microsoft powerpoint 2003 -...

18
Biên soạn: Nguyễn Hoàng Hà 1 MICROSOFT POWERPOINT 2007 Giới thiệu Microsoft PowerPoint Microsoft PowerPoint là một thành phần của bộ Microsoft Office do hãng Microsoft tạo ra dùng để trình chiếu, sử dụng để trình chiếu bài giảng, báo cáo khoa học, quảng cáo, … Các khái niệm cơ bản trong Microsoft PowerPoint: Đối tượng: Một đối tượng là một thể hiện cụ thể như: văn bản, hình ảnh, âm thanh, đoạn phim, ... Nó được thao tác độc lập, và có các hiệu ứng độc lập, ... Slide: Một slide là một trang màn hình thể hiện khá hoàn chỉnh một phần nội dung trình bày, nó có thể chứa nhiều đối tượng như: hình ảnh, âm thanh, đoạn phim, hoạt hình, văn bản, sơ đồ tổ chức, công thức toán học, bảng tính, vv... Mẫu trình bày: Làm việc trên Powerpoint là làm việc trên các mẫu trình bày (có phần mở rộng là *.PPT). Mỗi mẫu trình bày bao gồm các bản trình diễn (Slides) chúng được sắp theo một thứ tự. Các slide này chứa các nội dung thông tin muốn trình bày. Có thể minh hoạ cấu trúc một mẫu trình bày theo các slide như sau: Slide 1 Slide 2 Slide n File trình diễn Bố cục của 1 file trình diễn bài giảng, báo cáo khoa học, … thông thường có dạng như sau: Slide 1:Trình tên của để tài, người trình bày, đơn vị , … Slide 2: Các nội dung sẽ trình bày Slide 3 trở đi: Trình bày nội dung chi tiết của từng phần trong Slide 2 Slide cuối cùng: Cảm ơn.

Upload: others

Post on 25-Sep-2019

7 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Biên soạn: Nguyễn Hoàng Hà

1

MICROSOFT POWERPOINT 2007

Giới thiệu Microsoft PowerPoint

Microsoft PowerPoint là một thành phần của bộ Microsoft Office do hãng

Microsoft tạo ra dùng để trình chiếu, sử dụng để trình chiếu bài giảng, báo cáo khoa

học, quảng cáo, …

Các khái niệm cơ bản trong Microsoft PowerPoint:

Đối tượng: Một đối tượng là một thể hiện cụ thể như: văn bản, hình ảnh, âm

thanh, đoạn phim, ... Nó được thao tác độc lập, và có các hiệu ứng độc lập, ...

Slide: Một slide là một trang màn hình thể hiện khá hoàn chỉnh một phần nội

dung trình bày, nó có thể chứa nhiều đối tượng như: hình ảnh, âm thanh, đoạn phim,

hoạt hình, văn bản, sơ đồ tổ chức, công thức toán học, bảng tính, vv...

Mẫu trình bày: Làm việc trên Powerpoint là làm việc trên các mẫu trình bày (có

phần mở rộng là *.PPT). Mỗi mẫu trình bày bao gồm các bản trình diễn (Slides) chúng

được sắp theo một thứ tự. Các slide này chứa các nội dung thông tin muốn trình bày.

Có thể minh hoạ cấu trúc một mẫu trình bày theo các slide như sau:

Slide 1

Slide 2

Slide n

File trình diễn

Bố cục của 1 file trình diễn bài giảng, báo cáo khoa học, … thông thường có dạng như

sau:

Slide 1:Trình tên của để tài, người trình bày, đơn vị , …

Slide 2: Các nội dung sẽ trình bày

Slide 3 trở đi: Trình bày nội dung chi tiết của từng phần trong Slide 2

Slide cuối cùng: Cảm ơn.

Biên soạn: Nguyễn Hoàng Hà

2

CHƯƠNG I. TRÌNH DIỄN ĐƠN GIẢN

1.1.Khởi động.

Cách 1: Start-> All Programs-> Microsoft Office -> Microsoft Office PowerPoint

2007

Cách 2: Chọn biểu tượng trên Desktop

1.2. Màn hình làm việc:

- Thanh menu: chứa các lệnh để gọi tới các chức năng của Powerpoint trong khi làm

việc. Bạn phải dùng chuột để mở các mục chọn này, đôi khi cũng có thể sử dụng tổ

hợp phím tắt để gọi nhanh tới các mục chọn;

- Thanh công cụ: bao gồm rất nhiều thanh công cụ, mỗi thanh công cụ bao gồm các

nút lệnh để phục vụ một nhóm công việc nào đó;

- Các Slide đã tạo được: cho phép định vị nhanh đến một Slide nào đó chỉ bằng cách

nhấn chuột.

Mặt khác, trong khi đang làm việc với Powerpoint bạn cũng có thể sử dụng một trong

các cách sau đây để tạo mới một tệp trình diễn: Mở mục chọn File | New.. hoặc nhấn

nút New trên thanh công cụ Standard hoặc nhấn tổ hợp phím tắt Ctrl + N.

- Vùng làm việc: thực hiện xây dựng nội dung cho Slide mới này.

Thanh tiêu đề Thanh menu

Thanh công cụ

Vùng làm việc Các Slide

đã tạo

Biên soạn: Nguyễn Hoàng Hà

3

1.3. Trình diễn Slide

Sau khi soạn xong nội dung của Slide bạn có thể sử dụng các tính năng trình

diễn slide để kiểm tra kết quả. Có nhiều cách có thể mở được tính năng này:

Cách 1: Nhấn F5

Cách 2: Nhấn chuột lên nút Slide Show ở góc phải, cuối màn hình:

Muốn chuyển đến slide tiếp theo trong khi trình diễn, nhấn trái chuột hoặc nhấn

phím Enter;

Muốn thoát khỏi màn hình trình diễn, để trở về màn hình thiết kế bấm phím

ESC.

1.4. Lưu mẫu trình bày

Để lưu mẫu trình bày hiện thời vào đĩa từ, sử dụng tổ hợp phím Ctrl + S.

Khi chúng ta thực hiện thao tác lưu mẫu trình bày, nếu đó là lần lưu mẫu trình

bày đầu tiên, PowerPoint sẽ hiển thị hộp thoại Save để yêu cầu chúng ta đặt tên file

cho mẫu trình bày, còn nếu là những lần lưu tiếp theo thì PowerPoint sẽ tự động

lưu lên đĩa với tên đã có.:

1.5 Mở mẫu trình bày

Để mở một mẫu trình bày đã có trên đĩan hấn tổ hợp phím Ctrl + O, sau đó chọn

file cần mở.

1.6. Đóng mẫu trình bày và kết thúc làm việc với PowerPoint

Để đóng mẫu trình bày hiện thời đang soạn thảo, chúng ta có thể thực

hiện một trong số các cách sau:

Thực hiện lệnh [Menu] File Close.

Nhấn tổ hợp phím Ctrl + F4

Kích chuột vào đây để trình diễn

Biên soạn: Nguyễn Hoàng Hà

4

CHƯƠNG 2. XÂY DỰNG CÁC SLIDE

2.1 Quản lý các Slide

a. Thêm slide vào mẫu trình bày

Để thêm một slide vào mẫu trình bày đang thiết kế, chúng ta di chuyển đến vị

trí cần thêm slide mới vào mẫu trình bày (sử dụng phím PgUp và PgDown để di

chuyển), rồi sau đó thực hiện theo một trong các cách sau:

Sử dụng tổ hợp phím Ctrl + M.

Kích chuột vào nút trên thanh công cụ.

Khi chúng ta thực hiện thao tác thêm mới 1 slide vào một mẫu trình bày, thì

PowerPoint sẽ hiển thị cửa sổ Slide LayOut để người dùng chọn 1 bố cục cho Slide:

Ý nghĩa của một số biểu tượng trên sổ Slide LayOut như sau:

Biểu tượng Ý nghĩa

Chèn một dòng văn bản đã được định

dạng sẵn.

Chèn một ảnh

Biên soạn: Nguyễn Hoàng Hà

5

Chèn một sơ đồ tổ chức, các biểu tượng

đồ họa

Chèn một biểu đồ (Chart)

Chèn một bảng dữ liệu (Table)

Chèn 1 Media Clip

+ Thêm 1 Slide chứa bảng (Table):

B1: Chèn thêm 1 Slide

B2: Tại cửa sổ Slide LayOut chọn 1 bố cục có biểu tượng

B3: Chọn (Insert Table) trên Slide, sau đó gõ số dòng (Number of rows) và số cột

(Number of columns) cần tạo:

+ Thêm 1 Slide chứa biểu đồ (Chart):

B1: Chèn thêm 1 Slide.

B2: Tại cửa sổ Slide LayOut chọn 1 trong các bố cục có biểu tượng

B3: Chọn biểu tượng trên Slide

B4: Nhập dữ liệu cho biểu đồ:

+ Sửa lại dữ liệu của

tiêu đề cột, dòng và dữ

liệu trên Excel.

Chú ý:

+ Nếu không có cửa sổ

Excel thì kích chuột

phải lên vùng trống

Edit Data

+ Thêm 1 Slide chứa sơ đồ tổ chức :

Tiêu đề cột

Tiêu đề dòng Dữ liệu

Biên soạn: Nguyễn Hoàng Hà

6

B1: Chèn thêm 1 Slide

B2: Tại cửa sổ Slide LayOut chọn 1 trong các bố cục có chứa biểu tượng

B3: Chọn: trên Slide -> Chọn 1 loại biểu đồ

b. Chọn 1 Slide

Để chọn 1 Slide ta có thể thực hiện theo các cách:

Cách 1: Dùng chuột, nhấn lên thứ tự Slide cần định vị đến ở danh sách các Slide bên

trái màn hình (hộp hộp thoại Slides)

Cách 2: Dùng chuột di chuyển thanh cuộn dọc ở bên phải màn hình đến Slide cần

chọn.

Cách 3: Dùng các phím điều khiển như page up, page down, …

c. Xoá một slide

Để xoá một Slide ra khỏi mẫu trình bày ta sử dụng các bước:

B1: Chọn Slide cần xóa

B2: Nhấn phím Delete

d. Chọn lại bố cục cho slide

B1: Chọn bố slide cần hiệu chỉnh lại bố cục B2: Chọn Home -> Layout -> chọn 1 bố cục như hình bên trái.

e. Chọn mẫu định nghĩa sẵn cho Slide

B1: Chọn bố slide cần chọn mẫu B2: Chọn Design -> Chọn 1 mẫu

Biên soạn: Nguyễn Hoàng Hà

7

f. Chọn màu nền cho Slide: Chọn Design -> Background Styles -> Kích phải chuột lên một mầu và chọn Apply to All Slide hoăc Apply to Selected Slides.

2.2 Chèn thêm các đối tượng cho slide

a. Chèn hình vẽ

Insert ->Shapes -> Chọn 1 hình

b. Chèn bảng, ảnh, Textbox, Film file âm thanh

c. Tạo tiều đề trên và tiêu đề dưới

Insert -> Header & Footer, hộp thoại sau đây xuất hiện giúp ta xây dựng tiêu đề đầu,

tiêu đề cuối cho các slides:

Biên soạn: Nguyễn Hoàng Hà

8

+ Tab Slide cho phép thiết lập một

số các thông tin lên tiêu đề cuối

của Slide như sau:

- Thông tin ngày, giờ (Date and

Time): nếu chọn Update

automatically- thông tin ngày giờ

sẽ được tự động cập nhật lên tiêu

đề đúng theo ngày giờ trên máy

tính; nếu chọn Fixed- bạn phải

nhập vào một giá trị ngày giờ cố

định. Giá trị này sẽ không tự động

được thay đổi theo ngày tháng.

- Nếu chọn mục Slide number,

máy sẽ tự động điền số thứ tự slide

lên tiêu đề dưới;

- Nếu chọn mục Footer, có thể gõ vào dòng văn bản hiển thị ở giữa tiêu đề dưới của

slide

- Nhấn nút Apply, các thiết lập này sẽ chỉ áp dụng cho Slide hiện tại (slide đang chọn);

- Nếu nhấn Apply All, thiết lập này sẽ được áp dụng cho tất cả các slides của mẫu

trình bày này

Chú ý: + Để gõ tiêu đề trên của Slide ta chọn tab Notes and Handouts chọn Header và gõ tiêu

đề trên.

+ Quy ước trên 2 nút trên Power Point:

- Apply: các thiết lập chỉ áp dụng cho Slide hiện tại (slide đang chọn);

- Apply All,:thiết lập sẽ được áp dụng cho tất cả các slides trong mẫu trình bày .

2.3 Tạo hiệu ứng cho các đối tượng bên trong 1 slide

Một trong những điểm mạnh của Powerpoint là khả năng thiết lập các hiệu ứng động

(Animation effect). Với các hiệu ứng này, thông tin trên slide sẽ được linh động hơn,

hấp dẫn và thu hút người theo dõ hơn.

B1: Chọn slide cần tạo hiệu ứng

B2: Chọn đối tượng bên trong Slide cần tạo hiệu ứng

B3: Chọn Animation (trên thanh menu) -> Custom Animation, khi đó xuất hiện bên

phải màn hình menu lệnh

Custom Animation như

hình sau:

Trên cửa sổ Custom

Animation ta thực hiện:

+ Chọn nút ADD EFFECT:

để tạo hiệu ứng cho đối

tượng bằng cách chọn:

- Entrance: (hình ngôi sao

màu xanh lá cây) hiệu ứng

đưa đối tượng vào trong slide trình chiếu.

- Emphasis: (hình ngôi sao màu vàng) hiệu ứng để nhấn mạnh và làm nổi bật đối

tượng trong khi trình chiếu.

Biên soạn: Nguyễn Hoàng Hà

9

- Exit: (hình ngôi sao màu đỏ) hiệu ứng để đưa đối tượng ra khỏi trang trình chiếu (khi

trình chiếu xong đối tượng sẽ biến mất).

- Motion path: (hình ngôi sao rỗng) hiệu ứng cho đối tượng chuyển động trên một

quãng đường tự tạo.

Sau khi đã áp hiệu ứng vào đối tượng, ta sẽ thấy lệnh ADD EFFECT đổi thành lệnh

CHANGE. Lệnh CHANGE dùng để đổi hiệu ứng của đối tượng.

Ví dụ: khi đối tượng đang mang hiệu ứng Diamond, bây giờ ta muốn thay thành hiệu

ứng Blind thì ta chỉ cần nhấp vào Change và sau đó chọn hiệu ứng Blind.

Chú ý: nếu ta dùng change để chọn lai hiệu ứng cho đối tượng thì hiệu ứng cũ sẽ bị

thay thế bởi hiệu ứng mới. Nhưng cũng với đối tượng đó ta dùng Add Effect để tiếp

tục chọn hiệu ứng cho đối tượng thì đối tượng sẽ có thêm 1 hiệu ứng nữa sau hiệu ứng

đã chọn trước đó. Nghĩa là một đối tượng sẽ có thể được áp nhiều hơn 2 hiệu ứng.

+ Nút REMOVE: dùng để xóa bỏ hiệu ứng của đối tượng, thực hiện chọn một hiệu

ứng đã áp vào đối tượng trong hộp hiệu ứng, nhấp vào REMOVE (hoặc nhấn phím

DELETE trên bàn phím hoặc nhấn chuột phải vào hiệu ứng rồi chọn Remove)

B4.

Chọn hiệu ứng đã tạo:

+ Trong hộp START:

- Chọn ON CLICK: hiệu ứng xuất

hiện khi nhấn chuột

- Chọn WITH PREVIOUS: hiệu ứng

xuất hiện cùng với hiệu ứng trước

- Chọn AFTER PREVIOUS: hiệu ứng

xuất hiện sau khi hiệu ứng trước thực

hiện xong.

+ Trong hộp DIRECTION: dùng để

chọn hướng xuất hiện của hiệu ứng:

Ví dụ:

+ IN: hiệu ứng đi vào trong

+ OUT: hiệu ứng tỏa ra ngoài

+ FROM LEFT: hiệu ứng xuất hiện từ

bên trái qua phải

+ FROM RIGHT: hiệu ứng xuất hiện từ

bên phải qua trái

+ …

+ Trong hộp SPEED: dùng để chọn

tốc độ trình diễn của hiệu ứng

Ví dụ:

- VERY SLOW: rất chậm

- SLOW: chậm

- MEDIUM: trung bình

- FAST: nhanh

- VERY FAST: rất nhanh

Biên soạn: Nguyễn Hoàng Hà

10

+ Nút RE-ORDER: dùng để thay đổi

trật tự của các hiệu ứng. Khi ta quan

sát các trang trình chiếu ở chế độ

Slide View, ta thấy đối tượng sau khi

đã áp hiệu ứng thì được ký hiệu bởi 1

số ở phía bên trên trái đối tượng, đó

chính là số thứ tự mà hiệu ứng sẽ

xuất hiện. Ta sẽ thấy đối số thứ tự

này bằng cách:

Chọn hiệu ứng cần thay đổi thứ tự

xuất hiện, nhấn vào mũi tên (màu

xanh) nếu muốn hiệu ứng xuất hiện

sau, chọn (màu xanh) nếu muốn

hiệu ứng xuất hiện trước.

+ PLAY: dùng để xem trang trình

chiếu ở chế độ Slide View

+ SLIDE SHOW: dùng để xem trang

trình chiếu toàn màn hình

+ AUTOPREVIEW: nếu chọn thì

hiệu ứng sẽ tự trình chiếu sau mỗi lần

thay đổi.

B5. Tinh chỉnh hiệu ứng cho đối tượng:

Nhấn chuột phải vào hiệu ứng cần chỉnh sửa thêm, chọn EFFECT OPTION, thấy xuất

hiện 1 bảng lệnh mang tên hiệu ứng của đối tượng mà ta đang thực hiện:

+ Trên tab EFFECT chọn:

-Sound: Tạo âm thanh đi kèm

hiệu ứng

Ví dụ: Sound: Applause, nghĩa

là khi hiệu ứng xuất hiện sẽ

nghe tiếng vỗ tay đi kèm

- After animation: trạng thái

ẩn hiện sau hiệu ứng

Ví dụ: Don’t Dim (không có gì

xảy ra sau hiệu ứng), chọn màu

hoặc more color (sau khi hiệu

ứng xuất hiện, văn bản sẽ đổi

sang màu vừa chọn), Hide after

animation (văn bản sẽ ẩn sau

khihiệu ứng xuất hiện), Hide on

Biên soạn: Nguyễn Hoàng Hà

11

next mouseclick (văn bản sẽ ẩn sau khi click chuột)

- Animatext: cách xảy ra hiệu ứng cho văn bản

Ví dụ: All at once (xuất hiện văn bản theo từng dòng), By word (xuất hiện văn

bản theo từng chữ), By letter (xuất hiện văn bản theo từng ký tự)

+ Tab TIMING chọn:

- DELAY: xác định thời gian hiệu

ứng xảy ra sau bao nhiêu giâyVí

dụ: Delay: 5 seconds nghĩa là 5

giây sau khi click chuột hiệu ứng

mới xuất hiện (nếu ta chọn start on

click)

+ REPEAT: lặp lại hiệu ứng

bao nhiêu lần

Ví dụ:

o NONE: không lặp lại hiệu ứng

o 5: lặp lại 5 lần hiệu ứng đang

thực hiện (ta có thể nhập số lần lặp

lại tùy theo ý muốn)

o UNTIL NEXT CLICK: lặp lại

cho đến khi click chuột thì dừng

o UNTIL END OF SLIDE: lặp

lại cho đến khi kết thúc slide đang

trình chiếu.

+ Triggers: Hiệu ứng của đối tượng này xảy ra khi tác động lên đối tượng khác.

2.4 Tạo hiệu ứng chuyển tiếp giữa các slide (Slide Transition)

Hiệu ứng chuyển tiếp giữa các slide là một trong những hiệu ứng thông thường nhất

của Powerpoint. Ta có thể thực hiện các hiệu ứng chuyển tiếp slide để áp dụng cho

toàn bộ trình diễn hoặc chỉ cho 1 slide hiện hành.

Thực hiện hiệu ứng chuyển tiếp cho slide:

Chọn Animation (trên thanh menu) -> chọn 1 hiệu ứng.

+ Transtion Sound: chọn âm thanh đi kèm khi hiệu ứng chuyển tiếp thực hiện.

+Mục Transtion Speed: chọn tốc độ chuyển tiếp của slide);

+ Tại mục Apply To All, chọn hiệu ứng chuyển tiếp cho tất cả các slide

+ Mục Advance slide: Nếu chọn On mouse click thì hiệu ứng chuyển tiếp chỉ xuất

khi click chuột. Nếu muốn định 1 khoảng thời gian cho slide tự động chuyển tiếp thì

chọn vào hộp Automatically after và nhập thời gian xác định vào hộp trắng bên dưới.

2.5 Tạo hiệu ứng chạy liên tục:

Để cho các Slide chạy liên tục (chạy từ Slide đầu tiên đến Slide cuối cùng và quay lại

Slide đầu tiên, quá trình này dừng khi nhấn phím ESC) ta thực hiện các bước bước

sau:

Biên soạn: Nguyễn Hoàng Hà

12

B1: Chọn Animation (trên thanh menu) -> chọn 1 hiệu ứng. Tại mục Advance slide

bỏ tùy chọn On mouse click và chọn Automatically after và nhập thời gian xác định

vào hộp trắng bên dưới.

B2: Chọn Slide Show (trên thanh menu) -> Set Up Slde Show -> Loop continuously

until Esc

Biên soạn: Nguyễn Hoàng Hà

13

CHƯƠNG 3. LIÊN KẾT VÀ QUẢN LÝ MẪU TRÌNH BÀY

Để làm cho bài trình diễn PowerPoint linh hoạt và phong phú chúng ta cần sử dụng

các liên kết (hyperlinks) nhằm tạo ra khả năng di chuyển giữa các slide, giữa các bài

trình diễn hay mở một ứng dụng bên ngoài chương trình PowerPoint.

3.1 Tạo liên kết

a. Tạo liên kết cho các đối tượng

Đối tượng có thể là văn bản, hình ảnh, biểu đồ, sơ đồ tổ chức, … .Để tạo liên

kết cho một đối tượng ta thực hiện các nước sau:

B1: Chọn đối tượng cần tạo liên kết

B2: Kích phải chuột lên đối tượng Hyperlink... hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl +

K

Hộp thoại Insert Hyperlink xuất hiện:

Nếu muốn liên kết với

một slide nào đó trong mẫu trình

bày thì ta chọn Existing File or

Web Page, sau đó chọn nút

Bookmark (Hoặc chỉ cần chọn

Place in This Document), khi đó

hộp thoại Select Place in

Document xuất hiện, chọn slide

cần liên kết đến:

Nếu muốn

liên kết với 1

Website nào đó thì

tại Address gõ địa

chỉ của Website đó,

theo cú pháp

http://<địa chỉ>

Vídụ:

http://www.husc.edu.vn

Biên soạn: Nguyễn Hoàng Hà

14

Nếu muốn

liên kết với một File

bất kỳ nào đó thì:

+ Tại Look in: Chọn ổ

đĩa và thư mục chứa

File cần liên kết đến,

sau đó kích đôi lên tên

File cần liên kết.

Chú ý: Để liên kết đến

1 Slide nào đó của

mẫu trình(File) khác

thì ta chọn mẫu trình

bày cần liên kết đến,

tại Address thêm dấu

#<số Slide cần liên kết

đến> vào sau phần mở

rộng của mẫu trình bày

(File). Ví dụ liên kết

đến Slide số 3 của mẫu

trình bày có tên

BaiGiangPowerPoint.ppt thì tại Address: BaiGiangPowerPoint.ppt #3.

b. Xóa liên kết

Kích chuột phải lên đối tượng đã tạo liên kết, chọn Remove Hyperlink

3.2 Hiệu chỉnh Slide Master

Slide master có thể hiểu như một slide chủ cho một mẫu trình bày. Thông thường khi

tạo một mẫu trình, muốn thay đổi định dạng dữ liệu của toàn bộ các slide theo một

định dạng chuẩn nào đó, ta phải thay đổi lần lượt định dạng dữ liệu trên từng slide, để

khắc phục nhược điểm này ta hiệu chỉnh Slide Master. Mỗi Slide có mẫu định dạng

sẵn có thể hiểu là một Slide master, vì mỗi mẫu slide này có sẵn các định dạng cho

trước và có thể áp đặt kiểu định dạng đó cho toàn bộ các slide trên một mẫu trình cho

trước.

Với slide master, ta có thể thay đổi các định dạng văn bản, định dạng biểu đồ, định

dạng bảng biểu, định dạng hình vẽ theo các bố cục slide chuẩn của Powerpoint. Hơn

nữa ta có thể thiết lập các tiêu đề đầu, tiêu đề cuối, chèn số trang, chèn thêm hình ảnh

Biên soạn: Nguyễn Hoàng Hà

15

vào slide. Khi đó, định dạng và bố cục toàn bộ các slide trên mẫu trình bày sẽ được

thay đổi theo như slide master. Ta thiết lập slide master như sau:

B1: Mở mẫu trình bày cần thiết lập lại Slide master, chọn View (Menu) Slide

master, màn hình làm việc với slide master xuất hiện với các thành phần như sau:

B2: Ta lần lượt chọn từng mục trên Slide Master để hiệu chỉnh font chữ, kích cỡ, màu

sắc, vị trí xuất hiện, …

B3: Chọn Close Master View để kết thúc hiệu chỉnh

3.3 Bảo vệ mẫu trình bày

Nếu không muốn bài trình diễn của mình bị chỉnh sửa hoặc bị mở xem trái phép thì ta

có thể tạo mật khẩu cho các bài trình diễn của mình. Có hai loại mật mã: mật khẩu để

cho phép xem bài trình diễn và mật khẩu cho phép chỉnh sửa bài trình diễn.

Chỉ có những người biết các mật khẩu mới có thể mở hoặc chỉnh sửa trên bản trình

diễn.

Nhấn F12 -> Tool -> General option -> sau đó gõ mật khẩu để mở và để sửa

Các lưu ý khi sử dụng mật mã:

- Các mật khẩu có phân biệt chữ hoa và chữ thường.

- Chiều dài mật khẩu tối đa là 40.

- Sau khi đã cài mật khẩu , nếu quên mật khẩu để mở file thì…sẽ không mở file được

- Khi mở mẫu trình bày nếu không có mật khẩu để sửa thì chọn Read Only như hình

bên dưới để mở file ra chỉ xem không thể sửa:

3.4 Thiết lập trình chiếu

Chọn Slide Show Set Up Show sau đó lựa chọn cách trình bày

Biên soạn: Nguyễn Hoàng Hà

16

+ All: Chọn trình bày tất cả

slide

+ From …to….: chọn biểu

diễn từ slide nào đến slide nào.

+ Chọn Presented by a

speaker: để trình chiếu slide

lên toàn bộ màn hình

+ Chọn Browsed by an

individual: để trình chiếu slide

chỉ trong cửa sổ.

+ Chọn Show without narration

để hủy chế độ ghi âm.

3.5: In ấn

b. In Ấn

- Cách 1: Chọn File print

- Cách 2: Nhấn tổ hợp phím Ctrl + P

- Mục Printer: chọn máy in

- Mục Print range: chọn phạm vi in

+ All: in toàn bộ các slide

+ Current slide: chỉ in slide hiện tại

Biên soạn: Nguyễn Hoàng Hà

17

+ Slides: in phạm vi các slides nào đó. Ví dụ: 1,3,5-12 tức là sẽ in ra các slide 1, slide

3, và các slide từ 5 đến 12.

- Mục Print what: chọn nội dung cần in trên các slide:

+ Slides: in nội dung các slide, mỗi slide in ra một trang giấy

+ Handouts: in nội dung các slide, có thể in nhiều slide lên cùng một trang giấy. Số

slide in trên một trang chọn ở mục Slides per page

+ Note page: chỉ in ra những thông tin chú thích các slide

+ Outline: chỉ in ra những thông tin chính trên các slide

- Mục Copies: chọn số bản in.

Biên soạn: Nguyễn Hoàng Hà

18

MỤC LỤC CHƯƠNG I. TRÌNH DIỄN ĐƠN GIẢN ........................................................................ 2

1.1.Khởi động. ......................................................................................................... 2 1.2. Màn hình làm việc: ............................................................................................ 2 1.3. Trình diễn Slide ................................................................................................. 3

1.4. Lưu mẫu trình bày ............................................................................................ 3 1.5 Mở mẫu trình bày............................................................................................... 3 1.6. Đóng mẫu trình bày và kết thúc làm việc với PowerPoint ................................. 3

CHƯƠNG 2. XÂY DỰNG CÁC SLIDE ........................................................................ 4 2.1 Quản lý các Slide ............................................................................................... 4

a. Thêm slide vào mẫu trình bày .......................................................................... 4

b. Chọn 1 Slide ..................................................................................................... 6 c. Xoá một slide .................................................................................................... 6

d. Chọn lại bố cục cho slide ................................................................................. 6 e. Chọn mẫu định nghĩa sẵn cho Slide ................................................................ 6

2.2 Chèn thêm các đối tượng cho slide ................................................................... 7 a. Chèn hình vẽ .................................................................................................... 7 b. Chèn bảng, ảnh, Textbox, Film file âm thanh ................................................... 7

c. Tạo tiều đề trên và tiêu đề dưới ....................................................................... 7

2.3 Tạo hiệu ứng cho các đối tượng bên trong 1 slide ............................................ 8 2.4 Tạo hiệu ứng chuyển tiếp giữa các slide (Slide Transition) ............................. 11

2.5 Tạo hiệu ứng chạy liên tục: .............................................................................. 11 CHƯƠNG 3. LIÊN KẾT VÀ QUẢN LÝ MẪU TRÌNH BÀY ......................................... 13

3.1 Tạo liên kết ...................................................................................................... 13 a. Tạo liên kết cho các đối tượng ....................................................................... 13

b. Xóa liên kết .................................................................................................... 14 3.2 Hiệu chỉnh Slide Master ................................................................................... 14 3.3 Bảo vệ mẫu trình bày ....................................................................................... 15

3.4 Thiết lập trình chiếu ......................................................................................... 15 3.5: In ấn ................................................................................................................ 16

a.Định dạng trang in: ............................................ Error! Bookmark not defined. b. In Ấn ............................................................................................................... 16

MỤC LỤC .................................................................................................................. 18