lêi giíi thiÖu - wordpress.com · web viewbên cạnh các bài học chính, bài đọc thêm,...

43
Biện pháp hướng dẫn kỹ năng vẽ các dạng biểu đồ cơ bản trong chương trình Địa lý lớp 12 Huongdanvn.com –Có hơn 1000 sáng kiến kinh nghiệm hay PHẦN I. MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Sách giáo khoa Địa lý lớp 12 được biên soạn theo tinh thần cung cấp các tình huống, các thông tin đã được lựa chọn để giáo viên có thể tổ chức, hướng dẫn cho học sinh tập phân tích, tổng hợp và xử lý thông tin, tạo điều kiện cho học sinh trong quá trình học tập vừa tiếp nhận được các kiến thức, vừa rèn luyện được các kỹ năng và nắm được phương pháp học tập. Bên cạnh các bài học chính, bài đọc thêm, chương trình Địa lý lớp 12 có 8 bài thực hành và sau mỗi bài học đều có phần câu hỏi và bài tập để củng cố kiến thức và kĩ năng của học sinh. Các bài thực hành Địa lý và phần bài tập Địa lý trước đây thường bị xem nhẹ mặc dù nó rất quan trọng. Hiện nay, dạy học được coi là quá trình phát triển của bản thân học sinh, việc học tập không chỉ là quá trình lĩnh hội kiến thức có sẵn mà còn là quá trình học sinh tự khám phá, tự tìm đến với kiến thức mới nhờ sự giúp đỡ, hướng dẫn của giáo viên. Quá trình này được thể hiện rất rõ trong các bài thực hành Địa lý và các bài tập Địa lý lớp 12. Trang 1

Upload: others

Post on 12-Jan-2020

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Lêi giíi thiÖu - WordPress.com · Web viewBên cạnh các bài học chính, bài đọc thêm, chương trình Địa lý lớp 12 có 8 bài thực hành và sau mỗi bài

Biện pháp hướng dẫn kỹ năng vẽ các dạng biểu đồ cơ bản trong chương trình Địa lý lớp 12

Huongdanvn.com –Có hơn 1000 sáng kiến kinh nghiệm hayPHẦN I. MỞ ĐẦU

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Sách giáo khoa Địa lý lớp 12 được biên soạn theo tinh thần cung cấp các tình

huống, các thông tin đã được lựa chọn để giáo viên có thể tổ chức, hướng dẫn cho

học sinh tập phân tích, tổng hợp và xử lý thông tin, tạo điều kiện cho học sinh

trong quá trình học tập vừa tiếp nhận được các kiến thức, vừa rèn luyện được các

kỹ năng và nắm được phương pháp học tập.

Bên cạnh các bài học chính, bài đọc thêm, chương trình Địa lý lớp 12 có 8 bài

thực hành và sau mỗi bài học đều có phần câu hỏi và bài tập để củng cố kiến thức

và kĩ năng của học sinh. Các bài thực hành Địa lý và phần bài tập Địa lý trước đây

thường bị xem nhẹ mặc dù nó rất quan trọng.

Hiện nay, dạy học được coi là quá trình phát triển của bản thân học sinh, việc

học tập không chỉ là quá trình lĩnh hội kiến thức có sẵn mà còn là quá trình học

sinh tự khám phá, tự tìm đến với kiến thức mới nhờ sự giúp đỡ, hướng dẫn của

giáo viên. Quá trình này được thể hiện rất rõ trong các bài thực hành Địa lý và các

bài tập Địa lý lớp 12.

Trong các bài thực hành và phần bài tập Địa lý lớp 12, sách giáo khoa không

còn chỉ là tài liệu trình bày các kiến thức có sẵn để học sinh dựa vào đó xác định,

vẽ biểu đồ rồi trả lời câu hỏi. Do đó cùng với việc đổi mới về kiến thức, chương

trình sách giáo khoa thì cần phải có sự đổi mới về phương pháp để tổ chức các hoạt

động học tập tự giác, tích cực và độc lập của học sinh. Để học sinh có thể tự xác

định và vẽ được biểu đồ và làm trọn vẹn được các bài tập Địa lý.

Với phương pháp và kinh nghiệm giảng dạy của bản thân, tôi xin được đưa ra

chuyên đề: “Biện pháp hướng dẫn kỹ năng vẽ các dạng biểu đồ cơ bản trong

chương trình Địa lý lớp 12” để tham khảo và rất mong nhận được sự đóng góp của

các đồng nghiệp cũng như các tổ chức chuyên môn để đề tài được hoàn thiện hơn.

II. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.

1. Mục đích nghiên cứu.

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn nhằm tìm hiểu:

Trang 1

Page 2: Lêi giíi thiÖu - WordPress.com · Web viewBên cạnh các bài học chính, bài đọc thêm, chương trình Địa lý lớp 12 có 8 bài thực hành và sau mỗi bài

Biện pháp hướng dẫn kỹ năng vẽ các dạng biểu đồ cơ bản trong chương trình Địa lý lớp 12

- Biện pháp hướng dẫn kỹ năng vẽ các dạng biểu đồ cơ bản trong chương

trình Địa lý lớp 12.

- Thực trạng nhận thức, thái độ, hành vi, của học sinh về việc làm bài tập Địa

lí lớp 12.

- Từ đó đề ra giải pháp, kiến nghị hợp lý nhằm nâng cao công tác hướng dẫn

học sinh xác định và cách vẽ biểu đồ trong bài tập Địa lý lớp 12 THPT nói chung

và THPT Kiệm Tân nói riêng.

2. Nhiệm vụ nghiên cứu.

- Nghiên cứu những vấn đề lý luận liên quan đến biện pháp hướng dẫn kỹ năng

vẽ các dạng biểu đồ cơ bản trong chương trình Địa lý lớp 12.

- Tìm hiểu thực trạng phương pháp hướng dẫn học sinh xác định và cách vẽ

biểu đồ trong bài tập Địa lý lớp 12

- Tìm hiểu nhận thức, thái độ, hành vi của học sinh về việc làm bài tập Địa lí

lớp 12..

- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của biện pháp hướng dẫn kỹ

năng vẽ các dạng biểu đồ cơ bản trong chương trình Địa lý lớp 12.

3. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu lý luận: phân tích, tổng hợp, hệ thống…

- Phương pháp điều tra xã hội: phương pháp điều tra

4. Phạm vi nghiên cứu

Đề tài nêu ra “Biện pháp hướng dẫn kỹ năng vẽ các dạng biểu đồ cơ bản trong

chương trình Địa lý lớp 12 cho học sinh Trường THPT Kiệm Tân”. Tìm hiểu về

nhận thức thái độ và hành vi của học sinh về việc làm bài tập Địa lí.

PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

I. CƠ SỞ KHOA HỌC.

Trong quá trình hội nhập nền kinh tế ngày nay, giáo dục được coi là một lĩnh

vực rất quan trọng và luôn đi trước một bước trong sự phát triển kinh tế của mỗi

quốc gia. Vì vậy, vấn đề chất lượng dạy - học nói chung và dạy học Địa lý nói

riêng ngày càng trở thành mối quan tâm chung của các nhà sư phạm cũng như các

nhà quản lý giáo dục và xã hội. Đảng và nhà nước ta đã khẳng định: “Giáo dục là

Trang 2

Page 3: Lêi giíi thiÖu - WordPress.com · Web viewBên cạnh các bài học chính, bài đọc thêm, chương trình Địa lý lớp 12 có 8 bài thực hành và sau mỗi bài

Biện pháp hướng dẫn kỹ năng vẽ các dạng biểu đồ cơ bản trong chương trình Địa lý lớp 12

quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển”. Điều đó đã

được thể hiện trong các Nghị quyết của Trung ương.

Nghị quyết TW 4 khoá VII đã chỉ rõ phải “Đổi mới phương pháp dạy học ở

tất cả các cấp học, bậc học. Kết hợp học với hành, học tập với lao động sản xuất,

thực nghiệm và nghiên cứu khoa học, gắn nhà trường với xã hội. áp dụng những

phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng

tạo, năng lực giải quyết vấn đề”.

Nghị quyết TW2 khoá VIII tiếp tục khẳng định phải “Đổi mới phương pháp

giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy

sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương

tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự

nghiên cứu cho học sinh”.

Xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn của xã hội môn Địa lí trong nhà trường

nói chung và môn Địa lí lớp 12 nói riêng không ngừng cải tiến chương trình, cải

tiến phương pháp dạy học nhằm đạt được hiệu quả cao nhất. Trong đó "phương

pháp hướng dẫn học sinh xác định và cách vẽ biểu đồ trong bài tập Địa lý lớp 12

THPT" đóng vai trò quan trọng, nó có nhiệm vụ củng cố, rèn luyện kĩ năng Địa lí

cho học sinh một cách thuần thục và chắc chắn hơn .

Việc xác định - và cách vẽ biểu đồ trong bài tập, bài thực hành Địa lí không

những giúp cho học sinh củng cố kĩ năng vẽ biểu đồ đã học ở lớp 10 - 11 mà còn

vận dụng những kiến thức đã học vào nhận xét và giải thích biểu đồ đã vẽ được.

Từ đó làm cho học sinh có cách nhìn nhận, đánh giá các sự vật, hiện tượng một

cách đúng đắn, chính xác và khách quan.

Theo cấu trúc chương trình, hầu như sau mỗi bài học ở chương trình Địa lí

lớp 12 đều có một bài tập hoặc một bài thực hành vẽ biểu đồ. Đây là thuận lợi rất

lớn giúp giáo viên thực hiện tốt các phương pháp rèn luyện kĩ năng Địa lí cho học

sinh trong quá trình dạy học. Từ đó, học sinh nhận thức tri thức một cách khách

quan đồng thời thấy rõ những thuận lợi và khó khăn về các vấn đề Địa lí ở nước ta.

II. CƠ SỞ THỰC TIỄN.

Trong các môn học ở nhà trường THPT đều vận dụng rất nhiều các bài tập,

bài thực hành. Mỗi môn học có một số dạng bài tập với đặc thù riêng, đối với môn

Trang 3

Page 4: Lêi giíi thiÖu - WordPress.com · Web viewBên cạnh các bài học chính, bài đọc thêm, chương trình Địa lý lớp 12 có 8 bài thực hành và sau mỗi bài

Biện pháp hướng dẫn kỹ năng vẽ các dạng biểu đồ cơ bản trong chương trình Địa lý lớp 12

Địa lý cũng vậy. Ở đây tôi chỉ xin đưa ra một phần trong tổng hợp phần bài tập Địa

lý đó là dạng bài tập vẽ biểu đồ.

Bài thực hành vẽ biểu đồ giúp cho học sinh trong quá trình học tập tiếp thu

được kiến thức từ đơn giản đến phức tạp. Cũng qua đó mà học sinh bồi dưỡng

thêm năng lực vận dụng tri thức vào thực tiễn.

Rèn luyện kĩ năng thực hành cho học sinh ở các môn học là một quá trình

phối hợp nhiều mặt, thể hiện trong chương trình, nội dung của các môn học trong

đó có môn Địa lý. Song để rèn luyện được kĩ năng đó học sinh cần nhận biết được

yêu cầu bài ra, xác định hướng, cách làm bài sau khi đọc kĩ bài.

Qua các bài thực hành, bài tập đó giúp cho giáo viên hệ thống các loại biểu

đồ, phân loại các dạng bài tập biểu đồ. Qua đó tạo điều kiện cho giáo viên phát huy

khả năng giảng dạy bài thực hành và hướng dẫn học sinh làm bài tập Địa lý. Học

sinh nhận thức được các loại biểu đồ: dạng cột, tròn, đường, miền… Xác định được

kiểu biểu đồ khi đọc bất kì một bài tập thực hành nào.

Vì vậy "phương pháp xác định - cách vẽ biểu đồ trong bài tập Địa lý lớp 12"

yêu cầu học sinh phải làm việc độc lập, tích cực để xác định được yêu cầu của bài

thực hành, từ đó xác định được cần vẽ loại biểu đồ nào cho phù hợp.

III. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ

1. Những khó khăn khi thực hiện biện pháp hướng dẫn kỹ năng vẽ các dạng

biểu đồ cơ bản trong chương trình Địa lý lớp 12.

Đa số học sinh xem môn Địa lí là môn phụ, do đó ít chú ý đến học tập bộ môn

này. Kết quả cho thấy điểm tổng kết của các em phần lớn chỉ đạt điểm trung bình,

nhiều em học môn Địa lí khá, giỏi nhưng khi giáo viên lấy đội tuyển bồi dưỡng

học sinh giỏi thì các em không tham gia vì cho rằng đây chỉ là môn học phụ. Từ đó

giáo viên dạy Địa lí làm sao phát huy được năng lực của mình khi phương pháp

dạy học được đổi mới, đồ dùng dạy học phong phú, đa dạng.

Qua điều tra khảo sát ở trường, hầu hết học sinh đều cho rằng, phương pháp

xác định và cách vẽ biểu đồ trong bài tập Địa lý lớp 12 là quá bình thường và khá

đơn giản. Nhưng trong thực tế, khi thực hiện thì đây là một điều không dễ dàng.

Một khó khăn nữa là việc rèn luyện kĩ năng này chỉ chiếm một thời lượng

rất ít trong 1 tiết dạy do đó đòi hỏi học sinh phải nghiên cứu trước các yêu cầu mà

Trang 4

Page 5: Lêi giíi thiÖu - WordPress.com · Web viewBên cạnh các bài học chính, bài đọc thêm, chương trình Địa lý lớp 12 có 8 bài thực hành và sau mỗi bài

Biện pháp hướng dẫn kỹ năng vẽ các dạng biểu đồ cơ bản trong chương trình Địa lý lớp 12

bài tập hoặc bài thực hành mà giáo viên đã giao cho, nhưng nhiều em chưa thực sự

tập trung và quan tâm đến yêu cầu mà giáo viên đã giao nên đây cũng là khó khăn

lớn đối với giáo viên khi thực hiện dạy một bài thực hành vẽ biểu đồ hoặc một bài

tập vẽ biểu đồ, do đó:

- Học sinh không xác định được yêu cầu của đề bài.

- Học sinh không xác định được kiểu biểu đồ sẽ vẽ là gì và việc xử lí bảng số

liệu (nếu có).

- Học sinh chưa vẽ được biểu đồ thích hợp và đúng với yêu cầu đề bài.

- Kỹ năng vẽ biểu đồ của học sinh còn lúng túng.

- Học sinh chưa nắm được các bước tiến hành khi vẽ biểu đồ.

Từ đó tỉ lệ học sinh đọc và biết phân tích bảng số liệu, xác định loại biểu đồ thích

hợp đối với bài yêu cầu còn thấp, số lượng học sinh biết xác định ngay được cách

vẽ biểu đồ đúng chiếm tỉ lệ không cao. Do đó, tôi đã thực hiện khảo sát “Biện pháp

hướng dẫn kỹ năng vẽ các dạng biểu đồ cơ bản trong chương trình Địa lý lớp 12”

đối với học sinh lớp 12S1, 12S2, 12S4, 12S5, 12S7 (5 Lớp) với các dạng bài tập biểu

đồ thường gặp.

1.2. Thực trạng về kỹ năng vẽ các dạng biểu đồ cơ bản trong chương trình Địa

lí lớp 12 Trường THPT Kiệm Tân

Đa số học sinh của trường có học lực là trung bình, các em chưa thực sự có

hứng thú trong việc học các môn xã hội trong đó có môn Địa lí. Để tránh sự nhàm

chán và đơn điệu trong các tiết dạy tôi đã lồng ghép các kỹ năng biểu đồ và atlat

trong mỗi bài học. Từ đó làm cho các em có hứng thú hơn về môn Địa lí. Tuy

nhiên trong quá trình làm bài thực hành các em thường chưa đạt yêu cầu. Để khắc

phục điều đó cần có biện pháp hướng dẫn kỹ năng vẽ các dạng biểu đồ cơ bản

trong chương trình Địa lý lớp 12. Qua quá trình làm bài tập về nhà và bài kiểm tra

tại lớp học sinh thường sai một số lỗi sau:

* Biều đồ tròn:

- Vẽ sai bán kính đường tròn, thiếu số liệu ghi trong đường tròn (hoặc ghi sai –

ghi số liệu đổi ra độ).

- Vẽ sai tỉ lệ % các đối tượng.

* Biểu đồ miền.

Trang 5

Page 6: Lêi giíi thiÖu - WordPress.com · Web viewBên cạnh các bài học chính, bài đọc thêm, chương trình Địa lý lớp 12 có 8 bài thực hành và sau mỗi bài

Biện pháp hướng dẫn kỹ năng vẽ các dạng biểu đồ cơ bản trong chương trình Địa lý lớp 12

- Khoảng cách năm chia sai.

- Không ghi số liệu vào trong các miền.

* Đồ thị (đường biểu diễn).

- Khoảng cách năm chia sai, năm đầu tiên thường vẽ không trùng với trục

tung.

- Chia số có thể khác ở 2 trục, nhưng yêu cầu vạch tỉ lệ ngang nhau (không có

bên vạch cao, bên vạch thấp)

* Biểu đồ hình cột.

- Cột đầu tiên phải cách trục thẳng (trục tung) một khoảng cách (không vẽ

dính trục tung).

- Khoảng cách năm chia không chính xác.

2. Một số ưu điểm của giáo viên dạy Địa lí ở các trường THPT

Qua khảo sát thực tế và tiến hành dự giờ đồng nghiệp khi dạy các bài có vẽ

biểu đồ, tôi nhận thấy:

Phần lớn giáo viên có quan niệm đúng về chức năng của một bài tập, bài thực

hành vẽ biểu đồ thể hiện trong việc chuẩn bị chu đáo về giáo án, yêu cầu, mục đích

của bài tập là gì, biểu đồ thể hiện yếu tố nào của đối tượng Địa lí. Đây là phần

không những rèn luyện kĩ năng kiến thức mà còn củng cố những kiến thức đã học

ở trong bài, từ đó học sinh xây dựng được các mối liên hệ Địa lí.

Hầu hết giáo viên biết vận dụng sáng tạo, khoa học các kĩ năng rèn luyện cho

học sinh theo phương pháp dạy học tích cực, do đó đã phát huy được tính tư duy

độc lập cho học sinh, giúp học sinh nắm chắc nội dung của bài học và rèn luyện tốt

kĩ năng cho các em.

IV. CÁC BIỆN PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

1. Để làm tốt "Biện pháp hướng dẫn kỹ năng vẽ các dạng biểu đồ cơ bản trong

chương trình Địa lý lớp 12”

Trong giảng dạy, giáo viên cần lựa chọn các phương pháp tích cực trên cơ sở

coi trọng nhận thức của học sinh, tăng cường vai trò tổ chức lĩnh hội, khám phá

kiến thức. Trong giờ giảng, giáo viên giành nhiều thời gian cho học sinh tự làm

việc với sách giáo khoa, biểu đồ, lược đồ và với các thiết bị học tập khác để học

sinh tự chủ động tìm ra kiến thức mới dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Tất cả các

Trang 6

Page 7: Lêi giíi thiÖu - WordPress.com · Web viewBên cạnh các bài học chính, bài đọc thêm, chương trình Địa lý lớp 12 có 8 bài thực hành và sau mỗi bài

Biện pháp hướng dẫn kỹ năng vẽ các dạng biểu đồ cơ bản trong chương trình Địa lý lớp 12

khâu này, giáo viên phải thể hiện chu đáo, tỉ mĩ, hết sức cụ thể trong bài soạn,

hướng dẫn học sinh ôn lại những kiến thức đã học để vận dụng vào giải thích sau

khi vẽ biểu đồ.

Trong một tiết thực hành vẽ biểu đồ, giáo viên phải hướng dẫn học sinh chuẩn

bị đầy đủ các đồ dùng cần thiết cho tiết học: máy tính cá nhân, thước kẻ, compa...

để giúp học sinh chủ động trong khi vẽ biểu đồ.

2. Biện pháp thực hiện

2.1. Khái niệm

Biểu đồ là một hình vẽ cho phép mô tả một cách dễ dàng động thái phát triển

của một hiện tượng (như quá trình phát triển kinh tế qua các năm…), mối tương

quan về độ lớn giữa các đại lượng (so sánh sản lượng thủy sản giữa các vùng kinh

tế…) hoặc cơ cấu thành phần của một tổng thể (cơ cấu ngành của nền kinh tế).

Các loại biểu đồ rất phong phú, đa dạng. Mỗi loại biểu đồ thể hiện nhiều chủ

thể khác nhau, nên khi vẽ biểu đồ cần đọc kĩ yêu cầu đề ra, xác định chủ thể thể

hiện trên biểu đồ (động thái phát triển, so sánh tương quan độ lớn hay thể hiện cơ

cấu) để chọn loại biểu đồ thích hợp nhất.

2.2. Cách vẽ các dạng biểu đồ

- Các loại biểu đồ bao gồm:

+ Biều đồ tròn.

+ Biểu đồ miền.

+ Đồ thị (đường biểu diễn).

+ Biểu đồ hình cột.

+ Biểu đồ kết hợp (cột + đường).

2.2.1. Biểu đồ tròn:

* Khi nào vẽ biểu đồ tròn?

- Khi đề bài yêu cầu: “vẽ biểu đồ tròn”.

- Trong đề bài có cụm từ như: “cơ cấu/ tỉ lệ”, “tỉ trọng so với toàn phần” (ít

năm ≤ 3 năm, có nhiều thành phần).    

* Cách vẽ biểu đồ tròn:

- Đề bài cho số liệu tuyệt đối (thực tế) phải chuyển sang số liệu tương đối (%). 

Trang 7

Page 8: Lêi giíi thiÖu - WordPress.com · Web viewBên cạnh các bài học chính, bài đọc thêm, chương trình Địa lý lớp 12 có 8 bài thực hành và sau mỗi bài

Biện pháp hướng dẫn kỹ năng vẽ các dạng biểu đồ cơ bản trong chương trình Địa lý lớp 12

  + Cách chuyển đổi đơn vị từ số liệu thực tế sang số liệu %: Muốn tính % của

số nào thì lấy số đó chia cho tổng số và nhân cho 100%          

- Cần chú ý độ lớn (bán kính của các vòng tròn cần vẽ). Nếu là số liệu tuyệt đối

(thực tế), học sinh phải tính R, nếu bảng số liệu cho đơn vị % có thể vẽ các vòng

tròn có bán kính bằng nhau.

- Vẽ theo chiều kim đồng hồ, theo thứ tự đề bài, lấy mốc chuẩn là kim đồng hồ

chỉ số 12: (1% tương ứng 3,60).

- Ghi số liệu trong vòng tròn (phải là số liệu %).

- Chú giải: bằng các kí hiệu, không nên ghi chữ, vẽ trái tim, vẽ mũi tên.... Nên

dùng các đường thẳng, nghiêng, dấu cộng, trừ, chấm, để trắng....

- Tên biểu đồ: có thể ghi ở trên hoặc dưới biểu đồ, nên ghi bằng chữ in hoa cho

rõ.

* Ví dụ minh họa:

Ví dụ 1: Trong SGK Địa lí 12 (ban cơ bản), bảng số liệu 29.1, bài 29- trang 128

Cho bảng số liệu: Giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế

nước ta, giai đoạn 1995 – 2005 (giá thực tế) (Đơn vị: tỉ đồng)Thành phần kinh tế 1995 2005

KV Nhà nước 74 161 249 085

KV Ngoài nhà nước 35 682 308 854

KV có vốn đầu tư nước ngoài 39 589 433 110

Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân

theo thành phần kinh tế nước ta, giai đoạn 1995 – 2005 (giá thực tế).

* Hướng dẫn:

a. Đổi ra % (xử lí số liệu):

Năm 1995:

- Tổng thành phần kinh tế năm 1995 = 74 161 + 35 682 + 39 589 = 149 432 tỉ

đồng

- Tỉ lệ KV Nhà nước 1995 = (74 161 : 149 432 ) x 100% = 50,3 %

- Tỉ lệ KV Ngoài nhà nước 1995 = (35 682 : 149 432 ) x 100% = 24,6 %

- Tỉ lệ KV có vốn đầu tư nước ngoài 1995 = (39 589 : 149 432 ) x 100% = 25,1 %

Trang 8

Page 9: Lêi giíi thiÖu - WordPress.com · Web viewBên cạnh các bài học chính, bài đọc thêm, chương trình Địa lý lớp 12 có 8 bài thực hành và sau mỗi bài

Biện pháp hướng dẫn kỹ năng vẽ các dạng biểu đồ cơ bản trong chương trình Địa lý lớp 12

Năm 2005: (xử lí tương tự)

Lập bảng: (Đơn vị: %)

Thành phần kinh tế 1995 2005

KV Nhà nước 50,3% 25,1%

KV Ngoài nhà nước 24,6% 31,2%

KV có vốn đầu tư nước ngoài 25,1% 43,7%

Tổng 100% 100%

b. Tính R

R2005 = R1995

Nếu chọn R1995 = 2cm => R2005 = 2 cm x 3,3 cm = 6,6 cm

Năm 1995

50.3

24.6

25.1

Năm 2005

43.725.1

31.2

KV Nhà nước

KV ngoài nhà nước

KV có vốn đầu tưnước ngoài

BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP PHÂN

THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 1995 - 2005

2.2.2. Biểu đồ miền:

* Khi nào vẽ biểu đồ miền?

- Khi đề bài yêu cầu cụ thể: “ Em hãy vẽ biểu đồ miền”.

- Khi đề bài xuất hiện một trong các cụm từ sau: “ Thay đổi cơ cấu”, “

chuyển dịch cơ cấu”, “thích hợp nhất để chuyển dịch cơ cấu”, (nhiều năm ≥ 4

năm, ít thành phần).

* Cách vẽ biểu đồ miền:

- Đề bài cho số liệu tuyệt đối, (thực tế) phải chuyển sang số liệu tương đối (%). 

Trang 9

Page 10: Lêi giíi thiÖu - WordPress.com · Web viewBên cạnh các bài học chính, bài đọc thêm, chương trình Địa lý lớp 12 có 8 bài thực hành và sau mỗi bài

Biện pháp hướng dẫn kỹ năng vẽ các dạng biểu đồ cơ bản trong chương trình Địa lý lớp 12

+ Cách chuyển đổi đơn vị từ số liệu thực tế sang số liệu %: Muốn tính % của

số nào thì lấy số đó chia cho tổng số và nhân cho 100%                       

- Trục tung (đơn vị) bằng 100%, trục hoành biểu thị năm và được đóng khung

hình chữ nhật.

- Lấy năm đầu tiên trên trục tung (nằm ở gốc tọa độ), phân chia khoảng cách

năm theo tỉ lệ tương ứng.

- Vẽ lần lượt từ dưới lên trên theo thứ tự của đề bài.

- Ghi số liệu vào đúng vị trí từng miền trong biểu đồ đã vẽ.

- Chú giải (kí hiệu): không nên ghi chữ, vẽ trái tim , vẽ mũi tên... Nên dùng

các đường thẳng, nghiêng, dấu cộng, trừ, chấm, để trắng....

- Tên biểu đồ: có thể ghi ở trên hoặc dưới biểu đồ, nên ghi bằng chữ in hoa

cho rõ.

Ví dụ 1: Trong SGK Địa lí 12 (ban cơ bản), bảng số liệu 23.2, bài 23 (trang 99)

– có bổ sung thêm số liệu mới(2010).

Cho bảng số liệu: Cơ cấu diện tích gieo trồng cây công nghiệp giai đoạn

1975 – 2008. (Đơn vị: Nghìn ha)

Năm 1980 1990 2000 2010

Cây công nghiệp hàng năm 371,7 542,0 778,1 867,8

Cây công nghiệp lâu năm 256,0 657,3 1451,3 2015,4

Vẽ biểu đồ thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu diện tích gieo trồng cây công

nghiệp nước ta, giai đoạn 1980 – 2010.

* Hướng dẫn:

a. Đổi ra % (xử lí số liệu):

Năm 1980

- Tính tổng diện tích năm 1980 = 371,7 + 256,0 = 627,7 nghìn ha

+ Tỉ lệ Cây công nghiệp hàng năm 1980 = (371,7 : 627,7) x 100% = 59,2%

+ Tỉ lệ Cây công nghiệp lâu năm 1980 = (256,0 : 627,7) x 100% = 40,8%

- Tính tổng diện tích năm 1990 = 542,0+ 657,3 = 1 199,3 nghìn ha

+ Tỉ lệ Cây công nghiệp hàng năm 1990 = (542,0 : 1 199,3 ) x 100% = 45,2%

+ Tỉ lệ Cây công nghiệp lâu năm 1990 = (657,3 : 1 199,3) x 100% = 54,8%

Trang 10

Page 11: Lêi giíi thiÖu - WordPress.com · Web viewBên cạnh các bài học chính, bài đọc thêm, chương trình Địa lý lớp 12 có 8 bài thực hành và sau mỗi bài

Biện pháp hướng dẫn kỹ năng vẽ các dạng biểu đồ cơ bản trong chương trình Địa lý lớp 12

(Tính tương tự cho các năm khác)

Lập bảng: Tương tự ta sẽ có bảng số liệu đã đổi đơn vị nghìn ha sang đơn vị %.

Năm 1980 1990 2000 2010

Cây công nghiệp hàng năm (%) 59,2 45,2 34,9 30,1

Cây công nghiệp lâu năm (%) 40,8 54,8 65,1 69,9

Vẽ biểu đồ miền:

45.2 34.9

54.8

30.1

59.2

40.865.1

69.9

0%

20%

40%

60%

80%

100%

1980 1990 2000 2010

Cây công nghiệp hàng năm Cây công nghiệp lâu năm

BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN CƠ CẤU DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG CÂY CÔNG

NGHIỆP CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1980 – 2010.

2.2.3. Biểu đồ đường: (đường biểu diễn hay còn gọi là đồ thị)

* Khi nào vẽ biểu đồ đường?

- Khi đề bài yêu cầu “vẽ biểu đồ đường”.

- Khi đề bài xuất hiện một trong các cụm từ sau: “phát triển”, “tăng trưởng”,

“tốc độ tăng trưởng”.

* Cách vẽ biểu đồ đường:

- Đường biểu diễn được vẽ trên hệ trục tọa độ vuông góc (trục đứng (trục

tung) thể hiện độ lớn của các đại lượng, trục nằm ngang (trục hoành) thể hiện các

mốc năm, các quốc gia, các vùng kinh tế.

Trang 11

Page 12: Lêi giíi thiÖu - WordPress.com · Web viewBên cạnh các bài học chính, bài đọc thêm, chương trình Địa lý lớp 12 có 8 bài thực hành và sau mỗi bài

Biện pháp hướng dẫn kỹ năng vẽ các dạng biểu đồ cơ bản trong chương trình Địa lý lớp 12

- Mốc năm đầu tiên biểu hiện trên trục tung, phân chia khoảng cách năm theo

tỉ lệ tương ứng.

- Ghi chú, kí hiệu: không nên ghi chữ, vẽ trái tim , vẽ mũi tên.... Nên dùng các

đường thẳng, nghiêng, dấu cộng, trừ, chấm, để trắng....

- Tên biểu đồ: có thể ghi ở trên hoặc dưới biểu đồ, nên ghi bằng chữ in hoa cho

rõ.

* Lưu ý:

- Khoảng cách năm phải chia chính xác, năm đầu tiên trùng với trục tung.

- Chia số có thể khác ở 2 trục, nhưng yêu cầu vạch tỉ lệ ngang nhau (không có

bên vạch cao, bên vạch thấp)

Sai Đúng

* Ví dụ minh họa:

Dạng 1: Loại biểu đồ đồ thị đơn (có 1 đường biểu diễn).

Ví dụ 1: Trong SGK Địa lí 12 (ban cơ bản), bài 16 (bảng số liệu lấy từ atlat

trang 15)

Trang 12

1970

20

40

60

80

01960 1990

Tỉ USD

10 năm 20 năm

20

40

60

80

01020

30

40

20

40

60

80

0

30

40

10

20

Năm

Page 13: Lêi giíi thiÖu - WordPress.com · Web viewBên cạnh các bài học chính, bài đọc thêm, chương trình Địa lý lớp 12 có 8 bài thực hành và sau mỗi bài

Biện pháp hướng dẫn kỹ năng vẽ các dạng biểu đồ cơ bản trong chương trình Địa lý lớp 12

Cho bảng số liệu: Dân số Việt Nam, giai đoạn 1921 – 2009 (Đơn vị: Triệu người)

Năm 1959 1969 1979 1989 1999 2009

Dân số 29,3 43,2 52,7 64,4 76,3 85,8

Vẽ biểu đồ đường thể hiện tình hình tăng dân số nước ta, giai đoạn 1921 –

2009

* Hướng dẫn:

85.876.3

64.452.7

43.2

29.3

0102030405060708090

100

1959 1969 1979 1989 1999 2009

Triệu người

Năm

Dân số

BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN TÌNH HÌNH TĂNG DÂN SỐ CỦA NƯỚC TA

GIAI ĐOẠN 1959 – 2009.

Dạng 2: Loại biểu đồ có 2 đơn vị tính (có 2 đường biểu diễn, 2 trục tung).

Ví dụ 2: Bảng số liệu lấy từ sách hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp năm 2010 –

2011(trang 39).

Cho bảng số liệu sau: Dân số, sản lượng lương thực nước ta, giai đoạn 1995 – 2008.

Năm 1995 1999 2003 2008

Dân số (triệu người) 72,0 76,6 80,5 85,1

Sản lượng lương thực (triệu tấn) 26,1 33,2 37,7 43,3

Trang 13

Page 14: Lêi giíi thiÖu - WordPress.com · Web viewBên cạnh các bài học chính, bài đọc thêm, chương trình Địa lý lớp 12 có 8 bài thực hành và sau mỗi bài

Biện pháp hướng dẫn kỹ năng vẽ các dạng biểu đồ cơ bản trong chương trình Địa lý lớp 12

Vẽ biểu đồ đường thể hiện sự phát triển dân số và sản lượng lương thực ở nước

ta (1995 – 2008).

* Hướng dẫn:

85.180.572

76.6

26.133.2

37.7 43.3

0102030405060708090

1995 1999 2003 2008

Triệu người

Dân số (triệu người) Sản lượng lương thực (triệu tấn)

BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN SỰ PHÁT TRIỂN DÂN SỐ VÀ SẢN LƯỢNG LƯƠNG

THỰC NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1995 – 2008

Dạng 3: Loại biểu đồ có 2 đường biểu diễn trở lên.

Ví dụ 3: Bảng số liệu lấy từ sách hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp năm 2010 – 2011.

Diện tích, sản lượng lúa và năng suất lúa hàng năm ở nước ta, giai đoạn 1975-2005.

Năm Diện tích

(nghìn ha)

Sản lượng

(nghìn tấn)

Năng suất

(tạ/ha)

1975 4856 10293 21,2

1980 5600 11647 50,8

1985 5704 15874 27,8

1990 6028 19225 31,9

1995 7091 27645 39,0

2000 7666 32530 42,4

2005 7329 35832 44,9

Trang 14

Page 15: Lêi giíi thiÖu - WordPress.com · Web viewBên cạnh các bài học chính, bài đọc thêm, chương trình Địa lý lớp 12 có 8 bài thực hành và sau mỗi bài

Biện pháp hướng dẫn kỹ năng vẽ các dạng biểu đồ cơ bản trong chương trình Địa lý lớp 12

Vẽ trên cùng một biểu đồ 3 đường biểu diễn về diện tích, sản lượng lúa và

năng suất lúa hàng năm ở nước ta, giai đoạn 1975 – 2005. Cho năm 1075 = 100%.

 * Hướng dẫn:

a. Đổi ra % (Xử lí số liệu).

- Vì VD này có 3 đơn vị khác nhau nên phải đổi sang đơn vị chuẩn là đơn vị %.

+ Cách tính như sau: Số thực của năm sau chia số thực của năm gốc rồi nhân

100% (Năm gốc là năm đầu trong bảng thống kê)

Ví dụ: Năm 1980 được tính như sau:

- Diện tích lúa 1980 = (5600 : 4856) x 100% = 115,3%

- Sản lượng lúa 1980 = (11647 : 10293) x 100% = 113,2 %

- Năng suất lúa 1980 = (50,8 : 21,2) = 98,1%

b. Lập bảng: Tương tự ta sẽ có bảng số liệu sau khi đã đổi 3 đơn vị khác nhau

thành một đơn vị thống nhất là % như bảng số liệu sau đây: 

Năm Diện tích Sản lượng Năng suất

1975 100,0 100,0 100,0

1980 115,3 113,2 98,1

1985 117,5 154,2 131,1

1990 124,1 186,8 150,4

1995 146,0 268,6 183,9

2000 157,9 316,0 200,0

2005 150,9 348,1 211,8

Trang 15

Page 16: Lêi giíi thiÖu - WordPress.com · Web viewBên cạnh các bài học chính, bài đọc thêm, chương trình Địa lý lớp 12 có 8 bài thực hành và sau mỗi bài

Biện pháp hướng dẫn kỹ năng vẽ các dạng biểu đồ cơ bản trong chương trình Địa lý lớp 12

124.1

157.9 150.9117.5115.3

146

348.1

316

268.6

186.8

154.2

113.2

211.8200

131.1150.4

183.9

98.1

0

50

100

150

200

250

300

350

400

1975 1980 1985 1990 1995 2000 2005

%

Năm

Diện tíchSản lượngNăng suất

BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN DIỆN TÍCH, SẢN LƯỢNG VÀ NĂNG SUẤT LÚA CỦA

NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 1975 - 2005

2.2.4. Biểu đồ cột:

 * Khi nào vẽ biểu đồ cột?

- Khi đề bài yêu cầu “vẽ biểu đồ cột”

- Khi đề bài xuất hiện một trong các cụm từ sau: “số lượng”, “sản lượng”, “so

sánh”, “cán cân xuất nhập khẩu”.

* Cách vẽ biểu đồ cột:

- Xác định chính xác các đơn vị có trong đề bài ghi lên trục tung.

- Chọn kích thước biểu đồ sao cho phù hợp với khổ giấy (chiều dài trục đứng

(trục tung) thể hiện đơn vị và trục ngang (trục hoành) thể hiện năm).

- Khoảng cách các năm phải chia tương ứng với bảng số liệu.

- Các cột chỉ khác nhau về độ cao, còn bề ngang của các cột thì bằng nhau.

- Khi vẽ cột đầu tiên phải cách trục tung một khoảng (năm đầu tiên không được

lấy trên trục tung)

- Nên ghi số lượng trên đầu mỗi cột để dễ dàng so sánh và nhận xét.

Trang 16

Page 17: Lêi giíi thiÖu - WordPress.com · Web viewBên cạnh các bài học chính, bài đọc thêm, chương trình Địa lý lớp 12 có 8 bài thực hành và sau mỗi bài

Biện pháp hướng dẫn kỹ năng vẽ các dạng biểu đồ cơ bản trong chương trình Địa lý lớp 12

- Chú giải (kí hiệu): không nên ghi chữ, vẽ trái tim , vẽ mũi tên.... Nên dùng các

đường thẳng, nghiêng, dấu cộng, trừ, chấm, để trắng....

- Tên biểu đồ: có thể ghi ở trên hoặc dưới biểu đồ, nên ghi bằng chữ in hoa cho

rõ.

* Lưu ý:

- Cột đầu tiên phải cách trục thẳng (trục tung) một khoảng cách (không vẽ

dính trục tung).

Sai Đúng

- Khoảng cách năm chia phải chính xác.

Sai Đúng

* Ví dụ minh họa:

Dạng 1: Biểu đồ cột đơn (dạng đơn giản nhất).

Ví dụ 1: Bảng số liệu lấy từ sách hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp năm 2010 –

2011(trang 53).

Số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, giai đoạn 1995 – 2008.

(ĐV: nghìn lượt người)

Năm 1995 1999 2002 2005 2008

Trang 17

20

40

60

80

0

20

40

60

80

0

20

40

60

80

01960 1970 1990 Năm

20

40

60

80

01960 1970 1990Năm

Page 18: Lêi giíi thiÖu - WordPress.com · Web viewBên cạnh các bài học chính, bài đọc thêm, chương trình Địa lý lớp 12 có 8 bài thực hành và sau mỗi bài

Biện pháp hướng dẫn kỹ năng vẽ các dạng biểu đồ cơ bản trong chương trình Địa lý lớp 12

Tổng số khách du lịch 1351,3 1781,8 2628,2 3477,5 4235,8

Vẽ biểu đồ cột thể hiện số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam, giai đoạn

1995 – 2008.

* Hướng dẫn

1351.31781.8

2628.2

3477.5

4235.8

0

500

1000

1500

2000

2500

3000

3500

4000

4500

1995 1999 2002 2005 2008

Nghìn lượt người

Năm

Tổng số khách du lịch

BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN SỐ LƯỢNG KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ ĐẾN VIỆT

NAM GIAI ĐOẠN 1995 – 2008

Dạng 2: Biểu đồ cột ghép (2 cột trở lên)

Ví dụ 2: Trong SGK Địa lí 12 (ban cơ bản), bài 9(trang 44) – bài tập 3.

Lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của một số địa điểmĐịa điểm Lượng mưa Khả năng bốc hơi Cân bằng ẩm

Hà Nội 1676 mm 989 mm + 687 mm

Huế 2868 mm 1000 mm + 1868 mm

Tp Hồ Chí

Minh

1931 mm 1686 mm + 245 mm

Vẽ biểu đồ thích hợp nhất so sánh lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm

của Hà Nội, Huế, TP Hồ Chí Minh.

* Hướng dẫn:

Trang 18

Page 19: Lêi giíi thiÖu - WordPress.com · Web viewBên cạnh các bài học chính, bài đọc thêm, chương trình Địa lý lớp 12 có 8 bài thực hành và sau mỗi bài

Biện pháp hướng dẫn kỹ năng vẽ các dạng biểu đồ cơ bản trong chương trình Địa lý lớp 12

- Trong đề bài có từ “so sánh” 3 đối tượng: lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng

ẩm, chọn biểu đồ cột là thích hợp nhất (mỗi địa điểm gồm nhóm 3 cột).

1676

2868

1931

989 1000

1686

687

1868

245

0

500

1000

1500

2000

2500

3000

3500

Hà Nội Huế Tp Hồ Chí Minh

mm

Lượng mưa Khả năng bốc hơi Cân bằng ẩm

BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN LƯỢNG MƯA, KHẢ NĂNG BỐC HƠI VÀ CÂN BẰNG

ẨM CỦA CÁC ĐỊA ĐIỂM HÀ NỘI, HUẾ, TP HỒ CHÍ MINH.

2.2.5. Biểu đồ kết hợp 

* Khi nào vẽ biểu đồ kết hợp?

- Khi đề bài yêu cầu “vẽ biểu đồ kết hợp (cột và đường) ”

* Cách vẽ biểu đồ kết hợp:

- Xác định đối tượng vẽ cột và đối tượng vẽ đường.

- Biểu đồ thường có 2 trục tung (thể hiện đơn vị), trục hoành (thể hiện năm,

vùng, nước…).

- Do tọa độ đường nằm giữa cột vì thế vẽ cột trước, xong mới vẽ đường.

- Khoảng cách các năm phải chia tương ứng với bảng số liệu.

- Các cột chỉ khác nhau về độ cao, còn bề ngang của các cột thì bằng nhau.

- Khi vẽ cột đầu tiên phải cách trục tung một khoảng (năm đầu tiên không được

lấy trên trục tung)

- Nên ghi số lượng trên đầu mỗi cột và đường để dễ dàng so sánh và nhận xét.

Trang 19

Page 20: Lêi giíi thiÖu - WordPress.com · Web viewBên cạnh các bài học chính, bài đọc thêm, chương trình Địa lý lớp 12 có 8 bài thực hành và sau mỗi bài

Biện pháp hướng dẫn kỹ năng vẽ các dạng biểu đồ cơ bản trong chương trình Địa lý lớp 12

- Chú giải (kí hiệu): không nên ghi chữ, vẽ trái tim , vẽ mũi tên...sẽ làm rối biểu

đồ. Nên dùng các đường thẳng, nghiêng, dấu cộng, trừ, chấm, để trắng....

- Tên biểu đồ: có thể ghi ở trên hoặc dưới biểu đồ, nên ghi bằng chữ in hoa cho

rõ.

* Ví dụ minh họa:

Ví dụ 1: Trong SGK Địa lí 12 (ban cơ bản), bài 18(trang 78) – bảng 18.1.

Số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị trong dân số cả nước, giai đoạn 1990 – 2005

Năm Số dân thành thị

(triệu người)

Tỉ lệ dân thành thị trong dân số cả nước

(%)

1990 12,9 19,5

1995 14,9 20,8

2000 18,8 24,2

2005 22,3 26,9

* Hướng dẫn:

14.9

22.3

18.8

12.9

26.924.2

20.819.5

0

5

10

15

20

25

1990 1995 2000 2005

Triệu người

0

5

10

15

20

25

30%

Số dân thành thị (triệu người)Tỉ lệ dân thành thị trong dân số cả nước (%)

BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN SỐ DÂN THÀNH THỊ VÀ TỈ LỆ DÂN THÀNH THỊ

TRONG DÂN SỐ CẢ NƯỚC, GIAI ĐOẠN 1990 – 2005.

Trang 20

Page 21: Lêi giíi thiÖu - WordPress.com · Web viewBên cạnh các bài học chính, bài đọc thêm, chương trình Địa lý lớp 12 có 8 bài thực hành và sau mỗi bài

Biện pháp hướng dẫn kỹ năng vẽ các dạng biểu đồ cơ bản trong chương trình Địa lý lớp 12

Ví dụ 2: Bảng số liệu lấy từ sách hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp năm 2010 –

2011(trang 38).

Diện tích và sản lượng lúa của nước ta, giai đoạn 1990 – 2008.

Năm 1990 1999 2003 2008

Diện tích (nghìn ha) 6042 7653 7452 7400

Sản lượng (nghìn tấn) 19225 31393 34568 38729

Vẽ biểu đồ kết hợp giữa cột và đường thể hiện diễn biến diện tích và sản lượng

lúa, giai đoạn 1990 – 2008.

* Hướng dẫn

6042

7653 7452 7400

3872934568

31393

19225

0

1000

2000

3000

4000

5000

6000

7000

8000

9000

1990 1999 2003 2008

Nghìn ha

0

5000

10000

15000

20000

25000

30000

35000

40000

45000Nghìn tấn

Diện tích (nghìn ha) Sản lượng (nghìn tấn)

BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG LÚA NƯỚC TA,

GIAI ĐOẠN 1990 – 2008

2.3. Một số lưu ý khi vẽ biểu đồ:

- Vẽ biểu đồ chỉ sử dụng một màu mực (không được dùng viết đỏ và viết chì).

- Xem kỹ đơn vị mà đề bài cho (đơn vị thực tế hay đơn vị %).

- Nếu cần có thể chuyển đơn vị thích hợp, tính toán chính xác.

- Vẽ biểu đồ sạch sẽ, theo thứ tự của đề bài.

Trang 21

Page 22: Lêi giíi thiÖu - WordPress.com · Web viewBên cạnh các bài học chính, bài đọc thêm, chương trình Địa lý lớp 12 có 8 bài thực hành và sau mỗi bài

Biện pháp hướng dẫn kỹ năng vẽ các dạng biểu đồ cơ bản trong chương trình Địa lý lớp 12

- Ký hiệu rõ ràng, ghi số liệu và chú thích đầy đủ.

- Ghi tên cho biểu đồ đã vẽ.

2.4. Một số phép tính thường gặp khi vẽ biểu đồ

    Đơn vị Công thức

1Mật độ

Dân cưNgười/ km2 Mật độ =

Số dân

Diện tích

2 Sản lượngTấn hoặc nghìn

tấn hoặc triệu tấn

Sản lượng = Năng suất x Diện tích

3 Năng suất

Kg/ ha hay tạ/ ha hoặc tấn/

ha

Năng suất =Sản lượng

Diện tích

4

Bình quân đất

trên ngườim2/ người Bình quân đất =

Diện tích đất

Số người

Bình quân

thu nhậpUSD/ người BQ thu nhập =

Tổng thu nhập

Số người

Bình quân

sản lượng LTKg/ người BQ sản lượng = 

Sản lượng LT  

Số người

5Từ % tính giá

trị tuyệt đốiTheo số liệu gốc Lấy tổng thể x số %

6 Tính % %Lấy từng phần

x 100Tổng thể 

7

Lấy năm gốc

100% tính các

năm kế tiếp

%

Số thực của năm sau x 100 rồi chia số

thực

của năm gốc

(Năm gốc là năm đầu trong bảng thống

kê)

8 Gia tăng dân số Triệu người

D8 = D7+(D7. Tg%)

(D8 là DS năm 2008; D7 là DS năm

2007)

Trang 22

Page 23: Lêi giíi thiÖu - WordPress.com · Web viewBên cạnh các bài học chính, bài đọc thêm, chương trình Địa lý lớp 12 có 8 bài thực hành và sau mỗi bài

Biện pháp hướng dẫn kỹ năng vẽ các dạng biểu đồ cơ bản trong chương trình Địa lý lớp 12

V. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM

Kết quả của những tiết dạy địa lí thực nghiệm được đánh giá trên cơ sở lấy

điểm số các bài tập, bài thực hành của học sinh.

1. Kết quả bài kiểm tra trước khi thực nghiệm đề tài.

* Thực trạng ban đầu của các lớp:

LớpTổng số

học sinh

Biết xác định

và vẽ đúng

Tỉ lệ % Chưa biết

cách xác định

Tỉ lệ %

12S1 45 20 44,4% 25 55,6%

12S2 41 18 44,0% 23 56,0%

12S4 43 18 41,9% 25 58,1%

12S5 44 25 56,8% 19 43,2%

12S7 41 20 48,8% 21 51,2%

Vì vậy kết quả bài tập trong quá trình điều tra chưa cao, cụ thể:

LớpTổng số

học sinh

Điểm giỏi Điểm khá Điểm TB Điểm yếu,

kém

12S1 45 02 08 19 16

12S2 41 02 10 14 15

12S4 43 05 08 12 18

12S5 44 02 10 19 13

12S7 41 01 11 18 11

2. Kết quả bài kiểm tra sau khi thực nghiệm đề tài.

- Học sinh đã xác định được yêu cầu của đề bài

- Học sinh xác định được cách chọn và vẽ biểu đồ phù hợp, đúng với yêu cầu

đề bài.

- Tỉ lệ học sinh tự rèn luyện được kĩ năng vẽ biểu đồ chiếm tỉ lệ cao.

- Học sinh nắm được các bước tiến hành trong khi vẽ biểu đồ.

Từ đó tỉ lệ học sinh đọc và phân tích bảng số liệu, xác định loại biểu đồ thích

hợp đối với bài yêu cầu cao hơn so với khi chưa được áp dụng.

Trang 23

Page 24: Lêi giíi thiÖu - WordPress.com · Web viewBên cạnh các bài học chính, bài đọc thêm, chương trình Địa lý lớp 12 có 8 bài thực hành và sau mỗi bài

Biện pháp hướng dẫn kỹ năng vẽ các dạng biểu đồ cơ bản trong chương trình Địa lý lớp 12

Kết quả thực nghiệm ở lớp 12

LớpTổng số

học sinh

Biết xác định

và vẽ đúng

Tỉ lệ % Chưa biết

cách xác định

Tỉ lệ %

12S1 45 40 88,8% 05 11.2%

12S2 41 39 95,1% 02 4,9%

12S4 43 40 93,0% 03 7,0%

12S5 44 40 90,9% 04 8,1%

12S7 41 38 92,7% 03 7,3%

Vì vậy mà kết quả bài kiểm tra thực nghiệm đạt được như sau:

LớpTổng số học

sinh

Điểm giỏi Điểm khá Điểm TB Điểm yếu,

kém

12S1 45 05 15 20 05

12S2 41 06 19 14 02

12S4 43 04 16 20 03

12S5 44 05 15 20 04

12S7 41 06 17 16 03

Qua quá trình áp dụng cách xác định - cách vẽ biểu đồ vào các tiết thực hành,

các bài tập Địa lí lớp 12 thu được kết quả như sau:

- Về tâm lí: Đã từng bước tạo được sự hứng thú, khơi dậy lòng say mê học

tập môn Địa lí ở học sinh.

- Về kiến thức: Học sinh biết cách sử dụng số liệu từ đó xác định được loại

biểu đồ cần vẽ, chiếm lĩnh kiến thức một cách nhanh chóng và chắc chắn.

- Về kĩ năng: Kĩ năng xử lí số liệu xác định - cách vẽ biểu đồ được thuần

thục, chính xác. Qua đó hình thành và nâng cao kĩ năng xác lập mối quan hệ quy

luật, biện chứng, mối quan hệ nhân quả... ở học sinh.

Đồng thời học sinh vận dụng các kiến thức Địa lí vào cuộc sống thực tiễn

một cách dễ dàng và hiệu quả.

Chính vì vậy mà số học sinh khá giỏi tăng lên và số học sinh yếu kém giảm

hẳn đi so với năm trước.

Trang 24

Page 25: Lêi giíi thiÖu - WordPress.com · Web viewBên cạnh các bài học chính, bài đọc thêm, chương trình Địa lý lớp 12 có 8 bài thực hành và sau mỗi bài

Biện pháp hướng dẫn kỹ năng vẽ các dạng biểu đồ cơ bản trong chương trình Địa lý lớp 12

3. Giải pháp thực hiện.

- Giáo viên và học sinh chuẩn bị đầy đủ các thiết bị cần thiết cho tiết thực

hành vẽ biểu đồ cho cả lớp và cho từng nhóm.

- Giáo viên nghiên cứu tham khảo một số kiến thức phục vụ cho tiết thực

hành.

- Giáo viên hệ thống lại các lỗi học sinh sai ở bài thực hành trước, khắc

phục bài thực hành sau.

- Trong tiết thực hành giáo viên phải hướng dẫn xử lí số liệu, cách vẽ, sau

đó học sinh làm các bước tiếp theo.

- Gọi 2 học sinh lên bảng vẽ hai biểu đồ (một học sinh khá, một học sinh

yếu).

- Cả lớp cùng làm, giáo viên theo dõi hướng dẫn giúp đỡ một số nhóm, cá

nhân làm chậm và chưa chính xác.

- Các nhóm thảo luận, bổ sung bài làm của hai bạn đã vẽ trên bảng.

- Giáo viên nhận xét đánh giá kết quả bài làm của học sinh.

PHẦN III. KẾT LUẬN

Sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm trên bản thân tôi đã tự củng cố thêm

được phần nào kiến thức. Bài học được áp dụng vào bài thực hành, các bài tập

trong sách giáo khoa và các đề kiểm tra, đề thi tốt nghiệp, CĐ - ĐH khi các em

tham gia các kì thi.

Chương trình Địa lý lớp 12 có nhiều bài thực hành vẽ biểu đồ hoặc phân tích

số liệu. Giới thiệu cách vẽ biểu đồ - các loại biểu đồ đã giúp cho học sinh dễ dàng

đánh giá, nhận biết bài thực hành Địa lý kinh tế - xã hội trong chương trình Địa lý

lớp 12 và tạo cơ sở tiền đề cho học sinh tiếp tục chương trình CĐ - ĐH - THCN

sau này. Học sinh biết vận dụng kết hợp lý thuyết, thực tiễn, phát huy tính sáng

tạo, tích cực chủ động trong quá trình học tập môn Địa lý.

Sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này tôi có một số kiến nghị sau:

- Cần thiết phải trang bị cho học sinh kỹ năng thực hành, lý thuyết phải luôn

đi đôi với thực hành thì học sinh mới hiểu và nắm chắc được bản chất của vấn đề.

Trang 25

Page 26: Lêi giíi thiÖu - WordPress.com · Web viewBên cạnh các bài học chính, bài đọc thêm, chương trình Địa lý lớp 12 có 8 bài thực hành và sau mỗi bài

Biện pháp hướng dẫn kỹ năng vẽ các dạng biểu đồ cơ bản trong chương trình Địa lý lớp 12

- Cần phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các giáo viên nhằm mục đích đưa nội

dung giảng dạy vào tất cả các lớp học.

- Giáo viên phải linh hoạt khi lồng ghép nội dung thực hành vào tất cả các bài

dạy sao cho thích hợp nhằm đạt kết quả cao.

Sáng kiến kinh nghiệm này đã được bản thân tôi - một giáo viên giảng dạy

Địa lý THPT - với nội dung không mới nhưng chưa được áp dụng rộng rãi. Những

kết quả trên đây là quá trình đúc rút kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy có

được. Tuy vậy, bài viết vẫn còn nhiều khiếm khuyết, rất mong sự đóng góp của

Ban giám khảo và lãnh đạo cấp trên để bản thân tôi có thêm kinh nghiệm và nhất là

tạo cho tôi tự tin và vững lòng tin trong việc dạy học, góp phần nâng cao chất

lượng dạy học theo yêu cầu đổi mới, mong góp phần nào nhỏ bé của mình vào quá

trình đổi mới nội dung và phương pháp dạy học nói chung và dạy học môn Địa lý

nói riêng ở nhà trường phổ thông.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Thống Nhất, ngày 08 tháng 05 năm 2012

Người viết sáng kiến

Đoàn Thanh Minh

Trang 26

Page 27: Lêi giíi thiÖu - WordPress.com · Web viewBên cạnh các bài học chính, bài đọc thêm, chương trình Địa lý lớp 12 có 8 bài thực hành và sau mỗi bài

Biện pháp hướng dẫn kỹ năng vẽ các dạng biểu đồ cơ bản trong chương trình Địa lý lớp 12

MỤC LỤC

PHẦN I: MỞ ĐẦU..........................................................................................................1

I. Lý do chọn đề tài.........................................................................................................1

II. Mục đích, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu .................................................1

1. Mục đích nghiên cứu .................................................................................................1

2. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................................2

3. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................................2

4. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................................2

PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ...............................................................................2

I. Cơ sở khoa học ............................................................................................................2

II. Cơ sở thực tiễn ..........................................................................................................3

III. Thực trạng vấn đề ...................................................................................................4

1. Những khó khăn khi thực hiện phương pháp hướng dẫn học sinh xác định và cách vẽ

biểu đồ trong bài tập địa lý lớp 12 ...................................................................................4

2. Một số ưu điểm của giáo viên dạy Địa lí ở các trường THPT ..................................5

IV. Các biện pháp chủ yếu để giải quyết vấn đề .........................................................6

1. Để làm tốt "phương pháp hướng dẫn học sinh xác định và cách vẽ biểu đồ trong bài

tập địa lý lớp 12 THPT”...................................................................................................6

2. Biện pháp thực hiện ..................................................................................................7

2.1. Khái niệm .........................................................................................................7

2.2. Cách vẽ các dạng biểu đồ .................................................................................7

2.2.1. Biểu đồ tròn: ............................................................................................7

2.2.2. Biểu đồ miền: ..........................................................................................9

2.2.3. Biểu đồ đường: (đường biểu diễn hay còn gọi là đồ thị): ......................11

2.2.4. Biểu đồ cột: ............................................................................................16

2.2.5. Biểu đồ kết hợp (cột và đường) .............................................................19

2.3. Một số lưu ý khi vẽ biểu đồ: ..........................................................................21

2.4. Một số phép tính thường gặp khi vẽ biểu đồ ..................................................22

V. Kết quả thực nghiệm ..............................................................................................23

1. Kết quả bài kiểm tra trước khi thực nghiệm đề tài. .................................................23

2. Kết quả bài kiểm tra sau khi thực nghiệm đề tài. ....................................................23

3. Giải pháp thực hiện. ................................................................................................25

PHẦN III. KẾT LUẬN ................................................................................................25

Trang 27

Page 28: Lêi giíi thiÖu - WordPress.com · Web viewBên cạnh các bài học chính, bài đọc thêm, chương trình Địa lý lớp 12 có 8 bài thực hành và sau mỗi bài

Biện pháp hướng dẫn kỹ năng vẽ các dạng biểu đồ cơ bản trong chương trình Địa lý lớp 12

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Sách giáo khoa Địa lí lớp 12. Nhà xuất bản giáo dục, năm 2009

2. Hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp THPT môn Địa lí. Phạm Thị Sen (chủ biên). Nhà

xuất bản giáo dục, năm 2011.

3. Rèn luyện kĩ năng vẽ và nhận xét biểu đồ. Trần Văn Quang. Nhà xuất bản giáo

dục 2009.

4. Sách giáo viên Địa lí lớp 12. Nhà xuất bản giáo dục, năm 2009

5. Sách phương pháp dạy học Địa lí lớp 12. Nhà xuất bản giáo dục, năm 2009

6. Sách hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp năm 2010 - 2011. Nhà xuất bản giáo dục, năm

2011.

7. Át lat Địa lí Việt Nam lớp 12. Nhà xuất bản giáo dục, năm 2009

Trang 28