năm 2014 - viendinhduong.vnviendinhduong.vn/viewpdf.aspx?n=/tt tin dd_2014/tl huong dan gs...

99
Năm 2014 TÀI LIU HƯỚNG DN ĐIỀU TRA GIÁM SÁT DINH DƯỠNG TRẺ EM

Upload: others

Post on 31-Aug-2019

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Năm 2014

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN ĐIỀU TRA GIÁM SÁT DINH DƯỠNG TRẺ EM

KHOA GS & CSDD / VDD TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN GIÁM SÁT TỶ LỆ SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM NĂM 2014

M01 - 2

BỘ Y TẾ - VIỆN DINH DƯỠNG KHOA GIÁM SÁT VÀ CHÍNH SÁCH DINH DƯỠNG

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN

ĐIỀU TRA GIÁM SÁT DINH DƯỠNG NĂM 2014

(Bảng cập nhập 7/7/2014)

(Dùng cho cán bộ giám sát tuyến tỉnh)

HÀ NỘI THÁNG 7 NĂM 2014

M.01

KHOA GS & CSDD / VDD TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN GIÁM SÁT TỶ LỆ SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM NĂM 2014

M01 - 3

MỤC LỤC 1 ĐIỀU TRA GIÁM SÁT PHÒNG CHỐNG SDD TRẺ EM ...........................................................6

1.1 Nội dung thông tin thu thập ........................................................................................................ 6

1.2 Phạm vi theo dõi: ........................................................................................................................ 8

1.3 Thời gian và nội dung các công việc chính ................................................................................ 8

2 NỘI DUNG ĐIỀU TRA GIÁM SÁT DINH DƯỠNG ..................................................................10

2.1 Chọn ngẫu nhiên hệ thống cụm điều tra ................................................................................... 10

2.1.1 Chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống trong GSDD ............................................................................10

2.1.2 Số cụm và cỡ mẫu điều tra ........................................................................................................10

2.1.3 Kiểm tra khẳng định danh sách cụm điều tra ............................................................................11

2.1.4 Đề nghị thay đổi cụm điều tra ...................................................................................................11

2.2 Chọn ngẫu nhiên thôn/ tổ ......................................................................................................... 13

2.2.1 Tại sao lại ngẫu nhiên ................................................................................................................13

2.2.2 Lấy danh sách thôn/ tổ của các cụm được chọn ........................................................................13

2.2.3 Thời điểm chọn ..........................................................................................................................13

2.2.4 Các phương pháp chọn ngẫu nhiên 3 thôn/ tổ ...........................................................................14

2.3 Kế hoạch và kinh phí điều tra ................................................................................................... 16

2.3.1 Bảng kế hoạch điều tra giám sát dinh dưỡng ............................................................................16

2.3.2 Phương pháp xây dựng kế hoạch GSDD ...................................................................................16

2.3.3 Phương pháp xây dựng kinh phí điều tra GSDD.......................................................................16

2.4 Chọn đối tượng điều tra ............................................................................................................ 17

2.4.1 Tại sao lại ngẫu nhiên ................................................................................................................17

2.4.2 Cách chọn trẻ ngẫu nhiên khi không có danh sách ...................................................................17

2.4.3 Chọn ngẫu nhiên trẻ đầu tiên .....................................................................................................18

2.4.4 Danh sách trẻ dưới 5 tuổi để chọn ngẫu nhiên ..........................................................................18

2.4.5 Cách chọn trẻ ngẫu nhiên theo danh sách .................................................................................19

2.4.6 Quy trình chọn trẻ theo danh sách .............................................................................................21

2.4.7 Thời điểm chọn ..........................................................................................................................21

2.5 Phối hợp và lồng ghép trong điều tra GSDD ........................................................................... 22

2.5.1 Tại sao cần phối hợp trong điều tra GSDD ...............................................................................22

2.5.2 Cách phối hợp trong điều tra GSDD .........................................................................................22

2.5.3 Lồng ghép trong điều tra GSDD ...............................................................................................23

2.6 Công cụ điều tra ....................................................................................................................... 24

2.6.1 Công cụ chính của điều tra GSDD ............................................................................................24

KHOA GS & CSDD / VDD TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN GIÁM SÁT TỶ LỆ SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM NĂM 2014

M01 - 4

2.6.2 Ảnh hưởng của công cụ điều tra tới chất lượng số liệu .............................................................24

2.6.3 Các tiêu chí chất lượng công cụ điều tra trong GSDD ..............................................................24

2.6.4 Dụng cụ cân: ..............................................................................................................................24

2.6.5 Kiểm tra và duy trì chất lượng công cụ điều tra ........................................................................25

2.7 Đội điều tra GSDD ................................................................................................................... 26

2.7.1 Tại sao phải tổ chức đội điều tra giống nhau.............................................................................26

2.7.2 Cơ cấu tổ chức của điều tra GSDD ...........................................................................................26

2.7.3 Vai trò và chức năng nhiệm vụ của đội trưởng .........................................................................27

2.7.4 Vai trò và chức năng nhiệm vụ của điều tra viên ......................................................................27

2.8 Tập huấn điều tra giám sát dinh dưỡng .................................................................................... 30

2.8.1 Tập huấn đội trưởng và điều tra viên ........................................................................................30

2.8.2 Mục tiêu của lớp tập huấn .........................................................................................................30

2.8.3 Tổ chức lớp tập huấn .................................................................................................................30

2.9 Chuẩn bị điều tra thực địa ........................................................................................................ 31

2.9.1 Chuẩn bị tốt, điều tra sẽ thuận lợi ..............................................................................................31

2.9.2 Phân công công việc, thông báo kế hoạch .................................................................................31

2.9.3 Tổ chức hội nghị chuẩn bị triển khai hoạt động điều tra GSDD ...............................................31

2.9.4 Liên hệ với huyện, xã chuẩn bị đến điều tra ..............................................................................32

2.9.5 Chuẩn bị cá nhân của các thành viên đội điều tra .....................................................................32

2.10 Quy trình điều tra thực địa........................................................................................................ 33

2.10.1 Các giai đoạn trong điều tra GSDD ở một cụm ...................................................................33

2.10.2 Trước khi xuống cụm điều tra ..............................................................................................33

2.10.3 Bắt đầu điều tra ở cụm .........................................................................................................33

2.10.4 Các bước được điều tra của một đối tượng điều tra .............................................................33

2.10.5 Giám sát chất lượng điều tra ................................................................................................35

2.10.6 Các bước cần thực hiện sau khi kết thúc điều tra tại cụm ....................................................35

2.11 Kết thúc và báo cáo điều tra ..................................................................................................... 36

2.12 Kiểm tra và gửi phiếu ............................................................................................................... 37

2.12.1 Phiếu làm sạch .....................................................................................................................37

2.12.2 Khi nào thì tiến hành làm sạch phiếu ...................................................................................37

2.12.3 Trình tự xắp xếp phiếu .........................................................................................................37

2.12.4 Khi nào thì gửi phiếu ...........................................................................................................37

3 HƯỚNG DẪN PHƯƠNG PHÁP KỸ THUẬT CỦA GSDD ........................................................38

3.1 QUY TRÌNH CÂN ĐO TRẺ TẠI CỘNG ĐỒNG ................................................................... 38

KHOA GS & CSDD / VDD TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN GIÁM SÁT TỶ LỆ SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM NĂM 2014

M01 - 5

3.2 QUY TRÌNH ĐO CHIỀU DÀI/CAO TRẺ TẠI CỘNG ĐỒNG ............................................. 41

3.2.1 Đối với trẻ dưới 2 tuổi (0-23 tháng) đo chiều dài nằm. .............................................................42

3.2.2 Đối với trẻ từ 2 tuổi trở lên: đo chiều cao đứng. .......................................................................42

3.3 HƯỚNG DẪN CÁCH PHỎNG VẤN VÀ ĐIỀN PHIẾU ĐIỀU TRA GIÁM SÁT DINH DƯỠNG BÀ MẸ VÀ TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI NĂM 2014 ................................................................ 43

3.3.1 Các ký hiệu và loại thông tin trên phiếu điều tra .......................................................................43

3.3.2 PHẦN I & II: THÔNG TIN XÁC ĐỊNH VÀ THÔNG TIN MẸ .............................................45

3.3.3 PHẦN III: NHÂN TRẮC ..........................................................................................................47

3.3.4 PHẦN IV: THÔNG TIN TRẺ KHI SINH VÀ BỔ SUNG VI CHẤT ......................................49

3.3.5 PHẦN VI: TRẺ ỐM/BỆNH, BÚ MẸ .......................................................................................52

3.3.6 PHẦN VII: TRẺ DƯỚI 2 TUỔI BÚ MẸ VÀ ĂN BỔ SUNG ..................................................53

3.3.7 PHẦN IX: TIẾP XÚC VỚI CHƯƠNG TRÌNH DINH DƯỠNG .............................................62

3.4 PHẢN HỒI KẾT QUẢ ĐIỀU TRA TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CHO BÀ MẸ VÀ ĐỊA BÀN ĐIỀU TRA................................................................................................................................... 64

3.4.1 Phiếu phản hồi ...........................................................................................................................64

3.4.2 Xác định trẻ suy dinh dưỡng .....................................................................................................64

3.4.3 Viết kết luận ..............................................................................................................................66

3.5 CÁCH PHOTOCOPY VÀ ĐÓNG PHIẾU PHỎNG VẤN ..................................................... 66

KHOA GS & CSDD / VDD TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN GIÁM SÁT TỶ LỆ SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM NĂM 2014

M01 - 6

1 ĐIỀU TRA GIÁM SÁT PHÒNG CHỐNG SDD TRẺ EM

1.1 Nội dung thông tin thu thập Điều tra giám sát được các Trung tâm Y tế dự phòng Tỉnh thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 7 cho đến hết tháng 9 hàng năm. Điều tra giám sát nhằm mục đích thu thập các thông tin dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi và bà mẹ để phục vụ cho việc đánh giá các chương trình hoạt động phòng chống trẻ SDD của Chiến lược Quốc gia về Dinh dưỡng giai đoạn 2011- 2020.

Chiến lược Quốc gia về Dinh dưỡng Thông tin thu thập của giám sát dinh dưỡng

Mục tiêu 2: Cải thiện tình trạng dinh dưỡng của bà mẹ và trẻ em.

Giảm tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn ở phụ nữ tuổi sinh đẻ xuống còn 15% vào năm 2015 và dưới 12% vào năm 2020.

3.4 - Cân nặng của bà mẹ 3.5 - Chiều cao của bà mẹ

Giảm tỷ lệ trẻ có cân nặng sơ sinh thấp (dưới 2500 gam) xuống dưới 10% vào năm 2015 và dưới 8% vào năm 2020.

4.3 - Cân nặng của trẻ khi sinh.

Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi xuống còn 26% vào năm 2015 và xuống còn 23% vào năm 2020.

1.3 - Ngày điều tra. 3.3 - Ngày sinh của trẻ. 3.5 - Chiều cao/ dài của trẻ. Giới của trẻ

Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ em dưới 5 tuổi xuống 15% vào năm 2015 và giảm xuống 12,5% vào năm 2020.

1.3 - Ngày điều tra. 3.3 - Ngày sinh của trẻ. 3.4 - Cân nặng của trẻ. Giới của trẻ

Đến năm 2020, chiều cao của trẻ trai và gái 5 tuổi tăng từ 1,5cm - 2cm

1.3 - Ngày điều tra. 3.3 - Ngày sinh của trẻ. 3.5 - Chiều cao/ dài của trẻ.

Khống chế tỷ lệ béo phì ở trẻ em dưới 5 tuổi ở mức dưới 5% ở nông thôn và dưới 10% ở thành phố lớn vào năm 2015 và tiếp tục duy trì đến năm 2020.

3.4 - Cân nặng của trẻ . 3.5 - Chiều cao/ dài của trẻ. Giới của trẻ

Dự án 2: Phòng chống suy dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em, nâng cao tầm vóc người Việt Nam

Tổ chức các hoạt động tư vấn về dinh dưỡng bao gồm: chế độ dinh dưỡng, chế

9.1 - Bà mẹ được tiếp xúc cán bộ y tế. 9.2 - Bà mẹ được nghe, xem, tư vấn (K - Uống viên

KHOA GS & CSDD / VDD TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN GIÁM SÁT TỶ LỆ SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM NĂM 2014

M01 - 7

Chiến lược Quốc gia về Dinh dưỡng Thông tin thu thập của giám sát dinh dưỡng độ nghỉ ngơi, kiến thức về việc bổ sung viên sắt/viên đa vi chất phòng chống thiếu máu thiếu sắt trong quá trình theo dõi thai nghén;

sắt khi mang thai; L - Kéo dài thời gian nghỉ thai sản).

Hỗ trợ và thúc đẩy nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và ăn bổ sung hợp lý cho trẻ dưới 2 tuổi;

Toàn bộ các câu 7.x và 8.x về thông tin nuôi dưỡng trẻ nhỏ nhất dưới 2 tuổi.

Xây dựng câu lạc bộ dinh dưỡng để chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc dinh dưỡng nhằm nâng cao kiến thức và thực hành dinh dưỡng vì sự phát triển của thai nhi;

Câu 9.2 - Bà mẹ được nghe, xem, tư vấn, nguồn thông tin 1(câu lạc bộ, nhóm dinh dưỡng).

Chăm sóc sức khoẻ và dinh dưỡng hợp lý cho phụ nữ mang thai, góp phần phòng chống suy dinh dưỡng thấp còi và nâng cao tầm vóc;

5.5 - 5.7 Bổ sung sắt, đa vi chất khi mang thai.

Theo dõi biểu đồ tăng trưởng của trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt đối với trẻ < 2 tuổi đi kèm theo tư vấn giúp trẻ tăng trưởng bình thường;

9.2 - Được nghe, xem, tư vấn:J - Thông tin về sự tăng trưởng và phát triển của trẻ.

Mục tiêu 3: Cải thiện tình trạng vi chất dinh dưỡng

Đến năm 2015, tỷ lệ hộ gia đình dùng muối i-ốt hàng ngày đủ tiêu chuẩn phòng bệnh (≥ 20 ppm) đạt > 90%,

9.3 - Hiện tại gia đình có dùng muối hoặc bột canh có trộn I ốt. (Dự kiến sang năm 2014: 9.4 - Kết quả kiểm tra muối I ốt tại hộ gia đình).

Dự án3: Phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng

Phòng chống thiếu vitamin A: bổ sung vitamin A liều cao 2 lần/nămcho trẻ em 6- 36 tháng tuổi

4.4 -Trẻ có uống Vitamin A từ các nguồn khác nhau trong 6 tháng qua.

Bổ sung vitamin A liều cao cho bà mẹ trong vòng 1 tháng sau khi sinh

5.1 Sau khi sinh trẻ nhỏ nhất, bà mẹ có được uống viên Vitamin A.

Phòng chống thiếu máu do thiếu sắt: bổ sung viên sắt/acid folic cho phụ nữ có thai, phụ nữ tuổi sinh đẻ.

5.5 - Trong 6 tháng qua, bà mẹ có uống viên sắt hoặc sắt folat và số tháng được uống.

Triển khai việc tẩy giun định kỳ cho trẻ 4.7 - Trẻ có được tẩy giun trong 6 tháng qua.

KHOA GS & CSDD / VDD TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN GIÁM SÁT TỶ LỆ SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM NĂM 2014

M01 - 8

Chiến lược Quốc gia về Dinh dưỡng Thông tin thu thập của giám sát dinh dưỡng em từ 2 đến 5 tuổi và phụ nữ độ tuổi sinh đẻ dựa trên hướng dẫn chẩn đoán và điều trị của Bộ Y tế;

5.2 - Bà mẹ có uống thuốc tẩy giun trong 6 tháng qua.

Phòng chống rối loạn do thiếu I-ốt: vận động người dân sử dụng muối có bổ sung I-ốt;

9.3 - Gia đình có dùng muối hoặc bột canh có trộn I ốt khi nấu ăn hoặc pha chấm không?

Tăng cường vi chất vào thực phẩm: tăng cường vi chất vào bột mỳ, vitamin A vào dầu ăn, sắt vào nước chấm và các thực phẩm khác.

Câu hỏi 8.3 được tách thành hai câu 8.3A và 8.3B liên quan đến gạo và bột mì(trong trường hợp có bổ sung vi chất vào bột mỳ sau này) 8.3 N - Sử dụng dầu, mỡ 8.3 P - Nước mắm và gia vị

1.2 Phạm vi theo dõi: Hiện tại, điều tra GSDD chỉ tiến hành thu thập thông tin dinh dưỡng tại tại cộng đồng. Mỗi tỉnh sẽ tiến hành điều tra tại 30 xã được chọn ngẫu nhiên hệ thống(riêng hai thành phố lớn là HCM và Hà Nội thì chọn tách riêng 30 cụm khu vực thành phố và 30 cụm khu vực nông thôn tương tự như năm 2012)

• Mỗi xã chọn ngẫu nhiên 3 thôn/ấp hoặc địa bàn điều tra

• Mỗi thôn/ấp hay địa bàn điều tra chọn ngẫu nhiên 17 trẻ em dưới 5 tuổi.

• Đảm bảo cơ cấu dân số trẻ mỗi thôn theo tỷ lệ (2 trẻ 0-5th): (5 trẻ 6-23th): (10 trẻ 24-59th) Như vậy tổng số mẫu sẽ là: 30 3 17 = 1530 Cách chọn xãvà địa bàn điều tra sẽ hướng dẫn cụ thể dưới đây trong phần hướng dẫn kỹ thuật.

1.3 Thời gian và nội dung các công việc chính Các tỉnh sẽ tiến hành cân đo trẻ em vào tháng 7 đến hết tháng 9. Nội dung các công việc chính bao gồm: 1) Kiểm tra danh sách các cụm cần điều tra trong năm 2014 (Danh sách các cụm điều tra của các

tỉnh do Viện Dinh dưỡng cung cấp và thông báo theo công văn số 112 ngày 05/03/2014 (Phụ lục 1 - danh sách xã chọn)

2) Liên hệ các xã/ địa chính của tỉnh lấy danh sách các thôn/ tổ của các cụm được chọn. (Phụ lục 2 - Phương pháp chọn ngẫu nhiên thôn)

3) Lập kế hoạch và kinh phí theo hướng dẫn và thông qua hoạt động với Sở Y tế của tỉnh. (Phụ lục 3. Hướng dẫn tài chính xây dựng kinh phí cho điều tra giám sát dinh dưỡng của tỉnh)

KHOA GS & CSDD / VDD TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN GIÁM SÁT TỶ LỆ SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM NĂM 2014

M01 - 9

4) Liên hệ các Trạm y tế/ Trung tâm Sức khỏe sinh sản của tỉnh để lấy danh sách trẻ của các thôn/ tổ đã chọn (bước 2) trongcác cụm điều tra. Tiến hành chọn ngẫu nhiên trẻ theo cơ cấu tỷ lệ nhóm tuổi 2:5:10 (Phụ lục 4 - Phương pháp chọn ngẫu nhiên đối tượng)

5) Thông báo cho các xã và các cơ quan phối hợp về lịch và nội dung điều tra.Tổ chức hội nghị triển khai với tất cả xã được điều tra nếu cần thiết.(Phụ lục 5. Nội dung phối hợp triển khai hoạt động giám sát dinh dưỡng)

6) Chuẩn bịvà kiểm tra chất lượng cân, thước và các vật tư khác phục vụ cho điều tra. (Phụ lục 6. Tiêu chí chọn cân thước phục vụ cho điều tra giám sát dinh dưỡng)

7) Tiến hành tuyển chọn, ra quyết định về cuộc điều tra và nhân sự tham gia điều tra giám sát dinh dưỡng.(Phụ lục 7. Tổ chức các đội điều tra)

8) Tiến hành tập huấn đội trưởng và điều tra viên của điều tra GSDD. (Phụ lục 8. Tài liệu tập huấn cho học viên M02 và Giáo án giảng viên M03)

9) Chuẩn bị điều tra tại thực địa (Phục lục 9. Bảng kiểm trước khi điều tra tại thực địa BK01) 10) Tiến hành điều tra giám sát 30 cụm tại thực địa (Phụ lục 10a. Quy trình tiến hành điều tra thu

thập số liệu tại thực địa; phụ lục 10b. Giám sát đanh giá nâng cao chất lượng điều tra GSDD) 11) Kết thúc thu thập số liệu, tổng kết và viết báo cáo kết quả điều tra GSDD (Phụ lục 11. Mẫu báo

cáo điều tra giám sát dinh dưỡng năm 2014) 12) Kiểm tra, làm sạch và đóng gói phiếu gửi về Viện Dinh dưỡng (Phụ lục 12. Quy trình kiểm tra,

làm sạch và đóng gói phiếu gửi phiếu)

KHOA GS & CSDD / VDD TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN GIÁM SÁT TỶ LỆ SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM NĂM 2014

M01 - 10

2 NỘI DUNG ĐIỀU TRA GIÁM SÁT DINH DƯỠNG

2.1 Chọn ngẫu nhiên hệ thống cụm điều tra

2.1.1 Chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống trong GSDD Từ năm 1989, Viện dinh dưỡng áp dụng phương pháp điều tra giám sát dinh dưỡng30 cụm. Các cụm trong mỗi tỉnh được chọn theo phương pháp tỷ lệ cỡ dân số (PPS). Phương pháp này đã được mô tả trong các tài liệu chọn mẫu khác nhau, của WHO và các tài liệu điều tra GSDD của Viện dinh dưỡng trước đây.Phương pháp chọn mẫu này cho phép tính toán các chỉ số đại diện cho tỉnh từ các cụm điều tra mà không cần xác dịnh trọng số của các cụm. Từ năm 2010, quá trình chọn mẫu GSDD đã được tự động trên cơ sở số liệu MS Access có tên NinutPoP dựa theo phương pháp PPS. Khoảng cách nhảy cụm được tính vào năm 2011 dựa trên số liệu dân số năm 2009 và 2011. Số ngẫu nhiên ban đầu được tính trên giá trị 1/5 của khoảng cách nhảy cụm nhân với năm điều tra kể từ năm 2012. Các cụm có dân số <100 trẻ dưới 5 tuổi và các cụm không có khả năng đạt đến (được các tỉnh thông báo)vào năm 2011 bị loại ra khỏi danh sách chọn mẫu. Quá trình quay vòng chọn mẫu diễn ra trong vòng 5 năm (2012-2016).

2.1.2 Số cụm và cỡ mẫu điều tra Chọn mẫu của điều tra GSDD được tiến hành theo các bước như sau: Giai đoạn 1 - chọn cụm: Viện Dinh Dưỡng chọn ngẫu nhiên hệ thống 30 cụm (xã/ phường) hàng năm cho cách tỉnh và thành phố theo phương pháp PPS. Riêng Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh chia thành hai khu vực: thành thị và nông thôn; mỗi khu vực đó lại chọn 30 cụm cũng tuân thep phương pháp PPS. Giai đoạn 2 - chọn thôn/ tổ:

Mục đích: Hiểu và tiến hành kiểm tra danh sách cụm điều tra hàng năm. Mục tiêu: Sau khi đọc phần này, người đọc sẽ: 1) Hiểu được ý nghĩa của

việc chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống trong giám sát

2) Hiểu được tại sao phải kiểm tra danh sách

3) Hiểu để thực hiện kiểm tra danh sách cụm theo tiêu chí

4) Thông báo thay đổi cụm nếu cần

5) Sử dụng danh sách cụm điều tra cho các bước tiếp theo

Đối tượng 1) Chuyên trách quản lý số

liệu và chọn mẫu, khoa GS&CSDD-VDD

2) Cán bộ chuyên trách dinh dưỡng tỉnh/ thành phố

Tài liệu: Phụ lục 1: Danh sách các cụm điều tra GSDD theo tỉnh/ thành phố năm 2014

KHOA GS & CSDD / VDD TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN GIÁM SÁT TỶ LỆ SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM NĂM 2014

M01 - 11

Tỉnh/ thành phố chọn ngẫu nhiên 3 thôn/ tổ trong mỗi xã/ phường của danh sách 30 cụm đã chọn.

Giai đoạn 3 - chọn đối tượng: Đội điều tra GSDD của tỉnh hoặc chuyên trách dinh dưỡng tiến hành chọn ngẫu nhiên 17 trẻ mỗi thôn.

Như vậy:

• Mỗi cụm (xã/ phường) sẽ điều tra 17 trẻ × 3 thôn = 51 trẻ.

• Mỗi tỉnh sẽ điều tra 30 cụm × 51 trẻ = 1530 trẻ.

• Thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh sẽ điều tra 2 vùng × 1530 trẻ = 3060 trẻ.

• Ước lượng tổng số trẻ điều tra toàn quốc sẽ là 1950 cụm × 51 trẻ = 99450 trẻ

2.1.3 Kiểm tra khẳng định danh sách cụm điều tra Danh sách cụm điều tra đã được xác định từ năm 2012. Tuy nhiên, số liệu cụm vào thời điểm ngay trước khi điều tra có thể thay đổi theo các lý do chính sau đây: 1) Xã/ phường có thể bị tách hoặc ghép lại do yêu cầu của phát triển về kinh tế và chính trị 2) Xã/ phường có thể đã bị chuyển quản lý địa chính từ huyện này sang huyện khác hoặc từ tỉnh

này sang tỉnh khác với các lý do khác nhau. 3) Khả năng đến điều tra xã/ phường đã chọn trở nên không thể do các nguyên nhân khác nhau như

xây dựng cầu đường, an ninh quốc phòng, bất ổn về chính trị, thiên tai... 4) Dân số trẻ dưới 5 tuổi đột ngột giảm do các biến động dân số như di dân, bệnh dịch, xung đột.

2.1.4 Đề nghị thay đổi cụm điều tra Nếu tỉnh sau khi kiểm tra, rà lại các xã đã được chọn không có sự biến động kể trên thì không cần phải báo cáo lại cho Viện và tiếp tục thực hiện các bước tiếp theo dựa trên danh sách này. Ngược lại, nếu tỉnh phát hiện có các xã hoặc phường có các biến động theo 4 lý do kể trên thì sẽ phải thông báo báo bằng văn bản danh sách các xã/ phường cần hiệu chỉnh cho Khoa GS&CSDD-Viện Dinh Dưỡng. Nguyên tắc ứng phó với các xã trong danh sách điều tra GSDD có biến động như sau: 1) Xã được chọn bị tách: Chọn lại xã gốc bị tách (có số mã xã như trước khi tách). Chọn thôn dựa

trên danh sách thôn còn lại của xã 2) Xã được chọn bị ghép với xã khác không được chọn: Xã vẫn tiếp tục được chọn. Thông báo lại

mã xã của TCTK của xã sau khi ghép. Chọn thôn dựa trên danh sách thôn của xã chọn trước khi ghép.

3) Xã được chọn bị ghép với xã khác cũng được chọn: Xã vẫn tiếp tục được chọn. Thông báo lại mã xã của TCTK của xã sau khi ghép. Chọn thôn của từng xã như xã chưa từng được gộp.

4) Xã được chuyển từ huyện này sang huyện khác của cùng một tỉnh: Xã vẫn tiếp tục được chọn điều tra

KHOA GS & CSDD / VDD TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN GIÁM SÁT TỶ LỆ SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM NĂM 2014

M01 - 12

5) Xã được chuyển từ huyện này sang huyện khác của tỉnh mới: Tỉnh có xã chuyển đi sẽ chọn thêm xã mới có điều kiện địa lý và dân số tương đồng với xã đã chuyển. Tỉnh có xã chuyển đến vẫn giữ nguyên danh sách xã chọn cũ trước khi có xã mới nhập vào.

6) Xã khó tiếp cậnvới các lý do khác nhau như địa lý, chính trị hoặc xã có biến động dân số giảm: Chọn xã mới có điều kiện địa lý và dân số tương đồng với xã không tiếp cận được được.

Có nhiều xã có biến động: Nếu tổng số xã được chọn có biến động lớn hơn 2 thì sẽ phải chọn lại danh sách xã mới của tỉnh đó theo PPS

KHOA GS & CSDD / VDD TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN GIÁM SÁT TỶ LỆ SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM NĂM 2014

M01 - 13

2.2 Chọn ngẫu nhiên thôn/ tổ

2.2.1 Tại sao lại ngẫu nhiên Kết quả của điều tra GSDD sẽ không đại diện cho toàn quốc nếu mẫu không được chọn ngẫu nhiên. Chọn mẫu ngẫu nhiên đồng nghĩa với các đối tượng cùng có một cơ hội như nhau để được chọn. Sai số chọn mẫu xảy ra nếu các đối tượng không có cơ hội được chọn như nhau. Ví dụ, Sai số chọn mẫu nếu chỉ chọn các hộ ở gần đường cái. Phỏng vấn những nhà gần đường hoặc trung tâm xã rất thuận tiện nhưng cũng đồng nghĩa với việc chỉ có các hộ có kinh tế khá hơn được chọn và sẽ không đại diện cho cộng đồng (xã) nghiên cứu. Từ năm 2009, điều tra GSDD đã yêu cầu các tỉnh chọn ngẫu nhiên 3 thôn trong từng một xã. Tuy nhiên, chưa có phương pháp hữu hiệu chọn thôn đã được đề ra. Đây là một quá trình mất thời gian. Ai cũng muốn làm tắt để đỡ tốn công sức. Tuy nhiên, để cần đảm bảo mọi đối tượng sẽ có cơ hội như nhau thì cần tuân thủ đúng tài liệu hướng dẫn.

2.2.2 Lấy danh sách thôn/ tổ của các cụm được chọn Liên hệ các xã hoặc địa chính của tỉnh để lấy danh sách các thôn/ tổ (kèm theo tổng số trẻ dưới 5 tuổi) của các cụm được chọn. Bước này phải làm ngay sau khi đã được thông báo về danh sách các xã đã được chọn cho điều tra giám sát dinh dưỡng. Trong công văn yêu cầu, xã cho biết cụ thể thôn/ tổ đặc biệt cần loại ra khỏi mẫu chọn như không có đường đến vào thời điểm điều tra, an ninh chính trị hoặc xã hội không đảm bảo.

2.2.3 Thời điểm chọn Chọn thôn nên tiến hành ngay sau khi có có danh sách các thôn/ tổ của các cụm được chọn. Chuyên trách dinh dưỡng tỉnh là người chịu trách nhiệm chọn thôn/ tổ và cung cấp danh sách này lại cho đội trưởng cùng như TYT của xã/ phường. Tuy nhiên, trong trường hợp đội điều tra đã đi xuống xã/ phường và vẫn chưa có danh sách thôn thì Đội

Mục đích: Giảm thiểu sai lệch chọn mẫu trong từng cụm. Mục tiêu: Sau khi đọc phần này, người đọc sẽ: 1) Hiểu được lý do phải chia

3 thôn/ tổ 2) Biết cách chọn thôn/ tổ

dựa theo phương pháp tạo số thứ tự ngẫu nhiên

Đối tượng 1) Cán bộ chuyên trách dinh

dưỡng tỉnh/ thành phố 2) Đội trưởng đội điều tra Tài liệu: Phụ lục 2: Tệp Excel mẫu tạo số ngẫu nhiên chọn thôn

KHOA GS & CSDD / VDD TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN GIÁM SÁT TỶ LỆ SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM NĂM 2014

M01 - 14

trưởng là người chịu trách nhiệm lấy danh sách thôn tổ và tự tiến hành chọn ngẫu nhiên 3 thôn/ tổ theo phương pháp chung.

2.2.4 Các phương pháp chọn ngẫu nhiên 3 thôn/ tổ Trước khi chọn thôn tổ, tỉnh phải có danh sách các thôn/tổ của các xã/phường điều tra. Đánh số thứ tự của các thôn/tổ của xã/phường được chọn. Có hai cách chọn ngẫu nhiên 3 thôn như sau: Cách 1 - bắt thăm ngẫu nhiên:

Ghi số thứ tự của các thôn/tổ của xã/phường được chọn vào mẩu giấy cắt nhỏ giống nhau. Mỗi tờ chỉ có 1 con số thứ tự của một xã. Gập các mẩu giấy làm bốn và cho vào một cái túi hoặc mũ; Bốc ngẫu nhiên 3 mẩu giấy và ghi lại số thứ tự của thôn được chọn Tra danh sách thôn/tổ được chọn để thông báo cho đội trưởng và xã điều tra

Cách 2 - Sử dụng phần mềm Excel (hoặc phần mềm khác) để chọn số ngẫu nhiên: Vào chương trình Excel và nhập công thức =RANDBETWEEN(1;X) trong một ô bất kỳ (Ví dụ ô C4). Trong đó X là tổng số thôn/ tổ có trong xã/ phường (ví dụ ô C3).

Hình 1. Các nhận công thức ngẫu nhiên

Copy công thức xuống lần lượt cho thôn 2 và thôn 3 và 2 thôn dự bị (2 thôn dự bị sẽ được ưu tiên chọn tiếp nếu số nhẫu nhiên trong các thôn chọn bị trùng hoặc có 1 thôn nào đó không thể chọn vì các lý do như không có đường đến, số trẻ dưới 5 tuổi quá ít...) Nếu thôn ngẫu nhiên bị trùng nhiều thì nhấn lại F9 để tạo mới. In kết quả hoặc copy sang tệp trên MS.Word sau khi kết thúc chọn tệp.

Cách 3 - Sử dụng chương trình"Chon ngau nhien" đi kèm: Tệp Excel được soạn trong bộ tài liệu tập huấn nhằm hỗ trợ cho việc tạo số ngẫu nhiên để chọn mẫu. Thứ tự các bước chọn các số thứ tự của 3 thôn trong từng xã như sau: Mở tệp "Chon Ngau Nhien" và cho phép chạy Macro nếu cần Chọn Tab "Chon Thon" Vào ô "C1" nhập tên xã Vào ô "C3" nhập số xã có trong thôn

KHOA GS & CSDD / VDD TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN GIÁM SÁT TỶ LỆ SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM NĂM 2014

M01 - 15

Vào ô "G3" để thay đổi nếu muốn chọn số thôn cần chọn khác với 3 Nhấn nút "Tạo số ngẫu nhiên". Các số thứ tự của các thôn cần chọn sẽ hiện ở dưới ô "C3" Đánh dấu vùng và Copy sang tệp Word để bảo lưu kết quả chọn thôn Lặp lại với các xã đã chọn khác

Hình 2Màn hình tạo danh sách số thứ tự ngẫu nhiên thôn trên Excel

KHOA GS & CSDD / VDD TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN GIÁM SÁT TỶ LỆ SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM NĂM 2014

M01 - 16

2.3 Kế hoạch và kinh phí điều tra

2.3.1 Bảng kế hoạch điều tra giám sát dinh dưỡng Bảng kế hoạch điều tra GSDD là một tài liệu không thể thiếu được. Tài liệu này là cơ sở để xây dựng một bảng kế hoạch điều tra dinh dưỡng. Mỗi tỉnh có thể có yêu cầu và mẫu biểu xây dựng kế hoạch khác nhau. Tuy nhiên, phương pháp xây dựng kế hoạch GSDD có thể áp dụng chung cho tất cả các tỉnh. Kèm theo bảng kế hoạch điều tra GSDD là bảng dự trù kinh phí cho điều tra GSDD.

2.3.2 Phương pháp xây dựng kế hoạch GSDD

2.3.3 Phương pháp xây dựng kinh phí điều tra GSDD

Mục đích: Có đủ kinh phí kịp thời trước khi triển khai điều tra GSDD. Mục tiêu: Sau khi đọc phần này, người đọc sẽ: 1) Hiểu được tầm quan

trọng của việc xây dựng kế hoạch và xây dựng kinh phí

2) Xây dựng kế hoạch để thông qua Sở Y tế

3) Biết cách sử dụng các văn bản về quy chế chi tiêu và phối hợp với các cán bộ chức năng khác để xây dựng được kinh phí phù hợp

Đối tượng 1) Cán bộ chuyên trách dinh

dưỡng tỉnh/ thành phố 2) Cán bộ chức năng của

chương trình Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng

Tài liệu: Phụ lục 3: Tệp Excel mẫu xây dựng kinh phí điều tra GSDD

KHOA GS & CSDD / VDD TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN GIÁM SÁT TỶ LỆ SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM NĂM 2014

M01 - 17

2.4 Chọn đối tượng điều tra

2.4.1 Tại sao lại ngẫu nhiên Trẻ được điều tra trong GSDD sẽ không đại diện cho tỉnh nếu mẫu không được chọn ngẫu nhiên. Chọn trẻ ngẫu nhiên đồng nghĩa với tất cả trẻ trong địa bàn sẽ cùng có một cơ hội được chọnnhư nhau . Sai số chọn mẫu xảy ra nếu trẻ không có cơ hội được chọn như nhau. Ví dụ, Sai số chọn mẫu nếu chỉ chọn các bà mẹ ở gần Trạm y tế, ở Trung tâm xã hoặc nghe thông báo qua loa truyền thanh. Những đứa trẻ ở gần Trạm y tế, trung tâm thôn hoặc xã thường thuộc gia đình có kinh tế khá giả và có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ y tế dễ dàng hơn những trẻ khác. Hiện tượng phổ biến trong các điều tra GSDD trước đây là rất ít trẻ nhỏ dưới 1 tuổi và cũng rất ít trẻ từ 4 tuổi trở lên. Trẻ quá nhỏ thì bà mẹ không muốn đưa trẻ đi điều tra, còn trẻ quá lớn thì hay chạy chơi không ở nhà. Kết quả các chỉ số IYCF đã không thể đảm bảo được tính thống kê do cỡ mẫu quá nhỏ. Từ năm 2012, điều tra GSDD đã yêu cầu các tỉnh khi chọn phảiđảm bảo cơ cấu nhóm tuổi theo tỷ lệ 2:5:10. Việc này cũng đã phần nào giảm được mất cân đối giữa các nhóm tuổi điều tra. Đây là một quá trình mất thời gian. Việc tuân thủ chọn mẫu ngẫu nhiên sẽ góp phần đảm bảo mọi đối tượng sẽ có cơ hội như nhau để điều tra.

2.4.2 Cách chọn trẻ ngẫu nhiên khi không có danh sách Trước tiên phải có danh sách thôn điều tra. Crọn đối tượng sẽ được tiến hành theo hai bước: 1) Chọn ngẫu nhiên trẻ đầu tiên và 2) chọn các trẻ tiếp theo theo phuơng pháp nhà liền nhà. Phương pháp này tương đối thủ công và mất nhiều thời gian để tìm được trẻ. Khuyến cáo áp dụng trong trường hợp không thể có được danh sách đầy đủ số trẻ của thôn.

Mục đích: Đảm bảo trẻ điều tra được chọn ngẫu nhiên. Mục tiêu: Sau khi đọc phần này, người đọc sẽ: 1) Hiểu được lý do phải

chọn ngẫu nhiên trẻ 2) Biết cách chọn trẻ trong

các thôn/ tổ dựa theo phương pháp tạo số thứ tự ngẫu nhiên

3) Biết nguồn số liệu trẻ dưới 5 tuổi

4) Biết cách chọn trẻ khi không có danh sách trẻ

Đối tượng 1) Cán bộ chuyên trách dinh

dưỡng tỉnh/ thành phố 2) Đội trưởng đội điều tra 3) Chuyên trách dinh dưỡng

huyện 4) Trạm trưởng trạm y tế Tài liệu: Phụ lục 4: Tệp Excel mẫu tạo số thứ tự ngẫu nhiên chọn trẻ

KHOA GS & CSDD / VDD TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN GIÁM SÁT TỶ LỆ SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM NĂM 2014

M01 - 18

2.4.3 Chọn ngẫu nhiên trẻ đầu tiên Có hai cách chọn ngẫu nhiên trẻ đầu tiên. Cách thứ nhất là chọn nhà theo hướng từ trung tâm của thôn. Thứ tự các bước chọn ngẫu nhiên nhà đầu tiên theo hướng như sau: 1) Đi đến trung tâm của thôn với sự giúp đỡ của người dẫn đường hay trưởng thôn. 2) Chọn một nơi tương đối phẳng và nhẵn. Đặt chai nằm xuống và quay chai (coca, bia, rượu...).

Theo hướng chỉ của cổ chai sau khi dừng quay để chọn nhà đầu tiên. (Có thể dùng phần mềm tương tự trên điện thoại Android như "Spin Bottle")

3) Tại nhà đầu tiên theo hướngchỉ hỏi xem có trẻ dưới 5 tuổi không. Nếu có thì chọn trẻ đó và tiến hành điều tra. Nếu không thì tìm tiếp trẻ dưới 5 tuổi ở các nhà kề liền.

4) Các trẻ tiếp theo cùng được chọn thep phương pháp nhà liền kề được mô tả tiếp theo dưới đây. Cách thứ hai là chọn ngẫu nhiên nhà đầu tiên từ danh sách trẻ đi tiêm chủng. Các trẻ tiếp theo được chọn theo phương pháp nhà liền kề được mô tả dưới đây.

2.4.3.1 Chọn ngẫu nhiên tiếp các trẻ theo phương pháp nhà liền nhà Hai nhà được xác định là liền kề nếu khoảng cách từ cửa chính của nhà đã được chọn sang cửa nhà chưa được chọn là nhỏ nhất (theo bất kỳ hướng nào). Sau khi đã chọn được nhà có trẻ đầu tiên, chọn nhà liền kề tiếp theo có trẻ dưới 5 tuổi . Lặp lại các bước chọn này cho đến khi có đủ số trẻ cần điều tra. Nếu thôn có ít hơn số trẻ trong độ tuổi cần điều tra thì đơn giản là điều tra tất cả các trẻ trong thôn đó không cần áp dụng phương pháp trên rồi chuyển sang thôn kế bên để tìm số trẻ còn thiếu.

2.4.4 Danh sách trẻ dưới 5 tuổi để chọn ngẫu nhiên Trong mọi trường hợp, lý tưởng nhất là có danh sách trẻ dưới 5 tuổi của từng thôn/ tổ điều tra. Có một số nguồn trẻ dưới 5 tuổi có thể có như sau: 1) Danh sách trẻ chuẩn bị đi uống vitamin A vào ngày Vi chất dinh dưỡng (1/6). Danh sách này

thường có trước ngày chiến dịch uống Vitamin A (Danh sách trẻ được uống Vitamin A thường sẽ không đầy đủ do có thể có một số trẻ không đến). Lưu ý khi sử dụng danh sách này như sau: a) chỉ có trẻ từ 6-59 tháng tuổi; b) Thời điểm điều tra thường sau từ 1 đến 3 tháng nên sẽ có một số trẻ quá tuổi và một số trẻ mới sinh; c) Hệ thống báo cáo y tế của trẻ có thể không đầy đủ nếu trẻ đẻ ở nhà hoặc nơi khác chuyển đến, bố mẹ không có hộ khẩu.

2) Danh sách trẻ đi tiêm chủng: Danh sách này cũng do Trạm y tế nắm. Danh sách này có thể sử dụng trong trường hợp thôn đó không tổ chức được cho trẻ đi uống vitamin A. Ngoài các điểm lưu ý tương tự như danh sách trẻ đi uống vitamin A, cần lưu ý thêm danh sách này thường tập trung vào số trẻ dưới 2 tuổi hơn là các trẻ lớn hơn.

3) Danh sách của y tế thôn bản/ cộng tác viên dinh dưỡng: Đây là danh sách cập nhập nhất từ tuyến cộng đồng và là một phần nguồn số liệu của trạm y tế xã. Các điểm cần lưu ý khi sử dụng danh sách này như sau: a) Không có y tế thôn bản/ cộng tác viên dinh dưỡng; b) Y tế thôn bản/

KHOA GS & CSDD / VDD TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN GIÁM SÁT TỶ LỆ SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM NĂM 2014

M01 - 19

cộng tác viên dinh dưỡng mới hoặc trình độ không đủ; c) Y tế thôn bản/ cộng tác viên dinh dưỡng không nhiệt tình với công việc, không thường xuyên tiếp xúc với cộng đồng.

4) Danh sách từ sổ sách của hệ thống dân số: Danh sách này có thể sử dụng nếu hoạt động y tế cơ sở không tốt. Điểm lưu ý chính khi sử dụng danh sách này là: a) Không nằm trong hệ thống y tế nên cần thêm một số thủ tục hành chính; b) Hệ thống dân số cũng có thể không cập nhập nếu mạng lưới cán bộ dân số hoạt động không hiệu quả.

Các danh sách trên thường được thu thập và báo cáo theo định kỳ, bắt buộc phải cập nhập thêm số trẻ mới sinh từ đầu năm cho đến thời điểm điều tra (dưới 6 tháng tuổi). Một vấn đề cần lưu ý là trẻ của các đối tượng sau có thể bị thiếu: a) Gia đình di cư đến hiện nay không có hộ khẩu tại địa phương do các nguyên nhân khác nhau; b) Cháu nội/ ngoại ở với ông bà nhưng bố/ mẹ không có hộ khẩu ở địa phương khác; c) Gia đình đến ở trọ; d) Các đơn vị/ tổ chức/ doanh nghiệp nằm trên địa bàn xã.

2.4.5 Cách chọn trẻ ngẫu nhiên theo danh sách Trước khi chọn thôn tổ, tỉnh đã phải có danh sách các thôn/tổ của các xã/phường điều tra. Bốc thăm trẻ sẽ mất nhiều thời gian nếu số trẻ trong một thôn lớn. Phương pháp bốc thăm tương tự như bốc thăm chọn thôn và sẽ không trình bày trong phần này. Nếu số trẻ dưới 5 tuổi nhỏ hơn 34 trẻ thì có thể bốc thăm loại trừ (Chọn ngẫu nhiên những trẻ không điều tra). Việc sử dụng máy tính hay điện thoại thông minh (Smart phone) sẽ giúp tạo số ngẫu nhiên một cách dễ dành. Có hai cách chọn ngẫu nhiên số thứ tự trẻ trong thôn bằng phần mềm Excel như sau: Cách 1 - Sử dụng hàm số RANBETWEEN của Excel:

Vào chương trình Excel và nhập công thức =RANDBETWEEN(X;Y) trong một ô bất kỳ (Ví dụ ô B3). Trong đó X là giới hạn thâp nhất để chọn và Y là giới hạn cao nhất để chọn. Trong ví dụ Hình 3 thì X=1 và Y=55.

Hình 3. Các nhận công thức ngẫu nhiên

Ghi lần lượt các con số ngẫu nhiên này sau mỗi lần nhấn phím F9 cho đến khi có đủ số con số ngẫu nhiên không trùng lặp. Có thể sử dụng phần mềm dùng trên điện thoại di động có tên "Random Number Generator" chạy trên các máy có hệ điều hành Android từ Play Store của Google - hoặc - phần mềm tương tự chạy trên iPhone, Nokia.

Cách 2 - Sử dụng chương trình Visual Basic trong Excel (Tệp mẫu "Chon ngau nhien"):

KHOA GS & CSDD / VDD TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN GIÁM SÁT TỶ LỆ SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM NĂM 2014

M01 - 20

Tệp Excel được soạn trong bộ tài liệu tập huấn nhằm hỗ trợ cho việc tạo số ngẫu nhiên để chọn mẫu. Chương trình được lập trên Visual Basic nên phải cho phép chạy Macro bằng cách nhấn nút "Option" sau khi mở tệp (Xem Hình 4). Thứ tự các bước chọn các số thứ tự của trẻ trong từng thôn như sau: Mở tệp "Chon Ngau Nhien" và cho phép chạy macro Chọn Tab "Chon tre 6-59" Vào ô "C1" nhập tên xã Vào ô "C2" nhập tên thôn Vào ô "C3" nhập số trẻ 6-59 tháng có trong thôn Vào ô "G3" để thay đổi nếu muốn chọn số trẻ cần chọn (Ví dụ: 15 trẻ + 2 dự phòng) Nhấn nút "Tạo số ngẫu nhiên". Các số thứ tự của các trẻ cần chọn sẽ hiện ở dưới ô "C3" Đánh dấu và copy danh sách trẻ sang tệp Word để bảo lưu kết quả chọn trẻ của từng thôn Lặp lại cho các thôn đã chọn tiếp theo

Hình 4: Màn hình tạo danh sách số thứ tự ngẫu nhiên trẻ trên Excel

KHOA GS & CSDD / VDD TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN GIÁM SÁT TỶ LỆ SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM NĂM 2014

M01 - 21

2.4.6 Quy trình chọn trẻ theo danh sách Danh sách trẻ dưới 5 tuổi có thể được thu thập theo hệ thống ngành dọc của hệ thống y tế. Thứ tự các bước dự kiến như sau (Sử dụng từ thay thế: Tỉnh = tỉnh hoặc thành phố; Huyện = huyện hoặc quận; thôn = thôn/ bản/ buôn/ tổ):

Tỉnh thông báo danh sách xã điều tra cho Trung tâm y tế huyện, rồi huyện thông báo xuống xã - hoặc - tỉnh trực tiếp thông báo cho xã. Xã lập danh sách các thôn(kèm theo số trẻ dưới 5 tuổi và khả năng tiếp cận), gửi cho chuyên trách dinh dưỡng tỉnh (thông qua huyện hoặc trực tiếp với tỉnh). Tỉnh trực tiếp chọn ngẫu nhiên 3 thôn (theo Các phương pháp chọn ngẫu nhiên 3 thôn/ tổ ở bước 2)và các số thứ tự ngẫu nhiên của trẻ trong từng thôn được chọn. Tỉnh hiệu chỉnh lại kế hoạch điều tra dựa theo khả năng tiếp cận các thôn được chọn. Tỉnh gửi lại cho xã (hoặc thông qua huyện) kế hoạch điều tra tại xã (thời gian dự kiến điều tra và danh sách thôn điều tra). Xã cập nhập danh sách trẻ và gửi trực tiếp cho tỉnh. Trong vòng một tuần trước ngày điều tra tại xã, tỉnh thông báo số thứ tự và tên của trẻ điều tra để xã tiến hành mời trẻ theo lịch điều tra.

2.4.7 Thời điểm chọn Chọn đối tượng nên tiến hành ngay sau khi có có danh sách trẻ của thôn/ tổ thuộc các cụm được chọn. Chuyên trách dinh dưỡng tỉnh là người chịu trách nhiệm chọn đối tượng và cung cấp danh sách này lại cho đội trưởng cũng như TYT của xã/ phường. Tuy nhiên, trong trường hợp đội điều tra đã đi xuống xã/ phường và vẫn chưa có danh sách đối tượng thôn thì Đội trưởng là người chịu trách nhiệm lấy danh sách từ thôn tổ và tự tiến hành chọn ngẫu nhiên theo 1 trong 2 phương pháp kể trên. Chú ý nên chia thành 2 nhóm đối tượng:

• Trẻ dưới 6 tháng tổ: Số liệu này nên cập nhập khi xuống xã vì trẻ mới sinh thường không có trong danh sách được lập trước đó như danh sách trẻ đi uống Vitamin A. Trường hợp bà mẹ không mang trẻ đến thì nên đến hộ để điều tra phỏng vấn. Mỗi thôn cần khoảng 2 trẻ hoặc mỗi xã cần 6 trẻ.

• Trẻ 6-59 tháng: Số liệu này thường có từ trước và có thể chọn ngẫu nhiên theo danh sách như mô tả ở trên. Nếu danh sách được lập từ 1 tháng trước thì có thể thiếu một số trẻ nhỏ nhất.

• Luôn sử dụng bảng kiểm soát điều tra cụm (BK04) để chắc chắn có đủ số trẻ theo cơ cấu nhóm tuổi.

KHOA GS & CSDD / VDD TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN GIÁM SÁT TỶ LỆ SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM NĂM 2014

M01 - 22

2.5 Phối hợp và lồng ghép trong điều tra GSDD

2.5.1 Tại sao cần phối hợp trong điều tra GSDD Trung tâm y tế dự phòng tỉnh (TTYTDP) là cơ quan được Bộ Y tế và Viện Dinh Dưỡng ủy nhiệm thực hiện điều tra giám sát dinh dưỡng hàng năm. Tuy nhiên, khi triển khai hoạt động này thì TTYTDP lại không phải là cơ quan duy nhất thực hiện. Trong TTYTDP có một cán bộ chuyên trách dinh dưỡng và một số cán bộ khác biên chế trong khoa dinh dưỡng hoặc phối hợp với chuyên khoa khác. Số cán bộ của khoa này thường không đủ và phải huy động thêm cán bộ từ các khoa khác trong trung tâm. Nhiều tỉnh do không đủ người nên có thể phải huy động cả cán bộ từ Trung tâm Sức khỏe sinh sản hoặc cơ quan khác trong tỉnh. Khi đội điều tra của tỉnh đi xuống xã thì còn cần có sự phối hợp của trung tâm y tế huyện và cuối cùng là trạm y tế xã.

2.5.2 Cách phối hợp trong điều tra GSDD Để phối hợp tốt cần có bảng kế hoạch điều tra GSDD. Bảng kế hoạch này khi xây dựng cần thông báo cho các đơn vị đối tác biết hoặc các đơn vị này cùng tham gia vào xây dựng bảng kế hoạch. Trong bản kế hoạch sẽ phải ghi rõ nội dung công việc cụ thể, trách nhiệm, cam kết thực hiện, quyền lợi và phân bổ kinh phí hoạt động. Một số hoạt động trong điều tra GSDD như: TTYT huyện:

• Chỉ đạo TYT các xã phối hợp tham gia;

• Cử người đi cùng đội điều tra xuống xã để phối hợp và hỗ trợ điều tra

• Tổng hợp/ cung cấp các thông tin cho đội điều tra TYT xã

• Cung cấp danh sách thôn để chọn 3 thôn

• Cung cấp danh sách đối tượng

• Mời các đối tượng ra điểm điều tra tập trung theo lịch

• Thông tin cho các đối tượng về mục tiêu, nội dung của điều tra GSDD

Mục đích: Đảm bảo điều tra GSDD được tiến hành thuận lơi nhất. Mục tiêu: Sau khi đọc phần này, người đọc sẽ: 1) Hiểu được lợi ích của

phối hợp và lồng ghép 2) Biết cách phối hợp 3) Biết cách lồng ghép Đối tượng 1) Cán bộ chuyên trách dinh

dưỡng tỉnh/ thành phố 2) Đội trưởng đội điều tra Tài liệu: Phụ lục 4: Bảng kiểm phối hợp và lồng ghép

KHOA GS & CSDD / VDD TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN GIÁM SÁT TỶ LỆ SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM NĂM 2014

M01 - 23

• Tìm và sắp xếp địa điểm điều tra

• Liên hệ với UBND xã đảm bảo trật tự an ninh cho đội điều tra và quá trình điều tra tại xã

• Hỗ trợ người tham gia điều tra, nhận diện đối tượng và đi mờiđối tượng Ngoài kinh phí phân bổ cho huyện và xã thì đội điều tra GSDD có trách nhiệm thông báo phân tích ban đầu về tình trạng dinh dưỡng của trẻ tại địa phương, cung cấp danh sách những trẻ suy dinh dưỡng được phát hiện, tập huấn, hướng dẫn cho cán bộ cùng phối hợp tham điều tra.

2.5.3 Lồng ghép trong điều tra GSDD Với một số tỉnh, điều tra GSDD không đơn thuần chỉ có GSDD. Việc lồng ghép thêm các hoạt động khác vào trong GSDD ở một số tỉnh đã giúp giảm bớt được kinh phí và nâng cao hiệu quả hoạt động ở địa phương. Các hoạt động thường được lồng ghép như các hoạt động giám sát cơ sở, giáo dục truyền thông, phối hợp điều tra thu thập thông tin khác, với điều tra GSDD. Bản thân điều tra Giám sát dinh dưỡng cũng đã phải lồng ghép với các hoạt động tuyên truyền, tư vấn và phát hiện trẻ suy dinh dưỡng. Đội trưởng thường là người sẽ kết luận và phản hồi cho các đối tượng điều tra. Khi phản hồi về tình trạng dinh dưỡng của trẻ và mẹ, người kết luận sẽ kết hợp giữa tuyên truyền về phương pháp nuôi con bằng sữa mẹ, ăn bổ sung hợp lý với tư vấncho bà mẹ . Các trường hợp trẻ bị suy dinh dưỡng nặng đều được thông báo lại cho y tế cơ sở để có biện pháp hỗ trợ. Sử dụng các tài liệu truyền thông, tranh lật sẵn có từ Trung tâm Truyền thông, SKSS và Trung tâm Ytế dự phòng.

KHOA GS & CSDD / VDD TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN GIÁM SÁT TỶ LỆ SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM NĂM 2014

M01 - 24

2.6 Công cụ điều tra

2.6.1 Công cụ chính của điều tra GSDD Có hai phương pháp thu thập số liệu chính trong điều tra GSDD là phỏng vấn và cân đo nhân trắc. Công cụ chính đi kèm theo phương pháp phỏng vấn là phiếu phỏng vấn điều tra GSDD. Công cụ cân đo nhân trắc bao gồm các loại cân thước.

2.6.2 Ảnh hưởng của công cụ điều tra tới chất lượng số liệu Chất lượng công cụ điều tra và kỹ năng sử dụng các công cụ điều tra đều ảnh hưởng đến đến chất lượng số liệu thu thập. Nếu như kỹ năng (phỏng vấn hoặc cân đo) không đúng dẫn đến sai số ngẫu nhiên về cả hai phía thì công cụ điều tra không chính xác lại thường dẫn đến sai số về hệ thống (Hoặc tăng thêm hoặc giảm đi về cùng một phía). Phần lớn các sai số hệ thống có thể khống chế được nếu có áp dụng các biện pháp kiểm tra chất lượng thường xuyên như hiệu chỉnh cân, thước trước khi tiến hành điều tra hoặc hiệu chỉnh lại số liệu sau khi phát hiện sai số trên dụng cụ đo. Đối với phiếu phỏng vấn thì chỉ có một biện pháp chính là kiểm tra thử bộ câu hỏi kỹ càng trước khi đưa ra sử dụng.

2.6.3 Các tiêu chí chất lượng công cụ điều tra trong GSDD Kỹ thuật sản xuất cân có được nhiều cải tiến nên cân dễ dùng và chính xác hơn. Tuy nhiên các loại thước đo thì hầu như lại thay đổi rất ít. Các loại thước gỗ, phooc mica sản xuất trong nước thường có chất lượng kém và cũng không chính xác bằng thước gỗ của UNICEF trước đây. Trong mọi trường hợp, độ chính xác đối với cân là 0,1 kg, còn thước đo chiều dài hoặc chiều cao là 0,1 cm.

2.6.4 Dụng cụ cân: Muốn cân đúng phải có một chiếc cân đảm bảo tiêu chuẩn để có độ chính xác cần thiết. Có nhiều loại cân khác nhau nhưng người ta chia ra các loại cân theo cơ chế thiết kế như sau:

Mục đích: Điều tra GSDD với các công cụ điều tra đảm bảo chất lượng. Mục tiêu: Sau khi đọc phần này, người đọc sẽ: 1) Hiểu được tầm quan

trọng của các công cụ điều tra với chất lượng số liệu thu thập

2) Biết được các tiêu chí của các công cụ điều tra

3) Biết được cách kiểm tra và duy trì chất lượng của các công cụ điều tra

Đối tượng 1) Cán bộ chuyên trách dinh

dưỡng tỉnh/ thành phố 2) Đội trưởng đội điều tra Tài liệu: Phụ lục 6. Tiêu chí chọn cân thước phục vụ cho điều tra giám sát dinh dưỡng

KHOA GS & CSDD / VDD TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN GIÁM SÁT TỶ LỆ SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM NĂM 2014

M01 - 25

Cân cơ chế lưỡi dao: ví dụ như các cân lòng máng. Loại cân này có độ chính xác cao và bền nhưng đắt tiền.Loại cân này không khuyến cáo sử dụng cho điều tra GSDD. Cân theo cơ chế lò so: như cân đồng hồ treo. Loại này chỉ dùng chính xác trong giai đoạn đầu, thường cân được đến 2000 lượt đầu tiên sau đó lò so giãn ra và mất chính xác. Cân trẻ càng lớn độ giãn càng cao và do đó cách qui định cộng thêm một trọng lượng nào đó khi dùng cân cũ là không thỏa đáng.Loại cân này không khuyến cáo sử dụng cho điều tra GSDD. Cân sắt theo cơ chế đối trọng có quả cân gắn liền hay được sử dụng. Loại này có cơ chế gần giống cân lưỡi dao và đảm bảo về độ bền nhưng nhược điểm chính là mức chia độ chính xác khi cân những trẻ trên 10 kg. Loại cân này không khuyến cáo sử dụng cho điều tra GSDD. Cân điện tử là cân bàn có phần cảm ứng để chuyển đổi từ trọng lượng sang hiển thị kỹ thuật số. Loại cân điện tử phổ biến là cân SECA của UNICEF cung cấp. Trên thị trường hiện nay loại cân điện tử này rất đa dạng nhưng cần chú ý chọn loại cân có độ chích xác tới 0,1 kg. Các tỉnh sẽ sử dụng loại cân thước do chương trình PCSDD quy định và trang bị .

Chú ý: Kỹ thuật cân phụ thuộc vào loại cân được sử dụng. Mỗi loại cân sử dụng đều phải có tài liệu hướng dẫn cụ thể. ĐTV nhân trắc phải học thuộc và sử dụng thành thạo loại cân được sử dụng trong điều tra giám sát.

2.6.5 Kiểm tra và duy trì chất lượng công cụ điều tra Để đảm bảo chất lượng số liệu điều tra, các loại cân thước phải được kiểm tra chất lượng thường xuyên. Các nội dung kiểm tra cân thước theo định kỳ bao gồm:

• Kiểm tra điểm 0: Hàng ngày, hoặc trước mỗi lần cân (Không áp dụng cho thước).

• Kiểm tra một điểm nhất định: thường kiểm tra điểm thường sử dụng (dùng vật chuẩn biết trước khối lượng, quả cân chuẩn, thước dài chuẩn): kiểm tra hàng ngày.

• Kiểm tra nhanh: Tự kiểm tra cân nặng hoặc chiều cao của bản thân (người đo nhân trắc)

• Kiểm tra độ lặp lại tại dải đo thường sử dụng: 6 tháng/lần.

• Hiệu chuẩn chu kỳ: 1 năm hoặc 3 năm/lần, tùy chu kỳ kiểm tra tại các trung tâm kiểm định đo lường

Bảo quản cân thước:

• Sử dụng đúng dải đo của cân, không cân vật nặng trên khả năng cho phép của cân.

• Giữ sạch cân, lau bụi, vết bám sau mỗi lần cân.

• Ít nhất một lần mỗi ngày, sau khi sử dụng phải lau chùi, vệ sinh cân.

• Đóng gói cân thước cẩn thật trước khi di chuyển giữa các địa điểm điều tra.

KHOA GS & CSDD / VDD TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN GIÁM SÁT TỶ LỆ SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM NĂM 2014

M01 - 26

2.7 Đội điều tra GSDD

2.7.1 Tại sao phải tổ chức đội điều tra giống nhau Điều tra giám sát dinh dưỡng cũng giống như phần lớn các cuộc điều tra khác tại cộng đồng. Nhiều loại thông tin khác nhau và nhiều công cụ khác nhau được áp dụng và điều tra viên cũng cần có kỹ năng nhất định mới có thể sử dụng được các công cụ điều tra đó. Điều tra GSDD được tiến hành đồng loạt trên tất cả các tỉnh trong cả nước và do các tỉnh triển khai. Để có được kết quả điều tra ít có sai số, các tỉnh sẽ cần sử dụng một công cụ thu thập thông tin chuẩn, cách thức tổ chức đội điều tra như nhau và cùng được tập huấn theo một giáo trình, phương pháp giốngnhau.

2.7.2 Cơ cấu tổ chức của điều tra GSDD Các thành viên cơ bản của điều tra GSDD bao gồm:

• Nhóm kỹ thuật (Khoa Giám sát dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng)

• Giám sát viên (Tỉnh, Trung ương và Khu vực)

• Phụ trách điều tra*

• Đội trưởng

• Điều tra viên

• Nhập liệu (Khoa Giám sát dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng) * Trong điều tra GSDD, chuyên trách dinh dưỡng của Trung tâm Y tế dự phòng mỗi Tỉnh sẽ đóng vai trò của Giảng viên, Chuyên trách điều tra và Giám sát viên tuyến tỉnh.

• Với chức năng là giảng viên điều tra GSDD của tỉnh, chuyên trách dinh dưỡng sẽ chịu trách nhiệm tập huấn cho đội trưởng và điều tra viên trước khi tỉnh tiến hành điều tra GSDD.

• Với chức năng Phụ trách điều tra, chuyên trách dinh dưỡng sẽ nhận danh sách cụm (xã/phường) điều tra từ Viện Dinh dưỡng. Họ sẽ là người trực tiếp hoặc cùng đội trưởngchọn 3 thôn/tổ dân số từ danh sách các thôn/ tổ dân phố của các xã được chọn trong điều tra GSDD hàng năm.

Mục đích: Tổ chức được đội điều tra đáp ứng yêu cầu chất lượng của GSDD. Mục tiêu: Sau khi đọc phần này, người đọc sẽ: 1) Hiểu được vai trò, chức

năng và nhiệm vụ của các thành viên trong đội điều tra

2) Biết các tiêu chí cần thiết cho các thành viên của đội điều tra

3) Biết cách tổ chức đội điều tra hiệu quả

Đối tượng 1) Cán bộ chuyên trách dinh

dưỡng tỉnh/ thành phố 2) Đội trưởng đội điều tra Tài liệu: Phụ lục 7: Tổ chức các đội điều tra GSDD

KHOA GS & CSDD / VDD TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN GIÁM SÁT TỶ LỆ SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM NĂM 2014

M01 - 27

Trong quá trình điều tra, với chức năng Giám sát viên tuyến tỉnh, chuyên trách dinh dưỡng sẽ tiến hành giám sát quá trình thu thập thông tin của các đội điều tra tại ít nhất 3 cụm trong tổng số 30 cụm (10% được giám sát)

Điều tra viên là người do Giám sát viên tuyến tỉnh tuyển chọn (từ các cán bộ trong Trung tâm Ytế dự phòng hoặc Trung tâm Sức khỏe sinh sản nếu có sự phối hợp giữa hai Trung tâm này của tỉnh).Điều tra viên chịu trách nhiệm phỏng vấn đối tượng là bà mẹ hoặc người chăm sóc trẻ bằng phiếu điều tra GSDD - và cân đo nhân trắc.

2.7.3 Vai trò và chức năng nhiệm vụ của đội trưởng Vai trò đội trưởng rất quan trọng trong việc đảm chất lượng của số liệu thu thập. Do nhiều hoạt động của chương trình dinh dưỡng sẽ dựa trên các số liệu thu thập từ điều tra GSDD nên việc giám sát là hết sức cần thiết. Đội trưởng:

• Là người động viên và nâng cao hiệu quả của điều tra viên.

• Xác định đối tượng điều tra và kiểm tra xác định đúng cụm, thôn/ tổ dân phố theo danh sách của Chuyên trách dinh dưỡng tỉnh cung cấp.

• Quan sát (hoặc phỏng vấn lại nếu cần thiết) khoảng 10% số cuộc phỏng vấn để đảm bảo độ tin cậy và chất lượng của các cuộc phỏng vấn.

• Kiểm tra lại tất cả các phiếu điều tra trước khi đội rời khỏi xã/ phường điều tra, sửa lại các lỗi được phát hiện để giảm sai số do mất số liệu hoặc số liệu bất hợp lý.

• Hỗ trợ và giải quyết các vấn đề xảy ra trong quá trình phỏng vấn, cân đo nhân trắc cũng như giải đáp các câu hỏi liên quan đến điều tra GSDD.

• Ghi chép các vấn đề hoặc tình huống bất thường trong nhật ký điều tra thực địa.

• Hướng dẫn lại kỹ thuật phỏng vấn hoặc cân đo nhân trắc cho điều tra viên nếu cần thiết.

• Biết cách giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình điều tra tại thực địa

• Trung thực với các quy tắc đề ra trong đề cương điều tra GSDD.

2.7.4 Vai trò và chức năng nhiệm vụ của điều tra viên Công việc của điều tra viên tác động trực tiếp lên chất lượng của số liệu. Điều quan trọng nhât đối với điều tra viên là điều tra đúng đối tượng và tuân thủ theo các bước trong phỏng vấn cũng như cân đo nhân trắc. Điều tra viên:

• Xác định đúng đối tượng là trẻ dưới 5 tuổi và bà mẹ của trẻ (hoặc người chăm sóc trẻ nếu trẻ không có mẹ sống cùng)

KHOA GS & CSDD / VDD TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN GIÁM SÁT TỶ LỆ SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM NĂM 2014

M01 - 28

• Nhắc lại với đối tượng được phỏng vấn về sự tự nguyện tham gia của họ và tính không xác định đối tượng phỏng vấn; xác nhận sự đồng ý tham gia của đối tượng và đảm bảo tính không xác định của đối tượng trên phiếu.

• Hướng dẫn đối tượng các bước tiếp theo sau khi kết thúc

• Nộp tra phiếu cho đội trưởng - người sẽ kiểm tra điền phiếu đầy đủ, rõ ràng ngay tại thực địa.

• Phản ảnh ngay cho đội trưởng mọi vấn đề liên quan đến quá trình điều tra hoặc chất lượng số liệu

• (Tìm lại đối tượng nếu đội trưởng yêu cầu làm rõ các thông tin đã điền trong phiếu) Khi làm nhiệm vụ phỏng vấn:

• Giữ thái độ trung gian khi hỏi phỏng vấn (Không phản ứng khi đối tượng trả lời đúng hoặc sai hoặc không đúng cách)

• Kiên nhẫn khi hỏi, giải thích nếu chưa hiểu câu hỏi nhưng không gợi ý câu trả lời

• Hỏi theo kiểu phỏng vấn, không hỏi theo tra hỏi; chỉ sử dụng câu hỏi dò như "Còn gì nữa...", "chị khẳng định là..." chỉ khi nào cần thiết.

• Chỉnh lại câu hỏi theo từ ngữ địa phương đã được xây dựng trong lớp tập huấn

• Chú ý chuyển câu, nhảy câu theo phiếu sau khi có câu trả lời của người được phỏng vấn.

• Điền phiếu đầy đủ và cẩn thận, kiểm tra và sửa lỗi điền phiếu trước khi di chuyển sang cụm điều tra khác

Khi làm nhiệm vụ cân đo nhân trắc:

• Giữ gìn bảo quản cân thước trong suốt quá trình điều tra

• Duy trì kiểm tra cân thước theo định kỳ

• Tìm và đặt cân, thước ở nơi phù hợp (bằng, phẳng, cứng)

• Luôn tìm sự hợp tác và hướng dẫn bà mẹ rõ ràng khi cân đo trẻ

• Xác định tuổi của trẻ trước khi quyết định đo trẻ đứng hay đo trẻ nằm

• Đảm bảo an toàn cho trẻ khi cân

• Đọc kết qua cân đo to và rõ. Ghi chép số đo cẩn thận

• Cân đo nhân trắc theo đúng quy trình với độ chính xác cao nhất

2.7.4.1 Chỉ định cán bộ phụ trách điều tra cho đợt điều tra: Người này có trách nhiệm lập kế hoạch cho đợt cân đo trẻ em, lựa chọn người điều tra, theo dõi giám sát quá trình cân đo trẻ em và phân tích tính toánkết quả.Nếu một khâu nào đó được ủy quyền cho người khác thì điều phối viên phải chuẩn bị các công việc cho họ và chịu trách nhiệm giám sát công việc của họ.

KHOA GS & CSDD / VDD TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN GIÁM SÁT TỶ LỆ SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM NĂM 2014

M01 - 29

Điều phối viên phải là người nắm rõ quá trình điều tra nhân trắc dinh dưỡng trẻ em và có kinh nghiệm điều tra tại cộng đồng. Nên chỉ định người có trọng trách trong hoạt động phòng chống SDD trẻ em. Điều phối viên phải quản lý chặt chẽ được mọi khâu trong quá trình điều tra cân đo. Người này phải quan sát trực tiếp người cân đo ngay từ khi làm thử, ban đầu quan sát 25-50% trường hợp cho mỗi điều tra viên⇒ nhận ra các thiếu sót và phản hồi thông tin cho điều tra viên. Trong quá trình điều tra thực sự phải quan sát được 10% số trường hợp cân đo. Phải tính toántrước số người tham gia cân đo trẻ em(1 người cân đo và 1 người trợ giúp+ 1 người ghi chép tên và khai thác ngày tháng năm sinh - xem phần kỹ thuật cân đo trẻ em). Dự tính trước số trẻ cân được trong một ngày cho một nhóm trẻ là bao nhiêu để lập kế hoạch đợt điều tra.

2.7.4.2 Chỉ định cán bộ nhân trắc: Việc tập huấn và giám sát những người cân đo trẻ em phải được coi là một trong những công việc then chốt. Tất cả các thông số về tuổi, cân nặng, chiều cao của trẻ đều có tầm quan trọng như nhau, do đó từ khâu khai thác tuổi đến cân đo trẻ em đều phải được tập huấn kỹ để nắm vững kỹ thuật và người làm công việc đó phải có tinh thần trách nhiệm cao. Cán bộ cân đo nhân trắc phải có sức khỏe, chiều cao để đảm đương công việc này. Chi tiết kỹ thuật được hướng dẫn ở phần sau.

KHOA GS & CSDD / VDD TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN GIÁM SÁT TỶ LỆ SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM NĂM 2014

M01 - 30

2.8 Tập huấn điều tra giám sát dinh dưỡng

2.8.1 Tập huấn đội trưởng và điều tra viên Tiến hành tập huấn cho đội trưởng và điều tra viên của điều tra GSDD là yêu cầu bắt buộc trước khi tiến hành điều tra GSDD. Tâm điểm của khóa học này tập trung vào kỹ năng phỏng vấn bằng bộ câu hỏi và hiểu biết cách chọn hộ, đối tượng của điều tra giám sát. Ngoài ra, học viên sẽ được thực hành các kỹ năng phỏng vấn, cân đo nhân trắc; đội trưởng thực hành kỹ năng giám sát. ĐTGS là một điều tra cắt ngang ở cộng đồng nhằm thu thập các chỉ số sức khỏe và dinh dưỡng quan trọng nhất với độ thống kê tin cậy. Để có số liệu chất lượng cần phải có đào tạo một cách bài bản nhất.

2.8.2 Mục tiêu của lớp tập huấn Học viên lớp học này sẽ:

• Hiểu được các thông tin dinh dưỡng và sức khỏe của các đối tượng được thu thập như thế nào • Rà soát các tài liệu và thông tin liên quan đến trang thiết bị và kế hoạch điều tra phỏng vấn • Nghiên cứu các câu hỏi của của GSDD, các chỉ số có liên quan với các câu hỏi được thu thập và tại sao có một số chỉ số lại quan trọng hơn trong ĐTGS • Tích lũy thêm kinh nghiệm thông qua thực hành sử dụng công cụ hỗ trợ điều tra, từ vựng, phiếu đồng ý tham gia, bảng kiểm cải thiện chất lượng và hiệu chỉnh bộ câu hỏi cho phù hợp • Tích lũy kỹ năng giám sát, phỏng vấn và các kỹ thuật điều tra khác

2.8.3 Tổ chức lớp tập huấn Lớp học này phải do cán bộ chuyên trách dinh dưỡng tỉnh đã tham gia lớp tập huấn TOT của Viện Dinh Dưỡng tập huấn. Lớp học này được tiến hành ngay trước khi điều tra giám sát. Lớp học sẽ phải kéo dài trong 2 ngày, kể cả 1 buổi thực hành tại thực địa. (Phụ lục 8. Tài liệu tập huấn cho học viên M02 và Giáo án giảng viên M03)

Mục đích: Đảm bảo đội điều tra phải được tập huấn đầy đủ trước khi đi điều tra. Mục tiêu: Sau khi đọc phần này, người đọc sẽ: 1) Hiểu được vai trò của tập

huấn trước điều tra 2) Biết được trình tự các

bước để có một lớp tập huấn có hiệu quả

3) Biết cách đánh giá các học viên sau lớp tập huấn

Đối tượng 1) Cán bộ chuyên trách dinh

dưỡng tỉnh/ thành phố Tài liệu: Phụ lục 8: Tài liệu tập huấn cho học viên Giáo án giảng viên

KHOA GS & CSDD / VDD TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN GIÁM SÁT TỶ LỆ SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM NĂM 2014

M01 - 31

2.9 Chuẩn bị điều tra thực địa Phần chuẩn bị thường được tiến hành ngay sau khi kết thúc lớp học tập huấn cho đội trưởng và điều tra viên. Ngoài ra, tất cảcác bước trước đó như chọn cụm (bước 1), chọn thôn (bước 2) và có thể chọn ngẫu nhiên đối tượng (bước 4) đã phải hoàn thành. Bước chuẩn bị điều tra là phần chuẩn bị cuối cùng trước khi thực hiện điều tra theo kế hoạch

2.9.1 Chuẩn bị tốt, điều tra sẽ thuận lợi Thành công trên thao trường, thắng lợi trên chiến trường

2.9.2 Phân công công việc, thông báo kế hoạch Công việc chuẩn bị cần thực hiện trước khi điều tra bao gồm:

• Thông báo kế hoạch điều tra cho các đội, thống nhất lại và hiệu chỉnh kế hoạch (nếu cần thiết).

• Hoàn thành các thủ tục hành chính liên quan đến nhân sự đội điều tra, chuẩn bị công văn, giấy giới thiệu, giấy đi đường.

• Cung cấp danh sách cụm, thôn, đối tượng

• Cung cấp công cụ điều tra như phiếu, cân, thước và vật tư, công cụ hỗ trợ khác theo bảng kiểm BK02

• Giải quyết các vấn đề tài chính liên quan đến đội điều tra.

• Soạn công văn thông báo chính thức kế hoạch điều tra cho các đơn vị là trung tâm y tế huyện để huyện thông báo tiếp xuống xã

2.9.3 Tổ chức hội nghị chuẩn bị triển khai hoạt động điều tra GSDD Trong điều kiện có thể nên tổ chức một buổi hội nghị triển khai điều tra GSDD. Thành phần tham dự bao gồm Sở Y tế, lãnh dạo Trung tâm y tế dự phòng, Phụ trách điều tra GSDD, các đội trưởng , chuyên trách dinh dưỡng của các huyện và trạm trưởng trạm y tế của các cụm điều tra. Mục tiêu của hội nghị nhằm chuẩn bị để phối hợp thực hiện điều tra GSDD. Nội dung của hội nghị bao gồm:

Mục đích: Đảm bảo điều tra GSDD được chuẩn bị tốt nhất. Mục tiêu: Sau khi đọc phần này, người đọc sẽ: 1) Hiểu được trước khi điều

tra GSDD sẽ cần chuẩn bị gì

2) Biết cách sử dụng các bảng kiểm

Đối tượng 1) Cán bộ chuyên trách dinh

dưỡng tỉnh/ thành phố 2) Đội trưởng đội điều tra 3) Điều tra viên Tài liệu: Phụ lục 9: Bảng kiểm trước khi điều tra tại thực địa BK01, Bảng kiểm của đội trưởng trước khi xuống điều tra thực địa (BK02), Danh sách đối tượng điều tra 30 cụm BK04

KHOA GS & CSDD / VDD TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN GIÁM SÁT TỶ LỆ SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM NĂM 2014

M01 - 32

• Giới thiệu tóm tắt về mục đích, mục tiêu và nội dung hoạt động của điều tra GSDD năm 2014.

• Thông báo kế hoạch dự kiến điều tra GSDD theo các huyện và xã trong tỉnh

• Thông báo nội dung công việc huyện và xã sẽ phải chuẩn bị trước khi điều tra và nội dung hoạt động để phối hợp điều tra.

• Thảo luận, giải đáp thắc mắc và thống nhất lại kế hoạch phối hợp hoạt động giữa tỉnh với các huyện, xã điều tra.

• Nhất trí và cam kết thực hiện kế hoạch

2.9.4 Liên hệ với huyện, xã chuẩn bị đến điều tra Trước khi đoàn đếnxã điều tra cần liên lạc trực tiếp với huyện và xã nhằm khẳng định sự sẵn sàng của các đơn vị trên. Các thông tin cụ thể cần nắm bắt sau khi liên hệ với cơ sở bao gồm:

• Kế hoạch phối hợp điều tra của huyện (người phân công đi cùng đoàn, tình hình chuẩn bị của các xã triển khai điều tra, tình hình thời tiết và phương tiện đi đến các điểm điều tra...)

• Địa điểm và thời gian đón gặp cán bộ huyện tham gia phối hợp

• Kế hoạch phối hợp điều tra của xã: o Cán bộ chịu trách nhiệm phối hợp, số người tham gia cùng (ví dụ như tiếp đón và gọi

đối tượng, dẫn đường, phiên dịch, hỗ trợ điều tra) o Cách đi đến địa điểm điều tra o Công việc chuẩn bị mời đối tượng, lịch mời đối tượng o Chuẩn bị địa điểm điều tra (địa điểm an toàn, có bàn tiếp đón, bàn cân đo nhân trắc,

hai bàn phỏng vấn, bàn kết luận &trả kết quả) o Các đặc điểm cần lưu ý khi đến địa phương (Đường xá, phong tục tập quán, tình hình

an ninh trật tự xã hội...) o Nơi ăn nghỉ của đoàn

2.9.5 Chuẩn bị cá nhân của các thành viên đội điều tra Sử dụng các bảng kiểm (Bảng kiểm chung BK01, Bảng kiểm cho đội trưởng BK02). Ngoài ra các thành viên phải tự chẩn bị để sẵn sàng về mặtsức khỏe và tinh thần trước khi đi điều tra. Cần chuẩn bị tốt các công việc gia đình và bàn giao giải quyết các công việc cơ quan.

KHOA GS & CSDD / VDD TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN GIÁM SÁT TỶ LỆ SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM NĂM 2014

M01 - 33

2.10 Quy trình điều tra thực địa

2.10.1 Các giai đoạn trong điều tra GSDD ở một cụm Quá trình điều tra mỗi cụm bao gồm các giai đoạn sau: 1) Chuẩn bị xuống cụm điều tra 2) Triển khai tổ chức điều tra sau khi đến cụm 3) Tiến hành điều tra đối tượng (Cân đo, phỏng vấn, kết luận, tư vấn) 4) Kết thúc điều tra tại cụm

2.10.2 Trước khi xuống cụm điều tra

2.10.3 Bắt đầu điều tra ở cụm

2.10.4 Các bước được điều tra của một đối tượng điều tra Tiến hành điều tra giám sát 30 cụm tại thực địa (Phụ lục 10a. Quy trình tiến hành điều tra thu thập số liệu tại thực địa; phụ lục 10b. Giám sát đánh giá nâng cao chất lượng điều tra GSDD)

Mục đích: Đảm bảo quá trình điều tra theo đúng quy trình. Mục tiêu: Sau khi đọc phần này, người đọc sẽ: 1) Hiểu được lý do phải có

quy trình 2) Biết các bước cần có của

điều tra GSDD 3) Biết sắp xếp vị trí điều

tra theo quy trình Đối tượng 1) Cán bộ chuyên trách dinh

dưỡng tỉnh/ thành phố 2) Đội trưởng đội điều tra 3) Điều tra viên 4) Trạm trưởng trạm y tế Tài liệu: Phụ lục 4: Tệp Excel mẫu tạo số thứ tự ngẫu nhiên chọn trẻ

KHOA GS & CSDD / VDD TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN GIÁM SÁT TỶ LỆ SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM NĂM 2014

M01 - 34

Quá trình được thực hiện theo 4 bước như sau:

• Xác nhận đúng bà mẹ và trẻ theodanh sách mẫuđã lập

• Khẳng định sự đồng ý tham gia của bà mẹ

• Hướng dẫn nội dung điều tra cho bà mẹ

• Điền thông tin cơ bản vào phiếu và chỉ dẫn sang bàn số 2

• Phát nhận bồi dưỡng

• Tiếp nhận phiếu và sắp xếp phiếu đợi cân đo

• Gọi bà mẹ đến lượt, xác định trẻ dưới 2 tuổi

• Hướng dẫn bà mẹ cách bà mẹ có thể trợ giúp

• Tiến hành cân đo nhân trắc theo quy trình

• Tra bảng và đánh giá tình trạng dinh dưỡng

• Điền phiếu,đưa cho bà mẹ và chỉ dẫn sang bàn số 3

• Tiếp nhận phiếu và sắp xếp phiếu đợi phỏng vấn

• Gọi bà mẹ đến lượt, tiến hành phỏng vấn theo quy trình

• Kiểm tra điền phiếu đầy đủ

• Chỉ dẫn bà mẹ sang bàn số 4

• Tiếp nhận phiếu và sắp xếp phiếu đợi kết luận

• Đọc lại phiếu, kiểm tra điền phiếu đúng và các điểm chính liên quan đến nuôi trẻ

• Kiểm tra các kết quả nhân trắc trên phiếu phản hồi

• Phản hồi cho bà mẹ về tình trạng dinh dưỡng

• Tư vấn dinh dưỡng cần thiết

• Cảm ơn sự tham gia, chỉ sang bàn 1 để nhận bồi dưỡng

Tại 4 vị trí điều tra ở trên sẽ do các thành viên khác nhau của đội thực hiện: Bàn 1: thường do cán bộ y tế cơ sở đảm nhiệm vìbiết rõ người dân địa phương. Các bộ điều tra trong bàn này không cần tập huấn nhưng phải được đội điều tra của tỉnh hướng dẫn và theo dõi.

1. Đăng ký, tiếp đón

2. Cân đo nhân trắc

3. Phỏng vấn

4. Kết luận, phản hồi

KHOA GS & CSDD / VDD TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN GIÁM SÁT TỶ LỆ SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM NĂM 2014

M01 - 35

Bàn 2: cân đo nhân trắc do 1-2 cán bộ đã được tập huấn về cân đo nhân trắc. Các cán bộ nhân trắc ngoài việc tiến hành cân đo còn có trách nhiệm kiểm tra, đánh giá tình trạng dinh dưỡng của bà mẹ (tính BMI) và của trẻ (bằng biểu đồ). Kết quả được ghi đồng thời trên phiếu điều tra và phiếu phản hồi. Bàn 3: phỏng vấn đối tượng do cán bộ được tập huấn kỹ thuật phỏng vấn. Số lượng cán bộ phỏng vấn có thể tăng từ 2 đến 3 người do công việc này mất nhiều thời gian. Cán bộ phỏng vấn cũng cần có tờ chuyển đổi lịch âm dương, ảnh mẫu thực phẩm, túi đựng bao bìcác loại thuốc đa vi chất, vitamin A, viên sắt… Bàn 4: kết luận do đội trưởng đảm nhận. Đội trưởng sẽ tra kết quả trên bảng ngưỡng suy dinh dưỡng (trẻ dưới 2 tuổi) hoặc BK11 (trẻ 2-4 tuổi) để kiểm tra xem trẻ có bị SDD không, đồng thời tư vấn cho bà mẹ (nếu cần thiết). Sau khi kết thúc, phát quà cho bà mẹ và yêu cầu ký nhận. Phiếu sẽ được Đội trưởng giữ lại kiểm tra và sắp xếp vào túi phiếu của cụm được điều tra.

2.10.5 Giám sát chất lượng điều tra

2.10.6 Các bước cần thực hiện sau khi kết thúc điều tra tại cụm 1) Tổng hợp tình hình điều tra vào Bảng kiểm soát điều tra 30 cụm BK04 , và ghi lại các trường

hợp không cân đo được của cả mẹ và con. 2) Đảm bảo cơ cấu dân số trẻ điều tra theo tỷ lệ (6 trẻ 0-5th): (15 trẻ 6-23th): (30 trẻ 24-59th) 3) Kiểm tra cân thước. 4) Tập hợp phiếu và kiểm tra lần cuối. 5) Đóng gói phiếu, sắp xếp thứ tự theo cụm (xã phường),thôn và mã bà mẹ 6) Phiếu điều tra tình trạng dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi và bà mẹ năm 2014.

7) Bảng kiểm soát điều tra 30 cụm BK04

8) Thông báo kết quả điều tra cho địa phương dựa trên kết quả ban đầu về tình trạng dinh dưỡng của trẻ.

9) Cảm ơn về sự giúp đỡ của chính quyền địa phương.

KHOA GS & CSDD / VDD TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN GIÁM SÁT TỶ LỆ SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM NĂM 2014

M01 - 36

2.11 Kết thúc và báo cáo điều tra Điều tra giám sát dinh dưỡng được tiến hành định kỳ hàng năm và luôn cần được rút kinh nghiệm để năm sau làm tốt hơn năm trước. Viết báo cáo sau điều tra đã được thực hiện trong lần tổng điều tra năm 2009, không được thực hiện cho các năm trước. Trong điều tra giám sát dinh dưỡng năm 2014 sẽ có yêu cầu viết báo cáo gửi kèm một bảng có dấu xác nhận của cơ quan chủ quản thực hiện điều tra giám sát dinh dưỡng, kèm theo gói phiếu gửi về trung ương – và – một bảng gửi bằng thư điện tử cho khoa giám sát dinh dưỡng (theo địa chỉ cho cán bộ quản lý số liệu điều tra giám sát của khoa GS & CSDD, VDD: [email protected]). Mẫu báo cáo được kèm trong bộ tài liệu hướng dẫn BC01 (bản điện tử của tài liệu này sẽ được gửi qua email cho tất cả các tỉnh).

Mục đích: Đảm bảo quá trình điều tra được tổng hợp trong báo cáo. Mục tiêu: Sau khi đọc phần này, người đọc sẽ: 1) Hiểu được lý do phải làm

báo cáo 2) Biết cách ghi chép theo

dõi quá trình điều tra làm tư liệu để báo cáo

3) Biết cách sử dụng bảng mẫu báo cáo

4) Biết cách rút ra các bài học kinh nghiệm để điều tra GSDD tốt hơn

Đối tượng 1) Cán bộ chuyên trách dinh

dưỡng tỉnh/ thành phố Tài liệu: Phụ lục 11: Mẫu báo cáo điều tra giám sát dinh dưỡng năm 2014

KHOA GS & CSDD / VDD TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN GIÁM SÁT TỶ LỆ SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM NĂM 2014

M01 - 37

2.12 Kiểm tra và gửi phiếu Tổ chức chuyển phiếu về trung ương sớm để phân tích rất quan trọng. Phiếu gửi về trung ương theo đường bảo đàm của Bưu điện.

2.12.1 Phiếu làm sạch

2.12.2 Khi nào thì tiến hành làm sạch phiếu

2.12.3 Trình tự xắp xếp phiếu Phiếu được đóng gói theo từng cụm, số mã của cụm được ghi trên một tờ bìa ngoài kèm theo 3 phiếu bảng kiểm soát BK04 của 3 thôn thuộc xã đó. Khi toàn bộ các hộ trong cụm đã được phỏng vấn, đội trưởng của đội điều tra sẽ phải kiểm tra sự hoàn thiện của toàn bộ số phiếu; so sánh tổng số phiếu thu được với số liệu đã điền trong bảng kiểm soát BK04; tính tổng các cột ở cuối phiếu; Ghi nhận xét chung về quá trình điều tra cụm đó. Gộp tất cả các phiếu của cụm theo thứ tự mã sốbà mẹ tăng dần và bó lại bằng dây ni lông. Phiếu quản lý cụm điều tra sẽ được đặt lên trên cùng của bộ phiếu cụm. Toàn bộ phiếu cần được đựng trong một bao bì bìa cứng hoặc túi ni lông. Bên ngoài bao bì sẽ phải ghi rõ tên địa bàn điều tra: Tên tỉnh/ thành phố; số cụm điều tra (Xã/ phường); Tổng số bà mẹ điều tra; và thời gian hoàn thành điều tra.

2.12.4 Khi nào thì gửi phiếu Phiếu nên gửi ngay sau khi đã hoàn thành công việc kiểm tra phiếu. Giữ lại hóa đơn gửi phiếu trong trường hợp kiểm toán hoặc phiếu không đến nơi nhận. Trong trường hợp mang trực tiếp đến viện nên xin ký nhận đầy đủ từ phía Viện Dinh dưỡng.

Mục đích: Đảm bảo phiếu gửi về cho Viện đầy đủ, đã làm sạch và sắp xếp khoa học. Mục tiêu: Sau khi đọc phần này, người đọc sẽ: 1) Hiểu được lý do phải làm

sạch và sắp xếp khoa học 2) Biết cách làm sạch số

liệu theo quy trình 3) Biết cách sắp xếp phiếu

đúng trình tự Đối tượng 1) Cán bộ chuyên trách dinh

dưỡng tỉnh/ thành phố 2) Đội trưởng đội điều tra Tài liệu:

KHOA GS & CSDD / VDD TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN GIÁM SÁT TỶ LỆ SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM NĂM 2014

M01 - 38

3 HƯỚNG DẪN PHƯƠNG PHÁP KỸ THUẬT CỦA GSDD

3.1 QUY TRÌNH CÂN ĐO TRẺ TẠI CỘNG ĐỒNG 1) Chuẩn bị Mỗi bước trong quá trình cân đo cần chỉ định cụ thể người phụ trách và cần xác định rõ trước khi cân đo. Ví dụ ĐTV là “Người cân đo”, bà mẹ của trẻ là “Người trợ giúp” Kiểm tra cân trước và trong khi sử dụng: chỉnh thăng bằng ở vị trí 0 kg đối với cân đòn hoặc cân lòng máng; chỉnh kim đồng hồ treo. Trong thời gian sử dụng thỉnh thoảng phải kiểm tra lại. Nên dự trữ sẵn một vật chuẩn khoảng 5 kg hoặc 3 kg để kiểm tra. Nếu cân không cho kết qủa đúng theo vật chuẩn thì phải chỉnh. Nếu cân hỏng phải thay thế. Nếu dùng cân điện tử thì tìm mặt phẳng cứng và không bị nghiêng hay dốc. Lý tưởng nhất là nền nhà lát gạch men. Nếu mặt phẳng đặt cân bị nghiêng thì sai số từ 5-10%! Trong trường hợp không tìm được nơi bằngphẳng, cứng, phải kiểm tra lại bằng cách cân vật chuẩn trước khi cân. 2) Yêu cầu có 2 ĐTV nhân trắc đã qua huấn luyện Yêu cầu có 2 người đã qua huấn luyện để đo chiều dài/cao của trẻ:người đo (giữ trẻ và sử dụng dụng cụ),người trợ giúp (giữ trẻ và ghi chép số đo vàophiếu). Nếu có người trợ giúp không được huấn luyện, ví dụ như bà mẹ, thì người trợ giúp đã qua huấn luyện cũng nên tự ghi số đo vàophiếu. Nếu không có người trợ giúp (chỉ có một ĐTV) thì người đo có thể tự cân trẻ và ghi lại kết quả (khi ). 3) Vị trí đặt cân thước

• Nếu dùng cân lòng máng, cân điện tử, cân kim đồng hồ: Ngay khi vào hộ điều tra, quan sát và tìm vị trí thích hợp để đặt cân và thước. Lựa chọn vị trí đặt cân thước. Tốt nhất là cân đo ngoài trời khi ban ngày. Nếu trời lạnh, mưa hay quá nhiều người xung quanh ảnh hưởng đến quá trình cân đo thì có thể chuyển vào trong nhà. Cần đảm bảo đủ ánh sáng trong nhà, chọn mặt phẳng vững chắc để làm nơi đặt cân (như mặt bàn, sàn nhà...)

• Nếu dùng cân đòn treo hoặc cân đồng hồ treo: Dùng dây có tính bền chắcđể treo cân lên xà ngang hoặc cành cây vững chắc

4) Xác định tuổi Trước khi cân đo, cần phải xác định tuổi của trẻ. Nếu trẻ <2 tuổi, đo chiều dài nằm. Trẻ ≥2 tuổi đo chiều cao đứng(nếu không xác định được chính xác tuổi, đo chiều dài nằm nếu trẻ dài dưới 85cm). Cách xác định trẻ dưới 2tuổi được dựa trên ngày sinh của trẻ và ngày điều tra.Nếu ngày sinh của trẻ với ngày điều tra chênh nhau hơn2năm (≥24 tháng) thì được tính trẻ đã trên 2 tuổi. Ví dụ: Ngày điều tra là 17/07/2013. Nếu trẻ sinh từ ngày 17/07/2011 trở về trước thì được tính là trẻ trên 2tuổi, còn trẻ sinh sau ngày 17/07/2011 thì được tính trẻ là trẻ dưới 2 tuổi. Nếu bà mẹ chỉ biết ngày sinh của trẻ nhỏ nhất theo lịch âm trong năm 2011 thì chuyển đổi sang lịch dương (sử dụng bảng chuyển đổi lịch âm-dương của năm 2011), sau đó áp dụng phương pháp trên để xác định.

KHOA GS & CSDD / VDD TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN GIÁM SÁT TỶ LỆ SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM NĂM 2014

M01 - 39

5) Khi nào thì tiến hành cân đo nhân trắc Cân và đo sau khi đã ghi đủ các thông tin phỏng vấn trong phiếu.Khi đó ĐTV cũng đã làm quen được với các thành viên của hộ. KHÔNG cân đo trước khi phỏng vấn hay khi vừa vào nhà, gây cảm giác xâm phạm riêng tư của gia đình. 6) Cân và đo lần lượt từng trẻ Nếu bà mẹ có hơn 1 trẻ được lựa chọn thì cần hoàn thành phiếu và cân đo 1 trẻ trước,sau đó tiếp tục tiến hành với trẻ sau. KHÔNG cân đo tất cả các trẻ cùng một lúc. Làm thế dễ gây nhầm lẫn và sai số đo, ghi số đo của trẻ này vào phiếu của trẻ khác. Cất dụng cụ vào túi ngay khi kết thúc cân đo ở mỗi hộ. 7) Kiểm soát trẻ Khi cân và đo, ĐTV cần kiểm soát trẻ. Cần giữ trẻ nhẹ nhàng nhưng chắc chắn. Khả năng bình tĩnh và tự tin của ĐTV sẽ có thể tác động tốt tới bà mẹ và đứa trẻ. Khi cân, trẻ cần được bỏ khăn mũ, giày dép.Vào mùa ấm/nóng nên cởi bớt quần áo,vào mùa rét nên cân ở nơi kín gió, cởi bớt quần áo nhưng chú ý đề phòng trẻ bị lạnh. Nếu trẻ được đặt vào cân thước, ĐTV cần giữ và kiểm soát trẻ khỏi trượt ngã. Không bao giờ để trẻ một mình trên cân thước,luôn giữ lấy trẻ trừ khi ĐTV phải bỏ tay ra vài giây đểthao tác lấy số đo. 8) Trẻ quá lo sợ Khi cân đo, ĐTV cân đo sẽ phải chạm vào người trẻ, gây cho trẻ căng thẳng, lo sợ . Giải thích về quy trình cân đo cho bà mẹ và giỗ dành trẻ để giảm thiểu sự lo sợ hay không thoải mái của đối tượng. ĐTV cần xác định ngừng việc cân đo lạikhi bàmẹ hay trẻ quá lo lắng, sợ hãi . Nên nhớ, trẻ nhỏ thường không hợp tác, chúng có thể gàokhóc , đấm đá và có thể cắn. Nếu một trẻ quá sợ và khóc nhiều, cố gắng giữ bình tĩnh cho trẻ, đưa trẻ cho bà mẹ bế một lúc trước khi cân đo lại. Không tiến hành cân và đo trẻ khi:

1) Bà mẹ từ chối. 2) Trẻ quá ốm yếu hay quá sợ.

KHOA GS & CSDD / VDD TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN GIÁM SÁT TỶ LỆ SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM NĂM 2014

M01 - 40

3) Thân thể trẻ bị dị tật, biến dạng làm ảnh hưởng đến kết quả đo. Để thể hiện tế nhị, ĐTV có thể vẫn cân đo trẻ đó nhưng cần ghi chú về dị tật của trẻ trong phiếu.

9) Ghi chép số đo - Cẩn thận Ghi chép kết quả bằng bút mực. Nếu ĐTV ghi nhầm, gạch bỏ kết quả sai và ghi lại kết quả đúng. Không cầm bút trong tay hay ngậm ở miệng, cài lên tóc hay để túi áo ngực trong khi cân đo vì sự bất cẩn này có thể gây thương tích cho trẻ hay chính ĐTV. Khi không dùng đến bút, có thể để trong túi đựng dụng cụ, hộp bút hay trong phiếu điều tra. Không được để móng tay dài. Nên tháo bỏ nhẫn và đồng hồ trước khi cân đo. Không được hút thuốc khi vào hộ gia đình hay khi cân đo. 10) Cố gắng nâng cao kỹ thuật ĐTV có thể trở thành một chuyên gia nếu cố gắng cải thiện kỹ thuật và luôn tuân theo từng bước của quy trình. Chất lượng và tốc độ cân đo sẽ được nâng cao khi được thực hành nhiều. Nếu thực hiện điều tra theo nhóm, ĐTV không chỉ phải có trách nhiệm với công việc của chính mình mà còn với chất lượng công việc của cả nhóm.

KHOA GS & CSDD / VDD TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN GIÁM SÁT TỶ LỆ SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM NĂM 2014

M01 - 41

3.2 QUY TRÌNH ĐO CHIỀU DÀI/CAO TRẺ TẠI CỘNG ĐỒNG

Hình 5: Các vị trí kiểm tra khi đo chiều dài nằm

Hình 6.Các vị trí kiểm tra khi đo chiều cao đứug nhìn ngang

Hình 7. Các vị trí kiểm tra khi đo chiều cao đứug nhìn trực diện

KHOA GS & CSDD / VDD TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN GIÁM SÁT TỶ LỆ SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM NĂM 2014

M01 - 42

ĐTV sẽ phải cân và đo rất nhiều trẻ. Không được cắt ngắn quy trình, mặc dù các thao táccó vẻ đơn giản và lặp đi lặp lại. Rất dễ nhầm lẫn gây ra sai số nếu không cẩn thận.Không bỏ qua bất cứ bước nào.Cần tập trung vào công việc.

3.2.1 Đối với trẻ dưới 2 tuổi (0-23 tháng) đo chiều dài nằm. 1) Đặt thước trên mặt phẳng nằm ngang (Hình 5: Các vị trí kiểm tra khi đo chiều dài nằm). 2) Tháo bỏ giầy dép, quần áo hay thứ gì có thể làm ảnh hưởng đến việc đo chiều dài. 3) Đặt trẻ nằm thẳng trên ván của thước đo (7). Hướng mắt của trẻ vuông góc với

mặt thước (6). 4) Người trợ giúp: hai tay duỗi tự do (5), áp vào hai tai để giữ trẻ nhìn thẳng, đầu trạm

đế thước (4). 5) Người đo: một tay đặt vào gối hoặc cổ chân để giữchân cho thẳng (8), một tay đưathanh

chặn chạm vào bàn chân trẻ. Lưu ý: giữ bàn chân thẳng đứng và áp sát với thanh chặn trên mặt thước

6) Đọc kết quả với 1 số lẻ.Giúp trẻ ngồi dậy. 7) Người trợ giúp: Ghi ngay kết quả vào và cho người đo xem. Nếu người trợ giúp

không qua huấn luyện, người đo sẽ phải ghi kết quả. 8) Người đo: Kiểm tra kết quảđo được ghi trong phiếu có chính xác không. Hướng

dẫn người trợ giúp sửa chữa lại nếu có nhầm lẫn khi ghi.

3.2.2 Đối với trẻ từ 2 tuổi trở lên: đo chiều cao đứng. 1) Người đo hoặc người trợ giúp: Đặt thước đo trên mặt phẳng cứng, tựa vào tường, bàn, cây hay

cầu thang, …Cần đảm bảo là thước đứng vững, cân bằng (Hình 6.Các vị trí kiểm tra khi đo chiều cao đứug nhìn ngang) và Hình 7. Các vị trí kiểm tra khi đo chiều cao đứug nhìn trực diện)).

2) Người đo hoặc người trợ giúp: Yêu cầu bà mẹ tháo bỏ giầy, tất, cặp tóc hay thứ gì trên đầu của trẻ làm ảnh hưởng đến việc đo chiều cao. Yêu cầu bà mẹ đưa trẻ đứng vào thước đo và ngồi (hoặc quỳ gối) xuống trước mặt trẻ một khoảng cách (nếu bà mẹ không phải là người trợ giúp).

3) Người trợ giúp: Đặt phiếu phỏng vấn và bút trên mặt đất (mũi tên 1). Quỳ 2 gối xuống phía bên phải của trẻ (mũi tên 2).

4) Người đo: đứng bên trái của trẻ,chỉ quỳ bằngchân phải người đo để có thể dễ dàng di chuyển và đầu người đo ngang tầm với đầu của trẻ (mũi tên 3).

5) Người trợ giúp:Đặt bàn chân trẻ thẳng, ở giữa thước, vuông góc với mặt ván thước. Tay phải của mình giữ chân trẻ (đặt tại phần ống đồng ngay phía trên mắt cá chân trẻ) (Mũi tên 4) và tay trái giữ đầu gối trẻ (mũi tên 5), sau đoấn nhẹ vàomặt ván thước. Cần đảm bảo chân trẻ thẳng và gót chân áp sát với thanh chạy trên mặt thước (Mũi tên 6 và 7). Nói với người đo khi bạn đã đặt đúng vị trí và tư thế của cẳng chân và bàn chân trẻ.

KHOA GS & CSDD / VDD TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN GIÁM SÁT TỶ LỆ SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM NĂM 2014

M01 - 43

6) Người đo: Nói trẻ thẳng đầu,nhìn về phía mẹ (nếu bà mẹ ở trước mặt trẻ). Đảm bảo mắt trẻ nhìn thẳng thành đường song song với mặt đất (mũi tên 8). Tay trái người đo giữ cằm trẻ, (mũi tên 9)không bịt mồm hay giữ tai trẻ. Đảm bảo là vai trẻ thẳng (mũi tên 10), hai tay trẻ đặt thẳng 2 bên người (mũi tên 11), đầu vai và mông sát vào mặt thước (mũi tên 12, 13 và 14). Người đo dùng tay phải để kéo thanh trượt xuống sát đầu trẻ,đảm bảo thanh trượt ấn xẹp tóc trẻ xuống (mũi tên 15).

7) Người đo và người trợ giúp: Kiểm tra lại tư thế và các vị trí của trẻ (mũi tên 1-15). Lặp lại các bước nếu cần thiết.

8) Người đo: Khi các thao tác trên đã chính xác, đọc số đo với 1 số lẻ. Bỏ thanh trượt trên đầu trẻ ra, bỏ tay trái khỏi cằm trẻ và giúp trẻ ra khỏi thước.

9) Người trợ giúp: Ghi ngay kết quả vào phiếu và đọc to chongười đo nghe. 10) GHI CHÚ: Nếu người trợ giúp không qua huấn luyện, người đo sẽ phải ghi kết quả. 11) Người đo: Kiểm tra kết quả đo được ghi trong phiếu có chính xác không. Hướng dẫn người trợ

giúp sử chữa lại nếu có nhầm lẫn khi ghi.

3.3 HƯỚNG DẪN CÁCH PHỎNG VẤN VÀ ĐIỀN PHIẾU ĐIỀU TRA GIÁM SÁT DINH DƯỠNG BÀ MẸ VÀ TRẺ EM DƯỚI 5 TUỔI NĂM 2014

3.3.1 Các ký hiệu và loại thông tin trên phiếu điều tra Trên phiếu điều tra thường có 2 phần chính: Phần thông tin yêu cầu và phần để điền các thông tin được thu thập. Ngoài ra, trên phiếu còn có các thông tin khác như: tiêu đề cho biết nội dung thu thập và đối tượng phỏng vấn; Mã hiệu phiếu cho tên gọi tắt của loại phiếu đó; Các nhóm thông tin của phiếu cho biết loại thông tin cần thu thập; số trang của phiếu.

Phần thông tin yêu cầu thường nằm ở bên trái và phần để điền các thông tin được thu thập thường nằm ở bên phải. Trong phần thông tin hướng dẫn có thể là

Tiêu đề Phần điền mã

Phần thông tin hướng dẫn

Phần điền thông tin

Nhó

m th

ông

tin

KHOA GS & CSDD / VDD TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN GIÁM SÁT TỶ LỆ SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM NĂM 2014

M01 - 44

Nội dung thông tin cần điền, ví dụ: Tên huyện điều tra Câu hỏi phỏng vấn đối tượng; ví dụ: ”Chị có biết viên nang vitamin A không?” Hướng dẫn điền phiếu; ví dụ: ”Nhiều lựa chọn” (Cho phép chọn nhiều hơn 1 lựa chọn) Trong phần để điền các thông tin được thu thập bao gồm các loại sau:

Câu hỏi mở không định dạng, ví dụ: Tên trẻ:…Nguyễn thị Việt Trinh…

Trong trường hợp này cho phép điền thông tin tự do, không phải theo bất cứ định dạng nào

Câu hỏi mở có định dạng, ví dụ: Ngày điều tra: 25 / 11 Trong trường hợp này cho phép điền thông tin theo định dạng nhất định như chỉ được phép điền con số hoặc được phép điền ngày và tháng thôi. Trong ví dụ trên ngày điều tra là 25 tháng 11.

Câu hỏi đóng chỉ cho phép 1 lựa chọn, ví dụ:

Hiện đang có thai:

Có 1 Không

Không biết 7 Trong trường hợp này chỉ cần khoanh tròn vào con số tương ứng với câu trả lời của đối tượng và chỉ có 1 con số được khoanh tròn. Trong ví dụ trên thì người mẹ cho biết bà mẹ hiện không mang thai.

Câu hỏi đóng cho phép nhiều lựa chọn (nhiều khả năng trả lời), ví dụ:

Ai nói cho chị biết ngày uống Vitamin A của trẻ (Nhiều lựa chọn)

Không biết, không được ai báo0__ Nhân viên y tế1__

Thư mời2 Họ hàng3__

Hàng xóm4 TV, đài, báo5__

Khác9__

Trong trường hợp này cho phép đánh dấu ngay sau con số tương ứng với câu trả lời của đối tượng. Trong ví dụ trên thì người mẹ báo đã được nhận thư mời và hàng xóm nói cho biết về ngày uống Vitamin A cho trẻ

KHOA GS & CSDD / VDD TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN GIÁM SÁT TỶ LỆ SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM NĂM 2014

M01 - 45

3.3.2 PHẦN I & II: THÔNG TIN XÁC ĐỊNH VÀ THÔNG TIN MẸ Thứ tự điền phiếu phần thông tin xác định:

1.1 Họ và tên điều tra viên:

Ghi họ tên người ĐT và người cân đo

1.4Tỉnh/ T.phố: Ghi rõ ràng, chính xác tên tỉnh và mã tỉnh theo bảng mã tỉnh và thành phố BK08.

1.2 Huyện/ Quận:

Ghi rõ ràng, chính xác tên huyện/quận.

1.5Xã/ Phường: Ghi rõ ràng, chính xác tên xã/phường (cụm) điều tra, đặc biệt chú ý ghi chép chính xác mã số của xã theo bảng mã của Tổng cục thống kê

1.3 Ngày điều tra:

Ghi ngày cân đo trẻ và bà mẹ theo dương lịch

1.6Thôn/bản/ tổ:

Ghi tên thôn/ bản/ ấp ở phần “…” .Ghi số thứ tự của thôn ở phần “__” , có 3 THÔN được chọn trong CỤM tương ứng với đánh số từ 1-3.

Ghi chú ĐTV Ghi chú thích, lưu ý của bất kỳ ai trong đoàn điều tra: ghi phiếu, đo nhân trắc hay phỏng vấn…

1.7 Số mã: Đây là số mã CỦA TRẺ, sẽ được ghi sau khi điều tra xong một CỤM. Mỗi THÔN có 17 trẻ tương ứng đánh số từ 1-17.

2.1 Tên của mẹ:

Hỏi và ghi tên MẸ của trẻ 2.2 Năm sinh: Ghi 2 chữ số cuối của năm sinh Bà mẹ vào phần còn trống “19_ _”

2.3Trình độ văn hóa của mẹ:

Hỏi mẹ đã học hết lớp mấy và ghi lớp tướng ứng vào ô trống. Nếu không học hoặc học cao hơn thì khoanh tròn mã phù hợp

2.4 Số con mẹ hiện có:

Ghi tổng số con hiện có, kể cả trẻ trên 5 tuổi hoặckhông ở cùng

2.5 Nghề nghiệp chính của mẹ:

Ghi nghề mà mẹ phải dành hết thời gian để làm

2.6 Hiện tại đang có thai:

Hỏi hiện tại mẹ đang có thai hay không.

2.7 Người trả lời phỏng vấn

Người trả lời phỏng vấn là quan hệ như thế nào với trẻ, khoanh vào mã tương ứng.

2.8 Dân tộc mã:

Ghi tên và số mã dân tộc tương ứng có trong bảng mã các dân tộc chính BK08

Q2.3: Trình độ văn hóa của mẹ: Một số định nghĩa về học vấn:

Không biết chữ

KHOA GS & CSDD / VDD TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN GIÁM SÁT TỶ LỆ SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM NĂM 2014

M01 - 46

Là những người có thể chưa từng đi học hoặc đã đi học rồi nhưng bây giờđã quên mặt chữ,không biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ, chữ dân tộc hoặc chữ nước ngoài.

Học hết lớp: Nếu bà mẹ không đi học tiếp sau phổ thông thì hỏi số lớp mà bà mẹ đã kết thúc hoặc tốt nghiệp.

Trung cấp/ Cao đẳng: Là trình độ học vấn của những người đang theo học hoặc đã tốt nghiệp trường trung cấp hoặc cao đẳng.

Đại học, sau đại học: Là trình độ học vấn của những người đang theo học hoặc đã tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học với học vị thạc sỹ, phó tiến sỹ hoặc tiến sỹ.

Chú ý: Có thể hỏi câu nàyvới đối tượng không phải là mẹ của trẻ (người chăm sóc trẻ). Q2.5: Nghề chính của mẹ Nghề nghiệp chính hiện tại được tính là công việc mà người mẹ bỏ thời gian lao động nhiều nhất. Thu nhập và sức lực trong trường hợp này không phải là tiêu chí để xác định nghề nghiệp chính. Đối với trường hợp là cán bộ hưu trí hoặc về mất sức, nhưng hiện tại đang làm thêm một nghề nào đó thì ghi nghề nghiệp chính là nghề đang làm. Định nghĩa:

Nông dân (1): Là người có những hoạt động trực tiếp liên quan đến việc đồng áng, như đi cày, cuốc, cấy, gặt…trên diện tích đất nông nghiệp của chính bản thân hoặc của gia đình để thu lợi nhuận cho chính bản thân hoặc gia đình. Một số trường hợp có thể gặp: Trường hợp 1, có ruộng đất nhưng lại thuê người làm từ đầu cho đến khi thu hoạch và sở hữu sản phẩm sau thu hoạch, thì người này mặc dù có ruộng nhưng lại không tham gia trực tiếp vào công việc đồng áng, do vậy không được tính nghề nghiệp là làm ruộng. Trường hợp 2, không có ruộng để sản xuất,hàng năm vẫn đi cấy thuê cho người khác vàkhông được sở hữu sản phẩm sau thu hoạch thì người này cũng không được tính là làm ruộng. Trường hợp 3, đi thuê ruộng đất của người khác về cấy cầy và sở hữu sản phẩm sau thu hoạch, trường hợp này được tính là làm ruộng.

Làm công ăn lương (2): Là người làm công ăn lương thuộc tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp của nhà nước, tư nhân hay tổ chức nước ngoài; Được trả lương liên tục ít nhất trong 6 tháng qua. Ví dụ: giáo viên, bác sỹ, y tá, nhân viên kế toán, kỹ sư…

KHOA GS & CSDD / VDD TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN GIÁM SÁT TỶ LỆ SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM NĂM 2014

M01 - 47

Tiểu thương (3): Gồm những người làm công việc Buôn bán: Thông thường là trao đổi hàng hoá và tiền mặt như tiểu thương, hiệu thuốc, vật liệu xây dựng...

Nội trợ (4): Gồm những người làm công việc nội trợ như nấu ăn, giặt giũ, trông trẻ…cho chính gia đình mình.

Các nghề khác (9): Tất cả các loại nghề nghiệp không thể phân loại theo các nghề được kể ở trên như doanh nghiệp, tình nguyện viên, thợ thủ công....

Lưu ý: ĐTV ghi theo mã nghề nghiệp đã được mã hoá. Chỉ được phép chọn 1 nghề chính (dành nhiều thời gian nhất), mặc dù có thể bà mẹ làm nhiều nghề khác nhau để kiếm sống.

Q2.6: Hiện tại đang có thai Định nghĩa:

Mang thai (1): Là bà mẹ đã được khám và khẳng định đang mang thai hoặc đã có đầy đủ các triệu chứng xác định là bà mẹ đang mang thai

Q2.8: Dân tộc, mã Hỏi trực tiếp dân tộc của bà mẹ đã được ghi trong giấy khai sinh, hộ khẩu hoặc chứng minh thư. Ghi lại tên dân tộc ở phần gạch chấm chấm rồi tra mã dân tộc từ trong phụ lục BK08. Phần ghi mã nên ghi ngay sau phỏng vấn bà mẹ vì thường các bà mẹ trong một cụm cùng một dân tộc giống nhau.

3.3.3 PHẦN III: NHÂN TRẮC Phần nhân trắc do điều tra viên nhân trắc thực hiện tại “Bàn đo nhân trắc”. Mục đích của cân đo nhân trắc là để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ và bà mẹ. Trước tiên ĐTV sẽ phải hỏi xem bà mẹ có phải là mẹ đẻ của trẻ không. Nếu không phải thì sẽ không cần thiết phải thực hiện các câu liên quan đến thông tin của mẹ. Tiếp theo sẽ hỏi tiếp về giới của trẻ [3.2], năm sinh của mẹ [2.2], ngày sinh của trẻ [3.3], và cân nặn của trẻ tại thời điểm điều tra [3.4]. Sau khi biết ngày sinh của trẻ, ĐTV có thể xác định trẻ đã trên 2 năm tuổi hay dưới 2 năm tuổi để xác định đo chiều cao đứng hay chiều dài nằm của trẻ. Điều tra viên nhân trắc sẽ phối hợp tiến hành cân đo cả mẹ và con. Trước tiên sẽ cân mẹ ở bàn số 4, sau đó cân đến con. Nếu trẻ bé, không tự đứng được trên cân thì áp dụng phương pháp Mẹ bồng Con (Xem kỹ thuật cân đo). Tiếp theo đo chiều cao của mẹ ở bàn 4. Nếu trẻ trên 2 tuổi thì đo chiều cao của trẻ ở luôn bàn 4, còn bằng hoặc dưới 2 tuổi thì đo chiều dài nằm ở bàn 5. Giới thiệu:

Tại bàn Nhân trắc, ĐTV có thể hướng dẫn bà mẹ xếp phiếu (nếu đông bà mẹ), mời bà mẹ ngồi đợi cho đến lượt được cân đo. Ví dụ ”Mời chị xếp phiếu ở đây và vui lòng ra ghế ngồi,

KHOA GS & CSDD / VDD TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN GIÁM SÁT TỶ LỆ SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM NĂM 2014

M01 - 48

khi nào đến lượt sẽ gọi theo tên của chị”. Khi đến lượt bà mẹ nào thì gọi tên của bà mẹ đó ra cân. Ví dụ ”Xin mời chị ... tên mẹ... mang cháu ...tên trẻ... ra cân”. Nếu trẻ dưới hai tuổi thì phải cần sự trợ giúp của mẹ giữ bé khi đo. Ví dụ: ”Xin chị cho bé nằm trên thước, đầu hướng về thanh chặn cố định. Nhờ chị ôm hai tai của bé để bé nhìn thẳng vào chị, còn tôi sẽ giữ chân của bé để đo ”. Khi đọc kết quả cân đo thì đọc đủ to để có thể thông báo cân nặng và chiều cao của mẹ và trẻ cho bà mẹ biết. Sau khi cân đo xong thì hướng dẫn bà mẹ sang bàn phỏng vấn. Ví dụ: ”Chị và cháu đã được cân đo xong, mời chị cầm phiếu này sang bàn phỏng vấn xếp phiếu để được phỏng vấn. Cảm ơn chị đã hợp tác”.

STT Nội dung Bà mẹ Trẻ

III. N

hân

trắc

3.1 Tên của trẻ?

Hỏi và ghi tên MẸ của trẻ. Hỏi và ghi tên của trẻ, lần lượt từ trẻ nhỏ nhất cho đến trẻ lớn nhất

3.2 Giới tính của trẻ

Nếu giới của trẻ là trai khoanh số 1, trẻ gái khoanh số 2

3.3 Ngày sinh

Cố gắng khai thác ngày sinh từ Thẻ BHYT hoặc sổ tiêm chủng. Hỏi kiểm tra lại ngày sinh của trẻ theo dương lịch (điền vào dòng có ký hiệu “d”), hay âm lịch (điền vào dòng có ký hiệu “â”).

3.4 Cân nặng (kg)

Ghi lại cân nặng của bà mẹ được cân theo đúng kỹ thuật. Nếu không phải mẹ của trẻ thì vẫn có thể cân nhưng điền 77.7. Nếu không cân được bà mẹ thì điền 99.9

Ghi lại cân nặng của trẻ được cân theo đúng kỹ thuật. Nếu không cân được trẻ thì điền 99.9

3.5 Chiều cao/chiều dài (đứng/ nằm) (cm)

Ghi lại chiều cao của bà mẹ được đo theo đúng kỹ thuật. Nếu không phải mẹ của trẻ thì điền 777.7. Nếu không đo được bà mẹ thì điền 999.9

Ghi lại chiều cao (>24 tháng) hoặc chiều dài (<24 tháng) của trẻ được đo theo đúng kỹ thuật. Trẻ được đo đứng thì khoanh vào chữ “đ”, đo nằm khoanh vào chữ “n”. Nếu không đo được trẻ thì điền 999.9.

KHOA GS & CSDD / VDD TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN GIÁM SÁT TỶ LỆ SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM NĂM 2014

M01 - 49

STT Nội dung Bà mẹ Trẻ

3.6 Quan sát và kiểm tra

Quan sát xem trẻ có bị phù không. Có thì đánh dấu “x” vào ô vuông, nếu không thì ghi “Không” trước từ “Phù” ** Phù là hiện tượng trẻ bị sưng ở một số nơi trên cơ thể, thường là ở chân, mặt, tay. **Dấu hiệu: Da sẽ sưng căng và chuyển màu nhợt nhạt, khi dùng ngón tay ấn lên đó và bỏ ra sau khoảng 15 giây thì thấy Da bị lõm xuống. Đồng thời, trẻ có thể bị vàng da, đái ít, ngứa ngáy khó chịu hoặc tăng cân bất thường.

3.3.4 PHẦN IV: THÔNG TIN TRẺ KHI SINH VÀ BỔ SUNG VI CHẤT

Nội dung Hướng dẫn (hỏi từ trẻ nhỏ nhất đến trẻ lớn nhất)

4.1 Cháu được sinh ra ở đâu ? (ở trạm y tế, bệnh viện hay ở nhà?)

Hỏi nơi trẻ điều tra được sinh ra. Nếu trẻ được sinh ở Trạm Y Tế thì khoanh 1,sinh ở Bệnh Viện thì khoanh 2. Các trường hợp như đẻ tại nhà, đẻ rơi, khôngcó NVYT đỡ thì khoanh số 3.

4.2 Cháu được đẻ thường hay đẻ mổ?

Đẻ bình thường là đẻ tự nhiên theo đường dưới, có thể cắt tầng sinh môn hoặc tiêm/truyền thuốc kích thích co bóp tử cung. Đẻ can thiệp là các trường hợp phẫu thuật lấy thai.

4.3 Cân nặng của cháu (TÊN) khi sinh? (8=Không cân 9=Không biết, không nhớ)

Hỏi cân nặng của trẻ cân được sau khi sinh. Nếu trẻ không được cân thì điền 8. Nếu trẻ có cân nhưng không nhớ thì điền 9.

4.4 1) Trong 6 tháng qua cháu (TÊN) có khi nào phải đến trạm y tế do bị SDD, sởi, ho, sốt hoặc tiêu chảy không? Nếu có, sau đó cháu có được

Câu hỏi 4.4 đã tách thành 3 câu nhỏ riêng biệt với thứ tự 1, 2, 3. Trước tiên hỏi sàng lọc xem trẻ trong 6 tháng qua có khi nào bị suy dinh dưỡng, bị bệnh do nhiễm trùng như ho, sốt, tiêu chảy..., không mà pahri đến trạm y tế. Nếu bà mẹ trả lời không thì đánh dấu số ”0” và chuyển sang ý (2). Nếu bà mẹ trả lời có thì hỏi tiếp sau đó trẻ có được cấp vitamin A không.Nếu có thì

KHOA GS & CSDD / VDD TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN GIÁM SÁT TỶ LỆ SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM NĂM 2014

M01 - 50

Nội dung Hướng dẫn (hỏi từ trẻ nhỏ nhất đến trẻ lớn nhất)

cấp vitamin A không? khoanh vào số ”1”. Nếu không thì khoanh vào số ”2”. Nếu không biết thì khoanh vào số “7”

2) Cháu có đi uống vitamin A vào ngày Vi chất dinh dưỡng vừa qua không?

Nếu trẻ được uống vào ngày chiến dịch uống vitamin A (ngày vi chất dinh dưỡng 1-6) thì đánh dấu số ”2”. Nếu không hoặc không biết thì khoanh vào số “0”

3) Uống vitamin A từ nguồn khác không?

Nếu trẻ được uống vitamin A từ bất kỳ một nguồn nào khác không phải từ trạm y tế xã thì đánh dấu số ”3”. Nếu không hoặc không biết thì khoanh vào số “0”

4.5 Trong 6 tháng qua, cháu có được tẩy giun không?

Nếu: Có thì khoanh vào số “1” Không thì khoanh vào số “2” Không biết thì khoanh vào số “7”

4.6 Trong 6 tháng qua, cháu có bị quáng gà không? (Giải thích hiện tượng quáng gà nếu mẹ không hiểu)

Nếu ở địa phương có các từ ngữ đặc biệt khác để mô tả hiện tượng quáng gà thì dung các từ ngữ thường dùng tại địa phương để hỏi. Nếu bà mẹ không biết khái niệm ”quáng gà” thì ĐTV có thể gợi ý làm rõ hơn về biểu hiện của ”quáng gà” qua cách nêu hiện tượng như: Chị có bao giờ thấy [tên cháu] có hiện tượng có khó nhìn vào lúc chập tối, thường hay vấp ngã không? Hoặc vào lúc chập tối trẻ thường quờ quạng và không cầm đúng các đồ vật đưa cho trẻ không? Nếu: Có thì khoanh vào số “1” Không thì khoanh vào số “2” Không biết thì khoanh vào số “7”

4.7 Có ai nói cho chị biết “Ngày Vi chất dinh dưỡng/uống Vitamin A” không(Nhiều lựa chọn)

Nếu “không biết” thì khoanh vào số “0” rồi chuyển sang cân 5.1 Nếu bà mẹ trả lời “Có” thì hỏi tiếp ngày uống vitamin A là ngày nào để khẳng định.Và hỏi xem ai là người nói cho bà mẹ biết? Đánh dấu “x” tương ứng với câu trả lời từ 1-5. Trường hợp không giống những phương án đã đưa ra thì đánh dấu vào ô số “9” Chú ý: Không gợi ý. Sau môi câu trả lời thì hỏi tiếp ..”còn từ đâu nữa?” cho đến khi bà mẹ nói hết rồi.

KHOA GS & CSDD / VDD TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN GIÁM SÁT TỶ LỆ SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM NĂM 2014

M01 - 51

PHẦN V: THÔNG TIN SỬ DỤNG VI CHẤT DINH DƯỠNG CỦA BÀ MẸ Chỉ hỏi phẩn này nếu bà mẹ là ngưởi trả lời. Nếu không có mẹ, chuyển sang câu 6.1.

Nội dung Hướng dẫn

5.1 Sau khi sinh cháu nhỏ nhất, chị có uống viên Vitamin A (giống viên này không)?

Nếu: Có thì khoanh vào số “1” Không thì khoanh vào số “2” Không biết/ thì khoanh vào số “7” không nhớ

5.2 Trong 6 tháng qua, chị có được uống thuốc tẩy giun không?

Nếu: Có thì khoanh vào số “1” Không thì khoanh vào số “2” Không biết/ thì khoanh vào số “7” không nhớ

5.3 Chị thường rửa tay bằng xà phòng trong những trường hợp nào?(Nhiều lựa chọn, không gợi ý)

Đánh dấu vào các ô trả lời tương ứng từ 1-3, nếu không trùng vào những phương án đã đưa ra thì đánh dấu vào ô số “9” Chú ý: Không gợi ý. Sau mỗi câu trả lời thì hỏi tiếp ”còn lúc nào nữa không?”... cho đến khi bà mẹ nói ”hết rồi”.

5.4 Trong khi mang thai cháu nhỏ nhất chị có bị quáng gà không? (giải thích hiện tượng quáng gà nếu bà mẹ không hiểu)

Nếu: Có thì khoanh vào số “1” Không thì khoanh vào số “2” Không biết/ thì khoanh vào số “7” không nhớ

5.5 Trong 6 tháng qua, chị có uống viên sắt hoặc sắt folat không? Nếu có, ghi số tháng được uống?

Nếu: Có thì khoanh vào số “1” và điền số tháng vào ô trống bên cạnh Không thì khoanh vào số “2” Không biết/ thì khoanh vào số “7” không nhớ

5.6 Kể từ 3 tháng trước khi mang thai cho đến sau sinh 3 tháng (với cháu nhỏ nhất), chị có bao giờ uống viên sắt hoặc sắt folat không?

Nếu: Có thì khoanh vào số “1” Không thì khoanh vào số “2” chuyển đến câu 6.1 Không biết/ thì khoanh vào số “7” không nhớ chuyển đến câu 6.1

5.7 Nếu CÓ uống, xin chị cho biết chị được uống viên sắt từ thời điểm nào cho đến thời điểm nào của thai kỳ gần đây

Hỏi lần lượt các đợt bà mẹ uống bổ sung sắt. Trước tiên hỏi bà mẹ khi nào của giai đoạn trước, trong và sau khi thai kỳ thì bắt đầu uống viên sắt. Sau đó hỏi bà mẹ uống tiếp bào nhiêu tháng và khi uống thì có uống đều không (Uống hàng ngày

KHOA GS & CSDD / VDD TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN GIÁM SÁT TỶ LỆ SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM NĂM 2014

M01 - 52

nhất (Trước thai, mang thai, sau sinh)? Trong thời gian đó chị có uống đều không?

hoặc ít nhất 2 trên 3 ngày). Tiếp theo điều tra viên suy luận và ghi số tháng(từ 1-3), uống đủ, (uống ≥ 20 ngày/tháng) trong mỗi giai đoạn vào ô trống. Nếu không có tháng nào uống đủ thì ghi “0” vào ô trống.

5.8 Chị mua hay được cấp miễn phí viên sắt? (Nhiều lựa chọn)

Đánh dấu vào các ô trả lời tương ứng từ 1-3, nếu không đúng với những phương án đã đưa ra thì đánh dấu vào ô số “9”

3.3.5 PHẦN VI: TRẺ ỐM/BỆNH, BÚ MẸ

Nội dung Hướng dẫn

TÊN của trẻ nhỏ nhất Điều tra viên ghi lại tên của trẻ để tiện trong việc hỏi bà mẹ nhằm tránh việc bà mẹ sẽ kể về đứa trẻ khác.

6.1 Trong 2 tuần qua cháu có bị các triệu chứng sau đây không? (Cho phép nhiều lựa chọn)

Đánh dấu vào các ô trả lời tương ứng từ 1-5, nếu trẻ không có triệu chứng gì thì đánh dấu vào ô số “0” và hỏi câu tiếp theo Chú ý: Đọc từng triệu chứng cho đối tượng nghe.

6.2 Cháu (TÊN) đã bao giờ từng được bú sữa mẹ? Kể cả bú trực, uống sữa mẹ vắt ra bằng chai, cốc, thìa...

Nếu: Có thì khoanh vào số “1” Không thì khoanh vào số “2” và chuyển đến câu 6.4 Không biết thì khoanh vào số “7” và chuyển đến câu 6.4

6.3 Từ sáng hôm qua đến sáng hôm nay cháu (TÊN) có được bú mẹ không? (24 giờ)

Người cho trẻ bú không cần thiết phải chính là bà mẹ mà có thể là vú cô, vú chị của trẻ. Nếu: Có thì khoanh vào số “1” Không thì khoanh vào số “2” Không biết thì khoanh vào số “7”

6.4 Thời gian từ lúc cháu (TÊN) thức dậy sáng hôm qua cho đến lúc cháu thức dậy sáng hôm nay, cháu (TÊN) có bú bình với núm vú giả không?

Việc cho trẻ bú bình có thể không hợp vệ sinh và có thể ám chỉ đến việc cho trẻ cai sữa không hợp lý. Nếu: Có thì khoanh vào số “1” Không thì khoanh vào số “2” Không biết thì khoanh vào số “7” Chú ý: Trẻ bú từ bình/ chai và sữa hoặc dung dịch ở trong bình/ chai không phải là sữa mẹ ?

KHOA GS & CSDD / VDD TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN GIÁM SÁT TỶ LỆ SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM NĂM 2014

M01 - 53

6.5

Điều tra viên xác định trẻ dưới 24 tháng tuổi

Để đơn giản việc xác định trẻ dưới 2 tuổi, điều tra viên sẽ phải tự điền ngày điều tra và ngày sinh của trẻ từ trang đầu của bộ phiếu. Điều tra viên so sánh trực tiếp ngày sinh của trẻ với ngưỡng ngày điều tra để xác định xem trẻ trên 2 tuổi hay dưới 2 tuổi.

3.3.6 PHẦN VII: TRẺ DƯỚI 2 TUỔI BÚ MẸ VÀ ĂN BỔ SUNG Phần câu hỏi dưới đây chỉ dành cho trẻ dưới 2 tuổi.

3.3.6.1 Đồ uống, thức ăn lỏng

Nội dung Hướng dẫn

7.1 Sau khi cháu (TÊN) đẻ ra được bao lâu thì chị cho cháu bú (hoặc thử cho cháu bú) lần đầu tiên?

Nếu trong vòng 1 giờ đầu, khoanh tròn số 1 Nếu trong vòng 24 giờ đầu, khoanh tròn số 2 và ghi số giờ; Nếu khác 2 phương án trên, khoanh tròn số 3 và ghi số ngày VÍ DỤ: Nếu bà mẹ trả lời 1 tiếng sau khi sinh đã bắt đầu cho trẻ bú mẹ thì khoanh vào (1) và không cần ghi số giờ. Nếu bà mẹ cho biết 5 tiếng sau khi sinh bắt đầu cho trẻ bú mẹ thì khoanh vào (2) và điền ‘05’ giờ. Nếu bà mẹ cho biết 30 tiếng sau khi sinh mới bắt đầu cho trẻ bú mẹ, thì khoanh vào (3) và điền ‘02’ ngày

7.2 Trong 3 ngày đầu sau khi sinh (sanh), cháu (TÊN) được cho uống …………….. (Cho phép nhiều lựa chọn, hỏi từng mục một)

Hỏi lần lượt từng mục và khoanh vào những mã thích hợp. Khai thác từng loại thức ăn.

ĐTV đọc lần lượt từng khả năng được liệt kê trong mục lựa chọn để bà mẹ trả lời. Nhắc lại từ đầu câu hỏi cho mỗi khả năng trảlời: “Trong 3 ngày đầu sau khi sinh, cháu [tên_trẻ] đã từng uống Nước trắng (nước lọc) không?; Trong 3 ngày đầu sau khi sinh, cháu [tên_trẻ] đã từng

KHOA GS & CSDD / VDD TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN GIÁM SÁT TỶ LỆ SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM NĂM 2014

M01 - 54

Nội dung Hướng dẫn uống nước mật ong không...”

Chú ý sử dụng các thuật ngữ địa phương để chỉ các loại đồ ăn/ uống của trẻ.

Nước trắng(1): là nước đã được tiệt trùng bằng cách đun sôi sau đó để nguội (kểcả ấm hoặc mát). Chú ý nước chỉ lọc qua các thiết bị lọc mà không đun sôi thì không được tính là nước lọc; nước đóng chai vẫn được tính là nước đun sôi để nguội.

Mật ong (2), nước đường (3): là nước sôi để nguội có đường hoặc mật ong hòa tan, mật ong dùng để đánh tưa lưỡi

Nước hoa quả (5): là nước được vắt, ép, tách chiết từ hoa quả, như nước dừa, nước mía hoặc được chiết ra từ hoa quả xay (không có bã lẫn trong nước).

Sữa dành cho trẻ sơ sinh (6): Tất cả các loại sữacông thức (formula) được sản xuất dành riêng cho trẻ như Enfa grow, Abbott, X.O...

Các loại sữa khác (7): Tất cả các loại sữa động vật (không phải sữa mẹ) như sữa bò tươi, sữa đóng hộp, sữa đặc, sữa bột…. Không tính các loại sữa có nguồn gốc thực vật như sữa đậu nành, nước sữa dừa…

Trà/ nước lá cây, dượcthảo (8): được chế từ các loại lá kể trên.

Khác (9): là loại đồ uống khác chưa được kể ở trẻn

7.3 Chị có vắt bỏ sữa non trước khi cho cháu (TÊN) bú mẹ lần đầu tiên không?

Câu hỏi này được phỏng vấn để tìm hiểu trước khi cho trẻ bú lần đầubà mẹ có vắt bỏ sữa non (là sữa đầu, đặc và có mầu vàng) hay không . Nếu: Có thì khoanh vào số “1” Không thì khoanh vào số “2” Không có sữa thì khoanh vào số “7”

7.4 Hiện nay chị còn cho cháu (TÊN) bú mẹ không?

Định nghĩa trẻ được bú mẹ: Hiện tại trẻ vẫn được tính là bú sữa mẹ nếu được bú ít nhất 1 lần trong một ngày hôm qua. Nếu: Có thì khoanh vào số “1” Không thì khoanh vào số “2” và

KHOA GS & CSDD / VDD TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN GIÁM SÁT TỶ LỆ SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM NĂM 2014

M01 - 55

Nội dung Hướng dẫn chuyển đến câu 8.1

7.5 Ngày hôm qua, từ lúc thức dậy cho đến trước khi đi ngủ, chị cho cháu (TÊN) bú bao nhiêu lần? (Tính cả số lần vắt sữa ra cho ăn bằng thìa. Nếu bà mẹ không trả lời số lần chính xác, khai thác thêm để có con số ước đoán)

Câu này chỉ được hỏi nếu trẻ vẫn còn được cho bú mẹ. Nếu bà mẹ cho trẻ bú theo nhu cầu của trẻ hoặc bà mẹ không thể nhớ cho trẻ bú mẹ bao nhiêu lần đêm hôm trước, đề nghị bà mẹ ước lượng. Nếu số lần ít hơn 10 thì ghi số 0 phía trước. VÍ DỤ: Nếu bà mẹ trả lời là cho con bú ba lần thì điền vào câu trả lời là 03.

7.6 Đêm hôm qua (từ lúc đi ngủ cho đến khi thức dậy sáng hôm nay, chị cho cháu (TÊN) bú bao nhiêu lần? (Tính cả số lần vắt sữa ra cho ăn bằng thìa. Nếu bà mẹ không trả lời số lần chính xác, khai thác thêm để có con số ước đoán)

Tiếp tục ở câu này, nếu bà mẹ không chắc chắn số lần cho trẻ bú, đề nghị bà mẹ ước lượng. Nếu số lần ít hơn 10 thì ghi số 0 phía trước). VÍ DỤ: Nếu bà mẹ trả lời là cho con bú sáu lần thì điền vào câu trả lời là 06.

7.7 Khi cho cháu bú, chị cho bú mỗi bên vú 1 ít hay cho bú hết 1 bên rồi chuyển sang bên kia?

Bà mẹ cho trẻ bú dứt điểm từng bên một, khi hết sữa ở một bên bầu mới chuyển sang bầu sữa kia. Nếu: Cho bú mỗi bên vú 1 ítthì khoanh vào số “1” Cho bú hết 1 bên rồi chuyển sang bên kiathì khoanh

vào số “2” Không biếtthì khoanh vào số “7”

KHOA GS & CSDD / VDD TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN GIÁM SÁT TỶ LỆ SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM NĂM 2014

M01 - 56

8.2 Bây giờ hỏi về sữa và đồ uống cho cháu từ lúc cháu thức dậy sáng hôm qua đến khi cháu thức dậy sáng hôm nay? Điều tra viên theo đúng hướng dẫn được in trên phiếu và thực hiện ghi nháp trước khi điền nhóm đồ uống ở bên dưới..

Lý do bổ xung thêm hướng dẫn và phần nháp do danh sách các loại đồ uống (Các câu 8.2) và thực phầm (Các câu 8.3) khá dài, dẫn đến các hiện tượng sau:

• Khi hỏi theo danh sách thực phẩm thì bà mẹ dễ bị nhớ sang là trẻ đã từng uống hay đã từng ăn thay cho chỉ cần trả lời trẻ có được uống hay ăn trong ngày hôm qua. Phản xạ của bà mẹ là nhớ lại từ trước đến giờ trẻ có ăn hay uống không nên mất nhiều thời gian để bà mẹ trả lời câu hỏi này. Nếu điều tra viên có nhắc lại là trong ngày hôm qua thì bà mẹ lại phải tiếp tục nhớ lại trong trong quá trình từ sáng hôm qua đến đêm hôm qua trẻ có ăn hoặc uống thực phẩm đó không. Quá trình này lặp đi lặp lại cho từng thực phẩm được hỏi nên thời gian phỏng vấn bị kéo dài.

• Điều tra viên ngại nhắc lại câu ”... trong ngày hôm qua” dẫn đến bà mẹ theo phản xạ cũng sẽ trả lời theo ý đã từng ăn hoặc uống.

• Nhiều điều tra viên không được tập huấn kỹ phỏng vấn phần này hoặc sau khi phỏng vấn nhiều thì quên nhắc lại câu ”... trong ngày hôm qua”.

Kết quả thử nghiệp phỏng vấn theo trình tự thời gian nhanh, đúng theo yêu cầu. Phần nháp sẽ hỗ trợ điều tra viên ghi chép theo trình tự thời gian và tuân thủ đúng theo phương pháp yêu cầu. Tuy nhiên điều tra viên cần được tập huấn làm quen với phương pháp mới.

Mục đích của những câu hỏi này là để tìm hiểu xem bà mẹ đang cho trẻ ăn những thức ăn gì trong một ngày hôm qua. Tất cả những thức ăn cho trẻ ăn trong 24h qua đều phải được ghi lại trong bảng này. Điều tra viên yêu cầu bà mẹ liệt kê các thực phẩm trẻ (TÊN) đã được ăn từ khi trẻ thức dậy sáng hôm qua đến khi trẻ thức dậy sáng hôm nay sử dụng thời gian biểu bên phải. a) Điều tra viên hỏi: "Chị có thể cho biết cháu (TÊN) đã được ăn những gì từ khi cháu thức dậy

sáng hôm qua đến khi cháu thức dậy sáng hôm nay?” ”Xin chị nhớ lại khi cháu (TÊN) thức dậy sáng hôm qua, cháu đã làm gì? Cháu có được ăn hoặc uống gì không?” Nếu có, để bà mẹ tự kể các thức ăn trẻ đã có bằng cách hỏi: ”Xin chị cho biết cụ thể cháu (TÊN) ăn hoặc uống gì lúc đó?” Nếu là món ăn (cháo, súp, lẩu..), hỏi thêm: ”Món cho cháu ăn đó gồm những gì?”. Sau khi ghi vào bảng nháp, hỏi tiếp: ”Khi đó cháu còn ăn hoặc uống gì nữa không? ” Nếu bà mẹ nói không còn gì nữa, chuyển sang vòng lặp các câu hỏi (b)

b) Điều tra viên hỏi: ”Sau đó trẻ làm gì? Có ăn hoặc uống gì nữa không?”

KHOA GS & CSDD / VDD TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN GIÁM SÁT TỶ LỆ SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM NĂM 2014

M01 - 57

Nếu có, để bà mẹ tự kể các thức ăn trẻ đã có bằng cách hỏi: ”Xin chị cho biết cụ thể cháu (TÊN) ăn gì lúc đó?” Nếu là món ăn (cháo, súp, lẩu..), hỏi thêm: ”Món cho cháu ăn đó gồm những gì?”. Sau khi ghi vào bảng nháp, hỏi tiếp : ”Khi đó cháu còn ănhoặc uống gì nữa không? ” Nếu bà mẹ nói không còn gì nữa, chuyển sang vòng lặp các câu hỏi (b) cho đến khi trẻ đi ngủ vào đêm hôm trước. Sử dụng bảng nháp 8.1 bên dưới để đánh dấu các loại đồ ăn, đồ uống đã được kể ra. Riêng các dòng có sữa thì đến số lần trẻ uống, trong khi các dòng khác khỉ cần khoanh tròn. Nếu tên đồ ăn/ uống đã được liệt kê trong câu hỏi thì chỉ cần khoanh trong tên đồ uống đã có và chỉ khi có loại đồ ăn, uống mới mới ghi vào cột tên thực phẩm.

Sau khi bà mẹ kể xong, chuyển đánh dấu các đồ ăn, đồ uống đã uống trong bảng nháp chuyển sang các nhóm thực phẩm tương ứng ở câu 8.2. Nếu tên đồ ăn/ uống đã được liệt kê trong câu hỏi thì chỉ cần khoanh trong tên đồ uống đã có và chỉ khi có loại đồ uống mới mới ghi vào cột tên thực phẩm.

c) Hỏi thêm: ”Từ khi cháu (TÊN) thức dậy sáng hôm qua đến khi cháu thức dậy sáng hôm nay cháu có được uống (hoặc ăn) (TÊN NHÓM THỰC PHẨM CHƯA ĐƯỢC KỂ RA theo bảng kiểm 8.2 và 8.3) không?”

KHOA GS & CSDD / VDD TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN GIÁM SÁT TỶ LỆ SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM NĂM 2014

M01 - 58

1. Ví dụ điền bảng nháp trẻ ăn trong ngày hôm qua

Trên bảng kiểm 8.2 khoanh tròn số ”1” mục A (Nước trắng..), D (Nước hoa quả...), điền số 2 (lần) và mục B (Sữa trẻ em...), điền 1 lần vào F (sữa chua nước). Trên bảng kiểm 8.3:

khoanh tròn ”bánh giò”, ”cơm” và số ”1” ở mục A; khoanh tròn ”lợn”, ”gà” và số ”1” ở mục I; ghi ”bắp cải, nho” và số ”1” ở mục G; khoanh tròn ”khoai tây” và số ”1” ở mục D; khoanh tròn ”cà rốt” và số ”1” ở mục C; khoanh tròn ”sữa chua” và số ”1” ở mục M; ghi ”hạt sen” ở mục R;

Tiếp tục sang 8.1 – C để soát lại thực phẩm, đồ uống còn thiếu. Chú ý:

• Nếu bà mẹ không ở cùng với trẻ ngày hôm trước khi tiến hành phỏng vấn, bà mẹ có thể khôngbiết để trả lời được những câu hỏi này. Trong trường hợp đó, điều tra viên khoanh tròn các số 7.

• Nếu người đưa trẻ đến là người chăm só hoặc cho trẻ ngày hôm qua thì vẫn chấp nhận các câu trả lời phỏng vấn.

• Trước khi chuyển sang câu hỏi tiếp theo, kiểm tra xem đã khoanh vào các phương án trả lời trong các mục trong Câu. 8.3 chưa.

• Nếu bà mẹ không thông thạo tiếng phổ thông thì nên sử dụng tranh chụp các mẫu nhóm thực phẩm để giúp bà mẹ nhận biết nhóm thực phẩm (mẫu này có trong bộ tài liệu gửi cho các tỉnh). Trong tờ tranh chụp ghép các nhóm thực phẩm đại diện của từng nhóm, mỗi nhóm đều có chữ chỉ tên nhóm đã được xác định trong bộ câu hỏi. Điều tra viên chỉ lần lượt từng nhóm và kiểm tra xem bà mẹ có nhận ra loại thực phẩm tương tự đã cho trẻ ăn không. Ví dụ về cách sử dụng ảnh: “Đây là ảnh mẫu các loại thực phẩm có thể cho trẻ ăn. Tôi sẽ chỉ lần lượt từng nhóm và chị xác định xem có giống hoặc tương tự như loại thực phẩm mà chị đã từng cho trẻ ăn không nhé. Bây giờ chị nhìn vào ảnh …”

KHOA GS & CSDD / VDD TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN GIÁM SÁT TỶ LỆ SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM NĂM 2014

M01 - 59

• Chú ý: Nếu bà mẹ hoặc người trả lời phỏng vấn không biết trẻ được uống gì trong ngày hôm qua thì khoang hết các mã số 7.

Nội dung Hướng dẫn

8.2 Bảng kiểm đồ uống của trẻ trong ngày hôm trước (Khoanh tròn tên đồ uống từ bảng nháp)

Hỏi theo hướng dẫn trình tự thời gian có sử dụng bảng nháp trước khi điền vào bảng kiểm 8.2 và 8.3. Sau khi hoàn thành bảng nháp và khoanh thì hỏi rà soát lại các nhóm thực phẩm chưa hỏi.

A Nước trắng hoặc nước đun sôi

Ở cột mã lựa chọn: Nếu: Có uống thì khoanh vào số “1” Không uống thì khoanh vào số “0” Không biết thì khoanh vào số “7”

B Sữa trẻ em/sữa bột (Frisolac, Similac…)

Ở cột mã lựa chọn: Nếu: Không uống thì khoanh vào số “0” Không biết thì khoanh vào số “77” Có uống thì điền số lần trẻ được uống Cột “Tên thực phẩm”. Điền tên nhãn sữa bột khác với Frisolac, Similac… mà trẻ được uống.

C Sữa tươi, sữa nước hộp (Vinamilk,Ba Vì…)

Ở cột mã lựa chọn: Nếu: Không uống thì khoanh vào số “0” Không biết thì khoanh vào số “77” Có uống thì điền số lần trẻ được uống, và Cột “Tên thực phẩm”. Điền tên nhãn sữa nước khác với Vinamilk,Ba Vì… trẻ được uống

D Nước hoa quả, dừa, cam thảo và lá cây

Ở cột mã lựa chọn: Nếu: Có uống thì khoanh vào số “1” Không uống thì khoanh vào số “0” Không biết thì khoanh vào số “7” và Cột “Tên thực phẩm”. Điền loại hoa quả khác trẻ được uống

KHOA GS & CSDD / VDD TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN GIÁM SÁT TỶ LỆ SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM NĂM 2014

M01 - 60

E Nước cơm, nước súp, nước ninh hầm (xương, thịt)

Ở cột mã lựa chọn: Nếu: Có uống thì khoanh vào số “1” Không uống thì khoanh vào số “0” Không biết thì khoanh vào số “7” và Cột “Tên thực phẩm”. Điền tên thực phẩm, các loại canh khác mà trẻ được uống-ăn

F Sữa chua nước Ở cột mã lựa chọn: Nếu: Không uống thì khoanh vào số “0” Không biết thì khoanh vào số “7” Có uống thì điền số lần trẻ được uống

G Các loại vitamin, khoáng chất (sắt, kẽm), ORS

Ở cột mã lựa chọn: Nếu: Có uống thì khoanh vào số “1” Không uống thì khoanh vào số “0” Không biết thì khoanh vào số “7” và Cột “Tên thực phẩm”. Điền tên vitamin,khoáng chất khác... mà trẻ được uống

F Các loại đồ uống khác (Trà, cà phê, Coca-cola, Sprite…)

Ở cột mã lựa chọn: Nếu: Có uống thì khoanh vào số “1” Không uống thì khoanh vào số “0” Không biết thì khoanh vào số “7” và Cột “Tên thực phẩm”. Điền tên loại đồ uống khác(Coca, trà…) mà trẻ được uống

8.3 Bảng kiểm đồ ăn của trẻ trong ngày hôm trước (Khoanh tròn tên đồ uống từ bảng nháp)

Cách điền bảng kiểm 8.3 hoàn toàn tương tự như khi điền bảng kiểm 8.2 nhưng đơn giản hơn do bảng này không có thực phẩm nào hỏi số lần. Các mục tiếp theo của bảng kiểm 8.3 sẽ không trình bày trong hướng dẫn này

KHOA GS & CSDD / VDD TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN GIÁM SÁT TỶ LỆ SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM NĂM 2014

M01 - 61

Nội dung Hướng dẫn

Kiểm tra các nhóm từ A - R câu 8.3

Nếu tất cả các nhóm thực phẩm là "0" (Trẻ không ăn bổ sung gì trong ngày hôm qua), thì đánh dấu tíc rồi chuyển sang câu 9.1

8.4 Hôm qua kể cả ngày và đêm, cháu được ăn mấy bữa (không tính những lần uống sữa)?

Ghi số bữa vào phần còn trống. (Mục đích câu này để hỏi xem trẻ được ăn bao nhiêu bữa trong ngày. Bữa ăn của trẻ được tính nếu có cơm hoặc cháo, miến hoặc bột-ăn sam, ăn dặm, hoặc phối hợp các loại thức ăn kể trên. Nếu trẻ ăn các thực phẩm chế biến khác như bún, phở, bánh các loại để thay cho cơm cháo bột thì cũng được tính là một bữa.)

8.5 Hôm qua kể cả ngày và đêm, cháu được ăn vặt mấy lần?

Ghi số bữa vào phần còn trống. (Số lần được tính như ăn quà, ăn vặt, ăn hoa quả, bánh kẹo, bim bim… và thường không có có cơm, cháo, bột. Không tính ăn miếng nhỏ ví dụ như cắn 1-2 miếng đồ ăn của mẹ, anh/chị. Hỏi và yêu cầu bà mẹ tính từ lúc trẻ sáng mới ngủ dậy cho đến khi trẻ đi ngủ tối.Nếu trẻ chỉ uống nước thì không tính nhưng trẻ uống sữa, nước hoa quả thì vẫn tính.

KHOA GS & CSDD / VDD TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN GIÁM SÁT TỶ LỆ SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM NĂM 2014

M01 - 62

3.3.7 PHẦN IX: TIẾP XÚC VỚI CHƯƠNG TRÌNH DINH DƯỠNG Phần câu hỏi dưới đây được bổ sung nhằm tìm hiểu khả năng được tiếp cận tới các dịch vụ y tế tại tuyến cơ sở của các bà mẹ, nguồn thông tin bà mẹ có được về nuôi con bằng sữa mẹ và cho trẻ ăn bổ sungcũng như các thông tin quan trọng khác về dinh dưỡng.

Nội dung Hướng dẫn

9.1 Trong 3 tháng qua chị có gặp hay tiếp xúc với cán bộ sau đây không?

(Cho phép nhiều lựa chọn, Đọc từng mục một) Câu hỏi này cho phép nhiều lựa chọn.Nếu cán bộ kiêm nhiệm nhiều công việc, VD như cán bộ hội phụ nữ kiêm nhiệm CTV Dinh dưỡng thì chỉ chọn 1 chức danh cao nhấtCTV Dinh dưỡng Sau khi bà mẹ trả lời hết thì đọc hỏi tiếp những phương án chưa được chọn.

9.2 Trong 3 tháng qua, chị có được nghe, xem, tư vấn các thông tin sau không? Nếu có, chị được nghe, xem hoặc biết từ đâu? (Cho phép nhiều lựa chọn) (Đọc từng mục một)

Mục đích của câu hỏi nhằm tiềm hiểu các nguồn thông tin, tư vấn bà mẹ tiếp cận về vấn đề chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ nhỏ, cũng như các thông tin dinh dưỡng quan trọng khác. ĐTV đọc chậm từng thông tin và hỏi xem bà mẹ đã từng nghe xem hoặc được tư vấn về thông tin này chưa? Nếu đã nghe rồi thì nguồn thông tin là ai, từ đâu và khoanh vào các số tương ứng? Nếu bà mẹ chưa từng nghe thấy thông tin đó thì khoanh số “0” và đọc thông tin tiếp theo.

9.3 Gia đình có dùng muối hoặc bột canh I ốt khi nấu ăn hoặc pha chấm không?

Nếu: Có thì khoanh vào số “1” Không thì khoanh vào số “2” Không biết thì khoanh vào số “7”

9.4 Những người sống với trẻ, có ai là người hút thuốc lá/ thuốc lào không? Nếu có, mức độ hút thường xuyên?

Nếu: Không thì khoanh vào số “0” và kết thúc Có thì hỏi tiếp mức độ hút thuốc thường

xuyên của tất cả những người hút trong nhà:

Nếu: hàng ngày Nếu ngày nào cũng có người hút thuốc thì khoanh vào số “1”

Không hàng thì khoanh số ”2” ngày

KHOA GS & CSDD / VDD TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN GIÁM SÁT TỶ LỆ SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM NĂM 2014

M01 - 63

9.5 Nếu có, nơi hút thuốc

Cho phép nhiều lựa chọn: 1. Trong nhà: Người hút thuốc hút ở trong nhà nơi có trẻ

ăn, ngủ hoặc chơi. 2. Ngoài nhà, có trẻ xung quanh: Ví dụ ngoài sân, khi

hút thuốc thì cũng có tre chơi xung quanh 3. Ngoài nhà, không có trẻ xung quanh: Ví dụ ngoài sân

hoặc hành lang, người hút chỉ hút khi không có trẻ ở gần xung quanh.

KHOA GS & CSDD / VDD TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN GIÁM SÁT TỶ LỆ SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM NĂM 2014

M01 - 64

3.4 PHẢN HỒI KẾT QUẢ ĐIỀU TRA TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CHO BÀ MẸ VÀ ĐỊA BÀN ĐIỀU TRA

3.4.1 Phiếu phản hồi Một phần quan trọng của điều tra giám sát là phản hồi kết quả điều tra cho các địa phương (xã, huyện) và các đối tượng đã tham gia điều tra . Đây là một trong những y đức quan trọng, liên quan đến quyền lợi của các đối tượng tham gia vào điều tra y tế. Việc phản hồi cho đối tượng đã được nhiều tỉnh và thành phố thực hiện trước đây nhưng chưa được chuẩn hóa, và chưa đưa vào nội dung điều tra. Để đảm bảo quyền lợi cho các đối tượng (bà mẹ và trẻ dưới 5 tuổi), phiếu kết quảvề tình trạng dinh dưỡng của bà mẹ và trẻ đã được bổ sung. Phiếu kết quả có kích thước khổ A5 với các nội dung như trên mẫu (trong hình trên). Phiếu phản hổi sẽ dược đưa vào trang cuối cùng của bộ câu hỏi. Khi phiếu đến cán bộ phản hồi thì sẽ phải tách ra khỏi bộ phiếu để phản hồi trước khi trả lại cho bà mẹ. Điều tra viên cân đo nhân trắc (hoặc đội trưởng) là người ghi thông tin từ phiếu điều tra như tên, tuổi, cân nặng và chiều cao. Người điền phiếu sẽ sử dụng bảng tra suy dinh dưỡng của trẻ trong phụ lục BK10 để xác định trẻ có bị suy dinh dưỡng hay không. Cách tra cứu ngưỡng trẻ bị suy dinh dưỡng được hướng dẫn dưới đây.

3.4.2 Xác định trẻ suy dinh dưỡng Trong phụ lục BK10 sẽ có bảng tra (8 trang) dùng cho thời gian điều tra từ tháng 6 cho đến tháng 9 năm 2014. Phụ thuộc vào thời điểm điều tra sẽ phải in ra 2 trang tương ứng với thời điểm điều tra: 1) cho nhóm trẻ dưới 2 tuổi (0-23 tháng) với đặc điểm là trẻ đo nằm; và cho nhóm trẻ từ 2 đến 4 tuổi (24-59 tháng) với đặc điểm là trẻ được đo đứng. Cách sử dụng bảng tra ngưỡng như sau: Vào ngày 5 tháng 7 năm 2014 tại xã A, thôn B, đoàn điều tra đang điều giám sát 30 cụm tại xã B. Kết quả cân đo của 3 mẹ con chị C có kết quả như sau: Chị C có cân nặng là 38,5 kg và chiều cao là 145,7 cm. ĐTV lấy máy tính tay ra tính BMI của chị C sẽ là: 38.5 * 10000 / 145.7 / 145.7 = 18.1 kg/m2 Theo khuyến cáo của WHO thì người trưởng thành trên 18 tuổi có BMI dưới 18.5 kg/m2 sẽ được coi là thiếu năng lượng trường diễn (CED) và được xác dịnh là suy dinh dưỡng. ĐTV điền kết quả tính BMI và khoanh vào chữ Suy dinh dưỡng ở bên. Ví dụ về các điền phiếu phản hồi:

KHOA GS & CSDD / VDD TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN GIÁM SÁT TỶ LỆ SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM NĂM 2014

M01 - 65

2. Ví dụ về các điền phiếu phản hồi:

KHOA GS & CSDD / VDD TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN GIÁM SÁT TỶ LỆ SUY DINH DƯỠNG TRẺ EM NĂM 2014

M01 - 66

Cháu bé nhất có tên là là ”Bé”,trẻ trai, sinh vào ngày 30/01/2010, có cân nặng là 8,5 kg và cao 78 cm. Tra bảng ở trang 1 (dùng cho trẻ trai dưới 2 tuổi), tại dòng tương ứng với ngày sinh là tháng 1 năm 2010, thì cháu đã được 18 tháng tuổi. Giới hạn suy dinh dưỡng tra được trên bảng đối với cân nặng sẽ là 8,8 kg và đối với chiều dài nằm là 76,9 cm. Cân nặng của cháu nhỏ hơn ngưỡng tra được (8,5kg so với 8,8kg) nên cháu được xác định là SDD thể nhẹ cân. Ngược lại, chiều cao của cháu lại lớn hơn ngưỡng tra được (78cm so với 76,9cm) nên cháu được xác định có chiều cao bình thường so với tuổi. Cháu lớn hơn có tên là ”Lớn”,trẻ trai, sinh ngày 17/07/2008, có cân nặng là 11,5kg và chiều cao đứng là 80,5cm. Tra bảng ở trang 1 (dùng cho trẻ trai 2 – 4 tuổi), tại dòng tương ứng với ngày sinh tháng 7 năm 2008 thì cháu đã được 36 tháng tuổi. Giới hạn suy dinh dưỡng tra được trên bảng đối với cân nặng sẽ là 10,8 kg và đối với chiều cao đứng là 87,4 cm. Cân nặng của cháu lớn hơn ngưỡng tra được(11,5kg so với 10,8kg) nên cháu được xác định có cân nặng bình thường so với tuổi. Ngược lại, chiều cao của cháu lại nhỏ hơn ngưỡng tra được (80,5cm so với 87,4cm) nên cháu được xác định bị suy dinh dưỡng thể thấp còi. Chú ý, tiêu chí trẻ ”Bình thường” nếu trẻ bình thường theo tất cả các tiêu chí cân-theo-tuổi, cao-theo-tuổi và cân-theo-cao.

3.4.3 Viết kết luận Kết luận phải do đội trưởng đội giám sát viết. Nếu các bà mẹ có vấn đề trong việc nuôi con bằng sữa mẹ hoặc cho ăn bổ sung thì Đội trưởng sẽ tư vấn và ghi thêm các thông tin này để bà mẹ biết. Nếu trẻ bị suy dinh dưỡng cấp nặng (Cân-theo-cao Z-score <-3Z; có thể tra trên bảng BK10B) thì ĐTVcó thể giới thiệu các cơ sở điều trị SDD trẻ em hoặc chuyển lên các tuyến cao hơn (như huyện hoặc tỉnh).

3.5 CÁCH PHOTOCOPY VÀ ĐÓNG PHIẾU PHỎNG VẤN Có ba cách in phiếu như sau: 1) In phiếu một mặt trên 6 tờ A4 một mặt theo như trình tự số trang. Trang bìa có thể in hoặc

không in. Trang phản hồi ghép sau cùng để sau đó có thể dứt ra đưa lại cho bà mẹ. 2) In phiếu một mặt trên 4 tờ A4 một mặt theo như trình tự số trang. Trang bìa nên in ghép với

trang P1 (I. TT xác định, II. Thông tin mẹ...). Trang 2 (V. Thông tin sử dụng..) in ghép với trang P3 (VII trẻ dưới 2 tuổi bú mẹ..). Mục đích đế phần pháp 8.1 được tách ra khỏi bảng kiểm 8.2 và 8.3 nhằm giúp cho điều tra viên dễ dàng chuyển từ nháp sang bảng kiểm. Tiếp theo trang P4 (Bảng kiểm 8.2, 8.3) ghép với trang P5 (IX. Tiếp cận với chương trình dinh dưỡng). Trang phản hồi P6 được in một mặt độc lập để sau đó có thể dứt ra đưa lại cho bà mẹ.

3) In phiếu trên 1 tờ A3 và 2 tờ A4. Photo trang bìa P0 và trang cuối P5 trên mặt ngoài của tờ A3. Photo trang P1 và P4 vào mặt trong của tờ A3. Photo trang P2 và P3 lên 2 mặt của tờ A4 và ghép vào giữa tờ A3. Trang phản hồi P6 được in một mặt độc lập để sau đó có thể dứt ra đưa lại cho bà mẹ.

1

Năm 2014

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN ĐIỀU TRA GIÁM SÁT DINH DƯỠNG TRẺ EM

(CÁC BẢNG PHỤ LỤC VÀ BẢNG KIỂM)

2

PHỤ LỤC

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CÂN SECA CỦA UNICEF Cân điện tử của UNICEF Cân điện tử của UNICEF được thiết kế để hỗ trợ nhân viên y tế cân đo theo dõi cân nặng của trẻ và bà mẹ có thai. Cân sẽ giúp cho việc cân đo được nhanh, dẽ dàng và chính xác. Có hai cách để sử dụng cân: Bà mẹ có thai hoặc trẻ lớn có thể tự đứng lên cân để cân Trẻ nhỏ có thể cân bằng cách “trừ bì” của bà mẹ hay người giúp việc bế tre đứng trên cân. Phương pháp này được gọi là “cân trừ bì.” Cân sử dụng nguồn từ pin tiểu. Pin và các mạch điện tử nhạy cảm với nhiệt, ẩm và bụi nên phải có các biện pháp bảo quản thích hợp. Pin mặt trời chỉ có tác dụng bật hoặc tắt cân trong thao tác trừ bì. Cân tự động tắt để tăng tuổi thọ cho pin sử dụng.

Chuẩn bị cân trước khi sử dụng Đặt cân trên một mặt phẳng cứng, bằng phẳng (mặt gỗ, bê tông hoặc đất cứng). Nền đất xốp hoặc gồ ghề sẽ gây ra sai số khi cân. Cân sẽ không hoạt động chính xác nếu bị nóng. Tốt nhất là để cân trong bóng mát hoặc trong nhà. Nếu cân bị nóng và hoạt động không đúng, cần để cân vào chỗ mát và nghỉ ngơi 15 phút trước khi tiếp tục sử dụng. Cần có thời gian để cân đáp ứng với thay đổi về nhiệt độ môi trường xung quanh. Nếu di chuyển cân đến điểm điều tra mới và chênh lệch nhiệt độ, cần đợi 15 phút trước khi tiếp tục sử dụng. Giữ gìn cân cẩn thận: Không làm rơi hoặc va đập mạnh vào cân. Không cân quá 150 kg.

Không để cân trực tiếp dưới nắng mặt trời hoặc nơi quá nóng. Bảo vệ cân khỏi bị ẩm ướt. Không dùng cân ở nơi nhiệt độ nhỏ hơn 0ºC hoặc trên 45ºC.

Lau chùi Cần lau chùi cân và bề mặt bằng khăn vải ẩm. Không bao giờ cho nước vào cân.

Bảo quản Không để cân trực tiếp dưới nắng mặt trời hoặc nơi quá nóng. Kỹ thuật cân trừ bì với sự hộ trợ của nhân viên y tế hoặc người trợ giúp cân trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh Ghi chú:

là biểu tượng chỉ một bà mẹ và đứa trẻ, biểu tượng xuất hiện bên trái màn hình khi cân bắt đầu hoạt động. Bật cân lên bằng cách che pin mặt trời khoảng gần 1 giây.

3

Màn hiện sẽ hiện ra sau đó là .

Đợi đến khi màn hình hiện trước khi bước lên cân. che pin mặt trời khoảng gần 1 giây

Cân đang chuẩn bị được sử dụng.

Cân đã sẵn sàng để sử dụng.

Yêu cầu người trợ giúp đứng lên cân Đảm bảo là pin mặt trời không bị che khuất bởi váy áo hay chân người trên cân. Số cân nặng của người trợ giúp sẽ hiện lên trên màn hình trong vòng 2 giây.

GHI CHÚ:

Đối tượng cân phải đứng yên trên cân. Cân nặng của người trợ giúp sẽ xuất hiện trên màn hình.

Người trợ giúp vẫn đứng yên trên cân, che pin mặt trời đi khoảng gần 1 giây. Màn hình sẽ hiện ra . Hình bà mẹ bế đứa trẻ có nghĩa là cân đã tự điều chỉnh, ghi nhớ/ẩn số cân nặng của của người trợ giúp và chuẩn bị cân trẻ. Che pin mặt trời khoảng gần 1 giây để bỏ qua cân nặng của người trợ giúp. Sau đó màn hình sẽ hiện ra . Lúc này người trợ giúp có thể xuống cân để đón đứa trẻ hoặc bà mẹ đưa trẻ cho người trợ giúp bế.

4

Khi người trợ giúp xuống cân để đón đứa trẻ màn hình sẽ hiện .

Khi người trợ giúp xuống cân, màn hình sẽ

có biểu tượng này, tức là cân đã tự ghi

nhớ/ẩn để bỏ qua cân nặng của người trợ

giúp.

Sau khi người trợ giúp bước lại lên cân và bế đứa trẻ, chỉ có cân nặng của đứa trẻ hiện lên. Ghi lại số cân của trẻ.

GHI CHÚ:

Cân sẽ hiện lên số cân của

trẻ cho đến khi pin mặt trời bị che đi hoặc khi người trợ giúp đưa trả đứa trẻ cho bà mẹ. Lúc này người trợ giúp có thể bế đứa trẻ và bước lại lên cân. Trên màn hình chỉ hiện lên số cân nặng của trẻ. Sau khi trẻ được đưa trả lại cho bà mẹ, màn hình sẽ tiếp tục hiện lên (chừng nào mà người trợ giúp còn tiếp tục đứng trên cân). Nếu người trợ giúp bước khỏi cân để bế đứa trẻ khác, màn hình sẽ hiện

. Khi người trợ giúp trả lại trẻ cho người

khác bế, màn hình sẽ hiện .

Lặp lại bước 4 và 5 để cân đứa trẻ khác. Ghi nhớ: Cân sẽ tự động tắt 2 phút sau khi

cân. Nếu vậy thì làm theo hướng dẫn để

bật lại cân.

Các điểm cần lưu ý trong kỹ thuật cân trừ bì Cân nặng của người bế trẻ sẽ hiện lên (sau đó được ghi nhớ/ẩn đi) trước khi bế trẻ để cân. Người đứng trên cân và có cân nặng được ghi nhớ/ẩn đi cũng chính là người bế trẻ để cân. Trọng lượng trẻ cần ít nhất là 2kg khi người trợ giúp đứng trên cân và đón trẻ. Nếu người trợ giúp bước xuống cân khi cân hiện (trạng thái ghi nhớ/ẩn cân nặng của người đó) thì tiếp theo có thể cân được trẻ dưới 2 kg. Trạng thái ghi nhớ/ẩn cân nặng có thể được bỏ đi khi che pin mặt trời hoặc chờ đến khi cân tắt tự động.

5

Màn hình sẽ luôn hiện nếu có vật nặng mới lên cân nhỏ hơn cân nặng đang ghi nhớ/ẩn.

TRONG KHI CÂN NẾU CÓ QUÁ NHIỀU DI CHUYỂN LÊN XUỐNG CÂN THÌ MÀN HÌNH SẼ: dao động giữa và cho đến khi giữ vật nặng cân bằng. Những lý do khiến cân không ghi nhớ/ẩn trọng lượng:

Không có trọng lượng trên cân để ghi nhớ. Cho người lên cân và thử lại.

Pin mặt trời không được che hoàn toàn. Pin mặt trời bị che đi quá 1 giây. Thử che lại trong khoảng gần 1 giây. Quá tối. Đặt cân ở chỗ sáng hơn. Trọng lượng trên cân hơn 120kg. Dùng người nhẹ cân hơn. Phải làm gì khi màn hình hiện ra: . . . E01:

Cân cần tự điều chỉnh. Bước xuống và đợi đến khi không thấy màn hình báo E01 nữa. E02 và cân tự động tắt:

Cần đảm bảo là không có vật nặng gì trân cân và thử khởi động lại.

E03 và cân tự động tắt:

Cân bị quá nóng hoặc quá lạnh. Di chuyển đến chỡ khác có nhiệt độ trong khoảng 0ºC - 45ºC. Đợi 15 phút và khởi động cân lại. E04 sau khi cân:

Trọng lượng trên quá nặng (trên 150kg). Cần bước xuống và giảm trọng lượng lên cân. E05 sau vài giây cố gắng chuyển sang trạng thái ghi nhớ/ẩn trọng lượng:

Trọng lượng trên cân lớn hơn 120kg, không ghi nhớ được. cần bước xuống và giảm trọng lượng lên cân.

6

0BBẢNG KIỂM TRƯỚC KHI ĐIỀU TRA THỰC ĐỊA BK01

(Phải hoàn thành cho tất cả các thành viên nhóm điều tra) 1) Đi lại Ô tô/ xe máy/ thời gian biểu của các phương tiện vận chuyển công cộng Lái xe Xăng dầu Chỉ dẫn về địa bàn điều tra/ người dẫn đường, người phiên dịch

2) Thực phẩm và nhu yếu phẩm Nước uống Thực phẩm mang theo/ tiền lộ phí Gói thuốc cứu thương

3) Trang thiết bị điều tra Bút, bút chì, tẩy Bảng kê phiếu (Bảng trình ký) Phiếu in đầy đủ theo loại (Cho ít nhât một ngày điều tra hết công suất) Ảnh/ thuốc trình diễn hỗ trợ trong quá trình điều tra: Ảnh mẫu các nhóm thực phẩm, nhóm thuốc Gói Oresol Viên nhộng Vitamin A Viên sắt nến Viên sắt/folate Vỏ túi muối/ bột canh i-ốt

4) Các vật phụ khác: Băng dính Túi dựng phiếu Giấy trắng, sổ tay Tài liệu hướng dẫn điều tra

5) Dụng cụ điều tra nhân trắc: Cân, túi đựng cân Thước đo chiều cao/dài (có dây chằng) Can nước kiểm tra chỉnh cân Biểu đồ tăng trưởng

7

1BBẢNG KIỂM CỦA ĐỘI TRƯỞNGTRƯỚC KHI ĐIỀU TRA THỰC ĐỊA BK02

1) Liên hệ với xã chuẩn bị xuống điều tra Có địa chỉ liên lạc như điện thoại, địa chỉ email của trưởng trạm Y tế Lịch điều tra xã Gửi công văn thông báo về thời gian tiến hành điều tra cũng như các yêu cầu địa phương

giúp đỡ (Thông báo với UBND xã về dự kiến lịch điều tra của đoàn, thông báo cho các hộ gia đình được chọn về nội dung và thời gian dự kiến điều tra, tìm người phối hợp cùng đoàn điều tra)

Liên lạc trực tiếp với xã (Chủ tịch xã, trạm trưởng trạm Y tế) để khẳng định trước khi xuống.

2) Chuẩn bị cho đoàn trước khi xuống xã điều tra

Kiểm tra các mục cần chuẩn bị theo bản kiểm BK01

Cho đội trưởng Danh sách địa bàn và đối tượng điều tra Phiếu điều tra dự phòng Văn phòng phẩm dự phòng (Bút, chì, tẩy) Thuốc trình diễn dự phòng (Oresol, Vitamin A, viên sắt)

Bản kiểm giám sát chất lượng điều tra BK03

Giấy giới thiệu, giấy công tác Chuẩn bị kinh phí cho hoạt động điều tra Lịch kế hoạch điều tra

3) Chuẩn bị trước khi tiến hành điều tra tại xã Gặp trưởng trạm y tễ xã với mục đích thông báo lại nội dung điều tra Lập kế hoạch điều tra tại xã, xác định người phối hợp Kiểm tra địa điểm tập trung, dự kiến vị trí cân đo và phỏng vấn Xác định vị trí điều tra (tiếp nhận/ đăng ký, cân đo, phỏng vấn, kết luận)

4) Saukhi kết thúc điều tra tại xã Họp nhanh tổng kết đánh giá kết quả điều tra tại địa phương Thông báo các trường hợp suy dinh dưỡng được phát hiện, tình hình nuôi con bằng sữa

mẹ và các vấn đề nội cộm tại địa phương. Tập hợp và kiểm tra phiếu, dụng cụ cân đo nhân trắc. Liên lạc với xã điều tra tiếp theo

8

PHIẾU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CÂN ĐO NHÂN TRẮC BK03A

ĐTV: ............................................................................... Tên địa bàn điều tra:........................................

Họ và tên GSV:............................................................... Ngày kiểm tra: /_ /_

STT

Bảng kiểm Thực hiện

Đúng Sai Trước khi cân

1.1 Tất cả trẻ dưới 5 tuổi được cân đo 1.2 Trẻ được cân đo từng trẻ một 1.3 Xác định đúng trẻ dưới hoặc trên 24 tháng 1.4 Trẻ dưới 24 tháng tuổi đo nằm/ trên 24 tháng đo đứng 1.5 Cân đo đúng trẻ, diền phiếu đúng trẻ 1.6 Nơi đạt cân cân thước đảm bảo (Cứng/ bằng/ phẳng/dựa) 1.7 Kiểm tra cân trước khi đo 1.8 Được sự hợp tác hợp tác của hộ gia đình trong quá trình cân đo

Cân đối tượng 2.1 Trẻ mặc tối thiểu quần áo, cởi mũ, giầy, tất, phụ nữ mặc tối thiểu 2.2 Đối tượng đúng yên giữa cân trong khi cân 2.3 Chờ chỉ thị hiên 00 trước khi cân 2.4 Đọc kết quả sau 3 giây và số chỉ thị ổn định 2.5 Đọc to kết quả khi điền phiếu

Đo trẻ đứng, đo phụ nữ Đo trẻ nằm

3.1 Trẻ/phụ nữ không đội mũ hoặc đi giày, đi tất, nơ, buộc tóc ảnh hưởng đo chiều cao

3.2 Có các biện pháp an toàn cho trẻ khi đo cao hoặc nằm

3.3

NTG: Chân được giữ thẳng, gót chân chụm trên đế

NTG: Đầu trẻ được giữ bằng hai tay úp vào tai, mắt nhìn thẳng, đầu chạm vào thanh đế

3.4

ĐTV: Đối tượng được giữ cằm bằng tay trái, mắt nhìn thẳng

ĐTV: Chân trẻ được giữ duỗi thẳng, gót chân chụm

3.5 ĐTV: Đảm bảo năm điểm chạm vào mặt thước

ĐTV: Trẻ được giữ thẳng và nằm giữa trên mặt thước

3.6 ĐTV: trượt thanh trượt nhẹ nhàng chạm vào đầu trẻ

ĐTV: trượt thanh trượt nhẹ nhàng chạm vào gót chân của trẻ

3.7 ĐTV: Đọc to rõ ràng kết quả chính xác đến 0,1 cm

ĐTV: Đọc to rõ ràng kết quả chính xác đến 0,1 cm

Kết thúc cân đo nhân trắc 4.1 Kiểm tra trẻ có bị phù hay không 4.2 Ghi phiếu rõ ràng đúng theo hướng dẫn 4.2 ĐTV có kiểm tra lại kết quả đo ghi trên phiếu

Trên thang đo từ 1 (Cần tập huấn thêm) đến10 (rất hoàn thiện), đánh giá cho điểm toàn bộ quá trình phỏng vấn như sau (Khoanh tròn vào một số):

1 Tập huấn

2 3 4 5 6 7 8 9 10 Hoàn thiện

Tổng thời gian cân đo: phút Nhận xét chung: ......................................................................................

Người giám sát ký:..................................

9

PHIẾU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG PHỎNG VẤN BK03B

ĐTV: ...............................................................................

Tên địa bàn điều tra:........................................

Họ và tên GSV:...............................................................

Ngày kiểm tra: /_ /_

Các bước thực hiện

Thực hiện

Đúng Sai

Giới thiệu, hướng dẫn

1.1 Kiểm tra xác định đúng đối tượng?

1.2 Tự giới thiệu bản thân đúng cách?

1.3 Có thông báo các thông tin khác liên quan sau điều tra?

Phỏng vấn

2.1 Ghi đầy đủ thông tin trên trang thông tin của phiếu (Ví dụ như ngày phỏng vấn, tên xã phường, họ và tên đối tượng, số mã cuộc điều tra)?

2.2 Nói rõ ràng trong lúc phỏng vấn?

2.3 Có cách thể hiện của người có văn hóa?

2.4 Thể hiện sắc mặt tự nhiên một cách trung gian (Không có phản ứng thể hiện đồng tình hay phản đối đối với các câu trả lời của người được trả lời)?

2.5 Tự gợi ý thêm sau khi hỏi cac câu hỏi có thể ảnh hưởng đến các câu trả lời của đối tượng phỏng vấn?

2.6 Đọc chính xác các câu hỏi như đã có trong bộ câu hỏi?

2.7 Ghi chép trên phiếu rõ ràng, cẩn thận?

2.8 Theo đúng các bước nhảy có trong bộ câu hỏi?

2.9 Đọc to lại các câu trả lời của đối tượng khi cần thiết?

2.10 Hỏi gặn thêm đối tượng cho các câu nhiều khả năng trả lời không được gợi ý (gặng hỏi "…Còn gì nữa không?") ?

2.11 Sử dụng bảng nháp 8.2, 8.3 để hỏi loại thực phẩm cho trẻ ăn trong ngày hôm qua (Nếu có trẻ dưới 24 tháng tuổi)

Trên thang đo từ 1 (Cần tập huấn thêm) đến10 (rất hoàn thiện), đánh giá cho điểm toàn bộ quá trình phỏng vấn như sau (Khoanh tròn vào một số):

1

Cần tập huấn thêm

2 3 4 5 6 7 8 9 10

Rất hoàn thiện

Tổng thời gian phỏng vấn: __ __ phút Nhận xét chung: ............................................................................................................................................. .......................................................................................................................................................................

Người giám sát ký: ..................................

10

DANH SÁCH ĐÔI TƯỢNG ĐIỀU TRA 30 CỤM BK04

Đội điều tra: ....................... Số mã cụm / thứ tự thôn:/ Ngày điều tra: Tỉnh/ Thành phố: ...................................................................... Từ: _____/_____

Đến: _____/_____ Xã/ phường: .........................................

Số mã mẹ Họ và tên mẹ

Trẻ dưới 5 tuổi Lý do không cân trẻ ốm=1; vắng=2; Khác (ghi rõ)=9 No Họ và tên trẻ Cân đo

Có=1;Không=0 Trẻ 0-5 tháng ghi dưới đây 1

2

Trẻ 6-23 tuổi trẻ ghi dưới đây 3

4

5

6

7

Trẻ còn lại ghi dưới đây 8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

21 Tổng cộng: Số được cân:

Ghi chú: Đảm bảo mỗi xã điều tra có 6 trẻ 0-5 tháng, 15 trẻ 6-23 tháng và 30 trẻ 24-59 tháng Kiểm tra cân trước khi điều tra cụm: Số đo/ Trọng lượng (kg): __ __, __ / __ __ .__

11

PHIẾU MÃ TỈNH/ THÀNH PHỐ VÀ MÃ DÂN TỘC BK08

Tỉnh/T. phố Mã Tỉnh/T. phố Mã Dân tộc Mã Dân tộc Mã Hà Nội 101 Đà Nẵng 501 KINH 1 CHƠ – RO 32 Hải Phòng 103 QuảngNam 503 TÀY 2 KHÁNG 33 Hà Nội (Hà Tây cũ)

105 Quảng Ngãi 505 THÁI 3 XINH – MUN 34 Bình Định 507 HOA (Hán) 4 HÀ NHÌ 35

Hải Dương 107 Phú Yên 509 KHƠ ME 5 CHU -RU 36 Hưng Yên 109 Khánh Hòa 511 MƯỜNG 6 LÀO 37 Hà Nam 111 Kon Tum 601 NÙNG 7 LA CHÍ 38 Nam Định 113 Gia Lai 603 H’MÔNG

(Mèo) 8

LA HA 39

Thái Bình 115 Đắc Lắc 605 DAO 9 PHÙ LÁ 40 Ninh Bình 117 Đắc Nông 607 GIA-RAI 10 LA HỦ 41 Hà Giang 201 Hồ Chí Minh 701 NGÁI 11 LỰ 42 Cao Bằng 203 Lâm Đồng 703 Ê-ĐÊ 12 LÔ LÔ 43 Lào Cai 205 Ninh Thuận 705 BA-NA 13 CHỨT 44 Bắc Kạn 207 Bình Phước 707 XƠ-ĐĂNG 14 MẢNG 45 Lạng Sơn 209 Tây Ninh 709 SÁN CHAY

(Cao lan-Sán chỉ)

15

PA THÈN 46 Tuyên Quang

211 Bình Dương 711

CƠ LAO 47

Yên Bái 213 Đồng Nai 713 CỜ HO 16 CỐNG 48 Thái Nguyên 215 Bình Thuận 715 CHÀM (Chăm) 17 BỐ Y 49 Phú Thọ 217 Bà Rịa Vũng

Tàu 717 SÁN DÌU 18

SI LA 50

Vĩnh Phúc 219 Long An 801 HRÊ 19 PU PÉO 51 Bắc Giang 221 Đồng Tháp 803 MNÔNG 20 BRÂU 52 Bắc Ninh 223 An Giang 805 RA-GLAI 21 Ơ ĐU 53 Quảng Ninh 225 Tiền Giang 807 XTIÊNG 22 RƠ – NĂM 54 Lai Châu 301 Vĩnh Long 809 BRU-VÂN

KIỀU 23

NGƯỜI NƯỚC NGOÀI

55

Sơn La 303 Bến Tre 811 THỔ 24 Hòa Bình 305 Kiên Giang 813 GIÁY 25 Điện Biên 307 Cần Thơ 815 CỜ TU 26 Thanh Hóa 401 Trà Vinh 817 GIÉ –TRIÊNG 27 Nghệ An 403 Sóc Trăng 819 MẠ 28 Hà Tĩnh 405 Bạc Liêu 821 KHƠ MÚ 29 Quảng Bình 407 Cà Mau 823 CO 30 Quảng Trị 409 Hậu Giang 825 TÀ – ÔI 31 Thừa Thiên Huế

411

BẢNG CHUYỂN ĐỔI NĂM SINH ÂM LỊCH SANG TUỔI DÂN SỐ BK09

Năm sinh âm lịch Năm sinh DL

Tuổi DS

Năm sinh âm lịch

Năm sinh DL

Tuổi DS

Giáp Ngọ (Ngựa) 2014 0

Giáp Tý (Chuột) 1984 30 Quý Tỵ (Rắn) 2013 1

Quý Hợi (Lợn) 1983 31

Nhâm Thìn (Rồng) 2012 2

Nhâm Tuất (Chó) 1982 32 Tân Mão (Mèo) 2011 3

Tân Dậu (Gà) 1981 33

Canh Dần (Hổ) 2010 4

Canh Thân (Khỉ) 1980 34 Kỷ Sửu (Trâu) 2009 5

Kỷ Mùi (Dê) 1979 35

Mậu Tý (Chuột) 2008 6

Mậu Ngọ (Ngựa) 1978 36 Đinh Hợi (Lợn) 2007 7

Đinh Tỵ (Rắn) 1977 37

Bính Tuất (Chó) 2006 8

Bính Thìn (Rồng) 1976 38 Ất Dậu (Gà) 2005 9

Ất Mão (Mèo) 1975 39

Giáp Thân (Khỉ) 2004 10

Giáp Dần (Hổ) 1974 40 Quý Mùi (Dê) 2003 11

Quý Sửu (Trâu) 1973 41

Nhâm Ngọ (Ngựa) 2002 12

Nhâm Tý (Chuột) 1972 42 Tân Tỵ (Rắn) 2001 13

Tân Hợi (Lợn) 1971 43

Canh Thìn (Rồng) 2000 14

Canh Tuất (Chó) 1970 44 Kỷ Mão (Mèo) 1999 15

Kỷ Dậu (Gà) 1969 45

Mậu Dần (Hổ) 1998 16

Mậu Thân (Khỉ) 1968 46 Đinh Sửu (Trâu) 1997 17

Đinh Mùi (Dê) 1967 47

Bính Tý (Chuột) 1996 18

Bính Ngọ (Ngựa) 1966 48 Ất Hợi (Lợn) 1995 19

Ất Tỵ (Rắn) 1965 49

Giáp Tuất (Chó) 1994 20

Giáp Thìn (Rồng) 1964 50 Quý Dậu (Gà) 1993 21

Quý Mão (Mèo) 1963 51

Nhâm Thân (Khỉ) 1992 22

Nhâm Dần (Hổ) 1962 52 Tân Mùi (Dê) 1991 23

Tân Sửu (Trâu) 1961 53

Canh Ngọ (Ngựa) 1990 24

Canh Tý (Chuột) 1960 54 Kỷ Tỵ (Rắn) 1989 25

Kỷ Hợi (Lợn) 1959 55

Mậu Thìn (Rồng) 1988 26

Mậu Tuất (Chó) 1958 56 Đinh Mão (Mèo) 1987 27

Đinh Dậu (Gà) 1957 57

Bính Dần (Hổ) 1986 28

Bính Thân (Khỉ) 1956 58 Ất Sửu (Trâu) 1985 29

Ất Mùi (Dê) 1955 59

Ghi chú: Năm sinh DL = Năm sinh dương lịch Tuổi DS = Tuổi dân số

BẢNG TRA THÁNG TUỔI VÀ TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA TRẺ DƯỚI 2 TUỔI

BK10A1

(Tính vào thời điểm tháng 6 năm 2014)

Ngày sinh (Dương lịch) Năm

tuổi Tháng

tuổi Cân nặng theo tuổi

(kg) Chiều dài theo tuổi

(cm) Ngày sinh (Âm lịch)

Năm Tháng Bé trai Bé gái Bé trai Bé gái Năm Tháng

2014 6 D

ưới

một

tuổi

0 2.5 kg 2.4 kg 46.1 cm 45.4 cm 2014 5

2014 5 1 3.4 kg 3.2 kg 50.8 cm 49.8 cm 2014 4 2014 4 2 4.3 kg 3.9 kg 54.4 cm 53.0 cm 2014 3 2014 3 3 5.0 kg 4.5 kg 57.3 cm 55.6 cm 2014 2 2014 2 4 5.6 kg 5.0 kg 59.7 cm 57.8 cm 2014 1 2014 1 5 6.0 kg 5.4 kg 61.7 cm 59.6 cm 2013 12 2013 12 6 6.4 kg 5.7 kg 63.3 cm 61.2 cm 2013 11 2013 11 7 6.7 kg 6.0 kg 64.8 cm 62.7 cm 2013 10 2013 10 8 6.9 kg 6.3 kg 66.2 cm 64.0 cm 2013 9 2013 9 9 7.1 kg 6.5 kg 67.5 cm 65.3 cm 2013 8 2013 8 10 7.4 kg 6.7 kg 68.7 cm 66.5 cm 2013 7 2013 7 11 7.6 kg 6.9 kg 69.9 cm 67.7 cm 2013 6 2013 6

Một

tuổi

12 7.7 kg 7.0 kg 71.0 cm 68.9 cm 2013 5 2013 5 13 7.9 kg 7.2 kg 72.1 cm 70.0 cm 2013 4 2013 4 14 8.1 kg 7.4 kg 73.1 cm 71.0 cm 2013 3 2013 3 15 8.3 kg 7.6 kg 74.1 cm 72.0 cm 2013 2 2013 2 16 8.4 kg 7.7 kg 75.0 cm 73.0 cm 2013 1 2013 1 17 8.6 kg 7.9 kg 76.0 cm 74.0 cm 2012 12 2012 12 18 8.8 kg 8.1 kg 76.9 cm 74.9 cm 2012 11 2012 11 19 8.9 kg 8.2 kg 77.7 cm 75.8 cm 2012 10 2012 10 20 9.1 kg 8.4 kg 78.6 cm 76.7 cm 2012 9 2012 9 21 9.2 kg 8.6 kg 79.4 cm 77.5 cm 2012 7 2012 8 22 9.4 kg 8.7 kg 80.2 cm 78.4 cm 2012 6 2012 7 23 9.5 kg 8.9 kg 81.0 cm 79.2 cm 2012 5

BẢNG TRA THÁNG TUỔI VÀ TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA TRẺ 2 - 4 TUỔI

BK10A2

(Tính vào thời điểm tháng 6 năm 2014)

Ngày sinh Năm tuổi

Tháng tuổi

Cân nặng theo tuổi (kg)

Chiều cao theo tuổi (cm)

Ngày sinh (Âm lịch)

Năm Tháng Bé trai Bé gái Bé trai Bé gái Năm Tháng

2012 6 H

ai tu

ổi

24 9.7 kg 9.0 kg 81.0 cm 79.3 cm 2012 4 2012 5 25 9.8 kg 9.2 kg 81.7 cm 80.0 cm 2012 4 2012 4 26 10.0 kg 9.4 kg 82.5 cm 80.8 cm 2012 3 2012 3 27 10.1 kg 9.5 kg 83.1 cm 81.5 cm 2012 2 2012 2 28 10.2 kg 9.7 kg 83.8 cm 82.2 cm 2012 1 2012 1 29 10.4 kg 9.8 kg 84.5 cm 82.9 cm 2011 12 2011 12 30 10.5 kg 10.0 kg 85.1 cm 83.6 cm 2011 11 2011 11 31 10.7 kg 10.1 kg 85.7 cm 84.3 cm 2011 10 2011 10 32 10.8 kg 10.3 kg 86.4 cm 84.9 cm 2011 9 2011 9 33 10.9 kg 10.4 kg 86.9 cm 85.6 cm 2011 8 2011 8 34 11.0 kg 10.5 kg 87.5 cm 86.2 cm 2011 7 2011 7 35 11.2 kg 10.7 kg 88.1 cm 86.8 cm 2011 6 2011 6

Ba

tuổi

36 11.3 kg 10.8 kg 88.7 cm 87.4 cm 2011 5 2011 5 37 11.4 kg 10.9 kg 89.2 cm 88.0 cm 2011 4 2011 4 38 11.5 kg 11.1 kg 89.8 cm 88.6 cm 2011 3 2011 3 39 11.6 kg 11.2 kg 90.3 cm 89.2 cm 2011 2 2011 2 40 11.8 kg 11.3 kg 90.9 cm 89.8 cm 2011 1 2011 1 41 11.9 kg 11.5 kg 91.4 cm 90.4 cm 2010 12 2010 12 42 12.0 kg 11.6 kg 91.9 cm 90.9 cm 2010 11 2010 11 43 12.1 kg 11.7 kg 92.4 cm 91.5 cm 2010 10 2010 10 44 12.2 kg 11.8 kg 93.0 cm 92.0 cm 2010 9 2010 9 45 12.4 kg 12.0 kg 93.5 cm 92.5 cm 2010 8 2010 8 46 12.5 kg 12.1 kg 94.0 cm 93.1 cm 2010 7 2010 7 47 12.6 kg 12.2 kg 94.4 cm 93.6 cm 2010 6 2010 6

Bốn

tuổi

48 12.7 kg 12.3 kg 94.9 cm 94.1 cm 2010 5 2010 5 49 12.8 kg 12.4 kg 95.4 cm 94.6 cm 2010 4 2010 4 50 12.9 kg 12.6 kg 95.9 cm 95.1 cm 2010 3 2010 3 51 13.1 kg 12.7 kg 96.4 cm 95.6 cm 2010 1 2010 2 52 13.2 kg 12.8 kg 96.9 cm 96.1 cm 2010 1 2010 1 53 13.3 kg 12.9 kg 97.4 cm 96.6 cm 2009 12 2009 12 54 13.4 kg 13.0 kg 97.8 cm 97.1 cm 2009 10 2009 11 55 13.5 kg 13.2 kg 98.3 cm 97.6 cm 2009 9 2009 10 56 13.6 kg 13.3 kg 98.8 cm 98.1 cm 2009 8 2009 9 57 13.7 kg 13.4 kg 99.3 cm 98.5 cm 2009 7 2009 8 58 13.8 kg 13.5 kg 99.7 cm 99.0 cm 2009 6 2009 7 59 14.0 kg 13.6 kg 100.2 cm 99.5 cm 2009 5

BẢNG TRA THÁNG TUỔI VÀ TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA TRẺ DƯỚI 2 TUỔI

BK10A3

(Tính vào thời điểm tháng 7 năm 2014)

Ngày sinh (Dương lịch) Năm

tuổi Tháng

tuổi Cân nặng theo tuổi

(kg) Chiều dài theo tuổi

(cm) Ngày sinh (Âm lịch)

Năm Tháng Bé trai Bé gái Bé trai Bé gái Năm Tháng

2014 7 D

ưới

một

tuổi

0 2.5 kg 2.4 kg 46.1 cm 45.4 cm 2014 6

2014 6 1 3.4 kg 3.2 kg 50.8 cm 49.8 cm 2014 5 2014 5 2 4.3 kg 3.9 kg 54.4 cm 53.0 cm 2014 4 2014 4 3 5.0 kg 4.5 kg 57.3 cm 55.6 cm 2014 3 2014 3 4 5.6 kg 5.0 kg 59.7 cm 57.8 cm 2014 2 2014 2 5 6.0 kg 5.4 kg 61.7 cm 59.6 cm 2014 1 2014 1 6 6.4 kg 5.7 kg 63.3 cm 61.2 cm 2013 12 2013 12 7 6.7 kg 6.0 kg 64.8 cm 62.7 cm 2013 11 2013 11 8 6.9 kg 6.3 kg 66.2 cm 64.0 cm 2013 10 2013 10 9 7.1 kg 6.5 kg 67.5 cm 65.3 cm 2013 9 2013 9 10 7.4 kg 6.7 kg 68.7 cm 66.5 cm 2013 8 2013 8 11 7.6 kg 6.9 kg 69.9 cm 67.7 cm 2013 7 2013 7

Một

tuổi

12 7.7 kg 7.0 kg 71.0 cm 68.9 cm 2013 6 2013 6 13 7.9 kg 7.2 kg 72.1 cm 70.0 cm 2013 5 2013 5 14 8.1 kg 7.4 kg 73.1 cm 71.0 cm 2013 4 2013 4 15 8.3 kg 7.6 kg 74.1 cm 72.0 cm 2013 3 2013 3 16 8.4 kg 7.7 kg 75.0 cm 73.0 cm 2013 2 2013 2 17 8.6 kg 7.9 kg 76.0 cm 74.0 cm 2013 1 2013 1 18 8.8 kg 8.1 kg 76.9 cm 74.9 cm 2012 12 2012 12 19 8.9 kg 8.2 kg 77.7 cm 75.8 cm 2012 11 2012 11 20 9.1 kg 8.4 kg 78.6 cm 76.7 cm 2012 10 2012 10 21 9.2 kg 8.6 kg 79.4 cm 77.5 cm 2012 9 2012 9 22 9.4 kg 8.7 kg 80.2 cm 78.4 cm 2012 7 2012 8 23 9.5 kg 8.9 kg 81.0 cm 79.2 cm 2012 6

BẢNG TRA THÁNG TUỔI VÀ TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA TRẺ 2 - 4 TUỔI

BK10A4

(Tính vào thời điểm tháng 7 năm 2014)

Ngày sinh Năm tuổi

Tháng tuổi

Cân nặng theo tuổi (kg)

Chiều cao theo tuổi (cm)

Ngày sinh (Âm lịch)

Năm Tháng Bé trai Bé gái Bé trai Bé gái Năm Tháng

2012 7 H

ai tu

ổi

24 9.7 kg 9.0 kg 81.0 cm 79.3 cm 2012 5 2012 6 25 9.8 kg 9.2 kg 81.7 cm 80.0 cm 2012 4 2012 5 26 10.0 kg 9.4 kg 82.5 cm 80.8 cm 2012 4 2012 4 27 10.1 kg 9.5 kg 83.1 cm 81.5 cm 2012 3 2012 3 28 10.2 kg 9.7 kg 83.8 cm 82.2 cm 2012 2 2012 2 29 10.4 kg 9.8 kg 84.5 cm 82.9 cm 2012 1 2012 1 30 10.5 kg 10.0 kg 85.1 cm 83.6 cm 2011 12 2011 12 31 10.7 kg 10.1 kg 85.7 cm 84.3 cm 2011 11 2011 11 32 10.8 kg 10.3 kg 86.4 cm 84.9 cm 2011 10 2011 10 33 10.9 kg 10.4 kg 86.9 cm 85.6 cm 2011 9 2011 9 34 11.0 kg 10.5 kg 87.5 cm 86.2 cm 2011 8 2011 8 35 11.2 kg 10.7 kg 88.1 cm 86.8 cm 2011 7 2011 7

Ba

tuổi

36 11.3 kg 10.8 kg 88.7 cm 87.4 cm 2011 6 2011 6 37 11.4 kg 10.9 kg 89.2 cm 88.0 cm 2011 5 2011 5 38 11.5 kg 11.1 kg 89.8 cm 88.6 cm 2011 4 2011 4 39 11.6 kg 11.2 kg 90.3 cm 89.2 cm 2011 3 2011 3 40 11.8 kg 11.3 kg 90.9 cm 89.8 cm 2011 2 2011 2 41 11.9 kg 11.5 kg 91.4 cm 90.4 cm 2011 1 2011 1 42 12.0 kg 11.6 kg 91.9 cm 90.9 cm 2010 12 2010 12 43 12.1 kg 11.7 kg 92.4 cm 91.5 cm 2010 11 2010 11 44 12.2 kg 11.8 kg 93.0 cm 92.0 cm 2010 10 2010 10 45 12.4 kg 12.0 kg 93.5 cm 92.5 cm 2010 9 2010 9 46 12.5 kg 12.1 kg 94.0 cm 93.1 cm 2010 8 2010 8 47 12.6 kg 12.2 kg 94.4 cm 93.6 cm 2010 7 2010 7

Bốn

tuổi

48 12.7 kg 12.3 kg 94.9 cm 94.1 cm 2010 6 2010 6 49 12.8 kg 12.4 kg 95.4 cm 94.6 cm 2010 5 2010 5 50 12.9 kg 12.6 kg 95.9 cm 95.1 cm 2010 4 2010 4 51 13.1 kg 12.7 kg 96.4 cm 95.6 cm 2010 3 2010 3 52 13.2 kg 12.8 kg 96.9 cm 96.1 cm 2010 1 2010 2 53 13.3 kg 12.9 kg 97.4 cm 96.6 cm 2010 1 2010 1 54 13.4 kg 13.0 kg 97.8 cm 97.1 cm 2009 12 2009 12 55 13.5 kg 13.2 kg 98.3 cm 97.6 cm 2009 10 2009 11 56 13.6 kg 13.3 kg 98.8 cm 98.1 cm 2009 9 2009 10 57 13.7 kg 13.4 kg 99.3 cm 98.5 cm 2009 8 2009 9 58 13.8 kg 13.5 kg 99.7 cm 99.0 cm 2009 7 2009 8 59 14.0 kg 13.6 kg 100.2 cm 99.5 cm 2009 6

BẢNG TRA THÁNG TUỔI VÀ TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA TRẺ DƯỚI 2 TUỔI

BK10A5

(Tính vào thời điểm tháng 8 năm 2014)

Ngày sinh (Dương lịch) Năm

tuổi Tháng

tuổi Cân nặng theo tuổi

(kg) Chiều dài theo tuổi

(cm) Ngày sinh (Âm lịch)

Năm Tháng Bé trai Bé gái Bé trai Bé gái Năm Tháng

2014 8 D

ưới

một

tuổi

0 2.5 kg 2.4 kg 46.1 cm 45.4 cm 2014 7

2014 7 1 3.4 kg 3.2 kg 50.8 cm 49.8 cm 2014 6 2014 6 2 4.3 kg 3.9 kg 54.4 cm 53.0 cm 2014 5 2014 5 3 5.0 kg 4.5 kg 57.3 cm 55.6 cm 2014 4 2014 4 4 5.6 kg 5.0 kg 59.7 cm 57.8 cm 2014 3 2014 3 5 6.0 kg 5.4 kg 61.7 cm 59.6 cm 2014 2 2014 2 6 6.4 kg 5.7 kg 63.3 cm 61.2 cm 2014 1 2014 1 7 6.7 kg 6.0 kg 64.8 cm 62.7 cm 2013 12 2013 12 8 6.9 kg 6.3 kg 66.2 cm 64.0 cm 2013 11 2013 11 9 7.1 kg 6.5 kg 67.5 cm 65.3 cm 2013 10 2013 10 10 7.4 kg 6.7 kg 68.7 cm 66.5 cm 2013 9 2013 9 11 7.6 kg 6.9 kg 69.9 cm 67.7 cm 2013 8 2013 8

Một

tuổi

12 7.7 kg 7.0 kg 71.0 cm 68.9 cm 2013 7 2013 7 13 7.9 kg 7.2 kg 72.1 cm 70.0 cm 2013 6 2013 6 14 8.1 kg 7.4 kg 73.1 cm 71.0 cm 2013 5 2013 5 15 8.3 kg 7.6 kg 74.1 cm 72.0 cm 2013 4 2013 4 16 8.4 kg 7.7 kg 75.0 cm 73.0 cm 2013 3 2013 3 17 8.6 kg 7.9 kg 76.0 cm 74.0 cm 2013 2 2013 2 18 8.8 kg 8.1 kg 76.9 cm 74.9 cm 2013 1 2013 1 19 8.9 kg 8.2 kg 77.7 cm 75.8 cm 2012 12 2012 12 20 9.1 kg 8.4 kg 78.6 cm 76.7 cm 2012 11 2012 11 21 9.2 kg 8.6 kg 79.4 cm 77.5 cm 2012 10 2012 10 22 9.4 kg 8.7 kg 80.2 cm 78.4 cm 2012 9 2012 9 23 9.5 kg 8.9 kg 81.0 cm 79.2 cm 2012 7

BẢNG TRA THÁNG TUỔI VÀ TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA TRẺ 2 - 4 TUỔI

BK10A6

(Tính vào thời điểm tháng 8 năm 2014)

Ngày sinh Năm tuổi

Tháng tuổi

Cân nặng theo tuổi (kg)

Chiều cao theo tuổi (cm)

Ngày sinh (Âm lịch)

Năm Tháng Bé trai Bé gái Bé trai Bé gái Năm Tháng

2012 8 H

ai tu

ổi

24 9.7 kg 9.0 kg 81.0 cm 79.3 cm 2012 6 2012 7 25 9.8 kg 9.2 kg 81.7 cm 80.0 cm 2012 5 2012 6 26 10.0 kg 9.4 kg 82.5 cm 80.8 cm 2012 4 2012 5 27 10.1 kg 9.5 kg 83.1 cm 81.5 cm 2012 4 2012 4 28 10.2 kg 9.7 kg 83.8 cm 82.2 cm 2012 3 2012 3 29 10.4 kg 9.8 kg 84.5 cm 82.9 cm 2012 2 2012 2 30 10.5 kg 10.0 kg 85.1 cm 83.6 cm 2012 1 2012 1 31 10.7 kg 10.1 kg 85.7 cm 84.3 cm 2011 12 2011 12 32 10.8 kg 10.3 kg 86.4 cm 84.9 cm 2011 11 2011 11 33 10.9 kg 10.4 kg 86.9 cm 85.6 cm 2011 10 2011 10 34 11.0 kg 10.5 kg 87.5 cm 86.2 cm 2011 9 2011 9 35 11.2 kg 10.7 kg 88.1 cm 86.8 cm 2011 8 2011 8

Ba

tuổi

36 11.3 kg 10.8 kg 88.7 cm 87.4 cm 2011 7 2011 7 37 11.4 kg 10.9 kg 89.2 cm 88.0 cm 2011 6 2011 6 38 11.5 kg 11.1 kg 89.8 cm 88.6 cm 2011 5 2011 5 39 11.6 kg 11.2 kg 90.3 cm 89.2 cm 2011 4 2011 4 40 11.8 kg 11.3 kg 90.9 cm 89.8 cm 2011 3 2011 3 41 11.9 kg 11.5 kg 91.4 cm 90.4 cm 2011 2 2011 2 42 12.0 kg 11.6 kg 91.9 cm 90.9 cm 2011 1 2011 1 43 12.1 kg 11.7 kg 92.4 cm 91.5 cm 2010 12 2010 12 44 12.2 kg 11.8 kg 93.0 cm 92.0 cm 2010 11 2010 11 45 12.4 kg 12.0 kg 93.5 cm 92.5 cm 2010 10 2010 10 46 12.5 kg 12.1 kg 94.0 cm 93.1 cm 2010 9 2010 9 47 12.6 kg 12.2 kg 94.4 cm 93.6 cm 2010 8 2010 8

Bốn

tuổi

48 12.7 kg 12.3 kg 94.9 cm 94.1 cm 2010 7 2010 7 49 12.8 kg 12.4 kg 95.4 cm 94.6 cm 2010 6 2010 6 50 12.9 kg 12.6 kg 95.9 cm 95.1 cm 2010 5 2010 5 51 13.1 kg 12.7 kg 96.4 cm 95.6 cm 2010 4 2010 4 52 13.2 kg 12.8 kg 96.9 cm 96.1 cm 2010 3 2010 3 53 13.3 kg 12.9 kg 97.4 cm 96.6 cm 2010 1 2010 2 54 13.4 kg 13.0 kg 97.8 cm 97.1 cm 2010 1 2010 1 55 13.5 kg 13.2 kg 98.3 cm 97.6 cm 2009 12 2009 12 56 13.6 kg 13.3 kg 98.8 cm 98.1 cm 2009 10 2009 11 57 13.7 kg 13.4 kg 99.3 cm 98.5 cm 2009 9 2009 10 58 13.8 kg 13.5 kg 99.7 cm 99.0 cm 2009 8 2009 9 59 14.0 kg 13.6 kg 100.2 cm 99.5 cm 2009 7

BẢNG TRA THÁNG TUỔI VÀ TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA TRẺ DƯỚI 2 TUỔI

BK10A7

(Tính vào thời điểm tháng 9 năm 2014)

Ngày sinh (Dương lịch) Năm

tuổi Tháng

tuổi Cân nặng theo tuổi

(kg) Chiều dài theo tuổi

(cm) Ngày sinh (Âm lịch)

Năm Tháng Bé trai Bé gái Bé trai Bé gái Năm Tháng

2014 9 D

ưới

một

tuổi

0 2.5 kg 2.4 kg 46.1 cm 45.4 cm 2014 8

2014 8 1 3.4 kg 3.2 kg 50.8 cm 49.8 cm 2014 7 2014 7 2 4.3 kg 3.9 kg 54.4 cm 53.0 cm 2014 6 2014 6 3 5.0 kg 4.5 kg 57.3 cm 55.6 cm 2014 5 2014 5 4 5.6 kg 5.0 kg 59.7 cm 57.8 cm 2014 4 2014 4 5 6.0 kg 5.4 kg 61.7 cm 59.6 cm 2014 3 2014 3 6 6.4 kg 5.7 kg 63.3 cm 61.2 cm 2014 2 2014 2 7 6.7 kg 6.0 kg 64.8 cm 62.7 cm 2014 1 2014 1 8 6.9 kg 6.3 kg 66.2 cm 64.0 cm 2013 12 2013 12 9 7.1 kg 6.5 kg 67.5 cm 65.3 cm 2013 11 2013 11 10 7.4 kg 6.7 kg 68.7 cm 66.5 cm 2013 10 2013 10 11 7.6 kg 6.9 kg 69.9 cm 67.7 cm 2013 9 2013 9

Một

tuổi

12 7.7 kg 7.0 kg 71.0 cm 68.9 cm 2013 8 2013 8 13 7.9 kg 7.2 kg 72.1 cm 70.0 cm 2013 7 2013 7 14 8.1 kg 7.4 kg 73.1 cm 71.0 cm 2013 6 2013 6 15 8.3 kg 7.6 kg 74.1 cm 72.0 cm 2013 5 2013 5 16 8.4 kg 7.7 kg 75.0 cm 73.0 cm 2013 4 2013 4 17 8.6 kg 7.9 kg 76.0 cm 74.0 cm 2013 3 2013 3 18 8.8 kg 8.1 kg 76.9 cm 74.9 cm 2013 2 2013 2 19 8.9 kg 8.2 kg 77.7 cm 75.8 cm 2013 1 2013 1 20 9.1 kg 8.4 kg 78.6 cm 76.7 cm 2012 12 2012 12 21 9.2 kg 8.6 kg 79.4 cm 77.5 cm 2012 11 2012 11 22 9.4 kg 8.7 kg 80.2 cm 78.4 cm 2012 10 2012 10 23 9.5 kg 8.9 kg 81.0 cm 79.2 cm 2012 9

BẢNG TRA THÁNG TUỔI VÀ TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA TRẺ 2 - 4 TUỔI

BK10A8

(Tính vào thời điểm tháng 9 năm 2014)

Ngày sinh Năm tuổi

Tháng tuổi

Cân nặng theo tuổi (kg)

Chiều cao theo tuổi (cm)

Ngày sinh (Âm lịch)

Năm Tháng Bé trai Bé gái Bé trai Bé gái Năm Tháng

2012 9 H

ai tu

ổi

24 9.7 kg 9.0 kg 81.0 cm 79.3 cm 2012 7 2012 8 25 9.8 kg 9.2 kg 81.7 cm 80.0 cm 2012 6 2012 7 26 10.0 kg 9.4 kg 82.5 cm 80.8 cm 2012 5 2012 6 27 10.1 kg 9.5 kg 83.1 cm 81.5 cm 2012 4 2012 5 28 10.2 kg 9.7 kg 83.8 cm 82.2 cm 2012 4 2012 4 29 10.4 kg 9.8 kg 84.5 cm 82.9 cm 2012 3 2012 3 30 10.5 kg 10.0 kg 85.1 cm 83.6 cm 2012 2 2012 2 31 10.7 kg 10.1 kg 85.7 cm 84.3 cm 2012 1 2012 1 32 10.8 kg 10.3 kg 86.4 cm 84.9 cm 2011 12 2011 12 33 10.9 kg 10.4 kg 86.9 cm 85.6 cm 2011 11 2011 11 34 11.0 kg 10.5 kg 87.5 cm 86.2 cm 2011 10 2011 10 35 11.2 kg 10.7 kg 88.1 cm 86.8 cm 2011 9 2011 9

Ba

tuổi

36 11.3 kg 10.8 kg 88.7 cm 87.4 cm 2011 8 2011 8 37 11.4 kg 10.9 kg 89.2 cm 88.0 cm 2011 7 2011 7 38 11.5 kg 11.1 kg 89.8 cm 88.6 cm 2011 6 2011 6 39 11.6 kg 11.2 kg 90.3 cm 89.2 cm 2011 5 2011 5 40 11.8 kg 11.3 kg 90.9 cm 89.8 cm 2011 4 2011 4 41 11.9 kg 11.5 kg 91.4 cm 90.4 cm 2011 3 2011 3 42 12.0 kg 11.6 kg 91.9 cm 90.9 cm 2011 2 2011 2 43 12.1 kg 11.7 kg 92.4 cm 91.5 cm 2011 1 2011 1 44 12.2 kg 11.8 kg 93.0 cm 92.0 cm 2010 12 2010 12 45 12.4 kg 12.0 kg 93.5 cm 92.5 cm 2010 11 2010 11 46 12.5 kg 12.1 kg 94.0 cm 93.1 cm 2010 10 2010 10 47 12.6 kg 12.2 kg 94.4 cm 93.6 cm 2010 9 2010 9

Bốn

tuổi

48 12.7 kg 12.3 kg 94.9 cm 94.1 cm 2010 8 2010 8 49 12.8 kg 12.4 kg 95.4 cm 94.6 cm 2010 7 2010 7 50 12.9 kg 12.6 kg 95.9 cm 95.1 cm 2010 6 2010 6 51 13.1 kg 12.7 kg 96.4 cm 95.6 cm 2010 5 2010 5 52 13.2 kg 12.8 kg 96.9 cm 96.1 cm 2010 4 2010 4 53 13.3 kg 12.9 kg 97.4 cm 96.6 cm 2010 3 2010 3 54 13.4 kg 13.0 kg 97.8 cm 97.1 cm 2010 1 2010 2 55 13.5 kg 13.2 kg 98.3 cm 97.6 cm 2010 1 2010 1 56 13.6 kg 13.3 kg 98.8 cm 98.1 cm 2009 12 2009 12 57 13.7 kg 13.4 kg 99.3 cm 98.5 cm 2009 10 2009 11 58 13.8 kg 13.5 kg 99.7 cm 99.0 cm 2009 9 2009 10 59 14.0 kg 13.6 kg 100.2 cm 99.5 cm 2009 8

BẢNG TRA THÁNG TUỔI VÀ TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA TRẺ DƯỚI 2 TUỔI

BK10A9

(Tính vào thời điểm tháng 10 năm 2014)

Ngày sinh (Dương lịch) Năm

tuổi Tháng

tuổi Cân nặng theo tuổi

(kg) Chiều dài theo tuổi

(cm) Ngày sinh (Âm lịch)

Năm Tháng Bé trai Bé gái Bé trai Bé gái Năm Tháng

2014 10 D

ưới

một

tuổi

0 2.5 kg 2.4 kg 46.1 cm 45.4 cm 2014 9

2014 9 1 3.4 kg 3.2 kg 50.8 cm 49.8 cm 2014 8 2014 8 2 4.3 kg 3.9 kg 54.4 cm 53.0 cm 2014 7 2014 7 3 5.0 kg 4.5 kg 57.3 cm 55.6 cm 2014 6 2014 6 4 5.6 kg 5.0 kg 59.7 cm 57.8 cm 2014 5 2014 5 5 6.0 kg 5.4 kg 61.7 cm 59.6 cm 2014 4 2014 4 6 6.4 kg 5.7 kg 63.3 cm 61.2 cm 2014 3 2014 3 7 6.7 kg 6.0 kg 64.8 cm 62.7 cm 2014 2 2014 2 8 6.9 kg 6.3 kg 66.2 cm 64.0 cm 2014 1 2014 1 9 7.1 kg 6.5 kg 67.5 cm 65.3 cm 2013 12 2013 12 10 7.4 kg 6.7 kg 68.7 cm 66.5 cm 2013 11 2013 11 11 7.6 kg 6.9 kg 69.9 cm 67.7 cm 2013 10 2013 10

Một

tuổi

12 7.7 kg 7.0 kg 71.0 cm 68.9 cm 2013 9 2013 9 13 7.9 kg 7.2 kg 72.1 cm 70.0 cm 2013 8 2013 8 14 8.1 kg 7.4 kg 73.1 cm 71.0 cm 2013 7 2013 7 15 8.3 kg 7.6 kg 74.1 cm 72.0 cm 2013 6 2013 6 16 8.4 kg 7.7 kg 75.0 cm 73.0 cm 2013 5 2013 5 17 8.6 kg 7.9 kg 76.0 cm 74.0 cm 2013 4 2013 4 18 8.8 kg 8.1 kg 76.9 cm 74.9 cm 2013 3 2013 3 19 8.9 kg 8.2 kg 77.7 cm 75.8 cm 2013 2 2013 2 20 9.1 kg 8.4 kg 78.6 cm 76.7 cm 2013 1 2013 1 21 9.2 kg 8.6 kg 79.4 cm 77.5 cm 2012 12 2012 12 22 9.4 kg 8.7 kg 80.2 cm 78.4 cm 2012 11 2012 11 23 9.5 kg 8.9 kg 81.0 cm 79.2 cm 2012 10

BẢNG TRA THÁNG TUỔI VÀ TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA TRẺ 2 - 4 TUỔI

BK10A10

(Tính vào thời điểm tháng 10 năm 2014)

Ngày sinh Năm tuổi

Tháng tuổi

Cân nặng theo tuổi (kg)

Chiều cao theo tuổi (cm)

Ngày sinh (Âm lịch)

Năm Tháng Bé trai Bé gái Bé trai Bé gái Năm Tháng

2012 10 H

ai tu

ổi

24 9.7 kg 9.0 kg 81.0 cm 79.3 cm 2012 9 2012 9 25 9.8 kg 9.2 kg 81.7 cm 80.0 cm 2012 7 2012 8 26 10.0 kg 9.4 kg 82.5 cm 80.8 cm 2012 6 2012 7 27 10.1 kg 9.5 kg 83.1 cm 81.5 cm 2012 5 2012 6 28 10.2 kg 9.7 kg 83.8 cm 82.2 cm 2012 4 2012 5 29 10.4 kg 9.8 kg 84.5 cm 82.9 cm 2012 4 2012 4 30 10.5 kg 10.0 kg 85.1 cm 83.6 cm 2012 3 2012 3 31 10.7 kg 10.1 kg 85.7 cm 84.3 cm 2012 2 2012 2 32 10.8 kg 10.3 kg 86.4 cm 84.9 cm 2012 1 2012 1 33 10.9 kg 10.4 kg 86.9 cm 85.6 cm 2011 12 2011 12 34 11.0 kg 10.5 kg 87.5 cm 86.2 cm 2011 11 2011 11 35 11.2 kg 10.7 kg 88.1 cm 86.8 cm 2011 10 2011 10

Ba

tuổi

36 11.3 kg 10.8 kg 88.7 cm 87.4 cm 2011 9 2011 9 37 11.4 kg 10.9 kg 89.2 cm 88.0 cm 2011 8 2011 8 38 11.5 kg 11.1 kg 89.8 cm 88.6 cm 2011 7 2011 7 39 11.6 kg 11.2 kg 90.3 cm 89.2 cm 2011 6 2011 6 40 11.8 kg 11.3 kg 90.9 cm 89.8 cm 2011 5 2011 5 41 11.9 kg 11.5 kg 91.4 cm 90.4 cm 2011 4 2011 4 42 12.0 kg 11.6 kg 91.9 cm 90.9 cm 2011 3 2011 3 43 12.1 kg 11.7 kg 92.4 cm 91.5 cm 2011 2 2011 2 44 12.2 kg 11.8 kg 93.0 cm 92.0 cm 2011 1 2011 1 45 12.4 kg 12.0 kg 93.5 cm 92.5 cm 2010 12 2010 12 46 12.5 kg 12.1 kg 94.0 cm 93.1 cm 2010 11 2010 11 47 12.6 kg 12.2 kg 94.4 cm 93.6 cm 2010 10 2010 10

Bốn

tuổi

48 12.7 kg 12.3 kg 94.9 cm 94.1 cm 2010 9 2010 9 49 12.8 kg 12.4 kg 95.4 cm 94.6 cm 2010 8 2010 8 50 12.9 kg 12.6 kg 95.9 cm 95.1 cm 2010 7 2010 7 51 13.1 kg 12.7 kg 96.4 cm 95.6 cm 2010 6 2010 6 52 13.2 kg 12.8 kg 96.9 cm 96.1 cm 2010 5 2010 5 53 13.3 kg 12.9 kg 97.4 cm 96.6 cm 2010 4 2010 4 54 13.4 kg 13.0 kg 97.8 cm 97.1 cm 2010 3 2010 3 55 13.5 kg 13.2 kg 98.3 cm 97.6 cm 2010 1 2010 2 56 13.6 kg 13.3 kg 98.8 cm 98.1 cm 2010 1 2010 1 57 13.7 kg 13.4 kg 99.3 cm 98.5 cm 2009 12 2009 12 58 13.8 kg 13.5 kg 99.7 cm 99.0 cm 2009 10 2009 11 59 14.0 kg 13.6 kg 100.2 cm 99.5 cm 2009 9

BẢNG TRA TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CÂN THEO CAO BK10B

Chiều cao/ dài

(cm)

Cân nặng trẻ (kg) Trẻ dưới 2 tuổi được đo nằm

Cân nặng trẻ (kg) Trẻ trên 2 tuổi được đo đứng

Bé trai Bé gái Bé trai Bé gái

SDD II

SDD I

TC/BP SDD

II SDD

I TC/BP

SDD II

SDD I

TC/BP SDD

II SDD

I TC/BP

-3SD -2SD 2SD -3SD -2SD 2SD -3SD -2SD 2SD -3SD -2SD 2SD

45 1.9 2.0 3.0 1.9 2.1 3.0

46 2.0 2.2 3.1 2.0 2.2 3.2

47 2.1 2.3 3.3 2.2 2.4 3.4

48 2.3 2.5 3.6 2.3 2.5 3.6

49 2.4 2.6 3.8 2.4 2.6 3.8

50 2.6 2.8 4.0 2.6 2.8 4.0

51 2.7 3.0 4.2 2.8 3.0 4.3

52 2.9 3.2 4.5 2.9 3.2 4.6

53 3.1 3.4 4.8 3.1 3.4 4.9

54 3.3 3.6 5.1 3.3 3.6 5.2

55 3.6 3.8 5.4 3.5 3.8 5.5

56 3.8 4.1 5.8 3.7 4.0 5.8

57 4.0 4.3 6.1 3.9 4.3 6.1

58 4.3 4.6 6.4 4.1 4.5 6.5

59 4.5 4.8 6.8 4.3 4.7 6.8

60 4.7 5.1 7.1 4.5 4.9 7.1

61 4.9 5.3 7.4 4.7 5.1 7.4

62 5.1 5.6 7.7 4.9 5.3 7.7

63 5.3 5.8 8.0 5.1 5.5 8.0

64 5.5 6.0 8.3 5.3 5.7 8.3

65 5.7 6.2 8.6 5.5 5.9 8.6 5.9 6.3 8.8 5.6 6.1 8.7

66 5.9 6.4 8.9 5.6 6.1 8.8 6.1 6.5 9.1 5.8 6.3 9.0

67 6.1 6.6 9.2 5.8 6.3 9.1 6.2 6.7 9.4 5.9 6.4 9.3

68 6.3 6.8 9.4 6.0 6.5 9.4 6.4 6.9 9.6 6.1 6.6 9.5

69 6.5 7.0 9.7 6.1 6.7 9.6 6.6 7.1 9.9 6.3 6.8 9.8

70 6.6 7.2 10.0 6.3 6.9 9.9 6.8 7.3 10.2 6.4 7.0 10.0

Chiều cao/ dài

(cm)

Cân nặng trẻ (kg) Trẻ dưới 2 tuổi được đo nằm

Cân nặng trẻ (kg) Trẻ trên 2 tuổi được đo đứng

Bé trai Bé gái Bé trai Bé gái

SDD II

SDD I

TC/BP SDD

II SDD

I TC/BP

SDD II

SDD I

TC/BP SDD

II SDD

I TC/BP

-3SD -2SD 2SD -3SD -2SD 2SD -3SD -2SD 2SD -3SD -2SD 2SD

71 6.8 7.4 10.2 6.5 7.0 10.1 6.9 7.5 10.4 6.6 7.1 10.3

72 7.0 7.6 10.5 6.6 7.2 10.3 7.1 7.7 10.7 6.7 7.3 10.5

73 7.2 7.7 10.8 6.8 7.4 10.6 7.3 7.9 11.0 6.9 7.5 10.7

74 7.3 7.9 11.0 6.9 7.5 10.8 7.4 8.0 11.2 7.0 7.6 11.0

75 7.5 8.1 11.3 7.1 7.7 11.0 7.6 8.2 11.4 7.2 7.8 11.2

76 7.6 8.3 11.5 7.2 7.8 11.2 7.7 8.4 11.7 7.3 8.0 11.4

77 7.8 8.4 11.7 7.4 8.0 11.5 7.9 8.5 11.9 7.5 8.1 11.6

78 7.9 8.6 12.0 7.5 8.2 11.7 8.0 8.7 12.1 7.6 8.3 11.8

79 8.1 8.7 12.2 7.7 8.3 11.9 8.2 8.8 12.3 7.8 8.4 12.1

80 8.2 8.9 12.4 7.8 8.5 12.1 8.3 9.0 12.6 7.9 8.6 12.3

81 8.4 9.1 12.6 8.0 8.7 12.4 8.5 9.2 12.8 8.1 8.8 12.6

82 8.5 9.2 12.8 8.1 8.8 12.6 8.7 9.3 13.0 8.3 9.0 12.8

83 8.7 9.4 13.1 8.3 9.0 12.9 8.8 9.5 13.3 8.5 9.2 13.1

84 8.9 9.6 13.3 8.5 9.2 13.2 9.0 9.7 13.5 8.6 9.4 13.4

85 9.1 9.8 13.6 8.7 9.4 13.5 9.2 10.0 13.8 8.8 9.6 13.7

86 9.3 10.0 13.9 8.9 9.7 13.8 9.4 10.2 14.1 9.0 9.8 14.0

87 9.5 10.2 14.2 9.1 9.9 14.1 9.6 10.4 14.4 9.2 10.0 14.3

88 9.7 10.5 14.5 9.3 10.1 14.4 9.8 10.6 14.7 9.4 10.2 14.6

89 9.9 10.7 14.7 9.5 10.3 14.7 10.0 10.8 14.9 9.6 10.4 14.9

90 10.1 10.9 15.0 9.7 10.5 15.0 10.2 11.0 15.2 9.8 10.6 15.2

91 10.3 11.1 15.3 9.9 10.7 15.3 10.4 11.2 15.5 10.0 10.9 15.5

92 10.5 11.3 15.6 10.1 10.9 15.6 10.6 11.4 15.8 10.2 11.1 15.8

93 10.7 11.5 15.8 10.2 11.1 15.9 10.8 11.6 16.0 10.4 11.3 16.1

94 10.8 11.7 16.1 10.4 11.3 16.2 11.0 11.8 16.3 10.6 11.5 16.4

95 11.0 11.9 16.4 10.6 11.5 16.5 11.1 12.0 16.6 10.8 11.7 16.7

96 11.2 12.1 16.7 10.8 11.7 16.8 11.3 12.2 16.9 10.9 11.9 17.0

97 11.4 12.3 17.0 11.0 12.0 17.1 11.5 12.4 17.2 11.1 12.1 17.4

98 11.6 12.5 17.3 11.2 12.2 17.5 11.7 12.6 17.5 11.3 12.3 17.7

Chiều cao/ dài

(cm)

Cân nặng trẻ (kg) Trẻ dưới 2 tuổi được đo nằm

Cân nặng trẻ (kg) Trẻ trên 2 tuổi được đo đứng

Bé trai Bé gái Bé trai Bé gái

SDD II

SDD I

TC/BP SDD

II SDD

I TC/BP

SDD II

SDD I

TC/BP SDD

II SDD

I TC/BP

-3SD -2SD 2SD -3SD -2SD 2SD -3SD -2SD 2SD -3SD -2SD 2SD

99 11.8 12.7 17.6 11.4 12.4 17.8 11.9 12.9 17.9 11.5 12.5 18.0

100 12.0 12.9 18.0 11.6 12.6 18.1 12.1 13.1 18.2 11.7 12.8 18.4

101 12.2 13.2 18.3 11.8 12.8 18.5 12.3 13.3 18.5 12.0 13.0 18.7

102 12.4 13.4 18.7 12.0 13.1 18.9 12.5 13.6 18.9 12.2 13.3 19.1

103 12.6 13.6 19.0 12.3 13.3 19.2 12.8 13.8 19.3 12.4 13.5 19.5

104 12.8 13.9 19.4 12.5 13.6 19.6 13.0 14.0 19.7 12.6 13.8 19.9

105 13.0 14.1 19.8 12.7 13.8 20.0 13.2 14.3 20.1 12.9 14.0 20.3

106 13.3 14.4 20.2 13.0 14.1 20.5 13.4 14.5 20.5 13.1 14.3 20.8

107 13.5 14.6 20.6 13.2 14.4 20.9 13.7 14.8 20.9 13.4 14.6 21.2

108 13.7 14.9 21.0 13.5 14.7 21.3 13.9 15.1 21.3 13.7 14.9 21.7

109 14.0 15.1 21.4 13.7 15.0 21.8 14.1 15.3 21.8 13.9 15.2 22.1

110 14.2 15.4 21.9 14.0 15.3 22.3 14.4 15.6 22.2 14.2 15.5 22.6

111 14.6 15.9 22.7 14.5 15.8 23.1

112 14.9 16.2 23.1 14.8 16.2 23.6

113 15.2 16.5 23.6 15.1 16.5 24.2

114 15.4 16.8 24.1 15.4 16.8 24.7

115 15.7 17.1 24.6 15.7 17.2 25.2

116 16.0 17.4 25.1 16.0 17.5 25.8

117 16.2 17.7 25.6 16.3 17.8 26.3

118 16.5 18.0 26.1 16.6 18.2 26.9

119 16.8 18.3 26.6 16.9 18.5 27.4

120 17.1 18.6 27.2 17.3 18.9 28.0

BỘ Y TẾ - VIỆN DINH DƯỠNG

ĐIỀU TRA GIÁM SÁT DINH DƯỠNG NĂM 2014

BC01

ĐIỀU TRA GIÁM SÁT DINH DƯỠNG NĂM 2014

BÁO CÁO KẾT QUẢ TIẾN HÀNH ĐIỀU TRA THỰC ĐỊA CỦA TỈNH:

......................................

(Bảng mẫu cho Điều phối viên của tỉnh thực hiện sau khi kết thúc điều tra)

2

<tên tỉnh>

THÁNG NĂM 2014 Giới thiệu Điều tra giám sát dinh dưỡng năm 2014 được triển khai tại tỉnh tên tỉnh bắt đầu từ thời gian bắt đầu cho đến thời gian kết thúc . Đây là cuộc điều tra do tên cơ quan đứng ra thực hiện. Các thông tin y tế cơ bản của tỉnh

Chỉ số Năm 2013 Năm 2014

Số huyện

Số xã

Số thôn/ bản

Dân số

Số trẻ dưới 5 tuổi

Số trẻ dưới 2 tuổi*

Tỷ lệ dân tộc (%)

Tỷ lệ hộ nghèo

Số bệnh viện tỉnh

Số bệnh viện huyện

Số giường bệnh

Số trạm y tế xã

Số nhà hộ sinh

Số bác sỹ

Số y tá + nữ hộ sinh

Số y tế thôn bản

Chương trình y tế được triển khai tại tỉnh (Tổng số số xã/huyện được triển khai)

Giới thiệu qua về đặc điểm tỉnh hình của tỉnh có liên quan đến quá trình điều tra

3

Sau đây là kết quả tiến hành điều tra thực địa tại tên tỉnh .

4

Bảng tóm tắt điều tra giám sát của năm 2014

STT Nội dung Chỉ số Kết quả

1

Thời gian và đối tượng điều tra

Thời gian tiến hành Từ / /2014 đến / /2014

Số cụm điều tra [BK04]

Số trẻ dưới 5 tuổi:

Số trẻ 0-5 tháng

Số trẻ 6-23 tháng

Số trẻ 24-59 tháng

Số bà mẹ:

2

Tổ chức đội điều tr

Số đội điều tra

Tổng số điều tra viên

Trong đó, số điều tra viên nhân trắc

3

Trang thiết bị Số cân nhân trắc đã sử dụng

Số thước đo nhân trắc đã sử dụng

K\Thiết bị khác nếu có (mô tả)

Chuẩn bị điều tra Điều tra giám sát 30 cụm: Để tiến hành điều tra giám sát 30 cụm, tỉnh đã tổ chức Số đội đội điều tra. Thành phần của đội bao gồm đội trưởng và điều tra viên. Trong đó, số người đã từng tham điều tra giám sát 30 cụm hàng năm trước đây là . Điều tra viên có/không được tập huấn lại trước khi đi điều tra. Nếu có, tổng thời gian tập huấn trước điều tra là . Trang thiết bị được sử dụng trong điều tra này bao gồm cân và thước. Các thuận lợi và khó khăn (nếu có) trong quá trình chuẩn bị điều tra 30 cụm bao gồm . Quá trình tiến hành điều tra Điều tra giám sát 30 cụm được tiến hành từ / /2014 đến. / /2014 Trong số các cụm được điều tra thì có: cụm thuộc vùng sâu vùng xa; cụm có các hộ dân tộc; cụm phải thay thế do không thể điều tra được. Trẻ được chọn điều tra được lấy từ danh sách trẻ của cộng tác viên /hoặc/ điều tra viên đến hộ gia đình. Trẻ được gọi tập trung đến/ hoặc / điều tra viên trực tiếp đến để cân đo. Số trẻ đã được chọn nhưng không cân đo được (do trẻ quá tuổi, vắng, ốm, gia đình từ chối...) là trẻ.

5

Số bà mẹ được thông báo trẻ được phát hiện bị suy dinh dưỡng là . Số xã được thông báo về số trẻ điều tra bị suy dinh dưỡng là xã. Số tài liệu truyền thông được phân phát là (nếu có) . Các thuận lợi và khó khăn (nếu có) trong quá trình điều tra 30 cụm bao gồm: Kinh phí thực tế và định mức chi: Số điều tra viên và trình độ của điều tra viên: Tài liệu hướng dẫn điều tra: Thời gian, thời điểm, thời tiết trong quá trình điều tra: Đi lại, ăn ở của đội điều tra trong quá trình điều tra: Phiếu điều tra: Trang thiết bị (cân, thước) phục vụ điều tra: Theo dõi và giám sát điều tra: Phối hợp với địa phương trong quá trình điều tra: Sự hợp tác của bà mẹ và gia đình có trẻ được điều tra: Các vấn đề khác: Bài học và khuyến cáo Các bài học kinh nghiệm chính rút ra từ đợt Điều tra giám sát dinh dưỡng năm 2012 tại tỉnh: Chuẩn bị và tổ chức điều tra: Tiến hành điều tra: Phối hợp thực hiện điều tra: Các đề nghị và khuyến cáo cho các lần điều tra trong tương lai Chuẩn bị và tổ chức điều tra: Tiến hành điều tra: Phối hợp thực hiện điều tra:

Phụ lục 1: Tóm tắt thông tin điều tra 30 cụm trong năm 2014

STT Tên xã/

phường Mã xã

T=Th

ành

thị;

N=N

ông

thôn

; V=

Ven

đô

ĐB=

Đồn

g bằ

ng;

TD=T

rung

du;

N

T=N

úi th

ấp; N

C=N

úi

cao

B=Bì

nh th

ường

; N

=Ngh

èo

Dân số

Tổng

số

trẻ

dưới

5

tuổi

Tỷ lệ

SD

D T

E nă

m

2012

(%)

Trườ

ng c

ấp II

Đườ

ng ô

tô đ

ến x

ã

Trạm

y tế

xã Diện

tích tự

nhiên (km2)

Tỷ lệ dân

tộc ít người

(%)

Thiên tai, mất

mùa, bệnh dịch

Ghi chú

1

2

3

4

5

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

7

STT Tên xã/

phường Mã xã

T=Th

ành

thị;

N=N

ông

thôn

; V=

Ven

đô

ĐB=

Đồn

g bằ

ng;

TD=T

rung

du;

N

T=N

úi th

ấp; N

C=N

úi

cao

B=Bì

nh th

ường

; N

=Ngh

èo

Dân số

Tổng

số

trẻ

dưới

5

tuổi

Tỷ lệ

SD

D T

E nă

m

2012

(%)

Trườ

ng c

ấp II

Đườ

ng ô

tô đ

ến x

ã

Trạm

y tế

xã Diện

tích tự

nhiên (km2)

Tỷ lệ dân

tộc ít người

(%)

Thiên tai, mất

mùa, bệnh dịch

Ghi chú

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

8