mô hình phân loại rác nên thực hiện theo từng...

22
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP VỀ VẤN ĐỀ XẢ RÁC THẢI CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH Tác giả: Phạm Đàm Mỹ Duyên: 55B6 LH Bùi Thị Hiền: 55B6 LH Lô Thanh Hợi: 55B6 LH Người hướng dẫn khoa học: ThS Chu Thị Trinh MỞ ĐẦU Ngày nay rác thải là vấn đề đang được xã hội vô cùng quan tâm, không chỉ ở Việt Nam. Rác thải chính là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu toàn cầu, nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của chúng ta dẫn tới một số hệ lụy như sau: ví dụ gây ra bệnh tật, suy giảm sức khỏe, ô nhiễm không khí,thu hẹp không gian sống… Với lượng rác gom góp được trên toàn thế giới từ 2,5 đến 4 tỉ tấn một năm, thế giới hiện có lượng rác ngang bằng với sản lượng ngũ cốc (đạt 2 tấn) và sắt thép (1 tỉ tấn), khẳng định của Viện nguyên vật liệu Cyclope và Veolia Propreté, công ty quản lý rác lớn thứ hai thế giới.

Upload: others

Post on 25-Dec-2019

4 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Mô hình phân loại rác nên thực hiện theo từng bước:khoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/... · Web viewVới lượng rác gom góp được trên

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP VỀ VẤN ĐỀ XẢ RÁC THẢI CỦA

SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

Tác giả:

Phạm Đàm Mỹ Duyên: 55B6 LH

Bùi Thị Hiền: 55B6 LH

Lô Thanh Hợi: 55B6 LH

Người hướng dẫn khoa học: ThS Chu Thị Trinh

MỞ ĐẦU

Ngày nay rác thải là vấn đề đang được xã hội vô cùng quan tâm, không

chỉ ở Việt Nam. Rác thải chính là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây

ra tình trạng ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu toàn cầu, nó ảnh hưởng

trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của chúng ta dẫn tới một số hệ lụy như

sau: ví dụ gây ra bệnh tật, suy giảm sức khỏe, ô nhiễm không khí,thu hẹp

không gian sống…

Với lượng rác gom góp được trên toàn thế giới từ 2,5 đến 4 tỉ tấn một

năm, thế giới hiện có lượng rác ngang bằng với sản lượng ngũ cốc (đạt 2 tấn)

và sắt thép (1 tỉ tấn), khẳng định của Viện nguyên vật liệu Cyclope và Veolia

Propreté, công ty quản lý rác lớn thứ hai thế giới.

Việc xử lí không tốt chất thải sẽ dẫn đến hàng loạt hậu quả tiêu cực cho

con người và môi sinh, làm ô nhiễm môi trường sống, thậm chí còn đưa tới

những trận dịch bệnh ở phạm vi lây lan rộng, quy mô lớn khó có thể dập tắt

được, bên cạnh đó việc xả rác thải bừa bãi sẽ gây ô nhiễm môi trường không

khí (thủng tầng ozon, hiệu ứng nhà kính, băng tan hoặc thời tiết có sự biến

đổi…) dẫn đến khí hậu trở nên khắc nghiệt hơn ảnh hưởng trực tiếp không chỉ

đối với con người mà còn đối với các loài động- thực vật trên trái đất.

Page 2: Mô hình phân loại rác nên thực hiện theo từng bước:khoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/... · Web viewVới lượng rác gom góp được trên

Vì vậy, xuất phát từ thực tiễn nêu trên để hạn chế tình trạng ô nhiễm môi

trường từ việc xả rác thải của sinh viên, với tư cách là một nhóm

NCKH.Chúng tôi chỉ nghiên cứu vấn đề này trong phạm vi nhỏ bởi nó ảnh

hưởng trực tiếp tới đời sống sinh hoạt, học tập của sinh viên đặc biệt là sinh

viên Trường Đại học Vinh, nơi chúng tôi đang theo học. Cho nên nhóm chúng

tôi lựa chọn đề tài “ Thực trạng và giải pháp về vấn đề xả rác thải của sinh

viên Trường Đại học Vinh hiện nay ” làm đề tài nghiên cứu.

4. NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ RÁC THẢI

– XẢ RÁC THẢI

1.Rác thải

1.1 Khái niệm rác thải

Dưới góc độ ngữ nghĩa: chất thải được hiểu là những “ chất” không còn

sử dụng được nữa bị con người “ thải” ra trong các hoạt động khác nhau. Chất

thải được sản sinh trong các hoạt động khác nhau của con người thì được gọi

với những thuật ngữ khác nhau như: Chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt và

sản xuất được gọi là rác thải; chất thải phát sinh sau khi sử dụng nguyên liệu

trong quá trình sản xuất dược gọi là phế liệu; chất thải phát sinh sau quá trình

sử dụng nước được gọi là nước thải…

Theo từ điển tiếng việt của viện ngôn ngữ học định nghĩa “ chất thải là

rác và những đồ vật bị bỏ rơi đi nói chung” Theo cách hiểu của khái niệm

này, chất thải bao gồm rác là những thứ vụn vặt bị vất bỏ, vương vãi, làm bẩn

và đồ vật không có giá trị, không có tác dụng nên không được giũ lại. Mặc dù

khái niệm này mang tính chất liệt kê nhưng đã đưa ra hai tiêu chí đẻ phân biệt

chát thải với vật chất tồn tại dưới dạng khác, đó là:

Thứ nhất, Chất thải tồn tại dưới dạng vật chất;

Page 3: Mô hình phân loại rác nên thực hiện theo từng bước:khoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/... · Web viewVới lượng rác gom góp được trên

Thứ hai, Các vật chất ( đồ vật) không có giá trị, không có tác dụng và

không bị chiếm hữu, sử dụng nữa. Từ đây chúng ta thấy rằng: khái niệm này

mới chỉ dừng lại ở việc liệt kê và xác định chất thải sản sinh ra trong sinh hoạt

mà chưa khái quát tất cả các loại chất thải được sản sinh ra trong các hoạt

động khác nhau của con người; khái niệm không đưa ra đối tượng quyết định

về giá trị, tác dụng của đồ vật và quyết định không chiếm hữu, không sử dụng

nữa. giá trị của một đồ vật đối với chủ sở hữu và đối với xã hội có thể không

thống nhất. Do đó, không có cơ sở chính xác cho việc đánh giá một vvatj chất

có phải là chất thải hay không.

Dưới góc độ pháp lý: chất thải được định nghĩa tại khoản 10 điều 3

Luật bảo vệ môi trường 2005 như sau: “ Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng,

khí được thải ra từ sản xuất,dịch vụ,sinh hoạt hoặc hoạt động khác”.Theo định

nghĩa trên,các vật chất được coi là chất thải,khi người chủ sở hữu thải ra trong

các hoạt động khác nhau.

“Được thải ra” được hiểu dưới hai khía cạnh:

thứ nhất, chủ sở hữu chủ động từ bỏ ý định sử dụng vật chất đó vào bất

cứ mục đích nào.điều này có nghĩa là một chất tồn tại dưới dạng chất thải hay

không phụ thuộc vào ý chí của người chủ sở hữu vật chất đó.Khi chủ sở hữu

từ bỏ ý định khai thác giá trị,công dụng của vật chất thì nó trở thành chất thải,

không phụ thuộc vào giá trị sử dụng thực tế đối với xã hội đối với người khác

và đối với chu trình hoạt động khác của con người.

Thứ hai, do đặc thù hoạt động của mình,chủ sở hữu phải thải bỏ vật chất

và hoạt động thải bỏ này không phụ thuộc vào ý chí của họ.Hoạt động thải bỏ

này mang tính chất bị động đối với chủ sở hữu cũng như đối với các đối

tượng khác,kể cả nhà nước.

Các hoạt động có sản sinh chất thải được liệt kê trong khái niệm bao

gồm tất cả các hoạt động khác nhau của con người,từ hoạt động sản xuất, hoạt

Page 4: Mô hình phân loại rác nên thực hiện theo từng bước:khoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/... · Web viewVới lượng rác gom góp được trên

động dịch vụ, sinh hoạt và các hoạt động khác như du lich,nghiên cứu khoa

học.y tế… theo cách hiểu thông thường ,vật chất được thải ra trong quá trong

thực hiện những hoạt đọng nêu trên với tư cách một chỉnh thể hoặc trong từng

giai đoạn,từng đối tượng đọc lập thực hiện hoạt động đó đều trở thành chất

thải.

1.2 Phân loại rác

Mỗi một loại rác có các cách xử lí khác nhau để đảm bảo cho việc thu

gom và xử lý rác một cách chính xác và có hiệu quả, sau đây chúng tôi xin

đưa ra mô hình phân loại rác như sau:

Mô hình phân loại rác nên thực hiện theo từng bước:

Rác hữu cơ là các loại rác thực phẩm sau khi bạn chế biến đồ ăn như

rau, củ, quả…SAu đó chúng sẽ được nhân viên của Công ty Môi trường Đô

thị chuyển tới các cơ sở sản xuất phân hữu cơ chế biến thành phân hữu cơ.

Với mục đích sử dụng này ngay từ khi phân loại rác ban đầu bạn cũng nên

cẩn thận để phân loại chính xác.

Rác vô cơ là các loại rác như sành sứ, gạch, xỉ than, nilong, gỗ…Đây là

những lọai rác không thể sử dụng được nữa cũng không thể tái chế được mà

chỉ có thể mang ra khu chôn lấp rác thải. Chính vì vậy, để chung tay bảo vệ

môi trường bạn nên hạn chế sử dụng các loại rác này nhé. Đơn giản như khi

đi chợ thay vì với từng loại thực phẩm bạn đều dùng 1 chiếc túi nilong, bạn có

thể để trực tiếp chúng vào chiếc giỏ chẳng hạn hoặc sử dụng các loại túi tự

phân hủy đang có trên thị trường hiện nay. Bạn có lẽ sẽ giật mình khi biết

rằng những chiếc túi nilong tưởng chừng như rất tiện lợi này chỉ bị phân hủy

hết khi được chôn dưới lòng đất từ 400 – 600 năm

Rác tái chế như giấy, kim loại, vỏ hộp…sẽ được vận chuyển đến các

làng nghề để tái chế thành các loại sản phẩm mới. Vì vậy, khi dùng xong một

chai nước mắm hay chai dầu ăn bạn đừng tiện tay vứt nó vào thùng giác nhé,

Page 5: Mô hình phân loại rác nên thực hiện theo từng bước:khoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/... · Web viewVới lượng rác gom góp được trên

hãy gom lại để bán đồng nát vừa giúp có thêm thu nhập lại vừa bảo vệ môi

trường.

Việc phân loại có ý nghĩa hết sức quan trọng không chỉ đối với con

người mà còn đối với cả môi trường. Phân loại rác sẽ giúp tái sử dụng hiệu

quả các phế liệu có trong rác thải, các loại rác thải hữu cơ được xử lý thành

phân compost bón cho cây trồng thay thế phân hóa học. Lượng chất thải rắn

còn lại phải chôn lấp rất ít, sẽ tiết kiệm được diện tích chôn lấp rác thải, hạn

chế ô nhiễm môi trường do nước rỉ rác gây ra. Vì vậy ta cần phải phân loại

rác thải một cách hợp lý.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XẢ RÁC THẢI Ở TRƯỜNG ĐẠI

HỌC VINH

1.Tổng quan về địa bàn nghiên cứu

1.1Tổng quan địa bàn thành phố Vinh

Vinh là đô thị loại một thuộc tỉnh Nghệ An- Việt Nam, là trung tâm kinh

tế- chính trị của tỉnh và đã được Chính phủ Việt Nam quy hoạch để trở thành

trung tâm kinh tế- văn hóa của vùng Bắc Trung Bộ. Diện tích 104,96 km2.

Dân số 480.000 người (2013)

Vinh là thành phố nằm bên bờ sông Lam, phía bắc giáp huyện Nghi Lộc,

phía nam và đông nam giáp huyện Nghi Xuân, phía tây và tây nam giáp

huyện Hưng Nguyên. Thành phố Vinh cách thủ đô Hà Nội 295km về phía

nam, cách thành phố Hồ Chí Minh 1.424km. Cách thủ đô Viên Chăn (Lào)

400km về phía tây

1.2 Tổng quan địa bàn trường Đại học Vinh

Ngày 16 tháng 7 năm 1959 Bộ trưởng Bộ giáo dục kí Nghị định số

375/NĐ thành lập Phân hiệu Đại học sư phạm Vinh. Ngày 28 tháng 8 năm

1962, Bộ trưởng Bộ giáo dục kí quyết định số: 637/QĐ đổi tên Phân hiệu Đại

Page 6: Mô hình phân loại rác nên thực hiện theo từng bước:khoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/... · Web viewVới lượng rác gom góp được trên

học sư phạm vinh thành trường Đại học sưphạm vinh. Ngày 25 tháng 4 năm

2001, Thủ tướng Chính phủ kí quyết định số 62/2001/QĐ-TTg đổi tên trường

Đại học sư phạm vinh thành trường Đại học Vinh.

Đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên của trường Đại học

Vinh không ngừng lớn mạnh. Hiện nay, nhà trường đã xây dựng được đội ngũ

cán bộ, công chức đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, ddatj chuẩn về trình độ

với hơn 1000 người; trong đó có 62 giáo sư, phó giáo sư, hơn 200 tiến sĩ, gần

500 thạc sĩ. Ngoài ra, còn có hàng trăm nhà khoa học trong và ngoài nước

tham gia đào tạo đại học và sau đại học tại trường Đại học Vinh.

1. Tình hình xả rác ở trường Đại học Vinh.

2.1 Tình hình xả rác thải trong khuôn viên trường.

Hiện nay, trường Đại học vinh là một trong những trường đại học đứng

đầu cả nước có môi trường sạch đẹp nhất.

Tuy nhiên bên cạnh đó thì vẫn có những hạn chế nhất định đó là tình

trạngmột số bộ phận sinh viên còn chưa có ý thức cao trong việc xả rác thải

đúng nơi quy định như:

+ Rác thải sinh hoạt hàng ngày: vỏ kẹo- bánh, vỏ chai nước, … các bạn

sinh viên còn bỏ khắp nơi (ngăn bàn, ghế đá, sân trường, hành lang…)

+ Rác thải học tập:sau các kì thi hoặc sau những giờ học các mẩu giấy

nháp,vỏ bút, thước kẻ… còn vứt lung tung trên mặt bàn, dưới gầm bàn ghế

+ Đặc biệt các loại kẹo cao su được vứt khắp nơi ngay cả trên tường nhà

rất mất mĩ quan.

Qua  kết  quả  điều  tra  ban  đầu chúng tôi có một số nhận định như sau:

Nhìn chung quang cảnh của trường sạch sẽ, là nơi thường xuyên qua lại của

nhiều sinh viên, có nhiều ánh mắt đang tò mò quan sát qua mọi cử chỉ của

Page 7: Mô hình phân loại rác nên thực hiện theo từng bước:khoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/... · Web viewVới lượng rác gom góp được trên

sinh viên, nên mọi người  đều  có  cảm  giác  mình  đang  bị quan sát và ít có

những biểu hiện mang tính tiêu cực.

Khi được hỏi về tình hình vệ sinh và rác thải của trường thì nhiều sinh

viên hài lòng về vấn đề vệ sinh của trường.Đó là do có rất nhiều thùng rác,

được đặt một cách phù hợptrong khuôn viên trường.

Ở trước các cổng trường do nhiều tụ điểm buôn bán nên rác thải phát

sinh khá nhiều. Nếu trong một môi trường được quản lí chặt chẽ, sạch sẽ, ít

rác thì sinh viên sẽ có ý thức tốt hơn trong việc thải rác đúng nơi quy định.

Để thể hiện những nội dung mà nhóm em đã nêu trên thì sau đây là bảng

thống kê số liệu cụ thể về tình trạng xả rác thải và phân loại rác thải:

Bảng câu hỏi phỏng vấn sinh viên về vấn đề môi trường và việc xả rác:

Câu hỏi Sinh viên Trường Đại học Vinh

Năm nhất Năm hai Năm ba Năm cuối

Có Không Có Không có Không Có Không

Bạn thấy

môi trường

hiện nay dần

được thay đổi

không?

7

0%

3

0%

6

5%

35

%

7

2,1%

2

7,9%

8

8,3%

1

1,7%

Bạn có 2 7 1 88 6 3 6 3

Page 8: Mô hình phân loại rác nên thực hiện theo từng bước:khoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/... · Web viewVới lượng rác gom góp được trên

ngăn chặn

những hành vi

xả rác thải bừa

bãi không?

0,6% 9,4% 2% % 8,4% 1,6% 2% 8%

Bạn sẽ

không xả rác

bừa bãi chứ?

2

0%

7

0%

9,

5%

90,

5%

1

4,7%

8

5,3%

7.

2%

9

2,8%

Theo nghiên cứu của chúng em, có khoảng trên 70% số sinh viên nhận

thấy môi trường dần được thay đổi, số còn lại chưa nhận thức rõ điều đó.

Tuy nhiên chúng ta vẫn có thể thấy trong một số lớp học và khu giảng

đường, sinh viên vẫn có thể thải rác ở bất cứ nơi đâu mà họ muốn và thải bất

cứ vật gì có thể như hộp cơm sau khi sử dụng, kẹo cao su sau khi ăn, chai

nước sau khi uống ngay dưới ngăn bàn hoặc ngay trong lớp học. Cũng có thể

sinh viên đem ra khỏi phòng và vứt vào một nơi nào đó khi thấy thuận tiện.

Tình trạng xả rác không đúng nơi quy định vẫn diễn ra ngay bên ngoài

hoặc bên trong trường. Khi hỏi một bộ phận sinh viên, việc vứt rác của người

xung quanh có ảnh hưởng đến thói quen bỏ rác của bạn hay không thì kết quả

cho thấy rằng không ảnh hưởng lắm, đó là do ý thức mỗi cá nhân. Một số ít

cho rằng có ảnh hưởng là vì do “tâm lý đám đông” ai cũng xả rác nên xả rác

cũng không phải là xấu. Phần lớn sinh viên có ý thức tốt nhưng bên cạnh đó

vẫn có sinh viên ý thức còn kém, ở những nơi các bạn sinh viên tập trung

nhiều (khu ghế đá, khu tự học, căn-tin) dù thùng rác được bố trí đầy đủ, tuy

nhiên vẫn có hiện tượng bỏ rác không đúng nơi quy định.

Nhìn chung đa số sinh viên nhận định số lượng thùng rác đáp ứng đủ

nhu cầu của các bạn, khoảng cách bố trí hợp lý và yếu tố mỹ quan của thùng

rác cũng ảnh hưởng đến việc bỏ rác của các bạn.

Page 9: Mô hình phân loại rác nên thực hiện theo từng bước:khoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/... · Web viewVới lượng rác gom góp được trên

Bảng thống kê tình trạng xả rác thải trong khuôn viên trường, ở các địa

điểm: trên giảng đường, khuôn viên chung của nhà trường, khu vực ngoài

khuôn viên

1.1 Tình trạng thải rác ở ký túc xá

Ký túc xá thật sự là nơi sinh viên có nhu cầu sử dụng và thải một lượng

rác khá lớn.Ở đây, việc thải rác chỉ mang tính tự giác của mỗi người và hầu

như không bị kiểm soát bởi một đối tượng nào, đó là lí do tại sao một số KTX

tình trạng rác thải ở những nơi này hầu như vượt ra khỏi tầm kiểm soát của

sinh viên và Ban quản lý KTX.

Dưới đây là một vài số liệu thống kê mà chúng tôi đã thu thập được

thông qua quá trình điều tra bằng hỏi và trả lời đối với chính các đối tượng

liên quan trực tiếp tới việc xả- thu gom rác thải tại các KTX của trường Đại

học Vinh.

Qua các bảng thống kê trên ta có thể thấy hiện nay tình trạng xả rác thải

của các sinh viên tại các ký túc xá là tương đối nhiều, theo việc điều tra đối

với sinh viên chúng tôi biết được phần lớn sinh viên trong ký túc xá chủ yếu

là ăn các bữa ăn chính ở bên ngoài vì phải tuân thủ theo quy chế của nhà

trường và ban quản lý ktx (trừ các ký túc hoặc các phòng dành cho lưu học

sinh nước ngoài ở) để tránh tình trạng điện nước không đủ dùng và phòng

chống cháy nổ trong ký túc. Đồng thời giữ gìn chung môi trường sinh hoạt

sạch- đẹp, văn minh không chỉ cho sinh viên bên trong ktx mà còn cho những

nơi liền kề khu vực ktx. Tuy nhiên việc sinh viên mua thức ăn nhanh từ bên

ngoài vào kí túc vẫn diễn ra thường xuyên và liên tục đặc biệt do đây là nơi

tập trung phần đa số lượng sinh viên ở nên việc tụ tập liên hoan là không thể

tránh khỏi.

2. Nguyên nhân của việc xả rác thải

Page 10: Mô hình phân loại rác nên thực hiện theo từng bước:khoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/... · Web viewVới lượng rác gom góp được trên

Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất vệ sinh do rác thải

gây ra như trên là do hệ thống thu gom xử lý chưa tốt, mỗi ngày thu gom rác

một lần không đủ đáp ứng cho nhu cầu của sinh viên. Lượng sinh viên quá

đông nên thường xuyên xảy ra tình trạng thùng rác bị đầy làm rơi rác ra

ngoài.

Một số nhà tắm không có thùng rác dẫn đến trường hợp rác được nhét

vào kẹt cửa hoặc được bỏ thẳng xuống nền nhà rất mất vệ sinh.Một số ký túc

xá không cho nấu ăn trong phòng dẫn đến sinh viên mua thức ăn nhanh ở

ngoài nên lượng rác phát sinh khá nhiều. Tại nhà vệ sinh tập thể ở các khu

nhà A,B và nhà thi đấu có hiện tượng “ cha chung không ai khóc” dẫn đến

tình trạng mất vệ sinh nghiêm trọng.

Ngoài ra ý thức của sinh viên vẫn là yếu tố quyết định trong việc thải

rác.Sinh viên thường có quan niệm về số đông nếu nhiều người cùng làm thì

sẽ hưởng ứng, ngược lại thì không. Dù thùng rác được bố trí rất gần những

nơi sinh viên thường tụ tập như những khu sinh hoạt tập thể, khu thể thao…

Nhưng vẫn có hiện trạng vứt rác ngay tại chỗ ngồi. Bên cạnh đó vẫn còn một

số ít sinh viên có ý thức rất tốt như bỏ rác vào thùng, nhặt rác…

3.1 Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất: Do sự quản lí, kiểm soát, của các cơ quan chức năng (ban

quản lí KTX, hội sinh viên, đoàn thanh niên trường) chưa chặt chẽ, kém hiệu

quả… chưa có hình thức xử lí nghiêm khắc những cá nhân, tập thể hay nói

cách khác là biết mà làm ngơ. Nên dẫn đến tình trạng rác thải bị vứt không

đúng nơi quy định. Làm mất mỹ quan khuôn viên trường. Cứ xử phạt thật

nặng một người nào đó xả rác vô ý thức ra bên ngoài để làm gương cho các

sinh viên trong trường thì có lẽ tình trạng trên sẽ được cải thiện

Thứ hai: do hiệu ứng của đám đông một người vứt thì người kia sẽ vứt

theo dần dà sẽ tạo thành thói quen chung của mọi người.

Page 11: Mô hình phân loại rác nên thực hiện theo từng bước:khoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/... · Web viewVới lượng rác gom góp được trên

Thứ ba: do nhiều người tụ tập buôn bán xung quanh trường rất nhiều

nên rác thải phát sinh khá nhiều, không người dọn dẹp, tạo ra cảnh nhếch

nhác cho cổng trường. Ngoài ra việc rác thải vứt bữa bãi do thùng rác quá tải

cũng dẫn tới tình trạng rác vương vãi ra bên ngoài rất nhiều.

3.2 Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất Do những thói quen xấu, lười biếng và lối sống ích kỉ chỉ nghĩ

đến quyền lợi cá nhân của một bộ phận sinh viên. Họ nghĩ đơn giản rằng chỉ

cần nơi mình sạch thì được còn ai bẩn mặc ai. Những nơi công cộng không

phải là của mình, thì việc gì phải mất công gìn giữ. Cứ ném rác vội ra là xong,

đã có lao công dọn dẹp.Cách nghĩ như thế thật thiểu cẩn và nguy hại làm sao.

Thứ hai là do thói quen đã có từ lâu, khó sửa đổi, phải có sự nhắc nhở thì

họ mới không xả rác bừa bãi. Ở các lớp học, hằng ngày, các thầy cô và ban

cán sự lớp phải thường xuyên nhăc nhở thì mới giữ cho lớp học sạch đẹp. Tuy

nhiên mọi người đều bận rộn với công việc của mình và không một ai có đủ

thời gian để đi nhắc nhở từng người một. Không được nhắc nhở, con người ta

lại quay về với thói quen trước kia việc giáo dục ý thức gìn giữ bảo vệ môi

trường chưa được quan tâm đúng mức và chưa được tổ chức thường xuyên.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO Ý THỨC CỦA SINH VIÊN

TRONG VIỆC XẢ RÁC, XỬ LÍ RÁC THẢI

Xuất phát từ những nguyên nhân trên nhóm chúng tôi sẽ đưa ra một số

giải pháp để nhà trường và các ban, ngành đoàn thể có liên quan thực hiện tốt

hơn nữa vai trò, chức năng, nhiệm vụ của mình đối với công tác thu gom xử

lý rác thải về vấn đề xả rác thải của sinh viên trường đại học vinh hiện nay

như sau:

1. Về phía Nhà trường

Thứ nhất phối hợp với các ban ngành đoàn thể thường xuyên nhắc nhở,

tuyên truyền, kiểm tra ý thức tự giác của mỗi sinh viên về việc giữ gìn vệ sinh

Page 12: Mô hình phân loại rác nên thực hiện theo từng bước:khoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/... · Web viewVới lượng rác gom góp được trên

chung. Nên có những hình thức khiển trách đúng mức đối với những sinh

viên hoặc tập thể có thói quen vứt rác bừa bãi.

Thứ hai Nhà trường cần chỉ đạo quán triệt, yêu cầu các ban ngành đoàn

thể cần tập trung hơn vào công tác quản lí thu gom rác thải trong trường học

Thứ ba Xây dựng và ban hành nội quy- quy chế giành cho sinh viên để

giúp cho họ có ý thức hơn trong việc giữ gìn bảo vệ môi trường sống chung

quanh.

Thứ tư Nhà trường chỉ đạo đội xung kích kiểm soát việc sinh viên thực hiện nếp

sống văn hóa trong khuôn khổ trong giờ học và ngoài giờ học xử lý nghiêm khắc đối với

sinh viên có hành vi vứt rác bừa bãi không đúng nơi quy định như: kiểm điểm, hạ hạnh

kiểm...

Thứ năm Quán triệt các địa điểm kinh doanh bán hàng khu vực lân cận

trường dọn dẹp sạch sẽ rác thải sau mỗi buổi hoạt động kinh doanh buôn bán.

Thứ sáu Yêu cầu các giảng viên, giáo viên trong trường lồng ghép các đề

tài bảo vệ môi trường có liên quan đến bài giảng của mình để truyền đạt cho

sinh viên giúp cho sinh viên hiểu được vấn đề môi trường hiện nay như thế

nào.

2. Về phía hội sinh viên, đoàn thanh niên

Thứ nhất Triển khai tuyên truyền rộng rãi các hoạt động ngoại khóa về

vấn đề môi trường, thu gom- xử lý rác thải đến với toàn thể sinh viên trong

trường như: mở các buổi học cimena, ngày hội “nước sạch và vệ sinh môi

trường”, thi “ rung chuông vàng” “vẽ tranh về bảo vệ môi trường”

Thứ hai Chú trọng nâng cao chất lượng phong trào “ ngày chủ nhật

xanh- sạch- đẹp” ngày hội “nước sạch và vệ sinh môi trường” tăng tần suất tổ

chức thực hiện tổng dọn vệ sinh chăm sóc cây xanh cảnh quan

Thứ ba Triển khai nhiều hoạt đọng giáo dục thiết thực để nâng cao nhận

thức cho sinh viên về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ

Page 13: Mô hình phân loại rác nên thực hiện theo từng bước:khoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/... · Web viewVới lượng rác gom góp được trên

sinh trường lớp và nơi ở…với nhiều hình thức đa dạng, phong phú như: ngày

hội “nước sạch và vệ sinh môi trường” “hội trại xanh, ngày hội sinh viên

chung tay bảo vệ môi trường”, “ngày hội tái chế rác thải…”

Thứ tư Vận động mọi sinh viên từ bỏ thói quen vứt rác thải bừa bãi

không đúng nơi quy định.

Thứ năm hội sinh viên- đoàn thanh niên trường phối hợp với hội sinh

viên- đoàn thanh niên các khoa đào tạo, cùng với các lớp yêu cầu sinh viên

thực hiện viết cam kết bảo vệ môi trường không chỉ trong khuôn viên trường

đại học vinh mà còn đối với xã hội xung quanh.

KẾT LUẬN

Kết quả điều tra và khảo sát ban đầu cho thấy tình trạng thải rác không

đúng nơi quy định của sinh viên vẫn đang diễn ra phổ biến ở trường đại học

Vinh, nguyên nhân của tình trạng này phụ thuộc vào cả yếu tố khách quan

như : rác ít được thu gom nên thùng bị lấp đầy; và cả yếu tố chủ quan của sinh

viên ( ý thức về việc xả rác đúng nơi quy định). Ý thức của sinh viên trong

việc thải rác theo chúng tôi là yếu tố quan trọng. Sinh viên có thể xem việc xả

rác là bình thường, không gây ảnh hưởng gì đến môi trường, chỉ là một bao

ni-lông, một vỏ kẹo cao su, một hộp sữa đã được sử dụng… theo sinh viên

thường không ảnh hưởng đến ai và không gây tác hại đến môi trường. Tuy

nhiên, đây là cách ứng xử không hợp lý đối với cộng đồng và đối với môi

trường mà sinh viên đang sống và học tập trong đó.

Từ kết quả khảo sát và hiện trạng trên, nhóm nghiên cứu chúng em chỉ

đề xuất một số giải pháp có tính kịp thời nhưng có ý nghĩa, nhằm chỉ ra cho

sinh viên thấy được nhiệm vụ của họ đối với xã hội và cách ứng xử của họ đối

với cộng đồng và môi trường. Và chúng em tin tưởng trong tương lai gần sinh

viên sẽ nói “không” với việc xả rác không đúng nơi quy định.

Page 14: Mô hình phân loại rác nên thực hiện theo từng bước:khoaluat.vinhuni.edu.vn/DATA/30/upload/477/documents/... · Web viewVới lượng rác gom góp được trên

Do hạn chế về mặt thời gian thực hiện nên nhóm chúng em còn có nhiều

thiếu sót kính mong các quý thầy cô góp ý cho đề tài của chúng em thêm hoàn

thiện hơn.