ dại hại cây trồng

10.4 Nguyên liệu, dung môi, phụ gia và thuốc thành phẩm trừ chuột hại cây trồng

Page 72: Nghị định Chính Phủ 113 về quản lý SXKD Phân Bón

72

10.5 Nguyên liệu, dung môi, phụ gia và thuốc thành phẩm điều hòa sinh trưởng cây trồng

10.6 Nguyên liệu, dung môi, phụ gia và thuốc thành phẩm dẫn dụ trừ côn trùng

10.7 Nguyên liệu, dung môi, phụ gia và thuốc thành phẩm trừ nhuyễn thể hại cây trồng

10.8 Nguyên liệu, dung môi, phụ gia và thuốc thành phẩm bảo quản lâm sản, hàng mỹ nghệ

10.9 Các chất hỗ trợ (chất trải)

11 Thuốc thú y

11.1 Thuốc kích thích chuyển hóa và tăng trưởng dùng cho động vật trên cạn và thủy sản

11.2 Thuốc kháng khuẩn dùng cho động vật trên cạn và thủy sản

11.3 Các loại thuốc thú y khác

11.4 Hóa chất tiêu độc khử trùng dùng cho động vật trên cạn và thủy sản

11.5 Văc xin, chế phẩm sinh học và vi sinh vật dùng trong thú y

11.6 Các hóa chất, thuốc thử dùng trong chuẩn đoán, xét nghiệm bệnh động vật

12 Phân bón và nguyên liệu sản xuất phân bón

12.1 Urê

12.2 Supe lân

12.3 Phân lân nhập khẩu

12.4 Phân hữu cơ

12.5 Phân hữu cơ sinh học

12.6 Phân hữu cơ khoáng

12.7 Phân hữu cơ vi sinh

12.8 Phân vi sinh vật

12.9 Phân bón có bổ sung chất điều hoà sinh trưởng

12.10

Phân bón hữu cơ; hữu cơ khoáng; hữu cơ vi sinh; hữu cơ sinh học sản xuất từ nguồn nguyên liệu là rác thải đô thị; phế thải công nghiệp chế biến từ nông sản, thực phẩm, phế thải chăn nuôi

13 Thức ăn và chất bổ sung trong thức ăn chăn nuôi

14 Thức ăn và chất bổ sung trong thức ăn thủy sản

15 Chế phẩm sinh học, hóa chất xử lý, cải tạo môi trường dùng trong nuôi trồng thủy sản

Page 73: Nghị định Chính Phủ 113 về quản lý SXKD Phân Bón

73

15.1 Chế phẩm sinh học

15.2 Chất xử lý cải tạo môi trường

16 Phụ gia hóa chất dùng trong lâm nghiệp

16.1 Chất bảo quản lâm sản

16.2 Hoá chất chống mối, mọt

16.3 Các loại keo

16.4 Vật liệu sơn phủ bề mặt sản phẩm

17 Công trình thủy lợi

17.1 Hồ chứa nước

17.2 Đập

17.3 Cống

17.4 Trạm bơm

17.5 Giếng

17.6 Đường ống dẫn nước

17.7 Kênh

17.8 Công trình trên kênh

17.9 Bờ bao

18 Công trình đê điều

18.1 Đê

18.2 Kè bảo vệ mái đê

18.3 Công trình phân lũ

18.4 Cống qua đê

18.5 Trạm bơm, âu thuyền trong phạm vi bảo vệ đê điều

19 Dụng cụ đánh bắt thủy sản, các thiết bị đòi hỏi yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn trong thủy sản

19.1 Vật liệu dùng làm ngư cụ

19.2 Lưới

19.3 Ngư cụ khác

Page 74: Nghị định Chính Phủ 113 về quản lý SXKD Phân Bón

74

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 36 /2010/TT-BNNPTNT Hà Nội, ngày 24 tháng 6 năm 2010

THÔNG TƯ Về việc ban hành Quy định sản xuất, kinh doanh và sử dụng phân bón

Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03/01/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Nghị định số 75/2009/NĐ-CP về việc sử đổi Điều 3 thuộc Nghị định số 01/2008/NĐ-CP của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Nghị định số 113/2003/NĐ-CP ngày 07/10/2003 của Chính phủ về quản lý sản xuất, kinh doanh phân bón; Nghị định số 191/2007/NĐ-CP ngày 31/12/2007 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 113/2003/NĐ-CP ngày 07/10/2003 của Chính phủ về quản lý sản xuất, kinh doanh phân bón; Nghị định số 15/2010/NĐ-CP ngày 01/3/2010 của Chính phủ Quy định về xử phạt hành chính trong hoạt động sản xuất, kinh doanh phân bón;

Căn cứ Luật Chất lượng, sản phẩm hàng hoá ngày 21 tháng 11 năm 2007;

Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá;

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quy định sản xuất, kinh doanh và sử dụng phân bón,

Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư này Quy định sản xuất, kinh doanh và sử dụng phân bón.

Điều 2. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau bốn mươi lăm ngày kể từ ngày ký ban hành và thay thế Quyết định số 100/2008/QĐ-BNN ngày 15/10/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định sản xuất, kinh doanh và sử dụng phân bón.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Trồng trọt, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và Môi trường, Giám đốc Sở Nông

Page 75: Nghị định Chính Phủ 113 về quản lý SXKD Phân Bón

75

nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan đến sản xuất, kinh doanh và sử dụng phân bón ở Việt Nam chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

KT. BỘ TRƯỞNG Nơi nhận: THỨ TRƯỞNG - Như Điều 3; - Văn phòng Chính phủ; - UBND các tỉnh, TP. trực thuộc TW; - Sở NN&PTNT các tỉnh, TP. trực thuộc TW; - Bộ KHCN; Bộ Công thương; - Tổng cục Hải Quan-Bộ Tài chính;

- Cục Kiểm tra văn bản-Bộ Tư pháp; Bùi Bá Bổng - Công báo Chính phủ; - Website Chính phủ; - Vụ Pháp chế-Bộ NN&PTNT; - Các Cục, Vụ có liên quan thuộc Bộ NN&PTNT; - Lưu: VT, TT.

Page 76: Nghị định Chính Phủ 113 về quản lý SXKD Phân Bón

76

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

QUY ĐỊNH SẢN XUẤT, KINH DOANH VÀ SỬ DỤNG PHÂN BÓN (Ban hành kèm theo Thông tư số 36 /2010/TT-BNNPTNT

ngày 24 tháng 6 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Chương I QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Thông tư này quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số nội dung về

quản lý chất lượng phân bón; sản xuất các loại phân bón, trừ sản xuất phân bón vô cơ; nhập khẩu; gia công; kinh doanh; sử dụng phân bón; Danh mục phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam và phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về phân bón theo Nghị định số 113/2003/NĐ-CP ngày 07/10/2003 của Chính phủ về quản lý sản xuất, kinh doanh phân bón (sau đây gọi tắt là Nghị định số 113/2003/NĐ-CP) và Nghị định số 191/2007/NĐ-CP ngày 31/12/2007 của chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 113/2003/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý sản xuất, kinh doanh phân bón (sau đây gọi tắt là Nghị định số 191/2007/NĐ-CP). Điều 2. Đối tượng áp dụng

Tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có hoạt động trong các lĩnh vực tại Điều 1 của Quy định sản xuất, kinh doanh và sử dụng phân bón ban hành kèm theo Thông tư này trên lãnh thổ Việt Nam phải thực hiện theo Quy định này. Điều 3. Giải thích từ ngữ

1. Phân bón Nhóm 1: là các loại phân bón có tên trong Danh mục phân bón được phép sản xuất kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam (sau đây gọi tắt là Danh mục phân bón), nhưng không thuộc loại phân bón nêu tại khoản 2 Điều này.

2. Phân bón Nhóm 2: là các loại phân bón có tên trong Danh mục phân bón và thuộc Danh mục sản phẩm, hàng hóa tại Thông tư số 50/2009/TT-BNNPTNT ngày 18/8/2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các loại phân bón quy định tại Phụ lục số 1 của Quy định sản xuất, kinh doanh và sử dụng phân bón ban hành kèm theo Thông tư này.

Page 77: Nghị định Chính Phủ 113 về quản lý SXKD Phân Bón

77

Chương II

QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG PHÂN BÓN

Điều 4. Công bố tiêu chuẩn áp dụng, chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy

1. Công bố tiêu chuẩn áp dụng

a) Áp dụng đối với tất cả các loại phân bón thuộc Nhóm 1 và Nhóm 2 khi sản xuất, nhập khẩu, phân phối trên trị trường.

b) Nội dung công bố tiêu chuẩn áp dụng thực hiện theo Quyết định số 24/QĐ-BKHCN ngày 29/9/2007 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc ban hành Quy định về chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy và công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy.

c) Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh phân bón tự công bố các chỉ tiêu chất lượng, các đặc tính cơ bản, thông tin cảnh báo, số hiệu tiêu chuẩn của loại phân bón do mình sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh trên một trong các phương tiện sau:

- Trên bao bì phân bón;

- Nhãn hàng hoá phân bón;

- Tài liệu gắn kèm theo bao bì phân bón;

Nội dung của Công bố tiêu chuẩn áp dụng không được trái với yêu cầu của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

2. Chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy

a) Áp dụng đối với những loại phân bón thuộc Nhóm 2, phân bón DAP và phân lân nung chảy khi sản xuất, nhập khẩu.

b) Trình tự, thủ tục chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy phân bón thực hiện theo Thông tư số 83/2009/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hướng dẫn về hoạt động chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Đăng ký Bản công bố hợp quy tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi có trụ sở chính theo mẫu quy định tại Phụ lục số 2 của Quy định sản xuất, kinh doanh và sử dụng phân bón ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Các chỉ tiêu trong phân bón có liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm gồm: kim loại nặng, vi sinh vật gây hại không được vượt giới hạn cho phép quy định tại Phụ lục số 3 của Quy định sản xuất, kinh doanh và sử dụng phân bón ban hành kèm theo Thông tư này. Đối với phân bón có bổ sung chất điều tiết sinh trưởng, chỉ được sử dụng các loại chất điều tiết sinh trưởng có trong Danh mục tại Phụ lục số 4 của Quy định sản xuất, kinh doanh và sử dụng phân bón ban hành kèm theo Thông tư này với tổng hàm lượng các chất điều tiết sinh trưởng không lớn hơn 0,5 % khối lượng hoặc thể tích của loại phân bón đó.

Page 78: Nghị định Chính Phủ 113 về quản lý SXKD Phân Bón

78

Điều 5. Lấy mẫu và phân tích chất lượng phân bón 1. Lấy mẫu phân bón

a) Đối với phân bón Nhóm 1: thực hiện phương pháp lấy mẫu theo tiêu chuẩn quốc gia (TCVN) tương ứng cho loại phân bón đó; nếu chưa có tiêu chuẩn quốc gia thì sử dụng phương pháp lấy mẫu theo tiêu chuẩn cơ sở do đơn vị sản xuất công bố áp dụng hoặc tiêu chuẩn quốc tế cho loại phân bón đó;

b) Đối với phân bón Nhóm 2: thực hiện phương pháp lấy mẫu theo quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) tương ứng cho loại phân bón đó, nếu chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thì sử dụng phương pháp lấy mẫu theo tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn quốc tế tương ứng cho loại phân bón đó;

c) Việc lấy mẫu phân bón phải do người có chứng chỉ lấy mẫu phân bón còn hiệu lực do Cục Trồng trọt cấp thực hiện.

2. Phân tích chất lượng phân bón

a) Đối với phân bón Nhóm 1: thực hiện phương pháp phân tích theo tiêu chuẩn quốc gia tương ứng cho loại phân bón đó, nếu chưa có tiêu chuẩn quốc gia thì sử dụng phương pháp phân tích theo tiêu chuẩn cơ sở do đơn vị sản xuất, nhập khẩu công bố áp dụng hoặc tiêu chuẩn quốc tế cho loại phân bón đó;

b) Đối với phân bón Nhóm 2: thực hiện phương pháp phân tích theo quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng cho loại phân bón đó, nếu chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thì sử dụng phương pháp phân tích theo tiêu chuẩn quốc gia hoặc tiêu chuẩn quốc tế tương ứng cho loại phân bón đó;

c) Việc phân tích chất lượng phân bón phải do Phòng phân tích kiểm nghiệm hoặc Tổ chức chứng nhận chất lượng phân bón do Cục Trồng trọt công nhận hoặc chỉ định thực hiện.

Điều 6. Các chỉ tiêu bắt buộc kiểm tra, hàm lượng dinh dưỡng được chấp nhận khi phân tích kiểm tra, định lượng bắt buộc, đơn vị tính

1. Các chỉ tiêu bắt buộc kiểm tra đối với phân bón Nhóm 1

Kiểm tra các chỉ tiêu có trong Công bố tiêu chuẩn áp dụng được ghi trên bao bì, nhãn hàng hoá hoặc các tài liệu kèm theo của lô phân bón được kiểm tra.

2. Các chỉ tiêu bắt buộc kiểm tra đối với phân bón Nhóm 2

a) Kiểm tra các chỉ tiêu bắt buộc theo quy định tại Phụ lục số 3 của Quy định sản xuất, kinh doanh và sử dụng phân bón ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Các chỉ tiêu có trong Công bố tiêu chuẩn áp dụng được ghi trên bao bì, nhãn hàng hoá hoặc các tài liệu kèm theo của lô phân bón được kiểm tra;

3. Hàm lượng dinh dưỡng được chấp nhận khi phân tích kiểm tra, định lượng bắt buộc đối với các yếu tố có trong phân bón được quy định tại Phụ lục số 3 của Quy định sản xuất, kinh doanh và sử dụng phân bón ban hành kèm theo Thông tư này.

4. Đơn vị tính đối với các yếu tố có trong phân bón được quy định tại Phụ lục số 5 của Quy định sản xuất, kinh doanh và sử dụng phân bón ban hành kèm theo Thông tư này.

Page 79: Nghị định Chính Phủ 113 về quản lý SXKD Phân Bón

79

Chương III

DANH MỤC PHÂN BÓN Điều 7. Điều kiện phân bón được đưa vào Danh mục phân bón

1. Phân bón đã qua khảo nghiệm được Cục Trồng trọt quyết định công nhận là phân bón mới.

2. Các loại phân bón dưới đây không phải qua khảo nghiệm nhưng phải đạt tiêu chuẩn tương ứng như sau:

a) Các loại phân vô cơ đa lượng dạng đơn hoặc phân vô cơ đa lượng đa yếu tố dùng bón rễ có tổng hàm lượng dinh dưỡng: Đạm tổng số (Nts) + Lân hữu hiệu (P2O5hh) + Kali hữu hiệu (K2Ohh); Nts + P2O5hh; P2O5hh + K2Ohh; Nts + K2Ohh ≥ 18%;

b) Các loại phân bón thuộc điểm a khoản 2 của Điều này có bổ sung một trong các yếu tố: trung lượng; vi lượng; chất hữu cơ < 10% hoặc có bổ sung hai hoặc cả ba thành phần nêu trên;

c) Phân trung lượng bón rễ có chứa: - Một yếu tố dinh dưỡng riêng lẻ: Can xi (Ca) hoặc Magiê (Mg) hoặc Lưu

huỳnh (S) hoặc Silíc hữu hiệu (SiO2 hh) có hàm lượng ≥ 5%;

- Từ 2 - 4 yếu tố dinh dưỡng Ca, Mg, S, SiO2 hh có tổng hàm lượng ≥ 10%; d) Phân vi lượng bón rễ có chứa hàm lượng tối thiểu một trong các yếu tố

dinh dưỡng sau: Bo (B) : 2.000 mg/kg (lít); Cô ban (Co) : 500 mg/kg (lít);

Đồng (Cu) : 15.000 mg/kg (lít);

Sắt (Fe) : 10.000 mg/kg (lít);

Man gan (Mn) : 15.000 mg/kg (lít);

Molípđen (Mo) : 50 mg/kg (lít);

Kẽm (Zn) : 15.000 mg/kg (lít).

3. Phân hữu cơ truyền thống nếu đưa vào kinh doanh phải qua chế biến đạt các tiêu chuẩn của phân hữu cơ quy định tại Phụ lục số 3 của Quy định sản xuất, kinh doanh và sử dụng phân bón ban hành kèm theo Thông tư này và phải qua khảo nghiệm được công nhận là phân bón mới sẽ được đưa vào Danh mục phân bón bổ sung.

4. Phân bón là kết quả của đề tài nghiên cứu khoa học được nghiệm thu tại Hội đồng khoa học công nghệ cấp Bộ hoặc cấp Nhà nước và được công nhận là phân bón mới. Điều 8. Ban hành Danh mục phân bón

1. Tối đa ba (03) tháng một lần, Cục Trồng trọt tập hợp, thẩm định hồ sơ, trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành các loại Danh mục phân bón sau:

Page 80: Nghị định Chính Phủ 113 về quản lý SXKD Phân Bón

80

a) Danh mục phân bón bổ sung: các loại phân bón thuộc khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 7 của Quy định sản xuất, kinh doanh và sử dụng phân bón ban hành kèm theo Thông tư này được đưa vào Danh mục phân bón bổ sung.

b) Danh mục phân bón có điều chỉnh, sửa đổi: các loại phân bón đã có tên trong Danh mục phân bón khi thực hiện việc chuyển giao toàn phần công nghệ sản xuất hoặc chuyển nhượng quyền sở hữu phân bón, nhưng có thay đổi về:

- Tên phân bón; - Tên đơn vị chủ sở hữu; c) Danh mục phân bón bị loại bỏ: áp dụng đối với các loại phân bón đã có

tên trong Danh mục phân bón, nhưng thuộc một trong những loại sau: - Không còn tồn tại trên thị trường; - Trong quá trình sử dụng có bằng chứng phát hiện gây hại tới sức khoẻ con

người, cây trồng, môi trường sinh thái, vệ sinh an toàn thực phẩm; - Quá thời hạn quy định tại khoản 2 của Điều này mà không đăng ký lại với Bộ

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; - Sau hai (02) lần kiểm tra liên tục trong một năm, các chỉ tiêu chất lượng

thấp hơn hàm lượng dinh dưỡng được chấp nhận khi phân tích kiểm tra quy định tại Phụ lục số 3 của Quy định sản xuất, kinh doanh và sử dụng phân bón ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Danh mục phân bón có hiệu lực năm (05) năm. Ba (03) tháng trước khi hết hiệu lực, tổ chức, cá nhân có phân bón trong Danh mục phân bón nếu có nhu cầu đăng ký lại cần gửi một (01) bộ Hồ sơ về Cục Trồng trọt, hồ sơ gồm:

a) Đơn đăng ký lại vào Danh mục phân bón theo mẫu tại Phụ lục số 6 của Quy định sản xuất, kinh doanh và sử dụng phân bón ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư có ngành nghề sản xuất, gia công, kinh doanh phân bón còn hiệu lực.

Điều 9. Thủ tục đăng ký vào Danh mục phân bón 1. Đối với phân bón thuộc khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 7 của Quy định sản xuất, kinh doanh và sử dụng phân bón ban hành kèm theo Thông tư này, Cục Trồng trọt tập hợp đưa vào Danh mục phân bón bổ sung. 2. Đối với phân bón thuộc khoản 4 Điều 7 của Quy định sản xuất, kinh doanh và sử dụng phân bón ban hành kèm theo Thông tư này, tổ chức, cá nhân đăng ký vào Danh mục phân bón bổ sung cần gửi một (01) bộ Hồ sơ về Cục Trồng trọt, hồ sơ gồm:

a) Đơn đăng ký vào Danh mục phân bón theo hướng dẫn tại Phụ lục số 7 của Quy định sản xuất, kinh doanh và sử dụng phân bón ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Biên bản nghiệm thu đánh giá của Hội đồng khoa học công nghệ, bản sao có xác nhận của cơ quan chủ quản;

c) Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài có chữ ký, con dấu của cơ quan chủ quản;

Page 81: Nghị định Chính Phủ 113 về quản lý SXKD Phân Bón

81

d) Quyết định của Bộ chủ quản công nhận kết quả nghiệm thu đánh giá của Hội đồng khoa học công nghệ hoặc các bằng chứng tương đương, bản sao có xác nhận của cơ quan chủ quản; đ) Tờ khai kỹ thuật theo hướng dẫn tại Phụ lục số 8 của Quy định sản xuất, kinh doanh và sử dụng phân bón ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Đối với phân bón thuộc điểm b khoản 1 Điều 8 của Quy định sản xuất, kinh doanh và sử dụng phân bón ban hành kèm theo Thông tư này, tổ chức, cá nhân muốn đăng ký thay đổi tên phân bón, tên đơn vị chủ sở hữu cần gửi một (01) bộ Hồ sơ đăng ký về Cục Trồng trọt, hồ sơ gồm:

a) Đơn đăng ký theo hướng dẫn tại Phụ lục số 9 của Quy định sản xuất, kinh doanh và sử dụng phân bón ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Hợp đồng chuyển giao công nghệ theo quy định của pháp luật đối với trường hợp chuyển giao công nghệ toàn phần hoặc Hợp đồng chuyển nhượng có hiệu lực giữa các bên liên quan theo quy định của Luật Dân sự đối với trường hợp chuyển nhượng quyền sở hữu phân bón.

Chương IV SẢN XUẤT, GIA CÔNG, KINH DOANH, XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU

VÀ SỬ DỤNG PHÂN BÓN Điều 10. Sản xuất, gia công phân bón 1. Các loại phân bón được phép sản xuất bao gồm:

a) Các loại phân bón có tên trong Danh mục phân bón;

b) Để khảo nghiệm theo quy định tại Phụ lục số 10 của Quy định sản xuất, kinh doanh và sử dụng phân bón ban hành kèm theo Thông tư này;

c) Phân bón sản xuất trong nước để xuất khẩu theo hợp đồng.

2. Điều kiện sản xuất phân bón

Tổ chức, cá nhân sản xuất phân bón (trừ sản xuất phân hữu cơ truyền thống để sử dụng tại chỗ, không kinh doanh) phải có đủ các điều kiện sau:

a) Đối với phân bón Nhóm 1: áp dụng theo khoản 4 Điều 1 của Nghị định số 191/2007/NĐ-CP.

b) Đối với phân bón thuộc Nhóm 2: phải đáp ứng các điều kiện quy định của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng của loại phân bón đó.

3. Điều kiện gia công phân bón a) Tổ chức, cá nhân gia công phân bón thuộc Nhóm 1 và Nhóm 2: phải có

đủ các điều kiện quy định tại các điểm a, b, d, đ khoản 4 Điều 1 của Nghị định số 191/2007/NĐ-CP.

b) Gia công các loại phân bón thuộc Nhóm 2: phải đáp ứng các điều kiện của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng của loại phân bón đó.

Điều 11. Kinh doanh phân bón

Page 82: Nghị định Chính Phủ 113 về quản lý SXKD Phân Bón

82

1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh phân bón phải đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Điều 13 của Nghị định số 113/2003/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý sản xuất, kinh doanh phân bón.

2. Phân hữu cơ truyền thống, nếu đưa vào kinh doanh phải tuân thủ các điều kiện như các loại phân bón khác.

3. Phân bón lưu hành trên thị trường phải có nhãn hàng hoá phù hợp theo quy định về pháp luật ghi nhãn hàng hoá.

4. Các đại lý phân bón phải thực hiện các thủ tục về Đại lý quy định trong Luật Thương mại. Người bán hàng phân bón phải thực hiện các quy định về quyền và nghĩa vụ quy định trong Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hoá.

5. Tổ chức, cá nhân chỉ được tổ chức hội thảo, giới thiệu, xây dựng mô hình trình diễn đối với các loại phân bón có tên trong Danh mục phân bón và phải thông báo nội dung hội thảo, trình diễn cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi tổ chức ít nhất năm (05) ngày trước khi thực hiện.

6. Việc quảng cáo phân bón trên các phương tiện thông tin đại chúng phải tuân thủ quy định pháp luật về quảng cáo.

7. Các loại phân bón hoặc nguyên liệu để sản xuất phân bón có chứa các chất thuộc Danh mục hàng nguy hiểm ban hành kèm theo Nghị định số 104/2009/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ về việc quy định Danh mục hàng nguy hiểm và vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, khi vận chuyển bằng phương tiện giao thông đường bộ phải tuân thủ các quy định của Nghị định này.

8. Các loại phân bón hoặc nguyên liệu để sản xuất phân bón có chứa các chất thuộc Danh mục các các chất độc hại nêu tại các Phụ lục 2 và Phụ lục 3 của Thông tư số 01/2006/TT-BCN ngày 11 tháng 4 năm 2006 của Bộ Công nghiệp hướng dẫn quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hoá chất độc hại và sản phẩm có hoá chất độc hại, tiền chất ma tuý hoá chất theo tiêu chuẩn kỹ thuật thuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ Công nghiệp, khi xuất khẩu, nhập khẩu phải tuân thủ theo các quy định tại Thông tư này. Điều 12. Xuất khẩu, nhập khẩu phân bón

1. Việc xuất khẩu, nhập khẩu phân bón phải tuân thủ các quy định tại khoản 5 Điều 1 của Nghị định 191/2007/NĐ-CP và các quy định pháp luật khác có liên quan.

2. Nhập khẩu phân bón ngoài Danh mục phân bón thuộc các trường hợp dưới đây phải được sự đồng ý bằng văn bản của Cục Trồng trọt:

a) Phân bón mới để khảo nghiệm; b) Phân bón hoặc nguyên liệu khác chưa có tên trong Danh mục phân bón

để sản xuất các loại phân bón: - Có tên trong Danh mục phân bón; - Chỉ để xuất khẩu theo hợp đồng; c) Phân bón chuyên dùng cho sân thể thao;

Page 83: Nghị định Chính Phủ 113 về quản lý SXKD Phân Bón

83

d) Phân bón chuyên dùng của các công ty có vốn đầu tư nước ngoài để phục vụ cho sản xuất trong phạm vi của công ty;

đ) Phân bón làm hàng mẫu, quà tặng, phục vụ nghiên cứu khoa học; e) Các loại phân bón đã qua khảo nghiệm, được Cục Trồng trọt công nhận là

phân bón mới đang trong thời gian chờ bổ sung vào Danh mục phân bón. 3. Đăng ký nhập khẩu phân bón trong các trường hợp nêu ở khoản 2 Điều

này cần gửi một (01) bộ Hồ sơ về Cục Trồng trọt, hồ sơ gồm: a) Đơn đăng ký nhập khẩu theo mẫu tại Phụ lục số 11 của Quy định sản

xuất, kinh doanh và sử dụng phân bón ban hành kèm theo Thông tư này; b) Tờ khai kỹ thuật theo mẫu tại Phụ lục số 8 của Quy định sản xuất, kinh

doanh và sử dụng phân bón ban hành kèm theo Thông tư này; c) Một (01) bản tiếng nước ngoài giới thiệu thành phần nguyên liệu, thành phần,

hàm lượng các chất dinh dưỡng, công dụng, hướng dẫn sử dụng, các cảnh báo khi vận chuyển, lưu trữ, sử dụng phân bón, kèm theo một (01) bản dịch sang tiếng Việt có chữ ký và dấu xác nhận của cơ quan dịch thuật hoặc của đơn vị đăng ký nhập khẩu. Điều 13. Sử dụng phân bón

1. Phân bón được phép sử dụng bao gồm: a) Các loại phân bón có tên trong Danh mục phân bón. b) Phân bón hữu cơ truyền thống đã qua xử lý đảm bảo không còn nguy

cơ gây ô nhiễm về vi sinh vật gây hại, các chất độc hại cho người, động vật, thực vật và môi trường.

c) Các loại phân bón đang trong thời gian khảo nghiệm chỉ được sử dụng tại địa điểm và quy mô quy định trong Chứng nhận đăng ký khảo nghiệm.

2. Sử dụng phân bón phải tuân thủ quy trình kỹ thuật trồng trọt đã được cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc theo khuyến cáo của các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu phân bón.

Chương V PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM VÀ XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 14. Trách nhiệm của Cục Trồng trọt 1. Soạn thảo trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện các

văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách về sản xuất (trừ sản xuất phân bón vô cơ), kinh doanh, sử dụng, quản lý chất lượng phân bón.

2. Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về phân bón trong các lĩnh vực: sản xuất, kiểm tra chất lượng và sử dụng phân bón do Bộ trưởng giao.

3. Cấp và thu hồi giấy phép nhập khẩu phân bón quy định tại khoản 2 Điều 12 của Quy định sản xuất, kinh doanh và sử dụng phân bón ban hành kèm theo Thông tư này.

4. Cấp và thu hồi Giấy đăng ký khảo nghiệm phân bón, Giấy cho phép sản xuất phân bón ở trong nước để khảo nghiệm.

5. Tổ chức hội đồng thẩm định kết quả khảo nghiệm phân bón, Quyết định công nhận phân bón mới.

Page 84: Nghị định Chính Phủ 113 về quản lý SXKD Phân Bón

84

6. Tập hợp, trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành:

a) Danh mục phân bón bổ sung; b) Danh mục phân bón có điều chỉnh, sửa đổi; c) Danh mục phân bón bị loại bỏ. 7. Thu thập, quản lý các thông tin, tư liệu về phân bón, tuyên truyền, phổ biến

kiến thức pháp luật, kinh nghiệm về sản xuất, kinh doanh và sử dụng phân bón trên phạm vi cả nước.

8. Tổ chức đào tạo, cấp và thu hồi chứng chỉ người lấy mẫu phân bón. 9. Thẩm định hồ sơ, tổ chức đánh giá, công nhận hoặc chỉ định phòng phân

tích, tổ chức chứng nhận chất lượng phân bón, tổ chức chứng nhận hợp quy phân bón; hướng dẫn thủ tục chứng nhận hợp quy, thủ tục công bố hợp quy đối với phân bón thuộc khoản 2 Điều 4 của Quy định sản xuất, kinh doanh và sử dụng phân bón ban hành kèm theo Thông tư này.

10. Tổ chức kiểm tra, thanh tra, xử lý hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các vi phạm về điều kiện sản xuất, kinh doanh phân bón, các vi phạm về chất lượng và sử dụng phân bón, vi phạm về khảo nghiệm, lấy mẫu và kiểm nghiệm chất lượng phân bón.

11. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực sản xuất, trừ sản xuất phân bón vô cơ, kinh doanh, quản lý chất lượng và sử dụng phân bón.

Điều 15. Trách nhiệm của Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường 1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức nghiên cứu và

ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào các hoạt động có liên quan đến phân bón.

2. Tổ chức soạn thảo, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc công bố tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân bón;

3. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến vào các hoạt động về phân bón.

Điều 16. Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chủ trì giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực

hiện chức năng quản lý nhà nước về sản xuất, kinh doanh, sử dụng phân bón, trừ sản xuất phân bón vô cơ trên địa bàn, cụ thể:

1. Dự báo nhu cầu sử dụng phân bón hàng vụ, hàng năm của địa phương.

2. Trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành các quy định về quản lý, cơ chế chính sách sản xuất, kinh doanh, sử dụng phân bón ở địa phương phù hợp với quy định của Chính phủ và của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

3. Tiếp nhận công bố hợp quy phân bón của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phân bón theo Phụ lục số 12 của Quy định sản xuất, kinh doanh và sử dụng phân bón ban hành kèm theo Thông tư này.

Page 85: Nghị định Chính Phủ 113 về quản lý SXKD Phân Bón

85

4. Hướng dẫn sử dụng các loại phân bón đúng kỹ thuật, đạt hiệu quả cao, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và hạn chế gây ô nhiễm môi trường.

5. Kiểm tra, thanh tra, xử lý các vi phạm về điều kiện sản xuất, kinh doanh, chất lượng phân bón, ghi nhãn hàng hoá phân bón; các hoạt động khảo nghiệm, quảng cáo, hội thảo, trình diễn phân bón, sử dụng phân bón theo quy định tại Thông tư này và các văn bản pháp luật liên quan; báo cáo kết quả kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm về Cục Trồng trọt.

Điều 17. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh và sử dụng phân bón 1. Thực hiện đầy đủ các quy định về điều kiện sản xuất kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu phân bón, đổi tên đơn vị sở hữu, đơn vị nhận chuyển giao toàn phần công nghệ sản xuất phân bón, quảng cáo, hội thảo, trình diễn phân bón theo quy định tại Nghị định 113/2003/NĐ-CP, Nghị định 191/2007/NĐ-CP, các nội dung của Thông tư này và quy định pháp luật khác có liên quan.

2. Thực hiện công bố tiêu chuẩn áp dụng đối với phân bón khi sản xuất, nhập khẩu, lưu thông trên thị trường; Công bố hợp quy đối với phân bón quy định tại khoản 2 Điều 4 của Quy định sản xuất, kinh doanh và sử dụng phân bón ban hành kèm theo Thông tư này theo đúng quy định của Pháp luật về quy chuẩn, tiêu chuẩn, ghi nhãn hàng hoá đối với sản phẩm, hàng hoá phân bón.

3. Phải đảm bảo chất lượng phân bón sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh theo đúng Công bố tiêu chuẩn áp dụng hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

4. Tạo điều kiện cho các cơ quan chức năng kiểm tra, thanh tra về các hoạt động sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh phân bón.

5. Định kỳ tháng 12 hàng năm hoặc khi có yêu cầu đột xuất của cơ quan có thẩm quyền, lập báo cáo tình hình sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh phân bón gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi đặt trụ sở chính.

Điều 18. Xử lý vi phạm 1. Các tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về sản xuất, gia công, xuất khẩu,

nhập khẩu, kinh doanh, khảo nghiệm, công nhận, đặt tên, đổi tên phân bón, lấy mẫu, phân tích chất lượng phân bón được xử lý theo các văn bản sau:

a) Nghị định số 15/2010/NĐ-CP ngày 01/3/2010 của Chính phủ Quy định về xử phạt hành chính trong hoạt động sản xuất, kinh doanh phân bón;

b) Nghị định số 06/2008/NĐ-CP ngày 16/01/2008 Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại;

c) Nghị định số 07/2008/ NĐ-CP ngày 22/9/2008 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính các hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá quá mức, đưa tin thất thiệt, buôn lậu và gian lận thương mại;

d) Nghị định số 37/2005/NĐ-CP ngày 18/3/2005 Quy định thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

2. Tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về công bố tiêu chuẩn áp dụng, chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy được xử lý theo quy định tại Nghị định số 54/2009/NĐ-CP ngày 05/6/2009 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm

Page 86: Nghị định Chính Phủ 113 về quản lý SXKD Phân Bón

86

hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hoá.

3. Tiêu huỷ hoặc tái xuất các loại phân bón nhập khẩu không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; Tái xuất các loại phân bón nhập khẩu không đáp ứng mức Công bố tiêu chuẩn áp dụng. Điều 19. Điều khoản chuyển tiếp

1. Các loại phân bón đã sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu trước ngày Thông tư này có hiệu lực, có thành phần định lượng bắt buộc không phù hợp với quy định của Thông tư này nhưng phù hợp với quy định của Quyết định số 100/2008/QĐ- BNN ngày 15/10/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, được phép kinh doanh và sử dụng tối đa sau 06 tháng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực.

2. Các lô phân bón đã lấy mẫu đang chờ phân tích chất lượng của các đoàn thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước trước ngày Thông tư này có hiệu lực, vẫn áp dụng các chỉ tiêu định lượng bắt buộc, sai số định lượng cho phép theo Quy định tại Quyết định số 100/2008/QĐ- BNN ngày 15/10/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG

Bùi Bá Bổng

Page 87: Nghị định Chính Phủ 113 về quản lý SXKD Phân Bón

87

Phụ lục số 3 HÀM LƯỢNG DINH DƯỠNG ĐƯỢC CHẤP NHẬN VÀ ĐỊNH LƯỢNG

BẮT BUỘC ĐỐI VỚI CÁC YẾU TỐ TRONG PHÂN BÓN (Ban hành kèm theo Thông tư số 36 /2010/TT-BNNPTNT

Ngày 24 tháng 6 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) ______________________________________________________________________________________

A. HÀM LƯỢNG DINH DƯỠNG ĐƯỢC CHẤP NHẬN KHI PHÂN TÍCH KIỂM TRA

STT Chỉ tiêu Hàm lượng không thấp hơn * (%)

1 Phân Urê, DAP, MAP, KNO3, SA - Hàm lượng Nts 98 2 Phân DAP, MAP, Supe phốt phát, Lân nung chảy - Hàm lượng P2O5hh 98 3 Phân KCl, K2SO4, KNO3, - Hàm lượng K2Ohh 98 4 Phân SA, K2SO4 - Hàm lượng S hữu hiệu 98

5 Phân trộn (NPK, NP, NK, PK), phân bón lá có hàm lượng một yếu tố Nts hoặc P2O5hh hoặc K2Ohh hoặc có tổng hàm lượng hai hoặc cả ba yếu tố Nts, P2O5hh và K2Ohh ≥ 18%

- Một yếu tố Nts hoặc P2O5hh hoặc K2Ohh 90 - Tổng hai hoặc cả ba yếu tố Nts, P2O5hh và K2Ohh 93

6 Phân bón lá có hàm lượng một yếu tố Nts hoặc P2O5hh hoặc K2Ohh

hoặc có tổng hàm lượng hai hoặc cả ba yếu tố Nts, P2O5hh và K2Ohh

< 18%

- Một yếu tố Nts hoặc P2O5hh hoặc K2Oht 87 - Tổng hai hoặc cả ba yếu tố Nts, P2O5hh và K2Oht 90 7 Phân trung lượng (Ca, Mg, S, SiO2 hữu hiệu)

7.1 Phân trung lượng bón rễ - Một yếu tố 87 - Tổng hai hoặc cả bốn yếu tố trung lượng 90

7.2

Phân trung lượng bón lá, phân đa lượng bón rễ, phân hữu cơ bổ sung trên 1% cho một nguyên tố trung lượng

- Một yếu tố 80 - Tổng từ hai tới bốn yếu tố trung lượng 85

8 Phân vi lượng (Fe, Zn, Cu, B, Mo, Mn, Co)

8.1

Phân vi lượng bón rễ, phân bón lá, phân đa lượng bón rễ, phân hữu cơ bổ sung trên 1000 ppm cho một nguyên tố vi lượng

- Một yếu tố 80 - Tổng các yếu tố vi lượng 85

8.2

Phân bón lá, phân đa lượng bón rễ, phân hữu cơ bổ sung dưới 1000 ppm cho một nguyên tố vi lượng

- Một yếu tố 80 - Tổng các yếu tố vi lượng 80

Page 88: Nghị định Chính Phủ 113 về quản lý SXKD Phân Bón

88

Ghi chú: * So với mức Công bố tiêu chuẩn áp dụng, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng

hoặc quy định trong Danh mục phân bón

1. Ví dụ đối với phân urê 46% N, khi phân tích kiểm tra chất lượng: Hàm lượng Nts đạt 45,08% (46 x 98/100) được coi như đạt chất lượng, nếu

Nts nhỏ hơn 45,08% là thiếu chất lượng. 2. Ví dụ đối với phân NPK 16-16-8 khi phân tích kiểm tra chất lượng:

- Tổng ba yếu tố: Nts + P2O5hh + K2Ohh đạt 37,2% (40 x 93/100), nhưng một yếu tố: Nts không thấp hơn 14,44% (16 x 90/100), P2O5hh không thấp hơn 14,44%, K2Ohh không thấp hơn 7,2% được coi như đạt chất lượng;

- Tổng ba yếu tố: Nts + P2O5hh + K2Ohh vượt mức 37,2% hoặc một trong ba yếu tố: Nts vượt mức 14,44% hoặc P2O5hh vượt mức 14,44% hoặc K2Ohh vượt mức 7,2% được coi như đạt chất lượng;

- Tổng ba yếu tố: Nts + P2O5hh + K2Ohh đạt 37,2%, nhưng một yếu tố Nts thấp hơn 14,44% hoặc P2O5hh thấp hơn 14,44% hoặc K2Ohh thấp hơn 7,2% là thiếu chất lượng;

- Tổng ba yếu tố: Nts + P2O5hh + K2Ohh nhỏ hơn 37,2% là thiếu chất lượng. B. CHỈ TIÊU ĐỊNH LƯỢNG BẮT BUỘC TRONG PHÂN BÓN

8.3 Phân bón lá, phân đa lượng bón rễ, phân hữu cơ bổ sung vi lượng ở dạng vết không định lượng (TE)

- Một yếu tố Vết (có phát hiện) - Tổng các yếu tố vi lượng 80 9 Phân bón có chứa chất hữu cơ

- Hàm lượng hữu cơ - Hàm lượng một yếu tố đa lượng Nts hoặc P2O5hh hoặc K2O hh đối với phân bón hữu cơ khoáng

80 90

10 Phân bón có chứa axít amin, vitamin, các chất sinh học khác - Tổng hàm lượng các chất sinh học 85

STT Chỉ tiêu Định lượng bắt buộc 1 Phân hữu cơ khoáng - Hàm lượng hữu cơ tổng số Không thấp hơn 15% - Ẩm độ: đối với phân bón dạng bột Không vượt quá 25%

- Tổng hàm lượng Nts+P2O5hh + K2Ohh;

Nts+P2O5hh; Nts +K2Ohh; P2O5hh + K2Ohh Không thấp hơn 8%

2 Phân hữu cơ - Ẩm độ đối với phân bón dạng bột Không vượt quá 25% - Hàm lượng hữu cơ tổng số Không thấp hơn 22% - Hàm lượng đạm tổng số (Nts) Không thấp hơn 2,5% - pHH2O (đối với phân hữu cơ bón qua lá) Trong khoảng từ 5 -7