Ứng dụng công nghệ viễn thám và gis nghiên cứu tai biến...

20
ng dụng công nghệ viễn thám và GIS nghiên cu tai biến xói lở, bi tđới ven bin Hải Phòng Vũ Thị Thu Thy Trường Đại hc Khoa hc Tnhiên Luận văn ThS. ngành: Địa cht hc; Mã số: 60 44 55 Người hướng dn: TS. Nguyn ThThu Hà Năm bảo v: 2012 Abstract. Gii thiu chung vđới ven bin Hải Phòng. Trình bày các yếu tnh hưởng đến tai biến xói lở -bi tđới ven bin Hải Phòng: các yếu ttnhiên và hoạt động nhân sinh. Nghiên cứu đến biến động đường bbin Hải Phòng và tai biến xói l- bi tđi kèm từ năm 1989 đến năm 2011 thông qua việc lập các sơ đồ biến động diện tích các khu vực ven biển nghiên cứu theo không gian và thời gian. Phân tích hin trng tai biến xói lở- bi tđới ven bin Hải Phòng. Từ đó đề xuất các giải pháp quản lý và bảo vđới ven biển, phòng tránh và giảm thiu tai biến xói lở - bi tkhu vực này. Keywords. Địa cht hc; Công nghệ viễn thám; GIS; Xói lở; Bi t; Đới ven bin; Hải Phòng Content MĐẦU Hải Phòng là một trong những trung tâm kinh tế ven bin ln nht cnước, đầu mi giao thông quan trọng có vị trí chiến lược trong phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng của khu vc Bc Bộ. Đới ven bin Hải Phòng dài 132km vi 5 cửa sông lớn đã tạo nên nhiu cảnh quan và hsinh thái đa dạng, có nhiều tiềm năng, thế mạnh cho phát triển kinh tế - xã hội. Trong 30 năm trở lại đây, khi Việt Nam bắt đầu áp dụng chính sách Đổi mi (1986), đới ven bin Hải Phòng đã được khai thác tối đa để phc vcho nhng hoạt động phát triển kinh tế - xã hội tạo nên những biến động. Do đó, nghiên cứu các biến động của đới ven bin để tđó xác định được tiềm năng, thế mạnh và nguy cơ tiềm ẩn là mối quan tâm hàng đầu của Thành phố Hải Phòng nhằm quản lý tốt hơn đới ven biển và hướng tới phát triển bn vng kinh tế - xã hội - môi trường thành phố. Để đáp ứng nhng nhu cu thc tin cấp bách này, đề tài nghiên cứu“Ứng dụng công nghviễn thám và GIS nghiên cứu tai biến xói lở - bi tđới ven bin Hải Phòng” được la chn nhằm đưa ra những cơ sở khoa học chính xác nhất cho nhng biến động vmặt không gian của đường bbin Hải Phòng, qua đó đánh giá hiện trng, tiềm năng của các tai biến xói l, bi tgây biến động lung lch trong khu vc phc vcho công tác quy hoạch và xây dng những chính sách phát triển thành phố. Hin nay, vin thám và GIS là phương pháp hiện đại, là công cụ mạnh có khả năng giải quyết nhng vấn đề tầm vĩ mô trong thời gian

Upload: others

Post on 15-Oct-2019

19 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS nghiên cứu tai biến ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/8088/1/01050000885.pdf · đánh giá biến động đường bờ

Ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS nghiên

cứu tai biến xói lở, bồi tụ đới ven biển

Hải Phòng

Vũ Thị Thu Thủy

Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

Luận văn ThS. ngành: Địa chất học; Mã số: 60 44 55

Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Thu Hà

Năm bảo vệ: 2012

Abstract. Giới thiệu chung về đới ven biển Hải Phòng. Trình bày các yếu tố ảnh

hưởng đến tai biến xói lở -bồi tụ đới ven biển Hải Phòng: các yếu tố tự nhiên và hoạt

động nhân sinh. Nghiên cứu đến biến động đường bờ biển Hải Phòng và tai biến xói

lở - bồi tụ đi kèm từ năm 1989 đến năm 2011 thông qua việc lập các sơ đồ biến động

diện tích các khu vực ven biển nghiên cứu theo không gian và thời gian. Phân tích

hiện trạng tai biến xói lở- bồi tụ đới ven biển Hải Phòng. Từ đó đề xuất các giải pháp

quản lý và bảo vệ đới ven biển, phòng tránh và giảm thiểu tai biến xói lở - bồi tụ khu

vực này.

Keywords. Địa chất học; Công nghệ viễn thám; GIS; Xói lở; Bồi tụ; Đới ven biển;

Hải Phòng

Content

MỞ ĐẦU

Hải Phòng là một trong những trung tâm kinh tế ven biển lớn nhất cả nước, là đầu mối

giao thông quan trọng có vị trí chiến lược trong phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc

phòng của khu vực Bắc Bộ. Đới ven biển Hải Phòng dài 132km với 5 cửa sông lớn đã tạo nên

nhiều cảnh quan và hệ sinh thái đa dạng, có nhiều tiềm năng, thế mạnh cho phát triển kinh tế

- xã hội. Trong 30 năm trở lại đây, khi Việt Nam bắt đầu áp dụng chính sách Đổi mới (1986),

đới ven biển Hải Phòng đã được khai thác tối đa để phục vụ cho những hoạt động phát triển

kinh tế - xã hội tạo nên những biến động. Do đó, nghiên cứu các biến động của đới ven biển

để từ đó xác định được tiềm năng, thế mạnh và nguy cơ tiềm ẩn là mối quan tâm hàng đầu

của Thành phố Hải Phòng nhằm quản lý tốt hơn đới ven biển và hướng tới phát triển bền

vững kinh tế - xã hội - môi trường thành phố.

Để đáp ứng những nhu cầu thực tiễn cấp bách này, đề tài nghiên cứu“Ứng dụng công

nghệ viễn thám và GIS nghiên cứu tai biến xói lở - bồi tụ đới ven biển Hải Phòng” được lựa

chọn nhằm đưa ra những cơ sở khoa học chính xác nhất cho những biến động về mặt không

gian của đường bờ biển Hải Phòng, qua đó đánh giá hiện trạng, tiềm năng của các tai biến xói

lở, bồi tụ gây biến động luồng lạch trong khu vực phục vụ cho công tác quy hoạch và xây

dựng những chính sách phát triển thành phố. Hiện nay, viễn thám và GIS là phương pháp

hiện đại, là công cụ mạnh có khả năng giải quyết những vấn đề ở tầm vĩ mô trong thời gian

Page 2: Ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS nghiên cứu tai biến ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/8088/1/01050000885.pdf · đánh giá biến động đường bờ

ngắn nên được lựa chọn cho nghiên cứu này.

Với những cơ sở nêu trên, nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục tiêu làm rõ và

đánh giá biến động đường bờ biển Hải Phòng và tai biến xói lở - bồi tụ đi kèm từ năm 1989

đến năm 2011 thông qua việc lập các sơ đồ biến động diện tích các khu vực ven biển nghiên

cứu theo không gian và thời gian. Từ đó đề xuất các giải pháp quản lý và bảo vệ đới ven biển,

phòng tránh và giảm thiểu tai biến xói lở - bồi tụ khu vực này.

Chƣơng 1. LỊCH SỬ VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.1. Giới thiệu chung về đới ven biển Hải Phòng

Đới ven biển Hải Phòng từ Bắc xuống Nam bao gồm huyện Cát Hải, quận Hải An,

quận Dương Kinh, quận Đồ Sơn, huyện Kiến Thụy và huyện Tiên Lãng. Với tổng chiều dài

đường bờ biển khoảng 125 km, đới ven biển Hải Phòng có 5 cửa sông chính thuộc hệ thống

sông Hồng - Thái Bình: cửa Nam Triệu, Cấm, Lạch Tray, Văn Úc và Thái Bình. Phạm vi khu

vực nghiên cứu được giới hạn bởi tọa độ: từ 20°35' đến 20°52' vĩ độ Bắc và từ 106°35' đến

107° 5' kinh độ Đông.

1.2. Lịch sử nghiên cứu

Giai đoạn trước năm 1975

Vùng ven biển cũng như khu vực đáy biển Hải Phòng chỉ được nhắc tới một số công

trình nghiên cứu tổng hợp về địa chất - khoáng sản của một số nhà địa chất người Pháp với

những nét cơ bản nhất về địa chất cấu trúc của phần Bắc Đông Dương. Từ năm 1954 đến

1975, khi công cuộc nghiên cứu địa chất được đẩy mạnh hơn thì vùng nghiên cứu được đề

cập đến trong các công bố của Saurin E. (1957); Dovjikov A E và được chi tiết hóa trong bản

đồ địa chất 1:200.000 do các nhà địa chất Việt Nam tiến hành từ 1963 đến 1975, tiêu biểu

như là V.K. Golovenok và Lê Văn Chân (1965 - 1970), Nguyễn Đức Tâm (1968, 1976,

1979), Phan Huy Quýnh (1971 - 1976)… Trong đó, đáng chú ý là công trình nghiên cứu

NAGA điều tra biển Đông của viện hải dương học Zcrip - Califonia (Mĩ) và Thái Lan kết hợp

(1957 - 1961); Niino, Emery (1961, 1963) và sơ đồ, báo cáo kết quả khảo sát vịnh Bắc Bộ

(đội khảo sát liên hiệp Việt - Trung , 1963 - 1965).

Giai đoạn sau năm 1975

Từ 1975 đến nay, công tác điều tra địa chất được đẩy mạnh hơn và được tiến hành có

hệ thống. Nhiều tờ bản đồ địa chất tỉ lệ 1:200.000 được hoàn thành, phủ kín dải lục địa ven

biển trong đó có bao gồm khu vực nghiên cứu như tờ Hải Phòng - Nam Định (Hoàng Ngọc

Kỷ, 1973 - 1978). Các chương trình hợp tác nghiên cứu khoa học biển với Liên Xô, các

chương trình Biển 48A (1980 - 1985) và 48B (1986 - 1990) cũng phần nào làm sáng tỏ các

đặc trưng địa chất, địa mạo và khoáng sản khu vực. Các công trình khác như: Bản đồ địa chất

Việt Nam, tỉ lệ 1:500.000 (Trần Đức Lương, 1981 - 1985); Nguyễn Xuân Trường (1982);

chương trình nghiên cứu biển KT-03 (Bùi Công Quế, 1991 - 1995); Đề tài thuộc chương trình

KT 01-07 (Nguyễn Địch Dỹ, 1995); Đề tài KHCN 06-11 (Nguyễn Biểu, 1998 - 2000); Đề tài:

“Thành lập bản đồ các thành tạo địa chất Đệ tứ Biển Đông và các vùng kế cận tỉ lệ

1:1.000.000 ” (Trần Nghi - 2004); Chương trình 47 (2007 - nay)… và một số công trình

nghiên cứu biến động không gian và tai biến liên quan đến xói lở, bồi tụ gây biến động luồng

lạch vùng ven biển nghiên cứu như: dự án độc lập cấp nhà nước KHCN-5A (2000) “Nghiên

cứu dự báo, phòng chống sụt lở bờ biển Bắc Bộ từ Quảng Ninh tới Thanh Hóa” được Phân

viện Hải dương học Hải Phòng tiến hành. Ngoài ra đã có một số công trình sử dụng công

nghệ viễn thám nghiên cứu tai biến xói lở - bồi tụ như một số nghiên cứu của Phạm Văn Cự

(1996); Phạm Quang Sơn (1997, 2004), các nghiên cứu của Trung tâm Viễn thám (2000,

2001, 2002, 2006-2008) và gần đây là đề tài “Ứng dụng viễn thám và GIS trong nghiên cứu

biến động đới bờ khu vực cửa Văn Úc, thành phố Hải Phòng” - Luận văn thạc sĩ của Hoa

Page 3: Ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS nghiên cứu tai biến ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/8088/1/01050000885.pdf · đánh giá biến động đường bờ

Thúy Quỳnh (2011). Như vậy, các công trình nghiên cứu nói trên tuy đã cung cấp những cơ

sở quan trọng liên quan đến biến động không gian của vùng ven biển Hải Phòng nhưng các

kết quả được đưa ra mới ở mức khái quát và đi sâu vào mô tả mà chưa có phân tích, đánh giá

chi tiết và định lượng các biến động không gian đó, phân tích các tai biến liên quan đến bồi

tụ, biến động luồng lạch có liên quan theo từng thời kỳ phát triển của kinh tế - xã hội nước ta

để từ đó có những biện pháp giảm thiểu và ứng phó tai biến một cách có hiệu quả.

1.3. Phƣơng pháp nghiên cứu

Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu

Phương pháp thu thập, tổng hợp và phân tích tài liệu là phương pháp được sử dụng ở

những bước đầu tiên của nghiên cứu khoa học. Đây là bước khái quát chung về nghiên cứu,

nguồn tài liệu thu thập sẽ là cơ sở giúp cho người thực hiện xác định những định hướng

nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu và các phương pháp nghiên cứu phù hợp.

Phương pháp điều tra khảo sát thực địa

Phương pháp này được sử dụng phổ biến trong hầu hết các nghiên cứu khoa học, vì

nó giúp thị sát tình hình thực tế, có cái nhìn khách quan khi tiến hành nghiên cứu. Đồng thời

bổ sung được những nội dung, những thông tin mà các nghiên cứu trên tài liệu có thể chưa

phản ánh được hết và kiểm chứng những kết quả đó.

Phương pháp phân tích hệ thống

Phương pháp phân tích hệ thống là một phương pháp khoa học giúp xử lý những vấn

đề phức tạp, những vấn đề tồn tại trong mối quan hệ hữu cơ, ràng buộc. Nó được vận dụng

trong những trường hợp khi có nhiều mối quan hệ phải nghiên cứu, nhiều đối tượng phải xem

xét, nhiều yếu tố bất định phải tính đến, nhiều phương án cần cân nhắc so sánh lựa chọn trong

khi lượng thông tin có thể không đầy đủ như mong muốn. Phương pháp phân tích hệ thống

thường rất phù hợp để nghiên cứu tai biến xói lở - bồi tụ (bao gồm yếu tố định tính và yếu tố

định lượng).

Phương pháp viễn thám và GIS

Phương pháp viễn thám và GIS là phương pháp hữu ích trong nghiên cứu, đánh giá

hiện trạng và dự báo biến động môi trường, trong đó rất có ý nghĩa đối với nghiên cứu xói lở

- bồi tụ đới ven biển. Các thế hệ ảnh vệ tinh, ảnh máy bay được chụp và các hệ thống bản đồ

đo vẽ trong các thời gian khác nhau là cơ sở quan trọng trong công tác nghiên cứu. Đặc trưng

của GIS có khả năng lưu trữ và xử lý một tập hợp lớn lượng thông tin không gian và thuộc

tính của nó, tập hợp thông tin từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau về nội dung, định dạng, lưới

chiếu, tỷ lệ, khả năng chồng chập... tạo nên một cơ sở dữ liệu thống nhất và sử dụng chúng dễ

dàng. Việc giải đoán hiện trạng đường bờ được tiến hành dựa vào khả năng tách biệt hoàn

toàn các đối tượng thực vật, đất và nước trên tư liệu viễn thám nhờ độ phản xạ hoặc bức xạ

của đối tượng. Phương pháp chủ đạo được sử dụng trong luận văn là giải đoán bằng mắt trên

máy tính với sự trợ giúp của các dữ liệu liên quan đến đường bờ như: địa hình, thuỷ văn, …

được lưu trữ trên cơ sở dữ liệu và có thể hiện thị đồng thời với ảnh vệ tinh. Theo đó, nếu bờ

dịch chuyển về phía lục địa thì bờ bị xói, nếu bồi thì đường bờ sẽ dịch chuyển ra phía biển.

Ảnh Landsat bao gồm các ảnh thành phần của 7 băng tần, mỗi băng ứng với 1 khoảng giá trị

của bước sóng ánh sáng.

Phần mềm ENVI 4.7

ENVI được thiết kế dựa trên ngôn ngữ lập trình IDL (Interactive Data Language) là

ngôn ngữ lập trình có cấu trúc và cung cấp khả năng thích hợp giữa xử lý ảnh và khả năng

hiển thị với giao diện đồ họa dễ sử dụng. Điểm mạnh của ENVI là: 1 - khả năng xử lý ảnh

kết hợp cách tiếp cận theo file ảnh (file-based) và theo kênh (bandbased); 2 - khả năng xử lý

và phân tích đa kênh/ đa dữ liệu; 3 - khả năng mở rộng và đưa thêm những modul phân tích

xử lý và phân tích ảnh với các kích cỡ và định dạng ảnh khác nhau; 4 - hoàn thiện nhiều công

cụ phân tích phổ với các thuật toán hoàn chỉnh và khả năng tích hợp với GIS.

Phần mềm Arcgis10

Page 4: Ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS nghiên cứu tai biến ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/8088/1/01050000885.pdf · đánh giá biến động đường bờ

Các chức năng chính của Arcgis bao gồm: Chức năng quản lý cơ sở dữ liệu (Quản lý

dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính); Chức năng tra cứu thông tin (Theo vị trí địa lý và

theo thuộc tính); Tổ chức thông tin theo các lớp đối tượng (thủy văn, giao thông…). Chức

năng thành lập bản đồ chuyên đề…

Xây dựng bản đồ biến động đường bờ

Bản đồ biến động đường bờ được xây dựng cho mục đích đánh giá hiện trạng xói lở,

bồi tụ tại khu vực. Chọn ảnh Landsat có hình ảnh rõ nét (năm 1989, 1995, 1999, 2003, 2017,

2011) và dựa vào đặc tính của từng band ảnh, chọn band 05. Các ảnh đều được chọn lựa dựa

theo bảng thủy triều của vùng nghiên cứu (khu vực Hòn Dáu) nhằm đảm bảo rằng tại thời

điểm thu ảnh mức triều là như nhau (~2m) theo các giai đoạn. Sử dụng phần mềm ENVI 4.7

để xử lý ảnh, chiết tách dữ liệu không gian đường bờ, chỉnh sửa, cắt ảnh và số hóa đường bờ

khu vực nghiên cứu. Dữ liệu sau khi đã chiết tách được sẽ được chồng chập và quản lý trên

phần mềm ArcGIS để tính toán tốc độ biến động và hiện trạng biến động hay thành lập bản

đồ biến động.

Chƣơng 2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN TAI BIẾN XÓI LỞ - BỒI TỤ ĐỚI VEN

BIỂN HẢI PHÒNG

2.1. Các yếu tố tự nhiên

Đặc điểm địa hình, địa mạo

Địa hình trên đất liền khu vực nghiên cứu bao gồm các dạng địa hình: địa hình núi đá

vôi (đảo Cát Bà, độ cao tuyệt đối từ 10m - 331m); địa hình đồng bằng ven biển (độ cao

khoảng 2 - 10m, sét, bột, cát, cuội và sạn); địa hình đảo (Hòn Dáu, Bạch Long Vỹ…); đường

bờ biển (phát triển trên các thành tạo đá gốc rắn chắc, một số nơi trên các thành tạo Đệ tứ bở

rời; có cấu tạo phức tạp do hệ thống các đảo và đường bờ khúc khuỷu bị cắt xẻ với nhiều

sông, luồng lạch nhỏ chia cắt).

Địa hình đáy biển vùng nghiên cứu đa dạng và phức tạp với ba giai đoạn phát triển

đều được bắt đầu và kết thúc bằng những đợt biển lùi trên phạm vi thềm lục địa. Bề mặt đáy

biển của thềm lục địa tồn tại các bậc địa hình liên quan đến các đường bờ biển cổ trong suốt

thời gian Đệ tứ. Các bậc địa hình này phân bố ở độ sâu 3 - 5m; 10 - 20m; 25 - 30m; 50 - 60m

ứng với thời kỳ biển tiến Flandrian.

Thủy văn, hải văn

Khu vực Hải Phòng có mạng lưới sông ngòi dày, mật độ trung bình 0,18km/km2, có

16 sông chính đổ ra Vịnh Bắc Bộ qua 5 cửa: cửa Cấm, Văn Úc, Lạch Tray, Nam Triệu, Thái

Bình. Chế độ nước thể hiện 2 mùa rõ ràng: mùa lũ và mùa cạn.

Khu vực nghiên cứu có chế độ hải văn khá ổn định. Khu vực nghiên cứu có các đặc

trưng sóng phụ thuộc chủ yếu vào chế độ gió của 2 mùa chính (mùa đông và mùa hè) kết hợp

với địa hình ở từng đoạn cụ thể. Vào mùa đông, hướng sóng thịnh hành là đông và đông bắc

với độ cao trung bình 0,5 - 0,75m, cực đại đạt 2,5 - 3,0m, có thể đạt tới 3 - 4m. Vào mùa hè

hướng sóng thịnh hành là nam, đông nam với độ cao trung bình đạt 0,5 - 0,75m, cực đại đạt 3

- 3,5m. Thủy triều tại khu vực có tính nhật triều thuần nhất, bán nhật triều gặp rất ít, nếu có

chỉ xuất hiện vào thời kì nước kém. Hướng dòng chảy thay đổi từ Bắc đến Nam theo địa thế

đường bờ và có hướng thay đổi từ Tây Nam đến Nam và Đông Nam, phụ thuộc vào chế độ

thủy triều. Tốc độ trung bình 25 - 60cm/s, cao nhất trên 100cm/s ở của Nam Triệu.

Đặc điểm địa chất

Khu vực Hải Phòng có mặt các trầm tích tuổi từ Paleozoi cho đến Kainozoi, được

phân chia thành 14 phân vị địa chất; trong đó có 9 phân vị trước Đệ Tứ, có tuổi từ Silua đến

Neogen (hệ tầng Xuân Sơn, hệ tầng Dưỡng Động, hệ tầng Lỗ Sơn, hệ tầng Phố Hàn, hệ tầng

Đồ Sơn, hệ tầng Cát Bà, hệ tầng Quang Hanh, hệ tầng Hà Cối và hệ tầng Vĩnh Bảo) và 5

Page 5: Ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS nghiên cứu tai biến ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/8088/1/01050000885.pdf · đánh giá biến động đường bờ

phân vị trầm tích Đệ Tứ (hệ tầng Lệ Chi, hệ tầng Thái Bình, hệ tầng Hà Nội, hệ tầng Vĩnh

Phúc và hệ tầng Hải Hưng).

Đặc trưng khí hậu

Đới ven biển Hải Phòng mang những nét chung của khí hậu miền Bắc Việt Nam là

khí hậu nhiệt đới gió mùa với hai mùa rõ rệt. Mùa đông (tháng 11 - tháng 4) lạnh, ít mưa,

nhiệt độ trung bình từ 17 - 18oC. Mùa hè (tháng 5 - tháng 10) nóng ấm, mưa nhiều, nhiệt độ

không khí trung bình 28 - 29oC. Lượng mưa trong vùng nghiên cứu có sự biến đổi theo mùa

trong năm và phụ thuộc vào các vùng khác nhau, trung bình năm 2010 đạt khoảng 1.566mm.

Độ ẩm trung bình khoảng 86%. Tổng lượng bốc hơi 700 - 750mm/năm.

Nhìn chung toàn đới ven biển nghiên cứu chịu ảnh hưởng của hai chế độ gió mùa là

gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam. Mùa gió Đông Bắc có hướng gió thịnh hành là

đông bắc và bắc và mùa gió Tây Nam. Ngoài ra, trong khu vực còn có một số dạng thời tiết

đặc biệt như: mưa phùn; sương mù; giông, bão và lốc (mùa hè). Trong 1 năm, trung bình

có khoảng 1,5 cơn bão đổ bộ trực tiếp và bị ảnh hưởng của khoảng 3 - 4 cơn bão. Chế

độ gió có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp (tạo sóng) gây xói lở - bồi tụ đới ven biển.

Hơn nữa, khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng trực tiếp từ những cơn bão mạnh làm

biến đổi hình thái đường bờ gây hậu quả nghiêm trọng.

Các tài nguyên ven biển

Tài nguyên khoáng sản

Nhóm khoáng sản phi kim loại gồm 3 loại: Vật liệu xây dựng quarzit (Đồ Sơn), cát bở

rời (Cát Bà, Cát Hải, Phù Long), đá vôi (Cát Bà, Đồ Sơn, khu vực quận Dương Kinh)…,

khoáng chất công nghiệp (dolomit tròng đá vôi hệ tầng Lỗ Sơn, Quang Hanh) và nguyên liệu

phân bón (phosphorit dạng phân sinh vật (phân dơi) trong các hang động). Nhóm khoáng sản

nhiên liệu: Khoáng sản nhiên liệu mới phát hiện ra than nâu và than bùn (Tiên Lãng). Khoáng

sản kim loại của khu vực khá nghèo nàn: titan, một số vành phân tán khoáng vật ilmenit,

zircon, rutin ...

Tài nguyên vị thế

Khu vực nghiên cứu có vị thế vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ chủ quyền và an

ninh của đất nước. Đảo Bạch Long Vỹ có vị trí tiền tiêu đặc biệt quan trọng đã được chứng

minh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, là căn cứ tiền đồn vững chắc để tham gia vào mạng

lưới bảo vệ, kiểm soát vùng biển, vùng trời của Tổ quốc, kiểm tra các hoạt động tàu thuyền ra

vào, đi lại trên vùng biển của ta. Ngoài ra, các vịnh biển, với độ sâu lớn và ít sa bồi, còn được

tận dụng để phát triển cảng nước sâu, cảng trung chuyển quốc tế có khả năng tiếp nhận tàu

đến 200.000DWT như cụm cảng Hải Phòng. Trước tình trạng bồi lắng luồng vào cảng như

hiện nay, giao thông thủy gặp nhiều khó khăn và tốn nhiều tiền của trong việc nạo vét, khơi

thông luồng lạch.

Tài nguyên đất

Khu vực nghiên cứu với tổng diện tích đất khoảng 82,8 nghìn km2 đang được sử dụng

cho các mục đích khác nhau như đất nông nghiệp (22,8%), đất lâm nghiệp (26,5%), đất

chuyên dùng (20,2), đất ở (5%), còn lại là các mục đích sử dụng khác. Trong đó diện tích đất

lâm nghiệp lớn nhất tập trung ở một số khu vực như Cát Hải, Hải An và Tiên Lãng.

Tài nguyên đất ngập nước

Theo Bộ Tài nguyên - môi trường (2008), đất ngập nước ven biển Việt Nam có 19

kiểu với tổng diện tích là 1.931.654 ha, trong đó đới ven biển Hải Phòng có 62.245 ha, chiếm

3,2% tổng diện tích đất ngập nước trên cả nước.

Đới ven biển Hải Phòng có diện tích rừng ngập mặn khá lớn, tập trung ở cửa Bạch

Đằng, khu vực cửa sông Văn Úc, Kiến Thụy, Đồ Sơn, Tiên Lãng. Có thể chia ra 3 khu vực có

rừng ngập mặn gồm: Khu vực ven biển Cát Hải đến mũi Đồ Sơn với các khu rừng ngập mặn

với kích thước các loài khá lớn, diện tích rừng ngập mặn bị thu hẹp còn khoảng 7.037 ha,

chiếm 9% tổng diện tích đất ngập triều, trong đó có 5.259 ha là rừng dày và 800 ha rú bụi.

Page 6: Ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS nghiên cứu tai biến ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/8088/1/01050000885.pdf · đánh giá biến động đường bờ

Rừng ngập mặn tự nhiên là những dải nhỏ hẹp bao quanh các đầm nuôi hải sản cửa sông như

Phù Long, Tràng Cát và Lạch Tray. Khu vực từ Đồ Sơn đến bờ bắc sông Văn Úc, rừng ngập

mặn phân bố ở dọc các cửa sông, quần xã cây ngập mặn gồm những loài ưa nước lợ, trong đó

loài ưu thế nhất là bần chua phân bố ở vùng cửa sông (Kiến Thụy, Tiên Lãng), cây cao 5-

10m. Dưới tán của bần là sú và ô rô, tạo thành tầng cây bụi; một số nơi có xen lẫn hai loài

sau hoặc phát triển thành từng đám. Trong những năm gần dây do phát triển đầm tôm nên các

rừng bần cũng bị phá nhiều và thu hẹp diện tích. Khu vực từ bờ nam sông Văn Úc đến cửa

Thái Bình phát triển mạnh rừng bần chua với tổng diện tích tính đến năm 2001 là 11.000ha

chiếm 7,1 % tổng diện tích rừng ngập mặn của cả nước.

Tài nguyên sinh vật

Đới ven biển Hải Phòng rất phong phú và đa dạng các hệ sinh thái với gần 1.000 loài

tôm cá và hàng chục loài rong biển, nhiều loài có giá trị kinh tế cao và được thị trường thế

giới ưa chuộng như: tồm rồng, tôm he, cua bể, đồi mồi, sò huyết, cá heo, ngọc trai, tu hào,

bào ngư ... Trên biển có nhiều bãi cá lớn, lớn nhất là bãi cá quanh đảo Bạch Long Vỹ với độ

rộng trên 10.000 hải lý vuông, trữ lượng cao và ổn định. Tại các vùng triều ven bờ, ven đảo

và các vùng bãi triều ở các vùng cửa sông rộng vừa có khả năng nuôi trồng thuỷ sản vừa có

khả năng khai thác tự nhiên.

2.2. Các hoạt động nhân sinh

Mở rộng khu đô thị, khu dân cư

Tốc độ phát triển đô thị trên địa bàn nghiên cứu khá nhanh với những khu dân cư mới

quy hoạch và có sự phân chia lại địa giới hành chính. Đới ven biển Hải Phòng có 3 quận và 3

huyện hành chính là nơi tập trung dân cư đông đúc phát triển mạnh kinh tế - xã hội. Hiện

nay, trên địa bàn có nhiều khu công nghiệp, khu kinh tế - đô thị lớn với một lượng lớn lao

động từ trong và ngoài thành phố tập trung sinh sống và sản xuất đòi hỏi phải mở rộng các

khu dân cư, khu đô thị như khu Nam Đình Vũ, Đồ Sơn... Việc mở rộng khu dân cư, khu đô

thị trên địa bàn nghiên cứu đòi hỏi một nhu cầu về diện tích đất rất lớn, điều này tạo ra những

bất cập về quy hoạch và sử dụng đất ven biển. Nếu đất không được quy hoạch hợp lý cùng

với những hoạt động kinh tế - xã hội của con người gia tăng sẽ tác động gây cường hóa tai

biến xói lở - bồi tụ.

Xây dựng khu nuôi trồng thủy, hải sản

Các quận, huyện thuộc khu vực nghiên cứu có thế mạnh về thủy sản, nhân dân các địa

phương đã biết khai thác lợi thế để phát triển kinh tế gia đình và góp phần ổn định xã hội.

Bên cạnh những thành quả đạt được, chính việc phát triển ồ ạt và thiếu quy hoạch về thủy,

hải sản đã gây sức ép lớn tới tài nguyên - môi trường đới ven biển cũng như làm mất cân

bằng đới bờ, gia tăng tai biến xói lở - bồi tụ tại đây. Diện tích nuôi trồng thủy, hải sản được

các địa phương đầu tư mở rộng qua các năm. Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản mặn, lợ

ngày càng mở rộng trong những năm gần đây, từ 8.569,9 ha năm 2001 lên 9.390,2 ha năm

2002 và 9.600 ha năm 2003. Các đầm nuôi thuỷ sản trong khu vực phần lớn được hình thành

từ việc đắp đê thuỷ lợi và khoanh bao phía ngoài đê sông biển. Diện tích các đầm nuôi

thường lớn hơn 40 - 50 ha, có đầm tới hàng trăm hecta. Ngoài nuôi tôm là chủ yếu, nhiều nơi

phát triển mạnh nuôi ngao trên bãi triều như ở Tiên Lãng. Việc xây dựng mở rộng diện tích

nuôi trồng thủy sản và thay đổi cấu trúc đường bờ cho phù hợp với từng loại thủy sản đã làm

mất cân bằng trầm tích, tác động vào quy luật bồi - xói tự nhiên của đường bờ gây ra các hiện

tượng xói lở - bồi tụ khó kiểm soát.

Khai hoang nông nghiệp

Từ lâu, các quận huyện đới ven biển Hải Phòng đã phát triển mạnh ngành nông

nghiệp và giá trị ngành chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu kinh tế của các địa phương này.

Trong đó phải kể đến những cánh đồng sản xuất lương thực và hoa màu thuộc huyện Tiên

Lãng và Kiến Thụy. Tổng diện tích cây lương thực có hạt năm 2010 là 29.047 ha với sản

lượng là 173.597 tấn. Bên cạnh việc áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất, khu vực cũng

Page 7: Ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS nghiên cứu tai biến ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/8088/1/01050000885.pdf · đánh giá biến động đường bờ

phát triển hệ thống mương máng, dòng dẫn nội đồng và mở rộng diện tích ra phía các bãi

bồi. Hơn nữa, lượng bùn cát vận chuyển ra các dòng sông cũng góp phần tác động đến quá

trình bồi tụ khu vực cửa sông trong vùng nghiên cứu.

Xây dựng các khu công nghiệp và du lịch

Trên địa bàn nghiên cứu, có các nhà máy đóng tàu như: nhà máy đóng tàu Bạch Đằng,

Nam Triệu (Hải Phòng) và một số xí nghiệp địa phương có khả năng đóng và sửa chữa các

loại tàu cỡ hàng nghìn tấn, tàu hút bùn trên sông, tàu du lịch….và hệ thống các nhà máy chế

biến thực phẩn, nông sản, hải sản ... Một số khu công nghiệp trên địa bàn như: Khu công

nghiệp Đồ Sơn (Hải Phòng); Khu công nghiệp Đình Vũ…

Khu vực nghiên cứu có các hoạt động du lịch, dịch vụ sôi động với nhiều danh lam

thắng cảnh, các khu nghỉ dưỡng và các di tích lịch sử văn hóa. Các địa danh nổi tiếng như:

bến Vạn Hoa, đảo Hòn Dáu, đảo Cát Bà, vườn quốc gia Cát Bà ... và các bãi tắm đẹp là Đồ

Sơn, Cát Cò 1, Cát Cò 2... thu hút đông đảo khách du lịch. Từ thực tế như vậy, khu vực Hải

Phòng có thể trở thành một trung tâm du lịch lớn của cả nước. Hiện nay, trên đảo Cát Bà với

những bãi tắm đẹp, rừng nguyên sinh trên núi đá vôi là một nơi đang được đẩy mạnh phát

triển du lịch sinh thái. Ngoài ra, trên đảo còn có hệ sinh thái rừng ngập mặn, các rạn san hô,

thảm rong - cỏ biển, hệ thống hang động, tùng áng, là nơi hội tụ đầy đủ các giá trị bảo tồn đa

dạng sinh học. Về di tích lịch sử - văn hoá, khu vực có nhiều di tích, đền thờ (đền thờ Bà Đế);

lễ hội chọi trâu Đồ Sơn…

Khai thác khoáng sản ven biển

Đới ven biển Hải Phòng hiện nay đang đẩy mạnh khai thác khoáng sản như: vật liệu

xây dựng, khoáng chất công nghiệp, khoáng sản nhiên liệu (than bùn)... Trong đó kai thác

mạnh nhất là đá vôi và cát bở rời. Tuy nhiên, hiện nay khai thác cát bở rời tại đây chưa hợp

lý, chưa có quy hoạch và quản lý chặt chẽ. Tình trạng khai thác cát lậu xảy ra tràn lan tại các

sông trên địa bàn gây mất cân bằng trầm tích làm sạt lở bờ sông nghiêm trọng, đặc biệt là khu

vực sông Văn Úc, sông Lạch Tray...

Giao thông vận tải thủy

Khu vực nghiên cứu có nhiều thuận lợi trong việc phát triển giao thông vận tải thủy -

biển. Nằm cách đường hàng hải quốc tế hơn 50 hải lý, với đường bờ biển dài và 5 cửa sông

lớn, thành phố Hải Phòng trở thành cửa ngõ giao lưu quan trọng. Từ đây có tuyến đường

biển quốc tế và nội địa như: tuyến Vạn Hoa - Tiên Yên; tuyến Hải Phòng - Cẩm Phả; tuyến

Hải Phòng - Móng Cái ... Khu vực nghiên cứu có hệ thống cảng biến lớn vào bậc nhất trên

cả nước gồm: cảng Chùa Vẽ, cảng Hải Quân, cảng Đình Vũ, cảng Minh Đức, cảng Phà

Rừng 1, cảng Phà Rừng 2, cảng Cát Bà. Các hoạt động giao thông thủy vừa là yếu tố cường

hóa tai biến xói lở - bồi tụ, vừa chịu ảnh hưởng từ những tai biến này.

Chƣơng 3. BIẾN ĐỘNG ĐƢỜNG BỜ ĐỚI VEN BIỂN HẢI PHÒNG

3.1. Biến động đới ven biển theo hình thái, cấu tạo đƣờng bờ

Biến động khu vực đường bờ cấu tạo bởi đá rắn chắc

Page 8: Ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS nghiên cứu tai biến ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/8088/1/01050000885.pdf · đánh giá biến động đường bờ

Khu vực có hình thái đường bờ đá

là khu vực có ít biến động nhất, điều này

được thể hiện rõ rệt trên sơ đồ chồng chập

các đường bờ biển trong giai đoạn nghiên

cứu từ năm 1989 đến năm 2011 (hình 3.1).

Khu vực có đường bờ cấu tạo là đá

rắn chắc trong khu vực ven biển Hải

Phòng bao gồm: khu vực bao quanh phần

phía bắc, phía tây và phía tây nam đảo Cát

Bà, khu vực xung quanh đảo Cát Hải và

khu vực mũi Đồ Sơn. Đây là những đường

bờ cấu tạo bởi vách đá vôi (khu vực đảo

Cát Bà) hoặc đá trầm tích cát kết rắn chắc

(mũi Đồ Sơn) hoặc đã được gia cố bởi hệ thống kè đá vững chắc do con người khi xây dựng

(đảo Cát Hải). Các bờ đá này tuy đều nằm ở những vị trí chịu tác động mạnh của các yếu tố

động lực biển (sóng, thủy triều và dòng chảy ven bờ) và các yếu tố khí hậu cực đoan (bão, gió

lớn) nhưng vẫn không bị biến động nhiều trong gần 30 năm qua.

Đối với khu vực đảo Cát Hải, trước khi xây dựng các đê, kè chắn sóng bởi đá rắn chắc

(năm 1990) như hiện nay, hiện tượng xói lở tại những khu vực này khá mạnh mẽ. Tốc độ xói

lở ở những khu vực đảo Cát Hải này là khá lớn như bờ trong giai đoạn 1965 đến 1990 tốc độ

xói lở là 38,4m/năm. Sau khi đã có hệ thống đê biển khá kiên cố và được đầu tư gia cố hàng

năm, hiện trạng đường bờ biển lấn vào không còn quan sát thấy xung quanh đảo (hình 3.2).

Hình 3.2. Sơ đồ đƣờng bờ khu vực đảo

Cát Hải và đảo Cát Bà năm 1989 và năm

2011

Hình 3.3. Sơ đồ đƣờng bờ khu vực

mũi Đồ Sơn năm 1989 và năm 2011

Hình thái đường bờ mũi Đồ Sơn khá ổn định trong suốt giai đoạn 1989 - 2011 thể

hiện trong hình 3.3. Hình dạng đường bờ ít biến đổi, chỉ có đôi chỗ mở rộng ra phía biển, các

khu vực này nằm ở các bãi tắm từ khu 1 đến khu 3 (phường Ngọc Hải và phường Vạn

Hương) và một số khu vực xây dựng hệ thống các khu nghỉ dưỡng như khu resort Hòn Dáu ở

phía ngoài cùng của mũi Đồ Sơn. Cụ thể theo sơ đồ đường bờ trong giai đoạn 1989 - 2011,

đường bờ đã mở rộng ra phía biển một khoảng 250 - 350m với tổng diện tích bãi cát được mở

rộng vào khoảng 650 -700m2 ở khu vực ngoài cùng mũi nhô Đồ Sơn (hình 3.3).

Biến động tại khu vực đường bờ là các bãi bồi

Các khu vực có đường bờ là các bãi bồi phân bố khá phổ biến trong vùng, nhiều nhất

là tại Tiên Lãng và Kiến Thụy. Các khu vực này, đường bờ biến động lớn với tốc độ lấn biển

mạnh, có tính liên tục kéo dài song song với đê biển. Có thể thấy rõ mức độ biến động khu

vực bãi bồi trên sơ đồ đường bờ từ năm 1989 đến năm 2011 tại một số khu vực điển hình là

bãi bồi thuộc xã Tây Hưng, xã Đông Hưng huyện Tiên Lãng; bãi bồi xã Đại Hợp huyện Kiến

Thụy (hình 3.1).

Hình 3.1. Sơ đồ đƣờng bờ biển Hải Phòng từ

năm 1989 đến năm 2011

Page 9: Ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS nghiên cứu tai biến ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/8088/1/01050000885.pdf · đánh giá biến động đường bờ

Theo sơ đồ đường bờ biển năm 1989 và

năm 2011, đường bờ khu vực bãi bồi từ tây

nam Đồ Sơn đến cửa sông Văn Úc dài khoảng

7,5km, liên tục lấn ra phía biển từ 1,3 -1,4km,

đường bờ mới hình thành kéo dài song song với

đường bờ cũ (hình 3.4). Như vậy, tốc độ biến

động ở đây đạt trung bình khoảng 59 -

63m/năm, đặc biệt trong giai đoạn 1995 - 1999,

tốc độ biến động đường bờ mạnh nhất đạt

160m/năm, trong 4 năm đó, đường bờ lấn ra

biển đạt gần 620 - 650m.

Trong khi đó, đường bờ khu vực bãi bồi

từ xã Tân Thành, quận Dương Kinh đến khu

vực phường Ngọc Xuyên, quận Đồ Sơn, tốc độ bồi tụ khá nhỏ, trung bình khoảng 17 - 20

m/năm. Độ rộng lấn biển của đường bờ đạt cao nhất ở khu vực thôn Tân Lập, phường Tân

Thành là khoảng 1,12km cho toàn bộ giai đoạn nghiên cứu (22 năm), nhỏ nhất chỉ vào

khoảng vài mét ở khu vực sát cửa Lạch Tray và giáp phường Ngọc Xuyên.

Biến động đường bờ tại khu vực cửa sông

Với đường bờ tại khu vực cửa sông, tốc độ bồi tụ có sự khác nhau rõ rệt ở từng nơi.

Tại các cửa Lạch Tray, Văn Úc và Thái

Bình, đường bờ biển và bờ sông ít ít có sự

biến động trong giai đoạn nghiên cứu.

Nguyên nhân là do những khu vực này

được xây dựng hệ thống đê và kè đá hai

bên bờ sông, giảm mức độ biến động

đường bờ. Trong đó, khu vực bờ nam cửa

Văn Úc và bờ bắc cửa Lạch Tray có sự

biến động đường bờ lấn ra phía biển song

độ rộng lấn biển nhỏ, cực đại chỉ khoảng

20 - 30m trong 22 năm.

Ngược lại với xu hướng trên, tại

khu vực cửa Cấm, tốc độ biến động đường

bờ là rất lớn và điển hình cho toàn đới ven

biển. Tại đây, lòng sông dần thu hẹp, đoạn

giao nhau giữa nước sông và nước biển ở

cửa Cấm đã thay đổi tiến dần ra phía biển

với tốc độ trung bình khoảng 179 - 182m/năm trong giai đoạn 1989 - 2011 (hình 3.5). Tuy

nhiên, trong từng giai đoạn, tốc độ biến động đường bờ khu vực này là khác nhau, cụ thể

trong giai đoạn 2007 - 2011, tốc độ biến động ở đây đạt trung bình chỉ khoảng 94 -

95m/năm. Đây là chứng cứ thể hiện rõ ràng nhất các biến động liên quan đến bồi tụ luồng

lạch dẫn đến suy giảm chức năng của Cảng Cấm. Và, với xu thế tiếp tục tiến ra biển hiện tại,

nếu không có giải pháp hợp lý thì trong tương lai Cảng Cấm sẽ trở thành “cảng chết”.

3.2. Biến động đƣờng bờ biển theo ranh giới hành chính

Huyện Cát Hải

Huyện Cát Hải bao gồm đảo Cát Hải và đảo Cát Bà. Nhìn chung đường bờ biển thuộc

huyện này ít có sự biến động do đặc điểm cấu trúc bờ là những vách đá vôi tự nhiên (Cát Bà)

hoặc được bảo vệ bởi hệ thống kè đá, đê ngầm phá sóng (Cát Hải). Theo sơ đồ biến động

đường bờ biển vùng nghiên cứu (hình 3.2), tuy đường bờ khu vực này khá ổn định song động

lực biển vẫn tác động phá hủy những công trình kè bảo vệ đường bờ.

Quận Hải An

Hình 3.4. Sơ đồ đƣờng bờ biển khu vực

bãi bồi từ tây nam Đồ Sơn đến cửa sông

Văn Úc năm 1989 và năm 2011

Hình 3.5. Sơ đồ đƣờng bờ biển khu vực cửa

Cấm - đảo Đình Vũ năm 1989 và năm 2011

Page 10: Ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS nghiên cứu tai biến ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/8088/1/01050000885.pdf · đánh giá biến động đường bờ

Đường bờ biển quận Hải An nhìn chung có mức độ biến động vào mức lớn nhất khu

vực nghiên cứu. Tốc độ biến động trung bình tại đây đạt 150m/năm trong giai đoạn 1989 -

2011. Trong đó, đáng chú ý là khu vực hai bên bờ cửa Cấm, nơi có tốc độ lấn biển cao nhất

trong toàn vùng. Tốc độ biến động phía phường Tràng Cát cao nhất là 200m/năm, và tốc độ

biến động phía bán đảo Đình Vũ đạt cao nhất khoảng 250m/năm. Như vậy, trong vòng 22

năm qua, khu vực này lấn ra biển trung bình khoảng 3,3km, nơi lấn ra phía biển cao nhất đạt

khoảng 5,5 - 6km (hình 3.5).

Quận Dương Kinh

Đường bờ biển quận Dương Kinh có mức độ biến động nhỏ, tốc độ biến động trung

bình khoảng 17-20m/năm. Mức độ biến động đường bờ mạnh nhất ở phần giữa đoạn đường

bờ xã Tân Thành và giảm dần sang hai phía. Như vậy trong giai đoạn nghiên cứu (từ 1989

đến 2011), đường bờ lấn biển trung bình khoảng 400 - 450m, rộng nhất đạt 500m trong vòng

22 năm.

Quận Đồ Sơn

Đường bờ biển quận Đồ Sơn có mức độ biến động không đồng đều, trong đó một

phần biến động với xu thế lấn biển, một phần it biến động. Trong giai đoạn 1989 - 2011, khu

vực bãi bồi xã Bàng La có tốc độ biến động đường bờ lớn nhất đạt 70m/năm, với xu hướng

mở rộng ra phía biển liên tục dọc theo đường bờ cũ (hình 3.6).

Đường bờ biển khu vực phường Ngọc Xuyên có tốc độ biến động khá nhỏ, trung bình

khoảng 15 - 20m/năm. Trong khi đó phần mũi Đồ Sơn từ khu 1 đến khu 3 đường bờ biển khá

ổn định, có một số thay đổi mở rộng thêm ở các bãi tắm từ khu 1 đến khu 3 Đồ Sơn trong giai

đoạn 2007 - 2011.

Huyện Kiến Thụy

Đường bờ biển huyện Kiến Thụy phần lớn có dạng các bãi triều bồi tụ có biến động

đồng đều với tốc độ khá lớn, đạt trung bình khoảng 60 - 63m/năm trong suốt giai đoạn 1989 -

2011 (hình 3.4), mạnh nhất đạt 160m/năm vào giai đoạn 1995- 1999 . Như vậy trong 22 năm,

đường bờ lấn biển một khoảng 1,4 - 1,5 km. Tại đới ven biển huyện Kiến Thụy, rừng ngập

mặn phát triển khá xanh tốt.

Hình 3.6. Sơ đồ đƣờng bờ khu vực

quận Đồ Sơn năm 1989 và năm 2011

Hình 3.7. Sơ đồ đƣờng bờ khu vực

huyên Tiên Lãng năm 1989 và năm

2011

Huyện Tiên Lãng

Huyện Tiên Lãng có 4 xã giáp biển gồm: xã Vinh Quang, xã Tiên Hưng, xã Đông

Hưng và xã Tây Hưng. Trong đó tốc độ biến động đường bờ xã Đông Hưng, Tây Hưng là lớn

nhất, đạt 180 - 190m/năm, tương đương với độ rộng lấn biển đạt 4 - 4,5km trong vòng 22

năm qua. Tốc độ biến động đường bờ giảm dần còn khoảng 96m/năm ở khu vực xã Tiên

Hưng và còn 73m/năm ở khu vực xã Vinh Quang (hình 3.7).

3.3. Biến động đƣờng bờ biển theo các giai đoạn nghiên cứu

Page 11: Ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS nghiên cứu tai biến ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/8088/1/01050000885.pdf · đánh giá biến động đường bờ

Nhìn chung, đường bờ biển Hải Phòng có những biến động khá lớn và có xu hướng

mở rộng thêm ra phía biển trong suốt giai đoạn 1989 đến 2011 (hình 3.1). Tốc độ biến động

trung bình đạt khoảng 30 - 45m/năm. Trong đó, tốc độ biến động đường bờ khác nhau ở từng

nơi, tốc độ lớn nhất đạt 250m/năm tại khu vực cửa Cấm; nơi đường bờ ổn định, ít biến động

là những khu vực bờ đá, vách đá như đảo Cát Bà, mũi Đồ Sơn. Mặt khác, tốc độ biến động

cũng thay đổi theo các giai đoạn, trong đó giai đoạn 1995 - 1999 và giai đoạn 2007 - 2011,

đường bờ biến động mạnh nhất và đều có xu hướng lấn biển. Cụ thể cho từng giai đoạn như

sau:

Giai đoạn 1989 – 1995

Theo sơ đồ đường bờ năm 1989 và năm 1995, thấy rằng trong giai đoạn này một số

đoạn đường bờ có xu hướng lấn biển, tốc độ lớn nhất khoảng 120m/năm ở khu vực cửa Cấm

và khoảng 115m/năm ở khu vực bãi bồi xã Tiên Hưng, xã Tây Hưng, huyện Tiên Lãng.

Trong giai đoạn này, đường bờ biển khu vực Đồ Sơn, Dương Kinh, Kiến Thụy không

biến động nhiều. Đặc biệt khu vực mũi Đồ Sơn và phía tây nam đảo Cát Bà, đường bờ biển

năm 1995 gần như trùng khớp với đường bờ biển năm 1989. Như vậy trong suốt 6 năm,

đường bờ biển giai đoạn này gần như không biến đổi (hình 3.8).

Giai đoạn 1995 - 1999

Theo kết quả từ sơ đồ đường bờ

năm 1995 và năm 1999 cho thấy, đường

bờ biển vùng nghiên cứu tiến về phía biển

một khoảng đáng kể. Ở một số khu vực,

đường bờ có độ mở rộng về phía biển rõ

rệt như đường bờ thuộc địa phận quận Hải

An, quận Đồ Sơn, huyện Kiến Thụy và

huyện Tiên Lãng. Trong đó khu vực có tốc

độ biến động lớn nhất là phần phía nam

cửa Cấm thuộc địa phận phường Tràng

Cát, quận Hải An với tốc độ biến động

khoảng 355 - 360m/năm trong giai đoạn

này. Như vậy, khu vực ven biển quận Hải An thuộc phường Tràng Cát mở rộng ra biển đến

1,42km (trong vòng 4 năm) với chiều dài bờ biển của khu vực lên tới khoảng 4,5 - 4,6 km.

Hình 3.8. Sơ đồ đƣờng bờ biển Hải Phòng

năm

1989 và 1995

Page 12: Ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS nghiên cứu tai biến ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/8088/1/01050000885.pdf · đánh giá biến động đường bờ

Hình 3.9. Sơ đồ đƣờng bờ biển Hải Phòng

năm 1995 và 1999

Hình 3.10. Sơ đồ đƣờng bờ biển Hải Phòng

năm 1999 và 2003

Hình 3.11. Sơ đồ đƣờng bờ biển Hải Phòng

năm 2003 và 2007

Hình 3.12. Sơ đồ đƣờng bờ biển Hải Phòng

năm 2007 và 2011

Trong giai đoạn 1995 - 1999, đường bờ một số nơi tiếp tục có xu hướng ổn định thể

hiện ở một số đoạn thuộc Cát Hải, Đồ Sơn. Ngoài ra có một vài đoạn đường bờ có dấu hiệu

lùi vào phía đất liền nhưng với tốc độ nhỏ. Những khu vực này thường bị động lực sóng phá

hủy đá gốc hoặc kè đá nhân tạo. Khu vực đảo Cát Bà, các bãi cát biển phía đông và đông nam

đảo có xu hướng bồi tụ lại trở về hiện trạng trước năm 1990 (hình 3.9).

Giai đoạn 1999 - 2003

Theo sơ đồ đường bờ năm 1999 và năm 2003 cho thấy, đường bờ biến động khá phức

tạp với hai xu hướng lấn biển và lùi về phía đất liền ở từng đoạn đường bờ khác nhau. Tốc độ

biến động đường bờ trung bình khoảng 15 - 20m/năm. Trong đó tốc độ biến động lớn nhất

giai đoạn này đạt khoảng 350m/năm lấn ra biển ở khu vực bãi bồi xã Đông Hưng, huyện Tiên

Lãng. Ngược lại, khu vực bãi bồi từ Bàng La đến Đại Hợp, đường bờ cắt sâu vào phía đất

liền với tốc độ khoảng 80m/năm, đặc biệt mạnh ở khu vực xã Bàng La đạt 178m/năm. Ngoài

ra một số khu vực khác, độ biến động khá nhỏ, không thể hiện rõ rệt trên sơ đồ đường bờ

(hình 3.10).

Giai đoạn 2003 - 2007

So sánh đường bờ biển năm 2003 và năm 2007 ta thấy, đường bờ có sự trùng khớp

giữa năm 2003 và năm 2007 ở đoạn từ bờ nam cửa Lạch Tray tới cửa Thái Bình. Trong khi

đó đoạn đường bờ biển ở phía bờ bắc cửa Lạch Tray đến cửa Nam Triệu biến động khá rõ

nét. Hai bên cửa Cấm đường bờ lấn ra biển với tốc độ khoảng 250m/năm. Tại khu vực này

tạo thành hai bãi bồi hình cánh cung ngay sát lạch cửa Cấm. Đường bờ khu vực Bàng La đã

có xu hướng lấn biển với hoạt động lấp dần trầm tích vào những lưỡi cắt bãi bồi từ năm 2003.

Riêng khu vực đảo Cát Hải giữa năm 2003 và năm 2007 có sự thay đổi đường bờ. Năm 2007,

thể hiện rõ trên bản đồ là lạch Huyên đã tạo thành kênh dẫn ngăn đảo thành hai phần, khoảng

cách hai bờ kênh đạt khoảng 350 - 400m (hình 3.11).

Giai đoạn 2007 - 2011

Trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2011, đường bờ có sự biến động khá rõ rệt.

Một số khu vực có độ biến động lớn, bao gồm: khu vực bờ bắc Cửa Cấm; khu vực xã Bàng

La quận Đồ Sơn, xã Đại Hợp huyện Kiến Thụy và khu vực xã Đông Hưng huyện Tiên Lãng.

Theo sơ đồ đường bờ năm 2007 và năm 2011 (hình 3.12), đường bờ biển bờ bắc cửa Cấm đạt

tốc độ lấn biển cao nhất, khoảng 300m/năm. Trong khi đó, khu vực đường bờ biển thuộc xã

Bàng La và xã Đại Hợp tiếp tục lấn biển với tốc độ 260m/năm, đường bờ biển mới khá liên

tục song song với đường bờ năm 1989. Khu vực xã Đông Hưng huyện Tiên Lãng có tốc độ

lấn biển đạt cực đại là 250m/năm. Còn lại một số khu vực khác như xã Tây Hưng huyện Tiên

Lãng, mũi Đồ Sơn và khu vực Cát Hải, đảo Cát Bà đường bờ biển khá trùng khớp, diện tích

biến động rất ít và không rõ rệt.

Page 13: Ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS nghiên cứu tai biến ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/8088/1/01050000885.pdf · đánh giá biến động đường bờ

Chƣơng 4. HIỆN TRẠNG TAI BIẾN XÓI LỞ - BỒI TỤ ĐỚI VEN BIỂN HẢI PHÒNG

4.1. Tổng quan hiện trạng xói lở - bồi tụ đới ven biển Hải Phòng trong các nghiên cứu

trƣớc

Từ những năm 90 đã có các công trình nghiên cứu tai biến xói lở - bồi tụ đới ven biển

Hải Phòng, trong đó chủ yếu tập trung ở những khu vực xảy ra hiện tượng xói lở - bồi tụ

mạnh gồm khu vực đảo Cát Hải, phía nam ban đảo Đình Vũ, phía bắc cửa Bạch Đằng. Theo

nghiên cưu cua Trân Đưc Thanh , 2000, riêng ở phía Bắc cửa Bạch Đằng, trong vòng 60 năm

(1936 - 1996) đã mất đi 2.426 ha đất ngập nước phủ thực vật và 1.391 ha đất ngập nước

không phủ thực vật. Tốc độ xói lở ở các khu vực cũng rất khác nhau, mạnh nhất là Cát Hải:

38,4 m/năm, Đình Vũ - Bạch Đằng: 5,5 m/năm. Hoạt động bồi tụ trong vùng chủ yếu tập

trung tại khu vực dọc đường 14, Tràng Cát, Cửa Cấm, Đình Vũ. Hoạt động bồi tụ và xói lở

trong phạm vi vùng biển nghiên cứu đã trở thành một tai biến thực sự vì nó gây mất quỹ đất,

gây phá huỷ và sập đổ các công trình nhân sinh như kè đá chắn sóng, đập, đê biển và đảo, thu

hẹp rừng ngập mặn và san lấp luồng lạch gây cản trở giao thông.

Theo báo cáo thuộc dự án độc lập KHCN-5A, do Trân Đưc Thanh chủ nhiệm, kết quả

nghiên cứu từ số liệu theo dõi tính toán di chuyển bùn cát dọc bờ do năng lượng sóng tại 3

khu vực có đường bờ khác nhau là Bến Gót, Gia Lộc, Hoàng Châu thì trong cả năm, cả 3 khu

vực đều bị mất bồi tích về phía tây bắc Hoàng Châu (Cát Hải). Từ đó xác định được xu thể

xói lơ - bồi tu của từng khu vực nhỏ. Khu vực đường bờ Cát Hải có xu thế xói lở quanh năm,

trong đó Gia Lộc là khu vực xói lở mạnh nhất, tại Hoàng Châu xói lở mức trung bình va t ại

Bến Gót bồi tụ ở mức trung bình. Theo đó, bờ biển Cát Hải có tổng chiều dài bờ phía biển bị

xói lở khoảng 6.200m trong giai đoạn 1965 - 1990. Trong đó, có 4.000m đê kè rất xung yếu

và nguy hiểm do dân cư tập trung sát bờ ở Gia Lộc - Hoà Quang (1.500m), Văn Chấn -

Hoàng Châu (2.500m).

Kết quả nghiên cứu biến động đường bờ phía đông nam Đình Vũ của Pham Quang

Sơn: trước khi có đập Đình Vũ , tôc đô xoi lơ la m ạnh nhất, đạt tốc độ lớn nhất 11,8m/năm;

bờ bị xói lở trên chiều dài 1.610m. Sau khi đập Đình Vũ đã hoàn thành , tôc đô xoi lơ giam đi

còn khoảng 4,2m/năm. Ngoài ra , khu vưc cưa sông Văn Uc tr ong giai đoan 1965 - 1989 bị

xói lở mạnh , tôc đô xoi ngang khoang 4,7 - 14,3m/năm. Nguyên nhân đươc xac đinh la do

trong thời gian này, khu vực này chịu tác động mạnh của bão, áp thấp nhiệt đới, lũ lớn va do

hoạt động khai thác, chăt pha rưng đầu nguồn, quai đê lấn biển nên gây nên.

4.2. Hiện trạng xói lở-bồi tụ đới ven biển Hải Phòng giai đoạn 1989 - 2011

Tai biến xói lở đới ven biển Hải Phòng giai đoạn 1989 - 2011

Qua kết quả phân tích biến động đường bờ biển vùng nghiên cứu trong giai đoạn từ

năm 1989 đến năm 2011 (chương 3), tai biến xói lở đới ven biển Hải Phòng thể hiện ở một số

khu vực như: khu vực đảo Cát Hải, khu vực bán đảo Đình Vũ, khu vực phía tây nam Đồ Sơn

và khu vực xã Bàng La. Cụ thể như sau:

Khu vực ven biển huyện Cát Hải trong giai đoạn 1989 - 2011 xảy ra xói lở ở các đoạn

đường bờ biển thuộc xã Hoàng Châu ở phía tây - tây nam đảo và khu vực Gia Lộc, thị trấn

Cát Hải ở phía đông nam đảo. Sơ đồ thể hiện đường bờ biển các năm 1995, 1999 và năm

2003 (hình 3.1) thấy rõ được sự biến động này. Theo đó, năm 2003 đường bờ xâm thực vào

trong phía đảo và tạo khoảng cách đối với đường bờ năm 1999. Tại khu vực phía đông xã

Đồng Bài gần cửa Lạch Huyện, diện tích bị xói lở trong giai đoạn 1999 - 2003 vào khoảng

180 - 190m2. Đoạn xói lở dài khoảng 300 - 350m và tốc độ xói đạt 110m/năm (hình 3.2). Từ

2009 đến nay, đã có rất nhiều dự án gia cố đê biển huyện Cát Hải, do vậy hiện tượng xói lở

đường bờ diễn ra không còn mạnh như trước, xói lở diện đã chuyển sang hình thức khoét đáy

là chủ yếu.

Theo sơ đồ đường bờ các năm và khoanh vùng diện tích các khu vực ven biển, thấy

Page 14: Ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS nghiên cứu tai biến ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/8088/1/01050000885.pdf · đánh giá biến động đường bờ

rằng một phần phía đông bán đảo Đình Vũ cũng có dấu hiệu đường bờ dịch vào phía đất liền

một khoảng là 20 - 30m trong giai đoạn từ 1999 đến 2003. Do ở đây xảy ra quá trình xói lở

xen kẽ với quá trình bồi tụ luồng lạch, song do mức độ bồi tụ chiếm ưu thế lớn trong một thời

gian dài nên từ 1989 - 2011 kết quả đường bờ các năm đều thể hiện xu hướng bồi tụ.

Hình 4.1. Sơ đồ diện tích khu vực ven

biển từ tây nam mũi Đồ Sơn đến cửa

sông Văn Úc giai đoạn từ năm 1999 và

năm 2003

Hình 4.2. Sơ đồ diện tích khu vực ven

biển cửa Cấm năm 1989 và năm 2011

Cũng trong trong giai đoạn từ năm 1999 đến năm 2003, ngoài khu vực đảo Cát Hải và

bán đảo Đình Vũ, phường Bàng La quận Đồ Sơn cũng có một số nơi có hiện tượng xói lở,

đường bờ dịch sâu về phía đất liền. Tại đây vào năm 2003 đường bờ khúc khuỷu, có những

đường cắt xẻ hình răng lược . Theo sơ đồ diện tích các khu vực ven biển cũng cho thấy diện

tích bị mất đi ở đây là khoảng 1-1,1 km2

(hình 4.1).

Tai biến liên quan đến bồi tụ gây biến động luồng lạch đới ven biển Hải Phòng

Đới ven biển Hải Phòng là khu vực tập trung nhiều cảng quan trọng đối với phát triển

kinh tế - xã hội nên vấn đề bồi tụ càng được quan tâm nhiều hơn. Theo số liệu từ cảng vụ Hải

Phòng, giai đoạn 2001 - 2005, hàng năm khối lượng nạo vét luồng và cảng Hải Phòng trong

các năm gần đây từ 2,3 - 2,9 triệu m3. Như vậy hàng năm cảng Hải Phòng phải đầu tư hàng

chục tỷ đồng cho việc nạo vét các luồng lạch vào cảng. Qua kết quả phân tích biến động

đường bờ giai đoan 1989 – 2011 cho thấy đới ven biển Hải Phòng đang chịu tác động và có

biểu hiện trở thành tai biến do hoạt động bồi tụ gây biến động luồng lạch, đặc biệt là bồi tụ

thu hẹp cửa Cấm (hình 4.2, 4.3).

Như vậy, sau 30 năm đắp đập Đình Vũ (1981) phần luồng vào cửa Cấm đã gần như bị

lấp hoàn toàn, cửa Cấm bị đẩy xa ra phía biển, hai bên cửa là những bãi bồi nổi cao được quai

đắp thành nhiều đầm nuôi trồng thủy sản. Như vậy, quá trình xói lở bãi bồi nổi cao, bồi tụ mở

rộng bãi bồi thấp xảy ra liên tục trong suôt giai đoan 1989 - 2011. Kết quả là trên bản đồ

đường bờ năm 2011 (hình 4.4), hai bên bờ cửa Cấm giữa Đình Vũ và Tràng Cát chỉ còn cách

nhau khoảng 100 - 200m làm lạch triều lấy nước và tiêu thoát nước đầm nuôi. Riêng phần

phía bắc, đông bắc cửa Cấm, khu vực bán đảo Đình Vũ do quá trình xói xảy ra mạnh hơn nên

kết quả năm 2011 cho thấy bãi bồi tụ không rõ rệt.

Bồi tụ mở rộng quỹ đất

Liên quan đến hoạt động bồi tụ lấn biển của dải đường bờ vùng nghiên cứu từ năm

1989 đến năm 2011, diện tích bồi tụ của khu vực ven biển nghiên cứu khá lớn, trong đó khu

vực được bồi tụ mạnh tập trung ở khu vực các bãi bồi trên địa bàn nghiên cứu, đây lại là hoạt

động có lợi bởi quá trình này cung cấp quỹ đất cho cộng đồng dân cư ven biển Hải Phòng .

Trong đo, môt sô khu vưc co hoat đông bôi tu điên hinh như : khu vưc bai bôi tư tây nam Đô

Sơn đên cưa sông Văn Uc , bãi bồi huyện Tiên Lãng và bãi bồi nhỏ quận Dương Kinh. Tuy

nhiên tôc đô bôi tu không chi khac nhau ơ cac khu vưc va con khac nhau ơ nhưng giai đoan

khác nhau. Trong đó, giai đoạn 1995 - 1999 và giai đoạn 2007 - 2011 có tốc độ bồi tụ rõ rệt

nhất.

Page 15: Ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS nghiên cứu tai biến ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/8088/1/01050000885.pdf · đánh giá biến động đường bờ

Khu vực tây nam Đồ Sơn thuộc vùng cấu trúc châu thổ với đặc điểm bồi tụ mạnh,

hình thái lồi cong ra phía biển, đường bờ luôn biến động mạnh. Trong giai đoạn 1989 - 2011,

diện tích các bãi bồi từ phía tây nam Đồ Sơn đến cửa sông Văn Úc tăng lên đáng kể, khoảng

13,5 - 14km2. Tốc độ bồi tụ ở đây đạt trung bình 60 - 70m/năm. Trong đó tốc độ bồi tụ lớn

nhất đạt mức 160 - 165m/năm trong giai đoạn 1995 - 1999. Trong khi đó giai đoạn 1989 -

1995 bồi tụ xảy ra chậm hơn . Toàn bộ khu vực bôi tu này được phủ xanh bởi rừng ngập mặn

và hiện nay vẫn tiếp tục được mở rộng diện tích. Đặc biệt là khu vực cửa sông Văn Úc thuộc

xã Đại Hợp cũng có hiện tượng bồi tụ khá điển hình bởi lượng phù sa cung cấp ra biển là rất

lớn.

Hình 4.3. Sơ đồ diện tích bồi tụ khu vực bãi

bồi cửa sông Văn Úc giai đoạn 1995-1999

Hình 4.4. Sơ đồ diện tích bồi tụ khu vực

bãi bồi từ cửa sông Văn Úc từ năm 1989

đến năm 2011

Khu vực bai bôi huyên Tiên Lang co tốc độ bồi tụ lớn, trung bình đạt 100m/năm trong

22 năm từ 1989 đến năm 2011. Đặc điểm bồi tụ ở đây tăng dần theo đường bờ từ xã Vinh

Quang đến xã Đông Hưng , xã Tây Hưng . Khu vực xã Đông Hưng, hoạt động bồi tụ xảy ra

mạnh mẽ, diên tich bai bôi tăng lên 3 lân trong vòng 22 năm (1989 - 2011), khoảng 3 - 4 km2.

Ngoài ra còn một số diện tích bồi tụ nhỏ hẹp và phân bố rải rác thuộc bãi bồi xã Tân

Thành, quận Dương Kinh. Tốc độ bồi tụ giai đoạn 1989 - 2011 tại đây đạt 15 - 20m/năm,

diện tích đới ven biển tăng lên khoảng vài trăm met vuông . Một số đoạn bồi tụ thuộc phường

Ngọc Xuyên, quận Đồ Sơn với diện tích bồi trong vòng 22 năm từ 1989 đến 2011 khoảng

300m2, tương đương với tốc độ bồi tụ 20m/năm.

4.3. Nguyên nhân gây ra tai biến xói lở - bồi tụ đới ven biển Hải Phòng Xem xét những nguyên nhân gây ra tai biến xói lở - bồi tụ khu vực nghiên cứu chú

trọng các yếu tố gồm các yếu tố tự nhiên và các yếu tố nhân sinh.

Vùng bờ khu vực nghiên cứu được thành tạo bởi trầm tích phù sa cổ với vật liệu là

bùn sét, bùn sét chứa cát màu nâu, nâu đỏ hoặc cấu tạo bởi lớp phù sa mới ít hoặc không

được thảm thực vật che phủ. Đây là một điều kiện thuận lợi để quá trình xói lở bờ diễn ra

mạnh mẽ. Hơn nữa, tại các khu vực có đường bờ mở thuần túy như khu vực Cát Hải, quá

trình xói lở xảy ra với cường độ mạnh. Mặt khác, những nơi có đường bờ được che kín phần

nào đó thì hoặc diễn ra quá trình bồi tụ - xói lở xen kẽ (bán đảo Đình Vũ) hoặc chỉ diễn ra

quá trình bồi tụ (tây nam Đồ Sơn).

Đới ven biển Hải Phòng chịu sự chi phối của chế độ nhật triều thuần nhất, dòng triều

có phương đông bắc - tây nam thời gian triều lên khoảng 8 - 11 giờ và triều xuống khoảng 12

- 16 giờ. Chế độ nhật triều cùng với chế độ thủy văn của các sông trên địa bàn nghiên cứu đã

thành tạo nên các bãi bồi và gây xói lở tại các khu vực cửa sông như cửa Văn Úc, cửa Lạch

Tray.

Khu vực nghiên cứu chịu chi phối của hai hướng gió chính theo mùa là gió mùa

Đông Bắc và Tây Nam . Gió là yếu tố ngoại sinh chính tạo ra sóng , ngoài ra chế độ gió mùa

Page 16: Ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS nghiên cứu tai biến ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/8088/1/01050000885.pdf · đánh giá biến động đường bờ

nói trên cũng tạo ra các dòng hải lưu và dòng chảy ven bờ trái chiều nhau : dòng chay mua he

(gió mùa Tây Nam ) đi tư Nam lên Băc , và dòng chảy mùa đông (gió mùa Đông Bắc ) hương

tư Băc xuông Nam . Vì vậy, vào mùa hè khu vực mũi Đồ Sơn đến bờ bắc cửa Văn Úc và khu

vực nam, tây nam Cát Hải, Cát Bà sẽ bị xói lở, đồng thời từ bờ nam Văn Úc đến cửa Thái

Bình và khu vực cửa Cấm sẽ xảy ra hoạt động bồi tụ mạnh. Tuy nhiên vào mùa đông, hiện

trạng xối lở - bồi tụ tại khu vực nghiên cứu xảy ra ngược lại.

Khi mất cân bằng bùn cát, quá trình xói lở bờ biển sẽ xảy ra. Nếu lượng bùn cát mang

tới một vị trí nào đó của bãi biển lớn hơn lượng bùn cát mang đi, bờ biển sẽ được bồi đắp.

Trong trường hợp ngược lại, bờ biển sẽ bị xói lở. Sự vận chuyển bùn cát vùng ven bờ biển là

do sóng và dòng chảy gây ra. Vùng nghiên cứu có nhiều cửa sông lớn, các khu vực bờ sông

lại được xây dựng hệ thống đê kè kiên cố nên toàn bộ lượng phù sa lớn được các cửa sông

này mang ra đều được lắng đọng tại vùng ven bờ nghiên cứu. Chính vì vậy, ở khu vực nghiên

cứu bồi tụ là quá trình chủ yếu.

Đối với đới ven biển, rừng ngập mặn có vai trò vô cùng quan trọng, là một trong

những yếu tố chính điều phối quá trình thành tạo bờ biển. Đó là bức tường chắn gió, chắn

sóng, giảm sóng và dòng chảy, tạo điều kiện để bùn cát tích tụ nhanh chóng và cố kết tốt hơn,

chống xói lở bờ biển. Như vậy sự phát triển của rừng ngập mặn chính là quá trình bồi tụ lấn

biển và quá trình bồi tụ nhanh lại tạo điều kiện cho rừng ngập mặn phát triển tốt. Từ những

năm 90 trở lại đây với sự phát triển ồ ạt, tràn lan, thiếu quy hoạch của nghề nuôi trồng thủy

sản, một diện tích lớn rừng ngập mặn phải nhường chỗ cho các ao đầm. Bên cạnh đó là việc

khai thác bừa bãi cây rừng ngập mặn làm gỗ củi làm cho diện tích rừng ngập mặn trong khu

vực nghiên cứu giảm đi nhanh chóng, các bãi triều bị biến đổi. Chính điều đó đã gây ra hậu

quả suy thoái môi trường, phá vỡ cân bằng sinh thái và làm mất cân bằng địa động lực vùng

bờ, gây ra xói lở.

Nhân thây răng , đơi ven biên Hai Phong co 132km đương bơ biên song mât đô cưa

sông lơn (5 cưa sông lơn ). Vơi hê thông sông ngoi kha lơn , hơn nưa hâu hêt cac hê thông

sông đêu đươc đăp đê sông kiên cô như : đê sông Văn Uc , đê sông Lach Tray ... Vơi môt

lương bun cat long sông không nho , song do xây dưng đê sông , dòng bùn hầu như khôn g

đươc lăng đong trong bơ ma đươc đưa ra khu vưc cưa sông va ven biên . Kêt hơp vơi nhưng

điêu kiên thuy đông lưc khu vưc cưa sông va ven bơ lam thay đôi vân chuyên bun cat doc bơ

biên. Chính yếu tố này đã tác động gây bôi tu môt sô nơi tai đơi ven biên Hai Phong.

Đới ven biển Hải Phòng tập trung hệ thống cảng biển lớn nhất miền Bắc . Đây chinh la

đâu môi giao thông quan trong trong nươc va quôc tê . Khu vưc co hê thông cang biên phân

bô vơi mât đô day , giao thông vân tai thuy rât phat triên . Đây chinh la nguyên nhân gây xao

trôn trâm tich đay khu vưc , gây anh hương va thay đôi vân chuyên bun cat , làm gia tăng hiện

tương bôi tu gây biên đông luông lach tai khu vưc nghiên cưu.

Chƣơng 5. CÁC GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU TAI BIẾN

5.1. Giải pháp kinh tế - ky thuật

Các giải pháp dự báo, phòng tránh tai biến xói lở - bồi tụ

Cân dư bao chinh xac , kịp thời các khu vực , các đoạn bờ có nguy cơ xói lở , bôi tu

biên đông luông lach đê co biên phap phong tranh thich hơp . Cảnh báo tai biến bao gồm tổ

chức theo dõi tai biến và thông tin kịp thời tới người dân và phát lệnh tổ chức di dời dân cư

vĩnh viễn hoặc tạm thời ra khỏi khu vực nguy hiểm. Trong đo, cần gấp rút xây dựng hệ thống

biển báo, phao cảnh báo tại các khu vực thường bị xói lở, vùng cửa sông bị bồi tụ mạnh để

hướng dẫn cho nhân dân và tàu thuyền qua lại. Xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu kiểm soát

tai biên theo địa bàn xa, huyện bằng hệ thông tin địa lý (GIS).

Các giải pháp kỹ thuật

Các giải pháp công trình giảm thiểu tai biến xói lở bờ biển

Hệ thống kè mỏ hàn (cọc gỗ; màn chắn gỗ; đá hộc; đá tảng; bê tông cốt thép, buy, cừ

Page 17: Ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS nghiên cứu tai biến ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/8088/1/01050000885.pdf · đánh giá biến động đường bờ

thép...). Khu vực đới ven biển nghiên cứu đã thử nghiệm xây dựng kè mỏ hàn chữ T kết hợp

nuôi bãi ở Cát Hải đã đạt được hiệu quả ban đầu. Như vậy cần tiếp tục áp dụng công trình

này cho các khu vực có đặc điểm tương đồng như khu vực Đồ Sơn, Dương Kinh. Khi áp

dụng công trình kè mỏ hàn chữ T nên kết hợp với trồng cây ngập mặn tại những bẫy trầm tích

của kè để giữ trầm tích tại đây vừa phát triển thảm thực vật chắn sóng bảo vệ bờ biển. Đê

ngâm pha song, chăn song được áp dụng xây dựng cho khu vực có sóng lơn như Cat Hai, mũi

Đồ Sơn . Hệ thống rào cản chắn sóng, giảm sóng như: sử dụng tấm cừ (cừa thép, cừ gỗ, cừ

nhựa) kết hợp với những phên, thảm cây chắn sóng và điều tiết lưu tốc dòng chảy chống xói

lở bờ biển còn gọi là tường chắn sóng.

Đê bao sông và đê biển cần tiếp tục nâng cấp và xây mới để đảm bảo ổn định bờ biển

từng khu vực. Trong thiết kế đê cần chú ý tới các yếu tố giảm thiếu tai biến kết hợp với chống

xâm nhập mặn, thoát lũ, đảm bảo cho các hoạt động nuôi trồng thủy sản và giao thông thủy

thuận lợi. Với khu vực nghiên cứu để hạn chế, giảm thiểu đến mức thấp tình trạng xói lở tại

dải bờ ven biển Hải Phòng, cần tiếp tục nâng cấp và sửa chữa những tuyến đê biển như tuyến

Hoàng Châu, Văn Chấn, Bến Gót – Gia Lộc, đầu tư xây dựng hệ thống đê bao có tác dụng

ngăn mặn, trữ nước, chắn sóng,… (bao gồm đê sông và đê biển vùng cửa Nam Triệu, cửa

Bạch Đằng). Công trình kè mái đã được áp dụng tại các tuyến đê ven biển Hải Phòng như ở

khu vực Hoàng Châu - Văn Chấn (Cát Hải) và tuyến đê Cầm Cập (Cầu Rào - Đồ Sơn) mang

lại hiệu quả nên tiếp tục thực hiện các công trình kè lát mái để tăng hiệu quả chống xói lở.

Ngoài ra, một số giải pháp kỹ thuật có thể áp dụng như: trông rưng phi lao , rưng ngâp măn

chăn song, bảo vệ bờ biển ; nuôi bai đê bô sung lương bun cat tư nơi khac vao nơi thiêu hut

trâm tich.

Giải pháp phòng chống bồi tụ

Giải pháp bị động: Khi phát sinh bồi lắng thì giải pháp bị động là nạo vét luồng lạch

hay cửa sông… để duy trì độ sâu phục vụ cho quá trình thoát nước. Giải pháp này mang lại

hiệu quả tức thời, đáp ứng nhu cầu sản xuất. Tuy nhiên, cần phải theo dõi thường xuyên và có

kế hoạch nạo vét kịp thời và tốn kém nhiều tiền của, công sức.

Giải pháp công trình chủ động: Ngăn bớt bùn cát từ xa đến bằng các công trình hướng

dòng có thể sử dụng những công trình như đê ngầm hướng dòng, kè mỏ hàn hướng dòng,

phao hướng dòng để thay đổi hướng dòng chảy hợp lý.

5.2. Các giải pháp về quy hoạch

Quy hoạch sử dụng hợp lý lãnh thổ - lãnh hải là giải pháp giảm thiểu tai biến nói

chung và tai biến xói lở - bồi tụ nói riêng một cách chủ động, có hiệu quả cao và tiết kiệm.

Trước hết cần điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội theo từng khu vực dựa

trên những đánh giá về tai biến xói lở - bồi tụ. Như vậy sẽ khoanh vùng được những khu vực

chịu ảnh hưởng của tai biến ở những mức độ khác nhau, quy hoạch các khu vực hợp lý để

phòng tránh giảm thiểu tác động tai biến, mang lại lợi ích cao nhất.

5.3. Các giải pháp về chính sách

Tổ chức thực hiện các chính sách, pháp luật về quản lý tổng hợp tài nguyên - môi

trường biển và phòng chống tai biến xói lở - bồi tụ trong phạm vi đới ven biển Hải Phòng.

Xây dựng mô hình với các chính sách khuyến khích và hỗ trợ cộng đồng bảo vệ rừng ngập

mặn và xây dựng quy chế bảo vệ bờ biển và khai thác hiệu quả hệ thống sông ngòi ven biển.

5.4. Các giải pháp về tuyên truyền giáo dục

Nâng cao nhận thức, kiến thức, kinh nghiệm phòng tránh tai biến nói chung và tai

biến xói lở - bồi tụ nói riêng cho cộng đồng thông qua tuyên truyền giáo dục, tập huấn, bằng

các giải pháp mềm dẻo, linh hoạt và thiết thực. Bên cạnh đó cần lập quỹ bảo hiểm thiên tai

nhằm chia sẻ bớt thiệt hại cho cộng đồng chịu tác động của tai biến.

Page 18: Ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS nghiên cứu tai biến ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/8088/1/01050000885.pdf · đánh giá biến động đường bờ

KÊT LUÂN

Từ các kết quả nghiên cứu thu được trong luận văn, có thể rút ra được một số kết luận

khoa học sau:

1. Các yếu tố ảnh hưởng đến tai biến xói lở - bồi tụ đới ven biển Hải Phòng bao gồm

các yếu tố tự nhiên (như đặc điểm địa hình, địa mạo đường bờ; các yếu tố động lực biển khu

vực nghiên cứu; thành phần cấu tạo đường bờ; các đặc trưng khí hậu của khu vực) và các

hoạt động nhân sinh (san lấp mở rộng khu đô thị; khai hoang để nuôi trồng thủy sản ven biển;

khai hoang nông nghiệp; xây dựng các khu công nghiệp và du lịch ven biển; khai thác

khoáng sản ven biển; xây dựng các hệ thống giao thông vận tải thủy).

2. Sơ đồ đường bờ biển từ năm 1989 đến năm 2011 cho thấy xu hướng biến động

chung của khu vực nghiên cứu là bồi tụ lấn biển với tốc độ trung bình khoảng 30-45m/năm.

Trong đó tốc độ biến động đường bờ là khác nhau ở những vị trí khác nhau và trong các giai

đoạn khác nhau.

- Theo hình thái, cấu tạo đường bờ, khu vực bồi tụ lấn biển mạnh nhất là khu vực các

bãi bồi của huyện Tiên Lãng (60 - 63m/năm), Kiến Thụy (59 - 63m/năm), và phía tây nam

Đồ Sơn (60m/năm); khu vực đường bờ là cửa sông điển hình là cửa Cấm có tốc độ lấn biển

cao đạt trung bình 172 - 179m/năm; khu vực đường bờ cấu tạo bởi đá rắn chắc ở đảo Cát Bà,

Cát Hải, mũi Đồ Sơn gần như không thay đổi.

- Theo ranh giới hành chính, khu vực lấn biển mạnh nhất là khu vực đới ven biển

quận Hải An, huyện Tiên Lãng, huyện Kiến Thụy và khu vực biến động thấp nhất là khu vực

đới ven biển huyện Cát Hải.

- Theo các giai đoạn nghiên cứu, giai đoạn đường bờ biến động mạnh nhất là giai

đoạn 1995 - 1999 và giai đoạn 2007 - 2011. Các giai đoạn đường bờ ít biến động là giai đoạn

1989 - 1995 và giai đoạn 2003 - 2007.

3. Từ việc đánh giá biến động đường bờ vùng ven biển Hải Phòng cho thấy các khu

vực có tai biến xói lở diễn ra khá mạnh mẽ là khu vực phía tây bắc đảo Cát Hải, tại đây xói lở

xâm thực sâu vào phía đảo tạo ra một kênh dẫn lớn (năm 2007) là Lạch Huyện hiện nay. Khu

vực khác có biểu hiện xói lở là bán đảo Đình Vũ nhưng cường độ xói lở không lớn. Tai biến

liên quan đến bồi tụ gây biến động luồng lạch ở khu vực xảy ra mạnh mẽ ở Cửa Cấm, trong

vòng 22 năm qua, lòng sông bị thu hẹp, cửa sông tiến ra biến 5,5 - 6km, bồi tụ lòng sông diễn

ra mạnh mẽ khiến cho cảng Cấm bị suy thoái và dẫn đến không sử dụng được.

4. Từ các đánh giá và phân tích hiện trạng tai biến xói lở - bồi tụ và nguyên nhân gây

nên tai biến tại vùng ven biển Hải Phòng, luận văn đề xuất áp dụng giải pháp xây dựng và tu

sửa tuyến đê biển có kè lát mái; đồng thời xây dựng hệ thống kè mỏ hàn kết hợp nuôi bãi và

trồng cây ngập mặn cho khu vực xói lở ở đảo Cát Hải (Hoàng Châu - Văn Chấn, Bến Gót -

Gia Lộc…) và khu vực đê biển 1 thuộc quận Dương Kinh, quận Đồ Sơn. Thêm nữa tiếp tục

nghiên cứu, tìm địa điểm phù hợp, quy hoạch, di dời cảng Cấm (cảng Chùa Vẽ) đến vùng

nước sâu để giảm thiểu các thiệt hại từ tai biến bồi tụ luồng lạch gây ra.

References

1. Lại Huy Anh, Uông Đình Khanh, Võ Thịnh, Trần Hằng Nga, Tống Phúc Tuấn, Ngô

Anh Tuấn và Nguyễn Thanh Hoa (1999), Nghiên cứu đặc điểm địa chất, địa mạo

phục vụ quy hoạch phát triển du lịch khu vực Hạ Long - Cát Bà, Đề án Quy hoạch

tổng thể phát triển du lịch Hạ Long - Cát Bà, Hợp tác nghiên cứu giữa Viện Nghiên

cứu và Phát triển Du lịch và Viện Địa lý.

2. Lê Duy Bách (1989), Đặc điểm kiến tạo và tiềm năng khoáng sản khu vực Biển Đông,

Địa chất Biển Đông và các vùng kế cận.

Page 19: Ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS nghiên cứu tai biến ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/8088/1/01050000885.pdf · đánh giá biến động đường bờ

3. Bảng thủy triều, 2011. Viên Ky thuât Biên.

4. Nguyễn Biểu và nnk (1985), Báo cáo kết thúc đề tài 48.06.06 - Địa chất khoáng sản

rắn ven biển Việt, Trung tâm Địa chất Khoáng sản Biển.

5. Nguyễn Biểu, Nguyễn Thị Kim Hoàn và n.n.k (1985), Địa chất khoáng sản ven biển

Việt Nam, Lưu trữ Viện Khoa học Việt Nam.

6. Nguyễn Biểu, Trịnh Thanh Minh, Hoàng Văn Thức và n.n.k (1997), Báo cáo thuyết

minh bản đồ địa chất vùng biển ven bờ (0- 30m nước) Hải Phòng - Móng Cái tỉ lệ

1:500.000, Lưu trữ Liên đoàn Địa chất biển.

7. Cổng thông tin thành phố Hải Phòng, http://www.haiphong.gov.vn/

8. Cục thống kê tỉnh Quảng Ninh, Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh (2010).

9. Cục thống kê tỉnh Hải Phòng, Niên giám thống kê Hải Phòng (2010).

10. Nguyễn Văn Cừ và nnk (1977), Nghiên cứu xác định nguyên nhân biển lấn vào đảo

Cát Hải và bước đẩu đề xuất biện pháp công trình phòng chống chủ yếu, Tuyển tập

tài nguyên và môi trường biển, tập IV, Hà Nội (1997).

11. Nguyễn Hữu Cử và nnk (1995), Những đặc trưng cơ bản về môi trường địa chất

vùng vịnh Hạ Long, Tuyển tập tài nguyên và môi trường biển, tập IV, NXB Khoa học

và Kỹ thuật Hà Nội (1997).

12. Nguyễn Đức Cự (1993), Đặc điểm địa hóa bãi triều cửa sông ven biển Hải Phòng -

Quảng Yên, Luận án Phó tiến sỹ, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc

gia Hà Nội.

13. Đào Bùi Din, Nguyễn Minh Hiệp và nnk (2009), Báo cáo “Điều tra đặc điểm địa

chất, địa động lực, địa chất khoáng sản, địa chất môi trường và dự báo tai biến địa

chất vùng biển Hải Phòng – Quảng Ninh từ 0- 30 m nước tỷ lệ 1:100.000 và vùng

biển trọng điểm Bạch Long Vỹ tỷ lệ 1:50.000, Dự án: “Điều tra đặc điểm địa chất, địa

động lực, địa chất khoáng sản, địa chất môi trường và dự báo tai biến địa chất các

vùng biển Việt Nam".

14. Nguyễn Đình Dương, Lê Thị Thu Hiền, Lê Kim Thoai và Nguyễn Hạnh Quyên

(1999), Xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ đánh giá môi trường chiến lược quy hoạch

phát triển thành phố Hạ Long và vùng lân cận, ứng dụng viễn thám và hệ thông tin

địa lý trong quy hoạch môi trường, Dự án Xây dựng năng lực cho phát triển bền vững

ở Việt Nam do Cộng đồng Flemish, Bỉ tài trợ.

15. Dự báo hiện tượng xói lở, bồi tụ bờ biển, cửa sông và các giải pháp phòng tránh KC-

09-05 (2001-2004), Bộ Khoa học Công nghệ.

16. Nguyễn Đức Đại (1996), Điều tra địa chất đô thị thành phố Hải Phòng, Chương trình

địa chất đô thị Việt Nam, Cục Địa chất Việt Nam, Bộ Công nghiệp - Bộ Xây dựng.

17. Nguyên Xuân Hiên , Dương Ngọc Tiên , Nguyên T họ Sáo (2012), Tính toán và phân

tích xu thê bôi t ụ xói lở khu vực Cửa Đáy, Tuyên tâp báo cáo Hôi th ảo Khoa học

Quôc gia vê Khí tư ợng, Thủy văn, Môi trường và Biên đôi khí hâu lân t hứ XV, Tâp

2, Thủy văn - Tài nguyên nước, môi trường và Biên , NXB Khoa học và Kỹ thuât Hà

Nôi (tháng 3 năm 2012), tr. 241-246.

18. Hiện trạng và nguyên nhân bồi xói dải bờ biển Việt Nam- Đề xuất các biện pháp

KHKT bảo vệ và khai thác vùng đất ven biển KT-03-14 (1991-1995), Bộ Khoa học

Công nghệ.

19. Nguyễn Chu Hồi và nnk (1996), Sử dụng hợp lý các hệ sinh thái tiêu biểu ven bờ Việt

Nam, Báo cáo đề tài KT - 03 - 11.

20. Nguyễn Chu Hồi, Trần Đức Thạnh và nnk (1997), Đánh giá ảnh hưởng của đập

Đình Vũ đến động lực của vùng Cửa Cấm - Nam Triệu liên quan đến sa bồi luồng tàu

cảng Hải Phòng, Tuyển tập tài nguyên và môi trường biển, tập IV, Hà Nội (1997).

21. Lê Thị Thu Hiền (2005), Nghiên cứu, xác lập cơ sở khoa học cho việc quy hoạch,

quản lý môi trường vùng Hải Phòng và phụ cận, Luận án Tiến sỹ, Trường Đại học

Page 20: Ứng dụng công nghệ viễn thám và GIS nghiên cứu tai biến ...repository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/8088/1/01050000885.pdf · đánh giá biến động đường bờ

Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.

22. Nghiên cứu dự báo phòng chống sạt lở bờ sông, bờ biển Miền Trung KHCN-5B

(1999-2000), Bộ Khoa học Công nghệ.

23. Nguyễn Thị Minh Ngọc, Mai Trọng Nhuận, Đỗ Thuỳ Linh, Nguyễn Thị Hồng Huế,

Phạm Bảo Ngọc (2008), Đánh giá mức độ tổn thương của vịnh Tiên Yên - Hà Cối

(tỉnh Quảng Ninh), phục vụ quy hoạch sử dụng bền vững tài nguyên - môi trường,

Tuyển tập báo cáo hội nghị “Địa chất biển Việt Nam và phát triển bền vững”, Quảng

Ninh, 10/2008, tr 619-631.

24. Mai Trọng Nhuận và nnk (1996), Nghiên cứu và lập bản đồ địa chất môi trường biển

nông ven bờ (0-30m nước) Nga Sơn – Hải Phòng, tỷ lệ 1: 500.000, Lưu trữ Liên đoàn

Địa chất biển, Hà Nội.

25. Mai Trọng Nhuận và nnk (2007), Hợp phần “Đất ngập nước ven biển Việt Nam”

thuộc dự án “Ngăn ngừa xu hướng suy thoái môi trường biển Đông và vịnh Thái

Lan”, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.

26. Phạm Thị Nhượng (1998), Dự án cải tạo và nâng cấp Cảng Hải Phòng giai đoạn 2

(tóm tắt báo cáo nghiên cứu khả thi), Tổng công ty tư vấn thiết kế giao thông vận tải,

Bộ giao thông vận tải.

27. Nguyễn Thọ Sáo (2002), Áp dụng mô hình toán trong nghiên cứu và dự báo hiện

tượng bồi tụ và xói lở vùng cửa sông ven biển Việt Nam, Proceedings of the meeting

on coastal dynamics, Nam Dinh.

28. Nguyễn Thọ Sáo, Nguyễn Minh Huấn, Ngô Chí Tuấn, Đặng Đình Khá (2010), Biến

động trầm tích và diễn biến hình thái khu vực cửa sông ven bờ Cửa Tùng, Quảng Trị,

Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Tập 26, số 3S, 427.

29. Nguyễn Thọ Sáo, Nguyễn Minh Huấn (2011), Nghiên cứu bồi lấp cửa Ba Lai, Bến

Tre, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Tập 27, số 1S,

211-217.

30. Trần Đức Thạnh, Nguyễn Đức Cự, Nguyễn Hữu Cử, Đỗ Đình Chiến (2000), Nghiên

cứu dự báo, phòng chống sạt lở bờ biển Bắc Bộ từ Quảng Ninh tới Thanh Hoá, Báo

cáo Tổng hợp Dự án Độc lập cấp nhà nước KHCN - 5A, Lưu trữ tại Viện Tài nguyên

và Môi trường biển.

31. Trần Đức Thạnh (2004), Dự báo hiện tượng xói lở, bồi tụ bờ biển cửa sông miền Bắc

và giải pháp phòng chống, Lưu trữ tại Viện Viện Tài nguyên và Môi trường biển.

32. Trần Anh Tú, Đỗ Đình Chiến, Nguyễn Thọ Sáo (2002), Áp dụng mô hình SBEACH

tính toán biến dạng địa hình đáy khu vực phía nam đảo Cát Hải, Tài nguyên và Môi

trường biển, Tập IX, Nxb KH&KT Hà Nội, trang 23 - 32.

33. Đinh Văn Ưu, Nguyễn Thọ Sáo, Hà Thanh Hương, Trần Quang Tiến (2005), Xây

dựng triển khai quy trình tính toán và dự báo xói lở bờ biển cửa song, Tài nguyên và

Môi trường Biển, NXB KHKT, Hanoi, p. 236.

34. Bùi Văn Vượng, Trần Đức Thạnh, Đỗ Thị Thu Hương, Cao Thị Thu Trang (2007),

Nạo vét ở cảng Hải Phòng và một số ảnh hưởng của nó đến môi trường và hệ sinh

thái biển, Trường Đại học Hàng hải Việt Nam, trang 202 - 209.