liên trì pháp vũ tập · liên trì pháp vũ tập Đăng bởi tuệ dũng lỜi bẠt tập...

27
Liên Trì Pháp Vũ Tập Đăng bởi Tuệ Dũng LỜI BẠT Tập sách này sở dĩ nói cái lợi cho người sơ tâm, là bởi thấy thiện tri thức khó gặp, thường khổ hỏi lại chẳng có đáp, ba tạng mênh mông mờ mịt như biển khói, càng cảm nhận mời xem không dễ, vì vậy đặc biệt rộng chọn lấy các tác phẩm Tịnh độ của người xưa và tuyển chọn những điều tinh anh trong đó gộp làm thành tập sách này làm chiếc bè quý giúp chúng sinh vượt qua bến mê, tránh khỏi những lao nhọc, đó cũng là điều mà hành giả thích nghe. Phàm người có chánh hạnh tịnh nghiệp cốt là ở chỗ tin sâu nguyện thiết, chấp trì danh hiệu. Cho nên đầu tiên nêu Pháp môn phương tiện trì danh , nhưng có chân mà không có mắt, hoặc sẽ lầm vào lối hiểm, hiểu và hành cùng song hành mới là tốt nhất. Cho nên kế tiếp nói Người niệm Phật cần biết . Tổ sư khai thị, đều đích thân trải qua cam khổ, mới có ra tâm đắc ấy, nói một vài lời đủ làm khuôn phép. Cho nên kế đến là môn Liên Tông Pháp ngữ. Vị của một bọt nước tuy đủ để biết vị của cả biển lớn, hòa nhập thông suốt, nhưng vẫn phải nhờ vào kinh luận, cho nên cuối cùng nói môn Tịnh độ chuyên luận. Theo thứ lớp ấy, đúng như lời dạy mà tu trì, đâu chỉ hiện tiền thọ dụng, sẽ thấy báo hết, được vãng sinh Tây phương là cầm chắc trong tay. Mùa thu năm Ất hợi, Tịnh nghiệp học nhân Trần Canh Thạch ghi chép ở châu Cổ Du. Đem công đức biên tập này Hồi hướng cha mẹ nhiều đời Cho đến hữu tình pháp giới Đồng sinh Tịnh độ Tây phương Quyên góp in ấn lưu thông Công đức không thể nghĩ bàn Hiện đời phước thọ khang ninh Ngày mất hoa nở thấy Phật. I. Phương tiện trì danh. 1 / 27

Upload: others

Post on 06-Jul-2020

27 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Liên Trì Pháp Vũ Tập · Liên Trì Pháp Vũ Tập Đăng bởi Tuệ Dũng LỜI BẠT Tập sách này sở dĩ nói cái lợi cho người sơ tâm, là bởi thấy thiện

Liên Trì Pháp Vũ Tập

Đăng bởi Tuệ Dũng

LỜI BẠT

Tập sách này sở dĩ nói cái lợi cho người sơ tâm, là bởi thấy thiện tri thức khó gặp, thường khổhỏi lại chẳng có đáp, ba tạng mênh mông mờ mịt như biển khói, càng cảm nhận mời xemkhông dễ, vì vậy đặc biệt rộng chọn lấy các tác phẩm Tịnh độ của người xưa và tuyển chọnnhững điều tinh anh trong đó gộp làm thành tập sách này làm chiếc bè quý giúp chúng sinhvượt qua bến mê, tránh khỏi những lao nhọc, đó cũng là điều mà hành giả thích nghe. Phàmngười có chánh hạnh tịnh nghiệp cốt là ở chỗ tin sâu nguyện thiết, chấp trì danh hiệu. Cho nênđầu tiên nêu Pháp môn phương tiện trì danh, nhưng có chân mà không có mắt, hoặc sẽ lầmvào lối hiểm, hiểu và hành cùng song hành mới là tốt nhất. Cho nên kế tiếp nói Người niệm Phật cần biết.

Tổ sư khai thị, đều đích thân trải qua cam khổ, mới có ra tâm đắc ấy, nói một vài lời đủ làmkhuôn phép. Cho nên kế đến là môn Liên Tông Pháp ngữ. Vị của một bọt nước tuy đủ để biếtvị của cả biển lớn, hòa nhập thông suốt, nhưng vẫn phải nhờ vào kinh luận, cho nên cuối cùngnói môn Tịnh độ chuyên luận.Theo thứ lớp ấy, đúng như lời dạy mà tu trì, đâu chỉ hiện tiền thọ dụng, sẽ thấy báo hết, đượcvãng sinh Tây phương là cầm chắc trong tay. Mùa thu năm Ất hợi, Tịnh nghiệp học nhân TrầnCanh Thạch ghi chép ở châu Cổ Du.

Đem công đức biên tập này Hồi hướng cha mẹ nhiều đời Cho đến hữu tình pháp giới

Đồng sinh Tịnh độ Tây phương

Quyên góp in ấn lưu thông Công đức không thể nghĩ bàn

Hiện đời phước thọ khang ninh

Ngày mất hoa nở thấy Phật. I. Phương tiện trì danh.

1 / 27

Page 2: Liên Trì Pháp Vũ Tập · Liên Trì Pháp Vũ Tập Đăng bởi Tuệ Dũng LỜI BẠT Tập sách này sở dĩ nói cái lợi cho người sơ tâm, là bởi thấy thiện

Liên Trì Pháp Vũ Tập

Đăng bởi Tuệ Dũng

1. Tập quán định tâm: Pháp sư Đế Nhàn nói: “Thời gian từ sáng đến tối, chúng ta tâm phầnnhiều tán loạn, cho nên khi muốn lập thời khóa hằng ngày, trước phải ngưng tâm tán loạn ngay,rồi sau mới trì tụng; cách ngưng tâm phải tương ưng với trì tụng, tức chính là tập quán. Khi chưatập quán, trước phải buông bỏ tâm tán loạn, nhắm mắt định thần, trong đầu khởi nghĩ tưởngrằng thân mình đang ngồi kiết già trên tòa hoa sen. Lại tưởng tiếp trước thân không xa có ba đàisen: Phật Di-đà ngồi chính giữa, bên trái và bên phải là Bồ-tát Quán Âm và Bồ-tát Thế Chí, thânmỗi vị đều mầu vàng rực rỡ. Quán tưởng một lúc thì tâm mới định, khi tâm định rồi chính làđiều kiện tốt để trì tụng, ấy là phương tiện trước của việc trì danh”.

2. Buộc niệm quán tưởng: Tịnh độ giản yếu Lục nói: “Người tu Tịnh nghiệp trước phải buộcniệm, mặt hướng về phương Tây, thân ngay thẳng chắp tay, tưởng Phật A Di Đà ở phương xakia hiện ngồi ở đạo tràng này, với y báo, chánh báo trang nghiêm. Lại tự bùi ngùi thân này đãchìm đắm lâu đời trong biển khổ, trôi nổi trong sinh tử, cô quạnh không nơi nương nhờ. Thí nhưđứa trẻ bị rơi xuống hố, kêu gào cha mẹ mau cứu nguy vong; hành giả cũng vậy, nhất chí quyy, khẩn cầu được thoát khỏi, tiếng tiếng nối nhau, niệm niệm không đổi. Tuy hành lý-sự có khác,tâm định và tán chẳng đồng nhưng đều thành tịnh nghiệp, đều được vãng sinh; nếu không nhưthế, mà vô ký vọng duyên, thì nhất định trở thành phước luống uổng mà thôi.

3. Niệm Phật mười niệm: Mỗi sáng, mặc quần áo ngay ngắn xong, thì mặt hướng về phươngTây đứng ngay thẳng chấp tay, đọc liên tục danh hiệu Nam-môA-di-đà Phật ,đến hết một hơi là một niệm, mười hơi như vậy là mười niệm, tùy theo hơi dài và hơi ngắn vàkhông giới hạn ở số câu Phật, lấy dứt hơi làm hạn định, tiếng niệm không cao, không thấp,không nhanh, không chậm, trung bình vừa phải, mười hơi liên tục khiến tâm không tán loạn, lấysự tinh chuyên là chính, cho đến hết đời không được bỏ dở một ngày. Hằng ngày sau khi niệmthì phát nguyện hồi hướng rằng:

Con đệ tử là…, nhất tâm quy mạng Đức Phật A-di-đà ở cõi Cực lạc, xin soi chiếu ánh sángthanh tịnh vào con, thệ nguyện từ bi nhiếp thọ con, nay con chánh niệm xưng danh hiệu NhưLai, trong khoảng mười niệm, vì đạo Bồ đề, cầu sinh Tịnh độ. Phật xưa có thệ nguyện rằng:Nếu có chúng sinh nào muốn sinh về nước ta, dốc lòng tin ưa, dù chỉ mười niệm, mà khôngđược vãng sinh, thì ta không thành Chánh giác. Do nhân duyên mười niệm này nên con đượcvào trong biển đại thệ của Như Lai, được nương nhờ từ bi của Phật mà các tội được tiêu diệt,nhân thanh tịnh được tăng trưởng. Khi sắp qua đời thì tự mình biết trước, thân không bệnh khổ,tâm chẳng luyến tham, ý không điên đảo, như vào thiền định, Phật và Thánh chúng tay cầmđài vàng đến tiếp dẫn con, trong khoảng một niệm được sinh nước Cực lạc, hoa nở thấy Phật,liền nghe Phật thừa, khai mở trí tuệ Phật, rộng độ chúng sinh, đầy đủ nguyện Bồ-đề.

2 / 27

Page 3: Liên Trì Pháp Vũ Tập · Liên Trì Pháp Vũ Tập Đăng bởi Tuệ Dũng LỜI BẠT Tập sách này sở dĩ nói cái lợi cho người sơ tâm, là bởi thấy thiện

Liên Trì Pháp Vũ Tập

Đăng bởi Tuệ Dũng

4. Sớm tối niệm Phật: Liên Tông Bảo Giám nói: “Người tu hành ở nhà thờ Phật, giữ giới, hằngngày làm việc đời chưa thể nhất tâm niệm Phật, thì phải dậy sớm thắp hương, lễ bái Tam bảo,tùy ý niệm Phật, chiều tối cũng lễ niệm như vậy lấy làm thường khóa, hoặc có lúc bận rộn, mấtthời thì hôm sau nên tự đối trước Phật sám hối. Ngoài sớm tối lễ niệm, còn có thể trong mười haithời tranh thủ công phu, trì niệm danh hiệu Phật, trăm câu nghìn câu, quan trọng ở chỗ chíthành, mong sinh Tịnh độ, và hồi hướng rằng:

Đệ tử là… Nguyện đem công đức lễ niệm này, lúc qua đời được sinh về Tịnh độ, ở bên ao senđích thân thấy Phật Di-đà, trong hàng cây báu được gặp bạn lành. Lại nguyện khắp vì cha mẹ,sư trưởng, chúng sinh trong pháp giới cùng đầy đủ nguyện này”.

5. Sắp ngủ niệm Phật: Đại tạng Tập chư Kinh lễ Sám nghi nói: “Người tu Tịnh độ lúc sắp đingủ trước phải đứng dậy chắp tay nhất tâm hướng về phương Tây, xưng niệm mười lần: danhhiệu Đức Phật A-di-đà, Quán Âm, Thế Chí và tất cả hải chúng thanh tịnh, xong liền phátnguyện rằng: Đệ tử… hiện là phàm phu, tội nghiệp sâu nặng, luân hồi trong sáu đường, khôngthể ra khỏi, nay nhờ gặp thiện tri thức, được nghe danh hiệu công đức của Phật Di-đà, một lòngxưng niệm, nguyện sinh Tịnh độ, nguyện Phật thương xót, duỗi tay dắt dẫn. Đệ tử không biếtthân tướng sáng chói của Đức Thế tôn Di-đà, nguyện Phật, Bồ-tát thị hiện thân tướng và cõinước trang nghiêm, v.v.” Nói lời ấy rồi, nhất tâm chánh niệm đi vào giấc ngủ, thì thường trongmộng được thấy. Pháp này gần đây rất có linh nghiệm, do tinh tấn hành trì mới có lòng tinkhông luống dối.

Lại nữa, Nhị Tổ- Hòa-Thượng Thiện Đạo dạy rằng: “Hễ khi sắp ngủ mà quán tưởng thắng cảnhTây phương, hoặc quán tưởng tướng tốt sáng chói của Đức Phật A-di-đà thì không được nói nghĩtạp nhạp, cũng không được cầu thấy điềm lành, mà chỉ một việc là chuyên tâm, thì tự có lúcthấy. Hoặc chỉ xưng danh hiệu Phật mà ngủ, hành giả chỉ chuyên giữ một pháp, không đượcsử dụng xen tạp các pháp môn khác, cốt là ở chỗ hành trì lâu dài, thì công đức sinh về Tịnh độkhông luống uổng”.

6. Sáu thời niệm Phật: Liên Tông Bảo Giám nói: Phàm muốn tu pháp này, trước phải ở trongtịnh thất, thờ tượng Phật, hương hoa đèn nến, tùy theo khả năng mà cúng dường, rửa sạch bụibặm, mặc áo mới sạch. Mỗi ngày gồm có buổi sáng, buổi trưa, buổi chiều, buổi đầu hôm, lúcnửa đêm và gần sáng đều đối diện trước Tam bảo, thân ngay thẳng chắp tay, kính lễ Tâyphương. Mỗi thời mắt trông thấy dung mạo từ bi thì xưng niệm Thánh hiệu Nam-mô A-di-đà Phậtmột nghìn lần, lễ Phật bốn mươi tám lạy, đọc văn phát nguyện sinh Tây phương, rồi phátnguyện hồi hướng. Mỗi ngày sáu thời hành đạo là ban ngày ba thời và ban đêm ba thời, đều tinhtấn chuyên cần không mỏi mệt, tịnh nghiệp viên thành, một ngày nào đó chắc chắn vị ấy sẽđược Trung phẩm Trung sinh.

3 / 27

Page 4: Liên Trì Pháp Vũ Tập · Liên Trì Pháp Vũ Tập Đăng bởi Tuệ Dũng LỜI BẠT Tập sách này sở dĩ nói cái lợi cho người sơ tâm, là bởi thấy thiện

Liên Trì Pháp Vũ Tập

Đăng bởi Tuệ Dũng

7. Thời khóa niệm Phật: Đại sư Đế Nhàn cho Ôn Quang Hy quyển sách nói rằng: “Nay tặngông quyển nhật khóa nghi quy, chiếu theo đây mà thực hành thì đánh tan được vọng duyên. Mỗingày thực hành đến sáu lần thì đến lúc qua đời yên ổn giữ lấy đài sen, việc dễ như trở bàn tay.Mỗi lần chỉ cần tụng một quyển kinh Di-đà, ba biến chú vãng sinh, niệm danh hiệu Phật banghìn câu, rồi hồi hướng, phát nguyện, lễ bái, tam quy, không nhọc phải quán tưởng, không cầnphải tham cứu, khẩn thiết trì danh, thật tâm thật hành, thực hành cho đến lúc qua đời mà cầucho đạo cảm ứng không giao nhau cũng không thể được.”

8. Niệm Phật nhanh chậm: Đại sư Đế Nhàn khai thị rằng: “Niệm Phật phải rõ ràng từng câu,phân minh từng chữ, không được quá nhanh vì quá nhanh thì hiệu Phật không rõ, tâm không chíthành, cũng không thể quá chậm, vì quá chậm thì dễ sinh hôn trầm (buồn ngủ), tâm cũng khôngchí thành. Cho nên, không được quá chậm, cũng không quá nhanh. Mỗi ngày nên ước định sốlượng, nhiều thì đến ba vạn lần (30.000), ít thì một vạn lần (10.000), một năm ba trăm sáu mươingày, đều phải thực hành không thể một ngày gián đoạn.

9. Dùng tâm niệm Phật: Tịnh độ Quyết chép: “Nói rằng niệm Phật chẳng phải là cái niệm củamiệng niệm mà là cái niệm của tâm niệm. Chỗ niệm của tâm là chỗ chuyên chú của tưởng, chỗhướng đến của chí, chỗ tha thiết của yêu thích, chỗ trói buộc của cảm tình, chỗ tột cùng của tưduy, và là chỗ mưu cầu ắt phải được. Như cuồng loạn còn háo sắc, như tham còn háo tài, niệmniệm không quên, không được thì không nghỉ, dùng tâm niệm Phật cũng phải như vậy.

10. Đi đường niệm Phật: Có người hỏi Thiền sư Diên Thọ rằng: “Khi đi niệm Phật và ngồi niệmPhật thì công đức ra sao?” Sư bảo rằng: Thí như ngược nước mà căng buồm, thì vẫn đến được,nếu lại căng buồm thuận nước thì nhanh chóng biết mấy. Ngồi niệm Phật một câu thì tội trongtám mươi ức kiếp còn được tiêu diệt, công đức của đi niệm, há biết được hạn lượng của nó haysao?”

11. Đếm số niệm Phật: Sách Tịnh độ Tư Lương chép: “Người tu Tịnh nghiệp, trong tịnh thấtđặt một cái giường dây, trước phải buông bỏ hết vô minh phiền não từ trước đến nay và hướngvề tượng (tranh) Phật cung kính lễ bái sám hối. Thân ngồi ngay thẳng ở trên giường, nhắm mắtđịnh tâm, hơi hé môi niệm thầm hồng danh sáu chữ, hễ niệm bao nhiêu thì đếm bao nhiêu, nhưNam-mô A-di-đà Phật là một, Nam-mô A-di-đà Phật là hai, cho đến một trăm rồi quay lại từ đầuđếm một, như niệm đếm mười, vọng tình chợt khởi lên, hoặc thấy sắc nghe tiếng, hoặc ý vin kéotheo duyên đều là chánh niệm không tha thiết, khiến việc niệm Phật bị đứt quãng, nhớ sốkhông rõ, không đến số một trăm thì chớ tính là số, phải trở lại năm ba lần. Niệm không đếntrăm nhất định chớ tính là số. Dù cho niệm đến câu thứ chín mươi chín mà chỉ sai một câu thì

4 / 27

Page 5: Liên Trì Pháp Vũ Tập · Liên Trì Pháp Vũ Tập Đăng bởi Tuệ Dũng LỜI BẠT Tập sách này sở dĩ nói cái lợi cho người sơ tâm, là bởi thấy thiện

Liên Trì Pháp Vũ Tập

Đăng bởi Tuệ Dũng

cũng không tính là số. Phải đặt số mục tiếng niệm Phật cho phân minh rõ ràng thì mới có thểlàm tổng số của một trăm. Tính số không thể dùng xâu chuỗi hoặc vật khác. Số chung, số riêngđều tính trong tâm. Như từ một trăm tính đếm đến một vạn thì số mục phải rõ ràng, không bịđứt quãng. Đây là tịnh niệm nối nhau. Tuy có công phu như vậy, nhưng cẩn thận không đượcsinh tâm vui mừng, hoặc niệm trở lại năm ba lần, số không đến một trăm thì cũng không nênsinh phiền não. Nếu ngồi lâu thân tâm mỏi mệt, niệm Phật bị đứt quãng, số mục không rõ thìchậm rãi xuống giường, hoặc dùng xâu chuỗi, hoặc niệm ra tiếng, tùy ý tự tại, đều không trởngại”.

12. Đếm hơi thở niệm Phật: Liên Tông Bảo Giám nói: “Đây là pháp rất cần thiết đối với ngườihành trì niệm Phật đối trị tâm hôn trầm và tán loạn. Khi tu pháp này, trước tiên tưởng thân mìnhngồi trong ánh sáng sáng hào quang rực rỡ, lẳng lặng nhìn xuống chóp mũi, tưởng hơi thở ravào, mỗi hơi thở niệm thầm một câu Nam-mô A-di-đà Phật, làm phương tiện điều hòa hơi thở,không chậm, không mau. Tâm và hơi thở nương tựa nhau, tùy theo hơi thở ra vào, đi, đứng, nằmngồi đều có thể hành trì, chớ để gián đoạn”

13. Thượng phẩm niệm Phật: Sách Tây phương Hiệp Luận chép: “Pháp niệm Phật gọi là Nhấthành Tam muội, chỉ ở nơi quyết định, nếu niệm không được tức là có tán loạn, Tam-muộikhông thành:

Một là Nhiếp tâm niệm: tất cả mọi nơi đều nhiếp niệm không quên, dù cho ngủ cũng buộc niệmmà ngủ, không xa cách niệm, không có niệm khác.

Hai là Dõng mãnh niệm: Như người háo sắc, nghe chỗ có gái đẹp, dù ở nơi bờ cao hang sâucũng liền đi đến không khiếp sợ.

Ba là Thâm tâm niệm: Như biển lớn sâu rộng, phải cùng tận đáy của nó, đường giác ngộ xaxăm, chưa đến đích thì không dừng nghỉ.

Bốn là Quán tưởng niệm: Trong niệm niệm thấy ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp.

Năm là Tức tâm niệm: nghĩa là dứt tất cả tâm ham danh lợi, tâm cầu quan chức, tâm thế gian,

5 / 27

Page 6: Liên Trì Pháp Vũ Tập · Liên Trì Pháp Vũ Tập Đăng bởi Tuệ Dũng LỜI BẠT Tập sách này sở dĩ nói cái lợi cho người sơ tâm, là bởi thấy thiện

Liên Trì Pháp Vũ Tập

Đăng bởi Tuệ Dũng

tâm tham luyến, tâm cống cao, tâm bảo hộ, tâm nhân ngã thị phi. Dứt các tâm ấy bằng niệmPhật.

Sáu là Bi đề niệm: Niệm với tâm thương xót, mỗi khi nghĩ tưởng đến Phật thì khắp mình nổi ốc,ngũ tạng bên trong như bị xé rách, như nhớ mẹ hiền đã bồng bế ta lúc nhỏ, như nghĩ đến đứatrẻ thông minh mà chết.

Bảy là Phát phẫn niệm: Niệm với tâm uất ức, như người đi lạc lâm cảnh cô quạnh đói rét, mangvác nặng nhọc, mỗi khi nghĩ đến gần như không muốn sống.

Tám là Nhất thiết niệm: Tất cả thấy nghe hay biết, cho đến lỗ chân lông xương tủy không chỗnào không niệm Phật.

Chín là Tham cứu niệm: Niệm Phật một câu, liền nghĩ câu niệm này rơi vào đâu? (như tham cứuniệm phật là ai? Niệm này phát ra đi về đâu?)

Mười là Thật tướng niệm: Không chấp có tâm niệm, không chấp không tâm niệm, không chấpvừa có tâm vừa không có tâm niệm, không chấp chẳng phải có tâm chẳng phải không có tâmniệm.

Đó là pháp môn Thượng phẩm niệm Phật. Nếu người niệm Phật được như thế thì hiện đời sẽđược thấy Phật.

Phương tiện có nhiều đường mà nguồn về chỉ có một, các pháp tôi biên soạn trên đều chọnpháp đơn giản dễ thực hành, để cho người học tự chọn lấy, quý ở chỗ tinh chuyên không quý ởsố nhiều. Chỉ được một, hai phương tiện khế cơ, đúng như lời dạy tu trì thì đã đủ. (Canh Thạchghi thêm).

II. Niệm Phật cần biết.

1. Phát Bồ-đề tâm: Quả Phật vô thượng gọi là Bồ-đề. Nếu phát tâm này thì chắc chắn sẽ thànhPhật. Sách Tịnh hạnh Pháp Môn chép: “Phàm tu Tịnh độ thì phải phát tâm Bồ-đề, nếu vì tự

6 / 27

Page 7: Liên Trì Pháp Vũ Tập · Liên Trì Pháp Vũ Tập Đăng bởi Tuệ Dũng LỜI BẠT Tập sách này sở dĩ nói cái lợi cho người sơ tâm, là bởi thấy thiện

Liên Trì Pháp Vũ Tập

Đăng bởi Tuệ Dũng

mình nhàm chán cõi đời năm thứ ô trược, ưa thích cõi chín phẩm thì trái với tâm Bồ-đề, đó làhạnh Thanh văn không nên phát tâm. Nếu vì chúng sinh, khởi tâm đại bi, cầu vãng sanh vềnước Cực lạc, mong chóng thành tựu đạo lực thần thông, đến khắp mười phương, cứu độ tất cảchúng sinh giúp họ thành Phật, thì thuận với tâm Bồ-đề, đó là hạnh Bồ-tát, phải nên phát tâm.Nay kính khuyên các bậc cao lưu trong tịnh nghiệp, hễ muốn làm lợi mình và lợi người thì phảiphát tâm lập chí, nên đối trước Tam bảo, kính dâng hương hoa, dốc lòng phát nguyện rằng:Nam-mô Phật, Nam-mô Pháp, Nam-mô Tăng, đệ tử là … từ hôm nay, phát đại tâm này, khôngphải vì tự mình mà cầu phước báo Trời, Người, Thanh văn Duyên giác, cho đến các vị Bồ-tátquyền thừa, chỉ nương vào pháp Tối thượng thừa, phát tâm Bồ-đề, nguyện cùng cha mẹ hiệnđời và cha mẹ trong nhiều đời, chúng sinh trong pháp giới, tất cả oán thân cùng sinh về Tịnhđộ, và đều không còn lui sụt trên đường tiến đến A-nậu-đa-la-Tam-miệu Tam-Bồ-đề. (nói ba lầnnhư thế).

Tâm này thường phát khởi, ngày ngày thường như thế, cho nên Thiện Tài một đời chứng quả,Long Nữ tám tuổi thành Phật, địa ngục phát tâm, vượt nhanh lên Thập địa, sa-di phát ý nguyệnđã vượt qua Nhị thừa. Thật là một hơi hồi nguyên vận, ân thấm nhuần đối với vạn vật.

2. Tu tâm Bồ-đề: Có người hỏi Đại sư Đế Nhàn nên tu trì như thế nào mới tương ưng với tâmBồ-đề, phải tu trì như thế nào mới làm cho tâm Bồ-đề tương tục không quên mất. Đại sư bảo:“Tâm Bồ-đề là bốn thệ nguyện rộng lớn. Suốt ngày phát khởi ba nghiệp thân, miệng và ý phảitương ưng với một trong Bốn thệ nguyện rộng lớn. Niệm niệm giác sát thì không quên mất”.

3. Ba tâm thượng phẩm: Quán Thượng phẩm thượng sinh trong Quán Kinh nói rằng: Nếu cóchúng sinh nguyện sinh về nước Cực lạc, phát khởi ba thứ tâm này thì liền được vãng sinh, batâm ấy là: Một là tâm chí thành, hai là tâm tin sâu, ba là tâm phát nguyện hồi hướng. Người cóđủ ba tâm này thì sẽ vãng sinh về nước Cực lạc.

Hòa-thượng Thiện Đạo dạy rằng: Thân lễ bái Đức Phật ấy, miệng xưng danh Đức Phật ấy, ýquán sát Đức Phật ấy. Ba nghiệp chân thật, gọi là tâm chí thành. Dùng tín tâm chân thật mà tinbiết tự thân còn đầy đủ phiền não, trôi lăn trong ba cõi, tin biết được bản nguyện Di-đà, dù chỉmười niệm cũng được sinh, không có một niệm tâm nghi ngờ, gọi là tâm tin sâu. Hễ làm tất cảnghiệp lành, tất đều hồi hướng vãng sinh, gọi là tâm hồi hướng phát nguyện.

4. Lý sự nhất tâm: Ngài Chân Hiết nói: Sự nhất tâm mọi người đều có thể thực hành, là do trìniệm danh hiệu tâm không loạn động. Như rồng được nước, như hổ dựa vào núi. Nếu lý nhấttâm cũng chẳng phải pháp khác. Chỉ niệm hồng danh sáu chữ trong mười hai thời, rõ biết tâm

7 / 27

Page 8: Liên Trì Pháp Vũ Tập · Liên Trì Pháp Vũ Tập Đăng bởi Tuệ Dũng LỜI BẠT Tập sách này sở dĩ nói cái lợi cho người sơ tâm, là bởi thấy thiện

Liên Trì Pháp Vũ Tập

Đăng bởi Tuệ Dũng

năng niệm vốn không có niệm, không có không niệm, không có cũng có cũng không niệm,không có không phải có không phải không niệm, năng niệm đã như vậy, thì sở niệm cũng nhưvậy.

5. Khiến tâm bất loạn: Niệm Phật Trực Chỉ chép: “Có người hỏi dụng tâm như thế nào đểkhông tán loạn? Đáp rằng: Nếu có thể vận dụng niệm của thân và miệng bất luận là tán loạnchỉ không gián đoạn tự nhiên có thể nhất tâm, cũng có thể gọi là nhất tâm. Chỉ thực hànhkhông ngừng nghỉ làm chừng hạn, cố nhiên không cần lo bị tán loạn. Như người mẹ mất đứacon yêu, như rồng mất hạt châu hộ mạng, không mong tâm nhất mà tự nhất, đâu thể ngăn làmcho tâm được nhất, tâm không thể ngăn mà thật là do người hành trì siêng năng hay biếng nhácmà thôi”

6. Cách tiêu vọng niệm: Đại sư Đế Nhàn trả lời thư cho một cư sĩ rằng: “Người xưa có nói,không sợ niệm khởi, chỉ sợ hay biết chậm. Cư sĩ đã có thể theo biết vọng được sớm, tức làdùng việc niệm Phật tiêu trừ nó, hoàn toàn chẳng phải tiêu trừ, mà chính là cách hoán đổi thôi.Dè dặt không nên dùng sức đè nén, mà phải dùng trí chiếu sáng làm tiêu tan nó. Ngay lúc vọngniệm lẫy lừng mạnh thì tâm kỹ càng suy xét xem nó từ đâu phát khởi, rồi diệt mất đi về đâu. Lâudần vọng niệm tự nhiên tiêu, chân thật hiện bày. Phải biết vọng vốn không có tự tánh, toàn thểtức không. Nếu ra sức đè nén thì là lấy vọng đuổi theo vọng, càng đè nén thì càng nhiều. Nhưtrên mặt nước mà đè bình hồ lô thì tự làm nhọc mình, không có lợi ích gì. Chỉ cần niệm Phậtliên tục thì tạp niệm tự ít đi”.

7. Đừng mong sự mầu nhiệm: Đại sư Đế Nhàn lại trả lời thơ cho cư sĩ rằng: “Một pháp niệmPhật, đừng bao giờ mong cầu sự mầu nhiệm, chỉ cần thật sự niệm đi, không nhọc quán tưởngvà tham cứu, cũng không cần mau thấy hiệu nghiệm, chỉ nên lúc nào cũng tưởng nhớ Tâyphương, lúc nào cũng nghĩ đến lúc qua đời thì đảm bảo lúc qua đời an nhiên ngồi tòa hoa sen”.

8. Đừng tham cầu cảnh giới: Đại sư Đế Nhàn lại nói: “Tất cả cảnh giới đều từ huân tập màhiện. Cảnh giới tốt từ huân tập thiện mà hiện, cảnh giới xấu là từ huân tập ác mà hiện, không cóhuân tập thì không có cảnh giới. Người tu hành phải nuôi dưỡng công phu, tâm không tham đắmvọng, thấy các cảnh giới đồng như không thấy. Kinh dạy rằng: Trên thấy biết mà thiết lập thấybiết tức là gốc của vô minh, thấy biết mà không chấp thấy biết tức là Niết-bàn chân tịnh vô lậu;đã không vui mừng lại không sinh sợ hãi, chẳng những thắng cảnh hiện, sau mới có thọ dụnglớn mà ngay nơi cảnh ma hiện sau đó cũng có thọ dụng lớn vậy”.

9. Niệm Phật cảm ứng: Lại nói rằng: “Nếu niệm Phật quả thực thanh tịnh, nguyện tha thiết, thì

8 / 27

Page 9: Liên Trì Pháp Vũ Tập · Liên Trì Pháp Vũ Tập Đăng bởi Tuệ Dũng LỜI BẠT Tập sách này sở dĩ nói cái lợi cho người sơ tâm, là bởi thấy thiện

Liên Trì Pháp Vũ Tập

Đăng bởi Tuệ Dũng

dù tán tâm trì danh, chưa thấy được tướng hảo nhưng lúc qua đời cũng quyết được vãng sinh;cho đến đối với cảm ứng đạo giao, có khi hiển cảm mà thầm ứng, có khi hiển cảm mà hiển ứng,có khi thầm cảm mà hiển ứng, có khi thầm cảm mà thầm ứng, không nhất định cầu thấy điềmlành trong mộng và tướng tốt, chỉ cần cứ niệm đi, thì tự nhiên như nam châm hút sắt, nước lặngbóng trăng hiện, ấy là đạo cảm ứng giao nhau rồi”

10. Hàng ngày buộc duyên: Từ Vân Sám chủ nói: “Phàm làm các việc mà trong tâm khôngquên Phật và nhớ nghĩ Tịnh độ, ví như người đời cẩn thận làm việc, buộc tâm dù trải qua nóinăng, tới lui nằm ngồi, làm các thứ công việc mà không trở ngại việc nhớ nghĩ thầm, việc trướcrõ ràng, tâm niệm Phật cũng nên như vậy. Nếu thất niệm, thì thường nhiếp phục trở lại và lâudần thành tánh, tự nhiên thường nhớ. Lại nữa biết tâm vừa khởi niệm ác, liền nhớ đến Phật, nhờnăng lực Phật nên niệm ác tự dứt. Nếu thấy người khác chịu khổ, thì dùng tâm niệm Phậtthương xót họ, nguyện cho họ thoát khổ. Kinh Phổ Hiền hạnh nguyện dạy rằng: Muốn làm việcác thảy đều không thành, tu tập nghiệp thiện thì đều mau thành. Cứ liên tục niệm Phật buộctâm như vậy, thì có thể thành tựu tất cả công đức của nhân thanh tịnh.

Long Thư nói rằng: Hễ nghe tiếng ác thì niệm Phật A-di-đà để tiêu tiếng xấu ác đó, nguyện chotất cả mọi người không làm việc ác. Hễ thấy việc thiện thì niệm Phật A-di-đà để tán dương hỗ trợviệc thiện ấy, nguyện cho mọi người đều làm việc thiện. Vô sự thì niệm thầm Phật A-di-đàthường ở trước mắt, khiến cho tâm niệm không quên. Người làm được như vậy thì quyết đượcsinh Tịnh độ.

11. Bỏ ác lấy thiện: Tịnh độ Thập môn Giáo giới chép: “Người tu Tịnh độ phải bỏ ác, lấy thiệnmới được thành tựu công đức. Nếu người tuy niệm Phật Di-đà mà tâm đầy ganh ghét thì gọi làngầm chứa dao nhọn, lúc qua đời bị dao phong đại cắt xẻ thân mình, hàng trăm đốt xương đauđớn. Hoặc có người nói là tôi giữ giới, người khác không giữ giới, ngạo mạn với sư trưởng vàkhinh hủy tất cả, hiện đời kém phước, đoản thọ, bệnh lao … thổ huyết mà chết. Nếu người niệmPhật, duyên trần cấu chưa sạch, lúc niệm ác phát khởi thì phải tự kiểm điểm mình: hoặc có tâmtham lam keo kiệt, tâm sân hận, tâm si ái, tâm ganh ghét, tâm lừa dối, tâm tôi ta, tâm cống cao,tâm nịnh hót, tâm tà kiến, tâm khinh mạn, tâm năng sở, và tất cả tâm bất thiện nhiễm theo cáccảnh giới thuận nghịch sinh ra. Nếu chúng phát khởi thì phải mau lớn tiếng niệm Phật, buộc trởvề chánh niệm, đừng để cho tâm ác tiếp nối, quyết đánh ngay, làm sạch hết không cho sanh trởlại. Từ đây, những tâm như tâm tin sâu, tâm chí thành, tâm phát nguyện hồi hướng, tâm từ bi,tâm khiêm nhường, tâm bình đẳng, tâm phương tiện, tâm nhẫn nhục, tâm giữ giới, tâm hỷ xả,tâm thiền định, tâm tinh tấn, tâm Bồ-đề và tất cả thiện tâm, thường phải giữ gìn, lại cần xa lìaphi phạm hạnh, dứt trừ ác luật nghi, các thứ súc vật gà chó heo dê không được nuôi, các việcsăn bắn chài lưới đều không nên làm. Nên biết rằng ở cõi nước Cực lạc các bậc Thượng thiệnđều do xả bỏ ác duyên tu theo thiện nghiệp mà được sinh Tịnh độ, không lui sụt Bồ-đề. Ngườiniệm Phật phải học theo Phật, phải bỏ ác, lấy thiện, làm gương soi răn đe chính mình. Chỉthường theo đây tu trì thì là chánh hạnh Tịnh độ.

9 / 27

Page 10: Liên Trì Pháp Vũ Tập · Liên Trì Pháp Vũ Tập Đăng bởi Tuệ Dũng LỜI BẠT Tập sách này sở dĩ nói cái lợi cho người sơ tâm, là bởi thấy thiện

Liên Trì Pháp Vũ Tập

Đăng bởi Tuệ Dũng

12. Nói rõ Song tu: Song tu là tu phước và tu tuệ. Dạy rằng: Tu phước không tu tuệ là thân voiđeo dây nhợ, tu tuệ mà không tu phước như La-hán ứng cúng kém. Phước và tuệ đều trangnghiêm mới có thể thành Chánh giác. Người xưa nói: Việc phước không được không làm, điềutuệ không được không học. Sách Long Thư nói: Người tu Tịnh độ tuy chuyên lấy việc niệm Phậtlàm hành môn nhưng cũng phải kiêm tu cả phứơc lẫn tuệ mới được sự lý dung thông. Bên trongthì tu tuệ, rốt ráo hàm dưỡng rõ sâu cội nguồn, khiến cho tánh tuệ lớn rộng, bao trùm khắp cõihư không, không đâu chẳng biết, không đâu chẳng chiếu rõ. Bên ngoài thì tu phước, từ biphương tiện, nhu hòa khéo điều thuận, làm lợi ích cứu giúp thế gian, đối với tất cả mọi ngườicung kính bình đẳng, tùy theo cơ nghi nói pháp giáo hóa chúng sinh và hành trì tất cả pháplành. Đây chính là phước tuệ song tu. Lại nữa, nói rằng: Tu phước lại tu tuệ, tin sâu niệm danhhiệu Phật A-di-đà sẽ được sinh Thượng thượng phẩm, chắc chắn không còn nghi ngờ.

13. Trước phá thân tâm: Thiền sư Tử Bách nói: Vãng sanh Tây phương nghĩa là bình sinh trìniệm danh hiệu Phật đến lúc mạng chung nhất tâm bất loạn, chỉ biết Sa bà là nơi cực khổ,Tịnh độ là chốn thật vui. Ví như thân chim, cá ở trong lồng, chậu, mà tâm thì ở ngoài lồng chậu.Người thực hành niệm Phật lấy cõi Ta-bà làm lồng chậu, lấy cõi Tịnh độ làm nước và hư không.Vì chán và ưa thuần thục, nên lúc xả bỏ mạng sống, trong tâm đối với ham muốn ở Sa-bà, hoàntoàn không chút mong nhận. Cho nên bất luận là tội nặng hay nhẹ đều vãng sinh ngay khôngnghi ngờ. Giả như bình thường niệm Phật tuy siêng năng, đến giây phút cuối xả báo thân, thóiquen ham muốn Sa-bà không mất, quán tưởng về Tịnh độ thì bất nhất, những người như thếcũng được gọi là niệm Phật có thể mang nghiệp vãng sinh Tịnh độ. Nhưng lấy nghĩa mà suy,việc vãng sinh ắt khó. Cho nên, Tổ Lô Sơn trước soạn luận pháp tánh kế đến mở Bạch Liên Xã,chẳng phải không có lý. Bởi pháp tánh không sáng, thì không phá được cửa ải tình, cửa ải tìnhkhông phá được thì rốt cuộc thân, tâm, chấp và thọ không thể tiêu mất được. Vì chấp thọ chưatiêu mất nên các dục căn như ăn uống, trai gái chắc chắn không nhổ được. Cho nên miệngniệm Di-đà mà tâm thì rong ruổi theo dục cảnh. Nếu trước dùng phương giáo phá trừ thân tâm,dần dần tu tập mà được thuần thục, thì rõ biết được thân tâm đều chẳng phải của ta. Nếu hiểuđược như thế thì dù chưa phá được chấp thọ thân tâm nhưng so với người thường cũng là bậccao minh nhiều rồi.

14. Năm nhân Tịnh độ: Luận Tịnh độ nói rằng: Người trung căn, hạ căn cầu sinh Tịnh độ thìphải có đủ năm nhân:

Một là phải sám hối những nghiệp ác chứơng đạo từ vô thỉ đến nay, sợ làm chướng ngại Tịnhđộ. Như trong Kinh Phương Đẳng, kinh Phật Danh đã nói.

10 / 27

Page 11: Liên Trì Pháp Vũ Tập · Liên Trì Pháp Vũ Tập Đăng bởi Tuệ Dũng LỜI BẠT Tập sách này sở dĩ nói cái lợi cho người sơ tâm, là bởi thấy thiện

Liên Trì Pháp Vũ Tập

Đăng bởi Tuệ Dũng

Hai là phải phát khởi tâm Bồ-đề. Tâm Bồ-đề có ba thứ: 1. Tâm dứt trừ tất cả ác. 2. Tâm tu hànhtất cả thiện. 3. Tâm hóa độ tất cả chúng sinh.

Ba là phải chuyên tâm niệm danh hiệu Đức Phật A-di-đà.

Bốn là phải quán sát tổng tướng của thế giới Cực lạc, đất như thế, cao như thế, lầu gác như thế,rừng cây như thế, tòa hoa như thế, tướng hảo như thế, đồ chúng như thế, nói pháp như thế củaĐức Phật A-di-đà.

Năm là phải hồi hướng công đức đã làm. Hoặc việc làm trong đời quá khứ, hiện tại bất luận chútít thiện nào thảy đều hồi hướng cầu sinh về cõi An Lạc. Nếu có được năm nhân ấy thì chắc chắnđược sinh về cõi Cực lạc.

15. Chín phẩm Vãng sinh: Đại sư Ngẫu Ích dạy rằng: “Người tin sâu, nguyện tha thiết niệmPhật mà lúc niệm Phật tâm nhiều tán loạn tức là Hạ phẩm Hạ sinh. Người tin sâu nguyện thathiết niệm Phật mà lúc niệm Phật tâm ít tán loạn tức là Hạ phẩm Trung sinh. Người tin sâunguyện tha thiết niệm Phật mà lúc niệm Phật tâm không bị tán loạn tức là Hạ phẩm thượngsinh. Người niệm đến sự nhất tâm bất loạn, và không khởi tâm tham, sân, si tức là Trung phẩmthượng trung hạ sinh. Người niệm đến lý nhất tâm bất loạn, tự tại trước dứt kiến tư, trần sa, hoặccũng có thể hàng phục, dứt trừ vô minh tức là Thượng phẩm thượng trung hạ sinh. Cho nên tínnguyện trì danh niệm Phật có thể trải qua chín phẩm vãng sinh, đích xác không sai.

16. Mười thứ chướng ngại: Có người hỏi Thiền sư Tế Năng rằng: “Chúng sinh thời mạt pháp tutập tịnh nghiệp sợ tự sinh chướng ngại, chẳng hay có những mối tệ hại nào? Thiền sư đáp:Người tu Tịnh độ có mười thứ tệ hại làm chướng ngại pháp môn:

Một là lòng tin không liên tục. Hai là hành trì không mạnh mẽ. Ba là phát nguyện không sâu.

Bốn là lơ là qua ngày. Năm là tâm duyên theo việc đời. Sáu là tâm yêu ghét không dứt bỏ. Bảy là quan tâm kinh điển nội ngoại. Tám là thích ngâm vịnh thơ phú làm phân tâm. Chín là nhàn rỗi nói chuyện tạp nhạp.

11 / 27

Page 12: Liên Trì Pháp Vũ Tập · Liên Trì Pháp Vũ Tập Đăng bởi Tuệ Dũng LỜI BẠT Tập sách này sở dĩ nói cái lợi cho người sơ tâm, là bởi thấy thiện

Liên Trì Pháp Vũ Tập

Đăng bởi Tuệ Dũng

Mười là không có công phu tĩnh lặng nhất tâm bất loạn, ấn định thời gian chứng thành.

Nếu người thiết thực hành trì công phu quyết không để chút sai phạm, hãy liên tục niệm đi, thì tựnhiên trong hiện tại thấy được bổn tánh Di-đà, khi báo thân kết thúc liền sinh về Tịnh độ ở Tâyphương.

17. Ba nghi ngờ, bốn trở ngại: Đại sư Từ Chiếu nói: “Lúc sắp qua đời có ba nghi ngờ, bốn trởngại ngăn cản, phải mau dứt trừ nó. Ba nghi ngờ: 1. Nghi nghiệp đời trước quá nặng mà hàngngày tu trì lại quá cạn cợt nên e rằng không được vãng sinh. 2. Nghi nguyện chưa rõ, ba độcchưa dứt, sợ không được vãng sinh. 3. Nghi ta tuy niệm Phật nhưng Phật không đến rước, sợkhó được vãng sinh. Bốn trở ngại: 1. Vì khổ bệnh mà báng bổ Di-đà. 2. Vì tham sống mà giếtvật cúng tế. 3. Vì uống thuốc mà dùng rượu thịt. 4. Vì luyến ái mà trói buộc gia đình; đều lànhững nguyên nhân làm chướng ngại cho việc vãng sinh Tây phương, cho nên phải dè dặt ngănngừa.”

18. Thần chú vãng sinh: Đại sư Diệu Hiệp bảo rằng: “Người niệm Phật nếu bị túc nghiệp saikhiến, mà hành nguyện có thiếu sót thì phải nhất tâm tụng thần chú này, trì một biến thì dứt trừtất cả các tội như năm tội nghịch, mười điều ác, v.v. của thân, trì mười vạn biến thì không quênbỏ tâm Bồ-đề, trì hai mươi vạn biến thì chiêu cảm mầm Bồ-đề phát sinh, trì được ba mươi vạnbiến thì Phật A-di-đà thường trụ trên đỉnh đầu người đó, chắc chắn vãng sinh Tịnh độ.

Đại sư Đế Nhàn dạy rằng: “Khi trì chú phải dùng toàn bộ tinh thần, trì tụng ra tiếng, không đựơcquá chậm, không được quá nhanh, từ đầu cho đến cuối từng câu không rối loạn, rõ ràng từngchữ một. Chú là mật ngữ nên không cần phải xét nghĩ suy lường, mà chỉ cần một lòng thànhtâm trì tụng, thì tự nhiên có cảm cách, không cần y theo cách đọc của Long Thư.”

19. Đọc tụng Đại thừa: Sách Tịnh độ chỉ quy chép: Trong Ba phẩm tịnh nghiệp và ThượngPhẩm thượng sinh của Quán Kinh đều nói đọc tụng kinh điển Đại thừa là hạnh vãng sinh. Chonên các kinh Đại thừa như Hoa Nghiêm, Pháp hoa, Bát-nhã, Niết-bàn và ba kinh Tịnh độ, ngườitu tịnh nghiệp phải tùy theo khả năng mà thọ trì đọc tụng, nương vào pháp lực Đại thừa màchắc chắn được vãng sinh. Xưa có Lưu Di Dân nhờ tụng Kinh Pháp hoa mà vãng sinh Tịnh độ,lúc sắp qua đời đốt hương cúng dường Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, thân ngồi thẳng, mặt hướngvề phương Tây mà hóa; người tu tịnh nghiệp nên lấy điều này làm khuôn phép.

12 / 27

Page 13: Liên Trì Pháp Vũ Tập · Liên Trì Pháp Vũ Tập Đăng bởi Tuệ Dũng LỜI BẠT Tập sách này sở dĩ nói cái lợi cho người sơ tâm, là bởi thấy thiện

Liên Trì Pháp Vũ Tập

Đăng bởi Tuệ Dũng

Đại sư Trí Giả dạy rằng: Phương pháp tụng kinh là nên đọc từng chữ, từng câu rõ ràng, âmthanh chính xác, không chậm rãi, không gấp vội, phải buộc duyên vào câu nghĩa trong Kinh,như đối với câu văn không khác lạ, không được sai lầm.

III. Liên Tông Pháp ngữ.

1. Đại sư Thiện Đạo dạy rằng: “Nếu người muốn mau được vãng sinh thì phải phát khởi tâm tutrì không gián đoạn. Đó là cung kính lễ bái, khen ngợi xưng danh, nhớ nghĩ quán sát, hồi hướngphát nguyện, tâm tâm nối nhau, không để việc khác làm gián đoạn. Lại nữa, nếu người tu hànhkhởi lên tâm tham, sân, si thì hễ vừa phạm liền sám hối, không để cách ngày cách đêm, thườngkhiến cho thanh tịnh, cũng gọi là tu không gián đoạn. Nếu có thể hết đời thề không bỏ dở nửachừng thì quyết định được vãng sinh.

Phàm người sắp chết, muốn sinh Tịnh độ, thì phải không được sợ chết, thường nhớ nghĩ thânnày nhiều khổ, duyên ác, bất tịnh… các thứ chất chứa trói buộc, nếu được bỏ thân cấu uế nàysiêu sinh Tịnh độ, thọ vô lượng vui sướng, giải thoát nẻo khổ sinh tử thì thật là việc xứng ý. Nhưcởi chiếc áo xấu dơ thay chiếc áo tốt quý, buông bỏ thân tâm, không sinh quyến luyến. Vừa bịbệnh tật liền nghĩ đến vô thường và nhất tâm đợi chết, nên dặn người nhà và người đến thămbệnh tới trước mặt mình thì vì mình niệm Phật, không được nói chuyện linh tinh hiện tại vànhững việc xấu tốt trong nhà, cũng không cần dùng lời mềm mỏng an ủi, chúc nguyện an vui,tất cả những việc ấy đều là hư vọng vô ích. Nếu bệnh nặng sắp chết, những người thân thuộckhông được rơi lệ khóc lóc, cất tiếng than thở sầu não, làm hoặc loạn tâm thần, khiến người ấymất đi chánh niệm, chỉ cần bảo chuyên nhớ niệm Phật A-di-đà giữ cho đến khi tắt thở. Nếungười ấy đã hiểu rõ về Tịnh độ, chuẩn bị sách tấn thì thật là may mắn. Nếu áp dụng cách nàythì chắc chắn vãng sinh, không còn nghĩ ngợi nghi ngờ gì nữa. Cánh cửa chết là việc lớn, phảitự mình cố gắng mới được. Một niệm sai lầm nhiều kiếp chịu khổ, ai là người thay thế. Hãy suynghĩ! Suy nghĩ!

2. Đại sư Hoài Cảm dạy rằng: Pháp niệm Phật trong thất tối chắc chắn không có trong Thánhgiáo, nhưng người mới học ở trong thất tối dứt hẳn các việc thấy nghe, tâm xả bỏ các duyên vàchuyên nhất niệm Phật, thực hành như vậy dễ thành Tam-muội. Cho nên, người thế gian muốnsuy nghĩ việc khó, chưa được hiểu rõ, thì loạn tưởng khó thành. Ở một mình trong thất, hoặcnhắm mắt không thấy gì, nhờ đây được điềm tĩnh việc tư duy được thành. Ở đây cũng như thế,mà bọn người không học đối với việc nầy sinh nghi ngờ, còn người đã từng tu tập thì xem đây rấtquan trọng.

13 / 27

Page 14: Liên Trì Pháp Vũ Tập · Liên Trì Pháp Vũ Tập Đăng bởi Tuệ Dũng LỜI BẠT Tập sách này sở dĩ nói cái lợi cho người sơ tâm, là bởi thấy thiện

Liên Trì Pháp Vũ Tập

Đăng bởi Tuệ Dũng

3. Từ Chiếu Tông Chủ dạy rằng: Phàm người niệm Phật trước phải phát tâm, muốn thoát khỏisinh tử vãng sinh Tịnh độ, phải lấy đại nguyện của chính mình làm chủ ý, thường phải niệmPhật, sớm tối chuyên tâm lễ bái Phật A-Di-đà. Như chầu Đế Vương hai thời không mất, mỗingày mỗi gần tâm miệng tương ưng với Phật, cách Phật không xa, miệng niệm, tâm tưởng, tâmnguyện thấy Phật, phát nguyện sâu nặng, quyết tin không nghi, lâu ngày chày tháng công phuthuần thục, Tam-muội tự nhiên thành tựu, lúc mạng chung được Đức Phật Di-đà tiếp dẫn, Tịnhđộ hiện ra trước mắt, lại nguyện trong hiện đời thường gặp thiện tri thức, không gặp thầy tà kiến,không mê hoặc tâm mình, không sinh tâm lười biếng. Nếu cũng niệm Phật như vậy, tin sâu phátnguyện, ba thứ Tín, nguyện, hạnh không thiếu. Khi lâm chung thấy Phật tức chẳng Phật từ bênngoài đến, đều là do tâm hiển hiện, cũng như hạt giống ở trong đất lúc gặp mùa xuân liền nẩymầm, đâu phải từ ngoài đến, đều là từ trong đất sinh ra. Người tu hành đời nay cũng giống nhưvậy, tín, nguyện, niệm Phật được thâu nạp vào đất tâm Bát thức, lúc sắp qua đời phát hiện racõi Tịnh độ của đức Di-đà tức chẳng phải từ bên ngoài đến, mà đều từ tâm mình xuất hiện ra.

4. Đại sư Ưu Đàm dạy rằng: Vừa bị bệnh tật việc chính đầu tiên là thân tâm phải thanh thản,chớ sinh nghi ngơ, lo lắng, chỉ việc thân ngồi ngay thẳng, mặt nhìn về phương Tây chuyên tâmtưởng niệm đức Phật A-di-đà, Bồ-tát Quán Âm, Bồ-tát Thế Chí và các hóa Phật hiện ở trướcmắt, nhất tâm xưng niệm Nam-mô A-di-đà Phật, tiếng trước tiếng sau không dứt, đối với tất cảcác việc thế gian không được suy nghĩ, không được tham luyến; hoặc tâm khởi lên ý niệm: chỉmau xưng niệm danh hiệu Phật, trong mỗi một niệm diệt trừ tội chướng, chỉ một niệm này chắcchắn được vãng sinh Tịnh độ. Nếu mạng chưa dứt thì tự được an ổn, thận trọng chớ để vọngniệm khởi tâm lưu luyến thế gian; sẽ còn thì tự nó còn, sẽ chết thì phải chết, có một việc là cầuđược vãng sinh, đâu còn lo nghĩ, nghi ngờ gì. Nếu hiểu được lý này, như được cởi chiếc áo xấu,mặc chiếc áo đẹp, bỏ ngay thân phàm liền bước lên Thánh địa, há chẳng vĩ đại hay sao?

5. Đại sư Tử Bách dạy rằng: Tâm niệm Phật chân thật hay không chân thật, xét cho cùng chỉdựa trên thủ chứng ở trong hoan hỉ, phiền não mà biết, tâm thật giả ắt có thể phân biệt rõ ràng.Đại để người tâm chân thật niệm Phật ở trong hoan hỷ, phiền não hẳn nhiên niệm niệm khôngxen hở; đó là vì phiền não cũng không làm loạn động người được, hoan hỷ cũng không làm loạnđộng người được. Hai thứ đó đã không thể loạn động thì trên cảnh giới sinh tử không còn sợ hãi,có thể thản nhiên ở yêu ghét, không còn mê muội ở một câu A-di-đà Phật này, mà người nàyhiện tiền áp dụng thường ngày, không được thọ dụng, lâm chung không được vãng sinh Tâyphương, thì cho lưỡi của tôi sẽ bị vữa nát.

6. Đại sư Ngẫu Ích dạy rằng: Nếu thật sự có thể niệm Phật, buông bỏ thân tâm thế giới tức làđại bố thí, thật sự có thể niệm Phật không còn khởi tham sân si tức đại trì giới, thật sự có thểniệm Phật, không chấp thị phi, nhân ngã là đại nhẫn nhục, thật sự có thể niệm Phật không chútgián đoạn xen tạp là đại tinh tấn, thật sự có thể niệm Phật không còn rong ruổi theo vọng tưởnglà đại thiền định, thật sự có thể niệm Phật không bị hý luận khác mê hoặc là đại trí tuệ. Thửkiểm điểm mình, nếu đối với thân tâm thế giới vẫn chưa buông bỏ được, niệm tham sân si vẫn tự

14 / 27

Page 15: Liên Trì Pháp Vũ Tập · Liên Trì Pháp Vũ Tập Đăng bởi Tuệ Dũng LỜI BẠT Tập sách này sở dĩ nói cái lợi cho người sơ tâm, là bởi thấy thiện

Liên Trì Pháp Vũ Tập

Đăng bởi Tuệ Dũng

hiện khởi, thị phi nhân ngã vẫn đeo đẳng trong tâm, sự gián đoạn xen tạp vẫn chưa thể thoátkhỏi, sự rong ruổi theo vọng tưởng vẫn chưa trừ diệt, các thứ hý luận khác vẫn mê hoặc tâm chíthì không gọi là thật sự niệm Phật.

7. Đại sư Tiệt Lưu dạy rằng: Thời nay, người tu học Tịnh nghiệp, suốt ngày niệm Phật, sámtội, phát nguyện, mà cõi Tây phương vẫn còn xa, không bảo đảm vãng sinh là bởi cọc ái chưanhổ, dây neo tình còn buộc. Nếu coi ân ái cõi Sa-bà giống như ăn sáp, bất kể là động tĩnh, nhànbận, khổ vui, lo mừng, đều dựa chắc vào một câu danh hiệu Phật, tựa như núi Tu-di, tất cả cảnhduyên không thể lay động. Có khi tự cảm thấy mỏi mệt, hoặc tập hiện tiền, bèn dõng mãnh khởilên một niệm, như Ỷ Thiên trường kiếm khiến ma quân phiền não không nơi trốn thoát, như lòlửa hồng cháy mạnh khiến tình thức từ vô thỉ bị cháy tiêu tan không còn sót. Người này tuyhiện ở cõi đời năm thứ ô trược nhưng thân đã ngồi ở cõi nước hoa sen, đâu đợi Đức Di-đà rủ tay,Bồ-tát Quán Âm khuyên bảo đón tiếp mới tin là được vãng sinh!

8. Đại sư Ngộ Khai dạy rằng: Mở mắt niệm Phật, tâm dễ bị tán loạn, nhắm mắt niệm Phật thìđang lúc niệm đặt tâm vào không, đề khởi hiệu Phật, vừa niệm vừa nghe, vừa nghe vừa niệm,miên miên mật mật, hành trì lâu ngày sẽ có lúc được tương ưng. Nhưng phải niệm từng chữ,từng câu, chỉ chuyên tâm cầu sinh Tây phương. Lại có một pháp buộc niệm, trong lúc khôngniệm Phật thì treo niệm trên thân Phật A-di-đà, tâm thường thanh tịnh, không bị lay động,chính là chỗ đắc lực.

Hỏi: Tạp niệm từ đâu đến? Sư đáp: Một thân người chỉ có một niệm, niệm của niệm Phật tức làkhác, niệm của tạp niệm cũng là khác, chỉ vì niệm Phật chưa chuyên nên có chút phần ở ngoàiPhật.

Hỏi: Tạp niệm này làm sao trừ được?

Đáp: Tạp niệm không cần trừ, chỉ dùng một niệm nầy hoàn toàn đề khởi ở trên Phật, thì tạpniệm liền không có.

Hỏi: Nhưng tinh thần mệt mỏi, không thể khiến cho nó liền không có, phải làm sao?

Đáp: Do đạo lực chưa đầy, nhiều các tán loạn, phải thu nhiếp sáu căn, dần dần trở về sự thanhtịnh, nếu vẫn chưa làm được thì tạm bỏ qua một bên, không cần lý giải, hoặc để mắt nhìn kỹvào tướng Phật mà niệm, hoặc niệm chuyên chú vào tướng Phật mà niệm, thì tự không có tạpniệm.

15 / 27

Page 16: Liên Trì Pháp Vũ Tập · Liên Trì Pháp Vũ Tập Đăng bởi Tuệ Dũng LỜI BẠT Tập sách này sở dĩ nói cái lợi cho người sơ tâm, là bởi thấy thiện

Liên Trì Pháp Vũ Tập

Đăng bởi Tuệ Dũng

Hỏi: Như vậy thì tốt, nhưng lâu ngày tạp niệm lại khởi, phải làm thế nào?

Đáp: Trong tâm hôn trược, ngoại cảnh lăng xăng, thì niệm Phật không được lực, thậm chí tạpniệm ràng buộc quấy nhiễu không cởi mở được, đốt cũng không cháy. Chỉ có một việc là lắnglòng suy nghĩ khiến cho từng câu niệm Phật, âm thanh từ miệng đi ra, từ tai nge vào. Lại nữa, từtrong tâm niệm lưu xuất, tuần hoàn thâu nhiếp, thì tạp niệm tự không.

Hỏi: Như đây rất tốt, nhưng vẫn có người độn căn không có khả năng thì phải làm sao?

Đáp: Hãy đem sáu chữ Nam-mô A-di-đà Phật, lúc đang niệm Phật một câu thì ghi nhớ ở chữNam, câu thứ hai thì ghi nhớ chữ Mô, câu thứ ba ghi nhớ chữ A, rồi đến chữ Di, chữ Đà, chữPhật, rồi trở lại chữ Nam, xoay vần mà trở lại từ đầu, liên hoàn không đứt quãng thì vọng niệmkhông có chỗ phát sinh.

9. Đại sư Diệu Không dạy rằng: “Người niệm Phật ở trong bốn oai nghi đi, đứng, nằm ngồi làmviệc thường phải đoan chánh. Nếu thân đoan chánh thì tâm tự thanh tịnh, hành giả nên tự biết,thật không lừa dối mình.”

Miệng đã niệm Phật thì cấm nói chuyện không đâu, nếu vừa nói chuyện không đâu thì liền nghĩngười niệm Phật không nên như vậy, và mạnh mẽ niệm Phật mấy câu, để thức tỉnh quét trừsạch.

Người niệm Phật chớ nghĩ những điều ác, việc đã trải qua, vừa xong liền xả, lâu ngày thì ý địathanh tịnh, khi gặp việc liền có diệu trí quán sát. Đây gọi là niệm Phật chuyển thức thành trí.

Khi đối trước tượng (tranh) Phật thì cho tượng này là Phật thật, mặt đối diện, tâm niệm, với lòngthành kính. Lúc không đối trước tượng Phật cũng nên thành kính như khi đối trước tượng Phật.Niệm Phật được như vậy thì rất dễ được cảm thông và hắc nghiệp cũng dễ dàng tiêu diệt.

16 / 27

Page 17: Liên Trì Pháp Vũ Tập · Liên Trì Pháp Vũ Tập Đăng bởi Tuệ Dũng LỜI BẠT Tập sách này sở dĩ nói cái lợi cho người sơ tâm, là bởi thấy thiện

Liên Trì Pháp Vũ Tập

Đăng bởi Tuệ Dũng

Người chân thật niệm Phật đã không đuổi theo tài nghệ, lại không cầu danh lợi, rất là khó được.Vì hai chữ “chân thật” là một con đường lớn để vãng sinh Tây phương, lại chữ “chân thật” làngoài câu A-di-đà Phật thì không còn có một mảy may vọng tưởng nào.

Một việc vừa xong, một lời vừa dứt, còn chưa đánh động niệm Phật thì một câu danh hiệu Phậtđã cuồn cuộn tuôn ra, đây là hiện tượng Tam-muội dễ thành.

Cảnh giới của niệm Phật cô tịch là tốt nhất, cao thấp tùy nghi, nhanh chậm tùy phần, hòachung thành một. Vào lúc này, phải biết thân cô mà tâm không cô, tâm của Chư Phật và PhậtDi-đà không hề tạm bỏ chúng ta, ta khởi ý thì Phật liền biết, mở miệng thì Phật liền nghe, đâu logì cô tịch.

Bệnh là then chốt của cái chết, chết là cánh cửa của Thánh phàm tịnh uế. Trong lúc bệnh nênlàm pháp tưởng về cái chết, siêng năng niệm danh hiệu Phật quyết định đợi chết ắt sẽ có ánhsáng tiếp dẫn đúng theo nguyện vãng sinh của ta, nếu dừng tưởng thì tất cả luyến ái, lo sợ,phiền não sẽ an bài, các thứ tạp niệm đồng loạt hiện tiền, tình trạng sinh tử, làm sao cứu giúp?Nên biết tất cả con đường lầm lẫn trong trăm kiếp ngàn đời, hoàn toàn là ở lúc một niệm dứtđược rõ ràng nầy. Nếu một niệm chuyên chú ở Phật, thì thân thể tuy bại hoại mà thần thứckhông tán loạn, liền theo một niệm này mà vãng sinh Tịnh độ.

Xét thấy một việc lâm chung rất là khẩn thiết, cho nên người xưa thường có chỉ bảo. có mộtcuốn sách tên là Trợ Chung Tân Lương nói rất rõ về việc này, người tu hành Tịnh nghiệp khôngthể không đọc, nếu cần có thể đến Phật học Thư cục ở Thượng Hải mà thỉnh xem. (CanhThạch ghi thêm).

10. Đại sư Đế Nhàn dạy rằng: Phật A-di-đà, ai không thể niệm mà riêng có người không dễniệm, Cực lạc Tây phương ai không nguyện sinh mà ít được vãng sinh, bởi người niệm Phậtchưa được quyết định. Dạy người niệm Phật mà khiến cho họ thật sự tha thiết thì chỉ có mộtchữ chết, một chữ chết ở trong tâm thì cảnh duyên tự nhiên lạnh nhạt, tình ái tự cũng nhẹnhàng, danh lợi giàu có, thế lực hướng đến sự chết nầy đều dùng không được, mọi thấy nghehiểu biết đến thời điểm này đều hành không thông, bốn đại chia lìa, lấy gì nương tựa, cô hồn vôchủ, đâu được tự do. Lúc này không thấy Đức Di-đà, thì sợ gặp quỷ La-sát, lúc này không sinhTịnh độ, thì sợ vào thai lừa.., dù không có nghiệp ác cũng không khỏi qua lại cõi người, nếu cónhân lành thì phước trời dễ hết, đừng cho rằng tự có làm chủ, nghiệp quả lôi kéo, thật khó trốnthoát; đừng cho rằng vốn không có sống chết, khi tâm thức chưa tận chung quy thuộc về luânhồi. Đừng cho việc này là chậm, là việc ngày mai mà ngày nay không biết, đừng cho thân này là

17 / 27

Page 18: Liên Trì Pháp Vũ Tập · Liên Trì Pháp Vũ Tập Đăng bởi Tuệ Dũng LỜI BẠT Tập sách này sở dĩ nói cái lợi cho người sơ tâm, là bởi thấy thiện

Liên Trì Pháp Vũ Tập

Đăng bởi Tuệ Dũng

nhẹ, nếu để thân này lầm qua thì bị chìm đắm nhiều kiếp. Thấy tất cả mọi việc mà không biếtsống chết là việc lớn thì mọi sự mọi việc đều là việc không đáng quan tâm, trong bất cứ lúc nàocũng đều là lúc trở về mạng chung thì mọi thời giờ đều là lúc niệm Phật. Niệm Phật như vậy thìmới là tâm tha thiết, tâm tha thiết như vậy thì mới được vãng sinh Tịnh độ, thực hành công phunhư vậy mới thành Tịnh nghiệp, thường nhớ nghĩ lúc chết mới là tâm tha thiết. Đây là then chốtchính của việc vãng sinh, là quyết định tuyệt diệu của việc chí thành niệm Phật.

11. Đại sư Ấn Quang dạy rằng: Phương pháp hay nhất của việc dụng công niệm Phật là đềunhiếp sáu căn, tịnh niệm nối nhau. Đều nhiếp cả sáu căn, là ngay lúc niệm Phật tâm chuyênchú vào Phật, là nhiếp ý căn, miệng phải niệm cho rõ ràng mạch lạc tức là nhiếp thiệt căn, taiphải nghe đựơc rõ ràng mạch lạc tức là nhiếp nhĩ căn. Ba căn này nhiếp vào danh hiệu Phật thìmắt quyết không thấy cảnh loạn khác là nhiếp nhãn căn, mũi cũng không ngửi những mùi loạnkhác là nhiếp tỵ căn, thân phải cung kính là nhiếp thân căn. Sáu căn đã được nhiếp phục màkhông tán loạn thì tâm không có vọng niệm. Chỉ có Phật là niệm mới là thanh tịnh niệm. Nếuthường luôn nhiếp cả sáu căn mà niệm, thì gọi là tịnh niệm nối nhau, nếu thường tịnh niệm nốinhau thì nhất tâm bất loạn, niệm Phật Tam-muội sẽ dần dần được.

Niệm Phật phải thường tưởng sắp chết sắp đọa địa ngục thì không khẩn thiết cũng tự khẩnthiết, không tương ưng cũng tự tương ưng. Dùng tâm sợ khổ để niệm Phật tức là cách hay nhấtđể thoát khổ, cũng là cách hay nhất trong tùy duyên tiêu nghiệp.

Lúc niệm Phật ắt phải chí thành, hoặc có khi trong tâm khởi lên niệm đau buồn, đây là tướngthiện căn phát hiện, nhưng dè dặt chớ để việc ấy thường xảy ra, nếu không thì sẽ đắm trước vàoma cảnh sầu bi, hễ có việc vừa ý thì không nên quá vui mừng nếu không thì sẽ đắm trước vàoma cảnh hoan hỷ.

Lớn tiếng niệm Phật không được quá gắng sức, để phòng bị bệnh.

Khi chưa được nhất tâm thì không được nhen nhóm ý muốn thấy Phật, nếu được nhất tâm thìTâm và Phật hợp nhau, tâm hợp với đạo thì muốn thấy liền thấy ngay, không thấy cũng hoàntoàn không trở ngại. Nếu gấp muốn thấy Phật, tâm niệm lăng xăng, ý niệm muốn thấy kết chặttrong tâm bèn trở thành bệnh lớn của tu hành, lâu ngày sinh nhiều oan gia, theo đó thao túngvọng tình tưởng hiện làm thân Phật, thỏa mãn trả báo oán xưa, tự tâm đã không có chánh kiến,toàn thể là phần khí của ma, một khi thấy thì sinh tâm vui mừng, từ đó ma nhập vào tâm phủ,dựa ma phát cuồng, dù có hoạt Phật, cũng chẳng biết làm sao. Chỉ nên nhất tâm, đâu cần phảimong thấy Phật, có phải không!

18 / 27

Page 19: Liên Trì Pháp Vũ Tập · Liên Trì Pháp Vũ Tập Đăng bởi Tuệ Dũng LỜI BẠT Tập sách này sở dĩ nói cái lợi cho người sơ tâm, là bởi thấy thiện

Liên Trì Pháp Vũ Tập

Đăng bởi Tuệ Dũng

Bệnh và ma đều do nghiệp đời trước mà ra, chỉ thường chí thành tha thiết niệm Phật thì bệnh tựthuyên giảm và ma tự xa lìa. Lại niệm Phật xong hồi hướng, vì tất cả oan gia đời trước mà hồihướng, khiến cho họ thấm nhuần lợi ích việc niệm Phật mà được sinh về cõi lành.

Một câu Nam-mô A-di-đà Phật miên miên mật mật thường thời nhớ niệm, hễ có các ý niệm tìnhcờ khởi lên như phẫn nộ, dâm dục, hiếu thắng, uất khí,… thì liền nghĩ rằng mình là người niệmPhật, đâu thể khởi lên những tâm niệm này ư! Niệm ấy khởi nên liền dứt, lâu ngày thì tất cảniệm làm lao tổn tâm, thần đều không do đâu mà khởi lên.

Mỗi ngày công phu hồi hướng đều cho chúng sinh trong pháp giới. Nếu thời khóa công phu nàyvì chúng sinh nầy, thời khóa công phu kia vì chúng sinh kia thì cũng được. Nhưng phải cónguyện hồi hướng chung khắp mới hợp với ba thứ hồi hướng. Ba thứ hồi hướng ấy là: 1. Hồihướng chân như thật tế. 2. Hồi hướng quả Phật Bồ-đề, niệm niệm viên mãn. 3. Hồi hướng chochúng sinh trong pháp giới đồng sinh Tịnh độ.

Pháp quán tưởng tuy là tốt nhưng ắt phải biết rõ được tượng Phật vốn thấy là thuộc duy tâm hiệnra, nếu cho rằng cảnh ngoài tâm, thì có khi dẫn đến dựa ma phát cuồng, không thể không biết.Nếu cho là ngoại cảnh, rõ ràng thật có thì trở thành cảnh ma, nhắm mắt mở mắt chỉ chọn thíchnghi mà nên làm.

Pháp môn niệm Phật lấy ba pháp Tín, Nguyện, Hành làm Tông, lấy tâm Bồ-đề làm căn bản.Lấy tâm nầy làm Phật, tâm nầy là Phật làm nghĩa thật sự của nhân bao gồm biển quả, quả thấusuốt nguồn nhân. Lấy việc nhiếp cả sáu căn, tịnh niệm nối nhau làm công phu thực hành thiếtyếu nhất. Lại có thể lấy Bốn thệ nguyện rộng lớn thường không rời tâm thì tâm và Phật hợpnhất, tâm và đạo hợp nhất, thân hiện tại liền dự vào dòng Thánh, lúc lâm chung thẳng bước lênThượng phẩm, ngõ hầu không phụ đời nầy!

IV. Tịnh độ chuyên luận.

1. Đại sư Ngẫu Ích luận: Tín-Nguyện-Trì danh là tông chỉ chính của việc tu hành.

19 / 27

Page 20: Liên Trì Pháp Vũ Tập · Liên Trì Pháp Vũ Tập Đăng bởi Tuệ Dũng LỜI BẠT Tập sách này sở dĩ nói cái lợi cho người sơ tâm, là bởi thấy thiện

Liên Trì Pháp Vũ Tập

Đăng bởi Tuệ Dũng

Không Tín thì không đủ để khởi nguyện, không Nguyện thì không đủ dẫn dắt Hành, không hànhtrì danh tốt thì không đủ làm mãn nguyện và chứng minh lòng tin. Tín là tin tự, tin tha tin nhân,tin quả, tin sự, tin lý. Nguyện thì chán lìa cõi Sa-bà, ưa cầu cõi Cực lạc. Hành thì chấp trì danhhiệu, nhất tâm bất loạn.

Tin tự là tin một niệm tâm hiện tiền của mình vốn chẳng phải trái tim bằng thịt, cũng chẳng phảiduyên theo hình bóng, dọc thì không có trước sau, ngang thì bặt không có bờ mé, suốt ngày tùyduyên, suốt ngày bất biến, các cõi nước nhiều như bụi nhỏ ở khắp hư không trong mười phươngvốn là vật trong một niệm tâm của ta hiện ra. Ta tuy là hôn mê, mê hoặc điên đảo nhưng nếumột niệm hồi tâm, thì chắc chắn được sinh về Cực lạc vốn có trong tâm mình không còn nghingờ lo nghĩ gì nữa, đó gọi là tín tự.

Tin tha là tin Đức Thích-ca Như Lai quyết không có nói dối gạt, đức Di-đà Thế Tôn quyết khôngcó nguyện suông, Chư Phật sáu phương hiện tướng lưỡi rộng dài quyết không nói hai lời, tùythuận theo giáo huấn chân thật của chư Phật quyết chí cầu sinh không còn nghi hoặc, gọi là tintha.

Tin nhân là tin sâu sự tán loạn xưng danh vẫn là hạt giống thành Phật, huống chi nhất tâm bấtloạn, đâu thể không sinh Tịnh độ, gọi là tin nhân.

Tin quả là tin sâu Tịnh độ, các điều lành hội tụ, đều từ niệm Phật Tam-muội mà sinh ra. Nhưtrồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu, cũng như bóng ắt phải nương theo hình, âm vang phảithuận theo tiếng, quyết không luống dối, gọi là tin quả.

Tin sự là tin sâu chỉ một niệm hiện tiền nầy không thể cùng tận, thế giới mười phương nươngtâm hiện ra cũng không thể cùng tận, thật có cõi nước Cực lạc ở ngoài mười muôn ức cõi nước,nước ấy rất trang nghiêm thanh tịnh, không giống ngụ ngôn của Trang sinh, gọi là tin sự.

Tin lý là tin sâu mười muôn ức cõi nước thật không ra ngoài một niệm tâm hiện tiền của ta, vìtâm tánh một niệm hiện tiền của tôi thật không có ngoài. Lại tin sâu y, chánh, chủ, bạn Tâyphương đều từ trong một niệm tâm hiện tiền của tôi mà hiện ra. Toàn sự tức lý, toàn vọng tứcchân, toàn tu tức tánh, toàn tha tức tự, là từ tâm ta trùm khắp, tâm Phật cũng trùm khắp, tâmtánh tất cả chúng sinh cũng trùm khắp. Ví như trong một ngôi nhà có nghìn ngọn đèn thì ánhsáng lẫn nhau mà đều khắp, trùng trùng giao nhau mà thâu nhiếp nhau, không chướng ngại

20 / 27

Page 21: Liên Trì Pháp Vũ Tập · Liên Trì Pháp Vũ Tập Đăng bởi Tuệ Dũng LỜI BẠT Tập sách này sở dĩ nói cái lợi cho người sơ tâm, là bởi thấy thiện

Liên Trì Pháp Vũ Tập

Đăng bởi Tuệ Dũng

nhau, gọi là tin lý. Tin như vậy rồi thì Sa-bà là uế do tự tâm mình cảm ra, mà tự tâm uế theo lýnên chán lìa, Cực lạc là tịnh do tự tâm mình cảm ra, mà tự tâm thanh tịnh theo lý nên ưa cầu.Chán uế, phải xả bỏ, đến rốt cùng không có cái đáng xả, ưa tịnh, phải lấy, đến rốt cùng khôngcó cái đáng lấy. Cho nên ngài Diệu Tông nói: Lấy và bỏ đến mức rốt cùng cũng chẳng kháckhông lấy không bỏ. Giả sử không lấy bỏ theo sự, thì chỉ còn không lấy, không bỏ, tức là chấplý bỏ sự, đã phế bỏ sự thì lý cũng không trọn vẹn. Nếu thấu hiểu toàn sự tức lý, thì lấy cũng tứclà lý, bỏ cũng tức là lý, một lấy một bỏ không gì không là pháp giới. Cho nên kế Tín là nói vềNguyện.

Nói chấp trì danh hiệu, nhất tâm bất loạn: danh hiệu để nêu lên đức, vì đức không thể suy nghĩbàn luận, nên danh hiệu cũng không thể suy nghĩ bàn luận, vì công đức danh hiệu không thểsuy nghĩ bàn luận, nên khiến cho tán loạn trì danh thì là Phật chủng, chấp trì thì lên bất thối.Nhưng các Kinh nói về hạnh Tịnh độ có nghìn muôn sai khác. Như quán tượng, quán tưởng, lễbái, cúng dường, năm hối, sáu niệm,… mỗi hạnh thành tựu đều sinh Tịnh độ, nhưng chỉ mộtpháp trì danh là thâu nhiếp căn cơ rất rộng, thực hành rất dễ, có thể gọi là phương tiện đệ nhấttrong các phương tiện, liễu nghĩa vô thượng trong liễu nghĩa, viên đốn tối cực trong viên đốn. Vìthế nói rằng: Hạt ngọc trong bỏ vào nước đục, thì nước đục không thể không trong, danh hiệuPhật gieo vào tâm loạn thì tâm loạn không thể không thành Phật.

2. Đại sư Trí Khải luận về hai nghĩa:Ưa và Chán

Người muốn quyết định sinh về Tây phương thì phải có đủ hai hạnh mới quyết chắc sinh vềnước kia. Một là hạnh chán lìa, hai là hạnh ưa nguyện.

Hạnh chán lìa: Phàm phu từ vô thỉ đến nay bị năm dục trói buộc luân hồi trong sáu nẻo chịuđủ các khổ, nếu không khởi tâm chán lìa năm dục, không lúc nào thoát ra. Cho nên phải thườngquán sát thân này với máu mủ, phẩn tiểu, tất cả nhơ xấu thải ra, bất tịnh hôi thối. Kinh Niết-Bànnói: Cái thành thân như thế, La sát ngu si ở trong đó. Ai là người có trí mà ưa thích thân này.Kinh lại nói: Thân này chứa nhóm các khổ, tất cả đều bất tịnh, bị trói buộc bởi các thứ ungnhọt…, căn bản không có ý nghĩa, lợi ích. Cho đến thân của các trời đều cũng như vậy. Hànhgiả hoặc đi, hoặc ngồi, hoặc ngủ hoặc thức phải thường quán thân này, chỉ có khổ, không cóvui, rất sinh tâm chán lìa, dẫu việc vợ chồng không thể dứt ngay mà dần dần sinh chán. Thựchành bảy pháp quán bất tịnh: 1. Quán thân dâm dục này, do tham ái phiền não mà sinh, làchủng tử bất tịnh. 2. Do tinh huyết cha mẹ hòa hợp, là thọ sinh bất tịnh. 3. Ở trong thai ngườimẹ, là chỗ ở bất tịnh. 4. Ở trong thai do huyết mẹ nuôi dưỡng là ăn uống bất tịnh. 5. Đủ mườitháng từ sản môn sinh ra, là sơ sinh bất tịnh. 6. Nằm ở bọc da trong bụng, ở đó có đủ các thứmáu mủ, là thân thể bất tịnh. 7. Sau khi chết sình trướng vữa nát hư hoại, là rốt ráo bất tịnh.Quán thân đã như vậy, thì quán người cũng như vậy. Cảnh giới đối đãi, thân nam, thân nữ,… rất

21 / 27

Page 22: Liên Trì Pháp Vũ Tập · Liên Trì Pháp Vũ Tập Đăng bởi Tuệ Dũng LỜI BẠT Tập sách này sở dĩ nói cái lợi cho người sơ tâm, là bởi thấy thiện

Liên Trì Pháp Vũ Tập

Đăng bởi Tuệ Dũng

sinh tâm chán lìa, thường quán bất tịnh, người quán được như vậy thì dâm dục phiền não dầndần giảm ít. Lại phát nguyện: nguyện tôi lìa hẳn tạp thực máu mủ ô uế bất tịnh tham đắm nămdục, thân nam, thân nữ… của ba cõi, nguyện được sinh thân pháp tánh ở Tịnh độ. Đây gọi làhạnh Chán lìa.

Hạnh Ưa nguyện lại có hai thứ: Một là trước phải rõ ý nghĩa của việc cầu sinh Tịnh độ, hai làquán các việc trang nghiêm ở Tịnh độ kia để tâm ưa thích nguyện cầu. Rõ ý nghĩa vãng sinh:sở dĩ cầu sinh Tịnh độ là muốn cứu giúp tất cả khổ của chúng sinh, phải tự nghĩ rằng, nay takhông có lực, nếu ở trong đời ác năm trược, cảnh phiền não mạnh mẽ, tự sẽ bị nghiệp lực tróibuộc, chìm đắm trong ba đường, trải qua nhiều kiếp số, trôi lăn như thế từ vô thỉ đến nay chưatạm dừng nghỉ, lúc nào mới cứu được chúng sinh khổ? Vì thế nên cầu sinh Tịnh độ, gần gũiChư Phật. Nếu chứng được vô sinh nhẫn thì mới có thể ở trong đời ác trược cứu chúng sinh khổ.Cho nên Luận Vãng Sinh chép: Người phát tâm Bồ-đề, chính là có tâm nguyện làm Phật, tâmnguyện làm Phật là tâm độ chúng sinh, tâm độ chúng sinh là tâm nhiếp thọ chúng sinh sinh vềcõi Phật. Lại nữa, nguyện sinh Tịnh độ phải đủ hai hạnh: Một là phải xa lìa ba pháp làm chướngngại cửa Bồ-đề, hai là phải đạt được ba pháp thuận theo cửa Bồ-đề. Thế nào là xa lìa ba pháplàm chướng ngại cửa Bồ-đề? Một là nương tựa cửa trí tuệ, không cầu tự vui, xa lìa tâm chấpngã, tham đắm tự thân. Hai là nương cửa từ bi, cứu khổ cho tất cả chúng sinh, xa lìa tâm khôngan ổn chúng sinh. Ba là nương cửa phương tiện, thương xót tất cả chúng sinh, muốn đem đếnniềm vui cho họ, xa lìa tâm cung kính cung dưỡng tự thân. Nếu xa lìa được ba pháp làm chướngngại Bồ-đề thì được ba pháp thuận theo cửa Bồ-đề, ba pháp ấy là: Một là tâm thanh tịnh khôngnhiễm, không vì tự thân mà mong cầu các vui sướng. Bồ-đề là nơi thanh tịnh không nhiễm, nếuvì tự thân mà cầu vui tức là thân tâm ô nhiễm làm chướng ngại cửa Bồ-đề, cho nên tâm thanhtịnh không nhiễm là thuận theo cửa Bồ-đề. Hai là tâm an thanh tịnh, vì cứu khổ cho chúng sinhnên Bồ-đề là chỗ thanh tịnh để an ổn tất cả chúng sinh, nếu không có tâm cứu giúp tất cảchúng sinh, khiến họ lìa khổ sinh tử thì trái với cửa Bồ-đề, cho nên tâm an thanh tịnh là thuậntheo cửa Bồ-đề. Ba là tâm lạc thanh tịnh, muốn cho tất cả chúng sinh chứng Đại Bồ-đề Niếtbàn. Bồ-đề Niết bàn là nơi rốt ráo thường vui, nếu không có tâm khiến cho tất cả chúng sinhđược rốt ráo thường vui tức là ngăn đóng cửa Bồ-đề. Cho nên tâm lạc thanh tịnh là thuận theocửa Bồ-đề.

Nhân đâu được Bồ-đề này? Nhân sinh Tịnh độ, thường không lìa Phật đắc vô sinh nhẫn rồi thìở trong cõi sinh tử cứu chúng sinh khổ, Bi Trí dung hợp nhau, định mà thường dụng, tự tại vôngại tức là tâm Bồ-đề. Đây là ý nghĩa của việc nguyện sinh.

Hai là quán các việc trang nghiêm, tâm ưa thích nguyện cầu: tâm mong cầu, khởi tưởng duyênvới đức Phật A-di-đà, như pháp thân, báo thân… có sắc vàng chói sáng, có tám vạn bốn nghìntướng, mỗi tướng có tám vạn bốn nghìn vẻ đẹp, mỗi vẻ đẹp phát ra tám vạn bốn nghìn tia sáng,thường chiếu soi pháp giới, nhiếp lấy chúng sinh niệm đến Phật. Lại quán ở cõi nước ấy có bảythứ báu quý trang nghiêm diệu lạc, đầy đủ như trong Kinh Vô Lượng Thọ, Kinh Thập Lục Quán,

22 / 27

Page 23: Liên Trì Pháp Vũ Tập · Liên Trì Pháp Vũ Tập Đăng bởi Tuệ Dũng LỜI BẠT Tập sách này sở dĩ nói cái lợi cho người sơ tâm, là bởi thấy thiện

Liên Trì Pháp Vũ Tập

Đăng bởi Tuệ Dũng

thường hành Tam-muội niệm Phật và tất cả các hạnh lành như bố thí, trì giới, nhẫn nhục, v.v.thảy đều hồi hướng cho chúng sinh, cùng được sinh về cõi Cực lạc, thì chắc chắn được sinh, đógọi là hạnh Ưa nguyện.

3. Đại sư Diên Thọ luận về Tán tâm niệm Phật đươc vãng sanh.

Có người hỏi: Kinh Thập Lục Quán nói mười sáu quán môn đều là nhiếp tâm tu định, quántướng tốt của Phật, thật rõ ràng toàn vẹn thì mới được bước vào tòa thành cõi Tịnh, thì sao tâmtán loạn mà cũng được vãng sinh? Đáp: văn kinh chín phẩm, tự có lên xuống, cao thấp gồmnhiếp lẫn nhau mà không ngoài hai tâm. Một là Định tâm, nếu tu tập định quán thì được vãngsinh Thượng phẩm. Hai là Chuyên tâm: chỉ niệm danh hiệu, các thiện trợ giúp, thấm nhuần, hồihướng phát nguyện được thành vãng sanh hạ phẩm, nhưng phải một đời quy mạng, hết mựctinh chuyên tu tập trong lúc nằm ngồi, mặt thường hướng về phương Tây, đi đường, lễ lạy, cungkính, lúc niệm Phật phát nguyện thì chí thành tha thiết không có các tạp niệm khác. Như đếnchỗ hình ngục, như ở lao tù, bị oán tặc truy bắt, bị nước trôi lửa cháy mà nhất tâm cầu cứu,nguyện thoát vòng khổ, mau chứng vô sinh, rộng độ hàm thức, nối tiếp làm hưng thạnh Tambảo, thệ đền đáp bốn ân. Tâm chí thành được như vậy thì sẽ không luống uổng. Nếu có ngườilời nói và việc làm không hợp nhau, sức tin nhẹ yếu, không có tâm niệm niệm nối nhau, ýthường bị gián đoạn, dựa vào sự lười biếng này, lúc qua đời hy vọng vãng sinh, chỉ bị nghiệpchướng kéo lôi, e khó gặp bạn lành, gio, lửa ép ngặt, chánh niệm không thành. Vì sao? Vì hiệntại là nhân, sắp qua đời là quả, phải là nhân thật thì quả mới không dối, âm hòa thì tiếng vangthuận, hình ngay thì bóng thẳng. Nếu muốn thành tựu mười niệm lúc sắp qua đời chỉ chuẩn bịxong hành trang, nhóm họp các công đức, để hồi hướng cho lúc này, niệm niệm không thiếu thìkhông có gì lo lắng. Phàm là hai vòng thiện ác, hai báo khổ vui đều do ba nghiệp gây tạo, dobốn duyên sinh ra, do sáu nhân hình thành, do năm quả thâu nhiếp. Nếu một tâm niệm sânnhuế, tà dâm khởi lên tức là nghiệp ngạ quỷ, ngu si ám chướng tức là nghiệp súc sinh, ngã mạncống cao là nghiệp Tu-la, giữ chắc năm giới là nghiệp cõi người, chuyên tu mười thiện tức lànghiệp cõi trời, chứng ngộ Nhân không là nghiệp Thanh văn, biết duyên tánh lìa là nghiệpDuyên giác, cùng tu sáu độ là nghiệp Bồ-tát, chân từ bình đẳng là nghiệp Phật. Nếu tâm thanhtịnh tức là đài vàng, cây báu, cõi tịnh hóa sinh. Nếu tâm cấu uế thì gò nổng hầm hố, cõi uế vậtchất sinh. Đó đều là quả bình đẳng, chiêu cảm được duyên tăng thượng. Cho nên lìa nguồn tựtâm thì không có tự thể riêng, muốn được tịnh quả chỉ thực hành tịnh nhân, như tánh nướcchảy xuống, tánh lửa bốc lên, thế thường như vậy, đâu có gì để nghi?

4. Đại sư Tuân Thức luận về: Pháp tọa thiền quán vãng sanh.

Người muốn tu quán vãng sinh nên ở một chỗ ,đặt giường hướng mặt về phương Tây, để dễquán tưởng, biểu thị cho chánh hướng, ngồi thẳng kiết già, đầu và cột sống thẳng nhau, không

23 / 27

Page 24: Liên Trì Pháp Vũ Tập · Liên Trì Pháp Vũ Tập Đăng bởi Tuệ Dũng LỜI BẠT Tập sách này sở dĩ nói cái lợi cho người sơ tâm, là bởi thấy thiện

Liên Trì Pháp Vũ Tập

Đăng bởi Tuệ Dũng

ưỡn ngực, cũng không còng lưng, điều hòa hơi thở, định trụ ở tâm. Nhưng môn tu này, kinh luậnnói rất nhiều, phàm phu sơ tâm sao có thể tu tập khắp cả. Nay từ chỗ chính yếu dễ thực hànhmà tóm lược hai thứ, trong hai thứ này vẫn tùy theo thích nghi, không hẳn phải dùng cả hai.Hoặc có loại quán tưởng khác mà thuần thục, thì tùy tiện nhưng không được lìa pháp môn Tịnhđộ, đều phải tu tập. Nói hai loại là:

a. Hỗ trợ ý quán khắp: lúc ngồi rồi thì tự tưởng mọi công tu tức thời của mình phù hợp sanh sangthế giới Cực lạc, nên khởi tâm tưởng vãng sinh về cõi nước ấy, ngồi kiết già trong hoa sen, tưởnghoa khép lại, tưởng hoa nở ra. Ngay lúc hoa nở thì tưởng có năm trăm tia sáng chiếu đến thân,tưởng mắt mở ra, tưởng thấy Phật, Bồ-tát và cõi nước, liền ngồi trước Phật nghe giảng diệupháp, và nghe tất cả âm thanh đều là pháp ưa thích, hợp với mười hai bộ kinh. Lúc tưởng nhưvậy thì phải giữ vững, khiến tâm không tán loạn, tâm tưởng rõ ràng, đúng như những điều màmắt đã thấy, tưởng lâu thì đứng dậy.

b. Tưởng thẳng đến Phật A-di-đà thân vàng cao trượng sáu, ngồi trên hoa sen, chuyên buộctâm ở sợi lông trắng giữa hai đầu chân mày, sợi lông trắng ấy dài một trượng năm thước, chu vinăm tấc, ngoài có tám cạnh, sợi lông trắng ấy ruột rổng suốt, cuộn tròn về bên phải giữa haiđầu chân mày, trong suốt sáng sạch, không thể nói hết hiện ra kim nhan, sáng rực từng phần rõràng. Lúc tưởng như vậy thì phải lắng tâm chú ý, giữ vững chớ đổi dời. Nhưng phải biết là dotưởng niệm mà thấy, nếu thành hoặc không thành đều là nhân duyên tưởng niệm, không cótánh tướng thật, tất cả đều không, giống như thấy mặt mình trong gương, như mặt nước hiệnbóng trăng, như mộng như huyễn, tức không, tức giả, tức trung, chẳng phải một chẳng phảikhác, chẳng phải ngang chẳng phải dọc, không thể suy nghĩ, tâm tưởng vắng lặng thì sẽ thànhtựu niệm Phật Tam-muội.

5. Đức Thanh luận về: Trì danh và quán tưởng

Có người hỏi điều quan trọng của tu Tịnh độ là gì? Ngài Đức Thanh đáp: Kinh dạy rằng, nếumuốn tịnh cõi Phật nên tịnh tâm mình, tu hành tịnh nghiệp phải lấy tịnh tâm làm gốc. Muốn tựtâm thanh tịnh, điều trước tiên phải giới căn thanh tịnh, ấy là thân có ba thứ, miệng có bốn thứ,và ý có ba thứ, mười nghiệp ác này là nhân khổ đau của ba đường, điều quan trọng của giữ giớitrước hết là phải làm cho ba nghiệp thanh tịnh thì tâm tự thanh tịnh, trong tâm thanh tịnh nàychán ghét cái khổ cõi Sa-bà, phát nguyện vãng sinh cõi An dưỡng mà lập chánh hạnh niệmPhật. Nhưng niệm Phật cần phải có tâm sanh tử tha thiết, trước là cắt đứt duyên bên ngoài, chỉkhởi một niệm, dùng một câu A-di-đà Phật làm mạng căn, niệm niệm không quên, tâm tâmkhông gián đoạn, trong mười hai thời đi, đứng, nằm, ngồi, cầm muỗng cầm đũa, cúi ngước thấynghe động tĩnh rảnh bận, bất cứ lúc nào cũng không quên mất, không mê muội, không códuyên khác. Dụng tâm được như vậy thì lâu dần được thuần thục, cho đến trong mộng cũng

24 / 27

Page 25: Liên Trì Pháp Vũ Tập · Liên Trì Pháp Vũ Tập Đăng bởi Tuệ Dũng LỜI BẠT Tập sách này sở dĩ nói cái lợi cho người sơ tâm, là bởi thấy thiện

Liên Trì Pháp Vũ Tập

Đăng bởi Tuệ Dũng

không quên mất, lúc thức cũng như lúc ngủ, như một không khác, thì công phu miên mật, quyệnthành một khối, đó là lúc đắc lực. Nếu niệm đến nhất tâm bất loạn thì lúc sắp qua đời cảnh giớiTịnh độ hiện ra trước mặt, tự nhiên không bị trói buộc bởi sinh tử, Đức Phật A-di-đà phát ra ánhsáng tiếp dẫn, người ấy chắc chắn có được hiệu nghiệm của việc vãng sinh. Nhưng nhất tâm trìdanh cố nhiên là chánh hạnh, lại phải giúp cho quán tưởng, càng thấy ẩn mật. Đức Phật vìHoàng hậu Vi-Đề-hy mà nói mười sáu diệu quán, bèn được một đời thành tựu. Nay trong mườisáu pháp quán ấy nên tùy nghi chọn một pháp quán, hoặc chỉ quán tướng tốt của Phật, Bồ-tát,hoặc quán cảnh giới Tịnh độ. Như Kinh Di-đà nói ao báu hoa sen, v.v. Tùy ý quán tưởng, nếuquán tưởng được rõ ràng thì trong mười hai thời hiện tiền như ở Tịnh độ, lúc qua đời một niệmliền sinh. Dụng tâm được như vậy, tinh chuyên giới hạnh, dứt hẳn niệm ác phiền não, dùng tịnhtâm này mà quán niệm nối nhau thì nhân chân thật của Tịnh độ không ngoài cõi nầy.

6. Truyền Đăng luận về Ái nhẹ, nhất niệm

Dương Thứ Công bảo rằng: Nghiệp ái không nặng thì không sinh ở cõi Sa-bà, niệm không nhấtthì không sinh Tịnh độ. Ở cõi Sa-bà có một niệm ái không nhẹ thì lúc qua đời sẽ bị niệm ái ấylôi kéo, huống chi là có nhiều niệm ái. Đối với cõi Cực lạc có một niệm tâm không chuyên nhất,lúc qua đời còn bị niệm ấy xoay chuyển, huống chi là có nhiều niệm. Ái có nặng có nhẹ, có dàycó mỏng, có chánh báo ư, có y báo ư? Thử kể ra nào là cha mẹ, vợ con, anh em bạn bè, côngdanh phú quý, văn chương thơ phú, đạo thuật kỹ nghệ, y phục, ăn uống, nhà cửa ruộng vườn,rừng suối, cỏ hoa, châu báu ngoạn vật,… không thể nêu ra hết được, nhưng có một vật khôngquên, đó là ái, có một niệm không đổi, đó là ái.Có một niệm ái tồn tại trong lòng thì niệm khôngchuyên nhất, có một niệm không trở về chuyên nhất thì không được vãng sinh. Có người hỏi áinhẹ có đạo hay không? Đáp: ái nhẹ không quan trọng hơn nhất niệm. Nhất niệm có đạo haykhông? Đáp: Nhất niệm không quan trọng hơn ái nhẹ. Bởi niệm không nhất là do tán tâm, dịduyên khiến như vậy. Tán tâm, dị duyên là do rong ruổi ở cảnh mà khiến như vậy. Sa-bà cómột cảnh thì chúng sinh có một tâm, chúng sinh có một tâm thì Sa-bà có một cảnh, các duyênbên trong giao động, các cõi bên ngoài đuổi bắt.

Tâm và cảnh rong ruổi giao nhau, lăng xăng như cát bụi. Cho nên nếu muốn nhẹ ái đi thì khônggì bằng lấp đi cảnh ấy, các cảnh đều rỗng không, muôn duyên đều vắng lặng thì nhất niệm tựthành. Nhất niệm đã thành thì duyên ái đều hết. Hỏi: Lấp cảnh có đạo hay không? Đáp: Lấpcảnh, chẳng phải ngăn che muôn vật, cũng chẳng phải che mắt không nhìn, mà ngay cảnh ấyhiểu rõ do luống dối nhóm họp, gốc nó đã là không và ngọn cũng vậy. Vạn pháp vốn tự tánhkhông có, cái có chính là tình, nên tình còn thì vật còn, tình không thì vật không, muôn phápkhông mà bản tánh hiện, bản tánh hiện mà tình niệm dứt, tự nhiên như thế, chẳng cần gắnggượng. Như Kinh Lăng-Nghiêm cho rằng, thấy và duyên thấy đều là tướng tưởng ra. Như hoađốm trong hư không vốn không thật có. Cái thấy và duyên này vốn là Bồ-đề diệu tịnh minh thể,làm sao trong đó có đúng, không đúng? Vì thế muốn lấp cảnh ấy không gì bằng thể nhận đượcvật là luống dối, thể nhận được vật là luống dối thì tình tự dứt, tình dứt thì ái không sinh, mà duy

25 / 27

Page 26: Liên Trì Pháp Vũ Tập · Liên Trì Pháp Vũ Tập Đăng bởi Tuệ Dũng LỜI BẠT Tập sách này sở dĩ nói cái lợi cho người sơ tâm, là bởi thấy thiện

Liên Trì Pháp Vũ Tập

Đăng bởi Tuệ Dũng

tâm hiện thì niệm chuyên nhất thành. Cho nên Kinh Viên Giác dạy rằng: Biết huyễn tức lìa,không cần thực hành phương tiện, lìa huyễn tức giác, cũng không có thứ lớp, một bỏ một giữ,không cần chuyển đổi, công hiệu nhanh chóng, như trống có dùi. Người học đạo, đối với việcnầy có nên tận tâm hay không? Hỏi: Ai nhẹ đã nghe dạy rồi, còn thế nào là nhất niệm? Đáp:Đạo nhất niệm có ba thứ, đó là Tín, Hành, Nguyện. Cầu sinh Cực lạc lấy việc Tín sâu làm đầu,phải đọc nhiều kinh sách Đại thừa, rộng học Tổ giáo. Hễ tìm thấy sách Tịnh độ thì phải thamcầu, ngộ Cực lạc vốn là Tịnh độ duy tâm của ta, không phải cõi khác, biết rõ Di-đà vốn là tựPhật bổn tánh của ta, chẳng phải Phật khác. Hai là Hành có hai môn: Một là Chánh và hai làTrợ. Chánh hành lại có hai thứ: Một là Xưng danh, hai là Quán tưởng. Xưng danh như Tiểu bảnKinh Di-đà nói trì danh bảy ngày, nhất tâm bất loạn. Có sự nhất tâm và lý nhất tâm: Nếu miệngxưng tụng danh hiệu Phật, buộc tâm ở duyên, từng câu nối nhau, tâm tâm bất loạn, tâm duyêncảnh ngoài thì nhiếp trở lại, ở đây phải phát tâm quyết định, dứt bỏ niệm đời sau, trừ bỏ việcđời, hạ thủ duyên tâm, khiến cho tâm niệm Phật dần dần được tăng trưởng, từ dần dần đến lâu,từ ít đến nhiều, một ngày hai ngày, cho đến bảy ngày thì rốt cuộc sẽ thành nhất tâm bất loạn vềsau, đây là sự nhất tâm. Nếu đã được sự nhất tâm rồi thì nhân thanh tịnh Cực lạc thành tựu, lúcqua đời chánh niệm rõ ràng đích thân thấy Đức Phật Di-đà duỗi tay tiếp dẫn, chắc chắn đượcsinh cõi Tịnh độ. Về lý nhất tâm cũng không có khác, chỉ ở sự nhất tâm, niệm niệm rõ biết, tâmnăng niệm, Phật sở niệm, ba đời bình đẳng, mười phương dung nhiếp lẫn nhau, chẳng phảikhông chẳng phải có, chẳng phải tự chẳng phải tha, không đến không đi, không sinh không diệt,một niệm tâm hiện tiền tức là cõi Tịnh độ đương lai, niệm mà vô niệm, vô niệm mà niệm, vôsinh mà sinh, sinh mà vô sinh, ở trong không thể niệm mà niệm mạnh mẽ, ở trong không thểsinh mà cầu sinh mạnh mẽ, ấy là trong sự nhất tâm rõ được lý nhất tâm. Quán tưởng, nói đầy đủnhư trong Kinh Quán vô Lượng Thọ, có mười sáu cảnh, quán Phật là pháp quán quan trọngnhất. Nên quán thân Phật A-di-đà cao trượng sáu, tướng màu vàng ròng tía, đứng trên ao hoasen, hiện tướng duỗi tay tiếp dẫn, thân có ba mươi hai tướng của bậc Đại nhân, mỗi tướng cótám mươi vẻ đẹp.

Hai thứ chánh hạnh nầy phải giúp nhau mà tiến tu. Phàm lúc đi, đứng, nằm, ngủ thì nhất tâmxưng danh, còn ngồi kiết già thì tâm tâm thực hành quán, đi mệt thì ngồi kiết già niệm Phật, xảkiết già thì đi kinh hành xưng danh, nếu trong bốn oai nghi mà tu hành không gián đoạn thì chắcchắn được vãng sinh Tịnh độ.

Trợ hành, cũng có hai thứ: Một là hành thế gian, như hiếu thuận cha mẹ, một đời thực hànhnhân từ, từ tâm không giết hại, đầy đủ các luật nghi và làm tất cả việc lợi ích. Nếu hồi hướngTây phương thì đều là hành trợ đạo. Hai là hành xuất thế, như hành trì sáu độ muôn hạnh, cácthứ công đức, đọc tụng kinh sách Đại thừa, tu các sám pháp, cũng phải dùng tâm hồi hướng đểtrợ tu, thì đều là hành Tịnh độ. Lại có một thứ trợ hành vi diệu, phải trải qua duyên Cảnh, xứ xứdụng tâm. Nếu thấy quyến thuộc thì nên tưởng là pháp quyến Tây phương, dùng pháp mônTịnh độ mà khai đạo cho họ, khiến cho nghiệp ái nhẹ mà được nhất niệm, mãi mãi làm quyếnthuộc vô sinh ở tương lai. Nếu lúc sinh ân ái thì nên nghĩ quyến thuộcTịnh độ không có tình ái,phải làm sao để được sinh Tịnh độ, xa lìa ân ái này. Nếu lúc sinh tâm sân giận nên nghĩ quyếnthuộc Tịnh độ không có xúc não phải làm sao để được sinh Tịnh độ, xa lìa sân giận này? Nếu

26 / 27

Page 27: Liên Trì Pháp Vũ Tập · Liên Trì Pháp Vũ Tập Đăng bởi Tuệ Dũng LỜI BẠT Tập sách này sở dĩ nói cái lợi cho người sơ tâm, là bởi thấy thiện

Liên Trì Pháp Vũ Tập

Đăng bởi Tuệ Dũng

lúc chịu khổ nên nghĩ Tịnh độ không có các khổ, chỉ hưởng những điều vui. Nếu lúc hưởngnhững điều vui thì nên nghĩ cái vui của cõi Tịnh độ, không tai ương, không đối đãi. Phàm trảiqua duyên cảnh đều dùng ý này mà suy rộng ra, thì bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu đều là trợ hànhcủa Tịnh độ.

Thứ ba là Nguyện, như thuyền Tịnh độ thì phải dùng Tín làm bánh lái, Hành làm sào chèochống và dây căng buồm, Nguyện làm cánh buồm hứng gió. Không có bánh lái thì không cókim chỉ nam, không có sào chèo chống và dây căng buồm thì thuyền không thể vận hànhđược, không có buồm hứng gió thì không thể vượt qua phong ba bão táp. Cho nên tiếp Hành nóiđến Nguyện. Nguyện thì có chung và riêng, có rộng và hẹp, có cùng khắp, có giới hạn. Chungthì như văn hồi hướng phát nguyện do các bậc Cổ đức đặt ra, riêng thì tùy theo các ý riêng màhành, rộng là bốn thệ nguyện rộng lớn, trên cầu dưới hóa, giới hạn thì như khóa tụng có thờigian, theo chúng đồng phát nguyện, cùng khắp thì thời thời phát nguyện, nơi nơi nêu tâm,nhưng phải làm cho thể hợp với bốn thệ nguyện rộng lớn, không được y theo tâm vọng lập. Nếucó đủ ba pháp này thì hy vọng được sinh về Tịnh độ, mau thấy Phật Di-đà. Tất cả pháp mônTịnh độ đều không ngoài lý này.

Liên Trì Pháp Vũ Tập Trích từ sách “Tịnh độ tùng thư” của cư sĩ Mao Dịch Viên biên soạn Tịnh nghiệp học giả Trần Canh Thạch biên tập Hán văn Cư sĩ Minh Ngọc phụng dịch Việt văn

27 / 27