mỤc lỤc mỞ ĐẦu ...1... · 2014-05-24 · đó. thông thường, các bể phốt cứ 5...

49
1 MỤC LỤC MỞ ĐẦU………………………………………………………………………….3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG………………………………………………………..6 1.1. Hiện trạng hệ thống thu gom và xử lý nước thải thành phố Đà Nẵng………………………………………………………………………………...7 1.1.1. Hệ thống thu gom và xử lý nước thải đô thị TP Đà Nẵng …………7 1.1.2. Hệ thống thu gom và xử lý nước thải các khu công nghiệp…………….8 1.1.3. Hệ thống thu gom và xử lý nước thải bệnh viện…………………….…..8 1.2 Ảnh hưởng của nước thải đối với môi trường Thành phố Đà Nẵng…………………………………………………………………………..9 CHƯƠNG 2: CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI ĐÔ THỊ ĐANG ÁP DỤNG TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG. ĐÁNH GIÁ ƯU NHƯỢC ĐIỂM, SỰ CẦN THIẾT PHẢI LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ CHO VIỆC NÂNG CẤP, ĐẦU TƯ MỚI CÁC TRẠM……………………………………………………………….12 2.1 Trạm xử lý nước thải Đô thị thành phố Đà Nẵng………………………..12 2.1.1 Tổng quan các trạm xử lý nước thải TP Đà Nẵng…………………. …12 2.1.2 Sơ đồ công nghệ của các trạm XLNT đô thị thành phố Đà Nẵng……………………………………………………………………………..16 2.1.3 Các hạng mục công trình của trạm XLNT thành phố Đà Nẵng……...17 2.2 Kết quả của quá trình xử lý, đánh giá ưu nhược điểm của công nghệ XLNT yếm khí...........................................................................................20 2.2.1 Kết quả của quá trình xử lý...................................................................20 2.2.2 Ưu điểm của công nghệ xử lý nước thải yếm khí..................................21 2.3 Sự cấn thiết phải cải tạo, nâng cấp hoặc xây dựng mới các Trạm XLNT...............................................................................................................22 2.3.1.Tiêu chuẩn nước thải hiện hành TCVN 7222:2002…………………….22

Upload: others

Post on 26-Dec-2019

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: MỤC LỤC MỞ ĐẦU ...1... · 2014-05-24 · đó. Thông thường, các bể phốt cứ 5 năm phải hút phân bùn một lần. Thực tế cho thấy các chủ hộ gia

1

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU………………………………………………………………………….3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG………………………………………………………..6

1.1. Hiện trạng hệ thống thu gom và xử lý nước thải thành phố Đà

Nẵng………………………………………………………………………………...7

1.1.1. Hệ thống thu gom và xử lý nước thải đô thị TP Đà Nẵng …………7

1.1.2. Hệ thống thu gom và xử lý nước thải các khu công nghiệp…………….8

1.1.3. Hệ thống thu gom và xử lý nước thải bệnh viện…………………….…..8

1.2 Ảnh hưởng của nước thải đối với môi trường Thành phố Đà

Nẵng…………………………………………………………………………..9

CHƯƠNG 2: CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI ĐÔ THỊ ĐANG ÁP DỤNG

TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG. ĐÁNH GIÁ ƯU NHƯỢC ĐIỂM, SỰ CẦN

THIẾT PHẢI LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ CHO VIỆC NÂNG CẤP, ĐẦU TƯ

MỚI CÁC TRẠM……………………………………………………………….12

2.1 Trạm xử lý nước thải Đô thị thành phố Đà Nẵng………………………..12

2.1.1 Tổng quan các trạm xử lý nước thải TP Đà Nẵng…………………. …12

2.1.2 Sơ đồ công nghệ của các trạm XLNT đô thị thành phố Đà

Nẵng……………………………………………………………………………..16

2.1.3 Các hạng mục công trình của trạm XLNT thành phố Đà Nẵng……...17

2.2 Kết quả của quá trình xử lý, đánh giá ưu nhược điểm của công nghệ

XLNT yếm khí...........................................................................................20

2.2.1 Kết quả của quá trình xử lý...................................................................20

2.2.2 Ưu điểm của công nghệ xử lý nước thải yếm khí..................................21

2.3 Sự cấn thiết phải cải tạo, nâng cấp hoặc xây dựng mới các Trạm

XLNT...............................................................................................................22

2.3.1.Tiêu chuẩn nước thải hiện hành TCVN 7222:2002…………………….22

Page 2: MỤC LỤC MỞ ĐẦU ...1... · 2014-05-24 · đó. Thông thường, các bể phốt cứ 5 năm phải hút phân bùn một lần. Thực tế cho thấy các chủ hộ gia

2

Đề tài khoa học: "Nghiên cứu khả năng áp dụng công nghệ mương oxy hóa trong việc xử lý nước thải

sinh hoạt ở TP Đà Nẵng" (Tác giả: Đặng Thị Phương Hà – P.KHĐT – Sở GTVT Đà Nẵng)

2.3.2. Tiêu chuẩn nước thải dự kiến trong tương lai………………………….23

2.4.3. Sự cần thiết phải nghiên cứu các loại hình xử lý nước thải phù hợp trong

tương lai………………………………………………………………………….24

CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU CÁC LOẠI HÌNH CÔNG NGHỆ KHẢ THI CÓ

THỂ ÁP DỤNG CHO VIỆC XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT Ở THÀNH

PHỐ ĐÀ NẴNG………………………………………………………………….26

3.1 Các Qui trình chung cho mọi phương án………………………………...26

3.1.1 Hồ Ổn Định Nước thải (WSP)…………………………………………...26

3.1.2 Hệ thống Lọc Nhỏ giọt (TF…………………………………………….. 27

3.1.3 Hệ thống Bùn Hoạt tính (AS)………………………………………..….31

3.1.4 Hệ thống Mương Oxy hóa (OD)…………………………………………34

3.1.5 Hệ thống Bể phản ứng theo mẻ kế tiếp (SBR)………………………….35

CHƯƠNG 4: KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ MƯƠNG OXY HÓA

TRONG VIỆC XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT Ở THÀNH PHỐ ĐÀ

NẴNG…………………………………………………………………………….39

4.1 Định nghĩa…………………………………………………………………….39

4.2 Mô tả quy trình mương oxy hóa……………………………………..…….39

4.3 So sánh công nghệ mương oxy hóa với các công nghệ khác……………42

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ………………………………...48

KẾT LUẬN....................................................................................................48

KIẾN NGHỊ………………………………………………………………........48

DANH SÁCH TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………49

Page 3: MỤC LỤC MỞ ĐẦU ...1... · 2014-05-24 · đó. Thông thường, các bể phốt cứ 5 năm phải hút phân bùn một lần. Thực tế cho thấy các chủ hộ gia

3

Đề tài khoa học: "Nghiên cứu khả năng áp dụng công nghệ mương oxy hóa trong việc xử lý nước thải

sinh hoạt ở TP Đà Nẵng" (Tác giả: Đặng Thị Phương Hà – P.KHĐT – Sở GTVT Đà Nẵng)

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Ngân hàng Thế giới đã hỗ trợ tài chính cho thành phố Đà Nẵng đầu tư xây

dựng hệ thống thu gom và xử lý nước thải đô thị thông qua “dự án Thoát nước và

vệ sinh môi trường thành phố Đà Nẵng”, trong đó có hạng mục thiết kế và xây

dựng 4 trạm XLNT (Phú Lộc, Hòa Cường, Ngũ Hành Sơn và Sơn Trà) với tổng

công suất là 89.200 m3/ngày và hệ thống đường ống xả ra sông Hàn, Vịnh Đà

Nẵng, Biển Đông. Hệ thống đã được bàn giao đưa vào sử dụng, vận hành khai thác

đầu tháng 12/2007. Tuy nhiên, do được triển khai thiết kế từ năm 1999-2000 với

quy trình công nghệ xử lý yếm khí nên chất lượng nước thải sau khi xử lý đến thời

điểm không đạt tiêu chuẩn TCVN 7222:2002 trước khi thải ra môi trường tiếp

nhận. Chất lượng nước thải sau khi xử lý vẫn còn hàm lượng chất hữu cơ cao, chỉ

tiêu nhu cầu ôxy sinh học BOD>50mg/l và nhu cầu ôxy hoá học COD >80mg/l là

vượt tiêu chuẩn cho phép, nguy cơ gây ô nhiễm môi trường khu vực tiếp nhận là rất

lớn. Ngoài ra, dự kiến trong thời gian sắp đến, với tốc độ tăng dân số đến năm 2025

là 2,1 triệu dân (Kịch bản “Chiến lược đẩy nhanh tăng trưởng” của Nghiên cứu

DACRISS) thì 4 trạm XLNT hiện trạng không thể đáp ứng nhu cầu xử lý nước thải

sinh hoạt ngày càng tăng của thành phố. Do vậy, việc nghiên cứu đề xuất các loại

hình công nghệ thích hợp cho việc nâng cấp hoặc đầu tư mới các trạm XLNT trong

tương lai là hết sức cần thiết.

Việc nghiên cứu, xem xét công nghệ Mương oxy hóa có thích hợp trong việc

xử lý nước thải sinh hoạt với nồng độ BOD khá thấp như hiện nay (theo kết quả

của các nghiên cứu gần đây) ở thành phố Đà Nẵng là hết sức cấp thiết, góp phần hỗ

trợ chủ đầu tư đưa ra quyết định chính thức trong viêc lựa chọn công nghệ xử lý

nước thải phù hợp cho tương lai.

Page 4: MỤC LỤC MỞ ĐẦU ...1... · 2014-05-24 · đó. Thông thường, các bể phốt cứ 5 năm phải hút phân bùn một lần. Thực tế cho thấy các chủ hộ gia

4

Đề tài khoa học: "Nghiên cứu khả năng áp dụng công nghệ mương oxy hóa trong việc xử lý nước thải

sinh hoạt ở TP Đà Nẵng" (Tác giả: Đặng Thị Phương Hà – P.KHĐT – Sở GTVT Đà Nẵng)

Do đó, tác giả chọn đề tài nghiên cứu “ Nghiên cứu khả năng áp dụng công

nghệ mương oxy hoá trong việc xử lý nước thải sinh hoạt ở thành phố Đà

Nẵng”.

2. Mục đích nghiên cứu của đề tài

Nghiên cứu khả năng áp dụng công nghệ mương oxy hóa trong việc xử lý

nước thải sinh hoạt ở Đà Nẵng, đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật, phù hợp với

các quy định hiện hành và mang tính khả thi cao.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

Tác giả đã tập trung nghiên cứu hiện trạng hệ thống thu gom và xử lý nước

thải TP Đà Nẵng, các loại hình công nghệ xử lý nước thải đô thị có thể áp dụng cho

việc xử lý nước thải sinh hoạt ở Đà Nẵng (tập trung vào công nghệ mương oxy

hóa) & các tiêu chuẩn quy định hiện hành và tương lai đối với việc xả thải nước

thải sinh hoạt.

4. Đối tượng khảo sát của đề tài

Đối tượng khảo sát của đề tài là hiện trạng các công trình xử lý nước thải

hiện có, hệ thống thu gom, điều kiện dân số, tài chính của thành phố cũng như một

số các công trình xử lý nước thải đã có trong nước và trên thế giới…

4. Phương pháp nghiên cứu

Lý luận khoa học và nghiên cứu thực tiễn.

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Ý nghĩa thực tiễn của đề tài là rất lớn. Việc nghiên cứu, xem xét công nghệ

Mương oxy hóa có thích hợp trong việc xử lý nước thải sinh hoạt với nồng độ BOD

khá thấp như hiện nay (theo kết quả của các nghiên cứu gần đây) ở thành phố Đà

Nẵng là hết sức cấp thiết, góp phần hỗ trợ chủ đầu tư đưa ra quyết định chính thức

trong viêc lựa chọn công nghệ xử lý nước thải phù hợp cho tương lai.

6. Cấu trúc của đề tài

Đề tài có cấu trúc như sau:

Page 5: MỤC LỤC MỞ ĐẦU ...1... · 2014-05-24 · đó. Thông thường, các bể phốt cứ 5 năm phải hút phân bùn một lần. Thực tế cho thấy các chủ hộ gia

5

Đề tài khoa học: "Nghiên cứu khả năng áp dụng công nghệ mương oxy hóa trong việc xử lý nước thải

sinh hoạt ở TP Đà Nẵng" (Tác giả: Đặng Thị Phương Hà – P.KHĐT – Sở GTVT Đà Nẵng)

Chương 1: Tổng quan về tình trạng ô nhiễm môi trường thành phố Đà Nẵng.

Chương 2: Công nghệ xử lý nước thải đô thị đang áp dụng tại thành phố Đà

Nẵng. Đánh giá ưu nhược điểm, sự cần thiết phải lựa chọn công nghệ cho việc nâng

cấp, đầu tư mới các trạm XLNT tương lai.

Chương 3: Giới thiệu các loại hình công nghệ khả thi có thể áp dụng cho

việc xử lý nước thải sinh hoạt tại thành phố Đà Nẵng.

Chương 4: Giới thiệu công nghệ mương oxy hóa: định nghĩa, mô tả, so sánh

với các công nghệ khác, ưu điểm và nhược điểm, các yêu cầu về vận hành và bảo

dưỡng trạm; đánh giá tính phù hợp của công nghệ mương oxy hóa trong điều kiện

thành phố Đà Nẵng về chi phí đầu tư, mức độ chiếm đất, chi phí vận hành và bảo

dưỡng sau này.

Chương 5: Kết luận và kiến nghị.

Page 6: MỤC LỤC MỞ ĐẦU ...1... · 2014-05-24 · đó. Thông thường, các bể phốt cứ 5 năm phải hút phân bùn một lần. Thực tế cho thấy các chủ hộ gia

6

Đề tài khoa học: "Nghiên cứu khả năng áp dụng công nghệ mương oxy hóa trong việc xử lý nước thải

sinh hoạt ở TP Đà Nẵng" (Tác giả: Đặng Thị Phương Hà – P.KHĐT – Sở GTVT Đà Nẵng)

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG

THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

1.2. Hiện trạng hệ thống thu gom và xử lý nước thải thành phố Đà Nẵng

Nước thải của thành phố Đà Nẵng được hình thành từ nhiều nguồn khác

nhau, đó là:

- Nước thải đô thị: nước thải sinh hoạt của các hộ gia đình, các ngành dịch

vụ như du lịch (nhà hàng, khách sạn), chợ, các trung tâm thương mại, hành chính

và các cơ sở chế biến sản xuất lương thực, thực phẩm nhỏ.

- Nước thải các khu công nghiệp: Khu công nghiệp Hoà Khánh, Liên Chiểu,

An Đồn, Hoà Cầm, thuỷ sản Thọ Quang,

- Nước thải từ các bệnh viện.

1.2.1. Hệ thống thu gom và xử lý nước thải đô thị TP Đà Nẵng

Nước thải sinh hoạt từ các hộ gia đình, các ngành dịch vụ, chợ, trung tâm

hành chính…hầu hết được thải vào các bể tự hoại hoặc nhà vệ sinh dội nước có hai

ngăn sau đó thải trực tiếp ra đất hoặc vào các cống thoát nước của thành phố gần

đó. Thông thường, các bể phốt cứ 5 năm phải hút phân bùn một lần. Thực tế cho

thấy các chủ hộ gia đình chỉ hút khi bể bị nghẹt hoặc sửa chữa nhà. Vì vậy, dòng

thoát từ bể tự hoại có thể mang theo cả phân cặn vào hệ thống cống thành phố làm

tăng nguy cơ lắng cặn, gây nên tình trạng yếm khí và tạo mùi trong cống.

Toàn bộ nước thải sau khi được đưa vào cống chung sẽ được thu gom và

đưa về 04 Trạm XLNT tập trung là: Hoà Cường, Phú Lộc, Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn

để xử lý trước khi thải ra môi trường bên ngoài. Công suất xử lý nước thải của các

trạm như sau :

Bảng 1.1 Công suất xử lý nước thải đô thị tại các trạm XLNT

Thông số

Đơn vị Trạm xử lý nước thải

Hoà Cường Phú Lộc Sơn Trà Ngũ H. Sơn

Công suất xử lý m3/ngày 30.000 30.000 9.000 5.000

Page 7: MỤC LỤC MỞ ĐẦU ...1... · 2014-05-24 · đó. Thông thường, các bể phốt cứ 5 năm phải hút phân bùn một lần. Thực tế cho thấy các chủ hộ gia

7

Đề tài khoa học: "Nghiên cứu khả năng áp dụng công nghệ mương oxy hóa trong việc xử lý nước thải

sinh hoạt ở TP Đà Nẵng" (Tác giả: Đặng Thị Phương Hà – P.KHĐT – Sở GTVT Đà Nẵng)

(Nguồn : Dự án Thoát nước và vệ sinh TP Đà Nẵng)

Với công nghệ xử lý nước thải kỵ khí, chất lượng nước thải sau xử lý có hàm

lượng BOD >50mg/l và hàm lượng chất rắn lơ lửng SS>50mg/l.

1.2.2. Hệ thống thu gom và xử lý nước thải các khu công nghiệp

Trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có khoảng 4.500 cơ sở sản xuất công

nghiệp. Khoảng 5,3 % số cơ sở sản xuất công nghiệp có quy mô lớn tập trung tại

các khu công nghiệp, phần còn lại các cơ sở sản xuất nhỏ được xây dựng xen kẻ tại

các khu dân cư.

Các cơ sở sản xuất công nghiệp nhỏ xen lẫn giữa các khu dân cư hầu hết

chưa có hệ thống xử lý nước thải. Dầu mỡ và các hoạt động sản xuất được xả thẳng

vào hệ thống thoát nước chung của thành phố, gây ô nhiễm môi trường sống. Hiện

thành phố đang yêu cầu các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm cao hoặc phải di dời vào

các khu công nghiệp tập trung hoặc phải có hệ thống xử lý nước thải đạt yêu cầu.

Khu công nghiệp Hoà Khánh thuộc quận Liên Chiểu đã xây dựng hệ thống

xử lý nước thải với 5.000m3/ ngày và dự kiến đến năm 2015 sẽ nâng lên khoảng

15.000m3/ngày. Nước thải sau khi xử lý chỉ đạt loại B theo tiêu chuẩn TCVN 5945-

1995 được xả vào cửa xả của đập Bàu Tràm rồi ra sông Cu Đê. Các khu công

nghiệp còn lại như An Đồn, Hoà Cầm, thuỷ sản Thọ Quang đã được xây dựng cơ

sở hạ tầng đầy đủ nhưng vẫn chưa xây dựng hệ thống xử lý nước thải hoặc xây

dựng nhưng chưa hoàn thành (khu công nghiệp thuỷ sản).

1.2.3. Hệ thống thu gom và xử lý nước thải bệnh viện

Nước thải tại các bệnh viện, ngoài các đặc trưng của nước thải đô thị còn có

các mầm bệnh, nhất là các bệnh truyền nhiễm. Đã có 04 bệnh: Đà Nẵng, Y học cổ

truyền, bệnh viện C, bệnh viện tư Hoà Mỹ và 02 trung tâm Y tế Hoà Vang, Hải

Châu đã có hệ thống xử lý nước thải. Còn lại khoảng 15 trung tâm y tế vẫn chưa

xây dựng hệ thống xử lý nước thải. Nước thải của các bệnh viện đã xử lý hoặc chưa

Page 8: MỤC LỤC MỞ ĐẦU ...1... · 2014-05-24 · đó. Thông thường, các bể phốt cứ 5 năm phải hút phân bùn một lần. Thực tế cho thấy các chủ hộ gia

8

Đề tài khoa học: "Nghiên cứu khả năng áp dụng công nghệ mương oxy hóa trong việc xử lý nước thải

sinh hoạt ở TP Đà Nẵng" (Tác giả: Đặng Thị Phương Hà – P.KHĐT – Sở GTVT Đà Nẵng)

xử lý đều đổ vào cống chung của TP Đà Nẵng. Bảng cập nhật 1.8 dưới đây đã phản

ảnh khối lượng nước thải tại các bệnh viện chưa được xử lý có khối lượng lớn.

Bảng 1.2 Các trung tâm và bệnh viện chưa xử lý nước thải

STT Tên đơn vị Số giường bệnh

Lượng nước thải

dự kiến (

m3/ngày)

1 Bệnh viện mắt 70-100 100

2 Bệnh viện tâm thần 180-250 150

3 Bệnh viện điều dưỡng 50-70 70

4 Trung tâm răng hàm mặt 30-50 50

5 Trung tâm BVSKBMTE 50

6 Trung tâm cấp cứu 30-50 50

7 Trung tâm phòng chống lao 30-50 50

8 Trung tâm y tế quận Sơn Trà 130-150 100

9 Trung tâm y tế quận Liên Chiểu 70-150 100

10 Trung tâm y tế quận Thanh Khê 130-150 100

11 Trung tâm kiểm nghiệm DP-MP 50

12 Trung tâm y tế dự phòng 150

13 Bệnh viện Vĩnh Toàn 50 40

14 Bệnh viện Bình Dân 50 40

15 Bệnh viện Nguyễn Văn Thái 25 20

Tổng cộng 1120

(Nguồn : Sở y tế Thành phố Đà Nẵng)

1.2 Ảnh hưởng của nước thải đối với môi trường Thành phố Đà Nẵng

Tại khu vực nội thị: Do việc đấu nối nước thải sinh hoạt vào hệ thống thu

gom và xử lý nước thải chưa hoàn chỉnh nên hình thành một số khu vực ô nhiễm

Page 9: MỤC LỤC MỞ ĐẦU ...1... · 2014-05-24 · đó. Thông thường, các bể phốt cứ 5 năm phải hút phân bùn một lần. Thực tế cho thấy các chủ hộ gia

9

Đề tài khoa học: "Nghiên cứu khả năng áp dụng công nghệ mương oxy hóa trong việc xử lý nước thải

sinh hoạt ở TP Đà Nẵng" (Tác giả: Đặng Thị Phương Hà – P.KHĐT – Sở GTVT Đà Nẵng)

nghiêm trọng như khu vực bãi biển Mỹ Khê từ Phạm Văn Đồng đến Nguyễn Văn

Thoại, hồ Thạc Gián, hồ Đầm Rong 2, sông Phú Lộc.

Các vùng giáp ranh với khu vực nội thị đã hình thành các khu công nghiệp

Hoà Khánh, An Đồn, thuỷ sản Sơn Trà mà hầu hết các khu công nghiệp này chưa

có hệ thống xử lý nước thải riêng, hoặc có nhưng chưa hoàn chỉnh, xử lý không

triệt để. Tình trạng môi trường tại khu vực này ô nhiễm nghiêm trọng, nhất là khu

dịch vụ thuỷ sản Thọ Quang.

Do đặc điểm trên nên vấn đề ô nhiễm môi trường chủ yếu xảy ra tại khu vực

nội thành và vùng tiếp giáp giữa nội thành và ngoại thành.

Các số liệu điều tra về chất lượng nước, không khí đã cho thấy đang có sự

gia tăng ô nhiễm môi trường về nguồn nước, không khí tại một số khu vực khu dân

cư sinh sống, khu công nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp.

Một số sông hoặc hồ điều hòa trong thành phố như sông Phú Lộc, nhánh

sông Cu Đê (tiếp nhận nước thải từ khu công nghiệp Hoà Khánh), hồ Bầu Tràm, hồ

Thạc Gián, Đầm Rong... đang bị ô nhiễm nặng. Các chỉ tiêu phân tích chất lượng

nước như COD, BOD, NH4+... tại các khu vực này hầu hết vượt xa tiêu chuẩn nước

mặt (TCVN 5942-1995). Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do chúng

phải tiếp nhận nguồn nước thải sinh hoạt hoặc công nghiệp mà chưa được xử lý

trước khi xả thải. Tại các vị trí tiếp nhận nước thải công nghiệp ở hạ lưu sông Cu

Đê và hồ Bầu Tràm (tiếp nhận nước thải của khu công nghiệp Hòa Khánh), sông

Phú Lộc (nước thải công nghiệp của các nhà máy thuộc quận Thanh Khê và Liên

Chiểu) khiến chất lượng nước tại đây ngày càng ô nhiễm.

Số liệu điều tra cho thấy chất lượng nước ngầm mạch nông tại các khu vực

quan trắc trên địa bàn Thành phố là tương đối tốt, đạt yêu cầu sử dụng cho mục

đích sinh hoạt qui mô hộ gia đình, ngoại trừ một vài vị trí nước bị nhiễm mặn,

nhiễm phèn, nhiễm bẩn bởi chất hữu cơ hoặc có nồng độ muối sắt cao. Tuy nhiên,

Page 10: MỤC LỤC MỞ ĐẦU ...1... · 2014-05-24 · đó. Thông thường, các bể phốt cứ 5 năm phải hút phân bùn một lần. Thực tế cho thấy các chủ hộ gia

10

Đề tài khoa học: "Nghiên cứu khả năng áp dụng công nghệ mương oxy hóa trong việc xử lý nước thải

sinh hoạt ở TP Đà Nẵng" (Tác giả: Đặng Thị Phương Hà – P.KHĐT – Sở GTVT Đà Nẵng)

cùng với sự phát triển đô thị và khu công nghiệp, trong tương lai các nguồn nước

ngầm mạch nông bị ô nhiễm là điều khó tránh khỏi.

Tại một số khu dân cư, do cơ sở hạ tầng cấp 3 chưa hoàn chỉnh hoặc xuống

cấp, nước thải chưa được thu gom, nên hiện tại các khu vực này thường phải đối

mặt với những vấn đề như ngập lụt, vệ sinh môi trường và điều kiện sinh hoạt cũng

như sinh sống của người dân hết sức thấp kém.

Nước thải tại các bệnh viện chưa được xử lý xả thẳng ra môi trường bên

ngoài đem theo mầm bệnh, nguy cơ gây ra lan truyền bệnh dịch là rất lớn.

Page 11: MỤC LỤC MỞ ĐẦU ...1... · 2014-05-24 · đó. Thông thường, các bể phốt cứ 5 năm phải hút phân bùn một lần. Thực tế cho thấy các chủ hộ gia

11

Đề tài khoa học: "Nghiên cứu khả năng áp dụng công nghệ mương oxy hóa trong việc xử lý nước thải

sinh hoạt ở TP Đà Nẵng" (Tác giả: Đặng Thị Phương Hà – P.KHĐT – Sở GTVT Đà Nẵng)

CHƯƠNG 2: CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI ĐÔ THỊ ĐANG ÁP DỤNG

TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG. ĐÁNH GIÁ ƯU NHƯỢC ĐIỂM, SỰ CẦN

THIẾT PHẢI LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ CHO VIỆC NÂNG CẤP, ĐẦU TƯ

MỚI CÁC TRẠM

2.4 Trạm xử lý nước thải Đô thị thành phố Đà Nẵng

2.4.1 Tổng quan các trạm xử lý nước thải TP Đà Nẵng

Đà Nẵng xây dựng 04 trạm xử lý nước thải tập trung là Phú Lộc, Hoà

Cường, Sơn Trà và Ngũ Hành Sơn. Cả 04 trạm xử lý đều thiết kế xử lý nước thải

bằng công nghệ hồ sinh học một bậc: hồ kị khí. Đây là công nghệ xử lý nước thải ít

tốn kém nhất, không cần sử dụng năng lượng điện và hiệu quả tách chất ô nhiễm

cao. Hồ kị khí có nhược điểm là tạo ra mùi và được khắc phục sơ bộ bằng cách lắp

đặt tấm đậy trên mặt hồ bằng vải nhựa và thu hồi khí sinh học đem đốt.

Đặc điểm cần lưu ý đối với công nghệ hồ kị khí là nếu hàm lượng BOD

trong nước thải càng cao thì hiệu quả tách BOD tốt. Với hệ thống thoát nước Đà

Nẵng hiện tại, hầu hết nước thải đều thoát ra từ bể tự hoại có nghĩa là hàm lượng

BOD trong nước thải đã giảm đáng kể trước khi nó được thu gom về trạm xử lý. Vì

vậy, hiệu suất xử lý nước thải của các trạm xử lý nước thải thành phố Đà Nẵng là

tương đối thấp, bình quân khoảng 45 50%.

Vị trí của 04 trạm xử nước thải lý hiện hữu có diện tích tương đối hạn chế và

đều nằm trong khu vực dân cư và thương mại mới phát triển. Khoảng cách cách ly

tối thiểu theo Quy phạm Việt Nam chưa được đảm bảo, nguồn đất dự phòng để

phát triển trong tương lai không có. Đây là một khó khăn khi muốn nâng cấp các

trạm xử lý nước thải này trong tương lai.

Bảng 2.1 Diện tích đất của các trạm XLNT

Trạm

XLNT

Vị trí D tích

đất

Vùng

đệm

Khả năng mở rộng đất

trong tương lai

Hoà

Cường

Khu công viên Đò Xu

– Hoà Cường,

5.3ha Không Khó khăn vì đã hình

thành các khu Tái định

Page 12: MỤC LỤC MỞ ĐẦU ...1... · 2014-05-24 · đó. Thông thường, các bể phốt cứ 5 năm phải hút phân bùn một lần. Thực tế cho thấy các chủ hộ gia

12

Đề tài khoa học: "Nghiên cứu khả năng áp dụng công nghệ mương oxy hóa trong việc xử lý nước thải

sinh hoạt ở TP Đà Nẵng" (Tác giả: Đặng Thị Phương Hà – P.KHĐT – Sở GTVT Đà Nẵng)

cư, thương mại

Phú Lộc phường Thanh Khê

Tây,

5ha Không Có khả năng vì có đất

nông nghiệp

Sơn Trà Khu CN Thuỷ sản

Thọ Quang

2,5ha Không Không. Nhà máy đã hình

thành xung quanh

Ngũ Hành

Sơn

Phường Khuê Mỹ,

quận Ngũ Hành Sơn

2ha Không Không. Đã hình thành

các khu du lịch

Dân số và lưu lượng nước thải được thu gom trong hiện tại và tương lai như

sau:

Bảng 2.2 Dân số và lưu lượng nước thải được xử lý của các trạm hiện tại và

tương lai

Thông số H.Cường Phú Lộc Sơn Trà N.H.Sơn

Năm 2008

Số dân cư kết nối với trạm XLNT 110.000 208.000 64.100 26.300

Lưu lượng nước thải (m3/ngày-đêm) 15.000 27.200 9.000 3.600

Năm 2020

Số dân cư kết nối với trạm XLNT 214.000 300.000 101.400 56.600

Lưu lượng nước thải (m3/ngày-đêm) 42.300 49.500 16.700 11.200

Năm 2040

Số dân cư kết nối với trạm XLNT 252.000 397.000 136.000 113.800

Lưu lượng nước thải (m3/ngày-đêm) 59.900 78.600 36.000 27.000

Nguồn: Dự án Đầu tư cơ sở hạ tầng ưu tiên TP Đà Nẵng

Các thông số kỹ thuật của các trạm xử lý nước thải như sau:

Bảng 2.3 Các thông số kỹ thuật chính của các trạm XLNT

Kích cỡ (m) Hoà Cường Phú Lộc Sơn Trà N. H. Sơn

Chiều dài đỉnh hồ 173 173 89 69

Page 13: MỤC LỤC MỞ ĐẦU ...1... · 2014-05-24 · đó. Thông thường, các bể phốt cứ 5 năm phải hút phân bùn một lần. Thực tế cho thấy các chủ hộ gia

13

Đề tài khoa học: "Nghiên cứu khả năng áp dụng công nghệ mương oxy hóa trong việc xử lý nước thải

sinh hoạt ở TP Đà Nẵng" (Tác giả: Đặng Thị Phương Hà – P.KHĐT – Sở GTVT Đà Nẵng)

Bề rộng đỉnh hồ

Bề sâu nước

Phần trên bề mặt nước

Chiều sâu hố

2x73

5

0.5

2

2x73

5

0.5

2

2x59

3

0.5

2

2x44

3

0.5

2

Thể tích chứa (m3) 110.799 110.799 29.065 16.018

Lượng nước thải đầu

vào năm 2008

17.000 22.400 8.500 3.700

Thòi gian lưu nước 6,72 4,95 3,42 4,33

Điểm xả thải Sông Cẩm

Lệ

Cửa sông

Phú Lộc

Vịnh Đà

Nẵng

Sông Cổ Cò

Nguồn: Dự án Thoát nước và vệ sinh TP Đà Nẵng.

Hình 2.1 và 2.2 dưới đây là mặt bằng và mặt căt điển hình của một trạm xử lý nước

thải

Page 14: MỤC LỤC MỞ ĐẦU ...1... · 2014-05-24 · đó. Thông thường, các bể phốt cứ 5 năm phải hút phân bùn một lần. Thực tế cho thấy các chủ hộ gia

14

Đề tài khoa học: "Nghiên cứu khả năng áp dụng công nghệ mương oxy hóa trong việc xử lý nước thải

sinh hoạt ở TP Đà Nẵng" (Tác giả: Đặng Thị Phương Hà – P.KHĐT – Sở GTVT Đà Nẵng)

Hình 2.1 Mặt bằng điển hình trạm xử lý nước thải

§Êt ®Çm chÆt

Líp lãt GCL

Líp Bª t«ng

Mµn næi HDPE

Ống dẫn vào

Kênh dẫn dòng

Ống dẫn ra

7m 5m

Lưu lại 3 ngày

Hình 2.2: Mặt cắt điển hình trạm xử lý nước thải

Ống thu khí ga

19092.7

54 E

77114.9

72 N

19244.2

52 E

77012.3

22 N

19105.7

47 E

76807.9

06 N

18997.1

46 E

76942.6

74 N

19119.669 E

76859.654 N

TL-8

2.1

56

LA

-3

19216.7

12 E

77002.8

73 N

19094.1

89 E

77085.8

93 N

LA

-2

18954.2

48 E

76910.5

57 N

+2.00

èng n©ng rm21 d630

èng x¶ trµn khÈn cÊp d400

èng x¶ d630

nhµ ®iÒu hµnh

tr¹m b¬m tuÇn hoµn

trô ®iÖn

hå sè 1

hå sè 2

Page 15: MỤC LỤC MỞ ĐẦU ...1... · 2014-05-24 · đó. Thông thường, các bể phốt cứ 5 năm phải hút phân bùn một lần. Thực tế cho thấy các chủ hộ gia

15

Đề tài khoa học: "Nghiên cứu khả năng áp dụng công nghệ mương oxy hóa trong việc xử lý nước thải

sinh hoạt ở TP Đà Nẵng" (Tác giả: Đặng Thị Phương Hà – P.KHĐT – Sở GTVT Đà Nẵng)

2.4.2 Sơ đồ công nghệ của các trạm XLNT đô thị thành phố Đà Nẵng

Hệ thống xử lý nước thải được chia làm 02 khối: khối xử lý cơ học xảy ra tại

kênh dẫn dòng và khối xử lý sinh học xảy ra tại hồ kỵ khí.

Khối xử lý cơ học: Nước thải được đưa vào kênh dẫn dòng thông qua trạm

bơm cuối cùng của hệ thống thu gom nước thải. Tại kênh lắng, các vật liệu thô như

cát, sạn sẽ được lắng xuống, và song chắn rác sẽ ngăn không cho các vật liệu có

kích thước lớn như bao nilông, gỗ nhỏ, nhựa…xuống hồ kỵ khí. Việc vớt bùn cát,

rác… tại kênh dẫn bằng thủ công và được chuyển đến nơi quy định. Các đường ống

chuyển nước xuống hồ kỵ khí còn có tác dụng hút bùn dưới hồ khi cần thiết.

Khối xử lý sinh học: gồm 02 hồ kỵ khí song song được xây dựng bằng bê

tông cốt thép và có màng nổi bên trên để giảm mùi hôi và tăng hiệu suất xử lý.

Nước thải chuyển vào hồ kỵ khí thông qua hệ thống ống bố trí dọc theo kênh. Nước

thải được xử lý theo phương pháp sinh học với công nghệ hồ kỵ khí. Với hệ vi sinh

vật sẵn có ở trong hồ, các quá trình sinh học kỵ khí được diễn ra và kết quả là

lượng chất hữu cơ trong nước thải giảm. Với công nghệ xử lý nước thải kỵ khí,

hàm lượng BOD5 giảm xuống khoảng 50% so với ban đầu. Thời gian lưu nước

trong hồ kỵ khí là 3-7 ngày trước khi xả ra môi trường bên ngoài. Điểm tiếp nhận

nguồn nước thải sau khi xử lý là các sông, vịnh Đà Nẵng.

Các sản phẩm phụ của quá trình xử lý là khí CO2, CH4 và được thu lại bởi

hệ thống ống sát thành hồ và màng nổi. Khí CH4 được đốt nhờ thiết bị đốt khí tự

động.

Page 16: MỤC LỤC MỞ ĐẦU ...1... · 2014-05-24 · đó. Thông thường, các bể phốt cứ 5 năm phải hút phân bùn một lần. Thực tế cho thấy các chủ hộ gia

16

Đề tài khoa học: "Nghiên cứu khả năng áp dụng công nghệ mương oxy hóa trong việc xử lý nước thải

sinh hoạt ở TP Đà Nẵng" (Tác giả: Đặng Thị Phương Hà – P.KHĐT – Sở GTVT Đà Nẵng)

Hình 2.3 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải hiện tại

2.4.3 Các hạng mục công trình của trạm XLNT thành phố Đà Nẵng

a. Cấu trúc dẫn vào

Điểm dẫn vào: chuyển tiếp giữa hệ thống thu gom nước thải và hệ thống xử

lý nước thải. Tại đây nước thải được phân phối đều cho 04 kênh dẫn dài.

Một kênh dẫn dài cho phép đá sạn (cát thô) lắng xuống để không vào các hồ.

Một song chắn rác bằng gang giúp loại bỏ các vật thể thô, lớn ra khỏi nước

thải.

b. Đoạn dẫn vào các kênh dẫn và các ống dẫn

Đoạn này dùng để phân chia nước thải kết hợp với các tấm tràn bằng kim

loại có thể điều chỉnh được nhằm đảm bảo lưu lượng đưa vào các ống xuống hồ

bằng nhau.

Page 17: MỤC LỤC MỞ ĐẦU ...1... · 2014-05-24 · đó. Thông thường, các bể phốt cứ 5 năm phải hút phân bùn một lần. Thực tế cho thấy các chủ hộ gia

17

Đề tài khoa học: "Nghiên cứu khả năng áp dụng công nghệ mương oxy hóa trong việc xử lý nước thải

sinh hoạt ở TP Đà Nẵng" (Tác giả: Đặng Thị Phương Hà – P.KHĐT – Sở GTVT Đà Nẵng)

Hình 2.4 Cấu tạo kênh dẫn dòng

1. Hồ kỵ khí

Là trung tâm của mỗi trạm XLNT, gåm cã 02 hå song song víi nhau.

Cấu tạo của hồ gồm một hố sâu 2m để chứa bùn và hệ thống ống phân chia nước

thải đặt sát đáy hồ. §iÒu nµy gióp c¶i thiÖn viÖc trén lÉn gi÷a n­íc th¶i võa

ch¶y ®Õn víi c¸c khèi sinh häc (bio-mass) vèn ®· h×nh thµnh trong c¸c hå

theo thêi gian.

Hoạt động sinh học của các vi sinh vật kỵ khí sẽ làm giảm khoảng 50% đến

70% mức BOD của dòng chảy vào, tuỳ thuộc lượng BOD ở đầu vào. Do hàm

lượng BOD nước thải sinh hoạt ở đầu vào thấp nên hiệu quả xử lý khoảng 50%.

Hình

2.5 Hồ kỵ

khí và ống

dẫn vào

Page 18: MỤC LỤC MỞ ĐẦU ...1... · 2014-05-24 · đó. Thông thường, các bể phốt cứ 5 năm phải hút phân bùn một lần. Thực tế cho thấy các chủ hộ gia

18

Đề tài khoa học: "Nghiên cứu khả năng áp dụng công nghệ mương oxy hóa trong việc xử lý nước thải

sinh hoạt ở TP Đà Nẵng" (Tác giả: Đặng Thị Phương Hà – P.KHĐT – Sở GTVT Đà Nẵng)

Với lưu lượng nước thải cần xử lý trong năm 2008, thời gian lưu nước trong

các hồ bình quân khoảng 4,5 ngày.

Các tấm màng nổi được làm từ vật liệu HDPE, được đặt trên mặt nước hồ (

chuyển động theo cao trình mặt nước) để ngăn mùi hôi và thúc đẩy quá trình xử lý

kỵ khí.

Quá trình xử lý nước thải đã sinh ra khí CH4 và CO2 dưới tấm màng nổi. Hỗn

hợp khí sẽ được di chuyển ra bên ngoài hồ nhờ hệ thống ống được đặt dưới lớp

màng nổi, và được đốt bởi thiết bị đốt khí tự động.

Hình 2.6 Hệ thống thu đốt khí

Normal operation:

Gas evacuates through gas piping

Blocked gas system:

Gas evacuates through

emergency outlet pipes

Page 19: MỤC LỤC MỞ ĐẦU ...1... · 2014-05-24 · đó. Thông thường, các bể phốt cứ 5 năm phải hút phân bùn một lần. Thực tế cho thấy các chủ hộ gia

19

Đề tài khoa học: "Nghiên cứu khả năng áp dụng công nghệ mương oxy hóa trong việc xử lý nước thải

sinh hoạt ở TP Đà Nẵng" (Tác giả: Đặng Thị Phương Hà – P.KHĐT – Sở GTVT Đà Nẵng)

Hình 2.7 Trạm XLNT đã hình thành

2.5 Kết quả của quá trình xử lý, đánh giá ưu nhược điểm của công nghệ

XLNT yếm khí

2.5.1 Kết quả của quá trình xử lý

Với sự theo dõi của Trung tâm bảo vệ Môi trường Trường Đại Học Bách

Khoa Đà Nẵng, các trạm xử lý nước thải đã được lấy mẫu đầu vào và đầu ra để

phân tích 04 chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước, đó là: độ PH, hàm lượng chất rắn

SS, nhu cầu ôxy sinh học BOD và nhu cầu ôxy hoá học COD. Với trạm XLNT Sơn

trà, thời gian vận hành khoảng 12 tháng và ta đã có được dữ liệu tương đối chính

xác và đầy đủ ( khoảng 30 dữ liệu). Qua phân tích và loại bỏ những dữ liệu không

hợp lệ, ta có được kết quả phân tích các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước của các

trạm như sau:

Bảng 2.4 So sánh kết quả xử lý nước thải với các TCVN

Th«ng sè §¬n vÞ N­íc th« ch­a xö lý

N­íc th¶I ®· xö lý

TCVN 5945:1995

( lo¹i B)

TCVN 7222:2002 ( Lo¹i 2)

pH

BOD

COD

mg/l

mg/l

6.0-7.5

75-150

90-200

6.5-7.5

50-75

60-100

5.5-9

50

6-9

10-30

Page 20: MỤC LỤC MỞ ĐẦU ...1... · 2014-05-24 · đó. Thông thường, các bể phốt cứ 5 năm phải hút phân bùn một lần. Thực tế cho thấy các chủ hộ gia

20

Đề tài khoa học: "Nghiên cứu khả năng áp dụng công nghệ mương oxy hóa trong việc xử lý nước thải

sinh hoạt ở TP Đà Nẵng" (Tác giả: Đặng Thị Phương Hà – P.KHĐT – Sở GTVT Đà Nẵng)

TSS

TN

TP

mg/l

mg/l

150-200

15-35

3-7

50-70

7-17

2-5

100

60

6

10-30

15-30

5-12

Đánh giá chất lượng nước thải đầu vào:

- Nước thải đầu vào được thu gom từ các bể tự hoại của các nhà vệ sinh,

nước sinh hoạt của hộ gia đình, nhà hàng, khách sạn.... Nồng độ của các hợp chất

hữu cơ có trong nước thải thể hiện qua nhu cầu ôxy sinh học BOD = (75-:-150)mg/l

và nhu cầu ôxy hoá học COD=(100-:-200)mg/l, có mức độ ô nhiễm cao so với tiêu

chuẩn nước thải xả vào nguồn nước tự nhiên.

- Tỉ lệ tối thiểu BOD: N:P=(100:5:3) cho ta thấy được nước thải đủ chất dinh

dưỡng để duy trì sự sinh trưởng và phát triển của vi khuẩn.

- Tỉ lệ COD/BOD= 1,5 là phù hợp với nước thải đô thị. Không có thành phần

hợp chất độc hại trong nước thải.

- Độ PH=6,0-:-7,5, nước thải ở dạng trung tính, không cần thiết phải trung

hoà.

Với các tính chất nước thải đầu vào như trên, việc xử lý nước thải bằng

phương pháp sinh học là phù hợp. Tuy nhiên, để chất lượng nước thải đầu ra tốt,

phù hợp với tiêu chuẩn TCVN 7222:2002 thì phụ thuộc rất nhiều vào công nghệ xử

lý.

2.5.2 Ưu điểm của công nghệ xử lý nước thải yếm khí.

a. Ưu điểm

Công nghệ xử lý nước thải hồ kỵ khí cũng có những ưu điểm mà các nhà tư

vấn thiết kế đã chọn để XLNT đô thị ở thành phố Đà Nẵng, đó là:

- Thiết kế đơn giản, thể tích công trình nhỏ, chiếm ít diện tích mặt bằng,

công trình có cấu tạo khá đơn giản.

- Chi phí đầu tư và vận hành thấp.

Page 21: MỤC LỤC MỞ ĐẦU ...1... · 2014-05-24 · đó. Thông thường, các bể phốt cứ 5 năm phải hút phân bùn một lần. Thực tế cho thấy các chủ hộ gia

21

Đề tài khoa học: "Nghiên cứu khả năng áp dụng công nghệ mương oxy hóa trong việc xử lý nước thải

sinh hoạt ở TP Đà Nẵng" (Tác giả: Đặng Thị Phương Hà – P.KHĐT – Sở GTVT Đà Nẵng)

- Việc xử lý nước thải theo phương pháp kỵ khí tạo tiền đề thuận lợi cho việc

nâng cấp sau này. Đây là bước đi vững chắc và rất hiệu quả sau khi trạm xử lý

nước thải được nâng cấp.

- Công tác vận hành bảo dưỡng thật đơn giản, giá thành xử lý một m3 nước

thải ít. Sản sinh ra khí CH4, tạo ra năng lượng.

- Lượng bùn sinh ra ít do đó ít tốn chi phí xử lý bùn.

- Hồ có tính ổn định, tải trọng phân huỷ các chất hữu cơ cao, chịu sự thay đổi

đột ngột về lưu lượng.

b. Nhược điểm

- Kết quả XLNT bằng phương pháp sinh học với công nghệ hồ kỵ khí còn có

những hạn chế nhất định. Hàm lượng nhiễm bẩn của nước sau khi xử lý BOD= (50-

:-75), COD=(75-:-100) vẫn còn ở mức độ cao, chưa đáp ứng được nước loại tiêu

chuẩn 7222:2002 thải ra môi trường bên ngoài. Hiệu suất giảm chỉ tiêu BOD, COD

là thấp, khoảng 50 %. Quá trình xử lý đã sinh ra NH3, H2S có mùi hôi, gây ô nhiễm

môi trường không khí xung quanh.

- Với chất lượng nước thải sau xử lý còn hạn chế thì điểm tiếp nhận nguồn

nước thải có thể bị ô nhiễm, làm cạn kiệt nguồn O2 có trong nước, huỷ hoại các vi

sinh vật sống trong nước. Đặc biệt, không tận dụng được nguồn nước sau khi xử lý

để nuôi trồng thuỷ sản và cung cấp nước tưới cho nông nghiệp.

2.6 Sự cấn thiết phải cải tạo, nâng cấp hoặc xây dựng mới các Trạm XLNT

2.3.1.Tiêu chuẩn nước thải hiện hành TCVN 7222:2002

Tiêu chuẩn mới nhất về các yêu cầu đối với các trạm xử ký nước thải đô thị

được ban hành năm 2002. Nó quy định không chỉ yêu cầu về dòng nước thải sau xử

lý mà còn có các yêu cầu khác như: vị trí nhà máy, vùng đệm, xử lý mùi, vận hành,

bảo dưỡng…

Page 22: MỤC LỤC MỞ ĐẦU ...1... · 2014-05-24 · đó. Thông thường, các bể phốt cứ 5 năm phải hút phân bùn một lần. Thực tế cho thấy các chủ hộ gia

22

Đề tài khoa học: "Nghiên cứu khả năng áp dụng công nghệ mương oxy hóa trong việc xử lý nước thải

sinh hoạt ở TP Đà Nẵng" (Tác giả: Đặng Thị Phương Hà – P.KHĐT – Sở GTVT Đà Nẵng)

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7222:2002 yêu cầu tỷ lệ tách tối thiểu của BOD

và TSS là 85%. Ngoài ra, nước thải sau khi xử lý nên đáp ứng loại II hoặc có chất

lượng tốt hơn. Bảng dưới đây trình bày tiêu chuẩn dòng nước thải sau khi xử lý.

Bảng 2.5 Các yêu cầu về nước thải sau khi xử lý theo tiêu chuẩn TCVN

7222:2002

Thông

số

Đơn vị TCVN 7222:2002 TCVN

5945:1995 củ

loại B Nước thải đã

qua xử lý sơ

bộ ( Loại I)

Nước thải

đã xử lý

( loại II)

Nước thải đã

qua xử lý (

Loại III)

pH

BOD5

TSS

TN

TP

mg/l

mg/l

mg/l

mg/l

mg/l

6.0-9

100-200

100-150

20-40

7-15

6.0-9.0

10-30

10-30

15-30

5-12

6.0-9.0

5<10

5<10

3-5

1-2

5.5-9

50

100

60

6

Theo tiêu chuẩn này, các trạm XLNT đạt chất lượng nước thải sau khi xử lý

là loại II, khuyến khích loại III. Vùng đệm để trồng cây xanh, điều hoà môi trường

không khí của các trạm xử lý nước thải khoảng từ 200m đến 500m.

2.3.2. Tiêu chuẩn nước thải dự kiến trong tương lai

Dự kiến rằng đến năm 2020, một tiêu chuẩn mới về chất lượng nước thải sau

khi xử lý sẽ được ban hành. Chắc chắn rằng tiêu chuẩn này sẽ quy định nghiêm

ngặt đối với chất lượng nước sau khi xử lý. Thải ra sông nhỏ hay hồ đòi hỏi chất

lượng nước sẽ cao để sau đó chảy ra sông lớn hoặc biển.

Tiêu chuẩn thải ra hồ hoặc các khu vực tiếp nhận nước nhỏ nhằm ngăn ngừa

tình trạng giàu dinh dưỡng. Tổng hàm lượng dinh dưỡng sau khi xử lý giống với

tiêu chuẩn loại III của TCVN 7222:2002.

Tiêu chuẩn thải ra sông lớn nhằm mục đích tách BOD cao để ngăn ngừa tình

trạng yếm khí và bảo vệ thuỷ sinh.

Page 23: MỤC LỤC MỞ ĐẦU ...1... · 2014-05-24 · đó. Thông thường, các bể phốt cứ 5 năm phải hút phân bùn một lần. Thực tế cho thấy các chủ hộ gia

23

Đề tài khoa học: "Nghiên cứu khả năng áp dụng công nghệ mương oxy hóa trong việc xử lý nước thải

sinh hoạt ở TP Đà Nẵng" (Tác giả: Đặng Thị Phương Hà – P.KHĐT – Sở GTVT Đà Nẵng)

Tiêu chuẩn thải ra sông hoặc các khu vực tiếp nhận lớn: giống với tiêu chuẩn

loại II TCVN 7222:2002 .

Bảng 2.6 Tiêu chuẩn dự kiến trong tương lai

Thông

số Đơn vị

Năm 2010-2020

Loại II TCVN

7222:2002

Năm 2020 -2040

Thải ra

biển

Thải ra

sông lớn

Thải ra hồ hoặc

sông nhỏ

pH

BOD5

TSS

TN

TP

mg/l

mg/l

mg/l

mg/l

6.0-9.0

10-30

10-30

15-30

5-12

6-9

<30

<30

<30

<12

6-9

<10

<10

<30

<5

6-9

<10

<10

<10

<2

2.4.3. Sự cần thiết phải nghiên cứu các loại hình xử lý nước thải phù hợp trong

tương lai

Kết quả xử lý nước thải bằng công nghệ hồ kỵ khí của các trạm xử lý đã có

hiện nay không đáp ứng được nước thải loại 2 của tiêu chuẩn TCVN7222:2002

hiện hành thải ra môi trường bên ngoài (sông, biển). Nơi tiếp nhận nguồn nước thải

đã qua xử lý ở các trạm sẽ bị ô nhiễm.

- Tốc độ đô thị hoá nhanh, yêu cầu bảo vệ môi trường ngày càng nghiêm

ngặt hơn. Như đã phân tích ở trên, dự kiến đến năm 2020, các tiêu chuẩn mới về xử

lý nước thải sẽ được ban hành và tất nhiên yêu cầu về hàm lượng chất hữu cơ có

trong nước thải sau khi đã xử lý phải thấp hơn tiêu chuẩn hiện nay.

- Giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tạo điều kiện thuận lợi, bền vững cho

ngành dịch vụ du lịch phát triển.

- Môi trường, chất lượng cuộc sống của người dân được nâng cao, giảm tối

đa bệnh tật.

Từ phân tích trên, việc cải tạo, nâng cấp hoặc xây dựng mới các trạm XLNT

là cần thiết và cấp bách. Do đó, việc nghiên cứu các loại hình công nghệ xử lý nước

Page 24: MỤC LỤC MỞ ĐẦU ...1... · 2014-05-24 · đó. Thông thường, các bể phốt cứ 5 năm phải hút phân bùn một lần. Thực tế cho thấy các chủ hộ gia

24

Đề tài khoa học: "Nghiên cứu khả năng áp dụng công nghệ mương oxy hóa trong việc xử lý nước thải

sinh hoạt ở TP Đà Nẵng" (Tác giả: Đặng Thị Phương Hà – P.KHĐT – Sở GTVT Đà Nẵng)

thải phù hợp cho nhu cầu nâng cấp hoặc xây dựng mới các trạm XLNT là hết sức

quan trọng.

Page 25: MỤC LỤC MỞ ĐẦU ...1... · 2014-05-24 · đó. Thông thường, các bể phốt cứ 5 năm phải hút phân bùn một lần. Thực tế cho thấy các chủ hộ gia

25

Đề tài khoa học: "Nghiên cứu khả năng áp dụng công nghệ mương oxy hóa trong việc xử lý nước thải

sinh hoạt ở TP Đà Nẵng" (Tác giả: Đặng Thị Phương Hà – P.KHĐT – Sở GTVT Đà Nẵng)

CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU CÁC LOẠI HÌNH CÔNG NGHỆ KHẢ THI CÓ

THỂ ÁP DỤNG CHO VIỆC XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT Ở THÀNH

PHỐ ĐÀ NẴNG

Các công nghệ xử lý nước thải có thể áp dụng cho việc xử lý nước thải sinh hoạt

ở thành phố Đà Nẵng sẽ được phân tích và so sánh trong đề tài này như sau:

1. Hồ ổn định nước thải (WSP)

2. Bể lọc sinh học nhỏ giọt (TF)

3. Bùn hoạt tính (AS)

4. Mương ôxy hóa (OD)

5. Bể xử lý hiếu khí hoạt động theo mẻ (SBR)

3.1 Các Qui trình chung cho mọi phương án

Ngoài các công nghệ qui trình sinh học, mọi phương án đều sẽ gồm các đơn vị phụ

trợ sau đây, trừ khi được qui định cụ thể khác đi:

- Trạm bơm nước thải đầu vào

- Công trình thu (lưới lọc, hố lắng cát có sục khí, thiết bị tháo nước cho lưới

lọc và hố gạn sạn)

- Khu xử lý khử trùng và bể khử trùng

- Nhà đặt máy phát điện

- Hệ thống xử lý bùn

- Hệ thống kiểm soát mùi (áp dụng tại công trình thu và hệ thống xử lý bùn)

- Nhà điều hành, khu phục vụ nhân viên, phòng thí nghiệm, khu bảo dưỡng,

bãi đậu xe.

3.1.1 Hồ Ổn Định Nước thải (WSP)

Công nghệ WSP là một qui trình xử lý nước thải được sử dụng rộng rãi. Quá

trình xử lý diễn ra nhờ những qui trình sinh hóa tự nhiên được trợ lực từ gió, ánh

sáng mặt trời và tảo mọc. Công tác vận hành cũng đơn giản và yêu cầu năng lượng

cũng thấp. Thường thì qui trình WSP gồm có 3 giai đoạn xử lý và 3 loại hồ là: các

Page 26: MỤC LỤC MỞ ĐẦU ...1... · 2014-05-24 · đó. Thông thường, các bể phốt cứ 5 năm phải hút phân bùn một lần. Thực tế cho thấy các chủ hộ gia

26

Đề tài khoa học: "Nghiên cứu khả năng áp dụng công nghệ mương oxy hóa trong việc xử lý nước thải

sinh hoạt ở TP Đà Nẵng" (Tác giả: Đặng Thị Phương Hà – P.KHĐT – Sở GTVT Đà Nẵng)

hồ kỵ khí (sâu 5 – 6m), các hồ sinh học (sâu 1.5 - 2m) và các hồ làm thoáng (sâu

khoảng 1m).

Một ví dụ về qui trình WSP 3 giai đoạn là bãi chôn lấp rác tại Khánh Sơn –

Đà Nẳng. Tuy nhiên, bốn nhà máy xử lý nước thải hiện nay tại Đà Nẳng chỉ có

một bước đầu tiên trong qui trình WSP là các hồ kỵ khí.

Nhược điểm chính của qui trình WSP là rất tốn diện tích đất. Nếu phải thay

một hồ kỵ khí hiện trạng tại Phú Lộc bằng một qui trình WSP hoàn chỉnh thì cần

phải có một diện tích mặt bằng 30 hécta. Vì vậy mà qui trình WSP không phải là

giải pháp thực tế để xử lý tại các vùng đô thị như Đà Nẵng

Hình 3-1 : Qui trình xử lý nước thải theo công nghệ Hồ ổn định tại Buôn Ma Thuột

Hình 3-1: Công nghệ WSP tại Buôn Ma Thuột

Tải lượng nước thải 8,000m3 /ngày. Mặt bằng rộng 22 ha

3.1.2 Hệ thống Lọc Nhỏ giọt (TF)

Các hệ thống lọc nhỏ giọt truyền thống đã được sử dung rộng rãi để xử lý

nước thải gần thế kỷ qua. Lọc nhỏ giọt là những qui trình xử lý sinh học qua các

màn phim cố định mà tại đó nước thải đầu vào đã qua xử lý bậc một sẽ tự chảy

xuống đáy của một khối lọc xốp theo dòng chảy chậm xuyên qua bề mặt và thấm

vào khối lọc trước khi xuống đáy khối lọc. Khi nước thải chảy qua bề mặt khối lọc

sẽ hình thành một lớp “nhầy” vi khuẩn hiếu khí dày 1 – 2mm, lớp nhầy này sẽ tiêu

Page 27: MỤC LỤC MỞ ĐẦU ...1... · 2014-05-24 · đó. Thông thường, các bể phốt cứ 5 năm phải hút phân bùn một lần. Thực tế cho thấy các chủ hộ gia

27

Đề tài khoa học: "Nghiên cứu khả năng áp dụng công nghệ mương oxy hóa trong việc xử lý nước thải

sinh hoạt ở TP Đà Nẵng" (Tác giả: Đặng Thị Phương Hà – P.KHĐT – Sở GTVT Đà Nẵng)

hủy hàm lượng BOD hữu cơ có trong nước thải đầu vào khi nước thải “nhỏ giọt”

qua khắp các bề mặt của khối lọc. Đến một lúc nào đó lớp “nhầy” vi khuẩn bám

vào khối lọc này đã trở nên quá nặng, tạo thành các khối có sự phát triển của tế bào.

Theo định kỳ các khối có chứa vi khuẩn sinh trưởng này sẽ bị nước thải đầu vào

cuốn chảy đến bể lắng bậc hai, tại đây các khối này kết lại thành bùn ở đáy bể. Lớp

“nhầy” vi khuẩn mới lại tiếp tục mọc lại tại vị trí của “lớp nhầy” cũ và qui trình cứ

thế lặp lại. Nước thải đầu vào được phân tán qua bề mặt bể lọc nhỏ giọt nhờ thiết

bị phân tán có trục xoay tròn chạy bằng phản lực thủy lực, thiết bị này xoay tròn

quanh một tiếp điểm trung tâm, phân tán đều nước thải đầu vào qua các khe tròn

rỗng dẫn ra đến bề mặt khối lọc.

Các bể lọc nhỏ giọt trước đây được thiết kế với khối lọc có nền đá rất nặng

nên nhược điểm của nó là làm phát sinh mùi hôi và dễ bị nghẽn vì các khe hở nhỏ

tại mặt nền đá. Tuy nhiên, trong 30 năm qua công nghệ này đã được cải tiến nhiều,

khối đá lọc đã được thay bằng khối lọc nhựa PVC và Polyme có trọng lượng nhẹ,

được sản xuất và cung cấp thành khối, mỗi khối có kích thước khoảng 1m3 – làm

tăng đáng kể diện tích bề mặt của khối lọc so với các khối lọc nền đá trước đây,

nhờ vậy có thể thi công các khối lọc nhỏ giọt với kích thước thu gọn nhưng sâu

hơn. 97% các khoảng rỗng tạo ra từ khối lọc nhựa cho phép dòng chảy nước thải

chảy xuyên qua đã loại bỏ được các khiếm khuyết của khối lọc đá trước đây.

Để đạt hiệu quả hơn, quy trình lọc nhỏ giọt chủ yếu bao gồm bước tuần hoàn

nước thải và thông gió cưỡng bức. Nước thải tuần hoàn hoặc đi vào bể lắng hoặc là

nước đầu ra của bể lắng.

Ngoài ra, quy trình lọc nhỏ giọt thường bao gồm bể lắng bậc 1 và các công

trình ổn định bùn (hiếu khí hoặc kỵ khí).

Ví dụ về công nghệ lọc nhỏ giọt sử dụng khối lọc nhựa PVC có thể thấy tại

nhà máy xử lý nước thải thành phố Đà Lạt. Hình 3-2 miêu tả sơ đồ qui trình lọc

Page 28: MỤC LỤC MỞ ĐẦU ...1... · 2014-05-24 · đó. Thông thường, các bể phốt cứ 5 năm phải hút phân bùn một lần. Thực tế cho thấy các chủ hộ gia

28

Đề tài khoa học: "Nghiên cứu khả năng áp dụng công nghệ mương oxy hóa trong việc xử lý nước thải

sinh hoạt ở TP Đà Nẵng" (Tác giả: Đặng Thị Phương Hà – P.KHĐT – Sở GTVT Đà Nẵng)

nhỏ giọt và bể lọc nhỏ giọt, Hình 3-3 là hình ảnh công trình nhà máy xử lý nước

thải Đà Lạt.

Hình 3-2: Hệ thống Lọc Nhỏ giọt

Hình 3-3 Một số nét đặc trưng của Nhà máy xử lý nước thải công nghệ lọc nhỏ

giọt tại TP-Đà Nẵng:

Page 29: MỤC LỤC MỞ ĐẦU ...1... · 2014-05-24 · đó. Thông thường, các bể phốt cứ 5 năm phải hút phân bùn một lần. Thực tế cho thấy các chủ hộ gia

29

Đề tài khoa học: "Nghiên cứu khả năng áp dụng công nghệ mương oxy hóa trong việc xử lý nước thải

sinh hoạt ở TP Đà Nẵng" (Tác giả: Đặng Thị Phương Hà – P.KHĐT – Sở GTVT Đà Nẵng)

• Bên kia hình là hai bể lắng bậc một, còn được sử dụng để làm ổn định

bùn sản sinh trong qui trình xử lý (các bể “Imhoff”),

• Phía gần suối là hai bể lọc nhỏ giọt và hai bể lắng bậc hai,

• Cận hình là hai sân phơi bùn có mái che

• Phía bên phải là các hồ làm thoáng cho mục đích khử trùng.

Hình 3-3: Nhà máy xử lý theo công nghệ Lọc nhỏ giọt tại tp. Đà Lạt

Ưu và Nhược điểm của Hệ thống Lọc Nhỏ giọt được tóm lược tại Bảng 3-1.

Ưu điểm Nhược điểm

1. Công nghệ tin cậy, đã được chứng

minh (khối lọc nhựa đã được sử dụng

trên 40 năm)

1. Cần có bể lắng bậc hai, và thường thì

cũng cần có:

Các bể lắng bậc 1

Trạm bơm tuần hoàn nước thải

Thông gió cưỡng bức

Các công trình ổn định bùn

Page 30: MỤC LỤC MỞ ĐẦU ...1... · 2014-05-24 · đó. Thông thường, các bể phốt cứ 5 năm phải hút phân bùn một lần. Thực tế cho thấy các chủ hộ gia

30

Đề tài khoa học: "Nghiên cứu khả năng áp dụng công nghệ mương oxy hóa trong việc xử lý nước thải

sinh hoạt ở TP Đà Nẵng" (Tác giả: Đặng Thị Phương Hà – P.KHĐT – Sở GTVT Đà Nẵng)

2. Ít tốn điện nhất 2. Yêu cầu về diện tích đất hơi lớn hơn

so với các NMXLNT có công nghệ bùn

họat tính.

3. Là qui trình dễ vận hành bảo dưỡng

nhất

3. Khả năng xử lý Nitơ kém

4. Khối lọc nhựa có tuổi thọ >30 năm 4. Không có khả năng xử lý Phốtpho

sinh học

5. Yêu cầu về thiết bị và dụng cụ ít hơn. 5. Nhìn chung ít khả năng xử lý hơn so

với các công nghệ khác

Bảng 3-1 Ưu và Nhược điểm của Hệ thống Lọc Nhỏ giọt

3.1.3 Hệ thống Bùn Hoạt tính (AS)

Công nghệ Bùn hoạt tính truyền thống được sử dụng rộng rãi trong xử lý

nước thải. Qui trình công nghệ này dựa trên sự phát triển của vi khuẩn dạng treo,

còn gọi là “bùn hoạt tính” phát triển nhanh trong môi trường giàu oxy, bùn hoạt

tính này phá hủy chất hữu cơ có trong nước thải đầu vào. Sự phá hủy chất hữu cơ

này làm phát sinh khối tế bào vi khuẩn, làm tăng khối lượng chất rắn bùn hoạt tính.

Sau khi lưu tại bể bùn hoạt tính khoảng 8 giờ, hỗn hợp bùn hoạt tính và nước thải,

còn gọi là “chất lỏng hỗn hợp” được chuyển tới bể lắng bậc hai để thực hiện qui

trình tách phần nước đã được xử lý khỏi phần bùn thải lắng kết. Một phần bùn thải

này được tái tuần hoàn về điểm tiếp nhận nước thải đầu vào của bể bùn hoạt tính,

tại đây bùn này lại bổ sung thêm chất cho qui trình bùn hoạt tính, lại phá hủy thêm

tải lượng BOD hữu cơ có trong nước thải đầu vào. Phần còn lại của bùn lắng này

được thải ra đến qui trình làm sánh và tháo nước bùn, sau đó được đưa đi khỏi công

trường.

Hình 3-4 thể hiện sơ đồ qui trình bùn hoạt tính. Hình 3-5 là hình ảnh một phần

của qui trình này.

Page 31: MỤC LỤC MỞ ĐẦU ...1... · 2014-05-24 · đó. Thông thường, các bể phốt cứ 5 năm phải hút phân bùn một lần. Thực tế cho thấy các chủ hộ gia

31

Đề tài khoa học: "Nghiên cứu khả năng áp dụng công nghệ mương oxy hóa trong việc xử lý nước thải

sinh hoạt ở TP Đà Nẵng" (Tác giả: Đặng Thị Phương Hà – P.KHĐT – Sở GTVT Đà Nẵng)

Hình 3-4: Qui trình Bùn hoạt tính

Hình 3-5: Bể sục khí (Aeroten) và bể lắng bậc hai trong Qui trình Bùn hoạt tính

Ưu và nhược điểm của qui trình bùn hoạt tính được tóm lược trong Bảng 3-2

Ưu điểm Nhược điểm

1. Công nghệ tin cậy, đã được chứng

minh (đã được sử dụng > 100 năm)

1. Cần có bể lắng bậc một và bể lắng

bậc hai

1. Cần có các bể lắng bậc 2 và thường

cần có::

Các bể lắng bậc 1

Page 32: MỤC LỤC MỞ ĐẦU ...1... · 2014-05-24 · đó. Thông thường, các bể phốt cứ 5 năm phải hút phân bùn một lần. Thực tế cho thấy các chủ hộ gia

32

Đề tài khoa học: "Nghiên cứu khả năng áp dụng công nghệ mương oxy hóa trong việc xử lý nước thải

sinh hoạt ở TP Đà Nẵng" (Tác giả: Đặng Thị Phương Hà – P.KHĐT – Sở GTVT Đà Nẵng)

Các công trình ổn định bùn

2. Không là công nghệ độc quyền

(Nhiều đơn vị có thể cung cấp, tính cạnh

tranh cao).

2. Điện tiêu thụ cao hơn

3. Tại Việt Nam đã có mặt các nhà cung

cấp có tiếng về công nghệ này

3. Công nghệ CAS dễ gây sốc tải lượng

và kết bùn.

4. Công nghệ này đã được sử dụng tại

các NMXLNT lớn tại Hà Nội và tp.

HCM

4. Qui trình phức tạp, khó kiểm soát

5.Tại Việt Nam đã có những nhà cung

cấp phụ kiện, thiết bị có tiếng về công

nghệ này.

5. Cần đào tạo kỹ cho nhân viên vận

hành bảo dưỡng.

Bảng 3-2: Các ưu và nhược điểm của Công nghệ Bùn hoạt tính

Page 33: MỤC LỤC MỞ ĐẦU ...1... · 2014-05-24 · đó. Thông thường, các bể phốt cứ 5 năm phải hút phân bùn một lần. Thực tế cho thấy các chủ hộ gia

33

Đề tài khoa học: "Nghiên cứu khả năng áp dụng công nghệ mương oxy hóa trong việc xử lý nước thải

sinh hoạt ở TP Đà Nẵng" (Tác giả: Đặng Thị Phương Hà – P.KHĐT – Sở GTVT Đà Nẵng)

3.1.4 Hệ thống Mương Oxy hóa (OD)

Qui trình mương oxy hóa – một dạng khác của bùn hoạt tính, đã được sử dụng

để xử lý nước thải hơn năm mươi năm qua. Công nghệ qui trình này dựa trên sự

phát triển sinh học dạng “lơ lửng” gọi là “bùn hoạt tính” duy trì trong môi trường

giàu oxy, sự phát triển sinh học này rất nhanh và phá hủy chất hữu cơ có trong

nước thải đầu vào. Sự phá hủy này gây ra khối lượng tế bào chết lớn, làm tăng

khối lượng chất rắn bùn họat tính. Sau khi lưu tại bể mương oxy hóa khoảng 24

giờ, bùn hoạt tính và nước thải kết hợp – thường được gọi là “chất lỏng hỗn hợp”

được chuyển tới bể lắng bậc hai để phân tách khỏi nước thải đầu ra đã qua xử lý và

bùn kết. Một phần bùn thải này được tài tuần hoàn đến đầu dẫn nước thải vào bể

mương oxy hóa và trở lại thành bùn họat tính, phá hủy thêm tải lượng BOD5 hữu

cơ. Phần còn lại của bùn lắng này được thải ra một qui trình làm sánh rồi đến công

đọan tháo nước trong quá trình đưa bùn thải còn lại ra khỏi công trường nhà máy.

Không giống như qui trình bùn hoạt tính truyền thống, không có yêu cầu cụ thể về

các bể lắng bậc một như là qui trình xử lý giai đọan đầu tiên, vì nước thải thô đầu

vào có thể được dẫn thẳng đến các bể mương oxy hóa để xử lý.

Sơ đồ qui trình mưong oxy hóa được thể hiện tại Hình 3-6, hình ảnh nhà máy

xử lý được thể hiện ở Hình 3-7.

Hình 3-6: Qui trình Mương Oxy hóa

Page 34: MỤC LỤC MỞ ĐẦU ...1... · 2014-05-24 · đó. Thông thường, các bể phốt cứ 5 năm phải hút phân bùn một lần. Thực tế cho thấy các chủ hộ gia

34

Đề tài khoa học: "Nghiên cứu khả năng áp dụng công nghệ mương oxy hóa trong việc xử lý nước thải

sinh hoạt ở TP Đà Nẵng" (Tác giả: Đặng Thị Phương Hà – P.KHĐT – Sở GTVT Đà Nẵng)

Hình 3-7: Nhà máy xử lý Mương Oxy hóa

Ưu và nhược điểm của công nghệ mương oxy hóa được tóm lược tại bảng dưới đây

Ưu điểm Nhược điểm

1. Công nghệ tin cậy, đã được chứng

minh (sử dụng > 40 năm)

1. Tốn điện sử dụng hơn

2. Không là công nghệ độc quyền. Có

nhiều đơn vị cung cấp, tính cạnh tranh

cao

2. Khả năng xử lý Phốtpho sinh học hạn

chế

3. Khả năng xử lý Nitơ tốt 3.Tốn diện tích đất nhất

4. Ít phức tạp hơn trong vận hành so với

công nghệ CAS và CASS.

4. Nhân viên vận hành cần được đào tạo

kỹ hơn so với qui trình CTF

5. Kháng được sốc tải lượng 5. Cần thường xuyên quan tâm đến thiết

bị đo đạc để kiểm tra việc chia độ và sửa

chữa

6. Không cần bể lắng bậc một

7. Không cần các công trình ổn định bùn

Bảng 3-3: Ưu và nhược điểm của công nghệ Mương Oxy hóa

3.1.5 Hệ thống Bể phản ứng theo mẻ kế tiếp (SBR)

Bể phản ứng theo mẻ kế tiếp (SBR) là dạng biến đổi của qui trình bùn hoạt tính.

Là một qui trình bồi và thoát, còn gọi là qui trình theo mẻ, toàn bộ các giai đoạn xử

lý sinh học đều diễn ra trong một bể đơn lẻ. Qui trình SBR khác với qui trình

truyền thống có lưu lượng chảy qua qui trình bùn hoạt tính vì SBR không cần các

bể riêng biệt để sục khí và làm lắng. Các hệ thống SBR có hai hoặc hơn hai bể phản

Page 35: MỤC LỤC MỞ ĐẦU ...1... · 2014-05-24 · đó. Thông thường, các bể phốt cứ 5 năm phải hút phân bùn một lần. Thực tế cho thấy các chủ hộ gia

35

Đề tài khoa học: "Nghiên cứu khả năng áp dụng công nghệ mương oxy hóa trong việc xử lý nước thải

sinh hoạt ở TP Đà Nẵng" (Tác giả: Đặng Thị Phương Hà – P.KHĐT – Sở GTVT Đà Nẵng)

ứng hoạt động song song. Thường thì có 5 giai đoạn trong chu trình xử lý SBR,

như sau:

Bồi đầy → Phản ứng → Lắng →Gạn →Nghỉ.

Có nhiều kiểu hệ thống SBR theo thiết kế của từng nhà sản xuất. Năm 1978 đánh

dấu bước vượt trội của công nghệ này khi đưa vào vùng tiền phản ứng trong qui

trình SBR để kiểm sóat tình trạng kết bùn. Ý tưởng SBR cải tiến này được xem

như hệ thống bùn hoạt tính tuần hoàn CASS - SBR kết hợp. Các hệ thống SBR

trước đây thường được áp dụng trong ngành công nghiệp nước cho các ứng dụng

có qui mô vừa và nhỏ, còn hệ thống kết hợp CASS – SBR thì được ứng dụng trong

các công trình lớn hơn. CASS – SBR là một qui trình xử lý dưỡng chất sinh học,

được thiết kế với khả năng kiểm soát việc kết bùn khối. Qui trình này gồm một

trình tự lập đi lập lại về sục khí và tiêu khí để tạo các điều kiện qui trình hiếu khí,

thiếu khí và kỵ khí. Vì sục khi theo cường độ lớn nên có khả năng tạo nitrat hóa,

de-nitrat hóa và xử lý được phốt pho sinh học.

Hình 3-8, Hình 3-9 và Hình 3-10 là các sơ đồ của hệ thống CASS – SBR.

Hình 3-8: Qui trình CASS-SBR

Thiết bị gạn

Không khí

Ra

Hố gạn

Bùn thừa

Bùn tuần hoàn lại

Bể phản ứng CASS_SBR

Vào

Page 36: MỤC LỤC MỞ ĐẦU ...1... · 2014-05-24 · đó. Thông thường, các bể phốt cứ 5 năm phải hút phân bùn một lần. Thực tế cho thấy các chủ hộ gia

36

Đề tài khoa học: "Nghiên cứu khả năng áp dụng công nghệ mương oxy hóa trong việc xử lý nước thải

sinh hoạt ở TP Đà Nẵng" (Tác giả: Đặng Thị Phương Hà – P.KHĐT – Sở GTVT Đà Nẵng)

Hình 3-9: Chu kỳ Qui trình CASS-SBR

Hình 3-10: Hai bể phản ứng song song trong qui trình CASS-SBR

Ưu và Nhược điểm của Ý tưởng công nghệ CASS - SBR được tóm lược trong bảng

sau:

Ưu điểm Nhược điểm

1. Không cần bể lắng bậc một 1. Là Công nghệ độc quyền (một nhà

sản xuất) (Earth Tech, Long Beach,

California, USA)

2. Không cần bể lắng bậc hai 2. Chi phí đầu tư có khả năng cao hơn vì

không là công nghệ không cạnh tranh.

Chi phí vận hành có khả năng cao hơn

do vận hành theo các chu trình

3. Không cần xử lý tăng cường hóa chất 3. CASS phụ thuộc 100% vào thiết bị đo

kiểm để hoạt động đúng

4. Xử lý được dưỡng chất sinh học

(Nitơ-Phốt pho).

4. Cần thường xuyên quan tâm đến thiết

bị đo kiểm để kiểm tra chi tiết kỹ thuật

Page 37: MỤC LỤC MỞ ĐẦU ...1... · 2014-05-24 · đó. Thông thường, các bể phốt cứ 5 năm phải hút phân bùn một lần. Thực tế cho thấy các chủ hộ gia

37

Đề tài khoa học: "Nghiên cứu khả năng áp dụng công nghệ mương oxy hóa trong việc xử lý nước thải

sinh hoạt ở TP Đà Nẵng" (Tác giả: Đặng Thị Phương Hà – P.KHĐT – Sở GTVT Đà Nẵng)

và sửa chữa khi cần

5. Giảm được diện tích đất (10%) so với

công nghệ CAS (bao gồm diện tích yêu

cầu cho PST, CAS, SST)

5. Bậc gạn là một “điểm nối yếu”. Nếu

một bậc gạn (thường một bậc cho mỗi

bể) hỏng thì xem như bể CASS đó

không hoạt động cho tói khi được sửa

chữa.

6. Khả năng lắng bùn tốt (theo nhà sản

xuất)

6. Nếu bùn không lắng đúng qui cách

trong bể CASS thì dễ dẫn đến khả năng

không đạt chuẩn xử lý theo qui định

TCVN 5945:2005.

7. Không mùi" (theo nhà sản xuất) 7. Phức tạp trong kiểm soát qui trình.

Cần có nhân viên vận hành được đào tạo

kỹ lưỡng về công nghệ này.

Bảng 3-4: Ưu và Nhược điểm của Qui trình CASS – SBR.

Xét trên nhiều phương diện, công nghệ xử lý lọc nhỏ giọt có thể được cho là

phương án thuận lợi nhất. Tuy nhiên, công nghệ lọc nhỏ giọt làm sản sinh bùn có

mùi hôi mà phải được ổn định bằng cách phân hủy hoặc làm phân com-pốt trước

khi tháo nước khỏi bùn. Còn có nguy cơ khác đó là khả năng thường xuyên bị tắc

nếu hệ thống tuần hoàn và thông gió không được bảo dưỡng tốt. Ngoài ra, công

nghệ này có ít khả năng xử lý nitơ và nitrat hóa, mà yêu cầu xử lý nitơ có thể sẽ là

yêu cầu xử lý được ưu tiên sau này.

Page 38: MỤC LỤC MỞ ĐẦU ...1... · 2014-05-24 · đó. Thông thường, các bể phốt cứ 5 năm phải hút phân bùn một lần. Thực tế cho thấy các chủ hộ gia

38

Đề tài khoa học: "Nghiên cứu khả năng áp dụng công nghệ mương oxy hóa trong việc xử lý nước thải

sinh hoạt ở TP Đà Nẵng" (Tác giả: Đặng Thị Phương Hà – P.KHĐT – Sở GTVT Đà Nẵng)

CHƯƠNG 4: KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ MƯƠNG OXY HÓA

TRONG VIỆC XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT Ở THÀNH PHỐ ĐÀ

NẴNG

Chương này sẽ tập trung vào các nội dung sau: Định nghĩa, mô tả, so sánh

công nghệ oxy hóa với các công nghệ khác, ưu điểm và nhược điểm, các yêu cầu

về vận hành và bảo dưỡng trạm, đánh giá tính phù hợp của Công nghệ mương oxy

hóa trong điều kiện thành phố Đà Nẵng về chi phí đầu tư, mức độ chiếm đất, chi

phí vận hành và bảo dưỡng sau này từ đó đưa ra kết luận về khả năng áp dụng của

công nghệ này trong việc sử lý nước thải sinh hoạt tại thành phố Đà Nẵng.

4.1 Định nghĩa

Mương oxy hóa là 01 dạng khác của quá trình xử lý sinh học bùn hoạt tính

sử dụng thời gian lưu thủy lực kéo dài (SRTs) để loại bỏ các chất hữu cơ bị phân

hủy trong nước thải. Công nghệ này dựa trên sự phát triển sinh học dạng “lơ lửng”

gọi là “bùn hoạt tính” duy trì trong môi trường giàu oxy. Sự phát triển sinh học này

rất nhanh giúp phá hủy chất hữu cơ có trong nước thải đầu vào. Sự phá hủy các

chất hữu cơ bằng bùn hoạt tính gây ra khối lượng tế bào chết lớn, làm tăng khối

lượng chất rắn bùn hoạt tính. Nước thải sau khi lưu tại mương oxy hóa khoảng 24h,

hỗn hợp gồm nước thải và bùn hoạt tính – thường được gọi là chất lỏng hỗn hợp

được chuyển tới bể lắng bậc hai để phân tách khỏi nước thải đầu ra đã qua xử lý và

bùn kết. Một phần bùn thải này được tái tuần hoàn đến đầu dẫn nước thải vào bể

mương oxy hóa và trở lại thành bùn hoạt tính, phá hủy thêm tải lượng BOD5 hữu

cơ. Phần còn lại của bùn lắng này được thải ra một quy trình làm sánh rồi đến công

đoạn tháo nước trong quá trình đưa bùn thải còn lại ra khỏi công trường nhà máy.

Điểm khác của quy trình xử lý oxy hóa là không đòi hỏi bể lắng bậc 1. Nước thải

tho đầu vào có thể được dẫn thẳng đến các bể mương oxy hóa để xử lý.

4.2 Mô tả quy trình mương oxy hóa:

- Sơ đồ qui trình công nghệ:

Page 39: MỤC LỤC MỞ ĐẦU ...1... · 2014-05-24 · đó. Thông thường, các bể phốt cứ 5 năm phải hút phân bùn một lần. Thực tế cho thấy các chủ hộ gia

39

Đề tài khoa học: "Nghiên cứu khả năng áp dụng công nghệ mương oxy hóa trong việc xử lý nước thải

sinh hoạt ở TP Đà Nẵng" (Tác giả: Đặng Thị Phương Hà – P.KHĐT – Sở GTVT Đà Nẵng)

Nước từ trạm bơm → Bể tiếp nhận → Lưới chắn rác → Bể sục khí

liên tục (Bể phản ứng) → Bể lắng cuối → Bể khử trùng → Xả.

Bùn từ bể sục khí liên tục (bể phản ứng) + bể lắng thứ cấp → Bể

chứa bùn thải → Máy tách nước→ Sân chứa bùn → Bãi chôn lấp.

Một phần bùn của bể lắng 2 sẽ được tuần hoàn trở lại bể sục khí

liên tục để tăng hiệu suất khử BOD cho bể.

Hình 4-1. Quy trình công nghệ mương oxy hóa bằng hình

Hình 4-2. Một số hình ảnh về công nghệ mương oxy hóa:

Page 40: MỤC LỤC MỞ ĐẦU ...1... · 2014-05-24 · đó. Thông thường, các bể phốt cứ 5 năm phải hút phân bùn một lần. Thực tế cho thấy các chủ hộ gia

40

Đề tài khoa học: "Nghiên cứu khả năng áp dụng công nghệ mương oxy hóa trong việc xử lý nước thải

sinh hoạt ở TP Đà Nẵng" (Tác giả: Đặng Thị Phương Hà – P.KHĐT – Sở GTVT Đà Nẵng)

Page 41: MỤC LỤC MỞ ĐẦU ...1... · 2014-05-24 · đó. Thông thường, các bể phốt cứ 5 năm phải hút phân bùn một lần. Thực tế cho thấy các chủ hộ gia

41

Đề tài khoa học: "Nghiên cứu khả năng áp dụng công nghệ mương oxy hóa trong việc xử lý nước thải

sinh hoạt ở TP Đà Nẵng" (Tác giả: Đặng Thị Phương Hà – P.KHĐT – Sở GTVT Đà Nẵng)

4.3 So sánh công nghệ mương oxy hóa với các công nghệ khác:

Công nghệ hồ ổn định nước thải không được đưa vào các so sánh này vì lý do yêu

cầu diện tích mặt bằng quá lớn, khó khả thi tại các đô thị như Đà Nẵng.

Bảng 4-1. So sánh công nghệ mương oxy hóa với các công nghệ khác

Thông số Công nghệ xử lý

Lọc nhỏ giọt

(TF)

Bùn hoạt tính

truyền thống

(CAS)

Mương oxy

hóa

Bể phản ứng

theo mẻ

(SBR)

Có thể thỏa

mãn TCVN

7222:2002

Có Có Có Có

Chi phí đầu tư Thấp nhất

Trung bình,

cao hơn

LASS-EA

Trung bình Lớn nhất

Linh hoạt khi

có yêu cầu ngặt

nghèo hơn về

tiêu chuẩn môi

trường về sau

(tức khả năng

nâng cấp mở

rộng)

Kém Trung bình Cao Cao

Tính đơn giản

của thiết kế

Thiết kế đơn

giản

Thiết kế đơn

giản

Thiết kế đơn

giản

Thiết kế phức

tạp

Yêu cầu về

Lắng bậc 1

(lắng sơ cấp)

Thường là có Thường là có Không Không

Chi phí vận

hành Thấp Trung bình Trung bình Cao

Tính dễ vận

hành

Dễ vận hành,

đơn giản Phức tạp

Đơn giản, dễ

vận hành

Có nhiều

thách thức,

phải xem xét

nhiều thông số

Yêu cầu đội

ngũ nhân viên

vận hành

Khá lớn Trung bình Trung bình Lớn nhất

Page 42: MỤC LỤC MỞ ĐẦU ...1... · 2014-05-24 · đó. Thông thường, các bể phốt cứ 5 năm phải hút phân bùn một lần. Thực tế cho thấy các chủ hộ gia

42

Đề tài khoa học: "Nghiên cứu khả năng áp dụng công nghệ mương oxy hóa trong việc xử lý nước thải

sinh hoạt ở TP Đà Nẵng" (Tác giả: Đặng Thị Phương Hà – P.KHĐT – Sở GTVT Đà Nẵng)

Đào tạo người

vận hành

Dễ dàng đào

tạo nhân viên

vận hành

trong thời gian

ngắn

Cần phải đào

tạo kỹ cho

nhân viên vận

hành bảo

dưỡng

Dễ dàng đào

tạo nhân viên

vận hành trong

thời gian ngắn

Yêu cầu người

vận hành phải

học nhiều

trong thời gian

dài để hiểu hết

các vần đề

Đào tạo bảo

dưỡng

Cần kỹ năng

bảo dưỡng

bình thường,

ít yêu cầu đào

tạo chuyên

ngành

Yêu cầu đào

tạo chuyên

ngành cao

Cần kỹ năng

bảo dưỡng

bình thường, ít

yêu cầu đào

tạo chuyên

ngành

Yêu cầu đào

tạo chuyên

ngành trên

những thiết bị

đặc chủng

Kiểm soát thủ

công

Dễ dàng kiểm

soát thủ công

Khó khăn khi

kiểm soát thủ

công

Dễ dàng kiểm

soát thủ công

Không thể vận

hành thủ công

trừ phi người

vận hành có

kỹ năng cao,

cấp chuyên gia

Khả năng sinh

mùi

Sinh nhiều

mùi hôi Sinh mùi hôi Sinh mùi hôi Sinh mùi hôi

Khả năng kiểm

soát mùi

Khả năng kiểm soát mùi ở các cơ sở không khác nhau đáng kể.

Hai vị trí phát sinh ra mùi nhiều nhất là khu vực đầu vào và khu

vực xử lý bùn. Do đó chỉ cần trang bị các phương thức xử lý mùi

hợp lý cho các công đoạn phát sinh mùi là có thể hạn chế được

mùi hôi phát tán.

Yêu cầu về

thiết bị công

nghệ

Ít, có thể dễ

dàng muia

phụ tùng thay

thế phụ tùng

hao mòn.

Trung bình, có

thể dễ dàng

muia phụ tùng

thay thế phụ

tùng hao mòn.

Cần một số

phụ tùng

chuyên dụng.

Trung bình, có

thể dễ dàng

muia phụ tùng

thay thế phụ

tùng hao mòn.

Cần một số

phụ tùng

chuyên dụng.

Phức tạp, quy

trình này đòi

hỏi phải dự trữ

phụ tùng và

thiết bị. Dụng

cụ gạn dễ bị

hỏng hóc, là là

dụng cụ đặc

thù, bằng sáng

chế được bảo

hộ (nếu một

bậc gạn-

thường một

bậc cho mỗi

bể bị hỏng thì

Page 43: MỤC LỤC MỞ ĐẦU ...1... · 2014-05-24 · đó. Thông thường, các bể phốt cứ 5 năm phải hút phân bùn một lần. Thực tế cho thấy các chủ hộ gia

43

Đề tài khoa học: "Nghiên cứu khả năng áp dụng công nghệ mương oxy hóa trong việc xử lý nước thải

sinh hoạt ở TP Đà Nẵng" (Tác giả: Đặng Thị Phương Hà – P.KHĐT – Sở GTVT Đà Nẵng)

xem như bể

CASS đó

không hoạt

động cho đến

khi được sửa

chữa

Yêu cầu về diện

tích/mặt bằng Khá lớn Khá lớn Lớn Thấp nhất

Khả năng chịu

được sốc tải

lượng

Tốt Kém Tốt Trung bình

Dễ mở rộng

trong tương lai Khó khăn Dễ dàng Dễ dàng Dễ dàng

Khả năng xử lý

dưỡng chất

(Nito, phot pho)

trong tương lai

Khả năng xử

lý dưỡng chất

rất kém

Khả năng xử

lý dưỡng chất

hạn chế

Toàn bộ hệ

thống được

xây dựng dựa

trên nhu cầu

xử lý dưỡng

chất nên có

khả năng xử lý

cao. Thành

phần thiết yếu

cho việc xử lý

dưỡng chất

tiên tiến là một

bể kị khí nhỏ

trước bể sục

khí chính

Đòi hỏi phải

có những kỹ

thuật tiên tiến

hơn sau khi đã

đầu tư hệ

thống xử lý

phức tạp, tuy

nhiên có thể

thay đổi cách

sắp xếp và vận

hành đễ xử lý

dưỡng chất đạt

yêu cầu

Mỹ quan

Không có sự khác biệt đáng kể giữa các loại công nghệ vì giữa

các bể và vùng bên ngoài khu vực sẽ có dải cây xanh (rộng ít

nhất 10m) để che khuất các trang bị và giảm thiểu mùi tự nhiên ở

mức cao nhất

Tổn hại do sự

kiểm soát, kiểm

soát nhầm lẫn

và sai sót của

người vận hành

Ít bị tổn hại

Bị tổn hại,

nhưng không

nhiều bằng

SBR

Ít bị tổn hại Dễ bị tổn hại

Sự linh hoạt

trong việc xử lý

nhiều dòng

Rất linh hoạt Ít linh hoạt, dễ

bị tổn hại

Công nghệ

này sẵn sàng

chấp nhận

SBR có thể

chấp nhận tải

lượng thay đổi

Page 44: MỤC LỤC MỞ ĐẦU ...1... · 2014-05-24 · đó. Thông thường, các bể phốt cứ 5 năm phải hút phân bùn một lần. Thực tế cho thấy các chủ hộ gia

44

Đề tài khoa học: "Nghiên cứu khả năng áp dụng công nghệ mương oxy hóa trong việc xử lý nước thải

sinh hoạt ở TP Đà Nẵng" (Tác giả: Đặng Thị Phương Hà – P.KHĐT – Sở GTVT Đà Nẵng)

chảy và tải

lượng khác

nhau

nhiều dòng

chảy và tải

lượng khác

nhau mà

không cần đến

sự kiểm soát

vận hành và ít

bị tổn hại

lớn, tuy nhiên

cần phải có sự

tiên liệu trước

để đối phó,

nếu không rất

dễ bị “sốc”

Bể lắng thứ cấp Yêu cầu Yêu cầu Yêu cầu Không yêu

cầu

Kiểm soát

SCADA n/a

Vận hành hệ

thống SCADA

đơn giản

Vận hành bình

thường trên

SCADA dưới

dạng tự động

hoàn toàn,

ngoại trừ

những biến

động lớn về

nồng độ và lưu

lượng, thường

không yêu cầu

người vận

hành phải can

thiếp

Phải vận hành

trên hệ thống

SCADA được

người vận

hành bổ sung

đầu vào nhằm

cho phép hệ

thống điều

chỉnh theo các

điều kiện thay

đổi

Khả năng lắng

bùn Trung bình

Dễ gây kết

bùn nổi lên

trên bề mặt

Tốt Tốt

Khả năng xử lý

Thấp, ít khả

năng xử lý

hơn so với các

công nghệ

khác

Trung bình Cao Cao

Như vậy, khi tổng hợp so sánh 4 loại hình công nghệ nói trên, ta thấy xét trên

nhiều phương diện, công nghệ xử lý lọc nhỏ giọt có thể được cho là phương án

thuận lợi nhất. Tuy nhiên, công nghệ lọc nhỏ giọt làm sản sinh bùn có mùi hôi mà

phải được ổn định bằng cách phân hủy hoặc làm phân com-pốt trước khi tháo nước

khỏi bùn. Còn có nguy cơ khác đó là khả năng thường xuyên bị tắc nếu hệ thống

Page 45: MỤC LỤC MỞ ĐẦU ...1... · 2014-05-24 · đó. Thông thường, các bể phốt cứ 5 năm phải hút phân bùn một lần. Thực tế cho thấy các chủ hộ gia

45

Đề tài khoa học: "Nghiên cứu khả năng áp dụng công nghệ mương oxy hóa trong việc xử lý nước thải

sinh hoạt ở TP Đà Nẵng" (Tác giả: Đặng Thị Phương Hà – P.KHĐT – Sở GTVT Đà Nẵng)

tuần hoàn và thông gió không được bảo dưỡng tốt. Ngoài ra, công nghệ này có ít

khả năng xử lý nitơ và nitrat hóa, mà yêu cầu xử lý nitơ có thể sẽ là yêu cầu xử lý

được ưu tiên sau này.

Với Đà Nẵng, công nghệ mương oxy hóa được xác định là phương án công

nghệ tốt nhất trong xây dựng qui trình xử lý bậc hai sau này. Mương oxy hóa được

kiến nghị áp dụng vì những lý do sau:

Thông thường có yêu cầu kiểm soát quy trình dễ hiểu và rõ ràng.

Bể sục khí kéo dài (mương oxy hóa) tự nó là quy trình ổn định miễn là thiết

bị được bảo dưỡng đúng cách, hệ thống lập trình và quản lý được người bán

cung cấp chăm sóc và đáng tin cậy để vận hành hệ thống và người bán được

thông báo kịp thời, tốt nhất là thông báo tự động.

Phù hợp với nhiều loại dòng chảy và tải lượng vì có thời gian lưu thủy lực

dài.

Thông thường có thể tiếp cận thiết bị từ bề mặt bể mà không cần ngưng hoạt

động quy trình trong các hoạt động sửa chữa/thay thế và bảo hành thông

thường.

Dễ thích ứng với việc thay đổi quy trình để đạt hiệu quả nitrat hóa/khử nito

mà không cần nâng cấp hạng mục tốn kém.

Không cần xử lý bậc một,

Không cần làm ổn định bùn, và

Tạo thuận lợi xử lý cấp 3 trong tương lai.

Ít mùi, thể tich không khí xử lý ít.

Nhược điểm chính của công nghệ mương oxy hóa là yêu cầu về diện tích mặt

bằng khá lớn. Xét về yêu cầu diện tích đất sử dụng thì công nghệ CASS – SBR có

lợi thế hơn. Song, vì sự phức tạp trong vận hành, công nghệ CASS – SBR không

được xem là phương án tốt nhất để áp dụng cho Đà Nẵng. Ngoài ra, Tư vấn CDM

cũng đã phân tích kỹ hai công nghệ Mương Oxy hóa và CASS-SBR về các phương

diện như sau:

Page 46: MỤC LỤC MỞ ĐẦU ...1... · 2014-05-24 · đó. Thông thường, các bể phốt cứ 5 năm phải hút phân bùn một lần. Thực tế cho thấy các chủ hộ gia

46

Đề tài khoa học: "Nghiên cứu khả năng áp dụng công nghệ mương oxy hóa trong việc xử lý nước thải

sinh hoạt ở TP Đà Nẵng" (Tác giả: Đặng Thị Phương Hà – P.KHĐT – Sở GTVT Đà Nẵng)

Bảng 4-2: So sánh công nghệ Mương oxy hóa và công nghệ CASS-SBR theo

chi phí đầu tư, vận hành và mặt bằng mođun (Nguồn: Tư vấn CDM)

Tiêu chí Công nghệ Mương oxy hóa Công nghệ CASS-SBR

Đáp ứng yêu cầu

điểm xả

Có Có

Chi phí đầu tư 18-22 triệu USD 18-22 triệu USD

Chi phí vận hành 483.000 USD/năm 576 USD/năm

Điện tiêu thụ 9,016 kWh/năm 12,484 kWh/năm

Mùi mùi nhẹ, thể tích nhỏ mùi nhẹ, thể tích lớn

Mặt bằng Mođun 1,4 ha (cấp 3) 1,5 ha (cấp 3)

Do đó, đề xuất chọn công nghệ Mương oxy hóa cho thành phố Đà Nẵng.

Mặt bằng cần thiết cho 1 mô đun 40.000 m3/ngày.đêm = 1,4 ha.

Hình 4-3 : Mođun xử lý nước thải bằng công nghệ Mương oxy hóa

Page 47: MỤC LỤC MỞ ĐẦU ...1... · 2014-05-24 · đó. Thông thường, các bể phốt cứ 5 năm phải hút phân bùn một lần. Thực tế cho thấy các chủ hộ gia

47

Đề tài khoa học: "Nghiên cứu khả năng áp dụng công nghệ mương oxy hóa trong việc xử lý nước thải

sinh hoạt ở TP Đà Nẵng" (Tác giả: Đặng Thị Phương Hà – P.KHĐT – Sở GTVT Đà Nẵng)

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

KẾT LUẬN

- Đối với thành phố Đà Nẵng, qui trình Mương oxy hóa có thể được xác

định là phương án kỹ thuật tốt nhất cho việc xây dựng các trạm xử lý bậc hai trong

tương lai. Mương oxy hóa được đề xuất vì nó đáng tin cậy và đơn giản để vận

hành, không yêu cầu lắng cấp 1, xử lý bùn được đơn giản hóa và qui trình khử Nitơ

tốt, dễ dàng được nâng cấp trong tương lai.

- Điểm bất lợi chính của qui trình xử lý Mương oxy hóa là yêu cầu phải có

diện tích đất rộng hơn so với các công nghệ khác. Tuy nhiên, nếu việc nghiên cứu

nâng cấp các trạm XLNT hiện hữu là khả thi (Tư vấn CDM đang tiến hành xem xét

việc nghiên cứu nâng cấp thí điểm trạm XLNT Sơn Trà), từ đó giảm diện tích các

trạm XLNT tương lai như Hòa Xuân, Liên Chiểu so với diện tích đất được bố trí

như hiện nay thì việc áp dụng công nghệ mương oxy hóa là hoàn toàn hợp lý.

- Từ lập trường yêu cầu về diện tích đất, qui trình SBR là thích hợp nhất. Tuy

nhiên, do tính phức tạp trong vận hành và chi phí đầu tư của qui trình SBR là rất

lớn nên nó không được xem là công nghệ xử lý khả thi nhất cho TP. Đà Nẵng trong

tương lai. Công nghệ SBR chỉ nên được căn nhắc nghiên cứu áp dụng cho việc

nâng cấp các trạm XLNT hiện hữu có diện tích khuôn viên rất hạn chế như các

trạm Sơn Trà, Ngũ Hành Sơn.

KIẾN NGHỊ

- Đà Nẵng hiện đang đối mặt với vấn đề ô nhiễm môi trường đặc biệt là môi

trường nước. Để xây dựng thành phố Đà Nẵng trở thành thành phố môi trường thì

việc xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn trước khi xả thải ra bên ngoài là hết sức cần

thiết và cấp bách. Do đó, do đó trong thời gian đến (2010-2015), đề xuất thành phố

quan tâm chỉ đạo các nội dung sau (thực hiện thông qua dự án đầu tư cơ sở hạ tầng

ưu tiên Đà Nẵng):

Page 48: MỤC LỤC MỞ ĐẦU ...1... · 2014-05-24 · đó. Thông thường, các bể phốt cứ 5 năm phải hút phân bùn một lần. Thực tế cho thấy các chủ hộ gia

48

Đề tài khoa học: "Nghiên cứu khả năng áp dụng công nghệ mương oxy hóa trong việc xử lý nước thải

sinh hoạt ở TP Đà Nẵng" (Tác giả: Đặng Thị Phương Hà – P.KHĐT – Sở GTVT Đà Nẵng)

+ Cải thiện quy trình vận hành các Trạm XLNT Hòa Cường, Phú Lộc, Ngũ

Hành Sơn đáp ứng lưu lượng tăng thêm, đảm bảo đạt TCVN 7222:2002 - Xử lý bậc

1, tăng cường việc xử lý và kiểm soát mùi hôi, bọt, bùn, phát triển vành đai cây

xanh …

+ Trạm XLNT Sơn Trà: Triển khai thí điểm cải tạo một hồ kỵ khí thành xử

lý sinh học hiếu khí, kết quả nước thải sau khi xử lý TCVN 7222:2002 - Xử lý bậc

2 ( bao gồm cả xử lý mùi, bùn); Tổ chức đánh giá rút kinh nghiệm để đưa vào

nghiên cứu áp dụng cho 03 Trạm XLNT còn lại Hòa Cường, Phú Lộc, Ngũ Hành

Sơn.

+ Đầu tư trang thiết bị cần thiết cho công tác vận hành và bảo dưỡng.

+ Đầu tư xây dựng mới Trạm XLNT Hòa Xuân với quy mô ban đầu khoảng

20.000m3 , kết quả nước thải sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn TCVN 7222:2002- Xử lý

bậc 2, bao gồm cả bùn mùi áp dụng công nghệ mương oxy hóa. Đánh giá, rút kinh

nghiệm để nâng công suất trạm XLNT sau này.

+ Hoàn thành thiết kế của Trạm XLNT Liên Chiểu với năm thiết kế 2030,

công nghệ tương tự Trạm XLNT Hòa Xuân.

Page 49: MỤC LỤC MỞ ĐẦU ...1... · 2014-05-24 · đó. Thông thường, các bể phốt cứ 5 năm phải hút phân bùn một lần. Thực tế cho thấy các chủ hộ gia

49

Đề tài khoa học: "Nghiên cứu khả năng áp dụng công nghệ mương oxy hóa trong việc xử lý nước thải

sinh hoạt ở TP Đà Nẵng" (Tác giả: Đặng Thị Phương Hà – P.KHĐT – Sở GTVT Đà Nẵng)

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VIỆT

1. Ban QL các Dự án Đầu tư cơ sở hạ tầng ưu tiên (2007), “Sổ tay hướng

dẫn và vận hành hệ thống xử lý nước thải”, Dự án thoát nước và vệ sinh, Đà Nẵng.

2. Ban QL các Dự án Đầu tư cơ sở hạ tầng ưu tiên (2007), “Dự án Đầu tư cơ

sở hạ tầng ưu tiên”, Đà Nẵng

3. Nghiên cứu chiến lược quản lý nước thải tầm nhìn đến năm 2040 của tư

vấn Carl Bro.

4. Rà soát nghiên cứu chiến lược quản lý nước thải và nghiên cứu chiến lược

phát triển liên kết thành phố Đà Nẵng, tư vấn CDM.

TIẾNG ANH

1. Wastewater technology Fact Sheet – Oxidation ditches

2. Ettlitch, William F., March 1978. A comparison of Oxidation ditch Plants

to Competing Processes for Secondary and Advanced Treatment of Municipals

Waste.

3. Metcalf and Eddy, Inc. 1991. Wastewater Engineering: Treatment,

Disposal, Reuse. 3rd

edition. New York: McGraw Hill.

4. Representative CDM Oxidation Ditch Experience.

5. Kee Press News – New wine old bottle for Oxidation Ditch