luatduonggia.vn»n... · web viewbảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những...

31
CÔNG TY LUẬT TNHH DƯƠNG GIA – DUONG GIA LAW COMPANY LIMITED No 2501, 275 Nguyen Trai Street, Thanh Xuan District, Hanoi City, Viet Nam Tel: 1900.6568 Fax: 04.3562.7716 Email: [email protected] Website: http://www.luatduonggia.vn Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những người tham gia tố tụng nói chung và người bị hại nói riêng là một trong những nội dung quan trọng trong định hướng cải cách tư pháp và hoàn thiện hệ thống pháp luật tố tụng hình sự (TTHS) ở nước ta hiện nay. Bởi lẽ người bị hại là người mà quyền và lợi ích hợp pháp của họ bị xâm hại nặng nề nhất, là người chịu thiệt thòi nhiều nhất trong số những người tham gia tố tụng. Vì vậy, người bị hại cần phải được bảo vệ kịp thời, thậm chí ngay khi họ bị đe dọa gây thiệt hại. Một trong những công cụ pháp lý quan trọng để bảo vệ người bị hại đó là pháp luật TTHS. Thực tế cho thấy, vì nhiều lý do khác nhau mà quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại chưa được bảo vệ tốt và kịp thời; trong quá trình giải quyết vụ án hình sự dường như cơ quan có thẩm quyền chưa xem người bị hại như một bên của quá trình tố tụng để có sự quan tâm cần thiết. Thực tế trên đây bắt nguồn từ vấn đề nhận thức thế nào là người bị hại, phạm vi người bị hại, người bị hại xuất hiện từ thời điểm nào? Họ cần được bảo vệ như thế nào, quy định pháp luật cũng như thực tiễn áp dụng TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN 24/7: 1900.6568

Upload: others

Post on 16-Jan-2020

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: luatduonggia.vn»n... · Web viewBảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những người tham gia tố tụng nói chung và người bị hại nói riêng là một

CÔNG TY LUẬT TNHH DƯƠNG GIA – DUONG GIA LAW COMPANY LIMITED No 2501, 275 Nguyen Trai Street, Thanh Xuan District, Hanoi City, Viet NamTel: 1900.6568 Fax: 04.3562.7716Email: [email protected]  Website: http://www.luatduonggia.vn

Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những người tham gia tố tụng nói chung và

người bị hại nói riêng là một trong những nội dung quan trọng trong định hướng

cải cách tư pháp và hoàn thiện hệ thống pháp luật tố tụng hình sự (TTHS) ở nước

ta hiện nay. Bởi lẽ người bị hại là người mà quyền và lợi ích hợp pháp của họ bị

xâm hại nặng nề nhất, là người chịu thiệt thòi nhiều nhất trong số những người

tham gia tố tụng. Vì vậy, người bị hại cần phải được bảo vệ kịp thời, thậm chí ngay

khi họ bị đe dọa gây thiệt hại. Một trong những công cụ pháp lý quan trọng để bảo

vệ người bị hại đó là pháp luật TTHS. Thực tế cho thấy, vì nhiều lý do khác nhau

mà quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại chưa được bảo vệ tốt và kịp thời;

trong quá trình giải quyết vụ án hình sự dường như cơ quan có thẩm quyền chưa

xem người bị hại như một bên của quá trình tố tụng để có sự quan tâm cần thiết.

Thực tế trên đây bắt nguồn từ vấn đề nhận thức thế nào là người bị hại, phạm vi

người bị hại, người bị hại xuất hiện từ thời điểm nào? Họ cần được bảo vệ như thế

nào, quy định pháp luật cũng như thực tiễn áp dụng đối với người bị hại ra sao...

vẫn chưa có sự nhận thức và hành động thống nhất, dẫn đến nhiều quy định pháp

luật đặc biệt là pháp luật TTHS đang còn bỏ ngỏ hoặc có quy định nhưng chưa đủ

những phương tiện cần thiết để bảo vệ cho người bị hại. Trong phạm vi bài viết

này chúng tôi sẽ đề cập đến các khía cạnh nêu trên của vấn đề người bị hại.

1. Về khái niệm người bị hại

Pháp luật TTHS của các nước không có sự thống nhất trong việc sử dụng thuật ngữ

người bị hại. Chẳng hạn luật TTHS của Cộng hòa Pháp, Liên bang Nga hay Việt

nam dùng thuật ngữ “người bị hại”, trong khi đó luật TTHS Cộng hòa nhân dân

Trung Hoa thì dùng thuật ngữ “người tố cáo”. Ngoài ra người bị hại còn được gọi

là “người bị thiệt hại”, hay gọi là “nạn nhân”, hay “dân sự nguyên cáo”. Chúng tôi

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN 24/7: 1900.6568

Page 2: luatduonggia.vn»n... · Web viewBảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những người tham gia tố tụng nói chung và người bị hại nói riêng là một

CÔNG TY LUẬT TNHH DƯƠNG GIA – DUONG GIA LAW COMPANY LIMITED No 2501, 275 Nguyen Trai Street, Thanh Xuan District, Hanoi City, Viet NamTel: 1900.6568 Fax: 04.3562.7716Email: [email protected]  Website: http://www.luatduonggia.vn

cho rằng sử dụng thuật ngữ như thế nào phải thể hiện được bản chất, nội dung, các

điều kiện và sự chặt chẽ của thuật ngữ, vì vậy theo chúng tôi sử dụng thuật ngữ

người bị hại là phù hợp hơn cả. Vấn đề đặt ra là thế nào là người bị hại?

Người bị hại là một khái niệm quen thuộc trong khoa học pháp lý về TTHS, dường

như không cần phải luận bàn. Tuy nhiên thế nào là người bị hại, phạm vi người bị

hại...thì cho đến nay vẫn chưa có sự nhận thức thống nhất, các ý kiến còn khác

nhau. Để có sự nhận thức đầy đủ và thống nhất về khái niệm người bị hại theo

chúng tôi cần tiếp cận khái niệm này dưới những góc độ khác nhau:

- Dưới góc độ ngôn ngữ có thể hiểu người bị hại là con người cụ thể trong xã hội,

chịu sự tác động tiêu cực của sự việc, hành vi hoặc bất kỳ sự tác động nào khác

khác dẫn đến những thiệt thòi, mất mát hay tổn thương cho chính họ. Tất nhiên sự

tác động đó là trái với ý muốn của người bị hại và họ tiếp nhận một cách thụ động.

Thiệt hại gây ra cho người bị hại có thể là thiệt hại về vật chất hoặc phi vật chất và

không cần phải giới hạn mức độ thiệt hại.

- Dưới góc độ ngôn ngữ pháp lý thì người bị hại là “người bị thiệt hại về thể chất,

về tinh thần hoặc về tài sản do tội phạm gây ra. Người bị hại chỉ có thể là thể nhân

bị người phạm tội làm thiệt hại về thể chất, về tinh thần hoặc về tài sản chứ không

thể là pháp nhân”.[1]

- Dưới góc độ pháp luật thực định: Điều 51 Bộ luật TTHS Việt Nam quy định:

“Người bị hại là người bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản do tội phạm gây

ra”. Pháp luật một số nước cũng có quy định tương tự. Chẳng hạn, Điều 53 Bộ luật

TTHS Liên bang Nga quy định: “Người bị hại là người bị tội phạm gây thiệt hại về

tinh thần, thể chất hoặc tài sản. Người tiến hành điều tra, dự thẩm viên, thẩm phán,

tòa án ra quyết định công nhận là người bị hại”. Còn khoản 1 Điều 43 Bộ luật

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN 24/7: 1900.6568

Page 3: luatduonggia.vn»n... · Web viewBảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những người tham gia tố tụng nói chung và người bị hại nói riêng là một

CÔNG TY LUẬT TNHH DƯƠNG GIA – DUONG GIA LAW COMPANY LIMITED No 2501, 275 Nguyen Trai Street, Thanh Xuan District, Hanoi City, Viet NamTel: 1900.6568 Fax: 04.3562.7716Email: [email protected]  Website: http://www.luatduonggia.vn

TTHS của Tiệp khắc trước đây quy định: “Người bị hại là người bị tội phạm gây

thiệt hại về sức khỏe hoặc tài sản, tinh thần hoặc những thiệt hại khác”. Bộ luật

TTHS Rumani cũng có quy định tương tự. Điều đó cho thấy pháp luật các nước có

sự thống nhất trong định nghĩa người bị hại: Người bị hại là con người cụ thể; thiệt

hại gây ra đó là tinh thần, thể chất, tài sản hoặc những thiệt hại khác; những thiệt

hại đó do tội phạm gây ra. Tuy nhiên những quy định trên chưa làm rõ những vấn

đề quan trọng như: thiệt hại do tội phạm gây ra có bao hàm những thiệt hại gián

tiếp? Thiệt hại đó có mối liên hệ nhân quả với hành vi phạm tội? Thiệt hại đó có

phải do bất kỳ tội phạm nào gây ra? Và có xem là người bị hại không trong trường

hợp hành vi phạm tội chưa gây thiệt hại gì cho người đó? Về vấn đề này có ý kiến

cho rằng: trong trường hợp phạm tội chưa đạt, tức là chưa gây thiệt hại gì thì

không thể công nhận một cá nhân, tổ chức là người bị hại.[2] Trong khi đó ý kiến

khác lại cho rằng không chỉ khi tội phạm đã hoàn thành, mà cả trong trường hợp

phạm tội chưa đạt, khi chưa gây ra thiệt hại gì do những nguyên nhân khách quan

ngoài ý muốn của kẻ phạm tội, người có nguy cơ bị xâm hại cũng được gọi là

người bị hại.[3]

Về vấn đề này chúng tôi cho rằng cần căn cứ vào các loại cấu thành tội phạm cũng

như tính chất của sự thiệt hại để xác định người bị hại. Trong khoa học luật hình

sự, tội phạm có hai loại cấu thành cơ bản, đó là tội phạm có cấu thành vật chất và

tội phạm có cấu thành hình thức.

Đối với các loại tội phạm có cấu thành vật chất bắt buộc phải có hậu quả xảy ra và

hậu quả đó thường là thiệt hại về thể chất và vật chất. Trong trường hợp này sự

thiệt hại gây ra cho người bị hại phải là những thiệt hại cụ thể, thiệt hại đó phải có

tính hiện tại và xác định; sự thiệt hại không thể không cụ thể, chưa xác định, hoặc

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN 24/7: 1900.6568

Page 4: luatduonggia.vn»n... · Web viewBảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những người tham gia tố tụng nói chung và người bị hại nói riêng là một

CÔNG TY LUẬT TNHH DƯƠNG GIA – DUONG GIA LAW COMPANY LIMITED No 2501, 275 Nguyen Trai Street, Thanh Xuan District, Hanoi City, Viet NamTel: 1900.6568 Fax: 04.3562.7716Email: [email protected]  Website: http://www.luatduonggia.vn

có tính chất mơ hồ, chưa hoặc sắp xảy ra. Sự thiệt hại đó phải là thiệt hại trực tiếp

do chính tội phạm gây ra, thiệt hại đó phải có mối liên hệ nhân quả với hành vi

phạm tội. Điều cơ bản khi xác định thiệt hại của người bị hại đó là sự thiệt hại do

một tội phạm được Luật hình sự quy định, xâm hại đến quyền, lợi ích hợp pháp và

chính đáng của người bị thiệt hại, các quyền đó được pháp luật bảo vệ. Đồng thời,

sự thiệt hại mà người bị hại phải gánh chịu không phải có nguồn gốc từ hành vi

không phù hợp pháp luật của người bị thiệt hại. Điều này cũng đồng nghĩa với việc

không chấp nhận quan điểm cho rằng thiệt hại do tội phạm gây ra cũng có thể là

thiệt hại gián tiếp, thiệt hại đó có thể không có mối liên hệ nhân quả với hành vi

phạm tội.

Đối với các tội có cấu thành hình thức thì thiệt hại gây ra cho người bị hại thường

là thiệt hại về tinh thần, vì vậy thiệt hại đó có thể không cụ thể, khó có thể định

lượng được. Vì vậy chúng tôi đồng tình với ý kiến cho rằng không chỉ trong trường

hợp tội phạm đã hoàn thành, mà cả trong trường hợp phạm tội chưa đạt, khi chưa

gây ra thiệt hại gì do những nguyên nhân khách quan ngoài ý muốn của kẻ phạm

tội, người có nguy cơ bị xâm hại cũng được gọi là người bị hại, người bị hại phải

được coi là bất kỳ người nào khi mà quyền và lợi ích hợp pháp của họ là khách thể

của tội phạm cho dù tội phạm đó chưa hoàn thành do những nguyên nhân khách

quan, ngoài ý muốn của họ.

Để hiểu rõ hơn khái niệm người bị hại, cần phân biệt với một số khái niệm đồng

nghĩa hoặc giáp ranh như: người bị hại với nạn nhân, người bị hại với đối tượng tác

động của tội phạm. Theo chúng tôi đây là những khái niệm gần nhau nhưng không

đồng nhất với nhau.

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN 24/7: 1900.6568

Page 5: luatduonggia.vn»n... · Web viewBảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những người tham gia tố tụng nói chung và người bị hại nói riêng là một

CÔNG TY LUẬT TNHH DƯƠNG GIA – DUONG GIA LAW COMPANY LIMITED No 2501, 275 Nguyen Trai Street, Thanh Xuan District, Hanoi City, Viet NamTel: 1900.6568 Fax: 04.3562.7716Email: [email protected]  Website: http://www.luatduonggia.vn

Thứ nhất: Nạn nhân có phải là người bị hại không? Trả lời câu hỏi này có quan

điểm cho rằng người bị hại chính là nạn nhân của tội phạm. Theo chúng tôi điều đó

đúng nhưng chưa đủ. Nội dung khái niệm người bị hại có nội hàm hẹp hơn so với

khái niệm nạn nhân của tội phạm. Như đã biết, hành vi phạm tội luôn gây ra hoặc

đe dọa gây ra những thiệt hại đáng kể cho các quan hệ xã hội được Luật hình sự

bảo vệ. Để gây ra những thiệt hại cho những quan hệ này, hành vi phạm tội đã tác

động gây thiệt hại cho một số cá nhân, tổ chức. Trong khi đó “Nạn nhân của tội

phạm là những cá nhân, tổ chức bị hành vi phạm tội trực tiếp xâm hại, gây ra

những thiệt hại về thể chất, về tinh thần, tài sản hoặc các quyền, lợi ích hợp pháp

khác”.[4] Như vậy, nạn nhân của tội phạm ngoài cá nhân còn có thể là tổ chức,

pháp nhân; thiệt hại của nạn nhân không chỉ về thể chất, về tinh thần, về tài sản mà

còn có thể bao hàm những thiệt hại về các quyền và các lợi ích hợp pháp khác,

thiệt hại đó có thể bao gồm cả những thiệt hại gián tiếp; hơn nữa nạn nhân chỉ khi

tham gia quan hệ pháp luật TTHS mới được xem là người bị hại.

Thứ hai: Đối tượng tác động của tội phạm là một bộ phận khách thể của tội phạm

bị hành vi phạm tội tác động đến, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại. Đối tượng

tác động của tội phạm không chỉ là con người mà còn bao gồm các đối tượng vật

chất khác và các hoạt động bình thường của chủ thể. Trong khi đó con người – nạn

nhân bị tội phạm xâm phạm về thể chất, tinh thần và các quyền tự do dân chủ, họ

chính là một trong số các đối tượng tác động của tội phạm. Như vậy có thể khẳng

định rằng khái niệm người bị hại, nạn nhân, đối tượng tác động của tội phạm mặc

dù có những điểm tương đồng, chồng lấn... nhưng về bản chất, đặc trưng của

chúng là hoàn toàn khác nhau.

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN 24/7: 1900.6568

Page 6: luatduonggia.vn»n... · Web viewBảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những người tham gia tố tụng nói chung và người bị hại nói riêng là một

CÔNG TY LUẬT TNHH DƯƠNG GIA – DUONG GIA LAW COMPANY LIMITED No 2501, 275 Nguyen Trai Street, Thanh Xuan District, Hanoi City, Viet NamTel: 1900.6568 Fax: 04.3562.7716Email: [email protected]  Website: http://www.luatduonggia.vn

Vấn đề cần được đặt ra để luận bàn đó là: Trong trường hợp tổ chức hoặc pháp

nhân bị tội phạm trực tiếp gây thiệt hại thì họ có phải là người bị hại không? Vấn

đề này theo quan sát của chúng tôi đã được đưa ra tranh luận ở các diễn đàn khác

nhau và đã có nhiều ý kiến khác nhau khi đề cập đến vấn đề này. Khái quát lại có

hai loại ý kiến sau đây:

- Loại ý kiến thứ nhất cho rằng người bị hại chỉ có thể là thể nhân, một con người

cụ thể; tổ chức hoặc pháp nhân không thể là người bị hại. Bởi lẽ khái niệm “người”

ở đây là đề cập đến con người cụ thể. Người bị hại là người bị thiệt hại về thể chất,

tinh thần... do hành vi phạm tội gây ra, mà thể chất và tinh thần thì chỉ có và gắn

liền với con người, một thể nhân cụ thể, thiệt hại này không thể xảy ra đối với pháp

nhân hay tổ chức. Đi xa hơn, ý kiến này còn cho rằng thiệt hại do tội phạm gây ra

có thể gây ra những mất mát, đau đớn về tinh thần, thiệt hại nghiêm trọng đến tài

sản cho người thân của người bị hại nhưng cũng không thể xem người thân đó là

người bị hại. Tham khảo quy định trong Bộ luật TTHS của các quốc gia như đã

viện dẫn trên cho thấy các quốc gia này đều quan niệm người bị hại trong vụ án

hình sự chỉ có thể là con người cụ thể chứ không phải một pháp nhân, một cơ quan

nhà nước hay một tổ chức xã hội, cho dù thiệt hại gây ra là thiệt hại trực tiếp, và

đây cũng là quan điểm của các nhà làm luật Việt Nam thể hiện rõ trong Điều 51 Bộ

luật TTHS Việt Nam.

- Loại ý kiến thứ hai cho rằng: ngoài cá nhân là người bị hại, trong trường hợp tổ

chức, pháp nhân bị tội phạm trực tiếp gây thiệt hại thì phải xem tổ chức hoặc pháp

nhân đó là người bị hại. Cần phải quan niệm khái niệm người bị hại theo nghĩa

rộng của từ này. Lập luận cho luận điểm của mình, những người theo quan điểm

này cho rằng trong thực tế hành vi phạm tội không chỉ gây ra thiệt hại cho cá nhân,

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN 24/7: 1900.6568

Page 7: luatduonggia.vn»n... · Web viewBảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những người tham gia tố tụng nói chung và người bị hại nói riêng là một

CÔNG TY LUẬT TNHH DƯƠNG GIA – DUONG GIA LAW COMPANY LIMITED No 2501, 275 Nguyen Trai Street, Thanh Xuan District, Hanoi City, Viet NamTel: 1900.6568 Fax: 04.3562.7716Email: [email protected]  Website: http://www.luatduonggia.vn

hành vi phạm tội trong thực tế còn nhắm đến để gây thiệt hại cho pháp nhân, tổ

chức. Thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra cho pháp nhân, tổ chức là rất đa dạng,

không thuần túy là thiệt hại về tài sản. Trong thực tế, tổ chức, pháp nhân có thể bị

thiệt hại cả về vật chất lẫn thiệt hại về tinh thần, chẳng hạn một doanh nghiệp bị

giả mạo về thương hiệu, bị vu khống làm mất uy tín trong kinh doanh... Về vấn đề

này, tại khoản 1 Điều 40 Bộ luật TTHS Ba Lan quy định: người bị hại là người

hoặc pháp nhân mà lợi ích hợp pháp của họ bị hậu quả của tội phạm trực tiếp xâm

hại hoặc bị đe dọa. Điều 53 Bộ luật TTHS Hungary cũng có quan điểm tương tự.

Ý kiến cho rằng người bị hại chỉ có thể là cá nhân, vậy tổ chức, pháp nhân bị tội

phạm trực tiếp xâm hại, pháp nhân, tổ chức đó sẽ tham gia tố tụng với tư cách gì?

Theo quy định của Bộ luật TTHS Việt Nam thì trong trường hợp này pháp nhân, tổ

chức sẽ tham gia tố tụng với tư cách là nguyên đơn dân sự khi có đơn yêu cầu.

Chúng tôi cho rằng quy định như vậy là chưa thật sự hợp lý, bởi lẽ:

- Thứ nhất: Đối với các tổ chức, pháp nhân mà tài sản thuộc sở hữu nhà nước khi

bị tội phạm gây thiệt hại tổ chức, pháp nhân đó không có đơn yêu cầu thì họ sẽ

tham gia tố tụng với tư cách gì? Tài sản của nhà nước liệu có được đảm bảo?

- Thứ hai: Đối với các doanh nghiệp mà tài sản thuộc sở hữu cá nhân, của một

nhóm người cùng góp vốn kinh doanh (công ty TNHH, công ty hợp danh...) trong

quá trình hoạt động lại bị kẻ phạm tội gây thiệt hại, vậy để bảo vệ quyền và lợi ích

hợp pháp của mình chủ sở hữu tài sản đó chỉ được tham gia tố tụng với tư cách là

nguyên đơn dân sự, liệu có hợp lý? Liệu có đảm bảo sự bình đẳng trong khi về

thực chất tài sản đó đều là của cá nhân?

- Thứ ba: nếu cho rằng tổ chức, pháp nhân bị kẻ phạm tội trực tiếp xâm hại về tài

sản sẽ tham gia tố tụng với tư cách là nguyên đơn dân sự thì sẽ không có sự phân

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN 24/7: 1900.6568

Page 8: luatduonggia.vn»n... · Web viewBảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những người tham gia tố tụng nói chung và người bị hại nói riêng là một

CÔNG TY LUẬT TNHH DƯƠNG GIA – DUONG GIA LAW COMPANY LIMITED No 2501, 275 Nguyen Trai Street, Thanh Xuan District, Hanoi City, Viet NamTel: 1900.6568 Fax: 04.3562.7716Email: [email protected]  Website: http://www.luatduonggia.vn

biệt với thiệt hại về tài sản do hành vi phạm tội gián tiếp gây ra. Chẳng hạn khi

đánh nhau với B, A đã gây ra một số thiệt hại về tài sản của C.

- Thứ tư: nếu quan niệm rằng hành vi gây thiệt hại cho pháp nhân, tổ chức là thiệt

hại về tài sản như định nghĩa tại Điều 52 Bộ luật TTHS Việt Nam thì chúng ta phải

giải thích như thế nào khi thiệt hại do tội phạm gây ra cho tổ chức, pháp nhân là

thiệt hại về thương hiệu, về uy tín trong kinh doanh...?

Thực chất vấn đề có nên thừa nhận tổ chức, pháp nhân là người bị hại trong trường

hợp họ bị tội phạm trực tiếp gây thiệt hại đã được đặt ra trong quá trình sửa đổi, bổ

sung Bộ luật TTHS năm 1988 vào những năm 2000. Tuy nhiên, vì nhiều lý do

khác nhau vấn đề này đã tạm gác lại. Chúng tôi cho rằng xã hội đã có những thay

đổi lớn theo hướng tích cực, xu hướng hội nhập khu vực và thế giới đã trở thành xu

thế tất yếu. Những lý do chưa đồng tình với quan điểm cho rằng nên xem tổ chức,

pháp nhân là người bị hại không còn lý do để tồn tại, đã đến lúc chúng ta cần xem

xét tất cả các lý lẽ để thừa nhận tổ chức và pháp nhân là người bị hại nhằm góp

phần đảm bảo tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại.

Từ những lập luận trên chúng tôi đề xuất khái niệm về người bị hại như sau:

“Người bị hại là cá nhân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản

do tội phạm gây ra”.

Khái niệm này bao hàm các đặc điểm của người bị hại như sau:

- Thứ nhất, về chủ thể, người bị hại là cá nhân, pháp nhân, cơ quan nhà nước hoặc

tổ chức khác;

- Thứ hai, thiệt hại do tội phạm gây ra có thể là thiệt hại về thể chất, thiệt hại về

tinh thần, thiệt hại về vật chất. Tuy nhiên, cần lưu ý là hậu quả của sự thiệt hại

không phải là điều kiện bắt buộc trong tất cả các trường hợp.

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN 24/7: 1900.6568

Page 9: luatduonggia.vn»n... · Web viewBảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những người tham gia tố tụng nói chung và người bị hại nói riêng là một

CÔNG TY LUẬT TNHH DƯƠNG GIA – DUONG GIA LAW COMPANY LIMITED No 2501, 275 Nguyen Trai Street, Thanh Xuan District, Hanoi City, Viet NamTel: 1900.6568 Fax: 04.3562.7716Email: [email protected]  Website: http://www.luatduonggia.vn

- Thứ ba, thiệt hại của người bị hại phải là đối tượng tác động của tội phạm, tức là

phải có mối liên hệ nhân quả giữa hành vi phạm tội với hậu quả gây ra cho người

bị hại. Đây là điều kiện quan trọng để phân biệt giữa người bị hại và nguyên đơn

dân sự hay các đương sự khác trong vụ án hình sự.

- Thứ tư, người bị thiệt hại chỉ được tham gia tố tụng với tư cách là người bị hại

khi và chỉ khi được cơ quan tiến hành tố tụng công nhận.

2. Thực trạng và một số kiến nghị góp phần đảm bảo quyền của người bị hại

Như đã biết, tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, hành vi đó xâm hại đến

tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và tài sản của người bị hại, đó có thể là

những thiệt hại vô cùng lớn mà người bị hại phải gánh chịu, vì vậy Nhà nước cần

phải có biện pháp cụ thể để bảo vệ người bị hại, khôi phục lại trạng thái ban đầu

hoặc kịp thời khắc phục thiệt hại do tội phạm gây ra đối với họ. Bên cạnh đó,

người bị hại là người biết được các tình tiết của vụ án nên họ cũng phải có nghĩa

vụ công dân trong việc giúp các cơ quan tiến hành tố tụng tìm ra sự thật khách

quan của vụ án. Do vậy, khi tham gia tố tụng, người bị hại có một số quyền và phải

thực hiện một số nghĩa vụ nhất định.

Hiện nay, quyền và nghĩa vụ của người bị hại được quy định tại Điều 51 BLTTHS.

Theo quan sát của chúng tôi, pháp luật TTHS về quyền và lợi ích của người bị hại

qua quá trình tồn tại và phát triển ngày càng được bổ sung, sửa đổi đầy đủ và hoàn

thiện hơn. Chẳng hạn phạm vi kháng cáo của người bị hại không chỉ giới hạn trong

phạm vi tăng nặng hình phạt mà còn cho phép người bị hại kháng cáo theo hướng

giảm nhẹ hình phạt đối với bị cáo; hoặc chế định khởi tố vụ án theo yêu cầu của

người bị hại lần đầu tiên được quy định trong Bộ luật TTHS năm 1988 và chế định

này ngày càng được mở rộng... Nội dung các quyền và nghĩa vụ của người bị hại

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN 24/7: 1900.6568

Page 10: luatduonggia.vn»n... · Web viewBảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những người tham gia tố tụng nói chung và người bị hại nói riêng là một

CÔNG TY LUẬT TNHH DƯƠNG GIA – DUONG GIA LAW COMPANY LIMITED No 2501, 275 Nguyen Trai Street, Thanh Xuan District, Hanoi City, Viet NamTel: 1900.6568 Fax: 04.3562.7716Email: [email protected]  Website: http://www.luatduonggia.vn

về cơ bản là phù hợp và được các cơ quan có thẩm quyền nghiêm chỉnh chấp hành,

góp phần quan trọng trong việc đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người bị

hại. Tuy nhiên qua quá trình áp dụng cũng đã bộc lộ một số bất cập trong các quy

định pháp luật cũng như thực tiễn áp dụng. Cụ thể là các vấn đề sau đây:

* Vấn đề liên quan đến đại diện hợp pháp của người bị hại:

- Thứ nhất, khoản 5 Điều 51 Bộ luật TTHS quy định: “Trong trường hợp người bị

hại chết thì người đại diện hợp pháp của họ có những quyền được quy định tại điều

này”. Như vậy trường hợp người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược

điểm về tâm thần, thể chất khi tham gia tố tụng thì đại diện hợp pháp của họ có

được tham gia tố tụng và có được hưởng các quyền của người bị hại không? Theo

tinh thần nội dung Điều 51 Bộ luật TTHS thì người đại diện hợp pháp của người bị

hại trong trường hợp này được tham gia tố tụng nhưng không được thực hiện các

quyền của người bị hại. Tuy nhiên, theo tinh thần của quy định tại Điều 59 Bộ luật

TTHS thì người bảo vệ quyền lợi cho người bị hại được tham gia tố tụng để bảo vệ

quyền và lợi ích của người bị hại. Nội dung các quyền của người này không khác

nhiều so với nội dung các quyền quy định cho người bị hại (Điều 51). Vì vậy, thực

tế gặp trường hợp này cơ quan tiến hành tố tụng thường cho phép đại diện hợp

pháp của người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần

hoặc thể chất sử dụng các quyền của người bị hại như tinh thần của khoản 5 Điều

51 Bộ luật TTHS. Để khắc phục bất cập này theo chúng tôi cần thiết phải bổ sung

nội dung này vào Điều 51 Bộ luật TTHS.

- Thứ hai, Bộ luật TTHS chỉ quy định trường hợp người bị hại chết mà chưa quy

định trường hợp người bị hại mất tích. Vậy trường hợp người bị hại được xác định

là mất tích thì vấn đề người đại diện hợp pháp của họ được quy định và giải quyết

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN 24/7: 1900.6568

Page 11: luatduonggia.vn»n... · Web viewBảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những người tham gia tố tụng nói chung và người bị hại nói riêng là một

CÔNG TY LUẬT TNHH DƯƠNG GIA – DUONG GIA LAW COMPANY LIMITED No 2501, 275 Nguyen Trai Street, Thanh Xuan District, Hanoi City, Viet NamTel: 1900.6568 Fax: 04.3562.7716Email: [email protected]  Website: http://www.luatduonggia.vn

như thế nào? Họ có được phép tham gia tố tụng và được thực hiện các quyền của

người bị hại không? Thực tiễn giải quyết vụ án cho thấy cơ quan tiến hành tố tụng

giải quyết không thống nhất với nhau. Vì vậy, theo chúng tôi Bộ luật TTHS cần bổ

sung trường hợp trên theo hướng thừa nhận người đại diện hợp pháp của người bị

hại mất tích được tham gia tố tụng và được thực hiện các quyền của người bị hại.

- Thứ ba, trong hai trường hợp nêu trên cơ quan tiến hành tố tụng không xác định

được ai là người đại diện hợp pháp, hoặc người bị hại thực tế cũng không còn ai là

người đại diện hợp pháp thì giải quyết như thế nào? Người thân của người bị hại có

được tham gia tố tụng không và với tư cách gì? Về vấn đề này chưa có sự nhận

thức và áp dụng thống nhất. Hiện có nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này: Người

thân của người bị hại cũng được xem là người đại diện hợp pháp[5]; người thân

của người bị hại là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan[6]; người thân của

người hại trong các trường hợp trên chính là người bị hại và với tư cách đó họ cần

phải tham gia vào vụ án[7]; người thân của người bị hại là người đại diện của

người bị hại và là người bị hại.[8] Chúng tôi cho rằng đây là vấn đề cần được

nghiên cứu bổ sung vào Bộ luật để đảm bảo sự thống nhất trong quá trình áp dụng

cũng như đảm bảo các quyền của người bị hại. Theo chúng tôi người thân của

người bị hại chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất được

tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hợp pháp, khi tham gia tố tụng họ có

các quyền của người bị hại. Trường hợp người bị hại không còn ai là người thân thì

cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu đoàn luật sư phân công văn phòng luật sư cử

người bảo vệ quyền lợi cho họ.

- Thứ tư, trong trường hợp người đại diện hợp pháp của người bị hại có quyền và

nghĩa vụ mâu thuẫn với nhau thì giải quyết như thế nào? Cho đến nay vấn đề này

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN 24/7: 1900.6568

Page 12: luatduonggia.vn»n... · Web viewBảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những người tham gia tố tụng nói chung và người bị hại nói riêng là một

CÔNG TY LUẬT TNHH DƯƠNG GIA – DUONG GIA LAW COMPANY LIMITED No 2501, 275 Nguyen Trai Street, Thanh Xuan District, Hanoi City, Viet NamTel: 1900.6568 Fax: 04.3562.7716Email: [email protected]  Website: http://www.luatduonggia.vn

chưa được cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn cụ thể mà chỉ được thể hiện trong kết

luận của Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao tại hội nghị tổng kết ngành năm 1990.

Ví dụ: chồng giết vợ mà người vợ còn có bố, mẹ và các con của người vợ này đã

thành niên. Theo quy định pháp luật thì những người này đều là người đại diện hợp

pháp của người bị hại. Tuy nhiên bố, mẹ của người vợ yêu cầu Tòa án phải tuyên

mức án nghiêm khắc đối với người con rể đã giết con ruột của mình, trong khi đó

những người con lại yêu cầu Toà án áp dụng hình phạt nhẹ cho bố mình. Trong

trường hợp này mặc dù vẫn có ý kiến khác nhau nhưng theo chúng tôi cần xác định

họ đều là những người đại diện hợp pháp của người bị hại và họ có quyền và nghĩa

vụ tham gia tố tụng như nhau. Tuy nhiên, khi tham tố tụng Tòa án cần yêu cầu

những người có cùng quyền lợi cử một người tham gia, nhưng Tòa án cần quyết

định riêng đối với từng người, những người không tham gia tố tụng phải làm thủ

tục ủy quyền cho người tham gia tố tụng.

* Vấn đề liên quan đến việc quy định và thực hiện các quyền của người bị hại:

- Thứ nhất, phạm vi thực hiện quyền kháng cáo của người bị hại. Tại điểm e khoản

2 Điều 51 Bộ luật TTHS quy định: người bị hại có quyền kháng cáo bản án, quyết

định của Tòa án về phần bồi thường cũng như về phần hình phạt đối với bị cáo.

Như vậy, quy định này chỉ cho phép người bị hại kháng cáo trong phạm vi phần

bồi thường và phần hình phạt, những phần khác trong bản án như: phần dân sự

cũng như vấn đề liên quan đến tội danh, đến khung hình phạt... nếu không đồng

tình với bản án và quyết định của Tòa án thì người bị hại không có quyền kháng

cáo. Trong khi đó tại Điều 231 Bộ luật TTHS lại quy định: Người bị hại và người

đại diện hợp pháp của họ có quyền kháng cáo bản án và quyết định của Tòa án.

Như vậy theo quy định này thì người bị hại có quyền kháng cáo toàn bộ bản án

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN 24/7: 1900.6568

Page 13: luatduonggia.vn»n... · Web viewBảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những người tham gia tố tụng nói chung và người bị hại nói riêng là một

CÔNG TY LUẬT TNHH DƯƠNG GIA – DUONG GIA LAW COMPANY LIMITED No 2501, 275 Nguyen Trai Street, Thanh Xuan District, Hanoi City, Viet NamTel: 1900.6568 Fax: 04.3562.7716Email: [email protected]  Website: http://www.luatduonggia.vn

hoặc quyết định sơ thẩm. Điều luật không thể hiện bất cứ sự giới hạn nào như tinh

thần của Điều 51 Bộ luật TTHS. Như vậy phải chăng nội dung hai điều luật lại

mâu thuẫn với nhau và khi gặp trường hợp trên Tòa án sẽ giải quyết như thế nào?

Cho đến nay chưa có văn bản nào của cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn áp dụng

hai điều luật trên, vì vậy mỗi nơi áp theo cách hiểu riêng của mình. Để khắc phục

sự mâu thuẫn, đảm bảo sự thống nhất trong quá trình áp dụng, cũng như để bảo vệ

tốt hơn quyền và lợi ích của người bị hại theo chúng tôi cần thiết phải sửa lại nội

dung Điều 51 Bộ luật TTHS theo hướng cho phép người bị hại hoặc người đại diện

hợp pháp của họ có quyền kháng cáo toàn bộ bản án hoặc quyết định của tòa án

cấp sơ thẩm.

Thứ hai, nghiên cứu các quy định trong Bộ luật TTHS hiện hành cho thấy pháp

luật TTHS chưa khẳng định người bị hại là một bên trong tranh tụng, thực hiện

chức năng buộc tội. Theo chúng tôi có lẽ đây cũng là một khiếm khuyết của các

quy định pháp luật, thực chất cùng với các chủ thể khác như kiểm sát viên, nguyên

đơn dân sự..., người bị hại cũng là một bên trong tranh tụng, hành vi tố tụng của

người bị hại góp phần quan trọng trong tiến trình đi tìm sự thật của vụ án, công lý

và sự công bằng của pháp luật, đặc biệt là trong những vụ án mà việc khởi tố phải

do người bị hại yêu cầu. Do vậy, để khẳng định vị trí, vai trò và đảm bảo có hiệu

quả các quyền của người bị hại chúng tôi đề nghị:

+ Sửa lại Điều 191 Bộ luật TTHS theo hướng khẳng định: trường hợp tại phiên tòa

người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ vắng mặt thì phải hoãn phiên

tòa, trừ trường hợp những người này yêu cầu hoặc đồng ý để Tòa án xét xử vắng

mặt họ. Sự tham gia phiên tòa của người bị hại có mục đích hoàn toàn khác với

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN 24/7: 1900.6568

Page 14: luatduonggia.vn»n... · Web viewBảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những người tham gia tố tụng nói chung và người bị hại nói riêng là một

CÔNG TY LUẬT TNHH DƯƠNG GIA – DUONG GIA LAW COMPANY LIMITED No 2501, 275 Nguyen Trai Street, Thanh Xuan District, Hanoi City, Viet NamTel: 1900.6568 Fax: 04.3562.7716Email: [email protected]  Website: http://www.luatduonggia.vn

nguyên đơn và bị đơn dân sự vì vậy không thể đồng nhất sự tham gia phiên tòa của

nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự với người bị hại như tinh thần của Điều luật này.

+ Thực tiễn xử lý vụ án hình sự cho thấy không ít trường hợp người bị hại hoặc

người đại diện hợp pháp của họ bị kẻ phạm tội hoặc những người thân của người

này khống chế, đe dọa, mua chuộc, lừa dối hoặc có những thủ đoạn khác... làm cho

người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ không thể tham gia tố tụng để

bảo vệ quyền và lợi ích của mình, không thể có mặt để thực hiện việc khai báo theo

yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng và vô hình chung họ lại phạm vào tội từ chối

khai báo theo Điều 308 BLHS. Để khắc phục tình trạng trên, bên cạnh quy định về

bảo vệ người làm chứng, cũng cần bổ sung quy định về bảo vệ người bị hại khi

người bị hại yêu cầu và cơ quan tiến hành tố tụng có cơ sở cho rằng người bị hại bị

đe dọa.

+ Tại khoản 4 Điều 51 Bộ luật TTHS quy định nghĩa vụ khai báo của người bị hại

và nếu người bị hại không khai báo mà không có lý do chính đáng có thể phải chịu

trách nhiệm hình sự theo Điều 308 BLHS. Theo quan sát của chúng tôi, cho đến

nay chưa có người bị hại nào bị truy cứu trách nhiệm về tội “từ chối khai báo” theo

Điều 308 BLHS; chưa có hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền về trường hợp từ

chối khai báo có lý do chính đáng và cũng chính vì vậy có nhiều ý kiến cho rằng

quy định này là không thực tế. Mặt khác, đã là người bị hại lại còn bị truy cứu

trách nhiệm hình sự chỉ vì họ từ chối khai báo, trong khi đó bị can, bị cáo là người

bị buộc tội từ chối khai báo lại không phải chịu trách nhiệm gì[9] như vậy liệu có

công bằng? Chúng tôi cho rằng quyền công dân bao giờ cũng đi đôi với nghĩa vụ

công dân, việc khai báo của người bị hại sẽ góp phần tìm ra sự thật của vụ án vì

vậy khó có thể loại bỏ quy định này. Tuy nhiên, làm thế nào để một tội danh được

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN 24/7: 1900.6568

Page 15: luatduonggia.vn»n... · Web viewBảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những người tham gia tố tụng nói chung và người bị hại nói riêng là một

CÔNG TY LUẬT TNHH DƯƠNG GIA – DUONG GIA LAW COMPANY LIMITED No 2501, 275 Nguyen Trai Street, Thanh Xuan District, Hanoi City, Viet NamTel: 1900.6568 Fax: 04.3562.7716Email: [email protected]  Website: http://www.luatduonggia.vn

quy định có phải tính khả thi? Việc không truy cứu trách nhiệm hình sự người bị

hại nào về tội “từ chối khai báo” là do chúng ta chưa có hướng dẫn cụ thể thế nào

là “không có lý do chính đáng” làm căn cứ áp dụng và trong thực tế gặp trường

hợp này cơ quan có thẩm quyền chưa xử lý nghiêm khắc. Vì vậy, cơ quan có thẩm

quyền cần hướng dẫn để khắc phục những bất cập như đã nêu.

- Thứ ba, cơ chế thỏa thuận nhận tội và bồi thường thiệt hại giữa người bị hại và bị

can, bị cáo trong một số trường hợp là vấn đề được áp dụng khá phổ biến ở các

nước. Ở đó, nhà nước cho phép một người phạm tội có thể thỏa thuận nhận tội với

cơ quan có thẩm quyền và được phép thỏa thuận việc bồi thường thiệt hại với

người bị hại. Đây cũng là vấn đề mới ở Việt Nam, vì vậy trong tiến trình cải cách

tư pháp, hoàn thiện các cơ chế bảo vệ quyền của công dân trong tố tụng hình sự,

nên chăng chúng ta triển khai nghiên cứu cơ chế để tìm kiếm khả năng tiếp thu và

vận dụng cho phù hợp với tình hình thực tiễn ở nước ta.

* Vấn đề liên quan đến chế định khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại.

Khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại (hay còn gọi là tư tố) là một chế định

không mới, được áp dụng khá phổ biến trong pháp luật các nước. Ở Việt Nam chế

định này lần đầu tiên được quy định trong Bộ luậy TTHS năm 1988. Đây là chế

định thể hiện tính dân chủ, sự tôn trọng và cảm thông trước sự thiệt hại, mất mát,

đau đớn của người bị hại. Mặc dù nguyên tắc cơ bản trong tố tụng hình sự Việt

Nam là nguyên tắc công tố, tức là hành vi phạm tội phải chịu trách nhiệm trước

Nhà nước, Nhà nước đã cam kết sẽ bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mọi

công dân bằng một văn bản pháp lý có giá trị cao nhất, đó là Hiến pháp, bằng cả hệ

thống pháp luật và cơ chế đảm bảo thực hiện. Mọi hành vi phạm tội xâm hại đến

các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân sẽ bị Nhà nước xử lý nghiêm khắc.

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN 24/7: 1900.6568

Page 16: luatduonggia.vn»n... · Web viewBảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những người tham gia tố tụng nói chung và người bị hại nói riêng là một

CÔNG TY LUẬT TNHH DƯƠNG GIA – DUONG GIA LAW COMPANY LIMITED No 2501, 275 Nguyen Trai Street, Thanh Xuan District, Hanoi City, Viet NamTel: 1900.6568 Fax: 04.3562.7716Email: [email protected]  Website: http://www.luatduonggia.vn

Tuy nhiên, khi xử lý hành vi phạm tội, Nhà nước còn phải quan tâm đến nguyện

vọng và lợi ích chính đáng của người bị hại. Thực tế cho thấy mặc dù bị thiệt hại

do hành vi phạm tội gây ra nhưng người bị hại lại không muốn đưa ra xử lý vì như

vậy sẽ ảnh hưởng đến uy tín, danh dự, tương lai của họ, cũng có trường hợp giữa

người bị hại và người gây thiệt hại có những mối quan hệ đặc biệt. Điều 51 và

Điều 105 Bộ luật TTHS đã ghi nhận yêu cầu của người bị hại. Quá trình áp dụng

cho thấy chế định khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại đã phát huy hiệu

quả, quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại được bảo vệ tốt hơn.

Tuy nhiên so với yêu cầu đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại, chế

định này cũng đã bộc lộ một số bất cập. Chẳng hạn: Theo quy định tại khoản 3

Điều 51 Bộ luật TTHS, trong trường hợp vụ án được khởi tố theo yêu cầu của

người bị hại quy định tại Điều 105 Bộ luật này thì người bị hại hoặc người đại diện

hợp pháp của họ trình bày lời buộc tội tại phiên tòa. Đây là một nội dung đã được

quy định từ những năm 1988, qua các lần sửa đổi, bổ sung, Bộ luật TTHS vẫn giữ

nguyên quy định này. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có hướng dẫn của cơ quan có

thẩm quyền về việc người bị hại trình bày lời buộc tội bị cáo tại phiên tòa như thế

nào. Trường hợp nếu người bị hại trình bày lời buộc tội thì kiểm sát viên tham gia

phiên tòa có trình bày lời buộc tội nữa không? Lời buộc tội của người bị hại có giá

trị như thế nào? Sự có mặt của người bị hại trong trường hợp này có bắt buộc như

đối với kiểm sát viên không? Thực tiễn xét xử cho thấy mọi việc đều do kiểm sát

viên thực hiện, còn người bị hại trong trường hợp này cũng không có gì đặc biệt so

với người bị hại trong các vụ án khác. Hơn nữa, bản thân quy định này cũng chưa

thật đầy đủ và phù hợp, chẳng hạn trong giai đoạn trước khi mở phiên tòa thì người

bị hại có các quyền hạn cụ thể nào, cách thức thực hiện các quyền đó ra sao cũng

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN 24/7: 1900.6568

Page 17: luatduonggia.vn»n... · Web viewBảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những người tham gia tố tụng nói chung và người bị hại nói riêng là một

CÔNG TY LUẬT TNHH DƯƠNG GIA – DUONG GIA LAW COMPANY LIMITED No 2501, 275 Nguyen Trai Street, Thanh Xuan District, Hanoi City, Viet NamTel: 1900.6568 Fax: 04.3562.7716Email: [email protected]  Website: http://www.luatduonggia.vn

chưa được quy định rõ. Chúng tôi cho rằng đối với vụ án được khởi tố theo yêu

cầu của người bị hại phải khác so với vụ án thông thường, quyền của người bị hại

được thể hiện trong suốt quá trình tố tụng chứ không chỉ đơn thuần là trình bày lời

buộc tội tại phiên tòa như quy định hiện nay. Từ thực trạng nêu trên chúng tôi đề

nghị:

Thứ nhất, nghiên cứu để mở rộng hơn nữa phạm vi các tội mà cơ quan có thẩm

quyền chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại. Theo chúng tôi nên mở

rộng đối với các tội xâm phạm sở hữu, các tội xâm phạm danh dự, nhân phẩm và

chỉ áp dụng đối với các tội ít nghiêm trọng.

Thứ hai, nghiên cứu để bổ sung các quyền của người bị hại trong giai đoạn trước

xét xử, theo hướng cho phép người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ có

quyền thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến vụ án nếu không thuộc bí mật

nhà nước để phục vụ cho việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại.

Thứ ba, cần quy định cụ thể thủ tục tố tụng riêng cho trường hợp khởi tố theo yêu

cầu của người bị hại. Theo chúng tôi thủ tục này nên quy định theo hướng chỉ có

người bị hại mới có quyền đưa một người ra xét xử tại phiên tòa, và tất nhiên ở đây

quyền công tố không còn nữa. Sự tham gia phiên tòa của viện kiểm sát lúc này chỉ

thực hiện chức năng giám sát việc tuân theo pháp luật chứ không thực hiện chức

năng buộc tội. Tòa án đưa vụ án ra xét xử trên cơ sở đề nghị của người bị hại. Tại

phiên tòa kiểm sát viên không đọc bản cáo trạng mà người bị hại hoặc người đại

diện hợp pháp của họ trình bày lời cáo buộc của mình trước khi tiến hành xét hỏi.

Kiểm sát viên cũng không trình bày lời luận tội mà sẽ do người bị hại hoặc đại

diện hợp pháp của người bị hại trình bày. Trong trường hợp này người bị hại, đại

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN 24/7: 1900.6568

Page 18: luatduonggia.vn»n... · Web viewBảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những người tham gia tố tụng nói chung và người bị hại nói riêng là một

CÔNG TY LUẬT TNHH DƯƠNG GIA – DUONG GIA LAW COMPANY LIMITED No 2501, 275 Nguyen Trai Street, Thanh Xuan District, Hanoi City, Viet NamTel: 1900.6568 Fax: 04.3562.7716Email: [email protected]  Website: http://www.luatduonggia.vn

diện hợp pháp của họ bắt buộc phải có mặt tại phiên tòa, nếu vắng mặt thì phải

hoãn phiên tòa, kiểm sát viên không bắt buộc phải có mặt tại phiên tòa.

Tất cả những sửa đổi trên đây nếu được chấp nhận sẽ có thể đảm bảo chế định khởi

tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại đi vào thực chất, quyền và lợi ích hợp pháp

của người bị hại mới được đảm bảo.

TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT TRỰC TUYẾN 24/7: 1900.6568