Đảm bảo “10 nguyên tắc vàng chế biến thực phẩm an...

24
NĂM THỨ 27 - BỘ MỚI - SỐ 209 (T4/2013) Website: t4ghcm.org.vn Đảm bảo “10 nguyên tắc vàng chế biến thực phẩm an toàn”

Upload: others

Post on 03-Sep-2019

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

NĂM THỨ 27 - BỘ MỚI - SỐ 209 (T4/2013) Website: t4ghcm.org.vn

Đảm bảo “10 nguyên tắc vàng chế biến thực phẩm an toàn”

4“An toàn thực phẩm bếp ăn tập thể”

5Chất phụ gia gây hại trong 5 loại thực phẩm thường dùng

6Cách lựa chọn thịt heo tươi an toàn

8Dị ứng với mỹ phẩm

10Lồng ruột ở trẻ em: Cần phát hiện và xử trí kịp thời

11Bỗng dưng bị “đau cổ”

12Tái tạo dây chằng khớp gối bằng phương pháp “All in side - Tất cả bên trong”

13Tăng huyết áp: Những quan niệm sai lầm nên tránh

14Quả cà - Vị thuốc quê hương

15Chớ xem thường những vết thương nhỏ

16Thuốc kháng Histamin trị dị ứng

18Phòng ngừa đột tử ở trẻ em

19Những lợi ích từ đậu nành

20E.coli lợi và hại

TổNg BIêN Tập: BS CK1 Trần Lâm Lan Hương.BaN BIêN Tập: BS Lê Thị Kim Phượng; CN Thái Phượng Linh; BS CK1 Nguyễn Lê Thục Đoan; BS CK1 Trịnh Văn Hiệp; CN Mai Lê Trân Châu.TrìNH Bày: Huy CườngIN ấN, pHáT HàNH: BS CK1 Nguyễn Lê Thục Đoan.gIấy pHép xuấT BảN: số 288/QĐ-STTTT; ngày 14/7/2010.

Sức khỏe TP.HCM • Số 209 Tháng 4/2013 3

Söùc khoûe coäng ñoàng

Ngày 12 tháng 10 năm 2012, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 3898/QĐ-BYT về việc “Hướng dẫn giám sát và phòng, chống bệnh viêm đường hô hấp cấp tính nặng do chủng mới của virus corona” trong đó chỉ ra một số dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh này gồm: sốt cao đột ngột trên 38oC; ho và có biểu hiện viêm phổi hoặc suy hô hấp cấp tính nặng (lâm sàng hoặc chụp X-quang); kèm thêm yếu tố dịch tễ đã từng đi qua/ở vùng có dịch hoặc tiếp xúc gần với

bệnh nhân mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp tính nặng do chủng mới của virus corona trong vòng 10 ngày trước khi phát bệnh.Bệnh này hiện nay chưa có biện pháp phòng bệnh đặc hiệu nào. Để phòng ngừa, mọi người nên tránh tiếp xúc với người bệnh hoặc đeo khẩu trang y tế và giữ khoảng cách khi tiếp xúc. Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi bằng khăn vải hoặc khăn giấy. Giữ vệ sinh cá nhân, rửa

tay bằng xà phòng, tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng. Thường xuyên súc họng bằng nước sát khuẩn. Giữ thông thoáng nhà cửa, nơi làm việc… Ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, luyện tập thể thao. Nếu thấy có biểu hiện của bệnh viêm đường hô hấp cấp tính, thông báo ngay cho cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, cách ly và điều trị kịp thời.KT

Cảnh giác với cúm a/H5N1 và chủng mới virus Corona gây ra hội chứng viêm đường hô

hấp cấpTính đến giữa tháng 2 năm 2013, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thông báo đã phát hiện 07 ca tử vong do mắc cúm A/H5N1. Bên cạnh đó, chủng virus mới coronavirus gây ra hội chứng viêm đường hô hấp cấp cũng đã khiến 12 trường hợp nhiễm trong đó có 05 trường hợp tử vong.

Đường lây truyền của virus cúm A/H5N1 sang người:1. Lây truyền từ gia cầm sang người:- Giết mổ gia cầm, thủy cầm bệnh/chết- Chơi gà đá hoặc tiếp xúc với gà/vịt- Ăn tiết canh gia cầm, thủy cầm- Ăn thịt gia cầm, thủy cầm chưa nấu chínNấu thức ăn ở nhiệt độ > 70oC virus H5N1 sẽ bị chết.2. Lây truyền từ môi trường sang người:- Virus H5H1 có thể sống trong phân chim, gia cầm, thủy cầm ít nhất 35 ngày ở nhiệt độ 4oC, ở nhiệt độ 37oC virus sống trong vòng 6 ngày.- Một số phương thức lây truyền bao gồm:Uống nước nhiễm bẩn phân gia cầm, thủy cầm bệnhTay nhiễm bẩnSử dụng phân gia cầm, thủy cầm làm phân bón trong trồng trọt3. Lây truyền từ người sang người:Hiện nay trên thế giới chưa ghi nhận sự lây truyền từ người sang người. Chưa phát hiện ca bệnh hoặc ca nhiễm virus H5N1 ở các đối tượng y bác sĩ, người tiếp xúc trực tiếp.(Theo tài liệu Viện Pasteur TP. HCM) (Ảnh: blogspot.com.jpg)

4

Söùc khoûe coäng ñoàng

Tình hình ngộ độc thực phẩm tại các bếp ăn tập thể trong các khu công nghiệp đã có chiều hướng giảm hơn song vẫn diễn biến phức tạp, số người mắc do ngộ độc thực phẩm tại các bếp ăn tập thể so với tổng số mắc ngộ độc thực phẩm hàng năm vẫn cao. Năm 2011 là 2656 người/tổng số 4700 người bị ngộ độc thực phẩm chiếm 56,5%. Năm 2012 là 2491

phẩm bếp ăn tập thể”.Theo đó, trong Tháng hành động cần tập trung tuyên truyền, hướng dẫn cho các đối tượng hiểu đúng, thực hiện đúng Luật An toàn thực phẩm (ATTP), Nghị định hướng dẫn Luật ATTP, Thông tư, tuyên truyền, hướng dẫn nâng cao vai trò trách nhiệm, tầm quan trọng của việc thực hiện tốt các quy định về vệ sinh cơ sở, vệ

Tăng cường công tác quản lý về vệ sinh an toàn thực phẩm, năm 2013 những Thông tư có liên quan do Bộ Y tế ban hành chính thức có hiệu lực. Trong đó, Thông tư hướng dẫn quản lý phụ gia thực phẩm đã quy định cụ thể danh mục phụ gia được phép sử dụng trong sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm (bao gồm 400 chất) và giới hạn tối đa đối với các chất phụ gia trong các sản phẩm thực phẩm; đồng thời quy định các yêu cầu quản lý phụ gia thực phẩm. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 02 năm 2013. Bên cạnh đó, Thông tư hướng dẫn quảng cáo thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế được ban hành ngày 13/3/2013 và sẽ có hiệu lực vào ngày 26/4/2013 quy định về điều kiện, thẩm quyền, hồ sơ, thủ tục xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế. Thông tư này đã phân cấp nhiều cho Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm các tỉnh xác nhận nội dung quảng cáo một số loại thực phẩm, trong đó đặc biệt là việc quản lý nội dung quảng cáo thực phẩm tại các hội thảo giới thiệu sản phẩm thực phẩm.(Tổng hợp từ nguồn website Cục An toàn vệ sinh thực phẩm)

“an toàn thực phẩm bếp ăn tập thể”

Tháng hành động vì chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm - năm 2013

10 nguyên tắc vàng chế biến thực phẩm an toàn- Chọn thực phẩm an toàn.- Nấu kỹ thức ăn.- Ăn ngay khi thức ăn vừa được nấu chín.- Bảo quản cẩn thận thực phẩm đã nấu chín.- Đun kỹ lại thực phẩm trước khi ăn.- Không để lẫn thực phẩm sống và chín.- Luôn giữ tay chế biến thực phẩm sạch sẽ.- Giữ bề mặt chế biến, bếp luôn khô ráo, sạch sẽ.- Bảo vệ thực phẩm khỏi các loài côn trùng, loài gặm nhấm và các loài động vật khác.- Sử dụng nguồn nước sạch.

người/3663 người bị ngộ độc thực phẩm chiếm 68,0%. Nguyên nhân chủ yếu do sự buông lỏng quản lý của Ban quản lý các khu công nghiệp, các doanh nghiệp không chú trọng đến việc cung cấp bữa ăn an toàn cho công nhân lao động hoặc không chấp hành đúng quy định về bảo đảm an toàn thực phẩm trong khâu vệ sinh, chế biến, lựa chọn nguyên liệu thực phẩm.Để hạn chế ngộ độc thực phẩm tại các khu công nghiệp có bếp ăn tập thể, Ban chỉ đạo liên ngành Trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm tổ chức triển khai Tháng hành động vì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2013 với chủ đề “an toàn thực

sinh trang thiết bị, dụng cụ chế biến thực phẩm, vệ sinh cá nhân trong việc phòng ngừa nguy cơ ô nhiễm thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm; tuyên truyền, phổ biến, giám sát việc thực hiện điều kiện, kiến thức và sức khỏe của người trực tiếp chế biến thực phẩm, vệ sinh an toàn trong chế biến, vận chuyển, bảo quản, kinh doanh, sử dụng thực phẩm và phụ gia thực phẩm góp phần vào giảm thiểu ngộ độc thực phẩm. Để đảm bảo an toàn thực phẩm, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm cũng như người tiêu dùng cần phải đảm bảo “10 nguyên tắc vàng chế biến thực phẩm an toàn”, “5 chìa khóa vàng để có thực phẩm an toàn”.

(Ảnh: chaobuoisang.net.jpg)

Sức khỏe TP.HCM • Số 209 Tháng 4/2013 5

Söùc khoûe coäng ñoàng

Đường fructose trong nước uống sôđa và sản phẩm đóng gói.Như chúng ta đã biết, các thực phẩm và thức uống có đường luôn có khả năng tăng nguy cơ về các bệnh huyết áp. Kết quả một

cuộc nghiên cứu mới đây của Đại học Denver

cho thấy những người tiêu thụ

khoảng 74mg đường mỗi ngày sẽ tăng nguy cơ mắc

bệnh huyết áp cao hơn những

người ăn ít.Lượng đường fructose cao

trong các loại nước ngọt hay bánh ngọt được cho là nguyên nhân làm giảm việc sản sinh ra oxit nitric, một loại hơi giúp các mạch máu được thư giãn và nở rộng. Nên thay những đồ ăn đó bằng trái cây hoặc dùng ngũ cốc.Bột ngọt (MSg) trong các loại khoai tây chiênMột nghiên cứu mới đây được

đăng trên tạp chí Béo phì cho biết, những người thường

ăn thực phẩm chứa MSG có nguy cơ

tăng cân gấp 3 lần người không

ăn. Theo Tiến sĩ Koff, mọi người thường nghĩ chất này có nhiều trong món ăn châu

Á nhưng thực ra nó cũng được

dùng trong những gói khoai tây chiên

có hương vị trên thị trường hiện nay.

(Theo Meyeucon.org)

Chất phụ gia gây hại trong 5 loại thực phẩm thường dùngChất kháng sinh trong thực phẩm làm từ sữaTheo chuyên gia dinh dưỡng Ashley Koft, đồng thời là nhà tư vấn dinh dưỡng cho loạt truyền hình thực tiễn “Shedding for the wedding” của Los Angeles (Mỹ), ngoại trừ việc ăn những thực phẩm làm từ sữa hữu cơ thì sữa, yogurt và pho mai mà mọi người đang dùng đã được chế biến từ sữa của những con bò có bơm các chất kháng sinh.Việc hấp thụ mỗi ngày loại kháng sinh trên có thể giết chết những vi khuẩn tốt ở ruột đóng vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch của cơ thể. Các loại vi khuẩn có hại ở vùng tiêu hóa cũng sẽ làm phình và mập vòng eo. Để tránh việc ăn thực phẩm làm từ sữa có chứa hóc môn và kháng sinh, người tiêu dùng nên đọc nhãn mác ghi chú của sản phẩm trước khi dùng. Nên dùng sản phẩm từ sữa có ghi “không dùng các hóc môn và chất kháng sinh” trên bao bì.Những chất hóa học có trong thực phẩm đóng hộpMột cuộc nghiên cứu mới đây do Chương trình báo cáo người tiêu dùng (Mỹ) cho thấy 19 nhãn hiệu sản phẩm đóng hộp có chứa các chất hóa học gây ung thư vú, tiểu đường và các bệnh về tim mạch.Theo thành viên nhóm nghiên cứu – Tiến sĩ Urvasi Rangan, Giám đốc chính

sách kỹ thuật của Liên đoàn người tiêu dùng, cho biết dù chỉ một lượng nhỏ những chất này cũng rất nguy hại.Nên tránh ăn thực phẩm đóng hộp, thay vào đó là dùng rau quả, ăn đồ tươi nếu có thể và thức ăn hâm nóng trong vật đựng bằng thủy tinh.Natri trong chất gia vị cho vào sà lách trộn.Tỉ lệ muối nhiều trong loại gia vị này cũng sẽ ảnh hưởng đến việc giảm cân vì nó giữ nước và làm ta cảm thấy bị đầy hơi. Các chuyên gia khuyên chỉ nên có 1500 – 2300 mg Natri trong gia vị trên.Nhưng theo Marisa More, người phát ngôn của Ủy ban dinh dưỡng Mỹ, thì chỉ 2 muỗng gia vị này đã chứa hơn 400mg Natri. Tốt nhất là nên dùng loại gia vị này kèm với dầu ô liu hoặc giấm theo tỉ lệ 2-1.

N h i ề u loại thực phẩm có

chứa chất phụ gia gây hại đến sức khỏe con người nhưng

chúng ta lại ít khi quan tâm đến. Bạn hãy lưu tâm đến những

loại thực phẩm và chất phụ gia sau nhé!

(Ảnh: eway.vn.jpg)

6

Söùc khoûe coäng ñoàng

Lưu ý một số thịt heo bị bệnh- Heo gạo: Do ấu trùng hoặc kén giun sán+ Giun xoắn: Kén giun xoắn nằm trong thớ thịt, hình quả trám, chiều dài của kén nằm song song

thớ thịt. Có khi thấy kén đã vôi hoá: Những đốm trắng như đầu ghim nằm trong thịt.+ Sán:

• Ấu trùng thường nằm trong lưỡi, cơ nhai, cơ cổ, cơ lưng, cơ sườn, cơ tim.• Mầu trắng, hình bầu dục, kén mầu đục to bằng hạt đậu tương.• Trong kén có dịch thể, trên thành nang kén có một hạt cứng, rắn, mầu trắng, to bằng hạt vừng (nếu lấy hạt đó kẹp giữa hai phiến kính đã giỏ sẵn glycerin 1/3 - soi kính thấy vỏ đầu sán có 4 giác với 2 đầu móc nhỏ).- Heo bị thương hàn: Bề mặt da có những nốt bầm hoặc lấm tấm xuất huyết, thịt nhão, tai heo bị tím.- Heo bị tả: Nốt xuất huyết nằm dưới da hoặc trên vành tai, lấm tấm như nốt muỗi đốt.- Heo bị tụ huyết trùng: Thịt có những mảng bầm, tụ máu.- Heo bị viêm gan: Thịt có mầu vàng.- Heo đóng dấu: Bề mặt da có những nốt tròn đỏ, tía hoặc son, có khi màu tím bầm, kích thước khác nhau, như hình đóng dấu.(Trích website của Cục An toàn thực phẩm)

Cách lựa chọn thịt heo tươi an toàn

Chọn mua thịt heo tươi

Chỉ số Thịt tươi Thịt kém tươi và ôi

Trạng thái bên ngoài

+ Màng ngoài khô, màu sắc đỏ tươi hoặc đỏ sẫm, óng ả.+ Mỡ có màu sắc, độ rắn, mùi vị bình thường.+ Mặt khớp: láng và trong+ Dịch hoạt: Trong

+ Mầu hơi xanh nhạt hoặc hơi thâm, thậm chí còn bị đen, không bóng.+ Màng ngoài nhớt nhiều hay bắt đầu nhớt.+ Mỡ màu tối, độ rắn giảm sút, mùi vị ôi.+ Mặt khớp có nhiều nhớt.+ Dịch hoạt đục.

Vết cắt

+ Màu sắc bình thường, sáng, khô. + Màu sắc tối, hơi ướt

Độ rắn và đàn hồi

+ Rắn chắc, đàn hồi cao, lấy ngón tay ấn vào thịt, không để lại vết lõm khi bỏ ngón tay ra và không bị dính

+ Thịt ôi: Vết lõm còn lâu, không trở lại bình thường ngay được, dính nhiều.+ Thịt kém tươi: Khi ấn ngón tay, để lại vết lõm, sau đó trở về bình thường, dính.

Tuỷ

+ Bám chặt vào thành ống tuỷ, màu trong, đàn hồi.

+ Tuỷ róc ra khỏi ống tuỷ, mầu tối hoặc nâu, mùi hôi.

Nước canh (nước luộc)

+ Nước canh trong, mùi vị thơm ngon, trên mặt có nổi một lớp mỡ với vết mỡ to

+ Thịt kém tươi: Nước canh đục, mùi vị hôi, trên mặt lớp mỡ, tách thành những vết nhỏ.+ Thịt ôi: nước canh đục, lợn cợn, mùi vị hôi, hầu như không còn vết mỡ nữa.

Theo cảnh báo của Viện Pasteur TP.HCM, tình trạng bệnh liên cầu khuẩn heo đang diễn biến tại các tỉnh khu vực phía Nam. Vậy ngoài những biện pháp phòng tránh nhiễm bệnh, bạn đã biết cách chọn lựa thịt heo tươi sao cho đảm bảo an toàn cho bữa ăn gia đình hay chưa!?

(Ảnh: methongthai.vn)

Nên chọn mua thịt heo tươi

Sức khỏe TP.HCM • Số 209 Tháng 4/2013 7

Söùc khoûe coäng ñoàng

Tăng cường phòng chống bệnh liên cầu khuẩn lợn Theo thông tin của Viện Pasteur TP. HCM về việc tăng cường công tác truyền thông phòng chống bệnh liên cầu khuẩn lợn trước tình hình diễn biến của bệnh ở người qua các năm tại khu vực phía Nam, trong đó có một số tỉnh có các ca mắc cao trong các năm qua là: TP. HCM, Tiền Giang, Bến Tre. Theo số liệu thống kê của Viện, từ tháng 01/2013 đến nay khu vực phía Nam đã có 5 ca mắc liên cầu khuẩn lợn, trong khi đó tình hình dịch heo tai xanh đã bùng phát tại một số địa phương và có chiều hướng lây lan sang diện rộng khiến nguy cơ gia tăng bệnh liên cầu khuẩn lợn.Bệnh liên cầu khuẩn lợn do vi khuẩn Streptococcus suis (S.suis) gây nên. Đây là bệnh truyền nhiễm có thể xảy ra ở hầu hết các loài động vật máu nóng, trong đó có lợn và người là chủ yếu. Bệnh tăng mạnh trong mùa nắng nóng và có nguy cơ trở thành dịch nếu không có biện pháp phòng tránh, điều trị. Bệnh có thể lây từ lợn sang người và gây tử vong. Người nhiễm bệnh có triệu chứng viêm não, xuất huyết, viêm phổi, viêm cơ tim và viêm khớp, tỷ lệ tử vong khoảng 7%. Con đường lây truyền từ lợn sang người có thể qua vết thương ở da, đường hô hấp, tiếp xúc với máu hoặc các dịch tiết ở lợn bệnh hoặc qua đường ăn uống. Đây là bệnh nguy hiểm, vì nếu nhiễm loại vi khuẩn này không được chữa trị kịp thời, người bệnh sẽ bị viêm màng não, nhiễm trùng huyết… có thể để lại những di chứng nặng nề.Nguyên nhân nhiễm bệnh chủ yếu là do tiếp xúc, sử dụng các chế phẩm từ thịt heo thiếu an toàn, nhiều trường hợp nhiễm bệnh không rõ nguyên nhân do vi khuẩn này đã lan ra môi trường và xâm nhập nhiều loại thực phẩm khác.KT

Bệnh phongBệnh phong không

phải di truyền,

Mà do vi khuẩn lan truyền rất lâu.

Làm da bị biến đổi màu,

Sờ không biết nóng, biết đau là gì.

Nhưng mà cũng có đôi khi,

Kèm tay chân yếu, đi thì khó khăn.

Bà con xin chớ băn khoăn,

Bệnh viện Da Liễu hàng ngày khám

Phong,

Trung Tâm Y Tế Dự Phòng,

Có Tổ Da Liễu cũng phòng chống Phong.

Trị miễn phí, chỉ tốn công,

Bà con cô bác vui lòng đừng quên.

Bs Phạm Đăng Trọng Tường

Bệnh Viện Da Liễu TP HCM

BÀI THƠ …

8

Söùc khoûe cho moïi ngöôøi

Ths.Bs Võ Quang ĐỉnhĐH Y Dược TP.HCM

Mỹ phẩm là những sản phẩm được chà xát, rắc, rót, xịt, thoa lên cơ thể người nhằm mục đích làm sạch, làm đẹp, quyến rũ hoặc thay đổi vẻ bề ngoài của cơ thể. Các sản phẩm vệ sinh cá nhân và mỹ phẩm được sử dụng rộng rãi trên thế giới và hầu hết mọi người đều đã từng sử dụng qua một vài sản phẩm này trong đời sống hàng ngày như xà phòng, kem đánh răng, chất khử mùi cho đến mỹ phẩm làm đẹp mặt và các loại nước hoa quyến rũ. Người ta ước tính có khoảng 800 chất liệu thô, tá dược, thành phần hương liệu được sử dụng để tạo ra các sản phẩm này. Mặc dù hầu hết các thành phần này an toàn và dung nạp tốt với người tiêu dùng,

Đây là dạng dị ứng thường gặp nhất, gồm 2 loại: kích ứng chủ quan và kích ứng khách quan. Kích ứng chủ quan là cảm giác châm chích hoặc bỏng rát mà không có bất kỳ thay đổi da có thể nhìn thấy được liên quan đến vị trí tiếp xúc với mỹ phẩm. Ngược lại, kích ứng khách quan là tình trạng viêm da không do miễn dịch với các thay đổi da có thể nhìn thấy được như đỏ da bong vẩy trong trường hợp nhẹ hoặc viêm da dạng chàm trong trường hợp nặng.Viêm da tiếp xúc dị ứng:Đây là tình trạng viêm da quá mẫn muộn qua trung gian tế bào. Dạng này thường ít gặp do phụ thuộc nhiều yếu tố như thành phần sản phẩm, nồng độ chất có khả năng

nứt.Mề đay tiếp xúc:Dạng này ít gặp hơn so với viêm da tiếp xúc dị ứng và dễ bị bỏ sót nếu không khám cẩn thận. Triệu chứng có thể giống kích ứng chủ quan (như cảm giác châm chích, rát bỏng và ngứa) cũng như phản ứng điển hình qua trung gian IgE (mề đay và phù mạch).Phát ban dạng mụn trứng cá:Dạng này giống mụn trứng cá do các chất ngoại sinh gây nhân mụn trứng cá hoặc sinh mụn trứng cá. Thường gặp ở nữ độ tuổi 20-50 và vị trí thường ở cằm và dưới hai má.Viêm da quanh miệng:Là dạng viêm da đặc trưng giống mụn trứng cá với sẩn màu hồng

Dị ứng với mỹ phẩm

tuy nhiên một số người vẫn bị các tác dụng phụ khi sử dụng các sản phẩm này.Tỉ lệ của dị ứng mỹ phẩm trong dân số khó được xác định chính xác do hầu hết người tiêu dùng sử dụng bị dị ứng thường không tìm đến bác sĩ chuyên khoa và ngưng không sử dụng sản phẩm nghi bị dị ứng.Các dạng dị ứng mỹ phẩmKích ứng da:

gây dị ứng, số lần và thời gian tiếp xúc, sự hiện diện của các yếu tố làm tăng hấp thu và tính toàn vẹn của cấu trúc da. Sự nhạy cảm thường chỉ xảy ra khi thoa lặp đi lặp lại nhiều lần hoặc thoa lên vùng da bị tổn thương. Biểu hiện lâm sàng thường dưới dạng cấp tính: hồng ban, mụn nước, mụn mủ, chảy nước, đóng mài và bong vẩy khi lành hoặc dạng mạn tính với mảng hồng ban tróc vẩy, khô

hoặc sẩn mụn mủ kích thước nhỏ (2-3mm), tập trung chủ yếu quanh miệng và không có ở bờ môi. Bệnh thường gặp ở nữ 16-45 tuổi, có da khô hoặc cơ địa chàm thể tạng.

Tăng sắc tố da:

Một dạng viêm da tiếp xúc với biểu hiện là tình trạng tăng sắc tố da ở vị trí tiếp xúc với chất gây dị ứng. Thường xảy ra khi tiếp xúc lâu dài và nồng độ chất gây dị ứng thấp.

(Ảnh: muachungdeals.com.jpg)

(Ảnh: eva.vn.jpg)

Sức khỏe TP.HCM • Số 209 Tháng 4/2013 9

Söùc khoûe cho moïi ngöôøi

Viêm da tiếp xúc nhạy cảm ánh sáng:Dạng này thường do tác động của tia nắng mặt trời (tia tử ngoại) và chất gây dị ứng ngoại sinh (mỹ phẩm) gây tình trạng viêm da ở vị trí tiếp xúc mỹ phẩm. Biểu hiện lâm sàng giống với viêm da tiếp xúc dị ứng nhưng chỉ xảy ra ở vị trí phơi bày ánh sáng.Hội chứng “không dung nạp mỹ phẩm”:Hội chứng này do Fisher đặt tên vào năm 1980, chỉ tình trạng bệnh nhân không thể dung nạp với bất kỳ mỹ phẩm nào. Biểu hiện lâm sàng thường không rõ ràng với da viêm đỏ nhẹ, phát ban nang lông hoặc cảm giác chủ quan.Các vị trí thường gặp trong dị ứng mỹ phẩm gồm: mặt, da đầu, mi mắt, môi, cổ, tay và nách.Các thủ phạm chính trong mỹ phẩm gây dị ứngHương liệu:Thủ phạm hàng đầu gây dị ứng mỹ phẩm, chiếm 30-45%. Chúng được sử dụng rộng rãi trong mỹ phẩm dưới hai dạng tự nhiên và tổng hợp. Chất này thường được sử dụng nhằm mục đích tạo mùi, bảo quản, làm mềm, cố định và diệt khuẩn. Các sản phẩm sử dụng hương liệu như nước hoa (12-20%), nước tạo mùi (5-8%), cologne (2-5%), xà phòng (0.5-4%), trang điểm mặt và son môi (1%), các loại khác (0.1-0.5%) và mỹ phẩm không mùi hương (<0.1%).Chất bảo quản:Thủ phạm đứng thứ hai gây dị ứng mỹ phẩm. Các chất này được sử dụng nhằm ngăn chặn vi sinh vật phát triển, tránh gây hư hại mỹ phẩm. Chất bảo quản được chia thành 3 nhóm: chất kháng khuẩn, chất chống oxy hóa và chất hấp thu tia tử ngoại. Đa số các sản phẩm chăm sóc da chứa nhiều chất bảo quản.- Chất kháng khuẩn: + Chất phóng thích formaldehyde. + Chất phóng thích không phải

formaldehyde- Chất chống oxy hóa: ngăn tổn thương các acid béo không bão hòa. Các chất thường dùng: butylhydroxyanisole, butylated hydoxytoluene, butylhydroquinone, các ester của gallate, acid norhydroguaiaretic, α-tocopherol và acid ascorbic. Vitamin E cũng gây dị ứng.- Chất hấp thu tia tử ngoại: bảo vệ mỹ phẩm và chống nắng. Chất thường dùng là các benzophenone.Chất nhũ tương hóa:Là chất giúp nước kết hợp với chất béo dễ dàng và tạo độ nhớt cũng như tạo bọt cho sản phẩm. Tuy nhiên, những chất này cũng có khả năng gây dị ứng. Các chất nhũ tương hóa thường được sử dụng trong mỹ phẩm: glycerin, propylene glycol, lanolin,…Chất tạo màu:Những chất tạo màu có thể gây dị ứng như D&C đỏ 7, D&C đỏ 36 và D&C vàng 11.Các chất khác:Colophony là chiết xuất từ cây Pinaceae, được sử dụng nhiều trong son môi và trang điểm mắt với mục đích làm chất gắn kết

hoặc làm mềm dẻo sản phẩm. Chất này gây dị ứng với hai dị ứng nguyên chính: abeitic acid và dihydroabeityl alcohol.Chẩn đoán dị ứng mỹ phẩm chủ yếu dựa vào thăm khám lâm sàng và hỏi bệnh sử nhằm phát hiện thủ phạm nghi ngờ gây dị ứng. Sau đó, thực hiện thử nghiệm dán (patch test) nhằm chẩn đoán xác định chất gây dị ứng.Khi bị dị ứng cần- Tìm và phát hiện chất gây dị ứng (nếu có điều kiện).- Ngưng ngay loại mỹ phẩm có chứa chất gây dị ứng.- Đến ngay bác sĩ chuyên khoa da để được tư vấn và điều trị cụ thể tùy theo dạng biểu hiện lâm sàng của dị ứng mỹ phẩm.Phòng ngừa- Sử dụng mỹ phẩm đúng cách.- Biết được các thành phần trong sản phẩm mình sử dụng.- Nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa da trước khi sử dụng mỹ phẩm.- Nếu có gì bất thường trong khi sử dụng, cần ngưng sử dụng và đến bác sĩ chuyên khoa da ngay.

10

Söùc khoûe cho moïi ngöôøi

Lồng ruột ở trẻ em: Cần phát hiện và xử trí kịp thời

Lồng ruột là một cấp cứu ngoại khoa thường gặp và là nguyên nhân hàng đầu gây tắc ruột ở trẻ em. Đây là hiện tượng khúc ruột phía trên di chuyển và chui vào lòng khúc ruột phía dưới (hay ngược lại), làm tắc nghẽn sự lưu thông của ruột.

BS Dư Minh TríBệnh viện Nhi Đồng 1

Trẻ dưới 1 tuổi thường mắc bệnh lồng ruộtLồng ruột có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng các thống kê cho thấy 80-90% các bệnh nhân là trẻ dưới 1 tuổi, đặc biệt là các bé trai bụ bẫm. Trong đó, độ tuổi bị nhiều nhất là từ 5-6 tháng tuổi.Hầu hết các trường hợp lồng ruột không xác định được nguyên nhân. Nhiều giả thiết cho rằng đây là thời kỳ bé chuyển từ bú sữa sang ăn dặm nên ruột dễ co bóp bất thường. Thêm vào đó, do kích thước của các đoạn ruột ở trẻ em quá chênh lệch nhau nên dễ xảy ra lồng ruột. Ngoài ra, trong một số trường hợp, lồng ruột có liên quan đến các bất thường như u bướu, polype trong lòng ruột hay những đợt nhiễm bệnh gây rối loạn co bóp ruột.Nhận biết trẻ bị lồng ruột – Dễ hay khóNên nghĩ đến bệnh lồng ruột nếu trẻ có triệu chứng đột ngột đau bụng dữ dội, quấy khóc từng cơn, bỏ bú, có thể kèm theo nôn ói nhiều lần. Bệnh cảnh thường gặp là trẻ đang ăn uống bình thường bỗng khóc thét, bỏ bú, da tím tái, báo hiệu khúc ruột bắt đầu lồng vào nhau. Sau đó trẻ tạm thời nín khóc, thậm chí bú lại nhưng khi cơn đau tái phát, trẻ lại khóc từng cơn, ưỡn người, không bú được, nôn. Vài giờ sau, trẻ mệt lả, da xanh nhợt.

Khoảng 6-12 tiếng sau, trẻ đi cầu ra máu tươi có lẫn chút nhầy. Nhìn trẻ giảm sút rõ rệt: da tái, môi khô, mạch nhanh, người lạnh, mắt trũng. Nếu cứ trong tình trạng đó 24 giờ không xử trí gì trẻ sẽ bị nôn liên tục, bụng trướng dần lên, da toàn thân lạnh, nhợt nhạt, mạch nhanh, nhỏ, thở gấp nông, dấu hiệu ruột bắt đầu hoại tử.Ngoài bệnh cảnh trên, đối với những cháu đang bị sốt, ho, nhiễm siêu vi hay những trẻ đã từng bị lồng ruột thì việc trẻ đột ngột quấy khóc từng cơn cũng là một dấu hiệu nghi ngờ lồng ruột.Cách xử trí khi trẻ bị lồng ruộtDo lồng ruột diễn biến rất nhanh nên ngay khi trẻ có biểu hiện khóc thét, bỏ bú và nôn, cần đưa ngay trẻ tới một cơ sở cấp cứu ngoại khoa. Các bác sĩ sẽ xác định bệnh qua thăm khám và siêu âm. Nếu đúng là lồng ruột, trẻ sẽ được tháo lồng bằng hơi, nghĩa là bằng cách đặt một

ống thông nhỏ vào lòng trực tràng. Dưới hướng dẫn của máy X-quang tại chỗ, các bác sĩ sẽ bơm hơi dần vào ruột già với một áp lực vừa phải cho đến khi khối lồng được tháo ra hoàn toàn.Nếu trẻ được đưa đến quá muộn (thường trên 6 giờ) thì thường cần phải phẫu thuật để tháo khối ruột lồng.Trong trường hợp đến trễ hơn 24 giờ, đoạn ruột lồng đã chui sâu vào nhau gây sưng nề, tắc nghẽn mạch máu và hoại tử, các bác sĩ phải phẫu thuật để cắt đoạn ruột đó. Tuy nhiên, việc chăm sóc và hồi sức sau mổ rất khó khăn và phức tạp. Trẻ dễ tử vong do suy kiệt và viêm phổi nặng.Tóm lại, lồng ruột là một dạng bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ có diễn tiến nhanh với nhiều biến chứng nguy hiểm, do đó, các bậc phụ huynh cần lưu ý để sớm phát hiện và đưa trẻ đến cơ sở y tế kịp thời.

Sức khỏe TP.HCM • Số 209 Tháng 4/2013 11

Söùc khoûe cho moïi ngöôøi

Có rất nhiều bạn trẻ làm việc văn phòng đến khám với chúng tôi vì lí do đau vùng cổ “âm ỉ” và rất khó chịu. Vị trí đau thường nằm ở vùng cổ thấp và vùng trên của cột sống ngực. Họ cứ nằng nặc được chụp phim X-quang nhưng khi chụp phim thường không phát hiện gì nhiều. Đây là hội chứng viêm túi nhớt liên gai vùng cổ ngực (cervicothoracic interspinous bursitis). Đây là hội chứng gây đau vùng cột sống cổ thấp và vùng cột sống ngực trên. Các dây chằng liên gai và cơ của cột sống cổ thấp và vùng cột sống ngực cao rất dễ bị mắc cơn đau cấp tính hay mạn tính do sự sử dụng quá mức. Tuy nhiên, nguyên nhân gây đau của hội chứng này được cho là do tình trạng viêm túi nhớt. Thông thường bệnh nhân hay than đau vùng giữa cổ sau thời gian sử dụng cổ quá mức ở vị trí cổ ưỡn chẳng hạn ngửa cổ sơn trần nhà hoặc làm việc tư thế cổ ngửa nhìn lên như nhìn màn hình máy tính được đặt ở tư thế cao hơn tầm nhìn của mắt khiến cho người làm việc phải nghễnh cổ nhìn lên. Thông thường, cơn đau hay xảy ra khi ấn vào vùng có cục xương nhô lên phía sau cổ (mấu gai C7) khiến cho nhiều bệnh nhân cứ nghĩ là do cục gai xương này gây ra, nhất là khi đi chụp X-quang được bác sĩ “phán” cho một câu xanh rờn “gai cột sống cổ”. Cơn đau có đặc điểm là khu trú vùng này và không lan theo rễ thần kinh đến tận bàn tay như trong chèn ép rễ thần kinh cổ. Cơn đau có tính chất âm ỉ, liên tục. Nhiều bệnh nhân cố giảm đau bằng cách để cổ ưỡn ra sau bằng việc đẩy cổ ra phía trước. Cơn đau này có đặc điểm giảm đi khi làm việc nhưng tệ hơn khi nghỉ ngơi hay thư giãn. Cúi cổ ra trước hay ưỡn ra sau làm cho cơn đau nhiều hơn khi so với xoay cổ. Hội chứng đau này cần phân biệt với các bệnh lý khác vùng cổ như thoát vị đĩa đệm cột sống cổ có cơn đau lan theo rễ thần kinh bị chèn ép, viêm cột sống dính khớp

Bỗng dưng bị “đau cổ”

Bổng dưng vào một ngày “đẹp trời”, bạn bị “đau” sau gáy cổ vào những lúc tập trung nhiều việc và vào lúc cuối giờ chiều. Mỗi khi đau, bạn cảm thấy rất khó chịu, đau đầu không thể tập trung suy nghĩ được cho công việc. Nhưng có điều mỗi khi như vậy, nếu bạn lắc đầu nghe kêu cái “rắc” thì cảm giác khó chịu có giảm bớt. Thế bạn đã mắc chứng bệnh gì? Làm sao có thể phòng ngừa được những triệu chứng này?

thường làm bệnh nhân bị cứng hay hạn chế vận động của cổ. Các trường hợp nhiễm trùng đốt sống, bệnh collagen, bệnh mạch máu và ung thư tại chỗ hay di căn từ nơi khác đến.Điều trị bao gồm thuốc kháng viêm giảm đau không steroide, tập vật lí trị liệu phục hồi đường cong sinh lý ưỡn ra trước của cột sống cổ, có thể dùng thuốc bôi tại chỗ để làm nóng hay làm lạnh vùng này. Nếu trong trường hợp không bớt có thể dùng corticoide tiêm tại chỗ đau.

Tuy nhiên cần phải cẩn thận tránh kim chích quá sâu đến vùng tủy sống.Để phòng tránh chứng đau này cần chú ý không ưỡn cổ quá mức, nhất là khi làm việc với màn hình vi tính phải thiết kế sao cho mắt nhìn tự nhiên ngang với đỉnh trên của màn hình. Những người làm việc tư thế ưỡn cổ cần chú ý các bài tập cho cột sống cổ bao gồm các động tác cúi, ngửa, xoay cột sống. Tránh ngồi làm việc quá lâu với máy vi tính ở tư thế cổ ưỡn./.

(Ảnh: bacsigiadinh.com.jpg)

ThS.BS Tăng Hà Nam AnhBV Nguyễn Tri Phương

12

Tieán boä y hoïc

BS Nguyễn Huy ToànBV Nguyễn Tri Phương TP.HCM

Một trường hợp trật khớp gối được tái tạo 3 dây chằng tại BV Nguyễn Tri Phương

Tổn thương trong trật khớp gối rất phức tạp: đứt dây chằng chéo trước, chéo sau, bên trong, rách sụn chêm và bao khớp. Trước đây để điều trị 1 trường hợp trật khớp gối, người bệnh được bó bột hoặc đặt khung cố định qua khớp từ xương đùi tới xương chày. Tuy nhiên, cách làm này không sinh lý vì dây chằng và sụn chêm khi bị rách, đứt sẽ không tự lành, bao khớp và phần mềm bị co rút, mô xơ dính làm cho khớp gối bị cứng, mất chức năng.Ngày nay nhờ có kỹ thuật nội soi khớp giúp cho các bác sĩ chấn thương chỉnh hình có thể can thiệp nhẹ nhàng bên trong khớp tái tạo lại các dây chằng bằng gân ghép tự thân, khâu và tạo hình sụn chêm và bao khớp. So với các phương pháp nội soi tái tạo dây chằng trước đây gặp phải nhiều vấn đề: không đặt đúng vị trí điểm bám của dây chằng chéo sau, dây chằng quá nhỏ hoặc quá ngắn dẫn đến kết quả sau mổ không được như mong đợi.Ở Việt Nam, các phẫu thuật viên chấn thương chỉnh hình thường sử dụng nguồn gân ghép tự thân (đa số là gân cơ chân ngỗng gồm gân cơ bán gân và gân cơ thon) để tái tạo lại dây chằng chéo, khi chập đôi các gân này có đường kính khá nhỏ thường khoảng 7mm hiếm khi nào được 8mm, trong khi phần gân thừa bên ngoài đường hầm lại bị

cắt bỏ. Ngoài ra, sử dụng vít chẹn tự tiêu (interference screw) bắt giữa gân với xương chày hoặc xương đùi có nguy cơ làm đứt gân, làm rộng đường hầm. Hơn nữa khi cố định gân ghép vào mâm chày, vít được bắt vào xương theo hướng từ ngoài vào trong khớp gối làm cho gân bị dồn vào trong đường hầm. Kết quả là dây chằng mới được tái tạo có nguy cơ bị lỏng dẫn đến kết quả phục hồi chức năng khớp gối không được tốt. Có rất nhiều phương pháp để khắc phục nhược điểm này của vít chẹn, trong đó có phương pháp sử dụng nút chặn (RetroButton và TightRope mới được giới thiệu rộng rãi gần đây ở Việt Nam trong 1 hội thảo về nội soi khớp tháng 11 năm 2012). Ưu điểm của nút chặn TightRope là chiều dài vòng chỉ treo gân có thể thay đổi được, không phụ thuộc vào chiều dài của gân tái tạo. Do đó, có thể khâu bện gân ngắn lại, thay vì chập đôi gân như bình thường thì có thể chập 3 hoặc chập 4 nhằm tăng đường kính của gân, tận dụng tối đa chiều dài của mảnh gân ghép.

Ngoài ra, sau khi kéo gân qua đường hầm xương chày, nút chặn được siết chặt ở bên ngoài đường hầm do đó dây chằng được kéo căng trong khớp giúp cho dây chằng mới sau khi được tái tạo sẽ chắc hơn so với các phương pháp khác khi sử dụng cùng 1 loại gân ghép tự thân.Trong phương pháp “All inside” (Tất cả bên trong), các đường hầm xương đều được khoan từ trong khớp ra bên ngoài, khác với các phương pháp khác là khoan từ ngoài vào trong, do đó cần sử dụng 1 loại mũi khoan đặc biệt (Flip cutter), phương pháp này có ưu điểm là bác sĩ sẽ chủ động chọn được chiều dài đường hầm mong muốn.Kĩ thuật “All inside” dùng 2 nút chặn và sử dụng gân ghép tự thân là nhóm gân cơ chân ngỗng gồm 2 gân bán gân và gân cơ thon, sau khi chập 3 mỗi gân đường kính của gân ghép được 9-10 mm rất phù hợp cho tái tạo dây chằng chéo khớp gối. Kết quả ban đầu cho thấy phục hồi chức năng khớp gối của các bệnh nhân được áp dụng kĩ thuật mới này đạt tỉ lệ tốt và rất tốt trên 98%.

Tái tạo dây chằng khớp gối bằng phương pháp “all in side - Tất cả bên trong”Đứt dây chằng chéo được xem như là nguyên nhân gây chấn thương gối gây tàn phế hàng đầu ở vận động viên thể thao. Gần 1 năm nay, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương đã áp dụng kỹ thuật nội soi tái tạo dây chằng chéo trước, chéo sau bằng kỹ thuật “All in side” (tạm dịch là “Tất cả bên trong”) với khoảng 100 ca, kết quả cho thấy, việc phục hồi chức năng khớp gối của các bệnh nhân này rất khả quan với tỷ lệ tốt đến rất tốt đạt trên 98%.

(Ảnh: bvas_ngonhanvetanghuyetap.bmp)

Sức khỏe TP.HCM • Số 209 Tháng 4/2013 13

Phoøng ngöøa beänh maïn tính khoâng laây

BS Nguyễn Trung QuốcViện Tim TPHCM

- Nhiều người bị tai biến mạch máu não do tăng huyết áp gây liệt nửa người hay hôn mê, tử vong nhưng lại giải thích là bị trúng gió.- Nhiều người cho rằng huyết áp người già cao hơn huyết áp người trẻ là chuyện bình thường nên không cần điều trị. Đây cũng là một quan niệm sai lầm rất phổ biến trong cộng đồng hiện nay. Để khắc phục sai lầm này, người có huyết áp 160/90 mmHg ở bất cứ tuổi nào phải được điều trị kết hợp bằng cả 2 phương pháp điều trị có dùng thuốc và điều trị không dùng thuốc.Phải điều trị suốt đời vì bệnh tăng huyết áp có đến 95% là không rõ nguyên nhân hay còn gọi là tăng huyết áp nguyên phát, do đó việc dùng thuốc hạ huyết áp chỉ là điều

trị triệu chứng, không phải là giải quyết nguyên nhân.

- Còn một quan niệm khác trong cộng đồng là

khi huyết áp về bình thường nên

ngừng thuốc vì nếu uống tiếp sẽ gây tụt huyết áp. Ngộ nhận này rất

nguy hiểm vì điều trị tăng huyết áp

không phải như điều trị viêm họng hay cảm

sốt, khi hết bệnh là ngừng thuốc. Khi điều trị tăng huyết áp phải điều trị kết hợp bằng cả 2 phương pháp có dùng thuốc và không dùng thuốc, đến khi số huyết áp về bình thường phải tiếp tục duy trì việc uống hạ huyết áp vì khi ngừng thuốc huyết áp sẽ tăng cao trở lại và có thể gây ra các tai biến nguy hiểm

trên tim và não.- Quan niệm lờn thuốc cũng rất phổ biến trong cộng đồng. Một số người bị tăng huyết áp e ngại rằng khi uống thuốc hạ huyết áp thường xuyên sẽ bị lờn thuốc, giống như lờn thuốc kháng sinh và sợ rằng khi huyết áp tăng thì sẽ không có thuốc trị.Theo nhiều nghiên cứu thì không có hiện tượng lờn thuốc hạ áp mà ngược lại là tình trạng tăng đáp ứng với thuốc hạ huyết áp. Khi bệnh nhân tuân thủ tốt việc uống thuốc hạ huyết áp thì sau 2-5 năm có hiện tượng tăng đáp ứng thuốc, tức là lúc này phải giảm liều thuốc hạ huyết áp. Cũng vì lý do này, người bệnh không nên uống với một toa lâu dài mà nên tái khám để bác sĩ có thể điều chỉnh liều thuốc hạ huyết áp.Hầu hết người dân, dù ở thành thị hay nông thôn, thường không kiểm tra huyết áp của mình vì thấy sức khỏe bình thường, nên không phát hiện được mình bị THA. Đến khi bị tai biến mạch máu não gây liệt nửa người hoặc bị hôn mê, tử vong, thì lại cho là bị trúng gió. Do vậy, để đề phòng tai biến đáng tiếc nói trên, người dân nên đến trạm y tế địa phương để kiểm tra huyết áp định kỳ mỗi 3 tháng hoặc 6 tháng một lần và ghi vào sổ theo dõi sức khỏe.Khi kiểm tra huyết áp, nên lưu ý cả 2 số huyết áp trên và số huyết áp dưới. Gọi là tăng huyết áp khi số huyết áp trên từ 140 mmHg trở lên hoặc số huyết áp dưới từ 90 mmHg trở lên. Chỉ số huyết áp 120/80 mmHg là lý tưởng cho mọi lứa tuổi.

Tăng huyết áp: Những quan niệm sai lầm nên tránh

H i ệ n nay, số người bị

Tăng huyết áp rất cao, nhưng tỷ lệ bệnh nhân được

phát hiện bệnh và được điều trị lại thấp. Nguyên nhân, do có người không biết mình mắc

bệnh, có người lại chủ quan với bệnh vì một số quan

niệm chưa đúng về bệnh.

(Ảnh: hunghy.com.vn.jpg)

(Ảnh: bp.blogspot.com.jpg)14

Lieäu phaùp ñoâng y

Quả cà - Vị thuốc quê hương

BS Huỳnh Liên ĐoànHội Y học TP.HCM

Quả cà (hay còn gọi là Cà tím) theo đông y, có vị ngọt, tính lương (mát), có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, tiêu viêm, tiêu ung, nên được sử dụng trong chữa trị các chứng như ung nhọt, lở loét, chốc lở ngoài da, tai quả cà nấu lấy nước uống để chữa ung nhọt, lở loét... Ăn sống thì mát, nấu chín thì ấm và cà muối thì lại ấm hơn. Tháng tư mưa rào mà có thêm lươn, ếch nấu với cà thì tuyệt! Gia vị không thể quên được lá lốt và ngò tàu. Hai thức này vị cay thơm tính ấm, đi vào tỳ vị giúp tiêu hóa và mạnh gân cốt. Họ hàng nhà cà cũng phong phú lắm. Cà tím, cà pháo, cà dừa, cà sọc dưa ... mỗi thứ đều có cái ngon miệng riêng. Giòn như cà pháo, đậm đà như cà dĩa, dày thịt và thơm như cà tím.Cà tím, cà bát, cà pháo là loại rau

củ có nhiều chất xơ giúp cho cơ thể khỏe mạnh và tốt cho tim, cơ bắp. Bên cạnh việc có nhiều chất dinh dưỡng, món cà còn dễ chế biến và rất ngon miệng.Cà chín mềm, thơm lừng, bên trên là những lát thịt ba chỉ và hành lá trộn dầu ăn, dùng kèm với nước mắm pha chua ngọt, dùng làm món mặn ăn cơm rất ngon. Với hương vị đặc trưng của cà bát mềm nấu cùng đậu và thơm phức mùi tía tô, món canh này được rất nhiều người ưa thích. Với những nguyên liệu gần gũi như cà tím, tía tô, hành tây và thịt lợn, với cách chế biến đơn giản, hy vọng bổ sung thêm trong thực đơn nhà bạn một món ngon ăn kèm với cơm. Các món chế biến từ cà pháo được nhiều người Việt Nam yêu thích, giúp ăn cơm ngon hơn nhưng bạn nên thưởng thức lượng vừa phải thôi nhé! Vì ăn nhiều dễ xót ruột, không tốt cho sức khỏe. Không chỉ nướng mỡ hành hay dùng trong nấu lẩu, cà tím còn sử dụng để xào với tôm, rất ngon và hao cơm. Cà tím mềm, thấm gia vị, được kho cùng với thịt lợn làm món mặn ăn với cơm rất ngon và giá thành nguyên liệu lại không quá đắt.Cà tím còn tác dụng lợi tiểu thông mật, nhuận gan, đề phòng xơ vữa động mạch do tác dụng làm giảm cholesterol. Lấy rễ cà, cuống quả

của cà sắc lấy nước uống còn chữa được đi tiểu ra máu, đại tiện ra máu hay kiết lỵ. Hạt cà cũng có tác dụng lợi niệu. Trong cà tím (dân gian thường gọi là cà dái dê) người ta còn thấy chứa hàm lượng vitamine PP khá cao (trong 1.000g cà tím chứa tới 72g vitamin P) nên có tác dụng tăng cường chất kết dính giữa các tế bào trong cơ thể, bảo vệ huyết quản, phòng ngừa xuất huyết. Đặc biệt trong cà có chất nightshadesoda (chất kiềm

long quì) có công hiệu chống ung thư trên thực nghiệm

cho thấy có khả năng ức chế sự tăng

sinh các tế bào trong

khối u thuộc hệ thống tiêu hóa, nên còn

được sử dụng trong điều trị phụ trợ cho các bệnh nhân bị ung thư hay u bướu. Theo một số kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Nhật Bản, cà tím có khả năng phòng ngừa bệnh ung thư vì trong nó chứa nhiều chất chống ôxy hóa có tác dụng tiêu diệt các gốc tự do gây hại cho cơ thể.Ngoài ra người ta còn thấy giống cà tím còn khả năng làm giảm thiểu cholesterol trong máu vì cà tím chứa nhiều nước và chất xơ. Mặt khác nó còn giúp không tăng cân nhờ nó chứa rất ít calo.Cà tím chứa nhiều vitamin và muối khoáng sẽ giúp bạn không còn lo ngại mắc bệnh thiếu máu. Thêm vào đó, cà tím chứa nhiều nước và potassium có khả năng kích thích nhịp tim hoạt động tốt. Ngoài ra, magiê và canxi cùng với vitamin A và C trong cà tím có tác dụng cải thiện cấu trúc xương giúp tăng cường hệ miễn dịch. Đồng thời, magiê trong cà tím còn chống lại cảm giác bồn chồn, lo lắng và chứng mất ngủ.

“Quả cà làm vạ miếng cơm” - Quả cà không chỉ là thức ăn cho đậm miệng. Nó còn cho ta vị thuốc quý tùy theo cách chế biến và sử dụng.

Sức khỏe TP.HCM • Số 209 Tháng 4/2013 15

Sô cöùu taïi nhaø

Chớ xem thường những vết

thương nhỏ

BS Phạm Thế HiểnBV Nguyễn Tri Phương

Trong một trường hợp, bệnh viện tiếp nhận cấp cứu một thanh niên khoảng 18 tuổi trong tình trạng sốt cao, đau nhức dữ dội, chỉ cần chạm nhẹ vào đầu ngón tay anh ta đã đau “nhói”. Nguyên nhân, khi đi đánh bắt cá ngoài khơi lần đầu, bị một con đá đâm vào đầu ngón tay. Do ở ngoài khơi, thiếu phương tiện chăm sóc, tay anh ta đã sưng phù, tụ mủ, sốt. Theo thói quen, hay do mách bảo, anh ta lấy tăm xỉa răng chọc chỗ sưng để lấy mủ. Nhưng không ngờ vết thương ngày càng lan rộng. 10 ngày sau, khi vào đất liền, anh đến ngay bệnh viện để cấp cứu. Bệnh viện tiến hành mổ 2 lần để cứu sống ngón tay cho người thanh niên trẻ. Kết quả chỉ cứu được một đốt giữa và đót gần bàn tay nhất, còn đốt xa phải cắt đi vì đã hoại tử đen.Trong cuộc sống con người ai cũng trải qua một lần bị trầy tay, trầy chân hay những vết thương do tai nạn giao thông, tai nạn sinh hoạt và tai nạn lao động gây tổn thương bề mặt da. Nhưng chính vì cảm giác “nhẹ” – “trầy da chút xíu” nếu chăm sóc không đúng cách có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.

vết thương (mạng nhện, thuốc lá, các loại lá cây.. việc đắp lên sẽ làm bẩn thêm vết thương, đưa thêm vi trùng vào cơ thể .- Sau 3 phút, rửa thật sạch với thương dưới vòi nước sạch hoặc đun sôi để nguội. - Lau sạch, băng lại.- Đến cơ sở y tế để được xử trí tiếp theo và dùng kháng sinh.- Lưu ý:• Nếu sau rửa còn thấy mảnh kính hoặc dị vật dính vào vết thương, đừng cố lấy ra bởi vì những dị vật này có tác dụng cầm máu, nếu lấy ra sẽ gây chảy máu nhiều hơn. Các dị vật này khi đến cơ sở y tế sẽ được lấy ra.• Nếu còn chảy nhiều máu nâng cao vết thương cao hơn ngực, ấn chặt

Xử trí vết thương trầy da, chảy máu nhẹ (như đứt tay, té trầy…) - Rửa sạch vết thương bằng nước sạch (nước đun sôi để nguội), có thể rửa dưới vòi nước áp lực càng tốt. Việc rửa này khiến đẩy các chất bẩn ra ngoài, pha loãng vi khuẩn. Nếu có nhiều bùn đất, cát, dùng oxy già để rửa vết thương đẩy bùn đất ra ngoài.- Lau sạch, rửa lại bằng nước xà phòng.- Lau khô băng vết thương bằng gạc sạch.Sơ cứu vết thương tét thịt sâu, dài, chảy nhiều máu. - Cầm máu bằng cách đè ép lên vết thương 3 phút bằng một miếng gạc hay vải sạch. Cơ chế tự cầm máu của cơ thể sẽ hoạt động. Tuyệt đối không được đắp bất cứ vật gì lạ lên

vào vết thương• Không được bôi cồn 90o, iod (Betadine, Povidine) trực tiếp vào vết thương hở vì sẽ làm tổn thương mô.• Oxy già có tác dụng phá hủy tế bào, sủi bọt đẩy các hạt bụi, cát bẩn ở sâu sủi lên và ra ngoài, ngoài ra có tác dụng cầm máu.Dinh dưỡng khi có vết thươngKhông cần thiết phải kiêng ăn như tôm, cua, gà, rau muống, nước cam… vì sẹo lồi thường do cơ địa và do chăm sóc vết thương không đúng. Chỉ kiêng những thức ăn bị dị ứng. Nếu quá kiêng ăn, dẫn đến thiếu dinh dưỡng làm chậm lành vết thương. Cam có Vitamine C giúp cho lành nhanh vết thương, vậy có thể dùng cam, không nên lo sợ cam làm chảy nước vàng.

(Ảnh: bacsigiadinh.com_1.jpg)

16

Söû duïng thuoác ñuùng

Thuốc kháng Histamin trị dị ứng

Vì sao bị dị ứng?Histamin là một trong những chất sinh học trung gian do cơ thể tiết ra giữ vai trò quan trọng trong phản ứng dị ứng và sốc phản vệ. Bình thường histamin tập trung nhiều trong các tế bào bạch cầu có nhiều ở da, niêm mạc ruột, khí quản, phổi… Trong các tế bào bạch cầu, histamin kết hợp vớí heparin (do gan tạo ra) tạo thành phức hợp không có hoạt tính. Chỉ khi nào bị dị ứng, hoặc có tác động của các yếu tố khác như: lạnh, tổn thương tế bào, hóa chất…, tế bào bạch cầu chứa phức hợp histamin-heparin bị kích thích phóng thích ra histamin dạng tự do. Chính histamin dạng

tự do gắn vào những vị trí nhạy cảm gọi là thụ thể histamin gây các triệu chứng dị ứng như:- Trên hệ hô hấp: gây sổ mũi, hen suyễn (do viêm, phù nề và co thắt khí quản).- Trên da: nổi mề đay, phát ban, ngứa, phù Quincke.- Trên mắt: làm viêm, đỏ kết mạc mắt.- Trên hệ tiêu hóa: gây sự tiết quá độ HCl và pepsin, gây tiêu chảy do co thắt ruột.- Trên hệ tim mạch: gây giãn mạch, hạ huyết áp, gây co thắt tim.Có 2 loại thụ thể histamin :* Thụ thể H1: là nơi gắn histamin

gây hiệu ứng co thắt cơ trơn khí quản, ruột nhưng làm giãn cơ trơn mạch máu, tăng tính thấm mao mạch gây phù nề, kích thích tận cùng dây thần kinh gây ngứa, nói chung gây dị ứng. Tác động vào thụ thể H1 có Thuốc kháng thụ thể H1 hay nói gọn hơn thuốc kháng histamin được dùng trị dị ứng.* Thụ thể H2: là nơi gắn histamin gây tăng tiết acid dịch vị. Tác động vào thụ thể H2 có Thuốc kháng thụ thể H2 (cimetidin, ranitidin, famotidin...) được dùng trị viêm loét dạ dày- tá tràng.Tác dụng của thuốc trị dị ứngThuốc kháng histamin trị được dị ứng vì đối kháng tương tranh thuận nghịch với histamin tại thụ thể H1 (tranh giành, thậm chí đánh bật histamin ra khỏi thụ thể để chiếm lấy thụ thể), histamin không gắn với thụ thể H1 sẽ không còn gây ra dị ứng.Theo thời gian thuốc ra đời và lợi điểm, thuốc trị dị ứng được chia làm 2 thế hệ. - Thế hệ thứ 1: còn gọi thuốc kháng histamin cổ điển, bao gồm thuốc được ra đời đầu tiên từ năm 1939 đến thuốc của những năm 1970 như promethazin, clorpheniramin, diphenhydramin… Thuốc cổ điển có 2 bất lợi: gây buồn ngủ và thời gian tác dụng ngắn phải dùng nhiều lần trong ngày. - Thế hệ thứ 2: gồm các thuốc xuất hiện từ năm 1980 như: cetirizin, astemizol, loratidin, mequitazin, terfenadin, fexofenadin… Thuốc thế hệ mới khắc phục được 2 bất lợi của thuốc thế hệ 1. Nhờ có cấu trúc hóa học không thấm vô mỡ, thuốc thế hệ mới không xâm nhập hệ thần kinh trung ương nên không gây buồn ngủ cũng như không gây tác dụng phụ liệt đối giao cảm (còn gọi tác dụng chống tiết cholin như: khô miệng, táo bón, rối loạn điều tiết mắt…). Nhờ thời gian bán hủy dài, một số thuốc mới như: fexofenadin,

PGS.TS.DS. Nguyễn Hữu ĐứcĐại học Y dược TP.HCM

(Ảnh: wish.vn)

Sức khỏe TP.HCM • Số 209 Tháng 4/2013 17

Söû duïng thuoác ñuùng

loratidin, cetirizin chỉ cần uống một lần trong ngày.Ngoài trị hoặc phòng một số biểu hiện của dị ứng cấp tính (sổ mũi mùa, côn trùng chích, viêm mũi dị ứng, viêm da dị ứng, nổi mề đay, viêm kết mạc dị ứng, sẩn ngứa, phù Quincke), một số thuốc kháng histamin còn được dùng: chống nôn say tàu xe (dimephydrinat, diphenhydramin, cinarizin…), trị nhức nửa đầu (cinnarizin, flunarizin, dimethothiazin), trị hội chứng Ménière (hydroxyzin), kích thích sự thèm ăn (cyproheptadin, nhiều nước bỏ chỉ định này) hay dùng như thuốc an thần gây ngủ (promethazin, doxylamin, diphenhydramin).Những lưu ý khi sử dụng thuốc trị dị ứng* Thuốc kháng histamin chỉ trị triệu chứng dị ứng (ho, sổ mũi nước, nổi mề đay, ngứa …). Cần tìm ra và loại trừ kháng nguyên (thức ăn, thuốc, môi trường sống) thì mới trị được căn bệnh dị ứng. * Nhiều biệt dược trị cảm – sổ mũi (Contac, Decolgen fort, Actifed, Comtrex, Denoral…) hoặc trị ho (Toplexil, Atussin, Rhinathiol – Promethazine), trong thành phần có chứa thuốc kháng histamin cổ điển gây buồn ngủ (như clorpheniramin). Vì vậy, cần lưu ý người sử dụng về tác dụng gây buồn ngủ, tránh dùng

thuốc nếu phải làm việc đòi hỏi sự tập trung, tỉnh táo và tránh uống rượu khi đang dùng thuốc. Hơn nữa, trong thuốc loại này còn chứa thêm thuốc làm co mạch, chống sung huyết ở niêm mạc mũi (như phenylephrin, ephedrin, pseudoephedrin) cần tránh dùng ở người bị cao huyết áp, trẻ còn quá nhỏ tuổi. * Tác dụng phụ gây buồn ngủ của thuốc kháng histamin cổ điển có khi được dùng như chỉ định chính thức trị mất ngủ. Nên lưu ý chỉ dùng thuốc trong trường hợp này trong thời gian ngắn và lưu ý các bà mẹ không được dùng thuốc cho trẻ ngủ kéo dài. Trẻ dùng thuốc gây buồn ngủ kéo dài sẽ mỏi mệt, không phát triển tốt trí tuệ.* Ở ta hiện nay vẫn còn dùng cyproheptadin (Periactin, Peritol) trị chứng chán ăn (nhiều nước không dùng chỉ định này). Nên lưu ý các đối tượng không được dùng cyproheptadin: phụ nữ có thai (thuốc ảnh hưởng đến thai), phụ nữ cho con bú (thuốc ức chế sự tiết sữa), trẻ con dưới 2 tuổi. Người cao tuổi cũng nên tránh dùng cyproheptadin. * Có tình trạng không dung nạp thuốc kháng histamin: trẻ con bị kích thích vật vã, người lớn bị dị ứng bởi chính thuốc kháng histamin.

pHÒNg CHỐNg TàN TậT TrONg BỆNH pHONg

BỆNH PHONG thuốc đã có rồiKhông còn tứ chứng của trời, nan y Nhưng TÀN TẬT phải khắc ghiCả thầy, cùng bệnh nhân vì tương laiHãy nhớ săn sóc BÀN TAYNgâm tay trong nước hằng ngày chớ quên20 phút để lên trênChú ý quan sát, đừng quên xoa dầuCoi chừng bỏng loét để lâuBăng bó cẩn thận, bao tay nhớ dùngVào bếp lao động ung dungCán cầm bao phủ đồ dùng khó chiBảo vệ TAY nhớ nhớ điLuyện tập đúng cách, sách ghi đây rồiLàm cho tay đẹp giống ngườiNhiệm vụ thầy thuốc, nụ cười mai sauCòn MẮT phải làm gì nào?Quan sát trước kiếng, có gì lạ không?Khăn ướt đắp ngủ yên lòngThường xuyên nháy nhắm mắt bằng bàn tayĐội nón, đeo kính nhớ hoàiRa đường tránh gió, bụi cay mắt mìnhNhỏ thuốc để mắt sáng tinhĐừng quên chú ý CHÂN Xinh suốt đờiKhông nên đi bộ dài hơiNgồi nghỉ đúng cách, bước lơi tránh dàiChân không, dễ bị đạp gaiLâu thành lỗ đáo, mang GIÀY tốt thôiChân ngâm trong nước, nhớ rồiPhải xoa dầu khắp chân khô của mìnhQuan sát cho kỹ cho tinhCó vết thương phải đi trình thầy thôiBăng bó, thuốc uống có rồiKhông đi trên vết thương tồi, lành mauNgủ nhớ: kê gác chân caoTập luyện, cho tốt để mau trở về…Gia đình cuộc sống gần kềHòa cùng nhịp đập, là đề thơ chungXã hội góp sức lo cùngĐể thầy cùng bệnh, đáp chung một lờiSao cho hoa lá đẹp tươiĐời vui, ai cũng mỉm cười cùng nhau.Trung tâm y tế dự phòng Quận 8

Khoa DA LIỄU QUẬN 8Bác sỹ Nguyễn Ngọc Hùng

(Ảnh: vcmedia.vn)

BÀI THƠ …

18

Baùc syõ gia ñình

TS.BS Phạm Lê AnĐại học Y dược TP.HCM

Các nguyên nhân thường gặp gây đột tử trẻ emThông thường cần phải phối hợp nhiều yếu tố mới gây khả năng đột tử ở trẻ, chẳng hạn như một số yếu tố sau:- Viêm đường hô hấp cấp khi trời lạnh (mùa đông, nằm máy lạnh)- Sốt cao đột ngột, hạ thân nhiệt đột ngột làm biến đổi điều hòa nhịp thở. Sốt cao có thể do nhiễm vi khuẩn, siêu vi

hoặc d o trẻ bị ủ ấm quá mức, do tiếp xúc nhiệt độ cao (máy sưởi).- Trào ngược thực quản dạ dày, gây hít lượng lớn thức ăn. Có thể kèm viêm thực quản, khi có trào ngược gây chậm nhịp tim, ngưng thở.- Các yếu tố thuận lợi khác: sơ sinh non tháng, nhẹ cân. Trẻ có dị tật bẩm sinh hay mắc phải.- Rối loạn nhịp tim có kết hợp hội chứng QT dài hoặc các rối loạn nhịp khác.- Hội chứng Silvermann: trẻ bị ngược đãi, có dấu hiệu nhiều vết thương cũ mới trên thân thể, có dấu chấn thương sọ não hay gãy xương.Phòng ngừa đột tử ở trẻPhòng ngừa tốt các yếu tố gây đột tử có thể giảm 20 – 60% các trường hợp đột tử. Biện pháp phòng ngừa cần được chỉ dẫn cho cha mẹ các trẻ nhỏ ngay từ khi trẻ sơ sinh về cách:* Nhận biết trẻ có nguy cơ đột tử:- Trẻ dưới 1 tuổi: có nguy cơ cao

nhất từ 2-4 tháng tuổi (90% trước 6 tháng tuổi).- Tiền căn: non tháng, nhẹ cân lúc

sinh. Có bệnh lý hô hấp nặng lúc sơ sinh.

- Mùa lạnh, thời tiết nóng chuyển qua lạnh.- Trẻ nuôi trong môi trường có nhiệt độ nóng.

- Trẻ có mẹ nghiện thuốc lá trước và sau sinh.

- Trẻ có thói quen nằm sấp khi ngủ.- Giường ngủ của trẻ không phù hợp: gối cao và mềm; mền, nệm quá mềm; thành giường không chắc chắn.- Có mẹ quá trẻ, mẹ có cơ địa bệnh tâm thần, gia đình có tình trạng kinh tế-xã hội-giáo dục không tốt.* Nhận biết các dấu hiệu báo động ở trẻ có nguy cơ đột tử:- Các biểu hiện: nhịp thở nhanh; bỏ bú, bỏ ăn (bú dưới ½ bình sữa); rối loạn nặng các thói quen và hành vi như lơ mơ, hôn mê,…- Các dấu hiệu kém đáp ứng điều trị trào ngược thực quản – dạ dày: ói hoặc trớ sữa thường xuyên; có cơn đau co thắt làm trẻ khóc thét từng cơn, khóc về đêm, ói máu; mệt lả khi bú, khi ợ hơi hoặc khi thay đổi tư thế;…- Các cơn mệt lả do nguyên nhân khác: thay đổi đột

ngột màu da; ngưng đột ngột cử động kèm nhìn lên cố định tròng mắt phải xem như mất tri giác;…

- Các trường hợp hiếm: khó thở, dị dạng mặt, rối loạn chức năng bú và nuốt; toát mồ hôi nhiều trong khi ngủ.

Các dấu hiệu trên càng có giá trị báo động hơn nếu:

- Nếu các biểu hiện trên phối hợp, tiến triển hoặc tái đi tái lại.

- Nếu các rối loạn trên xảy ra ở: trẻ nhũ nhi dưới 6 tháng tuổi; xảy ra trên trẻ có tiền căn là non tháng, nhẹ cân; ở trẻ ngủ tư thế sấp.

(Trích theo tài liệu Y học gia đình)

phòng ngừa đột tử ở trẻ em

Đột tử là chết đột ngột, bất ngờ ở trẻ em trước đó khỏe mạnh. Cái chết này không thể giải thích được bằng cách khám lâm sàng, cận lâm sàng,… Đây cũng là một trong những vấn đề cấp cứu trẻ em trong phòng khám bác sĩ gia đình.

(Ảnh: vcmedia.vn_2.jpg)

(Ảnh: meyeucon.org.jpg)

(Ảnh: amthuc365.vn.jpg)

Sức khỏe TP.HCM • Số 209 Tháng 4/2013 19

Thöïc phaåm vaø söùc khoûe

Thống kê các công trình nghiên cứu trên thế giới cũng như theo báo cáo của các chuyên gia ở Đại học New York, Harvard, New Orleans…về đậu nành đã cho những kết quả như sau:- Tốt cho người tiểu đường và ăn kiêng.- Dễ tiêu hóa và nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.- Tốt cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ nhỏ.- Lecithin trong đậu nành giúp bổ não, chống mệt mỏi cơ thể và ngăn ngừa hiện tượng tích tụ cholesterol trong máu. Lecithin làm hạ thấp cholesterol nhờ hiện tượng nhũ tương hóa các chất béo và chống xơ cứng động mạch và các biến chứng trên tim, não, thận và mắt.- Ngừa bệnh vẩy nến, sỏi mật, chống loét ở các bệnh nhân nằm

các hiện tượng nhiễm trùng.

- Giúp phòng bệnh huyết áp cao, hen suyễn, ngăn ngừa ung thư phổi, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư tuyến giáp, ngừa loãng xương và các bệnh thận.

thể đun hoặc rang chín. Hoạt chất trong đậu nành 90% là isoflavone và thường được ghi rõ trên các nhãn chế phẩm.

Trên thế giới, mọi người đều tiêu thụ đậu nành ở nhiều dạng thức

Những lợi ích từ đậu nànhĐậu nành có chứa nhiều đường, chất béo, acid amin, chất xơ, vitamin, acid folic, nhiều khoáng tố nhất là calcium, sắt. Những acid amin trong đậu nành là đầy đủ và cần thiết cho sức khỏe con người.

lâu ngày, ngừa bệnh pellagra. Nhờ chứa nhiều axit linoleic và linolenic (chất béo chưa bão hòa) nên đậu nành còn tốt cho da và chữa được bệnh chàm (eczema).- Chữa các chứng rối loạn tiêu hóa, các rối loạn thần kinh dẫn đến chứng trầm cảm.- Dầu đậu nành tốt cho da vì có tính kiềm cao, gấp 20 lần tính kiềm của sữa.- Lecithin trong đậu nành làm tăng hàm lượng globulin gamma trong máu, chất này là những kháng thể thiên nhiên giúp cơ thể chống lại

- Nhuận trường, làm tăng trí nhớ, giảm đau cơ.- Phụ nữ dùng đậu nành với liều thích hợp ngăn ngừa chứng đau ngực, ung thư ngực, phòng chống rối loạn do hội chứng tiền mãn kinh.Trong thực phẩm dành nuôi dưỡng trẻ sơ sinh đậu nành được thêm vào công thức để thay thế sữa bò. Có

ăn, thức uống như bột, tương, sữa, bơ, bánh đậu nành, ở xứ ta còn có món đậu hủ và chè tàu hủ cũng là những món ăn ngon được chế biến từ đậu nành. Tuy nhiên chỉ ăn uống đúng liều lượng, mỗi ngày khoảng 200 ml sữa tương đương 20g đậu, tối đa 50g, không nên dùng nhiều hơn và không quá 6 tháng. Vì bên cạnh những lợi ích đậu nành cũng có nhiều tác dụng phụ không có lợi cho sức khỏe.Dùng lâu dài đậu nành có thể gây một số phản ứng phụ như táo bón, đầy hơi, buồn nôn, tăng huyết áp, nổi mẫn ngứa ở một số người. Nếu dùng liều cao trong một thời gian dài sẽ không an toàn. Nó làm tăng trưởng một số tế bào bất thường trong tử cung.DS Lê Kim phụng

(Ảnh: images.jpg)

20

Thoâng tin môùi

Vi khuẩn E.coli dưới kính hiện vi điện tửKhuẩn E.coli phát sáng thành các màu khác nhau và được mã hóa thông tin (Ảnh: meningitis101)

Các nhà khoa học của Trường Vệ sinh và Y học Nhiệt đới London đã tiến hành lấy 390 mẫu vi khuẩn trên tay và điện thoại di động của người dân từ 12 thành phố trên toàn Vương Quốc Anh. Kết quả, có đến 92% điện thoại di động và 82% bàn tay được kiểm tra có chứa các vi khuẩn. Trong đó có 16% tay và điện thoại di động chứa khuẩn E.coli, loại vi khuẩn đã được tìm thấy trên 9 trong 10 điện thoại ở Đức khiến nhiều người tử vong hồi tháng sáu. 31% bàn tay và 25% điện thoại có chứa khuẩn tụ cầu, một loại khuẩn có trên da. Bình thường, khuẩn này sẽ không có hại cho sức khỏe nhưng nếu thâm nhập qua da, chúng sẽ gây ra nhiều loại nhiễm trùng như nhiễm trùng da, vết thương, đôi khi còn gây nhiễm trùng nặng trong máu, phổi và các mô khác và đặc biệt nguy hiểm đối với người có miễn dịch suy giảm.Kết quả nghiên cứu cho thấy phần lớn chúng ta chưa rửa tay đúng cách tạo cơ hội cho vi khuẩn di cư sang điện thoại, sinh sống tại đây sau đó quay trở lại tay, tai và mặt, nơi chúng có thể thâm nhập vào các vết xước hay các vết thương hở mặc dù tay đã được rửa. Những vi khuẩn này thậm chí có thể lây cho nhiều người khác khi mượn điện thoại. Tiến sĩ Ron Cutler, người đứng đầu nhóm nghiên cứu nói: “Tôi hy vọng suy nghĩ có E.coli trên

điện thoại sẽ khuyến khích mọi người rửa tay bằng xà phòng đúng cách, một thao tác đơn giản nhưng lại cứu được tính mạng của chúng ta”.Ở một nghiên cứu khác, các nhà khoa học Singapore đã “tái thiết kế” khuẩn E.coli để chống lại vi khuẩn P.aeruginosa (còn gọi là trực khuẩn mủ xanh). Các vi khuẩn tái tạo này phát triển và tiêu diệt đến 90% mầm bệnh. Nhóm nghiên cứu đã công bố phát hiện của họ trên tạp chí Hệ thống sinh học phân tử vào ngày 16/8 vừa qua.Khi khuẩn E.coli tái tạo này phát hiện sự hiện diện của vi khuẩn aeruginosa thì nó sẽ tạo ra một chất độc giết chết các phân tử, tiêu diệt mầm bệnh. Trong khi, các loại thuốc kháng sinh tiêu diệt cả những vi khuẩn tốt và xấu thì E.coli tái tạo này chỉ tiêu diệt những khuẩn gây bệnh, điển hình là khuẩn P. aeruginosa.Nhóm nghiên cứu cho biết, công thức tương tự có thể được sử dụng cho những vi khuẩn khác để chống lại các tác nhân lây nhiễm khác. Ví dụ như chống lại khuẩn Vibrio cholerae - tác nhân gây bệnh tả. Ngoài việc cung cấp những phương pháp chữa bệnh mới thì các nhà khoa học tin rằng phương pháp này còn tạo ra các khuẩn có lợi cho con người sử dụng trong các chế phẩm

sinh học. Hiện nay, nhóm nghiên cứu đang tiến hành thử nghiệm trên động vật. Sau đó, sẽ thử nghiệm trên những người bị nhiễm khuẩn P. aeruginosa.Trong lĩnh vực di truyền, các nhà khoa học đã phát triển một phương pháp mã hóa thông tin vào vi khuẩn E. coli nhờ công nghệ di truyền để truyền tải các thông tin bí mật. Bằng cách thay đổi các gene được chọn lựa của E. coli, các nhà khoa học làm cho những con vi khuẩn này sản xuất các protein huỳnh quang, có thể phát sáng thành 7 màu khác nhau dưới ánh sáng tia cực tím.Những màu sắc đó sẽ được bố trí để tạo ra một hệ thống mã hóa bằng bảng chữ cái, các số từ 1-9 và một số biểu tượng khác. Các thông điệp có trong khuẩn E.coli sẽ không thể nào phát hiện được, cho tới khi người nhận mở nó bằng cách nhúng con khuẩn này vào một loại dung dịch đặc biệt.“Rõ ràng, đây là loại ứng dụng lưu trữ bí mật để truyền tải thông tin an toàn, ngăn chặn giả mạo và cung cấp thông tin một cách xác thực”, tác giả chính của nghiên cứu David Walt thuộc Đại học Tufts ở Massachusetts cho biết.Phát hiện này được công bố trong tạp chí Proceedings của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ. Nghiên cứu này được Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ tài trợ qua Cơ quan phụ trách các dự án nghiên cứu tiên tiến về quốc phòng (DARPA) Mỹ.BS Lê Thị Kim Phượng (Tổng hợp)

E.coli lợi và hại

Sức khỏe TP.HCM • Số 209 Tháng 4/2013 21

Tin hoaït ñoäng

“Sự khác biệt về tâm sinh lý và giới tính giữa nam – nữ”Là chuyên đề đầu tiên của CLB Tiền hôn nhân đã ra mắt với sự tham gia của khoảng 70 sinh viên tại Kí túc xá trường Đại học giao thông vận tải. CLB “Tiền hôn nhân” do Trung tâm Truyền thông giáo dục Sức khỏe (T4g) Tp. HCM phối hợp với Đoàn trường giao thông Vận tải Tp. HCM tổ chức. Đây là một trong những hoạt động trong Chương trình phát triển

thanh niên thành phố giai đoạn 2011 – 2020 của UBND TP. HCM với mục đích nhằm định hướng cho các bạn sinh viên trong việc nâng cao sức khỏe sinh sản, phòng tránh bệnh lây truyền qua đường tình dục, HIV/AIDS, bồi dưỡng kiến thức tiền hôn nhân cho thanh niên đến tuổi kết hôn.Tin-ảnh: Kim Tuyến

phối hợp y tế công-tư giúp tăng tỷ lệ phát hiện nguồn lâyTheo số liệu báo cáo của Chương trình chống lao (CTCL) Tp.HCM, năm 2012 vừa qua cho thấy việc phối hợp công tác chống lao với mạng lưới y tế ngoài CTCL đã làm tăng thêm hơn 15% số người được thử đàm phát hiện lao cũng như phát hiện thêm 19% nguồn lây tại Tp.HCM.Hiện nay, TP.HCM đã có hơn 30 bệnh viện tuyến trung ương thành phố, quận huyện và 2 bệnh viện ngành (Bệnh viện Công an 30/4;

Bệnh viện Quân y 175) tham gia phối hợp hoạt động chống lao với CTCL TP.Hồ Chí Minh. Riêng tại 6 bệnh viện: Chợ Rẫy, Nguyễn Tri Phương, Nhân dân 115, Công an 30/4, Quân y 175 và BV quận Thủ Đức đã thành lập đơn vị quản lý lao. Theo đó, người nghi lao được lưu ý thực hiện xét nghiệm phát hiện lao tại chỗ, bệnh nhân lao được điều trị theo phác đồ và sau xuất viện được gửi về tuyến cơ sở tiếp tục điều trị lao ở cộng đồng (mạng lưới CTCL) hoặc điều trị lao ở tuyến cơ

sở của ngành như bệnh xá, tổ y tế… Các bệnh nhân lao đều được quản lý giám sát liên tục nhằm hạn chế việc bệnh nhân lao không tự đảm bảo được việc hoàn tất liệu trình điều trị (bỏ trị).CTCL TP.HCM với công tác phối hợp tốt ngay trong ngành y tế đã có được thuận lợi trong phát hiện sớm bệnh lao qua công tác khám chữa bệnh cũng như bệnh nhân lao

đã được điều trị lao sớm và điều trị liên tục. Nguồn lây lao được quản lý tốt hơn đã góp phần vào kiểm soát tốt dịch lao, giảm nguồn phát sinh lao kháng thuốc trong cộng đồng.BS Đặng Minh ĐườngBV.Phạm Ngọc Thạch

Tiếp tục hoạt động dự án chăm sóc chấn thương trước việnphát huy bước đầu hiệu quả mô hình chăm sóc chấn thương trước viện được thiết lập và vận hành trong năm 2011 vừa qua; dự án “Tăng cường hệ thống chăm sóc chấn thương trước viện” tiếp tục được thực hiện ở giai đoạn 2 từ tháng 9/2012 đến tháng 9/2013.Theo đó, bằng những kiến thức, kỹ năng được trang bị, từ tháng 9/2012 đến nay các tình nguyện viên đã sơ cấp cứu như băng bó vết thương, cầm máu, cố định xương khớp,... cho hơn 820 trường hợp bị tai nạn giao

thông, tai nạn thương tích ở cộng đồng, trong đó hỗ trợ, giúp chuyển đến các cơ sở y tế phù hợp một cách an toàn hơn 410 trường hợp. Đa số các trường hợp sơ cứu tốt và kỹ thuật đúng.Là một trong 5 tỉnh thuộc dự án “Tăng cường hệ thống chăm sóc chấn thương trước viện”, TP.HCM đã triển khai xây dựng mô hình, thiết lập mạng lưới điểm chăm sóc chấn thương trước viện tại 3 quận/huyện (Thủ Đức, Bình Chánh, Củ Chi) – được đánh giá là nơi cao điểm về tai nạn giao thông nhằm sơ cứu tốt nơi hiện trường để tăng hiệu quả xử lý cũng như điều trị cho tuyến trên, đồng thời cũng tạo mối liên hệ thông suốt từ tuyến dưới lên tuyến trên trong hệ thống cấp cứu 115 của TP.HCM, góp phần hạn chế tỷ lệ thương vong do tai nạn giao thông, tai nạn thương tích thường xuyên xảy ra trong cộng đồng. Xác định, đây là giải pháp bổ sung khả thi, hiệu quả, giúp sơ cấp cứu được sớm cho nạn nhân tại cộng đồng, góp phần hạn chế tỷ lệ tử vong do tai nạn giao thông. Theo đó, trong giai đoạn đầu TP.HCM đã tập huấn, trang bị kiến thức, kỹ năng và dụng cụ về sơ cấp cứu cho 600 tình nguyện viên. Hướng tới, để đảm bảo hiệu quả hoạt động của đội tình nguyện viên này, TP.HCM sẽ tổ chức những đợt tập huấn nâng cao kỹ năng sơ cấp cứu, kỹ năng xử lý tình huống tại cộng đồng.TL

Các bạn sinh viên giao lưu, trao đổi những vấn đề về giới tính với báo cáo viên

Hướng dẫn kỹ thuật băng bó vết thương.

22

Thöû taøi cuûa baïn

Bệnh nhiễm liên cầu khuẩn heo

1. Bệnh nhiễm liên cầu khuẩn heo (Streptococcus suis):A. Là bệnh nhiễm trùng mạn tính ở heo;B. Người bị lây bệnh từ heo mang mầm bệnh;C. Thường gây thành dịch lớn theo chu kỳ;D. Tất cả đều đúng.

2. Streptococcus suis:A. Là cầu trùng gr (+);B. Phân chia thành 35 type huyết thanh;C. Type 2 được ghi nhận là type huyết thanh thường gây bệnh cho heo và người;D. Tất cả đều đúng.

3. Vật trung gian truyền bệnh nhiễm Streptococcus suis là:A. Ruồi;B. Chuột;C. Ruồi và chuột;D. Ruồi, chuột và người.

4. Chẩn đoán phân biệt bệnh nhiễm Streptococcus suis với các bệnh lý:A. Bệnh heo tai xanh;B. Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp ở heo;C. Câu A và B đều đúng;D. Câu A và B đều sai.

5. Đối tượng dễ mắc bệnh và diễn tiến bệnh thường nặng là:A. Cắt lách;B. Nghiện rượu;C. Đái tháo đường, bệnh lý ác tính;D. Tất cả đều đúng.

6. Các biểu hiện của nhiễm

Streptococcus suis ở người là:A. Viêm màng não mủ;B. Nhiễm trùng huyết;C. Viêm nội tâm mạc;D. Tất cả đều đúng.

7. Streptococcus suis xâm nhập vào cơ thể người qua hình thức:A. Tiếp xúc trực tiếp với heo mang trùng, heo bệnh;B. Vết trầy xước da hoặc niêm mạc của khoang mũi miệng;C. Ăn tiết canh heo, ăn thịt heo nhiễm khuẩn chưa được nấu chín;D. Tất cả đều đúng.

8. Nguyên tắc điều trị nhiễm Streptococcus suis (Chọn 1 câu sai):A. Có phác đồ điều trị riêng;B. Phối hợp Corticoides;C. Sử dụng kháng sinh điều trị cầu trùng gr (+), thông thường kéo dài 10 ngày;D. Điều trị triệu chứng: hạ sốt,

chống co giật, lọc máu trong trường hợp suy thận cấp.

9. Vaccin phòng nhiễm Streptococcus suis:A. Vaccin phòng nhiễm Streptococcus suis ở heo đang được triển khai rộng rãi, nhưng hiệu quả vaccin vẫn chưa cao;B. Vaccin phòng bệnh ở người có hiệu quả rất cao;C. Câu A và B đều đúng;D. Câu A và B đều sai.

10. Truyền thông giáo dục sức khỏe trong bệnh nhiễm Streptococcus suis:A. Vệ sinh an toàn thực phẩm;B. Mang găng tay, khẩu trang khi chế biến thịt heo sống;C. Không ăn thịt heo tái, nem chua, tiết canh heo, chỉ sử dụng thịt heo nấu chín;D. Tất cả đều đúng.

(xem đáp án kỳ sau)

(Ảnh: channuoi.com.jpg)

1.A 2.B 3.C 4.B 5.D6.D 7.D 8.C 9.A 10.D

Đáp án kỳ trước: LAO KHÁNG THUỐC

Sức khỏe TP.HCM • Số 209 Tháng 4/2013 23

Tö vaán söùc khoûe

Câu hỏi : Khi đi tắm biển mà bị sóng biển đánh vào lỗ tai thì có bị ảnh hưởng gì không?tran…@.... Trả lời:Nếu sóng biển đánh vào tai không làm thủng màng nhĩ thì bạn nghiêng đầu, dốc tai cho nước chảy ra. Trường hợp bị sóng đánh vào, bạn cảm giác đau tai và ù tai thì nên đến khám bác sĩ tai mũi họng để kiểm tra màng nhĩ có bị thủng không. Nếu bị thủng màng nhĩ phải điều trị, nếu không sẽ bị nhiễm trùng gây viêm tai giữa. Nếu lỗ thủng nhỏ, sau vài tháng sẽ hồi phục nhưng nếu thủng lớn thì phải làm phẫu thuật vá màng nhĩ. Do đó khi đi tắm biển bạn nên cẩn thận, phải xoay người đừng để sóng biển đập vào tai. Câu hỏi :Tôi bị côn trùng chui vào tai. Tôi phải xử trí như thế nà[email protected]ả lời :Nếu là côn trùng nhỏ (như kiến,

Mời người khác hút thuốc lá có vi phạm pháp luật?Khoản 9, điều 9 Luật PCTHTL quy định rõ: Việc vận động, ép buộc người khác sử dụng thuốc lá là một hành vi bị pháp luật nghiêm cấm.Nơi nào bị cấm hút thuốc lá hoàn toàn?Khoản 1, điều 11 Luật PCTHTL quy định địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà và trong phạm vi khuôn viên bao gồm:- Cơ sở y tế;- Cơ sở giáo dục, trừ các trường cao đẳng, đại học, học viện.- Cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng, vui chơi, giải trí dành riêng cho trẻ em;- Cơ sở hoặc khu vực có nguy cơ cháy, nổ cao.

muỗi…) chui vào tai thì dùng nước sạch hoặc nước muối nhỏ vào tai, sau đó nghiêng đầu để dốc tai cho nước và côn trùng chảy ra (lưu ý: nên nhỏ nghiêng theo thành ống tai để nước chảy vào tai, không nhỏ thẳng vào tai để tránh gây chấn thương màng nhĩ). Nếu không hiệu quả, vẫn còn bị đau tai thì cần đưa

Khoản 2, điều 11 cũng quy định rõ các địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà bao gồm:- Nơi làm việc;- Trường cao đẳng, đại học, học viện;- Địa điểm công cộng, trừ các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này và khoản 1 Điều 12 của Luật này.Ngoài ra khoản 3 điều này cũng quy định: ô tô, tàu bay, tàu điện là những phương tiện giao thông công cộng bị cấm hút thuốc lá hoàn toàn.Lan anh(Trích Luật Phòng chống tác hại thuốc lá của Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 1/5/2013)

bệnh nhân đến bệnh viện, không nên tự ý dùng móc ngoáy tai lấy côn trùng ra. Nếu côn trùng lớn (con gián, ve chó...), cần đưa ngay bệnh nhân đến bệnh viện có chuyên khoa tai mũi họng để được xử trí thích hợp.BS.CKII Nguyễn Thị Bích Thủy BV Tai Mũi Họng - TPHCM

(Ảnh: bacsi.com.jpg)

(Ảnh: cigarette.jpg)

TruNg TÂM TruyỀN THÔNg - gIáO DỤC SỨC KHỎE Tp.HCM59B Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1, TP.HCM

Điện thoại: (84.08) 39 309 086Fax: (84.08) 39 309 086

Email: [email protected]: t4ghcm.org.vn