lỜi nÓi ĐẦu - ier.edu.vn»™i thảo khoa học: “tập trung trí tuệ, nắm bắt...

102
Hi tho khoa hc: “Tp trung trí tu, nm bt tương lai” 3 LI NÓI ĐẦU Thành phHChí Minh, ngày 10 tháng 10 năm 2007 - Vin Nghiên cu Giáo dc trường Đại hc Sư phm Thành phHChí Minh, vi stài trca Công ty Wrigley Vit Nam, tchc bui hi tho “Tp trung trí tu, nm bt tương lai” nhm bàn tho và đưa ra gii pháp đối vi thc trng đáng lo ngi ca thanh thiếu niên hin nay, đó là sthiếu tp trung trong gihc làm nh hưởng đến kết quhc tp và tương lai ca các em. Hi tho da trên tình hình thc tế hoàn toàn phù hp vi kết quca công trình nghiên cu v“Chstp trung Wrigley” ca thanh thiếu niên Châu Á. Thông qua bui hi tho này, các nhà giáo dc, nhà qun lý và các giáo viên có thcùng hp li để bàn tho nhm tìm ra cách thc hp lý giúp các em tp trung chú ý tt hơn vào bài hc. Kyếu hi tho bao gm các phn sau đây: Phn 1: Các báo cáo tham lun; phn này kyếu tp trung vào các ni dung vtm quan trng ca stp trung, thc trng vkhnăng tp trung ca gii trVit Nam cũng như thế gii, nguyên nhân gây mt tp trung và nhng gii pháp giúp tp trung tt hơn. Phn 2: Phlc, phn này gii thiu báo cáo chi tiết vcông trình nghiên cu ca Research International vChsWrigley thiết kế đo lường khnăng tp trung ca gii trvà gii thiu tài liu hướng dn vKhnăng tp trung ca Đại hc Kent Canterbury. Mi ý kiến đóng góp xây dng vni dung hi tho cũng như hình thc cho kyếu xin được gi vtheo địa chsau đây: Trung tâm Đánh giá và Kim định Cht lượng Giáo dc Vin Nghiên cu Giáo dc 115 Hai Bà Trưng - Qun 1 - TP. HChí Minh Đin thoi: (08) 8232317 hoc 8224813 (21) Fax: 08 8273833 Email: [email protected] Ban Tchc Hi tho

Upload: doandieu

Post on 24-May-2018

224 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Hội thảo khoa học: “Tập trung trí tuệ, nắm bắt tương lai”

3

LỜI NÓI ĐẦU

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 10 năm 2007 - Viện Nghiên cứu Giáo dục trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, với sự tài trợ của Công ty Wrigley Việt Nam, tổ chức buổi hội thảo “Tập trung trí tuệ, nắm bắt tương lai” nhằm bàn thảo và đưa ra giải pháp đối với thực trạng đáng lo ngại của thanh thiếu niên hiện nay, đó là sự thiếu tập trung trong giờ học làm ảnh hưởng đến kết quả học tập và tương lai của các em. Hội thảo dựa trên tình hình thực tế hoàn toàn phù hợp với kết quả của công trình nghiên cứu về “Chỉ số tập trung Wrigley” của thanh thiếu niên Châu Á. Thông qua buổi hội thảo này, các nhà giáo dục, nhà quản lý và các giáo viên có thể cùng họp lại để bàn thảo nhằm tìm ra cách thức hợp lý giúp các em tập trung chú ý tốt hơn vào bài học.

Kỷ yếu hội thảo bao gồm các phần sau đây:

Phần 1: Các báo cáo tham luận; phần này kỷ yếu tập trung vào các nội dung về tầm quan trọng của sự tập trung, thực trạng về khả năng tập trung của giới trẻ Việt Nam cũng như thế giới, nguyên nhân gây mất tập trung và những giải pháp giúp tập trung tốt hơn.

Phần 2: Phụ lục, phần này giới thiệu báo cáo chi tiết về công trình nghiên cứu của Research International về Chỉ số Wrigley thiết kế đo lường khả năng tập trung của giới trẻ và giới thiệu tài liệu hướng dẫn về Khả năng tập trung của Đại học Kent ở Canterbury.

Mọi ý kiến đóng góp xây dựng về nội dung hội thảo cũng như hình thức cho kỷ yếu xin được gởi về theo địa chỉ sau đây:

Trung tâm Đánh giá và Kiểm định Chất lượng Giáo dục Viện Nghiên cứu Giáo dục

115 Hai Bà Trưng - Quận 1 - TP. Hồ Chí Minh Điện thoại: (08) 8232317 hoặc 8224813 (21) Fax: 08 8273833 Email: [email protected]

Ban Tổ chức Hội thảo

Đơn vị tổ chức: Viện Nghiên cứu Giáo dục *** Đơn vị tài trợ: Công ty Wrigley

4

Hội thảo khoa học: “Tập trung trí tuệ, nắm bắt tương lai”

5

MỤC LỤC

Các báo cáo tham luận

1. Một vài nhận xét về khả năng tập trung và sự tự tin của

thanh niên Việt Nam trong học tập và nghề nghiệp

Sở Giáo dục và Đào tạo ...........................................................................9

2. Chú ý và vai trò của chú ý trong hoạt động học tập của

học sinh phổ thông

TS. Đỗ Hạnh Nga, Trường Đại học Sư phạm TPHCM .........................18

3. Chỉ số Wrigley thiết kế đo lường sự tập trung của giới trẻ

ThS. Martha Johanna Hernandez Chavez, Research International ...29

4. Giải pháp giúp cải thiện khả năng tập trung của học sinh,

sinh viên

ThS. Lê Nguyễn Trung Nguyên, Viện Nghiên cứu Giáo dục .............41

Phụ lục

5. Chỉ số Wrigley thiết kế đo lường sự tập trung của giới trẻ

Báo cáo chi tiết, Research International ..............................................53

6. Khả năng tập trung

Đại học of Kent, Canterbury, 2000 ................................................................93

Đơn vị tổ chức: Viện Nghiên cứu Giáo dục *** Đơn vị tài trợ: Công ty Wrigley

6

Hội thảo khoa học: “Tập trung trí tuệ, nắm bắt tương lai”

7

Các báo cáo tham luận

Đơn vị tổ chức: Viện Nghiên cứu Giáo dục *** Đơn vị tài trợ: Công ty Wrigley

8

Hội thảo khoa học: “Tập trung trí tuệ, nắm bắt tương lai”

9

MỘT VÀI NHẬN XÉT VỀ KHẢ NĂNG TẬP TRUNG VÀ SỰ TỰ TIN CỦA THANH NIÊN VIỆT NAM

TRONG HỌC TẬP VÀ NGHỀ NGHIỆP

Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM

Tóm tắt: Tham luận chủ yếu tập trung vào ba vấn đề chính:

(1) Tầm quan trọng của sự tập trung đối với học sinh, sinh

viên; (2) Thực trạng về mức độ tập trung của học sinh; và (3) Ý kiến của Sở Giáo dục và Đào tạo về vấn đề tập trung

chú ý của học sinh.

Tầm quan trọng của sự tập trung đối với học sinh, sinh viên

Sự tập trung là một yếu tố quan trọng và cũng hết sức cần thiết

không chỉ đối với việc học tập của sinh viên, mà trong bất cứ một công việc

nào khác. Đối với sinh viên, nếu tập trung chú ý vào bài học sẽ nhanh hiểu bài

và nhớ lâu hơn. Đối với người công nhân nếu tập trung chú ý vào công việc sẽ

tránh được tai nạn lao động và duy trì được tính chính xác trong thao tác. Hay

đối với người lãnh đạo nếu tập trung chú ý vào công việc sẽ không nhầm lẫn

trong hoạch định công việc. Có những học sinh giải bài toán, viết bài văn chỉ

mất hai giờ trong khi các bạn phải mất bốn giờ; Hay cũng có những người,

trước mỗi khó khăn phải giải quyết, chỉ suy nghĩ khoảng 15 phút là tìm ra giải

pháp, còn có người phải mất cả ngày.. Một trong những lý do giúp ích họ đạt

được những thành công này chính là do họ đã có sự tập trung, chú tâm vào

hành động hay công việc mà họ đang làm. Như vậy giá trị của sự tập trung ở

đây là vô cùng quan trọng, bởi nó có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của

công việc mà chủ thể chính đang thực hiện.

Đơn vị tổ chức: Viện Nghiên cứu Giáo dục *** Đơn vị tài trợ: Công ty Wrigley

10

Theo một nghiên cứu của Công ty Research International (một Công

ty hàng đầu thế giới trong lĩnh vực nghiên cứu thị trường theo đơn đặt hàng với

hơn 6.000 nhân viên ở 40 văn phòng ở khắp nơi trên thế giới)- (RI) về chỉ số tập trung của thanh thiếu niên ở lứa tuổi 15 – 22 ở một số nước châu Á, được

thực hiện vào tháng 5 & tháng 6 năm 2007, khả năng tập trung của học sinh –

sinh viên thực sự ảnh hưởng đến mức độ tự tin vào sự thành đạt của họ trong

tương lai. Sự thành đạt ở đây trước hết muốn nhấn mạnh đến khả năng đạt

được những mục tiêu trước mắt cũng như dài hạn đã được lên kế hoạch trước

đó. Các biểu đồ dưới đây phần nào có thể minh chứng khá rõ ràng về các kết

luận của Research International:

Biểu đồ 1: Sự thiếu tập trung vào mục tiêu dài hạn của học sinh - sinh viên

ở một số nước châu Á.

% Bottom 2 box: Ít/không tự tin

2932

25

30 32

41

34

11

35

26

10

252827

2019

28

22

CHÂU A Thai Lan Philipines TrungQuốc

Malaysia Đai Loan Viêt Nam Indonesia HongKong

Trong giới trẻ

Trong những người cảm thấy khó tập trung

Hội thảo khoa học: “Tập trung trí tuệ, nắm bắt tương lai”

11

Biểu đồ 2: Sự thiếu tập trung vào những mục tiêu dài hạn của học sinh –

sinh viên ở một số nước châu Á (tiếp)

Nhìn vào 2 biểu đồ trên có thể thấy tỷ lệ thiếu tập trung của học sinh

– sinh viên vào các mục tiêu lâu dài là khá cao ở một số nước châu Á. Cụ thể

có một số tỷ lệ điển hình như 41% số người được hỏi trong các học sinh – sinh

viên Đài Loan cho rằng thiếu tập trung vào các mục tiêu dài hạn; 50% số

người được hỏi trong các học sinh - sinh viên Việt Nam lại cho rằng họ thiếu

tập trung vào mục tiêu làm ra thành quả như họ mong muốn; hay 53% số

người được hỏi trong các học sinh – sinh viên Hồng Kông cho rằng họ thiếu

tập trung vào mục tiêu trở thành con người mà họ thực sự mong muốn….Cuộc

khảo sát này cũng cho thấy rằng việc thiếu khả năng tập trung ở phần lớn

thanh thiếu niên đặc biệt là Việt Nam có thể gia tăng mức độ căng thẳng khiến

họ mất đi sự tự tin và bắt đầu nghi ngờ vào khả năng tìm kiếm một việc làm

tốt, thiết lập được những mối quan hệ cá nhân hay trở thành mẫu người mà họ

ao ước được trở thành trong tương lai. Chính những điều đó dẫn đến sự thiếu

29

47

27 27 27

43

218

35

Để có được thành quả như mong muốn

Lập gia đình

Trở thành mẫu người như mong muốn

36 37 34 36 40 46 50

15

41

3139

24

44

2437

11 8

53

CHÂU A Thai Lan Philipines TrungQuốc

Malaysia Đai Loan Viêt Nam Indonesia HongKong

% Bottom 2 box: Ít/không tự tin (trong số những người cảm thấy khó tập trung)

Đơn vị tổ chức: Viện Nghiên cứu Giáo dục *** Đơn vị tài trợ: Công ty Wrigley

12

tập trung trong khả năng có thể đạt được những mục tiêu dài hạn đã được lên

kế hoạch của mình.

Ngoài những ảnh hưởng hết sức trực tiếp và to lớn của sự tập trung

đến hiệu quả công việc đang thực hiện hay trong việc đạt được những mục

tiêu dài hạn của giới trẻ ở một số nước châu Á đã được phân tích ở trên, tầm

quan trọng của sự tập trung đối với học sinh - sinh viên còn được đề cập dưới

góc độ của các nhà tuyển dụng khi lựa chọn các đối tượng này để tham gia

vào thị trường lao động. Điều này là hết sức thực tế bởi thời đại ngày nay là

thời đại của xu hướng hội nhập và toàn cầu hoá. Chính vì vậy mà nó đòi hỏi

mỗi cá nhân khi tham gia vào thị trường lao động phải tự trang bị cho mình

những kỹ năng làm việc thích ứng với môi trường làm việc hiện đại, phải có

được sự tự tin và khả năng giao tiếp tốt,…Tất cả những điều đó đòi hỏi những

người khi chuẩn bị tham gia vào thị trường lao động cũng phải hết sức tập

trung trong việc tự trang bị những kỹ năng và thái độ làm việc một cách

nghiêm túc. Theo Báo Người lao động cũng đã chỉ ra rằng: “Thiếu kỹ năng

làm việc, thiếu sự tự tin và yếu khả năng giao tiếp đều có thể làm bạn mất

điểm đối với các nhà tuyển dụng.”

Trong thực tế, cũng đã có rất nhiều minh chứng cụ thể cho tầm quan

trọng cũng như ảnh hưởng tích cực của sự tập trung đến hiệu quả của công

việc đang được thực hiện. Chẳng hạn, trong lịch sử Việt Nam, Phạm Ngũ Lão

không chỉ được biết đến là một tướng giỏi thời nhà Trần, mà ông còn là người

rất nổi tiếng vì có khả năng tập trung chú ý phi thường. Chính khả năng này đã

giúp ông có được những mưu lược và kế sách sáng suốt trong việc điều binh,

khiển tướng, chiến thắng quân xâm lược lúc bấy giờ. Theo sử sách ghi chép

lại, có lần khi còn hàn vi, ngồi đan tre bên lề đường, vì đang tập trung chú ý

vào việc nghĩ ra cách cứu nước mà anh thanh niên họ Phạm không nghe thấy

tiếng reo hò của đoàn quân hộ tống Hưng Đạo Vương, tới lúc lính đâm giáo

váo đùi, chảy máu, anh mới biết. Cũng chính việc phát hiện được khả năng tập

Hội thảo khoa học: “Tập trung trí tuệ, nắm bắt tương lai”

13

trung đặc biệt của Phạm Ngũ Lão mà Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đã

tìm được một vị tướng tài giỏi cho đất nước lúc bấy giờ. Như vậy, phải chăng

“tập trung” cũng chính là một tố chất quan trọng và đặc trưng mà có thể

thường thấy ở những nhân tài hay những nhà khoa học lỗi lạc.

Nhà vật lý học Izắc Niutơn cũng không là một ngoại lệ trong việc có

được một khả năng “tập trung” tuyệt vời, một trong những nhân tố giúp ông có

được những nghiên cứu và phát minh lỗi lạc đóng góp cho sự tiến bộ về khoa

học của nhân loại. Có một câu chuyện hài ước mà vẫn thường được nhắc đến

để ca ngợi sự tập trung cao độ (nhưng cũng là ‘sự đãng trí’) của nhà bác học

này. Đó là có lần ông mời bạn tới nhà ăn cơm trưa. Đến trưa, khách đến thấy

bàn ăn không có ai - chủ vẫn làm việc trên gác - tự động ăn nửa con gà rồi về.

Lúc quá trưa, Niutơn chợt thấy bụng đói, xuống phòng ăn, thấy còn nửa con

gà, ông lẩm bẩm: “Mình vô tâm thật, đã ăn rồi mà không biết” và lại lên gác

làm việc tiếp. Vì quá tập trung trong khi làm việc, mà ông không hề để ý gì tới

những việc xung quanh.

Qua những câu chuyện về những nhân vật nổi tiếng này, chúng ta có

thể khẳng định hơn về tầm quan trọng của sự tập trung đối với mỗi hành động

hay công việc mà chúng ta đang thực hiện. Dù là những nhân tài hay những

nhà khoa học mà vốn dĩ họ đã có được những tố chất bẩm sinh đặc biệt về trí

thông minh, nhưng yếu tố về sự tập trung cũng là một yếu tố vô cùng quan

trọng tạo nên hiệu quả và thành công trong công việc của họ. Có một câu nói

rất nổi tiếng của Stefan Zweig (1881 – 1942) có thể thay cho lời kết luận về

tầm quan trọng của sự tập trung đối với học sinh – sinh viên đã được phân tích

ở các khía cạnh trên, đó là: “Tập trung là bí mật vĩnh cửu của mọi thành công

trong cuộc sống”. Quả đúng là như vậy, “bí mật vĩnh cửu” đó có giá trị vô cùng

to lớn và ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công của mỗi con người trong mỗi

việc mà họ thực hiện. Bất kể có thể là việc lớn hay nhỏ, nhưng nếu chúng ta

thực sự “tập trung” thì đều có thể thu được những kết quả tốt nhất.

Đơn vị tổ chức: Viện Nghiên cứu Giáo dục *** Đơn vị tài trợ: Công ty Wrigley

14

Thực trạng về mức độ tập trung của học sinh

Nhìn chung, thực trạng về mức độ học tập của học sinh ở các nước

châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng là một vấn đề rất đáng lo ngại. Biểu đồ

sau được đưa ra bởi Công ty RI có thể mô tả một cách cụ thể vấn đề đang

được đặt ra hết sức cấp bách này:

Biểu đồ 3: Khả năng tập trung trong các hoạt động cuộc sống của học

sinh – sinh viên ở một số nước châu Á

% Top box: Rất dễ tập trung

Theo như biểu đồ trên có thể thấy trong 5 hoạt động chính của cuộc

sống được đề cập tới là: học tập, thể thao, các hoạt động giải trí, hoạt động xã

hội và gia đình thì mức độ tập trung của học sinh trong học tập được đánh giá

Thể thao

4259

43 39 39 52 42 40 28

32 34 33 3821

4621 23 27

45 5442 47 45 52 53

32 27

CHÂU A Thai Lan Philipines TrungQuốc

Malaysia Đai Loan Viêt Nam Indonesia HongKong

Trong lớp học

Gia đình

Nghỉ ngơi/Giải trí

Giao tiếp xã hội

14 15 17 21 13 8 8 6 15

Hội thảo khoa học: “Tập trung trí tuệ, nắm bắt tương lai”

15

là thấp nhất của học sinh – sinh viên ở tất cả các nước. Trong đó, Việt Nam là

nước có tỷ lệ thanh thiếu niên có mức độ tập trung trong học tập thấp nhất.

Biểu đồ trên cũng chỉ ra rằng chỉ có 8% thanh thiếu niên Việt Nam cho rằng họ

cảm thấy không bị sao nhãng trong giờ học.

Chúng ta cũng có thể thu được rất nhiều ý kiến phản hồi của chính

những học sinh sao nhãng trong giờ học này trên nhiều diễn đàn của học sinh

– sinh viên Việt Nam. Chẳng hạn như, trên diễn đàn hanoiconner.com, có

học sinh phát biểu rằng: “Tớ rất hay bị mất tập trung, ví dụ như tớ cũng không

thể học thuộc bài nếu trong nhà bật TV hoặc mọi người nói chuyện ồn ào...

Trong lớp học cũng vậy, mắt thì nhìn thầy giáo chăm chăm nhưng đầu óc lại

phiêu diêu 1 nơi nào đó (hoàn toàn vô thức) rồi đến lúc giật mình nhận ra mình

đang ngồi trong lớp thì lại tập trung nhưng rồi chỉ được một lúc” hay một ý kiến

khác trên diễn đàn hanoiconner.com thì lại cho rằng: “Hồi còn đi học thầy đã

dậy mình cách tập trung đọc sách bằng cách cầm cây bút chì gõ đều xuống

bàn. Thời gian đầu chúng ta tập trung vào tiếng động nhiều hơn là vào trang

sách, nhưng nếu kiên nhẫn tập tiếp thì đọc sách rất nhanh. Còn tập trung vào

các việc khác thì tôi cũng chịu. Nhớ hồi còn đi học, đầu óc cứ quanh quẩn đến

quà vặt và chơi bời, mỗi mùa thi đến là học choáng váng cả mặt mũi vì cả học

kỳ lười không chịu đọc lại bài. Cũng nhờ cái roi mây của ba treo trên tường nhà

mới tốt nghiệp được.”

Vậy nguyên nhân chính là của việc học sinh – sinh viên bị mất tập

trung trong học tập là do đâu. Phải chăng nguyên nhân cốt lõi của vấn đề này

chính là sự chán nản và thiếu hứng thú trong học tập. Cũng theo nghiên cứu

của RI, 65% những học sinh – sinh viên được phỏng vấn ở khu vực châu Á

cho biết trường học là nơi buồn tẻ nhất, đặc biệt là khi ngồi trong lớp học.

Đơn vị tổ chức: Viện Nghiên cứu Giáo dục *** Đơn vị tài trợ: Công ty Wrigley

16

Ý kiến của Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM về vấn đề tập trung chú ý của học sinh

Sở GD-ĐT nhận biết rằng có nhiều yếu tố cần thiết xây dựng nên sự

thành công của học sinh trong đó khả năng tập trung là một yếu tố hết sức

quan trọng. Tuy nhiên, thông qua những kết quả nghiên cứu chính thức được

công bố bởi RI về tỷ lệ học sinh – sinh viên Việt Nam thiếu khả năng tập trung

học tập là thấp so với các nước khác ở khu vực châu Á cùng với nguyên nhân

được đưa ra là do sự chán nản và thiếu hứng thú trong học tập, cũng là những

vấn đề bất cập mà chúng ta cần thiết phải xem lại và tìm ra hướng để khắc

phục. Sự chán nản và thiếu hứng thú trong học tập phải chăng chính là

do chương trình học ở nước ta chưa phù hợp, do phương pháp giảng

dạy của giáo viên chưa gây cho các em học sinh có được sự hứng thú thực sự hay do một nguyên nhân nào khác? Chúng ta cần phải nhìn nhận

lại và đưa ra giải pháp để khắc phục kịp thời và triệt để các vấn đề này.

Sở Giáo dục Đào tạo cũng đã và đang thực hiện đồng loạt nhiều biện

pháp nhằm bồi dưỡng và phát triển sự tập trung của học sinh trong học tập

cũng như tạo cho các em học sinh trong từng cấp học sự thích thú ngay trong

những giờ học ở trường. Cụ thể như, trong các chương trình học thiết kế cho

lứa tuổi mầm non, Sở cũng nhận thức được rằng ngay từ bé, trẻ đã cần phải

được giúp rèn luyện khả năng tập trung; ví dụ như bài tập giữ thăng bằng cho

trẻ; bài tập ném trúng đích thẳng đứng, ném trúng đích nằm ngang, leo thang,

bò, trườn… Ở bậc tiểu học khi học ở trường, học sinh luôn được giáo viên

nhắc nhở phải tập trung chú ý vào bài học, lắng nghe lời thầy cô giảng.

Đặc biệt, trong thời gian vừa qua, với sự tài trợ và hợp tác của Công

ty Intel, Sở đã triển khai thành công Chương trình Khoá học khởi đầu của Intel

(ITGS) và Chương trình Dạy học cho tương lai (ITTF) đến hầu hết các giáo

viên trên địa bàn thành phố. Qua đó, với những phương pháp dạy học mới của

Hội thảo khoa học: “Tập trung trí tuệ, nắm bắt tương lai”

17

thế kỷ 21 của các chương trình mà các giáo viên đã được trang bị, chắc chắn

sẽ góp phần tạo nên sự thành công trong việc bồi dưỡng và phát triển sự

hứng thú trong học tập và tăng sự tập trung của học sinh, cũng như hy vọng

rằng sẽ giúp các em tăng cường sự tự tin trong học tập cũng như trong cuộc

sống và thực hiện được các mục tiêu ngắn hạn cũng như dài hạn của mình.

Kết luận

Tuy trong thời gian tới Sở cũng sẽ tiếp tục triển khai những biện pháp

như đã đề cập ở trên, Sở cũng nhận thấy rằng trên thực tế chưa có nhiều

nghiên cứu về vấn đề tập trung trong trường học và mối tương quan của sự

tập trung với thành tích học tập của học sinh. Vì vậy, để có thể giải quyết được

một cách triệt để và có khoa học các vấn đề này, Sở rất hoan nghênh các

nghiên cứu của các nhà nghiên cứu giáo dục và sẵn lòng hợp tác, tạo điều

kiện thuận lợi để thực hiện các nghiên cứu này cũng như hoan nghênh những

sự tài trợ của các công ty, chẳng hạn như công ty Wirgley đang tài trợ cho

chương trình hành động phát triển khả năng tập trung cho học sinh, sinh viên

Việt Nam.

Đơn vị tổ chức: Viện Nghiên cứu Giáo dục *** Đơn vị tài trợ: Công ty Wrigley

18

CHÚ Ý VÀ VAI TRÒ CỦA CHÚ Ý TRONG

HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH PHỔ THÔNG

TS. Đỗ Hạnh Nga

Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh

Chú ý là một trạng thái tâm lý của con người. Chú ý có quá trình

hình thành và phát triển ngay từ khi một đứa trẻ mới ra đời, từ chỗ chỉ là những

phản xạ đầu tiên của đứa trẻ với thế giới xung quanh đến khi chú ý trở nên ổn

định, có chủ định và được điều khiển bằng ý chí của con người ở tuổi đầu thiếu

niên. Chính vì vậy chú ý còn là hiện tượng tâm lý mang tính xã hội hóa cao.

Chú ý là điều kiện để học sinh học tốt, vì vậy chú ý có vai trò rất to lớn trong

hoạt động dạy – học ở nhà trường phổ thông.

1) Thế nào là chú ý trong tâm lý học?

Mọi hoạt động tâm lý có tổ chức của con người đều được đặc trưng

bởi tính lựa chọn nhất định. Chẳng hạn:

- Từ một số lượng to lớn các tác nhân kích thích đi đến chúng ta,

con người chỉ chọn lọc một số lượng không lớn những tác nhân kích thích nào

là mạnh nhất hay quan trọng nhất, phù hợp với hứng thú, ý định của họ hoặc

với các nhiệm vụ đang đặt ra cho họ.

- Trong số những cử động khác nhau của con người, chỉ có những

cử động nào mang tới kết quả như đòi hỏi và thực hiện được hoạt động cần có

thì mới được lựa chọn.

Hội thảo khoa học: “Tập trung trí tuệ, nắm bắt tương lai”

19

- Từ một số lượng lớn các dấu vết được giữ lại trong trí nhớ của

chúng ta, chỉ một ít các dấu vết phù hợp với nhiệm vụ nhớ và cho phép thực

hiện một thao tác trí tuệ cần có thì mới được chọn lọc.

Trong tất cả các trường hợp nêu trên, nhóm các cảm giác, cử động

hay dấu vết của trí nhớ nào có thể đi đến được ý thức của chúng ta đã bị thu

hẹp lại rất nhiều. Xác suất xuất hiện của chúng trở nên không đồng đều và

được lựa chọn: một số trong chúng (quan trọng hay mới mẻ) bắt đầu chiếm

ưu thế, một số khác (không quan trọng hay khá mới mẻ) thì bị ức chế [6].

Trong tâm lý học, tính lựa chọn của các quá trình tâm lý được gọi là

sự chú ý. Sự chú ý được hiểu như là một nhân tố đảm bảo cho việc tách ra

những yếu tố quan trọng cho hoạt động tâm lý. Sự chú ý cũng được hiểu như

là quá trình duy trì kiểm soát đối với diễn biến có tổ chức và chính xác của

hoạt động tâm lý.

Trong quá trình phát triển tâm lý của con người từ khi sinh ra cho đến

khi trưởng thành, quá trình chú ý được thể hiện ở ba mức độ cao thấp khác

nhau:

Mức thứ nhất: Sự chú ý sơ đẳng, “phản xạ định hướng” [2] – là hình

thức chú không chủ định, được cuốn hút bởi những tác nhân kích thích mạnh

mẽ. Mức chú ý này được hình thành từ khi đứa trẻ mới lọt lòng đến 15 tháng

tuổi.

Mức thứ hai: Chú ý không chủ định – là hình thức chú ý không được

điều khiển bởi ý chí của con người, chú ý của con người bị phụ thuộc mạnh

vào những tác nhân ở bên ngoài. Hình thức chú ý này phát triển mạnh khi trẻ

ở tuổi mẫu giáo và tiểu học.

Mức thứ ba: Chú ý có chủ định – là hình thức chú ý có sự tham gia

của ý chí, con người có thể điều khiển được hành vi của mình mà không bị

Đơn vị tổ chức: Viện Nghiên cứu Giáo dục *** Đơn vị tài trợ: Công ty Wrigley

20

phụ thuộc vào những tác nhân bên ngoài. Hình thức chú ý này phát triển mạnh

ở tuổi thiếu niên và đầu thanh niên.

2) Cơ chế hình thành quá trình chú ý:

Nghiên cứu về quá trình chú ý trong tâm lý học cho thấy các dấu hiệu

của sự chú ý sơ đẳng, không chủ định, được cuốn hút bởi tác nhân kích thích

mạnh mẽ và có ý nghĩa sinh học, đã được hình thành ngay ở tháng đầu tiên

khi đứa trẻ ra đời. Đứa trẻ biết hướng tia mắt về phía có kích thích của ánh

sáng hay tiếng động khi mới được vài ngày tuổi. Sau đó, khi đã biết điều khiển

cơ cổ vào tháng thứ hai thì trẻ có thể biết quay đầu về phía tác nhân kích

thích, đồng thời biết dừng tất cả mọi dạng hoạt động phụ còn lại [5]. Đây là

một phức hợp rõ ràng của các phản ứng hô hấp, tim – mạch và điện – da mà

I.P Páplốp gọi là “phản xạ định hướng” [2], [3].

Vậy, bằng con đường nào mà từ những phản ứng định hướng sơ

đẳng ấy lại nảy sinh một loại phản xạ bẩm sinh và nảy sinh hình thức phức tạp

nhất của chú ý có chủ định?

Theo L.X. Vưgotxki [1], xét về nguồn gốc, sự chú ý có chủ định không

phải là một hiện tượng sinh học, mà là một hiện tượng xã hội. Do đó cần đánh

giá chú ý có chủ định như là sự thể hiện tính lựa chọn của hoạt động tâm lý

những nhân tố không phải là sản phẩm của sự chín muồi sinh học của cơ thể,

mà được hình thành ở đứa trẻ trong sự giao tiếp của nó với người lớn. Ngay

từ những ngày đầu tiên khi ra đời, đứa trẻ đã sống giữa những người lớn. Vào

khoảng 12 tháng tuổi, khi người mẹ gọi tên một đồ vật nào ở xung quanh và

dùng ngón tay chỉ vào vật đó, thì sự chú ý của đứa trẻ được hướng vào các đồ

vật ấy và đồ vật được gọi tên bắt đầu được tách ra khỏi các đồ vật khác mà

không phụ thuộc vào việc nó có là tác nhân kích thích mạnh, mới lạ hay quan

trọng trong đời sống hay không? Việc định hướng sự chú ý của đứa trẻ bằng

giao tiếp, lời nói, điệu bộ theo cách này đã quyết định một giai đoạn quan

Hội thảo khoa học: “Tập trung trí tuệ, nắm bắt tương lai”

21

trọng cho sự phát triển của một hình thức mới – đó là tổ chức xã hội của chú ý.

Sau này, loại tổ chức chú ý có cấu tạo phức tạp nhất – chú ý có chủ định –

được ra đời chính là từ hình thức này.

Những biến đổi sinh lý – do mệnh lệnh ngôn ngữ gây nên và là cơ sở

của sự chú ý có chủ định – chỉ được hình thành vào lứa tuổi 12 – 15 tuổi. Ở

lứa tuổi này cùng với những biến đổi rõ ràng và vững chắc trong các điện thế

đáp ứng bắt đầu xuất hiện không chỉ ở miền cảm giác của vỏ não mà còn ở

các phần trán của vỏ não. Chính những thay đổi trong hoạt động của não bộ

đã đảm bảo cho các hình thức phức tạp và ổn định của sự chú ý có chủ định

cao cấp ở con người.

3. Chú ý và vai trò của chú ý qua các giai đoạn lứa tuổi:

3.1 Lứa tuổi học sinh tiểu học:

Chú ý không chủ định chiếm ưu thế ở tuổi học sinh tiểu học. Bước

đầu học tập ở trường phổ thông đã kích thích sự phát triển của chú ý không

chủ định. Tất cả những gì mới mẻ, bất ngờ, rực rỡ, hứng thú, tự nhiên lôi cuốn

sự chú ý của học sinh mà không cần một sự nỗ lực nào của trẻ. Sự chú ý

không chủ định sẽ trở nên đặc biệt tập trung và bền vững khi tài liệu học tập có

tính trực quan, rực rỡ, gợi cho trẻ thái độ xúc cảm. Do đó việc sử dụng rộng rãi

các tranh ảnh minh họa, hình vẽ, hình mẫu, mô hình là điều kiện quan trọng

nhất để tổ chức sự chú ý. Tuy nhiên học sinh tiểu học rất mẫn cảm. Những ấn

tượng trực quan rất rõ ràng, sáng sủa đôi khi có thể tạo ra một trung khu hưng

phấn mạnh ở vỏ não, do đó sẽ kìm hãm mọi khả năng hiểu bài giảng, ngăn

cản việc phân tích và khái quát hóa tài liệu. Vì vậy giáo viên cần biết cách sử

dụng đồ dùng trực quan hợp lý trong giờ học, tránh tình trạng quá lạm dụng đồ

dùng trực quan sẽ dẫn đến sự thất bại trong giờ học.

Đơn vị tổ chức: Viện Nghiên cứu Giáo dục *** Đơn vị tài trợ: Công ty Wrigley

22

Chú ý có chủ định ở học sinh tiểu học vẫn còn quá yếu. Khả năng

điều khiển chú ý còn bị hạn chế ở cuối tuổi tiểu học. Sự chú ý có chủ định của

học sinh tiểu học đòi hỏi một động cơ ngắn, nói cách khác là một động cơ gần.

Nếu chú ý có chủ định ở học sinh lớn được duy trì trên đối tượng cả khi có

động cơ “xa” (ví dụ: học sinh các lớp trên có thể buộc mình phải tập trung vào

một công việc khó khăn nhưng không hứng thú vì kết quả mà nó sẽ chờ đợi

trong tương lai) thì học sinh tiểu học thường có thể bắt mình tập trung làm việc

chỉ khi có động cơ “gần” (ví dụ: viễn cảnh được giáo viên khen ngợi, hoàn

thành bài tập trước các bạn khác). Do đó việc giáo dục học sinh tiểu học động

cơ “xa” của sự chú ý có chủ định cần được gắn liền dần dần những mục tiêu

gần với nhau và những mục tiêu càng ngày càng xa xôi với nhau. Ví dụ, động

cơ “xa” nhất (trở thành con người có ích cho xã hội) cần được gắn với động cơ

“gần” hơn (ví dụ: thi lên lớp đạt kết quả cao) mà điều này cũng được gắn với

mục tiêu gần nhất là được cô giáo cho điểm cao.

Tuy nhiên, khả năng phát triển của chú ý có chủ định, bền vững, tập

trung của học sinh tiểu học trong quá trình học tập là rất cao. Bản thân quá

trình học tập đòi hỏi học sinh rèn luyện thường xuyên sự chú ý có chủ định, nỗ

lực ý chí để tập trung. Sự chú ý có chủ định được phát triển cùng với sự phát

triển của động cơ học tập mang tính chất xã hội cao, cùng với sự trưởng thành

về ý thức trách nhiệm đối với kết quả của hoạt động học tập. Trên cơ sở đó ở

học sinh tiểu học sẽ hình thành được kỹ năng tổ chức, điều chỉnh chú ý của

mình và điều khiển nó một cách có ý thức. Từ những ngày đầu tiên, các điều

kiện làm việc trong trường đã đòi hỏi học sinh tiểu học phải theo dõi các đối

tượng, nắm lấy những hiểu biết mà ở thời điểm đó các em hoàn toàn không

thích thú. Dần dần các em học cách điều khiển và duy trì sự chú ý một cách

bền vững đến những đối tượng cần thiết chứ không phải chú ý đến những đối

tượng chỉ đơn giản có sự hấp dẫn bề ngoài. Học sinh lớp 2 và 3 bắt đầu có

chú ý có chủ định, biết tập trung chú ý vào bất cứ tài liệu nào, vào những điều

Hội thảo khoa học: “Tập trung trí tuệ, nắm bắt tương lai”

23

giáo viên giải thích hoặc có trong sách. Tính chủ định của chú ý, kỹ năng

hướng chú ý vào một nhiệm vụ nào đó một cách có chủ định là thành quả

quan trọng của lứa tuổi học sinh tiểu học. Do đặc điểm của quá trình chú ý ở

học sinh tiểu học nên người giáo viên cần rèn luyện cho học sinh phát triển

chú ý có chủ định. Rèn cho học sinh tập trung chú ý cả những hiện tượng

không gây được hứng thú trực tiếp và chưa phải lý thú lắm. Nghiên cứu cho

thấy [2], [3] việc tổ chức bên ngoài một cách rõ ràng những hành động của trẻ,

việc chỉ ra những phương tiện bên ngoài mà trong khi sử dụng chúng trẻ có

thể điều khiển ý thức của mình là những việc có ý nghĩa lớn lao trong sự hình

thành chú ý chủ định.

Ngoài ra, sự phát triển chú ý có liên quan đến sự mở rộng khối lượng

chú ý với kỹ năng phân phối chú ý giữa những dạng hành động khác nhau. Vì

vậy những nhiệm vụ học tập phải được đặt ra một cách hợp lý sao cho khi

thực hiện hành động của mình, trẻ em có thể và cần phải theo dõi công việc

của các bạn. Một số em “đãng trí” trong lớp vì chúng không biết phân phối chú

ý của mình: khi làm việc này, chúng quên hết những việc khác. Giáo viên cần

tổ chức những dạng công việc học tập khác nhau, sao cho các em quen với

những việc kiểm tra đồng thời nhiều hành động trong khi chuẩn bị cho công

việc chung toàn lớp.

Ở học sinh tiểu học, sự chú ý có đặc điểm tương đối chưa bền vững.

Đó là do quá trình ức chế phát triển còn yếu và các em còn chưa có những

phương tiện bên trong để tự điều chỉnh. Học sinh lớp 1 và lớp 2 đôi khi không

thể tập trung lâu dài vào công việc, chú ý còn dễ bị phân tán. Học sinh có thể

không hoàn thành bài tập đúng hạn, làm giảm mất nhịp độ và nhịp điệu hoạt

động, bỏ sót các chữ cái trong từ hay các từ trong câu.

Đơn vị tổ chức: Viện Nghiên cứu Giáo dục *** Đơn vị tài trợ: Công ty Wrigley

24

3.2. Lứa tuổi thiếu niên:

Sự chú ý có chủ định bền vững ở tuổi thiếu niên đã được hình thành.

Sự phong phú của những ấn tượng, rung động, tính tích cực và xung động

mạnh mẽ của thiếu niên thường dẫn đến sự chú ý không bền vững, sự lạc

hướng nhanh chóng của nó. Tất cả đều phụ thuộc vào điều kiện làm việc, nội

dung của tài liệu, tâm trạng và trạng thái tâm lý của bản thân học sinh, vào thái

độ của các em đối với công việc. Tính lựa chọn của chú ý, nghĩa là đặc điểm

khác nhau của chú ý phụ thuộc vào đối tượng và mức độ hứng thú đối với đối

tượng đó, được bộc lộ rất rõ ở thiếu niên. Một học sinh không chú ý hay đãng

trí ở một giờ học này (không thích), có thể làm việc một cách nghiêm chỉnh,

tập trung, không chút xao lãng ở một giờ học thích thú khác. Nhiều công trình

nghiên cứu [3], [6] đã chứng tỏ rằng ở tuổi thiếu niên, khối lượng chú ý tăng

lên rõ rệt và đồng thời khả năng di chuyển hoạt động từ thao tác này đến thao

tác khác, từ hoạt động này đến hoạt động khác cũng được tăng cường rõ rệt.

Khác với học sinh tiểu học, thiếu niên không đòi hỏi phải có sự chuẩn bị đặc

biệt về mặt tâm lý để xây dựng lại hoạt động.

Ở tuổi thiếu niên, giáo viên không cần phải sử dụng những biện pháp

đặc biệt để tổ chức sự chú ý cho học sinh. Điều quan trọng là giáo viên cần có

kỹ năng tổ chức hoạt động học tập sao cho thiếu niên không còn thì giờ, cũng

không có ý muốn và khả năng bị thu hút vào đối tượng nào đó trong thời gian

lâu dài. Công việc hứng thú, giờ học lý thú có khả năng hấp dẫn đến mức thiếu

niên làm việc say mê trong thời gian rất lâu. Ngoài ra, những hứng thú của

thiếu niên không phải bao giờ cũng là cái vui, mà còn là những hoạt động mà

tự nó có khả năng tổ chức sự chú ý của thiếu niên. Chẳng hạn giờ học có nội

dung, có sự chuyển tiếp từ hình thức làm việc này sang hình thức làm việc

khác, và hoạt động nhận thức tích cực. Theo N. F. Đôbrunhin [3], từ việc chú ý

có chủ định, được duy trì nhờ các nỗ lực của ý chí, thiếu niên càng ngày càng

chuyển sang sự chú ý sau chủ định. Nó xuất hiện một cách có chủ định và có

Hội thảo khoa học: “Tập trung trí tuệ, nắm bắt tương lai”

25

mục đích trên cơ sở sự lôi cuốn dần dần của công việc, của những “phát minh”

và vì vậy mà không đòi hỏi thiếu niên phải có những nỗ lực ý chí để duy trì sự

chú ý.

Nghề nghiệp tương lai đã lôi cuốn ở thiếu niên sự quan tâm chú ý rất

nhiều: Tuổi thiếu niên là thời kỳ những ước mơ trẻ con về tương lai đã dần

được thay thế bằng những suy nghĩ về tương lai có tính đến những khả năng

của bản thân và hoàn cảnh sống. Đây là thời gian các em suy nghĩ tích cực về

tương lai. Có những em cố gắng biến ước mơ thành hành động, những em

khác “ướm” thử bản thân mình với những phương án khác nhau của tương lai,

những em khác thì giải quyết những yêu cầu của nghề nghiệp, các em khác

thì tìm hiểu xem nội dung nghề nghiệp có phù hợp với quan điểm của các em

về nghề đó không. Các em thu thập thông tin về những đặc điểm của nghề

đang hấp dẫn, về trường học, nơi các em tiếp thu nghề đó, các em thảo luận

những vấn đề khác nhau với các bạn thân, quan tâm đến kế hoạch của các

bạn cùng lớp. Cùng với lứa tuổi, số lượng thiếu niên muốn có nghề dựa trên

cơ sở học vấn đại học càng tăng thêm. Những nghề hiện đại và quan trọng,

khả năng làm việc thú vị và sáng tạo, tính lãng mạn của nghề có sức hấp dẫn

các em. Đa số học sinh nam thích nghề kỹ thuật, các em gái thích nghề có liên

quan đến xã hội nhân văn.

3.3 Lứa tuổi đầu thanh niên:

Tính chất phân hóa các hứng thú đã quy định về chú ý của tuổi đầu

thanh niên. Tính chất phân hóa các hứng thú đã quy định nên tính lựa chọn

của chú ý cũng như việc tăng cường vai trò của chú ý sau chủ định. Khác với

lứa tuổi thiếu niên, lứa tuổi mà sự chú ý sau chủ định chỉ nảy sinh từng lúc

một. Ở lứa tuổi đầu thanh niên thì loại chú ý thiết yếu đã ổn định. Chú ý có chủ

định ngày một tăng.

Đơn vị tổ chức: Viện Nghiên cứu Giáo dục *** Đơn vị tài trợ: Công ty Wrigley

26

Nghiên cứu của Xtrakhop [3] đã cho thấy học sinh tuổi đầu thanh

niên không quan tâm trực tiếp tới tài liệu học tập, các em biết tập trung chú ý

một cách khái quát vào tài liệu và hiểu được ý nghĩa quan trọng của các hiện

tượng đang được học. Năng lực ngừng chú ý vá phân phối chú ý của học sinh

ngày một phát triển và hoàn thiện. Sự phân phối chú ý đã làm cho học sinh

đồng thời biết nghe lời giảng của thầy, biết ghi chép những lời giảng khi lên

lớp, biết theo dõi nội dung và hình thức câu trả lời của mình hơn hẳn tuổi thiếu

niên. Học sinh tuổi đầu thanh niên có năng lực chống lại những kích thích làm

các em phân tán trong quá trình học tập. Chú ý của các em có tính chất lựa

chọn. Tính lựa chọn chú ý ở một số em thể hiện ở chỗ khi tiếp thu tài liệu học

tập bao giờ các em đó cũng cố gắng đánh giá ý nghĩa của nó, tiếp thu nó

thông qua lăng kính của ý nghĩa thực tiễn. Tự xác định phần nào là quan trọng

học sinh sẽ tích cực tiếp thu phần đó, nếu học sinh đó quan niệm rằng phần tài

liệu này không quan trọng thì sự chú ý của em đó trở nên yếu đi. Thông

thường, sự chú ý của tuổi đầu thanh niên thường tập trung không chủ định vào

đối tượng khi mà giáo viên nói tới sự ứng dụng những tri thức nhất định của

một lĩnh vực nào đó vào thực tiễn.

4. Vai trò của chú ý trong lớp học:

Chú ý có vai trò rất lớn giúp cho học sinh học trên lớp, chú ý là là

điều kiện để học sinh nắm vững tài liệu học tập. Học sinh muốn nắm vững bất

kỳ một tài liệu học tập nào đều cần phải chú ý. Chú ý là điều kiện cần thiết để

lao động trí óc một cách có tổ chức, có kỷ luật và nếu học sinh hiểu sự cần

thiết của chú ý sớm chừng nào thì các em càng nhanh chóng có “trạng thái có

ý thức làm việc”.

Khi học trên lớp, giáo viên cần nhận xét cho đúng là HS có chú ý

hay không? Để kiểm tra một học sinh có chú ý vào bài học hay không, người

ta thường để ý đến bề ngoài của HS: cách ngồi, nét mặt, điệu bộ, cái nhìn tập

Hội thảo khoa học: “Tập trung trí tuệ, nắm bắt tương lai”

27

trung, lanh lợi. Khi nào thấy học sinh ngồi uể oải, không dốc sức làm việc, mắt

lờ đờ hoặc hướng về cái gì đó bên ngoài là những biểu hiện của hiện tượng

không chú ý. Tuy nhiên không phải lúc nào dựa và bề ngoài cũng có thể biết

được mức độ chú ý của học sinh. Chẳng hạn, có học sinh rất hiếu động, không

ngồi yên lúc nào, một phần do khí chất hăng hái, nhưng vẫn chú ý nghe giáo

viên giảng bài; có những học sinh nhìn mặt có vẻ chăm chú nhưng thực ra lại

nghĩ đâu đâu. Muốn kiểm tra xem học sinh có chú ý hay không thì cần phải hỏi

bài các em trong khi giảng bài.

Nếu đại đa số học sinh không chú ý thì chủ yếu tìm nguyên nhân

ở những thiếu sót trong giảng dạy của giáo viên, như: trình bày khó hoặc khô

khan. Giáo viên cần kịp thời nhận xét khi nào học sinh kém chú ý, như: khi

giảng bài, khi hỏi học sinh hay khi làm bài tập thực hành, để tìm ra nguyên

nhân học sinh không chú ý.

Trong lớp học, giáo viên cần duy trì sự chú ý của học sinh bằng

cả hai loại chú ý - cả chú ý không chủ định và chú ý có chủ định. Học sinh có

thể tri giác tài liệu học tập một cách rõ ràng, chính xác có khi chỉ nhờ chú ý

không chủ định, do đặc điểm của đối tượng hấp dẫn (to, sặc sỡ, mới lạ). Học

sinh cần phải biết chú ý có chủ định để chủ động giải quyết nhiệm vụ học tập

(chú ý khi nghe giảng bài không hấp dẫn lắm, để khắc phục tình trạng mệt

mỏi).

Ngoài ra giáo viên cần chú ý tổ chức hoạt động học tập của học

sinh trên lớp dựa vào các đặc điểm của chú ý như: (1) Khối lượng chú ý – độ

rộng chú ý; (2) Tập trung chú ý – vào một số sự vật hạn chế nhất định; (3)

Phân phối chú ý – cùng một lúc chú ý vào một vài hình thức hoạt động.

Đơn vị tổ chức: Viện Nghiên cứu Giáo dục *** Đơn vị tài trợ: Công ty Wrigley

28

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. N. Đ. Lêvitốp (1970), Tâm lý học trẻ em và Tâm lý học sư phạm,

NXB Giáo dục, Hà Nội.

2. A. V. Pêtrôvski (1982), Tâm lý học lứa tuổi và Tâm lý học sư

phạm, NXB Giáo dục, Hà Nội.

3. V. A. Cruchetxki (1980), Những cơ sở của Tâm lý học sư phạm,

NXB Giáo dục, Hà Nội.

4. Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan (1998), Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý

học sư phạm, NXB Giáo dục, Hà Nội.

5. Nguyễn Văn Đồng (2004), Tâm lý học phát triển, NXB Chính trị

Quốc gia, Hà Nội.

6. Tassoni, P., Beith, K., Eldridge, H. & Gough, A. (2002), Diploma:

Child Care and Education, Great Britain: Bath Colourbooks Ltd.

Hội thảo khoa học: “Tập trung trí tuệ, nắm bắt tương lai”

29

CHỈ SỐ TẬP TRUNG WRIGLEY THIẾT KẾ ĐỂ ĐO LƯỜNG SỰ TẬP TRUNG CỦA GIỚI TRẺ

ThS. Martha Johanna Hernandez Chavez

Research International

Dự án nghiên cứu mà chúng tôi muốn đề cập đến ở đây chính là tìm

hiểu khả năng tập trung trong giới trẻ Châu Á được thực hiện bởi Công ty

Research International do công ty Wrighley tài trợ. Có bốn lý do chính thúc đẩy

chúng tôi thực hiện dự án này. Thứ nhất, chúng tôi muốn tìm hiểu mức độ tập

trung của giới trẻ Châu Á hiện tại; Thứ hai là để tìm hiểu xem sự thiếu tập

trung tác động như thế nào đến thành tích và sự tự tin của giới trẻ trong những

hoạt động khác nhau trong cuộc sống; Thứ ba là tìm hiểu xem sự thiếu tập

trung tác động đến quá trình trở thành mẫu người như thế nào trong tương lai

của lứa trẻ. Và lý do cuối cùng đó là với nghiên cứu này, chúng ta có thể lập ra

một chỉ số tập trung ‘có ích, đáng được quan tâm’ và có thể theo dõi theo trình

tự thời gian.

Giới thiệu mẫu và phương pháp nghiên cứu

Chúng tôi đã phỏng vấn lứa tuổi từ 15 đến 22 tuổi ở 8 nước Châu Á,

và khảo sát về 5 hoạt động chủ chốt trong cuộc sống của họ: học tập, thể thao,

các hoạt động giải trí, hoạt động xã hội và gia đình, và mức độ ảnh hưởng của

khả năng tập trung đến sự phát triển của họ.

Như vậy, bằng cách ghi nhận về những mức độ phân tâm và thời

gian thực tế dành cho mỗi hoạt động, chúng ta có thể xây dựng Chỉ số Tập

Đơn vị tổ chức: Viện Nghiên cứu Giáo dục *** Đơn vị tài trợ: Công ty Wrigley

30

trung Wrigley cho Giới trẻ với giả thuyết rằng mỗi hoạt động đều quan trọng để

đảm bảo một cuộc sống lành mạnh và cân bằng.

Với tổng cộng số mẫu nghiên cứu là N=3,048, các cuộc phỏng vấn

được thực hiện trực tiếp trên đường phố, với 8 nước được khảo sát: Thái Lan,

Philippines, Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Malaysia, Hong Kong và

Indonesia và độ dài bảng câu hỏi khoảng 13 phút. Trong đó, dữ liệu của các

cuộc phỏng vấn đã bao gồm cả thông tin về tuổi nhằm phản ánh mẫu khảo sát

theo mỗi nước.

Kết quả khảo sát đối với giới trẻ Việt Nam

Kết quả cho thấy Hồng Kông là nước mà thanh niên có khả năng tập

trung thấp nhất, tuy nhiên Malaysia, Đài Loan, Việt Nam và Indonesia cũng là

những nước mà thanh niên có vấn đề về khả năng tập trung. Các kết luận trên

được thể hiện qua số liệu dưới đây:

Đồ thị 1: Chỉ số Tập trung Wrigley của Giới trẻ

29

3936

3128 28 28 27

22

CHÂU A Thai Lan Philipines TrungQuốc

Malaysia Đai Loan Việt Nam Indonesia HongKong

Hội thảo khoa học: “Tập trung trí tuệ, nắm bắt tương lai”

31

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng sự thiếu tập trung này xuất hiện nhiều

nhất khi giới trẻ ở Trường học. Chúng ta có thể thấy khả năng tập trung của

giới trẻ thể hiện qua 5 hoạt động chính của cuộc sống như sau:

Khả năng tập trung trong các hoạt động cuộc sống.

Đồ thị 2: Khả năng tập trung trong các hoạt động trong cuộc sống

Nhìn vào biểu đồ trên có thể thấy rằng chỉ có 8% thanh thiếu niên

Việt Nam cảm thấy rằng họ không bị sao lãng trong giờ học. Đây cũng là một

trong những tỷ lệ thấp thứ hai ở các nước châu Á. Theo kết quả khảo sát về

khả năng tập trung của thanh niên châu Á trong các giao tiếp xã hội thì thanh

niên Việt Nam cũng là nước có mức độ tập trung thấp nhất 21%.

4159 63

35 36 33 45 4922

4259

43 39 39 52 42 40 28

32 34 33 3821

4621 23 27

45 5442 47 45 52 53

32 27

CHÂU A Thai Lan Philipines TrungQuốc

Malaysia Đai Loan Viêt Nam Indonesia HongKong

Trong lớp học

Thể thao

Gia đình

Nghỉ ngơi/Giải trí

Giao tiếp xã hội

14 15 17 21 13 8 8 6 15

% Top box: Rất dễ tập trung

Đơn vị tổ chức: Viện Nghiên cứu Giáo dục *** Đơn vị tài trợ: Công ty Wrigley

32

Bên cạnh đó, kết quả của các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng sự phân

tâm ở Trường học thường xảy ra khi giới trẻ tham dự các lớp học, nhưng ở

Việt Nam, họ còn cảm thấy khó tập trung nhất là khi học ở nhà. Chúng ta có

thể quan sát qua biểu đồ sau:

Đồ thị 3: Hoạt động dễ dàng dẫn đến phân tâm ở Trường học.

(Chú ý: điểm của Indonesia và Hong Kong được đưa ra chỉ dựa trên

cỡ mẫu dưới 30.)

Sự thiếu tập trung này cũng đang tác động đến biểu hiện của giới trẻ

trong các hoạt động chủ yếu của cuộc sống. Ở Việt nam, hầu như một phần

ba số người bị phân tâm, cũng biểu hiện kém trong những hoạt động cuộc

sống.

39 4632 38 47 35 33

58

19

2752

37 2510

27 23 19 12

263

26 2445 42

3020 29

CHÂU A Thai Lan Philipines TrungQuốc

Malaysia Đai Loan Viêt Nam Indonesia HongKong

Tham dự lớp học

Thảo luận lớp

Học ở nhà

Làm bài tập về nhà

% trong số những người không dễ tập trung ở Trường học

64 67

17

88 77 79

36 38

80

Hội thảo khoa học: “Tập trung trí tuệ, nắm bắt tương lai”

33

Đồ thị 4: Biểu hiện kém trong các hoạt động chủ chốt của cuộc sống (1)

Sự phân tâm càng nhiều hơn khi giới trẻ chơi thể thao và đến trường.

Ở Việt nam, hơn một phần ba người gặp khó khăn trong việc tập trung, cũng

có biểu hiện kém trong học tập; trong thể thao.

Đồ thị 5: Biểu hiện kém trong các hoạt động chủ chốt của cuộc sống (2)

20

12

16

20

25

33

27

11

31

20

7

15

2017

1210

8

13

CHÂU A Thai Lan Philipines TrungQuốc

Malaysia Đai Loan Viêt Nam Indonesia HongKong

% Bottom 2 box: Rất không/Không rất khoẻ/tốt

Trong giới trẻ

Trong những người cảm thấy khó tập trung

Trường học

Thể thao

Quan hệ với bạn bè

14 8 7 16 1336

9 1

31

3424

36 26

5229 35 35

48

7 2 6 12 6 9 12 0 10

CHÂU A Thai Lan Philipines TrungQuốc

Malaysia Đai Loan Viêt Nam Indonesia HongKong

2613 16

26 28

57 52

7

35

Quan hệ với gia đình

% Bottom 2 box: Rất không/rất tốt/khoẻ (trong số những người cảm thấy khó tập trung)

Đơn vị tổ chức: Viện Nghiên cứu Giáo dục *** Đơn vị tài trợ: Công ty Wrigley

34

Thiếu tập trung cũng đang ảnh hưởng đến sự tự tin của giới trẻ về khả

năng đạt được những mục tiêu dài hạn.

Đồ thị 6: Thiếu tập trung trong việc có khả năng đạt những mục tiêu dài hạn (1)

Đồ thị 7: Thiếu tập trung trong việc có khả năng đạt những mục tiêu dài hạn (2)

Có được tài sản mong muốn

Lập gia đình

Trở thành con người mà họ mong muốn

29

47

27 27 27

43

218

35

36 37 34 36 40 46 50

15

41

3139

24

44

2437

11 8

53

CHÂU A Thai Lan Philipines Đai Luc Malaysia Đai Loan Viêt Nam Indonesia HongKong

% Bottom 2 box: Ít/không tự tin (trong số những người cảm thấy khó tập trung)

2932

25

30 32

41

34

11

35

26

10

252827

2019

28

22

CHÂU A Thai Lan Philipines Đai Luc Malaysia Đai Loan Viêt Nam Indonesia HongKong

% Bottom 2 box: Ít/không tự tin

Trong giới trẻ

Trong những người cảm thấy khó tập trung

Hội thảo khoa học: “Tập trung trí tuệ, nắm bắt tương lai”

35

Qua quan sát biểu đồ có thể thấy sự thiếu tập trung cũng ảnh hưởng

đến sự tự tin của giới trẻ về khả năng đạt được các mục tiêu dài hạn, ví dụ

như lập thành tích, lập gia đình và trở thành người mà họ mong muốn. Sự

phân tâm đặc biệt ảnh hưởng đến sư tự tin của giới trẻ Việt Nam trong việc đạt

được thành tựu tương lai như mong muốn chỉ chiếm có 11%, giữ tỷ lệ gần

thấp nhất so với nước có tỷ lệ cao nhất là Hồng Kông với 53%.

Điều gì đang làm phân tâm giới trẻ?

Một trong những nguyên nhân đó là sự buồn chán và thiếu hấp dẫn,

khiến cho giới trẻ Châu Á cảm thấy khó tập trung, đặc biệt là ở trường và khi

chơi thể thao.

Đồ thị 8: Cản trở của việc tập trung

Nguồn: Q5a-e

60

35 3530 27 24 21

1510 7

Buônchan/không

cam thâyhâp dân

Thiêungu/kiêt sưc

Nghi vênhưng

chuyên khac

Sư thănggiang cam

xuc

Cam thâykho khăn

Xung quanhôn ao

Lam nhiêuviêc cung

luc

Nghe điênthoai/nhân

tin nhăn

Trach nhiêmhoc tâp

Trach nhiêmlam viêc

65

53

42

41

25

Ơ Trương

Thê thao

Gia đinh

Xa hôi

Nghi ngơi

%

% Châu

Á

Đơn vị tổ chức: Viện Nghiên cứu Giáo dục *** Đơn vị tài trợ: Công ty Wrigley

36

Một câu hỏi đặt ra là liệu rằng giới trẻ có nhận thức được về những

tác động của sự thiếu tập trung đến đời sống của họ hay không?

Thực tế, giới trẻ tin nhiều rằng sự thiếu tập trung chủ yếu ảnh hưởng

đến sự thành công và hài lòng của họ ở Trường học, nhưng ở Việt Nam, giới

trẻ cũng chú ý về tác động tiêu cực đến sự thoả mãn trong hoạt động giao tiếp

xã hội và thư giãn.

Đồ thị 9: Nhận thức về tác động đối với thành công/hài lòng

Tuy nhiên, hơn hai phần ba giới trẻ Việt Nam cũng tin rằng họ gặp

vấn đề trong việc hoàn tất việc học.

9 9 6 9 10 11 8 114

8 8 11 10 7 216

4 4

Trường học

Thể thao

Gia đình

Nghỉ ngơi/Giải trí

Giao tiếp xã hội

34 35

16

32 3626 31

4841

% Top box: Ảnh hưởng xấu rất nhiều (trong số những người cảm thấy khó tập

10 613 14 15

613

6 2

9 4 515 11 8 15 8 2

Châu Á Thái Lan Philipines TrungQuốc

Malaysia Đài Loan Việt Nam Indonesia HongKong

Hội thảo khoa học: “Tập trung trí tuệ, nắm bắt tương lai”

37

Đồ thị 10: Nhận thức rằng gặp khó khăn trong việc đạt được những mục tiêu ngắn/dài hạn

Giới trẻ Châu Á cũng tin rằng thiếu tập trung chủ yếu gây khó khăn

trong biểu hiện chung của họ – 89% giới trẻ Việt Nam cũng nhìn nhận đây là

vấn đề, bên cạnh sự ngăn cản họ phát huy tiềm lực.

27 19 27 31 18 27 1645

25

CHÂU A Thai Lan Philipines Đai Luc Malaysia Đai Loan Viêt Nam Indonesia HongKong

63 64 58 64 57 53 6279

60

41 44 34 4126

42 29

6737

37 26 2538

25 34 33

6949

49 49 48 45 45 3347

7349

Tốt nghiệp

Có việc làm như mong muốn

Trở thành con người như mong muốn

Lập gia đình

Có được tài sản mong muốn

% Ảnh hưởng (trong số những người cảm thấy khó tập trung)

Mục tiêu dài hạn

Mục tiêu ngắn hạn

Đơn vị tổ chức: Viện Nghiên cứu Giáo dục *** Đơn vị tài trợ: Công ty Wrigley

38

Đồ thị 11: Nhận thức về tác động đến bản thân

Kết luận

Như vậy, qua kết quả của nghiên cứu trên có thể rút ra các kết luận như sau:

Khả năng tập trung thấp nhất ở Hồng Kong, nhưng Malaysia, Đài Loan,

Việt Nam và Indonesia cũng có vấn đề về khả năng tập trung.

Trong số những hoạt động chủ chốt của cuộc sống, giới trẻ Việt Nam

cảm thấy khó tập trung hơn ở Trường học và khi học ở nhà.

Hơn một nửa số người thiếu tập trung biểu hiện kém ở Trường học; và

hơn một phần ba biểu hiện kém khi chơi thể thao.

68 6675

5768 60

7286

67

CHÂU A Thai Lan Philipines TrungQuốc

Malaysia Đai Loan Viêt Nam Indonesia HongKong

83 78 83 84 8271

89 88 93

59 6072

5065

4258

7253

51 5973

3752

36 39

73

40

59 5971

53 6047

5869

57

Gây khó khăn trong biểu hiện

Ảnh hưởng đến những mối quan hệ

Kém tự tin hơn

Ngăn cản phát huy tiềm lực bản thân

Giảm sự nhận thức về giá trị bản thân

% Top 2 box: Hoàn toàn/Một phần đồng ý (trong số những người cảm thấy khó tập trung)

Hội thảo khoa học: “Tập trung trí tuệ, nắm bắt tương lai”

39

Giới trẻ Việt Nam tin rằng sự thiếu tập trung ảnh hưởng nhiều nhất đến

sự thành công và hài lòng ở Trường học, cũng như mục tiêu tốt nghiệp;

nhưng họ cũng nhận thức về tác động tiêu cực đối với sự thoả mãn

trong hoạt động giao tiếp xã hội và các hoạt động nghỉ ngơi thư giãn.

Giới trẻ ở Việt Nam cũng tin rằng thiếu tập trung có thể gây khó khăn

cho họ trong biểu hiện chung và có thể ngăn cản họ phát huy tiềm lực

bản thân.

Thiếu tập trung cũng ảnh hưởng đến sự tự tin của giới trẻ Việt Nam về

khả năng đạt được những mục tiêu dài hạn, đặc biệt là mục tiêu thành

công trong cuộc sống như mong muốn.

Phụ lục các câu hỏi phỏng vấn

Q2: Khi bạn cố gắng dành thời gian cho những hoạt động sau trong cuộc

sống, bạn cảm thấy dễ dàng như thế nào để tập trung, không bị phân tâm?

Q1: Trong một ngày làm việc bình thường, bạn dành bao nhiêu giờ cho những

hoạt động này?

Q2a: Bạn cho rằng đôi khi bạn cảm thấy khó tập trung và dễ dàng bị phân tâm

trong các hoạt động ở trường học. Bạn muốn nói đếu những hoạt động nào

trong số những hoạt động nào sau đây?

Q12: Tôi muốn bạn nói xem, trung bình, bạn nghĩ bạn làm tốt như thế nào ở

trường học?

Q13: Còn đối với hoạt động thể thao ngoại khóa?

Q14: Mối quan hệ của bạn với gia đình gắn bó như thế nào?

Q15: Còn mối quan hệ của bạn với bạn bè?

Đơn vị tổ chức: Viện Nghiên cứu Giáo dục *** Đơn vị tài trợ: Công ty Wrigley

40

Q9: Bạn cảm thấy tự tin ra sao về khả năng bạn đạt mục tiêu Tốt nghiệp; Có

được việc làm mong muốn; Có tài sản như mong muốn; Trở thành con người

mong muốn; Xuất sắc trong các hoạt động giải trí?

Q5a: Bạn nghĩ những lý do chủ yếu nào làm bạn khó tập trung và dễ phân tâm

ở Trường học?

Q5b: Bạn nghĩ những lý do chủ yếu nào làm bạn khó tập trung và dễ phân tâm

khi chơi thể thao?

Q5c: Bạn nghĩ những lý do chủ yếu nào làm bạn khó tập trung và dễ phân tâm

trong Giao tiếp xã hội?

Q5d: Bạn nghĩ những lý do chủ yếu nào làm bạn khó tập trung và dễ phân tâm

khi ở cùng gia đình?

Q5e: Bạn nghĩ những lý do chủ yếu nào làm bạn khó tập trung và dễ phân tâm

khi đang Nghỉ ngơi/Thư giãn?

Q4: Nếu bạn gặp khó khăn trong việc tập trung, bạn nghĩ nó ảnh hưởng nhiều

như thế nào đến sự thành công và hài lòng của bạn trong 5 hoạt động này của

cuộc sống?

Q10: Vậy bạn nghĩ điều nào sau đây bạn khó đạt đến hơn, do ảnh hưởng của

việc cảm thấy khó tập trung?

Q11: Tôi muốn bạn cho biết bạn có rằng sự thiếu tập trung có thể gây khó

khăn trong các biểu hiện; Ảnh hưởng đến những mối quan hệ; Làm giảm nhận

thức về giá trị bản thân; Gây kém tự tin hơn; Ngăn cản phát huy tiềm lực của

bản thân?

Hội thảo khoa học: “Tập trung trí tuệ, nắm bắt tương lai”

41

GIẢI PHÁP GIÚP CẢI THIỆN KHẢ NĂNG TẬP TRUNG CỦA HỌC SINH, SINH VIÊN

ThS. Lê Nguyễn Trung Nguyên

Trung tâm Đánh giá và Kiểm định Chất lượng Giáo dục

Viện Nghiên cứu Giáo dục

Tóm tắt

Báo cáo tập trung trình bày các giải pháp giúp cải thiện khả năng tập trung của học sinh, sinh viên Việt Nam bằng cách

khẳng định lại kết luận về khả năng tập trung kém của học sinh,

sinh viên Việt Nam (phân tích từ công trình nghiên cứu của Research International), từ đó nhằm chỉ ra các nguyên nhân dẫn

đến tình trạng mất tập trung và các giải pháp giúp tăng cường

khả năng tập trung (tập trung giải quyết các nguyên nhân chủ

quan).

Thực trạng về khả năng tập trung kém của giới trẻ Việt Nam

Nghiên cứu của Research International trên mẫu 3048 đối tượng từ

15 đến 22 tuổi ở 8 nước châu Á: Thái Lan, Phillipines, Trung Quốc, Đài Loan,

Việt Nam, Malaysia, Hong Kong, Indonesia (công trình được nghiệm thu vào

tháng 6 năng 2007) đã đưa ra được những kết luận khá thú vị. Giới trẻ Việt

Nam là nước có chỉ số tập trung thấp, đứng thứ sáu trong tám nước Châu Á

được nghiên cứu, chỉ hơn Indonesia và Hồng Kông. Điều đáng quan tâm là

Đơn vị tổ chức: Viện Nghiên cứu Giáo dục *** Đơn vị tài trợ: Công ty Wrigley

42

giới trẻ châu Á nói chung cho rằng những người có khả năng tập trung kém

cũng thường có biểu hiện kém trong cuộc sống.

Đồ thị 1: Mức độ biểu hiện trong cuộc sống của giới trẻ

Riêng giới trẻ Việt Nam, họ tin rằng thiếu tập trung có thể tác động lớn đến sự thành công và kết quả học tập, cũng như là kết quả tốt nghiệp. Kế đến là các hoạt động giao tiếp xã hội; cũng như tin rằng thiếu tập trung có thể gây khó khăn khi thể hiện bản thân và sẽ ngăn cản họ phát huy tiềm lực và đạt được những thành công trong tương lai.

Điểm qua một vào kết luận sơ lược về nhận định của giới trẻ Việt

Nam đối với việc tập trung và tầm ảnh hưởng của nó đến mức độ tự tin và sự

thành công trong cuộc sống đã đặt ra vấn đề tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra

các giải pháp để giúp học sinh, sinh viên tập trung tốt hơn trong học tập và

nghề nghiệp. Phần nguyên nhân và giải pháp sẽ được trình bày ngay dưới

đây.

Nguyên nhân học sinh, sinh viên kém tập trung trong học tập

Trên thực tế, tất cả chúng ta đều có khả năng tập trung, tuy nhiên,

vấn đề là bộ não chúng ta chỉ có khả năng tập trung tốt trong khoảng 15 phút

và bắt đầu xao lãng sau đó. Học sinh và sinh viên cũng không nằm ngoài quy

luật này. Do vậy, dù một tiết học chỉ diễn ra 45 phút nhưng tình trạng học sinh

20

1216

2025

33

27

11

31

20

7

1520

1712108

13

% Bottom 2 box: Không/rất tốt/khoẻ

Trong số giới trẻ

Trong số những người khó tập trung

Hội thảo khoa học: “Tập trung trí tuệ, nắm bắt tương lai”

43

mất tập trung chú ý sau 15 đến 20 phút vẫn xảy ra. Những nguyên nhân khiến

học sinh và sinh viên mất tập trung có thể được tổng hợp thành hai nguyên

nhân: nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan.

Môi trường học tập và cấu trúc chương trình học là hai yếu tố nếu

không được xây dựng tốt sẽ là nguyên nhân gây mất tập trung cho học sinh,

sinh viên. Hai yếu tố này nằm ngoài khả năng kiểm soát của học sinh, sinh

viên. Môi trường học tập có thể được minh hoạ như không gian lớp học, tiếng

ồn, hệ thống âm thanh, trang thiết bị học tập. Cấu trúc chương trình chính là

việc phân bổ kiến thức và cấu trúc từng giờ học hợp lý cùng với phương pháp

giảng dạy của giáo viên. Hiện tại, chương trình phân ban đang được triển khai

đại trà cũng có những than phiền, đặc biệt trong vấn đề phân bổ khối lượng

kiến thức và nội dung từng bài học cụ thể chưa hợp lý với đối tượng học sinh

và điều kiện học tập ở Việt Nam. Vấn đề này cũng cần xem xét chặt chẽ với

kết quả học tập của học sinh hiện nay và kết quả đó có mức độ tương quan

như thế nào đến khả năng tập trung chú ý của học sinh trong việc học của họ.

Nguyên nhân chủ quan khiến học sinh, sinh viên kém tập trung có thể

liệt kê thành bốn yếu tố: thiếu ý thức học tập; thiếu động cơ, thấy buồn chán

trong học tập; thiếu phương pháp, kỹ năng học; và những nguyên nhân khác

như thiếu ngủ, bị stress, mệt mỏi, … Trong phạm vi bài viết này, thiếu phương

pháp, kỹ năng học và những nguyên nhân khác là hai nguyên nhân sẽ được

phân tích kỹ ở phần tiếp theo.

Đơn vị tổ chức: Viện Nghiên cứu Giáo dục *** Đơn vị tài trợ: Công ty Wrigley

44

Giải pháp giúp học sinh, sinh viên phát triển khả năng tập trung

Giải pháp lâu dài, cần thời gian để rèn luyện

Đối với nguyên nhân thiếu phương pháp, kỹ năng học tập, học sinh,

sinh viên cần được trang bị những kỹ thuật giúp bản thân điều khiển bộ não

hoạt động hiệu quả hơn, giúp bản thân tập trung tốt hơn khi bắt đầu có hiện

tượng phân tán tư tưởng. Đó là những giải pháp lâu dài cần phải được rèn

luyện qua thời gian như Rèn luyện trí não và Trang bị kỹ năng học tập.

Học sinh có thể rèn luyện trí não bằng các hoạt động như tập thể dục

và có chế độ ăn uống đầy đủ. Ngoài tập thể dục để có một thân thể tráng kiện,

một tinh thần minh mẫn thì dinh dưỡng cũng là yếu tố rất quan trọng để nuôi

một cơ thể cũng như một bộ não khoẻ mạnh. Để rèn luyện khả năng tập trung

tốt, các bài tập giữ thăng bằng là hiệu quả. Học sinh, sinh viên có thể tự tập

bằng bài tập giữ thăng bằng một cây bút chì trên ngón tay trỏ hướng lên.

Ngoài ra, ở trường đại học Kansas cũng đã trình bày một số kỹ thuật giúp học

sinh, sinh viên tập trung tốt hơn như kỹ thuật ‘Be here now’ và kỹ thuật Spider.

Kỹ thuật “Be here now”, tạm dịch là “Phải tập trung”, đây là kỹ thuật

được sử dụng khi nhận thấy mình có dấu hiệu phân tác tư tưởng. Hãy lặp đi

lặp lại “Phải tập trung”, “Phải tập trung” rồi từ từ kéo sự chú ý quay về việc

đang làm. Đây là một kỹ thuật không khó nhưng đòi hỏi sự kiên trì và qua thời

gian, chúng ta sẽ dần nhận ra sự tiến bộ trong việc tập trung.

Kỹ thuật Spider là kỹ thuật cơ bản khác giúp phát triển khả năng tập

trung. Kỹ thuật này được mô phỏng từ một thí nghiệm, đặt một âm thoa tạo

rung động bên cạnh một mạng nhện. Con nhện sẽ phản ứng khi âm thoa làm

rung mạng nhện, nó sẽ quay về hướng gây ra sự rung vì nghĩ rằng con mồi

đang đến. Sau nhiều lần thực hiện như vậy, con nhện biết rằng không có con

mồi nào cả và sẽ không quay về hướng gây rung mạng nữa. Chúng ta cũng

Hội thảo khoa học: “Tập trung trí tuệ, nắm bắt tương lai”

45

học cách này để tập trung, tự rèn luyện đến khi nào có ai đó vào phòng hoặc

tiếng động cũng không làm phân tán tư tưởng.

Ngoài ra, trang bị cho học sinh, sinh viên phương pháp học tập tốt

cũng là yếu tố rất quan trọng giúp họ tập trung vào việc học. Các phương pháp

học tập có thể được phân tích thành một vài kỹ năng như kỹ năng nghe giảng

và ghi chép (nguyên tắc 5R), kỹ năng đọc tài liệu (phương pháp SQ3R), chuẩn

bị cho kỳ thi và làm cách nào để đạt kết quả thi tốt, kỹ năng quản lý thời gian

và kỹ năng tìm kiếm, quản lý và sử dụng thông tin hiệu quả. Tài liệu hướng

dẫn kỹ năng học tập cho học sinh, sinh viên hiện rất được phổ biến. Tại Trung

tâm Đánh giá và Kiểm định Chất lượng Giáo dục (Viện Nghiên cứu Giáo dục,

Trường ĐHSP Tp. Hồ Chí Minh) cũng đang sở hữu nhiều mẫu đánh giá giúp

học sinh, sinh viên nhận biết được các kỹ năng học tập của mình và các

hướng dẫn giúp họ cải thiện các kỹ năng học tập. Trong phần phụ lục của báo

cáo, chúng tôi cũng giới thiệu một mẫu đánh giá kỹ năng học để tham khảo.

Giải pháp tức thời, có thể thực hiện ngay

Theo công trình nghiên cứu của Research International, giới trẻ đã

phát biểu và bình chọn những giải pháp giúp tập trung có hiệu quả tức thời

bao gồm ngủ đầy đủ, nghỉ giải lao, tập thể dục, massage đầu, uống nước giải

khát, ăn snack, uống càfé, tắt điện thoại di động, tin nhắn và nhai singum. Mức

độ tán thành các giải pháp được minh hoạ ở hình dưới đây.

Đơn vị tổ chức: Viện Nghiên cứu Giáo dục *** Đơn vị tài trợ: Công ty Wrigley

46

Bảng 1: Những cách giúp tập trung tốt hơn

Từ kết quả khảo sát trên cho thấy ngủ đầy đủ, nghỉ giải lao và tập thể

dục là ba giải pháp được tán thành nhiều nhất ở các nước. Đối với học sinh,

sinh viên Việt Nam thì thứ tự các giải pháp được sắp xếp từ cao xuống thấp

như sau: ngủ đầy đủ, nghỉ giải lao, tập thể dục, massage đầu, uống nước giải

khát, uống càfé, nhai singum, tắt điện thoại/ tin nhắn và cuối cùng là ăn snack.

Kết luận

Có nhiều giải pháp giúp tăng cường khả năng tập trung. Trong đó đòi

hỏi học sinh, sinh viên phải rèn luyện cho mình bản lĩnh để tập trung tốt. Với

khả năng tập trung đã được rèn luyện hiệu quả, việc phân tán tư tưởng sẽ

được hạn chết rất nhiều. Từ đó giúp họ hoàn thành tốt công việc của mình và

thành công trong tương lai. Tuy nhiên, ngoài những giải pháp cần rèn luyện thì

còn nhiều giải pháp khác có giá trị tức thời giúp học sinh, sinh viên tập trung

53

56

34

60

65

53

52

92

95

Indonesia

46

41

54

34

62

67

79

94

96

Việt Nam

55

45

54

53

74

52

60

90

95

Malaysia

43

49

56

41

50

66

72

87

94

TQ

47 27 84 61 49 Ăn snack

62 44 57 67 58 Uống nước giải khát

52 54 77 71 62 Mát-xa đầu

39 34 28 46 43 Nhai sing-gum

32 38 63 59 48 Tắt điện thoại/máy nhắn tin

44 38 39 27 46 Uống café

59 61 81 79 69 Tập thể dục

93

96

Thái Lan

90

95

Asia Hong Kong

Đài Loan

Philippines % top 2 box

89

95

90

88

92

98

Nghỉ giải lao

Ngủ đầy đủ

3 cách được thích nhất

Hội thảo khoa học: “Tập trung trí tuệ, nắm bắt tương lai”

47

ngay khi có sự phân tán diễn ra như đã trình bày ở phần trên. Điều quan trọng

ở đây mà tôi muốn nhấn mạnh đó là cần có những chương trình hành động

giúp học sinh, sinh viên nhận thức được tầm quan quan trọng của khả năng

tập trung và hướng dẫn họ làm cách nào tập trung tốt nhất vào việc học cũng

như công việc tương lai của họ.

Tài liệu tham khảo

Chỉ số tập trung Wrigley của giới trẻ, Research International, tháng 6/2007

Help Yourself is created by Counseling Services, Copyright 1989, 1997

Kansas State University

Đơn vị tổ chức: Viện Nghiên cứu Giáo dục *** Đơn vị tài trợ: Công ty Wrigley

48

Phụ lục

Hội thảo khoa học: “Tập trung trí tuệ, nắm bắt tương lai”

49

Đơn vị tổ chức: Viện Nghiên cứu Giáo dục *** Đơn vị tài trợ: Công ty Wrigley

50

Hội thảo khoa học: “Tập trung trí tuệ, nắm bắt tương lai”

51

Phụ lục

Đơn vị tổ chức: Viện Nghiên cứu Giáo dục *** Đơn vị tài trợ: Công ty Wrigley

52

PPhhụụ llụụcc 11 CCHHỈỈ SSỐỐ TTẬẬPP TTRRUUNNGG WWRRIIGGLLEEYY TTHHIIẾẾTT KKẾẾ ĐĐỂỂ ĐĐOO LLƯƯỜỜNNGG SSỰỰ TTẬẬPP TTRRUUNNGG CCỦỦAA GGIIỚỚII TTRRẺẺ

BBÁÁOO CCÁÁOO CCHHII TTIIẾẾTT

Đơn vị thực hiện: Research International Đơn vị tài trợ: Wrigley Tháng 6 năm 2007 © 2007 - Research International. No part of these materials may be used, reproduced or adapted without the prior written consent of the copyright owner. All rights reserved

Hội thảo khoa học: “Tập trung trí tuệ, nắm bắt tương lai”

53

Nội dung chính

1. Mục tiêu, Phương pháp và Mẫu nghiên cứu

2. Tìm hiểu Chỉ số Tập trung của Giới trẻ (YCI)

3. Giới trẻ Châu Á tập trung ở mức độ nào?

4. Vậy những gì đang ảnh hưởng đến sự tập trung của giới trẻ?

5. Và giới trẻ nghĩ gì về tác động của việc thiếu tập trung đối với cuộc sống của họ?

6. Tóm tắt Châu Á

7. Tóm tắt theo khu vực Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu này được thực hiện nhằm:

Khảo sát mức độ tập trung của giới trẻ châu Á trong những hoạt động

chủ yếu của cuộc sống.

Tìm hiểu những ảnh hưởng của việc mất tập trung đối với biểu hiện, sự

tự tin của giới trẻ trong những mặt khác nhau của cuộc sống và trong

quá trình phấn đấu trở thành con người mà họ mong muốn.

Xác định những gì đang làm giới trẻ mất tập trung.

Tìm hiểu những đặc điểm riêng biệt của giới trẻ ở 8 nước.

Hình thành một chỉ số sinh động, đáng quan tâm có thể theo dõi được

qua thời gian và giúp thực hiện các mục tiêu có tính cộng đồng.

Đơn vị tổ chức: Viện Nghiên cứu Giáo dục *** Đơn vị tài trợ: Công ty Wrigley

54

Tổng Thái Lan Philippines TQ Malaysia Đài Loan Việt Nam Indonesia Hong KongKích thước mẫu 3048 300 300 900 311 306 330 300 301Tuổi % % % % % % % % %15-17 39 36 39 42 38 35 37 38 3718-20 38 38 38 38 38 37 38 38 3721-22 24 26 23 20 23 29 24 24 26Giới tính Nam 50 50 50 50 49 50 47 51 50Nữ 50 50 50 50 51 50 53 49 50Học vấn Phổ thông 43 35 33 42 39 52 46 48 52ĐH-CĐ (chưa tốt nghiệp) 56 65 67 57 57 48 54 52 48ĐH-CĐ (sau ĐH) 1 1 0 0 4 0 0 0 0Việc làm Chỉ là HS-SV 89 90 93 93 82 80 87 92 90HS-SV và làm bán thời gian 10 10 7 7 17 18 13 7 9HS-SV và làm toàn thời gian 1 0 0 0 2 2 0 1 1Học vấn của cha mẹ Tiểu học 22 46 12 20 21 24 6 27 30Phổ thông 65 41 58 77 79 66 76 26 72Đại học hoặc hơn 39 43 60 28 25 41 36 74 25Parents' occupation Làm việc (Cao) 42 18 34 59 37 42 32 32 46Làm việc (Trung bình) 58 41 73 55 58 66 60 65 55Không làm việc 45 36 56 24 73 41 40 71 60 Nghỉ hưu 6 2 1 5 10 4 16 7 6 Thất nghiệp 4 3 7 6 2 3 2 2 3 Nội trợ 38 32 52 14 67 35 26 68 55

Phương pháp và Mẫu

Tổng cộng có N=3,048 cuộc phỏng vấn được thực hiện bằng cách

phỏng vấn trực tiếp trên đường phố, tập trung ở những học sinh-sinh

viên trong lứa tuổi 15-22.

Chúng tôi khảo sát ở 8 nước: Thái Lan, Phillipines, Trung Quốc, Đài

Loan, Việt Nam, Malaysia, Hong Kong, Indonesia.

Bảng câu hỏi có độ dài khoảng 13 phút.

Dữ liệu còn gồm cả thông tin về tuổi nhằm phản ánh tình hình chung về

mẫu nghiên cứu theo khu vực.

Thông tin Mẫu

Hội thảo khoa học: “Tập trung trí tuệ, nắm bắt tương lai”

55

Cơ sở của chỉ số tập trung wrigley đo lường sự tập trung chú ý của giới trẻ

Chỉ số Tập trung (YCI) đo lường mức độ dễ dàng tập trung của giới trẻ trong 5 hoạt động chủ yếu của cuộc sống.

Chỉ số Tập trung giả thuyết rằng mỗi hoạt động này đều quan trọng đối với giới trẻ trong việc đảm bảo sức khoẻ và một cuộc sống cân bằng.

Bảng 1: Cơ sở của việc đo lường chỉ số tập trung

Mức độ tập trung đối với mỗi hoạt động được thể hiện bằng một tỉ lệ, dựa vào thời gian trung bình giới trẻ thường dành cho mỗi hoạt động mỗi ngày.

Bảng 2: Thời gian trong một ngày làm việc bình thường dành giờ cho những hoạt động này?

Châu Á Thái Lan Phillipines Trung Quốc Malaysia

Thời gian Tỉ lệ Thời

gian Tỉ lệ Thời gian Tỉ lệ Thời

gian Tỉ lệ Thời gian Tỉ lệ

Trường học 7.1 42% 6.8 40% 6.5 38% 7.9 50% 6.3 36%

Thể thao, ngoại khoá 1.9 11% 1.4 8% 1.8 11% 1.9 12% 2.2 13%

Giao tiếp xã hội 2.5 15% 2.8 16% 2.5 15% 1.9 12% 3.1 18%

Gia đình 2.9 17% 3.3 19% 3.9 23% 2.2 14% 2.9 16%

Nghỉ ngơi/giải trí 2.6 15% 2.7 16% 2.3 13% 2.2 14% 3.1 17%

Chú ý Thời gian = số giờ trung bình mỗi ngày

Rất dễ………………………5 Khá dễ……………..……….4 Không dễ không khó………3 Khá khó………….………....2 Rất khó……………………..1

“Khi bạn cố gắng dành thời gian cho những hoạt động này, bạn cảm thấy việc tập trung không

phân tâm dễ dàng như thế nào?”

Trường học Thể thao, ngoại khoá Giao tiếp xã hội Gia đình Nghỉ ngơi/giải trí

Đơn vị tổ chức: Viện Nghiên cứu Giáo dục *** Đơn vị tài trợ: Công ty Wrigley

56

Bảng 2: Thời gian trong một ngày làm việc bình thường dành giờ cho những hoạt động này? (tt)

Châu Á Đài Loan Việt Nam Indonesia Hong Kong

Thời gian Tỉ lệ Thời

gian Tỉ lệ Thời gian Tỉ lệ Thời

gian Tỉ lệ Thời gian Tỉ lệ

Trường học 7.1 42% 7.7 47% 7.3 42% 6.1 35% 6.9 40%

Thể thao, ngoại khoá 1.9 11% 1.8 11% 1.8 10% 1.7 10% 2.2 13%

Giao tiếp xã hội 2.5 15% 2.1 13% 2.6 15% 3.4 19% 2.5 15%

Gia đình 2.9 17% 2.4 15% 3.0 17% 3.6 20% 2.7 16%

Nghỉ ngơi/giải trí 2.6 15% 2.5 15% 2.8 16% 2.8 16% 3.0 17%

Chú ý Thời gian = số giờ trung bình mỗi ngày

Điều này dẫn đến việc đưa ra một hình ảnh tiêu biểu hơn về mức độ tập trung đạt được ở mỗi hoạt động của giới trẻ, trở thành cơ sở của chỉ số Wrigley YCI.

Bảng 3: Chỉ số tập trung của giới trẻ % top 2 box: Rất dễ tập trung

Châu Á

Thái Lan Philippines Trung

Quốc Malaysia Đài Loan

Việt Nam Indonesia Hong

Kong

Trường học 6 6 7 10 5 4 3 2 6

Thể thao ngoại khoá 4 3 3 4 3 5 2 2 3

Giao tiếp xã hội 6 10 6 5 7 7 6 8 4

Gia đình 7 11 15 5 6 5 8 10 3

Nghỉ ngơi/giải trí 7 9 6 6 8 8 9 5 5

YCI 29 39 36 31 28 28 28 27 22

Hội thảo khoa học: “Tập trung trí tuệ, nắm bắt tương lai”

57

Giới trẻ chấu Á tập trung ở mức độ nào? Châu Á có khả năng tập trung thấp và những khu vực có chỉ số YCI thấp nhất là Malaysia, Đài Loan, Việt Nam, Indonesia và đặc biệt là Hong Kong.

Đồ thị 1: Báo cáo về Chỉ số Tập trung của Giới trẻ Như đã trông đợi, phần lớn thời gian giới trẻ là dành cho trường học và ngủ; và thời gian chơi thể thao là ít nhất.

Bảng 4: Thời gian dành cho những hoạt động trong cuộc sống Ý nghĩa của điểm: Số giờ trung bình mỗi ngày

Trường học

Thể thao, ngoại khoá

Giao tiếp xã hội Gia đình

Nghỉ ngơi/giải trí

Ngủ Nguồn: Q1

Hoạt động chiếm nhiều thời gian nhất khu vực

Hoạt động chiếm ít thời gian nhất khu vực

29

3936

3128 28 28 27

22

Châu A Thai Lan Philipines TrungQuôc

Malaysia Đai Loan Viêt Nam Indonesia HongKong

YCI

29

39 3631 28 28 28 27

22

Châu A Thai LanPhilipines TrungQuôc

Malaysia Đai Loan Viêt NamIndonesia HongKong

6.5

2.8

3.6

3.4

1.7

6.1 6.9 7.3 7.7 6.3 7.9 6.5 6.8 7.1

7.1 7.8 6.7 7.3 7.4 7.3 7.0 7.2

3.0 2.8 2.5 3.1 2.2 2.3 2.7 2.6

2.7 3.0 2.4 2.9 2.2 3.9 3.3 2.9

2.5 2.6 2.1 3.1 1.9 2.5 2.8 2.5

2.2 1.8 1.8 2.2 1.9 1.8 1.4 1.9

Đơn vị tổ chức: Viện Nghiên cứu Giáo dục *** Đơn vị tài trợ: Công ty Wrigley

58

Học trong lớp là hoạt động mà giới trẻ khó tập trung nhất. Ở Hong Kong, giới

trẻ dễ bị phân tâm hơn trong hầu hết các hoạt động so với các khu vực khác.

Bảng 5: Khả năng tập trung vào các hoạt động trong cuộc sống

Trường học Thể thao, ngoại khoá Giao tiếp xã hội Gia đình Nghỉ ngơi/giải trí Ngủ Nguồn: Q2 Thang điểm: Rất dễ (+5) - há dễ -Trung bình - há khó - Rất khó (+1)

Sự mất tập trung trong các hoạt động trường học diễn ra chủ yếu khi đang tham dự lớp học; và cả hoạt động thảo luận trong lớp ở Phillipines.

Bảng 6: Những hoạt động dễ bị phân tâm trong trường học

Học tại lớp Làm bài tập về nhà Thảo luận lớp Học tại nhà

Nguồn: Q2a

36 79 77 88 17 67 64

30 42 45 24 26 3 26

23 27 10 25 37 52 27

33 35 47 38 32 46 39 Thấp nên không xác định

Thấp nên không xác định

YCI

2939 36 31 28 28 28 27

22

Châu A Thai LanPhilipines TrungQuôc

MalaysiaĐai Loan Viêt NamIndonesia HongKong

41

32

49

40

23

6

22 45 33 36 35 63 59 41

15 8 8 13 21 17 15 14

49 61 68 59 67 69 66 61

27 53 52 45 47 42 54 45

28 42 52 39 39 43 59 42

27 21 46 21 38 33 34 32

% Cao nhất: Rất dễ tập trung

Hoạt động khó tập trung nhất trong khu vực

29

39 3631 28 28 28 27

22

Châu A Thai LanPhilipines TrungQuôc

Malaysia Đai Loan Viêt NamIndonesia HongKong

% những người khó tập trung trong các hoạt động trường học

Hoạt động trong trường dễ mất tập trung nhất ở khu vực.

YCI

Hội thảo khoa học: “Tập trung trí tuệ, nắm bắt tương lai”

59

Giới trẻ mất tập trung nhanh nhất chủ yếu khi tham gia các hoạt động thể thao và các hoạt động học tập, mặc dù có vài khu vực không như thế. Giới trẻ ở Phillipines và Malaysia dễ mất tập trung nhất trong mọi hoạt động cuộc sống so với các khu vực khác.

Đồ thị 2: Khoảng thời gian trước khi mất tập trung

% những người mất tập trung trong khoảng 30 phút hoặc ít hơn Nguồn: Q3 Scale: Ít hơn 15 phút (+5) - Từ 15 đến 30 phút - Từ nửa giờ đến 1 giờ - Nhiều hơn 1 giờ (+1)

0

10

20

30

40

50

Châu A Thai Lan Philipines TrungQuôc

Malaysia Đai Loan Viêt Nam Indonesia Hong Kong

Trung binh Trương hocThê thao ngoai khoa Giao tiêp xa hôiGia đinh Nghi ngơi/giai tri

Đơn vị tổ chức: Viện Nghiên cứu Giáo dục *** Đơn vị tài trợ: Công ty Wrigley

60

Những người khó tập trung cũng có những biểu hiện kém hơn.

Đồ thị 3: Biểu hiện trong các hoạt động cuộc sống % Bottom 2 box: Không/rất tốt/khoẻ Trong số giới trẻ Trong số những người khó tập trung Nguồn: Q12-15 Thang điểm: Rất tốt/khoẻ (+4) - Khá tốt/khoẻ- Không tốt/khoẻ- Rất kém/yếu (+1) …nhưng đặc biệt là trong các hoạt động thể thao và trường học.

Đồ thị 4: Biểu hiện trong các hoạt động cuộc sống

Trường học

Thể thao, ngoại khoá

Quan hệ với gia đình

Quan hệ với bạn bè

Trung bình các hoạt động

Nguồn: Q12-15 Thang điểm: Rất tốt/khoẻ (+4) - Khá tốt/khoẻ- Không tốt/khoẻ- Rất kém/yếu (+1)

20

1216

20

25

33

27

11

31

20

7

15

2017

1210

8

13

29

39 3631 28 28 28 27

22

Châu A Thai LanPhilipines TrungQuô?c

MalaysiaĐai LoanViêt NamIndonesia HongKong

11 0 1

35 7

31 27 33 25 20 16 12 20 1012 9612627 31 9 36 13 16 7 8 14 4835 295226362434 35 52 57 28 26 16 13 26

% Bottom 2 box: Không/Rất tốt/khoẻ (trong số những người cảm thấy khó tập trung)

Hoạt động có biểu hiện kém nhất trong khu vực

29

39 3631 28 28 28 27

22

Châu A Thai Lan Philipines TrungQuôc

Malaysia Đai Loan Viêt Nam Indonesia HongKong

YCI

YCI

Hội thảo khoa học: “Tập trung trí tuệ, nắm bắt tương lai”

61

Sự thiếu tập trung này cũng ảnh hưởng đến sự tự tin của họ vào các mục tiêu trong tương lai.

Đồ thị 5: Tự tin đạt các mục tiêu trong tương lai % Bottom 2 box: Ít/Không tự tin Trong sô giới trẻ Trong số những người khó tập trung Nguồn: Q9 Thang điểm: Rất tự tin (+4) - Khá tự tin – Chỉ một ít tự tin – Hoàn toàn không tự tin (+1) … đặc biệt trong việc đạt các mục tiêu vật chất họ mong muốn trong cuộc sống, xuất sắc trong các hoạt động giải trí và trở thành người mà họ mong muốn (mặc dù có sự khác nhau giữa các khu vực).

Đồ thị 6: Tự tin các mục tiêu trong tương lai

% Bottom 2 box: Ít/không tự tin (trong số những người khó tập trung) Nguồn: Q9 Thang điểm: Rất tự tin (+4) - Khá tự tin – Chỉ một ít tự tin – Hoàn toàn không tự tin (+1)

2932

2530 32

41

34

11

35

26

10

252827

2019

2822

29

39 3631 28 28 28 27

22

Châu A Thai LanPhilipines TrungQuôìc

Malaysia Đai LoanViêt NamIndonesia HongKong

0

10

20

30

40

50

Châu A Thai Lan Philipines TrungQuô?c

Malaysia Đai Loan Viêt Nam Indonesia Hong Kong

Trung binh Tôt nghiêp Co viêc lam

Co thành quả mong muôn Trơ thanh con ngươi mong muôn Co gia đinh

Xuât săc trong cac hoat đông giai tri

YCI

Đơn vị tổ chức: Viện Nghiên cứu Giáo dục *** Đơn vị tài trợ: Công ty Wrigley

62

Đồ thị 7: Biểu hiện và Tự tin trong các hoạt động cuộc sống Chú ý: Biểu hiện kém = % Bottom 2 box: Không/rất tốt/khoẻ (Trong số những người cảm thấy khó tập trung). Thiếu tự tin = % Bottom 2 box: Có/không tự tin (Trong số những người cảm thấy khó tập trung) Nguồn: Q12-15 / Q9

Những gì đang ảnh hưởng đến sự tập trung của giới trẻ? Sự buồn chán và thiếu hấp dẫn là những nguyên nhân chính giải thích vì sao giới trẻ châu Á cảm thấy khó tập trung, đặc biệt là ở trường học và khi chơi thể thao.

Đồ thị 8: Những rào cản khi tập trung

510

1520

2530

3540

45

Châu A Thai Lan Philipines TrungQuôc

Malaysia Đai Loan Viêt Nam Indonesia HongKongBiêu hiên kem trong bât ky hoat đông nao

Thiêu tư tin trong muc tiêu tương laiYCI

60

35 3530 27 24 21

1510 7

Buônchan/không

thây hâpdân

Thiêungu/kiêt

sưc

Suy nghi vêchuyên

khac

Thăng giangcam xuc

Cam thâykho khăn

Tiêng ônbên canh

Đa nhiêm Nghe điênthoai/nhân

tin nhăn

Trachnhiêm hoc

Trachnhiêm lam

65

53

42

41

25

Ơ trương

Thê thao

Gia đinh

Xa hôi

Giai tri

%

% Châu Á

Hội thảo khoa học: “Tập trung trí tuệ, nắm bắt tương lai”

63

Giới trẻ nghĩ gì về những tác động của việc thiếu tập trung ảnh hưởng đến cuộc sống của họ? Giới trẻ tin chắc rằng thiếu tập trung có thể ảnh hưởng chủ yếu đến sự thành công và hài lòng của họ trong các hoạt động trường học...

Bảng 7: Nhận thức về tác động đến sự thành công/hài lòng.

% Top box: Ảnh hưởng nhiều (trong số những người khó tập trung) Trường học Thể thao, ngoại khoá Giao tiếp xã hội Gia đình Nghỉ ngơi/giải trí Nguồn: Q4 Thang điểm: Ảnh hưởng nhiều (+4) - Ảnh hưởng một ít - Không hoàn toàn ảnh hưởng - Không chắc (+1) …và cả mục tiêu tốt nghiệp.

8 11 46

48 41 31 26 36 32 16 35 34

2 15 8 11 15 5 4 9 4 8 11 10 9 6 9 9 4162 71011882 13 6 15 14 13 6 10

29

3936

31 28 28 28 2722

Châu A Thai Lan Philipines TrungQuôc

Malaysia Đai Loan Viêt Nam Indonesia HongKong

YCI

Hoạt động được nhận thức là có tác động lớn nhất của sự thiếu tập trung đến sự thành cồng/hài lòng trong khu vực.

Đơn vị tổ chức: Viện Nghiên cứu Giáo dục *** Đơn vị tài trợ: Công ty Wrigley

64

Bảng 8: Nhận thức về việc gặp khó khăn trong việc đạt những mục tiêu cuộc sống.

% Ảnh hưởng (trong số những người khó tập trung) Tốt nghiệp Trung học/Đại học

Có được việc làm mong muốn

Có được thành quả mong muốn

Trở thành con người mong muốn

Lập gia đình

Xuất sắc trong các hoạt động giải trí

Nguồn: Q10 Scale: Affected - Not affected Giới trẻ cũng tin rằng sự mất tập trung cũng gây nhiều khó khăn đến biểu hiện của họ. Người Phillipines và Indonesia cũng tin rằng nó cũng tác động lên các mặt khác.

Bảng 9: Nhận thức về những tác động đến bản thân % Top 2 box: Hoàn toàn/Khá đồng ý (trong số những người khó tập trung) Khó khăn khi biểu hiện

Ảnh hưởng các quan hệ

Giảm nhận thức về giá trị bản thân

Gây mất tự tin

Ngăn cản phát huy tiềm lực bản thân

Nguồn: Q11 - Thang điểm: Hoàn toàn đồng ý (+5) - Gần đồng ý – Không chắc – Gần không đồng ý – Hoàn toàn không đồng ý (+1)

424567697379 6062535764586463

4947334545484949

4417212530281327251627183127192737294226413444414933342538252637

29

39 3631

28 28 28 2722

Châu A Thai LanPhilipines TrungQuôc

MalaysiaĐai LoanViêt NamIndonesia HongKong

Mục tiêu tương lai được nhận thức là bị ảnh hưởng nhiều nhất trong khu vực

8672736988

67726068577566685358426550726059403936523773595157584760537159599389718284837883

29

39 3631 28 28 28 27

22

Châu A Thai LanPhilipines TrungQuôc

MalaysiaĐai LoanViêt NamIndonesia HongKong

YCI

YCI

Khía cạnh bản thân được nhận thức là bị tác động nhiều nhất trong khu vực

Hội thảo khoa học: “Tập trung trí tuệ, nắm bắt tương lai”

65

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Ở CHÂU Á Tổng quan

Bảng 10: Tổng quan kết quả nghiên cứu ở Châu Á

Thái Lan Philippines Trung Quốc Malaysia Đài

Long Việt Nam Indonesia Hong

Kong Hoạt động tốn nhiều thời gian nhất

Gia đình Gia đình Tất cả Nghỉ ngơi và xã hội

Nghỉ ngơi và gia đình

Nghỉ ngơi và gia đình

Gia đình và xã hội

Nghỉ ngơi

Hoạt động tốn ít thời gian nhất

Thể thao Thể thao Không Thể thao Thể thao

Thể thao Thể thao Thể

thao

Hoạt động khó tập trung nhất

Trường học Trường học Trường

học Trường

học Trường

học Trường

học Trường

học Trường

học Tốc độ phân tâm

Không nhanh Rất nhanh Không

nhanhRất

nhanh Không nhanh

Không nhanh Khá nhanh Không

nhanh

Hoạt động có biểu hiện kém nhất

Thể thao Thể thao

Trường học và

thể thao

Thể thao Trường học

Trường học và

thể thao

Thể thao

Trường học và

thể thao

Giới trẻ ở Châu Á có khả năng tập trung thấp, và những người cảm thấy khó tập trung cũng có biểu hiện kém hơn trong các hoạt động của cuộc sống và cảm thấy thiếu tự tin về khả năng đạt được những mục tiêu tương lai.

Hoạt động trong Trường học là hoạt động có mức độc mất tập trung nhất (đặc biệt là khi lớp học đang diễn ra) và là hoạt động gây mất tập trung nhanh nhất. Các hoạt động thể thao đứng kế tiếp.

Lý do chính giới trẻ châu Á cảm thấy khó tập trung là sự buồn chán và không cảm thấy các hoạt động hấp dẫn.

Giới trẻ rất tin rằng sự thành công và hài lòng trong Trường học là lĩnh vực dễ bị sự thiếu tập trung ảnh hưởng nhất, gây ra ảnh hưởng đến mục tiêu tốt nghiệp. Sự phân tâm cũng gây những khó khăn đến biểu hiện của họ.

Giới trẻ cảm thấy kém tự tin nhất vào mục tiêu đạt được tài sản mà họ mong muốn, xuất sắc trong các hoạt động giải trí và trở thành người mà họ mong muốn.

* I ddi i h l/U i d l i

Đơn vị tổ chức: Viện Nghiên cứu Giáo dục *** Đơn vị tài trợ: Công ty Wrigley

66

Bảng 10: Tổng quan kết quả nghiên cứu ở Châu Á (tt)

Thái Lan

Philippines

Trung Quốc

Malaysia

Đài Loan Việt Nam Indo

nesia Hong Kong

Mục tiêu tương lai kém tự tin nhất

Lập gia đình

Xuất sắc trong

các hoạt động giải trí

Trở thành người mong muốn

Đạt được tài

sản mong muốn

Đạt được tài

sản mong muốn

Xuất sắc trong các hoạt động giải trí, đạt được tài

sản và việc làmmong

muốn

Không

Trở thành người mong muốn, đạt được tài

sản mong muốn và xuất sắc trong các hoạt động

giải trí Mục tiêu tương lai được nhận thức là chịu ảnh hưởng nhất

Mục tiêu tốt nghiệp

Mục tiêu tốt

nghiệp

Mục tiêu tốt

nghiệp

Mục tiêu tốt

nghiệp

Mục tiêu tốt

nghiệp

Mục tiêu tốt nghiệp

Mục tiêu tốt nghiệp

Mục tiêu tốt nghiệp

Các mặt của bản thân được nhận thức là chịu ảnh hưởng nhất

Biểu hiện

chung

Tất cả các mặt

Biểu hiện

chung

Biểu hiện

chung

Biểu hiện

chung

Biểu hiện chung và ngăn cản phát huy tiềm lực

Hầu hết các mặt

Biểu hiện chung

* Như là kết quả của việc thiếu tập trung

Hội thảo khoa học: “Tập trung trí tuệ, nắm bắt tương lai”

67

TÓM TẮT CÁC NGHIÊN CỨU THEO KHU VỰC Tóm tắt Thái Lan - Tổng quan Theo giới tính và học vấn

Ngoài học ở lớp và ngủ, giới trẻ ở Thái Lan còn dành thời gian nhiều nhất cho gia đình và ít nhất cho thể thao.

Khó tập trung trong các hoạt động Trường học (đặc biệt là trong các lớp học), kế tiếp là các hoạt động thể thao.

Nhìn chung dù không bị phân tâm quá nhanh nhưng một phần tư số người mất tập trung trong khoảng ít hơn 30 phút khi chơi thể thao. Thể thao cũng là hoạt động mà họ biểu kém nhất.

Tin rằng thiếu tập trung sẽ ảnh hưởng nhất đến sự thành công và hài lòng trong Trường học, kéo theo là mục tiêu tốt nghiệp.

Giới trẻ cũng tin rằng thiếu tập trung có thể gây khó khăn đến những biểu hiện chung khác của họ.

Thiếu tự tin nhất là mục tiêu lập gia đình.

Nam • Dùng nhiều thời gian hơn cho các

hoạt động xã hội. • Cảm thấy kém tự tin để đạt mục tiêu

tốt nghiệp và kiếm một việc làm. • Biểu hiện tốt hơn trong thể thao.

Nữ • Dành nhiều thời gian hơn cho gia đình và ngủ.

• Mất tập trung nhanh nhất (trong 30 phút hoặc ít hơn) khi chơi thể thao và các hoạt động giải trí.

• Cảm thấy tự tin hơn để đạt mục tiêu tốt nghiệp và kiếm một việc làm.

•Biểu hiện tốt hơn trong Trường học.

Phổ thông • Trẻ hơn. • Thường có cha mẹ ở tầng lớp cao. • Dành nhiều thời gian ở trường và

ngủ. • Mất tập trung nhanh nhất (trong 30

phút hoặc ít hơn) trong các hoạt động giao tiếp xã hội.

• Tự tin hơn để đạt mục tiêu kiếm một việc làm.

• Biểu hiện tốt hơn trong thể thao

Đại học (chưa tốt nghiệp) • Lớn tuổi hơn. • Thường có một việc làm thêm bán

thời gian. • Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi và

giao tiếp xã hội. • Kém tự tin hơn để đạt mục tiêu kiếm

một việc làm.

Đơn vị tổ chức: Viện Nghiên cứu Giáo dục *** Đơn vị tài trợ: Công ty Wrigley

68

Đồ thị 10: Biểu hiện và khả năng tập trung trong các hoạt động cuộc sống Chú ý: Kém biểu hiện = % Bottom 2 box: Không/Rất tốt/khoẻ (trong số những người cảm thấy khó tập trung) Nguồn: Q12-15 / Q2

Bảng chấm điểm tổng kết Thái Lan Thái Lan

Hoạt động chiếm ít thời gian nhất (số giờ trung bình mỗi ngày) Thể thao (1.4) và Nghỉ ngơi (2.7)

Hoạt động dễ mất tập trung nhất (% top 2 box) Trường học (15%)

Hoạt động trường học dễ phân tâm nhất (trong số những người cảm thấy khó tập trung) Tham dự lớp học (67%)

Hoạt động mất tập trung nhanh nhất (trong khoảng 30 phút hoặc ít hơn) Thể thao (24%)

Hoạt động có biểu hiện kém nhất (trong số những người cảm thấy khó tập trung) Thể thao (24%)

Mục tiêu tương lai thiếu tự tin đạt được nhất (trong số những người cảm thấy khó tập trung) Lập gia đình (47%)

Hoạt động được nhận thức là sự thiếu tập trung tác động nhất đến sự thành công và hài lòng. (trong số những người

Trường học (35%)

0

10

20

30

40

50

60

70

Trương hoc Thê thao ngoaikhoa

Giao tiêp xa hôi Gia đinh Nghi ngơi/giai tri

Biêu hiên kem Dê tâp trung

Hội thảo khoa học: “Tập trung trí tuệ, nắm bắt tương lai”

69

cảm thấy khó tập trung)

Mục tiêu tương lai được nhận thức là chịu tác động nhất của sự thiếu tập trung (trong số những người cảm thấy khó tập trung)

Tốt nghiệp (64%)

Khía cạnh bản thân được nhận thực là chịu tác động nhất của sự thiếu tập trung (trong số những người thiếu tập trung)

Gây khó khăn khi biểu hiện (78%)

Tóm tắt Philipines – Tổng quan

Ngoài trường học và ngủ, giới trẻ Phillippines dành thời gian nhiều nhất cho gia đình và ít nhất cho thể thao.

Cảm thấy khó khăn nhất khi tập trung trong các hoạt động Trường học (đặc biệt là khi thảo luận lớp), kế tiếp là hoạt động thể thao.

Bị phân tâm rất nhanh, đặc biệt là khi chơi thể thao. Thể thao cũng là hoạt động họ có biểu hiện kém nhất.

Tin rằng thiếu tập trung sẽ ảnh hưởng nhất đến sự thành công và hài lòng trong Trường học, kéo theo là mục tiêu tốt nghiệp.

Cũng tin rằng thiếu tập trung tác động to lớn đến họ: biểu hiện chung bên ngoài, các mối quan hệ, sự tự tin, tự nhận thức giá trị bản thân, và ngăn cản phát huy tiềm lực.

Thiếu tự tin nhất trong mục tiêu xuất sắc trong các hoạt động giải trí.

Đơn vị tổ chức: Viện Nghiên cứu Giáo dục *** Đơn vị tài trợ: Công ty Wrigley

70

Theo giới tính và học vấn

Đồ thị 11: Biểu hiện và khả năng tập trung trong các hoạt động cuộc sống Chú ý: Kém biểu hiện = % Bottom 2 box: Không/Rất tốt/khoẻ (trong số những người cảm thấy khó tập trung) Nguồn: Q12-15 / Q2

Nam • Dành nhiều thời gian cho thể thao và

cảm thấy dễ tập trung cho các hoạt động này.

• Tin rằng thiếu tập trung ảnh hưởng đến sự thành công và hài lòng khi ở bên gia đình.

• Cảm thấy buồn chán là khó khăn của việc tập trung.

• Tự tin hơn trong mục tiêu xuất sắc trong các hoạt động giải trí.

• Biểu hiện tốt hơn trong thể thao.

Nữ • Dành nhiều thời gian hơn cho việc

nghỉ ngơi nhưng cảm thấy kém tự tin trong mục tiêu xuất sắc trong các hoạt động giải trí.

• Mất tập trung nhanh hơn (trong 30ph hoặc ít hơn) trong các hoạt động trường học mặc dù dễ tập trung hơn trong hoạt động này.

•Biểu hiện tốt hơn trong trường.

Phổ thông • Trẻ hơn. • Tin rằng thiếu tập trung ảnh hưởng đến sự thành công và hài lòng của họ trong những hoạt động xã hội.

Đại học (chưa tốt nghiệp) • Lớn tuổi hơn và dành nhiều thời gian

hơn để ngủ. • Dễ tập trung trong thể thao. • Cảm thấy tự tin hơn trong mục tiêu tốt

nghiệp, kiếm việc làm và đạt tài sản mình mong muốn.

Chú ý: Dấu hiệu khác nhau ở mức độ 90%

010203040506070

Trương hoc Thê thao ngoaikhoa

Giao tiêp xa hôi Gia đinh Nghi ngơi/giai tri

Biêu hiên kem Dê tâp trung

Hội thảo khoa học: “Tập trung trí tuệ, nắm bắt tương lai”

71

Bảng điểm tổng kết Philippines Philippines

Hoạt động chiếm ít thời gian nhất (số giờ trung bình mỗi ngày) Thể thao (1.8) và nghỉ ngơi (2.3)

Hoạt động dễ mất tập trung nhất (% top 2 box) Trường học (17%)

Hoạt động trường học dễ phân tâm nhất (trong số những người cảm thấy khó tập trung) Thảo luận lớp (37%)

Hoạt động mất tập trung nhanh nhất (trong khoảng 30 phút hoặc ít hơn) Thể thao (44%)

Hoạt động có biểu hiện kém nhất (trong số những người cảm thấy khó tập trung) Thể thao (36%)

Mục tiêu tương lai thiếu tự tin đạt được nhất (trong số những người cảm thấy khó tập trung)

Xuất sắc trong những hoạt động giải trí(41%)

Hoạt động được nhận thức là sự thiếu tập trung tác động nhất đến sự thành công và hài lòng. (trong số những người cảm thấy khó tập trung)

Trường học (16%)

Mục tiêu tương lai được nhận thức là chịu tác động nhất của sự thiếu tập trung (trong số những người cảm thấy khó tập trung)

Mục tiêu tốt nghiệp(58%)

Khía cạnh bản thân được nhận thực là chịu tác động nhất của sự thiếu tập trung (trong số những người thiếu tập trung)

Gây khó khăn khi biểu hiện (83%)

Đơn vị tổ chức: Viện Nghiên cứu Giáo dục *** Đơn vị tài trợ: Công ty Wrigley

72

Tóm tắt Trung Quốc - Tổng quan Theo giới tính và học vấn

Ngoài học trong lớp và ngủ, giới trẻ Trung Quốc dành thời gian cân bằng giữa hoạt động xã hội, gia đình và những hoạt động nghỉ ngơi, và thể thao.

Cảm thấy khó tập trung ở Trường học (đặc biệt là trong lớp học), kế đến là hoạt động trong gia đình.

Nhìn chung không phân tâm quá nhanh, nhưng 1 phần 5 số người mất tập trung trong 30 phút hoặc ít hơn ở Trường học. Trường học và thể thao là những hoạt động có biểu hiện kém nhất.

Tin rằng thiếu tập trung có thể tác động nhất đối với sự thành công và hoài lòng trong Trường học, cũng như là mục tiêu tốt nghiệp. Kế đến là các hoạt động nghỉ ngơi, giải trí.

Cũng tin rằng thiếu tập trung gây khó khăn khi biểu hiện.

Thiếu tự tin nhất trong mục tiêu trở thành con người mong muốn.

Nam • Trách nhiệm học tập là một trong những lý

do khiến họ cảm thấy khó tập trung. • Tin rằng thiếu tập trung có thể ngăn cản họ

phát huy tiềm lực của mình. • Cảm thấy dễ tập trung hơn khi chơi thể

thao. • Biểu hiện tốt hơn trong các hoạt động thể

thao.

Nữ • Sự buồn chán là một trong những nguyên

nhân họ thiếu tập trung. • Kém tự tin hơn trong mục tiêu xuất sắc

trong các hoạt động giải trí. • Biểu hiện tốt hơn ở Trường học.

Phổ thông • Trẻ hơn và nhiều người đến từ Thượng

Hải. • Nhiều người có cha mẹ có nghề nghiệp tốt. • Dành nhiều thời gian cho gia đình và học

tập. • Cảm thấy sự thăng giáng cảm xúc là một

trong những nguyên nhất gây khó tập trung.

• Thiếu tự tin hơn trong mục tiêu xuất sắc trong các hoạt động giao tiếp xã hội.

• Tin rằng thiếu tập trung có thể ảnh hưởng đến sự thành công và hài lòng trong học tập.

Đại học (chưa tốt nghiệp) • Lớn tuổi hơn và đến từ Quảng Châu nhiều

hơn. • Nhiều người có việc làm thêm bán thời

gian và có cha mẹ đã nghỉ hưu. • Dành nhiều thời gian chơi thể thao, ngủ và

tham gia các hoạt động xã hội và giải trí. • Tin rằng thiếu tập trung có thể giảm sự

nhận thức giá trị bản thân và khiến họ thiếu tự tin vào bản thân.

• Cảm thấy tự tin hơn trong mục tiêu tốt nghiệp, có những tài sản mong muốn và lập gia đình.

• Có mối quan hệ chặt chẽ hơn với gia đình.

Chú ý: Dấu hiệu khác nhau ở mức độ 90%

Hội thảo khoa học: “Tập trung trí tuệ, nắm bắt tương lai”

73

Đồ thị 12: Biểu hiện và khả năng tập trung trong các hoạt động cuộc sống Chú ý: Kém biểu hiện = % Bottom 2 box: Không/Rất tốt/khoẻ (trong số những người cảm thấy khó tập trung) Nguồn: Q12-15 / Q2

Bảng điểm tổng kết Trung Quốc Trung Quốc

Hoạt động chiếm ít thời gian nhất (số giờ trung bình mỗi ngày)

Thể thao và Hoạt động giao tiếp xã hội (1.9)

Gia đình và nghỉ ngơi (2.2)

Hoạt động dễ mất tập trung nhất (% top 2 box) Trường học (21%)

Hoạt động trường học dễ phân tâm nhất (trong số những người cảm thấy khó tập trung) Tham dự lớp học (88%)

Hoạt động mất tập trung nhanh nhất (trong khoảng 30 phút hoặc ít hơn) Trường học (20%)

Hoạt động có biểu hiện kém nhất (trong số những người cảm thấy khó tập trung) Trường học và Thể thao (26%)

Mục tiêu tương lai thiếu tự tin đạt được nhất (trong số những người cảm thấy khó tập trung)

Trở thành con người mong muốn (44%)

0

10

20

30

40

50

60

70

Trương hoc Thê thao ngoaikhoa

Giao tiêp xa hôi Gia đinh Nghi ngơi/giai tri

Biêu hiên kem Dê tâp trung

Đơn vị tổ chức: Viện Nghiên cứu Giáo dục *** Đơn vị tài trợ: Công ty Wrigley

74

Hoạt động được nhận thức là sự thiếu tập trung tác động nhất đến sự thành công và hài lòng. (trong số những người cảm thấy khó tập trung)

Trường học (32%)

Mục tiêu tương lai được nhận thức là chịu tác động nhất của sự thiếu tập trung (trong số những người cảm thấy khó tập trung)

Tốt nghiệp (64%)

Khía cạnh bản thân được nhận thực là chịu tác động nhất của sự thiếu tập trung (trong số những người thiếu tập trung)

Gây khó khăn khi biểu hiện (84%)

Tóm tắt Malaysia – Tổng quan

Ngoài học trong lớp và ngủ, giới trẻ Malaysia dành thời gian nhiều nhất để nghỉ ngơi và giao tiếp xã hội; ít nhất để chơi thể thao.

Cảm thấy khó tập trung ở Trường học (đặc biệt là trong các lớp học), kế tiếp là thể thao.

Bị phân tâm rất nhanh, nhưng đặc biệt là khi đang chơi thể thao (một nửa phân tâm trong khoảng 30 phút hoặc ít hơn). Thể thao cũng là hoạt động có biểu hiện kém nhất.

Tin rằng thiếu tập trung có thể tác động nhất đối với sự thành công và hoài lòng trong Trường học, cũng như là mục tiêu tốt nghiệp. Kế đến là các hoạt động thể thao.

Cũng tin rằng thiếu tập trung gây khó khăn cho những biểu hiện bên ngoài của họ.

Thiếu tự tin trong mục tiêu có được thành quả mong muốn.

Hội thảo khoa học: “Tập trung trí tuệ, nắm bắt tương lai”

75

Theo giới tính và học vấn

Đồ thị 13: Biểu hiện và khả năng tập trung trong các hoạt động cuộc sống Chú ý: Kém biểu hiện = % Bottom 2 box: Không/Rất tốt/khoẻ (trong số những người cảm thấy khó tập trung) Nguồn: Q12-15 / Q2

Nam • Tin rằng thiếu tập trung tác động đến mọi

hoạt động cuộc sống, đặc biệt là ở hoạt động nghỉ ngơi, giải trí.

• Cảm thấy những thứ ồn ào xung quanh không làm cho họ tập trung hơn.

• Tự tin hơn trong mục tiêu xuất sắc trong các hoạt động giải trí.

• Biểu hiện tốt khi chơi thể thao.

Nữ • Mất tập trung nhanh hơn (trong 30 phút hoặc ít

hơn) trong các hoạt động giao tiếp xã hội. • Cảm thấy thiếu tự tin trong mục tiêu xuất sắc

trong các hoạt động giải trí. • Tin rằng thiếu tập trung gây khó khăn khi biểu

hiện và ngăn cản họ phát huy tiềm lực.

Phổ thông • Trẻ hơn. • Mất tập trung nhanh hơn (trong 30 phút hoặc

ít hơn) khi ở cùng gia đình. • Tin rằng thiếu tập trung có thể ảnh hưởng đến khả năng tốt nghiệp.

• Tự tin hơn trong mục tiêu đạt tài sản mong muốn, trở thành con người mong muốn và xuất sắc trong các hoạt động giải trí; nhưng kém tự tin trong mục tiêu tốt nghiệp.

• Biểu hiện tốt khi chơi thể thao.

Đại học (chưa tốt nghiệp) • Lớn tuổi hơn. • Nhiều người có cha mẹ có nghề nghiệp tốt. • Tự tin hơn trong mục tiêu tốt nghiệp nhưng

kém tự tin trong mục tiêu xuất sắc trong các hoạt động giải trí.

• Dành nhiều thời gian hơn cho hoạt động xã hội và giải trí. Cũng cảm thấy dễ tập trung trong các hoạt động này.

• Tin rằng thiếu tập trung có thể gây khó khăn cho biểu hiện, giảm sự tự nhận thức bản thân và ngăn cản họ phát huy nội lực.

Chú ý: Dấu hiệu khác nhau ở mức độ 90%

010203040506070

Trương hoc Thê thao ngoaikhoa

Giao tiêp xa hôi Gia đinh Nghi ngơi/giai tri

Biêu hiên kem Dê tâp trung

Đơn vị tổ chức: Viện Nghiên cứu Giáo dục *** Đơn vị tài trợ: Công ty Wrigley

76

Bảng điểm tổng kết malaysia Malaysia

Hoạt động chiếm ít thời gian nhất (số giờ trung bình mỗi ngày) Thể thao (2.2) và gia đình (2.9)

Hoạt động dễ mất tập trung nhất (% top 2 box) Trường học (13%)

Hoạt động trường học dễ phân tâm nhất (trong số những người cảm thấy khó tập trung)

Tham dự lớp học (77%)

Hoạt động mất tập trung nhanh nhất (trong khoảng 30 phút hoặc ít hơn) Thể thao (49%)

Hoạt động có biểu hiện kém nhất (trong số những người cảm thấy khó tập trung) Thể thao (52%)

Mục tiêu tương lai thiếu tự tin đạt được nhất (trong số những người cảm thấy khó tập trung)

Có được thành quả như mong muốn (40%)

Hoạt động được nhận thức là sự thiếu tập trung tác động nhất đến sự thành công và hài lòng. (trong số những người cảm thấy khó tập trung)

Trường học (36%)

Mục tiêu tương lai được nhận thức là chịu tác động nhất của sự thiếu tập trung (trong số những người cảm thấy khó tập trung)

Tốt nghiệp (57%)

Khía cạnh bản thân được nhận thực là chịu tác động nhất của sự thiếu tập trung (trong sốnhững người thiếu tập trung)

Gây khó khăn khi biểu hiện (82%)

Hội thảo khoa học: “Tập trung trí tuệ, nắm bắt tương lai”

77

Tóm tắt đài loan - Tổng quan Theo giới tính và học vấn

Ngoài học trong lớp và ngủ, giới trẻ Đài Loan dành thời gian nhiều nhất trong các hoạt động giải trí và gia đình; ít nhất để chơi thể thao.

Cảm thấy khó tập trung ở Trường học (đặc biệt là khi đang tham dự lớp học), kế tiếp là hoạt động trong gia đình.

Nhìn chung không phân tâm quá nhanh, nhưng gần như một phần ba số người mất tập trung trong 30 phút hoặc ít hơn ở Trường học. Trường học cũng là nơi mà họ biểu hiện kém nhất.

Tin rằng thiếu tập trung có thể tác động nhất đối với sự thành công và hoài lòng trong Trường học, cũng như là mục tiêu tốt nghiệp. Kế đến là các hoạt động trong gia đình.

Cũng tin rằng thiếu tập trung có thể gây khó khăn cho họ trong biểu hiện chung.

Thiếu tự tin trong mục tiêu có được thành quả mong muốn.

Nam • Dành nhiều thời gian để ngủ. • Biểu hiện tốt hơn khi chơi thể thao.

Nữ • Dành nhiều thời gian hơn với gia đình và

cũng cảm thấy dễ tập trung hơn khi ở cùng gia đình.

• Tin rằng thiếu tập trung tác động đến sự thành công và hài lòng khi chơi thể thao và các hoạt động giải trí.

• Tin rằng thiếu tập trung có gây khó khăn cho họ khi biểu hiện và ngăn cản họ phát huy tiềm lực.

Phổ thông • Trẻ hơn và nhiều người đến từ Taichung. • Dành nhiều thời gian hơn cho việc học. • Mất tập trung nhanh hơn (30 phút hoặc ít

hơn) trong hoạt động học tập. • Cảm thấy dễ tập trung trong các hoạt động

giao tiếp xã hội. • Thiếu tự tin trong mục tiếu tốt nghiệp, kiếm

việc làm và có được tài sản mình mong muốn.

• Có mối quan hệ chặt chẽ với bạn bè.

Đại học (chưa tốt nghiệp) • Lớn tuổi hơn và nhiều người đến từ Kaoshiung. • Nhiều người có một việc làm bán thời gian và có

cha mẹ đã nghỉ hưu hoặc là nội trợ. • Dành nhiều thời gian chơi thể thao và các hoạt động xã hội, giải trí.

• Cảm thấy dễ tập trung vào chuyện học. • Thiếu tập trung rất nhanh (trong 30 phút hoặc ít

hơn) trong những hoạt động xã hội. • Cảm thấy tự tin hơn trong mục tốt nghiệp , kiếm

việc làm và có được tài sản mà họ mong muốn. • Biểu hiện tốt hơn trong học tập và có mối quan

hệ chặt chẽ với gia đình.

Chú ý: Dấu hiệu khác nhau ở mức độ 90%

Đơn vị tổ chức: Viện Nghiên cứu Giáo dục *** Đơn vị tài trợ: Công ty Wrigley

78

Đồ thị 14: Biểu hiện và khả năng tập trung trong các hoạt động cuộc sống – Đài Loan

Chú ý: Kém biểu hiện = % Bottom 2 box: Không/Rất tốt/khoẻ (trong số những người cảm thấy khó tập trung) Nguồn: Q12-15 / Q2

Bảng điểm tổng kết Đài Loan Đài Loan

Hoạt động chiếm ít thời gian nhất (số giờ trung bình mỗi ngày)

Thể thao (1.8) và hoạt động xã hội(2.1)

Hoạt động dễ mất tập trung nhất (% top 2 box) Trường học(8%)

Hoạt động trường học dễ phân tâm nhất (trong số những người cảm thấy khó tập trung)

Tham dự lớp học(79%)

Hoạt động mất tập trung nhanh nhất (trong khoảng 30 phút hoặc ít hơn) Trường học (27%)

Hoạt động có biểu hiện kém nhất (trong số những người cảm thấy khó tập trung) Trường học (57%)

Mục tiêu tương lai thiếu tự tin đạt được nhất Có thành quả mong muốn (46%)

010203040506070

Trương hoc Thê thao ngoaikhoa

Giao tiêp xa hôi Gia đinh Nghi ngơi/giai tri

Biêu hiên kem Dê tâp trung

Hội thảo khoa học: “Tập trung trí tuệ, nắm bắt tương lai”

79

(trong số những người cảm thấy khó tập trung)

Hoạt động được nhận thức là sự thiếu tập trung tác động nhất đến sự thành công và hài lòng. (trong số những người cảm thấy khó tập trung)

Trường học (26%)

Mục tiêu tương lai được nhận thức là chịu tác động nhất của sự thiếu tập trung (trong số những người cảm thấy khó tập trung)

Tốt nghiệp (53%)

Khía cạnh bản thân được nhận thực là chịu tác động nhất của sự thiếu tập trung (trong sốnhững người thiếu tập trung)

Gây khó khăn khi biểu hiện (71%)

Tóm tắt tổng quan Việt Nam Ngoài học trong lớp và ngủ, giới trẻ Việt Nam dành thời gian nhiều nhất

trong các hoạt động giải trí và gia đình; ít nhất để chơi thể thao.

Cảm thấy khó tập trung hơn ở Trường học (đặc biệt là khi đang tham dự lớp học), kế tiếp là thể thao.

Nói chung, không bị phân tâm quá nhanh, nhưng hơn một nửa biểu hiện kém ở trường học, và hơn một phần ba biểu hiện kém trong thể thao.

Tin rằng thiếu tập trung có thể tác động nhất đối với sự thành công và hoài lòng trong Trường học, cũng như là mục tiêu tốt nghiệp. Kế đến là các hoạt động giao tiếp xã hội.

Cũng tin rằng thiếu tập trung có thể gây khó khăn khi biểu hiện và sẽ ngăn cản họ phát huy tiềm lực.

Thiếu tự tin nhất rằng có thể xuất sắc trong các hoạt động giải trí, kế tiếp là có thành quả mong muốn và kiếm một việc làm.

Đơn vị tổ chức: Viện Nghiên cứu Giáo dục *** Đơn vị tài trợ: Công ty Wrigley

80

Theo giới tính và học vấn

Đồ thị 15: Việt Nam - Biểu hiện và khả năng tập trung trong các hoạt động cuộc sống

Chú ý: Kém biểu hiện = % Bottom 2 box: Không/Rất tốt/khoẻ (trong số những người cảm thấy khó tập trung) Nguồn: Q12-15 / Q2

Nam •Cảm thấy dễ tập trung ở Trường học và khi buồn ngủ.

•Biểu hiện tốt hơn ở Trường học.

Nữ •Dành nhiều thời gian hơn để ngủ.

•Tin rằn thiếu tập trung có thể làm họ thiếu tự tin.

Phổ thông •Trẻ hơn. •Nhiều người có cha mẹ có công việc mức trung bình.

Đại học (chưa tốt nghiệp) •Lớn tuổi hơn. •Nhiều người có một việc làm thêm và cha mẹ nghỉ hưu.

•Dành nhiều thời gian với gia đình và cho các hoạt động giả trí.

Chú ý: Dấu hiệu khác nhau ở mức độ 90%

010203040506070

Trương hoc Thê thao ngoaikhoa

Giao tiêp xa hôi Gia đinh Nghi ngơi/giai tri

Biêu hiên kem Dê tâp trung

Hội thảo khoa học: “Tập trung trí tuệ, nắm bắt tương lai”

81

Bảng điểm tổng kết Việt Nam Việt Nam

Hoạt động chiếm ít thời gian nhất (số giờ trung bình mỗi ngày)

Thể thao (1.8) và hoạt động xã hội (2.6)

Hoạt động dễ mất tập trung nhất (% top 2 box) Trường học (8%)

Hoạt động trường học dễ phân tâm nhất (trong số những người cảm thấy khó tập trung)

Tham dự lớp học (36%)

Hoạt động mất tập trung nhanh nhất (trong khoảng 30 phút hoặc ít hơn) Gia đình (17%)

Hoạt động có biểu hiện kém nhất (trong số những người cảm thấy khó tập trung) Trường học (52%)

Mục tiêu tương lai thiếu tự tin đạt được nhất (trong số những người cảm thấy khó tập trung)

Xuất sắc trong các hoạt động giải trí (60%)

Hoạt động được nhận thức là sự thiếu tập trung tác động nhất đến sự thành công và hài lòng. (trong số những người cảm thấy khó tập trung)

Trường học (31%)

Mục tiêu tương lai được nhận thức là chịu tác động nhất của sự thiếu tập trung (trong số những người cảm thấy khó tập trung)

Mục tiêu tốt nghiệp (62%)

Khía cạnh bản thân được nhận thực là chịu tác động nhất của sự thiếu tập trung (trong sốnhững người thiếu tập trung)

Gây khó khăn khi biểu hiện(89%)

Đơn vị tổ chức: Viện Nghiên cứu Giáo dục *** Đơn vị tài trợ: Công ty Wrigley

82

Tóm tắt Indonesia - Tổng quan Theo giới tính và học vấn

Ngoài học trong lớp và ngủ, giới trẻ Indonesia dành thời gian nhiều nhất cho gia đình và các hoạt động xã hội; ít nhất là để chơi thể thao.

Cảm thấy khó tập trung hơn ở Trường học (đặc biệt là khi tham dự lớp học); kế tiếp là thể thao.

Bị phân tâm khá nhanh, đặc biệt khi đang chơi thể thao. Thể thao cũng là hoạt động họ biểu hiện kém nhất.

Tin rằng thiếu tập trung có thể tác động nhất đối với sự thành công và hoài lòng trong Trường học, cũng như là mục tiêu tốt nghiệp. Kế đến là hoạt động gia đình.

Cũng tin rằng thiếu tập trung có có tác động lớn đến với bản thân: biểu hiện chung bên ngoài, sự nhận thức giá trị bản thân, tự tin và ngăn cản họ phát huy tiềm lực.

Không thiếu tự tin quá nhiều vào các mục tiêu tương lai.

Nam • Dành nhiều thời gian cho thể thao và hoạt động

xã hội. • Tự tin hơn trong mục tiêu tốt nghiệp. • Biểu hiện tốt hơn khi chơi thể thao.

Nữ• Dành nhiều thời gian hơn cho gia đình và ngủ. • Mất tập trung nhanh hơn (trong 30ph hoặc ít hơn) khi

chơi thể thao và tham gia các hoạt động nghri ngơi/giải trí.

• Tốt nghiệp rất quan trọng đối với họ. • Biểu hiện tốt hơn ở Trường học. • Thíeu tự tin trong mục tiêu xuất sắc trong các hoạt giải

trí. • Tin rằng tương lai là giống nhau, phụ thuộc ít vào những

gì họ làm hôm nay.

Phổ thông • Trẻ hơn. • Nhiều người có cha mẹ có việc làm ở mức trung

bình. • Dành nhiều thờig ian hơn cho việc học và đi ngủ. • Thấy dễ tập trung khi chơi thể thao. • Cảm thấy khó tập trung hơn khi làm việc với tiếng ồn.

• TIn rằng thiếu tập trung ảnh hưởng đến mục tiêu tốt nghiệp.

• Biểu hiện tốt hơn khi chơi thể thao. • Thiếu tự tin trong mục tiêu có tài sản mong muốn.

Tốt nghiệp Đại học • Lớn tuổi hơn. • Nhiều người có một công việc làm bán thời gian và có

cha mẹ có việc làm tốt hoặc đã nghỉ hưu. • Dành nhiều thời gain hơn cho các hoạt động xã hội và

giải trí. • Tin rằng thiếu tập trung có thể tác động vào sự thành

công và hài lòng trong các hoạt động thể thao và giao tiếp xã hội.

• Cảm giác trách nhiệm công việc là rào cản của sự tập trung.

• Cảm thấy tự tin trong mục tiêu có tài sản mong muốn. • Tin rằng thiếu tập trung có gây khó khăn cho họ khi biểu

hiện và ngăn cản họ phát huy tiềm lực.

Chú ý: Dấu hiệu khác nhau ở mức độ 90%

Hội thảo khoa học: “Tập trung trí tuệ, nắm bắt tương lai”

83

Đồ thỊ 16: Indonesia - Biểu hiện và khả năng tập trung trong các hoạt động cuộc sống

Chú ý: Kém biểu hiện = % Bottom 2 box: Không/Rất tốt/khoẻ (trong số những người cảm thấy khó tập trung) Nguồn: Q12-15 / Q2

Bảng điểm Indonesia - Tổng kết Indonesia

Hoạt động chiếm ít thời gian nhất (số giờ trung bình mỗi ngày) Thể thao (1.7) và giải trí (2.8)

Hoạt động dễ mất tập trung nhất (% top 2 box) Trường học (6%)

Hoạt động trường học dễ phân tâm nhất (trong số những người cảm thấy khó tập trung) Không xác định

Hoạt động mất tập trung nhanh nhất (trong khoảng 30 phút hoặc ít hơn) Thể thao (39%)

Hoạt động có biểu hiện kém nhất (trong số những người cảm thấy khó tập trung) Thể thao (35%)

Mục tiêu tương lai thiếu tự tin đạt được nhất (trong số những người cảm thấy khó tập trung)

Xuất sắc trong các hoạt động giải trí (20%)

010203040506070

Trương hoc Thê thao ngoaikhoa

Giao tiêp xa hôi Gia đinh Nghi ngơi/giai tri

Biêu hiên kem Dê tâp trung

Đơn vị tổ chức: Viện Nghiên cứu Giáo dục *** Đơn vị tài trợ: Công ty Wrigley

84

Hoạt động được nhận thức là sự thiếu tập trung tác động nhất đến sự thành công và hài lòng. (trong số những người cảm thấy khó tập trung)

Trường học (48%)

Mục tiêu tương lai được nhận thức là chịu tác động nhất của sự thiếu tập trung (trong số những người cảm thấy khó tập trung)

Mục tiêu tốt nghiệp (79%)

Khía cạnh bản thân được nhận thực là chịu tác động nhất của sự thiếu tập trung (trong số những người thiếu tập trung)

Gây khó khăn khi biểu hiện (88%)

Tóm tắt Hồng Kông - Tổng quan Ngoài học trong lớp và ngủ, giới trẻ Hong Kong dành thời gian nhiều

nhất để giải trí; ít nhất để chơi thể thao.

Cảm thấy khó tập trung hơn khi ở Trường học (đặc biệt là khi đang tham dự lớp học); kế tiếp là hoạt động gia đình.

Không bị phân tâm quá nhanh, nhưng 1 phần 5 mất tập trung trong 30 phút hoặc ít hơn trong Trường học. Gần như một nửa biểu hiện kém khi chơi thể thao, và 1 phần 3 ở Trường học.

Tin rằng thiếu tập trung có thể tác động nhất đối với sự thành công và hoài lòng trong Trường học, cũng như là mục tiêu tốt nghiệp.

Và cũng tin rằng thiếu tập trung có thể gây khó khăn trong việc biểu hiện chung.

Thiếu tự tin nhất trong mục tiêu trở thành con người mong muốn, nhưng lại cảm tháy tự tin vào khả năng có tài sản mong muốn và mục tiêu xuất sắc trong các hoạt động giải trí.

Hội thảo khoa học: “Tập trung trí tuệ, nắm bắt tương lai”

85

Theo giới tính và học vấn Đồ thị 17: Hồng Kông - Biểu hiện và khả năng tập trung trong các hoạt động

cuộc sống Chú ý: Kém biểu hiện = % Bottom 2 box: Không/Rất tốt/khoẻ (trong số những người cảm thấy khó tập trung) Nguồn: Q12-15 / Q2

Nam • Tự tin hơn trong mục tiêu tốt nghiệp.• Tin rằng thiếu tập trung có thể ngăn

cản phát huy tiềm lực bản thân.

Nữ • Mất tập trung nhanh hơn (trong 30ph

hoặc ít hơn) trong Trường học. • Thiếu tự tin hơn trong mục tiêu tốt nghiệp.• Tin rằng thiếu tập trung tác động đến sự

thành công và hài lòng trong các hoạt động thể thao.

•Có quan hệ gắn bó hơn với bạn bè. Phổ thông

• Trẻ hơn. • Nhiều người có cha mẹ có nghề

nghiệp tốt. • Dành nhiều thời gian hơn cho học

tập. • Cảm thấy dễ tập trung trong các

hoạt động giải trí. • Tự tin hơn trong mục tiêu kiếm việc

làm.

Tốt nghiệp Đại học • Lớn tuổi hơn. • Nhiều người có một việc làm bán thời gian

và có cha mẹ đã nghỉ hưu hoặc làm nội trợ.

• Dành nhiều thời gian hơn để chơi thể thao và tham gia các hoạt động giao tiếp xã hội và giải trí.

• Tin rằng thiếu tập trung tác động đến sự thành công và hài lòng của họ ở trường Đại học và lòng tự tin vào chính họ.

• Kém tự tin hơn trong mục tiêu kiếm việc làm.

Chú ý: Dấu hiệu khác nhau ở mức độ 90%

010203040506070

Trương hoc Thê thao ngoaikhoa

Giao tiêp xa hôi Gia đinh Nghi ngơi/giaitri

Biêu hiên kem Dê tâp trung

Đơn vị tổ chức: Viện Nghiên cứu Giáo dục *** Đơn vị tài trợ: Công ty Wrigley

86

Bảng điểm Hồng Kông - Tổng kết Hong Kong

Hoạt động chiếm ít thời gian nhất (số giờ trung bình mỗi ngày)

Thể thao (2.2) và giao tiếp xã hội(2.5)

Hoạt động dễ mất tập trung nhất (% top 2 box) Trường học (15%)

Hoạt động trường học dễ phân tâm nhất (trong số những người cảm thấy khó tập trung)

Không xác định

Hoạt động mất tập trung nhanh nhất (trong khoảng 30 phút hoặc ít hơn) Trường học (20%)

Hoạt động có biểu hiện kém nhất (trong số những người cảm thấy khó tập trung) Thể thao (48%)

Mục tiêu tương lai thiếu tự tin đạt được nhất (trong số những người cảm thấy khó tập trung)

Trở thành con người mong muốn(53%)

Hoạt động được nhận thức là sự thiếu tập trung tác động nhất đến sự thành công và hài lòng. (trong số những người cảm thấy khó tập trung)

Trường học (41%)

Mục tiêu tương lai được nhận thức là chịu tác động nhất của sự thiếu tập trung (trong số những người cảm thấy khó tập trung)

Tốt nghiệp (60%)

Khía cạnh bản thân được nhận thực là chịu tác động nhất của sự thiếu tập trung (trong số những người thiếu tập trung)

Gây khó khăn khi biểu hiện (93%)

Hội thảo khoa học: “Tập trung trí tuệ, nắm bắt tương lai”

87

Phụ lục Những cách giúp tập trung tốt hơn Nguồn: Q6

53

56

34

60

65

53

52

92

95

Indonesia

46

41

54

34

62

67

79

94

96

Việt Nam

55

45

54

53

74

52

60

90

95

Malaysia

43

49

56

41

50

66

72

87

94

Trung Quốc

47 27 84 61 49 Ăn snack

62 44 57 67 58 Uống nước giải khát

52 54 77 71 62 Mát-xa đầu

39 34 28 46 43 Nhai sing-gum

32 38 63 59 48 Tắt điện thoại/máy nhắn tin

44 38 39 27 46 Uống café

59 61 81 79 69 Tập thể dục

93

96

Thái Lan

90

95

Asia

Hong

Kong

Đài Loan

Philippines % top 2 box

89

95

90

88

92

98

Nghỉ giải lao

Ngủ đầy đủ

Đơn vị tổ chức: Viện Nghiên cứu Giáo dục *** Đơn vị tài trợ: Công ty Wrigley

88

Những cách giúp tập trung tốt hơn – theo các hoạt động cuộc sống Nguồn: Q6 3 cách được thích nhất

Tắt điện thoại máy nhắn tin

Uống café

PHIL PHIL PHIL PHIL PHIL Ăn snack

MAY MAY MAY VIET, MAY

VIET, MAY Uống nước giải khát

THAI, PHIL

THAI, PHIL

THAI, PHIL, VIET

PHIL, VIET

THAI, PHIL Mát-xa đầu

THAI, PHIL,

CH, VIET

THAI, PHIL,

CH, VIET

THAI, PHIL,

CH, VIET

THAI, PHIL, TW, CH, VIET,

MAY

THAI, PHIL, CH,

VIET Tập thể dục

THAI, PHIL, TW, CH, VIET, MAY, IA,

HK

THAI, PHIL, TW, CH, VIET, MAY, IA,

HK

Thể thao

THAI, PHIL, TW, CH, VIET, MAY, IA,

HK

THAI, PHIL, TW, CH, VIET, MAY, IA,

HK

Trường học

Giải trí Gia đình

Giao tiếp xã

hội

% top 2 box trong số những người cảm thấy khó tập trung

THAI, PHIL, TW, CH, VIET, MAY, IA,

HK

THAI, PHIL, TW, CH, VIET, MAY, IA,

HK

THAI, PHIL, TW, CH, VIET, MAY, IA,

HK

THAI, PHIL, TW, CH, VIET, MAY, IA,

HK

THAI, PHIL, TW, CH, VIET, MAY, IA,

HK

THAI, PHIL, TW, CH, VIET, MAY, IA,

HK

Nhai sing-gum

Nghỉ giải lao

Ngủ đầy đủ

Chú ý: khu vực có tên nghĩa là đạt trên 70% lựa chọn.

Hội thảo khoa học: “Tập trung trí tuệ, nắm bắt tương lai”

89

Những cách giúp tập trung tốt hơn – xếp theo khu vực Nguồn: Q6

Uống café

Tập thể dục

Nhai sing-gum

Mát-xa đầu

Tắt điện thoại/máy nhắn tin

Ăn snack

uống nước giải

khát

Nghỉ giải lao

Ngủ đầy đủ

Indonesia

Ăn snack

Nhai sing-gum

Tắt điện thoại/máy nhắn tin

Uống nước giải

khát

Uống café

Mát-xa đầu

Tập thể dục

Nghỉ giải lao

Ngủ đầy đủ

Trung Quốc

Ăn snack

Tắt điện thoại/máy nhắn tin

Nhai sing-gum

Uống café

Uống nước giải

khát

Mát-xa đầu

Tập thể dục

Nghỉ giải lao

Ngủ đầy đủ

Việt Nam

Tắt điện thoại/máy nhắn tin

Mát-xa đầu

Ăn snack

Uống café

Nhai sing-gum

Tập thể dục

Uống nước giải

khát

Nghỉ giải lao

Ngủ đầy đủ

Malaysia

Ăn snack Uống café

Tắt điện thoại/máy nhắn tin

Ăn snack

Mát-xa đầu

Uống nước giải

khát

Mát-xa đầu

Uống nước giải

khát

Tập thể dục

Mát-xa đầu

Tập thể dục

Mát-xa đầu

Tắt điện thoại/máy nhắn tin

Ăn snack Nhai sing-gum

Uống café

Nhai sing-gum

Nhai sing-gum

Uống café

Nhai sing-gum

Uống cafe

Tắt điện thoại/máy nhắn tin

Uống nước giải

khát

Tắt điện thoại/máy nhắn tin

Uống nước giải

khát

Tập thể dục Ăn snack Tập thể

dục

Nghỉ giải lao

Ngủ đầy đủ

Thái Lan

Hong Kong

Đài Loan

Philippines

Nghỉ giải lao

Ngủ đầy đủ

Ngủ đầy đủ

Nghỉ giải lao

Nghỉ giải lao

Ngủ đầy đủ

Cách tốt

nhất

Đơn vị tổ chức: Viện Nghiên cứu Giáo dục *** Đơn vị tài trợ: Công ty Wrigley

90

Mục tiêu tương lai đơn lẻ quan trọng nhất MI=% mục tiêu đơn lẻ quan trọng nhất đạt được của bản thân F=% mục tiêu đơn lẻ quan trọng nhất đạt được theo mong muốn của gia đình Nguồn: Q7a/Q8

1

1

14

3

27

54

1

4

23

3

22

47

2

10

13

5

25

45

0

0

6

6

24

64

0

2

9

4

24

61

0

3

12

17

23

45

0

3

8

10

31

48

0

0

2

2

16

80

0

1

8

7

18

67

0

2

8

7

24

59 69 4735403671 49 44

19 3324212719 18 24

0 1 4 2 2 0 1 2

4 2 4 4 5 1 4 4

4 141713205 20 16

4 4 1519114 9 9

Tốt nghiệp

Kiếm việc làm

Trở thành con người mong muốn Lập gia đình

Có tài sản mong muốn

Xuất sắc trong hoạt đông giải trí

MI F MI F MI F MI F MI F MI F MI F MI F MI F

29

3936

3128 28 28 27

22

Châu A Thai Lan Philipines TrungQuôc

Malaysia Đai Loan Viêt Nam Indonesia HongKong

YCI

Chênh lệch lớn nhất giữa mục tiêu bản thân và gia đình.

Hội thảo khoa học: “Tập trung trí tuệ, nắm bắt tương lai”

91

Thái độ đối với cuộc sống Y=% hoàn toàn đồng ý (trong số toàn bộ người khảo sát) LC=% hoàn toàn/một phần đồng ý (trong số những người thiếu tập trung) Nguồn: Q16

29

39 3631 28 28 28 27

22

Châu A Thai Lan Philipines TrungQuôc

Malaysia Đai Loan Viêt Nam Indonesia HongKong

Tôi tin rằng tương lai là giống nhau, không liên quan đến những gì tôi làm hôm nay.

Tôi tin rằng tôi có thể hoàn thành hầu như mọi thứ, miễn là tôi làm việc chăm chỉ và đặt hết tâm trí vào nó.

Tôi đến trường vì trách nhiệm hơn là tôi muốn thế.

97

19

14

96

17

11

88

23

32

89

10

9

80

55

30

87

33

37

78

32

29

92

41

47

93

19

36

87

29

29 26 6 29 41 29 41 33 28

25 9 33 38 26 37 14 25

86 90 87 86 87 96 94 90

Y LC Y LC Y LC Y LC Y LC Y LC Y LC Y LC Y LC

YCI

Đơn vị tổ chức: Viện Nghiên cứu Giáo dục *** Đơn vị tài trợ: Công ty Wrigley

92

Phụ lục 2:

Khả năng tập trung Bản quyền: Đại học Kent, Canterbuly

Dịch thuật: Trung tâm Đánh giá và Kiểm định Chất lượng Giáo dục

Giới thiệu

Khả năng tập trung kém

Những yếu tố làm cho khả năng tập trung kém

Khả năng tập trung và sức khoẻ của bạn

Làm thế nào để duy trì khả năng tập trung

Huấn luyện khả năng tập trung của bạn

Những chiến thuật hữu dụng hơn để tập trung

Các bước tiếp theo

Thông tin khác

Đọc thêm

Giới thiệu

Sự tập trung có nghĩa là sự chú ý của một người nào đó hướng vào một điều gì đó.

Chúng ta bẩm sinh đều có khả năng tập trung. Bạn có bao giờ để ý rằng thật khó để

thu hút chú ý một đứa trẻ khi nó đang chơi? Bạn có nhớ lúc bạn dành thời gian mê

mải một cuốn tiểu thuyết hấp dẫn, một bộ phim hay, một trận đấu sôi động hay một

Hội thảo khoa học: “Tập trung trí tuệ, nắm bắt tương lai”

93

đoạn nhạc thú vị? Lúc đó, bạn đang tập trung. Tại thời điểm bạn đọc những dòng

này, bạn cũng đang tập trung.

Điều này giúp nhận ra tập trung là như thế nào, từ đó bạn có thể trở lại trạng thái ấy.

Hoạt động:

Hãy nghĩ về thời điểm khi bạn tập trung vào điều gì đó. Bạn làm gì lúc đó cũng được;

đó có thể là khi bạn đang làm việc hoặc đang giải trí.

• Tình huống lúc đó là gì? Bạn đang làm gì?

• Làm thế nào bạn biết bạn đang tập trung?

• Cảm giác tập trung như thế nào? Cơ thể bạn ra sao? Điều gì diễn ra trong tâm trí

bạn?

Kém khả năng tập trung

Khi mọi người nói rằng họ không thể tập trung, nó thường có nghĩa là họ không thể

nào giữ sự chú ý vào một việc nào đó trong khoảng thời gian lâu như họ mong muốn.

Hầu hết chúng ta cần phải tập trung nhiều lần mỗi ngày. Chúng ta thường không

quan tâm đến điều đó, chúng ta thậm chí không để ý đến những lần cần tập trung

này. Tập trung chỉ trở thành vấn đề khi chúng ta cảm thấy không thể hoàn thành

công việc nhanh như mình mong muốn hoặc khi chúng ta mắc sai lầm do không tập

trung. Bạn không tập trung khi bạn để môi trường làm phân tâm bạn, và/hoặc những

ý nghĩ và cảm xúc của bạn làm phiền bạn chú ý đến một vấn đề nào đó. Những suy

nghĩ của bạn rời rạc; tâm trí bạn nhảy từ thứ này sang thứ khác như một con khỉ.

Điều này giúp chúng ta học và thực hành những chiến thuật tập trung, để chế ngự

con khỉ trong tâm trí bạn, để mà nó có thể làm việc như bạn muốn. Nếu bạn biết

những nguyên nhân gây cho bạn sự kém tập trung, bạn có thể học để kiểm soát

những yếu tố này.

Hoạt động: Liệt kê tất cả những nguyên nhân quấy rầy bạn tập trung mà bạn có thể

nghĩ ra

Đơn vị tổ chức: Viện Nghiên cứu Giáo dục *** Đơn vị tài trợ: Công ty Wrigley

94

Những yếu tố gây kém tập trung

Thiếu tập trung là một trong những than phiền thường gặp trong học sinh, sinh viên.

Phân tâm là nguyên nhân chủ yếu của sự kém tập trung. Có hai loại phân tâm: do

bên ngoài và do bên trong.

Phân tâm do bên ngoài

Phân tâm do bên ngoài liên quan đến môi trường của khu vực học tập của bạn. Một

khi bạn xác địch được những yếu tố gây phân tâm này, thường bạn sẽ dễ dàng giải

quyết chúng. Một vài yếu tố gây phân tâm từ bên ngoài như:

• Tiếng ồn; tiếng nói chuyện

• Nội thất không phù hợp; chiếu sáng không đủ

• Người khác quấy rầy; điện thoại

• Ti vi

• Công việc: được trả tiền hay không trả; việc nhà

• Internet; email

Phân tâm do bên trong

Phân tâm do bên trong liên quan đến bạn: cơ thể bạn, suy nghĩ của bạn và cảm xúc

của bạn. Một số nguyên nhân dễ dàng được giải quyết một khi đã xác định. Số khác

có thể khống chế bằng cách rèn luyện và/hoặc với sự giúp đỡ của người khác. Một

số yếu tố bên trong gây phân tâm như:

• Đói; mệt; bệnh

• Thiếu động cơ; chán; thiếu hứng thú

• Lo lắng cá nhân; căng thẳng; hồi hộp

Hội thảo khoa học: “Tập trung trí tuệ, nắm bắt tương lai”

95

• Suy nghĩ tiêu cực

• Mơ mộng

• Thiếu tổ chức, sắp xếp

Khả năng tập trung và sức khoẻ của bạn

Khả năng tập trung của bạn, ở mức độ tốt nhất, phụ thuộc vào việc toàn bộ cơ thể

bạn đang khoẻ mạnh. Áp lực của những hạn chót và những trông đợi khiến bạn có

thể bỏ qua những nhu cầu của cơ thể. Tuy nhiên, bạn càng chăm sóc và quý trọng

cơ thể bạn thì cơ thể càng làm nhiều điều cho bạn. Cơ thể cần ăn uống đầy đủ, nghỉ

ngơi, tập thể dục và ngủ đủ.

• Dĩ nhiên, một chế độ ăn kiêng cân bằng, có lợi cho sức khoẻ là điều bắt buộc.

Hãy dành thời gian để thưởng thức bữa ăn, sử dụng thời gian bữa ăn để tháo gỡ mọi

thứ.

• Tránh ăn quá nhiều trước một buổi học. Quá nhiều thức ăn sẽ đặt cơ thể vào trạng

thái muốn được nghỉ ngơi. Mặt khác, cũng đừng nhịn ăn. Những bữa ăn nhỏ như thông thường là tốt nhất.

• Lượng đường đưa vào đột ngột tăng cao có thể làm hàm lượng đường trong máu

tăng và sau đó giảm nhanh. Do đó, bạn có thể cảm thấy mệt, uể oải và gặp khó khăn

khi tập trung. Viên đường và những món ngọt là dành cho những hoạt động chân tay,

chúng không tốt cho hoạt động trí óc. Nếu cần ăn nhẹ, hãy thử món cay, trái cây hay

đậu phộng.

• Uống nhiều nước trong suốt buổi học, đặc biệt khi bạn cảm thấy uể oải.

• Càfé có thể giúp bạn tỉnh ngủ, nhưng chúng cũng làm bạn hồi hộp – hãy dùng

chúng điều độ.

• Chọn bài tập thể dục bạn thích. Tập thể dục thường xuyên có thể tăng khả năng

tập trung của bạn.

Đơn vị tổ chức: Viện Nghiên cứu Giáo dục *** Đơn vị tài trợ: Công ty Wrigley

96

• Cơ thể của bạn cần nghỉ ngơi và thư giãn có tính chu kỳ mỗi ngày. Những phút

nghỉ giải lao đều đặn mỗi ngày thích hợp cho khả năng tập trung và trí nhớ tốt (Xem

thêm bên dưới ở phần khoảng ngắn tập trung)

• Đi ngủ đúng giờ đều đặn để tránh chứng mất ngủ. Nếu bạn bắt buộc phải giảm

giờ ngủ, hãy đi ngủ đúng giờ và thức dậy sớm hơn.

• Có một vài nghiên cứu tin vào giải thuyết rằng những giấc ngủ ngắn cũng tăng

khả năng tập trung và trí nhớ.

• Đừng đưa công việc vào giường bằng cách học trên giường. Cơ thể của bạn sẽ bối

rối rằng giường thường dành để cho việc thư giãn.

Mỗi lần bạn học, hãy lên kế hoạch để cơ thể giúp bạn tập trung.

• Chọn một cái ghế có lưng tựa. Nó có thể thoải mái nhưng đừng quá thoải mái.

Giống như một vận động viên trong một cuộc thi, cơ thể bạn nên được thư giãn, để

tất cả các năng lượng tập trung vào chỗ quan trọng – bộ não.

• Có sẵn mọi thứ bạn cần ở trên bàn. Bỏ những thứ không cần ra khỏi buổi học. Việc

nhìn thấy các mẫu nhắc việc khác hoặc hoá đơn tiền điện có thể làm tăng sự hồi hộp

và làm xao lãng bạn.

• Đảm bảo rằng bạn có đầy đủ ánh sáng gần giống với tự nhiên.

• Học dựa theo đồng hồ sinh học. Bạn hoạt động tốt nhất là vào lúc nào, sáng hay

tối? Hãy xếp những việc khó nhất khi bạn đang ở trạng thái tốt nhất, và những cái dễ

hơn khi bạn không còn quá minh mẫn.

• Nhận biết và quý trọng những khoảng ngắn tập trung thay đổi từng giờ và từng

ngày.

Hoạt động: Liệt kê ba thứ bạn đang làm để chăm sóc cơ thể bạn nhằm tăng khả năng tập trung.

Liệt kê ba thứ bạn có thể nhưng bạn không làm để giúp bạn tập trung.

Hội thảo khoa học: “Tập trung trí tuệ, nắm bắt tương lai”

97

Làm thế nào để duy trì khả năng tập trung Khi bắt đầu một tiết học, bạn chắc chắn dành một ít thời gian để chọn một chỗ ngồi

vừa ý cho công việc. Hãy cố gắng khuyến khích sự tập trung để làm quen thật nhanh

với điều kiện làm việc.

Tập những thói quen tốt

• Học vào cùng một thời gian và cùng một địa điểm chỉ dành cho việc học. Điều này

sẽ giúp bạn tạo ra mối liên hệ về thời gian và không gian giữa việc học và tập trung.

Bạn sẽ nhận ra rằng bạn tập được thói quen học ngay khi bạn vừa ngồi xuống.

• Ngoài ra, bạn có thể thực hiện một nghi lễ nho nhỏ nào đó trước mỗi buổi học, ví dụ

như lấy ra một bức tượng nhỏ, đội nón dành cho việc học, hoặc dựng một tấm biển.

Điều này giúp cơ thể bạn chuyển sang chế độ học và rằng không nên quấy rầy bạn.

Đừng chọn một một hoạt động, ví dụ như đọc email hoặc kiểm tra thị trường chứng

khoán, điều đó có thể dẫn bạn đến sự trì hoãn hoặc gây xao nhãng, phân tâm.

Chuẩn bị tâm trí

• Tránh những hoạt động sôi nổi ngay trước khi bạn bắt đầu học.

• Trước tiết học, dành một ít phút để bình tĩnh và thư giãn đầu óc và cơ thể. (Thử bài

thể dục “Tập trung vào hơi thở” bên dưới)

• Hãy tích cực! Hãy tin vào khả năng vượt qua mọi thách thức của bạn.

Đơn vị tổ chức: Viện Nghiên cứu Giáo dục *** Đơn vị tài trợ: Công ty Wrigley

98

Tiếp cận việc học hiệu quả

• Dành một ít thời gian để lên kế hoạch điều bạn sắp làm. Hãy kỹ lưỡng và thực tế.

Suy nghĩ “Tôi sắp làm công việc được giao” không hữu dụng lắm. Các suy nghĩ “Tôi

sắp sử dụng 2 tiếng đồng hồ tới để thu thập những thông tin về các đối tác thương

mại để hoàn thành công việc được giao. Tôi sẽ đọc chương II của quyển sách này

trước, nếu còn thời gian, tôi sẽ bắt đầu chương V” thì tốt hơn.

• Chia nhỏ công việc của bạn thành những phần nhỏ hơn, và sau đó tập trung vào

một nhiệm vụ nhỏ hơn. Viết một đoạn văn không đáng sợ bằng viết một bài tiểu luận.

Hãy năng động

• Đa dạng hoá các hoạt động có thể giữ tâm trí không đi lang thang: ghi chú, làm nổi,

gạch dưới, tự đặt câu hỏi, chuẩn bị câu hỏi thảo luận, liên hệ tài liệu cũ, đặt giải

thuyết…

• Thay đổi môn học/chủ đề bạn đã học trong suốt 2 tiếng hoặc trong thời gian tương

tự để duy trì sự hứng thú.

Nghỉ giải lao đều đặn Nghỉ giải lao trước khi bạn cảm thấy mệt và hoàn toàn mất tập trung là rất quan

trọng. Những phút nghỉ giải lao đều đặn ít nhất một lần một giờ giúp giữ nguyên khả

năng tập trung. Nếu công việc không thuận lợi và bạn gặp khó khăn tập trung, bạn có

thể cần một giờ nghỉ dài hơn và sau đó sẽ lui lần nghỉ sau lâu hơn. Hoặc là bạn có

thể làm việc trong những khoảng thời gian ngắn hơn, ví dụ như 20 phút chẳng hạn,

và có nhiều giờ nghỉ ngắn thường xuyên hơn.

Oxy

• Khi bạn ngồi trong một thời gian dài, trọng lực kéo máu xuống phần thấp hơn của

cơ thể. Khi bạn nghỉ giải lao, hãy thở vài cái thật sâu và cung cấp nhiều oxy cho não:

thử đi bộ vòng quanh và duỗi thẳng tay chân nhẹ nhàng trong vài phút. Nó sẽ giúp

thả lỏng được cơ thể, và giúp cho sự lưu thông. (Thử bài tập “Tập trung vào hơi thở”)

• Nếu bạn đang làm việc trên máy tính, thư giãn đôi mắt bằng cách nhìn xa vào một

khoảng cách và giảm độ chói của máy tính bằng lòng bạn tay trong một lúc.

Hội thảo khoa học: “Tập trung trí tuệ, nắm bắt tương lai”

99

Xem lại bài học – Bí mật của Trí nhớ tốt

Bí mật của trí nhớ tốt là thường xuyên xem lại bài và gợi nhớ. Như câu nói “Nếu bạn

không sử dụng, bạn sẽ mất nó”. Sau khi nghỉ giải lao, dành một khoảng thời gian nhỏ

để nhớ lại những gì đã làm. Tập trung vào những điểm chính. Cũng làm như thế vào

cuối buổi học và tóm tắt các ý chính. Cảm giác rằng bạn đã đạt được điều gì đó sẽ

khuyến khích động cơ học của bạn, từ đó giúp bạn tập trung.

Nếu bạn muốn ghi nhớ những điều xác định vào trí nhớ, hãy gợi nhớ chúng, tra tìm

chúng hoặc sử dụng chúng trong cuộc sống hàng ngày cho đến khi chúng khắc sâu

vào trí nhớ của bạn.

Sau đó bạn cần phải làm mới trí nhớ của mình sau mỗi tuần.

Tự thưởng bản thân

Khen ngợi bản thân vì đã hoàn thành công việc. Tự tặng mình một phần thưởng khi

bạn làm xong một nhiệm vụ, ví dụ như làm tiếp cái mà bạn phải tạm dừng để học.

Điều này sẽ khuyến khích cho hành vi của bạn, và bạn sẽ cảm thấy muốn học và tập

trung trở lại. Chú ý rằng nếu bạn sử dụng máy tính, làm điều gì đó khác ngoài nhìn

vào tivi để mắt bạn thư giãn trước ánh sáng máy tính.

Huấn luyện tâm trí mất tập trung của bạn Dưới đây là vài thủ thuật đơn giản để tập trung. Nó được thiết kế dùng cho hầu hết

các tình huống, để mà bạn có thể thực hành một cách tin tưởng cho dù điều gì đang

diễn ra xung quanh bạn. Cũng giống như học bất kỳ kỹ năng nào. Tăng khả năng tập

trung cần thực tập nhiều. Bạn chắc chắn không nhận ra sự thay đổi trong vài ngày.

Tuy nhiên, nếu bạn kiên trì và tiếp tực thực tập những kỹ thuật này mỗi ngày, bạn sẽ

nhận ra sự tiến bộ trong khả năng tập trung của bạn trong một vài tuần. Bạn thậm chí

có thể nhận ra mình cảm thấy tốt hơn nhiều!

Ngay đây bây giờ

Bất cứ khi nào bạn nhận ra tâm trí mình đang lang thang khỏi cái bạn đang muốn chú

ý, hãy nói với bản thân rằng “Ngay đây bây giờ” và nhẹ nhàng đưa sự chú ý của bạn

Đơn vị tổ chức: Viện Nghiên cứu Giáo dục *** Đơn vị tài trợ: Công ty Wrigley

100

trở lại nơi bạn mong muốn. Nếu tâm trí của bạn lại đi lang thang, hãy lặp lại “Ngay

đây bây giờ” và đưa sự chú ý lại.

Đừng chỉ trích bản thân hoặc nhắc bản thân tập trung. Khi bạn nghĩ mình đang mất

tập trung, bạn đang mất tập trung.

Đừng cố đẩy những ý nghĩ đặc biệt nào ra khỏi tâm trí bạn. Khi bạn không cố gắng

đừng làm điều gì đó, tâm trí của bạn bị choáng chỗ và bạn không tập trung. Hãy để ý

nghĩ đi qua như hơi thở phào, hãy nói với bản thân “Ngay đây bây giờ” và trở lại với

thực tại.

Bạn có thể nhận ra tâm trí mình đi lang thang hàng trăm lần trong một ngày. Đó là

bình thường. khi bạn đã thực tập thủ thuật này trong một khoảng thời gian, bạn sẽ

nhận ra bạn giữ chú ý được lâu hơn.

Cứ Bỏ Qua

Thủ thuật này tốt cho những tình huống mà bạn phải sống chung, ví dụ như trẻ em

chơi đùa, mùi nấu nướng, tivi kế cửa ra vào, tiếng động của máy tính, hay kẹt xe. Khi

bạn chú ý đến những thứ đang gây phân tâm hoặc làm bạn phát cáu, hãy thực hiện

một quyết định tỉnh táo để Cứ Bỏ Qua.

Cố gắng đừng để tình huống đó làm bạn tức giận; đừng hi vọng thay đổi nó. Hãy cho

phép nó như thế. Hít một hơi sâu và thở ra nhẹ nhàng có thể có ích. Khi bạn thở ra,

hãy tống ra những căng thẳng và bực dọc bạn có. Hãy nói với bản thân “Ngay đây

bây giờ” và đưa sự chú ý của bạn trở lại.

Tập trung vào hơi thở Đây là một thực hành tập trung đơn giản. Nó cũng bước đầu tiên của bài tập thể dục

thư giãn. Bạn có thể sử dụng chúng ở đầu buổi học để đặt bản thân vào một luồng

suy tư tốt, và khi bạn khi bạn nghỉ giải lao.

• Hít một hơi dài, và thở ra chậm chậm nhưng thoải mái.

• Hít một hơi khác dài hơn, và thở ra chậm chậm.

• Hít thở với nhịp thở bình thường.

• Tập trung vào chuyện thở một lúc. Hãy nhận biết lúc nào bạn thở vào và thở ra.

• Khi bạn thở ra, hãy đưa ra theo những căng thẳng bạn đang có.

Hội thảo khoa học: “Tập trung trí tuệ, nắm bắt tương lai”

101

• Khi bạn cảm thấy bản thân bị phân tâm bởi bất cứ điều gì, ví dụ như nghĩ về cái

khác, đơn giản là hãy để nó như thế và tập trung vào chuyện thở.

• Tập trung vào hơi thở lâu như bạn muốn.

Hoạt động: Dành một ít phút để thử “Tập trung vào hơi thở”. Nếu đang sử dụng máy tính, quay

ra khỏi màn hình.

Bạn cảm thấy như thế nào sau bài tập?

Những chiến thuật hữu dụng hơn cho việc tập trung Những chiến thuật sau đây tốt để giải quyết một vài yếu tố bên trong gây phân tâm

mà bạn có thể gặp.

Lo lắng hoặc mơ mộng

Nếu tâm trí bạn chuyển sang lo lắng hoặc mơ mộng trong suốt cả ngày, khi đó hãy

đặt ra một thời gian cụ thể mỗi ngày để nghĩ về những thứ có thể quấy rầy sự tập

trung của bạn. Nghiên cứu chỉ ra rằng những người sử dụng thời gian lo lắng thì thời

gian lo lắng sẽ giảm 35% trong 4 tuần.

• Đặt một thời gian cụ thể mỗi ngày, ví dụ 6 giờ đến 6 giờ 30, nhưng không phải ngay

trước khi đi ngủ.

• Trong ngày, khi sự tập trung của bạn bị phân tâm bởi những ý nghĩ hoặc lo lắng, nói

với bản thân rằng sẽ nghĩ đến chúng vào giờ đặc biệt.

• Hãy để ý nghĩ đi qua; sử dụng kỹ thuật “Ngay đây bây giờ”

• Chắc chắn rằng bạn giữ lời hứa với bản thân. Hãy thoải mái lo lắng và mơ mộng khi

đến giờ! Dừng ngay khi thời gian kết thúc, cho đến ngày hôm sau.

Là một phụ huynh biết chăm sóc

Một phụ huynh biết chăm sóc sẽ:

• khen ngợi thành tích của bạn, không kể lớn nhỏ,

• bảo rằng bạn không nên lo lắng hoặc giận dữ một cách không cần thiết,

• giúp bạn đặt mọi thứ vào tiến độ,

• khuyến khích bạn tiếp tục khi công việc bắt đầu khó hơn,

Đơn vị tổ chức: Viện Nghiên cứu Giáo dục *** Đơn vị tài trợ: Công ty Wrigley

102

• nói với bạn rằng con người nào cũng có lỗi lầm,

Và nhiều nữa …..

Hãy để vị phụ huynh biết chăm sóc bên trong bạn khống chế một số yếu tố bên trong

gây phân tâm và động viên bản thân.

Một thứ một lúc

Nếu bạn nhận ra bản thân đang bị chôn vùi trong tất cả những thứ bạn phải làm trong

cuộc đời, hãy nhớ rằng bạn chỉ có thể làm một thứ một lúc mà thôi. Ưu tiên. Làm từ

trên xuống dưới danh sách và làm việc quan trọng nhất trước. Tập trung và cái bạn

đã và đang làm, cái tích cực, chứ không phải cái bạn chưa làm. Hãy hỏi vị phụ huynh

bên trong bạn giúp đỡ.

Yêu cầu giúp đỡ

Nếu những giúp đỡ của bản thân không đủ, hãy nói chuyện với ai đó có thể giúp: gia

sư của bạn, bạn, nhân viên tư vấn, chuyên gia.

Thử dùng thuốc men

Một vài phương thuốc được kê có thể tác động lên tập trung và trí nhớ. Nếu bạn sử

dụng thuốc và bạn nghĩ nó có thể ảnh hưởng đến bạn, hãy hỏi ý kiến bác sĩ của bạn.

Những bước kế tiếp

Hoạt động: Có nhiều yếu tố có thể tác động đến sự tập trung, nhưng nhiều cái trong số chúng có

thể được giải quyết một cách nhanh chóng và dễ dàng, số khác cần được thực tập

nhiều.

• Điều gì bạn có thể làm ngay để giúp bạn tập trung?

• Điều gì bạn được chuẩn bị để làm trong tương lai dài để giúp bạn tập trung?

Thông tin thêm Để có thểm nhiều lời khuyên trong các chủ đề liên quan, xem thêm:

• Sự chần chừ và động cơ

Hội thảo khoa học: “Tập trung trí tuệ, nắm bắt tương lai”

103

• Quản lý thời gian

• Trở lại việc học như là một sinh viên bán-thời-gian

Cho phần giới thiệu đến một lý thuyết là cơ sở của các tài liệu về động cơ, xem

trang web “Người học và Việc học” của James Atherton. Theo đường dẫn đến phần

Tham khảo (Referrences), và sau đó là Động cơ (Motivation):

http://www.dmu.ac.uk/~jamesa/learning/open.htm

Cho một trạm nghiên cứu trực tuyến khảo sát động cơ, truy cập vào website của

trường Đại học Nam Úc: http://www.unisanet.unisa.edu.au/motivation/

Dự án Học tập tương thích Hertfordshire, tại Đại học vùng Herfordshire, có những lời

khuyên giá trị về:

• Suy nghĩ sáng tạo

• Thông tin cách mạng

• Tư duy phê phán

• Làm việc như bản chất

• Giải quyết vấn đề

Một khi bạn vào trang web của họ, theo đường dẫn tới Kỹ năng tốt nghiệp

(Graduate Skills), và sau đó tới Tài liệu hỗ trợ kỹ năng (Skills Support Materials).

Khi đó, xem đề mục và theo các đường dẫn đến các chủ đề quan tâm.

http://www.herts.ac.uk/envstrat/HILP/.

Trường Cao đẳng cộng đồng Longview (Missouri, USA) cũng có một giới thiệu để

hiểu về tư duy phê bình:

http://www.kcmetro.cc.mo.us/longview/ctac/toc.htm

Đọc thêm Bạn có thể thấy các cuốn sách này hữu dụng:

Bourner, T. and Race, P. (1995) How to Win as a Part-time Student, 2nd edition,

London, Kogan Page.

Cottrell, S. (2000) The Study Skills Handbook, Basingstoke, Macmillan.

Jeffers, S. (1991) Feel the Fear and Do It Anyway, (Arrow edition), London, Arrow.

Markham, U. (1995) Managing Stress: The Stress Survival Guide for Today,

Shaftesbury, Element.

Đơn vị tổ chức: Viện Nghiên cứu Giáo dục *** Đơn vị tài trợ: Công ty Wrigley

104

Trang lời khuyên này được viết bởi Munha Lee.

Bản quyền: Đại học Kent tại Canterbury, 2000. Đây là một trong loạt lời khuyên

được viết bởi Đơn vị hỗ trợ Học tập và Giảng dạy, ĐH Kent tại Canterburry. Thông tin

thêm, email Jan Seller: [email protected]