n Án tiẾn sĨ sinh hỌc...nuôi nhốt ở tỉnh bến tre, nguồn con giống thu từ nam...

54
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN VĂN HOÀNG NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG SINH THÁI HỌC QUẦN THỂ NHẰM ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP BẢO TỒN LOÀI RỒNG ĐẤT (Physignathus cocincinus Cuvier, 1829) Ở THỪA THIÊN HUẾ Chuyên ngành: Động vật học Mã số: 62 42 01 03 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. NGÔ ĐẮC CHỨNG PGS.TS. NGUYỄN QUẢNG TRƯỜNG HUẾ - NĂM 2018

Upload: others

Post on 22-May-2020

5 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: N ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC...nuôi nhốt ở tỉnh Bến Tre, nguồn con giống thu từ Nam Đông, Thừa Thiên Huế và Đăk Nông, năm 2012 có nghiên cứu thử nghiệm

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC HUẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN VĂN HOÀNG

NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG SINH THÁI HỌC QUẦN THỂ

NHẰM ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP BẢO TỒN LOÀI RỒNG ĐẤT

(Physignathus cocincinus Cuvier, 1829)

Ở THỪA THIÊN HUẾ

Chuyên ngành: Động vật học

Mã số: 62 42 01 03

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC

Người hướng dẫn khoa học:

GS.TS. NGÔ ĐẮC CHỨNG

PGS.TS. NGUYỄN QUẢNG TRƯỜNG

HUẾ - NĂM 2018

Page 2: N ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC...nuôi nhốt ở tỉnh Bến Tre, nguồn con giống thu từ Nam Đông, Thừa Thiên Huế và Đăk Nông, năm 2012 có nghiên cứu thử nghiệm

Công trình được hoàn thành tại: ................................................

..................................................................................................

Người hướng dẫn khoa học:

1. GS.TS. Ngô Đắc Chứng

2. PGS.TS. Nguyễn Quảng Trường

1. Phản biện 1: ..........................................................................

..................................................................................................

2. Phản biện 2: ..........................................................................

..................................................................................................

3. Phản biện 3: ..........................................................................

..................................................................................................

Luận án sẽ được bảo vệ tại hội đồng chấm luận án cấp Đại học Huế họp tại: ...............................................................................

Vào hồi, ….. giờ ….. ngày ….. tháng ….. năm …..

Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: ...........................................

Page 3: N ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC...nuôi nhốt ở tỉnh Bến Tre, nguồn con giống thu từ Nam Đông, Thừa Thiên Huế và Đăk Nông, năm 2012 có nghiên cứu thử nghiệm

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Rồng đất Physignathus cocincinus được Cuvier mô tả loài dựa trên mẫu chuẩn thu được ở miền Nam Việt Nam, loài này phân bố

khá rộng ở rừng nhiệt đới từ Nam Trung Quốc qua Việt Nam, Lào,

về phía Nam tới Thái Lan. Ở Thừa Thiên Huế, Rồng đất phân bố ở rừng thường xanh thuộc các huyện A Lưới, Hương Thủy, Hương Trà,

Phú Lộc và Nam Đông. Rồng đất được xếp hạng ở bậc VU (sẽ nguy

cấp) trong Sách Đỏ Việt Nam (2007). Tuy nhiên, quần thể loài này

đang bị săn bắt quá mức để làm thức ăn đặc sản và buôn bán ở thị trường trong và ngoài nước. Nhiều công trình xây dựng giao thông

xuyên qua các khu rừng, chặt phá rừng, đốt rừng làm nương rẫy cũng

là nguyên nhân làm suy giảm hoặc mất sinh cảnh sống của loài này. Nghiên cứu Rồng đất trên thế giới và ở Việt Nam tập trung vào mô tả

đặc điểm hình thái và ghi nhận phân bố. Năm 2007, có nghiên cứu về

đặc điểm dinh dưỡng và sinh sản của Rồng đất trong điều kiện nuôi

nhốt ở huyện Nam Đông tỉnh Thừa Thiên Huế. Năm 2009, có nghiên cứu khả năng sinh sản và tăng trưởng của loài này trong điều kiện

nuôi nhốt ở tỉnh Bến Tre, nguồn con giống thu từ Nam Đông, Thừa

Thiên Huế và Đăk Nông, năm 2012 có nghiên cứu thử nghiệm nuôi làm cảnh Rồng đất.

2. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá được hiện trạng quần thể, đặc điểm sinh thái, phân bố và dinh dưỡng của loài Rồng đất

Physignathus cocincinus trong điều kiện tự nhiên và đề xuất biện

pháp bảo tồn loài này ở tỉnh Thừa Thiên Huế.

3. Nội dung nghiên cứu

3.1. Đánh giá hiện trạng quần thể của loài Rồng đất ở Phong Điền,

A Lưới và Nam Đông

- Ước tính mật độ quần thể; - Ước tính kích thước quần thể;

- Đánh giá cấu trúc quần thể theo địa điểm nghiên cứu, theo

nhóm tuổi và theo giới tính.

3.2. Đánh giá đặc điểm phân bố và sinh thái

- Phân bố của Rồng đất theo đai độ cao và sinh cảnh;

- Đặc điểm vi môi trường sống và phạm vi hoạt động;

- Phương thức hoạt động.

3.3. Thành phần thức ăn của Rồng đất

Page 4: N ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC...nuôi nhốt ở tỉnh Bến Tre, nguồn con giống thu từ Nam Đông, Thừa Thiên Huế và Đăk Nông, năm 2012 có nghiên cứu thử nghiệm

2

- Thành phần thức ăn theo địa điểm nghiên cứu;

- Thành phần thức ăn theo dạng sinh cảnh, theo nhóm tuổi và

theo giới tính.

3.4. Đánh giá nhân tố tác động và đề xuất các kiến nghị đối

với công tác bảo tồn và sử dụng bền vững loài Rồng đất

- Xác định các nhân tố đe dọa đến sinh cảnh sống và quần thể của loài.

- Đề xuất bảo vệ sinh cảnh sống và sử dụng bền vững Rồng đất.

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Kết quả nghiên cứu của luận án này cung cấp dẫn liệu cập nhật về hiện trạng quần thể làm cơ sở khoa học để đưa loài này vào Danh

lục Đỏ IUCN và công tác quy hoạch bảo tồn loài Rồng đất ở tỉnh

Thừa Thiên Huế. Các số liệu về đặc điểm sinh thái và dinh dưỡng là thông tin hữu ích góp phần xây dựng quy trình nhân nuôi, phát triển

loài bò sát đang bị đe dọa này ở tỉnh Thừa Thiên Huế cũng như nhân

rộng ra các địa phương khác.

5. Những đóng góp mới của đề tài - Lần đầu tiên đóng góp thông tin về hiện trạng và cấu trúc

quần thể loài Rồng đất trong điều kiện tự nhiên ở Thừa Thiên Huế.

- Xác định đặc điểm phân bố, phương thức hoạt động và sử dụng vi môi trường sống của loài Rồng đất trong điều kiện tự nhiên.

- Xác định thành phần thức ăn, các nhóm thức ăn quan trọng

của loài Rồng đất trong điều kiện tự nhiên. - Xác định được các nhân tố tác động đến sinh cảnh sống và

quần thể loài Rồng đất ở khu vực nghiên cứu. Đã đề xuất biện pháp

bảo tồn và phát triển bền vững loài Rồng đất ở tỉnh Thừa Thiên Huế.

CHƢƠNG 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

Qua các tài liệu đã tham khảo trên thế giới như: Cuvier (1829),

Duméril và Bibron (1837), Boulenger (1885), Barbour (1912), Smith

(1935), Taylor (1963), Nabhitabhata et al. (2000), Teynie et al. (2004), To (2005), Stuart et al. (2006), Grismer et al. (2007), Grismer

et al. (2008a, 2008b), Hartmann et al. (2013) cho thấy nghiên cứu

Rồng đất chỉ tập trung mô tả đặc điểm hình thái và ghi nhận phân bố

ở các quốc gia như: Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Campuchia. Nghiên cứu sinh thái học của Rồng đất trong điều kiện nuôi nhốt có: Smith

Page 5: N ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC...nuôi nhốt ở tỉnh Bến Tre, nguồn con giống thu từ Nam Đông, Thừa Thiên Huế và Đăk Nông, năm 2012 có nghiên cứu thử nghiệm

3

(1935), Vosjoli (1992), Kaplan (1997), Foster và Smith (1997); Các

công bố trên nêu một số kinh nghiệm nuôi nhốt Rồng đất làm cảnh,

chưa có đề xuất cụ thể từ nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của loài ngoài tự nhiên để áp dụng trong điều kiện nuôi nhốt.

Ở Việt Nam, các nghiên cứu lưỡng cư và bò sát ở Đông Dương

của Bourret (1937, 1940, 1943) và nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học ở Việt Nam cũng chỉ mô tả đặc điểm hình thái,

phân bố, nơi ở của loài Rồng đất tại nhiều địa điểm thuộc các vùng

miền núi từ Bắc vào Nam. Nghiên cứu khả năng sinh sản và tăng

trưởng của Rồng đất trong điều kiện nuôi nhốt có Ngô Đắc Chứng và cs. (2007), Ngô Đắc Chứng và Bùi Thị Thúy Bắc (2009). Vì vậy,

nghiên cứu hiện trạng sinh thái học quần thể nhằm đề xuất biện pháp

bảo tồn loài Rồng đất (Physignathus cocincinus Cuvier, 1829) ở Thừa Thiên Huế là cần thiết để cung cấp dẫn liệu khoa học cho

những nghiên cứu tiếp theo và nhất là thực tiễn cho công tác bảo tồn,

sử dụng bền vững loài bò sát đang bị đe dọa này.

CHƢƠNG 2

ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, ĐỐI TƢỢNG VÀ

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1.2. Thời gian nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu được thực hiện từ

tháng 8 năm 2014 đến tháng 8 năm 2017. 2.2. Đối tƣợng nghiên cứu: Loài Rồng đất (Physignathus cocincinus

Cuvier, 1829), họ Nhông (Agamidae), bộ Có vảy (Squamata), lớp Bò

sát (Reptilia). Tên gọi tại khu vực nghiên cứu là Nhông xanh.

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.3.1. Khảo sát thực địa

2.3.1.1. Dụng cụ: Máy ảnh, đèn soi, định vị GPS, thước kẹp điện tử

và thước dây, cân điện tử, máy đo nhiệt độ và độ ẩm, máy đo nhiệt độ cơ thể và bề mặt bám. Bút xóa để đánh dấu và nhãn đánh dấu

buộc vào vị trí Rồng đất bám. Lọ nhựa có dán nhãn đựng mẫu thức

ăn, cồn 70%, bộ dụng cụ rửa dạ dày và phiếu giám sát.

Page 6: N ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC...nuôi nhốt ở tỉnh Bến Tre, nguồn con giống thu từ Nam Đông, Thừa Thiên Huế và Đăk Nông, năm 2012 có nghiên cứu thử nghiệm

4

2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

2.1.1. Địa điểm: Sinh cảnh ven bờ suối trong rừng thuộc huyện A

Lưới, Nam Đông và Phong Điền. Phỏng vấn về tình hình săn bắt, mua bán và sử dụng Rồng đất ở ba địa điểm nghiên cứu và một số

nhà hàng có mua bán và sử dụng động vật rừng ở thành phố Huế

(Hình 2.1). 2.3.1.2. Khảo sát theo tuyến: Khảo sát 11 tuyến dọc theo các suối ở

ba sinh cảnh: sinh cảnh rừng nguyên sinh, sinh cảnh rừng nguyên

sinh xen lẫn rừng thứ sinh, sinh cảnh rừng thứ sinh xen lẫn rừng

trồng (Bảng 2.1). 2.3.1.3. Thu thập số liệu điều kiện môi trường sống và mẫu vật:

- Ghi nhận điều kiện vi khí hậu: Đo nhiệt độ không khí và độ

ẩm tương đối nơi phát hiện Rồng đất. Ghi nhận về thời tiết như: trời mưa, nắng, âm u. Đo nhiệt độ bề mặt tại vị trí Rồng đất bám và nhiệt

độ cơ thể Rồng đất để đánh giá sự thay đổi nhiệt độ cơ thể của Rồng

đất theo nhiệt độ môi trường, ghi nhận về thời tiết.

Hình 2.1. Bản đồ các địa điểm khảo sát, nghiên cứu Rồng đất

ở vùng núi tỉnh Thừa Thiên Huế

- Ghi nhận vi môi trường sống: Loại bề mặt bám: cành cây, tán lá, dây leo, trên đá, bãi cát, thảm cỏ,… Xác định đặc điểm suối tại

nơi bắt gặp Rồng đất; Đo khoảng cách từ con vật bám đến mặt nước

Page 7: N ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC...nuôi nhốt ở tỉnh Bến Tre, nguồn con giống thu từ Nam Đông, Thừa Thiên Huế và Đăk Nông, năm 2012 có nghiên cứu thử nghiệm

5

B

(m), khoảng cách được tính vuông góc từ vị trí con vật bám đến giữa

suối. Ước tính độ che phủ rừng (%) nơi con vật bám, ghi nhận tọa độ

và độ cao tại vị trí phát hiện Rồng đất. - Quan sát tập tính hoạt động và đặc điểm hình thái: Quan sát

các hoạt động của Rồng đất và ghi lại các thông tin như: tập tính săn

mồi, tập tính quan sát và chờ đợi, tập tính phơi nắng, hoạt động sinh sản, đánh nhau,... ghi nhận điều kiện vi khí hậu và vi môi trường sống.

Thu mẫu Rồng đất, quan sát các đặc điểm sinh dục thứ cấp như: màu

sắc cơ thể, mức độ phát triển của gai gáy, gai lưng, lỗ đùi, các hàng

vảy dưới cằm, cân trọng lượng cơ thể và đo các chỉ số hình thái. - Thu mẫu thức ăn của Rồng đất: Thu mẫu thức ăn trong dạ

dày Rồng đất theo phương pháp của Solé et al. (2005).

- Ước tính mật độ và kích thước quần thể Rồng đất bằng phương pháp “bắt - đánh dấu - thả - bắt lại” được áp dụng theo Van

Schingen et al. (2014).

Bảng 2.1. Các tuyến (suối) khảo sát tại Phong Điền, Nam Đông và

A Lƣới, tỉnh Thừa Thiên Huế Địa

điểm Tuyến

Tọa độ điểm

đầu

Tọa độ điểm

cuối

Độ cao

(m)

Chiều dài

tuyến (m)

Phong Điền

T-1 N 16o28' 24.9'' E 107o18'08.9''

N 16o28' 04.8'' E 107o18'54.7''

44-90 860

T-2 N 16o28' 06.2'' E 107o18'38.5''

N 16o28' 04.8'' E 107o18'5.4''

43-75 1.300

A Lưới

T-3 N 16o04'55.3'' E 107o28'87.9''

N 16o04'61.9'' E 107o28'87.9''

706-780 320

T-4 N 16o05'14.1''

E 107o27'32.6''

N 16o05'21.2''

E 107o27'33.6'' 720-820 250

T-5 N 16o05'12.6'' E 107o28'67.6''

N 16o05'26.4'' E 107o28'86.1''

623-770 420

T-6 N 16o09'27.4'' E 107o27'01.0''

N 16o09'17.3'' E 107o26'48.1''

176-250 950

T-7 N 16o09'20.2''

E 107o27'15.1''

N 16o09'10.8''

E 107o27'03.9'' 179-214 700

Nam Đông

T-8 N 16o07'55.9'' E 107o48'11.2''

N 16o07'32.9'' E 107o48'06.5''

129-179 1.400

T-9 N 16o08'22.6'' E 107o48'52.9''

N 16o08'51.4'' E 107o48'56.9''

173-269 1.300

T-10 N 16o08'11.4''

E 107o47'57.8''

N 16o08'22.6''

E 107o48'16.9'' 111-145 1.000

T-11 N 16o08'22.9'' E 107o47'22.2''

N 16o08'32.6'' E 107o47'18.2''

105-129 460

2.3.2. Đánh giá hiện trạng, cấu trúc quần thể và đặc điểm dinh dưỡng

Page 8: N ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC...nuôi nhốt ở tỉnh Bến Tre, nguồn con giống thu từ Nam Đông, Thừa Thiên Huế và Đăk Nông, năm 2012 có nghiên cứu thử nghiệm

6

2.3.3.1. Xác định tuổi: Phân chia Rồng đất thành ba nhóm tuổi:

trưởng thành có SVL ˃ 140 mm, gần trưởng thành có 100 mm <

SVL ≤ 140 mm và con non có SVL ≤ 100 mm. 2.3.2.2. Xác định giới tính: Xác định giới tính dựa vào SVL và các

đặc điểm sinh dục thứ cấp. Đánh giá sai khác về kích thước (SSD-

Sexual Size Dimorphism) giữa con đực và con cái trưởng thành theo Cox et al. (2003), Ngô Đắc Chứng và Nguyễn Quảng Trường (2015):

SSD = [SVL trung bình của con đực/SVL trung bình của con cái] - 1

2.3.2.3. Ước tính mật độ quần thể: Áp dụng công thức của Regassa &

Yirga (2013) là: D = n×s/(2L×W), có điều chỉnh theo tập tính sống của loài này: D = n×s/[L×(W1 + W2)].

Trong đó: D là mật độ quần thể ước tính; n là số nhóm cá thể

nhìn thấy được; s là giá trị trung bình số cá thể/nhóm; L là chiều dài tuyến khảo sát; W1 và W2 là khoảng cách trung bình theo đường

vuông góc của nhóm cá thể nhìn thấy được bên phải và bên trái

tuyến.

2.3.2.4. Ước tính kích thước quần thể - Chỉ số Schnabel: áp dụng với những tuyến nghiên cứu được

lặp lại khảo sát nhiều lần theo công thức sau:

m

i

i

m

i

ii

R

CM

N

1

1

Trong đó: N là kích thước quần thể ước tính; Mi là tổng số cá

thể đã đánh dấu ở lần khảo sát thứ i; Ci là số cá thể bắt gặp ở lần khảo sát thứ i; Ri là số cá thể bắt gặp lại ở lần khảo sát thứ i.

Với mức sai số tính theo Schlüpmann, Kupfer (2009):

2)1(

196,1%)95(

k

i PPkk

PVB

Trong đó: k là số cá thể bắt lại; Pi là số cá thể bắt gặp ở lần

khảo sát thứ i.

- Chỉ số Lincoln & Petersen: Áp dụng với những tuyến khảo sát lặp lại chỉ một lần theo công thức sau:

2

21

m

nnP

Trong đó: P là kích cỡ quần thể ước tính; n1 là số cá thể được

Page 9: N ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC...nuôi nhốt ở tỉnh Bến Tre, nguồn con giống thu từ Nam Đông, Thừa Thiên Huế và Đăk Nông, năm 2012 có nghiên cứu thử nghiệm

7

đánh dấu và thả lại trong lần khảo sát thứ nhất; n2 là số cá thể mới

đánh dấu trong lần khảo sát thứ hai; m2 là số cá thể bắt gặp lại.

2.3.2.5. Xác định loại thức ăn: Tài liệu định loại mẫu côn trùng và động vật không xương sống dựa theo Millar et al. (2000),

Triplehorn & Johnson (2005) và Edward et al. (2004).

Thể tích mẫu thức ăn được tính theo công thức sau:

Trong đó: V là thể tích mẫu thức ăn (mm3), L là chiều dài mẫu

thức ăn (mm), W là chiều rộng mẫu thức ăn (mm, phần rộng nhất)

(Magnusson et al., 2003). Chỉ số quan trọng (Index of Relative Importance, IRI) loại thức

ăn được tính theo theo công thức sau:

Trong đó: IRI là chỉ số quan trọng, F% là tần suất xuất hiện loại thức ăn, N% là phần trăm số lượng từng loại thức ăn, V% là

phần trăm thể tích từng loại thức ăn (Caldart et al., 2012).

Dùng chỉ số đa dạng Simpson (1949) để tính đa dạng về thành phần thức ăn của Rồng đất, công thức tính như sau:

Trong đó: D là chỉ số đa dạng, ni là số lượng mẫu thức ăn

trong loại thức ăn thứ i, N là tổng số mẫu thức ăn của các loại thức

ăn. Chỉ số đa dạng được trình bày dưới dạng nghịch đảo 1/D, khi 1/D

càng lớn thì đa dạng càng cao. Ứớc tính mức độ đồng đều giữa các loại thức ăn của Rồng đất,

sử dụng chỉ số Shannon’s evenness, công thức tính như sau:

Trong đó: E là chỉ số đồng đều (0 < E ≤ 1), khi E = 1 thì độ

đồng đều cao nhất, Hmax = lnS (S là tổng số loại thức ăn của bộ mẫu),

H’ là chỉ số đa dạng Shannon-Weiner.

Chỉ số H’ được tính như sau:

Trong đó: pi = ni/N (ni là số lượng mẫu thức ăn trong loại thức ăn thứ i, N là tổng số mẫu thức ăn của các loại thức ăn).

Sử dụng phương pháp Rarefaction để đánh giá số lượng loại

Page 10: N ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC...nuôi nhốt ở tỉnh Bến Tre, nguồn con giống thu từ Nam Đông, Thừa Thiên Huế và Đăk Nông, năm 2012 có nghiên cứu thử nghiệm

8

B A

20 mm 20 mm

thức ăn kỳ vọng giữa cá thể trưởng thành, gần trưởng thành và con

non (mức độ tin cậy 95%). Công thức tính toán như sau:

∑[ (

)

( )

]

Trong đó: E(Sn) là số lượng loại thức ăn kỳ vọng, S là tổng số

các loại thức ăn, Ni là số lượng mẫu thức ăn thứ i, N là tổng số mẫu

thức ăn trong bộ mẫu, n là giá trị kích thước mẫu được chọn ngẫu

nhiên từ sự chuẩn hóa (n ≤ N) và ( ) là số lượng kết

hợp của n mục thức ăn có thể được chọn ra từ một tập hợp của N mẫu

thức ăn (Hurlbert, 1971; Simberloff, 1972; Krebs, 1999).

2.3.2.6. Xác định các nhân tố đe dọa và đề xuất các biện pháp bảo tồn - Các nhân tố đe dọa đến sinh cảnh sống của loài.

- Đánh giá hiện trạng khai thác và sử dụng.

- Xác định địa điểm ưu tiên bảo tồn theo hình thức xếp hạng bằng cách chấm điểm theo các tiêu chí cho từng địa điểm nghiên cứu.

2.3.2.7. Xử lý số liệu và phân tích thống kê: Kiểm tra mức sai khác ý

nghĩa bằng phần mềm MINITAB 16.0 và SPSS 19.0. Các biểu đồ được vẽ trên phần mềm OriginPro 8.5.1 và SigmaPlot 12.0.

CHƢƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Hiện trạng quần thể

3.1.1. Cấu trúc quần thể

3.1.1.1. Đặc điểm hình thái

Đã xác định trọng lượng cơ thể và đo 15 chỉ số hình thái của 250 cá thể Rồng đất thuộc ba nhóm tuổi và giới tính ở ba địa điểm

nghiên cứu. Về sai khác giới tính, kích cỡ con đực trưởng thành

thường lớn hơn con cái trưởng thành (Hình 3.1).

Hình 3.1. Rồng đất trƣởng thành (A: con đực, SVL = 260 mm;

B: con cái, SVL = 165 mm)

Page 11: N ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC...nuôi nhốt ở tỉnh Bến Tre, nguồn con giống thu từ Nam Đông, Thừa Thiên Huế và Đăk Nông, năm 2012 có nghiên cứu thử nghiệm

9

Hình 3.2. Con đực: mào gáy (A), hàng vảy dƣới cằm (B), lỗ đùi (C);

Con cái: mào gáy (D), vảy dƣới cằm (E), lỗ đùi (F)

Căn cứ vào chiều dài mút mõm-lỗ huyệt (SVL), các cá thể Rồng đất có SVL từ 140 mm trở lên là trưởng thành, vì các đặc điểm

sinh dục thứ cấp đã phát triển đầy đủ, có thể phân biệt được rõ giới

tính của từng cá thể (Hình 3.2). 3.1.1.2. Mối quan hệ giữa kích cỡ và trọng lượng cơ thể

Đã đo 15 chỉ số hình thái của Rồng đất ở ba nhóm tuổi. Chỉ số

SSD dương (SSD = 0,21), chứng tỏ ở loài Rồng đất, con đực và con

cái có sự sai khác về SVL. Các chỉ số đo về kích thước đầu như: AG, HL, HW, HH ở con đực đều lớn hơn con cái.

Mối quan hệ giữa SVL và trọng lượng cơ thể Rồng đất (W)

được biểu thị qua phương trình hồi quy tuyến tính: W = 1,987×SVL - 2,226 (F1,200 = 353,76, P < 0,0001), với R

2 = 0,64 được đánh giá có

mối quan hệ chặt chẽ. Mối quan hệ giữa SVL và HL được biểu thị

qua phương trình hồi quy tuyến tính: HL = 0,936×SVL - 0,402, với R

2 = 0,943 (F1,197 = 211,60, P < 0,0001). Mối quan hệ giữa SVL và

HW được biểu thị qua phương trình hồi quy tuyến tính: HW =

0,479×SVL - 0,243, với R2 = 0,892 (F1,197 = 1.620,96, P < 0,0001).

Mối quan hệ giữa SVL và HH cũng được biểu thị phương trình hồi quy: HH = 0,817×SVL - 0,427, với R

2 = 0,891 (F1,196 = 1.598,62, P <

0,0001).

3.1.1.3. Cấu trúc quần thể - Cấu trúc tuổi:

Ở A Lưới: Năm 2016, kết quả hai đợt khảo sát ghi nhận số

lượng nhóm con non nhiều nhất (46,6%), sau đó là nhóm gần trưởng thành (31,4%), thấp nhất là nhóm trưởng thành (22,0%).

A B

D

C

E F

Page 12: N ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC...nuôi nhốt ở tỉnh Bến Tre, nguồn con giống thu từ Nam Đông, Thừa Thiên Huế và Đăk Nông, năm 2012 có nghiên cứu thử nghiệm

10

Ở Phong Điền: Năm 2017, cấu trúc tuổi Rồng đất thay đổi theo

thời gian: trong tháng 4 nhóm con non chiếm ưu thế, sau đó là nhóm

tuổi trưởng thành; trong tháng 6 tuổi gần trưởng thành chiếm ưu thế, sau đó nhóm tuổi trưởng thành. Hai đợt khảo sát, nhóm con non

nhiều nhất (45,9%), sau đó là nhóm gần trưởng thành (29,6%), thấp

nhất là nhóm trưởng thành (24,5%). Chứng tỏ, cấu trúc tuổi Rồng đất tại các tuyến này thay đổi theo chiều hướng ổn định.

Ở Nam Đông: Năm 2017, số lượng cá thể các nhóm tuổi đều

giảm trên các tuyến khảo sát, đặc biệt nhóm trưởng thành giảm mạnh.

Nhóm con non nhiều nhất (60,0%), sau đó là nhóm gần trưởng thành (24,9%), thấp nhất là nhóm trưởng thành (9,1%). Cấu trúc tuổi Rồng

đất ở Nam Đông thay đổi theo hướng không ổn định.

Cấu trúc tuổi Rồng đất ở A Lưới, Nam Đông và Phong Điền ghi nhận nhóm con non nhiều nhất (52,9%), nhóm gần trưởng thành

(28,6%), nhỏ nhất là nhóm trưởng thành (18,5%).

- Cấu trúc giới tính:

Ở A Lưới: Hai đợt khảo sát ghi nhận số lượng con cái (19,5%) nhiều hơn con đực (18,6%), tuy nhiên, sự chênh lệch giữa đực và cái

không nhiều. Ở Phong Điền: Hai đợt khảo sát ghi nhận số lượng con

cái (24,0%) nhiều hơn 1,5 lần con đực (14,8%). Ở Nam Đông: Hai đợt khảo sát ghi nhận số lượng con cái (15,4%) nhiều hơn gấp hai lần

con đực (6,6%). Như vậy, cấu trúc giới tính Rồng đất ở ba địa điểm

nghiên cứu A Lưới, Phong Điền và Nam Đông qua hai đợt khảo sát ghi nhận con cái (18,4%) nhiều hơn con đực (13,1%).

3.1.2. Mật độ quần thể

3.1.2.1. Ở Phong Điền: Năm 2017, ước tính mật độ quần thể Rồng

đất trên hai tuyến trong tháng 4 là 93 cá thể/10.000 m2, trong tháng 6

là 101 cá thể/10.000 m2. Trung bình tháng 4 và tháng 6 khoảng 97 cá

thể/10.000 m2. Mật độ quần thể Rồng đất tăng nhưng không đáng kể.

3.1.2.2. Ở A Lưới: Ước tính mật độ quần thể Rồng đất trên năm tuyến trong tháng 4 và tháng 6 năm 2016 khoảng 44 cá thể/10.000

m2. Ước tính mật độ quần thể Rồng đất hai tuyến vào tháng 6/2017

khoảng 64 cá thể/10.000 m2.

3.1.2.3. Ở Nam Đông: Trong tháng 4 và tháng 6 năm 2017, ước tính mật

độ quần thể Rồng đất trên bốn tuyến khoảng 28 cá thể/10.000 m2.

Mật độ Rồng đất vào tháng 6 có xu hướng giảm so với tháng 4

trong cùng một năm, nguyên nhân chính do săn bắt quá mức, đặc biệt, ở Nam Đông và A Lưới. Ước tính mật độ quần thể Rồng đất ở

Page 13: N ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC...nuôi nhốt ở tỉnh Bến Tre, nguồn con giống thu từ Nam Đông, Thừa Thiên Huế và Đăk Nông, năm 2012 có nghiên cứu thử nghiệm

11

Phong Điền cao nhất (khoảng 97 cá thể/10.000 m2), A Lưới khoảng

44 cá thể/10.000 m2 và thấp nhất là Nam Đông (28 cá thể/10.000 m

2).

Mật độ quần thể loài Rồng đất ở ba địa điểm nghiên cứu chênh lệch khá nhiều. Mật độ quần thể Rồng đất phân bố ở đai độ cao dưới 100

m (97 cá thể/10.000 m2)

nhiều hơn gấp hai lần so với độ cao từ 100-

300 m (48 cá thể/10.000 m2) và hơn gấp ba lần so với đai độ cao từ

600-800 m (27 cá thể/10.000 m2).

3.1.3. Kích thước quần thể

3.1.3.1. Ở A Lưới: Năm 2016, khảo sát hai đợt trên năm tuyến (dài

2.640 m). Tháng 4 ước tính kích thước quần thể nhiều nhất tại tuyến T-7 (38 cá thể), tiếp theo là tuyến T-6 (35 cá thể), tuyến T-5 có 12 cá

thể, ít nhất là tuyến T-3 và T-4 có 6 cá thể/tuyến. Tổng cộng trong

tháng 4 ước tính kích thước quần thể Rồng đất được 97 cá thể/năm tuyến. Tháng 6 khảo sát lặp lại năm tuyến trên, ước tính kích thước

quần thể Rồng đất tuyến T-6 nhiều nhất (42 cá thể), tiếp theo là tuyến

T-7 có 33 cá thể, tuyến T-4 có 9 cá thể, tuyến T-5 có 6 cá thể và ít

nhất là tuyến T-3 có 5 cá thể, tổng cộng tháng 6 ước tính được 95 cá thể. Trung bình trong tháng 4 và tháng 6 năm 2016 ước tính kích

thước quần thể Rồng đất tại năm tuyến được 96 cá thể.

Năm 2017, tháng 6 khảo sát hai tuyến T-6 và T-7 (dài 1.650 m), ước tính kích thước quần thể Rồng đất tại tuyến T-6 được 35 cá

thể, tuyến T-7 được 24 cá thể. Trong tháng 6 ước tính tại tuyến T-6

và T-7 là 59 cá thể. So sánh hai tuyến T-6 và T-7 của năm 2016 (75 cá thể) và năm 2017 (59 cá thể) cho thấy kích thước quần thể Rồng

đất giảm rõ rệt, có thể các tuyến này đang bị tác động.

3.1.3.2. Ở Phong Điền: Năm 2017, khảo sát hai tuyến T-1 và T-2 (dài

2.160 m). Tháng 4, ước tính kích thước quần thể Rồng đất tại tuyến T-2 được 124 cá thể. Tháng 6, ước tính kích thước quần thể Rồng đất

tại tuyến T-1 được 56 cá thể, tuyến T-2 được 87 cá thể. Tổng cộng

tháng 6 ước tính kích thước quần thể Rồng đất tại hai tuyến được 143 cá thể. Trung bình trong tháng 4 và tháng 6 ước tính kích thước quần

thể Rồng đất trên hai tuyến T-1 và T-2 là 81 cá thể. Số lượng Rồng

đất tại tuyến T-2 giảm rõ rệt qua hai đợt khảo sát, chứng tỏ ở tuyến T-2 quần thể Rồng đất đang bị săn bắt quá mức.

3.1.3.3. Ở Nam Đông: Năm 2107 đã khảo sát hai đợt trên bốn tuyến T-

8, T-9, T-10 và T-11 (dài 4.160 m). Tháng 4, khảo sát hai tuyến T-8 và

T-9 (dài 2.700 m), ước tính kích thước quần thể Rồng đất tại tuyến T-8 là 74 cá thể, tuyến T-9 là 52 cá thể. Tổng cộng trong tháng 4 ước tính

Page 14: N ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC...nuôi nhốt ở tỉnh Bến Tre, nguồn con giống thu từ Nam Đông, Thừa Thiên Huế và Đăk Nông, năm 2012 có nghiên cứu thử nghiệm

12

kích thước quần thể Rồng đất trên hai tuyến khảo sát là 126 cá thể.

Tháng 6, khảo sát hai tuyến T-10 và T-11, riêng tuyến T-11 chỉ khảo

sát một lần, vì vậy không ước tính kích thước quần thể Rồng đất tại tuyến này. Ước tính kích thước quần thể Rồng đất tại tuyến T-10 (dài

1.000 m) được 30 cá thể. Trung bình trong tháng 4 và tháng 6 ước tính

kích thước quần thể Rồng đất tại ba tuyến khảo sát là 78 cá thể. Kết quả khảo sát 10 tuyến ở ba địa điểm nghiên cứu cho thấy

đa số kích thước quần thể Rồng đất ở các tuyến trong tháng 6 có

chiều hướng giảm so với tháng 4. Nguyên nhân chính do trong tháng

5 và tháng 6, người dân địa phương thường xuyên săn bắt Rồng đất. Như vậy, năm 2016 ước tính kích thước quần thể Rồng đất ở A

Lưới là 96 cá thể/5 tuyến (dài 2.640 m), tính trung bình 28 m bắt gặp

1 cá thể. Năm 2017, ước tính kích thước quần thể Rồng đất ở A Lưới khoảng 59 cá thể/2 tuyến (tổng chiều dài 1.650 m), tính trung bình 30

m bắt gặp 1 cá thể; ở Nam Đông khoảng 78 cá thể/3 tuyến (tổng

chiều dài 3.700 m) tính trung bình 48 m bắt gặp 1 cá thể; ở Phong

Điền khoảng 81 cá thể/2 tuyến (tổng chiều dài 2.100 m) tính trung bình 26 m bắt gặp 1 cá thể. Như vậy, ước tính kích thước quần thể

Rồng đất tại các tuyến khảo sát ở Phong Điền lớn nhất, tiếp theo là ở

A Lưới và thấp nhất là ở Nam Đông. Tổng cộng, ước tính kích thước quần thể loài Rồng đất tại các tuyến khảo sát năm 2016-2017 là 314

cá thể (mức sai số khoảng 314 ± 16 cá thể).

3.2. Môi trƣờng sống, phƣơng thức hoạt động và đặc điểm phân bố

3.2.1. Sử dụng vi môi trường sống

3.2.1.1. Vào ban ngày

- Loại vi môi trường sống: Tổng số 102 lượt cá thể Rồng đất

hoạt động trong sáu loại vi môi trường: cành cây, tán lá, dây leo, trên đá, bãi cát và thảm cỏ ven bờ suối, vi môi trường sống khác. Cành cây

được loài này sử dụng nhiều nhất (31,3%) (F2,15 = 9,49, P = 0,003).

- Độ cao vị trí bám so với mặt nước suối: 102 lượt cá thể Rồng đất ghi nhận cho thấy loài này bám khoảng 1,43 ± 0,89 m. Nhóm

trưởng thành bám (2,26 ± 0,87 m) cao hơn so với nhóm con non

(1,12 ± 0,67 m; F1,101 = 49,59, P < 0,0001). Độ cao từ 0,00-2,00 m ghi nhận chủ yếu cá thể non, độ cao từ 2,01 m đến trên 3,00 m ghi

nhận chủ yếu cá thể trưởng thành.

- Độ che phủ rừng tại vị trí Rồng đất hoạt động khoảng 32,3 ±

29,0%; cá thể trưởng khoảng (26,1 ± 30,2%) thấp hơn so với con non (34,7 ± 28,4%; F1,101 = 1,79, P = 0,18). Vào ban ngày, Rồng đất có xu

Page 15: N ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC...nuôi nhốt ở tỉnh Bến Tre, nguồn con giống thu từ Nam Đông, Thừa Thiên Huế và Đăk Nông, năm 2012 có nghiên cứu thử nghiệm

13

hướng hoạt động ở những vị trí thoáng, nơi có nhiều ánh sáng và

nhiệt độ không khí tăng cao, độ ẩm giảm.

3.2.1.2. Vào ban đêm - Loại vi môi trường sống: Quan sát 494 lượt cá thể Rồng đất

sử dụng năm loại vi môi trường: cành cây, tán lá, dây leo, trên đá và

vi môi trường sống khác (nằm trong hốc cây, bơi dưới suối,…). Cành cây và tán lá là hai loại vi môi trường sống được Rồng đất sử dụng

nhiều nhất (F1,9 = 0,80, P = 0,40). Ban đêm, Rồng đất bám trên cây,

tán lá, dây leo ở ven bờ suối để ngủ. Không phát hiện bất kỳ cá thể

Rồng đất nào hoạt động ở thảm cỏ và bãi cát ven suối, chứng tỏ hoạt động đẻ trứng, sinh sản của Rồng đất diễn ra chủ yếu vào ban ngày.

- Độ cao vị trí bám và phạm vi hoạt động: Đã xác định độ cao

vị trí bám của 494 lượt cá thể Rồng đất, vị trí bám trung bình khoảng 1,81 ± 1,14 m so với mặt nước suối, cá thể trưởng thành khoảng 2,78

± 1,44 m, cá thể non khoảng 1,54 ± 0,87 m (F1,493 = 122,26, P <

0,0001). Nhóm con non phân bố ở độ cao từ 0,00 m đến trên 3,00 m

theo chiều hướng giảm dần, nhóm cá thể trưởng thành phân bố từ 0,51 m đến trên 3,00 m theo chiều hướng tăng dần. Phạm vi hoạt

động khoảng 4,7 ± 6,1 m, nhóm cá thể trưởng thành có phạm vi di

chuyển khỏi vị trí bám xa hơn so với nhóm con non. - Loại địa hình suối nước chảy và vũng nước ghi nhận số lượt

Rồng đất nhiều nhất, ở các khu vực có thác nước chúng tôi không ghi

nhận bất kỳ cá thể Rồng đất nào ở cả hai nhóm tuổi. - Chênh lệch nhiệt độ không khí với nhiệt độ cơ thể và nhiệt độ bề

mặt tại vị trí bám của Rồng đất: Đo nhiệt độ không khí tại vị trí bám của

nhóm trưởng thành và con non lần lượt là: 27,2 ± 1,5°C, 27,4 ± 1,1°C.

Nhiệt độ cơ thể ở nhóm trưởng thành (23,9 ± 1,1°C) xấp xỉ bằng nhóm con non (23,8 ± 1,5

oC). Nhiệt độ bề mặt tại vị trí bám của nhóm trưởng

thành và con non lần lượt là: 23,8 ± 1,5oC, 23,4 ± 1,5

oC. Nhiệt độ không

khí, nhiệt độ cơ thể và nhiệt độ bề mặt tại vị trí bám giữa hai nhóm tuổi Rồng đất sai khác nhau không có ý nghĩa thống kê.

- Độ che phủ rừng tại vị trí ghi nhận Rồng đất vào ban đêm

khoảng 66,8 ± 29,2%. Nhóm cá thể trưởng thành cao hơn (77,3 ± 25,7%) con non (64,4 ± 29,5%; F1,430 = 13,50, P < 0,0001).

3.2.2. Phương thức hoạt động

3.2.2.1. Vào ban ngày: Rồng đất hoạt động chủ yếu vào thời điểm

có nắng, ít hoạt động vào thời điểm ít nắng và âm u, đặc biệt khi trời mưa. Thời gian hoạt động từ 8:00-16:00 giờ, hoạt động mạnh

Page 16: N ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC...nuôi nhốt ở tỉnh Bến Tre, nguồn con giống thu từ Nam Đông, Thừa Thiên Huế và Đăk Nông, năm 2012 có nghiên cứu thử nghiệm

14

nhất từ 12:00-14:00 giờ. Theo Döring (2015), Rồng đất sống trong

khu vực có độ ẩm tương đối trung bình từ 40-80% và nhiệt độ

không khí từ 26-32°C. Trong nghiên cứu này, nhiệt độ không khí trung bình tại thời điểm phát hiện Rồng đất khoảng 30,6 ± 1,4

oC

tương ứng với độ ẩm tương đối trung bình khoảng 65,3 ± 10,6%.

Rồng đất hoạt động săn mồi chiếm tỉ lệ cao nhất, tiếp theo là hoạt động phơi nắng và uống nước. Rồng đất săn mồi chiếm phần lớn

thời gian, tập tính này phù hợp với mô hình “tìm kiếm rộng - wide

forager” hơn là mô hình nằm và đợi (sit-and-wait), kết quả này

cũng phù hợp với một số kết quả nghiên cứu về phương thức hoạt động phổ biến của nhóm thằn lằn.

3.2.2.2. Vào ban đêm: Thời gian từ 20:00 giờ đến 21:30 giờ ghi nhận

số lượng cá thể Rồng đất xuất hiện ven bờ suối nhiều nhất trong hai nhóm tuổi. Cá thể non xuất hiện nhiều từ 19:31 giờ, cá thể trưởng

thành xuất hiện nhiều khoảng sau 20:00 giờ (F1,19 = 2,86, P <

0,0001).

3.2.3. Phân bố theo đai độ cao và sinh cảnh 3.2.3.1. Phân bố theo đai độ cao: Rồng đất phân bố chủ yếu ở độ cao

dưới 300 m, ít phân bố ở độ cao trên 600 m. Bain và Hurley (2011)

cho rằng nhóm thằn lằn ghi nhận phân bố chủ yếu ở độ cao dưới 300 m, ở độ cao từ 300-800 m ghi nhận số lượng loài ít.

3.2.3.2. Phân bố theo sinh cảnh: Rồng đất phần bố chủ yếu ở sinh

cảnh rừng thứ sinh xen lẫn rừng trồng và sinh cảnh rừng nguyên sinh xen lẫn rừng thứ sinh, ít phân bố ở sinh cảnh rừng nguyên sinh.

3.3. Đặc điểm dinh dƣỡng

3.3.1. Thành phần thức ăn

Rồng đất ăn 20 loại thức ăn gồm: 18 loại là côn trùng và động vật không xương sống khác, 1 loại là thực vật và 1 loài thuộc các

mẫu thức ăn không xác định (Hình 3.3). Bốn loại thức ăn có IRI ưu

thế bao gồm: bộ Cánh đều (Isoptera: 37,35%), họ Kiến (Formicidae: 14,10%), bộ Cánh thẳng (Orthoptera: 9,30%), và Ấu trùng côn trùng

(Insect larvae: 7,32%).

Page 17: N ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC...nuôi nhốt ở tỉnh Bến Tre, nguồn con giống thu từ Nam Đông, Thừa Thiên Huế và Đăk Nông, năm 2012 có nghiên cứu thử nghiệm

15

Hình 3.3. Chỉ số quan trọng (IRI) về thành phần thức ăn của

Rồng đất ở vùng núi tỉnh Thừa Thiên Huế (n = 291)

Ngô Đắc Chứng và cs. (2007) cho rằng trong điều kiện nuôi

nhốt Rồng đất ăn nhiều nhất là côn trùng (56,47%), tiếp theo là giun

đất (24,25%), Rồng đất trưởng thành sử dụng 16/22 loại thức ăn Rồng

đất còn non chỉ sử dụng 11/14 loại thức ăn. Trong nghiên cứu này, Rồng đất sử dụng 20 loại thức ăn, chủ yếu là côn trùng (Mối, Kiến),

Nhện, Ấu trùng côn trùng, các loài Dế và Châu chấu trong bộ Cánh

thẳng; trong đó, Mối và Kiến là hai loại thức ăn chính của Rồng đất, Giun đất chiếm tỉ lệ rất thấp, thực vật cũng là loại thức ăn của loài này.

Huey & Pianka (1981) cho rằng các loài thằn lằn có tập tính săn mồi

theo mô hình tìm kiếm rộng (widely foraging) sử dụng thức ăn chủ yếu là các loài trong bộ Cánh đều (Isoptera) kể cả số lượng và thể tích.

3.3.2. Thành phần thức ăn theo địa điểm nghiên cứu

3.3.2.1. A Lưới: Rồng đất ăn 20 loại thức ăn, sáu loại thức ăn có IRI

ưu thế bao gồm: bộ Cánh đều (35,57%), họ Kiến (14,00%), bộ Cánh thẳng (9,31%), Ấu trùng côn trùng (6,66%), bộ Giun đất (6,29%) và

bộ Nhện (5,36%).

3.3.2.2. Nam Đông: Rồng đất ăn 17 loại thức ăn, bốn loại thức ăn có IRI ưu thế bao gồm: bộ Cánh đều (32,30%), Bộ Kiến (22,37%), bộ

Cánh thẳng (10,09%) và Ấu trùng côn trùng (9,55%).

3,73%4,62%

1,83%3,39%

0,62%

0,83%

0,18%

14,10%

0,76%

2,54%

7,32%

37,35%

1,47%

1,87%4,52%

1,43%9,30%

0,05% 1,80%2,28% Achatinidae

Araneae

Blattodea

Coleoptera

Decapoda

Dermaptera

Diptera

Formicidae

Hemiptera

Hymenoptera

Insecta larvae

Isoptera

Julidae

Lepidoptera

Lumbriculida

Neuroptera

Orthoptera

Phasmatodea

Plants

Unidentified

Page 18: N ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC...nuôi nhốt ở tỉnh Bến Tre, nguồn con giống thu từ Nam Đông, Thừa Thiên Huế và Đăk Nông, năm 2012 có nghiên cứu thử nghiệm

16

3.3.2.3. Phong Điền: Rồng đất ăn 18 loại, sáu loại thức ăn có IRI ưu

thế bao gồm: bộ Cánh đều (44,69%), bộ Cánh thẳng (8,59%), thực

vật (7,93%), Ấu trùng côn trùng (7,05%), bộ Cánh cứng (6,98%) và họ Kiến (5,72%).

Thành phần thức ăn Rồng đất sử dụng ở ba địa điểm khá giống

nhau. Có bốn loại thức ăn ưu thế đều xuất hiện ở ba địa điểm nghiên cứu là: bộ Cánh đều, họ Kiến, Ấu trùng côn trùng và bộ Cánh thẳng.

Ở Nam Đông, trong dạ dày Rồng đất có thể tích thức ăn lớn

nhất; tiếp theo là Phong Điền và thấp nhất là A Lưới (F2,290 = 2,97, P

= 0,05). Số lượng mẫu thức ăn ở A Lưới lớn nhất (16,4 ± 32,2 mẫu), tiếp theo là Phong Điền (15,4 ± 36,7 mẫu) và thấp nhất là Nam Đông

(13,9 ± 16,1 mẫu; F2,290 = 0,14, P ˃ 0,05).

Chiều dài, chiều rộng và thể tích mẫu thức ăn Rồng đất sử dụng ở Nam Đông lớn nhất, tiếp theo là Phong Điền và thấp nhất là

A Lưới (chiều dài: F2,4.585 = 16,07, P < 0,0001; chiều rộng: F2,4.585 =

159,24, P < 0,0001 và thể tích: F2,4.585 = 10,14, P < 0,0001). Loại

thức ăn Rồng đất sử dụng ở Nam Đông đa dạng nhất (3,11), theo sau là ở A Lưới (2,04) và ở Phong Điền nhỏ nhất (1,52). Ở Nam Đông

(0,23) Rồng đất sử dụng đồng đều các loại thức ăn hơn so với A Lưới

(0,15) và Phong Điền (0,14). Có thể khi thành phần thức ăn đa dạng, Rồng đất có xu hướng sử dụng đồng đều các loại thức ăn.

3.3.3. Thành phần thức ăn theo sinh cảnh

3.3.3.1. Rừng thứ sinh lẫn rừng trồng: Bốn loại thức ăn có IRI ưu thế bao gồm: bộ Cánh đều (38,85%), họ Kiến (14,48%), bộ Cánh thẳng

(9,47%), Ấu trùng côn trùng (8,46%).

3.3.3.2. Sinh cảnh rừng nguyên sinh lẫn rừng thứ sinh: Sáu loại thức

ăn có IRI ưu thế bao gồm: bộ Cánh đều (chiếm 36,36%), họ Kiến (14,91%), bộ Giun đất (9,06%), Ấu trùng côn trùng (7,82%), bộ

Cánh thẳng (5,84%) và bộ Nhện (5,61%).

3.3.3.3. Sinh cảnh rừng nguyên sinh: Sáu loại thức ăn có IRI ưu thế bao gồm: bộ Cánh đều (34,41%), họ Kiến (12,62%), bộ Cánh thẳng

(14,45%), họ Ốc sên trần (5,96%), bộ Nhện (5,00%) và Ấu trùng côn

trùng (5,00%). Mỗi dạ dày Rồng đất ở sinh cảnh rừng thứ sinh lẫn rừng trồng

có số lượng mẫu thức ăn (14,6 ± 27,7 mẫu) thấp nhất, ở sinh cảnh

rừng nguyên sinh xen lẫn rừng thứ sinh (16,6 ± 29,1 mẫu) và ở sinh

cảnh rừng nguyên sinh (16,1 ± 36,4 mẫu) khác nhau không nhiều. Tuy nhiên, thể tích thức ăn trong dạ dày của Rồng đất ở sinh cảnh

Page 19: N ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC...nuôi nhốt ở tỉnh Bến Tre, nguồn con giống thu từ Nam Đông, Thừa Thiên Huế và Đăk Nông, năm 2012 có nghiên cứu thử nghiệm

17

rừng thứ sinh lẫn rừng trồng lớn nhất (4.106,4 ± 5.931,4 mm3), sau

đó là sinh cảnh rừng nguyên sinh xen lẫn rừng thứ sinh (3.131,3 ±

5.195,3 mm3) và thấp nhất là sinh cảnh rừng nguyên sinh (2.921,6 ±

3.151,2 mm3). Sự sai khác về số lượng mẫu thức ăn và thể tích thức

ăn trong dạ dày Rồng đất ở ba dạng sinh cảnh không có ý nghĩa.

Sinh cảnh rừng thứ sinh lẫn rừng trồng có chỉ số đa dạng (2,56) lớn nhất, tiếp theo là sinh cảnh rừng nguyên sinh xen lẫn rừng

thứ sinh (2,09) và nhỏ nhất là sinh cảnh rừng nguyên sinh (1,97). Ở

sinh cảnh rừng thứ sinh lẫn rừng trồng Rồng đất sử dụng mẫu thức ăn

có chiều dài (12,3 ± 7,6 mm), chiều rộng (4,5 ± 2,6 mm) và thể tích (281,0 ± 684,8 mm

3) lớn nhất; chiều dài, chiều rộng và thể tích mẫu

thức ăn giữa sinh cảnh rừng nguyên sinh xen lẫn rừng thứ sinh và

sinh cảnh rừng nguyên sinh chênh lệch nhau không nhiều (chiều dài: F2,4.585 = 14,20, P < 0,0001, chiều rộng F2,4.585 = 146,94, P < 0,0001

và thể tích: F2,4.585 = 5,40, P = 0,005).

3.3.4. Thành phần thức ăn theo nhóm tuổi

Rồng đất trưởng thành sử dụng bốn loại thức ăn có IRI ưu thế: bộ Cánh đều (43,79%), họ Kiến (13,46%), bộ Cánh thẳng (6,97%),

Ấu trùng côn trùng (5,86%). Rồng đất gần trưởng thành sử dụng năm

loại thức ăn có IRI ưu thế bao gồm: bộ Cánh đều (43,12%), họ Kiến (9,91%), bộ Cánh thẳng (10,20%), bộ Nhện (5,39%) và Ấu trùng côn

trùng (5,72%). Con non sử dụng sáu loại thức ăn có IRI ưu thế: bộ

Cánh đều (22,52%), họ Kiến (21,11%), bộ Cánh thẳng (9,98%), Ấu trùng côn trùng (10,53%), bộ Giun đất (7,81%) và bộ Nhện (5,76%).

Bốn loại thức ăn: bộ Cánh đều, họ Kiến, bộ Cánh thẳng và Ấu

trùng côn trùng ghi nhận nhiều trong dạ dày ở cả ba nhóm tuổi. Theo

Pough et al. (1998) hầu hết các loài thằn lằn trưởng thành thường tiêu thụ loại thức ăn tương tự như con non, nhưng trong giai đoạn phát triển

chúng chỉ cần sử dụng thêm vài loại thức ăn khác. Trong nghiên cứu

này cũng cho thấy, ngoài việc lựa chọn loại thức ăn chính là côn trùng, cá thể gần trưởng thành và con non đang ở độ tuổi phát triển nên chúng

có xu hướng lựa chọn thêm các loại con mồi như Giun đất, Nhện.

Nhóm tuổi trưởng thành sử dụng mẫu thức ăn có chiều dài, chiều rộng với thể tích lớn nhất, nhóm tuổi gần trưởng thành và con

non sử dụng mẫu thức ăn có kích thước gần bằng nhau (chiều dài:

F2,4.585 = 166,88, P < 0,0001; chiều rộng: F2,4.585 = 70,41, P < 0,0001;

thể tích: F2,4.585 = 4,34, P = 0,01). Như vậy, Rồng đất sử dụng mẫu thức ăn có kích thước và thể tích khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi.

Page 20: N ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC...nuôi nhốt ở tỉnh Bến Tre, nguồn con giống thu từ Nam Đông, Thừa Thiên Huế và Đăk Nông, năm 2012 có nghiên cứu thử nghiệm

18

Trung bình số lượng mẫu thức ăn trong mỗi dạ dày của nhóm

tuổi gần trưởng thành lớn nhất (21,7 ± 44,9 mẫu), tiếp theo là số lượng

mẫu thức ăn trong dạ dày của nhóm tuổi trưởng thành (15,0 ± 20,1 mẫu) và nhỏ nhất là nhóm con non (11,0 ± 19,3 mẫu; F2,290 = 3,50, P =

0,03). Thể tích thức ăn trong mỗi dạ dày của nhóm tuổi trưởng thành

(4.447,2 ± 6.430,3 mm3) và nhóm tuổi gần trưởng thành (4.175,7±

5.514,3 mm3) chênh lệch nhau không nhiều, riêng nhóm con non có

thể tích thức ăn trong dạ dày nhỏ nhất (2.257,2 ± 3.359,9 mm3; F2,290 =

5,94, P = 0,003). Rồng đất gần trưởng thành tiêu thụ số lượng mẫu

thức ăn lớn hơn nhiều so với nhóm trưởng thành và con non. Theo Rocha và Anjos (2007), hầu như những loài thằn lằn còn non bị giới

hạn bởi kích cỡ miệng nên chúng thường sử dụng các loại con mồi có

kích thước tương đối nhỏ so với thằn lằn trưởng thành, nên các cá thể non có xu hướng sử dụng số lượng mẫu thức ăn bằng hoặc nhiều hơn

cá thể trưởng thành, tuy nhiên, về thể tích thức ăn có thể nhỏ hơn. Việc

sử dụng số lượng thức ăn nhiều ở cá thể non nhằm đảm bảo đầy đủ

dinh dưỡng để duy trì quá trình phát triển và cân bằng năng lượng trong cơ thể. Con non sử dụng loại thức ăn đa dạng nhất (3,12), tiếp

theo là nhóm trưởng thành (2,06) và nhỏ nhất là nhóm gần trưởng

thành (1,76). Nhóm trưởng thành (0,13) và gần trưởng thành (0,14) có xu hướng lựa chọn loại thức ăn ưa thích hơn con non (0,22).

Kết quả phân tích Rarefaction cho thấy nhóm con non và nhóm

trưởng thành sử dụng đa dạng loại thức ăn hơn nhóm gần trưởng thành. Nhóm trưởng thành và nhóm gần trưởng thành sử dụng đồng

đều các loại thức ăn hơn nhóm con non (Hình 3.4).

3.3.5. Thành phần thức ăn theo giới tính

Con đực sử dụng 5 loại thức ăn có IRI ưu thế gồm: bộ Cánh

B A

Hình 3.4. Đƣờng cong tích lũy kỳ vọng số lƣợng mẫu thức ăn (A)

và loại thức ăn trong dạ dày (B) của Rồng đất

Page 21: N ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC...nuôi nhốt ở tỉnh Bến Tre, nguồn con giống thu từ Nam Đông, Thừa Thiên Huế và Đăk Nông, năm 2012 có nghiên cứu thử nghiệm

19

đều (45,16%), họ Kiến (9,79%), thực vật (5,91%), bộ Cánh thẳng

(5,55%) và Ấu trùng côn trùng (5,29%). Con cái sử dụng 6 loại thức

ăn có IRI ưu thế: bộ Cánh đều (42,17%), họ Kiến (17,23%), bộ Cánh thẳng (8,33%), bộ Cánh cứng (6,64%), Ấu trùng côn trùng (6,50%)

và bộ Cánh màng (5,53%).

Số lượng mẫu thức ăn trung bình trong mỗi dạ dày con đực nhiều hơn con cái nhưng không có ý nghĩa (F1,62 = 0,17, P = 0,678).

Thể tích thức ăn con cái tiêu thụ lớn hơn so với con đực nhưng

không có ý nghĩa (F1,62 = 0,08, P = 0,781). Con cái (2,24) sử dụng

loại thức ăn đa dạng hơn con đực (1,88), con đực có xu hướng lựa chọn một số loại thức ăn ưa thích hơn con cái được thể hiện qua chỉ

số đồng đều (con cái: 0,21 và con đực: 0,19). Chiều rộng miệng của

con đực trưởng thành lớn nhất (25,5 ±7,3 mm), sau đó là con cái trưởng thành (22,5 ± 3,1 mm) và nhỏ nhất là nhóm con non (16,2 ±

1,9 mm). Chiều dài, chiều rộng và thể tích mẫu thức ăn con đực sử

dụng cũng lớn nhất, sau đó là con cái và nhỏ nhất là con non (F3,1.404

= 20,32, P < 0,0001). Theo Reilly et al. (2007) cho rằng các loài thằn lằn có tập tính

săn mồi theo mô hình tìm kiếm rộng thì độ rộng miệng có quan hệ

mật thiết với kích thước mẫu thức ăn. Trong nghiên cứu này, độ rộng miệng của Rồng đất càng lớn thì sử dụng mẫu thức ăn có kích cỡ

càng lớn.

3.3.6. So sánh thành phần thức ăn ngoài tự nhiên và nuôi nhốt Ngoài tự nhiên Rồng đất sử dụng 20 loại thức ăn là côn trùng,

động vật không xương sống khác và thực vật, trong đó có bảy loại

thức ăn ưa thích bao gồm: Mối (bộ Cánh đều), Kiến (họ Kiến), Dế và

Châu chấu (bộ Cánh thẳng), Giun đất (bộ Giun đất), Nhện (bộ Nhện), Ấu trùng côn trùng, một số loài trong bộ Cánh cứng và thực vật (quả

Sung). Nuôi nhốt, Rồng đất ăn 26 loại thức ăn, có 5 loại thức ăn ưa

thích thuộc côn trùng và động vật không xương sống như: Mối, Châu chấu và Dế (bộ Cánh thẳng), Giun đất, Giun quế, Sâu gạo, Ấu trùng

côn trùng và bốn loại thức ăn ưa thích là thực vật thuộc các loại quả

chín (chuối, xoài, mít, đu đủ).

Page 22: N ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC...nuôi nhốt ở tỉnh Bến Tre, nguồn con giống thu từ Nam Đông, Thừa Thiên Huế và Đăk Nông, năm 2012 có nghiên cứu thử nghiệm

20

3.4. Đánh giá nhân tố tác động và các vấn đề liên quan đến bảo

tồn Rồng đất

3.4.1. Các nhân tố tác động 3.4.1.1. Săn bắt quá mức

- Ở A Lưới: Rồng đất săn bắt từ tháng 2 đến tháng 10 hàng năm,

tần suất và sản lượng săn bắt Rồng đất nhiều nhất từ tháng 4 đến tháng 8. Tổng cộng 7 hộ gia đình săn bắt khoảng 364,5 kg Rồng đất/năm.

Các hộ săn bắt đa số là dân tộc Kơ tu, nên thói quen săn bắt không bền

vững, họ tìm các bãi đẻ của Rồng đất rồi đào lên lấy trứng.

- Ở Nam Đông: Thời gian săn bắt Rồng đất cũng diễn ra từ tháng 2 đến tháng 10 hàng năm. Tính trung bình trong năm 2016, 8

hộ gia đình săn bắt được 224 kg Rồng đất/năm, chủ yếu các cá thể

gần trưởng thành và trưởng thành. - Ở Phong Điền: Các tháng săn bắt Rồng đất có sản lượng cao

nhất từ tháng 5 đến tháng 7 (tháng 6: 82 kg), thấp nhất vào tháng 10

(10 kg). Trung bình năm 2016, 6 hộ thu hoạch được 400,5 kg Rồng

đất. Tổng sản lượng trung bình ước tính 989 kg/năm (Bảng 3.1). 3.4.1.2. Tình hình buôn bán và sử dụng Rồng đất

- Tình hình buôn bán: Giá bán Rồng đất cũng khác nhau theo

từng địa phương. Ở A Lưới và Nam Đông Rồng đất có giá bán cao hơn Phong Điền, giá bán còn thay đổi theo tháng. Qua điều tra tình

hình buôn bán Rồng đất tại thành phố Huế cho thấy, thời điểm cao

nhất có giá 450.000 đồng/kg.

Bảng 3.1. Ƣớc tính tổng sản lƣợng Rồng đất bị săn bắt ở A Lƣới,

Nam Đông và Phong Điền năm 2016

Tháng Sản lƣợng trung bình (kg)

A Lƣới Nam Đông Phong Điền Tổng cộng

2 11 5 10 26

3 27 12 34,5 73,5

4 47,5 28 62 137,5

5 72 51 66 189

6 80 57 82 219

7 64,5 35 74 173,5

8 37,5 24 48 109,5

9 18 8 18 44

10 7 4 6 17

Cộng 364,5 224 400,5 989

Page 23: N ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC...nuôi nhốt ở tỉnh Bến Tre, nguồn con giống thu từ Nam Đông, Thừa Thiên Huế và Đăk Nông, năm 2012 có nghiên cứu thử nghiệm

21

- Tình hình sử dụng: Xã Phong Mỹ có 2 nhà hàng buôn bán

Rồng đất không thường xuyên. A Lưới có 4 nhà hàng sử dụng Rồng đất thường xuyên. Khe Tre có 3 nhà hàng buôn bán và sử dụng Rồng

đất thường xuyên. Tại thành phố Huế, có 5 nhà hàng sử dụng Rồng

đất thường xuyên, thịt Rồng đất được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau (Hình 3.5).

3.4.1.3. Tác động đến sinh cảnh sống

- Hoạt động khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ: Kết quả nghiên cứu vi môi trường sống của loài Rồng đất cho thấy loài này phân bố

chủ yếu ở đai độ cao dưới 300 m, các hoạt động khai thác gỗ, trồng

rừng, đốt rừng làm nương rẫy,…. đã ảnh hưởng tiêu cực đến sinh

cảnh sống của Rồng đất. - Xây dựng công trình giao thông xuyên qua rừng.

3.4.2. Đề xuất các biện pháp bảo tồn loài Rồng đất

3.4.2.1. Khoanh vùng các khu vực ưu tiên bảo vệ Để bảo tồn quần thể loài Rồng đất ở huyện A Lưới, Nam Đông

và Phong Điền tỉnh Thừa Thiên Huế, các nhà quản lý nên ưu tiên bảo

tồn khu vực các tuyến theo thứ tự sau: tuyến T-2 và T-1 bảo tồn

trước; tiếp theo là tuyến T-7, T-6; đến các tuyến T-3, T-4, T-8; sau

C D

A B

Hình 3.5. Rồng đất bán tại chợ A Lƣới (A); Sử dụng và chế biến

các món ăn Rồng đất tại nhà hàng ở thành phố Huế (B, C, D)

Page 24: N ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC...nuôi nhốt ở tỉnh Bến Tre, nguồn con giống thu từ Nam Đông, Thừa Thiên Huế và Đăk Nông, năm 2012 có nghiên cứu thử nghiệm

22

cùng là các tuyến T-5, T-9, T-10 và T-11 (Hình 3.6).

3.4.2.2. Nhân nuôi Rồng đất bảo tồn và phát triển kinh tế

Gây nuôi sinh sản Rồng đất là một trong những biện pháp nhằm hạn chế việc săn bắt loài này trong tự nhiên, đồng thời giúp

phát triển kinh tế hộ gia đình ở các huyện thuộc khu vực miền núi.

3.4.2.3. Các giải pháp về quản lý - Kiểm soát việc săn bắt và mua bán trái pháp luật.

- Tăng cường tuần tra, giám sát để ngăn chặn các vi phạm có

ảnh hưởng tiêu cực đến sinh cảnh sống và quần thể của các loài động

vật rừng trong đó có Rồng đất, đặc biệt lưu ý ở các khu vực Nam Đông và A Lưới.

- Bảo vệ và phục hồi hệ sinh thái rừng tự nhiên.

- Xây dựng các hành lang rừng để liên kết các khoảng rừng bị biệt lập để mở rộng sinh cảnh sống và tạo không gian giao lưu nguồn

gene giữa các quần thể động vật, trong đó có loài Rồng đất.

Hình 3.6. Khoanh vùng bảo tồn loài Rồng đất ở Thừa Thiên Huế

- Kiểm tra, giám sát các nhà hàng và cơ sở sử dụng mua bán

động vật hoang dã, chứng minh được nguồn gốc hợp pháp, nếu

không cần có chế tài xử lý thích hợp: tịch thu động vật thả lại rừng hoặc nhắc nhở, xử phạt.

- Tuyên truyền giáo dục về bảo vệ động vật hoang dã: Các cơ

Page 25: N ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC...nuôi nhốt ở tỉnh Bến Tre, nguồn con giống thu từ Nam Đông, Thừa Thiên Huế và Đăk Nông, năm 2012 có nghiên cứu thử nghiệm

23

quan quản lý ở địa phương cần có chương trình tuyên truyền về việc

giảm thiểu nhu cầu sử dụng động vật hoang dã, đặc biệt là tuyến xã.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. KẾT LUẬN

1.1. Hiện trạng quần thể - Kích thước quần thể Rồng đất tại các tuyến khảo sát ở Phong

Điền lớn nhất, khoảng 81 cá thể/2 tuyến (dài 2.100 m), trung bình 26

m gặp 1 cá thể; Ở A Lưới, năm 2016, khoảng 96 cá thể/5 tuyến (dài 2.640 m), trung bình 28 m gặp 1 cá thể, năm 2017, khoảng 59 cá

thể/2 tuyến (dài 1.650 m), trung bình 30 m gặp 1 cá thể; Ở Nam

Đông khoảng 78 cá thể/3 tuyến (dài 3.700 m), trung bình 48 m gặp 1 cá thể. Tổng cộng, ước tính kích thước quần thể loài Rồng đất ba địa

điểm nghiên cứu năm 2016-2017 là 314 cá thể (mức sai số khoảng

314 ± 16 cá thể).

- Mật độ quần thể Rồng đất tại các tuyến khảo sát ở Phong Điền ước tính khoảng 97 cá thể/10.000 m

2, ở A Lưới khoảng 44 cá

thể/10.000 m2, ở Nam Đông khoảng 28 cá thể/10.000 m

2.

- Cấu trúc quần thể Rồng đất tại các tuyến khảo sát ở ba địa điểm nghiên cứu ghi nhận con non chiếm ưu thế (chiếm 52,9%), tiếp

theo là nhóm gần trưởng thành chiếm 28,6%, thấp nhất là nhóm

trưởng thành chiếm 18,5%. Như vậy, từ tháng 4 đến tháng 6 quần thể Rồng đất đang trong giai đoạn phát triển.

- Cấu trúc giới tính tại các tuyến khảo sát ở ba địa điểm nghiên

cứu đã xác định tỉ lệ đực : cái là 13,1 : 18,4. Như vậy, quần thể Rồng

đất ở khu vực nghiên cứu có cá thể cái chiếm ưu thế hơn cá thể đực.

1.2. Đặc điểm môi trƣờng sống, phƣơng thức hoạt động, phân bố

- Đặc điểm môi trường sống: Ban ngày, Rồng đất hoạt động ở

mặt đất và trên cây trong 6 loại vi môi trường sống: cành cây, tán lá, dây leo, trên đá, bãi cát, thảm cỏ và vi môi trường sống khác. Ban

đêm, Rồng đất bám chủ yếu trên cành cây, tán lá, dây leo ven bờ

suối. Độ cao vị trí bám của cá thể trưởng thành cao hơn so với cá thể non. Vào ban ngày, độ che phủ rừng nơi cá thể trưởng thành hoạt

động thấp hơn (26,1%) so với con non (34,7%), ban đêm thì ngược

lại các cá thể trưởng thành bám nơi có độ che phủ rừng (77,3%) cao

hơn so với con non (64,4%). - Phương thức hoạt động: Ban ngày, Rồng đất hoạt động từ

Page 26: N ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC...nuôi nhốt ở tỉnh Bến Tre, nguồn con giống thu từ Nam Đông, Thừa Thiên Huế và Đăk Nông, năm 2012 có nghiên cứu thử nghiệm

24

8:00-16:00 giờ (nhiệt độ không khí từ 28,3-30,6oC, độ ẩm từ 65,3-

85%), hoạt động mạnh nhất từ 12:00-13:00 giờ (nhiệt độ không khí

khoảng 31,4oC, độ ẩm khoảng 61%) khi trời nắng ráo, hoạt động

chủ yếu săn mồi, bắt cặp sinh sản, đẻ trứng, phơi nắng và uống

nước. Ban đêm, Rồng đất bám trên cành cây, tán lá, dây leo ven bờ

suối để ngủ. - Đặc điểm phân bố: Rồng đất phân bố chủ yếu ở độ cao dưới

300 m, ít phân bố ở độ cao từ 600 m trở lên. Sinh cảnh rừng thứ sinh

lẫn rừng trồng ghi nhận nhiều nhất, đến sinh cảnh rừng nguyên sinh

xen lẫn rừng thứ và ít phân bố ở sinh cảnh rừng nguyên sinh.

1.3. Thành phần thức ăn

- Rồng đất ăn 20 loại thức ăn, chủ yếu là côn trùng (Mối,

Kiến), Nhện, Ấu trùng côn trùng, các loài Dế và Châu chấu trong bộ Cánh thẳng, Mối và Kiến là hai loại thức ăn ưa thích, Giun đất có tỉ

lệ thấp, thực vật (lá và quả Sung) cũng là loại thức ăn của loài này.

- Rồng đất trưởng thành ăn 4 loại thức ăn ưu thế: bộ Cánh đều,

họ Kiến, bộ Cánh thẳng, Ấu trùng côn trùng; Con gần trưởng thành ăn 5 loại: bộ Cánh đều, họ Kiến, bộ Cánh thẳng, bộ Nhện và Ấu

trùng côn trùng; Con non ăn 6 loại thức ăn: bộ Cánh đều, họ Kiến, bộ

Cánh thẳng, Ấu trùng côn trùng, bộ Giun đất và bộ Nhện. Con gần trưởng thành ăn nhiều hơn con trưởng thành và con non.

- Con đực ăn 5 loại thức ăn ưu thế: bộ Cánh đều, bọ Kiến, thực

vật, bộ Cánh thẳng, Ấu trùng côn trùng. Con cái ăn 6 loại thức ăn ưu thế: bộ Cánh đều, họ Kiến, bộ Cánh thẳng, bộ Cánh cứng, Ấu trùng

côn trùng, bộ Cánh màng.

1.4. Các nhân tố tác động, bảo tồn và phát tiển loài Rồng đất

- Nhân tố tác động đến quần thể Rồng đất chủ yếu do săn bắt quá mức làm thực phẩm và buôn bán, ước tính năm 2016 ở A Lưới

săn bắt khoảng 364,5 kg/năm, Nam Đông khoảng 224 kg/năm, Phong

Điền khoảng 400,5 kg, cả khu vực nghiên cứu khoảng 989 kg/năm. Thu hẹp diện tích rừng, chặt phá rừng, chia cắt sinh cảnh sống cũng

là nhân tố tác động đến sinh cảnh sống của loài này.

- Địa điểm bảo tồn theo thứ tự: Tuyến T-2, T-1; tuyến T-7, T-6, T-3, T-4; tuyến T-8, tuyến T-5, tuyến T-9, T-10 và T-11.

Page 27: N ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC...nuôi nhốt ở tỉnh Bến Tre, nguồn con giống thu từ Nam Đông, Thừa Thiên Huế và Đăk Nông, năm 2012 có nghiên cứu thử nghiệm

25

2. KIẾN NGHỊ

2.1. Đối với công tác nghiên cứu tiếp theo

Cần tiếp tục thực hiện chương trình giám sát quần thể loài Rồng đất ở tỉnh Thừa Thiên Huế để theo dõi sự biến động về số

lượng cá thể. Trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp quy hoạch bảo tồn

phù hợp.

2.2. Đối với công tác bảo tồn

- Xem xét, đánh giá hiện trạng bảo tồn của loài ở phạm vi toàn

cầu để đưa loài Rồng đất vào Danh lục Đỏ IUCN và danh lục các loài

hạn chế khai thác vì mục đích thương mại. - Cơ quan quản lý của tỉnh Thừa Thiên Huế cần có thể tham

khảo số liệu của đề tài này để quy hoạch các địa điểm ưu tiên bảo tồn

đa dạng sinh học trong đó có quần thể của loài Rồng đất, chú ý bảo vệ sinh cảnh rừng tự nhiên ở các khu vực sau: Hương Nguyên, A Pát,

Khe Dâu (A Lưới), Hương Lộc (Nam Đông), KBTTN Phong Điền.

- Cơ quan quản lý và chính quyền địa phương cần kiểm soát

việc khai thác và sử dụng Rồng đất quá mức, đặc biệt là vào mùa sinh sản do mức độ ảnh hưởng rất lớn đến quần thể của loài này trong

tự nhiên. Thực hiện các chương trình tuyên truyền nâng cao nhận

thức của cộng đồng địa phương, giảm thiểu các hoạt động ảnh hưởng đến sinh cảnh và quần thể Rồng đất.

- Cần xem xét nhân nuôi sinh sản thử nghiệm Rồng đất quy mô

hộ gia đình để giảm thiểu việc săn bắt ngoài tự nhiên và đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Việc nhân nuôi Rồng đất có thể tham

khảo số liệu của đề tài trong thiết kế chuồng nuôi, sinh cảnh, đảm các

các điều kiện về nhiệt độ, độ ẩm và thành phần thức ăn phù hợp với

đặc điểm sinh thái và tập tính của loài.

Page 28: N ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC...nuôi nhốt ở tỉnh Bến Tre, nguồn con giống thu từ Nam Đông, Thừa Thiên Huế và Đăk Nông, năm 2012 có nghiên cứu thử nghiệm

26

CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ

1. Ngô Văn Bình, Nguyễn Công Lục, Nguyễn Văn Hoàng, Ngô Đắc

Chứng, Nguyễn Quảng Trường (2016), “Môi trường sống và

phương thức hoạt động của loài Rồng đất (Physignathus cocincinus Cuvier, 1829) ở tỉnh Thừa Thiên Huế”, Báo cáo Khoa

học, Hội thảo Quốc gia về lưỡng cư và bò sát ở Việt Nam lần thứ

ba, Nxb. KHTN & CN, Hà Nội, tr. 175-180.

2. Nguyễn Văn Hoàng, Ngô Đắc Chứng, Ngô Văn Bình, Nguyễn Quảng Trường (2017), “Hoạt động ngày đêm của loài Rồng đất

(Physignathus cocincinus Cuvier, 1829) ở vùng núi tỉnh Thừa

Thiên Huế”, 126(1A), T p c o ọc ọc u : o ọc T n n -1388, Nxb. Đại học Huế, tr. 103-112.

3. Nguyen Van Hoang, Ngo Van Binh, Ngo Dac Chung, Nguyen

Quang Truong (2017), “Diet of the Indochinese Water Dragon

Physignathus cocincinus Cuvier, 1829 (Squamata: Agamidae) from Thua Thien Hue Province, Vietnam”, Russian Journal of

Herpetology, (Đã nhận đăng).

4. Truong Quang Nguyen, Hai Ngoc Ngo, Cuong The Pham, Hoang

Nguyen Van, Chung Dac Ngo, Mona van Schingen, Thomas

Ziegler (2017), “First population assessment of the Asian Water

Dragon (Physignathus cocincinus Cuvier, 1829) in Thua Thien Hue Province, Vietnam”, Nature Conservation, 26 :1-14, doi:

10.3897/natureconservation.26.21818

http://natureconservation.pensoft.net.

Page 29: N ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC...nuôi nhốt ở tỉnh Bến Tre, nguồn con giống thu từ Nam Đông, Thừa Thiên Huế và Đăk Nông, năm 2012 có nghiên cứu thử nghiệm

MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING

HUE UNIVERSITY

HUE COLLEGE OF EDUCATION

NGUYEN VAN HOANG

STUDY ON THE POPULATION STATUS OF THE ASIAN

WATER DRAGON (Physignathus cocincinus Cuvier, 1829)

WITH IMPLICATIONS FOR CONSERVATION

IN THUA THIEN HUE

Major: Zoology

Code: 62 42 01 03

SUMMARY OF DOCTOR OF BIOLOGY THESIS

Academic Instructors:

PROF. PHD. NGO DAC CHUNG

ASSOC. PROF. PHD. NGUYEN QUANG TRUONG

HUE - 2018

Page 30: N ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC...nuôi nhốt ở tỉnh Bến Tre, nguồn con giống thu từ Nam Đông, Thừa Thiên Huế và Đăk Nông, năm 2012 có nghiên cứu thử nghiệm

This thesis was completed at: .........................................................

........................................................................................................

Academic Instructors:

1. Prof. PhD. Ngo Dac Chung

2. Assoc. Prof. PhD. Nguyen Quang Truong

1. Reviewer 1: ................................................................................

........................................................................................................

2. Reviewer 2: ................................................................................

........................................................................................................

3. Reviewer 3: ................................................................................

........................................................................................................

The thesis will be protected at the thesis review Council of Hue

University meeting at: .....................................................................

At, ................ hours, day ........ , month .......... , year ....................

This thesis can be found at the library: ...........................................

Page 31: N ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC...nuôi nhốt ở tỉnh Bến Tre, nguồn con giống thu từ Nam Đông, Thừa Thiên Huế và Đăk Nông, năm 2012 có nghiên cứu thử nghiệm

1

INTRODUCTION

1. Reason for choosing topic

The Asian Water Dragon, Physignathus cocincinus, was

originally described from southern Vietnam (Cuvier, 1829). The Asian

Water Dragon is widely distributed in tropical forests from Southern

China through Vietnam, Laos, southwards to Thailand. In Thua Thien

Hue, P. cocincinus has been recorded in the evergreen forests of A

Luoi, Huong Thuy, Huong Tra, Phu Loc and Nam Dong districts

(Nguyen et al. , 2009). This species was listed in the Vietnam Red

Data Book (2007) as Vulnerable due to the population reduction and a

decline in area of extent of occurrence and habitat quality (Dang et al.,

2007). However, populations of this species are being hunted

excessively to make specialty foods and trade in domestic and foreign

markets. Besides, many construction works traffic through forests,

deforestation, and burning forest for cultivation are also causes of loss

or habitat loss of this species. Research on the Asian Water Dragon the

world and in Vietnam focuses on characterization of morphology and

distribution records. In 2007, there was a study on the nutritional and

reproductive characteristics of the Asian Water Dragon in captivity in

Nam Dong district, Thua Thien Hue province. In 2009, there was a

research on fertility and growth of this species in captivity in Ben Tre

province, the juveniles were collected from Nam Dong district, Thua

Thien Hue and Dak Nong province. In 2012, there was a study of the

Asian Water Dragon as a scene.

2. Study purposes

Assess the population status, ecological characteristics,

distribution and diet of P. cocincinus in Thua Thien Hue province

with implications for conservation.

3. Study scope

3.1. Assess the population status of Physignathus cocincinus in

Phong Dien, A Luoi and Nam Dong districts

- Estimate the population density;

- Estimate the population size;

- Assess the population structure at study sites, age groups and sexes.

3.2. Assess the distribution characteristics and ecological

characteristics of Physignathus cocincinus

- Distribution of P. cocincinus in altitude and habitat;

Page 32: N ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC...nuôi nhốt ở tỉnh Bến Tre, nguồn con giống thu từ Nam Đông, Thừa Thiên Huế và Đăk Nông, năm 2012 có nghiên cứu thử nghiệm

2

- Characteristics of microhabitat and home range;

- Foraging mode of P. cocincinus.

3.3. Dietary composition of Physignathus cocincinus

- Dietary composition of P. cocincinus in each study site;

- Dietary composition P. cocincinus in each habitat, age groups and sex.

3.4. Assess the impact factors and propose recommendations for the

conservation and sustainable use of Physignathus cocincinus

- Determining the threats to habitat and population;

- Proposing the conservation of microhabitat and sustainable

use of P. cocincinus.

4. The scientific and practical significance of the thesis

The results of this thesis provide updated data on the

population status as a scientific basis for the planning of the Asian

Water Dragon conservation in Thua Thien Hue Province. It also

provides the ecological and dietary composition of P. cocincinus

which are useful information for the captivity and development of

this endangered reptile in Thua Thien Hue Province as well as

replication in other localities.

5. New contributions of the thesis

- Provide the first contribution of information on the status and

population structure of P. cocincinus in Thua Thien Hue Province.

- Determine the distribution characteristics, foraging mode and

use of microhabitats of P. cocincinus in natural habitat.

- Identify the dietary composition, important prey items of P. cocincinus.

- Determine factors affect the microhabitat and populations of P.

cocincinus in the study sites and propose the conservation and sustainable

development of the Asian Water Dragon in Thua Thien Hue Province.

CHAPTER 1. LITERATURE REVIEW

Through the references in the world as: Cuvier (1829), Duméril

and Bibron (1837), Boulenger (1885), Barbour (1912), Smith (1935),

Taylor (1963), Nabhitabhata et al. (2000), Teynie et al. (2004), To

(2005), Stuart et al. (2006), Grismer et al. (2007), Grismer et al. (2008a,

2008b), Hartmann et al. (2013) show that the study of Physignathus

cocincinus focused only on the morphological characteristics and record

habitat of this species. Smith (1935), Vosjoli (1992), Kaplan (1997),

Foster and Smith (1997) studied on the ecology of P. cocincinus in

Page 33: N ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC...nuôi nhốt ở tỉnh Bến Tre, nguồn con giống thu từ Nam Đông, Thừa Thiên Huế và Đăk Nông, năm 2012 có nghiên cứu thử nghiệm

3

captivity. In Vietnam, Bourret's (1937, 1940, 1943) Amphibians and

Reptiles studies in Indochina and Vietnamese scientists only described

morphological characteristics and only record the habitat of P.

cocincinus. Ngo Dac Nguyen et al. (2007), Ngo Dac Thong and Bui Thi

Thuy Bac (2009) studied on the reproduction and growth of P.

cocincinus in captivity. In 2012, there was a study of the Asian Water

Dragon as a scene. Therefore, making a study of the population status of

the asian water dragon (P. cocincinus Cuvier, 1829) in Thua Thien Hue,

Viet Nam with implications for conservation is needed to provide

scientific data for further studies and this is especially true for the

conservation and sustainable use of these endangered reptiles

CHAPTER 2

SITES, TIME, OBJECTIVES AND METHODS OF STUDY

2.1. Study sites and research period

2.1.1. Study sites: At streams in the evergreen forests of A Luoi,

Nam Dong and Phong Dien district. Interviews the hunter of the

status of hunting and trade P. cocincinus in study sites and

restaurants in Hue City (Figure 2.1).

Figure 2.1. The map of survey sites, study on Physignathus cocincinus

in the mountain region of Thua Thien Hue province

LAOS DA NANG

CITY

QUANG TRI

PROVINCE EAST

SEA

Poor forest

Rich forest

Medium forest

Plantation forest

Watershed

Study sites

NOTE:

Page 34: N ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC...nuôi nhốt ở tỉnh Bến Tre, nguồn con giống thu từ Nam Đông, Thừa Thiên Huế và Đăk Nông, năm 2012 có nghiên cứu thử nghiệm

4

2.1.2. Research period: This thesis was conducted from August 2014

to August 2017.

2.2. Study object: Physignathus cocincinus (Cuvier, 1829), Agamidae,

Squamata, Reptilia.

2.3. Research methods

2.3.1. Survey fields

2.3.1.1. Instruments: Camera, spotlights, GPS, electronic rulers,

electronic scales, device of temperature and humidity, device of

measure body temperature and surfaces temperature of substrate where

P. cocincinus lived in. Eraser to make a mark and marked labels tie to

the position of P. cocincinus. The plastic bottle was marked labels to

contain food, 70% alcohol, and stomach-flushing device.

2.3.1.2. Field survey: Survey 11 routes along streams in three

habitats: primary forest habitats, primary forest habitats alternated

with secondary forests, secondary forest habitats alternated with

plantation forest (Table 2.1).

2.3.1.3. Data collection for microhabitat and sample of the Asian

Water Dragon:

- Record microclimate conditions: Measure the air temperature

and humidity. Record weather such as rainy, sunny, murky. Measure

the temperature of substrate where P. cocincinus lived at; Measure air

temperature and temperature of P. cocincinus to evaluate the change

of the body temperature of P. cocincinus according to the temperature

of the environment, record about weather conditions.

- Record microhabitat: Substrate type: rock; dead wood;

branch; bamboo; leaf; sand; water; convolve; ground; Measure the

distance from the animal to the water surface (m), the distance is

calculated perpendicular from the position of the animal to the

middle of the stream. Estimate the forest cover (%) where the

animal lived in, note the coordinates and altitude at the position of

P. cocincinus.

- Observe the foraging mode and morphological

characteristics: foraging mode such as predatory behavior,

observation and waiting behavior, bask behavior, fighting and

reproduction activities, recording microclimate conditions and

microhabitat. Collecting P. cocincinus, observation of secondary

reproductive characteristics such as body color, developmental level

of spine, chin scales, weight and measurement morphology.

Page 35: N ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC...nuôi nhốt ở tỉnh Bến Tre, nguồn con giống thu từ Nam Đông, Thừa Thiên Huế và Đăk Nông, năm 2012 có nghiên cứu thử nghiệm

5

- Collect the stomach-flushing method of Solé et al. (2005) to

obtain stomach contents without sacrificing lizards.

- Estimate population density and sizes of P.cocincinus by

“Capture-recapture Method” (Van Schingen et al., 2014).

Table 2.1. The routes (streams) surveyed in Phong Dien, Nam

Dong and A Luoi, Thua Thien Hue province

Sites Routes Coordinates

of first point

Coordinates

final point

Altitude

(m)

Length

of routes

(m)

Phong

Dien

T-1 N 16o28' 24.9''

E 107o18'08.9''

N 16o28' 04.8''

E 107o18'54.7'' 44-90 860

T-2 N 16o28' 06.2''

E 107o18'38.5''

N 16o28' 04.8''

E 107o18'5.4'' 43-75 1.300

A Luoi

T-3 N 16o04'55.3''

E 107o28'87.9''

N 16o04'61.9''

E 107o28'87.9'' 706-780 320

T-4 N 16o05'14.1''

E 107o27'32.6''

N 16o05'21.2''

E 107o27'33.6'' 720-820 250

T-5 N 16o05'12.6''

E 107o28'67.6''

N 16o05'26.4''

E 107o28'86.1'' 623-770 420

T-6 N 16o09'27.4''

E 107o27'01.0''

N 16o09'17.3''

E 107o26'48.1'' 176-250 950

T-7 N 16o09'20.2''

E 107o27'15.1''

N 16o09'10.8''

E 107o27'03.9'' 179-214 700

Nam

Dong

T-8 N 16o07'55.9''

E 107o48'11.2''

N 16o07'32.9''

E 107o48'06.5'' 129-179 1.400

T-9 N 16o08'22.6''

E 107o48'52.9''

N 16o08'51.4''

E 107o48'56.9'' 173-269 1.300

T-10 N 16o08'11.4''

E 107o47'57.8''

N 16o08'22.6''

E 107o48'16.9'' 111-145 1.000

T-11 N 16o08'22.9''

E 107o47'22.2''

N 16o08'32.6''

E 107o47'18.2'' 105-129 460

2.3.2. Assessment of population status and dietary composition

2.3.3.1. Age determination: We divided them into three age groups:

Adult with SVL > 140 mm, sub adult with 100 mm < SVL ≤ 140 mm

and juvenile with SVL ≤ 100 mm.

2.3.2.2. Sex determination: Sex determination is based on SVL and

secondary sexual characteristics. Estimating Sexual Size Dimorphism

(SSD) between males and females according to Cox et al. (2003),

Ngo Dac Chung and Nguyen Quang Truong (2015):

SSD = [SVL mean of male/SVL mean of female] - 1

Page 36: N ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC...nuôi nhốt ở tỉnh Bến Tre, nguồn con giống thu từ Nam Đông, Thừa Thiên Huế và Đăk Nông, năm 2012 có nghiên cứu thử nghiệm

6

2.3.2.3. Population density estimation: Applying Regas & Yirga

(2013) as follows: D = n × s/(2L × W), adapted to behavior of this

species D = n × s/[L × (W1 + W2)].

Where: D is the estimated population density; n is the number

of visible groups; s is the average number of individuals/groups; L is

the length of routes; W1 and W2 are the average distance

(perpendicular) of the visible group to the right and left of the routes.

2.3.2.4. Estimation of population size

- Schnabel index: According to the following formula (The

routes were surveyed repeatedly many times):

m

i

i

m

i

ii

R

CM

N

1

1

Where: N is the estimated population size; Mi is the total

number of individuals marked at the ith survey; Ci is the number of

individuals captured at the ith survey; Ri is the number of individuals

recaptured at the ith

survey.

With the error was calculated (Schlüpmann, Kupfer 2009):

2)1(

196,1%)95(

k

i PPkk

PVB

Where: k is the number of individuals recaptured; Pi is the

number of individuals captured in the ith survey.

- Lincoln & Petersen Index (The routes only were surveyed

once times):

2

21

m

nnP

Where: P is the estimated population size; n1 is the number of

individuals marked and dropped during the first survey; n2 is the

number of new individuals marked in the second survey; m2 is the

number of individuals recaptured.

2.3.2.5. Identification of prey categories: Millar et al. (2000),

Triplehorn & Johnson (2005) and Edward et al. (2004).

- The volume of prey categories was calculated according to the

following formula:

Page 37: N ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC...nuôi nhốt ở tỉnh Bến Tre, nguồn con giống thu từ Nam Đông, Thừa Thiên Huế và Đăk Nông, năm 2012 có nghiên cứu thử nghiệm

7

Where: V is the volume of prey (mm3), L is the length of the

prey (mm), W is the width of the prey (mm, the widest part)

(Magnusson et al., 2003).

- Index of Relative Importance (IRI)

Where: IRI is relative importance index for each prey category,

F% is occurrence percentage, N% is numeric percentage, and V% is

volumetric percentage.

- We use the reciprocal Simpson’s heterogeneity index, 1/D, to

calculate dietary prey heterogeneity:

Where: D is Simpson’s index, ni is the number of prey items in

the ith prey category and N is the total number of prey categories

(Krebs, 1999). To estimate prey evenness, we used the Shannon’s

evenness. The evenness is calculated from the equation: H’ = Hmax =

ln S, S is the total number of prey taxa and H’ is the Shannon-Weiner

index of taxon diversity. Here, the value of H’ is calculated from is

the proportion of total food items the equation H’ = –Ʃ pi × ln pi

where the quantity pi is the proportion of total food items belonging

to the taxon for the total food items of the sample ith.

The rarefaction method was used to estimate the diversity of

diet among adults, subadults, and juveniles. We standardized all diet

samples from the rarefaction method using the modified algorithm by

Hurtlbert (1971) and Simberloff (1972) as follows:

∑[ (

)

( )

]

Where: E(Sn) is the expected number of prey taxa in a random

sample of nprey items, S is the total number of prey taxa in the entire

collection from stomach contents, Ni is the number of prey items in

the ith taxon N is the total number of prey items in the entire

collection (= Ʃ Ni) n is the value of sample size (number of prey

items) chosen for standardization (n = N) and ( ) is

Page 38: N ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC...nuôi nhốt ở tỉnh Bến Tre, nguồn con giống thu từ Nam Đông, Thừa Thiên Huế và Đăk Nông, năm 2012 có nghiên cứu thử nghiệm

8

the number of combinations of n prey items that can be chosen from

a set of N prey items (Krebs, 1999).

2.3.2.6. Determination of the threat factors and propose conservation

measures

- Determine the factors affect the microhabitat of the species.

- Evaluate of hunting and trade status.

- Identify the priority conservation sites by making criteria

score for each study site.

2.3.2.7. Data processing and statistical analysis: Significant difference

was detected by software MINITAB 16.0 and SPSS 19.0. The charts

were drawn on the software OriginPro 8.5.1 and SigmaPlot 12.0.

CHAPTER 3

RESULTS AND DISCUSSIONS

3.1. Population status

3.1.1. Population structure

3.1.1.1. Morphological characteristics

Thanks to the data, we determined the weight and 15

morphological indexes of 250 individuals of P. cocincinus in three

age groups and sexes in three study sites. In terms of sex differences,

the adult males are larger than the females (Figure 3.1).

Figure 3.1. Physignathus cocincinus (A: male, SVL = 260 mm;

B: female, SVL = 165 mm)

Based on length of SVL, individuals with SVL of 140 mm or

more are adult males, as secondary genital characteristics were fully

developed and can be clearly distinguished sex of each individual

(Figure 3.2).

3.1.1.2. The relationship between body size and body weight

The SSD was positive (SSD = 0.21), indicating that there was

a difference in SVL between males and females. Indicators of size

such as AG, HL, HW, HH in males are larger than females.

B A

20 mm 20 mm

Page 39: N ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC...nuôi nhốt ở tỉnh Bến Tre, nguồn con giống thu từ Nam Đông, Thừa Thiên Huế và Đăk Nông, năm 2012 có nghiên cứu thử nghiệm

9

Correlation between SVL and body weight (W) of P.

cocincinus was expressed by linear regression equation: W = 1.987 ×

SVL - 2.226 (F1,200 = 353.76, P < 0.0001), with R2 = 0.64 was

considered to have a close correlation. The correlation between SVL

and HL was expressed by the linear regression equation: HL = 0.936

× SVL - 0.402, with R2 = 0.943 (F1,197 = 211.60, P < 0.0001). The

correlation between SVL and HW was expressed by the linear

regression equation: HW = 0.479 × SVL - 0.243, with R2 = 0.892

(F1,197 = 1,620.96, P < 0.0001). The correlation between SVL and HH

was also shown by the regression equation: HH = 0.817 × SVL –

0.427, with R2 = 0.891 (F1,196 = 1,598.62, P < 0.0001).

Figure 3.2. Male: crest (A), scales under the chin (B), femoral hole (C);

Female: crest (D), scales under the chin (E), femoral hole (F)

3.1.1.3. Population structure

- Age structure:

In A Luoi: In 2016, the results of the two surveys recorded the

number of the largest was the juveniles (46.6%), followed by the sub

adults (31.4%), the lowest was the adults (22.0%).

In Phong Dien: In 2017, the age structure of P. cocincinus

changed with time: in April recorded the number of the largest was

juveniles, followed by adults; in June, the number of the largest was

sub adults, then the adults. In the two surveys, the largest was

juveniles (45.9%), followed by the sub adults (29.6%), the lowest

was adults (24.5%). Age structure of P. cocincinus at these routes

changed in a stable direction.

In Nam Dong: In 2017, the number of individuals of all age

groups declined on the survey routes, especially the adult population

A B

D

C

E F

Page 40: N ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC...nuôi nhốt ở tỉnh Bến Tre, nguồn con giống thu từ Nam Đông, Thừa Thiên Huế và Đăk Nông, năm 2012 có nghiên cứu thử nghiệm

10

decreased. The number of juveniles was the most (60.0%), followed

by the subadults (24.9%), the lowest was the adult group (9.1%). Age

structure of P. cocincinus changed unstable.

- Sex structure:

In A Luoi: The two surveys recorded more females (19.5%)

than males (18.6%), however, the difference between males and

females was not much. In Phong Dien: two surveys were recorded

the number of females (24.0%) more than 1.5 times that of males

(14.8%). In Nam Dong: two surveys were recorded more than twice

as many females (15.4%) as males (6.6%). Thus, the sex structure at

the three study sites (A Luoi, Phong Dien and Nam Dong) was

females (13.4%) more than males (13.1%).

3.1.2. Population density

3.1.2.1. In Phong Dien: In 2017, the estimated population density of

P. cocincinus in the two routes in April was 93 individuals/10,000

m2, in June, 101 individuals/10,000 m

2. April and June average about

97 individuals/10,000 m2. Population density of P. cocincinus

increased but not significantly.

3.1.2.2. In A Luoi: The estimated population density of P. cocincinus

in five routes in April and June 2016 about 44 individuals/10.000 m2.

In 2017, estimated the density of populations in June were about 64

individuals/10,000 m2.

3.1.2.3. In Nam Dong: In April and June 2017, the estimated the

density of populations on four routes were about 28

individuals/10,000 m2. The population density of P. cocincinus in

June tended to decrease compared to April in the same year, mainly

due to over hunting, especially in Nam Dong and A Luoi. In Phong

Dien, the estimated the population density was the highest (about 97

individuals/10,000 m2), A Luoi (44 individuals/10,000 m

2) and Nam

Dong (28 individuals/10,000 m2). The population density of P.

cocincinus was distributed at altitudes below 100 m (97

individuals/10,000 m2) more than twice at altitudes of 100-300 m (48

individuals/10,000 m2) and more than triple compared to the altitude

of 600-800 m (27 individuals/10,000 m2).

3.1.3. Population size

3.1.3.1. In A Luoi: In 2016, the research was surveyed at five routes

(2,640 m long). In April, the largest population size was estimated at

T-7 (38 individuals), followed by T-6 (35 individuals), T-5 with 12

Page 41: N ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC...nuôi nhốt ở tỉnh Bến Tre, nguồn con giống thu từ Nam Đông, Thừa Thiên Huế và Đăk Nông, năm 2012 có nghiên cứu thử nghiệm

11

individuals, T-3 and T-4 were 6 individuals/route. In April, the

estimated the size of P. cocincinus was 97 individuals in total. In

June, the largest population size was at T-6 (42 individuals), followed

by T-7 with 33 individuals, T-4 with 9 individuals, T-5 with 6

individuals and at least T-3 (5 individuals), the individuals indicated

a total of 95 in June. On average, in April and June 2016, the

population sizes of P. cocincinus were 96 individuals/5 routes.

In June 2017, two routes were conducted (T-6 and T-7, 1,650

m long), estimated the population size at the T-6 was 35 individuals,

T-7 was 24 individuals. In June, estimated data at T-6 and T-7 were

59 individuals. Comparing to the two T-6 and T-7 routes of 2016 (75

individuals) and 2017 (59 individuals), it was clear that the

population size of P. cocincinus was affected.

3.1.3.2. In Phong Dien: In 2017, the research sites were two routes

(T-1 and T-2, 2,160 m long). In April, the population size of P.

cocincinus at T-2 was 124 individuals. In June, at T-1 route was 56

individuals, T-2 was 87 individuals. In June, the population size of P.

cocincinus at T-1 and T-2 were 143 individuals. In April and June,

the average population size at T-1 and T-2 were 81 individuals.

3.1.3.3. In Nam Dong: In 2107, T-8, T-9, T-10 and T-11 (4,160 m

long) were surveyed. In April, T-8 and T-9 routes (2,700 m long) were

surveyed and the results were 74 individuals at T-8, 52 individuals at

T-9. In April, the population size of P. cocincinus was 126

individuals/2 routes. In June, surveyed two routes (T-10 and T-11), at

T-11 only was surveyed once, so there was no estimate of the

population size of P. cocincinus. Estimated at the T-10 (1,000 m long)

was 30 individuals. On average, in April and June, estimated the

population size of P. cocincinus at the three routes were 78 individuals.

A survey of 10 routes in three study sites showed that the

majority of the population of P. cocincinus at all routes in June tended

to decrease in comparison with April. The main reason was that in

May and June, P. cocincinus was hunted by hunter in the local.

Thus, the population size of P. cocincinus in 2016 was

estimated 96 individuals/5 routes (2,640 m long), on average of 28 m

caught 1 individual. In 2017, there were about 59 individuals/2 routes

(1,650 m long) in A Luoi, on average of 30 m caught 1 individual.

There was about 78 individuals/3 routes (3,700 m long) in Nam

Dong, on average of 48 m caught 1 individual; in Phong Dien was

Page 42: N ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC...nuôi nhốt ở tỉnh Bến Tre, nguồn con giống thu từ Nam Đông, Thừa Thiên Huế và Đăk Nông, năm 2012 có nghiên cứu thử nghiệm

12

about 81 individuals/2 routes (2,100 m long) on average of 26 m

caught 1 individual. Thus, it was estimated that the population size of

P. cocincinus at the routes in Phong Dien was the largest, followed

by A Luoi and the lowest was in Nam Dong. In total, it was estimated

that the population size of P. cocincinus at the routes in 2016-2017

was 314 individuals (the error rate is 314 ± 16 individuals).

3.2. Habitat, foraging mode and distribution characteristics

3.2.1. Use of microhabitat

3.2.1.1. Daytime

- The type of microhabitat: Observed the total of 102 times of

individuals of P. cocincinus shown that this species was active in six

types of microhabitat: branches, leaf, convolve, rocks, sand and

grasses along the stream and other microhabitats. Branches were

most commonly used (31.3%) (F2,15 = 9.49, P = 0.003).

- The height of perches compared to water surface: The adults

(2.26 ± 0.87 m) lived at higher than the juveniles (1.12 ± 0.67 m;

F1,101 = 49.59; P < 0.0001). The height from 0.00 to 2.00 m recorded

mainly juveniles, the height from 2.01 m to above 3.00 m recorded

mainly adults individuals.

- The canopy at the active position of P. cocincinus was about

32.3 ± 29.0%; the adults individuals (26.1 ± 30.2%) was lower than

the juveniles (34.7 ± 28.4%), (F1,101 = 1.79, P = 0.18). During the

day, P. cocincinus tended to activity in airy position, where there was

a lot of light and the air temperature raised, humidity decreased.

3.2.1.2. Night-time

- The type of microhabitat: Observed the total of 494 times of

individuals of P. cocincinus shown this species was active in 5 types

of microhabitat: branches, leaf, convolve, rocks and other

microhabitats (in tree niches, swimming in stream...). Branches and

leaf were used the most (F1.9 = 0.80, P = 0.40). At night, P.

cocincinus lived at branches, leaf, convolve on the banks of streams

to sleep. None of P. cocincinus were found in the grass and sand

along the stream, indicating that the spawning activities of this

species took place mainly during the day.

- The height of perches compared to water surface: Observed

the total of 494 times of individuals of P. cocincinus. On average,

P. cocincinus lived at 1.81 ± 1.14 m compared to the water surface.

The adults lived at 2.78 ± 1.44 m, the juveniles lived at 1.54 ± 0.87

Page 43: N ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC...nuôi nhốt ở tỉnh Bến Tre, nguồn con giống thu từ Nam Đông, Thừa Thiên Huế và Đăk Nông, năm 2012 có nghiên cứu thử nghiệm

13

m (F1,493 = 122.26, P < 0.0001). The juveniles lived at altitudes

ranging from 0.00 m to over 3.00 m in decreasing, the adults lived

at from 0.51 m to 3.00 m in increasing. The home range of activity

was about 4.7 ± 6.1 m, the adults moved away from perches further

than the juveniles.

- Type of stream: Running stream and pool were recorded the

most of number of P. cocincinus; in the waterfalls, we did not record

any individual in both of age groups.

- Measurement of air temperature at the position of the adults

and the juveniles are in the orders: 27.2 ± 1.5°C, 27.4 ± 1.1°C. Body

temperature in the adult group (23.9 ± 1.1°C) was approximately

equal to that of the juveniles (23.8 ± 1.5°C). The surface temperature

at perches of the adult and juvenile groups were 23.8 ± 1.5°C and

23.4 ± 1.5°C. The air temperature, body temperature of P. cocincinus

and surface temperature of perches at the position of P. cocincinus

between the two age groups were not significantly.

- Canopy at the position of P. cocincinus lived at about 66.8 ±

29.2%. The adult group lived at higher (77.3 ± 25.7%) than the

juveniles (64.4 ± 29.5%; F1.430 = 13.50, P < 0.0001).

3.2.2. Foraging mode

3.2.2.1. Daytime: P. cocincinus was mainly active in sunny, less

active during dark sky, especially when it rains. Active time was

from 8:00 to 16:00 hours, the strongest activity was from 12:00-

14:00 hours. According to Döring (2015), P. cocincinus lived in

the area with average humidity of 40-80% and air temperature of

26-32°C. In this study, the average air temperature at the time of

the strongest activity of P. cocincinus was about 30.6 ± 1.4°C, the

average humidity of 65.3 ± 10.6%. P. cocincinus hunted the prey

accounts for the highest proportion, followed by bask and

drinking, this behavior is suitable for the "wide forager" model

rather than the “sit-and-wait” model, which was also suitable for

some studies results on the common foraging mode of the group

of lizards.

3.2.2.2. Night-time: From 20:00 to 21:30 hours recorded the number

of P. cocincinus appearing the most on the perches of streams in two

age groups. The juveniles recorded as early as 19:31, and the adults

recorded after 20:00 hours (F1.19 = 2.86, P < 0.0001).

Page 44: N ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC...nuôi nhốt ở tỉnh Bến Tre, nguồn con giống thu từ Nam Đông, Thừa Thiên Huế và Đăk Nông, năm 2012 có nghiên cứu thử nghiệm

14

3.2.3. Distribution by altitude and habitat

3.2.3.1. According to the altitude: The Asian Water Dragon mainly

lived at altitudes below 300 m, less lived at altitudes above 600 m.

Bain and Hurley (2011) noted that the recorded lizards mainly lived

at altitudes below 300 m, at altitudes from 300-800 m recorded small

numbers of species.

3.2.3.2. According to the habitat distribution: The Asian Water

Dragon is mainly distributed in the secondary forest habitat

alternated with plantation forest and primary forest habitat alternated

with secondary forest, little distribution in the primary forest habitat.

3.3. Dietary composition

3.3.1. The prey categories in study sites

The Asian Water Dragon consumed 20 prey categories include

18 prey categories of insects and other invertebrates, one being plants

and one being unknown prey categories (Figure 3.3). IRI (Index of

Relative Importance) of the four prey categories was the most of all

included: Isoptera (37.35%), Formicidae (14.10%), Orthoptera

(9.30%), Insect larvae (7.32%).

Figure 3.3. Index of Relative Importance (IRI) of prey categories of

Physignathus cocincinus in Thua Thien Hue province (n = 291)

3,73%4,62%

1,83%3,39%

0,62%

0,83%

0,18%

14,10%

0,76%

2,54%

7,32%

37,35%

1,47%

1,87%4,52%

1,43%9,30%

0,05% 1,80%2,28% Achatinidae

Araneae

Blattodea

Coleoptera

Decapoda

Dermaptera

Diptera

Formicidae

Hemiptera

Hymenoptera

Insecta larvae

Isoptera

Julidae

Lepidoptera

Lumbriculida

Neuroptera

Orthoptera

Phasmatodea

Plants

Unidentified

Page 45: N ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC...nuôi nhốt ở tỉnh Bến Tre, nguồn con giống thu từ Nam Đông, Thừa Thiên Huế và Đăk Nông, năm 2012 có nghiên cứu thử nghiệm

15

Ngo Dac Chung et al. (2007) recorded in captivity, the Asian

Water Dragon consumed maintly insects (56.47%), followed by

earthworms (24.25%), the adult consumed 16/22 prey categories, the

juveniles consumed only 11/14 prey categories.

In this study, the P. cocincinus consumed 20 prey categories,

mainly insects (termites, ants), spiders, Insect larvae, crickets and

grasshoppers (Orthoptera); earthworms occupied a very low rate,

plants were also food of this species. Huey & Pianka (1981) argued

that lizard species hunted prey with widely foraging model,

consumed mainly the prey categories in Isoptera.

3.3.2. The prey categories in each study sites

3.3.2.1. A Luoi: P. cocincinus consumed 20 prey categories, IRI of

six prey categories were the most of all, including: Isoptera

(35.57%), Formicidae (14.00%), Orthoptera (9.31%) Insect larvae

(6.66%), Lumbriculida (6.29%) and Araneae (5.36%).

3.3.2.2. Nam Dong: P. cocincinus consumed 17 prey categories, IRI

of four prey categories were the most of all, including: Isoptera

(32.30%), Formicidae (22.37%), Orthoptera (10.09%) and Insect

larvae (9.55%).

3.3.2.3. Phong Dien: P. cocincinus consumed 18 prey categories, IRI

of six prey categories were the most of all, including: Isoptera

(44.69%), Orthoptera (8.59%), Plants (7.93%), Insect larvae (7.05%),

Coleoptera (6.98%) and Formicidae (5.72%).

The prey categories in the three study sites were quite similar.

There was four the prey categories appearing in three study sites:

Isoptera, Formicidae, Insect larvae, and Orthoptera.

In Nam Dong, in the stomach of P. cocincinus had the largest

volume of food items; followed by Phong Dien and lowest is A Luoi

(F2,290 = 2.97, P = 0.05). The largest of food items in A Luoi (16.4 ±

32.2 items), followed by Phong Dien (15.4 ± 36.7 items) and lowest

in Nam Dong (13.9 ± 16.1 items; F2,290 = 0.14, P ˃ 0.05).

In Nam Dong, length, width and volume of food items in the

stomach of P. cocincinus was the heightest, followed by Phong Dien

and the lowest is A Luoi (length: F2,485 = 16.07, P < 0.0001; width:

F2,4.585 = 159.24, P < 0.0001 and volume: F2,4.585 = 10.14, P <

0.0001). Simpson index of prey categories of P. cocincinus were the

most abundant in Nam Dong (3.11), followed by A Luoi (2.04) and

Phong Dien (1.52).

Page 46: N ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC...nuôi nhốt ở tỉnh Bến Tre, nguồn con giống thu từ Nam Đông, Thừa Thiên Huế và Đăk Nông, năm 2012 có nghiên cứu thử nghiệm

16

3.3.3. The prey categories by habitat

3.3.3.1. Secondary alternated plantation forest: The four prey

categories (IRI ≥ 5.0%) of P. cocincinus were Isoptera (38.85%),

Formicidae (14.48%), Orthoptera (9.47%), Insect larvae (8.46%).

3.3.3.2. Primary alternated secondary forest: Six prey categories (IRI

≥ 5.0%) of P. cocincinus were: Isoptera (36.36%), Formicidae

(14.91%), Lumbriculida (9.06%) Insect larvae (7.82%), Orthoptera

(5.84%) and Araneae (5.61%).

3.3.3.3. Primary forest: Six prey categories (IRI ≥ 5.0%) of P.

cocincinus were: Isoptera (34.41%), Formicidae (12.62%), Orthoptera

(14.45%), (5.96%), Araneae (5.00%) and Insects larvae (5.00%).

The secondary alternated plantation forest habitats had the

lowest number of food items (14.6 ± 27.7), the primary alternated

secondary forest (16.6 ± 29) and the primary forest habitat (16.1 ±

36.4). However, the volume of food items in the stomach of P.

cocincinus in the secondary alternated plantation forest habitat

(4,106.4 ± 5,931.4 mm3), followed by the primary alternated

secondary forest habitat (3,131 , 3 ± 5,195.3 mm3), the lowest is

primary forest (2,921.6 ± 3,151.2 mm3). Difference in the number of

food items and the volume of food items in the stomach of P.

cocincinus in three habitat did not significantly.

The diversity index of prey categories in the plantation alternated

secondary forest were the most abundant (2.56), followed by primary

secondary forest (2.09) and the smallest primary forest (1.97). In the

plantation alternated secondary forest habitats, food items: 12.3 ± 7.6

mm in length, 4.5 ± 2.6 mm in width, and 281.0 ± 684.8 mm3 in volume

were the largest; length, width and volume of food items between

primary alternated secondary forest and primary forest habitats were not

much different (length: F2,485 = 14.20, P < 0.0001, width: F2.4858 =

146.94, P < 0.0001 and volume: F2.4855 = 5.40, P = 0.005).

3.3.4. The dietary composition P. cocincinus by age groups

The adults consumed four prey categories (IRI ≥ 5.0%) were:

Isoptera (43.79%), Formicidae (13.46%), Orthoptera (6.97%), insects

larvae (5.86%). The subadults ate five prey categories were: Isoptera

(43.12%), Formicidae (9.91%), Orthoptera (10.20%), Araneae

(5.39%) and Insect larvae (5.72%). The juveniles consumed six prey

categories: Isoptera (22.52%), Formicidae (21.11%), Orthoptera

(9.98%), Insects larvae (10.53%), Lumbriculida (7.81%) and Araneae

Page 47: N ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC...nuôi nhốt ở tỉnh Bến Tre, nguồn con giống thu từ Nam Đông, Thừa Thiên Huế và Đăk Nông, năm 2012 có nghiên cứu thử nghiệm

17

(5.76%). Four prey categories: Isoptera, Formicidae, Orthoptera and

Insects larvae were recorded in the stomach in all three age groups.

According to Pough et al. (1998), the most adult lizards consumed

the same prey categories as juveniles, but in the development stage

they only need to eat some other food items. This study also showed

that in addition to the main food items were insects, the subadults and

the juveniles consumed some prey categories (earthworms, spider).

The adults consumed the food items the largest in length,

width and volume, the subadults and juveniles consumed the

approximately equal size the food items in length, width and volume

(length: F2.485 = 166, P < 0.0001; as such, P. cocincinus consumed

different sizes and volumes of food items depend on age groups.

On average, the number of food items per stomach of sub

adults was the highest (21.7 ± 44.9), followed by the adults (15.0 ±

20.1) and the smallest was the juveniles (11.0 ± 19.3, F2,290 = 3.50, P

= 0.03). The volume of food items in per stomach of the adults

(4,447.2 ± 6,330.3 mm3) and the subadults (4,175.7 ± 5,514.3 mm

3)

were not much different. The volume of food items in the stomach of

juveniles were the smallest (2,257.2 ± 3,359.9 mm3, F2,29 = 5.94, P =

0.003). The subadults consumed a much larger food items than adults

and juveniles. Simpson index of the juveniles was the most abundant

(3.12), followed by the adults (2.06) and the subadults (1.76). Results

from the Rarefaction analysis showed that juveniles and adult

consumed a more food items than subadults. The adults and

subadults consumed equally more food items than the juveniles

Figure 3.4. Expected prey-taxon accumulation curves from the data of

stomach contents (A) and food items (B) by Physignathus cocincinus

Page 48: N ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC...nuôi nhốt ở tỉnh Bến Tre, nguồn con giống thu từ Nam Đông, Thừa Thiên Huế và Đăk Nông, năm 2012 có nghiên cứu thử nghiệm

18

3.3.5. The dietary composition by sex Physignathus cocincinus

The males consumed five mainly prey categories: Isoptera

(45.16%), Formicidae (9.79%), Plants (5.91%), Orthoptera (5.55% )

and Insect larvae (5.29%). The females consumed six mainly prey

categories: Isoptera (42.17%), Formicidae (17.23%), Orthoptera

(8.33%), Insect larvae (6.50%) and Hymenoptera (5.53%).

On average, the number of food items in per male stomach

more than female, but was not significant (F1.62 = 0.17, P = 0.678).

The volume of food items were consumed by females was larger than

that of males but not significant (F1.62 = 0.08, P = 0.781). Simpson

index shown that: females (2.24) consumed the abundant of food

items more than males (1.88). Males tended to consume the food

items more equally than females shown by Evenness index (female:

0.21 and males: 0.19). The mouth width of the largest adult male

(25.5 ± 7.3 mm), followed by adult females (22.5 ± 3.1 mm) and

juveniles (16.2 ± 1.9 mm). The males consumed the largest of food

items in length, width and volume, followed by females and juveniles

(F3,1.404 = 20.32, P < 0.0001).

3.3.6. Comparison of dietary composition in captivity and in nature

P. cocincinus consumed 20 prey categories as insects,

invertebrates and plants, seven mainly prey categories: termites

(Isoptera), ants (Formicidae), earthworms (Lumbriculida), spiders

(Araneae), Insect larvae, some species of Coleoptera and plant. In

captivity, P. cocincinus consumed 26 prey categories, there are five

prey categories were insects and invertebrates and four favorite food

items are fruits (bananas, mangos, jackfruit, papaya).

3.4. Evaluate the impact factors and propose recommendations for

the conservation and sustainable use of Physignathus cocincinus

3.4.1. Impact factors

3.4.1.1. Over-hunting

- In A Luoi: Hunting the Asian Water Dragon from February

to October every year, especially from April to August. A total of

seven households hunted about 364.5 kg the Asian Water

Dragon/year. The eggs of the Asian Water Dragon were taken.

- In Nam Dong: Hunting time was also from February to

October every year. On average in 2016, eight households hunted

224 kg, mainly juveniles and subadults.

Page 49: N ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC...nuôi nhốt ở tỉnh Bến Tre, nguồn con giống thu từ Nam Đông, Thừa Thiên Huế và Đăk Nông, năm 2012 có nghiên cứu thử nghiệm

19

- In Phong Dien: The Asian Water Dragon was harvested the

highest quantities from May to July (June: 82 kg), the lowest in

October (10 kg). In 2016, six households hunted 400.5 kg. A total

quantities was estimated about 989 kg/year (Table 3.1).

Table 3.1. Estimated quantities of Physignathus cocincinus

was hunted in A Luoi, Nam Dong and Phong Dien district in 2016

Month Average quantities (kg)

A Luoi Nam Dong Phong Dien Total

2 11 5 10 26

3 27 12 34.5 73.5

4 47.5 28 62 137.5

5 72 51 66 189

6 80 57 82 219

7 64.5 35 74 173.5

8 37,5 24 48 109.5

9 18 8 18 44

10 7 4 6 17

Total 364.5 224 400.5 989

Figure 3.5. Physignathus cocincinus at A Luoi market (A);

Physignathus cocincinus at restaurants in Hue city (B, C, D)

C D

A B

Page 50: N ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC...nuôi nhốt ở tỉnh Bến Tre, nguồn con giống thu từ Nam Đông, Thừa Thiên Huế và Đăk Nông, năm 2012 có nghiên cứu thử nghiệm

20

- Situation of use: There are 13 restaurants that sold P.

cocincinus irregularly (Phong My commune: 2 restaurants, A Luoi

district: 4 restaurants, Khe Tre town: 3 restaurants, Hue city: 5

restaurants, the Asian Water Dragon was processed into a variety of

dishes (Figure 3.5).

3.4.1.3. Impact on habitats

- Timber and non-timber forest product exploitation: The

results of the study on microhabitat of P. cocincinus shown that this

species mainly distributed at altitudes below 300 m, logging

activities, burning forest for cultivation ... has negatively affected the

habitat of P. cocincinus.

- Building traffic through the forest.

3.4.2. Propose recommendations for the conservation and

sustainable use of Physignathus cocincinus

3.4.2.1. Exclusion of priority protected areas

In order to preserve the population of P. cocincinus in A Luoi, Nam

Dong and Phong Dien districts in Thua Thien Hue province, managers

should prioritize the preservation of the area of the routes in the following

order: The first is T-2 and T-1 routes; followed by T-7, T-6; to the T-3, T-

4, T-8; the finally is the T-5, T-9, T-10 and T-11 (Figure 3.6).

3.4.2.2. Captivation for conservation and economic development

Captivate the P. cocincinus is one of the measures to limit

hunting of this species in the wild, and helping to develop the

economy of household at mountain regions.

3.4.2.3. Solutions

- Control illegal hunting and trading.

- Strengthen patrols to prevent violations that have a negative

impact on the habitats and populations of forest animals, including P.

cocincinus, especially in Nam Dong and A Luoi districts.

- Protect and restore the natural forest ecosystems.

- Establish the forest corridors to link isolated forest areas to

expand habitats and create space for exchanging genetic resources

among animal populations, including P. cocincinus.

- Control the illegal trade and use wildlife at the restaurants

and have the right punishments.

- Raise the awareness of the wildlife protection: Local

authorities should have a propaganda program to reduce the demand

for the wildlife, especially at the commune level.

Page 51: N ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC...nuôi nhốt ở tỉnh Bến Tre, nguồn con giống thu từ Nam Đông, Thừa Thiên Huế và Đăk Nông, năm 2012 có nghiên cứu thử nghiệm

21

Figure 3.6. Enclosed the conservation area of Physignathus cocincinus

in Thua Thien Hue

CONCLUSIONS AND RECOMMENDATIONS

1. CONCLUSION

1.1. Population status

- The size of population at the surveyed routes in Phong Dien

was the largest, about 81 individuals/2 routes (2,100 m long), on

average 26 m/one individuals; In A Luoi, in 2016, 96 individuals/5

routes (2,640 m long), on average 28 m/one individuals, in 2017, 59

individuals/2 routes (1,650 m long), on average 28 m/1 individual; In

Nam Dong 78 individuals/3 routes (3,700 m long), on average 48

m/one individual. In total, estimated the size of population the three

study sites in 2016-2017 was 314 individuals (314 ± 16 individuals).

- The density of populations: in Phong Dien estimated 97

individuals/10,000 m2, in A Luoi: 44 individuals/10,000 m

2, in Nam

Dong: 28 individuals/10,000 m2.

- The structure of populations at the surveyed sites in the three

study sites recorded: the number of juveniles was the highest

(52.9%), followed by the subadults (28.6%), the lowest adults

LAOS

DA NANG

CITY

EAST

SEA

QUANG TRỊ

PROVINCE

NOTE:

Poor forest

Rich forest

Medium forest

Plantation forest

Watershed

Study routes

Page 52: N ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC...nuôi nhốt ở tỉnh Bến Tre, nguồn con giống thu từ Nam Đông, Thừa Thiên Huế và Đăk Nông, năm 2012 có nghiên cứu thử nghiệm

22

accounted for 18.5%. Thus, from April to June population of P.

cocincinus wasin the development stage. The sex structure at the

surveyed routes in the three study sites were determined with ratio

the males: females was 13.1: 18.4.

1.2. Characteristics of microhabitats, foraging modes and distribution

- Characteristics of microhabitats: During the day, P.

cocincinus lived on ground and on the trees in six microhabitat types:

branches, leaf, convolve, rocks, sand, grass and microhabitat other.

At night, this species lived on the branches, leaf, convolve along the

stream. The adults usually lived at higher position than the juveniles.

In daytime, the level of forest cover at position of the adults was

lower (26.1%) compared to juveniles (34.7%). At night (77.3%) the

level of forest cover at position of the adults was higher than the

juveniles (64.4%).

- Foraging mode: Daytime, P. cocincinus was recorded from

8:00 to 16:00 (air temperature: from 28.3-30.6oC, humidity: 65.3-

85%), recorded most of the time from 12:00-13:00 (air temperature:

31.4oC, humidity: 61%) when it was sunny, mainly activities: hunting

prey, spawning, layering, bask and drinking. At night, P. cocincinus

lived at branches, leaf, convolve along the stream to sleep.

- Distribution: P. cocincinus lived in mainly the altitude of less

than 300 m, less lived in the altitude of 600 m or more. P. cocincinus

was recorded mainly in and plantation alternated secondary forest

habitat, with primary alternated secondary forest habitat and less

distribution in primary forest habitats.

1.3. The dietary composition

- P. cocincinus consumed 20 prey catergories, mainly insects

(termites, ants), spiders, Insect larvae, crickets and grasshoppers

(Orthoptera), termites and ants are two favorite prey catergories,

some of earthworms, plants were also the food items of this species.

- The adults consumed six favorite prey catergories: Isoptera,

Formicidae, Orthoptera, Insect larvae; the subadults consumed five

prey catergories: Isoptera, Formicidae, Orthoptera, Araneae and

Insect larvae; the juveniles consumed six favorite prey catergories:

Isoptera, Formicidae, Orthoptera, Insect larvae, Lumbriculida and

Araneae. The subaduts consumed more than adults and juveniles.

- The males consumed five favorite prey catergories: Isoptera,

Formicidae, Plants, Orthoptera, Formicidae, Insect larvae. The

Page 53: N ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC...nuôi nhốt ở tỉnh Bến Tre, nguồn con giống thu từ Nam Đông, Thừa Thiên Huế và Đăk Nông, năm 2012 có nghiên cứu thử nghiệm

23

females consumed six favorite prey catergories: Isoptera, Formicidae,

Orthoptera, Coleoptera, Insect insects, Hymenoptera.

1.4. Impact factors, conservation and develop Physignathus

cocincinus

- Impact factors on the Asian Water Dragon mainly due to

over hunting for food and trade, estimated in 2016 in A Luoi

hunting 364.5 kg/year, Nam Dong 224 kg/year, Phong Dien 400.5

kg, and the three study sites about 989 kg/year. Narrowing forest,

deforestation, habitat fragmentation was also the impact factors to

the habitat of this species.

- Conservation locations are as follows: Routes T-2, T-1; T-7,

T-6, T-3, T-4; T-8, T-5, T-9, T-10 and T-11.

2. RECOMMENDATIONS

2.1. Suggestion for further studies

It is necessary to continue monitoring the population of P.

cocincinus in Thua Thien Hue province to update the variation in the

number of individuals. Based on that, appropriate conservation

planning solutions will be developed.

2.2. Suggestion for conservation

- Review and evaluate the conservation status of P. cocincinus

species to add them on to the IUCN Red List and the list of species

that are restricted for commercial purposes.

- Make the priority sites for conservation: Huong Nguyen, A

Roang, Khe Dau (A Luoi), Huong Loc (Nam Dong), Phong Dien.

The biodiversity conservation in these areas should be protected

including the populations of P. cocincinus.

- Raise the awareness of local communities to reduce the

hunting of wild animals, including the P. cocincinus.

- Control the exploitation and use of excess P. cocincinus,

especially in the breeding season.

- Consider the reproduction P. cocincinus to decrease hunting

in the wild.

Page 54: N ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC...nuôi nhốt ở tỉnh Bến Tre, nguồn con giống thu từ Nam Đông, Thừa Thiên Huế và Đăk Nông, năm 2012 có nghiên cứu thử nghiệm

PUBLISHED STUDIES

1. Ngo Van Binh, Nguyen Cong Luc, Nguyen Van Hoang, Ngo

Dac Chung, Nguyen Quang Truong (2016), “Microhabitat use and

foraging mode of the Green Water Dragon (Physignathus

cocincinus Cuvier, 1829) in Thua Thien - Hue Province”,

Proceeding of the 3th National Scientific Conference on

Amphibians and Reptiles in Vietnam, Publishing House for

Science and Technology, Ha Noi, pp. 175-180.

2. Nguyen Van Hoang, Ngo Dac Chung, Ngo Van Binh, Nguyen

Quang Truong (2017), “Day and night activities of the Green

Water Dragon (Physignathus cocincinus cuvier, 1829) in the

mountain region of Thua Thien Hue province”, 126(1A), Hue

University Journal of Science: Natural Science; ISSN 1859-1388,

Published by Hue University, pp. 104-112

3. Nguyen Van Hoang, Ngo Van Binh, Ngo Dac Chung, Nguyen

Quang Truong (2018), “Diet of the Indochinese Water Dragon

Physignathus cocincinus Cuvier, 1829 (Squamata: Agamidae)

from Thua Thien Hue Province, Vietnam”, Russian Journal of

Herpetology, (Accepted).

4. Truong Quang Nguyen, Hai Ngoc Ngo, Cuong The Pham, Hoang

Nguyen Van, Chung Dac Ngo, Mona van Schingen, Thomas

Ziegler (2018), “First population assessment of the Asian Water

Dragon (Physignathus cocincinus Cuvier, 1829) in Thua Thien

Hue Province, Vietnam”, Nature Conservation, 26 :1-14, doi:

10.3897/natureconservation.26.21818

http://natureconservation.pensoft.net.