marketing trong con mắt của nhiều doanh nghiệp việt nam

12
1. Marketing trong con mắt của nhiều doanh nghiệp Việt Nam Trong nhận thức của nhiều doanh nghiệp, môi trường internet vẫn còn khá mơ hồ và thiếu thực tế. Đây là một lối suy nghĩ đã có từ nhiều năm trước, các doanh nghiệp đã từng nghe hô hào rất nhiều về thương mại điện tử, kiếm tiền qua mạng nhưng thực chất chỉ là khẩu hiệu. Nhưng quan trọng hơn, các doanh nghiệp Việt Nam thiếu kiến thức và nhân lực để triển khai internet marketing. Một số doanh nghiệp trẻ, năng động, dù đã nhìn thấy cơ hội nhưng lại không biết khai thác như thế nào. Internet marketing là một loại hình tiếp thị mới mẻ và gắn liền với yếu tố công nghệ, nên nhiều doanh nghiệp và nhiều người làm marketing tỏ ra e ngại để tìm hiểu lĩnh vực này. Những năm trước đây, đa số các doanh nghiệp Việt Nam hạn hẹp về tài chính và vẫn còn ảnh hưởng của tư duy kinh tế thời bao cấp nên công việc marketing chưa được quan tâm đúng mức. Nhiều doanh nghiệp coi marketing như là một công cụ hỗ trợ nhằm bán được hàng hoặc cung cấp được nhiều dịch vụ hơn là một định hướng chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp. Họ hết sức chủ quan khi hồ hởi đa dạng hoá ngành nghề kinh doanh, thậm chí phát triển thành tập đoàn hay tổ hợp kinh doanh nào đó với nhiều ngành nghề không liên quan gì với nhau mà không có sự nghiên cứu kỹ lưỡng thị trường từ trước. Mặt khác, cũng có nhiều doanh nghiệp Việt Nam thiếu tự tin với lý do như doanh nghiệp nhỏ, thương hiệu mới, khả năng tài chính hạn hẹp, nên cho rằng chưa cần thiết hoặc chưa đến lúc thực hiện marketing hoặc chỉ hướng vào quảng cáo, phân phát tờ rơi mà thiếu quan tâm và đầu tư hợp lý vào các hoạt động khuyến mãi ngắn hạn như phát hàng mẫu, tiếp thị trực tiếp, tổ chức sự kiện, các hoạt động tài trợ, các cuộc thi, trình diễn trên đường, khuyến mãi cho người tiêu dùng, khuyến mãi cho hệ thống đại lý và bán lẻ, thi trưng bày hàng, và các hoạt động marketing khác có tầm cao hơn như kênh phân phối, đảm bảo ổn định chất lượng sản phẩm/dịch vụ, dịch vụ khách hàng, chiến lược giá, nghiên cứu và phát triển (R&D) và logistics.

Upload: al-min

Post on 27-May-2015

7.714 views

Category:

Documents


1 download

TRANSCRIPT

Page 1: Marketing trong con mắt của nhiều doanh nghiệp việt nam

1. Marketing trong con mắt của nhiều doanh nghiệp Việt Nam

Trong nhận thức của nhiều doanh nghiệp, môi trường internet vẫn còn khá

mơ hồ và thiếu thực tế. 

Đây là một lối suy nghĩ đã có từ nhiều năm trước, các doanh nghiệp đã từng

nghe hô hào rất nhiều về thương mại điện tử, kiếm tiền qua mạng nhưng

thực chất chỉ là khẩu hiệu. Nhưng quan trọng hơn, các doanh nghiệp Việt

Nam thiếu kiến thức và nhân lực để triển khai internet marketing. Một số

doanh nghiệp trẻ, năng động, dù đã nhìn thấy cơ hội nhưng lại không biết

khai thác như thế nào. Internet marketing là một loại hình tiếp thị mới mẻ và

gắn liền với yếu tố công nghệ, nên nhiều doanh nghiệp và nhiều người làm

marketing tỏ ra e ngại để tìm hiểu lĩnh vực này.

Những năm trước đây, đa số các doanh nghiệp Việt Nam hạn hẹp về tài chính và vẫn còn ảnh hưởng của tư duy kinh tế thời bao cấp nên công việc marketing chưa được quan tâm đúng mức. Nhiều doanh nghiệp coi marketing như là một công cụ hỗ trợ nhằm bán được hàng hoặc cung cấp được nhiều dịch vụ hơn là một định hướng chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp. Họ hết sức chủ quan khi hồ hởi đa dạng hoá ngành nghề kinh doanh, thậm chí phát triển thành tập đoàn hay tổ hợp kinh doanh nào đó với nhiều ngành nghề không liên quan gì với nhau mà không có sự nghiên cứu kỹ lưỡng thị trường từ trước.Mặt khác, cũng có nhiều doanh nghiệp Việt Nam thiếu tự tin với lý do như doanh nghiệp nhỏ, thương hiệu mới, khả năng tài chính hạn hẹp, nên cho rằng chưa cần thiết hoặc chưa đến lúc thực hiện marketing hoặc chỉ hướng vào quảng cáo, phân phát tờ rơi mà thiếu quan tâm và đầu tư hợp lý vào các hoạt động khuyến mãi ngắn hạn như phát hàng mẫu, tiếp thị trực tiếp, tổ chức sự kiện, các hoạt động tài trợ, các cuộc thi, trình diễn trên đường, khuyến mãi cho người tiêu dùng, khuyến mãi cho hệ thống đại lý và bán lẻ, thi trưng bày hàng, và các hoạt động marketing khác có tầm cao hơn như kênh phân phối, đảm bảo ổn định chất lượng sản phẩm/dịch vụ, dịch vụ khách hàng, chiến lược giá, nghiên cứu và phát triển (R&D) và logistics.

Tìm hiểu về thị trường đồng nghĩa với việc tìm hiểu về khách hàng tiềm năng và đối thủ cạnh tranh, đồng thời tìm hiểu xem 2 nhân tố đó kết hợp với nhau như thế nào. Nghiên cứu thị trường tốt sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra một loạt các quyết định quan trọng liên quan về sản phẩm, các mặt hàng cần mua bán, đối tượng phục vụ, giá giá bán/giá dịch vụ, tổ chức hệ thống phân phối, v.v… và quan trọng nhất là định hướng phát triển của doanh nghiệp.

Nghiên cứu thị trường có tầm quan trọng tới mức nó được coi như giác quan thứ 6 của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh.Vậy mà, theo một công trình nghiên cứu, mức chi

Page 2: Marketing trong con mắt của nhiều doanh nghiệp việt nam

cho nghiên cứu thị trường doanh nghiệp Việt Nam nói chung chỉ chiếm 5%, còn lại là do các công ty có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện.

Thậm chí, ở một công trình nghiên cứu khác cho biết, các doanh nghiệp Việt Nam chi cho nghiên cứu thị trường chỉ bằng 3,6% chi cho quảng cáo.Sự mất cân đối trong tỷ lệ kinh phí như thế này có thể hiểu rằng nhiều nhà đầu tư và doanh nghiệp Việt Nam đã không có giải pháp để biết rõ về thị trường, đặc biệt có nhiều doanh nghiệp chủ quan cho rằng thị trường trong nước không cần phải tìm hiểu vì đã quá hiểu người tiêu dùng Việt Nam và do đó chỉ hoặc quan tâm nhiều hơn đến quảng cáo.

Do đó, một trong những việc cần làm đối với một doanh nghiệp là xây dựng chiến lược marketing từ chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp, trong đó có việc xây dựng kế hoạch kinh doanh trung, dài hạn để từ đó xây dựng kế hoạch marketing tương ứng.

2. Đánh giá tình hình thực tế của Markeing Việt Nam

Trong hai năm trở lại đây, Việt Nam chứng kiến sự bùng nổ của các hình thức xã hội ảo như myspace.com, facebook.com... Đây là công cụ mới để doanh nghiệp và những người làm tiếp thị tiếp cận với thị trường và khách hàng mục tiêu thông qua các hình thức marketing trực tuyến (E – marketing).

Lợi thế của doanh nghiệp ngoại 

Theo ước tính, năm 2010, tỷ trọng đầu tư vào Internet Marketing trong tổng ngân sách tiếp thị tiếp tục được dự báo tăng mạnh tại nhiều quốc gia phát triển. Riêng các doanh nghiệp Việt Nam có thể đầu tư 7 – 10% ngân sách marketing cho tiếp thị trên internet. Tại buổi nói chuyện về “Xu hướng Internet Marketing 2010”, ông Đỗ Hải, Ths. Marketing cho biết: “Khó khăn về kinh tế đã thúc đẩy mạnh mẽ hơn xu hướng marketing trực tuyến tại Việt Nam trong những năm qua. 

Mặt khác, do internet đang có tốc độ tăng trưởng cao, nên các doanh nghiệp tiêu dùng nhanh cũng đẩy mạnh các hình thức tiếp thị qua internet với nhóm khách hàng tiềm năng là giới trẻ, nhân viên văn phòng. Một ưu điểm khác là marketing trên internet không phụ thuộc vào quy mô của doanh nghiệp, dù lớn hay nhỏ thì bất cứ doanh nghiệp nào cũng có thể tiến hành hoạt động marketing và trao đổi với khách hàng trên toàn thế giới”. 

Tuy có nhiều lợi thế, hiệu quả tiếp thị khả quan, nhưng theo báo cáo của Hiệp hội Tiếp thị Kỹ thuật số Châu Á (ADMA), tổng doanh thu quảng cáo trực tuyến tại Việt Nam năm 2008 ước khoảng 2% tổng doanh thu ngành quảng cáo. Đây là một tỷ lệ rất thấp nếu so sánh với các quốc gia phát triển (Anh gần 27%, Mỹ hơn 20%). Tại thị trường Việt Nam, trong khi các doanh nghiệp trong nước còn đang

Page 3: Marketing trong con mắt của nhiều doanh nghiệp việt nam

bối rối với internet marketing thì các công ty nước ngoài đã rầm rộ triển khai nhiều quảng cáo trực tuyến, nhất là các “đại gia” về tiêu dùng nhanh như Unilever, P&G với các đợt như Sunsilk – Sống là không chờ đợi… 

Bên cạnh đó, theo nhiều phân tích, người dùng internet ở Việt Nam là quá trẻ, với khoảng 80% người dùng internet ở dưới độ tuổi 30 (và 70% trong đó là dưới 24 tuổi). Thực tế, đây không phải là khách hàng tiềm năng của nhiều doanh nghiệp. Cũng là một yếu tố tương đồng khi phần lớn những người chủ, những người quản lý trong các doanh nghiệp Việt có độ tuổi hơi cao nên họ không hòa đồng và hiểu được những hoạt động hằng ngày của cư dân mạng, điều đó làm họ rất e ngại khi quyết định phân bổ ngân sách cho hoạt động này. 

Khảo sát cũng cho thấy, các công ty quảng cáo của Việt Nam hiện nay cũng chưa đủ kinh nghiệm trong lĩnh vực này, họ chỉ quen với cách tiếp thị truyền thống, nên không thể tư vấn cho khách hàng tiếp thị online một cách đầy đủ. Tình hình này có thể sẽ nhanh chóng được cải thiện khi hiện tại đã có nhiều công ty Việt Nam và nước ngoài cùng đầu tư khai thác internet marketing. 

Doanh nghiệp nội

Tiếp thị, quảng cáo trực tuyến tại Việt Nam chưa phát triển tương xứng với thị trường internet rộng lớn với hơn 20 triệu người sử dụng, tức 20 triệu khách hàng tiềm năng. Chủ yếu hiện nay vẫn là quảng cáo dạng banner/pop-ups hay mua từ khóa của công cụ tìm kiếm, nhưng còn rất nghèo nàn, đơn điệu về hình thức, cũng như thiếu chuẩn hóa (ví du: chuẩn Display Impressions năm 2003 hay Digital Video Impressions năm 2006 như của IAB, Mỹ). 

Những hình thức tiếp thị, quảng cáo trực tuyến khác còn sơ khai và chưa thực sự được sử dụng rộng rãi trong giới làm tiếp thị tại Việt Nam. Theo ông Aaron Cross, Giám đốc điều hành Công ty Nghiên cứu thị trường Nielsen Vietnam, do tính chất phân nhánh mạnh mẽ của internet, các nhà làm tiếp thị dễ bị rơi vào cảnh không nhận biết được phân khúc thị trường và khách hàng mục tiêu để quảng cáo. Chưa kể đa số người sử dụng internet Việt Nam là giới trẻ đã không hấp dẫn nhiều doanh nghiệp có sản phẩm nhắm vào phân khúc khách hàng lớn tuổi hơn. 

Chính vì vậy, doanh nghiệp nên nghiên cứu lại cách tiếp thị với sự bổ sung của internet, sau đó lập ra kế hoạch hành động cụ thể để tranh thủ ngay các cơ hội mới. Xác định lại khách hàng mục tiêu ở đâu trên internet cũng là một việc làm quan trọng trong giai đoạn này.

3. Yếu tố luật pháp chính trị, văn hóa, xã hội tới marketing

Trong khi mô hình 5 áp lực của M-Porter đi sâu vào việc phân tích các yếu tố trong môi trường ngành kinh doanh thì PEST lại nghiên cứu các tác động của các yếu tố trong môi trường vĩ mô. Các yếu tố đó là

Page 4: Marketing trong con mắt của nhiều doanh nghiệp việt nam

a. Political (Thể chế- Luật pháp)b. Economics (Kinh tế)c. Sociocultrural (Văn hóa- Xã Hội)d. Technological (Công nghệ)

Đây là bốn yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến các ngành kinh tế, các yếu tố này là các yếu tố bên ngoài của của doanh nghiệp và ngành, và ngành phải chịu các tác động của nó đem lại như một yếu tố khách quan. Các doanh nghiệp dựa trên các tác động sẽ đưa ra những chính sách, hoạt động kinh doanh phù hợp.Các yếu tố Thể chế- Luật pháp. Đây là yếu tố có tầm ảnh hưởng tới tất cả các ngành kinh doanh trên một lãnh thổ, các yếu tố thể chế, luật pháp có thể uy hiếp đến khả năng tồn tại và phát triển của bất cứ ngành nào. Khi kinh doanh trên một đơn vị hành chính, các doanh nghiệp sẽ phải bắt buộc tuân theo các yếu tố thể chế luật pháp tại khu vực đó.

+ Sự bình ổn: Chúng ta sẽ xem xét sự bình ổn trong các yếu tố xung đột chính trị, ngoại giao của thể chế luật pháp. Thể chế nào có sự bình ổn cao sẽ có thể tạo điều kiện tốt cho việc hoạt động kinh doanh và ngược lại các thể chế không ổn định, xảy ra xung đột sẽ tác động xấu tới hoạt động kinh doanh trên lãnh thổ của nó.+ Chính sách thuế: Chính sách thuế xuất khẩu, nhập khẩu, các thuế tiêu thụ, thuế thu nhập... sẽ ảnh hưởng tới doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp.+ Các đạo luật liên quan: Luật đầu tư, luật doanh nghiệp,luật lao động, luật chống độc quyền, chống bán phá giá ...+ Chính sách: Các chính sách của nhà nước sẽ có ảnh hưởng tới doanh nghiệp, nó có thể tạo ra lợi nhuận hoặc thách thức với doanh nghiệp. Như các chính sách thương mại, chính sách phát triển ngành, phát triển kinh tế, thuế, các chính sách điều tiết cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng...Các yếu tố Kinh tếCác doanh nghiệp cần chú ý đến các yếu tố kinh tế cả trong ngắn hạn, dài hạn và sự can thiệp của chính phủ tới nền kinh tế.

Thông thường các doanh nghiệp sẽ dựa trên yếu tố kinh tế để quyết định đầu tư vào các ngành, các khu vực.

+ Tình trạng của nền kinh tế: Bất cứ nền kinh tế nào cũng có chu kỳ, trong mỗi giai đoạn nhất định của chu kỳ nền kinh tế, doanh nghiệp sẽ có những quyết định phù hợp cho riêng mình.+ Các yếu tố tác động đến nền kinh tế: Lãi suất, lạm phát,+ Các chính sách kinh tế của chính phủ: Luật tiền lương cơ bản, các chiến lược phát triển kinh tế của chính phủ, các chính sách ưu đãi cho các ngành: Giảm thuế, trợ cấp....+Triển vọng kinh tế trong tương lai:Tốc độ tăng trưởng, mức gia tăng GDP, tỉ suất GDP trên vốn đầu tư...

Trong giai đoạn những năm đầu thập niên 90 thế kỷ trước, khi nền kinh tế Anh đang ở trong tình trạng khủng hoảng và các doanh nghiệp lại tạo ra một cuộc chiến về giá cả, họ cắt giảm chi phí từ lao động, tăng gấp đôi chi phí quảng cáo kích thích tiêu

Page 5: Marketing trong con mắt của nhiều doanh nghiệp việt nam

dùng. Tuy nhiên họ đã mắc phải sai lầm vì đã tác động xấu đến tâm lý người tiêu dùng, trong khi nguồn thu nhập bị giảm sút, không ai sẽ đầu tư vào các hàng hóa thứ cấp xa xỉ như thiết bị an ninh.Các yếu tố văn hóa xã hộiMỗi quốc gia, vùng lãnh thổ đều có những giá trị văn hóa và các yếu tố xã hội đặc trưng, và những yếu tố này là đặc điểm của người tiêu dùng tại các khu vực đó.

Những giá trị văn hóa là những giá trị làm lên một xã hội, có thể vun đắp cho xã hội đó tồn tại và phát triển. Chính vì thế các yếu tố văn hóa thông thường được bảo vệ hết sức quy mô và chặt chẽ, đặc biệt là các văn hóa tinh thần. Rõ ràng chúng ta không thể humbeger tại các nước Hồi Giáo được. Tuy vậy chúng ta cũng không thể phủ nhận những giao thoa văn hóa của các nền văn hóa khác vào các quốc gia. Sự giao thoa này sẽ thay đổi tâm lý tiêu dùng, lối sống, và tạo ra triển vọng phát triển với các ngành.

Ngay tại Việt Nam chúng ta có thể nhận ra ngay sự giao thoa của các nền văn hóa đặc biệt thời gian gần đây là văn hóa Hàn Quốc. Ra đường thấy một nửa thế giới thay phiên nhau đi ép tóc, giày hàn quốc, son môi Hàn Quốc, xe máy hàn Quốc, ca nhạc Hàn Quốc tất cả đều xuất phát từ những bộ phim Hàn Quốc.

Bên cạnh văn hóa , các đặc điểm về xã hội cũng khiến các doanh nghiệp quan tâm khi nghiên cứu thị trường, những yếu tố xã hội sẽ chia cộng đồng thành các nhóm khách hàng, mỗi nhóm có những đặc điểm, tâm lý, thu nhập ... khác nhau:

+ Tuổi thọ trung bình, tình trạng sức khỏe, chế độ dinh dưỡng, ăn uống+ Thu nhập trung bình, phân phối thu nhập+ Lối sống, học thức,các quan điểm về thẩm mỹ, tâm lý sống+ Điều kiện sống

Ở Đức trong giai đoạn hiện nay có rất nhiều người có thu nhập cao, điều kiện sống tốt, có khả năng trình độ và làm tại những vị trí ổn định của xã hội nhưng họ thích sống độc thân, không muốn phải có trách nhiệm về gia đình, công việc sinh con đẻ cái... Những yếu tố này đã khiến các doanh nghiệp của Đức nảy sinh các dịch vụ, các câu lạc bộ, các hàng hóa cho người độc thân.Yếu tố công nghệ. Cả thế giới vẫn đang trong cuộc cách mạng của công nghệ, hàng loạt các công nghệ mới được ra đời và được tích hợp vào các sản phẩm, dịch vụ. Nếu cách đây 30 năm máy vi tính chỉ là một công cụ dùng để tính toán thì ngày nay nó đã có đủ chức năng thay thế một con người làm việc hoàn toàn độc lập. Trước đây chúng ta sử dụng các máy ảnh chụp bằng phim thì hiện nay không còn hãng nào sản xuất phim cho máy ảnh. Đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ truyền thông hiện đại đã giúp các khoảng cách về địa lý,phương tiện truyền tải.

+ Đầu tư của chính phủ, doanh nghiệp vào công tác R&D: Trong thập niên 60-70 của thế kỷ trước. Nhật Bản đã khiến các nước trên thế giới phải thán phục với bước nhảy vọt về kinh tế trong đó chủ yếu là nhân tố con người và công nghệ mới. Hiện nay Nhật vẫn là một nước có đầu tư vào nghiên cứu trên GDP lớn nhất thế giới. Việc kết hợp giữa các doanh nghiệp và chính phủ nhằm nghiên cứu đưa ra các công nghệ

Page 6: Marketing trong con mắt của nhiều doanh nghiệp việt nam

mới, vật liệu mới... sẽ có tác dụng tích cực đến nền kinh tế.

+ Tốc độ, chu kỳ của công nghệ, tỷ lệ công nghệ lạc hậu: nếu trước đây các hãng sản xuất phải mất rất nhiều thời gian để tăng tốc độ bộ vi xử lý lên gấp đôi thì hiện nay tốc độ này chỉ mất khoảng 2-4 năm. Xuất phát từ các máy tính Pen II, Pen III, chưa đầy 10 năm hiện nay tốc độ bộ vi xử lý đã tăng với chip set thông dụng hiện nay là Core Dual tốc độ 2.8 GB/s. Một bộ máy tính mới tinh chỉ sau nửa năm đã trở nên lạc hậu với công nghệ và các phần mềm ứng dụng.

+ Ảnh hưởng của công nghệ thông tin, internet đến hoạt động kinh doanh.

Ngoài các yếu tố cơ bản trên, hiện nay khi nghiên cứu thị trường, các doanh nghiệp phải đưa yếu tố toàn cầu hóa trở thành một yếu tố vĩ mô tác động đến ngành.

Yếu tố hội nhậpKhông ai phủ nhận toàn cầu hóa đang là xu thế, và xu thế này không tạo cơ hội cho các doanh nghiệp, các quốc gia trong việc phát triển sản xuất, kinh doanh.

+ Toàn cầu hóa tạo ra các sức ép cạnh tranh, các đối thủ đến từ mọi khu vực. Quá trình hội nhập sẽ khiến các doanh nghiệp phải điều chỉnh phù hợp với các lợi thế so sánh.,phân công lao động của khu vực và của thế giới

+ Điều quan trọng là khi hội nhập, các rào cản về thương mại sẽ dần dần được gỡ bỏ, các doanh nghiệp có cơ hội buôn bán với các đối tác ở cách xa khu vực địa lý, khách hàng của các doanh nghiệp lúc này không chỉ là thị trường nội địa nơi doanh nghiệp đang kinh doanh mà còn các khách hàng đến từ khắp nơi.

Mô hình P.E.S.T hiện nay đã được mở rộng thành các ma trận P.E.S.L.T ( Bao gồm yếu tố Legal - pháp luật ) và S.T.E.E.P.L.E ( Socical/Demographic-Nhân khẩu học, Techonogical, Economics,Envirnomental,Policy, Legal, Ethical- Đạo đức ) và càng ngày càng hoàn thiện trở thành một chuẩn mực không thể thiếu khi nghiên cứu môi trường bên ngoài của doanh nghiệp.

4. Các xu hướng marketing mới ngày nay tại Việt Nama) Internet Marketing : khi nói đến 1 hình thức marketing hiện đại thì không thể bỏ qua hình

thức này, vì với xã hội đang internet hóa như việt nam với lực lượng dân số trẻ dành ra gần 60% thời gian online trên mạng mỗi ngày thì quả là một môi trường béo bở để quảng bá sản phẩm, thương hiệu. Có thể hình dung như sau, mỗi ngày 1 trang web nổi tiếng nhưwww.vnepxress.net có khoảng 7 triệu truy cập mỗi ngày, thì 1 banner hoặc đường link quảng cáo trên đó hiệu quả không kém gì những cái billboard tại các ngã tư lớn, thậm chí còn hơn, vì khách hàng ở bất cứ đâu, vào thời gian nào cũng có thể xem được. Giả sử mỗi ngày có hàng triệu khách hàng xem thông tin về doanh nghiệp và sản phẩm, 1 phần ngàn trong số đó mua hàng hay sử dụng dịch vụ, thì đã niềm ao ước của các nhà marketing chuyên nghiệp.

Thật ra thì Internet Marketing ( IM ) cũng đã manh nha từ vài năm trước, chủ yếu với các phương pháp cũ như treo banner, trao đổi liên kết, seo google, email marketing … Nhưng

Page 7: Marketing trong con mắt của nhiều doanh nghiệp việt nam

đến thời điểm này, IM thật sự hot, vì nhiều doanh nghiệp đã tiên phong ứng dụng thêm nhiều phương pháp mới như sử dụng Social Media ( facebook, youtube, g+ ); blog … và tương đối hiệu quả. Tuy nhiên, IM việt Nam vẫn chậm hơn nhiều so với thế giới và vẫn chưa cập nhật được 1 số phương pháp như : capture leads, traffic exchange, autorespone …. và các phương pháp quảng cáo bằng cách san sẻ lợi nhuận với người dùng như ptc, ptr ,affiliate …

b) Network Marketing : còn gọi là Muti-level marketing Là hình thức marketing thường bị gọi là bán hàng đa cấp. Dù là 1 hình thức marketing đã có mặt ở Việt Nam hơn 10 năm nhưng vẫn bị nhiều người, thậm chí là các nhà marketing chuyên nghiệp đánh giá thấp. Là người có nhiều kinh nghiệm từ vai trò nhà phân phối đến quản lý các công ty bán hàng đa cấp, tôi nhìn nhận được cái hay và sức mạnh của hình thức marketing này. NM áp dụng chặt chẽ và tự nhiên loại hình “marketing truyền miệng” ( words of mouth ), và marketing đề cử ( referral marketing ) và thông qua các mối quan hệ. đây là hình thức marketing độc đáo do khách hàng tự đề cử sản phẩm và thương hiệu công ty lẫn nhau và ngày càng lan rộng. Do đó công ty không phải tốn nhiều tiền cho các khâu quảng cáo truyền thống vì đã tạo dựng được 1 đội ngũ hùng hậu vừa mua hàng sử dụng, vừa bán hàng và đề cử, quảng cáo cho công ty bằng các san sẻ lợi nhuận với họ. đây là 1 mối quan hệ win win, đôi bên cùng có lợi và được xây dựng trên 1 tam giác gồm 3 đỉnh : công ty – nhà phân phối – khách hàng

NM marketing tại Việt Nam dường như vẫn là 1 đứa con rơi khi có rất ít doanh nghiệp đón nhận nó 1 cách nghiêm túc và có bài bản, đa số vẫn là các hình thức pyramid scheme để hốt hụi những người tham giàu. Tuy nhiên trong quá trình làm việc với công ty Sophie Paris hiện tại, với đại đa số Thành Viên ( nhà phân phối + khách hàng ) là những người hoàn toàn không biết gì về NM trước đó, thậm chí còn ghét, nhiều người trong số đó thuộc tầng lớp trí thức như dân văn phòng, chủ doanh nghiệp nhỏ, thì tôi nhận ra rằng hình thức này vẫn sẽ được đón nhận vui vẻ nếu công ty chuyên nghiệp, sản phẩm chất lượng và giá thành vừa phải. Hi vọng đội ngũ những người mới hoàn toàn không bị ảnh hưởng bởi những tư tưởng lạc hậu và sai lệch về mô hình này do các “thủ lĩnh” nhiều công ty tai tiếng trước đó, sẽ làm nên sự khởi sắc và chuyển biến tích cực trong sự phát triển của mô hình này tại Việt Nam.

Ngoài ra, tôi vẫn đang chờ đợi tại Việt Nam đứa con kết hợp hoàn hảo của Internet Marketing và Network marketing mà tôi hay gọi là Internet MLM, với sản phẩm trực tuyến, văn phòng làm việc trực tuyến, training trực tuyến … như chương trình En101 – đào tạo 8 ngoại ngữ online – mà tôi đã từng triển khai tại Việt Nam nhưng không thành công, do không tìm được nhiều người đồng quan điểm với mình.

c) Buzz Marketing : Là hình thức marketing bằng cách tạo ra các tin đồn về 1 sản phẩm hay dịch vụ sắp ra mắt, gây sự tò mò cho khách hàng tiềm năng. Hình thức này đang được các ông lớn sử dụng rất hiệu quả, điển hình là Apple và gần đây và Facebook. Cụ thể là thỉnh thoảng bạn sẽ bắt gặp 1 tin tức như ông nào đó trong Ban sáng chế Iphone buột miệng nói hình dáng IP5 thế này thế kia, hoặc ông thì nhá hàng 1 tấm ảnh nghi chụp bằng IP5 … khiến những người đang mê về công nghệ mong chờ về sản phẩm IP5 sắp ra mắt. Hay gần đây là FB tuyên bố sẽ công bố có những thay đổi trong hội nghị F8 sắp tới, nhưng lại nhá hàng giao diện Time Line mới với các bước đăng ký rắc rối dành cho 1 bộ phận người tò mò sử dụng, rồi những người khác adua làm theo, một đồn mười, mười đồn trăm … Và cả mạng xã hội G+ vừa rồi cũng

Page 8: Marketing trong con mắt của nhiều doanh nghiệp việt nam

thế, chưa mở chính thức nhưng cũng cho trước 1 số lượng lớn tò mò đăng ký để từ đó tạo dư luận.

Hình thức này lợi thì có lợi nhưng sẽ có hại khi tạo nên giá trị kỳ vọng lớn ở khách hàng tiềm năng, nếu sản phẩm thực tế không đạt được kỳ vọng sẽ tạo phản ứng ngược và tẩy chay của khách hàng.d) Vital marketing: là kiểu marketing bằng cách tạo nên 1 hiện tượng hoặc dựa trên 1 hiện tượng lan truyền như virut đến cộng đồng. Có thể nói đến các video clip gây hot trên youtube với hang triệu lượt xem, cứ ngỡ là các câu truyện tự nhiên nhưng thật ra là dàn dựng. Có thể xem đây là 1 loại hình thuộc Internet Marketing nhưng tôi tách riêng nó ra là vì nó sử dụng internet là công cụ, còn bản chất vẫn là hướng đến tâm lý, hành vi con người e) Scandal Marketing: marketing bằng cách tạo nên xì căng đan, hoặc tai tiếng từ việc làm cho càng nhiều người ghét, thì nó mang lại brand awareness (nhận dạng thương hiệu) khá tốt. Hình thức này thường thấy trong giới nghệ thuật, đặc biệt là các ca sĩ thường dung scandal để đánh bóng thương hiệu cho mình. Có thể kể ra các thảm họa âm nhạc như HKT, Phương My… đang sử dụng hình thức này để nổi tiếng, hay gần đây là scandal của ca sĩ Hàn Quốc Hùng. Có rất nhiều những dòng chữ “Ca sĩ Hàn Quốc Hùng” nghệch ngoạc viết khắp nơi, từ nắp cống, tường nhà, chân cầu, hang rào… cảm giác đầu tiên là khó chịu, vì làm mất mỹ quan và mất tập trung. Đó cũng là 1 cách tạo scandal marketing để tạo brand awareness vậy.Ngoài giới nghệ sĩ thì gần đây trong lĩnh vực kinh doanh hang hóa truyền thống cũng có 1 scandal marketing khá đáng chú ý, là của Kangaroo – máy lọc nước hang đầu Việt Nam. Bằng cách gây khó chịu với mẫu quảng cáo nhàm chán và lặp lại nhiều lần được chiếu trên truyền hình giữa trận trung kết bóng đá Mu – Barca. Hãng này khá thành công khi gây được chú ý của nhiều người, dù là ghét. Và với những người bị ảnh hưởng đó, khi họ cần mua máy lọc nước, thì vô thức sẽ tái hiện: Kangaroo – máy lọc nước hang đầu Việt Nam. Bên cạnh đó, vô số các video chế, bài viết về Kangaroo cũng xuất hiện nhan nhản trên net trong 1 thời gian dài như là 1 quảng cáo không công.So với các hình thức khác thì Scandal Marketing, Buzz Marketing và Viral Marketing thường được trợ lực bởi các trang tin tức online, hay được chia sẻ trên các trang mạng xaz hội… vì nó đánh vào nhu cầu giải trí của người tiêu dung, từ đó 1 cách tự nhiên gửi gắm thông điệp quảng cáo. Tuy nhiên nó là con dao hai lưỡi, có thể chắp cánh cho thương hiệu thì cũng có thể dìm thương hiệu.