ky yeu ngay ctxh the gioi 2007 (phan 1)

68
Trường ðại học ðà Lạt Đà Lạt, 11/2007 K K Y Y U U N N G G À À Y Y C C Ô Ô N N G G T T Á Á C C X X Ã Ã H H I I T T H H G G I I I I 1 1 2 2 / / 1 1 1 1 / / 2 2 0 0 0 0 7 7 P h h n n 1 1 C á á c c bài th a a m m l l u u n n

Upload: foreman

Post on 24-Jun-2015

827 views

Category:

Education


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: Ky Yeu Ngay Ctxh The Gioi 2007 (Phan 1)

TTrrưườờnngg ððạạii hhọọcc ððàà LLạạtt

Đà Lạt, 11/2007

KK�� YY��UU

NNGGÀÀYY CCÔÔNNGG TTÁÁCC XXÃà HH��II

TTHH�� GGII��II —— 1122//1111//22000077

PPhhầầnn 11

CCáácc bbààii tthhaamm lluuậậnn

Page 2: Ky Yeu Ngay Ctxh The Gioi 2007 (Phan 1)

2/68

CHƯƠNG TRÌNH

LỄ KỶ NIỆM NGÀY CÔNG TÁC XÃ H ỘI THẾ GIỚI

Thời gian: 10/11/2007 – 11/11/2007

ðịa ñiểm: Tr ường ðại học ðà Lạt Thứ Bảy, ngày 10/11/2007 – Mít tinh Chào mừng Ngày Công tác xã hội thế giới ðịa ñiểm: Phòng Hội thảo, Trung tâm Thông tin – Thư viện

Buổi sáng

08:30 – 09:00 Chương trình văn nghệ chào mừng.

09:00 – 09:15 Khai mạc, giới thiệu ñại biểu và chương trình làm việc.

09:15 – 10:15 • Phát biểu của Lãnh ñạo Bộ Lao ñộng Thương binh và Xã hội: Bà Huỳnh Thị Nhân, Ủy viên Trung ương ðảng, Thứ trưởng Bộ Lao ñộng Thương binh và Xã hội.

• Phát biểu của Lãnh ñạo Ủy ban Nhân dân Tỉnh Lâm ðồng: Ông Hoàng Văn Sơn, Phó Chủ tịch Tỉnh Lâm ðồng.

• Phát biểu của Lãnh ñạo trường ðại học ðà Lạt: PGS. TS. Lê Bá Dũng, Q. Hiệu trưởng trường ðại học ðà Lạt.

• Phát biểu của ðại diện nhân viên công tác xã hội: Bà Nguyễn Thị Oanh, Chuyên gia Công tác xã hội.

• Phát biểu của ðại diện các tổ chức quốc tế: Tổ chức Cứu trợ trẻ em Thụy ðiển.

10:15 – 11:00 Gặp gỡ giao lưu và tham quan triển lãm.

Buổi chiều

13:30 – 13:45 Khởi ñộng.

13:45 – 15:30 Các ñơn vị tham gia trình bày các kết quả hoạt ñộng trong năm qua và những ñịnh hướng phát triển trong tương lai của ñơn vị mình. Thời gian trình bày cho mỗi ñơn vị là không quá 15 phút.

15:30 – 15:45 Giải lao.

15:45 – 17:00 Các ñơn vị tham gia cuộc thi “Ý tưởng về công tác xã hội với trẻ em” trình bày phần dự thi.

Buổi tối

19:30 – 21:30 Chương trình giao lưu văn nghệ giữa các ñơn vị.

Page 3: Ky Yeu Ngay Ctxh The Gioi 2007 (Phan 1)

3/68

Chủ nhật, ngày 11/11/2007 – Hội thảo “Phát triển Công tác xã hội tại Việt Nam” ðịa ñiểm: Phòng Hội thảo, Trung tâm Thông tin – Thư viện

Buổi sáng

08:15 – 08:30 Khởi ñộng và giới thiệu chương trình làm việc.

08:30 – 09:30 Trình bày các báo cáo ñề dẫn. Báo cáo 1: ðịnh hướng phát triển công tác xã hội như một nghề chuyên nghiệp tại Việt Nam. Ông Nguyễn Hải Hữu, Vụ trưởng Vụ Bảo trợ xã hội, Bộ LðTBXH. Báo cáo 2: Công tác xã hội ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Bà Justina King và Ông John Ang, Ban lãnh ñạo Hiệp hội nhân viên CTXH khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Báo cáo 3: Chương trình ñào tạo ngành Công tác xã hội. PGS. TS. Nguyễn An Lịch, Chủ tịch Hội ñồng ngành CTXH, Bộ GDðT.

09:30 – 09:45 Giải lao.

09:45 – 10:45 Báo cáo 4: Công tác bồi dưỡng cán bộ xã hội ñang làm việc ở Việt Nam. TS. Nguyễn Thị Lan, Trung tâm ðào tạo, UBDSGð&TE (cũ). Báo cáo 5: Công tác xã hội: Tác nhân của phát triển. ThS. Lê Chí An, ðại học Mở Tp. HCM. Báo cáo 6: ðào tạo Cử nhân Công tác xã hội tại trường ðại học ðà Lạt: Kết quả và thách thức. Ông Nguyễn Tuấn Tài, ðại học ðà Lạt.

10:45 – 11:00 ðăng ký thảo luận nhóm theo chủ ñề: Nhóm 1: ðề án phát triển Công tác xã hội ở Việt Nam: Mục tiêu, phạm vi, ñịnh hướng và các hoạt ñộng. Nhóm 2: ðào tạo Công tác xã hội tại Vi ệt Nam: Thuận lợi, thách thức và khả năng ñáp ứng nhu cầu xã hội. Nhóm 3: Môi trường làm việc cho nhân viên công tác xã hội và tác viên phát triển cộng ñồng tại Vi ệt Nam. Nhóm 4: Vai trò các tổ chức NGO và cơ sở xã hội ñối với hoạt ñộng nghề công tác xã hội ở Việt Nam.

Buổi chiều

13:30 – 15:00 Các nhóm thảo luận theo chủ ñề.

15:00 – 15:15 Giải lao.

15:15 – 16:15 Các nhóm trình bày kết quả thảo luận nhóm.

16:15 – 17:00 ðề xuất ý tưởng và chương trình hành ñộng phát triển CTXH tại VN.

17:00 – 17:15 Trao giải cuộc thi “Ý tưởng về công tác xã hội với trẻ em”.

17:15 – 17:30 Tổng kết và bàn giao tổ chức ngày CTXH thế giới năm kế tiếp.

Page 4: Ky Yeu Ngay Ctxh The Gioi 2007 (Phan 1)

4/68

PHÁT BIỂU CỦA LÃNH ðẠO BỘ LAO ðỘNG - THUƠNG BINH VÀ XÃ H ỘI

(Tại Mít tinh Lễ kỷ niệm Ngày Công tác xã hội thế giới năm 2007 ñược tổ chức tại Trường ðại học ðà Lạt, tháng 11 năm 2007)

Thưa các vị khách quý! Thưa toàn thể ñại biểu!

Trước hết, thay mặt Lãnh ñạo Bộ Lao ñộng-Thương binh và Xã hội xin nhiệt liệt chào mừng các vị khách quý, các ñại biểu từ mọi miền trong cả nước, ñại biểu từ nước bạn Lào anh em và các vị khách ñại diện cho các tổ chức quốc tế, từ các nước trong khu vực có mặt tham gia các hoạt ñộng kỷ niệm ngày Công tác xã hội thế giới ñược tổ chức tại ðà Lạt năm 2007. Chúc các vị ñại biểu sức khỏe và có những ngày thật vui vẻ trong dịp gặp mặt này.

Thưa các vị ñại biểu!

Công tác xã hội là một nghề chuyên môn sử dụng những hiểu biết về con

người và hành vi, những kỹ năng chuyên nghiệp và quy ñịnh ñạo ñức nghề nghiệp riêng. Những người làm công tác xã hội chuyên nghiệp nhận thức rằng các ñối tượng yếu thế như những người nghèo, người cao tuổi, người bị bệnh tật, trẻ lang thang, người nghiện hút, người bị nhiễm HIV/AIDS… là những ñối tượng cần ñược trợ giúp. Vì vậy, mục tiêu ñặt ra của công tác xã hội là trợ giúp những ñối tượng gặp khó khăn trong xã hội tự vươn lên, vượt qua hoàn cảnh, tạo ra những thay ñổi tích cực trong cuộc sống của mình ñể thực hiện ñược các chức năng một cách bình thường. Công tác xã hội không chỉ trợ giúp những cá nhân, nhóm mà còn tham gia giải quyết những vấn ñề lớn trong xã hội như nghèo ñói, bạo lực, chăm sóc sức khỏe ... góp phần tạo ra sự công bằng xã hội.

Công tác xã hội ñã ñược phát triển trên thế giới từ những năm cuối thế kỷ 18

và ñến nay ñã trở thành phổ biến ở nhiều nước, ñóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của nhiều quốc gia. ðược hình thành từ những năm cuối của thế kỷ 18, ñến nay các lĩnh vực can thiệp của công tác xã hội ngày càng ñược mở rộng và hoàn thiện; Với những ưu thế của mình, công tác xã hội không chỉ ñược áp dụng ở các nước phát triển mà ñã ñược nhiều nước, nhất là các nước ñang phát triển quan tâm áp dụng.

Là một nước ñang phát triển, Việt Nam có nhiều thách thức trong lĩnh vực xã

hội nên cũng ñã sớm nhận thấy vai trò của công tác xã hội trong phát triển. Từ ñầu những năm 90 của thế kỷ 20, một số lĩnh vực ñã tiếp cận với công tác xã hội chuyên nghiệp, trong ñó làm việc với các ñối tượng xã hội như người khuyết tật, trẻ em lang thang, trẻ em làm trái pháp luật, trẻ bị xâm hại … ðến nay, công tác xã hội ñã ñược phát triển: có 27 trường ðại học, cao ñẳng trong cả nước tuyển sinh ngành công tác xã hội; nhiều lĩnh vực áp dụng công tác xã hội. Thủ tướng Chính phủ ñã chỉ ñạo xây dựng ñề án phát triển công tác xã hội ở Việt Nam giao Bộ Lao ñộng-Thương binh và Xã hội chủ trì thực hiện. Bộ ñang phối hợp cùng các bộ, ngành liên quan nghiên cứu 3 lĩnh vực: các lĩnh vực sử dụng cán bộ xã hội; tiêu chuẩn nghiệp vụ chức danh nghề công tác xã hội và ñào tạo cán bộ xã hội chuyên nghiệp. ðồng thời, các hoạt ñộng bồi

Page 5: Ky Yeu Ngay Ctxh The Gioi 2007 (Phan 1)

5/68

dưỡng kiến thức kỹ năng công tác xã hội cho ñội ngũ những người ñang làm việc trong các lĩnh vực xã hội và vận dụng các kiến thức kỹ năng ñó vào công việc ñang ñược thực hiện rộng rãi trong làm việc với các cá nhân, nhóm, gia ñình, cộng ñồng có vấn ñề xã hội.

Có thể nói, gần 10 năm trở lại ñây, nhiều tổ chức, cá nhân, cơ quan, ñoàn thể

ñã tham gia tích cực vào phát triển công tác xã hội ở Việt Nam, từ ứng dụng các kiến thức-kỹ năng vào làm việc trong thực tế, giúp ñỡ các ñối tượng khó khăn ñến phát triển cộng ñồng, tham gia vận ñộng, xây dựng chính sách xã hội, làm cho công tác xã hội trở thành một lĩnh vực hoạt ñộng có ý nghĩa ở Việt Nam.

Lực lượng cán bộ xã hội chuyên nghiệp tuy còn mỏng nhưng ñã có những

ñóng góp tích cực vào việc giải quyết các vấn ñề xã hội ñặt ra. Nhân dịp này, tôi xin biểu dương sự ñóng góp, nhiệt tình của những người làm công tác xã hội trong cả nước. Chúc các anh/chị tiếp tục có những ñóng góp vào sự nghiệp phát triển nghề Công tác xã hội ở nước ta.

Cũng cần nhấn mạnh rằng, sự giúp ñỡ của các tổ chức quốc tế, cá nhân các

chuyên gia từ các nước phát triển có ý nghĩa lớn lao. Từ nhiều năm nay, Quỹ Nhi ñồng Liên hiệp quốc UNICEF, Tổ chức cứu trợ trẻ em Thụy ðiển, Plan, các trường ðại học ở Canada, Úc, Hoa Kỳ, Pháp, Philipin, các tổ chức và nhiều cá nhân từ các nước ñã nhiệt tình trợ giúp Việt Nam trong phát triển công tác xã hội. Nhân dịp này, xin bày tỏ sự cảm ơn với các tổ chức, cá nhân và mong rằng, sẽ tiếp tục nhận ñược sự quan tâm hỗ trợ của các vị ñể tiếp tục phát triển công tác xã hội ở Việt Nam.

Thưa các vị ñại biểu! Cũng thực hiện trợ giúp xã hội nhưng công tác xã hội chuyên nghiệp lấy sự

khích lệ mọi người tự giúp mình vươn lên là phương pháp cơ bản ñể tạo ra sự bền vững trong thay ñổi. ðó cũng là nguyên nhân chúng ta quan tâm phát triển công tác xã hội ở Việt Nam. Thủ tướng chính phủ ñã có công văn giao Bộ Lao ñộng-Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Giáo dục và ðào tạo và các bộ, ngành liên quan khác nghiên cứu xây dựng ñề án phát triển công tác xã hội ở Việt Nam. ðề án này có mục tiêu xây dựng khuôn khổ pháp lý, tạo môi trường phát triển công tác xã hội như một nghề chuyên nghiệp.

ðề án này cũng tập trung vào một số hoạt ñộng chủ yếu như nâng cao nhận

thức về công tác xã hội; xây dựng và ban hành tiêu chuẩn nghiệp vụ chức danh nhân viên công tác xã hội; ñịnh hướng ñào tạo bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực về công tác xã hội; phát triển mạng lưới nhân viên công tác xã hội; phát triển Hiệp hội quốc gia về công tác xã hội và hợp tác các trường ñào tạo nhân viên công tác xã hội.

Bộ dự kiến ñề án sẽ trình lên Thủ tướng chính phủ vào năm 2008. Việc xây dựng các ñề án phát triển nghề Công tác xã hội sẽ tạo sự yên tâm

nghề nghiệp cho hàng ngàn sinh viên ñang theo học về công tác xã hội trong các trường hiện nay, ñồng thời cũng tạo cơ chế sử dụng có hiệu quả ñội ngũ này trong xã hội.

Page 6: Ky Yeu Ngay Ctxh The Gioi 2007 (Phan 1)

6/68

ðồng thời, các hoạt ñộng ñưa Công tác xã hội vào thực tế sẽ tiếp tục ñược

quan tâm phát triển. Bộ Lao ñộng-Thương binh và Xã hội ñược giao là cơ quan ñầu mối xây dựng và ñiều phối các hoạt ñộng của ñề án cũng sẽ phối hợp chặt chẽ với các Bộ ngành liên quan ñẩy mạnh ñào tạo, sử dụng cán bộ xã hội trong lĩnh vực hoạt ñộng của ngành và các lĩnh vực xã hội khác.

Thưa các vị khách quý và các vị ñại biểu! ðể phát triển Công tác xã hội ở Việt Nam, cần có sự tham gia ñóng góp tích

cực của các nhà quản lý, các chuyên gia trong nước và sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế. Mong rằng trong những năm tới, chúng ta sẽ hợp tác chặt chẽ hơn ñể cùng nhau phát triển Công tác xã hội ở Việt Nam.

Một lần nữa, xin chúc các ñại biểu sức khoẻ, hạnh phúc. Xin cảm ơn./.

Page 7: Ky Yeu Ngay Ctxh The Gioi 2007 (Phan 1)

7/68

ðỊNH HƯỚNG PHÁT TRI ỂN CÔNG TÁC XÃ HỘI NHƯ MỘT NGHỀ CHUYÊN NGHI ỆP TẠI VI ỆT NAM

TTSS.. NNgguuyyễễnn HHảảii HHữữuu

VVụụ ttrrưưởởnngg VVụụ BBảảoo tt rr ợợ xxãã hhộộii TTrrưưởởnngg kkhhooaa KK hhooaa CCôônngg ttáácc xxãã hhộộii ,, ððHHLLððXXHH

1. Sự cần thiét của ñề án

Quan ñiểm nhất quán của ðảng và Nhà nước ta là tăng trưởng kinh tế phải tiến

hành ñồng thời với tiến bộ và công bằng xã hội. Song song với tăng trưởng kinh tế phải tập trung cho giảm nghèo, hỗ trợ các ñối tượng xã hội như người cao tuổi, người tàn tật, trẻ em có hoàn cảnh ñặc biệt, người nghèo và các ñối tượng có vấn ñề xã hội. Sau 20 năm thực hiện công cuộc ñổi mới do ðảng ta khởi xướng và lãnh ñạo ñã ñem lại cho nước ta những thay ñổi tích cực và quan trọng trên nhiều lĩnh vực; kinh tế tăng trưởng cao và tương ñối ổn ñịnh, tốc ñộ tăng GDP bình quân hàng năm giai ñoạn 1993-2006 ñạt trên 7,5%; lĩnh vực y tế, giáo dục, khoa học công nghệ, an sinh xã hội cũng có bước phát triển khá, góp phần cải thiện ñáng kể ñời sống của ñại ña số người dân, trong ñó có cả nhóm nghèo và các ñối tượng xã hội.

Tuy nhiên, theo quy luật vận ñộng phát triển của xã hội, kinh tế-xã hội càng phát triển, càng nẩy sinh nhiều vấn ñề xã hội; mặt trái kinh tế thị trường và xã hội hiện ñại ñã làm gia tăng nhiều vấn ñề xã hội ñối với các cá nhân, gia ñình, nhóm xã hội và cộng ñồng dân cư. ðể giải quyết có hiệu quả và bền vững các vấn ñề xã hội của các cá nhân, gia ñình, nhóm xã hội và cộng ñồng dân cư nêu trên ñòi hỏi phải phát triển công tác xã hội (CTXH) như một nghề chuyên nghiệp.

Theo Hiệp hội CTXH thế giới: CTXH là hoạt ñộng chuyên nghiệp nhằm tạo ra sự thay ñổi (phát triển) của xã hội. Bằng sự tham gia vào quá trình giải quyết các vấn ñề xã hội (vấn ñề nảy sinh trong mối quan hệ xã hội), vào quá trình tăng cường năng lực và giải phóng tiềm năng của mỗi cá nhân, gia ñình và cộng ñồng, công tác xã hội ñã giúp cho con người phát triển ñầy ñủ và hài hòa hơn và ñem lại cuộc sống tốt ñẹp hơn cho mọi người dân. Qua việc tìm hiểu một số mô hình và một số ñặc trưng của công tác xã hội của các nước trong khu vực và trên thế giới chúng ta có thể ñưa ra một số nhận ñịnh sau:

• Thứ nhất, CTXH là một nghề nghiệp ñược công nhận trên khắp thế giới và tuỳ ñiều kiện hoàn cảnh của mỗi nước mà CTXH sẽ có những sắc thái riêng nhưng vẫn cần tuân thủ những nguyên tắc và chuẩn mực quốc tế.

• Thứ hai, CTXH sẽ phát triển cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, nó sẽ

ñi song hành với sự phát triển này ñể khắc phục những mặt trái nảy sinh trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội, hướng tới một nền an sinh cho toàn dân và sự công bằng, dân chủ trong toàn xã hội.

• Thứ ba, Chú trọng ñến phát triển nguồn nhân lực mạnh về CTXH song song

phát triển bộ môn khoa học này và thể chế chính sách, thể chế tổ chức về

Page 8: Ky Yeu Ngay Ctxh The Gioi 2007 (Phan 1)

8/68

CTXH. Qua ñó tiếng nói của nhân viên xã hội như là một kênh thông tin giúp lãnh ñạo các cấp hoạch ñịnh các chính sách xã hội, ñưa ra các dự báo về các vấn ñề xã hội mới nảy sinh trong ñời sống xã hội, góp phần chỉ ra những rạn nứt trong cộng ñồng ñể lãnh ñạo các cấp kịp thời ñiều chỉnh các hoạt ñộng của mình, chỉ có như vậy mới có ñược một nền an sinh tiên tiến mà ở ñó mọi công dân ñều có ñầy ñủ các cơ hội ñể phát triển tiềm năng và sức mạnh của mình góp phần thực hiện mục tiêu xã hội công bằng dân chủ, văn minh.

Công tác xã hội ở Việt Nam

Tính ñến năm 2007, nước ta có khoảng 7,5 triệu người cao tuổi, trong ñó có khoảng 200 nghìn người già cô ñơn, 500 nghìn người từ 85 tuổi trở lên; 5,3 triệu người tàn tật trong ñó có khoảng 300 nghìn người tàn tật nặng không còn khả năng tự phục vụ và khả năng lao ñộng (tính riêng người tàn tật là ñối tượng xã hội); trên 400 nghìn trẻ em có hoàn cảnh ñặc biệt; trong số các ñối tượng xã hội nêu trên có khoảng 1,3 triệu người thuộc diện khó khăn cần trợ cấp xã hội (ñối tượng bảo trợ xã hội); hàng vạn xã ñặc biệt khó khăn và có vấn ñề xã hội (tệ nạn xã hội, môi trường sống ô nhiễm, nghèo khổ …); hàng triệu cá nhân, gia ñình, nhóm xã hội nẩy sinh các vấn ñề xã hội (ly thân, ly hôn, bạo lực trong gia ñình, thiếu quan tâm ñến con cái, căng thẳng vì nghèo khổ, xâm hại hình dục, bỏ nhà ñi lang thang, tệ cờ bạc, nghiện hút, trộm cắp, tội phạm, HIV/AAIDs bị cộng ñồng xa lánh …). Tuy vậy, tất cả các ñối tượng có vấn ñề xã hội nêu trên chỉ nhận ñược sự trợ giúp của ñội ngũ cán bộ (nhân viên) công tác xã hội bán chuyên nghiệp (khoảng 15-20 nghìn người) những người làm việc theo bản năng và trực giác của họ, thiếu nhận thức, hiểu biết và những kỹ năng cần thiết về công tác xã hội, do vậy hiệu quả giải quyết các vấn ñề xã hội của cá nhân, gia ñình, nhóm xã hội và cộng ñồng dân cư không cao và thiếu sự phát triển bền vững. Số cán bộ (nhân viên công tác xã hội ñược ñào tạo trong các trường ñại học, cao ñẳng (khoảng 2000 người) trong mấy năm gần ñây lại chưa ñược bố trí làm việc ñúng với ngành nghề ñào tạo, gây ra sự lãng phí về nguồn nhân lực này.

Nhận xét một cách tổng quát: Công tác xã hội ở Việt Nam mới có các yếu tố thành phần, ñang trong quá trình hình thành do vậy chỉ ñược xếp vào giai ñoạn ñầu của quá trình phát triển, mặc dù hàng trăm năm trước ñây ñã có các hoạt ñộng trợ giúp xã hội mang hình dáng của công tác xã hội. Nếu ñem so sánh tính chuyên nghiệp của công tác xã hội ở nước ta với các nước phát triển và ngay cả những nước trong khu vực, chúng ta còn một khoảng cách khá lớn, sự thiếu hụt này thể hiện trên các mặt:

Thứ nhất, về mặt nhận thức: Hiện nay các ngành, các cấp và người dân còn

chưa biết nhiều ñến ngành công tác xã hội, ñến cán bộ (nhân viên) công tác xã hội, ch-ưa nhận dạng ñược họ là ai, làm việc gì và ở ñâu, vai trò, nhiệm vụ công tác xã hội là gì? sự khác biệt công tác xã hội với các ngành nghề liên quan khác.

Ở Việt Nam, từ ‘Công tác xã hội’ ñược nhắc ñến nhiều trong khoảng hơn 10

năm trở lại ñây, nó trở nên khá quen thuộc với một số nhà quản lý, nhà giáo dục và một số nhà khoa học hoạt ñộng trong lĩnh vực an sinh xã hội, nhưng ñối với toàn xã hội thì công tác xã hội ñến nay vẫn còn rất mới mẻ, hầu hết mọi người ñều chưa hiểu công tác xã hội chính xác là gì và một số người thì nghĩ công tác xã hội là một cái gì

Page 9: Ky Yeu Ngay Ctxh The Gioi 2007 (Phan 1)

9/68

ñó tương tự như bảo trợ xã hội hoặc là một phần của bảo trợ xã hội; ở phạm vi nhỏ hơn, trong giới quản lý và các nhà khoa học xã hội-nhân văn cũng có rất ít người hiểu công tác xã hội một cách toàn diện trên cả hai phương diện: công tác xã hội là một khoa học liên ngành và là một nghề chuyên nghiệp.

Do công tác xã hội là một chuyên ngành ñào tạo mới xuất hiện ở Việt Nam nên việc phát triển Công tác xã hội như một nghề chuyên nghiệp bước ñầu gặp rất nhiều khó khăn, cả về nhận thức, thể chế luật pháp, chính sách và nhân lực. Nhu cầu khách quan là phải có sự thống nhất nhận thức về các vấn ñề:

(i) Thế nào là công tác xã hội (Social Work); ñối tượng, phạm vi, nội dung và phương pháp công tác xã hội là gì?

(ii) Thế nào là nhân viên xã hội chuyên nghiệp (Social Worker)? Thế nào là

nhân viên xã hội bán chuyên nghiệp? Các nhân viên xã hội làm việc ở ñâu? Tổ chức nào sử dụng các nhân viên xã hội chuyên nghiệp và bán chuyên nghiệp?

(iii) Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp như thế nào? Tổ chức nào xây dựng và

ban hành tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp ñó? (iv) ðào tạo các nhân viên xã hội chuyên nghiệp và nhân viên xã hội bán

chuyên nghiệp như thế nào cho phù hợp? (v) Hệ thống bảng lương của nhân viên xã hội như thế nào, nó giống hay khác

bảng lương của các ngành nghề khác như giáo viên, ñiều dưỡng viên, y sĩ, bác sĩ, ...

(vi) Hiệp hội công tác xã hội, Hiệp hội các trường ñào tạo nhân viên công tác

xã hội là gì, vì sao phải cần các Hiệp hội ñó? Vai trò của nó như thế nào ñối với việc phát triển công tác xã hội?

Thứ hai, về mặt thể chế: Cho ñến nay nước ta chưa có một ñịnh hướng cụ thể

nào về phát triển nghề CTXH như một nghề chuyên nghiệp, do vậy cơ sở pháp lý cho sự phát triển ngành CTXH và ñào tạo cán bộ (nhân viên) công tác xã hội ở Việt Nam chưa ñược hình thành một cách có hệ thống, cho ñến nay mới có duy nhất quyết ñịnh của Bộ Giáo dục và ðào tạo về Chương trình khung ñào tạo của ngành CTXH và cho phép một số trường ñại học mở ngành ñào tạo Cử nhân CTXH (27 trường năm 2007).

Việc xác ñịnh các vị trí làm việc cho nhân viên công tác xã hội trong các cơ

quan quản lý hành chính nhà nước và trong các cơ quan tổ chức khác cũng chưa ñược xác lập, kể cả các NGO và các tổ chức ñoàn thể có tham gia hoạt ñộng công tác xã hội. Chưa có tiêu chuẩn chức danh về nghề CTXH và bộ tiêu chuẩn chức danh cụ thể cho các nhân viên xã hội chuyên nghiệp ở các cấp và các công việc cụ thể; Chưa có danh mục bảng lương cho các chức danh cụ thể về công tác xã hội như các nghề nghiệp khác.

Page 10: Ky Yeu Ngay Ctxh The Gioi 2007 (Phan 1)

10/68

Về thể chế tài chính, cũng chưa có cơ chế nhà nước cung cấp tài chính cho các NGO (Hội chữ thập ñỏ, Hội bảo trợ tàn tật và trẻ em mồ côi, Hội người cao tuổi, ...) về công tác xã hội và các tổ chức ñoàn thể hoạt ñộng công tác xã hội thông qua các hợp ñồng (nếu có cung cấp tài chính cũng chỉ là ñể chi hoạt ñộng hành chính và một vài hoạt ñộng cung cấp dịch vụ cụ thể), bên cạnh ñó vấn ñề xã hội hóa việc huy ñộng nguồn lực toàn xã hội ñể trợ giúp và cung cấp các dịch vụ xã hội cho người dân có vấn ñề xã hội cũng ñang ở giai ñoạn tự phát, chưa quản lý có hiệu quả ñược các nguồn vận ñộng và về lâu dài sẽ ảnh hưởng ñến sự huy ñộng nguồn lực toàn xã hội và ñồng thời sẽ là một nguy cơ cho sự phát triển CTXH vốn ñang manh nha trong xã hội Vi ệt Nam.

Thứ ba, về mạng lưới tổ chức hoạt ñộng và mạng lưới nhân viên CTXH: Hệ

thống các tổ chức liên quan ñến cung cấp các dịch vụ công về công tác xã hội thuộc ngành Lao ñộng Thương binh và Xã hội, Uỷ ban Dân số, Gia ñình và Trẻ em cũng chưa ñược hình thành ñầy ñủ theo 4 cấp theo ñúng nghĩa của nó, lực lượng cán bộ lại quá mỏng và cũng thiếu tính chuyên nghiệp; các hoạt ñộng hiện tại mạng nặng tính quản nhà nước hơn là chỉ ñạo, hướng dẫn, hỗ trợ cung cấp dịch vụ công cho các ñối tượng có vấn ñề xã hội, nhằm giúp họ tự giải quyết các vấn ñề xã hội nẩy sinh và phát triển bền vững.

Hội chữ thập ñỏ Việt Nam và một số tổ chức ñoàn thể xã hội khác cũng vậy, họ

hoạt ñộng công tác xã hội chỉ mang tính chất bán chuyên nghiệp, và xuất phát từ tính chất nhân ñạo từ thiện “giúp các ñối tượng có vấn ñề xã hội” mà chủ yếu là các cá nhân và gia ñình vượt qua khó khăn trước mắt, họ không có chức năng quan tâm giải quyết cơ bản bản vấn ñề xã hội phát sinh của các ñối tượng xã hội và bảo ñảm cho phát triển bền vững của cộng ñồng.

Bên cạnh ñó một yếu tố vô cùng quan trọng trong chỉnh thể của hệ thống CTXH là Hiệp hội công tác xã hội, Hiệp hội các trường ñào tạo nhân viên công tác xã hội (hiệp hội nghề nghiệp) cũng chưa ñược hình thành. Một mặt có thể vì sự phát triển chưa ñủ mạnh nên chưa thể có hiệp hội nghề nghiệp, mặt khác, việc chưa có các hiệp hội nghề nghiệp này cũng sẽ cản trở việc phát triển một cách vững chắc và có hiệu quả về công tác xã hội.

Mạng lưới cán bộ (nhân viên) CTXH của Việt Nam chưa ñược thiết lập cơ bản và hệ thống do hạn chế về nhận thức, và thiếu về thể chế chính sách, thiếu về lực lượng. Mặc dù có ñội ngũ cán bộ văn hoá-xã hội ở cấp xã, phường, thị trấn, cán bộ trong các trung tâm xã hội, cán bộ hoạt ñộng trong hệ thống hội chữ thập ñỏ và các tổ chức NGO (khoảng 15.000- 20.000 người) cung cấp dịch vụ cho người già, trẻ em ... họ chỉ là những nhân viên công tác xã hội bán chuyên nghiệp, hoạt ñộng theo bản năng và trực giác, chưa phải là các nhân viên CTXH chuyên nghiệp có nhận thức, hiểu biết và kỹ năng cần thiết.

Thứ tư, việc ñào tạo cán bộ (nhân viên) công tác xã hội: hiện nay ở trong

nước cũng mới dừng lại ở giai ñoạn thử nghiệm ban ñầu, mặc dù hiện nay có 22 trường ñựơc phép ñào tạo về công tác xã hội, nhưng kinh nghiệm ñào tạo cũng ñều dưới 10 năm, ñội ngũ giảng viên thiếu, nhiều trường còn chưa có giáo viên ñược ñào tạo cơ bản. Việc ñào tạo chỉ có hiệu quả và chất lượng khi nhà nước có một hệ thống chỉnh thể về công tác xã hội ñó là thể chế chính sách, thể chế tổ chức và ñội ngũ nhân

Page 11: Ky Yeu Ngay Ctxh The Gioi 2007 (Phan 1)

11/68

viên CTXH chuyên nghiệp. Vì sự ñào tạo phải xuất phát từ nhu cầu của thị trường, của thực tiễn ñất nước, việc thiếu cơ sở pháp lý là một rào cản cho sự nghiệp ñào tạo nhân viên xã hội. ðào tạo, tập huấn, nhân viên xã hội bán chuyên nghiệp cũng chưa ñược thống nhất về nội dung và phương pháp; ñào tạo, tập huấn theo kiểu tự phát vẫn là phổ biến, vì chưa có tiêu chuẩn chức danh nhân viên CTXH dẫn ñến chất lượng ñội ngũ nhân viên xã hội bán chuyên nghiệp rất hạn chế.

Thứ năm, về chiến lược phát triển CTXH: Hiện nay Việt Nam chưa có một chiến lược tổng thể và ñầy ñủ từ khâu xây dựng cơ sở pháp lý, tổ chức, ñến ñào tạo và sử dụng nhân viên công tác xã hội. ðể công tác xã hội phát triển như một nghề chuyên nghiệp cần có sự phát triển một cách ñồng bộ cả 3 nhóm yếu tố trên (pháp lý, tổ chức, và ñào tạo) thì các nhân viên xã hội ñược ñào tạo cơ bản có trình ñộ cử nhân, cao ñẳng mới có cơ hội tìm việc làm phù hợp với ngành nghề ñào tạo, và sẽ không bị lãng phí nguồn nhân lực ñào tạo ñáng quý này. Vì hiện tại các vấn ñề xã hội bức xúc thuộc phạm vi CTXH giải quyết vẫn do những người chưa ñược ñào tạo cơ bản, chuyên nghiệp thực hiện, nguy cơ không “cân ñối” giữa phát triển kinh tế và xã hội sẽ diễn ra.

Trên 60 năm qua, thế giới ñã chứng minh ñược vai trò và hiệu quả to lớn của công tác xã hội, nó không những trực tiếp giải quyết ñược những vấn ñề xã hội không mong muốn nẩy sinh ñối với các cá nhân, gia ñình, nhóm xã hội, cộng ñồng dân cư, giảm bớt sự bất bình ñẳng và phân tầng xã hội trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội của ñất nước mà còn góp phần giữ vững ổn ñịnh xã hội, tạo sự ñồng thuận, công bằng và phát triển bền vững vì hạnh phúc của tất cả các thành viên trong xã hội.

Nhu cầu của một xã hội phát triển (hiện ñại) cần phải có lực lượng cán bộ (nhân viên) công tác xã hội chuyên nghiệp, ñó là những người ñược ñào tạo cơ bản có nhận thức, hiểu biết, kỹ năng thực hành và phẩm chất ñạo ñức nghề nghiệp cần thiết, phẩm chất ñó chính là sự cảm thông, chia sẻ, tôn trọng quyền tự quyết và nâng cao năng lực tự quyết của các ñối tượng có vấn ñề xã hội.

Khẩu hiệu hành ñộng của nhân viên công tác xã hội là: “khi tham vấm chúng

tôi là người sẻ chia, khi tư vấn chúng tôi là người bạn, khi khó khăn chúng tôi là người ñồng hành” và mục tiêu hành ñộng của nhân viên công tác xã hội là “ ñem lại hạnh phúc cho mọi người và vì một xã hội công bằng và phát triển bền vững”.

Nhiều vấn ñề xã hội của các cá nhân, gia ñình, nhóm xã hội, cộng ñồng dân cư ở nước ta hiện nay ñang ñược hỗ trợ giải quyết bởi những cán bộ (nhân viên) công tác xã hội bán chuyên nghiệp, hay nói một cách khác là ñược thực hiện bởi những người chưa ñược ñào tạo cơ bản về công tác xã hội ở các cấp học cần thiết. Họ làm việc bằng sự tự hiểu biết và tấm lòng nhiệt tình của cá nhân họ, do vậy hiệu quả và tính bền vững không cao, chính vì vậy mà nhu cầu của những nguời ñược ñào tạo công tác xã hội một cách chuyên nghiệp ngày càng tăng. Thực tiễn cũng ñã chỉ cho họ thấy một người biết làm công tác xã hội với một cán bộ (nhân viên) công tác xã hội chuyên nghiệp hoàn toàn khác nhau, cũng giống như một người biết lái xe ô tô với một lái xe ô tô chuyên nghiệp, nhận thức, hiểu biết và kỹ năng thực hành, phẩm chất nghề nghiệp có sự khác nhau ñáng kể.

Page 12: Ky Yeu Ngay Ctxh The Gioi 2007 (Phan 1)

12/68

Mặt khác, do việc nhận thức về vị trí, vai trò (tầm quan trọng), chức năng, nhiệm vụ, nội dung hoạt ñộng của công tác xã hội ở nước ta còn hạn chế (kể cả cán bộ quản lý và người dân), do vậy mà cho ñến nay công tác xã hội ở nước ta vẫn chưa ñược công nhận như một nghề chuyên nghiệp. ðã ñến lúc Nhà nước cần phải công nhận công tác xã hội như một nghề chuyên nghiệp giống như một số nghề xã hội khác (nghề luật sư, nghề y, nghề giáo, …). Cần phải có sự thống nhất về nhận thức và phối hợp hoạt ñộng giữa các Bộ ngành trong việc chuẩn bị các ñiều kiện cần thiết ñể phát triển công tác xã hội như một nghề chuyên nghiệp, ñặc biệt là xây dựng thể chế chính sách, mạng lưới tổ chức và mạng lưới nhân viên công tác xã hội.

ðể giải quyết có hiệu quả các vấn ñề xã hội và giúp ñỡ các ñối tượng bao gồm các cá nhân, hộ gia ñình, nhóm xã hội, cộng ñồng dân cư có vấn ñề xã hội cần phải có những nhà chuyên môn có kiến thức, kỹ năng chuyên nghiệp và ñạo ñức nghề nghiệp; do ñó cần phải phát triển công tác xã hội như một nghề chuyên nghiệp, giống như các nước trong khu vực và các nước phát triển ñã thực hiện trong hơn 60 năm qua. Hiệp hội công tác xã hội thế giới, Hiệp hội công tác xã hội khu vực Châu Á, Hiệp hội các trường ñào tạo nhân viên công tác xã hội thế giới cũng ñã khuyến cáo nước ta phát triển công tác xã hội như một nghề chuyên nghiệp và khuyến khích nước ta tham gia các hiệp hội nêu trên; ñây cũng là một xu thế tất yếu trong quá trình hội nhập và phát triển, nước ta ít có cơ hội lựa chọn một cách ñi khác có hiệu quả hơn trong việc giải quyết các vấn ñề xã hội hiện tại và tương lai.

Theo ñánh giá của các chuyên gia UNICEF nhu cầu cần phải chuyên nghiệp

hoá CTXH tại Vi ệt Nam vì:

(i) Quá trình công nghiệp hoá, hiện ñại hoá ở nước ta; (ii) Sự phát triển của xã hội dẫn ñến phân hoá giàu nghèo, phân tầng xã hội; (iii) Nhu cầu của các gia ñình có vấn ñề xã hội và trẻ em có hoàn cảnh ñặc biệt; (iv) Nhu cầu của một số thành viên trong xã hội cần sự bảo trợ của nhà nước

(ñối tượng bảo trợ xã hội); (v) Nhu cầu CTXH xuất phát từ việc nẩy sinh các tệ nạn xã hội; (vi) Nhu cầu hỗ trợ về tâm lý cho các bệnh nhân trong các bệnh viện.

Xuất phát từ những ñòi hỏi thực tế và ñáp ứng với quy luật phát triển tất yếu,

khách quan về phát triển công tác xã hội ñã diễn ra ở nhiều nước trên thế giới, Công tác xã hội ở nước ta cần ñược phát triển như một nghề chuyên nghiệp.

Xuất phát từ tầm quan trọng và ý nghĩa của việc phát triển công tác xã hội như

một nghề chuyên nghiệp. Thủ tướng chính phủ ñã giao cho Bộ LðTB&XH chủ trì và phối hợp với các Bộ ngành liên quan xây dựng ñề án và ñã ñược sự ủng hộ và tham gia rất tích cực của các bộ, ngành; sự trợ giúp về kỹ thuật của UNCEF và của cộng ñồng Châu Âu.

Page 13: Ky Yeu Ngay Ctxh The Gioi 2007 (Phan 1)

13/68

2. Mục tiêu 2.1 Mục tiêu tổng thể

Nâng cao nhận thức của toàn xã hội về sự cần thiết phải phát triển công tác xã hội như một nghề chuyên nghiệp theo xu hướng hội nhập với các nước trong khu vực và thế giới. Xây dựng và ban hành thể chế pháp lý cho việc hình thành và phát triển công tác xã hội như một nghề chuyên nghiệp, bảo ñảm tính ổn ñịnh, lâu dài và gắn kết với phát triển hệ thống an sinh xã hội hiện ñại. Xây dựng và triển khai ñồng bộ các biện pháp phát triển nguồn nhân lực về công tác xã hội, nâng cao năng lực ñội ngũ nhân viên xã hội hiện có và nâng cao chất lượng ñào tạo nguồn nhân lực trong các trường ñại học. Xây dựng mạng lưới tổ chức và mạng lưới nhân viên công tác xã hội trên phạm vi toàn quốc nhằm ñáp ứng nhu cầu của xã hội trong quá trình phát triển; giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa con người và con người, hạn chế phát sinh các vấn ñề xã hội. Nâng cao chất lượng cuộc sống của các ñối tượng có vấn ñề xã hội, hướng tới một xã hội lành mạnh, công bằng và hạnh phúc cho mọi người.

2.2 Mục tiêu cụ thể ñến 2020 - Xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật cần thiết, tạo hành lang pháp lý cho việc phát triển công tác xã hội như một nghề chuyên nghiệp; trước mắt, xây dựng và ban hành tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp công tác xã hội cho cán bộ (nhân viên) công tác xã hội và áp dụng bảng lương phù hợp và có tính khuyến khích; - Thực hiện ñồng bộ các giải pháp phát triển nguồn nhân lực về công tác xã hội ñáp ứng nhu cầu ngắn hạn của các tổ chức, cơ quan liên quan, ñặc biệt là cấp xã và huyện, bao gồm cả việc tăng về số lượng (ñạt tỷ lệ tối thiểu một nhân viên công tác xã hội trên ba nghìn dân, ñịnh mức bằng một phần ba của Nhật Bản năm 2000 và bằng một phần 10 của vương quốc Anh) và nâng cao năng lực ñội ngũ nhân viên công tác xã hội hiện có và nâng cao chất lượng ñào tạo nhân viên công tác xã hội trong các trường ñại học, cao ñẳng theo hướng hội nhập khu vực và quốc tế. - Phát triển chương trình ñào tạo ngành CTXH từ bậc Trung học ñến ðại học và với các chuyên ngành khác nhau cho phù hợp với quá trình phát triển CTXH ở nước ta. ðồng thời hoàn thiện chương trình liên thông các bậc học ñể ñáp ứng ña dạng nhu cầu của người học và nâng cao chất lượng ñội ngũ giảng viên về CTXH ở các trường cao ñẳng, ñại học. - Phát triển mạng lưới các tổ chức sử dụng nhân viên xã hội ñược ñào tạo chuyên nghiệp từ trong các cơ quan nhà nước và các tổ chức phi chính phủ, ñể sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực công tác xã hội; xúc tiến việc nghiên cứu và tiến tới thành lập Hiệp hội công tác xã hội ở Việt Nam và Hiệp hội các trường ñào tạo nhân viên công tác xã hội. Xã hội hoá các hoạt ñộng công tác xã hội, khuyến khích khu vực tư nhân tham gia cung cấp dịch vụ cho các ñối tượng có vấn ñề xã hội và các ñối tượng yếu thế. - Phát triển mạng lưới nhân viên công tác xã hội phù hợp với quá trình phát triển kinh tế-xã hội của ñất nước; tạo sự gắn kết giữa mạng lưới tổ chức của các cơ quan chức

Page 14: Ky Yeu Ngay Ctxh The Gioi 2007 (Phan 1)

14/68

năng và mạng lưới nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp và bán chuyên nghiệp; ñặc biệt chú trọng xây dựng mạng lưới nhân viên công tác xã hội ở cấp huyện và cấp xã theo hướng chuyên nghiệp; khuyến khích phát triển ñội ngũ nhân viên công tác xã hội bán chuyên nghiệp. 3. Phạm vi của ñề án - Phạm vi về không gian: thực hiện trên phạm vi toàn quốc. - Phạm vi về thời gian: từ 2008-2020. 4. ðịnh hướng - Phát triển công tác xã hội như một nghề chuyên nghiệp, bảo ñảm sự hài hoà với quá trình phát triển hệ thống an sinh xã hội, ñặc biệt là hệ thống chính sách trợ giúp xã hội, trợ giúp các ñối tượng yếu thế, trợ giúp các xã nghèo, cộng ñồng dân tộc thiểu số quy mô thôn bản và cấp xã, phù hợp với quá trình phát triển, tăng trưởng kinh tế, quá trình ñô thị hoá, quá trình công nghiệp hoá và hiện ñại hoá, nhằm giải quyết một cách có hiệu quả các vấn ñề xã hội phát sinh ñối với các cá nhân, gia ñình, nhóm xã hội, và các cộng ñồng nghèo hoặc có tệ nạn xã hội. ðây là nhu cầu tất yếu khách quan của một xã hội phát triển ở trình ñộ hiện ñại và cũng là xu hướng tất yếu của quá trình hội nhập khu vực và quốc tế. Nhận thức rõ ñiều này sẽ giúp cho ñất nước rút ngắn ñược quá trình phát triển công tác xã hội một cách tự phát và ñáp ứng tốt hơn nhu cầu của các cá nhân, gia ñình, nhóm xã hội và các cộng ñồng có vấn ñề xã hội phát sinh. - Phát triển công tác xã hội là nhằm ñáp ứng nhu cầu của xã hội hiện ñại, do vậy bản thân nó cũng phải ñược phát triển ñồng bộ trên các phương diện thể chế chính sách và thể chế tổ chức và ñội ngũ cán bộ có tính chuyên nghiệp. ðối với nước ta việc trước mắt là tạo môi trường pháp lý cho việc hình thành, phát triển công tác xã hội như một nghề chuyên nghiệp như các nghề khác trong xã hội ; phải nhận thức rõ vai trò của công tác xã hội, vị trí làm việc của các nhân viên công tác xã hội, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của các nhân viên công tác xã hội, bảng lương của nhân viên xã hội trong các cơ quan, tổ chức sử dụng nhân viên công tác xã hội từ trung ương ñến ñịa phương; Thiết lập mạng lưới tổ chức cung cấp dịch vụ công tác xã hội (LðTB&XH, GD&ðT, Gð&TE, các NGO) ở các xã phường, thị trấn, quận huyện và kích thích nhu cầu của mạng lưới tổ chức có nhu cầu sử dụng dịch vụ công tác xã hội (toà án, bệnh viện, trường học, cơ sở xã hội, trường giáo dưỡng và ñặc biệt cộng ñồng dân cư nơi không chỉ có trách nhiệm khắc phục hậu quả của các vấn ñề xã hội nẩy sinh mà còn phải phòng ngừa các vấn ñề xã hội phát sinh). Thiết lập hệ thống các trường ðại học, Cao ñẳng ñào tạo nhân viên công tác xã hội có tính chuyên nghiệp, hình thành Hiệp hội công tác xã hội và Hiệp hội các trường ñào tạo nhân viên CTXH ở cấp quốc gia ñể hỗ trợ quá trình phát triển công tác xã hội ở nước ta. - Xã hội hoá việc phát triển công tác xã hội như một nghề chuyên nghiệp; ñặc biệt coi trọng và khuyến khích khu vực tư nhân tham gia hoạt ñộng công tác xã hội, coi ñó trách nhiệm xã hội của các tổ chức và công dân. Nhà nước cần có cơ chế hỗ trợ cho các tổ chức tư nhân tham gia hoạt ñộng công tác xã hội theo cơ chế thị trường; phát huy vai trò của các tổ chức ñoàn thể, tổ chức xã hội tham gia hoạt ñộng công tác xã hội

Page 15: Ky Yeu Ngay Ctxh The Gioi 2007 (Phan 1)

15/68

vì quyền lợi của các hội viên và vì các ñối tượng yếu thế, góp phần thực hiện mục tiêu công bằng xã hội và hạnh phúc cho mọi người. - Từng bước nâng cao chất lượng hoạt ñộng công tác xã hội theo hướng chuyên nghiệp hóa và hội nhập quốc tế, vì mục tiêu của công tác xã hội là hướng tới xây dựng một xã hội lành mạnh, và vì hạnh phúc của mọi người; chức năng cơ bản của công tác xã hội là giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa con người và con người, nhằm phòng ngừa, hạn chế các vấn ñề xã hội phát sinh, tạo cơ hội ñề các cá nhân, gia ñình, nhóm xã hội, cộng ñồng dân cư có vấn ñề xã hội tự giải quyết các vấn ñề của họ thông qua việc nâng cao nhận thức, năng lực và tiếp cận nguồn lực của xã hội một cách hiệu quả nhất. Một khi có các vấn ñề xã hội phát sinh cho dù của các cá nhân, gia ñình, nhóm xã hội, cộng ñồng dân cư ñều phải phát hiện sớm và can thiệp sớm; tạo cơ hội và năng lực cho các cộng ñồng phát triển một cách bền vững và dựa trên tinh thần tự lực, thông qua sự trợ giúp của các nhân viên công tác xã hội, mạng lưới tổ chức hoạt ñộng công tác xã hội và nhà nước. 5. Các hoạt ñộng của ñề án 5.1 Truyền thông nâng cao nhận thức về công tác xã hội

Vì công tác xã hội như một nghề chuyên nghiệp là một vấn ñề mới mẻ ñối với nước ta, hầu hết các cấp, các ngành và xã hội chưa có ñược thông tin ñầy ñủ về qúa trình phát triển công tác xã hội trên thế giới và sự cần thiết của nó ở nước ta trong việc giải quyết các vấn ñề xã hội ñối với các cá nhân, gia ñình, nhóm xã hội, cồng ñồng dân cư có vấn ñề xã hội trong quá trình phát triển. Sự ñồng thuận về nhận thức sẽ là tiền ñề quan trọng ñể tạo hành lang pháp lý và môi trường xã hội chuyên nghiệp hoá nghề công tác xã hội.

- Nội dung truyền thông: Tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và cộng ñồng xã hội, ñặc biệt là các ngành có liên quan trực tiếp ñến việc phát triển công tác xã hội như một nghề chuyên nghiệp (Bộ Nội Vụ, Bộ Giáo dục và ðào tạo, Bộ Lao ñộng Thương binh và Xã hội), và các tổ chức có nhu cầu sử dụng nhân viên công tác xã hội (bệnh viện, toà án, trường học, trường giáo dưỡng, các cơ sở bảo trợ xã hội, Uỷ ban nhân dân cấp xã và cấp huyện). Tạo sự thống nhất nhận thức về sự cần thiết phải phát triển công tác xã hội như một nghề chuyên nghiệp, nhất là trong bối cảnh hội nhập và phát triển. Nâng cao hiểu biết của toàn xã hội về vai trò, ñối tượng, nội dung, phương pháp công tác xã hội làm tiền ñề cho việc hình thành thể chế chính sách, thể chế tổ chức và phát triển mạng lưới các tổ chức sử dụng các nhân viên công tác xã hội và mạng lưới nhân viên công tác xã hội trên phạm vi toàn quốc.

- Hình thức truyền thông: Sử dụng ña dạng các hình thức truyền thông (truyền hình, truyền thanh, báo chí của các cấp, các ngành) ñể tuyên truyền trên diện rộng cho cộng ñồng. Tăng cường các hội thảo khoa học, hội nghị chuyên ñề ñể thảo luận về các vấn ñề có liên quan ñến việc phát triển công tác xã hội như một nghề chuyên nghiệp cho các nhà khoa học, nhà giáo, nhà quản lý các cấp, các ngành liên quan.

Page 16: Ky Yeu Ngay Ctxh The Gioi 2007 (Phan 1)

16/68

Thiết lập các kênh thông tin ña chiều ñể chia sẻ thông tin mới và kinh nghiệm về các vấn ñề có liên quan phát triển công tác xã hội (kể cả trong nước và quốc tế), ñặc biệt là chương trình nội dung ñào tạo nhân viên công tác xã hội, phát triển mạng lưới tổ chức sử dụng nhân viên công tác xã hội và phát triển mạng lưới nhân viên công tác xã hội.

5.2 Tạo khuôn khổ pháp lý ñể chuyên nghiệp hoá nghề CTXH Xây dựng và ban hành tiêu chuẩn chức danh nghiệp vụ của nhân viên CTXH

Năm 2004, Bộ Giáo dục và ðào tạo ñã ban hành mã ngành ñào tạo về công tác xã hội, ñiều này ñã tạo hành lang pháp lý cho 18 trường ñại học, cao ñẳng tham gia vào việc ñào tạo cử nhân công tác xã hội; ñến năm 2007, số trường tham gia ñào tạo cử nhân công tác xã hội ñã lên 23 trường; với số lượng mỗi trường có một ñến 2 lớp và mỗi lớp có khoảng 40 sinh viên, thì hàng năm sẽ có khoảng trên 1000 sinh viên tốt nghiệp bậc ñại học và cao ñẳng về công tác xã hội ra trường.

Một trong những thách thức là ñầu ra cho các sinh viên tốt nghiệp về công tác xã hội, họ sẽ làm việc ở ñâu khi mà chưa có mạng lưới các tổ chức sử dụng nhân viên công tác xã hội và chưa có Bộ tiêu chuẩn chức danh nghiệp vụ công tác xã hội. Vì vậy, kết hợp với việc ban hành mã ngành ñào tạo, việc nghiên cứu xây dựng và ban hành tiêu chuẩn chức danh nghiệp vụ về công tác xã hội (gọi tắt là mã nghề) là cơ sở pháp lý của nhà nước thừa nhận công tác xã hội xã hội như một nghề chuyên nghiệp; Bộ tiêu chuẩn chức danh nghiệp vụ này gồm hai phần, một là Bộ tiêu chuẩn chức danh nghiệp vụ chung và Bộ tiêu chuẩn cụ thể theo mạng lưới tổ chức sử dụng nhân viên công tác xã hội.

Tiêu chuẩn chức danh nghiệp vụ chung cho nhân viên công tác xã hội theo kinh nghiệm của quốc tế gồm:

(i) Tiêu chuẩn chức danh nghiệp vụ cho nhân viên công tác xã hội hạng A; (ii) Tiêu chuẩn chức danh nghiệp vụ cho nhân viên công tác xã hội hạng B; (iii) Tiêu chuẩn chức danh nghiệp vụ cho nhân viên công tác xã hội hạng C.

(Tiêu chuẩn chức danh nghiệp vụ hạng A, B, C của các nước tương ứng với tiêu chuẩn chức danh nghiệp vụ của chuyên viên cao cấp, chuyên viên chính và chuyên viên của nước ta.)

Bộ tiêu chuẩn chức danh nghiệp vụ cho cả 3 nhóm A, B, C nêu trên gồm có 3

phần chính: (i) Tiêu chuẩn về nhận thức; (ii) Tiêu chuẩn về hiểu biết; (iii) Tiêu chuẩn về kỹ năng nghề nghiệp. Trong bối cảnh cụ thể của nước ta về quá trình phát triển công tác xã hội cần

thiết phải xây dựng và ban hành Bộ tiêu chuẩn chức danh nghiệp vụ cho nhân viên công tác xã hội ở 4 hạng, (sử dụng thuật ngữ nhân viên công tác xã hội thay thế cho

Page 17: Ky Yeu Ngay Ctxh The Gioi 2007 (Phan 1)

17/68

thuật ngữ công chức, viên chức hoặc chuyên viên hoặc cán bộ công tác xã hội là phù hợp nhất, vì ñây là Bộ tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp chung sử dụng cho cả các cơ quan nhà nước và các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức ñoàn thể xã hội, và trong tương lai có cả các tổ chức quốc tế cũng sẽ tham gia cung cấp dịch vụ về công tác xã hội ở Việt Nam), bao gồm:

(i) Nhân viên công tác xã hội hạng A (cao cấp); (ii) Nhân viên công tác xã hội hạng B (nhân viên chính); (iii) Nhân viên công tác xã hội hạng C (nhân viên xã hội); (iv) Nhân viên công tác xã hội hạng D (nhân viên xã hội bán chuyên nghiệp).

Vì rằng trong khoảng thời gian ngắn nước ta sẽ không có ñủ nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp ñược ñào tạo cơ bản ở bậc ñại học, cao ñẳng về làm việc ở cấp xã, mà chủ yếu là ñào tạo, bồi dưỡng có trình ñộ sơ cấp, trung cấp về công tác xã hội, mặt khác ñội ngũ tình nguyên viên về công tác xã hội cũng cần ñược ñào tạo ñể ñạt ñược các chứng chỉ tối thiểu về công tác xã hội (sơ cấp).

Về tiêu chuẩn nghiệp vụ cũng cần chia thành 4 nhóm bao gồm: (i) Tiêu chuẩn về nhận thức; (ii) Tiêu chuẩn về hiểu biết; (iii) Tiêu chuẩn về kỹ năng nghề nghiệp; (iv) Tiêu chuẩn về ñạo ñức nghề nghiệp.

Việc ban hành tiêu chuẩn chức danh nghiệp vụ nhân viên công tác xã hội theo

4 ngạch (4 cấp) là cơ sở pháp lý quan trọng nhất, vì vậy cần ñược ban hành sớm trong năm 2008, không nhất thiết phải chờ sau khi Thủ tướng chính phủ phê duyệt ñề án phát triển CTXH như một nghề chuyên nghiệp.

- Xây dựng và ban hành Bộ tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp cụ thể cho nhân viên công tác xã hội theo mạng lưới tổ chức sử dụng nhân viên công tác xã hội. ðây là một hoạt ñộng ñược thực hiện trong một quá trình nhiều năm, cùng với quá trình phát triển mạng lưới các tổ chức sử dụng nhân viên công tác xã hội và việc xác ñịnh vị trí làm việc cụ thể của các nhân viên công tác xã hội, mà ñiều này phụ thuộc vào nhu cầu của xã hội trong quá trình phát triển. Kinh nghiệm của Scốtlen, việc xây dựng Bộ tiêu chuẩn cụ thể này phải kéo dài hàng từ 5-10 năm; do vậy, trước mắt tập trung xây dựng Bộ tiêu chuẩn chức danh nghiệp vụ cho các nhân viên công tác xã hội làm việc tại các cơ sở bảo trợ xã hội, chăm sóc các ñối tượng bảo trợ xã hội (người già cô ñơn, người tàn tật, trẻ em mồ côi, người nhiễm HIV/AIDs và những người có nhu cầu ñược chăm sóc (sử dụng thuật ngữ người có nhu cầu ñược chăm sóc phù hợp hơn thuật ngữ người có hoàn cảnh ñặc biệt, trong bối cảnh phát triển công tác xã hội ở nước ta theo xu thế hội nhập). Xây dựng và áp dụng hệ thống ngạch lương cho cán bộ (nhân viên) CTXH

Việc áp dụng ngạch lương cho ñội ngũ nhân viên công tác xã hội ñược các quốc gia áp dụng cũng rất ña dạng. Theo Hiệp hội công tác xã hội của Cộng hoà liên bang

Page 18: Ky Yeu Ngay Ctxh The Gioi 2007 (Phan 1)

18/68

ðức thì tiền lương của các nhân viên công tác xã hội do các tổ chức sử dụng nhân viên công tác xã hội quyết ñịnh. Nếu nhân viên CTXH làm việc trong các cơ quan nhà nước thì áp dụng ngạch lương công chức viên chức tương ứng từ chuyên viên ñến chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp; làm việc ở cấp xã và cộng ñồng thì tuy theo trình ñộ chuyên môn ñể xếp vào các ngạch khác nhau. Nếu nhân viên CTXH làm việc cho các tổ chức ngoài nhà nước thì tiền lương do các tổ chức ñó tự quyết ñịnh, nhưng họ cũng áp dụng mức tiền lương ngang bằng với mức tiền lương trả cho nhân viên công tác xã hội có trình ñộ ñào tạo và thâm niên công tác tương ứng. Theo khuyến cáo của các chuyên gia Australia và UNICEF thì Việt Nam có thể áp dụng ngạch lương công chức, viên chức ñể trả cho các nhân viên công tác xã hội có trình ñộ từ ñại học trở lên làm việc ở cấp trung ương, tỉnh, huyện và các cơ sở bảo trợ xã hội, các trung tâm tư vấn CTXH; còn nhân viên công tác xã hội làm việc trực tiếp ở cấp xã, và cộng ñồng có trình ñộ ñào tạo bậc dưới ñại học có thể áp dụng ngạch lương như là các ñiều dưỡng viên trình ñộ trung cấp hoặc các y sĩ, y tá có trình ñộ tương ứng.

Cho dù áp dụng bất cứ ngạch lương nào thì trình ñộ ñào tạo và tính chất công việc sẽ là thước ño quan trọng ñể xác ñịnh; một số nước rất quan tâm ñến công tác xã hội như Thụy ðiển thì lương của nhân viên công tác xã hội ngang bằng với lương của giáo viên có trình ñộ ñào tào và thâm niên công tác tương ứng. Trong bối cảnh của nước ta, các nhân viên công tác xã hội có thể ñược ví như các “kỹ sư tâm hồn” thì việc xác ñịnh ngạch lương như các nhà giáo cũng có thể chấp nhận ñược hoặc áp dụng hệ thống lương công chức, viên chức và có thêm phụ cấp trách nhiệm nhân viên CTXH trực tiếp chăm sóc ñối tượng. 5.3 Thiết lập mạng lưới các tổ chức sử dụng nhân viên công tác xã hội và mạng lưới nhân viên công tác xã hội

Thiết lập mạng lưới các tổ chức sử dụng nhân viên công tác xã hội và mạng lưới nhân viên công tác xã hội là hai mặt của một vấn ñề và là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của việc chuyên nghiệp hoá nghề công tác xã hội ở nước ta. Hai vấn ñề này phải ñược phát triển ñồng thời, song song và phải ñồng bộ với quá trình phát triển hệ thống an sinh xã hội. Thiết lập mạng lưới các tổ chức sử dụng nhân viên công tác xã hội

Việc thiết lập mạng lưới các tổ chức sử dụng nhân viên công tác xã hội trước hết phải ñược quy hoạch và phát triển theo một chiến lược dài hạn gắn bó chặt chẽ với phát triển hệ thống an sinh xã hội và hệ thống tổ chức bộ máy của Chính phủ.

Trong ñiều kiện nước ta hiện nay thì tổ chức có nhu cầu sử dụng nhân viên

công tác xã hội trước hết thuộc ngành Lao ñộng Thương binh và Xã hội; Dân số Gia ñình và Trẻ em, và cần ñược hình thành ở cả 4 cấp (trung ương, tỉnh, huyện và xã); Cấp huyện, cấp tỉnh và cấp trung ương bên cạnh việc thiết lập các cơ quan quản lý (cơ quan gián tiếp cung cấp dịch vụ xã hội) còn phải thiết lập các tổ chức hoạt ñộng sự nghiệp về công tác xã hội (tổ chức trực tiếp cung cấp dịch vụ công tác xã hội như các cơ sở bảo trợ xã hội, các nhà xã hội, các trung tâm tư vấn công tác xã hội, …). Về lâu dài có thể mở rộng sang các ngành Giáo dục và ðào tạo, y tế, toà án, tư pháp hoặc các tổ chức sử dụng nhân viên công tác xã hội sẽ trực tiếp cung cấp dịch vụ công tác xã

Page 19: Ky Yeu Ngay Ctxh The Gioi 2007 (Phan 1)

19/68

hội cho các ñối tượng có vấn ñề xã hội ở trường học, bệnh viện, toà án, các trường giáo dưỡng và cộng ñồng. Song song với các tổ chức thuộc các các cơ quan chính phủ, nhà nước cũng phải tạo môi trường pháp lý và môi trường xã hội thuận lợi cho việc phát triển mạng lưới tổ chức sử dụng nhân viên công tác xã hội của các tổ chức ñoàn thể (Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, ðoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, …) và các Hiệp hội (Hội chữ thập ñỏ, Hội bảo trợ người tàn tật và trẻ em mồ côi Việt Nam). Khuyến khích khu vực tư nhân tham gia cung cấp dich vụ công tác xã hội theo tinh thần xã hội hóa nhằm ñáp ứng nhu cầu ña dạng của cộng ñồng dân cư và tạo ñược sự cạnh tranh ñể nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công tác xã hội. Thiết lập mạng lưới nhân viên công tác xã hội

Mạng lưới nhân viên công tác xã hội ñược hình thành ñồng thời với quá trình phát triển mạng lưới tổ các tổ chức sử dụng nhân viên công tác xã hội, ở ñâu có tổ chức cung cấp dịch vụ công tác xã hội (cả gián tiếp và trực tiếp) ở ñó có nhân viên công tác xã hội. Tuy vậy, phạm vi hoạt ñộng của mạng lưới nhân viên công tác xã hội rộng hơn mạng lưới tổ chức nhằm ñáp ứng nhu cầu của các tổ chức, cá nhân sử dụng các dịch vụ công tác xã hội.

Mô hình mạng lưới nhân viên công tác xã hội ở nhiều quốc gia ñã áp dụng là nhân viên CTXH nằm trong hệ thống mạng lưới các tổ chức sử dụng nhân viên công tác xã hội, nhưng hoạt ñộng không chỉ trong hệ thống mạng lưới tổ chức của nó mà còn hoạt ñộng trong các tổ chức có nhu cầu cung cấp dịch vụ công tác xã hội như các

Các tổ chức thuộc cơ quan chính phủ

Các tổ chức thuộc các ñoàn thể, hội

Các tổ chức thuộc khu vực tư nhân

Mạng lưới các tổ chức sử dụng nhân viên CTXH

Các tổ chức thuộc cấp trung ương

Các tổ chức thuộc cấp tỉnh

Các tổ chức thuộc cấp huyện

Nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội Cấp xã phường, thị trấn

Page 20: Ky Yeu Ngay Ctxh The Gioi 2007 (Phan 1)

20/68

trường học, bệnh viện, toà án, các trường giáo dưỡng, gia ñình, cộng ñồng có vấn ñề xã hội …(nhân viên công tác xã hội thuộc Trung tâm công tác xã hội thuộc Sở LðTB&XH Hà Nội có thể trực tiếp cung cấp dịch vụ cho các bệnh nhân có nhu cầu của các bệnh viện ở Hà Nội; cung cấp dịch vụ cho các học sinh có vấn ñề xã hội của các trường học tại Hà Nội; cung cấp dich vụ cho các thân chủ ở các toà án trước khi xét xử, nhất là tư vấn tâm lý kết hợp pháp lý).

Mạng lưới nhân viên công tác xã hội cũng ñược hình thành ở các cấp từ trung ương ñến tỉnh, huyện và cấp xã, thậm chí ñến cộng ñồng dân cư nhỏ hơn cấp xã (tổ dân phố, thôn, ấp, bản, buôn, làng, xóm) và không có sự phân biệt nhân viên công tác xã hội của nhà nước hay tư nhân.

Các nhân viên công tác xã hội ngoài yêu cầu về bằng cấp chuyên môn ñào tạo còn có yếu cầu về chứng chỉ hành nghề giống như ngành y, dược hiện nay ở nước ta. (ðiều này sẽ ñiễn ra khi ñiều kiện kinh tế xã hội phát triển cao hơn hiện nay).

Việc phát triển mạng lưới nhân viên công tác xã hội bao gồm cả của nhà nước và ngoài nhà nước là một quá trình, ñặc biệt là hình thành ñội ngũ nhân viên công tác xã hội ở cấp xã và phát triển các trung tâm tư vấn công tác xã hội (TTTVCTXH) ở cấp huyện, tỉnh, thậm chí ở các cụm xã , phường và các trung tâm tư vấn công tác xã hội hoạt ñộng ở các trường học (từ tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, ñến các trường trung học, cao ñẳng, ñại học và các trường dạy nghề, khoa học ñã chứng minh rằng sự thành ñạt không chỉ là học giỏi mà yếu tố tâm lý, tinh thần lại giữ vị trí quan trọng nhất) ở các bệnh viện lớn của trung uơng, và cấp tỉnh (vì người bệnh không chỉ ñược ñiều trị về bệnh tật mà cần ñược trị liệu cả về tâm lý).

Ước tính nhu cầu và mạng lưới nhân viên CTXH ở nước ta ñến năm 2020

theo tỷ lệ (1/3000) bao gồm cả khu vực nhà nước và ngoài nhà nước

Nhu cầu và mạng lưới nhân viên công tác xã hội ñến năm

2020 (29.600 + 25.000)

Nhân viên CTXH ở các

bệnh viện 3000

Nhân viên CTXH ở các trường học:

3.000

Nhân viên CTXH ở cấp tỉnh: 1000

Gồm cả TTTV CTXH

Nhân viên CTXH ở cấp huyện: 3.000 Gồm cả TT TV.CTXH

Nhân viên CTXH ở các cơ sở Bảo trợ xã

hội: 8.000

Nhân viên công tác xã hội ở trung ương: 100

Nhân viên

CTXH ở cấp xã: 11.500

Cộng tácviên CTXH ở cộng

ñồng 25.000

Page 21: Ky Yeu Ngay Ctxh The Gioi 2007 (Phan 1)

21/68

5.4 ðào tạo cán bộ (nhân viên) công tác xã hội (bao gồm ñào tạo chính quy và ñào tạo nâng cao năng lực nhân viên công tác xã hội hiện có) Nâng cao năng lực ñội ngũ nhân viên công tác xã hội hiện có Hiện tại nước ta có khoảng 5000 cán bộ, nhân viên công tác xã hội làm việc trong các cơ sở bảo trợ xã hội, khoảng 2000 cán bộ, nhân viên CTXH làm việc tại các cơ quan Lao ñộng Thương binh và Xã hội, Dân số Gia ñình và Trẻ em từ trung ương ñến cấp huyện và khoảng 3000 nhân viên chuyên trách và 8.000 nhân viên làm việc kiêm nhiệm ở cấp xã (cán bộ văn hoá xã hội), và hàng chục nghìn cộng tác viên, tình nguyên viên CTXH ở cấp xã; trong số cán bộ, nhân viên này hầu hết chưa ñược ñào ñạo cơ bản về công tác xã hội, mặc dù ñến một nửa trong số ñó có trình ñộ cao ñẳng, ñại học và sau ñại học. Số nhân viên CTXH ở các cơ sở bảo trợ xã hội và nhân viên CTXH ở cấp xã hầu hết chưa ñược ñào tạo cơ bản.

Trong vòng 10 năm tới cần phải ñánh giá, xác ñịnh nhu cầu ñào tạo và tổ chức ñào tạo những kiến thức, và kỹ năng cơ bản về công tác xã hội cho họ; phấn ñấu phổ cập trình ñộ sơ cấp về CTXH cho ñội ngũ nhân viên CTXH ở cấp xã và các cơ sở bảo trợ xã hội (gọi chung là nhân viên CTXH cấp cơ sở) vào năm 2015 và phổ cập trình ñộ trung cấp cho họ vào năm 2020; ñảm bảo chuyên môn hoá CTXH cùng với hoàn thành mục tiêu công nghiệp hoá, hiện ñại hoá của ñất nước. ðối với ñội ngũ nhân viên CTXH cấp cơ sở có ñiều kiện phát triển và làm việc lâu dài tạo cơ hội ñể họ theo học các chứng chỉ và lien thông ñể hàn thành chương trình ñào tạo CTXH ở bậc cao ñẳng và ñại học Nâng cao chất lượng ñào tạo ñội ngũ nhân viên công tác xã hội trong các trường ñại học, cao ñẳng

So với nhu cầu từ nay ñến năm 2020 cần tới 29.100 nhân viên có trình ñộ cao ñẳng và ñại học về CTXH, (trong khi ñó hiện nay mỗi năm ra trường khoảng 2000 và chỉ khoảng 50% làm việc ñúng ngành nghề). Vì vậy cần phải quy hoạch lại hệ thống các trường ñào tạo nhân viên CTXH ở bậc ñại học và cao ñẳng trên phạm vi cả nước ñể ñáp ứng nhu cầu về số lượng nhân lực làm công tác xã hội ở các cấp, các ngành và các tổ chức xã hội dân sự.

Về chất lượng, cần ñổi mới chương trình nội dung ñào tạo chuyên ngành CTXH theo hướng hội nhập quốc tế (trước mắt phân ñấu ngang bằng với các nước trong khu vực); nâng cao chất lượng ñội ngũ giảng viên chuyên ngành CTXH ở các trường ñại học, cao ñẳng; Nâng cao cả chất lượng ñầu vào (sinh viên), và cuối cùng ñể có sản phẩm ñầu ra ñáp ứng nhu cầu của thị trường, mà trực tiếp là các tổ chức sử dụng nhân viên công tác xã hội.

Phấn ñấu từ nay ñến năm 2010 có một số trường ñại học (trong ñó có trường ðại học Lao ñộng – Xã hội), có thể ñào tạo chuyên ngành công tác xã hội ở bậc sau ñại học (thạc sỹ), ñể cung cấp nguồn nhân lực giảng dạy về CTXH cho các trường cao ñẳng và ñại học khác trong cả nước.

Page 22: Ky Yeu Ngay Ctxh The Gioi 2007 (Phan 1)

22/68

5.5 Phát triển các tổ chức hiệp hội quốc gia về CTXH Phát triển hiệp hội quốc gia về công tác xã hội

Hiện nay (2006), trên thế giới có 84 Hiệp Hội quốc gia những nhà làm công tác xã hội chuyên nghiệp (Hiệp Hội công tác xã hội) và họ cũng là thành viên của Hiệp Hội các nhà làm công tác xã hội thế giới (IFSW-1926); các tổ chức này ra ñời và tồn tại ñể hỗ trợ và thúc ñẩy hoạt ñộng của các thành viên. ðối với nước ta việc ra ñời Hiệp Hội quốc gia các nhà làm công tác xã hội chuyên nghiệp sẽ góp phần quan trọng trong việc thúc ñẩy chuyên nghiệp hóa nghề công tác xã hội, vì nó tạo nên một chỉnh thể của hệ thống và khẳng ñịnh tính pháp lý về nghề công tác xã hội. Mặt khác nó cũng thúc ñẩy và giám sát các thành viên thực hiện nghiêm túc các quy ñiều ñạo ñức về nghề nghiệp, hỗ trợ bảo vệ các thành viên khi cần thiết, tạo niềm tin và tương lai phát triển cho các thành viên.

Hiệp Hội là tổ chức ñại diện của các nhà làm công tác xã hội chuyên nghiệp trước các tổ chức bên ngoài; Hiệp Hội có trách nhiệm thiết lập và duy trì các tiêu chuẩn ñạo ñức nghề nghiệp (quy ñiều ñạo ñức) và tiêu chuẩn hành nghề; góp phần cùng các cơ quan Chính phủ ñiều phối các hoạt ñộng công tác xã hội và mạng lưới nhân viên làm công tác xã hội.

Hiệp Hội có chức năng chia sẻ thông tin, cung cấp thông tin thông qua các hội thảo, diễn ñàn, tổ chức các hoạt ñộng nghiên cứu, các chương trình ñào tạo nâng cao năng lực ñội ngũ nhân viên công tác xã hội. Hiệp hội sẽ ñỡ ñầu và hỗ trợ cho các tổ chức thành viên trong việc nghiên cứu, ñào tạo và thực hành công tác xã hội.

Hiệp hội có mạng lưới tổ chức ở các ñịa phương và cấp quốc gia, Hiệp Hội quốc gia các trường ñào tạo nhân viên công tác xã hội cũng là một thành viên quan trọng của Hiệp Hội quốc gia các nhà làm công tác xã hội. Xây dựng hiệp hội quốc gia các trường ñào tạo nhân viên CTXH

Hiệp Hội thế giới các trường ñào tạo nhân viên công tác xã hội ñược thành lập từ năm 1927. Sự ra ñời của Hiệp hội này ñã góp phần thúc ñẩy việc nâng cao chất lượng ñào tạo ñội ngũ nhân viên công tác xã hội chuyên nghiệp có trình ñộ ñại học và sau ñại học.

Hiện nay nước ta cũng ñã có 23 trường ñại học tham gia ñào tạo bậc cử nhân về công tác xã hội; tuy vậy chương trình, nội dung ñào tạo, chất lượng ñào tạo rất khác nhau. Vì vậy việc ra ñời Hiệp hội quốc gia các trường ñào tạo nhân viên công tác xã hội sẽ là ñiều kiện thuận lợi ñể thúc ñẩy nâng cao chất lượng ñào tạo nguồn nhân lực có trình ñộ cao về công tác xã hội. Hiệp hội là tổ chức ñại diện cho các trường về ñào tạo nhân viên công tác xã hội với các tổ chức bên ngoài; Hiệp hội có chức năng phối hợp và duy trì mối quan hệ chia sẻ thông tin, nghiên cứu khoa học, ñào tạo nâng cao năng lực ñội ngũ giảng viên của các trường ñại học thành viên thông qua các diễn ñàn, hội thảo khoa học và các

Page 23: Ky Yeu Ngay Ctxh The Gioi 2007 (Phan 1)

23/68

khoá ñào tạo ngắn hạn; Hiệp hội có thể ñỡ ñầu cho các nghiên cứu ñổi mới phương pháp công tác xã hội, ñổi mới chương trình, nội dung ñào tạo về công tác xã hội hệ ñại học và sau ñại học hoặc các chương trình liên thông. 5.6 Mở rộng hợp tác quốc tế ñể phát tri ển CTXH

Các Bộ ngành tham gia dự án bao gồm: Bộ Lao ñộng Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ, Bộ Giáo dục và ðào tạo, Bộ Y tế , Tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án nhân dân tối cao … chủ ñộng mở rộng quan hệ với các tổ chức quốc tế có liên quan bao gồm cả các tổ chức ña phương, song phương và phi chính phủ cả về kỹ thuật, kinh nghiệm và tài chính; song hợp tác với tổ chức UNICEF ñược ñặt là trọng tâm ñể phát triển nghề công tác xã hội như một nghề chuyên nghiệp ở Việt Nam.

Tăng cường mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học ñể

ứng dụng phát triển công tác xã hội như một nghề chuyên nghiệp bao gồm: (i) Nghiên cứu về thể chế chính sách. (ii) Nghiên cứu các vấn ñề liên quan ñến mạng lưới tổ chức và nhân viên. (iii) Nghiên cứu các vấn ñề liên quan ñến phát triển nguồn nhân lực về CTXH. (iv) Học hỏi kinh nghiệm về quá trình chuyên nghiệp hoá nghề công tác xã hội.

6. Các giải pháp 6.1 Thành lập Ban chỉ ñạo xây dựng và thực hiện ñề án cấp quốc gia

Trong năm 2007, Bộ Lao ñộng Thương binh và Xã hội ñã có tờ trình Thủ tướng chính phủ và ñã ñược Thủ tướng cho phép phối hợp với các Bộ ngành liên quan nghiên cứu xây dựng ñề án “phát triển công tác xã hội như một nghề chuyên nghiệp”.

Sau ñó BLðTB&XH ñã phối hợp với các Bộ ngành tiến hành các thủ tục hành

chính cần thiết ñể thành lập ban chỉ ñạo xây dựng ñề án với sự tham gia của các ñồng chí lãnh ñạo của 10 Bộ ngành. Ban chỉ ñạo có trách nhiệm ñiều phối các hoạt ñộng xây dựng ñề án ñể trình Thủ tướng chính phủ phê duyệt và sau này tiếp tục có trách nhiệm chỉ ñạo thực hiện ñề án. 6.2 Thành lập nhóm nghiên cứu xây dựng ñề án

Cùng với việc thành lập Ban chỉ ñạo, Bộ Lao ñộng Thương binh và Xã hội cũng ñã thành lập nhóm nghiên cứu ñề án với sự tham gia của các Bộ ngành (Bộ Nội Vụ, Bộ Tài Chính, Bộ KH&ðT, Bộ TP, Bộ YT, Bộ GD&ðT, UBDS Gð &TE ...).

Nhóm nghiên cứu xây dựng ñề án có trách nhiệm giúp ban chỉ ñạo nghiên cứu, xây dựng ñề án, tổ chức các hội thảo tham vấn và hoàn thiện văn kiện ñề án, tờ trình ñể trình Thủ tướng chính phủ phê duyệt.

Page 24: Ky Yeu Ngay Ctxh The Gioi 2007 (Phan 1)

24/68

6.3 Xây dựng khung theo dõi, giám sát, ñánh giá thực hiện ñề án

ðể dự án hoạt ñộng có hiệu quả cần thiết phải xây dựng khung theo dõi, giám sát, ñánh giá thực hiện ñề án trên cơ sở xác ñịnh rõ mục tiêu, chỉ tiêu, kết quả mong muốn của ñề án và từng hoạt ñộng theo tiến ñộ thời gian và trách nhiệm chỉ ñạo, tổ chức thực hiện của các Bộ ngành chức năng. 6.4 Nguồn tài chính ñể thực hiện dự án

Hàng năm Chính phủ cần bố trí ngân sách ñể thực hiện ñề án, ngoài ra có thể lồng ghép với các nguồn kinh phí khác và huy ñộng từ các tổ chức quốc tế.

6.5 Trách nhiệm các Bộ ngành - Bộ Lao ñộng Thương và Xã hội chủ trì và phối hợp với các Bộ ngành trong việc xây dựng ñề án phát triển công tác xã hội như một nghề chuyên nghiệp trình Thủ tướng chính phủ; sau khi ñề án ñược Thủ tướng chính phủ phê duyệt, chịu trách nhiệm giúp Thủ tướng Chính phủ ñiều phối các hoạt ñộng của ñề án và trực tiếp chỉ ñạo hoạt ñộng truyền thông nâng cao nhận thức; hoạt ñộng xây dựng mạng lưới tổ chức và mạng lưới nhân viên công tác xã hội; xây dựng bộ tiêu chuẩn nghiệp vụ cụ thể cho nhân viên CTXH trong hệ thống; chỉ ñạo và hỗ trợ các hoạt ñộng của Hiệp Hội Quốc gia về công tác xã hội; giám sát các hoạt ñộng của ñề án. ðồng thời phối hợp với các Bộ ngành xây dựng và triển khai các hoạt ñộng của ñề án. - Bộ Nội vụ có trách nhiệm chủ trì và phối hợp với Bộ LðTB&XH và các Bộ ngành liên quan nghiên cứu ban hành tiêu chuẩn chức danh nghiệp vụ nhân viên công tác xã hội theo 4 mã ngạch; xây dựng và áp dụng ngạch lương cho các nhân viên công tác xã hội; hỗ trợ xúc tiến thành lập và quản lý các Hiệp Hội về CTXH theo quy ñịnh của chính phủ. - Bộ Giáo dục và ðào tạo có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Lao ñộng Thương binh và Xã hội và các Bộ ngành liên quan quy hoạch mạng lưới các trường ñại học, cao ñẳng tham gia ñào tạo nhân viên CTXH bậc ñại học, cao ñẳng ñể ñáp ứng nhu cầu về số lượng nhân viên CTXH trên toàn quốc. ðồng thời chỉ ñạo việc ñổi mới chương trình, nội dung, phương pháp ñào tạo theo hướng hội nhập, nâng cao chất lượng ñội ngũ giảng viên, chất lượng ñầu vào của sinh viên, ñể từng bước nâng cao chất lượng ñào tạo chuyên ngành CTXH ñáp ứng yêu cầu chuyên môn hoá nghề CTXH. Xúc tiến việc nghiên cứu và hỗ trợ thành lập Hiệp hội quốc gia các trường ñại học ñào tạo nhân viên công tác xã hội; hỗ trợ Hiệp hội hoạt ñộng theo chức năng nhiệm vụ ñề ra phù hợp với thông lệ quốc tế. - Bộ văn hoá thông tin có trách nhiệm chỉ ñạo các cơ quan truyền thông phối hợp với Bộ Lao ñộng Thương binh và Xã hội và các Bộ ngành liên quan chỉ ñạo tổ chức các chiến dịch truyền thông ñến cấp cơ sở (xã, phường, thị trấn). - Các Bộ ngành có nhu cầu về nhân viên CTXH và các Bộ ngành khác có liên quan có trách nhiệm phối hợp với các Bộ LðTB&XH, Bộ NV, Bộ GD&ðT trong việc xây dựng và thực hiện ñề án theo chức năng nhiệm vụ ñược giao./.

Page 25: Ky Yeu Ngay Ctxh The Gioi 2007 (Phan 1)

25/68

Công tác xã hội: Tác nhân cho sự phát tri ển (Social Work: A Catalyst for Development)

TThhSS.. LL êê CChhíí AAnn

TTrrưưởởnngg BBộộ mmôônn CCôônngg ttáácc xxãã hhộộii ,, KK hhooaa XXãã hhộộii hhọọcc ððạạii hhọọcc MMởở,, TThhàànnhh pphhốố HHồồ CChhíí MM iinnhh

Kính thưa ðoàn Chủ tịch, Kính thưa Ban Tổ chức,

Trước hết cho phép tôi ñược gửi lời chào mừng ñến quý ñại biểu, các vị khách quý, quý Thầy Cô, các anh chị nhân viên xã hội ñồng nghiệp và các bạn sinh viên công tác xã hội. ðây là lần thứ hai trong vòng 3 năm qua chúng ta gặp nhau tại ñây trong ngày Công tác Xã hội Thế giới (CTXHTG) kể từ lần ñầu Trường ðại học ðà Lạt tổ chức Ngày CTXHTG năm 2004. Như vậy tính ñến nay ñã 10 lần giới làm công tác xã hội chuyên nghiệp Việt Nam cùng nhau tổ chức ngày hội cho mình trong khi chờ ñợi hội nghề nghiệp nhân viên xã hội chuyên nghiệp Việt Nam ra ñời. Chúng tôi xin cảm ơn lãnh ñạo Trường ðại học ðà Lạt, Khoa Công tác xã hội và Phát triển cộng ñồng, Ban Tổ chức ñã nhiệt tình ñăng cai tổ chức ngày hội và hội thảo khoa học CTXH này tạo cơ hội cho chúng ta gặp gỡ, chia sẻ những việc ñã làm ñược trong một năm qua và hướng về tương lai sắp tới của nghề CTXH. Kính thưa Quý vị,

Những vấn ñề của tham luận mà chúng tôi chia sẻ hôm nay tại hội thảo này là những vấn ñề mà giới công tác xã hội Châu Á-Thái Bình Dương ñã và ñang ñề cập trong những năm gần ñây qua hai kỳ hội nghị tại Hàn Quốc 2005 và Malaysia 2007. Trong khuôn khổ thời gian có hạn chúng tôi xin nêu lên những ñiểm chính mà chúng tôi ghi nhận ñược.

Trong những năm qua, các vấn ñề kinh tế - xã hội vùng Châu Á-Thái Bình Dương diễn biến phức tạp ñòi hỏi ngành công tác xã hội phải nhìn nhận và khẳng ñịnh lại vai trò của mình. Tại hội nghị Malaysia tháng 9/2007 vừa qua chủ ñề gây ấn tượng cho người dự cũng là ñể tái khẳng ñịnh vai trò của công tác xã hội là một tác nhân, một yếu tố cần thiết cho sự phát triển xã hội. Vì thế cho phép tôi mượn chủ ñề “Công tác xã hội: Tác nhân cho sự phát triển” ñể làm tựa cho bài tham luận này.

Từ lâu rồi chúng ta ñã ñề cập ñến vai trò tác nhân, xúc tác (catalyst) của công tác xã hội, của nhân viên xã hội. Trong giáo dục CTXH tại trường lớp chúng ta cũng nhấn mạnh vai trò này với sinh viên. Thật vậy trong thực hành nghề nghiệp, nhân viên xã hội thực hiện vai trò này dưới nhiều hình thức như: tác viên phát triển cộng ñồng, nhà giáo dục, người biện hộ, người tạo thuận lợi … thúc ñẩy sự phát triển của cộng ñồng, nhóm và cá nhân … Nhưng ñể trở thành tác nhân phát triển, ngành công tác xã hội ở từng quốc gia phải khẳng ñịnh sứ mạng, vị trí, vai trò, chức năng … của mình trong từng giai ñoạn phát triển của ñất nước.

Công tác xã hội ở các quốc gia trong vùng Châu Á-Thái Bình Dương ñã thực hiện vai trò tác nhân xúc tác như thế nào? Từ diễn ñàn hội nghị Seoul – Hàn Quốc năm

Page 26: Ky Yeu Ngay Ctxh The Gioi 2007 (Phan 1)

26/68

2005 ñã ñặt ra câu hỏi về vai trò nhân viên xã hội trước các thảm họa sóng thần và các ñại dịch khác. ðiều này chứng tỏ ñây ñó chân dung nhân viên xã hội và nghề công tác xã hội vẫn còn chưa rõ nét. Ở hội nghị CTXH vùng Châu Á-Thái Bình Dương Malaysia 2007, chúng tôi có dịp nghe TS. Iruwanto1 (Indonesia) trình bày bức tranh kinh tế xã hội của nước mình và vai trò của công tác xã hội. Bức tranh xã hội là khá u ám, còn tình hình CTXH ở Indonesia cũng chẳng sáng sủa gì. Ở Indonesia vẫn nhầm lẫn hoạt ñộng từ thiện với công tác xã hội. Khi trao ñổi thêm ngoài hành lang hội trường với TS. Irwanto, tôi có hỏi ông về vai trò của công tác xã hội và nhân viên xã hội Indonesia trước các vấn nạn nghèo ñói, thảm họa thiên nhiên, … Ông có vẻ thất vọng khi cho rằng ở nước ông các giới chức chính quyền phớt lờ công tác xã hội và giới CTXH không ñược lắng nghe.

Nhưng tình hình CTXH ở các nước khác thì ấn tượng hơn như ở Autralia, New Zealand, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hồng Kông-Trung Quốc … Giới nhân viên xã hội ñã có những bước tiến vững chắc, ñóng góp cho hệ thống an sinh xã hội. Dẫu vậy người ta vẫn chưa an tâm với những gì ñã thực hiện rút ra từ lý thuyết cho ñến phương pháp, mô hình nhập khẩu từ châu Âu, châu Mỹ. Giới làm CTXH vẫn tiếp tục bàn luận về hệ thống bảo ñảm xã hội và an sinh xã hội chưa rõ nét ở các quốc gia trong vùng. Từ hội nghị Seoul 2005 cho ñến hội nghị Penang 2007 ñã vang lên tiếng cảnh báo từ những người có trách nhiệm ở tổ chức APASWE (Hiệp Hội Giáo dục CTXH Châu Á-Thái Bình Dương) là liệu Châu Á có cần một mô hình mới về CTXH trong thế kỷ 21 này không? Khuyến cáo ấy cũng ñã tác ñộng ñến việc suy nghĩ tìm lối ra cho các vấn ñề của từng quốc gia Châu Á-TBD dựa trên bối cảnh lịch sử, kinh tế, văn hóa … cụ thể của từng nước.

Những vấn ñề nêu lên tại hội nghị Malaysia 2007 ñược GS. Kensaku Ohashi, Chủ tịch Hiệp hội các trường công tác xã hội Nhật Bản, Hiệu trưởng trường CTXH Nhật Bản (JCSW) ñề dẫn trong diễn văn tại lễ khai mạc:

• Sự dao ñộng của hệ thống bảo ñảm nhà nước và an sinh nhà nước. • Dịch vụ cho con người và sự quản trị ñịa phương. • Phát triển triết lý “tình huynh ñệ” và thúc ñẩy an sinh giáo dục vì một hệ

thống xã hội mới như là một tác nhân phát triển. • Văn hóa và công tác xã hội hỗ trợ cuộc sống ñộc lập trong cộng ñồng. • Công tác xã hội, tác nhân cho sự phát triển.

Trong tinh thần và ý nghĩa của chủ ñề trên, hội nghị Malaysia 2007 ñã góp phần

chia sẻ kinh nghiệm của giới công tác xã hội trong vùng thông qua những chủ ñề nhỏ như sau:

• An sinh phát triển – những vấn ñề của nhân viên xã hội. • Chính sách xã hội và biện hộ. • Việc thực hành công tác xã hội theo kiểu truyền thống trước những biến ñổi

xã hội. • Năng lực công tác xã hội cải tiến trình ñộ chuyên môn.

1 Trong hội nghị này TS. Iruwanto ñược trao giải thưởng danh dự vì những ñóng góp cho ngành CTXH. Ông là người khuyết tật, dự hội nghị ngồi trên xe lăn.

Page 27: Ky Yeu Ngay Ctxh The Gioi 2007 (Phan 1)

27/68

• Những thách thức trong giáo dục và sự ñáp ứng. • Vấn ñề tinh thần trong giáo dục và thực hành công tác xã hội. • Công tác xã hội ở nông thôn và ñô thị - các dịch vụ xã hội.

Với mỗi chủ ñề nhỏ này có nhiều tham luận, nghiên cứu, mô hình, kinh nghiệm

ñược trình bày trong các panel hội nghị.

Sau ñây tôi xin tổng hợp tóm tắt 5 vấn ñề ñược GS. Kensaku Ohashi trình bày trong diễn văn ñề dẫn và một số ý kiến của các học giả khác liên quan ñến các vấn ñề xã hội trong vùng Châu Á-Thái Bình Dương. 1. Sự dao ñộng của hệ thống bảo ñảm nhà nước và an sinh nhà nước

Chúng ta thấy ñược các vấn ñề như an sinh xã hội và bảo ñảm xã hội ở các nước trong vùng vẫn còn ñan xen nhau, cái mà GS. Kensaku Oahashi gọi là “sự dao ñộng” qua lại giữa bảo ñảm xã hội và an sinh nhà nước, trong ñó mô hình châu Âu khó áp dụng ở các nước phát triển ở Châu Á. Vì vậy, các xã hội Châu Á cần nhìn lại các mục tiêu an sinh bằng cách phát triển mô hình Châu Á có xem xét ñầy ñủ ñến sự tham gia tích cực của xã hội dân sự trong việc thực thi những mục tiêu của bảo ñảm xã hội. Bằng cách này, xã hội dân sự có thể ñóng vai trò như một chất xúc tác cho sự phát triển trong xã hội. 2. Dịch vụ cho con người và sự quản tr ị ñịa phương

Vấn ñề vai trò chăm sóc của cộng ñồng và các dịch vụ xã hội. Các nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản ñang già hóa nhanh chóng. Người ta lo sợ việc ñô thị hóa tác ñộng ñến các khuôn mẫu, các mối quan hệ ràng buộc mà xã hội nông nghiệp một thời phát huy tác dụng. ðó là việc chăm sóc người cao tuổi ñặt ra cho các nước này và các nước khác vì có nơi hệ thống ñảm bảo xã hội chưa ñáp ứng tốt. 3. Tri ết lý “tình huynh ñệ”

ðây là triết lý xã hội bảo ñảm sự tự do và bình ñẳng khai sinh từ cách mạng Pháp. Cần giáo dục cho công dân tinh thần huynh ñệ và sử dụng giáo dục như là công cụ ñể phát triển tinh thần này. Giáo dục là tác nhân cho công tác xã hội và cho sự phát triển. 4. Văn hóa và công tác xã hội hỗ trợ cho cuộc sống ñộc lập trong cộng ñồng

Ngày càng rõ rệt là người ta xem xét lại chức năng của các cơ sở xã hội nuôi dưỡng tập trung. Ngoài những ñóng góp nhất ñịnh thì các cơ sở dạng này còn nhiều những khía cạnh bất cập. Trong mỗi cộng ñồng ngoài sự trợ giúp chính thức thì sự trợ giúp phi chính thức là cần thiết ñối với cá nhân những người thụ hưởng. Văn hóa ñóng một vai trò quan trọng trong công tác xã hội. Nhân viên xã hội cần am hiểu văn hóa và truyền thống ñịa phương một khi chúng ta thúc ñẩy cuộc sống ñộc lập như là một phần bình thường hóa hay hòa nhập xã hội cho các thành phần thuộc nhóm dễ bị thương tổn. Các nước Châu Á nằm trong vùng gió mùa thì lúa gạo là một phần của văn hóa. Tôn giáo tín ngưỡng trong vùng là ña dạng nhưng cái chung nhất là không ñối lập

Page 28: Ky Yeu Ngay Ctxh The Gioi 2007 (Phan 1)

28/68

nhau mà biết vận dụng cái ñặc thù phục vụ dân tộc. Nổi bật là tính hỗ trợ, ñùm bọc nhau lúc hoạn nạn ở các cộng ñồng dân tộc trong vùng. Ở các nước phương Tây, nhân viên xã hội làm việc với thân chủ trên hợp ñồng ký kết giữa ñôi bên. Ở Châu Á chúng ta thì không rõ nét, thậm chí không có. Công tác xã hội nên phát huy giá trị văn hóa tốt ñẹp của quốc gia mình như là một tác nhân cho sự phát triển. 5. Công tác xã hội, tác nhân cho sự phát tri ển

Công tác xã hội giải quyết vấn ñề của thân chủ trong mối quan hệ nhân sự tương tác với môi trường xã hội. Phải xem mối quan hệ nhân sự như là vốn xã hội ñể thúc ñẩy công bằng xã hội. Công tác xã hội ñược xem như là ñiểm nối kết giữa các cá nhân, vấn ñề và dịch vụ hỗ trợ. Công tác xã hội chú trọng vào sự thúc ñẩy triết lý xã hội mới và hệ thống xã hội mới, cũng như cổ vũ việc học tập và giáo dục an sinh xã hội trong các công dân.

Trong khi thúc ñẩy một triết lý xã hội mới và các hệ thống xã hội, nhân viên xã hội cần nhấn mạnh sự chăm sóc dựa vào cộng ñồng chủ yếu nhấn mạnh ñến sự quản trị xã hội và vốn xã hội ñặc biệt ñối với những ñối tượng như người cao tuổi và người khuyết tật. Hệ thống xã hội mới không nên ñặt ngoài nền kinh tế mà nó là một bộ phận không thể thiếu của nền kinh tế chủ ñạo chú trọng vào nền an sinh cộng ñồng. Với phương cách này, công tác xã hội là tác nhân cho sự phát triển. …………………. � Một mô hình cho CTXH vùng Châu Á-Thái Bình Dương:

Công tác xã hội vùng Châu Á-Thái Bình Dương còn ñối diện với nhiều vấn ñề mà theo TS. Jong-sam Park, Chủ tịch Hội Nhân viên xã hội Hàn Quốc là những thách thức trong thế kỷ 21, hậu quả ñến từ những biến chuyển kinh tế xã hội nổi lên từ những năm qua. Ông ñưa ra các câu hỏi sau: Những loại thách thức mới vùng Châu Á-Thái Bình Dương ñương ñầu là gì? Ngành an sinh xã hội và giáo dục Công tác xã hội ñáp ứng những thách thức nầy như thế nào? Chúng ta có cần “những mô hình mới Châu Á-Thái Bình Dương” ñáp ứng những thách thức mới nầy? Có phải an sinh xã hội và công tác xã hội hiện có mà mỗi nước trong vùng ñang triển khai và áp dụng không còn thích họp nữa và không ñủ ñể giải quyết những thách thức mới nổi lên ñối với nền an sinh xã hội trong vùng Châu Á-Thái Bình Dương? Nếu ñúng vậy, thì phải chăng những mô hình công tác xã hội hiện hữu mà nhiều quốc gia trong vùng (như Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn ðộ, Hồng Kông, Singapore, Phi Luật Tân, ðài Loan, Malaysia, Indonesia …) vốn mang bản chất phương Tây lại không ñủ sức giải quyết có hiệu quả những thách thức về an sinh xã hội vào thế kỷ 21 của Châu Á-Thái Bình Dương? � Những vấn ñề xã hội của Châu Á-Thái Bình Dương:

Châu Á-Thái Bình Dương có quy mô dân số chiếm 1/3 dân số thế giới. Nhưng bước vào thế kỷ 21 các nước ðông Bắc Á ñang giảm dân số (Hàn Quốc, Nhật Bản, ðài Loan). Kinh tế phát triển kỳ diệu với sự nổi lên của Trung Quốc và Ấn ðộ. Thành tựu kinh tế cũng ñặt ra những thách thức tích cực lẫn tiêu cực. Phân nửa trẻ em trong số 1,27 tỷ trẻ em Châu Á sống trong ñói nghèo. Thiên nhiên gây nhiều thảm họa. Nạn

Page 29: Ky Yeu Ngay Ctxh The Gioi 2007 (Phan 1)

29/68

ñộng ñất và sóng thần năm 2004 là dịp ñể hội tụ chủ nghĩa nhân ñạo. Trước ñó diễn ra hai “sóng thần” khác là “khủng hoảng tài chính 1997” và “dịch hô hấp cấp SARS”, và hiện nay có loại sóng thần khác tệ hại hơn ñó là “ñại dịch HIV/AIDS”.

Hai nước Nhật Bản2 và Hàn Quốc ñang gặp những rắc rối về vấn ñề người cao tuổi. Người Nhật cao tuổi ñã tìm ñến các nước trong vùng như Hàn Quốc, Malaysia (ñảo Penang nơi tổ chức hội nghị có nhiều người cao tuổi Nhật Bản ñịnh cư) … ñể an hưởng tuổi già. Tuy nước Nhật tự hào với hệ thống an sinh xã hội tiên tiến và ñội ngũ nhân viên xã hội chuyên nghiệp3 với các dịch vụ chăm sóc người cao tuổi tốt nhất nhưng vẫn không tránh ñược những vấn nạn từ những lề thói quan liêu. Báo Tuổi Trẻ (TP. HCM) số ra ngày thứ bảy 13/10/2007 có ñăng bài và hình ảnh ngôi nhà tồi tàn của một người Nhật 52 tuổi sống trong nghèo ñói ở thành phố Kitakyushu và chết ñói ngày 10/7/2007 vừa qua trong cô ñơn không ai hay biết ñể lại cuốn nhật ký lên án hành ñộng quay lưng cắt chế ñộ chế ñộ trợ cấp xã hội của cán bộ ñịa phương.4

Một vấn nạn khác ở Nhật Bản là xu hướng tự tử tăng cao. Người ta lập trang web ñể hướng dẫn người khác tự tử. Từ khi có cuộc khủng hoảng kinh tế Châu Á giai ñoạn 1997-1998, mỗi năm ở Nhật xảy ra 20.000 – 24.000 vụ tự tử; về sau mỗi năm có gần 30 ngàn vụ. Chỉ tính riêng năm 2006 ñã có 32.155 vụ tự tử hơn một nửa là người thất nghiệp5. ðó là người lớn gặp khủng hoảng trong cuộc sống tìm ñến cái chết tự nguyện. Nhưng với học sinh vấn ñề tự tử ñã thành vấn ñề xã hội của học ñường Nhật Bản xuất phát từ nạn bắt nạt, hiếp ñáp giữa những học sinh ñến từ những nền văn hóa khác nhau. � Cần tư duy mới

Công tác xã hội cần thay ñổi tư duy và nền giáo dục CTXH ñể ñối phó với

những vấn nạn xã hội và kinh tế mới ở thời ñại toàn cầu hóa. Những hệ lụy như tình trạng thay ñổi nhanh chóng về xã hội, chính trị và kinh tế diễn ra ở Châu Á; những giá trị Nho giáo ngày một suy yếu ở các nước ðông Á; và hệ thống gia ñình và họ hàng cũng lâm vào tình trạng thiếu vững chắc. Các thiết chế này không còn thực hiện ñược chức năng của chúng vì thế nhân viên xã hội cần có giải pháp thiết thực ở cộng ñồng và quốc gia mình. CTXH cần ñóng vai trò tác nhân ñể phát triển, ñáp ứng yêu cầu phát triển của quốc gia và vùng. ðể thực hiện ñiều này cần xác ñịnh lại tầm nhìn, sứ mạng, mục ñích và chiến lược cho an sinh xã hội Châu Á cũng như của nghề công tác xã hội trên tiền ñề tiếp thu tinh hoa nhân loại vận dụng vào bối cảnh xã hội mỗi quốc gia.

ðối với Vi ệt Nam, ngành CTXH chưa ñược ñịnh vị rõ ràng mặc dù mấy chục năm qua ñã có cố gắng từ nhiều phía trong ñó có những nhân viên xã hội có mặt tại ñây. Nhiều tranh luận, bàn thảo trôi qua nhưng kết cục vẫn chưa ngã ngũ. Mã số ñào tạo ñã có nhưng mã nghề nhân viên xã hội thì còn chờ. Do vậy vị trí của CTXH Việt Nam trên bản ñồ CTXH vùng Châu Á-TBD và thế giới chưa ñược vẽ ra. Những ñóng góp của cá nhân, tập thể … ở các diễn ñàn quốc tế và khu vực chưa phải là tiếng nói

2 Theo số liệu công bố của Bộ Y tế, Lao ñộng và An sinh Nhật Bản vào tháng 9/2005, Nhật Bản có 25.560.000 người 65 tuổi trở lên, chiếm 20% dân số. 3 Hiện nay Nhật Bản có hơn 82.000 nhân viên xã hội ñăng ký hành nghề và 250 cơ sở ñào tạo An sinh Xã hội và CTXH (theo Rajendran Muthu, ðại học Iwate Prefectural, Nhật Bản, Japan’s Role in Asian Social Work Education, APASWE E-Newsletter, Volume 2, Issue 1, September 2007) 4 Chết ñói giữa nước giàu, Hiếu Trung, Báo Tuổi Trẻ, thứ Bảy 13/10/2007, mục Câu chuyện chiều thứ Bảy, tr.20 5 Bắt giữ chủ nhân một trang web ñộc hại, Quỳnh Lai, Báo An ninh Thế giới số 699 ngày 20/10/2007, tr.26

Page 30: Ky Yeu Ngay Ctxh The Gioi 2007 (Phan 1)

30/68

chính thức vì không ñại diện cho Hội nhân viên xã hội hay Hội các trường CTXH của Việt Nam. Chúng ta chưa là thành viên của APASWE6 cũng như IFSW7 (Hiệp hội quốc tế NVXH) và IASSW (Hiệp hội quốc tế các trường CTXH). Chưa có tư cách thành viên nên CTXH nước ta chịu thiệt thòi trên nhiều lĩnh vực. Qua dự hội nghị CTXH vùng Châu Á-TBD lần này, chúng tôi ñược biết nước bạn láng giềng Campuchia ñã ñược APASWE giúp thành lập Khoa CTXH ở ðại học Hoàng Gia Phnom Penh (RUPP) và ñược hỗ trợ ñào tạo ñội ngũ giảng viên.

ðể hội nhập thế giới về mặt nghề nghiệp chúng ta cần tham khảo, ñối chiếu với những tiêu chuẩn toàn cầu về giáo dục, ñào tạo và thực hành CTXH do 2 thiết chế quốc tế lớn (IASSW và IFSW) của ngành ban hành và cập nhật năm 2005 ñể vận dụng vào bối cảnh nước ta. Nhân dịp ngày hội CTXHTG và hội thảo khoa học năm nay, chúng tôi xin phép công bố bản dịch văn bản này tựa ñề là : NHỮNG TIÊU CHUẨN TOÀN CẦU VỀ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO NGHỀ CÔNG TÁC Xà HỘI ñể quý vị và các bạn tham khảo.

Nhân dịp này chúng tôi một lần nữa xin chia sẻ những nỗi ưu tư về tương lai phát triển nghề CTXH ở nước ta ñể sớm tiếp cận với thế giới và khu vực. Chúng ta không mong gì hơn là nhà nước tạo mọi ñiều kiện ñể ngành nghề CTXH ñược phát huy chức năng của mình góp phần xây dựng và phát triển ñất nước phồn vinh./. Xin cảm ơn Quý vị và các bạn ñã lắng nghe.

6 APASWE (Asian & Pacific Association for Social Work Education) hiện có 144 hội viên chính thức và 31 hội viên cá nhân (theo APASWE E-Newsletter, Volume 2, Issue 1, September 2007) 7 IFSW (International Federation of Social Workers) hiện có các tổ chức là hội viên ở 84 quốc gia với hơn 500.000 hội viên cá nhân

Page 31: Ky Yeu Ngay Ctxh The Gioi 2007 (Phan 1)

31/68

NHỮNG TIÊU CHUẨN TOÀN CẦU VỀ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO NGHỀ CÔNG TÁC Xà HỘI

(GLOBAL STANDARDS FOR THE EDUCATION AND TRAINING OF THE SOCIAL WORK PROFESSION)

(ðã ñược thông qua tại các cuộc họp chung của Hiệp hội quốc tế các trường CTXH (IASSW) và Hi ệp hội quốc tế nhân viên xã hội (IFSW) ở Adelaide,

Autralia n ăm 2004)

NNggưườờii ddịịcchh:: TThhSS.. LL êê CChhíí AAnn TTrrưưởởnngg BBộộ mmôônn CCôônngg ttáácc xxãã hhộộii ,, KK hhooaa XXãã hhộộii hhọọcc

ððạạii hhọọcc MMởở,, TThhàànnhh pphhốố HHồồ CChhíí MM iinnhh I- NHỮNG MỤC ðÍCH CHÍNH C ỦA NGHỀ CÔNG TÁC Xà HỘI

Công tác xã hội, ở nhiều khu vực khác nhau trên thế giới, có mục tiêu can thiệp nhằm hỗ trợ xã hội và phát triển, bảo vệ, phòng ngừa và/hoặc trị liệu. Xuất phát từ tài liệu ñã có, từ phản hồi của các ñồng nghiệp thông qua các cuộc tư vấn và góp ý về ñịnh nghĩa quốc tế về công tác xã hội, Hiệp hội các trường CTXH và Hiệp hội quốc tế nhân viên xã hội ñã xác ñịnh những mục ñích chính của công tác xã hội như sau:

• Tạo ñiều kiện thuận lợi cho sự hòa nhập những người bị bỏ rơi bên lề, bị loại trừ xã hội, người không có quyền sở hữu, những nhóm người dễ bị thương tổn và nhóm nguy cơ.

• Chỉ rõ và ñấu tranh với những rào cản, sự bất bình ñẳng và bất công còn tồn tại trong xã hội.

• Hình thành mối quan hệ làm việc trong ngắn hạn và dài hạn với cá nhân, gia ñình, nhóm, tổ chức và cộng ñồng và huy ñộng họ nâng cao cuộc sống và tăng cường năng lực giải quyết vấn ñề.

• Hỗ trợ và giúp người dân nắm bắt ñược các dịch vụ và tài nguyên trong cộng ñồng.

• Xây dựng và thực thi các chính sách và chương trình nâng cao cuộc sống an sinh cho người dân, thúc ñẩy sự phát triển và quyền con người, thúc ñẩy sự hài hòa và ổn ñịnh của xã hội, nhưng ổn ñịnh tới mức không vi phạm quyền con người.

• Khuyến khích người dân tham gia biện hộ thích ñáng những vấn ñề liên quan ñến ñịa phương, quốc gia, vùng và/hoặc quốc tế.

• Biện hộ cho việc hình thành và thực thi chính sách phù hợp với những nguyên tắc ñạo ñức nghề nghiệp.

• Biện hộ cho những thay ñổi về những ñiều kiện cấu trúc khiến cho người dân bị bỏ rơi bên lề, bị mất quyền sở hữu và những ñịa vị dễ bị thương tổn, và những ñiều làm tổn hại ñến sự hài hòa chung của xã hội và sự ổn ñịnh của những nhóm dân tộc khác nhau, nhưng ổn ñịnh tới mức không vi phạm quyền con người.

• Làm việc nhằm bảo vệ những người không tự bảo vệ mình ñược, ví dụ, trẻ em cần ñược chăm sóc, những người bị bệnh tâm thần hay chậm phát triển trí tuệ, trong tinh thần chấp nhận họ và ñầy ñủ tính ñạo ñức pháp luật.

Page 32: Ky Yeu Ngay Ctxh The Gioi 2007 (Phan 1)

32/68

• Tham gia vào hoạt ñộng chính trị và xã hội ñể tác ñộng ñến các chính sách xã hội và phát triển kinh tế, và ảnh hưởng ñến sự thay ñổi qua việc phê phán và loại trừ những bất công.

• Nâng cao sự ổn ñịnh, hài hòa và tôn trọng lẫn nhau của các xã hội mà không vi phạm quyền con người.

• Thúc ñẩy sự tôn trọng truyền thống, văn hóa, ý thức hệ, niềm tin và tôn giáo giữa các nhóm dân tộc và xã hội khác nhau nhưng những ñiều này không mâu thuẫn với các quyền cơ bản của con người.

• Hoạch ñịnh, tổ chức, quản lý các chương trình và các tổ chức gắn bó với bất kỳ các mục ñích ñã mô tả trên ñây.

II- NHỮNG TIÊU CHUẨN TOÀN CẦU VỀ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO NGHỀ

CÔNG TÁC Xà HỘI 1. NHỮNG TIÊU CHUẨN LIÊN QUAN ðẾN MỤC ðÍCH CHỦ YẾU CỦA

TRƯỜNG CTXH HAY SỨ MẠNG CỦA TRƯỜNG CTXH Tất cả các trường CTXH mong muốn phát triển mục ñích chủ yếu hay sứ mạng của mình:

1.1 ðược trình bày rõ ràng nhờ ñó những người có lợi ích chia sẻ8 có thể hiểu ñược.

1.2 Phản ánh những giá trị và những nguyên tắc ñạo ñức nghề nghiệp công tác xã hội.

1.3 Phản ánh mong muốn ñạt sự cân ñối hợp lý về nhân khẩu học của cơ sở ñào tạo. Mục ñích hay sứ mạng cần ñưa vào những vấn ñề như dân tộc và giới trong ñội ngũ giảng viên cũng như trong tuyển dụng và những thủ tục tuyển sinh.

1.4 Tôn trọng các quyền và những lợi ích của người sử dụng dịch vụ và sự tham gia của họ vào mọi mặt của việc triển khai các chương trình.

2. NHỮNG TIÊU CHUẨN LIÊN QUAN ðẾN CÁC MỤC TIÊU VÀ ðẦU RA CỦA

CHƯƠNG TRÌNH Về các mục tiêu của chương trình và những thành quả mong muốn, trường cần ñạt những tiêu chuẩn sau:

2.1 ðịnh rõ các mục tiêu của chương trình ñào tạo và thành quả ñào tạo nâng cao mong muốn.

2.2 Phản ánh những giá trị và những nguyên tắc ñạo ñức nghề nghiệp trong xây dựng chương trình và thực hiện chương trình.

2.3 Nhận diện ñược những phương pháp giảng dạy và cách thức những phương pháp này gắn với việc ñạt ñược sự phát triển nhận thức và tình cảm của sinh viên công tác xã hội.

8 Những người có lợi ích chia sẻ bao gồm bản thân cơ sở giáo dục; ngành nghề, có tổ chức hay phi chính thức, bao gồm những người thực hành nghề nghiệp, các nhà quản lý và thầy cô; các cơ sở CTXH là những cơ sở tiềm năng sẽ tuyển dụng và nhận sinh viên thực tập; những người sử dụng dịch vụ CTXH; sinh viên; chính quyền và cộng ñồng rộng hơn.

Page 33: Ky Yeu Ngay Ctxh The Gioi 2007 (Phan 1)

33/68

2.4 Biểu thị ñược cách thức mà chương trình phản ánh kiến thức cốt lõi, các tiến trình, các giá trị và kỹ năng của nghề nghiệp công tác xã hội khi ñược ứng dụng vào hoàn cảnh cụ thể.

2.5 Biểu thị ñược cách thức mà với trình ñộ ban ñầu sinh viên công tác xã hội có thể ñạt ñược sự tự nhận thức và chịu trách nhiệm về việc sử dụng kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp.

2.6 Biểu thị ñược cách thức làm thế nào mà chương trình gắn với những mục ñích nghề nghiệp ñã ñược xác ñịnh bởi cấp quốc gia hay vùng, và làm thế nào ñể chương trình chỉ ra những nhu cầu và những ưu tiên phát triển cấp ñịa phương, quốc gia và cấp vùng.

2.7 Bởi vì công tác xã hội không hoạt ñộng xa rời con người, nên chương trình cần phải xem xét ñến tác ñộng của các yếu tố văn hóa, kinh tế, giao tiếp, xã hội, chính trị và tâm lý trong bối cảnh toàn cầu.

2.8 Có sự chuẩn bị về mặt ñào tạo liên quan ñến thực hành công tác xã hội giai ñoạn ban ñầu với cá nhân, gia ñình, nhóm và cộng ñồng trong bất kỳ bối cảnh nào.

2.9 Tự khảo sát ñể ñánh giá mức ñộ ñạt ñược mục tiêu chương trình và thành quả mong ñợi.

2.10 Lượng giá có sự tham gia của những người cùng ngành nghề ở bên ngoài khi thấy hợp lý và tài chính cho phép. Hình thức là nhóm những người cùng ngành nghề bên ngoài ñiều tiết các bài tập và/hoặc bài thi viết và tiểu luận và họ xem xét và ñánh giá nội dung chương trình ñào tạo.

2.11 Việc trao tặng học vị công tác xã hội như chứng chỉ, trung cấp, ñại học hay sau ñại học là do cấp thẩm quyền quốc gia hay vùng phê duyệt.

3. NHỮNG TIÊU CHUẨN LIÊN QUAN ðẾN NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

ðÀO TẠO BAO GỒM CẢ GIÁO DỤC TẠI HI ỆN TRƯỜNG (THỰC TẬP) Liên quan ñến nội dung chương trình ñào tạo, trường ñào tạo công tác xã hội cần ñạt ñược những ñiều sau ñây:

3.1 Chương trình ñào tạo và phương pháp giảng dạy phù hợp với các mục tiêu

chương trình, những thành quả mong ñợi và sứ mạng của nhà trường. 3.2 Những kế hoạch rõ ràng cho việc tổ chức, thực hiện và lượng giá việc

giáo dục lý thuyết và thực hành. 3.3 Có sự tham gia của những người sử dụng dịch vụ trong việc hoạch ñịnh

và cung ứng các chương trình ñào tạo. 3.4 Thừa nhận và phát triển việc giáo dục và thực hành công tác xã hội mang

tính bản ñịa hoặc ñịa phương xuất phát từ truyền thống và văn hóa của các nhóm thiểu số và các xã hội khác nhau, nhưng những truyền thống và văn hóa ấy không vi phạm các quyền con người.

3.5 ðặc biệt chú ý thường xuyên xem xét lại chương trình ñào tạo và phát triển chương trình ñào tạo.

3.6 ðảm bảo rằng chương trình ñào tạo giúp sinh viên công tác xã hội phát triển ñược những kỹ năng tư duy phê phán và thái ñộ tranh luận mang tính học thuật, thái ñộ cởi mở với những kinh nghiệm mới và những mô hình mới, và xem việc học tập là suốt ñời.

Page 34: Ky Yeu Ngay Ctxh The Gioi 2007 (Phan 1)

34/68

3.7 Giáo dục tại hiện trường (thực tập) cần phải bố trí thời gian ñầy ñủ và bao gồm những nhiệm vụ và cơ hội học tập ñảm bảo là sinh viên ñược chuẩn bị tốt ñể thực hành chuyên nghiệp.

3.8 Sự ñiều phối và phối hợp có kế hoạch giữa nhà trường và các cơ sở ñược chọn làm nơi thực tập là cần thiết.

3.9 Cần có kế hoạch và thực hiện tốt việc ñịnh hướng công tác thực tập cho kiểm huấn viên và người hướng dẫn sinh viên thực tập.

3.10 Việc bổ nhiệm kiểm huấn viên thực tập hay người hướng dẫn thực tập, là những người có năng lực và kinh nghiệm, tùy vào trình ñộ phát triển công tác xã hội ở từng quốc gia quyết ñịnh và tùy vào việc ñịnh hướng công tác thực tập cho kiểm huấn viên và người hướng dẫn sinh viên thực tập.

3.11 Có sự tham gia của kiểm huấn viên và người hướng dẫn thực tập vào việc phát triển chương trình ñào tạo.

3.12 Xây dựng mối quan hệ ñối tác giữa cơ sở ñào tạo và cơ sở thực tập trong việc ra quyết ñịnh liên quan ñến việc ñào tạo tại hiện trường và lượng giá thành tích thực tập của sinh viên.

3.13 Cung cấp cho người hướng dẫn hay kiểm huấn viên một cuốn sổ tay hướng dẫn thực tập trong ñó ñề cập chi tiết những tiêu chuẩn thực tập, những thủ tục, những tiêu chí ñánh giá và những kết quả kỳ vọng.

3.14 ðảm bảo có sẵn những nguồn lực ñầy ñủ và thích hợp ñể ñáp ứng nhu cầu của các học phần thực tập trong chương trình ñào tạo.

4. NHỮNG TIÊU CHUẨN LIÊN QUAN TỚI CHƯƠNG TRÌNH ðÀO TẠO CỐT

LÕI Về chương trình ñào tạo cốt lõi, nhà trường mong muốn có ñược những tiêu chuẩn sau ñây ñược chấp nhận trên toàn thế giới:

4.1 Nhận diện, chọn lọc ñể ñưa vào chương trình ñào tạo, chương trình giảng dạy những nhu cầu và những ưu tiên ñã ñược xác ñịnh bởi ñịa phương, quốc gia và/hoặc vùng/quốc tế.

4.2 Mô tả các mục tiêu của từng bộ phận trong chương trình ñào tạo, giải thích sự sắp xếp thứ tự và nếu khóa học hay học phần không ñược giảng dạy ở trường thì chỉ rõ trách nhiệm của khoa trong việc giảng dạy môn học ñó.

4.3 Mặc dù khoản 4.1 nói vậy nhưng có những chương trình cốt lõi ñược xem là có thể áp dụng rộng rãi. Vì thế nhà trường cần ñảm bảo rằng sinh viên công tác xã hội vào cuối khóa học trước khi ra trường phải chứng tỏ ñược bốn lĩnh vực nhận thức trong chương trình cốt lõi:

Lĩnh vực nghề công tác xã hội

� Hiểu biết về cách thức mà những bất bình ñẳng trong cấu trúc xã

hội, sự phân biệt ñối xử, sự áp bức và những bất công xã hội, chính trị và kinh tế ảnh hưởng ñến việc thực hiện chức năng và phát triển con người ở mọi cấp ñộ, kể cả cấp ñộ toàn cầu.

� Kiến thức về hành vi và sự phát triển của con người và môi trường xã hội, nhấn mạnh ñến sự tương tác con-người-trong-môi trường,

Page 35: Ky Yeu Ngay Ctxh The Gioi 2007 (Phan 1)

35/68

nâng cao tuổi thọ con người và kiến thức về sự tương tác giữa các yếu tố sinh học, tâm lý, cấu trúc xã hội, kinh tế, chính trị, văn hóa và tinh thần trong việc ñịnh hình sự phát triển con người và hành vi.

� Hiểu biết về cách thức mà truyền thống, văn hóa, niềm tin, tôn giáo và phong tục tập quán tác ñộng ñến việc thực hiện chức năng và sự phát triển của con người ở tất cả các cấp ñộ, kể cả khi chúng trở thành những tài nguyên và/hoặc những cản trở ñến việc tăng trưởng và phát triển con người.

� Hiểu biết có phê phán về nguồn gốc của công tác xã hội và mục ñích của nó.

� Hiểu biết nguồn gốc và sự phát triển ñặc thù của ngành công tác xã hội quốc gia.

� Hiểu biết ñầy ñủ về các nghề liên quan và những người trong nghề công tác xã hội ñể tạo thuận lợi cho sự hợp tác chuyên môn và làm việc theo nhóm.

� Hiểu biết về các chính sách an sinh xã hội và các dịch vụ xã hội và luật pháp của ñịa phương, quốc gia và/hoặc vùng/quốc tế, và vai trò của công tác xã hội trong việc hoạch ñịnh, thực hiện, lượng giá chính sách và các tiến trình thay ñổi xã hội.

� Hiểu biết có phê phán về cách thức mà sự ổn ñịnh xã hội, sự hài hòa, sự tôn trọng lẫn nhau và tình ñoàn kết ảnh hưởng ñến việc thực hiện chức năng của con người và sự phát triển con người ở mọi cấp ñộ, kể cả cấp toàn cầu, tới mức mà sự ổn ñịnh, hài hòa và ñoàn kết ấy không ñược sử dụng ñể duy trì một hiện trạng xâm phạm ñến các quyền con người.

Lĩnh vực người nhân viên xã hội � Trở thành người thực hành nghề nghiệp có suy nghĩ cẩn trọng, có

năng lực làm việc trong khuôn khổ giá trị nghề nghiệp công tác xã hội, chia sẻ trách nhiệm với người sử dụng về sự phát triển nghề nghiệp, tránh dẫn ñến việc suy kiệt của nhân viên.

� Thừa nhận mối quan hệ giữa kinh nghiệm sống cá nhân và các hệ thống giá trị cá nhân với việc thực hành công tác xã hội.

� ðánh giá quy ñiều ñạo ñức công tác xã hội của quốc gia, vùng và/hoặc quốc tế và xem xét tính khả dụng của chúng trong hoàn cảnh thực tế.

� Chuẩn bị trở thành những nhân viên xã hội với tri thức tổng quát, với những kỹ năng ñể có thể thực hành trong những bối cảnh khác nhau với các nhóm ña dạng về chủng tộc, văn hóa, dân tộc, giới tính và các hình thức ña dạng khác.

� Trở thành nhân viên xã hội có khả năng nhận thức ñược sự thông thái của công tác xã hội có ñược từ những nền văn hóa, truyền thống và phong tục tập quán khác nhau của các nhóm dân tộc khác nhau với ñiều kiện là văn hóa, truyền thống, phong tục tập quán và tính dân tộc không ñược sử dụng ñể vi phạm các quyền con người.

Page 36: Ky Yeu Ngay Ctxh The Gioi 2007 (Phan 1)

36/68

� Trở thành nhân viên xã hội có khả năng giải quyết những khía cạnh phức tạp, tinh tế xảo quyệt, ña diện, ñạo ñức, luật pháp, ñối thoại của quyền lực.

Những phương pháp thực hành � Có ñầy ñủ những kỹ năng và kiến thức trong việc ñánh giá, xây

dựng mối quan hệ và tiến trình giúp ñỡ ñể ñạt ñược những mục tiêu ñã ñịnh vì mục ñích hỗ trợ xã hội, và can thiệp ñể phát triển, bảo vệ, phòng ngừa và/hoặc trị liệu – tùy thuộc trọng tâm của việc thực hành công tác xã hội ñặt ra.

� Áp dụng những giá trị ngành công tác xã hội, những nguyên tắc ñạo ñức, kiến thức và kỹ năng ñể ñối phó với những bất bình ñẳng và những bất công về xã hội, chính trị và kinh tế.

� Hiểu biết về nghiên cứu công tác xã hội và các kỹ năng trong việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu, kể cả việc sử dụng ñạo ñức của những mô hình nghiên cứu có liên quan, và ñánh giá có phê phán về việc sử dụng nghiên cứu và những nguồn kiến thức khác nhau về thực hành công tác xã hội.

� Áp dụng những giá trị, những nguyên tắc ñạo ñức, kiến thức, kỹ năng công tác xã hội ñể thúc ñẩy việc chăm sóc, tôn trọng lẫn nhau và trách nhiệm với nhau giữa các thành viên trong xã hội.

� Giáo dục tại hiện trường có kiểm huấn, có sự xem xét ñầy ñủ những ñiều nói ở mục 3 ở trên.

Mô hình nghề công tác xã hội ðối với sự nổi bật hiện tại trong giáo dục, ñào tạo và thực hành công tác xã hội thì sau ñây là những mô hình có tính nhận thức (chúng không loại trừ lẫn nhau) nêu lên trong chương trình cốt lõi: � Công nhận và thừa nhận nhân phẩm, giá trị và tính ñộc nhất của tất

cả con người. � Thừa nhận sự liên hệ qua lại tồn tại trong và giữa tất cả hệ thống ở

cấp ñộ vi mô, trung mô và vĩ mô. � Nhấn mạnh tầm quan trọng của biện hộ và những thay ñổi trong

cấu trúc xã hội, chính trị và kinh tế tước ñoạt quyền của con người, gạt con người ra bên lề của sự phát triển và loại trừ con người ra khỏi xã hội.

� ðặt trọng tâm xây dựng năng lực và tăng quyền lực cho các cá nhân, gia ñình, các nhóm, các tổ chức và cộng ñồng thông qua cách tiếp cận lấy con người làm trung tâm.

� Kiến thức về người sử dụng dịch vụ và tôn trọng quyền của người sử dụng dịch vụ.

� Giải quyết vấn ñề và xã hội hóa thông qua sự hiểu biết về chu kỳ sống con người phát triển ñúng chuẩn, và những nhiệm vụ trong ñời sống và những khủng hoảng có liên quan ñến tuổi tác có xem xét ñầy ñủ ñến những kỳ vọng về mặt văn hóa-xã hội.

Page 37: Ky Yeu Ngay Ctxh The Gioi 2007 (Phan 1)

37/68

� Giả ñịnh, nhận diện và thừa nhận những ñiểm mạnh và tiềm năng của con người.

� ðánh giá cao và tôn trọng sự ña dạng về chủng tộc, văn hóa, tín ngưỡng, dân tộc, nguồn gốc ngôn ngữ, giới, khuynh hướng tình dục và những khả năng khác.

5. NHỮNG TIÊU CHUẨN ðỐI VỚI ðỘI NGŨ NHÂN SỰ CHUYÊN NGHIỆP Liên quan ñến ñội ngũ nhân sự chuyên nghiệp, các trường cần:

5.1 Cung cấp ñủ về mặt số lượng lẫn ña dạng về các chuyên gia có năng lực chuyên công tác xã hội tùy theo trình ñộ phát triển nghề CTXH ở mỗi quốc gia. Nếu ñược thì người có trình ñộ cao học CTXH hay cao học một ngành có liên quan.

5.2 Tạo cơ hội cho ñội ngũ nhân sự tham gia vào việc phát triển sứ mạng hay mục ñích, vào việc thiết lập các mục tiêu và những thành quả mong ñợi của chương trình, và tham gia vào bất kỳ sáng kiến nào khác của nhà trường.

5.3 Phát triển liên tục tính chuyên nghiệp của ñội ngũ nhân sự ñặc biệt những lĩnh vực kiến thức nổi bật.

5.4 Nếu ñược cần công bố rõ ràng những chính sách hay những ưu ñãi công bằng có xem xét ñến khía cạnh giới, dân tộc, chủng tộc hoặc bất kỳ hình thức ñặc thù khác trong việc tuyển dụng và ñề bạt nhân sự.

5.5 Nhạy cảm với các ngôn ngữ khi thực hành công tác xã hội trong bối cảnh ấy.

5.6 Khi phân công giảng dạy, hướng dẫn thực tập, kiểm huấn và công việc quản lý nên tạo ñiều kiện cho việc nghiên cứu và xuất bản.

5.7 Tạo ñiều kiện cho ñội ngũ nhân sự chuyên nghiệp, nếu ñược và hợp lý, ñược tham gia vào việc hình thành, phân tích và lượng giá tác ñộng của các chính sách xã hội, và tham gia vào các sáng kiến của cộng ñồng.

6. NHỮNG TIÊU CHUẨN ðỐI VỚI SINH VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI ðối với sinh viên công tác xã hội, trường CTXH cần nỗ lực ñạt ñược những ñiều sau:

6.1 Cần công bố rõ ràng những tiêu chuẩn nhập học và những thủ tục 6.2 Các chính sách về tuyển sinh viên, nhận sinh viên nhập học, giữ lại sử

dụng phản ánh tình hình dân số ñịa phương nơi nhà trường tọa lạc có sự tham gia tích cực của những người thực hành nghề nghiệp chuyên môn và những người sử dụng dịch vụ trong những tiến trình thích hợp. Quyền ñược thừa nhận dành cho các nhóm thiểu số không ñược ñại diện và/hoặc chưa ñược phục vụ.

6.3 Tư vấn, ñịnh hướng cho sinh viên, ñánh giá năng khiếu và ñộng cơ của sinh viên về nghề nghiệp công tác xã hội, thường xuyên lượng giá việc học tập của sinh viên và hướng dẫn sinh viên lựa chọn môn học, khóa học.

6.4 ðảm bảo chương trình giáo dục với chất lượng cao dưới bất kỳ hình thức nào. Trường hợp giảng dạy hệ từ xa, kết hợp nhiều hình thức, không tập

Page 38: Ky Yeu Ngay Ctxh The Gioi 2007 (Phan 1)

38/68

trung và /hoặc giảng dạy qua internet thì cần có cơ chế hướng dẫn và kiểm huấn tại ñịa phương, ñặc biệt là phần thực tập.

6.5 Cần có các tiêu chí rõ ràng cho việc lượng giá thành tích học tập và thực tập của sinh viên.

6.6 Không ñược phân biệt ñối xử với bất kỳ sinh viên nào trên cơ sở chủng tộc, màu da, văn hóa, dân tộc, nguồn gốc tiếng nói, tôn giáo, khuynh hướng chính trị, giới, khuynh hướng tình dục, tuổi tác, tình trạng hôn nhân, tình trạng thể chất và tình trạng kinh tế-xã hội.

6.7 Những thủ tục khiếu nại và ñề nghị giúp ñỡ của sinh viên cần ñược giải thích rõ ràng cho mọi sinh viên, không thành kiến khi ñánh giá sinh viên.

7. NHỮNG TIÊU CHUẨN VỀ CƠ CẤU TỔ CHỨC, QUẢN TRỊ, ðIỀU HÀNH VÀ

CÁC TÀI NGUYÊN ðối với cơ cấu tổ chức, quản trị, ñiều hành và tài nguyên, nhà trường và/hoặc cơ sở ñào tạo cần ñạt những ñiều sau ñây:

7.1 Các chương trình ñào tạo công tác xã hội ñược thực hiện ở ñơn vị cấp Khoa, Trường, Trung tâm hay Bộ môn có chức năng rõ ràng.

7.2 Nhà trường bổ nhiệm một Trưởng Khoa hay Giám ñốc ñiều hành quản lý, người ấy chứng tỏ ñược tính uyên bác, có năng lực chuyên môn về nghề nghiệp công tác xã hội.

7.3 Trưởng khoa hay Giám ñốc có trách nhiệm chính phối hợp và lãnh ñạo về chuyên môn, có ñủ thời gian và tài nguyên ñể thực thi những trách nhiệm này.

7.4 Sự phân bổ tài chính của nhà trường cần ñầy ñủ ñể ñạt ñược mục ñích, sứ mạng chính và các mục tiêu chương trình.

7.5 Sự phân bổ ngân sách cần ổn ñịnh ñủ ñể ñảm bảo việc hoạch ñịnh chương trình và tính bền vững.

7.6 Có ñầy ñủ các phương tiện vật chất bao gồm phòng học, văn phòng cho nhân sự chuyên nghiệp và nhân sự quản lý và phòng cho sinh viên, ñội ngũ thầy cô, và trang thiết bị cần thiết nhằm ñạt mục ñích hay sứ mạng chủ yếu của trường và các mục tiêu của chương trình.

7.7 Thư viện, có thể ñược thì trang bị Internet, là cần thiết ñể ñạt các mục tiêu chương trình.

7.8 Cần có thư ký và nhân viên văn phòng 7.9 Nơi nào có ñào tạo từ xa, hình thức phối hợp, không tập trung và dạy qua

internet cần có ñầy ñủ hạ tầng cơ sở, bao gồm phòng học, máy tính, sách giáo khoa, thiết bị nghe nhìn, các cơ sở ở cộng ñồng ñể thực tập, và hướng dẫn và giám sát tại chỗ ñể tạo thuận lợi cho việc ñạt ñược mục tiêu hay sứ mạng chủ yếu, các mục tiêu chương trình và thành quả mong ñợi.

7.10 Nhà trường ñóng vai trò chủ yếu trong việc tuyển dụng, bổ nhiệm và ñề bạt nhân sự.

7.11 Nhà trường cố gắng ñạt sự cân bằng giới trong các chính sách và thủ tục tuyển dụng, bổ nhiệm, thăng tiến và phong chức.

7.12 Trong các nguyên tắc tuyển dụng, bổ nhiệm, thăng tiến và phong chức, nhà trường phản ánh ñược tính ña dạng của nhóm người mà họ cùng làm việc và phục vụ.

Page 39: Ky Yeu Ngay Ctxh The Gioi 2007 (Phan 1)

39/68

7.13 Các tiến trình ra quyết ñịnh của nhà trường phản ánh ñược các nguyên tắc tham gia và thủ tục tham gia.

7.14 Nhà trường thúc ñẩy sự phát triển môi trường làm việc có tính hợp tác, hỗ trợ nhau và có năng suất tạo thuận lợi ñạt ñược các mục tiêu chương trình.

7.15 Nhà trường triển khai và duy trì các mối liên kết trong nội bộ cơ sở, với các tổ chức bên ngoài, và với những người sử dụng dịch vụ phù hợp với mục ñích hay sứ mạng chủ yếu và những mục tiêu của trường.

8. NHỮNG TIÊU CHUẨN LIÊN QUAN ðẾN TÍNH ðA DẠNG CỦA VĂN HÓA

VÀ DÂN TỘC VÀ HỘI NHẬP VỀ GIỚI

ðối với sự ña dạng về văn hóa và dân tộc, nhà trường cần ñạt ñược những ñiều sau ñây:

8.1 Có những nỗ lực phối hợp và liên tục ñảm bảo làm phong phú hóa công

tác ñào tạo qua việc phản ánh tính ña dạng của văn hóa và dân tộc và phân tích giới trong chương trình.

8.2 ðảm bảo chương trình hoặc ñưa vào các khóa học/module chính thức hoặc một khóa/module riêng biệt ñều tuân thủ các mục tiêu một cách rõ ràng về tính ña dạng của văn hóa và dân tộc và phân tích giới.

8.3 Chỉ ra những vấn ñề liên quan ñến phân tích giới và tính ña dạng văn hóa và dân tộc ñuợc biểu thị trong phần thực tập của chương trình.

8.4 ðảm bảo là sinh viên công tác xã hội ñuợc tạo cơ hội phát triển sự tự nhận thức về giá trị riêng và các giá trị văn hóa, lòng tin, truyền thống và xu hướng và những ñiều này ảnh hưởng ra sao ñến khả năng phát triển mối quan hệ với người dân, và làm việc với các nhóm cư dân khác nhau.

8.5 Thúc ñẩy tính nhạy cảm và nâng cao kiến thức ñối với tính ña dạng của văn hóa và dân tộc và phân tích giới.

8.6 Giảm thiểu tối ña sự rập khuôn và ñịnh kiến với nhóm và ñảm bảo là những thái ñộ, chính sách và thủ tục mang tính phân biệt chủng tộc không ñược nẩy sinh trong thực hành công tác xã hội.

8.7 ðảm bảo là sinh viên công tác xã hội có khả năng hình thành mối quan hệ và ñối xử với mọi người trong sự kính trọng nhân phẩm bất kể người ấy có niềm tin văn hóa và dân tộc cũng như khuynh hướng như thế nào.

8.8 ðảm bảo sinh viên công tác xã hội ñược ñào tạo các quyền cơ bản của con người ñược phản ánh trong các văn kiện của Liên Hiệp Quốc như Tuyên ngôn quốc tế về các Quyền con người, Công ước Liên Hiệp Quốc về Quyền Trẻ em (1989) và Tuyên bố Vienna của Liên Hiệp Quốc (1993).

8.9 ðảm bảo chương trình cung cấp cho sinh viên công tác xã hội tự am hiểu chính mình vừa là những cá nhân vừa là thành viên của các nhóm văn hóa xã hội có những tiềm năng và những lĩnh vực cần phát triển.

9. NHỮNG TIÊU CHUẨN LIÊN QUAN ðẾN CÁC GIÁ TRỊ VÀ QUY ðIỀU ðẠO

ðỨC CỦA NGHỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI Với quan ñiểm thừa nhận rằng những giá trị, ñạo ñức và những nguyên tắc của công tác xã hội là những bộ phận trọng yếu của nghề CTXH nên nhà trường cần kiên trì ñạt ñược những ñiều sau:

Page 40: Ky Yeu Ngay Ctxh The Gioi 2007 (Phan 1)

40/68

9.1 Chú trọng kỹ lưỡng ñến lĩnh vực này trong thiết kế và thực hiện chương

trình ñào tạo. 9.2 Liên kết các mục tiêu với các giá trị, nguyên tắc và ñạo ñức công tác xã

hội. 9.3 ðăng ký nhân sự chuyên nghiệp và sinh viên công tác xã hội (khi sinh

viên CTXH triển khai quan hệ làm việc với người dân thông qua thực tập) với các cơ quan có trách nhiệm cấp quốc gia và /hoặc cấp vùng có làm rõ quy ñiều ñạo ñức.

9.4 ðảm bảo rằng mỗi sinh viên công tác xã hội ñược giáo dục về thực tập tại hiện trường và mỗi thành viên nhân sự chuyên nghiệp nhận thức ñược các ranh giới thực hành chuyên nghiệp và những gì có thể gây nên tính phi ñạo ñức. Khi sinh viên vi phạm quy ñiều ñạo ñức, nhân viên chương trình tiến hành các biện pháp sửa chữa cần thiết chấp nhận ñược và/hoặc những biện pháp kỷ luật ban ñầu, hoặc tư vấn sinh viên nên thôi học.

9.5 Có hành ñộng phù hợp với những sinh viên công tác xã hội và nhân sự chuyên môn không tuân thủ quy ñiều ñạo ñức, ñược quy ñịnh ở một cơ sở công tác xã hội hoặc những thủ tục quy ñịnh bởi cơ sở ñào tạo, và/hoặc do cơ quan pháp luật quy ñịnh.

9.6 ðảm bảo các cơ quan công tác xã hội là ñại diện cho nghề nghiệp công tác xã hội, bao gồm các nhân viên xã hội thuộc khu vực công cũng như tư, và ñại diện cho cộng ñồng nơi nó phục vụ, kể cả sự tham gia trực tiếp của những người sử dụng dịch vụ.

9.7 Tán thành nếu thấy hợp lý và có thể ñược những nguyên tắc phục hồi hơn là trừng phạt khi thực hành kỷ luật với sinh viên công tác xã hội hay nhân sự chuyên nghiệp vi phạm quy ñiều ñạo ñức./.

Page 41: Ky Yeu Ngay Ctxh The Gioi 2007 (Phan 1)

41/68

VIỆC BỒI DƯỠNG NGUỒN NHÂN LỰC CÔNG TÁC XÃ HỘI Ở VIỆT NAM TRONG GIAI ðOẠN HIỆN NAY

TTSS.. NNgguuyyễễnn TThhịị LL aann TTrr uunngg ttââmm ððààoo ttạạoo

ỦỦyy bbaann DDâânn ssốố,, GGiiaa ññììnnhh vvàà TTrr ẻẻ eemm ((ccũũ))

Công tác xã hội chuyên nghiệp ñược bắt ñầu áp dụng vào Việt nam ñã nhiều năm và ñang trong giai ñoạn phát triển. Là một nhà chuyên môn và ñược tham gia vào quá trình phát triển này, tôi xin tham gia một số ý kiến về việc bồi dưỡng nguồn nhân lực về công tác xã hội (CTXH) ở Việt Nam.

Nói ñến bồi dưỡng nguồn nhân lực CTXH thường là nói ñến cả ñào tạo và bồi

dưỡng cán bộ. Các hoạt ñộng ñào tạo ñã ñược ñề cập ñến trong các bài viết khác, trong nội dung bài này chỉ bàn về việc bổ sung kiến thức, kỹ năng cho những người ñang làm việc trong các lĩnh vực liên quan. Vậy sẽ có những câu hỏi sau ñược ñặt ra:

• Tại sao việc bồi dưỡng nguồn nhân lực này lại có ý nghĩa quan trọng? • Ai sẽ là những ñối tượng cần ñược bồi dưỡng? • Nội dung cần bồi dưỡng. • Phương pháp thực hiện các hoạt ñộng bồi dưỡng này. • Các ñiều kiện cần có hoặc việc tổ chức thực hiện.

1. Tại sao việc bồi dưỡng nguồn nhân lực CTXH lại cần thiết, nhất là trong giai ñoạn hiện nay.

Tại sao việc bồi dưỡng nguồn nhân lực CTXH có ý nghĩa quan trọng trong giai

ñoạn hiện nay?

• Vì bồi dưỡng có thể thực hiện trong thời gian ngắn, cung cấp dần dần các kiến thức, kỹ năng cần có chứ không cần nhiều thời gian như ñào tạo;

• Vì những người ñang làm trong các lĩnh vực xã hội có những chuyên môn ñược ñào tạo rất khác nhau, chưa có phương pháp thống nhất trong tiếp cận các ñối tượng cần trợ giúp;

• Vì nó phù hợp với quá trình phát triển: ta ñang ở trong giai ñoạn ñầu, CTXH chủ yếu ñang nhập từ các nước khác, chưa gắn với ñiều kiện ở Việt nam. Những người ñang làm việc sẽ vận dụng những kiến thức, kỹ năng mới thuận lợi hơn học sinh phổ thông;

• Cần thêm thời gian ñể có ñầy ñủ cơ sở pháp lý, ñiều kiện cho CTXH chuyên nghiệp có thể ñược thực hiện một cách thuận lợi.

Thực tế làm việc trong lĩnh vực dân số, gia ñình và trẻ em thời gian qua cho

thấy nhu cầu ñược bồi dưỡng những kiến thức, kỹ năng CTXH rất cấp bách. Hàng trăm ngàn cộng tác viên dân số, gia ñình và trẻ em ở cộng ñồng, hàng chục ngàn cán bộ xã, phường và nhiều cán bộ tỉnh, huyện, trung ương, kể cả các cơ quan, tổ chức liên ngành như Lao ñộng-Thương binh và Xã hội; Giáo dục-ðào tạo, Y tế, các ñoàn thể, tổ chức … thể hiện nhu cầu ñược bồi dưỡng.

Page 42: Ky Yeu Ngay Ctxh The Gioi 2007 (Phan 1)

42/68

2. Ai cần ñược bồi dưỡng?

Xét về nhu cầu, cán bộ các cấp ñều cần ñược biết và có khả năng vận dụng CTXH vào công việc. Tuy nhiên, trong bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng cơ bản thì ñối tượng ñầu tiên là những người làm trực tiếp ở cộng ñồng, trong các cơ sở bảo trợ xã hội, trong trường học, bệnh viện, với các ñối tượng như trẻ em, gia ñình, người cao tuổi. Vì những người này trực tiếp làm việc trợ giúp ñối tượng khó khăn, tham gia vào các chương trình phát triển cộng ñồng nên nếu họ biết cách làm người hưởng thụ trực tiếp là các ñối tượng khó khăn sẽ ñược lợi.

Những người quản lý, làm việc trong các cơ quan hoạch ñịnh chính sách cũng

là những ñối tượng cần quan tâm trong bồi dưỡng. Theo cơ chế hiện hành, các cơ quan quản lý có hiểu mới tham mưu và ñủ khả năng chỉ ñạo thực hiện. Vì vậy, cần có các chương trình bồi dưỡng cho các ñối tượng này (nội dung có những ñiểm khác so với bồi dưỡng cán bộ cơ sở). Những cán bộ quản lý này cũng có chuyên môn rất khác nhau nên họ cũng cần ñược qua các lớp ngắn ngày (phần ñông số này không có thời gian ñể học dài hoặc ñào tạo lại).

Cán bộ lãnh ñạo cấp cao cũng cần ñược bồi dưỡng (theo cách cung cấp và cập

nhật thông tin) ñể hiểu về CTXH và sự cần thiết áp dụng CTXH vào lĩnh vực của mình. Hơn nữa, không chỉ lãnh ñạo các ngành chuyên môn mà cả các ngành tổng hợp như Kế hoạch-ðầu tư, Tài chính, Thương mại … cũng cần hiểu về tác dụng của CTXH chuyên nghiệp trong phát triển xã hội. 3. Nội dung bồi dưỡng

Với từng ñối tượng khác nhau cần có những nội dung bồi dưỡng phù hợp. ðối với cán bộ cơ sở, những người làm việc trực tiếp cần tăng cường nội dung về kiến thức, kỹ năng và thái ñộ của cán bộ xã hội (CBXH) chuyên nghiệp. ðây là những nội dung cơ bản không thể thiếu, bắt buộc CBXH phải có. Tất nhiên, thời lượng không nhiều, phải lựa chọn những nội dung cốt lõi nhất như kiến thức về hành vi con người, kỹ năng giao tiếp, các phương pháp CTXH với cá nhân, nhóm và phát triển cộng ñồng.

ðội ngũ cán bộ quản lý cần các nội dung liên quan ñến khái niệm, mục tiêu, những phương pháp CTXH chuyên nghiệp. Họ cũng cần ñược cung cấp thông tin qua các chương trình bồi dưỡng ngắn hạn về lịch sử phát triển, sự phát triển của CTXH hiện nay trên thế giới, ở các nước ñang phát triển, các quy ñịnh liên quan ñể tham mưu cho các cấp có thẩm quyền trong phát triển và quản lý ngành CTXH trong lĩnh vực của mình.

Lãnh ñạo cấp lập pháp cần những thông tin về tác dộng của CTXH chuyên nghiệp trong giải quyết các vấn ñề xã hội; sự phát triển nghề này trên quy mô quốc tế; lý do áp dụng vào Việt Nam và những gì cần có cho phát triển. ðối với từng ñối tượng, nội dung bồi dưỡng cần khác nhau, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của họ và phải giới hạn trong khuôn khổ tối thiểu nhất.

Page 43: Ky Yeu Ngay Ctxh The Gioi 2007 (Phan 1)

43/68

4. Cách bồi dưỡng Kinh nghiệm tổ chức các hoạt ñộng cho thấy, hầu hết cán bộ ở cơ sở, những người trực tiếp làm việc cần ñược học ít một (thời gian ngắn, nội dung vừa phải), không nên kéo dài thời gian vì họ rất nhiều việc phải làm và cũng không có khả năng tiếp thu nhiều thông tin cùng lúc. ðối với ñối tượng này cũng cần thiết kế phương pháp cụ thể, lấy các ví dụ phân tích từ thực tế cuộc sống, các trường hợp mẫu và thật ngắn gọn, dễ hiểu. Cần dùng các phương tiện trực quan, các hình ảnh, trò chơi … ñể thu hút họ vào học tập. Cán bộ quản lý có thể cần nhiều kiến thức, hiểu biết hơn là kỹ năng can thiệp cụ thể. Có thể tổ chức các lớp dài ngày hơn nếu muốn bồi dưỡng về chuyên môn cho họ, nhưng thường cũng cần ngắn ngày vì họ cũng có nhiều công việc phải giải quyết. Với lãnh ñạo chủ yếu tổ chức các chương trình Hội thảo, trao ñổi, cung cấp thông tin chứ không phải lớp học. Cũng có thể cung cấp thông tin thông qua mời tham dự các Hội nghị, ñề nghị họ phát biểu trong ñó có tham mưu về cách nhìn và phương hướng phát triển của CTXH. Vì lãnh ñạo thường nhiều việc quan trọng nên thuyết phục họ qua những kết quả cụ thể ñã có và so sánh với các nước sẽ là cách tốt nhất. Với tất cả các ñối tượng ñều cần sử dụng phương pháp cùng tham gia trong bồi dưỡng, cung cấp thông tin chứ không theo phương pháp truyền thống. 5. Các ñiều kiện cần có

Sự quan tâm chỉ ñạo thực hiện của người quản lý trực tiếp có ý nghĩa quyết ñịnh. Nếu lãnh ñạo nhận thấy sự cần thiết phải bồi dưỡng cán bộ của mình, sẽ có chủ trương và chỉ ñạo thiết kế các chương trình bồi dưỡng.

Vai trò tham mưu của các cán bộ chuyên môn, phụ trách cán bộ của các bộ,

ngành, cơ quan, tổ chức là quan trọng. Những người có chuyên môn, làm việc trong công tác cán bộ, ñào tạo bồi dưỡng cán bộ cần phát hiện nhu cầu cán bộ của mình, thấy ñược những thiếu hụt và tham mưu, ñề xuất với lãnh ñạo phụ trách cũng như chủ ñộng thực hiện, thiết kế các chương trình, vận dụng những nguồn lực có thể có cho các hoạt ñộng bồi dưỡng sẽ làm cho các hoạt ñộng này ñược thực hiện.

ðội ngũ chuyên gia, các nhà chuyên môn có kiến thức và phương pháp bồi

dưỡng tốt là ñiều kiện tiên quyết ñể ñạt ñược hiệu quả bồi dưỡng. Một số cán bộ nòng cốt về CTXH ñã ñược qua các chương tình ñào tạo. Cần duy trì và có kế hoạch sử dụng ñội ngũ này ñể không lãng phí và làm cho kết quả bồi dưỡng ñạt ñược.

Sự tham gia của những người ñi học: chủ ñộng, mạnh dạn trong trao ñổi, chia

xẻ sẽ giúp kết quả các lớp bồi dưỡng ñược nâng cao. ðiều này ñặt ra vấn ñề lựa chọn học viên và chuẩn bị cho họ tham gia vào các lớp bồi dưỡng.

Cuối cùng là ñiều kiện, cơ sở vật chất về thời gian, nguồn kinh phí và ñịa ñiểm

cho học tập. Phương pháp học cho người lớn ñòi hỏi thời gian, không thể vội vàng

Page 44: Ky Yeu Ngay Ctxh The Gioi 2007 (Phan 1)

44/68

theo phương pháp truyền thống. Thu xếp thời gian cho cán bộ ñi học, ñảm bảo chỗ học rộng dãi ñể có thể kê bàn ghế theo cách thảo luận, có phòng cho làm việc nhóm, có các phương tiện giấy, bút, bảng … phục vụ cho việc thảo luận và chế ñộ cho người học sẽ giúp họ yên tâm học tập hơn.

Vì vậy, ngoài những ñiều kiện nêu ở trên, sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế về

chuyên gia và nguồn lực sẽ vẫn là những nhu cầu quan trọng trong những bước ñi ban ñầu ñể phát triển CTXH ở Việt Nam.

Cùng với các chương trình ñào tạo ñã dược thực hiện ở 27 trường ñại học cao

ñẳng trong cả nước, các hoạt ñộng bồi dưỡng nguồn nhân lực hiện có là hoạt ñộng quan trọng trong quá trình phát triển nguồn nhân lực CTXH ở Việt Nam./.

Page 45: Ky Yeu Ngay Ctxh The Gioi 2007 (Phan 1)

45/68

Page 46: Ky Yeu Ngay Ctxh The Gioi 2007 (Phan 1)

46/68

Page 47: Ky Yeu Ngay Ctxh The Gioi 2007 (Phan 1)

47/68

Page 48: Ky Yeu Ngay Ctxh The Gioi 2007 (Phan 1)

48/68

Page 49: Ky Yeu Ngay Ctxh The Gioi 2007 (Phan 1)

49/68

Page 50: Ky Yeu Ngay Ctxh The Gioi 2007 (Phan 1)

50/68

Tăng cường kỹ năng thực hành - Một hướng quan trọng nhằm nâng cao chất lượng dạy và học công tác xã hội cho những khoa không chuyên trong trường ðHKHXH&NV- ðHQGHN hi ện nay

TTSS.. MM aaii TThhịị KK iimm TThhaannhh

KK hhooaa XXãã HHộộii HHọọcc TTrrưườờnngg ððHHKK HHXXHH&& NNVV--ððHHQQGGHHNN

1. Tăng cường kỹ năng thực hành - Một yêu cầu cấp bách

Một trong những hạn chế của công tác ñào tạo thuộc mô hình giáo dục cũ ở Việt nam nói chung, Trường ðHKHXH&NV, ðHQGHN nói riêng là học ít gắn với hành, lý thuyết ít gắn với thực tiễn. Giảng dạy lý luận nhiều hơn là hướng dẫn những kỹ năng thực hành. Do vậy, nhiều người ñược ñào tạo ñã không cập nhật ngay ñược với thực tiễn xã hội sau khi học xong. Họ lúng túng thậm chí mắc những sai lầm không ñáng có trong khi làm những bài tập thực hành. Phải mất một thời gian không ít, họ mới tiếp cận ñược với thực tiễn. Một số trường hợp ñã phải trả giá cao cho sự không thành thục những kỹ năng của mình.

Công tác xã hội - một khoa học non trẻ mới ñược ñưa vào giảng dạy, ứng dụng

ở một số trường ðại học và Cao ñẳng ở Việt nam nói chung, Trường ðHKHXH&NV HN nói riêng cũng không nằm ngoài tình trạng nói trên. ðiều này ñược thể hiện khá rõ ở những ñối tượng ñã và ñang ñược ñào tạo về Công tác xã hội trong trường, cho dù là ở những Khoa không chuyên. Nhiều sinh viên, học viên - những người ñã và ñang trực tiếp làm những công việc có liên quan trực tiếp tới công tác xã hội vẫn còn lúng túng trong thực hành các kỹ năng của công tác xã hội, cho dù những kiến thức này như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng nhận diện vấn ñề (Assessment Skills), tham vấn (Counselling) và những kiến thức bổ trợ khác trong tâm lý học, xã hội học sức khoẻ, luật học … họ ñã ñược trang bị trên lớp.

Với những học viên là những cán bộ lãnh ñạo quản lý, việc họ thấu hiểu ý

nghĩa, tầm quan trọng của công tác xã hội trong quá trình quản lý xã hội hay phát triển cộng ñồng là không khó khăn gì, song ñể vận dụng nó vào triển khai những nội dung cụ thể trong công việc cho khoa học, ñạt hiệu quả cao là việc làm không dễ dàng. Ở ñây, những vấn ñề như: kỹ năng thâm nhập cuộc sống, kỹ năng nhận diện, xác ñịnh những nhu cầu và vấn ñề cần giải quyết của thân chủ, kỹ năng lắng nghe, thấu cảm, quan tâm tích cực, làm sáng tỏ vấn ñề hay phương pháp truyền ñạt trong giao tiếp thế nào? Vai trò của các ñối tác, ñặc biệt là những qui tắc trong mỗi cuộc giao tiếp ra sao? ðặt câu hỏi như thế nào? Trong thời ñiểm nào ñược coi là ñúng lúc, ñúng cách ñể từ ñó có thể thu nhập những thông tin chính xác về tính chất của vấn ñề, làm thế nào ñể có thể khuyến khích, ñộng viên thân chủ cùng hành ñộng một cách tự tin, hết mình trong giải quyết vấn ñề … ñang là những vấn ñề không nhỏ. Vấn ñề này có liên quan chặt chẽ tới số ñơn vị học trình của môn học này trong khung chương trình ñào tạo của các Khoa không chuyên trong Trường. ðiều này có nghĩa số tiết dành cho môn học này có ñược chỉ vừa ñủ ñể trang bị một cách cơ bản nhất những kiến thức nhập môn về công tác xã hội. Việc tham quan thực tế, rèn luyện kỹ năng và ñặc biệt là thực hành trực tiếp tại các cơ sở - yêu cầu tối thiểu buộc người học (cho dù

Page 51: Ky Yeu Ngay Ctxh The Gioi 2007 (Phan 1)

51/68

không chuyên) phải ñược tham gia thì dường như không có. Chính vì vậy ít nhiều cũng ñã ảnh hưởng tới việc dạy và học môn Công tác xã hội của Trường.

Như vậy, có thể nói ñể tăng cường chất lượng dạy và học cho sinh viên, học

viên, ñiều cần quan tâm ở ñây là số ñơn vị học trình dành cho môn học này bởi mục dích của công tác giáo dục, ñào tạo suy cho cùng là trang bị kiến thức, rèn luyện kỹ năng thực hành chuyên môn cho mỗi người ñược ñào tạo, trong ñó việc tăng cường kỹ năng thực hành không chỉ là một hướng quan trọng nhằm nâng cao chất lượng dạy và học trong trường, mà còn nâng cao khả năng hoạt ñộng chuyên môn cho người học.

Với Công tác xã hội, kỹ năng thực hành công tác xã hội ñược ño bằng những

chỉ số như: • Thứ nhất: Khả năng thấu hiểu vị trí, vai trò của công tác xã hội mà ở ñây là

các cán bộ CTXH trong việc xác lập và hình thành những quan hệ ñảm bảo sự bình ñẳng, công bằng xã hội ở mức ñộ nhất ñịnh trong ñiều kiện phát triển kinh tế xã hội khi mà trên thực tế sự phân hoá giàu - nghèo, phân hoá ñẳng cấp xã hội ñang có chiều hướng gia tăng. Ở ñây, sự thấu hiẻu không chỉ ño bằng kiến thức, thái ñộ của những người ñược ñào tạo với những chức năng, nhiệm vụ của công tác xã hội là còn là khả năng tác ñộng tới các tổ chức, cơ quan có chức năng hoạch ñịnh chính sách, thực thi pháp luật ñể tạo ra sự công bằng trong từng bước tăng trưởng kinh tế và từ ñó ñạt những bước phát triển xã hội.

• Thứ hai: Kỹ năng tiếp cận các ñối tượng khác nhau với các bước ñi sao cho

ñạt ñược hiệu quả cao nhất. Ở ñây, việc triển khai các bước ñi này chính là vai trò, trách nhiệm của các cán bộ CTXH (học sinh, học viên) ñược ñào tạo theo hướng chuyên nghiệp.

• Thứ ba: Những kỹ năng lập kế hoạch, can thiệp như: làm việc với thân chủ,

tìm hiểu nhu cầu, ñánh giá năng lực, theo dõi ñánh giá tiến triển của thân chủ, ñánh giá hiệu quả công tác trợ giúp … có lưu tâm tới văn hoá cộng ñồng, tín ngưỡng tôn giáo … là những việc quan trọng chính yếu phải làm. Bởi chỉ thông qua thực hành tại các cơ sở, nhận thức, kỹ năng của người học mới ñược nâng lên.

Như vậy có thể nhận thấy, việc tăng cường và nâng cao kỹ năng thực hành cho

cả những Khoa không chuyên là một yêu cầu vô cùng cấp bách của toàn ngành Công tác xã hội. Nó cần phải ñược hiểu dưới 3 góc ñộ: Sự thấu hiểu vị trí vai trò của công tác xã hội trong giai ñoạn hiện nay khi phân tầng xã hội ngày càng rõ rệt và gia tăng, kỹ năng tiếp cận các ñối tượng khác nhau sao cho có hiệu quả cao nhất và kỹ năng tổ chức thực hiện can thiệp cho một thân chủ hay một cộng ñồng nhất ñịnh. Vấn ñề ñặt ra hiện nay là số trình và phương pháp học tập thế nào cho ñủ, ñảm bảo ñược lượng kiến thức tối thiểu cho người học, ñồng thời phù hợp với những yêu cầu mà xã hội ñang ñặt ra.

Page 52: Ky Yeu Ngay Ctxh The Gioi 2007 (Phan 1)

52/68

2. Một số khuyến nghị nhằm tăng cường kỹ năng thực hành trong ñào tạo môn công tác xã hội ở những Khoa không chuyên hiện nay

ðể nâng cao hơn nữa kỹ năng thực hành cho người học hiện nay cần:

• Quán triệt hơn nữa nguyên lý giáo dục “Học ñi ñôi với hành: Lý luận gắn liền với thực tiễn” ñể tăng cường phần thực hành, vận dụng tri thức, kỹ năng trong công tác xã hội vào thực tế. Cụ thể là bổ sung số lượng ñơn vị học trình cho môn học này nhằm giúp giáo viên có cơ sở bổ sung các giờ dành cho thảo luận, cho việc làm các bài tập, ñi tham quan thực tế và ñặc biệt là trực tiếp can thiệp vào thực tế của người học.

• ðể tăng cường kỹ năng thực hành, cần tạo ñiều kiện cho người học tham

gia vào các khâu trong quá trình rèn kỹ năng. Giúp họ quen dần với các khâu này và biến quá trình ñào tạo thành quá trình tự ñào tạo của họ.

• Các báo cáo thu hoạch, báo cáo tình hình can thiệp giúp ñỡ ñối tượng của

người học dựa trên những kiến thức ñã học can thiệp vào thực tế tại các ñịa bàn sẽ là cơ sở chính ñể cho ñiểm sinh viên.

• Cần tăng cường chương trình thực ñịa, ñảm bảo cho người học có thời gian

thực tập dù ít song hữu ích ngay từ những năm ñầu của khoá học. Làm sao cho chương trình này có thể giúp ñược người học tiếp cận từng bước với các khâu trong quá trình thực hành kỹ năng. Muốn vậy, việc tổ chức và phân công giáo viên thực ñịa phải sâu sát tới từng nhóm sinh viên, học viên, từ ñó giúp họ hiểu và thực hành tốt yêu cầu cho từng thời kỳ thực tập.

• Cần thường xuyên trao ñổi kinh nghiệm ñào tạo và hướng dẫn thực hành

giữa các cơ sở nghiên cứu, ñào tạo ñể từ ñó giúp cho người học nhiều hơn trong khâu rèn luyện những kỹ năng thực hành./.

Page 53: Ky Yeu Ngay Ctxh The Gioi 2007 (Phan 1)

53/68

MỐI LIÊN H Ệ GIỮA TÌNH TR ẠNG NGHÈO TRONG ðÔ THỊ VÀ TÌNH TR ẠNG Ô NHIỄM MÔI TR ƯỜNG, SUY THOÁI TÀI

NGUYÊN TẠI CÁC QUỐC GIA ðANG PHÁT TRI ỂN

TThhSS.. SSơơnn TThhaannhh TTùùnngg BBộộ mmôônn ððôô tthhịị hhọọcc,, KK hhooaa XXãã HHộộii HHọọcc

TTrrưườờnngg ððHHKK HHXXHH&& NNVV--ððHHQQGG TTPP..HHCCMM

Tóm tắt

Thường có giả ñịnh rằng sự nghèo ñói ñô thị liên quan ñến sự suy thoái tài nguyên và môi trường và thậm chí nó là nguyên nhân dẫn ñến các vấn ñề môi trường. Tuy nhiên, một số nghiên cứu ñã cho kết quả không giống như thế. Ngược lại, mối liên hệ chính giữa sự tăng trưởng ñô thị và vấn ñề suy thoái môi trường nằm ở vấn ñề tiêu dùng của nhóm người khá giả trong ñô thị và hệ thống sản xuất và phân phối hàng hóa phục vụ ñối tượng này. Thật ra, chính nhũng người nghèo với mức tiêu dùng tài nguyên thấp và tạo ra ít chất thải mới là những người gây ra ít ô nhiễm môi trường và suy thoái nguồn tài nguyên trái ñất.

Như vậy, mối liên hệ giữa nghèo ñói và vấn ñề môi trường là như thế nào? Cần

phải hiểu rõ mối liên hệ này ñể ñưa ra chính sách thích hợp kết hợp ñể quản lý môi trường và giảm nghèo. Nếu như trước ñây người ta cho rằng người nghèo là nguyên nhân gây ra suy thoái tài nguyên và môi trường, thì chính sách hạn chế người nghèo nhập cư vào các ñô thị ñược xem là ñúng ñắn. Nhưng bây giờ, khi ñã xác ñịnh rằng chính ý thức kém về bảo vệ tài nguyên và môi trường của giới nhà giàu, khá giả nơi ñô thị mới là nguyên nhân sâu xa làm suy thoái tài nguyên và ô nhiễm môi trường thì cần phải có chính sách khác, hợp lý hơn ñể giải quyết vấn ñề. Abstract

There is an assumption that poverty is the cause to environmental and resource degradation, and even, it is the causes leading directly to enviromental problems. However, some research have given adversed results. It is the consumption by the urban rich and the distribution system of products and production to serve this group that lies in the mid of the connection line between urban growth and environmental degradation. Actually, it is the poor with their low income, low consumption and low waste disposal that contribute little to environmental and resource degradation. Thus, what is the relationship between poverty and environemtal problems like? It is essential to understand this relationship to have appropriate policies to combine environmental management and poverty reduction. Before, people used to think that the poor are the cause to environmental problems and consequently, the policy to restrict the poor immigration was considered correct. Nowadays, once it is clear that it is the limited awareness to save resources by the urban rich that is the underlying cause to environmental problems, different solutions are needed to solve the problems.

Page 54: Ky Yeu Ngay Ctxh The Gioi 2007 (Phan 1)

54/68

Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ Latin chứa ñến ¾ dân số ñô thị của thế giới và là nơi có các siêu ñô thị phát triển nhanh nhất và lớn nhất. ðến năm 2000, khoảng 2/5 dân số châu Á và châu Phi và ¾ dân số châu Mỹ Latin sống trong khu vực ñô thị. Tuy nhiên, quá trình ñô thị hoá mạnh mẽ cũng gắn liền với sự gia tăng áp lực của thành phần dân số nghèo ñói tại các khu vực này lên môi trường tự nhiên và xã hội. Số liệu từ năm 1992 của Tổ chức y tế thế giới ñã cho thấy hơn 600 triệu cư dân ñô thị là nghèo và phải sống trong những khu nhà tạm bợ, chật chội không ñảm bảo vệ sinh do thiếu nước sạch, hệ thống thoát nước, hệ thống thu gom rác dẫn ñến những vấn ñề vệ sinh môi trường ảnh hưởng ñến sức khỏe. Bên cạnh ñó, người nghèo cũng khó tiếp cận ñược các dịch vụ y tế hoặc cũng không thể trang trãi các chi phí y tế; khó tiếp cận hệ thống giao thông công cộng; con em họ không thể ñến trường do chi phí học hành cao và cũng do sự thiếu quan tâm và thiếu ý thức của người nghèo không ñủ thời gian dành cho con cái vì phải lao ñộng mưu sinh vất vả (thời gian làm việc trong ngày của người nghèo dài hơn); ñiều kiện làm việc thường nguy hiểm hơn.

Người nghèo cũng dễ sống trong môi trường có nhiều bạo lực xã hội và dễ có khuynh hướng phạm tội. Người nghèo cũng chịu nhiều rủi ro thiên tai hơn như lũ lụt vì họ thường sống tại các khu vực ven sông hay trên triền núi hay những khu vực nguy hiểm khác. Tuy nhiên, mức ñộ của những vấn ñề môi trường và xã hội này khác nhau giữa các quốc gia và khu vực. Bản chất của nghèo ñô thị

Trước ñây, sự ñánh giá tình trạng nghèo thường dựa trên mức thu nhập. Tuy vậy, sự ñánh giá này ñã bỏ qua các chỉ số quan trọng liên quan ñến vệ sinh môi trường, sức khỏe, giáo dục và các chỉ số khác liên quan ñến chất luợng cuộc sống. Sự ñánh giá tình trạng nghèo dựa trên mức thu nhập cũng ñược cho là không chính xác khi mà chi phí sinh hoạt trong các ñô thị thường cao. Như thế, sự nghèo ñô thị ñược khắc họa qua các chỉ số cơ bản sau ñây:

1. Thu nhập không ñủ: dẫn ñến sự thiếu thốn các nhu cầu cơ bản, quan trọng nhất

là thực phẩm; tình trạng nợ nần và sự trả nợ sẽ làm giảm một phần thu nhập ñể trang trãi các nhu cầu cơ bản.

2. Cơ sở tài sản không ổn ñịnh, rủi ro và thiếu thốn: tài sản ở ñây vừa là vật chất

và phi-vật chất (trình ñộ học vấn). Những tài sản này có vai trò khác nhau ñể ñảm bảo chất lượng sống, ví dụ có tài sản giúp tạo ra và duy trì thu nhập, có tài sản giúp người ta vượt qua khủng hoảng hay ñể giải quyết vấn ñề sức khỏe.

3. Chỗ ở thiếu thốn: nhà ở chất lượng kém, chật chội và không an toàn. 4. Thiếu sự cung cấp các dịch vụ cơ sở hạ tầng: hệ thống nước sạch, thu gom rác,

thoát nước, ñường sá, … 5. Thiếu các dịch vụ cơ bản: học hành, chăm sóc y tế, giao thông công cộng, dịch

vụ khẩn cấp, thông tin liên lạc, …

Page 55: Ky Yeu Ngay Ctxh The Gioi 2007 (Phan 1)

55/68

6. Không có sự ñảm bảo (bảo hiểm) về sức khoẻ, về những nhu cầu cơ bản nhất khi mà người nghèo không thể tự trang trãi.

7. Không ñược sự bảo vệ của pháp luật và không ñược phát huy những quyền cơ

bản như quyền công dân, quyền ñược bảo vệ khỏi những vấn ñề bạo lực, an toàn, sức khoẻ, ô nhiễm môi trường, phân biệt ñối xử, bạo hành, bóc lột, …

8. Không có tiếng nói trong xã hội: không ñược công nhận trong xã hội; không

ñựợc ñối xử công bằng; không tiếp cận các chương trình trợ giúp của chính phủ hay các tổ chức xã hội, …

Những tiêu chí vừa nêu trên dù khó có thể ñịnh lượng nhưng là những tiêu chí

quan trọng cần ñược cân nhắc. Trên thực tế, những tiêu chí này ñã ñược Ngân hàng thế giới và các tổ chức khác của Liên Hiệp Quốc chấp nhận (2002). Những tiêu chí này cũng giúp chúng ta nhìn thấy ñược những vấn ñề môi trường liên quan ñến người nghèo ñô thị. Trên thực tế, ñã có nhiều những cải thiện thành công về môi trường sống ñối với người nghèo thông qua những thay ñổi các dịch vụ xã hội và thể chế hơn là tăng thu nhập cho người nghèo.

Mối liên hệ giữa nghèo và suy thoái môi trường ñô thị Có 4 loại suy thoái môi trường liên quan ñến phát triển ñô thị:

1. Sự lãng phí hay sử dụng quá mức tài nguyên không thể tái sinh ñược (non-renewable resources) qua việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Tuy nhiên, có ít liên hệ giữa nghèo và vấn ñề suy thoái tài nguyên này. ða số người nghèo sống trong những nhà tạm bợ mà ở ñó họ sử dụng những vật liệu cũ, ñã qua sử dụng, hay nói cách khác họ ñang tái sử dụng tài nguyên và sản phẩm mà ñiều này lại rất cần thiết trong bảo vệ môi trường và tài nguyên. Người nghèo ít xây dựng những ngôi nhà to hao tốn nhiều vật liệu, trái lại, những ngôi nhà nhỏ của họ tiêu thụ năng lượng ít hơn rất nhiều.

Người nghèo cũng thường sử dụng phương tiện giao thông công cộng nhiều hơn do có ít tiền, do ñó mức tiêu thụ nhiên liệu ñầu người cũng thấp. Bên cạnh ñó, do nhiều người nghèo vẫn không ñược kết nối hệ thống ñiện năng quốc gia, mức tiêu thụ năng lượng của họ vì thế cũng thấp hơn!!

2. Người nghèo cũng tiêu thụ ít tài nguyên có thể tái sinh (renewable resources) hơn như nước sạch, ñất và rừng. Cũng giống như ñối với ñiện năng, người nghèo ít tiếp cận nước sạch hơn những người khá giả (dù ñó không phải là sự lựa chọn của họ!). Người nghèo cũng sử dụng ít diện tích ñất. Ví dụ tại thành phố Nairobi ở châu Phi, diện tích ñất của khu “ổ chuột” dành cho người nghèo chứa hơn nửa dân số thành phố, lại chỉ chiếm không tới 6% diện tích ñất dân cư của thành phố. Diện tích ñất nông nghiệp bị mất ñi cũng có nguyên nhân xuất phát từ việc xây dựng các khu nhà khang trang phục vụ người khá giả trong ñô thị, các công trình xây dựng công nghiệp, các cơ sở hạ tầng, ñường xá…hơn là những công trình dành cho người nghèo thu nhập thấp.

Page 56: Ky Yeu Ngay Ctxh The Gioi 2007 (Phan 1)

56/68

3. Một vấn ñề môi trường ñô thị nữa ñó là sự tạo ra rác thải hữu cơ có thể phân hủy (biodegradable waste) quá nhiều vượt khả năng tự làm sạch của các hệ sinh thái tự nhiên, làm cho các hệ thống môi trường ñất, nước…bị ô nhiễm. Rác hữu cơ này thường bị thải bừa bãi trên những khu ñất trống, sông, suối…gây ô nhiễm và mất mỹ quan hoặc nếu có chôn lấp thì cũng không hợp vệ sinh. Tuy nhiên, tỉ lệ tạo ra rác ñối với người nghèo thấp hơn nhiều so với người có thu nhập cao với mức tiêu dùng cao hơn. Ngược lại, người nghèo lại ñóng vai trò quan trọng, dưới nhãn quan sinh thái, trong việc bảo vệ môi trường và tài nguyên. Họ tái sử dụng rác thải, tái chế rác ñã qua sử dụng, ñi thu gom (mua ve chai) rác có thể tái chế và ñem ñến các xưởng tái chế rác, hay tái sử dụng rác hữu cơ làm phân sinh học. ðó là những hành ñộng thân thiện với môi trường!

4. Vấn ñề môi trường ñô thị cuối cùng là sự tạo ra chất thải (rắn, lỏng, khí) không

thể phân hủy sinh học (non-biodegradable waste/emission) như thuốc trừ sâu, khí nhà kính, hóa chất gây thủng tầng ôzone... ðây là vấn ñề mang tính toàn cầu cao. Và trong vấn ñề này, sự ñóng góp của người nghèo chiếm tỉ lệ nhỏ trên phương diện sử dụng nhiên liệu, hay sản xuất và tiêu dùng, trực tiếp hay gián tiếp.

Tác ñộng của sự suy thoái môi trường và tài nguyên ñối với người nghèo và Mục tiêu phát tri ển thiên niên kỹ (MTPTTNK)

Năm 2000, 189 quốc gia trên thế giới ñã thống nhất thông qua 8 Mục tiêu phát triển thiên niên kỹ (Millenium Development Goals) trong cuộc Họp thượng ñỉnh thiên niên kỹ. Các MTPTTNK này bao gồm các chỉ số cơ bản nhất ñể phát triển con người và bảo vệ tài nguyên môi trường. Thời hạn thực hiện các MTTNK cũng không ñặt ra rất xa vời mà là những năm 2015 hay 2020 tùy mục tiêu cụ thể. Tuy nhiên, việc ñạt ñược các MTPTTNK, nhất là những mục tiêu tưởng chừng như không liên quan ñến môi trường như về giáo dục, giảm nghèo, bình ñẳng giới, sức khỏe … lại bị giới hạn bởi tình trạng suy thóai tài nguyên và môi trường (trừ mục tiêu số 8 liên quan ñến hợp tác quốc tế và vấn ñề quản lý hệ thống).

Mục tiêu phát triển thiên niên kỹ

Ví dụ minh họa tác ñộng của sự suy thoái tài nguyên và môi trường ñối với MTPTTNK

Mục tiêu 1: Xóa ñói giảm nghèo.

Mục tiêu này, với những chiến lược về an ninh lương thực và phát triển sinh kế, thường phụ thuộc vào một hệ sinh thái bền vững và những sản phẩm và dịch vụ ña dạng của nó. Một môi trường và tài nguyên suy thoái sẽ không thể ñảm bảo ñược những yếu tố này.

Mục tiêu 2: Cung cấp một trình ñộ giáo dục cơ bản toàn cầu.

Thời gian trẻ em phải ñi kiếm nước sạch, kiểm củi hay ñi thu nhặt bao nylon sẽ hạn chế thời gian các em dành cho học tập hay ñến trường.

Mục tiêu 3: Thúc ñẩy bình ñẳng giới và trao quyền cho phụ nữ.

So với nam giới, phụ nữ nghèo thường phải ở nhà làm việc nội trợ, sức khỏe dễ bị tác ñộng do khói bếp từ nhiên liệu như than, củi; họ phải ñi kiếm nước và nhiên liệu ñể nấu ăn, họ vẫn phải làm nhiều

Page 57: Ky Yeu Ngay Ctxh The Gioi 2007 (Phan 1)

57/68

việc ñồng áng và tiếp cận môi trường ñất và nước bị ô nhiễm trong khi ít ñược tham gia tiếp cận các nguồn tài nguyên sạch.

Mục tiêu 4: Giảm tỉ lệ tử vong của trẻ sơ sinh.

Hiện nay, các bệnh ñường ruột liên quan ñến việc sử dụng nguồn nước ô nhiễm như tiêu chảy, dịch tả … ñang giết chết khoảng 3 triệu người/năm, trong ñó chủ yếu là trẻ dưới 5 tuổi.

Mục tiêu 5: Cải thiện sức khỏe sinh sản.

Phụ nữ vẫn thường tiếp xúc với nguồn nước ô nhiễm trong sinh hoạt, hay ô nhiễm không khí do khói bếp …, nhất là ở khu vực nông thôn, ñiều này sẽ dẫn ñến những tác hại liên quan ñến sức khỏe sinh sản của phụ nữ và những vấn ñề khác trong quá trình mang thai.

Mục tiêu 6: Chiến ñấu chống lại những căn bệnh nguy hiểm.

Hầu hết các bệnh nguy hiểm liên quan ñến ô nhiễm môi trường như ung thư, bệnh phổi, ñường ruột … Các bệnh tim mạch phần nào cũng là hậu quả của tình trạng stress do môi trường sống gây nên.

Mục tiêu 7: ðảm bảo sự bền vững về môi trường.

Với những diễn biến về chất lượng môi trường như hiện nay, việc ñảm bảo sự ñạt ñược mục tiêu này vẫn còn rất xa vời.

Kết nối hoạt ñộng bảo vệ tài nguyên môi trường và vấn ñề giảm nghèo

ðứng trước mối liên hệ gắn kết giữa bảo vệ tài nguyên môi trường và vấn ñề phát triển con người, nhất là người nghèo, cần thiết phải xây dựng các hoạt ñộng, các giải pháp cho môi trường mà qua ñó chất lượng cuộc sống của người nghèo sẽ ñược biến ñổi theo. Dưới ñây là các giải pháp gợi ý và những tác ñộng về kinh tế, xã hội và sức khỏe … ñối với người nghèo.

Hoạt ñộng môi trường Tác ñộng trực tiếp Tác ñộng gián tiếp

Cải thiện việc cung cấp nước sạch và dịch vụ vệ sinh.

Có thể giảm các bệnh truyền nhiễm và ký sinh qua ñường nước; giảm tử vong cho trẻ sơ sinh.

Giảm chi phí y tế; Tăng thu nhập do có thời gian lao ñộng nhiều hơn (thay vì bi bệnh tật hay phải chăm sóc người thân ñau bệnh). Dinh dưỡng tốt hơn (ít mất ñi chất bổ dưỡng do một số bệnh như tiêu chảy, giun sán ... Ít mất thời gian và sức khỏe trong việc ñi kiếm nước sạch. Giảm chi phí mua nước giá cao.

Page 58: Ky Yeu Ngay Ctxh The Gioi 2007 (Phan 1)

58/68

Hỗ trợ người nghèo mua nhà chất lượng tốt, rộng rãi hơn.

Giảm ô nhiễm không khí trong nhà. Giảm nguy cơ do thiên tai khi người nghèo ở trong các khu vực nguy hiểm. Giảm các tai nạn xảy ra do nhà chất lượng kém.

Giảm nguy cơ mất tài sản do phải sống trong nhà chật chội và nguy cơ hỏa hoạn hay thiên tai cao. Không gian sống thoáng sẽ giúp trẻ em và người lớn phát triển về thể chất, tinh thần và ñời sống xã hội.

Cải thiện hệ thống thoát nước.

Giảm ngập lụt, do ñó tránh ñược các bệnh truyền do không vệ sinh môi trường, ñảm bảo sức khỏe.

Giảm nguy cơ mất nhà và tài sản khi bị ngập nước.

Không cho phép người nghèo cư trú tại những khu vực nguy hiểm, ñộc hại.

Giảm các tác ñộng do sống trong những khu ñất ñã bị ô nhiễm, ñộc hại ảnh hưởng ñến sức khỏe.

Các khu vực nguy hiểm hay ñộc hại sẽ ñược qui hoạch làm công viên, khu tự nhiên, khu tái tạo nước ngầm hay làm những khu bảo vệ ñô thị khỏi ngập lụt.

Khuyến khích dùng nhiên liệu sạch hơn.

Giảm ô nhiễm trong nhà dẫn ñến sức khỏe tốt hơn.

Giảm ô nhiễm không khí ñô thị.

Cải thiện hệ thống quản lý rác thải.

Giảm rác tại nơi công cộng. Giảm các nguy cơ bệnh truyền qua ñộng vật trong môi trường bãi rác. Giảm sự san lấp các ñiểm thoát nước do quá nhiều rác.

Tiết kiệm thời gian và công sức ñối với các hộ dân không tiếp cận hệ thống thu gom. Tạo cơ hội việc làm cho người nghèo nếu hệ thống thu gom, tái chế, làm phân vi sinh (compost) ñược xây dựng.

Hỗ trợ cộng ñồng giữ gìn môi trường ñịa phương.

Nếu cộng ñồng tham gia tốt, có thể giảm những vấn ñề môi trường ngay trong cộng ñồng, nhất là khu vực dân cư nghèo.

Tạo việc làm và thu nhập tối thiểu giúp xóa ñói. Giảm ñược mặc cảm xã hội vì tình trạng khu vực sinh sống.

Hỗ trợ công tác qui hoạch có sự tham gia nhiều hơn.

Người nghèo nói lên nhu cầu về vấn ñề môi trường và yêu cầu giải pháp từ chính quyền.

Người nghèo sẽ có tiếng nói nhiều hơn trong những lãnh vực xã hội khác.

Cải thiện giao thông công cộng.

Cung cấp hệ thống giao thông giá rẽ, chất lượng và an toàn cho người

Giảm ô nhiễm không khí. Giảm những trở ngại khi sống ở ngoại vi thành

Page 59: Ky Yeu Ngay Ctxh The Gioi 2007 (Phan 1)

59/68

nghèo. Tiếp cận các dịch vụ xã hội dễ dàng hơn.

phố. Giảm giá nhà ở trong thành phố.

Vấn ñề môi trường nhưng cần giải pháp về quản lý-chính tr ị

Gọi là vấn ñề “môi trường” nhưng chính xác hơn ñây là những vấn ñề của “kinh tế” và “chính trị” ñã tác ñộng lên nhóm người nghèo trong ñô thị. Trong hầu hết các thành phố, vấn ñề thiếu nước sạch không phải hoàn toàn do tài nguyên nước khan hiếm nhưng do chính quyền thành phố ñã không xem vấn ñề cấp nước sạch cho người nghèo là ưu tiên hàng ñầu. Sự cấp nước sạch sẽ kéo theo hệ thống quản lý, bảo trì ñòi hỏi một khoản chi phí làm cho các nhà quản lý ñô thị ngần ngại và không ñặt lên ưu tiên hàng ñầu nếu so với các quyết ñịnh kinh tế khác ñem lại nguồn thu cho thành phố, dù ñôi khi lượng nước sạch cung cấp cho khu vực dân nghèo không nhiều bằng lượng nước thất thoát trong hệ thống cấp nước của thành phố. Trong bối cảnh hiện nay khi mà sự phát triển ñô thị quá mức và sự khan hiếm của tài nguyên nước, nhất là trong mùa khô, lại càng cản trở những quyết ñịnh xây dựng và nâng cấp mạng lưới nước sạch cho khu vực người nghèo sống xa trung tâm.

Sự yếu kém trong quản lý là nguyên nhân của tất cả những vấn ñề môi trường-

yếu kém trong kiểm soát ô nhiễm công nghiệp, tạo ra môi trường sống trong sạch và tiện nghi cho cư dân, qui hoạch sử dụng ñất ñể tạo ñủ vốn ñất cho người nghèo, và tránh sự phát triển ñô thị thái quá...ðiều này thường ñược giải thích là do sự yếu kém của nền kinh tế quốc gia.

Những vấn ñề môi trường hiện nay tại các nước ñang phát triển ñã xảy ra cách

ñây hàng thế kỹ tại các nước châu Au và Bắc Mỹ, ñặc biệt trong việc xây dựng hệ thống dịch vụ cơ bản cho người dân. Ý thức ñuợc vấn ñề cung cấp ñầy ñủ dịch vụ cơ bản như nước sạch, hệ thống quản lý rác thải, nhà ở, vệ sinh môi trường... cho người dân phải là ñiều kiện tiên quyết ñối với các nhà quản lý ñô thị trước khi nói ñến những vấn ñề phức tạp hơn như giải quyết ô nhiễm môi trường hay bảo vệ tài nguyên.

Giải quyết những vấn ñề môi trường cần những nhà quản lý ñô thị dân chủ, sáng tạo, làm việc hiệu quả, và nhất là một cơ chế quốc gia ñể dựa vào ñó họ có thể hoạt ñộng. Một cơ chế như thế không chỉ tập trung giải quyết những vấn ñề môi trường mà còn giảm những tác ñộng, chi phí môi trường ñến người dân và các hệ sinh thái chung quanh. Các tổ chức quốc tế ngày nay thường hỗ trợ các chính phủ và chính quyền ñịa phương thông qua các hoạt ñộng nâng cao năng lực thay vì trực tiếp can thiệp vào quản lý hay giải quyết vấn ñề. Kết luận

Người nghèo, dù phần nào có gây ra những vấn ñề ô nhiễm chung quanh môi trường sống của họ, vẫn là nạn nhân của sự quản lý xã hội yếu kém dẫn ñến những vấn ñề ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ảnh hưởng ñến sức khỏe và chất lượng sống của họ. Xa hơn, chất lượng sống nghèo nàn của người nghèo như là kết quả của tình trạng ô nhiễm và suy thoái tài nguyên ñã làm cản trở sự phát triển chung của xã hội trên toàn cầu, thể hiện qua những trở ngại ma ta thấy trước trong quá trình thực hiện các

Page 60: Ky Yeu Ngay Ctxh The Gioi 2007 (Phan 1)

60/68

MTPTTNK của Liên Hiệp Quốc mà nguyên nhân chủ yếu cũng là do tình trạng môi trường xuống cấp nghiêm trọng. Ngược lại, những hoạt ñộng sinh hoạt thường ngày hay những hoạt ñộng mưu sinh của họ cho thấy họ không gây ra nhiều áp lực lên tài nguyên và môi trường, mà trái lại, họ có nhiều hành ñộng “thân thiện” với môi trường hơn là tầng lớp người thu nhập cao. Một khi ñã có một cơ chế hoạt ñộng, các chương trình bảo vệ môi trường của chính phủ sẽ không chỉ tạo ra môi trường sống chất lượng hơn cho người nghèo mà còn tạo cho họ nhiều cơ hội tăng thêm thu nhập cho cuộc sống./. Tài liệu tham khảo [1] The links between poverty and the environment in urban areas of Africa, Asia and

Latin America by David Satterthwaite. 2003. [2] Linking poverty reduction and environmental management: policies challenges

and opportunities. Report by DFID, World Bank, UNDP and EC. 2002.

Page 61: Ky Yeu Ngay Ctxh The Gioi 2007 (Phan 1)

61/68

Page 62: Ky Yeu Ngay Ctxh The Gioi 2007 (Phan 1)

62/68

Page 63: Ky Yeu Ngay Ctxh The Gioi 2007 (Phan 1)

63/68

Page 64: Ky Yeu Ngay Ctxh The Gioi 2007 (Phan 1)

64/68

Page 65: Ky Yeu Ngay Ctxh The Gioi 2007 (Phan 1)

65/68

Page 66: Ky Yeu Ngay Ctxh The Gioi 2007 (Phan 1)

66/68

Page 67: Ky Yeu Ngay Ctxh The Gioi 2007 (Phan 1)

67/68

Page 68: Ky Yeu Ngay Ctxh The Gioi 2007 (Phan 1)

68/68