myanmar, một đất nước được vực dậy t tha thvietcatholic.info/media/myanmar...

8
Myanmar, một đất nước được vực dậy từ sự tha thứ Lm Anthony Nguyễn Hữu Quảng sdb Chúng tôi tới đất nước Myanmar sau cuộc bầu cử dân chủ mà bà Aung San Suu Kyi đắc cử trong cuộc bàu cử vào tháng 11/2015, chấm dứt một thể chế quân đội độc tài đã tiêu hủy và đầy đọa đất nước này tới tận cùng của sự nghèo túng bất công… Vào năm 1947, một cuộc đảo chánh của quân đội dẫn đầu là tướng U Saw đã sát hại Thủ tướng Aung San và 6 bộ trưởng trong guồng máy chính phủ của ông. Thủ tướng Aung San có một người con gái rất tài giỏi là bà Aung San Suu Kyi. Bà được sinh ra ngày 19/6/1945 tại Yangon, Myanmar mà thời đó gọi là Burma (Miến điện). Bà theo học và xuất thân từ Đại học Oxford. Năm 1972, bà kết hôn với ông Michael Aris, một nhà sử học chuyên về lịch sử và văn hóa của đất nước Bhutan, một quốc gia Phật giáo, một đất nước của các viện tu và chùa chiền nằm chênh vênh trên các sườn núi Hy Mã Lạp Sơn (Himalayas). Ông bà có hai mụn con. Gia đình sống nhiều năm ở Anh Quốc, Hoa Kỳ và Ấn Độ cho tới năm 1988, bà Suu Kyi hồi hương về Burma để trông coi chăm sóc cho mẹ già đang hấp hối và cũng là khởi đầu một cuộc đời đấu tranh đầy cam khổ... Trong bối cảnh quê hương đang bị cưỡng bức hoành hành dưới quyền lãnh đạo độc tài tàn bạo của tướng U Ne Win. Bà đã can đảm gióng lên tiếng nói đòi dân chủ, tự do ngôn luận và nhân phẩm cho dân nước. Do đó năm 1989 bà bị bắt và bị quản thúc dòng dã suốt 21 năm. Qua những đấu tranh nhân quyền và dân chủ cách ôn hòa cho quê hương đất nước Miến Điện, tiếng tăm của bà được thế giới biết tới nên năm 1991 bà được vinh dự lãnh giải thưởng Hòa bình Nobel, một giải thưởng cao quí nhất của toàn cầu... Cuối cùng vào thang 11 năm 2010 bà được thả tự do và mặc dù đảng Quốc gia Dân chủ do bà lãnh đạo đã thắng tới 80% số ghế Quốc hội nhưng chính phủ quân phiệt đã đưa ra những đạo luật thật bất công như là – Kẻ đã bị kết án tội phạm thì không được nắm giữ vai trò lãnh đạo quốc gia (bà Suu Kyi bị gán vào điều luật này)! Và một đạo luật khác nữa là nếu ai kết hôn với một người nước ngoài thì không được nắm giữ chức vụ lãnh đạo đất nước! Bà Suu Kyi cũng bị rơi vào trường hợp này vì chồng bà là một người Anh! Nhưng cuộc bàu cử tự do vào ngày 8/11/2015 đảng Quốc gia Dân chủ do bà lãnh đạo đã chiếm được 378 ghế Quốc hội trên tổng số 664 ghế, nên đảng của bà được quyền giữ các chức vụ Thủ tướng và hai phó Thủ tướng trong guồng máy chính phủ... Trong cuộc thăm viếng đất nước Myanmar chúng tôi được đưa đi thăm lại các cơ sở giáo dục của dòng Don Bosco đã bị chính phủ quân phiệt thu chiếm cách đây 50 năm và các năm gần đây, họ còn lộng hành hơn với các tôn giáo thiểu số. Một linh mục cùng Tu Hội đã chia sẻ: “Chúng ta không thể yêu thương, nếu không được thương yêu” hay “Không thể tha thứ, nếu không được thứ tha!” Đó là kinh

Upload: dangdieu

Post on 06-Feb-2018

221 views

Category:

Documents


1 download

TRANSCRIPT

Page 1: Myanmar, một đất nước được vực dậy t tha thvietcatholic.info/Media/Myanmar 2016.pdf · dân Myanmar hiện thực được ước mơ và chúng tôi cũng thầm

Myanmar, một đất nước được vực dậy từ sự tha thứ

Lm Anthony Nguyễn Hữu Quảng sdb

Chúng tôi tới đất nước Myanmar sau cuộc bầu cử dân chủ mà bà Aung San Suu Kyi

đắc cử trong cuộc bàu cử vào tháng 11/2015, chấm dứt một thể chế quân đội độc tài đã tiêu hủy và đầy đọa đất nước này tới tận cùng của sự nghèo túng bất công…

Vào năm 1947, một cuộc đảo chánh của quân đội dẫn đầu là tướng U Saw đã sát hại Thủ tướng Aung San và 6 bộ trưởng trong guồng máy chính phủ của ông.

Thủ tướng Aung San có một người con gái rất tài giỏi là bà Aung San Suu Kyi. Bà

được sinh ra ngày 19/6/1945 tại Yangon, Myanmar mà thời đó gọi là Burma (Miến

điện). Bà theo học và xuất thân từ Đại học Oxford. Năm 1972, bà kết hôn với ông

Michael Aris, một nhà sử học chuyên về lịch sử và văn hóa của đất nước Bhutan,

một quốc gia Phật giáo, một đất nước của các viện tu và chùa chiền nằm chênh

vênh trên các sườn núi Hy Mã Lạp Sơn (Himalayas). Ông bà có hai mụn con. Gia

đình sống nhiều năm ở Anh Quốc, Hoa Kỳ và Ấn Độ cho tới năm 1988, bà Suu Kyi

hồi hương về Burma để trông coi chăm sóc cho mẹ già đang hấp hối và cũng là

khởi đầu một cuộc đời đấu tranh đầy cam khổ...

Trong bối cảnh quê hương đang bị cưỡng bức hoành hành dưới quyền lãnh đạo độc

tài tàn bạo của tướng U Ne Win. Bà đã can đảm gióng lên tiếng nói đòi dân chủ, tự

do ngôn luận và nhân phẩm cho dân nước. Do đó năm 1989 bà bị bắt và bị quản

thúc dòng dã suốt 21 năm. Qua những đấu tranh nhân quyền và dân chủ cách ôn

hòa cho quê hương đất nước Miến Điện, tiếng tăm của bà được thế giới biết tới nên

năm 1991 bà được vinh dự lãnh giải thưởng Hòa bình Nobel, một giải thưởng cao

quí nhất của toàn cầu... Cuối cùng vào thang 11 năm 2010 bà được thả tự do và

mặc dù đảng Quốc gia Dân chủ do bà lãnh đạo đã thắng tới 80% số ghế Quốc hội

nhưng chính phủ quân phiệt đã đưa ra những đạo luật thật bất công như là – Kẻ đã

bị kết án tội phạm thì không được nắm giữ vai trò lãnh đạo quốc gia (bà Suu Kyi bị

gán vào điều luật này)! Và một đạo luật khác nữa là nếu ai kết hôn với một người

nước ngoài thì không được nắm giữ chức vụ lãnh đạo đất nước! Bà Suu Kyi cũng bị

rơi vào trường hợp này vì chồng bà là một người Anh!

Nhưng cuộc bàu cử tự do vào ngày 8/11/2015 đảng Quốc gia Dân chủ do bà lãnh

đạo đã chiếm được 378 ghế Quốc hội trên tổng số 664 ghế, nên đảng của bà được quyền giữ các chức vụ Thủ tướng và hai phó Thủ tướng trong guồng máy chính

phủ...

Trong cuộc thăm viếng đất nước Myanmar chúng tôi được đưa đi thăm lại các cơ sở

giáo dục của dòng Don Bosco đã bị chính phủ quân phiệt thu chiếm cách đây 50

năm và các năm gần đây, họ còn lộng hành hơn với các tôn giáo thiểu số.

Một linh mục cùng Tu Hội đã chia sẻ: “Chúng ta không thể yêu thương, nếu không

được thương yêu” hay “Không thể tha thứ, nếu không được thứ tha!” Đó là kinh

Page 2: Myanmar, một đất nước được vực dậy t tha thvietcatholic.info/Media/Myanmar 2016.pdf · dân Myanmar hiện thực được ước mơ và chúng tôi cũng thầm

nghiệm của những người Kitô giáo trong suốt thời gian dài dưới chế độ quân phiệt.

Vị linh mục ấy nói “Có khi một vị sư tới khuôn viên thánh đường và nói đêm qua có

một giấc mơ là phải xây một ngôi chùa ở đây! Thế là chính quyền can thiệp để ông

được xây, bất chấp là khuôn viên thánh đường hay tư nhân!

Có giám mục của địa phận đã ra thông báo cùng các giáo xứ là ‘nếu nhà nước muốn

gì thì cứ làm theo, nếu có bị thiệt hại thì xin bồi hoàn, được gì thì tốt; còn không

thì hãy sẵn sàng ra đi với đôi bàn tay trắng!’

Cha đó còn nói tiếp: Trong thời gian chuyển tiếp quyền bính của mấy tháng cuối

năm 2015 vừa qua, theo luật quốc tế thì chính phủ đương nhiệm chỉ là người quản

gia... Ấy thế mà thể chế quân phiệt đã ra hai đạo luật mới đó là:

1. Chính quyền mới không được phép thay đổi những gì chính phủ tiền nhiệm

đã quy định.

2. Thứ hai là không một người nào có quyền tố cáo bất cứ một nhân viên nào từ

cấp trung ương cho tới địa phương về bất luận điều gì họ quyết định hay đã

làm!

Nghe qua chúng ta thấy hai đạo luật đó thật là bất công và với hai đạo luật đó

những người cầm quyền xưa được bảo vệ và tránh thoát mọi tố tụng cáo kiện về

những hành động sai trái và bất công họ đã gây ra cho dân chúng và cho đất nước.

Vị linh mục ấy còn cho hay chính ông đại tướng cầm đầu chính phủ cũ nghi ngờ về

chính những hành động của ông có thể được toàn dân tha thứ!...

Trước hoàn cảnh đầy nhiễu nhương hoang mang này, bà Aung San Suu Kyi đã làm

gì? Bà đã kêu gọi toàn dân, mọi tổ chức hãy tha thứ, gác bỏ qúa khứ qua một bên!

Chỉ nhìn vào hiện tại và xây dựng lại đất nước... Ôi thật là một tấm của một lòng vị

tha quảng đại và một tinh thần can cường anh hùng...

Trong những ngày này dù với bao nhiêu khó khăn, nhưng người đàn bà can cường

này đang cùng toàn dân Myanmar dù có nhiều bộ tộc, nhiều nền văn hóa khác nhau

nhưng họ đoàn kết dồn hết tâm huyết và nghị lực xây dựng đất nước thành một

quốc gia dân chủ, nhân quyền và ấm no giầu mạnh... Chúng tôi cầu chúc cho nhân

dân Myanmar hiện thực được ước mơ và chúng tôi cũng thầm ước quê hương Việt

Nam thân yêu của chúng ta cũng hãy cùng nhau đưa ra một lý tưởng cho dân nước

và cùng nhau thể hiện lý tưởng ấy cho quê hương dân tộc Việt Nam ngàn đời yêu

dấu của chúng ta.

Một vài mốc điểm lịch sử của đất nước Myanmar mà xưa gọi là Burma (Miến Điện)

1824-42 – Chấm dứt cuộc đô hộ của người Anh và Burma được sát nhập vào Vương

quốc Anh-Ấn Độ.

1942 – Nhật bản xâm lăng

Page 3: Myanmar, một đất nước được vực dậy t tha thvietcatholic.info/Media/Myanmar 2016.pdf · dân Myanmar hiện thực được ước mơ và chúng tôi cũng thầm

1945 – Anh quốc giải thóat Burma khỏi sự đô hộ của người Nhật và một chính phủ lập hiến được thành lập do Thủ tướng Aung San.

1947 – Chính phủ của ông Aung San bị đảo chánh bởi Đại tướng U Saw và tiếp nối

bởi tướng U Nu.

1948 - Burma được độc lập và chính quyền độc lập do Thủ tướng U Nu cầm đầu. Sau này ông đưa Phật giáo lên làm quốc giáo và khai mở một chế độ quân phiệt

độc tài... và được tiếp nối bằng các thể chế quân phiệt khác nhau!

1987 – Thay đổi tiền tệ và chế độ quân phiệt thêm độc tài lộng hành đưa đất nước tới những cuộc biểu tình xô xát giữa chính phủ và thường dân đưa tới những cái

chết của hàng ngàn người vô tội.

1989 – Chính quyền quân phiệt ra lệnh thiết quân luật và đổi tên đất nước thành 'Myanmar', đưa thủ đô về Rangoon và đặt tên mới cho thủ đô là Yangon. Người lãnh

đạo của Đảng Quốc gia Dân Chủ là bà Aung San Suu Kyi, con của cựu thủ tướng Aung San bị câu lưu tù giam tại gia.

1990 – Đảng Quốc gia Dân Chủ mặc dầu thắng cử trong cuộc bầu cử năm 1990, nhưng chính phủ quân phiệt làm vô hiệu hóa kết quả của cuộc tổng tuyển cử này,

ra lệnh thiết quân luật và bắt giữ nhiều nhà đối kháng.

1991 – Bà Aung San Suu Kyi thắng giải thưởng Hòa bình Nobel do sự đấu tranh tự do dân chủ ôn hòa của bà.

1997 - Burma được sát nhập vào Khối thịnh vượng chung Á Châu.

1998 - 300 đảng viên của Đảng Quốc gia Dân Chủ được thả tự do nhưng không có

quyền ra ứng cử quốc hội, sinh viên biểu tình bị đàn áp...

1999 – Bà Aung San Suu Kyi bị khước từ được đi thăm chồng của bà đang trong giai đoạn cuối của căn bệnh ung thư là Michael Aris, một công dân Anh ở Anh quốc.

2000 đạo luật khắt khe áp đặt lên bà Aung San Suu Kyi và các đảng viên của Đảng

Quốc gia Dân Chủ được bãi bỏ.

2001 Thủ tướng Trung Quốc là ông Jiang Zemin thăm viếng Myanmar và kêu gọi chính phủ nước này hãy canh tân chính quyền và cải tổ kinh tế.

2003 Ông Khin Nyunt trở thành thủ tướng và ông triệu tập quốc hội kêu mời mở

ngõ cho dân chủ.

2004 Đình chiến với các phe phái kháng chiến và kêu gọi nhìn nhận các dân tộc thiểu số trong một đất nước Myanmar.

Page 4: Myanmar, một đất nước được vực dậy t tha thvietcatholic.info/Media/Myanmar 2016.pdf · dân Myanmar hiện thực được ước mơ và chúng tôi cũng thầm

2007 Nhiều cuộc biểu tình đòi dân chủ hóa đất nước do dân chúng, sinh viên học sinh và cả các sư sãi... Chính quyền đàn áp và Liên Hiên Quốc nhập cuộc can thiệp

bảo vệ cho những người biểu tình.

2008 Cơn bão Nargis đã càn quét các đồng bằng của đất nước và giết hại 134,000 sinh mạng và trong cơn cùng cực thể chế độc tài quân phiệt đành lòng mở cửa để

đón nhận các viện trợ nhân đạo từ ngoại quốc.

2009 Ngoại trưởng Mỹ viếng thăm và thế giới can thiệp nên bà Aung San Suu Kyi bắt đầu được gặp gỡ những người ngoại quốc sau nhiều năm tù ở.

2010 Chính quyền thay đổi quốc kỳ và quốc ca.

2011 Một dân sự là ông Thein Sein lên làm thủ tướng và nối lại những cuộc đối

thoại và gặp gỡ bà Aung San Suu Kyi ở Nay Pyi Taw.

2012 bãi bỏ luật kiểm duyệt báo chí và thủ tướng ông Thein Sein chấp thuận cho người đứng đầu đảng đối lập là bà Aung San Suu Kyi có quyền ra ứng cử. Những

năm kế tiếp là những đàm phán hòa hợp hòa giải dân tộc giữ các nhóm Phật giáo và dân tộc thiểu số.

2015 Tổng tuyển cử và đảng Quốc gia Dân Chủ do bà Aung San Suu Kyi lãnh đạo thắng cử và bắt đầu thành lập và cầm quyền từ năm 2016...

Một vài hình ảnh của thủ đô Yangon Myanmar

Một dẫy phố trong thủ đô Yangon.

Page 7: Myanmar, một đất nước được vực dậy t tha thvietcatholic.info/Media/Myanmar 2016.pdf · dân Myanmar hiện thực được ước mơ và chúng tôi cũng thầm

Một số hình ảnh của Mandalay, thủ đô cũ của nước Burma

mà ngày nay gọi là Myanmar

Đền Vua tại Mandalay

Page 8: Myanmar, một đất nước được vực dậy t tha thvietcatholic.info/Media/Myanmar 2016.pdf · dân Myanmar hiện thực được ước mơ và chúng tôi cũng thầm

Đền vua Mandalay là một quần thể được tọa lạc trên một khu đất mỗi

chiều 2 cây số được bao bọc bởi con sông đào như thành lũy kiên cố