luẬt Ế ĐẦ Ư - laos-vita.comlaos-vita.com/22.pdf · phát triển trở thành đô thị...

106
y ban Quc gia vqun lý Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù 1 CNG HÒA DÂN CHNHÂN DÂN LÀO Hòa bình Độc lp Dân chThng nht Thnh vượng ------------------------ Quc hi S02 /QH Thđô Viêngchăn ngày 08/7/2009 LUT KHUYN KHÍCH ĐẦU TƯ CHƯƠNG I Điu khon chung Điu 1. Mc đích Lut khuyến khích đầu tư quy định nguyên tc thtc và bin pháp vkhuyến khích, qun lý đầu tư trong và ngoài nước để hot động đầu tư được thun li, nhanh chóng, chính xác, nhn được sbo hca Nhà nước, đảm bo quyn và li ích ca nhà đầu tư, Nhà nước và nhân dân nhm tăng cường cht lượng và vai trò đầu tư, góp phn quan trng trong vic gìn gibo vvà phát trin vng chc đất nước. Điu 2. Khuyến khích đầu tư. Khuyến khích đầu tư nhm lp chính sách, to môi trường và các điu kin cho đầu tư trong và ngoài nước để nhà đầu tư có thtiến hành kinh doanh mt cách thun li, nhanh chóng và tuân thpháp lut ti Lào. Điu 3.Gii thích thut ng.

Upload: others

Post on 19-Aug-2020

8 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: LUẬT Ế ĐẦ Ư - laos-vita.comlaos-vita.com/22.pdf · phát triển trở thành đô thị mới hiện đại toàn diện, là nơi thu hút đầu tư trong và ngoài nước

Ủy ban Quốc gia về quản lý Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù  

1

CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

Hòa bình Độc lập Dân chủ Thống nhất Thịnh vượng ------------------------

Quốc hội

Số 02 /QH

Thủ đô Viêngchăn ngày 08/7/2009

LUẬT KHUYẾN KHÍCH ĐẦU TƯ

CHƯƠNG I Điều khoản chung

Điều 1. Mục đích Luật khuyến khích đầu tư quy định nguyên tắc thủ tục và biện pháp về khuyến khích, quản lý đầu tư trong và ngoài nước để hoạt động đầu tư được thuận lợi, nhanh chóng, chính xác, nhận được sự bảo hộ của Nhà nước, đảm bảo quyền và lợi ích của nhà đầu tư, Nhà nước và nhân dân nhằm tăng cường chất lượng và vai trò đầu tư, góp phần quan trọng trong việc gìn giữ bảo vệ và phát triển vững chắc đất nước. Điều 2. Khuyến khích đầu tư. Khuyến khích đầu tư nhằm lập chính sách, tạo môi trường và các điều kiện cho đầu tư trong và ngoài nước để nhà đầu tư có thể tiến hành kinh doanh một cách thuận lợi, nhanh chóng và tuân thủ pháp luật tại Lào. Điều 3.Giải thích thuật ngữ.

Page 2: LUẬT Ế ĐẦ Ư - laos-vita.comlaos-vita.com/22.pdf · phát triển trở thành đô thị mới hiện đại toàn diện, là nơi thu hút đầu tư trong và ngoài nước

Ủy ban Quốc gia về quản lý Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù  

2

Các thuật ngữ được sử dụng trong luật được diễn giải như sau: 1. “Đầu tư” là nhà đầu tư sử dụng vốn hữu hình và vốn vô hình vào kinh doanh, sản xuất tại CHDCND Lào”; 2. “Nhà đầu tư ” cá nhân hoặc pháp nhân trong và ngoài nước tiến hành kinh doanh sản xuất tại CHDCND Lào; 3. “Nhà đầu tư trong nước” có nghĩa công dân Lào, người nước ngoài, người không có quốc tịch và pháp nhân của nhóm người trên đang sinh sống và kinh doanh sản xuất tại CHDCND Lào; 4. “Nhà đầu tư nước ngoài” có nghĩa cá nhân hoặc pháp nhân nước ngoài đến kinh doanh sản xuất tại CHDCND Lào; 5. “Vốn hữu hình” có nghĩa tiền, động sản, bất động sản; 6. “Vốn vô hình” có nghĩa tài sản trí tuệ, thu nhập có trong tương lai, quyền được thuê, quyền thương mại, giá trị việc tô nhượng và .v.v; 7. “Tô nhượng” là việc Nhà nước trao cho pháp nhân quyền sở hữu, các tài sản thuộc Nhà nước theo điều kiện và thời gian nhất định thông qua các hợp đồng thỏa thuận theo quy định pháp luật nhằm phát triển và tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh nào đó; 8. “Hợp đồng tô nhượng” có nghĩa cơ quan tổ chức Nhà nước hoặc Doanh nghiệp Nhà nước được Chính phủ giao cho ký kết với pháp nhân khác về tô nhượng; 9. “Phương tiện trực tiếp phục vụ sản xuất” có nghĩa máy móc, xe tải…được sử dụng trực tiếp trong đầu tư theo quy định của Chính phủ; 10. “Đầu tư trực tiếp” có nghĩa việc nhà đầu tư hoặc nhóm nhà đầu tư đưa vốn tiến hành kinh doanh sản xuất, họ là chủ doanh nghiệp và quản lý hành chính hoặc phát triển doanh nghiệp liên quan; 11. “Đầu tư gián tiếp” có nghĩa nhà đầu tư mua cổ phần công ty, mua cổ phần từ thị trường chứng khoán, kể cả việc đầu tư vào quỹ đảm bảo tài chính, trái phiếu và giấy tờ có giá trị khác mà

Page 3: LUẬT Ế ĐẦ Ư - laos-vita.comlaos-vita.com/22.pdf · phát triển trở thành đô thị mới hiện đại toàn diện, là nơi thu hút đầu tư trong và ngoài nước

Ủy ban Quốc gia về quản lý Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù  

3

nhà đầu tư không tham gia trực tiếp trong việc quản lý doanh nghiệp liên quan”; 12. “Giấy tờ có giá trị” có nghĩa là giấy tờ có giá trị thành tiền, có thể mua-bán, trao đổi hoặc đảm bảo như sổ đỏ, cổ phiếu, trái phiếu. 13. “Đặc khu kinh tế” có nghĩa là khu Chính phủ quy định nhằm phát triển trở thành đô thị mới hiện đại toàn diện, là nơi thu hút đầu tư trong và ngoài nước với diện tích từ 1.000 ha trở lên, có chính sách khuyến khích đặc biệt và tự chủ kinh tế-tài chính, là đơn vị quản lý nhỏ-xã hội rộng, có hệ thống đảm bảo an ninh và gìn giữ bảo vệ môi trường bền vững; 14. “Khu kinh tế đặc thù” có nghĩa là khu Chính phủ quy định trở thành khu công nghiệp, khu chế xuất, khu du lịch, khu thương mại miễn thuế, khu phát triển kỹ thuật và thông tin, khu kinh tế biên giới …” 15. “Khu công nghiệp” có nghĩa là khu Chính phủ quy định trở thành khu công nghiệp, chế biến sản phẩm công nghiệp, cung cấp dịch vụ cho công nghiệp chế biến nhằm xây dựng khu công nghiệp với việc phát triển hạ tầng cơ sở phù hợp nhằm đảm bảo cho việc đầu tư, diện tích có thể không rộng bằng đặc khu kinh tế; 16. “Khu chế xuất” có nghĩa là khu Chính phủ quy định trở thành khu đầu tư sản xuất, chế biến hàng hóa và dịch vụ để xuất khẩu; 17. “Khu đô thị du lịch” có nghĩa là khu Chính phủ quy định trở thành khu đầu tư du lịch gắn liền với việc gìn giữ, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường, khuyến khích thế mạnh của địa phương và quốc gia nhằm thu hút du lịch và từng bước trở thành ngành công nghiệp du lịch hiện đại; 18. “Khu thương mại miễn thuế” có nghĩa là khu Chính phủ quy định trở thành khu thương mại, trao đổi hàng hóa giữa trong và ngoài nước, có chính sách miễn thuế tại khu vực trên; 19. “ Khu phát triển kỹ thuật và thông tin” có nghĩa là khu Chính phủ quy định việc đầu tư tập trung vào ngành giáo dục, nghiên cứu, phát triển và sử dụng kỹ thuật trình độ cao nhằm sản xuất và

Page 4: LUẬT Ế ĐẦ Ư - laos-vita.comlaos-vita.com/22.pdf · phát triển trở thành đô thị mới hiện đại toàn diện, là nơi thu hút đầu tư trong và ngoài nước

Ủy ban Quốc gia về quản lý Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù  

4

phân phối sản phẩm kỹ thuật, cung cấp đầy đủ và dịch vụ thông tin thuận lợi và nhanh chóng cho xã hội 20. “Khu kinh tế biên giới có nghĩa” có nghĩa là khu Chính phủ quy định để khuyến khích việc mua-bán, trao đổi hàng hóa tại cửa khẩu; 21. “Khu quy hoạch đô thị” có nghĩa là khu Chính phủ quy định cho phép đầu tư phát triển bất động sản nhằm xây dựng là nơi ở cho nhà đầu tư nước ngoài hoặc người dân nói chung; 22. “Đô thị mới” có nghĩa là khu được phát triển nhằm trở thành đô thị hiện đại, có hạ tầng kinh tế vững mạnh, văn hóa-xã hội văn minh, công bằng, tăng cường văn minh và văn hóa quốc gia gắn liền với di tích lịch sử. Điều 4.Chính sách về khuyến khích đầu tư của Nhà nước. Nhà nước khuyến khích đầu tư của mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước thông qua việc lập chính sách nhằm tạo môi trường, điều kiện thuận lợi, nhất là quy định phương hướng đường lối, đáp ứng thông tin cần thiết, xây dựng chính sách hải quan, thuế, lao động, quyền sử dụng đất, dịch vụ đầu tư một cửa bao gồm việc công nhận, bảo hộ quyền sở hữu, quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư. Nhà nước khuyến khích đầu tư vào mọi ngành nghề, lĩnh vực và mọi khu vực trừ các khu và hoạt động liên quan tới an ninh và ổn định quốc gia, tác động mạnh mẽ tới môi trường hiện nay và lâu dài, tới sức khỏe người dân hoặc văn hóa tốt đẹp của đất nước. Điều 5. Nguyên tắc khuyến khích đầu tư. Khuyến khích đầu tư cần thực hiện các nguyên tắc sau: 1. Phù hợp với chiến lược, đường lối, chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, kế hoạch phát triển mọi ngành và vùng lãnh thổ trong việc phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao đời sống nhân dân và đúng theo pháp luật; 2. Phối hợp chặt với tăng cường quản lý Nhà nước theo hướng tập trung thống nhất trên toàn quốc;

Page 5: LUẬT Ế ĐẦ Ư - laos-vita.comlaos-vita.com/22.pdf · phát triển trở thành đô thị mới hiện đại toàn diện, là nơi thu hút đầu tư trong và ngoài nước

Ủy ban Quốc gia về quản lý Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù  

5

3. Đảm bảo việc đầu tư nhận được dịch vụ thuận lợi, nhanh chóng, minh bạch, công bằng và bình đẳng trước pháp luật với dịch vụ đầu tư một cửa; 4. Lập chính sách khuyến khích thu hút đầu tư và cạnh tranh đầu tư; 5. Nhà nước công nhận, đảm bảo việc bảo hộ quyền sở hữu, quyền và lợi ích và các mặt khác đúng pháp luật của nhà đầu tư; 6. Đảm bảo gìn giữ, phát triển môi trường, an ninh và an toàn xã hội trong khu vực đầu tư; Điều 6. Phạm vi áp dụng. Luật này áp dụng với cá nhân hoặc pháp nhân liên quan đến mọi loại hình đầu tư để tiến hành sản xuất kinh doanh nhằm tạo giá trị gia tăng, trừ kinh tế gia đình và người buôn bán nhỏ. Điều 7.Hợp tác quốc tế. Nhà nước hợp tác với nước ngoài, khu vực và quốc tề nhằm khuyến khích đầu tư thông qua trao đổi kinh nghiệm, thông tin, kỹ thuật và kinh nghiệm trong việc khuyến khích và quản lý đầu tư, thị trường, thương mại, nguồn vốn, hội nhập khu vực và quốc tế.

CHƯƠNG II Hình thức đầu tư

Điều 8. Hình thức đầu tư. Nhà đầu tư có thể đầu tư trực tiếp và gián tiếp với các hình thức sau: 1. Đầu tư 100% vốn của nhà đầu tư trong và ngoài nước; 2. Đầu tư góp cổ phần giữa nhà đầu tư trong và ngoài nước; 3. Đầu tư kinh doanh theo hợp đồng. Điều 9.Đầu tư 100% vốn của nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Page 6: LUẬT Ế ĐẦ Ư - laos-vita.comlaos-vita.com/22.pdf · phát triển trở thành đô thị mới hiện đại toàn diện, là nơi thu hút đầu tư trong và ngoài nước

Ủy ban Quốc gia về quản lý Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù  

6

Đầu tư 100% vốn của nhà đầu tư trong và ngoài nước là việc nhà đầu tư trong hoặc ngoài nước, có thể là một hoặc nhiều nhà đầu tư thực hiện việc bỏ ra 100% vốn đầu tư vào dự án nào đó tại CHDCND Lào. Điều 10.Đầu tư góp cổ phần giữa nhà đầu tư trong và ngoài nước. Đầu tư góp cổ phần giữa nhà đầu tư trong và ngoài nước là nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài cùng tiến hành kinh doanh, cùng sở hữu và tạo lập pháp nhân mới theo luật pháp nước CHDCND Lào. Việc tổ chức và hoạt động, quản lý, quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư góp vốn chung được quy định tại thỏa thuận góp vốn và điều lệ pháp nhân mới. Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư dưới hình thức trên cần góp vốn tối thiểu không dưới mười phần trăm (10%) tổng số vốn đầu tư. Điều 11. Liên doanh đầu tư theo thỏa thuận. Liên doanh đầu tư chung theo thỏa thuận là cùng đầu tư giữa pháp nhân trong CHDCND Lào với pháp nhân nước ngoài được quy định tại hợp đồng nhưng không tạo thành pháp nhân mới hoặc lập chi nhánh tại CHDCND Lào. Pháp nhân trong nước trên cần thông báo cho các ngành Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư và Tài chính để quản lý theo luật định. Thỏa thuận về liên doanh đầu tư theo hợp đồng cần được chứng nhận của cơ quan cấp phép có thẩm quyền. Điều 12. Quy định về vốn đăng ký đầu tư. Vốn đăng ký của các dự án tô nhượng tối thiểu không dưới ba mươi phần trăm (30%) tổng số vốn đầu tư. Với các dự án chung khác cần thực hiện theo quy định theo Luật Doanh nghiệp.

Page 7: LUẬT Ế ĐẦ Ư - laos-vita.comlaos-vita.com/22.pdf · phát triển trở thành đô thị mới hiện đại toàn diện, là nơi thu hút đầu tư trong và ngoài nước

Ủy ban Quốc gia về quản lý Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù  

7

Vốn đăng ký cần thể hiện thành tài sản hữu hình và trong suốt quá trình tiến hành kinh doanh trị giá tài sản doanh nghiệp không được thấp hơn vốn đăng ký.

CHƯƠNG III Dự án đầu tư

Phần I:Loại hình dự án đầu tư Điều 13. Loại hình dự án đầu tư. Nhà đầu tư có thể đầu tư trong các dự án dưới đây: - Dự án chung; - Dự án tô nhượng. - Dự án phát triển đặc khu kinh tế và khu kinh tế đặc thù. Điều 14. Dự án chung. Dự án chung là dự án đầu tư trong ngành kinh doanh nói chung, bao gồm dự án thuộc Danh mục quản lý (Negative List) và các dự án đó không phải là dự án tô nhượng. Điều 15. Dự án tô nhượng. Dự án tô nhượng là dự án đầu tư được Nhà nước cấp quyền sở hữu và các quyền khác của Nhà nước theo quy định nhằm phát triển và tiến hành sản xuất kinh doanh nào đó, nhất là quyền tô nhượng đất, khoáng sản, năng lượng điện, hàng không, viễn thông, bảo hiểm, tài chính. Danh mục dự án tô nhượng được Chính phủ quy định riêng. Điều 16. Dự án phát triển đặc khu kinh tế và khu kinh tế đặc thù. Dự án phát triển đặc khu kinh tế là hoạt động đầu tư tại đặc khu kinh tế nhằm xây dựng đầy đủ hạ tầng cơ sở và phát triển trở thành đô thị mới. Dự án phát triển khu kinh tế đặc thù là hoạt động đầu tư tại khu kinh tế đặc thù nhằm xây dựng hạ tầng cơ sở và phát triển trở

Page 8: LUẬT Ế ĐẦ Ư - laos-vita.comlaos-vita.com/22.pdf · phát triển trở thành đô thị mới hiện đại toàn diện, là nơi thu hút đầu tư trong và ngoài nước

Ủy ban Quốc gia về quản lý Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù  

8

thành các khu tùy theo điều kiện thực tế và quy định như khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đô thị du lịch .v.v.. Việc tổ chức và hoạt động của đặc khu kinh tế và khu kinh tế đặc thù được quy định riêng. Phần II: Đầu tư trong các dự án chung Điều 17. Xin phép đầu tư. Nhà đầu tư có mục đích đầu tư trong dự án chung cần gửi Đơn đề nghị qua dịch vụ một cửa của ngành Công Thương để đăng ký doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp quy định. Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư trong các dự án chung cần có tổng số vốn không dưới 1 tỷ kíp. Điều 18. Xem xét giải quyết Trình tự và quy định thời gian xem xét giải quyết đăng ký doanh nghiệp đầu tư vào các dự án chung không thuộc Danh mục quản lý được cấp Giấy Đăng ký doanh nghiệp chậm nhất không dưới 10 ngày hành chính tính từ ngày nhận đơn Đơn đề nghị. Đối với doanh nghiệp thuộc Danh mục quản lý được cấp Giấy Đăng ký doanh nghiệp chậm nhất không dưới 13 ngày hành chính tính từ ngày nhận Đơn đề nghị theo quy định tại Luật Doanh nghiệp. Đối với việc xin phép phát triển dự án của nhà đầu tư đã có công ty, các giấy tờ cần thiết theo quy định riêng và việc xem xét giải quyết nhanh hơn so với xem xét giải quyết đầu tư mới. Điều 19.Cấp Giấy phép đăng ký doanh nghiệp. Giấy phép đăng ký doanh nghiệp là giấy tờ công nhận việc thành lập để tiến hành kinh doanh đúng theo pháp luật. Cấp Giấy phép đăng ký doanh nghiệp bao gồm có việc cấp phép đầu tư, nội dung và chính sách khuyến khích đầu tư, đăng ký thuế và việc cấp phép tiến hành dự án của ngành liên quan. Ngay sau khi nhận được giấy phép đăng ký doanh nghiệp, nhà đầu tư có thể tiến hành sản xuất kinh doanh.

Page 9: LUẬT Ế ĐẦ Ư - laos-vita.comlaos-vita.com/22.pdf · phát triển trở thành đô thị mới hiện đại toàn diện, là nơi thu hút đầu tư trong và ngoài nước

Ủy ban Quốc gia về quản lý Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù  

9

Điều 20. Thời hạn đầu tư. Đầu tư thuộc dự án chung không quy định thời hạn đầu tư, trừ các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực/ngành có quy định cụ thể về thời hạn đầu tư. Phần III: Đầu tư dự án tô nhượng Điều 21. Xin phép đầu tư. Nhà đầu tư muốn đầu tư vào dự án tô nhượng cần gửi Đơn đề nghị qua dịch vụ một cửa của Bộ Kế hoạch-Đầu tư nghiên cứu trình Chính phủ hoặc Ủy ban Chính quyền tỉnh xét. Điều 22. Lựa chọn nhà đầu tư. Bộ Kế hoạch và Đầu tư lựa chọn từng trường hợp nhà đầu tư vào dự án tô nhượng bằng cách so sánh, đấu thầu hoặc đánh giá năng lực, trên cơ sở phối hợp với ngành và địa phương liên quan theo pháp luật. Trong lựa chọn nhà đầu tư cần đảm bảo tính minh bạch, công khai và có thể giám sát được. Cách thức lựa chọn nhà đầu tư dự án tô nhượng được quy định riêng. Điều 23. Xem xét đầu tư dự án tô nhượng. Ngành Kế hoạch và Đầu tư xem xét việc đầu tư vào dự án tô nhượng theo các bước như sau: - Nghiên cứu và thống nhất về nguyên tắc đầu tư đảm bảo lợi ích của Nhà nước, nhà đầu tư và nhân dân. Trường hợp chuyển quyền sở hữu đất lại cho Nhà nước, Cơ quan quản lý đất liên quan cần tính toán giá đền bù cho nhà đầu tư hoặc nhân dân bị tác động do việc chuyển quyền sở hữu đất trên theo giá thị trường; - Hướng dẫn nhà đầu tư chuẩn bị các giấy tờ cần thiết theo mẫu như luận chứng kinh tế kỹ thuật, báo cáo tác động tới môi trường và xã hội, giấy phương tiện, đồ dùng và vật liệu sử dụng sản xuất trực tiếp xin miễn thuế-hải quan nhập nhập khẩu để làm cơ sở cho việc nghiên cứu cấp phép;

Page 10: LUẬT Ế ĐẦ Ư - laos-vita.comlaos-vita.com/22.pdf · phát triển trở thành đô thị mới hiện đại toàn diện, là nơi thu hút đầu tư trong và ngoài nước

Ủy ban Quốc gia về quản lý Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù  

10

- Ngành Kế hoạch và Đầu tư và các ngành liên quan chủ động trong việc đàm phán và lập dự thảo thỏa thuận ban đầu; - Đưa kết quả đàm phán dự án trên vào xem xét tại Hội nghị do Văn phòng dịch vụ một cửa tổ chức; - Trình Chính phủ hoặc Chính quyền địa phương xem xét thông qua, đồng thời giới thiệu nhà đầu tư nộp tiền bảo lãnh theo quy định căn cứ loại hình và mức độ đầu tư. Tiền bảo lãnh trên phải nộp vào Ngân sách Quốc gia và đưa trở lại khi dự án bắt đầu được một giai đoạn. Khi được sự nhất trí, ngành Kế hoạch-Đầu tư cấp Giấy đăng ký tô nhượng cho nhà đầu tư theo quy định. Điều 24.Cấp đăng ký tô nhượng. Bộ Kế hoạch-Đầu tư cấp Giấy đăng ký tô nhượng cho dự án tô nhượng thuộc phạm vi trách nhiệm của mình sau khi nhận được sự đồng ý của Chính phủ. Sở, phòng Kế hoạch-Đầu tư cấp Giấy đăng ký tô nhượng cho dự án tô nhượng trong phạm vi trách nhiệm của mình, sau khi được sự đồng ý của Chính quyền địa phương liên quan. Điều 25.Giấy đăng ký tô nhượng.

Giấy đăng ký tô nhượng là giấy công nhận quyền sở hữu của nhà đầu tư đúng pháp luật. Giấy đăng ký tô nhượng bao gồm Giấy đăng ký doanh nghiệp, Giấy phép đầu tư, chính sách khuyến khích, Giấy đăng ký thuế và giấy phép tiến hành kinh doanh của ngành liên quan cấp. Sau khi nhận được giấy đăng ký tô nhượng, nhà đầu tư có thể tiến hành kinh doanh sản xuất. nhà đầu tư cần hoạt động kinh doanh của mình trong thời gian quy định 90 ngày, trong thời hạn đó, nếu nhà đầu tư không tiến hành kinh doanh, ngành Kế hoạch và đầu tư sẽ nhắc nhở bằng văn bản, sau đó trong thời hạn 60 ngày, nếu nhà đầu tư không tiến hành hoạt động trên, sẽ bị thu Giấy đăng ký tô nhượng và xung công tiền bảo lãnh.

Page 11: LUẬT Ế ĐẦ Ư - laos-vita.comlaos-vita.com/22.pdf · phát triển trở thành đô thị mới hiện đại toàn diện, là nơi thu hút đầu tư trong và ngoài nước

Ủy ban Quốc gia về quản lý Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù  

11

Điều 26.Lập hợp đồng tô nhượng. Hợp đồng tô nhượng được xây dựng trên cơ sở tự nguyện và đồng ý giữa nhà đầu tư và Chính phủ hoặc Chính quyền cấp tỉnh. Hợp đồng tô nhượng cần quy định đối tượng, giá trị, thời hạn, điều kiện, quyền và nghĩa vụ của hai bên. Hợp đồng đầu tư, nhất là việc chuyển quyền tô nhượng và chuyển cổ phần phải có sự chứng nhận của cơ quan công chứng. Điều 27. Sửa đổi nội dung hợp đồng tô nhượng. Nội dung hợp đồng tô nhượng có thể được đàm phán sửa đổi hoặc bổ sung trên cơ sở nhất trí của các bên tham gia hợp đồng. Nếu việc sửa đổi hoặc bổ sung đó không là vấn đề quan trọng thì Bộ Kế hoạch-Đầu tư phối hợp với ngành liên xem xét giải quyết theo đề nghị của đối tác và báo cáo Chính phủ hoặc Cơ quan chính quyền tỉnh liên quan biết. Sửa đổi hợp đồng tô nhượng dưới hình thức chuyển quyền tô nhượng và chuyển cổ phần phải chịu thuế theo luật định. Điều 28. Thời hạn dự án tô nhượng. Thời hạn dự án tô nhượng căn cứ tính chất, quy mô, giá trị đầu tư ,điều kiện của dự án tô nhượng theo quy định của ngành liên quan nhưng tối đa không quá 99 năm và có thể gia hạn từng trường hợp với sự đồng ý của Chính phủ hoặc chính quyền cấp tỉnh, nhất là trong trường hợp nhà đầu tư thực hiện dự án đem lại lợi ích lớn nhất cho đất nước, thực hiện hợp đồng có hiệu quả và góp phần trong việc phát triển địa phương. Phần IV:Đầu tư dự án hoặc công trình trong danh mục kêu gọi đầu tư Điều 29. Dự án hoặc công trình trong danh mục kêu gọi đầu tư. Dự án hoặc công trình trong danh mục kêu gọi đầu tư là dự án đầu tư chung và dự án tô nhượng do các ngành và địa phương tiến hành nghiên cứu và xây dựng trên cơ sở dự án hoặc hoạt động đó có tầm quan trọng đối kinh tế quốc gia và có thế

Page 12: LUẬT Ế ĐẦ Ư - laos-vita.comlaos-vita.com/22.pdf · phát triển trở thành đô thị mới hiện đại toàn diện, là nơi thu hút đầu tư trong và ngoài nước

Ủy ban Quốc gia về quản lý Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù  

12

mạnh tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên được Chính phủ hoặc Chính quyền cấp tỉnh công nhận và cần tìm vốn để thực hiện. Điều 30. Nội dung chính của dự án hoặc công trình kêu gọi đầu tư. Nội dung chính của dự án hoặc công trình kêu gọi đầu tư gồm: - Quy hoạch tổng thể phát triển; - Luận chứng kinh tế-kỹ thuật; - Đánh giá tác động tới môi trường; - Điều kiện đầu tư; - Nguồn vốn. Điều 31. Cấp phép dự án hoặc công trình kêu gọi đầu tư. Các ngành chủ trì xây dựng dự án hoặc công trình kêu gọi đầu tư theo chiến lược và kế hoạch của mình. Sau đó, gửi ngành Kế hoạch-Đầu tư nghiên cứu, tổng hợp và trình Chính phủ hoặc chính quyền tỉnh, thành nghiên cứu thông qua. Sau khi được Chính phủ hoặc chính quyền tỉnh, thành thông qua, các dự án hoặc công trình đó được chuyển về các ngành, địa phương liên quan và Văn phòng dịch vụ một cửa của Bộ Kế hoạch-Đầu tư và Bộ Công Thương, các Đại sứ quán, Tổng Lãnh sự và đại diện Thương mại/Thương vụ làm thông tin kêu gọi đầu tư trong và ngoài nước. Đối với dự án tô nhượng trong danh sách kêu gọi đầu tư, việc xem xét cấp phép chậm nhất không dưới 45 ngày tính từ ngày nhận Đơn đề nghị. Điều 32. Cấp phép đầu tư trong dự án hoặc công trình kêu gọi đầu tư. Việc xem xét đầu tư trong dự án hoặc công trình kêu gọi đầu tư do ngành Công Thương hoặc ngành Kế hoạch-Đầu tư trực tiếp cấp phép sau khi nghiên cứu điều kiện và năng lực của nhà đầu tư theo quy định.

Page 13: LUẬT Ế ĐẦ Ư - laos-vita.comlaos-vita.com/22.pdf · phát triển trở thành đô thị mới hiện đại toàn diện, là nơi thu hút đầu tư trong và ngoài nước

Ủy ban Quốc gia về quản lý Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù  

13

Phần V: Đầu tư dự án/công trình phát triển đặc khu kinh tế và khu kinh tế đặc thù. Điều 33. Đặc khu kinh tế Đặc khu kinh tế là khu phát triển thành đô thị mới, nhận được chính sách khuyến khích đặc biệt và quản lý bằng pháp luật của Nhà nước và quy định riêng của đặc khu, không trái với lợi ích của Nhà nước và xã hội. Doanh nghiệp hoạt động trong khu vực trên sẽ nhận được chính sách đặc biệt và quản lý bằng pháp luật riêng, phù hợp với luật pháp CHDCND Lào. Chính phủ lập kế hoạch xây dựng đặc khu kinh tế và cấp phép cho nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nhằm đảm bảo tiến hành mọi ngành kinh doanh như công nghiệp, thương mại và dịch vụ, văn hóa-xã hội. Đặc khu kinh tế có thể bao gồm nhiều khu kinh tế đặc thù, như là khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đô thị du lịch, khu thương mại miễn thuế, khu công nghệ và thông tin, khu kinh tế biên giới, khu quy hoạch đô thị và .v.v.. Cơ cấu tổ chức, hoạt động và quản lý từng đặc khu kinh tế và khu kinh tế đặc thù được quy định riêng. Điều 34.Nguyên tắc thành lập đặc khu kinh tế và khu kinh tế đặc thù. Đặc khu kinh tế và khu kinh tế đặc thù được thành lập trên cơ sở nguyên tắc chính: 1. Quy định rõ ràng mục đích và mục tiêu của đặc khu kinh tế và khu kinh tế đặc thù. 2. Phải quy định rõ lợi ích của Nhà nước, nhà đầu tư và nhân dân; 3. Là khu phù hợp mục đích của từng đặc khu kinh tế và khu kinh tế đặc thù; 4. Quy định rõ ràng diện tích và ranh giới; 5. Có chính sách khuyến khích kinh tế riêng của từng khu; 6. Có hệ thống quản lý khu kinh tế độc lập của từng khu;

Page 14: LUẬT Ế ĐẦ Ư - laos-vita.comlaos-vita.com/22.pdf · phát triển trở thành đô thị mới hiện đại toàn diện, là nơi thu hút đầu tư trong và ngoài nước

Ủy ban Quốc gia về quản lý Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù  

14

7. Chịu sự quản lý của Chính phủ hoặc cơ quan quản lý địa phương mà Chính phủ giao cho; 8. Ban Quản lý khu có quyền cho người khác thuê đất và tự quy định giá thuê không quá thời hạn hợp đồng tô nhượng; 9. Ban Quản lý khu có thể tiến hành phát triển đặc khu kinh tế và khu kinh tế đặc thù trong khu vực của mình; 10. Ban Quản lý khu có thể thu hút và cho phép cá nhân hoặc pháp nhân khác trong và ngoài nước đầu tư trong khu vực của mình; 11. Đảm bảo ổn định, an toàn và gìn giữ bảo vệ môi trường trong khu. Điều 35.Các bước thành lập. Chính phủ quyết định thành lập đặc khu kinh tế và khu kinh tế đặc thù theo đề nghị của Bộ Công Thương trên cơ sở nghiên cứu, phối hợp với ngành và địa phương liên quan phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của Chính phủ, địa phương và các thế mạnh trong khu vực đó. Người có ý định thành lập đặc khu kinh tế phải gửi đơn tới Bộ Công Thương và Bộ Công Thương trình Chính phủ xem xét. Việc cấp phép đầu tư thành lập đặc khu kinh tế và khu kinh tế đặc thù phải thực hiện tương tự việc cấp phép đầu tư trong dự án tô nhượng. Ngoài ra, phải thành lập Ban Chỉ đạo thành lập đặc khu kinh tế và khu kinh tế đặc thù. Hoạt động, quản lý, chính sách khuyến khích từng đặc khu kinh tế và khu kinh tế đặc thù do Chính phủ quy định. Điều 36. Ban Chỉ đạo thành lập Ban Chỉ đạo việc thành lập đặc khu kinh tế và khu kinh tế đặc thù được Chính phủ thành lập theo đề nghị của ngành Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với địa phương liên quan. Ban Chỉ đạo thành lập đặc khu kinh tế và khu kinh tế đặc thù gồm nhà đầu tư, đại diện từ các ngành, cơ quan quản lý địa phương liên quan nơi thành lập đặc khu kinh tế và Mặt trận Lào xây dựng đất nước.

Page 15: LUẬT Ế ĐẦ Ư - laos-vita.comlaos-vita.com/22.pdf · phát triển trở thành đô thị mới hiện đại toàn diện, là nơi thu hút đầu tư trong và ngoài nước

Ủy ban Quốc gia về quản lý Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù  

15

Ban Chỉ đạo trên thành lập nhóm công tác giúp việc là cơ quan thường trực làm việc với nhà đầu tư nhằm giải quyết các vấn đề nảy sinh trong suốt quá trình thành lập đặc khu kinh tế và khu kinh tế đặc thù. Điều 37. Quyền và nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo thành lập Ban Chỉ đạo thành lập đặc khu kinh tế và khu kinh tế đặc thù có quyền và nhiệm vụ, như sau: - Nghiên cứu, đề cập vấn đề và quan hệ với các bộ phận khác về việc thành lập đặc khu kinh tế và khu kinh tế đặc thù; - Tiến hành hoàn thành lập đặc khu kinh tế và khu kinh tế đặc thù đúng mục đích, dự kiến và thời gian quy định; - Giải quyết các vấn đề liên quan đến việc thành lập khu như: quan hệ giữa nhà đầu tư và lợi ích của nhân dân trong khu vực kinh tế đặc biệt và khu kinh tế đặc thù bằng phối hợp với chính quyền địa phương và các ngành liên quan. Ban Chỉ đạo thành lập đặc khu kinh tế và khu kinh tế đặc thù hoạt động trên cơ sở ngân sách do nhà đầu tư cấp. Ban Chỉ đạo thành lập đặc khu kinh tế sẽ chấm dứt hoạt động sau khi Chính phủ ra Nghị định về hoạt động và quản lý đặc khu kinh tế và khu kinh tế đặc thù đó. Điều 38. Nội dung Nghị định. Nội dung chính của Nghị định về hoạt động và quản lý đặc khu kinh tế và khu kinh tế đặc thù bao gồm: - Ban Quản trị đặc khu kinh tế; - Nguyên tắc trong việc lập chính sách ưu đãi; - Hoạt động của khu kinh tế; - Quản lý vĩ mô khu kinh tế. - Nguyên tắc lập chính sách khuyến khích; - Chia lợi nhuận giữa Nhà nước và nhà đầu tư. Điều 39.Quy định chính sách khuyến khích đầu tư trong đặc khu kinh tế và khu kinh tế đặc thù.

Page 16: LUẬT Ế ĐẦ Ư - laos-vita.comlaos-vita.com/22.pdf · phát triển trở thành đô thị mới hiện đại toàn diện, là nơi thu hút đầu tư trong và ngoài nước

Ủy ban Quốc gia về quản lý Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù  

16

Ban Quản trị đặc khu kinh tế và khu kinh tế đặc thù nghiên cứu, quy định chính sách khuyến khích đầu tư và chính sách kinh tế khác tại khu của mình được Chính phủ quy định tại Nghị định tổ chức, hoạt động và quản lý của từng khu. Điều 40. Nguyên tắc hoạt động của khu kinh tế kinh tế đặc biệt và khu kinh tế đặc thù Đặc khu kinh tế và khu kinh tế đặc thù hoạt động theo các nguyên tắc sau: 1. Độc lập trong quản lý kinh tế; 2. Chịu sự quản lý vĩ mô của cơ quan quản lý Nhà nước hoặc Chính quyền địa phương do Chính phủ giao chỉ định. Điều 41.Việc phát triển. Phát triển đặc khu kinh tế và khu kinh tế đặc thù tập trung xây dựng hạ tầng cơ sở đồng bộ nhằm tạo môi trường thuận lợi cho thu hút đầu tư, phù hợp với mục tiêu của từng đặc khu kinh tế và khu kinh tế đặc thù được Nhà nước cấp phép. Điều 42.Thời hạn đầu tư trong phát triển đặc khu kinh tế và khu kinh tế đặc thù. Thời hạn đầu tư trong phát triển đặc khu kinh tế căn cứ loại hình, quy mô, điều kiện của từng đặc khu kinh tế và khu kinh tế đặc thù, tối đa không quá 99 năm và có thể gia hạn tùy từng trường hợp với sự đồng ý của Chính phủ, nhất là trong trường hợp nhà đầu tư thực hiện dự án đem lại lợi ích lớn nhất/tối đa cho đất nước, thực hiện hợp đồng có hiệu quả và góp phần trong việc phát triển địa phương. Điều 43.Đề nghị tham gia đầu tư trong đặc khu kinh tế và khu kinh tế đặc thù của nhà đầu tư khác. Ngoài nhà đầu tư ban đầu, nhà đầu tư khác có mục đích đầu tư trong đặc khu kinh tế và khu kinh tế đặc thù phải nộp đơn qua dịch vụ một cửa của Ban Quản trị đặc khu kinh tế và khu kinh tế đặc thù liên quan để xem xét theo quy định

Page 17: LUẬT Ế ĐẦ Ư - laos-vita.comlaos-vita.com/22.pdf · phát triển trở thành đô thị mới hiện đại toàn diện, là nơi thu hút đầu tư trong và ngoài nước

Ủy ban Quốc gia về quản lý Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù  

17

Đầu tư trong đặc khu kinh tế và khu kinh tế đặc thù không hạn chế thời hạn đầu tư, trừ các dự án/công trình đầu tư mà ngành liên quan có quy định về thời hạn đầu tư. Phần VI: Dịch vụ đầu tư một cửa Điều 44.Dịch vụ đầu tư một cửa. Dịch vụ đầu tư một cửa là dịch vụ tạo mọi điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư. bằng việc cung cấp dịch vụ thông tin, xem xét đầu tư, cấp giấy đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy đăng ký tô nhượng và các thông báo khác. Văn phòng dịch vụ đầu tư một cửa được đặt tại: - Ngành Kế hoạch-Đầu tư đối với đầu tư trong hoạt động tô nhượng và hoạt động phát triển đặc khu kinh tế và khu kinh tế đặc thù; - Ngành Công Thương đối với đầu tư trong các dự án đầu tư nói chung; - Đặc khu kinh tế và khu kinh tế đặc thù đối với việc đầu tư vào khu vực trên. Tổ chức và hoạt động của Văn phòng dịch vụ đầu tư một cửa đã được quy định. Điều 45.Nguyên tắc dịch vụ đầu tư một cửa. Nguyên tắc dịch vụ đầu tư một cửa bao gồm: 1. Nhà đầu tư nộp đơn đề nghị đầu tư tại cơ quan nào thì nhận trả lời ở nơi đó; thời gian trả lời nhà đầu tư cần thực hiện theo đúng thời gian quy định tại thông báo ở phòng dịch vụ đầu tư một cửa; 2. Việc nộp đơn đề nghị đầu tư có thể do nhà đầu tư tự tiến hành hoặc thông qua đại diện hợp pháp; 3. Dịch vụ một cửa phải đảm bảo cung cấp thông tin và giải quyết vấn đề nảy sinh với nhà đầu tư; 4. Lệ phí và phí dịch vụ phải được thông báo công khai và dán ở nơi có dịch vụ một cửa.

Page 18: LUẬT Ế ĐẦ Ư - laos-vita.comlaos-vita.com/22.pdf · phát triển trở thành đô thị mới hiện đại toàn diện, là nơi thu hút đầu tư trong và ngoài nước

Ủy ban Quốc gia về quản lý Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù  

18

5. Dịch vụ phải theo quy định, có kế hoạch làm việc ngắn gọn, nhanh chóng, sáng tạo, minh bạch, công khai và có thể giám sát được. 6. Việc nhất trí các vấn đề về việc đầu tư cần thông qua Hội nghị của Văn phòng dịch vụ đầu tư một cửa. Điều 46.Cơ chế tổ chức thực hiện dịch vụ đầu tư một cửa. Hàng tuần, Văn phòng dịch vụ đầu tư một cửa phải tổ chức họp với sự tham dự của đại diện các ngành và địa phương liên quan nhằm xem xét các vấn đề về đầu tư và gửi tài liệu trước cho các đại biểu để cấp trên của mình cho ý kiến trước khi tham dự cuộc họp. Ngành và địa phương liên quan bổ nhiệm những người phối hợp về đầu tư có nhiệm vụ phối hợp với mọi bộ phận liên quan về việc đầu tư, nhất là thông tin thiết về ngành và địa phương mình cho Văn phòng dịch vụ đầu tư một cửa để cung cấp thông tin cho nhà đầu tư. Phần VII: Văn phòng đại diện và chi nhánh Điều 47.Văn phòng đại diện. Pháp nhân nước ngoài có ý định thành lập Văn phòng đại diện tại CHDCND Lào phải thông qua dịch vụ một cửa của Bộ Kế hoạch-Đầu tư xem xét, cấp giấy phép thành lập Văn phòng đại diện trong vòng 5 ngày hành chính tính từ ngày nhận đơn của nhà đầu tư. Giấy phép trên công nhận quyền hợp pháp của Văn phòng đại diện, có thể hoạt động theo vai trò, quyền và nhiệm vụ của minh như thu thập thông tin liên quan đầu tư cho công ty mẹ làm cơ sở trong việc xem xét đầu tư tại CHDCND Lào nhưng không có quyền hoạt động kinh doanh. Điều 48.Chi nhánh của các pháp nhân. Pháp nhân nước ngoài có ý định thành lập chi nhánh tại CHDCND Lào phải trình qua dịch vụ một cửa của Bộ Công

Page 19: LUẬT Ế ĐẦ Ư - laos-vita.comlaos-vita.com/22.pdf · phát triển trở thành đô thị mới hiện đại toàn diện, là nơi thu hút đầu tư trong và ngoài nước

Ủy ban Quốc gia về quản lý Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù  

19

Thương để cấp giấy phép doanh nghiệp của chi nhánh trong vòng 15 ngày tính từ ngày nhận đơn. Giấy phép trên công nhận quyền hợp pháp của chi nhánh có thể hoạt động sản xuất kinh doanh theo sự ủy thác của công ty mẹ. Pháp nhân trong nước có thành lập chi nhánh trong nước trong ý định tô nhượng phải thực hiện theo Luật Doanh nghiệp.

CHƯƠNG IV Khuyến khích và bảo hộ đầu tư

Phần I: Khuyến khích về hải quan-thuế Điều 49.Ngành được khuyến khích. Ngành được khuyến khích gồm nông nghiệp, công nghiệp, thủ công nghiệp và dịch vụ do Chính phủ quy định danh sách cụ thể các hoạt động trong ngành trên được chia làm 3 mức độ căn cứ trên cơ sở các chương trình/dự án ưu tiên của Chính phủ, các dự án gắn liền với xóa nghèo, nâng cao đời sống nhân dân, xây dựng hạ tầng cơ sở, tạo công ăn việc làm… Khuyến khích được chia làm 3 mức độ như: - Mức độ 1: các dự án được khuyến khích tối đa; - Mức độ 2: các dự án được khuyến khích trung bình; - Mức độ 3: các dự án được khuyến khích tối thiểu. Điều 50. Khu khuyến khích đầu tư. Khu khuyến khích đầu tư được quy định căn cứ tình hình cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội, được chia làm 3 khu vực như sau: Khu vực 1: Khu vực có hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội chưa tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư, phần lớn là các khu vực xa xôi hẻo lánh. Các khu vực này được khuyến khích đầu tư ở mức độ cao nhất. Khu vực 2: Khu vực có hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội đáp ứng phần nào cho việc đầu tư sẽ được khuyến khích đầu tư ở mức độ trung bình.

Page 20: LUẬT Ế ĐẦ Ư - laos-vita.comlaos-vita.com/22.pdf · phát triển trở thành đô thị mới hiện đại toàn diện, là nơi thu hút đầu tư trong và ngoài nước

Ủy ban Quốc gia về quản lý Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù  

20

Khu vực 3: Khu vực có hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội thuận lợi cho việc đầu tư, sẽ được khuyến khích đầu tư ở mức độ thấp. Danh sách từng khu vực khuyến khích đầu tư sẽ có quy định riêng. Điều 51: Chính sách về thuế lợi tức. Chính sách về thuế lợi tức được thực hiện như sau: 1- Khu vực 1: - Dự án thuộc lĩnh vực được khuyến khích ở mức độ 1, sẽ được miễn thuế lợi tức 10 năm. - Dự án thuộc lĩnh vực được khuyến khích ở mức độ 2, sẽ được miễn thuế lợi tức 6 năm. - Dự án thuộc lĩnh vực được khuyến khích ở mức độ 3, sẽ được miễn thuế lợi tức 4 năm. 2- Khu vực 2: - Dự án thuộc lĩnh vực được khuyến khích ở mức độ 1, sẽ được miễn thuế lợi tức 6 năm. - Dự án thuộc lĩnh vực được khuyến khích ở mức độ 2, sẽ được miễn thuế lợi tức 4 năm. - Dự án thuộc lĩnh vực được khuyến khích ở mức độ 3, sẽ được miễn thuế lợi tức 2 năm. 3- Khu vực 3: - Dự án thuộc lĩnh vực được khuyến khích ở mức độ 1, sẽ được miễn thuế lợi tức 4 năm. - Dự án thuộc lĩnh vực được khuyến khích ở mức độ 2, sẽ được miễn thuế lợi tức 2 năm. - Dự án thuộc lĩnh vực được khuyến khích ở mức độ 3, sẽ được miễn thuế lợi tức 1 năm. Thời gian được miễn thuế lợi tức được tính từ ngày tiến hành sản xuất kinh doanh trở đi. Đối với các dự án sản xuất hàng hoá mới, dự án nghiên cứu và công nghệ, được miễn thuế lợi tức tính từ khi có lợi nhuận trở đi. Sau khi hết giai đoạn miễn thuế lợi tức

Page 21: LUẬT Ế ĐẦ Ư - laos-vita.comlaos-vita.com/22.pdf · phát triển trở thành đô thị mới hiện đại toàn diện, là nơi thu hút đầu tư trong và ngoài nước

Ủy ban Quốc gia về quản lý Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù  

21

như quy định ở trên, các dự án phải có nghĩa vụ nộp thuế lợi tức theo quy định của Luật thuế. Dự án tô nhượng về khai thác khoáng sản, năng lượng điện và trồng cây được thực hiện theo Bộ luật liên quan. Điều 52: Chính sách thuế khác. Nhà đầu tư, ngoài được hưởng chính sách ưu đãi về thuế lợi tức còn được hưởng các chính sách thuế khác như sau: 1- Được ưu đãi miễn thuế lợi tức trong năm tiếp theo đối với việc sử dụng tiền lợi nhuận thu được từ kinh doanh đầu tư tiếp để phát triển dự án. 2- Được ưu đãi miễn các loại thuế nhập khẩu vật liệu, máy móc, phương tiện trực tiếp phục vụ sản xuất. Việc miễn thuế nhập khẩu trên mang tính khuyến khích và thực hiện theo quy định riêng. 3- Được ưu đãi miễn thuế xuất khẩu đối với sản phẩm xuất khẩu chung. Riêng xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên, sản phẩm từ tài nguyên thiên nhiên phải tiến hành theo các luật liên quan. Nhập khẩu xăng dầu các loại sẽ không được miễn thuế. 4- Trong 3 năm đầu, nhà đầu tư có thể chuyển khoản lỗ sang năm tiếp theo nếu thực sự thua lỗ và có xác nhận của nhà chức trách cơ quan thuế. Khi đã hết thời hạn trên, khoản tiền thua lỗ còn lại sẽ không được tính nằm ngoài lợi nhuận của năm tiếp theo. Đối với đặc khu kinh tế và khu kinh tế đặc thù thực hiện theo Nghị định thành lập và hoạt động của từng khu. Điều 53: Chính sách tiếp cận nguồn vốn. Nhà đầu tư trong và ngoài nước có thể tiếp cận các nguồn vốn bằng cách vay ngân hàng và các tổ chức tài chính tại Lào hoặc quốc tế theo quy định pháp luật. Điều 54: Chính sách khuyến khích đặc biệt: Chính sách khuyến khích đặc biệt như sau: 1- Việc đầu tư xây dựng bệnh viện, nhà trẻ, trường học trung học, trường cao đẳng, trường dạy nghề, trường đại học, trung

Page 22: LUẬT Ế ĐẦ Ư - laos-vita.comlaos-vita.com/22.pdf · phát triển trở thành đô thị mới hiện đại toàn diện, là nơi thu hút đầu tư trong và ngoài nước

Ủy ban Quốc gia về quản lý Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù  

22

tâm nghiên cứu-phân tích, một số dự án dân sinh và công cộng sẽ được ưu đãi miễn phí thuê đất hoặc tô nhượng đất như sau: - Khu vực 1: Được miễn phí thuê hoặc tô nhượng đất 15 năm. - Khu vực 2: Được miễn phí thuê hoặc tô nhượng đất 10 năm. - Khu vực 3: Được miễn phí thuê hoặc tô nhượng đất 3 năm. 2- Việc đầu tư vào bệnh viện, nhà trẻ, trường học trung học, trường cao đẳng, trường dạy nghề, trường đại học, trung tâm nghiên cứu-phân tích trường và các công trình dân sinh sẽ được miễn thuế lợi tức thêm 5 năm đối với các khuyến khích được quy định tại Điều 51 của Luật này. Điều 55: Tổ chức thực hiện chính sách ưu đãi về thuế. Việc tổ chức thực hiện các chính sách ưu đãi về thuế được quy định như sau: 1- Ngành tài chính là đơn vị tổ chức thực hiện chính sách ưu đãi về thuế theo các quy định đã ghi trong giấy đăng ký doanh nghiệp và giấy đăng ký tô nhượng. 2- Đối với ưu đãi miễn thuế trong nhập khẩu phương tiện, vật liệu dùng trong sản xuất trực tiếp, giao ngành tài chính tổ chức thực hiện phù hợp với quy định của luật này. Phần II: Khuyến khích đầu tư bằng các chính sách ưu đãi khác Điều 56: Khuyến khích đầu tư bằng các chính sách ưu đãi khác. Khuyến khích đầu tư bằng các chính sách ưu đãi khác gồm: - Khuyến khích bằng cung cấp dữ liệu, thông tin; - Khuyến khích bằng quyền sử dụng đất. Điều 57: Khuyến khích bằng cung cấp dữ liệu, thông tin.

Page 23: LUẬT Ế ĐẦ Ư - laos-vita.comlaos-vita.com/22.pdf · phát triển trở thành đô thị mới hiện đại toàn diện, là nơi thu hút đầu tư trong và ngoài nước

Ủy ban Quốc gia về quản lý Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù  

23

Nhằm đảm bảo nhà đầu tư được đáp ứng thông tin về đầu tư đầy đủ, bình đẳng, nhanh chóng, kịp thời và để nhà đầu tư có thể ra quyết định đầu tư, cần xây dựng trung tâm thông tin đầu tư tại các Sở, Ban, ngành Kế hoạch - Đầu tư. Trung tâm thông tin đầu tư là đơn vị thu thập và tổng hợp các dữ liệu về đầu tư nhằm tạo mạng lưới, cung cấp và trao đổi thông tin trước hết là quảng bá thông qua các hệ thống website, sổ tay, tạp chí, tờ rơi quảng cáo..v..v.. đối với việc kêu gọi đầu tư cho người quan tâm, giao Đại sứ quán Lào, tổng lãnh sự quán Lào hoặc các cơ quan đại diện thương mại Lào tại nước ngoài để đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư. Điều 58: Khuyến khích bằng quyền sử dụng đất. Nhà đầu tư nước ngoài đến đầu tư với số vốn đăng ký từ 500.000 đô la Mỹ trở lên có quyền mua quyền sử dụng đất của nhà nước đã trong quy hoạch theo quy định của thời gian đầu tư dự án để xây dựng nhà ở hoặc cơ sở kinh doanh, nhưng cần được sự đồng ý của tổ chức quản lý đất đai địa phương theo quy định pháp luật. Chính phủ là cơ quan ban hành các quy định và cơ chế phân cấp quản lý đối với việc ưu đãi quyền sử dụng đất của nhà đầu tư nước ngoài đến đầu tư tại Lào. Điều 59: Mở rộng chính sách ưu đãi khuyến khích đầu tư. Ngoài những chính sách được quy định tại Phần I và Phần II của Chương IV, nếu thấy cần thiết có thêm chính sách ưu đãi khác đối với một số ngành, khu vực đầu tư, khu kinh tế đặc biệt, đặc khu kinh tế…Chính phủ đề nghị lên Quốc hội hoặc Uỷ ban Thường vụ Quốc hội để xem xét thông qua.

Page 24: LUẬT Ế ĐẦ Ư - laos-vita.comlaos-vita.com/22.pdf · phát triển trở thành đô thị mới hiện đại toàn diện, là nơi thu hút đầu tư trong và ngoài nước

Ủy ban Quốc gia về quản lý Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù  

24

Phần III: Bảo hộ đầu tư Điều 60: Bảo hộ đầu tư. Nhà đầu tư được hưởng quyền bình đẳng trong đầu tư, được bảo hộ lợi ích theo quy định pháp luật của CHDCND Lào và các điều ước quốc tế mà Lào là thành viên. Điều 61: Hình thức bảo hộ đầu tư. Nhà nước công nhận và bảo hộ việc đầu tư của nhà đầu tư một cách đầy đủ, không kê biên, tịch thu và quốc hữu hoá bằng biện pháp hành chính. Trong trường hợp Nhà nước có nhu cầu cần thiết sử dụng vào mục đích công cộng, nhà đầu tư sẽ được đền bù theo giá trị thực tế trên thị trường ở thời điểm chuyển giao bằng phương pháp thanh toán mà hai bên thống nhất. Điều 62: Bảo hộ tài sản trí tuệ. Nhà nước công nhận và bảo hộ tài sản trí tuệ của nhà đầu tư đã đăng ký hợp pháp phù hợp với Luật tài sản trí tuệ của CHDCND Lào hoặc theo điều ước quốc tế mà Lào là thành viên.

CHƯƠNG V Quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư

Điều 63: Quyền của nhà đầu tư. Nhà đầu tư có quyền sau đây: 1- Quyền là chủ đầu tư; 2- Quyền quản lý-điều hành dự án đầu tư; 3- Quyền tuyển dụng lao động; 4- Quyền cư trú đối với nhà đầu tư nước ngoài; 5- Quyền của nhà đầu tư nước ngoài trong việc chuyển vốn, tài sản và thu nhập ra nước ngoài. Điều 64: Quyền làm chủ trong đầu tư.

Page 25: LUẬT Ế ĐẦ Ư - laos-vita.comlaos-vita.com/22.pdf · phát triển trở thành đô thị mới hiện đại toàn diện, là nơi thu hút đầu tư trong và ngoài nước

Ủy ban Quốc gia về quản lý Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù  

25

1- Đầu tư trong tất các cách ngành, lĩnh vực và khu vực đầu tư mà không bị cấm theo quy định pháp luật của Lào; 2- Đầu tư theo loại, hình thức và cách thức kinh doanh theo quy định của pháp luật; 3- Xin tô nhượng dự án từ Chính phủ hoặc chính quyền địa phương theo từng trường hợp nhằm phát triển dự án; 4- Xin tô nhượng đất từ Chính phủ Lào để thành lập đặc khu kinh tế và khu kinh tế đặc thù. 5- Thành lập Văn phòng đại diện hoặc chi nhánh tại Lào; 6- Xin chuyển đổi mục đích hoặc dự án đầu tư trong trường hợp dự án đầu tư không hiệu quả có sự thay đổi về chính sách hoặc quy định pháp luật của Nhà nước; 7- Làm chủ sở hữu đối với tài sản của mình; 8- Được bảo hộ quyền và lợi ích chính đáng thu được từ việc đầu tư; 9- Được tạo điều kiện thuận lợi từ Nhà nước trong các lĩnh vực khác liên quan đến đầu tư; 10- Được hưởng lợi từ việc thuê hoặc tô nhượng như: quyền sử dụng, thế chấp với người khác hoặc với ngân hàng, hoặc góp vốn, cho thuê, mua bán quyền sử dụng đất và tiếp tục gia hạn hợp đồng thuê đất theo quy định của pháp luật; 11- Đối với người thuê hoặc tô nhượng đất có quyền sử dụng đất theo thời hạn hợp đồng thuê hoặc tô nhượng, là chủ sở hữu đối với những công trình, cơ sở vật chất xây dựng trên mảnh đất đó, có quyền chuyển nhượng cho người trong hoặc ngoài nước. 12- Mở tài khoản bằng tiền kíp hoặc ngoại tệ tại ngân hàng tại Lào; 13- Có quyền khiếu nại với các cơ quan liên quan trong trường hợp thấy lợi ích đầu tư của mình bị ảnh hưởng; 14- Được hưởng các quyền và lợi ích khác theo quy định của pháp luật. Điều 65: Quyền quản lý điều hành dự án đầu tư. Quyền quản lý điều hành dự án đầu tư như sau: 1- Lập kế hoạch đầu tư;

Page 26: LUẬT Ế ĐẦ Ư - laos-vita.comlaos-vita.com/22.pdf · phát triển trở thành đô thị mới hiện đại toàn diện, là nơi thu hút đầu tư trong và ngoài nước

Ủy ban Quốc gia về quản lý Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù  

26

2- Tìm kiếm và sử dụng vật liệu, phương tiện, máy móc, vật tư, vật liệu và công nghệ trong việc đầu tư; 3- Tiếp cận thị trường trong nước và thị trường nước ngoài; 4- Quản lý lao động an toàn và thuận tiện trong hoạt động sản xuất; 5- Tiến hành họp, thảo luận về việc đầu tư của mình; 6- Trao – chuyển giao, rút vốn hoặc thêm vốn kinh doanh và uỷ quyền cho nhà đầu tư khác tiến hành kinh doanh thay thế tạm thời; 7- Đề nghị lên cơ quan có liên quan nhằm xem xét việc dừng, huỷ bỏ hoặc chuyển doanh nghiệp của mình sang hình thức kinh doanh khác; 8- Thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật. Điều 66: Quyền tuyển dụng lao động. Quyền tuyển dụng lao động như sau: 1- Ký hợp đồng tuyển dụng chuyên gia, các nhà chuyên môn vào làm việc cho doanh nghiệp mình. Trong trường hợp dự án đầu tư cần sử dụng lao động chân tay và trí óc quá chỉ tiêu cho phép của Luật lao động, nhà đầu tư có quyền đề nghị lên Chính phủ xem xét từng trường hợp cụ thể; 2- Bố trí, điều động người lao động vào các vị trí khác nhau theo nhu cầu của doanh nghiệp; 3- Thực hiện các chế độ, chính sách đối với người lao động; 4- Thực hiện các quyền khác theo quy định tại Luật lao động và các quy định pháp luật khác. Điều 67: Quyền cư trú đối với nhà đầu tư nước ngoài. Nhà đầu tư nước ngoài cùng với các thành viên trong gia đình có quyền cư trú tại Lào theo thời hạn đầu tư. Chuyên gia, chuyên viên nước ngoài có quyền cư trú tại Lào theo hợp đồng lao động. Nhà đầu tư nước ngoài cùng các thành viên trong gia đình, các chuyên gia, chuyên viên nước ngoài được tạo điều kiện thuận

Page 27: LUẬT Ế ĐẦ Ư - laos-vita.comlaos-vita.com/22.pdf · phát triển trở thành đô thị mới hiện đại toàn diện, là nơi thu hút đầu tư trong và ngoài nước

Ủy ban Quốc gia về quản lý Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù  

27

lợi xuất nhập cảnh CHDCND Lào, kể cả việc xin visa xuất nhập cảnh nhiều lần, mỗi lần không quá 5 năm. Điều 68: Quyền của nhà đầu tư nước ngoài trong việc chuyển vốn, tài sản và thu nhập ra nước ngoài. Nhà đầu tư nước ngoài có quyền chuyển vốn, tài sản và thu nhập của mình, đặc biệt là thu nhập từ việc đầu tư, tiền và các tài sản khác thuộc quyền sở hữu cá nhân hoặc của doanh nghiệp ra nước ngoài thông qua các ngân hàng đặt tại Lào và tổ chức nhà nước liên quan, sau khi đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế và các lệ phí đối với Nhà nước theo quy định của pháp luật Lào. Điều 69: Nghĩa vụ của nhà đầu tư. Nhà đầu tư có nghĩa vụ sau: 1- Áp dụng chế độ kế toán theo quy định pháp luật của Lào, trong trường hợp cần thiết có thể sử dụng hệ thống kế toán khác được quốc tế công nhận nhưng phải được sự đồng ý của ngành tài chính Lào; 2- Nộp thuế hải quan, thuế nội địa, lệ phí và phí dịch vụ khác một cách đầy đủ, đúng hạn; 3- Chấp hành quy định về bảo hiểm và bảo hiểm xã hội đối với người lao động trong doanh nghiệp của mình theo quy định của pháp luật, khuyến khích sử dụng lao động Lào, chú trọng phát triển tay nghề, nâng cao trình độ chuyên môn và chuyển giao công nghệ cho lao động Lào; 4- Tạo điều kiện thuận lợi về tổ chức và hoạt động của các tổ chức quần chúng trong doanh nghiệp của mình, đặc biệt là tổ chức công đoàn. 5- Phối hợp với chính quyền địa phương trong hoạt động kinh doanh, đền bù mất mát do quá trình tiến hành kinh doanh gây ra, góp phần giải quyết khó khăn cho người dân vùng dự án; 6- Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật Lào. Điều 70: Nghĩa vụ giữ gìn bảo vệ môi trường.

Page 28: LUẬT Ế ĐẦ Ư - laos-vita.comlaos-vita.com/22.pdf · phát triển trở thành đô thị mới hiện đại toàn diện, là nơi thu hút đầu tư trong và ngoài nước

Ủy ban Quốc gia về quản lý Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù  

28

Nhà đầu tư có nghĩa vụ giữ gìn và bảo vệ môi trường, đảm bảo hoạt động kinh doanh sản xuất không gây ảnh hưởng lớn đến môi trường, người dân, đảm bảo an toàn xã hội, không làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của người lao động. Trong trường hợp xảy ra vấn đề về môi trường, nhà đầu tư có nghĩa vụ thực hiện những biện pháp cần thiết để khắc phục một cách kịp thời theo quy định pháp luật.

CHƯƠNG VI Nghiêm cấm

Điều 71: Điều cấm chung. Nghiêm cấm cá nhân và tổ chức có những hoạt động sau: 1- Cấp phép, tiến hành kinh doanh sai quy định, kinh doanh trái pháp luật. 2- Cản trở việc khuyến khích đầu tư tại CHDCND Lào dưới mọi hình thức. 3- Có những hành vi vi phạm pháp luật. Điều 72: Điều cấm đối với cán bộ. Nghiêm cấm các cán bộ có những biểu hiện sau: 1- Lợi dụng quyền hành, nhiệm vụ, chức vụ để nhằm mục đích cá nhân. 2- Nhận hối lộ của nhà đầu tư hoặc trục lợi từ việc đầu tư. 3- Lộ tài liệu bí mật quốc gia, Chính phủ và của nhà đầu tư. 4- Kéo dài thời gian hoặc chậm chễ trong xem xét hồ sơ, tài liệu của nhà đầu tư mà không có lý do cụ thể. 5- Có những hành động biểu hiện vi phạm pháp luật. Điều 73: Điều cấm đối với nhà đầu tư. Nghiêm cấm nhà đầu tư có các biểu hiện sau: 1- Hối lộ nhà chức trách và cán bộ chịu trách nhiệm liên quan. 2- Trốn thực hiện nghĩa vụ, giấu thu nhập, khai man lợi nhuận.

Page 29: LUẬT Ế ĐẦ Ư - laos-vita.comlaos-vita.com/22.pdf · phát triển trở thành đô thị mới hiện đại toàn diện, là nơi thu hút đầu tư trong và ngoài nước

Ủy ban Quốc gia về quản lý Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù  

29

3- Nói xấu, vu khống, bôi nhọ hoặc xuyên tạc tổ chức và cán bộ nhà nước. 4- Có các hành động vi phạm pháp luật khác.

CHƯƠNG VII Dừng, thay đổi, huỷ bỏ và kết

thúc đầu tư Điều 74: Dừng đầu tư. Dừng đầu tư do cơ quan cấp phép thực hiện: - Theo đề nghị của nhà đầu tư trong trường hợp gặp vấn đề về kinh doanh; - Theo đề nghị của ngành liên quan hoặc theo ý kiến của tổ chức cấp phép đăng ký trong trường hợp kinh doanh gây ảnh hưởng lớn đến môi trường, kinh tế - xã hội hoặc tiến hành kinh doanh không phù hợp với quy định pháp luật. Việc dừng đầu tư phải có thời gian quy định rõ ràng nhằm tìm biện pháp giải quyết hoặc khôi phục hiện trạng ban đầu. Trong trường hợp không có khả năng khắc phục được, dự án trên sẽ phải huỷ bỏ theo Luật Doanh nghiệp. Điều 75: Thay đổi đầu tư. Đầu tư thay đổi do thay đổi mục đích trong tiến hành dự án, thay đổi cổ đông, thay đổi người đại diện trước pháp luật, vốn đăng ký theo đề nghị của nhà đầu tư trình lên các ngành liên quan là đơn vị đã cấp giấy phép tô nhượng đất hoặc cấp giấy phép đăng ký doanh nghiệp xem xét giải quyết. Điều 76: Huỷ bỏ đầu tư. Đầu tư sẽ bị huỷ bỏ bởi cơ quan cấp phép thực hiện: - Theo đề nghị của cá nhân trong hợp đồng.

Page 30: LUẬT Ế ĐẦ Ư - laos-vita.comlaos-vita.com/22.pdf · phát triển trở thành đô thị mới hiện đại toàn diện, là nơi thu hút đầu tư trong và ngoài nước

Ủy ban Quốc gia về quản lý Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù  

30

- Theo đề nghị của một bên đối tác trong hợp đồng trong trường hợp đối tác kia vi phạm hoặc không chấp hành các điều khoản theo quy định của hợp đồng hay quy định của pháp luật; - Khi bị rút giấy phép đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy phép tô nhượng đất. Các bước xem xét huỷ bỏ đầu tư được thực hiện như sau: 1- Cơ quan cấp giấy phép sẽ là người ra thông báo nhắc nhở nhà đầu tư trong trường hợp thấy quá trình tiến hành đầu tư trái với quy định của pháp luật, hợp đồng tô nhượng, gây tác hại lớn đến môi trường, xã hội, yêu cầu giải quyết và khắc phục trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày ra thông báo, đồng thời lập biên bản với nhà đầu tư; 2- Nếu nhà đầu tư không giải quyết và khắc phục trong thời gian quy định trên, cơ quan cấp phép sẽ ra thông báo nhắc nhở lần thứ 2 để nhà đầu tư tiến hành giải quyết khắc phục trong thời gian 60 ngày; 3- Tiếp đó, nếu nhà đầu tư vẫn không chấp hành, cơ quan cấp phép sẽ ra thông báo huỷ dự án của nhà đầu tư và thông báo trên hệ thống thông tin đại chúng, đồng thời áp dụng các biện pháp cần thiết đối với nhà đầu tư theo quy định của pháp luật. Điều 77: Kết thúc đầu tư. Đầu tư sẽ kết thúc trong các trường hợp sau: 1- Hết thời hạn đầu tư theo quy định trong giấy đăng ký tô nhượng đất hoặc dự án đầu tư đã hoàn thành; 2- Có việc rút hoặc huỷ bỏ giấy phép tô nhượng hoặc đăng ký kinh doanh; 3- Do sát nhập hoặc chia tách dự án đầu tư để lập pháp nhân khác; 4- Huỷ bỏ theo đề nghị của nhà đầu tư hoặc cá nhân trong hợp đồng và được các ngành liên quan chấp thuận; 5- Theo quyết định của toà án hoặc phá sản;

Page 31: LUẬT Ế ĐẦ Ư - laos-vita.comlaos-vita.com/22.pdf · phát triển trở thành đô thị mới hiện đại toàn diện, là nơi thu hút đầu tư trong và ngoài nước

Ủy ban Quốc gia về quản lý Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù  

31

CHƯƠNG VIII Giải quyết tranh chấp

Điều 78: Biện pháp giải quyết tranh chấp. Giải quyết tranh chấp đối với dự án đầu tư tiến hành bằng các biện pháp sau: 1- Tự hoà giải; 2- Biện pháp hành chính; 3- Uỷ ban giải quyết tranh chấp kinh tế ra phán quyết; 4- Kiện ra toà. Điều 79: Giải quyết mâu thuẫn bằng hoà giải. Trong trường hợp có tranh chấp trong đầu tư, các bên liên quan cần cố gắng giải quyết tranh chấp bằng cách trao đổi và hoà giải để các bên đều có lợi. Điều 80: Giải quyết mâu thuẫn bằng hành chính. Trong trường hợp nảy sinh mâu thuẫn, tranh chấp mà không thương lượng hoặc không hoà giải được, bên liên quan có quyền yêu cầu ngành Kế hoạch và Đầu tư hoặc ngành Công Thương hoặc ngành liên quan xem xét giải quyết bằng biện pháp hành chính theo chức năng và quyền hạn của ngành. Điều 81: Giải quyết mâu thuẫn thông qua Uỷ ban giải quyết tranh chấp về kinh tế. Khi bên liên quan không hoà giải hoặc không giải quyết bằng biện pháp hành chính được, có quyền đề nghị lên Uỷ ban giải quyết tranh chấp về kinh tế xem xét giải quyết theo quy định của pháp luật, với sự đồng ý của hai bên. Điều 82: Kiện ra toà. Bên liên quan, nếu một bên nào đấy nhận thấy không có sự công bằng trong việc giải quyết tranh chấp từ các cơ quan liên quan hoặc bị thiệt hại do đầu tư trong dự án nào đó, có quyền

Page 32: LUẬT Ế ĐẦ Ư - laos-vita.comlaos-vita.com/22.pdf · phát triển trở thành đô thị mới hiện đại toàn diện, là nơi thu hút đầu tư trong và ngoài nước

Ủy ban Quốc gia về quản lý Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù  

32

khiếu nại lên toà án xem xét giải quyết theo quy định của pháp luật. Đối với tranh chấp trong dự án đầu tư ký với Chính phủ, việc tiến hành giải quyết tranh chấp sẽ căn cứ theo hợp đồng đã ký.

CHƯƠNG IX Quản lý và kiểm tra

Phần I: Quản lý Điều 83: Nguyên tắc phân cấp quản lý. Quản lý đầu tư được thực hiện theo nguyên tắc sau: - Phân trách nhiệm cho địa phương nhiều hơn nữa, tăng cường trách nhiệm của trung ương trong quản lý vĩ mô, thúc đẩy và giám sát kiểm tra việc tổ chức thực hiện của địa phương; - Tổ chức nào, cấp nào cấp phép đầu tư thì tổ chức đấy, cấp đấy quản lý, phối hợp với các ngành liên quan và chính quyền địa phương theo dõi giám sát, đánh giá hiệu quả đầu tư và thường xuyên báo cáo cấp trên; - Đầu tư trong ngành nào thì ngành đó là chủ quản lý về chuyên môn và phối hợp với các ngành hữu quan liên quan theo quy định của pháp luật. Điều 84: Phân cấp quản lý đầu tư giữa địa phương và trung ương. Địa phương là người cấp phép và quản lý đầu tư chủ yếu. Trung ương cấp phép và quản lý các dự án có tính chất chiến lược, nhất là các dự án liên quan đến nhiều ban, ngành hoặc nhiều địa phương, dự án sử dụng công nghệ cao, dự án liên quan đến lĩnh vực tài chính, bảo hiểm, viễn thông, hàng không, chủ quyền quốc gia, năng lượng, khoáng sản, dầu thô, khí đốt (gas)..v..v…theo quy định của Chính phủ và dưới sự phối hợp giữa tổ chức cấp phép với các ngành hữu quan liên quan và chính quyền địa phương.

Page 33: LUẬT Ế ĐẦ Ư - laos-vita.comlaos-vita.com/22.pdf · phát triển trở thành đô thị mới hiện đại toàn diện, là nơi thu hút đầu tư trong và ngoài nước

Ủy ban Quốc gia về quản lý Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù  

33

Chính quyền địa phương có nhiệm vụ tham gia theo chức năng vai trò của mình trong việc quản lý dự án đầu tư đặt tại địa phương mình do Trung ương cấp phép. Việc phân cấp quản lý đã được quy định rõ trong luật của các ngành, do đó thực hiện theo như các luật đã định. Phần 2: Cơ quan quản lý Điều 85: Cơ quan quản lý đầu tư. Chính phủ là nơi quản lý chung và thống nhất trên toàn quốc, giao ngành Kế hoạch và Đầu tư, ngành Công thương phối hợp với các ngành hữu quan liên quan và chính quyền địa phương là chủ quản theo vai trò, chức năng nhiệm vụ của mỗi nơi. Cơ quan quản lý đầu tư gồm có: 1- Ngành Kế hoạch và Đầu tư; 2- Ngành Công Thương; 3- Đặc khu kinh tế và khu kinh tế chuyên ngành; Điều 86: Quyền và nhiệm vụ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Công thương. Trong quản lý đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Công thương có quyền và nhiệm vụ như sau: 1- Nghiên cứu và xây dựng kế hoạch chiến lược, chính sách và quy định pháp luật đối với việc khuyến khích đầu tư và tập hợp dự án hoặc công trình cần kêu gọi đầu tư nhằm đề nghị Chính phủ xem xét. 2- Quảng bá kế hoạch chiến lược, chính sách, quy định của pháp luật liên quan khuyến khích đầu tư và đáp ứng thông tin về dự án hoặc công trình cần đầu tư nhằm thu hút đầu tư. 3- Hướng dẫn và phối hợp với các ngành liên quan và địa phương liên quan trong việc tổ chức thực hiện quy định pháp luật liên quan đến khuyến khích đầu tư; 4- Thúc đẩy, khuyến khích và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong các dự án tô nhượng trên toàn quốc;

Page 34: LUẬT Ế ĐẦ Ư - laos-vita.comlaos-vita.com/22.pdf · phát triển trở thành đô thị mới hiện đại toàn diện, là nơi thu hút đầu tư trong và ngoài nước

Ủy ban Quốc gia về quản lý Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù  

34

5- Tạo điều kiện thuận lợi trong thực hiện dịch vụ đầu tư một cửa; 6- Nghiên cứu xem xét cấp phép, quyết định dừng, huỷ bỏ việc đầu tư hoặc rút giấy phép tô nhượng đất hoặc huỷ hợp đồng tô nhượng, với sự đồng ý của Chính phủ; 7- Xây dựng, củng cố, nâng cao trình độ cán bộ về đầu tư; 8- Hợp tác với nước ngoài về công tác đầu tư; 9- Tổng kết và thường xuyên báo cáo tình hình đầu tư trong các dự án tô nhượng với Chính phủ; 10-Thực hiện các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định pháp luật. Điều 87: Quyền và nhiệm vụ của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công thương các tỉnh, thành phố. Trong quản lý đầu tư, ngành Kế hoạch và Đầu tư, ngành Công thương các tỉnh, thành phố có quyền và nghiệm vụ sau: 1- Triển khai, tổ chức thực hiện kế hoạch chiến lược, chính sách và quy định của pháp luật về khuyến khích đầu tư xây dựng dự án hoặc công trình cần kêu gọi đầu tư tại địa phương mình. 2- Quảng bá tuyên truyền chính sách, quy định của pháp luật liên quan đến đầu tư, đáp ứng thông tin và dự án hoặc công trình cần kêu gọi nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư theo trách nhiệm của mình; 3- Hướng dẫn, giám sát và phối hợp với các ngành liên quan trong địa phương của mình trong việc tổ chức thực hiện quy định về khuyến khích đầu tư; 4- Nghiên cứu xem xét cấp, quyết định dừng, huỷ bỏ việc đầu tư hoặc rút giấy phép tô nhượng hoặc hợp đồng tô nhượng, với sự đồng ý của chính quyền địa phương; 5- Tổ chức thực hiện dịch vụ một cửa theo trách nhiệm của mình; 6- Xây dựng chương trình và dự án kêu gọi đầu tư của địa phương; 7- Hợp tác với nước ngoài về công tác đầu tư theo sự uỷ quyền của cấp trên;

Page 35: LUẬT Ế ĐẦ Ư - laos-vita.comlaos-vita.com/22.pdf · phát triển trở thành đô thị mới hiện đại toàn diện, là nơi thu hút đầu tư trong và ngoài nước

Ủy ban Quốc gia về quản lý Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù  

35

8- Tổng kết và thường xuyên báo cáo tình hình đầu tư lên cấp trên; 9- Thực hiện các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật. Điều 88: Quyền và nhiệm vụ của Văn phòng Kế hoạch và Đầu tư, Văn phòng Công thương huyện, thị xã. Trong quản lý việc đầu tư các dự án chung, Văn phòng Kế hoạch và Đầu tư , Văn phòng Công thương huyện, thị xã có quyền và nhiệm vụ sau: 1- Tổ chức thực hiện kế hoạch, đề án, chương trình và quy định của pháp luật đối với việc khuyến khích đầu tư và dự án hoặc công trình cần kêu gọi đầu tư tại địa phương của mình; 2- Tuyên truyền chính sách, quy định của pháp luật đối với việc đầu tư, đáp ứng thông tin tổng hợp về dự án hoặc công trình cần kêu gọi đầu tư và tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư theo trách nhiệm của mình. 3- Phối hợp với các ngành liên quan trong huyện, thị xã của mình trong việc tổ chức thực hiện quy định của pháp luật về khuyến khích đầu tư. 4- Tổ chức thực hiện dịch vụ một cửa theo trách nhiệm của mình; 5- Thành lập các dự án hoặc công trình cần kêu gọi đầu tư theo chức năng, nhiệm vụ của mình rồi đề nghị trình cấp trên liên quan xem xét. 6- Thu thập thông tin về đầu tư, kể cả các dự án đầu tư trong địa phương mình; 7- Thúc đẩy, khuyến khích và giải quyết các vấn đề khác nảy sinh trong việc đầu tư tại khu vực mình chịu trách nhiệm; 8- Tổng kết và thường xuyên báo cáo cấp trên về tình hình đầu tư của các dự án tô nhượng; 9- Thực hiện các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật. Điều 89: Ban Quản lý Đặc khu kinh tế.

Page 36: LUẬT Ế ĐẦ Ư - laos-vita.comlaos-vita.com/22.pdf · phát triển trở thành đô thị mới hiện đại toàn diện, là nơi thu hút đầu tư trong và ngoài nước

Ủy ban Quốc gia về quản lý Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù  

36

Ban Quản lý Đặc khu kinh tế là cơ quan quản lý đầu tư trong đặc khu kinh tế của mình, thành lập phòng dịch vụ một cửa nhằm thu hút và khuyến khích đầu tư trong và ngoài nước vào đặc khu kinh tế. Quy chế quản lý đầu tư của Ban quản lý Đặc khu kinh tế được quy định riêng. Điều 90: Quyền và nhiệm vụ của Đặc khu kinh tế và khu kinh tế đặc thù. Trong công tác quản lý việc đầu tư, Ban Quản lý Đặc khu kinh tế và khu kinh tế đặc thù có quyền và nhiệm vụ sau: 1- Nghiên cứu đề ra chính sách khuyến khích đầu tư tại khu vực; 2- Nghiên cứu và xây dựng dự án, công trình kêu gọi đầu tư vào khu vực; 3- Thực hiện chính sách khuyến khích đầu tư nhằm thu hút đầu tư trong và ngoài nước vào khu vực của mình; 4- Tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư trong tiến hành kinh doanh tại khu vực của mình; 5- Tiến hành thu thuế, lệ phí, phí dịch vụ, tiền thuê..v..v.. theo quy định tại hợp đồng và quy định của khu kinh tế; 6- Quản lý và sử dụng nguồn ngân sách phù hợp với hợp đồng quy định của pháp luật; 7- Hợp tác và phối hợp với các thành phần liên quan trong và ngoài nước nhằm điều hành khu kinh tế phù hợp quy định của pháp luật; 8- Tổ chức giữ gìn, tạo thuận lợi bảo vệ môi trường và hệ thống cơ sở hạ tầng, đảm bảo an toàn về môi trường thiên nhiên trong khu kinh tế; 9- Tổng kết và thường xuyên báo cáo cấp trên về công tác đầu tư; 10-Thực hiện các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

Page 37: LUẬT Ế ĐẦ Ư - laos-vita.comlaos-vita.com/22.pdf · phát triển trở thành đô thị mới hiện đại toàn diện, là nơi thu hút đầu tư trong và ngoài nước

Ủy ban Quốc gia về quản lý Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù  

37

Điều 91: Quyền và nhiệm vụ của Sở, ban, ngành liên quan. Sở, ban, ngành liên quan có quyền và nhiệm vụ quản lý, khuyến khích đầu tư theo chức năng vai trò của mình. Chính quyền địa phương chịu trách nhiệm trong việc quản lý, giám sát đầu tư trong các dự án, đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân, của Nhà nước, của nhà đầu tư, tạo các điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư, kể cả đảm bảo an ninh trật tự xã hội tại địa phương đồng thời báo cáo hoạt động đầu tư lên các ngành liên quan. Phần 3: Kiểm tra giám sát Điều 92: Cơ quan giám sát đầu tư. Cơ quan giám sát đầu tư cũng chính là cơ quan quản lý đầu tư theo quy định tại Điều 85 của Luật này. Điều 93: Nội dung kiểm tra, giám sát. Tất cả mọi hoạt động của các công trình đầu tư đều phải được sự quản lý, kiểm tra giám sát của các ngành hữu quan có liên quan. Có nội dung cụ thể như sau: 1- Kiểm tra việc thực hiện hợp đồng đầu tư. 2- Kiểm tra việc thực hiện các bước trong đầu tư được quy định tại bản luận chứng kinh tế - kỹ thuật. 3- Kiểm tra việc giữ gìn bảo vệ môi trường theo đánh giá tác động đến môi trường, tài sản của nhân dân, của nhà nước và của nhà đầu tư. 4- Kiểm tra việc thực hiện quy định pháp luật liên quan. 5- Kiểm tra việc thực hiện các biện pháp về an toàn sức khoẻ của người lao động. Tổ chức kiểm tra, giám sát đầu tư có quyền đề nghị các biện pháp giải quyết liên quan để xem xét trong trường hợp phát hiện những vi phạm quy định pháp luật về đầu tư. Điều 94: Hình thức kiểm tra. Kiểm tra có hai hình thức sau:

Page 38: LUẬT Ế ĐẦ Ư - laos-vita.comlaos-vita.com/22.pdf · phát triển trở thành đô thị mới hiện đại toàn diện, là nơi thu hút đầu tư trong và ngoài nước

Ủy ban Quốc gia về quản lý Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù  

38

1- Kiểm tra nội bộ: do cơ quan quản lý và kiểm tra đầu tư tiến hành theo quy định tại Điều 85 và 92 của Luật này; 2- Kiểm tra từ bên ngoài: do Quốc hội, Thanh tra Nhà nước, Kiểm toán Nhà nước kiểm tra công việc tổ chức thực hiện khuyến khích và quản lý đầu tư theo quyền, nhiệm vụ và vai trò của mình theo quy định của pháp luật. Điều 95: Cách thức kiểm tra. Kiểm tra có 3 cách thức như sau: 1- Kiểm tra thường xuyên; 2- Kiểm tra có báo trước; 3- Kiểm tra bất ngờ. Kiểm tra thường xuyên là kiểm tra có tính chất thường xuyên và có quy định thời gian rõ ràng, được thực hiện ít nhất 2 lần một năm. Kiểm tra có báo trước là kiểm tra ngoài kế hoạch khi nhận thấy cần phải làm rõ vấn đề nào đó và thông báo cho người bị kiểm tra biết trước 24 giờ. Kiểm tra bất ngờ là kiểm tra khi nhận thấy cần thiết và khẩn cấp, không cần báo trước cho người bị kiểm tra. Việc kiểm tra có thể tiến hành qua tài liệu và tại thực địa

CHƯƠNG IX Khen thưởng và xử phạt

Điều 96: Khen thưởng. Cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong thực hiện Luật này, nhất là đầu tư có hiệu quả, có tính chất quan trọng góp phần tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội, thu hút và khuyến khích thúc đẩy đầu tư sẽ được khen thưởng và các chính sách khác theo quy định pháp luật. Điều 97: Xử phạt.

Page 39: LUẬT Ế ĐẦ Ư - laos-vita.comlaos-vita.com/22.pdf · phát triển trở thành đô thị mới hiện đại toàn diện, là nơi thu hút đầu tư trong và ngoài nước

Ủy ban Quốc gia về quản lý Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù  

39

Cá nhân, tập thể vi phạm pháp luật về khuyến khích đầu tư sẽ bị xử phạt với các biện pháp: giáo dục bồi dưỡng, kỷ luật, xử phạt, bồi thường dân sự hoặc truy tố theo từng trường hợp nặng hoặc nhẹ, theo quy định của pháp luật.

CHƯƠNG X Điều khoản cuối cùng

Điều 98: Tổ chức thực hiện. Chính phủ nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào là người tổ chức thực hiện Luật này. Điều 99: Hiệu lực. Luật này có hiệu lực sau 60 ngày kể từ ngày Chủ tịch nước CHDCND Lào ra Sắc lệnh ban hành. Luật này thay thế Luật khuyến khích đầu tư trong nước, số 10/QH, ngày 22/10/2004 và Luật khuyến khích đầu tư nước ngoài số 11/QH, ngày 22/10/2004. Quyền lợi của các doanh nghiệp có được từ hai Luật trước hoặc hợp đồng đã ký với Chính phủ sẽ không bị thay đổi. Trong trường hợp các doanh nghiệp mong muốn thực hiện chính sách khuyến khích đầu tư theo Luật này, có quyền đề nghị ban ngành liên quan và ban ngành liên quan sẽ thông báo cho nhà đầu tư thực hiện kịp thời./.

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI

Thoong-xỉng Thăm-ma-vong

Page 40: LUẬT Ế ĐẦ Ư - laos-vita.comlaos-vita.com/22.pdf · phát triển trở thành đô thị mới hiện đại toàn diện, là nơi thu hút đầu tư trong và ngoài nước

Ủy ban Quốc gia về quản lý Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù  

40

CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO Hòa bình Độc lập Dân chủ Thống nhất Thịnh vượng

Quốc hội Số: 47/UBTV Ủy ban Thường vụ Thủ đô Viêngchăn, ngày26/10/10

NGHỊ QUYẾT CỦA ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI

về việc thông qua Pháp lệnh về đặc khu kinh tế và khu kinh tế đặcthù tại CHDCND Lào

------------ - Căn cứ Điều 56, Hiến pháp nước CHDCND Lào quy định chức năng, quyền hạn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; - Căn cứ Công văn số 151/TTg ngày 11/10/2010 của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ nước CHDCND Lào về việc đề nghị Quốc hội thông qua nội dung Pháp lệnh về đặc khu kinh tế và khu kinh tế đặc thù; - Căn cứ sự nhất trí của kỳ họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 25/10/2010 về việc thông qua nội dung Pháp lệnh đặc khu kinh tế và khu kinh tế đặc thù tại CHDCND Lào. Pháp lệnh về đặc khu kinh tế và khu kinh tế đặc thù triển khai nội dung Luật khuyến khích đầu tư, trọng tâm là phần III, Nhóm 5 để cụ thể hóa và thực hiện. Căn cứ Điều 59 Luật Khuyến khích đầu tư quy định "ngoài chính sách khuyến khích được quy định tại Chương I và II tại phần IV, nếu cần có chính sách khuyến khích thêm đối với một số ngành, lĩnh vực đầu tư, đặc khu kinh tế và khu kinh tế đặc

Page 41: LUẬT Ế ĐẦ Ư - laos-vita.comlaos-vita.com/22.pdf · phát triển trở thành đô thị mới hiện đại toàn diện, là nơi thu hút đầu tư trong và ngoài nước

Ủy ban Quốc gia về quản lý Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù  

41

thù, Chính phủ có quyền trình Kỳ họp Quốc hội hoặc Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét và thông qua". Qua nghiên cứu ý kiến đóng góp tại Kỳ họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội về nội dung Pháp lệnh Đặc khu kinh tế và khu kinh tế đặc thù của Chính phủ:

ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI NHẤT TRÍ Điều 1: Cho phép đặc khu kinh tế và khu kinh tế đặc thù là đơn vị tài chính độc lập. Giao Chính phủ xem xét cấp kinh phí để Ủy ban Quốc gia quản lý đặc khu kinh tế và khu kinh tế đặc thù đảm bảo công tác tổ chức thực hiện đạt hiệu quả tối đa. Điều 2: Giao Ủy ban Quốc gia quản lý đặc khu kinh tế và khu kinh tế đặc thù ban hành chính sách miễn thuế-hải quan nhập khẩu xăng dầu trong thời gian xây dựng cho nhà đầu tư vào đặc khu kinh tế và khu kinh tế đặc thù ở vùng sâu vùng xa, địa hình khó khăn . Điều 3: Giao Ban Quản trị hoặc Hội đồng Quản trị kinh tế của đặc khu kinh tế hoặc khu kinh tế đặc thù quy định chính sách tỷ giá thuế-hải quan bao gồm cả việc thu thuế-hải quan tại khu vực mình, nhưng không vượt quá tỷ giá được quy định tại Luật Thuế và Luật Hải quan. Giao Ủy ban Quốc gia quản lý đặc khu kinh tế và khu kinh tế đặc thù quy định chính sách giá thuê hoặc tô nhượng đất bao gồm việc thu lệ phí thuê và phí tô nhượng, nhưng tối đa không hơn tỷ giá được quy định trong Pháp lệnh của Chủ tịch nước số 02/CTN ngày 18/11/2009 về tỷ giá thuê và giá tô nhượng đất công. Điều 4: Giao Ủy Ban Quốc gia quản lý đặc khu kinh tế và khu kinh tế đặc thù xem xét cấp cô-ta phương tiện giao thông cho đặc

Page 42: LUẬT Ế ĐẦ Ư - laos-vita.comlaos-vita.com/22.pdf · phát triển trở thành đô thị mới hiện đại toàn diện, là nơi thu hút đầu tư trong và ngoài nước

Ủy ban Quốc gia về quản lý Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù  

42

khu kinh tế và khu kinh tế đặc thù, cho Ban Quản trị hoặc Hội đồng Quản trị quản lý và đăng ký phương tiện tại khu vực đó. Điều 5: Giao Ban Quản trị hoặc Hội đồng Quản trị đặc khu kinh tế hoặc khu kinh tế đặc thù bảo vệ rừng cấm theo Hợp đồng được Chính phủ giao (nếu có) nhằm giữ gìn khu vực xanh, chăm sóc, trồng rừng, phục hồi rừng cấm nhằm khuyến khích phát triển bền vững gắn liền với việc gìn giữ bảo vệ thiên nhiên, môi trường và các loại cây. Điều 6: Giao Ủy ban Quốc gia quản lý đặc khu kinh tế và khu kinh tế đặc thù nghiên cứu, xem xét, kiến nghị thành lập các đặc khu kinh tế và khu kinh tế đặc thù trên toàn quốc. Điều 7: Giao Chính phủ tổ chức thực hiện Nghị quyết này. Nghị quyết này có hiệu lực kể từ ngày ký. Ủy Ban Thường vụ Quốc hội

Chủ tịch Thoong-xỉng Thăm-ma-vông

Page 43: LUẬT Ế ĐẦ Ư - laos-vita.comlaos-vita.com/22.pdf · phát triển trở thành đô thị mới hiện đại toàn diện, là nơi thu hút đầu tư trong và ngoài nước

Ủy ban Quốc gia về quản lý Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù  

43

CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO Hòa bình Độc lập Dân chủ Thống nhất Thịnh vượng

************

Văn phòng chính phủ

Số 443/TTg Thủ đô Viêngchăn, ngày26/10/10

NGHỊ ĐỊNH VỀ ĐẶC KHU KINH TẾ VÀ KHU KINH TẾ

ĐẶC THÙ TẠI CHDCND LÀO - Căn cứ Luật Chính phủ số 02/QH ngày 06/5/2003; - Căn cứ Luật Khuyến khích Đầu tư số 02/QH ngày 08/7/2009; - Căn cứ Nghị quyết Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thông qua Pháp lệnh Đặc khu kinh tế và khu kinh tế đặc thù tại CHDCND Lào số 47/UBTV ngày 26/10/2010; - Căn cứ văn bản kết luận tại kỳ họp thường kỳ Chính phủ, số 2898/BTK ban hành ngày 05/10/2010.

NGHỊ ĐỊNH:

CHƯƠNG I: ĐIỀU KHOẢN CHUNG

Page 44: LUẬT Ế ĐẦ Ư - laos-vita.comlaos-vita.com/22.pdf · phát triển trở thành đô thị mới hiện đại toàn diện, là nơi thu hút đầu tư trong và ngoài nước

Ủy ban Quốc gia về quản lý Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù  

44

Điều 1: Mục đích Nghị định này quy định nguyên tắc, thủ tục thành lập, hoạt động và các chính sách về đặc khu kinh tế và khu kinh tế đặc thù, nhằm triển khai thực hiện Luật Khuyến khích đầu tư, nhất là Phần III Chương 5, điều 59 nhằm thu hút và khuyến khích đầu tư phát triển đặc khu kinh tế và khu kinh tế đặc thù với chính sách và hình thức đặc biệt, xây dựng quản lý hành chính "đơn vị quản trị nhỏ-xã hội rộng" trên cơ sở gìn giữ bảo vệ văn hóa tốt đẹp, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và trật tự xã hội, môi trường, khuyến khích thế mạnh địa phương và quốc gia, đảm bảo an ninh, an toàn, góp phần phát triển kinh tế quốc gia giàu mạnh, vững chắc, ngày càng củng cố đời sống nhân dân các dân tộc. Điều 2: Đặc khu kinh tế và khu kinh tế đặc thù Đặc khu kinh tế là khu phát triển kinh tế mới, được Chính phủ quy định là khu vực có vị trí, môi trường kinh tế thuận lợi và độc lập để tiến hành kinh doanh hơn các khu vực khác trên toàn quốc, có hạ tầng cơ sở kinh tế-xã hội đồng bộ, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh sản xuất kinh doanh, có sức thu hút đầu tư làm cho kinh tế phát triển trên nhanh hơn các khu vực khác. Đặc khu kinh tế được hưởng chính sách khuyến khích đặc biệt, tự chủ trong hệ thống kinh tế-tài chính, hệ thống quản trị theo cơ chế, đơn vị hành chính nhỏ, xã hội rộng, có Ban Quản trị hoặc Hội đồng Quản trị, có hệ thống đảm bảo an toàn và gìn giữ văn hóa, bảo vệ môi trường bền vững, có diện tích từ 1.000 ha trở lên, có thể bao gồm nhiều khu kinh tế đặc thù và nếu có dân sinh sống trong khu vực thì không cần thiết phải di dời, ngược lại sẽ được bố trí và phân công tham gia, cùng phát triển, có thu nhập ổn định. Khu kinh tế đặc thù là khu vực Chính phủ quy định có vị trí, môi trường kinh doanh thuận lợi và thống nhất hơn so với các khu vực khác trên toàn quốc, có đầy đủ hạ tầng cơ sở kinh tế-xã hội, tạo năng lực cạnh tranh nhằm thu hút mọi thành phần đầu tư. Việc đặt tên của khu kinh tế đặc thù căn cứ tính chất riêng của từng khu vực nào đó, phù hợp tính chất của hạ tầng cơ sở và

Page 45: LUẬT Ế ĐẦ Ư - laos-vita.comlaos-vita.com/22.pdf · phát triển trở thành đô thị mới hiện đại toàn diện, là nơi thu hút đầu tư trong và ngoài nước

Ủy ban Quốc gia về quản lý Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù  

45

trung tâm tài chính thuận lợi cho kinh doanh, sản xuất và dịch vụ, có sự khác biệt cụ thể. Khu kinh tế đặc thù được hưởng chính sách khuyến khích riêng, tự chủ trong hệ thống kinh tế-tài chính, có Hội đồng quản trị theo cơ chế một dấu và có một số đơn vị tiến hành kinh doanh sản xuất, thương mại và dịch vụ, có quy định ranh giới rõ ràng và không có dân sống trong khu vực này. Khu kinh tế đặc thù nằm trong đặc khu kinh tế được hình thành theo Hợp đồng giữa nhà đầu tư và Ban Quản trị/Hội đồng Quản trị đặc khu kinh tế. Khu kinh tế đặc thù nằm ngoài đặc khu kinh tế được hình thành trên cơ sở Nghị định này và theo Hợp đồng giữa Chính phủ và nhà phát triển. Đặc khu kinh tế và khu kinh tế đặc thù viết bằng tiếng Anh là: Special Economic Zone and Specific Economic Zone (SEZ). Điều 3: Giải thích từ ngữ Một số từ ngữ được sử dụng tại Nghị định này có ý nghĩa như sau: 1/ Nhà phát triển là cá nhân, pháp nhân hoặc tổ chức Nhà nước được Chính phủ CHDCND Lào cấp phép đầu tư phát triển khu vực nào đó là đặc khu kinh tế hoặc khu kinh tế đặc thù, như phát triển hạ tầng cơ sở và công cộng nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiến hành kinh doanh, sản xuất và dịch vụ; 2/ Nhà đầu tư là cá nhân, pháp nhân hoặc tổ chức Nhà nước đăng ký tiến hành kinh doanh tại SEZ. 3/ Đơn vị kinh doanh, sản xuất, thương mại và dịch vụ tại khu kinh tế đặc thù là nhà đầu tư đăng ký hợp pháp theo quy định của Hội đồng quản trị. 4/ Hoạt động sản xuất là việc sản xuất, chế biến, lắp ráp, thành phẩm, thay đổi tình trạng vật liệu thô hoặc đồ vật nhằm tạo ra sản phẩm mới, ví dụ: nhà máy nội thất, nhà máy lắp ráp phương tiện, nhà máy lắp ráp thiết bị điện tử và sản xuất.. 5/ Hoạt động thương mại là việc sử dụng vật tư, hàng hóa và các sản phẩm đưa ra ngoài bán theo nguyên trạng mà không

Page 46: LUẬT Ế ĐẦ Ư - laos-vita.comlaos-vita.com/22.pdf · phát triển trở thành đô thị mới hiện đại toàn diện, là nơi thu hút đầu tư trong và ngoài nước

Ủy ban Quốc gia về quản lý Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù  

46

chế biến hoặc có thể chỉ đóng gói, thay đổi nhỏ như: thương mại xuất-nhập khẩu, thương mại mậu biên, cửa hàng miễn thuế, bán buôn… 6/ Hoạt động dịch vụ là việc cung cấp lao động hoặc cung cấp dịch vụ cho người khác bằng lao động, trí tuệ, thiết bị máy móc, phương tiện, hàng hóa…và được trả phí dịch vụ hoặc đồ thay thế, ví dụ: vận tải, cung ứng kho bãi, xây dựng khách sạn, du lịch, ngân hàng, trường học, hoạt động công cộng như: khu vui chơi, dịch vụ địa điểm du lịch và các dịch vụ khác… 7/ Đơn vị quản trị nhỏ-xã hội rộng là việc quản lý SEZ bằng cơ chế chịu trách nhiệm nhằm đạt hiệu quả, toàn diện theo quyền hạn và nhiệm vụ của từng khu vực, có con dấu riêng, có quyền sử dụng trong quan hệ, phối hợp công tác, với mọi bộ phận trong nước và quốc tế. 8/ Phát triển gắn liền đảm bảo môi trường là việc phát triển SEZ gìn giữ sự phong phú của hệ sinh thái và sinh vật, nhà phát triển, người đầu tư không làm ảnh hưởng tới môi trường, có kế hoạch phục hồi, môi trường giữ nguyên tình trạng tốt, đảm bảo không gây tác động lâu dài, hạn chế dư thừa, rác, chất bẩn, chất hóa học, ô nhiễm không khí, âm thanh có thể tác động tới môi trường, sức khỏe người và vật. 9/ Chuyển đất thành vốn trong phát triển SEZ là việc phát triển đất có trọng điểm và để đất trên trở thành vốn (giữ cổ phần, thu phí thuê hoặc tô nhượng và đem bảo lãnh lấy vốn) để phát triển hiệu qủa. 10/ Việc phát triển SEZ đạt hiệu quả kinh tế là việc áp dụng thế mạnh tài nguyên thiên nhiên toàn diện và các chính sách khuyến khích được Chính phủ giao cho SEZ vào việc xây dựng kế hoạch và chiến lược phát triển của SEZ đạt hiệu quả kinh tế tối đa. 11/ Việc phát triển SEZ đạt hiệu quả về mặt xã hội là việc làm chuyển biến đời sống và lối sống của người dân trong khu vực SEZ đạt mục tiêu thiên niên kỷ vì sự phát triển bền vững. 12/ Công dân là người dân quốc tịch Lào, công dân danh dự, ngoại kiều, người không quốc tịch, lao động, chuyên gia và

Page 47: LUẬT Ế ĐẦ Ư - laos-vita.comlaos-vita.com/22.pdf · phát triển trở thành đô thị mới hiện đại toàn diện, là nơi thu hút đầu tư trong và ngoài nước

Ủy ban Quốc gia về quản lý Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù  

47

nhà đầu tư trong và ngoài nước sinh sống, tiến hành kinh doanh, sản xuất và dịch vụ tại SEZ. 13/ Hội nhập kinh tế với khu vực và quốc tế là việc hội nhập kinh tế toàn diện của SEZ vào kinh tế ASEAN, khu vực và quốc tế; 14/ Khu vực có năng lực cạnh tranh cao là khu vực phát triển các cơ chế quản trị và quản lý doanh nghiệp theo cơ chế thị trường thực sự. Điều 4: Chính sách của Nhà nước về SEZ Nhà nước có chính sách khuyến khích đặc biệt cho mọi thành phần trong và ngoài nước đầu tư vào phát triển SEZ, nhất là xem xét nhất trí đầu tư, tiến hành kinh doanh, sản xuất, dịch vụ, thu-chi ngân sách, quản trị bởi cơ chế, đơn vị quản trị nhỏ-xã hội rộng đối với đặc khu kinh tế, cơ chế một dấu đối với khu kinh tế đặc thù, đảm bảo an toàn-an ninh, gìn giữ bảo vệ môi trường bền vững và chính sách đặc biệt khác theo Nghị định này và Hợp đồng giữa Chính phủ và nhà phát triển. Điều 5: Nguyên tắc thành lập và hoạt động của SEZ Nguyên tắc thành lập SEZ thực hiện theo nội dung điều 34 Luật Khuyến khích đầu tư. Ngoài nguyên tắc hoạt động của SEZ được quy định tại điều 49, Luật khuyến khích đầu tư, SEZ còn hoạt động theo nguyên tắc dưới đây: 1. Tôn trọng và thực hiện Hiến pháp, luật, Nghị định này và Hợp đồng tô nhượng; 2. Chủ động và độc lập trong quản trị kinh tế; 3. Đảm ổn sự công bằng giữa đầu tư trong và ngoài nước tại SEZ; 4. Đảm bảo an toàn, trật tự, tình đoàn kết và phát huy văn hóa tốt đẹp của Lào; 5. Đảm bảo phát triển bền vững và gìn giữ môi trường; 6. Đảm bảo quản trị "đơn vị quản trị nhỏ-xã hội rộng";

Page 48: LUẬT Ế ĐẦ Ư - laos-vita.comlaos-vita.com/22.pdf · phát triển trở thành đô thị mới hiện đại toàn diện, là nơi thu hút đầu tư trong và ngoài nước

Ủy ban Quốc gia về quản lý Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù  

48

7. Chịu sử quản lý vĩ mô của Chính phủ cũng như Ủy ban Quốc gia quản lý SEZ riêng hoặc cơ quan quản lý địa phương được Chính phủ giao. Điều 6: Chiến lược phát triển của SEZ Chính phủ quy định chiến lược phát triển SEZ trên cơ sở kết hoạch phát triển kinh tế-xã hội quốc gia từng giai đoạn, nhằm góp phần củng cố chính sách chuyển tài sản thành vốn, như chính sách chuyển đất thành vốn. Ngoài ra, góp phần củng cố chính sách mở cửa, hội nhập kinh tế với khu vực và quốc tế (thị trường chung căn cứ hạ tầng sản xuất chính, là khu cạnh tranh cao, khu có mức độ phát triển kinh tế tương đương và khu có mức độ hội nhập kinh tế thế giới), góp phần tăng cường chính sách công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Phát triển SEZ với hình thức phát triển theo cơ chế sử dụng đất có trọng điểm, bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế và xã hội nhằm sinh lợi tối đa vào việc phát triển hạ tầng cơ sở, hệ thống văn bản pháp quy và hệ thống viện nghiên cứu cần thiết, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiến hành kinh doanh tạo ra sức cạnh tranh cho công nghiệp trọng điểm từ lợi ích của việc tiết kiệm quy mô, xây dựng công nghiệp khép kín và tham gia mắt xích cung ứng và giá trị quốc tế. Điều 7: Bảo vệ đầu tư của nhà phát triển và người đầu tư Nhà đầu tư và người phát triển SEZ được bảo vệ quyền và lợi ích của mình do Nhà nước quy định tại Điều 60, 61 và Điều 62 Luật khuyến khích đầu tư. Điều 8: Quyền và nghĩa vụ của công dân tại SEZ Công dân sinh sống tại SEZ được bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng theo Hiến pháp và luật pháp nước CHDCND Lào và chịu sự quản lý của Ban Quản trị và/hoặc Hội Đồng Quản trị kinh tế SEZ; có nghĩa vụ tham gia mọi hoạt động và hợp tác với mọi thành phần trong SEZ, tuân thủ và thực hiện Nghị định này và

Page 49: LUẬT Ế ĐẦ Ư - laos-vita.comlaos-vita.com/22.pdf · phát triển trở thành đô thị mới hiện đại toàn diện, là nơi thu hút đầu tư trong và ngoài nước

Ủy ban Quốc gia về quản lý Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù  

49

các quy định liên quan của SEZ. Công dân tại SEZ được hưởng chính sách khuyến khích như nhà đầu tư tại SEZ. Điều 9: Hợp tác quốc tế Nhà nước khuyến khích mọi thành phần trong SEZ thu hút nhà đầu tư nước ngoài đến đầu tư tại khu vực theo Luật khuyến khích đầu tư, mở rộng thị trường, trao đổi lao động, vật liệu thô, kỹ thuật, tài chính, thương mại, xuất nhập khẩu, vận tải, xuất nhập cảnh, quan hệ với công ty nước ngoài để hội nhập khu vực và quốc tế trên cơ sở pháp luật nước CHDCND Lào.

CHƯƠNG II Các bước thành lập SEZ

Điều 10: Giấy tờ xin thành lập SEZ Cá nhân muốn thành lập SEZ phải nộp đơn xin tại Ủy ban Quản lý SEZ thông qua Tổ thư ký SEZ, gồm những giấy tờ sau: 1. Luận chứng kinh tế-kỹ thuật; 2. Quy hoạch phát triển; 3. Đánh giá tác động tới văn hóa-xã hội và môi trường; 4. Dự thảo Hợp đồng phát triển dự án SEZ; 5. Giấy tờ chứng nhận tài chính; 6. Giấy chứng nhận vai trò cá nhân hoặc pháp nhân; 7. Giấy tờ khác liên quan. Điều 11: Điều kiện cá nhân được phép phát triển SEZ Cá nhân được phép phát triển SEZ phải có các điều kiện sau: - Có tư cách pháp nhân; - Có kinh nghiệm tiến hành kinh doanh từ 5 năm trở lên;

Page 50: LUẬT Ế ĐẦ Ư - laos-vita.comlaos-vita.com/22.pdf · phát triển trở thành đô thị mới hiện đại toàn diện, là nơi thu hút đầu tư trong và ngoài nước

Ủy ban Quốc gia về quản lý Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù  

50

- Có khả năng tài chính tốt, được chứng nhận của Cơ quan Tài chính trong hoặc ngoài nước có uy tín. Điều 12: Các bước xem xét thành lập Việc xem xét thành lập SEZ gồm những bước sau: 1. Cá nhân muốn phát triển SEZ phải nộp Đơn xin thành lập SEZ thông qua Tổ Thư ký Đặc khu kinh tế và khu kinh tế đặc thù theo mẫu quy định; 2. Sau khi nhận được Đơn xin thành lập SEZ, Tổ thư ký SEZ phối hợp với ngành và cơ quan quản lý địa phương liên quan nghiên cứu trình Chủ tịch Ủy ban SEZ bổ nhiệm Ban Thành lập SEZ riêng để nghiên cứu bước đầu tính khả thi việc thành lập SEZ. 3. Sau khi Ban Thành lập được chính thức, Ban Thành lập trên tổ chức Cuộc họp đầu tư tiên để thảo luận, phân công công việc và lập kế hoạch cụ thể. Trưởng Ban trên có quyền bổ nhiệm Tổ Thư ký giúp việc; 4. Tổ Thư ký tổng hợp kết quả nghiên cứu, kết quả đàm phán Hợp đồng tô nhượng và nghiên cứu của Ban Thành lập nhằm trình trước Hội nghị Tổ Thư ký thường trực và không thường trực, sau đó trình Ban Quản lý SEZ xem xét trên cơ sở khẳng định nhất trí bằng văn bản của Ban Thành lập; 5. Ban Quản lý đặc khu kinh tế xem xét nhất trí hoặc từ chối việc thành lập khu kinh tế. Trường hợp nhất trí cấp phép thành lập SEZ 6. Trường hợp Dự án không được chấp nhận thành lập là Ủy ban quốc gia quản lý ĐKKT và KKTĐT, Ban thư ký trả lời đơn đề nghị báo kết qủa cho nhà phát triển biết cùng với lý do tổng hợp. 7. Nếu Dự án nằm trong quy hoạch tổng thể phát triển sez của nhà nước được thông qua, các bước sự xem xét phải lựa chọn nhà phát triển theo từng trường hợp bằng cách khác chính là sự so sánh, sự cho thuê hoặc là sự đánh giá kết qủa do với

Page 51: LUẬT Ế ĐẦ Ư - laos-vita.comlaos-vita.com/22.pdf · phát triển trở thành đô thị mới hiện đại toàn diện, là nơi thu hút đầu tư trong và ngoài nước

Ủy ban Quốc gia về quản lý Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù  

51

Ban thư ký trên cơ sở sư phối hợp với nghành lien quan và địa phương. Điều 13: Thành phần và nhiệm kỳ của Ban Thành lập SEZ Thành phần của Ban Thành lập SEZ gồm: 1. Tỉnh trưởng hoặc Phó Tỉnh trưởng nơi thành lập Đặc khu kinh tế hoặc cá nhân thích hợp làm Trưởng Ban. 2. Trưởng hoặc Phó Ban Quản lý SEZ hoặc/và ngành thích hợp làm Phó Ban và một số ủy viên từ một số ngành, địa phương khác liên quan và nhà phát triển; Ban Thành lập SEZ có nhiệm kỳ tối đa 6 tháng, trường hợp cần thiết, hợp lý, có thể gia hạn thêm nhưng không quá 6 tháng trên cơ sở đề nghị của Ban Thư ký SEZ. Điều 14: Quyền và nhiệm vụ của Ban Thành lập Ngoài quyền và nhiệm vụ được quy định tại Điều 37, Luật khuyến khích đầu tư, Ban Thành lập SEZ còn có thêm quyền và nhiệm vụ sau: 1. Nghiên cứu, lập quy hoạch tổng thể toàn diện của SEZ thông qua việc phối hợp với các ngành và cơ quan quản lý địa phương liên quan; 2. Giải quyết các vấn đề liên quan tới việc thành lập SEZ, như vấn đề đất đai và lợi ích của nhân dân tại SEZ kinh tế; 3. Thực hiện đền bù lợi ích của nhân dân theo quy định và quy hoạch nhân dân bị tác động bởi dự án; 4. Nghiên cứu chính sách khuyến khích và các điều kiện khác sẽ được quy định trong Hợp đồng Tô nhượng giữa Chính phủ và nhà đầu tư; 5. Phối hợp với Tổ Thư ký SEZ đàm phán Hợp đồng với nhà phát triển và dự thảo bước đầu Hợp đồng trình Ban Thành lập SEZ xem xét; 6. Trường hợp cần thiết, có thể thuê tư vấn hoặc chuyên gia trong và ngoài nước giúp nghiên cứu thành lập SEZ hoàn thiện. Chi phí thuê do công ty nhà phát triển trả.

Page 52: LUẬT Ế ĐẦ Ư - laos-vita.comlaos-vita.com/22.pdf · phát triển trở thành đô thị mới hiện đại toàn diện, là nơi thu hút đầu tư trong và ngoài nước

Ủy ban Quốc gia về quản lý Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù  

52

7. Ban Thành lập và nhà phát triển cùng trình kết quả nghiên cứu tính khả thi phát triển trước Hội nghị ban Thư ký thường trực và không thường trực nhằm tổng kết kết quả nghiên cứu tính khả thi và cho ý kiến chỉ đạo vĩ mô về dự án, nhằm đảm bảo việc phát triển đạt hiệu quả và phù hợp với kết hoạc phát triển kinh tế-xã hội quốc gia; 8. Ban Thành lập và nhà phát triển thảo luận và sửa chữa lại một số vấn đề chưa rõ ràng theo chỉ đạo tại Hội nghị, được quy định tại điều 7 nhằm khẳng định bằng văn bản đển Tổ Thư ký báo cáo Ban Thành lập SEZ; 9. Nghiên cứu và trình nhân sự tham gia Ban Quản trị và/hoặc Hội đồng kinh tế SEZ để xin Chủ tịch Ban Thành lập bổ nhiệm. 10. Trình Hội nghị Ban Thành lập xem xét nhất quyết định. Điều 15: Ban Thành lập SEZ chấm dứt hoạt động Ban Thành lập SEZ sẽ chấm dứt hoạt động trong một số trường hợp sau: 1. Chính phủ hoặc Ban Thành lập chính thức quyết định thành lập SEZ và bổ nhiệm Ban Quản trị và/hoặc Hội đồng Quản trị; 2. Trường hợp Chính phủ hoặc ban Thành lập không cấp phép thành lập SEZ; 3. Thời gian hoạt động của Ban kết thúc theo Quyết định thành lập, mà không được gia hạn.

CHƯƠNG III Việc phát triển, đầu tư và hoạt động tại SEZ

Điều 16: Việc phát triển Việc phát triển SEZ gồm: 1. Lập kế hoạch công tác; 2. Phát triển hạ tầng cơ sở; 3. Hình thức phát triển; 4. Tổ chức thực hiện công tác phát triển.

Page 53: LUẬT Ế ĐẦ Ư - laos-vita.comlaos-vita.com/22.pdf · phát triển trở thành đô thị mới hiện đại toàn diện, là nơi thu hút đầu tư trong và ngoài nước

Ủy ban Quốc gia về quản lý Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù  

53

Điều 17: Lập kế hoạch công tác của SEZ Ban Quản trị và/hoặc Hội đồng Quản trị kinh tế SEZ nghiên cứu và lập kế hoạch công tác ngắn, trung và dài hạn căn cứ quy hoạch tổng thể phát triển toàn diện của SEZ, như kế hoạch phát triển và sử dụng đất, kế hoạch phát triển hạ tầng cơ sở, phát triển đô thị, xây dựng khu dân cư mới, khu du lịch, khu văn hóa, giáo dục, y tế, công-nông nghiệp, kế hoạch sản xuất hàng hóa xuất khẩu… Điều 18: Phát triển hạ tầng cơ sở Phát triển hạ tầng cơ sở phải thực hiện những việc dưới đây: 1. Nhà phát triển SEZ phải tiến hành xây dựng hạ tầng cơ sở nhằm tạo điều kiện thuận lợi thu hút đầu tư trong và ngoài nước vào SEZ, khu kết nối giữa SEZ và địa phương, rừng phòng hộ quốc gia theo quy hoạch tổng thể, khu chống va chạm, khu bảo tồn và các khu vực khác được Chính phủ công nhận; 2. Hạ tầng cơ sở cần thiết phải có gồm đường quốc lộ, đường nhánh, đường nối với khu, hệ thống lưới điện, nước máy, hệ thống xử lý nước thải, rác, kè chống xụt, bến tàu, cửa khẩu xuất nhập cảnh, mạng lưới trong khu, hạ tầng cơ sở giáo dục, y tế, văn hóa-xã hội, viễn thông….đạt tiêu chuẩn cao (trừ việc xây dựng không đạt tiêu chuẩn do Chính phủ quy định). 3. Nguồn vốn phát triển hạ tầng cơ sở là trách nhiệm của nhà phát triển, có thể lấy từ vốn nhà phát triển, ngân sách quốc gia, vốn vay, vốn của nhà phát triển với Nhà nước hoặc thu nhập sinh ra từ quản trị SEZ theo tỷ lệ phân chia được quy định tại Hợp đồng tô nhượng. Điều 19: Hình thức phát triển SEZ Việc phát triển SEZ tại CHDCND Lào có thể tiến hành dưới các hình thức sau: 1. Nhà nước đầu tư phát triển 100% có nghĩa SEZ do Nhà nước là nhà đầu tư phát triển hạ tầng cơ sở và dịch vụ công ích trên toàn khu bằng việc sử dụng ngân sách Nhà nước.

Page 54: LUẬT Ế ĐẦ Ư - laos-vita.comlaos-vita.com/22.pdf · phát triển trở thành đô thị mới hiện đại toàn diện, là nơi thu hút đầu tư trong và ngoài nước

Ủy ban Quốc gia về quản lý Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù  

54

2. Nhà nước đầu tư cùng tư nhân phát triển có nghĩa SEZ do Nhà nước góp vốn cùng tư nhân trong hoặc ngoài nước phát triển cơ sở hạ tầng và dịch vụ công ích trên toàn khu, Nhà nước có thể góp vốn bằng quyền sử dụng đất thông qua việc Nhà nước giữ cổ phần tối thiểu 30% hoặc góp vốn bằng hình thức khác theo sự nhất trí của hai bên, nhà phát triển tư nhân phải góp vốn bằng tiền mặt và tài sản; 3. Tư nhân đầu tư phát triển 100% có nghĩa SEZ do tư nhân trong hoặc ngoài nước đầu tư phát triển hạ tầng cơ sở và dịch vụ công ích trên toàn khu bằng ngân sách của mình. Điều 20: Tổ chức thực hiện công tác phát triển Việc tổ chức thực hiện công tác phát triển SEZ phải gắn liền với một số công tác quan trọng sau: - Nghiên cứu và lập kế hoạch phát triển thành từng giai đoạn (ngắn, trung và dài hạn), đồng thời đánh giá và phân tích kết quả; - Nghiên cứu và quy định chính sách khuyến khích phát triển SEZ, gồm cả cơ chế phối hợp công tác với các ngành; - Nghiên cứu kỹ thuật chuyên môn và tiêu chuẩn bảo vệ gìn giữ môi trường; - Việc phát triển SEZ bằng luật và kế hoạch quy hoạch; - Nghiên cứu lập cơ chế quản trị và tài chính của SEZ trong sáng và có thể kiểm toán; - Quan hệ hợp tác kỹ thuật chuyên môn và trao đổi kinh nghiệm với quốc tế. Điều 21: Đầu tư tại SEZ Đầu tư tại SEZ gồm: 1. Đầu tư chung; 2. Đầu tư theo lĩnh vực được khuyến khích. Điều 22: Đầu tư chung Nhà phát triển và người đầu tư có thể đầu tư mọi ngành tại SEZ, trừ hoạt động Chính phủ cấm như: buôn bán, sản xuất vũ khí, chất gây nghiện, chất hóa học, hoạt động hủy hoại môi trường,

Page 55: LUẬT Ế ĐẦ Ư - laos-vita.comlaos-vita.com/22.pdf · phát triển trở thành đô thị mới hiện đại toàn diện, là nơi thu hút đầu tư trong và ngoài nước

Ủy ban Quốc gia về quản lý Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù  

55

đời sống và tài sản nhân dân, dịch vụ trái phép, phá hoại an ninh, trật tự, văn hóa tốt đẹp của quốc gia và địa phương, đầu tư chung chung sẽ không được hưởng chính sách khuyến khích nào của SEZ. Điều 23: Đầu tư theo lĩnh vực được khuyến khích Đầu tư được khuyến khích theo quy định của Ban Quản trị hoặc Hội đồng Quản trị kinh tế SEZ như công nghiệp điện tử, nghiên cứu khoa học và kỹ thuật mới đưa vào sản xuất, sản xuất thiết bị xây dựng hiện đại, hạ tầng du lịch, sản xuất-chế biến nông nghiệp sạch, sản phẩm sạch, sản xuất xuất khẩu, trồng cây gây rừng, trường học, bệnh viện, công viên và một số hoạt động phù hợp và là thế mạnh của SEZ. Điều 24: Quyền và nghĩa vụ nhà phát triển SEZ Nhà phát triển SEZ có quyền và nghĩa vụ như sau: 1. Chủ động đầu tư phát triển, quản trị hoạt động đầu tư, thuê mướn lao động, nơi ở, chuyển vốn, tài sản và doanh thu ra nước ngoài được quy định tại Điều 64, 65, 66, 67 và 68 Luật Khuyến khích Đầu tư; 2. Thực hiện nghĩa vụ chính bao gồm nghĩa vụ bảo vệ gìn giữ môi trường được quy định tại Điều 69 và 70 Luật Khuyến khích Đầu tư; 3. Thực hiện nghĩa vụ đóng góp cho Quỹ phát triển con người theo Hợp đồng tô nhượng giữa Chính phủ và nhà phát triển; 4. Thực hiện và thu hồi vốn theo Hợp đồng giữa Chính phủ và nhà phát triển; 5. Thực hiện quyền và nghĩa vụ khác được quy định tại Hợp đồng, Nghị định này và văn bản pháp quy của SEZ. Điều 25: Quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư tại SEZ Nhà đầu tư tại SEZ có quyền và nghĩa vụ được quy định tại Điều 63, 64, 65, 66, 68, 69 và 70 Luật Khuyến khích đầu tư và nghĩa vụ được quy định trong Hợp đồng.

Page 56: LUẬT Ế ĐẦ Ư - laos-vita.comlaos-vita.com/22.pdf · phát triển trở thành đô thị mới hiện đại toàn diện, là nơi thu hút đầu tư trong và ngoài nước

Ủy ban Quốc gia về quản lý Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù  

56

Điều 26: Hoạt động tại SEZ Hoạt động tại SEZ gồm: - Đề nghị đầu tư; - Dịch vụ đầu tư một cửa; - Xuất-Nhập khẩu; - Ra vào khu SEZ; - Gìn giữ bảo vệ ăn hóa tốt đẹp quốc gia và bảo tồn môi trường; - Quan hệ với bên ngoài. Điều 27: Đề nghị đầu tư Cá nhân, pháp nhân trong và ngoài nước có mục đích đầu tư tại SEZ phải nộp Đơn xin đầu tư lên Ban Quản trị hoặc Hội đồng Quản trị kinh tế SEZ theo từng trường hợp theo mẫu được quy định. Tùy từng trường hợp, Nhà đầu tư có thể nộp đơn đầu tư thông qua fax, email hoặc nộp trực tiếp tại Văn phòng dịch vụ đầu tư một cửa của SEZ. Điều 28: Dịch vụ đầu tư một cửa Dịch vụ đầu tư một cửa là việc thực hiện nguyên tắc và cơ chế tổ chức thực hiện được quy định tại Điều 45 và 46 Luật Khuyến khích đầu tư. Ban Quản trị hoặc Hội đồng Quản trị kinh tế của Đặc khu kinh tế thành lập Văn phòng dịch vụ đầu tư một cửa tùy từng trường hợp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư trong và ngoài nước như cấp Giấy Đăng ký doanh nghiệp, đáp ứng thông tin, dịch vụ đầu tư và các dịch vụ khác… Điều 29: Xuất-Nhập khẩu Việc nhập khẩu hàng hóa, thiết bị, phương tiện, máy móc, vật liệu thô, vật liệu bán thành phẩm (trừ xăng dầu) để sử dụng trong SEZ thực hiện theo quy định riêng của khu. Việc xuất khẩu hàng hóa phải thực hiện theo luật pháp CHDCND Lào, Hợp đồng và Hiệp ước Quốc tế mà Lào là thành viên.

Page 57: LUẬT Ế ĐẦ Ư - laos-vita.comlaos-vita.com/22.pdf · phát triển trở thành đô thị mới hiện đại toàn diện, là nơi thu hút đầu tư trong và ngoài nước

Ủy ban Quốc gia về quản lý Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù  

57

Ban Quản trị và Hội đồng Quản trị kinh tế SEZ chứng nhận và thường xuyên báo cáo việc xuất nhập khẩu trước Ủy ban Quốc gia Quản lý SEZ. Điều 30: Ra-vào SEZ Việc ra-vào SEZ phải qua điểm kiểm tra theo quy định. Điều 31: Gìn giữ bảo vệ môi trường Ban Quản trị hoặc Hội đồng Quản trị kinh tế SEZ quy định nguyên tắc, quy chế quản lý, gìn giữ bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên, phù hợp với luật pháp nước CHDCND Lào và đảm bảo việc phát triển bền vững. Điều 32: Quan hệ với bên ngoài SEZ có quyền hoạt động với các công ty khác, tổ chức trong và ngoài nước theo luật pháp nước CHDCND Lào. Tổ chức, các ngành bên ngoài SEZ có nhiệm vụ tạo thuận lợi, hợp tác, giúp đỡ và hướng dẫn để SEZ hoạt động hiệu quả cao theo quyền và nhiệm vụ của SEZ.

CHƯƠNG IV: Chuyển đổi SEZ thành thành phố

Điều 33: Điều kiện chuyển đổi SEZ thành thành phố Việc chuyển đổi SEZ thành thành phố phải căn cứ điều kiện được quy định tại Điều 12 Chương II Luật Quản lý địa phương, cụ thể dưới đây: 1. Là đô thị lớn, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa-xã hội; 2. Là trung tâm tiến hành kinh doanh, sản xuất, thương mại, dịch vụ và du lịch; 3. Có vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội quốc gia, cơ sở hạ tầng phát triển, dịch vụ công ích, điện lực, nước máy, đường xá, sân bay quốc tế, bến tàu, viễn thông, bưu điện, vận tải, hoạt

Page 58: LUẬT Ế ĐẦ Ư - laos-vita.comlaos-vita.com/22.pdf · phát triển trở thành đô thị mới hiện đại toàn diện, là nơi thu hút đầu tư trong và ngoài nước

Ủy ban Quốc gia về quản lý Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù  

58

động y tế như bệnh viện, trường học được phát triển thành hệ thống hoàn thiện, bao gồm hệ thống quản trị công nghiệp hóa và hiện đại hóa, có quan hệ hợp tác với bên ngoài và quốc tế. Đối với SEZ chưa có điều kiện xây dựng bến tàu hoặc sân bay quốc tế, không coi đó là điều kiện hạn chế việc chuyển đổi thành thành phố. 4. Có từ 80.000 công dân trở lên. Điều 34: Các bước xem xét Ban Quản trị hoặc Hội đồng Quản trị kinh tế SEZ trình Tổ thư ký SEZ để phối hợp với các ngành và cơ quan quản lý địa phương liên quan tổ chức khảo sát và kiểm tra hệ thống quản trị nhằm đánh giá, ước định theo điều kiện quy định tại Điều 33 Nghị định này. Qua việc ước định, nếu thấy SEZ có đủ điều kiện và đảm bảo phát triển bền vững, Ban Quản trị hoặc Hội đồng Quản trị kinh tế SEZ thông qua Tổ Thư ký SEZ để trình Ủy ban Quốc gia Quản lý SEZ xem xét và báo cáo Chính phủ để trình Quốc hội xem xét thông qua. Điều 35: Tuyên bố thành thành phố Ủy ban Quốc gia Quản lý SEZ phối hợp với Ban Thư ký Nội các Chính phủ và Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức Lễ Tuyên bố và trao Quyết định SEZ trở thành thành phố theo Hiến pháp và luật pháp nước CHDCND Lào.

CHƯƠNG V Chính sách khuyến khích

Điều 36: Chính sách khuyến khích Căn cứ Điều 59 Luật khuyến khích đầu tư, ngoài chính sách khuyến khích được quy định tại Luật, SEZ còn được hưởng thêm chính sách khuyến khích sau:

Page 59: LUẬT Ế ĐẦ Ư - laos-vita.comlaos-vita.com/22.pdf · phát triển trở thành đô thị mới hiện đại toàn diện, là nơi thu hút đầu tư trong và ngoài nước

Ủy ban Quốc gia về quản lý Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù  

59

- Là đơn vị quản trị nhỏ-xã hội rộng (đối với Đặc khu kinh tế) hoặc hệ thống một dấu (đối với khu kinh tế đặc thù) theo chính sách cơ chế quản trị kiểu mới công nghiệp hóa và hiện đại hóa; - Toàn quyền phát triển và quản lý SEZ; - Quản trị kinh tế, tài chính độc lập; - Thực hiện chính sách dịch vụ đầu tư một cửa; - Định giá thuê đất, bất động sản và tài sản khác trong khu vực của mình; - Được hưởng thêm chính sách theo luật định. Điều 37: Chính sách đối với nhà phát triển và người đầu tư tại SEZ Nhà phát triển và người đầu tư SEZ được hưởng chính sách sau: 1. Chính sách thuế đặc biệt và hải quan, Ban Quản trị hoặc Hội đồng Quản trị kinh tế SEZ xem xét việc miễn hoặc giảm tỷ giá thuế hoặc hải quan cho nhà đầu tư, căn cứ các ngành, hoạt động, quy mô đầu tư, nhưng tối đa không hơn tỷ giá quy định tại Luật Thuế và Luật Hải quan. 2. Được hưởng miễn thuế nhập khẩu xăng dầu trong thời gian xây dựng cho nhà phát triển đặc khu kinh tế tại vùng sâu vùng xa hoặc địa hình trắc trở (không phải đặc khu kinh tế chung chung) và lập kế hoạch nhập khẩu năm do Ủy ban Quốc gia Quản lý SEZ là người xem xét; 3. Nhập khẩu xăng dầu dành cho nhà đầu tư và các nhà phát triển tại SEZ phải nộp thuế-hải quan theo Luật khuyến khích đầu tư, Luật Hải quan và Luật Thuế; 4. Nhập khẩu nguyên liệu thô tại CHDCND Lào để sử dụng các hoạt động của SEZ như xuất khẩu hàng hóa và được hưởng chính sách thuế-hải quan theo Luật; 5. Được hưởng chính sách khuyến khích bằng quyền sử dụng đất và sở hữu về bất động sản theo điều 58 Luật khuyến khích đầu tư; 6. Được hưởng quyền cùng gia đình cư trú tại CHDCND Lào theo giai đoạn Hợp đồng đầu tư phát triển;

Page 60: LUẬT Ế ĐẦ Ư - laos-vita.comlaos-vita.com/22.pdf · phát triển trở thành đô thị mới hiện đại toàn diện, là nơi thu hút đầu tư trong và ngoài nước

Ủy ban Quốc gia về quản lý Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù  

60

7. Được hưởng quyền thuê mướn lao động theo điều 68 Luật khuyến khích đầu tư; 8. Tạo thuận lợi trong việc cung cấp thông tin đầu tư…; 9. Có hình thức khen thưởng phù hợp với kết quả của nhà phát triển và người đầu tư; 10. Được công nhận là công dân danh dự theo quy định. Điều 38: Bảo vệ quyền và lợi ích nhà phát triển và người đầu tư tại SEZ Chính phủ công nhận, bảo vệ quyền và lợi ích bao gồm cả tài sản của nhà phát triển và người đầu tư tại SEZ theo điều 60,61 và 62 Luật khuyến khích đầu tư. Chính phủ công nhận, bảo vệ quyền và lợi ích của nhà phát triển theo Hợp đồng Tô nhượng SEZ theo điều 37 Nghị định này. Điều 39: Thuê đất Nhà đầu tư tại SEZ thuê đất dài hạn sẽ được hưởng chính sách thuê đất theo cách thức và tỷ giá thuê do Ban Quản trị hoặc Hội đồng Quản trị kinh tế SEZ quy định. Điều 40: Tiếp cận nguồn vốn Nhà đầu tư có thể tiếp cận nguồn vốn vay từ ngân hàng kinh doanh hoặc trung tâm tài chính khác tại CHDCND Lào và nước ngoài. Điều 41: Chiết khấu Nhà đầu tư và người phát triển SEZ có thể trừ chi phí dành cho việc đào tạo nhân lực từ thuế thu nhập hàng năm.

CHƯƠNG VI Đất đai SEZ

Điều 42: Quy định khu vực đất đai

Page 61: LUẬT Ế ĐẦ Ư - laos-vita.comlaos-vita.com/22.pdf · phát triển trở thành đô thị mới hiện đại toàn diện, là nơi thu hút đầu tư trong và ngoài nước

Ủy ban Quốc gia về quản lý Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù  

61

Nhà nước quy hoạch đất chỉ riêng mặt đất (không bao gồm tài sản và tài nguyên khác dưới lòng đất và trên bầu trời) để xây dựng SEZ căn cứ đặc điểm, quy mỗ và điều kiện đất là nơi cư dân không đông đúc, vị trí địa lý phù hợp, không bao gồm dự án phát triển được Chính phủ cấp phép. Điều 43: Đền bù thiệt hại Nhà nước và nhà phát triển phải đền bù quyền sử dụng đất đai, công trình xây dựng và đồ đạc khác do tác động từ việc quy hoạch xây dựng và phát triển SEZ, theo luật định. Điều 44: Đất cấm và đất đệm Cá nhân hoặc pháp nhân không có quyền sử dụng hoặc xây dựng công trình xây dựng tại đất cấm và đất đệm. Đất cấm và đất đệm giao cho Ban Quản trị hoặc Hội đồng Quản trị SEZ gìn giữ, bảo tồn, phục hồi và sử dụng bảo đảm phát triển bền vững và gìn giữ bảo vệ môi trường tại SEZ. Đất cấm và đất đệm gia cho SEZ gìn giữ môi trường và trồng cây gây rừng nhằm phủ xanh và cung cấp ô xi cho SEZ sẽ miễn phí thuê và tô nhượng trong suốt thời gian tô nhượng.Nhưng SEZ phải quản lý không để hiện tượng chặt phá cây. Điều 45: Phân chia khu vực Sau khi được sự đồng ý thành lập SEZ, trước khi chính thức ký Hợp đồng tô nhượng phát triển SEZ, Ban Quản lý thành lập SEZ phối hợp với cơ quan quản lý đất Quốc gia, Ủy ban Biên giới Quốc gia (Bộ Ngoại giao), các ngành và địa phương liên quan để cắm mốc khu vực theo sự đồng ý của Chính phủ, đồng thời vẽ bản đồ khu vực đính kèm Hợp đồng tô nhượng phát triển SEZ. Điều 46: Thành lập Cửa khẩu Ban Thành lập SEZ phối hợp với ngành bảo vệ an ninh-quốc phòng, Ủy Ban Biên giới Quốc gia (Bộ Ngoại giao), Nhà

Page 62: LUẬT Ế ĐẦ Ư - laos-vita.comlaos-vita.com/22.pdf · phát triển trở thành đô thị mới hiện đại toàn diện, là nơi thu hút đầu tư trong và ngoài nước

Ủy ban Quốc gia về quản lý Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù  

62

chức trách thuế, ngành địa phương liên quan để xây dựng Cửa khẩu Quốc tế và Cửa khẩu địa phương của SEZ. Điều 47: Mở rộng hạ tầng phát triển SEZ Nhà phát triển có mục đích mở rộng hạ tầng phát triển phải có Đơn xin tới Tổ Thư ký SEZ để trình Ủy ban Quốc gia quản lý SEZ Chính phủ xem xét. Điều 48: Quan hệ với Cơ quan chính quyền địa phương Cơ quan chính quyền địa phương nơi đặt SEZ phải giúp và hợp tác với Ban Quản trị hoặc Hội đồng Quản trị kinh tế SEZ với từng trường hợp như thăm dò, quy hoạch đất, đền bù công trình xây dựng…. Điều 49: Thời hạn phát triển của Đặc khu kinh tế Nhà phát triển có thể phát triển Đặc khu kinh tế nhiều nhất không quá 99 năm và có thể gia hạn tuỳ từng trường hợp theo sự cho phép của Nhà nước, đặc biệt ưu tiên các dự án mang lại hiệu quả cao cho đất nước, triển khai hợp đồng hiệu quả và có nhiều đóng góp trong phát triển địa phương. Sau khi thời hạn phát triển Đặc khu kinh tế kết thúc, Nhà nước là người chịu trách nhiệm quản lý hành chính Đặc khu kinh tế trên các mặt như thu thuế, lệ phí, tiền thuê sử dụng đất, cở sở hạ tầng và các hạng mục công trình đang sử dụng tại khu vực Đặc khu kinh tế. Điều 50: Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Cơ quan quản lý đất đai quốc ra cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Uỷ ban hành chính hoặc Hội đồng quản trị Đặc khu kinh tế. Nội dung chủ yếu của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ghi: vị trí, diện tích, bản đồ đất, quy định thời gian và điều kiện sử dụng đất theo quy định ghi trong hợp đồng tô nhượng Đặc khu kinh tế.

Page 63: LUẬT Ế ĐẦ Ư - laos-vita.comlaos-vita.com/22.pdf · phát triển trở thành đô thị mới hiện đại toàn diện, là nơi thu hút đầu tư trong và ngoài nước

Ủy ban Quốc gia về quản lý Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù  

63

Uỷ ban hành chính hoặc Hội đồng quản trị Đặc khu kinh tế là người cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong khu vực Đặc khu kinh tế của mình. Điều 51: việc quản lý và sử dụng đất Lĩnh vực chuyên môn, kỹ thuật trong quản lý và sử dụng đất trong Đặc khu kinh tế phải phù hợp với Luật đất đai. Đối với các chính sách về đất, việc thu các thuế đất phải được thực hiện theo quy định của Đặc khu kinh tế.

CHƯƠNG VII Tài chính, kế toán và ngân sách của Đặc khu kinh tế

Điều 52: Tài chính của Đặc khu kinh tế Tài chính của Đặc khu kinh tế được thực hiện như sau: 1- Đặc khu kinh tế là đơn vị kế hoạch và tài chính đặc biệt, tự cung, tự cấp, thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước theo hợp đồng tô nhượng và Nghị định này; 2- Thanh toán trong Đặc khu kinh tế sử dụng tiền kíp, thanh toán với nước ngoài thực hiện theo hợp đồng ký; 3- Ngân hàng Nhà nước Lào là đơn vị quản lý và kiển tra việc luân chuyển tiền tệ trong Đặc khu kinh tế theo quy định pháp luật về ngân hàng. Điều 53: Việc sử dụng hệ thống tài chính, kế toán Hệ thống tài chính, kế toán của nhà phát triển và đầu tư trong Đặc khu kinh tế phải thực hiện theo hệ thống tài chính, kế toán quy định tại Luật tài chính của Cộng hoà dân chủ Nhân dân Lào và có thể sử dụng hệ thống tài chính quốc tế khác nhưng cần phải được sự cho phép của Cục quản lý Đặc khu kinh tế và cần tạo điều kiện cho cơ quan kiểm toán Nhà nước có khả năng kiểm toán được.

Page 64: LUẬT Ế ĐẦ Ư - laos-vita.comlaos-vita.com/22.pdf · phát triển trở thành đô thị mới hiện đại toàn diện, là nơi thu hút đầu tư trong và ngoài nước

Ủy ban Quốc gia về quản lý Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù  

64

Điều 54: Việc lưu thông và sử dụng ngoại tệ Thu nhập từ bán sản phẩm, dịch vụ và các thu nhập khác của nhà đầu tư trong Đặc khu kinh tế bằng ngoại tệ phải chuyển vào tài khoản đã được mở tại ngân hàng tại CHDCND Lào. Việc đưa tiền ngoại tệ vào hoặc ra khỏi Đặc khu kinh tế phải được thực hiện theo quy định pháp luật về việc quản lý lưu thông tiền ngoại tệ của CHDCND Lào. Điều 55: Ngân sách Đặc khu kinh tế Đặc khu kinh tế là đơn vị ngân sách độc lập do Đại hội hoặc Hội đồng quản trị Đặc khu kinh tế họp đề ra Thu - chi ngân sách Đặc khu kinh tế như sau: 1. Thu nhập chủ yếu của Đặc khu kinh tế có được từ triển khai kinh doanh, sản xuất và dịch vụ sau: - Cho thuê, tô nhượng đất Đặc khu kinh tế đã phát triển; - Bán hoặc cho thuê bất động sản; - Phí dịch vụ, lệ phí và các loại tem thuế theo quy định; - Thu nhập thuế, hải quan phát sinh trong Đặc khu kinh tế (miễn thuế quan, thuế nhập khẩu CHDCND Lào); - Tiền phạt do vi phạm hợp đồng đầu tư trong Đặc khu kinh tế; - Thu nhập từ hoạt động kinh doanh, dịch vụ khách sạn, cửa hàng bách hoá và các hoạt động khác; - Việc mua-bán cổ phần trực tiếp hoặc gián tiếp trong và ngoài nước; - Các thu nhập khác. 2. Chi tiêu chủ yếu của Đặc khu kinh tế như sau: - Chi tiêu trong đầu tư phát triển hạ tầng cơ sở; - Chi tiêu trong quản lý hành chính Đặc khu kinh tế; - Tiền lương, thưởng, trợ cấp (cán bộ Nhà nước và cán bộ của Đặc khu kinh tế); - Phúc lợi xã hội (cán bộ Nhà nước, cán bộ của Đặc khu kinh tế và cán bộ theo hợp đồng);

Page 65: LUẬT Ế ĐẦ Ư - laos-vita.comlaos-vita.com/22.pdf · phát triển trở thành đô thị mới hiện đại toàn diện, là nơi thu hút đầu tư trong và ngoài nước

Ủy ban Quốc gia về quản lý Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù  

65

- Chi cho các hạng mục công ích cần thiết trong Đặc khu kinh tế như điện, nước, đường xá, nhà ga, vệ sinh, công viên, trồng cây ven đường …v…v; - Chi tiêu trong các trường hợp xảy ra tai nạn; - Kho tập kết của Đặc khu kinh tế. Tất cả các mục chi tiêu do Đại hội Ban quản lý hoặc Hội đồng quản trị kinh tế Đặc khu kinh tế họp phê chuẩn. Tiền lương, tiền thưởng, trợ cấp của cán bộ Nhà nước tại Đặc khu kinh tế không được thấp hơn mức tiền lương, thưởng, trợ cấp của cán bộ Nhà nước và tuỳ thuộc mức độ phát triển về kinh tế của Đặc khu kinh tế. 3. Việc phân chia quyền lợi và tránh nhiệm trong thu chi ngân sách giữa Nhà nước và nhà phát triển Đặc khu kinh tế phải được thực hiện theo quy định giữ cổ phần theo từng thời kỳ 5 năm, 10 năm, 20 năm, 50 năm….theo quy định trong hợp đồng tô nhượng. Trường hợp nhà đầu tư, phát triển là Nhà nước hoặc tư nhân 100% cũng phải thực hiện theo quy định trong hợp đồng tô nhượng phát triển Đặc khu kinh tế; 4. Ngân sách Chi tiêu trong quản lý hành chính trong giai đoạn đầu của Ban quản lý hoặc Hội đồng quản trị Đặc khu kinh tế có được từ nhà đầu tư, được quy định rõ trong hợp đồng tô nhượng giữa Nhà nước và nhà đầu tư. Điều 56: Việc phân chia lợi nhuận giữa Nhà nước và nhà đầu tư phát triển Việc phân chia lợi nhuận giữa Nhà nước và nhà đầu tư phát triển như sau: 1. Lợi ích của Nhà nước. - Tiền phân chia theo ti lệ góp vốn trong từng giai đoạn (trực tiếp) hoặc gián tiếp theo quy định của hợp đồng tô nhượng; - Phân chia ngân sách theo quy định tại Khoản 3, Điều 55 ở trên; - Giá trị tài nguyên thiên nhiên, hoàn toàn thuộc quyền của Nhà nước tại Đặc khu kinh tế quyết định; - Thông qua của việc phát triển cơ sở hạ tầng, khu kết nối, tổng thu nhập quốc nội (GDP) của địa phương (gián tiếp);

Page 66: LUẬT Ế ĐẦ Ư - laos-vita.comlaos-vita.com/22.pdf · phát triển trở thành đô thị mới hiện đại toàn diện, là nơi thu hút đầu tư trong và ngoài nước

Ủy ban Quốc gia về quản lý Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù  

66

- Tạo công ăn, việc làm cho nhân dân. 2. Lợi ích của cơ quan chính quyền tỉnh, Thành phố - Giá trị sử dụng tài nguyên khoáng sản trong Đặc khu kinh tế (không dưới 50% giá trị của tài nguyên thiên nhiên); - Ít nhất 30% của tổng thu nhập Nhà nước có được từ việc chia lợi nhuận và chia ngân sách Đặc khu kinh tế. 3. Lợi ích của cơ quan chính quyền huyện, thị xã - Ít nhất 30% của giá trị sử dụng tài nguyên thiên nhiên trong Đặc khu kinh tế mà cơ quan chính quyền tỉnh, Thành phố được nhận; - Ít nhất 30% tổng thu nhập của Nhà nước được nhận từ tiền chia lợi nhuận và tiền chia ngân sách Đặc khu kinh tế mà cơ quan chính quyền tỉnh, Thành phố được nhận. 4. Lợi ích của nhà đầu tư phát triển - Thu nhập từ chia lợi nhuận của việc góp vốn theo từng giai đoạn được quy định trong hợp đồng tô nhượng giữa Nhà nước và nhà đầu tư phát triển; - Thu nhập từ việc góp vốn trong các hoạt động khác phát sinh trong Đặc khu kinh tế; - Thu nhập trong triển khai kinh doanh, dịch vụ, đầu tư và thu nhập khác theo sự cho phép của Nhà nước. Đối với quyền, lợi ích và các vấn đề khác chưa được quy định hoặc quy định chưa cụ thể sẽ được quy định tiếp trong hợp đồng tô nhượng giữa Nhà nước và nhà đầu tư phát triển.

CHƯƠNG VIII Giải quyết tranh chấp

Điều 57: Giải quyết tranh chấp Việc giải quyết tranh chấp nảy sinh trong Đặc khu kinh tế sẽ được tiến hành giải quyết nội bộ hoặc để bên ngoài giải quyết.

Page 67: LUẬT Ế ĐẦ Ư - laos-vita.comlaos-vita.com/22.pdf · phát triển trở thành đô thị mới hiện đại toàn diện, là nơi thu hút đầu tư trong và ngoài nước

Ủy ban Quốc gia về quản lý Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù  

67

Điều 58: Giải quyết nội bộ Giải quyết nội bộ tiến hành bằng cách hoà giải giữa đôi bên mâu thuẫn, nếu không chấm dứt mâu thuẫn sẽ để Uỷ ban hành chính Đặc khu kinh tế giải hoà, nếu tiếp tục chưa đạt hiệu quả sẽ tiến hành để bên ngoài giải quyết. Điều 59: Để bên ngoài giải quyết Việc để bên ngoài giải quyết được triển khai bởi ban tư vấn và giải quyết tranh chấp Đặc khu kinh tế, nếu trong trường hợp hai bên không giải quyết được thì có quyền đề nghị lên văn phòng giải quyết tranh chấp kinh tế hoặc toà án nhân dân để giải quyết một cách công bằng. Chương IX: Quản lý, hành chính nội bộ và kiểm tra Đặc khu kinh tế Điều 60: Giữ gìn an ninh trật tự trong Đặc khu kinh tế Giữ gìn an ninh trật tự trong Đặc khu kinh tế như sau: 1- Đặc khu kinh tế có văn phòng hoặc sở chỉ huy an ninh đảm bảo an ninh trật tự theo từng trường hợp cụ thể nảy sinh; 2- Quyền và nhiệm vụ của văn phòng, sở chỉ huy an ninh của Đặc khu kinh tế giao cho chủ nhiệm Uỷ ban an ninh quốc phòng cấp tỉnh là người điều hành; 3- Người dân, nhà đầu tư trong và ngoài nước hoạt động và sinh sống trong Đặc khu kinh tế có nghĩa vụ bảo vệ an ninh trật tự, kỷ cương Đặc khu kinh tế và thực hiện theo quy định pháp luật của CHDCND Lào. Chánh văn phòng hoặc Chỉ huy trưởng Sở chỉ huy an ninh do ban an ninh trật tự của Đặc khu kinh tế cử. Trưởng Ban an ninh Đặc khu kinh tế do chủ nhiệm uỷ ban an ninh trật tự tỉnh, Thành phố cử và dưới dự chỉ đạo trực tiếp của Uỷ ban an ninh trật tự tỉnh, Thành phố nơi Đặc khu kinh tế trực thuộc. 4 - Trong Đặc khu kinh tế có thể có hệ thống bảo vệ thông qua việc thành lập đơn vị kinh doanh dịch vụ bảo vệ hoặc sử dụng

Page 68: LUẬT Ế ĐẦ Ư - laos-vita.comlaos-vita.com/22.pdf · phát triển trở thành đô thị mới hiện đại toàn diện, là nơi thu hút đầu tư trong và ngoài nước

Ủy ban Quốc gia về quản lý Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù  

68

lực lượng bảo vệ của công ty bảo vệ trong Cộng hoà dân chủ Nhân dân Lào. Đối với khu kinh tế đặc thù, việc giữ gìn an ninh trật tự của khu vực đó thuộc quyền quản lý của tỉnh, Thành phố và huyện, thị xã nơi đặt khu kinh tế. Có thể dùng lực lượng trực thuộc trong doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ tại Cộng hoà dân chủ Nhân dân Lào nhưng không được tự mình hình thành lực lượng giữ gìn bảo vệ của riêng mình. Điều 61: Ngôn ngữ dùng trong Đặc khu kinh tế Cá nhân hoặc tập thể sinh sống, tiến hành kinh doanh trong Đặc khu kinh tế phải lấy ngôn ngữ Lào là ngôn ngữ chính thức.Đối với ngôn ngữ nước ngoài phải lấy ngôn ngữ là tiếng Anh hoặc một thứ ngôn ngữ khác tuỳ thuộc quy định của Nhà nước. Trong việc ghi biển quảng cáo, biển tên công ty và các biển hiệu khác trong Đặc khu kinh tế phải ghi tiếng Lào ở trên và tiếng nước ngoài kèm ở dưới. Điều 62: Việc quản lý phương tiện Uỷ ban Đặc khu kinh tế là người xem xét cấp phép cô-ta các loại phương tiện cho Đặc khu kinh tế trong toàn quốc. Nhà đầu tư, phát triển sử dụng các phương tiện, máy móc vào việc tiến hành kinh doanh sản xuất, dịch vụ theo chính sách khuyến khích của Đặc khu kinh tế cần phải đăng ký với Uỷ ban hành chính và Hội đồng kinh tế - quản trị của Đặc khu kinh tế. Nếu có chuyển nhượng hoặc bán phương tiện, máy móc cho các nhà đầu tư khác trong Đặc khu kinh tế cũng phải xin giấy phép xác nhận của Uỷ ban hành chính hoặc Hội đồng kinh tế Đặc khu kinh tế là cơ quan cấp giấy phép cho từng loại phương tiện, máy móc theo từng trường hợp. Đối với việc bán, chuyện nhượng phương tiện, máy mọc ra ngoài khu vực cần thực hiện theo quy định pháp luật của CHDCND Lào, trên cơ sở được sự đồng ý của Uỷ ban hành

Page 69: LUẬT Ế ĐẦ Ư - laos-vita.comlaos-vita.com/22.pdf · phát triển trở thành đô thị mới hiện đại toàn diện, là nơi thu hút đầu tư trong và ngoài nước

Ủy ban Quốc gia về quản lý Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù  

69

chính hoặc Hội đồng kinh tế - quản trị của Đặc khu kinh tế là cơ quan đã cấp phép đăng ký phương tiện trên. Phương tiện đăng ký tại Đặc khu kinh tế phải dán biển hiệu và có sổ theo dõi riêng nhằm tạo thuận lợi trong việc quản lý của nhà chức trách trong việc sử dụng phương tiện hoạt động ngoài khu vực Đặc khu kinh tế. Quy định quản lý được Đặc khu kinh tế quy định cụ thể thông qua ban thư ký Uỷ ban Đặc khu kinh tế phê chuẩn. Điều 63: Quản lý dân Uỷ ban hành chính hoặc Hội đồng kinh tế - quản trị Đặc khu kinh tế phải phối hợp với nhau trong việc quản lý người dân trong khu vực Đặc khu kinh tế, cấp phát thẻ cho người có quốc tịch Lào, người đầu tư, phát triển, người nước ngoài, người không có quốc tịch, khách du lịch và chuyên gia trong và ngoài nước, công nhân, cán bộ Nhà nước và cá nhân trong và ngoài nước theo quy định pháp luật liên quan của Cộng hoà dân chủ Nhân dân Lào. Điều 64: Quản lý nguồn nhân lực và lao động Quản lý nguồn nhân lực của Uỷ ban hành chính hoặc Hội đồng kinh tế - quản trị Đặc khu kinh tế được căn cứ vào các văn bản pháp lý liên quan của CHDCND Lào. Nhà đầu tư và nhà phát triển kinh doanh của Đặc khu kinh tế có nghĩa vụ trong quản lý, bảo vệ và khuyến khích người lao động dưới sự quản lý của mình thực hiện theo quy định pháp luật liên quan của Lào như phúc lợi xã hội, bảo hiểm lao động, bảo hộ tai nạn lao động, đào tạo và phát triển tay nghề lao động. Điều 65: Giữ gìn văn hoá quốc gia và bảo vệ môi trường Uỷ ban hành chính hoặc Hội đồng kinh tế quản trị Đặc khu kinh tế phải lên kế hoạch, quy hoạch ngân sách và thành lập quỹ trong quản lý, gìn giữ văn hoá quốc gia và phát triển môi trường trong Đặc khu kinh tế.

Page 70: LUẬT Ế ĐẦ Ư - laos-vita.comlaos-vita.com/22.pdf · phát triển trở thành đô thị mới hiện đại toàn diện, là nơi thu hút đầu tư trong và ngoài nước

Ủy ban Quốc gia về quản lý Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù  

70

Nhà đầu tư phát triển phải tổ chức thực hiện hoạt động của mình phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, luật pháp và quy định liên quan đến bảo về và gìn giữ môi trường xã hội và thiên nhiên nhằm: 1- Kiểm soát ô nhiễm, tránh việc phá huỷ tài nguyên thiên nhiên để gìn giữ phát triển thành địa điểm du lịch; 2- Giữ gìn khu vực bảo tồn, văn hoá và lịch sử; 3- Chống ô nhiễm và suy thoái của môi trường thiên nhiên; 4- Bảo vệ sức khoẻ và an toàn cho cán bộ, công nhân và nhân dân tại địa phương lân cận. Nhà đầu tư phát triển cần thực hiện các hoạt động phù hợp, tránh các hoạt động gây cản trở hoặc ngăn chặn, kìm hãm sự sinh trưởng và phát triển tài nguyên thiên nhiên trong tương lai sao cho phù hợp với Luật về môi trường. Điều 66: Quản lý rừng trong Đặc khu kinh tế Việc phát triển Đặc khu kinh tế cần quan tâm công tác giữ gìn, quản lý và bảo vệ rừng thiên nhiên, trồng rừng tăng diện tích cây xanh che phủ. Trong trường hợp Nhà nước giao Đặc khu kinh tế nằm trong khu vực rừng phòng hộ và rừng bảo tồn, Uỷ ban hành chính hoặc Hội đồng kinh tế - quản trị Đặc khu kinh tế phải ra quy định quản lý và quy hoạch ngân sách để bảo vệ, giữ gìn khu vực rừng nói trên phù hợp với quy định pháp luật. Điều 67: Quản lý tiến hành kinh doanh, sản xuất và dịch vụ Việc quản lý tiến hành kinh doanh, sản xuất và dịch vụ trong Đặc khu kinh tế là do Uỷ ban hành chính hoặc Hội đồng kinh tế - quản trị Đặc khu kinh tế ra quy định quản lý trên cơ sở phù hợp với quy định pháp luật liên quan. Điều 68: Quản lý văn hoá - xã hội Việc quản lý phát triển văn hoá - xã hội, hệ thống giáo dục và y tế trong Đặc khu kinh tế do Uỷ ban hành chính hoặc Hội đồng kinh tế - quản trị Đặc khu kinh tế ra quy định quản lý,

Page 71: LUẬT Ế ĐẦ Ư - laos-vita.comlaos-vita.com/22.pdf · phát triển trở thành đô thị mới hiện đại toàn diện, là nơi thu hút đầu tư trong và ngoài nước

Ủy ban Quốc gia về quản lý Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù  

71

phát triển phù hợp với hệ thống pháp luật liên quan, đặc biệt nâng cao chất lượng và đạt tiêu chuẩn quốc tế. Điều 69: Quản lý cơ sở hạ tầng và hạng mục công trình Việc quản lý cơ sở hạ tầng và hạng mục công trình trong Đặc khu kinh tế do Uỷ ban hành chính hoặc Hội đồng kinh tế - quản trị Đặc khu kinh tế ra quyết định quản lý, sao cho phù hợp với quy định pháp luật liên quan. Điều 70: Chính sách kinh tế vĩ mô trong Đặc khu kinh tế Việc đề ra chính sách kinh tế vĩ mô trong phát triển Đặc khu kinh tế cần phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội quốc gia trong từng giai đoạn, quan tâm thu hút đầu tư vào các ngành giúp chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp thành công nghiệp và từng bước hiện đại. Đồng thời khuyến khích phát triển các ngành mà đất nước có thế mạnh. Điều 71: Quản lý thông tin, số liệu Việc quản lý số liệu, thông tin trong Đặc khu kinh tế do Uỷ ban hành chính hoặc Hội đồng kinh tế - quản trị của Đặc khu kinh tế ra quy định quản lý, trên cơ sở phù hợp với quy định pháp luật về quản lý số liệu. Điều 72: Quản lý nghiên cứu phân tích Việc quản lý nghiên cứu phân tích trong Đặc khu kinh tế do Uỷ ban hành chính hoặc Hội đồng kinh tế-quản trị của Đặc khu kinh tế ra quy định quản lý sao cho phù hợp với quy định pháp luật liên quan. Điều 73: Quản lý trong hợp tác với trong và ngoài nước. Việc quản lý hợp tác trong và ngoài nước trong Đặc khu kinh tế do Uỷ ban hành chính hoặc Hội đồng kinh tế - quản trị của Đặc khu kinh tế ra quy định quản lý sao cho phù hợp với quy định pháp luật liên quan.

Page 72: LUẬT Ế ĐẦ Ư - laos-vita.comlaos-vita.com/22.pdf · phát triển trở thành đô thị mới hiện đại toàn diện, là nơi thu hút đầu tư trong và ngoài nước

Ủy ban Quốc gia về quản lý Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù  

72

Điều 74: Quản lý sản xuất Hàng hoá các loại được sản xuất hoặc lắp ráp trong Đặc khu kinh tế phải được đăng ký xuất xứ hàng hoá (Made in Laos) mới có thể được phân phối và xuất khẩu. Điều 75: Quản lý sản xuất lương thực và thuốc men Lương thực và thuốc men sản xuất, nhập khẩu và phân phối trong Đặc khu kinh tế cần qua kiểm tra của đơn vị chức năng ngành lương thực và thuốc men của Đặc khu kinh tế, trên cơ sở tuân thủ nghiêm túc theo quy định tại Luật lương thực và thuốc, nhằm đảm bảo sức khoẻ của người sử dụng theo tiêu chuẩn quốc tế công nhận. Điều 76: Kiểm tra hàng hoá Hàng hoá, vật tư thiết bị và phương tiện nhập khẩu và xuất khẩu cần được qua kiểm tra giám định của đơn vị hành chính đầu tư một cửa của từng Đặc khu kinh tế, trên cơ sở từng cửa khẩu tạo điều kiện thuận lợi trong công tác phục vụ. Điều 77: Quản lý đơn vị tài chính Việc quản lý đơn vị tài chính do Uỷ ban hành chính hoặc Hội đồng kinh tế - quản trị của Đặc khu kinh tế ra quy định quản lý phù hợp với quy định pháp luật liên quan. Đặc biệt, thẻ tín dụng từ nước ngoài sử dụng thanh toán tại Lào phải thực hiện qua trung tâm dịch vụ thanh toán trong CHDCND Lào. Nếu đơn vị tài chính nào trong Đặc khu kinh tế không thể thành lập trung tâm dịch vụ thanh toán thì có thể sử dụng chung với hệ thống thanh toán của Trung tâm thanh toán của ngân hàng kinh doanh có đăng ký tại Lào. Điều 78: Quản lý vận chuyển hàng hoá qua cửa khẩu và hàng hoá xuất khẩu Cá nhân hoặc tập thể vận chuyển hàng hoá qua cửa khẩu và xuất khẩu hàng hoá ra khỏi CHDCND Lào cần áp dụng dịch vụ hệ thống kho bãi, xuất khẩu theo đường cửa khẩu quốc tế của

Page 73: LUẬT Ế ĐẦ Ư - laos-vita.comlaos-vita.com/22.pdf · phát triển trở thành đô thị mới hiện đại toàn diện, là nơi thu hút đầu tư trong và ngoài nước

Ủy ban Quốc gia về quản lý Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù  

73

Lào. Cụ thể chi tiết về tổ chức thực hiện do Uỷ ban hành chính hoặc Hội đồng kinh tế - quản trị Đặc khu kinh tế quy định riêng theo từng trường hợp, trên cơ sở được ban thư ký Uỷ ban Đặc khu kinh tế thông qua. Điều 79: Việc phát triển Phát triển trong Đặc khu kinh tế do Uỷ ban hành chính hoặc Hội đồng kinh tế - quản trị Đặc khu kinh tế ra quy định quản lý, phù hợp với quy định pháp luật liên quan trên cơ sở đảm bảo đạt mục tiêu thiên nhiên kỷ của xã hội, đảm bảo môi trường, an ninh trật tự và phát triển bền vững. Điều 80: Hành chính trong Đặc khu kinh tế Hành chính trong Đặc khu kinh tế, người làm công tác quản lý hành chính cần thực hiện theo các nguyên tắc chủ yếu sau: 1- Nghị định riêng biệt của Đặc khu kinh tế; 2- Hợp đồng tô nhượng giữa Nhà nước và nhà đầu tư; 3- Minh bạch; 4- Có thể Kiểm toán được; 5- Hiệu quả cao; 6- Không chất hoá học; 7- Bảo vệ môi trường; 8- Phát triển bền vững. Điều 81: Kiểm tra Đặc khu kinh tế Kiểm tra Đặc khu kinh tế phải thực hiện theo phần IX, chương 3 của Luật khuyến khích đầu tư và có thể sử dụng cơ quan kiểm toán khác được quy định trong hợp đồng tô nhượng.

Page 74: LUẬT Ế ĐẦ Ư - laos-vita.comlaos-vita.com/22.pdf · phát triển trở thành đô thị mới hiện đại toàn diện, là nơi thu hút đầu tư trong và ngoài nước

Ủy ban Quốc gia về quản lý Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù  

74

CHƯƠNG X Cơ quan quản lý Đặc khu kinh tế

Điều 82: Cơ quan quản lý Đặc khu kinh tế Cơ quan quản lý Đặc khu kinh tế tại CHDCND Lào gồm: 1- Nhà nước; 2- Uỷ ban quốc gia quản lý Đặc khu kinh tế và khu kinh tế đặc thù. Viết tắt bằng tiếng Lào: ຄຂພສ, viết bằng tiếng Anh: National Committee for Special Economic Zone, viết tắt bằng tiếng Anh: NCSEZ; 3- Ban thư ký Uỷ ban quốc gia quản lý Đặc khu kinh tế và khu kinh tế đặc thù viết tắt bằng tiếng Lào: ກຄຂພສ, viết bằng tiếng Anh: Secretariat to National Committee for Special Economic Zone, viết tắt bằng tiếng Anh: S-NCSEZ; 4- Các bộ, ngành và cơ quan liên quan; 5- Cơ quan chính quyền địa phương; 6- Uỷ ban hành chính và Hội đồng kinh tế - quản trị Đặc khu kinh tế của từng khu vực; 7- Uỷ ban tham mưu. Điều 83: Quyền và nghĩa vụ của Nhà nước Đối với công việc quản lý Đặc khu kinh tế, Nhà nước có quyền và nghĩa vụ sau: 1- Đề ra chính sách và văn bản pháp qui về phát triển và quản lý Đặc khu kinh tế; 2- Tạo điều kiện quản lý ổn định, an toàn và chỉ đạo trực tiếp đối với vông việc bảo vệ an ninh - bảo vệ tổ quốc; 3- Xem xét cấp phép về ngân sách đối với hoạt động công tác của Uỷ ban quốc gia Đặc khu kinh tế, kể cả công tác phát triển và quản lý Đặc khu kinh tế trong phạm vi toàn quốc; 4- Hướng dẫn và vận động nhà đầu tư, phát triển vốn lớn để phát triển và đầu tư trong Đặc khu kinh tế. Điều 84: Uỷ ban quốc gia Đặc khu kinh tế Uỷ ban quốc gia Đặc khu kinh tế bao gồm:

Page 75: LUẬT Ế ĐẦ Ư - laos-vita.comlaos-vita.com/22.pdf · phát triển trở thành đô thị mới hiện đại toàn diện, là nơi thu hút đầu tư trong và ngoài nước

Ủy ban Quốc gia về quản lý Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù  

75

1. Phó thủ tướng chính phủ Chủ tịch; 2. Bộ trửơng, Văn phòng Chính phủ

Phó chủ tịch thừong trực; 3. Bộ trưởng Kế hoạch và đầu tư Phó chủ tịch; 4. Bộ trưởng Công thương Phó chủ tịch; 5. Bộ trưởng Bưu chính và Vận tải Ủy viên; 6. Bộ trưởng Tài chính Ủy viên; 7. Bộ trưởng Tư pháp Ủy viên; 8. Bộ trưởng Thông tin, Văn hoá và du lịch Ủy viên; 9. Tỉnh trưởng nới có Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc

thù Ủy viên; 10. Thứ trửong Bộ Quốc phòng Ủy viên; 11. Thứ trửong Bộ An ninh Ủy viên; 12. Thứ trửong Ngoại giao Ủy viên; 13. Thứ trửong Bộ lao động và phức lợi xã hội Ủy viên; 14. Thứ trửong Bộ Hành chính Ủy viên; 15. Thứ trửong Bộ tài nguyên thiên nhiên và môi trường

Ủy viên; 16. Trửng ban Ban thư ký Ủy ban quốc qủan lý về ĐKKT

và KKTĐT Ủy viên;

Đối với việc tổ chức và hoạt động của Uỷ ban quốc gia Đặc khu kinh tế và Ban Thư ký Uỷ ban quốc gia về Đặc khu kinh tế là cơ quan thường trực của Uỷ ban quốc gia về Đặc khu kinh tế có ngân sách cấp hai trên được quy định riêng. Điều 85: Quyền và nghĩa vụ của các Bộ và Cơ quan liên quan Đối với công tác Đặc khu kinh tế, các Bộ và Cơ quan liên quan có quyền và nghĩa vụ sau: 1- Đề ra chính sách khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi và quản lý việc tiến hành các hạng mục đầu tư trong Đặc khu kinh tế liên quan trực tiếp tới Bộ, ban, ngành của mình;

Page 76: LUẬT Ế ĐẦ Ư - laos-vita.comlaos-vita.com/22.pdf · phát triển trở thành đô thị mới hiện đại toàn diện, là nơi thu hút đầu tư trong và ngoài nước

Ủy ban Quốc gia về quản lý Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù  

76

2- Hướng dẫn, theo dõi việc tổ chức thực hiện hệ thống pháp luật trong Đặc khu kinh tế mà Ban, ngành mình đã quy định; 3- Tập huấn, nâng cao chất lượng chuyên môn cho cán bộ Đặc khu kinh tế để đảm bảo tiêu chuẩn công tác của mình theo đề nghị của Đặc khu kinh tế. Điều 86: Quyền và nghĩa vụ của cơ quan chính quyền địa phương Cơ quan chính quyền địa phương có quyền và nhiệm vụ sau: 1- Chỉ đạo công tác an ninh trật tự của Đặc khu kinh tế, bao gồm bảo vệ an ninh và trật tự trong Đặc khu kinh tế tại địa phương mình; 2- Chịu trách nhiệm quản lý, giám sát hoạt động của Đặc khu kinh tế; 3- Theo dõi thực hiện quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân, của Nhà nước, của nhà đầu tư, phát triển; 4- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư và phát triển. Điều 87: Quyền và nghĩa vụ của các huyện nơi đặt Đặc khu kinh tế Các huyện nơi đặt Đặc khu kinh tế có quyền và nghĩa vụ sau: 1- Phối hợp với Uỷ ban hành chính và Hội đồng kinh tế - quản trị Đặc khu kinh tế trong việc thành lập kế hoạch phát triển Đặc khu kinh tế và khu vực xung quanh; 2- Tạo điều kiện thuận lợi trong việc quy hoạch đất, di dời và sinh hoạt của nhân dân trong khu vực xung quanh Đặc khu kinh tế theo bản đồ quy hoạch đã được phê chuẩn; 3- Quy hoạch và tập huấn chuyên môn, tạo công ăn việc làm cho nhân dân theo nhu cầu của Đặc khu kinh tế; Cơ quan chính quyền huyện, Uỷ ban hành chính và Hội đồng quản lý kinh tế Đặc khu kinh tế tôn trọng nhau, hợp tác có tránh nhiệm trong những mặt được và mất trước chính quyền tỉnh,

Page 77: LUẬT Ế ĐẦ Ư - laos-vita.comlaos-vita.com/22.pdf · phát triển trở thành đô thị mới hiện đại toàn diện, là nơi thu hút đầu tư trong và ngoài nước

Ủy ban Quốc gia về quản lý Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù  

77

Thành phố và Nhà nước theo việc tổ chức thực hiện hợp đồng tô nhượng và Nghị định này. Điều 88: Quyền và nghĩa vụ của bản xung quanh Đặc khu kinh tế Bản xung quanh Đặc khu kinh tế có quyền và nghĩa vụ sau: 1- Giữ gìn an ninh, bảo vệ trật tự trong bản; 2- Ủng hộ việc phát triển, đầu tư trong Đặc khu kinh tế theo quy định pháp luật; 3- Sử dụng và bảo vệ hệ thống cơ sở hạ tầng, các hạng mục công ích tiện dụng xây dựng khi phát triển Đặc khu kinh tế theo quy định của Đặc khu kinh tế; 4- Giáo dục tập huấn tổ chức và nhân dân trong việc nâng cao trách nhiệm của mình đóng góp tay nghề, phát triển mô hình kinh doanh vừa và nhỏ quanh các công trình, dự án của Đặc khu kinh tế. Điều 89: Uỷ ban hành chính Đặc khu kinh tế của từng vùng Uỷ ban hành chính Đặc khu kinh tế của từng vùng gồm: 1- Trưởng Ban hành chính vùng; 2- Phó trưởng Ban hành chính vùng từ 01 đến 03 người; 3- Một số Uỷ viên dùng theo tình hình. Điều 90: Việc tổ chức Uỷ ban hành chính Đặc khu kinh tế Trưởng ban, Phó ban và Uỷ viên của Uỷ ban hành chính Đặc khu kinh tế cử hoặc bãi nhiệm theo đề nghị Ban Thư ký Uỷ ban quốc gia về Đặc khu kinh tế, trên cơ sở phối hợp, trao đổi với các ban, ngành và cơ quan chính quyền địa phương liên quan. Điều 91: Quyền và nghĩa vụ của Uỷ ban hành chính Đặc khu kinh tế Uỷ ban hành chính Đặc khu kinh tế có quyền và nghĩa vụ như sau:

Page 78: LUẬT Ế ĐẦ Ư - laos-vita.comlaos-vita.com/22.pdf · phát triển trở thành đô thị mới hiện đại toàn diện, là nơi thu hút đầu tư trong và ngoài nước

Ủy ban Quốc gia về quản lý Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù  

78

1- Nghiên cứu chiến lược hành chính, giữ gìn an ninh trong Đặc khu kinh tế phù hợp với chính sách bảo vệ an ninh quốc phòng, trật tự và quy định pháp luật; 2- Nghiên cứu, ra quy định về quản lý người dân, việc ra - vào Đặc khu kinh tế; 3- Nghiên cứu và đề ra chính sách về phát triển xã hội, khuyến khích giáo dục, y tế, văn hoá và giải quyết các vấn đề xã hội trong Đặc khu kinh tế; 4- Đảm bảo sự đoàn kết, an ninh trật tự và công bằng trong Đặc khu kinh tế theo Hiếp pháp và pháp luật của CHDCND Lào; 5- Tiến hành quản lý công trình hoạt động trong Đặc khu kinh tế, đảm bảo Đặc khu kinh tế phát triển nhanh chóng, toàn diện và theo định hướng đề ra; 6- Hợp tác với Hội đồng quản lý kinh tế và Uỷ ban tư vấn giải quyết mâu thuẫn phát sinh trong Đặc khu kinh tế; 7- Hợp tác với Hội đồng quản lý kinh tế đề ra những biện pháp giữ gìn bảo vệ môi trường, đảm bảo phát triển theo hướng bền vững; 8- Hướng dẫn Hội đồng quản lý kinh tế trong việc triển khai thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình; 9- Phối hợp với các cơ quan chính quyền cấp huyện, thường xuyên xin ý kiến chỉ đạo của cơ quan chính quyền cấp tỉnh và các ngành dọc của Trung ương, nhằm đảo bảo hoạt động được thuận tiện; 10-Hợp tác và quan hệ với quốc tế theo quyền và nghĩa vụ của mình; 11-Thường xuyên tổng kết, báo cáo các hoạt động lên Uỷ ban quốc gia về Đặc khu kinh tế, cơ quan chính quyền cấp tỉnh và các ban ngành dọc của Trung ương; 12-Thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định pháp luật. Điều 92: Hội đồng quản trị kinh tế Đặc khu kinh tế của từng vùng

Page 79: LUẬT Ế ĐẦ Ư - laos-vita.comlaos-vita.com/22.pdf · phát triển trở thành đô thị mới hiện đại toàn diện, là nơi thu hút đầu tư trong và ngoài nước

Ủy ban Quốc gia về quản lý Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù  

79

Hội đồng quản lý kinh tế Đặc khu kinh tế của từng vùng bao gồm: 1- Chủ tịch Hội đồng quản trị kinh tế; 2- Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị kinh tế 01 đến 03 người; 3- Một số Uỷ viên theo thực tế. Điều 93: Việc thành lập Hội đồng quản trị kinh tế Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Uỷ viên của Hội đồng quản trị kinh tế Đặc khu kinh tế do Chủ tịch Uỷ ban quốc gia Đặc khu kinh tế cử hoặc bãi chức theo đề nghị của Ban Thư ký Uỷ ban quốc gia Đặc khu kinh tế, trên cơ sở phối hợp với các ban ngành và cơ quan chính quyền địa phương liên quan. Đối với việc cử hoặc bãi nhiệm chức phó Chủ tịch Hội đồng quản lý kinh tế Đặc khu kinh tế là người nước ngoài, cần tiến hành xác minh tiểu sử và có sự đồng ý hoặc đề nghị của Chủ tịch Hội đồng quản lý kinh tế. Điều 94: Quyền và nghĩa vụ của Hội đồng quản lý kinh tế Hội động quản lý kinh tế Đặc khu kinh tế có quyền và nghĩa vụ chủ yếu sau: 1- Nghiên cứu và đề ra kế hoạch phát triển kinh tế, đề án, dự án đầu tư trong từng giai đoạn 6 tháng, 01 năm, 05 năm, 20 năm và các giai đoạn khác cho tới khi kết thúc thời hạn của dự án; 2- Nghiên cứu quy định trong quản lý và quản lý kinh tế; 3- Nghiên cứu và tổ chức thực hiện chính sách khuyến khích đầu tư theo Luật khuyến khích đầu tư, cho phép nhập khẩu và xuất khẩn tại tất cả Đặc khu kinh tế; 4- Tìm kiếm thu nhập, tạo và thực hiện ngân sách của Đặc khu kinh tế; 5- Tổ chức thu thuế thu nhập của Đặc khu kinh tế; 6- Cung cấp thông tin, xem xét việc đầu tư và đánh giá hiệu quả đầu tư; 7- Thúc đẩy, khuyến khích và tạo điều kiện cho đơn vị kinh doanh trong khu vực của mình;

Page 80: LUẬT Ế ĐẦ Ư - laos-vita.comlaos-vita.com/22.pdf · phát triển trở thành đô thị mới hiện đại toàn diện, là nơi thu hút đầu tư trong và ngoài nước

Ủy ban Quốc gia về quản lý Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù  

80

8- Giải quyết tranh chấp cùng với Ủy ban hành chính và Ủy ban tư vấn và giải quyết tranh chấp; 9- Đóng góp nghĩa vụ với Nhà nước theo hợp đồng tô nhượng và Nghị định này; 10-Thành lập, sử dụng và quản lý cán bộ, công nhân dưới sự quản lý của mình; 11-Phát triển văn hóa – xã hội, giáo dục và y tế; 12-Giữ gìn đoàn kết nội bộ và với bên ngoài, đảm bảo an ninh trật tự của Đặc khu kinh tế; 13-Bảo vệ, gìn giữ thiên nhiên, đảm bảo phát triển theo hướng bền vững; 14-Quản lý quy hoạch và sử dụng đất, xây dựng các hạng mục công trình theo quy định; 15-Hợp tác với công ty, đơn vị kinh doanh trong và ngoài nước theo quy định pháp luật; 16-Tổng kết, báo cáo kết quả hoạt động thường xuyên theo quý, 06 tháng và hàng năm lên Chính phủ. Điều 95: Quản lý hành chính Đặc khu kinh tế Việc quản lý hành chính Đặc khu kinh tế có tính chất như sau: 1- Phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng và các hạng mục công cộng bằng việc đầu tư của Nhà nước 100%, việc quản lý khu vực trên giao cho Ủy ban hành chính thi hành, có quyền và nhiệm vụ ghi rõ tại Điều 91 và Điều 94 của Nghị định này; 2- Nhà nước cùng với tư nhân cùng đầu tư phát triển, việc quản lý hành chính gồm 02 cơ quan như: Ủy ban hành chính và Hội đồng kinh tế - quản lý có quyền và nghĩa vụ được quy định tại Điều 91 và Điều 94 của Nghị định này; 3- Tư nhân đầu tư 100%, việc quản lý hành chính bao gồm 02 cơ quan như: Ủy ban hành chính và Hội đồng kinh tế quản lý có quyền và nghĩa vụ được quy định trong Điều 91 và Điều 94 của Nghị định này. Điều 96: Quản lý hành chính khu vực kinh tế riêng biệt

Page 81: LUẬT Ế ĐẦ Ư - laos-vita.comlaos-vita.com/22.pdf · phát triển trở thành đô thị mới hiện đại toàn diện, là nơi thu hút đầu tư trong và ngoài nước

Ủy ban Quốc gia về quản lý Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù  

81

Quản lý hành chính khu kinh tế đặc thù được căn cứ theo hợp đồng giữa Nhà nước và nhà đầu tư, có Hội đồng quản lý kinh tế bao gồm nguồn nhân lực của Nhà nước và nhà đầu tư thay phiên nhau làm Chủ tịch Hội đồng quản lý kinh tế có quyền và nghĩa vụ được quy định trong Điều 91 (bỏ Khoản 1) và Điều 94 của Nghị định này. Điều 97: Ủy ban tư vấn Ủy ban tư vấn bao gồm người có kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh tế, pháp luật, quản lý và công tác quốc phòng giữ gìn an ninh trật tự, lịch sử, văn hóa xã hội, trong xây dựng, môi trường thiên nhiên, đất đai và các lĩnh vực khác được Chủ nhiệm Ủy ban quốc gia về Đặc khu kinh tế cử theo đề nghị của Ban Thư ký Ủy ban quốc gia về Đặc khu kinh tế. Ủy ban tư vấn có thể là người trong nước hoặc người nước ngoài,có thể có ủy viên thường trực hoặc không thường trực. Điều 98: Quyền và nghĩa vụ của Ủy ban tư vấn Ủy ban tư vấn có quyền và nghĩa vụ chủ yếu sau: 1- Phối hợp với Ban Thư ký Uỷ bản quốc gia Đặc khu kinh tế nhằm trao đổi ý kiến, rút kinh nghiệm từ trong và ngoài nước về vấn đề giải quyết tranh chấp và vấn đề khác trong Đặc khu kinh tế; 2- Phối hợp với Ban Thư ký Ủy ban quốc gia Đặc khu kinh tế để quảng bá thu hút đầu tư vào việc phát triển và đầu tư trong Đặc khu kinh tế; 3- Phối hợp với Ban Thư ký Ủy ban quốc gia Đặc khu kinh tế trong việc tìm nguồn viện trợ (ODA) và đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) vào phát triển và đầu tư trong Đặc khu kinh tế; 4- Phối hợp với Ban Thư ký Ủy ban quốc gia Đặc khu kinh tế trong lĩnh vực kỹ thuật chuyên môn về việc phát triển và đầu tư trong Đặc khu kinh tế, đặc biệt tập huấn đào tạo nguồn nhân lực trong và ngoài nước, phát hành sổ tay, xây dựng website, các công cụ sử dụng trong quản lý hành chín

Page 82: LUẬT Ế ĐẦ Ư - laos-vita.comlaos-vita.com/22.pdf · phát triển trở thành đô thị mới hiện đại toàn diện, là nơi thu hút đầu tư trong và ngoài nước

Ủy ban Quốc gia về quản lý Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù  

82

CHƯƠNG XI Chính sách đối với người có công và biện pháp với người

vi phạm

Điều 99: Chính sách đối với người có công Cá nhân, tập thể có thành tích nổi bật trong việc thực hiện Nghị định này, đặc biệt là thu hút đầu tư, thúc đẩy, tư vấn, góp phần tích cực vào hoạt động phát triển và đầu tư trong Đặc khu kinh tế sẽ được nhận bằng khen và các chính sách khác theo quy định pháp luật. Điều 100: biện pháp đối với người vi phạm Ngoài những biện pháp được quy định trong Điều 97 của Luật khuyến khích đầu tư, cá nhân hoặc tập thể vi phạm Nghị định này còn bị áp dụng các biện pháp khác tùy thuộc theo mức độ nặng nhẹ. Vi phạm trong trường hợp không nộp thuế nghĩa vụ, vi phạm hợp đồng, xây dựng nhà cửa khi không được phép và các vi phạm khác phải thực hiện theo Luật liên quan. Chương XII: Điều khoản cuối cùng Điều 101: Con dấu Ủy ban hành chính và Hội đồng quản lý kinh tế Đặc khu kinh tế có con dấu có hình quy định riêng, sử dụng trong hoạt động theo vai trò nhiệm vụ được phân công. Điều 102: Tổ chức thực hiện Văn phòng Thủ tướng, Ủy ban quốc gia về Đặc khu kinh tế, Ban Thư ký Ủy ban quốc gia về Đặc khu kinh tế, các Bộ và các cơ quan Ban ngành ngang Bộ, cơ quan chính quyền địa phương, Uỷ ban hành chính đặc khu kinh tế, Hội đồng quản trị đặc khu kinh tế, Ủy ban tư vấn, Đặc khu kinh tế, nhà đầu tư, phát triển và nhân dân trong khu vực xung quanh Đặc khu kinh tế là người triển khai thực hiện nghiêm túc Nghị định này.

Page 83: LUẬT Ế ĐẦ Ư - laos-vita.comlaos-vita.com/22.pdf · phát triển trở thành đô thị mới hiện đại toàn diện, là nơi thu hút đầu tư trong và ngoài nước

Ủy ban Quốc gia về quản lý Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù  

83

Điều 103: Hiệu lực Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Nhà đầu tư – phát triển tiến hành kinh doanh theo Nghị định về tổ chức, hoạt động và quản lý Đặc khu kinh tế mà Nhà nước đã phê chuẩn trước đây có thể sử dụng Nghị định này để thực hiện, nhưng cần có văn bản đề nghị lên Ban Thư ký Ủy ban quốc gia về Đặc khu kinh tế trong vòng 06 tháng kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực trở đi./.

Thủ tướng Chính phủ Lào

Bua-xỏn Bup-phả-văn

Page 84: LUẬT Ế ĐẦ Ư - laos-vita.comlaos-vita.com/22.pdf · phát triển trở thành đô thị mới hiện đại toàn diện, là nơi thu hút đầu tư trong và ngoài nước

Ủy ban Quốc gia về quản lý Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù  

84

CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO Hoà bình Độc lập Dân chủ Thống nhất Thịnh vượng

-----000----- Văn phòng chính phủ Số 517/TTg

Thủ đô Viêng Chăn, ngày09/12/2010

NGHỊ ĐỊNH về tổ chức và hoạt động của Uỷ ban Quốc gia về quản lý Đặc

khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù - Căn cứ Luật Chính phủ số 02/QH, ngày 06/5/2003; - Căn cứ Luật khuyến khích đầu tư số 02/QH, ngày 08/7/2009; - Căn cứ Nghị định quy định về Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù tại CHDCND Lào số 443/TTg, ngày 26/10/2010; - Căn cứ đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp tại Tờ trình số 342/TP, ngày 19/8/2010 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp; - Căn cứ đề nghị của Bộ trưởng Phủ Thủ tướng, Tổng cục trưởng Tổng cục Hành chính và Quản lý công chức tại Tờ trình số 150/QLCC, ngày 08/11/2010. Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định:

Page 85: LUẬT Ế ĐẦ Ư - laos-vita.comlaos-vita.com/22.pdf · phát triển trở thành đô thị mới hiện đại toàn diện, là nơi thu hút đầu tư trong và ngoài nước

Ủy ban Quốc gia về quản lý Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù  

85

CHƯƠNG 1 Điều khoản chung

Điều 1. Mục đích Nghị định này quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền, cơ cấu tổ chức của Uỷ ban Quốc gia về quản lý Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù, sau đây viết tắt là UBQGQLĐKKT & KKTĐT nhằm thúc đẩy, khuyến khích và quản lý đầu tư phát triển Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù trong toàn quốc, góp phần phát triển nền kinh tế quốc dân giàu mạnh và có khả năng hoà nhập tốt với khu vực và quốc tế. Điều 2. Vị trí và chức năng UBQGQLĐKKT & KKTĐT là tổ chức đặc biệt của Chính phủ, có chức năng tham mưu, giúp Chính phủ trong chỉ đạo và quản lý Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù trên toàn quốc, là đầu mối phối hợp với các bộ phận liên quan ở trong và ngoài nước để tổ chức thực hiện chính sách của Nhà nước về Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù.

CHƯƠNG 2 Nhiệm vụ và quyền hạn

Điều 3. Nhiệm vụ UBQGQLĐKKT & KKTĐT có nhiệm vụ chủ yếu sau: 1. Chỉ đạo và quản lý Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù (Đặc khu kinh tế, Khu chế xuất, các Khu công nghiệp, Trung tâm bốc dỡ hàng hoá, đô thị du lịch, Khu miễn thuế, Khu biên mậu, Khu đô thị mới.v.v.) trên toàn quốc; 2. Xem xét phê chuẩn chính sách và các quy định về phát triển và quản lý Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù trên toàn quốc;

Page 86: LUẬT Ế ĐẦ Ư - laos-vita.comlaos-vita.com/22.pdf · phát triển trở thành đô thị mới hiện đại toàn diện, là nơi thu hút đầu tư trong và ngoài nước

Ủy ban Quốc gia về quản lý Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù  

86

3. Xây dựng chiến lược phát triển Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù trên toàn quốc; 4. Tuyên truyền, phổ biến và thu hút đầu tư phát triển Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù; 5. Nghiên cứu, tìm kiếm và quản lý nguồn vốn từ mọi thành phần trong và ngoài nước nhằm phát triển Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù; 6. Tư vấn, hướng dẫn, thúc đẩy, theo dõi, kiểm tra, tạo điều kiện thuận lợi và xử lý các vấn đề phát sinh trong Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù để công tác phát triển và quản lý Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù đạt hiệu quả cao nhất về kinh tế, xã hội, công bằng, trật tự, an toàn, bền vững, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững... Điều 4. Quyền hạn UBQGQLĐKKT & KKTĐT có quyền hạn như sau: 1. Chỉ đạo và quản lý việc tổ chức thực hiện chiến lược phát triển, pháp luật và mối quan hệ với mọi thành phần ở trong và ngoài nước về công tác Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù; 2. Xem xét phê chuẩn việc thành lập hay giải thể Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù trong phạm vi toàn quốc. Trường hợp cần thiết, UBQGQLĐKKT & KKTĐT báo cáo xin ý kiến Chính phủ trước khi xem xét phê chuẩn; 3. Ký kết các hợp đồng tô nhượng phát triển Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù theo chuyên ngành chỉ đạo vĩ mô của mình hoặc theo quyết định của Chủ tịch UBQGQLĐKKT & KKTĐT; 4. Xem xét bổ nhiệm Ban quản trị hay Hội đồng quản trị Đặc Khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù; 5. Xem xét, phê chuẩn hay tham gia ký kết hợp đồng tô nhượng phát triển Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù; 6. Hoạt động giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, thông tin công tác quản lý và phát triển Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù ở trong và ngoài nước;

Page 87: LUẬT Ế ĐẦ Ư - laos-vita.comlaos-vita.com/22.pdf · phát triển trở thành đô thị mới hiện đại toàn diện, là nơi thu hút đầu tư trong và ngoài nước

Ủy ban Quốc gia về quản lý Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù  

87

7. Triệu tập các thành phần và địa phương liên quan tham gia các hội nghị thảo luận và xử lý các vấn đề về công tác Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù; 8. Quản lý quỹ phát triển nguồn nhân lực và tư vấn (giao Chủ tịch UBQGQLĐKKT & KKTĐT soạn quy chế riêng để quản lý quỹ này), dự án viện trợ không hoàn lại và quản lý nguồn thu-chi theo hợp đồng tô nhượng phát triển Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù; 9. Nghiên cứu, xây dựng và đề xuất xem xét phê duyệt kế hoạch, nhân sự và ngân sách của Chính phủ nếu thấy cần thiết cho hoạt động công tác của UBQGQLĐKKT & KKTĐT; 10. Chỉ đạo Khu kinh tế đặc biệt và Khu kinh tế đặc thù tổ chức hệ thống quản lý hành chính cho phù hợp, nhất là công tác điều hành hệ thống thông tin, thống kê... nhằm đảm bảo hoạt động bình đẳng, công khai, minh bạch và có thể kiểm toán được (hệ thống trực tuyến với Ban Thư ký UBQGQLĐKKT & KKTĐT).

CHƯƠNG 3

Cơ cấu tổ chức Điều 5. Cơ cấu nhân sự Cơ cấu nhân sự của UBQGQLĐKKT & KKTĐT gồm:

1. Phó thủ tướng chính phủ Chủ tịch; 2. Bộ trửơng, Văn phòng Chính phủ

phó chủ tịch thừong trực; 3. Bộ trưởng Kế hoạch và đầu tư phó chủ tịch; 4. Bộ trưởng Công thương phó chủ tịch; 5. Bộ trưởng Bưu chính và Vận tải Ủy viên; 6. Bộ trưởng Tài chính Ủy viên; 7. Bộ trưởng Tư pháp Ủy viên; 8. Bộ trưởng Thông tin, Văn hoá và du lịch Ủy viên; 9. Tỉnh trưởng nới có Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc

thù Ủy viên;

Page 88: LUẬT Ế ĐẦ Ư - laos-vita.comlaos-vita.com/22.pdf · phát triển trở thành đô thị mới hiện đại toàn diện, là nơi thu hút đầu tư trong và ngoài nước

Ủy ban Quốc gia về quản lý Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù  

88

10. Thứ trửong Bộ Quốc phòng Ủy viên; 11. Thứ trửong Bộ An ninh Ủy viên; 12. Thứ trửong Ngoại giao Ủy viên; 13. Thứ trửong Bộ lao động và phức lợi xã hội Ủy viên; 14. Thứ trửong Bộ Hành chính Ủy viên; 15. Thứ trửong Bộ tài nguyên thiên nhiên và môi trường

Ủy viên; 16. Trửng ban Ban thư ký Ủy ban quốc qủan lý về ĐKKT

và KKTĐT Ủy viên;

Giao Chủ tịch UBQGQLĐKKT & KKTĐT phân công nhiệm vụ cho các Phó Chủ tịch, các Uỷ viên UBQGQLĐKKT & KKTĐT trong việc phát triển và quản lý Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù trong phạm vi toàn quốc. Điều 6. Bộ máy giúp việc UBQGQLĐKKT & KKTĐT là cơ quan không thường trực nhưng có Ban Thư ký là bộ phận thường trực của UBQGQLĐKKT & KKTĐT. Ban Thư ký UBQLĐKKT & KKTĐT thuộc cơ cấu bộ máy tổ chức của Phủ Thủ tướng, do Phủ Thủ tướng phân bổ ngân sách, còn công tác đảng-cán bộ sẽ chịu sự quản lý trực tiếp của Tổng cục Hành chính và quản lý công chức, có chức năng tham mưu cho UBQGQLĐKKT &KKTĐT trong việc tổ chức thực hiện công tác, phát triển và quản lý Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù trong phạm vi toàn quốc. Ban thư ký UBQGQLĐKKT&KKTĐT có 01 Trưởng ban và một số Phó ban; có Trưởng phòng, Phó phòng và một số cán bộ chuyên môn tùy theo mức độ công việc. Giao cho Chủ tịch UBQGQLĐKKT&KKTĐTđề ra quy định cụ thể về tổ chức và hoạt động của Ban thư ký UBQGQLĐKKT & KKTĐT. Điều 7. Phân cấp quản lý giữa Trung ương và địa phương

Page 89: LUẬT Ế ĐẦ Ư - laos-vita.comlaos-vita.com/22.pdf · phát triển trở thành đô thị mới hiện đại toàn diện, là nơi thu hút đầu tư trong và ngoài nước

Ủy ban Quốc gia về quản lý Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù  

89

Việc phân cấp quản lý công việc của Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù giữa Trung ương và địa phương được thực hiện theo các quy định từ Điều 85 đến Điều 88 của Nghị định về Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù số 443/TTg ngày 26/10/2010.

CHƯƠNG IV Phương thức, lề lối làm việc

Điều 8:Phương thức, lề lối làm việc củaUBQGQLĐKKT& KKTĐT UBQGQLĐKKT&KKTĐThoạt động theo phương thức, lề lối làm việc như dưới đây: - Mọi hoạt động của UBQGQLĐKKT&KKTĐT đều kiên trì thực hiện đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các văn bản quy phạm pháp luật riêng của Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù; - Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, lãnh đạo tập thể, cá nhân chịu trách nhiệm kết hợp với việc thực hiện chế độ một Thủ trưởng theo hệ thống phân cấp quản lý trên cơ sở có sự phân công cụ thể rõ ràng theo ngành, đồng thời giao quyền hạn trách nhiệm và quyền trong việc quyết định các vấn đề trong lĩnh vực của mình; - Làm việc có kế hoạch, chương trình cụ thể, giải quyết công việc có trọng điểm và có mục tiêu trong từng giai đoạn, phối hợp chặt chẽ với các bộ phận hữu quan; - Làm việc có kiểm tra, theo dõi, đôn đốc, tổng kết, rút kinh nghiệm, đánh giá mặt được, mặt còn khiếm khuyết, đồng thời thực hiện chế độ báo cáo phản ánh một cách nghiêm túc; - Thực hiện chế độ họp định kỳ hàng tháng, 3 tháng, 6 tháng hoặc hàng năm và thường xuyên báo cáo Chính phủ. Trong trường hợp cần thiết và khẩn trương có thể tổ chức họp bất thường.

Page 90: LUẬT Ế ĐẦ Ư - laos-vita.comlaos-vita.com/22.pdf · phát triển trở thành đô thị mới hiện đại toàn diện, là nơi thu hút đầu tư trong và ngoài nước

Ủy ban Quốc gia về quản lý Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù  

90

CHƯƠNG V Điều khoản cuối cùng

Điều 9. Tài chính và con dấu Nhằm tạo thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện công tác phát triển và quản lý Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù trong phạm vi toàn quốc, UBQGQLĐKKT&KKTĐT là đơn vị tài chính cấp 2 thuộc Phủ Thủ tướng, giao cho Ban thư ký UBQGQLĐKKT&KKTĐT là cơ quan điều hành và quản lý giúp việc cho UBQGQLĐKKT&KKTĐT, có con dấu riêng để phục vụ hoạt động công tác theo quy định. Điều 10. Tổ chức thực hiện Phủ Thủ tướng, UBQGQLĐKKT&KKTĐT, Ban thư ký UBQGQLĐKKT&KKTĐT, các ban, ngành xung quanh Trung ương, cơ quan chính quyền địa phương các cấp, Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù trong phạm vi toàn quốc và tất cả thành phần liên quan cần nắm vững, tạo điều kiện thuận lợi, phối hợp cùng nhau tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị định này. Điều 11. Hiệu lực thi hành Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế cho Quyết định của Thủ tướng về việc thành lập Ban Chỉ đạo Quốc gia để chỉ đạo Dự án xây dựng Đặc khu kinh tế ở CHDCND Lào số 165 ngày 14/12/2009.

Thủ tướng Chính phủ nước CHDCND Lào

Bua-xỏn Búp-phả-văn

Page 91: LUẬT Ế ĐẦ Ư - laos-vita.comlaos-vita.com/22.pdf · phát triển trở thành đô thị mới hiện đại toàn diện, là nơi thu hút đầu tư trong và ngoài nước

Ủy ban Quốc gia về quản lý Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù  

91

CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

Hòa bình Độc lập Dân chủ Thống nhất Thịnh vượng ************

Văn phòng chính phủ Ủy ban Quốc gia về Quản lý Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù

Số 01/UBQGQL ĐKKT&KKTĐT Thủ đô Viêng Chăn, ngày 13/12/10

Quyết định

về tổ chức và hoạt động của Ban thư ký Ủy ban Quốc gia về quản lý Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù

- Căn cứ Nghị định về Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù tại nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào số 443/TTg ngày 26/10/2010; - Căn cứ Nghị định về tổ chức và hoạt động của Ủy ban Quốc gia về quản lý Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù số 517/TTg ngày 9/12/2010; - Căn cứ đề nghị của Bộ trưởng Bộ tư pháp tại Tờ trình số 342/BTP ngày 19/8/2010; - Căn cứ đề nghị của Bộ trưởng Phủ Thủ tướng, Tổng Cục trưởng Tổng cục Hành chính và Quản lý công chức tại Tờ trình số 151/TCHC-QLCC ngày 8/11/2010. Phó Thủ Tướng Thường trực Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về quản lý Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù quyết định:

Page 92: LUẬT Ế ĐẦ Ư - laos-vita.comlaos-vita.com/22.pdf · phát triển trở thành đô thị mới hiện đại toàn diện, là nơi thu hút đầu tư trong và ngoài nước

Ủy ban Quốc gia về quản lý Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù  

92

CHƯƠNG I Vị trí và vai trò nhiệm vụ

Điều 1. Vị trí và vai trò nhiệm vụ Ban thư ký Ủy ban quốc gia về quản lý Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù được viết tắt là “ UBQGQLĐKKT&KKTĐT ” hoặc được viết bằng tiếng Anh là Secretariat to National Committee for Special Economic Zone and specific Economic Zone và viết tắt là “SNCSEZ”. Ban thư ký UBQGQLĐKKT&KKTĐT là cơ quan thường trực của UBQGQLĐKKT&KKTĐT thuộc cơ cấu bộ máy tổ chức của Phủ Thủ tướng về mặt ngân sách, còn công tác Đảng - cán bộ trực thuộc Tổng cục Hành chính và Quản lý công chức, có vai trò nhiệm vụ tham mưu cho

UBQGQLĐKKT&KKTĐT , quan hệ với các cơ quan trong và ngoài nước về công việc của Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù và th ực thi công tác quản lý hành chính đối với công việc hàng ngày của UBQGQLĐKKT&KKTĐT . Điều 2. Nhiệm vụ Ban thư ký UBQGQLĐKKT&KKTĐT có nhiệm vụ tham mưu cho UBQGQLĐKKT&KKTĐT để tổ chức thực hiện các công việc liên quan đến Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù nh ư dưới đây: Là tham mưu cho UBQGQLĐKKT&KKTĐT trong việc phát triển và quản lý Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thùtrên phạm vi toàn quốc;

Nghiên cứu, xây dựng kế hoạch chiến lược và quy hoạch phạm vi đất đai để phát triển thành Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thùtrong từng thời kỳ; dự thảo chính sách khuyến khích đầu tư vào việc phát triển và quản lý Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thùở CHDCND Lào để đề nghị

UBQGQLĐKKT&KKTĐT hoặc Chính phủ xem xét; Đôn đốc, hướng dẫn và theo dõi việc tổ chức thực hiện

dịch vụ một cửa trong Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thùtrên phạm vi toàn quốc;

Page 93: LUẬT Ế ĐẦ Ư - laos-vita.comlaos-vita.com/22.pdf · phát triển trở thành đô thị mới hiện đại toàn diện, là nơi thu hút đầu tư trong và ngoài nước

Ủy ban Quốc gia về quản lý Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù  

93

Nghiên cứu, dự thảo luật, nghị định, quyết định, chỉ thị, hướng dẫn, thông báo, quy định, dự thảo hợp đồng phát triển Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù, hợp đồng và …vv đối với Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù để đề nghị

UBQGQLĐKKT&KKTĐT và Chính phủ xem xét; Tuyên truyền, phổ biến, vận động và hướng dẫn thực hiện

chính sách, pháp luật, các quy định liên quan tới công tác phát triển và quản lý Đặc khu kinh tếvà Khu kinh tế đặc thù ở nước CHDCND Lào;

Thu thập và phân tích các thông tin tư liệu về việc thành lập, phát triển và quản lý Đặc khu kinh tế có liên quan tới ngành và địa phương theo chính sách phát triển kinh tế - xã hội do Chính phủ đề ra trong từng giai đoạn;

Nghiên cứu và xem xét đơn xin phép phát triển Đặc khu kinh tếvà Khu kinh tế đặc thù của tất cả mọi thành phần, đóng vai trò là trung tâm trong việc phối hợp giữa người đề nghị phát triển Đặc khu kinh tếvà Khu kinh tế đặc thù với các ngành hữu quan; Chuẩn bị, nghiên cứu, đàm phán, xây dựng quyết định, biên bản ghi nhớ, hợp đồng tô nhượng phát triển Đặc khu kinh tếvà Khu kinh tế đặc thù, và các văn bản pháp lý trên cơ sở phối với các thành phần liên quan; Phối hợp công tác với Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, ủy viên UBQGQLĐKKT&KKTĐT và các ngành Trung ương, địa phương để tổ chức thực hiện việc phát triển và quản lý Đặc khu kinh tếvà Khu kinh tế đặc thù trong phạm vi toàn quốc; Báo cáo kết quả của việc nghiên cứu - phân tích dự án phát triển Đặc khu kinh tếvà Khu kinh tế đặc thù trước hội nghị

UBQGQLĐKKT&KKTĐT để xin phép đầu tư phát triển Đặc khu kinh tếvà Khu kinh tế đặc thù theo quy định nêu trong Luật khuyến khích đầu tư; Nghiên cứu các đề nghị xin được hưởng chính sách khuyến khích đặc biệt của Đặc khu kinh tếvà Khu kinh tế đặc thù và quản lý theo dõi, kiểm tra việc tổ chức thực hiện chính sách trên;

Page 94: LUẬT Ế ĐẦ Ư - laos-vita.comlaos-vita.com/22.pdf · phát triển trở thành đô thị mới hiện đại toàn diện, là nơi thu hút đầu tư trong và ngoài nước

Ủy ban Quốc gia về quản lý Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù  

94

Chỉ đạo tư tưởng, tập trung tinh thần đoàn kết, xây dựng, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức thuộc trách nhiệm của mình để cán bộ, công chức có lập trường tư tưởng chính trị vững vàng, vững mạnh về mặt tổ chức, thành thạo về chuyên môn nghiệp vụ và có kinh nghiệm thực tế;

Theo dõi, nộp các khoản thu nhập theo hợp đồng phát triển Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù,đưa vào ngân sách và quỹ tư vấn và phát triển nguồn nhân lực; Ra thông báo hướng dẫn, giải thích, phổ biến nội dung hợp đồng hoặc các văn bản pháp lý về phát triển Đặc khu kinh tếvà Khu kinh tế đặc thù cho các ngành và địa phương liên quan;

Phối hợp với ngành và địa phương liên quan trong việc theo dõi, kiểm tra, thúc đẩy và đề xuất với cấp trên về biện pháp giải quyết các vấn đề về phát triển và quản lý Đặc khu kinh tếvà Khu kinh tế đặc thù theo thẩm quyền được phép;

Quản lý, sử dụng cán bộ, ngân sách, quỹ tư vấn và phát triển nguồn nhân lực, phương tiện và trang thiết bị phục vụ mà Nhà nước, cơ quan tổ chức quốc tế và Đặc khu kinh tếvà Khu kinh tế đặc thù trang bị theo quy định; Đề ra kế hoạch công việc, sắp xếp những đầu việc ưu tiên đưa vào hội nghị định kỳ, hội nghị bất thường của

UBQGQLĐKKT&KKTĐT để trao đổi ý kiến và quyết định; Cùng với ban tư vấn trong và ngoài nước trao đổi, bàn bạc những công việc cần thiết và cấp bách;

Lập kế hoạch nhân sự, kế hoạch công việc, dự án, công trình và ngân sách để phục vụ công việc theo quyền và nhiệm vụ của mình; Quan hệ, phối hợp công việc, thúc đẩy và hướng dẫn ban quản trị và/hoặc hội đồng quản trị kinh tế Đặc khu kinh tếvà Khu kinh tế đặc thù để tổ chức thực hiện vai trò và nhiệm vụ trong phạm vi quyền của mình như đã quy định trong Nghị định về Đặc khu kinh tếvà Khu kinh tế đặc thù và hợp đồng phát triển Đặc khu kinh tếvà Khu kinh tế đặc thù;

Page 95: LUẬT Ế ĐẦ Ư - laos-vita.comlaos-vita.com/22.pdf · phát triển trở thành đô thị mới hiện đại toàn diện, là nơi thu hút đầu tư trong và ngoài nước

Ủy ban Quốc gia về quản lý Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù  

95

21. Cùng Tổng Cục Hành chính và Quản lý công chức nghiên cứu nhân sự cần thiết đưa vào cơ cấu tổ chức của từng Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù, để trình Ban thư ký Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù xem xét; 22. Thảo luận với các thành phần trong việc tìm kiếm nguồn vốn; hợp tác với nước ngoài và quản lý dự án để phát triển và quản lý Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù; 23. Ghi biên bản và thông báo cho từng Hội nghị Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù để làm căn cứ tổ chức thực hiện công việc theo Quyết định của Hội nghị UBQGQLĐKKT&KKTĐT; 24. Vận động, tuyên truyền, phổ biến chính sách, luật khuyến khích đầu tư, Nghị định, quy định, quy hoạch tổng thể của Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù nhằm thu hút đầu tư vào phát triển Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù trên toàn quốc; 25. Đôn đốc, hướng dẫn, theo dõi và kiểm tra việc bố trí hệ thống thông tin toàn diện của Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù để có thể kết nối với Ban thư ký UBQGQLĐKKT&KKTĐT; 26. Định kỳ tổng kết tình hình tổ chức thực hiện đầu việc và nhiệm vụ chuyên môn và nhiệm vụ công tác của Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù hàng tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng và năm để báo cáo UBQGQLĐKKT&KKTĐT và Chính phủ; 27. Thực hiện các công tác khác được UBQGQLĐKKT&KKTĐT giao. Điều 3. Phạm vi quyền hạn Ban thư ký UBQGQLĐKKT&KKTĐT có nhiệm vụ chủ yếu sau: 1. Đôn đốc, hướng dẫn, quản lý, theo dõi và kiểm tra hoạt động của Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù; 2. Đàm phán Biên bản ghi nhớ, dự thảo Hợp đồng phụ; Hợp đồng tô nhượng phát triển Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù và các văn bản pháp quy liên quan; 3. Ra hướng dẫn hoặc thông báo về các vấn đề liên quan tới việc phát triển và quản lý Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù;

Page 96: LUẬT Ế ĐẦ Ư - laos-vita.comlaos-vita.com/22.pdf · phát triển trở thành đô thị mới hiện đại toàn diện, là nơi thu hút đầu tư trong và ngoài nước

Ủy ban Quốc gia về quản lý Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù  

96

4. Đề nghị sửa đổi, bổ sung, thay đổi, ngừng hoặc bãi bỏ các văn bản pháp quy như quy định tại điều 2 trên đây, trong trường hợp thấy không phù hợp, không đúng theo điều kiện Hợp đồng và luật pháp; 5. Cùng chứng kiến ký kết Hợp đồng tô nhượng phát triển đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù và ký các văn bản liên quan tới công tác phát triển và quản lý đặc khu kinh tế và khu kinh tế đặc thù như Giấy Đăng ký tô nhượng Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù, Thư mời, Giấy chuyển, Thư góp ý về chuyên môn, Thư trả lời nhà đầu tư, bao gồm cả việc công nhận pháp lý của nhà phát triển Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù đã được cấp phép và giấy tờ khác liên quan tới quyền và vai trò của mình hoặc được Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù giao phó; 6. Phối hợp cùng các ngành liên quan nghiên cứu biện pháp giải quyết vấn đề, khó khăn trong việc phát triển và quản lý Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù để báo cáo xin hướng chỉ đạo của UBQGQLĐKKT&KKTĐT; 7. Đề nghị UBQGQLĐKKT&KKTĐT xem xét quyết định thành lập, bổ sung và xóa bỏ các phòng, ngành, dự án, công trình hoặc Ban Công tác đặc biệt theo trách nhiệm của mình trên cơ sở phối hợp với Tổng Cục Hành chính và Quản lý Công chức; 8. Kiến nghị UBQGQLĐKKT&KKTĐT xem xét bổ nhiệm, nâng cấp, đề bạt,khen thưởng, thuyên chuyển, tước chức vụ, kỷ luật và thực hiện các chính sách khác đối với cán bộ-công chức thuộc trách nhiệm của mình trên cơ sở phối hợp với Tổng Cục Hành chính và Quản lý Công chức; 9. Nhận cán bộ theo Hợp đồng vào làm việc theo nhu cầu công tác của Ban thư ký UBQGQLĐKKT&KKTĐT, Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù; 10. Tổ chức mua phương tiện và thiết bị văn phòng theo kế hoạch ngân sách; 11.Quy định kế hoạch nhân lực, kế hoạch công tác, dự án, công trình và kế hoạch ngân sách để trình UBQGQLĐKKT&KKTĐT và Chính phủ xem xét;

Page 97: LUẬT Ế ĐẦ Ư - laos-vita.comlaos-vita.com/22.pdf · phát triển trở thành đô thị mới hiện đại toàn diện, là nơi thu hút đầu tư trong và ngoài nước

Ủy ban Quốc gia về quản lý Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù  

97

12. Nghiên cứu và kiến nghị UBQGQLĐKKT&KKTĐT và Chính phủ xem xét thông qua, bổ sung, điều chỉnh hoặc bãi bỏ các quy định liên quan tới việc phát triển và quản lý Đặc khu kinh tế và khu kinh tế đặc thù; 13. Thực hiện các quyền khác theo các văn bản pháp quy của Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù đề ra và sự chỉ đạo của UBQGQLĐKKT&KKTĐT.

CHƯƠNG 2 Cơ cấu tổ chức

Điều 4. Cơ cấu bộ máy Ban thư ký UBQGQLĐKKT&KKTĐT có cơ cấu bộ máy như sau: 1. Phòng Tổ chức, Hành chính và Tài vụ; 2. Phòng Đất đai và Môi trường; 3. Phòng Kỹ thuật và Pháp chế; 4. Phòng Quan hệ và Hợp tác quốc tế; 5. Phòng Kế hoạch và Đánh giá kết quả; Điều 5. Cơ cấu nhân sự Ban thư ký UBQGQLĐKKT&KKTĐT có 1 Trưởng Ban, một số Phó Ban; có Trưởng, Phó phòng và một số cán bộ chuyên môn phù hợp với công việc. 1. Trưởng Ban thư ký UBQGQLĐKKT&KKTĐT do Thủ tướng Chính phủ nước CHDCND Lào bổ nhiệm hoặc bãi nhiệm theo đề nghị của UBQGQLĐKKT&KKTĐT trên cơ sở thống nhất với Ban Tổ chức Trung ương Đảng và Tổng Cục Hành chính và Quản lý Công chức; 2. Một số Phó Ban thư ký UBQGQLĐKKT&KKTĐT do Chủ tịch UBQGQLĐKKT&KKTĐT bổ nhiệm hoặc bãi nhiệm theo đề nghị của Trưởng Ban UBQGQLĐKKT&KKTĐT trên cơ sở

Page 98: LUẬT Ế ĐẦ Ư - laos-vita.comlaos-vita.com/22.pdf · phát triển trở thành đô thị mới hiện đại toàn diện, là nơi thu hút đầu tư trong và ngoài nước

Ủy ban Quốc gia về quản lý Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù  

98

thống nhất với Ban Tổ chức Trung ương Đảng và Tổng Cục Hành chính và Quản lý Công chức; 3. Trưởng, Phó phòng và cán bộ chuyên môn do Phó Tổng Cục trưởng Tổng Cục Hành chính và Quản lý công chức, ủy viên UBQGQLĐKKT&KKTĐT bổ nhiệm theo đề nghị của Trưởng Ban thư ký UBQGQLĐKKT&KKTĐT.

CHƯƠNG 3 Nhiệm vụ của từng phòng

Điều 6. Phòng Tổ chức, Hành chính, Tài vụ Phòng Tổ chức, Hành chính, Tài vụ có nhiệm vụ chính sau: 1. Lên kế hoạch ngân sách hàng năm và quản lý các tài sản của Ban Thư ký UBQGQLĐKKT&KKTĐT; 2. Chịu trách nhiệm công tác quản lý xuất nhập khẩu lưu giữ tài liệu, giấy tờ, tổng hợp, chuyển và theo dõi các tài liệu khác; 3. Lập kế hoạch ngân sách để tổ chức Hội nghị thảo luận, Hội thảo, bồi dưỡng, nói chuyện, thuê tư vấn, nâng cao năng lựccán bộ, trao đổi kinh nghiệm kế hoạch đi hoạt động cả ở trong và ngoài nước; 4. Theo dõi việc thu nộp thu nhập theo Hợp đồng tô nhượng Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù và quản lý Quỹ phát triển nguồn nhân lực và tư vấn; 5. Thu thập báo cáo quyết toán, quản lý, xây dựng và thực hiện chính sách đối với cán bộ-công chức trực thuộc Ban Thư ký UBQGQLĐKKT&KKTĐT và Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù; 6. Chịu trách nhiệm về các giấy tờ xin phép cho cán bộ và nhân sự của Ban thư ký Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù đi hoạt động ở trong và ngoài nước; 7. Nghiên cứu cơ cấu tổ chức nhân sự, bố trí cán bộ của Ban thư ký UBQGQLĐKKT&KKTĐT và Đặc khu kinh tế và khu kinh tế

Page 99: LUẬT Ế ĐẦ Ư - laos-vita.comlaos-vita.com/22.pdf · phát triển trở thành đô thị mới hiện đại toàn diện, là nơi thu hút đầu tư trong và ngoài nước

Ủy ban Quốc gia về quản lý Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù  

99

đặc thù để trình Trưởng Ban thư ký UBQGQLĐKKT&KKTĐT xem xét; 8. Lập kế hoạch và tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và lý luận cho cán bộ Ban thư ký UBQGQLĐKKT&KKTĐT; 9. Chịu trách nhiệm thu lệ phí và phí dịch vụ theo quy định; 10. Khai thác các nguồn thu nhập khác để sử dụng vào công tác của Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù; 11. Tổ chức Hội nghị nội bộ như: Hội nghị giao ban hàng tuần, Hội nghị chung của Ban thư ký UBQGQLĐKKT&KKTĐT; Hội nghị xem xét Hợp đồng tô nhượng phát triển Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù; Hội nghị gặp gỡ nhà phát triển đặc khu kinh tế và khu kinh tế đặc thù và nhà đầu tư lớn tại Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù; 12. Chịu trách nhiệm về lễ tân của UBQGQLĐKKT&KKTĐT và Ban thư ký UBQGQLĐKKT&KKTĐT theo quy định; 13. Thực hiện các công tác khác được cấp trên giao. Điều 7. Phòng Đất đai và Môi trường Phòng Đất đai và Môi trường có nhiệm vụ chính sau: 1. Phối hợp với ngành đất đai nghiên cứu hạ tầng, thế mạnh tiềm năng của địa phương và quốc gia nhằm quy định phạm vi diện tích đất phát triển Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù; 2. Phối hợp với ngành đất đai tổ chức thực hiện theo Quy hoạch tổng thể việc sử dụng đất vào việc phát triển Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù trong từng giai đoạn; 3. Tham dự cùng Ban Phụ trách thành lập Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù, ngành và địa phương liên quan trong việc khảo sát bước đầu để thành lập Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù; 4. Phối hợp với ngành và địa phương liên quan trong việc quy định và phân ranh giới phần đất của Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù đã được phép thành lập;

Page 100: LUẬT Ế ĐẦ Ư - laos-vita.comlaos-vita.com/22.pdf · phát triển trở thành đô thị mới hiện đại toàn diện, là nơi thu hút đầu tư trong và ngoài nước

Ủy ban Quốc gia về quản lý Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù  

100

5. Phối hợp và thúc đẩy ngành đất đai cấp Giấy phép sử dụng đất cho Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù đã được phép thành lập. 6. Phối hợp với các ngành và địa phương liên quan nghiên cứu và tổ chức thực hiện kế hoạch, quy hoạch, đền bù và di dời dân tại khu vực xây dựng dự án phát triển Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù; 7. Chủ động phối hợp với các ngành và địa phương liên quan trong việc giải quyết các vấn đề về đất đai của Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù; 8. Phối hợp với ngành bảo vệ môi trường tiến hành nghiên cứu bước đầu kế hoạch đánh giá tác động về môi trường và xã hội của việc phát triển Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù theo quy định; 9. Chủ động phối hợp với ngành môi trường định kỳ xuống theo dõi việc tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý về môi trường và xã hội trong quá trình phát triển Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù theo từng giai đoạn; 10. Chủ động phối hợp với ngành môi trường nghiên cứu, bổ sung, sửa đổi, cảnh cáo và sử dụng các biện pháp xử lý trong trường hợp không thực hiện đúng theo kế hoạch về môi trường và xã hội đã được thông qua đối với Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù để trình cấp trên xem xét; 11. Chủ động phối hợp với ngành môi trường và địa phương liên quan trong việc giải quyết các vấn đề về môi trường của Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù; 12. Chủ động phối hợp với các ngành và cơ quan chính quyền địa phương liên quan thúc đẩy Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù xây dựng các chương trình khuyến khích nhân dân ở khu vực lân cận đóng góp cổ phần vào việc phát triển và cùng được hưởng lợi với Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù; 13. Chủ động phối hợp với Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù và cơ quan chính quyền địa phương liên quan hợp tác với nhau xây dựng các dự án trồng rừng, bảo vệ và phát triển các

Page 101: LUẬT Ế ĐẦ Ư - laos-vita.comlaos-vita.com/22.pdf · phát triển trở thành đô thị mới hiện đại toàn diện, là nơi thu hút đầu tư trong và ngoài nước

Ủy ban Quốc gia về quản lý Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù  

101

vùng đất theo hợp đồng phát triển Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù. 14. Thực hiện các nhiệm vụ, công tác khác được cấp trên giao. Điều 8. Phòng Kỹ thuật và Pháp chế Phòng Kỹ thuật và Pháp chế có các nhiệm vụ chủ yếu sau: 1. Chủ động nghiên cứu, dự thảo, bổ sung các văn bản pháp quy, chính sách và tài liệu có liên quan đến công tác phát triển và quản lý của Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù; 2. Nghiên cứu thư bày tỏ ý nguyện và đề nghị xin phép thành lập Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù trình tự như đã quy định trong luật pháp; 3. Xem xét và phân tích tính khả thi về mặt kinh tế, kỹ thuật, tài chính, môi trường, độ bền vững và các khía cạnh khác theo đề nghị xin phép thành lập Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù, sau đó tổng hợp báo cáo kết quả nghiên cứu để trình cấp trên xem xét; 4. Tổ chức hội nghị chuyên đề trong trường hợp cần thiết để nghiên cứu trao đổi ý kiến về công tác phát triển và quản lý Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù và thống nhất về mặt chuyên môn trước khi trình lên cấp trên xem xét quyết định; 5. Phối hợp với Ban phụ trách thành lập Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù trong việc dự thảo biên bản ghi nhớ, hợp đồng tô nhượng phát triển Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù; chủ động tổ chức đàm phán với nhà đầu tư phát triển về biên bản ghi nhớ, hợp đồng tô nhượng phát triển Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù theo chỉ đạo của cấp trên; 6. Tổng hợp và lập biên bản cuộc đàm phán để báo cáo cấp trên xem xét; 7. Kiểm tra nội dung dự thảo biên bản ghi nhớ, hợp đồng tô nhượng trước khi trình lên cấp trên xem xét và cấp phép để bảo đảm quyền và lợi ích toàn diện của Nhà nước, nhà phát triển và nhân dân; 8. Dự thảo giấy đăng ký tô nhượng để xin phép ký hoặc gửi thư phúc đáp thông báo bác bỏ đơn đề nghị của nhà đầu tư xin phép

Page 102: LUẬT Ế ĐẦ Ư - laos-vita.comlaos-vita.com/22.pdf · phát triển trở thành đô thị mới hiện đại toàn diện, là nơi thu hút đầu tư trong và ngoài nước

Ủy ban Quốc gia về quản lý Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù  

102

đầu tư phát triển trong Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù trong trường hợp đơn đề nghị đó không được cấp trên chấp thuận; 9. Tổng kết các công tác cần thiết để Hội nghị định kỳ hàng tháng của UBQGQLĐKKT&KKTĐT thông qua và chuẩn bị các Hội nghị định kỳ, tài liệu Hội nghị định kỳ hàng tháng của UBQGQLĐKKT&KKTĐT và lập biên bản của từng Hội nghị UBQGQLĐKKT&KKTĐT. 10. Nghiên cứu để đàm phán và cùng với nhà phát triển chuẩn bị xây dựng biên bản về dự án xây dựng cơ sở hạ tầng Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù cần được hoàn vốn đầu tư xây dựng ban đầu, sau đó trình cấp trên xem xét; 11. Lưu giữ và quản lý tài liệu của các dự án của Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù đã được cấp phép bằng những hình thức và biện pháp bảo đảm để có thể sử dụng lâu dài; 12. Nghiên cứu các đơn xin cứu xét, đưa ra hướng dẫn, trao đổi ý kiến và theo dõi việc hòa giải mâu thuẫn (cấp cơ sở) về việc phát triển và quản lý Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù; 13. Thực hiện các nhiệm vụ công tác khác do cấp trên giao. Điều 9. Phòng Quan hệ và hợp tác quốc tế: Phòng quan hệ và hợp tác quốc tế có các nhiệm vụ chủ yếu sau: 1. Xây dựng, lên kế hoạch in ấn tài liệu văn bản pháp lý và tài liệu tuyên truyền về công tác phát triển và quản lý Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù; 2. Phối hợp với tất cả mọi thành phần liên quan và Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù để tuyên truyền, phổ biến, trao đổi thông tin tư liệu, chính sách khuyến khích phát triển và quản lý Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù cả ở trong nước và nước ngoài; 3. Tổ chức và tham gia Hội nghị-Hội thảo về công tác khuyến khích đầu tư và phát triển Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù ở các cấp địa phương, quốc gia, khu vực và quốc tế; 4. Phối hợp với các ngành liên quan nghiên cứu tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ và hợp tác ở trong nước và của nước ngoài nhằm

Page 103: LUẬT Ế ĐẦ Ư - laos-vita.comlaos-vita.com/22.pdf · phát triển trở thành đô thị mới hiện đại toàn diện, là nơi thu hút đầu tư trong và ngoài nước

Ủy ban Quốc gia về quản lý Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù  

103

triển khai công tác phát triển và quản lý Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù; 5. Chịu trách nhiệm quản lý dự án hợp tác với trong nước và nước ngoài; 6. Nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm nhằm kiến nghị bổ sung, kiện toàn chính sách khuyến khích phát triển, quản lý Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù và đầu tư trong Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù để có khả năng cạnh tranh với các nước trong vùng và khu vực; 7. Nghiên cứu xem xét chính sách khuyến khích đặc biệt theo qui định trong Nghị định về Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù để trình cấp trên xem xét, quản lý, theo dõi, kiểm tra công tác tổ chức thực hiện chính sách nói trên; 8. Tạo điều kiện thuận lợi cho nhà phát triển, nhà đầu tư của Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù trong công tác phối hợp với nhà chức trách và các đơn vị công tác; 9. Tổ chức Hội nghị đón tiếp các nhà đầu tư nhằm tuyên truyền và phổ biến chính sách phát triển và quản lý Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù; 10. Tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ liên quan tới công việc của Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù đi hoạt động trao đổi kinh nghiệm cả ở trong nước và nước ngoài; 11. Thực hiện các nhiệm vụ công tác khác được cấp trên giao. Điều 10. Phòng Kế hoạch và Đánh giá kết quả: Phòng Kế hoạch và Đánh giá kết quả có nhiệm vụ chủ yếu sau: 1. Nghiên cứu và lập kế hoạch chiến lược phát triển Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù trong phạm vi toàn quốc trong từng giai đoạn (ngắn hạn, trung hạn và dài hạn) để trình cấp trên xem xét, quyết định; 2. Lập kế hoạch hoạt động công tác của Ban thư ký UBQGQLĐKKT&KKTĐT theo từng giai đoạn; 3. Thúc đẩy và phối hợp với ngành có liên quan trong việc quản lý công dân, an ninh-an toàn (bao gồm các công trình vui chơi

Page 104: LUẬT Ế ĐẦ Ư - laos-vita.comlaos-vita.com/22.pdf · phát triển trở thành đô thị mới hiện đại toàn diện, là nơi thu hút đầu tư trong và ngoài nước

Ủy ban Quốc gia về quản lý Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù  

104

giải trí và sòng bạc), văn hóa-xã hội trong Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù; 4. Phối kết hợp với các ngành và địa phương liên quan trong việc quản lý, theo dõi, thúc đẩy hoạt động và tư vấn để các Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù hoạt động theo quy định của luật pháp nước CHDCND Lào; 5. Thu thập đưa các thông tin về thành lập, phát triển và hoạt động của các Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù vào trong hệ thống cổng thông tin điện tử chung; 6. Theo dõi thu thập thông tin và nạp dữ liệu thông tin hàng ngày vào hệ thống cổng thông tin điện tử chung, cung cấp thông tin liên quan đến Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù cho cấp trên và những người quan tâm, muốn đầu tư vào Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù; 7. Theo dõi tổng kết đánh giá kết quả đạt được và hiệu quả các dự án đầu tư phát triển Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù nhằm đánh giá hoạt động từng giai đoạn và định kỳ báo cáo cấp trên 8. Thống kê, tổng hợp xu hướng đầu tư Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù tăng hoặc giảm hàng tháng, hàng năm để báo cáo các ngành hữu quan; 9. Phối hợp với Tổng cục Hành chính và quản lý công chức để thúc đẩy và theo dõi tổ chức thực hiện dịch vụ hành chính một cửa của Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù; 10. Tổng kết báo cáo công tác theo định kỳ hàng tuần, tháng, 3 tháng, 6 tháng và hàng năm của Ban Thư ký UBQGQLĐKKT & KKTĐT theo chỉ đạo của cấp trên; 11. Thực hiện các nhiệm vụ công tác khác theo sự chỉ đạo của cấp trên.

Page 105: LUẬT Ế ĐẦ Ư - laos-vita.comlaos-vita.com/22.pdf · phát triển trở thành đô thị mới hiện đại toàn diện, là nơi thu hút đầu tư trong và ngoài nước

Ủy ban Quốc gia về quản lý Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù  

105

CHƯƠNG IV

Chế độ làm việc

Điều 11. Phương thức làm việc Ban Thư ký UBQGQLĐKKT & KKTĐT hoạt động theo các nguyên tắc sau: 1. Thực hiện theo nguyên tắc tập trung dân chủ, làm việc tập thể, phân nhiệm cho các cá nhân và thực hiện chế độ một thủ trưởng, phát huy sáng tạo trong việc thực hiện nhiệm vụ của Ban Thư ký UBQGQLĐKKT & KKTĐT; 2. Làm việc có kế hoạch, chương trình cụ thể, xử lý công việc có trọng tâm trọng điểm theo từng giai đoạn, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Chính phủ; 3. Làm việc có kiểm tra, giám sát, đôn đốc, tổng kết rút kinh nghiệm, đánh giá kết quả đạt được, chưa đạt được, thực hiện nghiêm túc quy chế báo cáo phản ánh; 4. Thường xuyên thực hiện chế độ sinh hoạt chính trị, nghiệp vụ, giao ban định kỳ hàng tháng, 3 tháng, 6 tháng và 1 năm và thường xuyên thực hiện chế độ báo cáo cấp trên và Chính phủ; 5. Thực hiện khẩu hiệu hay giao ước thi đua “Yêu nước-phát triển” theo tính chất của Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù với tinh thần dám nghĩ, dám sáng tạo, dám luật pháp hoá, dám triển khai thực hiện và dám chịu trách nhiệm.

Page 106: LUẬT Ế ĐẦ Ư - laos-vita.comlaos-vita.com/22.pdf · phát triển trở thành đô thị mới hiện đại toàn diện, là nơi thu hút đầu tư trong và ngoài nước

Ủy ban Quốc gia về quản lý Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù  

106

CHƯƠNG V

Điều khoản cuối cùng Điều 12. Kinh phí và con dấu Ban Thư ký UBQGQLĐKKT & KKTĐT có kinh phí và con dấu riêng phục vụ cho công tác hành chính. Điều 13. Tổ chức thực hiện và hiệu lực Phủ Thủ tướng, UBQGQLĐKKT & KKTĐT, các Bộ, cơ quan ngang bộ, Tổng cục, cơ quan hành chính địa phương, Ban Thư ký UBQGQLĐKKT & KKTĐT, Ban quản trị, Hội đồng quản trị Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù và các bộ phận liên quan quán triệt và nghiêm túc tổ chức thực hiện quyết định này. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Phó Thủ tướng ChínphủChủ tịch

Uỷ ban Quốc gia về quản lý Đặc khu kinh tế và Khu kinh tế đặc thù

Xổm-xa-vạt Lênh-xa-vắt