một số kết quả hoạt động của hội đồng phối hợp filecho công tác truyền...

36

Upload: doduong

Post on 29-Aug-2019

229 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Một số kết quả hoạt động của hội đồng phối hợp filecho công tác truyền thông, Hội đồng liên ngành cũng chỉ đạo Trung tâm Trợ giúp pháp
Page 2: Một số kết quả hoạt động của hội đồng phối hợp filecho công tác truyền thông, Hội đồng liên ngành cũng chỉ đạo Trung tâm Trợ giúp pháp
Page 3: Một số kết quả hoạt động của hội đồng phối hợp filecho công tác truyền thông, Hội đồng liên ngành cũng chỉ đạo Trung tâm Trợ giúp pháp

1Tư pháp quảng ninh

Cụ thể, về xây dựng kế hoạch của Hội đồng liên ngành năm 2015, các ngành thành viên tham dự đầy đủ và tham gia xây dựng kế

hoạch hoạt động năm 2015 theo hướng dẫn của Hội đồng liên ngành Trung ương. Về công tác truyền thông, tập huấn, tuyên truyền về TGPL: Thực hiện theo kế hoạch ban hành, các ngành thành viên và Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước đã sử dụng bảng tin, hộp tin có hiệu quả. Xây dựng, biên soạn và in ấn tờ gấp pháp luật về trợ giúp pháp lý trong một số lĩnh vực pháp luật liên quan chuyển cho các cơ quan tiến hành tố tụng để cấp phát cho người dân. Tổ chức các hoạt động truyền thông thông qua các phương tiện thông tin đại chúng để thông tin sâu rộng đến người dân. Trong năm 2015, Hội đồng đã tập trung cho việc biên soạn in ấn Bảng thông tin TGPL, đã cấp phát thay mới tổng số 70 bảng thông tin TGPL cho Công an tỉnh Quảng Ninh, Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ninh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ninh,

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh. Bên cạnh đó, phục vụ cho công tác truyền thông, Hội đồng liên ngành cũng chỉ đạo Trung tâm Trợ giúp pháp lý đăng tải các tin bài, vụ việc trợ giúp pháp lý lên Bản tin Tư pháp điện tử của Sở Tư pháp, Cổng thông tin của Bộ Tư pháp, Báo Quảng Ninh, trang Web của Cục trợ giúp pháp lý để phản ánh đầy đủ kịp thời các hoạt động của Hội đồng liên ngành. Theo báo cáo từ các ngành thành viên, các cơ quan như Công an tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh đã tổ chức tập huấn cho cán bộ, người tiến hành tố tụng, Giám thị, Phó Giám thị Trại tạm giam, Quản giáo; Trưởng Nhà tạm giữ, Phó trưởng Nhà tạm giữ tại cấp tỉnh, cấp huyện. Tổ chức tập huấn quán triệt nội dung Thông tư liên tịch số 11/2013 và các văn bản về Trợ giúp pháp lý bằng các hình thức phù hợp. Hoạt động tập huấn được lồng ghép cùng với các chương trình tập huấn chung của ngành. Về công tác phối hợp và cử luật sư, trợ giúp viên pháp lý tham gia tố tụng,

Một số kết quả hoạt động của hội đồng phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng

tỉnh quảng ninh năM 2015Trần Cường

Trong năm 2015, Hội đồng đã triển khai thực hiện tốt các nội dung công việc theo kế hoạch đề ra. Kết quả hoạt động của Hội đồng phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý đạt được cơ bản toàn diện trên các mặt công tác, từ công tác xây dựng kế hoạch, triển khai, kiểm tra, hướng dẫn thực hiện, nhất là kịp thời triển khai các quy định mới, do đó việc thực hiện trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng của các cơ quan tiến hành tố tụng, trại tạm giam, nhà tạm giữ, Trung tâm TGPL đã đi vào nề nếp, đạt kết quả tích cực.

Quang cảnh họp Hội đồng liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng tỉnh Quảng Ninh.

Page 4: Một số kết quả hoạt động của hội đồng phối hợp filecho công tác truyền thông, Hội đồng liên ngành cũng chỉ đạo Trung tâm Trợ giúp pháp

Tư pháp quảng ninh2

các ngành thành viên đã kịp thời triển khai chỉ đạo trong ngành về phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng, quán triệt thực hiện nhiệm vụ thuộc trách nhiệm của ngành theo quy định. Kết quả theo báo cáo của các ngành, đã thực hiện đúng các quy định về giải thích, hướng dẫn cho người bị tạm giữ, tạm giam, bị can, bị cáo và các đương sự khác về quyền được trợ giúp pháp lý, hướng dẫn thủ tục TGPL. Đồng thời, phối hợp với Trung tâm TGPL nhà nước trong việc cử luật sư cộng tác viên tham gia tố tụng và thực hiện việc cấp giấy chứng nhận tham gia tố tụng cho luật sư cộng tác viên, tạo điều kiện thuận lợi cho luật sư cộng tác viên thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình. Cung cấp các quyết định tố tụng theo quy định của pháp luật cho luật sư cộng tác viên tham gia từng vụ án cụ thể. Thực hiện việc xác nhận về thời gian luật sư cộng tác viên làm việc, nghiên cứu hồ sơ... để đảm bảo sự theo doi trong quản lý nhà nước và làm căn cứ cho Trung tâm TGPL chi trả tiền bồi dương cho luật sư cộng tác viên. Trung tâm Trợ giúp pháp lý cũng đã thường xuyên theo doi, kịp thời tham mưu cho Hội đồng để triển khai các nhiệm vụ có hiệu quả theo hướng dẫn của Hội đồng Trung ương, chi trả phụ cấp cho các thành viên và tổ giúp việc theo đúng kỳ hạn quy định.

Năm 2015, Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh đã thụ lý và cử luật sư cộng tác viên tham gia tố tụng thực hiện TGPL tổng số 49 vụ việc. Trong đó, có 43 vụ án hình sự; 05 vụ việc dân sự; 01 vụ việc hành chính; diện người chưa thành niên là 15; diện người có công với Cách mạng là 05; diện người dân tộc thiểu số là 26; diện người nghèo là 03. Việc cử luật sư, cộng tác viên tham gia tố tụng được thực hiện theo đúng quy định và đều đã được các cơ quan tiến hành tố tụng cấp Giấy chứng nhận tham gia tố tụng, không có vụ việc nào luật sư cộng tác viên bị thu hồi Giấy chứng nhận tham gia tố tụng do vi phạm. Trung tâm đã thâm định, đánh giá và thực hiện việc chi trả bồi dương cho luật sư cộng tác viên theo đúng quy định. Tuy nhiên, bên cạnh đó theo phản ánh của các luật sư cộng tác viên, vẫn còn một vài đơn vị tố tụng cấp huyện chưa thực sự tạo điều kiện phối hợp, thông tin chưa kịp thời, đôi khi làm cho luật sư phải đi lại nhiều lần... Hội đồng liên ngành đã kịp thời nắm bắt và có điều chỉnh cho phù hợp, đảm bảo quyền và lợi ích của người được trợ giúp pháp lý.

Hội đồng đã chỉ đạo các ngành thành viên thực hiện công tác kiểm tra. Năm 2015, Hội đồng tổ chức chương trình kiểm tra tại các địa phương: Móng Cái, Đầm Hà, Đông Triều, Quảng Yên. Qua các đợt kiểm tra tại 12 cơ quan tiến hành tố tụng Hội đồng đã kịp thời nắm bắt về hoạt động phối hợp, hoạt động truyền thông, công tác cử luật sư, trợ giúp viên pháp lý tham gia tố tụng. Qua đó có

chỉ đạo, hướng dẫn tháo gơ khó khăn, vướng mắc kịp thời. Sau khi kiểm tra, Trung tâm trợ giúp pháp lý đã kịp thời tham mưu cho Hội đồng xây dựng Thông báo kết quả kiểm tra gửi các cơ quan tiến hành tố tụng cấp tỉnh và 14 huyện thị xã thành phố.

Hội đồng liên ngành đánh giá cao công tác triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các kế hoạch và hướng dẫn chỉ đạo từ Hội đồng của Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước. Là cơ quan đầu mối giúp việc cho Cơ quan thường trực Sở Tư pháp và Chủ tịch Hội đồng, Trung tâm trợ giúp pháp lý đã thường xuyên tham mưu các chương trình, kế hoạch có hiệu quả. Giúp Hội đồng trong công tác kiểm tra, theo doi sát thực tế để kịp thời có quyết định điều chỉnh hợp lý. Là bộ phận kết nối liên lạc giữa Hội đồng, Chủ tịch Hội đồng và các ngành thành viên ngày càng gắn bó, đem lại hiệu quả cao trong công tác phối hợp. Đặc biệt trong năm 2015, Trung tâm đã cử 4 Trợ giúp viên pháp lý tham gia 12 vụ việc tố tụng cả Hình sự và Dân sự, đảm bảo chất lượng và bước đầu được ghi nhận về kết quả tranh tụng của Trợ giúp viên pháp lý.

Một số khó khăn vướng mắc hiện nay còn đang tồn tại, cần được khắc phục là: Hiện nay, Thông tư 11/2013/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC-TANDTC mới chỉ có quy định về việc giải thích quyền trợ giúp pháp lý phải ghi trong biên bản tố tụng, lưu trong hồ sơ vụ án. Tuy nhiên các biên bản tố tụng của các cơ quan tiến hành tố tụng được các ngành hướng dẫn theo mẫu quy định, trong đó không có nội dung giải thích về quyền được trợ giúp pháp lý và chưa có hướng dẫn ghi vào biên bản nào. Bên cạnh đó, chưa có hướng dẫn cụ thể về việc giải thích cho bị can ở giai đoạn truy tố, vì sau khi có cáo trạng là Viện Kiểm sát chuyển hồ sơ và cáo trạng sang Tòa án. Do việc một số đơn vị Viện Kiểm sát đã bỏ qua hoạt động giải thích này cho bị can vì cho rằng đã giải thích ở giai đoạn điều tra.

Phát huy kết quả đạt được trong năm 2015 đồng thời bám sát chỉ đạo của Hội đồng phối hợp liên ngành Trung ương và nhiệm vụ công tác năm 2016, Hội đồng phối hợp liên ngành tỉnh tiếp tục nâng cao chất lượng thực hiện nhiệm vụ theo quy chế, kế hoạch, trong đó cần tập trung vào các nhiệm vụ chủ yếu như: Tiếp tục hướng dẫn, chỉ đạo các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, Trại tạm giam, Nhà tạm giữ, Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước thực hiện có hiệu quả Thông tư liên tịch số 11/2013/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-TANDTC-VKSNDTC. Trong đó chú trọng nghiêm túc thực hiện việc hướng dẫn, giải thích về quyền được hưởng trợ giúp pháp lý cho người được trợ giúp pháp lý cũng như hướng dẫn thủ tục cho người được trợ giúp pháp lý khi có yêu cầu…/.

Page 5: Một số kết quả hoạt động của hội đồng phối hợp filecho công tác truyền thông, Hội đồng liên ngành cũng chỉ đạo Trung tâm Trợ giúp pháp

3Tư pháp quảng ninh

Từ ngày 24/4/2016 đến ngày 29/4/2016 Sở Tư pháp tiếp tục chủ

động tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh và Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bầu cử để góp phần phục vụ tốt cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 với các hoạt động thiết thực, gồm: Biên tập, đăng tải tài liệu tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bầu cử trên Cổng thông tin điện tử của Sở Tư pháp (Mục Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật) để giúp các Sở, ban, ngành, đoàn thể, địa phương trên địa bàn tỉnh sử dụng hiệu quả, thống nhất các tài liệu phục vụ cho công tác bầu cử; hướng dẫn, đôn đốc các địa phương thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật thông qua các tài liệu, đề cương, băng đĩa phục vụ cho bầu cử (Sở Tư pháp đã trực tiếp xây dựng, phát hành) gồm: Tờ gấp về những điều cử tri cần biết về Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015; đề cương

tuyên truyền pháp luật về bầu cử dùng cho Đài phát thanh cấp huyện; đề cương dùng cho phát thanh các xã, thôn, bản bằng tiếng Kinh và tiếng Dao; chương trình tọa đàm về pháp luật bầu cử; bộ đề cương tài liệu hỏi đáp về pháp luật bầu cử (trưởng thôn, khu sử dụng để làm tài liệu trả lời cử tri). Trên cơ sở tiếp nhận các đề cương, tài liệu, băng đĩa phục vụ công tác bầu cử từ Sở Tư pháp, các huyện, thị xã, thành phố trên đại bàn tỉnh đã tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả bằng các hình thức như: Phát trên hệ thống loa truyền thanh, truyền hình cơ sở; cấp phát đề cương, tờ gấp pháp luật về bầu cử đến rộng rãi cán bộ và nhân dân trên địa bàn.

Bên cạnh đó, Sở Tư pháp đã tổ chức Hội nghị phổ biến Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, Luật Tổ chức chính quyền địa phương cho toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tại Sở Tư pháp. Lãnh đạo Sở và báo cáo viên tiếp tục thực hiện tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bầu cử tại: Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Giáo dục và đào tạo. Tính

đến ngày 29/4/2016, Sở Tư pháp đã trực tiếp phổ biến pháp luật về bầu cử tại 21 cơ quan, đơn vị, địa phương thuộc tỉnh.

Để thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật phục vụ cuộc bầu cử diễn ra trong ngày 22/5, sắp tới, Sở Tư pháp tiếp tục thực hiện đồng bộ các nội dung, gồm: Hướng dẫn, đôn đốc các địa phương, đơn vị quan tâm đây mạnh sâu rộng hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bầu cử trong cơ quan, đơn vị, các xã, phường, thôn, khu phố đến đông đảo cán bộ, công chức, viên chức và các tầng lớp Nhân dân trên địa bàn bằng nhiều hình thức phù hợp, hiệu quả; tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bầu cử, Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, Luật Tổ chức chính quyền địa phương theo đề nghị của các cơ quan, đơn vị, địa phương; kịp thời nắm bắt tình hình về công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về bầu cử, báo cáo Ủy ban bầu cử tỉnh để có hướng dẫn cụ thể các quy định của pháp luật về bầu cử cho các cơ quan đơn vị có vướng mắc./.

Sở Tư pháp tiếp tục thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật phục vụ

cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021

ĐứC Thành

Page 6: Một số kết quả hoạt động của hội đồng phối hợp filecho công tác truyền thông, Hội đồng liên ngành cũng chỉ đạo Trung tâm Trợ giúp pháp

Tư pháp quảng ninh4

Thủ Tướng Chính phủ ban hành Kế hoạChTriển Khai Thi hành bộ luậT Dân sự

Ngày 05/02/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 243/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Bộ luật dân sự với các nội dung sau:

I. nỘI DUng1. Tổ chức biên soạn tài liệu phục vụ việc quán triệt, phổ biến, tuyên truyền, tập huấn

Bộ luật dân sựa) Tổ chức biên soạn tài liệu quán triệt, phổ biến, tuyên truyền Bộ luật dân sự; tài liệu tập

huấn chuyên sâu chung về Bộ luật dân sự.- Cơ quan chủ trì: Bộ Tư pháp.- Cơ quan phối hợp: Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, các Bộ,

ngành, cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.- Thời gian thực hiện: Quý I và Quý II năm 2016.b) Trên cơ sở tài liệu tập huấn chuyên sâu chung, các Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức có liên

quan có thể biên soạn tài liệu tập huấn chuyên sâu riêng cho từng nhóm đối tượng cụ thể.- Cơ quan thực hiện: Bộ Tư pháp, các Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức có liên quan.- Thời gian thực hiện: Quý I và Quý II năm 2016.c) Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn các cơ sở đào tạo luật rà soát, biên soạn lại hệ thống

giáo trình, tài liệu giảng dạy khác có nội dung liên quan đến Bộ luật dân sự cho phù hợp với quy định mới của Bộ luật dân sự.

- Thời gian thực hiện: Năm 2016.2. Tổ chức quán triệt, phổ biến, tuyên truyền Bộ luật dân sựa) Tổ chức hội nghị trực tuyến quán triệt, phổ biến, tuyên truyền Bộ luật dân sự, đặc biệt

là các nội dung mới của Bộ luật dân sự cho đại diện các Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức có liên quan ở Trung ương và cấp tỉnh.

- Cơ quan chủ trì: Bộ Tư pháp.- Cơ quan phối hợp: Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, các Bộ, ngành,

cơ quan, tổ chức có liên quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.- Thời gian thực hiện: Quý II năm 2016.b) Tổ chức phổ biến, tuyên truyền Bộ luật dân sự trên các phương tiện thông tin đại chúng.- Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan thông tấn báo chí có kế hoạch tuyên

truyền sâu rộng Bộ luật dân sự trên các phương tiện thông tin đại chúng.- Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam và các cơ quan chủ quản báo chí trung

ương và địa phương xây dựng chương trình, chuyên mục, chuyên trang giới thiệu, tuyên truyền về nội dung của Bộ luật dân sự, nhất là những nội dung mới của Bộ luật dân sự, đồng thời, có tin, bài phản ánh kịp thời về tình hình triển khai thi hành Bộ luật dân sự.

- Thời gian thực hiện: Năm 2016 và năm 2017.c) Các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức phổ

biến, tuyên truyền Bộ luật dân sự với hình thức, nội dung phù hợp với từng đối tượng cụ thể.- Cơ quan chủ trì: Các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp.- Cơ quan phối hợp: Bộ Tư pháp và các Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức có liên quan.- Thời gian thực hiện: Năm 2016.

Page 7: Một số kết quả hoạt động của hội đồng phối hợp filecho công tác truyền thông, Hội đồng liên ngành cũng chỉ đạo Trung tâm Trợ giúp pháp

5Tư pháp quảng ninh

d) Đề nghị Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chỉ đạo các tổ chức thành viên của Mặt trận, đặc biệt là các tổ chức chính trị - xã hội phổ biến, tuyên truyền các nội dung của Bộ luật dân sự cho hội viên, đoàn viên của tổ chức mình.

- Thời gian thực hiện: Năm 2016.3. Tổ chức tập huấn Bộ luật dân sựa) Tổ chức tập huấn cho báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật, người làm công tác phổ

biến giáo dục pháp luật, người làm công tác hòa giải ở cơ sở về Bộ luật dân sự, tập trung vào những nội dung mới, cơ bản của Bộ luật dân sự.

- Tổ chức hội nghị trực tuyến tập huấn cho báo cáo viên pháp luật trung ương và cấp tỉnh, đại diện của Sở Tư pháp và các sở, ban, ngành liên quan, đại diện của Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Hội Luật gia tỉnh, Đoàn Luật sư.

+ Cơ quan chủ trì: Bộ Tư pháp.+ Cơ quan phối hợp: Các Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức có liên quan.+ Thời gian thực hiện: Quý II năm 2016.- Tổ chức tập huấn cho báo cáo viên pháp luật cấp huyện; tuyên truyền viên pháp luật cấp

xã; cán bộ, công chức tư pháp; người làm công tác phổ biến giáo dục pháp luật; người làm công tác hòa giải ở cơ sở của địa phương

+ Cơ quan chủ trì: Ủy ban nhân dân các cấp.+ Cơ quan phối hợp: Bộ Tư pháp và cơ quan, tổ chức có liên quan.- Thời gian thực hiện: Quý II và Quý III năm 2016.b) Tổ chức tập huấn chuyên sâu về Bộ luật dân sự.- Cơ quan thực hiện:+ Bộ Tư pháp tổ chức tập huấn chuyên sâu cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm

công tác thi hành án dân sự, trợ giúp pháp lý, đăng ký giao dịch bảo đảm, cán bộ pháp chế của các Bộ, ngành; phối hợp với Liên đoàn Luật sư Việt Nam, các Hội công chứng và các Bộ, ngành có liên quan trong việc tập huấn chuyên sâu cho đội ngũ luật sư, công chứng viên, tư vấn pháp luật, giám định, định giá tài sản, đấu giá tài sản và các đối tượng khác về những nội dung có liên quan của Bộ luật dân sự.

+ Đề nghị Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao tổ chức tập huấn chuyên sâu cho thâm phán, thư ký, kiểm sát viên, thâm tra viên, các công chức khác của ngành Tòa án và ngành Kiểm sát.

+ Các Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức khác tùy thuộc tình hình và yêu cầu nhiệm vụ có thể tổ chức tập huấn chuyên sâu cho từng nhóm đối tượng cụ thể.

Thời gian thực hiện: Quý III và Quý IV năm 2016.4. rà soát các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan; tự mình hoặc kiến nghị cơ

quan có thẩm quyền kịp thời hủy bỏ, sửa đổi, bổ sung hoặc đề xuất ban hành văn bản mới cho phù hợp với Bộ luật dân sự

a) Rà soát các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến Bộ luật dân sự- Cơ quan chủ trì:+ Bộ Tư pháp, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện việc rà soát

các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình; gửi kết quả rà soát về Bộ Tư pháp tổng hợp để kịp thời kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ và Quốc hội.

Page 8: Một số kết quả hoạt động của hội đồng phối hợp filecho công tác truyền thông, Hội đồng liên ngành cũng chỉ đạo Trung tâm Trợ giúp pháp

Tư pháp quảng ninh6

+ Đề nghị Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao rà soát các văn bản quy phạm pháp luật do mình ban hành liên quan đến quy định của Bộ luật dân sự để kịp thời hủy bỏ, sửa đổi, bổ sung và ban hành văn bản mới cho phù hợp với Bộ luật dân sự và gửi kết quả về Bộ Tư pháp để tổng hợp chung.

Cơ quan phối hợp: Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Luật gia Việt Nam, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và các cơ quan, tổ chức khác có liên quan.

- Thời gian thực hiện:+ Kết quả rà soát gửi về Bộ Tư pháp trước ngày 31/7/2016.+ Bộ Tư pháp báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong Quý III năm 2016.b) Sửa đổi, bổ sung, ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật bảo đảm thi hành Bộ luật

dân sự- Cơ quan thực hiện:+ Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối

cao, các Bộ, ngành có liên quan nghiên cứu, đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về đăng ký tài sản, giao dịch bảo đảm, hụi họ biêu phường và các văn bản quy phạm pháp luật cần thiết khác (dựa trên kết quả rà soát).

+ Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu, đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về hợp đồng hợp tác.

+ Bộ Y tế nghiên cứu, đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về chuyển đổi giới tính.- Các đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp Luật được thực hiện theo quy định của Luật

ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015.- Thời gian thực hiện: Năm 2016 và năm 2017.Đề nghị Tòa án nhân dân tối cao nghiên cứu, sớm công bố các án lệ trong lĩnh vực dân sự.II. TỔ ChứC ThỰC hIỆn1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành

phố trực thuộc Trung ương căn cứ nội dung Kế hoạch này và tình hình thực tế tại Bộ, ngành, địa phương mình ban hành Kế hoạch chi tiết triển khai thi hành Bộ luật dân sự, bảo đảm đúng tiến độ, chất lượng, hiệu quả và tiết kiệm, tránh hình thức, lãng phí.

Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc thì kịp thời phản ánh về Bộ Tư pháp để hướng dẫn giải quyết và gửi báo cáo kết quả triển khai thi hành Bộ luật dân sự về Bộ Tư pháp trước ngày 31/12/2016 để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

2. Kinh phí thực hiện Kế hoạch được bố trí từ ngân sách nhà nước trong dự toán chi thường xuyên hàng năm và các nguồn khác theo quy định của pháp luật.

Các cơ quan, Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được phân công thực hiện có trách nhiệm dự toán và sắp xếp, bố trí trong nguồn ngân sách để tổ chức thực hiện. Việc lập dự toán, quyết toán, quản lý, sử dụng kinh phí cho công tác tổ chức triển khai thi hành Bộ luật dân sự thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn Luật.

Trường hợp kinh phí trong nguồn ngân sách không đủ thì có thể xin bổ sung theo quy định của pháp luật.

3. Bộ Tư pháp theo doi, đôn đốc các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan có liên quan trong việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ được nêu trong Kế hoạch theo đúng tiến độ và báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện Kế hoạch này./.

Page 9: Một số kết quả hoạt động của hội đồng phối hợp filecho công tác truyền thông, Hội đồng liên ngành cũng chỉ đạo Trung tâm Trợ giúp pháp

7Tư pháp quảng ninh

Thủ Tướng Chính phủ ban hành Kế hoạChTriển Khai bộ luậT hình sự

Ngày 19/02/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 272/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Bộ luật Hình sự với các nội dung như sau:

I. nỘI DUng1. Rà soát các vụ án hình sự và đối tượng thuộc trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 1 của

Nghị quyết số 109/2015/QH13 để thực hiện việc đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án, chuyển hình phạt tử hình thành hình phạt tù chung thân, miễn chấp hành hình phạt, xóa án tích cho người bị kết án

a) Cơ quan thực hiện:- Bộ Công an, Bộ Quốc phòng chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan điều tra, cơ quan được giao

nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, các trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự trong Công an nhân dân, Quân đội nhân dân tiến hành:

+ Rà soát các vụ án hình sự cơ quan, đơn vị mình đang thụ lý để xem xét khởi tố, điều tra mà bị can thuộc diện không bị xử lý hình sự theo quy định tại các Điểm d và đ Khoản 2 Điều 1 của Nghị quyết số 109/2015/QH13 và đình chỉ điều tra đối với bị can đó;

+ Rà soát các đối tượng người bị kết án thuộc diện được chuyển hình phạt tử hình thành hình phạt tù chung thân hoặc được miễn chấp hành hình phạt theo quy định tại các Điểm a, b, c, d và đ Khoản 2 Điều 1 của Nghị quyết số 109/2015/QH13 mà cơ quan, đơn vị mình đang quản lý và lập hồ sơ trình Chánh án Tòa án nhân dân tối cao chuyển hình phạt tử hình thành hình phạt tù chung thân hoặc làm thủ tục đề nghị Tòa án có thâm quyền miễn chấp hành hình phạt cho họ, đồng thời, gửi danh sách các đối tượng được đề nghị miễn chấp hành hình phạt theo quy định tại các Điểm d và đ Khoản 2 Điều 1 của Nghị quyết số 109/2015/QH13 cho Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia để cập nhật thông tin xóa án tích đương nhiên vào Lý lịch tư pháp của người bị kết án đó.

- Bộ Tư pháp chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan thi hành án dân sự, Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, các Sở Tư pháp tiến hành:

+ Rà soát các đối tượng người bị kết án phạt tiền thuộc diện được miễn chấp hành hình phạt theo quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều 1 của Nghị quyết số 109/2015/QH13 và làm thủ tục đề nghị Tòa án có thâm quyền miễn chấp hành hình phạt tiền cho họ;

+ Rà soát các đối tượng người bị kết án thuộc diện đương nhiên được xóa án tích theo quy định tại Điểm e Khoản 2 Điều 1 của Nghị quyết số 109/2015/QH13 và cập nhật thông tin vào Lý lịch tư pháp của người đó và cấp Phiếu lý lịch tư pháp ghi “không có án tích” cho họ khi có yêu cầu.

- Đề nghị Viện Kiểm sát nhân dân tối cao chỉ đạo, hướng dẫn cơ quan điều tra Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, cơ quan điều tra Viện Kiểm sát quân sự Trung ương và các Viện Kiểm sát tiến hành:

+ Rà soát các vụ án hình sự cơ quan, đơn vị mình đang thụ lý điều tra, truy tố mà bị can thuộc diện không bị xử lý hình sự theo quy định tại các Điểm d và đ Khoản 2 Điều 1 của Nghị quyết số 109/2015/QH13 và đình chỉ vụ án đối với bị can đó;

+ Phối hợp với cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trong việc rà soát các vụ án đang trong quá trình khởi tố, điều tra mà bị can thuộc diện không bị xử lý hình sự theo quy định tại các Điểm d và đ Khoản 2 Điều 1 của Nghị quyết số 109/2015/QH13 để đình chỉ điều tra đối với họ.

- Đề nghị Tòa án nhân dân tối cao chỉ đạo, hướng dẫn các Tòa án tiến hành:+ Rà soát các vụ án hình sự cơ quan, đơn vị mình đang thụ lý xét xử mà bị cáo thuộc diện không

bị xử lý hình sự theo quy định tại các Điểm d và đ Khoản 2 Điều 1 của Nghị quyết số 109/2015/QH13 và đình chỉ vụ án đối với bị cáo đó;

+ Rà soát các đối tượng người bị kết án đang được hoãn chấp hành án, tạm đình chỉ chấp hành án mà thuộc diện được chuyển hình phạt tử hình thành hình phạt tù chung thân hoặc được miễn

Page 10: Một số kết quả hoạt động của hội đồng phối hợp filecho công tác truyền thông, Hội đồng liên ngành cũng chỉ đạo Trung tâm Trợ giúp pháp

Tư pháp quảng ninh8

chấp hành hình phạt theo quy định tại các Điểm a, b, c, d và đ Khoản 2 Điều 1 của Nghị quyết số109/2015/QH13 và lập hồ sơ trình Chánh án Tòa án nhân dân tối cao chuyển hình phạt tử hình thành hình phạt tù chung thân hoặc làm thủ tục miễn chấp hành hình phạt tù cho họ theo thâm quyền, đồng thời, thông báo danh sách các đối tượng đã được miễn chấp hành hình phạt theo quy định tại các Điểm d và đ Khoản 2 Điều 1 của Nghị quyết số 109/2015/QH13 cho Sở Tư pháp nơi Tòa án mình có trụ sở để cập nhật thông tin xóa án tích đương nhiên vào Lý lịch tư pháp của người bị kết án đó.

+ Phối hợp với các trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự, cơ quan thi hành án dân sự trong việc lập hồ sơ trình Chánh án Tòa án nhân dân tối cao chuyển hình phạt tử hình thành hình phạt tù chung thân hoặc làm thủ tục miễn chấp hành hình phạt cho các đối tượng người bị kết án thuộc diện được chuyển hình phạt tử hình thành hình phạt tù chung thân hoặc được miễn chấp hành hình phạt theo quy định tại các Điểm a, b, c, d và đ Khoản 2 Điều 1 của Nghị quyết số 109/2015/QH13 mà các trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự, cơ quan thi hành án dân sự đang quản lý hoặc đang theo doi thi hành án.

b) Thời gian thực hiện: Ngay sau khi Bộ luật Hình sự năm 2015 được công bố (ngày 09/12/2015) và hoàn thành trước ngày 29/02/2016.

2. Biên soạn tài liệu phục vụ việc quán triệt, phổ biến, tuyên truyền, tập huấna) Biên soạn tài liệu quán triệt chung, phổ biến, giới thiệu Bộ luật Hình sự năm 2015 và Nghị

quyết số 109/2015/QH13; tài liệu tập huấn chuyên sâu chung về Bộ luật Hình sự, bảo đảm sự đầy đủ, thống nhất về nội dung của tài liệu tập huấn chuyên sâu.

- Cơ quan chủ trì: Bộ Tư pháp.- Cơ quan phối hợp:+ Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và các cơ quan, tổ chức có liên quan.+ Đề nghị Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Liên đoàn Luật sư Việt Nam

phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc thực hiện nhiệm vụ này.- Thời gian hoàn thành: Trong tháng 02 năm 2016.b) Trên cơ sở tài liệu tập huấn chuyên sâu chung, các Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức hữu quan có

thể biên soạn tài liệu tập huấn chuyên sâu riêng cho từng nhóm đối tượng cụ thể.- Cơ quan thực hiện: Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ

Tài chính, Bộ Tư pháp và các Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức hữu quan.- Thời gian thực hiện: Cuối tháng 02 - đầu tháng 03 năm 2016.3. Tổ chức quán triệt, tập huấn báo cáo viên, phổ biến, tuyên truyền Bộ luật Hình sự năm 2015

và Nghị quyết số 109/2015/QH13a) Tổ chức quán triệt việc thi hành Bộ luật Hình sự năm 2015.- Cơ quan thực hiện:+ Bộ Tư pháp tổ chức hội nghị trực tuyến quán triệt việc thi hành Bộ luật Hình sự năm 2015, đặc

biệt là các nội dung mới của Bộ luật cho đại diện các Bộ, ngành hữu quan, đại diện của cơ quan, tổ chức có liên quan ở Trung ương và cấp tỉnh.

Cơ quan phối hợp: Văn phòng Chính phủ, các Bộ, ngành hữu quan, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức có liên quan.

+ Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức quán triệt việc thi hành Bộ luật Hình sự với hình thức thích hợp trên địa bàn tỉnh.

Cơ quan phối hợp: Bộ Tư pháp và các Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức có liên quan.+ Đề nghị Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Ủy ban Trung ương Mặt trận

Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, Hội Luật gia Việt Nam, Liên đoàn Luật sư Việt Nam quán triệt việc thi hành Bộ luật Hình sự trong hệ thống các cơ quan, tổ chức của mình.

Page 11: Một số kết quả hoạt động của hội đồng phối hợp filecho công tác truyền thông, Hội đồng liên ngành cũng chỉ đạo Trung tâm Trợ giúp pháp

9Tư pháp quảng ninh

- Thời gian thực hiện:+ Bộ Tư pháp tổ chức hội nghị trực tuyến quán triệt việc thi hành Bộ luật Hình sự năm 2015:

Trong tháng 02 năm 2016.+ Tổ chức quán triệt việc thi hành Bộ luật Hình sự ở các Bộ, ngành, cơ quan tổ chức hữu quan

và địa phương: Từ tháng 02 đến tháng 04 năm 2016.b) Tổ chức tập huấn báo cáo viên về Bộ luật Hình sự năm 2015 và Nghị quyết số 109/2015/

QH13, tập trung vào những nội dung mới, cơ bản của Bộ luật.- Tổ chức hội nghị trực tuyến tập huấn cho báo cáo viên pháp luật Trung ương và cấp tỉnh, đại

diện của Sở Tư pháp và các sở, ban, ngành liên quan, đại diện của Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Hội Luật gia tỉnh, Đoàn Luật sư.

+ Cơ quan chủ trì: Bộ Tư pháp.+ Cơ quan phối hợp: Các Bộ, ngành và cơ quan, tổ chức có liên quan.+ Thời gian thực hiện: Trong tháng 03 năm 2016.- Tổ chức tập huấn cho báo cáo viên pháp luật cấp huyện; tuyên truyền viên pháp luật cấp xã;

cán bộ, công chức tư pháp; người làm công tác phổ biến giáo dục pháp luật; người làm công tác hòa giải ở cơ sở của địa phương.

+ Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh tham mưu cho Ủy ban nhân dân cùng cấp tổ chức thực hiện.

+ Cơ quan phối hợp: Bộ Tư pháp và cơ quan, tổ chức có liên quan.+ Thời gian thực hiện: Trong tháng 03 và tháng 04 năm 2016.c) Tổ chức phổ biến, tuyên truyền Bộ luật Hình sự năm 2015 và Nghị quyết số 109/2015/QH13.- Tổ chức phổ biến, tuyên truyền Bộ luật Hình sự năm 2015 và Nghị quyết số 109/2015/QH13

tại các Bộ, ngành, địa phương với nội dung và hình thức phù hợp với từng đối tượng cụ thể để bảo đảm công tác tuyên truyền phải đem lại hiệu quả, góp phần nâng cao nhận thức, hiểu biết của cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân về Bộ luật Hình sự năm 2015, nhất là những nội dung mới để nghiêm chỉnh chấp hành.

+ Cơ quan thực hiện: Các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp.+ Đề nghị Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Ủy ban Trung ương Mặt

trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Luật gia Việt Nam, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, các cơ quan, tổ chức khác tổ chức phổ biến, tuyên truyền Bộ luật Hình sự năm 2015 và Nghị quyết số 109/2015/QH13 trong cơ quan, tổ chức, ngành mình; phối hợp với Bộ Tư pháp và các Bộ, ngành hữu quan trong việc tổ chức phổ biến, tuyên truyền Bộ luật Hình sự năm 2015 và Nghị quyết số 109/2015/QH13.

+ Thời gian thực hiện: Trong Quý I và Quý II năm 2016.- Tổ chức phổ biến, tuyên truyền Bộ luật Hình sự năm 2015 và Nghị quyết số 109/2015/QH13

trên các phương tiện thông tin đại chúng.+ Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan thông tấn báo chí có kế hoạch tuyên truyền

sâu rộng Bộ luật Hình sự năm 2015 và Nghị quyết số 109/2015/QH13 trên các phương tiện thông tin đại chúng.

+ Báo Nhân dân, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam và các phương tiện thông tin đại chúng khác ở Trung ương và địa phương xây dựng chương trình, chuyên mục, chuyên trang giới thiệu, tuyên truyền về nội dung của Bộ luật Hình sự năm 2015 và Nghị quyết số 109/2015/QH13, nhất là những nội dung mới của Bộ luật, đồng thời, có tin, bài phản ánh kịp thời về tình hình triển khai thi hành Bộ luật Hình sự năm 2015.

+ Các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp chỉ đạo các cơ quan báo chí, Cổng thông tin điện tử của mình xây dựng chương trình, chuyên mục, chuyên trang giới thiệu, tuyên truyền về nội dung của Bộ luật Hình sự năm 2015 và Nghị quyết số 109/2015/QH13.

+ Thời gian thực hiện: Từ Quý I đến Quý III năm 2016.

Page 12: Một số kết quả hoạt động của hội đồng phối hợp filecho công tác truyền thông, Hội đồng liên ngành cũng chỉ đạo Trung tâm Trợ giúp pháp

Tư pháp quảng ninh10

4. Tổ chức tập huấn chuyên sâu về Bộ luật Hình sự năm 2015 và Nghị quyết số 109/2015/QH13a) Cơ quan thực hiện:- Bộ Công an tổ chức tập huấn chuyên sâu cho đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác đấu tranh

phòng, chống tội phạm, trong đó chú trọng cán bộ làm công tác điều tra, thi hành án hình sự trong Công an nhân dân.

- Bộ Quốc phòng tổ chức tập huấn chuyên sâu cho quân nhân trực tiếp làm công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, trong đó chú trọng quân nhân làm công tác điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án hình sự trong Quân đội nhân dân.

- Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức tập huấn chuyên sâu cho đội ngũ cán bộ trong ngành trực tiếp làm nhiệm vụ điều tra, phục vụ điều tra tội phạm.

- Bộ Tư pháp tổ chức tập huấn chuyên sâu cho đội ngũ cán bộ làm công tác thi hành án dân sự, trợ giúp pháp lý; phối hợp với Liên đoàn Luật sư Việt Nam và các Bộ, ngành hữu quan trong việc tập huấn chuyên sâu cho đội ngũ luật sư, giám định viên, cán bộ làm công tác tư vấn pháp luật, giám định, định giá tài sản, đấu giá tài sản và các đối tượng khác về những nội dung có liên quan của Bộ luật Hình sự.

- Đề nghị Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao tổ chức tập huấn chuyên sâu cho đội ngũ cán bộ làm công tác điều tra, thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp trong lĩnh vực hình sự, cán bộ làm công tác xét xử, phục vụ xét xử; đề nghị Liên đoàn Luật sư Việt Nam tổ chức tập huấn chuyên sâu cho đội ngũ các luật sư.

- Các Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức khác tùy tình hình và yêu cầu nhiệm vụ có thể tổ chức tập huấn chuyên sâu cho từng nhóm đối tượng cụ thể.

b) Thời gian thực hiện: Trong Quý II năm 2016.5. Rà soát các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến Bộ luật Hình sự năm 2015 để đề

xuất sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật bảo đảm thi hành hiệu quả Bộ luật

a) Cơ quan thực hiện:- Bộ Công an rà soát Luật Thi hành án hình sự và các văn bản thi hành Luật; các văn bản quy

phạm pháp luật khác trong lĩnh vực quản lý của mình có nội dung liên quan đến quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 để tự mình hoặc đề nghị cơ quan có thâm quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới cho phù hợp với Bộ luật.

- Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý của mình có nội dung liên quan đến quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 để tự mình hoặc đề nghị cơ quan có thâm quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới cho phù hợp với Bộ luật.

- Bộ Tư pháp rà soát các Thông tư liên tịch hướng dẫn áp dụng các quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) để đề nghị bãi bỏ; rà soát các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý của mình có nội dung liên quan đến Bộ luật Hình sự năm 2015 để tự mình hoặc đề nghị cơ quan có thâm quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới cho phù hợp với Bộ luật; tổng hợp kết quả rà soát của các Bộ, ngành và xây dựng Báo cáo về Kết quả rà soát trình Thủ tướng Chính phủ.

- Các Bộ, ngành khác rà soát các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý của mình có nội dung liên quan đến quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 để tự mình hoặc đề nghị cơ quan có thâm quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới cho phù hợp với Bộ luật.

- Đề nghị Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao rà soát các văn bản quy phạm pháp luật do mình ban hành hoặc cùng các Bộ, ngành khác ban hành có nội dung liên quan đến Bộ luật Hình sự năm 2015 để tự mình hoặc đề nghị cơ quan có thâm quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới cho phù hợp với Bộ luật.

b) Thời gian hoàn thành:

Page 13: Một số kết quả hoạt động của hội đồng phối hợp filecho công tác truyền thông, Hội đồng liên ngành cũng chỉ đạo Trung tâm Trợ giúp pháp

11Tư pháp quảng ninh

- Các Bộ, ngành: Gửi kết quả rà soát về Bộ Tư pháp trước 31 tháng 3 năm 2016 để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời, trên cơ sở kết quả rà soát, tiến hành sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành văn bản mới thuộc trách nhiệm của mình trước 30 tháng 6 năm 2016.

- Bộ Tư pháp: Trình Thủ tướng Chính phủ Báo cáo về Kết quả rà soát trước 30 tháng 4 năm 2016.

6. Rà soát hệ thống giáo trình, tài liệu giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp và chương trình, sách giáo khoa môn Giáo dục công dân cấp trung học phổ thông có nội dung liên quan đến Bộ luật Hình sự năm 2015 để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với quy định mới của Bộ luật

- Cơ quan đầu mối theo doi, tổng hợp báo cáo: Bộ Tư pháp.- Cơ quan thực hiện: Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội và các Bộ,

ngành hữu quan hướng dẫn các Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp, các trường trung học phổ thông thuộc quyền quản lý của mình tiến hành:

+ Rà soát và sửa đổi, bổ sung các giáo trình, tài liệu của mình có nội dung liên quan đến Bộ luật Hình sự năm 2015 để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với quy định mới của Bộ luật;

+ Hướng dẫn giảng viên, giáo viên giảng dạy môn Pháp luật, Giáo dục công dân cập nhật ngay những nội dung quy định mới của Bộ luật Hình sự năm 2015 khi giảng dạy các bộ môn có liên quan trong khi chưa sửa đổi, bổ sung giáo trình, tài liệu.

- Đề nghị Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên Mặt trận, các cơ quan, tổ chức khác chủ quản các cơ sở giáo dục đào tạo phối hợp thực hiện nhiệm vụ này.

- Thời gian thực hiện:+ Việc hướng dẫn của Bộ, ngành và hướng dẫn giảng viên, giáo viên cập nhật thông tin mới về

Bộ luật Hình sự năm 2015 trong giảng dạy: Trong tháng 02 năm 2016.+ Việc rà soát giáo trình, tài liệu: Trong Quý I và đầu Quý II năm 2016.II. TỔ ChứC ThỰC hIỆn1. Các Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức hữu quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc

trung ương căn cứ nội dung Kế hoạch này và tình hình thực tế tại Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức, địa phương mình ban hành Kế hoạch chi tiết triển khai thi hành Bộ luật Hình sự năm 2015, bảo đảm đúng tiến độ, chất lượng, hiệu quả và tiết kiệm, tránh hình thức, lãng phí; gửi báo cáo kết quả triển khai thi hành Bộ luật Hình sự năm 2015 về Bộ Tư pháp trước 30/9/2016 để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Trong quá trình thực hiện Kế hoạch, nếu phát sinh vướng mắc, bất cập thì kịp thời phản ánh về Bộ Tư pháp để báo cáo cơ quan có thâm quyền chỉ đạo, hướng dẫn giải quyết.

2. Kinh phí thực hiện Kế hoạch được bố trí từ ngân sách nhà nước trong dự toán chi thường xuyên hàng năm và các nguồn khác theo quy định của pháp luật.

Các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các cấp được phân công thực hiện các nhiệm vụ quy định trong Kế hoạch này có trách nhiệm chủ động sắp xếp, bố trí kinh phí trong nguồn ngân sách năm 2016 đã được phê duyệt; dự toán bổ sung kinh phí thực hiện Kế hoạch và huy động các nguồn kinh phí hỗ trợ khác theo quy định của pháp luật để tổ chức thực hiện.

Bộ Tài chính và Ủy ban nhân dân các cấp bảo đảm kinh phí để triển khai thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ của các Bộ, ngành và địa phương.

3. Bộ Tư pháp theo doi, đôn đốc các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh; thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan có liên quan trong việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ được nêu trong Kế hoạch theo đúng tiến độ và báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện Kế hoạch này./.

Page 14: Một số kết quả hoạt động của hội đồng phối hợp filecho công tác truyền thông, Hội đồng liên ngành cũng chỉ đạo Trung tâm Trợ giúp pháp

Tư pháp quảng ninh12

Thủ Tướng Chính phủ ban hành Kế hoạChTriển Khai Thi hành bộ LuậT Tố Tụng dân sự

Ngày 05/02/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 235/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Bộ Luật tố tụng dân sự với các nội dung như sau:

I. nỘI DUng1. Tuyên truyền, phổ biến Bộ Luật tố tụng dân sựa) Tổ chức Hội nghị tuyên truyền, phổ biến về những điểm mới của Bộ Luật tố tụng dân sự- Thành phần: Đại diện các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Hội Luật

gia Việt Nam, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.- Cơ quan chủ trì: Bộ Tư pháp.- Cơ quan phối hợp: Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Ủy ban Trung

ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Hội Luật gia Việt Nam, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam.

- Thời gian thực hiện: Quý I năm 2016.b) Tổ chức giới thiệu, tuyên truyền Bộ Luật tố tụng dân sự trên các phương tiện thông tin đại

chúng- Cơ quan chủ trì: Bộ Thông tin và Truyền thông.- Cơ quan phối hợp: Bộ Tư pháp, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, cơ

quan chủ quản báo chí trung ương và địa phương.- Thời gian thực hiện: Quý I và Quý II năm 2016.2. Tập huấn chuyên sâu về Bộ Luật tố tụng dân sự với nội dung, hình thức phù hợpa) Ở Trung ương- Thành phần: Đại diện pháp chế các Bộ, ngành, cán bộ, công chức cơ quan thi hành án

dân sự, cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, trợ giúp pháp lý.- Cơ quan chủ trì: Bộ Tư pháp.- Cơ quan phối hợp: Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, các Bộ, cơ

quan ngang Bộ, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Hội Luật gia Việt Nam, cơ quan thông tấn báo chí trung ương.

- Thời gian thực hiện: Quý II và Quý III năm 2016.b) Ở địa phương- Thành phần: Đại diện các sở, ban, ngành, tổ chức có liên quan, cơ quan thi hành án dân

sự, Đoàn luật sư.- Cơ quan chủ trì: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.- Cơ quan phối hợp: Các sở, ban ngành, tổ chức ở địa phương có liên quan, cơ quan thông

tấn báo chí địa phương.- Thời gian thực hiện: Quý II và Quý III năm 2016.3. Tổ chức rà soát các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành liên quan đến Bộ Luật tố tụng

dân sự; tham mưu sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với Bộ Luật tố tụng dân sự.

Page 15: Một số kết quả hoạt động của hội đồng phối hợp filecho công tác truyền thông, Hội đồng liên ngành cũng chỉ đạo Trung tâm Trợ giúp pháp

13Tư pháp quảng ninh

- Cơ quan chủ trì: Bộ Tư pháp, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (trực tiếp thực hiện việc rà soát trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình; gửi kết quả rà soát về Bộ Tư pháp tổng hợp để kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ và gửi Tòa án nhân dân tối cao).

- Cơ quan phối hợp: Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Luật gia Việt Nam, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và các cơ quan, tổ chức khác có liên quan.

- Thời gian thực hiện:+ Kết quả rà soát gửi về Bộ Tư pháp trước ngày 10/6/2016.+ Bộ Tư pháp báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 01/7/2016.4. Phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao trong việc ban

hành các Thông tư liên tịch hướng dẫn một số quy định của Bộ Luật tố tụng dân sự; Nghị quyết của Hội đồng Thâm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn một số quy định của Bộ Luật tố tụng dân sự

- Cơ quan chủ trì: Tòa án nhân dân tối cao.- Cơ quan phối hợp: Bộ Tư pháp, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.- Thời gian thực hiện: Theo Kế hoạch của Tòa án nhân dân tối cao về triển khai thi hành Bộ

Luật tố tụng dân sự.5. Kiện toàn tổ chức bộ máy, cơ sở vật chất của Cơ quan thi hành án dân sự; đào tạo, bồi

dương nghiệp vụ cho đội ngũ chấp hành viên bảo đảm việc thi hành án có hiệu quả phù hợp với quy định của Bộ Luật tố tụng dân sự

- Cơ quan chủ trì: Bộ Tư pháp.- Cơ quan phối hợp: Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Văn phòng Chính phủ; Ủy ban nhân dân các

tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức khác có liên quan.- Thời gian thực hiện: Năm 2016 và các năm tiếp theo.II. TỔ ChứC ThỰC hIỆn1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành

phố trực thuộc Trung ương căn cứ nội dung Kế hoạch này và tình hình thực tế tại bộ, ngành, địa phương mình ban hành Kế hoạch chi tiết triển khai thi hành Bộ Luật tố tụng dân sự, bảo đảm đúng tiến độ, chất lượng, hiệu quả và tiết kiệm, tránh hình thức, lãng phí.

Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc thì kịp thời phản ánh về Bộ Tư pháp để hướng dẫn giải quyết và gửi báo cáo kết quả triển khai thi hành Bộ Luật tố tụng dân sự về Bộ Tư pháp trước ngày 30/6/2016 để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

2. Kinh phí thực hiện Kế hoạch được bố trí từ ngân sách nhà nước trong dự toán chi thường xuyên hàng năm và các nguồn khác theo quy định của pháp luật.

Các cơ quan, bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được phân công thực hiện có trách nhiệm dự toán và sắp xếp, bố trí trong nguồn ngân sách để tổ chức thực hiện. Việc lập dự toán, quyết toán, quản lý, sử dụng kinh phí cho công tác tổ chức triển khai thi hành Bộ Luật tố tụng dân sự thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn Luật.

Trường hợp kinh phí trong nguồn ngân sách không đủ thì có thể xin bổ sung theo quy định của pháp luật.

3. Bộ Tư pháp theo doi, đôn đốc các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan có liên quan trong việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ được nêu trong Kế hoạch theo đúng tiến độ và báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện Kế hoạch này./.

Page 16: Một số kết quả hoạt động của hội đồng phối hợp filecho công tác truyền thông, Hội đồng liên ngành cũng chỉ đạo Trung tâm Trợ giúp pháp

Tư pháp quảng ninh14

Thủ Tướng Chính phủ ban hành Kế hoạChTriển Khai Thi hành luậT Tố Tụng hành Chính

Ngày 01/3/2016, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 325/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Tố tụng hành chính với các nội dung như sau:

I. nỘI DUng1. Tổ chức quán triệt, phổ biến và tập huấn nội dung Cơ bản của Luật Tố tụng hành chínha) Tổ chức Hội nghị quán triệt thi hành Luật Tố tụng hành chính- Thành phần: Đại diện các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Hội Luật gia Việt

Nam, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.- Cơ quan chủ trì: Bộ Tư pháp.- Cơ quan phối hợp: Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, các Bộ, cơ quan ngang

Bộ, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Hội Luật gia Việt Nam, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Đài phát thanh, truyền hình.

- Thời gian thực hiện: Quý I năm 2016.b) Biên soạn tài liệu phổ biến Luật Tố tụng hành chínhTrên cơ sở tài liệu tập huấn chuyên sâu chung của Tòa án nhân dân tối cao, các Bộ, ngành có thể biên

soạn tài liệu tập huấn cho từng nhóm đối tượng cụ thể.- Cơ quan thực hiện: Bộ Tư pháp.- Cơ quan phối hợp: Các Bộ, ngành hữu quan.- Thời gian thực hiện: Quý I năm 2016.c) Tổ chức tập huấn chuyên sâu về Luật Tố tụng hành chính đối với các tổ chức pháp chế Bộ, ngành; các

cơ quan thi hành án dân sự, bổ trợ tư pháp, trợ giúp pháp lý và cơ quan khác trong ngành Tư pháp- Ở Trung ương:+ Thành phần: Pháp chế các Bộ, ngành, cơ quan thi hành án dân sự, bổ trợ tư pháp, trợ giúp pháp lý và

cơ quan khác trong ngành Tư pháp.+ Cơ quan thực hiện: Các Bộ, ngành.+ Thời gian thực hiện: Quý II và Quý III năm 2016.- Ở địa phương:+ Thành phần: Đại diện các sở, ban, ngành, tổ chức có liên quan, cơ quan thi hành án dân sự, Đoàn luật

sư, Hội Luật gia các cấp.+ Cơ quan thực hiện: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.+ Thời gian thực hiện: Quý II và Quý III năm 2016.d) Tổ chức phổ biến, tuyên truyền Luật Tố tụng hành chính và Nghị quyết số 104/2015/QH13 của Quốc

hội về việc thi hành Luật Tố tụng hành chính cho cán bộ và nhân dânTổ chức phổ biến, tuyên truyền Luật Tố tụng hành chính và Nghị quyết số 104/2015/QH13 của Quốc

hội về việc thi hành Luật Tố tụng hành chính tại các Bộ, ngành, địa phương với nội dung và hình thức phù hợp với từng đối tượng cụ thể để bảo đảm công tác tuyên truyền, phổ biến phải đem lại hiệu quả, góp phần nâng cao nhận thức, hiểu biết của cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân về Luật Tố tụng hành chính, nhất là những nội dung mới để nhân dân hiểu và nghiêm chỉnh chấp hành.

- Cơ quan thực hiện: Các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp.- Đề nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Luật gia Việt Nam, Liên đoàn Luật sư Việt

Nam, các cơ quan, tổ chức khác tổ chức phổ biến, tuyên truyền Luật Tố tụng hành chính và Nghị quyết số 104/2015/QH13 của Quốc hội về việc thi hành Luật Tố tụng hành chính trong cơ quan, tổ chức, ngành mình; phối hợp với các Bộ, ngành hữu quan trong việc tổ chức phổ biến, tuyên truyền Luật Tố tụng hành chính và Nghị quyết số 104/2015/QH13.

- Thời gian thực hiện: Quý I và Quý II năm 2016.

Page 17: Một số kết quả hoạt động của hội đồng phối hợp filecho công tác truyền thông, Hội đồng liên ngành cũng chỉ đạo Trung tâm Trợ giúp pháp

15Tư pháp quảng ninh

2. Tổ chức rà soát các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành liên quan đến Luật Tố tụng hành chính; tham mưu sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với Luật Tố tụng hành chính

- Cơ quan thực hiện:+ Bộ Tư pháp rà soát các văn bản pháp luật về thi hành án dân sự và các văn bản pháp luật khác có liên

quan đến quy định của Luật Tố tụng hành chính để tự mình hoặc đề nghị cơ quan có thâm quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới cho phù hợp với Luật Tố tụng hành chính;

+ Các Bộ, ngành rà soát các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý của mình có nội dung liên quan đến quy định của Luật Tố tụng hành chính để tự mình hoặc đề nghị cơ quan có thâm quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới cho phù hợp với Luật Tố tụng hành chính.

- Thời gian thực hiện:+ Các Bộ, ngành: Gửi kết quả rà soát về Bộ Tư pháp trước ngày 31 tháng 3 năm 2016 để tổng hợp báo

cáo Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời, trên cơ sở kết quả rà soát, tiến hành sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành văn bản mới thuộc trách nhiệm của mình trước ngày 01 tháng 7 năm 2016.

- Bộ Tư pháp: Trình Thủ tướng Chính phủ Báo cáo về kết quả rà soát trước ngày 01 tháng 5 năm 2016.3. Xây dựng Nghị định của Chính phủ quy định về thời hạn, trình tự, thủ tục thi hành án hành chính và

xử lý trách nhiệm đối với người không thi hành bản án, quyết định của Tòa án- Cơ quan chủ trì: Bộ Tư pháp.- Cơ quan phối hợp: Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, các Bộ, cơ quan ngang

Bộ, Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Hội Luật gia Việt Nam.- Thời gian thực hiện: Quý II năm 2016.Trường hợp Nghị định này giao Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định cụ thể một số điều của Nghị định thì Bộ

trưởng Bộ Tư pháp có trách nhiệm chỉ đạo xây dựng và ban hành thông tư theo thâm quyền.4. Kiện toàn tổ chức bộ máy, cơ sở vật chất của Cơ quan thi hành án dân sự; đào tạo, bồi dương nghiệp

vụ cho đội ngũ chấp hành viên, thư ký thi hành án bảo đảm việc thi hành án có hiệu quả phù hợp với quy định của Luật Tố tụng hành chính

- Cơ quan chủ trì: Bộ Tư pháp.- Cơ quan phối hợp: Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Văn phòng Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành

phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức khác có liên quan.- Thời gian thực hiện: Năm 2016 - 2017.II. TỔ ChứC ThỰC hIỆn1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc

Trung ương trong phạm vi quản lý của Bộ, ngành và địa phương mình chủ động, tích cực triển khai thực hiện Kế hoạch này theo nhiệm vụ được phân công, bảo đảm đúng tiến độ, chất lượng, hiệu quả, tiết kiệm, tránh hình thức, lãng phí; ban hành kế hoạch chi tiết triển khai thi hành Luật Tố tụng hành chính và gửi báo cáo kết quả triển khai thi hành Luật Tố tụng hành chính về Bộ Tư pháp trước ngày 15 tháng 6 năm 2016 để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Trong quá trình thực hiện Kế hoạch, nếu phát sinh vướng mắc, bất cập thì kịp thời phản ánh về Bộ Tư pháp để báo cáo cơ quan có thâm quyền chỉ đạo, hướng dẫn giải quyết.

2. Kinh phí thực hiện Kế hoạch được bố trí từ ngân sách nhà nước trong dự toán chi thường xuyên hàng năm và các nguồn khác theo quy định của pháp luật.

Các cơ quan được phân công chủ trì thực hiện các nhiệm vụ cụ thể quy định trong Kế hoạch này có trách nhiệm lập dự toán kinh phí, gửi cơ quan có thâm quyền phê duyệt dự toán ngân sách hàng năm theo quy định của pháp luật.

Đối với các hoạt động trong Kế hoạch được triển khai trong năm 2016, các Bộ, ngành và địa phương được phân công thực hiện có trách nhiệm dự toán bổ sung và sắp xếp, bố trí trong nguồn ngân sách năm 2016 để tổ chức thực hiện.

Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ và Ủy ban nhân dân các cấp bảo đảm kinh phí, nhân lực để triển khai thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ của các Bộ, ngành và địa phương.

3. Bộ Tư pháp theo doi, đôn đốc các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan có liên quan trong việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ được nêu trong Kế hoạch theo đúng tiến độ và báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện Kế hoạch này./.

Page 18: Một số kết quả hoạt động của hội đồng phối hợp filecho công tác truyền thông, Hội đồng liên ngành cũng chỉ đạo Trung tâm Trợ giúp pháp

Tư pháp quảng ninh16

Đảng bộ Sở Tư pháp tổ chức hội nghịsơ kết công tác quý I năm 2016

Trong quý I/2016, tập thể Đảng ủy và lãnh đạo Sở Tư pháp đã tập trung đổi

mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo điều hành công việc triển khai đồng bộ các nhiệm vụ trọng tâm của ngành tư pháp theo chỉ đạo của Bộ Tư pháp, bám sát nhiệm vụ chính trị của địa phương theo chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh. Ngay từ đầu năm, Sở Tư pháp đã chủ động xây dựng trình UBND tỉnh phê duyệt ban

hành 8 kế hoạch, chương trình công tác về các lĩnh vực công tác tư pháp. Ban hành chủ đề công tác năm và 7 nhiệm vụ trọng tâm.

Trong công tác xây dựng Đảng, Đảng ủy Sở đã biên tập các tài liệu tuyên truyền để chuyển tới 4 chi bộ, chỉ đạo các chi bộ kịp thời phổ biến các chỉ thị, nghị quyết của Đảng tới cán bộ Đảng viên, công chức, viên chức, người lao động trong các kỳ

sinh hoạt chi bộ. Công tác bồi dương lý luận chính trị cho Đảng viên mới và quần chúng ưu tú được quan tâm. Công tác sinh hoạt chuyên đề có nhiều điểm mới. Đã ban hành kế hoạch sinh hoạt chuyên đề, định hướng ro nội dung sinh hoạt hàng quý cho các chi bộ. Công tác phát triển Đảng được quan tâm chỉ đạo. Đã đề nghị Đảng ủy khối quyết định kết nạp cho 7 quần chúng ưu tú. Tập thể đảng ủy, lãnh đạo Sở và đội ngũ cán bộ đảng viên, công chức, viên chức đoàn kết thống nhất, vững tin vào của Đảng, phấn khởi, yên tâm công tác. Nhiệm vụ công tác Đảng và công tác chuyên môn được triển khai đồng bộ, hoàn thành khối lượng công việc lớn, đạt hiệu quả cao./.

Ngày 14/4/2016, Đảng bộ Sở Tư pháp tổ chức Hội nghị sơ kết công tác quý I năm 2016 để tiến hành đánh giá kết quả công tác Đảng quý I/2016 và 01 năm thực hiện Đề án Đổi mới phương thức, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, tinh giản bộ máy biên chế. Đồng chí Dương Thái Sơn, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở chủ trì hội nghị. Tham dự hội nghị có các đồng chí Đảng viên trong Đảng bộ.

Sáng ngày 13/4/2016, Hội đồng thâm định đề án Sở Tư pháp đã nghe và thâm định Đề án công tác bổ nhiệm Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ bán đấu giá tài sản đối với đồng chí

Ngô Thế Giáp - Chuyên viên Trung tâm Dịch vụ bán đấu giá tài sản. Chiều ngày 26/4/2016, Hội đồng thâm định đề án Sở Tư

pháp đã nghe và thâm định Đề án công tác bổ nhiệm Phó Giám đốc Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước đối với đồng chí Vũ Thị Uyên - Trưởng phòng Hành chính tổng hợp, Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước.

Tại Hội đồng thâm định, đồng chí Ngô Thế Giáp và Vũ Thị Uyên đã trình bày Đề án công tác và trả lời các câu hỏi của Hội đồng thâm định. Hội đồng thâm định Đề án đánh giá các đề án được chuân bị công phu, kết cấu, bố cục hợp lý, đảm bảo nội dung và đã bỏ phiếu đánh giá Đề án đạt yêu cầu.

Sở Tư pháp đã tổ chức công bố và trao Quyết định bổ nhiệm đồng chí Ngô Thế Giáp, chuyên viên Trung tâm Dịch vụ bán đấu giá tài sản giữ chức vụ Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ bán đấu giá tài sản cùng ngày 13/4/2016 và đồng chí Vũ Thị Uyên, Trưởng phòng Hành chính tổng hợp, Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước giữ chức vụ Phó Giám đốc Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước cùng ngày 26/4/2016./.

Công bố,trao Quyết định bổ nhiệmPhó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ bán đấu giá tài sản và Phó giám đốc Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước

Page 19: Một số kết quả hoạt động của hội đồng phối hợp filecho công tác truyền thông, Hội đồng liên ngành cũng chỉ đạo Trung tâm Trợ giúp pháp

17Tư pháp quảng ninh

Nhớ lời Bác Hồ dạy trong cuộcTổng tuyển cử bầu Quốc hội khóa I

ngUyễn XUyến

Cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám 1945 thắng lợi. Ngày 3-9-1945, chỉ

một ngày sau khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trong phiên họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ, Người đã đề nghị tổ chức càng sớm càng hay cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội khóa I.

Ngày 8-9-1945, Người ký Sắc lệnh số 14 triệu tập Quốc dân Đại hội và quy định những nét lớn về tổ chức bầu cử Quốc hội.

Ngày 16-9-1945, Người chủ tọa phiên họp Hội đồng Chính phủ thông qua Sắc lệnh Tổng tuyển cử và ấn định ngày Tổng tuyển cử là ngày 23-12-1945.

Để công việc chuân bị được chu đáo hơn, Hội đồng Chính phủ quyết định hoãn cuộc Tổng tuyển cử đến ngày 6-1-1946.

Ngày 17-10-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh ấn định thể lệ Tổng tuyển cử.

Trên báo Cứu quốc lúc bấy giờ có đăng Nghị quyết của đồng bào ngoại thành Hà Nội về việc Cụ Hồ Chí Minh không phải ra ứng cử và suy tôn Người làm Chủ tịch vĩnh viễn nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Cũng trong thời gian đó, Người còn nhận được điện

của đồng bào Nghệ An mời về ứng cử ở tỉnh nhà. Một số địa phương khác cũng có nguyện vọng như thế. Người đã viết một bức thư gửi đồng bào ngoại thành Hà Nội, cũng là để trả lời chung cho tất cả: “Tôi rất cảm động thấy toàn thể đồng bào ngoại thành Hà Nội đã có lòng quá yêu tôi, mà quyết nghị tôi không phải ra ứng cử trong kỳ Tổng tuyển cử sắp tới. Nhưng tôi là một công dân nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nên không thể vượt qua thể lệ Tổng tuyển cử đã định. Tôi đã ứng cử ở thành phố Hà Nội, nên không thể ra ứng cử ở nơi nào khác nữa...”(1)

Ngày 31-12-1945, báo Cứu quốc, số 130, có đăng trang trọng bài “Ý nghĩa Tổng tuyển cử” của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tác giả bài báo viết: “Tổng tuyển cử là một dịp cho toàn thể quốc dân tự do lựa chọn những người có tài, có đức, để gánh vác công việc nước nhà.

Trong cuộc Tổng tuyển cử, hễ là những người muốn lo việc nước thì đều có quyền ra ứng cử, hễ là công dân thì đều có quyền đi bầu cử. Không chia gái trai, giàu nghèo, tôn giáo, nòi giống, giai cấp, đảng phái, hễ là công dân Việt Nam thì đều có hai quyền đó...” (2)

Sáng ngày 5-1-1946, báo Cứu quốc, số 134, đã đăng “Lời kêu gọi quốc dân đi bỏ

phiếu” của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Ngày mai mồng 6 tháng giêng năm 1946. Ngày mai là một ngày vui sướng của đồng bào ta, vì ngày mai là ngày Tổng tuyển cử, vì ngày mai là một ngày đầu tiên trong lịch sử Việt Nam mà nhân dân ta bắt đầu hưởng dụng quyền dân chủ của mình... Ngày mai, dân ta sẽ tự do lựa chọn và bầu ra những người xứng đáng thay mặt cho mình, và gánh vác việc nước.

Ngày mai, người ra ứng cử thì đông, nhưng số đại biểu thì ít, lẽ tất nhiên, có người được cử, có người không được cử.

Những người trúng cử sẽ phải ra sức giữ vững nền độc lập của Tổ quốc, ra sức mưu sự hạnh phúc cho đồng bào. Phải luôn luôn nhớ và thực hành câu: Vì lợi nước, quên lợi nhà, vì lợi chung, quên lợi riêng...”(3)

Chiều ngày 5-1-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đến Việt Nam học xá (nay là Trường đại học Bách khoa) dự Lễ ra mắt các ứng cử viên trước đoàn thể nhân dân Hà Nội. Người đến sớm trước một giờ, thăm nơi ở và học tập của học sinh và có cuộc tiếp xúc không chính thức với quần chúng.

Mười lăm giờ, buổi lễ ra mắt mới bắt đầu. Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt các ứng cử viên phát biểu ý kiến: “Từ xưa đến nay, toàn quốc chưa bao

Page 20: Một số kết quả hoạt động của hội đồng phối hợp filecho công tác truyền thông, Hội đồng liên ngành cũng chỉ đạo Trung tâm Trợ giúp pháp

Tư pháp quảng ninh18

giờ tuyển cử vì xưa dân chưa bao giờ làm chủ mình, xưa dân phải nghe lời vua quan, sau phải nghe thực dân Pháp, Nhật. Vừa rồi đây ta vừa tranh được độc lập... Ta đã phải hy sinh nhiều mới có cái quyền cầm lá phiếu ngày nay đó. Cụ Phan Đình Phùng, cụ Hoàng Hoa Thám đã khó nhọc về cái quyền dân chủ ấy lắm. Biết bao người đã bị bắn, bị chém, đã đeo cái tên chính trị phạm và bị nhốt đầy các nhà tù Sơn La, Côn Đảo. Ban Mê Thuột...mới đòi được cái quyền bầu cử ngày nay” (4).

Tiếp đó, Người quay sang phía ứng cử viên, nhắc nhủ: “Làm việc nước bây giờ là hy sinh, là phấn đấu, quên lợi riêng mà nghĩ lợi chung”(5).

Hướng về các cử tri, Người thân mật căn dặn: “Những ai muốn làm quan cách mạng thì nhất định không nên bầu. Ngày mai, không ai ép, không ai mua, toàn dân sẽ thực hiện cái quyền dân chủ ấy”(6).

Tiếng vỗ tay, tiếng hoan hô như sấm dậy. Đồng bào vây quanh Chủ tịch Hồ Chí Minh, lưu luyến tiễn Người ra về.

Ngày 6-1-1946, cuộc bầu cử Quốc hội đầu tiên - Quốc hội lập hiến của nước Việt Nam - diễn ra trong cả nước, kể cả trong các vùng đang có chiến sự ở Nam Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên... Hàng triệu cử tri của nước ta ghi lòng tạc dạ những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, hồ hởi, phấn khởi làm tốt nhiệm vụ công dân của mình để lựa chọn những người đại diện thật xứng đáng trong cơ quan quyền lực cao nhất của đất nước.

Quốc hội khóa I do cuộc Tổng tuyển cử ngày 6-1-1946

bầu ra, đã hội tụ các đại biểu của ba miền Trung Nam Bắc, là ý chí của nhân dân cả nước. Quốc hội đã có đại diện của tất cả các thế hệ những người Việt Nam yêu nước đương thời, từ những nhà cách mạng lão thành nổi tiếng như Hồ Chí Minh, Tôn Đức Thắng... cho đến những đại biểu trẻ tuổi đang tràn đầy nhiệt huyết như Nguyễn Đình Thi vừa tròn 22 tuổi. Quốc hội còn bao gồm những nhà tư sản, công thương gia như Nguyễn Sơn Hà, Trịnh Văn Bô.... những nhân sĩ trí thức và các nhà hoạt động văn hóa như Nguyễn Văn Tố, Hoàng Đạo Thúy, Đặng Thai Mai, Thái Văn Lung, Huỳnh Tấn Phát... những nhà tu hành như Linh mục Phạm Bá Trực, Thượng tọa Thích Mật Thể, Chưởng quản Cao Đài Cao Triều Phát... kể cả sự có mặt của Vĩnh Thụy, tức cựu Hoàng Bảo Đại vừa mới tuyên bố thoái vị trước đó 4 tháng và những người vốn là quan lại cao cấp của chế độ cũ như cựu thượng thư Bùi Bằng Đoàn...

Ngày 22-5-2016, cả nước tưng bừng trong Ngày hội lớn, ngày toàn thể cử tri với ý thức làm chủ, nêu cao tinh thần yêu nước hăng hái đi bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021. Thực hiện Lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội khóa I và phát huy quyền dân chủ của mỗi cử tri, chúng ta sẽ lựa chọn những đại biểu có quan điểm, lập trường chính trị vững vàng, có năng lực, điều kiện thực hiện nhiệm vụ đại biểu của mình. Đồng thời, bảo đảm cơ cấu hợp lý về số đại biểu là người đang công tác ở cơ quan

đảng, nhà nước, lực lượng vũ trang, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân; bảo đảm tỷ lệ đại biểu là phụ nữ, người dân tộc thiểu số theo đúng quy định của Luật Bầu cử; có tỷ lệ hợp lý đại biểu các tôn giáo, đại biểu tái cử, đại biểu trẻ tuổi, đại biểu là nhà khoa học, trí thức, văn nghệ sĩ, đại biểu xuất thân từ công nhân, nông dân, doanh nhân, đại diện các hiệp hội, nghiệp đoàn về các lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Chúng ta nhất định không bầu những người có biểu hiện cơ hội chính trị, tham vọng quyền lực; có tư tưởng cục bộ, bảo thủ, nói không đi đôi với làm và làm kém hiệu quả; người đứng đầu cơ quan, đơn vị để xảy ra những vụ việc tham nhũng, lãng phí, mất đoàn kết nghiêm trọng...

Khi tiến hành bầu cử, phải chú ý cả hai mặt tiêu chuân và cơ cấu, nhưng tiêu chuân là quyết định, cơ cấu là rất quan trọng. Giải quyết tốt mối quan hệ giữa tiêu chuân và cơ cấu là đòi hỏi hết sức quan trọng góp phần bảo đảm cuộc bầu cử đạt kết quả cao nhất.

Cuộc bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp lần này là sự kiện chính trị quan trọng của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta; Mỗi cử tri hãy tự giác và chủ động tham gia bầu cử, lựa chọn và bầu ra những người xứng đáng nhất, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân trong Quốc hội khóa XIV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021./.

(1)(2)(3)(4)(5)(6) Hồ Chí Minh

Toàn tập - NXB CTQG - H - 1995 - T4 - tr 116 - 133 - 145 - 147 -147 - 147.

Page 21: Một số kết quả hoạt động của hội đồng phối hợp filecho công tác truyền thông, Hội đồng liên ngành cũng chỉ đạo Trung tâm Trợ giúp pháp

19Tư pháp quảng ninh

Ngày 28-1-1941, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc từ Trung Quốc về nước để trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Nguyễn Ái Quốc bắt tay ngay vào việc chuân bị cho Hội nghị BCHTW

lần thứ tám họp từ ngày 10 đến 19-5-1941 do chính Người chủ trì.Theo đề nghị của Người, Hội nghị đã quyết định thành lập Mặt

trận dân tộc thống nhất chống Pháp - Nhật lấy tên là “Mặt trận độc lập đồng minh” gọi tắt là Việt Minh.

Ngày 19-5-1941, Mặt trận Việt Minh ra đời, quyết định lấy cờ đỏ sao vàng năm cánh làm cờ của Mặt trận và sẽ là cờ Tổ quốc khi giành được chính quyền, thành lập nước Việt Nam độc lập.

Tháng 10-1941, Mặt trận Việt Minh công bố Tuyên ngôn, Chương trình, Điều lệ. Nhờ có chủ trương, chính sách ro ràng, đúng đắn, Mặt trận Việt Minh đã phát triển nhanh chóng từ nông thôn đến thành thị, từ miền núi đến miền xuôi. Nhiều hội cứu quốc được tổ chức: Hội Nông dân cứu quốc, Hội Phụ nữ cứu quốc, Hội Thanh niên cứu quốc, Hội Công nhân cứu quốc... Các Hội cứu quốc đều là thành viên của Mặt trận Việt Minh.

Mặt trận Việt Minh đã tập hợp được đông đảo các tầng lớp nhân dân, kể cả tư sản, địa chủ, nhân sĩ yêu nước, trí thức, văn nghệ sĩ... không phân biệt giai cấp, tôn giáo, dân tộc nhằm đánh Pháp, đuổi Nhật, giành độc lâp, tự do cho Tổ quốc.

Mặt trận Việt Minh, thông qua hoạt động cách mạng của mình, đã giương cao ngọn cờ độc lập, tự do, khơi dậy và phát huy mạnh mẽ tinh thần yêu nước và đoàn kết thống nhất toàn dân tộc trên nền tảng liên minh công - nông... là bài học kinh nghiệm sáng tạo tuyệt vời về xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Ngày 7-5-1944, Tổng bộ Việt Minh ra Chỉ thị về sửa soạn khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân.

Ngày 9-3-1945, Nhật đảo chính Pháp, độc chiếm Đông Dương. Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra Chỉ thị “Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”.

Tháng 8-1945, Đại hội Quốc dân ở Tân Trào thông qua Lệnh khởi nghĩa, lấy cờ đỏ sao vàng - cờ của Việt Minh - làm Quốc kỳ, bài hát Tiến quân ca làm Quốc ca; cử ra Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam. Chỉ trong hai tuần, cuộc Tổng khởi nghĩa đã thành công trong cả nước.

Ngày 2-9-1945, tại quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí Minh trân trọng đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Nhà nước Việt Nam non trẻ vừa mới ra đời đã phải đứng trước tình thế vô cùng hiểm nghèo như “ngàn cân treo sợi tóc”. Ở miền Nam,

MẶT TRẬN VIỆT MINHVới Cách mạng Việt Nam

ngUyễn XUyến

Page 22: Một số kết quả hoạt động của hội đồng phối hợp filecho công tác truyền thông, Hội đồng liên ngành cũng chỉ đạo Trung tâm Trợ giúp pháp

Tư pháp quảng ninh20

thực dân Pháp núp dưới bóng quân Đồng Minh vào tước vũ khí quân đội Nhật, đã nổ súng mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta từ ngày 23-9-1945. Ở phía Bắc, 18 vạn quân Quốc dân đảng Trung Hoa đem theo bọn phản cách mạng Việt Nam thực hiện âm mưu “diệt Cộng cầm Hồ”... Tình hình nghiêm trọng này đòi hỏi phải tăng cường đoàn kết toàn dân, loại trừ chia rẽ, ngăn chặn sự chống đối quyết liệt của các đảng phái chính trị phản động, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh kịp thời đề ra các chủ trương sáng suốt như: Tổ chức tổng tuyển cử trong cả nước; thành lập Chính phủ liên hiệp; Đảng Cộng sản rút vào hoạt động bí mật, mặt khác, tiếp tục mở rộng hơn nữa Mặt trận dân tộc thống nhất, đưa đến sự ra đời Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam, gọi tắt là Liên Việt, vào ngày 29-5-1946, với mục đích được ghi trong Cương lĩnh: “Đoàn kết tất cả các đảng phái yêu nước và đồng bào yêu nước vô đảng phái, không phân biệt giai cấp, tôn giáo, xu hướng chính trị, chủng tộc để làm cho nước Việt Nam: Độc lập - thống nhất - dân chủ - phú cường”.

Việc thành lập Hội Liên Việt là sự phát triển mới của Mặt trận dân tộc thống nhất, thu hút thêm nhiều thành viên tham gia như: Đảng Dân chủ Việt Nam, Đảng Xã hội Việt Nam, nhiều nhân sĩ, địa chủ yêu nước, nhiều chức sắc tôn giáo, người tiêu biểu trong các dân tộc thiểu số... mà trước kia vì lẽ này, lẽ khác, chưa tham gia Mặt trận Việt Minh.

Thực hiện “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt sát cánh bên nhau xây dựng tổ chức, phát triển lực lượng, đây mạnh mọi hoạt động nhằm mục tiêu chung là kháng chiến thắng lợi... Đến thời điểm này, việc thống nhất Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt trở thành yêu cầu khách quan của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta nói chung, nhằm củng cố và tăng cường đại khối đại đoàn kết toàn dân.

Ngày 3-3-1951, Đại hội toàn quốc thống nhất hai tổ chức mặt trận: Mặt trận Việt Minh và Hội Liên Việt thành một mặt trận lấy tên là Mặt trận Liên hiệp quốc dân Việt Nam (gọi tắt là Mặt trận Liên Việt).

Chính cương của Mặt trận Liên Việt nhấn mạnh: Sự đoàn kết các giai cấp, các tầng lớp trong mặt trận là lâu dài, lấy khối liên minh công - nông làm nền tảng, để vừa kháng chiến vừa kiến quốc, vừa cải thiện dân sinh, kết hợp tinh thần yêu nước chân chính với tinh thần quốc tế đúng đắn, gắn cuộc kháng chiến của Việt Nam với phong trào bảo vệ hòa bình thế giới.

Đánh giá công lao to lớn của Mặt trận Việt Minh, Tuyên ngôn của Đại hội toàn quốc thống nhất Việt Minh - Liên Việt (3-1951) khẳng định: “Việt Minh có công lớn trong việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, chống quân cướp nước. Công đức ấy tất cả mọi người dân Việt Nam phải ghi nhớ. Lịch sử của Việt Minh 10 năm đấu tranh cho độc lập, tự do của dân tộc cũng là những trang lịch sử vẻ vang vào bậc nhất của dân tộc Việt Nam ta”.

Đại hội lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương (2-1951) tuyên bố ra công khai với tên gọi là Đảng Lao động Việt Nam có sứ mệnh lãnh đạo cách mạng và Mặt trận dân tộc thống nhất. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, Mặt trận Liên Việt không ngừng lớn mạnh, tạo nên sức mạnh vật chất và tinh thần cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, góp phần làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ chấn động địa cầu. Miền Bắc nước ta hoàn toàn giải phóng, xây dựng chủ nghĩa xã hội, làm hậu thuẫn cho sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Qua 9 năm kháng chiến chống Pháp, Mặt trận Liên Việt trở thành: “Một trong những trụ cột của Nhà nước dân chủ nhân dân, là sức mạnh vô biên của cuộc kháng chiến, kiến quốc; là cơ sở quần chúng rộng rãi làm thành một áo giáp vững bền của Đảng để đánh thắng bọn xâm lược và tay sai của chúng” (1)

Học tập kinh nghiệm, vận dụng sáng tạo và phát huy những thành quả của Mặt trận Việt Minh để tăng cường và đổi mới công tác Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong giai đoạn cách mạng hiện nay là rất cần thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn quan trọng./.

(1) Văn kiện Đảng về Mặt trận Dân tộc thống nhất - NXB Sự Thật - Hà Nội - 1971 - trang 198.

Page 23: Một số kết quả hoạt động của hội đồng phối hợp filecho công tác truyền thông, Hội đồng liên ngành cũng chỉ đạo Trung tâm Trợ giúp pháp

21Tư pháp quảng ninh

Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp là sự kiện quan trọng của đất nước, là đợt sinh hoạt chính trị

rộng khắp trong các tầng lớp nhân dân, đây cũng là dịp để nhân dân trực tiếp tham gia xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân, vì dân. Để góp phần làm nên thành công của cuộc bầu cử, huyện Ba Chẽ đã và đang tập trung cao độ công tác tuyên truyền cho ngày bầu cử.

Trong thời gian vừa qua, Tiểu Ban tuyên truyền bầu cử huyện đã tổ chức đợt cao điểm tuyên truyền cuộc Bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp, nhiệm kỳ 2016-2021. Thông qua hình thức tuyên truyền miệng và kết hợp trình chiếu các hình ảnh trực quan sinh động, thu hút hàng nghìn lượt người dân tại các thôn, khu phố đến dự và được nghe các nội dung quan trọng về những thành tựu 70 năm qua của Quốc hội và HĐND các cấp; những đổi mới của Quốc hội trong hoạt động

lập pháp, giám sát và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước; kết quả hoạt động của HĐND các cấp trong việc thực hiện trách nhiệm của cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, nhiệm kỳ vừa qua.

Cũng thông qua đợt tuyên truyền giúp người dân trên địa bàn huyện hiểu ro vai trò, trách nhiệm của Quốc hội và HĐND các cấp và kết quả hiệp thương lần thứ nhất; lần thứ hai chốt danh sách sơ bộ những người ứng cử đại biểu HĐND huyện và HĐND các xã, thị trấn. Tuyên truyền nội dung cơ bản của Luật Tổ chức chính quyền địa phương; Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND, trong đó chú trọng vào những điểm mới của 2 luật này và các quy định của luật như: Tiêu chuân của người ứng cử; nguyên tắc, trình tự bỏ phiếu; thông tin về ngày bầu cử… giúp cử tri thực hiện đúng quyền lợi của mình để lựa chọn và bầu ra những người có đủ đức, đủ tài làm đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp.

Đường phố trang hoàng cờ hoa rực rỡ.

Ba Chẽ:

Đẩy mạnh Công TáC TUyên TrUyền Cho CUỘC BầU Cử ĐạI BIểU QUốC hỘI và ĐạI BIểU hĐnD CáC Cấp

Thùy Loan - Đài TT-TH Ba Chẽ

Page 24: Một số kết quả hoạt động của hội đồng phối hợp filecho công tác truyền thông, Hội đồng liên ngành cũng chỉ đạo Trung tâm Trợ giúp pháp

Tư pháp quảng ninh22

Ông Nguyễn Ngọc Sang - Khu phố IV - thị trấn Ba Chẽ cho biết: Người dân chúng tôi được nghe các đoàn công tác của huyện đến tận khu phố tuyên truyền rất nhiều về cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp. Qua được nghe tuyên truyền, người dân chúng tôi hiểu được quyền lợi của mình đối với cuộc bầu cử này. Vào ngày 22 tháng 5 năm 2016, chúng tôi sẽ hăng hái đi bầu những đại biểu ưu tú vào Quốc hội và HĐND các cấp. Chúng tôi hy vọng, những đại biểu này sẽ là những người làm cầu nối giữa người dân chúng tôi với Đảng, Nhà nước, truyền đạt những tâm tư, nguyện vọng chính đáng của người dân để người dân chúng tôi có được cuộc sống ấm no, đất nước được phồn vinh.

Các hoạt động tuyên truyền bề nổi cũng được huyện Ba Chẽ đây mạnh. Trung tâm văn hóa thông tin - thể thao huyện dựng 06 cụm bảng tin, treo 100 chiếc panô đường phố có nội dụng tuyên truyền về cuộc bầu cử. Đài Truyền thanh - Truyền hình huyện tăng cường thời lượng phát sóng truyền thanh - truyền hình, mở chuyên mục “Hướng tới ngày bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp”, trong các chương trình phát thanh của huyện, phát định kỳ 8 buổi/tuần, để chuyển tải các nội dung về bầu cử tới người dân trong huyện. Các xã, thị trấn tập trung thực hiện các bảng tin, cụm panô, vận động nhân dân treo cờ Đảng, cờ Tổ quốc; treo băng zôn tại trụ sở. tại các điểm đông dân cư. Đồng thời đây mạnh công tác tuyên truyền miệng xuống tận từng hộ dân.

Chị Hoàng Thị Cúc người dân xã Minh Cầm, huyện Ba Chẽ phấn khởi cho biết: Người dân chúng tôi rất háo hức và mong chờ đến ngày bầu cử để chúng tôi được quyền lựa chọn ra những đại biểu ưu tú - những người mà chúng tôi gửi

gắm niềm tin để giúp đời sống của người dân chúng tôi được cải thiện, quê hương Ba Chẽ của chúng tôi ngày càng phát triển và văn minh hơn”.

Trong thời gian tới, huyện Ba Chẽ tiếp tục đây mạnh công tác tuyên truyền về cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp trên các phương tiện thông tin đại chúng, bằng nhiều hình thức khác nhau để người dân hiểu về ngày bầu cử, cách thức bỏ phiếu, thời gian bỏ phiếu, cũng như hiểu được quyền lợi của mình trong việc lựa chọn được những người có đủ đức, đủ tài đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân để bầu vào Quốc hội và HĐND các cấp.

Đồng chí Lê Xuân Mùi - Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy, Trưởng tiểu ban tuyên truyền bầu cử huyện khẳng định: Để làm tốt công tác tuyên truyền cho cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp, trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, các xã, thị trấn đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động tuyên truyền bề nổi như treo băng zôn, pa nô, cờ hồng; tuyên truyền cổ động bằng xe thông tin lưu động tại tất cả các xã, thị trấn; tổ chức liên hoan văn nghệ và các hoạt động thể dục thể thao để chào mừng ngày bầu cử; tiếp tục tuyên truyền về cuộc bầu cử trên các phương tiện thông tin đại chúng, lồng ghép nội dung tuyên truyền tại các cuộc họp của các thôn, khu phố để người dân hiểu được quyền lợi của mình trong việc tham gia bầu cử tại địa phương”.

Với việc tập trung cao độ công tác tuyên truyền cho cuộc bầu cử, sẽ góp phần vào việc tổ chức thành công cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 trên địa bàn huyện Ba Chẽ, để ngày bầu cử thực sự là ngày hội của toàn dân./.

Đông đảo người dân trên địa bàn huyện vẫn tham gia dự các buổi tối tuyên truyền về bầu cử.

Xe lưu động về bầu cử tại các xã, thị trấn.

Page 25: Một số kết quả hoạt động của hội đồng phối hợp filecho công tác truyền thông, Hội đồng liên ngành cũng chỉ đạo Trung tâm Trợ giúp pháp

23Tư pháp quảng ninh

Hongay - tên gọi thời Pháp chiếm đóng của thị xã than (nay là than Hạ

long). Cách mạng Tháng Tám thành công ở Hongay sau cuộc biểu tình của công nhân và nhân dân vào ngày 26/8/1945 tại sân vận động Hòn Gai ngày ấy đồng lòng hô vang: “Ủng hộ Việt Minh”. Chính quyền cách mạng chỉ tồn tại đúng đến 20 giờ ngày 20/12/1946 khi lệnh “Toàn quốc kháng chiến” về đến Hongay. Đặc khu ủy Hongay quyết định rời nơi đây về căn cứ Sơn Dương, Hoành Bồ để trường kỳ kháng chiến. Sống dưới chế độ của thực dân Pháp chiếm đóng song tấm lòng của người Hongay vẫn hướng về kháng chiến, về Bác Hồ... Vẫn có Việt Minh bí mật hoạt động, các anh đã cắm cờ đỏ sao vàng lên đỉnh núi Bài Thơ và nóc chợ Hongay cũ. Tụi học sinh Trường tiểu học Hongay cũ (Lécolle de Hongay) ngày ấy là chúng tôi đã bị thầy giáo cho ăn thước kẻ vì mải xem cờ

Việt Minh mà vào lớp muộn. Mãi sau ngày Khu Mỏ Hongai được giải phóng (25/4/1955) thấy trên vách Mỏm Quạ của Núi Bài Thơ, chính quyền cho đắp dòng chữ bằng xi măng “Núi Bài Thơ nơi phấp phới lá cờ Đảng ngày 1/5/1930”, tôi mới biết nơi tôi sống, ngày xưa đã sôi sục khí thế cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng. Rất tiếc bây giờ dãy nhà cao tầng phố Long Tiên của thành phố Hạ Long đã che khuất mất dòng chữ này.

Tìm hiểu lịch sử phong trào công nhân và Công đoàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 1860-1955 được biết: Những ngày cuối tháng 4/1930, Đảng ủy Mỏ Hòn Gai phát động công nhân đấu tranh rộng khắp với hình thức treo cờ, rải truyền đơn và cắm cờ Đảng trên núi Bài Thơ vào dịp kỷ niệm Ngày Quốc tế lao động 1/5/1930. Chị cả Khương (tức Nguyễn Thị Lưu, tức Phan Thị Khương) được phân công

khân trương đi Hải Phòng nhận tài liệu và mua vải may cờ mang về Hongay... Đồng chí Đào Văn Tuất (tức Nguyễn Thành) là công nhân lái xe hỏa Nhà sàng Ba Đèo, nhà ở chân núi Bài Thơ được phân công cắm cờ trên núi. Để hỗ trợ cho việc cắm cờ trên núi Bài Thơ và những hoạt động tuyên truyền khác, đồng chí Trần Văn Nghệ (tức Nguyễn Văn Lục) và một số đồng chí khác được phân công làm tắt điện ở thị xã Hongay. Sau nhiều đêm mò mẫm tìm đường trước, khi điện ở Hongay đã tắt, vào khoảng 8 giờ tối ngày 30/4/1930, mặc dù người đi lại trên đường phố còn đông, đồng chí Đào Văn Tuất - người đoàn viên Công hội đỏ được Đảng thử thách - đã quấn chặt lá cờ vào người, bình tĩnh, thận trọng bám vào mỏm đá nhọn hoắt trèo lên núi. Trèo lên đến đỉnh Mỏm Quạ, hai bàn tay và chân đã bị trầy sước, rớm máu vì những mỏm đá tai mèo nhọn sắc, song không làm người công nhân Đào Văn Tuất chùn bước. Thận trọng cắm chặt lá cờ vào khe núi, đồng chí Đào Văn Tuất còn dùng một đoạn dây buộc hai hòn đá, giả làm mìn để dọa những tên tay sai yếu bóng vía khi chúng lên tháo cờ.

Sáng ngày 1/5/1930 lá cờ Đảng tung bay trên Mỏm Quạ núi Bài Thơ. Phía dưới đường là khách sạn Minh Hương - nay là bãi trông xe, công nhân đi làm, chị em đi chợ Hongay và người dân qua đường đều ngước nhìn lên lá cờ Đảng đang tung bay ngạo nghễ trong gió sớm. Tụi mật thám nhòm ngó, điểm mặt từng người qua đường, tức tối mà không làm gì được. Sau này tôi đã được Đại tá Phạm Hồng Thụy - nguyên Tổng Biên tập

Núi Bài Thơ.

núI BàI Thơ - nơi phấp phới lá cờ Đảng ngày 1/5/1930

ngUyễn gIa phong

F

Page 26: Một số kết quả hoạt động của hội đồng phối hợp filecho công tác truyền thông, Hội đồng liên ngành cũng chỉ đạo Trung tâm Trợ giúp pháp

Tư pháp quảng ninh24

báo Hải quân Việt Nam - là con rể cụ Đào Văn Tuất - cho biết: Khoảng năm 1964, cụ Tuất về thăm mảnh đất hoạt động cách mạng năm xưa, định trèo lên Mỏm Quạ, nhưng tuổi già, sức yếu, cụ chỉ leo được một đoạn rồi xuống. Đứng ở chân núi, ánh mắt cụ Tuất vẫn ngước nhìn lên núi vẻ mãn nguyện. Có thời kỳ chính quyền thành phố Hạ Long đã đặt tên cho Phố Chợ ngày nay là phố Nguyễn Thành Tuất. Nhiều người dân góp ý nên tên phố đã bị bỏ đi.

Mới đây tôi được ông Tống Khắc Hài - nhà nghiên cứu lịch sử Quảng Ninh kể cho nghe; Nhân dịp các đồng chí trong Ban liên lạc những người kháng chiến Quảng - Hồng, trước dịp đón xuân Canh Dần 2010 đã lên Hà Nội chúc thọ cụ Nguyễn Công Hòa - người đảng viên khi ấy đã 80 tuổi Đảng, tròn 104 tuổi đời - được cụ Hòa kể cho nghe: Tháng 4/1930 cụ hoạt động ở Hải Phòng bị lộ nên đồng chí Nguyễn Đức Cảnh cử

ra vùng Mỏ Hongay. Cụ được bổ sung vào Khu ủy Mỏ, đặc trách khu vực Nhà sàng, Sở cầu (cảng than), còn anh Vũ Văn Hiếu Bí thư thì phụ trách Hà Tu, Hà Lầm. Lễ kỷ niệm ngày quốc tế 1/5/1930 đã được chuân bị kỹ lương: Cờ thì giao cho cô Khương mua vải và may. Chuân bị ba lá cờ: một lá treo ở cổng Nhà máy điện Cọc 5, một lá treo ở cột điện Bãi Cháy và một lá treo ở núi Bài Thơ. Tổ 3 người lên núi, Nguyễn Thành (tức Đào Văn Tuất) nhận trách nhiệm chính, cắm cờ. Cụ Hòa theo đoàn xe lửa kéo toa xe vào đến gần Nhà máy điện Cọc 5 thì ra hiệu cho một đồng chí từ nóc toa xe tung dây lên làm chập điện, thế là điện tắt. Cả Hongay mất điện, giờ hành động bắt đầu… Ba lá cờ Đảng được treo lên những địa điểm đã định, đặc biệt là lá cờ trên núi Bài Thơ gây chấn động lớn. Bọn chủ mỏ, mật thám tay sai phát điên lên mà không bắt được ai! Đầu năm 1931 chúng bắt bớ tràn lan vì có kẻ dao động đầu hàng. Thế là tất cả Khu ủy

và gần hết đảng viên bị sa vào tù ngục của địch. Cụ Hòa bị địch treo lên cành cây quéo cạnh nhà giam, gần bến phà, tra tấn suốt ngày. Cô Khương cũng bị chúng tra tấn dã man. Mấy anh em noi gương nhau mà nghiến răng chịu đòn roi của địch quyết không chịu đầu hàng, không khai ra đồng chí.

Nhưng lá cờ Đảng được Công hội đỏ kéo lên ở vùng than Hongay ngày ấy là tín hiệu báo giờ cáo chung của Thực dân Pháp ở mảnh đất than bụi lầy bùn này đã điểm, 85 năm trước cụ Đào Văn Tuất tức Nguyễn Thành đã cắm cờ trên Mỏm Quạ núi Bài Thơ. Ngày nay, hàng ngày, cờ Tổ quốc vẫn vững vàng trên tháp cờ bằng kim loại, tung bay trên đỉnh núi Bài Thơ ở độ cao 203 mét như vẫy gọi Hongay xưa - thành phố Hạ Long ngày nay đang thay da đổi thịt hàng ngày, vươn mình bên bờ Vịnh Hạ Long trở thành một thành phố du lịch năng động đứng đầu tỉnh Quảng Ninh./.

Ngày 05/4/2016, Ủy ban nhân dân thành phố, Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân thành phố Uông Bí đã tổ chức lễ ký Quy

chế phối hợp năm 2016, giai đoạn 2016-2021. Dự buổi lễ có đồng chí Trần Văn Lâm - Bí thư Thành ủy Uông Bí; các đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố; lãnh đạo, cán bộ, công chức Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân thành phố; lãnh đạo một số phòng, ban, ngành, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố.

Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Nguyễn Anh Tú nhấn mạnh: Để thực hiện tốt quy chế phối hợp, đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân thành phố, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân thành phố quan tâm chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện quy chế phối hợp trong cơ quan; chỉ đạo các bộ phận, cán bộ chuyên môn thực hiện việc phối hợp công tác với Ủy ban nhân

dân thành phố. Ủy ban nhân dân thành phố sẽ chỉ đạo các phòng, ban, ngành nghiêm túc thực hiện chương trình phối hợp và chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, phường phối hợp công tác với Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân thành phố, tạo điều kiện thuận lợi để các đơn vị phối hợp tốt hơn nữa nâng cao hiệu quả công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ của từng đơn vị cũng như góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị tại địa phương.

Theo Quy chế phối hợp, Ủy ban nhân dân thành phố và Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân thành phố sẽ phối hợp trong công tác xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội thành phố Uông Bí; trao đổi, cung cấp thông tin; phòng chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật; giải quyết các vụ án hình sự, hành chính, vụ việc dân sự; xử lý đơn thư tố giác, tin báo về tội phạm.../.

Ủy ban nhân dân thành phố - Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân thành phố Uông Bí ký Quy chế phối hợp năm 2016

vũ Khoa - Phòng Tư pháp TP Uông Bí

F

Page 27: Một số kết quả hoạt động của hội đồng phối hợp filecho công tác truyền thông, Hội đồng liên ngành cũng chỉ đạo Trung tâm Trợ giúp pháp

25Tư pháp quảng ninh

Thực hiện các văn bản chỉ đạo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Ủy ban

nhân dân tỉnh Quảng Ninh về việc chấn chỉnh công tác quản lý, khai thác du lịch mạo hiểm trên địa bàn và chỉ đạo các địa phương, sở, ngành liên quan tổ chức kiểm tra, rà soát các hoạt động du lịch có tính chất mạo hiểm… Vừa qua, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức kiểm tra, rà soát hoạt động du lịch mạo hiểm trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Tính đến thời điểm hiện nay, tỉnh Quảng Ninh có 9 bãi tắm đã được công nhận là bãi tắm du lịch; có 24 tuyến với 66 điểm du lịch trên đất liền đã được công nhận tại các địa phương là Hạ Long, Câm Phả, Móng Cái, Đông Triều, Uông Bí, Quảng Yên, Ba Chẽ, Cô Tô. Các địa phương còn lại đang tiếp tục rà soát để hình thành các tuyến, điểm du lịch. Loại hình, sản phâm du lịch tại các tuyến, điểm du lịch này chủ yếu là du lịch cảnh quan, nghỉ dương, tâm linh, văn hóa, mua sắm và vui chơi giải trí, trải nghiệm… chưa có loại hình du lịch khám phá mạo hiểm.

Các dịch vụ du lịch có tính chất mạo hiểm chủ yếu tập trung trên Vịnh Hạ Long với các dịch vụ du lịch trên vịnh như: Chèo thuyền Kayak, xuồng cao tốc kéo dù, mô tô nước; chưa có dịch vụ lướt ván, lặn biển, leo núi… Trong số đó, dịch vụ chèo thuyền Kayak có 4 doanh nghiệp và hợp tác xã đang hoạt động với khoảng 165 thuyền Kayak, hoạt động tập trung tại Ba Hang, Vông Viêng, Cửa Vạn, Hang Cò… Dịch vụ xuồng cao tốc, mô tô nước có 3 doanh nghiệp đang thực hiện với 28 xuồng cao tốc, trong đó có 1 xuồng cao tốc kéo dù và 10

mô tô nước. Khu vực hoạt động chủ yếu tại các khu vực: đảo Ti Tốp, Soi Sim, Hang Luồn, Hang Trống, Cửa Vạn, Động Mê Cung. Ngoài các dịch vụ trên Vịnh Hạ Long, hiện nay tại thành phố Hạ Long xuất hiện loại hình trượt băng nghệ thuật nhằm tạo thêm sản phâm thu hút khách du lịch và phục vụ những người hâm mộ môn thể thao mới lạ.

Qua thực tế kiểm tra định kỳ hàng năm vào mùa du lịch hè tại các bãi tắm du lịch cho thấy các đơn vị quản lý, hoạt động bãi tắm du lịch đã chấp hành tốt các quy định về thủ tục pháp lý, cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật an toàn, phòng chống cháy nổ, cứu hộ cứu nạn… đảm bảo phục vụ khách du lịch. Qua đó, hoạt động quản lý, khai thác bãi tắm du lịch tại Quảng Ninh đã có những hiệu quả tích cực, đảm bảo chất lượng dịch vụ, hạn chế những tai nạn, rủi ro cho khách du lịch. Ủy ban nhân dân các địa phương như Hạ Long, Móng Cái, Câm Phả, Uông Bí đã ban hành các văn bản chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, đơn vị chuyên môn triển khai các biện pháp

nhằm quản lý về an toàn tại các điểm du lịch, dịch vụ du lịch, bãi tắm du lịch, bãi tắm tự do…

Tuy nhiên, qua công tác kiểm tra, rà soát các điểm du lịch - thể thao có tính chất mạo hiểm trên địa bàn tỉnh cùng với các địa phương và doanh nghiệp du lịch, theo đồng chí Đào Lê Trung - Chánh thanh tra Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thì “Hiện nay chưa có tiêu chí ro ràng về hoạt động du lịch mạo hiểm,vì vậy đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch có văn bản quy định về các loại hình Du lịch mạo hiểm và các điều kiện hoạt động. Bên cạnh đó, Bộ cũng cần có những văn bản quy phạm pháp luật đối với một số hoạt động thể thao trong lĩnh vực du lịch như thông tư về các quy định đối với các môn thể thao như chèo thuyền Kayak, xuồng cao tốc kéo dù, lướt sóng, lặn biển, leo núi, trượt băng… và ban hành các quy định về bãi tắm du lịch để tạo một hành lang pháp lý trong công tác quản lý và hướng dẫn các hoạt động du lịch - thể thao mạo hiểm để đảm bảo tính thống nhất từ Trung ương đến địa phương”./.

Chèo thuyền Kayak khám phá Vịnh Hạ Long.

KIểm Tra, rà soáT hoạT ĐỘng DU LịChmạo hIểm TạI QUảng nInh

phạm hảI hòa - Sở VH,TT&DL

Page 28: Một số kết quả hoạt động của hội đồng phối hợp filecho công tác truyền thông, Hội đồng liên ngành cũng chỉ đạo Trung tâm Trợ giúp pháp

Tư pháp quảng ninh26

Lê Cường

Lễ Hội Bạch Đằng,đến một dòng sông lịch sử

Nhân kỷ niệm 728 năm, chiến thắng giặc Nguyên Mông trên sông Bạch Đằng

giang. Năm nay, năm lẻ được tổ chức theo nghi lễ cấp phường, phường Yên Giang đứng ra đăng cai tổ chức phần lễ và phần hội. Về phần lễ ngày mùng 7 tháng 3 (âm lịch) rước tượng Trần Hưng Đạo từ đền Trần về đình Yên Giang, tế lễ, thờ vong một đêm, đêm văn nghệ tối cùng ngày ca ngợi ông cha ta đánh giặc trên sông Bạch Đằng, ca ngợi Đảng, Bác Hồ, quê hương đất nước do đoàn Thanh niên phường, Trường học biểu diễn văn nghệ quần chúng, được đông đảo người dân địa phương và khách thập phương đến xem.

Sáng ngày mùng 8 (âm lịch) rước tượng Trần Hưng Đạo về đền Trần, ngày mùng 8 được coi là chính hội. Công tác tổ chức phần hội được UBND phường Yên Giang tổ chức nêu bật ý nghĩa to lớn lịch sử nhà Trần đại thắng giặc Nguyên Mông trên sông Bạch Đằng giang.

Năm nay, lễ hội Bạch Đằng vinh dự được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, lãnh đạo các ban ngành Trung ương và địa phương, về dự. Các cơ cánh phật tử thị xã Quảng Yên và khách thập phương trong tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương … dâng lễ mặn, lễ ngọt, các trò chơi dân gian đánh cờ người, chọi gà, kéo co, hát đúm… cho đến tối ngày 9, cúng yên vị tượng Trần tại đền Trần, khu 6, phường Yên Giang. Lễ hội Bạch Đằng được coi là nét đẹp văn hóa truyền thống của nhân dân Quảng Yên bên bờ sông Bạch Đằng giang mốc son lịch sử.

Sông Bạch Đằng, nay còn gọi Sông Rừng nằm vắt ngang như một dải lụa, ngày qua ngày dòng sông gom góp những hạt cát mịn dâng lượng phù sa mầu mơ phì nhiêu lập lên làng quê huyện Yên Hưng nay là thị xã Quảng

Yên, Quảng Ninh và huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng trù phú, xuyên suốt bao thập kỷ.

Sông vẫn còn thao thức đầy ắp kỷ niệm Trần Hưng Đạo bày binh bố trận địa cọc theo lời mách bảo con nước thủy triều của bà bán nước chè dưới tán cây quyếch, những bãi chông ngầm cọc lim thế trận, cơ man nào công việc từ chọn gỗ, đẵn gỗ, đục đẽo thành mũi chông nhọn, đóng bè trôi sông, chọn địa điểm đóng cọc… để mỗi tuần trăng con nước thủy triều lên xuống, gợi nhớ đến ông cha ta đánh giặc trên sông với tài thao lược quân sự lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít thắng nhiều, lập lên những kỳ tích ba lần chiến thắng vang dội chống giặc ngoại xâm. Năm châu bốn biển đã từng vinh danh con người, và dòng sông tô đậm dấu son lịch sử.

Sông Bạch Đằng đã viết lên bản anh hùng ca nổi tiếng với ba chiến công lớn của dân tộc Việt Nam. Khắc sâu vào ký ức dòng sông mảnh đất, con người nước Đại Việt ở những kỷ nguyên trước,

với các chiến tích: Thủy chiến sông Bạch Đằng năm 938, Ngô Quyền đánh thắng quân xâm lược Nam Hán, Trận thủy chiến thứ hai trên sông Bạch Đằng năm 981, Hoàng đế Đại Hành phá tan quân Tống xâm lược, trận thủy chiến trên sông Bạch Đằng năm 1288 lần thứ ba, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đại thắng quân xâm lược Nguyên Mông.

Với chiến công lẫy lừng việc bố trí quân nhà Trần đánh giặc Nguyên Mông năm 1288. Tuy nhiên, chưa thể mô phỏng hết các trận đánh nhỏ lẻ suốt dọc nhánh sông dẫn đến sông chính Bạch Đằng. Nhưng cũng gột tả được ý chính trong trận đánh giặc Nguyên Mông, đầy cam go lòng quả cảm của quân và dân nhà Trần, lấy trận địa cọc tiêu diệt địch, giành thắng lợi trước quân xâm lược Nguyên Mông xâm chiếm từ châu Âu sang châu Á, khi chúng đến nước Đại Việt thua trận.

Sau khi rút khỏi Kinh đô Thăng Long. Trần Hưng Đạo quyết định đánh một trận thắng lớn chống

Đoàn rước tượng Trần về đình Yên Giang.

Page 29: Một số kết quả hoạt động của hội đồng phối hợp filecho công tác truyền thông, Hội đồng liên ngành cũng chỉ đạo Trung tâm Trợ giúp pháp

27Tư pháp quảng ninh

quân Nguyên Mông xâm lược tiến vào nước Đại Việt. Thông qua sông Bạch Đằng. Nơi đoàn thuyền của quân giặc đi qua, trên đường rút chạy. Các loại gỗ lim, gỗ táu đốn ngả trên rừng, làm bè, bí mật chở về bờ sông, đẽo nhọn, cắm xuống lòng sông tại các cửa dẫn ra biển lớn như: Sông Rút, Sông Chanh… làm thành những bãi chông ngầm lớn kín đáo dưới mặt nước. Do Bà bán nước chè dưới tán cây quyếch bên bờ sông Bạch Đằng, mách bảo Trần Hưng Đạo con nước thủy triều lên xuống. Dòng sông có lợi thế dãy núi đá Tràng Kênh là nơi che chở nghĩa quân, phối hợp bãi chông ngầm ngăn chặn thuyền giặc khi nước rút xuống thấp, cọc lim nhọn nhô đầu cọc lên đâm thủng thuyền giặc. Cùng lúc đó thủy quân Đại Việt bí mật mai phục từ Đền Công nơi phát hỏa bằng rơm rạ, các loại cây thảo dược gây khó chịu về đường hô hấp, thị giác làm quân giặc mất phương hướng rút lui, để quân ta dễ ràng tiêu diệt. Trên tuyến sông Giá Đước, Sông Khoai, Gềnh Cốc, Đồng Cốc… bộ binh bố trí dọc bên bờ Sông Bạch Đằng nhử giặc vào bãi chông ngầm. Đại quân của ta đóng quân ở Hiệp Môn (Kinh Môn Hải Dương). Tạo lên mũi gọng kìm xiết vòng vây địch, tiêu diệt theo kiểu bó đũa bẻ từng chiếc.

Diễn biến trận đánh khi Ô Mã Nhi dẫn đoàn thuyền tiến vào sông Bạch Đằng, nhân lúc nước lớn, thủy quân nhà Trần ra giao chiến rồi giả vờ thua chạy sâu vào trong. Ô Mã Nhi trúng kế kích tướng thúc quân gây chiến, khi quân Nguyên Mông đã trúng kế đi vào sâu sông Bạch Đằng, tướng của ta Nguyễn Khoái dẫn mũi quân lại ra khiêu chiến nhử quân giặc tiến sâu vào khúc sông đã đóng cọc. Trong khi đó quân đội nhà Trần đợi thủy triều xuống, quay thuyền đánh thẳng vào đội hình địch, tướng giặc Bình Chương, Áo Lỗ Xích bị ta bắt sống.

Thủy quân Đại Việt từ Hải Đông, Vân Trà các phía Đền Công, sông Giá Đước… hàng trăm chuyến thuyền thần tốc tiến ra Sông Bạch Đằng chặn đầu tiêu diệt thuyền giặc hoảng loạn tháo chạy va vào cọc vơ tung thành từng mảng, quân

giặc lóp ngóp dưới sông kêu cứu.Trong lúc thủy chiến diễn ra dữ dội, đoàn thuyền chiến của Vua Trần đóng ở Hiệp Sơn, Kinh Môn, Hải Dương bên bờ giáp sông Kinh Thầy tấn công làm quân giặc càng thêm lúng túng dẫn đến tổn thất quân nặng nề, máu quân giặc nhuốm đỏ cả khúc sông. Quân giặc bị bất lợi hoàn toàn, rất nhiều thuyền chiến bị cháy trụi chìm dưới đáy sông, quân giặc bơi vào bờ hòng chạy thoát, quân ta trực sẵn giao chiến bắt làm tù binh. Số thuyền giặc còn lại tháo chạy đến làng Trung Bản, Lưu Khê thuộc đảo Hà Nam, Trần Hưng Đạo truy đuổi giặc đến đây, theo nguyên sử để lại Hưng Đạo Vương chống gươm búi lại mái tóc. Hiện người dân làng Trung Bản, phường Liên Hòa, thị xã Quảng Yên lập đền thờ Trần Hưng Đạo.

Cũng theo truyền sử kể lại rằng, kịch chiến diễn ra giờ Mão đến giờ Dậu từ sáng đến chiều kết thúc. Kết cục toàn bộ trận đánh thủy chiến giặc Nguyên Mông trên sông Bạch Đằng hoàn toàn bị tiêu diệt. Quân đội nhà Trần đại thắng hơn 400 chiến thuyền, hơn 6 vạn quân giặc loại khỏi vòng chiến đấu, tướng giặc Tích Lệ Cơ, Ô Mã Nhi, Phan Tiếp. Cùng quân giặc bị bắt sống, Vua Trần Nhân Tông cấp lương ăn, nước uống phương tiện thả chúng về phương bắc. ( Trần Quốc Tuấn ra lệnh trảm quyết Phạm Nhan).

Chiến thắng vinh quang của quân và dân Đại Việt trong trận đánh thủy chiến trên sông Bạch Đằng năm 1288, được xem là thắng lợi tiêu biểu nhất trong ba cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông lần thứ ba. Đã viết lên trang sử hào hùng, một dân tộc anh hùng, ba lần đánh thắng giặc trên sông Bạch Đằng. Đem lại nước Đại Việt thanh bình.

Chiến thắng vĩ đại của quân và dân nhà Trần. Đã để lại dấu son chói lọi trong lịch sử kho tàng dân tộc Việt Nam. Những chiến tích dấu ấn trận đánh, nơi ém quân mai phục dẫy núi đá Tràng Kênh, điểm nơi phát hỏa Đền Công, hay Trần Hưng Đạo du thuyền, lên bờ đi thị sát sông Bạch Đằng, gặp bà bán hàng nước dưới tán

cây quyếch mách bảo con nước thủy triều, để đóng trận địa cọc, bến đò cổ, đình Yên Giang, đền Trần Hưng Đạo, miếu Vua Bà, đình Trung Bản, bãi cọc Đồng Muối, bãi cọc Yên Giang, hai cây lim cổ thụ Giếng Rừng… đã hiện hữu một thời hiến kế, hiến công diệt giặc ở thế kỷ 13. Từ những thập kỷ trước, triều đại các nhà Vua ghi nhận công lao to lớn của Ngô Quyền, Hoàng Đế Đại Hành, nhà Trần, xây dựng ngôi đình, miếu, ngôi đền thờ Thần Hoàng làng, thờ người thiêng. Trải qua năm tháng chiến tranh giặc giã, thiên tai địch họa, con người xâm hại khu di tích xuống cấp nghiêm trọng. Để bảo tồn giá trị văn hóa nơi địa linh nhân kiệt đình Yên Giang, đền Trần Hưng Đạo, miếu Vua Bà, bến Đò Cổ, bãi cọc Yên Giang, Đồng Muối, đình Trung Bản… đã được Đảng, Nhà nước cấp kinh phí tôn tạo trùng tu nhiều tỷ đồng. Các ngôi đình, ngôi đền, ngôi miếu, khang trang nhưng vẫn mang dáng dấp cổ xưa, cùng với hai cây lim cổ thụ hơn 700 năm tuổi xanh tốt. Hàng năm, khách du lịch trong nước và quốc tế đến dâng hương tưởng nhớ công lao to lớn ông cha ta đánh giặc, lấy trận địa cọc trên dòng sông Bạch Đằng giang ghi dấu ấn lịch sử. Cũng từ các điểm di tích lịch sử các diễn đàn thi ca, các nghệ sỹ nhiếp ảnh thả hồn vào sáng tác đề tài ca ngợi quê hương đất nước con người làm lên kỳ tích chấn động địa cầu. Với tài thao lược thủy chiến 3 lần đánh thắng giặc trên dòng sông Bạch Đằng “Lấy nhân nghĩa thắng hung tàn”. Dòng sông còn đó, ngôi đền thờ Trần Hưng Đạo, bến đò cổ, miếu thờ bà hàng nước đã được trùng tu khang trang. Đến ngày mùng 8 tháng 3 (âm lịch) hàng năm, nhân dân Yên Hưng, nay thị xã Quảng Yên long trọng tổ chức kỷ niệm chiến thắng Bạch Đằng. Người dân địa phương gọi ngày “Giỗ trận”. Nhằm ôn lại chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta trong suốt chiều dài lịch sử. Còn lưu truyền cho thế hệ mai sau về lịch sử hào hùng của các bậc tiền nhân đi trước. Sông Bạch Đằng vẫn con nước thủy triều, gợi nhớ cọc lim thế trận./.

Page 30: Một số kết quả hoạt động của hội đồng phối hợp filecho công tác truyền thông, Hội đồng liên ngành cũng chỉ đạo Trung tâm Trợ giúp pháp

Tư pháp quảng ninh28

Người có công trong việc phát hiện, bảo tồn và phát triển giá trị cây chè hoa vàng

trên địa bàn huyện Ba Chẽ là anh Nịnh Văn Trắng, dân tộc Sán Chỉ. Ba Chẽ là huyện nghèo của tỉnh, nhưng có nhiều tiềm năng, đặc biệt là tiềm năng về trồng, khai thác cây ba kích tím, chè hoa vàng. Chè hoa vàng là cây dại mọc tự nhiên dưới các tán cây lấy gỗ, lá của nó giống như lá trà. Khi đun lên uống ngon hơn, ăn ngủ tốt hơn. Mọi gia đình tiện thì hái về đun nước uống chứ không hiểu giá trị của nó và cũng chưa có ý thức bảo tồn, phát triển, vì không biết bán cho ai, nên cây chè hoa vàng bị khai thác kiệt quệ. Anh Nịnh Văn Trắng sinh ra trong mọt gia đình đông anh em, học hết lớp 5 phải nghỉ học theo người trong bản đi buôn bán các sản phâm của rừng cho người Trung Quốc, trong đó có chè hoa vàng. Người Trung Quốc từ lâu đã biết giá trị của cây chè hoa vàng, nó rất có giá trị nâng cao sức khỏe cho con người, đặc biệt là với người cao tuổi, như bổ máu, chống được bệnh cao huyết áp, tiểu đường, tim mạch, hạn chế sự phát triển của khối u... Trong những lần mang chè hoa vàng sang Trung Quốc bán, nhiều thương lái Trung Quốc biết, Ba Chẽ, Bình Liêu, Tiên Yên... là những địa phương có nhiều cây chè hoa vàng, thế là họ đổ xô sang những địa phương trên thu mua. Do chưa hiểu biết về giá trị của cây chè hoa vàng, lúc đầu họ mua với giá rất rẻ, 7.000đ, rồi 150.000đ; do có nhiều thương lái Trung Quốc mua với số lượng lớn, nên giá những năm 2014-2015 lên tới vài triệu đồng/kg. Biết giá trị của cây chè hoa vàng, trước nguy cơ bị khai thác kiệt quệ, năm 2009, Nịnh Văn Trắng bắt đầu có ý thức bảo vệ, bảo tồn và phát triển cây chè hoa vàng trên địa bàn huyện Ba Chẽ. Một mặt anh vào rừng tìm kiếm, một mặt anh tổ chức thu gom cây chè hoa vàng của bà con, với giá 12.000đ/cân. Anh đã bỏ ra hơn 400 triệu đồng mua hàng ngàn cây

chè hoa vàng, có cây nặng đến 50kg, anh Trắng phải mua với giá 1 triệu đồng để trồng trên các quả đồi dễ bảo quản và chăm sóc. Do chưa có kinh nghiệm, ban đầu cây chết nhiều, chỉ khoảng 60% cây sống.

Rút kinh nghiệm, anh Trắng biết, cây chè hoa vàng ưa bóng mát, vì nó chỉ sống và phát triển dưới những cây lấy gỗ to, tán lá xum xuê, độ âm cao. Để việc trồng cây chè hoa vàng có thể trồng trên diện rộng, năng xuất cao, chất lượng tốt, Trắng liên hệ với các cơ quan chuyên môn, mời các nhà khoa học về nghiên cứu, giúp đơ anh cách trồng, bảo tồn, cách nhân giống.

Đến nay anh Trắng đã tương đối làm chủ được quy trình trồng, chăm sóc, bảo vệ cây chè hoa vàng, anh đã nhân rộng được 5ha. Năm 2014, anh thu hoạch 1ha, đạt trên 1,5 tạ chè tươi, theo tỷ lệ 22kg khô, với giá bán 14 triệu đồng/kg khô, doanh thu đạt gần 310 triệu đồng và thu gần 100 triệu đồng bán lá tươi. Cuối năm 2014, anh Trắng thành lập công ty, ngoài trồng, tiêu thụ chè hoa vàng, công ty còn thu gom các nông, lâm sản trên địa bàn bảo quản, chế biến,

tiêu thụ. Năm 2015, Công ty đăng ký nhãn hiệu, nhãn mác bao bì cho sản phâm chè hoa vàng khô. Anh Trắng dự kiến, năm 2016, khi chè hoa vàng đã được bảo hộ thương hiệu, Công ty sẽ chủ động khai thác thị trường, không qua thương lái Trung quốc.

Với giá trị của cây chè hoa vàng và thổ nhương, kinh nghiệm của nhân dân, huyện Ba Chẽ khuyến khích, tạo điều kiện cho nhân dân trồng và chế biến cây chè hoa vàng.

Được sự hỗ trợ của Viện Dược liệu Trung ương, đến nay huyện Ba Chẽ đã quy hoạch 500ha trồng cây chè hoa vàng, đã trồng trên 70ha, trong đó 10ha đã cho thu hoạch, giá bán từ 14-15 triệu đồng/kg. Đã mời Viện Dược liệu Trung ương nghiêm cứu và hướng dẫn cũng như bao tiêu sản phâm chè hoa vàng. Huyện Ba Chẽ xác định, chè hoa vàng sẽ là một trong những sản phâm OCOP góp phần giúp Ba Chẽ thoát nghèo bền vững. Đặc biệt góp phần phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, vì chè hoa vàng ưa sống dưới tán cây rừng, nên bà con sẽ có ý thức bảo vệ rừng hơn./.

Vườn chè hoa vàng của gia đình anh Nịnh Văn Trắng.

Thoát nghèo, vươn lên làm giàunhờ ChÈ hoa vàng

Bài, ảnh: Tây nInh

Page 31: Một số kết quả hoạt động của hội đồng phối hợp filecho công tác truyền thông, Hội đồng liên ngành cũng chỉ đạo Trung tâm Trợ giúp pháp

29Tư pháp quảng ninh

Giải thích thuật ngữTrong Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí,

các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:1. Tiết kiệm là việc giảm bớt hao phí trong sử dụng

vốn, tài sản, lao động, thời gian lao động và tài nguyên nhưng vẫn đạt được mục tiêu đã định. Đối với việc quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, vốn nhà nước, tài sản nhà nước, lao động, thời gian lao động trong khu vực nhà nước và tài nguyên ở những lĩnh vực đã có định mức, tiêu chuân, chế độ do cơ quan nhà nước có thâm quyền ban hành thì tiết kiệm là việc sử dụng ở mức thấp hơn định mức, tiêu chuân, chế độ nhưng vẫn đạt được mục tiêu đã định hoặc sử dụng đúng định mức, tiêu chuân, chế độ nhưng đạt cao hơn mục tiêu đã định.

2. Lãng phí là việc quản lý, sử dụng vốn, tài sản, lao động, thời gian lao động và tài nguyên không hiệu quả. Đối với lĩnh vực đã có định mức, tiêu chuân, chế độ do cơ quan nhà nước có thâm quyền ban hành thì lãng phí là việc quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, vốn nhà nước, tài sản nhà nước, lao động, thời gian lao động trong khu vực nhà nước và tài nguyên vượt định mức, tiêu chuân, chế độ hoặc không đạt mục tiêu đã định.

3. Vốn nhà nước bao gồm vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng do Chính phủ bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn đầu tư phát triển của

doanh nghiệp nhà nước và các vốn khác do Nhà nước quản lý.

4. Khu vực nhà nước bao gồm các cơ quan, tổ chức do Nhà nước thành lập, đầu tư cơ sở vật chất, cấp phát toàn bộ hoặc một phần kinh phí hoạt động, do Nhà nước trực tiếp quản lý hoặc tham gia quản lý nhằm phục vụ các nhu cầu phát triển chung, thiết yếu của Nhà nước và xã hội.

5. Tài sản nhà nước là tài sản hình thành từ ngân sách nhà nước hoặc do pháp luật quy định thuộc sở hữu, quản lý của Nhà nước, bao gồm: Trụ sở làm việc, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất; máy móc, phương tiện vận tải, trang thiết bị làm việc; tài sản từ nguồn viện trợ, tài trợ, đóng góp của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước cho Nhà nước và các tài sản khác do pháp luật quy định.

6. Tài nguyên bao gồm đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác.

Tài nguyên và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.

7. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức là người được bầu, bổ nhiệm hoặc phê chuân vào vị trí lãnh đạo, quản lý và chịu trách nhiệm cao nhất trong cơ quan, tổ chức đó./.

Sáng ngày 26/3, tại phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long, trường Thể dục thể thao Quảng Ninh và Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu Thể dục

thể thao tỉnh đã tham dự Lễ phát động và hưởng ứng “Ngày chạy Olympic - vì sức khỏe toàn dân” năm 2016, kỷ niệm 70 năm ngày thành lập ngành Thể dục thể thao và ngày Thể thao Việt Nam 27/3 (1946- 2016).

Tham dự Ngày chạy Olympic năm nay có hơn 500 cán bộ, huấn luyện viên, giáo viên, vận động viên và học sinh… của 2 đơn vị cùng các đại biểu là lãnh đạo và Phòng nghiệp vụ Thể dục thể thao của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

“Ngày chạy Olympic - vì sức khỏe toàn dân” được tổ chức gắn với cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” đã trở thành một hoạt động thể thao truyền thống hàng năm, qua đó từng bước tạo thói quen thường xuyên luyện tập thể dục thể thao góp phần nâng cao thể chất cho mọi người, xây dựng lối sống với môi trường văn hóa lành mạnh và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân ở khu dân cư.

Sau lễ phát động các cán bộ, huấn luyện viên, giáo viên và vận động viên… đã chạy đồng hành trên các đường nội thị của thành phố Hạ Long với cự ly hơn 1.000m.

Cùng với cả nước, ngày hôm nay 186 xã- phường- thị trấn và nhiều đơn vị, trường học… trong tỉnh đã tổ chức “Ngày chạy Olympic - vì sức khỏe toàn dân” năm 2016. /.

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ninh hưởng ứng “Ngày chạy Olympic - vì sức khỏe toàn dân” năm 2016

phạm hảI hòa - Sở VH,TT&DL

Các đại biểu cùng toàn thể HLV, VĐV tham dự Ngày chạy Olympic năm 2016.

Page 32: Một số kết quả hoạt động của hội đồng phối hợp filecho công tác truyền thông, Hội đồng liên ngành cũng chỉ đạo Trung tâm Trợ giúp pháp

Tư pháp quảng ninh30

Được sự quan tâm chỉ đạo của Cục trợ giúp pháp lý, lãnh đạo Sở Tư

pháp, các ban ngành đoàn thể trên địa bàn tỉnh, cùng với việc bám sát chương trình công tác của Bộ Tư pháp, tình hình kinh tế - xã hội của địa phương và phát huy kết quả đã đạt được trong năm 2015, ngay từ đầu năm Trung tâm trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Quảng Ninh đã triển khai thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ được giao, xây dựng chương trình kế hoạch công tác, phân công nhiệm vụ tới từng cán bộ của Trung tâm nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm, chất lượng công việc như:

Xây dựng dự thảo Kế hoạch năm 2016 triển khai thực hiện chiến lược phát triển trợ giúp pháp lý ở Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh và tham mưu cho Sở Tư pháp trình UBND tỉnh ban hành. Thực hiện chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh tại công văn số 6959/UBND-NC ngày 16/11/2015 về việc triển khai Đề án đổi mới công tác trợ giúp pháp lý giai đoạn 2015-2020 trên địa bàn tỉnh và Dự thảo Đề án kiện toàn tổ chức, hoạt động của Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước. Trung tâm xây dựng dự thảo và tham mưu Sở Tư pháp tổ chức cuộc họp lấy ý kiến tham gia đối với các văn bản dự thảo trên.

Trong quý I năm 2016, công tác trợ giúp pháp lý đã đạt được những kết quả nhất định, góp phần nâng cao hiểu

biết pháp luật, giúp người dân tiếp cận với các dịch vụ pháp luật miễn phí, giảm được thời gian, công sức đi lại cho người dân, với những kết quả cụ thể:

Tính đến hết ngày 16/3/2016, Trung tâm đã thực hiện được 86 vụ việc/ 86 đối tượng, trong đó (Tư vấn: 74 vụ việc/74 đối tượng; tham gia tố tụng để bào chữa: 8 vụ việc/8 đối tượng; đại diện ngoài tố tụng: 03 vụ việc/03 đối tượng).

Các vụ việc chủ yếu thuộc lĩnh vực pháp luật hôn nhân gia đình và pháp luật trẻ em (27 vụ việc); hình sự, tố tụng hình sự và thi hành án hình sự (16 vụ việc); chính sách ưu đãi xã hội (15 vụ việc); dân sự, tố tụng dân sự và thi hành án dân sự (10 vụ việc); các lĩnh vực khác (09 vụ việc); đất đai, nhà ở, môi trường (06 vụ việc); Các vụ việc trên đều được Trung tâm cử người thực hiện trợ giúp pháp lý kịp thời, đúng đối tượng, trình tự thực hiện theo quy định của pháp luật, đặc biệt là các vụ việc tham gia tố tụng. Các trợ giúp viên pháp lý

đã thực hiện các vụ việc tham gia tố tụng, 100% trợ giúp viên pháp lý được bổ nhiệm trên 6 tháng tham gia tố tụng đảm bảo chất lượng tốt. Thông qua các hoạt động tư vấn, tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng và các hình thức trợ giúp pháp lý khác, Trung tâm đã trợ giúp miễn phí, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các đối tượng được trợ giúp pháp lý có nhu cầu.

Nhằm tăng cường truyền thông về các hoạt động trợ giúp pháp lý trên địa bàn tỉnh, Trung tâm tiếp tục phối hợp với Trung tâm Thông tin tỉnh, đài truyền thanh truyền hình cấp huyện, Báo Quảng Ninh đưa tin, bài về chính sách trợ giúp pháp lý cũng như hoạt động của Trung tâm và Chi nhánh đến với người dân.

Trung tâm phối hợp với Ban chính sách pháp luật - Hội liên hiệp Phụ nữ tỉnh tổ chức các đợt trợ giúp pháp lý tại cơ sở theo chương trình phối hợp tuyên truyền và phổ biến giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp

KếT QUả Trợ GiúP PHáP lý QUý i Năm 2016 TrêN địa BàN TỉNH QUảNG NiNH

Trần Cường - TTTGPL

Page 33: Một số kết quả hoạt động của hội đồng phối hợp filecho công tác truyền thông, Hội đồng liên ngành cũng chỉ đạo Trung tâm Trợ giúp pháp

31Tư pháp quảng ninh

lý cho phụ nữ giai đoạn 2012-2016 giữa Sở Tư pháp và Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh (Chương trình phối hợp số 42/CTPH-PN-TP ngày 30/3/2012).

Một trong những giải pháp để nâng cao chất lượng trợ giúp pháp lý là công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng vụ việc. Trong quý I năm 2016, số lượng vụ việc được đánh giá là 86/ tổng số 25 vụ việc hoàn thành (kì trước chuyển qua). Trong đó: Số lượng vụ việc tư vấn pháp luật được đánh giá: 74 vụ; số lượng vụ việc tham gia tố tụng được đánh giá: 12 vụ.

Các vụ việc được đánh giá đều đạt 100% chất lượng tốt, không có trường hợp nào không đạt chất lượng theo quy định. Các vụ việc được đánh giá đều thực hiện đúng trình tự, thủ tục quy định của pháp luật, không trái đạo đức xã hội. Người được trợ giúp pháp lý hài lòng về kết quả trợ giúp pháp lý, trình tự thủ tục và cách thức thực hiện vụ việc; người thực hiện trợ giúp pháp lý đã tích cực nghiên cứu hồ sơ và văn bản quy phạm pháp luật để hướng dẫn, giải đáp, đưa ra ý kiến, cung cấp thông tin pháp luật và các giải pháp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp để người được trợ giúp pháp lý lựa chọn cách ứng xử phù hợp với quy định của pháp luật.

Trung tâm đã thực hiện tốt công tác cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, ban hành các quy chế hoạt động, phát huy dân chủ trong hoạt động của Trung tâm, tuân thủ nghiêm túc các quy định của pháp luật về rà soát văn bản quy phạm pháp luật và đơn giản hóa thủ tục hành chính, cải cách tài chính công, ứng dụng công nghệ

thông tin và công tác quản lý, sử dụng, đào tạo, bồi dương cán bộ công chức, viên chức.

Ngoài ra, Trung tâm trợ giúp pháp lý cũng tích cực hưởng ứng và tham gia các phong trào thi đua do Sở Tư pháp và các cơ quan, tổ chức có liên quan phát động; thực hiện công tác thống kê, báo cáo, lưu trữ đầy đủ, kịp thời và hoàn thành các nhiệm vụ khác mà các cấp lãnh đạo phân công.

Mặc dù công tác trợ giúp pháp lý luôn được sự quan tâm, ủng hộ của cấp ủy, chính quyền và các ban, ngành, đoàn thể tại địa phương, sự chỉ đạo hướng dẫn về nghiệp vụ của Cục Trợ giúp pháp lý, Bộ Tư pháp; hệ thống các văn bản hướng dẫn, triển khai được ban hành đầy đủ kịp thời, đội ngũ cán bộ nhiệt tình, trách nhiệm dù số lượng ít nhưng có trình độ chuyên môn, đảm bảo tốt chất lượng trợ giúp pháp lý; người dân đã từng bước có nhận thức đúng đắn về hoạt động, nhiều đối tượng đã tìm đến trung tâm khi có nhu cầu trợ giúp pháp lý. Tuy nhiên, Quảng Ninh là một tỉnh miền núi, biên giới hải đảo có địa hình phức tạp, đối tượng được trợ giúp pháp lý chiếm tỉ lệ cao. Số lượng Trợ giúp viên pháp lý dù đã được quan tâm, kiện toàn song chưa đủ để đáp ứng nhu cầu tăng cường trợ giúp pháp lý tại cơ sở và chuyên sâu theo lĩnh vực pháp luật quy định tại chiến lược phát triển trợ giúp pháp lý ở Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến 2030, bên cạnh đó việc phát triển nguồn trợ giúp viên pháp lý cũng gặp khó khăn, một số cộng tác viên tại cơ sở hiệu quả hoạt động chưa cao, kinh phí cấp cho hoạt động nghiệp vụ trợ giúp pháp lý còn hạn chế khiến việc thực

hiện các hoạt động nghiệp vụ và hoạt động phối hợp triển khai trợ giúp pháp lý gặp nhiều khó khăn.

Bởi vậy, để đạt được thắng lợi, hoàn thành nhiệm vụ, kế hoạch 2016 thì phương hướng hoạt động quý II, Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Quảng Ninh xác định:

Tham mưu triển khai đề án đổi mới công tác trợ giúp pháp lý giai đoạn 2015-2025 (phê duyệt tại Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 01/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ); Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn, bồi dương nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như tinh thần trách nhiệm của đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý. Qua đó nâng cao chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý, chú trọng vào các vụ việc trợ giúp pháp lý bằng hình thức tham gia tố tụng, nhất là việc thực hiện vụ việc tham gia tố tụng của trợ giúp viên pháp lý. Tập trung cao độ các nguồn lực để thực hiện tốt nhiệm vụ tăng cường công tác trợ giúp pháp lý trên địa bàn toàn tỉnh (xây dựng và triển khai thực hiện đề án Kiện toàn bộ máy tổ chức, hoạt động của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước. Mở rộng các đối tượng cộng tác viên là luật sư có năng lực, nhiệt tình với công tác trợ giúp pháp lý; tận dụng tối đa lực lượng cộng tác viên tại địa bàn cơ sở; Vận động các tổ chức hành nghề luật sư đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật); Tiếp tục thực hiện cải cách hành chính, kiểm soát thủ tục hành chính trong lĩnh vực trợ giúp pháp lý và ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông tin, cải tiến lề lối làm việc, nâng cao hiệu quả công tác./.

Page 34: Một số kết quả hoạt động của hội đồng phối hợp filecho công tác truyền thông, Hội đồng liên ngành cũng chỉ đạo Trung tâm Trợ giúp pháp

Tư pháp quảng ninh32

hỏi: Giáo viên, giảng viên làm công tác công đoàn không chuyên trách trong các cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân có được giảm định mức giờ dạy không?

Trả lời: Tại Điều 3 Thông tư số 08/2016/TT-BGDĐT ngày 28/3/2016 của Bộ Giáo dục và đào tạo quy định chế độ giảm định mức giờ dạy cho giáo viên, giảng viên làm công tác công đoàn không chuyên trách trong các cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân quy định như sau:

1. Giáo viên trường mầm nona) Giáo viên làm chủ tịch, phó

chủ tịch công đoàn cơ sở không chuyên trách được giảm 06 giờ dạy trong một tuần (quy ra 210 giờ dạy trong một năm học);

b) Giáo viên làm ủy viên ban chấp hành công đoàn; tổ trưởng, tổ phó công đoàn không chuyên trách được giảm 03 giờ dạy trong một tuần (quy ra 105 giờ dạy trong một năm học).

2. Giáo viên trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học, trường chuyên biệt, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh

a) Giáo viên làm chủ tịch, phó chủ tịch công đoàn cơ sở không chuyên trách trường tiểu học, trường chuyên biệt cấp tiểu học được giảm 04 giờ dạy trong một tuần (quy ra 140 giờ dạy trong một năm học); Trường trung học cơ sở, trường chuyên biệt cấp trung

học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường chuyên biệt cấp trung học phổ thông, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh được giảm 03 giờ dạy trong một tuần (quy ra 105 giờ dạy trong một năm học);

b) Giáo viên làm ủy viên ban chấp hành công đoàn, tổ trưởng, tổ phó công đoàn không chuyên trách trường tiểu học, trường chuyên biệt cấp tiểu học được giảm 02 giờ dạy trong một tuần (quy ra 70 giờ dạy trong một năm học); Trường trung học cơ sở, trường chuyên biệt cấp trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường chuyên biệt cấp trung học phổ thông, trung tâm giáo dục nghề nghiệp-giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh được giảm 01 giờ dạy trong một tuần (quy ra 35 giờ dạy trong một năm học);

c) Đối với trường phổ thông có nhiều cấp học, định mức giảm giờ dạy cho giáo viên làm công tác công đoàn không chuyên trách được tính theo định mức giảm giờ dạy cao nhất đã quy định cho mỗi cấp học.

3. Giáo viên trường trung cấpa) Giáo viên làm chủ tịch

công đoàn, phó chủ tịch công đoàn cơ sở không chuyên trách được giảm 76 giờ dạy trong một năm học;

b) Giáo viên làm ủy viên ban chấp hành, tổ trưởng, tổ phó tổ công đoàn không chuyên trách được giảm 38 giờ dạy trong một năm học.

4. Giảng viên trường cao đẳng, học viện, trường đại học và đại học

Đối với các cơ sở giáo dục đại học, hàng năm, Hiệu trưởng (Giám đốc) cùng với Ban chấp hành công đoàn thống nhất phương án quy định thời gian được sử dụng làm công tác công đoàn cho giảng viên làm công tác công đoàn không chuyên trách đảm bảo phù hợp với nhiệm vụ của giảng viên (giảng dạy, nghiên cứu khoa học và làm các công việc khác) và quy định về tự chủ của đơn vị. Nếu chọn phương án giảm giờ nghiên cứu khoa học hoặc làm các công việc khác thì theo quy định tại khoản 2 Điều 24 Luật Công đoàn. Nếu chọn phương án giảm định mức giờ dạy thì theo quy định sau:

a) Giảng viên làm chủ tịch, phó chủ tịch công đoàn cơ sở không chuyên trách được giảm 44 giờ dạy trong một năm học;

b) Giảng viên làm ủy viên ban chấp hành, tổ trưởng, tổ phó tổ công đoàn không chuyên trách được giảm 22 giờ dạy trong một năm học.

hỏi: Nguyên tắc giảm trừ định mức giờ dạy được quy định như thế nào?

Trả lời: Điều 2 Thông tư số 08/2016/TT-BGDĐT quy định nguyên tắc giảm trừ định mức giờ dạy như sau:

1. Việc giảm định mức giờ dạy đảm bảo đúng số giờ quy định được sử dụng để làm công tác công đoàn theo khoản 2 Điều 24 Luật Công đoàn.

2. Số giờ dạy được giảm cho giáo viên, giảng viên làm công tác công đoàn không chuyên trách được tính trên cơ sở quy định về thời gian làm việc và định mức giờ dạy của giáo viên, giảng viên theo từng cấp học và được tính theo năm học./.

Giải đáp pháp luậtGiải đáp pháp luật

Page 35: Một số kết quả hoạt động của hội đồng phối hợp filecho công tác truyền thông, Hội đồng liên ngành cũng chỉ đạo Trung tâm Trợ giúp pháp
Page 36: Một số kết quả hoạt động của hội đồng phối hợp filecho công tác truyền thông, Hội đồng liên ngành cũng chỉ đạo Trung tâm Trợ giúp pháp