loại lưới nào là an toàn? -...

4
Khu vườn của quý vị có nguy hiểm với động vật hoang dã không? Trùm lưới bảo vệ cây ăn quả Những cây ăn quả ở sân sau là món chiêu đãi hấp dẫn cho các loài động vật hoang dã háu đói. Trùm lưới bảo vệ cây là một cách phổ biến để bảo vệ trái cây khỏi các loài động vật hoang dã nhưng nếu sử dụng loại lưới không phù hợp có thể giết chết hoặc làm thương các loài động vật như chim, dơi quạ và chồn opossum. Nếu trùm lưới có kích thước mắt lưới lớn sẽ khiến động vật bị mắc kẹt, và khi chúng vật lộn trong lưới để thoát ra sẽ gây ra những vết cắt sâu và bị bóp nghẹt, thường dẫn đến tử vong. Theo Đạo Luật Ngăn Chặn Hành Động Tàn Ác với Động Vật năm 1986, một người có khả năng thực hiện hành động tàn ác và có thể phải chịu trách nhiệm nếu một điều gì đó mà họ làm gây ra đau đớn vượt quá giới hạn hợp lý đối với một con vật. Nếu quý vị quyết định sử dụng phương pháp trùm lưới trong khu vườn của mình, thì có nhiều cách dễ dàng để tránh gây hại cho động vật hoang dã. Sử dụng loại lưới thích hợp sẽ bảo vệ trái cây của quý vị nhưng nếu sử dụng loại lưới không phù hợp có thể làm bị thương và giết chết các loài động vật. Loại lưới nào là an toàn? Loại lưới thân thiện với động vật hoang dã có kích thước mắt lưới nhỏ hơn 5 mm. Nếu quý vị có thể thọc một ngón tay qua lưới, thì đó là loại lưới không an toàn cho động vật hoang dã. Ảnh. Sue Johnston Ảnh. Bev Brown

Upload: vonguyet

Post on 25-Jan-2019

213 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Loại lưới nào là an toàn? - agriculture.vic.gov.auagriculture.vic.gov.au/__data/assets/word_doc/0020/430274/...V3.docx  · Web viewKhu vườn của quý vị có nguy hiểm

Khu vườn của quý vị có nguy hiểm với động vật hoang dã không?Trùm lưới bảo vệ cây ăn quả

Những cây ăn quả ở sân sau là món chiêu đãi hấp dẫn cho các loài động vật hoang dã háu đói. Trùm lưới bảo vệ cây là một cách phổ biến để bảo vệ trái cây khỏi các loài động vật hoang dã nhưng nếu sử dụng loại lưới không phù hợp có thể giết chết hoặc làm thương các loài động vật như chim, dơi quạ và chồn opossum.

Nếu trùm lưới có kích thước mắt lưới lớn sẽ khiến động vật bị mắc kẹt, và khi chúng vật lộn trong lưới để thoát ra sẽ gây ra những vết cắt sâu và bị bóp nghẹt, thường dẫn đến tử vong.

Theo Đạo Luật Ngăn Chặn Hành Động Tàn Ác với Động Vật năm 1986, một người có khả năng thực hiện hành động tàn ác và có thể phải chịu trách nhiệm nếu một điều gì đó mà họ làm gây ra đau đớn vượt quá giới hạn hợp lý đối với một con vật.

Nếu quý vị quyết định sử dụng phương pháp trùm lưới trong khu vườn của mình, thì có nhiều cách dễ dàng để tránh gây hại cho động vật hoang dã. Sử dụng loại lưới thích hợp sẽ bảo vệ trái cây của quý vị nhưng nếu sử dụng loại lưới không phù hợp có thể làm bị thương và giết chết các loài động vật.

Loại lưới nào là an toàn?Loại lưới thân thiện với động vật hoang dã có kích thước mắt lưới nhỏ hơn 5 mm. Nếu quý vị có thể thọc một ngón tay qua lưới, thì đó là loại lưới không an toàn cho động vật hoang dã.

Trước khi mua lưới, quý vị nên kiểm tra bằng phương pháp 'kiểm tra bằng ngón tay'. Nếu tấm lưới vượt qua 'kiểm tra bằng ngón tay', thì tốt nhất nên sử dụng lưới trắng vì động vật có khả năng nhìn thấy lưới rõ hơn vào ban đêm.

Ảnh. Sue Johnston Ảnh. Bev Brown

Ảnh: Denise Wade

Page 2: Loại lưới nào là an toàn? - agriculture.vic.gov.auagriculture.vic.gov.au/__data/assets/word_doc/0020/430274/...V3.docx  · Web viewKhu vườn của quý vị có nguy hiểm

Tôi nên sử dụng lưới như thế nào?

Nếu quý vị muốn trùm lưới lên toàn bộ cây:

Trùm kín tấm lưới từ trên ngọn xuống dưới gốc cây. Không trùm lưới lỏng lẻo hoặc để tấm lưới nằm trên mặt đất, vì có thể khiến các loài bò sát và các loài động vật khác bị mắc kẹt

Buộc chặt tấm lưới vào thân cây – điều này sẽ ngăn không cho chuột và chim tiếp cận quả trên cây

Bảo vệ một số cành cây có thể dễ dàng hơn so với việc trùm lưới lên toàn bộ cây. Có thể sử dụng một số loại túi, tay áo và vớ có sẵn để bảo vệ quả ở trên một số cành.

Tránh để lưới nằm trên mặt đất, vì có thể khiến các loài động vật như thằn lằn bị mắc kẹt.

Bảo vệ một số cành cây bằng túi là lựa chọn nhanh chóng và dễ dàng.

Tôi có thể làm gì khác để bảo vệ động vật hoang dã? Gỡ bỏ lưới cũ mà không bảo vệ cho quả trên cây. Để tránh trường hợp mắc kẹt trong lưới

không mong muốn, hãy vứt bỏ tấm lưới cũ bằng cách cho vào một túi nylon chắc chắn và sau đó vứt vào một thùng rác mà được đem đến bãi rác.

Kiểm tra các cây được trùm lưới hàng ngày để đảm bảo lưới không bị lỏng lẻo và không có con vật nào bị mắc kẹt.

Giúp đỡ những động vật hoang dã bị thươngĐộng vật hoang dã ở Victoria được bảo vệ theo Đạo Luật về Động Vật Hoang Dã năm 1975, đạo luật này quy định việc quấy rối hay tiêu diệt động vật hoang dã được coi là hành động bất hợp pháp. Điều quan trọng là phải nhanh chóng giúp đỡ các động vật hoang dã bị mắc kẹt trong lưới. Nếu quý vị tìm thấy động vật hoang dã bị mắc kẹt trong lưới, không cố gắng tự mình xử lý hoặc giải cứu con vật đó. Một số loài động vật hoang dã bị mắc kẹt trong lưới, đặc biệt là dơi quạ hay rắn, có thể mang mầm bệnh và/hoặc gây nguy hiểm cho con người.

Gọi điện thoại đến Wildlife Victoria 03 8400 7300 hoặc AWARE 0412 433 727 (24 giờ)

Hoặc truy cập www.wildlife.vic.gov.au/sick-injured-or-orphaned-wildlife để có thông tin liên hệ chi tiết với các tổ chức phục hồi cho động vật hoang dã.

Được ủy quyền bởi Bộ Phát Triển Kinh Tế, Việc Làm, Giao Thông và Tài Nguyên

1 Spring Street Melbourne Victoria 3000 Điện Thoại (03) 9651 9999

© Bản Quyền thuộc Bộ Phát Triển Kinh Tế, Việc Làm, Giao Thông và Tài Nguyên Tiểu Bang Victoria năm 2018

Ngoại trừ bất kỳ logo, biểu tượng, thương hiệu, tác phẩm nghệ thuật và tài liệu nhiếp ảnh nào, tài liệu này được cung cấp theo các điều khoản của giấy phép Thẩm Quyền Tài Sản Sáng Tạo Công Cộng 3.0 tại Úc.ISBN 978-1-925734-90-4 (Bản in) ISBN 978-1-925734-91-1 (pdf/trực tuyến/MS Word)

animalwelfare.vic.gov.au

Ảnh: Lawrence Pope