lien he ve viec mua hat giong va trong chum ngay

8

Click here to load reader

Upload: bamboo-panda

Post on 05-Dec-2014

485 views

Category:

Education


3 download

DESCRIPTION

Một vài địa chỉ hữu ích cho việc tìm mua, học hỏi nhân giống và trồng cây Chùm ngây tại Việt Nam

TRANSCRIPT

Page 1: Lien he ve viec mua hat giong va trong chum ngay

http://danviet.vn/nong-thon-moi/trong-cay-chum-ngay-cho-nhieu-cong-dung/107091p1c34.htm 11/10/2012 10:31 Trồng cây chùm ngây cho nhiều công dụng (Dân Việt) - Chùm ngây là một trong những loài cây vô cùng hữu ích. Nó vừa cung cấp dinh dưỡng, vừa làm thuốc mà lại còn là nguyên liệu để sản xuất mỹ phẩm. Cách đây ít năm, ở Việt Nam mới rộ lên tin tức về cây chùm ngây. Họ cho đó là một trong những loài cây có ích nhất thế giới. Nó vừa cung cấp dinh dưỡng, vừa làm thuốc mà lại còn là nguyên liệu để sản xuất mỹ phẩm. Mọi người đổ xô vào tìm hiểu thì mới biết trên thế giới, người ta đã ca ngợi cây chùm ngây từ rất lâu rồi.

Chùm ngây có nguồn gốc ở vùng Nam Á và có lịch sử tới hơn 4.000 năm. Nó rất phổ biến ở châu Á và châu Phi. Trong hầu hết các bộ phận của cây đều chứa các chất mà con người cần như: Khoáng chất, vitamin, các axit amin, bêta-caroten, phenolics...

Lá của cây chùm ngây được dùng làm rau. Nó có thể ăn sống như các loài rau sống khác. Cũng có thể nghiền lá ra để làm nước sinh tố. Nếu nấu canh thì ta được món canh giống với canh rau ngót. Người già, trẻ em và người có thể trạng yếu, nếu ăn rau chùm ngây sẽ rất mau khỏe. Cần chú ý, phụ nữ có thai không nên ăn chùm ngây vì có thể bị sẩy thai.

Lá chùm ngây có thể dùng như một loại rau. Chùm ngây còn có tác dụng phòng và trị rất nhiều bệnh như: Ung thư, tiểu đường, thiếu máu, còi xương, bệnh tim mạch, ung loét, co giật, bệnh gan... Nó giúp ta hạ huyết áp và hạ cholesterol,

Page 2: Lien he ve viec mua hat giong va trong chum ngay

chống oxy hóa... Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Tổ chức Nông lương Thế giới (FAO) đều đề cao cây chùm ngây, coi nó là cứu tinh cho người nghèo, đặc biệt ở các nước thuộc thế giới thứ 3.

Ở ta, cây chùm ngây có trong tự nhiên từ lâu đời. Tại vùng núi ở Tịnh Biên, Tri Tôn (An Giang) có nhà chỉ trồng nó làm hàng rào. Nay bà con mới biết tới các công dụng của nó. Huyện đã xây dựng một dự án để bảo tồn và phát triển cây chùm ngây. Họ dành tới 3.000m2 để làm vườn nhân giống.

Chùm ngây là loại cây thân gỗ. Nó có thể cao tới 5-6m, cây rất dễ trồng, dễ sống. Nó không kén đất, ít tốn phân. Ta có thể trồng quanh hàng rào, trồng ở những bãi đất trống, trồng dọc đường đi... Trồng khoảng 4-5 tháng là bắt đầu có thể thu lá. Lá bán rất đắt, 12.000 đồng/mớ.

Hầu như chưa thấy loài sâu bọ nào phá hoại chúng. Nó chịu hạn rất giỏi. Vì vậy, có thể trồng nó trên cả các gò, đồi, các vùng đất xấu. Chỉ có điều, nó chịu úng kém. Sau 8 tháng là cây bắt đầu cho hoa. Hoa màu trắng, có hương thơm. Quả dài 25-30cm và có hình dáng giống với quả đậu cô ve.

Ở phía Bắc đã có nơi tiến hành trồng chùm ngây. Công ty Intracom là một đơn vị xây dựng nhưng cũng mở thêm hướng sản xuất nông nghiệp. Họ trồng rau sạch, trong đó có cây chùm ngây. Rau bán rất chạy. Vậy sao bà con ta không trồng chùm ngây? Hãy liên hệ ngay với các cơ sở để có giống và có sự trợ giúp về kỹ thuật.

Miền Bắc liên hệ: 04.85856168.

Miền Nam liên hệ: 01669282986, 0935146069, 0987198591.

Chuyên gia Nguyễn Lân Hùng

Page 3: Lien he ve viec mua hat giong va trong chum ngay

http://vietliengroup.vn/ch%C3%B9m-ng%C3%A2y-th%E1%BB%B1c-ph%E1%BA%A9m-v%C3%A0-c%C3%A2y-thu%E1%BB%91c-tuy%E1%BB%87t-v%E1%BB%9Di/

Cây chùm ngây 4 năm tuổi tại Vườn hữu cơ Tuệ Viên 1

Nhà nghiên cứu chùm ngây đầu tiên của Việt Nam: Ngày 13-3-1989, ông Jaap T.Brands, người Hà Lan, là điều phối viên của Ủy ban hợp tác khoa học-kỹ thuật Hà Lan-Việt Nam, hợp tác với Viện khoa học nông nghiệp Việt Nam, do GS-VS Đào Thế Tuấn làm Viện trưởng, nghiên cứu khoai tây và thử nghiệm một số giống rau. Nhân chuyến đi Philippin dự đám cưới người bạn, ông mang về một giống rau ở bên đó, có tên gọi địa phương là kalamonga, tặng người bạn thân cùng nghiên cứu khoai tây là ông Trương Văn Hộ, kỹ sư của Viện khoa học nông nghiệp Việt Nam. Ông Hộ được tặng 9 hạt kèm theo cả vỏ cây rau đó.

Ông Trương Văn Hộ trồng trong mảnh đất hẹp ngay trong nhà riêng, đặt tên là cây Jap cho dễ đọc và để kỷ niệm người bạn Hà Lan có công mang về từ Philippin.

Từ khi gieo đến khi cây mọc khoảng 20 ngày, đến khi ra hoa khoảng 170 ngày. Do gà làm gãy, nên gieo 9 hạt mọc 4 cây. Cây thứ nhất ngắt ngọn 1 lần , ra được 3 cành; cây thứ hai ngắt ngọn 2 lần, ra được 6 cành; cây thứ ba cắt cành triệt để cho nhân vô tính.

Page 4: Lien he ve viec mua hat giong va trong chum ngay

Nhà nghiên cứu Chùm Ngây trong buổi trò chuyện với Nhà Báo Trần Lê

Tiến hành thí nghiệm thời vụ gieo, ông Hộ rút ra kết luận: Gieo vào thời gian nhiệt độ thấp (từ tháng 12 đến tháng 3) tỉ lệ mọc thấp, tỉ lệ cây sống thấp; tốt nhất là từ tháng 4 đến tháng 9. Ở miền bắc có gió mùa đông bắc, nên thời vụ gieo trồng thích hợp là vào cuối mùa xuân, bắt đầu mùa hè, khi nhiệt độ cao dần đạt 25o C. Tránh mùa khô hạn.

. Kết luận này cũng phù hợp với thời gian giâm cành. Cũng theo ông Hộ, cây ít sâu bệnh hại, tuy nhiên trên cây non có thể xuất hiện bệnh phấn trắng. Nhà nghiên cứu chùm ngây đầu tiên của nước ta Trương Văn Hộ đánh giá cao giá trị sử dụng loại cây này: “Cây Jap được sử dụng như một loại cây rau. Lá và cành non nấu canh, hương vị tương tự rau ngót Việt Nam. Lá non có thể ăn sống. Quả non nấu ăn tương tự đậu ăn quả. Hoa cũng dùng làm món ăn. Hạt già rang chín dùng làm món khai vị. Rễ có thể dùng làm thuốc. Thân cây có nơi dùng làm giàn leo cho hồ tiêu hoặc vani”.

Rau chùm ngây tại Vườn hữu cơ Tuệ Viên 1

Năm 1991-1992, ông đã cung cấp 1.600 hạt giống và một số cây giống đưa đi trồng thử trong vườn thí nghiệm, vườn gia đình, hội làm vườn (vacvina), Viện nghiên cứu lúa Ô Môn, bộ đội một số hải đảo…Ở Viện khoa học nông nghiệp Việt Nam hiện còn một cây trồng từ năm 1989.

Page 5: Lien he ve viec mua hat giong va trong chum ngay

Cây chùm ngây (moringa) – cây độ sinh: Cây kalamonga chính là cây chùm ngây, có 13 loài. Nguồn gốc của chúng ở vùng phụ cận dãy núi Himalaya, bang Kerala, tây-bắc Ấn Độ, ở Ả Rập, ở cả châu Phi như Madagasca, Ethiopia. Loài M.Oleifera được trồng phổ biến ở Ấn Độ, Philippin, Thái Lan…Loài M.Stenopetala được trồng phổ biến tại châu Phi.

Chùm ngây là cây lâu năm, thân gỗ mềm, thân và cành óng, không gai, 1 tuổi nếu không cắt ngọn cao khoảng 5-6 m, đường kính 10 cm. Cây 3-4 năm tuổi là ở độ trưởng thành, ổn định. Lá kép chân chim, hoa mọc thành chùm, cánh hoa trắng kem, có mùi thơm, có mật hoa quyến rũ ong. Quả thuộc quả nang, 3 mảnh vỏ, cắt ngang có hình tam giác, dài 40 cm, đường kính 1 cm, Hạt tròn có 3 cánh mỏng để phát tán nhờ gió, trọng lượng 100 hạt khoảng 27 gam.

Các nghiên cứu khoa học gần đây nhất của thế giới, trong đó có Martin Price nghiên cứu ở Senegal công bố: Moringa là cây chịu hạn ở vùng nhiệt đới có hàm lượng dinh dưỡng cao. Lá moringa có hàm lượng beta caroten cao hơn cà rốt, protein cao hơn quả đậu, vitamin C cao hơn cam, calcium cao hơn sữa, kali cao hơn chuối, sắt cao hơn xà lách, Để tiện dụng, họ đã chế biến lá thành dạng bột khô đóng gói bán trên thị trường.

Nếu sử dụng lá tươi, cứ 100 gam lá/ngày cho trẻ từ 1 đến 3 tuổi sẽ cung cấp 100% lượng calcium so với nhu cầu dinh dưỡng, khoảng 70% lượng sắt, 50% lượng protein, kali, đồng, vitamin B và amino acid không thay thế. Khoảng 20 gam lá là đủ lượng vitamin A và C với trẻ nhỏ. Sử dụng 100 gam lá tươi/ngày với phụ nữ mang thai sẽ cung cấp được khoảng 1/3 nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày. Tuy nhiên, cũng tương tự rau ngót, phụ nữ mang thai không nên sử dụng nhiều rau chùm ngây trong 3 tháng đầu. Nếu sử dụng bột chế biến từ lá, với trẻ em khoảng 8 gam/ngày, với phụ nữ khoảng 50 gam/ngày se xđáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng cần thiết…

Lá làm rau xanh cho người, nhiều nơi sử dụng lá già và cành cây cây non làm thức ăn cho trâu, bò, lợn, cừu…Ngoài việc làm thức ăn tương tự như lá xanh, hoa chùm ngây còn là nguồn mật ong, hoặc phơi khô làm nước uống như trà. Quả cũng dùng làm rau ăn, chế biến như đậu ăn quả.

Cây chùm ngây rất dễ trồng, có thể trồng vừa làm hàng rào, vừa làm rau ăn, có thể trồng trong chậu để khai thác lá. Trồng qui mô lớn để lấy nguyên liệu chế biến. Có thể trồng thành vườn rừng hoặc nông-lâm kết hợp, hoặc trồng xen, trồng thành băng theo đường đồng mức để chống xói mòn đất và cải tạo đất.

Có 3 phương pháp trồng: gieo hạt trồng trực tiếp, trồng cây từ hạt, trồng bằng hom. Tránh không để đọng nước, cây sẽ chết. Chùm ngây dễ tính, dễ trồng, có thể phát triển ở nhiều chân đất mà không cần bón phân. Tuy nhiên, phải làm sạch cỏ và để có năng suất cao cũng nên bón phân, nên bón phân chuồng hoai khi trồng để bộ rễ phát triển nhanh. Tháng đầu tiên, nếu đất không đủ độ ẩm, phải tưới cho rễ cây phát triển.

Page 6: Lien he ve viec mua hat giong va trong chum ngay

Hạt chùm ngây hữu cơ tại Vườn hữu cơ Tuệ Viên 1 trước khi trồng

Chùm ngây-cây của người nghèo: Tất cả các công trình nghiên cứu nghiêm túc của thế giới đều công nhận, ngoài giá trị dinh dưỡng cao, chùm ngây còn có những hoạt tính như kích thích hoạt động của tim và hệ tuần hoàn, hoạt tính chống u bướu, hạ nhiệt, chống kinh phong, chống sưng viêm, trị ung loét, chống co giật, lợi tiểu, hạ huyết áp, hạ cholesterol, chống ôxy hóa, trị tiểu dường, bảo vệ gan, kháng sinh và chóng nấm…Cây đã được dùng để điều trị nhiều bệnh trong y học dân gian tại nhiều nước trong vùng Nam Á (Phytotherapy Research, số 21-2007).

Cây Chùm Ngây 2 năm tuổi tại vườn hữu cơ Tuệ Viên 2

Ngoài ra, hạt chùm ngây còn dùng để lọc nước rất có hiệu quả và rẻ tiền, đơn giản, không độc hại. Dụng cụ lọc nước bằng sành, sứ, nhựa, thủy tinh, tre, gỗ…, tuyệt đối không bằng kim loại. Ví dụ cần lọc thùng 20 lít nước, bóc lấy nhân trắng (loại bỏ hạt đen, hạt thối). Sau đó, giã hoặc nghiền thật nhỏ 2 gam (khoảng 10-12 hạt), cho vào một cốc nước sạch, khuấy tan rồi rót vào chai, đậy nắp, lắc đều trong 5 phút. Tiếp theo, đổ nước đó vào thùng nước cần lọc, khuấy nhanh trong 2 phút, rồi khuấy chậm 10-15 phút. Để yên thùng nước khoảng 1 giờ thì nước sẽ trong, cặn lắng xuống đáy thùng. Gạn nước trong để dùng. Lưu ý: nước đục nhiều thì lượng hạt lọc nhiều, nước đục ít thì lượng hạt lọc ít hơn.

Page 7: Lien he ve viec mua hat giong va trong chum ngay

Chính vì chùm ngây có giá trị hết sức to lớn về dinh dưỡng và chữa bệnh, lại là cây dễ trồng, rất rẻ tiền, dễ kiếm, dễ sử dụng, cho nên Tổ chức Lương-Nông (FAO) và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã goi chùm ngây là cây cứu loài người trong thế kỷ 21, đặc biệt là cây của thế giới thứ ba, cây của người nghèo trên toàn thế giới. Hội đồng các tôn giáo thế giới, sau 35 năm, đã tìm được một cây thực vật vùng nhiệt đới ở Ấn Độ mà công dụng đa năng của nó vừa có ích cho người và súc vật, và nhờ vậy có thể cải thiện được vấn đề dinh dưỡng ở các nước đang phát triển. Đó là cây chùm ngây-cây độ sinh.

Hoa chùm ngây tại Vườn hữu Cơ Tuệ Viên 1

Tại cuộc hội thảo khoa học về cây chùm ngây, ngày 13-5-2012, ở thành phố Hồ Chí Minh, các nhà khoa học, các doanh nghiệp và đoàn thể đều khẳng định chùm ngây là cây thuốc quí, cần được quan tâm nuôi trồng và phát triển bền vững, nhằm đa dạng hóa bữa ăn và phục vụ cho sự nghiệp chăm sóc sức khỏe cộng đồng. PGS-TS Phan Quan Chí Hiếu, trưởng khoa y học cổ truyền, Đại học Y Dược TPHCM, rất quan tâm đến 2 mục tiêu chiến lược của Tổ chức y tế thế giới (WHO) và YHCT là thúc đẩy sử dụng YHCT an toàn và hiệu quả trong điều trị, đồng thời tăng cường hợp tác trong việc chia sẻ kiến thức, kỹ năng thực hành y dược học cổ truyền. GS Võ Tòng Xuân, hiệu trưởng Đại học Tân Tạo, mong muốn chùm ngây sẽ dần trở thành món ăn bổ dưỡng quen thuộc của mọi người.

Theo tính toán của các nhà nghiên cứu, không có bất kỳ hỗ trợ nào của nhà nước đối với người nghèo lại tiết kiệm và hiệu quả bằng hỗ trợ nông dân trồng cây chùm ngây. Bởi thế, thiết nghĩ trong các Chương trình mục tiêu quốc gia như xóa đói giảm nghèo, chống suy dinh dưỡng, xây dựng nông thôn mới, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn nên bổ sung cây chùm ngây vào hệ thống cây trồng. Mặt khác, nhà nước cũng nên có cơ chế, chinh sách động viên, hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư vào cây chùm ngây. Hiện nay, trên toàn miền Bắc mới có một doanh nghiệp duy nhất, là Công ty TNHH thương mại và đầu tư Việt Liên, nghiên cứu, trồng cây với qui mô công nghiệp, thu hoạch, chế biến sản phẩm từ cây chùm ngây theo qui trình hữu cơ./.

Page 8: Lien he ve viec mua hat giong va trong chum ngay

GS. Nguyễn Lân Hùng hướng dẫn bà con trồng và chăm sóc Cây Chùm Ngây tại Vườn

hữu cơ Tuệ Viên 2