mpp05-522-r4.1v

18
Chương trình Giảng dy Kinh tế Fulbright Các phương pháp nghiên cu chích sách công Phân tích chính sách 4 th ed. Ch.4: Tính hiu quvà mô hình cnh tranh lý tưởng David L. Weimer; Aidan R. Vining 1 Biên dch: Kim Chi Hiệu đính: Đỗ Thiên Anh Tun Chương 4 Tính hiu quvà mô hình cnh tranh lý tưng Hành động tập thể giúp xã hội có thể sản xuất, phân phối, và tiêu dùng nhiều loại hàng hóa phong phú và đa dạng. Hầu hết các hành động tập thể đều phát sinh từ những thỏa thuận tự nguyện của dân chúng trong phạm vi các hộ gia đình, các tổ chức tư nhân, và các mối quan hệ trao đổi. Tuy nhiên, nhà phân tích chính sách chủ yếu xem xét hành động tập thể liên quan đến sức mạnh cưỡng chế hợp pháp của chính phủ: những chính sách công khuyến khích, không khuyến khích, ngăn cấm, hay qui định về các hành động tư nhân. Bắt đầu với tiền đề là các cá nhân nói chung hành động vì lợi ích riêng tốt nhất của họ, các nhà phân tích chính sách mang trọng trách trình bày cơ sở lý luận cho bất cứ sự can thiệp nào của chính phủ vào sự lựa chọn tư nhân.Trọng trách này áp dụng đối với việc đánh giá các chính sách hiện hữu cũng như các sáng kiến mới. Đó là yếu tố then chốt, nếu không muốn nói là bước đầu tiên trong bất kỳ việc phân tích chính sách nào, và thường mang lại sự hiểu biết ban đầu tốt nhất trong những tình huống phức tạp. Cách tiếp cận phân loại cơ sở lý luận chính sách công của chúng ta bắt đầu với khái niệm về nền kinh tế cạnh tranh hoàn hảo.Một trong những mảng lý thuyết cơ bản trong kinh tế học hiện đại là phần xem xét về các thuộc tính của những nền kinh tế lý tưởng liên quan đến một số lượng lớn các doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận và những người tiêu dùng tối đa hóa độ thỏa dụng.Ứng với những giả định cụ thể, hành vi tự kích hoạt của các tác nhân kinh tế này dẫn đến phương thức sản xuất và tiêu dùng hiệu quả, theo ý nghĩa đặc biệt là người ta không thể thay đổi phương thức đó theo cách thức sao cho người này khấm khá hơn mà không làm cho người khácthiệt thòi hơn. Các nhà kinh tế công nhận một vài tình huống thường xảy ra về sự lựa chọn tư nhân, được gọi là thất bại thị trường, mà vi phạm các giả định cơ bản về nền kinh tế cạnh tranh lý tưởng, và do đó, làm cản trở tính hiệu quả trong sản xuất hay tiêu dùng. Những tình huống thất bại thị trường truyền thống mà ta sẽ thảo luận trong Chương 5, mang lại cơ sở lý luận được mọi người chấp nhận cho những chính sách công như cung ứng hàng hóa và qui định điều tiết thị trường của các cơ quan chính phủ. Tuy nhiên, mãi cho tới gần đây, các nhà kinh tế ít chú ý đến tính hợp lý của một vài giả định cơ bản về hành vi của người tiêu dùng. Ví dụ, các mô hình kinh tế thường xem sở thích của người tiêu dùng là không thay đổi.Điều này có hợp lý không?Phải chăng người tiêu dùng luôn luôn thực hiện những phép tính đúng đắn khi đứng trước các quyết định liên quan đến những vấn đề phức tạp chẳng hạn như rủi ro?Câu trả lời phủ định đối với những câu hỏi này mà chúng ta sẽ xem xét trong Chương 6, cũng sẽ mang lại cơ sở lý luận cho các chính sách công. Lẽ dĩ nhiên, tính hiệu quả không phải là giá trị xã hội duy nhất. Nhân phẩm con người, công bằng phân phối, cơ hội kinh tế, và sự tham gia chính trị là những giá trị đáng được xem xét cùng với tính hiệu quả. Cũng có khi, các nhà hoạch định chính sách công hay chính bản thân chúng ta, là các thành viên của xã hội, vẫn có thể mong muốn hy sinh hiệu quả kinh tế để bảo vệ đời sống con người, thực hiện việc phân phối hàng hóa sau cùng một cách công bằng hơn, hay đẩy mạnh tính công bằng trong quá trình phân phối. Là những nhà phân tích, chúng ta có trách nhiệm

Upload: dkduong

Post on 03-Jan-2016

20 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: MPP05-522-R4.1V

Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Các phương pháp nghiên cứu chích sách công Phân tích chính sách – 4th ed.

Ch.4: Tính hiệu quả và mô hình cạnh tranh lý tưởng

David L. Weimer; Aidan R. Vining 1 Biên dịch: Kim Chi

Hiệu đính: Đỗ Thiên Anh Tuấn

Chương 4

TTíínnhh hhiiệệuu qquuảả vvàà mmôô hhììnnhh ccạạnnhh ttrraannhh llýý ttưưởởnngg

Hành động tập thể giúp xã hội có thể sản xuất, phân phối, và tiêu dùng nhiều loại hàng hóa

phong phú và đa dạng. Hầu hết các hành động tập thể đều phát sinh từ những thỏa thuận tự

nguyện của dân chúng – trong phạm vi các hộ gia đình, các tổ chức tư nhân, và các mối quan hệ

trao đổi. Tuy nhiên, nhà phân tích chính sách chủ yếu xem xét hành động tập thể liên quan đến

sức mạnh cưỡng chế hợp pháp của chính phủ: những chính sách công khuyến khích, không

khuyến khích, ngăn cấm, hay qui định về các hành động tư nhân. Bắt đầu với tiền đề là các cá

nhân nói chung hành động vì lợi ích riêng tốt nhất của họ, các nhà phân tích chính sách mang

trọng trách trình bày cơ sở lý luận cho bất cứ sự can thiệp nào của chính phủ vào sự lựa chọn tư

nhân.Trọng trách này áp dụng đối với việc đánh giá các chính sách hiện hữu cũng như các sáng

kiến mới. Đó là yếu tố then chốt, nếu không muốn nói là bước đầu tiên trong bất kỳ việc phân

tích chính sách nào, và thường mang lại sự hiểu biết ban đầu tốt nhất trong những tình huống

phức tạp.

Cách tiếp cận phân loại cơ sở lý luận chính sách công của chúng ta bắt đầu với khái niệm về nền

kinh tế cạnh tranh hoàn hảo.Một trong những mảng lý thuyết cơ bản trong kinh tế học hiện đại là

phần xem xét về các thuộc tính của những nền kinh tế lý tưởng liên quan đến một số lượng lớn

các doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận và những người tiêu dùng tối đa hóa độ thỏa dụng.Ứng

với những giả định cụ thể, hành vi tự kích hoạt của các tác nhân kinh tế này dẫn đến phương thức

sản xuất và tiêu dùng hiệu quả, theo ý nghĩa đặc biệt là người ta không thể thay đổi phương thức

đó theo cách thức sao cho người này khấm khá hơn mà không làm cho người khácthiệt thòi hơn.

Các nhà kinh tế công nhận một vài tình huống thường xảy ra về sự lựa chọn tư nhân, được gọi là

thất bại thị trường, mà vi phạm các giả định cơ bản về nền kinh tế cạnh tranh lý tưởng, và do đó,

làm cản trở tính hiệu quả trong sản xuất hay tiêu dùng. Những tình huống thất bại thị trường

truyền thống mà ta sẽ thảo luận trong Chương 5, mang lại cơ sở lý luận được mọi người chấp

nhận cho những chính sách công như cung ứng hàng hóa và qui định điều tiết thị trường của các

cơ quan chính phủ. Tuy nhiên, mãi cho tới gần đây, các nhà kinh tế ít chú ý đến tính hợp lý của

một vài giả định cơ bản về hành vi của người tiêu dùng. Ví dụ, các mô hình kinh tế thường xem

sở thích của người tiêu dùng là không thay đổi.Điều này có hợp lý không?Phải chăng người tiêu

dùng luôn luôn thực hiện những phép tính đúng đắn khi đứng trước các quyết định liên quan đến

những vấn đề phức tạp chẳng hạn như rủi ro?Câu trả lời phủ định đối với những câu hỏi này mà

chúng ta sẽ xem xét trong Chương 6, cũng sẽ mang lại cơ sở lý luận cho các chính sách công.

Lẽ dĩ nhiên, tính hiệu quả không phải là giá trị xã hội duy nhất. Nhân phẩm con người, công

bằng phân phối, cơ hội kinh tế, và sự tham gia chính trị là những giá trị đáng được xem xét cùng

với tính hiệu quả. Cũng có khi, các nhà hoạch định chính sách công hay chính bản thân chúng ta,

là các thành viên của xã hội, vẫn có thể mong muốn hy sinh hiệu quả kinh tế để bảo vệ đời sống

con người, thực hiện việc phân phối hàng hóa sau cùng một cách công bằng hơn, hay đẩy mạnh

tính công bằng trong quá trình phân phối. Là những nhà phân tích, chúng ta có trách nhiệm

Page 2: MPP05-522-R4.1V

Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Các phương pháp nghiên cứu chích sách công Phân tích chính sách – 4th ed.

Ch.4: Tính hiệu quả và mô hình cạnh tranh lý tưởng

David L. Weimer; Aidan R. Vining 2 Biên dịch: Kim Chi

Hiệu đính: Đỗ Thiên Anh Tuấn

hướng tới những giá trị này và những mối xung đột tiềm tàng giữa những giá trị ấy.Chúng ta sẽ

thảo luận về giá trị phân phối và các giá trị khác như những cơ sở lý luận của chính sách công

trong Chương 7.

Tiêu chuẩn so sánh tính hiệu quả: nền kinh tế cạnh tranh

Hãy tưởng tượng một thế giới trong đó con người đạt được độ thỏa dụng (cảm nhận của con

người về phúc lợi riêng của mình) nhờ vào việc tiêu dùng cá nhân những số lượng hàng hóa khả

dĩ khác nhau, bao gồm hàng hóa, dịch vụ và sự nghỉ ngơi thư giãn. Ta có thể cho rằng mỗi cá

nhân có một hàm thỏa dụng, qui đổi danh mục số lượng hàng hóa tiêu dùng thành một chỉ số

thỏa dụng sao cho con số càng lớn có nghĩa là phúc lợi càng nhiều. Ta đưa ra một vài giả định cơ

bản. Thứ nhất, nếu tất cả các yếu tố khác đều như nhau, cá nhân có càng nhiều một hàng hóa bất

kỳ thì độ thỏa dụng của cá nhân đó càng cao. (Ta có thể đưa những thứ mang tính chất nghỉ ngơi

thư giãn như ô nhiễm vào khung phân tích này bằng cách xem đó là một ‘hàng hóa’ làm giảm độ

thỏa dụng.) Và thứ hai, việc bổ sung thêm các đơn vị của cùng một hàng hóa sẽ làm tăng độ thỏa

dụng theo những lượng giảm dần; nói cách khác, ta có cái mà các nhà kinh tế gọi là độ thỏa dụng

biên giảm dần.

Bây giờ ta hãy đưa ra những giả định sau đây về việc sản xuất hàng hóa: Các doanh nghiệp cố

gắng tối đa hóa lợi nhuận bằng việc mua các yếu tố đầu vào (như lao động, đất đai, vốn, và

nguyên vật liệu) nhằm sản xuất hàng hóa để bán. Công nghệ sẵn có để doanh nghiệp chuyển đổi

từ các yếu tố đầu vào thành hàng hóa cuối cùng sao cho, trong điều kiện tốt nhất, một đơn vị sản

lượng tăng thêm sẽ cần ít nhất nhiều đơn vị đầu vào để sản xuất hơn so với một đơn vị sản lượng

trước đó; nói cách khác, việc sản xuất thêm một đơn vị hàng hóa sẽ tốn kém hơn về nguồn lực so

với đơn vị hàng hóa trước đó. Các doanh nghiệp hành động một cách cạnh tranh theo ý nghĩa là

họ tin rằng họ không thể thay đổi mức giá các yếu tố đầu vào hay giá sản phẩm bằng hành động

riêng của họ.

Mỗi người có một ngân sách thu được nhờ bán lao động và bán nguồn yếu tố đầu vào riêng của

họ như vốn và đất đai. Dân chúng tối đa hóa phúc lợi thông qua sử dụng thu nhập của họ để mua

các hàng hóa kết hợp để mang lại cho họ độ thỏa dụng lớn nhất.

Trong thế giới đơn giản này, một hệ thống giá cả sẽ phát sinh nhằm giúp phân phối các yếu tố

đầu vào cho các doanh nghiệp và phân phối hàng hóa cho người tiêu dùng sao cho ta không thể

tìm được cách thức phân phối lại nào khác giúp ít nhất một người khấm khá hơn mà không làm

cho ít nhất một người khác thiệt thòi hơn.1Các nhà kinh tế gọi sự phân phối này là tối ưu Pareto.

Đó là một khái niệm với sức hấp dẫn trực giác to lớn: Lẽ nào ta sẽ hài lòng với một cách phân

phối hiện hữu nếu ta có thể tìm được một cách phân phối khác làm cho ai đó khấm khá hơn mà

không làm cho người khác thiệt thòi hơn? Cho dù ta sẽ cần đến những tiêu chí khác để chọn lựa

giữa hai cách phân phối mà cả hai đều có hiệu quả Pareto, ta sẽ luôn luôn mong muốn đạt được

sự cải thiện hiệu quả Pareto nhờ dịch chuyển từ những cách phân phối phi hiệu quả sang những

cách phân phối hiệu quả.

1 Tìm đọc tổng quan về lý thuyết trạng thái cân bằng tổng quát trong nghiên cứu của E. Roy Weintraub, ‘On the

Existence of a Competitive Equilibrium: 1930-1954,’ Journal of Economic Literature 21 (1) 1983, 1-39.

Page 3: MPP05-522-R4.1V

Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Các phương pháp nghiên cứu chích sách công Phân tích chính sách – 4th ed.

Ch.4: Tính hiệu quả và mô hình cạnh tranh lý tưởng

David L. Weimer; Aidan R. Vining 3 Biên dịch: Kim Chi

Hiệu đính: Đỗ Thiên Anh Tuấn

Hình 4.1 minh họa khái niệm hiệu quả Pareto liên quan đến việc phân bổ 1000 USD giữa hai

người.Giả sử hai người sẽ nhận được những số tiền được hai bên thỏa thuận mà tổng cộng không

vượt quá 1000 USD. Trục tung trình bày số tiền phân bổ cho người 1 và trục hoành biểu thị số

tiền phân bổ cho người 2. Việc phân bổ toàn bộ số tiền cho người 1 sẽ được biểu thị bằng 1 điểm

trên trục tung ứng với 1000 USD; việc phân bổ toàn bộ số tiền cho người 2 sẽ được biểu thị bằng

1 điểm trên trục hoành ứng với 1000 USD. Đường thẳng nối hai điểm này mà ta gọi là biên giới

Pareto tiềm năng, tiêu biểu cho tất cả các cách phân bổ khả dĩ cho hai người sao cho có tổng số

tiền đúng bằng 1000 USD. Bất kỳ điểm nào trên đường này hay bên trong hình tam giác tạo

thành bởi đường này và hai trục tọa độ cũng đều là một cách phân bổ khả thi vì nó cho ta số tiền

chia cho mỗi người cộng lại không nhiều hơn 1000 USD.

Hình 4.1 Hiệu quả Pareto và hiệu quả Pareto tiềm năng

1000 USD

(800 USD, 200 USD)

Biên giới Pareto

100 USD (100 USD, 900 USD)

200 USD 1000 USD

Phân bổ cho người 2

Hiện trạng: Điểm (100 USD, 200 USD)

Biên giới Pareto tiềm năng: Đoạn thẳng nối điểm (1000 USD, 0 USD) và điểm (0 USD, 1000

USD)

Biên giới Pareto: Đoạn thẳng nối điểm (800 USD, 200 USD) và điểm (100 USD, 900 USD)

Biên giới Pareto tiềm năng biểu thị tất cả những điểm phân bổ hết toàn bộ số tiền 1000 USD. Bất

kỳ cách phân bổ nào không sử dụng hết toàn bộ 1000 USD đều không có hiệu quả Pareto, vì ta

có thể làm cho người này khấm khá hơn bằng cách đưa thêm cho người ấy chỗ tiền còn lại mà

không làm cho người kia trở nên thiệt thòi hơn.Biên giới Pareto thực tế phụ thuộc vào những

cách phân bổ mà hai người nhận được khi họ không có thỏa thuận nào. Nếu họ không nhận được

gì cả trong trường hợp họ không có thỏa thuận nào, thì biên giới Pareto tiềm năng là biên giới

Phân b

ổ c

ho n

ời

1

Page 4: MPP05-522-R4.1V

Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Các phương pháp nghiên cứu chích sách công Phân tích chính sách – 4th ed.

Ch.4: Tính hiệu quả và mô hình cạnh tranh lý tưởng

David L. Weimer; Aidan R. Vining 4 Biên dịch: Kim Chi

Hiệu đính: Đỗ Thiên Anh Tuấn

Pareto thực tế ở chỗ, bất kỳ điểm nào trên đó cũng làm cho ít nhất một người khấm khá hơn mà

không làm cho người kia thiệt thòi hơn.

Bây giờ ta hãy tưởng tượng rằng, nếu hai người này không có thỏa thuận gì về việc phân bổ, thì

người 1 nhận được 100 USD và người 2 nhận được 200 USD. Điểm (100 USD, 200 USD) có thể

được xem là điểm hiện trạng – nó biểu thị mỗi người sẽ nhận được bao nhiêu nếu không có thỏa

thuận.Việc đưa vào điểm hiện trạng này sẽ làm rút gọn đường biên giới Pareto thành đoạn thẳng

nằm giữa hai điểm (100 USD, 900 USD) và (800 USD, 200 USD).Chỉ khi nào di chuyển đến

đoạn thẳng thuộc biên giới Pareto tiềm năng này thì mới thật sự bảo đảm rằng mỗi người sẽ

không thiệt thòi hơn so với hiện trạng.

Lưu ý rằng việc một điểm cụ thể nào đó trên biên giới Pareto tiềm năng có phải là biên giới

Pareto thực tế hay không sẽ phụ thuộc vào những cách phân bổ mặc nhiên tạo thành hiện

trạng.Nói tổng quát hơn, hiệu quả Pareto trong một nền kinh tế phụ thuộc vào nguồn lực ban đầu

của các cá nhân.

Nền kinh tế cạnh tranh lý tưởng là một ví dụ về mô hình trạng thái cân bằng tổng quát – nó tìm

mức giá của các yếu tố đầu vào và giá hàng hóa giúp cân bằng thị trường theo ý nghĩa là lượng

cầu đúng bằng lượng cung. Cho dù các mô hình trạng thái cân bằng tổng quát đôi khi có thể

được áp dụng một cách hữu ích cho các vấn đề chính sách, các hạn chế về số liệu và vấn đề khả

năng vận dụng thường dẫn các nhà kinh tế đến chỗ đánh giá chính sách trên một thị trường vào

một thời điểm.2May thay, một mảng tư liệu nghiên cứu phát triển sâu rộng giúp chúng ta có thể

đánh giá hiệu quả kinh tế trong bối cảnh một thị trường riêng lẻ.

Hiệu quả thị trường: Ý nghĩa của thặng dư xã hội

Ta cần một thước đo để đo lường những thay đổi về hiệu quả. Thặng dư xã hội, xác định lợi ích

ròng mà người tiêu dùng và nhà sản xuất nhận được nhờ tham gia vào thị trường, đóng vai trò

như một thước đo phù hợp.Trong bối cảnh nền kinh tế cạnh tranh lý tưởng, cách phân bổ hàng

hóa đạt hiệu quả Pareto cũng là cách phân bổ tối đa hóa độ thỏa dụng.Khi chúng ta nhìn qua các

thị trường, tập hợp giá và lượng mang lại thặng dư xã hội nhiều nhất thường đạt được hiệu quả

Pareto.Hơn nữa, sự khác biệt về thặng dư xã hội giữa các cách phân bổ thị trường khác nhau

cũng xấp xỉ gần bằng tổng tương ứng của những khác biệt về phúc lợi cá nhân.Vì thặng dư xã

hội là tổng của thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất, ta sẽ lần lượt xem xét từng khái niệm

này.

Thặng dư tiêu dùng: Đường cầu như các giá trị biên

Hãy tưởng tượng bạn có 5 chiếc vé cuối cùng để đi xem trận chung kết giải bóng đá thế giới. Bạn

bước vào một căn phòng và tuyên bố với mọi người có mặt ở đó rằng bạn sở hữu tất cả những

chiếc vé còn lại của trận đấu và bạn sẽ bán những chiếc vé này theo cách thức như sau: Bắt đầu

với một mức giá công bố cao, chẳng hạn như 500 USD, bạn sẽ giảm giá dần cho đến khi có ai đó

2 Tìm đọc tổng quan về các mô hình trạng thái cân bằng tổng quát sử dụng trong phân tích chính sách trong nghiên

cứu của John B. Shoven và John Whalley, ‘Applied General Equilibrium Models of Taxation and International

Trade: An Introduction and Survey,’ Journal of Economic Literature 22 (3) 1984, 1007-51.

Page 5: MPP05-522-R4.1V

Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Các phương pháp nghiên cứu chích sách công Phân tích chính sách – 4th ed.

Ch.4: Tính hiệu quả và mô hình cạnh tranh lý tưởng

David L. Weimer; Aidan R. Vining 5 Biên dịch: Kim Chi

Hiệu đính: Đỗ Thiên Anh Tuấn

đồng ý mua chiếc vé. Bạn sẽ tiếp tục hạ mức giá công bố dần cho đến khi cả năm chiếc vé đều

được bán hết.(Một cuộc đấu giá với mức giá giảm dần như thế này được gọi là đấu giá kiểu Hà

Lan; trái lại, việc đấu giá với mức giá tăng dần được gọi là đấu giá kiểu Anh.) Mỗi người trong

phòng sẽ quyết định mức giá tối đa họ sẵn lòng chi trả để mua chiếc vé.Nếu mức giá tối đa này

phải được chi trả, thì mỗi người sẽ trở nên bàng quan giữa việc mua và không mua chiếc vé.

Hình 4.2 trình bày sự đánh giá của người mua theo thứ tự giảm dần từ trái sang phải. Cho dù giá

công bố bắt đầu ở mức mức 500 USD, mức giá được chấp nhận đầu tiên là 200 USD. Rõ ràng

người mua này đánh giá chiếc vé này ít nhất ở mức 200 USD. Giá trị trong bối cảnh này có nghĩa

là số tiền tối đa mà người mua sẵn lòng chi trả, ứng với ngân sách của người đó và các cơ hội

tiêu dùng khác.Bây giờ bạn tiếp tục chào bán với mức giá công bố dần dần thấp hơn cho đến khi

bạn bán được chiếc vé thứ hai, mà người thứ hai chấp nhận mua với giá 180 USD, giá trị cao

nhất thứ hai.Lặp lại quá trình này, bạn bán ba chiếc vé còn lại lần lượt với giá 160 USD, 140

USD, và 120 USD.

Hình 4.2 Giá trị và thặng dư tiêu dùng

200 USD

180 USD

160 USD

140 USD

120 USD

100 USD

50 USD

0 12345 6

Vé xem bóng đá Cúp thế giới

Bạn thật sung sướng khi làm một người bán thuyết phục từng người chi trả số tiền mà họ đánh

giá về chiếc vé. Thay vì thế, nếu bạn công bố giá vé cho đến khi bạn tìm được một mức giá (cụ

thể như 100 USD chẳng hạn) mà có đúng năm người muốn mua với mức giá đó, thì một vài

người trong số họ sẽ nhận được chiếc vé với mức giá thấp hơn đáng kể so với số tiền tối đa mà

họ sẵn lòng chi trả. Ví dụ, người có mức đánh giá cao nhất đối với chiếc vé lẽ ra sẵn lòng chi trả

200 USD nhưng chỉ phải trả bạn mức giá ấn định 100 USD mà thôi.Chênh lệch giữa mức đánh

$100 +$80 +$60 +$40 +$20 = $300 thặng dư

Giá

trị

Page 6: MPP05-522-R4.1V

Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Các phương pháp nghiên cứu chích sách công Phân tích chính sách – 4th ed.

Ch.4: Tính hiệu quả và mô hình cạnh tranh lý tưởng

David L. Weimer; Aidan R. Vining 6 Biên dịch: Kim Chi

Hiệu đính: Đỗ Thiên Anh Tuấn

giá của người đó về chiếc vé và mức giá thật sự chi trả (200 USD – 100 USD) sẽ là giá trị thặng

dư mà người đó đạt được từ giao dịch. Bằng cách tương tự, người có mức đánh giá cao thứ hai sẽ

nhận được thặng dư 80 USD (= 180 USD – 100 USD). Ba người còn lại lần lượt nhận được

thặng dư 60 USD (= 160 USD – 100 USD), 40 USD (= 140 USD – 100 USD), và 20 USD (=

120 USD – 100 USD). Cộng dồn các giá trị thặng dư mà năm người này nhận được, ta có số đo

thể hiện thặng dư tiêu dùng trên thị trường vé bóng đá Cúp thế giới này là 300 USD.

Hình bậc thang trong Hình 4.2 đôi khi còn được gọi là đường giá trị biên, vì nó biểu thị mức

đánh giá những đơn vị hàng hóa tăng thêm của người tiêu dùng trên thị trường bằng bao nhiêu.

Nếu thay vì xem các đơn vị hàng hóa tăng thêm sẽ được trả giá bao nhiêu, ta nêu các mức giá

khác nhau và quan sát xem có bao nhiêu đơn vị hàng hóa sẽ được mua ứng với từng mức giá, thì

ta sẽ thu được một hình bậc thang tương tự nhưng được gọi là đường cầu. Lẽ dĩ nhiên, ta cũng sẽ

có một đường cầu bằng cách cho phép từng cá nhân mua hơn một đơn vị hàng hóa ứng với các

mức giá công bố. Nếu ta có thể đo lường hàng hóa theo những đơn vị có thể chia thật nhỏ, hay

nếu lượng cầu rất lớn, hình bậc thang sẽ duỗi ra thành một đường cong.

Làm thế nào ta chuyển từ khái niệm thặng dư tiêu dùng này thành việc đo lường trên các thị

trường thực tế? Ta sử dụng đường cầu, vốn có thể được ước lượng thông qua quan sát hành vi

của thị trường.

Đường thẳng D trên Hình 4.3 biểu thị đường cầu của một cá nhân đối với một hàng hóa X nào

đó.(Về sau ta sẽ lý giải đường cong là đường cầu của tất cả các cá nhân tiếp cận thị trường). Lưu

ý rằng người tiêu dùng này đánh giá tất cả các đơn vị đều thấp hơn so với giá chốt chặn Pc, nghĩa

là mức giá làm chặn đứng thị trường hoàn toàn. Đường thẳng nằm ngang tại điểm P0 cho thấy

người tiêu dùng này có thể mua bao nhiêu đơn vị hàng hóa này theo ý muốn ứng với mức giá

không đổi P0. Ứng với mức giá P0, cô sẽ mua lượng Q0.Tuy nhiên, giả sử cô mua ít hơn lượng

Q0, cô sẽ nhận thấy mình có thể khấm khá hơn khi mua thêm một ít hàng hóa nữa vì cô đánh giá

việc tiêu dùng hàng hóa này cao hơn so với chi phí cô phải trả.(Ứng với những lượng hàng hóa ít

hơn Q0, đường cầu nằm bên trên mức giá.)Mặt khác, giả sử cô mua nhiều hơn lượng Q0, cô sẽ

nhận thấy mình có thể khấm khá hơn nếu mua ít hơn vì cô đánh giá tiền tiết kiệm được cao hơn

so với việc tiêu dùng mất đi. Ứng với mức giá cho trước P0, lượng Q0 là một trạng thái cân bằng

vì người tiêu dùng không muốn chuyển sang một lượng tiêu dùng khác. Diện tích tam giác nằm

bên dưới đường cầu và bên trên đường giá cả PcaP0 tiêu biểu cho thặng dư tiêu dùng cô có được

nhờmua Q0 đơn vị hàng hóa với mức giá P0.

Page 7: MPP05-522-R4.1V

Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Các phương pháp nghiên cứu chích sách công Phân tích chính sách – 4th ed.

Ch.4: Tính hiệu quả và mô hình cạnh tranh lý tưởng

David L. Weimer; Aidan R. Vining 7 Biên dịch: Kim Chi

Hiệu đính: Đỗ Thiên Anh Tuấn

Hình 4.3 Thay đổi thặng dư tiêu dùng

Pc

P1 b

P0 c a

D

0 Q1 Q0

Lượng hàng hóa X trên một đơn vị thời gian

Mất mát thặng dư tiêu dùng: P1baP0

Thu ngân sách chính phủ thu được: P1bcP0

Mất mát vô ích: abc

Sự thay đổi thặng dư tiêu dùng thường là cơ sở để đo lường hiệu quả tương đối của các chính

sách khác nhau. Ví dụ, thặng dư tiêu dùng thay đổi như thế nào trong Hình 4.3 nếu chính sách

của chính phủ làm tăng giá từ P0 đến P1?Thặng dư tiêu dùng mới là diện tích tam giác PcbP1, nhỏ

hơn so với diện tích tam giác PcaP0 một lượng bằng diện tích hình thang P1baP0 (vùng tô màu).

Chúng ta lý giải diện tích hình chữ nhật P1bcP0 là số tiền tăng thêm mà người tiêu dùng phải trả

cho những đơn vị hàng hóa mà cô tiếp tục mua và diện tích tam giác abc là thặng dư mà người

tiêu dùng mất đi do giảm tiêu dùng từ Q0 xuống Q1.

Như một ví dụ về một chính sách của chính phủ làm tăng giá, ta hãy tưởng tượng việc ban hành

thuế tiêu thụ đặc biệt trên mỗi đơn vị hàng hóa một số tiền thuế bằng chênh lệch giữa P1 và P0.

Khi đó diện tích hình chữ nhậtP1bcP0tương đương với thu ngân sách tăng thêm nhờ thuế, mà ta

hình dung là có thể được hoàn lại cho người tiêu dùng để bù đắp vừa khít cho phần thặng dư tiêu

dùng mất đi. Người tiêu dùng vẫn gánh chịu phần mất mát diện tích tam giác abc. Vì không có

thu ngân sách hay lợi ích để bù đắp phần giảm thặng dư tiêu dùng này, nên các nhà kinh tế định

nghĩa phần mất mát thặng dư do giảm tiêu dùng là mất mát vô ích do thuế. Mất mát vô ích cho

thấy rằng giá và lượng ở trạng thái cân bằng khi có thuế không đạt được hiệu quả Pareto – nếu có

thể, người tiêu dùng sẽ khấm khá hơn thông qua trao cho cơ quan thuế một khoản thanh toán gộp

Giá

của h

àng h

óa X

Page 8: MPP05-522-R4.1V

Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Các phương pháp nghiên cứu chích sách công Phân tích chính sách – 4th ed.

Ch.4: Tính hiệu quả và mô hình cạnh tranh lý tưởng

David L. Weimer; Aidan R. Vining 8 Biên dịch: Kim Chi

Hiệu đính: Đỗ Thiên Anh Tuấn

bằng với diện tích P1bcP0để đổi lấy việc bãi bỏ thuế tiêu thụ đặc biệt và mất mát vô ích gắn liền

với thuế này.

Mất mát thặng dư tiêu dùng trình bày trong Hình 4.3 xấp xỉ gần bằng số đo lý thuyết thường

được sử dụng phổ biến về sự thay đổi phúc lợi cá nhân: biến thiên bù đắp. Biến thiên bù đắp của

sự thay đổi giá là số tiền mà ngân sách của người tiêu dùng sẽ phải thay đổi sao cho sau khi thay

đổi giá, người tiêu dùng vẫn có cùng độ thỏa dụng như trước kia. Như vậy, nó đóng vai trò như

một số đo bằng tiền, hay đại lượng tiền tệ của sự thay đổi phúc lợi. Nếu đường cầu trong Hình

4.3 được suy ra từ việc quan sát xem người tiêu dùng sẽ thay đổi hành vi mua hàng như thế nào

như một hàm số theo giá, giữ cho độ thỏa dụng không đổi ở mức ban đầu (vì thế đây sẽ là cái mà

ta gọi là đường cầu có độ thỏa dụng không đổi), thì thay đổi thặng dư tiêu dùng sẽ đúng bằng

mức biến thiên bù đắp.

Hình 4.4 minh họa biến thiên đền bù có thể được lý giải ra sao như một số đo bằng tiền của độ

thỏa dụng. Trục tung đo lường sự chi tiêu của người tiêu dùng cho tất cả các hàng hóa khác

ngoài hàng hóa X; trục hoành đo lường số đơn vị hàng hóa X mà người ấy tiêu thụ. Ban đầu, hãy

tưởng tượng rằng người tiêu dùng này có ngân sách B, nhưng người này không được phép mua

bất kỳ đơn vị hàng hóa X nào vì X được sản xuất ở nước khác và hàng X nhập khẩu bị cấm. Do

đó, người này chi tiêu toàn bộ ngân sách B cho các hàng hóa khác. Đường đẳng dụng hay đường

bàng quan I0biểu thị tất cả các cách kết hợp chi tiêu cho các hàng hóa khác và cho hàng hóa X

sao cho vẫn mang lại cho người tiêu dùng cùng một độ thỏa dụng như khi tiêu dùng ngân sách B

cho các hàng hóa khác và không tiêu dùng hàng hóa X. Bây giờ hãy tưởng tượng qui định cấm

nhập khẩu được bãi bỏ nên người này có thể mua các đơn vị hàng hóa X ở mức giá Px. Bây giờ

người này có thể chọn bất kỳ điểm nào trên đường thẳng nối điểm B với điểm trên trục hoành

biểu thị số đơn vị hàng hóa X có thể mua được nếu không mua những hàng hóa khác B/Px. Khi

đã có đường ngân sách mới này, người tiêu dùng sẽ tối đa hóa độ thỏa dụng thông qua chọn một

điểm trên đường đẳng dụng I1 khả dĩ cao nhất, bằng cách mua x1 đơn vị hàng hóa X và chi tiêu

phần ngân sách còn lại cho những hàng hóa khác. Khi hàng hóa X có sẵn, ta cũng có thể đưa

người này trở lại mức thỏa dụng ban đầu thông qua giảm ngân sách ban đầu một khoảng cách từ

B đến C trên trục tung. Số tiền này là biến thiên bù đắp gắn liền với sự sẵn có hàng hóa X ở mức

giá Px. Đó là giá trị bằng tiền hay đại lượng tiền tệ biểu thị mức đánh giá của người tiêu dùng đối

với việc có thể tiêu thụ hàng hóa X.

Page 9: MPP05-522-R4.1V

Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Các phương pháp nghiên cứu chích sách công Phân tích chính sách – 4th ed.

Ch.4: Tính hiệu quả và mô hình cạnh tranh lý tưởng

David L. Weimer; Aidan R. Vining 9 Biên dịch: Kim Chi

Hiệu đính: Đỗ Thiên Anh Tuấn

Hình 4.4 Đại lượng tiền tệ của độ thỏa dụng

A

B

C

I1

I0

0 x1 B/Px

Lượng hàng hóa X

Thay vì hỏi ta có thể lấy đi bao nhiêu tiền mà người tiêu dùng vẫn cảm thấy khấm khá sau khi

đưa vào hàng nhập khẩu X như trên đây, ta cũng có thể hỏi ta sẽ phải cho người này bao nhiêu

tiền khi không có sẵn hàng hóa X để anh ta vẫn cảm thấy khấm khá như khi có hàng hóa X nhập

khẩu. Số tiền này, gọi là biến thiên tương đương, được biểu thị bằng khoảng cách giữa điểm A

và điểm B trên trục tung – nếu ngân sách của người tiêu dùng tăng từ B đến A, anh ta có thể đạt

được đường đẳng dụng I1 mà không cần tiêu dùng hàng hóa X.

Trên thực tiễn, ta thường làm việc với những đường cầu được ước lượng bằng thực nghiệm trong

đó thu nhập (chứ không phải độ thỏa dụng) của người tiêu dùng và tất cả các mức giá đều được

giữ cho không đổi. Đường cầu với thu nhập không đổi, hay đường cầu Marshall này liên quan

đến sự giảm độ thỏa dụng khi giá tăng (và tổng tiêu dùng giảm) và liên quan đến sự gia tăng độ

thỏa dụng khi giá giảm (và tổng tiêu dùng tăng). So với đường cầu duy trì độ thỏa dụng không

đổi ở mức ban đầu, đường cầu Marshall thấp hơn khi giá tăng và cao hơn khi giá giảm. May

thay, khi sự tăng giá chỉ ở mức nhỏ không đáng kể hay khi chi tiêu cho hàng hóa tạo thành một

Tiề

n c

hi

tiêu

cho c

ác

hàn

g h

óa k

hác

Biến thiên

tương đương:

Đoạn AB

Biến thiên

đền bù:

Đoạn BC

Page 10: MPP05-522-R4.1V

Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Các phương pháp nghiên cứu chích sách công Phân tích chính sách – 4th ed.

Ch.4: Tính hiệu quả và mô hình cạnh tranh lý tưởng

David L. Weimer; Aidan R. Vining 10 Biên dịch: Kim Chi

Hiệu đính: Đỗ Thiên Anh Tuấn

phần nhỏ trong ngân sách của người tiêu dùng, hai đường cầu này gần sát nhau và các giá trị ước

lượng thặng dư tiêu dùng sử dụng đường cầu Marshall cũng gần bằng biến thiên bù đắp.3

Bây giờ, chuyển từ cá nhân sang xã hội, ta hãy xem mối quan hệ giữa giá và lượng cầu của toàn

thể người tiêu dùng. Ta suy ra đường cầu thị trường này bằng cách cộng dồn lượng cầu của từng

người tiêu dùng ứng với từng mức giá. Trên đồ thị, điều này tương đương với việc cộng dồn theo

trục hoành đường cầu của tất cả những người tiêu dùng cá nhân. Thặng dư tiêu dùng ta đo được

thông qua sử dụng đường cầu thị trường này sẽ đúng bằng tổng thặng dư tiêu dùng của tất cả

những người tiêu dùng riêng lẻ. Nó sẽ trả lời những câu hỏi: Ta sẽ đền bù tổng cộng bao nhiêu

để khôi phục mức thỏa dụng ban đầu cho toàn thể người tiêu dùng sau khi giá tăng? Ta có thể lấy

đi tổng cộng bao nhiêu từ toàn thể người tiêu dùng để đưa họ về độ thỏa dụng ban đầu sau khi

giá giảm?

Như vậy, nếu ta có thể xác định sự thay đổi giá hay lượng trên thị trường sao cho tạo ra sự gia

tăng ròng của thặng dư xã hội, thì ít nhất ta có tiềm năng đạt được sự cải thiện Pareto. Sau khi

mọi người đều được đền bù, vẫn còn điều gì đó còn lại để làm cho ai đó khấm khá hơn.Lẽ dĩ

nhiên, sự thay đổi không phải là sự cải thiện Pareto thật sự trừ khi mọi người ít nhất phải nhận

được biến thiên đền bù của họ từ lợi ích thặng dư.

Trong chương sau, việc sử dụng thặng dư tiêu dùng chủ yếu là để minh họa những trường hợp

phi hiệu quả gắn liền với các thất bại thị trường khác nhau.Vì mục đích này, chỉ riêng trọng tâm

về tiềm năng cải thiện Pareto không thôi sẽ không đủ.Trong bối cảnh phân tích lợi ích- chi phí,

nguyên tắc đền bù Kaldor Hicks đòi hỏi ta phải chú trọng tương tự vào những thay đổi tích cực

ròng của thặng dư xã hội như một chỉ báo cho tiềm năng cải thiện Pareto.Khi ta xem phân tích

lợi ích- chi phí như một công cụ đánh giá các chính sách trong Chương 16, ta sẽ thảo luận ý

nghĩa của việc chú trọng vào những cải thiện tiềm năng chứ không phải thực tế trong phúc lợi cá

nhân.

Thặng dư sản xuất: Bối cảnh về việc định giá

Trong mô hình cạnh tranh lý tưởng, giả định tiêu chuẩn là chi phí sản xuất biên của các công ty

riêng lẻ tăng dần khi sản lượng tăng vượt quá mức cân bằng. Vì các doanh nghiệp có chi phí cố

định phải được thanh toán trước khi hoạt động sản xuất diễn ra, chi phí sản xuất bình quân thoạt

đầu giảm khi chi phí cố định được dàn trải cho nhiều đơn vị sản lượng, sau đó tăng lên khi chi

phí biên bắt đầu chi phối, vì sử dụng việc một số yếu tố đầu vào, như lao động, trở nên kém hiệu

quả hơn. Vì thế, sẽ có một mức sản lượng giúp tối thiểu hóa chi phí bình quân của doanh

nghiệp.Đường cong AC trong Hình 4.5 thể hiện đường chi phí bình quân dạng chữ U của doanh

nghiệp.Đường chi phí biên được ký hiệu là MC. Lưu ý rằng đường chi phí biên cắt đường chi phí

bình quân tại điểm thấp nhất của đường chi phí bình quân.Khi chi phí biên thấp hơn chi phí bình

3 Bất luận thế nào, sự thay đổi thặng dư tiêu dùng xác định bằng đường cầu Marshall sẽ nằm giữa biến thiên bù đắp

và biến thiên tương đương. Tìm đọc thảo luận chi tiết hơn về việc sử dụng sự thay đổi thặng dư tiêu dùng làm một

số đo thay đổi phúc lợi cá nhân trong nghiên cứu của Robert D. Willig, ‘Consumer Surplus without Apology,’

American Economic Review, 66 (4) 1976, 589-97. Tìm đọc bài lý giải trực quan hơn về việc sử dụng thặng dư tiêu

dùng trong nghiên cứu của Arnold C. Harberger, ‘Three Basic Postulates for Applied Welfare Economics,’ Journal

of Economic Literature 9 (3) 1971, 785-97.

Page 11: MPP05-522-R4.1V

Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Các phương pháp nghiên cứu chích sách công Phân tích chính sách – 4th ed.

Ch.4: Tính hiệu quả và mô hình cạnh tranh lý tưởng

David L. Weimer; Aidan R. Vining 11 Biên dịch: Kim Chi

Hiệu đính: Đỗ Thiên Anh Tuấn

quân, thì chi phí bình quân sẽ giảm dần.Khi chi phí biên cao hơn chi phí bình quân, thì chi phí

bình quân sẽ tăng dần.Chỉ khi chi phí biên bằng chi phí bình quân, thì chi phí bình quân mới

không đổi. Ta có thể nắm bắt điều này một cách dễ dàng thông qua suy nghĩ về điểm số bình

quân của bạn trong một loạt kỳ thi – chỉ có một điểm số mới cao hơn điểm bình quân hiện tại

mới giúp tăng điểm bình quân lên.

Hình 4.5 Đường chi phí biên và đường chi phí bình quân

MC

AC

PS a

ACS b

PL

0 QL QS

Mức sản lượng trên một đơn vị thời gian

Tổng chi phí sản xuất một mức sản lượng nào đó, chẳng hạn như QS, có thể được tính bằng một

trong hai cách.Thứ nhất, vì chi phí bình quân là tổng chi phí chia cho sản lượng, nên ta chỉ cần

nhân chi phí bình quân ứng với sản lượng đó (ACS trong Hình 4.5) cho sản lượng QS, ta được

tổng chi phí, biểu thị bằng diện tích hình chữ nhật ACSbQS0. Thứ hai, nên nhớ rằng chi phí biên

cho ta biết phải mất chi phí bao nhiêu để tăng sản lượng thêm 1 đơn vị, ta có thể tính gần đúng

tổng chi phí bằng cách cộng dồn chi phí biên của việc sản xuất từng đơn vị tăng thêm từ đơn vị

thứ nhất cho đến đơn vị sản lượng QS. Số đơn vị đo lường càng nhỏ, tổng các chi phí biên sẽ

càng gần với tổng chi phí sản xuất ra sản lượng QS. Trong trường hợp giới hạn số đơn vị vô cùng

nhỏ, diện tích bên dưới đường chi phí biên (MC trong Hình 4.5) từ zero đến QS sẽ đúng bằng

tổng chi phí. (Ai quen với phép tính vi phân sẽ nhận ra chi phí biên là đạo hàm của tổng chi phí,

cho nên lấy tích phân chi phí biên trong khoảng sản lượng sẽ cho ta tổng chi phí; việc lấy tích

phân này tương đương với việc lấy diện tích bên dưới đường chi phí biên từ zero đến mức sản

lượng.)

Chi

phí

biê

n (

MC

), c

hi

phí

bìn

h q

uân (

AC

), v

à g

iá (

P)

Page 12: MPP05-522-R4.1V

Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Các phương pháp nghiên cứu chích sách công Phân tích chính sách – 4th ed.

Ch.4: Tính hiệu quả và mô hình cạnh tranh lý tưởng

David L. Weimer; Aidan R. Vining 12 Biên dịch: Kim Chi

Hiệu đính: Đỗ Thiên Anh Tuấn

Bây giờ tưởng tượng rằng giá thị trường của hàng hóa doanh nghiệp sản xuất ra là PS. Doanh

nghiệp sẽ tối đa hóa lợi nhuận bằng cách sản xuất QS, mức sản lượng sao cho chi phí biên bằng

giá.Vì ở mức sản lượng QS, chi phí bình quân nhỏ hơn giá, cho nên doanh nghiệp sẽ hưởng lợi

nhuận bằng diện tích hình chữ nhật PSabACS. Lợi nhuận bằng tổng doanh thu trừ đi tổng chi phí.

(Tổng doanh thu bằng giá PS nhân cho lượng QS, hay diện tích hình chữ nhật PSaQS0; tổng chi

phí sản xuất ra sản lượng QS là diện tích hình chữ nhật ACSbQS0.) Trong mô hình cạnh tranh, lợi

nhuận sẽ được phân phối cho các cá nhân căn cứ theo nguồn lực ban đầu họ sở hữu. Nhưng phần

chia lợi nhuận này sẽ phát tín hiệu cho những cá nhân khác thấy rằng họ có thể đạt được lợi

nhuận chỉ bằng cách bắt chước công nghệ và sử dụng các yếu tố đầu vào như doanh nghiệp.Tuy

nhiên, khi ngày càng có nhiều công ty tham gia thị trường, tổng sản lượng hàng hóa sẽ tăng và

do đó giá sẽ giảm.Đồng thời, các doanh nghiệp mới sẽ đấu thầu đẩy giá yếu tố đầu vào lên cao,

cho nên toàn bộ đường chi phí biên và đường chi phí bình quân của tất cả các doanh nghiệp sẽ

dịch chuyển lên trên.Cuối cùng, giá sẽ giảm xuống PL, mức giá mà tại đó, chi phí biên mới bằng

chi phí bình quân mới.Ứng với mức giá PL, lợi nhuận giảm xuống bằng không, làm mất đi động

cơ tham gia vào ngành này.

Khi không có điều kiện hạn chế số doanh nghiệp có thể tham gia sản xuất mỗi loại hàng hóa, đặc

điểm của trạng thái cân bằng hiệu quả Pareto trong mô hình cạnh tranh lý tưởng là có lợi nhuận

bằng không đối với tất cả các doanh nghiệp. (Lưu ý rằng ta đang nói tới lợi nhuận kinh tế chứ

không phải lợi nhuận kế toán.Lợi nhuận kinh tế là tổng doanh thu trừ đi các khoản thanh toán

theo giá thị trường cạnh tranh cho tất cả các yếu tố sản xuất, bao gồm giá thuê ngầm ẩn đối với

vốn thuộc sở hữu doanh nghiệp. Lợi nhuận kế toán đơn giản chỉ là doanh thu trừ đi chi phí.) Nếu

công ty không thanh toán công khai cho các cổ đông cho nguồn vốn công ty sử dụng, thì lợi

nhuận kế toán có thể lớn hơn không, ngay cả khi lợi nhuận kinh tế bằng không. Để tránh nhầm

lẫn, các nhà kinh tế gọi lợi nhuận kinh tế là đặc lợi (rents), được định nghĩa là bất kỳ khoản

thanh toán nào vượt quá giá trị tối thiểu cần thiết để thu hồi chi phí cung ứng. Đặc lợi có thể phát

sinh trên các thị trường yếu tố đầu vào như đất đai và vốn cũng như trên các thị trường sản phẩm.

Trong thế giới kinh tế thực, không như mô hình cạnh tranh lý tưởng của chúng ta, các doanh

nghiệp không thể bị bắt chước ngay tức thời; vì thế bất kỳ thời điểm nào cũng có thể có một số

công ty tận hưởng đặc lợi.Tuy nhiên, đặc lợi này thu hút các doanh nghiệp mới tham gia thị

trường, vì thế trong dài hạn, ta dự kiến đặc lợi sẽ biến mất. Chỉ trong những tình huống nhất định

ngăn cản sự tham gia thị trường của các doanh nghiệp mới, thì đặc lợi mới tồn tại lâu dài. Do đó,

ta dự kiến quá trình động học của việc tìm kiếm lợi nhuận làm dịch chuyển nền kinh tế hướng tới

lý tưởng cạnh tranh.

Để hiểu rõ hơn khái niệm đặc lợi, ta hãy so sánh việc định giá trong một ngành độc quyền với

việc định giá trong một ngành cạnh tranh.Để bắt đầu, ta hãy xem xét trong một ngành chỉ có một

doanh nghiệp duy nhất không phải lo lắng gì về sự cạnh tranh tương lai.Doanh nghiệp này đứng

trước toàn bộ đường cầu hàng hóa D trong Hình 4.6. Doanh nghiệp này cũng đứng trước đường

doanh thu biên (MR), biểu thị doanh thu tăng lên bao nhiêu ứng với từng đơn vị sản lượng cung

ứng thêm cho thị trường. Đường doanh thu biên nằm bên dưới đường cầu vì từng đơn vị sản

lượng cung ứng thêm sẽ làm giảm giá cân bằng không chỉ đối với đơn vị hàng hóa sau cùng mà

đối với toàn bộ đơn vị hàng bán. Ví dụ, hãy tưởng tượng rằng thông qua tăng cung từ 9 lên 10

Page 13: MPP05-522-R4.1V

Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Các phương pháp nghiên cứu chích sách công Phân tích chính sách – 4th ed.

Ch.4: Tính hiệu quả và mô hình cạnh tranh lý tưởng

David L. Weimer; Aidan R. Vining 13 Biên dịch: Kim Chi

Hiệu đính: Đỗ Thiên Anh Tuấn

đơn vị, giá thị trường giảm từ 100 USD/đơn vị xuống 99 USD/đơn vị. Doanh thu tăng thêm 90

USD [= (10 x 99 USD) – (9 x 100 USD)]. Đỉnh cao của doanh thu biên trên 10 đơn vị là 90

USD, thấp hơn so với đỉnh cao của đường cầu là 99 USD. Bao lâu mà doanh thu biên vượt quá

chi phí biên (MC), lợi nhuận có thể tăng lên thông qua gia tăng sản lượng. Mức sản lượng tối đa

hóa lợi nhuận xảy ra khi chi phí biên bằng doanh thu biên (giao điểm của 2 đường MC và MR).

Trong Hình 4.6, mức sản lượng Qm này của doanh nghiệp độc quyền sẽ dẫn đến mức giá thị

trường Pm, và lợi nhuận bằng diện tích hình chữ nhật PmabACm, nghĩa là bằng tổng doanh thu

(Pm nhân cho Qm) trừ đi tổng chi phí (ACm nhân cho Qm).

Hình 4.6 Định giá độc quyền, đặc lợi, và mất mát vô ích

e

MC

Pm a AC

Pc c

ACc f d

ACm

b

D

0 Qm Qc

MR

Mức sản lượng trên một đơn vị thời gian

Định giá cạnh tranh Định giá độc quyền

Thặng dư tiêu dùng: Pcce Pmae

Tổng doanh thu: PccQc0 PmaQm0

Tổng chi phí: ACcdQc0 ACmbQm0

Chi

phí

biê

n (

MC

), c

hi

phí

bìn

h q

uân

(A

C),

doan

h t

hu b

iên (

MR

), v

à giá

(P

)

Page 14: MPP05-522-R4.1V

Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Các phương pháp nghiên cứu chích sách công Phân tích chính sách – 4th ed.

Ch.4: Tính hiệu quả và mô hình cạnh tranh lý tưởng

David L. Weimer; Aidan R. Vining 14 Biên dịch: Kim Chi

Hiệu đính: Đỗ Thiên Anh Tuấn

Đặc lợi: PccdACc PmabACm

Mất mát vô ích: 0 acf

Trái với trường hợp độc quyền, ta hãy xem các quyết định sản xuất của một trong những doanh

nghiệp trong một ngành cạnh tranh.Vì doanh nghiệp chỉ cung ứng một phần nhỏ trong tổng sản

lượng toàn ngành, nên ảnh hưởng của nguồn cung của doanh nghiệp đối với giá thị trường không

đáng kể, và do đó, doanh nghiệp cân bằng chi phí biên với giá (giao điểm của đường MC và D),

mang lại mức giá Pc và lợi nhuận PccdACc. Chênh lệch lợi nhuận giữa việc định giá độc quyền

và định giá cạnh tranh là đặc lợi độc quyền (monopoly rent), một loại đặc lợi kinh tế.

Nên nhớ rằng lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ đến với các cá nhân, do vậy ta nên tính đến những

đặc lợi này khi xem xét hiệu quả kinh tế. Một USD thặng dư tiêu dùng (biến thiên bù đắp) tương

đương với 1 USD lợi nhuận kinh tế được phân phối. Nếu ta ấn định giá và lượng để tối đa hóa

tổng thặng dư tiêu dùng và đặc lợi, thì ta sẽ tạo ra giá trị bằng tiền lớn nhất khả dĩ trên thị trường,

tạo ra điều kiện tiên quyết để đạt được sự phân bổ hiệu quả Pareto.

Tổng thặng dư tiêu dùng và đặc lợi lớn nhất sẽ đạt được khi giá bằng chi phí biên.Trong Hình

4.6, so sánh tổng thặng dư tiêu dùng và đặc lợi giữa các trường hợp định giá cạnh tranh và định

giá độc quyền sẽ giúp minh họa nhận định tổng quát này. Trong trường hợp độc quyền, tổng

thặng dư tiêu dùng và đặc lợi, ứng với chi phí biên bằng doanh thu biên (MC = MR), là diện tích

nằm giữa đường cầu và đường chi phí biên từ sản lượng bằng không đến sản lượng Qm. Trong

trường hợp cạnh tranh, tổng thặng dư tiêu dùng và đặc lợi, ứng với chi phí biên bằng giá (MC =

P), là diện tích nằm giữa đường cầu và đường chi phí biên từ sản lượng bằng không đến sản

lượng Qc. Rõ ràng, tổng thặng dư tiêu dùng và đặc lợi trong trường hợp định giá cạnh tranh cao

hơn so với trong trường hợp định giá độc quyền một khoản chênh lệch bằng diện tích nằm giữa

đường cầu và đường chi phí biên từ Qmđến Qc. Khoản chênh lệch này bằng diện tích tam giác

acf, là mất mát vô ích trực tiếp suy ra từ quan sát rằng lợi ích biên (D) cao hơn chi phí biên (MC)

đối với mỗi đơn vị sản xuất khi gia tăng sản lượng từ Qm đến Qc.

Thặng dư sản xuất: Đo lường bằng đường cung

Ta thường xem xét các thị trường trong đó có nhiều doanh nghiệp cung ứng. Do đó, ta muốn có

cách nào đó thuận tiên để cộng dồn tất cả đặc lợi của toàn thể các doanh nghiệp cung ứng trên thị

trường. Cách tiếp cận của ta cũng tương tự như cách tiếp cận ta đã sử dụng để ước lượng biến

thiên đền bù.Thứ nhất, ta trình bày khái niệm đường cung.Thứ hai, ta xem đường cung có thể

được sử dụng như thế nào để đo lường tổng đặc lợi của tất cả các doanh nghiệp cung ứng trên thị

trường.

Hãy tưởng tượng ta xây dựng một đường biểu thị số đơn vị hàng hóa mà các doanh nghiệp cung

ứng ứng với các mức giá khác nhau. Hình 4.7 trình bày trường hợp chung của những doanh

nghiệp đứng trước chi phí biên tăng dần. Các doanh nghiệp cung ứng tổng sản lượng Q2 ở mức

giá P2.Khi giá tăng, các doanh nghiệp cung ứng sản lượng ngày càng nhiều hơn, tạo thành đường

cung có độ dốc hướng lên.Đường cung sẽ hình thành từ việc cộng dồn theo hàng ngang các

đường chi phí biên của các doanh nghiệp. (Ví dụ, xem đường MC trong Hình 4.5.) Mỗi điểm

trên đường cung cho ta biết doanh nghiệp phải tốn bao nhiêu để sản xuất thêm một đơn vị hàng

Page 15: MPP05-522-R4.1V

Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Các phương pháp nghiên cứu chích sách công Phân tích chính sách – 4th ed.

Ch.4: Tính hiệu quả và mô hình cạnh tranh lý tưởng

David L. Weimer; Aidan R. Vining 15 Biên dịch: Kim Chi

Hiệu đính: Đỗ Thiên Anh Tuấn

hóa. Nếu ta cộng dồn các giá trị biên này mỗi lần một đơn vị, bắt đầu với sản lượng bằng không

và kết thúc với lượng cung, thì ta tìm được tổng chi phí sản xuất ra sản lượng đó. Trên đồ thị,

tổng chi phí này bằng diện tích nằm bên dưới đường cung từ sản lượng bằng không đến lượng

cung.

Giả sử giá thị trường là P3 sao cho lượng cung là Q3.Khi đó tổng chi phí để sản xuất ra sản lượng

Q3 là diện tích P1aQ30. Tuy nhiên, tổng doanh thu của doanh nghiệp bằng giá nhân với lượng,

được cho bởi diện tích hình chữ nhật P3aQ30. Chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí

bằng tổng đặc lợi đối với các doanh nghiệp. Chênh lệch này được gọi là thặng dư sản xuất, thể

hiện qua tổng diện tích P3aP1 tô màu trong Hình 4.7.

Thặng dư sản xuất không nhất thiết được chia đều giữa các doanh nghiệp.Một số doanh nghiệp

có thể có những lợi thế độc đáo cho phép họ sản xuất với chi phí thấp hơn những doanh nghiệp

khác, cho dù tất cả các doanh nghiệp đều phải bán với cùng mức giá như nhau. Ví dụ, một nhà

nông may mắn với đất đai màu mỡ có thể đạt được đặc lợi ứng với mức giá thị trường, trong khi

một nhà nông khác có đất đai cằn cỗi chỉ vừa đủ thu hồi tổng chi phí. Vì lượng đất đai màu mỡ

chỉ có hạn, cả hai nhà nông đều đứng trước chi phí biên tăng dần mà họ cân bằng với giá thị

trường để xác định mức sản lượng. Nhận định tổng quát là: những nguồn lực độc đáo – như đất

đai vô cùng màu mỡ, tài năng thể thao vượt bực, khoáng sản dễ dàng khai thác – có thể mang lại

đặc lợi ngay cả trên những thị trường cạnh tranh. Giá trị thanh toán vượt mức cho những nguồn

lực độc đáo này thường được gọi là đặc lợi khan hiếm (scarcity rent). Không như đặc lợi độc

quyền, đặc lợi khan hiếm không nhất thiết có nghĩa là phi hiệu quả kinh tế.

Hình 4.7 Đường cung và thặng dư sản xuất

P3 a

P2 b

P1

0 Q2 Q3

Lượng/Thời gian

Tổn thất thặng dư sản xuất do giảm giá từ P3 đến P2: P3abP2

Giá

Page 16: MPP05-522-R4.1V

Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Các phương pháp nghiên cứu chích sách công Phân tích chính sách – 4th ed.

Ch.4: Tính hiệu quả và mô hình cạnh tranh lý tưởng

David L. Weimer; Aidan R. Vining 16 Biên dịch: Kim Chi

Hiệu đính: Đỗ Thiên Anh Tuấn

Những thay đổi thặng dư sản xuất tiêu biểu cho những thay đổi đặc lợi.Ví dụ, nếu ta muốn biết

đặc lợi giảm bao nhiêu khi giá giảm từ P3 đến P2, ta tính sự thay đổi thặng dư sản xuất trên thị

trường. Trong Hình 4.7, khoản giảm đặc lợi bằng diện tích P3abP2, cũng là khoản giảm thặng dư

sản xuất.

Thặng dư xã hội

Bây giờ ta đã có những công cụ cơ bản để phân tích tính hiệu quả trên những thị trường cụ thể.

Điều kiện cần để đạt được hiệu quả Pareto là: ta không thể tăng tổng biến thiên bù đắp và đặc lợi

thông qua phân bổ lại các yếu tố đầu vào hay sản phẩm sau cùng. Ta đã thấy sự thay đổi thặng

dư tiêu dùng giúp xác định tổng biến thiên bù đắp như thế nào và sự thay đổi thặng dư sản xuất

giúp đo lường sự thay đổi đặc lợi ra sao. Tổng của thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất trên

tất cả các thị trường được định nghĩa là thặng dư xã hội.Do đó, sự thay đổi thặng dư xã hội giúp

đo lường sự thay đổi tổng biến thiên bù đắp và đặc lợi. Để đánh giá ý nghĩa hiệu quả của những

thay đổi nhỏ về giá và lượng của một hàng hóa bất kỳ, người ta thường hạn chế phân tích trong

phạm vi sự thay đổi thặng dư xã hội trên thị trường của hàng hóa đó mà thôi.

Hình 4.8 xem xét tình trạng phi hiệu quả gắn liền với sự xa rời giá và lượng cân bằng trong một

thị trường cạnh tranh, thể hiện qua sự mất mát thặng dư xã hội. Trạng thái cân bằng cạnh tranh

hiệu quả xảy ra ở mức giá P0 và lượng Q0, giao điểm của đường cung S và đường cầu D. Một

chính sách làm tăng giá đến P1 liên quan đến sự tổn thất thặng dư xã hội, thể hiện qua diện tích

tam giác abc – mỗi đơn vị hàng hóa mất đi trong khoảng từ Q1 đến Q0 đều mang lại giá trị biên

(được cho bởi độ cao đường cầu) cao hơn so với chi phí biên (được cho bởi độ cao đường cung).

Vì thế, thặng dư xã hội có thể được gia tăng thông qua giảm giá sao cho lượng cung và lượng

cầu di chuyển đến gần Q0 hơn. Một chính sách làm giảm giá đến P2 sẽ liên quan đến sự tổn thất

thặng dư xã hội được cho bởi diện tích ade – mỗi đơn vị hàng hóa cung và cầu trong khoảng từ

Q0 đến Q2đều mang lại chi phí biên (được cho bởi độ cao của đường cung) lớn hơn so với lợi ích

biên (được cho bởi độ cao của đường cầu). Vì thế, việc tăng giá làm di chuyển lượng cung và

lượng cầu đến gần Q0 hơn sẽ làm tăng thặng dư xã hội.

Page 17: MPP05-522-R4.1V

Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Các phương pháp nghiên cứu chích sách công Phân tích chính sách – 4th ed.

Ch.4: Tính hiệu quả và mô hình cạnh tranh lý tưởng

David L. Weimer; Aidan R. Vining 17 Biên dịch: Kim Chi

Hiệu đính: Đỗ Thiên Anh Tuấn

Hình 4.8 Tình trạng phi hiệu quả do xa rời trạng thái cân bằng cạnh tranh

P1 b

d

P0 a

P2 e

c

D

0 Q1 Q0 Q2

Lượng/Thời gian

Cảnh báo: Các mô hình và thực tế

Mô hình trạng thái cân bằng tổng quát giúp ta tìm hiểu một thế giới phức tạp. Tuy nhiên, cũng

như đối với mọi mô hình, nó liên quan đến sự đơn giản hóa mà có thể làm hạn chế tính bổ ích

của mô hình. Có ba hạn chế đáng lưu ý:

Thứ nhất, mô hình trạng thái cân bằng tổng quát là mô hình tĩnh chứ không phải động. Các nền

kinh tế thực thường liên quan đến việc đưa vào các sản phẩm mới, cải thiện công nghệ và thay

đổi thị hiếu người tiêu dùng.Một đặc điểm đáng kinh ngạc của hệ thống giá là khả năng truyền

đạt thông tin giữa các nhà sản xuất phân quyền và người tiêu dùng về những thay đổi này, mà F.

A. Hayes gọi là ‘những yếu tố cụ thể về thời gian và địa điểm.’4 Trạng thái cân bằng trong khung

khổ cạnh tranh chỉ cho ta những bức ảnh chụp nhanh chứ không phải những cuốn băng ghi hình

về thế giới thực. Thông thường, ảnh chụp nhanh vẫn hữu ích và không làm ta quá lẫn lộn. Tuy

nhiên, các nhà phân tích chính sách nên nhận thấy rằng lợi ích đáng kể về phúc lợi xã hội do phát

minh đổi mới thì không thể dự đoán được. Các nhà phân tích chính sách nên cẩn thận, đừng xem

xét thị trường với một góc nhìn quá tĩnh. Những đặc lợi to lớn xem ra được bảo hộ bởi các rào

cản tham gia thị trường có thể thúc đẩy những hàng hóa thay thế đầy sáng tạo. Khi thảo luận

từng trường hợp thất bại thị trường trong chương kế tiếp, chúng ta sẽ xem xét một vài phản ứng

của thị trường có thể phát sinh nhằm giảm tổn thất phúc lợi xã hội.

4 F. A. Hayes, ‘The Use of Knowledge in Society’, American Economic Review 35 (4) 1945, 519-30, trang 522.

Giá

Page 18: MPP05-522-R4.1V

Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Các phương pháp nghiên cứu chích sách công Phân tích chính sách – 4th ed.

Ch.4: Tính hiệu quả và mô hình cạnh tranh lý tưởng

David L. Weimer; Aidan R. Vining 18 Biên dịch: Kim Chi

Hiệu đính: Đỗ Thiên Anh Tuấn

Thứ hai, mô hình trạng thái cân bằng tổng quát không bao giờ hoàn chỉnh – những người lập mô

hình không có đủ thông tin để đưa vào tất cả các loại hàng hóa và dịch vụ. Nếu họ có thể làm

được điều đó đi chăng nữa, ta cũng không chắc họ có thể giải được mô hình để tìm trạng thái cân

bằng. Việc chuyển từ mô hình trạng thái cân bằng tổng quát sang các mô hình về những thị

trường riêng lẻ là một hạn chế cố ý của mô hình sao cho nó có thể được áp dụng một cách bổ ích.

Trong hầu hết các ứng dụng, đó là một cách tiếp cận hợp lý, dù vậy, đôi khi các hàng hóa có tính

bổ trợ hay thay thế lẫn nhau đến mức việc xem xét các thị trường đó một cách tách biệt sẽ trở

nên không hợp lý.5

Thứ ba, các giả định của mô hình trạng thái cân bằng tổng quát thường bị vi phạm trong thế giới

thực. Trong hai chương tiếp theo, chúng ta sẽ xem xét trường hợp vi phạm quan trọng nhất trong

những trường hợp vi phạm giả định này. Ta thực hiện công việc này trong bối cảnh các thị

trường cụ thể, thừa nhận rằng làm điều đó không chắc giúp ta nắm bắt đầy đủ các ý nghĩa trong

nền kinh tế rộng lớn hơn.6Tuy nhiên, ta thấy phân tích này hết sức quý giá nhằm giúp các nhà

phân tích chính sách bắt đầu tìm hiểu sự phức tạp của thế giới họ đang sống.

Kết luận

Nền kinh tế cạnh tranh lý tưởng mang lại cho ta một khung khái niệm bổ ích để suy nghĩ về tính

hiệu quả.Các công cụ của kinh tế học phúc lợi ứng dụng, thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản

xuất, cho ta một phương thức để tìm hiểu tính hiệu quả trên các thị trường cụ thể. Trong chương

kế tiếp, ta sẽ giải thích bốn tình huống, các trường hợp thất bại thị trường truyền thống, trong đó

hành vi thị trường ở trạng thái cân bằng không giúp tối đa hóa thặng dư xã hội.

Thảo luận

1. Giả định rằng thị trường dầu thô thế giới có tính chất cạnh tranh, với đường cung có độ

dốc hướng lên và đường cầu có độ dốc hướng xuống. Vẽ một biểu đồ biểu thị giá và

lượng ở trạng thái cân bằng. Bây giờ hãy tưởng tượng rằng một trong các nước xuất khẩu

dầu chủ yếu trải qua một cuộc cách mạng làm đóng cửa các giếng dầu. Vẽ một đường

cung mới và trình bày tổn thất thặng dư tiêu dùng trên thị trường dầu thế giới do mất mát

nguồn cung. Bạn đưa ra những giả định gì về cầu đối với dầu thô trong việc đo lường

thặng dư tiêu dùng?

2. Bây giờ giả định rằng Hoa Kỳ là một nước nhập khẩu dầu thô ròng. Trình bày tác động

của tình trạng tăng giá dầu thô do tổn thất cung trên thị trường thế giới đối với thặng dư

xã hội trên thị trường Hoa Kỳ.

5 Xem nghiên cứu của Anthony E. Boardman, David H. Greenberg, Aidan R. Vining, và David L. Weimer, Cost-

Benefit Analysis: Concepts and Practice (Upper Saddle River, NJ: Prentice Hall 2001), chương 5.

6R. G. Lipsey và Kelvin Lancaster, ‘General Theory of the Second Best,’ Review of Economic Studies 24 (1) 1956-

57, 11-32.