lý lịch khoa học Đoàn giáo sư Đh hawaii

42
SK 361 . U54 no. 82- 10.103 BIOLOGICAL REPORT 82(10.103) AUGUST 1985 HABITAT SUITABILITY I DEX MODELS: LEAST TERN and Wildlife Serv ice •. Department of the Interior

Upload: vuongtruc

Post on 29-Jan-2017

230 views

Category:

Documents


8 download

TRANSCRIPT

Page 1: Lý lịch khoa học Đoàn Giáo Sư ĐH Hawaii

1

THÔNG TIN GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC HAWAII, MANOA

(HOA KỲ)

1. Reed Dasenbrock

Giáo sư

Đại học Hawaii, Manoa (Hoa Kỳ)

Giáo sư Reed Dasenbrock từng nhận bằng cử nhân (danh dự) của Đại học

McGill ở Canada, bằng cử nhân (khoa học) của Đại học Oxford, Anh và bằng thạc

sĩ cùng tiến sĩ của Đại học Johns Hopkins, Hoa Kỳ. Sau khi hoàn thành luận án

tiến sĩ vào năm 1981, ông tham gia giảng dạy tại Đại hoc New Mexico State. Ông

dạy tại đây trong 20 năm từ 1981đến 2001. Lĩnh vực chuyên môn của ông là văn

học hiện đại nhưng ông đã xuất bản nhiều công trình thuộc các lĩnh vực khác bao

gồm cả văn học hậu thuộc địa, lý thuyết văn học, ảnh hưởng của văn học Ý đến

văn học Anh. Ông là tác giả, biên tập viên, hoặc đồng chủ biên của tám cuốn sách,

gần 100 bài báo khoa học hoặc các chương trong sách, gần 100 bài điểm sách và

hơn 70 bài thuyết trình tại các hội nghị khoa học.

Năm 1994, ông trở thành Trưởng khoa tiếng Anh tại Đại học New Mexico

State và ông đã làm việc trong một số vị trí quản lý kể từ thời điểm đó. Sau khi

phục vụ nhà trường như người đứng đầu bộ phận, ông trở thành Phó hiệu trưởng

phụ trách nghiên cứu tại Trường Nghệ thuật và Khoa học tại Đại hoc New Mexico

State. Sau đó vào năm 2001 ông đảm nhận vị trí Hiệu trưởng Trường Nghệ thuật

và Khoa học. Năm 2005, ông trở thành Hiệu trưởng Đại học New Mexico State.

Năm 2007 ông ngưng công tác tại Đại học New Mexico để phục vụ cho tiểu bang

New Mexico với vị trí là người phụ trách giáo dục đại học. Vào tháng tư năm

2009, ông trở thành Phó Hiệu trưởng phụ trách các vấn đề học thuật tại Đại học

Hawaii ở Manoa.

Page 2: Lý lịch khoa học Đoàn Giáo Sư ĐH Hawaii

2

2. Donald B. Young

Giáo sư

Đại học Hawaii, Manoa (Hoa Kỳ)

Giáo sư hiện là Hiệu trưởng Trường Giáo dục và là giáo sư Khoa học Giáo

dục tại Đại học Hawaii, Manoa.

Trước khi được bổ nhiệm làm hiệu trưởng vào tháng 8 năm 2012, GS.

Young làm việc với vị trí Giám đốc Nhóm Nghiên cứu và Phát triển Chương trình

học tại Trường Giáo dục và Giám đốc Trung tâm Chính sách Giáo dục, Đại học

Hawaii. Với vai trò là Giám đốc Nhóm Nghiên cứu và Phát triển Chương trình học

tại Trường Giáo dục, ông Young đã giám sát những nghiên cứu và chương trình

phát triển của đơn vị cũng như của những đối tác.

Giáo sư Young còn là nhà phát triển chương trình học và khảo sát viên chủ

đạo với vô số những tài trợ và hợp đồng. Ông đã có trên 35 năm trong nghiên cứu,

phát triển, phổ biến và đánh giá những chương trình khoa học K-12 được sử dụng

tại Hoa Kỳ và một số quốc gia khác.

3. Phan Le Ha

Phó Giáo sư

Đại học Hawaii, Manoa (Hoa Kỳ)

Phó Giáo sư Phan Lê Hà (còn gọi là Hà Phan, Hà Lê Phan hay Lê Hà Phan)

là phó giáo sư về giáo dục tại Khoa Nền tảng Giáo dục, Trường Giáo dục, Đại học

Hawaii ở Manoa, Hoa Kỳ. Bà từng giữ vị trí trợ lý nghiên cứu và tiến sĩ danh dự

tại Đại học Monash ở Australia và Đại học Quốc gia Hà Nội Việt Nam. Bà cũng đã

từng được bổ nhiệm làm giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Reading, Anh. Bà đang

phát triển chương trình “Kết nối với Việt Nam” (Engaging with Vietnam

Initiative). Sáng kiến này đã tập hợp các học giả, các nhà nghiên cứu, các nhà

Page 3: Lý lịch khoa học Đoàn Giáo Sư ĐH Hawaii

3

hoạch định chính sách, các quan chức ngoại giao trong việc chia sẻ kiến thức và

xây dựng học bổng liên quan đến Việt Nam.

4. David Ericson

Giáo sư

Đại học Hawaii, Manoa (Hoa Kỳ)

David P. Ericson là Giáo sư triết học giáo dục và nghiên cứu chính sách giáo

dục của Khoa Nền tảng Giáo dục thuộc Trường Giáo dục, Đại học Hawaii (Hoa

Kỳ). Ông từng là giáo sư của Đại học California, Los Angeles / UCLA (1979-

1992) và Đại học Virginia Tech (1977 - 1979) trước khi chính thức công tác tại

Đại học Hawaii năm 1992.

Tại Trường Giáo dục thuộc Đại học Hawaii, ông vừa là Chủ nhiệm Khoa

của cả hai Khoa là Khoa Nền tảng Giáo dục và Khoa Chương trình Giảng dạy, vừa

là Phó Hiệu trưởng phụ trách về nghiên cứu và đào tạo sau đại học, đồng thời ông

cũng giữ vai trò Giám đốc Văn phòng Giáo dục Quốc tế. Ông cũng từng là tổng

biên tập của tạp chí Nghiên cứu về Triết học và Giáo dục (Studies in Philosophy

and Education) trong suốt 5 năm.

Với niềm đam mê nghiên cứu học thuật về triết học giáo dục, phân tích

chính sách giáo dục, giáo dục so sánh và quốc tế, ông đã cho công bố rộng rãi các

kết quả nghiên cứu về giáo dục, lý luận về phương pháp nghiên cứu khoa học xã

hội, các vấn đề chính sách và cải cách giáo dục ở Mỹ và châu Á. Ông được biết

đến với những hoạt động nổi trội về cơ cấu và đặc điểm của các hệ thống giáo dục

quốc gia ở Mỹ và châu Á. Ông được trao Giải thưởng Chuyên gia cao

cấp Fulbright (2007 - 2012), một giải thưởng giúp ông thực hiện những nghiên

cứu về các vấn đề cải cách giáo dục cho giáo dục bậc phổ thông và bậc đại học tại

Đan Mạch và Trung Quốc.

Page 4: Lý lịch khoa học Đoàn Giáo Sư ĐH Hawaii

4

5. Katherine T Ratliffe

Phó Giáo sư

Đại học Hawaii, Manoa (Hoa Kỳ)

1985: Cử nhân Vật lý trị liệu Đại học Stanford, Hoa Kỳ

1999: Thạc sĩ Tâm lý Giáo dục Đại học Hawaii at Manao, Hoa Kỳ

Katherine T. Ratliffe hiện là Phó Giáo sư tại Khoa Tâm lý giáo dục tại Đại

học Hawaii, cũng là một nhà vật lý trị liệu nhi khoa. Quan tâm nghiên cứu của bà

là khuyết tật, gia đình, mối quan hệ giữa trường học và cộng đồng trong giáo dục,

giáo dục trẻ em nhập cư, đặc biệt là những người từ các đảo của Thái Bình Dương.

6. Marie Iding

Giáo sư

Đại học Hawaii, Manoa (Hoa Kỳ)

Giáo sư Marie Iding đã phục vụ Khoa Tâm lý Giáo dục tại Trường Giáo dục

của Đại học Hawaii ở Manoa từ năm 1991, ngày khi bà được trao học vị tiến sĩ về

giáo dục tại UCSB. Bà cũng lấy bằng thạc sĩ về giáo dục tại UCSB vào năm 1989,

và cử nhân tại Đại học Loyola Marymount. Bà đã phục vụ như nghiên cứu viên

trao đổi tại Khoa Khoa học Thông tin và Truyền thông tại Đại học Bergen, Na Uy

vào năm 2005 và là giáo sư thỉnh giảng tại Phòng thí nghiệm Khoa học Xã hội

Máy tính tại Trung tâm Thông tin Ứng dụng và Công nghệ Truyền thông (ICT) tại

Trường Kinh doanh Copenhagen, Đan Mạch vào năm 2011. Giáo sư Iding đã viết

một số bài báo liên quan đến học tập với học tập đa phương tiện và học tập trên

mạng và bà đã giảng dạy cũng như tiến hành nghiên cứu trong khu vực Thái Bình

Dương bao gồm cả Hawaii, American Samoa, và Chuuk, Liên bang Micronesia.

7. Curtis P. Ho

Giáo sư

Đại học Hawaii, Manoa (Hoa Kỳ)

Page 5: Lý lịch khoa học Đoàn Giáo Sư ĐH Hawaii

5

Ông đã là giảng viên của Đại học Hawaii trong hơn 30 năm. Ông tham gia

giảng dạy sau đại học và các khóa học đại học trong nghiên cứu công nghệ giáo

dục, công nghệ học tập tương tác, giảng dạy trực tuyến, giáo dục từ xa, đổi mới

trong công nghệ giảng dạy và phát triển môi trường học tập điện tử. Giáo sư Hồ đã

dạy các khóa học ở Samoa, American Samoa và Saipan, và là người đầu tiên được

đề nghị cung cấp khóa học khắp tiểu bang trên Hệ thống đài Truyền hình Tương

tác Hawaii. Ông cũng là một nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục

Trường học tại Đại học đào tạo giáo viên, Hyogo ở Nhật Bản trong một năm.

Ông Hồ nhận bằng tiến sĩ Công nghệ giáo dục từ Đại học bang Arizona, nơi

ông phục vụ như người thiết kế cách giảng dạy. Ông đã tư vấn cho các trường công

lập và tư nhân, các tổ chức tài chính, và giáo dục đại học. Trong nhiều năm ông chỉ

đạo Văn phòng Phát triển Khoa và Hỗ trợ học tập cho Đại học Hawaii. Ông đã

trình bày tại hội nghị quốc gia và quốc tế tại những hội nghị tại Bắc Kinh,

Copenhagen, Lisbon, Lugano, Rome, Kyoto, Melbourne, Montreal, Osaka,

Panang, Taichung, Tokyo, Toronto và Vancouver. Ông đã xuất bản nhiều bài báo

và công trình, nhiều công trình được tài trợ, 9 trong số đó đã được tài trợ với tổng

số tiền là 9,8 triệu USD .

8. Allison Sterling Henward

Phó Giáo sư

Đại học Hawaii, Manoa (Hoa Kỳ)

Bà giảng dạy các khóa học về giáo dục mầm non cho giáo viên trong Viện Đào tạo

Giáo viên và sinh viên sau đại học của Khoa Nghiên cứu Chương trình Giảng dạy.

Các khóa học bao gồm ngôn ngữ trẻ thơ. Ở những khóa này bà dạy về khả năng trẻ

em có thể học Tiếng Anh như một ngôn ngữ thứ hai và cách thức những giáo viên

có thể giúp học sinh học ngôn ngữ tốt hơn trong lớp học mầm non. Henward cũng

Page 6: Lý lịch khoa học Đoàn Giáo Sư ĐH Hawaii

6

tập trung giảng dạy của mình vào những vấn đề về sự hợp tác của gia đình và cộng

đồng.