mỞ ĐẦu - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26569.pdf · mỞ ĐẦu 1. tính...

26
1 MỞ ĐẦU 1. Tnh cp thit lun n Tài nguyên nước dưới đất chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố tự nhiên và kinh tế xã hội (KTXH): mở rộng vùng sản xuất nông nghiệp, chặt phá rừng, phát triển kinh tế xã hội, ô nhiễm môi trường, thiên tai và biến đổi khí hậu ngăn cản sự di chuyển ảnh hưởng tới quá trình thấm, chất lượng của nước dưới đất. Trong bối cảnh hiện nay, các yếu tố kể trên bị thay đổi nhanh chóng, kết hợp với những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu và nước biển dâng (BĐKH-NBD), ảnh hưởng trực tiếp đến tài nguyên nước dưới đất và ảnh hưởng gián tiếp tới các đối tượng sử dụng nước. Thực tế tại dải ven biển Miền Trung, trữ lượng nước ngọt có thể khai thác từ các tầng nông bị suy giảm, ảnh hưởng đến sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, giao thông, xây dựng, các đô thị và khu vực dân cư ven biển. Về mặt khoa học và thực tiễn, nghiên cứu đánh giá sự suy giảm và khả năng đáp ứng của các tầng chứa nước (TCN) này đối với nhu cầu cấp nước theo các kịch bản BĐKH - NBD sẽ giúp các cơ quan hoạch định chính sách lập các quy hoạch phân bổ sử dụng nguồn nước hợp lý và tìm kiếm các phương án, nguồn nước thay thế. Đồng bằng Gio Linh (tỉnh Quảng Trị) thuộc dải ven biển miền Trung, có chiều dài đường bờ biển là 15,5 km từ thị trấn Cửa Việt đến xã Trung Giang. Với 2 TCN chính là Pleistocen (qp) và Holocen (qh) hiện được khai thác phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất. Tuy nhiên, tài nguyên nước dưới đất suy giảm trong giai đoạn gần đây. Thiếu hụt nước và xâm nhập mặn gia tăng vào mùa khô năm 2012-2013 do biến động lượng mưa ảnh hưởng đến việc tích nước tại các hồ chứa lớn trên địa bàn (Sở TNMT tỉnh Quảng Trị, 2014). Xác định được căn cứ khoa học cho đề xuất các giải pháp sử dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên nước dưới đất có ý nghĩa quan trọng trong tiến trình phát triển bền vững của khu vực. Do đó, đề tài luận án tiến sỹ "Nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, môi trường và kinh t xã hội đn tài nguyên nước dưới đt vùng Gio Linh, Quảng Trị có xét đn tc động của BĐKH-NBD" đã được lựa chọn nghiên cứu và hoàn thành. 2. Mc tiêu và nhiệm v nghiên cứu 2.1 Mục tiêu nghiên cứu

Upload: others

Post on 15-Oct-2019

7 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: MỞ ĐẦU - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26569.pdf · MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết luận án Tài nguyên nước dưới đất chịu ảnh hưởng

1

MỞ ĐẦU

1. Tinh câp thiêt luân an

Tài nguyên nước dưới đất chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố tự nhiên

và kinh tế xã hội (KTXH): mở rộng vùng sản xuất nông nghiệp, chặt phá

rừng, phát triển kinh tế xã hội, ô nhiễm môi trường, thiên tai và biến đổi

khí hậu ngăn cản sự di chuyển ảnh hưởng tới quá trình thấm, chất lượng

của nước dưới đất. Trong bối cảnh hiện nay, các yếu tố kể trên bị thay

đổi nhanh chóng, kết hợp với những tác động tiêu cực của biến đổi khí

hậu và nước biển dâng (BĐKH-NBD), ảnh hưởng trực tiếp đến tài

nguyên nước dưới đất và ảnh hưởng gián tiếp tới các đối tượng sử dụng

nước. Thực tế tại dải ven biển Miền Trung, trữ lượng nước ngọt có thể

khai thác từ các tầng nông bị suy giảm, ảnh hưởng đến sinh hoạt, sản

xuất nông nghiệp, công nghiệp, giao thông, xây dựng, các đô thị và khu

vực dân cư ven biển. Về mặt khoa học và thực tiễn, nghiên cứu đánh giá

sự suy giảm và khả năng đáp ứng của các tầng chứa nước (TCN) này đối

với nhu cầu cấp nước theo các kịch bản BĐKH - NBD sẽ giúp các cơ

quan hoạch định chính sách lập các quy hoạch phân bổ sử dụng nguồn

nước hợp lý và tìm kiếm các phương án, nguồn nước thay thế.

Đồng bằng Gio Linh (tỉnh Quảng Trị) thuộc dải ven biển miền

Trung, có chiều dài đường bờ biển là 15,5 km từ thị trấn Cửa Việt đến xã

Trung Giang. Với 2 TCN chính là Pleistocen (qp) và Holocen (qh) hiện

được khai thác phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất. Tuy nhiên, tài nguyên

nước dưới đất suy giảm trong giai đoạn gần đây. Thiếu hụt nước và xâm

nhập mặn gia tăng vào mùa khô năm 2012-2013 do biến động lượng mưa

ảnh hưởng đến việc tích nước tại các hồ chứa lớn trên địa bàn (Sở TNMT

tỉnh Quảng Trị, 2014). Xác định được căn cứ khoa học cho đề xuất các

giải pháp sử dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên nước dưới đất có ý nghĩa

quan trọng trong tiến trình phát triển bền vững của khu vực.

Do đó, đề tài luận án tiến sỹ "Nghiên cứu ảnh hưởng của điều

kiện tự nhiên, môi trường và kinh tê xã hội đên tài nguyên nước dưới

đât vùng Gio Linh, Quảng Trị có xét đên tac động của BĐKH-NBD"

đã được lựa chọn nghiên cứu và hoàn thành.

2. Muc tiêu và nhiệm vu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu nghiên cứu

Page 2: MỞ ĐẦU - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26569.pdf · MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết luận án Tài nguyên nước dưới đất chịu ảnh hưởng

2

Xác lập được các luận cứ khoa học và thực tiễn trong đề xuất các

biện pháp sử dụng hợp lý, bảo vệ tài nguyên nước dưới đất (NDĐ) trên

cơ sở phân tích, đánh giá và dự tính tác động của các yếu tố địa lý tự

nhiên, KTXH, môi trường, BĐKH và NBD tại vùng Gio Linh, Quảng

Trị.

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tổng quan và xây dựng cơ sở lý luận về phân tích, đánh giá và

dự tính ảnh hưởng của các điều kiện địa lý, môi trường, BĐKH và NBD

đến tài nguyên NDĐ tại vùng đồng bằng ven biển.

- Nghiên cứu đặc điểm tài nguyên NDĐ vùng Gio Linh, Quảng

Trị.

- Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố địa lý tự nhiên, KTXH, môi

trường, BĐKH và NBD đến tài nguyên NDĐ.

- Mô phỏng và dự báo lượng bổ cập cho NDĐ theo các kịch bản

BĐKH-NBD bằng mô hình số thủy văn.

- Xác định lượng bổ cập của nước mưa, nước sông, hồ cho các

TCN.

- Xác định mối quan hệ thủy lực giữa TCN Pleistocen và TCN

Holocen, giữa nước mưa, nước mặt với NDĐ.

- Sử dụng mô hình số NDĐ đánh giá định lượng và mô phỏng biến

động mực nước và chất lượng NDĐ theo các kịch bản ĐBKH và NBD

- Đề xuất các giải pháp sử dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên NDĐ

vùng Gio Linh phù hợp với những biến động về tự nhiên, KTXH, môi

trường trong bối cảnh BĐKH và NBD hiện nay.

3. Đối tượng và pham vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: nước dưới đất trong 2 TCN Holocen và

Pleistocen.

- Pham vi nghiên cứu: khu vực được lựa chọn nghiên cứu là vùng

đồng bằng ven biển Gio Linh, tỉnh Quảng Trị có diện tích 204 km2.

4. Y nghia khoa hoc và thực tiên

4.1 Ý nghĩa khoa học

Page 3: MỞ ĐẦU - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26569.pdf · MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết luận án Tài nguyên nước dưới đất chịu ảnh hưởng

3

Kết quả nghiên cứu của luận án đã bổ sung những luận chứng về

mối quan hệ giữa các TCN, các thành phần tham gia vào hình thành trữ

lượng nước dưới đất và tác động tổng hợp của các yếu tố tự nhiên,

KTXH, môi trường đến NDĐ tại vùng đồng bằng ven biển Gio Linh,

Quảng Trị trong bối cảnh BĐKH và NBD.

4.2 Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả của luận án cung cấp cơ sở khoa học cho các nhà quản lý

hoạch định chính sách phát triển về việc quy hoạch, quản lý, khai thác và

sử dụng TNN tại vùng đồng bằng ven biển Gio Linh, Quảng Trị.

5. Luân điêm bảo vệ

Luận điểm 1: Tài nguyên nước dưới đất trong các TCN đệ Tứ

vùng Gio Linh, tỉnh Quảng Trị có trữ lượng hạn chế, dễ bị tổn thương.

Luận điểm 2: Lượng bổ cập NDĐ đóng vai trò quan trọng trong

hình thành trữ lượng các TCN Đệ tứ tại vùng Gio Linh, Quảng Trị.

Trong bối cảnh các TCN này dễ bị tổn thương do tác động của các yếu tố

xâm nhập mặn, cạn kiệt, BĐKH và NBD, việc duy trì và phát triển lượng

bổ cập là các giải pháp chủ yếu trong định hướng sử dụng hợp lý và bảo

vệ tài nguyên NDĐ.

6. Điêm mới của luân an

Sử dụng tổ hợp các phương pháp (thực nghiệm, thống kê, mô hình số,

…) để đánh giá lượng bộ cập tự nhiên đến các tầng chứa nước Đệ tứ ven

biển Gio Linh, Quảng Trị.

Chứng minh được sự biến động ranh giới mặn nhạt TCN Holocen

trong vùng nghiên cứu vẫn đang tiếp diễn do tác động BĐKH và NBD.

7. Cơ sở tài liệu, số liệu nghiên cứu của Luân an

- Tài liệu tham khảo được cập nhật có nội dung liên quan đến luận

án.

- Các đề tài nghiên cứu, công trình khoa học NCS tham gia thực

hiện có liên quan đến luận án.

- Tài liệu, số liệu do luận án thu thập, bổ sung và tính toán trực tiếp

Page 4: MỞ ĐẦU - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26569.pdf · MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết luận án Tài nguyên nước dưới đất chịu ảnh hưởng

4

8. Câu truc luân an

Luận án được trình bày trong 146 trang. Ngoài phần mở đầu, kết

luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm 3 chương:

Chương 1. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu ảnh hưởng

điều kiện tự nhiên môi trường và BĐKH-NBD đến tài nguyên nước dưới

đất.

Chương 2. Đặc điểm tài nguyên nước dưới đất và ảnh hưởng của

các yếu tố địa lý tự nhiên, KTXH, môi trường và BĐKH- NBD vùng Gio

Linh, Quảng Trị.

Chương 3. Đánh giá các ảnh hưởng đến nước dưới đất và đề xuất

giải pháp sử dụng hợp lý, bảo vệ tài nguyên nước dưới đất vùng Gio

Linh, Quảng Trị.

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN

CỨU ẢNH HƯỞNG ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN MÔI TRƯỜNG

BĐKH-NBD ĐẾN TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT.

1.1 Tổng quan cac công trình nghiên cứu.

1.2.1. Trên thế giới

Trong lĩnh vực nghiên cứu biến động tài nguyên NDĐ do ảnh

hưởng của điều kiện địa lý, môi trường và BĐKH-NBD đã có nhiều công

trình nghiên cứu được tiến hành trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Sau

đây là các nhóm và hướng nghiên cứu điển hình gồm: Nhóm nghiên cứu

ảnh hưởng đến xâm nhập mặn TCN; Nhóm nghiên cứu ảnh hưởng đến bổ

cập cho NDĐ; Nhóm nghiên cứu ảnh hưởng đến NDĐ bằng liên kết các

mô hình khí hậu với mô hình NDĐ.

Nhận xét chung:

- Các nghiên cứu XNM của TCN do ảnh hưởng điều kiện địa lý,

môi trường và BĐKH-NBD đã chỉ ra các nguyên nhân chính dẫn tới

XNM cho TCN ven biển là: cấu trúc địa chất, ĐCTV, do khai thác quá

mức, thay đổi điều kiện bổ cập, miền thoát. Hướng nghiên cứu này được

thực hiện thử nghiệm tại Hà Lan, Úc, Ấn Độ,...

- Các nghiên cứu bổ cập NDĐ do ảnh hưởng điều kiện địa lý,

môi trường và BĐKH-NBD tập trung vào nghiên cứu phân loại đất, thảm

Page 5: MỞ ĐẦU - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26569.pdf · MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết luận án Tài nguyên nước dưới đất chịu ảnh hưởng

5

phủ thực vật, mưa, nhiệt độ, bốc thoát hơi nước, tính toán cân bằng, GIS

và mô hình số độ cao. Tính toán lượng bổ cập cho các TCN dựa trên kết

quả mô hình cùng với các kịch bản BĐKH đã được sử dụng tại Bỉ, Hà

Lan, Anh, Ấn Độ.

- Các nghiên cứu về liên kết mô hình NDĐ với mô hình khí hậu

được nghiên cứu khá chi tiết thông qua các mô hình mô phỏng “máy thời

tiết”, mô hình mưa, bổ cập liên kết với GIS, mô hình thủy văn HELP,

WetSpass, mô hình NDĐ Modflow, GMS, mô hình khí hậu GCMs. Việc

liên kết các mô hình cho hiệu quả cao về đánh giá dự báo biến động

NDĐ thông qua các kịch bản BĐKH-NBD.

- Đánh giá chung, ba cách tiếp cận trên về ảnh hưởng của điều kiện

địa lý, môi trường, BĐKH-NBD đến tài nguyên NDĐ đều có chung một

bản chất là đánh giá vào các yếu tố động ảnh hưởng đến NDĐ từ đó có

các giải pháp bảo vệ TCN trước tác động tiêu cực của BĐKH-NBD. Ba

cách tiếp cận này được phân biệt về tính chất, nguồn tác động, mức độ

ảnh hưởng của từng yếu tố.

1.2.2 Trong nước

- Nhìn chung ở nước ta hiện nay các công trình nghiên cứu đánh

giá ảnh hưởng của BĐKH đến tài nguyên NDĐ còn rất ít, hầu hết các

nghiên cứu mới chỉ tập trung nghiên cứu đến môi trường, kinh tế - xã hội

và tài nguyên nước mặt.

- Các nghiên cứu đối với nước ngầm mới chỉ tập trung xác định

ranh giới mặn nhạt, XNM, tính toán thời gian và tốc độ dịch chuyển của

ranh giới trên cơ sở điều kiện ĐCTV của vùng nghiên cứu, lưu lượng

khai thác yêu cầu cũng như mối quan hệ giữa nước biển với nước ngầm ở

những khu vực ven biển.

- Hầu hết các nghiên cứu chưa đề cập đến ảnh hưởng của lượng bổ

cập tự nhiên đến NDĐ do tác động của BĐKH-NBD. Đặc biệt việc sử

dụng tổ hợp các công cụ đánh giá lượng bổ cập, quan hệ thủy lực giữa

nước mưa, nước mặt với NDĐ dưới tác động của điều kiện địa lý tự

nhiên môi trường KTXH và BĐKH-NBD còn hạn chế..

Page 6: MỞ ĐẦU - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26569.pdf · MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết luận án Tài nguyên nước dưới đất chịu ảnh hưởng

6

1.2 Cơ sở lý luân

a. Các vấn đề khoa học cần giải quyết trong bài toán đánh giá ảnh

hưởng điều kiện tự nhiên, môi trường, KTXH và BĐKH-NBD đến tài

nguyên nước dưới đất.

Nghiên cứu sự biến động lượng bổ cập cho NDĐ dưới các yếu tố

về môi trường, tự nhiên, tốc độ phát triển kinh tế, xã hội, đô thị hóa và

các tác động của BĐKH làm thay đổi lượng bổ cập này;

Nghiên cứu xâm nhập mặn NDĐ, xu thế biến đổi chất lượng NDĐ

hiện nay so với quá khứ để từ đó đánh giá dự báo biến đổi ranh giới mặn

- nhạt trong tương lai dưới tác động của BĐKH-NBD;

Nghiên cứu mối quan hệ giữa các TCN với nước mưa, trong đó tập

trung đánh giá mối quan hệ thủy lực giữa mực NDĐ với nước mưa theo

thời gian, xác định xu thế biến đổi mực NDĐ với nước mưa;

Nghiên cứu mối quan hệ của nước mặt với NDĐ thông qua việc thiết

lập mối quan hệ giữa mực NDĐ với nước mặt để xem xét vai trò của nước

mặt trong sự hình thành NDĐ. Trên cơ sở kết quả đánh giá này dự báo

những ảnh hưởng của NBD đến các TCN vùng ven biển trong tương lai;

b. Tổ hợp các công cụ và kỹ thuật được sử dụng để giải quyết bài

toán đánh giá ảnh hưởng điều kiện tự nhiên, môi trường, KTXH và

BĐKH-NBD đến tài nguyên nước dưới đất.

- Xây dựng kịch bản BĐKH cho vùng NC nhỏ.

- Mô phỏng và đánh giá lượng bổ cập cho NDĐ bằng mô hình số

thủy văn Wetspass.

- Sử dụng mô hình số tài nguyên NDĐ tính toán dự báo mực nước,

dịch chuyển biên mặn theo thời gian và các kịch bản BĐKH-NBD.

- Thí nghiệm đổ nước hố đào

- Thí nghiệm thấm Seepage.

- Sử dụng phương pháp cân bằng Clo

- Xây dựng mô hình số 3D

1.3. Quan điêm, phương phap và cac bước nghiên cứu

a. Quan điểm nghiên cứu

- Quan điểm hệ thống.

Page 7: MỞ ĐẦU - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26569.pdf · MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết luận án Tài nguyên nước dưới đất chịu ảnh hưởng

7

- Quan điểm tổng hợp

- Quan điểm phát triển bền vững

b. Các phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp xây dựng kịch bản BĐKH cho vùng NC nhỏ

- Phương pháp mô phỏng và đánh giá lượng bổ cập bằng mô hình

số thủy văn

- Phương pháp thực địa

- Phương pháp thí nghiệm trong phòng và ngoài trời

- Phương pháp mô hình số và mô hình khối 3D.

- Phương pháp mô hình số nước dưới đất

- Phương pháp bản đồ và hệ thống thông tin địa lý (GIS)

- Phương pháp chuyên gia.

c. Các bước nghiên cứu.

Bước 1: Thu thập tài liệu, số liệu, thí nghiệm thực nghiệm ngoài

hiện trường. Phân tích, đánh giá các điều kiện tự nhiên, KTXH, môi

trường, các kịch bản BĐKH-NBD vùng Gio Linh. Thực hiện nghiên cứu

tổng quan vấn đề liên quan đến luận án.

Bước 2: Xây dựng hệ phương pháp nghiên cứu và các kỹ thuật áp

dụng.

Bước 3: Các nội dung nghiên cứu.

Bước 4: Đề xuất các giải pháp

Page 8: MỞ ĐẦU - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26569.pdf · MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết luận án Tài nguyên nước dưới đất chịu ảnh hưởng

8

Hình 1.1. Sơ đồ quy trình các bước nghiên cứu

CHƯƠNG 2. ĐẶC ĐIỂM TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT VÀ

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ ĐỊA LÝ, KT-XH, MÔI

TRƯỜNG VÀ BĐKH-NBD VÙNG GIO LINH, QUẢNG TRỊ

2.1 Đặc điêm tài nguyên nước dưới đât.

Tài nguyên nước trong khu vực được phân chia như sau: TCN lỗ

hổng trầm tích gió - biển Holocen trên (vm Q32); TCN lỗ hổng trầm tích

Page 9: MỞ ĐẦU - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26569.pdf · MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết luận án Tài nguyên nước dưới đất chịu ảnh hưởng

9

sông- biển Holocen dưới - giữa (am Q21-2); TCN khe nứt - lỗ hổng trong

bazan Holocen dưới (Q12); TCN lỗ hổng trầm tích sông biển Pleistocen

giữa - trên ( am Q12-3). Phức hệ chứa nước lỗ hổng bồi tích, sườn tích

Pleistocen dưới - giữa (ad Q11-2). Phức hệ chứa nước khe nứt Neogen,

Devon, Ocdovie – Silua.

Kết quả tính tài nguyên nước dưới đất TCN qh là 47.699 m3/ng;

TCN qp là 11.970 m3/ng.

2.2 Ảnh hưởng nhóm cac yêu tố địa lý tự nhiên

a. Đia chất

Hệ Ocdovic, thống trên - Hệ Silua, thống dưới, hệ tầng Long Đại

(O3 - S1 lđ)

Hệ Devon, thống dưới - giữa, hệ tầng Tân Lâm (D1-2tl)

Hệ Devon, thống giữa - trên, hệ tầng Co bai (D2-3cb)

Hệ Neogen, Hệ tầng Gio Việt (N gv)

Hệ Đệ Tứ gồm: Các thành tạo phun trào bazan (Q); Các trầm tích

bở rời đa tướng hệ Đệ Tứ (a, m, am, mlQ); Các trầm tích Đệ Tứ không

phân chia.

b. Đia hình, đia mao: Khu vực nghiên cứu là các xã đồng bằng

thuộc huyện Gio Linh, Cam Lộ và Đông Hà. Ranh giới về mặt địa lý:

phía Bắc là sông Bến Hải, phía Nam là sông Thạch Hãn, sông Hiếu, phía

Tây là đồi núi bazan và các đá gốc, phía Đông là biển Đông.

c. Khí hậu: Đồng bằng Gio Linh có lượng mưa trung bình năm

vùng nghiên cứu từ 1900-3400mm, trung bình 2359,5 mm/năm. Với lượng

mưa lớn trong năm, đây là nguồn nước bổ cập phong phú cho NDĐ.

d. Thuy văn: Gio Linh có hai hệ thống sông chính là sông Bến Hải

và sông Thạch Hãn. Sông Bến Hải: chảy theo hướng TTN-ĐĐB, đổ ra

biển tại Cửa Tùng. Sông Thạch Hãn: chảy theo hướng TTN-ĐĐB, đổ ra

biển tại Cửa Việt. Ngoài ra, vùng nghiên cứu có 03 hồ: Trúc Kinh, Kinh

Môn và Hà Thượng. Đây là các hồ nhân tạo được hình thành trên đất đá

bazan khu vực. Các hồ này nằm phía Tây đồng bằng phần địa hình cao.

Các sông và hồ trong vùng có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bổ cập

NDĐ khu vực.

Page 10: MỞ ĐẦU - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26569.pdf · MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết luận án Tài nguyên nước dưới đất chịu ảnh hưởng

10

e. Hải văn: Gio Linh có chế độ bán nhật triều không đều, gần ½ số

ngày trong hàng tháng có 2 lần nước lớn, 2 lần nước ròng.

f. Thảm phu thực vật: Thảm thực vật ở Gio Linh khá đa dạng, có

thể chia thành bốn kiểu thảm chính: Thảm thực vật ngập mặn; Thảm thực

vật thuỷ sinh nước ngọt; Thảm thực vật trên cát biển; Thảm thực vật đất

thoát nước vùng đồi núi.

g. Đặc điểm thổ nhương: Cùng với sự đa dạng của đá gốc, địa hình

và khí hậu, đất Gio Linh được hình thành cũng khá đa dạng và phức tạp, bao

gồm các nhóm đất chính sau: Nhóm đất cát biển; Nhóm đất mặn; Đất mặn

nhiều; Nhóm đất phù sa; Nhóm đất xám bac màu trên phù sa cổ; Đất

thung lũng do sản phẩm dốc tụ; Đất sói mòn trơ sỏi đá.

2.3 Nhóm cac yêu tố môi trường

a. Diên biến mực nước

Tầng chứa nước lỗ hổng trầm tích gió biển Holocen trên được

nghiên cứu và quan trắc động thái từ công trình nghiên cứu. Động thái

mực nước biến đổi theo mùa. Chiều sâu mực nước tĩnh 0,5 - 2m. Nguồn

cung cấp cho tầng chứa nước là nước mưa. Kết quả quan trắc trung bình

năm trong tầng qh dao động từ -0,17 đến -0,49m

Tầng chứa nước lỗ hổng trầm tích sông biển Pleistocen giữa - trên

(amQ1). Động thái NDĐ TCN qp trong vùng là động thái khí tượng. Sự

biến động theo mùa thấy rất rõ rệt. Độ trễ trung bình 3-4 ngày, chứng tỏ

nguồn cấp NDĐ tầng này khá gần vùng quan trắc tại lk VBqp.

b. Diên biến xâm nhập mặn

Xâm nhập mặn sông.

Trong quá trình nghiên cứu khu vực, tác giả tiến hành khảo sát đo

đạc lấy mẫu phân tích đo nhanh chất lượng nước hai sông Thạch Hãn,

Bến Hải và Hiếu dựa trên sự biến đổi hàm lượng TDS trong tháng

8/2015. Kết quả cho thấy, trong vùng hiện tượng xâm nhập mặn vào mùa

khô rất lớn, có chỗ nước mặn xâm nhập từ cửa sông vào đến sông đến

15-20km.

Xâm nhập mặn TCN Holocen

Theo tài liệu đo mặt cắt điện ở rìa phía Đông và được kiểm tra

bằng tài liệu khoan QT14 trước đây và mặt cắt địa vật lý bằng phương

Page 11: MỞ ĐẦU - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26569.pdf · MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết luận án Tài nguyên nước dưới đất chịu ảnh hưởng

11

pháp điện và kết quả quan trắc tại công trình quan trắc VBqh trong thời

gian từ 2012-2015 có đủ cơ sở để khẳng định ranh giới giữa nước mặn và

diện phân bố mặn dạng “da báo” trong khu vực.

2.4 Nhóm cac yêu tố kinh tê xã hội

a. Dân số: vùng Gio Linh 73.588 người, mật độ trung bình là 160

người/km2, tốc độ tăng dân số trung bình là 0,978%

b. Các hoat đông kinh tế: chủ yếu nông- lâm- thủy sản và dịch vụ

c. Hiện trang sử dụng đất: đất nông nghiệp chiếm 63%, thổ cư

4,8%, đất rừng 15,5% và đất khác

d. Hiện trang khai thác sử dụng nước dưới đất: Khai thác tập

chung NDĐ 15.000 m3/ng, sinh hoạt nông thôn 5.587 m3/ng, hộ sử dụng

nước chính 551 m3/ng.

Nhân xét:

Đối vùng nghiên cứu đặc điểm tài nguyên NDĐ trong trầm tích đệ

tứ có 2 TCN chính là Holocen, Pleistocen và 1 lớp cách nước. TCN

Holocen có chiều dày trung bình 15,45m, tỷ lưu lượng trung bình 0,1l/s,

hệ số thấm K trung bình 2,49 m/ng. TCN Holocen phân bố lộ phía Đông-

Nam của đồng bằng và được đánh là TCN trung bình, nghèo chỉ đáp ứng

cho nhu cầu ăn uống sinh hoạt của hộ gia đình với hình thức là các giếng

đào, khoan tay. TCN Pleistocen có chiều dày trung bình 42,85m, tỷ lưu

lượng trung bình 2,29 l/s/.m, hệ số thấm K trung bình 19,94 m/ng. TCN

Pleistocen phân bố rộng khắp đồng bằng, phần lộ ra phía Tây và được

đánh giá là TCN giàu đáp ứng cho khai thác công nghiệp tập trung. Lớp

cách nước có thành phần chủ yếu là sét, sét pha, phía Tây Bắc khu vực là

lớp Bazan có tuổi Holocen sớm. Trữ lượng khai thác tiềm năng của các

TCN Đệ tứ được xác định là 42.248 m3/ngđ. Với đặc điểm tài nguyên

NDĐ vùng cho thấy các yếu tố và điều kiện tự nhiên, môi trường KT-XH

tác động qua lại làm ảnh hưởng đến tài nguyên NDĐ là rõ ràng và dễ bị

tổn thương.

Nhóm yếu tố địa lý tự nhiên, môi trường cho thấy trong vùng với

địa hình đồng bằng tương đối bằng phẳng, độ dốc nhỏ dốc dần từ Tây

sang Đông, mực nước TCN qh và qp có quan hệ từ chặt đến trung bình

với bề mặt địa hình (R2 từ 0,86-0,65). Do đó, bề mặt địa hình cso hình

dạng tương đồng bề mặt nước ngầm và có hướng của dòng chảy mặt. Về

Page 12: MỞ ĐẦU - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26569.pdf · MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết luận án Tài nguyên nước dưới đất chịu ảnh hưởng

12

thủy văn trong vùng có 3 hồ lớn tích trữ nước phía Tây là Trúc Kinh,

Kinh Môn, Hà Thượng với tổng dung tích trên 96 triệu m3. Lượng mưa

trung bình vùng qua các trạm KTTV Cửa Việt, Đông Hà trên 2000

mm/năm. Thảm phủ thực vật khá phát triển phía Tây với mật độ che phủ

toàn vùng nghiên cứu là 44,5%. Đặc điểm địa chất phía Tây lộ ra các lớp

trầm tích thống Pliestocen thành phần chủ yếu sạn, cuội sỏi. Điều này

cho thấy, nguồn vị trí bổ cập trong vùng rất rõ từ phía Tây đồng bằng là

chủ yếu. Trong đó, đối với TCN Holocen nguồn bổ cập chủ yếu và trực

tiếp do nước mưa. TCN Pleistocen nguồn bổ cập chủ yếu từ nước mưa và

nước mặt của các hồ. Đây cũng là các yếu tố đầu vào quan trọng của mô

hình bổ cập và mô hình số NDĐ của Luận án.

Về yếu tố môi trường, vùng tiến hành quan trắc diễn biến mực

nước và chất lượng nước tại các TCN qh và qp. Quan quan trắc nghiên

cứu cho thấy, mực nước các TCN qh, qp chịu ảnh hưởng rất lớn của yếu

tố khí tượng và ranh giới mặn nhạt TCN qh tại điểm quan trắc ít biến

động, phân bố dưới dạng loang lổ.

Đối các nhóm yếu tố KTXH, cho thấy NDĐ vùng Gio Linh được

khai thác để sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau: nông nghiệp, công

nghiệp, sinh hoạt,… Cùng với sự gia tăng dân số 0,978%/năm, tốc độ

phát triển kinh tế trong những năm gần đây trung bình 8,05%, việc gia

tăng khai thác tại các giếng hộ gia đình khó kiểm soát được số lượng

cũng như chất lượng của các giếng này. Ở Gio Linh, hiện nước sử dụng

cho nông nghiệp (tưới tiêu) là 77%, sinh hoạt 12% và các ngành công

nghiệp là 11%. The dự báo đến năm 2025 ở Gio Linh nước sử dụng cho

nông nghiệp khoảng 74%, sử dụng cho công nghiệp 13% và sinh hoạt là

13%. Trong đó, nước sử dụng cho nông nghiệp 100% là nước mặt; còn

nước sử dụng cho công nghiệp 11% nước mặt, 89% nước ngầm; đối với

nước sinh hoạt 100% nước ngầm. Tổng lượng khai thác NDĐ hiện nay

trong vùng là 21.138 m3/ngđ, trong đó: khai thác phục vụ ăn uống sinh

hoạt nông thôn là 5.587 m3/ngđ; khai thác NDĐ của các hộ sử dụng nước

lớn như công sở, doanh nhiệp là 551 m3/ngđ; khai thác NDĐ tập trung

(Nhà máy nước Gio Linh) là 15.000 m3/ngđ. Như vậy, nếu phân tách chi

tiết cho từng TCN thì hiện nay, TCN qp đang khai thác hoàn toàn trong

phần trữ lượng động và đã có xâm phạm một phần nhỏ trữ lượng tĩnh dẫn

tới sự hạ thấp mực nước ghi nhận tại bãi giếng Gio Linh.

Page 13: MỞ ĐẦU - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26569.pdf · MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết luận án Tài nguyên nước dưới đất chịu ảnh hưởng

13

Các công trình khai thác còn thiếu quy hoạch, việc khai thác

NDĐ không xin phép, không đúng kỹ thuật còn diễn ra phổ biến, vì vậy

ở một số vùng cục bộ đã xảy ra tình trạng mực nước hạ thấp, suy thoái

giếng cục bộ, giảm chất lượng nước và ảnh hưởng tới việc sử dụng nước,

hoặc nhiễm bẩn. Như vậy, các yếu tố kinh tế xã hội đang tác động mạnh

mẽ đến tài nguyên NDĐ.

CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ CÁC ẢNH HƯỞNG ĐẾN NƯỚC DƯỚI

ĐẤT VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP SỬ DỤNG HỢP LÝ, BẢO VỆ TÀI

NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT VÙNG GIO LINH, QUẢNG TRỊ.

Để đánh giá đánh giá các ảnh hưởng của điều kiện địa lý nhiên,

môi trường KT-XH và BĐKH-NBD đến tài nguyên NDĐ Luận án tiến

hành theo trình tự sau:

Chi tiết hóa kịch bản khí hậu cho vùng nhỏ đồng bằng Gio Linh.

Đánh giá điều kiện địa lý nhiên, môi trường KT-XH để xây dựng

dữ liệu đầu vào cho các mô hình.

Đánh giá đặc điểm tài nguyên NDĐ (hệ thống các TCN, điều kiện

phân bố, mức độ chứa nước, các thông số ĐCTV…) để xây dựng mô

hình 3D và mô hình dòng chảy, dịch chuyển biên mặn trong các TCN.

Đánh giá hiện trạng khai thác sử dụng NDĐ, để đánh giá ảnh

hưởng của hoạt động này tới tài nguyên NDĐ;

Đánh giá lượng bổ cập thông qua các phương pháp và mô hình mô

phỏng

Xây dựng mô hình mô phỏng biến động mực nước, chất lượng

NDĐ với thời điểm hiện tại và tương lai (ứng với các kịch bản BĐKH)

3.1 Mô phỏng và đanh gia ảnh hưởng của BĐKH- NBD

a. Tạo chuỗi dữ liệu mưa vùng Gio Linh bằng phương pháp chi tiết

hóa thống kê.

Trong các nghiên cứu, đánh giá tác động của BĐKH đến tài

nguyên nước, một số thông tin cần quan tâm như diễn biến lượng mưa

cực đại, diễn biến thời gian đợt mưa trung bình và cực đại theo các kịch

bản. Kết quả này đã đưa phương pháp và quy trình thực hiện giúp về việc

triết xuất các thông tin này từ các kết quả tính toán của các mô hình hoàn

Page 14: MỞ ĐẦU - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26569.pdf · MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết luận án Tài nguyên nước dưới đất chịu ảnh hưởng

14

lưu toàn cầu GCM. Qua ứng dụng cụ thể vào vùng đồng bằng Gio Linh

có thể thấy việc phân tích giải đoán các thông tin này có thể trợ giúp

công tác đánh giá tác động của BĐKH đến tài nguyên nước nói chung và

NDĐ nói riêng.

b. Mô phỏng xác định lượng bổ cập bằng mô hình số thủy văn

Wetspass theo các kịch bản BĐKH-NBD.

Bằng các công cụ và phương pháp mô hình số thủy văn Wetpass,

Luận án tính lượng bổ cập ngày đến hệ thống NDĐ của vùng nghiên cứu

theo cho các giai đoạn 1981 – 2010, 2011 – 2035, 2046 – 2065 và 2080 –

2099 theo các kịch bản biến đổi khí hậu.

Từ kết quả tính lượng bổ cập có một số nhận xét như sau:

Lượng bổ cập đến các TCN bị giảm khoảng 14,5% vào giai đoạn

đầu thế kỷ (2011 – 2035) và có xu hướng phục hồi dần vào giữa và cuối

thế kỷ 21. Ở giai đoạn đầu thế kỷ 21, tác động của BĐKH làm suy giảm

lượng bổ cập tự nhiên sẽ thấp nhất nếu BĐKH xảy ra theo kịch bản phát

thải khí trung bình B2. Ngược lại, ở các giai đoạn giữa và cuối thế kỷ, tác

động làm suy giảm lượng bổ cập tự nhiên sẽ thấp nhất nếu BĐKH xảy ra

theo kịch bản thấp RCP4.5 và cao RCP8.5.

Đối với TCN qp, hiện tại đang khai thác 15.551 m3/ng, trong đó

mùa khô là 8.553 m3/ng, mùa mưa là 6.998 m3/ng. Lượng bổ cập TCN qp

mùa khô là 4.407 m3/ng, mùa mưa là 7.517 m3/ng. Đây là kết quả tính

lượng bổ cập từ bề mặt chưa xét đến lượng bổ cập của TCN qh và

Neogen cho TCN qp. Mùa khô khai thác gấp 1,94 lần lượng bổ cập, mùa

mưa khai thác bằng 0,93 lần lượng bổ cập. Như vậy, trung bình cả năm

khai thác gấp 1,3 lần lượng bổ cập, từ đó có thể thấy rằng đang có sự suy

giảm mực nước trong TCN Pleistocen, thể hiện qua số liệu mực nước

tĩnh quan trắc tại giếng G11 giảm từ +2,06 m trong ngày 16/9/2000

xuống -0.83 m trong ngày 2/12/2012 và ngày 6/8/2017 xuống -7.06m.

Đối với TCN qh thì hiện tại, lượng bổ cập cả mùa khô và mùa mưa

đều lớn hơn nhiều lần lượng khai thác. Cụ thể: lượng khai thác mùa khô

3.072 m3/ng bằng 0,20 lần lượng bổ cập (14.729 m3/ng); mùa mưa khai

thác là 2.514 m3/ng bằng 0,11 lần lượng bổ cập (21.547 m3/ng).

Giả thiết trong vùng nghiên cứu lượng khai thác tăng 1%/năm

(tương ứng với tốc độ tăng dân số 0,98%/năm và tốc độ phát triển kinh tế

Page 15: MỞ ĐẦU - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26569.pdf · MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết luận án Tài nguyên nước dưới đất chịu ảnh hưởng

15

trung bình 8,05%/năm). Khi đó đến giữa thế kỷ 21, tổng lượng nước khai

thác trong tầng Holocen khoảng 2.651.000 m3/năm (bằng khoảng 0,15

lượng bổ cập đến tầng này) và trong tầng Pleistocen khoảng 7.379.000

m3/năm (lớn hơn 1,3 lần lượng bổ cập). Do vậy, nếu không có các

phương án khai thác hợp lý, bảo vệ và bổ sung nguồn bổ cập thì tài

nguyên NDĐ sẽ bị suy giảm trong TCN qp. Trong trường hợp này, tác

động của BĐKH đến tài nguyên NDĐ theo bất cứ kịch bản nào cũng là

không đáng kể so với nhu cầu khai thác nước. (Xem hình 3.1).

3.2 Đanh gia lượng bổ câp

a. Xác đinh hệ số thấm bề mặt và đới thông khí bằng thí nghiệm đổ

nước hố đào

Kết quả thí nghiệm đổ nước hố đào trên toàn vùng cho phép phân

vùng bổ cập cho tầng chứa nước Holocen, đây cũng là kết quả làm căn

cứ hiệu chỉnh mô hình WetSpass của khu vực. Lượng bổ cập tính trung

bình đối với vùng trầm tích có nguồn gốc gió biển trung bình 204,76

mm/năm, đối với khu vực trầm tích là sét, sét pha lượng bổ cập trung

bình 7,48 mm/năm, đối với khu vực đất đá bazan phong hóa lượng bộ

cập trung bình 12,59 mm/năm.

b. Xác đinh quan hệ thuy lực nước mặt với nước dưới đất bằng thí

nghiệm thấm Seepage.

Kết quả của các thí nghiệm tại 28 vị trí khác nhau dọc theo các con

sông Bến Hải, Thạch Hãn, sông Hiếu, Cánh Hòm, hồ Trúc Kinh trong

đợt tháng 8 năm 2013 cho thấy rằng tại hầu hết các vị trí có nguồn nước

mặt cung cấp cho NDĐ. Đặc biệt, tại 03 vị trí trên sông Thạch Hãn đoạn

từ thôn Lâm Xuân đến Cửa Việt có kết quả là NDĐ cung cấp cho nước

sông. Tại khu vực trung tâm đồng bằng Gio Linh, đoạn sông Cánh Hòm

chảy cắt ngang đồng bằng, nước sông luôn cung cấp cho NDĐ, với lượng

dao động từ 37,25 ml/m2.ngày đến 85,24 ml/m2.ngày. Khu vực sông Bến

Hải, hàng ngày nước sông cấp NDĐ 23,02 ml/m2.ngày. Hồ Trúc Kinh

nước hồ cấp cho NDĐ một lượng trung bình 22,10 ml/m2.ngày.

Từ đây có thể thấy rằng, sức cản trầm tích lòng sông khu vực đồng

bằng Gio Linh tương đối lớn, hệ số thấm trung bình theo phương thẳng

đứng tại lòng sông, hồ từ 0,0058 đến 0,049 m/ngày. Hướng vận động

NDĐ từ phía Bắc, Tây Bắc xuống phía Nam và Đông Nam. Tại vị trí

Page 16: MỞ ĐẦU - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26569.pdf · MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết luận án Tài nguyên nước dưới đất chịu ảnh hưởng

16

sông Thạch Hãn, nước ngầm có quan hệ thủy lực trực tiếp với sông, cụ

thể nước ngầm luôn cấp cho sông Thạch Hãn đoạn qua thôn Lâm Xuân

đến Cửa Việt với lưu lượng trung bình là 7.557 m3/ngày.

c. Xác đinh quan hệ nước mưa với nước dưới đất bằng phương

pháp cân bằng Clo

Giá trị bổ cập trung bình mùa mưa là 131,33 mm tương ứng 7,1%

tổng lượng mưa mùa mưa, chiếm 75% tổng giá trị bổ cập cả năm, trong

khi đó giá trị bổ cập mùa khô là 44,57 mm, tương ứng với 9% tổng lượng

mưa mùa khô, chiếm 25% tổng giá trị bổ cập cả năm đến TCN Holocen

trong vùng nghiên cứu. Với diện tích lộ của TCN Holocen là 195,5 km2

thì lượng bổ cập quy đổi tính toán là 31.324 m3/ng. Kết quả tính toán

bằng việc sử dụng mô hình WetSpass lượng bổ cập cho vùng đồng bằng

Gio Linh là 36.275 m3/nng. Như vậy, sự khác biệt là không lớn của giữa

các phương pháp với nhau. Hiện tại, trong tầng chứa Holocen hiện đang

khai thác bằng 0,15 lần lượng bổ cập. Như vậy, có thể khẳng định rằng

mực nước trong TCN Holocen không hề bị suy giảm mà nó phụ thuộc

vào lượng mưa theo các mùa trong năm.

d. Xác đinh con đường bổ cập và hướng di chuyển nước dưới đất

bằng mô hình số 3D. (Xem hình 3.2)

Dựa trên mặt cắt khối 3D nói trên có thể luận giải diện phân bố và

con dường dẫn nước bổ cập đến các tầng chứa như sau:

- Tầng chứa nước Holocen lộ ra trên mặt đất ở phần trung tâm và

phía đông dọc theo bờ biển, có chiều dày biến đổi từ 0 ÷ 37 m và phát

triển về phía đáy biển và về phía đông nam dọc theo bờ biển. Trong vùng

nghiên cứu, tầng chứa nước này bị cắt bởi 2 sông Bến hải và Thạch Hãn,

do vậy được giả thiết có quan hệ thủy lực với 2 sông này. Nguồn bổ cập

chủ yếu đến tầng chứa nước qh là nước mưa, nước mặt ngấm từ trên

xuống. Do mực NDĐ trong tất cả các giếng đào và lỗ khoan nông đều

cao hơn 3 ÷ 5 m so với mực nước sông và nước biển nên nước trong tầng

này vận động và thoát ra biển và về hai phía sông Bến Hải và Thạch Hãn.

- Trong vùng nghiên cứu, tầng chứa nước Pleistocen chỉ lộ ra ở

phía tây, tây nam của thị trấn Gio Linh, phần còn lại bị phủ bởi tầng cách

nước. Tầng chứa nước này nằm ở độ sâu trung bình -35,5 m, có chiều

dày 19,5 ÷ 59 m và có xu hướng dày lên về phía biển và về phía nam. Ở

Page 17: MỞ ĐẦU - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26569.pdf · MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết luận án Tài nguyên nước dưới đất chịu ảnh hưởng

17

những nơi bị che phủ, mực nước tĩnh trong tầng này dao động trong

khoảng +1 ÷ – 4,56 m và thường thấp hơn mặt đất. Do vậy nguồn bổ cập

chủ yếu cho tầng này là lượng nước mưa, nước mặt thấm từ trên bề mặt

xuống ở những nơi tầng này lộ ra trên mặt đất, và nước vận động chủ yếu

theo hướng vuông góc thoát ra phía biển.

Kết quả nói trên cho phép kết luận rằng diện phân bố và con

dường dẫn nước bổ cập đến tầng chứa nước Holocen và Pleistocen là

tương đồng nhau, TCN Pleistocen chủ yếu do nước mưa bổ cập trực tiếp

qua miền cấp phân bố phía Tây, TCN Holocen do nước mưa và nước mặt

ở một số đoạn sông, hồ chính trong khu vực (thông qua kết quả thí

nghiệm). Thông qua kết quả quan trắc cho thấy sự dao động đồng pha

của 2 TCN này phụ thuộc vào yếu tố khí tượng, xem hình 3.3:

3.3 Xây dựng mô hình số dự bao sự biên đổi mực nước, xâm

nhâp mặn theo cac kịch bản BĐKH- NBD.

a. Xây dựng đầu vào mô hình

b. Kết quả mô hình dòng chảy và mô hình dich chuyển biên mặn

nước dưới đất.

c. Kết quả dự báo dự báo mực nước và sự dich chuyển biên mặn

NDĐ ứng với các kich bản biến đổi khí hậu.

Mô hình hiện trạng được xây dựng nhằm giả lập lại biến đổi tài

nguyên nước trong quá khứ. Mô hình này trải qua 2 bước chỉnh lý. Bước

chỉnh lý ổn định nhằm chỉnh lý các điều kiện biên và các thông số ĐCTV

của các TCN trong mô hình. Bước chỉnh lý không ổn định này được

chạy: chia 12 bước thời gian tính toán. Mỗi bước thời gian dài tương

đương 1 tháng. Thời gian chạy chỉnh lý ổn định từ 1/1/2016 đến

31/12/2016.

- Kết quả mô hình dòng chảy theo hiện trạng năm 2016. (xem hình

3.4, 3.5, 3.6)

d. Kết quả dự báo dự báo mực nước và sự dich chuyển biên mặn

NDĐ ứng với các kich bản biến đổi khí hậu

- Phân bố mặn nhạt, biến động mực nước nước dưới đất tầng

Holocen biến đổi phức tạp theo từng kịch bản và được thống kê diện tích

cụ thể như sau:

Page 18: MỞ ĐẦU - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26569.pdf · MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết luận án Tài nguyên nước dưới đất chịu ảnh hưởng

18

- Kết quả của tính toán dự báo biến động mực nước cho thấy

theo tất cả các kịch bản BĐKH-NBD, bổ cập trong khu vực tăng theo các

kịch bản và khai thác tăng trung bình mỗi năm 1%, điều kiện lớp phủ, sử

dụng đất không có biến động, thì mực nước của các TCN qh, qp vẫn có

xu hướng giảm. Tính thời điểm hiện tại đến 2100, TCN qh trung bình

giảm từ 0,72m đến 0,86m ít hơn TCN qp giảm từ 1,94m đến 2,24m.

- Với tài liệu khảo sát và thu thập, khẳng định BĐKH&NBD có

ảnh hưởng trực tiếp tới nước dưới đất tầng Holocen;

- Trong đó, diện tích mặn TCN hiện nay là 19,994 km2, đây là tài

liệu được lấy dựa theo kết quả khảo sát, điều tra qua các giai đoạn. Khi

mực nước biển dâng theo kịch quả công bố của Bộ Tài nguyên và Môi

trường năm 2012 thì đến năm 2100 mực nước biển khu vực dâng lên

0,75cm, diện tích ngập tương ứng sẽ là 3,85 km2, xong cũng do biến đổi

khí hậu thì lượng mưa trong khu vực tăng lên. Theo kết quả tính bổ cập

với kịch bản tương ứng thì tầng chứa nước holocen được bổ sung lượng

nước ngọt tương đương 36.276 m3/ng. Điều này sẽ đẩy nhanh quá trình

rửa mặn tại khu vực còn sót lại các ổ mặn trong khu vực, làm giảm đi

diện tích. Do đó, về tổng thể đến năm 2100 khu vực thì dưới tác động của

biến đổi khí hậu và nước biển dâng theo các kịch bản: RCP4.5 thì diện

tích mặn sẽ giảm tương ứng 13,56% diện tích hiện nay; RCP6.0 thì diện

tích mặn sẽ giảm tương ứng 3% diện tích hiện nay; RCP8.5 thì diện tích

mặn sẽ tăng tương ứng 7% diện tích hiện nay.

- Kết quả mô hình dự báo cho thấy sự biến đổi nước dưới đất tầng

Holocen rất rõ rệt: Diện tích nước mặn biến đổi phức tạp qua các giai

đoạn, khu vực nhiễm mặn trong lục địa có xu hướng giảm, xong vùng

ven biển và khu vực chịu ảnh hưởng của sông 2 sông Bến Hải và Thạch

Hãn thì diện tích mặn lại tăng lên do tác động của ngập. Những thập kỷ

cuối của thế kỷ 21, ranh giới mặn nhạt bị tác động lớn hơn, biến đổi

nhanh hơn do tầng chịu ảnh hưởng mạnh của mực nước biển dâng cao,

phía trong lục địa thì quá trình rửa mặn diễn ra nhanh chóng; theo kịch

nồng độ khí nhà kính cao (RCP8.5), đến năm 2100 diện tích nước mặn

toàn vùng nghiên cứu 17,582 km2.

Page 19: MỞ ĐẦU - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26569.pdf · MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết luận án Tài nguyên nước dưới đất chịu ảnh hưởng

19

3.4 Đề xuât cac giải phap sử dung hợp lý, bảo vệ tài nguyên

NDĐ.

a. Cơ sở khoa học và thực tiễn cho đề xuất.

b. Định hướng không gian sử dụng hợp lý, bảo vệ tài nguyên

NDĐ.

- Định hướng bảo vệ tài nguyên NDĐ. Xây dựng bản đồ tính tổn

thương NDĐ

- Định hướng khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên NDĐ: Xây dựng

bản đồ khai thác bền vững NDĐ khu vực dựa theo Nhóm 4 tiêu chí.

c. Định hướng các giải pháp sử dụng hợp lý, bảo vệ tài nguyên NDĐ.

- Xây dựng chế độ điều tiết nước hợp lý cho hệ thống cống ngăn mặn

- Xây dựng đập dâng nước ngầm.

- Cải tạo hồ chứa nước và hệ thống đê bao ngăn biển.

- Trồng rừng ven biển.

- Biện pháp phi công trình.

- Biện pháp giáo dục, truyền thông.

- Kiểm soát việc khai thác nước ngầm hạn chề nguồn nước ngầm bị

nhiễm mặn.

- Chuyển dịch cơ cấu cây trồng thích ứng với vùng đất nhiễm mặn.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

KẾT LUẬN

Từ các nghiên cứu của luận án có thể rút ra một số kết luận sau:

1- Luận án đã lần đầu tiên sử dụng tổ hợp các phương pháp thí

nghiệm thực địa, mô hình 3D, mô hình số thủy văn bổ cập, mô hình số

NDĐ, chi tiết hóa thống kê chính xác hóa kịch bản BĐKH và NBD trong

một khu vực để xác định lượng bổ cập, con đường bổ cập và XNM.

2- Về tài nguyên nước dưới đất vùng Gio Linh xác định là 59.668

m3/ng, trong đó nguồn tĩnh là 11.469 m3/ng, nguồn động là 48.199 m3/ng.

3- Về quan hệ thủy lực giữa nước mặt với NDĐ tại khu vực như

sau: tại hầu hết các điểm dọc theo các sông: Bến Hải, Thạch Hãn, Hiếu,

Page 20: MỞ ĐẦU - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26569.pdf · MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết luận án Tài nguyên nước dưới đất chịu ảnh hưởng

20

Cánh Hòm và hồ Trúc Kinh nước mặt cung cấp cho NDĐ với lượng dao

động từ 22,10 ml/m2.ngày đến 85,24 ml/m2.ngày, cá biệt có 03 vị trí trên

sông Thạch Hãn đoạn từ thôn Lâm Xuân đến Cửa Việt có kết quả là

NDĐ cung cấp cho nước sông với lưu lượng trung bình là 7.557 m3/ngày.

Hướng vận động NDĐ từ phía Bắc, Tây Bắc xuống phía Nam và Đông

Nam.

4- Về diễn biến tương quan giữa yếu tố tự nhiên là bổ cập và yếu

tố kinh tế xã hội là lượng khai thác TCN qp và qh, cho thấy: lượng khai

thác TCN qp hiện gấp 1,94 lần bổ cập vào mùa khô và bằng 0,93 lần vào

mùa mưa; TCN qh hiện bằng 0,20 lần mùa khô và bằng 0,11 lần vào mùa

mưa. Theo kịch bản phát triển kinh tế xã hội lượng khai thác tăng khoảng

1%/năm (tương ứng với tốc độ tăng dân số khoảng 0,978%/năm và tốc độ

phát triển kinh tế khoảng 8,05%/năm). Khi đó đến giữa thế kỷ 21, tổng

lượng nước khai thác trong TCN qh 2.651.000 m3/năm (bằng 0,15 lượng

bổ cập đến tầng này) và trong TCN qp khoảng 7.379.000 m3/năm (lớn

hơn 1,3 lần lượng bổ cập). Điều này thể hiện tốc độ suy giảm mực nước

TCN qp trung bình 0,53cm/năm.

5- Về dự báo biến động mực nước và chất lượng nước tại các TCN

Holocen và Pleistocen có xét đến các kịch bản biến đổi khí hậu đến năm

2100. Dự báo mực nước TCN qh biến động có xu hướng giảm lần lượt

theo các kịch bản RCP4.5 là 0,74m, kịch bản RCP6.0 là 0,72m, kịch bản

RCP8.5 là 0,86m; mực nước TCN qp biến động có xu hướng giảm mạnh

hơn lần lượt theo các kịch bản RCP4.5 là từ 1,94m, kịch bản RCP6.0 là

từ 1,97m, kịch bản RCP8.5 là 2,25m. Dự báo xâm nhập mặn TCN

Holocen với diện tích biến động năm 2100 theo các kịch bản RCP4.5 là

13,42 km2, RCP6.0 là 15,57 km2, RCP8.5 là 17,58 km2 nhưng cũng khi

đó mực nước biển dâng 0,75cm sẽ làm ngập diện tích toàn khu vực là

3,85 km2. Do đó, đến năm 2100 diện tích mặn so với hiện nay là 19,994

km2 theo các kịch bản lần lượt: RCP4.5 giảm 13,56%; RCP6.0 giảm

2,86%; RCP8.5 tăng là 7,2 %. Như vậy, có thể thấy rằng BĐKH gia tăng

lượng bổ cập đẩy nhanh quá trình rửa mặn trong đất liền thì NBD làm

tăng diện ngập mặn tại các vùng thấp trũng và vùng cửa sông.

6- Đưa ra các giải pháp sử dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên NDĐ

thông qua việc thành lập được bản đồ bảo vệ NDĐ và bản đồ khai thác

sử dụng bền vững NDĐ vùng Gio Linh. Chỉ rõ các vùng cần bảo vệ

Page 21: MỞ ĐẦU - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26569.pdf · MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết luận án Tài nguyên nước dưới đất chịu ảnh hưởng

21

nghiêm ngặt V, I, IV-1 chủ yếu trên TCN qp lộ phía Tây, đá bazan, cồn

cát trắng; khoảnh có thể khai thác bền vững tương ứng A1-1, A1-2 với

diện tích 141 km2;

7- Ngoài ra, theo chức năng và nhiệm vụ của công tác quản lý

TNN cho thấy tính ứng dụng các kết quả nghiên cứu của luận án là phù

hợp, được thể hiện:

- Kết quả nghiên cứu của luận án đã khuyến nghị cho công tác quản

lý tài nguyên NDĐ trong khu vực Gio Linh là trong tác động của BĐKH

đến tài nguyên NDĐ theo bất cứ kịch bản nào cũng là không đáng kể so

với nhu cầu khai thác NDĐ. Do vậy cần thiết tăng cường công tác quản lý

tài nguyên nước dưới đất về số lượng, chất lượng và khai thác bền vững.

- Cung cấp cho cơ quan quản lý công cụ mô hình số về mực nước và

chất lượng nước dưới đất được dự báo xâm nhập mặn theo các kịch bản

BĐKH và NBD từ đó có được những thông tin cần thiết trong hoạt động

cấp phép, bố trí xây dựng bãi giếng hợp lý.

KIẾN NGHỊ

1. Tiếp tục theo dõi quan trắc diễn biến xâm nhập tầng chứa nước

Holocen, xác định sự biến động về diện và chiều sâu để có những nghiên

cứu chuyên sâu đáp ứng yêu cầu trong tình hình diễn biến phức tạp của

BĐKH- NBD.

2. Xây dựng hệ thống quan trắc giám sát mực nước, chất lượng

nước tại các tầng chứa nước Holocen và Pleistocen.

3. Xây dựng vùng cấm, hạn chế khai thác và hành lang bảo vệ tài

nguyên NDĐ trong vùng nghiên cứu.

4. Tăng cường công tác quản lý, quy hoạch khai thác và sử dụng

hợp lý các nguồn nước trên địa bàn để đảm bảo an ninh an toàn nguồn

nước cho khu vực và thành phố Đông Hà.

5. Tiếp tục nghiên cứu biến động nguồn bổ cập và phân tách được

các nguồn bổ cập chi tiết cụ thể từ nước mưa, nước sông, nước hồ và

nước TCN khác cho TCN Đệ tứ trong khu vực.

Page 22: MỞ ĐẦU - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26569.pdf · MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết luận án Tài nguyên nước dưới đất chịu ảnh hưởng

22

Môt số hình vẽ và đồ thi

Hình 3.1. Biểu đồ quan hệ lượng bổ cập với lượng khai thác các TCN.

Hình 3.2 Mặt cắt khối 3D đia tầng ĐCTV toàn vùng nghiên cứu

Page 23: MỞ ĐẦU - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26569.pdf · MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết luận án Tài nguyên nước dưới đất chịu ảnh hưởng

23

Hình 3.3. Mực nước TCN Pleistocen (qp) và Holocen (qh)

Hình 3.4 Mực nước TCN qh năm 2016

Page 24: MỞ ĐẦU - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26569.pdf · MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết luận án Tài nguyên nước dưới đất chịu ảnh hưởng

24

Hình 3.5 Mực nước TCN qp năm 2016

- Kết quả mô hình hiện trạng xâm nhập mặn TCN qh năm 2016.

Hình 3.6 Xâm nhập mặn TCN qh năm 2016

Page 25: MỞ ĐẦU - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26569.pdf · MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết luận án Tài nguyên nước dưới đất chịu ảnh hưởng

25

2

3

2

7

2

5

4

4

3

4

7

4

3

3

4

3

4

4

4

3

3

5

6

4

5

4

33

2

3

0,9

9

7

4

2

3

1

7

0,4

7

6

7

5

12

5 6

4

13

10

19

5

6

7

4

4

7

6

5

4

5

26

5

28

20

53

25

50

20

50

9

8

16

24

18

12

23

5

8

3

45

4

8

59

5

5

10

4

4

8

8

96

3

5

3

7

4

3

5

9

5

5

830

38

29

32 33

6

7

5

17

27

16

16

28

6

40

2

7

22

0,9

20

0,9 1

0,7

2

1

0,4

10,6

0,7

0,7

0,5

0,6

0,9

0,8

0,7

36

50

2

10

2

1

3

28

31

0,70,4

2

4

25

26

4734

30

56

25

24

11

2

0,4

0,9

13

24

20

16 2

27

27

25

38

57

22

69

13

19

15

27

10

6

7

25

36

32

12

33

28

36

44

42

50

47

43

38

4746

45

32

42

13

39

45

8

3453

50

55

62

48

68

33

16

36

32

42

21

23

42

122

156

95

®åi Cån Tiªn

48

33

29

1

0,8

3

0,7

10

10

15

24

0,80,8

2

14

®åi 27

2,6

16®åi 15

21

®åi 17

17

24

®åi Lß i Chïa

25

24

11

23

10

114

69

88

4945

63

65

66

66

48

91

19

42

27

14

43

47

36

46

28

N. Hå Khª

82

N.T«i M«n

N. §¸ B¹c

64

63

107

102

117

132

422229

44

3663

24

42

64

74

74

74

106

16

87

59

69

48-613

1345-6

QL9

13-68

2

QL1A

140-12

18

30174-16

2

3

20-6

10

HCM

84-58

597 - 4

25

22 -10

3

cöa viÖtcöa viÖtcöa viÖtcöa viÖtcöa viÖtcöa viÖtcöa viÖtcöa viÖtcöa viÖt

9,3

khe C

i

Þhn

§

hnÞ

§

hn

.gS

3

0

t

®Ëp Duy Phiªn

sg. th

¹ch h·n

0,1

2

2

0,1

2

1

VnhÜ

.gSh å Qu i Hµ

n·H h

2

. T h ¹ c

2gS

2

2

2

19

2

2

Sg. th ¹ch h·n

rT

gS

b µ u §¸

2

k

gnäR

eh

bµuSái 0

ª

hK

c

2

Sg.B

Õn

i

håTrung ChØ

hå Khe M©y

10

s«ng

HiÕ u

0,4tôC

.S

g B

S«n

g C¸n

h Hßm

S«n

g C¸n

h Hßm

S«n

g C¸n

h Hßm

S«n

g C¸n

h Hßm

S«n

g C¸n

h Hßm

S«n

g C¸n

h Hßm

S«n

g C¸n

h Hßm

S«n

g C¸n

h Hßm

S«n

g C¸n

h Hßm

cöa tïngcöa tïngcöa tïngcöa tïngcöa tïngcöa tïngcöa tïngcöa tïngcöa tïng

S«ng

Th¹ch H

·n

S«ng

Th¹ch H

·n

S«ng

Th¹ch H

·n

S«ng

Th¹ch H

·n

S«ng

Th¹ch H

·n

S«ng

Th¹ch H

·n

S«ng

Th¹ch H

·n

S«ng

Th¹ch H

·n

S«ng

Th¹ch H

·n

biÓn

®«

ng

mòi Thõa Long

S«ng BÕn H¶i

S«ng BÕn H¶i

S«ng BÕn H¶i

S«ng BÕn H¶i

S«ng BÕn H¶i

S«ng BÕn H¶i

S«ng BÕn H¶i

S«ng BÕn H¶i

S«ng BÕn H¶i

20

20

20

22

h

nßL e

k

kh

e L

ßn

®Ëp T©n Kim

i

kh e

§

n«¸

Bg

hke M

­íp

Trai

kh e

b µ u LÖ M « n

2

2

hå HiÕu Nam

2

n Hi¶

g . BÕ S

h å

hå H¶i T©n

H¶ i La m

16

h å

b µ u LÐc

BK

.

iµB c¹

s«ng

HiÕ u

4

h å Kin h M « n

16

NghÜa Hyhå

h å Ngh Üa Hy

®Ëp Phan X¸

uH

s«n g i

Õ

kh

e Mµ

i

am L é

òCã i

Dôc

§øc

k h e H

o

S g. BÕ

iH n

as

u èi §

µgå N aL h

78

63

68

73

18

17

07'

51''

N

18/

16

46'

42''

N

1500 3000

107 14'12'' E

107 14'12'' E

58

28 33

23 28 33

Tr¹m TV Cöa ViÖt

Tr¹m KT §«ng Hµ

0m

tp. ®«ng hµtp. ®«ng hµtp. ®«ng hµtp. ®«ng hµtp. ®«ng hµtp. ®«ng hµtp. ®«ng hµtp. ®«ng hµtp. ®«ng hµ

triÖu phongtriÖu phongtriÖu phongtriÖu phongtriÖu phongtriÖu phongtriÖu phongtriÖu phongtriÖu phong

gio linhgio linhgio linhgio linhgio linhgio linhgio linhgio linhgio linh

23

78

5818

63

68

73

18

180810649'16'' E

17

07'

51''

N

137

hå Kinh M«n

VÜnh LinhVÜnh LinhVÜnh LinhVÜnh LinhVÜnh LinhVÜnh LinhVÜnh LinhVÜnh LinhVÜnh Linh

cam lécam lécam lécam lécam lécam lécam lécam lécam lé

16

46'

42''

N

106 49'16'' E 137

08 18

Tr¹m TV Gia Vßng

hå Tróc Kinh

Hµ Th­îng

- Kh«ng cã TCN mÆn, cã h¬n 2 TCN, bæ cËp s«ng, m­a

- Ph©n bè 4 TCN nh¹t, cã bæ cËp n­íc s«ng, m­a

- Vïng cã cèt cao mùc n­íc ®éng tÇng qp < 10m

§Æc ®iÓm

Ranh giíi mÆn nh¹t tÇng qh

§­êng ®ång møc ®Þa h×nh

§iÓm khai th¸c n­íc d­íi ®Êt tËp trungGL: tªn nhµ m¸y n­íc 15.000: C«ng suÊt khai th¸c (m3/ng®)11: Tæng sè giÕng khai th¸c 72: ChiÒu s©u trung b×nh cña c¸c giÕng khai th¸c (m)

Lç khoan quan tr¾c (2012-2015)

Ranh giíi vïng ®ång b»ng Gio Linh nghiªn cøu

§­êng ®¼ng mùc n­íc tÇng qp (h® = -10m)

Lç khoan t×m kiÕm n­íc d­íi ®Êt

A2-1A2-1A2-1A2-1A2-1A2-1A2-1A2-1A2-1

A1-2A1-2A1-2A1-2A1-2A1-2A1-2A1-2A1-2

A2-2A2-2A2-2A2-2A2-2A2-2A2-2A2-2A2-2

- Ph©n bè 02 tÇng chøa n­íc mÆn, 01 nh¹t

- Ph©n bè 01 tÇng chøa n­íc mÆn

A1-1A1-1A1-1A1-1A1-1A1-1A1-1A1-1A1-1

B2B2B2B2B2B2B2B2B2

Vïng h¹n chÕkhai th¸c

B1B1B1B1B1B1B1B1B1

- Ph©n bè >4 TCN nh¹t, cã bæ cËp tõ n­íc mÆt, m­a

II. Khoanh ®Þnh vïng h¹n chÕ vµ vïng cã thÓ khai th¸c

TÇng chøa n­íc nh¹t

TÇng chøa n­íc bÞ mÆn

Kh«ng ph©n vïng

I- ph©n bè tÇng chøa n­íc nh¹t theo chiÒu s©u

S«ng suèi, hå ao

§­êng quèc lé/ ®­êng s¾t

KH

>1000mg/l

III. Ký hiÖu kh¸c

Vïngcã thÓ

khai th¸c

m/o-sm/o-sm/o-sm/o-sm/o-sm/o-sm/o-sm/o-sm/o-s

Vïng

15

qh£qh£qh£qh£qh£qh£qh£qh£qh£

qh¤qh¤qh¤qh¤qh¤qh¤qh¤qh¤qh¤

qpqpqpqpqpqpqpqpqp

QL1A

Chó Gi¶i

qh¤qh¤qh¤qh¤qh¤qh¤qh¤qh¤qh¤

B2B2B2B2B2B2B2B2B2

B2B2B2B2B2B2B2B2B2

B2B2B2B2B2B2B2B2B2

B1B1B1B1B1B1B1B1B1

qh£qh£qh£qh£qh£qh£qh£qh£qh£

A1-2A1-2A1-2A1-2A1-2A1-2A1-2A1-2A1-2

qh£qh£qh£qh£qh£qh£qh£qh£qh£

qqqqqqqqqqh£qh£qh£qh£qh£qh£qh£qh£qh£

B1B1B1B1B1B1B1B1B1

B2B2B2B2B2B2B2B2B2

A1-1A1-1A1-1A1-1A1-1A1-1A1-1A1-1A1-1

A1-2A1-2A1-2A1-2A1-2A1-2A1-2A1-2A1-2

qh¤qh¤qh¤qh¤qh¤qh¤qh¤qh¤qh¤

B¶n vÏ sè 06B¶n vÏ sè 06B¶n vÏ sè 06B¶n vÏ sè 06B¶n vÏ sè 06B¶n vÏ sè 06B¶n vÏ sè 06B¶n vÏ sè 06B¶n vÏ sè 06

B¶N §å PH¢N VïNG KHAI TH¸C BÒN V÷NG N¦íC D¦íI §ÊT VïNG GIO LINH - QU¶NG TRÞ

A2-1A2-1A2-1A2-1A2-1A2-1A2-1A2-1A2-1

A2-2A2-2A2-2A2-2A2-2A2-2A2-2A2-2A2-2

A1-1A1-1A1-1A1-1A1-1A1-1A1-1A1-1A1-1

qh£qh£qh£qh£qh£qh£qh£qh£qh£qqqqqqqqq

qh¤qh¤qh¤qh¤qh¤qh¤qh¤qh¤qh¤qpqpqpqpqpqpqpqpqp

qqqqqqqqq

A2-1A2-1A2-1A2-1A2-1A2-1A2-1A2-1A2-1qp£qp£qp£qp£qp£qp£qp£qp£qp£

qqqqqqqqq

o-so-so-so-so-so-so-so-so-s

o-so-so-so-so-so-so-so-so-s

B1B1B1B1B1B1B1B1B1

qh£qh£qh£qh£qh£qh£qh£qh£qh£

qpqpqpqpqpqpqpqpqp

qpqpqpqpqpqpqpqpqp

o-so-so-so-so-so-so-so-so-s

o-so-so-so-so-so-so-so-so-s

VB_qp

VB_qh

Gio ViÖt

liÖt sÜ

Gio H¶i

Gio Mai

Gio Quang

§«ng Giang

Cam An

Trung Giang

Gio Mü

liÖt sÜ

XN.®« ng l¹nh

Trung H¶i

Gio Thµnh

Gio Ch©u

g¹ch

Cam Thanh

§«ng Thanh

Cam Thñy

2

TT gio linh

2

liÖt sÜ

liÖt sÜ

g¹ch

Trung S¬n

Phan HiÒn

Qu¶ng X¸

Tiªn Lai

Gio Phong

chî

liÖt sÜ

Cam Lé

L.sÜ

L.sÜ

Q.®é i

Q.®é i

Q.®é i

liÖt sÜ

LKG1LKG5

LK901

LK902

LK903LK904

LK905

LK906

LK907

LK908

LK603

LK602

LK601

LK401

LK404

LK402

LK405

LK408

LK432

LK403

LK411

LK406LK414C

LK415

LK409

LK416B

LK423

LK420

LK410

Page 26: MỞ ĐẦU - gust.edu.vngust.edu.vn/media/26/uftai-ve-tai-day26569.pdf · MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết luận án Tài nguyên nước dưới đất chịu ảnh hưởng

26

2

3

2

7

2

5

4

4

3

4

7

4

3

3

4

3

4

4

4

3

3

5

6

4

5

4

33

2

3

0,9

9

7

4

2

3

1

7

0,4

7

6

7

5

12

5 6

4

13

10

19

5

6

7

4

4

7

6

5

4

5

26

5

28

20

53

25

50

20

50

9

8

16

24

18

12

23

5

8

3

45

4

8

59

5

5

10

4

4

8

8

96

3

5

3

7

4

3

5

9

5

5

8

30

38

29

32 33

6

7

5

17

27

16

16

28

6

40

2

7

22

0,9

20

0,9 1

0,7

2

1

0,4

10,6

0,7

0,7

0,5

0,6

0,9

0,8

0,7

36

50

2

10

2

1

3

28

31

0,70,4

2

4

25

26

4734

30

56

25

24

11

2

0,4

0,9

13

24

20

16 2

27

27

25

38

57

22

69

13

19

15

27

10

6

7

25

36

32

12

33

28

36

44

42

50

47

43

38

4746

45

32

42

13

39

45

8

3453

50

55

62

48

68

33

16

36

32

42

21

23

42

122

156

95

®åi Cån Tiªn

48

33

29

1

0,8

3

0,7

10

10

15

24

0,80,8

2

14

®åi 27

2,6

16®åi 15

21

®åi 17

17

24

®åi Lß i Chïa

25

24

11

23

10

114

69

88

4945

63

65

66

66

48

91

19

42

27

14

43

47

36

46

28

N. Hå Khª

82

N.T«i M«n

N. §¸ B¹c

64

63

107

102

117

132

422229

44

3663

24

42

64

74

74

74

106

16

87

59

69

48-613

1345-6

QL9

13-68

2

QL1A

140-12

18

30174-16

2

3

20-6

10

HCM

84-58

597 - 4

25

22 -10

3

cöa viÖtcöa viÖtcöa viÖtcöa viÖtcöa viÖtcöa viÖtcöa viÖtcöa viÖtcöa viÖt

9,3

khe C

i

Þhn

§

hnÞ

§

hn

.gS

30

t

®Ëp Duy Phiªn

sg. th

¹ch h·n

0,1

2

2

0,1

2

1

VnhÜ

.gSh å Qu i Hµ

n·H h

2

. T h ¹ c

2gS

2

2

2

19

2

2

Sg. th ¹ch h·n

rT

gS

b µ u §¸

2

k

gnäR

eh

bµuSái 0

ª

hK

c

2

Sg.B

Õn

i

håTrung ChØ

hå Khe M©y

10

s«ng

HiÕ u

0,4tôC

.S

g B

S«n

g C¸n

h Hßm

S«n

g C¸n

h Hßm

S«n

g C¸n

h Hßm

S«n

g C¸n

h Hßm

S«n

g C¸n

h Hßm

S«n

g C¸n

h Hßm

S«n

g C¸n

h Hßm

S«n

g C¸n

h Hßm

S«n

g C¸n

h Hßm

cöa tïngcöa tïngcöa tïngcöa tïngcöa tïngcöa tïngcöa tïngcöa tïngcöa tïng

S«ng

Th¹ch H

·n

S«ng

Th¹ch H

·n

S«ng

Th¹ch H

·n

S«ng

Th¹ch H

·n

S«ng

Th¹ch H

·n

S«ng

Th¹ch H

·n

S«ng

Th¹ch H

·n

S«ng

Th¹ch H

·n

S«ng

Th¹ch H

·n

biÓn

®«

ng

mòi Thõa Long

S«ng BÕn H¶i

S«ng BÕn H¶i

S«ng BÕn H¶i

S«ng BÕn H¶i

S«ng BÕn H¶i

S«ng BÕn H¶i

S«ng BÕn H¶i

S«ng BÕn H¶i

S«ng BÕn H¶i

20

20

20

22

h

nßL e

k

kh

e L

ßn

®Ëp T©n Kim

i

kh e

§

n«¸

Bg

hke M

­íp

Trai

kh e

b µ u LÖ M « n

2

2

hå HiÕu Nam

2

n Hi¶

g . BÕ S

h å

hå H¶i T©n

H¶ i La m

16

h å

b µ u LÐc

BK

.

iµB c¹

s«ng

HiÕ u

4

h å Kin h M « n

16

NghÜa Hyhå

h å Ngh Üa Hy

®Ëp Phan X¸

uH

s«n g i

Õ

kh

e Mµ

i

am L é

òCã i

Dôc

§øc

k h e H

o

S g. BÕ

iH n

as

u èi §

µgå N aL h

78

63

68

73

18

17

07'

51''

N

18/

16

46'

42''

N

1500 3000

107 14'12'' E

107 14'12'' E

58

28 33

23 28 33

Tr¹m TV Cöa ViÖt

Tr¹m KT §«ng Hµ

0m

tp. ®«ng hµtp. ®«ng hµtp. ®«ng hµtp. ®«ng hµtp. ®«ng hµtp. ®«ng hµtp. ®«ng hµtp. ®«ng hµtp. ®«ng hµ

triÖu phongtriÖu phongtriÖu phongtriÖu phongtriÖu phongtriÖu phongtriÖu phongtriÖu phongtriÖu phong

gio linhgio linhgio linhgio linhgio linhgio linhgio linhgio linhgio linh

23

78

5818

63

68

73

18

180810649'16'' E

17

07'

51''

N

137

hå Kinh M«n

VÜnh LinhVÜnh LinhVÜnh LinhVÜnh LinhVÜnh LinhVÜnh LinhVÜnh LinhVÜnh LinhVÜnh Linh

cam lécam lécam lécam lécam lécam lécam lécam lécam lé

16

46'

42''

N

106 49'16'' E 137

08 18

Tr¹m TV Gia Vßng

hå Tróc Kinh

Hµ Th­îng

- Kh«ng cã TCN mÆn, cã h¬n 2 TCN, bæ cËp s«ng, m­a

- Ph©n bè 4 TCN nh¹t, cã bæ cËp n­íc s«ng, m­a

- Vïng cã cèt cao mùc n­íc ®éng tÇng qp < 10m

§Æc ®iÓm

Ranh giíi mÆn nh¹t tÇng qh

§­êng ®ång møc ®Þa h×nh

§iÓm khai th¸c n­íc d­íi ®Êt tËp trungGL: tªn nhµ m¸y n­íc 15.000: C«ng suÊt khai th¸c (m3/ng®)11: Tæng sè giÕng khai th¸c 72: ChiÒu s©u trung b×nh cña c¸c giÕng khai th¸c (m)

Lç khoan quan tr¾c (2012-2015)

Ranh giíi vïng ®ång b»ng Gio Linh nghiªn cøu

§­êng ®¼ng mùc n­íc tÇng qp (h® = -10m)

Lç khoan t×m kiÕm n­íc d­íi ®Êt

A2-1A2-1A2-1A2-1A2-1A2-1A2-1A2-1A2-1

A1-2A1-2A1-2A1-2A1-2A1-2A1-2A1-2A1-2

A2-2A2-2A2-2A2-2A2-2A2-2A2-2A2-2A2-2

- Ph©n bè 02 tÇng chøa n­íc mÆn, 01 nh¹t

- Ph©n bè 01 tÇng chøa n­íc mÆn

A1-1A1-1A1-1A1-1A1-1A1-1A1-1A1-1A1-1

B2B2B2B2B2B2B2B2B2

Vïng h¹n chÕkhai th¸c

B1B1B1B1B1B1B1B1B1

- Ph©n bè >4 TCN nh¹t, cã bæ cËp tõ n­íc mÆt, m­a

II. Khoanh ®Þnh vïng h¹n chÕ vµ vïng cã thÓ khai th¸c

TÇng chøa n­íc nh¹t

TÇng chøa n­íc bÞ mÆn

Kh«ng ph©n vïng

I- ph©n bè tÇng chøa n­íc nh¹t theo chiÒu s©u

S«ng suèi, hå ao

§­êng quèc lé/ ®­êng s¾t

KH

>1000mg/l

III. Ký hiÖu kh¸c

Vïngcã thÓ

khai th¸c

m/o-sm/o-sm/o-sm/o-sm/o-sm/o-sm/o-sm/o-sm/o-s

Vïng

15

qh£qh£qh£qh£qh£qh£qh£qh£qh£

qh¤qh¤qh¤qh¤qh¤qh¤qh¤qh¤qh¤

qpqpqpqpqpqpqpqpqp

QL1A

Chó Gi¶i

qh¤qh¤qh¤qh¤qh¤qh¤qh¤qh¤qh¤

B2B2B2B2B2B2B2B2B2

B2B2B2B2B2B2B2B2B2

B2B2B2B2B2B2B2B2B2

B1B1B1B1B1B1B1B1B1

qh£qh£qh£qh£qh£qh£qh£qh£qh£

A1-2A1-2A1-2A1-2A1-2A1-2A1-2A1-2A1-2

qh£qh£qh£qh£qh£qh£qh£qh£qh£

qqqqqqqqqqh£qh£qh£qh£qh£qh£qh£qh£qh£

B1B1B1B1B1B1B1B1B1

B2B2B2B2B2B2B2B2B2

A1-1A1-1A1-1A1-1A1-1A1-1A1-1A1-1A1-1

A1-2A1-2A1-2A1-2A1-2A1-2A1-2A1-2A1-2

qh¤qh¤qh¤qh¤qh¤qh¤qh¤qh¤qh¤

B¶n vÏ sè 06B¶n vÏ sè 06B¶n vÏ sè 06B¶n vÏ sè 06B¶n vÏ sè 06B¶n vÏ sè 06B¶n vÏ sè 06B¶n vÏ sè 06B¶n vÏ sè 06

B¶N §å PH¢N VïNG KHAI TH¸C BÒN V÷NG N¦íC D¦íI §ÊT VïNG GIO LINH - QU¶NG TRÞ

A2-1A2-1A2-1A2-1A2-1A2-1A2-1A2-1A2-1

A2-2A2-2A2-2A2-2A2-2A2-2A2-2A2-2A2-2

A1-1A1-1A1-1A1-1A1-1A1-1A1-1A1-1A1-1

qh£qh£qh£qh£qh£qh£qh£qh£qh£qqqqqqqqq

qh¤qh¤qh¤qh¤qh¤qh¤qh¤qh¤qh¤qpqpqpqpqpqpqpqpqp

qqqqqqqqq

A2-1A2-1A2-1A2-1A2-1A2-1A2-1A2-1A2-1qp£qp£qp£qp£qp£qp£qp£qp£qp£

qqqqqqqqq

o-so-so-so-so-so-so-so-so-s

o-so-so-so-so-so-so-so-so-s

B1B1B1B1B1B1B1B1B1

qh£qh£qh£qh£qh£qh£qh£qh£qh£

qpqpqpqpqpqpqpqpqp

qpqpqpqpqpqpqpqpqp

o-so-so-so-so-so-so-so-so-s

o-so-so-so-so-so-so-so-so-s

VB_qp

VB_qh

Gio ViÖt

liÖt sÜ

Gio H¶i

Gio Mai

Gio Quang

§«ng Giang

Cam An

Trung Giang

Gio Mü

liÖt sÜ

XN.®« ng l¹nh

Trung H¶i

Gio Thµnh

Gio Ch©u

g¹ch

Cam Thanh

§«ng Thanh

Cam Thñy

2

TT gio linh

2

liÖt sÜ

liÖt sÜ

g¹ch

Trung S¬n

Phan HiÒn

Qu¶ng X¸

Tiªn Lai

Gio Phong

chî

liÖt sÜ

Cam Lé

L.sÜ

L.sÜ

Q.®é i

Q.®é i

Q.®é i

liÖt sÜ

LKG1LKG5

LK901

LK902

LK903LK904

LK905

LK906

LK907

LK908

LK603

LK602

LK601

LK401

LK404

LK402

LK405

LK408

LK432

LK403

LK411

LK406LK414C

LK415

LK409

LK416B

LK423

LK420

LK410

Hình 3.7: Bản đồ phân vùng khai thác bền vững NDĐ vùng Gio Linh,

Quảng Tri