mô hình ponzi

88
MÔ HÌNH PONZI Mô hình Ponzi là trò vay tiền của người này để trả nợ người khác. Kẻ đi vay đưa ra cam kết trả lợi tức cao cho người cho vay và quảng cáo với họ về những tấm gương đã từng nhận được lợi tức cao trước đây để hấp dẫn người cho vay. Người cho vay bị hấp dẫn bởi lợi tức cao lại thậm chí giới thiệu những người cho vay mới hơn. Bằng hình thức này, kẻ đi vay càng ngày càng vay được những khoản tiền lớn hơn từ nhiều người cho vay mới hơn. Thí dụ, kẻ chơi trò Ponzi giới thiệu với một người A nào đó về kế hoạch đầu tư hứa hẹn lợi tức cao (nhưng thực tế không có) rồi đề nghị người này cho vay và hứa sẽ trả lãi cao. Tiếp theo, kẻ chơi trò Ponzi lại tìm đến những người khác và quảng cáo với họ về dự án ảo và về việc đã có người A tham gia dự án và nhận được lãi cao. Những người này nảy sinh động cơ kiếm lợi cao bằng cách cho kẻ chơi trò Ponzi vay. Kẻ này dùng một phần tiền mới vay được trả cho người A đúng cam kết và phần lớn còn lại bỏ túi. Hắn lại tiếp tục tìm đến nhiều người mới hơn để tiếp tục trò lừa. Bản thân người A khi nhận được hoàn trả vốn và lãi cam có thể tiếp tục cho kẻ chơi trò Ponzi vay và còn giới thiệu nhiều người khác tham gia. Trò Ponzi, tuy nhiên, sẽ không thể kéo dài vì người cho vay không nhiều và vì thông tin về kẻ chơi trò Ponzi sẽ dần bị lộ. Kết cục của trò này là kẻ chủ mưu sẽ đào thoát, để lại nhiều người cho vay bị mất tiền. Trong tài chính doanh nghiệp, việc đi vay mới để trả nợ vay cũ gọi là tài chính Ponzi. Trong kinh tế học công cộng, mô hình Ponzi hay trò Ponzi, chỉ việc chính phủ vay tiền thông qua phát hành trái phiếu để

Upload: nguoitinhmenyeu

Post on 18-Dec-2014

1.304 views

Category:

Economy & Finance


1 download

DESCRIPTION

Mô hình ponzi

TRANSCRIPT

Page 1: Mô hình ponzi

MÔ HÌNH PONZI

Mô hình Ponzi là trò vay tiền của người này để trả nợ người khác. Kẻ đi vay đưa ra cam kết trả lợi tức cao cho người cho vay và quảng cáo với họ về những tấm gương đã từng nhận được lợi tức cao trước đây để hấp dẫn người cho vay. Người cho vay bị hấp dẫn bởi lợi tức cao lại thậm chí giới thiệu những người cho vay mới hơn. Bằng hình thức này, kẻ đi vay càng ngày càng vay được những khoản tiền lớn hơn từ nhiều người cho vay mới hơn.

Thí dụ, kẻ chơi trò Ponzi giới thiệu với một người A nào đó về kế hoạch đầu tư hứa hẹn lợi tức cao (nhưng thực tế không có) rồi đề nghị người này cho vay và hứa sẽ trả lãi cao. Tiếp theo, kẻ chơi trò Ponzi lại tìm đến những người khác và quảng cáo với họ về dự án ảo và về việc đã có người A tham gia dự án và nhận được lãi cao. Những người này nảy sinh động cơ kiếm lợi cao bằng cách cho kẻ chơi trò Ponzi vay. Kẻ này dùng một phần tiền mới vay được trả cho người A đúng cam kết và phần lớn còn lại bỏ túi. Hắn lại tiếp tục tìm đến nhiều người mới hơn để tiếp tục trò lừa. Bản thân người A khi nhận được hoàn trả vốn và lãi cam có thể tiếp tục cho kẻ chơi trò Ponzi vay và còn giới thiệu nhiều người khác tham gia.Trò Ponzi, tuy nhiên, sẽ không thể kéo dài vì người cho vay không nhiều và vì thông tin về kẻ chơi trò Ponzi sẽ dần bị lộ. Kết cục của trò này là kẻ chủ mưu sẽ đào thoát, để lại nhiều người cho vay bị mất tiền.Trong tài chính doanh nghiệp, việc đi vay mới để trả nợ vay cũ gọi là tài chính Ponzi. Trong kinh tế học công cộng, mô hình Ponzi hay trò Ponzi, chỉ việc chính phủ vay tiền thông qua phát hành trái phiếu để có nguồn tài chính trả nợ gốc và lãi những khoản vay cũ cũng bằng phát hành trái phiếu.Trò Ponzi được đặt theo tên Charles Ponzi (hay Carlo Ponzi theo cách gọi của Ý), người đã làm trò này rất xuất sắc và làm cho nó trở nên nổi tiếng.

CHARLES PONZI

(3 tháng 3 năm 1882–18 tháng 1 năm 1949) là một người nhập cư Italia đến Hoa Kỳ và đã trở thành một trong những người lừa đảo siêu nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. là Ông tổ” của các trùm lừa đảo tín dụng đa cấp, trong vòng 2 năm (1919 - 1920), Ponzi đã huy động được 15 triệu USD một con số khổng lồ vào thời điểm đó từ hàng vạn khách hàng đã bị mất tiền thông qua "kế hoạch Ponzi", Dù nhiều người chưa bao giờ nghe tên Ponzi, thuật ngữ "Ponzi scheme" là một sự mô tả được nhiều người biết về một hệ thống các kế hoạch "kiếm tiến nhanh" có tính chất lừa đảo được thực hiện thông qua mạng Internet và những nơi khác cho đến ngày nay. Bí danh của ông bao gồm Charles Ponei, Charles P. Bianchi, Carl và Carlo.

Page 2: Mô hình ponzi

“ÔNG TỔ” CỦA CÁC TRÙM LỪA ĐẢO TÍN DỤNG ĐA CẤP

GIẤC MƠ MỸ VÀ KẾ HOẠCH PONZI

ĐẾN MỸ ĐỂ Ở TÙ

Cuộc đời của Charles Ponzi, ông tổ của trò lừa đảo tín dụng, có thể được viết thành một bộ tiểu thuyết dài. Người cha của Ponzi đã nói với con trước khi lên tàu rằng ở nước Mỹ, các vỉa hè cũng được dát bằng vàng. Ponzi đã lên đường, nhập cư vào Mỹ nhưng thực tế thì không phải như lời cha nói.

Sinh ngày 3.3.1882 tại làng Carlo Ponzi, thuộc thị trấn Lugo (tỉnh Emilia-Romagna, Ý), thời thơ ấu của Charles Ponzi không được suôn sẻ khi phải làm nghề đưa thư để phụ gia đình kiếm sống. Sau khi tốt nghiệp trung học, Ponzi vào Đại học Rome La Sapienza. Tuy nhiên, khoảng thời gian này không kéo dài được bao lâu bởi Ponzi và một số bạn bè thân thiết đã coi đây là "4 năm nghỉ mát". Lý do này cộng với chuyện thiếu học phí đã nhanh chóng đưa Ponzi ra khỏi giảng đường đại học.

Sau khi bị đuổi học, Ponzi quyết định đến Mỹ để tìm kiếm một cơ hội. Năm 1903, được sự khích lệ của cha, Ponzi lên tàu đến Boston (bang Massachusetts, Mỹ) trên con tàu S.S Vancouver khi trong túi chỉ có vỏn vẹn 2,5 USD. Sau khi đến Mỹ, Ponzi bắt tay vào việc học tiếng Anh và lang thang từ thành phố này qua thành phố khác, làm đủ mọi nghề như rửa bát thuê, bồi bàn... để kiếm sống. Năm 1907, sau khi bị đuổi việc vì tội thường xuyên trả thiếu tiền thừa cho khách hàng và ăn cắp vặt, Ponzi tìm đến Montreal (Canada) và trở thành nhân viên hỗ trợ khách hàng tại Banco Zorossi, một ngân hàng mới khai trương của ông chủ Luigi Zorossi. Banco Zorossi chủ yếu phục vụ tín dụng cho cộng đồng Ý mới nhập cư tại đây. Do lãi suất huy động vốn từ khách hàng lên tới 6% (cao gấp đôi các ngân hàng khác) nên Banco Zorossi phát triển rất nhanh sau khi

Page 3: Mô hình ponzi

khai trương. Tuy nhiên, sau đó một thời gian ngắn, Ponzi đã nhận ra Banco Zarossi đang đứng bên bờ vực phá sản do những khoản nợ xấu bởi hầu hết khách hàng đều vay tiền ngắn hạn để đầu tư vào bất động sản. Bên cạnh đó, tiền chi trả lãi suất cho khách hàng không phải từ hoạt động đầu tư mà được rút ra từ những khoản ký quỹ trong các tài khoản mới mở. Sau khi khai trương không được bao lâu, Banco Zorossi vỡ nợ khiến ông chủ Zorossi phải chạy trốn đến tận Mexico.

Trong khi Zorossi cao chạy xa bay, Ponzi ở lại và cũng tính cách quay trở lại Mỹ để tìm kế sinh nhai. Trong một lần lang thang đến nơi làm việc cũ, Ponzi tình cờ nhìn thấy một cuốn séc trắng và nhận thấy đây là cơ hội để có tiền mua vé đến Mỹ. Ponzi đã "tự thưởng" cho mình 423,58 USD và giả chữ ký của ông chủ cũ Zorossi trên một tấm séc. Cảnh sát Montreal đã nhanh chóng tóm được Ponzi khi y đang sử dụng tấm séc giả trên để thanh toán cho một đống hàng vừa mua. Ponzi đã mất 3 năm trong một nhà tù ở Quebec vì tội danh này. Trong thời gian ở tù, Ponzi viết thư về cho gia đình ở Ý nói rằng y hiện đang làm "trợ lý đặc biệt" cho một nhân viên coi tù ở Canada.

Năm 1911, sau khi ra khỏi nhà tù Quebec, Ponzi quyết định trở lại Mỹ. Tuy nhiên, nước Mỹ đã "chào đón" Ponzi bằng 2 năm tù tại Atlanta bởi tội tổ chức nhập cư trái phép cho dân Ý. Sau khi vào tù, Ponzi trở thành phiên dịch viên tiếng Ý cho một quan chức coi tù ở đây, người có nhiệm vụ kiểm duyệt các lá thư bằng tiếng Ý gửi cho tướng cướp khét tiếng Ignazio Lupo đang thụ án ở nhà tù này. Sau một thời gian, Ponzi được trả tự do sớm hơn vì y thuyết phục người bác sĩ trong tù tin rằng y bị ngộ độc bởi ăn phải xà phòng cạo râu.

Ý TƯỞNG KINH DOANH "VĨ ĐẠI"

Sau khi ra tù, Ponzi về lại Boston vì đây là nơi đã thân thuộc với y kể từ ngày đặt chân đến Mỹ. Ponzi làm quen với Rose Gnecco, một cô gái Ý xinh đẹp. Gia đình Rose sau khi biết chuyện tình của cô đã quyết liệt ngăn cản và cho Rose biết về thân thế của kẻ cô đang yêu say đắm. Tuy nhiên, Rose đã bất chấp mọi ngăn cản của gia đình và kết hôn với Ponzi (1918). Sau khi cưới Rose, Ponzi làm cho một công ty tư nhân và đã nghĩ đến chuyện lập ra những loại hình quảng cáo đa dạng liên quan đến lĩnh vực bưu chính, có thể bán được cho nhiều công ty khác nhau. Đây là ý tưởng mà sau đó các tập đoàn bưu điện Mỹ đã lập ra cuốn niên giám Yellow Pages để bán quảng cáo cho khách hàng. Tuy nhiên, khi ý tưởng của Ponzi chưa thành hiện thực thì công ty nọ phá sản.

Tháng 8.1919, trong thời gian thất nghiệp, Ponzi tìm cách xuất khẩu một tờ tạp chí Mỹ. Ponzi viết thư cho một nhà quý tộc ở Tây Ban Nha kể về ý định kinh doanh của mình và đề nghị ông này cộng tác. Nhà quý tộc Tây Ban Nha viết thư

Page 4: Mô hình ponzi

trả lời Ponzi, trong thư có đính kèm một phiếu IRC (coupon) miễn bưu phí quốc tế. Đây là tấm phiếu IRC đầu tiên mà Ponzi trông thấy. Ponzi đã nghiên cứu, tìm hiểu cặn kẽ mọi điều liên quan đến tấm phiếu này cũng như các quy định về tem thư, hệ thống bưu điện Mỹ và quốc tế. Sau nhiều ngày tìm tòi, Ponzi phát hiện được rằng: tại thời điểm đó, nhiều quốc gia đã sử dụng IRC, tấm phiếu này có giá trị như một tem thư miễn phí mà người nhận được sẽ dùng nó để viết thư trả lời cho người gửi. Phiếu IRC được bán tại từng quốc gia với giá khác nhau do ngành bưu chính từng nước quy định. Do vậy, sẽ có những khoản tiền chênh lệch lớn nếu mua IRC tại quốc gia có giá rẻ và đem đến quy đổi ra tem thư để bán ở những quốc gia có giá bưu chính cao hơn. Với tờ IRC được tặng, Ponzi đã đem đổi thành tem thư Mỹ để bán và thấy rằng: tại Mỹ, mỗi tờ IRC sau khi đổi ra tem thư sẽ bán được 6 cent, gấp 6 lần so với giá mua 1 phiếu IRC tại Tây Ban Nha. Phát hiện này đã thay đổi cả cuộc đời đang khốn khó của Ponzi, giúp y trở thành kẻ lừa đảo tín dụng số 1 trong thế kỷ 20, cha đẻ của phương thức tín dụng lừa đảo theo kiểu "kế hoạch Ponzi".

KẾ HOẠCH PONZI

Trong vòng 2 năm (1919 - 1920), Ponzi đã huy động được 15 triệu USD (một con số khổng lồ vào thời điểm đó) từ hàng vạn khách hàng thông qua "kế hoạch Ponzi".

GIÀU CÓ TRONG 90 NGÀY

Sau Thế chiến 1, tình hình lạm phát nghiêm trọng ở Ý đã khiến bưu phí nước này thấp rất nhiều so với tại Mỹ, do vậy những tấm phiếu IRC được mua rất rẻ ở Ý sẽ được đổi thành tem thư tại Mỹ và thu được nhiều lợi nhuận vì được bán với giá cao hơn. Theo tính toán của Ponzi, một tấm IRC nếu mua ở Ý và đem về Mỹ, sau khi trừ đi mọi chi phí, sẽ được một khoản tiền lãi gấp 400%. Đây thực sự là một điều trong mơ cũng không thể thấy với các nhà kinh doanh.

Ngày 26.11.1919, Ponzi đã lập ra công ty giao dịch chứng khoán để thực hiện kế hoạch kinh doanh IRC của mình mà hàng thập kỷ sau người ta vẫn nhắc đến, kế hoạch Ponzi. Theo kế hoạch này, Ponzi cam kết sẽ bắt đầu trả lãi 50% trong số vốn mà họ đã đầu tư sau 45 ngày và trả lãi 100% trong thời hạn 90 ngày. Tin tưởng ở đề án kinh doanh mới lạ và nghe ra có vẻ hết sức hợp lý này của Ponzi, người dân Mỹ bắt đầu đổ xô vào góp vốn đầu tư cho công ty của Ponzi. Ngày ngày, hàng nghìn người rồng rắn xếp hàng trước văn phòng của Ponzi trên phố School, chờ đến lượt để được nộp tiền đầu tư cho Ponzi và nhận những tấm trái phiếu do công ty của Ponzi phát hành có mệnh giá từ 10 USD đến 50 USD.

Để huy động được tiền bạc nhiều hơn từ khách hàng, Ponzi mở thêm nhiều đại lý với những khoản hoa hồng kếch sù. Đến tháng 2.1920, Ponzi đã huy động

Page 5: Mô hình ponzi

được khoảng 5.000 USD, rồi 30.000 USD và đạt 420.000 USD vào tháng 5.1920. Đến lúc đó, Ponzi đã đầu tư một phần lớn trong số tiền này vào Ngân hàng Hanover Trust với tham vọng rằng y sẽ trở thành Chủ tịch Hội đồng quản trị của ngân hàng này khi có đủ số vốn cần thiết. Đến tháng 6.1920, theo tờ Boston Post, Ponzi huy động được khoảng 250.000 USD/ngày, số vốn Ponzi huy động được đã lên tới hàng triệu USD.

Trong những ngày cao điểm, nhân viên của Ponzi không đủ sức làm việc để thu tiền, còn ông chủ Ponzi thì luôn luôn có hàng xấp các tờ trái phiếu trong túi để bán cho khách hàng mỗi khi ra phố. Trong mấy chục ngày đầu, một số khách hàng chưa nhận được tiền lãi như đã được cam kết. Tuy nhiên, người ta vẫn đổ thêm tiền vào, thậm chí không ít người còn cầm cố nhà cửa để mang tiền đến cho Ponzi. Đến lúc này, Charles Ponzi đã được ngợi ca như một người hùng của cộng đồng Ý tại Mỹ.

"LẤY CỦA ROB ĐỂ TRẢ CHO PAUL"

Tháng 6.1920, chuyên gia tài chính Clarence Barron (Mỹ) đã tìm hiểu, điều tra và kết luận rằng Ponzi đã gần như không đầu tư vốn huy động của khách hàng vào việc kinh doanh phiếu IRC. Số vốn Ponzi đã huy động được khoảng 15 triệu USD, lẽ ra y phải mua khoảng 160.000.000 phiếu IRC để kinh doanh theo như dự án. Tuy nhiên, Ponzi chỉ mới mua khoảng 27.000 phiếu IRC. Sau đó, Cơ quan Bưu chính Mỹ lại đưa ra quy định mới rằng các loại phiếu IRC không được mua bán với số lượng lớn tại nước Mỹ hoặc mang bên ngoài vào. Trên thực tế, phiếu IRC vẫn được đưa vào nước Mỹ với số lượng rất lớn qua con đường cá nhân.

Trước đó, không phải không có những nghi ngờ về chuyện làm ăn đang đang gây xáo động nước Mỹ của Ponzi bởi vì người ta không thể hiểu được bằng con đường nào mà một kẻ ít học hành, vào tù ra tội và không xu dính túi như Ponzi lại trở thành một triệu phú chỉ trong chốc lát. Tuy nhiên, mọi cuộc điều tra, kể cả từ các báo chí, đều đã bị ém nhẹm bởi Ponzi đã dùng tiền bạc để che giấu được tất cả. Khi đó, có tin rằng Ponzi còn đang có thêm một dự án đầu tư khoảng 300 triệu USD mua lại một chiến hạm lớn của quân đội Mỹ. Sau khi mua được chiến hạm này, Ponzi sẽ kêu gọi vốn từ các nhà đầu tư để sửa chữa, nâng cấp để kinh doanh, biến chiến hạm thành khu thương mại, giải trí có một không hai ở nước Mỹ.

Ngày 26.6.1920, đế chế của Ponzi bắt đầu chao đảo khi có vô số khách hàng không nhận được tiền lãi như đã được Ponzi cam kết. Hàng nghìn người đã vây quanh văn phòng công ty giao dịch chứng khoán của Ponzi để đòi nợ. Ngay trong ngày đầu tiên, ông chủ Ponzi đã phải đích thân chi trả đầy đủ tiền lãi suất cho khoảng 1.000 khách hàng và trả được khoảng 2 triệu USD tiền lãi cho

Page 6: Mô hình ponzi

khách hàng trong 3 ngày liên tục. Đồng thời Ponzi cũng đưa ra những thông báo trấn an rằng công ty vừa gặp sự cố về tổ chức nên không kịp trả tiền lãi cho khách hàng. Các động thái này của Ponzi đã thu phục được không ít khách hàng, số người phản đối Ponzi ít đi, y lại được tung hô ở một số nơi. Thậm chí, Ponzi còn tuyên bố rằng y đang làm thủ tục mở thêm Công ty Charles Ponzi để đầu tư vào một số ngành công nghiệp trên khắp thế giới. Tiền bạc lại tiếp tục được đổ vào công ty của Ponzi, thậm chí nhiều khách hàng của Ponzi sau khi nhận được đủ tiền lãi lại nộp tiếp số tiền vừa nhận được để đầu tư cho kế hoạch của Ponzi.

Tuy nhiên, tình trạng bình yên này không kéo dài bởi khách hàng đến đòi nợ mỗi ngày một đông hơn, Ponzi đã phải thuê James McMaster, một nhân viên quan hệ công chúng rất giỏi để trấn an khách hàng trước con bão khủng khiếp này. Thế nhưng, sau khi nghiên cứu về tình hình kinh doanh, tài chính của công ty giao dịch chứng khoán, McMaster đã quay lưng lại với Ponzi, tuyên bố trên tờ Boston Post rằng Ponzi là một "nhà tài chính ngu dốt" và cung cấp cho tờ này toàn bộ thông tin nội bộ về kế hoạch Ponzi. Sau này đã có tin rằng tờ Boston Post đã phải trả 5.000 USD cho McMaster để đổi lấy những thông tin trên.Ngày 2.8.1920, tờ Boston Post đã giật tít lớn trên trang nhất về tình trạng đang đứng trên bờ vực sụp đổ của công ty giao dịch chứng khoán. Ngày 10.8, cảnh sát liên bang đã đột kích khám xét văn phòng của công ty nhưng chỉ phát hiện được một số lượng nhỏ phiếu IRC tại đây. Các khách hàng có mặt tại công ty của Ponzi lúc đó đã xô xát với cảnh sát. Họ không muốn thấy con nợ của họ được vào nhà tù để thoát nợ. Ngày 13.8, Ponzi bị bắt với cáo buộc đã phạm phải 86 tội danh về lừa đảo.

Theo các nguồn tin công khai, có tới 40.000 người đã đầu tư khoảng 15 triệu USD cho "kế hoạch Ponzi". Ngân hàng Hanover Trust cũng bị đóng cửa ngay sau đó. Sau khi Ponzi bị bắt, người ta mới hiểu được phương thức lừa đảo hết sức tinh vi nhưng lại xuất phát từ một nguyên lý vô cùng đơn giản của y theo kiểu "lấy của Rob để trả cho Paul". Theo lời Ponzi, chẳng có mấy ai lại không lóa mắt với đồng tiền trước mắt mình. Do vậy, khách hàng, "nạn nhân" thứ hai sẽ bị mờ mắt khi họ trông thấy số tiền lãi lớn mà người thứ nhất đã nhận được một cách quá dễ dàng mà không thể biết rằng đây chính là tiền của chính họ, rồi kế tiếp là những người thứ ba, thứ tư... Phương thức lừa đảo này đã hoành hành khắp thế giới từ thời Ponzi đến nay.

ĐƯỜNG CŨ

Kế hoạch lừa đảo của Ponzi đã khiến y vào tù nhiều năm. Tuy nhiên, sau khi ra tù, Ponzi lại tiếp tục các chiêu bài lừa đảo mới.

Page 7: Mô hình ponzi

THEO VẾT XE ĐỔ

Sau khi Charles Ponzi bị bắt, tổng tài sản của y chỉ còn khoảng 1,6 triệu USD, không thấm tháp vào đâu so với số tiền khổng lồ mà Ponzi còn nợ khách hàng. Điều mà đến tận khi Ponzi bị bắt người ta mới biết y chỉ có 45 USD thu nhập hợp pháp từ tiền lãi của 5 cổ phần có trong một công ty điện thoại. Sau đó, cho đến khi vào tù, Ponzi cũng chỉ chi trả được khoảng 5 triệu USD cho toàn bộ khách hàng. Ngày 1.12.1920, Ponzi bị kết án 5 năm tù giam vì tội lừa đảo, tuy nhiên y đã ra tù sau đó 3 năm rưỡi.

Ngay sau khi ra tù, Ponzi lại bị tòa án Massachusetts kết án bổ sung 9 năm với các tội danh tương tự. Tuy nhiên, Ponzi đã nộp 14.000 USD tiền thế chân xin được hoãn thi hành án trong vòng 30 ngày. Trong thời gian này, Ponzi đã kịp bay đến Florida để lập một kế hoạch lừa đảo mới về mua bán bất động sản tương tự như vụ "Kế hoạch Ponzi" trước đây. Ponzi tuyên bố rằng mình đã bỏ ra 16 USD để mua 1 mẫu Anh (khoảng 4.000m2) và đang chia mảnh đất này làm 23 lô, y kêu bán với giá 10 USD/lô và thuyết phục các khách hàng rằng mỗi lô đất này sẽ có giá 5,3 triệu USD sau 2 năm.

Tháng 6.1926, chính quyền Florida phát hiện ra mưu đồ này của Ponzi, y chạy trốn đến Texas nhưng rồi sau đó bị bắt tại cảng New Orleans và bị tống vào tù. Trong thời gian này, người ta đã cố tìm mọi cách để truy tìm ra số tiền mà Ponzi đã chiếm đoạt của khách hàng trong vụ "Kế hoạch Ponzi" năm 1920 nhưng không thu được kết quả gì. Ngày 7.10.1934, Ponzi được trả tự do. Khi Ponzi bước ra cổng nhà tù, có một đám đông chủ nợ cũ đang chờ đợi y. Ngay sau đó, Ponzi bị trục xuất về Ý bởi y chưa có quốc tịch Mỹ. Riêng bà vợ Rose vẫn ở lại Boston và ly dị với Ponzi sau đó. Hai người vẫn thư từ với nhau cho đến khi Ponzi qua đời.

Sau khi trở lại Rome, Ponzi làm nghề phiên dịch tiếng Anh. Nhà độc tài Ý Benito Mussolini không hiểu vì lý do gì đã sử dụng Ponzi, bố trí y giữ một cương vị quan trọng trong Hãng hàng không quốc gia Ý (1939 -1942). Sau khi làm việc ở đây một thời gian, Ponzi nhanh chóng phát hiện ra việc một số quan chức hãng hàng không này đã sử dụng máy bay để buôn lậu ngoại tệ. Ponzi đề nghị được gia nhập nhóm này nhưng bị từ chối thẳng thừng. Ngay lập tức, Ponzi báo thù lại bằng cách mật báo cho chính quyền Mussolini bắt giữ hết số này. Tuy nhiên, Thế chiến 2 đã nổ ra, Ponzi lại nhanh chóng rơi vào cảnh thất nghiệp và lại lang thang tìm việc làm như những ngày đầu tiên đến Mỹ. Tháng 1.1949, Charles Ponzi qua đời tại bệnh viện. Trước khi giã từ cuộc đời, vị triệu phú một thời này đã tìm mọi cách tiết kiệm được 75 USD để lo chi phí cho chuyện ma chay và để lại cho đời một phương thức lừa đảo có tên "Kế hoạch Ponzi".

Page 8: Mô hình ponzi

ĐỐI PHÓ VỚI "HẬU PONZI"

Sau khi Ponzi qua đời, phương thức lừa đảo "Kế hoạch Ponzi" vẫn được áp dụng một cách "sáng tạo" ở nhiều nơi trên khắp thế giới gồm những thủ đoạn lừa đảo tinh vi hơn "cha đẻ" Ponzi, gây tổn thất hàng tỉ USD cho hàng triệu nạn nhân. Theo chuyên gia chống lừa đảo kinh tế Bill E.Branscum (Mỹ), người ta sẽ tránh được các cạm bẫy của "Kế hoạch Ponzi" nếu nghiên cứu kỹ những kinh nghiệm sau đây:- Tránh mọi đề án kinh doanh yêu cầu bạn phải nộp chi phí để tham gia và khoản hoa hồng hoặc lợi nhuận chỉ có được sau khi bạn kêu gọi, lôi kéo được người khác tham gia.- Không tham gia những đề án yêu cầu bạn phải bán được những sản phẩm có giá cao.- Bỏ qua những đề án của những sản phẩm "kỳ diệu" hoặc được ca ngợi sẽ mang lại lợi nhuận cao nhưng lại được quảng cáo là có rất ít hoặc không có rủi ro.- Tránh những đề án có những "chim mồi" ngợi ca về khoản lợi nhuận kếch sù mà họ vừa kiếm được.- Từ chối trả tiền hoặc đặt bút ký vào những hợp đồng trong khi bạn đang chịu áp lực cao. Nếu đã lỡ ký, hãy tìm mọi cách hủy ngay hợp đồng theo đúng thủ tục pháp lý.- Kiểm chứng các thông tin thu được về đối tác qua những nguồn chính thức của nhà nuớc.- Nghiên cứu các thông tin về đề án, đối tác qua các văn bản pháp lý. Các công ty làm ăn chân chính bao giờ cũng có đủ những thông tin pháp lý mà bạn cần.- Nếu các thông tin do đối tác đưa ra rất phức tạp, khó hiểu hoặc được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau thì bạn hãy đi tìm một cơ hội kinh doanh khác.- Không được tin vào những câu "đường mật" như "đây là dự án chưa được công khai chính thức" hoặc "chỉ ưu đãi cho một số đối tượng"...- Nếu đối tác mời đi đâu đó, bạn đừng quên một câu ngạn ngữ phương Tây rằng: "Không có bữa ăn trưa nào là không có nguyên do".

HYIP VÀ MÔ HÌNH PONZI

HYIP LÀ GÌ

* HYIP viết tắt của High Yield Investment Programs, ngắn gọn là các chương trình đầu tư (Investment Programs) sản lượng (lợi nhuận) cao (High Yield). HYIP có lịch sử từ rất lâu, xuất phát từ việc thu hút vốn một cách hợp pháp của các dự án lớn mà người sáng lập không có đủ khả năng tài chính (off-line HYIP). Song ngày nay, với sự phát triển của Internet HYIP trở nên phổ biến trên mạng (on-line HYIP)với mục đích scam – lừa đảo (99%) .

Page 9: Mô hình ponzi

- Khi tham gia HYIP công việc của bạn đơn giản Đăng ký – Đưa tiền cho người ta – Nhận lãi suất. Lãi suất của nó rất cao, hơn nhiều lần so với gửi tiền ở Ngân hàng, thậm trí hơn nhiều so với các Ông chủ chuyên cho vay nặng lãi ngoài đời.

- Sự khác biệt giữa HYIP và gửi tiền tiết kiệm ở ngân hàng là ngân hàng trả tiền bằng “Guarantee” – sự bảo đảm – nếu có vấn đề bạn có thể kiện ngân hàng bằng pháp luật vì họ hành nghề hợp pháp, có trụ sở, có con dấu…. còn với HYIP thì là “Promises” – đơn giản chỉ là lời hứa và không có cách gì để lấy lại tiền nếu bị scam.

CÓ 2 DẠNG HYIP:

- Off-line HYIP: Có rất nhiều off-line HYIP, đều được quản lý bởi các công ty đã đăng ký và mang lại thu nhập cao ổn định. Tuy nhiên,yêu cầu đầu tư tối thiểu để tham gia trong dự án rất lớn từ 500.000 $ và lên đến 10 triệu$. Và khi gia nhập bạn phải ký nhận vào một bản hợp đồng với các rủi ro được báo trước mà phải hiểu rõ và chấp nhận.- On-line HYIP: Phổ biến hiện nay, các trang web mở ra và đóng cửa liên tục, để tham gia, bạn chỉ cần đăng ký trang web HYIP, dùng các loại tiền điện tử họ chấp nhận để nạp tiền và nhận lãi suất. So với off-line HYIP, on-line HYIP có rất nhiều điểm khác biệt, yêu cầu mức đầu tư tối thiểu rất thấp, có thể chỉ là 1$ và chủ yếu dùng các loại tiền điện tử để tham gia. Thường thì những người tham gia on-line HYIP không biết bất cứ điều gì về tổ chức của họ và không biết địa chỉ pháp lý của công ty. Các nguồn thu nhập chính cho HYIP off-line là trò chơi thị trường chứng khoán, bất động sản thương mại và đầu tư thị trường ngoại hối (Forex) còn On-line HYIP hiếm khi cung cấp thông tin trung thực về hoạt động thương mại của nó đó là lý do tại sao các nguồn thu nhập có thể rất khác nhau, thường thì không thể kiểm tra thông tin.+ On-line HYIP thường có 3 cách chi trả lợi nhuận : hàng ngày, hàng tuần và hàng tháng. Kinh nghiệm cho thấy HYIP trả lợi nhuận hàng tháng là an toàn hơn để đầu tư.

MÔ HÌNH PONZI (PONZI SCHEME) LÀ GÌ?

- Ponzi xuất phát từ tên của Charles Ponzi (sinh 1982 mất 1949), một người gốc Ý sống nhập cư tại Mỹ và từ nhà đầu cơ IRC đã trở thành một trong những người lừa đảo siêu nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Được coi là “Ông tổ” của các trùm lừa đảo tín dụng đa cấp (mô hình đa tầng, đa cấp), trong vòng 2 năm (1919 – 1920), Ponzi đã huy động được 15 triệu USD (tương đương với 160 triệu USD bây giờ) từ hàng vạn khách hàng đã bị mất tiền thông qua “kế hoạch Ponzi”, “Ponzi scheme”, mô hình lừa đảo “kiếm tiền nhanh” . Cho nên hiện nay, người ta coi Ponzi là tên gọi và điển hình cho những mô hình lừa đảo tài chính.

Page 10: Mô hình ponzi

- Xem thêm về Charles Ponzi trên http://cafef.vn- Mô hình Ponzi đơn giản là việc thu hút vốn đầu tư với phương châm lấy tiền người sau trả cho người trước, trả tiền cho những người tham gia đầu tiên để tạo lòng tin tưởng, sau đó thì thay đổi chính sách trong phương thức thanh toán (rút tiền) để khống chế số lượng tiền rút ra. Như vậy, họ sẽ duy trì được mô hình lâu hơn và thu hút được thêm nhiều nhà đầu tư.- Ponzi là một trong những hình thức phổ biến nhất của sự lừa đảo, là một kim tự tháp tài chính cổ điển mà lợi nhuận được tạo ra không phải do hoạt động hiệu quả kinh tế, mà bằng cách thu hút các nhà đầu tư mới tham gia vào dự án và dùng tiền của họ trả cho các nhà đầu tư cũ.

MINH HỌA MÔ HÌNH PONZI

- Dự án mô hình Ponzi tương tự như một con rắn tự ăn đuôi của mình. Đến một lúc nào đó việc thu hút nhà đầu tư mới bị ngừng trệ, các khoản thanh toán cho những nhà đầu tư cũ ngày càng lớn, kim tự tháp Ponzi đạt cực hạn tới đáy của nó và bị phá vỡ, con rắn sắp ăn hết từ đuôi đến đầu của nó, Ponzi hết tiền. Tuy nhiên, những người sáng lập Ponzi không chờ đợi cho đến giai đoạn này để mà bị mất tất cả số tiền mà họ đã tích lũy được, dự án Ponzi đóng cửa, nó kết thúc vào lúc tốt đẹp nhất trong việc lựa chọn lừa đảo tài chính của nó.

- Tóm lại : tất cả các trang Ponzi đều scam, không quan trọng là hiện đang trả tiền hay không.

ON-LINE HYIP VÀ MÔ HÌNH PONZI

- Làm thế nào có thể phân biệt Ponzi từ HYIP thực? Làm sao nhận biết được 1 Ponzi? Câu trả lời là rất khó, tuy nhiên, nếu bạn tham gia vào các chương trình Online investment programs đã lâu, bằng kinh nghiệm có thể nhận ra đó là một Ponzi.

- Quan điểm cá nhân tôi, hiện nay 99% On-line HYIP là một Ponzi, thậm chí, những chương trình nổi tiếng và rầm rộ từ 2010-2012 như Zeekrewards, Justbeenpaid đều là biến tướng của Ponzi, vì thế khi kiếm tiền trên mạng với những chương trình đầu tư online, hãy hết sức cẩn thận.

CHIÊU LỪA ĐẢO CỦA TỶ PHÚ MADOFF

16/12/2008 17:36 Bernard Madoff, từng là một huyền thoại phố Wall, giờ đây đã biến thành kẻ lừa đảo được ghi nhớ trong lịch sử nước Mỹ. Madofff bắt đầu sự nghiệp tài chính ở tuổi 22 với tài sản vẻn vẹn 5.000 USD.

Page 11: Mô hình ponzi

VỤ LỪA LỚN NHẤT LỊCH SỬ MỸ: RẤT NHIỀU "ĐẠI GIA" SẬP BẪY

Dành dụm tiền kiếm được từ những việc làm trong các kỳ nghỉ hè trong đó có cả vai trò vệ sĩ, người điều khiển máy bơm tưới vườn, ông đã thiết lập quỹ đầu tư mang tên mình vào năm 1960.

BERNARD MADOFF.

Giờ đây, sau gần một nửa thế kỷ hoạt động giao dịch chứng khoán, tiếng tăm của ông đã tiêu tan thành mấy khói, đối mặt với án tù giam, cả sự nghiệp kết thúc không gì hơn ngoài một vụ lừa đảo tiền của các nhà đầu tư trị giá tới 50 tỉ USD.Các nạn nhân trong thương vụ lừa đảo của ông trùm giao dịch Madoff vẫn còn tự hỏi, việc gì đang diễn ra. Họ băn khoăn đi tìm "chìa khóa thành công" của ông trong thương vụ ấy.Rất nhiều khách hàng giàu có, tên tuổi lớn của Madoff được "tuyển mộ" trong những cuộc trò chuyện thân tình riêng tư ở khắp các câu lạc bộ thượng lưu tại New York và Florida. Madoff đem lại cho họ cảm giác họ thuộc về một nhóm đặc quyền.Sau đó, ông sử dụng những tên tuổi lớn để hấp dẫn các nhà đầu tư khác, cho tới khi ảnh hưởng của ông lan tới những ngân hàng quốc tế, quỹ quản lý đầu tư và thập chí là nhiều quỹ từ thiện.

KẾ HOẠCH PONZI

Không ai biết chính xác những gì đã xảy ra với đồng tiền đầu tư. Trong hồ sơ hình sự đệ trình lên toà án Mỹ, ông Madoff nói rằng, ông đã "xong", ông "hoàn toàn không có gì" và "tất cả chỉ là một sự dối trá to lớn".Người ta không hiểu, ông đã tiêu xài hoang phí số tiền chiếm dụng của các nhà đầu tư, cất giấu nó hay đơn giản là để mất nó trong giao dịch trên thị trường.Theo mô tả của chủ quỹ quản lý đầu tư Douglas Kass, thuộc Seabreeze Partners Management thì: "Có vẻ như ít nhất khoảng 15 tỉ USD của nhà giàu, phần lớn tập trung ở phía nam Florida và Thành phố New York đã tới chín tầng cao".Những giao dịch của Madoff dĩ nhiên là không mấy rõ ràng. Ngoài công ty gốc là công ty đầu tư chứng khoán Bernard L. Madoff tại New York, ông còn điều hành một quỹ quản lý đầu tư khác liên quan tới vụ lừa đảo.Ông không bao giờ đưa ra cách thức kinh doanh của mình, hay công bố quy trình kinh doanh có lời với tiền của nhà đầu tư.Bằng cách này hay cách khác, trong thời điểm xấu hay tốt, ông vẫn có thể trả cho nhà đầu tư mức lãi trung bình của quỹ là 10% hoặc hơn thế mỗi năm. "Đó

Page 12: Mô hình ponzi

là chiến lược độc quyền. Tôi không thể đi vào chi tiết hơn", có lần Madoff nói như vậy.Giờ đây, những công tố viên đã phát hiện ra cái gọi mà Madoff gọi là "chiến lược độc quyền": sử dụng tiền của nhà đầu tư mới trả cho nhà đầu cũ trong mô hình đầu tư trái phép gọi là kế hoạch Ponzi - tên của "ông tổ" các trùm lừa đảo tín dụng đa cấp.Mô hình Ponzi là hình thức hàng đa cấp, thường hứa hẹn sẽ đem lại những khoản lợi khổng lồ bằng việc người vào trước sẽ hưởng tiền từ những người tham gia sau họ giới thiệu được.Theo cơ quan điều tra, Madoff bắt đầu tiến hành mô hình Ponzi ít nhất là từ năm 2005. Cách đây khoảng một tuần, các khách hàng bắt đầu đòi Madoff khoảng 7 tỉ USD và khi đó cựu chủ tịch Nasdaq gặp khó khăn, không thể trả tiền được. Dù quỹ vẫn luôn lãi nhưng các nhà đầu tư bắt đầu rút tiền để hạn chế rủi ro trong giai đoạn khủng hoảng.

KẼ HỞ LUẬT PHÁP

Tại sao một thương vụ lừa đảo với chiêu thức cổ xưa đến thế lại không sớm thu hút các nhà điều chỉnh chính sách, thực thi pháp luật?Câu trả lời có lẽ nằm ở sự phối hợp giữa danh tiếng cá nhân của Madoff và việc lợi dụng hoàn hảo kẽ hở trong hệ thống luật pháp. Một người từng là ông chủ Nasdaq với những khoản quyên góp khổng lồ cho từ thiện, Madoff được coi là người đáng tin cậy.Ở cương vị điều hành chính sách, Uỷ ban Chứng khoán Mỹ thường xuyên theo dõi Công ty đầu tư chứng khoán Bernard L. Madoff, nhưng lại lơi là với một công ty chuyên hoạt động tư vấn đầu tư riêng rẽ.Hãng này điều hành một quỹ quản lý đầu tư không đăng ký với Uỷ ban chứng khoán cho tới tháng 9/2006. Và theo báo cáo của điều tra viên, thì từ đó tới nay hãng chưa hề bị điều tra.Năm 2005, Uỷ ban Chứng khoán Mỹ đã tiến hành điều tra giao dịch của Madoff và phát hiện ra công ty của ông đã vi phạm quy định môi giới đầu tư. Còn vụ điều tra thứ hai là diễn ra năm 2007.

SỰ NGHIỆP KẾT THÚC TRONG SONG SẮT

Madoff cho hay, ông đã nói với nhân viên Cục điều tra Liên bang Mỹ rằng, ông không "biện minh vô tội" cho sự sụp đổ kế hoạch đầu tư của mình.Rất nhiều nhà đầu tư cá nhân giàu có dính vào vụ lừa đảo, trong khi các tổ chức tài chính khắp thế giới đang ước tính mức tổn thất. Đáng buồn hơn tất cả, là một số quỹ từ thiện có thể phải đóng cửa vì tổn thất lớn trong thương vụ Madoff.Bản thân Madoff đã nộp tiền bảo lãnh để tại ngoại trị giá 10 triệu USD. Nhưng khi mọi cáo buộc được chứng minh và kết án, ông có thể phải đối mặt với án tù 20 năm và chịu phạt 5 triệu USD.

Page 13: Mô hình ponzi

Madoff sinh ra ở New York trong một gia đình Do Thái, và kết hôn với Ruth Madoff. Ông có vài căn hộ ở Roslyn, Montauk... Ông cũng là chủ sở hữu nhiều ngôi nhà ở Palm Beach, Florida và Pháp và là một thành viên của câu lạc bộ Palm Beach Country. Madoff còn sở hữu thuyền câu riêng có tên là "Bull".Gia đình của Madoff rất có thế lực trong giới làm từ thiện. Khi cháu trai của ông, Roger Madoff, chết vì bệnh bạch cầu tháng 4/2006, cáo phó xuất hiện trên khắp mặt báo tới rất nhiều tổ chức từ thiện. Madoff đã quyên góp xấp xỉ 6 triệu USD cho trung tâm nghiên cứu bệnh bạch cầu sau khi con trai ông bị chẩn đoán mắc bệnh.Madoff cũng cam kết làm việc từ thiện cho Qũy Gift of Life Bone Marrow, và thông qua Qũy Gia đình Madoff - một quỹ tư có tài sản 19 triệu USD mà ông và vợ cùng quản lý, ông đã tặng tiền cho các bệnh viện, nhà hát. Qũy này cũng đóng góp lớn cho các chương trình từ thiện vì giáo dục, văn hóa và sức khỏe người Do Thái.Đặc biệt, Madoff còn là người đóng góp lớn cho đảng Dân chủ.Sau khi Madoff bị bắt giữ, tài sản của Qũy Gia đình Madoff đã bị phong tỏa.Madoff đã đưa một số người thân vào công việc kinh doanh của mình. Em ông, Peter đảm nhận vị trí giám đốc quản lý cao cấp. Cả hai con trai là Mark và Andrew, cùng tham gia công ty của cha sau khi tốt nghiệp. Charles Weiner, con trai chị gái của Madoff cũng đầu quân cho hãng, và con gái của Peter Madoff, Shana, đã trở thành luật sư trong công ty.

Theo Wikipedia

CÁC NGÂN HÀNG VIỆT NAM VÀ KẾ HOẠCH PONZI

Trước tiên, xin nói qua một chút về “kế hoạch Ponzi”. Ponzi là tên của "ông tổ" các trùm lừa đảo tín dụng đa cấp. Mô hình Ponzi là hình thức hàng đa cấp, thường hứa hẹn sẽ đem lại những khoản lợi khổng lồ bằng việc người vào trước sẽ hưởng tiền từ những người tham gia sau họ giới thiệu được. Một hình thức lừa đảo tín dụng cổ điển và cũng rất kinh điển.

Tiếp theo xin được nói về nhận vật thành công nhất trong việc áp dụng mô hình Ponzi, đó chính là Bernard Madoff. Chắc hẳn tất cả mọi người là dân tài chính đều biết hoặc đã từng nghe về nhân vật này. Bernard Madoff, từng là một huyền thoại phố Wall, giờ đây đã biến thành kẻ lừa đảo được ghi nhớ trong lịch sử nước Mỹ với vụ lừa đảo tiền của các nhà đầu tư trị giá tới 50 tỉ USD. Các nạn nhân trong thương vụ lừa đảo của ông trùm giao dịch Madoff vẫn còn tự hỏi, việc gì đang diễn ra. Họ băn khoăn đi tìm "chìa khóa thành công" của ông trong thương vụ ấy. Rất nhiều khách hàng giàu có, tên tuổi lớn của Madoff được "tuyển mộ" trong những cuộc trò chuyện thân tình riêng tư ở khắp các câu lạc bộ thượng lưu tại New York và Florida. Madoff đem lại cho họ cảm giác họ thuộc về một nhóm đặc quyền. Sau đó, ông sử dụng những tên tuổi lớn để hấp dẫn các nhà đầu tư khác, cho tới khi ảnh hưởng của ông lan tới những ngân

Page 14: Mô hình ponzi

hàng quốc tế, quỹ quản lý đầu tư và thập chí là nhiều quỹ từ thiện. Không ai biết chính xác những gì đã xảy ra với đồng tiền đầu tư. Trong hồ sơ hình sự đệ trình lên toà án Mỹ, ông Madoff nói rằng, ông đã "xong", ông "hoàn toàn không có gì" và "tất cả chỉ là một sự dối trá to lớn". Người ta không hiểu, ông đã tiêu xài hoang phí số tiền chiếm dụng của các nhà đầu tư, cất giấu nó hay đơn giản là để mất nó trong giao dịch trên thị trường. Theo mô tả của chủ quỹ quản lý đầu tư Douglas Kass, thuộc Seabreeze Partners Management thì: "Có vẻ như ít nhất khoảng 15 tỉ USD của nhà giàu, phần lớn tập trung ở phía nam Florida và Thành phố New York đã tới chín tầng cao". Những giao dịch của Madoff dĩ nhiên là không mấy rõ ràng. Ngoài công ty gốc là công ty đầu tư chứng khoán Bernard L. Madoff tại New York, ông còn điều hành một quỹ quản lý đầu tư khác liên quan tới vụ lừa đảo. Ông không bao giờ đưa ra cách thức kinh doanh của mình, hay công bố quy trình kinh doanh có lời với tiền của nhà đầu tư. Bằng cách này hay cách khác, trong thời điểm xấu hay tốt, ông vẫn có thể trả cho nhà đầu tư mức lãi trung bình của quỹ là 10% hoặc hơn thế mỗi năm. "Đó là chiến lược độc quyền. Tôi không thể đi vào chi tiết hơn", có lần Madoff nói như vậy. Giờ đây, những công tố viên đã phát hiện ra cái gọi mà Madoff gọi là "chiến lược độc quyền": Mô hình Ponzi. Kết cục của vụ án Madoff như thế nào thì đã rõ rồi, vậy bây giờ chúng ta thử liên hệ với các ngân hàng Việt Nam xem có điểm chung gì.

ĐIỀU ĐẦU TIÊN: HÌNH ẢNH HÀO NHOÁNG.

Các ngân hàng Việt Nam từ trước đến nay có tiếng là “ăn trên ngồi tróc”, hàng năm luôn công bố một mức tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận cực “khủng”, bất chấp nền kinh tế đi lên hay xuống, bất chấp các doanh nghiệp lãi lỗ hay thậm chí phá sản. Song hành với sự “ăn nên làm ra” của các ngân hàng là sự giàu lên nhanh chóng của các ông chủ ngân hàng. Các banker nổi tiếng xuất hiện ngày càng nhiều. Họ vung tay vào các mặt hàng xa xỉ như: Biệt thự sang trọng, siêu xe, du thuyền, sừng tê giác, hay sở hữu vài đội bóng đá. Thậm chí đến các nhân viên ngân hàng cũng được hưởng một mức lương cao ngất ngưởng, hơn đa số những ngành nghề khác.

ĐIỀU THỨ 2: HUY ĐỘNG VỐN

Lẽ ra với “uy tín” sẵn có như vậy, cộng thêm việc NHNN bảo kê “không để cho tổ chức tín dụng nào phá sản” các ngân hàng có rất nhiều thuận lợi để có thể huy động vốn dễ dàng với lãi suất rẻ. Tuy nhiên, do kiếm lợi nhuận quá dễ như vậy, nên việc đổ xô theo phong trào lập ngân hàng là điều không khó hiểu. Từ đó dẫn đến sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các ngân hàng, lãi suất được đẩy lên cao một cách vô lý. Có những thời điểm lãi suất huy động lên tới 20%, lãi suất liên ngân hàng thì…30-35%. Ở những thời điểm bình thường thì luôn 10% hoặc hơn thế mỗi năm.

Page 15: Mô hình ponzi

ĐIỀU THỨ 3: ĐẦU RA CỦA DÒNG VỐN

Đây chính là mấu chốt liên hệ chặt chẽ nhất giữa cách thứ làm ăn của Madoff và hệ thống các ngân hàng Việt Nam: Không ai biết chính xác những gì đã xảy ra với đồng tiền đầu tư. Ở đây chúng ta đang xem xét trên phương diện toàn hệ thống, nên việc cho vay hay gửi tiền giữa các tổ chức tín dụng hoàn toàn không sinh lợi nhuận, vì vậy khách hàng của các ngân hàng được chia ra làm 3 loại: DNNN, DN tư nhân và khách hàng cá nhân. Khách hàng DNNN chính là khách hàng lớn nhất của các ngân hàng, và ngốn một lượng lớn vốn của đất nước. Vậy thì xem điều gì đã xảy ra với họ??? Làm ăn thua lỗ, nợ gấp nhiều lần vốn chủ sở hữu, đầu tư dàn chải, đa ngành, không hiệu quả. Có thể kể ra 1 loạt các tập đoàn đang lâm vào tình hình bi đát như: Vinashine, Vinalines, Xi măng, sắt thép, Vinaconex, Sông Đà...Rõ ràng là việc họ chịu đựng được trả lãi trung bình 12-15% đã là một điều vô lý. Khách hàng DN tư nhân thì khỏi phải nói cũng biết là cực kỳ khó vay vốn từ ngân hàng. Tuy nhiên mọi việc sẽ khác đi, nếu như các DN tư nhân đó lại do chính những ông chủ ngân hàng lập ra. Tự mình cho chính mình vay hoặc ngân hàng đầu tư vào chính công ty của ông chủ lập ra thì lúc đó tài sản đảm bảo, phương án kinh doanh gần như là hình thức, và đây mới thực sự là, không ai biết đồng tiền đã đi về đâu!!!Vậy nên theo phát biểu của một quan chức ngành ngân hàng, thì có những ngân hàng 80-90% tín dụng được dành cho công ty sân sau, cũng không có gì bất ngờ. Khách hàng cá nhân thì không tính đến vì tín dụng cá nhân chưa phát triển ở Việt Nam.

ĐIỀU THỨ 4: KẾ HOẠCH PONZI BẮT ĐẦU TỪ KHI NÀO???

Điều này không khó để trả lời. Bởi vì trong điều kiện kinh tế phát triển bình thường, khi các DNNN nhà nước và DN tư nhân sân sau đều làm ăn có lãi, thậm chí lãi lớn như thời kỳ BDS bùng nổ 2006,2007 thì vấn đề trả lãi và gốc cho các khoản vay đáo hạn là không khó. Tuy nhiên, bắt đầu từ đầu năm 2008 hay chính xác là những ngày cuối năm 2007 cơn bão khủng hoảng nổ ra trên toàn thế giới kéo theo nền kinh tế Việt Nam cùng các doanh nghiệp nội gặp vô vàn khó khăn. DNNN liêu xiêu và ngày càng đi xuống cho tới tận thời điển hiện tại. Các công ty sân sau của ông chủ ngân hàng thì đầu tư chủ yếu vào BDS và chứng khoán. Trong khi 2 thị trường lao dốc không phanh từ năm 2008 đến bây giờ. Gói kích cầu 8 tỷ USD năm 2009 không hề có tác dụng mà ngược lại, như càng đổ thêm dầu vào lửa. Đứng trước tình hình đó, năm 2008 nhiều ngân hàng đối mặt với khó khăn thanh khoản trầm trọng, đặc biệt là ngân hàng CP tư nhân. Để trả các khoản lãi và gốc đến kỳ hạn của người dân và các tổ chức trong nước, họ đã buộc phải đẩy cao lãi suất huy động, lấy tiền của người gửi sau, trả cho người gửi trước. Mọi chuyện sẽ chẳng có gì đáng nói, nếu đó chỉ là hành động chữa cháy trong một thời điểm ngắn và của 1 vài ngân hàng yếu kém. Tuy nhiên, sau năm 2008 tình hình kinh tế Việt Nam càng ngày càng khó khăn, mặt khác các

Page 16: Mô hình ponzi

ngân hàng vẫn huy động tiền với 1 mức lãi suất cao chót vót để trả lãi cho người gửi trước và tiếp tục đổ vào những công ty sân sau hay các tập đoàn nhà nước làm ăn kếm hiệu quả, đặc biệt là dòng vốn đã được đổ dồn vào thị trường BDS. Đến nay, tức là từ đầu năm 2012 đã xảy ra một hiện tượng khá đặc trưng, báo hiệu giai đoạn cuối của mô hình Ponzi, đó là các ngân hàng vẫn tiếp tục huy động vốn vào, vẫn đua vượt trần lãi suất, nhưng tín dụng thì lại không tăng. Các DN không hề tiếp cận được với dòng vốn, gần như toàn bộ vốn huy động và tiền bơm ra của NHNN chỉ dùng để bù đắp thanh khoản, hay nói chính xác hơn là để trả lãi cho người gửi tiền.

Nhưng trò chơi đa cấp có tổng bằng 0 này sẽ không bao giờ có một kết thúc có hậu. Tất cả sẽ phải dừng lại trong một tương lai gần và sẽ có nhiều madoff ở Việt Nam. Câu nói nổi tiếng của ông khi ra trước toà: "xong", ông "hoàn toàn không có gì" và "tất cả chỉ là một sự dối trá to lớn" sẽ được nhắc lại nhiều lần.

TỪ PONZI TỚI MADOFF CŨNG TRÒM TRÈM 100 NĂM.

Liên quan tới vụ lừa đảo lớn nhất phố Wall năm 2008, Bernard Madoff, năm nay 70 tuổi - người sáng lập và là chủ tịch của Bernard L. Madoff Investment Securities LLC, quỹ đầu tư cho các cá nhân giàu có, quỹ tương hỗ và một số tổ chức khác, đã bị buộc tôi liên quan đến một vụ gian lận tài chính lên tới 50 tỷ USD.

VIỆT NAM THÌ NƯỚC HOA THANH HƯƠNG NỔI TIẾNG GÂY KHỐN ĐỐN HÀNG VẠN GIA ĐÌNH NHỮNG NĂM 80.

20 năm đã trôi qua sau vụ lừa đảo đình đám đó. Ông Nguyễn Văn Mười Hai đã ra tù và đang cố gắng làm lại cuộc đời.

Giờ đây, bất chấp xã hội đã hiện đại hơn 20 năm trước rất nhiều, các phương tiện truyền thông ngày càng phát triển, bất chấp báo chí vẫn ngày ngày đưa tin ầm ầm về những vụ lừa đảo na ná như vụ Nguyễn Văn Mười Hai năm xưa, thì những vụ lừa đảo lớn vẫn xảy ra ngày càng nhiều, với những thủ đoạn ngày càng tinh vi hơn, còn người dân dại dột thì vẫn bị lừa và vẫn mất trắng rồi lại mếu máo vì chẳng biết kêu ai ngoài than với ông trời. Những kẻ lừa đảo vẫn còn, vẫn "sinh sôi nảy nở", vẫn "sống" được, có nghĩa là lòng tham mù quáng của chúng ta vẫn còn. Đó là một bài học xương máu và đau đớn, nhưng vẫn không khiến nhiều người tỉnh ngộ.

Ông chủ Cơ sở nước hoa Thanh Hương lừng lẫy và vụ án lừa đảo chấn động TP.HCM thập niên 90.

Page 17: Mô hình ponzi

Ông Nguyễn Văn Mười Hai đã ra tù được ba năm. Và trong ba năm qua, người ta gần như không thấy ông xuất hiện. Ông tránh giao du, tránh tiếp xúc với báo chí, tránh những ánh nhìn của dư luận. Nhưng không vì thế mà cái tên Nguyễn Văn Mười Hai trở nên nhạt nhòa trong ký ức nhiều người, nhất là những người đã vì ông mà khuynh gia bại sản, tan cửa nát nhà, con cái bơ vơ, nheo nhóc.

Ông Nguyễn Văn Mười Hai đã ra tù, "về hưu" và cố gắng làm lại cuộc đời, nhưng vẫn còn những kẻ lừa đảo mới xuất hiện ngày càng nhiều hơn

Những năm 80, ông Nguyễn Văn Mười Hai là "đại gia" giàu nhất nhì xứ Sài Gòn. Cái thời mà người dân Sài Gòn còn đi những chiếc xe cup cọc cạch, cái thời mà các ngôi nhà cao mấy chục tầng vẫn chưa xuất hiện, và Internet hãy còn là một khái niệm xa lạ, điện thoại bàn là của hiếm chứ đừng nói đến điện thoại di động, thì ông Nguyễn Văn Mười Hai đã đi xế hộp hạng sang, đã có cả một đoàn vệ sĩ mặc comple đen, đeo kính đen đi bên cạnh, và trong văn phòng công ty của ông thì lúc nào cũng tấp nập các em "chân dài" lượn qua lượn lại.

Xuất thân trong một gia đình nghèo, ông Nguyễn Văn Mười Hai thi Đại học Kinh tế không đậu nên chuyển xuống học Cao đẳng Sư phạm, nhưng rồi vì hoàn cảnh quá khó khăn đành bỏ học để ra ngoài bươn chải kiếm sống.

Trong một lần tình cờ ngồi nhậu lê la ở vỉa hè, ông Nguyễn Văn Mười Hai đã tình cờ gặp một người cũng là dân nhậu. Trong cơn say, người này đã nói với ông về nước hoa, rồi chỉ cho ông tường tận cách sản xuất nước hoa. Là người có nhiều tham vọng, khao khát làm giàu, khao khát thoát khỏi quá khứ nghèo khó, nên ông Nguyễn Văn Mười Hai đã ngay lập tức bắt tay vào làm. Ông huy động người nhà, bạn bè, thậm chí là các thầy cô giáo và những học trò học võ của ông tham gia vào việc thành lập, quản lý, điều hành và phát triển cơ sở nước hoa Thanh Hương.

Ngày ấy, cái tên Nguyễn Văn Mười Hai nổi lên ở Sài Gòn như một hiện tượng lớn. Là người chịu khó học hỏi, ông Nguyễn Văn Mười Hai đi tìm hiểu về công nghệ ở nước ngoài, rồi mở rộng quy mô sản xuất, phát triển thương hiệu của mình. Từ hai bàn tay trắng, công bằng mà nói, ông Nguyễn Văn Mười Hai đã làm được nhiều điều mà người bình thường khi ấy không thể nghĩ đến.

Bởi ngay từ hồi đó, ông đã biết mua "giờ vàng" truyền hình để phát quảng cáo nước hoa Thanh Hương, cái quảng cáo có bài hát do ca sĩ trình bày đã trở nên quen thuộc đến nỗi nhiều trẻ con thời đó thuộc lòng: "Này anh ơi sao mà anh không biết/ Nước hoa em dùng cơ sở Thanh Hương/ Mùi hương thơm sao mà thơm thơm thế/ Ôi Tiffani dành cho mọi người…".

Page 18: Mô hình ponzi

Không chỉ thế, ông Nguyễn Văn Mười Hai còn xây dựng một mạng lưới kinh doanh trên toàn quốc, với nhiều đại lý kinh doanh và giới thiệu sản phẩm. Chính vì vậy, không khó để giải thích vì sao mà trong một thời gian dài, những sản phẩm của Cơ sở sản xuất nước hoa Thanh Hương do ông Nguyễn Văn Mười Hai làm chủ đã trở nên thịnh hành và được nhiều người ưa chuộng, yêu thích.

Người dân Sài Gòn hẳn vẫn không quên uy danh của ông Nguyễn Văn Mười Hai khi đó, bởi "đại gia" này có quan hệ với nhiều quan chức và những người có thế lực lớn. Ngày ấy, xe ôtô vẫn còn hiếm, nhưng ông Nguyễn Văn Mười Hai đã đi một "quả Mercedes" hào nhoáng, mà mỗi lần nó xuất hiện trên đường phố, thì ngay lập tức phía sau sẽ xuất hiện một đoàn vệ sĩ đi xe phân khối lớn theo hộ tống, có nhiệm vụ dẹp đường và bảo vệ như một "ông lớn" thực thụ.

Chính bởi những màn thể hiện quá hoành tráng của ông Nguyễn Văn Mười Hai, nên khi ông ta huy động vốn của người dân để mở rộng sản xuất, với lãi suất giật mình 15%/tháng, nhiều bà con tiểu thương, nhiều gia đình có chút của ăn của để, thậm chí là cả những sinh viên có tiền dành dụm do bố mẹ gửi đã đổ xô đến gửi tiền tại Cơ sở nước hoa Thanh Hương của ông Nguyễn Văn Mười Hai, ấp ủ mộng làm giàu.

Ấp ủ cũng đúng thôi, vì con số lãi 15%/tháng đâu phải là chuyện nhỏ, mà chẳng phải mất một giọt mồ hôi nào. Thế nên nhiều người dân đã trúng cái bẫy của ông ta một cách ngọt ngào và không hề hoài nghi trong suốt một thời gian dài. Đến năm 1990, khi mọi việc vỡ lở, số tiền mà ông ta đã lừa đảo, chiếm đoạt là 37 tỷ đồng.

Cần phải nói rằng, ngày đó 1 tỷ đồng mua được mấy nghìn lượng vàng, chứ giá vàng chưa ở mức 29 triệu đồng/lượng như bây giờ (tháng 9-2010), nên cái con số 37 tỷ đồng mà ông Nguyễn Văn Mười Hai đã lừa của người dân là một con số vô cùng khủng khiếp, gây chấn động cả dư luận và cả các cơ quan chức năng.

NĂM 2012, VỤ HUYỀN NHƯ KÉO THEO ÔNG TRẦN XUÂN GIÁ

KHÔNG LOẠI TRỪ TIỀN NGÂN HÀNG CŨNG ĐỔ VÀO “TÍN DỤNG ĐEN”

Đó là khẳng định của Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Tư pháp của QH, ĐBQH Đỗ Văn Đương, khi trao đổi với Lao Động hôm qua (24.10). Ông Đỗ Văn Đương cũng khẳng định: “Trường hợp ông Trần Xuân Giá là một ví dụ” của hiện tượng này.

Page 19: Mô hình ponzi

Trao đổi với Lao Động, ông Đương khẳng định: Trong phiên chất vấn tới đây, tôi sẽ đề nghị khởi tố vụ án hình sự đối với hành vi tạm nhập tái xuất xăng dầu. Tạm nhập tái xuất xăng dầu đang là vấn đề bức xúc của cử tri. Vấn đề cụ thể thế nào cần được Bộ Công Thương báo cáo rõ.

Theo tôi được biết, tất cả các vụ DN lợi dụng tạm nhập rất nhiều nhưng tái xuất chỉ là ví dụ. Như vậy là buôn lậu, là trốn thuế, từ 10-12%, gây thiệt hại rất lớn cho kinh tế đất nước. Nhất là tình hình hiện nay khi giá cả xăng dầu liên tục tăng mà chỉ giảm khi kỳ họp QH diễn ra. Những hành vi tội phạm như vậy cần phải được khởi tố hình sự để qua đó có thể chấn chỉnh công tác quản lý nhà nước về xăng dầu.

Hải quan vừa rồi đã phát hiện ra vi phạm. Tuy nhiên, vấn đề là vụ việc được “cất trong tủ” hay đưa ra để cơ quan chức năng xem xét, xử lý, để thu hồi lại số tài sản bị mất mát, để dẹp bỏ hoàn toàn tình trạng có tính chất buôn lậu đó.

Hai năm gần đây, tiền đổ vào “tín dụng đen” rất nhiều, phải chăng vì dân không còn kênh đầu tư nào khác?

- Khi BĐS sôi động, người dân đổ vào BĐS. Vàng lên, đổ vào vàng. Thị trường chứng khoán một thời cũng là một kênh hiệu quả. Nhưng bây giờ dân thiếu kênh đầu tư hiệu quả do đồng tiền không sinh lời từ sản xuất. Vấn đề kênh đầu tư ngày càng ít đi khi hầu hết các thị trường giờ đang ảm đạm là một nguyên nhân bùng phát tín dụng đen.

Chúng ta đã hình dung ra quy mô của thị trường “tín dụng đen” và sự đổ vỡ của nó chưa, thưa ông?

- Hiện trong báo cáo, vấn đề này còn rất mờ nhạt. Có lẽ cần có cuộc tổng rà soát ở tất cả các địa phương xem có bao nhiêu vụ đổ vỡ, làm thiệt hại bao nhiêu ngàn tỉ đồng.

Câu hỏi cũng cần trả lời là nguồn tiền đổ vào tín dụng đen từ đâu, từ cơ quan nhà nước, từ ngân hàng tuồn vào, hay tiền của người dân và tiền của dân cũng cần xem đó có phải là tiền vay ngân hàng hay không. Không ngoại trừ tiền từ ngân hàng cũng đổ vào tín dụng đen. Tôi nghĩ như thế.

Bởi vì trường hợp ông Trần Xuân Giá là một ví dụ. Nhà nước khống chế lãi suất trần là 10% tại sao anh lại nâng ra bên ngoài đến hơn 20% như thế. Đây cũng là một hình thức tín dụng đen. Anh đã làm trái quy định của Nhà nước để có một khoản chênh lệch rất lớn đó để hưởng lợi và gây ra thiệt hại 719 tỉ đồng.

Page 20: Mô hình ponzi

Trước tôi cứ nghĩ do lòng tham và ít kiến thức nên mới sa bẫy 12, nhưng hỡi ơi xem bên trời Tây gần thế ký trôi qua mà vẫn bị lừa. Mà ai dám bảo những người bị Madoff lừa là trí thấp.

Trong khi vụ 12 ở ta mới khoảng 20y thôi, ai dám chắc Ponzi không còn đất sống khi lòng tham ngày càng tung hoành.

KINH DOANH TIỀN QUA MẠNG: MỘT MÓN LÃI HỜI?

19/11/2007

(VietNamNet) - Vừa qua, nhiều đường dây kinh doanh tiền qua mạng đã bị phanh phui và người thiệt hại vẫn chính là những người nhẹ dạ cả tin. Theo những người môi giới trong loại hình kinh doanh này, lãi suất dao động từ 2,5%-3%/ngày. Chúng ta thử làm một phép tính với con số 2,5%.Nếu tính lãi suất đơn, đầu năm bỏ ra 1 triệu đồng, cuối năm, tính cả tiền gốc, “nhà đầu tư” sẽ có được 10 triệu đồng (lãi suất 900%/năm). Nếu tính lãi suất kép theo tháng thì số tiền cuối năm có được sẽ trên 800 triệu đồng, và tính lãi suất kép theo ngày thì con số này sẽ trên 8 tỷ đồng, tức là người gửi sẽ có được mức lãi suất 800.000%.Có thật là nhà đầu tư sẽ nhận được một mức siêu lãi suất như vậy?

SUẤT SINH LỢI CỦA MỘT SỐ LOẠI HÌNH ĐẦU TƯ

Tiền mà các tổ chức huy động được nếu không đem vào hoạt động kinh doanh mà nó đem lại mức lợi nhuận 20%-30/năm là lý tưởng lắm rồi, thì cũng được đem đầu tư vào một số loại hình phổ biến dưới đây.

Mua trái phiếu hay gửi ngân hàng? Đây là loại hình đầu tư ít rủi ro nhất. Có nhiều loại trái phiếu như: trái phiếu chính phủ, trái phiếu đô thị, trái phiếu công ty. Mỗi loại trái phiếu có một mức độ rủi ro khác nhau và do đó lãi suất khác nhau nhưng thông thường lãi suất của các loại trái phiếu này dao động trong khoảng 8-10%mỗi năm. Trong trường hợp đem gửi tiết kiệm ngân hàng thì lãi suất nhận được cũng chỉ là 8,4%/năm.

Đầu tư cổ phiếu? Nếu số tiền đầu tư đem bỏ vào danh mục thị trường như chỉ số VN-Index thì từ đầu năm đến nay (18/11/2007), suất sinh lợi có được sẽ là 36%. Trường hợp đầu tư vào những cổ phiếu niêm yết có mức tăng giá cao nhất (như BMC chẳng hạn) thì suất sinh lợi có được cũng chỉ là 1000%, nhưng nếu chẳng may mua phải những cổ phiếu giảm giá liên tục thì số tiền còn lại chưa đến một

Page 21: Mô hình ponzi

nửa. Nhìn chung, khi thị trường cổ phiếu phát triển lành mạnh, nếu ai có được suất sinh lời khoảng 20% một năm là hạnh phúc lắm rồi.

Kinh doanh bất động sản? Đây là loại hình đầu tư dài hạn, nhiều vốn, nhiều rủi ro. Rủi ro ở đây là do giá bất động sản ở Việt Nam hiện tại quá cao và có thể bị đóng băng. Vì vậy, đồng vốn có thể chị chiếm dụng lâu dài. Một rủi ro khác nữa là nếu không may bất động sản nằm trong khu quy hoạch thì giá đền bù sẽ rất thấp. Trong phương thức đầu tư này, những người may mắn chớp được thời cơ thì suất sinh lợi hàng năm cũng chỉ gấp vài lần, nhưng cũng không ít người trắng tay.

CHƠI HỤI, CHO VAY NÓNG…???

Nói chung, trong tất cả các phương thức đầu tư tiền nhàn rỗi thì khả năng có được một vốn bốn lời làm đều không dễ dàng chút nào. Với lãi suất 2,5% ngày như trên thì tính kiểu nào cũng là trò lừa đảo. Thực ra trò lừa đảo này đã xuất hiện trên thế giới cách đây hàng trăm năm với điển hình là vụ Ponzi và đã xuất hiện ở Việt Nam cách đây gần hai chục năm mà điển hình là vụ nước hoa Thanh Hương.

CÂU CHUYỆN VỀ PONZI

Charles Ponzi là một tay bịp gốc Ý, sinh năm 1882, qua Mỹ năm 1903. Năm 1919, Ponzi bắt đầu lừa thiên hạ bằng cách bán cổ phần trong công ty với phần lời 50% trong 45 ngày. Ponzi dụ dỗ người đầu tư rằng ông sẽ mua bưu phiếu ở Ý với giá rẻ, qua bưu điện Mỹ đổi lại với giá cao, cứ làm vậy hoài sẽ mãi mãi sinh lời.

Người ta tin lời Ponzi, có lẽ vì thời đó thông tin từ Ý qua Mỹ khó khăn không kiểm chứng được giá bưu phiếu, nên họ đổ xô vào đầu tư. Ponzi chỉ lấy tiền của người đầu tư hôm nay để trả lại cho người đầu tư hôm qua.

Những ngày tháng đầu, vì số người đầu tư đầu tiên ăn quá “ngon” thiên hạ đổ xô đi bỏ tiền vào Công ty của Ponzi. Tiền vào như nước, Ponzi sống như một ông hoàng.

Dĩ nhiên là không thể nào mà có đủ người cứ đổ tiền vào như thế mãi. Những người bỏ tiền vào sau cùng, Ponzi đã không có tiền đâu mà trả, thế là họ bị trắng tay.

Lối lừa đảo này tiếng Anh còn gọi là “pyramid scheme” - mẹo lừa kiểu Kim Tự Tháp. Trên ngọn thì nhỏ, là những người đầu tư lúc đầu, thì bọn lừa dùng tiền những người đầu tư sau để trả họ.

Page 22: Mô hình ponzi

Những người đầu tư sau như phần gốc, to hơn, nâng phần ngọn, là những người đầu tư trước. Nhưng cái gốc không thể lớn mãi, đến khi đó phía trên không có cái gì đỡ, vậy là cả cái Kim Tự Tháp sụp đổ.

PONZI Ở VIỆT NAM

Cuộc điều tra sau sự sụp đổ của Thanh Hương cho thấy đây là vụ lừa đảo tín dụng dưới kiểu huy động vốn hình tháp (financial pyramid/ponzi scheme).

Điều mà Thanh Hương cũng như các hợp tác xã tín dụng khác làm là huy động tiền tiết kiệm từ công chúng với lãi suất tiền gửi danh nghĩa lên tới 12%/tháng (144%/năm tính theo lãi đơn và 290% tính theo lãi kép).

Làm thế nào để có thể trả được khoản lãi cao như vậy? Câu trả lời là tiền gửi. Tức là tiền tiết kiệm của người gửi tiền sau được dùng để trả lãi cho người gửi tiền trước.

Việc Thanh Hương trả được lãi lại làm tăng thêm uy tín tài chính và vì vậy càng thu hút nhiều người đổ tiền cho hãng nước hoa này. Giống như ở mọi nơi khác, các tổ chức tiết kiệm/cho vay theo kiểu ponzi này đều có kết cục là đổ vỡ với hàng chục ngàn người mất tiền tiết kiệm của mình.

Sau Thanh Hương, hàng loạt các quỹ tín dụng khác nối đuôi nhau phá sản, tạo ra một cuộc đổ vỡ tín dụng mang tính hệ thống nhất từ trước tới nay ở Việt Nam. Bên cạnh sự mất mát về tiền, cuộc khủng hoảng tín dụng năm 1990 còn tạo ra một tác động tâm lý sâu rộng với sự sụt giảm lòng tin nghiêm trọng của người dân đối với hệ thống ngân hàng.

BỔN CŨ SOẠN LẠI, VẪN CÓ NGƯỜI BỊ LỪA

Ở cái thời của Ponzi, việc liên lạc còn rất khó khăn, những người ở Mỹ khó mà biết thông tin ở Ý nên lợi dụng khoảng cách này Ponzi đã làm được một phi vụ ra trò.

Ở Việt Nam, vào cuối thập niên 1980, sở dĩ có sự kiện nước hoa Thanh Hương là do lúc đó, nước ta mới bắt đầu mở cửa, cuộc sống còn rất thiếu thốn, cái gì cũng thấy có giá trị đã làm cho công chúng tin rằng việc sản xuất có thể tạo ra rất nhiều lợi nhuận nên người ta đổ xô gửi tiền vào các cơ sở sản xuất kinh doanh.

Ở thời internet ngày nay, lợi dụng sự hiểu biết chưa đầy đủ của một số người mà những kẻ lừa đảo đã lừa rằng việc kinh doanh qua mạng tiết kiệm được chi

Page 23: Mô hình ponzi

phí nên có thể tạo ra mức lợi nhuận như vậy. Một lần nữa Ponzi lại xuất hiện và nhiều người trắng tay.

Thành ngữ “một vốn bốn lời” được dùng để chỉ những hoạt động kinh doanh siêu lợi nhuận, làm gì mà có thể kinh doanh một vốn 8 lời, thậm chí 800 hay 8.000 lời, nếu không phải là trò lừa đảo?

KINH DOANH ĐA CẤP LỪA ĐẢO TRÁ HÌNH ĐÃ GÂY RẤT NHIỀU THIỆT HẠI CHO NGƯỜI DÂN,VÀ CÁI THIỆT HẠI LỚN NHẤT LÀ NIỀM TIN CỦA NGƯỜI

DÂN VÀO NGÀNH KINH DOANH NÀY.

Dưới đây là điểm mặt một số vụ lừa đảo đình đám trong năm 2012.

CÔNG TY TNHH DIAMOND HOLIDAY(1)

Thời gian vừa qua, câu chuyện về bán hàng đa cấp "biến tướng" đã khiến nhiều người dân có ước mơ làm giàu nhanh rơi vào cảnh lao đao. Có lẽ con số nạn nhân vướng vào hình thức này sẽ còn tăng nhanh nếu chưa có biện pháp quản lý chặt chẽ từ các cơ quan chức năng.

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Hoà Bình - Tổng giám đốc liên doanh Chợ ĐiệnTử & eBay - Trưởng ban truyền thông Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) cho biết, bán hàng đa cấp là một mô hình kinh doanh bán hàng không mới trên thế giới. Bản thân mô hình gốc thì không xấu do nhà sản xuất thay vì bỏ tiền ra Marketing & quảng cáo thì "lại quả" cho người tiêu dùng, khi họ mua hàng hoặc giới thiệu được người khác mua hàng.

“Hình thức hoạt động này sẽ là tốt nếu được dùng để bán các sản phẩm - dịch vụ có ích lợi cho người tiêu dùng, với giá cả hợp lý đúng với giá trị sử dụng”, ông Bình chia sẻ.

Cũng theo ông Bình, trái với những mặt lợi ích mà hoạt động này mang lại, ở Việt Nam hiện nay có nhiều doanh nghiệp lạm dụng mô hình này để bán các sản phẩm, dịch vụ không có ích lợi hoặc với giá quá cao so với giá trị sử dụng.

Lấy ví dụ, thời gian vừa qua cơ quan chức năng đã phát hiện ra nhiều vụ vi phạm về bán hàng đa cấp có quy mô lớn.Tổng giám đốc Công ty TNHH Diamond Holiday Đông Nam Á cầm đầu một đường dây huy động vốn trái phép

Page 24: Mô hình ponzi

Vụ đầu tiên được nhiều người nhắc đến nhất trong thời gian vừa qua là việc Công an TP.Hà Nội phá vỡ một đường dây bán hàng đa cấp có quy mô “siêu khủng”.

Cụ thể, hồi tháng 3 vừa qua, Công an TP. Hà Nội đã có thông báo về kết quả điều tra vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua hình thức kinh doanh đa cấp đặc biệt lớn, với gần 90.000 người bị hại ở các tỉnh, thành phố trong toàn quốc, với giá trị hàng chục triệu USD.

Theo đó, đây là vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua hình thức kinh doanh đa cấp trên mạng internet (với sản phẩm là gói dịch vụ du lịch đặt phòng 4 ngày, 3 đêm do tập đoàn Diamond Holiday Travel (DHT) Hoa Kỳ cung cấp) do Lâm Phúc Hùng - Tổng giám đốc Công ty TNHH Diamond Holiday Đông Nam Á cầm đầu.

Điều tra cho thấy, Lâm Phúc Hùng đã cùng với Nguyễn Thị Ái Dân - Chủ tịch Hội đồng quản trị - huy động vốn trái phép bằng chiêu quảng cáo “vừa du lịch vừa kiếm tiền”, mà theo đó, khách có thể đi du lịch thế giới chỉ với 375 USD, nghỉ tại khách sạn 3 đến 5 sao. Ngoài ra, khách còn có thể kiếm tiền thưởng bằng cách cứ kêu gọi được nhiều người tham gia thì sẽ được “lên tầng” cao hơn.

Khi đóng 375 USD, khách được xếp “bàn du lịch tầng 1”, cho đến khi leo qua “bàn bậc 4” sẽ được chuyển sang “bàn kim cương” và được thưởng 1.000 USD. Bản chất chương trình này là huy động vốn đa cấp, lấy tiền của người dưới thưởng cho người trên, đánh trúng lòng tham của người chơi khi bỏ ra một số tiền nhỏ mà lợi nhuận lại không có giới hạn. Tuy nhiên, sau khi nộp tiền, rất ít người được đi du lịch.

Cuối năm 2007, cơ quan cảnh sát điều tra Bộ công an cùng công an các tỉnh, thành Hà Nội, TP.HCM, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Ninh, Đồng Nai, Tiền Giang, Đồng Tháp... đã đồng loạt tiến hành đấu tranh với các đường dây lừa đảo qua mạng.

Tại Hà Nội, cơ quan điều tra đã xác định được đầu mối cao nhất trong tổ chức huy động tín dụng đa cấp qua mạng Callysinvest là Nguyễn Quang Sáng (SN 1980, hộ khẩu thường trú tại phố Nguyễn Khang, quận Cầu Giấy). Theo điều tra, đường dây lừa đảo của này đã hoạt động từ tháng 8/2007, đến thời điểm bị bắt đã có khoảng 5.000 người bị lừa, chủ yếu ở TP.HCM và Hà Nội, với tổng số tiền lên đến 5 triệu USD.

MUABAN24(2)

Page 25: Mô hình ponzi

Theo kết quả điều tra bước đầu của C50 (Bộ Công an) và PC45 (Công an Hà Nội), vòi bạch tuộc của Muaban24 đã vươn tới 32 tỉnh, thành phố trong cả nước, với hơn 50 chi nhánh.

Chỉ trong vòng 1 năm, mạng lưới của Muaban24 đã lôi kéo được hàng chục nghìn người tham gia, với khoảng 120.000 gian hàng ảo được bán ra và thu tiền mặt. Bước đầu, cơ quan điều tra xác minh số tiền mà mạng lưới này thu được vào khoảng hơn 600 tỷ đồng.Qua khai thác các đối tượng, trực tiếp là Nguyễn Mạnh Hà - người quản trị toàn bộ hệ thống của Muaban24 và phân tích thuật toán phân chia mà mạng lưới này sử dụng, cơ quan điều tra nhận định trong số hơn 600 tỷ đồng thu được, có khoảng 200 tỷ đồng được chuyển về trụ sở đầu não của Muaban24.

Quản lý hệ thống đầu não này gồm 4 nhân vật đứng đầu là Ngô Văn Huy, Lê Văn Cường, Nguyễn Tuấn Minh và Nguyễn Mạnh Hà. Hiện ngoài Minh đang bỏ trốn, 3 đối tượng còn lại đều đã bị bắt khẩn cấp theo lệnh ngày 2/8 của cơ quan CSĐT Công an Hà Nội.

Cơ quan điều tra đang làm rõ, khoản tiền đưa về "đầu não" Muaban24 được phân chia như thế nào. Một số nguồn tin xác nhận, thu nhập thật của giới "chóp bu" Muaban24 có thể lên tới hàng tỷ đồng mỗi tháng.

Liên quan đến vụ án nghiêm trọng với số bị hại được cho là kỷ lục từ trước tới nay này, Công an nhiều tỉnh, thành đang rốt ráo vào cuộc để làm rõ các hành vi chiếm đoạt tài sản và trốn thuế của mạng lưới Muaban24.

Đến nay, sau một tuần khởi tố vụ, bắt tạm giam các "sếp" chi nhánh Phú Thọ, chiều 3/8 lãnh đạo Công an Phú Thọ cho biết hiện đang điều tra mở rộng nhiều đối tượng liên quan.

Bước đầu, cơ quan điều tra Phú Thọ xác định, chi nhánh này quản lý gần 15.000 gian hàng ảo, tương ứng với số tiền thu được lên tới hơn 77 tỷ đồng.

Giám đốc chi nhánh Trương Đình Tùng (đã bị khởi tố, bắt tạm giam)thừa nhận đã rút tiền mặt để hưởng 1,4 tỷ đồng mặc dù chi nhánh này mới đi vào hoạt động từ tháng 9/2011. Phó Giám đốc chi nhánh cũng đã kịp kiếm 300 triệu đồng.

Phát triển mạnh nhất trong "ổ nhện" Muaban24 có lẽ là Hà Nội, khi con số ban đầu của cơ quan điều tra cho thấy các chi nhánh trên địa bàn thủ đô đã phát triển được tới khoảng 50.000 gian hàng.

Page 26: Mô hình ponzi

Hiện sau khi các lãnh đạo của Muaban24 bị bắt, hàng nghìn hội viên ở các tỉnh, thành đã đến trình báo các cơ quan chức năng, đồng thời đến các chi nhánh Muaban24 để đòi lại số tiền đã nộp.

Theo phản ánh của PV Dân trí ở các nơi, nhiều chi nhánh của Muaban24 đang trong tình trạng hoạt động cầm chừng, nghe ngóng hoặc đã bị Công an "sờ gáy".

TÂM MẶT TRỜI “THIÊU CHÁY” HÀNG CHỤC NGÀN NGƯỜI!(3)

Chiều 26.10, cơ quan công an cho biết, liên quan đến vụ khoảng 40.000 người bị ''sập bẫy lừa'' của Cty Tâm Mặt Trời (trụ sở chính số 15B đường Sông Đà, phường 2, quận Tân Bình, TPHCM), công an đã bắt hàng loạt thành viên ban lãnh đạo Cty này. Sau khi mở rộng điều tra về các chi nhánh của Cty Tâm Mặt Trời tại 30 tỉnh, thành trên khắp cả nước, số tiền bị lừa đảo chiếm đoạt là hơn 130 tỉ đồng. Song theo Cơ quan điều tra, đây chưa phải là con số cuối cùng, vì hiện nay vẫn còn nhiều nạn nhân chưa trình báo, cũng như chưa thống kế hết được.

Theo Cơ quan điều tra- Bộ Công an, hiện Ban chuyên án đã khởi tố bị can đối với 7 lãnh đạo Cty Tâm Mặt Trời để điều tra, xử lý về hành vi “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, trong đó có các bị can Nguyễn Hoàng Vũ - tổng giám đốc, Thiên Trí Sanh - phó tổng giám đốc... Ngoài ra, hiện còn 2 thành viên lãnh đạo Cty Tâm Mặt Trời bỏ trốn và đang bị truy bắt.

Theo điều tra về hành vi lừa đảo của Cty Tâm Mặt Trời, Cty này được các thành viên ban giám đốc quảng bá rộng rãi là thành viên của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam, hoạt động chuyên nghiệp trong môi trường thương mại điện tử, mục đích vì một cộng đồng người tiêu dùng thông thái, ban lãnh đạo Cty Tâm Mặt Trời cũng như lãnh đạo các chi nhánh ở khắp các tỉnh, thành đã chiêu dụ rất nhiều người vào hoạt động kinh doanh mà chúng cho rằng “kiếm tiền nhanh, hiệu quả bằng cách kinh doanh trực tuyến”.

Cứ tham gia với Tâm Mặt Trời để “kiếm tiền nhanh” (còn gọi là “ngồi mát ăn bát vàng”), nạn nhân của Cty Tâm Mặt Trời phải đóng 6 triệu đồng/người để sở hữu suốt đời một gian hàng ảo trên hệ thống thương mại điện tử do chúng quản lý, nhưng khi đóng tiền lại không hề được xuất hóa đơn chứng từ. Tương tự kiểu lừa như MB24, Cty Tâm Mặt Trời cho nạn nhân xem clip quảng bá về Cty được dàn dựng công phu bài bản, rồi cho rằng khi tham gia, sở hữu gian hàng trên mạng sẽ được mua nhiều chủng loại hàng hóa với giá cực rẻ- giảm 10 - 50% so với giá thị trường, ngoài ra còn nhiều ưu đãi khác như được phổ cập tin học, thiết lập mối quan hệ với những người nổi tiếng trong giới kinh doanh, được du lịch miễn phí, được học các lớp kỹ năng mềm…

Page 27: Mô hình ponzi

Cũng với chiêu bán hàng đa cấp, Cty Tâm Mặt Trời thành lập hệ thống thành viên cấp 1, người này giới thiệu được người khác thì nâng lên cấp 2, được thưởng 1,5 triệu đồng. Người cấp 2 rủ rê thêm người cấp 3 tham gia thì người cấp 2 được thưởng 1,5 triệu đồng và người cấp 1 có công tạo lập hệ thống cũng được thưởng 300 ngàn đồng. Nhánh của người cấp 1 nào đông thành viên thì được lên làm VIP, với mức thưởng trung bình là 80 triệu đồng/tháng. Hàng chục ngàn người tham gia, đủ các loại cấp và VIP, nhưng tiền thì mất mà tiền thưởng cũng không thấy một xu, thậm chí không mua được một món hàng giá rẻ nào…

THÊM CÚ LỪA CỘNG ĐỒNG VIỆT HẠ “NỐCAO” HÀNG TRĂM NGÀN NẠN NHÂN!(4)

Song song với vụ bắt hàng loạt lãnh đạo Cty Tâm Mặt Trời, cũng tại TPHCM, Cơ quan điều tra- Bộ Công an vào chiều 26.10 cho biết, cơ quan này vừa “truy quét” thêm một “tập đoàn” lừa đảo cũng theo kiểu Tâm Mặt Trời và MB24, đó là Cty cổ phần đầu tư thương mại dịch vụ Cộng Đồng Việt.

Cty Cộng Đồng Việt cho hàng trăm ngàn người khắp cả nước ''sập bẫy'' (trong ảnh là trụ sở Cty Cộng Đồng Việt). Ảnh: Phùng BắcTheo điều tra ban đầu, Cty Cộng Đồng Việt đặt trụ sở chính tại số 87 đường Tân Sơn Nhì nối dài, quận Tân Phú, TPHCM, do Nguyễn Minh Thành làm giám đốc. Cơ quan CSĐT- Bộ Công an đã khởi tố 5 bị can, song những bị can là lãnh đạo cấp cao của Cty này đã bỏ trốn và hiện đang bị truy lùng ráo riết.

Qua khám xét trụ sở, nơi làm việc của lãnh đạo Cty Cộng Đồng Việt, Cơ quan điều tra thu giữ nhiều tài liệu, giấy tờ, sổ sách thể hiện số nạn nhân bị Cty này lừa đảo chiếm đoạt tài sản lên đến gần một trăm ngàn người ở khắp cả nước - một con số khổng lồ về số nạn nhân, số tiền bị chiếm đoạt lên đến 400 tỉ đồng.

Chiều 26.10, theo một cán bộ điều tra Cục CSĐT tội phạm về công nghệ cao (C50)- Bộ Công an, số nạn nhân của Cty Cộng Đồng Việt còn có thể lên đến con số khổng lồ khác, vì hiện chưa thống kê hết và số tiền bị chiếm đoạt có thể lên đến hàng nghìn tỉ đồng…

Theo điều tra, Cty Cộng Đồng Việt là mô hình lừa đảo tinh vi, thông qua chiêu thức huy động vốn đa cấp trên mạng Internet. Theo đó, mỗi người góp vốn vào được Cty hứa hẹn sẽ chi trả gấp ba (cả gốc lẫn lãi) sau 6 tháng đóng tiền.

Cty Cộng Đồng Việt quy định, người góp vốn dưới dạng “mã” (1,8 triệu đồng/mã), ít nhất phải đầu tư 3 “mã” (tức 5,4 triệu đồng). Khi thành viên tham gia 3 “mã” lôi kéo thêm 4 “mã” nữa (tức 7 “mã” là 12,6 triệu đồng) thì người có

Page 28: Mô hình ponzi

công tạo hệ thống được thưởng 2 triệu đồng, gọi là thưởng bậc 1. Khi hệ thống người đó tạo lập được 49 “mã” (tức 88,2 triệu đồng) thì người đứng đầu hệ thống được thưởng bậc 2, với số tiền hàng chục triệu đồng; ngoài ra, còn được tặng thưởng các hiện vật khác mà Cty hứa hẹn như điện thoại di động xịn, xe gắn máy tay ga đời mới, ôtô du lịch loại đắt tiền.

Đánh trúng tâm lý ham lợi nhuận cao, hàng trăm nghìn người khắp cả nước đã “dính chấu” lừa đảo. Theo Cơ quan điều tra, có nạn nhân đã đóng hàng tỉ đồng cho Cộng Đồng Việt và ngay những ngày đầu khi góp vốn, Cộng Đồng Việt chi trả lãi suất bằng 1/4 hoặc 1/3 số tiền thành viên góp vốn để tạo lòng tin, nhằm cho họ tưởng bở mà lôi kéo thêm những người khác tham gia. Sau đó thì nạn nhân ngồi chờ dài cổ cũng không thấy Cty trả lãi, chứ chưa nói là lấy lại được tiền gốc.

Đây là kiểu lừa đảo rất tinh vi, lấy một phần tiền của người góp vốn sau để trả lãi cho người góp vốn trước. Các nạn nhân khi biết mình bị ''sập bẫy lừa'' thì đã quá muộn, muốn rút vốn ra cũng không thể.

Theo Cơ quan điều tra, 2 Cty Tâm Mặt Trời và Cộng Đồng Việt đã gây ra hậu quả cực kỳ nghiêm trọng, lừa đảo chiếm đoạt tài sản một cách rầm rộ, với con số nạn nhân lớn chưa từng có tại Việt Nam từ trước tới nay, nhưng lại hoạt động suốt thời gian dài mà nhiều cơ quan quản lý vẫn không hay biết, đó là một vấn đề cần quan tâm điều tra trong vụ án.

THẾ GIỚI CŨNG RUNG CHUYỂN…VÌ ĐẦU TƯ ĐA CẤP(5)

Nhắc đến vụ lừa đảo theo kiểu bán hàng đa cấp, có thể nhiều người sẽ khó quên được vụ lừa đảo năm 2008 tại Mỹ, khi mà nhân vật bị bắt chính là cựu Giám đốc một sàn giao dịch điện tử lớn nhất thế giới. Đặc biệt hơn, bản thân ông đã có khá nhiều thành tích nổi trội về khả năng kinh doanh, cũng như số tài sản đáng ngưỡng mộ mà ông đang sở hữu.

Trong năm 2008, giữa lúc cuộc khủng hoảng tài chính đang lan rộng khiến nhiều công ty, cũng như tổ chức rơi vào khủng hoảng trầm trọng thì giới đầu tư tại Mỹ dường như đã “chết đứng” khi Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) ra thông báo bắt giữ ông Bernard Madoff, cựu Giám đốc Nasdaq, sàn giao dịch điện tử lớn nhất thế giới và được coi như là một trong những huyền thoại của Phố Wall, vì hành vi lừa đảo tài chính gây thiệt hại tới 50 tỉ USD.

Madoff là người sáng lập công ty đầu tư chứng khoán Bernard L. Madoff từ năm 1960. Công ty của ông ta hoạt động theo hình thức tư vấn đầu tư, và điều hành quỹ đầu cơ đa quốc gia. Nó điều hành nhiều quỹ đầu tư với tổng số tài sản

Page 29: Mô hình ponzi

quản lý lên tới 17 tỉ USD và lượng cổ phiếu giao dịch bình quân mỗi ngày lên tới 50 triệu cổ phiếu.

Madoff được coi như một thế lực ngầm trên thị trường. Nhiều người và doanh nghiệp đã đầu tư vào quỹ của Madoff thông qua các đối tác của công ty này và ký gửi hàng chục tỉ USD.

Với nền tảng kinh tế vững vàng đó, ông Madoff đã luôn dùng những từ có cánh dành cho các thành viên đến với mình. Trong đó, tất cả khách hàng khi ký gửi tiền vào quỹ đầu tư của ông sẽ nhận được mức lãi suất rất cao. Tiền của khách hàng gửi vào quỹ, ông Madoff dùng để đi đầu tư chứng khoán. Tới hạn thanh toán cho người gửi trước, ông Madoff lấy tiền của người gửi sau để trả và cứ thế xoay vòng trong thời gian dài.

Tuy nhiên, vì những đồng vốn này không tự sinh lời, nên cuối cùng, toàn bộ hệ thống quay vòng này cũng bị sụp đổ khi khoản tiền đến sau không thể gánh nổi khoản đến trước, và khoản lỗ đã lên tới 50 tỉ USD.

Theo Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC) kết luận thời điểm đó, đây là vụ lừa đảo lớn nhất tại Mỹ từ trước đến nay. Thực ra đây là mô hình quỹ đầu tư kiểu đa cấp có từ rất lâu rồi và trên thực tế những trường hợp phá sản của các quỹ này cũng rất cao.Nguồn:1,5:http://dantri.com.vn/kinh-doanh/diem-mat-nhung-vu-lua-dao-ban-hang-da-cap-dinh-dam-622621.htm2:http://dantri.com.vn/ban-doc/cac-sep-song-muaban24-kiem-bao-nhieu-tien-626323.htm3,4:http://laodong.com.vn/Phap-luat/Hang-tram-ngan-nan-nhan-sap-bay-da-cap-Cty-Cong-Dong-Viet/89268.bld

BÁN HÀNG ĐA CẤP: ĐỔI ĐỜI HAY LỪA ĐẢO ?

“MỜ MẮT” VỚI BÁN HÀNG ĐA CẤP

Bán hàng đa cấp vẽ ra một viễn cảnh trong mơ, vì thế có rất nhiều người lao vào hình thức này như những “con thiêu thân”, nhưng sự thật về nó không phải ai cũng hiểu rõ, đã có nhiều bài học đắt giá cho những người có giấc mơ “làm giàu không khó”.

Page 30: Mô hình ponzi

Mô hình kinh doanh đa cấpTừ lâu, “ Bán hàng đa cấp” đã du nhập vào Việt Nam. Nhưng sự thật về kiểu kinh doanh này không phải ai cũng hiểu rõ. Đã có rất nhiều câu hỏi được đặt ra : Liệu bán hàng đa cấp có phải là một hình thức lừa đảo mới ? Chất lượng sản phẩm ra sao?. Tại sao những công ty lớn, có thương hiệu trên thế giới vẫn chọn phương thức kinh doanh truyền thống là phân phối sản phẩm đến các chi nhánh bán lẻ?…

Các nhà tuyển dụng của mô hình này khuyến khích bạn tìm kiếm và lôi kéo những người khác tham gia cùng. Từ đó, sau mỗi hóa đơn bán hàng của họ, bạn sẽ nhận được một số phần trăm nào đó. Như vậy bạn càng lôi kéo được nhiều người tham gia thì bàn càng có nhiều tiền, nhưng nếu khi có một rủi ro từ tổng công ty, ví dụ như vụ việc công ty Agel tuyên bố đóng cửa thì ai sẽ là người chi cho những khoản tiền mà họ hứa trả cho bạn. Nó dẫn tới sự đổ vỡ theo phản ứng dây chuyền của cả một hệ thống.

Page 31: Mô hình ponzi

Ngoài ra, khi trực tiếp bán hàng bạn sẽ nhận được chiết khấu từ 15 – 30%. Thực ra đây là một cách giải thích khác cho khái niệm khoản hoa hồng trong hoạt động bán lẻ của kiểu kinh doanh truyền thống.

Khi tham gia hình thức này, mỗi người sẽ phải nộp một khoản lệ phí và mua một số sản phẩm nhất định, và được chia theo các cấp độ. Các công ty bán hàng đa cấp thường tổ chức những buổi tọa đàm để vẽ ra một viễn cảnh trong tương lai về sự thành công của bạn như: Được đi du lịch thế giới, có mức thu nhập hàng trăm triệu/tháng, quản lý hệ thống hơn 50 người … Thực chất, những người tham gia bán hàng đa cấp đang bán uy tín của bản thân cho công ty đó.Do càng bán được nhiều, lượng chiết khấu họ nhận được càng cao, nên người bán hàng thường tung hô chất lượng sản phẩm, khiến người mua cảm thấy hấp dẫn khi mua hàng. Nếu sản phẩm kém chất lượng, họ sẽ là người trực tiếp giải quyết hậu quả cho khách hàng. Bên cạnh đó, ai sẽ là người kiểm chứng rằng sản phẩm đến tay người tiêu dụng có chất lượng tốt. Đa phần người dùng sản phẩm của hình thức kinh doanh này là vì họ nể người bán, tôn trọng mối quan hệ mà họ mua, thực ra họ chẳng biết gì về sản phẩm.Ngoài ra, ở nước ta, các mặt hàng được bán theo mô hình bán hàng đa cấp thường là các loại thực phẩm chức năng, dược phẩm và mỹ phẩm. Các sản phẩm trên khi sử dụng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người sử dụng. Do đó, liệu có an toàn khi chất lượng của sản phẩm chỉ là những lời nói, những câu quảng bá sáo rỗng đã trở thành khuôn mẫu khi bán hàng như: thực phẩm chức năng A không phải là thuốc nhưng hỗ trợ tối đa người sử dụng, giúp trị bách bệnh…

Theo giải thích của các công ty bán hàng đa cấp thì mô hình kinh doanh này tiết kiệm chi phí marketing và branding nên giá sản phẩm rẻ hơn các loại sản phẩm có cùng chất lượng. Vậy sao giá trị thương hiệu của họ không cao như các hãng khác, nếu tiết kiệm như vậy sao các hãng nổi tiếng không sử dụng mô hình kinh doanh này.

Và câu hỏi lớn nhất xung quanh vấn đề này là tại sao hình thức bán hàng đa cấp có lợi như vậy mà vẫn gây ác cảm cho mọi người, thậm chí một số nước trên thế giới như Australia còn cấm hình thức này. Và trên thực tế, tại nước ta hiện nay, hoạt động này chưa có một hành lang pháp lý rõ ràng, nhiều doanh nghiệp đã lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người dân nhằm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Vậy cần có một cái nhìn đúng đắn nhất về nó, cẩn trọng trong việc tham gia kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm của mô hình bán hàng đa cấp.Câu chuyện một số nhà đầu tư lên tiếng phản đối mô hình kinh doanh đa cấp khiến cổ phiếu của Herbalife tụt dốc đang gây ồn ào tại Mỹ. Các phóng viên của hãng tin CNBC thực hiện phóng sự điều tra thâm nhập vào mạng lưới bán hàng đa cấp nổi tiếng này.

Page 32: Mô hình ponzi

BÁN GIẤC MƠ MỸ: HỨA HẸN LỚN, THẤT VỌNG NHIỀU

Tất cả những gì người mẹ trẻ Nicole Lopez muốn là theo đuổi giấc mơ làm giàu và tìm cơ hội được làm việc ở nhà để chăm sóc cho lũ trẻ. Thế nhưng, cuối cùng giấc mơ cô tìm thấy hoá ra là cơn ác mộng và còn mất thêm hàng ngàn USD khi đi bán những sản phẩm giảm cân, bổ sung dinh dưỡng của Herbalife.

Không muốn đi thuyết phục thêm những người khác cùng bước chân vào con đường giống mình, cô đã từ bỏ công việc sau 11 tháng và mất 10.000 USD tiền đầu tư.

“Nếu bạn muốn là người lương thiện và muốn kinh doanh lương thiện, thì rất khó để thành công”, Lopez buồn bã nói.

Herbalife đã trả lại một phần tiền cho Lopez và gọi trường hợp của cô là do được tư vấn kém. Nhưng cô không phải là số ít.

Sau 10 tháng điều tra vào cái gọi là kinh doanh đa cấp, hãng tin CNBC đã phát hiện hàng trăm người khác cũng có câu chuyện tương tự. Những người làm việc theo kiểu bán hàng đa cấp bán sản phẩm thông qua mạng lưới hầu hết là những người làm việc ở nhà và kiếm tiền nhờ việc bán sản phẩm và tìm kiếm những người khác cùng bán hàng.

Nhưng rất nhiều người được hỏi cho biết việc bán sản phẩm khó hơn họ tưởng rất nhiều. Sau khi mời chào, thuyết phục gia đình và bạn bè mua sản phẩm, họ phải bỏ hàng trăm thậm chí cả ngàn đô để mua vị trí cao hơn.

Page 33: Mô hình ponzi

Họ phát hiện rằng tiền chỉ có được khi họ thuyết phục được thêm nhiều người khác bán sản phẩm, tạo ra cái gọi là các nhà phân phối cấp dưới. Càng tìm thêm được nhiều nhà phân phối, tiền họ kiếm được càng nhiều, cả tiền thưởng và tiền hoa hồng bán sản phẩm.

Điều này đã làm nổ ra nhiều cuộc tranh cãi về mô hình kim tự tháp của các công ty bán hàng đa cấp như Herbalife, Amway… Với cách làm này, các nhà phân phối kiếm được tiền chủ yếu từ việc đi tìm kiếm những người bán hàng khác thay vì tự đi bán sản phẩm, và lợi nhuận dành cho những người ở top trên là rất lớn so với những người ở cấp dưới cùng.

Những cuộc tranh cãi này cũng đã thu hút sự chú ý của thị trường chứng khoán, nơi các nhà đầu tư đang đua nhau cổ phiếu của Herbalife. Bill Ackman đã bán 20 triệu cổ phiếu, tương đương ¼ cổ phiếu đang lưu hành, trong khi một nhà đầu tư khác là Dan Loeb lại mua vào.

Ackman đã công khai chỉ trích và gọi cách làm ăn của Herbalife là mô hình kim tự tháp, một từ mà công ty cực kỳ phản đối. Những người chỉ trích khác thì cho rằng các quy định cho loại hình bán hàng đa cấp đã quá lâu không được điều chỉnh.

“Dựa trên kiểu mô hình kim tự tháp lâu nay và nhờ sự thiếu giám sát, tôi chắc chắn rằng có nhiều công ty bán hàng đa cấp đang hoạt động theo mô hình kim tự tháp nhiều năm nay”, William Keep, trưởng khoa kinh doanh của trường ĐH New Jersey, một chuyên gia nghiên cứu về bán hàng đa cấp và mô hình kim tự tháp cho biết.

Trong khi rất nhiều người phản đối tin rằng các nhà quản lý đã không thể làm gì trước tình hình bán hàng đa cấp trá hình, đã có những dấu hiệu cho thấy các nhà chính trị đã bắt đầu chú ý đến vấn đề này. Bản tin TJ Strategies của Washington, chuyên về người tiêu dùng, gần đây đã viết về sự quan tâm của Washington về tiếp thị đa cấp.

“Sau khi thảo luận với các nhà chức trách Quốc hội, chúng tôi biết rằng đang có những nghiên cứu ở cấp chuyên viên về ngành tiếp thị đa cấp”, bản tin này cho biết.

Mạng lưới tiếp thị đa cấp đang phổ biến mạnh ở cộng đồng người Mỹ gốc La tinh. Herbalife cho biết thị trường Mỹ La tinh chiếm 63,7% hoạt động kinh doanh của họ.

Page 34: Mô hình ponzi

Điều đáng lo ngại hơn cả trong loại hình kinh doanh này là tỷ lệ lợi nhuận hàng năm rất cao. Phần lớn những người bán hàng đa cấp đều nói rằng việc họ bán hàng trực tiếp, không quảng cáo, là lý do có lợi nhuận cao. Herbalife đã không công bố tỷ lệ này kể từ năm 2005.

Chuyên gia Robert Fitzpatrick của tổ chức Báo động mô hình kim tự tháp, gọi là đó là kiểu lừa đảo tương tự ông trùm Bernard Madoff ở thị trường chứng khoán. “Thay vì kiếm 1 triệu USD từ 10 người như Bernard Madoff, bán hàng đa cấp kiếm 1 triệu USD từ 1 triệu người”.

Tuy nhiên, Herbalife kịch liệt phản đối những người chỉ trích gọi công ty kinh doanh theo kiểu mô hình kim tự tháp. CEO của Herbalife, Michael Johnson nói “Chẳng có lý do gì để mang Bernard Madoff ra so sánh với chúng tôi. Đó là cách nói non nớt, thiếu lí lẽ”.

——————–

* Mô hình kim tự tháp (pyramid scheme) là mô hình đầu tư kiểu lừa đảo bất hợp pháp. Những người đầu tư sau như phần gốc, to hơn, nâng phần ngọn, là những người đầu tư trước. Những kẻ lừa đảo sẽ dùng tiền của người đầu tư sau trả tiền cho người đầu tư trước, cứ như vậy, chúng thu hút được ngày càng nhiều nhà đầu tư. Tuy nhiên, do không có lợi nhuận thực, mô hình này sẽ sụp đổ. Đây chính là kiểu lừa đảo của Bernard Madoff, khiến nhiều nhà đầu tư đã mất hàng chục tỷ USD và sau đó phải ngồi tù.

Đôi khi rất khó phân biệt giữa kinh doanh đa cấp và kinh doanh theo mô hình kim tự tháp. Công ty bán hàng đa cấp sừng sỏ của Mỹ là Amway đã nhiều lần bị kiện vì kinh doanh theo mô hình kim tự tháp nhưng sau đó được trắng án vì không đủ chứng cứ và chỉ bị phạt vì các tội nhỏ hơn.

BÁN HÀNG ĐA CẤP: VƠ MỘNG LÀM GIÀU KIỂU MỸ

Các câu lạc bộ mà phóng viên CNBC thâm nhập ở vùng lân cận New York có rất ít thành viên, khác hẳn với câu lạc bộ đông đúc ở Inglewood, California, nơi mà hãng Herbalife mời các nhà báo đến thăm.

Angel Perez, người điều hành câu lạc bộ cho biết bố cô cũng là một nhà phân phối lâu năm của Herbalife. Perez, người đã tốt nghiệp đại học, cho biết sau hai năm tham gia cô kiếm được chỉ 24.000 USD/năm, sau khi trừ chi phí. Cũng như rất nhiều người tham gia kinh doanh đa cấp, Perez được thuyết phục rằng nếu cô làm việc chăm chỉ hơn, cô sẽ thành công.

Page 35: Mô hình ponzi

Herbalife từ chối cho phép nhà báo đến tham dự các sự kiện tuyển dụng của hãng, vì thế các phóng viên CNBC đã bí mật mang theo camera đến dự một sự kiện tuyển dụng của hãng ở New York, do một cặp vợ chồng có thâm niên bán Herbalife đã hơn 20 năm tổ chức.

Cuộc họp có khá đông người tham gia nhưng chủ yếu là những người đã tham gia bán hàng hơn là những người mới. Không gian tràn ngập âm nhạc huyên náo, rộn ràng, những tràng pháo tay và tiếng hô cổ vũ “Herbalife” từ phía các nhà phân phối.

Sau những màn giới thiệu hấp dẫn, các nhà phân phối lần lượt lên sân khấu để kể những câu chuyện về việc Herbalife đã thay đổi cuộc sống của họ ra sao. Họ nói về việc họ giảm cân, giảm bệnh huyết áp, tăng cường sức khoẻ và kiếm được nhiều tiền như thế nào.

Nhiều người cho biết họ kiếm được hàng ngàn USD mỗi tháng, thậm chí cả 10.000, 20.000 và 65.000 USD/tháng. Một nhà phân phối thành công kể lại câu chuyện mình đã sắm được chiếc ô tô Mercedes nhờ Herbalife. Tuy nhiên không ai nói rõ là họ kiếm được tiền từ bán sản phẩm hay là từ tuyển dụng người mới.

Joe Mariano, chủ tịch Hiệp hội bán hàng trực tiếp, cho biết sự khác biệt giữa mô hình kim tự tháp (phi pháp) và kinh doanh đa cấp (hợp pháp) rất đơn giản. “Yếu tố then chốt là hoa hồng. Nếu phần lớn hoa hồng chỉ đến việc tuyển dụng thay vì đến từ bán sản phẩm thì hoạt động kinh doanh đó có vấn đề”.

Tuy nhiên, luật sư về kinh doanh đa cấp Kevin Thompson cho biết các quy định của Uỷ ban Thương mại liên bang (FTC) về vấn đề này khá “mơ hồ”. Các công ty kinh doanh đa cấp cho biết họ có những quy định chặt chẽ, nhưng điều tra của CNBC cho thấy rất khó để kiểm soát hoạt động của hàng triệu nhà phân phối trên thế giới. Trong văn bản pháp luật, vẫn chưa có định nghĩa nào về mô hình kim tự tháp

RANH GIỚI MƠ HỒ

Điểm không rõ ràng ở đây là tỷ lệ hoa hồng tuyển dụng bao nhiêu là quá mức. "Các nhà phân phối bán sản phẩm cho khách mua lẻ, và mỗi khi tuyển được người bán hàng mới, họ cũng sẽ được hưởng hoa hồng từ doanh số của người đó. Các cuộc tranh luận thường xoay quanh tỷ lệ cân bằng giữa hoa hồng từ bán hàng và hoa hồng từ tuyển dụng. Nên tập trung vào bán hàng hay nên tập trung vào tuyển dụng, và cuối cùng hầu hết không ai tìm ra câu trả lời thích hợp", luật sư Thompson cho biết.

Page 36: Mô hình ponzi

Các nhà làm chính sách dường như cố ý tránh đưa định nghĩa rõ ràng về mô hình kim tự tháp khi sửa đổi Luật Cơ hội kinh doanh. Trong một báo cáo, FTC cho biết “Uỷ ban cho rằng bất cứ định nghĩa nào về mô hình kim tự tháp cũng sẽ vẽ đường chỉ lối cho những nhà kinh doanh gian dối tạo ra những vỏ bọc hợp lý cho hoạt động kinh doanh của họ để “lách luật” “.

Theo David Vladeck, cựu giám đốc Uỷ ban bảo vệ người tiêu dùng Mỹ, có một lý do khác nữa khiến các công ty kinh doanh đa cấp trá hình tránh được sự xử lý của luật pháp là có ít người chịu đứng lên tố cáo.

Trên thực tế, điều trở ngại là có rất nhiều người đã bị “mắc lỡm” với bán hàng đa cấp nhưng họ ngần ngại không muốn làm to chuyện. Do cảm giác xấu hổ, những người như Nicole Lopez và Sharon Shea thường tự đổ lỗi cho chính mình thay vì đứng lên kể rõ câu chuyện của mình.

Lopez đã bán Herbalife từ năm 2005 sau khi tìm hiểu qua bạn bè và Internet. Shea, người đã sử dụng Herbalife để giảm cân, đã quyết định thử tìm cơ hội việc làm sau khi chồng cô mất. Cô đã trở thành nhà phân phối năm 2010 với mức áp doanh số rất cao. Shea cho biết cô đã chi 3.000 USD tiền mặt để trở thành “người giám sát”.

Theo Lopez, cô đã nói với người tuyển dụng rằng cô chẳng biết gì về kinh doanh nhưng người này đã bảo cô không có gì đáng ngại, Herbalife có một kế hoạch “sẵn có” để bất cứ ai cũng có thể thành công. Và cô đã tin. Shea được thuyết phục rằng cô có thể dùng Internet để bán hàng và tuyển dụng. Nhưng rồi hóa ra để duy trì doanh số cô đã phải bỏ tiền ra mua hàng tháng.

Kết quả là sau vài tháng, cô đã từ bỏ công việc này, chấp nhận mất 15.000 USD mà không thu được gì. “Mục đích của tôi không phải là trở nên giàu có, không phải là muốn một công việc nhà hạ lương cao, tôi chỉ muốn tìm công việc để giúp gia đình duy trì được cuộc sống hàng ngày”.

Sau khi CNBC liên hệ với Herbalife để biết chi tiết về những gì đã xảy ra với Shea và Lopez, Herbalife đã hoàn trả lại cho họ một phần khoản thua lỗ, và cho rằng những thất bại của họ là do được tư vấn kém. Johnson nói trong cuộc phỏng vấn với CNBC “Chúng tôi không vui vì những gì xảy ra với họ. Cơ hội của họ đã không được nhận ra”.

Mặc dù đã lấy lại được phần nào số tiền, nhưng Lopez vẫn cảm thấy cay đắng vì những gì đã xảy ra với cô. “Tất cả những điều họ làm giăng bẫy những người nghèo và trung lưu như chúng tôi. Tôi đã mất 10.000 USD tiền tiết kiệm, và để rồi thấy hình ảnh họ trên tivi như là một công ty tuyệt vời chuyên giúp đỡ mọi

Page 37: Mô hình ponzi

người. Đó không phải là sự thực. Hàng triệu người đã mất tiền cho công ty. Và với tôi, đó là một sự lừa đảo”.

TỘI PHẠM LỪA ĐẢO KINH DOANH ĐA CẤP

CƠ HỘI HAY TRÒ LỪA ĐẢO ?

Hình thức kinh doanh Bán hàng đa cấp rất phổ biến trên thế giới và trong một vài năm trở lại đây cũng đã bắt đầu xuất hiện với tần suất ngày càng cao ở Việt Nam. Nhưng so với các hình thức kinh doanh khác thì Bán hàng đa cấp khá tai tiếng và đem lại nhiều rủi ro cho các thành viên tham gia. Với nhiều người thì họ nói thẳng quan điểm của mình rằng hình thức bán hàng đa cấp chỉ là một hình thức lừa đảo không hơn không kém. Liệu những chiêu trò lừa đảo này thực sự là bán hàng đa cấp hay là một hình thức khác ??? Thực hư ra sao ?

Đầu tiên, mọi chuyện sẽ bắt đầu từ các cuộc nói chuyện. Mọi người chia sẻ về phương thức kiếm tiền của họ, bán hàng đa cấp sẽ hiện lên như một phương thức kinh doanh cực “đỉnh”. Không văn phòng, không có những vị sếp khó tính, chỉ đơn giản là quản lý một đội ngũ nhân viên bán hàng từ nhà … bạn chỉ việc thu thập số điện thoại, tìm kiếm các nhân viên bán hàng tiềm năng cho mình. Tuy nhiên, những người ở dưới bạn có thể cũng đi tìm nhân viên bán hàng cho riêng mình. Cấp trên cứ ăn khoản lời từ cấp dưới, cứ thế lên cao dần thành một mô hình kim tự tháp ảo.Vấn đề ở chỗ trên một kim tự tháp, ai cũng muốn mình ở cao hơn để ăn lời nhiều hơn. Ai cũng dốc sức tìm cho mình những nhân viên dưới quyền. Cứ thế kim tự tháp này phình lên. Có vẻ rằng sức hấp dẫn của lợi lộc sẽ càng làm cho nhiều người tìm đến để tham gia hơn. Kết quả là bạn sẽ thấy tất cả đều là người bán. Vậy ai sẽ là người mua ? Mọi chuyện có vẻ đã đi vào ngõ cụt.

Page 38: Mô hình ponzi

Câu chuyện sẽ dừng lại khi mọi người bỏ cuộc vì chán nản và thiếu khách hàng và sẽ chẳng có hậu quả gì ngoài việc tốn thời gian và mấy cuộc điện thoại thuyết phục. Nhưng, có một lưu ý rằng, ai tham gia cũng phải bỏ ra một nguồn vốn nào đó. Vậy, cuối cùng mọi chuyện sẽ dẫn đến đâu, ai được và ai mất trong cơ hội “vàng” này ?

HÌNH THÁP ẢO

Thực tế rằng hình thức kinh doanh này có tên là “hình tháp ảo”. Đây là một hiện tượng biến tướng của phương thức kinh doanh đa cấp. Đặc điểm chính của một hình tháp ảo là những người tham gia kiếm tiền bằng cách tuyển dụng thêm thành viên, việc bán sản phẩm không quan trọng mà hoa hồng sẽ phụ thuộc bạn ở vị trí nào trên hình tháp. Hình tháp ảo có 2 hình thức phổ biến : thứ nhất là có dựa trên sản phẩm và không dựa trên sản phẩm.Mô hình không có sản phẩmMột người sẽ tuyển dụng 10 người để đầu tư vào, 10 người này sẽ phải trả 100$, sau đó mỗi người này lại tuyển thêm 10 người khác … nếu tuyển dụng thành công thì người cấp trên sẽ lãi được 900$ từ đầu tư bạn đầu là 100$. Cứ như thế dần mọi người sẽ đều tìm nhân viên của mình để tăng cấp độ và số lãi.Trong hình thức kinh doanh này thì tiền sẽ là phương thức làm việc chính. Dự án công việc cũng không có hoặc không rõ ràng. Sẽ có hoa hồng khi có thêm

Page 39: Mô hình ponzi

người vào mạng lưới. Và tiếp như hình minh họa trên thì sẽ đến lúc nào đó số người cần để bù đắp sẽ còn lớn hơn cả dân số. Hình tháp ảo sẽ sụp đổ.Mô hình có sản phẩmMột nhà phân phối tuyển 10 nhân viên bán hàng, mỗi người phải trả 500$ để bắt đầu bán sản phẩm. Nhà phân phối cũng được 10 % mỗi sản phẩm mà các tân binh của mình bán, bao gồm cả tiền khởi đầu. Các nhân viên sẽ biết rằng cách nhanh nhất để kiếm tiền không phải là bằng cách bán sản phẩm mà là tuyển dụng người mới để lãi được số tiền khởi đầu. Những người ở phía trên cùng của kim tự tháp nhận được hoa hồng từ tất cả tuyến dưới, gồm nhiều cấp độ trong hình tháp.Vấn đề là những sản phẩm trong hình thức này cũng không thực sự tốt và sẽ có khả năng bán được không cao. Lợi nhuận hầu như phụ thuộc vào việc tuyển dụng. Sau cùng, không còn ai để tuyển nữa và sản phẩm cũng không bán được.Tưởng như đây là một mô hình có lãi nhưng sự thật là tiền lãi của người này chính là tiền lỗ của người kia. Theo các báo cáo thì 88% người theo mô hình này sẽ ở phần cuối tháp và lỗ. Chỉ có những người ở đỉnh tháp mới có cơ may kiếm ra tiền. Có đến 90,4% người mất tiền khi tham gia tháp ảo không sản phẩm. Còn nếu dựa trên sản phẩm thì con số này lên tới 99,88%Tuy nhiên rằng, hình tháp ảo không phải là bán hàng đa cấp thực thụ. Hình tháp ảo là một loại hình kinh doanh bất hợp pháp và lừa đảo, mang tính bóc lột. Có những điểm giống như bán hàng đa cấp hợp pháp và có những điểm khác nhất định.

KINH DOANH ĐA CẤP VÀ HÌNH THÁP ẢO

Kinh doanh đa cấp (Multi-level Marketing) hay chúng ta thường gọi là Bán hàng đa cấp là thuật ngữ chung chỉ một phương thức tiếp thị sản phẩm. Loại hình kinh doanh này xuất hiện ở Mỹ đầu tiên. Các công ty như Amway, Tupperware, Herbalife, Avon, Mary Kay … là những điển hình cho thành công của phương thức kinh doanh này.

Page 40: Mô hình ponzi

Nhìn về ngoài thì Kinh doanh đa cấp rất khó phân biệt với hình tháp ảo bởi chúng đều được xây dựng trên một mô hình nhiều cấp độ của các “nhà phân phối và tuyển dụng”. Như đã nói ở trên, nhiều người hoàn toàn đánh đồng chúng với nhau và cũng có đôi trường hợp kinh doanh đa cấp hợp pháp thực chất cũng chỉ là lớp vỏ của hình tháp ảo.

Trong một phán quyết năm 1979 của Mỹ đã chỉ ra rằng Amway không phải là một hình tháp ảo, phán quyết này đã mở đường cho nhiều công ty đi theo mô hình kinh doanh của Amway. Vậy nên, chúng ta sẽ lấy Amway làm nền tảng ví dụ để so sánh giữa việc kinh doanh đa cấp thực sự và hình tháp ảo.- Amway không trả tiền cho các nhà phân phối mà đơn giản chỉ là tuyển dụng những người bán mới.- Cách duy nhất để kiếm ra tiền ở Amway là bán được sản phẩm cho khách hàng và quản lý một đội ngũ nhân viên bán hàng. Người quản lý sẽ được ăn hoa hồng từ doanh số của mỗi người mà họ tuyển dụng .- Amway không hề yêu cầu những người mới phải nộp một số tiền bắt đầu hoặc áp đặt đơn hàng có giá trị tối thiểu hàng tháng để duy trì việc tham gia.Amway đã nhấn mạnh sự khác biệt rõ ràng nhất chính là sự tập trung vào công việc bán sản phẩm của doanh nghiệp. Bạn có thể nhận ra một hình tháp ảo thông qua vài đặc điểm sau :-Chỉ kiếm tiền từ việc tuyển người là chính, thường mang tính bắt ép để có một khoản tiền tham gia.- Chính sách không công bằng: Người vào sau luôn nằm ở đáy và không thể thoát ra độc lập.- Mua sản phẩm vì được tham gia mạng lưới để có lợi ích kinh tế hay lợi ích khác chứ không có nhu cầu sử dụng. Sản phẩm cũng chỉ có chất lượng bình thường hoặc kém, giá được nâng lên nhiều để chi trả hoa hồng.

Page 41: Mô hình ponzi

- Với kinh doanh chân chính thì sản phẩm sẽ được lưu thông ra cả ngoài mạng lưới nếu có nhu cầu, có cam kết nhận lại sản phẩm và hoàn trả giá trị. Hình tháp ảo thì mọi thứ đều mập mờ và có xu hướng bị trì hoãn.- Hãy cảnh giác với bất cứ ai cố gắng thuyết phục bạn tham gia bằng cách phô trương vật chất, kinh doanh thực sự phải có quá trình đào tạo và đạt được hiệu quả chứ không chỉ tham gia là có lãi như cách người ta thuyết phục bạn.

SỰ BIẾN TƯỚNG

Hình tháp ảo là mô hình bất hợp pháp và đã bị chính phủ đưa ra các bộ luật cấm đoán. Nhưng nó vẫn biến tướng và phát triển, đội lôt theo nhiều mô hình khác nhau. Nổi tiếng là hình thức “Câu lạc bộ quà tặng”, “Câu lạc bộ bạn gái” “Dạ tiệc”, “Vòng tròn của những người bạn”. Chương trình thường yêu cầu phí tham gia có thể từ 500 tới 5000 USD hoặc nhiều hơn. Khi tham gia, họ sẽ được yêu cầu tuyển dụng nhiều người mới hơn. Hình thức này thường nhắm vào phụ nữ với ý tưởng rằng việc đóng góp tiền tập thể sẽ giúp họ lời lãi nhiều hơn.Một trong những mánh khóe lừa đảo thông dụng là mô hình Ponzi, nhưng đây lại không phải hình tháp ảo. Đây là trò vay tiền của người này để trả nợ người khác. Kẻ đi vay đưa ra cam kết trả lợi tức cao cho người cho vay và quảng cáo với họ về những tấm gương đã từng nhận được lợi tức cao trước đây để hấp dẫn người cho vay. Người cho vay bị hấp dẫn bởi lợi tức cao lại thậm chí giới thiệu những người cho vay mới hơn. Bằng hình thức này, kẻ đi vay càng ngày càng vay được những khoản tiền lớn hơn từ nhiều người cho vay mới hơn.Charles Ponzi là người đã mở đầu mánh khóe này và làm cho nó trở nên nổi tiếng. Kết cục của trò này là kẻ chủ mưu sẽ đào thoát, để lại nhiều người cho vay bị mất tiền. Kế hoạch Ponzi không phải là một hình tháp ảo bởi trò này được đứng ra bởi một người chủ chốt và mang tính xoay vòng chứ không có nhiều cấp bậc người. Với hình tháp ảo thì nó dựa trên sự tự nguyện tham gia của mọi người và hoa hồng cũng từ họ đẩy dần lên.Mục tiêu của hình tháp ảo hay nhằm vào những cộng đồng có sự liên kết. Ví dụ như liên kết về tôn giáo, chính chị, sắc tộc … Kẻ lừa đảo sẽ cố gắng để thu hút những thành viên nổi bật của cộng đồng để mọi người tin và theo.

Page 42: Mô hình ponzi

Một trong những hình tháp ảo khác là việc gửi đi nhiều email chào mời mua cổ phiếu như một “cơ hội hiếm có”. Các kẻ lừa đảo sẽ thành lập một công ty ảo chỉ có tên và biểu tượng chứng khoán. Chứng khoán được bán ra cùng lời hứa hẹn rằng công ty sắp sá nhập với một công ty lớn thực tế nào đó. Chỉ có khoảng 20% cổ phiếu được bán ra, những kẻ lừa đảo thao túng 80% để đảm bảo giá bán. Mọi người bắt đầu mua vào cổ phiếu của công ty ảo. Sau khi giá lên, thủ phạm lại mua lại để các nhà đầu tư thấy được lợi nhuận tức thì. Và để đảm bảo ía chứng khoán lên, các nhà đầu tư bắt đầu đi kêu gọi các nhà đầu tư khác mua vào loại cổ phiếu đó, quảng cáo cho sự thành công của công ty ảo … đại khái là làm mọi việc để càng nhiều người mua càng tốt. Hình tháp ảo dần được hình thành. Khi mọi chuyện bắt đầu đi vào ngõ cụt, kẻ lừa đảo sẽ tháo chạy, hình tháp ảo sụp đổ và mọi người mất tiền.Lời kết:Kinh doanh đa cấp hợp pháp và một phương thức kinh doanh hiệu quả và tiết kiệm được nhiều khoản chi phí, đem lại lợi ích cho cả người bán và người mua. Nhưng kinh doanh đa cấp chỉ cách biệt với hình thức lừa đảo “hình tháp ảo”. Người tiêu dùng nên tỉnh táo và cẩn thận, tìm hiểu kĩ trước khi tham gia vào bất kì hoạt động đa cấp nào.

MỘT GÓC NHÌN KHÁC VỀ BÁN HÀNG ĐA CẤP AMWAY

Page 43: Mô hình ponzi

Amway là gì ? Là một công tư kinh doanh theo mạng lưới có tuổi đời cũng hơn 50 năm rồi. Xấp xỉ 2 thế hệ rồi bạn à. Nhưng với ngần ấy tuổi đời hoạt động tại sao vẫn có nhiều bài viết về Amway như một dạng lừa đảo ?

Bạn thử nghĩ mà xem, một chút xíu thôi, nếu như nó là một dạng lừa đảo thì tại sao nó vẫn tồn tại suốt hơn 50 năm qua mà không bị chính quyền nào can thiệp ?

Vậy Amway có lừa đảo không ? Mình xin trả lời là không.

Hàng Amway thật sự tốt, mình không dám phủ nhận điều đỏ, nhiều nội trợ trong thành phố cũng đang sử dụng những sản phẩm của Amway.

Chỉ có duy nhất một cái đáng bàn ở đây là những người tham gia vào mạng lưới bán hàng đa cấp Amway Việt Nam nước ta bị cuốn hút vô việc làm càng nhiều tiền càng tốt, đại loại là bị ám ảnh. Họ nghĩ rằng đi làm Amway để đổi đời, hy vọng vào một công việc kinh doanh tốt đẹp hơn… Thiệt sự Amway không phải là một cái nghề chính, bạn có thể làm song song với nghề hiện tại của bạn đang làm. Chính vì điều này đã dẫn đến việc một số người có suy nghĩ không tốt về Amway và nghĩ Amway lừa đảo. blog.vohoanghac.com

Bạn nghe nói bán hàng đa cấp là lừa bạn bè, dụ bạn bè người thân vô. Nhưng đó chỉ là mấy cái loại công ty ma gì kia mà thôi. Yêu cầu bạn phải hoàn thành đúng chỉ tiêu mới được cấp tiền, nếu không đủ sẽ bị cắt. Bạn sợ không? Bao nhiêu công sức làm tự nhiên đổ bể nên ta ra sức mà làm việc, bất chấp thủ đoạn. Cái đó gọi là Đa Cấp Xấu.

Còn Đa Cấp Tốt ở đây mình nói là Amway. Vâng. Amway thoải mái. Họ chỉ nói cho bạn nghe thôi, bạn vô hay không đó là quyền của bạn. Trong quá trình họ diễn đạt, nhiều người thấy họ nói hay quá nên bảo vẽ vời dụ dỗ. Nhưng không bạn à. Họ nói những kinh nghiệm mà họ đạt được, yêu cầu bạn phải có một trình độ tối thiểu để hiểu. Khi gia nhập bạn được phát 1 cái thẻ, bỏ vốn đầu tiên là 200.000 (hoặc nhiều hơn tùy bạn). Cứ mua 1 triệu là bạn được giảm giá 150.000 trong tài khoản đó. Bạn mua về bán hay sử dụng bình thường là quyền của bạn.Họ không bắt bạn phải giới thiệu cho người thân, hay tuyển cấp dưới. Thoải mái là ở chỗ đấy. (Tuy nhiên bạn sẽ gặp trường hợp họ rủ bạn “có muốn xài miễn phí không ? Chỉ cho cách nè”)  blog.vohoanghac.com

Nhiều người nói làm bán hàng đa cấp Amway trước nhất là lừa bạn bè, người thân. Vâng. Một dạo nọ ngồi trong công viên uống cafe với người bạn đó, mình có mượn thử 1 xấp tài liệu của một diễn giả tên là Trần Uyển Phấn làm AMWAY bên Trung Quốc với tựa đề là: 5 bí quyết thành công của AMWAY. Chỉ tầm 10 trang thôi, chia ra 5 ý chính để chia sẻ. Mình rất thích ý đầu, và thấy nó rất là đúng và chính xác nên mình đã ngưỡng mộ ai viết nên bài này. Sang phần 2 là phần chia sẻ, giới thiệu sản phẩm. Nhìn chung chỉ nhắc đến 2 loại người: bạn thân và người thân. Có thể thấy, mục tiêu của Amway chính là đấy. Vì sao? Để dễ nói chuyện, dễ tiếp thị chứ sao nữa.

Page 44: Mô hình ponzi

TẠI SAO NHIỀU NGƯỜI LÀM AMWAY THẤT BẠI ?

Bạn thấy đấy, làm ăn không phải chuyện dễ. Nó đòi hỏi người làm ăn phải thật cố gắng, nỗ lực. Chắc hẳn bạn đã từng nghe nhiều chuyện về bán hàng đa cấp, về nhiều người làm rồi bị nợ nần, thiếu tiền này nọ. Họ thất bại rồi đâm ra chán nản, chê bai Amway.

Lý do đâu ? Mình xin nói: đó chính là họ không hề biết rằng tiếp thị mới có thể thành công.

Họ thất bại vì chán nản, không có ý chí và nghị lực để làm. Để có thể thành công trong kinh doanh, bạn phải chấp nhận lỗ lúc đầu. Không nhiều người mới kinh doanh đã thành công liền. Họ phải bỏ ra rất nhiều. Nói trong bán hàng đa cấp, bạn phải chịu lỗ một khoản tiền lúc ban đầu để từ đó tạo cho mình một cái đòn bẩy (là những người dưới trướng bạn) mà tiến tới. Nhiều người làm chưa bao nhiêu thấy lỗ vội bỏ nghề mà chạy. Họ không có ý chí kinh doanh, không có chí làm leader. blog.vohoanghac.com

Cái thứ hai mà mình đề cập là kỹ năng Marketing của họ. Họ yếu kỹ năng marketing, họ ngại giao tiếp nói chuyện nên sẽ thấy công việc này khó khăn. Thiếu kỹ năng, đồng nghĩa bạn kiếm ít cấp dưới hơn người khác. Lâu ngày thành ra chán nản vì không kiếm được tiền.

Cái cuối cùng đó chính là quan niệm của đại đa số những thành phần tham gia bán hàng đa cấp hiện nay tại nước ta: Kiếm tiền thật nhiều, thật nhanh. Sai lầm là ở đây. Bạn muốn có tiền để dùng, nhiều để có thể dùng thoải mái, kiếm tiền nhanh trong thời buổi kinh tế hiện nay. Điều này đồng nghĩa với việc, nếu bạn lỗ chừng vài trăm ngàn, hoặc vài triệu một cái là bạn rút ngay. Vì bạn chỉ nghĩ tới cái lợi trước mắt là có nhiều tiền hôm nay để dùng chứ không phải cái lợi lâu dài là khi mình xây dựng được một nền tảng tốt mình sẽ gỡ lại số tiền mà mình đã đầu tư.

Thà bạn đừng tham gia ngay từ đầu, chứ đừng tham gia mà lấy tư tưởng ráng kiếm tiền nhanh như mấy tuyến trên của bạn “vẽ” thì sẽ mau chóng thất bại.

LÀM SAO ĐỂ THÀNH CÔNG VỚI AMWAY ?

Sau buổi tiếp xúc với một vài thành viên trong Amway, đặc biệt là một chị cũng có tiếng tăm trong ngành, mình rút ra được một số kinh nghiệm sau.

Đa số các bạn trẻ làm Amway đều vì tiền. Các bạn gọi người thân ra nói chuyện, đề nghị mua sản phẩm. Các bạn nghĩ, làm xong trong ngày hôm nay sẽ rất tốt. Đại loại là khi đã có khách hàng thì phải làm sao cho khách hàng ấy thuộc về mình ngay trong ngày hôm ấy. Điều đó là sai lầm. Vì sao? Vì nó rất vội vàng, hấp tấp dễ sinh ra những chuyện mình không mong muốn.

Page 45: Mô hình ponzi

Cái mình muốn nói đó chính là ấn tượng – một dạng marketing hiệu quả. Mình không nói nhiều. Ấn tượng rất quan trọng. Bạn để lại với khách hàng một ấn tượng càng tốt thì càng có lợi. Quá trình, kiểu để lại ấn tượng như thế nào là tùy mỗi người. Nhưng, bạn nên nhớ. Để bắt một con cá bạn cần thời gian. Vậy phương án tốt nhất ở đây là: không nên tấn công khách hàng vội mà hãy tỏ ra như một người bạn, thoải mái với khách hàng. Khi bạn đã để lại một ấn tượng tốt với họ, họ sẽ chủ động tìm đến mình sau vài ngày.

Tại sao ? Vì nếu như bạn tấn công quá mau lẹ, họ sẽ đâm ra nghi ngờ, nghĩ rằng bạn có ý xấu khi mà đa số mọi người nghe tiếng Amway là thay đổi ánh mắt liền. Tỏ ra thân thiện với họ là một cách tốt. Sau đó chủ động rút lui để cho họ biết rằng mình không mời mọc hay dụ dỗ họ. Nếu bạn để lại ấn tượng mà người khách đó nhớ mãi (ấn tượng ở đây là ấn tượng về bạn, về sản phẩm của bạn), họ sẽ liên lạc với bạn.

BÁN HÀNG ĐA CẤP Ở VIỆT NAM CƠ BẢN LÀ KHÔNG PHÙ HỢP

Dưới đây là các comment mà mình trích ra cho các bạn tìm hiểu rõ hơn về kinh doanh bán hàng đa cấp của mod voz Zanr Zij® để các bạn hiểu về nó và có sự quyết định đúng đắn cho bản thân của mình.

- Bán hàng đa cấp là mô hình kinh doanh sinh ra và phù hợp ở xã hội có trình độ phát triển cao nơi mà pháp luật chặt chẽ, tiêu chuẩn các mặt của cuộc sống là rõ ràng. 1 sp tung ra thị trường phải chịu kiểm soát bởi cái đó. Ở đó người sử dụng và nhà sx nhận thức rằng ở mô hình kinh doanh truyền thống 1 phần lớn giá cả sp bị rơi vào túi các Nhà PP, đại lý trung gian cùng với sự bảo vệ của pháp luật và tiêu chuẩn kia nên họ đã quyết định tìm đến với nhau trực tiếp. Người dùng cũng chính là nhà PP của sp tiếp theo. Tiền cho các đại lý trung gian theo mô hình truyền thống được phân bổ cho người sử dụng cũng là 1 nhà PP trong mô hình bán hàng đa cấp.

- Bán hàng đa cấp ở VN cơ bản là ko phù hợp. Những người hô hào nó chỉ có các chiêu bài chính: Kiếm được nhiều tiền; Học hỏi được kỹ năng; Có cơ hội sử dụng sản phẩm tốt ( và trở thành người dùng thông minh )

- Sản phẩm tốt thì chẳng có ai kiểm soát ( luật thiếu và nhiều sơ hở + tiêu chuẩn chất lượng ko có ) vấn đề đó cho nên ko trở thành người dùng thông minh được.

- Học hỏi kỹ năng và kiếm được nhiều tiền: Muốn có cái này thì phải đi loè người khác bằng chính chiêu bài như trên.

- Người nào có bản chất chà đạp lương tâm + biểu hiện ra bên ngoài ngược lại + khôn khéo mồm mép thì sẽ có thể kiếm được nhiều tiền. Từ trên xuống dưới đều dập khuôn như thế để kiếm được nhiều tiền.

Page 46: Mô hình ponzi

Một hệ thống như thế ở XH VN thì sớm muộn rồi cũng ra gặp vấn đề lớn. Con người lún sâu vào hệ thống đó tự tin khi khua môi mua mép và tự ti khi sống bằng tình cảm và con người thật với người thân và bạn bè.

Muốn kinh doanh gì thì kinh doanh đều phải dựa trên giá trị sản phẩm, giá cả của sản phẩm. Bản thân các loại F1…Fn kia ko sản sinh ra giá trị sản phẩm ( giá trị thặng dư ). Vô lý và rỗng ngay từ gốc.

- KD truyền thống thì trung bình có khoảng 30-50% giá trị sản phẩm rời vào bộ phận trung gian. Tức là giá trị sản phẩm sẽ tối thiểu = 1/2 giá cả mà người ta mua nó.

- KD đa cấp ở VN cho đến nay thì có thể đánh giá là giá cả mà người mua phải trả cho sản phẩm = 5-10 lần ( hoặc hơn nhiều ) giá trị thực của sản phẩm.

- KD đa cấp được sinh ra dựa trên việc giải quyết cái chi phí 30-50% giá trị sản phẩm kia thay vì rơi vào túi của người ko sử dụng sản phẩm thì:

+ Phần đó rơi vào túi người sử dụng sản phẩm ( cũng là nhà PP ).

+ Có bao nhiêu nhà PP ( các F ) và cơ chế hoa hồng thế nào ko cần quan tâm chi tiết ( do mỗi cty 1 quy định ) nhưng tổng số ko được lớn hơn con số 30-50% mà bộ phận trung gian của KD truyền thống lấy đi.

Nhưng thực tế thì tổng số tiền chi hoa hồng hiện nay là 1 con số khổng lồ, vô cùng phi lý nên giá cả sản phẩm người mua phải được nâng lên rất cao như chỉ ra ở trên.

Ở nước các nước có trình độ phát triển cao thì sản phẩm đưa ra thị trường mặc nhiên phải tuân thủ các tiêu chuẩn cao về chất lượng, đồng thời đảm bảo hợp pháp. Còn ở VN luật pháp lỏng lẻo, sơ hở, thiếu rất nhiều đồng thời tiêu chuẩn chất lượng hầu như ko có có hoặc có thì cũng lỗi thời và ko được thực thi tốt.

Sản phẩm mấy cty bán hàng đa cấp đưa ra ở thị trường VN thường là:

- Nguyên lý kinh doanh:

+ Loại sản phẩm: thường là loại sản phẩm có tiêu chí đo lường mập mờ hoặc đòi hỏi công cụ khoa học hiện đại mới có thể phân tích và đánh giá nó được. Kinh doanh đa cấp ko bao giờ kinh doanh sản phẩm kiểu như smartphone, máy tính các loại … mà toàn là kiểu như sản phẩm “hỗ trợ điều trị bệnh”, hoá mỹ phẩm, kem đánh răng …

+ Chất lượng: sp của mô hình kinh doanh đa cấp tối thiểu đảm bảo ko độc hại. Đây là nguyên lý tối thượng để cho 1 công ty kinh doanh đa cấp có thể tồn tại . Tôi thường nói đùa là bét ra thì nó sẽ làm từ bột mỳ, bột gạo gì đó.

- Thực tế:

+ Thông tin thành phần: Không có hoặc có nhưng ko rõ ràng về hàm lượng.

Page 47: Mô hình ponzi

+ Thông tin nơi sx: Không có bất cứ thông tin về nơi sản xuất rõ ràng. Chỗ nào cũng ghi Made in USA gì đó nhưng ko có bất cứ 1 điều gì khẳng định được cái này. In ấn dễ ko.

+ Thông tin về tác dụng của sản phẩm: tác dụng của sản phẩm chỉ truyền miệng mà ko bao giờ được ghi trên nhãn sản phẩm hay tờ hướng dẫn đi kèm.

Có nhiều thứ thuộc về nguyên lý sẽ chỉ ra mô hình đó còn quá nhiều vấn đề. Đừng lấy những ví dụ kiểu này rồi áp dụng sang kinh doanh đa cấp để nguỵ biện hoặc tự huyễn hoặc mình. 2 thứ đó ko áp dụng tương đương được vì điều kiện để áp dụng tương đương là phải tương đồng về hầu hết các yếu tố liên quan.

KD đa cấp là 1 mô hình được sinh ra tự nhiên ở 1 đất nước có trình độ phát triển cao, nơi mà KH – người dùng và nhà sx nhận thấy cần bỏ qua khâu trung gian ( đại lý ) để làm việc trực tiếp với nhau. Vì người dùng đã có pháp luật và tiêu chuẩn kia làm chỗ dựa cho họ yên tâm, còn nhà sx thì muốn chia sẻ số tiền vào túi đại lý kia cho người dùng để người dùng được hưởng nhiều hơn ( giá sp thấp hơn, hoa hồng pp ). Nó phải là sự tất yếu như thế. Nó tồn tại được là tồn tại ở Mỹ 50 năm ko phải ở VN. Hồi giáo cực đoan còn tồn tại lâu hơn con số 50 năm nhiều. Hơn nữa xu hướng KD đa cấp mới chỉ nổi lên 1 phần trong xã hội đó, chưa thành 1 xu hướng có tiếng nói mạnh mẽ hoặc chủ đạo trong nền kinh tế Mỹ đâu. Nếu nó tiên tiến thực sự thì nó đã phát triển như vũ bão, chiếm tỉ trọng lớn và lan tràn ra khắp thế giới, gây nghiện như là Facebook ý.

Có 1 điều nữa liên quan đến khẩu hiệu hô hào của KD đa cấp: “chia sẻ cơ hội được sử dung sản phẩm tốt – qua đó biến mình thành người dùng thông minh”. Sản phẩm tốt là sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng nhất định, đáp ứng được nhu cầu của 1 nhóm người nhất định. Điều quan trọng là cái cơ hội đó phải mang lại cho người dùng 1 sản phẩm có giá trị/giá tiền tốt hơn so với sản phẩm của mô hình truyền thông thì đó mới là mô hình tiên tiến hơn và đáng được tồn tại. Trong khi ở VN thì ngược lại.

Ở VN, trình độ phát triển phọt phẹt về nhiều mặt cho nên mô hình kinh doanh truyền thống là tất yếu và cần thiết để quyền lợi của người dùng được đảm bảo và để nhà sx được đảm bảo rằng sản phẩm của mình sẽ được người tiêu dùng đón nhận.

Người tham gia bỏ tiền mua sản phẩm để được tham gia vào mạng lưới: điều nay ko nói lên mạng lưới đó lừa đảo hay ko dù dó là dụ dỗ hay tự nguyện:

- Việc họ tham gia vào để bán sản phẩm cho người khác không đồng nghĩa với việc cấm họ mua chính sản phẩm đó để tiêu dùng ( qua đó đóng 2 vai trò vừa là nhà PP – vừa là người tiêu dùng ). Mỗi 1 công ty – 1 mô hình cụ thể sẽ có 1 phương thức lý luận – tư duy kinh doanh của mình. Việc mua sản phẩm để được tham gia vào mạng lưới là yêu cầu để chứng tỏ người đó hiểu biết về chính sản

Page 48: Mô hình ponzi

phẩm đó, để người đó chứng tỏ được rằng họ nghiêm túc – “vì nghĩa lớn” khi đi “chia sẻ cơ hội sử dụng sản phẩm tốt – qua đó trở thành người dùng thông minh”. Một trong những mục đích nguyên gốc của KD đa cấp là chia sẻ cơ hội sử dụng 1 sản phẩm tốt xét theo tiêu chí là giá trị tuyệt đối của nó lớn và giá trị/giá cả của nó lớn hơn sản phẩm được kinh doanh theo mô hình truyền thống.

- Ở bên ngoài, ko phải là người tham gia hệ thống ta cũng khó có thể khẳng định được là người đó bị dụ dỗ hay 1 hệ thống KD đa cấp có tính chất lừa đảo được quy định bằng yếu tố “dụ dỗ”. “Dụ dỗ” chỉ là yếu tố phần nhiều mang tính cảm tính. Đối với người này ( hay người ngoài ) là dụ dỗ nhưng đối với người khác ko phải là dụ dỗ mà chỉ là điều kiện để tham gia vào mạng lưới. Tại sao bạn ko nghĩ rằng người tham gia vào đã và đang nhận thức rằng đó là sản phẩm tốt, 1 mô hình tiến tiến hấp dẫn cả về ý nghĩa lớn lao của nó lẫn thu nhập có được.

- Lợi nhuận sinh ra do họ lừa lẫn nhau: lợi nhuận sinh ra chỉ khi sản phẩm đó được tiêu thụ đến nhiều người hơn, nhiêu cấp độ hơn. Thực ra về bản chất ko phải là lợi nhuận sinh ra từ hoạt động đó mà có thể gọi là lợi nhuận được hiện thực hoá từ những hoạt động đó. Lợi nhuận vốn dĩ nó đã được “hoạch định” ngay từ ban đầu với xuất phát điểm là 3 yếu tố: giá trị sản phẩm – giá cả sản phẩm – tỉ lệ chia phần chênh lệch giữa giá trị và giá cả đó cho các nhà PP. Tỉ lệ này nhỏ hơn tỉ lệ của mô hình truyền thống thì là kinh doanh ko có tính chất lừa đảo còn tỉ lệ này lớn hơn tỉ lệ của kinh doanh truyền thống thì kiểu gì nó cũng mang tính chất lừa đảo.

Thực tế cho đến nay ở VN tất cả các công ty KD đa cấp đều có tỉ lệ chia cho nhà PP xét tổng các cấp độ ăn hoa hồng từ 1 sp là siêu lớn, vượt xa rất nhiều so với tỉ lệ của KD truyền thống. Lừa đảo chính là như thế.

- Phí gia nhập: loại phí này là biến tướng cho hình thức thu nhập của người cấp trên. Biến tướng này phát sinh từ 2 yếu tố: mục đích ban đầu của hệ thống là lừa đảo và người tạo dựng mô hình và ngyên lý cho hệ thống muốn có 1 sự đảm bảo việc tham gia của 1 cấp dưới là có cơ sở vứng chắc hơn nhằm tránh 1 hệ thống lỏng lẻo khi càng sinh ra nhiều cấp dưới hơn.

Với amway, việc người tham gia bị thu phí hay ko thu phí, mua sản phẩm hay ko không không đảm bảo rằng tổng hoa hồng của các cấp thu được từ việc bán 1 sản phẩm nhỏ hơn con số chi cho hệ thống trung gian của mô hình truyền thống.

“Chất lượng sản phẩm, đắt hay rẻ thì do người mua quyết định”: E nói điều này là 1 nguỵ biện hoặc là 1 nhận thức sai lầm. Chất lượng sản phẩm trên đời này đều có tiêu chí và tiêu chuẩn của nó. Đắt hay rẻ là đắt hay rẻ so với sản phẩm cùng loại đã có trên thị trường và so với chính chất lượng sản phẩm đó có được. Người mua không quyết định chất lượng sản phẩm, người mua không quyết

Page 49: Mô hình ponzi

định trực tiếp đến việc đắt hay rẻ của sản phẩm vì chất lượng và giá cả đã do nhà sx hay người tạo dựng hệ thống đó quyết định từ đầu rồi.

Người dùng, ở điều kiện hoàn cảnh thông thường khi mua – nhất là ở VN, không có khả năng xác định chính xác được rằng chất lượng sản phẩm đó đó không tốt ( so với tiêu chuẩn chất lượng và so với giá tiền bỏ ra ). Thuận mua vừa bán là phải trên cơ sở người mua biết rõ chất lượng sản phẩm đó. Điều này chỉ có được khi nhà sx công bố và cam kết về chất lượng sản phẩm, chỉ có được khi sp đó được các tổ chức uy tín thứ 3 kiểm nghiệm, xác nhận hay kiểm soát nó.

AMWAY CÓ LỪA ĐẢO KHÔNG ?

Kinh doanh Amway – Cái nhìn rõ về Kinh doanh theo mạng (Đa cấp) ở Việt NamLời mở đầu xin hãy nghe qua quan điểm mà tôi đã bỏ rất nhiều thời gian nghiên cứu và trải qua để có được:

“LÀ MỘT NGƯỜI VIỆT NAM, BIẾT SỐNG VÌ MỌI NGƯỜI, CÁC BẠN HÃY MẠNH DẠN NÓI KHÔNG VỚI KINH DOANH ĐA CẤP”

Vì sao? Tôi luôn xác định Kinh doanh đa cấp thực sự không LỪA ĐẢO như các bạn hay rợn tóc gáy về một loại hình kinh doanh ảo, và sản phẩm của AMWAY thì rất tốt, tôi không so sánh với các nhãn hiệu khác vì tôi không phải một chuyên gia… Và vì sao quan điểm của tôi lại khá là cứng như vậy, các bạn hãy đọc bài viết của tôi nếu bạn đang thực sự quan tâm đến lĩnh vực Kinh doanh đa cấp này. Bài viết này của tôi thực sự không phải viết vì nhuận bút, không phải

Page 50: Mô hình ponzi

viết để chống phá một tổ chức nào và càng không phải là một bài viết theo QUAN ĐIỂM PHIẾN DIỆN (Chỉ nhìn một mặt vấn đề) Và bài viết không dài đối với những gì các tuyến trên sẽ cho bạn đọc.

Trước đây, tôi có viết một bài về amway, để phân tích rõ cái lợi và cái hại của AMWAY mà đa phần người Việt Nam chỉ muốn thu lợi nhưng thực sự không biết bắt đầu như thế nào để rồi rơi vào vòng luẩn quẩn của kinh doanh theo mạng. Đã được sự góp ý và nhiều lời cảm ơn sâu sắc, nay tôi viết một bài phân tích kỹ lưỡng hơn về AMWAY dành cho những ai chưa biết hoặc đang rơi vào vòng luẩn quẩn của nó.

Đầu tiên xin kể về kỷ niệm tham gia AMWAY của tôi, tôi, một nhà phân phối AMWAY theo đúng nghĩa của nó.

Tôi có một người bạn, nói than thì không phải thân lắm, nhưng hai chúng tôi ngưỡng mộ nhau vì một biệt tài và chí hướng riêng. Và chúng tôi thực sự có một tình bạn đẹp. Bạn ấy có một

Một hôm bạn ấy rất vui vẻ rủ tôi uống café rất nhiệt tình, tôi có cảm giác bạn ấy chưa hề nhiệt tình đến vậy, tôi cũng rất hân hoan và đi với bạn ấy, bạn ấy có nói sẽ chia sẻ cho tôi một cơ hội kinh doanh, tôi, một người rất đam mê kinh doanh và đang tìm cho mình một sự nghiệp vững chắc về lĩnh vực lập trình ứng dụng, nghe bạn ấy nói về một CƠ HỘI KINH DOANH, tôi đã thực sự bị lôi cuốn vì nghĩ rằng bạn ấy có một BÍ QUYẾT KINH DOANH hoặc một CÁCH THỨC KINH DOANH mới giới thiệu đến tôi.

Mở đầu, bạn ấy mở 1 Slide Powerpoint có tên “AMWAY – NƠI CUỘC SỐNG TRỞ NÊN TỐT ĐẸP HƠN”, Slide trình bày rất đẹp mắt và giới thiệu về Amway, chắc có lẽ ai xem qua slide này cũng đã từng bị lôi cuốn bởi những lời văn của nó, Slide đề cao sự SÁNG TẠO trong kinh doanh. Nội dung SLIDE tóm gọn như sau: “2-5 năm nữa, cuộc sống bạn sẽ như thế nào? Có giống hiện tại hay không? Bạn muốn thứ 2 hàng tuần của bạn không phải là xách cặp lên cơ quan, lên công ty làm việc mà nằm nghỉ mát ở một bãi biển với người yêu, người vợ của mình? Bạn hãy tham gia AMWAY, và giấc mơ sẽ trở thành sự thật. MỖI NGÀY BẠN CHỈ PHẢI LÀM VIỆC 1-2 TIẾNG THAY VÌ LÀM 8-10 TIẾNG NHƯ MỌI NGƯỜI”

Tôi luôn tìm hiểu và muốn hiểu rõ một ngành nghề hoặc công việc nào đó trước mới bắt đầu tham gia nó. Nhưng AMWAY không THAM GIA MIỄN PHÍ, nên tôi buộc lòng phải mua cái gọi là BỘ KHỞI ĐỘNG (Giá 200.000đ) và bắt đầu tìm hiểu. Và tôi thực sự thích tìm hiểu cái mà người ta gọi là KINH DOANH ĐA CẤP, bản thân tôi chưa hề phản đối kinh doanh đa cấp.

Page 51: Mô hình ponzi

Vài ngày đầu tham gia AMWAY, tôi thực sự lôi cuốn bởi cách làm việc rất KHOA HỌC và làm việc THEO NHÓM, điều này làm tôi thực sự hài lòng. Sau đó tuyến trên đã giới thiệu cho tôi một tuyến dưới, xem như xây dựng cho tôi trước một tuyến dưới để động viên tôi, đó chính là cô gái của cuộc đời tôi, một kỷ niệm thật dễ thương phải không? Thế là tôi và cô ấy luôn đi cùng nhau trong những buổi thảo luận học tập về AMWAY… Tình yêu của tôi cũng bắt đầu từ đó… Hai đứa hân hoan đi làm AMWAY… Và cũng không vì mục đích nào khác là sẽ cùng nhau xây dựng tương lai.

Nhưng những ngày sau đó, với sự LOGIC bình sinh (Hơi ngông tí), tôi cảm nhận ngay được sự máy móc trong công việc mình đã chọn… Tôi có những câu hỏi như sau mà ngay cả tuyến trên trả lời tôi không cảm thấy hài lòng:

-Vì sao mỗi ngày chỉ làm 1-2 tiếng mà tôi cảm thấy mất rất nhiều thời gian cho AMWAY mỗi ngày như vậy???

-Tại sao phải liên tục rủ rê bạn bè vào mạng lưới mà không chỉ rõ cho họ biết những khuyết điểm của AMWAY??? Tại sao không luyện tập cách bán hàng cho giỏi mà chỉ đi rủ rê rủ rê và rủ rê??? Sự thật là tuyến trên chỉ mong chúng tôi tự xài sản phẩm mà thôi chứ không có chiến lược bán hàng hiệu quả, chúng tôi cũng muốn tăng PV để thăng tiến mà thôi, vì sao mọi người nhìn chúng tôi với ánh mắt còn tệ hơn là nhìn những người bán báo, bán vé số hoặc đánh giày vậy???

-Tại sao chúng ta lại càng ngày mất đi những người bạn thân thương, hàng xóm và thậm chí là mối quan hệ trong gia đình chỉ vì thực hiện mục đích AMWAY???

-Nếu mỗi người chúng tôi có 100PV mỗi tháng (~2triệu đồng doanh thu bán hàng mỗi tháng) vì bán hàng AMWAY rất khó nên đạt 100PV cũng không dễ dàng, vậy với mỗi người trong tập thể nhánh đạt như vậy, tôi tính sơ cũng phải 10-15 năm mới đạt được DIAMOND một cách chắc chắn, vì sao các anh bảo rằng 2-5 năm chúng tôi sẽ đạt được như vậy??? Và tôi xem điều khoản AMWAY chẳng điều khoản nào đảm bảo cho chúng tôi đạt DIAMOND trong thời gian 2-5 năm cả. Vậy ra, AMWAY KHÔNG LỪA CHÚNG TÔI, NHƯNG CÁC ANH… KHÁC NÀO LỪA CHÚNG TÔI CHỨ???

-Đồng lương người Việt Nam có dư giả ra tầm 1-2 triệu để tự xài sản phẩm AMWAY hay không? Chưa kể tiền Café, thuốc lá, xăng cộ phục vụ các buổi RỦ RÊ?

-Tại sao, vì sao, tại sao vậy????

Page 52: Mô hình ponzi

Chỉ một câu trả lời: BẠN HÃY TỰ TRẢI NGHIỆM… VÀ HÃY LÀM NHƯ CHÚNG TÔI.

Tôi thực sự bức xúc với câu trả lời như trên, tôi quyết định đi tìm câu trả lời cho chính mình, người bạn đồng hành cùng tôi chính là cô gái tuyến dưới… Bạn gái của tôi.

Câu trả lời mà tôi chắc tất cả các bạn đang làm AMWAY đều muốn tìm cho câu hỏi: Nếu chắc chắn, thì bao lâu tôi sẽ đạt PLATINUM (14-20 triệu/ tháng) và tiếp đó là DIAMOND (60-90 triệu/ tháng)???

Và bài toán đầu tiên tôi dựng nên về việc chắc chắn đạt PLATINUM đó là bài toán 200PV với con đường PLATINUM.

PV là gì? 1 PV gần tương đương 1 USD, 16.500 đồng = 1PV nhé các bạn.

Để đạt Platinum chúng ta cần có gì?

-Thứ nhất chúng ta cần có 3 tháng đạt silver (21%) lien tiếp và 3 tháng có thể cách nhau trong 1 năm, tóm lại cần 6 tháng silver và doanh thu cả nhóm >10.000PV (Tương đương 165.000triệu đồng/ tháng).-Vậy, ta cần rủ sao cho đủ 50 người bạn tham gia amway không phân biệt bạn rủ hoặc tuyến dưới rủ vào mạng lưới. Với chỉ tiêu mỗi người 200PV (Mỗi tháng phải bán 4 triệu đồng doanh thu) cứ như vậy trong 6 tháng bạn đã là PLATINUM rồi đấy. Tức 1 năm là bạn có thể đạt PLATINUM (Theo lý thuyết)-Tính ra sự hoàn hảo đạt PLATINUM đó là ngay năm đầu tiên làm AMWAY (Quá tuyệt phải không?) Nhưng sai lầm, đó chỉ là sự hoàn hảo tìm thấy ở các nước phát triển, khi mà 1PV ~ 1USD quá nhỏ bé so với mức lương của họ, trong khi 1PV = 16.500đ là bằng cả 3 ổ bánh mì kẹp thịt của chúng ta. Vì vậy, đạt 200PV là thực sự khó khăn. Nên quá trình đạt PLATINUM tôi đã nhận thấy rằng, nó đã quá ảo tưởng đối với người VIỆT NAM chúng ta. Nhưng vì sao bạn thấy trên AMAGRAM (tờ quảng cáo mà AMWAY hay gửi về nhà bạn mỗi tháng) có vài người Việt đã đạt DIAMOND rồi, và Platinum thì cũng khá nhiều. Tôi tự hỏi, Đà Lạt nơi tôi ở đã rất nhiều người bị rủ rê vào mạng lưới AMWAY, thế sao chỉ có 1 PLATINUM, tôi càng có nhiều hứng thú để tìm hiểu bài toán 200PV với con đường trở thành PLATINUM này.

Tôi nhận ra rằng:-Để đạt được Plantinum với mức lương 14-20tr/1tháng, là người bình thường, ai không có ước mơ, không có hoài bão, nhưng bạn phải tốn trên 12 tháng mỗi tháng sử dụng tối thiểu 200PV (tức 3.700.000 vnd) dù là bạn dùng hay người thân dùng, không nói người lạ vì AMWAY chỉ khuyến khích bán hàng cho người thân, gia đình… Tính sơ riêng bạn là 44.4 triệu đồng, nếu bạn không phải

Page 53: Mô hình ponzi

sử dụng 100% sản phẩm thì người thân và bạn bè bạn sẽ chịu mức chi phí này (Với một người thu nhập bình thường, khoản 3.7tr 1 tháng là rất nặng và AMWAY rất lợi nhuận khi sản phẩm được bán ra).-Đó là chỉ tính riêng bản thân bạn, riêng với mức 200PV/ tháng (tức 3.700.000 vnd), quả thật đã là gánh nặng của một người thu nhập bình thường, nhất là những người dân Việt Nam lương thiện kiếm tiền nuôi con ăn học và lo rất nhiều chi phí gia đình. Và nếu có chịu được chi phí đó đi nữa, thì khoảng 50 người Việt Nam khác do bạn “Bảo tro*.” sẽ cùng gánh nỗi đau này, vậy bạn có chắc bạn đưa hết 50 người này lên tầm PLANTINUM không? chưa nghĩ tới DIAMOND??? Vậy nếu họ bỏ cuộc khi họ làm sau 6 tháng đau thương, họ sẽ được trả gì không? Hay chỉ là con số 0 ?

một bài toán 200PV, cho 50 người đó là người thân gia đình bạn, vậy nếu 1 người đạt PLANTINUM (14-20tr/tháng) Sẽ có đến 50 người thân, người bạn của bạn sẽ mất 3.7 triệu 1 tháng tức là hy sinh 185 triệu 1 tháng cho chỉ một người có thu nhập 14-20tr 1 tháng. Bạn thử làm một thuật toán nhỏ thôi cũng dễ nhận ra điều này. Tôi chỉ nhắc đến PLANTINUM, chứ nhắc đến diamond, để có 1 diamond, bạn phải hứng chịu 50×6 = 300 người bị thiệt hại như trên tổng cộng 3.7×300 = 1.110.000.000 (1.11 tỷ đồng/ tháng) cho người có cấp bậc diamond (thu nhập từ 60-90tr/tháng)… Bạn hiểu điều này chứ. Tôi nhấn mạnh là bạn mất 200PV ~ 3.7 triệu đồng đó! Vì bạn chỉ có thể tự xài sản phẩm mới hy vọng đạt mức 200PV, nhiều người đem bán sản phẩm AMWAY cho người khác cứ chào mời đã bị họ đánh cho thương tâm… Vậy bạn hãy tự xài sản phẩm nếu muốn sự an toàn.

Và để có 1 PLATINUM trong mạng lưới mà tất cả mọi người trong mạng lưới phải tiêu hao, dễ dàng tính ra được (Chỉ theo lý thuyết hoàn hảo thôi):-Phí đạt PLATINUM cho người đó: 51 năm trời và 2.22 tỷ đồng.-Và mạng đa cấp của người Việt Nam chúng ta phải chịu mức phí 185 triệu/ tháng…

Có đáng không cho 1 thu nhập mơ ước chỉ 14-20tr ???

Và nâng cao hơn để có 1 DIAMOND trong mạng lưới mà tất cả mọi người trong mạng lưới phải tiêu hao, dễ dàng tính ra được (Chỉ theo lý thuyết hoàn hảo thôi):

-Phí đạt DIAMOND cho người đó: 51×6 (tính sơ, chưa kể hao phí) = 306 năm trời (~ 4 đời người) và 2.22tỷ x 6 = 13.32 tỷ đồng… Một con số khủng khiếp cho 1 thu nhập vớ vẩn 60/90tr/tháng.-Và cả nhóm đa cấp tiếp tục chịu chi phí là 1.11 tỷ đồng mỗi tháng cho ông diamond đó.

Page 54: Mô hình ponzi

Vậy, bạn đã biết đáp số của bài toán 200PV rồi đó, chưa kể rằng bạn sẽ mất rất nhiều thời gian và lao lực để có được danh hiệu, và tôi đã bỏ qua thời gian để bạn xây dựng mạng lưới 50 người cho PLATINUM và 300 người cho DIAMOND đấy, chưa kể sự không thuận lợi cho kinh doanh, người tham gia bỏ cuộc… Bạn và những người thân của mình sẽ tổn hao hơn nhiều đấy nếu không muốn nói là HƠN GẤP NHIỀU LẦN. Chưa kể rằng bạn sẽ mất gần như hầu hết mối quan hệ đã tích luỹ được trong quá trình sống của mình.

Vậy nếu bạn là người có tư duy, hoài bão, bạn sống vì mọi người, bạn quý trọng mối quan hệ với mọi người… BẠN CÓ NÊN THAM GIA AMWAY KHÔNG? Bạn đừng quên rằng video clip BRUNO và PAPLO đề cao sự thông minh sang tạo chứ không đề cao chủ nghĩa sống CÁ NHÂN nhé.

Xin kết với quan điểm đã nêu ở phần mở đầu bài viết:

“LÀ MỘT NGƯỜI VIỆT NAM, BIẾT SỐNG VÌ MỌI NGƯỜI, CÁC BẠN HÃY MẠNH DẠN NÓI KHÔNG VỚI KINH DOANH ĐA CẤP”

AMWAY KHÔNG LỪA ĐẢO NHƯNG CÁC NPP VIỆT NAM ĐÃ BIẾN AMWAY THÀNH… ĐIỀU ĐÓ MẤT RỒI.

TRONG VÒNG XOÁY ĐA CẤP

Người này vay của người kia rồi cho vay lại với lãi suất cao hơn, cứ thế tạo thành đường dây “tín dụng đen” đa cấp.

KHI ĐƯỜNG DÂY VƠ, TẤT CẢ CÙNG NGẮC NGOẢI.

Không ít kẻ ham lãi cao phải bàng hoàng, ngã ngửa sau vụ vỡ nợ của vợ chồng chủ tiệm vàng Tạ Việt Quang - Bùi Thị Quyên ở thị trấn Phùng (Đan Phượng, Hà Nội). Với quả ngọt lãi suất cao cộng thêm mác doanh nhân thành đạt, vợ chồng Quang - Quyên đã gom được số tiền hàng trăm tỉ đồng.

QUẢ NGỌT LÃI SUẤT CAO

“Lúc đó thấy cô chú ấy làm ăn được, có cả tiệm vàng, cửa hàng ô tô, đại lý vận tải và nhiều bất động sản khác, tôi mới tin tưởng cho vay. Ai ngờ cái vỏ đó đã rỗng ruột từ lúc nào” - chị BTT, một nạn nhân của vợ chồng Quang - Quyên, cho hay. Tuy nhiên, đòn trí mạng đánh vào chị T. chính là mức lãi suất 7,5%/tháng (1 triệu ăn 75.000 đồng/tháng). Ham lãi cao, chị T. đã bán cả đất, huy động thêm tiền từ bà con của mình cho vợ chồng Quang - Quyên vay hơn 4 tỉ đồng.

Page 55: Mô hình ponzi

Không riêng gì T., nhiều người khác cũng lóa mắt trước vỏ bọc và mức lãi trên trời. Rất nhiều người trong số họ bất chấp rủi ro đi vay của người khác với lãi thấp hơn để cho vợ chồng Quang - Quyên vay với mức lãi cắt cổ. 

Quả ngọt lãi suất cao này đã tạo thành đường dây “tín dụng đen” khổng lồ tại Đan Phượng, đẩy hàng trăm hộ dân vào cảnh nợ nần. Theo xác minh sơ bộ của Công an TP Hà Nội, đến nay đã có hai doanh nghiệp và 26 người trực tiếp cho vợ chồng Quang - Quyên vay tiền.

Sau giấc mộng cho vay hưởng lãi cao sụp đổ, chị NTV - nạn nhân của vụ vỡ nợ tại Phú Xuyên lại bắt đầu hành trình kéo cày để trả nợ. Ảnh: TRỌNG PHÚ

Page 56: Mô hình ponzi

Với căn biệt thự hào nhoáng cùng mức lãi cao ngất đưa ra, trùm nợ Nguyễn Thị Cúc đã kích hoạt và chinh phục lòng tham của hàng trăm người. Ảnh: TRỌNG PHÚ

VƯƠNG QUỐC "TÍN DỤNG ĐEN"

Cũng với thủ đoạn đánh bóng mình bằng cảnh sống giàu sang và vay nợ với lãi cao ngất, trùm nợ Nguyễn Thị Cúc ở thôn Văn Minh (Văn Nhân, Phúc Xuyên, Hà Nội) đã dựng lên “vương quốc “tín dụng đen” của mình. Người dân nói trước đây kinh tế của gia đình Cúc khá bình thường, bản thân Cúc làm nghề may, còn chồng đi chở vật liệu xây dựng. “Gần đây họ xây biệt thự, đi ô tô bạc tỉ, tiêu tiền như nước. Ở vùng này chỗ nào đất đai tăng giá nóng nhất là có mặt Cúc. 

Người bán vàng nhiều nhất tại các tiệm vàng trong vùng cũng là Cúc. Trung thu rồi vợ chồng Cúc còn thuê cả đoàn quan họ từ Bắc Ninh về phục vụ người dân, thậm chí họ còn chi cả trăm triệu đồng làm đường bê tông trong thôn” - ông T., hàng xóm của Cúc, kể. Ai cũng tưởng Cúc có đường dây buôn vàng nên phất nhanh như vậy. Chẳng ai ngờ cảnh xa hoa, giàu có đó của Cúc được xây trên chính từ lòng tham và sự cả tin của bao người.

Thủ đoạn của Cúc là vay tiền với lãi suất cao 4,5%-7%/tháng rồi quay vòng, lấy tiền người nọ trả lãi cho người kia. Lúc cao điểm lãi suất “tín dụng đen” tại địa phương bị đẩy lên mức gần 10%/tháng. Thấy Cúc trả lãi cao, người dân đua nhau mang tiền đến nhà Cúc gạ cho vay. Người không có tiền thì “cắm” giấy đỏ, gom tiền của người nhà đem đến cho Cúc mượn hưởng lãi chênh lệch.

NHỮNG CON THIÊU THÂN

Những ngày này, thôn Thanh Mạc (xã Thanh Đa, huyện Phúc Thọ, Hà Nội) dường như tiêu điều hơn sau vụ vỡ nợ của tiệm vàng Quang - Quyên tại Đan Phượng. Khá nhiều chủ kinh doanh và hộ dân ở đây đã trót gom tiền cho LTT, một “đại lý” trong đường dây “tín dụng đen” của Quang - Quyên. Anh V., chủ cơ sở làm tủ bếp và đồ gỗ tại thôn, thở dài: “Lúc đầu thấy lãi cao tôi gom hết tiền hàng cho vay hơn 500 triệu đồng. Giờ thì người tôi cho vay nghe đâu “chết” hơn 20 tỉ đồng trong vụ này, cũng may mình chưa ngập quá sâu”. 

Anh V. cho biết hình thức huy động “tín dụng đen” trong thôn đã tồn tại từ khá lâu. Trước đây có tiền rảnh rỗi mà chưa kịp đi lấy hàng anh vẫn thường đem cho các mối buôn tiền vay lại với lãi suất thấp khoảng 1.000 đồng/triệu/ngày. “Tiện hơn ngân hàng ở chỗ là mình rút ra lúc nào cũng được, lãi suất lại cao hơn. Có khá nhiều hộ kinh doanh, sản xuất khác tại thôn cũng làm vậy” - anh V. nói.  

Page 57: Mô hình ponzi

Cũng chính vì thói quen này mà khi lãi “tín dụng đen” bị kích lên 1 triệu ăn 2.000-3.000 đồng/ngày, nhiều người dân tại thôn Thanh Mạc đã đua nhau đem tiền cho vay.

Tâm lý hám lợi, ham giàu khiến cho nhiều người dân sẵn sàng ném tài sản của mình vào vòng xoáy “tín dụng đen”. Gia đình chị N. (thôn Nho Tống, xã Văn Nhân, Phúc Xuyên) vốn là một hộ nghèo nhưng cũng không thoát khỏi. Sự sụp đổ của đường dây tín dụng Nguyễn Thị Cúc cũng kéo theo cả gia đình chị. Cả hai vợ chồng chị N. đều làm ruộng, thời gian nông nhàn họ bốc gạch thuê ngoài thị trấn. 

Tiêu pha dè sẻn, cộng thêm phần tiền mẹ chị bán ruộng chia cho được 70 triệu đồng để xây căn phòng nhỏ ở cho tươm tất. “Cách đây hơn tháng, một người bà con đến vay nóng với lãi 3%/tháng, khi nào rút cũng được. Ai ngờ chưa đầy một tuần thì vụ vỡ nợ xảy ra, người tôi cho vay cũng sụp theo. 

Lãi chẳng thấy đâu, tiền gốc thì bặt vô âm tín…” - chị N. than vãn. Căn phòng nhỏ hơn chục mét vuông mới sửa lại của chị N. còn chưa quét vôi, vết vữa còn mới nguyên. Giờ đây chị không biết lấy đâu tiền trả tiền công thợ và vật liệu.

ĐƯỜNG DÂY "TÍN DỤNG ĐEN" ĐA CẤP

Như nhiều đường dây khác, trùm nợ Nguyễn Thị Cúc ở Phúc Xuyên (Hà Nội) chỉ vay tiền của một số mối quen, cũng là “đại lý” gom tiền cho Cúc.

“Có lần tôi mang hơn trăm triệu đồng đến gợi ý cho vợ chồng Cúc vay để kiếm lãi nhưng họ từ chối khéo. Họ chỉ tôi đến một trùm nhỏ hơn, mức lãi chỉ có 3%/tháng. Sau này tôi được biết trùm này chính là “đại lý” gom tiền cấp dưới của Cúc” - anh Th., chủ một cơ sở sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ cùng thôn với Cúc, cho biết.

Cách thức vay tiền của Cúc đã tạo thành một đường dây "tín dụng đen"  đa cấp, trong đó Cúc chỉ vay tiền trực tiếp từ một số ít “đại lý” cấp dưới với lãi suất cực cao, những “đại lý” này lại gom tiền từ người dân với lãi suất thấp hơn rồi cho Cúc vay để hưởng chênh lệch. Khi Cúc không còn khả năng chi trả, cả đường dây sụp đổ theo, hàng loạt người dân rơi vào tình cảnh bi đát.