luẬn vĂn thẠc sĨ quẢn lÝ giÁo...

48
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC NGUYỄN THỊ PHƢƠNG LINH QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TIN HỌC Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ PHAN THIẾT THÀNH PHỐ TUYÊN QUANG LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC HÀ NỘI - 2017

Upload: others

Post on 25-Jan-2020

10 views

Category:

Documents


1 download

TRANSCRIPT

Page 1: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33387/1/05050002853.pdf · học môn Tin học THCS sát với trình độ và điều kiện

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYỄN THỊ PHƢƠNG LINH

QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TIN HỌC

Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ PHAN THIẾT

THÀNH PHỐ TUYÊN QUANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

HÀ NỘI - 2017

Page 2: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33387/1/05050002853.pdf · học môn Tin học THCS sát với trình độ và điều kiện

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYỄN THỊ PHƢƠNG LINH

QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TIN HỌC

Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ PHAN THIẾT

THÀNH PHỐ TUYÊN QUANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Mã số: 60 14 01 14

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Thị Mỹ Lộc

HÀ NỘI - 2017

Page 3: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33387/1/05050002853.pdf · học môn Tin học THCS sát với trình độ và điều kiện

i

LỜI CẢM ƠN

Luận văn này là kết quả của quá trình học tập tại trường Đại học giáo

dục - Đại học Quốc gia Hà Nội và trong quá trình công tác của bản thân tại

trường trung học cơ sở Phan Thiết, tỉnh Tuyên Quang trong các năm qua.

Với tình cảm chân thành, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đến quý thầy

cô giáo đã tham gia giảng dạy chuyên ngành Quản lí giáo dục, đến khoa đào

tạo sau đại học của Trường đại học giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội, tất

cả cán bộ quản lí, các thầy cô giáo giảng dạy bộ môn Tin học của các trường

trung học cơ sở trong thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang đã tận tình

giúp đỡ tạo điều kiện cho tác giả trong quá trình học tập và hoàn thành đề tài

luận văn này.

Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến GS.TS. Nguyễn

Thị Mỹ Lộc đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả nghiên cứu đề tài và hoàn

chỉnh luận văn.

Mặc dù bản thân đã rất cố gắng nhưng chắc chắn luận văn không tránh

khỏi những thiếu sót, rất mong được nhận những ý kiến đóng góp bổ sung của

quý thầy cô.

Hà Nội, tháng 01 năm 2017

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Phƣơng Linh

Page 4: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33387/1/05050002853.pdf · học môn Tin học THCS sát với trình độ và điều kiện

ii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

1 CBQL Cán bộ quản lý

2 CNH Công nghiệp hóa

3 CNTT Công nghệ thông tin

4 ĐDDH Đồ dùng dạy học

5 GDĐT Giáo dục và đào tạo

6 GV Giáo viên

7 HĐDH Hoạt động dạy học

8 HĐH Hiện đại hóa

9 HS Học sinh

10 ITX Ít thường xuyên

11 KTX Không thường xuyên

12 MTĐT Máy tính điện tử

13 PPCT Phân phối chương trình

14 PPDH Phương pháp dạy học

15 QLGD Quản lý giáo dục

16 RTX Rất thường xuyên

17 SGK Sách giáo khoa

18 TBDH Thiết bị dạy học

19 THCS Trung học cơ sở

20 TX Thường xuyên

Page 5: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33387/1/05050002853.pdf · học môn Tin học THCS sát với trình độ và điều kiện

iii

MỤC LỤC

Lời cảm ơn ......................................................................................................... i

Danh mục các chữ viết tắt trong luận văn ......................................................... ii

Danh mục các bảng .......................................................................................... vi

Danh mục các biểu đồ ..................................................................................... vii

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY

HỌC MÔN TIN HỌC Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ ............................. 5

1.1. Tổng quan nghiên cứu về hoạt động dạy học và quản lý hoạt

động dạy học môn Tin học ở trƣờng THCS ................................................. 5

1.2. Một số khái niệm cơ bản .......................................................................... 7

1.2.1. Quản lý ............................................................................................ 7

1.2.2. Quản lý giáo dục ............................................................................. 8

1.2.3. Quản lý nhà trường ......................................................................... 9

1.2.4. Hoạt động dạy học ........................................................................ 11

1.2.5. Quản lý hoạt động dạy học ........................................................... 12

1.2.6. Khái niệm quản lí hoạt động dạy học môn Tin học ................... 14

1.3. Lý luận về hoạt động dạy-học môn Tin học ở trƣờng THCS ......... 20

1.3.1. Vai trò của dạy học Tin học ở trường THCS ............................. 20

1.3.2. Mục tiêu chung của môn Tin học ở trường THCS .................... 20

1.3.3. Cấu trúc nội dung chương trình môn Tin học trong trường THCS ...... 21

1.3.4. Hoạt động dạy học môn Tin học cấp THCS trong chương

trình đổi mới hiện nay ............................................................................. 23

1.4. Nội dung quản lý hoạt động dạy-học môn Tin học ở trƣờng THCS ...... 25

1.4.1. Quản lý nội dung, chương trình dạy học môn Tin học ở

trường THCS .......................................................................................... 25

1.4.2. Quản lý hoạt động giảng dạy môn Tin học của GV .................. 26

1.4.3. Quản lý hoạt động học tập của HS ............................................... 31

1.4.4. Quản lý cơ sở vật chất trang thiết bị - kỹ thuật, kinh phí

phục vụ dạy học Tin học ......................................................................... 34

Page 6: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33387/1/05050002853.pdf · học môn Tin học THCS sát với trình độ và điều kiện

iv

1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động dạy học môn Tin

học ở trƣờng THCS ....................................................................................... 35

1.5.1. Các yếu tố khách quan .................................................................. 35

1.5.2. Yêu tô chu quan ............................................................................ 36

Tiểu kết chƣơng 1 .......................................................................................... 37

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY-

HỌC MÔN TIN HỌC Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ PHAN

THIẾT THÀNH PHỐ TUYÊN QUANG TỈNH TUYÊN QUANG ......... 38

2.1. Giới thiệu về khảo sát thực trạng ....................................................... 38

2.1.1. Mục đích khảo sát ........................................................................ 38

2.1.2. Nội dung khảo sát ........................................................................ 38

2.1.3. Phương pháp khảo sát .................................................................. 38

2.1.4. Đối tượng khảo sát ....................................................................... 38

2.2. Kết quả khảo sát .................................................................................... 39

2.2.1. Giới thiệu chung về nhà trường THCS Phan Thiết thành

phố Tuyên Quang ................................................................................... 39

2.2.2. Thực trạng hoạt động dạy học môn Tin học ở trường

THCS Phan Thiết thành phố Tuyên Quang .......................................... 46

2.2.3. Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Tin học ở trường

THCS Phan Thiết thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang ................. 55

2.2.4. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn

Tin học tại trường THCS Phan Thiết thành phố Tuyên Quang, tỉnh

Tuyên Quang ............................................................................................ 67

Tiểu kết chƣơng 2 .......................................................................................... 71

CHƢƠNG 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

MÔN TIN HỌC Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ PHAN THIẾT

THÀNH PHỐ TUYÊN QUANG TỈNH TUYÊN QUANG TRONG

BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC HIỆN NAY ................................................. 72

3.1. Các nguyên tắc đề xuất các biện pháp ................................................. 72

3.1.1. Đảm bảo tính thực tiễn .................................................................. 72

Page 7: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33387/1/05050002853.pdf · học môn Tin học THCS sát với trình độ và điều kiện

v

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ ................................................ 72

3.1.3. Đảm bảo tính hệ thống .................................................................. 73

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi .................................................. 73

3.2. Biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Tin học ở trƣờng

THCS Phan Thiết thành phố Tuyên Quang ............................................... 74

3.2.1. Biện pháp 1: Đổi mới nhận thức về dạy học và quản lý dạy

học môn Tin học ở trường THCS ........................................................... 74

3.2.2. Biện pháp 2: Rà soát chương trình và xây dựng kế hoạch dạy

học môn Tin học THCS sát với trình độ và điều kiện HS nhà trường ....... 78

3.2.3. Biện pháp 3: Bồi dưỡng cho GV Tin học về chuyên môn và

nghiệp vụ dạy môn Tin học trong bối cảnh mới ..................................... 80

3.2.4. Biện pháp 4: Hướng dẫn hoạt động học tập của HS đối với

môn Tin học ............................................................................................ 83

3.2.5. Biện pháp 5: Đổi mới kiểm tra, đánh giá việc dạy học môn Tin học ...... 85

3.2.6. Biện pháp 6: Tổ chức các điều kiện hỗ trợ dạy học môn Tin

học và tạo môi trường CNTT trong nhà trường ...................................... 89

3.3. Khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản

lý hoạt động dạy học môn Tin học ở trƣờng THCS Phan Thiết

thành phố Tuyên Quang ............................................................................... 92

Tiểu kết chƣơng 3 .......................................................................................... 95

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 96

TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 100

PHỤ LỤC ..................................................................................................... 102

Page 8: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33387/1/05050002853.pdf · học môn Tin học THCS sát với trình độ và điều kiện

vi

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Số lớp và số HS của nhà trường theo năm học ...................... 40

Bảng 2.2: Kết quả xếp loại 2 mặt của HS và kết quả tốt nghiệp của

nhà trường trong 3 năm gần đây ............................................. 40

Bảng 2.3: Bảng tổng hợp số liệu HS tốt nghiệp THCS và trúng

tuyển vào trung học phổ thông từ năm học 2013-2014

đến năm học 2015-2016 .......................................................... 41

Bảng 2.4: Bảng kết quả thanh tra chuyên môn theo định kỳ của

nhà trường trong 3 năm học .................................................... 43

Bảng 2.5: Cơ sở vật chất trong 3 năm gần đây ......................................... 44

Bảng 2.6: Đánh giá về năng lực chuyên môn của đội ngũ GV môn

Tin học ...................................................................................... 47

Bảng 2.7: Tự đánh giá về năng lực và trình độ chuyên môn của GV

môn Tin học .............................................................................. 48

Bảng 2.8: Mức độ thực hiện hình thức, PPDH môn Tin học ................... 49

Bảng 2.9: Hiệu quả thực hiện các hình thức, PPDH môn Tin học ........... 49

Bảng 2.10: Ý kiến của CBQL và GV về công tác quản lý soạn giảng

của GV ...................................................................................... 50

Bảng 2.11: Kết quả khảo sát về đánh giá thực trạng mức độ HS thực

hiện các nội dung hoạt động học tập ở các trường THCS ....... 52

Bảng 2.12: Kết quả khảo sát về đánh giá thực trạng mức độ HS thực

hiện các nội dung hoạt động học tập tại trường THCS

Phan Thiết ................................................................................. 52

Bảng 2.13: Đánh giá của CBQL và GV về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học ..... 54

Bảng 2.14: Kết quả khảo sát thực trạng quản lý việc phân công giảng

dạy cho GV ............................................................................... 56

Bảng 2.15: Kết quả khảo sát thực trạng quản lý nhiệm vụ soạn bài

và chuẩn bị bài lên lớp của GV .............................................. 57

Bảng 2.16: Kết quả khảo sát thực trạng quản lý việc thực hiện nội

dung chương trình môn Tin học ............................................... 59

Bảng 2.17: Kết quả khảo sát thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra

đánh giá kết quả học tập của HS ............................................ 62

Bảng 2.18: Kết quả thực trạng quản lý thực hiện quy định hồ sơ

chuyên môn của GV môn Tin học ........................................... 63

Bảng 2.19: Khảo sát quản lý hoạt động học tập môn Tin học của HS ....... 64

Bảng 3.1: Kết quả thăm dò về mức độ cần thiết và tính khả thi của

các biện pháp quản lý dạy học môn Tin học ở trường

THCS Phan Thiết ..................................................................... 93

Page 9: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33387/1/05050002853.pdf · học môn Tin học THCS sát với trình độ và điều kiện

vii

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1: So sánh tỉ lệ hạnh kiểm của học sinh năm học 2015 - 2016 ... 41

Biểu đồ 2.2: So sánh tỉ lệ học lực của học sinh năm học 2015 - 2016 ....... 41

Biểu đồ 2.3: So sánh tỉ lệ trúng tuyển vào các trường trung học phổ

thông trong 3 năm học ........................................................... 42

Biểu đồ 2.4: Thực trạng quản lý việc lên lớp của giáo viên ....................... 60

Biểu đồ 2.5: Thực trạng quản lý phương tiện dạy học ............................... 67

Biểu đồ 3.1: So sánh mức độ cần thiết của các biện pháp ......................... 93

Biểu đồ 3.2: So sánh tính khả thi của các biện pháp .................................. 94

Page 10: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33387/1/05050002853.pdf · học môn Tin học THCS sát với trình độ và điều kiện

1

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Trong thời đại hiện nay công nghệ thông tin (CNTT) đã thực sự bùng

nổ và đã có tác động rất lớn đến với công cuộc phát triển kinh tế-xã hội của

con người, của đất nước. Loài người đang sống trong kỉ nguyên số, kỉ nguyên

CNTT. Đảng và nhà nước ta đã xác định rõ là để đất nước phát triển thì một

trong những yếu tố làm nền tảng là phải đưa CNTT vào trong các lĩnh vực

của kinh tế - xã hội. Những yêu cầu đẩy mạnh của ứng dụng CNTT, đào tạo

nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa (CNH-

HĐH), mở cửa và hội nhập, hướng đến nền kinh tế tri thức của đất nước ta nói

riêng, thế giới nói chung trở nên cấp bách hơn bao giờ hết.

Chính vì xác định được tầm quan trọng đó nên nhà nước ta, Bộ Giáo dục

và đào tạo (GDĐT) đã đưa môn Tin học vào nhà trường và ngay từ tiểu học

học sinh (HS) đã được tiếp xúc và làm quen dần với lĩnh vực CNTT, tạo nền

móng cơ sở ban đầu để học những phần nâng cao trong các cấp tiếp theo. Hình

thành cho HS một số phẩm chất và năng lực cần thiết cho nguồn lao động hiện

đại như: Góp phần hình thành và phát triển tư duy; Bước đầu hình thành về

năng lực tổ chức và xử lí thông tin; Có ý thức và thói quen sử dụng máy tính

trong học tập, lao động; Có thái độ đúng khi sử dụng máy tính và các sản phẩm

của Tin học; Hình thành phẩm chất của con người hiện đại, con người “IT”.

Trong thời gian qua, việc dạy học môn Tin học ở các trường trung học

cơ sở (THCS) đã đạt được kết quả nhất định:

- Việc dạy Tin học đã phát triển mạnh về số lượng: Số giáo viên (GV)

trực tiếp giảng dạy, số HS tham gia học và nghiên cứu ngày càng tăng.

- Hình thức dạy-học ngày càng đa dạng và phong phú.

Trường THCS Phan Thiết, tỉnh Tuyên Quang là trường được công nhận

trường chuẩn quốc gia, nhiều năm là trường suất sắc của tỉnh. Trong những

năm gần đây ngoài việc thực hiện đầy đủ nghiêm túc chương trình của Bộ

Page 11: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33387/1/05050002853.pdf · học môn Tin học THCS sát với trình độ và điều kiện

2

GDĐT về bộ môn Tin học, nhà trường đã có nhiều nỗ lực để giáo dục HS

có hiểu biết đầy đủ hơn về cuộc sống trong môi trường CNTT, có những ứng

xử phù hợp, giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực của CNTT đối với các em,

hướng các em phát triển các kĩ năng CNTT giúp các em học tập tốt hơn, sống

tốt hơn. Tuy vậy, từ mong muốn đến hiện thực còn nhiều thách thức, nhất là

trong quản lý Dạy-Học môn Tin học của nhà trường.

Từ những vấn đề nêu trên, với kinh nghiệm thực tế giảng dạy và quản

lý của bản thân kết hợp với những kiến thức khoa học quản lý được trang bị,

học viên mạnh dạn đề xuất trình bày đề tài “Quản lí hoạt động dạy học môn

Tin học ở trường THCS Phan Thiết thành phố Tuyên Quang”.

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn luận văn đề xuất những biện

pháp quản lý hoạt động dạy học môn Tin học ở trường THCS Phan Thiết

thành phố Tuyên Quang trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay.

3. Đối tƣợng nghiên cứu, khách thể nghiên cứu

- Khách thể nghiên cứu: Hoạt động dạy học môn Tin học ở trường THCS.

- Đối tượng nghiên cứu: Quản lí hoạt động dạy học môn Tin học cho

HS trường THCS Phan Thiết thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang.

4. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống hoá cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học môn Tin học

ở trường THCS.

- Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng quản lý hoạt động dạy học

môn Tin học ở trường THCS Phan Thiết thành phố Tuyên Quang.

- Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Tin học ở trường

THCS Phan Thiết thành phố Tuyên Quang trong bối cảnh đổi mới giáo dục

hiện nay.

5. Câu hỏi nghiên cứu

Quản lý hoạt động dạy học môn Tin học ở trường THCS Phan Thiết

thành phố Tuyên Quang trong bối cảnh giáo dục hiện nay như thế nào?

Page 12: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33387/1/05050002853.pdf · học môn Tin học THCS sát với trình độ và điều kiện

3

6. Giả thuyết nghiên cứu

Tin học là một môn học quan trọng trong nhà trường phổ thông hiện

nay. Do vậy, cần có các biện pháp quản lý đồng bộ, chuyên biệt cho Dạy-Học

môn Tin học ở trường THCS Phan Thiết, tỉnh Tuyên Quang để đáp ứng được

mục tiêu môn học trong bối cảnh đổi mới giáo dục cũng như nhu cầu của HS

trong cuộc sống CNTT hiện nay.

7. Phạm vi nghiên cứu

Để có điều kiện so sánh, luận văn đã mở rộng nghiên cứu khảo sát thực

tiễn dạy học môn Tin học của HS ở 3 trường THCS (THCS Ỷ La, THCS Bình

Thuận và THCS Hồng Thái) trong địa bàn thành phố Tuyên Quang.

8. Phƣơng pháp nghiên cứu

8.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Phân tích, tổng hợp các văn kiện, Nghị quyết của Đảng, các văn bản

quy định của Nhà nước, của Ngành giáo dục và đào tạo; các tài liệu lý luận về

quản lý, quản lý giáo dục và các tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu.

8.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Điều tra bằng bảng hỏi: Phiếu trưng cầu gồm các câu hỏi đóng/mở về

hoạt động dạy học môn Tin học, về biện pháp quản lý dạy học môn Tin học

trong nhà trường THCS Phan Thiết thành phố Tuyên Quang. Đối tượng khảo

sát sẽ là GV môn Tin học và HS.

- Phỏng vấn: nhằm thu thập những thông tin sâu về một số vấn đề cốt

lõi của đề tài. Nhóm đối tượng phỏng vấn là GV dạy môn Tin học và HS của

nhà trường.

- Nghiên cứu sản phẩm Dạy của GV, Học của HS.

- Quan sát Dạy và Học môn Tin học của trường.

- Sử dụng thuật toán xử lý số liệu.

9. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

- Luận văn đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận về quản lý hoạt động

Dạy-Học môn Tin học ở trường THCS.

Page 13: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33387/1/05050002853.pdf · học môn Tin học THCS sát với trình độ và điều kiện

4

- Luận văn đã làm rõ thực trạng hoạt động Dạy-Học và thực trạng quản

lý hoạt động Dạy-Học môn Tin học ở trường THCS Phan Thiết cũng như

những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dạy học môn Tin học.

- Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Tin học ở

trường THCS Phan thiết thành phố Tuyên Quang trong bối cảnh hiện nay.

10. Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ

lục, luận văn được trình bày theo 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học môn Tin học ở

trường THCS.

Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Tin học ở

trường THCS Phan Thiết thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang.

Chương 3: Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Tin học ở

trường THCS Phan Thiết thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang trong

bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay.

Page 14: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33387/1/05050002853.pdf · học môn Tin học THCS sát với trình độ và điều kiện

5

CHƢƠNG 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

MÔN TIN HỌC Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

1.1. Tổng quan nghiên cứu về hoạt động dạy học và quản lý hoạt

động dạy học môn Tin học ở trƣờng THCS

Đầu những năm 60 của thế kỷ XX đã có nhiều nơi nghiên cứu và thử

nghiệm về việc dạy Tin học và kỹ thuật tính, chủ yếu qua môn Toán. Trong

thời điểm đó, tình hình chung tại các nước này là giảng dạy còn nặng về lý

thuyết, HS không thực hành trên máy tính. Cuối những năm 70 và vào những

năm 80, Tin học và kỹ thuật tính chuyển sang một giai đoạn mới có sự biến

đổi về chất. Máy tính được bắt đầu sử dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực

nghiên cứu, sản xuất và đời sống. Do những đòi hỏi của sự phát triển kinh tế

xã hội và sự cho phép về điều kiện kinh tế - kĩ thuật nên Tin học đã chính

thức được đưa vào trường học.

Hiện nay, các nước phát triển đã xác định lộ trình đưa môn Tin học vào

giảng dạy ở trường phổ thông ở hai dạng: tự chọn cho cấp tiểu học và THCS

và chính thức cho cấp trung học phổ thông. Tất cả các nước đều khuyến khích

sử dụng máy tính để học các môn học khác, coi máy tính là một phương tiện

dạy học đồng thời là một phương tiện để đổi mới phương pháp giảng dạy.

- Về chủ trương và mục tiêu đưa Tin học vào nhà trường:

Đề án "Dạy Tin học và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông

trong trường phổ thông giai đoạn 2004-2006" của Bộ GDĐT Thành phố Hà

Nội, thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Đà Nẵng đã khẳng định chủ trương

đúng đắn cũng như nêu những mục tiêu cụ thể trong việc đưa Tin học vào nhà

trường, tạo cơ sở pháp lý cho ngành giáo duc, các Sở GDĐT triển khai việc

đưa Tin học vào trường phổ thông, tiến hành dạy thí điểm ở các cấp học thuộc

địa bàn quản lý.

Page 15: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33387/1/05050002853.pdf · học môn Tin học THCS sát với trình độ và điều kiện

6

- Về lý luận và xây dựng chương trình dạy học Tin học trong nhà trường:

Các đề án nêu trên cùng các bài viết của TS. Quách Tuấn Ngọc (Trung

tâm Tin học của Bộ GDĐT) về "Đổi mới tư duy, xây dựng môn Tin học

trong nhà trường phổ thông"; của GS.TS. Vũ Văn Tảo về "Những mặt lợi và

không lợi cần xét đến để áp dụng thành công công nghệ thông tin và truyền

thông trong giáo dục"; của Bùi Việt Hà (Giám đốc công ty School@net) về

"Tin học trong nhà trường phổ thông" đã nêu lên những lý luận để thay đổi

cách nhìn nhận về cách dạy Tin học trong trường phổ thông, những phương

châm có tính nguyên tắc khi triển khai việc dạy Tin học trong trường phổ

thông, về cách xây dựng chương trình môn Tin học, thay đổi phương pháp

dạy học (PPDH) bằng cách ứng dụng thành tựu của công nghệ thông tin và

truyền thông; những đặc thù của môn Tin học để đưa ra cách triển khai môn

học này trong trường phổ thông một cách hiệu quả nhất. Đây có thể xem là

những đóng góp cần thiết để các nhà khoa học, nhà sư phạm quan tâm khi

thiết kế chương trình môn Tin học cho cấp phổ thông, dù rằng các bài viết nêu

trên còn mang tính chủ quan của tác giả, được nhìn nhận từ các góc độ khác

nhau trong hoàn cảnh khác nhau, đồng thời chưa bao quát hết được tất cả các

điều kiện phát triển kinh tế-xã hội của từng vùng, miền của đất nước.

Việc ứng dụng CNTT và truyền thông vào nhà trường tuy chưa được tổ

chức một cách có hệ thống nhưng các địa phương đã mạnh dạn đưa CNTT và

truyền thông vào một số hoạt động của nhà trường và bước đầu thu được kết

quả đáng khích lệ: "Sử dụng phần mềm PowerPoint để làm cho phương pháp

thuyết trình trở thành PPDH tích cực" của Ngô Quang Sơn (Viện khoa học

giáo dục). Đây là phần mềm giúp thay đổi môi trường học tập, tạo hứng thú

học tập cho HS, làm cho GV chủ động trong việc trình bày những nội dung

chính của bài học, đồng thời có điều kiện tóm tắt bài giảng một cách linh

hoạt; phần mềm "Quản lý thi tốt nghiệp các cấp", "Quản lý thi và tuyển

sinh"... của Công ty thiết bị Giáo dục 1 đã giúp các Sở GDĐT tổ chức, quản

lý các kỳ thi một cách hiệu quả, nhanh chóng, chính xác, thay đổi hoàn toàn

Page 16: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33387/1/05050002853.pdf · học môn Tin học THCS sát với trình độ và điều kiện

7

cách quản lý các kỳ thi theo cách thủ công, đồng thời có một cách nhìn nhận

mới về ứng dụng CNTT và truyền thông trong công tác quản lý nhà nước và

cải cách hành chính.

Trong thời gian qua, một số luận văn thạc sĩ chuyên ngành quản lý giáo

dục (QLGD) nghiên cứu về quản lý dạy học bộ môn ở trường THCS. Tuy

nhiên, còn rất ít những đề tài nghiên cứu về quản lý hoạt động dạy học môn

Tin học ở trường THCS.

1.2. Một số khái niệm cơ bản

1.2.1. Quản lý

Quản lý là một trong những loại hình quan trọng và lâu đời nhất của

con người, nó phát triển không ngừng theo sự phát triển của con người. Quản

lý là hoạt động cần thiết cho tất cả các lĩnh vực của đời sống con người và là

một nhân tố của sự phát triển xã hội. Quản lý là một phạm trù tồn tại khách

quan được gia đời từ bản thân nhu cầu của mọi xã hội, mọi quốc gia và trong

mọi thời đại. Có nhiều quan điểm khác nhau về quản lý:

H.Koontz (Mỹ): “Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo sự

phối hợp những nỗ lực của cá nhân nhằm đạt được những mục đích của nhóm

(tổ chức). Mục đích của mọi nhà quản lý là hình thành môi trường mà trong

đó con người có thể đạt được các mục đích của mình với thời gian, tiền bạc,

vật chất và sự bất mãn cá nhân ít nhất”.

Mary Parker Follett (1868-1933) đã có những đóng góp lớn trong

thuyết hành vi trong quản lý và khẳng định: “Quản lý là một quá trình lao

động, liên tục, kế tiếp nhau chứ không tĩnh tại”.

Chester Irving Barnard (1886-1961) quan niệm: “Vai trò chính yếu

của người quản lý là giao tiếp với những người thuộc quyền và động viên họ

nỗ lực hết sức để đạt mục tiêu của tổ chức. Quản lý hiệu quả phụ thuộc vào

sự duy trì những mối quan hệ tốt đẹp với những người bên ngoài tổ chức cũng

như với những người mà nhà quản lý thường xuyên phải tiếp cận”.

Page 17: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33387/1/05050002853.pdf · học môn Tin học THCS sát với trình độ và điều kiện

8

Nghiên cứu về khoa học quản lý, các tác giả: Nguyễn Quốc Chí,

Nguyễn Thị Mỹ Lộc cho rằng: Hoạt động quản lý là “Tác động có định

hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý

(người bị quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt

được mục đích của tổ chức” [8, tr.1].

Quản lý vừa là một môn khoa học, vừa là một môn nghệ thuật. Là một

khoa học vì các hoạt động quản lý luôn là một hoạt động có tổ chức, có định

hướng trên những quy luật, những nguyên tắc và phương pháp hoạt động cụ

thể. Chỉ khi nhận biết đúng quy luật đó, các đặc điểm của từng cá thể, các đặc

trưng tâm lý khác nhau thì tác động của quản lý mới có hiệu quả. Quản lý

đồng thời là một nghệ thuật vì hoạt động quản lý là một hoạt động thực hành

trong thực tiễn vô cùng phong phú và đầy biến động. Không một nguyên tắc

nào cho tình huống. Nhà quản lý phải làm sao để có thể xử lý sáng tạo, thành

công mọi tình huống nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu đề ra, điều đó phụ

thuộc vào bí quyết sắp xếp các nguồn, nghệ thuật ứng xử, giao tiếp, khả năng

thuyết phục, cảm hóa của nhà quản lý. Vì vậy, trong quản lý không thể tuân

thủ theo những nguyên tắc, quy định cứng nhắc mà phải xử lý tính huống linh

hoạt, mềm dẻo.

1.2.2. Quản lý giáo dục

QLGD là những tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức và hướng

đích của chủ thể quản lý ở mọi cấp khác nhau đến tất cả các mắt xích của toàn

bộ hệ thống nhằm mục đích đảm bảo sự hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ

trên cơ sở nhận thức và vận dụng những quy luật của xã hội cũng như các quy

luật của quá trình giáo dục về sự phát triển thể lực, trí lực và tâm lực của con

người. Hiểu theo nghĩa tổng quan, QLGD là hoạt động điều hành, phối hợp

các lực lượng xã hội nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu

phát triển của xã hội. Có nhiều cách tiếp cận khác nhau về QLGD:

Theo tác giả Phạm Minh Hạc: “Quản lý giáo dục là tổ chức các hoạt

động dạy học, thực hiện được các tính chất của nhà trường Việt Nam xã hội

Page 18: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33387/1/05050002853.pdf · học môn Tin học THCS sát với trình độ và điều kiện

9

chủ nghĩa, mới quản lý được giáo dục, tức là cụ thể hóa các đường lối giáo

dục của Đảng và biến đường lối đó thành hiện thực, đáp ứng nhu cầu của

nhân dân, của đất nước”.

Tác giả Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc cho rằng: “Quản lý

giáo dục là hoạt động có ý thức bằng cách vận dụng các quy luật khách quan

của các nhà quản lý giáo dục tác động đến toàn bộ hệ thống giáo dục nhằm

làm cho hệ thống đạt được mục tiêu”.

Trong cuốn sách giáo dục học, tác giả Phạm Viết Vƣợng đã viết:

“Mục đích cuối cùng của quản lý giáo dục là tổ chức giáo dục có hiệu quả để

tạo ra lớp thanh niên thông minh, sáng tạo, năng động, tự chủ, biết sống và

biết phấn đấu vì hạnh phúc của bản thân và của xã hội”.

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 của Ban chấp hành Trung ương Đảng

khóa VIII đã viết: “Quản lý giáo dục là sự tác động có ý thức của chủ thể

quản lý với khách thể quản lý nhằm đưa ra hoạt động sư phạm của hệ thống

giáo dục đạt đến kết quả mong muốn bằng cách hiệu quả nhất”.

Tóm lại, có rất nhiều định nghĩa về quản lý giáo dục, nhưng bản chất

của quản lý giáo dục vẫn là quá trình tác động có tính định hướng của chủ thể

quản lý lên các thành tố tham gia vào quá trình hoạt động giáo dục nhằm thực

hiện có hiệu quả các mục tiêu giáo dục. Các thành tố đó là mục tiêu giảng

dạy, nội dung giảng dạy, phương pháp giảng dạy, lực lượng giáo dục, đối

tượng giáo dục, phương tiện giáo dục.

1.2.3. Quản lý nhà trường

Nhà trường là hạt nhân của hệ thống giáo dục. Đa phần các hoạt động

giáo dục được thực hiện trong nhà trường thông qua hệ thống nhà trường. Nhà

trường là tế bào chủ chốt của hệ thống giáo dục từ trung ương đến cơ sở. Theo

đó quan niệm quản lý giáo dục luôn đi kèm với quan niệm quản lý nhà trường.

Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: “Quản lý nhà trường là tập hợp

những tác động tối ưu của chủ thể quản lý đến tập thể GV, HS và cán bộ

khác, nhằm tận dụng các nguồn dự trữ do nhà nước đầu tư, lực lượng xã hội

Page 19: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33387/1/05050002853.pdf · học môn Tin học THCS sát với trình độ và điều kiện

10

đóng góp và do lao động xây dựng vốn tự cơ. Hướng vào việc đẩy mạnh mọi

hoạt động của nhà trường mà điểm hội tụ là quá trình đào tạo thế hệ trẻ.

Thực hiện có chất lượng mục tiêu và kế hoạch đào tạo, đưa nhà trường tiến

lên trạng thái mới”.

Tác giả Phạm Minh Hạc cho rằng: “Quản lý nhà trường Việt Nam là

thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm, đưa nhà

trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục

tiêu đào tạo với thế hệ trẻ và với từng HS”.

Trong quản lý và thực tiễn khẳng định, quản lý nhà trường gồm hai loại:

- Quản lý các chủ thể bên ngoài nhà trường nhằm định hướng và tạo

điều kiện cho nhà trường hoạt động và phát triển.

- Quản lý các chủ thể bên trong nhà trường nhằm cụ thể hóa các chủ

trương đường lối, chính sách giáo dục thành các kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo,

kiểm tra để đưa nhà trường đạt mục tiêu đề ra.

Tóm lại, quản lý giáo dục trong nhà trường chính là quản lý các

thành tố của quá trình dạy học, muốn thực hiện hiệu quả công tác giáo dục,

người quản lý phải xem xét đến những điều kiện đặc thù của nhà trường,

phải chú trọng tới việc cải tiến công tác quản lý giáo dục, quản lý nhà

trường. Người quản lý nhà trường phải bao quát 10 vấn đề trong kế hoạch

phát triển nhà trường.

Quản lý nhà trường thực chất là quản lý giáo dục trên tất cả các mặt,

các khía cạnh liên quan đến hoạt động giáo dục trong phạm vi nhà trường. Đó

là một thể thống nhất có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể

quản lý giáo dục để đạt tới mục tiêu giáo dục đặt ra đối với ngành giáo dục

trong từng giai đoạn phát triển của đất nước. Quản lý nhà trường là quản lý:

Chương trình dạy học và giáo dục của nhà trường, quản lý các hoạt động của

HS, quản lý GV, phát triển nghề nghiệp của người thầy, quản lý cơ sở vật

chất, thiết bị dạy học, thư viện nhà trường, đảm bảo cho nhà trường thực hiện

được sứ mạng cao cả của mình.

Page 20: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33387/1/05050002853.pdf · học môn Tin học THCS sát với trình độ và điều kiện

11

1.2.4. Hoạt động dạy học

1.2.4.1. Hoạt động

Là phương thức tồn tại của con người, bằng cách tác động vào đối

tượng để tạo ra một sản phẩm, nhằm thỏa mãn nhu cầu bản thân và nhóm xã

hội, hoạt động có những đặc điểm sau:

- Hoạt động bao giờ cũng có đối tượng.

- Con người là hoạt động của chủ thể.

- Hoạt động được thực hiện trong những điều kiện lịch sử-xã hội nhất định.

- Hoạt động có sử dụng phương tiện, công cụ để tác động vào đối tượng.

1.2.4.2. Hoạt động dạy học

* Hoạt động dạy

Hoạt động dạy là hoạt động truyền thụ với nghĩa là tổ chức hoạt động

học mà kết quả là HS lĩnh hội được các tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và thái độ,

hoạt động này bao gồm cả khâu kiểm tra việc tiến hành và kết quả của hoạt

động học của người học.

* Hoạt động học

Là hoạt động của người học, nhằm lĩnh hội nội dung kinh nghiệm xã

hội. Đó là lĩnh hội các tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và thái độ nhất định. Theo

Đ.B. Encônin: “Hoạt động học, trước hết là hoạt động mà nhờ nó diễn ra sự

thay đổi trong bản thân HS. Đó là hoạt động nhằm tự biến đổi mà sản phẩm

của nó là những biến đổi diễn biến ra trong chính bản thân chủ thể trong quá

trình nhận thức nó.

Bản chất hoạt động học tập là quá trình người học tiếp thu những thông

tin dưới sự điều khiển, hướng dẫn của GV, nhằm làm biến đổi bản thân, nâng

cao giá trị, từ đó hoàn thiện nhân cách của mình. Muốn vậy, người học phải

xác định rõ mục đích, động cơ học tập, có sự say mê, tích cực, tiếp thu một

cách tự giác, sáng tạo những thông tin đó với kinh nghiệm riêng của bản thân.

Như vậy, hoạt động dạy và hoạt động học có mối quan hệ gắn bó mật

thiết với nhau, không tách rời nhau, thống nhất biện chứng với nhau, tạo

Page 21: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33387/1/05050002853.pdf · học môn Tin học THCS sát với trình độ và điều kiện

12

thành một hoạt động chung. Dạy điều khiển học, học tuân thủ dạy. Tuy nhiên,

việc học phải chủ động, cách học phải thông minh, sáng tạo, kết quả hoạt

động của HS phản ánh kết quả hoạt động dạy của GV và chúng không tách

rời nhau. Vì vậy, dạy và học là hai hoạt động tồn tại song song cùng nhau

phát triển trong một quá trình thống nhất, luôn bổ sung nhau, chế ước lẫn

nhau và là đối tượng tác động chủ yếu cho nhau, nhằm kích thích động lực

bên trong mỗi chủ thể để cùng nhau phát triển.

* Hoạt động dạy học

Dạy học là một bộ phận của quá trình sư phạm tổng thể, là một trong

những con đường để thực hiện mục đích giáo dục. Dạy học là hoạt động phối

hợp của hai chủ thể (GV và HS). Theo tác giả Phạm Minh Hạc: “Dạy học là

một chức năng xã hội tích lũy được, nhằm biến kiến thức, kinh nghiệm thành

phẩm chất và năng lực cá nhân”.

Hoạt động dạy học là quá trình hoạt động thống nhất giữa GV và HS.

Hai hoạt động đó gắn bó mật thiết với nhau, dạy và học là những mục đích tự

thân đặc trưng. Nếu học nhằm vào việc chủ động chiếm lĩnh khoa học thì lại

có mục đích điều khiển sự học tập.

Tóm lại, hoạt động dạy học có ưu thế tuyệt đối trong việc hình thành tri

thức, phát triển năng lực tư duy thông qua việc dạy các môn học cơ bản, đồng

thời đặt nền móng cho sự phát triển nhân cách toàn diện. Hoạt động dạy học

bao gồm toàn bộ việc giảng dạy, giáo dục của GV; việc học tập, rèn luyện của

HS theo nội dung giáo dục toàn diện nhằm đào tạo thế hệ trẻ thành những

người làm chủ đất nước, có văn hóa, có sức khỏe, có ý thức giác ngộ xã hội

chủ nghĩa để đáp ứng nhu cầu xây dựng xã hội mới.

1.2.5. Quản lý hoạt động dạy học

1.2.5.1. Quản lý hoạt động giảng dạy của GV

Quản lý hoạt động giảng dạy, thực chất là quản lý nhiệm vụ của đội

ngũ GV. GV truyền đạt những kiến thức, kỹ năng và những giá trị về tư

tưởng, phẩm chất cần được trang bị cho HS. Đồng thời, GV có nhiệm vụ phải

Page 22: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33387/1/05050002853.pdf · học môn Tin học THCS sát với trình độ và điều kiện

13

học tập, rèn luyện, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và

nâng cao chất lượng giáo dục dạy học. Quản lý dạy học của GV bao gồm:

- Quản lý việc lập kế hoạch công tác của GV.

- Quản lý việc thực hiện chương trình giảng dạy.

- Quản lý nhiệm vụ soạn bài và chuẩn bị bài lên lớp của GV.

- Quản lý nhiệm vụ vận dụng và cải tiến phương pháp giảng dạy.

- Quản lý việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS.

- Quản lý việc thực hiện quy định về hồ sơ chuyên môn.

- Quản lý hoạt động bồi dưỡng, tự bồi dưỡng của GV.

1.2.5.2. Quản lý hoạt động học tập của HS

Quản lý hoạt động học tập của HS là quản lý việc thực hiện các nhiệm

vụ học tập, tu dưỡng, rèn luyện của người học trong suốt quá trình học tập. Để

nâng cao chất lượng đào tạo, nhà trường cần tăng cường biện pháp quản lý

hoạt động học tập của HS.

Quản lý hoạt động học tập của HS bao gồm: Quản lý hoạt động học tập

trên lớp, hoạt động tự học và các hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động

hướng nghiệp.

Quản lý hoạt động dạy học là một bộ phận cấu thành chủ yếu của toàn

bộ hệ thống quản lý hoạt động dạy học trong nhà trường. Quy định dạy học

được thực hiện theo một chương trình, kế hoạch hoạt động cụ thể trên lớp

học. Quản lý hoạt động dạy học được phân hóa thành hai quá trình cơ bản:

Quản lý quá trình dạy học trên lớp và quản lý quá trình dạy học ngoài lớp. Hai

quá trình này đã được ghi nhận trong mục tiêu, kế hoạch hoạt động giáo dục

mỗi cấp học, bậc học.

Quản lý hoạt động dạy học do nhà trường hướng dẫn tổ chức và chỉ đạo

nhưng nó có quan hệ tương tác, liên thông với các tổ chức giáo dục khác,

hoặc các cơ quan, tổ chức văn hóa, khoa học, thể dục thể thao, các tổ chức

quần chúng ngoài xã hội, nơi mà trò tham gia hoạt động học tập, vui chơi giải

trí có tổ chức.

Page 23: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33387/1/05050002853.pdf · học môn Tin học THCS sát với trình độ và điều kiện

14

Quản lý dạy học là quản lý một quá trình với một hệ thống bao gồm

nhiều yếu tố như: Mục đích, nhiệm vụ, nội dung, chương trình, các hoạt động

dạy của thầy, hoạt động học của trò, kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học.

1.2.5.3. Quản lý môi trường dạy học

Quản lý môi trường dạy học là quản lý các phương tiện và điều kiện vật

chất, kĩ thuật và tâm lý xã hội tác động thường xuyên và tạm thời, được người

dạy và người học sử dụng một cách có ý thức để đảm bảo cho lao động dạy và

học tiến hành thuận lợi và đạt hiệu quả cao, đây là một trong các yếu tố của

quá trình giáo dục.

1.2.6. Khái niệm quản lí hoạt động dạy học môn Tin học

1.2.6.1. Tin học

Hiện nay có nhiều đinh nghĩa khác nhau về Tin học. Sự khác nhau

chỉ ở phạm vi các lĩnh vực được coi là Tin học, còn gọi bản chất là thống

nhất về nội dung.

Theo GS.TS. Hồ Sĩ Đàm, "Tin học là một ngành khoa học có mục

tiêu phát triển và sử dụng máy tính điện tử (MTĐT) để nghiên cứu cấu

trúc, tính chất của thông tin, phương pháp thu thập, lưu trữ, t ìm kiếm,

biến đổi, truyền thông tin và ứng dụng vào các lĩnh vực khác nhau của

đời sống xã hội".

1.2.6.2. Tin học trong chương trình giáo dục THCS

a. Thực hiện chương trình

Căn cứ chương trình giáo dục của cấp học chủ động xây dựng và

triển khai kế hoạch hoạt động giáo dục trong năm học, đáp ứng yêu cầu

phù hợp với điều kiện cụ thể của đơn vị mình.

Thực hiện giảng dạy bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương

trình giáo dục phổ thông môn Tin học, hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy

học giáo dục phổ thông của Bộ GDĐT.

Tiếp tục đẩy mạnh sử dụng và khai thác các phần mềm đã được Bộ

GDĐT cung cấp miễn phí và dùng thống nhất trên toàn quốc. Tăng cường

Page 24: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33387/1/05050002853.pdf · học môn Tin học THCS sát với trình độ và điều kiện

15

đưa các phần mềm mã nguồn mở vào chương trình dạy học môn Tin học

chính khóa.

b. Thực hiện đổi mới PPDH và phương pháp kiểm tra đánh giá

- Yêu cầu chung:

Đưa nội dung tập huấn về đổi mới dạy học và kiểm tra đánh giá theo

quy định hướng phát triển năng lực HS trong sinh hoạt tổ/nhóm chuyên

môn để GV nghiên cứu thường xuyên.

Các tổ/nhóm chuyên môn cần xây dựng kế hoạch, xây dựng các chủ

đề dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực HS

trong năm học.

Tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá theo các chủ đề đã xây dựng,

tiến hành phản biện, rút kinh nghiệm để hoàn thiện các chủ đề.

- Đổi mới PPDH

Trên cơ sở chuẩn kiến thức, kỹ năng và thái độ cần chủ động linh

hoạt trong việc thực hiện chương trình, xây dựng kế hoạch giáo dục theo

định hướng tinh giản, xây dựng các chủ đề tích hợp nội dung dạy học phù

hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, địa phương và khả năng của HS.

Tiếp tục đổi mới PPDH nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng

tạo của HS (sử dụng SGK, nghe, ghi chép, tìm kiếm thông tin,...); tăng

cường kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức, kỹ năng vào giải quyết các

vấn đề thực tiễn.

Thiết kế bài giảng khoa học, sắp xếp hợp lý hoạt động của GV và HS,

thiết kế hệ thống câu hỏi hợp lý, tập trung vào trọng tâm, vừa sức tiếp thu

của HS; bồi dưỡng năng lực độc lập suy nghĩ, vận dụng sáng tạo kiến thức

đã học, tránh thiên về ghi nhớ máy móc không nắm vững bản chất kiến thức.

Cần coi trọng việc quan sát và hướng dẫn HS tự quan sát các hoạt

động và kết quả của hoạt động học tập, rèn luyện của các em; nhận xét định

tính và định lượng về kết quả hoạt động, qua đó đề xuất hoặc triển khai kịp

thời các hướng dẫn, góp ý, điều chỉnh nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả

hoạt động học tập, rèn luyện của HS.

Page 25: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33387/1/05050002853.pdf · học môn Tin học THCS sát với trình độ và điều kiện

16

Căn cứ tình hình giảng dạy, kết quả tiếp thu của HS và điều kiện

thực tế của nhà trường, để định ra nội dung cho tiết bài tập, ôn tập nhằm

củng cố, hệ thống hóa kiến thức, rèn luyện kỹ năng theo yêu cầu, không

dùng các tiết ôn tập chỉ để giải đề kiểm tra. Các bài tập cần được xây dựng

theo cách tiếp cận định hướng năng lực và có phân loại (bài tập học, bài tập

đánh giá, bài tập đóng, bài tập mở, bài tập dạng tái hiện, bài tập vận dụng,

bài tập giải quyết vấn đề, bài tập gắn với bối cảnh, tình huống thực tiễn,...).

Khi thực hành nền phân loại, chia nhóm, bố trí chỗ ngồi để HS có thể

giúp đỡ nhau nâng cao hiệu quả tiết học. Trong thời lượng phân phối cho

các bài cần dành thời gian để hướng dẫn HS trả lời câu hỏi và làm bài tập

trong SGK. Cần nâng cao hiệu quả tiết thực hành qua việc làm rõ yêu cầu

và các bước thực hiện, phân phối thời gian hợp lý, thực hành mẫu, hướng

dẫn cụ thể các thao tác, chữa lỗi cho HS, tránh tình trạng GV biểu diễn suốt

trong tiết thực hành.

- Đổi mới kiểm tra, đánh giá

Đổi mới kiểm tra, đánh giá theo hướng chú trọng đánh giá phẩm chất

và năng lực của HS. Chú trọng đánh giá quá trình, đánh giá trên lớp; đánh

giá bằng hồ sơ; đánh giá bằng nhận xét; tăng cường hình thức đánh giá

thông qua sản phẩm dự án; bài thuyết trình; kết hợp kết quả đánh giá trong

quá trình giáo dục và đánh giá tổng kết cuối kỳ, cuối năm học.

Các hình thức kiểm tra, đánh giá đều hướng tới phát triển năng lực

của HS; coi trọng đánh giá để giúp đỡ HS về phương pháp học tập, động

viên sự cố gắng, hứng thú học tập của HS. Việc kiểm tra, đánh giá không

chỉ là xem HS học được cái gì mà quan trọng hơn là biết HS học như thế

nào, có biết vận dụng không.

Chủ động kết hợp một cách hợp lý, phù hợp giữa hình thức trắc

nghiệm tự luận với trắc nghiệm khách quan, giữa kiểm tra lý thuyết với

kiểm tra thực hành trong các bài kiểm tra. Tiếp tục nâng cao yêu cầu vận

dụng kiến thức liên môn vào thực tiễn.

Page 26: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33387/1/05050002853.pdf · học môn Tin học THCS sát với trình độ và điều kiện

17

Khi chấm bài kiểm tra cần phải có phần nhận xét, động viên sự cố

gắng, tiến bộ của HS. Việc cho điểm có thể kết hợp giữa đánh giá kết quả

bài làm với theo dõi sự cố gắng, tiến bộ của HS. Chú ý hướng dẫn HS đánh

giá lẫn nhau và biết tự đánh giá năng lực của mình.

Việc kiểm tra, đánh giá phải bám sát với chuẩn kiến thức kỹ năng

của chương trình môn học. Cần thực hiện nghiêm túc việc xây dựng ma

trận đề kiểm tra; tập hợp ra câu hỏi kiểm tra định kỳ bổ sung cho thư viện

câu hỏi của tổ bộ môn, trường, phòng giáo dục, sở giáo dục. Cần thường

xuyên phân tích, đánh giá, thẩm định các đề kiểm tra trong các buổi sinh

hoạt tổ, nhóm chuyên môn.

Tăng cường dự giờ thăm lớp đối với GV trong nhóm bộ môn, tổ bộ

môn, quan tâm tới GV mới chuyển đến.

GV cần tăng cường tự soạn và tự chọn tài liệu, phần mềm mã nguồn

mở để giảng dạy và cài đặt cho các máy tính sử dụng trong nhà trường.

Đảm bảo GV sử dụng thành thạo các phần mềm văn phòng mã nguồn mở,

e-mail và khai thác Internet phục vụ cho giảng dạy.

1.2.6.3. Công nghệ thông tin

Theo Nghị quyết 49/CP, ngày 4/8/1993 của Chính phủ về phát triển

CNTT ở nước ta trong những năm 90 đã nêu khái niệm về CNTT như sau:

“CNTT là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công

cụ kỹ thuật hiện đại, chủ yếu là kỹ thuật máy tính viễn thông, nhằm tổ chức,

khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong

phú và tiềm tàng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội".

CNTT được phát triển trên nền tảng phát triển của các công nghệ

điện tử - Tin học – Viễn thông và tự động hóa. Như vậy, trong trừng mực

nào đó có thể coi CNTT là sự giao nhau của các lĩnh vực Điện tử - Tin học

– Viễn Thông.

1.2.6.4. Hoạt động dạy học môn tin học

Hoạt động dạy học là một trong những hoạt động giáo dục, giữ vai

Page 27: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33387/1/05050002853.pdf · học môn Tin học THCS sát với trình độ và điều kiện

18

trò chủ đạo trong nhà trường. Mặt khác, hoạt động dạy học là nền tảng và

chủ đạo không chỉ trong các môn học, mà ảnh hưởng tới tất cả các hoạt

động giáo dục khác trong nhà trường. Có thể nói, dạy học là hoạt động giáo

dục cơ bản nhất, có vị trí nền tảng và chức năng chủ đạo trong quá trình

giáo dục trong nhà trường.

Hoạt động dạy học môn Tin học là toàn bộ quá trình hoạt động của

GV và HS, do GV hướng dẫn nhằm giúp cho HS nắm vững hệ thống kiến

thức, kỹ năng, kỹ xảo và trong quá trình đó phát triển được năng lực nhận

thức, năng lực hành động, hình thành những cơ sở của thế giới quan khoa

học. Nói một cách khái quát, hoạt động dạy học (HĐDH) môn Tin học bao

gồm hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò.

1.2.6.5. Quản lí hoạt động dạy học môn tin học

Quản lý dạy – học môn Tin học là quản lý một quá trình dạy – học

Tin học, một quá trình sư phạm đặc thù, là một hệ thống, bao gồm nhiều

thành tố cấu trúc như: Mục đích và nhiệm vụ dạy học Tin học, nội dung

dạy học Tin học, phương pháp dạy học và phương tiện dạy học, hoạt động

dạy của thầy và hoạt động học của trò, kết quả dạy học.

Quản lý dạy – học Tin học là phải tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cơ

bản sau:

Cụ thể hoá mục tiêu; nội dung dạy học: Chương trình giáo dục phổ

thông thể hiện ở mục tiêu giáo dục THCS; quản lý việc thực hiện chương

trình nhằm quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội

dung giáo dục THCS, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo

dục, quản lý cách thức đánh giá kết quả giáo dục của môn Tin học ở mỗi

lớp, đáp ứng yêu cầu về phương pháp giáo dục THCS.

Đề cập đến vấn đề đổi mới chương trình và nội dung dạy học, giáo

sư Phan Đình Diệu có ý kiến như sau: "Mọi đề xuất, thay đổi chương trình

và nội dung dạy học không thể và cũng không nên thoát ly khỏi hiện trạng,

Page 28: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33387/1/05050002853.pdf · học môn Tin học THCS sát với trình độ và điều kiện

19

tức là chương trình đang được dạy và học hiện nay. Có lẽ thỏa đáng nhất là

với một cách nhìn hệ thống, ta cần nghiên cứu lại toàn bộ hệ kiến thức

đang được giảng dạy để phát hiện được các nhược điểm cũng như các điều

cần trên cơ sở khoa học hiện đại về nhận thức để làm sao cho hệ thống kiến

thức mới có được tính liên kết hệ thống, hỗ trợ lẫn nhau và cùng nhằm một

định hướng mục tiêu chung về nhận thức và ứng dụng thực tiễn".

Quản lý phương pháp dạy môn Tin học: Quản lý phương pháp dạy

học là quản lý việc thực hiện phương pháp. Đây là quá trình được đặc trưng

ở tính chất hai mặt, nghĩa là bao gồm hai hoạt động: hoạt động dạy của

giáo viên và hoạt động học của học sinh. Hai hoạt động này tồn tại và được

tiến hành trong mối quan hệ biện chứng, trong đó hoạt động dạy có vai trò

chủ đạo và hoạt động học có vai trò tích cực, chủ động.

Quản lý hoạt động dạy Tin học của giáo viên: Quản lý giáo viên và

hoạt động giảng dạy của giáo viên thực chất là quản lý phân công giảng

dạy cho giáo viên, quản lý việc thực hiện nội dung chương trình, quản lý

việc chuẩn bị lên lớp của giáo viên, quản lý giờ lên lớp của giáo viên, quản

lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh,...đặc biệt là

quá trình tự học, tự bồi dưỡng, nghiên cứu, rèn luyện của giáo viên. Còn

quản lý theo tiếp cận chức năng: quản lý việc xây dựng kế hoạch giảng

dạy, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá môn Tin học.

Quản lý hoạt động học Tin học của học sinh: Quản lý học sinh và hoạt

động học của học sinh là quản lý nề nếp, động cơ, thái độ học tập của học sinh;

quản lý việc giáo dục phương pháp học tập cho học sinh; quản lý các hoạt động

học tập; quản lý việc phân tích đánh giá kết quả học tập của học sinh;

Quản lý phương tiện dạy học Tin học: Quản lý phương tiện dạy học

là quá trình hoạt động có định hướng, có tổ chức dựa trên những thông tin

về tình trạng của phương tiện dạy học và đặc điểm, đặc thù của mỗi nhà

trường nhằm đảo bảo cho việc đầu tư, khai thác với hiệu quả cao nhất.

Page 29: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33387/1/05050002853.pdf · học môn Tin học THCS sát với trình độ và điều kiện

20

1.3. Lý luận về hoạt động dạy-học môn Tin học ở trƣờng THCS

1.3.1. Vai trò của dạy học Tin học ở trường THCS

Môn Tin học ở trường THCS có đặc thù rất riêng như: Thực hành

trên máy tính là bắt buộc và là một cấu thành của bài giảng lí thuyết; nhiều

kiến thức và bài học được diễn đạt thông qua các bước thực hành và các thao

tác cụ thể trên máy tính; kiến thức môn học gắn liền với công nghệ và thay

đổi rất nhanh trên thế giới; môi trường thực hành rất đa dạng và không thống

nhất; môn Tin học là một môn học mới chưa có nhiều kinh nghiệm về lý luận

cũng như thực tế cho việc giảng dạy trong nhà trường phổ thông.

Từ các đặc thù riêng biệt của môn Tin học có thể rút ra một vài kết luận

khi đưa môn Tin học vào giảng dạy trong nhà trường:

- Tin học phải là một môn học “đặc biệt” theo nghĩa nó phải được giảng

dạy một cách “linh hoạt”, không nên và không được phép áp đặt các tiêu

chuẩn đánh giá chặt về phương pháp, tiến độ giảng dạy như các môn học khác

trong nhà trường.

- Cần ưu tiên tối đa trang thiết bị cho GV khi giảng dạy môn học này.

Việc học chay môn Tin học có thể dẫn đến thảm họa không lường trước.

- GV dạy môn Tin học cần cập nhật kiến thức thường xuyên và cần được

kiểm tra kiến thức thường xuyên. Nhà trường cần tạo điều kiện cho các GV này

có điều kiện học tập, nâng cao kiến thức và kinh nghiệm. Ngược lại GV không

thể ngồi yên và bằng lòng với kiến thức chỉ ghi trong sách giáo khoa.

1.3.2. Mục tiêu chung của môn Tin học ở trường THCS

Viêc xac đinh muc tiêu la rât quan trong va cân thiêt đôi vơi cac nha

quản lý giáo dục . Bơi vây, viêc day va hoc môn Tin hoc câp THCS cân đươc

đăt ra muc tiêu ro rang cho nha quản lý, cho GV và cho HS.

Theo sô kê hoach năm hoc:

Vê kiên thưc , đat đươc môt hê thông kiên thưc Tin hoc phô thông cơ

bản như: nhưng khai niêm , nhưng nôi dung chinh cua nhưng bai quan trong ,

nhưng ưng dung phô biên cua Tin hoc trong đơi sông xa hôi.

Page 30: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33387/1/05050002853.pdf · học môn Tin học THCS sát với trình độ và điều kiện

21

Vê ki năng , biêt quan sat cac quy luât , các hiện tượng và các quá trình

có liên quan đến Tin học trong đời sống hàng ngày , biêt sưu tâm , tra cưu cac

nguôn tai liêu khac nhau đê thu thâp thôn g tin cân thiêt phuc vu cho viêc hoc

tâp môn Tin hoc. Biêt phân tich, tông hơp va xư ly cac thông tin thu đươc môt

cách chính xác để ứng dụng vào trong công việc hàng ngày.

Vê thai đô , nhân thưc đươc qua trinh phat triê n cua may tinh , nhưng

ứng dụng của máy tính vào trong các công việc hàng ngày . Rèn luyện tư duy

khoa hoc , tính chính xác , cân thân trong công viêc . Mạnh dạn trong tìm tòi ,

nghiên cưu, tư kham pha , học hỏi; Ham muôn hoc h ỏi để có khả năng tạo ra

nhưng văn ban phong phu, đa dang, trình bày đep mắt... có thái độ nghiêm túc

khi hoc va lam viêc trên may tinh , không phân biêt phân mêm hoc tâp hay

phân mêm tro chơi.

1.3.3. Cấu trúc nội dung chương trình môn Tin học trong trường THCS

* Các mạch nội dung

Các mạch nội dung (lớp) THCS

6 7 8 9

Một số khái niệm cơ bản của Tin học +

Hệ điều hành +

Soạn thảo văn bản +

Bảng tính +

Đồ họa

Phần mềm trình chiếu +

Đa phương tiện +

Thuật toán +

Lập trình +

Cơ sở dữ liệu. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu +

Mạng máy tính và Internet +

Tin học và xã hội +

Chú thích:

+: Những kiến thức học trong chương trình tự chọn.

Page 31: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33387/1/05050002853.pdf · học môn Tin học THCS sát với trình độ và điều kiện

22

* Kế hoạch dạy học

Thời lƣợng

6 7 8 9

Số phút mỗi tiết 45 45 45 45

Số tiết mỗi tuần 2 2 2 2

Số tuần mỗi năm 35 35 35 35

Số tiết học mỗi năm 70 70 70 70

Chú thích:

- Ở THCS, Tin học là môn học tự chọn (bắt buộc)

* Nội dung Tin học ở từng lớp

TRUNG HỌC CƠ SỞ

PHẦN I

1. Một số khái niệm cơ bản của Tin học

2. Hệ điều hành

- Khái niệm hệ điều hành

- Tệp và thư mục

3. Soạn thảo văn bản

- Phần mềm soạn thảo văn bản

- Soạn thảo văn bản Tiếng Việt

- Bảng

-Tìm kiếm và thay thế

- Vẽ hình trong văn bản

- Chèn một đối tượng và văn bản

4. Khai thác phần mềm học tập

PHẦN II

1. Bảng tính điện tử

- Khái niệm bảng tính điện tử

- Làm việc với bảng tính điện tử

Page 32: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33387/1/05050002853.pdf · học môn Tin học THCS sát với trình độ và điều kiện

23

- Tính toán trong bảng tính điện tử

- Đồ thị

- Cơ sở dữ liệu

2. Khai thác phần mềm học tập

PHẦN III

1. Lập trình đơn giản

- Thuật toán và ngôn ngữ lập trình

- Chương trình TURBO PASCAL (TP) đơn giản

- Tổ chức rẽ nhánh

- Tổ chức lặp

- Kiểu mảng và biến có chỉ số

- Một số thuật toán tiêu biểu

2. Khai thác phần mềm học tập

PHẦN IV

1. Mạng máy tính và Internet

- Khái niệm mạng máy tính và Internet

- Tìm kiếm thông tin trên Internet

- Thư điện tử

- Tạo trang WEB đơn giản

2. Phần mềm trình chiếu

3. Đa phương tiện (Multimedia)

4. Bảo vệ dữ liệu, phòng chống virut

5. Tin học và xã hội

1.3.4. Hoạt động dạy học môn Tin học cấp THCS trong chương trình

đổi mới hiện nay

Hoạt động d ạy học môn Tin học cấp THCS trong chương trình đổi

mơi hiên nay phai đap ưng đươc những yêu câu vê chương trinh , thơi lương ,

sách giáo khoa , tài liệu giảng dạy , phương phap va cơ sơ vât chât phuc vu

cho công tac giang day . Chương trinh va thơi lương phai phu hơp vơi điêu

Page 33: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33387/1/05050002853.pdf · học môn Tin học THCS sát với trình độ và điều kiện

24

kiên giang day ơ đia phương , đông thơi đung vơi khung phân phôi chương

trình quy định về nội dung và thời lượng cho từng học kì và từng năm học .

GV sư dung bô sach giao k hoa 6, 7, 8, 9 đông thơi dưa vao chuân

kiên thưc , kỹ năng của chương trình đổi mới môn Tin học cấp THCS ; trong

quá trình giảng dạy GV bô sung cac tai liêu bô trơ hoăc sư dung cac tai liêu

thay thê nhưng vân phai đam bao p hù hợp với chương trình và đáp ứng

đươc chuân kiên thưc , kỹ năng . Các trường THCS chỉ đạo tổ chuyên môn

tô chưc cho GV tiêp tuc quan triêt sâu săc cac nôi dung đa thông nhât trong

các đợt tập huấn , thưc hiên đa dang hoa kỹ thuật dạy học cho từng khối

lơp, khuyên khich sư tư tin trong qua trinh hoc tâp cung như trong qua

trình làm bài thi , kiêm tra .

Nôi dung đôi mơi găn vơi đôi mơi phương phap day hoc . Vê kiên

thưc, yêu câu HS phải nhớ , năm vơi kiên thưc cơ ban trong chương trinh

sách giáo khoa , đo la nên tang đê co thê phat triên nhân thưc ơ câp cao hơn .

Vê ki năng , biêt vân dung cac kiên thưc đa hoc đê tra lơi cac câu hoi , giải

bài tập thực hành , có kĩ năng tính toán , vẽ hình , tạo biểu đồ . Kiên thưc va

kĩ năng phải dựa trên phát triển năng lực , trí tuệ của HS ở mức độ từ đơn

giản đến phức tạp , nôi dung bao ham cac mưc đô khac nhau cua nhân thưc .

Đê phu hơp vơi phương phap giang day va phương phap kiêm tra ,

đanh gia hiêu qua GV cần thưc hiên cac vân đê sau : cân phai linh hoat

trong day hoc , có thể dẫn dắt HS tiêp cân kiên thưc , kỹ năng trình bày theo

phương phap khac nhau . Chọn lựa , sư dung phương phap phat huy tinh tich

cưc chu đông cua HS trong hoc tâp va phat huy kha năng tư hoc . Hoạt động

hóa hoạt động học tập của HS băng nhưng dân dăt cho HS tư thân trai

nghiêm chiêm linh tri thưc , chống lối học thụ động .

Xây dưng kê hoach day hoc tri tiêt , khoa hoc; Đa dang hoa cac phương

tiên, kĩ thuật dạy học. Tăng cương kiêm tra , đanh gia, xêp loai theo đung quy

chê cua Bô GDĐT và quy định khung phân phối chương trình môn Tin học.

Trong kiêm tra, đanh gia cân khich lê , bôi dương nhưng HS khá, giỏi...

Page 34: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33387/1/05050002853.pdf · học môn Tin học THCS sát với trình độ và điều kiện

25

1.4. Nội dung quản lý hoạt động dạy-học môn Tin học ở trƣờng THCS

1.4.1. Quản lý nội dung, chương trình dạy học môn Tin học ở

trường THCS

Thưc hiên chươn g trinh day hoc la thưc hiên kê hoach đao tao theo

mục tiêu của nhà trường phổ thông . Chương trinh day hoc la văn ban phap

lênh cua nha nươc do Bô GDĐT ban hanh . Yêu câu đôi vơi hiêu trương

là phải nắm vững chương trìn h, tô chưc cho GV tuân thu môt cach nghiêm

túc, không đươc tuy tiên thay đôi , thêm bơt lam sai lêch chương trinh day

học (nêu co thay đôi , bô sung phai theo hương dân cua Bô GDĐT, Sơ

GDĐT, Phòng GDĐT đia phương ).

Sư năm vư ng chương trinh day hoc la viêc đam bao đê hiêu trương

quản lý thực hiện tốt chương trình dạy học . Bao gôm:

+ Năm vưng nguyên tăc câu tao chương trinh , nôi dung va pham vi

kiên thưc cua tưng môn hoc , câp hoc .

+ Năm vưng phương phap day hoc đăc trưng cua môn hoc va cac

hình thức dạy học của từng môn học .

+ Năm vưng kê hoach day hoc cua tưng môn hoc , tưng khôi lơp

trong câp hoc .

+ Không đươc giam nhe , nâng cao hoăc mơ rông so vơi yêu câ u nôi

dung, phạm vi kiến thức quy định của từng chương trình môn học .

+ Phương phap day đăc trưng cua môn hoc , của bài học phải phù hợp

vơi tưng loai lơp hoc , tưng loai bai cua lơp hoc .

+ Vân dung cac hinh thưc tô chưc dạy học khác nhau , kêt hơp giưa

các hình thức dạy học trên lớp , ngoài lớp , thưc hanh , thăm quan... môt

cách hợp lý .

+ Dạy đủ và coi trọng tất cả các môn học theo quy định của phân

phôi chương trinh , nghiêm câm viêc căt x én, dôn ep bai hoc , thêm bơt tiêt

học với bất cứ môn học nào , lơp hoc nao , dươi bât ky hinh thưc nao .

Đê viêc quan ly thưc hiên chương trinh day hoc đat kêt qua , bảo đảm

Page 35: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33387/1/05050002853.pdf · học môn Tin học THCS sát với trình độ và điều kiện

26

thơi gian cho viêc thưc hiên chương trinh da y hoc, hiêu trương phai chu y sư

dụng thời khóa biểu như là công cụ để theo dõi , điêu khiên va kiêm soat tiên

đô thưc hiên chương trình dạy học , để thường xuyên, kịp thời điều chỉnh

những lệch lạc trong quá trình thực hiện chương trình dạy học.

1.4.2. Quản lý hoạt động giảng dạy môn Tin học của GV

Hoạt động dạy của GV là hoạt động chủ đạo trong quá trình dạy học .

Quản lý hoạt động này bao gồm : Quản lý phân công giảng dạy cho GV,

quản ly viêc thư c hiên chươ ng trinh day hoc , quản lý việc soạn bài và

chuân bi lên lơp , quản lý giờ lên lớp của GV, quản lý hoạt động kiểm tra

đanh gia va kêt qua hoc tâp cua HS...

a. Quản lý việc soạn bài và chuẩn bị lên lớp của GV

Soạn bài là khâu quan trọng nhất trong việc chuẩn bị của GV cho giờ

lên lớp. Tuy nó chưa dự kiến hết các tình huống sư phạm trong quá trình

lên lớp, nhưng soạn bài thực sự là lao động sáng tạo của từng GV. Nó thể

hiện sự suy nghĩ, lựa chọn, quyết định của GV về nội dung, phương pháp

giảng dạy, hình thức lên lớp phù hợp với đối tượng HS và đúng với yêu cầu

của chương trình.

Quản lý việc soạn bài và chuẩn bị lên lớp phải đảm bảo những yêu

cầu cần thiết đó là:

+ Bảo đảm tính tư tưởng, tính giáo dục thông qua bài giảng.

+ Thực hiện soạn bài phải đúng quy chế, soạn bài chu đáo trước khi

lên lớp, chống việc soạn bài để đối phó với việc kiểm tra.

+ Bảo đảm nội dung, kiến thức khoa học, chính xác, mang tính giáo dục.

+ Đưa việc soạn bài, chuẩn bị lên lớp vào nền nếp, nghiêm túc và

đảm bảo chất lượng.

+ Chỉ đạo không dập khuôn, máy móc, bảo đảm và khuyến khích

tính tích cực, tự giác và sáng tạo của GV.

Để việc soạn bài, chuẩn bị lên lớp của GV có thể thực hiện theo một

kế hoạch đồng bộ và có hiệu quả , hiêu trương nhà trường cần phải phân

Page 36: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33387/1/05050002853.pdf · học môn Tin học THCS sát với trình độ và điều kiện

27

công trách nhiệm cụ thể cho cán bộ, GV trong trường, tạo mọi điều kiện để

họ thực hiện tốt việc soạn bài và chuẩn bị lên lớp, có kế hoạch thường

xuyên kiểm tra, theo dõi để khuyến khích kịp thời đồng thời điều chỉnh

những sai lệch nhằm thực hiện đúng những quy định đã đề ra.

b. Quản lý giờ lên lớp của GV

+ Thông qua trực ban hàng ngày để quản lý nền nếp trong các buổi học.

+ Tổ chức hoạt động dự giờ, thăm lớp để nắm bắt thực trạng chất

lượng các giờ dạy và tổ chức rút kinh nghiệm giơ day .

+ Thông qua báo cáo của các tổ chuyên môn và của GV chủ nhiệm

lơp để nắm thông tin về công tác dạy học của GV bô môn .

Hoạt động dạy và học trong nhà trường phổ thông hiện nay được

thực hiện chủ yếu bằng hình thức dạy và học trên lớp, với những giờ lên

lớp và hệ thống bài học cụ thể. Nói cách khác, giờ lên lớp là hình thức tổ

chức cơ bản và chủ yếu nhất của quá trình dạy học trong nhà trường để

thực hiện mục tiêu cấp học.

Chính vì vậy trong quá trình quan ly dạy - học của mình, hiêu trương

phải có những biện pháp tác động cụ thể, phong phú và linh hoạt để nâng

cao chất lượng giờ lên lớp của GV, đó là trách nhiệm của người quan ly .

Quản lý giờ lên lớp của GV phải đảm bảo các yêu cầu chủ yếu là:

+ Xây dựng được “chuẩn” giờ lên lớp để quản lý tốt giờ lên lớp của GV.

Ngoài những quy định chung của ngành cần thường xuyên được bổ sung, điều

chỉnh để thực hiện được tiến độ chung của trường và của GV trong trường.

+ Phải xây dựng nề nếp giờ lên lớp cho thầy và trò nhằm bảo đảm

tính nghiêm túc trong mọi hoạt động hết sức nhịp nhàng của nhà trường,

góp phần nâng cao chất lượng dạy học.

+ Phải tác động đến giờ lên lớp một cách tích cực và càng trực tiếp

càng tốt để mọi giờ lên lớp đều góp phần thực hiện mục tiêu.

+ Phải yêu cầu cụ thể từng đối tượng thực hiện đầy đủ, nghiệm túc

những quy định của nhà trường, quy chế có liên quan đến giờ lên lớp.

Page 37: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33387/1/05050002853.pdf · học môn Tin học THCS sát với trình độ và điều kiện

28

Để đảm bảo được những yêu cầu quản lí giờ lên lớp, hiêu trương cần

xây dựng và quy định rõ chế độ thực hiện và kiểm tra sử dụng thời khóa

biểu nhằm kiểm soát các giờ lên lớp, duy trì nền nếp dạy học, điều khiển

nhịp điệu dạy - học và tạo nên bầu không khí sư phạm trong nhà trường.

c. Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS

Kiểm tra đánh giá là một bộ phận hợp thành, không thể thiếu được

trong quá trình giáo dục ở tất cả các môn học, ở GV chủ nhiệm lớp. Kiểm tra

đánh giá kết quả học tập của HS được tồn tại đồng thời với quy trình dạy học,

đó là quy trình thu nhận và xử lý thông tin về trình độ và khả năng thực hiện

nhiệm vụ học tập của học sinh. Trên cơ sở đó đề ra những biện pháp phù hợp,

giúp HS học tập tiến bộ.

Qua việc quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá HS của GV, người quản

lý sẽ nắm được chất lượng dạy và học ở từng giáo viên. Nó là cơ sở để đánh

giá quá trình và hiệu quả của người dạy lẫn người học. Nhất là trong giai đoan

hiện nay khi tình trạng dạy thêm học thêm đang lan tràn, khi trình độ của một

bộ phận GV còn hạn chế thì việc quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả

học tập của HS là điều quan trọng. Việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của

HS là việc làm hết sức cần thiết của hiêu trương nhằm tác động trực tiếp đến

GV thực hiện đầy đủ và chính xác quá trình kiểm tra- đánh giá, thúc đẩy quá

trình nâng cao hiệu quả dạy học theo mục tiêu . Quản lý hoạt động kiểm tra

đánh giá kết quả học tập của HS phải đạt được những yêu cầu cơ bản sau:

+ Phải thực hiện nghiêm chỉnh quy chế chuyên môn trong nhà trường

thông qua điểm số, đánh giá được chất lượng học tập của HS và giảng dạy của

GV. Từ đó rút ra được những vấn đề cần phải điều chỉnh, uốn nắn và bổ sung

giúp cho người quản lý chỉ đạo hoạt động này một cách đầy đủ, chặt chẽ hơn.

+ Phải thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các văn bản hướng dẫn đánh giá

xếp loại HS theo quy định.

+ Đánh giá, xếp loại HS một cách công bằng, chính xác, tránh những

biểu hiện không đúng trong việc đánh giá kết quả học tập của HS. Trong

Page 38: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33387/1/05050002853.pdf · học môn Tin học THCS sát với trình độ và điều kiện

29

quá trình kiểm tra - đánh giá người quản lý phân công nhiệm vụ cụ thể tới

từng thành viên: Hiệu phó phụ trách chuyên môn, tổ trưởng, GV, các thành

viên phải lập được kế hoạch kiểm tra - đánh giá một cách đầy đủ theo yêu

cầu của chương trình , người quan ly thường xuyên kiểm tra xem xét việc

thực hiện nhiệm vụ của các thành viên để đảm bảo hiệu quả công việc đã

đề ra, từng bước nâng cao được hiệu quả của công tác kiểm tra - đánh giá

kết quả học tập của HS.

Vậy, quản lý hoạt động dạy là quá trình quản lý một quá trình chủ

đạo của người thầy trong quá trình dạy học, đòi hỏi người quản lý phải hiểu

hết nội dung, yêu cầu để đưa ra những quyết định đúng đắn, chính xác

đồng thời cũng đảm bảo mềm dẻo, linh hoạt để đưa hoạt động dạy của nhà

giáo vào kỷ cương, nền nếp, nhưng vẫn phát huy được khả năng sáng tạo

của GV trong việc thực hiện được nhiệm vụ của mình.

Hoạt động dạy của người thầy sẽ hoàn thành trọn ven hơn khi mà

người thầy biết tổ chức tốt hoạt động của trò. Đó cũng chính là sự liên tục

của hoạt động dạy học, là trách nhiệm và lương tâm của người thầy đối với

“sản phẩm đào tạo” của mình.

d. Quản lý việc ứng dụng CNTT và truyền thông trong đổi mới

phương pháp giảng dạy

Đổi mới PPDH là sự lựa chọn phương pháp căn cứ vào mục tiêu, nội

dung bài học, phương tiện dạy học hiện có, đặc điểm học tập của HS, đặc

điểm và khả năng của từng phương pháp mà chỉ đạo GV xác định những

phương pháp giảng dạy thích hợp nhằm tổ chức, điều khiển quá trình học

tập theo hướng tăng cường tính tích cực, độc lập, sáng tạo phù hợp với

năng lực của HS.

Bản thân CNTT đã là công cụ hỗ trợ dạy học thì việc giảng dạy Tin

học cũng cần phải đổi mới PPDH, phải có các phần mềm dạy học và các

phương tiện giảng bài thích hợp và hiện đại. Đổi mới phương pháp giảng

dạy Tin học bằng ứng dụng CNTT sẽ làm gia tăng giá trị lượng thông tin,

Page 39: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33387/1/05050002853.pdf · học môn Tin học THCS sát với trình độ và điều kiện

30

trao đổi thông tin nhanh hơn, nhiều hơn và hiệu quả hơn. Đồng thời giúp cho

GV thể hiện được năng lực biểu đạt nội dung bài giảng, qua đó có thể hình

thành phương pháp tư duy sáng tạo cho HS, tạo hứng thú trong giờ học.

"Dạy và học thực chất là quá trình thực hiện việc phát và thu thông tin.

Học là một quá trình tiếp thu thông tin có định hướng và có sự tái tạo, phát

triển thông tin. Vì vậy những người dạy đều nhằm mục đích phát ra nhiều

thông tin với lượng tin lớn liên quan đến môn học, đến mục đích dạy học".

Để đạt được những kết quả nhất định, lãnh đạo nhà trường cần

khuyến khích GV Tin học soạn giáo án điện tử, soạn trên máy tính kết hợp

các phương tiện nghe, nhìn, sẽ làm cho bài giảng tính trực quan sinh động,

gắn với các thao tác rèn luyện kỹ năng thực hành. Đồng thời tạo điều kiện

thuận lợi cho HS có nhiều cơ hội truy cập vào mạng máy tính nhà trường

và mạng Internet để tham khảo tài liệu học tập, trao đổi nội dung dạy học

đối với GV, phát huy khả năng tự học, tự nghiên cứu tìm hiểu của HS.

e. Nâng cao trình độ, năng lực GV dạy môn Tin học

Theo Tài liệu bồi dưỡng GV dạy chương trình và sách giáo khoa thí

điểm môn Tin học, việc nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của GV

là điều kiện cơ bản để nâng cao chất lượng hoạt động dạy học của nhà

trường. Hiện nay, đội ngũ GV dạy Tin học trong trường THCS còn thiếu,

năng lực chuyên môn còn hạn chế. Vì vậy, quản lý việc nâng cao trình độ,

đảm bảo năng lực cho đội ngũ GV dạy Tin học trong nhà trường là vấn đề

hết sức quan tâm của lãnh đạo của nhà trường. Đây là một trong những

nhiệm vụ chính yếu về công tác chuyên môn của tổ Tin học. Nội dung của

công tác này bao gồm:

Lãnh đạo nhà trường cần khảo sát, đánh giá, phân loại trình độ, năng lực

của GV để xây dựng kế hoạch đào tạo, đồi dưỡng theo các hình thức: Bồi

dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng chuyên đề, cử đi đào tạo dài hạn theo yêu cầu.

Đảm bảo đội ngũ GV Tin học đủ về số lượng và đạt yêu cầu về chất lượng.

Tổ chức bồi dưỡng thường xuyên theo quy định của ngành.

Page 40: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33387/1/05050002853.pdf · học môn Tin học THCS sát với trình độ và điều kiện

31

Xác định việc bồi dưỡng bằng hình thức tại đơn vị trường, tại cấp

thành phố là chủ yếu, bằng cách cập nhật các thông tin, các chi thức mới

về Tin học, kỹ năng sử dụng CNTT và truyền thông; tổ chức trao đổi

kinh nghiệm, dự giờ rút kinh nghiệm nghiêm túc, có nền nếp; tổ chức

các hội nghị báo cáo chuyên đề, trao đổi, thử nghiệm các phương pháp,

phương tiện dạy học Tin học, đúc kết kinh nghiệm và đưa vào áp dụng

trong nhà trường.

Phát hiện GV có khả năng, bồi dưỡng họ thành nòng cốt trong tổ Tin

học, đồng thời cũng nhận biết được những mặt yếu kém của GV để kịp thời

khắc phục. Phân công GV có trình độ tay nghề cao, có kinh nghiệm, trực

tiếp giúp đỡ GV mới đến trường.

1.4.3. Quản lý hoạt động học tập của HS

Hoạt động học tập của HS là một hoạt động tồn tại song song với hoạt

động dạy của người thầy. Do vậy quản lý hoạt động học của HS có vai trò hết

sức quan trọng trong quy trình quan ly chất lượng dạy học. Các nội dung quản

lý hoạt động học của HS bao gồm:

a. Quản lý nền nếp, động cơ, thái độ học tập của HS

Nền nếp học tập, kỷ luật học tập của HS là những quy định cụ thể về

thái độ, hành vi ứng xử của người học nhằm làm cho hoạt động học tập diễn

ra có hiệu quả. Nền nếp, thái độ học tập của học sinh sẽ quyết định nhiều đến

hiệu quả học tập, vì vậy người quản lý và GV cần xây dựng được những nền

nếp học tập sau đây:

+ Phải xây dựng cho HS có động cơ, thái độ học tập đúng đắn,

chuyên cần, chăm chỉ, học bài và làm bài đầy đủ. Người GV phải là người

giúp HS hướng tới những ước mơ, hoài bão, sống có lý tưởng, từ đó các em

sẽ xác định cho mình động cơ, thái độ học tập đúng mực.

+ Giúp HS có những thói quen, nền nếp trong những hoạt động ở nhà

trường cũng như những nơi sinh hoạt văn hóa…

+ Có ý thức sử dụng, bảo quản và chuẩn bị đồ dùng học tập.

Page 41: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33387/1/05050002853.pdf · học môn Tin học THCS sát với trình độ và điều kiện

32

+ Có ý thức tự phấn đấu rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, tự hoàn thiện mình.

+ Xây dựng được nền nếp về khen thưởng, kỷ luật, chấp hành kỷ

cương, nội quy học tập cho HS.

b. Quản lý việc giáo dục phương pháp học tập cho HS

Phương pháp học tập là yếu tố quyết định chất lượng học tập của

người học , vì vậy việc quan ly , giáo dục phương pháp học tập cho HS cần

phải đạt được những yêu cầu tối thiểu sau:

+ Làm cho HS nắm được phương pháp, kỹ năng chung của hoạt động

học tập, kỹ năng học tập phù hợp với từng bộ môn.

+ Giúp HS có phương pháp học tập ở lớp.

+ Giúp HS có phương pháp tự học ở nhà.

c. Quản lý các hoạt động học tập, vui chơi giải trí.

Đây là yêu cầu quan trọng đối với hiêu trương trong việc quản lý các

hoạt động học tập của HS. Các hoạt động học tập, vui chơi giải trí phải

được tổ chức một cách hợp lý, phù hợp với sự phát triển tâm lý, sức khỏe

của HS. Điều này đòi hỏi hiêu trương phải có sự cân nhắc, tính toán, điều

khiển cân đối giữa các hoạt động trong từng tháng, từng học kỳ, năm học

đảm bảo HS hứng thú để học tập, nhưng tránh tình trạng lôi kéo HS vào

những hoạt động, những phong trào đề ra một cách tùy tiện, không mang

tính chất giáo dục gây ảnh hưởng đến việc học tập, rèn luyện của các em,

gây xáo trộn chương trình và kế hoạch hoạt động của nhà trường.

d. Quản lý việc phân tích đánh giá kết quả học tập của HS

Phân tích, đánh giá kết quả học tập của HS là yêu cầu cần thiết

trong quản lý của hiêu trương . Điểm số của HS phải được cập nhật, các

bài kiểm tra viết phải được trả cho HS đúng thời gian quy định của

ngành giáo dục, mỗi bài kiểm tra trước khi công bố điểm GV phải xem

xét kỹ, có lời nhận xét, phát hiện các lỗi HS mắc phải, chữa tại lớp để rút

kinh nghiệm. Phát hiện những bài làm có ý tưởng hay, mới, biểu dương

những bài làm có kết quả tốt.

Page 42: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33387/1/05050002853.pdf · học môn Tin học THCS sát với trình độ và điều kiện

33

Căn cứ vào sổ điểm của lớp, công tác dự giờ thăm lớp, hiêu trương ,

phó hiệu trưởng , tổ trưởng chuyên môn phân tích đánh giá kết quả học tập

của HS thường xuyên hàng tuần, hàng tháng từ đó có sự so sánh để thấy

được sự chuyển biến của chất lượng giáo dục trong nhà trường. Nội dung

cần tập trung chủ yếu vào những vấn đề sau:

+ Tình hình thực hiện nền nếp học tập, tinh thần thái độ học tập, sự

chuyên cần và tính kỷ luật trong học tập.

+ Kết quả học tập các môn học, điểm số, tiến độ kiểm tra của GV

theo phân phối chương trình, số lần điểm/môn, nhận xét đánh giá của GV

bộ môn phụ trách về mức độ tiến triển kết quả học tập của HS.

+ Chất lượng học tập của học sinh ở các môn học, các yêu cầu, kỹ

năng đạt được của HS ở các môn học.

+ Những kết quả sau khi phân tích sẽ giúp cho hiêu trương thấy rõ

thêm hoạt động dạy học, trên cơ sở đó có những quyết định quản lý kịp

thời chính xác.

Quản lý hoạt động học tập của HS là một yêu cầu không thể thiếu và

có vai trò quan trọng trong hoạt động quản lý giáo dục. Nếu quản lý tốt đối

tượng này sẽ tạo được ý thức tự giác trong học tập, rèn luyện tu dưỡng, các

em sẽ có thái độ học tập, xác định được động cơ học tập đúng đắn, từ đó

góp phần vào nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học trong nhà trường nói

riêng và thực hiện mục tiêu giáo dục đề ra nói chung.

e. Quản lý phụ đạo HS yếu kém và bồi dưỡng HS giỏi Tin học

Lãnh đạo nhà trường phải tổ chức kiểm tra đánh giá để phân loại HS

học môn Tin học yếu kém và chọn được HS giỏi. Phân công HS khá, giỏi

hướng dẫn HS yếu kém, rèn luyện cho HS cố gắng tiếp thu kiến thức để

theo kịp trình độ chung của lớp.

Đồng thời có kế hoạch bồi dưỡng HS khá giỏi Tin học. Trong số

những HS này được bồi dưỡng rèn luyện để đi thi HS giỏi Tin học ở các

cấp hoặc một số HS có năng khiếu say mê làm ra sản phẩm phần mềm Tin

Page 43: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33387/1/05050002853.pdf · học môn Tin học THCS sát với trình độ và điều kiện

34

học. Lãnh đạo nhà trường cùng GV cần phát hiện và tích cực ủng hộ những

HS có năng khiếu làm phần mềm Tin học bằng cách hình thức hỗ trợ thích

hợp như sinh hoạt câu lạc bộ Tin học, sử dụng phòng máy vi tính nhà

trường làm nhiệm vụ sinh hoạt câu lạc bộ.

1.4.4. Quản lý cơ sở vật chất trang thiết bị - kỹ thuật, kinh phí phục

vụ dạy học Tin học

Cơ sở vật chất - phương tiện dạy học là điều kiện cần thiết để nhà

trường hình thành và đi vào hoạt động, không thể thiếu được trong quá trình

nâng cao chất lượng đào tạo.

Với đặc thù của môn Tin học đồ dùng và thiết bị dạy học là rất cần thiết

trong quá trình dạy học Tin học. Do đó, chúng ta phải:

+ Trang bị phòng học Tin học có đầy đủ ánh sáng, máy tính, máy

chiếu projector, máy in, máy quay phim,... và một số phương tiện khác cho

HS để nâng cao chất lượng dạy và học. Trong đó các máy tính phải được

nối mạng Internet.

+ Hiệu trưởng lập kế hoạch xây dựng, sửa chữa, bổ sung mới cơ sở vật

chất, trang thiết bị dạy học,… nhằm đảm bảo yêu cầu của môn Tin học.

+ Hiệu trưởng động viên, khuyến khích, quy định, đánh giá việc sử

dụng đồ dùng dạy học trong các giờ dạy Tin học nhằm nâng cao trách nhiệm

của GV và gây hứng thú học tập cho HS.

+ Quản lý tốt công tác sử dụng, bảo quản cơ sơ vât chât , đô dung day

học theo tinh thần tiết kiệm, có ý thức trách nhiệm cao trong sử dụng, đảm

bảo hiệu quả sử dụng cao nhất.

+ Căn cứ số lượng thiết bị dạy học của nhà trường, Hiệu trưởng cử GV

có năng lực hỗ trợ cán bộ phụ trách việc bảo quản, sử dụng có hiệu quả và có

kế hoạch quản lý kiểm tra thường xuyên thiết bị dạy học.

+ Hiêu trương cân lam tôt công tac xa hôi hoa đê phuc vu cho viêc sưa

chưa, bảo dưỡng phòng máy vi tính định kỳ.

Page 44: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33387/1/05050002853.pdf · học môn Tin học THCS sát với trình độ và điều kiện

35

1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý hoạt động dạy học môn Tin

học ở trƣờng THCS

Quản lý dạy học nói chung và quản lý dạy học Tin học cấp THCS nói

riêng chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố. Dưới đây là những yếu tố ảnh

hưởng đến quản lý dạy học Tin học ở trường THCS.

1.5.1. Các yếu tô khách quan

- Sự quan tâm, đầu tư cho hoạt động dạy và học môn Tin học của cán

bộ quản lý (CBQL) nhà trường: Người thầy có vai trò rất quan trọng đến kết

quả học tập môn Tin học của HS. Do vậy, CBQL nhà trường phải có những

biện pháp và việc làm cụ thể để GV và HS hiểu được vai trò và tầm quan

trọng của môn học. Những việc làm cụ thể để nâng cao chất lượng dạy và học

môn Tin học của nhà trường chính là việc bồi dưỡng chuyên môn một cách

thường xuyên cho các GV Tin học, khuyến khích GV Tin học đổi mới

phương pháp và áp dụng những phương pháp mới phù hợp với nội dung của

chương trình mới, đầu tư trang thiết bị hiện đại và hướng dẫn GV biết cách sử

dụng các trang thiết bị hiện đại đó phục vụ hoạt động dạy học Tin học, hình

thức kiểm tra đánh giá phải đúng quy trình và phù hợp với đặc thù của môn

học, có những biện pháp khuyến khích, khen thưởng và kỷ luật kịp thời đối

với những GV và HS đạt thành tích tốt hay yếu kém qua mỗi học kỳ.

- Khả năng nhận thức ở những lứa tuổi khác nhau là khác nhau. Khả

năng nhận thức môn học nhanh hay chậm thường gắn liền với niềm đam mê

học tập môn học đó. Đối với tất cả các môn học thì khả năng nhận thức của

HS phụ thuộc rất nhiều vào niềm đam mê, hăng say học tập môn học đó. Dù

học sinh có giỏi đến đâu nếu ta không chịu khó tìm tòi, học hỏi và áp dụng

những phương pháp hữu hiệu nhất vào việc học tập và nghiên cứu môn học

đó thì chắc hẳn sẽ không thu lại được hiệu quả như mong đợi. Một người

được cho là có năng khiếu về lĩnh vực nào đó đều xuất phát từ niềm đam mê,

ham học tập và rèn luyện về lĩnh vực đó. Chính vì thế, để đạt được hiệu quả

trong giảng dạy môn Tin học, các GV Tin học phải biết cách khơi dậy niềm

Page 45: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33387/1/05050002853.pdf · học môn Tin học THCS sát với trình độ và điều kiện

36

đam mê học tập môn học ở các em bằng những biện pháp và những hoạt động

cụ thể để các em nhận ra vai trò của môn Tin học, giúp các em có được niềm

đam mê với môn học và nhận thức được chính bản thân mình cũng có thể học

tốt được môn học này nếu cố gắng học tập và tự tin vào bản thân mình.

- Sự quan tâm của phụ huynh HS và các tổ chức xã hội khác đến sự cần

thiết phải học Tin học trong giai đoạn hiện nay: Nhận thức được vai trò và

tầm quan trọng của Tin học trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội như vậy,

các bậc phụ huynh và các tổ chức xã hội cần quan tâm nhiều hơn đến việc

động viên, khuyến khích, đầu tư cho con em mình học tập môn Tin học ngày

càng đạt chất lượng và hiệu quả hơn. Đó cũng là cách để nâng cao phong trào

xã hội hóa giáo dục trong giai đoạn hiện nay.

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị và đồ dùng dạy học hiện đại phục vụ

hoạt động dạy học Tin học: Đối với môn Tin học thì cơ sở vật chất, trang thiết

bị và đồ dùng phục vụ hoạt động dạy học là rất quan trọng như máy tính, máy

chiếu projector, máy in, máy quay phim,.... Thông qua đó, nội dung bài học

trở nên sinh động và hấp dẫn hơn, lôi cuốn được tinh thần hăng say học tập ở

các em HS.

1.5.2. Yêu tô chu quan

Mỗi môn học đều có tính đặc thù riêng của nó nhưng đều chịu sự chi

phối và ảnh hưởng bởi yêu tô vê trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và tinh thần

trách nhiệm của GV, khả năng nhận thức và tinh thần hăng say học tập môn

học của HS, sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường, cơ sở vật chất, trang thiết

bị và đồ dùng phục vụ hoạt động dạy học…

Page 46: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33387/1/05050002853.pdf · học môn Tin học THCS sát với trình độ và điều kiện

37

Tiểu kết chƣơng 1

Quản lý trường học bao gồm quản lý quá trình dạy học, giáo dục, tài

chính, cơ sở vật chất, nhân lực, hành chính và quản lý môi trường giáo dục.

Trong đó quản lý dạy học, giáo dục là trọng tâm, là mục tiêu trung tâm của

quản lý nhà trường.

Trên cơ sở những lý luận cơ bản về hoạt động dạy - học nói chung và

dạy - học môn Tin học nói riêng, phân tích những nội dung và yếu tố ảnh

hưởng đến hoạt động quản lý dạy học môn Tin học ở trường THCS, chương 1

đã hệ thống hóa một số nội dung của cơ sở lý luận làm công cụ nghiên cứu

bao gồm:

Các khái niệm về quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, quản lí

dạy học môn Tin học.

Cấu trúc chương trình nội dung môn Tin học ở trường THCS

Nội dung quản lý hoạt động dạy - học môn Tin học ở trường THCS và

các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dạy - học môn Tin học ở trường THCS.

Hệ thống các khái niệm, nội dung và các yếu tố ảnh hưởng trên là cơ sở

lý luận và công cụ để nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn

Tin học ở trường THCS Phan Thiêt thanh phô Tuyên Quang , tỉnh Tuyên

Quang sẽ được trình bày trong chương 2.

Page 47: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33387/1/05050002853.pdf · học môn Tin học THCS sát với trình độ và điều kiện

100

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Thành Vinh (2011), Quản lý nhà trường.

Nxb Giáo dục Việt Nam.

2 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2001), Chỉ thị 29 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT

về việc tăng cường giảng dạy,đào tạo và ứng dụng CNTT trong ngành

giáo dục giai đoạn 2001-2005, Hà Nội.

3 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Điều lệ trường trung học, Ban hành

kèm theo Quyết định số 07/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 02/04/2007 của

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

4 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Những vấn đề chung về đổi mới giáo

dục THCS. Nxb Giáo dục.

5 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Công văn số 4960/BGD&ĐT-CNTT

ngày 27/7/2011 của Bộ GD&ĐT về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ

CNTT năm học 2011-2012.

6 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Công văn số 12966/BGD&ĐT-CNTT

ngày 10/12/2007 của Bộ GD&ĐT về việc đẩy mạnh triển khai một số

hoạt động về CNTT.

7 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Tài liệu quản lý giáo dục trung học.

Nxb giáo dục.

8 Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2010), Đại cương khoa học

quản lý. Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.

9 Nguyễn Đức Chính (2009), Kiểm định chất lượng giáo dục, Bài giảng

cho học viên cao học quản lý giáo dục.

10 Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc

lần thứ XI. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

11 Quách Tuấn Ngọc (2001), Đồi mới giáo dục bằng CNTT và tuyền

thông, Hội thảo khoa học ứng dụng CNTT và truyền thông trong giáo

dục phổ thông-Công nghệ, Hà Nội.

Page 48: LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤCrepository.vnu.edu.vn/bitstream/VNU_123/33387/1/05050002853.pdf · học môn Tin học THCS sát với trình độ và điều kiện

101

12 Quách Tuấn Ngọc (2001), Xây dựng môn Tin học trong nhà trường

phổ thông, Hội thảo khoa học ứng dụng CNTT và truyền thông trong

giáo dục phổ thông-Công nghệ, Hà Nội.

13 Quách Tuấn Ngọc (2001), Đổi mới phương pháp giảng dạy bằng

CNTT-Xu thế của thời đại, Hội thảo khoa học ứng dụng CNTT và

truyền thông trong giáo dục phổ thông-Công nghệ, Hà Nội.

14 Hà Thế Ngữ (2001), Giáo dục học – một số vấn đề về lý luận và thực

tiễn. Nxb ĐHQG, Hà Nội.

15 Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Luật

giáo dục và các văn bản hướng dẫn thi hành. Nxb thống kê, Hà Nội.

16 V.A Xukhomlinxki (1974), Một số kinh nghiệm lãnh đạo của Hiệu

trưởng trường phổ thông (Hoàng Tân Sơn lược dịch), Cục đào tạo và

bồi dưỡng. Bộ Giáo dục.