long an province - i. sỰ cẦn thiẾt phẢi ĐiỀu … -2018.docx · web view- vị trí...

42
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LONG AN SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN --------------- BÁO CÁO TÓM TẮT ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NÔNG - LÂM - NGƯ NGHIỆP TỈNH LONG AN ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

Upload: others

Post on 24-Dec-2019

3 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Long An Province - I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐIỀU … -2018.docx · Web view- Vị trí địa lý – kinh tế: mặc dù vị trí địa lý tỉnh Long An không thay đổi

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LONG AN

SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN---------------

BÁO CÁO TÓM TẮT

ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NÔNG - LÂM - NGƯ NGHIỆP TỈNH LONG AN

ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

Năm 2018

Page 2: Long An Province - I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐIỀU … -2018.docx · Web view- Vị trí địa lý – kinh tế: mặc dù vị trí địa lý tỉnh Long An không thay đổi

Điều chỉnh quy hoạch nông, lâm, ngư nghiệp tỉnh Long An

I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCHBáo cáo “Quy hoạch phát triển nông - lâm - ngư nghiệp tỉnh Long An đến năm

2020, tầm nhìn đến năm 2030” đã được UBND tỉnh Long An phê duyệt tại Quyết định số 3467/QĐ-UBND ngày 24/09/2015. Qua gần 3 năm thực hiện, lãnh đạo Đảng, chính quyền và ngành nông nghiệp tỉnh nhận thấy có nhiều lý do cần phải điều chỉnh, bổ sung, cụ thể như sau:

- Trong những năm gần đây, Đảng và chính quyền các cấp cả ở Trung ương và tỉnh Long An đã có nhiều chính sách liên quan đến ngành nông nghiệp.

- Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu và nước biển dâng, cộng với những tác động lớn đến dòng chảy của các quốc gia phía đầu nguồn sông MeKong làm cho các nguồn lực liên quan đến nông nghiệp trên địa bàn tỉnh có nhiều thay đổi.

+ Trong những năm qua, nền kinh tế cả nước nói chung và tỉnh Long An nói riêng đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận; Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp vẫn còn tiềm ẩn những yếu tố bất cập; trong đó, tồn tại lớn nhất là: năng suất, chất lượng và hiệu quả thấp; mức độ an toàn của nông sản thực phẩm không cao; thị trường tiêu thụ không ổn định; nguy cơ ô nhiễm môi trường ngày càng cao.

- Quỹ đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh trong mấy năm gần đây thường xuyên biến động và không có nguồn số liệu chính xác do nhiều địa phương chuyển đổi đất lúa và đất trồng rừng sản xuất sang cây lâu năm hoặc nuôi trồng thủy sản (theo quy định tại Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 cho phép chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa sang cây lâu năm nhưng vẫn thống kê là đất lúa với điều kiện phù hợp để trồng lúa trở lại); do đó, điều chỉnh quy hoạch lần này là cơ hội để xác định tương đối chính xác cơ cấu đất nông nghiệp và là căn cứ quan trọng hàng đầu để quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

Những thực trạng trên, đòi hỏi ngành nông nghiệp tỉnh Long An phải có sự thay đổi toàn diện để đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới; đó là việc sắp xếp lại các nguồn lực, cơ cấu lại sản xuất theo hướng ứng dụng công nghệ cao, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, góp phần nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Đó là lý do phải tiến hành lập “Điều chỉnh Quy hoạch phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tỉnh Long An đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”.

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: toàn bộ các hoạt động liên quan đến phát triển

sản xuất ngành nông nghiệp (ngành nông nghiệp được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm 05 lĩnh vực: trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản) trên địa bàn tỉnh Long An trong nội dung đề cương đã được phê duyệt .

- Phương pháp nghiên cứu: Các phương pháp được sử dụng chủ yếu là: phân tích thống kê, phân tích kinh tế, điều tra, khảo sát và tính toán quy hoạch theo tiêu chuẩn ngành 10 TCN345-98, điều tra nhanh nông hộ, nông thôn (PRA), phương pháp bản đồ (GIS), Phương pháp đánh giá đất và xét thích nghi cây trồng của FAO, Phương pháp hội thảo, chuyên gia, Phương pháp phân vùng sản xuất nông nghiệp, Phương pháp kế thừa các kết quả đã nghiên cứu có liên quan.

III. ĐÁNH GIÁ NHỮNG THAY ĐỔI CỦA CÁC NGUỒN LỰC.Các nguồn lực liên quan đến phát triển nông nghiệp bao gồm rất nhiều yếu tố

Báo cáo tóm tắt Trang 1

Page 3: Long An Province - I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐIỀU … -2018.docx · Web view- Vị trí địa lý – kinh tế: mặc dù vị trí địa lý tỉnh Long An không thay đổi

Điều chỉnh quy hoạch nông, lâm, ngư nghiệp tỉnh Long An

trên nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, có thể tổng hợp chúng ở 2 mảng lớn như sau: Các yếu tố về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên (Vị trí địa lý kinh tế, khí hậu thời tiết, địa hình - đất đai, nguồn nước, chế độ thuỷ văn, tài nguyên sinh vật, môi trường nước - nguồn lợi thuỷ sản…), Các yếu tố về điều kiện kinh tế - xã hội (tốc độ tăng trưởng và xu thế chuyển dịch cơ cấu kinh tế, sự phát triển và hỗ trợ của các ngành khác đối với nông nghiệp, khả năng về nguồn tài chính công của ngân sách địa phương các cấp, hiện trạng và hiệu quả sử dụng đất, nguồn nhân lực và mức sống dân cư, khả năng huy động vốn trong dân, hiện trạng hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất…); Trong phạm vi báo cáo tóm tắt, xin đánh giá những thay đổi lớn của các nguồn lực liên quan đến phát triển sản xuất nông nghiệp như sau:

- Vị trí địa lý – kinh tế: mặc dù vị trí địa lý tỉnh Long An không thay đổi nhưng, khi vai trò của công nghiệp và đô thị ở các huyện phía Nam đang dần trở thành mũi nhọn; ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu làm cho lũ lụt ở vùng Đồng Tháp Mười và xâm nhập mặn ở các huyện phía Nam diễn biến phức tạp; Long An đang thực hiện đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp thì vai trò của vị trí địa lý kinh tế tỉnh Long An đối với ngành nông nghiệp sẽ thay đổi khá nhiều theo hướng gia tăng cả về thuận lợi, khó khăn đối với sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp.

- Điểm cần lưu ý đối với các yếu tố khí hậu thời tiết trong điều kiện biến đổi khí hậu toàn cầu và nước biển dâng là: lũ ở ĐTM và tình hình xâm nhập mặn ở các huyện phía Nam có xu thế diễn biến ngày càng phức tạp (mức lũ sẽ có xu hướng giảm; nồng độ mặn và diện tích xâm nhập mặn sẽ lớn; nhưng thời điểm và thời gian ảnh hưởng sẽ biến động khó lường). Cả mùa mưa và lượng mưa sẽ thay đổi, thời gian hạn Bà Chằn sẽ kéo dài và không theo quy luật (việc thiếu nước trong mùa mưa sẽ thường xuyên hơn); trong khi đó, những trận mưa trái mùa là điểm lưu ý quan trọng khi tính toán lịch thời vụ với cây hàng năm và quy trình chăm sóc cây lâu năm.

- Địa hình, đất đai: So với quy hoạch lần trước xét về số lượng và chủng loại, tài nguyên đất trên địa bàn tỉnh Long An hầu như không có thay đổi; những đánh giá về thuận lợi, khó khăn trong quy hoạch lần trước vẫn giữ nguyên giá trị với những đặc điểm nổi bật như: địa hình thấp trũng, lòng chảo là một trong những nguyên nhân gây ngập lũ hàng năm; đất xám nghèo dưỡng chất; đất phèn chứa nhiều độc tố; các huyện phía Nam có nhóm đất mặn... Nếu không có các giải pháp về thủy lợi sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống.

- Nguồn nước và chế độ thủy văn: do ảnh hưởng của BĐKH nên các đặc điểm về nguồn nước và chế độ thủy văn ở Long An có khá nhiều thay đổi; khi nghiên cứu để phục vụ phát triển nông, lâm, ngư nghiệp ở Long An cần lưu ý một số đặc điểm như sau: Hạn chế tối đa việc khai thác nước ngầm cho nông nghiệp. Nguồn nước mặt phân bố theo mùa rõ rệt (gọi là mùa lũ từ tháng 8 đến tháng 12; mùa khô từ tháng 1 đến tháng 5). Kết hợp 3 yếu tố là địa hình thấp, mưa lớn tập trung và lũ làm cho vùng trũng ĐTM có hiện tượng ngập lũ sâu 1 – 2m thời gian ngập 3 – 4 tháng. Vào mùa khô, chất lượng nước ở ĐTM thường bị nhiễm phèn; các huyện phía Nam bị nhiễm mặn (do biến đổi khí hậu nên mức độ xâm nhập mặn ngày càng vào sâu trong nội đồng). Do biên độ triều lớn nên, có thể lợi dụng triều để tưới tiêu tự chảy ở các vùng ven sông, làm giảm chi phí sản xuất.

- Trong mấy năm gần đây, tốc độ tăng trưởng toàn ngành kinh tế nói chung và khu vực I nói riêng đang có xu thế chững lại; tuy nhiên, cơ cấu kinh tế đang chuyển

Báo cáo tóm tắt Trang 2

Page 4: Long An Province - I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐIỀU … -2018.docx · Web view- Vị trí địa lý – kinh tế: mặc dù vị trí địa lý tỉnh Long An không thay đổi

Điều chỉnh quy hoạch nông, lâm, ngư nghiệp tỉnh Long An

dịch theo hướng tích cực. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế kéo theo thay đổi cơ cấu lao động theo hướng giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp để tăng tỷ trọng lao động ở các ngành công nghiệp và dịch vụ; nếu năm 2006 lao động nông nghiệp chiếm tới 58,86% trong cơ cấu lao động toàn tỉnh thì đến năm 2016, lao động NN chỉ còn dưới 40%.

- Chất lượng lao động: Mặc dù luôn được xếp ở mức trung bình khá so với các tỉnh ĐBSCL; Song, vấn đề chất lượng lao động vẫn đang là điều đáng lo ngại bởi trong số lao động nông nghiệp đang làm việc, có rất ít người trong độ tuổi lao động qua đào tạo (11,4%); đặc biệt là chuyên môn về phát triển mô hình nông nghiệp đô thị, NN ƯDCNC… Trong khi đó quan điểm, mục tiêu phát triển nông, lâm, ngư nghiệp của tỉnh đến năm 2020 lại chính là các mô hình và tiêu chuẩn chất lượng kể trên. Sự thiếu hụt nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn sâu dẫn đến thiếu ý tưởng và chưa đủ khả năng thực hiện việc tổ chức xây dựng cũng như quản lý phát triển bền vững; đây được xem là vấn đề cần quan tâm giải quyết đối với ngành nông nghiệp.

- Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới đạt được những thành tựu đáng ghi nhận; trong đó, kết quả hoàn thiện hệ thống giao thông, thủy lợi… đã thực sự là động lực thúc đẩy nông nghiệp phát triển.

- Về công nghiệp chế biến, mặc dù chế biến đường đang xuy thoái nhưng công nghiệp chế biến lúa gạo đang phát triển tốt và ổn định; chế biến trái cây bước đầu phát triển mạnh (có 2 nhà máy chế biến trái cây Nafoods tại Đức Hòa và Lavifood tại Bến Lức đang được khởi công xây dựng); ngoài ra, ở các tỉnh lân cận như Tây Ninh, Tiền Giang, thành phố Hồ Chí Minh cũng đang xây dựng các nhà máy chế biến trái cây với công suất lớn, mở ra triển vọng tốt về thị trường tiêu thụ trái cây sản xuất tại Long An.

IV. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG NGÀNH NÔNG NGHIỆP1. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp

- Để đánh giá hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp tỉnh Long An, chúng tôi thu thập được 2 nguồn số liệu như sau:

Bảng 1: Diễn biến sử dụng đất nông nghiệp

Số TT HẠNG MỤC

Năm 2013 (ha)

Năm 2017 (ha) (2)

Năm 2017 (ha) (3) So sánh

(1) (2) (3) (2) - (1) (3) - (1)TỔNG DT ĐẤT NN 359.750,87 359.910,72 359.910,72 159,85 159,85

I Đất SXNN 323.887,77 318.130,10 318.886,07 -5.757,67 -5.001,701 Đất trồng cây HN 305.796,45 291.657,46 289.164,61 -14.138,99 -16.631,84

1.1 Đất trồng lúa 272.225,87 266.294,45 264.778,25 -5.931,42 -7.447,621.2 Đất trồng CHN khác 33.570,58 25.363,01 24.386,35 -8.207,57 -9.184,232 Đất trồng cây lâu năm 18.091,32 26.472,64 29.721,46 8.381,32 11.630,14

2.1 Đất cây CN lâu năm 91,27 1.167,60 1.076,332.2 Đất trồng cây ăn quả 8.568,45 20.961,10 12.392,652.3 Đất trồng CLN khác 9.431,60 7.592,76 -1.838,84II Đất lâm nghiệp 28.212,57 29.333,78 26.733,33 1.121,21 -1.479,241 Đất rừng sản xuất 22.922,72 25.007,09 22.352,51 2.084,37 -570,212 Đất rừng phòng hộ 2.187,12 1.580,36 1.776,14 -606,76 -410,983 Đất rừng đặc dụng 3.102,73 2.746,33 2.604,68 -356,40 -498,05

III Đất nuôi trồng TS 7.541,68 12.282,29 14.126,78 4.740,61 6.585,10IV Đất nông nghiệp khác 108,85 164,55 164,55 55,70 55,70

Trong đó: (1): báo cáo quy hoạch lần trước; (2) nguồn số liệu của Sở Tài nguyên và

Báo cáo tóm tắt Trang 3

Page 5: Long An Province - I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐIỀU … -2018.docx · Web view- Vị trí địa lý – kinh tế: mặc dù vị trí địa lý tỉnh Long An không thay đổi

Điều chỉnh quy hoạch nông, lâm, ngư nghiệp tỉnh Long An

MT; (3) Nguồn số liệu tổng hợp từ các xã của Sở Nông nghiệp và PTNT.

- Số liệu thống kê đất đai của ngành Tài nguyên – Môi trường và số liệu tổng hợp từ các xã của ngành Nông nghiệp có sự khác nhau khá lớn; trong đó, xu thế giảm đất cây hàng năm và đất lâm nghiệp để tăng diện tích cây lâu năm và nuôi trồng thủy sản đối với số liệu tổng hợp từ các xã của ngành nông nghiệp luôn lớn hơn nhiều so với số liệu thống kê của ngành Tài nguyên và Môi trường. Nguyên nhân do mặc dù thực tế đất đã chuyển sang trồng cây ăn quả hoặc nuôi thủy sản nhưng do chưa chuyển đổi mục đích nên ngành Tài nguyên Môi trường vẫn thống kê là đất lúa, cây hàng năm hoặc rừng sản xuất; trong khi đó, ngành nông nghiệp các xã thống kê theo thực tế chuyển đổi. Đây là một tồn tại khá nhiều năm trong thống kê đất đai ở Long An nói riêng và cả nước nói chung. Tuy nhiên, theo Nghị định 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính Phủ cho phép chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa sang cây lâu năm nhưng vẫn thống kê là đất lúa với điều kiện phù hợp để trồng lúa trở lại . Do đó, số liệu thống kê đất lúa của ngành Tài nguyên Môi trường đối với sản xuất nông nghiệp được xem như một nguồn tài liệu tham khảo; số liệu thống kê theo thực tế chuyển đổi được xem là một trong những căn cứ quan trọng để xác định quy mô và phân bố sử dụng đất trong tương lai.

2. Hiện trạng về quy mô và phân bố các ngành hàng nông nghiệp Tính đến cuối năm 2017 ngành nông nghiệp tỉnh Long An có những loại sản

phẩm chính và phân bố như sau:

Lúa: diện tích gieo trồng 526.718 ha; SL 2,64 triệu tấn; trong đó, lúa cao sản chất lượng cao ở các huyện ĐTM, lúa nếp và lúa đặc sản ở các huyện phía Nam.

Thanh long: diện tích 9.419 ha; sản lượng 218 ngàn tấn phân bố chủ yếu ở huyện Châu Thành và một phần ở Tân Trụ, TP. Tân An.

Chanh: diện tích 8.374 ha; sản lượng 125 ngàn tấn, phân bố chủ yếu ở 2 huyện Bến Lức và Đức Huệ.

Đàn bò 133.584 con, phân bố chủ yếu ở Đức Hòa, Đức Huệ, Vĩnh Hưng, Tân An và Châu Thành; trong đó, bò sữa ở Đức Hòa, Tân An và Châu Thành.

Đàn gà (4,8 triệu con), phân bố chủ yếu ở các huyện phía Nam.

Đàn vịt 2,1 triệu con, phân bố khá đồng đều ở các huyện.

Đàn heo (240 ngàn con) phân bố chủ yếu ở các huyện phía Nam.

Nuôi thủy sản 9.170 ha; sản lượng 46 ngàn tấn; trong đó, nuôi tôm nước lợ phân bố chủ yếu ở 4 huyện Châu Thành, Tân Trụ, Cần Đước và Cần Giuộc; nuôi nước ngọt phân bố ở khắp các địa phương trên địa bàn.

Ngoài ra, còn có một số sản phẩm quy mô nhỏ nhưng phân bố khá tập trung như: khoai mỡ 2.981ha, tập trung ở huyện Thạnh Hóa trên 95%, Cây thơm (khóm) 915ha, trong đó 2 huyện là Bến Lức và Thạnh Hóa chiếm gần 93%. Riêng cây mía, những năm trước đây có quy mô khá lớn song, do giá mía xuống thấp, các doanh nghiệp trong vùng gặp khó khăn nên quy mô giảm nhanh còn 9.333 ha, tập trung ở 2 huyện Bến Lức, Thủ Thừa và đang tiếp tục giảm nhanh.

3. Tình hình thực hiện các chương trình dự án và chính sách liên quan- Các chương trình, dự án, đề án

Báo cáo tóm tắt Trang 4

Page 6: Long An Province - I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐIỀU … -2018.docx · Web view- Vị trí địa lý – kinh tế: mặc dù vị trí địa lý tỉnh Long An không thay đổi

Điều chỉnh quy hoạch nông, lâm, ngư nghiệp tỉnh Long An

+ Những chương trình liên quan đến phát triển nông - lâm - ngư nghiệp trên địa bàn tỉnh đã và đang thực hiện bao gồm: Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới; chương trình mục tiêu quốc gia an toàn vệ sinh thực phẩm; Chương trình phát triển lâm nghiệp; Chương trình cơ giới hóa; Chương trình giống cây trồng vật nuôi, giống thủy sản; chương trình phát triển nuôi thủy sản vùng ĐTM; chương trình phát triển nông nghiệp toàn diện; chương trình hành động của UBND tỉnh về đào tạo nghề và giảm nghèo trên địa bàn tỉnh; chương trình khuyến nông, khuyến ngư; chương trình xây dựng cánh đồng lớn; chương trình phát triển cây thanh long…

+ Các quy hoạch đã được phê duyệt: Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020; quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 - 2015; Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng tỉnh Long An giai đoạn 2010 – 2030; Quy hoạch thủy lợi phục vụ chuyển đổi sản xuất tỉnh Long An đến năm 2020; Quy hoạch đê bao lửng vùng Đồng Tháp Mười tỉnh Long An; Quy hoạch phát triển du lịch, giao thông, thủy lợi, điện… các dự án quy hoạch phát triển ngành hàng nông nghiệp như ngành chăn nuôi, lúa gạo chất lượng cao, mía đường, rau thực phẩm; đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn mới đối với 166 xã, đề án phát triển nông nghiệp ven đô thành phố Tân An và Quy hoạch phát triển nông – lâm – ngư nghiệp tỉnh Long An đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

+ Các đề án, dự án đã thực hiện bao gồm: Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Long An giai đoạn 2016 – 2020; Dự án Lifsap; dự án khu tưới Đức Hòa; dự án cạnh tranh nông nghiệp; Dự án xây dựng trạm bơm điện quy mô vừa, nhỏ và các dự án khác…

- Kết quả thực hiện:

Nhìn chung, các chương trình, dự án, quy hoạch và đề án nêu trên đều được tổ chức thực hiện đúng tiến độ và thực hiện đúng mục tiêu đề ra, đã và đang phát huy tốt đối với phát triển nông, lâm, ngư nghiệp; thực sự cải thiện các nguồn lực, tạo điều kiện để tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững và là căn cứ quan trọng để ngành nông - lâm - ngư nghiệp xây dựng chiến lược phát trển đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Tuy nhiên, quá trình thực hiện các chương trình, dự án, quy hoạch và đề án nêu trên đã bộc lộ một số tồn tại như sau:

+ Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới đã tiến hành xây dựng đồ án quy hoạch cho 166 xã nông thôn; tuy nhiên, trong nội dung đồ án chưa thể hiện cụ thể các phương án phát triển sản xuất nên giải pháp để thực hiện tiêu chí số 10 (một tiêu chí quan trọng hàng đầu, có tính chất quyết định đối với việc thực hiện phần lớn các tiêu chí khác) tỏ ra khó thực hiện.

+ Chương trình mục tiêu quốc gia vệ sinh an toàn thực phẩm gặp khá nhiều khó khăn; trong đó, chủ yếu là vấn đề sản xuất theo quy trình GAP: trong khi người sản xuất phải gánh chịu nhiều chi phí để thực hiện sản xuất theo GAP nhưng rất khó bán sản phẩm theo giá GAP.

+ Chương trình giống cây trồng, vật nuôi mặc dù đã và đang phát huy hiệu quả tốt: tỷ lệ sử dụng giống tiến bộ kỹ thuật tăng nhanh; nhưng, chưa thực sự trở thành phong trào mang tính xã hội hóa, nên vẫn còn tồn tại những trường hợp sử dụng giống kém chất lượng.

+ Chương trình khuyến nông, khuyến ngư đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi

Báo cáo tóm tắt Trang 5

Page 7: Long An Province - I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐIỀU … -2018.docx · Web view- Vị trí địa lý – kinh tế: mặc dù vị trí địa lý tỉnh Long An không thay đổi

Điều chỉnh quy hoạch nông, lâm, ngư nghiệp tỉnh Long An

nhận, góp phần đưa năng suất, chất lượng sản phẩm tăng nhanh, nhân rộng những mô hình nông nghiệp tiên tiến, ứng dụng công nghệ cao… Tuy nhiên, do lực lượng và trang thiết bị có hạn nên các hoạt động khuyến nông chưa thực sự đáp ứng yêu cầu của người sản xuất.

+ Quy hoạch ngành hàng mía đường có nhiều nguy cơ không thành hiện thực do hiệu quả của cây mía kém so với các cây trồng khác; trong khi mức độ quan tâm đầu tư vùng nguyên liệu của các nhà máy không đáp ứng yêu cầu của người trồng mía.

+ Quy hoạch sử dụng đất còn một số chỉ tiêu chưa sát thực tế; điển hình là có sự chênh lệch khá lớn về diện tích đất lâm nghiệp giữa Sở Nông nghiệp và PTNT với Sở Tài nguyên và Môi trường; nguyên nhân chính là do khi chuyển đất trồng tràm sang trồng lúa, người dân không làm thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

- Các chính sách hiện hành

Để khuyến khích nông nghiệp, nông thôn phát triển, trong những năm qua, Đảng, Nhà nước ta đã ban hành hàng loạt các chính sách đối với nông nghiệp, nông thôn; trong đó, nổi bật là: Nghị định 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính Phủ cho phép chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa sang cây lâu năm nhưng vẫn thống kê là đất lúa với điều kiện phù hợp để trồng lúa trở lại. Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính Phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn và Nghị định số 57/2018/NĐ-CP ngày 17/04/2018 của Chính phủ về cơ chế chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp...

- Kết quả thực hiện

Kết quả thực hiện những chính sách trên đã mang lại những thành tựu to lớn trong nông nghiệp: Giá trị sản xuất không ngừng gia tăng, cơ cấu nông nghiệp chuyển dịch đúng hướng, hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất ngày càng hoàn thiện; các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp được đa dạng hóa, bước đầu hình thành các vùng nông nghiệp sản xuất tập trung, ứng dụng công nghệ cao... Tuy nhiên, xét về hệ thống các chính sách đối với nông nghiệp nông thôn còn thiếu và chưa đồng bộ; đặc biệt là chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất kinh doanh nông nghiệp; khuyến khích ứng dụng công nghệ cao, sản xuất sản phẩm an toàn, xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu sản phẩm... chưa được quan tâm đúng mức; trong đó, một số tồn tại cụ thể như sau:

+ Khó tìm kiếm doanh nghiệp thực sự đầu tư vào sản xuất kinh doanh nông nghiệp, do phần lớn các địa phương mới chỉ dừng lại ở nội dung quy hoạch cánh đồng lớn (hệ thống CSHT chưa được hoàn thiện; CĐL chưa có quy trình sản xuất thống nhất và đặc biệt là chưa thành lập được hợp tác xã có phương án sản xuất dài hạn); môi trường để kêu gọi các nhà đầu tư chưa thông thoáng (chưa quy hoạch được vùng; chưa tạo được quỹ đất sạch; các chính sách ưu đãi chưa thực sự hấp dẫn nhà đầu tư).

+ Về chính sách hỗ trợ áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP); các quy định và thủ tục khá phức tạp; chi phí để được công nhận sản phẩm sản xuất theo GAP khá cao; người tiêu dùng chưa sẵn sàng chấp nhận chi phí cao để tiêu thụ sản phẩm sản xuất theo GAP... là những cản trở không nhỏ đối với chủ trương này.

+ Để phát triển NN ƯDCNC, việc kêu gọi các doanh nghiệp nông nghiệp CNC vào sản xuất là rất cần thiết; tuy nhiên các tiêu chí để được công nhận doanh nghiệp

Báo cáo tóm tắt Trang 6

Page 8: Long An Province - I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐIỀU … -2018.docx · Web view- Vị trí địa lý – kinh tế: mặc dù vị trí địa lý tỉnh Long An không thay đổi

Điều chỉnh quy hoạch nông, lâm, ngư nghiệp tỉnh Long An

CNC đang quá khả năng đáp ứng của các doanh nghiệp nên khó kêu gọi được các doanh nghiệp đầu tư nông nghiệp ƯDCNC.

4. Hiện trạng về quy trình và những tiến bộ KT ứng dụng trong sản xuất - Nhìn chung lao động nông nghiệp ở Long An có chất lượng khá, đa số các hộ

áp dụng đúng quy trình sản xuất đã được khuyến cáo nên năng suất và chất lượng sản phẩm ở Long An khá cao; tuy nhiên, vẫn còn không ít hộ nông dân áp dụng không đúng quy trình kỹ thuật là ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của sản phẩm.

- Những tiến bộ kỹ thuật mới đang được áp dụng gồm: kỹ thuật xây dựng đê bao lửng, kỹ thuật xạ thưa (tiết kiệm giống), san bằng mặt ruộng, kỹ thuật bón phân so màu lá, 3 giảm – 3 tăng, 1 phải, 5 giảm, sản xuất hữu cơ, sử dụng giống xác nhận chất lượng cao, kỹ thuật chong đèn kích thích thanh long... đã thực sự làm cho năng suất và chất lượng sản phẩm gia tăng đáng kể và đang từng bước được nhân rộng.

Hy vọng, với các chương trình sản xuất theo hướng GAP, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ứng dụng công nghệ cao, chương trình khuyến nông… sẽ nâng cao chất lượng lao động, 100% nông dân sẽ áp dụng đúng quy trình khuyến cao, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm đưa nông nghiệp Long An phát triển bền vững, hiệu quả theo hướng nông nghiệp xanh, ứng dụng công nghệ cao, bảo đảm vệ sinh, an toàn…

5. Hiện trạng về tổ chức sản xuất, xây dựng CĐL và tiêu thụ sản phẩm- Hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp ở Long An vẫn chủ yếu là kinh tế

nông hộ, chiếm khoảng 80% giá trị sản xuất; các tổ chức khác gồm: 1.090 trang trại, 107 HTX, 03 LHHTX và gần 400 doanh nghiệp chiếm khoảng 20% GTSX.

- Về tình hình xây dựng cánh đồng lớn và liên kết sản xuất: đối với cây lúa toàn tỉnh có 115 cánh đồng lớn với 19 doanh nghiệp tham gia liên kết; đối với cây rau, có 16 HTX và 41 THT tham gia liên kết với 05 doanh nghiệp; đối với thanh long, có 13 tổ hợp tác tham gia liên kết với 65 cơ sở thu mua, chế biến; đối với cây chanh, có 04 HTX liên kết sản xuất với Công ty TNHH MTV Fruit Republic Cần Thơ; đối với cây bắp, có 50 ha bắp giống do Viện Khoa học Nông nghiệp miền Nam hợp đồng bao tiêu sản phẩm.

- Như vậy, nhìn chung sản phẩm nông nghiệp ở Long An được tiêu thụ thông qua liên kết chiếm tỷ trọng rất nhỏ (<20%); số còn lại (khoảng 80%) chủ yếu được tiêu thụ thông qua thương lái với tồn tại cố hữu của hình thức tiêu thụ này là sản phẩm qua nhiều cấp trung gian, lợi nhuận của người sản xuất bị chia sẻ, chất lượng sản phẩm giảm nhanh, người sản xuất không có thông tin về thị trường, chuỗi cung ứng sản phẩm khó hình thành, ít cơ hội truy nguyên nguồn gốc và là nguyên nhân của nhiều vụ gian lận thương mại...

- Hiện có 3 phương thức thực hiện liên kết giữa doanh nghiệp với nông hộ, trang trại hoặc HTX là: Đầu tư đồng bộ đầu vào và thu mua sản phẩm; hai là đầu tư một phần và thu mua sản phẩm; ba là chỉ thu mua sản phẩm; trong đó, phương thức 1 là phương thức hiệu quả nhất nhưng tỷ lệ liên kết theo hình thức này còn rất nhỏ; 2 phương thức còn lại đều chưa đáp ứng mục tiêu của việc xây dựng cánh đồng lớn đó là: Xây dựng cánh đồng lớn để từng bước hình thành HTX, có tư cách pháp nhân để liên doanh, ký kết hợp đồng với doanh nghiệp. Doanh nghiệp đề xuất quy trình sản xuất; đầu tư các yếu tố đầu vào theo quy trình và chỉ thu mua sản phẩm được sản xuất theo quy trình và theo hợp đồng. Có như vậy, doanh nghiệp mới chủ động được đầu ra,

Báo cáo tóm tắt Trang 7

Page 9: Long An Province - I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐIỀU … -2018.docx · Web view- Vị trí địa lý – kinh tế: mặc dù vị trí địa lý tỉnh Long An không thay đổi

Điều chỉnh quy hoạch nông, lâm, ngư nghiệp tỉnh Long An

HTX sản xuất theo quy trình, đảm bảo số lượng và chất lượng theo yêu cầu thị trường.

- Để chủ trương liên kết sản xuất nông nghiệp ở Long An trở thành phổ biến, rất cần thực hiện đồng bộ các nội dung sau: trên cơ sở nhân rộng mô hình cánh đồng lớn, thành lập các hợp tác xã (tạo tư cách pháp nhân để liên kết), khuyến khích và kêu gọi doanh nghiệp đầu tư và liên kết sản xuất với các HTX trên cánh đồng lớn; thực hiện tốt các nội dung này được coi như nhóm giải pháp mang tính đột phá trong việc phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

6. Hiện trạng về hiệu quả sản xuất đối với một số ngành hàng chính Kết quả điều tra kinh tế nông hộ và phân tích hiệu quả kinh tế đối với một số

ngành hàng chính cho thấy:

- Đối với ngành trồng trọt: Cây lúa mặc dù có quy mô diện tích và giá trị sản lượng lớn nhưng các loại rau, hoa cây cảnh và cây ăn quả mới là những loại cây trồng có hiệu quả kinh tế cao; do đó, song song với việc ứng dụng tiến bộ công nghệ mới để tăng nhanh năng suất và chất lượng lúa thì việc gia tăng quy mô các loại rau, hoa cây cảnh và cây ăn quả là một định hướng tốt trong nội dung tái cơ cấu ngành trồng trọt theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

- Đối với ngành chăn nuôi: Xét thứ tự về hiệu quả các loại vật nuôi trên địa bàn tỉnh như sau: Chăn nuôi bò thịt, bò sữa đang có thu nhập khá; các loại vật nuôi có mức thu nhập trung bình là gà, vịt, heo sinh sản, gà thả vườn; các loại vật nuôi đang có mức thu nhập rất thấp (thậm chí bị lỗ) gồm nuôi gà công nghiệp, heo thịt. Nhìn chung tỉnh Long An không có nhiều thế mạnh đối với ngành chăn nuôi, các hộ chăn nuôi đều gặp khó khăn do thu nhập thấp, nguồn thức ăn và thị trường không ổn định; ít cơ hội để phát triển mạnh ngành chăn nuôi do phía Nam đất chật, người đông; các huyện ĐTM ảnh hưởng ngập lũ.

- Nuôi trồng thủy sản: Các loại thủy sản nuôi đều cho hiệu quả kinh tế khá; trong đó, nuôi tôm ở các huyện Cần Đước, Cần Giuộc, Châu Thành… do đặc điểm tự nhiên, khó mở rộng diện tích, nên cần tập trung theo hướng thâm canh, ứng dụng công nghệ cao để tăng năng suất và chất lượng; các loại hình nuôi thủy sản nước ngọt đều có điều kiện để tăng nhanh diện tích nên cần khuyến khích nông hộ, trang trại và doanh nghiệp phát triển; tuy nhiên cần cân đối với thị trường.

7. Hiện trạng về tình hình xây dựng thương hiệu sản phẩmĐể các loại nông sản chiếm lĩnh được thị trường trong nước và xuất khẩu,

ngành nông nghiệp Long An luôn coi trọng việc xây dựng thương hiệu hàng hóa đối với các nông sản trên địa bàn. Tính đến cuối năm 2016, trên địa bàn tỉnh có 25 đơn vị được cấp giấy chứng nhận xác lập quyền sở hữu công nghiệp; trong đó, có các sản phẩm chủ lực như: thanh long, lúa gạo, rau, thủy sản… Hiện nay, Sở Khoa học Công nghệ, được sự ủy quyền của UBND tỉnh đang tiến hành thực hiện kế họach xác lập quyền chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm: nàng thơm chợ Đào, Thanh Long Châu Thành, rau Cần Đước, Cần Giuộc…

Nhìn chung, các đơn vị được hỗ trợ đều nhận rõ vai trò của việc xây dựng thương hiệu; đặc biệt là sản xuất theo quy trình GAP. Tuy nhiên, vấn đề này còn gặp nhiều khó khăn; trong đó, nổi bật là chi phí cao, người tiêu dùng chưa phân biệt sản phẩm sản xuất theo GAP với sản phẩm thường nên không chấp nhận giá cao; quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ nên rất khó cho việc sản xuất theo GAP và xây dựng thương hiệu.

Báo cáo tóm tắt Trang 8

Page 10: Long An Province - I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐIỀU … -2018.docx · Web view- Vị trí địa lý – kinh tế: mặc dù vị trí địa lý tỉnh Long An không thay đổi

Điều chỉnh quy hoạch nông, lâm, ngư nghiệp tỉnh Long An

Giải pháp để khắc phục khó khăn này là thực hiện Quyết định số 62/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ Tướng Chính Phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất, gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn.

8. Phân tích lợi thế cạnh tranh của một số ngành hàng

Một trong những nội dung chính của điều chỉnh quy hoạch ngành nông nghiệp là tiếp tục phát triển mạnh các ngành hàng nông nghiệp có thị trường tiêu thụ và có lợi thế cạnh tranh cao, đề xuất giải pháp để gia tăng sức cạnh tranh của một số ngành hàng có cơ hội phát triển, từng bước giảm quy mô các ngành hàng có sức cạnh tranh kém; do đó, việc phân tích lợi thế cạnh tranh của từng ngành hàng nông nghiệp làm căn cứ để điều chỉnh quy hoạch là hết sức quan trọng. Có thể tóm tắt kết quả phân tích lợi thế cạnh tranh của các ngành hàng ở Long An như sau:

- Các ngành hàng có sức cạnh tranh khá gồm: cây ăn quả (thanh long, chanh, khóm và một số loại cây ăn quả khác); rau, hoa cây cảnh các loại; nuôi trồng thủy sản với những lợi thế cơ bản gồm: nằm ngay trong vùng KTTĐPN một thị trường lớn và năng động nhất cả nước; đã hình thành các vùng chuyên canh quy mô khá lớn; người sản xuất tích lũy được khá nhiều kinh nghiệm; đáp ứng các tiêu chí về sản phẩm chủ lực; hệ thống cơ sở hạ tầng đang từng bước được hoàn thiện... Tuy nhiên, những điểm yếu (hay nút thắt) chính của các ngành hàng này là: thị trường không ổn định; chưa kêu gọi được các doanh nghiệp lớn đầu tư, liên kết ổn định; chất lượng và mức độ an toàn của sản phẩm chưa đáp ứng yêu cầu của thị trường; chuỗi cung ứng sản xuất chưa hình thành, ít có cơ hội nâng cấp chuỗi giá trị...

- Các ngành hàng cần có giải pháp để gia tăng sức cạnh tranh và tiếp tục phát triển gồm: ngành hàng lúa gạo; các loại cây trồng cạn luân canh với lúa; chăn nuôi bò, heo, gà, vịt... Những nút thắt cần tháo gỡ để nâng cao sức cạnh tranh gồm: Xây dựng cánh đồng lớn, thành lập HTX để kêu gọi doanh nghiệp liên kết sản xuất, ổn định thị trường; tăng cường công tác khuyến nông, tuyên truyền vận động đối với người sản xuất; xây dựng và chuyển giao các mô hình tiên tiến...

- Các ngành hàng có sức cạnh tranh thấp, cần từng bước giảm quy mô gồm: ngành hàng mía đường, khoai mỳ, cao su và một số cây hàng năm khác với những nút thắt cơ bản rất khó tháo gỡ đó là hiệu quả kinh tế thấp, thị trường không ổn định; rất ít cơ hội để liên kết với doanh nghiệp...

V. DỰ BÁO MỘT SỐ YẾU TỐ CÓ LIÊN QUAN

1. Dự báo quỹ đất nông nghiệp

- Đến 2020: Kế thừa báo cáo điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất tỉnh Long An đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối 2016 – 2020 được Chính Phủ ra Nghị quyết số 33/NQ-CP ngày 07/05/2018; theo đó, quỹ đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 như sau: Tổng diện tích đất nông nghiệp 322.891ha; trong đó, đất trồng lúa 247.061ha (đất chuyên trồng lúa nước 242.280ha); đất trồng cây hàng năm khác 12.419ha; đất trồng cây lâu năm 24.166ha; đất rừng phòng hộ 2.204ha; đất rừng đặc dụng 2.936ha, đất rừng sản xuất 19.846ha và đất nuôi trồng thủy sản 13.547ha.

- Đến 2030: Căn cứ Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, căn cứ dự báo quy mô dân số, tốc độ phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ; căn cứ quan điểm, mục tiêu phát triển ngành nông nghiệp… chúng tôi dự báo đến năm 2030 quỹ đất nông

Báo cáo tóm tắt Trang 9

Page 11: Long An Province - I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐIỀU … -2018.docx · Web view- Vị trí địa lý – kinh tế: mặc dù vị trí địa lý tỉnh Long An không thay đổi

Điều chỉnh quy hoạch nông, lâm, ngư nghiệp tỉnh Long An

nghiệp giảm còn 31.190 ha; trong đó, đất trồng cây hàng năm 233.340 ha (đất lúa 215.045 ha); đất trồng cây lâu năm tăng lên 39.711 ha; đất lâm nghiệp ổn định 23.047 ha; đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản 13.089 ha và đất nông nghiệp khác 1.000 ha.

2. Dự báo thị trường tiêu thụ một số sản phẩm chính - Lúa gạo: Việt Nam là nước xuất khẩu gạo lớn thứ ba thế giới, sau Ấn Độ và

Thái Lan. Bộ nông nghiệp Mỹ trong báo cáo về thị trường gạo phát hành tháng 02/2018 đã nâng dự báo sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam năm 2018 lên 6,7 triệu tấn, tăng 200.000 tấn so với dự báo được chính cơ quan này đưa ra trong tháng 01./2018. Xuất khẩu gạo của Việt Nam được dự đoán tăng, do nhu cầu gia tăng từ Trung Quốc và các nước Đông Nam Á - các thị trường chính của gạo Việt Nam. Trong những năm tới, do cầu tăng nhanh hơn nguồn cung (cả Việt Nam và Thái Lan đều có xu thế giảm quy mô sản xuất lúa); mặt khác, lúa gạo Việt Nam đang trong chương trình cải thiện chất lượng nên dự báo giá gạo sẽ có xu hướng tăng 2 – 3%/năm.

- Thanh long: Thị trường tiêu thụ chính vẫn là Trung quốc và các nước Châu Á; ưu điểm lớn là những nước đông dân, quy mô thị trường lớn, lại khá dễ tính; điểm yếu lớn nhất của thị trường này là không ổn định. Trong thời gian gần đây, quan hệ thương mại Việt Nam và Trung quốc gặp một số khó khăn (do hệ quả của quan hệ Trung – Mỹ và các phản ứng của người dân Việt Nam); mặt khác không chỉ các tỉnh sản xuất thanh long như Long An, Bình Thuận, Tiền Giang mà nhiều tỉnh khác cũng đang tăng nhanh quy mô trồng thanh long; nên dự báo nếu Việt Nam không đa dạng hóa thị trường thì giá thanh long sẽ có xu thế giảm nhẹ.

- Đối với sản phẩm chanh: có thuận lợi hơn cây thanh long do thị trường tiêu thụ chính không phải là Trung quốc mà chủ yếu là các nước Trung đông; tuy nhiên do nguồn cung tăng nhanh lại ít có doanh nghiệp đầu tư chế biến nên khả năng suất khẩu tăng chậm; nếu không có giải pháp tăng thị trường xuất khẩu thị trường trong nước sẽ tăng nhanh nguồn cung; tuy nhiên, một điều đáng mừng là ở ngay tại Long An và một số tỉnh lân cận đã khởi công xây dựng một số nhà máy chế biến trái cây với nhu cầu nguyên liệu là chanh và một số loại trái cây khác. Từ những lập luận trên, dự báo giá chanh có xu thế tăng nhẹ 1 – 2%/năm.

- Các sản phẩm khác: chủ yếu tiêu thụ ở thị trường trong nước; như đã phân tích ở trên với quy mô thị trường lớn và năng động như vùng KTTĐPN người sản xuất có thể hoàn toàn yên tâm về giá cả và sức tiêu thụ; vấn đề là phải bảo đảm được chất lượng mức độ an toàn và đặc biệt là khả năng truy nguyên nguồn gốc sản phẩm.

3. Một số dự báo khác- Những tiến bộ kỹ thuật đang phát huy hiệu quả sẽ tiếp tục được nhân rộng trên

quy mô lớn; ngoài ra, một số công nghệ cao như tưới tiết kiệm nước, công nghệ sinh học, cơ giới hóa nông nghiệp… sẽ được áp dụng ngày càng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp ở Long An.

- Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và việc can thiệp vào dòng chính sông MeKong nên dự báo lũ sẽ ngày càng giảm dần nhưng diễn biến sẽ ngày càng phức tạp trong bố trí sản xuất NN rất cần những giải pháp ứng phó hiệu quả và kịp thời.

- Dự báo diện tích trồng lúa sẽ có xu thế giảm; trong đó trước mắt là giảm đất lúa trồng 3 vụ để tăng nhanh diện tích luân canh lúa, màu; trồng cây ăn trái và nuôi trồng thủy sản. Các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao sẽ tăng nhanh

Báo cáo tóm tắt Trang 10

Page 12: Long An Province - I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐIỀU … -2018.docx · Web view- Vị trí địa lý – kinh tế: mặc dù vị trí địa lý tỉnh Long An không thay đổi

Điều chỉnh quy hoạch nông, lâm, ngư nghiệp tỉnh Long An

cả về quy mô và chất lượng hoạt động; các doanh nghiệp sẽ tham gia ngày càng nhiều vào sản xuất, kinh doanh nông nghiệp; các chuỗi cung ứng sản phẩm nông nghiệp sẽ được hình thành và phát triển; chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp có nhiều cơ hội để nâng cấp.

VI. ĐÁNH GIÁ CHUNGQua phân tích, đánh giá về các nguồn lực có liên quan, thực trạng phát triển,

thực trạng về cơ cấu ngành nông nghiệp và dự báo một số yếu tố có liên quan đến phát triển và cơ cấu ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh, có thể rút ra một số đánh giá chung về các yếu tố bên ngoài, bên trong với các nội dung như điểm mạnh (Strengths), điểm yếu (Weaknesses), cơ hội (Opportunities) và nguy cơ (Threats) theo phương pháp phân tích ma trận SWOT như sau:

Điểm mạnh (Strengths)1. Vị trí địa lý - kinh tế tỉnh Long An là một điều kiện thuận lợi đối với phát

triển kinh tế - xã hội nói chung và nông nghiệp nói riêng; nằm trong vùng KTTĐPN với các điểm mạnh đáng kể về thị trường (lớn và đa dạng), tiềm lực về vốn, khoa học công nghệ và hệ thống cơ sở hạ tầng.

2. Khí hậu thời tiết cũng được xem là một điểm mạnh của ngành NN Long An bởi nhiều yếu tố khí hậu như số giờ nắng, tổng tích ôn, nhiệt độ bình quân... cho phép nông nghiệp có thể canh tác nhiều vụ trong năm với năng suất, chất lượng khá.

3. Các nguồn tài nguyên khác như: Địa hình tương đối bằng phẳng, nguồn nước dồi dào, chất lượng tốt.

4. Dân số đông, nguồn lao động chiếm trên 59% dân số, Long An đang ở thời kỳ dân số vàng, chất lượng lao động được đánh giá ở mức khá.

5. Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp đã và đang từng bước được hoàn thiện, thực sự là động lực thúc đẩy sản xuất phát triển.

6. Mặc dù chịu ảnh hưởng trực tiếp của khủng hoảng kinh tế thế giới nhưng kinh tế tỉnh Long An vẫn có tốc độ tăng trưởng khá; cơ cấu kinh tế đang có sự chuyển dịch hợp lý; kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh.

7. Trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện khá nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh nông nghiệp đạt hiệu quả cao cả về kinh tế, xã hội và môi trường; trong đó, đã bước đầu xác định hệ thống cây trồng, vật nuôi chủ lực để có hướng tập trung đầu tư, thâm canh hợp lý; đó là lúa chất lượng cao, rau thực phẩm, thanh long, chanh và thủy sản.

8. Thực hiện Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính Phủ, tỉnh Long An đã và đang triển khai thực hiện phong trào xây dựng cánh đồng lớn và bước đầu kêu gọi được một số doanh nghiệp thực hiện liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cho nông dân.

Điểm yếu (Weaknesses)1. Các điều kiện tự nhiên và nguồn tài nguyên thiên nhiên khác như: trên 60%

diện tích đất có vấn đề (đất phèn, đất xám, đất mặn); địa hình thấp trũng, ảnh hưởng ngập lũ hàng năm.

2. Trong khi chăn nuôi nông hộ (phân tán, quy mô nhỏ, nguy cơ ô nhiễm môi trường cao…) gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi từng bước phát triển chăn nuôi trang trại thì quỹ đất để phát triển trang trại vốn đã eo hẹp (ở vùng ĐTM) lại đang bị thu hẹp (ở

Báo cáo tóm tắt Trang 11

Page 13: Long An Province - I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐIỀU … -2018.docx · Web view- Vị trí địa lý – kinh tế: mặc dù vị trí địa lý tỉnh Long An không thay đổi

Điều chỉnh quy hoạch nông, lâm, ngư nghiệp tỉnh Long An

các huyện phía Nam); làm cho cơ hội để phát triển ngành chăn nuôi gặp khó khăn.

3. Chất lượng lao động nông nghiệp ở Long An luôn được đánh giá ở mức khá; tuy nhiên, với yêu cầu phát triển NNƯDCNC, yêu cầu liên doanh, liên kết trong sản xuất, yêu cầu sản xuất theo quy trình GAP để có thể truy nguyên nguồn gốc hàng hóa... thì nguồn lao động trong nông nghiệp ở Long An chưa thực sự đáp ứng yêu cầu bởi lượng lao động qua đào tạo chuyên ngành về nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, kinh tế nông nghiệp...) hàng năm đã ít lại không có cơ chế để thu hút lực lượng này hoạt động trong nông nghiệp.

4. Vốn đầu tư cho NN chưa đáp ứng nhu cầu thực tế phát triển sản xuất.

5. Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp mặc dù đã được cải thiện nhưng vẫn còn thiếu và không đồng bộ; đặc biệt là thủy lợi, giao thông nội đồng, điện và hệ thống cơ sở chế biến nông sản.

6. Kinh tế hộ vẫn chiếm tỷ trọng lớn, kinh tế hợp tác vẫn còn là hình thức; vấn đề hợp tác, liên kết SX, gắn với tiêu thụ hầu như chưa được thực hiện.

7. Sản xuất nông nghiệp ở Long An đang thiên về sử dụng một cách lãng phí các nguồn tài nguyên hữu hạn. Nguồn tài nguyên vô hạn là tri thức, khoa học công nghệ, chính sách, thương hiệu... đã bước đầu được khai thác; tuy nhiên, mức độ khai thác chưa lớn nên hiệu quả không cao.

8. Nhìn chung trong các lĩnh vực đều đã ứng dụng các công nghệ mới, hiện đại trong sản xuất và chế biến. Tuy nhiên, ngoại trừ đối với cây lúa, những công nghệ mới được áp dụng khá phổ biến, các ngành khác mới chỉ dừng lại như những mô hình điểm, việc nhân ra diện rộng còn gặp nhiều khó khăn.

Cơ hội (Opportunities)1. Các chính sách lớn của Chính phủ được xem là cơ hội lớn để kêu gọi các

doanh nghiệp tham gia ngày càng nhiều vào sản xuất, kinh doanh nông nghiệp theo hướng phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng CĐL.

2. Nông nghiệp Việt Nam đang có cơ hội lớn khi ngày càng nhiều những tiến bộ khoa học công nghệ trong nông nghiệp được đưa vào ứng dụng trong sản xuất, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

3. Sự phát triển của công nghiệp và đô thị ở các huyện phía Nam và hệ thống cơ sở hạ tầng từng bước được hoàn thiện đã thực sự là cơ hội cho nông nghiệp đô thị, NN ƯDCNC tỉnh Long An phát triển.

4. Các quy định của Chính phủ và ngành nông nghiệp về quản lý sản xuất thực phẩm an toàn; quy chế chứng nhận quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP)… có thể xem vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với ngành NN tỉnh.

5. Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đang diễn ra mạnh mẽ; trong đó, đáng kể như: tham gia khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), tổ chức thương mại thế giới (WTO)… cũng vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với ngành nông nghiệp tỉnh Long An.

6. Cụm công nghiệp chế biến thực phẩm; các nhà máy chế biến rau quả, thực phẩm đang được xây dựng thực sự là cơ hội mở rộng thị trường cho các ngành hàng rau quả, chăn nuôi, thủy sản...

Nguy cơ (Threats)

Báo cáo tóm tắt Trang 12

Page 14: Long An Province - I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐIỀU … -2018.docx · Web view- Vị trí địa lý – kinh tế: mặc dù vị trí địa lý tỉnh Long An không thay đổi

Điều chỉnh quy hoạch nông, lâm, ngư nghiệp tỉnh Long An

1. Phát triển NN ƯDCNC là vấn đề rất mới với Việt Nam; đặc biệt các nghị định hướng dẫn cơ chế chính sách triển khai thực hiện luật CNC chưa được ban hành một cách cụ thể, thị trường công nghệ cao trong nông nghiệp ở Việt Nam chưa hình thành, đặc biệt là nguồn nhân lực theo yêu cầu phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở Long An rất thiếu. Do vậy, ý tưởng phát triển NN ƯDCNC là hoàn toàn đúng đắn nhưng triển khai thực hiện thành công thực sự là thách thức rất lớn.

2. Nông lâm sản nhất là nông sản thực phẩm tiêu dùng trong nước và xuất khẩu đều đòi hỏi phải vượt qua các rào cản kỹ thuật với các quy chuẩn ngày càng khắt khe. Trong khi phần lớn nông lâm sản sản xuất ở Long An (tính đến sản phẩm sơ chế) chưa được sản xuất theo quy chuẩn, chưa có thương hiệu.

3. Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đang diễn ra mạnh mẽ; trong đó, đáng kể như: tham gia khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), tổ chức thương mại thế giới (WTO)… cũng vừa là cơ hội, vừa là thách thức đối với ngành nông nghiệp tỉnh Long An.

4. Hiện nay, kể cả các yếu tố đầu vào và thị trường sản phẩm đầu ra của nông nghiệp đang phụ thuộc khá nhiều vào thị trường Trung Quốc. Đặc điểm của thị trường này chất lượng các yếu tố đầu vào kém (thậm chí còn có cả hàng nhái, hàng giả); yêu cầu về sản phẩm đầu ra rất dễ tính; nhu cầu sản phẩm biến động hết sức bất thường… Đang là mối nguy lớn đe dọa ngành nông nghiệp Việt Nam.

5. Những ảnh hưởng xấu của biến đổi khí hậu toàn cầu và nước biển dâng luôn tiềm ẩn gây tổn thất rất khó lường đối với nông, lâm, ngư nghiệp.

VII. NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH1. Quan điểm: Giữ nguyên các quan điểm như quy hoạch lần trước. Bổ sung

quan điểm: Huy động các nguồn lực từ trang trại, doanh nghiệp, HTX để thực hiện liên doanh, liên kết, phát triển NN ƯDCNC; sản xuất nông nghiệp phải gắn với bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.

2. Mục tiêu- Mục tiêu chung: Giữ nguyên các mục tiêu chung đã đề xuất ở Quy hoạch lần

trước; bổ sung thêm mục tiêu chung như sau: Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng giảm diện tích trồng lúa; hạn chế tối đa sản xuất lúa 3 vụ, tăng nhanh diện tích luân canh lúa – màu, trồng cây ăn trái, rau thực phẩm và nuôi trồng thủy sản. Khuyến khích, kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư ngày càng nhiều vào sản xuất kinh doanh nông nghiệp. Xây dựng hệ thống cánh đồng lớn để từng bước hình thành các vùng sản xuất NN ƯDCNC, sản xuất theo quy trình GAP, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất nông nghiệp, giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.

- Mục tiêu cụ thể:

- Điều chỉnh mục tiêu về tốc độ tăng trưởng và cơ cấu GTSX

Bảng 2: Điều chỉnh mục tiêu về tốc độ tăng và cơ cấu GTSX các lĩnh vực

STT Hạng Mục Hiện trạng 2017

Quy hoạch cũ Điều chỉnh QH

2020 2030 2020 2030A Tốc độ tăng GTSX (%/năm) 3,57 2,72 2,51

I GTSX nông nghiệp 3,78 3,0 - 3,5 3,0 - 3,5 2,69 2,47

Báo cáo tóm tắt Trang 13

Page 15: Long An Province - I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐIỀU … -2018.docx · Web view- Vị trí địa lý – kinh tế: mặc dù vị trí địa lý tỉnh Long An không thay đổi

Điều chỉnh quy hoạch nông, lâm, ngư nghiệp tỉnh Long An

STT Hạng Mục Hiện trạng 2017

Quy hoạch cũ Điều chỉnh QH

2020 2030 2020 20301 Trồng trọt 4,14 2,5 - 3,0 2,5 - 3,0 2,38 2,29

2 Chăn nuôi 2,37 5,0 - 5,5 5,0 - 5,5 2,68 1,75

3 DVNN 2,33 6,0 - 6,5 6,5 - 7,0 7,50 6,03

II GTSX Thủy sản 2,55 5,5 - 6,0 5,5 - 6,0 4,11 3,56

III GTSX Lâm nghiệp 0,68 1,5 - 2,0 1,5 - 2,0 0,58 0,78

B Tỷ trọng GTSX (%) 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00

I GTSX nông nghiệp 86,98 85,57 85,27 86,98 86,58

1 Trồng trọt 78,85 76,68 74,47 77,72 76,01

2 Chăn nuôi 15,20 16,36 20,79 15,32 14,46

3 DVNN 5,86 6,95 8,74 6,96 9,53

II GTSX Thủy sản 7,54 9,87 11,22 8,14 9,64

III GTSX Lâm nghiệp 5,48 4,56 3,50 4,88 3,78

- Điều chỉnh mục tiêu về quy mô các loại sản phẩm chủ lực: Cơ cấu các lĩnh vực trong khu vực I được điều chỉnh theo thứ tự như sau: Cây lúa (chiếm từ 45 – 48% tổng GTSX) – CAQ (chiếm 12 – 13% tổng GTSX) – Thủy sản (chiếm 8 – 9% tổng GTSX); một số lĩnh vực khác, quy mô nhỏ nhưng có xu thế phát triển là rau, hoa, cây cảnh, chăn nuôi bò thịt, bò sữa, khoai mỡ và một số cây trồng cạn luân canh với lúa.

- Điều chỉnh một số mục tiêu cụ thể khác

+ Bình quân GTSX/ha đất SXNN năm 2020 đạt 131 triệu đồng/ha; năm 2030 đạt 225 triệu đồng/ha (năm 2016 đạt 96,88 triệu đồng/ha).

+ Đến năm 2020, mỗi ngành hàng chủ lực ở mỗi huyện, thành lập ít nhất 1 hợp tác xã làm đại diện để liên kết với các doanh nghiệp cung ứng vật tư, tiêu thụ sản phẩm. Phấn đấu đến năm 2020, có 15% lượng sản phẩm tiêu thụ thông qua hợp đồng, đến năm 2025, tỷ lệ này là 20% và đến năm 2030 là 30%.

+ Thu hút các doanh nghiệp, nhà đầu tư có tiềm lực về vốn, công nghệ và thị trường để đầu tư sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch, làm nòng cốt hỗ trợ, hướng dẫn chuyển giao kỹ thuật công nghệ cho người nông dân. Đến năm 2020, đưa tỷ trọng giá trị sản xuất NN ƯDCNC chiếm trên 20% GTSX nông nghiệp; đến năm 2025 tỷ lệ này là 30% và năm 2030 là 50%.

+ Đến năm 2020: Có từ 15 - 20 doanh nghiệp đầu tư sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp; trong đó, có từ 5 – 10 doanh nghiệp đạt tiêu chí doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao; có 3 vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; trong đó sản xuất lúa ứng dụng công nghệ cao ở 26 xã với quy mô 20.000ha; sản xuất rau ứng dụng công nghệ cao ở 19 xã với quy mô 2.000ha và sản xuất thanh long ứng dụng công nghệ cao ở Châu Thành với quy mô 2.000 ha; đến năm 2025, mở rộng thêm các vùng SX chanh (ở Bến Lức 2.000ha) và nuôi thủy sản (ở Tân Hưng 1.000ha).

+ Tỷ lệ che phủ bằng cây xanh (Đất có rừng, cây lâu năm và cây phân tán) đến năm 2020 đạt 14,16%; phấn đấu ổn định tỷ lệ che phủ của rừng 5 - 6%.

3. Phương án điều chỉnh quy hoạch ngành trồng trọt- Nguyên tắc điều chỉnh: Quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp phải kế

thừa các chỉ tiêu phân khai sử dụng đất nông nghiệp đến các huyện đến năm 2020.

Báo cáo tóm tắt Trang 14

Page 16: Long An Province - I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐIỀU … -2018.docx · Web view- Vị trí địa lý – kinh tế: mặc dù vị trí địa lý tỉnh Long An không thay đổi

Điều chỉnh quy hoạch nông, lâm, ngư nghiệp tỉnh Long An

Phải phù hợp với các quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đảm bảo nguyên tắc sử dụng hiệu quả và tiết kiệm tài nguyên đất, nước, nhân lực, vốn đầu tư và khoa học - công nghệ, phát triển nông nghiệp bền vững Tôn trọng nguyên tắc kế thừa, phát huy tốt nhất các thành tựu - kết quả mà ngành nông nghiệp tỉnh đã đạt được Tuân thủ nguyên tắc tính toán phương án điều chỉnh quy hoạch phải có đầy đủ cơ sở khoa học và mang tính khả thi cao.

Quan điểm chung về phát triển nông nghiệp ở ĐBSCL trong ứng phó với biến đổi khí hậu là hạn chế canh tác lúa 3 vụ. Đối với vùng Đồng Tháp Mười: Ưu tiên những đơn vị đất đai có mô tả các yếu tố đơn tính là: đất không phải nhóm đất phèn, địa hình cao, thời gian ngập <3 tháng, mức ngập <30cm, không bị ảnh hưởng mặn để phát triển các loại cây ăn quả; ưu tiên những đơn vị đất đai có mô tả các yếu tố đơn tính là: đất không phải nhóm đất phèn, địa hình vàn cao và trung bình, có mức ngập <100cm, thời gian ngập <3 tháng, không bị nhiễm mặn, phèn, chủ động nguồn nước tưới, ít bị hạn để luân canh lúa với một số cây trồng cạn như mè, dưa hấu, đậu các loại, bắp, rau… ưu tiên những đơn vị đất đai có mô tả các yếu tố đơn tính là địa hình thấp, trũng, không phải đất phèn hoạt động, mức ngập >100cm, thời gian ngập >3 tháng để luân canh lúa với sen, cá hoặc chuyên nuôi thủy sản; ổn định diện tích đã và đang trồng các loại cây đặc sản như khoai mỡ, thơm và một số cây trồng có hiệu quả khác. Đối với vùng phía Nam: Tôn trọng diện tích hiện trạng đã trồng cây lâu năm và diện tích đã lên líp để chuyển sang trồng cây ăn quả; kế thừa diện tích quy hoạch tại dự án quy hoạch phát triển vùng rau an toàn tỉnh Long An đến năm 2020 đã được UBND tỉnh phê duyệt; ưu tiên những đơn vị đất đai có mức thích nghi cao, có vị trí gần các khu đô thị, khu công nghiệp và khu dân cư để phát triển hoa, cây cảnh và các mô hình nông nghiệp ven đô; các đơn vị đất đai có mức thích nghi cao với cây lúa sẽ tiếp tục phát triển lúa nếp, lúa đặc sản, lúa giống và lúa chất lượng cao.

- Nội dung điều chỉnh

Ngành hàng lúa gạo:

STT Hạng Mục Hiện trạng 2017

Quy hoạch cũ Điều chỉnh QH2020 2030 2020 2030

1 Lúa cả năm (ha) 526.718 519.011 499.259 488.036 444.153NS (tấn/ha) 5,02 5,58 5,83 5,37 5,91SL (tấn) 2.643.231 2.898.318 2.908.258 2.619.842 2.622.874

1.1 DT Lúa ĐX (ha) 234.241 237.919 229.992 226.425 212.446NS lúa ĐX (tấn/ha) 5,59 6,49 6,86 5,89 6,35SL lúa ĐX (tấn) 1.309.979 1.544.762 1.578.022 1.334.475 1.348.632

1.2 DT Lúa HT (ha) 224.050 224.891 216.042 220.198 212.446NS lúa HT (tấn/ha) 4,68 4,80 5,00 4,99 5,53SL lúa HT (tấn) 1.048.830 1.078.638 1.080.641 1.098.630 1.174.171

1.3 DT Lúa TĐ (ha) 66.249 54.955 52.050 39.613 17.960NS lúa TĐ (tấn/ha) 4,20 4,92 5,28 4,54 5,30SL lúa TĐ (tấn) 278.206 270.276 275.080 180.976 95.130

1.4 DT Lúa Mùa (ha) 2.178 1.246 1.176 1.800 1.300NS (tấn/ha) 2,85 3,73 3,84 3,20 3,80SL lúa mùa (tấn) 6.216 4.642 4.515 5.760 4.940

Một số giải pháp thực hiện điều chỉnh quy hoạch ngành hàng lúa gạo

Báo cáo tóm tắt Trang 15

Page 17: Long An Province - I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐIỀU … -2018.docx · Web view- Vị trí địa lý – kinh tế: mặc dù vị trí địa lý tỉnh Long An không thay đổi

Điều chỉnh quy hoạch nông, lâm, ngư nghiệp tỉnh Long An

a. Tiếp tục thực hiện Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp; theo đó, quy hoạch 20.000 ha sản xuất lúa ứng dụng công nghệ cao trong vùng lúa cao sản xuất khẩu ở các huyện Tân Hưng 4.500 ha; Vĩnh Hưng 4.500 ha; Tân Thạnh 4.000 ha; Mộc Hóa 2.500 ha; TX. Kiến Tường 2.500ha và huyện Thạnh Hóa 2.000 ha.

b. Xây dựng hoàn thiện hệ thống cánh đồng lớn đối với ngành hàng lúa gạo với mục tiêu đến năm 2020, toàn bộ diện tích 40.000 ha lúa cao sản xuất khẩu đáp ứng tiêu chí CĐL; đến năm 2030, có 200.000 ha đất trồng lúa đáp ứng tiêu chí cánh đồng lớn.

c. Trên cơ sở hệ thống cánh đồng lớn, khuyến khích thành lập các hợp tác xã để mời gọi các doanh nghiệp liên kết đầu tư đồng bộ.

d. Trên cơ sở quy trình sản xuất (do các doanh nghiệp đề xuất), các cơ quan chức năng cung ứng đầy đủ, kịp thời các loại vật tư nông nghiệp theo quy trình.

e. Xác định cụ thể lịch gieo trồng đối với từng mùa vụ và từng đặc điểm mô tả của mỗi đơn vị đất đai.

g. Hoàn chỉnh hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất lúa; trong đó, nhiệm vụ quan trọng nhất là hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi bao gồm hoàn chỉnh hệ thống đê bao lửng, nạo vét kênh mương thủy lợi, nâng cấp hệ thống cống và trạm bơm điện…

h. Thực hiện đầy đủ các chính sách hiện hành.

Ngành hàng cây ăn quả: ĐVT: DT ha; NS tấn/ha; SL tấn

STT Hạng Mục Hiện trạng 2017

Quy hoạch cũ Điều chỉnh QH2020 2030 2020 2030

Cây ăn quả các loại 20.698 22.548 25.806 26.241 37.359DT cho sản phẩm 16.135 18.714 20.434 20.589 33.240Năng suất CAQ 23,11 26,93 28,55 23,05 22,47SL trái cây 372.933 503.924 583.315 474.649 746.833

1 Thanh long 9.420 9.330 9.732 10.622 11.782DT cho sản phẩm 7.001 7.534 8.175 8.388 10.679Năng suất thanh long 31,13 40,39 41,25 31,35 31,64SL thanh long 217.930 304.281 337.236 262.942 337.847

2 Chanh 8.374 11.013 13.666 9.227 11.328DT cho sản phẩm 7.050 9.280 10.933 8.291 10.181Năng suất chanh 17,74 19,33 20,26 18,77 21,05SL chanh 125.037 179.340 221.455 155.641 214.352

3 Thơm (khóm) 916 700 1.000 960 1.683DT cho sản phẩm 549 602 840 910 1.595Năng suất thơm 18,95 15,37 15,80 20,71 23,41SL thơm 10.406 9.250 13.272 18.849 37.342

4 Cây ăn quả khác 1.989 1.505 1.408 5.432 12.566DT cho sản phẩm 1.535 1.298 486 3.000 10.784Năng suất 12,75 8,52 23,34 12,40 14,59Sản lượng 19.560 11.053 11.352 37.217 157.292

Một số giải pháp thực hiện điều chỉnh quy hoạch ngành hàng cây ăn quả

a. Tiếp tục thực hiện Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn

Báo cáo tóm tắt Trang 16

Page 18: Long An Province - I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐIỀU … -2018.docx · Web view- Vị trí địa lý – kinh tế: mặc dù vị trí địa lý tỉnh Long An không thay đổi

Điều chỉnh quy hoạch nông, lâm, ngư nghiệp tỉnh Long An

với tái cơ cấu ngành nông nghiệp; theo đó, quy hoạch 2.000 ha sản xuất thanh long ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn Châu Thành (12 xã); đề xuất phát triển 2.000 ha sản xuất chanh ứng dụng CNC ở các huyện Bến Lức (5 xã) và Đức Huệ (4 xã).

b. Xây dựng hoàn chỉnh và triển khai thực hiện quy trình sản xuất cây ăn quả theo quy trình GAP.

c. Thực hiện các chính sách kêu gọi doanh nghiệp đầu tư nhà máy chế biến thanh long, chanh, thơm; liên hệ trực tiếp với 2 nhà máy chế biến rau quả (Nafoods tại Đức Hòa và Lavifood tại Bến Lức) để xác định cụ thể nhu cầu nguyên liệu về chủng loại, số lượng chất lượng sản phẩm làm nguyên liệu.

d. Hoàn chỉnh hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất cây ăn quả; trong đó, nhiệm vụ quan trọng nhất là hoàn chỉnh hệ thống điện cho các vùng quy hoạch trồng thanh long; xây dựng phương án cấp nước tưới cho vùng quy hoạch thanh long ở huyện Tân Trụ; hệ thống đê bao, giao thông ở các vùng phát triển cây ăn quả ở vùng Đồng Tháp Mười.

h. Thực hiện đầy đủ các chính sách khuyến khích các doanh nghiệp, trang trại đầu tư phát triển cây ăn quả.

Ngành hàng rau TP và cây trồng cạn luân canh với lúa: ĐVT: DT ha; NS tấn/ha; SL tấn

STT Hạng Mục Hiện trạng 2017

Quy hoạch cũ Điều chỉnh QH2020 2030 2020 2030

1 DT rau các loại 13.551 7.600 9.157 17.449 26.556NS rau các loại 16,37 23,20 25,32 17,03 20,97SL rau các loại 221.875 176.329 231.858 297.130 556.830

2 DT đậu các loại 77 514 500 297 641NS đậu các loại 0,46 1,20 1,37 1,12 1,40SL đậu các loại 35 617 687 334 897

3 DT Bắp 1.393 7.677 8.644 3.519 14.520NS bắp 6,45 5,98 6,54 6,27 6,67SL bắp 8.989 45.905 56.559 22.064 96.897

4 DT đậu phọng 4.004 6.404 6.450 4.750 5.331NS đậu phọng 3,34 3,34 3,40 3,32 3,55SL đậu phọng 13.362 21.389 21.950 15.770 18.912

5 DT mè 524 15.002 16.633 1.619 3.612NS mè 0,82 0,80 1,00 0,85 1,18SL mè 429 12.068 16.633 1.380 4.263

Một số giải pháp thực hiện điều chỉnh quy hoạch ngành hàng rau và cây trồng cạn luân canh với lúa

a. Tiếp tục thực hiện Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo đó, quy hoạch 2.000 ha sản xuất rau ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn các huyện Cần Giuộc 950 ha; huyện Cần Đước 700 ha; huyện Đức Hòa 285 ha; thành phố Tân An 3 xã phường.

b. Đầu tư xây dựng mô hình phát triển RAT theo quy trình VietGap và mô hình trồng RAT công nghệ cao.

c. Đầu tư xây dựng hệ thống nhà mát sơ chế bảo quản RAT và đăng ký nhãn

Báo cáo tóm tắt Trang 17

Page 19: Long An Province - I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐIỀU … -2018.docx · Web view- Vị trí địa lý – kinh tế: mặc dù vị trí địa lý tỉnh Long An không thay đổi

Điều chỉnh quy hoạch nông, lâm, ngư nghiệp tỉnh Long An

hiệu hay chỉ dẫn xuất xứ hàng hóa RAT tỉnh long An.

d. Đầu tư hỗ trợ tài chính xây dựng nhà lưới phát triển sản xuất RAT.

e. Đầu tư xây dựng hồ trữ nước ngọt xã Phước Lâm (Cần Giuộc); hoàn thiện hệ thống trạm bơm điện phục vụ phát triển vùng rau an toàn ở tiểu vùng I (Cần Giuộc, Cần Đước).

f. Đầu tư xây dựng cải tạo lưới điện trung thế phục vụ sản xuất vùng RAT.

Ngành hàng mía đường:

Hạng Mục Hiện trạng 2017

Quy hoạch cũ Điều chỉnh QH2020 2030 2020 2030

Cây mía (ha) 9.333,00 8.500,00 8.500,00 3.706,10 -Năng suất mía (tấn/ha) 73,46 80,29 85,29 76,66 -SL mía (tấn) 685.587,00 682.500,00 725.000,00 284.099,91 -

Bổ sung quy hoạch ngành hàng hoa, cây cảnh và sinh vật cảnh

Dự kiến, sẽ tăng nhanh diện tích trồng các loại hoa, cây cảnh. Đến năm 2020 vùng trồng hoa, cây cảnh sẽ có quy mô khoảng 379 ha, năm 2025 là 494 ha và năm 2030 là 654ha; trong đó, vùng nông nghiệp ven đô khoảng 500 ha (phân bố ở thành phố Tân An và các thị trấn Bến Lức, Thủ Thừa, Đức Hòa, Cần Đước, Cần Giuộc…) và vùng nông nghiệp nông thôn (vùng I và vùng II) khoảng 150 ha phân bố ở khu vực thị xã Kiến Tường, các thị trấn Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Đông Thành và các điểm du lịch như: Làng nổi Tân Lập, khu Láng Sen…

4. Phương án điều chỉnh quy hoạch ngành chăn nuôia. Quy mô đàn và sản phẩm chăn nuôi

STT Hạng Mục Hiện trạng 2017

Quy hoạch cũ Điều chỉnh QH2020 2030 2020 2030

I Quy mô đàn (con)1 Đàn trâu 10.616 14.125 15.480 10.318 9.1012 Đàn bò 133.784 93.700 115.600 141.200 170.900

Trong đó, bò sữa 16.049 15.250 17.300 17.150 23.2003 Đàn heo 239.691 404.000 490.000 281.700 348.5004 Đàn dê 10.859 4.690 5.770 11.580 28.5005 Đàn gia cầm 6.943.800 15.200.000 18.380.000 7.745.000 8.670.000

5.1 Đàn gà 4.868.700 12.500.000 15.220.000 5.585.000 6.190.000Gà đẻ 1.307.100 - - 858.100 1.690.235

5.2 Đàn vịt, ngan ngỗng 2.075.000 2.700.000 3.160.000 2.160.000 2.480.000Vịt đẻ 815.900 - - 858.100 988.000

II SP chăn nuôi1 Thịt hơi các loại (tấn) 75.416,33 120.377,00 145.337,00 78.615,20 103.068,65

1.1 Thịt trâu 550,28 928,00 1.021,00 529,28 450,751.2 Thịt bò 4.748,29 6.789,00 8.385,00 5.052,21 5.987,801.3 Thịt heo 41.747,10 69.440,00 84.467,00 44.198,62 61.873,991.4 Thịt dê 149,05 247,00 304,00 156,14 413,861.5 Thịt gia cầm 28.172,22 42.973,00 51.161,00 28.633,35 34.308,07

+ Thịt gà 18.842,70 25.062,00 30.178,00 19.210,90 24.133,60

Báo cáo tóm tắt Trang 18

Page 20: Long An Province - I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐIỀU … -2018.docx · Web view- Vị trí địa lý – kinh tế: mặc dù vị trí địa lý tỉnh Long An không thay đổi

Điều chỉnh quy hoạch nông, lâm, ngư nghiệp tỉnh Long An

STT Hạng Mục Hiện trạng 2017

Quy hoạch cũ Điều chỉnh QH2020 2030 2020 2030

+ Thịt vịt 9.329,52 17.911,00 20.983,00 9.422,45 10.174,462 Trứng GC (1000 quả) 235.620,28 202.000,00 246.000,00 241.785,57 269.950,76

2.1 Trứng gà 148.826,50 - - 152.271,49 174.030,292.2 Trứng vịt 86.793,78 - - 89.514,08 95.920,473 Sữa bò tươi (1000 lít) 29.776,82 27.437,00 31.125,00 30.796,05 43.189,50

c. Quy hoạch vùng chăn nuôi gia súc gia cầm

Căn cứ Quyết định số 4002/QĐ-UBND ngày 01/11/2017 của UBND tỉnh Long An phê duyệt điều chỉnh bổ sung quy hoạch phát triển ngành chăn nuôi tỉnh Long An giai đoạn 2008 - 2020; theo đó, nội dung quy hoạch vùng chăn nuôi gia súc gia cầm được điều chỉnh như sau: Tổng số xã được quy hoạch chăn nuôi theo hình thức trang trại là 243 xã; trong đó, chăn nuôi trâu 13 xã, bò 59 xã, heo 63 xã, gà 51 xã, vịt 33 xã và chim cút 2 xã (có số liệu chi tiết ở phần phụ lục); các xã còn lại sẽ chăn nuôi theo hình thức nông hộ (theo luật mới sẽ không còn hình thức gia trại); tuy nhiên, phải đảm bảo các điều kiện về quy mô khoảng cách an toàn, xử lý chất thải… theo đúng quy định hiện hành. Riêng đối với loại hình nuôi chim yến: Trong khi chờ Bộ Nông nghiệp và PTNT có văn bản mới hướng dẫn, chúng tôi đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động nuôi chim yến như sau: Chủ cơ sở nuôi chim yến phải khai báo với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Phòng Kinh tế ở các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; về công tác thú y và phòng chống dịch bệnh, Chi cục Chăn nuôi và thú y tăng cường kiểm tra vệ sinh thú y và phòng chống dịch bệnh Thực hiện các quy định về giám sát tình trạng sức khỏe và xử lý dịch bệnh Về tiếng ồn, cơ sở nuôi chim yến quản lý thiết bị phát âm thanh dẫn dụ đảm bảo không vượt quá 70 đềxiben A theo quy định tại khoản 2, điều 11 của Nghị định số 66 ban hành ngày 1/7/2016 của Chính phủ. 

d. Quy hoạch hệ thống cơ sở giết mổ gia súc gia cầm

Ngày 10/08/2017, UBND tỉnh Long An đã có Quyết định số 3783/QĐ-UBND, phê duyệt quy hoạch điều chỉnh bổ sung, sửa đổi CSGM gia súc, gia cầm tỉnh Long An giai đoạn 2017 - 2020; theo đó, xóa bỏ 9 cơ sở giết mổ heo và 2 cơ sở giết mổ gia cầm. Giữ nguyên 47 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm theo quy hoạch cũ. Bổ sung thêm 3 cơ sở giết mổ heo; 4 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm, 3 cơ sở giết mổ gia súc, 4 cơ sở giết mổ gia cầm và 1 cơ sở giết mổ chim cút. Có 3 cơ sở giết heo và 01 cơ sở giết mổ gia cầm đã ngưng hoạt động. Như vậy đến năm 2020, trên địa bàn tỉnh sẽ có 62 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm (số liệu chi tiết đối với từng cơ sở được trình bày ở phụ lục).

5. Phương án điều chỉnh quy hoạch dịch vụ nông nghiệp

Các loại hình dịch vụ nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Long An cần khuyến khích phát triển bao gồm: Dịch vụ sản xuất và cung ứng giống cây trồng, vật nuôi; Dịch vụ cung ứng vật tư nông nghiệp; Dịch vụ cơ khí, vận tải nông thôn; Các dịch vụ khuyến nông, thú y và tư vấn nông nghiệp; Dịch vụ về thị trường và tiêu thụ sản phẩm... Căn cứ định hướng phát triển DVNN như trên, dự tính tốc độ tăng trưởng bình quân dịch vụ nông nghiệp giai đoạn 2017 - 2020 là 7,50%/năm; giai đoạn 2021 – 2025 là 6,80%/năm và giai đoạn 2026 – 2030 là 6,03%/năm. Tỷ trọng dịch vụ trong ngành nông nghiệp năm 2020 là 6,96% và năm 2025 là 8,38%, và đến năm 2030 là 9,53%.

Báo cáo tóm tắt Trang 19

Page 21: Long An Province - I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐIỀU … -2018.docx · Web view- Vị trí địa lý – kinh tế: mặc dù vị trí địa lý tỉnh Long An không thay đổi

Điều chỉnh quy hoạch nông, lâm, ngư nghiệp tỉnh Long An

6. Phương án điều chỉnh quy hoạch lâm nghiệp

STT Hạng Mục Hiện trạng 2017

Quy hoạch cũ Điều chỉnh QH2020 2030 2020 2030

Đất lâm nghiệp 26.733 24.986 24.986 23.047 23.0471 Rừng sản xuất 22.353 19.679 19.679 17.869 17.8692 Rừng phòng hộ 1.776 2.204 2.204 2.204 2.2043 Rừng đặc dụng 2.605 3.103 3.103 2.975 2.975

Tận dụng đất vườn, đất ven đường quốc lộ, hương lộ, tỉnh lộ, đường dân sinh, các bờ ven kênh mương đồng ruộng, cụm tuyến dân cư, bờ vùng, trục giao thông, vườn nhà, đất trong các trường học, công sở, các khu di tích lịch sử văn hóa… khối lượng dự kiến từ nay đến 2020 trồng 9 triệu cây lâm nghiệp các loại (bình quân trồng 3 triệu cây/năm), tương đương 596 ha; cộng với số lượng cây phân tán hiện có quy đổi khoảng 20 ngàn ha. Loài cây trồng chủ yếu là keo lai, sao đen, dầu rái… Như vậy, đến năm 2020 diện tích các loại rừng và cây lâu năm khoảng 55 ngàn ha; trong đó: đất có rừng 23 ngàn ha, đất trồng cây lâm nghiệp phân tán quy đổi thành 20 ngàn ha, đất trồng cây ăn quả và cây công nghiệp lâu năm 12 ngàn ha (Không tính cây chanh và thanh long). Đạt độ che phủ 12,24%.

7. Phương án điều chỉnh quy hoạch nuôi trồng thủy sản

STT Hạng Mục Hiện trạng 2017

Quy hoạch cũ Điều chỉnh QH2020 2030 2020 2030

Diện tích nuôi (ha) 9.170 13.424 13.707 13.183 13.199Sản lượng nuôi (tấn) 45.811 44.777 50.601 79.695 97.349

1 Nuôi nước lợ (ha) 6.416 7.060 6.940 4.690 4.109 Năng suất (tấn/ha) 1,80 2,72 2,92 1,95 2,35 Sản lượng (tấn) 11.535 19.218 20.270 9.161 9.663

2 Nuôi nước ngọt (ha) 2.754 6.364 6.767 8493 9.089 Năng suất (tấn/ha) 12,47 4,02 4,48 6,29 9,65 Sản lượng (tấn) 34.346 25.559 30.331 53.438 87.686

VIII. GIẢI PHÁP THỰC HIỆNThực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp sau

1. Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách: Song song với việc rà soát và phân loại hệ thống chính sách hiện hành đối với phát triển nông nghiệp và nông thôn; trên cơ sở đó, triển khai thực hiện đúng các chính sách của Chính phủ, Bộ ngành Trung ương phù hợp với thực tế sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp và nông thôn trên địa bàn tỉnh; những chính sách chưa rõ ràng cần có văn bản hướng dẫn cụ thể; Các Sở, ngành liên quan tham mưu cho UBND tỉnh nghiên cứu ban hành một số chính sách đặc thù hỗ trợ khuyến khích phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị, ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh; các giải pháp được đề xuất như sau. Ban hành một số chính sách đặc thù hỗ trợ khuyến khích hình thành khu NN ƯDCNC để thu hút các doanh nghiệp công nghệ cao đầu tư chế biến mặt hàng nông sản chủ lực của tỉnh nhằm nâng cao giá trị gia tăng. Chính sách về đầu tư sản xuất giống cây trồng, vật nuôi chủ lực và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới. Chính sách về phát triển thị trường, xúc tiến thương mại và phát triển sản phẩm nông nghiệp (thuộc chương trình phát triển cây trồng, vật nuôi chủ lực). Chính sách về đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển các mô hình nông nghiệp (thuộc đề án phát triển NN ƯDCNC).

Báo cáo tóm tắt Trang 20

Page 22: Long An Province - I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐIỀU … -2018.docx · Web view- Vị trí địa lý – kinh tế: mặc dù vị trí địa lý tỉnh Long An không thay đổi

Điều chỉnh quy hoạch nông, lâm, ngư nghiệp tỉnh Long An

2. Nhóm giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực CNC trong nông nghiệp: Đào tạo và đào tạo lại lao động ở các loại hình tổ chức sản xuất và quản lý nông nghiệp; thực hiện tốt chính sách phát triển thị trường lao động; nâng cao chất lượng lao động đặc biệt là lao động nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; lao động ở các HTX, trang trại, doanh nghiệp...

3. Nhóm giải pháp về hoàn thiện hệ thống CSHT phục vụ phát triển NN: Thực hiện đầy đủ các công trình thủy lợi đã đề xuất đối với từng vùng thủy lợi (6 vùng thủy lợi; trong đó, đặc biệt quan tâm đến các công trình bờ bao kiểm soát lũ tháng tám, nạo vét và kiên cố hóa kênh mương, xây dựng trạm bơm điện, hoàn thiện giao thông nông thôn và xây dựng mới các hồ trữ nước ngọt...); tiếp tục thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về nông thôn mới để hoàn chỉnh các tiêu chí về giao thông, điện phục vụ sản xuất. Xây dựng mới các hồ trữ nước ngọt.

4. Nhóm giải pháp về xây dựng cánh đồng lớn, phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản theo Quyết định 62/2013/QĐ-TTg: Nhân rộng mô hình cánh đồng lớn cho phần lớn diện tích sản xuất nông nghiệp; trên cơ sở cánh đồng lớn cần vận động để thành lập các hợp tác xã có đủ tư cách pháp nhân để mời gọi các doanh nghiệp đầu tư, liên kết sản xuất. Để thực hiện tốt nhóm giải pháp này cần thực hiện các giải pháp sau: Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về vai trò của CĐL đối với liên kết sản xuất ứng dụng công nghệ cao và tiêu thụ sản phẩm; Xây dựng và phát triển các hình thức liên kết phù hợp, hiệu quả; hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật; ứng dụng công nghệ cao và đặc biệt là có chính sách phù hợp để hỗ trợ cả doanh nghiệp, HTX, trang trại và nông dân.

5. Nhóm giải pháp về xây dựng và chuyển giao các mô hình nông nghiệp thuộc chương trình phát triển nông nghiệp ƯDCNC gắn với TCC ngành NN: Xây dựng, trình diễn và chuyển giao các mô hình nông nghiệp liên kết sản xuất, ứng dụng công nghệ cao gồm: mô hình cánh đồng lớn; mô hình trồng chanh không hạt, trồng thanh long, trồng rau hoa, cây cảnh, trồng cây ăn quả khác, mô hình nuôi thủy sản, mô hình nuôi heo kết hợp biogaz... Tổ chức tham quan học tập các mô hình tiên tiến ở các địa phương khác...

6. Nhóm giải pháp về đầu tư phát triển cơ giới hóa nông nghiệp: Mục tiêu cơ giới hóa đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Long An là: 100% diện tích canh tác được làm đất bằng cơ giới; 100% khối lượng vật tư sản phẩm được vận chuyển bằng xe cơ giới; cơ giới hóa 100% khâu tưới nước; các khâu khác trong sản xuất từng bước được cơ giới hóa gồm: phun thuốc BVTV, thu hoạch... Tăng số trang trại, doanh nghiệp chăn nuôi theo phương thức công nghiệp, bán công nghiệp đối với heo, gà là 60% tổng đàn vật nuôi. Trong đó, giải pháp về chính sách cho vay ưu đãi mua sắm trang thiết bị cơ giới hóa được xem là quan trọng nhất.

7. Nhóm giải pháp về xác định lịch thời vụ gieo trồng: Căn cứ các yếu tố liên quan và mối quan hệ của chúng đối với yêu cầu về sinh lý, sinh thái của cây lúa trong từng mùa vụ để xác định trọng số cho từng yếu tố và xây dựng hàm tương quan của từng yếu tố đối với cây trồng trong từng mùa vụ. Giải quyết bài toán trên, trong điều kiện cụ thể sẽ cho kết quả cụ thể về ngày tháng xuống giống đối với từng loại cây trồng trên từng đơn vị đất đai. Các yếu tố kể trên được thiết kế theo dạng mở; những thay đổi đáng kể trong năm sẽ được cập nhật (thông qua cửa sổ riêng) và kết quả sẽ được tự động cập nhập. Như vậy việc xây dựng lịch thời vụ sẽ được xây dựng một cách nhanh chóng, kịp thời và tương đối chính xác

Báo cáo tóm tắt Trang 21

Page 23: Long An Province - I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐIỀU … -2018.docx · Web view- Vị trí địa lý – kinh tế: mặc dù vị trí địa lý tỉnh Long An không thay đổi

Điều chỉnh quy hoạch nông, lâm, ngư nghiệp tỉnh Long An

8. Nhóm giải pháp về xúc tiến thương mại và mở rộng thị trường: với các giải pháp: Giải pháp về tăng cường hoạt động của hệ thống thông tin, xây dựng Website về nông nghiệp tỉnh Long An. Giải pháp về xây dựng thương hiệu. Giải pháp về quảng bá thương hiệu và xúc tiến thương mại. Giải pháp về tiêu thụ sản phẩm.

9. Các chương trình và dự án ưu tiên đầu tư+ Tiếp tục thực hiện các chương trình: Chương trình phát triển nông nghiệp ứng

dụng công nghệ cao; Chương trình phát triển nông nghiệp ven đô; Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới; chương trình mục tiêu quốc gia an toàn vệ sinh thực phẩm; Chương trình phát triển lâm nghiệp; Chương trình cơ giới hóa; Chương trình giống cây trồng vật nuôi, giống thủy sản; chương trình phát triển nuôi thủy sản vùng ĐTM; chương trình phát triển NN toàn diện; chương trình hành động của UBND tỉnh về đào tạo nghề và giảm nghèo trên địa bàn tỉnh; chương trình khuyến nông, khuyến ngư; chương trình xây dựng cánh đồng lớn; Chương trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng (chuyển đổi từ lúa kém chất lượng, năng suất thấp sang trồng (luân canh) mè, bắp, rau các loại…); Chương trình đầu tư phát triển cây trồng, vật nuôi chủ lực giai đoạn 2016 - 2020 (tập trung phát triển lúa chất lượng cao, lúa đặc sản, cây thanh long, cây chanh, cây rau an toàn, hoa cây cảnh, con heo, con gà, bò sữa, con tôm, con cá…).

+ Các dự án ưu tiên đầu tư: Ngoài các dự án nằm trong các chương trình nêu trên, chúng tôi đề xuất xây dựng một số dự án ưu tiên đầu tư khác như sau:

a. Các dự án trong lĩnh vực nông nghiệp: Dự án đầu tư phát triển vùng vùng lúa ƯDCNC (20.000ha ở 26 xã vùng ĐTM); Dự án đầu tư phát triển vùng thanh long ƯDCNC (2.000ha ở huyện Châu Thành); Dự án đầu tư phát triển vùng rau ƯDCNC (2.000 ha ở 3 huyện Đức Hòa, Cần Đước, Cần Giuộc và TP. Tân An); Dự án đầu tư phát triển vùng nuôi bò thịt ƯDCNC (tại huyện Đức Hòa và Đức Huệ); Dự án đầu tư phát triển vùng chanh ƯDCNC 2.000ha tại 2 huyện Bến Lức và Đức Huệ; Dự án đầu tư hỗ trợ phát triển các hợp tác xã sản xuất nông nghiệp ƯDCNC (6 HTX sản xuất lúa, 4 HTX sản xuất cây rau, 1 HTX sản xuất cây thanh long và 2 HTX chăn nuôi bò); Dự án đầu tư bảo tồn, khai thác và phát triển các loại rau đặc sản địa phương sống ở vùng sinh thái đất ngập nước thuộc các huyện Đồng Tháp Mười tỉnh Long An (súng, sen, điềng điễng, hẹ nước, rau đắng, kèo nèo, rau nhút…); Dự án đầu tư phát triển các trang trại chăn nuôi gia cầm an toàn sinh học; Dự án xây dựng và chuyển giao các mô hình Nông nghiệp sinh thái đô thị ứng dụng công nghệ cao. .

b. Các dự án về lâm nghiệp: Dự án xây dựng cơ sở dữ liệu về rừng và đất lâm nghiệp; Dự án đầu tư phát triển rừng phòng hộ biên giới Việt Nam - CamPuChia; Đề án nâng cao năng lực quản lý nhà nước về lâm nghiệp.

c. Các dự án về thủy sản: Dự án đầu tư nuôi tôm TC và BTC trên địa bàn huyện Cần Đước, Cần Giuộc; Dự án nâng cấp và đầu tư mới cơ sở hạ tầng vùng nuôi thuỷ sản nước ngọt tập trung thâm canh và bán thâm canh tỉnh Long An; Dự án tăng cường công tác quản lý nguồn lợi thủy sản; Dự án chuyển đổi nghề trong khai thác thủy sản; Dự án xây dựng mô hình đồng quản lý trong khai thác thủy sản; Dự án ứng dụng công nghệ sinh học trong nuôi tôm thâm canh và bán thâm canh; Dự án tăng cường năng lực chẩn đoán bệnh và phòng ngừa dịch bệnh trong nuôi tôm.

d. Các dự án khác: Dự án kiện toàn tổ chức và nâng cao năng lực hệ thống BVTV trên địa bàn tỉnh. Dự án đầu tư xây dựng mạng thông tin nông nghiệp tỉnh

Báo cáo tóm tắt Trang 22

Page 24: Long An Province - I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐIỀU … -2018.docx · Web view- Vị trí địa lý – kinh tế: mặc dù vị trí địa lý tỉnh Long An không thay đổi

Điều chỉnh quy hoạch nông, lâm, ngư nghiệp tỉnh Long An

Long An. Dự án vận động thành lập các hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp. Dự án đầu tư xây dựng hệ thống điện phục vụ phát triển các vùng sản xuất tập trung (lúa gạo, rau an toàn, thanh long, chanh,…). Dự án đầu tư xây dựng các cơ sở CB rau an toàn, thanh long, chanh, thủy sản; Các dự án về thủy lợi, giao thông, điện… đã được đề xuất ở phần giải pháp về hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển nông nghiệp.

- Khái toán vốn đầu tư: Theo văn bản của Viện Chiến lược - Bộ Kế hoạch và Đầu tư về “Hướng dẫn tính

toán vốn đầu tư” với công thức: VĐT = GĐP x ICOR. Kết quả khái toán như sau:

STT Ngành, lĩnh vựcVốn đầu tư (Tỷ đồng)

GĐ 2017 - 2020 GĐ 2021-2030 Tổng sốTổng số 13.053,09 58.534,85 71.587,94

I Nông nghiệp 11.016,72 50.786,28 61.803,001 Trồng trọt 7.130,78 36.393,57 43.524,362 Chăn nuôi 2.200,70 4.932,68 7.133,393 Dịch vụ nông nghiệp 1.685,23 9.460,03 11.145,26II Lâm nghiệp 318,78 962,28 1.281,07III Ngư nghiệp 1.717,59 6.786,29 8.503,88

Như vậy, tổng nhu cầu vốn đầu tư thời kỳ 2017 - 2030 là 71.588 tỷ đồng, bình quân 5.133 tỷ đồng/năm và 233 triệu đồng/ha đất nông nghiệp; trong đó, giai đoạn 2017 - 2020 là 13.053 tỷ đồng; giai đoạn 2021 - 2030 là 58.535 tỷ đồng.

Phân theo nguồn vốn và giải pháp huy động vốn: Vốn ngân sách: tập trung cho xây dựng cơ sở hạ tầng, khuyến nông, xây dựng các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật, thực hiện các chương trình và dự án ưu tiên đầu tư,… chiếm khoảng 12% tổng vốn đầu tư (tương đương 8.590 tỷ đồng). Giải pháp huy động đối với nguồn vốn ngân sách là thực hiện lồng ghép các chương trình trong đó, có các chương trình mục tiêu quốc gia như xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn, ứng phó với biến đổi khí hậu…Vốn hỗ trợ phát triển đất trồng lúa, vốn cấp bù miễn thu thủy lợi phí và các nguồn vốn khác. Vốn tín dụng: chiếm khoảng 40% (tương đương 28.635 tỷ đồng). Vốn tự có của doanh nghiệp, nông hộ, chủ trang trại, kinh tế hợp tác,… chiếm khoảng 40% tổng vốn đầu tư (tương đương 28.635 tỷ đồng). Ngoài ra, còn các nguồn vốn khác như vốn liên doanh, liên kết, kêu gọi vốn đầu tư từ bên ngoài trong các lĩnh vực bảo quản, chế biến nông sản, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao,… chiếm khoảng 8% (tương đương 5.727 tỷ đồng).

- Tổ chức thực hiện: Căn cứ các quy định hiện hành, để thực hiện điều chỉnh quy hoạch, phần tổ chức thực hiện quy hoạch đã đề cập rõ về phân công nội dung cụ thể đối với: Các sở, ban ngành; Các hội, hiệp hội; các tổ chức chính trị - xã hội; Các địa phương; Các doanh nghiệp các HTX, trang trại, nông hộ. Với mỗi đối tượng đều có quy định chế độ cụ thể, rõ ràng.

KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ

Báo cáo tóm tắt Trang 23

Page 25: Long An Province - I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐIỀU … -2018.docx · Web view- Vị trí địa lý – kinh tế: mặc dù vị trí địa lý tỉnh Long An không thay đổi

Điều chỉnh quy hoạch nông, lâm, ngư nghiệp tỉnh Long An

KẾT LUẬN1. Bên cạnh các thành tựu rất đáng ghi nhận trong những năm qua; ngành nông

nghiệp tỉnh Long An vẫn tồn tại không ít những hạn chế, yếu kém; trong đó nổi bật là năng suất, chất lượng sản phẩm, hiệu quả thấp; nông sản thực phẩm chưa an toàn; khó tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ và nguy cơ ô nhiễm môi trường cao. Có nhiều nguyên nhân; trong đó, đáng kể là nông dân sản xuất theo kiểu tự phát, manh mún; tính hợp tác và liên kết trong sản xuất kém, làm hạn chế khả năng ứng dụng công nghệ cao; ít cơ hội hình thành, nâng cấp chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị sản phẩm; sức cạnh tranh của sản phẩm kém, khó tham gia và ít có cơ hội mở rộng thị trường và nguy cơ ô nhiễm môi trường cao.

2. Trong giai đoạn 2018 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030 quy hoạch ngành nông nghiệp tỉnh Long An sẽ được điều chỉnh theo hướng: xây dựng cánh đồng lớn, thành lập hợp tác xã để kêu gọi ngày càng nhiều doanh nghiệp đầu tư liên doanh, liên kết phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, sản xuất theo chuỗi cung ứng, tạo cơ hội để truy xuất nguồn gốc và nâng cấp chuỗi giá trị các ngành hàng, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm và bảo vệ môi trường sinh thái. Định hướng phát triển các ngành hàng là: Giảm diện tích trồng lúa để tăng quy mô cây ăn quả lâu năm, luân canh lúa với cây trồng cạn, diện tích trồng rau thực phẩm, diện tích các mô hình nông nghiệp đô thị và tăng diện tích nuôi thủy sản. Ổn định diện tích các cây trồng truyền thống như khoai mỡ, khoai từ, thơm... Trong chăn nuôi phát triển mạnh đàn bò và bò sữa; hiện đại hóa quy trình chăn nuôi gia cầm.

3. Các ngành hàng chủ lực trong nông nghiệp tỉnh Long An bao gồm: Lúa (DTGT 488 ngàn ha; SL 2,6 triệu tấn; trong đó, có 20 ngàn ha sản xuất lúa UDCNC trong vùng lúa cao sản xuất khẩu); Cây ăn quả lâu năm 26.241ha; bao gồm: Thanh long (DT: 10.621 ha, SL 263 ngàn tấn; trong đó có 2.000 ha ƯDCNC ở huyện Châu Thành); Chanh (DT 9.227 ha; SL 155 ngàn tấn; trong đó có khoảng 2.000 ha ƯDCNC tại 2 huyện Bến Lức và Đức Huệ); cây ăn quả khác (6.393 ha bao gồm các loại như xoài, cây có múi, ổi, sầu riêng, dừa...) Rau thực phẩm (DTGT 14.054 ha; SL 235 ngàn tấn; trong đó có 2.000 ha ƯDCNC tại các huyện Cần Đước, Cần Giuộc, Đức Hòa và TP. Tân An). Nuôi bò (141.200 con trong đó, có 17.150 con bò sữa với vùng chăn nuôi bò ƯDCNC tại 2 huyện Đức Hòa và Đức Huệ. Nuôi thủy sản (13.183 ha; trong đó, nuôi nước ngọt 8.493 ha, nuôi nước lợ 4.690ha; sản lượng thủy sản nuôi 53,438 ngàn tấn).

4. Để thực hiện phương án điều chỉnh quy hoạch, cần thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp đã nêu; trong đó các giải pháp về cơ chế chính sách để thu hút doanh nghiệp đầu tư phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực phát triển nông nghiệp công nghệ cao; giải pháp về vốn đầu tư, cơ sở hạ tầng; xúc tiến thương mại, tìm kiếm và ổn định thị trường… được xem là những nhóm giải pháp mang tính đột phá để điều chỉnh quy hoạch nông, lâm, ngư nghiệp tỉnh Long An đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

KIẾN NGHỊ1. Ủy ban Nhân dân tỉnh chỉ đạo ngành chức năng và UBND các cấp phổ biến

cơ chế chính sách mới ban hành đến các Nông hộ, Trang trại, HTX, tổ kinh tế hợp tác, Doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh và nông dân để cùng với việc hướng dẫn thực

Báo cáo tóm tắt Trang 24

Page 26: Long An Province - I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐIỀU … -2018.docx · Web view- Vị trí địa lý – kinh tế: mặc dù vị trí địa lý tỉnh Long An không thay đổi

Điều chỉnh quy hoạch nông, lâm, ngư nghiệp tỉnh Long An

hiện đạt kết quả. Đồng thời, vận dụng sáng tạo các quy định vào thực tiễn đối với các ngành và lĩnh vực đột phá, UBND tỉnh cần sớm ban hành cơ chế chính sách đặc thù đối với các việc hình thành nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp ven đô… theo hướng thâm canh mang lại giá trị sản lượng và thu nhập cao.

2. Kiến nghị Ủy ban Nhân dân tỉnh Long An tăng vốn đầu tư từ ngân sách tỉnh cho phát triển nông - lâm - ngư nghiệp ít nhất gấp 2,5 - 3,0 lần hiện nay.

3. Triển khai thực hiện các nội dung quy hoạch, ngoài trách nhiệm chính là của Sở Nông nghiệp và PTNT rất cần sự hợp tác hỗ trợ rất thiết thực cụ thể, toàn diện của Sở Công thương, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Khoa học và Công nghệ,… UBND các huyện, thị xã Kiến Tường và thành phố Tân An đối với phát triển từng cây trồng vật nuôi theo các chương trình, đề án, dự án ưu tiên đầu tư. Đồng thời với đổi mới phương thức chỉ đạo điều hành phát triển các hàng hóa nông sản chủ lực và các mũi đột phá chuyển đổi cơ cấu cây trồng và hình thức tổ chức SX với công nghệ tiên tiến mang lại hiệu quả cao hơn.

TP. Tân An, ngày tháng 07 năm 2018

Báo cáo tóm tắt Trang 25