lÊ quỐc hÙng

28
ĐẠI HC QUC GIA HÀ NI TRƯỜNG ĐẠI HC KHOA HC TNHIÊN ---------------------------- LÊ QUC HÙNG NGHIÊN CU STHAM GIA CA MT STCHC XÃ HI DÂN STRONG LĨNH VỰC BO VMÔI TRƯỜNG TI VIT NAM TÓM TT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Hà Ni - 2016

Upload: trandiep

Post on 11-Jan-2017

231 views

Category:

Documents


3 download

TRANSCRIPT

Page 1: LÊ QUỐC HÙNG

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

----------------------------

LÊ QUỐC HÙNG

NGHIÊN CỨU SỰ THAM GIA CỦA MỘT SỐ TỔ CHỨC XÃ

HỘI DÂN SỰ TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

TẠI VIỆT NAM

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội - 2016

Page 2: LÊ QUỐC HÙNG

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

----------------------------

LÊ QUỐC HÙNG

NGHIÊN CỨU SỰ THAM GIA CỦA MỘT SỐ TỔ CHỨC XÃ

HỘI DÂN SỰ TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

TẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành: Khoa học môi trường

Mã số: 60440301

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Người hướng dẫn khoa học

TS. Nguyễn Thị Hoàng Liên

Hà Nội, 2016

Page 3: LÊ QUỐC HÙNG

MỤC LỤC

TÓM TẮT LUẬN VĂN ................................................................... 1

MỞ ĐẦU............................................................................................ 2

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....... 4

1.1. Tổng quan về các tổ chức xã hội dân sự ................................. 4

1.2. Sự hình thành và phát triển của các tổ chức XHDS hoạt động

trong lĩnh vực BVMT ở Việt Nam ................................................. 4

1.3. Rà soát quy định về sự tham gia của các tổ chức XHDS trong

văn bản quy phạm pháp luật hiện hành ở Việt Nam ...................... 5

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU .................................................................................. 6

2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .............................................. 6

2.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................... 6

2.3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................ 7

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ....... 8

3.1. Đánh giá thực trạng tham gia của một số tổ chức XHDS trong

lĩnh vực BVMT ở Việt Nam hiện nay ........................................... 8

3.2. Những thuận lợi và khó khăn của các tổ chức VUSTA, CPSE,

ENV khi hoạt động trong lĩnh vực BVMT tại Việt Nam ............... 9

3.3. Đề xuất những giải pháp phát huy vai trò của các tổ chức

VUSTA, CPSE và ENV trong lĩnh vực BVMT........................... 13

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 17

TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................. 21

Page 4: LÊ QUỐC HÙNG

1

TÓM TẮT LUẬN VĂN

Họ và tên học viên: Lê Quốc Hùng

Giới tính: Nam

Ngày sinh: 30/6/1991

Nơi sinh: Thanh Hóa

Chuyên ngành: Khoa học môi trường

Mã số: 60440301

Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Hoàng Liên

Tên đề tài luận văn: “Nghiên cứu sự tham gia của một số tổ chức

xã hội dân sự trong lĩnh vực bảo vệ môi trường tại Việt Nam”

Page 5: LÊ QUỐC HÙNG

2

MỞ ĐẦU

Trong thời gian gần đây, rất nhiều tổ chức xã hội dân sự

(XHDS) đã hình thành và hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ môi

trường (BVMT) ở Việt Nam. Họ đã chung sức cùng với Nhà nước

tham gia quá trình giám sát, BVMT. Luật Bảo vệ Môi trường được

Quốc hội thông qua ngày 23/6/2014 đã có bước tiến lớn khi dành

riêng Chương 15 quy định về trách nhiệm và quyền hạn của Mặt trận

Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội nghề

nghiệp và cộng đồng dân cư trong công tác BVMT. Nghị định số

19/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo

vệ Môi trường dành riêng Chương 8 quy định về cộng đồng dân cư

tham gia BVMT, và Nghị định 18/2015/NĐ-CP quy định các nội

dung về tham vấn cộng đồng trong việc lập quy hoạch, kế hoạch,

chiến lược bảo vệ môi trường, đánh giá tác động môi trường. Những

văn bản pháp luật này mở ra cơ hội để sự tham gia của cộng đồng và

các tổ chức XHDS trong lĩnh vực BVMT được cụ thể hóa bằng hành

lang pháp lý.

Hiện nay, một trong những khó khăn của các tổ chức XHDS

trong việc bảo vệ, giám sát môi trường đó là nhận thức của chính

quyền, ban, ngành địa phương, thậm chí của xã hội nói chung, về vị

trí, vai trò và nhiệm vụ của các tổ chức XHDS còn chưa đầy đủ. Vì

chưa có luật về tiếp cận thông tin nên các tổ chức XHDS không dễ

dàng tiếp cận thông tin cần thiết cho hoạt động giám sát, BVMT.

Thêm vào đó, sự liên kết và mối quan hệ tương tác giữa các tổ chức

Page 6: LÊ QUỐC HÙNG

3

XHDS trong lĩnh vực bảo vệ môi trường còn rời rạc, thiếu hệ thống

và thiếu cơ chế điều phối, hợp tác nên hiệu quả thu được còn hạn

chế.

Trong bối cảnh trên, việc thực hiện đề tài: “Nghiên cứu sự

tham gia của một số tổ chức xã hội dân sự trong lĩnh vực bảo vệ

môi trường tại Việt Nam” có ý nghĩa rất cấp thiết, không chỉ cung

cấp cơ sở lý luận và thực tiễn, mà còn góp phần đổi mới nhận thức

về sự tham gia của các tổ chức XHDS trong lĩnh vực BVMT.

Mục tiêu nghiên cứu

- Mục tiêu tổng quát

Luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của các tổ

chức XHDS trong lĩnh vực BVMT, đồng thời đề xuất một số giải

pháp cụ thể cho việc tăng cường sự tham gia của các tổ chức XHDS

trong hoạt động BVMT ở Việt Nam hiện nay.

- Mục tiêu cụ thể

+ Làm sáng tỏ vai trò, chức năng của các tổ chức XHDS trong lĩnh

vực BVMT;

+ Đánh giá hiện trạng tham gia của một số tổ chức XHDS trong lĩnh

vực BVMT ở Việt Nam hiện nay;

+ Đề xuất giải pháp tăng cường vai trò và sự tham gia của các tổ

chức XHDS trong lĩnh vực BVMT ở Việt Nam.

Page 7: LÊ QUỐC HÙNG

4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Tổng quan về các tổ chức xã hội dân sự

Theo định nghĩa của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB, tổ

chức xã hội dân sự (CSO) là tổ chức của những người hoạt động phi

nhà nước không nhằm mục tiêu lợi nhuận cũng như tìm kiếm quyền

lực quản lý. Các tổ chức XHDS đoàn kết mọi người nhằm thúc đẩy

các mục tiêu và lợi ích chung. Các tổ chức này hiện diện trong đời

sống công cộng, đại diện thể hiện lợi ích và giá trị của các thành viên

trong tổ chức hoặc của những người khác, và thành lập dựa trên cơ

sở đạo đức, văn hóa, tôn giáo hoặc từ thiện.

Tổ chức XHDS bao gồm các tổ chức phi chính phủ (NGO),

hiệp hội nghề nghiệp, quỹ, viện nghiên cứu độc lập, tổ chức cộng

đồng (CBOs), tổ chức tín ngưỡng, tổ chức nhân dân, phong trào xã

hội và công đoàn.

1.2. Sự hình thành và phát triển của các tổ chức XHDS hoạt

động trong lĩnh vực BVMT ở Việt Nam

Quá trình hình thành và phát triển của các tổ chức XHDS hoạt

động trong lĩnh vực BVMT ở Việt Nam gắn liền với lịch sử hình

thành và phát triển của các tổ chức XHDS nói chung. Có thể chia

làm 3 giai đoạn như sau:

- Giai đoạn 1: Gắn liền với xã hội truyền thống

- Giai đoạn 2: Thời kỳ trước đổi mới (1986)

Page 8: LÊ QUỐC HÙNG

5

- Giai đoạn 3: Thời kỳ sau khi đổi mới đến nay

1.3. Rà soát quy định về sự tham gia của các tổ chức XHDS trong

văn bản quy phạm pháp luật hiện hành ở Việt Nam

Địa vị pháp lý của các tổ chức XHDS bắt nguồn từ địa vị pháp

lý của công dân được xác định bằng những nguyên tắc hiến định và

luật định. Đặc biệt nguyên tắc này là sự cụ thể hóa hóa phương châm

“dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra/giám sát” của Đảng và Nhà

nước.

Trong lĩnh vực BVMT, Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 đã

nêu rõ trách nhiệm, quyền hạn của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các

tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp và đặc

biệt là cộng đồng dân cư tại 01 chương riêng (Chương XV). Theo

những quy định này, các tổ chức nói trên và cộng đồng dân cư có

trách nhiệm và quyền hạn rộng hơn, góp phần quan trọng vào việc xã

hội hóa công tác BVMT và vai trò của người dân trong BVMT được

phát huy tốt hơn.

Page 9: LÊ QUỐC HÙNG

6

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu các hoạt động BVMT của 3

tổ chức XHDS bao gồm: Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật

Việt Nam (VUSTA), Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Dân số, Xã

hội và Môi trường (CPSE) và Trung tâm giáo dục thiên

nhiên (ENV). Trong đó:

- VUSTA là tổ chức bảo trợ của 140 hội thành viên, và 119

tổ chức khoa học – công nghệ ngoài Nhà nước. VUSTA tập hợp,

đoàn kết đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ; điều hoà, phối hợp

hoạt động của các hội thành viên trong nhiều lĩnh vực, trong đó có

hoạt động BVMT.

- CPSE là một tổ chức phi chính phủ (NGO) chuyên thực

hiện những dự án nghiên cứu, phát triển bền vững và BVMT cho

đồng bào dân tộc thiểu số, người nghèo vùng trung du, miền núi phía

Bắc.

- ENV là tổ chức xã hội hoạt động chuyên sâu về lĩnh vực

bảo tồn thiên nhiên và bảo vệ các loài động vật hoang dã (ĐVHD).

2.2. Nội dung nghiên cứu

- Sự tham gia của một số tổ chức XHDS trong lĩnh vực

BVMT ở Việt Nam, cụ thể là 3 tổ chức VUSTA, CPSE và ENV.

Page 10: LÊ QUỐC HÙNG

7

- Những thuận lợi và khó khăn của các tổ chức VUSTA,

CPSE, ENV khi hoạt động trong lĩnh vực BVMT tại Việt Nam.

- Đề xuất những giải pháp phát huy vai trò của các tổ chức

VUSTA, CPSE và ENV trong lĩnh vực BVMT.

2.3. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu thập tài liệu

Thu thập, tổng quan tài liệu, kế thừa kết quả liên quan đến

vấn đề cần nghiên cứu dựa trên những báo cáo khoa học trong và

ngoài nước, các tài liệu, ấn phẩm, báo cáo dự án về BVMT do

VUSTA, CPSE, ENV cung cấp.

- Phương pháp phỏng vấn sâu

Tác giả đã tiến hành phỏng vấn sâu một số cán bộ của các tổ

chức CPSE, ENV, VUSTA để thu thập thêm thông tin.

- Phương pháp phân tích tổng hợp

Dựa trên những thông tin thu được và tham vấn ý kiến của

một số chuyên gia, tác giả tiến hành phân tích sự tham gia của các tổ

chức VUSTA, CPSE, ENV trong lĩnh vực BVMT thông qua 5 hoạt

động chính: (1) Phát hiện, tố giác, (2) Phản biện xã hội về môi

trường, (3) Tư vấn, vận động chính sách, (4) Kiểm tra, giám sát, (5)

Giáo dục, phổ biến, tuyên truyền. Qua đó tìm ra những thuận lợi và

khó khăn, đề xuất các giải pháp nhằm phát huy vai trò của những tổ

chức này trong lĩnh vực BVMT tại Việt Nam thời gian tới.

Page 11: LÊ QUỐC HÙNG

8

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Đánh giá thực trạng tham gia của một số tổ chức XHDS

trong lĩnh vực BVMT ở Việt Nam hiện nay

Các tổ chức XHDS Việt Nam hiện nay tuy có nhiều loại hình

tổ chức và tham gia vào lĩnh vực BVMT dưới nhiều hình thức khác

nhau, bằng nhiều con đường khác nhau, nhưng đều hoạt động trong 5

nội dung chính như sau: (1) Phát hiện, tố giác vi phạm về BVMT, (2)

Phản biện xã hội về môi trường, (3) Tư vấn, vận động chính sách về

môi trường, (4) Kiểm tra, giám sát môi trường, (5) Đào tạo, phổ biến,

tuyên truyền về BVMT.

Tùy thuộc vào loại hình tổ chức, mục tiêu và lĩnh vực

BVMT mà mỗi tổ chức XHDS có thế mạnh ở một hoặc nhiều hoạt

động đã đề cập ở trên. Cụ thể đối với 3 tổ chức tiến hành nghiên cứu

bao gồm ENV, CPSE, VUSTA thì hoạt động chính của các tổ chức

này như sau:

Bảng 1. Hoạt động chính của các tổ chức ENV, CPSE, VUSTA

STT Hoạt động ENV CPSE VUSTA

1 Phát hiện, tố giác vi phạm về

BVMT

2 Kiểm tra, giám sát môi trường

3 Phản biện xã hội về môi trường

4 Tư vấn, vận động chính sách về

môi trường

5 Đào tạo, phổ biến, tuyên truyền

về BVMT

Page 12: LÊ QUỐC HÙNG

9

3.2. Những thuận lợi và khó khăn của các tổ chức VUSTA,

CPSE, ENV khi hoạt động trong lĩnh vực BVMT tại Việt Nam

Trung tâm giáo dục thiên nhiên (ENV)

- Thuận lợi

+ Cơ cấu tổ chức của ENV được chia ra thành 3 phòng ban có chức

năng chuyên biệt, hoạt động mang tính chuyên nghiệp.

+ Mạng lưới tình nguyện viên lớn, rộng khắp cả nước và không

ngừng tăng lên.

+ Quy trình xử lý khi phát hiện các vi phạm về ĐVHD rất nhanh

chóng và kịp thời. Huy động được mọi tầng lớp nhân dân tham gia

+ Xây dựng được hồ sơ lưu trữ các vụ vi phạm đầy đủ và chi tiết,

phục vụ việc thống kê, nghiên cứu.

+ Hình thức giáo dục, truyền thông rất đa dạng.

+ Nhận được sự hỗ trợ kinh phí hoạt động của nhiều doanh nghiệp,

tổ chức trong và ngoài nước.

- Hạn chế, khó khăn

+ Hình thức kinh doanh, mua bán, vận chuyển, sử dụng ĐVHD ngày

càng tinh vi, phức tạp, lợi dụng lỗ hổng của pháp luật.

+ Mức độ hiểu biết pháp luật về bảo vệ ĐVHD của nhiều người dân

và cơ sở kinh doanh còn hạn chế.

Page 13: LÊ QUỐC HÙNG

10

+ Người dân và tình nguyên viên gặp khó khăn trong việc nhận dạng

các loài ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm.

+ Do số lượng tình nguyện viên quá đông nên ENV gặp không ít khó

khăn trong việc điều phối người đi khảo sát hàng tháng

+ Nhiều cuộc triển lãm, sự kiện về bảo vệ ĐVHD không thuê được

địa điểm.

Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Dân số, Xã hội và Môi

trường (CPSE)

- Thuận lợi

+ Sự hiểu biết văn hóa dân tộc, kiến thức truyền thống của các dân

tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc như người H'Mông, Dao, Tày…là

thế mạnh của CPSE để cung cấp đầu vào kỹ thuật và tổ chức có hiệu

quả trong các dự án BVMT.

+ Dự án BVMT được cơ quan chức năng địa phương ủng hộ, có sự

đóng góp từ phía địa phương, đảm bảo tính bền vững về mặt môi

trường trong toàn bộ quá trình dự án

+ Cộng đồng địa phương được tham gia vào mọi mặt của dự án, bao

gồm cả quá trình ra quyết định. Các mục tiêu và kết quả dự kiến về

BVMT đều có thể đạt được và có tác động lâu dài.

+ Các dự án BVMT của CPSE giúp người dân có cơ hội tiếp xúc với

chính sách BVMT theo nhiều chiều từ dự án.

- Hạn chế, khó khăn

Page 14: LÊ QUỐC HÙNG

11

+ Cơ cấu tổ chức chưa phân hóa thành các phòng ban có chức năng

khác nhau

+ Do địa bàn hoạt động dự án của CPSE chủ yếu ở các vùng sâu,

vùng xa nên việc tiếp cận với nguồn thông tin và tiếp cận với cộng

đồng ở những giai đoạn đầu triển khai dự án BVMT gặp nhiều khó

khăn.

+ Hoạt động vận động chính sách BVMT mới chỉ được lồng ghép

vào các hoạt động chương trình dự án. Hình thức vận động chính

sách mới chỉ dừng lại ở đề xuất trong các báo cáo đánh giá tổng kết

dự án hoặc tham gia đóng góp ý kiến trong các buổi hội thảo.

+ Thông tin pháp luật, chính sách BVMT cho dân tộc thiểu số phải

có sự chuyển đổi từ tiếng Việt sang tiếng dân tộc nên việc phổ biến,

tuyên truyền tới người dân bị hạn chế.

+ Việc thu hút thêm cán bộ mới chuyên môn cao và giữ chân cán bộ

có năng lực của trung tâm gặp nhiều khó khăn.

+ Trong chu trình quản lý dự án, bước viết đề xuất dự án về BVMT

đang là một thách thức với cán bộ của trung tâm.

Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam (VUSTA)

- Thuận lợi

+ VUSTA là nơi tập hợp, đoàn kết rộng rãi đội ngũ trí thức khoa học

và công nghệ trong cả nước.

+ Hoạt động tư vấn, phản biện và giám định xã hội của các hội khoa

Page 15: LÊ QUỐC HÙNG

12

học bảo đảm tính khách quan và tính độc lập cao.

+ Nhiều tổ chức thành viên rất tích cực tham gia các hoạt động

nghiên cứu khoa học và phát triển công nghê, BVMT và ứng phó với

biến đổi khí hậu.

+ Các tổ chức thành viên của VUSTA có mặt ở tất cả các tỉnh thành

trong cả nước và tiếp xúc trực tiếp với cộng đồng nên việc tuyên

truyền, vận động cộng đồng tham gia hoạt động BVMT mang lại

nhiều hiệu quả.

+ Hoạt động bảo vệ môi trường của VUSTA phong phú, có tính liên

ngành và đa dạng.

+ Nguồn tài trợ của VUSTA khá đa dạng bao gồm: ngân sách sự

nghiệp môi trường, quyên góp từ khu vực tư nhân, nhà tài trợ quốc

tế, tiền bán hàng hóa, phí dịch vụ.

+ VUSTA luôn coi trọng và tăng cường mối quan hệ hợp tác với các

bộ, ban, ngành, chính quyền địa phương và các cơ quan khác.

VUSTA là đối tác có uy tín đối với nhiều tổ chức quốc tế, tham gia

tích cực vào công tác ngoại giao nhân dân của Nhà nước.

- Hạn chế, khó khăn

+ Số lượng tổ chức thành viên của VUSTA tuy có phát triển về số

lượng nhưng thiếu thống nhất, chất lượng và hiệu quả hoạt động còn

hạn chế, phương thức hoạt động chậm đổi mới. Nhiều tổ chức gặp

khó khăn về điều kiện cơ sở vật chất, kinh phí hoạt động.

Page 16: LÊ QUỐC HÙNG

13

+ Công tác đào tạo, nâng cao năng lực tổ chức, quản lý hội, hỗ trợ

hoạt động chuyên môn về tư vấn, phản biện và giám định xã hội,

khoa học, công nghệ và môi trường, phổ biến kiến thức,…của Liên

hiệp Hội Việt Nam đối với các hội thành viên còn chưa được quan

tâm đúng mức, đặc biệt là đối với các hội thành viên mới gia nhập

VUSTA.

+ Hoạt động tư vấn, phản biện về môi trường của các hội thành viên

vẫn thiếu tính chủ động trong đề xuất và triển khai thực hiện nhiệm

vụ. Các Bộ, ngành, địa phương chưa chú trọng đặt hàng tư vấn, phản

biện đối với các hội ngành toàn quốc và liên hiệp hội địa phương.

Kinh phí dành cho tư vấn, phản biện trong các đề án, dự án còn gặp

nhiều khó khăn.

+ Sự phối hợp giữa Ủy ban Kiểm tra Liên hiệp Hội Việt Nam và Ban

kiểm tra của các hội thành viên vẫn còn chưa thường xuyên, chặt

chẽ.

+ Chưa tổ chức được nhiều diễn đàn về môi trường, tạo môi trường

để giới trí thức có thể bày tỏ được quan điểm và phát biểu ý kiến

đóng góp vào những vấn đề BVMT.

3.3. Đề xuất những giải pháp phát huy vai trò của các tổ chức

VUSTA, CPSE và ENV trong lĩnh vực BVMT

Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV)

- Việc ENV giáo dục, truyền thông, nâng cao nhận thức của cộng

đồng, công chúng đối với việc sử dụng ĐVHD cần phải được ưu tiên

Page 17: LÊ QUỐC HÙNG

14

hàng đầu, đồng thời kêu gọi người dân thông báo các vụ vi phạm tới

chính quyền địa phương.

- Hỗ trợ các cơ quan chức năng, tăng cường thực thi pháp luật về bảo

vệ ĐVHD. Tư vấn cho cán bộ quản lý của các khu bảo tồn thực hiện

các hành động tức thời và khẩn cấp để bảo vệ ĐVHD.

- Khen thưởng những cán bộ và tình nguyện viên tiêu biểu, có nhiều

đóng góp trong hoạt động bảo vệ ĐVHD.

- Công khai và minh bạch thông tin để tăng cường các hiệu quả

tuyên truyền. Hỗ trợ nhà báo trong việc tiếp cận với các nhà lãnh đạo

và thông tin về các vụ việc xử lý vi phạm thành công.

- Cần gia tăng những tham vấn có hiệu quả đối với các nhà hoạch

định chính sách về bảo tồn ĐVHD, tăng cường tính hiệu quả của

hoạt động giám sát, BVMT.

- Nâng cao năng lực hoạt động của các tình nguyện viên bằng các

khóa tập huấn, đào tạo. Đội ngũ tình nguyện viên sẽ có nhiều đóng

góp trong việc tuyên truyền bảo vệ ĐVHD cho người thân và những

người xung quanh.

Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Dân số, Xã hội và Môi

trường (CPSE)

- Do hiện tại CPSE chưa có trang web riêng và ấn phẩm xuất bản

định kỳ, nên trước mắt trung tâm có thể quảng bá hình ảnh, giới thiệu

tổ chức, chia sẻ kinh nghiệm BVMT với các NGO khác và nhà tài

Page 18: LÊ QUỐC HÙNG

15

trợ thông qua những diễn đàn về môi trường, hoặc trang mạng xã

hội.

- CPSE có thể nâng cao năng lực về BVMT cho cán bộ bằng cách tự

tổ chức các khóa tập huấn và đào tạo, hoặc cử cán bộ tham dự khóa

học về BVMT được tổ chức bởi các nhóm, mạng lưới phi chính phủ

Việt Nam như: Nhóm hợp tác Phát triển (CDG), Nhóm các Tổ chức

Phi chính phủ Việt Nam (VNGOG), Trung tâm Nghiên cứu Sinh thái

Nhân văn Vùng cao (CHESH), Mạng lưới các tổ chức phi chính phủ

Việt Nam và biến đổi khí hậu (VNGO&CC). Đồng thời, các cán bộ

phải chủ động vươn lên học hỏi dưới sự hướng dẫn, chia sẻ kinh

nghiệm của những cán bộ có kinh nghiệm hơn trong tổ chức.

- CPSE cần chủ động tăng cường liên kết với các tổ chức khác có

cùng lĩnh vực hoạt động để dễ dàng chia sẻ thông tin với nhau, cùng

nhau nghiên cứu, xây dựng đề xuất dự án có chất lượng tốt kêu gọi

tài trợ.

- Xây dựng mối quan hệ tin tưởng, hợp tác chặt chẽ với những chủ

thể hoạch định và thực thi chính sách để tham gia vận động, tư vấn

chính sách BVMT có hiệu quả.

- Mở rộng thêm mạng lưới tình nguyện viên, khuyến khích họ tham

gia vào các hoạt động của trung tâm. Ghi nhận những ý tưởng sáng

tạo của họ về BVMT để lồng ghép vào các chương trình, dự án.

- Tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu, áp dụng các kiến thức khoa học

công nghệ mới trong lĩnh vực BVMT.

Page 19: LÊ QUỐC HÙNG

16

Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam (VUSTA)

- VUSTA cần bám sát các quan điểm của Đảng, quy định của Nhà

nước, tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức thành viên tham gia hoạt

động thông tin, tuyên truyền, phổ biến luật pháp, kiến thức BVMT

cho cộng đồng, đưa tri thức BVMT xuống cơ sở, đến với các tầng

lớp nhân dân.

- Hỗ trợ liên kết các tổ chức xã hội thành viên hoạt động về BVMT

thành một mạng lưới để thực hiện tư vấn, phản biện và đóng góp xây

dựng chính sách. Tổ chức các lớp tập huấn về phương pháp và kỹ

năng tư vấn, phản biện cho hội thành viên.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ có năng lực, có kiến thức về luật pháp,

trình độ chuyên môn và lòng nhiệt tình, trách nhiệm để đưa ra những

ý kiến tư vấn, phản biện và đóng góp xây dựng chính sách BVMT

mang tính khoa học, độc lập và có chất lượng. Thiết lập mối quan hệ

hợp tác với cơ quan Nhà nước, đặc biệt là những cơ quan thuộc đối

tượng đặt yêu cầu tư vấn, phản biện.

- Tiến hành thêm những dự án nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ khoa

học – công nghệ vào sản xuất, đời sống kết hợp với BVMT.

- Đa dạng hóa hoạt động giáo dục, đào tạo, truyền thông về thực thi

các chính sách pháp luật liên quan đến BVMT cho người dân và cán

bộ chức năng.

- Tăng cường hợp tác quốc tế và khu vực trong lĩnh vực phát triển

bền vững và BVMT.

Page 20: LÊ QUỐC HÙNG

17

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

KẾT LUẬN

Thời gian gần đây, đi đôi với quá trình phát triển kinh tế thì

Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới đã và đang phải đối mặt

với nhiều vấn đề môi trường và suy thoái tài nguyên thiên nhiên.

Công tác BVMT đã thu hút được sự quan tâm của xã hội. Bên cạnh

nỗ lực của các cơ quan quản lý Nhà nước thì sự tham gia của cộng

đồng và các tổ chức XHDS có ý nghĩa rất quan trọng.

Các tổ chức XHDS ở Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực

BVMT bắt đầu hình thành và phát triển từ nửa đầu thập niên 1990 và

phát triển mạnh mẽ nhất từ năm 2000 đến nay. Những tổ chức này

được ví như “cánh tay nối dài” của Nhà nước, có kết nối mạnh mẽ

với cộng đồng và do đó có thể đóng vai trò như là một cầu nối giữa

Nhà nước, doanh nghiệp và người dân trong công tác BVMT.

Liên hiệp các hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam (VUSTA),

Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Dân số, Xã hội và Môi trường

(CPSE) và Trung tâm giáo dục thiên nhiên (ENV) mặc dù có mục

tiêu, phương thức hoạt động khác nhau, nhưng các tổ chức này đã thể

hiện vai trò, chức năng chính của các tổ chức XHDS khi hoạt động

trong lĩnh vực BVMT đó là: (1) Phát hiện, tố giác vi phạm về

BVMT, (2) Phản biện xã hội về môi trường, (3) Tư vấn, vận động

chính sách về môi trường, (4) Kiểm tra, giám sát môi trường, (5)

Giáo dục, phổ biến, tuyên truyền về BVMT.

Page 21: LÊ QUỐC HÙNG

18

Trong quá trình hoạt động, VUSTA, ENV, CPSE cũng gặp

phải nhiều khó khăn chẳng hạn như: nhận thức của chính quyền, ban,

ngành địa phương, thậm chí của xã hội nói chung, về vị trí, vai trò và

nhiệm vụ của các tổ chức XHDS còn chưa đầy đủ; nguồn kinh phí,

năng lực hoạt động của một số tổ chức còn hạn chế; vấn đề tiếp cận

thông tin để kiểm tra, giám sát còn khó khăn...

KIẾN NGHỊ

Đề xuất một số kiến nghị để phát huy hơn nữa sự tham gia

của các tổ chức XHDS hoạt động trong lĩnh vực BVMT:

- Đối với tổ chức ENV

+ Giảm thiểu nhu cầu tiêu thụ ĐVHD thông qua các chương trình

nâng cao nhận thức cho người dân.

+ Tăng cường thực thi pháp luật thông qua việc hỗ trợ trực tiếp các

cơ quan chức năng và khuyến khích sự tham gia tích cực của công

chúng, cùng chung tay ngăn chặn nạn buôn bán ĐVHD trái phép.

+ Phối hợp chặt chẽ với các nhà hoạch định chính sách để tăng

cường thể chế, khắc phục các lỗ hổng luật pháp, phát triển các chính

sách hiệu quả và thúc đẩy quá trình ra quyết định có liên quan tới vấn

đề bảo vệ ĐVHD.

- Đối với tổ chức CPSE

+ Cần tập trung vào tính chuyên nghiệp và chuyên môn hóa lĩnh vực

ưu tiên, tìm ra sứ mệnh của tổ chức trong lĩnh vực BVMT. Xây dựng

Page 22: LÊ QUỐC HÙNG

19

những dự án, hoạt động, chương trình gắn liền với quá trình hoạch

định chính sách của Nhà nước và địa phương.

+ Liên kết với các tổ chức XHDS khác thành một mạng lưới để dễ

dàng chia sẻ thông tin, học tập kinh nghiệm lẫn nhau, phối hợp với

nhau thực hiện các dự án BVMT.

+ Cần tăng cường hợp tác với khu vực tư nhân, khuyến khích sự

tham gia của khu vực tư nhân.

+ Xây dựng mối quan hệ tin tưởng, hợp tác với những chủ thể hoạch

định và thực thi chính sách, bao gồm tổ chức và cá nhân đại diện cho

Nhà nước.

+ Thực hiện những nghiên cứu độc lập, cung cấp luận cứ khoa học

vững chắc, thuyết phục cho hoạt động tư vấn, vận động chính sách

liên quan đến môi trường.

+ Nâng cao năng lực BVMT cho cán bộ của trung tâm, tổ chức các

đợt tập huấn, đào tạo đội ngũ giảng viên, tuyên truyền viên, cộng tác

viên hiểu biết về môi trường và quyền môi trường.

- Đối với tổ chức VUSTA

+ Củng cố và phát triển hệ thống tổ chức VUSTA vững mạnh ở cả

Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đổi mới

nội dung và phương thức hoạt động nằm tập hợp, đoàn kết rộng rãi,

thu hút trí thức tham gia các hoạt động BVMT.

Page 23: LÊ QUỐC HÙNG

20

+ Quan tâm hơn nữa tới công tác chính trị, tư tưởng, giúp trí thức

khoa học và công nghệ nhận thức sâu sắc trách nhiệm của mình đối

với đất nước. Trên cở sở đó, tiếp tục xây dựng VUSTA trở thành tổ

chức chính trị - xã hội vững mạnh, tin cậy của Đảng và Nhà nước.

+ Huy động đông đảo đội ngũ các chuyên gia giỏi, các nhà khoa học,

nhà quản lý đầu ngành, có tâm huyết để chủ động tiến hành các hoạt

động tư vấn, phản biện và giám định xã hội theo Quyết định số

14/2014/QĐ-TTg ngày 14 tháng 2 năm 2014 của Thủ tướng chính

phủ; tích cực tham mưu, đề xuất đối với các chương trình, dự án, đề

án quan trọng liên quan đến BVMT.

+ Tiếp tục đẩy mạnh công tác phổ biến kiến thức BVMT; tham gia

đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển

giao công nghệ BVMT trong sản xuất và đời sống.

+ Đẩy mạnh xã hội hóa nghiên cứu khoa học và sáng tạo công nghệ,

gắn khoa học và công nghệ với thị trường, với hoạt động sản xuất

kinh doanh của doanh nghiệp.

+ Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, học hỏi kinh nghiệm BVMT của các

quốc gia phát triển.

Page 24: LÊ QUỐC HÙNG

21

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

1. Dương Thanh An (2015), Biên bản tọa đàm: Sự tham gia của cộng

đồng và các tổ chức xã hội: Kinh nghiệm thực tiễn và nhu cầu thể

chế hóa cho Luật BVMT, PanNature phối hợp với Vụ Chính sách và

pháp chế thuộc Tổng Cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi

trường, Hà Nội.

2. CIVICUS (2006), Xã hội dân sự đang nổi: đánh giá ban đầu về xã

hội dân sự tại Việt Nam, Hà Nội.

3. Trần Thị Giang, Tạ Thùy Linh (2015), “Vai trò của giám sát xã

hội đối với hoạt động bảo vệ môi trường”, Tạp chí Môi trường, số

1+2/2015, Viện Khoa học Môi trường.

4. Đinh Thị Thúy Hằng, Nguyễn Thành Lợi, Nguyễn Thị Minh Hiền,

Vũ Thị Phương Thảo (2011), Hình ảnh các tổ chức xã hội dân sự

trên một số báo in và báo mạng, ISEE, NXB Thế Giới.

5. Trần Đình Hoan (2006), Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống

chính trị nước ta trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại

hoá đất nước và chủ động hội nhập quốc tế, Báo cáo kết quả nghiên

cứu của các đề tài thuộc Chương trình khoa học cấp nhà nước KX.10

6. Trương Quang Học (2011), Tài liệu đào tạo tập huấn viên về biến

đổi khí hậu, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

Page 25: LÊ QUỐC HÙNG

22

7. Vũ Thị Hiền (2012), Vai trò của các tổ chức xã hội dân sự trong

phát triển bền vững, Bản tin FSSP, sô 34-35 tháng 7/2012, tr 13-14

8. Nguyễn Đắc Hy (2011), Môi trường và con đường phát triển,

NXB Công an Nhân dân.

9. Nguyễn Phương Linh, Nguyễn Ngọc Lâm (2014), Bộ nguyên tắc

thực hành cho các tổ chức xã hội Việt Nam khi tham gia đóng góp

xây dựng chính sách, Trung tâm nghiên cứu quản lý và phát triển bền

vững (MSD)

10. Ngân hàng Phát triển Châu Á (2008), Tài liệu cơ bản về Tổ chức

Xã hội Dân sự: Tài liệu hướng dẫn nhân viên về hợp tác với các tổ

chức xã hội dân sự, Mandaluyong, Philippines.

11. Hoàng Văn Nghĩa (2011), Vai trò và hoạt động của các tổ chức

xã hội trong việc bảo vệ, giám sát môi trường, Nghiên cứu lập pháp

số 18 (203), tháng 9/2011, tr 20-21

12. Hoàng Văn Nghĩa (2015), Thúc đẩy vai trò của các tổ chức xã

hội trong giám sát bảo vệ môi trường, Bản tin Chính sách Quý

I/2015, Trung tâm Con người và Thiên nhiên.

13. Thang Văn Phúc, Nguyễn Minh Phương (2010), Vai trò của các

tổ chức xã hội đối với phát triển và quản lý xã hội, NXB Chính trị

Quốc gia, Hà Nội.

14. Nguyễn Văn Phương (2015), Vai trò của tổ chức xã hội trong

bảo vệ môi trường, Tạp chí Môi trường, số 3/2015

Page 26: LÊ QUỐC HÙNG

23

15. Nguyễn Hoàng Phượng, Đỗ Hải Linh, Trần Thanh Thủy (2015),

Thể chế hóa quy trình tham vấn trong đánh giá tác động môi trường,

Trung tâm Con người và Thiên nhiên, NXB Hồng Đức 2015

16. Quỹ Châu Á (2011), Danh tập một số tổ chức hội, liên hiệp hội,

và phi chính phủ Việt Nam, Hà Nội.

17. Nguyễn Duy Quý (2005), Xây dựng Nhà nước pháp quyền

XHCN của dân, do dân, vì dân, Báo cáo kết quả nghiên cứu của các

đề tài thuộc Chương trình khoa học cấp nhà nước KX.04

18. Phạm Văn Tân (2015), Phản biện xã hội về môi trường – xu thế

và đòi hỏi tất yếu, Bản tin chính sách tài nguyên, môi trường phát

triển bền vững, số 17 Quý I (2015), tr 13-14, Trung tâm Con người

và Thiên nhiên

19. Phạm Văn Tân (2014), Hoạt động tư vấn phản biện và giám định

xã hội về lĩnh vực môi trường của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ

thuật Việt Nam, Tạp chí Môi trường, số 10/2014, VUSTA

20. Viện khoa học tổ chức nhà nước - Bộ nội vụ (2010), Vai trò các

tổ chức xã hội đối với phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở

nước ta trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường và xây dựng Nhà

nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa - Cơ sở lý luận và thực tiễn, Hà

Nội.

21. Viện Nghiên cứu Châu Âu (2009), Kinh nghiệm tổ chức và hoạt

động của các tổ chức xã hội dân sự ở Châu Âu đối với mô hình đổi

Page 27: LÊ QUỐC HÙNG

24

mới tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính

trị - xã hội ở nước ta hiện nay, Hà Nội.

22. Viện Nghiên cứu Quyền con người (2012), Tiếp cận Quyền trong

Bảo vệ Môi trường, Hà Nội, Việt Nam: IUCN.

23. VUSTA (2014), Báo cáo Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện

Nghị quyết liên tịch số 01/2004/NQLT-LHH-BTNMT về việc phối

hợp hành động bảo vệ môi trường phục vụ phát triển bền vững 2004

– 2014, Hà Nội

Tài liệu tiếng Anh

24. Anjali Agarwal (2008), "Role of NGOs in the protection of

environment", Journal of Environmental Research And

Development, pp 933-934

25. Drew Thompson, Xiaoqing Lu (2006), China’s Evolving Civil

Society: From Environment to Health, China Environment Series

2006

26. Gray, Micheal L (1999), Establishing Civil Society: The

emergence of NGOs in Vietnam, Published in Development and

Change

27. Huiyu Zhao, Robert V Percival (2014), The Role of Civil Society

in Environmental Governance in the United States and China,

Page 28: LÊ QUỐC HÙNG

25

University of Maryland Francis King Carey School of Law Legal

Studies Research Paper

28. LI Lei (3013), Boost the Role of Environmental CSOs to

Safeguard the Environment and Promote Sustainable Development,

All China Environment Federation (ACEF), Cambodia

29. Marlies Glasius, David Lewis, Hakan Seckinelgin (2004),

Exploring Civil Society, Taylor & Francis e-Library

30. Robert V Percival (1998), Environmental Legislation and the

Problem of Collective Action, Duke Envtl

31. Sidel (1995), The emergence of non-profit and charity sector in

Socialist Republic of Vietnam, in The emerging civil society in Asia-

Pacific region, Tadashi Yomamoto, Singapore, ISEAS

32. UNEP (2002), Topic 3:Public involvement, pp 159 – 185