mạch dùng ic555 tạo xung clock rất thông dụng

81
Mạch dùng IC555 tạo xung clock rất thông dụng. Chu kỳ xung ck phụ thuộc vào điện trở R vad tụ C (cụ thể trên mạch là R9 và C1 100nF). Muốn chỉnh chu ky xung thì có hai cách đó là chỉnh R và chỉnh C. thông thườg thì người ta sẽ chỉnh R vì biến trở trên thị trường rất phong phú và đa dạng. chu kỳ của xung được xác định là T=2RCln2. Mạch đơn giản dùng dao động 555 để định thời, 4017 để mở led chuyển chữ. Bạn có thể mở rộng bằng cách nối tiếp đầu ra của nhiều IC 4017 trong khi ở đầu vào Clock mắc chung vào chân out của 555. Để chọn cho con 4017 nào hoạt động thì cho chân Clkinhibit của nó xuống mức thấp còn các con khác lên mức cao. Diod e bán dẫn. Nội dung : Cấu tạo của Diode bán dẫn, Phân cực thuận và phân cực ngược cho Diode bán dẫn, Phương pháp đo kiểm tra Diode, Ứng dụng của Diode. 1. Tiếp giáp P - N và Cấu tạo của Diode bán dẫn. Khi đã có được hai chất bán dẫn là P và N , nếu ghép hai chất bán dẫn theo một tiếp giáp P - N ta được một Diode, tiếp giáp P -N có đặc điểm : Tại bề mặt tiếp xúc, các điện tử dư thừa trong bán dẫn N khuyếch tán sang vùng bán dẫn P để lấp vào các lỗ trống => tạo thành một lớp Ion trung hoà về điện => lớp Ion này tạo thành miền cách điện giữa hai chất bán dẫn.

Upload: tuanfet19872

Post on 26-Jun-2015

9.582 views

Category:

Documents


5 download

TRANSCRIPT

Page 1: Mạch dùng IC555 tạo xung clock rất thông dụng

Mạch dùng IC555 tạo xung clock rất thông dụng. Chu kỳ xung ck phụ thuộc vào điện trở R vad tụ C (cụ thể trên mạch là R9 và C1 100nF). Muốn chỉnh chu ky xung thì có hai cách đó là chỉnh R và chỉnh C.

thông thườg thì người ta sẽ chỉnh R vì biến trở trên thị trường rất phong phú và đa dạng. chu kỳ của xung được xác định là T=2RCln2.

Mạch đơn giản dùng dao động 555 để định thời, 4017 để mở led chuyển chữ.

Bạn có thể mở rộng bằng cách nối tiếp đầu ra của nhiều IC 4017 trong khi ở đầu vào Clock mắc chung vào chân out của 555.

Để chọn cho con 4017 nào hoạt động thì cho chân Clkinhibit của nó xuống mức thấp còn các con khác lên mức cao.

Diode bán dẫn. Nội dung : Cấu tạo của Diode bán dẫn, Phân cực thuận và phân cực

ngược cho Diode bán dẫn, Phương pháp đo kiểm tra Diode, Ứng dụng của Diode.

1. Tiếp giáp P - N và Cấu tạo của Diode bán dẫn. Khi đã có được hai chất bán dẫn là P và N , nếu ghép hai chất bán dẫn theo một tiếp giáp P - N ta được một Diode, tiếp giáp P -N có đặc điểm : Tại bề mặt tiếp xúc, các điện tử dư thừa trong bán dẫn N khuyếch tán sang vùng bán dẫn P để lấp vào các lỗ trống => tạo thành một lớp Ion trung hoà về điện => lớp Ion này tạo thành miền cách điện giữa hai chất bán dẫn.

Mối tiếp xúc P - N => Cấu tạo của Diode .

* Ở hình trên là mối tiếp xúc P - N và cũng chính là cấu tạo của

Page 2: Mạch dùng IC555 tạo xung clock rất thông dụng

Diode bán dẫn.

Ký hiệu và hình dáng của Diode bán dẫn.

2. Phân cực thuận cho Diode. Khi ta cấp điện áp dương (+) vào Anôt ( vùng bán dẫn P ) và điện áp âm (-) vào Katôt ( vùng bán dẫn N ) , khi đó dưới tác dụng tương tác của điện áp, miền cách điện thu hẹp lại, khi điện áp chênh lệch giữ hai cực đạt 0,6V ( với Diode loại Si ) hoặc 0,2V ( với Diode loại Ge ) thì diện tích miền cách điện giảm bằng không => Diode bắt đầu dẫn điện. Nếu tiếp tục tăng điện áp nguồn thì dòng qua Diode tăng nhanh nhưng chênh lệch điện áp giữa hai cực của Diode không tăng (vẫn giữ ở mức 0,6V )

Diode (Si) phân cực thuận - Khi Dode dẫn điện áp thuận đựơc gim ở mức 0,6V

Đường đặc tuyến của điện áp thuận qua Diode

* Kết luận : Khi Diode (loại Si) được phân cực thuận, nếu điện áp phân cực thuận < 0,6V thì chưa có dòng đi qua Diode, Nếu áp phân cực thuận đạt = 0,6V thì có dòng đi qua Diode sau đó dòng điện qua

Page 3: Mạch dùng IC555 tạo xung clock rất thông dụng

Diode tăng nhanh nhưng sụt áp thuận vẫn giữ ở giá trị 0,6V .

3. Phân cực ngược cho Diode. Khi phân cực ngược cho Diode tức là cấp nguồn (+) vào Katôt (bán dẫn N), nguồn (-) vào Anôt (bán dẫn P), dưới sự tương tác của điện áp ngược, miền cách điện càng rộng ra và ngăn cản dòng điện đi qua mối tiếp giáp, Diode có thể chiu được điện áp ngược rất lớn khoảng 1000V thì diode mới bị đánh thủng.

Diode chỉ bị cháy khi áp phân cực ngựơc tăng > = 1000V

4. Phương pháp đo kiểm tra Diode

Đo kiểm tra Diode

Đặt đồng hồ ở thang x 1Ω , đặt hai que đo vào hai đầu Diode, nếu :

Page 4: Mạch dùng IC555 tạo xung clock rất thông dụng

Đo chiều thuận que đen vào Anôt, que đỏ vào Katôt => kim lên, đảo chiều đo kim không lên là => Diode tốt

Nếu đo cả hai chiều kim lên = 0Ω => là Diode bị chập. Nếu đo thuận chiều mà kim không lên => là Diode bị đứt. Ở phép đo trên thì Diode D1 tốt , Diode D2 bị chập và D3 bị

đứt Nếu để thang 1KΩ mà đo ngược vào Diode kim vẫn lên một

chút là Diode bị dò.

5. Ứng dụng của Diode bán dẫn .

* Do tính chất dẫn điện một chiều nên Diode thường được sử dụng trong các mạch chỉnh lưu nguồn xoay chiều thành một chiều, các mạch tách sóng, mạch gim áp phân cực cho transistor hoạt động . trong mạch chỉnh lưu Diode có thể được tích hợp thành Diode cầu có dạng .

Diode cầu trong mạch chỉnh lưu điện xoay chiều

1. Diode Zener * Cấu tạo : Diode Zener có cấu tạo tương tự Diode thường nhưng có hai lớp bán dẫn P - N ghép với nhau, Diode Zener được ứng dụng trong chế độ phân cực ngược, khi phân cực thuận Diode zener như diode thường nhưng khi phân cực ngược Diode zener sẽ gim lại một mức điện áp cố định bằng giá trị ghi trên diode.

Page 5: Mạch dùng IC555 tạo xung clock rất thông dụng

Hình dáng Diode Zener ( Dz )

Ký hiệu và ứng dụng của Diode zener trong mạch.

Sơ đồ trên minh hoạ ứng dụng của Dz, nguồn U1 là nguồn có điện áp thay đổi, Dz là diode ổn áp, R1 là trở hạn dòng.

Ta thấy rằng khi nguồn U1 > Dz thì áp trên Dz luôn luôn cố định cho dù nguồn U1 thay đổi.

Khi nguồn U1 thay đổi thì dòng ngược qua Dz thay đổi, dòng ngược qua Dz có giá trị giới hạn khoảng 30mA.

Thông thường người ta sử dụng nguồn U1 > 1,5 => 2 lần Dz và lắp trở hạn dòng R1 sao cho dòng ngược lớn nhất qua Dz < 30mA.

Nếu U1 < Dz thì khi U1 thay đổi áp trên Dz cũng thay đổi Nếu U1 > Dz thì khi U1 thay đổi => áp trên Dz không đổi.

2. Diode Thu quang. ( Photo Diode ) Diode thu quang hoạt động ở chế độ phân cực nghịch, vỏ diode có một miếng thuỷ tinh để ánh sáng chiếu vào mối P - N , dòng điện ngược qua diode tỷ lệ thuận với cường độ ánh sáng chiếu vào diode.

Page 6: Mạch dùng IC555 tạo xung clock rất thông dụng

Ký hiệu của Photo Diode

Minh hoạ sự hoạt động của Photo Diode

3. Diode Phát quang ( Light Emiting Diode : LED ) Diode phát phang là Diode phát ra ánh sáng khi được phân cực thuận, điện áp làm việc của LED khoảng 1,7 => 2,2V dòng qua Led khoảng từ 5mA đến 20mA

Led được sử dụng để làm đèn báo nguồn, đèn nháy trang trí, báo trạng thái có điện . vv...

Diode phát quang LED

4. Diode Varicap ( Diode biến dung ) Diode biến dung là Diode có điện dung như tụ điện, và điện dung biến đổi khi ta thay đổi điện áp ngược đặt vào Diode.

Page 7: Mạch dùng IC555 tạo xung clock rất thông dụng

Ứn dụng của Diode biến dung Varicap ( VD ) trong mạch cộng hưởng

Ở hình trên khi ta chỉnh triết áp VR, điện áp ngược đặt vào Diode Varicap thay đổi , điện dung của diode thay đổi => làm thay đổi tần số công hưởng của mạch.

Diode biến dung được sử dụng trong các bộ kênh Ti vi mầu, trong các mạch điều chỉnh tần số cộng hưởng bằng điện áp.

5. Diode xung Trong các bộ nguồn xung thì ở đầu ra của biến áp xung , ta phải dùng Diode xung để chỉnh lưu. diode xung là diode làm việc ở tần số cao khoảng vài chục KHz , diode nắn điện thông thường không thể thay thế vào vị trí diode xung được, nhưng ngựơc lại diode xung có thể thay thế cho vị trí diode thường, diode xung có giá thành cao hơn diode thường nhiều lần. Về đặc điểm , hình dáng thì Diode xung không có gì khác biệt với Diode thường, tuy nhiên Diode xung thường có vòng dánh dấu đứt nét hoặc đánh dấu bằng hai vòng

Ký hiệu của Diode xung

6. Diode tách sóng. Là loại Diode nhỏ vở bằng thuỷ tinh và còn gọi là diode tiếp điểm vì mặt tiếp xúc giữa hai chất bán dẫn P - N tại một điểm để tránh điện dung ký sinh, diode tách sóng thường dùng trong các mạch cao tần dùng để tách sóng tín hiệu.

7. Diode nắn điện. Là Diode tiếp mặt dùng để nắn điện trong các bộ chỉnh lưu nguồn AC 50Hz , Diode này thường có 3 loại là 1A, 2A và 5A.

Diode nắn điện 5A

TRANSISTOR ( Bóng bán dẫn )

Nội dung đề cập : Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của Transistor thuận và Transistor ngược.

Page 8: Mạch dùng IC555 tạo xung clock rất thông dụng

1. Cấu tạo của Transistor. ( Bóng bán dẫn ) Transistor gồm ba lớp bán dẫn ghép với nhau hình thành hai mối tiếp giáp P-N , nếu ghép theo thứ tự PNP ta được Transistor thuận , nếu ghép theo thứ tự NPN ta được Transistor ngược. về phương diện cấu tạo Transistor tương đương với hai Diode đấu ngược chiều nhau .

Cấu tạo Transistor

Ba lớp bán dẫn được nối ra thành ba cực , lớp giữa gọi là cực gốc ký hiệu là B ( Base ), lớp bán dẫn B rất mỏng và có nồng độ tạp chất thấp.

Hai lớp bán dẫn bên ngoài được nối ra thành cực phát ( Emitter ) viết tắt là E, và cực thu hay cực góp ( Collector ) viết tắt là C, vùng bán dẫn E và C có cùng loại bán dẫn (loại N hay P ) nhưng có kích thước và nồng độ tạp chất khác nhau nên không hoán vị cho nhau được.

2. Nguyên tắc hoạt động của Transistor.

* Xét hoạt động của Transistor NPN .

Page 9: Mạch dùng IC555 tạo xung clock rất thông dụng

Mạch khảo sát về nguyên tắc hoạtđộng của transistor NPN

Ta cấp một nguồn một chiều UCE vào hai cực C và E trong đó (+) nguồn vào cực C và (-) nguồn vào cực E.

Cấp nguồn một chiều UBE đi qua công tắc và trở hạn dòng vào hai cực B và E , trong đó cực (+) vào chân B, cực (-) vào chân E.

Khi công tắc mở , ta thấy rằng, mặc dù hai cực C và E đã được cấp điện nhưng vẫn không có dòng điện chạy qua mối C E ( lúc này dòng IC = 0 )

Khi công tắc đóng, mối P-N được phân cực thuận do đó có một dòng điện chạy từ (+) nguồn UBE qua công tắc => qua R hạn dòng => qua mối BE về cực (-) tạo thành dòng IB

Ngay khi dòng IB xuất hiện => lập tức cũng có dòng IC chạy qua mối CE làm bóng đèn phát sáng, và dòng IC mạnh gấp nhiều lần dòng IB

Như vậy rõ ràng dòng IC hoàn toàn phụ thuộc vào dòng IB và phụ thuộc theo một công thức .

IC = β.IB

Trong đó IC là dòng chạy qua mối CE IB là dòng chạy qua mối BE β là hệ số khuyếch đại của Transistor

Page 10: Mạch dùng IC555 tạo xung clock rất thông dụng

Giải thích : Khi có điện áp UCE nhưng các điện tử và lỗ trống không thể vượt qua mối tiếp giáp P-N để tạo thành dòng điện, khi xuất hiện dòng IBE do lớp bán dẫn P tại cực B rất mỏng và nồng độ pha tạp thấp, vì vậy số điện tử tự do từ lớp bán dẫn N ( cực E ) vượt qua tiếp giáp sang lớp bán dẫn P( cực B ) lớn hơn số lượng lỗ trống rất nhiều, một phần nhỏ trong số các điện tử đó thế vào lỗ trống tạo thành dòng IB còn phần lớn số điện tử bị hút về phía cực C dưới tác dụng của điện áp UCE => tạo thành dòng ICE chạy qua Transistor.

* Xét hoạt động của Transistor PNP .

Sự hoạt động của Transistor PNP hoàn toàn tương tự Transistor NPN nhưng cực tính của các nguồn điện UCE và UBE ngược lại . Dòng IC đi từ E sang C còn dòng IB đi từ E sang B.

Ký hiệu & hình dạng của Transistor

Nội dung : Ký hiệu của Transistor trên sơ đồ và trên thân , Hình dạng thực tế, Cách xác định chân của Transistor.

1. Ký hiệu & hình dáng Transistor .

Ký hiệu của Transistor

Page 11: Mạch dùng IC555 tạo xung clock rất thông dụng

Transistor công xuất nhỏ Transistor công xuất lớn

2. Ký hiệu ( trên thân Transistor ) * Hiện nay trên thị trường có nhiều loại Transistor của nhiều nước sản xuất nhưng thông dụng nhất là các transistor của Nhật bản, Mỹ và Trung quốc.

Transistor Nhật bản : thường ký hiệu là A..., B..., C..., D... Ví dụ A564, B733, C828, D1555 trong đó các Transistor ký hiệu là A và B là Transistor thuận PNP còn ký hiệu là C và D là Transistor ngược NPN. các Transistor A và C thường có công xuất nhỏ và tần số làm việc cao còn các Transistor B và D thường có công xuất lớn và tần số làm việc thấp hơn.

Transistor do Mỹ sản xuất. thường ký hiệu là 2N... ví dụ 2N3055, 2N4073 vv...

Transistor do Trung quốc sản xuất : Bắt đầu bằng số 3, tiếp theo là hai chũ cái. Chữ cái thức nhất cho biết loại bóng : Chữ A và B là bóng thuận , chữ C và D là bòng ngược, chữ thứ hai cho biết đặc điểm : X và P là bòng âm tần, A và G là bóng cao tần. Các chữ số ở sau chỉ thứ tự sản phẩm. Thí dụ : 3CP25 , 3AP20 vv..

3. Cách xác định chân E, B, C của Transistor.

Với các loại Transistor công xuất nhỏ thì thứ tự chân C và B tuỳ theo bóng của nước nào sả xuất , nhựng chân E luôn ở bên trái nếu ta để Transistor như hình dưới

Nếu là Transistor do Nhật sản xuất : thí dụ Transistor C828, A564 thì chân C ở giữa , chân B ở bên phải.

Nếu là Transistor Trung quốc sản xuất thì chân B ở giữa , chân C ở bên phải.

Tuy nhiên một số Transistor được sản xuất nhái thì không theo thứ tự này => để biết chính xác ta dùng phương pháp đo bằng đồng hồ vạn năng.

Page 12: Mạch dùng IC555 tạo xung clock rất thông dụng

Transistor công xuất nhỏ.

Với loại Transistor công xuất lớn (như hình dưới ) thì hầu hết đều có chung thứ tự chân là : Bên trái là cực B, ở giữa là cực C và bên phải là cực E.

Transistor công xuất lớn thường có thứ tự chân như trên.

* Đo xác định chân B và C

Với Transistor công xuất nhỏ thì thông thường chân E ở bên trái như vậy ta chỉ xác định chân B và suy ra chân C là chân còn lại.

Để đồng hồ thang x1Ω , đặt cố định một que đo vào từng chân , que kia chuyển sang hai chân còn lại, nếu kim lên = nhau thì chân có que đặt cố định là chân B, nếu que đồng hồ cố định là que đen thì là Transistor ngược, là que đỏ thì là Transistor thuận..

Page 13: Mạch dùng IC555 tạo xung clock rất thông dụng

Phương pháp kiểm tra Transistor

Nội dung : Trình bày phương pháp đo kiểm tra Transistor để xác định hư hỏng, Các hình ảnh minh hoạ quá trình đo kiểm tra Transistor.

1. Phương pháp kiểm tra Transistor . Transistor khi hoạt động có thể hư hỏng do nhiều nguyên nhân, như hỏng do nhiệt độ, độ ẩm, do điện áp nguồn tăng cao hoặc do chất lượng của bản thân Transistor, để kiểm tra Transistor bạn hãy nhớ cấu tạo của chúng.

Cấu tạo của Transistor

Kiểm tra Transistor ngược NPN tương tự kiểm tra hai Diode đấu chung cực Anôt, điểm chung là cực B, nếu đo từ B sang C và B sang E ( que đen vào B ) thì tương đương như đo hai diode thuận chiều => kim lên , tất cả các trường hợp đo khác kim không lên.

Kiểm tra Transistor thuận PNP tương tự kiểm tra hai Diode đấu chung cực Katôt, điểm chung là cực B của Transistor, nếu đo từ B sang C và B sang E ( que đỏ vào B ) thì tương đương như đo hai diode thuận chiều => kim lên , tất cả các trường hợp đo khác kim không lên.

Trái với các điều trên là Transistor bị hỏng.

Page 14: Mạch dùng IC555 tạo xung clock rất thông dụng

Transistor có thể bị hỏng ở các trường hợp . * Đo thuận chiều từ B sang E hoặc từ B sang C => kim không lên là transistor đứt BE hoặc đứt BC * Đo từ B sang E hoặc từ B sang C kim lên cả hai chiều là chập hay dò BE hoặc BC. * Đo giữa C và E kim lên là bị chập CE.

* Các hình ảnh minh hoạ khi đo kiểm tra Transistor.

Phép đo cho biết Transistor còn tốt .

Minh hoạ phép đo trên : Trước hết nhìn vào ký hiệu ta biết được Transistor trên là bóng ngược, và các chân của Transistor lần lượt là ECB ( dựa vào tên Transistor ). < xem lại phần xác định chân Transistor >

Bước 1 : Chuẩn bị đo để đồng hồ ở thang x1Ω Bước 2 và bước 3 : Đo thuận chiều BE và BC => kim lên . Bước 4 và bước 5 : Đo ngược chiều BE và BC => kim không

lên. Bước 6 : Đo giữa C và E kim không lên => Bóng tốt.

----------------------------------------------------------------------

Page 15: Mạch dùng IC555 tạo xung clock rất thông dụng

Phép đo cho biết Transistor bị chập BE

Bước 1 : Chuẩn bị . Bước 2 : Đo thuận giữa B và E kim lên = 0 Ω Bước 3: Đo ngược giữa B và E kim lên = 0 Ω => Bóng chập BE

-----------------------------------------------------------------

Page 16: Mạch dùng IC555 tạo xung clock rất thông dụng

Phép đo cho biết bóng bị đứt BE

Bước 1 : Chuẩn bị . Bước 2 và 3 : Đo cả hai chiều giữa B và E kim không lên. => Bóng đứt BE

---------------------------------------------------------

Page 17: Mạch dùng IC555 tạo xung clock rất thông dụng

Phép đo cho thấy bóng bị chập CE

Bước 1 : Chuẩn bị . Bước 2 và 4 : Đo cả hai chiều giữa C và E kim lên = 0 Ω => Bóng chập CE Trường hợp đo giữa C và E kim lên một chút là bị dò CE.

Các thông số KT, Sò C.Xuất

Nội dung : Các thông số kỹ thuật của Transistor, Transistor số (Digital transistor), Sò công xuất .

1. Các thông số kỹ thuật của Transistor

Page 18: Mạch dùng IC555 tạo xung clock rất thông dụng

Dòng điện cực đại : Là dòng điện giới hạn của transistor, vượt qua dòng giới hạn này Transistor sẽ bị hỏng.

Điện áp cực đại : Là điện áp giới hạn của transistor đặt vào cực CE , vượt qua điện áp giới hạn này Transistor sẽ bị đánh thủng.

Tấn số cắt : Là tần số giới hạn mà Transistor làm việc bình thường, vượt quá tần số này thì độ khuyếch đại của Transistor bị giảm .

Hệ số khuyếch đại : Là tỷ lệ biến đổi của dòng ICE lớn gấp bao nhiêu lần dòng IBE

Công xuất cực đại : Khi hoat động Transistor tiêu tán một công xuất P = UCE . ICE nếu công xuất này vượt quá công xuất cực đại của Transistor thì Transistor sẽ bị hỏng .

2. Một số Transistor đặc biệt .

* Transistor số ( Digital Transistor ) : Transistor số có cấu tạo như Transistor thường nhưng chân B được đấu thêm một điện trở vài chục KΩ

Transistor số thường được sử dụng trong các mạch công tắc , mạch logic, mạch điều khiển , khi hoạt động người ta có thể đưa trực tiếp áp lệnh 5V vào chân B để điều khiển đèn ngắt mở.

Page 19: Mạch dùng IC555 tạo xung clock rất thông dụng

Minh hoạ ứng dụng của Transistor Digital

* Ký hiệu : Transistor Digital thường có các ký hiệu là DTA...( dền thuận ), DTC...( đèn ngược ) , KRC...( đèn ngược ) KRA...( đèn thuận), RN12...( đèn ngược ), RN22...(đèn thuận ), UN...., KSR... . Thí dụ : DTA132 , DTC 124 vv...

* Transistor công xuất dòng ( công xuất ngang )

Transistor công xuất lớn thường được gọi là sò. Sò dòng, Sò nguồn vv..các sò này được thiết kế để điều khiển bộ cao áp hoặc biến áp nguồn xung hoạt động , Chúng thường có điện áp hoạt động cao và cho dòng chịu đựng lớn. Các sò công xuất dòng( Ti vi mầu) thường có đấu thêm các diode đệm ở trong song song với cực CE.

Sò công xuất dòng trong Ti vi mầu

Page 20: Mạch dùng IC555 tạo xung clock rất thông dụng

Cấp nguồn và định thiên cho Transistor Nội dung : Ứng dụng của Transistor, Cấp nguồn cho Transistor, Định thiên ( phân cực ) cho Transistor hoạt động, Mạch phân cực có hồi tiếp.

1. Ứng dụng của Transistor.

Thực ra một thiết bị không có Transistor thì chưa phải là thiết bị điện tử, vì vậy Transistor có thể xem là một linh kiện quan trọng nhất trong các thiết bị điện tử, các loại IC thực chất là các mạch tích hợp nhiều Transistor trong một linh kiện duy nhất, trong mạch điện , Transistor được dùng để khuyếch đại tín hiệu Analog, chuyển trạng thái của mạch Digital, sử dụng làm các công tắc điện tử, làm các bộ tạo dao động v v...

2. Cấp điện cho Transistor ( Vcc - điện áp cung cấp )

Để sử dụng Transistor trong mạch ta cần phải cấp cho nó một nguồn điện, tuỳ theo mục đích sử dụng mà nguồn điện được cấp trực tiếp vào Transistor hay đi qua điện trở, cuộn dây v v... nguồn điện Vcc cho Transistor được quy ước là nguồn cấp cho cực CE.

Cấp nguồn Vcc cho Transistor ngược và thuận

Ta thấy rằng : Nếu Transistor là ngược NPN thì Vcc phải là nguồn dương (+), nếu Transistor là thuận PNP thì Vcc là nguồn âm (-)

3. Định thiên ( phân cực ) cho Transistor .

* Định thiên : là cấp một nguồn điện vào chân B ( qua trở định thiên) để đặt Transistor vào trạng thái sẵn sàng hoạt động, sẵn sàng khuyếch đại các tín hiệu cho dù rất nhỏ.

Chuong1

Ngu?n m?t chi?u

Chuong2

Ði?n t? tru?ng .

Chuong3

Ngu?n xoay chi?u

Chuong4

Ð?ng h? v?n nang

Chuong5

Ði?n tr? - T? di?n

Chuong6

Cu?n dây-Bi?n áp

Chuong7

Ði ?t - Transistor

Chuong8

M?chkhuy?ch d?i

Chuong9

M?ch ?n ápNgu?n

Chuong10

M?ch t?o d. d?ng

Chuong11

Mosfet - Thyristor

Chuong12

RADIO - CASETE

Chuong13

MAY THU HINH .

Chuong15

Bài t?p t? k . tra

Page 21: Mạch dùng IC555 tạo xung clock rất thông dụng

Transistor trường - Mosfet

Nội dung: Giới thiệu về Mosfet, Cấu tạo, ký hiệu và nguyên tắc hoạt động của Mosfet.

1. Giới thiệu về Mosfet

Mosfet là Transistor hiệu ứng trường ( Metal Oxide Semiconductor Field Effect Transistor ) là một Transistor đặc biệt có cấu tạo và hoạt động khác với Transistor thông thường mà ta đã biết, Mosfet có nguyên tắc hoạt động dựa trên hiệu ứng từ trường để tạo ra dòng điện, là linh kiện có trở kháng đầu vào lớn thích hợn cho khuyếch đại các nguồn tín hiệu yếu, Mosfet được sử dụng nhiều trong các mạch nguồn Monitor, nguồn máy tính .

Transistor hiệu ứng trường Mosfet

2. Cấu tạo và ký hiệu của Mosfet.

Page 22: Mạch dùng IC555 tạo xung clock rất thông dụng

Ký hiệu và sơ đồ chân tương đươnggiữa Mosfet và Transistor

* Cấu tạo của Mosfet.

Cấu tạo của Mosfet ngược Kênh N

G : Gate gọi là cực cổng S : Source gọi là cực nguồn D : Drain gọi là cực máng Mosfet kện N có hai miếng bán dẫn loại P đặt trên nền bán

Page 23: Mạch dùng IC555 tạo xung clock rất thông dụng

dẫn N, giữa hai lớp P-N được cách điện bởi lớp SiO2 hai miếng bán dẫn P được nối ra thành cực D và cực S, nền bán dẫn N được nối với lớp màng mỏng ở trên sau đó được dấu ra thành cực G.

Mosfet có điện trở giữa cực G với cực S và giữa cực G với cực D là vô cùng lớn , còn điện trở giữa cực D và cực S phụ thuộc vào điện áp chênh lệch giữa cực G và cực S ( UGS )

Khi điện áp UGS = 0 thì điện trở RDS rất lớn, khi điện áp UGS > 0 => do hiệu ứng từ trường làm cho điện trở RDS giảm, điện áp UGS càng lớn thì điện trở RDS càng nhỏ.

3. Nguyên tắc hoạt động của Mosfet

Mạch điện thí nghiệm.

Mạch thí nghiệm sự hoạt động của Mosfet

Thí nghiệm : Cấp nguồn một chiều UD qua một bóng đèn D vào hai cực D và S của Mosfet Q (Phân cực thuận cho Mosfet ngược) ta thấy bóng đèn không sáng nghĩa là không có dòng điện đi qua cực DS khi chân G không được cấp điện.

Khi công tắc K1 đóng, nguồn UG cấp vào hai cực GS làm điện áp UGS > 0V => đèn Q1 dẫn => bóng đèn D sáng.

Khi công tắc K1 ngắt, điện áp tích trên tụ C1 (tụ gốm) vẫn duy trì cho đèn Q dẫn => chứng tỏ không có dòng điện đi qua cực GS.

Khi công tắc K2 đóng, điện áp tích trên tụ C1 giảm bằng 0 => UGS= 0V => đèn tắt

=> Từ thực nghiệm trên ta thấy rằng : điện áp đặt vào chân G không tạo ra dòng GS như trong Transistor thông thường mà điện áp này chỉ tạo ra từ trường => làm cho điện trở RDS giảm xuống .

Page 24: Mạch dùng IC555 tạo xung clock rất thông dụng

Kiểm tra Mosfet - Ứng dụng Mosfet

Nội dung : Phương pháp đo để xác định Mosfet còn tốt, Mosfet bị hỏng. Ứng dụng của Mosfet trong thực tế, Kiểm tra Mosfet trong mạch điện.

1. Đo kiểm tra Mosfet

Một Mosfet còn tốt : Là khi đo trở kháng giữa G với S và giữa G với D có điện trở bằng vô cùng ( kim không lên cả hai chiều đo) và khi G đã được thoát điện thì trở kháng giữa D và S phải là vô cùng.

Các bước kiểm tra như sau :

Page 25: Mạch dùng IC555 tạo xung clock rất thông dụng

Đo kiểm tra Mosfet ngược thấy còn tốt.

Bước 1 : Chuẩn bị để thang x1K Bước 2 : Nạp cho G một điện tích ( để que đen vào G que đỏ

vào S hoặc D ) Bước 3 : Sau khi nạp cho G một điện tích ta đo giữa D và S (

que đen vào D que đỏ vào S ) => kim sẽ lên. Bước 4 : Chập G vào D hoặc G vào S để thoát điện chân G. Bước 5 : Sau khi đã thoát điện chân G đo lại DS như bước 3

kim không lên. => Kết quả như vậy là Mosfet tốt.

Page 26: Mạch dùng IC555 tạo xung clock rất thông dụng

Đo kiểm tra Mosfet ngược thấy bị chập

Bước 1 : Để đồng hồ thang x 1K Đo giữa G và S hoặc giữa G và D nếu kim lên = 0 là chập Đo giữa D và S mà cả hai chiều đo kim lên = 0 là chập D

S

2. Ứng dung của Mosfet trong thực tế

Mosfet trong nguồn xung của Monitor

Page 27: Mạch dùng IC555 tạo xung clock rất thông dụng

Mosfet được sử dụng làm đèn công xuất nguồn Monitor

Trong bộ nguồn xung của Monitor hoặc máy vi tính, người ta thường dùng cặp linh kiện là IC tạo dao động và đèn Mosfet, dao động tạo ra từ IC có dạng xung vuông được đưa đến chân G của Mosfet, tại thời điểm xung có điện áp > 0V => đèn Mosfet dẫn, khi xung dao động = 0V Mosfet ngắt => như vậy dao động tạo ra sẽ điều khiển cho Mosfet liên tục đóng ngắt tạo thành dòng điện biến thiên liên tục chạy qua cuộn sơ cấp => sinh ra từ trường biến thiên cảm ứng lên các cuộn thứ cấp => cho ta điện áp ra.

* Đo kiểm tra Mosfet trong mạch . Khi kiểm tra Mosfet trong mạch , ta chỉ cần để thang x1 và đo giữa D và S => Nếu 1 chiều kim lên đảo chiều đo kim không lên => là Mosfet bình thường, Nếu cả hai chiều kim lên = 0 là Mosfet bị chập DS.

Bảng tra cứu Mosfet thông dụng

Page 28: Mạch dùng IC555 tạo xung clock rất thông dụng

Nội dung : Bảng danh sách tra cứu các loại Mosfet thông dụng trên thị trường Việt Nam

1. Bảng tra cứu Mosfet thông dụng

Hướng dẫn :

Loại kênh dẫn : P-Channel : là Mosfet thuận , N-Channel là Mosfet ngược.

Đặc điểm ký thuật : Thí dụ: 3A, 25W : là dòng D-S cực đại và công xuất cực đại.

STT Ký hiệu Loại kênh dẫn Đặc điểm kỹ thuật 1 2SJ306 P-Channel 3A , 25W2 2SJ307 P-Channel 6A, 30W3 2SJ308 P-Channel 9A, 40W4 2SK1038 N-Channel 5A, 50W5 2SK1117 N-Channel 6A, 100W6 2SK1118 N-Channel 6A, 45W7 2SK1507 N-Channel 9A, 50W8 2SK1531 N-Channel 15A, 150W9 2SK1794 N-Channel 6A,100W10 2SK2038 N-Channel 5A,125W11 2SK2039 N-Channel 5A,150W12 2SK2134 N-Channel 13A,70W13 2SK2136 N-Channel 20A,75W14 2SK2141 N-Channel 6A,35W15 2SK2161 N-Channel 9A,25W16 2SK2333 N-FET 6A,50W17 2SK400 N-Channel 8A,100W18 2SK525 N-Channel 10A,40W19 2SK526 N-Channel 10A,40W20 2SK527 N-Channel 10A,40W21 2SK555 N-Channel 7A,60W22 2SK556 N-Channel 12A,100W23 2SK557 N-Channel 12A,100W24 2SK727 N-Channel 5A,125W25 2SK791 N-Channel 3A,100W26 2SK792 N-Channel 3A,100W

Page 29: Mạch dùng IC555 tạo xung clock rất thông dụng

27 2SK793 N-Channel 5A,150W28 2SK794 N-Channel 5A,150W29 BUZ90 N-Channel 5A,70W30 BUZ90A N-Channel 4A,70W31 BUZ91 N-Channel 8A,150W32 BUZ 91A N-Channel 8A,150W33 BUZ 92 N-Channel 3A,80W34 BUZ 93 N-Channel 3A,80W35 BUZ 94 N-Channel 8A,125W36 IRF 510 N-Channel 5A,43W37 IRF 520 N-Channel 9A,60W38 IRF 530 N-Channel 14A,88W39 IRF 540 N-Channel 28A,150W40 IRF 610 N-Channel 3A,26W41 IRF 620 N-Channel 5A,50W42 IRF 630 N-Channel 9A,74W43 IRF 634 N-Channel 8A,74W44 IRF 640 N-Channel 18A,125W45 IRF 710 N-Channel 2A,36W46 IRF 720 N-Channel 3A,50W47 IRF 730 N-Channel 5A,74W48 IRF 740 N-Channel 10A,125W49 IRF 820 N-Channel 2A,50W50 IRF 830 N-Channel 4A,74W51 IRF 840 N-Channel 8A,125W52 IRF 841 N-Channel 8A,125W53 IRF 842 N-Channel 7A,125W54 IRF 843 N-Channel 7A,125W55 IRF 9610 P-Channel 2A,20W56 IRF 9620 P-Channel 3A,40W57 IRF 9630 P-Channel 6A,74W58 IRF 9640 P-Channel 11A,125W59 IRFI 510G N-Channel 4A,27W60 IRFI 520G N-Channel 7A,37W61 IRFI 530G N-Channel 10A,42W62 IRFI 540G N-Channel 17A,48W63 IRFI 620G N-Channel 4A,30W64 IRFI 630G N-Channel 6A,35W65 IRFI 634G N-Channel 6A,35W66 IRFI 640G N-Channel 10A,40W67 IRFI 720G N-Channel 3A,30W68 IRFI 730G N-Channel 4A,35W

Page 30: Mạch dùng IC555 tạo xung clock rất thông dụng

69 IRFI 740G N-Channel 5A,40W70 IRFI 820G N-Channel 2A,30W71 IRFI 830G N-Channel 3A,35W72 IRFI 840G N-Channel 4A,40W73 IRFI 9620G P-Channel 2A,30W74 IRFI 9630G P-Channel 4A,30W75 IRFI 9640G P-Channel 6A,40W76 IRFS 520 N-Channel 7A,30W77 IRFS 530 N-Channel 9A,35W78 IRFS 540 N-Channel 15A,40W79 IRFS 620 N-Channel 4A,30W80 IRFS 630 N-Channel 6A,35W81 IRFS 634 N-Channel 5A,35W82 IRFS 640 N-Channel 10A,40W83 IRFS 720 N-Channel 2A,30W84 IRFS 730 N-Channel 3A,35W85 IRFS 740 N-Channel 3A,40W86 IRFS 820 N-Channel 2A-30W87 IRFS 830 N-Channel 3A-35W88 IRFS 840 N-Channel 4A-40W89 IRFS 9620 P-Channel 3A-30W90 IRFS 9630 P-Channel 4A-35W91 IRFS 9640 P-Channel 6A-40W92 J177(2SJ177) P-Channel 0.5A-30W93 J109(2SJ109) P-Channel 20mA,0.2W94 J113(2SK113) P-Channel 10A-100W95 J114(2SJ114) P-Channel 8A-100W96 J118(2SJ118) P-Channel 8A97 J162(2SJ162) P-Channel 7A-100W98 J339(2SJ339) P-Channel 25A-40W

99K30A/2SK304/

2SK30RN-Channel 10mA,1W

100 K214/2SK214 N-Channel 0.5A,1W101 K389/2SK389 N-Channel 20mA,1W102 K399/2SK399 N-Channel 10-100103 K413/2SK413 N-Channel 8A104 K1058/2SK1058 N-Channel 105 K2221/2SK2221 N-Channel 8A-100W106 MTP6N10 N-Channel 6A-50W107 MTP6N55 N-Channel 6A-125W108 MTP6N60 N-Channel 6A-125W109 MTP7N20 N-Channel 7A-75W

Page 31: Mạch dùng IC555 tạo xung clock rất thông dụng

110 MTP8N10 N-Channel 8A-75W111 MTP8N12 N-Channel 8A-75W112 MTP8N13 N-Channel 8A-75W113 MTP8N14 N-Channel 8A-75W114 MTP8N15 N-Channel 8A-75W115 MTP8N18 N-Channel 8A-75W116 MTP8N19 N-Channel 8A-75W117 MTP8N20 N-Channel 8A-75W118 MTP8N45 N-Channel 8A-125W119 MTP8N46 N-Channel 8A-125W120 MTP8N47 N-Channel 8A-125W121 MTP8N48 N-Channel 8A-125W122 MTP8N49 N-Channel 8A-125W123 MTP8N50 N-Channel 8A-125W124 MTP8N80 N-Channel 8A-75W

Thyristor - cấu tạo & ứng dụng Nội dung : Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của Thyristor, phương

pháp kiểm tra Thyristor, Ứng dụng của Thyristor.

1. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của Thyristor

Page 32: Mạch dùng IC555 tạo xung clock rất thông dụng

Cấu tạo Thyristor Ký hiệu của Thyristor Sơ đồ tương tương

Thyristor có cấu tạo gồm 4 lớp bán dẫn ghép lại tạo thành hai Transistor mắc nối tiếp, một Transistor thuận và một Transistor ngược ( như sơ đồ tương đương ở trên ) . Thyristor có 3 cực là Anot, Katot và Gate gọi là A-K-G, Thyristor là Diode có điều khiển , bình thường khi được phân cực thuận, Thyristor chưa dẫn điện, khi có một điện áp kích vào chân G => Thyristor dẫn cho đến khi điện áp đảo chiều hoặc cắt điện áp nguồn Thyristor mới ngưng dẫn..

Thí nghiệm sau đây minh hoạ sự hoạt động của Thyristor

Thí nghiêm minh hoạ sự hoạt động của Thyristor.

Page 33: Mạch dùng IC555 tạo xung clock rất thông dụng

Ban đầu công tắc K2 đóng, Thyristor mặc dù được phân cực thuận nhưng vẫn không có dòng điện chạy qua, đèn không sáng.

Khi công tắc K1 đóng, điện áp U1 cấp vào chân G làm đèn Q2 dẫn => kéo theo đèn Q1 dẫn => dòng điện từ nguồn U2 đi qua Thyristor làm đèn sáng.

Tiếp theo ta thấy công tắc K1 ngắt nhưng đèn vẫn sáng, vì khi Q1 dẫn, điện áp chân B đèn Q2 tăng làm Q2 dẫn, khi Q2 dẫn làm áp chân B đèn Q1 giảm làm đèn Q1 dẫn , như vậy hai đèn định thiên cho nhau và duy trì trang thái dẫn điện.

Đèn sáng duy trì cho đến khi K2 ngắt => Thyristor không được cấp điện và ngưng trang thái hoạt động.

Khi Thyristor đã ngưng dẫn, ta đóng K2 nhưng đèn vẫn không sáng như trường hợp ban đầu.

Hình dáng Thyristor

Đo kiểm tra Thyristor

Page 34: Mạch dùng IC555 tạo xung clock rất thông dụng

Đo kiểm tra Thyristor

Đặt động hồ thang x1 , đặt que đen vào Anot, que đỏ vào Katot ban đầu kim không lên , dùng Tovit chập chân A vào chân G => thấy đồng hồ lên kim , sau đó bỏ Tovit ra => đồng hồ vẫn lên kim => như vậy là Thyristor tốt .

Ứng dụng của Thyristor

Thyristor thường được sử dụng trong các mạch chỉnh lưu nhân đôi tự động của nguồn xung Ti vi mầu .

Thí dụ mạch chỉnh lưu nhân 2 trong nguồn Ti vi mầu JVC 1490 có sơ đồ như sau :

Ứng dụng của Thyristor trong mạch chỉnh lưu nhân 2 tự động của nguồn xung Tivi mầu JVC

Khối cấp nguồn Radio - Cassette Nội dung : Phân tích nguyên lý hoạt động của khối cấp nguồn,

Phương pháp kiểm tra sử chữa khối cấp nguồn.

Page 35: Mạch dùng IC555 tạo xung clock rất thông dụng

1. Khối cấp nguồn của Radio - Cassette.

a) Chức năng các linh kiện trong mạch cấp nguồn và các tầng tiêu thụ nguồn

Sơ đồ mạch cấp nguồn của Radio - Cassette

Biến áp nguồn : Có nhiệm vụ đổi điện áp AC 220V 50Hz xuống điện áp AC 12V.

Cấu Diode D1 - D4 : Chỉnh lưu điện áp AC50Hz thành điện áp DC , Tụ C1 lọc phẳng điện áp DC, C1 là tụ lọc nguồn chính có giá trị khoảng 2200µF

Function : Là chuyển mạch chọn Radio hay Cassette, khi đóng sang Radio, điện áp từ nguồn cấp thẳng vào tầng công xuất, đồng thời giảm xuống 6V thông qua mạch ổn áp sau đó qua chuyển mạch đi tới cấp nguồn cho mạch Radio ; Khi đóng sang Cassette, nếu trên bộ cơ đã Stop thì nguồn dừng lại ở chuyển mạch, nếu bấm Play trên bộ cơ, điện áp nguồn sẽ đi qua công tắc SW trên bộ cơ vào cấp điện cho Mô tơ quay đồng thời cấp điện cho tầng công xuất và giảm áp xuống 6V cung cấp cho tầng khuếch đại đầu từ.

Tầng khuếch đại công xuất : Được cấp nguồn trong hai

Page 36: Mạch dùng IC555 tạo xung clock rất thông dụng

trường hợp - Chuyển mạch Function đóng sang Radio hoặc bấm nút Play trên bộ cơ.

Mạch ổn áp : Được cấp nguồn song song với tầng công xuất , mạch ổn áp cung cấp điện áp 6V cho các tầng Equalizer, Radio và khuếch đại đầu từ.

Tầng khuếch đại đầu từ : Được cấp nguồn khi chuyển mạch Function đóng sang Cassette và nút Play được bật.

Tầng Radio : Được cấp nguồn khi chuyển mạch Function đóng sang Radio.

Mô tơ : Được cấp nguồn khi các phím trên bộ có được nhấn, khi đó công tắc kép SW trên bộ cơ đóng lại..

b) Minh hoạ sự hoạt động của mạch cấp nguồn trong các trường hợp : Tắt máy - Mở Radio - Mở Cassette .

Sơ đồ minh hoạ đường nguồn Vcc cho các tầng trongba trường hợp : Tắt máy - Mở Radio - Mở Cassette

Khi tắt máy : Bộ nguồn vẫn hoạt động, điện áp vẫn tồn tại trên cầu Diode và tụ lọc nguồn chính C1, và đi tới chờ trên chuyển mạch Function và công tắc SW trên bộ cơ, lúc này chuyển mạch Function đóng sang Cassette.

Khi mở Radio : Điện áp nguồn đi qua chuyển mạch Function

Page 37: Mạch dùng IC555 tạo xung clock rất thông dụng

vào cấp nguồn cho tầng công suất đồng thời giảm xuống 6V thông qua đèn ổn áp và tiếp tục đi qua chuyển mạch vào cấp nguồn cho tầng Radio, lúc này công tắc SW trên bộ cơ ngắt , vì vậy Mô tơ không quay.

Khi mở Cassette : Điện áp nguồn đi qua công tắc kép SW trên bộ cơ, một nhánh đi vào Mô tơ, một nhánh đi xuống máy cấp nguồn cho tầng công suất, đồng thời đi qua đèn ổn áp hạ xuống 6V sau đó tiếp tục đi qua chuyển mạch vào cấp nguồn cho tầng khuếch đại đầu từ .

=> Nắm vững nguyên lý của mạch cấp nguồn trong Radio - Cassette , sẽ giúp bạn tìm Pan và sửa chữa Radio - Cassette trở lên đơn giản vì đa số hư hỏng của Radio - Cassette đều có liên quan đến mạch cấp nguồn.

=> Nguyên lý hoạt động của biến áp nguồn, mạch chỉnh lưu, mạch lọc, mạch ổn áp cố định chúng tôi đã giới thiệu ở các chương trước, để hiểu được phần này , nhất thiết bạn phải tìm hiểu về phần linh kiện trong các chương ở trên.

c) Phương pháp kiểm tra sửa chữa khối cấp nguồn .

Hư hỏng khối cấp nguồn thường có biểu hiện máy không vào điện, không có đèn báo nguồn, băng không quay.

Kiểm tra :

Để đồng hồ ở thang x1 , đo vào hai đầu cuộn sơ cấp biến áp 220V AC, nếu kim đồng hồ lên một chút là biến áp vẫn bình thường, Nếu kim không lên là đứt cầu chì ( ngay sau lớp vở nhựa - trong biến áp - trông như con tụ gốm ) hoặc biến áp bị cháy, trường hợp cháy biến áp bạn cần thay một biến áp khác có cùng công xuất.

Nếu biến áp tốt, bạn cấp nguồn và đo điện áp xoay chiều ( thang AC 50V ) trên hai đầu dây thứ cấp mầu xanh .

Page 38: Mạch dùng IC555 tạo xung clock rất thông dụng

Chuyển sang thang đo DC và đo trên hai đầu tụ lọc, nếu điện áp thấp hoăc chưa có , bạn cần kiểm tra cầu Diode, Nếu đã có điện áp ra đủ => Bộ nguồn đã hoạt động tốt.

Lưu ý : Khi kiểm tra nguồn bạn tạm thời tháo rắc cắm điện từ bộ nguồn sang máy để cô lập bộ nguồn.

Tầng KĐ công suất - Audio Amply Nội dung : Tầng khuếch đại công xuất dùng Transistor, Phân tích

nguyên lý hoạt động, Tầng khuếch đại công xuất sử dụng IC, Đặc điểm về trở kháng và điện áp trên các chân IC, Phương pháp xác định IC và các chân quan trong, Phương pháp đo kiểm tra loa và tầng khuếch đại công xuất.

1. Tầng khuyếch đại công suất dùng Transistor

Sơ đồ tầng khuyếch đại công suất sử dụng Transistor

Nhiệm vụ của các linh kiện :

Q3 : là Transistor tiền khuếch đại và đảo pha tín hiệu. Q4 : là Transistor công suất khuếch đại bán chu kỳ âm Q5 : là Transistor công suất khuếch đại bán chu kỳ dương Volume : là Triết áp điều chỉnh âm lượng C8 : là tụ nối tầng cho tín hiệu âm tần qua, ngăn áp một chiều

lại C9 : là tụ ra loa R9 và R10 là điện trở định thiên cho đèn Q3, đồng thời là

mạch hồi tiếp âm, hồi tiếp tín hiệu đầu ra trở lại đầu vào, nhằm tăng cường tính ổn định cho mạch công suất

R8 là điện trở gánh của đèn Q3 , đồng thời định thiên cho đèn công suất Q5

C7 : là tụ lọc nguồn cho tầng công suất C6 : là tụ lọc nguồn cho các tầng phía sau R7 : là điện trở cấp nguồn cho các tầng phía sau D1 và D2 được phân cực thuận để tạo ra sự sụt áp khoảng

1,2V phân cực cho hai đèn công suất

Page 39: Mạch dùng IC555 tạo xung clock rất thông dụng

Tầng khuyếch đại công suất dùng Transistor

Phân tích nguyên lý hoạt động của tầng công suất

Tín hiệu âm tần ra khỏi mạch Equalizer được đưa vào đầu triết áp Volume, tín hiệu lấy ra ở điểm giữa triết áp có biên độ thay đổi tuỳ theo mức độ điều chỉnh của người sử dụng => tín hiệu được đưa qua tụ C8 đi vào đèn Q3 khuếch đại, Q3 là đèn khuếch đại về biên độ điện áp, Q3 được định thiên sao cho UCE của Q3 0,5Vcc ( để đạt được giá trị này người ta điều chỉnh R10 )

Hai đèn công suất được mắc đẩy kéo để khuếch đại cho hai nửa chu kỳ của tín hiệu, tín hiệu vào B ra E do đó hai đèn công suất khuếch đại về cường độ dòng điện

Tín hiệu lấy ra từ chân E của hai đèn công suất có cường độ đủ mạnh được ghép qua tụ C9 đưa ra loa

Nguồn nuôi của mạch trên có thể thay đổi từ 6V đến 12V, khi thay đổi nguồn nuôi ta chỉ việc thay đổi R10 để thu được UCE của hai đèn công suất cân bằng.

Các bạn có thể lắp mạch trên theo các thông số ghi trong phần tự lắp Cassette.

2. Tầng khuếch đại công suất dùng IC

Khái niệm về IC công suất : IC là viết tắt của từ Intergated Circuit nghĩa là mạch tích hợp : là mạch điện tử gồm nhiều linh kiện tích hợp

Page 40: Mạch dùng IC555 tạo xung clock rất thông dụng

trong một khối duy nhất để thực hiện một hay nhiều chức năng , thí dụ IC công suất âm tần thì làm chức năng khuếch đại công suất âm tần, IC tổng trong Ti vi mầu có thể thực hiện hàng chục các chức năng khác nhau.

IC khuếch đại công suất âm tần trong Cassette

Với mạch sử dụng IC khuếch đại công suất ta cần nắm được các điểm chính sau :

Chân cấp nguồn Vcc cho IC Chân nhận tín hiệu vào Audio in Chân đưa tín hiệu ra loa Audio out

Đặc điểm về điện áp và trở kháng của các chân IC

IC công suất âm tần thực chất là một tổ hợp Transistor được mắc theo kiểu trực tiếp, trong đó hai đèn công suất được mắc đẩy kéo vì vậy điện áp đầu ra loa ( Chân số 2) luôn có giá trị = 1/2 Vcc

Nếu ta đo trở kháng ( bằng thang x1 giữa chân cấp nguồn với Mass thì chiều đo thuận ( que đen vào +Vcc, que đỏ vào mass) phải có trở kháng lớn , khi đảo lại => có trở kháng nhỏ.

Page 41: Mạch dùng IC555 tạo xung clock rất thông dụng

Khi cấp nguồn, nếu dùng tay cầm Tôvít chạm vào chân Audio in phải có tiếng ù ở loa.

=> Trái với các đặc điểm trên là dấu hiệu của IC công suất bị hỏng

Phương pháp xá định IC công suất và các chân quan trọng

IC công suất là IC có toả nhiệt . Là IC có đường liên lạc ra loa. Chân cấp nguồn Vcc là chân nối với cực dương của tụ lọc

nguồn (tụ hoá to nhất ở khu vực công xuất ) Chân ra loa : để xác định chân ra loa, ta phải dò ngược từ Loa

về qua tụ ra loa . Chân Audio in : Ta có thể xác định chân này bằng cách dò từ

điểm giữa của triết áp Volume qua tụ đi vào chân Audio in của IC

IC khuếch đại công suất âm tần

Phương pháp kiểm tra loa và tầng khuếch đại công suất

Hỏng loa : Biểu hiện của hỏng loa là không có tiếng hoặc tiếng bị dè.

Kiểm tra : Để đồng hồ thang x1 quẹt quẹt vào hai đầu mối hàn trên loa, nếu có tiếng sột sột và đo thấy trở kháng báo từ 4 - 8 là loa còn tốt . Trường hợp loa bị dè => thường do loa bị chạm côn, ta thử bằng cách ấn nhẹ tay lên màng loa, nếu loa bị chạm côn thì nghe có tiếng sát cốt..

Hỏng IC công xuất : IC công suất thường hỏng ở hai trường hợp :

Page 42: Mạch dùng IC555 tạo xung clock rất thông dụng

Chập chân cấp nguồn ( có thể làm hỏng theo bộ nguồn ) Điện áp chân ra loa bị lệch.( thông thường chân ra loa = 1/2

Vcc ) Biểu hiện => Mất tiếng ra loa hoặc tiếng bị nghẹt mũi.

Các bước kiểm tra tầng công suất :

Xác định đúng IC công suất (là IC duy nhất có toả nhiệt trong máy)

Xác định đúng chân cấp nguồn Vcc cho IC công suất ( dựa vào tụ lọc to nhất cạnh IC công suất, điện áp Vcc đi qua cực dương của tụ lọc.

Để đồng hồ thang x1, đo trở kháng giữa chân Vcc với mass, nếu cả hai chiều đo kim đồng hồ lên = 0 là IC bị chập.

Nếu chiều đo thuận (que đen vào dương , que đỏ vào mass) kim lên một chút, đảo chiều que đo, kim không lên => là IC có trở kháng bình thường.

Nếu IC có trở kháng bình thường thì cấp nguồn và kiểm tra điện áp.

Đo chân Vcc so với mass phải có 9 - 12V ( bằng điện áp quy định của máy ), nếu chân Vcc không có điện thì kiểm tra lại nguồn, chuyển mạch Function, công tắc SW trên bộ cơ.

Nếu chân Vcc đã có đủ điện áp, ta kiểm tra chân ra loa ( tại IC ) phải có điện áp = 50% Vcc, thí dụ Vcc = 12V thì chân ra loa phải có 6V, nếu điện áp này lệch quá 10% là hỏng IC.

Tất cả các điện áp đo đều bình thường thì ta tăng Volume lên và dùng tô vít nhỏ gõ vào điểm giữa triết áp Volume phải có tiếng ù ra loa => Nếu không có tiếng động cũng là hỏng IC

Mạch chỉnh âm sắc - Equalizer Nội dung : Nhiệm vụ của mạch Graphic Equalizer, Mạch điều chỉnh

Bass - Treec, Mạch Equalizer 5 cần gạt, Phương pháp kiểm tra sửa chữa tầng Equalizer

1. Nhiệm vụ của mạch Graphic Equalizer

Equalizer là mạch điều chỉnh sự cân bằng tín hiệu giữa các tần số trong giải tần âm thanh, còn gọi là mạch điều chỉnh âm sắc, đơn giản nhất của mạch Equalizer là mạch Bass Treec với hai núm chỉnh,

Page 43: Mạch dùng IC555 tạo xung clock rất thông dụng

thông thường mạch Equa lizer có 5 cần gạt chỉnh cho 5 vùng tần số là 100Hz, 300Hz, 1KHz, 3KHz và 10KHz.

Từ kiến thức vật lý PTTH ta biết rằng, âm thanh con người nghe được có giải tần từ 20Hz đến 20KHz và gọi là tín hiệu âm tần, tần số nhỏ hơn 20Hz gọi là hạ tần, tần số từ 20KHz đến 30KHz gọi là sóng siêu âm, còn tần số trên 30KHz là sóng cao tần.

Giải tần âm thanh mà con người có thể cảm nhận từ 20Hz đền 20 KHz nhưng các thiết bị âm thanh thường bị hạn chế về mặt tần số. Thí dụ đài Cassette thường chỉ truyền đạt được giải tần từ 50Hz đến 10 KHz, Điện thoại di động chỉ truyền đạt được giải tần từ 300Hz đến 3KHz, các thiết bị cho dải tần tốt là đầu đĩa CD, máy nghe nhạc kỹ thuật số.

Dải tần số mà con người sử dụng trong lĩnh vực điện tử.

2. Mạch điều chỉnh Bass - Treec

Vùng tần số của núm chỉnh Bass - Treec

Giải tần âm thanh con người nghe được là minh hoạ bằng đường mầu tím từ 20Hz đến 20KHz.

Giải tần âm thanh mà Radio - Cassette có thể đạt được minh hoạ bằng đường mầu đỏ, từ khoảng 50Hz đến khoảng 12KHz

Núm Bass là chỉnh độ lợi cho vùng tần số khoảng 100Hz., đây là vùng tần số của các âm trầm như tiếng trống, tiếng ồm ồm..

Núm Treec là chỉnh độ lợi cho vùng tần số khoảng 10KHz , đây là vùng tần số của các âm bổng như tiếng xăng ..

Vùng tần số từ 1KHz đến 3KHz ít thay đổi khi ta chỉnh Bass treec, đây là vùng tần số của giọng hát ca sỹ, giọng phát âm của con người.

Page 44: Mạch dùng IC555 tạo xung clock rất thông dụng

Sơ đồ mạch điều chỉnh Bass - Treec

Sơ đồ nguyên lý của mạch điều chỉnh Bass - Treec

Tín hiệu âm tần từ tầng Radio hoặc tầng Khuếch đại đầu từ đưa sang đi vào tầng Equalizer theo đường Audio Input

Các tần số cao đi qua tụ 1nF đi vào triết áp Treec, các tần số thấp bị tụ cản lại, như vậy tín hiệu đi vào triết áp Treec chỉ có thành phần tần số cao, Tụ 10nF sau triết áp Treec giữ lại tần số thấp ở đầu ra không bị đầu tắt xuống mass.

Một phần tín hiệu đi qua R22K đi vào triết áp Bass, các tần số cao thoát qua tụ 0,1µF và không đi vào triết áp Bass, như vậy tín hiệu đi vào triết áp Bass chỉ có thành phần tần số thấp.

Tín hiệu đầu ra lấy từ điểm giữa của hai triết áp được tập trung lại và đưa sang triết áp chỉnh âm lượng Volume, sau đó được đưa sang tầng công suất khuyếch đại .

Bạn có thể tự lắp mạch Bass - treec như các thông số của sơ đồ ở trên, Các triết áp Bass - Treec bạn mua loại 100K như hình dưới

Page 45: Mạch dùng IC555 tạo xung clock rất thông dụng

Triết áp 100K dùng để lắp mạchBass treec và triết áp Volume

3. Mạch Equalizer có 5 cần gạt.

Để có thể điều chỉnh được nhiều vùng tần số hơn , người ta thường lắp mạch Equalizer có 5 cần gạt .

Dải tần điều chỉnh của mạch Equalizer 5 cần gạt.

Page 46: Mạch dùng IC555 tạo xung clock rất thông dụng

Sơ đồ mạch Equalizer 5 cần gạt sử dụng IC

Bạn có thể thiết kế mạch Equalizer 5 cần gạt như các thông số của sơ đồ trên, sau đó bạn có thể sử dụng vào tăng âm hoặc bộ kích cho loa thùng.., nguồn điện nuôi Vcc cho IC là 6V DC.

4. Phương pháp kiểm tra sửa chữa tầng Equalizer

Khi hỏng tầng Equaizer thường sinh ra các hiện tượng như . Mất âm thanh ra loa trong khi băng vẫn quay, hoặc âm thanh nói nhỏ, hoặc điều chỉnh các cần gạt ít tác dụng.

Kiểm tra :

Khi kiểm tra Equalizer bạn cần kiểm tra Loa và tầng khuếch đại công suất trước, và chắc chắn rằng tầng công suất đã hoạt động tốt

Dùng xăng hoặc lọ RP7 sịt vào các triết áp Bass -Treec hoặc các cần gạt, để loại trừ bệnh không tiếp xúc.

Đo kiểm tra Vcc cho IC mạch Equalizer, thông thường IC này nằm ngay cạnh các cần gạt điều chỉnh tần số, chân Vcc là chân có tụ hoá 47µF hoặc tụ 100µF lọc nguồn, điện áp này phải có 6V DC

Nếu mất Vcc cho IC Equalizer bạn cần dò ngược lại theo đường điện áp này về phía IC công suất để tìm ra mạch ổn áp gồm 1 đèn và 1 diode zenner, bạn hãy kiểm tra đèn và Diode

Page 47: Mạch dùng IC555 tạo xung clock rất thông dụng

zener này . Cuối cùng nếu điện áp có đủ thì bạn hãy đấu tắt từ đầu tín hiệu

vào Audio in đến đầu ra Audio out của mạch Equalizer, nếu có âm thanh thì là do hỏng IC Equalizer.

Sơ đồ mạch cấp nguồn cho tầng Equalizer

Nguyên lý phát sóng AM, FM Nội dung : Khái niệm về tín hiệu âm tần, Cao tần, sóng điện từ, Quá trình điều chế sóng AM và xử lý tín hiệu ở đài phát, ưu nhược điểm của sóng phát thanh AM, Quá trình điều chế FM và xử lý phát sóng FM, ưu và nhược điểm của phát thanh trên sóng FM

1. Nguyên lý phát thanh trên sóng AM

a) Khái niệm về tín hiệu âm tần ( Audio ) : Tín hiệu âm tần là tín hiệu của sóng âm thanh sau khi được đổi thành tín hiệu điện thông qua Micro. Sóng âm thanh là một dạng sóng cơ học truyền trong không gian, khi sóng âm thanh va chạm vào màng Micro làm cho màng Micro rung lên, làm cho cuộn dây gắn với màng Micro được đặt trong từ trường của nam châm dao động, hai đầu cuộn dây ta thu được một điện áp cảm ứng => đó chính là tín hiệu âm tần .

Page 48: Mạch dùng IC555 tạo xung clock rất thông dụng

Micro đổi sóng âm thanh thành tín hiệu âm tần (Audio)

Tín hiệu âm tần có giải tần từ 20Hz đến 20KHz và không có khả năng bức xạ thành sóng điện từ để truyền trong không gian, do đó để truyền tín hiệu âm tần đi xa hàng trăm, hàng ngàn Km. Người ta phải giử tín hiệu âm tần cần truyền vào sóng cao tần gọi là sóng mang, sau đó cho sóng mang bức xạ thành sóng điện từ truyền đi xa với vận tốc ánh sáng.

b) Khái niệm về tín hiệu cao tần và sóng điện từ. Tín hiệu cao tần là các tín hiệu điện có tần số trên 30KHz, tín hiệu cao tần có tính chất bức xạ thành sóng điện từ. Thí dụ trên một dây dẫn có tín hiệu cao tần chạy qua , thì dây dẫn có một sóng gây can nhiễu ra xung quanh, đó chính là sóng điện từ do dòng điện cao tần bức xạ ra không gian. Sóng điện từ : Là sóng truyền dẫn trong không gian với vận tốc bằng vận tốc ánh sáng, có tần số từ 30KHz đến hàng ngàn MHz, cong người đã sử dụng sóng điện từ trong các lĩnh vực thông tin , vô tuyến điện , truyền thanh, truyền hình, trong đó Radio là lĩnh vực truyền thanh chiếm giải tần từ 30KHz đến khoảng 16MHz với các sóng điều chế AM, và từ 76MHz đến 130MHz với các sóng điều chế FM.

c) Quá trình điều chế AM ( Amplitude Moducation : Điều chế biên độ ) Điều chế AM là quá trình điều chế tín hiệu tần số thấp( như tín hiệu âm tần, tín hiệu video ) vào tần số cao tần theo phương thức => Biến đổi biên độ tín hiệu cao tần theo hình dạng của tín hiệu âm tần => Tín hiệu cao tần thu được gọi là sóng mang.

Page 49: Mạch dùng IC555 tạo xung clock rất thông dụng

Tín hiệu vào và ra của mạch điều chế AM

Tín hiệu âm tần có thể lấy từ Micro sau đó khuếch đại qua mạch khuếch đại âm tần, hoặc có thể lấy từ các thiết bị khác như đài Cassette, Đầu đĩa CD .. Tín hiệu cao tần được tạo bởi mạch tạo dao động, tần số cao tần là tần số theo quy định của đài phát. Tín hiệu đầu ra là sóng mang có tần số bằng tần số cao tần, có biên độ thay đổi theo tín hiệu âm tần.

d) Quá trình phát tín hiệu ở đài phát .

Quá trình phát sóng Radio AM

Tín hiệu sau khi điều chế thành sóng mang được khuếch đại lên công xuất hàng ngàn Wat sau đó được truyền ra Anten phát . Sóng điện từ phát ra từ Anten truyền đi trong không gian bằng vận

Page 50: Mạch dùng IC555 tạo xung clock rất thông dụng

tốc của ánh sáng, sóng AM có thể truyền đi rất xa hàng ngàn Km và chúng truyền theo đường thẳng, và cũng có các tính chất phản xạ, khúc xạ như ánh sáng.

e) Đường truyền từ đài phát đến máy thu cách nửa vòng trái đất. Với các đài phát ở xa cách chúng ta nửa vòng trái đất như đài BBC phát từ Anh Quốc, sóng điện từ truyền theo đường thẳng gặp tầng điện ly chúng phản xạ xuống trái đất rồi lại phản xạ ngược lên nhiều lần mới đến được máy thu, vì vậy tín hiệu đi tới máy thu rất yếu và sóng không ổn định Để có thể truyền tín hiệu đi xa, các đài phát thường phát ở băng sóng ngắn có tần số sóng mang từ 4 MHz đến khoảng 23 MHz .

Đường truyền sóng của các Đài phátở xa máy thu

f) Ưu và nhược điểm của phát thanh trên sóng AM Ưu điểm : của sóng AM là có thể truyền đi xa tới hàng nghìn Km Nhược điểm : của sóng AM là dễ bị can nhiễu, dải tần âm thanh bị cắt sén do đặc điểm của mạch tách sóng điều biên, do đó chất lượng âm thanh bị hạn chế.

2. Nguyên lý phát thanh trên sóng FM

FM là viết tắt của ( Fryquency Moducation : Điều chế tần số ) là điều chế theo phương thức làm thay đổi tần số của tín hiệu cao tần theo biên độ của tín hiệu âm tần, khoảng tần số biến đổi là 150KHz Sóng FM là sóng cực ngắn đối với tín hiệu Radio, sóng FM thường phát ở dải tần từ 76MHz đến 108MHz

Page 51: Mạch dùng IC555 tạo xung clock rất thông dụng

a) Mạch điều chế FM

Điều chế FM ( Fryquency Moducation : Điều chế tần số )

Với mạch điều chế tần số thì sóng mang có biên độ không đổi, nhưng tần số thay đổi theo biên độ của tín hiệu âm tần, khi biên độ tín hiệu âm tần tăng thì tần số cao tần tăng, khi biên độ âm tần giảm thì tần số cao tần giảm. Như vậy sóng mang FM có tần số tăng giảm theo tín hiệu âm tần và giới hạn tăng giảm này là +150KHz và -150KHz , như vậy tần số sóng mang điều tần có dải thông là 300KHZ. Thí dụ nếu đài tiếng nói việt nam phát trên sóng FM 100MHz thì nó truyền đi một dải tần từ 99,85 MHz đến 100,15 MHz.

b) Quá trình phát sóng FM Quá trình phát sóng FM tương tự như phát sóng AM, sóng mang sau khi điều chế cũng được khuếch đại rồi đưa ra An ten để phát xạ truyền đi xa

c) Ưu và nhược điểm của sóng FM . Sóng FM có nhiều ưu điểm về mặt tần số, dải tần âm thanh sau khi tách sóng điều tần có chất lượng rất tốt, cho âm thanh trung thực và có thể truyền âm thanh Stereo , sóng FM ít bị can nhiễu hơn só với sóng AM. Nhược điểm của sóng FM là cự ly truyền sóng ngắn, chỉ truyền được cự ly từ vài chục đến vài trăm Km , do đó sóng FM thường được sử dụng làm sóng phát thanh trên các địa phương.

Nguyên lý thu Radio AM,

Page 52: Mạch dùng IC555 tạo xung clock rất thông dụng

FM Nội dung : Nguyên lý thu sóng Radio AM, Phân tích sơ đồ khối Radio băng AM, mạch KĐ trung tần AM, mạch tách sóng AM, Nguyên lý thu sóng băng FM, Phương pháp kiểm tra sửa chữa khối Radio.

1. Nguyên lý thu sóng Radio băng AM

a) Sơ đồ khối của Radio băng AM :

Sơ đồ khối mạch Radio băng AMBạn đưa trỏ chuột vào sơ đồ để xem chú thích.

Xung quanh máy thu thanh có vô số các sóng điện từ từ các đài phát khác nhau gửi tới, nhiệm vụ của máy thu là chọn lấy một tần số rồi khuyếch đại , sau đó tách sóng để lấy ra tín hiệu âm tần. Mạch thu sóng Radio AM có các mạch như sau :

Mạch cộng hưởng và khuếch đại cao tần (RF Amply) thu tín hiệu từ một đài phát bằng nguyên lý cộng hưởng, sau đó khuếch đại tín hiệu cho đủ mạnh cung cấp cho mạch đổi tần .

Mạch dao động nội ( OSC ) tạo dao động cung cấp cho mạch đổi tần .

Mạch đổi tần ( Mixer ) trộn hai tín hiệu RF và tín hiệu OSC để tạo ra tín hiệu trung tần IF, IF là tín hiệu có tần số cố định

Page 53: Mạch dùng IC555 tạo xung clock rất thông dụng

bằng 455KHz Mạch khuếch đại trung tần ( IF Amply ) : Khuếch đại tín

hiệu IF lên biên độ đủ lớn cung cấp cho mạch tách sóng . Mạch tách sóng ( Detect ) Tách tín hiệu âm tần ra khỏi sóng

mang cao tần .

b) Mạch cộng hưởng cao tần, dao động nội và đổi tần.

Mạch cộng hưởng RF, dao động OSC & đổi tần MixerBạn đưa trỏ chuột vào sơ đồ để xem chú thích.

Chú thích :

Mạch cộng hưởng cao tàn (RF Amply) bao gồm : Tụ xoay C1 đấu song song với cuộn dây L1 quấn trên thanh ferit tạo thành mạnh mạch dao động LC, mạch thu sóng theo nguyên lý cộng hưởng, có rất nhiều sóng mang có tần số khác nhau từ các đài phát cùng đi tới máy thu, khi tần số dao động của mạch trùng với sóng mang của một đài phát thì tín hiệu sóng mang của đài phát đó được cộng hưởng và biên độ tăng lên gấp nhiều lần, tín hiệu này được thu vào thông qua cuộn thứ cấp của cuộn dây và được khuếch đại qua đèn Q1, sau đó đưa sang mạch đổi tần, C1 là tụ xoay có thể thay đổi giá trị, khi ta chỉnh núm Tuning chính là chỉnh tụ xoay C1 làm trị số C1 biến đổi => tần số cộng hưởng của mạch thay đổi .

Mạch OSC gồm tụ xoay C2 đấu song song với cuộn L2 tạo thành mạch dao động, tụ xoay C2 được gắn chung với tụ C1 và hai tụ này đựơc chỉnh để thay đổi giá trị đồng thời, dao động nội có tần số luôn luôn thấp hơn tần số cộng hưởng RF

Page 54: Mạch dùng IC555 tạo xung clock rất thông dụng

một lượng không đổi. Mạch đổi tần : đèn Q2 làm nhiệm vụ đổi tần, tín hiệu cao tần

RF được đưa vào cực B, tín hiệu dao động nội được đưa vào cực E , tín hiệu lấy ra trên cực C gọi là IF ( tín hiệu trung tần) có giá trị không đổi bằng 455KHz

IF = RF - OSC

c) Mạch chuyển băng Băng sóng AM thường được chia ra làm hai hoặc ba băng là - Băng sóng trung MW có dải tần từ 526,5KHz đến 1606,5KHz - Băng sóng ngắn 1 : SW1 có dải tần từ 2,3MHz đến 7,3MHz - Băng sóng ngắn 2 : SW2 có dải tần từ 7,3MHz đến 22MHz Dưới đây là sơ đồ mạch chuyển băng, khi ta chuyển giữa các băng sóng, tụ xoay sẽ tiếp vào các điểm được đấu với cuộn dây có số vòng dây khác nhau => làm cho tần số cộng hưởng thay đổi.

Chuyển băng giữa các băng sóng Radio AM

d) Mạch khuếch đại trung tần ( IF Amply)

Page 55: Mạch dùng IC555 tạo xung clock rất thông dụng

Mạch khuếch đại trung tần IF AmplyĐưa trỏ chuột vào sơ đồ để xem chú thích

Sau khi đổi tần, tín hiệu IF được khuếch đại qua hai tầng khuếch đại có cộng hưởng, các biến áp trung tần T1, T2, T3 cộng hưởng ở tần số 455KHz đồng thời làm nhiệm vụ nối tầng và phối hợp trở kháng . các biến áp này có vít điều chỉnh nhằm điều chỉnh cho biến áp cộng hưởng đúng tần số .

e) Mach tách sóng AM

Mạch tách sóng AM

Sau khi tín hiệu IF được khuếch đại qua hai tầng khuếch đại trung tần, tín hiệu IF được đưa sang mạch tách sóng Mạch tách sóng bao gồm Diode D1 tách lấy bán kỳ dương của tín hiệu sau đó được mạch lọc RC ( R1, C1, C2) lọc bỏ thành phần cao

Page 56: Mạch dùng IC555 tạo xung clock rất thông dụng

tần , ở đầu ra ta thu được tín hiệu âm tần là đường bao của tín hiệu cao tần. Chính mạch lọc RC của mạch tách sóng AM đã loại bỏ mất các thành phần tần số cao của tín hiệu âm tần, do đó chất lượng âm thanh bị giảm.

2. Nguyên lý thu sóng Radio băng FM

Mạch Radio sử dụng IC xử lý cho cả hai băng sóng AM (mầu đỏ ) và FM( mầu xanh)

Băng sóng FM có mạch RF và OSC tương tự băng sóng AM , tuy nhiên tần số của băng FM cao hơn rất nhiều băng sóng AM vì vậy các cuộn dây cộng hưởng cho băng sóng FM thường không có lõi ferit,mạch IF của băng FM sử dụng thạch anh cộng hưởng ở tần số 10,7 MHz

3. Phương pháp sửa chữa khối Radio .

Một pan bệnh có thể kết luận hỏng tầng Radio là thông thường mở phần Casset vẫn hoạt động bình thường, khi chuyển sang Radio có thể không có tiếng hoặc tiếng nhỏ hoặc không thu được băng FM

Các bước sửa chữa khối Radio :

Xác định đúng hiện tượng là hư hỏng thuộc khối Radio ( Thông thường sửa mạch Radio sau khi mở băng casset đã có âm thanh nhưng Radio bị hỏng )

Xác định mạch Vcc ( đường điện áp nuôi ) cho khối Radio :

Page 57: Mạch dùng IC555 tạo xung clock rất thông dụng

để xác định mạch Vcc ta dựa vào tụ hoá lọc nguồn to nhất ở khu vực, nguồn Vcc đi qua cực dương của tụ.

Xác định tụ xoay, các thạch anh cộng hưởng trung tần cho băng FM.

Ảnh chụp khối Radio Bạn đưa trỏ chuột vào linh kiện để xem chú thích.

Kiểm tra khối Radio:

Trước khi sửa khối Radio cần chắc chắn rằng các khối Equalizer, công xuất đã hoạt động bình thường ( nếu Equalizer và công xuất đã tốt thì gõ tôvit vào đầu vào khối Equalizer sẽ có tiếng ù ra loa )

Đo Vcc cho khối Radio xem có 6V không ? ( đo trên tụ hoá lọc nguồn to nhất trong khu vực Radio)

Nếu đã có điện áp Vcc thì gõ tôvit vào chân tụ xoay xem có tiếng kêu to ở loa không.

Nếu gõ vào tụ xoay mà có tiếng kêu to ở loa thì cần kiểm tra cuộn dây quấn trên thanh ferit xem có bị đứt không, thay thử các thạch anh 455MHz ở mạch trung tần .

Nếu gõ vào tụ xoay mà không có tiếng kêu ( đã có Vcc) thì thường do hỏng IC.

Nếu mất Vcc cho khối Radio , ta lần ngược theo mạch in về phía chuyển mạch Function để kiểm tra, kiểm tra trở kháng của khối Radio bằng cách đo bằng thang x1 vào hai đầu tụ lọc, nếu 1 chiều đo lên kim, 1 chiều đo không lên kim => là trở kháng bình thường, cả hai chiều kim lên = 0 là bị chập, thông thường là chập IC, ( Hãy xem lại sơ đồ cấp điện của mạch nguồn)

Page 58: Mạch dùng IC555 tạo xung clock rất thông dụng

Thực hành ắp ráp

Cassette

Nội dung : Hướng dẫn chi tiết các bước lắp hoàn chỉnh một chiếc Cassette đơn giản, Sơ đồ mạch và các thông số linh kiện, Địa chỉ mua linh kiện đúng giá .

Tụ lắp Cassette

Bạn đọc hãy tự lắp một chiếc Cassette theo sơ đồ mạch dưới đây, sau khi lắp thành công bạn sẽ tự rút ra cho mình được nhiều kinh nghiệm bổ ích. Sơ đồ mạch dưới đây tác giả đã lắp và chạy thử nghe rất hay, nếu bạn lắp mà âm thanh nhỏ hoặc bị dè thì cần đối chiếu lại với sơ đồ cho chính xác giá trị các linh kiện, tổng giá thành của mạch hết khoảng 50.000VNĐ (chưa kể loa và băng để thử) Sau khi lắp xong , nếu bạn thay đầu từ bằng một chiếc Micro thì bạn sẽ có một chiếc tăng âm nho nhỏ, và bạn cũng hiểu rằng Amply công xuất lớn cũng có nguyên lý tương tự, chỉ khác là nguồn cung cấp cao hơn, tầng công xuất lắp các đèn có công xuất lớn hơn mà thôi.

Page 59: Mạch dùng IC555 tạo xung clock rất thông dụng

Sơ đồ Cassette đơn giản - Nguồn 12V DCBạn đưa trỏ chuột vào sơ đồ để bíêt thêm thông tin

Bảng thông số và giá thành các linh kiện của sơ đồ mạch trên

Ký hiệu Tên linh kiện / Trị số Giá tiền VNĐQ1 Transistor C828 300Q2 Transistor C828 300Q3 Transistor C828 300Q4 Transistor B562 1.000Q5 Transistor D468 1.000R1 Điện trở 1,5 K 30R2 Điện trở 3,3 K 30R3 Điện trở 100 K 30R4 Điện trở 470 K 30

Page 60: Mạch dùng IC555 tạo xung clock rất thông dụng

R5 Điện trở 4,7 K 30R6 Điện trở 100 K 30R7 Điện trở 470 K 30R8 Điện trở 4,7 K 30R9 Điện trở 470 30R10 Điện trở 30R11 Điện trở 100 K 30VR1 Triết áp 50 K 1.000D1 Cầu Diode dẹt 1.000D2 Diode tách sóng 200D3 Diode tách sóng 200C1 Tụ hoá 2200µF/25V 1.500C2 Tụ hoá 100µF/16V 500C3 Tụ hoá 4,7 µF 200C4 Tụ hoá 4,7 µF 200C5 Tụ hoá 4,7 µF 200C6 Tụ hoá 4,7 µF 200C7 Tụ hoá ra loa 470 µF/16V 800Biến áp Biến áp nguồn 1A 14.000Bộ cơ Bộ cơ có sẵn đầu từ và môtơ 21.000Mạch in Mạch in để hàn linh kiện 2.000Khác Thiếc hàn + dây nối 3.000 Tổng cộng 50.000 VNĐTổng cộng hết năm mươi ngàn đồng

Tranzito- Mosfet-Bjt được chế tạo như thế nào thì không biết nhưng đều có chung một mục đích .

Tăng điện áp chịu đựng để hoạt động với điện áp caoTăng tổng trở đầu vào điều khiển giảm công uất điều khiểnGiảm điện dung ký sinh giữa các cực tiếp giápTăng tốc quá trình đóng ngắt để mạch có hiệu suất caoGiảm điện trở nội Tiết kiệm công suất tổn hao nhiệt lãng phí Transitor lưỡng cực:là transitor công suất có dòng điều khiển lớn, tốc độ cắt (turn-off) chậm. Hệ số nhiệt âm. Tổn thất dẫn điện phụ thuộc vào điện áp bão hòa C-E. Điện áp chịu đựng lớn ( >1000V).MOSFET:Mosfet thì được điều khiển bằng áp là chủ yếu. tốc độ đóng cắt cực nhanh (hình như tối đa xấp xỉ 1MHz), tổn thất ở trạng thái mở là thấp. điện áp chịu đựng nhỏ (thường là < 250V)

MOSFET thường dùng trong điều khiển công suất, do vậy đa số nó dùng ở chế độ đóng ngắt. Vì vậy chỉ so sánh với BJT ở chế độ này.

Khác biệt thứ nhất là mô hình:

Page 61: Mạch dùng IC555 tạo xung clock rất thông dụng

- MOSFET là mô hình nguồn dòng phụ thuộc áp- BJT là mô hình dòng phụ thuộc dòng

Như vậy để kích dẫn MOSFET cần đưa điện áp vào hai cực Vgs.Một điểm khác của MOSFET nữa là MOSFET có Vds không ổn định như Vce mà nó phụ thuộc vào giá trị ổn định khác là Rds-on (Ở chế độ đóng ngắt). Như vậy Vds = Id*Rds. Như vậy công suất tiêu tán trên MOSFET chủ yếu phụ thuộc vào Rds. Ploss = Id^2*Rds.

Có hai loại MOSFET kênh P và kênh N.Loại kênh N thường có Rds nhỏ hơn kênh P.Loại kênh N cần Vgs > 0 để dẫn.Loại kênh P cần Vgs < 0 để dẫn.

Đa số các MOSFET bắt đầu dẫn khi abs(Vgs) xấp xỉ 5. Thường giá trị khuyến cáo là 10V. Khi điện áp lớn hơn 15 bắt đầu có nguy cơ đánh thủng Vgs. Khá nguy hiểm là khi bị thủng MOSFET thường dẫn luôn dẫn đến dễ nổ. Cái này văng vào mắt thì.... Còn mấy cô gái như em Trang còn cẩn thận văng vào mặt có sẹo nữa... :P

Trong mô hình của MOSFET có một cái tụ ký sinh từ gọi là Cgs cần quan tâm đến tụ này khi thiết kế mạch lái sử dụng PWM.

Khi làm Robot thường dùng con IRF540 để lái động cơ DC hoặc dùng mạch cầu IRF9540(trên)/IRF540(dưới) để điều khiển hướng (Mặc dù cách điều khiển này rất chuối).

Đó là các kiến thức cơ bản về MOSFET mà mọi người nên biết. Và thế cũng tương đối đủ để làm việc rồi.

MOSFET = metal-oxide semiconductor field-effect transistorBJT = Bipolar junction transistor

Sơ đồ trên rất ít linh kiện, các bạn dễ thực hiện thành công và cũng tránh phải đóng học phí quá cao dễ nản lòng hơn nữa cho các bạn mới làm quen với kỹ thuật swich TL494 rất thông dụng và rẻ tiền.

Một số điều chú ý:- Biến áp trong ảnh là dùng từ nguồn máy tính cũ, tuy nhiên cần phải xác định đúng đầu sơ cấp để đấu vào, điểm giửa cuộn sơ cấp là dây dài ló ra như cái “vòi voi” còn hai đầu để đấu vào cực D của IRFZ44 là 2 đầu ra +-5v của biến áp . chú ý hình vẽ có thể ko đúng trong trường hợp của bạn - Đầu ra khoảng 130v-150v (phía bên kia của biến áp) nên trong mạch ra có lắp bộ nhân 2 điện áp , mạch này chưa có lắp điện trở xả dòng tụ nên thận trọng kẻo bị điện giật, mặc dù đã dừng chạy . Bạn có thể lắp giũa + và - địên trở 470k để xả tụ - Nếu quấn lại biến áp thì theo tỉ lệ 1:1:20 (10v:10V:200v) dây sơ

Page 62: Mạch dùng IC555 tạo xung clock rất thông dụng

cấp 1mm dây thứ cấp 0.4mm, quấn thứ cấp phải lót giấy cách điện giũa các lớp với nhau. Giũa sơ cấp và thứ cấp cũng cần cách điện tốt lúc này không dùng tụ nhân áp nữa mà dùng cầu 4 diod + tụ lọc- Nếu dùng thắp đèn compac thì dòng ácquy tiêu thụ khoảng 1,4-1,5a không cần phải tản nhiệt ( nhưng nếu tải công suất lớn hơn thì phải có tản nhiệt tốt (nếu lắp tản nhiệt chung cho 2 bóng công suất IRF cần phải cách ly qua lớp lót (không được để 2 bóng cùng tiếp xúc với nhôm tản nhiệt)

Mạch in

Lắp ráp:

Chạy thử:

Chú ý: Mạch này chỉ cấp cho tải có thể chạy nguồn một chiều ví dụ như đèn compac, tivi, máy tính, đầu đĩa và đầu thu vệ tinh dùng nguồn xung! Không dùng được cho tải cảm hoặc các đầu thu dùng biến áp 50Hz để hạ thế!

Kích FET trông có vẻ đơn giản nhưng thực chất là khó, tuy FET được kích bằng áp nên không cần phải driver dòng nhưng lại có điện dung khá lớn ở ngỏ Gate và do đó đòi hỏi không chỉ có kích dẩn không mà còn kích cho nó ngưng dẫn nữa, nghe có vẻ lạ nhưng thực tế là vậy đó nên mới có những IC chuyên dùng driver cho FET. Tụ 4.7uF là tụ hóa (cực dương nối với chân 1 của 4047) Mạch có tần số khoảng 50HZ. Nhưng mạch này ko cho ra sóng vuông thôi. Chạy một số tải cảm cũng đc nhưng ko nên... Thường thì khi kích FET ở tần số cao ta mới coi trọng đến việc xả điện tích ở cực G khi ngưng dẫn, còn chạy ở tần số thấp thì không phải lo lắm. Vả lại việc kích FET ngưng dẫn IC 4017 nó cũng đảm nhiệm được khi xung ngõ ra xuống mức thấp. Tính toán công suất cho mạch này chủ yếu là tính toán cho biến áp thôi.( P=U.I) Và bạn muốn có công suất cao thì phải mắc tran sao cho nó đảm bảo công suất là đc. Con LM324 là Op-amp có tác dụng khếch đại đệm (hệ số kđ =1) nhằn giảm trở kháng vào cho TRANS. Bỏ con này đi nó vẫn chạy bạn à. Bạn có thể thay tất cả các con TRANS và LM324 bằng 1 cặp FET thì mạch sẽ gọn gàn hơn rất nhiều mà vẫn

Page 63: Mạch dùng IC555 tạo xung clock rất thông dụng

chạy tốt. Mình đã làm thử rồi! Chúc bạn thành công!

Tôi đã ráp thành công cái mạch này lâu rồi nhưng để chạy được lầu dài và ổn định thỉ cần phải thêm điện trở thoát dòng ở cực B của 3055 tầng công suất. Nếu không có thì mau chết 3055 lắm. Một điều quan trọng nữa là gắn tải trước khi bật nguồn thì xài mới bền !Mạch này làm ups xài computer củng ngon lành lắm (tất nhiên phải thêm thắt một chút).

tôi đã ráp thành công cái mạch này lâu rồi nhưng để chạy được lầu dài và ổn định thỉ cần phải thêm điện trở thoát dòng ở cực B của 3055 tầng công suất. Nếu không có thì mau chết 3055 lắm. Một điều quan trọng nữa là gắn tải trước khi bật nguồn thì xài mới bền !Mạch này làm ups xài computer củng ngon lành lắm (tất nhiên phải thêm thắt một chút)

Nó xài con 4047

Thông thường con Trans công suất chết vì các nguyên nhân sau:

1/. Không bão hòa. Do dòng cấp cho cực B không đủ. Khi dòng tải tăng, dòn cực C sẽ tăng theo, nhưng dòng cực B cấp không đủ. Vì

Page 64: Mạch dùng IC555 tạo xung clock rất thông dụng

thế có điện áp rơi trên transistor. Công suất tiêu tán trên nó sẽ tăng, và đốt cháy Trans.

2/. Quá dòng. Do bạn thiết kế chưa đúng, hoặc sự phân bố dòng trên các trans song song chưa hợp lý. Con nào ăn dòng nhiều, con đó chết trước. Các con khác sẽ ăn theo.

3/. Giải nhiệt kém.

mình cũng mới lắp xong mạch này, lúc đầu mới cấp nguồn nhưng kg có tải lên con IC 4047 chết liên tục . mình lắp thêm lọc LC vào thì ok ,kg cần mắc tải và nguồn có chập trờn cũng kg sao! đang định chế thêm mạch bảo vệ quá tải

Tôi thấy mạch trên có một số vấn đề cần xem xét. Nếu công suất đầu ra là 500W thì dòng chạy qua cuộn sơ cấp của BA là hàng chục A mà chỉ dùng con LM324 driver cho 2 cặp BJT kiểu push-pull là ko ổn. Mặt khác nếu tần số điện áp trên đầu ra là 50Hz thì kích thước biến áp sẽ ko nhỏ chút nào. Nếu tăng tần số của con 4047 thì kích thước BA sẽ giảm nhưng tần số bên thứ cấp sẽ ko cấp ngay cho các thiết bị điện chạy 50Hz được.

mình đã lắp theo V2 và nó cũng đã hoạt động nhưng có điều là công suất rất bé (<100W). mình nghĩ là do biến thế quấn không đạt ( chỉ kiếm được lõi EI39 bán ngoài Nhật Tảo) mình ghép 2 bộ lõi và quấn cũng không đạt. Lan Hương có thể chỉ cho mình sạp nào trong Nhật Tảo hoặc có chỗ nào bán không? cảm ơn nhiều! (Xin lỗi vì làm phiền Lan Hương thêm lần nữa về vấn đề linh kiện).còn IRFZ44V cũng không, phải mua IRFZ44N. hôm đầu tiên nhờ một chị mua giùm 10 con về ráp thì chạy nhưng do không cẩn thận nên chỉ còn 2 con, vài hôm sau lại nhờ người khác lên tiệm Ngọc mua tiếp 10 con thì ôi thôi cả 10 con không con nào chịu chạy (nó có chạy nhưng chỉ chạy khoảng 5% là cùng ( dùng bóng có 10W mà nó mờ còn hơn cả cây nhang). hic hic học phí thế là tăng lên vù vù!

Anh chị em và các bạn cần chú ý về linh kiện :

1/. Các FET phải bảo đảm có điện trở Rds/on rất bé (< 0,01 Ohm) vì chúng ta dùng dòng lớn, điện áp thấp, sẽ có tổn hao rất cao trên FET.

IRFz44N không thay cho IRFz44V được, vì nó có Rds/on gấp 2,2 lần IRFz44V --> hiệu suất thấp --> dòng áp ra không đủ --> limit công

Page 65: Mạch dùng IC555 tạo xung clock rất thông dụng

suất ngõ ra.

Nếu không tìm được đúng IRFz44V thì thay bằng IRFL2203N hoặc nối 2 cặp IRFz44N thế cho một đôi IRFz44V.

Khi nối chung 2 FET (một kênh) nhớ dùng hai R/gate để vào 2 FET. Không được nối 2 gate chung, hiệu ứng phân ly tĩnh điện sẽ giết cả 2 FET đó các bạn ạ.

2/. Biến áp xung phải đủ lớn và là loại "kín" (không có khe hở từ) như hình kèm theo (là loại 58-65-20) mới dùng được 600W --> 950W. Với biến áp này và tần số 25,25 KHz thì Lan Hương quấn 1/3 vòng - volt

Hiệu suất DC-DC khoảng 91%.

.................................................. ..

Cẩn trọng và có am hiểu khi mua sắm và sử dụng linh kiện thì đỡ tốn "học phí" và bảo đảm độ thành công cao.

3/. Muốn mua các loại Ferrite "hoành tráng" thì đến sạp 79N / chợ Nhật Tảo. Đó là gian hàng anh Tâm, ĐT : 08- 8531233 ; DĐ : 0982-364362

Page 66: Mạch dùng IC555 tạo xung clock rất thông dụng

Chị Lan Hương ơi.E có mod lại nguồn của máy tính để chạy Ampli. thành nguồn + - 75V nhưng không hiểu sao chạy khoảng 1h là nổ Công suất (13007) Em sờ thấy lõi Ferit của biến áp thấy hơi nóng nhưng cuộn dây ko nóng .hay biến áp của e bị bão hòa ?

Đúng rồi, lõi ferrite đã chạy trong vùng bão hoà, dòng tăng mà áp không tăng --> công suất tiêu thụ tăng nhưng công suất hữu ích không tăng --> tổn hao biến thành nhiệt năng trên lõi biến áp và chuyển mạch công suất gây cháy nổ công suất chuyển mạch.

Fireman cần giảm dòng để tránh bão hoà. Ở điểm này sẽ sản sinh các hài để tiêu thụ công suất bão hoà được tạo ra, tổng hài sẽ tạo ra các dạng xung kỳ dị đánh thủng các mối nối nhạy cảm.Như vậy thì ta giảm dòng qua sơ cấp biến áp hả chị ? phải tăng số vòng dây sơ cấp hay giảm độ rộng xung ?Hay giảm dòng tải bên thứ cấp ?

============

Tăng số vòng thứ cấp lên vài phần trăm để tránh vùng bão hoà --> có thể sẽ mạnh lên vì hiệu suất được cải thiện.

Page 67: Mạch dùng IC555 tạo xung clock rất thông dụng

Converter Lan HươngXin chào mọi người, tôi đã làm thử converter LH v-1 nhưng không thành công Fet IRF840 hỏng nhiều -học phí cao. Tôi đã thử kiểm tra thấy 12 FET này chỉ mở cỡ độ 1/4 công suất mà thôi, theo tôi đó là do BAX kích mở FET không thể truyền được hết độ rộng xung từ các chân CD4017 tạo ra để chuyển sang cực gate FET.Chắc là LH phải lắp thêm tụ trong mạch thứ cấp để kéo dài độ rộng xung cho các FET này thì mới chạy được?Lại nữa cầu Wien 12 Fet IRF840 này nếu FET ở điện áp cao 310V mở ra thì sẽ làm ngắn mạch qua các FET áp thấp 210 và 80v qua các DIod trong của FET mà về nguồn thấp chứ sẽ không có dòng chạy qua tải mà về nhánh dưới bên kia cầu -Mong LH lý giải giùm.Để tránh hiện tượng này thì 3 nguồn này (380v,210v và 80v phải cách ly hoàn toàn) nhưng trong các sơ đồ LH không thấy . Còn khống chế điện áp DC-DC 310v như trong sơ đồ LH-v1 thì IC 555 sẽ không được cấp điện và không có dao động nào để sơ đồ khởi động cả.Hiện nay tôi đã làm thành công LH V-2 nhưng thay đổi khá nhiều như sau:- DC-DC dùng IC TL494 trong đó tích hợp đủ các khâu như tạo xung tam giác, chống dead time, bảo vệ quá áp, quá dòng qua các chân 1.2 va 15, 16, đặc biệt là có thể thay đổi điện áp chân số 3 từ 0.5-3.5v (lấy từ IC 4017)để điều biến độ rộng xung để tạo ra dòng sơ cấp DC-DC dạng đa bậc sin như LH .-Cầu nắn ra xoay chiều 50Hz dùng 2 optoPC 817 ở nhánh trên và 2 tran C1815 ( do không tìm được IR2181; 2184 như LH) nhưng mình chạy thử cũng khá tốt với công suất ra hơn 200W. Có 1 thắc mắc lâu rồi là biến áp nhỏ như vậy mà sao LH quấn được vô số dây toàn cỡ lớn hà? mà sao ở đây LH viết là chỉ 1/3 vòng /vôn có sự nhầm lẫn chăng ?- Chân 4017 lấy áp ra để điều khiển CD4013 phải là chân số 3 (0)chứ LH? bởi lấy như LH chân số 11 (9) thì trên đồ thị điện áp trước cầu H sẽ có 2 điểm áp thấp liền nhau trong các bán kỳ và sin ra sẽ không chuẩnVấn đề bây giờ là quấn được biến áp với cỡ dây lớn hơn để có thể nâng công suất lên khỏi nóng BA khi chạy . Cảm ơn anh em trên diễn đàn và đặc biệt là em LH nhiều , qua các converter này mình cũng có nhiều điều thú vị và bổ ích

============================

Có thể do chất lượng biến áp driver xung quấn không đạt -- nên dùng HS driver kiểu khác xem sao. Thucbao tham khảo luồng dưới đây :