mục lục - hdll.vnhdll.vn/fileupload/documents/hoi dong thang 12-2018 ok.pdf · Đảng cộng...

72
Mục lục SỰ KIỆN 3 Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chủ trì cuộc họp Thường trực Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIII 6 NGUYỄN XUÂN THẮNG: Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội và công tác chính trị, tư tưởng 20 Hô-Xê RA-môNG BA-lA-GHê CA-BRê-RA:: Cách mạng Cuba đang được củng cố vững chắc hơn bao giờ hết LÝ LUẬN & THỰC TIỄN MỤC LỤC 1 SỐ 64 (198) - 2018

Upload: others

Post on 29-Aug-2019

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Mục lục

SỰ KIỆN

3 Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chủ trì cuộc họpThường trực Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIII

6 NGUYỄN XUÂN THẮNG:

Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo phát triển kinh tế - xã hội vàcông tác chính trị, tư tưởng

20 Hô-Xê Ra-môNG Ba-la-GHê Ca-BRê-Ra::

Cách mạng Cuba đang được củng cố vững chắc hơn bao giờ hết

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNMỤC LỤC

1SỐ 64 (198) - 2018

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

24 VŨ VĂN HIỀN:

Đổi mới tư duy về hội nhập kinh tế quốc tế

30 PHẠm VĂN lINH:

Thực tiễn và kinh nghiệm giáo dục chính trị, tư tưởng cho cánbộ, đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam

LÝ LUẬN - THỰC TIỄN

51 ĐẶNG KIm SƠN:

Phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững ở Việt Nam trong giaiđoạn hiện nay: Tầm nhìn và giải pháp

THÔNG TIN - TƯ LIỆU

65 Kinh nghiệm đổi mới, phát triển giáo dục của Phần Lan

70 Tọa đàm về kinh nghiệm phát triển của Israen

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN MỤC LỤC

2 SỐ 64 (198) - 2018

3SỐ 64 (198) - 2018

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNSỰ KIỆN

Chiều 5-12, tại Trụ sở Trungương Đảng, ường trựcTiểu ban Văn kiện Đại hội

XIII của Đảng họp cuộc đầu tiên,nghe báo cáo các công việc đã triểnkhai của Tổ biên tập; dự kiến kế hoạchhoạt động của Tiểu ban Văn kiện và

ường trực Tiểu ban Văn kiện Đạihội XIII của Đảng. Đồng chí NguyễnPhú Trọng, Tổng Bí thư, Chủ tịchnước, Trưởng Tiểu ban Văn kiện chủtrì cuộc họp.

Các thành viên ường trực Tiểuban Văn kiện tập trung thảo luận, cho

Tổng Bí Thư, Chủ TịCh nướCnguyễn Phú Trọng Chủ Trì

cuộc họp Thường Trực Tiểu banVăn kiện Đại hội Xiii

Đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Trưởng Tiểu ban Văn kiện chủ trì cuộc họp ường trực Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIII của Đảng _ Ảnh: VOV

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN SỰ KIỆN

4 SỐ 64 (198) - 2018

ý kiến về các nội dung công việc,chương trình kế hoạch công tác; phâncông trách nhiệm; tổ chức bộ máy;quy chế, cách thức làm việc...; địnhhướng tư tưởng chỉ đạo trong quátrình xây dựng các văn kiện, gồm Báocáo mười năm thực hiện Cương lĩnhxây dựng đất nước trong thời kỳ quáđộ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, pháttriển năm 2011); Báo cáo Chính trịtrình Đại hội XIII; phương pháp, cáchthức làm việc để đạt yêu cầu đề ra; kếhoạch trong thời gian tới,...

Phát biểu ý kiến kết luận cuộc làmviệc, Tổng Bí thư, Chủ tịch nướcNguyễn Phú Trọng hoan nghênhường trực Tổ biên tập và Tổ biêntập đã tích cực khẩn trương triển khainhững công việc cần thiết. Trong quátrình thực hiện, ường trực Tổ biêntập và Tổ biên tập, các nhóm có vai tròcực kỳ quan trọng, phải toàn tâm,toàn ý cho công việc, tổng hợp, chắtlọc các nguồn thông tin để có sảnphẩm chất lượng tốt nhất.

Về tư tưởng chỉ đạo chuẩn bị cácvăn kiện Đại hội, Tổng Bí thư, Chủtịch nước lưu ý, đối với chuẩn bị Báocáo mười năm thực hiện Cương lĩnhxây dựng đất nước trong thời kỳ quá

độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, pháttriển năm 2011) phải trên cơ sở và cócả việc nhìn lại 30 năm thực hiệnCương lĩnh xây dựng đất nước trongthời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội(Cương lĩnh năm 1991). Từ thành tựuto lớn, có ý nghĩa lịch sử và thực tiễnphát triển của đất nước 30 năm qua,khẳng định tính đúng đắn của đườnglối đổi mới, phê phán, phản bác cácquan điểm sai trái, lệch lạc, để tạo sựthống nhất cao trong toàn Đảng. Đốivới Báo cáo Chính trị trình Đại hộiXIII của Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịchnước nhấn mạnh đây là báo cáo trungtâm của Đại hội, tổng hợp các quanđiểm, đường lối, định hướng pháttriển đất nước trong năm năm tới vànhững năm tiếp theo, có ý nghĩa hếtsức quan trọng, bảo đảm sự thànhcông của Đại hội.

Để bảo đảm chất lượng cao nhất cácvăn kiện, Tổng Bí thư, Chủ tịch nướcnhấn mạnh, trong quá trình chuẩn bịvăn kiện cần nắm vững và xử lý tốt cácmối quan hệ giữa kiên định và đổimới, sáng tạo. Kiên định và vận dụngsáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tưtưởng Hồ Chí Minh; kiên định mụctiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã

hội; kiên định đường lối đổi mới; kiênđịnh sự lãnh đạo của Đảng. Kiên địnhnhưng không phải là bảo thủ, giáođiều mà đi liền với đổi mới và sáng tạo.Sáng tạo nhưng trên cơ sở kiên định,nếu không sẽ rơi vào chủ nghĩa xét lại,vô nguyên tắc và chệch hướng. Đây làbài học lớn, là nguồn gốc thắng lợi củacách mạng nước ta. Đồng thời phảinắm vững, giải quyết tốt các mối quanhệ giữa kế thừa và phát triển; giữa lýluận và thực tiễn. Các văn kiện Đại hộiphải là sản phẩm mang tính lý luận vàthực tiễn sâu sắc; làm rõ những kếtquả mới, vấn đề mới, những nền tảngđã tạo dựng được, những yêu cầu đặtra, để nhận diện rõ khát vọng, tầmnhìn, định hướng và các giải pháp lớncho giai đoạn phát triển mới.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước NguyễnPhú Trọng cho rằng đó là những côngviệc lớn, khó, phức tạp, hệ trọng, chonên phải có cách làm khoa học, phùhợp và hiệu quả. Phát huy tối đa dânchủ, thu hút, kết tinh trí tuệ tập thể,nhưng phải thống nhất cao. ườngtrực Tiểu ban và Tiểu ban Văn kiệncần phát huy cao nhất khả năng làmviệc. Trong quá trình thảo luận, bànbạc, cần hết sức cầu thị, lắng nghe, tôn

trọng ý kiến lẫn nhau, cùng tìm rachân lý, tạo sự thống nhất cao, nhất lànhững vấn đề mới, vấn đề khó. Có gìvướng mắc, khó khăn thì kiến nghịtìm cách giải quyết. ời gian tới,công việc của Tiểu ban, ường trựcTiểu ban rất nhiều, rất lớn, rất khó.Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đề nghịtừng thành viên tập trung, nỗ lực cao,dành thời gian, tâm sức và có phươngpháp làm việc khoa học, chặt chẽ, bảođảm hoàn thành công việc đúng tiếnđộ với chất lượng cao nhất.

Để chuẩn bị cho Đại hội XIII củaĐảng, Hội nghị T.Ư 8, khóa XII đãquyết định thành lập năm Tiểu ban,trong đó có Tiểu ban Văn kiện dođồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nướclàm Trưởng Tiểu ban. Tiểu ban Vănkiện gồm 56 đồng chí (ường trựcTiểu ban 10 đồng chí), có nhiệm vụchuẩn bị Báo cáo mười năm thực hiệnCương lĩnh xây dựng đất nước trongthời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội(bổ sung, phát triển năm 2011); Báocáo Chính trị trình Đại hội XIII. Đểgiúp việc cho Tiểu ban Văn kiện, BanBí thư đã quyết định thành lập Tổbiên tập Văn kiện gồm 30 đồng chí,bộ phận thường trực 16 đồng chí n

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNSỰ KIỆN

5SỐ 64 (198) - 2018

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN SỰ KIỆN

6 SỐ 64 (198) - 2018

Thưa các nhà khoa học, các đồngchí đại biểu Cuba và Việt Nam.

Hôm nay, trở lại ủ đô La Ha-bana tươi đẹp của đất nước Cubaanh hùng, tôi rất vui mừng và xúcđộng cùng đoàn đại biểu ĐảngCộng sản Việt Nam tham dự Hộithảo lý luận lần thứ tư giữa ĐảngCộng sản Việt Nam và Đảng Cộngsản Cuba. Tôi cũng rất phấn khởiđược chứng kiến những thay đổi rõrệt trên hòn đảo Cuba ngập trànánh nắng mặt trời - những thànhquả to lớn trong công cuộc xây

dựng và bảo vệ đất nước Cuba xãhội chủ nghĩa, minh chứng rõ ràngnhất của cho đường lối lãnh đạođúng đắn, sáng tạo của Đảng Cộngsản Cuba.

ay mặt Đoàn đại biểu ĐảngCộng sản Việt Nam, tôi cảm ơn sựđón tiếp nồng nhiệt, thắm tình đồngchí, anh em của Đảng Cộng sảnCuba. Chúc mừng những thành tựuphát triển ấn tượng mà các đồng chíđã đạt được trong những năm qua.Chúc các đồng chí đạt được nhiềuthành công hơn nữa.

Đảng cộng sản ViệT nam lãnh Đạo PháT Triển kinh Tế - xã hội

và Công TáC Chính Trị, Tư Tưởng* l NguyễN XuâN ThắNg

Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương,

Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

* Phát biểu của đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Lý

luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Trưởng Đoàn đại biểu

Đảng Cộng sản Việt Nam tại Hội thảo lý luận lần thứ tư giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng

Cộng sản Cuba.

Trong công cuộc đấu tranh giảiphóng dân tộc, tuy ở cách xa nhaunửa vòng trái đất, nhân dân ViệtNam và nhân dân Cuba luôn sátcánh bên nhau cùng chung một lýtưởng, đi chung một con đường cáchmạng từ chủ nghĩa yêu nước, đấutranh giành độc lập dân tộc đến kiênđịnh trên con đường đi lên chủ nghĩaxã hội. Dưới sự lãnh đạo của ĐảngCộng sản Việt Nam và Đảng Cộngsản Cuba, nhân dân hai nước ViệtNam và Cuba đã giành được nhữngthắng lợi to lớn, vẻ vang trong sựnghiệp cách mạng giải phóng dântộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xãhội chủ nghĩa.

Tại cuộc Hội thảo này, tôi xin phéptrình bày báo cáo đề dẫn với chủ đề:“Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạophát triển kinh tế - xã hội và công tácchính trị, tư tưởng” để chia sẻ một sốkinh nghiệm cùng các đồng chí.

ưa các đồng chí,Đảng Cộng sản Việt Nam là đội

tiên phong của giai cấp công nhân,đồng thời là đội tiên phong củanhân dân lao động và của toàn dântộc Việt Nam. Đảng lấy chủ nghĩaMác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí

Minh làm nền tảng tư tưởng, là kimchỉ nam cho đường lối cách mạngViệt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh,người sáng lập ra Đảng Cộng sảnViệt Nam, đã vận dụng sáng tạo vàphát triển chủ nghĩa Mác - Lêninvào điều kiện cụ thể của Việt Nam,kế thừa và phát huy các giá trị truyềnthống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thutinh hoa văn hóa nhân loại, hìnhthành một hệ thống quan điểm toàndiện và sâu sắc về những vấn đề cơbản của cách mạng Việt Nam. Trongnhững năm tháng bôn ba tìm đườngcứu nước, chứng kiến cuộc sống lầmthan của giai cấp công nhân và nhândân lao động ngay tại những nướctư bản giàu có nhất, Chủ tịch Hồ ChíMinh nhận thức sâu sắc rằng, mongmuốn và khát vọng của dân tộc ViệtNam về quyền được sống, quyền độclập, quyền bình đẳng, quyền tự do vàquyền mưu cầu hạnh phúc khó cóthể đạt và duy trì bền vững qua conđường cách mạng dân chủ tư sản.

Với thắng lợi của Cách mạngtháng 10 Nga vĩ đại, Chủ tịch HồChí Minh đã nhận ra ánh đèn rọisáng của chủ nghĩa Mác - Lênin chophong trào giải phóng dân tộc thuộc

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNSỰ KIỆN

7SỐ 64 (198) - 2018

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN SỰ KIỆN

8 SỐ 64 (198) - 2018

địa, để từ đó khẳng định rằng: conđường tất yếu, vững bền của cáchmạng Việt Nam là tiến hành cáchmạng dân tộc dân chủ nhân dân vàtiếp theo là cách mạng xã hội chủnghĩa để giải phóng dân tộc, giảiphóng những người cần lao và giảiphóng giai cấp. Suốt đời đấu tranh vìđộc lập, tự do, hạnh phúc cho dântộc Việt Nam, Chủ tịch Hồ ChíMinh quan niệm: “nếu nước độc lậpmà dân không hưởng hạnh phúc tựdo, thì độc lập ấy cũng chẳng cónghĩa lý gì.” Chỉ có chủ nghĩa xã hộimới đảm bảo được vững chắc nềnđộc lập dân tộc, mới mang lại chodân quyền tự do và hạnh phúc. Đốivới Người, chủ nghĩa xã hội khôngphải là ước vọng cao sang mà lànhững điều rất gần gũi với nhân dânlao động: là “làm sao cho dân giàu,nước mạnh”; “đồng bào ai cũng cócơm ăn áo mặc, ai cũng được họchành”; “xã hội ngày càng tiến, vậtchất ngày càng tăng, tinh thần ngàycàng tốt”.

Kiên định giương cao ngọn cờ“độc lập dân tộc gắn liền với chủnghĩa xã hội” - một cách tiếp cậnhoàn toàn mới, chưa hề có tiền lệ

trong lịch sử, là kết quả của sự vậndụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lêninvào thực tiễn cách mạng Việt Nam.Ngọn cờ đó trở thành giá trị cốt lõicủa nền tảng lý luận, tư tưởng củaĐảng Cộng sản Việt Nam; là phươngchâm lãnh đạo sáng tạo của Đảngnhằm đưa cuộc đấu tranh giải phóngdân tộc và sự nghiệp phát triển đấtnước đi đến thành công. Đó cũng làbiểu trưng cho mối quan hệ biệnchứng, thống nhất giữa lý luận vớithực tiễn, giữa công tác lãnh đạochính trị, tư tưởng với việc xác địnhđường lối, tổ chức hoạt động thựctiễn của Đảng trong suốt các chặngđường của cách mạng Việt Nam.

Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác– Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh,khát vọng về một đất nước Việt Nam“độc lập - tự do - hạnh phúc” doĐảng Cộng sản Việt Nam hiệu triệuđã khơi dậy lòng yêu nước cho lớplớp người Việt Nam vùng lên lật đổách thống trị của chủ nghĩa thực dân;chiến đấu, lao động và học tập quênmình, không quản ngại gian khổ, hysinh, giành thắng lợi vẻ vang tronghai cuộc kháng chiến chống thựcdân Pháp và đế quốc Mỹ, trong cuộc

chiến đấu kiên cường bảo vệ Tổ quốcvà trong công cuộc xây dựng chủnghĩa xã hội.

Đảng Cộng sản Việt Nam là mộtđảng cầm quyền. Đảng lãnh đạo toàndiện và thống nhất mọi mặt bằngđường lối, chiến lược, nghị quyết vàbằng sự chỉ đạo, tổ chức thực hiện,định hướng giải quyết các vấn đề lớn,các vấn đề mới do thực tiễn đặt ra.Đảng lãnh đạo thông qua Nhà nước,thông qua công tác tư tưởng, lý luận,công tác tổ chức cán bộ, thông quacác tổ chức đảng và đảng viên.

Sự lãnh đạo đúng đắn của ĐảngCộng sản Việt Nam là nhân tố hàngđầu, quyết định mọi thắng lợi của sựnghiệp cách mạng Việt Nam. Kiênđịnh, vững vàng trên nền tảng tưtưởng, vận dụng hợp lý phương phápluận khoa học của chủ nghĩa Mác -Lênin, không máy móc, giáo điều,duy ý chí, đề xuất đường lối đúng đắn,phù hợp với điều kiện cụ thể trên mỗichặng đường cách mạng, Đảng Cộngsản Việt Nam đã tránh được nhữngsai lầm mà các đảng cộng sản ở LiênXô và Đông Âu trước đây mắc phải.

Sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩaxã hội ở Liên Xô và Đông Âu là hệ

quả của những sai lầm về đường lốiphát triển kinh tế-xã hội; sai lầmnghiêm trọng về đường lối chính trịvà sự buông lỏng công tác tư tưởng,cán bộ của các chính đảng cầmquyền trong quá trình cải tổ. Bài họctừ sự thất bại của Liên Xô và cácnước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu chỉra rằng, công tác chính trị, tư tưởngvà phát triển kinh tế-xã hội là hainhiệm vụ không thể tách rời nhau.Chính sách kinh tế mới của Lê-ninnhư một chỉ dẫn quan trọng chođường lối xây dựng chủ nghĩa xã hộiphù hợp với bối cảnh mới đã khôngđược những người tiếp nối ông nhậnthức rõ và thực hiện. Cùng với tệquan liêu, xa dân, cơ chế kế hoạchhóa tập trung kéo dài, công tác tưtưởng và công tác vận động nhândân yếu kém, v.v mô hình chủ nghĩaxã hội Xô viết đã bộc lộ nhiều hạnchế, từng bước suy yếu, rơi vàokhủng hoảng và sụp đổ.

Không chùn bước trước nhữngtổn thất to lớn đó của phong tràocách mạng thế giới, những ngườicộng sản Cuba và Việt Nam vẫn đitrên con đường đã chọn, kiên địnhmục tiêu độc lập dân tộc và chủ

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNSỰ KIỆN

9SỐ 64 (198) - 2018

nghĩa xã hội trên đất nước mình.ực tiễn cải cách, đổi mới, cập nhậtmô hình kinh tế và phát triển củaCuba, Việt Nam hiện nay cùng vớinhững nỗ lực không ngừng đấutranh, tìm tòi con đường phát triểnmới của các đảng cộng sản và côngnhân trên thế giới, đã và đang làminh chứng hùng hồn về sức sốngmãnh liệt của chủ nghĩa xã hội hiệnthực trong thế kỷ XXI.

Xuất phát từ điều kiện lịch sử cụthể và thực tiễn phát triển của ViệtNam, phù hợp với quy luật và xu thếphát triển chung của nhân loại, ĐảngCộng sản Việt Nam đã khởi xướngvà lãnh đạo công cuộc Đổi mới,chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóatập trung sang nền kinh tế thị trườngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa, đẩymạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa,chủ động và tích cực hội nhập quốctế. Công cuộc Đổi mới trở thành sảnphẩm sáng tạo của Đảng Cộng sảnViệt Nam, của nhân dân Việt Nam,mang tầm vóc và ý nghĩa lịch sử tolớn trên con đường xây dựng chủnghĩa xã hội mang bản sắc Việt Nam,của Việt Nam và do người Việt Namthực hiện.

Đổi mới đặt ra những vấn đề lýluận và thực tiễn rất mới, có nhữngvấn đề thậm chí trước đây chưa từngcó. Đó là sự lựa chọn mang tính lịchsử, là một quá trình đổi mới sâu sắccả về phương diện tư duy, nhận thứclý luận, cả về đường lối lãnh đạophát triển kinh tế-xã hội và công tácchính trị, tư tưởng của Đảng Cộngsản Việt Nam.

Từ một nền kinh tế khép kín, tựcấp tự túc, bị bao vây, cô lập, cấmvận, Việt Nam đã tiến hành mở cửa,trở thành thành viên của ASEAN,APEC, WTO và nhiều tổ chức quốctế khác, tham gia nhiều định chếthương mại tự do, trong đó có nhữnghiệp định thương mại tự do thế hệmới, hội nhập ngày càng sâu, rộngvào nền kinh tế toàn cầu. Từ chủtrương “chủ động hội nhập kinh tếquốc tế”, Việt Nam đã nhấn mạnhphải “chủ động và tích cực hội nhậpkinh tế quốc tế” rồi “chủ động và tíchcực hội nhập quốc tế” với sự thốngnhất nhận thức rằng: hội nhập quốctế không chỉ trong lĩnh vực kinh tếmà mở rộng ra tất cả các lĩnh vựcchính trị, quốc phòng, an ninh vàvăn hóa-xã hội, v.v. Từ chỗ chỉ là

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN SỰ KIỆN

10 SỐ 64 (198) - 2018

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNSỰ KIỆN

11SỐ 64 (198) - 2018

thành viên tham gia các định chếquốc tế, Việt Nam đã chủ trương“chủ động và tích cực đóng góp xâydựng, định hình các thể chế đaphương”, trở thành “đối tác tin cậy vàthành viên có trách nhiệm của cộngđồng quốc tế”.

Từ chỗ phủ nhận cơ chế thịtrường, đối lập kinh tế thị trườngvới chủ nghĩa xã hội, Đảng Cộngsản Việt Nam đã thống nhất nhậnthức rằng, kinh tế thị trường là sảnphẩm của văn minh nhân loại, cóthể được phát triển và thích ứngtrong nhiều hình thái kinh tế-xãhội khác nhau, dưới chủ nghĩa tưbản cũng như dưới chủ nghĩa xãhội. Ngay trong các nước tư bảnchủ nghĩa, mô hình kinh tế thịtrường cũng rất khác nhau trongcác nhóm nước khác nhau. Mộtnền kinh tế thị trường có thể chưachắc đã phát triển bền vững vàthành công, song một quốc giakhông có kinh tế thị trường sẽ rấtkhó thành công trong dài hạn. Tựthân phát triển kinh tế thị trườngkhông đưa đến chủ nghĩa xã hội,nhưng muốn xây dựng chủ nghĩaxã hội thành công không thể không

phát triển kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa.

Kinh tế thị trường định hướng xãhội chủ nghĩa là mô hình kinh tếtổng quát của Việt Nam, do ĐảngCộng sản Việt Nam khởi xướngtrong tiến trình lãnh đạo công cuộcđổi mới. Nền kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam lànền kinh tế vận hành đầy đủ, đồngbộ theo các quy luật của kinh tế thịtrường; là nền kinh tế thị trường hiệnđại và hội nhập quốc tế. Định hướngxã hội chủ nghĩa được thể hiện nhấtquán trên các phương diện của nềnkinh tế-xã hội. Trong mục tiêu pháttriển, đó là: lấy con người làm trungtâm, vì mọi người và do con người,nhằm xây dựng thành công chủnghĩa xã hội “dân giàu, nước mạnh,dân chủ, công bằng, văn minh”.Trong phương thức phát triển, đó làphát triển bền vững, bao trùm và hộinhập. Gắn kết hài hoà giữa tăngtrưởng kinh tế với phát triển vănhoá, xây dựng con người, thực hiệntiến bộ và công bằng xã hội, bảo vệmôi trường trong từng bước đi vàtừng chính sách phát triển. Trongquản lý nền kinh tế, đó là phát huy

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN SỰ KIỆN

12 SỐ 64 (198) - 2018

đầy đủ vai trò chủ thể của nhân dântrong phát triển kinh tế-xã hội, mọingười dân được tham gia và mọingười dân được hưởng lợi; đảm bảovai trò quản lý nền kinh tế của Nhànước pháp quyền xã hội chủ nghĩadưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sảnViệt Nam.

Đổi mới tư duy luôn là một quátrình cam go; phải táo bạo, quyếttâm và kiên trì đấu tranh trước mọikhó khăn để vượt qua tư duy cố hữucủa chính bản thân mình. Chủtrương phát triển kinh tế tư nhân làmột ví dụ điển hình. Từ chỗ bị hạnchế và phân biệt đối xử, thậm chí cóý kiến cực đoan muốn xóa bỏ khuvực kinh tế tư nhân, Đảng Cộng sảnViệt Nam đã nhận định, kinh tế tưnhân có vị trí “quan trọng lâu dài”,“bộ phận cấu thành quan trọng”trong nền kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa. Nếu khôngphát triển kinh tế tư nhân sẽ khôngthể phát huy được hết ưu thế củakinh tế thị trường, không thể khaithác và giải phóng được mọi nguồnlực phát triển to lớn của xã hội. Đặcbiệt, Văn kiện Đại hội lần thứ XIIcủa Đảng Cộng sản Việt Nam đã

khẳng định mạnh mẽ và dứt khoátrằng, kinh tế tư nhân - “một độnglực quan trọng của nền kinh tế” làbước đột phá về nhận thức so vớigiai đoạn trước, khi Việt Nam chỉ coikinh tế tư nhân là “một trong nhữngđộng lực của nền kinh tế”. Nhữngthay đổi nhận thức như vậy đã lantoả mạnh mẽ trong đời sống xã hộivà trong nền kinh tế. Từ tâm lý thụđộng, ỷ lại, chỉ trông chờ vào Nhànước và tập thể, tất cả các tầng lớpnhân dân đã chuyển sang ý thức chủđộng và tích cực trong phát triển sảnxuất kinh doanh. Từ chỗ chỉ tồn tạimanh mún, nhỏ lẻ, phi chính thức làchủ yếu, khu vực kinh tế tư nhân đãphát triển mạnh mẽ cả về lượng vàchất. Từ chỗ xa lánh, coi nhẹ, xã hộiđã ngày càng tôn trọng và vinh danhtầng lớp doanh nhân. Từ chỗ chỉchú trọng chức năng quản lý, giámsát, kiểm tra, Chính phủ đã nhấnmạnh hơn vai trò phục vụ phát triển,đồng hành cùng doanh nghiệp, thúcđẩy làn sóng khởi nghiệp, tạo ra mộtsức sống mới cho nền kinh tế.

Việc cho phép đảng viên được làmkinh tế tư nhân cũng là một bước tiếnnhận thức quan trọng của Đảng Cộng

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNSỰ KIỆN

13SỐ 64 (198) - 2018

sản Việt Nam từ thực tiễn trực tiếplãnh đạo công cuộc Đổi mới. Điềunày xuất phát từ quan niệm đúng đắnrằng: với xuất phát điểm còn thấp,Việt Nam ngay từ đầu phải coi pháttriển kinh tế-xã hội là nhiệm vụ trungtâm, nâng cao trình độ lực lượng sảnxuất; chú trọng huy động mọi nguồnlực, khai thác mọi tiềm năng, phát huysức mạnh của mọi tầng lớp nhân dân,mọi thành phần kinh tế. Hơn ai hết,đảng viên lại càng phải đi đầu thựchiện mục tiêu này, vừa làm giàu chochính mình, vừa góp phần làm giàucho xã hội trên cơ sở nghiêm chỉnhchấp hành luật pháp, chính sách củaNhà nước, gương mẫu chấp hành quyđịnh và Điều lệ Đảng. Với chủ trươngđó, Đảng đã vượt qua những rào cảncủa tư duy cũ để có nhận thức mớirằng, thay vì gắn khu vực kinh tế tưnhân với quan hệ sản xuất tư bản chủnghĩa, cần tập trung lãnh đạo khu vựcnày phát triển theo định hướng xã hộichủ nghĩa.

Hơn 30 năm qua, từ một nền kinhtế nông nghiệp, lạc hậu, quy mô nhỏbé, với GDP chỉ 14 tỷ USD và GDPbình quân đầu người chỉ khoảng 250USD trong những năm đầu đổi mới,

Việt Nam đã thoát ra khỏi tình trạngđói nghèo, chuyển sang thực hiện vàđẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đạihóa đất nước. Đến năm 2018, quymô nền kinh tế Việt Nam ước vượtngưỡng 240 tỷ USD, đứng thứ 44 thếgiới theo GDP danh nghĩa. GDPbình quân đầu người ước đạt 2540USD và khoảng cách thu nhập giữaViệt Nam với các nước đã được thuhẹp đáng kể. Trong cơ cấu kinh tế, tỷtrọng khu vực nông nghiệp giảmxuống còn 14,8%; tỷ trọng các khuvực công nghiệp, dịch vụ tăng lên85,2%. Đặc biệt, tỷ lệ người nghèo đãgiảm mạnh, từ mức trên 60% vàonhững năm đầu đổi mới xuống mứckhoảng 7% hiện nay. Nền kinh tếViệt Nam được nhiều tổ chức quốctế đánh giá có triển vọng tốt, là mộttrong những nền kinh tế tăngtrưởng nhanh nhất khu vực và thếgiới. Nếu duy trì được đà tăngtrưởng như 3 thập niên qua thì đếnnăm 2045 – kỷ niệm mốc lịch sử 100năm Việt Nam độc lập (1945 -2045), quy mô GDP của Việt Namước sẽ đạt khoảng 2.500 tỷ USD, cònthu nhập bình quân đầu người đạtkhoảng 18.000 USD.

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN SỰ KIỆN

14 SỐ 64 (198) - 2018

Có được những kết quả ấn tượngtrên là nhờ Đảng đã định hướngngày càng rõ mô hình tăng trưởngkinh tế Việt Nam. Từ chỗ tăngtrưởng kinh tế theo chiều rộng, chủyếu dựa vào khai thác tài nguyên vàlực lượng lao động có tiền công thấp,Đảng đã chủ trương chuyển sangthực hiện phát triển kinh tế bao trùmvà bền vững, tiến hành cơ cấu lại nềnkinh tế gắn với đổi mới mô hình tăngtrưởng từ chiều rộng sang chiều sâu,hoàn thiện mô hình tăng trưởngđồng bộ trên cả phương diện kinhtế-kỹ thuật, kinh tế-xã hội và kinh tế-sinh thái, thúc đẩy phát triển trênnền tảng đổi mới sáng tạo, nâng caonăng suất lao động, ứng dụng tiến bộkhoa học - công nghệ, nâng cao chấtlượng nguồn nhân lực, phát huy lợithế so sánh và chủ động hội nhậpquốc tế.

Những thành tựu to lớn, có ýnghĩa lịch sử đó tiếp tục khẳng địnhđường lối lãnh đạo sáng tạo, đúngđắn của Đảng Cộng sản Việt Nam làvững vàng trên nền tảng chủ nghĩaMác - Lênin và tư tưởng Hồ ChíMinh, đẩy mạnh đổi mới, sáng tạo,thực hiện phát triển bao trùm, bền

vững và hội nhập quốc tế vì mục tiêu“dân giàu, nước mạnh, dân chủ, côngbằng, văn minh”, để đến giữa thế kỷXXI, đưa Việt Nam trở thành mộtnước công nghiệp hiện đại theo địnhhướng xã hội chủ nghĩa.

Càng đi sâu vào quá trình đổi mới,đối mặt với nhiều vấn đề khó khăn,phức tạp nảy sinh trong quá trìnhphát triển kinh tế - xã hội, ĐảngCộng sản Việt Nam càng ý thứcđược rằng, cần phải chú trọng lãnhđạo công tác chính trị, tư tưởng ngaytrong mỗi bước đi và trong từng chủtrương, chính sách. Đảng phát huydân chủ trong thảo luận để tạo ra sựđồng thuận về đường lối; về xâydựng, ban hành và thực thi chủtrương; về tuyên truyền, phổ biến,vận động, kiểm tra, giám sát để tạora sự thống nhất về hành động vớiquyết tâm cao trong toàn hệ thốngchính trị. Đồng thời, Đảng cũnghiểu rằng, muốn lãnh đạo công tácchính trị, tư tưởng hiệu quả và thànhcông không thể chỉ đưa ra nhữngkhẩu hiệu suông mà phải gắn chặtchẽ với tổ chức thực tiễn đời sống.Xuất phát từ yêu cầu phát triển tronggiai đoạn 2016-2020, Văn kiện Đại

hội lần thứ XII của Đảng Cộng sảnViệt Nam xác định: “phát triển kinhtế - xã hội là trung tâm, xây dựngĐảng là then chốt”. Uy tín của Đảng;niềm tin của nhân dân đối với Đảng,đối với sự nghiệp cách mạng; sự bềnvững, ổn định của chế độ, sự nghiệpxây dựng và bảo vệ Tổ quốc ViệtNam xã hội chủ nghĩa muốn thànhcông đều bắt nguồn từ kết quả củacác công tác này.

Trước hết, sự lãnh đạo của Đảngphải vững vàng bằng lý luận và trênnền tảng lý luận đúng đắn – coi đâylà linh hồn của công tác lãnh đạo vềchính trị, tư tưởng của Đảng. Mộtđảng tiên phong cần có lý luận tiênphong dẫn đường. Đảng đi tiênphong trong việc thiết kế, địnhhướng tầm nhìn và khát vọng pháttriển cho dân tộc. Đảng lãnh đạophát triển kinh tế - xã hội để hiệnthực hóa tầm nhìn và khát vọng đó.Sở dĩ một số chính đảng trên thếgiới lâm vào khủng hoảng hoặcthoái trào vì không có một nền tảngtư tưởng vững chắc, không có lýluận tiên phong soi đường. Lý luậncủa Đảng có vững, quyết tâm chínhtrị mới cao; việc xây dựng và ban

hành đường lối, chủ trương mớichắc; công tác tuyên truyền, vậnđộng trong nhân dân mới thông;việc bảo vệ nền tảng tư tưởng vàđấu tranh phản bác các quan điểmsai trái, xuyên tạc đường lối củaĐảng mới kiên định và kiên quyết.

Đảng lãnh đạo phát triển kinh tế-xã hội và công tác chính trị, tưtưởng dựa vào lý luận và bám sátthực tiễn. Trên nguyên tắc lấy thựctiễn là tiêu chuẩn của chân lý, Đảngcoi trọng tổng kết thực tiễn để pháttriển lý luận, tháo gỡ những vướngmắc trong nhận thức tư tưởng, pháthiện ra những kinh nghiệm hay,những mô hình tốt, mạnh dạn, chủđộng kịp thời có chủ trương xử lýhiệu quả những vấn đề mới nảysinh trong thực tiễn; giải quyết tốt,đảm bảo hài hòa các mối quan hệlớn về chính trị, kinh tế, xã hội,công nghệ, môi trường, v..v. phảnánh quy luật đổi mới và phát triểnở Việt Nam.

Xuất phát từ thực tiễn, bám sátthực tiễn sinh động luôn thay đổikhông ngừng trong bối cảnh mớicủa thế giới, khu vực và đất nước,Đảng lãnh đạo đổi mới tư duy phát

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNSỰ KIỆN

15SỐ 64 (198) - 2018

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN SỰ KIỆN

16 SỐ 64 (198) - 2018

triển Việt Nam phù hợp với xu thếphát triển kinh tế thị trường, hộinhập quốc tế, phát triển bao trùmvà bền vững, v.v; khai thác có hiệuquả những thành tựu phát triển củathế giới, nhất là thành tựu của cuộccách mạng công nghiệp lần thứ tư;tiếp thu có chọn lọc những giá trịtiến bộ của nhân loại về phát triểntoàn diện con người, vì con người,lấy con người làm trung tâm, docon người và giải phóng con người,v.v. phù hợp với triết lý phát triểncủa dân tộc Việt Nam và với bảnchất nhân văn cao đẹp của chủnghĩa xã hội.

ứ hai, sự lãnh đạo của Đảngphải mạnh bằng thể chế; phải đổi mớicó hiệu quả tổ chức bộ máy củaĐảng, Nhà nước và của cả hệ thốngchính trị.

Đây là một trong những điểmmới, nổi bật trong việc tăng cườngsự lãnh đạo công tác chính trị, tưtưởng và nằm trong số 6 nhiệm vụtrọng tâm của Đảng Cộng sản ViệtNam được xác định từ đầu nhiệmkỳ Đại hội lần thứ XII. Đảng lãnhđạo với quyết tâm cao để thực hiệnthắng lợi chủ trương đẩy mạnh đổi

mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệthống chính trị một cách khoa học,tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệuquả, phù hợp với tình hình mới từtrung ương tới địa phương, cácngành, các cấp. Đặc biệt, Đảng tiếnhành cuộc đấu tranh phòng chốngtham nhũng, suy thoái, tiêu cực, “tựdiễn biến”, “tự chuyển hoá” trongnội bộ, thể hiện quyết tâm làm choĐảng trong sạch, vững mạnh, chocả hệ thống chính trị vận hànhđồng bộ, có kỷ cương, kỷ luậtnghiêm minh.

Trong phương thức lãnh đạo,Đảng Cộng sản Việt Nam đangchuyển mạnh sang tư duy xây dựngmột tổ chức bộ máy tinh gọn, khoahọc; chú trọng tăng cường thể chếhóa việc xây dựng và thực hiệnnghiêm túc đường lối, chủ trương,nghị quyết, nhất là công tác kiểm tra,giám sát, tổng kết, đánh giá dựa trênhiệu quả công việc và sản phẩm đầura có định lượng để đưa nghị quyếtcủa Đảng thực sự đi vào cuộc sống.

Đóng vai trò hạt nhân của hệthống chính trị, Đảng không baobiện, làm thay mọi việc cho Nhànước, mà thông qua sử dụng bộ

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNSỰ KIỆN

17SỐ 64 (198) - 2018

máy chính quyền nhà nước để thểchế hóa các chủ trương, đường lốivà thực hiện sự lãnh đạo của mình.Đảng không đứng trên ra lệnh,không hoàn toàn đứng bên cạnh đểgiám sát mà Đảng “hóa thân” vàoNhà nước. Đây là đặc trưng nổi bật,đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất,khoa học và hiệu quả trong phươngthức lãnh đạo của Đảng cầm quyền.Do vậy, xây dựng Đảng vững mạnhgắn liền với xây dựng Nhà nướcpháp quyền xã hội chủ nghĩa ViệtNam vững mạnh của nhân dân, donhân dân và vì nhân dân, theonhững chuẩn mực quản trị tốt,phục vụ phát triển và có khả năngxử lý, ứng phó linh hoạt với nhữngvấn đề mới nảy sinh trong thựctiễn. Đồng thời, trong điều kiệnĐảng duy nhất cầm quyền thì việcphát huy vai trò của Mặt trận Tổquốc, các đoàn thể nhân dân và sựtham gia rộng rãi của quần chúngnhân dân trong giám sát, phản biệnxã hội là yếu tố hết sức quan trọng.

ứ ba, sự lãnh đạo của Đảng phảitrí tuệ, tinh thông bởi đội ngũ cán bộ,đảng viên có đức, có tài, đáp ứng yêucầu mới của đất nước.

Tư duy, trí tuệ và bản lĩnh lãnhđạo của Đảng nằm trong và thể hiệnở đội ngũ cán bộ, đảng viên. Đảng“hoá thân” vào Nhà nước, lãnh đạoNhà nước thông qua đội ngũ cánbộ, đảng viên. Những người gươngmẫu, đi đầu trong thực hiện chủtrương, đường lối của Đảng trướchết phải là đội ngũ cán bộ, đảngviên. Công tác tuyên truyền, giáodục đạo đức, tư tưởng của Đảngtrong nhân dân được thực hiệnkhông gì tốt bằng sự gương mẫu củacác cán bộ, đảng viên, như Chủ tịchHồ Chí Minh đã nói: “một tấmgương sống còn có giá trị hơn mộttrăm bài diễn văn tuyên truyền”.

Do vậy, Đảng luôn chú trọng côngtác xây dựng và phát triển cán bộ,nhất là cán bộ cấp chiến lược đủphẩm chất, năng lực và uy tín, ngangtầm nhiệm vụ, tuyệt đối trung thànhvới lý tưởng của Đảng - coi đây là“then chốt” của “nhiệm vụ thenchốt”. Trong thời gian qua, ĐảngCộng sản Việt Nam đã tiến hành đổimới tư duy, cách làm, khắc phụcnhững hạn chế, yếu kém trong từngkhâu của công tác cán bộ; lựa chọnđội ngũ cán bộ, đảng viên hoạt động

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN SỰ KIỆN

18 SỐ 64 (198) - 2018

trong các lĩnh vực kinh tế - xã hộitheo vị trí thích hợp, đúng quy trình,quy định, đúng năng lực sở trường.Đảng vừa bổ sung, hoàn thiện các cơchế đánh giá, giám sát cán bộ, quantâm hơn tới chính sách đãi ngộ vàtiền lương; vừa yêu cầu phát huy vaitrò nêu gương của người cán bộ -đảng viên và cán bộ có chức vụ càngcao lại càng phải gương mẫu; đồngthời, chú ý phát hiện, tuyển chọn, bồidưỡng cán bộ, trọng dụng nhân tài.

ứ tư, sự lãnh đạo của Đảng phảiluôn bền chặt, gắn bó mật thiết vớinhân dân. Tư tưởng “dân là gốc” làtruyền thống đạo lý muôn đời củadân tộc Việt Nam luôn được các bậctiền nhân vận dụng trong quá trìnhdựng nước và giữ nước. Trong côngviệc của Đảng, của Nhà nước, Chủtịch Hồ Chí Minh từng nói: “Dễtrăm lần không dân cũng chịu, khóvạn lần dân liệu cũng xong”. ĐảngCộng sản Việt Nam luôn ý thứcđược rằng: phải luôn vì lợi ích củanhân dân, dựa vào nhân dân, pháthuy vai trò làm chủ, tinh thần tráchnhiệm, sức sáng tạo và mọi nguồnlực của nhân dân; phát huy sứcmạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.

Đảng lấy lợi ích của nhân dân đểđịnh hướng mục tiêu lãnh đạo; lấyniềm tin của nhân dân làm chỗdựa cho hành động; và lấy sự hàilòng của nhân dân làm thước đokết quả. Người dân ở vị trí trungtâm ở mọi khâu của quá trình pháttriển kinh tế-xã hội, đảm bảo mọingười dân tham gia, mọi ngườidân hưởng lợi từ quá trình pháttriển, vừa là mục tiêu, vừa là thuộctính của nền kinh tế thị trườngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa, Nhànước pháp quyền xã hội chủ nghĩavà nền dân chủ xã hội chủ nghĩaViệt Nam.

Việc xây dựng đoàn kết, thốngnhất trong Đảng gắn liền với sựđồng thuận trong nhân dân. Đảngvừa lắng nghe ý kiến, tâm tư,nguyện vọng của nhân dân, nhất lànhững ý kiến giám sát, phản biệnmang tính xây dựng; vừa tuyêntruyền, giải thích cho nhân dân hiểurõ, hiểu đúng các chủ trương,đường lối, chính sách, pháp luật,đồng thời quyết liệt đấu tranh phảnbác các luận điệu sai trái, xuyên tạcđường lối của Đảng, xử phạtnghiêm minh các hành vi chống

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNSỰ KIỆN

19SỐ 64 (198) - 2018

phá chế độ, vi phạm chính sách,pháp luật của Nhà nước.

Vững vàng trên nền tảng chủnghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ ChíMinh; phát triển bền vững, baotrùm và hội nhập dựa trên đổi mớisáng tạo; đổi mới đồng bộ, hài hòathể chế kinh tế với thể chế chính trịvà thể chế xã hội mà trọng tâm làhoàn thiện thể chế kinh tế thị trườngđịnh hướng xã hội chủ nghĩa, thểchế Nhà nước pháp quyền xã hộichủ nghĩa và thể chế dân chủ xã hộichủ nghĩa; xây dựng Đảng vữngbằng lý luận, mạnh bằng thể chế, trítuệ bằng cán bộ và bền chặt với nhândân là những yêu cầu tiên quyết,điều kiện thành công cho sự nghiệpcách mạng Việt Nam trong tìnhhình mới.

Đảng Cộng sản Cuba trong quátrình lãnh đạo thực hiện cập nhật môhình kinh tế - xã hội và công tácchính trị, tư tưởng đã đạt đượcnhững thành quả to lớn, hết sứcquan trọng. Với tinh thần đồng chí,anh em, với mối quan hệ đặc biệtgiữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhândân hai nước chúng ta do Chủ tịchHồ Chí Minh và Chủ tịch Phi-đen

Ca-xtơ-rô xây dựng và được các thếhệ tiếp nối vun trồng, chúng tôi xinchia sẻ những kinh nghiệm củamình và luôn mong muốn đượctham khảo, học tập những kinhnghiệm quý báu của các đồng chí.

Trên tinh thần đó, tôi tin tưởngrằng, Hội thảo này sẽ góp phần đểhai Đảng chúng ta có thêm nhữngkinh nghiệm quý báu trong lãnhđạo phát triển kinh tế - xã hội vàcông tác chính trị, tư tưởng, đónggóp thiết thực vào thực hiện thắnglợi Nghị quyết Đại hội lần thứ VIIcủa Đảng Cộng sản Cuba và Đạihội lần thứ XII của Đảng Cộng sảnViệt Nam.

Xin chúc các đồng chí trong Đoànđại biểu Đảng Cộng sản Cuba, cácđồng chí trong Đoàn đại biểu ĐảngCộng sản Việt Nam và tất cả cácđồng chí mạnh khỏe, hạnh phúc vàthành công.

Chúc Hội thảo lý luận lần thứ tưgiữa hai Đảng chúng ta thành côngtốt đẹp. Chúc tình hữu nghị ViệtNam – Cuba mãi mãi xanh tươi, đờiđời bền vững.

Xin trân trọng cảm ơn các đồng chí n

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN SỰ KIỆN

20 SỐ 64 (198) - 2018

Kính thưa đồng chí NguyễnXuân ắng, Bí thư Trungương Đảng Cộng sản Việt

Nam, Chủ tịch Hội đồng Lý luậnTrung ương, Giám đốc Học việnChính trị Quốc gia Hồ Chí Minh;

Kính thưa các đồng chí Đoàn đạibiểu Đảng Cộng sản Việt Nam;

ưa các đồng chí;ay mặt Ban Chấp hành Trung

ương Đảng Cộng sản Cuba và đặcbiệt là đồng chí Bí thư thứ nhất, Đạitướng Ra-un Cát-xtơ-rô, tôi xin gửitới các đồng chí Đoàn đại biểuĐảng Cộng sản Việt Nam tham gia

Hội thảo lý luận lần thứ tư giữa haiĐảng lời chào mừng và cảm ơnnồng nhiệt nhất.

Các sự kiện diễn ra trong năm2018 một lần nữa khẳng định đâylà một năm quan trọng để chúng tatiếp tục củng cố quan hệ anh emđặc biệt giữa Cuba và Việt Nam.

Chuyến thăm Nhà nước tới Cubacủa người đồng chí thân thiếtNguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thưBan Chấp hành TW Đảng Cộngsản Việt Nam và Chủ tịch nướcCộng hòa XHCN Việt Nam hiệnnay; cũng như chuyến thăm Việt

cách mạng cuba Đang Được củng cố vững ChắC hơn Bao giờ hếT*

l hô-Xê Ra-môNg Ba-la-ghê Ca-BRê-Ra Bí thư Trung ương Đảng,

Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Cuba

* Phát biểu của đồng chí Hô-xê Ra-mông Ba-la-ghê Ca-brê-ra, Bí thư Trungương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Cuba, TrưởngĐoàn đại biểu Đảng Cộng sản Cuba tại Hội thảo lý luận lần thứ tư giữa ĐảngCộng sản Cuba và Đảng Cộng sản Việt Nam. Đầu đề là của Tòa soạn.

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNSỰ KIỆN

21SỐ 64 (198) - 2018

Nam của đồng chí Mi-ghen Đi-átCa-nen Béc-mu-đết, Ủy viên BộChính trị Đảng Cộng sản Cuba,Chủ tịch Hội đồng Nhà nước vàHội đồng Bộ trưởng Cuba, đã đánhdấu một bước phát triểnmới trong quan hệ giữahai nước.

Tình hữu nghị giữaCuba và Việt Nam là mộtđóng góp quan trọng vàoviệc củng cố cánh tảquốc tế, đem đến cho thếgiới một thông điệp vềtinh thần đoàn kết vàquyết tâm kề vai, sátcánh bên nhau củanhững người cộng sảntrong bối cảnh thế giớihiện tại..

Chúng ta đang sống trong mộtthời điểm cực kỳ phức tạp: Cuộckhủng hoảng toàn cầu, hệ thốngcủa chủ nghĩa tư bản và tác độngcủa biến đổi khí hậu - hậu quả củamô hình phát triển ăn cướp dựatrên nền sản xuất thừa và chủ nghĩatiêu thụ - đang làm cho nền kinh tếcủa chúng ta bị mất cân đối; sự giatăng của cuộc chạy đua vũ trang

đang gây nguy hiểm cho sự tồnvong của loài người; chủ nghĩabành trướng đế quốc có ý đồ xóa sổlịch sử của chúng ta.

Hoa Kỳ, các đồng minh của họ vàgiai cấp tư sản hùngmạnh trong nướcđang tấn công cácnước Mỹ La tinh vàCa-ri-bê nhằm gâybất ổn, chia rẽ quátrình hội nhập khuvực và thủ tiêunhững thành tựu mànhân dân đã giànhđược trong nhữngnăm gần đây..

Đảng Cộng sảnCuba đang nỗ lựchết sức mình để xây

dựng một châu Mỹ của chúng ta,điều mà Hô-xê Mác-ti và Phi-đenCát-xtơ-rô luôn mơ ước. Tôi muốnnhắc lại câu nói của Hô-xê Mác-ti:“Chỉ có cái chết mới ngăn đượcchúng ta chiến đấu cho tự do”.

Tổng thống Donald Trump, ngaytừ khi tiến hành chiến dịch tranhcử, đã đưa ra những luận điệuchống phá Cuba. Ông ta đã làm tổn

Đảng Cộng sản Cubađang nỗ lực hết sứcmình để xây dựngmột châu mỹ củachúng ta, điều màHô-xê mác-ti và Phi-đen Cát-xtơ-rô luônmơ ước. Tôi muốnnhắc lại câu nói củaHô-xê mác-ti: “Chỉcó cái chết mới ngănđược chúng ta chiếnđấu cho tự do”.

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN SỰ KIỆN

22 SỐ 64 (198) - 2018

hại đến quan hệ song phương khiđẩy mạnh chính sách bao vây, cấmvận. Ông cũng sử dụng lại chiếnthuật cũ là chính trị hóa và thaotúng vấn đề nhân quyền để biệnminh cho các hoạt động chống phácách mạng Cuba.

Cuba sẽ tiếp tục nỗ lực để bìnhthường hóa quan hệ với Hoa Kỳ,nhưng trong đối thoại và hànhđộng phải luôn ưu tiên nguyên tắctôn trọng lẫn nhau và bình đẳngchủ quyền giữa các quốc gia.

áng 9 vừa qua, nhân dân hainước Cuba và Việt Nam chúng tađã tiến hành nhiều hoạt động để kỷniệm 45 năm chuyến thăm ViệtNam đầu tiên của Tổng tư lệnh Phi-đen Cát-xtơ-rô; hoạt động này làmột sự tôn vinh đối với di sản màChủ tịch Phi-đen Cát-xtơ-rô vàChủ tịch Hồ Chí Minh - nhữngngười đã dày công xây đắp tình hữunghị vĩ đại giữa hai dân tộc - đã đểlại cho chúng ta.

Ngày 01 tháng 11 vừa qua, mộtlần nữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩaViệt Nam, với các nguyên tắc độclập, tự chủ và đoàn kết của mình, đãmột lần nữa lên án chính sách bao

vây, cấm vận chống Cuba của cácnhà cầm quyền Mỹ. Chúng tôi xincảm ơn Đảng Cộng sản và Chínhphủ Việt Nam về sự ủng hộ vô điềukiện này.

Đảng Cộng sản Cuba, Nhà nướcvà nhân dân Cuba đang tiếp tụcbước những bước vững chắc trongviệc triển khai đường lối đã đượcthông qua tại Đại hội Đảng lần thứVI và được cập nhật tại Đại hộiĐảng lần thứ VII. Hiện tại, chúngtôi đang tiến hành đánh giá, triểnkhai nhiều quyết định có quy mô,độ phức tạp và phạm vi ảnh hưởnglớn hơn.

Các biện pháp được áp dụng mộtcách từ từ, từng bước nhằm thựchiện lời kêu gọi của Bí thư thứ nhấtBan Chấp hành Trung ương Đảngkhi đồng chí nói: “nguyên tắc làmviệc cơ bản của quá trình triển khaiđường lối là không vội vàng nhưngcũng không dừng lại”.

Ngày 15 tháng 11 này, chúng tôisẽ kết thúc thành công cuộc trưngcầu dân ý về Hiến pháp mới củaCộng hòa Cuba. Đây là một quátrình thực sự dân chủ, rộng rãi vàcách mạng. Hiến pháp mới sẽ đảm

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNSỰ KIỆN

23SỐ 64 (198) - 2018

bảo được tính liên tục của cuộccách mạng là đấu tranh cho mộtquốc gia có chủ quyền, độc lập, xãhội chủ nghĩa, dân chủ, thịnhvượng và bền vững.

Để kết thúc năm 2018 đầy thànhtựu này, hôm nay chúng ta gặpnhau tại La Ha-ba-na để tiến hànhHội thảo lý luận lần thứ tư với chủđề: “Phát triển kinh tế, xã hội vàcông tác chính trị, tư tưởng, nhiệmvụ ưu tiên hàng đầu của ĐảngCộng sản Cuba và Đảng Cộng sảnViệt Nam”.

Chúng tôi hoàn toàn đồng tìnhvới ý kiến cho rằng Hội thảo là mộtcơ chế đối thoại quan trọng đểchúng ta cùng nhau trao đổi nhữngý kiến chân thành về công tác Đảngvà cũng là nơi chúng ta có thể traođổi với nhau những quan niệm cơbản trong công cuộc xây dựng chủnghĩa xã hội, con đường tất yếu củacả hai nước.

Dựa trên những kinh nghiệmtrước đây, chúng tôi cho rằng sẽ thiếtthực hơn cho cả hai Đoàn nếu chúngta biết được những nội dung trìnhbày trong các tham luận đang đượcthực hiện như thế nào trên thực tế.

Để làm điều này, chúng tôi đề xuấtchúng ta cùng đi thăm hai địa điểmcó liên quan chặt chẽ đến nội dungmà phía Cuba trình bày và đây chínhlà phần thực tiễn mà chúng tôi muốnđưa vào Hội thảo lần này.

Như Phi-đen đã từng nói vàongày 12 tháng 9 năm 1973, chúngtôi muốn khẳng định với ĐảngCộng sản Việt Nam, với nhân dânvà Chính phủ Việt Nam rằng “Cáchmạng Cuba đang được củng cốvững chắc hơn bao giờ hết và giốngnhư Việt Nam, Cuba là một pháođài bất khả chiến bại của phongtrào cách mạng”.

Tôi xin được kết thúc bài phátbiểu của mình bằng một câu nói củaPhi-đen: “chúng tôi có thể đảm bảovới những người anh em Việt Namrằng ở nơi đó, ngay trước mũi củanước Mỹ, nơi chỉ cách bờ biển HoaKỳ 90 hải lý, các đồng chí luôn cónhững người đồng chí, người bạnchiến đấu, luôn có những người anhem chung một chiến hào, luôn cómột dân tộc đã được giác ngộ, mộtdân tộc cách mạng luôn ở bên cạnhViệt Nam”.

Xin chân thành cảm ơn n

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

24 SỐ 64 (198) - 2018

Vấn đề phát triển bền vững,sáng tạo, bao trùm đangnổi lên như một lời hiệu

triệu có sức hấp dẫn lôi cuốn và lantỏa khắp thế giới. Điều này thật dễhiểu bởi cho đến nay chưa một quốcgia nào có thể khẳng định đã pháttriển một cách bền vững, sáng tạo vàbao trùm. Ngay cả ở các nước pháttriển nhất, việc phát triển bền vữngcũng chỉ là tương đối, phát triển sángtạo cũng chỉ ở một vài lĩnh vực vàphát triển bao trùm thì còn khó màđạt được. Vì thế phát triển bền vững,sáng tạo, bao trùm lại trong điều kiệncuộc cách mạng công nghệ 4.0 đã trởthành một hướng đi mới thiết thực

mà quốc gia nào cũng thấy cần thiếtđáp ứng nhu cầu và mục tiêu trướcmắt, cũng như lâu dài.

Đối với mỗi quốc gia, để phát triểntheo định hướng tốt đẹp đó nhấtđịnh phải biết kết hợp giữa nội lựctrong nước và sức mạnh quốc tế,phát triển kinh tế trong nước với đẩymạnh hội nhập kinh tế quốc tế. Bởivậy, khi đặt vấn đề đổi mới tư duykinh tế để phát triển bền vững, sángtạo, bao trùm cần phải quan tâm đếnđổi mới tư duy trong hội nhập kinhtế quốc tế.1. Về nhận thức

Đảng ta đã xác định hội nhậpquốc tế là định hướng chiến lược để

NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

ĐỔi mỚi Tư DuY vỀ hội nhẬP kinh Tế QuỐC Tế

l gS, TS Vũ VăN hiềNPhó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

25SỐ 64 (198) - 2018

xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, coi hộinhập quốc tế là sự nghiệp của toàndân và của cả hệ thống chính trị.Hội nhập quốc tế trên cơ sở pháthuy tối đa nội lực, tranh thủ ngoạilực; hội nhập kinh tế là trọng tâm,hội nhập các lĩnh vựckhác từng bước mởrộng; nghiêm chỉnhtuân thủ các cam kếtquốc tế đi đôi với chủđộng, tích cực thamgia xây dựng, thựchiện các chuẩn mựcchung bảo đảm lợi íchquốc gia - dân tộc.Nhận thức sâu sắchơn yêu cầu giải quyết một cáchthỏa đáng mối quan hệ giữa hộinhập quốc tế và giữ vững độc lập, tựchủ, chủ quyền quốc gia. Nhận thứcrõ hơn, đầy đủ hơn các đặc điểmcủa môi trường quốc tế cũng nhưcác hệ thống công cụ, quyền lựcđược sử dụng để chi phối, kiểm soáttrong quá trình hội nhập quốc tế.

Hội nhập quốc tế là quá trình chủđộng tham gia ngày càng sâu, rộngvào đời sống mọi mặt của quốc tế.Hội nhập quốc tế đang là lực hấp dẫn

lớn, là lời vẫy gọi đối với mọi quốcgia, ngày càng có sự cuốn hút mạnhmẽ, trở thành một hy vọng, một cuộcchơi như “trảy hội” đối với một quốcgia này, lại như đành phải chấp nhậnđối với quốc gia khác bởi không ai

muốn bị tụt hậu hoặc bịthế giới bỏ rơi. Nói mộtcách khác, hội nhập làmột cuộc chơi, dámchịu chơi, chấp nhậncuộc chơi để phục vụcho lợi ích của đất nướcmình. Tuy nhiên, đây làcuộc chơi quyết liệt, gaygắt, đầy kịch tính.Người ta còn tính rằng,

tham gia cuộc chơi này, giỏi giang thìăn bảy, mất ba; trung bình thì đượcnăm, mất năm; yếu kém thì được bamất bảy, thậm chí còn mất nhiềuhơn.

ực tiễn chứng tỏ, hội nhậpkhông giới hạn trong một phạm vivà một lĩnh vực nào của đời sốngquốc tế mà nó lan tỏa ở mọi cấp độ,mọi lĩnh vực trên phạm vi khu vựcvà toàn cầu. am gia vào mọi mặtđời sống quan hệ quốc tế có nghĩalà phải tham gia vào các quá trình

Đảng ta đã xác địnhhội nhập quốc tế làđịnh hướng chiếnlược để xây dựng vàbảo vệ Tổ quốc, coihội nhập quốc tế là sựnghiệp của toàn dânvà của cả hệ thốngchính trị.

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

26 SỐ 64 (198) - 2018

kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội,an ninh. Hội nhập quốc tế vừa làđòi hỏi khách quan của thời cuộcnói chung, vừa là nhu cầu nội tạicủa mỗi nước. Quá trình hội nhậpquốc tế diễn ra ở nhiều cấp độ vànhiều phương thức khác nhau. Tùytheo tình hình cụ thể, tùy theo thờigian và không gian cũng như lĩnhvực cụ thể mà sự tham gia hội nhậpquốc tế được tiến hành ở nhữnghình thức khác nhau như songphương, tam giác, tứ giác, khu vựcvà toàn cầu. Có thể nói, cả thế giớiđang diễn ra cao trào hội nhậpquốc tế với tốc độ nhanh và cáclĩnh vực ngày càng mở rộng, dẫntới sự tùy thuộc lẫn nhau tăng lên.Chính vì thế, hội nhập quốc tế làquá trình phức tạp, vừa hợp tác,vừa đấu tranh.

Khi tham gia hội nhập quốc tế,phải tính toán rất thận trọng tácđộng và hậu quả lâu dài của việc hộinhập và chuyển dịch kinh tế - xãhội trong nước. Phải gắn kết đượcchiến lược phát triển kinh tế - xãhội, những bước đi cụ thể trongnước với những biến động của kinhtế thế giới, với các mục tiêu và lộ

trình của khuôn khổ hợp tác songphương, tiểu khu vực, liên khu vựcvà toàn cầu, sao cho các cam kết vàthỏa thuận trong các khuôn khổhợp tác đó hài hòa, không vênhnhau hoặc mâu thuẫn nhau. Đểtránh gây ra những đảo lộn về xãhội, cần luôn luôn bảo đảm sự cânbằng hợp lý giữa các quan hệ: quanhệ giữa đẩy mạnh sự nghiệp đổimới đất nước với chủ động, tích cựchội nhập quốc tế; quan hệ giữaquyền lợi và nghĩa vụ của đất nướctrong các thể chế hội nhập, giữamục tiêu phát triển kinh tế - xã hộicủa nước ta với yêu cầu, đòi hỏi củabên ngoài; giữa lĩnh vực kinh tế vớicác lĩnh vực khác. Cần kịp thờithích ứng, phản ứng linh hoạt tạolập về tăng cường khai thác lợi thếso sánh của đất nước để hội nhậpthành công.

Tuy nhiên, về mặt nhận thức cònnhững hạn chế nhất định. Trongquan hệ quốc tế, vấn đề cốt lõi là lợiích quốc gia - dân tộc, nhưng mộtsố cán bộ các cấp, các ngành vẫn bịchi phối bởi tư tưởng cục bộ, địaphương, chưa nhận thức một cáchđầy đủ và toàn diện các khía cạnh

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

27SỐ 64 (198) - 2018

của lợi ích quốc gia - dân tộc. Việcnghiên cứu về mối quan hệ giữa hộinhập quốc tế và bảo đảm độc lập, tựchủ, giữ vững chủ quyền quốc giachưa thật thấu đáo. Vẫn còn cónhững ý kiến trái ngược nhau, có ýkiến lo ngại về khả năng giữ độc lập,tự chủ trong quá trình hội nhập,thấy cái “mất” nhiều hơn cái “được”;hoặc chỉ thấy cái “được” mà ít cânnhắc đầy đủ đến cái “mất”. Nơi này,nơi khác, nhận thức về đối tượng,đối tác chưa thật sâu sắc.

Đối chiếu theo định hướng pháttriển bền vững, sáng tạo, bao trùmthì tư duy về hội nhập quốc tế củachúng ta còn những hạn chế nhấtđịnh. Có tư tưởng chỉ nghĩ đến lợitrước mắt không tính đến tác hại lâudài, muốn đẩy mạnh hội nhập quốctế, đặc biệt là thu hút đầu tư nướcngoài bằng mọi cách để nhanhchóng tăng trưởng kinh tế, bất chấpnhững mặt trái của nó là có thể gâytác hại ô nhiễm môi trường hoặccông nghệ lạc hậu. Một cách nhậnthức khác là hoàn toàn ỷ lại vào côngnghệ bên ngoài, không tin và khôngquan tâm đến việc đổi mới sáng tạotrong nước dẫn tới quá trình phát

triển thiếu năng động và thiếu sángtạo. Lại có tư tưởng chỉ thấy lợi ở lĩnhvực kinh tế nào thì chú trọng thúcđẩy hội nhập hoặc đầu tư mà khôngnhận rõ tính tổng thể, bao trùm củacả nền kinh tế - xã hội để dẫn tới sựmất cân đối, không hài hòa trong quátrình phát triển.2. Về thực tiễn

2.1. Những kết quả của quá trìnhhội nhập kinh tế quốc tế

Với chủ trương “chủ động và tíchcực hội nhập quốc tế” trong nhữngnăm qua, tiến trình hội nhập quốctế của Việt Nam đã tiến lên một tầmcao mới trên tất cả các lĩnh vực.Tiến trình hội nhập quốc tế đã cónhững tác động to lớn, nhiều mặtđến thế và lực của Việt Nam trongphát triển kinh tế, tạo công ăn việclàm và nâng cao thu nhập cho ngườidân; tạo sức ép và điều kiện để hoànthiện thể chế kinh tế; nâng cao nănglực cạnh tranh quốc gia, doanhnghiệp và sản phẩm. Bình quân đầungười tính bằng USD theo tỷ giá hốiđoái của Việt Nam năm 1988 chỉ đạt86 USD - mức thấp nhất thế giới,nhưng đã tăng gần như liên tục quacác năm sau đó và đến hết năm

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

28 SỐ 64 (198) - 2018

2016 đã đạt 2.200 USD, năm 2017đạt 2.385 USD. Nếu như tăngtrưởng GDP bình quân thời kỳ 1986- 1990 chỉ đạt 4,4%/năm thì bìnhquân thời kỳ 1991 - 2011 đạt7,34%/năm. Đặc biệt, sau khi gianhập WTO, Việt Nam đã duy trì tốcđộ tăng trưởng cao, trong năm2007, tốc độ tăng trưởng GDP đạt8,46% (mức cao nhất trong vòng 11năm trước đó). Do ảnh hưởng từnhững biến động của nền kinh tếthế giới, tăng trưởng GDP trong giaiđoạn 2011 - 2013 giảm xuống còn5,6%. Tuy nhiên, sang năm 2014 đạt5,98%, năm 2015 đạt 6,68% và 2016đạt 6,1%, năm 2017 GDP đạt 6,81%,năm 2018 đạt 7%, quy mô nền kinhtế khoảng 240 tỷ USD, bình quânđầu người đạt 2.540 USD, mức tăngtrưởng cao nhất trong vòng 10 nămqua (2008 - 2018). Năm 2018 ViệtNam chính thức ký kết và phêchuẩn FTA thế hệ mới (ký kếtCPTPT tháng 3/2018), rà soát pháplý Hiệp định EVFTA tháng 6 năm2018, thúc đẩy đàm phán RCEP.Đây là những FTA toàn diện, quymô rộng, mức độ cam kết cao, baohàm nhiều nội dung mới.

Việt Nam đã trở thành một bộphận của nền kinh tế toàn cầu vớitổng kim ngạch xuất khẩu, nhậpkhẩu đạt gần 480 tỷ USD, gấp gần 2lần GDP. ực hiện các cam kết từkhi gia nhập WTO như tự do hóaquyền kinh doanh xuất, nhập khẩu,xóa bỏ các hạn chế xuất, nhập khẩu,xóa bỏ trợ cấp xuất khẩu gây bópméo cạnh tranh, giảm thiểu sự canthiệp của Nhà nước vào hoạt độngcủa doanh nghiệp, các cam kết mởcửa thị trường hàng hóa và dịch vụ,minh bạch hóa chính sách... hệthống pháp luật của Việt Nam đã vàđang tiếp tục được hoàn thiện theohướng ngày càng trở nên rõ ràng,minh bạch hơn, tạo ra môi trườngkinh doanh bình đẳng. Nước ta cóvị thế ngày càng lớn trong xuất khẩuhàng hóa toàn cầu và được xếp vàonhóm 30 nền kinh tế xuất khẩuhàng hóa hàng đầu thế giới. Từ chỗthường xuyên nhập siêu, Việt Namđã chuyển sang cân bằng xuất, nhậpkhẩu, thậm chí là có xuất siêu.

Phát triển kinh tế theo hướng bềnvững, sáng tạo, bao trùm một cáchthiết thực cũng là xây dựng một nềnkinh tế độc lập, tự chủ: Đó là nền

kinh tế có cơ cấu kinh tế hợp lý, hiệuquả và bảo đảm độ an toàn cần thiết;nền kinh tế phát triển bền vững và cónăng lực cạnh tranh cao; cơ cấu xuất,nhập khẩu cân đối; đầu tư trực tiếpcủa nước ngoài trong một số ngànhkinh tế, nhất là những ngành kinh tếquan trọng, chiếm mộttỷ lệ không thể chiphối được nền kinh tế;hạn chế hoặc khôngcho phép đầu tư nướcngoài vào nhữngngành nhạy cảm... Nóicách khác, một nềnkinh tế độc lập, tự chủtrong bối cảnh toàncầu hóa là nền kinh tếcó khả năng thích ứngcao với những biếnđộng của tình hình quốc tế và ít bịtổn thương trước những biến độngđó; trong bất cứ tình huống nào nócũng có thể cho phép duy trì đượccác hoạt động bình thường của xãhội và phục vụ đắc lực nhiệm vụquốc phòng an ninh.

Xây dựng kinh tế độc lập, tự chủ ởnước ta, được thể hiện ở độc lập, tựchủ về đường lối phát triển theo định

hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnhcông nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạotiềm lực kinh tế, khoa học và côngnghệ, cơ sở vật chất - kỹ thuật đủmạnh; có cơ cấu kinh tế hợp lý, cóhiệu quả và sức cạnh tranh cao; tậptrung phát triển các ngành, lĩnh vực

và sản phẩm kinh tế chủyếu có vai trò quantrọng hàng đầu, hiệuquả... Cùng với đó, phảibảo đảm an ninh lươngthực quốc gia; an toànnăng lượng, tài chính -tiền tệ, môi trường; đấtnước phát triển nhanh,hiệu quả, bền vững.

Trong kỷ nguyêntoàn cầu hóa và hộinhập quốc tế, độc lập

về kinh tế của một quốc gia khôngphải là biệt lập, khép kín, tự cung, tựcấp. Tự chủ không phải là tự quyếtđịnh một cách cứng nhắc và tuyệtđối, không tính đến các quy địnhcủa các thể chế kinh tế - tài chínhquốc tế, không thực hiện đúng cáccam kết, luật pháp và thông lệ quốctế... am gia vào sân chơi quốc tế,chúng ta đã thực hiện mở cửa thị

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

29SỐ 64 (198) - 2018

Phát triển kinh tếtheo hướng bền vững,sáng tạo, bao trùmmột cách thiết thựccũng là xây dựng mộtnền kinh tế độc lập,tự chủ: Đó là nềnkinh tế có cơ cấu kinhtế hợp lý, hiệu quả vàbảo đảm độ an toàncần thiết.

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

30 SỐ 64 (198) - 2018

trư ờng nội địa, chủ động thay đổikết cấu kinh tế, đã hình thành cáckhu công nghiệp tập trung vàhướng tới hình thành một số đặckhu hành chính - kinh tế để đáp ứngđòi hỏi thu hút mộtkhối l ượng lớn vốnđầu tư . Đây là hìnhthức hợp đồng thuênh ượng, có thời hạnmột vùng lãnh thổ vớinhững quyền nhấtđịnh. Mặt khác, chúngta thực hiện tự do hóanền kinh tế theo cáccam kết quốc tế, tức làchuyển giao một sốquyền đáng kể từ nhàn ước sang thị tr ường.Trong điều kiện kếtcấu độc lập về kinh tế thay đổi nh ưvậy, trọng tâm của việc bảo đảm chủquyền kinh tế là tăng cư ờng toàndiện năng lực tự chủ kinh tế.

Từ việc xác định đúng mục tiêu,nội dung xây dựng nền kinh tế độclập, tự chủ, chúng ta đã tập trungphát triển các ngành, các lĩnh vựctrọng yếu tạo nền tảng cho phát triểnbền vững, vừa đáp ứng nhu cầu trong

nước trên mọi tình huống, vừa bảođảm cho xuất khẩu. Nguồn lực đểcông nghiệp hóa, hiện đại hóa và xâydựng nền kinh tế độc lập, tự chủđược thu hút cả trong nước và ngoài

nước, kết hợp hài hòagiữa ngoại lực và nộilực, trong đó phát huymạnh mẽ nội lực.

ành công trongxây dựng nền kinh tếđộc lập, tự chủ tronghơn 30 năm qua chínhlà nền kinh tế có bướcphát triển tốt và ổnđịnh, tăng trưởng kinhtế được duy trì ở mứchợp lý, xu hướng pháttriển năm sau cao hơnnăm trước, chất lượng

tăng trưởng được nâng lên. Nềnkinh tế từng bước được cơ cấu lạigắn với đổi mới mô hình tăngtrưởng, hệ thống kết cấu hạ tầngkinh tế được tăng cường, nguồnnhân lực để cung ứng cho phát triểnkinh tế - xã hội ngày càng phát triển.Nền kinh tế Việt Nam đã đứng vữngvà phát triển trước những tháchthức to lớn từ các cuộc khủng

ành công trong xâydựng nền kinh tế độclập, tự chủ trong hơn30 năm qua chính lànền kinh tế có bướcphát triển tốt và ổnđịnh, tăng trưởng kinhtế được duy trì ở mứchợp lý, xu hướng pháttriển năm sau cao hơnnăm trước, chấtlượng tăng trưởngđược nâng lên.

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

31SỐ 64 (198) - 2018

hoảng kinh tế toàn cầu. Chính phủđã thực hiện tốt vai trò quản lý vàkiến tạo. Môi trường đầu tư kinhdoanh được cải thiện, minh bạch,bình đẳng hơn, năng lực cạnh tranhcủa nền kinh tế đang được nâng lên.Đáng chú ý, các chỉ số về kết quả hộinhập kinh tế đã đạt được ở mức cao.eo báo cáo của Chính phủ, tổngsố vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài(FDI) tính đến hết tháng 9/2018,sau 30 năm đã có số vốn đăng ký là334 tỷ USD. Hiện đã có 128 quốc giavà vùng lãnh thổ tham gia đầu tưvào Việt Nam. Vốn FDI vào ViệtNam chiếm 25% tổng vốn đầu tưtoàn xã hội. Các đối tác đã cam kếtviện trợ hơn 3 tỷ USD cho Việt Namtừ 2018 đến 2020. Năm 2017, lượngkhách du lịch quốc tế đến Việt Namđạt hơn 13 triệu lượt người. Đến hếtnăm 2017, đầu 2018, đã có hơn 70nước công nhận Việt Nam là nềnkinh tế thị trường đầy đủ. Hội nhậpkinh tế quốc tế thành công đã tạothêm nội lực cho đất nước.

2.2. Những hạn chếXem xét dưới góc độ phát triển

bền vững, sáng tạo, bao trùm, tronglĩnh vực hội nhập kinh tế quốc tế của

Việt Nam còn nhiều hạn chế, thểhiện trên một số khía cạnh sau:

(1) Việc ban hành các chính sách,pháp luật vừa thiếu, vừa chưa đồngbộ. Việc tổ chức thực hiện các chủtrương, nghị quyết của Đảng, phápluật của Nhà nước về hội nhập quốctế chưa nghiêm, chưa mạnh mẽ,quyết liệt. Trình độ năng lực điềuhành, quản lý kinh tế mà nhất là củacác doanh nghiệp trong nước cònyếu kém. Hạn chế đó tác động tiêucực tới việc làm tăng nguồn lực chophát triển.

(2) Chiến lược hội nhập kinh tếquốc tế chưa toàn diện, chưa cụ thểdẫn đến chưa tận dụng được hết lợiích của hội nhập kinh tế quốc tếtrong việc làm tăng nguồn lực chophát triển kinh tế, thực hiện mục tiêucông nghiệp hóa, hiện đại hóa đấtnước. Việt Nam chưa xây dựng đượcmột chiến lược hội nhập kinh tế vớimột lộ trình cụ thể, phù hợp với điềukiện chung của đất nước. Do đó,định hướng phát triển bền vững,sáng tạo, bao trùm trong hội nhậpkinh tế quốc tế tại một số khâu, giaiđoạn còn chưa được triển khai đồngbộ đầy đủ. Trong một số trường hợp,

hội nhập kinh tế quốc tế còn bị động,chưa có cơ sở khoa học, thực tiễnphù hợp với thực trạng phát triển đấtnước, chưa phát huy được đầy đủ cáchiệu quả và lợi ích của hội nhậpmang lại.

(3) Những hạn chế nội tại của nềnkinh tế là một nhân tố tác động tiêucực đến việc làm tăng nguồn lực chophát triển: (i) Cân đối vĩ mô và cáccân đối lớn của nền kinh tế chưavững chắc. Bội chi ngân sách khácao. Nợ công còn cao; (ii) Môitrường đầu tư kinh doanh và nănglực cạnh tranh chậm được cải thiện.ủ tục hành chính còn nhiều vướngmắc, tình hình sản xuất, kinh doanhcòn nhiều khó khăn, số lượng doanhnghiệp giải thể, ngừng hoạt động lớn.Năng lực tài chính, quản trị của phầnlớn doanh nghiệp trong nước cònhạn chế.

(4) Do hội nhập kinh tế quốc tế làvấn đề có liên quan đến nhiều bộ,ban, ngành nên đòi hỏi phải có sựphối hợp thường xuyên giữa các bộ,ban, ngành, giữa các cơ quan quảnlý nhà nước và doanh nghiệp, cộngđồng, sự phối hợp triển khai đồngbộ từ cấp Trung ương đến cấp địa

phương. Tuy nhiên, thời gian qua,một bộ phận đầu mối về hội nhậpkinh tế quốc tế tại một số bộ, ban,ngành và địa phương vẫn chưa chútrọng đến khâu phối hợp và thamvấn với các chương trình hành độngvề hội nhập kinh tế quốc tế. Chínhvì vậy việc triển khai công tác hộinhập đã không đạt được kết quảnhư mong muốn. Bên cạnh đó, khixây dựng các kế hoạch, đề án,chương trình hành động về hộinhập kinh tế quốc tế, đa số các đầumối về hội nhập kinh tế quốc tế tạicác bộ, ban, ngành, địa phương lạichưa có kế hoạch, đề án, chươngtrình này. Do không có quy định vềcơ chế giám sát, theo dõi, đánh giá,nên rất khó để tổng hợp đầy đủ, kịpthời cũng như đánh giá kết quả củaviệc triển khai một cách xứng đángvà toàn diện.3. Đổi mới tư duy và định hướng pháttriển, đẩy mạnh tiến trình hội nhậpquốc tế

3.1. Đổi mới trong công tác phântích, dự báo

Cục diện phức tạp của thế giới vàkhu vực đặt ra yêu cầu khẩn trươngnâng cấp công tác phân tích, dự báo

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

32 SỐ 64 (198) - 2018

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

33SỐ 64 (198) - 2018

chiến lược và đánh giá rủi ro hệthống, đáp ứng được việc xử lýnhững tình huống phức tạp phátsinh. Cần nhận diện sớm các độngthái, xu hướng phát triển lớn của thếgiới, từ đó có điều chỉnh đúng đắntrong chiến lược phát triển, tận dụngtriệt để những cơ hội mới mở ra. Bốicảnh hiện nay là cơ hội cho Việt Namnhìn nhận lại tư duy phát triển; trongđó có nhận thức mới về công nghiệphoá, hiện đại hoá, về mô hình tăngtrưởng và phát triển kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩaphù hợp với quy luật và xu thếchung, từ đó đẩy mạnh cải cách đểvượt qua những cản trở đối với sựphát triển nhanh và bền vững.

Việt Nam không thể tiếp tục pháttriển nhanh, bền vững, sáng tạo, baotrùm nếu chỉ dựa vào các ngành sửdụng nhiều lao động và nguyên liệumà cần hiện đại hóa bằng công nghệmới các ngành sản xuất truyềnthống, đột phá vào những ngànhdựa trên công nghệ cao, chú trọngphát triển các ngành dịch vụ tri thứcvà cần nhất là phải trở thành mộtmắt xích trong mạng sản xuất vàphân phối của các công ty đa quốc

gia. Xu thế phát triển kinh tế trênnền tảng đổi mới sáng tạo và sự phổbiến của mạng sản xuất toàn cầu làđiều kiện mới để Việt Nam rút ngắnkhoảng cách về tri thức và côngnghệ, thậm chí cả khi các điều kiệntăng trưởng dựa trên đổi mới sángtạo chỉ mới bắt đầu.

Việt Nam cần bắt nhịp với lànsóng FTA để có tiến trình hội nhậpphù hợp song không để bị lệ thuộcvà bị cuốn theo các trào lưu ngắnhạn, các xu hướng loại trừ và hìnhthành những liên kết khép kín tronglàn sóng FTA. ách thức đặt ra làViệt Nam cần chủ động tham giakiến tạo các cộng đồng khu vực mở,có quan hệ hài hòa với tất cả cácnước lớn và các nền kinh tế pháttriển trên thế giới; song Việt Namcũng cần chủ động hơn khi tham giavào các tiến trình hợp tác toàn cầu vàkhu vực theo cách của người đề xuấtsáng kiến và tham gia soạn thảo luậtchơi. Tuy vậy, cạnh tranh chiến lượcgay gắt giữa các nước lớn đòi hỏi ViệtNam phải có những đối sách hết sứcthận trọng, mềm dẻo và khôn khéođể duy trì mối quan hệ cân bằng vớitất cả các nước lớn, tạo thế đan xen

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

34 SỐ 64 (198) - 2018

lợi ích, tránh bị rơi vào thế đối đầu,cô lập hay lệ thuộc. Đứng ở một vị tríđịa - chiến lược quan trọng, việc lựachọn chiến lược đối tác - đối thủ sẽlà rất khó khăn, không thể trungtính, thiếu lòng tin, có thái độ khôngrõ ràng và cũng không thể là “nhấtbiên đảo”.

3.2. Thực hiện nghị trình “kép”trong phát triển bền vững, sáng tạo,bao trùm

Từ nay tới năm 2030, Việt Namvừa xử lý những yếu kém tồn đọng,điểm nghẽn trong mô hình pháttriển cũ, bảo đảm ổn định kinh tế vĩmô; vừa thiết lập những yếu tố chomột mô hình tăng trưởng mới, theohướng bền vững, sáng tạo, bao trùmcần khuyến khích áp dụng côngnghệ, nuôi dưỡng đổi mới sáng tạođể không bị tụt lại phía sau trongnhững thay đổi nhanh chóng của thếgiới và quá trình hội nhập.

Môi trường kinh tế vĩ mô ổnđịnh, bền vững là điều kiện tiênquyết nhằm duy trì, củng cố và pháthuy thành quả đã đạt được tronghơn 30 năm đổi mới vừa qua. Đâycũng là điều kiện để giải quyếtnhững điểm yếu của nền kinh tế

thông qua quá trình cơ cấu lại bởinó bảo đảm rằng quá trình nàykhông đẩy nền kinh tế vào mộtvòng xoáy bất ổn hơn. Việt Nam đãxác định ba lĩnh vực trọng tâm củanền kinh tế cần tiến hành cơ cấu lại,đó là: cơ cấu lại đầu tư với trọng tâmlà đầu tư công; cơ cấu lại thị trườngtài chính với trọng tâm là hệ thốngngân hàng thương mại và các tổchức tài chính; cơ cấu lại doanhnghiệp nhà nước với trọng tâm làcác tập đoàn, tổng công ty nhànước. Việc thực hiện cơ cấu lạinhững lĩnh vực trên sẽ góp phần sửachữa những khuyết tật cơ bản củanền kinh tế, loại bỏ những rủi rotrong dài hạn từ đó bảo đảm ổnđịnh kinh tế vĩ mô và tạo lập tiền đềcho quá trình chuyển đổi mô hìnhtăng trưởng.

Để có những đột phá trong môhình phát triển mới, kinh nghiệmcủa các nền kinh tế Đông Á nhưNhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loancho thấy cần thiết kế một chính sáchcông nghiệp đặt trọng tâm vào nângcấp nền tảng công nghệ và phát triểnkhu vực kinh tế tư nhân để đạt đượcmục tiêu phát triển rút ngắn. Chính

sách công nghiệp cần có ba yếu tốchính: Một là, các nguyên tắc tạo rabầu không khí hợp tác giữa chínhphủ và khu vực tư nhân hơn là chỉđơn thuần cung cấp các ưu đãi tàichính; theo đó chính phủ cần cùngvới khu vực tư nhân để xác định vấnđề, cơ hội và các giải pháp nhằmkhuyến khích đầu tư phát triển mộtsố ngành ưu tiên và hỗ trợ các doanhnghiệp có nhiều tiềm năng pháttriển. Hai là, cần phải dựa vào cả “càrốt” và “cây gậy” để hướng khu vựctư nhân vào những lĩnh vực được xácđịnh cần ưu tiên phát triển. Ba là,cần được thực hiện một cách minhbạch và có trách nhiệm giải trình, vàmở rộng cho tất cả các bên có liênquan có thể tham gia1.

Đặc biệt, cần nắm bắt được lànsóng khởi nghiệp của các doanhnghiệp công nghệ và có các chínhsách giúp các doanh nhân vượt quarào cản về vốn, rủi ro, nguồn nhânlực,... để hiện thực hóa các ý tưởngsáng tạo của mình trong các dự ánkinh doanh. Phát triển hệ thống tàichính hỗ trợ hấp thụ và áp dụngcông nghệ, thúc đẩy đổi mới sángtạo. Nhà nước cần tập trung xây

dựng, hoàn thiện cơ chế chính sách,tạo thuận lợi cho việc thành lập, hoạtđộng của Quỹ đầu tư mạo hiểm;thực hiện nhiều hình thức kết hợpnguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước vớinguồn vốn đầu tư của tư nhân đểcung cấp tài chính cho các doanhnghiệp khởi nghiệp2.

Với chỉ hơn 30% dân số sống ở đôthị, Việt Nam vẫn còn nhiều dư địađể tăng tốc của quá trình đô thị hóabằng các công cụ chính sách sẵn có,đặc biệt là quy hoạch và quản lý đôthị hiệu quả, đầu tư công có hiệu quả,tạo ra các động lực phù hợp thu hútsự tham gia của khu vực tư nhân vàophát triển cơ sở hạ tầng cứng vàmềm. Kết quả chính phải là hìnhthành nên một hệ thống hiện đại cáctrung tâm đô thị liên kết với nhau,gồm các thành phố lớn đáng sống lànơi cung cấp dịch vụ chất lượng cao,các trung tâm nghiên cứu và triểnkhai; các thành phố có quy mô trungbình là nơi có các cụm liên kếtngành; các thành phố nhỏ, nơidoanh nghiệp nông nghiệp có thể dễdàng vươn tới người nông dân ởnông thôn nhưng đồng thời kết nốichặt chẽ với khách hàng ở khắp nơi

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

35SỐ 64 (198) - 2018

trong cả nước. Các thành phố có quymô khác nhau được kết nối chặt chẽvới nhau sẽ góp phần nâng cao tínhsẵn sàng về công nghệ, nuôi dưỡngđổi mới sáng tạo và hỗ trợ việc chiasẻ thành quả từ quá trình này trongcả nước.

Độc lập, tự chủ cũng là phải tự tạonguồn nhân lực, nâng cao chấtlượng nguồn nhân lực thông qua cảicách hệ thống giáo dục và đào tạo,gắn đào tạo với thực tiễn, thúc đẩyvăn hóa khởi nghiệp; đặc biệt chútrọng đào tạo nghề và đào tạo nhântài. Việt Nam cần có những trườngkỹ thuật và công nghệ kết nối tốt vớikhu vực doanh nghiệp, tập trungvào đào tạo các ngành nghề liênquan đến các công nghệ mũi nhọnnhư STEM (khoa học tự nhiên,công nghệ, cơ khí, toán), robotic,kinh tế xanh, internet kết nối vạnvật, thiết kế trí tuệ nhân tạo, tự độnghoá, năng lượng và vật liệu mới,...Ngoài ra, cần khuyến khích, tạodựng môi trường sáng tạo cho giớitrẻ ngay từ khi còn ngồi trên ghếnhà trường, giúp họ hình thành ýchí tự thân lập nghiệp để sẵn sàngcho tương lai.

3.3. Hoàn thiện thể chế kinh tế thịtrường, cải thiện chất lượng quản trịquốc gia

iết lập một nền kinh tế thịtrường đầy đủ, minh bạch và hiệnđại vừa là mục tiêu vừa là yêu cầu củahội nhập. Để có được điều này cầncó những chính sách củng cố quyềnsở hữu nhằm thúc đẩy đầu tư dàihạn; thực hiện hiệu quả cải cáchhành chính công nhằm tăng tínhminh bạch, giảm quan liêu và hạ chiphí giao dịch vốn có ảnh hưởngkhông nhỏ đến các doanh nghiệpnhỏ và vừa. Đây là những biện phápgóp phần đẩy nhanh quá trình chínhthức hóa nền kinh tế và thị trườnglao động, bởi vì quan liêu dẫn đếntăng chi phí kinh doanh và thời giancho các doanh nghiệp hoạt độngchính thức trên thị trường. Cần duytrì và nhân rộng các nỗ lực đó trêntoàn quốc, bao gồm cải thiện quảntrị ở cấp địa phương và thúc đẩy pháttriển doanh nghiệp. Những biệnpháp này đóng vai trò đặc biệt quantrọng ở những tỉnh nằm ngoài “cựctăng trưởng”, giúp trung hoà xuhướng tăng trưởng tập trung ởnhững vùng trọng điểm.

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

36 SỐ 64 (198) - 2018

Cần cải cách mô hình cung ứngdịch vụ công theo hướng tăng cườngsự tham gia của khu vực tư nhân vàcộng đồng. eo đó, có thể đẩy mạnhviệc áp dụng mô hình “Quản lý côngmới”, với yêu cầu tinh giảm bộ máynhà nước, đề cao nguyên tắc thịtrường, áp dụng phương thức lãnhđạo doanh nghiệp cho các tổ chứccông và khuyến khích các công ty tưnhân tham gia cung cấp dịch vụ côngđể giảm gánh nặng cho chínhquyền,...3 Để thoả mãn nhu cầu dịchvụ ngày càng cao và đa dạng củangười dân, cần đưa cơ chế thị trườngvà tạo dựng chính quyền dạng doanhnghiệp theo hướng trao quyền cho tổchức cung cấp dịch vụ công, bảo đảmcho các tổ chức này có quyền tự chủ

cao về bộ máy, con người và tài chính. Cần xây dựng bộ máy hành chính có

trách nhiệm giải trình dựa trên ba trụcột: Một là, tăng cường tính minhbạch trong chu trình chính sách. Hailà, bảo đảm có các nhóm chủ thể khácbiệt chịu trách nhiệm trong việc xâydựng, thực thi và đánh giá chính sách.Ba là, tăng cường vai trò và tráchnhiệm của người đứng đầu. Áp dụngmạnh mẽ chính phủ số ở mọi lĩnh vựcđể giảm thiểu và hiện đại hóa thủ tụchành chính, hạn chế tham nhũng vàtiếp nhận được sự phản hồi của ngườidân. iết lập các cơ chế đối thoại liêntục nhằm giám sát nền hành chínhcông và dỡ bỏ những rào cản, bất cậpxuất hiện trong quá trình thực thichính sách4 n

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

37SỐ 64 (198) - 2018

1 Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam (2016): Báo cáo chính sách tháng 11/2016,Hà Nội.2 Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (2016): Báo cáo chính sách tháng6/2016, Hà Nội.3 Osborne, S. P. (2006), The New Public Governance? Public Management Review,vol. 8, No. 3, pp.377-388.4 Diễn đàn kinh tế tư nhân Việt Nam 2016: Cơ hội, thách thức và giải pháp, HàNội, tr.115.

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

38 SỐ 64 (198) - 2018

Từ khi ra đời đến nay, ĐảngCộng sản Việt Nam luônđặc biệt coi trọng công tác

giáo dục chính trị, tư tưởng cho cánbộ, đảng viên, coi đây là nhiệm vụthường xuyên, lâu dài nhằm bồiđắp lý tưởng cách mạng, củng cốniềm tin khoa học, tạo sự thốngnhất cao về ý chí và hành độngtrong toàn Đảng để thực hiện cácmục tiêu, nhiệm vụ chính trị củađất nước trong từng giai đoạn.Chính nhờ làm tốt công tác giáodục chính trị, tư tưởng, trong gần90 năm qua, đội ngũ cán bộ, đảngviên của Đảng Cộng sản Việt Namluôn giữ được bản lĩnh chính trị,bản chất cách mạng và khoa học;kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin,tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu

độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội,thường xuyên tự chỉnh đốn, tự đổimới, từng bước nâng cao năng lựclãnh đạo và sức chiến đấu, gópphần xây dựng Đảng vững mạnh.Đồng thời, cũng do làm tốt công tácgiáo dục chính trị, tư tưởng, độingũ cán bộ, đảng viên đã trở thànhlực lượng nòng cốt, phát huy sứcmạnh tổng hợp của toàn dân tộc,đưa Việt Nam vượt qua mọi khókhăn, thử thách và đạt được nhữngthành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử;thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụchiến lược xây dựng và bảo vệ Tổquốc, giữ vững ổn định chính trị,phát triển kinh tế- xã hội, đẩy mạnhsự nghiệp công nghiệp hóa, hiệnđại hóa, tăng cường quốc phòng -an ninh, mở rộng quan hệ đối

Thực TiỄn VÀ kinh nghiệm giáo DỤc chÍnh TrỊ, Tư TưỞng

Cho Cán Bộ, ĐẢng viÊn Của ĐẢng Cộng SẢn viỆT naM

l PgS, TS Phạm VăN liNhPhó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương

ngoại, nâng cao vị thế của Việt Namtrên trường quốc tế, củng cố niềmtin của nhân dân vào sự lãnh đạocủa Đảng.

Nghị quyết Đại hội XII của ĐảngCộng sản Việt Nam đã khẳng định:Công tác xây dựng Đảng về chínhtrị trước tình hình mới tiếp tụcđược coi trọng. Kiên định chủ nghĩaMác- Lênin, tư tưởngHồ Chí Minh; kiênđịnh mục tiêu độc lậpdân tộc và chủ nghĩaxã hội; kiên địnhđường lối đổi mới;chống giáo điều, bảothủ, trì trệ hoặc chủquan, nóng vội. Coitrọng giữ vững bảnchất giai cấp côngnhân và các nguyêntắc hoạt động củaĐảng... Chất lượng,hiệu quả công tác tưtưởng, lý luận có bướcđược nâng lên. Côngtác tư tưởng được coitrọng và tăng cường, góp phần tạosự thống nhất trong Đảng, sự đồngthuận trong xã hội...

1. Kết quả, nguyên nhân và những bàihọc kinh nghiệm về công tác giáo dụcchính trị, tư tưởng cho cán bộ, đảngviên thời gian qua

ứ nhất, Đảng Cộng sản ViệtNam thường xuyên quan tâm lãnhđạo, chỉ đạo tổng kết thực tiễn,nghiên cứu lý luận, trực tiếp banhành nhiều văn bản, quy định quan

trọng về giáo dục chínhtrị, tư tưởng cho cán bộ,đảng viên.

Xác định xây dựngđội ngũ cán bộ đủ nănglực, phẩm chất và uy tínngang tầm nhiệm vụluôn có vai trò quyếtđịnh tới sự thành bạicủa cách mạng. Chủtịch Hồ Chí Minh đãtừng khẳng định: “ Cánbộ là cái gốc của mọicông việc, muôn việcthành công hoặc thấtbại đều do cán bộ tốthay kém”, trong đội ngũcán bộ thì đảng viên là

lực lượng nòng cốt, tiên phong, điđầu. eo đó, công tác giáo dụcchính trị, tư tưởng luôn được đặt lên

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

39SỐ 64 (198) - 2018

Chính nhờ làm tốtcông tác giáo dụcchính trị, tư tưởng,trong gần 90 nămqua, đội ngũ cán bộ,đảng viên của ĐảngCộng sản Việt Namluôn giữ được bảnlĩnh chính trị, bảnchất cách mạng vàkhoa học; kiên địnhchủ nghĩa mác -lênin, tư tưởng HồChí minh, mục tiêuđộc lập dân tộc và chủnghĩa xã hội.

hàng đầu, có sự chỉ đạo trực tiếp,thường xuyên của các cấp ủy đảng từTrung ương đến địa phương, qua cácgiai đoạn cách mạng, đặc biệt từ khiViệt Nam tiến hành công cuộc đổimới đất nước.

Cùng với việc ban hành Chiếnlược cán bộ thời kỳ đẩy mạnhCNH,HĐH đất nước, nhiều văn bảnquan trọng về giáo dục chính trị, tưtưởng cho cán bộ, đảng viên đã đượcĐảng Cộng sản Việt Nam ban hành,như Quy định về chế độ học tập lýluận chính trị trong Đảng; Nghịquyết về Công tác tư tưởng và lý luậntrong tình hình mới; Công tác lý luậnvà định hướng nghiên cứu đến năm2030; về bổ sung, phát triển chủnghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ ChíMinh, đấu tranh phản bác các quanđiểm sai trái, thù địch; các nghị quyếtvề xây dựng Đảng; Quy định về chếđộ cập nhật kiến thức đối với cán bộ,đảng viên; Hướng dẫn trao đổi, đốithoại với các cá nhân có quan điểmkhác với chủ trương, đường lối củaĐảng; Kết luận về đổi mới và nângcao chất lượng dạy và học các môn lýluận chính trị trong hệ thống giáodục quốc dân...

ứ hai, công tác tuyên truyền chủnghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ ChíMinh, đường lối, chủ trương củaĐảng, chính sách, pháp luật của Nhànước đối với cán bộ, đảng viên vànhân dân được quan tâm thườngxuyên, nhất là trong các cơ quantruyền thông đại chúng.

Hệ thống các cơ quan báo chí,xuất bản được quy hoạch, phát triểncả chiều rộng và chiều sâu với tất cảcác loại hình báo chí (báo viết, báonói, báo hình, báo điện tử), đặc biệtlà báo điện tử phát triển mạnh trongnhững năm gần đây. Hiện nay ViệtNam có gần 850 cơ quan báo chí,khoảng 60 nhà xuất bản, gần 20nghìn phóng viên được cấp thẻ, vớitrình độ, tính chuyên nghiệp ngàycàng cao. Hệ thống báo cáo viên,tuyên truyền viên phát triển và hoạtđộng ở tất cả các vùng miền trong cảnước, cùng với hệ thống loa truyềnthanh, sách, báo, tờ rơi, tài liệu nộibộ, một số loại báo, tạp chí đượcphát miễn phí cho cán bộ, đảng viênđặc thù, nhất là ở vùng sâu, vùng xa.Các thông tin về thời sự, tình hìnhtrong nước và thế giới, chủ trương,chính sách của Đảng, Nhà nước,

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

40 SỐ 64 (198) - 2018

nhất là các vấn đề liên quan đến tưtưởng, chính trị được tập trungtuyên truyền theo chiều sâu; nộidung và phương thức tuyên truyềnphù hợp với các nhóm đối tượng.Công tác tuyên truyền, giáo dụckhông ngừng được đổi mới cả về nộidung, phương thức, bám sát thựctiễn cơ sở, nhanh nhạy, kịp thời, sinhđộng và nâng cao tính thuyết phục.Bên cạnh việc tuyên truyền trên cácphương tiện thông tin đại chúng,việc quan tâm tuyên truyền, giáodục cho cán bộ, đảng viên trong hệthống các trường đào tạo, các cơquan lý luận của Đảng, Nhà nước,hệ thống giáo dục quốc dân, cácđoàn thể chính trị, xã hội cũngthường xuyên được coi trọng, cơ sởvật chất, phương tiện, trang thiết bịdậy và học từng bước đầu tư mới,hiện đại.

ứ ba, chất lượng, hiệu quả giáodục chính trị, tư tưởng không ngừngđược nâng lên, ý thức rèn luyệnphẩm chất, đạo đức cách mạng,chống chủ nghĩa cá nhân trong cánbộ, đảng viên được đặc biệt coi trọng.

Việc lãnh đạo, chỉ đạo triển khaitrên thực tế các chủ trương lớn của

Đảng, Nhà nước về giáo dục chínhtrị, tư tưởng cho cán bộ, đảng viênđã có tác dụng thiết thực, tạo điềukiện đổi mới, nâng cao chất lượng,đưa hoạt động này đi vào nề nếp.Trong những nhiệm kỳ vừa qua,công tác giáo dục chính trị, tư tưởngđối với cán bộ, đảng viên đã đượctriển khai sâu rộng trong cả hệ thốngchính trị. Ở Việt Nam, việc học tậpcác môn lý luận chính trị về chủnghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ ChíMinh được đưa vào giảng dạy ở tấtcả các cấp học, bậc học trong hệthống giáo dục Đảng, Nhà nước, cácđoàn thể chính trị - xã hội. Cácchương trình được biên soạn phùhợp với từng đối tượng, như chươngtrình bồi dưỡng cán bộ, đảng viên ởcơ sở thực hiện tại hơn 600 trungtâm bồi dưỡng cấp quận, huyệntrong cả nước, chương trình bồidưỡng dành cho 6 đoàn thể chính trị- xã hội, chương trình cập nhật kiếnthức cho cán bộ trung, cao cấp...Trong hệ thống giáo dục quốc dân,đây là môn thi bắt buộc trước khi kếtthúc cấp học, bậc học của khoảnggần 450 trường đại học và cao đẳngtrong cả nước; đối với cán bộ, đảng

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

41SỐ 64 (198) - 2018

viên trong hệ thống chính trị, đây làyêu cầu cơ bản để đánh giá nhậnthức khi tuyển dụng, thi nâng ngạchbậc cán bộ, công chức. Cán bộ, đảngviên thuộc diện Trung ương quản lýđều phải thực hiện chương trình cậpnhật kiến thức, cán bộ thuộc diệnquy hoạch sẽ học các lớp dự nguồnở Trung ương hoặc do địa phươngtổ chức. Nhiệm kỳ Đại hội XI, ởTrung ương đã tổ chức 6 lớp cán bộdự nguồn, hầu hết các địa phươngđều tổ chức lợp cán bộ dự nguồn cấptỉnh, thành phố. Trong một sốnhiệm kỳ gần đây, các đồng chí Ủyviên TW Đảng, Ban Bí thư, BộChính trị thường xuyên nghe cácchuyên đề chuyên sâu về chính trị,tư tưởng và một số vấn đề quantrọng khác...

ực tiễn công tác tổ chức, triểnkhai việc học tập, quán triệt, tuyêntruyền các nghị quyết, chỉ thị, kếtluận của Đảng sau các kỳ đại hội, hộinghị trung ương cho thấy, tác dụngto lớn tới nhận thức chính trị, tưtưởng và tổ chức thực hiện đối vớicán bộ, đảng viên. Nhiều chủtrương, chính sách lớn của Đảng,Nhà nước trong nhiệm kỳ đại hội

được tổ chức học tập, quán triệt, viếtthu hoạch, thảo luận, xây dựngchương trình hành động thực hiện,được đưa vào sinh hoạt chi bộ, mộtsố nội dung được cụ thể hóa theocác đối tượng trực tiếp liên quan,đưa vào các chương trình tọa đàm,trao đổi chính sách, các chuyêntrang, chuyên mục trên các phươngtiện thông tin đại chúng. Ở ViệtNam, tất cả cán bộ, đảng viên đangcông tác trong hệ thống chính trịđều phải học tập, quán triệt nghịquyết của Đảng, đây là yêu cầu đượcquy định trong các văn bản quantrọng của Đảng, Nhà nước, là mộttiêu chí quan trọng để đánh giáphẩm chất, năng lực cán bộ.

Việc học tập, làm theo tư tưởng,đạo đức, phong cách Chủ tịch HồChí Minh cũng là một biện phápquan trọng trong giáo dục chính trị,tư tưởng đối với cán bộ, đảng viên.Tấm gương của Người về đạo đức,phong cách, về khát vọng độc lập, tựdo, dân giàu, nước mạnh, về chiềusâu văn hóa, có sự ảnh hưởng to lớntới mỗi người dân Việt Nam vànhân dân các nước yêu chuộng hòabình trên thế giới - Người là Anh

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

42 SỐ 64 (198) - 2018

hùng giải phóng dân tộc, danh nhânvăn hóa của thế giới. 10 chuyên đềtổng hợp những tư tưởng nổi tiếngcủa Người được tổ chức học tập,quán triệt trong cán bộ, đảng viênvà nhân dân, kết hợp những tài liệugiới thiệu bài nói, viết, việc làm củaNgười qua các giai đoạn lịch sử,thực sự có sức cảm hóa, lay độnglòng người. Từ học tập chuyển sanglàm theo, từ cuộc vận động chuyểnsang làm thường xuyên, đi vàochiều sâu, đề cao sự nêu gương củacán bộ, đảng viên, nhất là nhữngngười đứng đầu. Qua đó, kết hợpcông tác giáo dục chính trị, tư tưởngvới việc đề cao tự rèn luyện, nói điđôi với làm, “trên trước, dưới sau”,“trong trước, ngoài sau”, lấy việcgiáo dục truyền thống, học tập vàlàm theo Bác để góp phần xây dựngđội ngũ cán bộ, đảng viên trongđiều kiện mới...

ứ tư, coi trọng đấu tranh chống“tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”trong nội bộ đi đôi với đấu tranhchống các quan điểm sai trái, thùđịch. Ở Việt Nam, công tác giáo dụcchính trị, tư tưởng cho cán bộ, đảngviên không chỉ quan tâm tới nội

dung chương trình đào tạo, bồidưỡng, cập nhật kiến thức về lýluận chính trị, thông tin thời sự,chính sách, mà còn coi trọng đấutranh phê phán những quan điểm,nhận thức sai trái- nguyên nhânchủ yếu dẫn tới “tự diễn biến, tựchuyển hóa” trong nội bộ. Đồngthời, đấu tranh có hiệu quả âmmưu, thủ đoạn chống phá của cácthế lực thù địch trên lĩnh vực tưtưởng, lý luận. Đối với cán bộ, đảngviên trong hệ thống chính trị,Đảng, Nhà nước Việt Nam cónhiều quy định cụ thể về ý thứcchính trị của cá nhân, gia đình, banhành Quy định 19 điều đảng viênkhông được làm, 27 biểu hiện suythoái, coi việc lười học tập lý luậnchính trị là một trong những biểuhiện suy thoái, ban hành hướngdẫn việc trao đổi, đối thoại đối vớicác cá nhân có quan điểm khác vớichủ trương của Đảng, chính sáchpháp luật của Nhà nước... Xử lýnghiêm các bộ, đảng viên thamnhũng, tiêu cực vi phạm đạo đức,lối sống, từ đầu nhiệm kỳ Đại hộiXII đến nay, đã thi hành kỷ luật 59cán bộ thuộc diện Trung ương

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

43SỐ 64 (198) - 2018

quản lý, trong đó có 13 đồng chí làủy viên, nguyên ủy viên Trungương Đảng, khai trừ 01 đồng chí Ủyviên TW Đảng, nguyên Ủy viên BộChính trị khóa XII, trong 5 nămqua, đã kỷ luật Đảng hơn 4300 cánbộ, đảng viên do tham nhũng, viphạm pháp luật.

Trong công tác đấu tranh chốngcác quan điểm sai trái, thù địch, bêncạnh việc ban hành nhiều văn bảnquan trọng để chỉ đạo, định hướng,đưa ra các nhiệm vụ, giải pháp đấutranh trong từng thời kỳ, Đảng Cộngsản Việt Nam quan tâm chỉ đạo,thành lập các bộ phận chuyên trách.Ban chỉ đạo đấu tranh, phản bác cácquan điểm sai trái, thù địch trên cácvấn đề tư tưởng, lý luận và văn họcnghệ thuật từ trung ương đến địaphương, các cơ quan quốc phòng,công an đều có bộ phận chuyêntrách, kể cả việc sử dụng công nghệcao. Quan tâm công tác tổng kết thựctiễn, nghiên cứu lý luận, nhận diệnâm mưu, thủ đoạn” diễn biến hòabình”. Cấp ủy các cấp thường xuyênđược cung cấp thông tin, nâng caonhận thức về tầm quan trọng, tráchnhiệm lãnh đạo trong đấu tranh

phản bác các quan điểm sai trái, thùđịch. Các cơ quan lý luận, truyềnthông đại chúng coi trọng việc tổchức lực lượng, cung cấp luận cứ, tổchức viết tin, bài đấu tranh trên cácphương tiện thông tin đại chúng, kểcả mạng xã hội, đem lại những kếtquả tích cực.

ứ năm, sau hơn 30 năm thựchiện công cuộc đổi mới đất nước,Việt Nam đã đạt được những thànhtựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, nhờ sựquan tâm, chăm lo xây dựng đội ngũcán bộ của Đảng, Nhà nước, đặc biệtlà công tác giáo dục chính trị, tưtưởng, đội ngũ cán bộ, đảng viên cósự trưởng thành về mọi mặt, đónggóp to lớn vào công cuộc xây dựngvà bảo vệ Tổ quốc, đã hình thànhđầy đủ đội ngũ cán bộ lãnh đạo,quản lý, khoa học, chuyên mônnghiệp vụ, lực lượng vũ trang,doanh nghiệp.. có lập trường tưtưởng vững vàng, bản lĩnh chính trị,đạo đức, lối sống giản dị, gươngmẫu, có ý thức tổ chức kỷ luật, luôntu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu hoànthành nhiệm vụ được giao, đáp ứngđược yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng vàphát triển nền kinh tế thị trường

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

44 SỐ 64 (198) - 2018

định hướng xã hội chủ nghĩa và hộinhập quốc tế sâu rộng hiện nay. Đasố cán bộ lãnh đạo Đảng, Nhà nước,đoàn thể ở các cấp có phẩm chất,năng lực và uy tín. Cán bộ cấp chiếnlược luôn kiên định chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, độclập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, cótầm nhìn chiến lược. Kết quả nàymột phần quan trọng nhờ làm tốtcông tác giáo dục chính trị, tư tưởngcho cán bộ, đảng viên từ nhiềunhiệm kỳ vừa qua.

Về những hạn chế, đó là nhận thứccủa một bộ phận cán bộ, đảng viênvề công tác giáo dục chính trị, tưtưởng chưa cao; nội dung, chươngtrình tuy đã có nhiều đổi mới, nhưngvẫn còn trùng lắp và dàn trải, việccập nhật thông tin, kiến thức mớichưa theo kịp đòi hỏi của cuộc sống;phương pháp giảng dạy hiện đạichưa thực hiện đều ở các cấp học,bậc học, các chương trình đào tạo,bồi dưỡng; sự chống phá của các thếlực cơ hội, thù địch cùng với nhữnghạn chế, yếu kém trong quản lý kinhtế- xã hội, một số điểm nóng, bứcxúc của người dân chậm được giảiquyết làm ảnh hưởng tới hiệu quả

công tác giáo dục chính trị, tư tưởngcho cán bộ, đảng viên.

Nguyên nhân của những kết quảtrên trước hết là sự quan tâm lãnhđạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng từtrung ương đến địa phương, sự nhậnthức đúng đắn vai trò, tầm quantrọng của công tác giáo dục chính trị,tư tưởng đối với công tác xây dựngĐảng nói chung và xây dựng đội ngũcán bộ nói riêng; đội ngũ cán bộ,đảng viên được rèn luyện, thử thách,qua nhiều giai đoạn cách mạng, cóbản lĩnh chính trị vững vàng, tintưởng vào sự lãnh đạo của Đảng;công cuộc đổi mới đất nước cùng vớiquá trình xây dựng và phát triển nềnkinh tế thị trường, hội nhập quốc tếđòi hỏi cán bộ, đảng viên khôngngừng nâng cao trình độ chính trị,đáp ứng yêu cầu phát triển mới củađất nước.

Từ thực tiễn Việt Nam trong quátrình phát triển có thể rút ra một sốbài học kinh nghiệm về công tác giáodục chính trị, tư tưởng cho cán bộ,đảng viên, góp phần vào thành côngcủa đất nước như sau:

- Trong bất kỳ hoàn cảnh nào,Đảng cũng phải kiên định chủ nghĩa

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

45SỐ 64 (198) - 2018

Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,vận dụng sáng tạo, đề ra đường lối,chủ trương, chính sách sát hợp vớithực tiễn đất nước; không ngừng bổsung, phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin, kiên quyết đấu tranh, phêphán giáo điều, cơ hội, xét lại; phảnbác có hiệu quả các quan điểm saitrái, thù địch.

- ực hiện nhất quán nguyên tắcĐảng thống nhất lãnh đạo công táccán bộ, coi trọng xây dựng Đảng vềchính trị, tư tưởng, tổ chức và đạođức; quan tâm đúng mức công táctổng kết thực tiễn, nghiên cứu lýluận; nắm vững tình hình tư tưởng,tâm trạng của cán bộ, đảng viên, kịpthời định hướng tư tưởng, cung cấpthông tin.

- Đổi mới nội dung, phương thứccông tác tư tưởng, lý luận trực tiếp làcông tác giáo dục chính trị, tư tưởngtheo hướng thiết thực, hiệu quả, phùhợp đối tượng. Đa dạng hóa các hìnhthức học tập đi đôi với tăng cườngứng dụng công nghệ hiện đại, đầu tưcơ sở vật chất thích hợp.

- Coi trọng ý thức tự rèn luyện, tudưỡng đạo đức cách mạng, nângcao nhận thức chính trị, tư tưởng đi

đôi với hoàn thiện văn bản phápluật, quy định về quản lý cán bộ,đảng viên.

- Công tác giáo dục chính trị, tưtưởng cho cán bộ, đảng viên phảilàm thường xuyên, liên tục, là tráchnhiệm của cả hệ thống chính trị, trựctiếp là của cấp ủy đảng, người đứngđầu cơ quan đơn vị và ý thức tự giáccủa mỗi cán bộ, đảng viên.2. Bối cảnh hiện nay và một số nhiệmvụ trọng tâm nhằm nâng cao chấtlượng giáo dục chính trị, tư tưởng chocán bộ, đảng viên trước yêu cầu mới

Tình hình thế giới hiện nay vàthời gian tới tiếp tục có những thayđổi nhanh chóng, khó lường, thờicơ và thách thức đan xen, tuy nhiênnổi lên một số vấn đề đáng quantâm. Đó là, chủ nghĩa cường quyềnáp đặt nước lớn, chủ nghĩa dân tộccực đoan, chủ nghĩa dân túy và thựcdụng với các mức độ khác nhau,đang chi phối ở nhiều quốc gia, dântộc, ảnh hưởng lớn đến quan hệquốc tế. Những điểm nóng về tranhchấp lãnh thổ, biển đảo, khủng bốquốc tế, nguy cơ chiến tranh thươngmại, bảo hộ mậu dịch, an ninhtruyền thống, an ninh phi truyền

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

46 SỐ 64 (198) - 2018

thống... đang thực sự đe dọa hòabình, ổn định ở khu vực và trên thếgiới. Tiến bộ về khoa học, côngnghệ có những bước đột phá mới,đặc biệt là cuộc cách mạng côngnghiệp lần thứ tư, với sự phát triểnmạnh mẽ của công nghệ thông tin,đã làm thay đổi mọi mặt của đờisống xã hội, làm sâu sắc hơn quátrình toàn cầu hóa và hội nhập quốctế của mỗi quốc gia. Khu vực ĐôngNam Á tiếp tục có bước phát triểnmạnh mẽ, năng động, với vai tròtrung tâm của khối ASEAN có ảnhhưởng càng tăng trên trường quốctế, đang đứng trước nhiều thời cơ,thách thức mới trong quá trình xâydựng cộng đồng đoàn kết, ổn định,hòa bình và thịnh vượng...

Sau hơn 30 năm tiến hành côngcuộc đổi mới đất nước, sức mạnhtổng hợp, thế và lực của Việt Namtăng lên rõ rệt, vị thế, uy tín quốc tếkhông ngừng được nâng cao. Quátrình đổi mới kinh tế, đưa đất nướcsớm trở thành nước công nghiệptheo hướng hiện đại tiếp tục đượcđẩy mạnh, đời sống của nhân dânkhông ngừng được nâng cao, xã hộiổn định. Cuộc đấu tranh phòng,

chống tham nhũng, tiêu cực đạtđược tiến bộ và kết quả quan trọng,củng cố lòng tin của nhân dân vớiĐảng. Tuy nhiên, tình hình trongnước, bên cạnh những thuận lợi, vẫncòn nhiều khó khăn, thách thức,những yếu kém trong quản lý kinhtế, đời sống nhân dân còn nhiều khókhăn, phân hóa giàu nghèo, tồn tạimột số điểm nóng, bức xúc xã hội,khiếu kiện về đất đai, môi trườngchậm được giải quyết, tình trạng suythoái về chính trị, tư tưởng, đạo đứclối sống của một bộ phận cán bộ,đảng viên còn diễn biến phức tạp; sựchống phá của các thế lực thù địch,nhất là sử dụng mạng xã hội, face-book, tác động của mặt trái kinh tếthị trường và hội nhập quốc tế,những diễn biến phức tạp về tìnhhình biển Đông... đòi hỏi công tácgiáo dục chính trị, tư tưởng đối vớicán bộ, đảng viên trong điều kiệnmới phải được quan tâm hơn nữa,đổi mới cả về nội dung, phương thứcthực hiện.

Từ tình hình trên, công tác giáodục chính trị, tư tưởng cho cán bộ,đảng viên của Đảng Cộng sản ViệtNam trong thời gian tới cần tập

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

47SỐ 64 (198) - 2018

trung một số nhiệm vụ cơ bảnnhư sau:

ứ nhất, các cấp ủy đảng, chínhquyền từ trung ương đến địaphương, nhất là người đứng đầuquan tâm lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp,toàn diện công tác giáo dục chính trị,tư tưởng cho cán bộ, đảng viên, thựchiện thống nhất trong toàn bộ hệthống chính trị. Tiếp tục nâng caonhận thức cho cán bộ, đảng viên vềtầm quan trọng của nghiên cứu, họctập lý luận chính trị trong điều kiệnmới, chất lượng, trình độ nhận thứclý luận là phẩm chất cơ bản của chấtlượng đội ngũ cán bộ. Người đứngđầu cấp ủy, chính quyền phải nêugương về ý thức, thái độ học tập lýluận, coi đây là công việc thườngxuyên, là nhu cầu tự thân của mỗicán bộ, đảng viên. Trong từng nhiệmkỳ đại hội Đảng, cấp ủy đảng, chínhquyền phải xây dựng kế hoạch hàngnăm, căn cứ theo từng đối tượng cánbộ, đảng viên để xây dựng nội dung,chương trình, loại hình tổ chức họctập phù hợp. Đề cao trách nhiệm tựhọc, tự nghiên cứu của cá nhân, pháthuy vai trò của tổ chức, chi bộ đảngtrong giám sát, tổ chức thực hiện. Kết

quả học tập là một tiêu chí đánh giáchất lượng cán bộ, đảng viên.

ứ hai, đẩy mạnh tổng kết thựctiễn, nghiên cứu lý luận, bổ sung vàphát triển chủ nghĩa Mác- Lê nin, tưtưởng Hồ Chí Minh trong điều kiệnmới, vận dụng sáng tạo vào thực tiễncách mạng Việt Nam. Đây là vấn đềcó ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâusắc, phù hợp với bản chất cách mạngvà khoa học của chủ nghĩa Mác-Lênin, có ý nghĩa quan trọng đối vớichất lượng công tác giáo dục chínhtrị, tư tưởng cho cán bộ, đảng viên.Bên cạnh các định hướng nghiêncứu lớn, quan trọng đã được nêutrong Nghị quyết 37 của Bộ Chínhtrị, khóa XII về công tác lý luận vàđịnh hướng nghiên cứu đến năm2030, đã xác định những vấn đềtrọng điểm cần nghiên cứu, làm rõnhững nội dung căn bản, giá trị cốtlõi của chủ nghĩa Mác-Lê nin, chỉ rõnhững vấn đề cần bổ sung, pháttriển, những nội dung cuộc sống đãvượt qua, đặc biệt dưới tác động củatoàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, cuộccách mạng khoa học, công nghệ,cách mạng 4.0, các yếu tố thời đại,những vấn đề đặt ra trong thực tiễn

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

48 SỐ 64 (198) - 2018

xây dựng nền kinh tế thị trường theođịnh hướng xã hội chủ nghĩa ở ViệtNam. Tổ chức tổng kết thực tiễnnhững mô hình hay, kinh nghiệmtrong và ngoài nước, phát huy dânchủ, sáng tạo trong nghiên cứu lýluận chính trị và giáo dục chính trị,tư tưởng cho cán bộ, đảng viên mộtcách thiết thực, hiệu quả.

ứ ba, đổi mới nội dung, phươngthức giáo dục chính trị, tư tưởngtheo hướng thiết thực, hiện đại, phùhợp đối tượng; hoàn thiện các vănbản quy định của Đảng, pháp luậtcủa Nhà nước liên quan đến công tácgiáo dục chính trị, tư tưởng, tiêuchuẩn hóa đối với cán bộ, đảng viên.Tiếp tục đổi mới dậy và học các mônlý luận chính trị trong hệ thống giáodục quốc dân, hệ thống các trườngđào tạo, bồi dưỡng cán bộ Đảng,đoàn thể, lực lượng vũ trang đảmbảo thiết thực, hiệu quả, cập nhậtkiến thức mới, kết quả nghiên cứutrong và ngoài nước. Chương trìnhđào tạo, bồi dưỡng phải đảm bảotính sư phạm, khoa học, liên thông,tránh trùng lắp; phân loại chươngtrình chuyên và không chuyên. Đổimới mạnh mẽ phương pháp giảng

dậy, ứng dụng công nghệ hiện đại,phát huy khả năng tự nghiên cứu,sáng tạo của người học. Chú trọngnâng cao trình độ, trau dồi bản lĩnhchính trị, rèn luyện phong cách, đạođức cho giảng viên lý luận chính trị.Tiếp tục hoàn thiện các văn bản phápluật quy định chuẩn hóa về tiêuchuẩn, trình độ chuyên môn, phẩmchất chính trị đối với cán bộ, đảngviên, công chức, viên chức trong hệthống chính trị.

ứ tư, quy hoạch lại hệ thống cáctrường đào tạo, cơ sở nghiên cứu vừađảm bảo tập trung, thống nhất, tránhphân tán, trùng lắp vừa tạo ra nhữngtrung tâm mạnh về từng lĩnh vực lýluận chính trị, đề cao tính tự chủ, tựchịu trách nhiệm, coi trọng đào tạo,bồi dưỡng các chuyên gia đầu đàn,tích cực mở rộng hợp tác quốc tế.Sớm hoàn thiện các tiêu chí, môhình đào tạo, bồi dưỡng, các cơ sởnghiên cứu phù hợp với nền kinh tếthị trường định hướng xã hội chủnghĩa, thường xuyên đánh giá, kiểmđịnh chất lượng theo tiêu chuẩn khuvực và quốc tế. Xây dựng cơ chế,chính sách phù hợp, đầu tư cơ sở vậtchất, thu hút các nhà khoa học, cán

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNNGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

49SỐ 64 (198) - 2018

bộ giỏi được đào tạo trong và ngoàinước, các chuyên gia, nhà khoa họcnước ngoài về các cơ sở đào tạo,nghiên cứu trong nước. ực hiện cơchế đặt hàng, đấu thầu, giao nhiệmvụ nghiên cứu khoa học và hoànthiện quy trình đánh giá, nghiệm thukết quả nghiên cứu.

ứ năm, phát huy vai trò của hệthống các cơ quan báo chí, truyềnthông trong công tác giáo dục chínhtrị, tư tưởng cho cán bộ, đảng viên.Sớm hoàn thiện quy hoạch các cơquan báo chí theo Kết luận của BộChính trị khóa XI, đẩy mạnh ứngdụng khoa học, công nghệ, hướngtới các cơ quan báo chí đa phươngtiện. Coi trọng nâng cao trình độchuyên môn, nghiệp vụ, bản lĩnhchính trị cho lãnh đạo, phóng viêncác cơ quan báo chí. Đổi mới nộidung, hình thức tuyên truyền các sựkiện chính trị, quan điểm của Đảng,chính sách pháp luật của Nhà nướcphù hợp đối tượng, tăng tính hấpdẫn, thuyết phục. ực hiện nghiêmcác hình thức cung cấp thông tin,bảo đảm kịp thời, đúng đối tượng, antoàn và bảo mật thông tin theo quyđịnh. í điểm một số hình thức đấu

thầu, giao nhiệm vụ các cơ quan báochí, xuất bản về một số nội dung giáodục tư tưởng, chính trị chuyên sâu,đặc thù, hiệu quả và phù hợp, nhất làkhu vực vùng sâu, vùng xa.

ứ sáu, tích cực đấu tranh bảo vệnền tảng tư tưởng của Đảng, phêphán các quan điểm sai trái, thù địch.Nâng cao tính chủ động, phát hiện,dự báo âm mưu, thủ đoạn chống phácủa các thế lực thù địch, đặc biệt làtrên mạng xã hội, Facebook... chủđộng cung cấp thông tin, kiện toànlực lượng, đặc biệt là các bộ phậnchuyên trách không gian mạng, đảmbảo nhanh nhậy, hiệu quả. Quán triệtquan điểm xây và chống trong phêphán quan điểm sai trái, thù địch vớingăn chặn đẩy lùi “tự diễn biến”, “tựchuyển hóa”, suy thoái về tư tưởng,chính trị và đạo đức lối sống của mộtbộ phận cán bộ, đảng viên; tập trungxử lý những điểm nóng, những bứcxúc, nổi cộm; bảo vệ nền tảng tưtưởng của Đảng, chính sách phápluật của Nhà nước. Đầu tư cơ sở vậtchất, trang thiết bị, phương tiện phụcvụ nhiệm vụ, nhất là phương tiệnđấu tranh trên mạng và bảo mậtthông tin nội bộ n

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI

50 SỐ 64 (198) - 2018

Trong gần 30 quốc gia pháttriển đã công nghiệp hóathành công từ

thế kỷ XIX, khi trải quagiai đoạn tập trungtăng trưởng kinh tế caođể cất cánh côngnghiệp hóa đều phảiđối đầu với tình trạngbất ổn định của đấtnước. Quá trình côngnghiệp hóa đồng nghĩavới một thời kỳ biếnđộng của khủng hoảng kinh tế, cáchmạng và chiến tranh, dịch bệnh và

thiên tai. Nguyên nhân chính là môhình tăng trưởng “phân cách kinh tế”

mà họ áp dụng thườngtập trung đầu tư vàocông nghiệp và đô thịlàm động lực tăngtrưởng song song vớilấy đi tài nguyên từnông nghiệp, nôngthôn, khai thác tàinguyên, môi trường.Cho đến khi kinh tế đãphát triển sẽ áp dụng

chính sách xóa đói giảm nghèo,chính sách hỗ trợ cho nông nghiệp,

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNLÝ LUẬN - THỰC TIỄN

51SỐ 64 (198) - 2018

PháT Triển nông nghiỆP, nông Thôn BỀn vững ở viỆT naM

Trong giai Đoạn hiỆn nay:

Tầm nhìn VÀ giải phápl TS ĐặNg Kim SơN

Viện Nghiên cứu Thị trường và Thể chế Nông nghiệp

Trong thời đại ngàynay, phát triển ổnđịnh và vững bền trởthành yêu cầu tất yếucả trong lĩnh vực kinhtế, xã hội và môitrường, đã trở thànhnguyên tắc của mọiquốc gia.

đầu tư lại cho nông thôn để duy trìổn định xã hội.

Trong thời đại ngày nay, phát triểnổn định và vững bền trở thành yêucầu tất yếu cả trong lĩnh vực kinh tế,xã hội và môi trường, đã trở thànhnguyên tắc của mọi quốc gia. Tuynhiên, nhiều quốc gia Đông Nam Á,Nam Á, Nam Mỹ... trong khi áp dụngchính sách phát triển sản xuất nôngnghiệp, phát triển nông thôn, xóa đóigiảm nghèo để duy trì ổn định xã hộivẫn tập trung đầu tư cho côngnghiệp và đô thị làm động lực tăngtrưởng. Mô hình tăng trưởng “phâncách kinh tế” nhằm giữ nguyênkhoảng cách nông thôn - đô thị kiểunày, trong nhiều trường hợp, khôngcản được nông nghiệp và nông thônvẫn tụt hậu ngày càng xa, đánh mấtthị trường của công nghiệp, lao độngvà dân cư di cư về làm đô thị quá tảiđưa đất nước rơi vào “bẫy thu nhậptrung bình”.

Về kinh tế, các mô hình tăngtrưởng nóng, tập trung vào một sốđịa bàn đô thị, hiệu ứng lan tỏa và kếtnối kém, dựa vào sự vượt trội củamột số lĩnh vực được ưu tiên đầu tư- thường là các lĩnh vực kinh tế phi

sản xuất như bất động sản, tàichính,...; trong lĩnh vực sản xuất thìphát triển nhờ vào khai thác khoángsản, sử dụng nhiều năng lượng,nhiều tài nguyên, có hiệu quả kinh tếthấp, có giá trị gia tăng thấp, có hàmlượng khoa học công nghệ thấp, theomô hình gia công, nhiều ngành kinhtế hướng vào thay thế nhập khẩu. Vềthành phần kinh tế dựa chủ yếu vàokhu vực đầu tư nước ngoài với tỷ lệđóng góp nội địa thấp. Đây là nguycơ suy giảm tăng trưởng, giảm sútkhả năng cạnh tranh, hạn chế khảnăng tích lũy năng lực quốc gia vàtạo nguy cơ khủng hoảng kinh tế.

Về mặt môi trường, thách thức củaquá trình phát triển vững bền là việckhai thác cạn kiệt và làm xuống cấpcác nguồn tài nguyên thiên nhiênnhư đất, nước, khoáng sản, sinhhọc,...; làm ô nhiễm môi trường vìchất thải sản xuất và sinh hoạt; pháhoại cảnh quan tự nhiên, mất cânbằng sinh thái, phá vỡ cân đối khônggian ở đô thị và nông thôn; thúc đẩyquá trình biến đổi khí hậu theo chiềuhướng xấu; khiến cho sản xuất vàsinh sống của nhân dân hứng chịurủi ro của thiên tai, dịch bệnh, thậm

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN LÝ LUẬN - THỰC TIỄN

52 SỐ 64 (198) - 2018

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNLÝ LUẬN - THỰC TIỄN

53SỐ 64 (198) - 2018

chí dẫn đến các khủng hoảng vàthảm họa môi trường.

Về mặt xã hội, phát triển kém vữngbền đi kèm với tình trạng bất bìnhđẳng về tiếp cận cơ hội của các thànhviên trong xã hội với tài nguyên, họchành, việc làm, thông tin,...  dẫn đếntình trạng mất côngbằng về thu nhập kinhtế và hưởng thụ cácđiều kiện sống cơ bảnnhư ăn, mặc, ở, sửdụng nước sạch, chămsóc y tế, giáo dục,hưởng thụ văn hóa...;nhìn rộng ra là sự bấtbình đẳng về quyềnlực chính trị, về vị thếxã hội, về chất lượngđời sống,... của các cánhân và tập thể theo hướng bất lợicho các nhóm yếu thế, nhất là đồngbào dân tộc, người nghèo, ngườisống ở vùng sâu, vùng xa, vùng khókhăn... kết quả sẽ dẫn đến hìnhthành và phát triển các mâu thuẫn xãhội gây nên bất ổn chính trị.

Việt Nam sau 2 thập kỷ đổi mớikinh tế, cũng phải đối mặt gay gắt vớimâu thuẫn trên. Để bàn giải pháp

khắc phục tình trạng tụt hậu củanông nghiệp, nông thôn, sự khókhăn của nông dân, ngày 5 tháng 8năm 2008, Hội nghị Trung ương 7khóa X đã ra Nghị quyết số 26 vềnông nghiệp - nông dân - nông thôn.Sau 10 năm triển khai, năm nay

chúng ta tiến hành tổngkết Nghị quyết về vấn đềchiến lược này.

Cũng như TrungQuốc, nông nghiệp -nông dân - nông thôncủa Việt Nam là vấn đềsống còn. Chỉ có thể giảiquyết trên tinh thầnnhìn nhận nghiêm túcvai trò quan trọng củanó trong quá trình côngnghiệp hóa, từ đó đề ra

các chính sách phối hợp kinh tế xãhội, nhất là phát triển thành thị vàcông nghiệp với phát triển nôngnghiệp, nông thôn, lấy bảo vệ quyềnlợi và huy động tính chủ động củanông dân làm động lực, khắc phụcmô hình “kinh tế phân cách” bằngmô hình “tăng trưởng bao trùm” mớicó thể giải quyết vấn đề phát triểnvững bền một cách căn bản.

Cũng như TrungQuốc, nông nghiệp -nông dân - nông thôncủa Việt Nam là vấnđề sống còn. Chỉ cóthể giải quyết trêntinh thần nhìn nhậnnghiêm túc vai tròquan trọng của nótrong quá trình côngnghiệp hóa.

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN LÝ LUẬN - THỰC TIỄN

54 SỐ 64 (198) - 2018

Nhìn lại việc thực hiện Nghịquyết 26 trong nông nghiệp: bêncạnh những thành tựu nổi bật vềchuyển dịch cơ cấu sản xuất và cảithiện tăng trưởng, vẫn còn nhiềuyếu kém được Nghị quyết chỉ ra vẫnchưa mạnh lên một cách rõ rệt nhưviệc phát huy các nguồn lực, pháttriển khoa học - công nghệ, đào tạonhân lực, đổi mới tổ chức sản xuất,cải thiện năng lực cạnh tranh. Trongnông thôn và nông dân, kết cấu hạtầng kinh tế - xã hội và đời sốngnông dân, giảm hộ nghèo là lĩnhvực có nhiều thay đổi nhất, còncông tác quy hoạch, cơ cấu kinh tếvà lao động nông thôn, ô nhiễm môitrường, đối phó với thiên tai, chênhlệch giàu, nghèo, mâu thuẫn xã hộichuyển biến còn chậm.

Những nguyên nhân của cáckhiếm khuyết trên đã được Nghịquyết chỉ ra cho đến nay vẫn chưa cóchuyển biến đột phá, vẫn tiếp tụckìm hãm tiến bộ như các yếu kémtrong nhận thức về vị trí, vai trò nôngnghiệp, nông dân, nông thôn; vềquan điểm lý luận và trong việchoạch định, thi hành các cơ chế,chính sách: thiếu đồng bộ, thiếu đột

phá; không hợp lý, thiếu tính khả thi;đầu tư ngân sách và các thành phầnkinh tế thấp; quản lý nhà nước bấtcập; thực hiện chính sách hạn chế.

Sau 10 năm thực hiện, trong mụctiêu tổng quát của Nghị quyết thìđảm bảo an ninh lương thực là lĩnhvực thành công rõ rệt nhất, mặc dùcác khía cạnh dinh dưỡng, vệ sinh antoàn thực phẩm... vẫn là những vấnđề cần tiếp tục cải thiện; nâng cao đờisống vật chất, tinh thần cho nôngdân là lĩnh vực có nhiều tiến bộ mặcdù so với các thành phần khác trongxã hội, mức độ cải thiện của nôngdân vẫn chậm hơn; hệ thống chínhtrị của Đảng vững mạnh. Còn lại, đasố mục tiêu đề ra vẫn chưa thực sựđạt như phát triển hài hoà giữa cácvùng, tạo sự chuyển biến nhanh hơnở các vùng còn nhiều khó khăn; đàotạo nông dân sản xuất bằng nướctiên tiến khu vực; nông dân làm chủnông thôn mới; nông nghiệp pháttriển toàn diện, hiện đại, bền vững;sản xuất hàng hoá lớn, năng suất,chất lượng, hiệu quả và khả năngcạnh tranh cao; nông thôn có kết cấuhạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cócơ cấu kinh tế, tổ chức sản xuất hợp

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNLÝ LUẬN - THỰC TIỄN

55SỐ 64 (198) - 2018

lý; gắn quy hoạch công nghiệp, dịchvụ, đô thị; xã hội ổn định, bản sắcvăn hoá dân tộc; dân trí cao; bảo vệmôi trường; liên minh công nhân -nông dân - trí thức;...

Nghị quyết 26 ra đời năm 2008đúng thời điểm Việt Nam mới gianhập WTO, lại là thành viên khôngthường trực Hội đồng Bảo an Liênhợp quốc, vốn nước ngoài ào ạt đổvào, kinh tế tăng trưởng GDP 9%,quốc tế ca ngợi,... Chính phủ phấnđấu hoàn thành kế hoạch 5 nămtrong 3 năm. Hàng loạt chính sáchđẩy kinh tế tăng trưởng nóng đượcđưa ra: phân cấp cho tỉnh quản lýđầu tư, cấp đất, mở khu côngnghiệp... Ngân sách đổ vào các tậpđoàn kinh tế nhà nước đầu tư sangchứng khoán, bất động sản, ngânhàng thương mại... và xây dựng cơsở hạ tầng lớn. Doanh nghiệp đầutư vào sân golf, bất động sản, nhàmáy thép, xi măng, lọc dầu,... hàngtrăm trường đại học và cao đẳngthành lập, Hà Nội mở rộng, quihoạch thành phố bị phá vỡ với hơn700 dự án bất động sản. Tình trạngthu hồi đất cho các dự án tư nhângây bức xúc trong nhân dân.

Giữa năm 2008, nền kinh tế ViệtNam mất cân đối, nhập siêu quá mứcan toàn, thị trường chứng khoán sụtgiảm, nợ công cao, lạm phát vọt lên25%, thị trường bất động sản đóngbăng... thế giới cũng rơi vào suy giảmkinh tế lớn khiến cho thị trường xuấtkhẩu và đầu tư vào Việt Nam cùnggiảm sút. Ở Hà Nội mới mở rộng,hàng trăm dự án trên đất Hà Tây vàVĩnh Phúc cũ trở thành “treo”. Nhànước lo ổn định kinh tế vĩ mô, độtngột nâng cao lãi suất cơ bản, tăng dựtrữ bắt buộc và qui định lãi suất thấpcho các ngân hàng thương mại. Tíndụng thắt chặt, nông dân và doanhnghiệp nhỏ khó duy trì sản xuất vàtìm kiếm thị trường. Nhiều năm, lúabội thu phải thu mua tạm trữ, trái câydễ hỏng như vải, nhãn, dưa hấu,...liên tục ế thừa, cá ba sa sụt giá, sắnphát triển mạnh không có nhà máychế biến,...

Giữa năm 2008 thế giới khủnghoảng lương thực, giá gạo Việt Namtăng vọt 168% cùng kỳ năm trước.Nhà nước qui định giữ cứng quĩ đấtlúa, cơ cấu sản xuất không chuyểnđược theo tín hiệu thị trường làmthu nhập của nông dân thêm khó

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN LÝ LUẬN - THỰC TIỄN

56 SỐ 64 (198) - 2018

khăn. Vội vã tăng trưởng côngnghiệp, lơ là bảo vệ môi trường đãdẫn đến thảm họa năm 2016 tại nhàmáy thép Formosa Hà Tĩnh gâythiệt hại rộng trên một dải ven biểnmiền Trung trong nhiều năm.Trong những năm gần đây, các vấnđề môi trường và biến đổi khí hậutrở thành nguy cơ đe dọa sản xuấtvà đời sống của cư dân nông thôn ởcác vùng trọng điểm nông nghiệpTây Nguyên và đồng bằng sông CửuLong. Mười năm qua, cả quá trìnhphát triển kinh tế nóng trước đó vànhững điều chỉnh kinh tế ngăn chặnkhủng hoảng đều tạo môi trườngbất lợi cho các chính sách phát triểnnông nghiệp, nông thôn của Nghịquyết 26.

So với Việt Nam, Trung Quốc saysưa hơn với thắng lợi. Suốt 10 nămtăng trưởng GDP 9,8%, năm 2007,kim ngạch xuất nhập khẩu TrungQuốc tăng 107 lần so với năm1978. ế giới rơi vào khủng hoảngtài chính toàn cầu lúc kinh tế TrungQuốc đang quá “nóng”. Hàng chụcvạn nhà máy đóng cửa, 20 vạn ngườimất việc dẫn đến nguy cơ bất ổnchính trị. Trung Quốc phải “thắt chặt

tài chính”, “chống lạm phát” nhưngkhác với Việt Nam, công tác tamNông lại được trú trọng đẩy mạnhnhư giải pháp phòng vệ quan trọng.Năm 2009, Trung Quốc ổn định sảnxuất lương thực đồng thời điềuchỉnh cơ cấu nông nghiệp theo nhucầu thị trường. Đầu tư công cho tamnông tăng 17%, vào hạ tầng nôngnghiệp và công trình dân sinh nôngthôn, nâng giá mua lương thực. Trợcấp cho nông nghiệp tăng 20 tỉ NDT.Các cải cách xã hội hóa dịch vụ nôngnghiệp, hoàn thiện chế độ kinhdoanh nông thôn được đẩy mạnh.Nhờ đó, 10 năm qua, nông nghiệp,nông thôn phát triển, chuyển sanglàm giàu cho nông dân.

Như vậy, dù thu hút được sự ủnghộ của toàn thể nhân dân và đi đúngquy luật phát triển khách quan củaxã hội nhưng vẫn có nhiều nội dungquan trọng của Nghị quyết tam nôngvẫn chưa thực sự đi vào cuộc sống dohoàn cảnh bất lợi, do những yếu kémtrong triển khai thực hiện chínhsách, và cả do yếu kém trong bảnthân nội dung Nghị quyết.

Có những mục tiêu rất đúngnhưng không đi kèm giải pháp thi

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNLÝ LUẬN - THỰC TIỄN

57SỐ 64 (198) - 2018

hành hiệu quả như: nông dân là chủthể của quá trình phát triển, xâydựng nông thôn mới gắn với xâydựng các cơ sở công nghiệp, dịch vụvà phát triển đô thị; nông nghiệpphát triển toàn diện theo hướnghiện đại, bền vững, sản xuất hànghoá lớn, có năng suất, chất lượng,hiệu quả và khả năng cạnh tranhcao; xây dựng đồng bộ kết cấu hạtầng vùng nuôi, trồng thủy sản,trước hết là thuỷ lợi; phát triển côngnghiệp chế biến gắn với vùngnguyên liệu và thị trường; quy hoạchbố trí lại dân cư nông thôn gắn vớixây dựng công nghiệp, dịch vụ vàphát triển đô thị ở các vùng; xâydựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hộinông thôn gắn với phát triển các đôthị; thúc đẩy quá trình tích tụ đấtđai; quyền sử dụng đất được vậnđộng theo cơ chế thị trường. Địnhgiá bảo đảm hài hòa quyền lợi củangười sử dụng đất, của nhà đầu tư vàcủa Nhà nước trong quá trình giảitỏa, thu hồi đất.

Có những mục tiêu đặt ra rất haynhưng vượt quá khả năng đầu tư vàthực hiện như: phát triển hài hoàgiữa các vùng, tạo chuyển biến

nhanh hơn ở các vùng còn nhiềukhó khăn; nông dân được đào tạocó trình độ sản xuất ngang bằng vớicác nước tiên tiến trong khu vực vàđủ bản lĩnh chính trị, nông dânđóng vai trò làm chủ nông thônmới; nông nghiệp phát triển toàndiện, hiện đại, bền vững; bảo đảmlợi ích cho người, địa phương vàvùng trồng lúa.

Cũng có những giải pháp đề ravượt quá năng lực hoặc chưa hợp lýnhư: quy hoạch và cơ chế bảo vệvững chắc đất trồng lúa để đảm bảoan ninh lương thực; tăng đầu tư cơsở vật chất kỹ thuật, ứng dụng khoahọc - công nghệ hiện đại; phát triểnnhanh khai thác thủy sản xa bờ.

Một trong những khiếm khuyếtquan trọng đã được Nghị quyết 26chỉ ra là đường lối chính sách vềnông nghiệp nông dân và nông thôncủa Việt Nam chưa đem lại kết quảnhư mong muốn do: “nhận thức vềvị trí, vai trò của nông nghiệp, nôngdân, nông thôn còn bất cập so vớithực tiễn; chưa hình thành một cáchcó hệ thống các quan điểm lý luận vềphát triển nông nghiệp, nông dân,nông thôn”. Việc xác định vai trò,

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN LÝ LUẬN - THỰC TIỄN

58 SỐ 64 (198) - 2018

chức năng khác nhau dẫn đến chiếnlược phát triển khác nhau và đem lạikết quả khác nhau. Đây chính là vấnđề cần khắc phục.

Về vai trò của nông nghiệp trongcông nghiệp hóa, đã từ lâu các nhàkinh tế chỉ ra 5 đóng góp quantrọng1: cung cấp lương thực vànguyên liệu cho nền kinh tế; lànguồn thu ngoại tệ quan trọng ởnhững quốc gia nông sản xuất khẩu;cung cấp lao động cho công nghiệp;tích lũy vốn đầu tư công nghiệp hoá;là thị trường cho các ngành trongnền kinh tế.

Phát triển sản xuất nông nghiệptạo ra mức nông sản thặng dư, hạ giálương thực và chuyển lao động sangcông nghiệp là tiền đề cho mọi quốcgia khởi động công nghiệp hóa.

Chức năng lấy đi từ nông nghiệpđược coi trọng ở mọi quốc gia ÂuMỹ, nhưng biện pháp phát triểnsinh kế, việc làm để tạo thu nhậpcao và ổn định cho lao động nôngnghiệp, biến nông thôn thành thịtrường cho công nghiệp thì chỉ mớiđược chú ý gần đây ở các nền kinhtế Đông Á và là chìa khóa quyếtđịnh sự thành công thần kỳ tăng tốc

về đích công nghiệp hóa. Bằng cácháp dụng mô hình “kinh tế liên kết”,tăng thu nhập chung của nông dânlên mức bình quân cả nước biếnnông thôn rộng lớn với 70 - 80 %dân số trở thành thị trường to lớn,các nước này đã có điều kiện tíchlũy chuyển công nghiệp và dịch vụsang xuất khẩu.

Nhật Bản tạo điều kiện để nôngdân áp dụng khoa học - công nghệ,tích tụ tư bản và đất đai, tái sản xuấtmở rộng và chuyển đổi cơ cấu kinhtế. Từ 1955 đến 1965, thu nhập bìnhquân hộ nông dân Nhật Bản tươngđương thu nhập hộ làm công nghiệpở thành phố. Hàn Quốc trong giaiđoạn tích lũy công nghiệp hóa kể từ1974, thu nhập trung bình của cưdân nông thôn đã cao bằng thu nhậpcủa dân đô thị. Đài Loan 1956 - 1966,tuy dân số chỉ khoảng 10 triệu ngườinhưng nhờ có thu nhập cao, địa bànnông thôn tiêu thụ thường xuyên tới40% sản phẩm công nghiệp nên tổngcộng thị trường nội địa đã đóng góptích lũy tới 60% tăng trưởng của côngnghiệp chế tạo.

Ngoài nguyên tắc nông dân giàu,thế giới hiện đại còn đề cao nguyên

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNLÝ LUẬN - THỰC TIỄN

59SỐ 64 (198) - 2018

tắc nông thôn sạch, đẹp, tạo ra vai tròmới của nông nghiệp, nông thôn vềbảo vệ môi trường, làm giàu sinh thái,làm đẹp sinh cảnh, tái tạo và bảo vệtài nguyên; phát triển quan hệ cộngđồng, gìn giữ bản sắcvăn hóa dân tộc,... Nhưvậy, nông dân khôngchỉ đóng vai trò ngườisản xuất, kinh doanhnông nghiệp, nguồncung lao động cho nềnkinh tế mà còn là đốitượng cung cấp cácdịch vụ công cộng vềmôi trường, văn hóa,...đảm bảo môi trường ổnđịnh suốt quá trìnhdiễn ra những biếnđộng mạnh mẽ của đôthị hóa và công nghiệphóa. Ở Việt Nam, nôngthôn, nông dân cònđóng vai trò quan trọng trong cáchmạng, trong chiến tranh bảo vệ Tổquốc, trong gìn giữ biên cương, hảiđảo; đi đầu trong quá trình đổi mớicơ chế chính sách...

Đến nay, số lượng các nền kinh tếthực sự lựa chọn mô hình “kinh tế

liên kết” còn đếm trên đầu ngón taythì nhiều nước ở Đông Nam Á, NamÁ, Mỹ la tinh, châu Phi,... vẫn đangphát triển tiếp tục áp dụng chiếnlược lấy đi từ nông nghiệp, nông

thôn, áp dụng mô hình“kinh tế chia cắt”. Trongmô hình này, cư dân đôthị, nhất là tầng lớpthượng lưu sẽ giàu lêntrước, chính sách pháttriển nông thôn chỉnhằm xóa đói giảmnghèo, giữ nguyênkhoảng cách về thunhập và điều kiện sốnggiữa nông thôn và đôthị. Lĩnh vực côngnghiệp được tập trungđầu tư thành đầu tàutăng trưởng kinh tế đểphân phối lại cho nôngnghiệp, nông thôn. Kết

quả là nông thôn nghèo, thị trườngthu hẹp khiến công nghiệp và dịchvụ kém phát triển, nông dân di cư vềđô thị làm đất nước rơi vào bẫy thunhập trung bình.

Khác với Âu Mỹ trước kia, côngnghiệp hóa ở các nước châu Á rút

Nông dân không chỉđóng vai trò người sảnxuất, kinh doanhnông nghiệp, nguồncung lao động cho nềnkinh tế mà còn là đốitượng cung cấp cácdịch vụ công cộng vềmôi trường, văn hóa,...đảm bảo môi trườngổn định suốt quátrình diễn ra nhữngbiến động mạnh mẽcủa đô thị hóa và côngnghiệp hóa.

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN LÝ LUẬN - THỰC TIỄN

60 SỐ 64 (198) - 2018

lao động nông nghiệp ra rất chậm.Ở Trung Quốc số lượng nông dânđạt đỉnh điểm vào năm 2000 là 942triệu người và bắt đầu giảm, tới nayTrung Quốc vẫn còn 300 triệu nôngdân. Ở Việt Nam doanh nghiệp nhànước và nước ngoài thu hút laođộng ít nên tỷ lệ lao động nôngnghiệp vẫn chiếm trên 40% tổng laođộng xã hội.

Trong bối cảnh lao động nôngnghiệp rút ra rất ít và chậm như vậy,nếu qui hoạch các “vùng kinh tếđộng lực” tập trung vào vùng ven đôthị lớn như ở Trung Quốc hay ViệtNam sẽ tạo sức ép dân và lao động dicư dồn về các thành phố lớn. Giảipháp hợp lý nhất là chuyển mô hìnhtăng trưởng từ ưu tiên phát triển cácvùng động lực sang phát triển baotrùm, tạo điều kiện để các vùngtrong cả nước, nhất là các địaphương có lợi thế sản xuất nôngnghiệp có thể phát huy nội lực.

Bên cạnh vấn đề địa bàn phát triểnkinh tế, trong một nền “kinh tế liênkết”, nguồn tích lũy tư bản cả nướcphải đến từ đông đảo người dânthông qua cơ hội việc làm và thunhập ổn định. Với các quốc gia đi lên

từ nông nghiệp, cư dân nông thônchiếm phần lớn dân cư thì nguyêntắc đầu tiên phải thực hiện là “nôngdân giàu” (song song và quan trọngkhông kém gì việc phát triển đội ngũdoanh nhân). Nguyên tắc thứ hai làcông nghiệp - nông nghiệp, đô thị -nông thôn phải liên kết. Kinhnghiệm các quốc gia thành công chothấy có 3 giải pháp để nông dân giàu,nâng mức thu nhập nông thôn lênbằng mức thành phố:

Giải pháp thứ nhất là tạo điều kiệnmở rộng qui mô sản xuất, phát triểntrang trại. Năm 1961, chính phủNhật Bản trợ cấp cho nông dân muađất, khuyến khích nông dân cho thuêđất và xóa bỏ hạn điền. Hàn Quốcnâng hạn điền từ 10 ha và cao hơn.ập kỉ 1980, Đài Loan phát triểnhợp tác, hợp đồng khoán đất, hợpđồng cơ giới hóa. Trung Quốc, gomđất 30% hộ nông dân ở nông thôncho doanh nghiệp thuê canh tác.Nhật Bản lập Ủy ban Nông nghiệpđại diện cho nông dân làm nhiệm vụkhảo sát, bàn bạc, xem chủ đất nàomuốn bán, muốn thuê và lập ra Ngânhàng đất nông nghiệp để cho doanhnghiệp hay trang trại lớn thuê lại

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNLÝ LUẬN - THỰC TIỄN

61SỐ 64 (198) - 2018

theo mức giá thị trường. Nhà nướcvừa hỗ trợ ngân sách cho các Ngânhàng Đất, đồng thời đánh thuế caonông dân bỏ đất hoang và thu hồi đấthoang không chủ, hỗ trợ doanhnghiệp và trang trại lớn thuê lại đất.

Giải pháp thứ hai là tạo cơ hộichuyển lao động nông nghiệp sang cácngành nghề phi nông nghiệp. Bằngchính sách phát triển cơ sở hạ tầngnhất là giao thông để đưa sản xuấtcông nghiệp về nông thôn, Nhật Bảntừng bước tăng tỷ lệ đóng góp thunhập phi nông nghiệp trong thunhập của hộ cư dân nông thôn. Năm1950 mức này gần 30% đến năm1960 tăng lên 62%, năm 1995 là 79%;lao động phi nông nghiệp chiếm73% tổng số lao động tăng lên 95%.Đài Loan có nhiều lao động nôngnghiệp nhất giữa thập kỷ 60, rồi húthết lao động nông thôn bằng đưanhà máy về nông thôn, lao động nữvào các ngành dịch vụ và côngnghiệp. Nhờ đó mức phân phối thunhập nông thôn Đài Loan đạt côngbằng xã hội cao nhất thế giới.

Giải pháp thứ ba là phát triểndoanh nghiệp. Doanh nghiệp nôngthôn không đến từ thu hút đầu tư

bên ngoài mà phải chính từ quátrình khởi nghiệp của nông dân. Từnăm 1990, Nhật Bản khuyến khíchnông dân thành lập doanh nghiệp vàcho doanh nghiệp nông nghiệp muahoặc thuê đất của nông dân. Năm2009, Nhật Bản bỏ yêu cầu người sửdụng đất nông nghiệp phải trực tiếpcanh tác, cho phép các doanhnghiệp kinh doanh ngoài lĩnh vựcnông nghiệp được thuê/mua đất làmnông nghiệp. Năm 2014, các doanhnghiệp đã canh tác trên gần 50%diện tích đất nông nghiệp. Tại TrungQuốc, khi hệ thống công xã nhândân giải tán đã hình thành nên lĩnhvực “công nghiệp hương trấn” độcđáo, tăng từ 20% năm 1988 lên trên40% trong tổng sản lượng côngnghiệp quốc gia năm 1994, chiếm56% sản lượng công nghiệp, vượtdoanh nghiệp nhà nước, tạo việclàm cho khoảng 130 triệu lao động,gấp hơn 2 lần doanh nghiệp nhànước. Dần dần loại hình này trởthành doanh nghiệp nông thôn.

Để gắn kết nông nghiệp - côngnghiệp, đô thị - nông thôn thì cầnphát triển công nghiệp và đô thị trênđịa bàn nông thôn, tạo việc làm và

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN LÝ LUẬN - THỰC TIỄN

62 SỐ 64 (198) - 2018

thu nhập cho lao động ở ngay nôngthôn để lao động nông nghiệp lynông bất ly hương, không di cư ra đôthị; tiến đến mức cao hơn là chínhthức hóa đội ngũ lao động “phi chínhthức” bằng các tổ chức nghiệp đoàn,đăng ký lao động và trợ cấp hỗ trợbảo hiểm,...; cách tốt nhất là tạo ramột mô hình kinh tế liên kết, trongđó các ngành công nghiệp, dịch vụgắn bó mật thiết với sản xuất nôngnghiệp, tạo ra giá trị gia tăng mới,tăng năng suất và khả năng cạnhtranh của nông sản.

Cách tốt nhất thu hút đầu tư vềnông thôn, đưa công nghiệp và đôthị phát triển về nông thôn là đầu tưphát triển kết cấu hạ tầng, nhất làgiao thông thuận tiện. Đây cũng làgiải pháp quan trọng để hình thànhsức cạnh tranh cho nông nghiệp.Ngoài ra, cần phải đầu tư vào dịch vụhỗ trợ và công nghiệp chế biến, kinhdoanh nông sản...

Ngoài vấn đề mô hình tăngtrưởng, một câu hỏi khó khác choquá trình công nghiệp hóa là lấy gìlàm động lực phát triển cho điềuhành của đất nước và vận động nhândân? động lực lợi ích kinh tế của cơ

chế thị trường thường được vậndụng dù nó đi kèm tâm lý ích kỷ, vụlợi của cá nhân. Để tạo môi trườngổn định, xác lập trật tự cho xã hội,người ta dùng thiết chế nhà nước đểcân đối lại, mặc dù giải pháp độnglực này cũng gây ra tâm lý thụ động,hạn chế khả năng làm chủ và sángtạo của người dân trong khi tạo nguycơ tham nhũng, lãng phí. Mối quanhệ cộng đồng là giải pháp trung gianquan trọng đóng vai trò tái lập côngbằng, gìn giữ giá trị đa dạng của cuộcsống con người. Điều thú vị là nếuhuy động được sức mạnh cộng đồngthì người dân sẽ trở thành chủ thểthực sự của quá trình phát triển.

Ở Singapore, Lý Quang Diệu chủtrương tạo ra của cải và dịch vụ chomỗi gia đình làm chỗ dựa và sự ràngbuộc chắc chắn với sự thịnh vượngvà tương lai đất nước. Giải pháp làphát huy trách nhiệm người đứngđầu gia đình để cho mỗi công dângắn bó, có trách nhiệm với quốc gia,có ý thức làm chủ. Chính phủ chỉ tạođiều kiện thuận lợi cho họ thực hiệntrách nhiệm tạo lập nhà cửa, lươnghưu và chăm sóc sức khỏe. Công cụcủa Singapore là Quĩ Tiết kiệm

Trung ương thu từ lương lao động đểđóng quĩ nhà ở, chăm sóc y tế vàlương hưu, sau đó khuyến khích đầutư kinh doanh và sản xuất. Nhờ thuhút thành công nội lực toàn dân kinhtế, Singapore tăng trưởng đều đặnsuốt 30 năm, trở thành quốc gia côngnghiệp với mức phúc lợi và côngbằng xã hội cao nhất thế giới...

Mấu chốt của giải pháp cộng đồnglà hình thành được tổ chức của nôngdân. Đài Loan có Nông hội, NhậtBản là Liên hiệp hợp tác xã và HànQuốc là Liên đoàn hợp tác xã... donông dân trực tiếp bầu ra (Đài Loantrợ cấp 50% vốn và giao cho Nônghội quản lý nhiều khỏan đầu tư chonông thôn, kinh phí khuyến nôngcủa Nông hội được nhà nước giúpban đầu 70% về sau giảm còn 32%).Về chính trị, họ là đại diện chínhthức của nông dân để Nhà nước tiếnhành các chương trình đầu tư pháttriển nông nghiệp, nông thôn, xóađói giảm nghèo. Hội đồng quản trị từcơ sở đến trung ương đều do nôngdân bầu, giám đốc điều hành do Hộiđồng tuyển và hợp đồng, bảo vệ vàphản ánh quyền lợi của nhân dân.

Về kinh tế, hợp tác xã và nông hội

đảm nhiệm toàn bộ vai trò buôn bánvà xuất nhập khẩu vật tư nôngnghiệp đầu vào và sản phẩm đầu racủa sản xuất nông nghiệp, nắm giữcác ngân hàng, doanh nghiệp, chợbán buôn, sở hữu kho tàng bến bãichính,... Ở Đài Loan gần 50% chợbán buôn nông sản, 62% chợ thủysản do kinh tế hợp tác của nông dânnắm giữ. Ở Nhật Bản, HTX nôngnghiệp cung ứng vật tư nông nghiệp,tín dụng, tiêu thụ sản phẩm, sử dụngmáy móc thiết bị, ngày nay bao trùmcả các lĩnh vực phúc lợi xã hội nhưgiáo dục, văn hóa, cải thiện điều kiệnsống, du lịch, bảo hiểm. Hợp tác xãtiêu thụ trên 90% gạo, rau; hoa quả,sữa tươi, thịt bò trên 50%.

Tóm lại, trên thế giới chỉ có vài nềnkinh tế công nghiệp hóa thành côngtừ sau năm 1945. Trong nhiều yếu tốdẫn đến kết quả tốt đẹp đó, có vai tròquan trọng của việc ưu tiên tập trungđầu tư phát triển nông nghiệp tronggiai đoạn đầu, việc áp dụng một môhình phát triển bao trùm. Một nềnkinh tế mà cơ sở hạ tầng, nhất làđường sắt, đường cao tốc được xâydựng để thu hút đầu tư công nghiệpvà phát triển đô thị đến mọi miền

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNLÝ LUẬN - THỰC TIỄN

63SỐ 64 (198) - 2018

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN LÝ LUẬN - THỰC TIỄN

64 SỐ 64 (198) - 2018

nông thôn. Lao động nông thôn rờikhỏi sản xuất nông nghiệp có thểchuyển sang sản xuất phi nôngnghiệp ngay tại quê nhà.

Một khi 70 - 80% dân số sống ởnông thôn được hưởng lợi ích củaquá trình công nghiệp hóa, có việclàm phi nông nghiệp và sản xuấtnông nghiệp phát triển thì thu nhậpcủa nông thôn sẽ nâng lên mức xấpxỉ thu nhập của đô thị. Với sức dânvà trí tuệ của cả nước lớn mạnh thìquá trình phát triển nông thôn cả vềcơ sở hạ tầng dẫn dịch vụ kỹ thuật sẽdiễn ra một cách tự nhiên với chấtlượng cao. Nông thôn bao la sẽ trởthành thị trường to lớn để thúc đẩycông nghiệp phát triển. Không cònhiện tượng di cư, các thành phố tăngtrưởng hiệu quả với quy mô hợp lý,tiết kiệm được đầu tư công và xóa bỏđược các mâu thuẫn xã hội, cải thiệnmôi trường sống cả nước.

Đây là điểm mấu chốt tạo nên sựthành công của các quốc gia áp

dụng mô hình phát triển bao trùm.Việt Nam là một nước có lợi thế vềnông nghiệp có điều kiện để xâydựng nên lợi thế cạnh tranh củamình bằng đầu tư vào dịch vụ nhưSingapore, đầu tư vào khoa họccông nghệ như Hà Lan, đầu tư vàocông nghiệp chế biến như ái Lan,v.v để thực sự trở thành một cườngquốc nông nghiệp.

Tóm lại, thực tế phát triển kinh tếcủa các quốc gia thành công trên thếgiới và thực tiễn Việt Nam cho thấytrong điều kiện ngày nay rõ ràng cócác giải pháp chiến lược và mô hìnhphát triển để một nước nông nghiệptiến hành công nghiệp hóa thànhcông. Với những quốc gia có lợi thếnông nghiệp như Việt Nam, nếu cóquyết tâm chính trị trong sáng vàđịnh hướng đường lối đúng qui luậtthì có thể tạo ra bước đột phá về pháttriển nông nghiệp nông thôn vànông dân làm nền tảng tích lũy côngnghiệp hóa n

1 Richard Pomfret năm 1992.

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNTHÔNG TIN - TƯ LIỆU

65SỐ 64 (198) - 2018

Nhận lời mời của ườngtrực Hội đồng Lý luậnTrung ương, vừa qua

Đoàn chuyên gia và các nhà khoahọc của Trường Đại học Phần Lan(Finland University) do Ông HarriMelin, Chủ tịch hội đồng quản trị, đãtới thăm và làm việc với Hội đồng.GS.TS Tạ Ngọc Tấn, Phó Chủ tịchHội đồng Lý luận Trung ương, thaymặt ường trực Hội đồng đã tiếpthân mật và trao đổi với Đoàn về hệthống giáo dục cũng như kinhnghiệm phát triển giáo dục của PhầnLan những năm qua. am dự buổilàm việc có Ban thư ký khoa học.

eo các chuyên gia giáo dục PhầnLan, vào đầu những năm 1970, PhầnLan có một hệ thống giáo dục bịxuống cấp trầm trọng với phươngthức giáo dục quản lý cứng nhắc, thiếutính sáng tạo. Nhận rõ vai trò của giáodục, trong hơn ba thập kỷ qua, PhầnLan đã kiên quyết và liên tục cải cách

- đổi mới giáo dục. Sau hơn 30 nămPhần Lan nổi lên như một điển hìnhmới trong lĩnh vực giáo dục, là mộttrong những quốc gia có nền giáo dụcphát triển nhất trên thế giới, nhất làgiáo dục trẻ em. Ở Phần Lan hiện nay,giáo dục công là hoàn toàn miễn phí,kể cả đại học (tuy nhiên, bắt đầu từnăm 2013, có một số trường đại họcthử nghiệm thu phí); trẻ em được đinhà trẻ vào lúc 10 tháng tuổi và cô giáonhà trẻ, người đón các cháu vào lớpđều phải có bằng thạc sĩ. Nhà trẻkhông chỉ là nơi nuôi dưỡng các cháukhi còn bé, mà còn đảm nhiệm việcdạy các cháu những kỹ năng cần thiếttrong vòng một năm, trước khi cáccháu bước vào học lớp 1. 1. Giáo dục bậc tiểu học

Trẻ em Phần Lan bắt đầu đi họcphổ thông khi lên 7 tuổi và sẽ hoànthành cấp giáo dục cơ bản - toàndiện trong vòng 9 năm (7 - 16 tuổi).Ở bậc học này, theo luật, học sinh

kinh nghiệm ĐỔi mỚi, pháT Triển giáo DỤc

Của Phần Lan

phải hoàn thành tất cả các môn họccấp giáo dục cơ bản - toàn diện, cóthể bằng cách tới trường hoặc bằnghình thức khác tương tự (tự học...).ông thường học sinh kết thúc bậcgiáo dục này vào năm 17 tuổi.

Sáu năm đầu của chương trình giáodục phổ thông cơ bản - toàn diện, họcsinh học với 1 giáo viên đứng lớp(class teacher), sẽ dạy tất cả các mônhoặc hầu hết các môn (trừ các mônnăng khiếu cao). Ba năm cuối (lớp 7-9), học sinh sẽ được học với các giáoviên bộ môn (subject teacher). Giáodục toàn diện chỉ nhằm một mục đíchduy nhất là để khuyến khích học sinhtrở thành những thành viên có tráchnhiệm và đạo đức của xã hội và trởthành một con người có thể thíchnghi tốt với xã hội nơi mình sinhsống. Những trẻ em khuyết tật, theoluật, được hưởng chế độ học tập đượcthiết kế riêng cho mình.

Các môn học được dạy trongchương trình giáo dục toàn diện làtiếng mẹ đẻ (tiếng Phần Lan và tiếngụy Điển), ngoại ngữ, toán, lý, hóa,lịch sử, nghiên cứu xã hội, thể dục,nhạc, họa, thủ công, kinh tế gia đình,đạo đức, sinh học, địa lý, nghiên cứu

môi trường. Ngoài ra, học sinh tùytheo độ tuổi có thể được chọn nhữngmôn phụ mình yêu thích.

Kết thúc bậc học này, học sinhkhông phải thi, không có chứng chỉ,nhưng sau khi học xong, học sinh cóthể lựa chọn học lên trung học phổthông hay học trung học nghề. Hiệnnay, hơn 40% học sinh trung họcphổ thông học nghề sau khi xongchương trình.2. Giáo dục bậc trung học

Bao gồm hệ thống các trườngtrung học phổ thông có mục tiêu giáodục chuẩn bị kiến thức và kỹ năngcho học sinh học tiếp lên các trườngđại học theo định hướng nghiên cứu(hơn 50% học sinh). Còn hệ thốngcác trường trung học nghề thực hiệngiáo dục nghề nghiệp và đào tạo nghề(VET) có mục tiêu chuẩn bị các kiếnthức và kỹ năng cho học sinh theo cácchứng chỉ nghề (gần 40% học sinh,với 3 luồng khác nhau), và học tiếplên các bậc trên theo hướng ứng dụng- thực hành. Học xong lớp 12, họcsinh sẽ tự lựa chọn để thi vào mộttrong hai loại trường đại học nói trênvà đây là kỳ thi duy nhất của trẻ emPhần Lan. Hiện nay ở Phần Lan, hai

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN THÔNG TIN - TƯ LIỆU

66 SỐ 64 (198) - 2018

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNTHÔNG TIN - TƯ LIỆU

67SỐ 64 (198) - 2018

ngành học có sự cạnh tranh lớn nhấtđó là giáo viên và bác sĩ.

Hệ thống các trường trung họcnghề cũng rất linh hoạt và hiệu quảkhi tổ chức đào tạo theo 3 hướngkhác nhau nhằm đáp ứng nhu cầunhân lực của thực tiễn phát triển đấtnước ở trình độ này, nhưng lại tạo cơhội rất rộng mở cho học sinh phổthông (và những người đang laođộng) học tiếp lên bậc cao hơn là đạihọc, thạc sĩ và tiến sĩ.3. Giáo dục đại học

Ở Phần Lan, giáo dục đại học gồm2 loại hình đào tạo: Universities (đạihọc nghiên cứu hay hàn lâm) vàPolytechnics (đại học bách khoa hayứng dụng - thực hành). Cả 2 loạihình đào tạo đại học trên đều cấpbằng cử nhân. Hoạt động của cáctrường đại học dựa trên nguyên tắcsự tự do học thuật và quyền tự chủcao về các quy định bằng cấp vàchương trình giảng dạy của trường.4. Một số nhận xét về đổi mới giáo dụccủa Phần Lan

- Hệ thống giáo dục được đổi mớicăn bản đã có những ưu điểm sau:Cấu trúc toàn bộ hệ thống giáo dụcrất linh hoạt, hiệu quả, liên thông với

nhau, vừa đảm bảo giáo dục toàndiện vừa gắn với giáo dục địnhhướng nghề nghiệp sớm. Ở bậc phổthông đã phân rõ hai cấp giáo dục:cấp giáo dục phổ thông cơ bản - toàndiện (6 năm) và cấp giáo dục trunghọc theo định hướng nghề nghiệp (3năm); hai cấp này có các nội dung,chương trình và phương thức giáodục rất khác nhau. Hệ thống này đãphân luồng rõ hai định hướng giáodục và đào tạo (nghiên cứu và ứngdụng thực hành) ngay sau bậc trunghọc cơ sở khi bước vào cấp trung học(với hai loại trường là trung học phổthông và các trường trung học nghề,đào tạo nghề). Ở bậc đào tạo đại họcvà thạc sỹ cũng phân rõ theo hai địnhhướng nghiên cứu và ứng dụng -thực hành (thạc sỹ trong hướng ứngdụng - thực hành còn đòi hỏi phải có3 năm làm việc thực tế. Chỉ có lên bậcđào tạo tiến sĩ mới là chung cho cảhai định hướng. ời gian đào tạotiến sĩ là 4 năm, trong đó 2 năm đầulà học về đạo đức nghiên cứu.

- Hệ thống các trường phổ thông cơbản - toàn diện chấm dứt hoàn toànviệc phân loại học sinh, thi chuyển cấp,và hai hệ thống trường học (tiểu học

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN THÔNG TIN - TƯ LIỆU

68 SỐ 64 (198) - 2018

và trung học phổ thông cơ sở) như đasố các nước khác. Mục tiêu giáo dụccơ bản của cấp này là sự phát triển conngười toàn diện, đặc biệt là về nhâncách và các kỹ năng. Trong sáu nămđầu học sinh học theo các môn do bộgiáo dục quy định, chưa có nhiềuquyền lựa chọn. Bắt đầu từ lớp bẩy,học sinh bắt đầu học theo các khóahọc (course-based). Hệ thống course-based cho phép học sinh dần dần chủđộng hơn trong việc lựa chọn các mônhọc theo sở thích. Hệ thống được thiếtkế sao cho càng học lên cao, học sinhcàng có nhiều quyền tự do lựa chọn.

- eo luật, các trường khôngđược phép chuyển học sinh sống ởvùng của mình sang một trườngkhác. Khác với đa số các nước, PhầnLan tuyệt đối không áp dụng hệ thốngsàng lọc, phân loại học sinh thành cáclớp chuyên, lớp chọn, chuyển trường,chuyển lớp, đúp lớp. Trong vòng 9năm học, học sinh được bảo đảmnhận được sự giáo dục tốt nhất vàbình đẳng như nhau. Hội đồng giáodục quốc gia (National Board of Edu-cation) biên soạn giáo trình chuẩnkiến thức quốc gia rất khoa học và chitiết. Trên cơ sở giáo trình chuẩn quốc

gia, các trường tổ chức biên soạnchương trình giảng dạy của mỗitrường (school curriculum) với sựtham gia của toàn bộ giáo viên củatrường. Không có giáo án chung chotừng môn, từng lớp. Giáo án, bàigiảng, phương pháp giảng dạy thuộctrách nhiệm của từng giáo viên, dựatheo giáo trình cơ bản quốc gia vàchương trình giảng dạy của trường.

- Hội đồng Giáo dục Quốc gia -cơ quan có thẩm quyền biên soạngiáo trình chuẩn kiến thức quốc giabao gồm 2 nhóm chuyên gia: Nhómchỉ đạo và các nhóm công tác hỗ trợquá trình, tổng số là 700 người, trongđó có 300 nhà giáo dục, nhà nghiêncứu và chuyên gia hàng đầu về giáodục; 400 chuyên gia thuộc các bênliên quan khác (ví dụ như các nhàxuất bản và hội phụ huynh v.v..).

- Giáo trình chuẩn Quốc gia: làgiáo trình chứa các mục tiêu và nộidung cốt lõi của các chủ đề khácnhau: Bao gồm các nguyên tắc đánhgiá học sinh, giáo dục đặc biệt-nhucầu, phúc lợi học sinh và hướng dẫngiáo dục; bao gồm các nguyên tắc củamột môi trường học tập tốt, phươngpháp làm việc và khái niệm học tập;

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNTHÔNG TIN - TƯ LIỆU

69SỐ 64 (198) - 2018

giáo trình dày khoảng 500 trang vànó chứa 15 chương; ở cuối của hầuhết các chương có liệt kê các phầnquan trọng do địa phương quyết định

- Giáo trình giảng dạy quốc gia vàgiáo trình địa phương có mối quanhệ liên thông hỗ trợ nhau: Giáo trìnhgiảng dạy cốt lõi quốc gia hỗ trợ giáoviên viết chương trình giảng dạy ở cấpđịa phương; chính quyền địa phươngcó rất nhiều quyền tự chủ; các đô thịcó thể phát triển các phương pháp tiếpcận sáng tạo của riêng họ để thực hiệnchương trình giảng dạy; các trườnghọc địa phương có thể xây dựngchương trình giảng dạy của họ về thếmạnh địa phương của họ phối hợp vớitoàn bộ cộng đồng nhà trường (pháttriển văn hóa trường học).

Kết luậneo khảo sát của PISA1, hệ thống

giáo dục Phần Lan mạnh mẽ vì bìnhđẳng giáo dục; một trường học toàndiện với tiêu chuẩn quốc gia cao;

- Chương trình cập nhật dần dầnvà liên tục trên cơ sở huấn luyện giáo

viên hằng năm và kết quả nghiên cứucập nhật của chuyên gia;

- Giáo viên có trình độ cao;- Hỗ trợ sinh viên hoạt động tốt;- Sự phát triển dần dần của hệ

thống là dựa trên nghiên cứu, nhưngnó cũng cần đánh giá liên tục vàphát triển;

Điều làm cho một hệ thống giáodục thành công, đó là:

- Ý định chính trị mạnh mẽ vàlâu dài để phát triển giáo dục chấtlượng cao;

- Các dự án và quyết định giáo dụcquốc gia dựa trên bằng chứng củanghiên cứu cập nhật nhất của cácgiáo sư và chuyên gia nghiên cứuPhần Lan;

- Trình độ cao của giáo viên,chuyên môn cao của giáo viên vàquyền tự chủ của giáo viên;

- Phát triển và cải tiến liên tục củachương trình giảng dạy;

- Hệ thống hỗ trợ sinh viên hoạtđộng tốt n

PV

1 Chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA) là cuộc khảo sát do Tổ chức Hợp tácvà Phát triển Kinh tế (OECD) thực hiện 3 năm một lần để đánh giá về hệ thống giáo dụctrên toàn thế giới thông qua việc kiểm tra kiến thức và kỹ năng của học sinh 15 tuổi.

Nhận lời mời của ườngtrực Hội đồng Lý luậnTrung ương, vừa qua Ông

Harri Melin, nguyên Phó ủ tướngNhà nước Israel, đã tới thăm và traođổi về kinh nghiệm phát triển đấtnước từ thực tế của Israel. GS.TSPhùng Hữu Phú, Phó Chủ tịchường trực Hội đồng chủ trì buổilàm việc. Cùng tham dự có các đồngchí thường trực Hội đồng, Ban ưký khoa học. eo ông HaimRamon, nguyên Phó ủ tướng Nhànước Israel cho biết: Israel là mộtquốc gia nhỏ, diện tích 22.072km2,với dân số khoảng 8,7 triệu (ngườiDo ái chiếm khoảng 75%). Israelcó vị trí địa chính trị quan trọng,nằm ở điểm giao của ba lục địa châuÁ, châu Âu và châu Phi, giáp cả biểnĐịa Trung Hải và Ấn Độ Dương(thông qua Biển Đỏ). Phía Bắc Israelgiáp Lenanon là vùng đất Galileexanh tươi và màu mỡ kiểu Địa TrungHải. Phía Đông Israel giáp Syria và

Jordan, nhìn ra biển Galilee, là cácdãy núi lửa thuộc cao nguyên Jordan.Phía Nam Israel giáp Ai Cập và Jor-dan là sa mạc Negev và điểm cựcNam của Israel thuộc vịnh Eilat trênBiển Đỏ.

Chia sẻ về sự thành công trongphát triển đất nước Israel, ôngHaim Ramon nhấn mạnh tới cácnguyên nhân:

Một là, 70 năm qua, kể từ khi lậpquốc tới nay, Israel có nhiều cuộcchiến tranh nên chi tiêu quân sựchiếm một tỷ lệ lớn GDP của quốc gianày. Tuy nhiên, chính những kỹ thuậtcông nghệ cao của quốc phòng đãđược ứng dụng lồng ghép khéo léotrong chiến lược đảm bảo an ninhquốc gia với các vấn đề phát triểnkinh tế như phát triển công nghệ caokhiến cho kinh tế đất nước phát triểnrất hiệu quả (năm 2016, Israel xếphạng bảy thế giới về xuất khẩu vũ khí).

Hai là, sự thành công của Israelphải kể đến từ “vận may” do luồng di

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN THÔNG TIN - TƯ LIỆU

70 SỐ 64 (198) - 2018

Tọa ĐàM Về kinh nghiệm pháT Triển của israel

LÝ LUẬN & THỰC TIỄNTHÔNG TIN - TƯ LIỆU

71SỐ 64 (198) - 2018

cư của những người Do ái rời khỏiLiên Xô tan rã. Trong bối cảnh chínhsách nhập cư của Mỹ gây rào cản chomột phần lớn người Nga gốc Doái, lựa chọn điểm đến cho họ là Is-rael. Từ năm 1990 - 1997, hơn710.000 người từ Liên Xô cũ đếnđịnh cư ở Israel, làm tăng lực lượngdân cư trong độ tuổi lao động ở đấtnước này thêm 15%. 60% nhữngngười nhập cư này có bằng cử nhân,trong khi đất nước Israel chỉ có 30-40% dân chúng có bằng cử nhân. Lànsóng nhập cư giúp tăng trưởng, xãhội có thêm nguồn lao động, nềnkinh tế có thêm khách hàng và ngânsách có thêm nguồn thu. Đặc biệt, khinhững người dân nhập cư có chuyênmôn về cơ khí, quản lý, sư phạm... thìlực đẩy tăng trưởng càng tích cựchơn, ông Haim Ramon cho biết.

Ba là, Phong trào khởi nghiệp gópphần vào sự phát triển của Israel.

Israel được biết đến nổi tiếng là“quốc gia khởi nghiệp”. Là một quốcgia nhỏ nhưng có số doanh nghiệpkhởi nghiệp chỉ đứng sau Mỹ và thuhút số lượng vốn đầu tư mạo hiểmtrên mỗi đầu người nhiều nhất thếgiới. Israel cũng là nơi sản sinh ra

những công ty sáng tạo và đổi mớinổi tiếng, là cái nôi “nuôi dưỡng” sựsáng tạo, đổi mới và phong tràokhởi nghiệp. Nguồn lực đứng hàngđầu trong phong trào khởi nghiệp,trước hết, đó là nguồn lực được đàotạo từ quân đội. ứ hai, vai trò tolớn của các trường đại học. ứ ba,sự hỗ trợ mạnh mẽ từ chính phủ.Chính phủ Israel đã giành 4% GDPcho doanh nghiệp mới. ứ tư, huyđộng lực lượng và phát huy vai tròdẫn dắt của những thế lực khởinghiệp đã “nghỉ hưu”.

Bên cạnh đó, tinh thần khao khátđổi mới, sáng tạo như là một phầnvăn hóa Israel. Sự sáng tạo Israel cũnggắn kết với thế giới thông qua thươngmại, hợp tác, hoạt động đầu tư của vôsố quỹ đầu tư và sự hiện diện củahàng trăm trung tâm nghiên cứu vàphát triển đa quốc gia. Không chỉmạnh về khoa học - công nghệ, Israelcòn là một trong những nước pháttriển hàng đầu thế giới về nôngnghiệp, công nghiệp. Trong đó, tỉ lệsản xuất công nghiệp phục vụ xuấtkhẩu chiếm tới gần 90% kim ngạchxuất khẩu hàng hóa, đứng thứ 2 về sốlượng các công ty công nghệ thông

tin, chỉ sau thung lũng Silicon củaHoa Kỳ. Dù là một nước phần lớn samạc nhưng Israel có nền kinh tế nôngnghiệp phát triển rất mạnh. Mặc dùsố lượng hàng hóa làm ra không cao,nhưng giá trị lớn, vượt xa rất nhiềuquốc gia có điều kiện phát triển nôngnghiệp tốt nhất trên thế giới.

Đánh giá về mô hình phát triểnhiện nay của Israel, ông HaimRamon nhấn mạnh, đó là mô hìnhphát triển dựa trên nền tảng luôn coitrọng sự sáng tạo, coi trọng mọi sángkiến đưa lên từ cơ sở, ngay trongquân đội, chiến sĩ cũng có thể tranhluận với các sĩ quan. Tuy nhiên, môhình phát triển hiện nay của Israelcũng đang có những vấn đề đặt ra,

đó là: Cơ sở hạ tầng và hệ thống giaothông không tương thích với tốc độphát triển, nạn tắc đường đã trởthành vấn đề trầm trọng; trong giáodục, trường học không đào tạo đượcđủ những người có đủ trình độ đápứng đòi hỏi phát triển do đầu tư phổquát cho giáo dục còn chưa tốt; xâydựng nhà nước Do thái đa số trongmột nền dân chủ.

Tại tọa đàm, các đại biểu trao đổitập trung vào nhiều vấn đề như: Cácchính sách phát triển đất nước củaIsrael, tố chất con người Israel và sựtăng trưởng vượt bậc trong lĩnh vựccông nghệ của Israel trong nhữngnăm qua... n

PV

LÝ LUẬN & THỰC TIỄN THÔNG TIN - TƯ LIỆU

72 SỐ 64 (198) - 2018