mÔ Đun: nuÔi trÂu, bÒ ĐỰc giỐng mà sỐ: mĐ01 trinh md01 - nuoi... · giống, thức...

57
BNÔNG NGHIÊP VÀ PHÁT TRIN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH ĐUN: NUÔI TRÂU, BÒ ĐỰC GING MÃ S: MĐ01 NGHNUÔI VÀ PHÒNG – TRBNH CHO TRÂU, BÒ TRÌNH ĐỘ SƠ CP NGHHÀ NI, NĂM 2011

Upload: others

Post on 05-Sep-2019

9 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: MÔ ĐUN: NUÔI TRÂU, BÒ ĐỰC GIỐNG MÃ SỐ: MĐ01 trinh MD01 - Nuoi... · giống, thức ăn, nuôi dưỡng và chăm sóc trâu bò đực giống. Thực hiện được

BỘ NÔNG NGHIÊP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

GIÁO TRÌNH

MÔ ĐUN: NUÔI TRÂU, BÒ ĐỰC GIỐNG

MÃ SỐ: MĐ01 NGHỀ NUÔI VÀ PHÒNG – TRỊ BỆNH

CHO TRÂU, BÒ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ

HÀ NỘI, NĂM 2011

Page 2: MÔ ĐUN: NUÔI TRÂU, BÒ ĐỰC GIỐNG MÃ SỐ: MĐ01 trinh MD01 - Nuoi... · giống, thức ăn, nuôi dưỡng và chăm sóc trâu bò đực giống. Thực hiện được

1

TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN

Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được

phép dùng nguyên bản hoặc trích dẫn dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.

Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.

Mã tài liệu: MĐ 01

Page 3: MÔ ĐUN: NUÔI TRÂU, BÒ ĐỰC GIỐNG MÃ SỐ: MĐ01 trinh MD01 - Nuoi... · giống, thức ăn, nuôi dưỡng và chăm sóc trâu bò đực giống. Thực hiện được

2

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU ...................................................................................................................................................... 4 MÔ ĐUN .............................................................................................................................................................. 5

GIỚI THIỆU MÔ ĐUN .............................................................................................................................................. 5 Bài 1: Xác định điều kiện chăn nuôi ............................................................................................................................................. 6 A. Nội dung: ................................................................................................................................................................................. 6 1. Xác định chuồng trại. ................................................................................................................................................................ 6 2. Xác định dụng cụ chăn nuôi. ..................................................................................................................................................... 7 B. Câu hỏi và bài tập thực hành: ................................................................................................................................................... 9 I. Câu hỏi ...................................................................................................................................................................................... 9 II. Bài tập thực hành .................................................................................................................................................................... 10 Bài 1: Thực hành nhận biết chuồng trại nuôi trâu, bò đực giống. ............................................................................................... 10 Bài 2: Thực hành nhận biết dụng cụ chăn nuôi trâu bò đực giống. ............................................................................................. 10 C. Ghi nhớ: ................................................................................................................................................................................. 11 Bài 2: Xác định giống trâu, bò đực ............................................................................................................................................. 11 A. Nội dung: ............................................................................................................................................................................... 11 1. Xác định giống trâu đực. ......................................................................................................................................................... 11 2. Xác định giống bò đực. ........................................................................................................................................................... 13 2.1.1 Bò vàng Việt Nam .............................................................................................................................................................. 13 2.1.2. Bò Lai Sind ...................................................................................................................................................................... 14 2.2.1. Các giống bò kiêm dụng thịt – sữa .................................................................................................................................... 15 2.2.2. Các giống bò sữa ............................................................................................................................................................... 17 3. Chọn trâu bò đực làm giống. ................................................................................................................................................... 21 B. Câu hỏi và bài tập thực hành: ................................................................................................................................................. 22 I. Câu hỏi .................................................................................................................................................................................... 22 II. Bài tập thực hành .................................................................................................................................................................... 23 Bài 1: Thực hành nhận biết đặc điểm ngoại hình, thể chất trâu đực giống Việt Nam và trâu Mura. ........................................... 23 Bài 2: Thực hành nhận biết đặc điểm ngoại hình, thể chất các bò đực giống kiêm dụng thịt – sữa. ........................................... 23 Bài 3: Thực hành nhận biết đặc điểm ngoại hình, thể chất bò đực giống chuyên sữa . .............................................................. 24 Bài 4: Thực hành nhận biết đặc điểm ngoại hình, thể chất các bò đực giống chuyên thịt. .......................................................... 25 C. Ghi nhớ: ................................................................................................................................................................................. 26 Bài 3: Xác định thức ăn cho trâu, bò đực giống .......................................................................................................................... 26 A. Nội Dung: ............................................................................................................................................................................... 26 1. Xác định thức ăn thô, xanh...................................................................................................................................................... 26 1.1.1 Rơm, rạ: ............................................................................................................................................................................. 26 1.1.2. Cây ngô già sau thu bắp .................................................................................................................................................... 28 1.2.3. Cỏ khô .............................................................................................................................................................................. 30 2. Xác định thức ăn tinh .............................................................................................................................................................. 32 3. Xác định thức ăn bổ sung ........................................................................................................................................................ 36 B. Câu hỏi và bài tập thực hành: ................................................................................................................................................. 37 I. Câu hỏi .................................................................................................................................................................................... 37 II. Bài tập thực hành .................................................................................................................................................................... 37 Bài 1: Thực hành ủ rơm khô bằng ure và vôi. ............................................................................................................................. 37 Bài 3: Thực hành phối trộn thức ăn tinh cho trâu, bò đực giống. ................................................................................................ 38 C. Ghi nhớ: ................................................................................................................................................................................. 39 Bài 4: Nuôi dưỡng trâu, bò đực giống 39 A. Nội dung: ............................................................................................................................................................................... 39 1. Xác định nhu cầu dinh dưỡng ................................................................................................................................................. 39 2. Xác định khẩu phần ăn ............................................................................................................................................................ 40 3. Cho ăn ..................................................................................................................................................................................... 41 B. câu hỏi và bài tập thực hành: .................................................................................................................................................. 42 I. Câu hỏi. ................................................................................................................................................................................... 42 II. Bài tập thực hành. ................................................................................................................................................................... 42 Bài 1. Xác định nhu cầu năng lượng và chất đạm cho trâu, bò đực giống theo trọng lượng cơ thể và sức sản xuất. .................. 42 Bài 2. Phối hợp khẩu phần ăn cho trâu, bò đực giống . ............................................................................................................... 43 C. Ghi nhớ: ................................................................................................................................................................................. 44 Baì 5: Chăm sóc trâu, bò đực giống ............................................................................................................................................ 44 A. Nội dung: ............................................................................................................................................................................... 44 1. Vận động. ................................................................................................................................................................................ 44 2. Tắm, chải. ............................................................................................................................................................................... 45 3. Sử dụng và quản lý trâu bò đực giống. .................................................................................................................................... 46

Page 4: MÔ ĐUN: NUÔI TRÂU, BÒ ĐỰC GIỐNG MÃ SỐ: MĐ01 trinh MD01 - Nuoi... · giống, thức ăn, nuôi dưỡng và chăm sóc trâu bò đực giống. Thực hiện được

3

3.1.1. Tuổi đưa vào sử dụng ........................................................................................................................................................ 46 3.1.2. Chế độ sử dụng ................................................................................................................................................................. 46 3.1.3 Sử dụng trâu bò đực giống ................................................................................................................................................. 46 B. câu hỏi và bài tập thực hành: .................................................................................................................................................. 49 I. Câu hỏi: ................................................................................................................................................................................... 49 II. Bài tập thực hành. ................................................................................................................................................................... 50 Bài 1: Thực hành cho trâu, bò đực giống vận động. .................................................................................................................... 50 Bài 2: Thực hành tắm, chải cho trâu, bò đực giống ..................................................................................................................... 50 Bài 3: Thực hành kiểm tra sức khỏe cho trâu, bò đực giống ....................................................................................................... 51 C. Ghi nhớ: ................................................................................................................................................................................. 52

HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN MÔN HỌC ........................................................................................... 52 I. Vị trí, tính chất của mô đun: .................................................................................................................................................... 52 II. Mục tiêu mô đun: ................................................................................................................................................................... 52 III. Nội dung mô đun: ................................................................................................................................................................. 52 IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành: ........................................................................................................................ 53 V. Yêu cầu đánh giá kết quả học tập: .......................................................................................................................................... 54 VI. Tài liệu tham khảo: ............................................................................................................................................................... 55

Page 5: MÔ ĐUN: NUÔI TRÂU, BÒ ĐỰC GIỐNG MÃ SỐ: MĐ01 trinh MD01 - Nuoi... · giống, thức ăn, nuôi dưỡng và chăm sóc trâu bò đực giống. Thực hiện được

4

LỜI NÓI ĐẦU

Để đáp ứng nhu cầu phát triển ngành chăn nuôi theo hướng công nghiệp của

nước ta trong thời gian tới, những người tham gia vào hoạt động chăn nuôi trâu, bò cần được đào tạo để họ có những kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết. Trường đại học Nông Lâm Bắc Giang được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao nhiệm vụ xây dựng chương trình đào tạo sơ cấp nghề, nghề nuôi và phòng – trị bệnh cho trâu, bò

Chương trình được xây dựng dựa trên cơ sở phân tích nghề theo phương pháp DACUM và cấu trúc Mô đun. Kiến thức, kỹ năng và thái độ của nghề được tích hợp vào các Mô đun. Kết cấu của chương trình gồm nhiều Mô đun và môn học, mỗi Mô đun gồm nhiều công việc và bước công việc tích hợp liên quan chặt chẽ với nhau nhằm hướng tới hình thành những năng lực thực hiện của người học. Vì vậy những kiến thức lý thuyết được chọn lọc và tích hợp vào công việc, mỗi công việc được trình bày dưới dạng một bài học.

Đây là chương trình chủ yếu dùng cho đào tạo sơ cấp nghề, đối tượng học là những người có nhu cầu đào tạo nhưng không có điều kiện đến các cơ sở đào tạo chính quy để học tập ở bậc học cao, thời gian tập trung dài hạn, họ có trình độ học vấn thấp. Vì vậy việc đào tạo diễn ra với thời gian ngắn, tại cộng đồng, hình thức gọn nhẹ phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của học viên.

Tài liệu này được viết theo từng mô đun, môn học của chương trình đào tạo sơ cấp nghề, nghề nuôi và phòng- trị bệnh cho trâu, bò và được dùng làm giáo trình cho các học viên trong khóa học sơ cấp nghề, các nhà quản lý và người sử dụng lao động tham khảo, hoàn chỉnh để trở thành giáo trình chính thức trong hệ thống dạy nghề

Việc xây dựng một chương trình đào tạo sơ cấp nghề dùng cho đào tạo nông dân ở nước ta nói chung còn mới mẻ. Vì vậy chương trình còn nhiều hạn chế và thiếu sót, tập thể các tác giả mong muốn nhận được sự đóng góp của các bạn đồng nghiệp để chương trình được hoàn thiện hơn.

Xin trân trọng cảm ơn ! Tham gia biên soạn. 1. Nguyễn Đức Dương - Chủ biên

2. Nguyễn Hữu Nam. 3. Trần Văn Tuấn

Page 6: MÔ ĐUN: NUÔI TRÂU, BÒ ĐỰC GIỐNG MÃ SỐ: MĐ01 trinh MD01 - Nuoi... · giống, thức ăn, nuôi dưỡng và chăm sóc trâu bò đực giống. Thực hiện được

5

MÔ ĐUN

NUÔI TRÂU, BÒ ĐỰC GIỐNG Mã mô đun: MĐ01

GIỚI THIỆU MÔ ĐUN Mô đun nuôi trâu, bò đực giống là mô đun chuyên ngành trong chương trình đào tạo sơ cấp nghề, nghề nuôi và phòng – trị bệnh cho trâu, bò. Học xong mô đun này người học có khả năng trình bày được nội dung về xác định điều kiện chăn nuôi, giống, thức ăn, nuôi dưỡng và chăm sóc trâu bò đực giống. Thực hiện được việc nuôi trâu bò đực giống đúng kỹ thuật. Bảo đảm vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm. Mô đun được xây dựng trên cơ sở phân tích nghề, phân tích công việc, mỗi công việc gồm nhiều bước công việc liên quan mật thiết với nhau và được bố trí thành một bài học. Quỹ thời gian để giảng dạy mô đun được thiết kế 84 giờ, trong đó lý thuyết 20 giờ, thực hành 56 giờ, kiểm tra 8 giờ. Phần lý thuyết của mô đun gồm 5 bài học sau: - Bài 1: Xác định điều kiện chăn nuôi - Bài 2: Xác định giống trâu, bò đực - Bài 3: Xác định thức ăn cho trâu, bò đực giống - Bài 4: Nuôi dưỡng trâu, bò đực giống - Bài 5: Chăm sóc trâu, bò đực giống Phần thực hành gồm câu hỏi, bài tập, bài thực hành được xây dựng trên cơ sở nội dung cơ bản của các bài học lý thuyết về xác định điều kiện chăn nuôi, giống, thức ăn, nuôi dưỡng và chăm sóc trâu, bò đực giống, giúp người học hình thành kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp, trong việc nuôi và phòng – trị bệnh cho trâu, bò. Các bài học trong mô đun được sử dụng phương pháp dạy học tích hợp giữa lý thuyết và thực hành, trong đó thời lượng cho các bài thực hành được bố trí 70 %. Vì vậy để học tốt mô đun người học cần chú ý thực hiện các nội dung sau; - Tham gia học tập tất cả các môn học, mô đun có trong chương trình đào tạo. - Tham gia học tập đầy đủ các bài lý thuyết, thực hành có trong mô đun, chú ý những bài thực hành. Vì thực hành là cơ sở quan trọng hình thành kỹ năng nghề cho người học. - Phải có ý thức kỷ luật trong học tập, nghiêm túc, say mê nghề nghiệp, giám nghĩ, giám làm và đảm bảo an toàn cho người, vật nuôi. An toàn thực phẩm và bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng. Phương pháp đánh giá kết quả học tập mô đun được thực hiện theo Quy chế thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp trong dạy nghề hệ chính quy, ban hành kèm theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BLĐTBXH, ngày 24 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

Page 7: MÔ ĐUN: NUÔI TRÂU, BÒ ĐỰC GIỐNG MÃ SỐ: MĐ01 trinh MD01 - Nuoi... · giống, thức ăn, nuôi dưỡng và chăm sóc trâu bò đực giống. Thực hiện được

6

Bài 1: Xác định điều kiện chăn nuôi

Mục tiêu: - Trình bày được nội dung về xác định điều kiện chăn nuôi trâu bò, đực giống. - Thực hiện được việc xác định điều kiện chăn nuôi trâu bò đực giống đúng kỹ thuật. A. Nội dung: 1. Xác định chuồng trại. 1.1. Xác định vị trí chuồng nuôi

Trại nuôi trâu, bò phải được đặt ở địa điểm: + Cao ráo, thoáng mát, dễ thoát nước, có đủ nguồn nước chất lượng tốt cho

trâu, bò uống và vệ sinh chuồng trại. + Đủ diện tích đất trồng cỏ nuôi trâu bò + Đủ diện tích đất để mở rộng quy mô chăn nuôi nếu cần. + Thuận lợi giao thông, tiếp cận thị trường và đảm bảo an ninh. + Thuận lợi cho việc quản lý và xử lý chất thải, bảo vệ môi trường. + Xa khu dân cư, các khu công nghiệp, chợ, trường học... để hạn chế lây lan

mầm bệnh, ô nhiễm môi trường. + Chuồng nuôi trâu, bò đực giống nên ở đầu hướng gió, xa chuồng bò cái để

tránh bò đực bị kích thích phá chuồng.

Hình 1.1: Mô hình về vị trí xây dựng trại chăn nuôi trâu bò

1.2. Xác định hướng chuồng nuôi Chuồng nuôi trâu, bò đực giống nên xây dựng theo hai hướng sau : - Hướng nam - Hướng đông nam 1.3. Xác định kiểu chuồng nuôi Chuồng nuôi trâu, bò đực giống theo kiểu chuồng - Một dãy có lối đi phía trước máng ăn.

Page 8: MÔ ĐUN: NUÔI TRÂU, BÒ ĐỰC GIỐNG MÃ SỐ: MĐ01 trinh MD01 - Nuoi... · giống, thức ăn, nuôi dưỡng và chăm sóc trâu bò đực giống. Thực hiện được

7

- Diện tích 4 m2 cho một trâu, bò đực giống

Hình 1.3: Mô hình kiểu chuồng một dãy

2. Xác định dụng cụ chăn nuôi. 2.1. Máng ăn Máng ăn cho trâu, bò đực giống được xây dựng theo nguyên tắc sau : - Cố định, chắc chắn. - Thoát nước, dễ cọ rửa khi vệ sinh. - Gần lối đi vào chuồng. + Chăn nuôi nông hộ quy mô nhỏ : - Máng ăn cho trâu, bò đực giống nên xây bằng gạch, láng xi măng. - Độ sâu vừa phải (khoảng 30 cm). - Các góc của máng ăn phải lượn tròn và trơn nhẵn dễ cọ rửa - Đáy máng dốc và có lỗ thoát nước ở cuối để thuận tiện cho việc rửa máng. -Thành máng phía trong (phía bò ăn) thấp hơn thành máng ngoài để thức ăn không rơi vãi ra lối đi (hình 2.1).

Hình 1.4. Chuồng nuôi và máng ăn cho bò đực giống quy mô hộ gia đình

+ Chăn nuôi quy mô lớn:

Page 9: MÔ ĐUN: NUÔI TRÂU, BÒ ĐỰC GIỐNG MÃ SỐ: MĐ01 trinh MD01 - Nuoi... · giống, thức ăn, nuôi dưỡng và chăm sóc trâu bò đực giống. Thực hiện được

8

- Máng ăn cho trâu, bò đực giống được xây dựng ở phần trước lối đi phía trước mỗi dãy chuồng,

Hình 1.5b: Vị trí lối cấp phát thức ăn trong chăn nuôi quy mô lớn

- Xây cao hơn so với mặt nền chuồng, bên trên rải băng thảm nhựa và có gờ cao phía trong để ngăn thức ăn rơi vào trong chỗ đứng của con vật (Hình 1.5c). - Thức ăn được cung cấp dọc theo lối đi phía trước này. Hoặc cũng có thể làm máng ăn sâu hơn lối đi để tiện cho việc phân phối thức ăn và vệ sinh bằng nước. Tuy nhiên, không được làm máng ăn quá sâu gây khó khăn cho trâu bò khi lấy thức ăn.

Hình 1.5.c : Kiểu máng ăn xây ăn sâu hơn lối đi

Lối cấp TA Khu vực nghỉ ngõi

Nền bê-tông

Hình 1.5a: Máng ăn cho trâu bò

Page 10: MÔ ĐUN: NUÔI TRÂU, BÒ ĐỰC GIỐNG MÃ SỐ: MĐ01 trinh MD01 - Nuoi... · giống, thức ăn, nuôi dưỡng và chăm sóc trâu bò đực giống. Thực hiện được

9

2.2. Máng uống + Nên dùng máng uống tự động hoặc máng bán tự động

+ Thiết kế và xây dựng máng uống bán tự động như sau: - Xây tháp chứa nước chung - Lắp đặt ống dẫn tới một bể nhỏ xây ở đầu chuồng nuôi, đầu ống dẫn có lắp một phao tự đóng, mở nước. - Từ bể này có hệ thống ống dẫn tới các máng uống ở các ô chuồng. Khi bò uống nước, mực nước trong máng hạ xuống, phao tự động mở, nước từ tháp chảy vào bể cho đến khi đầy thì phao tự đóng lại. - Máng uống nên cố định ở độ cao 0,8m từ mặt đất và giữ cho chúng có cùng mực nước với bể chứa nước (theo kiểu bình thông nhau hình 2.2).

Hình 2.2 : Mô hình máng uống bán tự động 2.3. Dụng cụ vệ sinh + Dụng cụ vệ sinh chuồng trại gồm: - Chổi quét có cán, xẻng, cuốc, vòi phun nước. - Xô, chậu đựng nước. - Xe đẩy vận chuyển phân, rác… - Hầm khí Bioga + Dụng cụ vệ sinh thân thể gồm : - Bàn chải để chải chấy, rận, tắm, chải cho trâu, bò đực giống. - Dàn phun thuốc diệt ve, mòng, rận, chấy. - Vòi phun nước, bãi tắm cho trâu, bò đực giống. - Bình bơm thuốc thủ công, hoặc động cơ.

Hình 2.3. Xây dựng hầm bioga

B. Câu hỏi và bài tập thực hành: I. Câu hỏi 1, Trình bày vị trí, hướng và kiểu chuồng nuôi trâu, bò đực giống.

Page 11: MÔ ĐUN: NUÔI TRÂU, BÒ ĐỰC GIỐNG MÃ SỐ: MĐ01 trinh MD01 - Nuoi... · giống, thức ăn, nuôi dưỡng và chăm sóc trâu bò đực giống. Thực hiện được

10

2, Trình bày các loại máng ăn, máng uống dùng để chăn nuôi trâu, bò đực giống. II. Bài tập thực hành

Bài 1: Thực hành nhận biết chuồng trại nuôi trâu, bò đực giống. + Mục đích: Thực hiện được việc xác định vị trí, kiểu chuồng và diện tích cần thiết đối với chuồng nuôi để tổ chức chăn nuôi trâu, bò đực giống . + Nội dung - Nhận biết vị trí chuồng trại chăn nuôi trâu, bò đực giống qua mô hình, tranh ảnh, hình vẽ và tham quan trang trại nuôi trâu, bò đực giống. - Nhận biết kiểu, hướng chuồng nuôi trâu, bò đực giống và tính diện tích chuồng nuôi theo quy mô đàn. + Nguồn lực: - Tranh ảnh, mô hình, tiêu bản, băng hình về chuồng nuôi trâu, bò đực giống. - Trại chăn nuôi trâu, bò đực giống. - Băng hình về trại chăn nuôi trâu, bò đực giống. - Máy vi tính sách tay, Projecter.. + Cách thức tổ chức: - Hướng dẫn mở đầu: giáo viên hướng dẫn nội dung về vị trí, hướng, diện tích chuổng trại chăn nuôi trâu, bò đực giống qua tranh ảnh, mô hình, băng hình và trang trại chăn nuôi trâu, bò đực giống. - Hướng dẫn thường xuyên: phân lớp thành từng nhóm nhỏ 3-5 học viên, mỗi nhóm quan sát trên mô hình, tranh ảnh, băng hình về vị trí, hướng, diện tích chuổng trại chăn nuôi trâu, bò đực giống và tham quan cơ sở chăn nuôi trâu, bò đực giống. Giáo viên giải đáp những thắc mắc của học viên. + Thời gian hoàn thành: 4 giờ. + Phương pháp đánh giá: Giáo viên phát phiếu trắc nghiệm cho học viên điền vào ô trả lời, đối chiếu với đáp án. + Kết quả và sản phẩm cần đạt được: Thực hiện được việc xác định vị trí, hướng, kiểu và diện tích chuồng nuôi trâu, bò đực giống theo yêu yêu cầu kỹ thuật

Bài 2: Thực hành nhận biết dụng cụ chăn nuôi trâu bò đực giống. + Mục đích: Nhận biết được các loại máng ăn, máng uống, dụng cụ vệ sinh để tổ chức chăn nuôi trâu, bò đực giống. + Nội dung - Nhận biết máng ăn, máng uống trong chăn nuôi trâu, bò đực giống qua mô hình, tranh ảnh, băng hình và tham quan trang trại nuôi trâu, bò đực giống. - Nhận biết các dụng cụ vệ sinh chuống trại, vệ sinh thân thể và hầm khí Bioga trong chăn nuôi trâu, bò đực giống. + Nguồn lực:

Page 12: MÔ ĐUN: NUÔI TRÂU, BÒ ĐỰC GIỐNG MÃ SỐ: MĐ01 trinh MD01 - Nuoi... · giống, thức ăn, nuôi dưỡng và chăm sóc trâu bò đực giống. Thực hiện được

11

- Tranh ảnh, mô hình, bản vẽ các loại máng ăn, máng uống, dụng cụ vệ sinh trong chăn nuôi trâu, bò đực giống. - Trại chăn nuôi trâu, bò đực giống. - Băng hình về cơ sở chăn nuôi trâu, bò đực giống. - Máy vi tính sách tay, Projecter.. + Cách thức tổ chức: - Hướng dẫn mở đầu: giáo viên hướng dẫn nội dung về các loại máng ăn, máng uống, vị trí bố trí máng ăn, máng uống trong chuồng nuôi trâu, bò đực giống qua tranh ảnh, mô hình, băng hình và trang trại chăn nuôi trâu, bò đực giống. Cấu tạo, tác dụng và vận hành các dụng cụ vệ sinh dùng trong chăn nuôi trâu, bò đực giống. - Hướng dẫn thường xuyên: phân lớp thành từng nhóm nhỏ 3-5 học viên, mỗi nhóm quan sát trên mô hình, tranh ảnh, băng hình về về các loại máng ăn, máng uống, vị trí bố trí máng ăn, máng uống, dụng cụ vệ sinh trong chuồng nuôi trâu, bò đực giống và tham quan cơ sở chăn nuôi trâu, bò đực giống. Giáo viên giải đáp những thắc mắc của học viên. + Thời gian hoàn thành: 4 giờ. + Phương pháp đánh giá: Giáo viên phát phiếu trắc nghiệm cho học viên điền vào ô trả lời, đối chiếu với đáp án. + Kết quả và sản phẩm cần đạt được: Thực hiện được việc xác định các loại máng ăn, máng uống, dụng cụ vệ sinh dùng trong chăn nuôi trâu, bò đực giống đúng yêu cầu kỹ thuật. C. Ghi nhớ: - Chuồng nuôi trâu, bò đực giống phải xây dựng đầu hướng gió và xa chuồng nuôi trâu, bò cái sinh sản và bò cái tơ, lỡ, để phòng tránh trâu, bò đực phá chuồng húc nhau. - Kiểu chuồng nuôi trâu, bò đực giống nên xây dựng theo kiểu chuồng một dãy có đường đi ở phía trước chuồng.

Bài 2: Xác định giống trâu, bò đực

Mục tiêu:

- Trình bày được nội dung về xác định giống trâu bò, đực. - Thực hiện được việc chọn trâu, bò đực làm giống đúng kỹ thuật.

A. Nội dung: 1. Xác định giống trâu đực. 1.1. Xác định giống trâu nội + Đặc điểm ngoại hình - Trâu có ngoại hình vạm vỡ,

Page 13: MÔ ĐUN: NUÔI TRÂU, BÒ ĐỰC GIỐNG MÃ SỐ: MĐ01 trinh MD01 - Nuoi... · giống, thức ăn, nuôi dưỡng và chăm sóc trâu bò đực giống. Thực hiện được

12

- Đa số có lông da màu đen xám; dưới hầu và trước ức có khoang lông màu trắng. Số ít trâu có lông, da màu trắng.

- Đầu hơi bé; trán và sống mũi thẳng, tai mọc ngang, sừng dài, dẹt, hình cánh cung, hướng về phía sau và hơi vểnh lên trên.

- Cổ to tròn không có yếm, không có u vai. Lưng thẳng, mông xuôi, ngực nở. - Đuôi dài đến khoeo, tận cùng có chòm lông.

+ Chỉ tiêu sản xuất - Khối lượng sơ sinh 28-30kg, khối lượng trưởng thành 450-500 kg. Tỉ lệ thịt

xẻ 48%. - Trâu Việt Nam có khả năng lao tác tốt, làm việc ở những chân đất nặng hay

lầy thụt. - Chịu đựng kham khổ, khả năng chống bệnh cao, thích nghi với khí hậu nóng

ẩm.

Hình 1.1: Trâu đực giống Việt Nam 1.2. Xác định giống trâu nhập nội

Trâu Murrah có nguồn gốc từ Ân Độ, được nhập vào nước ta từ những năm 1960. + Đặc điểm về ngoại hình:

- Toàn thân đen tuyền, trán và đuôi có đốm trắng - Thân hình nêm, ngực nở, đầu nhỏ, trán gồ, sừng cuốn kèn. - Mũi rộng, hai lỗ mũi cách xa nhau. - Tai to, mỏng, thường rủ xuống, u vai không phát triển. - Mông nở, bốn chân ngắn, to, bắp nổi rõ.

Page 14: MÔ ĐUN: NUÔI TRÂU, BÒ ĐỰC GIỐNG MÃ SỐ: MĐ01 trinh MD01 - Nuoi... · giống, thức ăn, nuôi dưỡng và chăm sóc trâu bò đực giống. Thực hiện được

13

+ Chỉ tiêu sản xuất: - Khối lượng sơ sinh khoảng 35- 40kg, - Khối lượng lúc trưởng thành 700-750 kg. Tỷ lệ thịt xẻ khoảng 48-52%.

- Trâu Murrah có khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu ở nhiều vùng của nước ta. Trâu thích đầm tắm, không thích nghi với cày kéo. 2. Xác định giống bò đực. 2.1. Xác định giống bò đực nội. 2.1.1 Bò vàng Việt Nam + Nguồn gốc: Bò nội ở nước ta được phân bố rộng và thường được gọi theo tên địa phương như bò Thanh Hoá, bò Nghệ An, bò Lạng Sơn, bò Phú Yên, v.v. Mặc dù có sự khác nhau nhất định về một vài đặc điểm màu lông và thể vóc, nhưng chưa có cơ sở nào để khẳng định đó là những giống bò khác nhau, cho nên có thể gọi chung các loại bò nội của ta là bò Vàng Việt Nam. + Đặc điểm ngoại hình:

- Lông màu vàng, vàng nhạt hoặc vàng cánh dán, da có nhiều nếp nhăn

Hình 2.1 : Bò đực giống vàng Việt Nam

Hình 1-2: Trâu đực giống Mura

Page 15: MÔ ĐUN: NUÔI TRÂU, BÒ ĐỰC GIỐNG MÃ SỐ: MĐ01 trinh MD01 - Nuoi... · giống, thức ăn, nuôi dưỡng và chăm sóc trâu bò đực giống. Thực hiện được

14

- Ngoại hình cân xứng, con đực đầu to, sừng dài chĩa về phía trước; mạch máu và gân mặt nổi rõ. - Cổ con đực to, yếm kéo dài từ hầu đến xương ức. - U vai con đực cao, lưng và hông thẳng, hơi rộng, bắp thịt nở nang. - Ngực phát triển tốt, sâu hơi lép. Bụng to, tròn nhưng không sệ. - Mông hơi xuôi, hẹp và ngắn, bốn chân thanh, cứng cáp; 2 chân trước thẳng, 2 chân sau đi chạm khoeo. + Chỉ tiêu sản xuất:

- Khối lượng sơ sinh 14-15kg, lúc trưởng thành con đực nặng 250-280kg. - Bò Vàng có khả năng cày kéo tốt, làm việc dẻo dai ở những chân đất nhẹ, có

tốc độ đi khá nhanh. - Chịu đựng kham khổ, khả năng chống bệnh cao, thích nghi với nhiều vùng khí hậu ở nước ta. 2.1.2. Bò Lai Sind

Bò Lai Sind là kết quả tạp giao giữa bò Red Sindhi hoặc bò Sahiwal với bò Vàng Việt Nam. + Đặc điểm ngoại hình:

- Lông màu vàng hoặc sẫm, một số ít con có pha trắng. - Đầu hẹp, trán gồ, tai to cụp xuống. Rốn và yếm rất phát triển: yếm kéo dài

từ hầu đến rốn; nhiều nếp nhăn. - U vai nổi rõ, lưng ngắn, ngực sâu, mông dốc. - Đuôi dài, chót đuôi thường không có xương. + Chỉ tiêu sản xuất - Khối lượng sơ sinh 17-19kg, - Khối lượng trưởng thành con đực 400-450 kg.

Hình 2.2: Bò đực giống Lai Sind

Page 16: MÔ ĐUN: NUÔI TRÂU, BÒ ĐỰC GIỐNG MÃ SỐ: MĐ01 trinh MD01 - Nuoi... · giống, thức ăn, nuôi dưỡng và chăm sóc trâu bò đực giống. Thực hiện được

15

- Khả năng cày kéo tốt - Chịu đựng kham khổ, khả năng chống bệnh tật cao, thích nghi tốt được với khí hậu nóng ẩm. 2.2. Xác định giống bò đực nhập nội 2.2.1. Các giống bò kiêm dụng thịt – sữa a. Bò Sind (Red Sindhi) + Nguồn gốc: từ vùng Sindhi (Pakistan). Nhập vào Việt Nam từ năm 1923

+ Đặc điểm ngoại hình:

- Lông màu đỏ cánh dán hay nâu thẫm. - Thân hình ngắn, chân cao, mình lép, tai to và rũ xuống, yếm và nếp gấp da

dưới rốn rất phát triển. - Bò đực có u vai rất cao, đầu to, trán gồ, rộng, sừng ngắn, cổ ngắn, vạm vỡ,

ngực sâu nhưng không nở. + Chỉ tiêu sản xuất

- Khi trưởng thành bò đực có khối lượng 450-500kg b. Bò Sahiwal + Nguồn gốc: Bò Sahiwal là giống bò u của Pakistan. Nhập vào Việt Nam năm 1974, nuôi ở Trung tâm tinh đông lạnh Moncada và Ninh Hoà, Khánh Hoà + Đặc điểm ngoại hình:

- Lông màu đỏ vàng hay vàng thẫm. - Kết cấu ngoại hình tương tự như bò Red Sindhi. Khi trưởng thành bò đực

có khối lượng 470 – 500 kg.

Hình 2.3: Bò Sin đực (Red Sindhi)

Page 17: MÔ ĐUN: NUÔI TRÂU, BÒ ĐỰC GIỐNG MÃ SỐ: MĐ01 trinh MD01 - Nuoi... · giống, thức ăn, nuôi dưỡng và chăm sóc trâu bò đực giống. Thực hiện được

16

c. Bò nâu Thuỵ Sĩ (Brown Swiss)

+ Nguồn gốc: Thuỵ Sĩ , châu âu là giống kiêm dụng sữa-thịt. Nhập vào Việt Nam năm 1972 từ Cu Ba. Nuôi tại Trung tâm Môncađa Ba Vì, Hà Nội

+ Đặc điểm về ngoại hình - Lông màu nâu, một số ít màu sáng đậm hay nâu xám.

Hình 2.5a: Bò màu nâu Hình 2.5b: Bò màu sáng đậm Hình 2.5a: Bò màu nâu xám

- Đầu ngắn, trán dài và rộng, mồm rộng, sừng ngắn, cong, gốc sừng trắng.

- Thân hình dài, ngực nở, sâu, rộng, sườn bụng thon. - Bốn chân chắc chắn khoẻ mạnh, tư thế vững vàng, móng đen. + Các chỉ tiêu sản xuất

- Thể trọng lúc sơ sinh khoảng 31-37kg, - Khối lượng trưởng thành của bò đực 800-950. Tỷ lệ thịt xẻ 59-60%. - Năng suất sữa bình quân 3500-4000kg/chu kỳ, tỷ lệ mỡ sữa 3,5-4%.

d. Bò Simental + Nguồn gốc: Thuỵ Sỹ , hiện nay được nuôi ở nhiều nước trên thế giới. Việt Nam nhập tinh đông viên của loại bò này, lai với giống bò vàng Việt Nam + Đặc điểm ngoại hình. - Lông màu đỏ nâu và trắng, lông đầu thường có màu trắng.

Hình 2.4: Bò Sahiwal đực

Page 18: MÔ ĐUN: NUÔI TRÂU, BÒ ĐỰC GIỐNG MÃ SỐ: MĐ01 trinh MD01 - Nuoi... · giống, thức ăn, nuôi dưỡng và chăm sóc trâu bò đực giống. Thực hiện được

17

Hình 2.6. Bò Simental

- Ngực sâu, rộng, bộ xương chắc chắn. Cơ phát triển tốt. + Đặc điểm về sức sản xuất - Bò đực trưởng thành trọng lượng 1000kg. - Lúc 1 năm tuổi bê đực nặng 517kg - Nuôi dưỡng tốt bê đực giết thịt lúc 14 -16 tháng tuổi có tỷ lệ thịt xẻ 66%. - Bò Simental có thể khai thác sữa. nếu chọn lọc và nuôi dưỡng tốt có thể cho 3500-4000 kg sữa/chu kỳ 300 ngày. Tỷ lệ mỡ sữa 3,9-4%. 2.2.2. Các giống bò sữa a. Bò lang trắng đen Hà Lan

Hình 2.7: Bò Holstein Friesian

+ Nguồn gốc: Hà Lan, được nhập vào nước ta năm 1970 và nuôi nhiều ở Mộc Châu, Lâm Đồng + Đặc điểm ngoại hình

Page 19: MÔ ĐUN: NUÔI TRÂU, BÒ ĐỰC GIỐNG MÃ SỐ: MĐ01 trinh MD01 - Nuoi... · giống, thức ăn, nuôi dưỡng và chăm sóc trâu bò đực giống. Thực hiện được

18

- Lông màu lang trắng đen (chiếm ưu thế) hoặc toàn thân đen riêng đỉnh trán và chót đuôi trắng, số ít lang trắng đỏ. Các điểm trắng đặc trưng là điểm trắng ở trán, vai có vệt trắng kéo xuống bụng, 4 chân và chót đuôi trắng. - Thân dạng hình nêm đặc trưng của bò sữa. - Đầu con đực thô, trán phẳng hoặc hơi lõm, sừng nhỏ, ngắn, chỉa về phía trước. - Cổ thanh, dài vừa phải, không có yếm,vai-lưng-hông-mông thẳng hàng. - Bốn chân thẳng, đẹp, hai chân sau doãng.

+ Chỉ tiêu sản xuất - Khối lượng sơ sinh khoảng 35-45 kg, - Con đực trưởng thành nặng 750-1100kg. - Chịu nóng và chịu đựng kham khổ kém, dễ cảm nhiễm bệnh tật, đặc biệt là

các bệnh ký sinh trùng đường máu và bệnh sản khoa. b. Bò Jersey

Hình 2.8: Bò Jersey

+ Nguồn gốc: Đảo Jersey nước Anh. Việt Nam nhập tinh đông viên để lai tạo với giống bò vàng Việt Nam

+ Đặc điểm về ngoại hình: - Lông màu vàng sáng hoặc sẫm. Có con có đốm trắng ở bụng, chân và đầu. - Thân hình nêm, đặc thù của bò hướng sữa. - Đầu nhẹ, mặt cong, mắt lồi, cổ thanh dài và có yếm khá phát triển. - Vai cao và dài, ngực sâu, xương sườn dài, lưng dài, rộng. - Mông dài, rộng và phẳng, bụng to, tròn. - Bốn chân mảnh, khoảng cách giữa hai chân rộng. Đuôi nhỏ.

+ Các chỉ tiêu sản xuất - Bê sơ sinh nặng 25-30kg. - Bò đực trưởng thành nặng 450-550kg. - Năng suất sữa bình quân đạt 3000-5000kg/chu kỳ 305 ngày, tỷ mỡ sữa (4,5-5,5%), mỡ sữa màu vàng, hạt to thích hợp cho việc chế biến bơ.

Page 20: MÔ ĐUN: NUÔI TRÂU, BÒ ĐỰC GIỐNG MÃ SỐ: MĐ01 trinh MD01 - Nuoi... · giống, thức ăn, nuôi dưỡng và chăm sóc trâu bò đực giống. Thực hiện được

19

- Bò Jersey thành thục sớm. Bò đực giống phát triển tốt có thể lấy tinh lúc 12 tháng tuổi. 2.3. Các giống bò thịt a. Bò Brahman

+ Nguồn gốc: từ nước Mỹ, được nuôi ở nhiều nước trên thế giới, được nhâp vào Việt Nam từ nước Úc.

+ Đặc điểm ngoại hình: Bò Brahman có màu lông trắng gio hoặc đỏ. + Chỉ tiêu sản xuất: - Khi trưởng thành bò đực nặng khoảng 680-900kg - Lúc 1 năm tuổi con đực năng khoảng 375kg. - Tăng trọng của bê đực từ 6-12 tháng tuổi khoảng 900-1000g/ngày, tỷ lệ thịt

xẻ khoảng 52-58%.

Hình 2.8a: Brahman màu lông đỏ Hình 2.8b: Brahman màu lông trắng gio b. Bò Drought Master

+ Nguồn gốc: từ Australia. + Đặc điểm ngoại hình: Bò có màu lông đỏ Chỉ tiêu sản xuất:

- Bò đực trưởng thành nặng 820-1000kg. - Một năm tuổi con đực nặng 450kg. - Bê đực 6-12 tháng tuổi được nuôi dưỡng tốt cho tăng trọng 1000-

1200g/ngày và cho tỷ lệ thịt xẻ 55-60% khi giết thịt lúc 14-16 tháng tuổi.Việt Nam đã nhập bò Drought Master từ Australia để nhân thuần và cho lai với bò cái nền Lai Sin nhằm tạo con lai hướng thịt. c. Bò Hereford

+ Nguồn gốc: nước Anh. + Đặc điểm ngoại hình:

Page 21: MÔ ĐUN: NUÔI TRÂU, BÒ ĐỰC GIỐNG MÃ SỐ: MĐ01 trinh MD01 - Nuoi... · giống, thức ăn, nuôi dưỡng và chăm sóc trâu bò đực giống. Thực hiện được

20

- Lông màu đỏ, ở đầu, ngực, phần dưới bụng, bốn chân và đuôi có đốm trắng. - Ngoại hình tiêu biểu của bò chuyên dụng hướng thịt. - Đầu không to nhưng rộng, cổ ngắn, rộng, ngực sâu, rộng, lưng dài, rộng. - Chân thấp, da dày hơi thô, cơ bắp rất phát triển, bộ xương vững chắc.

+ Chỉ tiêu sản xuất - Bò đực trưởng thành nặng 1000-1200kg.

- Bê 6-12 tháng tuổi tăng trọng 1300-1500g/ngày. - Tỷ lệ thịt xẻ lúc 14-16 tháng tuổi đạt 67-68%. Chất lượng thịt tốt, thịt ngon,

mềm, thường có lớp mỡ kẻ giữa lớp cơ bắp. - Việt Nam đã nhập tinh đông lạnh bò giống Hereford cho lai với bò cái Lai Sin để thăm dò khả năng cho thịt của con lai. d. Bò Charolais

+ Nguồn gốc: Nước Pháp. + Đặc điểm ngoại hình - Lông màu trắng ánh kem.

Hình 2.9: Bò đực giống Drought Master

Hình 2.10: Bò đực giống Charolais

Page 22: MÔ ĐUN: NUÔI TRÂU, BÒ ĐỰC GIỐNG MÃ SỐ: MĐ01 trinh MD01 - Nuoi... · giống, thức ăn, nuôi dưỡng và chăm sóc trâu bò đực giống. Thực hiện được

21

- Ngoại hình phát triển cân đối. - Thân rộng, mình dày, mông không dốc, đùi phát triển. + Chỉ tiêu sản xuất

- Bò đực trưởng thành nặng 1000-1400kg. - Nuôi tốt, lúc 12 tháng tuổi bê đực đạt 450-540kg.

- Trong giai đoạn 6-12 tháng tuổi bê có thể tăng trọng 1450-1550g/ngày. - Giết thịt lúc 14-16 tháng tuổi, tỷ lệ thịt xẻ 65-69%.

- Nước ta cũng đã nhập bò giống và tinh đông lạnh bò Charolais để cho lai với bò cái Lai Sin nhằm tạo bò lai hướng thịt. e. Bò Lymousin

+ Nguồn gốc: nước Pháp. + Đặc điểm ngoại hình: - Lông màu đỏ sẫm, ngoại hình cân đối, đặc trưng ngoại hình giống bò

chuyên thịt. + Chỉ tiêu sản xuất

- Bò đực trưởng thành nặng 1000-1300 kg. - Nếu nuôi dưỡng tốt bê đực 12 tháng tuổi nằng 500kg. - Bê 6-12 tháng tuổi tăng trọng 1300-1400g/ngày. Bê đực nuôi tốt giết thịt lúc

14-16 tháng tuổi cho tỷ lệ thịt xẻ 68-71%. 3. Chọn trâu bò đực làm giống. 3.1. Chọn trâu đực làm giống Chọn trâu đực làm giống theo 3 bước sau: + Ngoại hình thể chất:

- Ngoại hình mang đủ những đặc điểm điển ngoại hình của giống định chọn - Tầm vóc to, tốc độ sinh trưởng cao, sức khỏe tốt. - Đầu và cổ to, thanh, kết hợp tốt, chắc khỏe.

Hình 1.11: Bò đực giống Lymousin

Page 23: MÔ ĐUN: NUÔI TRÂU, BÒ ĐỰC GIỐNG MÃ SỐ: MĐ01 trinh MD01 - Nuoi... · giống, thức ăn, nuôi dưỡng và chăm sóc trâu bò đực giống. Thực hiện được

22

- Đối với trâu nội sừng dài, gốc sừng to, cong hình bán nguyệt; Trâu Murrah sừng cuốn kèn.

- Da bóng, lông mọc đều, trơn mượt - Vai to, vạn vỡ, hệ cơ phát triển - Lưng dài, hông rộng, thẳng, phẳng. - Mông dài, rộng, ít dốc - Bụng thon, gọn, không sệ - Chân to, khỏe, phát triển cân đối, lúc đi không chạm khoeo. - Móng chân tròn, khít. - Dương vật bình thường, bìu dái bóng, hai hòn cà to, đều.

+ Khối lượng cơ thể Khối lượng cơ thể trâu đực lúc trưởng thành được xếp như sau: Cấp I: 450 – 500 kg Đặc cấp: 500 – 550 kg Đặc cấp kỷ lục: trên 550 kg

Chọn trâu đực làm giống ta phải chọn những con đạt cấp I trở lên. + Khả năng sinh sản

- Tính dục mạnh mẽ. - Tỷ lệ thụ thai trên đàn trâu cái cao, trên 80%. - Nếu kiểm tra tinh dịch đạt 2,5 – 3 ml tinh dịch/1 lần xuất tinh, hoạt lực tinh

trùng 70 – 80%, nồng độ 0,8 – 1 tỷ tinh trùng/1ml. - Khỏe mạnh, nhanh nhẹn, không mắc bệnh đường sinh dục.

3.2. Chọn bò đực làm giống - Bò đực giống phải có sức khỏe tốt, thể hình phù hợp với các đặc tính của

giống. - Sinh trưởng nhanh, to khỏe, cân đối, bộ xương chắc, phát triển các khớp

chắc chắn, cử động dứt khoát, cơ bắp phát triển, đường sống lưng bằng phẳng, ngực sâu và rộng, mông to, các chân cân đối, lông trơn và không gión.

- Bộ phận sinh dục phát triển bình thường, hai hòn cà cân đối (nếu quá sa xuống là do dây chằng yếu chứng tỏ bò đực sức khỏe yếu).

- Tính dục mạnh mẽ, tỷ lệ thụ thai trên đàn bò cái cao. B. Câu hỏi và bài tập thực hành: I. Câu hỏi 1, Trình bày đặc điểm ngoại hình, thể chất trâu đực giống nội và nhập nội đang được nuôi ở nước ta. 2, Trình bày các đặc điểm ngoại hình, thể chất bò đực giống nội và nhập nội kiêm dụng thịt – sữa đang được nuôi ở nước ta. 3, Trình bày các đặc điểm ngoại hình, thể chất bò đực giống lang trắng đen Hà Lan và bò Jersey.

Page 24: MÔ ĐUN: NUÔI TRÂU, BÒ ĐỰC GIỐNG MÃ SỐ: MĐ01 trinh MD01 - Nuoi... · giống, thức ăn, nuôi dưỡng và chăm sóc trâu bò đực giống. Thực hiện được

23

4, Trình bày các đặc điểm ngoại hình, thể chất bò đực giống chuyên thịt nhập nội đang nuôi ở nước ta. II. Bài tập thực hành Bài 1: Thực hành nhận biết đặc điểm ngoại hình, thể chất trâu đực giống Việt

Nam và trâu Mura. + Mục đích: - Nhận biết được đặc điểm ngoại hình, thể chất trâu đực giống Việt Nam và Mura. - Thực hiện được việc chọn trâu đực giống Việt Nam và Mura làm giống thông qua đặc điểm ngoại hình, thể chất . + Nội dung - Đặc điểm ngoại hình, thể chất trâu đực giống Việt Nam qua mô hình, tranh ảnh, băng hình và trâu đực giống đang nuôi tại cơ sở. - Đặc điểm ngoại hình, thể chất trâu đực giống Mura qua mô hình, tranh ảnh, băng hình và trâu đực giống đang nuôi tại cơ sở. + Nguồn lực: - Tranh ảnh, mô hình, tiêu bản, băng hình về chuồng nuôi trâu đực giống Việt Nam và Mura. - Trại chăn nuôi trâu giống. - Băng hình về đặc điểm ngoại hình, thể chất trâu, bò đực giống - Máy vi tính sách tay, Projecter.. + Cách thức tổ chức: - Hướng dẫn mở đầu: giáo viên hướng dẫn nội dung về đặc điểm ngoại hình, thể chất trâu đực giống Việt Nam và Mura qua tranh ảnh, mô hình, băng hình và tiêu bản sống trâu đực giống. - Hướng dẫn thường xuyên: phân lớp thành từng nhóm nhỏ 3-5 học viên, mỗi nhóm quan sát trên mô hình, tranh ảnh, băng hình về đặc điểm ngoại hình, thể chất trâu đực giống Việt Nam và Mura và trên tiêu bản sống trâu đực giống. Giáo viên giải đáp những thắc mắc của học viên. + Thời gian hoàn thành: 4 giờ. + Phương pháp đánh giá: Giáo viên phát phiếu trắc nghiệm cho học viên điền vào ô trả lời, đối chiếu với đáp án. + Kết quả và sản phẩm cần đạt được: Thực hiện được việc xác định đặc điểm về ngoại hình, thể chất của trâu đực giống Việt Nam và Mura theo yêu cầu kỹ thuật

Bài 2: Thực hành nhận biết đặc điểm ngoại hình, thể chất các bò đực giống kiêm dụng thịt – sữa.

+ Mục đích: - Nhận biết được đặc điểm ngoại hình, thể chất các bò đực giống kiêm dụng thịt – sữa .

Page 25: MÔ ĐUN: NUÔI TRÂU, BÒ ĐỰC GIỐNG MÃ SỐ: MĐ01 trinh MD01 - Nuoi... · giống, thức ăn, nuôi dưỡng và chăm sóc trâu bò đực giống. Thực hiện được

24

- Thực hiện được việc chọn bò đực giống kiêm dụng thịt – sữa làm gống thông qua đặc điểm ngoại hình, thể chất . + Nội dung - Đặc điểm ngoại hình, thể chất bò đực giống, giống bò vàngViệt Nam qua mô hình, tranh ảnh, băng hình và trên con vật sống. - Đặc điểm ngoại hình, thể chất bò đực giống, giống bò lai Sin qua mô hình, tranh ảnh, băng hình và trên con vật sống.. - Đặc điểm ngoại hình, thể chất bò đực giống, giống bò Sin qua mô hình, tranh ảnh, băng hình và trên con vật sống.. + Nguồn lực: - Tranh ảnh, mô hình về các giống bò vàng Việt Nam, bò Sin và lai sin. - Bò đực giống bò vàng Việt Nam, Sin và bò Lai sin. - Băng hình về đặc điểm ngoại hình, thể chất giống bò vàng Việt Nam, Sin và bò Lai sin - Máy vi tính sách tay, Projecter. + Cách thức tổ chức: - Hướng dẫn mở đầu: giáo viên hướng dẫn nội dung về đặc điểm ngoại hình, thể chất bò đực giống bò vàng Việt Nam, sin và lai Sin qua tranh ảnh, mô hình, băng hình và trên con vật sống. - Hướng dẫn thường xuyên: phân lớp thành từng nhóm nhỏ 3-5 học viên, mỗi nhóm quan sát trên mô hình, tranh ảnh, băng hình về đặc điểm ngoại hình, thể chất bò đực giống bò vàng Việt Nam, sin và bò lai Sin và con vật sống. Giáo viên giải đáp những thắc mắc của học viên. + Thời gian hoàn thành: 4 giờ. + Phương pháp đánh giá: Giáo viên phát phiếu trắc nghiệm cho học viên điền vào ô trả lời, đối chiếu với đáp án. + Kết quả và sản phẩm cần đạt được: Thực hiện được việc xác định đặc điểm về ngoại hình, thể chất của bò đực giống bò vàng Việt Nam, bò lai Sin và bò Sin theo yêu cầu kỹ thuật.

Bài 3: Thực hành nhận biết đặc điểm ngoại hình, thể chất bò đực giống chuyên sữa .

+ Mục đích: - Nhận biết được đặc điểm ngoại hình, thể chất các bò đực giống chuyên sữa . - Thực hiện được việc chọn bò đực giống chuyên sữa làm gống thông qua đặc điểm ngoại hình, thể chất . + Nội dung - Đặc điểm ngoại hình, thể chất bò đực giống, giống Lang trắng đen Hà Lan qua mô hình, tranh ảnh, băng hình và trên con vật sống. - Đặc điểm ngoại hình, thể chất bò đực giống, giống Jersey qua mô hình, tranh ảnh, băng hình và trên con vật sống..

Page 26: MÔ ĐUN: NUÔI TRÂU, BÒ ĐỰC GIỐNG MÃ SỐ: MĐ01 trinh MD01 - Nuoi... · giống, thức ăn, nuôi dưỡng và chăm sóc trâu bò đực giống. Thực hiện được

25

+ Nguồn lực: - Tranh ảnh, mô hình về ngoại hình, thể chất giống bò Jersey và bò lang trắng đen Hà Lan. - Bò đực giống Jecsey và Lang trắng đen Hà Lan. - Băng hình về đặc điểm ngoại hình, thể chất giống bò Jecsey và Lang trắng đen Hà Lan. - Máy vi tính sách tay, Projecter.. + Cách thức tổ chức: - Hướng dẫn mở đầu: giáo viên hướng dẫn nội dung về đặc điểm ngoại hình, thể chất bò đực giống bò Jecsey và Lang trắng đen Hà Lan qua tranh ảnh, mô hình, băng hình và trên con vật sống. - Hướng dẫn thường xuyên: phân lớp thành từng nhóm nhỏ 3-5 học viên, mỗi nhóm quan sát trên mô hình, tranh ảnh, băng hình và trên con vật sống về đặc điểm ngoại hình, thể chất bò đực giống Jecsey, Lang trắng đen Hà Lan. Giáo viên giải đáp những thắc mắc của học viên. + Thời gian hoàn thành: 4 giờ. + Phương pháp đánh giá: Giáo viên phát phiếu trắc nghiệm cho học viên điền vào ô trả lời, đối chiếu với đáp án. + Kết quả và sản phẩm cần đạt được: Thực hiện được việc xác định đặc điểm về ngoại hình, thể chất của bò đực giống Jecsey và Lang trắng đen Hà Lan đúng yêu cầu kỹ thuật.

Bài 4: Thực hành nhận biết đặc điểm ngoại hình, thể chất các bò đực giống chuyên thịt.

+ Mục đích: - Nhận biết được đặc điểm ngoại hình, thể chất các bò đực giống chuyên thịt . - Thực hiện được việc chọn bò đực giống chuyên thịt làm gống thông qua đặc điểm ngoại hình, thể chất . + Nội dung - Đặc điểm ngoại hình, thể chất bò đực giống, giống Brahman qua mô hình, tranh ảnh, băng hình và trên con vật sống. - Đặc điểm ngoại hình, thể chất bò đực giống, giống Drought Master qua mô hình, tranh ảnh, băng hình và trên con vật sống.. - Đặc điểm ngoại hình, thể chất bò đực giống, giống Charolais qua mô hình, tranh ảnh, băng hình và trên con vật sống.. - Đặc điểm ngoại hình, thể chất bò đực giống, giống Lymousin qua mô hình, tranh ảnh, băng hình và trên con vật sống.. + Nguồn lực: - Tranh ảnh, mô hình về các giống bò Brahman, Drought Master, Charolais và bò Lymousin. - Bò đực giống Brahman, Drought Master, Charolais và bò Lymousin.

Page 27: MÔ ĐUN: NUÔI TRÂU, BÒ ĐỰC GIỐNG MÃ SỐ: MĐ01 trinh MD01 - Nuoi... · giống, thức ăn, nuôi dưỡng và chăm sóc trâu bò đực giống. Thực hiện được

26

- Băng hình về đặc điểm ngoại hình, thể chất giống Brahman, Drought Master, Charolais và bò Lymousin. - Máy vi tính sách tay, Projecter.. + Cách thức tổ chức: - Hướng dẫn mở đầu: giáo viên hướng dẫn nội dung về đặc điểm ngoại hình, thể chất bò đực giống Brahman, Drought Master, Charolais và bò Lymousin qua tranh ảnh, mô hình, băng hình và trên con vật sống. - Hướng dẫn thường xuyên: phân lớp thành từng nhóm nhỏ 3-5 học viên, mỗi nhóm quan sát trên mô hình, tranh ảnh, băng hình và trên con vật sống về đặc điểm ngoại hình, thể chất bò đực giống Brahman, Drought Master, Charolais và bò Lymousin. Giáo viên giải đáp những thắc mắc của học viên. + Thời gian hoàn thành: 4 giờ. + Phương pháp đánh giá: Giáo viên phát phiếu trắc nghiệm cho học viên điền vào ô trả lời, đối chiếu với đáp án. + Kết quả và sản phẩm cần đạt được: Thực hiện được việc xác định đặc điểm về ngoại hình, thể chất của bò đực giống Brahman, Drought Master, Charolais và bò Lymousin đúng yêu cầu kỹ thuật. C. Ghi nhớ: - Giống bò kiêm dụng thịt – sữa là giống nuôi để lấy thịt hoặc sữa. - Giống bò chuyên sữa là bò nuôi để lấy sữa thương phẩm. - Giống bò chuyên thịt nuôi để lấy thịt thương phẩm.

Bài 3: Xác định thức ăn cho trâu, bò đực giống Mục tiêu:

- Trình bày được nội dung về xác định thức ăn cho trâu bò - Xác định được thức ăn cho trâu, bò đực giống theo yêu cầu kỹ thuật

A. Nội Dung: 1. Xác định thức ăn thô, xanh. 1.1. Xác định thức ăn thô Thức ăn thô bao gồm cỏ tự nhiên, cỏ trồng phơi khô, rơm rạ, thân cây ngô già.... 1.1.1 Rơm, rạ: - Rơm rạ là sản phẩm phụ của ngành trồng trọt, đặc điểm chứa nhiều chất xơ, hàm lượng các chất dinh dưỡng thấp. - Lượng rơm rạ thu nhận được hàng ngày của trâu, bò đực giống rất thấp so với thức ăn khác. Do đó nếu chỉ dùng rơm rạ để nuôi trâu, bò đực giống sẽ không đủ chất dinh dưỡng để sản xuất. - Để tăng tỷ lệ tiêu hóa chất khô của trâu, bò đực giống đối với rơm rạ người ta có thể sử dụng phương pháp làm mềm hóa rơm, rạ theo hai phương pháp.

Page 28: MÔ ĐUN: NUÔI TRÂU, BÒ ĐỰC GIỐNG MÃ SỐ: MĐ01 trinh MD01 - Nuoi... · giống, thức ăn, nuôi dưỡng và chăm sóc trâu bò đực giống. Thực hiện được

27

Hình 3.1. Rơm, rạ phơi khô Hình 3.2. Bảo quản rơm rạ khô cho trâu, bò

+ Mềm hóa rơm rạ bằng ủ Ure. Công thức: 100kg rơm + 4kg urê + 100 lít nước, ủ trong bao nilon Cách làm như sau:

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu, dụng cụ: - Nguyên liệu: Rơm khô: 100kg, đạm urê: 4 kg, nước: 100 lít - Dụng cụ: Bao tải dứa: 12 cái, túi nilon loại to: 12 cái, vải nhựa, bạt: 1tấm, ô zoa, cân, xô đựng nước, lạt buộc, cào để đảo rơm. Bước 2; thực hiện việc ủ rơm: - Cân 10kg rơm khô, dải đều lên sân gạch hoặc tấm vải nhựa. - Dùng bình tới rau (ô zoa) chứa đúng 10 lít nước, cân đúng 0,4 kg u rê cho vào bình tưới và khuấy đều cho tan.

Hình 3.3.Chuẩn bị rơm khô

Hình 3.4. Tưới nước ure lên rơm, rạ khô trước khi ủ

Page 29: MÔ ĐUN: NUÔI TRÂU, BÒ ĐỰC GIỐNG MÃ SỐ: MĐ01 trinh MD01 - Nuoi... · giống, thức ăn, nuôi dưỡng và chăm sóc trâu bò đực giống. Thực hiện được

28

- Tưới nước đã pha urê vào rơm, cứ 10kg rơm thì tưới 10 lít nước đã hoà với urê, nếu rơm tươi và ướt thì chỉ tưới 6-7 lít nước/ 10 kg rơm, nhưng vẫn hoà đủ 0,4 kg urê. - Đảo thật đều để rơm thấm đều urê sau đó dùng tay cuộn từng nắm rơm nhét vào bao tải chú ý nhét thật chặt. - Tiếp tục rải tiếp 10 kg rơm, lặp lại các động tác như trên cho đến khi hết rơm thì thôi. Sau đó nén và buộc chặt túi nilon lại

Hình 3.5. Rơm ủ ure trong bao nilon Bước 3: cho ăn: - Sau 7 đến 10 ngày ủ, bắt đầu lấy cho trâu, bò ăn. Lúc đầu cho ăn ít khoảng 1-2 kg, tập cho trâu bò ăn dần bằng cách trộn lẫn với cỏ tươi, sau 2- 3 ngày trâu bò sẽ ăn quen dần và lượng ăn tăng dần lên. Mỗi ngày cho ăn tối đa từ 7- 10 kg/con.

- Khi trâu, bò đực giống ăn rơm ủ u rê phải chú ý cho uống đủ nước là 20 lít /con/ ngày. Mùa khô cho uống nước nhiều hơn.

- Không được cho trâu, bò ăn urê trực tiếp + Mềm hóa thức ăn bằng vôi - Dụng cụ: Bể xây hoặc chảo, thùng nhựa để ngâm rơm, giá để, cây đảo. - Nguyên liệu: Rơm khô, vôi, nước sạch. - Công thức: 100kg rơm khô + 6kg vôi + 600 lít nước. - Cách làm: Cho rơm vào bể hoặc chảo rồi đổ nước vôi 1% vào đảo đều trong 3 ngày (mỗi ngày đảo 2 - 3 lần). Cho rơm lên giá để ráo nước vôi. Dùng nước rửa sạch vôi, có thể cho bò ăn ngay hoặc phơi khô cho ăn dần.

Hình 3.6. Mềm hóa rơm , rạ bằng nước vôi

1.1.2. Cây ngô già sau thu bắp Cây ngô già sau thu bắp là nguồn thức ăn thô quan trọng cho trâu, bò ở

nhiều vùng. Đặc điểm hàm lượng chất xơ cao, nghèo protein và các chất dinh dưỡng khác. Vì vậy, để nâng cao giá trị dinh dưỡng của loại thức ăn này người ta thường áp dụng biện pháp ủ xanh. Cách làm như sau: + Bước1: chuẩn bị nguyên liệu.

Page 30: MÔ ĐUN: NUÔI TRÂU, BÒ ĐỰC GIỐNG MÃ SỐ: MĐ01 trinh MD01 - Nuoi... · giống, thức ăn, nuôi dưỡng và chăm sóc trâu bò đực giống. Thực hiện được

29

Hình 3.7. Thân lá cây ngô già là nguồn thức ăn cho trâu, bò đực giống

- Phơi héo thân cây ngô: Phơi héo ngô khoảng nửa ngày nhưng không nên phơi quá khô trước khi thái nhỏ và đưa vào hố ủ. Trong lúc phơi, cứ 2 giờ cần trở đảo một lần để cây khô héo đều. - Tỷ lệ nguyên liệu như sau: Cây ngô tơi đã phơi héo 100 kg Cám gạo 4 kg Bột sắn 4 kg Rỉ mật 5-10 kg Muối ăn 0,5 kg Nước sạch 10 – 20 lít

Hình 3.8 thân cây ngô được căm nhỏ phơi héo

+ Bước 2: thực hiện ủ xanh thân cây ngô - Băm nhỏ thân cây ngô thành từng đoạn 3-5cm. (nếu có máy thái càng tốt).Loại bỏ những lá khô già ở gốc cây (nếu có). - Hòa trộn các nguyên liệu còn lại với nước theo tỷ lệ ở bảng trên. Khi hòa n-ước rỉ mật, cần dùng 1 ôzoa có dung tích 10 lít. Lấy 5 lít rỉ mật hòa với 5 lít nước lạnh, chú ý khuấy đều và tưới đều cho mỗi lớp ngô rải vào hố. Cần định liệu cho vừa đủ lượng dung dịch rỉ mật cho toàn bộ lớp thức ăn trong hố ủ.

Hình 3.9. rỉ mật

Page 31: MÔ ĐUN: NUÔI TRÂU, BÒ ĐỰC GIỐNG MÃ SỐ: MĐ01 trinh MD01 - Nuoi... · giống, thức ăn, nuôi dưỡng và chăm sóc trâu bò đực giống. Thực hiện được

30

Hình3.10. Băn thân là cây ngô

Hình 3.11.Thái thân lá cây cỏ xanh

- Dọn sạch hố ủ, rải 1 lớp đá, sỏi xuống đáy hố rồi rải 1 lớp rơm khô dày 10 cm lên trên. Lần lượt nén chặt từng lớp dầy 15-20 cm cho đến khi hết nguyên liệu ủ. Sau đó, phủ kín hố ủ bằng lớp đất dầy 30-40 cm, che phủ cẩn thận bằng nilon. Cũng có thể dùng bao nilon để ủ.

- Thường xuyên kiểm tra xung quanh hố ủ, thành vách hố ủ xem có chỗ nào bị hư hại, lở vỡ không. Xâm hố để lấy thức ăn ở các vị trí cơ bản như thành vách, đáy hố, … để kiểm tra thức ăn ủ nhằm phát hiện được mức độ chất lượng thức ăn ủ để xử lý kịp thời.

Hình3.12. Ủ thân lá cây ngô trong túi nilon+ Bước 3: Sử dụng

Thời gian ủ khoảng 8 tuần bắt đầu lấy thức ăn cho trâu, bò ăn dần trong 6 tháng. Mỗi lần lấy thức ăn ra xong phải che phủ cẩn thận, tránh nước thấm vào hố ủ. 1.2.3. Cỏ khô

Cỏ khô là loại thức ăn thô xanh đã được sấy khô hoặc phơi khô nhờ nắng mặt trời và được dự trữ dưới hình thức đánh đống hoặc đóng bánh. Đây là biện pháp bảo quản thức ăn dễ thực hiện, cho phép ta dự trữ thức ăn với khối lượng lớn để dùng vào những thời điểm khan hiếm.

Page 32: MÔ ĐUN: NUÔI TRÂU, BÒ ĐỰC GIỐNG MÃ SỐ: MĐ01 trinh MD01 - Nuoi... · giống, thức ăn, nuôi dưỡng và chăm sóc trâu bò đực giống. Thực hiện được

31

Hình 3.13. Cỏ khô ép bánh

Hình 3.14. Phơi cỏ khô để dự trữ

Với đặc điểm thời tiết của nước ta, cỏ khô là thức ăn chủ yếu của trâu bò vào vụ đông. Đối với trâu bò đực giống, mùa đông có thể cho ăn 0,8 - 1,2 kg, mùa hè là 0,4 - 0,5kg/100kg khối lượng cơ thể, tương ứng với 5-10kg và 3-5 kg/con/ngày. 1.2. Thức ăn xanh Thức ăn xanh là loại thức ăn được sử dụng trong chăn nuôi ở trạng thái tươi, bao gồm các loại cỏ xanh, thân lá, ngọn non của các loại cây bụi…Thức ăn xanh có thể là cây cỏ tự nhiên hoặc cây cỏ reo trồng. + Thức ăn xanh trồng: Thức ăn xanh trồng là thức ăn thông qua gieo trồng mà gồm: rau muống, rau lấp, rau lang, ngô dày, cỏ voi, keo dậu,… Đặc điểm: năng suất, sản lượng cao và chủ động trong việc cung cấp cho trâu, bò đực giống. Việc gieo trồng theo mùa vụ nhất định.

Hình 3.15. Cỏ voi

Page 33: MÔ ĐUN: NUÔI TRÂU, BÒ ĐỰC GIỐNG MÃ SỐ: MĐ01 trinh MD01 - Nuoi... · giống, thức ăn, nuôi dưỡng và chăm sóc trâu bò đực giống. Thực hiện được

32

+ Thức ăn xanh tự nhiên: Thức ăn xanh tự nhiên là thức ăn xanh được thu hoạch từ những cây mọc trong thiên nhiên, không thông qua gieo trồng như: các cây cỏ, cây thủy sinh…

Hình 3.16. đồng cỏ tự nhiên Hình 3.17. cỏ ngoài tự nhiên + Thành phần dinh dưỡng: - Thức ăn xanh chứa nhiều nước (80 – 90%), tỷ lệ xơ ở giai đoạn non là 2 – 3%, giai đoạn trưởng thành 6 – 8%. Tuy nhiên thức ăn xanh dễ tiêu hoá, có tính ngon miệng cao, là loại thức ăn dễ trồng và năng suất cao (1ha rau muống cho 50 – 70 tấn, 1ha bèo dâu cho 350 tấn). - Thức ăn xanh giàu các loại vitamin như: Vitamin A, vitamin B12 và vitamin E. - Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong thức ăn xanh thấp, giá trị dinh dưỡng thấp chỉ có một số loại rau trồng có giá trị dinh dưỡng cao hơn như: bắp cải, xu hào, bèo dâu, rau muống… - Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong thức ăn xanh mọc tự nhiên thấp hơn so với loại thức ăn trồng được. - Khoáng trong thức ăn xanh thay đổi tuỳ theo thức ăn, tính đất đai, chế độ bón phân và thời gian thu hoạch. + Sử dụng thức ăn xanh: - Cho ăn sống với các loại thức ăn xanh non vừa lứa. - Ủ chua để dự trữ thức ăn xanh vào mùa đông hoặc lúc giáp hạt. - Trâu, bò đực giống sử dụng các loại thức ăn xanh: Cỏ voi, cỏ Ruri, rau muống, rau lấp, khoai lang, ngô dày…Lượng cỏ tươi thích hợp là từ 2 - 2,5kg/100kg khối lượng cơ thể/ngày đêm. Tốt nhất 50% lượng cỏ xanh được cho ăn dưới dạng phơi tái. 2. Xác định thức ăn tinh 2.1. Xác định thức ăn hạt ngũ cốc và phụ phẩm

Hạt ngũ cốc gồm: hạt lúa, ngô, lúa mì, cao lương… Phụ phẩm của hạt ngũ cốc bao gồm: Cám, tấm…

Page 34: MÔ ĐUN: NUÔI TRÂU, BÒ ĐỰC GIỐNG MÃ SỐ: MĐ01 trinh MD01 - Nuoi... · giống, thức ăn, nuôi dưỡng và chăm sóc trâu bò đực giống. Thực hiện được

33

Hình 3.18. Ngô hạt

Hình 3.19. Phơi ngô để dự trữ

+ Ngô hạt: Hạt ngô là thức ăn tinh cung cấp năng lượng cho trâu, bò rất tốt. Ngô vàng có nhiều caroten, giàu vitamin E nhưng nghèo vitamin D, B1 và ít Ca, P, khoáng vi lượng. Nếu cho trâu, bò ăn nhiều ngô phải bổ sung thêm khoáng và prôtêin.

+ Hạt thóc: Là sản phẩm được sử dụng nhiều trong chăn trâu, bò đực giống. Thành phần của thóc gồm prôtêin thô 8,2%, xơ thô 9,2%, khoáng 6,5%, dẫn xuất không đạm 64,2%, thóc có phần vỏ trấu chiếm 20% khối lượng hạt thóc, ở vỏ trấu chứa hàm lượng xơ cao 40%, khi sử dụng thóc nghiền cho trâu, bò nên cho ăn ít.

Hình 3.20. hạt thóc khô

+ Bột sắn: Là loại thức ăn phổ biến ở miền múi, nó cung cấp nhiều năng lượng, tuy nhiên trong sắn có chất độc vì vậy cần phải xử lý trước khi cho trâu, bò ăn.

+ Cám gạo: Là thức ăn cần thiết của trâu, bò, trong cám gạo có nhiều dinh dưỡng, vitamin nhón B, đường có tác dụng giúp trâu, bò sinh trưởng, phát triển tốt.

Lượng thức ăn tinh tính cho 100kg khối lượng cơ thể đực giống khoảng 0,4-0,5kg/ngày đêm. Các loại thức ăn tinh nên cho ăn dưới dạng hỗn hợp hoàn chỉnh hoặc hỗn hợp từ nhiều loại nguyên liệu, tuy nhiên cần phải đảm bảo hàm lượng protein.

Page 35: MÔ ĐUN: NUÔI TRÂU, BÒ ĐỰC GIỐNG MÃ SỐ: MĐ01 trinh MD01 - Nuoi... · giống, thức ăn, nuôi dưỡng và chăm sóc trâu bò đực giống. Thực hiện được

34

Hình 3.21.Lát sắn củ phôi khô

Hình 3.22.Bột sắn

2.2. Xác định thức ăn củ quả

- Thức ăn củ quả là loại thức ăn dùng tương đối phổ biến cho trâu bò. Thức ăn củ quả ở nước ta thường gặp là: sắn, khoai lang, bí đỏ, cà rốt…

- Thức ăn củ quả có đặc điểm chứa nhiều nước, giàu chất bột đường, hàm lượng chất xơ thấp, dễ tiêu hóa, nhưng nghèo protein, nghèo các nguyên tố khoáng.

Hình 2.23. Củ khoai lang

Hình 3.24. Bí đỏ - Đối với trâu bò đực giống có thể cho ăn từ 6-10kg củ quả/đực giống/ngày đêm. - Vào thời kỳ phối nặng, việc sử dụng cà rốt trong khẩu phần cho đực giống có tác dụng thúc đẩy quá trình tiêu hoá và trao đổi chất, rất tốt cho chất lượng tinh dịch. Trong cà rốt rất giàu caroten (tiền thân của vitamin A) và có thể cho ăn 4-6 kg/con/ngày đêm. 2.3. Xác định thức ăn hỗn hợp

- Thức ăn hỗn hợp là do phối hợp hai hay nhiều loại thức ăn với nhau gồm: bột ngô, cám gạo, bột mì, bột sắn, các loại khô dầu, bột cá… primix khoáng và vitamin.

- Đặc điểm chung của thức hỗn hợp là: hàm lượng nước và xơ đều thấp, chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như đạm, chất bột đường, chất béo, các chất khoáng và vitamin, tỷ lệ tiêu hoá các chất dinh dưỡng khá cao.

Page 36: MÔ ĐUN: NUÔI TRÂU, BÒ ĐỰC GIỐNG MÃ SỐ: MĐ01 trinh MD01 - Nuoi... · giống, thức ăn, nuôi dưỡng và chăm sóc trâu bò đực giống. Thực hiện được

35

Các xí nghiệp sản xuất thức ăn gia súc công nghiệp thường sản xuất thức ăn hỗn hợp cho trâu bò dưới hai dạng:

- Hỗn hợp tinh giàu đạm (đậm đặc) thành phần chủ yếu là các loại khô dầu, urê, các loại khoáng và vitamin. Loại thức ăn này phải trộn thêm các loại thức ăn tinh khác như: cám gạo, bột ngô, bột mỳ ... theo chỉ dẫn của cơ sở sản xuất thành thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh trước khi cho trâu, bò đực giống ăn.

- Thức ăn tinh hỗn hợp hoàn chỉnh được nhà sản xuất phối trộn, dùng ngay cho trâu, bò đực giống ăn.

Hình 3.25. Thức ăn hỗn hợp

Người chăn nuôi có thể tự phối trộn được thức tinh hỗn hợp sử dụng cho trâu, bò đực giống từ nguyên liệu sẵn có trong gia đình như: cám gạo, bột sắn, bột ngô.... Cách tiến hành như sau:

Bước 1 Xác định công thức và nguyên liệu: + Công thức 1: - Bột sắn: 65 kg - Cám gạo: 20 kg - Bột cá ( có độ mặn dưới15%): 10kg - Urê: 4 kg - Bột xương: 1 kg + Công thức 2: - Bột sắn: 45 kg; - Bột ngô: 50 kg; - Urê: 3 kg; - Muối ăn: 1 kg; - Bột xương: 1 kg + Nguyên liệu: Bột sắn, bột ngô, bột xương, bột cá, muối ăn, ure... các chất

trên phải khô, mịm, không mốc, không có mùi lạ và được cân đủ số lượng. Bước 2: Phối trộn nguyên liệu - Đổ dàn đều các loại nguyên liệu thức ăn ra nền nhà hoặc sân gạch theo thứ

tự loại nhiều đổ trước, loại ít đổ sau. - Đối với muối ăn, bột xương, ure, khoáng, vitamin có số lượng ít… phải

trộn trước với một ít bột ngô hoặc cám gạo để tăng khối lượng, sau đó mới trộn lẫn với các nguyên liệu khác.

- Dùng xẻng hoặc tay trộn thật đều, sau đó đóng vào bao, buộc kín lại và đặt lên giá kê, bảo quản nơi khô ráo, mát, có mái che.

- Chống chuột phá hoại.

Page 37: MÔ ĐUN: NUÔI TRÂU, BÒ ĐỰC GIỐNG MÃ SỐ: MĐ01 trinh MD01 - Nuoi... · giống, thức ăn, nuôi dưỡng và chăm sóc trâu bò đực giống. Thực hiện được

36

Bước 3: Cho trâu, bò đực giống ăn. - Cho trâu bò đực giống ăn đúng số lượng trong khẩu phần ( 1-2 Kg/ trâu bò). - Cho ăn thức ăn tinh hỗn hợp trước khi cho ăn tích ăn thô và xanh 3. Xác định thức ăn bổ sung 3.1. Urê

Urê là nguồn bổ sung đạm vô cơ trong khẩu phần ăn cho trâu, bò đực giống. sử dụng urê theo nguyên tắc sau:

- Chỉ sử dụng urê cho trâu, bò khi khẩu phần thiếu đạm với lượng dùng được tính toán cẩn thận.

- Bổ sung ure cùng với thức ăn tinh hoặc xanh để tránh ngộ độc cho trâu, bò. - Hàng ngày cho ăn ít một để trâu, bò làm quen, thời gian kéo dài từ 5 đến 10

ngày. - Chỉ sử dụng urê cho bò trưởng thành, không sử dụng cho bê, nghé non. - Phải cho ăn urê làm nhiều lần trong ngày, mỗi lần một ít. Nên trộn đều với

các thức ăn khác để cho ăn được đều. - Không cho trâu, bò ăn, uống trực tiếp ure hay cho ăn với bầu bí sẽ gây ngộ

độc. - Liều lượng có thể dao động từ 70 – 100g urê/con/ ngày. - Khi ngộ độc urê: nếu có dấm hoặc axit axetic dùng ở nồng độ 6%, cho uống

khoảng 13,65 lít. 3.2. Khoáng và vitamin

Các chất khoáng như: canxi (Ca), phốtpho (P), đồng (Cu), Kẽm (Zn), mangan (Mn), sắt (Fe) và lưu huỳnh (S). Vitamin, đặc biệt là vitamin A, D3 và E, đặc biệt quan trọng đối với trâu, bò đực giống. Có thể bổ sung các chất khoáng cho trâu, bò theo hai cách:

+ Trộn premix khoáng (hỗn hợp nhiều chất khoáng) vào thức ăn tinh, với tỷ lệ 0,2-0,3% hoặc bổ sung vào khẩu phần hàng ngày với lượng 10 - 40g cho mỗi con, tuỳ theo từng đối tượng và chế độ khai thác.

+ Trộn các thành phần khoáng với nhau và với các chất mang (chất độn) như đất sét, xi măng... Sau đó hỗn hợp được đóng thành bánh, làm khô gọi là đá liếm. Đá liếm này được đặt trong chuồng nuôi, trên bãi chăn (dưới gốc cây) để trây bò liếm tự do.

Hình 3.26. Đá liếm – Thức ăn bổ sung khoáng

cho trâu, bò đực giống

3.3. Thức ăn mầm hạt

Page 38: MÔ ĐUN: NUÔI TRÂU, BÒ ĐỰC GIỐNG MÃ SỐ: MĐ01 trinh MD01 - Nuoi... · giống, thức ăn, nuôi dưỡng và chăm sóc trâu bò đực giống. Thực hiện được

37

- Mầm hạt như: giá đỗ, giá hạt bông, thóc mầm là thức ăn chứa nhiều vitamin A, D và E rất cần thiết cho trâu, bò đực giống, cho con vật ăn 0,3-0,5kg/con/ngày. B. Câu hỏi và bài tập thực hành: I. Câu hỏi 1, Thế nào là thức ăn thô? các loại thức ăn thô. Trình bày phương pháp mềm hóa rơm khô cho trâu, bò đực giống . 2, Trình bày đặc điểm và cách sử dụng thức ăn xanh cho trâu, bò đực giống. 3, Trình bày đặc điểm và cách sử dụng thức ăn tinh cho trâu, bò đực giống. 4, Trình bày đặc điểm và cách sử dụng thức hỗn hợp cho trâu, bò đực giống. 5, Trình bày nguyên tắc bổ sung ure trong phẩu phần ăn cho trâu, bò đực giống. 6, Trình bày đặc điểm và cách sử dụng thức ăn bổ sung cho trâu, bò đực giống. II. Bài tập thực hành

Bài 1: Thực hành ủ rơm khô bằng ure và vôi. + Mục đích: học xong bài học này người học có khả năng: - Nhận biết được đặc điểm của rơm, rạ được sử dụng làm thức ăn cho trâu, bò đực giống. - Thực hiện được việc ủ rơm, rạ bằng ure và vôi đúng kỹ thuật. + Nội dung * Quy trình ủ rơm, rạ bằng ure. - Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu, dụng cụ. - Bước 2: Thực hiện việc ủ rơm - Bước 3: Cho trâu, bò đực giống ăn * Ủ rơm rạ bằng vôi. - Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu, dụng cụ. - Bước 2: Thực hiện việc ủ rơm - Bước 3: Cho trâu, bò đực giống ăn + Nguồn lực: - Tranh ảnh, mô hình, tiêu bản, băng hình về rơm, rạ và phương pháp ủ rơm rạ làm thức ăn cho trâu, bò đực giống. - Rơm rạ và dụng cụ, ure và vôi cần thiết . - Cơ sở chăn nuôi trâu, bò. - Máy vi tính sách tay, Projecter.. + Cách thức tổ chức: - Hướng dẫn mở đầu: giáo viên hướng dẫn quy trình ủ rơm bằng ure và vôi thông qua hình ảnh, băng hình. - Hướng dẫn thường xuyên: phân lớp thành từng nhóm nhỏ 3-5 học viên, mỗi nhóm thực hiện việc ủ một lượng rơm nhất định bằng ure và vôi. Giáo viên theo dõi việc thực hiện và sữa lỗi cho học viên. + Thời gian hoàn thành: 8 giờ. + Phương pháp đánh giá: Giáo viên phát phiếu trắc nghiệm cho học viên điền vào ô trả lời, đối chiếu với đáp án.

Page 39: MÔ ĐUN: NUÔI TRÂU, BÒ ĐỰC GIỐNG MÃ SỐ: MĐ01 trinh MD01 - Nuoi... · giống, thức ăn, nuôi dưỡng và chăm sóc trâu bò đực giống. Thực hiện được

38

+ Kết quả và sản phẩm cần đạt được: thực hiện được việc ủ rơm bằng ure và vôi làm thức ăn cho trâu, bò đực giống đúng kỹ thuật. Bài 2: Thực hành ủ chua thân lá cây ngô làm thức ăn cho trâu, bò đực giống. + Mục đích: học xong bài học này người học có khả năng: - Nhận biết được đặc điểm của thân lá cây ngô được sử dụng làm thức ăn cho trâu, bò đực giống. - Thực hiện được việc ủ chua thân lá cây ngô làm thức ăn cho trâu, bò đực giống đúng kỹ thuật. + Nội dung * Quy trình ủ chua thân, lá cây ngô - Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu, dụng cụ. - Bước 2: Thực hiện việc ủ chua thức ăn xanh - Bước 3: Cho trâu, bò đực giống ăn + Nguồn lực: - Tranh ảnh, mô hình, tiêu bản, băng hình về cây ngô và phương pháp ủ chua thân, lá cây ngô làm thức ăn cho trâu, bò đực giống. - Rơm rạ và dụng cụ, ure và vôi cần thiết . - Cơ sở chăn nuôi trâu, bò. - Máy vi tính sách tay, Projecter.. + Cách thức tổ chức: - Hướng dẫn mở đầu: giáo viên hướng dẫn quy trình ủ chua thân, lá cây ngô thông qua hình ảnh, băng hình. - Hướng dẫn thường xuyên: phân lớp thành từng nhóm nhỏ 3-5 học viên, mỗi nhóm thực hiện việc ủ chua một lượng thân lá cây ngô nhất định. Giáo viên theo dõi việc thực hiện và sữa lỗi cho học viên. + Thời gian hoàn thành: 8 giờ. + Phương pháp đánh giá: Giáo viên phát phiếu trắc nghiệm cho học viên điền vào ô trả lời, đối chiếu với đáp án. + Kết quả và sản phẩm cần đạt được: thực hiện được việc ủ chua thân lá cây ngô làm thức ăn cho trâu, bò đực giống đúng kỹ thuật.

Bài 3: Thực hành phối trộn thức ăn tinh cho trâu, bò đực giống. + Mục đích: học xong bài học này người học có khả năng: - Nhận biết được đặc điểm của thức ăn tinh và thức ăn hỗn hợp cho trâu, bò đực giống. - Thực hiện được việc phối trộn thức ăn hỗn hợp cho trâu, bò đực giống đúng kỹ thuật. + Nội dung - Xác định công thức phối trộn - Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu, dụng cụ. - Bước 2: Phối trộn nguyên liệu.

Page 40: MÔ ĐUN: NUÔI TRÂU, BÒ ĐỰC GIỐNG MÃ SỐ: MĐ01 trinh MD01 - Nuoi... · giống, thức ăn, nuôi dưỡng và chăm sóc trâu bò đực giống. Thực hiện được

39

- Bước 3: Cho trâu, bò đực giống ăn + Nguồn lực: - Tranh ảnh, mô hình, tiêu bản, băng hình nguyên liệu và phương pháp phối trộn thức ăn hỗn hợp cho trâu, bò đực giống. - Các loại nguyên liệu cần thiết . - Cơ sở chăn nuôi trâu, bò. - Máy vi tính sách tay, Projecter.. + Cách thức tổ chức: - Hướng dẫn mở đầu: giáo viên hướng dẫn công thức, các bước tiến hành phối trộn thức ăn hỗn hợp cho trâu, bò qua mô hình, tranh ảnh và băng hình. - Hướng dẫn thường xuyên: phân lớp thành từng nhóm nhỏ 3-5 học viên, mỗi nhóm thực hiện việc phối trộn lượng thức ăn hỗn hợp nhất định. Giáo viên theo dõi việc thực hiện và sữa lỗi cho học viên. + Thời gian hoàn thành: 4 giờ. + Phương pháp đánh giá: Giáo viên phát phiếu trắc nghiệm cho học viên điền vào ô trả lời, đối chiếu với đáp án. + Kết quả và sản phẩm cần đạt được: thực hiện được việc phối trộn thức ăn hỗn hợp cho trâu, bò đực giống đúng kỹ thuật. C. Ghi nhớ: - Che đạy hố ủ thức ăn xanh cẩn thân, không cho nước chẩy vào hố ủ sẽ làm thối thức ăn. - Không được cho trâu, bò ăn hoặc uống trực tiếp u rê sẽ gây ngộ độc đối với con vật. - Cần lèn chặt cây thức ăn xanh trước khi lấp hố ủ , để tạo môi trường yến khí.

Bài 4: Nuôi dưỡng trâu, bò đực giống Mục tiêu: - Trình bày được nôi dung về nuôi dưỡng trâu bò đực giống.

- Thực hiện được việc nuôi dưỡng trâu bò đực giống đúng kỹ thuật. A. Nội dung: 1. Xác định nhu cầu dinh dưỡng 1.1. Xác định nhu cầu năng lượng Nhu cầu năng lượng cho trâu bò đực giống tùy thuộc vào thời kỳ phối giống và được tính như sau: Thời kỳ nghỉ phối cần 0,8 - 1,2 ĐVTĂ/ 100kg thể trọng, Thời kỳ phối trung bình: 0,9 - 1,3 ĐVTĂ/ 100kg thể trọng. Thời kỳ phối nặng: 1,0-1,4 ĐVTĂ/ 100kg thể trọng (1 đơn vị thức ăn tương đương 2500 Kcal năng lượng trao đổi) 1.2. Nhu cầu chất đạm. Nhu cầu về prôtêin dược xác định dựa trên nhu cầu cho duy trì, tăng trọng và cho sản xuất tinh dịch. Nhu cầu về protein tiêu hoá thời kỳ nghỉ phối cần 100 gam/

Page 41: MÔ ĐUN: NUÔI TRÂU, BÒ ĐỰC GIỐNG MÃ SỐ: MĐ01 trinh MD01 - Nuoi... · giống, thức ăn, nuôi dưỡng và chăm sóc trâu bò đực giống. Thực hiện được

40

ĐVTĂ, thời kỳ phối giống trung bình 125gam/ ĐVTĂ và thời kỳ phối nặng 140 - 145g/ ĐVTĂ.

Theo phương pháp tính hiện hành ở nước ta, nhu cầu năng lượng và chất đạm cho bò đực giống có thể tính theo bảng sau. Bảng nhu cầu năng lượng và chất đạm (protein) cho bò đực giống

Thể trọng (kg) Mức độ khai thác

Nghỉ phối Trung bình Phối nhiều

Nhu cầu năng lượng (ĐVTA)

400 4,8 - 5,3 5,2 - 5,8 5,6 - 6,1

500 5,4 - 6,1 6,0 - 6,6 6,4 - 7,0

600 6,1 - 6,4 6,7 - 7,5 7,2 - 8,0

700 6,7 - 7,6 7,3 - 8,2 7,9 - 8,7

800 7,3 - 8,3 7,8 - 8,9 8,5 - 9,5

900 7,9 - 8,9 8,6 - 9,5 9,2 - 10,2

1000 8,4 - 9,4 9,1 - 10,0 9,8 - 10,8

Nhu cầu protein tiêu hoá (g/ĐVTA)

100 120 - 125 140 - 145 Bò đực tơ hoặc bò gầy mỗi ngày tăng thêm 0,5 - 1 ĐVTA. Nếu mỗi ngày bò

đực lao tác 2-3 giờ thì phải cho ăn thêm 0,5 - 1 ĐVTA. 1.2. Nhu cầu khoáng và vitamin Căn cứ vào khối lượng, tuổi tác và thời kỳ khai thác tinh dịch để xác định nhu cầu về khoáng và vitamin. Nhu cầu về vitamin và khoáng cho trâu bò như sau: Canxi từ 7- 8 gram/ DVTA, phospho từ 4 - 5gram /ĐVTĂ, NaCl từ 10 - 15g/100 kg thể trọng. Nhu cầu về vitamin: Vitamin A: (Được tính thông qua caroten, 1mg caroten tương đương 500 UI vitamin A) cần 80 - 100mg caroten/ 100kg thể trọng; Vitamin E: 40 - 50 mg, vitamin D: 1200 - 1800 UI /100kg thể trọng. 2. Xác định khẩu phần ăn 2.1. Xác định khẩu phần ăn cho duy trì.

Page 42: MÔ ĐUN: NUÔI TRÂU, BÒ ĐỰC GIỐNG MÃ SỐ: MĐ01 trinh MD01 - Nuoi... · giống, thức ăn, nuôi dưỡng và chăm sóc trâu bò đực giống. Thực hiện được

41

Khẩu phần duy trì được xác định trên cơ sở nhu cầu dinh dưỡng của đực giống ở thời kỳ nghỉ không phối giống, lấy tinh. Chú ý sử dụng nhiều loại thức ăn khác nhau, ưu tiên sử dụng các loại thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao dung tích bé, để giữ cho bụng của đực giống luôn thon gọn.

Khẩu phần ăn của trâu bò đực giống có thể phối hợp như sau: - Mùa đông: Thức ăn thô chiếm 25 – 40%; thức ăn nhiều nước củ quả 20 –

30%; thức ăn tinh 40 – 45%. - Mùa hè: Cỏ tươi xanh 35- 45%; cỏ khô 15–20% và thức ăn tinh 35 – 45%

Sau đây là khẩu phần duy trì cho bò đực giống nuôi nhốt chuồng: + Trâu, bò đực giống có trọng lượng 300 kg - Cỏ tươi 15 kg. - Rơm khô 3 kg. - Thóc mầm 1,2 kg - Khoai lang củ 4 kg - Khô dầu lạc 0,5 kg - Muối ăn 60 gam + Trâu, bò giống có trọng lượng 550 – 600 kg. - Cỏ tươi 24 kg. - Rơm khô 3 kg. - Thóc mầm 1,2 kg - Cám gạo 4,5 kg - Khô dầu lạc 1 kg - Muối ăn 100 gam hoặc xác mắm 0,5 kg Nếu chăn thả thì trừ mỗi giờ chăn thả 3 kg thức ăn xanh trong khẩu phần. 2.2. Xác định khẩu phần ăn cho sản xuất.

Cấu trúc khẩu phần ăn cho trâu bò đực giống trong giai đoạn phối giống, lấy tinh cũng tương tự như khẩu phần ăn duy trì. Chỉ khác trong thời gian phối giống trâu, bò ăn thêm mỗi ngày 1 kg thức ăn tinh trong đó có 100 – 120 g protein tiêu hóa. Ngoài ra, mỗi lần lấy tinh cho trâu bò đực giống ăn thêm 2 quả trứng gà tươi và 0,3-0,5kg/con/ngày giá đỗ hoặc mầm thóc. 3. Cho ăn 3.1. Cho ăn theo phương thức chăn thả.

Tuỳ theo điều kiện của cơ sở sản xuất, đực giống có thể được chăn thả trên bãi chăn nhưng nhất thiết phải được tính toán, cân đối khẩu phần và bổ sung thêm thức ăn tại chuồng.

Với điều kiện diện tích đất nông nghiệp có hạn nên đại đa số các cơ sở chăn nuôi đại gia súc của nước ta không có đồng cỏ, cộng với điều kiện thời tiết khí hậu bốn mùa như miền bắc, thì phương thức chăn thả trâu bò đực giống thông thường chỉ áp dụng rộng rãi vào mùa hè

Page 43: MÔ ĐUN: NUÔI TRÂU, BÒ ĐỰC GIỐNG MÃ SỐ: MĐ01 trinh MD01 - Nuoi... · giống, thức ăn, nuôi dưỡng và chăm sóc trâu bò đực giống. Thực hiện được

42

Mùa hè, đực giống có thể được chăn thả cả ngày. Mỗi đực giống cần 0,3-1ha đồng cỏ trồng. Các lô chăn thả cần được luân chuyển, không quá 10 ngày/lô và tính toán để chúng quay trở lại lô cũ sau 40 ngày. Định mức bón phân đạm giới hạn ở mức 120kg/ha hoặc 30kg/ha cho 1 chu kỳ chăn thả. 3.2. Cho ăn theo phương thức nhốt chuồng

Trâu bò đực giống thường áp dụng phương thức nuôi nhốt tại chuồng là chính, kết hợp với vận động hợp lý.

Chế độ ăn uống có thể áp dụng cho bò đực giống là cho ăn 3 lần/ngày. Nguyên tắc là không cho ăn lẫn lộn các loại thức ăn mà phải cho ăn theo trình tự: tinh-thô xanh-thô khô.

- Buổi sáng: Thời gian lúc 9 giờ sau khi khai thác tinh (hoặc phối giống). Cho ăn 1/2 lượng thức ăn tinh, 1 phần củ quả, 2-3 kg cỏ khô.

- Buổi trưa: Thời gian 11 giờ 30, cho ăn cỏ tươi (về mùa hè) hoặc thức ăn ủ xanh, ủ héo (về mùa đông) và phần củ quả còn lại. - Buổi chiều: lúc 17h00 - 17h30, cho ăn lượng thức ăn tinh và phần cỏ khô còn lại. B. câu hỏi và bài tập thực hành: I. Câu hỏi. 1, Trình bày nhu cầu năng lượng, chất đạm và khoáng đối với bò đực giống theo trọng lượng cơ thể. 2, Trình bày cấu trúc khẩu phần ăn của trâu, bò đực giống, cho ví dụ. 3. Trình bày cho trâu bò đực giống ăn theo phương pháp chăn thả và nhốt chuồng. II. Bài tập thực hành. Bài 1. Xác định nhu cầu năng lượng và chất đạm cho trâu, bò đực giống theo

trọng lượng cơ thể và sức sản xuất. + Mục đích: - Xác định được nhu cầu năng lượng và chất đạm cho trâu, bò đực giống theo trọng lượng cơ thể và sức sản xuất. - Thực hiện được việc xác định nhu cầu dinh dưỡng và chất đạm cho trâu, bò đực giống đúng kỹ thuật. + Nội dung: Xác định nhu cầu năng lượng và chất đạm cho trâu, bò đực giống - Bước 1: Tính trọng lượng của trâu, bò đực giống theo phương pháp đo kích thước các chiều: vòng ngực, dài thân chéo (dùng thước dây, thước gậy để đo). Trọng lượng trâu, bò được tính theo công thức: P= VN x VN x DTC x 90 Trong đó - P là trọng lượng con vật, đơn vị tính Kg - VN chu vi vòng ngực, đơn vị tính mét - DTC Dài thân chéo, đơn vị tính mét - Bước 2: Tính nhu cầu dinh dưỡng cho trâu bò đực giống theo trọng lượng và sức sản xuất đã được xác định. Cách tính như sau:

Page 44: MÔ ĐUN: NUÔI TRÂU, BÒ ĐỰC GIỐNG MÃ SỐ: MĐ01 trinh MD01 - Nuoi... · giống, thức ăn, nuôi dưỡng và chăm sóc trâu bò đực giống. Thực hiện được

43

Nhu cầu năng lượng nghỉ phối bằng trọng lượng cơ thể nhân với 0,8 – 1,2 ĐVTA chia cho 100, nhu cầu chất đạm là 100 gam/ 1ĐVTA. Nhu cầu năng lượng cho phối trung bình bằng trọng lượng co thể nhân với 0,9 - 1,3 ĐVTĂ chia cho 100, nhu cầu chất đạm tiêu hóa 125 gam/ ĐVTA Nhu cầu năng lượng cho phối nặng bằng trọng lượng co thể nhân với 1 - 1,4 ĐVTĂ chia cho 100, nhu cầu chất đạm tiêu hóa 140 - 145 gam/ ĐVTA Cũng có thể tra trong bảng nhu cầu dinh dưỡng cho trâu bò đực giống. - Bước 3: Ghi chép số liệu thu được về năng lượng (đơn vị thức ăn), Chất đạm tiêu hóa g/ DVTA. + Nguồn lực: - Tranh ảnh, mô hình, tiêu bản, băng hình phương pháp đo các chiều đối với trâu, bò. - Thước dây và thước gậy. - Bảng nhu cầu dinh dưỡng gia súc, gia cầm. - Cơ sở chăn nuôi trâu, bò. - Máy vi tính sách tay, Projecter.. + Cách thức tổ chức: - Hướng dẫn mở đầu: giáo viên hướng dẫn phương pháp đo các chiều và công thức tính trọng lượng cơ thể trâu, bò. Cách tra bảng nhu cầu dinh dưỡng cho trâu, bò. - Hướng dẫn thường xuyên: phân lớp thành từng nhóm nhỏ 3-5 học viên, mỗi nhóm thực hiện việc xác định nhu cầu dinh dưỡng cho một trâu hoặc bò đực giống. Giáo viên theo dõi việc thực hiện và sữa lỗi cho học viên. + Thời gian hoàn thành: 4 giờ. + Phương pháp đánh giá: Giáo viên phát phiếu trắc nghiệm cho học viên điền vào ô trả lời, đối chiếu với đáp án. + Kết quả và sản phẩm cần đạt được: thực hiện được việc xác định nhu cầu về năng lượng và chất đạm tiêu hóa cho trâu, bò đực giống đúng kỹ thuật.

Bài 2. Phối hợp khẩu phần ăn cho trâu, bò đực giống . + Mục đích: - Xác định được khẩu phần duy trì và khẩu phần sản xuất cho trâu, bò đực giống. - Thực hiện được việc xác định khẩu phần ăn cho trâu, bò đực giống đúng kỹ thuật. + Nội dung: Xác định khẩu phần ăn cho trâu, bò đực giống - Bước 1: Xác định tiêu chuẩn ăn cho trâu, bò đực giống trên cơ sở nhu cầu dinh dưỡng theo trọng lượng cơ thể và mức độ giao phối của đực giống (tra bảng nhu cầu dinh dưỡng của đực giống) - Bước 2: Xác định tỷ lệ các loại thức ăn trong khẩu phần cho trâu bò, đực giống, Đối với mùa đông, thức ăn thô xanh chiếm 25 – 40%; thức ăn củ quả 20 – 30%;

Page 45: MÔ ĐUN: NUÔI TRÂU, BÒ ĐỰC GIỐNG MÃ SỐ: MĐ01 trinh MD01 - Nuoi... · giống, thức ăn, nuôi dưỡng và chăm sóc trâu bò đực giống. Thực hiện được

44

thức ăn tinh 40 – 45%. Mùa hè cỏ tươi xanh 35- 45%; cỏ khô 15–20% và thức ăn tinh 35 – 45% - Bước 3: phối hợp thử khẩu phần ăn cho con vất trên cơ sở các loại thức ăn hiện có theo tiêu và tỷ lệ các loại thức ăn trong khẩu phần. - Bước 4: Cho ăn và điều chỉnh khẩu phần ăn cho trâu, bò đực giống. + Nguồn lực: - Tranh ảnh, mô hình,băng hình các loại thức ăn. - Các loại thức ăn cho trâu, bò đực giống - Bảng nhu cầu dinh dưỡng gia súc, gia cầm. - Bảng giá trị dinh dưỡng các loại thức ăn cho trâu, bò. - Cân bàn, dụng cụ chăn nuôi . - Máy vi tính sách tay, Projecter.. + Cách thức tổ chức: - Hướng dẫn mở đầu: giáo viên hướng dẫn phương pháp phối hợp khẩu phần ăn cho trâu, bò đực giống. Cách tra bảng nhu cầu dinh dưỡng, bảng giá trị dinh dưỡng các loại thức ăn cho trâu, bò. - Hướng dẫn thường xuyên: phân lớp thành từng nhóm nhỏ 3-5 học viên, mỗi nhóm thực hiện việc lên khẩu phần ăn trâu hoặc bò đực giống. Giáo viên theo dõi việc thực hiện và sữa lỗi cho học viên. + Thời gian hoàn thành: 4 giờ. + Phương pháp đánh giá: Giáo viên phát phiếu trắc nghiệm cho học viên điền vào ô trả lời, đối chiếu với đáp án. + Kết quả và sản phẩm cần đạt được: thực hiện được việc phối hợp khẩu phần ăn cho trâu, bò đực giống đúng kỹ thuật. C. Ghi nhớ: - Bò đực tơ hoặc bò gầy mỗi ngày tăng thêm 0,5 - 1 ĐVTA. - Bò đực lao tác 2-3 giờ trong ngày thì phải cho ăn thêm 0,5 - 1 ĐVTA. - Chọn thức ăn giầu năng lượng, thể tích nhỏ cho trâu, bò đực ăn để giúp bụng con vật thon, dễ nhảy giá hoặc giao phối.

Baì 5: Chăm sóc trâu, bò đực giống

Mục tiêu: - Trình bày được những kiến thức về chăm sóc trâu bò đực giống. - Thực hiện được việc chăm sóc trâu, bò đực giống đúng kỹ thuật

A. Nội dung: 1. Vận động.

Vận động hợp lý sẽ nâng cao khả năng phối giống và phẩm chất tinh dịch, tăng cường quá trình tiêu hoá, hấp thu thức ăn, hệ xương, hệ cơ chắc khoẻ, các hình thức vận động cưỡng bức được sử dụng phổ biến như sau:

Page 46: MÔ ĐUN: NUÔI TRÂU, BÒ ĐỰC GIỐNG MÃ SỐ: MĐ01 trinh MD01 - Nuoi... · giống, thức ăn, nuôi dưỡng và chăm sóc trâu bò đực giống. Thực hiện được

45

1.1. Vận động kết hợp chăn thả: Thông thường người ta thiết kế bãi chăn thả, trâu bò đực giống cách xa chuồng khoảng 1 – 1,5km. Buổi sáng dồn đuổi đực giống đến bãi chăn thả, nên dồn đực giống đi nhanh, không nên để đực giống la cà, ăn cỏ dọc đường sẽ làm giảm tác dụng vận động. 1.2. Vận động kết hợp với thao tác nhẹ. - Hàng ngày có thể sử dụng trâu bò đực giống kéo xe vận chuyển thức ăn, bừa nhẹ… thời gian làm việc khoảng 2 – 3h. Như vậy vừa sử dụng được sức lao tác của đực giống đồng thời khai thác tốt tác dụng của vận động đối với đực giống. Tuy nhiên không nên quá lạm dụng, sẽ có tác dụng ngược lại. Khi sử dụng phải thận trọng, tránh sảy ra xây xát, đề phòng tai nạn. Đực giống thường rất hung dữ đồng thời tính năng sinh dục rất cao, do vậy cần đề phòng những sự cố bất thường có thể xảy ra trong thời gian làm việc

Hình 5.1. Vận động kết hợp với lao tác

2. Tắm, chải. Tắm chải là một trong những khâu kỹ thuật quan trọng có tác dụng làm cho

lông da sạch sẽ nhằm tăng cường quá trình trao đổi chất, trao đổi nhiệt và tăng cường khả năng tự bảo vệ của cơ thể. 2.1. Tắm cho trâu bò đực giống

+ Tắm: Trong những ngày nắng ấm nên cho trâu bò đực giống tắm. + Tắm thường kết hợp với kỳ cọ, tẩy rửa chất bẩn bám trên da. Có thể dùng vòi phun nước tắm riêng biệt cho từng con. Nơi nào có hồ, sông, suối, nước sạch có thể cho trâu xuống đầm, tắm mỗi ngày từ 1 – 2 lần. Cần dùng vải xô rửa mặt, mũi, mồm và cơ quan sinh dục. Tránh thô bạo làm xây sát.

Hình 5.2. Tắm nước cho trâu2.2. Chải cho trâu bò đực giống

- Mùa đông giá rét, trâu, bò, bê nghé phải được chải thường xuyên, chải làm cho lông mượt, da sạch, loại trừ ve, rận, ký sinh, tăng cường hệ tuần hoàn của máu. - Cách chải:

+ Chải từ phải sang trái, từ trước đến sau, từ trên xuống dưới, cái nọ tiếp cái kia, chải đều toàn thân.

Page 47: MÔ ĐUN: NUÔI TRÂU, BÒ ĐỰC GIỐNG MÃ SỐ: MĐ01 trinh MD01 - Nuoi... · giống, thức ăn, nuôi dưỡng và chăm sóc trâu bò đực giống. Thực hiện được

46

+ Đầu tiên dùng bàn chải cứng quét sạch những chỗ đất, phân bám vào mình. Tiếp theo tay trái cầm bàn chải sắt, tay phải dùng bàn chải lông chải lại một đến hai lượt, theo chiều thuận và nghịch của lông. Đất bẩn ở chân móng dùng nước dội, rửa tốt nhất nên xoa chải ngoài chuồng, mỗi ngày nên xoa chải ít nhất một lần vào buổi sáng sau khi bò đực giống vận động.

Hình 5.3. Bàn chải trâu, bò

3. Sử dụng và quản lý trâu bò đực giống. 3.1. Sử dụng trâu bò đực giống 3.1.1. Tuổi đưa vào sử dụng

Trâu bò bắt đầu đưa vào phối giống và khai thác tinh khi đã thành thục về tính và khối lượng cơ thể của nó phải đạt 2/3 khối lượng cơ thể lúc trưởng thành.

Tuổi đưa vào sử dụng của trâu, bò có sự khác nhau + Ở bò khoảng 18-24 tháng tuổi + Ở trâu khoảng 24-30 tháng tuổi.

3.1.2. Chế độ sử dụng - Bò đực 18 – 24 tháng tuổi, trâu 24 – 30 tháng tuổi nếu phát dục tốt mỗi

tuần phối giống khoảng 3 lần. - Bò đực giống từ 3 tuổi đến 9 tuổi có thể tuỳ từng điều kiện mà có chế độ sử

dụng lấy tinh thích hợp. Trong điều kiện chăm sóc và nuôi dưỡng tốt mỗi tuần khai thác 6 lần ( mỗi ngày 1 lần). Trong thời gian dài không ảnh hưởng xấu đến chất lượng tinh dịch và sức khoẻ của trâu bò đực giống 3.1.3 Sử dụng trâu bò đực giống

Thông thường có hai hình thức sử dụng trâu bò đực giống + Hình thức phối giống trực tiếp - Nhảy phối tự do Trâu bò đực giống và trâu bò cái được nuôi nhốt chung với tỷ lệ 2-3 đực/1 đàn

cái (50-80 con). Khi trâu bò cái động dục thì trâu bò đực tự phát hiện và nhảy phối một cách tự do, không có sự kiểm soát, quản lý hoặc điều khiển của con người.

Ưu điểm của phương pháp này là tỷ lệ phối giống và sinh sản cao. Nhược điểm của phương pháp này là: + Làm cho sức lực của trâu bò đực giống tiêu hao nhiều do chế độ phối giống

tuỳ tiện. + Dễ lây lan bệnh tật trong đàn, + không quản lý, theo dõi được công tác giống.

Page 48: MÔ ĐUN: NUÔI TRÂU, BÒ ĐỰC GIỐNG MÃ SỐ: MĐ01 trinh MD01 - Nuoi... · giống, thức ăn, nuôi dưỡng và chăm sóc trâu bò đực giống. Thực hiện được

47

+ Hơn nữa, khi các đực giống được nuôi nhốt chung với đàn thì chúng hay đánh nhau làm ảnh hưởng đến đàn gia súc và người chăn nuôi, gây khó khăn trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc và quản lý.

- Nhảy phối có hướng dẫn Trâu, bò đực và trâu, bò cái được nuôi nhốt riêng, khi con cái động dục thì

mới đưa con đực đến cho nhảy phối. Ưu điểm: Phương pháp này khắc phục được những nhược điểm của phương

pháp nhảy phối tự do. Nhược điểm: tỷ lệ phát hiện động dục và phối giống sẽ thấp hơn do có sự

tham gia của con người trong quá trình này. + Sử dụng đực giống trong truyền giống nhân tạo Để phát huy cao độ tính ưu việt của thụ tinh nhân tạo phải thực hiện đúng qui trình trong các khâu sau: - Huấn luyện đực giống để lấy tinh. - Kỹ thuật lấy tinh. - Pha chế và bảo tồn tinh dịch. - Phối giống. Việc khai thác tinh trâu bò đực giống, được thực hiện theo phương pháp cách nhật, hoặc cách 2 ngày nhưng mỗi ngày có thể cho nhảy 2 đến 3 lần. 3.2. Quản lý trâu bò đực giống. + Kiểm tra sức khỏe trâu bò đực giống Việc kiểm tra sức khỏe cho đực giống được tiến hành theo các bước sau:

- Kiểm tra khối lượng cơ thể hàng tháng để kịp thời điều chỉnh khẩu phần ăn nhằm cho đực giống không được quá gầy hoặc quá béo.

- Thực hiện vệ sinh phòng bệnh, tiêm phòng và diệt ký sinh trùng ngoài da. - Kiểm tra mắt, răng, hàm, chân, và đặc biệt là cơ quan sinh dục. * Mắt Kiểm tra kết mạc, giác mạc để phát hiện mắt bị viêm, bị tổn thương hoặc bị

ký sinh trùng... để kịp thời điều trị cho con vật. * Răng và hàm Răng phải cắm sát vào lợi. Không nên sử dụng những bò đực có xương hàm

nhô ra hoặc thụt vào quá mức. Cần chú ý trạng thái các lỗ mũi, hơi thở có mùi có thể là dấu hiệu có vấn đề về đường hô hấp.

* Hệ thống cơ-xương Kiểm tra khớp xương, hệ thống cơ để phát hiện các bệnh về xương, khớp, cơ

ảnh hưởng tới vận động và nhẩy giá của trâu, bò đực giống. * Hình dáng của chân và bàn chân Kiểm tra chân và bàn chân trâu bò đực giống để phát hiện những khuyết tật

hoặc tổn thương ảnh hưởng tới khả năng vận động, giao phối hoặc nhảy giá. Cần chú ý các trường hợp sau:

Page 49: MÔ ĐUN: NUÔI TRÂU, BÒ ĐỰC GIỐNG MÃ SỐ: MĐ01 trinh MD01 - Nuoi... · giống, thức ăn, nuôi dưỡng và chăm sóc trâu bò đực giống. Thực hiện được

48

Hình 3.2: Kết cấu chi sau: a) Bình thường; b) Khoeo chân sau cong hình lưỡi

liềm; c) chân sau thẳng đứng cột nhà; d) chân sưng

Hình 3.3: Kết cấu chi sau: a) bình thường; b) chân vòng kiềng; c) khoeo chân sau

gần chạm nhau - Cả 2 móng không đối xứng về kích cỡ và hình dáng . - Móng ngắn, mòn ở đầu móng, thường gặp ở những con cẳng chân sau thẳng đứng cột nhà (Hình 3.2c, 3.4c). - Các móng dài, hẹp với gót chân nông, con vật chân yếu (Hình 3.3.b) và đôi khi tạo nên móng hình kéo.

Hình 3.4. Góc cườm giữa cẳng chân trước và cẳng chân sau với móng: a) bình thường; b) cườm

chân yếu; c) quá thẳng đứng * Kiểm tra dáng đi

Kiểm tra dáng đi lại của trâu, bò đực từ hai bên và từ phía sau để phát hiện bệnh ở chân của bò. Bình thường, khi đi lại, bò đực cần đặt chân bàn chân sau

Page 50: MÔ ĐUN: NUÔI TRÂU, BÒ ĐỰC GIỐNG MÃ SỐ: MĐ01 trinh MD01 - Nuoi... · giống, thức ăn, nuôi dưỡng và chăm sóc trâu bò đực giống. Thực hiện được

49

trùng vào dấu bàn chân trước và hàng dấu chân phải thẳng khi đi tự do ngoài trời. Khi nhìn từ phía sau con bò đực, những cẳng chân phải thẳng từ trên xuống dưới và không quá vòng kiềng (Hình 3.3b).

- Hiện tượng bước chân sau dài hơn hoặc ngắn hơn bước chân trước có liên quan đến năng lực giao phối của bò đực.

* Kiểm tra dương vật và bao qui đầu - Sờ khám toàn bộ túi bọc dương vật và bao qui đầu của trâu, bò đực giống

xem có bình thường không. Chú ý những bất bình thường về độ sâu túi bọc dương vật, độ dày dây rốn và hiện tượng lộn bít tất của bao qui đầu. Những hiện tượng này có thể cản trở việc giao phối hoặc làm cho bò đực có thể bị thương.

Hình 3.5b: Bao qui đầu bình thường

Hình 3.5b: Bao qui đầu lộn bít tất

* Kiểm tra bìu dái Sờ khám cẩn thận bìu dái và những bộ phận sinh dục bên trong cơ thể bằng

cách đứng sau bò đực đã được cố định cẩn thận. - Kiểm tra bao dịch hoàn: Dùng cảm giác của da tay sờ nhẹ vào bao dịch hoàn con vật để cảm giác độ to,

nhỏ, cứng, mềm, nóng, lạnh và phản ứng đau vùng dịch hoàn để phát hiện bệnh ở dịch hoàn con vật. - Kiểm tra những cơ quan sinh dục bên trong Khám qua trực tràng có thể phát hiện một số trường hợp bất bình thường như: - Viêm tinh nang; - Có khối u; - Đường sinh dục nhỏ bé một cách bất thường hoặc thiếu một bộ phận.

Bò sẽ cảm thấy đau khi sờ khám những bộ phận không bình thường, đặc biệt là do viêm. B. câu hỏi và bài tập thực hành: I. Câu hỏi: 1, Trình bày mục đích và phương pháp vận động cho trâu, bò đực giống. 2, Trình bày mục đích và phương pháp tắm chải cho trâu, bò đực giống. 3, Trình bày tuổi, chế độ và phương pháp sử dụng trâu, bò đực giống.

Page 51: MÔ ĐUN: NUÔI TRÂU, BÒ ĐỰC GIỐNG MÃ SỐ: MĐ01 trinh MD01 - Nuoi... · giống, thức ăn, nuôi dưỡng và chăm sóc trâu bò đực giống. Thực hiện được

50

4, Trình bày ý nghĩa, và phương pháp của việc kiểm tra sức khỏe trâu, bò đực giống. II. Bài tập thực hành.

Bài 1: Thực hành cho trâu, bò đực giống vận động. + Mục đích: - Thực hiện được việc cho trâu, bò đực giống vận động đúng kỹ thuật. - Bảo đảm an toàn cho người và gia súc khi vận động. + Nội dung: - Cho trâu, bò đực giống vận động kết hợp với chăn thả. Quãng đường vận động 1 – 1,5km. Dồn đực giống đi nhanh, không nên để con vật la cà, ăn cỏ dọc đường sẽ làm giảm tác dụng vận động. Trên đường đi quan sát sự vận động của con vật. - Cho con vật vận động kết hợp với lao tác nhẹ. Cho con vật vận động kết hợp với kéo xe chuyển thức ăn, kéo đoạn gỗ nhẹ hoặc bừa ruộng thời gian 1-2 giờ. + Nguồn lực: - Tranh ảnh, mô hình,băng hình phương pháp vận động cho trâu, bò đực giống. - Trại chăn nuôi trâu, bò đực giống. - Máy vi tính sách tay, Projecter.. + Cách thức tổ chức: - Hướng dẫn mở đầu: giáo viên hướng dẫn phương pháp cho trâu bò đực giống vận động thông qua mô hình, băng hình và làm thực hiện cho trâu bò đực giống vận động trên thực địa. - Hướng dẫn thường xuyên: phân lớp thành từng nhóm nhỏ 3-5 học viên, mỗi nhóm thực hiện việc cho trâu, bò đực giống vận động theo hai phương pháp. Giáo viên theo dõi việc thực hiện và sữa lỗi cho học viên. + Thời gian hoàn thành: 4 giờ. + Phương pháp đánh giá: Giáo viên phát phiếu trắc nghiệm cho học viên điền vào ô trả lời, đối chiếu với đáp án. + Kết quả và sản phẩm cần đạt được: thực hiện được việc cho trâu, bò đực giống vận động kết hợp với chăn thả và lao tác nhẹ đúng kỹ thuật.

Bài 2: Thực hành tắm, chải cho trâu, bò đực giống + Mục đích: - Thực hiện được việc cho trâu, bò đực giống tắm, chải đúng kỹ thuật. - Bảo đảm an toàn cho người và gia súc khi cho trâu, bò đực giống tắm chải. + Nội dung: - Tắm cho trâu, bò đực giống bằng vòi nước, dùng xà phòng xát lên da con vật sau đó dùng bàn chải lông cọ, tẩy rửa chất bẩn bám trên da, sau đó phun nước rửa sạch nước xà phòng trên cơ thể con vật, dùng vải xô lau, chùi vùng mặt, mũi, mồm và cơ quan sinh dục đực giống. - Chải cho trâu, bò đực giống.

Page 52: MÔ ĐUN: NUÔI TRÂU, BÒ ĐỰC GIỐNG MÃ SỐ: MĐ01 trinh MD01 - Nuoi... · giống, thức ăn, nuôi dưỡng và chăm sóc trâu bò đực giống. Thực hiện được

51

Dùng bàn chải, chải đều trên cơ thể con vật, từ phải qua trái từ trên lưng xuống dưới bụng, từ trước ra sau. Đầu tiên dùng bàn cải cứng để chải sạch chất bẩn bám trên cơ thể con vật, sau dùng bàn chải sắt chải nhẹ nhàng hai lần theo chiều xuôi và ngược của lông. + Nguồn lực: - Tranh ảnh, mô hình,băng hình phương pháp tắm chải cho trâu, bò đực giống. - Trại chăn nuôi trâu, bò đực giống. - Dụng cụ tắm chải. - Máy vi tính sách tay, Projecter.. + Cách thức tổ chức: - Hướng dẫn mở đầu: giáo viên hướng dẫn phương pháp tắm chải cho trâu, bò đực giống qua mô hình, tranh ảnh và băng hình. - Hướng dẫn thường xuyên: phân lớp thành từng nhóm nhỏ 3-5 học viên, mỗi nhóm thực hiện việc tắm chải cho một trâu, bò đực giống. Giáo viên theo dõi việc thực hiện và sữa lỗi cho học viên. + Thời gian hoàn thành: 4 giờ. + Phương pháp đánh giá: Giáo viên kiểm tra cá nhân hoặc nhóm học viên thực hiện việc tắm, cải cho trâu, bò đực gống. Nhận xét đánh giá kết quả thực hiện của học viên + Kết quả và sản phẩm cần đạt được: thực hiện được việc tắm, chải cho trâu, bò đực giống đúng kỹ thuật.

Bài 3: Thực hành kiểm tra sức khỏe cho trâu, bò đực giống + Mục đích: - Thực hiện được việc kiểm tra sức khỏe cho trâu, bò đực giống đúng kỹ thuật. - Bảo đảm an toàn cho người và gia súc khi tiến hành kiểm tra sức khỏe cho con vât. + Nội dung: - Kiểm tra khối lượng của con vật, bằng phương pháp đo các chiều. - Kiểm tra mắt, răng, hàm, chân, và đặc biệt là cơ quan sinh dục bằng phương pháp chẩn đoán lâm sàng. * Kiểm tra mắt * Kiểm tra răng, hàm. * Kiểm tra chân. * Kiểm tra cơ quan sinh dục + Nguồn lực: - Tranh ảnh, mô hình,băng hình phương pháp kiểm tra mắt, răng, hàm, chân, và cơ quan sinh dục trâu, bò đực giống. - Trại chăn nuôi trâu, bò đực giống. - Dụng cụ thú y. - Máy vi tính sách tay, Projecter..

Page 53: MÔ ĐUN: NUÔI TRÂU, BÒ ĐỰC GIỐNG MÃ SỐ: MĐ01 trinh MD01 - Nuoi... · giống, thức ăn, nuôi dưỡng và chăm sóc trâu bò đực giống. Thực hiện được

52

+ Cách thức tổ chức: - Hướng dẫn mở đầu: giáo viên hướng dẫn phương pháp đo các chiều tính khối lượng trâu, bò đực giống. Phương pháp kiểm tra mắt, răng, hàm, chân và cơ quan sinh dục trâu, bò đực giống. - Hướng dẫn thường xuyên: phân lớp thành từng nhóm nhỏ 3-5 học viên, mỗi nhóm thực hiện việc kiểm tra mắt, răng, hàm, chân và cơ quan sinh dục trâu, bò đực giống. Giáo viên theo dõi việc thực hiện và sữa lỗi cho học viên. + Thời gian hoàn thành: 4 giờ. + Phương pháp đánh giá: Giáo viên kiểm tra cá nhân hoặc nhóm học viên thực hiện việc kiểm tra mắt, răng, hàm, chân và cơ quan sinh dục trâu, bò đực giống. Nhận xét đánh giá kết quả thực hiện của học viên + Kết quả và sản phẩm cần đạt được: thực hiện được việc kiểm tra mắt, răng, hàm, chân và cơ quan sinh dục trâu, bò đực giống đúng kỹ thuật. C. Ghi nhớ: - Trâu, bò đực giống dễ bị kích động sẽ hung dữ vì vậy đảm bảo an toàn cho người và gia súc khi cho chúng vận động, tắm chải. - Kiểm tra cơ quan sinh dục của trâu, bò đực giống để phát hiện và điều trị kịp thời bệnh ở cơ quan sinh dục cho con vật.

HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN MÔN HỌC I. Vị trí, tính chất của mô đun: - Nuôi trâu bò đực giống là mô đun chuyên ngành trong chương trình đào tạo sơ cấp nghề, nghề nuôi và phòng - trị bệnh cho trâu, bò. - Mô đun giới thiệu những nội dung cơ bản về xác định điều kiện chăn nuôi, giống, thức ăn, nuôi dưỡng và chăm sóc trâu, bò đực giống. II. Mục tiêu mô đun: Học xong mô đun này người học có khả năng - Trình bày được nội dung về xác định điều kiện chăn nuôi, giống, thức ăn, nuôi dưỡng và chăm sóc trâu, bò đực giống. - Thực hiện được việc xác định điều kiện chăn nuôi, giống, thức ăn, nuôi dưỡng và chăm sóc trâu, bò đực giống. - Cẩn thận, chính xác, nghiêm túc và đảm bảo vệ sinh môi trường. III. Nội dung mô đun:

Mã số bài Tên các bài trong

mô đun Loại

bài dạyĐịa điểm

Thời gian Tổng

số Lý

thuyết Thực hành

Kiểm tra

Page 54: MÔ ĐUN: NUÔI TRÂU, BÒ ĐỰC GIỐNG MÃ SỐ: MĐ01 trinh MD01 - Nuoi... · giống, thức ăn, nuôi dưỡng và chăm sóc trâu bò đực giống. Thực hiện được

53

MĐ 01-01 Chuẩn bị điều kiện chăn nuôi trâu, bò đực giống

Tích hợp

Trại trường

12 4 8

MĐ 01-02 Xác định giống trâu, bò đực

Tích hợp

Trại trường

20 4 15 1

MĐ 01-03 Xác định thức ăn cho trâu, bò đực giống

Tích hợp

Trại trường

18 4 13 1

MĐ 01-04 Nuôi dưỡng trâu, bò đực giống

Tích hợp

Trại trường

12 4 7 1

MĐ 01-05 Chăm sóc trâu, bò đực giống

Tích hợp

Trại trường

18 4 13 1

Kiểm tra hết mô đun 4 4 Cộng 84 20 56 8

* Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tính vào giờ thực hành. IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành: IV.1. Nguồn lực cần thiết: - Mô hình, tranh, ảnh, tiêu bản về trị trí, hướng, kiều chuồng trại, giống trâu bò đực, thức ăn cho trâu, bò đực giống. - Băng video về nuôi dưỡng và chăm sóc trâu, bò đực giống. - Dụng cụ thú y, dụng cụ chăn nuôi. - Thiết bị phục vụ dạy học: Máy chiếu overhead, máy ảnh kỹ thuật số, máy tính xách tay, projeter… - Bảo hộ lao động: ủng cao su, găng tay, quần áo bảo hộ, khẩu trang, mũ, kính bảo hộ… - Cơ sở chăn nuôi trâu, bò đực giống . IV.2. Cách tổ chức: - Hướng dẫn mở đầu: Giáo viên giới thiệu nội dung thực hành và phương pháp thực hiện. - Hướng dẫn thường xuyên: chia lớp thành những nhóm nhỏ từ 3-5 người, mỗi nhóm được thực hiện những nội dung trong bài thực hành. Giáo viên theo dõi, sửa lỗi và giải đáp thắc mắc trong quá trình thực hiện của học viên. - Hướng dẫn kết thúc: Giáo viên kiểm tra kết quả thực hiện của nhóm hoặc cá nhân học viên theo mục tiêu của bài. IV.3. Thời gian: - Thời gian thực hành nên bố trí 4 giờ cho một bài thực hành và xen kẽ với các bài lý thuyết.

Page 55: MÔ ĐUN: NUÔI TRÂU, BÒ ĐỰC GIỐNG MÃ SỐ: MĐ01 trinh MD01 - Nuoi... · giống, thức ăn, nuôi dưỡng và chăm sóc trâu bò đực giống. Thực hiện được

54

IV.4. Số lượng khoảng 18 – 20 học viên. IV.5.Tiêu chuẩn sản phẩm - Học viên nhận biết được vị trí, hướng, kiểu và diện tích chuồng nuôi trâu, bò đực giống. - Nhận biết được đặc điểm và chọn được trâu bò đực để làm giống qua ngoại hình, thể chất. - Nhận biết được các loại thức ăn và phương pháp chế biến thức ăn thô xanh cho trâu, bò đực giống. - Tổ chức được việc nuôi dưỡng và chăm sóc trâu, bò đực giống đúng kỹ thuật. V. Yêu cầu đánh giá kết quả học tập: 5.1. Bài 1: Xác định điều kiện chăn nuôi

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Xác định đúng vi trí, hướng, kiểu chuồng nuôi trâu, bò đực giống

Trắc nghiệm, vấn đáp hoặc tự luận

Xác định đúng dụng cụ chăn nuôi, dụng cụ vệ sinh dùng trong chăn nuôi trâu bò đực giống

Trắc nghiệm, vấn đáp hoặc tự luận

5.2. Bài 2: Xác định giống trâu, bò đực giống

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Nhận dạng đúng đặc điểm ngoại hình, thể chất các trâu đực giống nội và trâu nhập nội

Trắc nghiệm, vấn đáp hoặc tự luận

Nhận dạng đúng đặc điểm ngoại hình, thể chất các bò đực giống kiêm dụng thịt – sữa

Trắc nghiệm, vấn đáp hoặc tự luận

Nhận dạng đúng đặc điểm ngoại hình, thể chất các bò đực giống chuyên sữa

Trắc nghiệm, vấn đáp hoặc tự luận

Nhận dạng đúng đặc điểm ngoại hình, thể chất các bò đực giống chuyên thịt

Trắc nghiệm, vấn đáp hoặc tự luận

5.3. Bài 3: Xác định thức ăn cho trâu, bò đực giống.

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Xác định được thức ăn thô, xanh cho trâu, bò đực giống.

Trắc nghiệm, vấn đáp hoặc tự luận

Xác định được thức ăn tinh cho trâu, bò đực giống.

Trắc nghiệm, vấn đáp hoặc tự luận

Xác định được thức ăn bổ sung cho trâu, bò đực giống.

Trắc nghiệm, vấn đáp hoặc tự luận

Page 56: MÔ ĐUN: NUÔI TRÂU, BÒ ĐỰC GIỐNG MÃ SỐ: MĐ01 trinh MD01 - Nuoi... · giống, thức ăn, nuôi dưỡng và chăm sóc trâu bò đực giống. Thực hiện được

55

5.4. Bài 4: Nuôi dưỡng trâu, bò đực giống. Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

Xác định được nhu cầu dinh dưỡng cho trâu, bò đực giống.

Trắc nghiệm, vấn đáp hoặc tự luận

Xác định đúng khẩu phần ăn cho trâu, bò đực giống

Trắc nghiệm, vấn đáp hoặc tự luận

Thực hiện được việc cho trâu, bò đực giống ăn đúng kỹ thuật

Trắc nghiệm, vấn đáp hoặc tự luận

5.5. Bài 5: Chăm sóc trâu, bò đực giống.

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá Vận động cho trâu, bò đực giống đúng kỹ thuật

Trắc nghiệm, vấn đáp hoặc tự luận

Tắm chải cho trâu, bò đực giống đúng kỹ thuật

Trắc nghiệm, vấn đáp hoặc tự luận

Sử dụng trâu, bò đực giống theo yêu cầu kỹ thuật

Trắc nghiệm, vấn đáp hoặc tự luận

VI. Tài liệu tham khảo: - Giáo trình chăn nuôi trâu, bò – Trường đại học Nông Nghiệp – Hà Nội. - Giáo vệ sinh chăn nuôi – Trường đại học Nông Nghiệp – Hà Nội. - Giáo trình chẩn đoán bệnh gia súc – Trường đại học Nông Nghiệp – Hà Nội - Tài liệu tập huấn kỹ thuật chăn nuôi trâu- Nhà xuất bản lao động 2009.. - Websid trung tâm khuyến nông Quốc gia. - Websid: www.vmclub.net

Page 57: MÔ ĐUN: NUÔI TRÂU, BÒ ĐỰC GIỐNG MÃ SỐ: MĐ01 trinh MD01 - Nuoi... · giống, thức ăn, nuôi dưỡng và chăm sóc trâu bò đực giống. Thực hiện được

56

DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM CHỈNH SỬA

CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Kèm theo Quyết định số 2949 /BNN-TCCB ngày 03 tháng 11 năm 2010

của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) 1. Chủ nhiệm: Ông Nguyễn Đức Dương - Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng

Nông Lâm

2. Thư ký: Ông Nguyễn Công Lý - Phó trưởng khoa Trường Cao đẳng Nông Lâm

4. Các ủy viên:

- Ông Trần Xuân Đệ, Giảng viên Trường Cao đẳng Nông Lâm

- Ông Nguyễn Hữu Nam, Trưởng khoa Trường đại học Nông nghiệp Hà Nội

- Ông Nguyễn Thế Hùng, Nghiên cứu viên Viện Thú y./.

DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP

(Theo Quyết định số 3495 /QĐ-BNN-TCCB ngày 29 tháng 12 năm 2010

của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

1. Chủ tịch: Ông Trần Văn Dư - Phó hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Bộ 2. Thư ký: Bà Đào Thị Hương Lan - Phó trưởng phòng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 4. Các ủy viên: - Ông Nguyễn Danh Phương - Trưởng khoa Trường Cao đẳng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Bộ - Ông Nguyễn Xuân Quang - Trưởng khoa Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc

- Ông Phùng Quốc Quảng - Phó giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia./.