kỹ năng nhóm

419
ĐẠI HC KHOA HC TNHIÊN TP.HCM KHOA TOÁN TIN HC VÕ ANH KHOA ĐẶNG PHƯỚC NHT NGUYN THANH HOÀI VŨ TRẦN MINH KHƯƠNG – MAI THANH NHẬT TRƯỜNG DƯƠNG HOÀNG BÍCH THUẬN NGÔ THANH HÀ TRN HNG TÀI TRN THHÙNG CM NANG KNĂNG SƯ PHẠM

Upload: khoa-vo

Post on 03-Jan-2016

123 views

Category:

Documents


2 download

DESCRIPTION

Working in group

TRANSCRIPT

Page 1: Kỹ Năng Nhóm

ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN TP.HCM

KHOA TOÁN – TIN HỌC

VÕ ANH KHOA – ĐẶNG PHƯỚC NHẬT – NGUYỄN THANH HOÀI

VŨ TRẦN MINH KHƯƠNG – MAI THANH NHẬT TRƯỜNG – DƯƠNG HOÀNG BÍCH THUẬN

NGÔ THANH HÀ – TRẦN HỒNG TÀI – TRẦN THẾ HÙNG

CẨM NANG

KỸ NĂNG

SƯ PHẠM

Page 2: Kỹ Năng Nhóm

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

“CẨM NANG KỸ NĂNG SƯ PHẠM” là tập tài liệu được nhóm MATH.COM tổng

hợp trong suốt quá trình học “KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM” dựa trên một số tài liệu

tìm được và thực hiện đúng theo những yêu cầu cần thiết của môn học đề ra với mục đích

giới thiệu tổng quan, sơ lược về một số kỹ năng cần thiết định hướng phù hợp với ngành

Sư Phạm. Với cấu trúc có sẵn, chúng tôi chia tập tài liệu này làm 2 phần, cụ thể như sau :

- PHẦN 1 : Tóm tắt một số hoạt động của nhóm khi tổng hợp nên tập tài liệu này.

- PHẦN 2 : Ở phần này, chúng tôi chia làm 7 chương phụ thuộc vào 3 kỹ năng mà

chúng tôi sẽ đề ra trong “BẢNG DỰ ÁN” là : KỸ NĂNG TRÌNH BÀY; KỸ

NĂNG ỨNG DỤNG TIN HỌC; KỸ NĂNG ỨNG XỬ SƯ PHẠM.

CHƯƠNG 1 : Thiết lập kế hoạch và lập danh sách.

CHƯƠNG 2 : Latex và một số phần mềm soạn thảo văn bản.

CHƯƠNG 3 : Matlab và một số công cụ tính toán.

CHƯƠNG 4 : Power Point và một số phần mềm trình chiếu.

CHƯƠNG 5 : Kỹ năng soạn giáo án.

CHƯƠNG 6 : Kỹ năng giao tiếp.

CHƯƠNG 7 : Kỹ năng tìm việc làm.

Chúng tôi hy vọng sau khi tham khảo tập tài liệu này, bạn đọc có thể biết thêm nhiều

thông tin cần thiết cho công tác giảng dạy của mình. Chúng các bạn thành công.

Mọi chi tiết xin gửi về địa chỉ :

[email protected]

“LÀM HẾT SỨC, CHƠI HẾT MÌNH

KỸ NĂNG LÀ CHÍNH”

Ngày 11 tháng 11 năm 2011

MATH.COM

Page 3: Kỹ Năng Nhóm

Trang 2

MỤC LỤC

PHẦN 1 :

- Thu hoạch nhóm ............................................................................................ 4

- Võ Anh Khoa ................................................................................................ 14

- Vũ Trần Minh Khương ................................................................................. 42

- Nguyễn Thanh Hoài ...................................................................................... 75

- Trần Thế Hùng............................................................................................. 110

- Mai Thanh Nhật Trường .............................................................................. 140

- Ngô Thanh Hà ............................................................................................. 175

- Dương Hoàng Bích Thuận ........................................................................... 206

- Trần Hồng Tài ............................................................................................. 243

- Đặng Phước Nhật ......................................................................................... 271

PHẦN 2 :

- CHƯƠNG 1 :

THIẾT LẬP KẾ HOẠCH VÀ LẬP DANH SÁCH ...................................... 304

- CHƯƠNG 2 :

LATEX VÀ MỘT SỐ PHẦN MỀM SOẠN THẢO VĂN BẢN .................. 307

- CHƯƠNG 3 :

MATLAB VÀ MỘT SỐ CÔNG CỤ TÍNH TOÁN ...................................... 327

- CHƯƠNG 4 :

POWER POINT VÀ MỘT SỐ PHẦN MỀM TRÌNH CHIẾU ..................... 371

- CHƯƠNG 5 :

KỸ NĂNG SOẠN GIÁO ÁN ...................................................................... 386

- CHƯƠNG 6 :

KỸ NĂNG GIAO TIẾP ............................................................................... 397

- CHƯƠNG 7 :

Page 4: Kỹ Năng Nhóm

Trang 3

KỸ NĂNG TÌM VIỆC LÀM ....................................................................... 405

- TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 416

- BẢN KẾ HOẠCH NHÓM ........................................................................... 417

Page 5: Kỹ Năng Nhóm

Trang 4

PHẦN 1

THU HOẠCH NHÓM

“Kỹ năng làm việc nhóm” là môn học đã giúp nhóm tiếp cận được với cách làm việc theo

nhóm thực sự, cũng như là cách viết CV – một kỹ năng không thể thiếu để gây ấn tượng

với các nhà tuyển dụng khi xin việc. Tuy vậy, khi tiếp xúc với những điều mới thì sự lúng

túng, bỡ ngỡ là điều không tránh khỏi, và khi làm quen với môn “Kỹ năng làm việc nhóm”

thì không phải là ngoại lệ. Khi lần đầu lắng nghe thầy Đặng Đức Trọng nói về yêu cầu

của môn học thì nhóm em cùng các thành viên nhóm Math.Com hầu như chưa hình dung

được sẽ làm gì và học gì trong môn “Kỹ năng làm việc nhóm”, nhưng trải qua gần mười

tuần thì đã tiếp thu được những kỹ năng vô cùng cần thiết, không chỉ là để hoàn thành

môn học mà còn để chuẩn bị cho cuộc sống cũng như công việc trong tương lai.

Theo yêu cầu của môn học, mỗi nhóm phải làm việc một cách khoa học, có kế hoạch và

được tổ chức một cách nghiêm chỉnh. Vì lẽ đó mà cách làm việc như thời phổ thông đã

hoàn toàn không phù hợp, nếu không muốn nói là có hại. Do những yêu cầu của môn học

như vậy, nhóm em đã bắt đầu bằng việc bầu ra 3 vị trí quan trọng trong nhóm đó là nhóm

trưởng, thư kí và thủ quỹ. Trong 3 vị trí này, nhóm trưởng là người có vai trò cao nhất

trong nhóm, người chịu trách nhiệm về phương hướng hoạt động cũng như các kế hoạch

triển khai của nhóm. Thư kí là vị trí trợ giúp chính cho nhóm trưởng trong công việc,

nhiệm vụ của thư kí là ghi lại các yêu cầu của thầy trên lớp cũng như các ý kiến của các

thành viên trong các buổi họp nhóm để thuận tiện cho công việc sau này. Sơ lược về các

thành viên trong nhóm như sau : Võ Anh Khoa (Nhóm Trưởng), Vũ Trần Minh Khương

(Nhóm Phó), Nguyễn Thanh Hoài (Thư Ký), Đặng Phước Nhật, Trần Hồng Tài, Mai

Thanh Nhật Trường, Trần Thế Hùng, Ngô Thanh Hà, Dương Hoàng Bích Thuận.

Công việc đầu tiên là nhóm cần có một cái tên rõ ràng, dễ nhớ, do tất cả các thành viên

trong nhóm đều đang học khoa Toán – Tin học trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên, và

cùng khóa 2010 nên cả nhóm đã thống nhất với nhau cái tên MATH.COM, ban đầu nghe

có vẻ giống như tên miền một trang web toán học nào đó, thật ra đó là tên tiếng Anh viết

Page 6: Kỹ Năng Nhóm

Trang 5

tắt của khoa : Mathematics and Computer Sciences. Công việc tiếp theo đó là nhóm cần

có một email riêng để thành viên có thể trao đổi các vấn đề xoay quanh và bảng quy định

đảm bảo các thành viên không lơ là đối với môn “Kỹ năng làm việc nhóm” này. Qua

thống nhất với nhau trong nhóm, email [email protected] đã được bạn Đặng

Phước Nhật thành lập và thông báo rõ đến các thành viên khác trong nhóm.

Sau đó, nhóm đã thiết lập được một nội quy chung cho cả nhóm, từ nội quy trong tiết học

trên lớp, nội quy trong quá trình học nhóm (trực tiếp) đến nội quy của các công việc được

giao về nhà, đảm bảo năng suất làm việc của nhóm được ổn định, ngoài ra còn đề ra các

mục tiêu riêng đối với nhóm. Nhóm đã nhận thức rõ nội quy là một yếu tố cần thiết cho

bất kì một tổ chức nào, cho dù đó là một nhóm làm việc chỉ có chín người đi nữa. Nó

giúp cho các thành viên trong nhóm ý thức tốt hơn về vai trò của bản thân đối với nhóm,

đồng thời tạo sự chuyên nghiệp trong cách làm việc. Từ đó, hiệu quả công việc sẽ được

nâng cao hơn, các thành viên dễ dàng làm việc với nhau hơn.

Tiếp theo là công việc chọn đề tài, đây cũng là phần quan trọng nhất của môn học và

cũng là của nhóm em. Bởi vì đề tài sẽ là điều quyết định cho định hướng của nhóm trong

toàn dự án. Nếu chọn đề tài quá khó, các thành viên sẽ không có đủ thời gian và công sức

để hoàn thành dự án kịp theo tiến độ do trong nhóm có nhiều bạn học lớp cử nhân tài

năng nên bài vở rất nhiều. Mặt khác nếu chọn đề tài quá dễ, có thể dẫn đến chuyện các

thành viên trong nhóm sẽ lơ là, chủ quan không tập trung vào công việc, khi đó cho dù là

đề tài dễ thì cũng khó có thể hoàn thành được với kết quả tốt nhất. Việc thảo luận chọn đề

tài bắt đầu từ buổi họp nhóm đầu tiên, các thành viên trong nhóm đưa ra ý kiến của mình

về đề tài của nhóm. Sau nhiều tranh cãi thì ban đầu nhóm đã chọn ra đề tài “Sư phạm”.

Nhưng sau đó, nhận thấy sự khó khăn của đề tài do đòi hỏi rất nhiều kiến thức chuyên

ngành mà không phải thành viên trong nhóm nào cũng có thể nắm được cũng như nhờ sự

tư vấn của thầy Đặng Đức Trọng thì nhóm đã quyết định đổi thành đề tài “Các kỹ năng

trong sư phạm”. Đây là một đề tài bao gồm các kỹ năng cần thiết cho việc giảng dạy, vì

thế nó rất bổ ích cho các thành viên sau này theo chuyên nghành sư phạm. Nhóm sẽ bắt

đầu đưa ra các công việc chính để từng thành viên trong nhóm phụ trách, chắc chắn đầu

tiên là THIẾT LẬP KẾ HOẠCH VÀ LẬP DANH SÁCH, đây là bước đầu tiên đã nói

Page 7: Kỹ Năng Nhóm

Trang 6

đến ở trên. Nhóm bắt đầu đặt các câu hỏi để có thể tìm ra các công việc tiếp theo, nếu bạn

là giáo viên, giảng viên, khi bạn ra một đề thi hay một đề kiểm tra thì bạn sẽ sử dụng

chương trình soạn thảo nào? Thế là công việc LATEX VÀ MỘT SỐ PHẦN MỀM

SOẠN THẢO VĂN BẢN ra đời, nhóm nhất trí xoay quanh các phần mềm : LATEX,

LYX, OPENOFFICE, LIBREOFFICE, POLYEDIT LITE; nhưng chỉ ở các khía cạnh

nhỏ sơ lược của các phần mềm này, không đi sâu; tức là giới thiệu, đưa ra các tính năng

cơ bản, kèm hình minh họa và link download và thành viên phụ trách là Võ Anh Khoa;

Nguyễn Thanh Hoài dự định sẽ làm từ tuần 3 đến tuần 5. Câu hỏi tiếp theo được nhóm

đưa ra đó là khi dạy môn hình học ở phổ thông hay môn giải tích 3 mà nhóm đang học thì

bạn sẽ sử dụng chương trình gì? Đó là MATLAB, MICROSOFT MATHEMATICS,

MAXIMA và một chương trình trực tuyến khá hay đó là WOLFRAM ALPHA, cả nhóm

thống nhất đặt tên cho công việc này là MATLAB VÀ MỘT SỐ CÔNG CỤ TÍNH

TOÁN, bởi vì MATLAB sẽ được đi sâu hơn các phần mềm trong công việc này, do hiện

tại cả nhóm cũng đang học về MATLAB; các thành viên phụ trách công việc này là : Võ

Anh Khoa, Đặng Phước Nhật, Vũ Trần Minh Khương, Trần Hồng Tài, Trần Thế Hùng,

Mai Thanh Nhật Trường, Dương Hoàng Bích Thuận dự định sẽ làm từ tuần 6 đến tuần 10.

Tiếp đến, khi một giáo viên hay một giảng viên giảng bài, ngoài việc cầm phấn viết bảng,

hiện nay đã có các phần mềm hỗ trợ thêm trong việc giảng dạy, đó là POWER POINT

khá quen thuộc với tất cả mọi người và LECTURE MAKER, với tên công việc là

POWER POINT VÀ MỘT SỐ PHẦN MỀM TRÌNH CHIẾU, các thành viên tham gia là

Vũ Trần Minh Khương, Trần Hồng Tài, Trần Thế Hùng, Mai Thanh Nhật Trường, Ngô

Thanh Hà dự định sẽ làm từ tuần 2 đến tuần 5. Nhằm hỗ trợ thêm cho công việc LATEX

VÀ MỘT SỐ PHẦN MỀM SOẠN THẢO VĂN BẢN, nhóm đã bổ sung thêm một công

việc khá quan trọng, đó là KỸ NĂNG SOẠN GIÁO ÁN, các thành viên tham gia là

Nguyễn Thanh Hoài và Ngô Thành Hà, dự định sẽ làm từ tuần 5 đến tuần 7. Làm việc

trong môi trường sư phạm, ắt hẳn việc giao tiếp là rất quan trọng, vậy làm thế nào để giao

tiếp tốt trong sư phạm? Nhóm sẽ giới thiệu ở phần KỸ NĂNG GIAO TIẾP, hướng dẫn

chọn trang phục phù hợp đối với một giáo viên, giảng viên, hay các cách giao tiếp giữa

thầy và trò, giữa thầy và phụ huynh...; các thành viên tham gia công việc này là Đặng

Page 8: Kỹ Năng Nhóm

Trang 7

Phước Nhật, Nguyễn Thanh Hoài, Dương Hoàng Bích Thuận, Ngô Thanh Hà, dự định sẽ

làm từ tuần 5 đến tuần 10. Cuối cùng, KỸ NĂNG TÌM VIỆC LÀM được bạn Võ Anh

Khoa khởi xướng và cũng chính bạn Võ Anh Khoa trực tiếp làm công việc này, vấn đề

được đặt ra là khi là một sinh viên thậm chí là một sinh viên vừa ra trường cũng 90%

nghĩ đến phải đi dạy thêm, làm gia sư tại gia hay gia sư cho một trung tâm nào đó, như

vậy cần phải biết rõ trung tâm đó là trung tâm gì, cần phải có gì để xin việc làm ngoài cái

hồ sơ xin việc làm? Ở công việc này sẽ liệt kê các trung tâm trong phạm vi Thành phố Hồ

Chí Minh và một bản CV mẫu để người đọc có thêm tham khảo, cần biết cách viết một

bản CV là thế nào. Như vậy, nhóm đã phác thảo sơ lược được một bản kế hoạch các công

việc chính dựa theo khuôn của file mà thầy Đặng Đức Trọng gửi cho.

Như đã nói, viết báo cáo là công việc lần đầu tiên tiếp xúc đối với hầu hết các thành viên

gặp không ít khó khăn và lúng túng. Sau bốn lần chỉnh sửa thì nhóm đã thống nhất bảng

báo cáo cá nhân bao gồm các phần: Báo cáo chung, báo cáo chi tiết. Trong báo cáo chi

tiết gồm có: Vấn đề, kết quả, nhận xét đánh giá. Sau mỗi tuần thì mỗi thành viên đều phải

viết báo cáo cá nhân dựa trên mẫu báo cáo của nhóm. Từ đó, thầy sẽ theo dõi các công

việc của mỗi thành viên thông qua bảng báo cáo đó. Qua gần mười tuần học thì nhóm đã

có các bảng báo cáo cá nhân theo từng tuần tương ứng với các công việc của mình. Càng

về sau, công việc càng nhiều, không chỉ của cá nhân mà còn của nhóm nữa, khi đó bản

báo cáo cá nhân hàng tuần giúp các thành viên trong nhóm có một cái nhìn vừa tổng quát

vừa chi tiết về công việc mình đã làm trong tuần đó, phối hợp với các bạn trong nhóm

như thế nào, tiến hành công việc và kết quả ra sao, cũng như theo dõi được tiến độ của

các công việc mà thời gian thực hiện trải dài ra nhiều tuần. Từ đó nhóm đã bớt đi sự lúng

túng trong công việc khi có quá nhiều phần việc phải hoàn tất. Viết báo cáo cá nhân thực

sự đã làm nhóm vững vàng hơn trong quá trình làm việc, qua đó tích lũy được kinh

nghiệm để đi làm sau này.

Nội dung cuốn tiểu luận được hoàn thành là thành quả khích lệ đối với nhóm nói chung

và mỗi thành viên trong nhóm nói riêng, tuy vẫn còn nhiều lỗi cần sửa nhưng cuốn tiểu

luận này tượng trưng cho tinh thần vừa học vừa làm việc của nhóm, hi vọng nó sẽ giúp

ích đối với một số người khi chập chững bước vào môi trường sư phạm.

Page 9: Kỹ Năng Nhóm

Trang 8

Trong quá trình làm việc, nhóm đã có một số khó khăn cơ bản như sau : trước khi học

môn này không ai trong nhóm biết viết báo cáo cá nhân và cả bản CV, không ai biết các

bước lập kế hoạch là gì do chưa bao giờ làm một công việc gì đó theo nhóm, các thành

viên trong nhóm không học chung một lớp nên giờ giấc họp nhóm có khó khăn và eo hẹp.

Ngoài ra, việc học nhiều môn trong học kì này cũng là trở ngại chính đối với môn Kỹ

Năng Làm Việc Nhóm này. Và một số thuận lợi của nhóm là : tất cả các thành viên trong

nhóm đều thực hiện nghiêm túc công việc được giao, chỉ có một trường hợp nghỉ có lí do

của bạn Ngô Thanh Hà, kết quả các công việc dự định đều hoàn thành trước dự định hoặc

đúng dự định. Thông qua đó, mọi thành viên giờ đã biết viết báo cáo theo 5W-1H, làm

được một bản CV hoàn chỉnh dựa theo khuôn của thầy Đặng Đức Trọng.

Ngoài ra, nhóm đã biết được thêm các bước để lập dãy mục đích, cụ thể như sau : bắt đầu

đứng tại công việc hiện tại, đặt câu hỏi tại sao ta phải thực hiện công việc đó, nên trả lời

câu hỏi bằng một công việc hay một nhu cầu nào đó trong cuộc sống, sau đó tiếp tục lặp

lại bước hai cho câu trả lời trên, làm như vậy tối thiểu năm lần thì ta sẽ có được dãy mục

đích và mục tiêu trung tâm.

Sau đây, nhóm sẽ trình bày các kỹ năng nào mà các thành viên trong nhóm học được và

cảm thấy thiếu cái nào, trích từ các bản thu hoạch cá nhân của các bạn.

Võ Anh Khoa :

Như vậy, qua 10 tuần viết báo cáo cá nhân kèm với các công việc chính, viết CV của

môn KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM này, em đã học thêm được một số điều, cụ thể như

sau : cách viết một bản CV nhỏ với các nội dung thông tin cá nhân, quá trình học vấn, về

trình độ anh văn, về trình độ tin học văn phòng, về các bản dự án, bản tiểu luận đã làm,

các giải thưởng đã đạt được có liên quan đến công việc cần xin hiện tại, sở thích kèm với

các hoạt động nhân đạo, từ thiện. Cách viết một báo cáo cá nhân cũng khá quan trọng cho

bất kì công việc nào sau này, liệt kê ra các công việc đã làm tuần trước, trong từng công

việc đó, cụ thể mình đã làm cái gì, phải ghi đủ các tiêu chí 5W-1H (when, where, why,

who, what, how) để làm sáng tỏ mọi thứ, từ đó có thể nhìn nhận rõ vấn đề, mình thiếu sót

gì trong tuần này, đạt được bao nhiêu phần trăm công việc trong tuần này và phải ghi rõ ở

phần NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ, sau cùng là các công việc dự định cho tuần sau. Em

Page 10: Kỹ Năng Nhóm

Trang 9

hi vọng sau này kỹ năng viết báo cáo của mình sẽ tăng, có thể viết một báo cáo cá nhân

hoàn chỉnh. Xét về mặt nội dung, cuốn tiểu luận này cũng giúp em rất nhiều cho hành

trang sau này của mình, bởi dự định chính của em sẽ là một giáo viên hoặc cao hơn là

giảng viên thì các hành trang kiến thức có được trong cuốn tiểu luận này là rất quan trọng

đối với em, nó có thể giúp em bớt bỡ ngỡ hơn khi bước vào môi trường sư phạm, biết

được mình phải làm gì khi đi xin việc làm.

Vũ Trần Minh Khương :

Cảm nghĩ của em sau khi học xong môn Kỹ năng làm việc nhóm đó là “Kỹ năng

làm việc nhóm” là môn học đã giúp em lần đầu tiên tiếp xúc với cách học tập theo nhóm,

cách làm việc theo thời gian biểu, cách viết CV, đồng thời còn rèn luyện cho em thói

quen viết một “Báo cáo cá nhân” sau mỗi công việc, cách tổ chức và xây dựng một nhóm.

Môn học đã cung cấp cho em cũng như các bạn sinh viên khác rất nhiều các kỹ năng để

làm việc tốt hơn sau khi ra trường. Khi lần đầu lắng nghe thầy Đặng Đức Trọng nói về

yêu cầu của môn học thì em cùng các thành viên nhóm Math.Com hầu như chưa hình

dung được sẽ làm gì và học gì trong môn “Kỹ năng làm việc nhóm”, nhưng trải qua gần

mười tuần thì đã tiếp thu được những kỹ năng vô cùng cần thiết.

Nguyễn Thanh Hoài :

Qua các công việc em đã làm và sau gần mười tuần cùng nhóm Math.com tham gia học

môn Kỹ năng làm việc nhóm thì em nhận ra mình có các khuyết điểm như sau :

1. Chưa làm chủ được thời gian cho từng công việc cụ thể (có những công việc hoàn

thành sớm hơn dự tính, còn có những việc đã làm vượt chỉ tiêu về thời gian).

2. Kỹ năng ghi chép công việc chưa đạt hiệu quả cao, cụ thể là nhiều thứ quan trọng

mà không ghi lại để các bạn tìm hiểu.

3. Một số công việc được giao nhưng không hoàn thành tốt như : in ấn.

4. Phối hợp với các bạn trong cùng một công việc chưa tốt (có lúc 2 người cùng làm

cùng một việc đơn giản)

Trần Thế Hùng :

Page 11: Kỹ Năng Nhóm

Trang 10

Qua các công việc em đã làm và sau gần mười tuần cùng nhóm Math.com tham

gia học môn Kỹ năng làm việc nhóm thì em nhận ra mình có các khuyết điểm như sau :

Tinh thần làm việc chưa được năng nổ do phải học quá nhiều môn trong học kỳ

này

Khả năng trình bày vấn đề trong các báo cáo của em vẫn còn chưa đúng ý, câu văn

lủng củng

Khả năng giao tiếp được cải thiện nhưng vẩn còn khá e dè khi nói trước đám đông

Khả năng xử lý tình huống chưa cao, cụ thể là trong các tuần đầu tiên, em cùng

các bạn trong nhóm xử lý những thay đổi trong đề tài và báo cáo cá nhân còn khá

chậm.

Sau cùng em rất biết ơn thầy Trọng, sau môn học này, khả năng tìm kiếm việc làm cũng

như viết CV của em tăng lên. Đồng thời giúp em tự tin hơn trong công việc cũng như khi

đi xin việc và khả năng hoạt động tập thể vốn giúp ít cho công việc rất nhiều .

Đặng Phước Nhật :

Trong môn học này, em đã gặp một số khó khăn: trước khi học môn kỹ năng này không

ai trong nhóm biết viết báo cáo cá nhân và CV, nên em còn nhiều lúng túng ghi viết báo

cáo và CV, không có bạn nắm vững việc lập kế hoạch nên em không phối hợp tốt với các

bạn. Tuy vậy, em cũng có một số ưu điểm: nghiêm túc về mặt thời gian, luôn có mặt

đúng giờ và đầy đủ trong các buổi họp nhóm, hiệu quả công việc cao, hoàn thành công

việc đúng hạn dù không phải là hoàn hảo.

Sau một thời gian học môn “Kỹ năng làm việc nhóm”, em đã thu nhận được nhiều kinh

nghiệm và kiến thức: em đã biết viết báo cáo theo 5W-1H, đây là một cách kiểm soát

công việc rất khoa học, đã viết được một CV hoàn chỉnh theo hướng dẫn của giáo viên.

Em thấy đây là một môn học rất hữu ích, không chỉ cho công tác học tập, nghiên cứu

trong nhà trường mà còn cả trong công việc và cuộc sống sau này nữa.

Mai Thanh Nhật Trường :

Page 12: Kỹ Năng Nhóm

Trang 11

Qua môn học này, em tự nhận thấy còn thiếu rất nhiều kỹ năng khi làm việc nhóm. Đầu

tiên là em vẫn còn ôm đồm nhiều công việc, không biết cách phân công hợp lý cho các

bạn cùng đảm nhiệm phần việc đó. Điều này đã được khắc phục sau khi em nhận được ý

kiến từ các bạn, cũng như là sự trợ giúp phân công rất hợp lý từ bạn nhóm trưởng. Thêm

nữa, em vẫn chưa thuyết trình tốt trước đám đông, còn nói vấp. Và trong môn học này

các bạn đã tạo điều kiện cho em thuyết trình trước lớp nhiều lần, và khả năng thuyết trình

trước đám đông của em đã có nhiều cải thiện. Tuy vậy, trong quá trình làm việc em đã

đảm bảo đúng tiến độ các phần việc được giao, nộp các bản báo cáo đúng thời gian nhóm

đưa ra.

Môn học đã kết thúc nhưng những gì em thu nhận được là rất hữu ích cho công việc sau

này. Đó là những kỹ năng viết báo cáo cá nhân, viết CV, lập kế hoạch trên một trang giấy,

tổ chức công việc,… cũng như khả năng thuyết trình trước đám đông của em đã được cải

thiện. Sau này những kỹ năng mà em đã tích lũy được từ môn học sẽ giúp em thành công

hơn trong công việc và trong cuộc sống.

Ngô Thanh Hà :

Tới đây em được biết được sự quan trọng khi hoạt động nhóm, khi làm việc nhóm

mình rất thuận lợi khi thực hiện những công việc, khi gặp phải những khó khăn

không biết cách giải quyết.

- Viết CV: bản thân em chưa một lần viết CV và cũng không hiểu

được tầm quan trọng của CV là gì. Sau khi thầy hướng dẫn các viết

CV trên lớp, em đã về nhà và tìm hiểu thêm trên mạng. Trong buổi

họp nhóm, mọi người trong nhóm đã đưa ra những công việc mà

mình muốn xin tuyển dụng và những nội dung cho CV. Sau đó mỗi

thành viên đã về viết một bản CV cho mình rồi gửi lên mail chung.

Em đã viết cho mình một CV và đã gửi lên mail nhóm.

- Viết bài thu hoạch: đây cũng là một công việc mới đối với bản thân

em. Mặc dù thầy đã hướng dẫn cụ thể trên lớp nhưng khi bắt tay vào

công việc thì có biết bao câu hỏi đặt ra. Em đã không biết viết một

Page 13: Kỹ Năng Nhóm

Trang 12

bài thu hoạch thế nào cho hoàn chỉnh và đúng với yêu cầu của thầy.

Nhưng nhờ vào nhóm tham khảo và bàn luận với các thành viên

khác em đã hoàn thành cho mình một bài thu hoạch như thế này.

Vậy là từ bây giờ, em đã có thể viết cho mình một bài thu hoạch

trong bất kì công việc nào hay khi làm việc chung với bất kì nhóm

nào.

Qua các công việc em đã làm và sau gần mười tuần cùng nhóm Math.com tham gia học

môn Kỹ năng làm việc nhóm thì em nhận ra mình có các khuyết điểm như sau :

- Tinh thần làm việc chưa cao, còn ỷ lại ở một số thành viên.

- Sắp xếp công việc chưa hiệu quả nên đã vắng mặt trong buổi họp

nhóm.

- Cách trình bày nội dung các bài soạn chưa đạt yêu cầu, khỏngõ ràng.

- Khả năng thuyết trình chưa tốt, đã không thuyết trình thử trước

nhóm để các bạn góp ý.

- Tiếp nhận các vấn đề mới chưa cao, hay lúng túng và phải nhờ các

bạn.

Dương Hoàng Bích Thuận :

Khó khăn:

Trước khi học môn kỹ năng này không ai trong biết viết báo cáo cá nhân. Không ai biết

viết CV. Không ai biết lập kế hoạch. Ít người từng làm công việc theo một nhóm.

Ưu điểm:

Tất cả thành viên tham dự công việc rất nghiêm túc. Chỉ có một trường hợp nghỉ có lí do.

Mỗi lần họp nhóm đều đạt hiệu quả công việc cao (trên 90%). Công việc trong lúc họp

nhóm thường là phân chia công việc, thảo luận các báo cáo cá nhân, CV…

Kết quả:

Page 14: Kỹ Năng Nhóm

Trang 13

Mọi thành viên giờ đã biết viết báo cáo theo 5W-1H. Tất cả các thành viên đều đã viết

được một CV hoàn chỉnh theo hướng dẫn của giáo viên. Trong lúc họp nhóm, cả nhóm đã

lập được một bản kế hoạch theo hướng dẫn của thầy (12 bước). Tuy khó khăn rất nhiều

như qua các tiết học với sự giúp đỡ của giáo viên chúng em đã giải quyết được.

Trần Hồng Tài :

Qua các công việc tôi đã làm và sau gần mười tuần cùng nhóm Math.com tham gia học

môn Kỹ năng làm việc nhóm thì tôi nhận ra mình có các khuyết điểm như sau: Tinh thần

làm việc chưa cao, còn ỷ lại ở một số thành viên, sắp xếp công việc chưa hiệu quả, cách

trình bày nội dung các bài soạn chưa đạt yêu cầu, không rõ ràng, khả năng thuyết trình

chưa tốt, đã không thuyết trình thử trước nhóm để các bạn góp ý, tiếp nhận các vấn đề

mới chưa cao, hay lúng túng và phải nhờ các bạn. Nhưng cũng nhờ vậy mà các khuyết

điểm đó của tôi cũng đã được sửa chữa, từ đó tôi cảm thấy mình có tiến bộ hơn về các kỹ

năng trong cuộc sống. Qua các công việc đã làm ở môn học này cũng như ở dự án “Kỹ

năng sư phạm” đã đem lại cho tôi nhiều kinh nghiệm làm việc nhóm cũng như phân chia

công việc sao cho hiệu quả, để sau này có thể áp dụng các kiến thức cũng như kỹ năng

thu nhận được vào thực tế cuộc sống.

Page 15: Kỹ Năng Nhóm

Trang 14

VÕ ANH KHOA

BÁO CÁO CÁ NHÂN

MATH.COM

Họ và Tên : Võ Anh Khoa

Tuần : 2

________________________________________________________________________

CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM TUẦN NÀY

1. Họp nhóm chọn đề tài, phân chia công việc (Thứ 6, 10h-12h30, dãy C).

2. Họp nhóm lập kế hoạch và báo cáo cá nhân (thứ 2, 13h-15h30, dãy C).

BÁO CÁO CHI TIẾT

I. VẤN ĐỀ

1. Họp nhóm chọn đề tài, phân chia công việc (Thứ 6, 10h-12g30, dãy C).

- Số người : 9/9

- Hoàn thành bản dự án mẫu cho nhóm.

- Thiết lập được khuôn của bản báo cáo cá nhân chung cho tất cả thành viên.

2. Họp nhóm lập kế hoạch và báo cáo cá nhân (thứ 2, 13h-15h30, dãy C).

- Số người : 9/9

- Hoàn thành bản dự án mẫu cho nhóm.

- Thiết lập được khuôn của bản báo cáo cá nhân chung cho tất cả thành viên.

II. KẾT QUẢ

1. Họp nhóm chọn đề tài và phân chia công việc (Thứ 6, 10h-12g30, dãy C).

- Số người: 9/9.

- Chọn đề tài cho dự án: Sư Phạm.

- Phân chia công việc(bản dự án và công việc từng người đính kèm ở trang sau).

Chọn đề tài Sư Phạm vì bất cứ sinh viên khi học ngành Toán-tin nếu

không tìm được việc thì đều có thể đi dạy (dạy thêm).

Phân công công việc cho mọi người rất quan trọng vì đây là môn kĩ

năng

Kết quả:

Page 16: Kỹ Năng Nhóm

Trang 15

Đã có được bản kế hoạch cho dự án

Tên dự án: Sư Phạm.

Trưởng dự án: Võ Anh Khoa.

Thời gian bắt đầu: 23/9/2011.

Thời gian kết thúc: 27/11/2011.

Đã phân chia công việc cho tất cả mọi người (có đính kèm công việc chi

tiết cho từng người ở mặt sau).

Công việc được phân chia theo từng tuần.

Phù hợp với từng mục đích của nhóm.

2. Họp nhóm lập kế hoạch và báo cáo cá nhân (thứ 2, 13h-15h30, dãy C)

- Số người : 9/9

- Hoàn thành bản dự án mẫu cho nhóm.

- Thiết lập được khuôn của bản báo cáo cá nhân chung cho tất cả thành viên.

Kết quả 3:

Đã có file bản kế hoạch cho dự án.

o Đã in bản kế hoạch thành văn bản

o Mỗi bạn trong nhóm giữ một bản để tiện việc theo dõi tiến độ

o Chuẩn bị cho công việc tuần tiếp theo.

Đã có được bản báo cáo cá nhân mẫu. (kèm theo ở trang sau)

o Bản báo cáo mẫu được giao cho mọi người viết theo từng tuần.

o Viết để nộp cho thầy.

o Để báo cáo cho thầy biết công việc cụ thể bản thân trong tuần.

o Nhằm đạt điểm cao cho môn học.

III. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ

1. Chọn đề tài, phân chia công việc (Thứ 6, 10h-12g30, dãy C).

- 100% thành viên trong nhóm tán thành đề tài “Sư phạm”.

- Mẫu báo cáo cá nhân được mọi người xây dựng, đóng góp.

- Tất cả đều hài lòng với mẫu báo cáo của nhóm.

2. Lập kế hoạch và báo cáo cá nhân (thứ 2, 13h-15h30, dãy C).

A) Lập kế hoạch

- Bản kế hoạch nêu khá chi tiết công việc của từng người theo từng tuần.

- Nêu được những mục tiêu chính cho dự án.

- Nêu được những lợi ích mỗi người có được sau khi hoàn thành môn học.

B) Báo cáo cá nhân (thứ 2, 13h-15h30, dãy C).

- Báo cáo cá nhân tuy được mọi người chấp thuận nhưng bản thân thấy còn

nhiều thiếu sót:

Page 17: Kỹ Năng Nhóm

Trang 16

Chưa nêu rõ chi tiết thành quả của công việc.

Chưa nêu được mục tiêu cho từng công việc cụ thể trong tuần.

Khắc phục :

Sẽ thuyết trình trước lớp bản báo cáo để nhận được sự góp ý từ thầy và các

bạn.

_____________________________________________________________________________________

CÔNG VIỆC DỰ ĐỊNH LÀM TUẦN TỚI

- Tìm hiểu về LibreOffice, OpenOffice,PolyEdit Lite.

Page 18: Kỹ Năng Nhóm

Trang 17

BÁO CÁO CÁ NHÂN

MATH.COM

Họ và Tên : Võ Anh Khoa

Tuần : 3

________________________________________________________________________

CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM TUẦN NÀY

1. Tìm hiểu về LibreOffice, OpenOffice (Thứ 7, 20h-22h, ở nhà)

2. Họp nhóm (Thứ 2, 13h-15h30, dãy C)

3. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C)

BÁO CÁO CHI TIẾT

I. VẤN ĐỀ

1. Tìm hiểu về LibreOffice, OpenOffice (Thứ 7, 20h-22h, ở nhà)

- Tìm kiếm từ google.

- Tìm giới thiệu của phần mềm.

- Tìm link download của phần mềm.

- Tìm ưu điểm của phần mềm.

2. Họp nhóm (Thứ 2, 13h-15h30, dãy C)

- Số người : 9/9

- Biểu quyết về việc chuyển đề tài cho dự án

- Thảo luận về báo cáo cá nhân

3. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C)

- Số người : 9/9

- Thảo luận về thời gian biểu cá nhân

II. KẾT QUẢ

1. Tìm hiểu về LibreOffice, OpenOffice (Thứ 7, 20h-22h, ở nhà)

- Tìm kiếm từ google.

- Tìm giới thiệu của phần mềm.

- Tìm link download của phần mềm.

- Tìm ưu điểm của phần mềm.

Đây là các bước sơ lược cho việc giới thiệu một phần mềm nào đó.

Giúp người đọc dễ hiểu.

Page 19: Kỹ Năng Nhóm

Trang 18

- Phát hiện thêm phần mềm PolyEdit Lite.

2. Họp nhóm (Thứ 2, 13h-15h30, dãy C )

- Số người : 9/9

- Thay đổi đề tài của dự án

Dự án mới: Kỹ năng trong Sư phạm

Được sự nhất trí của tất cả các thành viên trong nhóm

Kết quả:

Hầu hết các đề tài được giữ nguyên như cũ

Bỏ đi các đề tài: Đại số tuyến tính, Giải tích cơ sở

Các đề tài được giữ lại đều tập trung vào kỹ năng trong ngành sư phạm

- Thảo luận về báo cáo cá nhân

Sửa báo cáo cá nhân:

Đã thảo luận cùng 8 bạn còn lại trong nhóm

Đã hình dung được cách viết một bài báo cáo cá nhân như thầy nói: Có

5W-1H

Thảo luận cùng mọi người để viết thử báo cáo

3. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C )

- Thảo luận về thời gian biểu cá nhân

Hoài có đưa ra bảng thời gian biểu cá nhân

Mọi người tham gia đóng góp ý kiến, sửa lại

Quyết định lấy bản báo cáo của Hoài

Đưa lên thuyết trình cho buối thứ 6 để thầy sửa lại

III. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ

1. Tìm hiểu về LibreOffice, OpenOffice (Thứ 7, 20h-22h, ở nhà)

- Đã tìm được tất cả những thứ cần tìm.

- Hoàn thành 100% công việc.

2. Họp nhóm (Thứ 2, 13h-15h30, dãy C )

- Nhóm có mặt đầy đủ các thành viên

- Mọi người tham gia đóng góp ý kiến tích cực

- Không có nhiều ý kiến trái ngược nhau trong việc sửa Dự án (dự án cũ không

khả thi do kiến thức vẫn còn hạn chế).

- Các thành viên đều nhất trí với dự án mới.

- Sửa Dự án không gặp nhiều khó khăn

- Phải sửa cho kịp tiến độ học nên nhóm hơi lúng túng

- Khắc phục: họp nhóm vào tuần tới nhằm đề ra những kế hoạch cụ thể hơn cho

dự án mới

3. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C )

- Nhóm có mặt đầy đủ các thành viên

- Nhóm đã sửa được bản thời gian biểu của bạn Hoài một cách phù hợp hơn

Page 20: Kỹ Năng Nhóm

Trang 19

- Có một bạn viết bài

- Khắc phục: Nhóm trưởng cần yêu cầu các bạn còn lại viết để có thêm nhiều

bản thời gian biểu và nộp lại cho thầy

_____________________________________________________________________________________

CÔNG VIỆC DỰ ĐỊNH LÀM TUẦN TỚI

- Tìm hiểu về PolyEdit Lite.

Page 21: Kỹ Năng Nhóm

Trang 20

BÁO CÁO CÁ NHÂN

MATH.COM

Họ và Tên : Võ Anh Khoa

Tuần : 4

________________________________________________________________________

CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM TUẦN NÀY

1. Tìm hiểu về PolyEdit Lite (Thứ 7, 20h-21h, ở nhà)

2. Viết thử CV (Chủ nhật, 21h-23h, ở nhà)

3. Họp nhóm sửa dự án và báo cáo cá nhân (Thứ 2, 13h – 15h, tại dãy C, ).

4. Họp nhóm thảo luận thời gian biểu cá nhân (Thứ 5, 14h30 – 15h30, dãy C ).

BÁO CÁO CHI TIẾT

I. VẤN ĐỀ

1. Tìm hiểu về PolyEdit Lite (Thứ 7, 20h-21h, ở nhà)

- Tìm giới thiệu của phần mềm.

- Tìm các ưu điểm riêng của phần mềm.

- Tìm trên google.

2. Viết thử CV (Chủ nhật, 21h-23h, ở nhà)

- Viết về thông tin cá nhân.

- Viết về trình độ học vấn.

- Viết về các giải thưởng cá nhân đã đạt được.

3. Họp nhóm sửa dự án và báo cáo cá nhân (Thứ 2, 13h – 15h, tại dãy C, ).

- Số người : 9/9

- Sửa dự án:

o Do trong dự án trước có những kiến thức chuyên môn mà nhóm còn hạn

chế.

o Thầy Đặng Đức Trọng yêu cầu nhóm nên đổi dự án để dễ làm việc

chung với nhau hơn.

o Dễ học hơn.

o Có kết quả học tập tốt.

o Củng cố thêm nhiều kỹ năng hơn.

- Sửa báo cáo cá nhân.

Page 22: Kỹ Năng Nhóm

Trang 21

o Do thầy Đặng Đức Trọng yêu cầu mọi thành viên trong nhóm đều phải

biết viết báo cáo cá nhân.

o Đã sang tuần thứ 3 mà các bạn trong lớp thấy khó khăn khi viết báo cáo

cá nhân.

o Do các bạn trong lớp nói chung và trong nhóm nói riêng chưa viết báo

cáo cá nhân bao giờ.

4. Họp nhóm thảo luận thời gian biểu cá nhân (Thứ 5, 14h30 – 15h30, dãy C ).

- Số người : 9/9

- Sửa thời gian biểu:

o Do thầy Đặng Đức Trọng yêu cầu mỗi nhóm phải có một thời gian biểu

cá nhân.

o Để thầy theo dõi lịch học môn Kỹ năng làm việc nhóm của các bạn khi

ở trường cũng như ở nhà.

o Để thầy chỉnh sửa cho mỗi thời gian biểu sao cho sắp xếp có tính khoa

học hơn.

II. KẾT QUẢ

1. Tìm hiểu về PolyEdit Lite (Thứ 7, 20h-21h, ở nhà)

- Tìm giới thiệu của phần mềm.

- Tìm các ưu điểm riêng của phần mềm.

- Tìm trên google.

2. Viết thử CV (Chủ nhật, 21h-23h, ở nhà)

- Viết về thông tin cá nhân.

- Viết về trình độ học vấn.

- Viết về các giải thưởng cá nhân đã đạt được.

CV là thứ cần học trong môn học này

CV là một phần quan trọng trong bản xin việc làm.

3. Họp nhóm sửa dự án và báo cáo cá nhân (Thứ 2, 13h – 15h, tại dãy C, ).

- Số người : 9/9

- Kết quả 1:

o Sửa dự án:

Đã sửa được dự án

Dự án mới: Kỹ năng trong sư phạm.

Được sự nhất trí của tất cả các thành viên trong nhóm.

Hầu hết các đề tài được giữ nguyên như cũ.

Bỏ đi các đề tài: Giải tích cơ sở; Đại số tuyến tính.

Các thành viên không phải làm đề tài Giải tích cơ sở và Đại số tuyến

tính.

Page 23: Kỹ Năng Nhóm

Trang 22

Vì các đề tài trên đã được bỏ đi.

Có bản kèm theo.

- Kết quả 2:

o Sửa báo cáo cá nhân:

Đã hình dung được cách viết một bài báo cáo cá nhân như yêu cầu

của thầy Đặng Đức Trọng: 5W-1H

Thảo luận cùng mọi người để viết thử báo cáo cá nhân.

4. Họp nhóm thảo luận thời gian biểu cá nhân (Thứ 5, 14h30 – 15h30, dãy C ).

- Số người : 9/9

Hoài đã đưa ra bảng thời gian biểu cá nhân tuần trước, tuần này tiếp

tục hoàn thiện;

Mọi người tham gia đóng góp ý kiến nhằm hoàn thiện thời gian biểu

cá nhân.

Quyết định lấy bảng thời gian biểu của Hoài để nộp thầy sửa vào thứ

sáu.

III. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ

1. Tìm hiểu về PolyEdit Lite (Thứ 7, 20h-21h, ở nhà)

- Hoàn thành 100% công việc.

- Tiến hành tổng hợp nội dung lại.

2. Viết thử CV (Chủ nhật, 21h-23h, ở nhà)

- Đã có một bản CV cho cá nhân.

3. Họp nhóm sửa dự án và báo cáo cá nhân (Thứ 2, 13h – 15h, tại dãy C, ).

- Ưu điểm:

ii. Nhóm đi đầy đủ.

iii. Mọi người tích cực tham gia đóng góp ý kiến.

iv. Sửa dự án không gặp nhiều khó khăn.

- Khuyết điểm:

v. Phải chỉnh sửa cho kịp tiến độ nên còn nhiều lung túng.

- Khắc phục: Dành nhiều thời gian để tìm hiểu về báo cáo cá nhân.

4. Họp nhóm thảo luận thời gian biểu cá nhân (Thứ 5, 14h30 – 15h30, dãy C ).

- Ưu điểm:

i. Đã biết cách xây dựng thời gian biểu.

_____________________________________________________________________________________

CÔNG VIỆC DỰ ĐỊNH LÀM TUẦN TỚI

- Tìm hiểu về LyX.

Page 24: Kỹ Năng Nhóm

Trang 23

BÁO CÁO CÁ NHÂN

MATH.COM

Họ và Tên : Võ Anh Khoa

Tuần : 5

________________________________________________________________________

CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM TUẦN NÀY

1. Tìm hiểu về các tính năng của LyX (Thứ 7, 20h-21h30, ở nhà)

2. Họp nhóm (Thứ 2, 13h-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

3. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

BÁO CÁO CHI TIẾT

I. VẤN ĐỀ

1. Tìm hiểu về các tính năng của LyX (Thứ 7, 20h-21h30, ở nhà)

- http://www.lyx.org/

- http://vi.wikipedia.org/wiki/LyX

2. Họp nhóm (Thứ 2, 13h-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

- Số người : 8/9

- Vắng : Thanh Hà

- Lập dãy mục đích

- Làm Power Point

3. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

- Số người : 9/9

- Thuyết trình thử. (Hồng Tài, Nhật Trường)

II. KẾT QUẢ

1. Tìm hiểu một số CV mẫu trên mạng (Thứ 7, 20h-21h30, ở nhà)

- http://www.lyx.org/

- http://vi.wikipedia.org/wiki/LyX

LyX là chương trình phù hợp với mục tiêu của công việc.

LyX là chương trình soạn thảo văn bản khoa học.

Kết quả 1:

Đã biết được các tính năng cơ bản của LyX để liệt kê vào tiểu luận.

2. Họp nhóm (Thứ 2, 13h-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

Page 25: Kỹ Năng Nhóm

Trang 24

- Số người : 8/9

- Vắng : Thanh Hà (họp cán bộ Đoàn)

Lý do vắng chính đáng.

Nhóm trưởng truyền đạt lại qua mạng các công việc đã làm ngày hôm

đó.

Tất cả thành viên phải nắm rõ các công việc.

Hoàn thành tốt công việc được giao.

Đạt điểm tốt môn học.

- Lập dãy mục đích

Thầy Đặng Đức Trọng yêu cầu.

Xác định mục tiêu trung tâm. (kèm theo ở trang sau)

Mục tiêu chính của dự án.

Để đề ra công việc chính của dự án.

Phân chia công việc cho mỗi người.

Đúng với mục tiêu cần đạt của môn học.

Kết quả 2.1:

Đã có một bảng PDF cho thầy xem.

- Làm Power Point (chỉnh Background)

Để bài trình chiếu đẹp mắt hơn.

Hấp dẫn người nghe thuyết trình.

Để mọi người chú ý lắng nghe.

Để có được nhiều nhận xét.

Để rút kinh nghiệm cho các công việc tiếp theo.

Kết quả 2.2:

Có một bài trình chiếu Power Point về “Power Point và một số phần mềm

trình chiếu”.

Có bảng in nộp thầy.

3. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

- Số người : 9/9

- Thuyết trình thử. (Hồng Tài, Nhật Trường)

Chuẩn bị để thuyết trình tốt cho thứ 6.

Kết quả 3:

Các bạn đã có sự tự tin cho buổi thuyết trình hôm sau.

Page 26: Kỹ Năng Nhóm

Trang 25

III. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ

1. Tìm hiểu một số CV mẫu trên mạng (Thứ 7, 20h-21h30, ở nhà)

- Hoàn thành 100% công việc.

2. Họp nhóm (Thứ 2, 13h-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

- Lập dãy mục đích.

Đủ nội dung cơ bản cho một dãy mục đích. (kèm theo ở trang sau)

- Làm Power Point (chỉnh Background)

Đã hài lòng với Background cho Power Point.

3. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

- Bạn Nhật Trường thuyết trình thử chưa lưu loát, trôi chảy.

Do chưa quen nói chuyện trước đám đông.

Khắc phục :

Nhóm sẽ tạo nhiều cơ hội cho bạn thuyết trình trước lớp.

_____________________________________________________________________________________

CÔNG VIỆC DỰ ĐỊNH LÀM TUẦN TỚI

- Tìm kiếm trên http://www.google.com.vn/ về các trung tâm luyện thi trên địa

bàn Tp.HCM.

Page 27: Kỹ Năng Nhóm

Trang 26

BÁO CÁO CÁ NHÂN

MATH.COM

Họ và Tên : Võ Anh Khoa

Tuần : 6

________________________________________________________________________

CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM TUẦN NÀY

1. Tìm hiểu các trung tâm luyện thi ở Tp.HCM (Thứ 7, 20h-22h30, ở nhà)

2. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

BÁO CÁO CHI TIẾT

I. VẤN ĐỀ

1. Tìm hiểu các trung tâm luyện thi ở Tp.HCM (Thứ 7, 20h-22h30, ở nhà)

- Tìm kiếm thông tin ở http://www.google.com.vn/

- http://thodia.vn/d/99-dia-diem-luyen-thi-dai-hoc-2011-tai-tphcm

2. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

- Số người : 9/9

- Tổng hợp tài liệu “Kỹ năng soạn giáo án”.

- Phân công công việc của “Matlab và một số công cụ tính toán”.

II. KẾT QUẢ

1. Tìm hiểu các trung tâm luyện thi ở Tp.HCM (Thứ 7, 20h-22h30, ở nhà)

- Tìm kiếm thông tin ở http://www.google.com.vn/

- http://thodia.vn/d/99-dia-diem-luyen-thi-dai-hoc-2011-tai-tphcm

Hỗ trợ tìm kiếm việc làm cho sinh viên.

Đây là việc đầu tiên hỗ trợ tiền sinh hoạt mà sinh viên cần nghĩ đến.

Kết quả 1:

Từ trang web ở trên đã tìm ra gần 90 trung tâm luyện thi ở Tp.HCM.

2. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

- Số người : 9/9

- Tổng hợp tài liệu “Kỹ năng soạn giáo án”.

- Phân công công việc của “Matlab và một số công cụ tính toán”.

Đốc thúc các bạn có liên quan đến 2 công việc trên.

Vì tuần sau phải thi nên cần đẩy nhanh tiến độ.

Page 28: Kỹ Năng Nhóm

Trang 27

Kết quả 2:

Nhóm đã tổng hợp được một file word nói về “Kỹ năng soạn giáo án”.

Đưa thông tin này vào bản tiểu luận.

Lên được kế hoạch làm việc của công việc “Matlab và một số công cụ tính

toán”.

III. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ

1. Tìm hiểu các trung tâm luyện thi ở Tp.HCM (Thứ 7, 20h-22h30, ở nhà)

- Hoàn thành 100% công việc.

2. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

- Hoàn thành 100% công việc của “Kỹ năng soạn giáo án”.

- Hoàn thành bước thiết lập kế hoạch của “Matlab và một số công cụ tính toán”.

Khắc phục :

Nhóm sẽ tạo nhiều cơ hội cho bạn thuyết trình trước lớp.

_____________________________________________________________________________________

CÔNG VIỆC DỰ ĐỊNH LÀM TUẦN TỚI

- Tuần tới là tuần thi giữa học kỳ nên cả nhóm quyết định dừng công việc của

môn Kỹ Năng Làm Việc Nhóm.

Page 29: Kỹ Năng Nhóm

Trang 28

BÁO CÁO CÁ NHÂN

MATH.COM

Họ và Tên : Võ Anh Khoa

Tuần : 8

________________________________________________________________________

CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM TUẦN NÀY

1. Microsoft Mathematics (Thứ 7, 20h-21h00, ở nhà)

2. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

BÁO CÁO CHI TIẾT

I. VẤN ĐỀ

1. Microsoft Mathematics (Thứ 7, 20h-21h00, ở nhà)

- Giới thiệu và nêu các đặc tính nổi bật của phần mềm.

- Tìm kiếm thông tin ở

http://anhkhoavo1210.wordpress.com/2011/08/12/microsoft-mathematics/

2. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

- Số người : 9/9

- Nộp phần Microsoft Mathematics cho Nhật Trường.

- Thảo luận thêm các phần mềm khác ngoài Matlab, Microsoft Mathematics,

Wolfram Alpha.

- Nhóm “Kỹ năng giao tiếp” thảo luận về “Trang Phục”.

II. KẾT QUẢ

1. Microsoft Mathematics (Thứ 7, 20h-21h00, ở nhà)

- Giới thiệu và nêu các đặc tính nổi bật của phần mềm.

- Tìm kiếm thông tin ở

http://anhkhoavo1210.wordpress.com/2011/08/12/microsoft-mathematics/

Phần mềm được đánh giá cao hiện nay.

Đây là phần mềm đáp ứng đủ các tính năng cần thiết đối với học sinh,

sinh viên.

Phần mềm cho phép tính toán được các bài toán cơ bản.

Nhanh hơn các phần mềm cồng kềnh khác khi làm một bài toán cơ bản.

Kết quả 1:

Page 30: Kỹ Năng Nhóm

Trang 29

Liệt kê được một số tính năng cơ bản của Microsoft Mathematics đáng để

tham khảo.

Có kèm theo link tải về và hình ảnh minh họa.

2. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

- Số người : 9/9

- Nộp phần Microsoft Mathematics cho Nhật Trường.

- Thảo luận thêm các phần mềm khác ngoài Matlab, Microsoft Mathematics,

Wolfram Alpha.

Phần mềm Maxima.

Bích Thuận làm công việc này.

- Nhóm “Kỹ năng giao tiếp” thảo luận về “Trang Phục”.

Đưa ra mục đích của “Trang Phục”.

Các đối tượng phù hợp với chủ đề.

Nội dung sơ lược về chủ đề.

Các đề xuất nhỏ trong chủ đề.

Kết quả 2:

Nhật Trường đã nhận được phần Microsoft Mathematics.

Tiến hành bổ sung thêm phần mềm Maxima vào công việc.

“Trang Phục” đã có thêm hình ảnh phục vụ cho nội dung.

III. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ

1. Microsoft Mathematics (Thứ 7, 20h-21h00, ở nhà)

- Hoàn thành 100% công việc giao cho Nhật Trường.

2. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

- Hoàn thành 80% công việc của “Matlab và một số công cụ tính toán”.

- Đã hoàn thành nội dung cơ bản của “Trang Phục”.

- Chủ đề “Giao tiếp trong sư phạm” dự định sẽ làm vào tuần tới.

Khắc phục :

Cần đẩy nhanh tiến độ của “Kỹ năng giao tiếp”.

Vì sắp đến hạn quy định của nhóm.

_____________________________________________________________________________________

CÔNG VIỆC DỰ ĐỊNH LÀM TUẦN TỚI

- Thảo luận về bản nháp Maxima của Bích Thuận.

- Chuẩn bị tổng kết cuốn tiểu luận của nhóm.

Page 31: Kỹ Năng Nhóm

Trang 30

BÁO CÁO CÁ NHÂN

MATH.COM

Họ và Tên : Võ Anh Khoa

Tuần : 9

________________________________________________________________________

CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM TUẦN NÀY

1. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

BÁO CÁO CHI TIẾT

I. VẤN ĐỀ

1. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

- Số người : 9/9

- Matlab và một số công cụ tính toán :

Bích Thuận nộp phần Maxima cho Nhật Trường.

Tổng hợp lại các phần đã làm trong công việc.

- Nhóm “Kỹ năng giao tiếp” thảo luận về “Giao tiếp trong sư phạm”.

II. KẾT QUẢ

1. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

- Số người : 9/9

- Matlab và một số công cụ tính toán :

Bích Thuận nộp phần Maxima cho Nhật Trường.

Tổng hợp lại các phần đã làm trong công việc.

Matlab

Microsoft Mathematics

Maxima

Wolfram Alpha

- Nhóm “Kỹ năng giao tiếp” thảo luận về “Giao tiếp trong sư phạm”.

Đây là vấn đề cần thiết cho mọi người không chỉ riêng sư phạm.

Nâng cao khả năng giao tiếp trong môi trường sư phạm.

Giúp nâng cao năng lực bản thân.

Tạo mối quan hệ tốt trong xã hội.

Kết quả 1:

Page 32: Kỹ Năng Nhóm

Trang 31

Hoàn thành nội dung cơ bản của công việc “Matlab và một số công cụ tính

toán”.

Hoàn thành “Trang Phục” và đưa ra các tiểu mục cho “Giao tiếp trong sư

phạm”.

Định nghĩa.

Quá trình giao tiếp.

Mục đích.

Vai trò.

Nguyên tắc.

III. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ

5. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

- Hoàn thành 100% công việc của “Matlab và một số công cụ tính toán”.

- Hoàn thành 50% công việc của “Giao tiếp trong sư phạm”.

Khắc phục :

Quy định là tuần sau phải kết thúc công việc “Kỹ năng giao tiếp”.

_____________________________________________________________________________________

CÔNG VIỆC DỰ ĐỊNH LÀM TUẦN TỚI

- Tổng kết cuốn tiểu luận.

Thiết kế bìa.

Tìm thêm các hình ảnh minh họa cho các phần của công việc chính.

Đánh số lại các tiểu mục.

Điều chỉnh font chữ phù hợp.

Lập mục lục.

Trang tài liệu tham khảo.

- Gửi Thanh Hoài in.

Page 33: Kỹ Năng Nhóm

Trang 32

BÁO CÁO CÁ NHÂN

MATH.COM

Họ và Tên : Võ Anh Khoa

Tuần : 10

________________________________________________________________________

CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM TUẦN NÀY

1. Tổng hợp tiểu luận thành file in (Thứ 7, 21h00-23h00, ở nhà)

2. Tổng hợp tiểu luận thành file in (Chủ nhật, 20h00-23h00, ở nhà)

3. Họp nhóm (Thứ 2, 13h30-15h00, dãy C cơ sở Linh Trung)

4. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

BÁO CÁO CHI TIẾT

I. VẤN ĐỀ

1. Tổng hợp tiểu luận thành file in (Thứ 7, 21h00-23h00, ở nhà)

- Làm tiểu luận theo khuôn một cuốn sách.

2. Tổng hợp tiểu luận thành file in (Chủ nhật, 20h00-23h00, ở nhà)

- Tiến hành đưa nội dung vào khuôn sách vừa làm.

- Tìm các hình ảnh minh họa liên quan đến nội dung cần nói.

3. Họp nhóm (Thứ 2, 13h30-15h00, dãy C cơ sở Linh Trung)

- Tổng duyệt file tiểu luận demo.

- Nhóm “Kỹ năng giao tiếp” thảo luận về “Giao tiếp trong sư phạm”.

4. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

- Nhóm “Kỹ năng giao tiếp” nộp phần “Giao tiếp trong sư phạm”.

II. KẾT QUẢ

1. Tổng hợp tiểu luận thành file in (Thứ 7, 21h00-23h00, ở nhà)

- Làm tiểu luận theo khuôn một cuốn sách :

Thiết kế bìa.

Lời nói đầu.

Giới thiệu sơ lược về mục đích làm cuốn tiểu luận.

Chia cuốn tiểu luận làm hai phần :

o Tóm tắt một số hoạt động của nhóm.

o Nội dung chính của các công việc.

Page 34: Kỹ Năng Nhóm

Trang 33

Giới thiệu các chương cụ thể của từng công việc.

Gồm các chương :

Thiết lập kế hoạch và lập danh sách.

Latex và một số phần mềm soạn thảo văn bản.

Matlab và một số công cụ tính toán.

Power Point và một số phần mềm trình chiếu.

Kỹ năng soạn giáo án.

Kỹ năng giao tiếp.

Kỹ năng tìm việc làm.

Mở đầu của từng chương.

Giới thiệu mục đích của từng chương.

Thể hiện ý tưởng của nhóm khi làm cuốn tiểu luận.

Kết quả 1:

Tạo dựng được khuôn của tiểu luận.

Phân loại hai phần rõ ràng.

Tạo mối liên kết giữa các chương.

Để đưa nội dung của từng chương hợp lý.

2. Tổng hợp tiểu luận thành file in (Chủ nhật, 20h00-23h00, ở nhà)

- Tiến hành đưa nội dung vào khuôn sách vừa làm.

Đưa nội dung của công việc đã làm theo khuôn đã phân chia sẵn.

Đây là bước quan trọng của cuốn tiểu luận.

Vì nó là nội dung chính của cả cuốn tiểu luận

- Tìm các hình ảnh minh họa liên quan đến nội dung cần nói.

Tìm trên http://www.google.com.vn/

Tìm theo các tên có sẵn trong công việc.

Kết quả 2:

Đã tổng hợp được file tiểu luận demo.

Thứ 2 đưa cho cả nhóm xem để tổng duyệt.

3. Họp nhóm (Thứ 2, 13h30-15h00, dãy C cơ sở Linh Trung)

- Số người : 9/9

- Tổng duyệt file tiểu luận demo.

Thảo luận về Margins và kích cỡ chữ trên giấy.

Thống nhất cỡ Margins như trong tiểu luận.

Cỡ chữ 13.

Thứ tự phân bố từng chương như đã sắp xếp.

- Nhóm “Kỹ năng giao tiếp” thảo luận về “Giao tiếp trong sư phạm”.

Page 35: Kỹ Năng Nhóm

Trang 34

Định nghĩa.

Mục đích.

Vai trò.

Các nguyên tắc cần biết.

Kết quả 3:

Đã thống nhất hoàn chỉnh file tiểu luận demo.

Đưa ra các mục cần làm cho phần “Giao tiếp trong sư phạm”.

4. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

- Số người : 9/9

- Nhóm “Kỹ năng giao tiếp” nộp phần “Giao tiếp trong sư phạm”.

- Gửi Thanh Hoài in.

Kết quả 4:

Hoàn thành công việc “Kỹ năng giao tiếp”.

Hoàn thành file tiểu luận demo.

Thứ 6 có file nộp thầy.

III. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ

1. Tổng hợp tiểu luận thành file in (Thứ 7, 21h00-23h00, ở nhà)

- Tuy không rõ cách trang trí thế nào là đúng nhưng cơ bản là hoàn thành những

gì mà cuốn tiểu luận cần có.

- Hoàn thành 100% công việc.

2. Tổng hợp tiểu luận thành file in (Chủ nhật, 20h00-23h00, ở nhà)

- Còn thiếu phần “Kỹ năng giao tiếp”.

- Những phần còn lại nội dung đã hoàn chỉnh.

- Đã đưa vào tiểu luận.

- Hoàn thành 90% công việc.

Khắc phục:

Thứ 2 yêu cầu các bạn đốc thúc công việc “Kỹ năng giao tiếp”.

Cố gắng hoàn thành công việc vào thứ 5 trong tuần.

3. Họp nhóm (Thứ 2, 13h30-15h00, dãy C cơ sở Linh Trung)

- Đã hoàn thành 100% công việc dự định.

4. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

- Đã hoàn thành 99% công việc.

- Thanh Hoài in tiểu luận nộp thầy là hoàn thành công việc.

Page 36: Kỹ Năng Nhóm

Trang 35

BÀI THU HOẠCH CÁ NHÂN CỦA VÕ ANH KHOA

1011092

Ở cấp học phổ thông, mặc dù đã nhiều lần làm việc theo nhóm theo yêu cầu của thầy cô

giáo bộ môn (như tìm hình ảnh, tư liệu,… để làm bài thuyết trình cho môn học, hay cùng

làm bài thu hoạch trong các lần đi dã ngoại…). Nhưng những lần như vậy em cảm thấy

chưa thực sự là “làm việc nhóm”, vì các bạn làm việc còn rời rạc, không có kế hoạch cụ

thể, và thường thì trong nhóm chỉ có một số bạn đảm nhiệm gần hết các công việc của

nhóm. Và như vậy em vẫn chưa thật sự thấy được “tinh thần làm việc nhóm” khi còn ở

phổ thông, mặc dù đã được làm quen từ khá sớm. Đến khi được tham gia vào môn học

này, được làm việc chung với các bạn thì em mới hiểu rõ được “tinh thần làm việc nhóm”,

cũng như các kỹ năng cần thiết để có thể hoàn thành công việc một cách hoàn hảo nhất,

qua đó không chỉ mang lại lợi ích cho cá nhân mà còn giúp cho sự thành công trong công

việc của nhóm.

KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM là môn học đã giúp nhóm tiếp cận được với cách làm

việc theo nhóm thực sự, cũng như là cách viết CV – một kỹ năng không thể thiếu để gây

ấn tượng với các nhà tuyển dụng khi xin việc. Tuy vậy, khi tiếp xúc với những điều mới

thì sự lúng túng, bỡ ngỡ là điều không tránh khỏi, và khi làm quen với môn “Kỹ năng làm

việc nhóm” thì không phải là ngoại lệ. Khi lần đầu lắng nghe thầy Đặng Đức Trọng nói

về yêu cầu của môn học thì nhóm em cùng các thành viên nhóm Math.Com hầu như chưa

hình dung được sẽ làm gì và học gì trong môn “Kỹ năng làm việc nhóm”, nhưng trải qua

gần mười tuần thì đã tiếp thu được những kỹ năng vô cùng cần thiết, không chỉ là để

hoàn thành môn học mà còn để chuẩn bị cho cuộc sống cũng như công việc trong tương

lai.

Theo yêu cầu của môn học, mỗi nhóm phải làm việc một cách khoa học, có kế hoạch và

được tổ chức một cách nghiêm chỉnh. Vì lẽ đó mà cách làm việc như thời phổ thông đã

hoàn toàn không phù hợp, nếu không muốn nói là có hại. Do những yêu cầu của môn học

như vậy, nhóm em đã bắt đầu bằng việc bầu ra 3 vị trí quan trọng trong nhóm đó là nhóm

trưởng, thư kí và thủ quỹ. Trong 3 vị trí này, nhóm trưởng là người có vai trò cao nhất

trong nhóm, người chịu trách nhiệm về phương hướng hoạt động cũng như các kế hoạch

triển khai của nhóm. Thư kí là vị trí trợ giúp chính cho nhóm trưởng trong công việc,

Page 37: Kỹ Năng Nhóm

Trang 36

nhiệm vụ của thư kí là ghi lại các yêu cầu của thầy trên lớp cũng như các ý kiến của các

thành viên trong các buổi họp nhóm để thuận tiện cho công việc sau này. Sơ lược về các

thành viên trong nhóm như sau : Võ Anh Khoa (Nhóm Trưởng), Vũ Trần Minh Khương

(Nhóm Phó), Nguyễn Thanh Hoài (Thư Ký), Đặng Phước Nhật, Trần Hồng Tài, Mai

Thanh Nhật Trường, Trần Thế Hùng, Ngô Thanh Hà, Dương Hoàng Bích Thuận.

Công việc đầu tiên là nhóm cần có một cái tên rõ ràng, dễ nhớ, do tất cả các thành viên

trong nhóm đều đang học khoa Toán – Tin học trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên, và

cùng khóa 2010 nên cả nhóm đã thống nhất với nhau cái tên MATH.COM, ban đầu nghe

có vẻ giống như tên miền một trang web toán học nào đó, thật ra đó là tên tiếng Anh viết

tắt của khoa : Mathematics and Computer Sciences. Công việc tiếp theo đó là nhóm cần

có một email riêng để thành viên có thể trao đổi các vấn đề xoay quanh và bảng quy định

đảm bảo các thành viên không lơ là đối với môn “Kỹ năng làm việc nhóm” này. Qua

thống nhất với nhau trong nhóm, email [email protected] đã được bạn Đặng

Phước Nhật thành lập và thông báo rõ đến các thành viên khác trong nhóm.

Trong nhóm, em được cả nhóm bầu làm nhóm trưởng bởi đã từng làm nhóm trưởng cho

nhóm làm tiểu luận Giải Tích 2 vào học kì trước, công việc chính của em đó là thiết lập

ra bản nội quy đã nói ở trên, là người thông báo đến các hoạt động của nhóm cho các

thành viên thông qua gặp gỡ trong trường, email, yahoo hoặc điện thoại. Do đó, em cũng

phải nắm mọi hoạt động trong nhóm, từ việc hôm nay có bạn nào không tham gia họp,

trong giờ có bạn nào không đi học hay các nội dung chính trong công việc chính của

nhóm đến việc nhắc nhở các thành viên trong nhóm viết báo cáo cá nhân, thông báo ngày

họp, thông báo ngày nào nghỉ cùng với lí do gì. Ngoài ra, em còn phụ trách thêm một số

lần thuyết trình của nhóm do công việc đó em làm em nắm rõ hơn các bạn, ví dụ như

thuyết trình về nội quy nhóm, thuyết trình về mẫu báo cáo cá nhân theo tuần, thuyết trình

về bản CV của bản thân mình rồi tiếp thu, chỉnh sửa cho phù hợp, thuyết trình về cuốn tài

liệu in thử của nhóm. Thêm vào đó em có làm một phần trong công việc LATEX VÀ

MỘT SỐ PHẦN MỀM SOẠN THẢO về phần LYX, OPEN OFFICE, LIBREOFFICE và

POLYEDIT LITE, đây là những phần mềm ít gặp đối với các loại phần mềm soạn thảo

Page 38: Kỹ Năng Nhóm

Trang 37

văn bản thông thường, do đó, em chỉ giới thiệu sơ lược, đưa ra các ưu điểm riêng kèm với

link download và một số hình ảnh minh họa, nếu người đọc muốn tìm hiểu sâu, có thể

trực tiếp tra trên google hoặc tải về sử dụng thử. Riêng cá nhân em thì em hiện đang sử

dụng LYX làm phần mềm chính để soạn thảo văn bản. Thông qua công việc này, ngoài

việc biết thêm một số phần mềm soạn thảo văn bản khác, nó còn giúp em có thêm thời

gian nghiên cứu sâu về các chức năng của LYX. Ví dụ như việc canh lề làm sao cho đều

thông qua các chỉ số, tạo một khung nhỏ hay việc đánh một ma trận, cùng với các code

latex thông dụng hay gặp như : dấu lớn hơn hoặc bằng (\ge), dấu nhỏ hơn hoặc bằng (\le),

tích phân xác định (\int_{}^{}), tổng (\sum_{}^{}), tích (\prod_{}^{}), vô cực (\infty),

tạo hệ phương trình (\begin_{cases} \\ \end{cases}), phân số (\frac{}{})… Ngoài ra, em

cũng có tham gia vào công việc MATLAB VÀ MỘT SỐ CÔNG CỤ TÍNH TOÁN vào

phần MICROSOFT MATHEMATICS, về phần mềm này thì em đã có nghiên cứu qua,

do nó là một phần mềm nhỏ gọn, dễ xài như một cái máy tính thông thường nên việc tìm

các ưu điểm lẫn giới thiệu phần mềm kèm link download và hình minh họa không khó

với em trong công việc này, cụ thể em đã giới thiệu trên blog cá nhân từ hè :

http://anhkhoavo1210.wordpress.com/2011/08/12/microsoft-mathematics/ nên công việc

này khá dễ dàng. Thêm vào đó là công việc KỸ NĂNG TÌM VIỆC LÀM do chính em

khởi xướng và tự làm, tuy nhiên vấn đề này chỉ nói đến trong môi trường sư phạm mà

thôi, bởi vì theo em thấy hầu hết các sinh viên và những anh chị vừa tốt nghiệp ra, họ rất

cần một trung tâm dạy thêm như một công việc tạm thời để nuôi sống bản thân, do đó, ở

công việc này em có trích trên 80 trung tâm luyện thi đại học trong các phạm vi thành

phố Hồ Chí Minh, tuy không đảm bảo rằng các trung tâm này còn hoạt động, nhưng em

hi vọng có thể giúp cho ai đó tìm được một chỗ làm phù hợp. Chưa dừng lại, em tự đặt

câu hỏi rằng, muốn xin làm ở một chỗ nào đó, ắt hẳn là cần đến CV, liệu họ có biết CV là

gì? Viết CV như thế nào? Do đó, em đã làm một khuôn CV mẫu lấy từ chính bản thân em,

một phần với lí do đã nêu trên và một phần để tự xem lại khả năng viết CV của mình đã

đủ chưa, hay còn thiếu sót chỗ nào. Như vậy các công việc chính trong nhóm do em phụ

trách đã hoàn thành, chỉ còn việc tổng hợp lại các nội dung của các bạn tham gia làm các

công việc trong nhóm, một công việc khá gian nan bởi vì nhóm đã không chú ý đến việc

Page 39: Kỹ Năng Nhóm

Trang 38

đánh số cho từng mục nên các bạn cứ đánh lung tung cả lên, nhiều khi đánh thiếu chữ, sai

chính tả cũng nhiều, còn có trường hợp bị lỗi font nữa, tuy nhiên tất cả em đều đã sửa

xong trong hai ngày liên tục. Tổng kết lại ở ngày thứ ba, cuốn tiểu luận demo gồm 84

trang, cùng với sự chấp thuận của các thành viên trong nhóm, em quyết định gửi bạn

Nguyễn Thanh Hoài in, vì nhà bạn ấy có máy in. Thông qua chuyện này, em rút thêm

được một bài học kinh nghiệm về việc đánh số các mục trong từng công việc, do việc

quên thống nhất với nhau chuyện này mà em đã phải khá vất vả chỉnh sửa.

Như vậy, qua 10 tuần viết báo cáo cá nhân kèm với các công việc chính, viết CV của

môn KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM này, em đã học thêm được một số điều, cụ thể như

sau : cách viết một bản CV nhỏ với các nội dung thông tin cá nhân, quá trình học vấn, về

trình độ anh văn, về trình độ tin học văn phòng, về các bản dự án, bản tiểu luận đã làm,

các giải thưởng đã đạt được có liên quan đến công việc cần xin hiện tại, sở thích kèm với

các hoạt động nhân đạo, từ thiện. Cách viết một báo cáo cá nhân cũng khá quan trọng cho

bất kì công việc nào sau này, liệt kê ra các công việc đã làm tuần trước, trong từng công

việc đó, cụ thể mình đã làm cái gì, phải ghi đủ các tiêu chí 5W-1H (when, where, why,

who, what, how) để làm sáng tỏ mọi thứ, từ đó có thể nhìn nhận rõ vấn đề, mình thiếu sót

gì trong tuần này, đạt được bao nhiêu phần trăm công việc trong tuần này và phải ghi rõ ở

phần NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ, sau cùng là các công việc dự định cho tuần sau. Tuy

đã hiểu rõ cách thức viết một bản báo cáo cá nhân như vậy nhưng thật sự khi tiếp xúc vào

nó mới hiểu nó khó viết đến chừng nào và vì đây là lần đầu tiên thực hiện một quá trình

báo cáo dài đến vậy làm em cảm thấy rất lúng túng, nếu như chỉ làm một bài tiểu luận

nộp thầy như hồi Giải Tích 2. Điều này khiến em cảm thấy làm một bài tiểu luận đã khó

từ mặt nội dung mà còn khó hơn về mặt báo cáo, bởi báo cáo đã làm em tốn khá nhiều

thời gian. Em hi vọng sau này kỹ năng viết báo cáo của mình sẽ tăng, có thể viết một báo

cáo cá nhân hoàn chỉnh. Xét về mặt nội dung, cuốn tiểu luận này cũng giúp em rất nhiều

cho hành trang sau này của mình, bởi dự định chính của em sẽ là một giáo viên hoặc cao

hơn là giảng viên thì các hành trang kiến thức có được trong cuốn tiểu luận này là rất

quan trọng đối với em, nó có thể giúp em bớt bỡ ngỡ hơn khi bước vào môi trường sư

Page 40: Kỹ Năng Nhóm

Trang 39

phạm, biết được mình phải làm gì khi đi xin việc làm. Còn về nhóm, em có nhận xét như

sau, do năm nay học nhiều môn hơn năm ngoái rất nhiều kèm với việc các thành viên có

cả ở ba lớp : cử nhân tài năng, TTH1, TTH2 nên việc xếp lịch gặp gỡ là khá khó đối với

chúng em. Mặc dù vậy, tiến độ làm việc về nội dung của bản tiểu luận không hề sụt giảm,

luôn hoàn thành đúng thời hạn, tuy vậy việc báo cáo cá nhân còn khá hạn hẹp thời gian

cho nên đôi lúc các bạn viết không chi tiết.

Sau cùng, em xin gửi lời cám ơn thầy Đặng Đức Trọng dạy môn KỸ NĂNG LÀM VIỆC

NHÓM đã hướng dẫn nhóm em tích lũy được một số kinh nghiệm làm tiểu luận kèm báo

cáo cá nhân và cả bản CV để xin việc làm.

Page 41: Kỹ Năng Nhóm

Trang 40

21/05/2017

THÔNG TIN CÁ NHÂN

- Họ và tên : Võ Anh Khoa (Nam/Nữ)

- Ngày sinh : 12/10/1992

- Địa chỉ : 136/51 Trần Quang Diệu P.14 Q.3

- Điện thoại : 01247618192

- Email : [email protected]

- Blog cá nhân : anhkhoavo1210.wordpress.com

- Hôn nhân : Đã kết hôn

ẢNH 4x6

Tôi nộp đơn này để xin xét tuyển vào trường Cao Đẳng Kinh Tế Đối Ngoại (Giảng Viên

môn Toán), với một số thông tin (sẽ được bổ sung các giấy tờ chứng minh sau) cụ thể

như sau :

TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN

2014-2015 - Thạc sĩ Toán tại Đại học Orléans, Pháp.

2010-2014 - Tốt nghiệp Cử nhân tại Khoa Toán-Tin học, Đại học Khoa Học

Tự Nhiên Tp.HCM.

2007-2010 - THPT Nguyễn Thị Minh Khai Tp.HCM.

2003-2007 - THCS Colette Tp.HCM.

TRÌNH ĐỘ NGOẠI NGỮ

Hiện tại đã có được chứng chỉ anh văn :

- TOEIC 600/990

- TOEFL IBT 65/120

KỸ NĂNG

- Có kỹ năng giao tiếp, ứng xử tốt.

- Có khả năng tổ chức công việc nhóm.

- Có tinh thần trách nhiệm cao.

- Có đủ kiến thức để giảng dạy (Có 2 năm làm gia sư lớp 10 tại gia).

Page 42: Kỹ Năng Nhóm

Trang 41

THÀNH TÍCH CÁ NHÂN

- Học bổng luận văn Thạc sĩ Toán tại Pháp (PUF).

- Sinh viên 5 tốt.

- Huy chương Đồng Olympic 30-4 môn Toán lớp 11.

- Giải nhì học sinh giỏi cấp Thành phố môn Toán lớp 9.

HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA

- Là thành viên ban ra đề cuộc thi Đi Tìm Lời Giải (AFS) trong 2 năm.

- Tham gia câu lạc bộ Tin học của khoa trong 1 năm.

- Tham gia câu lạc bộ Học thuật của khoa trong 1 năm.

SỞ THÍCH

- Bóng đá; bóng chuyền; cờ tướng; đọc báo, sách; nghe nhạc; xem phim; chơi

games.

CÁC DỰ ÁN ĐÃ THAM GIA

LƯỢNG GIÁC-MỘT SỐ CHUYÊN ĐỀ VÀ ỨNG DỤNG (TẬP 1, 2, 3)

- Số người : 2

- Thời gian : 6 tháng

- Vai trò : Chủ biên

- Mô tả sản phẩm : gồm 9 chương

(531 trang), với nội dung là trình

bày về lý thuyết, bài tập của môn

lượng giác ở phần kiến thức THPT.

KỸ NĂNG SƯ PHẠM

- Số người : 9

- Thời gian : 2 tháng

- Vai trò : Trưởng nhóm

- Mô tả sản phẩm : gồm 6 chương (81

trang), với nội dung là trình bày các

kỹ năng mềm cần có trong việc

giảng dạy.

SƠ LƯỢC VỀ NHỊ THỨC NEWTON

- Số người : 3

- Thời gian : 4 tháng

- Vai trò : Chủ biên

- Mô tả sản phẩm : gồm 4 chương

(180 trang), với nội dung là khái

quát về bài tập,đề thi về nhị thức

Newton ở phần kiến thức THPT.

Page 43: Kỹ Năng Nhóm

Trang 42

VŨ TRẦN MINH KHƯƠNG

BÁO CÁO CÁ NHÂN

MATH.COM

Họ và Tên : Vũ Trần Minh Khương

Tuần : 2

________________________________________________________________________

CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM TUẦN NÀY

1. Họp nhóm chọn đề tài, phân chia công việc (Thứ 6, 10h-12h30, dãy C cơ sở Linh

Trung).

2. Đọc tài liệu tham khảo power point.

3. Họp nhóm lập kế hoạch và báo cáo cá nhân (thứ 2, 13h-15h30, dãy C cơ sở Linh

Trung).

BÁO CÁO CHI TIẾT

I. VẤN ĐỀ

1. Họp nhóm chọn đề tài, phân chia công việc (Thứ 6, 10h-12g30, dãy C cơ sở Linh

Trung).

- Số người : 9/9

- Hoàn thành bản dự án mẫu cho nhóm.

- Thiết lập được khuôn của bản báo cáo cá nhân chung cho tất cả thành viên.

2. Đọc tài liệu tham khảo power point.

- Tìm được tài liệu “Hướng dẫn sử dụng Microsoft Office” của tác giả Võ Văn

Viện.

- Trong tài liệu có hướng dẫn sử dụng Power point.

- Đó là chương 3: “Power point – phần mềm trình chiếu của office”.

3. Họp nhóm lập kế hoạch và báo cáo cá nhân (thứ 2, 13h-15h30, dãy C cơ sở Linh

Trung).

- Số người : 9/9

- Hoàn thành bản dự án mẫu cho nhóm.

- Thiết lập được khuôn của bản báo cáo cá nhân chung cho tất cả thành viên.

II. KẾT QUẢ

Page 44: Kỹ Năng Nhóm

Trang 43

1. Họp nhóm chọn đề tài và phân chia công việc (Thứ 6, 10h-12g30, dãy C cơ sở

Linh Trung).

- Số người: 9/9.

- Chọn đề tài cho dự án: Sư Phạm.

- Phân chia công việc(bản dự án và công việc từng người đính kèm ở trang sau).

Chọn đề tài Sư Phạm vì bất cứ sinh viên khi học ngành Toán-tin nếu

không tìm được việc thì đều có thể đi dạy (dạy thêm).

Phân công công việc cho mọi người rất quan trọng vì đây là môn kĩ

năng

Kết quả 1:

Đã có được bản kế hoạch cho dự án

Tên dự án: Sư Phạm.

Trưởng dự án: Võ Anh Khoa.

Thời gian bắt đầu: 23/9/2011.

Thời gian kết thúc: 27/11/2011.

Đã phân chia công việc cho tất cả mọi người (có đính kèm công việc chi

tiết cho từng người ở mặt sau).

Công việc được phân chia theo từng tuần.

Phù hợp với từng mục đích của nhóm.

Kết quả 2:

Có một bài trình chiếu Power Point về “Power Point và một số phần mềm

trình chiếu”.

Có bản in nộp thầy.

2. Đọc tài liệu tham khảo power point.

- Tìm được tài liệu “Hướng dẫn sử dụng Microsoft Office” của tác giả Võ Văn

Viện.

Tài liệu viết về các phần mềm của Microsoft Office.

Microsoft Office là một bộ phần mềm dùng trong văn phòng.

Trong MO có word, excel, power point , …

Trong khuôn khổ dự án chỉ quan tâm đến power point.

Cuốn sách viết hay và đầy đủ.

Hướng dẫn cụ thể từng thao tác trong từng chương trình.

- Trong tài liệu có hướng dẫn sử dụng Power point.

Power point là một phần mềm trong MO.

Page 45: Kỹ Năng Nhóm

Trang 44

Nó được dùng để trình chiếu.

Một phần mềm quan trọng cho người đi dạy.

Là một chủ đề trong dự án.

Cần tham khảo để hiểu rõ.

Hiểu rõ để đánh máy.

Đánh máy để thêm vào tiểu luận.

Có tiểu luận mới có điểm.

- Đó là chương 3: “Power point – phần mềm trình chiếu của office”.

Trong sách tham khảo trên, chương 3 là chương viết về pp.

Các thao tác mở, đóng pp.

Các cửa sổ và menu.

Các hiệu ứng động.

Các thao tác trên đã nắm được.

3. Họp nhóm lập kế hoạch và báo cáo cá nhân (thứ 2, 13h-15h30, dãy C cơ sở Linh

Trung)

- Số người : 9/9

- Hoàn thành bản dự án mẫu cho nhóm.

- Thiết lập được khuôn của bản báo cáo cá nhân chung cho tất cả thành viên.

Kết quả 3:

Đã có file bản kế hoạch cho dự án.

o File được đánh bằng word, in thành giấy.

o Mỗi người được lưu lại một bản.

o Dễ dàng theo dõi tiến độ công việc.

o Chuẩn bị cho công việc tuần tiếp theo.

Đã có được bản báo cáo cá nhân mẫu. (kèm theo ở trang sau)

o Bản báo cáo mẫu được giao cho mọi người viết theo từng tuần.

o Viết để nộp cho thầy.

o Để báo cáo cho thầy biết công việc cụ thể bản thân trong tuần.

o Nhằm đạt điểm cao cho môn học.

III. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ

1. Chọn đề tài, phân chia công việc (Thứ 6, 10h-12g30, dãy C cơ sở Linh Trung).

- 100% thành viên trong nhóm tán thành đề tài “Sư phạm”.

- Mẫu báo cáo cá nhân được mọi người xây dựng, đóng góp.

- Tất cả đều hài lòng với mẫu báo cáo của nhóm.

2. Đọc tài liệu tham khảo power point.

- Tài liệu rõ ràng.

Page 46: Kỹ Năng Nhóm

Trang 45

- Viết dễ hiểu.

- Nắm được các thao tác cơ bản trong pp.

- Chuẩn bị tốt cho phần công việc sắp tới.

3. Lập kế hoạch và báo cáo cá nhân (thứ 2, 13h-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung).

A) Lập kế hoạch

- Bản kế hoạch nêu khá chi tiết công việc của từng người theo từng tuần.

- Nêu được những mục tiêu chính cho dự án.

- Nêu được những lợi ích mỗi người có được sau khi hoàn thành môn học.

B) Báo cáo cá nhân (thứ 2, 13h-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung).

- Báo cáo cá nhân tuy được mọi người chấp thuận nhưng bản thân thấy còn

nhiều thiếu sót:

Chưa nêu rõ chi tiết thành quả của công việc.

Chưa nêu được mục tiêu cho từng công việc cụ thể trong tuần.

Khắc phục :

Sẽ thuyết trình trước lớp bản báo cáo để nhận được sự góp ý từ thầy và các

bạn.

__________________________________________________________________________________________________

CÔNG VIỆC DỰ ĐỊNH LÀM TUẦN TỚI

- Soạn phần định thức của đại số tuyến tính.

- Thảo luận kế hoạch về lecture maker.

Page 47: Kỹ Năng Nhóm

Trang 46

BÁO CÁO CÁ NHÂN

MATH.COM

Họ và Tên : Vũ Trần Minh Khương

Tuần : 3

________________________________________________________________________

CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM TUẦN NÀY

1. Thảo luận Power Point (Thứ 6, 10g30 – 11g, dãy C)

2. Họp nhóm (Thứ 2, 13h-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

3. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

BÁO CÁO CHI TIẾT

I. VẤN ĐỀ

1. Thảo luận Power Point (Thứ 6, 10g30 – 11g, dãy C)

- Các bạn cùng thảo luận: Trường, Tài, Hùng.

- Phân chia công việc của PP cho những người trong nhóm.

- Bản thân nhận phần mở rộng là Lecture Maker.

2. Họp nhóm (Thứ 2, 13h-15h30, dãy C )

- Số người : 9/9

- Thay đổi đề tài của dự án

o Dự án mới: Kỹ năng trong Sư phạm

o Được sự nhất trí của tất cả các thành viên trong nhóm

Kết quả:

o Hầu hết các đề tài được giữ nguyên như cũ

o Bỏ đi các đề tài: Đại số tuyến tính, Giải tích cơ sở

o Các đề tài được giữ lại đều tập trung vào kỹ năng trong ngành sư phạm

- Thảo luận về báo cáo cá nhân

Sửa báo cáo cá nhân:

o Đã thảo luận cùng 8 bạn còn lại trong nhóm

o Đã hình dung được cách viết một bài báo cáo cá nhân như thầy nói: Có

5W-1H

o Thảo luận cùng mọi người để viết thử báo cáo

3. Họp nhóm thảo luận thời gian biểu cá nhân (Thứ 5, 14h30 – 15h30, dãy C cơ sở

Linh Trung).

- Số người : 9/9

Page 48: Kỹ Năng Nhóm

Trang 47

- Sửa thời gian biểu:

o Do thầy Đặng Đức Trọng yêu cầu mỗi nhóm phải có một thời gian biểu

cá nhân.

o Để thầy theo dõi lịch học môn Kỹ năng làm việc nhóm của các bạn khi

ở trường cũng như ở nhà.

o Để thầy chỉnh sửa cho mỗi thời gian biểu sao cho sắp xếp có tính khoa

học hơn.

II. KẾT QUẢ

1. Thảo luận Power Point (Thứ 6, 10g30 – 11g, dãy C)

- Các bạn cùng thảo luận: Trường, Tài, Hùng.

o Những người chịu trách nhiệm chính nhóm họp và phân chia công việc.

o Mỗi người một tay để thu được sản phẩm góp phần cho tiểu luận.

o Bản phân công được Trường đánh máy và sẽ được đính kèm vào báo

cáo của Trường.

- Phân chia công việc của PP cho những người trong nhóm.

o Bản phân công phân chia công việc từng người một cách rõ ràng.

o Trường sẽ đánh máy và gửi lại cho mỗi người trong nhóm.

- Bản thân nhận phần mở rộng là Lecture Maker.

o LM là một trong những phần mềm trình chiếu phổ biến.

o Dễ dàng sử dụng cho những người ít thông thạo về PP.

2. Họp nhóm sửa dự án và báo cáo cá nhân (Thứ 2, 13h – 15h, tại dãy C, cơ sở Linh

Trung).

- Số người : 9/9

- Kết quả 1:

o Sửa dự án:

Đã sửa được dự án

Dự án mới: Kỹ năng trong sư phạm.

Được sự nhất trí của tất cả các thành viên trong nhóm.

Hầu hết các đề tài được giữ nguyên như cũ.

Bỏ đi các đề tài: Giải tích cơ sở; Đại số tuyến tính.

Các thành viên không phải làm đề tài Giải tích cơ sở và Đại số tuyến

tính.

Vì các đề tài trên đã được bỏ đi.

Có bản kèm theo.

- Kết quả 2:

o Sửa báo cáo cá nhân:

Page 49: Kỹ Năng Nhóm

Trang 48

Đã hình dung được cách viết một bài báo cáo cá nhân như yêu cầu

của thầy Đặng Đức Trọng: 5W-1H

Thảo luận cùng mọi người để viết thử báo cáo cá nhân.

3 Họp nhóm thảo luận thời gian biểu cá nhân (Thứ 5, 14h30 – 15h30, dãy C cơ sở

Linh Trung).

- Số người : 9/9

Hoài đã đưa ra bảng thời gian biểu cá nhân;

Mọi người tham gia đóng góp ý kiến.

Quyết định lấy bảng thời gian biểu của Hoài để nộp thầy sửa vào thứ sáu.

III. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ

1. Thảo luận Power Point (Thứ 6, 10g30 – 11g, dãy C)

- Công việc được phân chia rõ ràng.

- Phần việc của bản thân phù hợp với hiểu biết.

2. Họp nhóm (Thứ 2, 13h-15h30, dãy C )

- Nhóm có mặt đầy đủ các thành viên

- Mọi người tham gia đóng góp ý kiến tích cực

- Không có nhiều ý kiến trái ngược nhau trong việc sửa Dự án (dự án cũ không

khả thi do kiến thức vẫn còn hạn chế).

- Các thành viên đều nhất trí với dự án mới.

- Sửa Dự án không gặp nhiều khó khăn

- Phải sửa cho kịp tiến độ học nên nhóm hơi lúng túng

- Khắc phục: họp nhóm vào tuần tới nhằm đề ra những kế hoạch cụ thể hơn cho

dự án mới.

3. Họp nhóm thảo luận thời gian biểu cá nhân (Thứ 5, 14h30 – 15h30, dãy C cơ sở

Linh Trung).

- Nhóm có mặt đầy đủ các thành viên

- Nhóm đã sửa được bản thời gian biểu của bạn Hoài một cách phù hợp hơn

- Có một bạn viết bài

- Khắc phục: Nhóm trưởng cần yêu cầu các bạn còn lại viết để có thêm nhiều

bản thời gian biểu và nộp lại cho thầy

________________________________________________________________________

CÔNG VIỆC DỰ ĐỊNH LÀM TUẦN TỚI

- Đánh máy cho LM.

- Họp nhóm để tổng hợp các bài đánh máy cho phần PP.

Page 50: Kỹ Năng Nhóm

Trang 49

BÁO CÁO CÁ NHÂN

MATH.COM

Họ và Tên : Vũ Trần Minh Khương

Tuần : 4

________________________________________________________________________

CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM TUẦN NÀY

1. Đánh máy bài thuyết trình Lecture Maker (Thứ 7, 19-20h, ở nhà)

2. Họp nhóm sửa dự án và báo cáo cá nhân (Thứ 2, 13h – 15h, tại dãy C, ).

3. Họp nhóm thảo luận thời gian biểu cá nhân (Thứ 5, 14h30 – 15h30, dãy C ).

BÁO CÁO CHI TIẾT

I. VẤN ĐỀ

1. Đánh máy bài thuyết trình Lecture Maker (Thứ 7, 19-20h, ở nhà)

- Tìm tài liệu cho LM.

- Tìm hiểu LM.

- Đánh máy LM.

2. Họp nhóm sửa dự án và báo cáo cá nhân (Thứ 2, 13h – 15h, tại dãy C, ).

- Số người : 9/9

- Sửa dự án:

o Do trong dự án trước có những kiến thức chuyên môn mà nhóm còn hạn

chế.

o Thầy Đặng Đức Trọng yêu cầu nhóm nên đổi dự án để dễ làm việc

chung với nhau hơn.

o Dễ học hơn.

o Có kết quả học tập tốt.

o Củng cố thêm nhiều kỹ năng hơn.

- Sửa báo cáo cá nhân.

o Do thầy Đặng Đức Trọng yêu cầu mọi thành viên trong nhóm đều phải

biết viết báo cáo cá nhân.

o Đã sang tuần thứ 3 mà các bạn trong lớp thấy khó khăn khi viết báo cáo

cá nhân.

o Do các bạn trong lớp nói chung và trong nhóm nói riêng chưa viết báo

cáo cá nhân bao giờ.

Page 51: Kỹ Năng Nhóm

Trang 50

3. Họp nhóm thảo luận thời gian biểu cá nhân (Thứ 5, 14h30 – 15h30, dãy C ).

- Số người : 9/9

- Sửa thời gian biểu:

o Do thầy Đặng Đức Trọng yêu cầu mỗi nhóm phải có một thời gian biểu

cá nhân.

o Để thầy theo dõi lịch học môn Kỹ năng làm việc nhóm của các bạn khi

ở trường cũng như ở nhà.

o Để thầy chỉnh sửa cho mỗi thời gian biểu sao cho sắp xếp có tính khoa

học hơn.

II. KẾT QUẢ

1. Đánh máy bài thuyết trình Lecture Maker (Thứ 7, 19-20h, ở nhà)

- Tìm tài liệu cho LM.

o Tìm được hướng dẫn sử dụng LM từ trang tải phần mềm của Trường

đưa.

o http://tinyurl.com/soangiaoan.

o Tài liệu này được dùng để đánh máy.

o Hướng dẫn sử dụng LM là một kĩ năng quan trọng của Sư Phạm.

- Tìm hiểu LM.

o Đã cài đặt được chương trình.

o Thực hành các hướng dẫn trong tài liệu mới tìm được.

o Một số thao tác không nắm rõ.

Vì tài liệu ghi không rõ ràng

Khắc phục: liên hệ với bạn Trường qua mạng.

- Đánh máy LM.

o Đánh máy từ trang 66-72.

o Dạng văn bản thô.

o Có kèm theo một số hình ảnh minh họa.

- Kết quả 1:

o Đã nộp cho Trường.

o Nộp qua mạng file word.

o Phát hiện một số lỗi.

Đã được Trường nhắc nhở.

Các lỗi chỉ gồm việc ảnh minh họa không rõ ràng.

Một số bước cần ghi chi tiết thêm.

o Đã cùng Trường chỉnh sửa.

2. Họp nhóm sửa dự án và báo cáo cá nhân (Thứ 2, 13h – 15h, tại dãy C, ).

- Số người : 9/9

Page 52: Kỹ Năng Nhóm

Trang 51

- Kết quả 1:

o Sửa dự án:

Đã sửa được dự án

Dự án mới: Kỹ năng trong sư phạm.

Được sự nhất trí của tất cả các thành viên trong nhóm.

Hầu hết các đề tài được giữ nguyên như cũ.

Bỏ đi các đề tài: Giải tích cơ sở; Đại số tuyến tính.

Các thành viên không phải làm đề tài Giải tích cơ sở và Đại số tuyến

tính.

Vì các đề tài trên đã được bỏ đi.

Có bản kèm theo.

- Kết quả 2:

o Sửa báo cáo cá nhân:

Đã hình dung được cách viết một bài báo cáo cá nhân như yêu cầu

của thầy Đặng Đức Trọng: 5W-1H

Thảo luận cùng mọi người để viết thử báo cáo cá nhân.

3. Họp nhóm thảo luận thời gian biểu cá nhân (Thứ 5, 14h30 – 15h30, dãy C ).

- Số người : 9/9

Hoài đã đưa ra bảng thời gian biểu cá nhân tuần trước, tuần này tiếp

tục hoàn thiện;

Mọi người tham gia đóng góp ý kiến nhằm hoàn thiện thời gian biểu

cá nhân.

Quyết định lấy bảng thời gian biểu của Hoài để nộp thầy sửa vào thứ

sáu.

III. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ

1. Đánh máy bài thuyết trình Lecture Maker (Thứ 7, 19-20h, ở nhà)

a. Hoàn thành công việc.

b. Bản thân rút kinh nghiệm trong việc trình bày các hướng dẫn cho các phần

mềm.

c. Rút kinh nghiệm cùng làm cùng thảo luận với người trong nhóm.

2. Họp nhóm sửa dự án và báo cáo cá nhân (Thứ 2, 13h – 15h, tại dãy C, ).

a. Ưu điểm:

i. Nhóm đi đầy đủ.

ii. Mọi người tích cực tham gia đóng góp ý kiến.

iii. Sửa dự án không gặp nhiều khó khăn.

b. Khuyết điểm:

i. Phải chỉnh sửa cho kịp tiến độ nên còn nhiều lung túng.

Page 53: Kỹ Năng Nhóm

Trang 52

c. Khắc phục: Dành nhiều thời gian để tìm hiểu về báo cáo cá nhân.

3. Họp nhóm thảo luận thời gian biểu cá nhân (Thứ 5, 14h30 – 15h30, dãy C ).

a. Ưu điểm:

i. Đã biết cách xây dựng thời gian biểu.

_____________________________________________________________________________________

CÔNG VIỆC DỰ ĐỊNH LÀM TUẦN TỚI

- Tiếp tục hoàn thiện phần Lecture Maker

- Viết CV

Page 54: Kỹ Năng Nhóm

Trang 53

BÁO CÁO CÁ NHÂN

MATH.COM

Họ và Tên : Vũ Trần Minh Khương

Tuần : 5

________________________________________________________________________

CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM TUẦN NÀY

1. Họp nhóm lập dãy mục đích (Thứ 2, 13h – 15h30, tại dãy C, ).

2. Họp nhóm thuyết trình thử (Thứ 5, 14h30 – 15h30, dãy C ).

3. Viết CV (Thứ 4, 19h-20h, ở nhà)

BÁO CÁO CHI TIẾT

I. VẤN ĐỀ

1 Họp nhóm lập dãy mục đích (Thứ 2, 13h – 15h, tại dãy C, ).

- Số người : 8/9

- Lập dãy mục đích

2 Họp nhóm thuyết trình thử (Thứ 5, 14h30 – 15h30, dãy C ).

- Số người : 9/9

- Tài và Trường thuyết trình thử trước nhóm

3 Viết CV (Thứ 5, 21h-22h, ở nhà)

- Yêu cầu của thầy: mọi người trong nhóm đều phải viết CV

- Viết để các thành viên nhận xét, sửa chữa

II. KẾT QUẢ

1. Họp nhóm lập dãy mục đích (Thứ 2, 13h – 15h30, tại dãy C, ).

- Số người : 8/9

- Đến muộn: 0

- Vắng: Thanh Hà

o Có lý do chính đáng

o Họp cán bộ Đoàn

o Nhóm trưởng truyền đạt lại những công việc mà nhóm thảo luận ngày

hôm đó cho Hà

o Hà nắm bắt công việc được giao

- Cần lập một dãy mục đích cho dự án mà nhóm đang làm

- Thấy được mục đích cuối cùng của dự án

Page 55: Kỹ Năng Nhóm

Trang 54

- Nhóm hình dung dễ hơn công việc

- Làm việc tốt hơn

Kết quả:

o Đã lập được dãy mục đích cho dự án

o Gõ thành văn bản để lưu vào tiểu luận

2. Họp nhóm thuyết trình thử (Thứ 5, 14h30 – 15h30, dãy C ).

- Số người : 9/9

- Thực hiện thuyết trình thử cho nhóm PowerPoint

o Để nhóm biết được nội dung mà nhóm thuyết trình vào ngày mai

o Trong quá trình nói, các bạn trong nhóm tham gia đóng góp ý kiến

o Nhóm có buổi thuyết trình hiệu quả

- Cả nhóm đóng góp ý kiến cho các bạn thuyết trình thử

Kết quả:

o Bản thân thuyết trình chưa được trôi chảy, lưu loát

o Do bạn Trườngchưa từng thuyết trình trước đám đông

o Tài thuyết trình khá tự tin

o Nhóm tham gia đóng góp ý kiến cho hai bạn: cố gắng hơn, thật thoải

mái và bình tĩnh khi thuyết trình

3. Viết CV (Thứ 4, 19h-20h, ở nhà)

- Khi gặp các bạn trên trường:

o Tham khảo các bạn trong nhóm để viết hoàn chỉnh một bản CV cho cá

nhân

o Bổ sung vào CV cá nhân các phần còn thiếu

- Ở nhà:

o Tự tập luyện viết CV

o Bắt đầu từ các yếu tố cơ bản như thông tin cá nhân, học vấn…

o Bổ sung thêm các phần khác:

Trình độ ngoại ngữ

Kỹ năng

Các dự án đã tham gia

Hoạt động ngoại khóa

Sở thích

Kết quả:

o Đã viết được CV

o Gửi lên email nhóm để các bạn nhận xét

III. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ

1. Họp nhóm lập dãy mục đích (Thứ 2, 13h – 15h30, tại dãy C, ).

Page 56: Kỹ Năng Nhóm

Trang 55

o Ưu điểm:

Mọi người tham gia đóng góp ý kiến tích cực

Đưa ra mục đích cuối cùng khá hài lòng

o Nhược điểm:

Có thể quá trình đưa ra dãy mục đích không trùng với ý của thầy

Hà không đi họp nhóm nên các bạn truyền đạt lại công việc cũng

gặp những khó khăn hơn

Khắc phục: Nhóm phải thảo luận chi tiết hơn. Hà bận họp thì nhóm

sẽ sắp xếp họp vào buổi khác

2. Họp nhóm thuyết trình thử (Thứ 5, 14h30 – 15h30, dãy C ).

o Bản thân thuyết trình chưa tốt

Khắc phục: nhóm sẽ tạo điều kiện để thuyết trình nhiều hơn

3. Viết CV (Thứ 5, 21h-22h, ở nhà)

o Đã hoàn thành bản CV

o Ưu điểm: Đã có sự thảo luận trước nhóm nên không gặp nhiều khó khăn

o Nhược điểm: viết CV còn nhiều lúng túng

Khắc phục: tham khảo cùng các bạn trong nhóm để viết CV hoàn

chỉnh hơn

CV còn trình bày nhiều chi tiết không liên quan đến việc xin việc

làm.

Sở thích cá nhân phải liên quan đến công việc ứng cử.

Sắp xếp lại quá trình học tập từ gần đây đến xa hơn trong

quá khứ.

Các thành tích cũng chưa được tổ chức kì càng.

Tức là nhiều thành tích không liên quan đến chức vụ ứng

cử.

Khắc phục: chờ thầy “chém” CV của Khoa rồi sửa lại.

_____________________________________________________________________________________

CÔNG VIỆC DỰ ĐỊNH LÀM TUẦN TỚI

- Lập kế hoạch cho nhóm MatLab

- Chuẩn bị trước kiến thức một số phần trong MatLab

Page 57: Kỹ Năng Nhóm

Trang 56

BÁO CÁO CÁ NHÂN

MATH.COM

Họ và Tên : Vũ Trần Minh Khương

Tuần : 6

________________________________________________________________________

CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM TUẦN NÀY

1. Tìm tài liệu tham khảo matlab (Thứ 7, ở nhà)

2. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

3. Đọc tài liệu tham khảo matlab.

BÁO CÁO CHI TIẾT

I. VẤN ĐỀ

1. Tìm tài liệu tham khảo matlab (Thứ 7, ở nhà)

- Tìm được tài liệu “01.getstart” để tham khảo.

- Đã đọc đến trang 9.

- Tìm hiểu được các vấn đề cơ bản cần có cho matlab.

2. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

- Số người : 9/9.

- Nhận công việc được phân chia là cách sử dụng matlab.

- Bản thân ngay trong tuần phải cài đặt được matlab để sử dụng và tìm hiểu.

3. Đọc tài liệu tham khảo matlab.

- Tìm được tài liệu hướng dẫn cách cài đặt matlab.

- Đã cài đặt được matlab theo đúng yêu cầu của trưởng nhóm.

II. KẾT QUẢ

1. Tìm tài liệu tham khảo matlab (Thứ 7, ở nhà)

- Tìm được tài liệu “01.getstart” để tham khảo.

o MATLAB Getting Started Guide

o (http://www.mathworks.com/help/pdf_doc/matlab/getstart.pdf)

o Tìm tài liệu để chuẩn bị cho công việc làm matlab.

o Matlab là một phần trong dự án.

o Muốn hoàn thành dự án phải hoàn thành matlab.

o Hoàn thành dự án thì mới có điểm kĩ năng nhóm.

o Có điểm thì mới đậu tốt nghiệp.

Page 58: Kỹ Năng Nhóm

Trang 57

o Đậu tốt nghiệp để có bằng.

o Có bằng để xin việc làm.

- Đã đọc đến trang 9. Gồm:

o Sơ lược về matlab.

o Lịch sử hình thành và phát triển.

o Các đối tượng trong matlab.

o Tìm hiểu về ma trận và các toán tử.

o Các phép toán trên ma trận.

- Tìm hiểu được các vấn đề cơ bản cần có cho matlab.

o Matlab là một phần mềm toán học quan trọng.

o Cài đặt matlab cần có một vài package cơ bản phải có.

o Phải tìm hiểu thì mới cài đặt được.

o Cài đặt được thì mới tìm hiểu được.

o Tìm hiểu được thì mới viết báo cáo được.

2. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

- Số người : 9/9

- Nhận phân công công việc trong tuần.

Cài đặt matlab.

Phải cài thì mới tìm hiểu được.

Tìm hiểu được thì mới viết báo cáo được.

Viết báo cáo được thì mới có bài nộp.

Có bài nộp mới có điểm.

Có điểm thì mới tốt nghiệp.

3. Đọc tài liệu tham khảo matlab.

- Tìm được tài liệu hướng dẫn cách cài đặt matlab.

o Tìm tài liệu để đọc.

o Đọc để hiểu.

o Hiểu để cài đặt.

o Cài đặt để sử dụng.

o Sử dụng để biết.

o Biết để viết hướng dẫn.

o Viết hướng dẫn để nộp cho nhóm trưởng.

- Đã cài đặt được matlab theo đúng yêu cầu của trưởng nhóm.

o MATLAB.

o Parallel Computing Toolbox.

o Database Toolbox.

o Image Processing Toolbox.

Page 59: Kỹ Năng Nhóm

Trang 58

o Signal Processing Toolbox.

o Symbolic Math Toolbox.

III. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ

1. Tìm tài liệu tham khảo matlab (Thứ 7, ở nhà).

- Công việc hoàn thành quá dễ dàng.

- Không gặp chút khó khăn nào.

2. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

- Phân chia công việc của nhóm trưởng rất hợp lí.

- Công việc nhận được phù hợp với bản thân.

3. Đọc tài liệu tham khảo matlab.

- Tài liệu tham khảo phù hợp với chủ đề.

- Hướng dẫn cài đặt chi tiết.

- Rất dễ dàng để viết báo cáo.

________________________________________________________________________

CÔNG VIỆC DỰ ĐỊNH LÀM TUẦN TỚI

- Tuần tới là tuần thi giữa học kỳ nên cả nhóm quyết định dừng công việc của

môn Kỹ Năng Làm Việc Nhóm.

Page 60: Kỹ Năng Nhóm

Trang 59

BÁO CÁO CÁ NHÂN

MATH.COM

Họ và Tên : Vũ Trần Minh Khương

Tuần : 8

________________________________________________________________________

CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM TUẦN NÀY

1. Đọc tài liệu tham khảo matlab.

2. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

3. Đánh máy phần 1 của matlab (thứ 5, 19h-21h, ở nhà).

BÁO CÁO CHI TIẾT

I. VẤN ĐỀ

1. Đọc tài liệu tham khảo matlab.

- Đọc từ trang 9-33 của tài liệu “01.getstart”.

- Tìm hiểu xong các toán tử.

- Tìm hiểu các ma trận.

- Tìm hiểu các biểu thức.

- Tìm hiểu các thao tác điều khiển window command.

2. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

- Số người : 9/9.

- Nhận phân công công việc.

- Thảo luận thêm các phần mềm khác ngoài Matlab, Microsoft Mathematics,

Wolfram Alpha.

- Nhóm “Kỹ năng giao tiếp” thảo luận về “Trang Phục”.

3. Đánh máy phần 1 của matlab (thứ 5, 19h-21h, ở nhà).

- Đánh máy phần 1.4 của matlab (“Ma trận”).

- Đánh máy phần 2 của matlab (“Đại số tuyến tính”).

- Bắt đầu từ trang 33 đến trang 36.

II. KẾT QUẢ

1. Đọc tài liệu tham khảo matlab.

- Đọc từ trang 9-33 của tài liệu “01.getstart”.

- Tìm hiểu xong các toán tử.

o Trong matlab gồm nhiều toán tử.

Page 61: Kỹ Năng Nhóm

Trang 60

o Mỗi toán tử có một công dụng khác nhau.

o Phải tìm hiểu toán tử vì đó là một vấn đề cơ bản của matlab.

o Hiểu các toán tử để thực hiện các phép toán một cách chính xác.

o Như vậy mới biết đường viết báo cáo.

o Viết báo cáo mới có điểm.

- Tìm hiểu các ma trận.

o Ma trận là một phần quan trọng trong toán học.

o Ma trận có nhiều ứng dụng trong thực tế.

o Tìm hiểu ma trận gồm nhiều phần. Ở đây chỉ trình bày :

Mảng.

Liệt kê các phần tử bằng cách dùng chỉ số logic.

Đại số tuyến tính.

- Tìm hiểu các biểu thức.

o Biểu thức là một phần quan trọng của toán học.

o Có nhiều công việc phải dùng biểu thức.

o Tìm hiểu cách khai báo biến.

o Tìm hiểu cách tính toán với biến là tham số.

o Tính lim, tích phân.

o Khai báo biến hằng.

- Tìm hiểu các thao tác điều khiển window command.

o Window command là cửa sổ để nhập lệnh.

o Là một phần quan trọng của matlab.

o Các thao tác lệnh trên window command chỉ thực hiện khi nhấn enter.

o Có thể nhấp nút X góc trên phải của cửa sổ để đóng window command.

o Khi cần mở lại window command thì vào menu View.

2. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

- Số người : 9/9

- Nhận phân công công việc.

o Được phân công phần 1.4, 2.

- Thảo luận thêm các phần mềm khác ngoài Matlab, Microsoft Mathematics,

Wolfram Alpha.

Phần mềm Maxima.

Bích Thuận làm công việc này.

- Nhóm “Kỹ năng giao tiếp” thảo luận về “Trang Phục”.

Đưa ra mục đích của “Trang Phục”.

Các đối tượng phù hợp với chủ đề.

Nội dung sơ lược về chủ đề.

Page 62: Kỹ Năng Nhóm

Trang 61

Các đề xuất nhỏ trong chủ đề.

3. Đánh máy phần 1 của matlab (thứ 5, 19h-21h, ở nhà).

- Đánh máy phần 1.4 của matlab (“Ma trận”).

o Đánh máy để nộp.

o Nộp để làm tiểu luận.

o Làm tiểu luận để lấy điểm.

o Có điểm để không bị rớt.

o Không bị rớt thì mới ra trường được để đi làm.

- Đánh máy phần 2 của matlab (“Đại số tuyến tính”).

o Đánh máy để nộp.

o Nộp để làm tiểu luận.

o Làm tiểu luận để lấy điểm.

o Có điểm để không bị rớt.

o Không bị rớt thì mới ra trường được để đi làm.

- Bắt đầu từ trang 33 đến trang 36.

III. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ

1. Đọc tài liệu tham khảo matlab.

- Công việc hoàn thành quá dễ dàng.

- Không gặp chút khó khăn nào vì biết đọc chữ.

2. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

3. Đánh máy phần 1 của matlab (thứ 5, 19h-21h, ở nhà).

- Công việc không gặp chút khó khăn nào.

- Sử dụng word 2007.

- Chờ đến tuần sau nộp cho nhóm trưởng.

- Biết đánh máy nên không khó khăn gì.

________________________________________________________________________

CÔNG VIỆC DỰ ĐỊNH LÀM TUẦN TỚI

- Chờ nhận phân công công việc về matlab.

Page 63: Kỹ Năng Nhóm

Trang 62

BÁO CÁO CÁ NHÂN

MATH.COM

Họ và Tên : Vũ Trần Minh Khương

Tuần : 9

________________________________________________________________________

CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM TUẦN NÀY

1. Đánh máy matlab (Thứ 2, 20h-22h, ở nhà)

2. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

BÁO CÁO CHI TIẾT

I. VẤN ĐỀ

1. Đánh máy matlab (Thứ 2, 20h-22h, ở nhà)

- Đánh máy phần 1.1, 1.2, 1.3.

o 1.1 Biến.

o 1.2 Phép toán.

o 1.3 Vector.

- Nộp cho nhóm trưởng qua mạng.

2. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

- Số người : 9/9

- Matlab và một số công cụ tính toán :

Bích Thuận nộp phần Maxima cho Nhật Trường.

Tổng hợp lại các phần đã làm trong công việc.

- Nhóm “Kỹ năng giao tiếp” thảo luận về “Giao tiếp trong sư phạm”.

II. KẾT QUẢ

1. Đánh máy matlab (Thứ 2, 20h-22h, ở nhà)

- Đánh máy phần 1.1, 1.2, 1.3.

o 1.1 Biến.

o 1.2 Phép toán.

o 1.3 Vector.

o Đây là những phần được phân công đánh máy.

o Phần đánh máy của tuần trước bị bỏ vì không phù hợp yêu cầu.

Viết khó hiểu.

Page 64: Kỹ Năng Nhóm

Trang 63

Vì đây là tài liệu nước ngoài.

Một số phần dịch không đúng với từ tương ứng trong tiếng Việt.

Khắc phục: Nhóm trưởng giao cho bạn khác.

Bản thân nhận phần 1.1, 1.2, 1.3.

o Đánh từ trang 21-36.

- Nộp cho nhóm trưởng qua mạng.

o Đã đánh máy xong và có file của matlab 1.1, 1.2, 1.3.

o File dạng word 2007.

o Nộp cho nhóm trưởng qua mail nhóm.

o Mail nhóm đã ghi trong biên bản thành lập nhóm.

o Cụ thể mail nhóm là [email protected].

o Bản thân gửi bằng mail yahoo.

o Mail yahoo là [email protected].

2. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

- Số người : 9/9

- Matlab và một số công cụ tính toán :

Bích Thuận nộp phần Maxima cho Nhật Trường.

Tổng hợp lại các phần đã làm trong công việc.

Matlab

Microsoft Mathematics

Maxima

Wolfram Alpha

- Nhóm “Kỹ năng giao tiếp” thảo luận về “Giao tiếp trong sư phạm”.

Đây là vấn đề cần thiết cho mọi người không chỉ riêng sư phạm.

Nâng cao khả năng giao tiếp trong môi trường sư phạm.

Giúp nâng cao năng lực bản thân.

Tạo mối quan hệ tốt trong xã hội.

Kết quả:

Hoàn thành nội dung cơ bản của công việc “Matlab và một số công cụ

tính toán”.

Hoàn thành “Trang Phục” và đưa ra các tiểu mục cho “Giao tiếp trong

sư phạm”.

Định nghĩa.

Quá trình giao tiếp.

Mục đích.

Vai trò.

Page 65: Kỹ Năng Nhóm

Trang 64

Nguyên tắc.

III. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ

1. Đánh máy matlab (Thứ 2, 20h-22h, ở nhà)

- Hoàn thành 100% công việc.

- Đã có báo cáo nộp cho nhóm trưởng.

- Đã có file lưu trong máy.

- Đã nộp cho nhóm trưởng.

- Chờ tổng kết phần matlab.

2. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

- Hoàn thành 100% công việc của “Matlab và một số công cụ tính toán”.

- Hoàn thành 50% công việc của “Giao tiếp trong sư phạm”.

Khắc phục :

Quy định là tuần sau phải kết thúc công việc “Kỹ năng giao tiếp”.

_____________________________________________________________________________________

CÔNG VIỆC DỰ ĐỊNH LÀM TUẦN TỚI

- Tổng kết cuốn tiểu luận với cả nhóm

Page 66: Kỹ Năng Nhóm

Trang 65

BÁO CÁO CÁ NHÂN

MATH.COM

Họ và Tên : Vũ Trần Minh Khương

Tuần : 10

________________________________________________________________________

CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM TUẦN NÀY

1. Viết lời mở đầu cho chương matlab.(Thứ 6, 19-21h, ở nhà)

2. Họp nhóm (Thứ 2, 13h30-15h00, dãy C cơ sở Linh Trung)

3. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

BÁO CÁO CHI TIẾT

I. VẤN ĐỀ

1. Viết lời mở đầu cho chương matlab.(Thứ 6, 19-21h, ở nhà)

- Viết theo yêu cầu của nhóm trưởng.

- Nội dung nói về mục đích tìm hiểu matlab.

- Nhu cầu thực tế về matlab.

2. Họp nhóm (Thứ 2, 13h30-15h00, dãy C cơ sở Linh Trung)

- Tổng duyệt file tiểu luận demo.

- Nhóm “Kỹ năng giao tiếp” thảo luận về “Giao tiếp trong sư phạm”.

3. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

- Nhóm “Kỹ năng giao tiếp” nộp phần “Giao tiếp trong sư phạm”.

II. KẾT QUẢ

1. Viết lời mở đầu cho chương matlab.(Thứ 6, 19-21h, ở nhà)

- Viết theo yêu cầu của nhóm trưởng.

o Nhóm trưởng yêu cầu mỗi người viết về mục đích tìm hiểu matlab.

o Tạo cho người đọc một cái nhìn tổng quát.

o Bản thân được giao phần matlab.

o Matlab là phần được tham gia với vai trò chính.

o Đã làm nhiều việc liên trong công việc matlab nên đảm nhận phần này.

- Nội dung nói về mục đích tìm hiểu matlab.

o Lời mở đầu phải nêu rõ tại sao lại có công việc matlab.

o Matlab có những ứng dụng nào trong sư phạm.

o Tại sao trong hiện tại việc sử dụng matlab lại cần thiết?

Page 67: Kỹ Năng Nhóm

Trang 66

o Ngoài matlab ra còn có những công cụ tính toán nào.

o Lập dàn ý và viết thành đoạn văn hoàn chỉnh.

- Nhu cầu thực tế về matlab.

o Trong thực tế matlab là phần mềm tính toán phổ biến.

o Được dạy trong trường ĐH KHTN.

o Vì vậy nhóm chọn matlab làm công cụ tính toán chính.

o Ngoài ra còn bổ sung thêm maxima, mathematica…

o Tập trung xoay quanh matlab.

Kết quả 1:

Đã lập được dàn ý cho lời mở đầu.

Đã viết ra giấy và nộp cho nhóm trưởng.

Được nhóm trưởng chọn làm lời mở đầu cho phần matlab.

2. Họp nhóm (Thứ 2, 13h30-15h00, dãy C cơ sở Linh Trung)

- Số người : 9/9

- Tổng duyệt file tiểu luận demo.

Thảo luận về Margins và kích cỡ chữ trên giấy.

Thống nhất cỡ Margins như trong tiểu luận.

Cỡ chữ 13.

Thứ tự phân bố từng chương như đã sắp xếp.

- Nhóm “Kỹ năng giao tiếp” thảo luận về “Giao tiếp trong sư phạm”.

Định nghĩa.

Mục đích.

Vai trò.

Các nguyên tắc cần biết.

Kết quả 2:

Đã thống nhất hoàn chỉnh file tiểu luận demo.

Đưa ra các mục cần làm cho phần “Giao tiếp trong sư phạm”.

3. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

- Số người : 9/9

- Nhóm “Kỹ năng giao tiếp” nộp phần “Giao tiếp trong sư phạm”.

- Gửi Thanh Hoài in.

Kết quả 3:

Hoàn thành công việc “Kỹ năng giao tiếp”.

Hoàn thành file tiểu luận demo.

Page 68: Kỹ Năng Nhóm

Trang 67

Thứ 6 có file nộp thầy.

III. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ

1. Viết lời mở đầu cho chương matlab.(Thứ 6, 19-21h, ở nhà)

- Lời mở đầu cho chương matlab tuy được chọn nhưng bản thân nghĩ vẫn chưa

hay.

- Lý do: bản thân học yếu môn văn.

- Khắc phục: sẽ đọc nhiều sách hơn nữa.

2. Họp nhóm (Thứ 2, 13h30-15h00, dãy C cơ sở Linh Trung)

- Đã hoàn thành 100% công việc dự định.

3. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

- Đã hoàn thành 99% công việc.

- Thanh Hoài in tiểu luận nộp thầy là hoàn thành công việc.

Page 69: Kỹ Năng Nhóm

Trang 68

THU HOẠCH CÁ NHÂN

Tên: Vũ Trần Minh Khương. Nhóm: Mathcom.

Sau khi học xong môn “Kĩ năng làm việc nhóm” trong học kì 1 năm học 2011-

2012 do thầy Đặng Đức Trọng dạy, em thấy mình học được nhiều kĩ năng bổ ích cho

tương lai trong việc làm tập thể sau này.

Trong bài thu hoạch này em trình bày cho thầy về những gì em đã làm, đã đóng

góp cho nhóm mathcom, những kinh nghiệm rút ra được trong lúc làm dự án “Kỹ năng

sư phạm”, cách viết một CV hoàn chỉnh và đúng đắn, những bài học bổ ích khi làm tiểu

luận “Kỹ năng sư phạm”, cách lập dãy mục đích bằng cách tự hỏi 5 lần tại sao, cách viết

báo cáo 5W-1H.

Những việc em đã làm trong “Kỹ năng sư phạm” đó là: Lập kế hoạch và lập danh

sách cho nhóm, Matlab và một số công cụ tính toán, Power Point và một số phần mềm

trình chiếu, Kỹ năng soạn giáo án. Những kinh nghiệm rút ra khi sinh hoạt trong nhóm

mathcom: Cách họp nhóm đúng đắn, cách viết một CV hoàn chỉnh, cách viết báo cáo cá

nhân đúng, hợp lí, cách phân chia công việc, cách nhận công việc, viết báo cáo đúng cách

bằng 5W-1H, xác định dãy mục đích bằng hỏi 5 lần tại sao.

Việc đầu tiên khi tham gia một nhóm làm việc đó là lập kế hoạch và danh sách cho

nhóm, đây là công việc vì nó quyết định rất lớn đến hiệu quả dự án của nhóm sau này.

Trước khi lập kế hoạch, nhóm đã tổ chức họp nhóm và bầu các chức nhóm trưởng (Khoa),

nhóm phó (Khương), thủ quỹ (Hà), thư kí (Hoài). Trong đó, nhóm trưởng là người đứng

ra chịu trách nhiệm, đánh giá và đưa ra quyết định cuối cùng của nhóm; thủ quĩ có nhiệm

vụ giữ các khoảng tiền của các bạn trong nhóm để chi trả cho hoạt động in ấn và thư ký

có nhiệm vụ ghi lại các thảo luận của nhóm cũng như các yêu cầu của thầy trên lớp. Công

việc lập kế hoạch cho nhóm bao gồm 12 bước. Các bước cụ thể đã được thầy Trọng

hướng dẫn nên em không viết ra đây. Bản kế hoạch được Hoài đánh máy và lưu lại thành

file excel.

Page 70: Kỹ Năng Nhóm

Trang 69

Đối với công việc “Matlab và một số công cụ tính toán” thì công việc này em

không gặp nhiều khó khăn do đây là một học phần chính trong học kì này. Matlab là một

công cụ tính toán mạnh trong việc giảng dạy toán ở bất kì một cấp học nào.Việc tìm hiểu

matlab sẽ giúp cho các thành viên trong nhóm sử dụng hiệu quả phần mềm tiện ích này

và ứng dụng nó vào bài giảng của mình để thêm phần sinh động cũng như hiệu quả (giảm

bớt thời gian cũng như công sức tính toán với những bài toán phức tạp). Các công việc

em đã thực hiện trong phần việc này: Cài đặt matlab: Matlab phải được cài đặt tối thiểu

các gói sau:MATLAB, Parallel Computing Toolbox, Database Toolbox, Image

Processing Toolbox, Signal Processing Toolbox, Symbolic Math Toolbox. Công việc cài

đặt rất dễ dàng, cụ thể như sau:Nhấp “Next” cho đến khi không thể nhấp “Next”, nhấp

chọn “I agree …” hay “I accept …” khi thấy các tùy chọn này, nhấp “Finish” để kết thúc

cài đặt.

Tiếp theo là đọc tài liệu tham khảo: Chủ yếu tham khảo tài liệu getstart.pdf, đây là

tài liệu không chính thức nên tôi không tiện đưa link ra, tài liệu ghi rõ ràng và đầy đủ

cách sử dụng matlab, trình bày các phần tìm hiểu được thành file, ban đầu tìm hiểu về ma

trận và đại số tuyến tính, nhưng do trình bày không rõ ràng (do không nắm vững về các

mục này) nên được chuyển sang phần khác. Lúc sau được giao trình bày phần: biến, phép

toán, vector.Biến là đối tượng trong matlab được khai báo bằng lệnh syms.Phép toán rất

nhiều và đa dạng, đã được trình bày trong các báo cáo cá nhân và báo cáo nhóm nên

không nêu ra đây.Vector thực chất là trường hợp ma trận có 1 dòng.

Cuối cùng là đánh máy và nộp cho nhóm trưởng: Dùng chương trình soạn thảo

word. Save lại thành file pdf. Nộp cho nhóm trưởng cả word lẫn pdf. Ban đầu trình bày

word không được tốt. Cụ thể là bị nhóm trưởng phàn nàn vì thiếu hình ảnh minh họa,

trình bày nội dung không rõ ràng, cụ thể. Sau khi thảo luận cùng nhóm trưởng và tiếp thu

những đóng góp của các bạn trong nhóm, bản thân đã sửa chữa và nộp hoàn chỉnh cho

nhóm trưởng.

Page 71: Kỹ Năng Nhóm

Trang 70

Phần việc tiếp theo trong dự án là “Power Point và một số phần mềm trình chiếu”.

Power Point là phần mềm hỗ trợ trình chiếu thiết thực trong giảng dạy, nó giúp hình dung

bài học dễ dàng cũng như làm sinh động bài giảng (giảm bớt buồn tẻ) bằng những chuyển

động của chữ và hình. Hiện nay Power Point được sử dụng rộng rãi và phổ biến trong

môi trường sư phạm, vì vậy nhóm đã đề ra công việc các phần mềm trình chiếu và chú

trọng vào Power Point để các thành viên có khả năng sử dụng các phần mềm này. Bản

thân em được phân công phần mở rộng trong phần việc này đó là tìm hiểu về phần mềm

hỗ trợ giảng dạy Lecture Maker. Đây là phần mềm thích hợp cho những người dùng mà

khả năng trình bày bài giảng thẩm mĩ không tốt bằng những mẫu có sẵn, tiết kiểm thời

gian và công sức nhưng vẫn có được một bài giảng đẹp mắt và không thua kém bất kì

một bài giảng nào khác. Các công việc mà bản thân đã làm: Cài đặt LM, tải ở địa chỉ

http://tinyurl.com/soangiaoan, cách cài đặt tương tự như matlab.

Tiếp theo là tìm hiểu các thao tác cơ bản trong LM. Các thao tác cơ bản của LM

bao gồm:Tạo file bài giảng, chọn template, chèn các command button, chèn các tài liệu

khác như video, piture …, save bài giảng. Các chi tiết cụ thể đã trình bày trong tiểu

luận.Đã góp phần đánh máy và có văn bản thô. Cách tạo một bài giảng cơ bản: Tạo bìa

cho giáo án, tạo các silde cho giáo án, tất cả đều dựa vào template nên dễ dàng, nhanh

chóng. Các chi tiết cho các thao tác trên đã được trình bày trong tiểu luận. Tạo một bài

giảng cách sử dụng LM bằng chính LM. Công việc này ban đầu được đề nghị cùng làm

với Trường. Nhưng do bất tiện về nơi ở, thời gian nên được giao lại hoàn toàn cho

Trường. Ngoài ra, về phần kỹ năng soạn giáo án, ban đầu được phân công vào công việc

“Kỹ năng soạn giáo án”. Nhưng trong thời gian làm việc nhóm nhận thấy thời gian và sức

lực không đủ nên đã đề nghị trưởng nhóm rút lui. Đề nghị đã được trưởng nhóm chấp

nhận tuy không có văn bản kèm theo.

Về những việc phát sinh trong sinh hoạt nhóm Mathcom, đầu tiên là viết CV. Ban

đầu bản thân chưa biết viết CV sao cho hợp lí, thậm chí còn chưa biết CV là gì. Sau khi

hoàn thành lớp kĩ năng, em đã viết được CV dùng cho bản thân trong việc ứng vào vị trí

programmer của công ty FPT Telecom. Báo cáo nêu những thông tin cơ bản của bản thân,

Page 72: Kỹ Năng Nhóm

Trang 71

trình độ học vấn, thành tích trong quá trình học tập, sở thích … Tất cả đều phải trình bày

với trọng tâm là vị trí đang ứng cử, theo thứ tự thời gian từ gần đến xa,… Ban đầu không

áp dụng công thức này chỉ ghi được báo cáo chưa đầy một trang, nhưng với công thức

này thì có thể ghi được báo cáo dài 3 trang.

Tiếp theo là viết báo cáo cá nhân. Sau khi học xong học kì vừa qua, cụ thể là môn

kĩ năng nhóm, bản thân đã có thể viết các báo cáo khi tham gia bất kì một nhóm học tập

hay nghiên cứu nào với tiêu chuẩn như thầy đã dạy. Viết báo cáo cá nhân: để viết được

một báo cáo hoàn chỉnh nên áp dụng qui tắc 5W-1H. Tức là nên có đủ các thông tin về

thời gian, nơi chốn diễn ra công việc được báo cáo, làm công việc đó với ai, làm được

những gì, tới đâu, cách thức để hoàn thành công việc,…

Về việc lập dãy mục đích: để lập dãy mục đích ta làm như sau: bắt đầu đứng tại

công việc hiện tại, đặt câu hỏi tại sao ta phải thực hiện công việc đó, nên trả lời câu hỏi

bằng một công việc hay một nhu cầu cần công việc đó hoàn thành, tiếp tục lặp lại bước

hai cho câu trả lời trên, làm lại như vậy khoảng 5 lần, như vậy ta sẽ có được dãy mục

đích và mục tiêu trung tâm.

Một vấn đề khác cũng quan trọng đó là tổ chức họp nhóm. Trong học kì vừa rồi

nhóm tổ chức họp vào những giờ họp cố định. Ban đầu nhóm họp hai buổi một tuần. Một

buổi họp từ 13h đến 15h thứ 2.Một buổi họp từ 14h đến 15h30 thứ 5.Bắt đầu từ tuần 6,

nhóm chỉ còn họp một ngày thứ 5 cũng ngày và giờ như trên. Nguyên nhân: nhóm đã

quen với cách viết báo cáo cá nhân và hầu hết đã nắm rõ cách làm việc trên mạng (cụ thể

là gmail), và cũng để tiết kiệm thời gian trên lớp nên không cần phải họp hai lần một tuần.

Tất cả các lần họp đều họp ở dãy C, cơ sở Linh Trung.

Trong quá trình thực hiện dự án, em đã gặp không ít khó khăn: trước khi học môn

kỹ năng này không ai trong biết viết báo cáo cá nhân. Không ai biết viết CV. Không ai

biết lập kế hoạch. Ít người từng làm công việc theo một nhóm.Tuy vậy, vẫn có những

ưu điểm nhất định: tất cả thành viên tham dự công việc rất nghiêm túc. Chỉ có một trường

hợp nghỉ có lí do. Mỗi lần họp nhóm đều đạt hiệu quả công việc cao (trên 90%). Công

Page 73: Kỹ Năng Nhóm

Trang 72

việc trong lúc họp nhóm thường là phân chia công việc, thảo luận các báo cáo cá nhân,

CV…Mọi công việc đều hoàn thành đúng kế hoạch.

Và sau khi kết thúc môn học: mọi thành viên giờ đã biết viết báo cáo theo 5W-1H.

Tất cả các thành viên đều đã viết được một CV hoàn chỉnh theo hướng dẫn của giáo viên.

Trong lúc họp nhóm, cả nhóm đã lập được một bản kế hoạch theo hướng dẫn của thầy

(12 bước). Đồng thời nhóm cũng lập mail: [email protected] để tiện việc trao đổi

tài liệu giữa các thành viên trong nhóm cũng như giúp các bạn nắm rõ tình hình công việc,

từ đó làm việc hiệu quả hơn.

Cảm nghĩ của em sau khi học xong môn Kỹ năng làm việc nhóm đó là “Kỹ năng

làm việc nhóm” là môn học đã giúp em lần đầu tiên tiếp xúc với cách học tập theo nhóm,

cách làm việc theo thời gian biểu, cách viết CV, đồng thời còn rèn luyện cho em thói

quen viết một “Báo cáo cá nhân” sau mỗi công việc, cách tổ chức và xây dựng một nhóm.

Môn học đã cung cấp cho em cũng như các bạn sinh viên khác rất nhiều các kỹ

năng để làm việc tốt hơn sau khi ra trường. Khi lần đầu lắng nghe thầy Đặng Đức Trọng

nói về yêu cầu của môn học thì em cùng các thành viên nhóm Math.Com hầu như chưa

hình dung được sẽ làm gì và học gì trong môn “Kỹ năng làm việc nhóm”, nhưng trải

qua gần mười tuần thì đã tiếp thu được những kỹ năng vô cùng cần thiết.

Page 74: Kỹ Năng Nhóm

Trang 73

21/05/2017

THÔNG TIN CÁ NHÂN

- Họ và tên : Vũ Trần Minh Khương. (Nam/Nữ)

- Giới tính: Nam.

- Ngày sinh : 21/01/1991.

- Địa chỉ : 37 đường 6, P. Bình Trưng Đông, Q.2, TPHCM.

- Điện thoại : 01289996531.

- Email : [email protected]

- Hôn nhân : Đã kết hôn

ẢNH 4x6

Tôi nộp đơn này xin dự tuyển vào vị trí trưởng phòng programmer của công ty FPT

Telecom. Các bản sao chứng chỉ đã được đính kèm trong bộ hồ sơ.

TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN

5/2016 - Tốt nghiệp tiến sĩ tại trường New South Wales.

2014-2016 - Nghiên cứu sinh tại trường New South Wales.

8/2014 - Tốt nghiệp cử nhân Toán-tin học trường ĐH Khoa Học Tự Nhiên

TPHCM.

2009-2014 - Sinh viên trường ĐH Khoa Học Tự Nhiên TPHCM.

2005-2008 - Học sinh trường THPT Giồng Ông Tố.

2001-2005 - Học sinh trường THCS Nguyễn Văn Trỗi.

1996-2001 - Học sinh trường tiểu học Nguyễn Văn Trỗi.

KỸ NĂNG

- Thông thạo lập trình C, C++, C#.

- TOEFL IBT 80/120.

- Tốt nghiệp khoá đào tạo Leader Ship.

Page 75: Kỹ Năng Nhóm

Trang 74

KHẢ NĂNG THÍCH ỨNG VỚI CÔNG VIỆC

- Có kinh nghiệm nghiên cứu và làm việc ở nước ngoài.

- Tinh thần trách nhiệm cao.

- Có kinh nghiệm làm trưởng dự án.

- Tốt nghiệp khoá đào tạo Leader Ship nên có thể đảm nhận vị trí trưởng các dự án.

CÁC DỰ ÁN ĐÃ THAM GIA

Cấu Trúc Dữ Liệu Cho Đối Tượng Di Chuyển

- Số người : 3.

- Thời gian : 3 tháng (15/9/2011 –

19/12/2011).

- Vai trò : Trưởng nhóm.

- Mô tả sản phẩm : Tiểu luận đề xuất

cấu trúc dữ liệu quản lí cho đối tượng

di chuyển.

Ứng Dụng Data Structure For Moving Object

- Số người: 2.

- Thời gian: 2 tháng (15/5/2012 –

15/7/2012)

- Vai trò : Trưởng nhóm.

- Mô tả: Đề xuất cách áp dụng cấu trúc

di chuyển cho bài toán điều phối tự

động giao thông tại khu vực trung

tâm TPHCM(Q1,Q3,Q5).

High Performance Computing

- Số người: 20.

- Thời gian: 2 năm (2014-2016).

- Nhóm: Code C in Unix.

- Vai trò : Thành viên

- Mô tả: Nghiên cứu khái niệm phương

trình Ekinal và cài đặt thuật giải PT

Ekinal trên không gian 2 chiều, 3

chiều.

THÀNH TÍCH CÁ NHÂN

- Huy chương bạc cuộc thi ACM quốc tế lần 22.

- Học bổng tài trợ cho đề tài nghiên cứu Data structure for moving object.

- Học bổng tài trợ cho đề án High Computing.

Page 76: Kỹ Năng Nhóm

Trang 75

NGUYỄN THANH HOÀI

BÁO CÁO CÁ NHÂN MATH.COM

Họ và Tên : NGUYỄN THANH HOÀI

Tuần : 2

________________________________________________________________________

CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM TUẦN NÀY

1. Họp nhóm chọn đề tài, phân chia công việc (Thứ 6, 10h-12h30, ở dãy C cơ sở

Linh Trung).

2. Họp nhóm lập kế hoạch và báo cáo cá nhân (Thứ 2, 13h-15h30, ở dãy C cơ sở

Linh Trung).

3. Nhận, triển khai công việc từ nhóm trưởng đề tài “Đại số tuyến tính”.

4. In ấn các văn bản của nhóm (Thứ 5, 22h-22h30, ở nhà).

BÁO CÁO CHI TIẾT

I. VẤN ĐỀ

1. Họp nhóm chọn đề tài, phân chia công việc (Thứ 6, 10h-12g30, dãy C cơ sở Linh

Trung).

- Số người : 9/9

- Hoàn thành bản dự án mẫu cho nhóm.

- Thiết lập được khuôn của bản báo cáo cá nhân chung cho tất cả thành viên.

2. Họp nhóm lập kế hoạch và báo cáo cá nhân (thứ 2, 13h-15h30, dãy C cơ sở Linh

Trung).

- Số người : 9/9

- Hoàn thành bản dự án mẫu cho nhóm.

- Thiết lập được khuôn của bản báo cáo cá nhân chung cho tất cả thành viên.

3. Nhận, triển khai công việc từ nhóm trưởng đề tài “Đại số tuyến tính”.

- Nhận văn bản yêu cầu công việc mà nhóm trưởng phân công.

- Xem xét công việc được yêu cầu.

- Gửi mail đưa ý kiến cá nhân và kế hoạch về công việc cho nhóm trưởng.

4. In ấn các văn bản của nhóm (Thứ 5, 22h-22h30, ở nhà).

- In bản kế hoạch của nhóm.

- In bản báo cáo cá nhân.

- In bản “Power Point và một số phần mềm trình chiếu”.

II. KẾT QUẢ

1. Họp nhóm chọn đề tài và phân chia công việc (Thứ 6, 10h-12g30, dãy C).

Page 77: Kỹ Năng Nhóm

Trang 76

- Số người: 9/9.

- Chọn đề tài cho dự án: Sư Phạm.

- Phân chia công việc(bản dự án và công việc từng người đính kèm ở trang sau).

Chọn đề tài Sư Phạm vì bất cứ sinh viên khi học ngành Toán-tin nếu

không tìm được việc thì đều có thể đi dạy (dạy thêm).

Phân công công việc cho mọi người rất quan trọng vì đây là môn kĩ

năng

Kết quả:

Đã có được bản kế hoạch cho dự án

Tên dự án: Sư Phạm.

Trưởng dự án: Võ Anh Khoa.

Thời gian bắt đầu: 23/9/2011.

Thời gian kết thúc: 27/11/2011.

Đã phân chia công việc cho tất cả mọi người (có đính kèm công việc chi

tiết cho từng người ở mặt sau).

Công việc được phân chia theo từng tuần.

Phù hợp với từng mục đích của nhóm.

2. Họp nhóm lập kế hoạch và báo cáo cá nhân (thứ 2, 13h-15h30, dãy C)

- Số người : 9/9

- Hoàn thành bản dự án mẫu cho nhóm.

- Thiết lập được khuôn của bản báo cáo cá nhân chung cho tất cả thành viên.

Kết quả :

Đã có file bản kế hoạch cho dự án.

o Đã in bản kế hoạch thành văn bản

o Mỗi bạn trong nhóm giữ một bản để tiện việc theo dõi tiến độ

o Chuẩn bị cho công việc tuần tiếp theo.

Đã có được bản báo cáo cá nhân mẫu. (kèm theo ở trang sau)

o Bản báo cáo mẫu được giao cho mọi người viết theo từng tuần.

o Viết để nộp cho thầy.

o Để báo cáo cho thầy biết công việc cụ thể bản thân trong tuần.

o Nhằm đạt điểm cao cho môn học.

3. Nhận, triển khai công việc từ nhóm trưởng đề tài “Đại số tuyến tính”.

- Nhận văn bản yêu cầu công việc mà nhóm trưởng phân công.

- Xem xét công việc được yêu cầu.

- Gửi mail đưa ý kiến cá nhân và kế hoạch về công việc cho nhóm trưởng.

Page 78: Kỹ Năng Nhóm

Trang 77

Kết quả 1:

Nhận được văn bản yêu cầu công việc soạn chương “Số phức” trong cuốn

“Đại số tuyến tính và ứng dụng” –Tác giả: Bùi Xuân HảiTrần Ngọc Hội –

Trịnh Thanh Đèo – Lê Văn Luyện.

Kết quả 2:

Gửi lời nhận công việc (soạn chương “Số phức”) cho nhóm trưởng đề tài

“Đại số tuyến tính” (ĐẶNG PHƯỚC NHẬT).

Kết quả 3:

Gửi mail bản kế hoạch về công việc chương “Số phức” gồm 7 mục:

1. Các phép toán đại số (Tuần 3)

2. Khái niệm trường (Tuần 3)

3. Định nghĩa trường số phức (Tuần 3)

4. Biểu diển hình học của số phức (Tuần 4)

5. Dạng lượng giác của số phức (Tuần 4)

6. Lũy thừa công thức Moivre (Tuần 4)

7. Khai căn. Căn bậc n của đơn vị (Tuần 4)

Công việc chủ yếu tập chung vào tóm tắt lý thuyết và làm bài tập trong sách.

4. In ấn các văn bản của nhóm (Thứ 5, 22h-22h30, ở nhà).

Kết quả 1:

- In xong 10 bản kế hoạch cho dự án

- In xong 1 bản “Power Point và một số phần mềm trình chiếu”

- In xong 20 bản báo cáo cá nhân.

III. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ

1. Chọn đề tài, phân chia công việc (Thứ 6, 10h-12g30, dãy C cơ sở Linh Trung).

- 100% thành viên trong nhóm tán thành đề tài “Sư phạm”.

- Mẫu báo cáo cá nhân được mọi người xây dựng, đóng góp.

- Tất cả đều hài lòng với mẫu báo cáo của nhóm.

2. Lập kế hoạch và báo cáo cá nhân (thứ 2, 13h-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung).

A) Lập kế hoạch

- Bản kế hoạch nêu khá chi tiết công việc của từng người theo từng tuần.

- Nêu được những mục tiêu chính cho dự án.

- Nêu được những lợi ích mỗi người có được sau khi hoàn thành môn học.

B) Báo cáo cá nhân (thứ 2, 13h-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung).

- Báo cáo cá nhân tuy được mọi người chấp thuận nhưng bản thân thấy còn

nhiều thiếu sót:

Chưa nêu rõ chi tiết thành quả của công việc.

Chưa nêu được mục tiêu cho từng công việc cụ thể trong tuần.

Page 79: Kỹ Năng Nhóm

Trang 78

Khắc phục :

Sẽ thuyết trình trước lớp bản báo cáo để nhận được sự góp ý từ thầy và các

bạn.

3. Chọn xong các chương cho dự án “Đại số tuyến tính” và đã phân chia nội dung

cần tìm hiểu cho mỗi bạn. (Thứ 2, 20h-22h, ở nhà)

- Hoàn thành 90% công việc.

- 10% chưa đạt được.

Chưa ước lượng được công việc của từng chương để phân chia cho hợp

Chưa hiểu một cách sâu sắc về từng nội dung của “Đại số tuyến tính”.

Chưa đầu tư nhiều thời gian cho việc tìm hiểu tài liệu.

Khắc phục :

Đầu tư nhiều thời gian hơn cho việc tìm kiếm tài liệu.

Nhờ sự tư vấn của các anh chị về môn “Đại số tuyến tính”.

4. In ấn các văn bản của nhóm (Thứ 5, 22h-22h30, ở nhà).

- Hoàn thành 100% bản in gồm:

Phát bản kế hoạch nhóm cho các bạn trong nhóm (10 bản A4) .

Gửi bản in “Power Point và một số phần mềm trình chiếu” (1 bản A4 6

trang 2 mặt).

In bản báo cáo cá nhân (20 bản A4).

_____________________________________________________________________________________

CÔNG VIỆC DỰ ĐỊNH LÀM TUẦN TỚI.

- Tìm hiểu một số CV mẫu trên mạng

Page 80: Kỹ Năng Nhóm

Trang 79

BÁO CÁO CÁ NHÂN MATH.COM

Họ và Tên : NGUYỄN THANH HOÀI

Tuần : 3

________________________________________________________________________

CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM TUẦN NÀY

1. Tìm hiểu một số CV mẫu trên mạng (Thứ 2, 18h-18h30, ở nhà)

2. Họp nhóm (Thứ 2, 13h-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

3. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

4. In ấn các văn bản của nhóm (Thứ 5, 22h-22h30, ở nhà).

BÁO CÁO CHI TIẾT

I. VẤN ĐỀ

1. Tìm hiểu một số CV mẫu trên mạng (Thứ 2, 18h-18h30, ở nhà)

- CV cơ bản (link http://tailieu.vn/xem-tai-lieu/kinh-...an-.33140.html)

- CV dành cho sinh viên (link http://tailieu.vn/xem-tai-lieu/kinh-

...ong.33150.html)

- CV bằng tiếng anh (link http://tailieu.vn/xem-tai-lieu/kinh-...tae-.8231.html)

2. Họp nhóm (Thứ 2, 13h-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung).

- Số người : 9/9.

- Biểu quyết về việc chuyển đề tài cho dự án.

- Thảo luận về báo cáo cá nhân.

3. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

- Số người : 9/9.

- Thảo luận về thời gian biểu cá nhân.

4. In ấn các văn bản của nhóm (Thứ 5, 22h-22h30, ở nhà).

- In bản kế hoạch của nhóm.

- In bản báo cáo cá nhân.

- In bản “Power Point và một số phần mềm trình chiếu”.

II. KẾT QUẢ

1. Tìm hiểu một số CV mẫu trên mạng (Thứ 7, 18h-18h30, ở nhà)

- CV cơ bản (link http://tailieu.vn/xem-tai-lieu/kinh-...an-.33140.html)

- CV dành cho sinh viên (link http://tailieu.vn/xem-tai-lieu/kinh-

...ong.33150.html)

- CV bằng tiếng anh (link http://tailieu.vn/xem-tai-lieu/kinh-...tae-.8231.html)

Do thầy Đặng Đức Trọng yêu cầu các sinh viên phải biết cách viết CV.

Để sau này không bỡ ngỡ khi làm CV đi xin việc

Page 81: Kỹ Năng Nhóm

Trang 80

CV là phần quan trọng trong xin việc làm.

Nhà tuyển dụng biết thêm thông tin cá nhân.

Tăng cơ hội trúng tuyển.

Kiếm được tiền.

Kết quả 1:

Đã biết được cấu trúc cơ bản của một CV.

Sơ yếu lý lịch.

Trình độ học vấn.

Trình độ ngoại ngữ.

Kỹ năng.

Các dự án đã tham gia.

Thành tích cá nhân.

Hoạt động ngoại khóa.

Sở thích.

Đã viết được một bản CV. (kèm theo ở trang sau)

2. Họp nhóm (Thứ 2, 13h-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

- Số người : 9/9

- Thay đổi đề tài của dự án

Dự án mới: Kỹ năng trong Sư phạm

Được sự nhất trí của tất cả các thành viên trong nhóm

Kết quả:

Hầu hết các đề tài được giữ nguyên như cũ

Bỏ đi các đề tài: Đại số tuyến tính, Giải tích cơ sở

Các đề tài được giữ lại đều tập trung vào kỹ năng trong ngành sư phạm

- Thảo luận về báo cáo cá nhân

Sửa báo cáo cá nhân:

Đã thảo luận cùng 8 bạn còn lại trong nhóm

Đã hình dung được cách viết một bài báo cáo cá nhân như thầy nói: Có

5W-1H

Thảo luận cùng mọi người để viết thử báo cáo

3. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

- Thảo luận về thời gian biểu cá nhân

Hoài có đưa ra bảng thời gian biểu cá nhân

Mọi người tham gia đóng góp ý kiến, sửa lại

Quyết định lấy bản báo cáo của Hoài

Đưa lên thuyết trình cho buối thứ 6 để thầy sửa lại

4. In ấn các văn bản của nhóm (Thứ 5, 22h-22h30, ở nhà).

Kết quả 1:

Page 82: Kỹ Năng Nhóm

Trang 81

- In xong 1 bản “Power Point và một số phần mềm trình chiếu”

- In xong 10 bản báo cáo cá nhân.

III. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ

1. Tìm hiểu một số CV mẫu trên mạng (Thứ 2, 18h-18h30, ở nhà)

- Hoàn thành 90% công việc.

- 10% chưa đạt được.

“Kinh nghiệm làm việc” chưa đầy đủ.

Chưa nắm bắt rõ các mục tiêu cần thiết cần có trong CV.

Chưa bao giờ đi xin việc làm.

Khắc phục :

Viết lại một bản CV mới với mục “Kinh nghiệm làm việc” đầy đủ và cụ thể.

2. Họp nhóm (Thứ 2, 13h-15h30, dãy C )

- Nhóm có mặt đầy đủ các thành viên

- Mọi người tham gia đóng góp ý kiến tích cực

- Không có nhiều ý kiến trái ngược nhau trong việc sửa Dự án (dự án cũ không

khả thi do kiến thức vẫn còn hạn chế).

- Các thành viên đều nhất trí với dự án mới.

- Sửa Dự án không gặp nhiều khó khăn

- Phải sửa cho kịp tiến độ học nên nhóm hơi lúng túng

- Khắc phục: họp nhóm vào tuần tới nhằm đề ra những kế hoạch cụ thể hơn cho

dự án mới

3. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C )

- Nhóm có mặt đầy đủ các thành viên

- Nhóm đã sửa được bản thời gian biểu của bạn Hoài một cách phù hợp hơn

- Có một bạn viết bài

- Khắc phục: Nhóm trưởng cần yêu cầu các bạn còn lại viết để có thêm nhiều

bản thời gian biểu và nộp lại cho thầy

Khắc phục :

Nhóm sẽ tạo nhiều cơ hội cho bạn thuyết trình trước lớp.

4. In ấn các văn bản của nhóm (Thứ 5, 22h-22h30, ở nhà).

- Hoàn thành 100% công việc in báo cáo cá nhân.

- Việc in đề tài “Power Point và một số phần mềm trình chiếu” không thống nhất

về trắng đen và màu.

Khắc phục :

Page 83: Kỹ Năng Nhóm

Trang 82

Sẽ tìm hiểu hoạt động của máy in và thống nhất với cả nhóm.

_____________________________________________________________________________________

CÔNG VIỆC DỰ ĐỊNH LÀM TUẦN TỚI

- Tìm hiểu về “KỸ NĂNG SOẠN GIÁO ÁN”.

- Tìm hiểu về “KỸ NĂNG GIAO TIẾP”.

- Soạn thời gian biểu cá nhân.

Page 84: Kỹ Năng Nhóm

Trang 83

BÁO CÁO CÁ NHÂN

MATH.COM

Họ và Tên : NGUYỄN THANH HOÀI

Tuần : 4

________________________________________________________________________

CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM TUẦN NÀY

1. Tìm hiểu về “KỸ NĂNG SOẠN GIÁO ÁN” (Thứ 7, 19h – 22h30, tại nhà).

2. Tìm hiểu về “KỸ NĂNG GIAO TIẾP” (Chủ Nhật, 19h – 22h30, tại nhà).

3. Soạn thời gian biểu cá nhân (Thứ 2, 19h – 20h30, tại nhà)

4. Họp nhóm sửa dự án và báo cáo cá nhân (Thứ 2, 13h – 15h, tại dãy C, cơ sở Linh

Trung).

5. Họp nhóm thảo luận thời gian biểu cá nhân (Thứ 5, 14h30 – 15h30, dãy C cơ sở

Linh Trung).

BÁO CÁO CHI TIẾT

I. VẤN ĐỀ

1. Tìm hiểu về “KỸ NĂNG SOẠN GIÁO ÁN” (Thứ 7, 19h – 22h30, tại nhà).

- Giới thiệu về giáo án.

- Các kỹ năng soạn giáo án.

- 8 bước để xây dựng giáo án hiệu quả.

- Xây dựng một giáo án thực tế về toán lớp 12.

2. Tìm hiểu về “KỸ NĂNG GIAO TIẾP” (Chủ Nhật, 19h – 22h30, tại nhà).

- Ý nghĩa của giao tiếp trong giảng dạy.

3. Soạn thời gian biểu cá nhân (Thứ 2, 19h – 20h30, tại nhà)

- Tìm hiểu cách sắp xếp thời gian một cách khoa học

- Sử dụng chương trình Microsoft Excel 2010 để đánh thời gian biểu.

4. Họp nhóm sửa dự án và báo cáo cá nhân (Thứ 2, 13h – 15h, tại dãy C, cơ sở Linh

Trung).

- Số người : 9/9

- Sửa dự án:

o Do trong dự án trước có những kiến thức chuyên môn mà nhóm còn hạn

chế.

Page 85: Kỹ Năng Nhóm

Trang 84

o Thầy Đặng Đức Trọng yêu cầu nhóm nên đổi dự án để dễ làm việc

chung với nhau hơn.

o Dễ học hơn.

o Có kết quả học tập tốt.

o Củng cố thêm nhiều kỹ năng hơn.

- Sửa báo cáo cá nhân.

o Do thầy Đặng Đức Trọng yêu cầu mọi thành viên trong nhóm đều phải

biết viết báo cáo cá nhân.

o Đã sang tuần thứ 3 mà các bạn trong lớp thấy khó khăn khi viết báo cáo

cá nhân.

o Do các bạn trong lớp nói chung và trong nhóm nói riêng chưa viết báo

cáo cá nhân bao giờ.

5. Họp nhóm thảo luận thời gian biểu cá nhân (Thứ 5, 14h30 – 15h30, dãy C cơ sở

Linh Trung).

- Số người : 9/9

- Sửa thời gian biểu:

Do thầy Đặng Đức Trọng yêu cầu mỗi nhóm phải có một thời gian biểu

cá nhân.

Để thầy theo dõi lịch học môn Kỹ năng làm việc nhóm của các bạn khi

ở trường cũng như ở nhà.

Để thầy chỉnh sửa cho mỗi thời gian biểu sao cho sắp xếp có tính khoa

học hơn.

II. KẾT QUẢ

1. Tìm hiểu về “KỸ NĂNG SOẠN GIÁO ÁN” (Thứ 7, 19h – 22h30, tại nhà).

- Giới thiệu về giáo án.

- Các kỹ năng soạn giáo án.

- 8 bước để xây dựng giáo án hiệu quả.

- Xây dựng một giáo án thực tế về toán lớp 12.

- Kết quả 1:

Giới thiệu về giáo án.

Đã chuẩn bị các tài liệu (word và pdf) giới thiệu về giáo án:

o 1 file giới thiệu về giáo án.

o 1 file giới thiệu về dạy học.

o 1 file nêu lên vai trò của giáo án trong dạy học.

- Kết quả 2:

Các kỹ năng soạn giáo án.

Page 86: Kỹ Năng Nhóm

Trang 85

Đã chuẩn bị các tài liệu (word và pdf) giới thiệu về kỹ năng soạn

giáo án:

o Hình thành kỹ năng soạn giáo án cho sinh viên (ThS. Trần

Thị Kim Trúc).

o Soạn giáo án cần dựa vào từng đối tượng học sinh (GV.

Trần Mỹ Lệ).

- Kết quả 3:

8 bước để xây dựng giáo án hiệu quả.

Tìm được tài liệu xây dựng giáo án (Giảng viên Global

Education. Tố Tâm).

- Kết quả 4:

Xây dựng một giáo án thực tế về toán lớp 12.

Đã chọn được bài 1 trong cuốn SGK môn Giải Tích 12.

2. Tìm hiểu về “KỸ NĂNG GIAO TIẾP” (Chủ Nhật, 19h – 22h30, tại nhà).

- Đã có bản word về vai trò của Kỹ năng giao tiếp trong giảng dạy.

3. Soạn thời gian biểu cá nhân (Thứ 2, 19h – 20h30, tại nhà)

- Tìm hiểu cách sắp xếp thời gian một cách khoa học.

- Sử dụng chương trình Microsoft Excel 2010 để đánh thời gian biểu.

- Kết quả 1:

Đã đọc được cách sắp xếp thời gian phục vụ cho việc học(link

http://www.studygs.net/vietnamese/)

- Kết quả 2:

Thiết kế được một bản thời gian biểu cá nhân.

4. Họp nhóm sửa dự án và báo cáo cá nhân (Thứ 2, 13h – 15h, tại dãy C, cơ sở Linh

Trung).

- Số người : 9/9

- Kết quả 1:

o Sửa dự án:

Đã sửa được dự án

Dự án mới: Kỹ năng trong sư phạm.

Được sự nhất trí của tất cả các thành viên trong nhóm.

Hầu hết các đề tài được giữ nguyên như cũ.

Bỏ đi các đề tài: Giải tích cơ sở; Đại số tuyến tính.

Các thành viên không phải làm đề tài Giải tích cơ sở và Đại số tuyến

tính.

Vì các đề tài trên đã được bỏ đi.

Page 87: Kỹ Năng Nhóm

Trang 86

Có bản kèm theo.

- Kết quả 2:

o Sửa báo cáo cá nhân:

Đã hình dung được cách viết một bài báo cáo cá nhân như yêu cầu

của thầy Đặng Đức Trọng: 5W-1H

Thảo luận cùng mọi người để viết thử báo cáo cá nhân.

5. Họp nhóm thảo luận thời gian biểu cá nhân (Thứ 5, 14h30 – 15h30, dãy C cơ sở

Linh Trung).

- Số người : 9/9

Hoài đã đưa ra bảng thời gian biểu cá nhân;

Mọi người tham gia đóng góp ý kiến.

Quyết định lấy bảng thời gian biểu của Hoài để nộp thầy sửa vào thứ

sáu.

III. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ

1. Tìm hiểu về “KỸ NĂNG SOẠN GIÁO ÁN” (Thứ 7, 19h – 22h30, tại nhà).

- Ưu điểm:

Hoàn thành 100% công việc.

- Nhược điểm:

Bản thân không làm chủ được thời gian.

- Khắc phục:

Sắp xếp lại thời gian dài cho các công việc khó và chuẩn bị thời gian dự

trữ.

2. Tìm hiểu về “KỸ NĂNG GIAO TIẾP” (Chủ Nhật, 19h – 22h30, tại nhà).

Hoàn thành tốt nhiệm vụ.

3. Soạn thời gian biểu cá nhân (Thứ 2, 19h – 20h30, tại nhà)

- Ưu điểm:

Hoàn thành 100% công việc.

- Nhược điểm:

Đã vượt mức thời gian cho phép làm ảnh hưởng đến các công việc khác.

- Khắc phục:

Sắp xếp lại thời gian dài cho các công việc khó và chuẩn bị thời gian dự

trữ.

4. Họp nhóm sửa dự án và báo cáo cá nhân (Thứ 2, 13h – 15h, tại dãy C, cơ sở Linh

Trung).

- Ưu điểm:

Nhóm đi đầy đủ.

Mọi người tích cực tham gia đóng góp ý kiến.

Page 88: Kỹ Năng Nhóm

Trang 87

Sửa dự án không gặp nhiều khó khăn.

- Khuyết điểm:

Phải chỉnh sửa cho kịp tiến độ nên còn nhiều lung tung.

- Khắc phục:

Dành nhiều thời gian để tìm hiểu về báo cáo cá nhân.

5. Họp nhóm thảo luận thời gian biểu cá nhân (Thứ 5, 14h30 – 15h30, dãy C cơ sở

Linh Trung).

- Ưu điểm:

Đã biết cách xây dựng thời gian biểu.

_____________________________________________________________________________________

CÔNG VIỆC DỰ ĐỊNH LÀM TUẦN TỚI

- Đánh máy “KỸ NĂNG SOẠN GIÁO ÁN”.

- Kiếm hình ảnh về “KỸ NĂNG GIAO TIẾP”.

- Viết CV.

Page 89: Kỹ Năng Nhóm

Trang 88

BÁO CÁO CÁ NHÂN MATH.COM

Họ và Tên : NGUYỄN THANH HOÀI

Tuần : 5

________________________________________________________________________

CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM TUẦN NÀY

1. Đánh máy “KỸ NĂNG SOẠN GIÁO ÁN” (dạng văn bản thô) (Thứ 7, 19h –

22h30, tại nhà).

2. Kiếm hình ảnh về “KỸ NĂNG GIAO TIẾP” (dạng văn bản thô) (Chủ Nhật, 19h –

22h30, tại nhà).

3. Họp nhóm lập dãy mục đích (Thứ 2, 13h – 15h, tại dãy C, cơ sở Linh Trung).

4. Viết CV (Thứ 2, 19h – 22h, tại nhà).

5. Họp nhóm thuyết trình thử (Thứ 5, 14h30 – 15h30, dãy C cơ sở Linh Trung).

BÁO CÁO CHI TIẾT

I. VẤN ĐỀ

1. Đánh máy “KỸ NĂNG SOẠN GIÁO ÁN” (Thứ 7, 19h – 22h30, tại nhà).

- Đánh máy:

Giới thiệu về giáo án. (Hà)

Các kỹ năng soạn giáo án. (Hà)

8 bước để xây dựng giáo án hiệu quả. (Hoài)

2. Kiếm hình ảnh về “KỸ NĂNG GIAO TIẾP” (Chủ Nhật, 19h – 22h30, tại nhà).

Kiếm phông nền.

Kiếm các hình ảnh tượng trưng.

3. Họp nhóm lập dãy mục đích (Thứ 2, 13h – 15h, tại dãy C, ).

- Số người : 8/9

- Lập dãy mục đích

4. Viết CV (Thứ 2, 19h – 22h , tại nhà)

- Yêu cầu của thầy: mọi người trong nhóm đều phải viết CV

- Viết để các thành viên nhận xét, sửa chữa

5. Họp nhóm thuyết trình thử (Thứ 5, 14h30 – 15h30, dãy C ).

- Số người : 9/9

- Tài và Trường thuyết trình thử trước nhóm

II. KẾT QUẢ

1. Đánh máy “KỸ NĂNG SOẠN GIÁO ÁN” (dạng văn bản thô) (Thứ 7, 19h –

22h30, tại nhà).

- Đánh máy:

Page 90: Kỹ Năng Nhóm

Trang 89

Giới thiệu về giáo án. (Hà)

Các kỹ năng soạn giáo án. (Hà)

8 bước để xây dựng giáo án hiệu quả. (Hoài)

2. Kiếm hình ảnh “KỸ NĂNG GIAO TIẾP” (dạng văn bản thô) (Chủ Nhật, 19h –

22h30, tại nhà).

- Đã hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Phông nền cho PowerPoint.

Hình ảnh tượng trưng.

3. Họp nhóm lập dãy mục đích (Thứ 2, 13h – 15h30, tại dãy C).

- Số người : 8/9

- Đến muộn: 0

- Vắng: Thanh Hà

Có lý do chính đáng

Họp cán bộ Đoàn

Nhóm trưởng truyền đạt lại những công việc mà nhóm thảo luận ngày

hôm đó cho Hà

Hà nắm bắt công việc được giao

- Cần lập một dãy mục đích cho dự án mà nhóm đang làm

- Thấy được mục đích cuối cùng của dự án

- Nhóm hình dung dễ hơn công việc

- Làm việc tốt hơn

Kết quả:

Đã lập được dãy mục đích cho dự án

Gõ thành văn bản để lưu vào tiểu luận

4. Viết CV (Thứ 2, 19h – 22h ,tại nhà)

- Khi gặp các bạn trên trường:

Tham khảo các bạn trong nhóm để viết hoàn chỉnh một bản CV cho cá

nhân

Bổ sung vào CV cá nhân các phần còn thiếu

- Ở nhà:

Tự tập luyện viết CV

Bắt đầu từ các yếu tố cơ bản như thông tin cá nhân, học vấn…

Bổ sung thêm các phần khác:

Trình độ ngoại ngữ

Kỹ năng

Các dự án đã tham gia

Page 91: Kỹ Năng Nhóm

Trang 90

Hoạt động ngoại khóa

Sở thích

Kết quả:

Đã viết được CV

Gửi lên email nhóm để các bạn nhận xét

5. Họp nhóm thuyết trình thử (Thứ 5, 14h30 – 15h30, dãy C ).

- Số người : 9/9

- Thực hiện thuyết trình thử cho nhóm PowerPoint

Để nhóm biết được nội dung mà nhóm thuyết trình vào ngày mai

Trong quá trình nói, các bạn trong nhóm tham gia đóng góp ý kiến

Nhóm có buổi thuyết trình hiệu quả

- Cả nhóm đóng góp ý kiến cho các bạn thuyết trình thử

Kết quả:

Bản thân thuyết trình chưa được trôi chảy, lưu loát

Do bạn Trường chưa từng thuyết trình trước đám đông

Tài thuyết trình khá tự tin

Nhóm tham gia đóng góp ý kiến cho hai bạn: cố gắng hơn, thật thoải

mái và bình tĩnh khi thuyết trình

III. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ

1. Đánh máy “KỸ NĂNG SOẠN GIÁO ÁN” (dạng văn bản thô) (Thứ 7, 19h –

22h30, tại nhà).

- Hoàn thành tốt 100%

2. Đánh máy “KỸ NĂNG GIAO TIẾP” (dạng văn bản thô) (Chủ Nhật, 19h – 22h30,

tại nhà).

- Hoàn thành tốt 100%

3. Họp nhóm lập dãy mục đích (Thứ 2, 13h – 15h30, tại dãy C, ).

- Ưu điểm:

Mọi người tham gia đóng góp ý kiến tích cực

Đưa ra mục đích cuối cùng khá hài lòng

- Nhược điểm:

Có thể quá trình đưa ra dãy mục đích không trùng với ý của thầy

Hà không đi họp nhóm nên các bạn truyền đạt lại công việc cũng gặp

những khó khăn hơn

- Khắc phục:

Nhóm phải thảo luận chi tiết hơn. Hà bận họp thì nhóm sẽ sắp xếp họp

vào buổi khác

4. Viết CV (Thứ 5, 21h-22h, ở nhà)

Page 92: Kỹ Năng Nhóm

Trang 91

- Đã hoàn thành bản CV.

- Ưu điểm: Đã có sự thảo luận trước nhóm nên không gặp nhiều khó khăn.

- Nhược điểm: viết CV còn nhiều lúng túng.

Khắc phục: tham khảo cùng các bạn trong nhóm để viết CV hoàn chỉnh

hơn

5. Họp nhóm thuyết trình thử (Thứ 5, 14h30 – 15h30, dãy C ).

- Nhược điểm:

Bạn Khương thuyết trình chưa tốt

- Khắc phục:

Nhóm quyết định tạo điều kiện cho bạn Khương thuyết trình nhiều hơn.

_____________________________________________________________________________________

CÔNG VIỆC DỰ ĐỊNH LÀM TUẦN TỚI

- Thiết kế “KỸ NĂNG SOẠN GIÁO ÁN”

Page 93: Kỹ Năng Nhóm

Trang 92

BÁO CÁO CÁ NHÂN MATH.COM

Họ và Tên : NGUYỄN THANH HOÀI

Tuần : 6

________________________________________________________________________

CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM TUẦN NÀY

1. Nhận các files “KỸ NĂNG SOẠN GIÁO ÁN” (dạng văn bản thô) từ Hà và các

files “KỸ NĂNG GIAO TIẾP” (dạng văn bản thô) (Thứ 7, 9h30, tại KHTN Cơ

Sở Linh Trung).

2. Thiết kế “KỸ NĂNG SOẠN GIÁO ÁN” (dạng văn bản thô) (Thứ 7, 19h – 22h30,

tại nhà).

3. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30 – 15h30, dãy C cơ sở Linh Trung).

BÁO CÁO CHI TIẾT

I. VẤN ĐỀ

1. Nhận các files “KỸ NĂNG SOẠN GIÁO ÁN” (dạng văn bản thô) từ Hà và gửi

các files “KỸ NĂNG GIAO TIẾP” (dạng văn bản thô) (Thứ 7, 9h30, tại KHTN

Cơ Sở Linh Trung).

- “KỸ NĂNG SOẠN GIÁO ÁN” (dạng văn bản thô) nhận 2 files:

o Giới thiệu về giáo án.

o Các kỹ năng soạn giáo án.

- “KỸ NĂNG GIAO TIẾP” (dạng văn bản thô) nhận 1 files

o Giới thiệu về kỹ năng giao tiếp trong Sư Phạm

2. Thiết kế “KỸ NĂNG SOẠN GIÁO ÁN” (Chủ Nhật, 19h – 22h30, tại nhà).

- Sắp xếp các files đã chuẩn bị theo 1 trật tự:

o Giới thiệu về giáo án.

o Các kỹ năng soạn giáo án.

o 8 bước để xây dựng giáo án hiệu quả.

- Thiết kế văn bản sao cho khoa học.

- Thảo luận với bạn NGÔ THANH HÀ về bản thiết kế.

- Nộp file thiết kế xong cho nhóm trưởng VÕ ANH KHOA.

3. Họp nhóm (Thứ 2, 13h – 15h, tại dãy C, ).

- Số người : 9/9

- Phân công công việc của “Matlab và một số công cụ tính toán”.

- Thêm thời gian một tuần nhằm mục đích soạn một giáo án thực tế về tiết học

cho lớp 12 môn toán.

II. KẾT QUẢ

Page 94: Kỹ Năng Nhóm

Trang 93

1. Nhận các files “KỸ NĂNG SOẠN GIÁO ÁN” (dạng văn bản thô) từ Hà và gửi

các files “KỸ NĂNG GIAO TIẾP” (dạng văn bản thô) (Thứ 7, 9h30, tại KHTN

Cơ Sở Linh Trung).

- Đã nhận được USB của Hà.

- Đã gữi USB của mình cho Hà.

2. Thiết kế “KỸ NĂNG SOẠN GIÁO ÁN” (Chủ Nhật, 19h – 22h30, tại nhà).

- Sắp xếp các files đã chuẩn bị theo 1 trật tự:

o Giới thiệu về giáo án.

o Các kỹ năng soạn giáo án.

o 8 bước để xây dựng giáo án hiệu quả.

- Thiết kế văn bản sao cho khoa học.

- Thảo luận với bạn NGÔ THANH HÀ về bản thiết kế.

- Nộp file thiết kế xong cho nhóm trưởng VÕ ANH KHOA.

3. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30 – 15h30, dãy C cơ sở Linh Trung).

- Yêu cầu nhóm trưởng thêm thời gian cho công việc “KỸ NĂNG SOẠN GIÁO

ÁN”.

- Nhóm trưởng VÕ ANH KHOA đồng ý.

- Tiến hành triển khai phần làm giáo án cho lớp 12

III. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ

1. Nhận các files “KỸ NĂNG SOẠN GIÁO ÁN” (dạng văn bản thô) từ Hà và gửi

các files “KỸ NĂNG GIAO TIẾP” (dạng văn bản thô) (Thứ 7, 9h30, tại KHTN

Cơ Sở Linh Trung).

- Công việc hoàn thành tốt 100%.

2. Thiết kế “KỸ NĂNG SOẠN GIÁO ÁN” (Chủ Nhật, 19h – 22h30, tại nhà).

- Bản thiết kế được các bạn trong nhóm đồng ý về cách trình bày nội dung.

3. Họp nhóm (Thứ 2, 13h – 15h, tại dãy C, ).

- Thêm thời gian một tuần nhằm mục đích soạn một giáo án thực tế về tiết học

cho lớp 12 môn toán.

- Công việc trên đà tiến triển tốt.

_____________________________________________________________________________________

CÔNG VIỆC DỰ ĐỊNH LÀM TUẦN TỚI

- Làm PowerPoint về Kĩ năng giao tiếp .

- Tìm hiểu và viết giáo án.

Page 95: Kỹ Năng Nhóm

Trang 94

BÁO CÁO CÁ NHÂN

MATH.COM

Họ và Tên : NGUYỄN THANH HOÀI

Tuần : 8

________________________________________________________________________

CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM TUẦN NÀY

1. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30 – 15h30, dãy C cơ sở Linh Trung).

2. Làm PowerPoint về Kĩ năng giao tiếp. (Thứ 7, 19h30 – 22h).

3. Tìm hiểu và viết giáo án. (Thứ 2,19h30 – 22h)

BÁO CÁO CHI TIẾT

I. VẤN ĐỀ

1. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

- Số người : 9/9

- Nhóm “Kỹ năng giao tiếp” thảo luận về “Trang Phục”.

2. Làm PowerPoint về Kĩ năng giao tiếp. (Thứ 7, 19h30-22h).

- Làm PowerPoint để giới thiệu cho thầy và các bạn biết về Kĩ năng giao tiếp

trong sư phạm.

- Chèn nội dung thuyết trình (Hoài).

3. Tìm hiểu và viết giáo án toán 12. (Thứ 2,19h30 – 22h)

- Đọc SGK môn Giải Tích 12 (Cơ bản) Bài 1 “Sự đồng biến, nghịch biến của

hàm số”.

- Thiết kế một bản giáo án theo cách đã tìm hiểu được.

II. KẾT QUẢ

1. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

- Số người : 9/9

- Nhóm “Kỹ năng giao tiếp” thảo luận về “Trang Phục”.

Đưa ra mục đích của “Trang Phục”.

Các đối tượng phù hợp với chủ đề.

Nội dung sơ lược về chủ đề.

Các đề xuất nhỏ trong chủ đề.

Kết quả 1:

Page 96: Kỹ Năng Nhóm

Trang 95

Đã hoàn thành nội dung cơ bản của “Trang Phục”.

2. Làm PowerPoint về Kĩ năng giao tiếp. (Thứ 7, 19h30-22h).

- Đã thiết kế xong nền cho bài thuyết trình về giao tiếp sư phạm trên PowerPoint.

- Đã kiếm hình ảnh phù hợp với nội dung giao tiếp Sư Phạm.

- Nhận file của Hà .

- Chèn nội dung và hình ảnh cho PowerPoint.

3. Tìm hiểu và viết giáo án toán 12. (Thứ 2,19h30 – 22h)

- Đã đọc xong môn Giải Tích 12 (Cơ bản) Bài 1 “Sự đồng biến, nghịch biến của

hàm số”.

- Hoàn thành bản giáo án.

III. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ

1. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

- Đã hoàn thành nội dung cơ bản của “Trang Phục”.

- Chủ đề “Giao tiếp trong sư phạm” dự định sẽ làm vào tuần tới.

Khắc phục :

Cần đẩy nhanh tiến độ của “Kỹ năng giao tiếp”.

Vì sắp đến hạn quy định của nhóm.

2. Làm PowerPoint về Kĩ năng giao tiếp. (Thứ 7, 19h30-22h).

- Đã hoàn thành bản PowerPoint theo đúng kế hoạch.

3. Tìm hiểu và viết giáo án toán 12. (Thứ 2,19h30 – 22h)

- Do thời gian giới hạn nên chưa đầu tư kĩ.

- Giáo án viết còn nhiều chổ không thể hiện lên nội dung cần dạy.

Khắc phục :

- Tiến hành kiểm tra lại vào ngày sau (Thứ 3,19h30 – 22h)

_____________________________________________________________________________________

CÔNG VIỆC DỰ ĐỊNH LÀM TUẦN TỚI

- Chuẩn bị tổng kết công việc “Kỹ năng giao tiếp trong Sư Phạm”.

- Chuẩn bị tổng kết cuốn tiểu luận của nhóm với nhóm trưởng.

Page 97: Kỹ Năng Nhóm

Trang 96

BÁO CÁO CÁ NHÂN

MATH.COM

Họ và Tên : NGUYỄN THANH HOÀI

Tuần : 9

________________________________________________________________________

CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM TUẦN NÀY

1. Tổng kết Kĩ năng soạn giáo án gửi về nhóm (Chủ Nhật, 20h-21h30, tại nhà).

2. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung).

BÁO CÁO CHI TIẾT

I. VẤN ĐỀ

1. Tổng kết Kĩ năng soạn giáo án gửi về nhóm (Chủ Nhật, 20h-21h30, tại nhà).

- Xem qua nội dung tổng hợp mà Hoài đã ghép lại từ các bạn.

- Thảo luận cùng với Hoài về nội dung và hình thức trình bày của phần Kĩ năng

soạn giáo án lần nữa.

2. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

- Số người : 9/9

- Nhóm “Kỹ năng giao tiếp” thảo luận về “Giao tiếp trong sư phạm”.

II. KẾT QUẢ

1. Tổng kết Kĩ năng soạn giáo án gửi về nhóm (Chủ Nhật, 20h-21h30, tại nhà).

- Trong nhóm không ai có ý kiến hay bổ sung gì cho phần Kĩ năng soạn giáo án

nữa.

- Hoài gửi nội dung đã hoàn thành lên mail nhóm để nhóm trưởng tổng kết.

- Công việc giáo án kết thúc.

2. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

- Số người : 9/9

- Nhóm “Kỹ năng giao tiếp” thảo luận về “Giao tiếp trong sư phạm”.

Đây là vấn đề cần thiết cho mọi người không chỉ riêng sư phạm.

Nâng cao khả năng giao tiếp trong môi trường sư phạm.

Giúp nâng cao năng lực bản thân.

Tạo mối quan hệ tốt trong xã hội.

Kết quả:

Page 98: Kỹ Năng Nhóm

Trang 97

Đưa ra các tiểu mục cho “Giao tiếp trong sư phạm”.

Định nghĩa.

Quá trình giao tiếp.

Mục đích.

Vai trò.

Nguyên tắc.

Nghệ thuật.

III. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ

1. Tổng kết Kĩ năng soạn giáo án gửi về nhóm (Chủ Nhật, 20h-21h30, tại nhà).

- Đã hoàn thành 100% công việc của nhóm Kĩ năng soạn giáo án.

2. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

- Hoàn thành 100% công việc của “Matlab và một số công cụ tính toán”.

- Hoàn thành 50% công việc của “Giao tiếp trong sư phạm”.

Khắc phục :

Quy định là tuần sau phải kết thúc công việc “Kỹ năng giao tiếp”.

_____________________________________________________________________________________

CÔNG VIỆC DỰ ĐỊNH LÀM TUẦN TỚI

- Tổng kết cuốn tiểu luận với cả nhóm.

- Kết thúc nhanh công việc “Kỹ năng giao tiếp”.

- Thảo luận về bản in.

Page 99: Kỹ Năng Nhóm

Trang 98

BÁO CÁO CÁ NHÂN

MATH.COM

Họ và Tên : NGUYỄN THANH HOÀI

Tuần : 10

________________________________________________________________________

CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM TUẦN NÀY

1. Họp nhóm (Thứ 2, 13h30-15h00, dãy C cơ sở Linh Trung)

2. Tổng kết Kĩ năng giao tiếp gửi về nhóm (Thứ 2, 19h-21h, tại nhà).

3. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

4. In tiểu luận (Thứ 4, 19h-22h30)

BÁO CÁO CHI TIẾT

I. VẤN ĐỀ

1. Họp nhóm (Thứ 2, 13h30-15h00, dãy C cơ sở Linh Trung)

- Tổng duyệt file tiểu luận demo.

- Nhóm “Kỹ năng giao tiếp” thảo luận về “Giao tiếp trong sư phạm”.

2. Tổng kết Kĩ năng giao tiếp gửi về nhóm (Thứ 2, 19h-21h, tại nhà).

- Xem lại bản đầy đủ ghép lại từ các công việc của các bạn.

- Cùng nhau thảo luận và đưa ra nhận xét cho nội dung và hình thức trình bày

cho Kĩ năng giao tiếp.

3. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

- Nhóm “Kỹ năng giao tiếp” nộp phần “Giao tiếp trong sư phạm”.

4. In tiểu luận (Thứ 4, 19h-22h30)

- In 2 mặt giấy A4.

- Bìa in màu giấy A4.

II. KẾT QUẢ

1. Họp nhóm (Thứ 2, 13h30-15h00, dãy C cơ sở Linh Trung)

- Số người : 9/9

- Tổng duyệt file tiểu luận demo.

Thảo luận về Margins và kích cỡ chữ trên giấy.

Thống nhất cỡ Margins như trong tiểu luận.

Cỡ chữ 13.

Page 100: Kỹ Năng Nhóm

Trang 99

Thứ tự phân bố từng chương như đã sắp xếp.

- Nhóm “Kỹ năng giao tiếp” thảo luận về “Giao tiếp trong sư phạm”.

Định nghĩa.

Mục đích.

Vai trò.

Các nguyên tắc cần biết.

Kết quả 1:

Đã thống nhất hoàn chỉnh file tiểu luận demo.

Đưa ra các mục cần làm cho phần “Giao tiếp trong sư phạm”.

2. Tổng kết Kĩ năng giao tiếp gửi về nhóm (Thứ 2, 19h-21h, tại nhà).

- Còn một số nội dung cần phải chỉnh sửa lại.

- Nhóm Kĩ năng giao tiếp sẽ chỉnh sửa lại và quyết định gửi lên mail nhóm sau.

3. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

- Số người : 9/9

- Nhóm “Kỹ năng giao tiếp” nộp phần “Giao tiếp trong sư phạm”.

- Gửi Thanh Hoài in.

Kết quả 2:

Hoàn thành công việc “Kỹ năng giao tiếp”.

Hoàn thành file tiểu luận demo.

Thứ 6 có file nộp thầy.

4. In tiểu luận (Thứ 4, 19h-22h30)

- In 2 mặt giấy A4.

- Bìa in màu giấy A4.

Kết quả 2:

- Đã in xong tất cả nhưng chưa đóng thành sách.

III. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ

1. Họp nhóm (Thứ 2, 13h30-15h00, dãy C cơ sở Linh Trung)

- Đã hoàn thành 100% công việc dự định.

2. Tổng kết Kĩ năng giao tiếp gửi về nhóm (Thứ 2, 19h-21h, tại nhà).

- Sẽ khắc phục và cố gắng hoàn thành sớm công việc để không ảnh hưởng tới

tiến độ của nhóm.

3. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

- Đã hoàn thành 99% công việc.

- Thanh Hoài in tiểu luận nộp thầy là hoàn thành công việc.

4. In tiểu luận (Thứ 4, 19h-22h30)

- Bản in chất lượng tốt.

Page 101: Kỹ Năng Nhóm

Trang 100

BÀI THU HOẠCH CÁ NHÂN CỦA NGUYỄN THANH HOÀI

1011066

“Kỹ năng làm việc nhóm” là môn học đã giúp em lần đầu tiên tiếp xúc với cách

học tập theo nhóm, cách làm việc theo thời gian biểu, cách viết CV, đồng thời còn rèn

luyện cho em thói quen viết một “Báo cáo cá nhân” sau mỗi công việc. Môn học đã

cung cấp cho em cũng như các bạn sinh viên khác rất nhiều các kỹ năng để làm việc tốt

hơn sau khi ra trường. Khi lần đầu lắng nghe thầy Đặng Đức Trọng nói về yêu cầu của

môn học thì em cùng các thành viên nhóm Math.Com hầu như chưa hình dung được sẽ

làm gì và học gì trong môn “Kỹ năng làm việc nhóm”, nhưng trải qua gần mười tuần thì

đã tiếp thu được những kỹ năng vô cùng cần thiết.

Theo yêu cầu của thầy thì nhóm đã bắt đầu với việc bầu ra nhóm trưởng, thủ quỷ

và thư ký. Trong đó, nhóm trưởng là người đứng ra chịu trách nhiệm, đánh giá và đưa ra

quyết định cuối cùng của nhóm; thủ quĩ có nhiệm vụ giữ các khoảng tiền của các bạn

trong nhóm để chi trả cho hoạt động in ấn và thư ký có nhiệm vụ ghi lại các thảo luận

của nhóm cũng như các yêu cầu của thầy trên lớp. Vì do ghi chép tốt và có kế hoạch nên

em được bầu chọn là thư kí, vì đây là tiên làm thư kí nên cũng có nhiều bối rối, qua tuần

1 em thấy việc ghi chép tuy đã là rất tốt nhưng cũng không thể phổ biến hết cho tất cả

các bạn vắng mặt các buổi học hay các buổi hợp thì sẽ không biết, nên em quyết định sẽ

đánh máy toàn bộ những thứ thầy giảng dạy (yêu cầu, hướng dẫn, dặn dò…) thành file

word sau đó gửi lên gmail của nhóm. Sau một quá trình thảo luận thì nhóm đã đưa ra

các công việc cần làm trong môn học là: Soạn nội quy nhóm, chọn đề tài, phân chia

công việc, tổng kết công việc, viết báo cáo.

Soạn nội quy nhóm là một công việc vô cùng cần thiết cho bất kỳ một nhóm học

tập nào. Nó giúp cho các thành viên trong nhóm ý thức tốt hơn về vai trò của bản thân

đối với nhóm, đồng thời tạo sự chuyên nghiệp trong cách làm việc. Từ đó, hiệu quả

công việc sẽ được nâng cao hơn, các thành viên dễ dàng làm việc với nhau hơn. Bản

thân em đã chấp hành đúng các nội quy của nhóm và hòa nhập tốt với các thành viên

Page 102: Kỹ Năng Nhóm

Trang 101

của nhóm. Em đã đến đúng giờ các buổi họp cũng như các giờ học trên lớp. Nhờ vào

việc chấp hành tốt các nội quy mà em cũng như các thành viên trong nhóm cảm thấy

bản thân đã phần nào có ý thức với môn học thêm vào đó có ý thức về đồng hồ sinh học

ứng dụng trong học tập và làm việc.

Tiếp theo là chọn đề tài, đây là phần quan trọng nhất của môn học. Bởi vì, đây là

chủ đề sẽ xuyên suốt từ đầu cho đến cuối môn học. Các thành viên trong nhóm sẽ

nghiên cứu dựa trên đề tài này từ việc tìm tài liệu cho đến các báo cáo cũng như bài thu

hoạch. Sau nhiều tranh cãi thì ban đầu nhóm đã chọn ra đề tài “Sư phạm”. Nhưng nhờ

sự tư vấn của thầy Đặng Đức Trọng và các khuyết điểm của đề tài đó thì nhóm đã quyết

định đổi thành đề tài “Các kỹ năng trong sư phạm”. Đây là một đề tài bao gồm các kỹ

năng cần thiết cho việc giảng dạy, vì thế nó rất bổ ích cho các thành viên sau này theo

chuyên nghành sư phạm. Bản thân em cũng định hướng cho mình chuyên nghành sư

phạm nên em thấy đây là một đề tài rất phù hợp cho các thành viên trong nhóm. Sự nhất

trí của tất cả các thành viên cũng cho thấy sự cần thiết của các kỹ năng trong giảng dạy

đối với mỗi cá nhân cho dù sau này có một số bạn không theo chuyên nghành sư phạm.

Nhưng dù sao thì nó cũng bổ sung một lượng kỹ năng rất lớn về sư phạm cho mỗi cá

nhân. Và từ đề tài này, nhóm đã thống nhất phân chia công việc cho từng thành viên.

Phân chia công việc là một khâu quan trọng không kém và đây chính là lúc làm

việc nhóm, phải phân công làm sao cho ai tham gia điều phải có công việc làm, phải

vừa sức mỗi cá nhân và phải phù hợp với sở trường của cá nhân, thêm vào đó các nhân

phải hợp tác sao cho ăn ý và đồng bộ để sản phẩm được tốt. Nhờ có sự phân công phù

hợp cho mỗi thành viên mà lượng công việc sẽ được hoàn thành đúng tiến độ cũng như

không gây ra sự khó chịu cho mỗi người. Nói như vậy bởi vì khi không phân chia công

việc rõ ràng và phù hợp thì sẽ có sự quá tải đối với thành viên này nhưng lại nhàn hạ đối

với thành viên khác. Khi phân chia công việc như vậy, không những các bạn hoàn thành

mà còn đem lại hiệu quả tốt cho công việc được giao. Và qua một thời gian họp và phân

chia thì các tất cả các thành viên đều có công việc riêng của mình. Bản thân em được

phân chia nghiên cứu về : Đại số tuyến tính, LATEX và một số phần mềm soạn thảo

văn bản, kỹ năng soạn giáo án, kỹ năng giao tiếp. Nhưng sang đến tuần thứ 3 thì nhóm

Page 103: Kỹ Năng Nhóm

Trang 102

đã chỉnh sửa các công việc cho phù hợp với yêu cầu của thầy Đặng Đức Trọng và em

sẽ nghiên cứu: kỹ năng soạn giáo án, kỹ năng giao tiếp. Và công việc của em bắt đầu từ

tuần thứ 5 (10/10/2011). Tất cả các công việc của mỗi thành viên đều do sự tự nguyện

của cá nhân đó nên hầu hết các công việc đều phù hợp với bản thân mỗi người. Riêng

em, do thường tiếp xúc với các phần mềm hỗ trợ soạn thảo văn bản nên em có kiến thức

và kinh nghiệm trong vấn đề soạn thảo nên em nhận công việc và là người chịu trách

nhiệm cính. Bên cạnh đó em cũng có chút hiểu biết về kỹ năng soạn giáo án, do gia đình

có chị là Giáo Viên nên em cũng hiểu một chút ít và quan trọng là có chị hướng dẫn nên

em quyết định là người chịu trách nhiệm chính trong công việc kỹ năng soạn giáo án,

thêm vào đó em đã và đang gia sư cho một số em học sinh nên cũng có kinh nghiệm

trong giao tiếp giảng dạy nên chịu trách nhiệm với bạn Hà hoàn thành công việc kỹ

năng giao tiếp. Qua gần mười tuần thì em đã cơ bản hoàn thành xong công việc được

giao và tự mình triển khai. Và các thành viên trong nhóm cũng đã hoàn thành công việc

của mình. Kết quả của các công việc sẽ được tập hợp lại thông qua tổng kết công việc.

Tổng kết công việc là khâu tập trung kết quả, sản phẩm của mỗi thành viên để cả

nhóm đưa ra ý kiến cũng như thể hiện tiến độ của mỗi công việc sau một tuần. Nhờ đó,

nhóm có thể giảm bớt hoặc tăng thêm thời gian cho một công việc nào đó. Và nhóm đã

thống nhất nộp các sản phẩm thông qua gmail [email protected] để tất cả các

thành viên đều có thể theo dõi được kết quả của những bạn khác. Cá nhân em đã nộp

sản phẩm thông qua gmail. Trong những lần nộp sản phẩm thì cũng có những lúc trễ so

với kế hoạch nhưng đã khắc phục tốt sau mỗi tuần. Nhưng dù sao thì sự chậm trể của

em cũng đã ảnh hưởng đến tiến độ làm việc của các thành viên còn lại trong nhóm.

Chính điều này đã rèn luyện cho bản thân em một ý thức làm việc có trách nhiệm hơn,

nhất là khi sau này ra đời làm việc.

Cuối cùng, viết báo cáo. Như đã nói, viết báo cáo là công việc lần đầu tiên tiếp

xúc đối với hầu hết các thành viên. Sau bốn lần chỉnh sửa thì nhóm đã thống nhất bảng

báo cáo cá nhân bao gồm các phần: Báo cáo chung, báo cáo chi tiết. Trong báo cáo chi

tiết gồm có: Vấn đề, kết quả, nhận xét đánh giá. Sau mỗi tuần thì mỗi thành viên đều

phải viết báo cáo cá nhân dựa trên mẫu báo cáo của nhóm. Từ đó, thầy sẽ theo dõi các

Page 104: Kỹ Năng Nhóm

Trang 103

công việc của mỗi thành viên thông qua bảng báo cáo đó. Qua gần mười tuần học thì em

đã có 8 bảng báo cáo cá nhân tương ứng với các công việc của mình. Điều này sẽ giúp

ích rất nhiều cho em khi làm việc sau này. Bên cạnh đó chúng em còn lập dãy mục đích

để xác định mục đích chính của dự án và đã hiểu được cách lập giải mục đích. Để lập

dãy mục đích ta làm như sau:

- Bắt đầu đứng tại công việc hiện tại.

- Đặt câu hỏi tại sao ta phải thực hiện công việc đó.

- Nên trả lời câu hỏi bằng một công việc hay một nhu cầu cần công việc đó hoàn

thành.

- Tiếp tục lặp lại bước hai cho câu trả lời trên.

- Làm lại như vậy khoảng 5 lần, như vậy ta sẽ có được dãy mục đích và mục tiêu

trung tâm.

Chúng em còn tổ chức hợp nhóm thường xuyên nhầm kiểm tra tiến trình các công việc:

Trong học kì vừa rồi nhóm tổ chức họp vào những giờ họp cố định. Ban đầu nhóm họp

hai buổi một tuần. Một buổi họp từ 13h đến 15h thứ 2. Một buổi họp từ 14h đến 15h30

thứ 5. Bắt đầu từ tuần 6, nhóm chỉ còn họp một ngày thứ 5 cũng ngày và giờ như trên.

Nguyên nhân: nhóm đã quen với cách viết báo cáo cá nhân và hầu hết đã nắm rõ cách

làm việc trên mạng (cụ thể là gmail) nên không cần phải họp hai lần một tuần. Tất cả các

lần họp đều họp ở dãy C, cơ sở Linh Trung.

Khó khăn:

- Trước khi học môn kỹ năng này không ai trong biết viết báo cáo cá nhân.

- Không ai biết viết CV.

- Không ai biết lập kế hoạch.

- Ít người từng làm công việc theo một nhóm.

Ưu điểm:

- Tất cả thành viên tham dự công việc rất nghiêm túc.

Page 105: Kỹ Năng Nhóm

Trang 104

- Chỉ có một trường hợp nghỉ có lí do.

- Mỗi lần họp nhóm đều đạt hiệu quả công việc cao (trên 90%).

- Công việc trong lúc họp nhóm thường là phân chia công việc, thảo luận các báo

cáo cá nhân, CV…

Kết quả:

- Mọi thành viên giờ đã biết viết báo cáo theo 5W-1H.

- Tất cả các thành viên đều đã viết được một CV hoàn chỉnh theo hướng dẫn của

giáo viên.

- Trong lúc họp nhóm, cả nhóm đã lập được một bản kế hoạch theo hướng dẫn của

thầy (12 bước).

- Tuy khó khăn rất nhiều như qua các tiết học với sự giúp đỡ của giáo viên chúng

em đã giải quyết được.

Bây giờ em sẽ đi sâu vào các công việc em đã làm trong môn học. Đầu tiên là tìm

hiểu về LATEX và một số phần mềm soạn thảo văn bản. Như chúng ta đã biết sư

phạm chính là dạy và học, đây là hai quá trình luôn diễn ra song song và đồng bộ với

nhau, khi người giáo viên dạy tốt thì người học sinh mới tiếp thu bài tốt, việc tiếp thu của

học sinh được thông qua bởi các giác quan: Thị giác, thính giác…. Thường chủ yếu là thị

giác, người giáo viên trình bày rõ ràng sẽ thu hút ánh mắt của học sinh làm cho học sinh

bị lôi cuốn bởi kiến thức, do đó việc trình bày nội dung giảng dạy rất quan trọng. Mình đã

đưa ra các chương trình soạn thảo từ chương trình mang tính chuyên sâu về code như

LYX đến những chương trình soạn thảo khá quen thuộc là Microsoft Word nhằm giúp

giáo viên có thể soạn được những trang tài liệu khá bắt mắt và lôi cuốn học sinh. Đồng

thời tự giúp mỗi giáo viên chúng ta nhìn nhận vấn đề tốt trong thời gian giảng dạy bằng

tài liệu chính mình soạn ra. Trong quá trình nghiên cứu em gặp rất nhiều khó khăn về

LYX vì nó đánh bằng code như LATEX và hiện nay nó cũng chưa được phổ thông cho

lắm, nên việc tìm kiếm đã gặp nhiều khó khăn từ tìm kiếm trên mạng tới các thành bộ

môn, và đã tìm được nhiều tài liệu vô cùng quý giá về LYX ở trang của thầy Vũ

http://www.math.hcmus.edu.vn/~hqvu/misc/index.html và đã tìm được các mã code toán

Page 106: Kỹ Năng Nhóm

Trang 105

thường gặp ở http://www.mathscope.org hơn thế nữa nhóm em đã đánh một bảng công

thức tích phân thường cặp bằng LYX và có in cho các bạn trong kì thi giải tích A4.

Đến với kỹ năng soạn giáo án, đây là lần đầu tiên em tìm hiểu về giáo án với mục

tiêu là phải hoàn thành giáo án cho một bài giảng toán 12 nên em xem đây là công việc

rất quan trọng. Bắt đầu từ những kết quả tìm kiếm thông qua google em đã vào được link

http://www.forum.suctre.net/f341/ và http://tailieu.vn/xem-tai-lieu/hinh-thanh-ky-nang-

soan-giao-an-cho-sinh-vien.335739.html. Ở trang 2 web này em đã học được nhiều kỹ

năng soạn giáo án như:

Kỹ năng xác định mục tiêu bài giảng.

Kỹ năng xác định nội dung và cấu trúc bài giảng.

Kỹ năng xác định nguồn gốc thông tin phục vụ cho hoạt động giảng dạy.

Tuy đây là những kiến thức trên sách vở, nhưng nó được đúc kết từ những người có kinh

nghiệm và tín nhiệm cao. Qua các kỹ năng đã tìm hiểu em đã mạnh dạng yêu cầu nhóm

trưởng cho thêm thời gian để soạn một bản giáo án theo chuyên môn của mình và em đã

hoàn thành đúng thời gian nhóm trưởng cho.

Kế tiếp là kỹ năng giao tiếp, nếu mình soạn giáo án tốt nhưng không có khả năng

truyền đạt, truyền tải kiến thức thì học sinh sẽ không tiếp thu bài một cách trọn vẹn chính

vì thế dẫn đến kết quả giáo dục kém và Sư Phạm kém, chính vì sự quan trọng mật thiết

nên em đã yêu cầu thêm công việc “Kỹ năng giao tiếp”, đây là công việc giao em với bạn

NGÔ THANH HÀ phụ trách chính, em chủ yếu là phục trách về mặt trình bày và cố vấn,

còn HÀ thì chịu trách nhiệm về phần nội dung.

Cuối cùng là phần viết CV. Sau khi lắng nghe thầy Đặng Đức Trọng tư vấn và tham khảo

các CV mẫu trên mạng Internet thì em cũng đã hoàn thành được CV của mình. Thiết nghĩ

đây là một phần vô cùng quan trọng trong khi đi xin việc làm. Phải tùy vào từng công ty,

tùy vào nghành nghề mà chúng ta điều chỉnh CV cho phù hợp. Nếu có được một bảng

CV ấn tượng thì bạn sẽ lấy được thiện cảm đối với nhà tuyển dụng. Từ đó, ta sẽ có được

một công việc tốt để kiếm tiền nuôi sống bản thân. Cá nhân em cảm thấy bảng CV cơ bản

Page 107: Kỹ Năng Nhóm

Trang 106

đã đáp ứng được nhu cầu để xin vào giảng dạy ở một trường Trung Học Phổ Thông. Sau

khi nhờ các bạn đóng góp ý kiến về bảng CV thì em đã quyết định giữ nguyên bảng CV

để giúp ích bản thân sau này. Qua công việc viết CV, em thấy mình còn thiếu nhiều hiểu

biết về một CV phù hợp xin việc. Sẽ cố gắng tìm hiểu thêm về các CV mẫu cũng như nhờ

sự tư vấn của thầy cô và các anh chị đi trước.

Qua các công việc em đã làm và sau gần mười tuần cùng nhóm Math.com tham

gia học môn Kỹ năng làm việc nhóm thì em nhận ra mình có các khuyết điểm như sau :

- Chưa làm chủ được thời gian cho từng công việc cụ thể (có những công việc hoàn

thành sớm hơn dự tính, còn có những việc đã làm vượt chỉ tiêu về thời gian).

- Kỹ năng ghi chép công việc chưa đạt hiệu quả cao, cụ thể là nhiều thứ quan trọng

mà không ghi lại để các bạn tìm hiểu.

- Một số công việc được giao nhưng không hoàn thành tốt như : in ấn.

- Phối hợp với các bạn trong cùng một công việc chưa tốt (có lúc 2 người cùng làm

cùng một việc đơn giản)

- Phân phối công việc chưa tốt (cụ thể là kỹ năng giao tiếp bạn HÀ quá nặng)

Page 108: Kỹ Năng Nhóm

Trang 107

27/12/2017

THÔNG TIN CÁ NHÂN

- Họ và tên : NGUYỄN THANH HOÀI (Nam/Nữ)

- Ngày sinh : 17/05/1992

- Địa chỉ : 25 Lương Trúc Đàm, Phường Hiệp Tân, Quận Tân Phú,

TPHCM.

- Điện thoại : 0909 912 876

- Email : [email protected]

- Blog cá nhân : nguyenthanhhoai.wordpress.com

- Hôn nhân : Đã kết hôn

ẢNH 4x6

Tôi nộp đơn này để xin xét tuyển vào trường THPT Nguyễn Thượng Hiền (Q. Tân Bình,

TP.HCM) (Giáo Viên môn Toán), với một số thông tin (sẽ được bổ sung các giấy tờ

chứng minh sau) cụ thể như sau:

TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN

2014-2015 - Thạc sĩ Toán tại Đại học Orléans, Pháp.

2010-2014 - Tốt nghiệp Cử nhân tại Khoa Toán-Tin học, Đại học Khoa -Học

Tự Nhiên TP.HCM – ĐHQG HCM.

2007-2010 - THPT Nguyễn Hiền – Quận 11 – TP.HCM.

2003-2007 - THCS Hùng Vương – Quận Tân Phú – TP.HCM

TRÌNH ĐỘ NGOẠI NGỮ

Hiện tại đã có được chứng chỉ anh văn :

- TOEIC 600/990

- TOEFL IBT 65/120

CÁC PHẦN MỀM PHỤC VỤ BÀI GIẢNG

MS Office (Word, Power Point) Thành thạo

Matlap Thành thạo

Maxima Đang tìm hiểu

Page 109: Kỹ Năng Nhóm

Trang 108

KỸ NĂNG SƯ PHẠM

- Có bằng nghiệp vụ sư phạm bậc I và II do ĐHSP Hà Nội cấp.

- Có bằng quản lý giáo dục do ĐHSP Hà Nội cấp.

- Có 7 năm dạy tại các trung tâm LTĐH.

- Có kỹ năng giao tiếp, ứng xử tốt.

- Có khả năng tổ chức công việc nhóm.

- Có tinh thần trách nhiệm cao.

- Có đủ kiến thức để giảng dạy.

- Có khả năng giải quyết vấn đề tốt.

CÁC DỰ ÁN ĐÃ THAM GIA

TIỂU LUẬN GIẢI TÍCH A2

- Số người : 5

- Thời gian : 2 tháng

- Vai trò : Thành viên biên tập.

- Mô tả sản phẩm : gồm 7 chương

(296 trang), với nội dung là giải các

bài tập trong giáo trình “Giải Tích

A2” của thầy Đặng Đức Trong, thầy

Đinh Ngọc Thanh và thầy Phạm

Hoàng Quân (Khoa Toán Tin – Học

trường ĐH Khoa Học Tự Nhiên

HCM). Ngoài ra còn bổ sung các bài

tập và kiến thức nâng cao.

KỸ NĂNG SƯ PHẠM

- Số người : 9

- Thời gian : 2 tháng

- Vai trò : Thành viên

- Mô tả sản phẩm : gồm 6 chương (81

trang), với nội dung là trình bày các

kỹ năng mềm cần có trong việc

giảng dạy.

TÀI LIỆU TOÁN LỚP 11

- Số người : 1

- Thời gian : 2 tháng

- Vai trò : Trưởng ban biên tập.

- Mô tả sản phẩm : gồm 7 chương,

theo bám SGK của bộ giáo dục,

đồng thời có bổ sung một số phương

pháp, các dạng bài toán nâng cao và

LTĐH.

TÀI LIỆU LUYỆN THI LỚP 10

- Số người : 2

- Thời gian : 6 tháng

- Vai trò : Trưởng ban biên tập.

- Mô tả sản phẩm :Gồm 12 chuyên đề

với những kĩ thuật, những phương

pháp giải đề thi tuyển sinh lớp 10

kèm lời bình và phương pháp rèn

luyện tư duy.

Page 110: Kỹ Năng Nhóm

Trang 109

TÀI LIỆU LTĐH MÔN TOÁN

- Số người : 4

- Thời gian : 12 tháng

- Vai trò : Trưởng ban biên tập.

- Mô tả sản phẩm : Gồm 10 chuyên

đề những dạng toán mới và những

phương pháp giải toán mới trong

chương trình ĐH kèm những lời

bình luận và phương pháp suy luận.

THÀNH TÍCH CÁ NHÂN

- Học bổng luận văn Thạc sĩ Toán tại Pháp (PUF).

- Sinh viên 5 tốt.

HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA

- Là thành viên ban ra đề cuộc thi Đi Tìm Lời Giải của khoa Toán – Tin Học (ĐH

Khoa Học Tự Nhiên HCM – ĐHQG HCM) trong 3 năm.

- Tham gia câu lạc bộ Học thuật của khoa trong 4 năm.

- Tham gia đội “Ong Nghiên Cứu Toán” trong chiến dịch Mùa Hè Xanh 2012 của

trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên HCM( ĐHQG HCM).

- Tham gia hoạt động dịch sách của Đại Học Quốc Gia HCM.

- Tham gia hoạt động viết tài liệu 11 cho “Mái ấm nhà mở 2011”.

SỞ THÍCH

- Bóng đá; Cầu lông; đọc sách - báo; nghe nhạc; xem phim ;chơi games; nuôi cá

kiểng.

Page 111: Kỹ Năng Nhóm

Trang 110

BÁO CÁO CÁ NHÂN

MATH.COM

Họ và Tên : Trần Thế Hùng

Tuần : 2

________________________________________________________________________

CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM TUẦN NÀY

1. Họp nhóm chọn đề tài, phân chia công việc (Thứ 6, 10h-12h30, dãy C cơ sở Linh

Trung).

2. Tìm hiểu về power point (ở nhà) .

3. Họp nhóm lập kế hoạch và báo cáo cá nhân (thứ 2, 13h-15h30, dãy C cơ sở Linh

Trung).

BÁO CÁO CHI TIẾT

I. VẤN ĐỀ

1. Họp nhóm chọn đề tài, phân chia công việc (Thứ 6, 10h-12g30, dãy C cơ sở Linh

Trung).

● Số người : 9/9

● Hoàn thành bản dự án mẫu cho nhóm.

● Thiết lập được khuôn của bản báo cáo cá nhân chung cho tất cả thành viên.

2. Tìm hiểu về power point.

● Cài đặt power point trong bộ office 2007.

● Thực hành các thao tác cơ bản.

3. Họp nhóm lập kế hoạch và báo cáo cá nhân (thứ 2, 13h-15h30, dãy C cơ sở Linh

Trung).

● Số người : 9/9

● Hoàn thành bản dự án mẫu cho nhóm.

● Thiết lập được khuôn của bản báo cáo cá nhân chung cho tất cả thành viên.

II. KẾT QUẢ

1. Họp nhóm chọn đề tài và phân chia công việc (Thứ 6, 10h-12g30, dãy C cơ sở

Linh Trung).

● Số người: 9/9.

● Chọn đề tài cho dự án: Sư Phạm.

● Phân chia công việc(bản dự án và công việc từng người đính kèm ở trang sau).

Page 112: Kỹ Năng Nhóm

Trang 111

● Chọn đề tài Sư Phạm vì bất cứ sinh viên khi học ngành Toán-tin nếu

không tìm được việc thì đều có thể đi dạy (dạy thêm).

● Phân công công việc cho mọi người rất quan trọng vì đây là môn kĩ

năng

Kết quả 1:

● Đã có được bản kế hoạch cho dự án

■ Tên dự án: Sư Phạm.

■ Trưởng dự án: Võ Anh Khoa.

■ Thời gian bắt đầu: 23/9/2011.

■ Thời gian kết thúc: 27/11/2011.

● Đã phân chia công việc cho tất cả mọi người (có đính kèm công việc chi

tiết cho từng người ở mặt sau).

■ Công việc được phân chia theo từng tuần.

■ Phù hợp với từng mục đích của nhóm.

Kết quả 2:

● Có một bài trình chiếu Power Point về “Power Point và một số phần mềm

trình chiếu”.

● Có bản in nộp thầy.

2. Tìm hiểu power point.

a. Cài đặt.

● Cài đặt bộ Microsoft Office 2007.

● Microsoft Office là một bộ phần mềm dùng trong văn phòng.

● Trong MO có word, excel, power point , …

b. Thực hành các thao tác cơ bản.

● Mở và đóng file power point.

● Cách lưu file và đổi tên.

● Làm quen với cửa sồ làm việc và các thanh công cụ.

● Tạo và xóa 1 slide.

3. Họp nhóm lập kế hoạch và báo cáo cá nhân (thứ 2, 13h-15h30, dãy C cơ sở Linh

Trung)

a. Số người : 9/9

b. Hoàn thành bản dự án mẫu cho nhóm.

c. Thiết lập được khuôn của bản báo cáo cá nhân chung cho tất cả thành viên.

Kết quả 3:

● Đã có file bản kế hoạch cho dự án.

○ File được đánh bằng word, in thành giấy.

Page 113: Kỹ Năng Nhóm

Trang 112

○ Mỗi người được lưu lại một bản.

○ Dễ dàng theo dõi tiến độ công việc.

○ Chuẩn bị cho công việc tuần tiếp theo.

● Đã có được bản báo cáo cá nhân mẫu. (kèm theo ở trang sau)

○ Bản báo cáo mẫu được giao cho mọi người viết theo từng tuần.

○ Viết để nộp cho thầy.

○ Để báo cáo cho thầy biết công việc cụ thể bản thân trong tuần.

○ Nhằm đạt điểm cao cho môn học.

III. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ

1. Chọn đề tài, phân chia công việc (Thứ 6, 10h-12g30, dãy C cơ sở Linh Trung).

● 100% thành viên trong nhóm tán thành đề tài “Sư phạm”.

● Mẫu báo cáo cá nhân được mọi người xây dựng, đóng góp.

● Tất cả đều hài lòng với mẫu báo cáo của nhóm.

2. Đọc tài liệu tham khảo power point.

● Công việc tương đố nhẹ nhàng.

● Đã cài đặt thành công .

● Nắm được các thao tác cơ bản trong pp.

● Liên lạc nhóm trưởng chuẩn bị cho công việc tuần tới.

3. Lập kế hoạch và báo cáo cá nhân (thứ 2, 13h-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung).

- Lập kế hoạch

● Bản kế hoạch nêu khá chi tiết công việc của từng người theo từng tuần.

● Nêu được những mục tiêu chính cho dự án.

● Nêu được những lợi ích mỗi người có được sau khi hoàn thành môn học.

- Báo cáo cá nhân (thứ 2, 13h-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung).

● Báo cáo cá nhân tuy được mọi người chấp thuận nhưng bản thân thấy còn

nhiều thiếu sót:

● Chưa nêu rõ chi tiết thành quả của công việc.

● Chưa nêu được mục tiêu cho từng công việc cụ thể trong tuần.

Khắc phục :

● Sẽ thuyết trình trước lớp bản báo cáo để nhận được sự góp ý từ thầy và các

bạn.

________________________________________________________________________

CÔNG VIỆC DỰ ĐỊNH LÀM TUẦN TỚI

● Thảo luận kế hoạch về lecture maker.

Page 114: Kỹ Năng Nhóm

Trang 113

BÁO CÁO CÁ NHÂN

MATH.COM

Họ và Tên : Trần Thế Hùng

Tuần : 3

________________________________________________________________________

CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM TUẦN NÀY

1. Tìm hiểu về power point (Thứ 4, 18h-18h30, ở nhà)

2. Họp nhóm (Thứ 2, 13h-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

3. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

BÁO CÁO CHI TIẾT

I. VẤN ĐỀ

1. Tìm hiểu power point (Thứ 4, 18h-18h30, ở nhà)

- Làm tiếp những công việc tuần trước

- Giới thiệu về Lecture Marker

2. Họp nhóm (Thứ 2, 13h-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

- Số người :9/9

- Lập dãy mục đích

- Làm Power Point

3. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

- Số người : 9/9

- Thuyết trình thử. (Hồng Tài, Nhật Trường)

II. KẾT QUẢ

1. Tìm hiểu power point (Thứ 7, 18h-18h30, ở nhà)

- Công việc tuần này

- Tìm hiểu về Lecture marker

Kết quả 1:

Biết thêm một số thao tác mới.

Chèn hình ảnh.

Tạo một Textbox.

Định dạng Font và màu sắc.

Chèn slide giữa 2 slide.

Đánh máy bản kết quả nộp nhóm trưởng.

Page 115: Kỹ Năng Nhóm

Trang 114

2. Họp nhóm (Thứ 2, 13h-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

- Số người : 9/9

- Lập dãy mục đích

Thầy Đặng Đức Trọng yêu cầu.

Xác định mục tiêu trung tâm. (kèm theo ở trang sau)

Mục tiêu chính của dự án.

Để đề ra công việc chính của dự án.

Phân chia công việc cho mỗi người.

Đúng với mục tiêu cần đạt của môn học.

Kết quả 2.1:

Đã có một bảng PDF cho thầy xem.

- Làm Power Point (chỉnh Background)

Để bài trình chiếu đẹp mắt hơn.

Hấp dẫn người nghe thuyết trình.

Để mọi người chú ý lắng nghe.

Để có được nhiều nhận xét.

Để rút kinh nghiệm cho các công việc tiếp theo.

Kết quả 2.2:

Có một bài trình chiếu Power Point về “Power Point và một số phần mềm

trình chiếu”.

Có bảng in nộp thầy.

3. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

- Số người : 9/9

- Thuyết trình thử. (Hồng Tài, Nhật Trường)

Chuẩn bị để thuyết trình tốt cho thứ 6.

Kết quả 3:

Các bạn đã có sự tự tin cho buổi thuyết trình hôm sau.

III. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ

1. Tìm hiểu power point (Thứ 4, 18h-18h30, ở nhà)

- Hoàn thành 90% công việc.

- 10% chưa đạt được.

Trình bày chưa được rõ ràng.

Chưa biết gì về lecture marker.

Page 116: Kỹ Năng Nhóm

Trang 115

Khắc phục :

Chỉnh sửa lại nội dung theo yêu cầu nhóm trưởng.

Hỏi thêm thông tin về lecture marker từ nhóm trưởng

2. Họp nhóm (Thứ 2, 13h-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

- Lập dãy mục đích.

Đủ nội dung cơ bản cho một dãy mục đích. (kèm theo ở trang sau)

- Làm Power Point (chỉnh Background)

Đã hài lòng với Background cho Power Point.

3. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

- Bạn Nhật Trường thuyết trình thử chưa lưu loát, trôi chảy.

Do chưa quen nói chuyện trước đám đông.

Khắc phục :

Nhóm sẽ tạo nhiều cơ hội cho bạn thuyết trình trước lớp.

Page 117: Kỹ Năng Nhóm

Trang 116

BÁO CÁO CÁ NHÂN

MATH.COM

Họ và Tên : Trần Thế Hùng

Tuần : 4

________________________________________________________________________

CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM TUẦN NÀY

1. Tìm hiểu power point (Thứ 3, 20-21h00, ở nhà)

2. Họp nhóm sửa dự án và báo cáo cá nhân (Thứ 2, 13h – 15h, tại dãy C, cơ sở Linh

Trung).

3. Họp nhóm thảo luận thời gian biểu cá nhân (Thứ 5, 14h30 – 15h30, dãy C cơ sở

Linh Trung).

BÁO CÁO CHI TIẾT

I. VẤN ĐỀ

1. Tìm hiểu về ma trận và các phép toán ma trận trong Matlab (Thứ 3, 20-21h00, ở

nhà)

- Hoàn thiện báo cáo các tuần trước;

- Thào luận lecture marker;

2. Họp nhóm sửa dự án và báo cáo cá nhân (Thứ 2, 13h – 15h, tại dãy C, cơ sở Linh

Trung).

- Số người : 9/9

- Sửa dự án:

o Do trong dự án trước có những kiến thức chuyên môn mà nhóm còn hạn

chế.

o Thầy Đặng Đức Trọng yêu cầu nhóm nên đổi dự án để dễ làm việc

chung với nhau hơn.

o Dễ học hơn.

o Có kết quả học tập tốt.

o Củng cố thêm nhiều kỹ năng hơn.

- Sửa báo cáo cá nhân.

o Do thầy Đặng Đức Trọng yêu cầu mọi thành viên trong nhóm đều phải

biết viết báo cáo cá nhân.

Page 118: Kỹ Năng Nhóm

Trang 117

o Đã sang tuần thứ 3 mà các bạn trong lớp thấy khó khăn khi viết báo cáo

cá nhân.

o Do các bạn trong lớp nói chung và trong nhóm nói riêng chưa viết báo

cáo cá nhân bao giờ.

3. Họp nhóm thảo luận thời gian biểu cá nhân (Thứ 5, 14h30 – 15h30, dãy C cơ sở

Linh Trung).

- Số người : 9/9

- Sửa thời gian biểu:

o Do thầy Đặng Đức Trọng yêu cầu mỗi nhóm phải có một thời gian biểu

cá nhân.

o Để thầy theo dõi lịch học môn Kỹ năng làm việc nhóm của các bạn khi

ở trường cũng như ở nhà.

o Để thầy chỉnh sửa cho mỗi thời gian biểu sao cho sắp xếp có tính khoa

học hơn.

II. KẾT QUẢ

1. Tìm hiểu power point (Thứ 3, 20-21h00, ở nhà)

- Hoàn thiện báo cáo tuần trước;

- Lecture marker;

Cách cài đặt.

Lịch sử và nguồn gốc,

- Kết quả 1:

o Đã có 1 bản PDF và 1 bản power point

- Kết quả 2 :

o Cài đặt thành công lecture marker

o Làm quen với giao diện và cách làm việc

2. Họp nhóm sửa dự án và báo cáo cá nhân (Thứ 2, 13h – 15h, tại dãy C, cơ sở Linh

Trung).

- Số người : 9/9

- Kết quả 1:

o Sửa dự án:

Đã sửa được dự án

Dự án mới: Kỹ năng trong sư phạm.

Được sự nhất trí của tất cả các thành viên trong nhóm.

Hầu hết các đề tài được giữ nguyên như cũ.

Bỏ đi các đề tài: Giải tích cơ sở; Đại số tuyến tính.

Các thành viên không phải làm đề tài Giải tích cơ sở và Đại số tuyến

tính.

Page 119: Kỹ Năng Nhóm

Trang 118

Vì các đề tài trên đã được bỏ đi.

Có bản kèm theo.

- Kết quả 2:

o Sửa báo cáo cá nhân:

Đã hình dung được cách viết một bài báo cáo cá nhân như yêu cầu

của thầy Đặng Đức Trọng: 5W-1H

Thảo luận cùng mọi người để viết thử báo cáo cá nhân.

3. Họp nhóm thảo luận thời gian biểu cá nhân (Thứ 5, 14h30 – 15h30, dãy C cơ sở

Linh Trung).

- Số người : 9/9

Hoài đã đưa ra bảng thời gian biểu cá nhân;

Mọi người tham gia đóng góp ý kiến.

Quyết định lấy bảng thời gian biểu của Hoài để nộp thầy sửa vào thứ

sáu.

III. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ

1. Tìm hiểu power point và lecture marker (Thứ 3, 20h-21h, ở nhà)

o Hoàn thành 90% công việc.

o Vấn đề: sản phẩm cần chỉnh sửa về bản power point

o Phân công về người thuyết trình

2. Họp nhóm sửa dự án và báo cáo cá nhân (Thứ 2, 13h – 15h, tại dãy C, cơ sở Linh

Trung).

a. Ưu điểm:

i. Nhóm đi đầy đủ.

ii. Mọi người tích cực tham gia đóng góp ý kiến.

iii. Sửa dự án không gặp nhiều khó khăn.

b. Khuyết điểm:

i. Phải chỉnh sửa cho kịp tiến độ nên còn nhiều lung túng.

c. Khắc phục: Dành nhiều thời gian để tìm hiểu về báo cáo cá nhân.

3. Họp nhóm thảo luận thời gian biểu cá nhân (Thứ 5, 14h30 – 15h30, dãy C cơ sở

Linh Trung).

a. Ưu điểm:

i. Đã biết cách xây dựng thời gian biểu.

Page 120: Kỹ Năng Nhóm

Trang 119

BÁO CÁO CÁ NHÂN

MATH.COM

Họ và Tên : Trần Thế Hùng

Tuần : 5

________________________________________________________________________

CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM TUẦN NÀY

1. Hoàn thành bài thuyết trình Power Point (Thứ 4, 18h-18h30, ở nhà)

2. Họp nhóm (Thứ 2, 13h-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

3. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

BÁO CÁO CHI TIẾT

I. VẤN ĐỀ

1. Hoàn thành bài thuyết trình Power Point (Thứ 4, 18h-18h30, ở nhà)

2. Họp nhóm (Thứ 2, 13h-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

- Số người : 8/9

- Vắng : Thanh Hà

- Lập dãy mục đích

- Làm Power Point

3. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

- Số người : 9/9

- Thuyết trình thử. (Hồng Tài, Nhật Trường)

II. KẾT QUẢ

1. Hoàn thành bài thuyết trình Power Point (Thứ 4, 18h-18h30, ở nhà)

- Thêm vào một số hình ảnh và hiệu ứng

- Tìm hiểu thêm về Lecture marker

Do đây là tuần cuối của nhóm PP nên phải tổng kết và đưa ra sản phẩm

Để hoàn tất công việc của nhóm.

Nhóm hoàn thành đúng hạn,

Đạt kết quả tốt.

Kết quả 1:

Hoàn thành được bài thuyết trình PP

Hiệu ứng

Page 121: Kỹ Năng Nhóm

Trang 120

Hình minh họa.

Chỉnh sửa chi tiết

Đã đưa cho nhóm trưởng duyệt (có kèm bản in)

2. Họp nhóm (Thứ 2, 13h-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

- Số người : 8/9

- Vắng : Thanh Hà (họp cán bộ Đoàn)

Lý do vắng chính đáng.

Nhóm trưởng truyền đạt lại qua mạng các công việc đã làm ngày hôm

đó.

Tất cả thành viên phải nắm rõ các công việc.

Hoàn thành tốt công việc được giao.

Đạt điểm tốt môn học.

- Lập dãy mục đích

Thầy Đặng Đức Trọng yêu cầu.

Xác định mục tiêu trung tâm. (kèm theo ở trang sau)

Mục tiêu chính của dự án.

Để đề ra công việc chính của dự án.

Phân chia công việc cho mỗi người.

Đúng với mục tiêu cần đạt của môn học.

Kết quả 2.1:

Đã có một bảng PDF cho thầy xem.

- Làm Power Point (chỉnh Background)

Để bài trình chiếu đẹp mắt hơn.

Hấp dẫn người nghe thuyết trình.

Để mọi người chú ý lắng nghe.

Để có được nhiều nhận xét.

Để rút kinh nghiệm cho các công việc tiếp theo.

Kết quả 2.2:

Có một bài trình chiếu Power Point về “Power Point và một số phần mềm

trình chiếu”.

Có bảng in nộp thầy.

3. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

- Số người : 9/9

- Thuyết trình thử. (Hồng Tài, Nhật Trường)

Page 122: Kỹ Năng Nhóm

Trang 121

Chuẩn bị để thuyết trình tốt cho thứ 6.

Kết quả 3:

Các bạn đã có sự tự tin cho buổi thuyết trình hôm sau.

III. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ

1. Hoàn thành bài thuyết trình Power Point (Thứ 4, 18h-18h30, ở nhà)

- Hoàn thành 90% công việc.

- 10% chưa đạt được.

Chưa biết cách chỉnh hình ảnh phù hợp

Các hiệu ứng còn lặp lại nhàm chán

Chưa làm quen được với lecture marker

Khắc phục :

Hỏi ý kiến nhóm trường và lên mạng tìm hiểu them về cách sử dụng

2. Họp nhóm (Thứ 2, 13h-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

- Lập dãy mục đích.

Đủ nội dung cơ bản cho một dãy mục đích. (kèm theo ở trang sau)

- Làm Power Point (chỉnh Background)

Đã hài lòng với Background cho Power Point.

3. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

- Bạn Nhật Trường thuyết trình thử chưa lưu loát, trôi chảy.

Do chưa quen nói chuyện trước đám đông.

Khắc phục :

Nhóm sẽ tạo nhiều cơ hội cho bạn thuyết trình trước lớp.

Page 123: Kỹ Năng Nhóm

Trang 122

BÁO CÁO CÁ NHÂN

MATH.COM

Họ và Tên : Trần Thế Hùng

Tuần : 6

________________________________________________________________________

CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM TUẦN NÀY

1. Tham khảo Matlab (Thứ 7, 20h-21h30, ở nhà)

2. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

BÁO CÁO CHI TIẾT

I. VẤN ĐỀ

1. Tham khảo Matlab (Thứ 7, 20h-21h30, ở nhà)

- Tìm kiếm thông tin về phần mềm Matlab

- Tham khảo cách cài đặt và sử dụng

2. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

- Số người : 9/9

- Tổng hợp tài liệu “Kỹ năng soạn giáo án”.

- Phân công công việc của “Matlab và một số công cụ tính toán”.

II. KẾT QUẢ

1. Tham khảo Matlab (Thứ 7, 20h-21h30, ở nhà)

- Tìm kiếm thông tin về phần mềm Matlab (http://www.mathworks.com/index.html

và lài liệu “thực hành laboratory” trong giờ học Matlab)

o Do Matlab là 1 dự án trong cuốn tiểu luận cẩm nang sư phạm

o Phải hoàn thành tốt dự án và đúng lịch

o Để hoàn thành tốt môn kỹ năng nhóm

o Để được điểm cao

- Kết quả: đã hiểu được ứng dụng của Matlab trong việc tính toán.

- Tham khảo cách cài đặt và sử dụng

Đã biết cách cài đặt.

Đã sử dụng tốt

Báo cáo kết quả cho trưởng nhóm

2. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

Page 124: Kỹ Năng Nhóm

Trang 123

- Số người : 9/9

- Nhận công việc của “Matlab và một số công cụ tính toán”.

o Cài đặt matlab.

o Phải cài thì mới tìm hiểu được.

o Tìm hiểu được mới hiểu được.

o Hiểu được thì mới có thành phẩm.

o Có thành phẩm thì mới hoàn thành kế hoạch.

o Cài đặt và tìm hiểu cơ bản về Matlab: cửa sổ, menu, một số các phép

tính trên ma trận

III. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ

1. Tham khảo Matlab (Thứ 7, 20h-21h30, ở nhà)

- Hoàn thành 100% công việc.

- Gặp một số vấn đề trong việc download và cài đặt( do dung lượng quá lớn,

khâu cài đặt phức tạp với nhiều phần mềm phụ)

Cách giải quyết: tham khảo ý kiến nhóm trưởng và trên Internet

2. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

- Phân chia công việc phù hợp.

_____________________________________________________________________________________

CÔNG VIỆC DỰ ĐỊNH LÀM TUẦN TỚI

- Tuần tới là tuần thi giữa học kỳ nên cả nhóm quyết định dừng công việc của

môn Kỹ Năng Làm Việc Nhóm.

Page 125: Kỹ Năng Nhóm

Trang 124

BÁO CÁO CÁ NHÂN

MATH.COM

Họ và Tên : Trần Thế Hùng.

Tuần : 8

________________________________________________________________________

CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM TUẦN NÀY

1. MatLab (Thứ 3, 20h-21h00, ở nhà)

2. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

BÁO CÁO CHI TIẾT

I. VẤN ĐỀ

1. MatLab (Thứ 3, 20h-21h00, ở nhà)

- Tích phân bất định

- Tích phân xác định

2. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

- Số người : 9/9

- Nộp phần Microsoft Mathematics cho Nhật Trường.

- Thảo luận thêm các phần mềm khác ngoài Matlab, Microsoft Mathematics,

Wolfram Alpha.

- Nhóm “Kỹ năng giao tiếp” thảo luận về “Trang Phục”.

II. KẾT QUẢ

1. MatLab (Thứ 3, 20h-21h00, ở nhà)

- Tìm hiểu thao tác, câu lệnh để giải các bài toán trên

- Về phần “tích phân bất định”:

o Ta sử dụng hàm “int”

o Làm thử một vài ví dụ

o Làm quen với tích phân với các biến (sử dụng hàm “syms” để gọi biến)

Đơn giản kết quả với các lệnh: simple, simplify

Một số bài toán không có tích phân bất định

- Về phần “tích phân xác định”

o Phải sử dụng công cụ tính toán hình thức

o Trục trặc: bản cài đặt MatLab chưa cài gói công cụ này

Khắc phục: cài lại MatLab

Page 126: Kỹ Năng Nhóm

Trang 125

o Vấn đề trọng tâm: tích phân xác định

Khai báo các biến hình thức

Nhập hàm số sử dụng các biến hình thức

Các lệnh tính tích phân:

Tích phân: int(f,x,a,b)

Đưa tích phân về số thực: sử dụng lệnh “eval”

Có thể tính tích phân xác định của những hàm không có tích

phân bất định

Kết quả:

o Đã hoàn thành phần việc được giao

o Viết báo cáo để nhóm trưởng chỉnh sửa

2. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

- Số người : 9/9

- Nộp phần Microsoft Mathematics cho Nhật Trường.

- Thảo luận thêm các phần mềm khác ngoài Matlab, Microsoft Mathematics,

Wolfram Alpha.

Phần mềm Maxima.

Bích Thuận làm công việc này.

- Nhóm “Kỹ năng giao tiếp” thảo luận về “Trang Phục”.

Đưa ra mục đích của “Trang Phục”.

Các đối tượng phù hợp với chủ đề.

Nội dung sơ lược về chủ đề.

Các đề xuất nhỏ trong chủ đề.

Kết quả:

Đã nhận được bản báo cáo MS Mathematics từ Khoa.

Đã hoàn thành nội dung cơ bản của “Trang Phục”.

Tiến hành bổ sung thêm phần mềm Maxima vào công việc.

III. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ

1. MatLab (Thứ 3, 20h-21h00, ở nhà)

- Hoàn thành 100% công việc dự định trong ngày.

2. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

- Hoàn thành 60% công việc của “Matlab và một số công cụ tính toán”.

- Nhận được bản báo cáo của Khoa, hoàn tất 100% công việc.

- Đã hoàn thành nội dung cơ bản của “Trang Phục”.

- Chủ đề “Giao tiếp trong sư phạm” dự định sẽ làm vào tuần tới.

Page 127: Kỹ Năng Nhóm

Trang 126

Khắc phục :

Cần đẩy nhanh tiến độ của “Kỹ năng giao tiếp”.

Vì sắp đến hạn quy định của nhóm.

_____________________________________________________________________________________

CÔNG VIỆC DỰ ĐỊNH LÀM TUẦN TỚI

- Tiếp tục làm tiếp phần Matlab

- Chuẩn bị nộp báo cáo cho nhóm trưởng (đã chỉnh sửa)

Page 128: Kỹ Năng Nhóm

Trang 127

BÁO CÁO CÁ NHÂN

MATH.COM

Họ và Tên : Trần Thế Hùng

Tuần : 9

________________________________________________________________________

CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM TUẦN NÀY

1. Matlab (Thứ 4, 21h-22h, ở nhà)

2. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

BÁO CÁO CHI TIẾT

I. VẤN ĐỀ

1. Đánh máy matlab (Thứ 4, 21h-22h, ở nhà)

- Tiếp tục phần 4.3 tích phân số.

- Nộp cho nhóm trưởng qua mạng.

2. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

- Số người : 9/9

- Matlab và một số công cụ tính toán :

Bích Thuận nộp phần Maxima cho Nhật Trường.

Tổng hợp lại các phần đã làm trong công việc.

- Nhóm “Kỹ năng giao tiếp” thảo luận về “Giao tiếp trong sư phạm”.

II. KẾT QUẢ

1. Đánh máy matlab (Thứ 4, 21h-22h, ở nhà)

- Hoàn chỉnh nội dung tuần trước.

o 4.1 tích phân bất định.

o 4.2 tích phân xác định.

o 4.3 thêm phần tích phân số tuần này

o Đây là những phần được phân công đánh máy.

o Đánh từ trang 35-36.

- Nộp cho nhóm trưởng qua mạng.

o File dạng word 2007.

o Nộp cho nhóm trưởng qua mail nhóm.

o Mail nhóm đã ghi trong biên bản thành lập nhóm.

Page 129: Kỹ Năng Nhóm

Trang 128

o Cụ thể mail nhóm là [email protected].

o Bản thân gửi bằng mail yahoo.

2. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

- Số người : 9/9

- Matlab và một số công cụ tính toán :

Bích Thuận nộp phần Maxima cho Nhật Trường.

Tổng hợp lại các phần đã làm trong công việc.

Matlab

Microsoft Mathematics

Maxima

Wolfram Alpha

- Nhóm “Kỹ năng giao tiếp” thảo luận về “Giao tiếp trong sư phạm”.

Đây là vấn đề cần thiết cho mọi người không chỉ riêng sư phạm.

Nâng cao khả năng giao tiếp trong môi trường sư phạm.

Giúp nâng cao năng lực bản thân.

Tạo mối quan hệ tốt trong xã hội.

Kết quả:

Hoàn thành nội dung cơ bản của công việc “Matlab và một số công cụ

tính toán”.

Hoàn thành “Trang Phục” và đưa ra các tiểu mục cho “Giao tiếp trong

sư phạm”.

Định nghĩa.

Quá trình giao tiếp.

Mục đích.

Vai trò.

Nguyên tắc.

III. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ

1. Đánh máy matlab (Thứ 4, 21h-22h, ở nhà)

- Hoàn thành 100% công việc.

- Đã có báo cáo nộp cho nhóm trưởng.

- Đã có file lưu trong máy.

- Đã nộp cho nhóm trưởng.

- Chờ tổng kết phần matlab.

2. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

- Hoàn thành 100% công việc của “Matlab và một số công cụ tính toán”.

- Hoàn thành 50% công việc của “Giao tiếp trong sư phạm”.

Page 130: Kỹ Năng Nhóm

Trang 129

Khắc phục :

Quy định là tuần sau phải kết thúc công việc “Kỹ năng giao tiếp”.

_____________________________________________________________________________________

CÔNG VIỆC DỰ ĐỊNH LÀM TUẦN TỚI

- Tổng kết cuốn tiểu luận với cả nhóm

Page 131: Kỹ Năng Nhóm

Trang 130

BÁO CÁO CÁ NHÂN

MATH.COM

Họ và Tên : Trần Thế Hùng

Tuần : 10

________________________________________________________________________

CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM TUẦN NÀY

1. Họp nhóm (Thứ 2, 13h30-15h00, dãy C cơ sở Linh Trung)

2. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

BÁO CÁO CHI TIẾT

I. VẤN ĐỀ

1. Họp nhóm (Thứ 2, 13h30-15h00, dãy C cơ sở Linh Trung)

- Tổng duyệt file tiểu luận demo.

- Nhóm “Kỹ năng giao tiếp” thảo luận về “Giao tiếp trong sư phạm”.

2. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

- Nhóm “Kỹ năng giao tiếp” nộp phần “Giao tiếp trong sư phạm”.

II. KẾT QUẢ

1. Họp nhóm (Thứ 2, 13h30-15h00, dãy C cơ sở Linh Trung)

- Số người : 9/9

- Tổng duyệt file tiểu luận demo.

Thảo luận về Margins và kích cỡ chữ trên giấy.

Thống nhất cỡ Margins như trong tiểu luận.

Cỡ chữ 13.

Thứ tự phân bố từng chương như đã sắp xếp.

- Nhóm “Kỹ năng giao tiếp” thảo luận về “Giao tiếp trong sư phạm”.

Định nghĩa.

Mục đích.

Vai trò.

Các nguyên tắc cần biết.

Kết quả:

Đã thống nhất hoàn chỉnh file tiểu luận demo.

Page 132: Kỹ Năng Nhóm

Trang 131

Đưa ra các mục cần làm cho phần “Giao tiếp trong sư phạm”.

2. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

- Số người : 9/9

- Nhóm “Kỹ năng giao tiếp” nộp phần “Giao tiếp trong sư phạm”.

- Gửi Thanh Hoài in.

Kết quả:

Hoàn thành công việc “Kỹ năng giao tiếp”.

Hoàn thành file tiểu luận demo.

Thứ 6 có file nộp thầy.

III. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ

1. Họp nhóm (Thứ 2, 13h30-15h00, dãy C cơ sở Linh Trung)

- Đã hoàn thành 100% công việc dự định.

2. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

- Đã hoàn thành 99% công việc.

- Thanh Hoài in tiểu luận nộp thầy là hoàn thành công việc.

Page 133: Kỹ Năng Nhóm

Trang 132

BÀI THU HOẠCH CÁ NHÂN CỦA TRẦN THẾ HÙNG

Nhóm MathCom – 1011077

“Kỹ năng làm việc nhóm” là môn học đã giúp em lần đầu tiên tiếp xúc với cách

học tập theo nhóm, cách làm việc theo thời gian biểu, cách viết CV, đồng thời còn rèn

luyện cho em thói quen viết một “Báo cáo cá nhân” sau mỗi công việc. Thực ra em đã

làm quen với những công việc đòi hỏi nhiều người tham gia từ cấp phổ thông, nhưng

những lần như vậy em cảm thấy chưa thực sự là “làm việc nhóm”, vì các bạn làm việc

còn rời rạc, không có kế hoạch cụ thể, và thường thì trong nhóm chỉ có một số bạn đảm

nhiệm gần hết các công việc của nhóm. Và như vậy em vẫn chưa thật sự thấy được “tinh

thần làm việc nhóm” khi còn ở phổ thông, nhưng chỉ đến khi được tham gia vào môn học

“Kỹ năng làm việc nhóm”, được làm việc chung với các bạn trong nhóm MathCom thì

em mới hiểu rõ được “tinh thần làm việc nhóm”, cũng như các kỹ năng cần thiết để có

thể hoàn thành công việc một cách hoàn hảo nhất, qua đó không chỉ mang lại lợi ích cho

cá nhân mà còn giúp cho sự thành công trong công việc của nhóm.

Môn học đã cung cấp cho em rất nhiều các kỹ năng để làm việc tốt hơn sau khi ra

trường, như các kỹ năng giao tiếp, nói trước đám đông .Khi lần đầu lắng nghe thầy Đặng

Đức Trọng nói về yêu cầu của môn học thì em cùng các thành viên nhóm Math.Com hầu

như chưa hình dung được sẽ làm gì và học gì trong môn “Kỹ năng làm việc nhóm”,

nhưng trải qua gần mười tuần thì đã tiếp thu được những kỹ năng vô cùng cần thiết

nhưng vẫn còn một vài thiếu sót.

Theo yêu cầu của thầy thì nhóm đãbắt đầu với việc bầu ra nhóm trưởng, thủ quỷ

và thư ký. Trong đó, nhóm trưởng là người đứng ra chịu trách nhiệm, đánh giá và đưa ra

quyết định cuối cùng của nhóm; thủ quĩ có nhiệm vụ giữ các khoảng tiền của các bạn

trong nhóm để chi trả cho hoạt động in ấnvà thư ký có nhiệm vụ ghi lại các thảo luận của

nhóm cũng như các yêu cầu của thầy trên lớp . Do đây là lần đầu tiên em tham gia một

môn kỹ năng mềm nên em khá rụt rè trong những buổi bầu ra nhóm trưởng, thủ quỹ và

thư kí. Các tuần đầu tiên, em cùng các bạn trong nhóm thảo luận về những vấn đề thầy

Page 134: Kỹ Năng Nhóm

Trang 133

Trọng đặt ra để bắt đầu làm việc.Sau một quá trình thảo luận thì nhóm đã đưa ra các công

việc cần làm trong môn học là: Soạn nội quy nhóm, chọn đề tài, phân chia công việc,

tổng kết công việc, viết báo cáo.

Soạn nội quy nhóm là một công việc vô cùng cần thiết cho bất kỳ một nhóm học

tập nào. Nó giúp cho các thành viên trong nhóm ý thức tốt hơn về vai trò của bản thân đối

với nhóm cũng như với chính công việc của mình, đồng thời tạo sự chuyên nghiệp trong

cách làm việc. Từ đó, hiệu quả công việc sẽ được nâng cao hơn, các thành viên dễ dàng

làm việc với nhau hơn. Bản thân em đã chấp hành đúng các nội quy của nhóm và hòa

nhập tốt với các thành viên của nhóm. Em đã đến đúng giờ các buổi họp cũng như các

giờ học trên lớp. Nhờ vào việc chấp hành tốt các nội quy mà em cũng như các thành viên

trong nhóm cảm thấy bản thân đã phần nào có ý thức với môn học thêm vào đó có ý thức

về đồng hồ sinh học ứng dụng trong học tập và làm việc.

Tiếp theo là chọn đề tài, đây là phần quan trọng nhất của môn học. Bởi vì, đây là

chủ đề sẽ xuyên suốt từ đầu cho đến cuối môn học. Các thành viên trong nhóm sẽ nghiên

cứu dựa trên đề tài này từ việc tìm tài liệu cho đến các báo cáo cũng như bài thu hoạch.

Sau nhiều tranh cãi thì ban đầu nhóm đã chọn ra đề tài “Sư phạm”. Nhưng nhờ sự tư vấn

của thầy Đặng Đức Trọng và các khuyết điểm của đề tài đó thì nhóm đã quyết định đổi

thành đề tài “Các kỹ năng trong sư phạm”. Đây là một đề tài bao gồm các kỹ năng cần

thiết cho việc giảng dạy, vì thế nó rất bổ ích cho các thành viên sau này theo chuyên

nghành sư phạm. Bản thân em cũng định hướng cho mình chuyên nghành sư phạm nên

em thấy đây là một đề tài rất phù hợp cho các thành viên trong nhóm. Sự nhất trí của tất

cả các thành viên cũng cho thấy sự cần thiết của các kỹ năng trong giảng dạy đối với mỗi

cá nhân cho dù sau này có một số bạn không theo chuyên nghành sư phạm. Nhưng dù

sao thì nó cũng bổ sung một lượng kỹ năng rất lớn về sư phạm cho mỗi cá nhân. Và từ đề

tài này, nhóm đã thống nhất phân chia công việc cho từng thành viên.

Phân chia công việc là một khâu quan trọng không kém và đây chính là lúc làm

việc nhóm, phải phân công làm sao cho ai tham gia điều phải có công việc làm, phải vừa

Page 135: Kỹ Năng Nhóm

Trang 134

sức mỗi cá nhân và phải phù hợp với sở trường của cá nhân, thêm vào đó các nhân phải

hợp tác sao cho ăn ý và đồng bộ để sản phẩm được tốt. Nhờ có sự phân công phù hợp cho

mỗi thành viên mà lượng công việc sẽ được hoàn thành đúng tiến độ cũng như không gây

ra sự khó chịu cho mỗi người. Nói như vậy bởi vì khi không phân chia công việc rõ ràng

và phù hợp thì sẽ có sự quá tải đối với thành viên này nhưng lại nhàn hạ đối với thành

viên khác. Khi phân chia công việc như vậy, không những các bạn hoàn thành mà còn

đem lại hiệu quả tốt cho công việc được giao.

Qua một thời gian họp và phân chia thì các tất cả các thành viên đều có công việc

riêng của mình. Bản thân em được phân chia nghiên cứu về : Đại số tuyến tính, power

point và một số phần mềm trình chiếu, matlab và một số công cụ tính toán. Nhưng sang

đến tuần thứ 3 thì nhóm đã chỉnh sửa các công việc cho phù hợp với yêu cầu của thầy

Đặng Đức Trọng và em sẽ nghiên cứu:power point và matlab. Và công việc của em bắt

đầu ngay từ tuần thứ 2(23/09/2011). Tất cả các công việc của mỗi thành viên đều do sự tự

nguyện của cá nhân đó nên hầu hết các công việc đều phù hợp với bản thân mỗi người.

Riêng em, do thường tiếp xúc với các phần mềm hỗ trợ soạn thảo văn bản nên em có kiến

thức và kinh nghiệm trong vấn đề soạn thảo nên em nhận công việc với bạn Nhật Trường

làm trưởng nhóm . Bên cạnh đó em cũng có chút hiểu biết về các phần mềm trình chiếu,

do khi còn trong trường cấp 3, em đã làm quen được với phần mềm power point, hơn nữa

khả năng về tin học cũng khá nên công việc được giao có phần thuận lợi. không chỉ thế,

em còn được làm quen với phần mềm lecture marker là một phần mềm trình chiếu em

chưa từng thấy, hơn nữa trong nhóm các bạn hỗ trợ nhau rất tốt nên những thiếu sót của

em có phần nào được hoàn thiện và chỉnh sửa.Qua gần mười tuần thì em đã cơ bản hoàn

thành xong công việc được giao và tự mình triển khai. Và các thành viên trong nhóm

cũng đã hoàn thành công việc của mình. Kết quả của các công việc sẽ được tập hợp lại

thông qua tổng kết công việc.

Tổng kết công việc là khâu tập trung kết quả, sản phẩm của mỗi thành viên để cả

nhóm đưa ra ý kiến cũng như thể hiện tiến độ của mỗi công việc sau một tuần. Nhờ

đó,nhóm có thể giảm bớt hoặc tăng thêm thời gian cho một công việc nào đó. Và nhóm

Page 136: Kỹ Năng Nhóm

Trang 135

đã thống nhất nộp các sản phẩm thông qua gmail [email protected] để tất cả các

thành viên đều có thể theo dõi được kết quả của những bạn khác. Cá nhân em đã nộp sản

phẩm thông qua gmail. Trong những lần nộp sản phẩm thì cũng có những lúc trễ so với

kế hoạch nhưng đã khắc phục tốt sau mỗi tuần. Nhưng dù sao thì sự chậm trể của em

cũng đã ảnh hưởng đến tiến độ làm việc của các thành viên còn lại trong nhóm. Chính

điều này đã rèn luyện cho bản thân em một ý thức làm việc có trách nhiệm hơn, nhất là

khi sau này ra đời làm việc.

Cuối cùng, viết báo cáo. Như đã nói, viết báo cáo là công việc lần đầu tiên tiếp xúc

đối với hầu hết các thành viên. Sau bốn lần chỉnh sửa thì nhóm đã thống nhất bảng báo

cáo cá nhân bao gồm các phần: Báo cáo chung, báo cáo chi tiết. Trong báo cáo chi tiết

gồm có: Vấn đề, kết quả, nhận xét đánh giá. Sau mỗi tuần thì mỗi thành viên đều phải

viết báo cáo cá nhân dựa trên mẫu báo cáo của nhóm. Từ đó, thầy sẽ theo dõi các công

việc của mỗi thành viên thông qua bảng báo cáo đó. Qua gần mười tuần học thì em đã có

8 bảng báo cáo cá nhân tương ứng với các công việc của mình. Điều này sẽ giúp ích rất

nhiều cho em khi làm việc sau này.

Bây giờ em sẽ đi sâu vào các công việc em đã làm trong môn học. Đầu tiên là tìm

hiểu về power point và một số phần mềm trình chiếu. Như chúng ta đã biết sư phạm

chính là dạy và học, đây là hai quá trình luôn diễn ra song song và đồng bộ với nhau, khi

người giáo viên dạy tốt thì người học sinh mới tiếp thu bài tốt, việc tiếp thu của học sinh

được thông qua bởi các giác quan: Thị giác, thính giác…. Thường chủ yếu là thị giác,

người giáo viên trình bày rõ rang bằng các công cụ sinh động sẽ thu hút ánh mắt của học

sinh làm cho học sinh bị lôi cuốn bởi kiến thức

Còn về matlab đã giúp em hiểu rõ hơn về những công dụng của nó, nhờ môn kỹ

năng nhóm mà khả năng sử dụng matlab của em khá lên, giúp cho em học tốt trong môn

Laboratory và cả môn giải tích A3. Bên cạnh đó em còn được làm quen với phần mềm

Maxima là một phần mềm tuy rất nhẹ nhưng cũng hữu ích không kém. Chính hai phần

mềm này đã giúp em tính toán trong các bài toán phức tạp do khả năng tính của em còn

Page 137: Kỹ Năng Nhóm

Trang 136

kém, hay tính sai. Hơn nữa, hai phần mềm này còn có chức năng vẽ đồ thị, làm cho em

hiểu được nội dung bài giảng trên lớp tốt hơn cũng như hình dung bài toán để giải quyết.

Cuối cùng là phần viết CV. Sau khi lắng nghe thầy Đặng Đức Trọng tư vấn và

tham khảo các CV mẫu trên mạng Internet thì em cũng đã hoàn thành được CV của mình.

Thiết nghĩ đây là một phần vô cùng quan trọng trong khi đi xin việc làm. Phải tùy vào

từng công ty, tùy vào nghành nghề mà chúng ta điều chỉnh CV cho phù hợp. Nếu có được

một bảng CV ấn tượng thì bạn sẽ lấy được thiện cảm đối với nhà tuyển dụng. Từ đó, ta sẽ

có được một công việc tốt để kiếm tiền nuôi sống bản thân. Cá nhân em cảm thấy bảng

CV cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu để xin vào giảng dạy ở một trường Trung Học Phổ

Thông. Sau khi nhờ các bạn đóng góp ý kiến về bảng CV thì em đã quyết định giữ

nguyên bảng CV để giúp ích bản thân sau này. Qua công việc viết CV, em thấy mình còn

thiếu nhiều hiểu biết về một CV phù hợp xin việc. Sẽ cố gắng tìm hiểu thêm về các CV

mẫu cũng như nhờ sự tư vấn của thầy cô và các anh chị đi trước.

Qua các công việc em đã làm và sau gần mười tuần cùng nhóm Math.com tham

gia học môn Kỹ năng làm việc nhóm thì em nhận ra mình có các khuyết điểm như sau :

Tinh thần làm việc chưa được năng nổ do phải học quá nhiều môn trong học kỳ này. Khả

năng trình bày vấn đề trong các báo cáo của em vẫn còn chưa đúng ý, câu văn lủng củng.

Khả năng giao tiếp được cải thiện nhưng vẩn còn khá e dè khi nói trước đám đông. Khả

năng xử lý tình huống chưa cao, cụ thể là trong các tuần đầu tiên, em cùng các bạn trong

nhóm xử lý những thay đổi trong đề tài và báo cáo cá nhân còn khá chậm.

Qua môn học “Kĩ năng làm việc nhóm”, em cảm thấy đây là một môn học khá

mới lạ, có khả năng ứng dụng trong thực tế trong việc ra trường đi làm sau này rất cao.

Những ưu điểm, khuyết điểm của từng các nhân được nhận ra để mọi thành viên trong

nhóm có thể phát huy hoặc sữa chữa. Tóm lại đây là một môn học có ích cho sinh viên

khi vấn đề hoạt động nhóm sẽ còn diễn ra và tiếp diễn nhiều trong quá trình học tập và

làm việc của sinh viên khi ra trường đi làm. Nhưng nếu môn học này có ít nhóm học hơn

hay là có nhiều tiết học hơn, để thấy có thể hưởng dẫn kĩ càng cho từng nhóm cho từng

Page 138: Kỹ Năng Nhóm

Trang 137

cá nhân thì sẽ tốt hơn, vì các nhóm sẽ có cơ hội báo cáo từng tuần học tập và tiếp thu

những kinh nghiệm những lời dạy của thầy để rút kinh nghiệm cho từng buổi học cho

từng buổi báo cáo

Sau môn học này, khả năng tìm kiếm việc làm cũng như viết CV của em tăng lên.

Đồng thời giúp em tự tin hơn trong công việc cũng như khi đi xin việc và khả năng hoạt

động tập thể vốn giúp ít cho công việc rất nhiều.

Page 139: Kỹ Năng Nhóm

Trang 138

27/12/2017

THÔNG TIN CÁ NHÂN

- Họ và tên : TRẦN THẾ HÙNG (Nam/Nữ)

- Ngày sinh : 18/08/1992

- Địa chỉ : Nguyễn Trọng Tuyển ,P15, Q Phú Nhuận

- Điện thoại : 095 249 0454

- Email : Tình trạng hôn nhân: độc thân

ẢNH 4x6

Tôi nộp đơn này để xin xét tuyển vào vị trí giảng viên môn toán tại đại học Tôn Đức

Thắng, với một số thông tin (sẽ được bổ sung các giấy tờ chứng minh sau) cụ thể như

sau :

TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN

2014-2016 - Thạc sĩ toán ứng dụng tại Đại học Khoa Học Tự Nhiên

2010-2014 - Tốt nghiệp Cử nhân tại Khoa Toán-Tin học, Đại học Khoa -Học

Tự Nhiên Tp.HCM – ĐHQG HCM.

2007-2010 - THPT Nguyễn Thượng Hiền – Q.Tân Bình, TP.HCM

2003-2007 - THCS Đồng Khởi – Q.Tân Phú, TP.HCM

TRÌNH ĐỘ NGOẠI NGỮ

Hiện tại đã có được chứng chỉ anh văn :

- IELTS 5.5

- TOEFL IBT 65/120

KHẢ NĂNG BẢN THÂN

Lập trình C/C++ Tương đối

Kỹ năng sư phạm Thành thạo

Sử dụng Photoshop Tương đối

Page 140: Kỹ Năng Nhóm

Trang 139

KỸ NĂNG

- Tư duy thuật toán tốt

- Có kinh nghiệm trên nhiều nền tảng (gia sư tại gia, trung tâm văn hóa, trợ giảng)

- Có khả năng trình bày bằng tiếng Anh

- Có tinh thần trách nhiệm cao.

CÁC DỰ ÁN ĐÃ THAM GIA

CẤU TRÚC DỮ LIỆU SONG SONG

- Số người : 3

- Thời gian : 2 tháng

- Vai trò : Trưởng nhóm

- Mô tả sản phẩm : tiểu luận gồm 3

chương (30 trang), với nội dung

trình bày về việc xây dựng, tổ chức

và sử dụng các cấu trúc song song

trong thực tế.

KỸ NĂNG SƯ PHẠM

- Số người : 9

- Thời gian : 2 tháng

- Vai trò : Thành viên ban biên tập.

- Mô tả sản phẩm : gồm 6 chương (81

trang), với nội dung là trình bày các

kỹ năng mềm cần có trong việc

giảng dạy.

HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA

- Thành viên Đội Sinh viên tình nguyện – ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐHQG

TP.HCM)

- Thành viên ban ra đề cuộc thi Đi Tìm Lời Giải của khoa Toán – Tin Học (ĐH

Khoa Học Tự Nhiên HCM – ĐHQG HCM) trong 2 năm.

- Tham gia mùa hè xanh 2012,2013, và xuân tình nguyện

SỞ THÍCH

- Chơi game, xem phim, đọc sách

Page 141: Kỹ Năng Nhóm

Trang 140

MAI THANH NHẬT TRƯỜNG

BÁO CÁO CÁ NHÂN

MATH.COM

Họ và Tên : MAI THANH NHẬT TRƯỜNG

Tuần : 2

________________________________________________________________________

CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM TUẦN NÀY

1. Họp nhóm chọn đề tài, phân chia công việc (Thứ 6, 10h-12h30, dãy C).

2. Lập bảng kế hoạch cho nhóm PowerPoint (Thứ 7, 20h-21h, tại nhà)

3. Họp nhóm lập kế hoạch và báo cáo cá nhân (thứ 2, 13h-15h30, dãy C).

BÁO CÁO CHI TIẾT

I. VẤN ĐỀ

1. Họp nhóm chọn đề tài, phân chia công việc (Thứ 6, 10h-12g30, dãy C).

- Số người : 9/9

- Hoàn thành bản dự án mẫu cho nhóm.

- Thiết lập được khuôn của bản báo cáo cá nhân chung cho tất cả thành viên.

2. Lập bảng kế hoạch cho nhóm PowerPoint (Thứ 7, 20h-21h, tại nhà)

- Tự thực hiện tại nhà

- Phân chia công việc cho các thành viên trong nhóm

3. Họp nhóm lập kế hoạch và báo cáo cá nhân (thứ 2, 13h-15h30, dãy C).

- Số người : 9/9

- Hoàn thành bản dự án mẫu cho nhóm.

- Thiết lập được khuôn của bản báo cáo cá nhân chung cho tất cả thành viên.

II. KẾT QUẢ

1. Họp nhóm chọn đề tài và phân chia công việc (Thứ 6, 10h-12g30, dãy C).

- Số người: 9/9.

- Chọn đề tài cho dự án: Sư Phạm.

- Phân chia công việc(bản dự án và công việc từng người đính kèm ở trang sau).

Chọn đề tài Sư Phạm vì bất cứ sinh viên khi học ngành Toán-tin nếu

không tìm được việc thì đều có thể đi dạy (dạy thêm).

Page 142: Kỹ Năng Nhóm

Trang 141

Phân công công việc cho mọi người rất quan trọng vì đây là môn kĩ

năng

Kết quả:

Đã có được bản kế hoạch cho dự án

Tên dự án: Sư Phạm.

Trưởng dự án: Võ Anh Khoa.

Thời gian bắt đầu: 23/9/2011.

Thời gian kết thúc: 27/11/2011.

Đã phân chia công việc cho tất cả mọi người (có đính kèm công việc chi

tiết cho từng người ở mặt sau).

Công việc được phân chia theo từng tuần.

Phù hợp với từng mục đích của nhóm.

2. Phân chia công việc cho nhóm PowerPoint.

- Phân chia các chương cho từng bạn. Công việc “PowerPoint và một số phần

mềm trình chiếu” bắt đầu từ tuần 2 nên cần lập kế hoạch sớm

Kết quả 1: đề ra kế hoạch chính:

- Tuần 2: Cài đặt Power Point và các thao tác cơ bản

- Tuần 3: Các thao tác nâng cao

Kết quả 2: phân chia công việc cụ thể:

- Cài đặt Power Point và các thao tác cơ bản do Nhật Trường đảm nhận.

- Các thao tác nâng cao do Thế Hùng và Hồng Tài đảm nhận.

- Các bạn sẽ tìm kiếm thông tin, hình ảnh về vấn đề được phân công qua tài liệu,

Internet… sau đó tổng hợp và đưa lại cho nhóm trưởng.

3. Họp nhóm lập kế hoạch và báo cáo cá nhân (thứ 2, 13h-15h30, dãy C)

a. Số người : 9/9

b. Hoàn thành bản dự án mẫu cho nhóm.

c. Thiết lập được khuôn của bản báo cáo cá nhân chung cho tất cả thành viên.

Kết quả 3:

Đã có file bản kế hoạch cho dự án.

o Đã in bản kế hoạch thành văn bản

o Mỗi bạn trong nhóm giữ một bản để tiện việc theo dõi tiến độ

o Chuẩn bị cho công việc tuần tiếp theo.

Đã có được bản báo cáo cá nhân mẫu. (kèm theo ở trang sau)

Page 143: Kỹ Năng Nhóm

Trang 142

o Bản báo cáo mẫu được giao cho mọi người viết theo từng tuần.

o Viết để nộp cho thầy.

o Để báo cáo cho thầy biết công việc cụ thể bản thân trong tuần.

o Nhằm đạt điểm cao cho môn học.

III. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ

1. Chọn đề tài, phân chia công việc (Thứ 6, 10h-12g30, dãy C).

- 100% thành viên trong nhóm tán thành đề tài “Sư phạm”.

- Mẫu báo cáo cá nhân được mọi người xây dựng, đóng góp.

- Tất cả đều hài lòng với mẫu báo cáo của nhóm.

2. Phân chia công việc cho nhóm PowerPoint

- Đã phân công xong công việc cho nhóm PowerPoint và đã phân chia nội dung

cần tìm hiểu cho mỗi bạn. (Thứ 7, 20h-21h, tại nhà). Các bạn trong nhóm đã

góp ý để bảng phân công được chặt chẽ hơn.

3. Lập kế hoạch và báo cáo cá nhân (thứ 2, 13h-15h30, dãy C).

- Lập kế hoạch

Bản kế hoạch nêu khá chi tiết công việc của từng người theo từng

tuần.

Nêu được những mục tiêu chính cho dự án.

Nêu được những lợi ích mỗi người có được sau khi hoàn thành môn

học.

- Báo cáo cá nhân (thứ 2, 13h-15h30, dãy C).

- Báo cáo cá nhân tuy được mọi người chấp thuận nhưng bản thân thấy còn

nhiều thiếu sót:

Chưa nêu rõ chi tiết thành quả của công việc.

Chưa nêu được mục tiêu cho từng công việc cụ thể trong tuần.

Khắc phục :

Sẽ thuyết trình trước lớp bản báo cáo để nhận được sự góp ý từ thầy và các

bạn.

_____________________________________________________________________________________

CÔNG VIỆC DỰ ĐỊNH LÀM TUẦN TỚI

- Thảo luận với các bạn trong nhóm về Lecture Maker.

- Tiếp tục hoàn thiện phần PowerPoint

Page 144: Kỹ Năng Nhóm

Trang 143

BÁO CÁO CÁ NHÂN

MATH.COM

Họ và Tên : MAI THANH NHẬT TRƯỜNG

Tuần : 3

________________________________________________________________________

CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM TUẦN NÀY

1. Thảo luận về mảng Lecture Maker (Thứ 6, 10h30-11h, dãy C)

2. Họp nhóm (Thứ 2, 13h-15h30, dãy C)

3. Tiếp tục làm phần “PowerPoint và một số phần mềm trình chiếu” (Thứ 2, 20h-22h,

tại nhà)

4. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C)

BÁO CÁO CHI TIẾT

I. VẤN ĐỀ

1. Thảo luận về mảng Lecture Maker (Thứ 6, 10h30-11h, dãy C)

- Số người: 2 (chỉ các bạn làm trong mảng này)

- Phân chia công việc

2. Họp nhóm (Thứ 2, 13h-15h30, dãy C)

- Số người : 9/9

- Biểu quyết về việc chuyển đề tài cho dự án

- Thảo luận về báo cáo cá nhân

3. Tiếp tục làm phần “PowerPoint và một số phần mềm trình chiếu” (Thứ 2, 20h-22h,

tại nhà)

- Cài đặt

- Các thao tác cơ bản

4. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C)

- Số người : 9/9

- Thảo luận về thời gian biểu cá nhân

II. KẾT QUẢ

1. Thảo luận về mảng Lecture Maker (Thứ 6, 10h30-11h, dãy C)

- Số người: 2 (Trường và Khương)

Kết quả:

Page 145: Kỹ Năng Nhóm

Trang 144

- Phân chia công việc:

+ Khương: tìm tài liệu, hình ảnh về Lecture Maker và viết báo cáo bằng văn

bản thô.

+ Trường: tải phần mềm, hiệu chỉnh báo cáo, thực hiện bài thuyết trình bằng

Lecture Maker.

- Đã có sẵn một số tài liệu từ các tạp chí tin học

2. Họp nhóm (Thứ 2, 13h-15h30, dãy C )

- Số người : 9/9

- Thay đổi đề tài của dự án

Dự án mới: Kỹ năng trong Sư phạm

Được sự nhất trí của tất cả các thành viên trong nhóm

Kết quả:

Hầu hết các đề tài được giữ nguyên như cũ

Bỏ đi các đề tài: Đại số tuyến tính, Giải tích cơ sở

Các đề tài được giữ lại đều tập trung vào kỹ năng trong ngành sư phạm

- Thảo luận về báo cáo cá nhân

Sửa báo cáo cá nhân:

Đã thảo luận cùng 8 bạn còn lại trong nhóm

Đã hình dung được cách viết một bài báo cáo cá nhân như thầy nói: Có

5W-1H

Thảo luận cùng mọi người để viết thử báo cáo

3. Tiếp tục làm phần “PowerPoint và một số phần mềm trình chiếu” (Thứ 2, 20h-22h,

tại nhà)

- Về phần cài đặt:

Sử dụng phiên bản MS Office Home Student

Tìm hiểu cách cài đặt, đã viết vào báo cáo trong tiểu luận

- Về các thao tác cơ bản:

Tạo và lưu một bài trình chiếu mới

Mở các bài trình chiếu đã có sẵn

Thao tác với các slide: tạo, xóa, chèn

Thao tác với các mẫu (design): thay đổi, chỉnh sửa design

Thao tác với hình nền (background)

Định dạng các đoạn văn bản trong slide

Chèn hình ảnh

Chèn textbox

Kết quả:

Hoàn tất việc tìm hình ảnh, tư liệu, viết báo cáo

Công việc hoàn thành sớm do yêu cầu khá đơn giản

Có một bản thuyết trình làm bằng PowerPoint

Page 146: Kỹ Năng Nhóm

Trang 145

4. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C )

- Thảo luận về thời gian biểu cá nhân

Hoài có đưa ra bảng thời gian biểu cá nhân

Mọi người tham gia đóng góp ý kiến, sửa lại

Quyết định lấy bản báo cáo của Hoài

Đưa lên thuyết trình cho buối thứ 6 để thầy sửa lại

III. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ

1. Thảo luận về mảng Lecture Maker (Thứ 6, 10h30-11h, dãy C)

- Phân chia công việc: đã hoàn thành

- Cần hoàn thành sớm tiến độ để tiếp tục cho các công việc tiếp theo

2. Họp nhóm (Thứ 2, 13h-15h30, dãy C )

- Nhóm có mặt đầy đủ các thành viên

- Mọi người tham gia đóng góp ý kiến tích cực

- Không có nhiều ý kiến trái ngược nhau trong việc sửa Dự án (dự án cũ không

khả thi do kiến thức vẫn còn hạn chế).

- Các thành viên đều nhất trí với dự án mới.

- Sửa Dự án không gặp nhiều khó khăn

- Phải sửa cho kịp tiến độ học nên nhóm hơi lúng túng

- Khắc phục: họp nhóm vào tuần tới nhằm đề ra những kế hoạch cụ thể hơn cho

dự án mới

3. Tiếp tục làm phần “PowerPoint và một số phần mềm trình chiếu” (Thứ 2, 20h-22h,

tại nhà)

- Đã hoàn thành công việc đúng hạn

- Cần luyện tập thuyết trình để chuẩn bị báo cáo trên lớp

- Liên hệ với Tài và Hùng để tổng hợp lại bài viết

4. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C )

- Nhóm có mặt đầy đủ các thành viên

- Nhóm đã sửa được bản thời gian biểu của bạn Hoài một cách phù hợp hơn

- Có một bạn viết bài

- Khắc phục: Nhóm trưởng cần yêu cầu các bạn còn lại viết để có thêm nhiều

bản thời gian biểu và nộp lại cho thầy

_____________________________________________________________________________________

CÔNG VIỆC DỰ ĐỊNH LÀM TUẦN TỚI

- Thực hiện công việc của phần Lecture Maker

Page 147: Kỹ Năng Nhóm

Trang 146

BÁO CÁO CÁ NHÂN

MATH.COM

Họ và Tên : MAI THANH NHẬT TRƯỜNG

Tuần : 4

________________________________________________________________________

CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM TUẦN NÀY

1. Thực hiện công việc của phần Lecture Maker (Thứ 2, 20-22h00, ở nhà)

2. Họp nhóm sửa dự án và báo cáo cá nhân (Thứ 2, 13h – 15h, tại dãy C, ).

3. Họp nhóm thảo luận thời gian biểu cá nhân (Thứ 5, 14h30 – 15h30, dãy C ).

BÁO CÁO CHI TIẾT

I. VẤN ĐỀ

1. Thực hiện công việc của phần Lecture Maker (Thứ 2, 20-22h00, ở nhà)

- Tải phần mềm

- Nhận bài báo cáo từ Khương

- Làm bài thuyết trình trên Lecture Maker

2. Họp nhóm sửa dự án và báo cáo cá nhân (Thứ 2, 13h – 15h, tại dãy C, ).

- Số người : 9/9

- Sửa dự án:

o Do trong dự án trước có những kiến thức chuyên môn mà nhóm còn hạn

chế.

o Thầy Đặng Đức Trọng yêu cầu nhóm nên đổi dự án để dễ làm việc

chung với nhau hơn.

o Dễ học hơn.

o Có kết quả học tập tốt.

o Củng cố thêm nhiều kỹ năng hơn.

- Sửa báo cáo cá nhân.

o Do thầy Đặng Đức Trọng yêu cầu mọi thành viên trong nhóm đều phải

biết viết báo cáo cá nhân.

o Đã sang tuần thứ 3 mà các bạn trong lớp thấy khó khăn khi viết báo cáo

cá nhân.

o Do các bạn trong lớp nói chung và trong nhóm nói riêng chưa viết báo

cáo cá nhân bao giờ.

Page 148: Kỹ Năng Nhóm

Trang 147

3. Họp nhóm thảo luận thời gian biểu cá nhân (Thứ 5, 14h30 – 15h30, dãy C ).

- Số người : 9/9

- Sửa thời gian biểu:

o Do thầy Đặng Đức Trọng yêu cầu mỗi nhóm phải có một thời gian biểu

cá nhân.

o Để thầy theo dõi lịch học môn Kỹ năng làm việc nhóm của các bạn khi

ở trường cũng như ở nhà.

o Để thầy chỉnh sửa cho mỗi thời gian biểu sao cho sắp xếp có tính khoa

học hơn.

II. KẾT QUẢ

1. Thực hiện công việc của phần Lecture Maker (Thứ 2, 20-22h00, ở nhà)

- Tải phần mềm

o Địa chỉ tải: http://tinyurl.com/soangiaoan

- Nhận báo cáo từ Khương :

o Bạn Khương đã gửi bài báo cáo bằng văn bản thô cùng mới ảnh minh

họa

o Tuy nhiên có một sỗ phần còn chưa rõ ràng

Một số chỗ viết vắn tắt, không nắm được thao tác cụ thể

Ảnh minh họa không rõ ràng

Khắc phục: liên hệ với bạn qua mạng để cùng chỉnh sửa

o Hoàn tất việc chỉnh sửa, sau đó định dạng lại văn bản cho đúng quy

cách

- Làm bài thuyết trình trên Lecture Maker

o Mục đích: để trình chiếu sản phẩm, giúp các bạn thấy được bài trình

chiếu làm bởi Lecture Maker.

o Khó khăn:

Do chương trình khá mới nên không thao tác nhanh

Khắc phục: thực hiện từng bước theo hướng dẫn

o Các thao tác:

Tạo một slide trình chiếu mới

Thiết lập biểu mẫu cho slide

Tạo các hiệu ứng

Thêm nội dung vào cho bài trình chiếu

- Kết quả 1:

o Đã cài đặt phần mềm vào máy

o Hoàn tất bài báo cáo từ văn bản thô của bạn Khương, đã chỉnh sửa khá

nhiều

Page 149: Kỹ Năng Nhóm

Trang 148

- Kết quả 2 :

o Bài thuyết trình trên Lecture Maker hoàn thành

o Đã gửi lên email nhóm để các bạn trong nhóm chỉnh sửa (không chỉ các

bạn trong nhóm Lecture Maker mà các bạn khác nữa)

2. Họp nhóm sửa dự án và báo cáo cá nhân (Thứ 2, 13h – 15h, tại dãy C, ).

- Số người : 9/9

- Kết quả 1:

o Sửa dự án:

Đã sửa được dự án

Dự án mới: Kỹ năng trong sư phạm.

Được sự nhất trí của tất cả các thành viên trong nhóm.

Hầu hết các đề tài được giữ nguyên như cũ.

Bỏ đi các đề tài: Giải tích cơ sở; Đại số tuyến tính.

Các thành viên không phải làm đề tài Giải tích cơ sở và Đại số tuyến

tính.

Vì các đề tài trên đã được bỏ đi.

Có bản kèm theo.

- Kết quả 2:

o Sửa báo cáo cá nhân:

Đã hình dung được cách viết một bài báo cáo cá nhân như yêu cầu

của thầy Đặng Đức Trọng: 5W-1H

Thảo luận cùng mọi người để viết thử báo cáo cá nhân.

3. Họp nhóm thảo luận thời gian biểu cá nhân (Thứ 5, 14h30 – 15h30, dãy C ).

- Số người : 9/9

Hoài đã đưa ra bảng thời gian biểu cá nhân tuần trước, tuần này tiếp

tục hoàn thiện;

Mọi người tham gia đóng góp ý kiến nhằm hoàn thiện thời gian biểu

cá nhân.

Quyết định lấy bảng thời gian biểu của Hoài để nộp thầy sửa vào thứ

sáu.

III. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ

1. Thực hiện công việc của phần Lecture Maker (Thứ 2, 20h-22h, ở nhà)

o Hoàn thành công việc.

o Đã có bản báo cáo bằng văn bản và bài thuyết trình bằng Lecture Maker

2. Họp nhóm sửa dự án và báo cáo cá nhân (Thứ 2, 13h – 15h, tại dãy C, ).

a. Ưu điểm:

i. Nhóm đi đầy đủ.

Page 150: Kỹ Năng Nhóm

Trang 149

ii. Mọi người tích cực tham gia đóng góp ý kiến.

iii. Sửa dự án không gặp nhiều khó khăn.

b. Khuyết điểm:

i. Phải chỉnh sửa cho kịp tiến độ nên còn nhiều lung túng.

c. Khắc phục: Dành nhiều thời gian để tìm hiểu về báo cáo cá nhân.

3. Họp nhóm thảo luận thời gian biểu cá nhân (Thứ 5, 14h30 – 15h30, dãy C ).

a. Ưu điểm:

i. Đã biết cách xây dựng thời gian biểu.

_____________________________________________________________________________________

CÔNG VIỆC DỰ ĐỊNH LÀM TUẦN TỚI

- Tiếp tục hoàn thiện phần Lecture Maker

- Viết CV

Page 151: Kỹ Năng Nhóm

Trang 150

BÁO CÁO CÁ NHÂN

MATH.COM

Họ và Tên : MAI THANH NHẬT TRƯỜNG

Tuần : 5

________________________________________________________________________

CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM TUẦN NÀY

1. Tiếp tục phần việc của nhóm Lecture Maker (Thứ 2, 20-22h00, ở nhà)

2. Họp nhóm lập dãy mục đích (Thứ 2, 13h – 15h30, tại dãy C, ).

3. Họp nhóm thuyết trình thử (Thứ 5, 14h30 – 15h30, dãy C ).

4. Viết CV (Thứ 5, 21h-22h, ở nhà)

BÁO CÁO CHI TIẾT

I. VẤN ĐỀ

1. Tiếp tục phần việc của nhóm Lecture Maker (Thứ 2, 20-22h00, ở nhà)

- Chỉnh sửa lại bài thuyết trình trên Lecture Maker

2. Họp nhóm lập dãy mục đích (Thứ 2, 13h – 15h, tại dãy C, ).

- Số người : 8/9

- Lập dãy mục đích

3. Họp nhóm thuyết trình thử (Thứ 5, 14h30 – 15h30, dãy C ).

- Số người : 9/9

- Tài và Trường thuyết trình thử trước nhóm

4. Viết CV (Thứ 5, 21h-22h, ở nhà)

- Yêu cầu của thầy: mọi người trong nhóm đều phải viết CV

- Viết để các thành viên nhận xét, sửa chữa

II. KẾT QUẢ

1. Tiếp tục phần việc của nhóm Lecture Maker (Thứ 2, 20-22h00, ở nhà)

- Chỉnh sửa lại bài thuyết trình trên Lecture Maker

o Các bạn trong nhóm góp ý kiến:

Chữ trong bài thuyết trình khá nhỏ

Phần chữ chiếm một phần khá lớn

Cần thêm ảnh minh họa

o Bản thân thấy bài thuyết trình chưa thực sự thu hút

o Cần phải chỉnh sửa lại

Page 152: Kỹ Năng Nhóm

Trang 151

- Các phần cần chỉnh sửa

o Phần chữ

Giảm bớt các phần đoạn văn không cần thiết

Giữ lại nội dung mấu chốt

Minh họa là chủ yếu

Chỉnh cỡ chữ lớn hơn

Chỉnh lại màu sắc cho chữ dễ nhìn hơn

o Ảnh minh họa:

Làm ảnh minh họa bằng cách chụp ảnh màn hình

Tập trung vào các bước trọng tâm

- Kết quả:

o Đã sửa được bài thuyết trình trên Lecture Maker

o Phần chữ và hình ảnh đã được chỉnh lại cho đẹp mắt

2. Họp nhóm lập dãy mục đích (Thứ 2, 13h – 15h30, tại dãy C, ).

- Số người : 8/9

- Đến muộn: 0

- Vắng: Thanh Hà

o Có lý do chính đáng

o Họp cán bộ Đoàn

o Nhóm trưởng truyền đạt lại những công việc mà nhóm thảo luận ngày

hôm đó cho Hà

o Hà nắm bắt công việc được giao

- Cần lập một dãy mục đích cho dự án mà nhóm đang làm

- Thấy được mục đích cuối cùng của dự án

- Nhóm hình dung dễ hơn công việc

- Làm việc tốt hơn

Kết quả:

o Đã lập được dãy mục đích cho dự án

o Gõ thành văn bản để lưu vào tiểu luận

3. Họp nhóm thuyết trình thử (Thứ 5, 14h30 – 15h30, dãy C ).

- Số người : 9/9

- Thực hiện thuyết trình thử cho nhóm PowerPoint

o Để nhóm biết được nội dung mà nhóm thuyết trình vào ngày mai

o Trong quá trình nói, các bạn trong nhóm tham gia đóng góp ý kiến

o Nhóm có buổi thuyết trình hiệu quả

- Cả nhóm đóng góp ý kiến cho các bạn thuyết trình thử

Kết quả:

Page 153: Kỹ Năng Nhóm

Trang 152

o Bản thân thuyết trình chưa được trôi chảy, lưu loát

o Do bạn chưa từng thuyết trình trước đám đông

o Tài thuyết trình khá tự tin

o Nhóm tham gia đóng góp ý kiến cho hai bạn: cố gắng hơn, thật thoải

mái và bình tĩnh khi thuyết trình

4. Viết CV (Thứ 5, 21h-22h, ở nhà)

- Khi gặp các bạn trên trường:

o Tham khảo các bạn trong nhóm để viết hoàn chỉnh một bản CV cho cá

nhân

o Bổ sung vào CV cá nhân các phần còn thiếu

- Ở nhà:

o Tự tập luyện viết CV

o Bắt đầu từ các yếu tố cơ bản như thông tin cá nhân, học vấn…

o Bổ sung thêm các phần khác:

Trình độ ngoại ngữ

Kỹ năng

Các dự án đã tham gia

Hoạt động ngoại khóa

Sở thích

Kết quả:

o Đã viết được CV

o Gửi lên email nhóm để các bạn nhận xét

III. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ

1. Tiếp tục phần việc của nhóm Lecture Maker (Thứ 2, 20-22h00, ở nhà)

o Sửa lại bài thuyết trình theo góp ý của các bạn

o Cần rút kinh nghiệm để không lặp lại sai sót, tránh lãng phí thời gian

2. Họp nhóm lập dãy mục đích (Thứ 2, 13h – 15h30, tại dãy C, ).

o Ưu điểm:

Mọi người tham gia đóng góp ý kiến tích cực

Đưa ra mục đích cuối cùng khá hài lòng

o Nhược điểm:

Có thể quá trình đưa ra dãy mục đích không trùng với ý của thầy

Hà không đi họp nhóm nên các bạn truyền đạt lại công việc cũng

gặp những khó khăn hơn

Khắc phục: Nhóm phải thảo luận chi tiết hơn. Hà bận họp thì nhóm

sẽ sắp xếp họp vào buổi khác

3. Họp nhóm thuyết trình thử (Thứ 5, 14h30 – 15h30, dãy C ).

Page 154: Kỹ Năng Nhóm

Trang 153

o Bản thân thuyết trình chưa tốt

Khắc phục: nhóm sẽ tạo điều kiện để thuyết trình nhiều hơn

4. Viết CV (Thứ 5, 21h-22h, ở nhà)

o Đã hoàn thành bản CV

o Ưu điểm: Đã có sự thảo luận trước nhóm nên không gặp nhiều khó khăn

o Nhược điểm: viết CV còn nhiều lúng túng

Khắc phục: tham khảo cùng các bạn trong nhóm để viết CV hoàn

chỉnh hơn

_____________________________________________________________________________________

CÔNG VIỆC DỰ ĐỊNH LÀM TUẦN TỚI

- Lập kế hoạch cho nhóm MatLab

- Chuẩn bị trước kiến thức một số phần trong MatLab

Page 155: Kỹ Năng Nhóm

Trang 154

BÁO CÁO CÁ NHÂN

MATH.COM

Họ và Tên : MAI THANH NHẬT TRƯỜNG

Tuần : 6

________________________________________________________________________

CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM TUẦN NÀY

1. Tìm hiểu, lập kế hoạch cho đề tài MatLab (Thứ 2, 20h-22h30, ở nhà)

2. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C )

BÁO CÁO CHI TIẾT

I. VẤN ĐỀ

1. Tìm hiểu, lập kế hoạch cho đề tài MatLab (Thứ 2, 20h-22h30, ở nhà)

- Lập kế hoạch phân công

- Tìm hiểu trước một số phần của MatLab

2. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C )

- Số người : 9/9

- Phân công công việc của “Matlab và một số công cụ tính toán”.

II. KẾT QUẢ

1. Tìm hiểu, lập kế hoạch cho đề tài MatLab (Thứ 2, 20h-22h30, ở nhà)

- Lập kế hoạch

MatLab là một đề tài lớn trong dự án

Cần có sự xuyên suốt, chặt chẽ khi phân chia công việc

Các bạn trong nhóm gồm có: Khoa, Khương, Nhật, Hùng, Tài, Thuận,

Trường

Soạn trước một bản kế hoạch sơ bộ, chuẩn bị cho buổi họp nhóm các

bạn góp ý kiến.

- Tìm hiểu về cách cài đặt, các thao tác cơ bản trong MatLab

Cài đặt hơi khó khăn do MatLab là một phần mềm lớn

Khó khăn khi cài đặt

Cần một lượng lớn dung lượng ổ cứng trống

Phải xóa bớt một số chương trình không cần thiết

Các bước cài đặt tương đối phức tạp

Page 156: Kỹ Năng Nhóm

Trang 155

Phải làm từng bước theo hướng dẫn

Các thao tác cơ bản trong MatLab

Nhập một biểu thức tính toán (cộng, trừ, nhân, chia, căn số,…)

Sử dụng một số hàm đơn giản

Các hàm làm tròn: round, floor, ceil.

Hàm chia lấy dư: mod.

Hàm tìm ƯCLN và BCNN: gcd, lcm.

- Kết quả 1:

Đã hoàn thành bản kế hoạch cho nhóm MatLab

Khi họp nhóm sẽ hỏi ý kiến các bạn

- Kết quả 2:

Hoàn tất việc tìm hiểu về 2 phần trên của MatLab

Viết một bản thu hoạch nháp về các phần đã làm.

2. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C )

- Số người : 9/9

- Phân công công việc của “Matlab và một số công cụ tính toán”.

Đốc thúc các bạn có liên quan đến 2 công việc trên.

Vì tuần sau phải thi nên cần đẩy nhanh tiến độ.

Kết quả:

Nhóm đã tổng hợp được một file word (khoảng 5 trang) nói về “Kỹ năng

soạn giáo án”.

Đưa thông tin này vào bản tiểu luận.

Lên được kế hoạch làm việc của công việc “Matlab và một số công cụ tính

toán”.

Bích Thuận: tìm hiểu và viết hướng dẫn về Maxima

Anh Khoa: tìm hiểu và viết hướng dẫn về Microsoft Mathematic

Minh Khương, Phước Nhật, Hồng Tài, Thế Hùng, Nhật Trường: tìm

hiểu và viết hướng dẫn về MatLab

Ghi chú:

o Tìm hiểu: tính năng của phần mềm, các thao tác cơ bản với phần

mềm

o Viết hướng dẫn: viết một bài về những gì đã tìm hiểu

III. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ

1. Tìm hiểu, lập kế hoạch cho đề tài MatLab (Thứ 2, 20h-22h30, ở nhà)

- Hoàn thành 100% công việc.

2. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C )

Page 157: Kỹ Năng Nhóm

Trang 156

- Hoàn thành bước thiết lập kế hoạch của “Matlab và một số công cụ tính toán”.

- Các bạn đều nhất trí với kế hoạch đề ra

_____________________________________________________________________________________

CÔNG VIỆC DỰ ĐỊNH LÀM TUẦN TỚI

- Tuần tới là tuần thi giữa học kỳ nên cả nhóm quyết định dừng công việc của

môn Kỹ Năng Làm Việc Nhóm.

Page 158: Kỹ Năng Nhóm

Trang 157

BÁO CÁO CÁ NHÂN

MATH.COM

Họ và Tên : MAI THANH NHẬT TRƯỜNG

Tuần : 8

________________________________________________________________________

CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM TUẦN NÀY

1. MatLab (Thứ 7, 20h-21h00, ở nhà)

2. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

BÁO CÁO CHI TIẾT

I. VẤN ĐỀ

1. MatLab (Thứ 7, 20h-21h00, ở nhà)

- Đại số tuyến tính

- Các bài toán giới hạn hàm số

2. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

- Số người : 9/9

- Nộp phần Microsoft Mathematics cho Nhật Trường.

- Thảo luận thêm các phần mềm khác ngoài Matlab, Microsoft Mathematics,

Wolfram Alpha.

- Nhóm “Kỹ năng giao tiếp” thảo luận về “Trang Phục”.

II. KẾT QUẢ

1. MatLab (Thứ 7, 20h-21h00, ở nhà)

- Tìm hiểu thao tác, câu lệnh để giải các bài toán trên

- Viết báo cáo, ghi lại các câu lệnh đã dùng để lưu lại vào tiểu luận

- Về phần “Đại số tuyến tính”:

o Tham khảo bài báo cáo của Nhật để nắm rõ các thao tác trên ma trận

o Do các bài toán trong đại số tuyến tính chủ yếu chuyển về ma trận

o Vấn đề trọng tâm: giải hệ phương trình tuyến tính

Nhập hệ phương trình vào ma trận

Tìm hạng ma trận

Dùng lệnh linsolve để giải phương trình

- Về phần “Các bài toán giới hạn hàm số”

o Phải sử dụng công cụ tính toán hình thức

Page 159: Kỹ Năng Nhóm

Trang 158

o Trục trặc: bản cài đặt MatLab chưa cài gói công cụ này

Khắc phục: cài lại MatLab

o Vấn đề trọng tâm: tìm giới hạn hàm số

Khai báo các biến hình thức

Nhập hàm số sử dụng các biến hình thức

Các lệnh tính giới hạn:

Giới hạn thông thường: limit(f,x,a)

Giới hạn một bên: limit(f,x,a,’right’) hoặc limit(f,x,a,’left’)

Tính đạo hàm sử dụng định nghĩa

Kết quả:

o Đã hoàn thành phần việc được giao

o Có bản thu hoạch để lưu vào tiểu luận

2. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

- Số người : 9/9

- Nộp phần Microsoft Mathematics cho Nhật Trường.

- Thảo luận thêm các phần mềm khác ngoài Matlab, Microsoft Mathematics,

Wolfram Alpha.

Phần mềm Maxima.

Bích Thuận làm công việc này.

- Nhóm “Kỹ năng giao tiếp” thảo luận về “Trang Phục”.

Đưa ra mục đích của “Trang Phục”.

Các đối tượng phù hợp với chủ đề.

Nội dung sơ lược về chủ đề.

Các đề xuất nhỏ trong chủ đề.

Kết quả:

Đã nhận được bản báo cáo MS Mathematics từ Khoa.

Đã hoàn thành nội dung cơ bản của “Trang Phục”.

Tiến hành bổ sung thêm phần mềm Maxima vào công việc.

III. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ

1. MatLab (Thứ 7, 20h-21h00, ở nhà)

- Hoàn thành 100% công việc dự định trong ngày.

2. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

- Hoàn thành 80% công việc của “Matlab và một số công cụ tính toán”.

- Nhận được bản báo cáo của Khoa, hoàn tất 100% công việc.

- Đã hoàn thành nội dung cơ bản của “Trang Phục”.

- Chủ đề “Giao tiếp trong sư phạm” dự định sẽ làm vào tuần tới.

Page 160: Kỹ Năng Nhóm

Trang 159

Khắc phục :

Cần đẩy nhanh tiến độ của “Kỹ năng giao tiếp”.

Vì sắp đến hạn quy định của nhóm.

_____________________________________________________________________________________

CÔNG VIỆC DỰ ĐỊNH LÀM TUẦN TỚI

- Đốc thúc các bạn trong nhóm “MatLab”, do đây là một đề tài lớn

- Chuẩn bị tổng kết cuốn tiểu luận của nhóm với nhóm trưởng

Page 161: Kỹ Năng Nhóm

Trang 160

BÁO CÁO CÁ NHÂN

MATH.COM

Họ và Tên : MAI THANH NHẬT TRƯỜNG

Tuần : 9

________________________________________________________________________

CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM TUẦN NÀY

1. Viết báo cáo phần Wolfram Alpha (Thứ 2, 20h-22h, ở nhà)

2. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

BÁO CÁO CHI TIẾT

I. VẤN ĐỀ

1. Viết báo cáo phần Wolfram Alpha (Thứ 2, 20h-22h, ở nhà)

- Giới thiệu

- Các ứng dụng của WolframAlpha

2. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

- Số người : 9/9

- Matlab và một số công cụ tính toán :

Bích Thuận nộp phần Maxima cho Nhật Trường.

Tổng hợp lại các phần đã làm trong công việc.

- Nhóm “Kỹ năng giao tiếp” thảo luận về “Giao tiếp trong sư phạm”.

II. KẾT QUẢ

1. Viết báo cáo phần Wolfram Alpha (Thứ 2, 20h-22h, ở nhà)

- Giới thiệu sơ lược

Wolfram Alpha là một máy trả lời trực tuyến

Các lĩnh vực mà WolframAlpha hỗ trợ

- Các ứng dụng của WolframAlpha

Toán học:

Tính toán

Vẽ đồ thị

Giải phương trình

Giải tích

Hóa học:

Page 162: Kỹ Năng Nhóm

Trang 161

Thông tin về các nguyên tố

Cân bằng phương trình

Các kiến thức xã hội

Kết quả:

Hoàn thành việc tìm hiểu cách sử dụng Wolfram Alpha cho từng mục đích

cụ thể

Chụp ảnh minh họa cho báo cáo

Viết xong báo cáo

2. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

- Số người : 9/9

- Matlab và một số công cụ tính toán :

Bích Thuận nộp phần Maxima cho Nhật Trường.

Tổng hợp lại các phần đã làm trong công việc.

Matlab

Microsoft Mathematics

Maxima

Wolfram Alpha

- Nhóm “Kỹ năng giao tiếp” thảo luận về “Giao tiếp trong sư phạm”.

Đây là vấn đề cần thiết cho mọi người không chỉ riêng sư phạm.

Nâng cao khả năng giao tiếp trong môi trường sư phạm.

Giúp nâng cao năng lực bản thân.

Tạo mối quan hệ tốt trong xã hội.

Kết quả:

Hoàn thành nội dung cơ bản của công việc “Matlab và một số công cụ tính

toán”.

Hoàn thành “Trang Phục” và đưa ra các tiểu mục cho “Giao tiếp trong sư

phạm”.

Định nghĩa.

Quá trình giao tiếp.

Mục đích.

Vai trò.

Nguyên tắc.

III. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ

1. Viết báo cáo phần Wolfram Alpha (Thứ 2, 20h-22h, ở nhà)

- Hoàn thành 100% công việc

- Đã có báo cáo nộp cho nhóm trưởng

Page 163: Kỹ Năng Nhóm

Trang 162

2. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

- Hoàn thành 100% công việc của “Matlab và một số công cụ tính toán”.

- Hoàn thành 50% công việc của “Giao tiếp trong sư phạm”.

Khắc phục :

Quy định là tuần sau phải kết thúc công việc “Kỹ năng giao tiếp”.

_____________________________________________________________________________________

CÔNG VIỆC DỰ ĐỊNH LÀM TUẦN TỚI

- Tổng kết cuốn tiểu luận với cả nhóm

Page 164: Kỹ Năng Nhóm

Trang 163

BÁO CÁO CÁ NHÂN

MATH.COM

Họ và Tên : Mai Thanh Nhật Trường

Tuần : 10

________________________________________________________________________

CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM TUẦN NÀY

1. Tổng hợp tiểu luận thành file in (Thứ 7, 21h00-23h00, ở nhà)

2. Họp nhóm (Thứ 2, 13h30-15h00, dãy C cơ sở Linh Trung)

3. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

BÁO CÁO CHI TIẾT

I. VẤN ĐỀ

1. Tổng hợp tiểu luận thành file in (Thứ 7, 21h00-23h00, ở nhà)

- Tổng hợp các file văn bản cho nhóm trưởng

2. Họp nhóm (Thứ 2, 13h30-15h00, dãy C cơ sở Linh Trung)

- Tổng duyệt file tiểu luận demo.

- Nhóm “Kỹ năng giao tiếp” thảo luận về “Giao tiếp trong sư phạm”.

3. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

- Nhóm “Kỹ năng giao tiếp” nộp phần “Giao tiếp trong sư phạm”.

II. KẾT QUẢ

1. Tổng hợp tiểu luận thành file in (Thứ 7, 21h00-23h00, ở nhà)

- Tổng hợp các file văn bản cho nhóm trưởng

“PowerPoint và một số phần mềm trình chiếu”

File báo cáo bằng văn bản về phần mềm

PowerPoint

Lecture Maker

File trình chiếu được tạo bằng hai phần mềm trên

“MatLab và một số công cụ tính toán”

“Ma trận” và “Các hàm trong Matlab dùng cho bài toán vi phân” của

Nhật

“Giới thiệu MatLab” của Khương

“Các bài toán tích phân hàm một biến” của Hùng

Page 165: Kỹ Năng Nhóm

Trang 164

“Vẽ đồ thị” của Tài

Kết quả:

Đã nhận được văn bản của các bạn

Ghép lại thành một báo cáo hoàn chỉnh

Chỉnh lại định dạng cho hợp lý

Đã nộp cho nhóm trưởng

2. Họp nhóm (Thứ 2, 13h30-15h00, dãy C cơ sở Linh Trung)

- Số người : 9/9

- Tổng duyệt file tiểu luận demo.

Thảo luận về Margins và kích cỡ chữ trên giấy.

Thống nhất cỡ Margins như trong tiểu luận.

Cỡ chữ 13.

Thứ tự phân bố từng chương như đã sắp xếp.

- Nhóm “Kỹ năng giao tiếp” thảo luận về “Giao tiếp trong sư phạm”.

Định nghĩa.

Mục đích.

Vai trò.

Các nguyên tắc cần biết.

Kết quả:

Đã thống nhất hoàn chỉnh file tiểu luận demo.

Đưa ra các mục cần làm cho phần “Giao tiếp trong sư phạm”.

3. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

- Số người : 9/9

- Nhóm “Kỹ năng giao tiếp” nộp phần “Giao tiếp trong sư phạm”.

- Gửi Thanh Hoài in.

Kết quả:

Hoàn thành công việc “Kỹ năng giao tiếp”.

Hoàn thành file tiểu luận demo.

Thứ 6 có file nộp thầy.

III. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ

1. Tổng hợp tiểu luận thành file in (Thứ 7, 21h00-23h00, ở nhà)

- Tuy không rõ cách trang trí thế nào là đúng nhưng cơ bản là hoàn thành những

gì mà cuốn tiểu luận cần có.

- Hoàn thành 100% công việc.

2. Họp nhóm (Thứ 2, 13h30-15h00, dãy C cơ sở Linh Trung)

Page 166: Kỹ Năng Nhóm

Trang 165

- Đã hoàn thành 100% công việc dự định.

3. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

- Đã hoàn thành 99% công việc.

- Thanh Hoài in tiểu luận nộp thầy là hoàn thành công việc

Page 167: Kỹ Năng Nhóm

Trang 166

THU HOẠCH CÁ NHÂN

Mai Thanh Nhật Trường – Nhóm MathCom – MSSV 1011236

Ở cấp học phổ thông, mặc dù đã nhiều lần làm việc theo nhóm theo yêu cầu của thầy cô

giáo bộ môn (như tìm hình ảnh, tư liệu,… để làm bài thuyết trình cho môn học, hay cùng

làm bài thu hoạch trong các lần đi dã ngoại…). Nhưng những lần như vậy em cảm thấy

chưa thực sự là “làm việc nhóm”, vì các bạn làm việc còn rời rạc, không có kế hoạch cụ

thể, và thường thì trong nhóm chỉ có một số bạn đảm nhiệm gần hết các công việc của

nhóm. Và như vậy em vẫn chưa thật sự thấy được “tinh thần làm việc nhóm” khi còn ở

phổ thông, mặc dù đã được làm quen từ khá sớm. Đến khi được tham gia vào môn học

“Kỹ năng làm việc nhóm”, được làm việc chung với các bạn trong nhóm MathCom thì

em mới hiểu rõ được “tinh thần làm việc nhóm”, cũng như các kỹ năng cần thiết để có

thể hoàn thành công việc một cách hoàn hảo nhất, qua đó không chỉ mang lại lợi ích cho

cá nhân mà còn giúp cho sự thành công trong công việc của nhóm.

“Kỹ năng làm việc nhóm” là môn học đã giúp em tiếp cận được với cách làm việc theo

nhóm thực sự, cũng như là cách viết CV – một kỹ năng không thể thiếu để gây ấn tượng

với các nhà tuyển dụng khi xin việc. Tuy vậy, khi tiếp xúc với những điều mới thì sự lúng

túng, bỡ ngỡ là điều không tránh khỏi, và khi làm quen với môn “Kỹ năng làm việc nhóm”

thì không phải là ngoại lệ. Khi lần đầu lắng nghe thầy Đặng Đức Trọng nói về yêu cầu

của môn học thì em cùng các thành viên nhóm Math.Com hầu như chưa hình dung được

sẽ làm gì và học gì trong môn “Kỹ năng làm việc nhóm”, nhưng trải qua gần mười tuần

thì đã tiếp thu được những kỹ năng vô cùng cần thiết, không chỉ là để hoàn thành môn

học mà còn để chuẩn bị cho cuộc sống cũng như công việc trong tương lai.

Theo yêu cầu của môn học, mỗi nhóm phải làm việc một cách khoa học, có kế hoạch và

được tổ chức một cách nghiêm chỉnh. Vì lẽ đó mà cách làm việc như thời phổ thông đã

hoàn toàn không phù hợp, nếu không muốn nói là có hại. Do những yêu cầu của môn học

như vậy, nhóm em đã bắt đầu bằng việc bầu ra 3 vị trí quan trọng trong nhóm đó là nhóm

trưởng, thư kí và thủ quỹ. Trong 3 vị trí này, nhóm trưởng là người có vai trò cao nhất

trong nhóm, người chịu trách nhiệm về phương hướng hoạt động cũng như các kế hoạch

triển khai của nhóm. Thư kí là vị trí trợ giúp chính cho nhóm trưởng trong công việc,

Page 168: Kỹ Năng Nhóm

Trang 167

nhiệm vụ của thư kí là ghi lại các yêu cầu của thầy trên lớp cũng như các ý kiến của các

thành viên trong các buổi họp nhóm để thuận tiện cho công việc sau này. Và thủ quỹ có

nhiệm vụ giữ các khoản tiền thu của các thành viên để chi trả cho các hoạt động in ấn và

ghi lại các khoản thu – chi một cách rõ ràng.

Sau khi đã chọn được các nhân tố chủ chốt cho nhóm, các thành viên trong nhóm đã

thống nhất các công việc cần làm trong môn học đó là: soạn nội quy nhóm, chọn đề tài,

phân chia công việc, tổng kết công việc, viết báo cáo, trong đó việc soạn nội quy nhóm là

công việc cần thiết phải làm sớm hơn cả. Bởi vì nội quy là một yếu tố cần thiết cho bất kì

một tổ chức nào, cho dù đó là một nhóm làm việc chỉ có chín người đi nữa. Nó giúp cho

các thành viên trong nhóm ý thức tốt hơn về vai trò của bản thân đối với nhóm, đồng thời

tạo sự chuyên nghiệp trong cách làm việc. Từ đó, hiệu quả công việc sẽ được nâng cao

hơn, các thành viên dễ dàng làm việc với nhau hơn. Bản thân em đã chấp hành đúng các

nội quy của nhóm và hòa nhập tốt với các thành viên của nhóm. Em đã đến đúng giờ các

buổi họp cũng như các giờ học trên lớp. Nhờ vào việc chấp hành tốt các nội quy mà em

cũng như các thành viên trong nhóm cảm thấy bản thân đã phần nào có ý thức với môn

học, và cũng là có ý thức với công việc chung của nhóm, với mục tiêu mà nhóm đã đề ra.

Tiếp theo là công việc chọn đề tài, đây cũng là phần quan trọng nhất của môn học và

cũng là của nhóm em. Bởi vì đề tài sẽ là điều quyết định cho định hướng của nhóm trong

toàn dự án. Nếu chọn đề tài quá khó, các thành viên sẽ không có đủ thời gian và công sức

để hoàn thành dự án kịp theo tiến độ do trong nhóm có nhiều bạn học lớp cử nhân tài

năng nên bài vở rất nhiều. Mặt khác nếu chọn đề tài quá dễ, có thể dẫn đến chuyện các

thành viên trong nhóm sẽ lơ là, chủ quan không tập trung vào công việc, khi đó cho dù là

đề tài dễ thì cũng khó có thể hoàn thành được với kết quả tốt nhất. Việc thảo luận chọn đề

tài bắt đầu từ buổi họp nhóm đầu tiên, các thành viên trong nhóm đưa ra ý kiến của mình

về đề tài của nhóm. Sau nhiều tranh cãi thì ban đầu nhóm đã chọn ra đề tài “Sư phạm”.

Nhưng sau đó, nhận thấy sự khó khăn của đề tài do đòi hỏi rất nhiều kiến thức chuyên

ngành mà không phải thành viên trong nhóm nào cũng có thể nắm được cũng như nhờ sự

tư vấn của thầy Đặng Đức Trọng thì nhóm đã quyết định đổi thành đề tài “Các kỹ năng

trong sư phạm”. Đây là một đề tài bao gồm các kỹ năng cần thiết cho việc giảng dạy, vì

Page 169: Kỹ Năng Nhóm

Trang 168

thế nó rất bổ ích cho các thành viên sau này theo chuyên nghành sư phạm. Bản thân em

mặc dù không theo hướng sư phạm nhưng em thấy đây là một đề tài rất thích hợp. Đề tài

này không quá khó, do các kỹ năng này các thành viên trong nhóm có thể phát triển suốt

theo thời gian thực hiện dự án, không nhất thiết phải ngày một ngày hai. Và đề tài này

cũng không quá dễ, vì những kỹ năng đó cũng là những gì sinh viên thường thiếu khi còn

đi học. Và đối với em, đây là cơ hội thích hợp để trau dồi những kỹ năng làm việc để

phục vụ cho công việc sau này. Sự nhất trí của tất cả các thành viên cũng cho thấy sự cần

thiết của các kỹ năng trong giảng dạy đối với mỗi cá nhân cho dù sau này có một số bạn

không theo chuyên nghành sư phạm. Hơn nữa nó cũng bổ sung một lượng kỹ năng rất lớn

về sư phạm cho mỗi cá nhân. Và từ đề tài này, nhóm đã thống nhất phân chia công việc

cho từng thành viên.

Phân chia công việc là một khâu quan trọng không kém và đây chính là lúc mà tinh thần

làm việc nhóm được thể hiện rõ ràng nhất, phải phân công làm sao cho ai tham gia điều

phải có công việc làm, phải vừa sức mỗi cá nhân và phải phù hợp với sở trường của cá

nhân, thêm vào đó các nhân phải hợp tác sao cho ăn ý và đồng bộ để sản phẩm được tốt.

Nhờ có sự phân công phù hợp cho mỗi thành viên mà lượng công việc sẽ được hoàn

thành đúng tiến độ cũng như không gây ra sự khó chịu cho mỗi người. Nói như vậy bởi vì

khi không phân chia công việc rõ ràng và phù hợp thì sẽ có sự quá tải đối với thành viên

này nhưng lại nhàn hạ đối với thành viên khác. Khi phân chia công việc một cách đúng

đắn cũng như phù hợp với năng lực của bản thân mỗi thành viên như vậy, không những

các bạn hoàn thành mà còn đem lại hiệu quả tốt cho công việc được giao. Và qua một

thời gian họp và phân chia thì các tất cả các thành viên đã đạt được sự thống nhất về công

việc của từng người trong nhóm. Bản thân em đã được phân công đảm nhiệm các công

việc về hướng Giải tích, “PowerPoint và một số phần mềm trình chiếu” cùng với

“MatLab và một số công cụ tính toán”. Nhưng sang tuần thứ 3 thì nhóm đã chỉnh sửa các

công việc cho phù hợp với yêu cầu của thầy Đặng Đức Trọng cũng như cho phù hợp với

khả năng của các thành viên, nên em không phải đảm nhận phần Giải tích nữa, chỉ tiếp

tục hai phần việc còn lại là “PowerPoint và một số phần mềm trình chiếu” và “MatLab và

một số công cụ tính toán”. Đối với em thì đây là hai công việc khá phù hợp với bản thân.

Page 170: Kỹ Năng Nhóm

Trang 169

Do khi học phổ thông, em đã nhiều lần sử dụng chương trình Microsoft Office

PowerPoint để thực hiện các bài thuyết trình của nội dung môn học theo yêu cầu của thầy

cô bộ môn, hơn nữa em cũng thường hay tìm hiểu về những phần mềm mới nên cũng có

ít nhiều kiến thức về các phần mềm trình chiếu khác ngoài Microsoft Office PowerPoint.

Và với công việc “MatLab và một số công cụ tính toán”, bởi vì MatLab cũng là một môn

học trong học kì này nên việc tìm hiểu cũng khá dễ dàng.

Trong công việc “PowerPoint và một số phần mềm trình chiếu”, em đảm nhận phần “Cài

đặt PowerPoint và các thao tác cơ bản” đối với phần mềm Microsoft Office PowerPoint

và thực hiện bài thuyết trình đối với phần mềm Lecture Maker. Microsoft Office

PowerPoint là một phần mềm khá quen thuộc với đa số người dùng, không chi là sinh

viên nên phần cài đặt em chỉ nói sơ qua, chủ yếu tập trung vào phần các thao tác cơ bản,

vì theo suy nghĩ của em có nắm vững các thao tác cơ bản thì khi làm việc với các thao tác

nâng cao sẽ dễ dàng hơn. Vì thế bài báo cáo của em chủ yếu tập trung nhiều vào việc nói

rõ các thao tác cơ bản, còn phần báo cáo về các thao tác nâng cao sẽ do hai bạn khác

trong nhóm là Hùng và Tài chịu trách nhiệm chính. Còn đối với phần mềm Lecture

Maker, theo ý kiến cá nhân của em thì đây là một phần mềm hỗ trợ trình chiếu và giảng

dạy khá tốt và dễ dùng, tuy nhiên ít được biết đến, và đây cũng chính là đề xuất của em

đối với bạn nhóm trưởng khi bạn yêu cầu có thêm một phần mềm hỗ trợ giảng dạy nữa

bên cạnh Microsoft Office PowerPoint. Về phần mềm này em được phân công thực hiện

cùng bạn Khương, công việc của Khương là tìm tài liệu và hình ảnh, em sử dụng những

tư liệu của bạn Khương để làm một bài thuyết trình sử dụng chính chương trình Lecture

Maker. Dù không nhiều lần sử dụng chương trình Lecture Maker nhưng em cũng không

gặp nhiều khó khăn do chương trình khá dễ sử dụng. Tuy vậy, khi đưa bài thuyết trình

cho các bạn trong nhóm xem để được góp ý thì em mới thấy được sự sai sót. Ở bài thuyết

trình này em đã không chú trọng vào phần hình ảnh, chỉ tập trung vào phần nội dung

bằng chữ nên gây sự nhàm chán cho người nghe. Sau khi nhận được sự góp ý của các bạn,

em đã sửa lại bài thuyết trình cho sinh động hơn, thêm vào nhiều hình ảnh minh họa và

bớt đi phần nội dung bằng chữ. Kết quả sau đó đã được các bạn đồng ý và đem trình

chiếu trước lớp. Cũng từ sự việc này mà em đã có thêm nhiều kinh nghiệm trong việc

Page 171: Kỹ Năng Nhóm

Trang 170

thực hiện một bài thuyết trình, không chỉ là để truyền tải nội dung mà còn phải thật sinh

động và cuốn hút để người nghe tiếp nhận thông tin một cách tốt nhất.

Trong công việc “MatLab và một số công cụ tính toán”, em đảm nhiệm phần “Đại số

tuyến tính” và “Các bài toán giới hạn hàm số” cùng với giới thiệu về ứng dụng web

WolframAlpha. Như em đã trình bày, MatLab là một môn học trong học kì này nên việc

tìm hiểu tương đối dễ dàng, không gặp nhiều khó khăn, công việc chủ yếu của em là ôn

lại các kiến thức toán học cũ đã học để ứng dụng vào MatLab. Đầu tiên là phần “Đại số

tuyến tính” và “Các bài toán giới hạn hàm số”, ở phần này chủ yếu đề cập đến việc ứng

dụng MatLab vào giải hệ phương trình tuyến tính và tính giới hạn hàm số, vì vậy em phải

xem lại các kiến thức về giải hệ phương trình tuyến tính ở môn Đại số A1 và cách tính

giới hạn ở phổ thông. Việc này cũng khá đơn giản do phần nhiều kiến thức em vẫn còn

nắm vững, từ đó hoàn thành sớm công việc. Tiếp theo là phần giới thiệu về việc sử dụng

ứng dụng web WolframAlpha để hỗ trợ việc giảng dạy. Đây là một ứng dụng khá hữu

hiệu và dễ sử dụng, tuy nhiên không được nhiều người biết đến. Việc tìm hiểu và viết tiểu

luận cho phần này tương đối dễ do em sử dụng WolframAlpha cũng đã lâu, hơn nữa tại

trang chủ còn có phần hướng dẫn khá trực quan. Và qua gần mười tuần thì em đã cơ bản

hoàn thành xong công việc được giao và tự mình triển khai. Dù các công việc được giao

không quá khó nhưng em cũng đã gặp không ít khó khăn và kết quả cũng bị ảnh hưởng ít

nhiều, tuy vậy nhưng em vẫn hài lòng với kết quả công việc mà mình đã đạt được.

Kết quả của các công việc sẽ được tập hợp lại thông qua tổng kết công việc. Tổng kết

công việc là khâu tập trung kết quả, sản phẩm của mỗi thành viên để cả nhóm đưa ra ý

kiến cũng như thể hiện tiến độ của mỗi công việc sau một tuần. Nhờ đó, nhóm có thể

giảm bớt hoặc tăng thêm thời gian cho một công việc nào đó. Và nhóm đã thống nhất nộp

các sản phẩm thông qua gmail [email protected] để tất cả các thành viên đều có

thể theo dõi được kết quả của những bạn khác. Cá nhân em đã nộp sản phẩm thông qua

gmail. Trong những lần nộp sản phẩm thì cũng có những lúc trễ so với kế hoạch nhưng

đã khắc phục tốt sau mỗi tuần. Nhưng dù sao thì sự chậm trể của em cũng đã ảnh hưởng

đến tiến độ làm việc của các thành viên còn lại trong nhóm. Chính điều này đã rèn luyện

Page 172: Kỹ Năng Nhóm

Trang 171

cho bản thân em một ý thức làm việc có trách nhiệm hơn, nhất là khi sau này ra đời làm

việc.

Cuối cùng, nhưng cũng không kém phần quan trọng, đó là việc viết báo cáo cá nhân hàng

tuần. Như đã nói, viết báo cáo là công việc lần đầu tiên tiếp xúc đối với hầu hết các thành

viên nên em và các bạn đã gặp không ít khó khăn và lúng túng. Sau bốn lần chỉnh sửa thì

nhóm đã thống nhất bảng báo cáo cá nhân bao gồm các phần: Báo cáo chung, báo cáo chi

tiết. Trong báo cáo chi tiết gồm có: Vấn đề, kết quả, nhận xét đánh giá. Sau mỗi tuần thì

mỗi thành viên đều phải viết báo cáo cá nhân dựa trên mẫu báo cáo của nhóm. Từ đó,

thầy sẽ theo dõi các công việc của mỗi thành viên thông qua bảng báo cáo đó. Qua gần

mười tuần học thì em đã có các bảng báo cáo cá nhân theo từng tuần tương ứng với các

công việc của mình. Lúc đầu em nghĩ làm báo cáo cá nhân là một việc làm không cần

thiết, nhưng càng về sau, khi công việc càng tiến triển thì em mới thấy được lợi ích của

việc viết báo cáo cá nhân. Bởi vì càng về sau, công việc càng nhiều, không chỉ của cá

nhân mà còn của nhóm nữa, khi đó bản báo cáo cá nhân hàng tuần giúp em có một cái

nhìn vừa tổng quát vừa chi tiết về công việc mình đã làm trong tuần đó, phối hợp với các

bạn trong nhóm như thế nào, tiến hành công việc và kết quả ra sao, cũng như theo dõi

được tiến độ của các công việc mà thời gian thực hiện trải dài ra nhiều tuần. Từ đó em đã

bớt đi sự lúng túng trong công việc khi có quá nhiều phần việc phải hoàn tất. Viết báo

cáo cá nhân thực sự đã làm em vững vàng hơn trong quá trình làm việc nhóm, qua đó tích

lũy được kinh nghiệm để đi làm sau này.

Ngoài ra, có một công việc tuy không nằm trong dự án của nhóm nhưng cũng rất quan

trọng, đó là viết CV cá nhân. . Sau khi lắng nghe thầy Đặng Đức Trọng tư vấn và

tham khảo các CV mẫu trên mạng Internet thì em cũng đã hoàn thành được CV của mình.

Thiết nghĩ đây là một phần vô cùng quan trọng trong khi đi xin việc làm. Phải tùy vào

từng công ty, tùy vào nghành nghề mà chúng ta điều chỉnh CV cho phù hợp. Nếu có được

một bảng CV ấn tượng thì bạn sẽ lấy được thiện cảm đối với nhà tuyển dụng. Từ đó, ta sẽ

có được một công việc tốt để kiếm tiền nuôi sống bản thân. Qua công việc viết CV, em

thấy mình còn thiếu nhiều hiểu biết về một CV phù hợp xin việc. Sẽ cố gắng tìm hiểu

thêm về các CV mẫu cũng như nhờ sự tư vấn của thầy cô và các anh chị đi trước.

Page 173: Kỹ Năng Nhóm

Trang 172

Qua môn học này, em tự nhận thấy còn thiếu rất nhiều kỹ năng khi làm việc nhóm. Đầu

tiên là em vẫn còn ôm đồm nhiều công việc, không biết cách phân công hợp lý cho các

bạn cùng đảm nhiệm phần việc đó. Điều này đã được khắc phục sau khi em nhận được ý

kiến từ các bạn, cũng như là sự trợ giúp phân công rất hợp lý từ bạn nhóm trưởng. Thêm

nữa, em vẫn chưa thuyết trình tốt trước đám đông, còn nói vấp. Và trong môn học này

các bạn đã tạo điều kiện cho em thuyết trình trước lớp nhiều lần, và khả năng thuyết trình

trước đám đông của em đã có nhiều cải thiện. Tuy vậy, trong quá trình làm việc em đã

đảm bảo đúng tiến độ các phần việc được giao, nộp các bản báo cáo đúng thời gian nhóm

đưa ra.

Môn học đã kết thúc nhưng những gì em thu nhận được là rất hữu ích cho công việc sau

này. Đó là những kỹ năng viết báo cáo cá nhân, viết CV, lập kế hoạch trên một trang giấy,

tổ chức công việc,… cũng như khả năng thuyết trình trước đám đông của em đã được cải

thiện. Sau này những kỹ năng mà em đã tích lũy được từ môn học sẽ giúp em thành công

hơn trong công việc và trong cuộc sống.

Page 174: Kỹ Năng Nhóm

Trang 173

27/12/2017

THÔNG TIN CÁ NHÂN

- Họ và tên : MAI THANH NHẬT TRƯỜNG (Nam/Nữ)

- Ngày sinh : 08/11/1992

- Địa chỉ : Lê Văn Khương, P. Thới An, Q.12, TP.HCM

- Điện thoại : 095 249 0454

- Email : [email protected]

- Tình trạng hôn nhân: độc thân

ẢNH 4x6

Tôi nộp đơn này để xin xét tuyển vào vị trí Game Designer tại Gameloft Corporation, với

một số thông tin (sẽ được bổ sung các giấy tờ chứng minh sau) cụ thể như sau :

TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN

2014-2016 - Thạc sĩ Khoa học máy tính tại Carnegie Mellon School of

Computer Science, Mĩ.

2010-2014 - Tốt nghiệp Cử nhân tại Khoa Toán-Tin học, Đại học Khoa -Học

Tự Nhiên Tp.HCM – ĐHQG HCM.

2007-2010 - THPT Nguyễn Thượng Hiền – Q.Tân Bình, TP.HCM

2003-2007 - THCS Đồng Khởi – Q.Tân Phú, TP.HCM

TRÌNH ĐỘ NGOẠI NGỮ

Hiện tại đã có được chứng chỉ anh văn :

- IELTS 6.5

- TOEFL IBT 70/120

KHẢ NĂNG BẢN THÂN

Lập trình C/C++ Thành thạo

Lập trình Java Thành thạo

Sử dụng Photoshop Thành thạo

Page 175: Kỹ Năng Nhóm

Trang 174

KỸ NĂNG

- Tư duy thuật toán tốt

- Có kinh nghiệm trên nhiều nền tảng (Wii, PS, PSP, DS, PC, Xbox)

- Có khả năng trình bày bằng tiếng Anh

- Có tinh thần trách nhiệm cao.

CÁC DỰ ÁN ĐÃ THAM GIA

CẤU TRÚC DỮ LIỆU CHO ĐỐI TƯỢNG DI CHUYỂN

- Số người : 5

- Thời gian : 2 tháng

- Vai trò : Trưởng nhóm

- Mô tả sản phẩm : tiểu luận gồm 3

chương (30 trang), với nội dung

trình bày về việc xây dựng, tổ chức

và sử dụng các cấu trúc cho đối

tượng di chuyển trong thực tế.

KỸ NĂNG SƯ PHẠM

- Số người : 9

- Thời gian : 2 tháng

- Vai trò : Thành viên ban biên tập.

- Mô tả sản phẩm : gồm 6 chương (81

trang), với nội dung là trình bày các

kỹ năng mềm cần có trong việc

giảng dạy.

THÀNH TÍCH CÁ NHÂN

- Sinh viên 5 tốt.

- Giải nhì học sinh giỏi cấp thành môn Tin lớp 9.

- Giải nhất học sinh giỏi cấp thành lớp 5.

HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA

- Thành viên Đội Sinh viên tình nguyện – ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐHQG

TP.HCM)

- Thành viên ban ra đề cuộc thi Đi Tìm Lời Giải của khoa Toán – Tin Học (ĐH

Khoa Học Tự Nhiên HCM – ĐHQG HCM) trong 3 năm.

- Ban chủ nhiệm Câu lạc bộ Tin học khoa Toán – Tin Học ĐH Khoa Học Tự Nhiên

HCM ( ĐHQG TP.HCM)

SỞ THÍCH

- Chơi game, xem phim, đọc sách

Page 176: Kỹ Năng Nhóm

Trang 175

NGÔ THANH HÀ

BÁO CÁO CÁ NHÂN

MATH.COM

Họ và Tên : NGÔ THANH HÀ

Tuần : 2

________________________________________________________________________

CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM TUẦN NÀY

1. Họp nhóm chọn đề tài, phân chia công việc (thứ 6, 10h-12h30, dãy C cơ sở Linh

Trung).

2. Họp nhóm lập kế hoạch và báo cáo cá nhân (thứ 2, 13h-15h30, dãy C cơ sở Linh

Trung).

3. Soạn Powerpoint và thuyết trình giới thiệu về dự án của nhóm (thứ 4, 20h-22h, tại

nhà).

4. In dự án, báo cáo cá nhân, bản đánh giá thuyết trình cho nhóm. Mua bìa cứng. (thứ

5, 6h45-7h15, tại tiệm photo).

BÁO CÁO CHI TIẾT

I. VẤN ĐỀ

1. Họp nhóm chọn đề tài, phân chia công việc (Thứ 6, 10h-12g30, dãy C cơ sở Linh

Trung).

- Số người : 9/9

- Hoàn thành bản dự án mẫu cho nhóm.

- Thiết lập được khuôn của bản báo cáo cá nhân chung cho tất cả thành viên.

2. Họp nhóm lập kế hoạch và báo cáo cá nhân (thứ 2, 13h-15h30, dãy C cơ sở Linh

Trung).

- Số người : 9/9

- Hoàn thành bản dự án mẫu cho nhóm.

- Thiết lập được khuôn của bản báo cáo cá nhân chung cho tất cả thành viên.

3. Soạn PowerPoint và thuyết trình giới thiệu về dự án của nhóm (thứ 4, 20h-22h, tại

nhà).

- Tổng hợp lại đề án của nhóm.

Page 177: Kỹ Năng Nhóm

Trang 176

- Soạn những mục tiêu chính của nhóm để giới thiệu cho thầy và các bạn nắm rõ

đề án của nhóm.

- Chuẩn bị thuyết trình trên lớp.

4. In dự án, báo cáo cá nhân, bản đánh giá thuyết trình cho nhóm. Mua bìa cứng. (thứ

5, 6h45-7h15, tại tiệm photo).

- In bản dự án và phát cho mỗi bạn một bản để các bạn giữ.

- In mẫu báo cáo cá nhân để các thành viên cùng thống nhất một mẫu.

- In bản đánh giá thuyết trình để nhóm đánh giá thuyết trình cho các nhóm.

- Mua bìa cứng cho thầy đựng báo cáo nhóm để lưu lại.

II. KẾT QUẢ

1. Họp nhóm chọn đề tài và phân chia công việc (Thứ 6, 10h-12g30, dãy C cơ sở

Linh Trung).

- Số người tham gia: 9/9.

- Chọn được đề tài cho dự án: Sư Phạm.

- Phân chia công việc (bản dự án và công việc từng người đính kèm ở trang sau).

Chọn đề tài Sư Phạm vì bất cứ sinh viên khi học ngành Toán-tin nếu

không tìm được việc thì đều có thể đi dạy.

Phân công công việc cho mọi người rất quan trọng vì: đây là môn kĩ

năng; các thành viên đều xác định được công việc của mình là gì và cố

gắng hoàn thành tốt; để công bằng giữa các thành viên trong nhóm; hiệu

quả làm việc nhóm cao hơn khi chia các công việc được phân định rõ

ràng, cụ thể.

Kết quả 1:

Đã có được bản kế hoạch cho dự án

Tên dự án: Sư Phạm.

Trưởng dự án: Võ Anh Khoa.

Thời gian bắt đầu: 23/9/2011.

Thời gian kết thúc: 27/11/2011.

Đã phân chia công việc cho tất cả mọi người (có đính kèm công việc chi

tiết cho từng người ở mặt sau).

Công việc được phân chia theo từng tuần.

Phù hợp với từng mục đích của nhóm.

2. Họp nhóm lập kế hoạch và báo cáo cá nhân (thứ 2, 13h-15h30, dãy C cơ sở Linh

Trung)

a. Số người : 9/9

b. Hoàn thành bản dự án mẫu cho nhóm.

Page 178: Kỹ Năng Nhóm

Trang 177

c. Thiết lập được khuôn của bản báo cáo cá nhân chung cho tất cả thành viên.

Kết quả 2:

Đã có file bản kế hoạch cho dự án.

o File được đánh bằng word, in thành giấy.

o Mỗi người được lưu lại một bản.

o Dễ dàng theo dõi tiến độ công việc.

o Chuẩn bị cho công việc tuần tiếp theo.

Đã có được bản báo cáo cá nhân mẫu. (kèm theo ở trang sau)

o Bản báo cáo mẫu được giao cho mọi người viết theo từng tuần.

o Viết để nộp cho thầy.

o Để báo cáo cho thầy biết công việc cụ thể bản thân trong tuần.

o Nhằm đạt điểm cao cho môn học.

3. Soạn PowerPoint và thuyết trình giới thiệu về đề án của nhóm (thứ 4, 20h-22h, tại

nhà).

a. Hoàn thành bài PowerPoint để giới thiệu về dự án của nhóm.

4. In dự án, báo cáo cá nhân, bản đánh giá thuyết trình cho nhóm. Mua bìa cứng. (thứ

5, 6h45-7h15, tại tiệm photo).

a. Đã in xong mẫu báo cáo cá nhân và phát cho cả nhóm.

b. Đã mua bìa cho thầy đựng báo cáo nhóm và mua cho nhóm trưởng.

III. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ

1. Chọn đề tài, phân chia công việc (Thứ 6, 10h-12g30, dãy C cơ sở Linh Trung).

- 100% thành viên trong nhóm tán thành đề tài “Sư phạm”.

- Mẫu báo cáo cá nhân được các thành viên xây dựng, đóng góp ý kiến.

- Tất cả thành viên đều đồng ý với mẫu báo cáo của nhóm.

2. Lập kế hoạch và báo cáo cá nhân (thứ 2, 13h-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung).

- Lập kế hoạch

Bản kế hoạch nêu khá chi tiết công việc của từng người theo từng

tuần.

Nêu được những mục tiêu chính cho dự án.

Nêu được những lợi ích mỗi người có được sau khi hoàn thành môn

học.

- Báo cáo cá nhân (thứ 2, 13h-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung).

- Báo cáo cá nhân tuy được mọi người chấp thuận nhưng bản thân thấy còn

nhiều thiếu sót:

Chưa nêu rõ chi tiết thành quả của công việc.

Chưa nêu được mục tiêu cho từng công việc cụ thể trong tuần.

Page 179: Kỹ Năng Nhóm

Trang 178

Khắc phục :

Sẽ thuyết trình trước lớp bản báo cáo để nhận được sự góp ý từ thầy và các

bạn.

3. Soạn PowerPoint và thuyết trình giới thiệu về đề án của nhóm (thứ 4, 20h-22h,

tại nhà).

- Bản PowerPoint tương đối hoàn chỉnh, thể hiện đầy đủ những mục tiêu

chính của dự án.

- Do chưa chuẩn bị kĩ việc thuyết trình nên lúc thuyết trình trên lớp còn lúng

túng.

Khắc phục:

Sẽ tham khảo thêm cách thuyết trình.

Thuyết trình trước các thành viên trong nhóm để các bạn góp ý kiến và

nhận xét trước.

4. In dự án, báo cáo cá nhân, bản đánh giá thuyết trình cho nhóm. Mua bìa cứng.

(thứ 5, 6h45-7h15, tại tiệm photo).

- Đã hoàn thành nhiệm vụ!

__________________________________________________________________________________________________________________

CÔNG VIỆC DỰ ĐỊNH LÀM TUẦN TỚI

- Tham khảo tài liệu chuẩn bị cho việc soạn giáo án.

Page 180: Kỹ Năng Nhóm

Trang 179

BÁO CÁO CÁ NHÂN

MATH.COM

Họ và Tên : NGÔ THANH HÀ

Tuần : 3

________________________________________________________________________

CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM TUẦN NÀY

1. Thảo luận về kĩ năng soạn giáo án. (Thứ 7, 20h-22h, tại nhà).

2. Họp nhóm (Thứ 2, 13h-15h30, dãy C).

3. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C).

BÁO CÁO CHI TIẾT

I. VẤN ĐỀ

1. Thảo luận về kĩ năng soạn giáo án. (Thứ 7, 20h-22h, tại nhà).

- Thảo luận về kĩ năng soạn giáo án cùng với Hoài.

- Phân chia công việc.

2. Họp nhóm (Thứ 2, 13h-15h30, dãy C)

- Số người : 9/9

- Biểu quyết về việc chuyển đề tài cho dự án

- Thảo luận về báo cáo cá nhân

3. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C)

- Số người : 9/9

- Thảo luận về thời gian biểu cá nhân

II. KẾT QUẢ

1. Thảo luận về kĩ năng soạn giáo án. (Thứ 7, 20h-22h, tại nhà).

- Đã bàn bạc xong về phân chia công việc trong phần kĩ năng soạn giáo án.

- Hoài sẽ đánh máy lại công việc của từng người và gửi lên mail.

2. Họp nhóm (Thứ 2, 13h-15h30, dãy C )

- Số người : 9/9

- Thay đổi đề tài của dự án

Dự án mới: Kỹ năng trong Sư phạm.

Được sự nhất trí của tất cả các thành viên trong nhóm.

Kết quả:

Page 181: Kỹ Năng Nhóm

Trang 180

Hầu hết các đề tài được giữ nguyên như cũ.

Bỏ đi các đề tài: Đại số tuyến tính, Giải tích cơ sở.

Các đề tài được giữ lại đều tập trung vào kỹ năng trong ngành sư phạm

- Thảo luận về báo cáo cá nhân.

Sửa báo cáo cá nhân:

Đã thảo luận cùng 8 bạn còn lại trong nhóm.

Đã hình dung được cách viết một bài báo cáo cá nhân như thầy nói: Có

5W-1H

Thảo luận cùng mọi người để viết thử báo cáo.

3. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C )

- Thảo luận về thời gian biểu cá nhân

Hoài có đưa ra bảng thời gian biểu cá nhân

Mọi người tham gia đóng góp ý kiến, sửa lại

Quyết định lấy bản báo cáo của Hoài

Đưa lên thuyết trình cho buối thứ 6 để thầy sửa lại

III. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ

1. Thảo luận về kĩ năng soạn giáo án. (Thứ 7, 20h-22h, tại nhà).

- Đã phân công xong nhiệm vụ cho từng người trong phần “Kĩ năng soạn giáo

án”.

- Mọi người đều nắm được công việc của mình.

2. Họp nhóm (Thứ 2, 13h-15h30, dãy C )

- Nhóm có mặt đầy đủ các thành viên

- Mọi người tham gia đóng góp ý kiến tích cực

- Không có nhiều ý kiến trái ngược nhau trong việc sửa Dự án (dự án cũ không

khả thi do kiến thức vẫn còn hạn chế).

- Các thành viên đều nhất trí với dự án mới.

- Sửa Dự án không gặp nhiều khó khăn

- Phải sửa cho kịp tiến độ học nên nhóm hơi lúng túng

- Khắc phục: họp nhóm vào tuần tới nhằm đề ra những kế hoạch cụ thể hơn cho

dự án mới

3. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C )

- Nhóm có mặt đầy đủ các thành viên

- Nhóm đã sửa được bản thời gian biểu của bạn Hoài một cách phù hợp hơn

- Có một bạn viết bài

- Khắc phục: Nhóm trưởng cần yêu cầu các bạn còn lại viết để có thêm nhiều

bản thời gian biểu và nộp lại cho thầy

Page 182: Kỹ Năng Nhóm

Trang 181

_____________________________________________________________________________________

CÔNG VIỆC DỰ ĐỊNH LÀM TUẦN TỚI

- Nhận công việc trong phần “Kĩ năng soạn giáo án”.

- Thảo luận và phân chia công việc trong phần “Kĩ năng giáo tiếp”.

Page 183: Kỹ Năng Nhóm

Trang 182

BÁO CÁO CÁ NHÂN

MATH.COM

Họ và Tên : NGÔ THANH HÀ

Tuần : 4

________________________________________________________________________

CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM TUẦN NÀY

1. Họp nhóm sửa dự án và báo cáo cá nhân (Thứ 2, 13h – 15h, tại dãy C, ).

2. Nhận công việc và tìm hiểu về “Kĩ năng soạn giáo án”. (Thứ 3, 19h-21h, tại nhà).

3. Họp nhóm thảo luận thời gian biểu cá nhân (Thứ 5, 14h30 – 15h30, dãy C ).

4. Thảo luận và phân chia công việc “Kĩ năng giao tiếp”. (Thứ 7, 21h-22h30, tại nhà).

BÁO CÁO CHI TIẾT

I. VẤN ĐỀ

1. Họp nhóm sửa dự án và báo cáo cá nhân (Thứ 2, 13h – 15h, tại dãy C, ).

- Số người : 9/9

- Sửa dự án:

o Do trong dự án trước có những kiến thức chuyên môn mà nhóm còn hạn

chế.

o Thầy Đặng Đức Trọng yêu cầu nhóm nên đổi dự án để dễ làm việc

chung với nhau hơn.

o Dễ học hơn.

o Có kết quả học tập tốt.

o Củng cố thêm nhiều kỹ năng hơn.

- Sửa báo cáo cá nhân.

o Do thầy Đặng Đức Trọng yêu cầu mọi thành viên trong nhóm đều phải

biết viết báo cáo cá nhân.

o Đã sang tuần thứ 3 mà các bạn trong lớp thấy khó khăn khi viết báo cáo

cá nhân.

o Do các bạn trong lớp nói chung và trong nhóm nói riêng chưa viết báo

cáo cá nhân bao giờ.

2. Nhận công việc và tìm hiểu về “Kĩ năng soạn giáo án”. (Thứ 3, 19h-21h, tại nhà).

- Đã nhận được công việc mà Hoài gửi đến mail.

Page 184: Kỹ Năng Nhóm

Trang 183

- Tìm hiểu về “Kĩ năng soạn giáo án” trên mạng: http://tailieu.vn/tag/tai-

lieu/k%E1%BB%B9%20n%C4%83ng%20so%E1%BA%A1n%20gi%C3%A1

o%20%C3%A1n.html

3. Họp nhóm thảo luận thời gian biểu cá nhân (Thứ 5, 14h30 – 15h30, dãy C ).

- Số người : 9/9

- Sửa thời gian biểu:

o Do thầy Đặng Đức Trọng yêu cầu mỗi nhóm phải có một thời gian biểu

cá nhân.

o Để thầy theo dõi lịch học môn Kỹ năng làm việc nhóm của các bạn khi

ở trường cũng như ở nhà.

o Để thầy chỉnh sửa cho mỗi thời gian biểu sao cho sắp xếp có tính khoa

học hơn.

4. Thảo luận và phân chia công việc “Kĩ năng giao tiếp”. (Thứ 7, 21h-22h30, tại nhà).

- Thảo luận cùng với Hoài về công việc trong phần “Kĩ năng nhóm”.

- Phân chia công việc cho mỗi người.

II. KẾT QUẢ

1. Họp nhóm sửa dự án và báo cáo cá nhân (Thứ 2, 13h – 15h, tại dãy C, ).

- Số người : 9/9

- Kết quả 1:

o Sửa dự án:

Đã sửa được dự án

Dự án mới: Kỹ năng trong sư phạm.

Được sự nhất trí của tất cả các thành viên trong nhóm.

Hầu hết các đề tài được giữ nguyên như cũ.

Bỏ đi các đề tài: Giải tích cơ sở; Đại số tuyến tính.

Các thành viên không phải làm đề tài Giải tích cơ sở và Đại số tuyến

tính.

Vì các đề tài trên đã được bỏ đi.

Có bản kèm theo.

- Kết quả 2:

o Sửa báo cáo cá nhân:

Đã hình dung được cách viết một bài báo cáo cá nhân như yêu cầu

của thầy Đặng Đức Trọng: 5W-1H

Thảo luận cùng mọi người để viết thử báo cáo cá nhân.

2. Nhận công việc và tìm hiểu về “Kĩ năng soạn giáo án”. (Thứ 3, 19h-21h, tại nhà).

- Nắm được công việc cần làm cho “Kĩ năng soạn giáo án”.

- Cần rút gọn lại nội dung và chuẩn bị đánh máy.

Page 185: Kỹ Năng Nhóm

Trang 184

3. Họp nhóm thảo luận thời gian biểu cá nhân (Thứ 5, 14h30 – 15h30, dãy C ).

- Số người : 9/9

Hoài đã đưa ra bảng thời gian biểu cá nhân tuần trước, tuần này tiếp

tục hoàn thiện;

Mọi người tham gia đóng góp ý kiến nhằm hoàn thiện thời gian biểu

cá nhân.

Quyết định lấy bảng thời gian biểu của Hoài để nộp thầy sửa vào thứ

sáu.

4. Thảo luận và phân chia công việc “Kĩ năng giao tiếp”. (Thứ 7, 21h-22h30, tại nhà).

- Mọi người đã nắm được công việc của mình.

- Hà soạn nội dung công việc và gửi lên mail.

III. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ

1. Họp nhóm sửa dự án và báo cáo cá nhân (Thứ 2, 13h – 15h, tại dãy C, ).

Ưu điểm:

Nhóm đi đầy đủ.

Mọi người tích cực tham gia đóng góp ý kiến.

Sửa dự án không gặp nhiều khó khăn.

Khuyết điểm:

Phải chỉnh sửa cho kịp tiến độ nên còn nhiều lung túng.

Khắc phục: Dành nhiều thời gian để tìm hiểu về báo cáo cá nhân.

2. Nhận công việc và tìm hiểu về “Kĩ năng soạn giáo án”. (Thứ 3, 19h-21h, tại nhà).

- Đã tìm hiểu được nội dung về Kĩ năng soạn giáo án.

- Mọi việc đúng tiến độ.

- Tóm gọn nội dung và chuẩn bị đánh máy.

3. Họp nhóm thảo luận thời gian biểu cá nhân (Thứ 5, 14h30 – 15h30, dãy C ).

Ưu điểm:

Đã biết cách xây dựng thời gian biểu.

4. Thảo luận và phân chia công việc “Kĩ năng giao tiếp”. (Thứ 7, 21h-22h30, tại nhà).

- Mọi người đã nắm được công việc cần làm.

- Nhất trí với công việc được giao, không ai có ý kiến.

_____________________________________________________________________________________

CÔNG VIỆC DỰ ĐỊNH LÀM TUẦN TỚI

- Tiếp tục làm phần kĩ năng soạn giáo án.

- Chuẩn bị cho phần Kĩ năng giao tiếp.

Page 186: Kỹ Năng Nhóm

Trang 185

BÁO CÁO CÁ NHÂN

MATH.COM

Họ và Tên : NGÔ THANH HÀ

Tuần : 5

________________________________________________________________________

CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM TUẦN NÀY

1. Nhận thông báo nội dung họp nhóm từ nhóm trưởng (Thứ 2, 17h30, tại nhà ).

2. Họp nhóm thuyết trình thử (Thứ 5, 14h30 – 15h30, dãy C ).

3. Đánh máy Kĩ năng soạn giáo án (Thứ 7, 20h – 22h, tại nhà).

4. Đánh máy Kĩ năng giao tiếp (Chủ Nhật, 21h – 23h, tại nhà).

BÁO CÁO CHI TIẾT

I. VẤN ĐỀ

1. Nhận thông báo nội dung họp nhóm từ nhóm trưởng (Thứ 2, 17h30, tại nhà ).

- Nội dung họp nhóm: “Lập dãy mục đích”.

2. Họp nhóm thuyết trình thử (Thứ 5, 14h30 – 15h30, dãy C ).

- Số người : 9/9

- Tài và Trường thuyết trình thử trước nhóm.

3. Đánh máy Kĩ năng soạn giáo án (Thứ 7, 20h – 22h, tại nhà).

- Đánh máy :

Giới thiệu về soạn giáo án.

Các kĩ năng soạn giáo án.

4. Đánh máy Kĩ năng giao tiếp (Chủ Nhật, 21h – 23h, tại nhà).

- Đánh máy:

Quá trình giao tiếp sư phạm.

Nguyên tắc trong giao tiếp sư phạm.

Nghệ thuật giao tiếp sư phạm hiệu quả.

II. KẾT QUẢ

1. Nhận thông báo nội dung họp nhóm từ nhóm trưởng (Thứ 2, 17h30, tại nhà ).

- Lý do vắng họp nhóm: do họp bên Hội.

- Đã nhận được điện thoại thông báo nội dung họp nhóm từ nhóm trưởng.

- Cần lập một dãy mục đích cho dự án mà nhóm đang làm.

- Thấy được mục đích cuối cùng của dự án.

Page 187: Kỹ Năng Nhóm

Trang 186

- Nhóm hình dung dễ hơn công việc.

- Làm việc tốt hơn.

Kết quả:

o Đã lập được dãy mục đích cho dự án.

o Gõ thành văn bản để lưu vào tiểu luận.

2. Họp nhóm thuyết trình thử (Thứ 5, 14h30 – 15h30, dãy C ).

- Số người : 9/9

- Nhóm PowerPoint lên thuyết trình thử trước nhóm.

o Để nhóm biết được nội dung mà nhóm thuyết trình vào ngày mai

o Trong quá trình nói, các bạn trong nhóm tham gia đóng góp ý kiến

o Nhóm có buổi thuyết trình hiệu quả

- Cả nhóm đóng góp ý kiến cho các bạn thuyết trình thử

Kết quả:

o Các bạn thuyết trình chưa được trôi chảy, lưu loát

o Do bạn Trường chưa từng thuyết trình trước đám đông

o Tài thuyết trình khá tự tin

o Nhóm tham gia đóng góp ý kiến cho hai bạn: cố gắng hơn, thật thoải

mái và bình tĩnh khi thuyết trình

3. Đánh máy Kĩ năng soạn giáo án (Thứ 7, 20h – 22h, tại nhà).

- Đã đánh máy xong các phần được giao trong kĩ năng soạn giáo án.

- Cần xem lại và chỉnh sửa lại cách trình bày.

- Tham khảo ý kiến của Hoài.

- Đợi Hoài nhận xét xong sẽ trình bày lại và gửi bản chính thức cho Hoài.

4. Đánh máy Kĩ năng giao tiếp (Chủ Nhật, 21h – 23h, tại nhà).

- Đã xong phần:

Quá trình giao tiếp trong sư phạm.

Nguyên tắc giao tiếp trong sư phạm.

- Phần nghệ thuật giao tiếp trong sư phạm chưa xong vì chưa kiếm được tài liệu.

III. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ

1. Họp nhóm lập dãy mục đích (Thứ 2, 13h – 15h30, tại dãy C, ).

- Đã nắm được dãy mục đích của nhóm.

- Cần phải chủ động hỏi lại các bạn để nắm được nội dung họp nhóm và những

công việc nhóm đang làm.

- Cần sắp xếp công việc để không vắng mặt trong buổi họp nhóm.

2. Họp nhóm thuyết trình thử (Thứ 5, 14h30 – 15h30, dãy C ).

o Tham khảo các bạn thuyết trình và rút kịnh nghiệm cho bản thân.

o Bản thân cần tự thuyết trình nhiều hơn nữa.

Page 188: Kỹ Năng Nhóm

Trang 187

3. Đánh máy Kĩ năng soạn giáo án (Thứ 7, 20h – 22h, tại nhà).

- Đã làm đúng tiến độ công việc được giao.

- Cần tham khảo ý kiến của các bạn khác trong nhóm để biết cách trình bày

trong văn bản.

4. Đánh máy Kĩ năng giao tiếp (Chủ Nhật, 21h – 23h, tại nhà).

- Chưa hoàn thành công việc dự định làm trong tuần này.

- Cần biết sắp xếp công việc khác để đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ.

- Cần tham khảo thêm tài liệu để hoàn thành phần nghệ thuật giao tiếp trong sư

phạm.

_____________________________________________________________________________________

CÔNG VIỆC DỰ ĐỊNH LÀM TUẦN TỚI

- Hoàn thành phần Kĩ năng soạn giáo án được giao và ghép chung lại.

- Tiếp tục làm Kĩ năng giao tiếp.

Page 189: Kỹ Năng Nhóm

Trang 188

BÁO CÁO CÁ NHÂN

MATH.COM

Họ và Tên : NGÔ THANH HÀ

Tuần : 6

________________________________________________________________________

CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM TUẦN NÀY

1. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C ).

2. Chỉnh sửa và hoàn thành phần Kĩ năng soạn giáo án (Thứ 6, 20h-22h, tại nhà).

3. Chỉnh sửa và hoàn thành phần Kĩ năng giao tiếp được giao (Chủ Nhật, 19h30-22h,

tại nhà).

4. Viết CV (Thứ 2, 20h-22h30, tại nhà).

BÁO CÁO CHI TIẾT

I. VẤN ĐỀ

1. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C )

- Số người : 9/9

2. Chỉnh sửa và hoàn thành phần Kĩ năng soạn giáo án (Thứ 6, 20h-22h, tại nhà).

- Chỉnh sửa lại nội dung và cách trình bày.

- Gửi file cho Hoài để Hoài ghép chung với các phần khác.

3. Chỉnh sửa và hoàn thành phần Kĩ năng giao tiếp được giao (Chủ Nhật, 19h30-22h,

tại nhà).

- Bổ sung phần nghệ thuật giao tiếp mà tuần rồi chưa làm xong.

- Chỉnh sửa cách trình bày.

- Gửi file cho Hoài để Hoài ghép chung với các phần khác.

4. Viết CV (Thứ 2, 20h-22h30, tại nhà).

- Do thầy yêu cầu mỗi bạn phải tự biết viết CV.

- Do lần đầu viết CV nên không biết viết.

- Tham khảo CV của các bạn trong nhóm để viết CV cho bản thân.

II. KẾT QUẢ

1. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C )

- Số người : 9/9

- Phân công công việc của “Matlab và một số công cụ tính toán”.

Page 190: Kỹ Năng Nhóm

Trang 189

Đốc thúc các bạn có liên quan đến 2 công việc trên.

Vì tuần sau phải thi nên cần đẩy nhanh tiến độ.

Kết quả:

Nhóm đã tổng hợp được một file word (khoảng 5 trang) nói về “Kỹ năng

soạn giáo án”.

Đưa thông tin này vào bản tiểu luận.

Lên được kế hoạch làm việc của công việc “Matlab và một số công cụ tính

toán”.

Bích Thuận: tìm hiểu và viết hướng dẫn về Maxima

Anh Khoa: tìm hiểu và viết hướng dẫn về Microsoft Mathematic

Minh Khương, Phước Nhật, Hồng Tài, Thế Hùng, Nhật Trường: tìm

hiểu và viết hướng dẫn về MatLab

Ghi chú:

o Tìm hiểu: tính năng của phần mềm, các thao tác cơ bản với phần

mềm

o Viết hướng dẫn: viết một bài về những gì đã tìm hiểu.

2. Chỉnh sửa và hoàn thành phần Kĩ năng soạn giáo án (Thứ 6, 20h-22h, tại nhà).

- Đã chỉnh sửa xong và hoàn thành công việc được giao trong phần Kĩ năng soạn

giáo án.

- Đã gửi file cho Hoài để Hoài ghép chung với các phần khác.

- Hoài không có thêm ý kiến gì nữa.

- Phần Kĩ năng soạn giáo án tới đây là xong.

3. Chỉnh sửa và hoàn thành phần Kĩ năng giao tiếp được giao (Chủ Nhật, 19h30-22h,

tại nhà).

- Đã bổ sung phần nghệ thuật giao tiếp trong sư phạm.

- Về cơ bản đã hoàn thành phần nội dung.

- Tham khảo ý kiến của Hoài về cách trình bày.

- Gửi file cho Hoài các phần đã hoàn thành.

4. Viết CV (Thứ 2, 20h-22h30, tại nhà).

- Đã biết các trình tự khi viết một CV.

- Đã chọn được nơi cần xin tuyển dụng.

- Bổ sung những thông tin cần thiết như: trình độ học vấn; ngoại ngữ; …

III. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ

1. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C )

- Hoàn thành bước thiết lập kế hoạch của “Matlab và một số công cụ tính toán”.

- Các bạn đều nhất trí với kế hoạch đề ra.

Page 191: Kỹ Năng Nhóm

Trang 190

2. Chỉnh sửa và hoàn thành phần Kĩ năng soạn giáo án (Thứ 6, 20h-22h, tại nhà).

- Bản thân đã hoàn thành tốt các công việc được giao trong phần kĩ năng soạn

giáo án.

- Đã làm đúng tiến độ các công việc.

- Đã gửi cho Hoài file các phần công việc được giao.

- Đã biết được cách trình bày.

3. Chỉnh sửa và hoàn thành phần Kĩ năng giao tiếp được giao (Chủ Nhật, 19h30-22h,

tại nhà).

- Bản thân đã tham khảo thêm các tài liệu trên mạng và đã bổ sung phần nghệ

thuật giao tiếp trong sư phạm.

- Dù tuần rồi có trậm trễ nhưng công việc vẫn đúng tiến độ đó là đã hoàn thành

các phần được giao trong tuần này và gửi file cho Hoài để Hoài ghép chung

với các phần khác.

4. Viết CV (Thứ 2, 20h-22h30, tại nhà).

- Đã hoàn thành CV của bản thân.

- Gửi lên mail nhóm để tham khảo ý kiến của các bạn.

_____________________________________________________________________________________

CÔNG VIỆC DỰ ĐỊNH LÀM TUẦN TỚI

- Tuần tới là tuần thi giữa học kỳ nên cả nhóm quyết định dừng công việc của

môn Kỹ Năng Làm Việc Nhóm.

Page 192: Kỹ Năng Nhóm

Trang 191

BÁO CÁO CÁ NHÂN

MATH.COM

Họ và Tên : NGÔ THANH HÀ

Tuần : 8

________________________________________________________________________

CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM TUẦN NÀY

1. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung).

2. Làm PowerPoint về Kĩ năng giao tiếp. (Thứ 7, 19h30-22h).

BÁO CÁO CHI TIẾT

I. VẤN ĐỀ

1. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

- Số người : 9/9

- Nộp phần Microsoft Mathematics cho Nhật Trường.

- Thảo luận thêm các phần mềm khác ngoài Matlab, Microsoft Mathematics,

Wolfram Alpha.

- Nhóm “Kỹ năng giao tiếp” thảo luận về “Trang Phục”.

2. Làm PowerPoint về Kĩ năng giao tiếp. (Thứ 7, 19h30-22h).

- Làm PowerPoint để giới thiệu cho thầy và các bạn biết về Kĩ năng giao tiếp

trong sư phạm.

- Phân chia công việc:

Thiết kế PowerPoint và chèn hình ảnh (Hà).

Chèn nội dung thuyết trình (Hoài).

II. KẾT QUẢ

1. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

- Số người : 9/9

- Nộp phần Microsoft Mathematics cho Nhật Trường.

- Thảo luận thêm các phần mềm khác ngoài Matlab, Microsoft Mathematics,

Wolfram Alpha.

Phần mềm Maxima.

Bích Thuận làm công việc này.

- Nhóm “Kỹ năng giao tiếp” thảo luận về “Trang Phục”.

Page 193: Kỹ Năng Nhóm

Trang 192

Đưa ra mục đích của “Trang Phục”.

Các đối tượng phù hợp với chủ đề.

Nội dung sơ lược về chủ đề.

Các đề xuất nhỏ trong chủ đề.

Kết quả:

Đã nhận được bản báo cáo MS Mathematics từ Khoa.

Đã hoàn thành nội dung cơ bản của “Trang Phục”.

Tiến hành bổ sung thêm phần mềm Maxima vào công việc.

2. Làm PowerPoint về Kĩ năng giao tiếp. (Thứ 7, 19h30-22h).

- Đã thiết kế xong nền cho bài thuyết trình về giao tiếp sư phạm trên PowerPoint.

- Đã kiếm hình ảnh phù hợp với nội dung giao tiếp sư phạm.

- Gửi file cho Hoài chèn nội dung.

III. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ

1. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

- Hoàn thành 80% công việc của “Matlab và một số công cụ tính toán”.

- Nhận được bản báo cáo của Khoa, hoàn tất 100% công việc.

- Đã hoàn thành nội dung cơ bản của “Trang Phục”.

- Chủ đề “Giao tiếp trong sư phạm” dự định sẽ làm vào tuần tới.

Khắc phục :

Cần đẩy nhanh tiến độ của “Kỹ năng giao tiếp”.

Vì sắp đến hạn quy định của nhóm.

2. Làm PowerPoint về Kĩ năng giao tiếp. (Thứ 7, 19h30-22h).

- Đã hoàn thành công việc được giao.

- Phần còn lại là chèn nội dung (do Hoài phụ trách) nữa là xong công việc.

_____________________________________________________________________________________

CÔNG VIỆC DỰ ĐỊNH LÀM TUẦN TỚI

- Chuẩn bị tổng kết cuốn tiểu luận của nhóm với nhóm trưởng.

Page 194: Kỹ Năng Nhóm

Trang 193

BÁO CÁO CÁ NHÂN

MATH.COM

Họ và Tên : NGÔ THANH HÀ

Tuần : 9

________________________________________________________________________

CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM TUẦN NÀY

1. Tổng kết Kĩ năng soạn giáo án gửi về nhóm (Chủ Nhật, 20h-21h30, tại nhà).

2. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung).

BÁO CÁO CHI TIẾT

I. VẤN ĐỀ

1. Tổng kết Kĩ năng soạn giáo án gửi về nhóm (Chủ Nhật, 20h-21h30, tại nhà).

- Xem qua nội dung tổng hợp mà Hoài đã ghép lại từ các bạn.

- Thảo luận cùng với Hoài về nội dung và hình thức trình bày của phần Kĩ năng

soạn giáo án lần nữa.

2. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

- Số người : 9/9

- Matlab và một số công cụ tính toán :

Bích Thuận nộp phần Maxima cho Nhật Trường.

Tổng hợp lại các phần đã làm trong công việc.

- Nhóm “Kỹ năng giao tiếp” thảo luận về “Giao tiếp trong sư phạm”.

II. KẾT QUẢ

1. Tổng kết Kĩ năng soạn giáo án gửi về nhóm (Chủ Nhật, 20h-21h30, tại nhà).

- Trong nhóm không ai có ý kiến hay bổ sung gì cho phần Kĩ năng soạn giáo án

nữa.

- Hoài gửi nội dung đã hoàn thành lên mail nhóm để nhóm trưởng tổng kết.

2. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

- Số người : 9/9

- Matlab và một số công cụ tính toán :

Bích Thuận nộp phần Maxima cho Nhật Trường.

Tổng hợp lại các phần đã làm trong công việc.

Matlab

Page 195: Kỹ Năng Nhóm

Trang 194

Microsoft Mathematics

Maxima

Wolfram Alpha

- Nhóm “Kỹ năng giao tiếp” thảo luận về “Giao tiếp trong sư phạm”.

Đây là vấn đề cần thiết cho mọi người không chỉ riêng sư phạm.

Nâng cao khả năng giao tiếp trong môi trường sư phạm.

Giúp nâng cao năng lực bản thân.

Tạo mối quan hệ tốt trong xã hội.

Kết quả:

Hoàn thành nội dung cơ bản của công việc “Matlab và một số công cụ

tính toán”.

Hoàn thành “Trang Phục” và đưa ra các tiểu mục cho “Giao tiếp trong

sư phạm”.

Định nghĩa.

Quá trình giao tiếp.

Mục đích.

Vai trò.

Nguyên tắc.

Nghệ thuật.

III. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ

1. Tổng kết Kĩ năng soạn giáo án gửi về nhóm (Chủ Nhật, 20h-21h30, tại nhà).

- Đã hoàn thành 100% công việc của nhóm Kĩ năng soạn giáo án.

2. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

- Hoàn thành 100% công việc của “Matlab và một số công cụ tính toán”.

- Hoàn thành 50% công việc của “Giao tiếp trong sư phạm”.

Khắc phục :

Quy định là tuần sau phải kết thúc công việc “Kỹ năng giao tiếp”.

_____________________________________________________________________________________

CÔNG VIỆC DỰ ĐỊNH LÀM TUẦN TỚI

- Tổng kết cuốn tiểu luận với cả nhóm

Page 196: Kỹ Năng Nhóm

Trang 195

BÁO CÁO CÁ NHÂN

MATH.COM

Họ và Tên : NGÔ THANH HÀ

Tuần : 10

________________________________________________________________________

CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM TUẦN NÀY

1. Họp nhóm (Thứ 2, 13h30-15h00, dãy C cơ sở Linh Trung)

2. Tổng kết Kĩ năng giao tiếp gửi về nhóm (Thứ 2, 19h-21h, tại nhà).

3. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

BÁO CÁO CHI TIẾT

I. VẤN ĐỀ

1. Họp nhóm (Thứ 2, 13h30-15h00, dãy C cơ sở Linh Trung)

- Tổng duyệt file tiểu luận demo.

- Nhóm “Kỹ năng giao tiếp” thảo luận về “Giao tiếp trong sư phạm”.

2. Tổng kết Kĩ năng giao tiếp gửi về nhóm (Thứ 2, 19h-21h, tại nhà).

- Xem lại bản đầy đủ mà Hoài đã ghép lại từ các công việc của các bạn.

- Cùng nhau thảo luận và đưa ra nhận xét cho nội dung và hình thức trình bày

cho Kĩ năng giao tiếp.

3. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

- Nhóm “Kỹ năng giao tiếp” nộp phần “Giao tiếp trong sư phạm”.

II. KẾT QUẢ

1. Họp nhóm (Thứ 2, 13h30-15h00, dãy C cơ sở Linh Trung)

- Số người : 9/9

- Tổng duyệt file tiểu luận demo.

Thảo luận về Margins và kích cỡ chữ trên giấy.

Thống nhất cỡ Margins như trong tiểu luận.

Cỡ chữ 13.

Thứ tự phân bố từng chương như đã sắp xếp.

- Nhóm “Kỹ năng giao tiếp” thảo luận về “Giao tiếp trong sư phạm”.

Định nghĩa.

Mục đích.

Page 197: Kỹ Năng Nhóm

Trang 196

Vai trò.

Các nguyên tắc cần biết.

Kết quả 3:

Đã thống nhất hoàn chỉnh file tiểu luận demo.

Đưa ra các mục cần làm cho phần “Giao tiếp trong sư phạm”.

2. Tổng kết Kĩ năng giao tiếp gửi về nhóm (Thứ 2, 19h-21h, tại nhà).

- Còn một số nội dung cần phải chỉnh sửa lại.

- Nhóm Kĩ năng giao tiếp sẽ chỉnh sửa lại và quyết định gửi lên mail nhóm sau.

3. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

- Số người : 9/9

- Nhóm “Kỹ năng giao tiếp” nộp phần “Giao tiếp trong sư phạm”.

- Gửi Thanh Hoài in.

Kết quả 4:

Hoàn thành công việc “Kỹ năng giao tiếp”.

Hoàn thành file tiểu luận demo.

Thứ 6 có file nộp thầy.

III. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ

1. Họp nhóm (Thứ 2, 13h30-15h00, dãy C cơ sở Linh Trung)

- Đã hoàn thành 100% công việc dự định.

2. Tổng kết Kĩ năng giao tiếp gửi về nhóm (Thứ 2, 19h-21h, tại nhà).

- Chưa hoàn thành công việc đúng tiến độ.

- Sẽ khắc phục và cố gắng hoàn thành sớm công việc để không ảnh hưởng tới

tiến độ của nhóm.

3. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

- Đã hoàn thành 99% công việc.

- Thanh Hoài in tiểu luận nộp thầy là hoàn thành công việc.

Page 198: Kỹ Năng Nhóm

Trang 197

THU HOẠCH CÁ NHÂN

Tên: NGÔ THANH HÀ

MSSV: 1011044

Nhóm: Mathcom

Trong học kì I vừa qua, em đã được học môn “Kĩ năng làm việc nhóm” của thầy

Đặng Đức Trọng. Em thấy nó đã giúp ích rất nhiều cho em trong các môn học khác.

Ngoài ra, em còn thu được nhiều kĩ năng để hỗ trợ cho các công việc trong tương lai sau

này.

Trong bài thu hoạch này, em sẽ trình bày cho thầy quá trình em học môn “Kĩ năng

làm việc nhóm” như thế nào và kết quả thu được sau khi học xong môn này.

Khi em đăng kí chọn môn học “Kĩ năng làm việc nhóm” em chưa hình dung được

môn học này là như thế nào? Học về cái gì? Giúp gì được cho em? Và em phải học nó

làm sao cho tốt. Trong buổi học đầu tiên thầy đã hướng dẫn cho tui em cách chọn và

thành lập một nhóm học cho môn này. Sau đó, thầy hướng dẫn cho nhóm cách chọn dự

án, cách phân chia công việc cho mỗi thành viên của nhóm. Thầy đã gửi cho nhóm bản

dự án mẫu để tham khảo cách phân công và theo dõi công việc của các thành viên. Tới

đây thì em đã hình dung được phần nào môn học “Kĩ năng nhóm làm việc nhóm” này là

để em biết cách kết hợp làm việc nhóm với nhau; cách chọn một dự án để cùng nhau làm;

cách phân chia công việc phù hợp cho từng thành viên và theo dỗi tiến độ làm việc của

từng thành viên. Nhóm em đã có buổi họp nhóm đầu tiên để cùng nhau thảo luận bổ

nhiệm các vị trí cho nhóm và đưa ra nội quy chung cho nhóm. Sau buổi họp nhóm đó,

các thành viên đã thống nhất ý kiến để chọn ra được nhóm trưởng (Khoa), nhóm phó

(Khương), thư kí (Hoài), thủ quỹ (Hà) và đã có bản nội quy chung dành cho các thành

viên trong nhóm (được đính kèm cùng với sản phẩm nộp cho thầy). Vậy là nhóm đã bắt

đầu các bước làm việc nhóm như thầy đã hướng dẫn. Nhóm còn tổ chức các buổi họp

nhóm để cùng nhau thảo luận cho dự án cho nhóm. Sau nhiều ý kiến, thì nhóm đã thống

Page 199: Kỹ Năng Nhóm

Trang 198

nhất chọn cho mình dự án “Sư phạm” và phân công công việc dựa trên bản dự án mẫu mà

thầy đưa ra để tham khảo. Nhóm trưởng đã giới thiệu về dự án của nhóm để cho thầy và

các bạn trên lớp cùng tham khảo và cho ý kiến nhận xét. Thầy đã đưa ra nhận xét là dự án

của nhóm quá rộng và không thể làm tổng thể bao quát hết được. Nhóm đã tiếp thu nhận

xét của thầy. Trong buổi họp nhóm tiếp theo nhóm đã cùng nhau bàn lại, phân tích những

mặt khó khăn và dựa vào nhận xét của thầy để đưa ra quyết định đổi lại dự án là “Kĩ năng

sư phạm”. Sau đó nhóm đưa ra những công việc cần cho dự án và phân công công việc

lại cho các thành viên phù hợp với khả năng của mọi người. Em đã được phân công làm

phần Kĩ năng giao tiếp và Kĩ năng soạn giáo án trong bản dự án mới này.

Trong những tuần tiếp theo, thầy tiếp tục hướng dẫn cho lớp cách hoàn thiện báo

cáo cá nhân mỗi tuần. Thầy đã chỉnh sửa các bản báo cáo cá nhân của các bạn trên lớp.

Hầu hết các bài báo cáo cá nhân đều sơ sài, không đầy đủ nội dung và cụ thể chi tiết theo

yêu cầu của thầy. Thầy chỉnh sửa và bổ sung những nội dung còn thiếu của bài báo cáo

cá nhân của các bạn. Thầy đã đưa ra quy tắc 5W – 1H khi làm báo cáo cá nhân nghĩa là

trong báo cáo cá nhân mỗi công việc phải có đầy đủ thông tin về thời gian, nơi diễn ra

công việc được báo cáo, thực hiện công việc đó với ai, đã làm được những gì, làm được

tới đâu và cách thức hoàn thành công việc,…Sau nhiều lần chỉnh sửa mẫu báo cáo cá

nhân, nhóm em cũng đã đưa ra được mẫu báo cáo cá nhân chung cho nhóm, phù hợp với

yêu cầu của thầy. Các thành viên đã viết báo cáo cá nhân cho bản thân và gửi lên mail

nhóm để các thành viên viên khác trong nhóm cho ý kiến nhận xét. Từ đó mọi người rút

kinh nghiệm cho bản thân và hoàn chỉnh bản báo cáo cá nhân của mình. Từ đây em đã

biết viết báo cáo cho bản thân mình khi tham gia bất kì một công việc nhóm nào.

Trong tuần học tiếp theo này thầy hướng dẫn cho lớp cách lập dãy mục đích. Mỗi

người ai cũng cần phải có một dãy mục đích cho bản thân để biết mình đang đứng tại vị

trí nào và đích đến của mình là đâu. Thầy đã hướng dẫn cho cả lớp cách lập dãy mục đích

qua các bước: bắt đầu đứng tại công việc hiện tại; chúng ta đặt câu hỏi tại sao ta phải thực

hiện công việc đó; và trả lời câu hỏi đó bằng một công việc hay một nhu cầu cần công

việc đó hoàn thành; tiếp tục lặp lại bước hai cho câu trả lời trên; làm lại như vậy khoảng

Page 200: Kỹ Năng Nhóm

Trang 199

5 lần, như vậy ta sẽ có được dãy mục đích và mục tiêu trung tâm. Sau buổi học đó, nhóm

đã có buổi họp nhóm để lập ra dãy mục đích chung cho nhóm và đề nghị mỗi thành viên

phải lập ra cho bản thân mình một dãy mục đích. Vậy là em đã biết thế nào là dãy mục

đích và sự quan trọng của nó. Em cũng đã viết cho mình một dãy mục đích.

Tiếp theo là thầy hướng dẫn cho lớp biết cách viết một CV. Khi nghe đến CV em

đã không hình dung được tầm quan trọng của nó. Bản thân em chưa bao giờ viết CV và

biết đến CV là gì. Nhưng từ buổi học này em không còn ngỡ ngàng với hai từ CV nữa.

Thầy đã phân tích tầm quan trọng của CV khi đi xin việc làm. Nếu có một CV ấn tượng

thì chúng ta sẽ gây được ấn tượng với nhà tuyển dụng và dễ dàng xin được công việc tốt.

Thầy đã đưa ra những nội dung cần thiết cho một CV như: thông tin cơ bản của bản thân,

trình độ học vấn, thành tích trong quá trình học tập, sở thích …, những thông tin chính

cần nhấn mạnh, những thông tin không cần thiết nhưng cũng tùy vào công việc tùy vào

công ty xin tuyển dụng để điều chỉnh cho phù hợp. Nhiều bản CV của các bạn đã được

chiếu trên lớp để mọi người tham khảo và để thầy cho ý kiến. Thầy đã phân tích cụ thể và

tỉ mỉ những CV đó và hướng dẫn các bạn những nội dung dư, thiếu và cách trình bày một

bản CV cho hoàn chỉnh đúng với công việc muốn xin tuyển dụng. Sau nhiều tuần học, em

đã dựa vào tư vấn của thầy và các bạn để viết cho mình một bản CV hoàn chỉnh. Và bây

giờ em đã có thể tự tin viết cho mình một bản CV hoàn chỉnh để xin vào công việc mà

mình thích trong tương lai.

Vào những tuần cuối của môn học khi mà một số nhóm đã bước đầu hoàn thành

dự án của mình. Thầy đã yêu cầu các nhóm nộp cho thầy bản nháp để xem thầy xem qua

và đưa ra nhận xét. Thầy đã tuyên dương một số nhóm làm tốt để các nhóm biết mà học

hỏi nhưng qua đó thầy cũng phê bình hầu hết các nhóm về cách trình bày cuốn tiểu luận.

Do cuốn tiểu luận được ghép lại từ nhiều phần nên có nội dung bị lặp lại, font và cỡ chữ

trình bày chưa thống nhất. Thầy yêu cầu các nhóm sửa lại cách trình bày. Và nộp cho

thầy bản hoàn chỉnh. Nhóm đã tiếp thu những nhận xét của thầy, và đã phân công nhau

chỉnh sửa lại cách trình bày và một số nội dung để đúng yêu cầu của thầy.

Page 201: Kỹ Năng Nhóm

Trang 200

Sau mỗi tuần học nhóm em đều tổ chức họp nhóm để thảo luận về nội dung mà

thầy đã đưa ra. Mỗi bạn sẽ đưa ra ý kiến của mình để thực hiện công việc đó. Sau đó

nhóm sẽ cùng nhau thực hiện những công việc chung của nhóm. Mỗi buổi họp nhóm như

vậy cũng là cách để nhóm kiểm tra tiến độ công việc của các thành viên. Qua đó, đưa ra

những ý kiến nhắc nhở, hoặc hỗ trợ những vấn đề mà các thành viên mắc phải. Chất

lượng họp nhóm cũng tăng lên sau mỗi tuần. Những tuần đầu các thành viên chưa quen

với cách làm việc nhóm nên còn lơ là, không tập trung và nói chuyện riêng trong buổi

họp nhóm. Nhưng và sau thì tình trạng này đã giảm bớt. Các thành viên đã tập trung hơn

trong mỗi buổi họp nhóm, và đã mạnh dạn đóng góp nhiều ý kiến. Sau mỗi buổi họp

nhóm đều có một biển bản được thư kí (Hoài) ghi lại và gửi lên mail nhóm để các thành

viên nắm rõ nội dung họp ngày hôm đó và không quên công việc của mình. Qua những

buổi họp nhóm như vậy em đã biết cách tổ chức một buổi họp nhóm có hiệu quả, các

công việc phân chia cụ thể và cần có những biên bản sau buổi họp nhóm.

Công việc thủ quỹ mà nhóm phân công cho em: trong buổi đầu họp nhóm, cả

nhóm đã thống nhất mỗi bạn đóng 5.000 đồng để chi tiêu cho các công việc của nhóm.

Và nhóm em gồm 9 thành viên nghĩa là tiền quỹ của nhóm có 45.000 đồng. Em đã in báo

cáo cá nhân hàng tuần cho các thành viên trong nhóm; mua bìa cứng đưa thầy để thầy

đựng báo cáo nhóm, mua cho nhóm trưởng để lưu lại tài liệu và báo cáo của các thành

viên trong nhóm. Công việc thủ quỹ tương đối nhẹ nhàng và em đã hoàn thành nhiệm vụ

của mình.

Công việc trong nhóm Kĩ năng soạn giáo án: nhóm Kĩ năng soạn giáo án là một

nhóm nhỏ bao gồm em và Hoài. Nhóm được phân công thực hiện công việc tìm hiểu kĩ

năng soạn giao án, qua đó đưa ra được các quy trình cũng như các bước để soạn một bộ

giáo án hoàn chỉnh khi đứng lớp dạy. Qua quá trình thảo luận cùng với Hoài (phụ trách

chính) em được phân công phần giới thiệu về giáo án và các kĩ năng soạn giáo án. Em đã

tìm hiểu thông tin trên mạng và đã soạn xong phần giới thiệu về giáo án và các kĩ năng

soạn giáo án để gửi cho Hoài. Hoài đã góp ý cách trình bày để em sửa lại. Em đã gửi cho

Hoài bản hoàn chỉnh để Hoài ghép chung với phần Kĩ năng soạn giáo án. Và cuối cùng

Page 202: Kỹ Năng Nhóm

Trang 201

công việc cũng hoàn thành, phần công việc của nhóm Kĩ năng soạn giáo án. Qua công

việc này, em đã biết cách soạn cho mình một giáo án. Ngoài ra, em còn biết cách trình

bày văn bản và cuối cùng là biết thảo luận, nghe ý kiến của các thành viên trong nhóm

khi cũng nhau thực hiện công việc.

Công việc trong nhóm Kĩ năng giao tiếp: nhóm Kĩ năng giao tiếp gồm có các

thành viên Hà, Hoài, Nhật và Thuận. Nhóm Kĩ năng giao tiếp sẽ làm về hai nội dung là

giao tiếp sư phạm và trang phục trong sư phạm. Giao tiếp sư phạm do Hà và Hoài làm,

còn phần trang phục trong sư phạm do Nhật và Thuận làm. Em và Hoài đã cùng thảo luận

và phân công công việc cho nhau. Hoài sẽ tìm hiểu về giao tiếp sư phạm là gì? Mục đích

và vai trò của giao tiếp sư phạm. Em sẽ tìm hiểu về quá trình giao tiếp sư phạm; nguyên

tắc giao tiếp sư phạm và nghệ thuật giao tiếp sư phạm. Em đã tìm hiểu trên một số trang

web như: tailieu.vn; www.kinang.edu.vn; www.ketnoisunghiep.vn/ky-nang-giao-

tiep.html để hiểu rõ hơn về kĩ năng giao tiếp trong sư phạm. Sau hai tuần tìm hiểu và

soạn lại nội dung em đã hoàn thành xong phần công việc được giao của mình. Sau đó em

gửi bài soạn của em cho Hoài để Hoài góp ý kiến và ghép chung với các nội dung của

Hoài. Phần nội dung được nhân xét là chưa đạt yêu cầu lắm, nó còn khá sơ xài và bao

quát nên cả hai cùng làm lại. Vì vậy mà tiến độ công việc chậm hơn so với dự kiến một

tuần. Em và Hoài đã cùng thảo luận lại để cùng sửa lại nội dung. Và nhóm em đã hoàn

thiện vào tuần sau đó. Tuy bị chậm hơn một tuần so với tiến độ đặt ra nhưng phần kĩ

năng giao tiếp sư phạm không làm ảnh hưởng đến tiến độ chung của cả nhóm lớn. Sau

khi soạn xong nội dung em và Hoài đã cùng nhau làm phần PowerPoint để giới thiệu về

kĩ năng giao tiếp trong sư phạm. Em thiết kế PowerPoint và kiếm một số hình ảnh minh

họa, còn Hoài sẽ chèn nội dung cần thuyết trình. PowerPoint thuyết trình đã hoàn thành

và đợi lên lớp để giới thiệu cho thầy và các bạn. Nhưng sáng hôm đó thầy bận nên cho

lớp nghỉ vì vậy nhóm đã không thuyết trình về giao tiếp. Vậy là phần giao tiếp sư phạm

đã xong, mọi công việc việc đều đã được hoàn thành. Sau phần này em đã thu nhập thêm

cho mình về kĩ năng giao tiếp trong sư phạm, đó là một bài học bổ ích và cần thiết cho

tương lai của bản thân mình. Ngoài ra, em đã biết được sự quan trọng của các thành viên

Page 203: Kỹ Năng Nhóm

Trang 202

nhóm khi làm việc chung với mình. Mọi người đã cùng hỗ trợ nhau, giúp đỡ nhau để

mỗi cá nhân hoàn thành tốt nhất vai trò của mình.

Viết báo cáo cá nhân: lần đầu tiên viết một báo cáo cá nhân, bản thân em rất ngỡ

ngàng và không biết viết như thế nào hết. Được thầy tư vấn trên lớp, nhưng vẫn còn

nhiều điều khúc mắc. Và chỉ còn có thể tham khảo các bạn trong nhóm. Mỗi buổi họp

nhóm mọi người đều cùng nhau thảo luận và bổ sung những nội dung cần cho một báo

cáo cá nhân. Từ từ, nhóm đã giúp nhau hoàn thiện báo cáo cá nhân của mỗi thành viên.

Em đã biết viết cho mình một báo cáo cá nhân hoàn chỉnh. Tới đây em được biết được sự

quan trọng khi hoạt động nhóm, khi làm việc nhóm mình rất thuận lợi khi thực hiện

những công việc, khi gặp phải những khó khăn không biết cách giải quyết.

Viết CV: bản thân em chưa một lần viết CV và cũng không hiểu được tầm quan

trọng của CV là gì. Sau khi thầy hướng dẫn các viết CV trên lớp, em đã về nhà và tìm

hiểu thêm trên mạng. Trong buổi họp nhóm, mọi người trong nhóm đã đưa ra những công

việc mà mình muốn xin tuyển dụng và những nội dung cho CV. Sau đó mỗi thành viên

đã về viết một bản CV cho mình rồi gửi lên mail chung. Em đã viết cho mình một CV và

đã gửi lên mail nhóm.

Viết bài thu hoạch: đây cũng là một công việc mới đối với bản thân em. Mặc dù

thầy đã hướng dẫn cụ thể trên lớp nhưng khi bắt tay vào công việc thì có biết bao câu hỏi

đặt ra. Em đã không biết viết một bài thu hoạch thế nào cho hoàn chỉnh và đúng với yêu

cầu của thầy. Nhưng nhờ vào nhóm tham khảo và bàn luận với các thành viên khác em đã

hoàn thành cho mình một bài thu hoạch như thế này. Vậy là từ bây giờ, em đã có thể viết

cho mình một bài thu hoạch trong bất kì công việc nào hay khi làm việc chung với bất kì

nhóm nào.

Qua các công việc em đã làm và sau gần mười tuần cùng nhóm Math.com tham

gia học môn Kỹ năng làm việc nhóm thì em nhận ra mình có các khuyết điểm như sau:

Tinh thần làm việc chưa cao, còn ỷ lại ở một số thành viên, sắp xếp công việc chưa hiệu

quả nên đã vắng mặt trong buổi họp nhóm, cách trình bày nội dung các bài soạn chưa đạt

Page 204: Kỹ Năng Nhóm

Trang 203

yêu cầu, không rõ ràng, khả năng thuyết trình chưa tốt, đã không thuyết trình thử trước

nhóm để các bạn góp ý, tiếp nhận các vấn đề mới chưa cao, hay lúng túng và phải nhờ

các bạn.

Cuối cùng, em xin cảm ơn thầy Đặng Đức Trọng đã hướng dẫn nhóm em trong

suốt quá trình học. Dạy cho nhóm em biết thêm nhiều kĩ năng mới cần thiết cho tương lai

sau này. Ngoài ra, em cũng cần cảm ơn các bạn trong nhóm Mathcom. Các bạn là những

thành viên nhiệt tình, làm việc với tinh thần đồng đội. Sau khi học xong môn “Kĩ năng

làm việc nhóm” này em đã giải đáp được hết những thắc mắc mà mình đặt ra khi đăng kí

nó. Em thấy đây là môn học cần thiết cho sinh viên.

Page 205: Kỹ Năng Nhóm

Trang 204

10/08/2014

THÔNG TIN CÁ NHÂN

- Họ và tên : NGÔ THANH HÀ (Nam/Nữ)

- Ngày sinh : 03/05/1992

- Địa chỉ : 51A, Đường 16, P. Bình Hưng Hòa A, Q. Bình Tân, TP.

HCM

- Điện thoại : 01222737546

- Email : [email protected]

- Hôn nhân : Đã kết hôn

ẢNH 4x6

Tôi nộp đơn này để xin xét tuyển vào trường THPT An Lạc Tp.HCM với chức vụ Giáo

Viên môn Toán, với một số thông tin (sẽ được bổ sung các giấy tờ chứng minh sau) cụ

thể như sau :

TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN

2010-2014 - Tốt nghiệp Cử nhân tại Khoa Toán -Tin học, Đại học Khoa Học

Tự Nhiên Tp.HCM.

2007-2010 - THPT An Lạc TP.HCM.

2003-2007 - THCS Bình Trị Đông TP.HCM

TRÌNH ĐỘ NGOẠI NGỮ

Hiện tại đã có được chứng chỉ anh văn :

- TOEIC 800/990

- TOEFL IBT 80/120

CÁC PHẦN MỀM PHỤC VỤ BÀI GIẢNG

(1- Đang tìm hiểu, 2- Có khả năng, 3- Thành thạo)

MS Office (Word, Power Point) 2

Matlab 3

MS Mathematics 1

Maxima 3

Page 206: Kỹ Năng Nhóm

Trang 205

CÁC DỰ ÁN ĐÃ THAM GIA

TIỂU LUẬN GIẢI TÍCH 2

- Số người : 5

- Thời gian : 2 tháng

- Vai trò : Thành viên

- Mô tả sản phẩm : gồm 7 chương

(294 trang), với nội dung là lời giải

bài tập trong giáo trình Giải Tích 2.

KỸ NĂNG SƯ PHẠM

- Số người : 9

- Thời gian : 2 tháng

- Vai trò : Thành viên

- Mô tả sản phẩm : gồm 6 chương (81

trang), với nội dung là trình bày các

kỹ năng mềm cần có trong việc

giảng dạy.

THÀNH TÍCH CÁ NHÂN

- Giấy khen cán bộ hội xuất sắc nhiều năm liền.

- Sinh viên 5 tốt.

HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA

- Liên chi hội phó Liên chi hội khoa.

- Đội trưởng đội SVTN khoa.

- Là thành viên Ban tổ chức cuộc thi “Đi Tìm Lời Giải (AFS)”.

- Là thành viên Ban tổ chức cuộc thi “Rung Chuông Vàng”.

- Tổ chức các hoạt động tình nguyện.

- Tham gia 8 lần hiến máu nhân đạo.

SỞ THÍCH

- Đọc báo, sách; nghe nhạc; xem phim; chơi games.

KỸ NĂNG

- Có kỹ năng giao tiếp, ứng xử tốt.

- Có khả năng quản lý, tổ chức các hoạt động.

- Có tinh thần trách nhiệm cao.

- Có đủ kiến thức chuyên môn để giảng dạy.

Page 207: Kỹ Năng Nhóm

Trang 206

DƯƠNG HOÀNG BÍCH THUẬN

BÁO CÁO CÁ NHÂN MATH.COM

Họ tên: Dương Hoàng Bích Thuận

Tuần: 2 (23/09 – 29/09/2011)

I. CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM TUẦN NÀY

1. Họp nhóm: Chọn đề tài và phân chia công việc.

Thời gian: Thứ 6. 10h-12h30’.

Địa điểm: Dãy nhà C cơ sở Linh Trung.

2. Chuẩn bị đề tài Giải tích Cơ sở.

Thời gian: Chủ nhật. 19h-21h.

Địa điểm: Ở nhà.

3. Họp nhóm: Lập kế hoạch và báo cáo cá nhân.

Thời gian: Thứ 2. 13h-15h

Địa điểm: Dãy nhà cơ sở Linh Trung.

4. Photo sách Học tập cũng cần có chiến lược

Thời gian: Thứ 2. 15h30-16h30

Địa điểm: Quán photo Tân Tiến, cổng trường ĐH KHTN cơ sở Linh Trung.

5. Viết báo cáo cá nhân tuần 2

Thời gian: Thứ 5. 19h-21h

Địa điểm: Ở nhà.

II. BÁO CÁO CHI TIẾT

VẤN ĐỀ:

1. Họp nhóm: Chọn đề tài và phân chia công việc.

Chọn đề tài:

Do thầy Đặng Đức Trọng – phụ trách môn học Kỹ năng làm việc nhóm

ra yêu cầu mỗi nhóm phải có Dự án và từng Đề tài cụ thể.

Để các thành viên trong nhóm có cùng chung định hướng cho môn học.

Phân chia công việc:

Để từng thành viên trong nhóm có công việc xác định, rõ ràng .

Có được sự liên kết giữa các nhóm trong cùng một công việc của đề tài.

Làm việc với nhau thuận lợi hơn.

Để đạt kết quả tốt cho môn học.

2. Chuẩn bị Đề tài Giải tích cơ sở

Nhóm trưởng Võ Anh Khoa phân công từng công việc cho từng bạn

trong Đề tài Giải tích cơ sở.

Page 208: Kỹ Năng Nhóm

Trang 207

Nhóm trưởng giao công việc và có kỳ hạn hoàn thành.

Phải sắp xếp thời gian để làm Giải Tích cơ sở.

Nộp cho Khoa đúng thời hạn.

Để xong đề tài Giải tích.

Để làm các công việc trong đề tài khác.

3. Lập kế hoạch và báo cáo cá nhân

Lập kế hoạch:

Để đề ra rõ thời gian

Đề rõ mức độ công việc

Kỳ hạn hoàn thành của công việc đó

Báo cáo cá nhân:

Do thầy Đặng Đức Trọng yêu cầu ai cũng phải biết và viết được báo cáo

cá nhân.

Để nộp lại cho thầy.

Để thầy có thêm căn cứ về công việc và mức độ làm của mọi người đến

đâu.

Chấm và tổng kết cho môn học.

4. Photo sách Học tập cũng cần có chiến lược

Thầy Đặng Đức Trọng cho mượn photo.

Để có thêm tài liệu tham khảo cho môn học.

Để học tốt hơn.

KẾT QUẢ

1. Họp nhóm: Chọn đề tài và phân chia công việc.

Số người: 9/9.

Đến muộn: 0.

Chọn đề tài:

Dưới sự thống nhất của cả nhóm, không có nhiều ý kiến trái ngược

nhau.

Đã chọn được đề tài:

- Thiết lập kế hoạch và lập danh sách

- LATEX và một số phần mềm soạn thảo văn bản

- MathLab và một số công cụ tính toán

- Power Point và một số phần mềm trình chiếu

- Kỹ năng soạn Giáo án

- Kỹ năng làm việc nhóm

- Kỹ năng xử lý tình huống

- Kỹ năng đọc tài liệu tham khảo

- Giải tích

- Đại Số

- Cung cách ăn mặc trong Sư phạm

Vì thầy có đưa ra một bản mẫu (12 bước cùng một số file có liên quan

đến môn:

Page 209: Kỹ Năng Nhóm

Trang 208

- Bảng đánh giá thuyết trình

- Câu hỏi tình huống

- …)

Các nhóm trong lớp học nên làm theo bản mẫu đó.

Vì bản có trình bày khoa học (minh chứng: Có bản kèm theo)

Dễ dàng nhìn thấy công việc của mỗi người

Dễ làm việc , dễ học hơn

Phân chia công việc:

9 thành viên trong nhóm đã có công việc xác định (thể hiện qua bản

kèm theo)

Nhóm trưởng Khoa đọc lại từng công việc của từng thành viên

Mọi người ghi nhớ sơ qua về công việc mình sắp làm

2. Chuẩn bị đề tài Giải tích cơ sở

Khoa trực tiếp phân công và tổng hợp lại

Xác định công việc: Tìm hiểu khái quát về giới hạn, số học.

Tìm hiểu thông qua internet: link:

http://www.maths.vn/forums/forumdisplay.php?846-D%C3%A3y-

s%E1%BB%91-Gi%E1%BB%9Bi-h%E1%BA%A1n-H%C3%A0m-

s%E1%BB%91-%E1%BB%A8ng-d%E1%BB%A5ng

Chuẩn bị để nộp vào tuần tới.

3. Họp nhóm: Lập kế hoạch và báo cáo cá nhân.

Số lượng: 9/9

Đến muộn: 0

Lập kế hoạch:

Đã lập được kế hoạch

Có bản kèm theo

Báo cáo cá nhân:

Đưa ra một lề dựa theo bản Weekly Report mà thầy đưa để làm theo.

Khoa yêu cầu từng thành viên phải hoàn thành báo cáo cá nhân mỗi

tuần

Tìm hiểu về mẫu báo cáo trên internet: link: http://tailieu.vn/xem-tai-

lieu/mau-cict-bao-cao-va-ke-hoach-ca-nhan.282551.html,

Thảo luận cùng mọi người để viết thử báo cáo

4. Photo sách Học tập cũng cần chiến lược

Thầy cho mượn để photo

Thông báo trước lớp xem có bạn nào cần photo sách không

Tổng hợp: Có 9 bạn photo: Diễm Trang, Thanh, Thùy Vi, Luận,Linh,

Tho, Quân, Tuấn, Thuận.

Cần photo gấp để trả sách lại cho thầy vào thứ 6 tuần kế tiếp

5. Viết báo cáo cá nhân tuần 2

Tổng hợp lại hết công việc

Page 210: Kỹ Năng Nhóm

Trang 209

Viết báo cáo cá nhân

Trình bày trước nhóm để mọi người góp ý kiến.

III. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ

1. Họp nhóm: Chọn đề tài và phân chia công việc.

Ưu điểm:

- Mọi người đi học nhóm đầy đủ, không có thành viên đi muộn

- Công việc được chỉ định rõ ràng

- Đã hoàn thành trong thời gian 2 tiếng học nhóm

- Không có quá nhiều tranh cãi

Nhược điểm:

- Do nhóm chưa từng làm việc với nhau nên nhóm trưởng Khoa còn

khó để phân công công việc cho từng bạn một cách hợp lý nhất

Khắc phục: Các bạn cần trao đổi công việc một cách mạnh dạn với

nhau hơn

2. Chuẩn bị đề tài Giải tích Cơ sở.

Ưu điểm:

- Khoa phân công sớm nên tìm hiểu được sớm hơn

- Các tài liệu trên mạng khá đầy đủ

Nhược điểm:

- Do kiến thức còn hạn chế nên khó tổng hợp một cách khái quát các

nội dung Giải tích mà nhóm trưởng giao

Khắc phục: Hỏi bạn Nguyễn Thanh Hoài , tích cực kiếm tài liệu hơn

3. Họp nhóm: Lập kế hoạch và báo cáo cá nhân

Ưu điểm:

- Nhóm đi đủ và không có ai đi muộn

- Mọi người tham gia đóng góp ý kiến tích cực

Nhược điểm:

- Chưa ai tìm hiểu về bài báo cáo cá nhân

Khắc phục: Mọi người tích cực tham khảo bằng các hình thức như: Sách

báo, internet, …

4. Photo sách Học tập cũng cần có chiến lược

Ưu điểm:

- Hoàn thành 9 bản photo

- Phát đúng dự kiến (sau 3 ngày) để mọi người đọc

Nhược điểm:

- Chưa phổ biến được rộng để những bạn nào muốn photo đăng ký

Khắc phục: Nếu thầy có đưa tài liệu thì cần nói rõ trước lớp hơn.

5. Viết báo cáo cá nhân tuần 1

Ưu điểm:

- Đã liệt kê ra tất cả công việc đã làm trong tuần

- Viết được bài báo cáo cá nhân

Nhược điểm:

Page 211: Kỹ Năng Nhóm

Trang 210

- Chưa viết tốt bài báo cáo

- Do chưa viết báo cáo cá nhân bao giờ cả

Khắc phục: Tham khảo một số bài báo cáo cá nhân của các thành viên

trong nhóm để viết tốt hơn

IV. CÔNG VIỆC DỰ ĐỊNH TRONG TUẦN TỚI

1. Thứ 6: Nhóm thuyết trình

2. Thứ 7: Tiếp tục tìm kiếm thêm tài liệu đề tài Giải tích

3. Thứ 2: Họp nhóm

Page 212: Kỹ Năng Nhóm

Trang 211

BÁO CÁO CÁ NHÂN MATH.COM

Họ tên: Dương Hoàng Bích Thuận

Tuần: 3 (30/09 – 06/10/2011)

I. CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM TUẦN NÀY

1. Chuẩn bị đề tài MathLab

Thời gian: Thứ 6. 20h-21h30’

Địa điểm: Ở nhà

2. Chuẩn bị đề tài Cung cách ăn mặc (trong mục Kỹ năng giao tiếp)

Thời gian: Chủ nhật. 19h-21h.

Địa điểm: Ở nhà.

3. Họp nhóm: Sửa Dự án và báo cáo cá nhân.

Thời gian: Thứ 2. 13h-15h

Địa điểm: Dãy nhà C cơ sở Linh Trung.

4. Họp nhóm: Thảo luận Thời gian biểu cá nhân

Thời gian: Thứ 5. 14h30-15h30

Địa điểm: Dãy nhà C cơ sở Linh Trung

5. Viết báo cáo cá nhân tuần 3

Thời gian: Thứ 5. 19h-21h

Địa điểm: Ở nhà.

II. BÁO CÁO CHI TIẾT

VẤN ĐỀ:

1. Chuẩn bị đề tài MathLab

Do đề tài này có trong Dự án của nhóm

Nằm trong mục 3: MathLab và một số công cụ trình chiếu

Cá nhân phải làm đề tài này với nhiệm vụ C

Vì kiến thức về MathLab còn hạn chế

Vì chưa đi sâu tìm hiểu

MathLab là một môn mới với kiến thức mới

2. Chuẩn bị Cung cách ăn mặc

Do đề tài này có trong Kỹ năng giao tiếp

Kỹ năng giao tiếp có trong dự án của nhóm

Cá nhân làm đề tài này với nhiệm vụ A

Vì chưa nhận nhiệm vụ A với bất kỳ đề tài nào có trong Dự án

3. Họp nhóm: Sửa Dự án và báo cáo cá nhân

Sửa Dự án:

Page 213: Kỹ Năng Nhóm

Trang 212

Do trong dự án trước có nhừng kiền thức chuyên môn mà nhóm còn hạn

chế về kiến thức

Thầy Đặng Đức Trọng nói nhóm nên đổi Dự án để dễ làm việc chung

với nhau hơn

Dễ học hơn

Có kết quả học tập tốt

Củng cố thêm nhiều kỹ năng hơn

Sửa báo cáo cá nhân:

Do thầy Đặng Đức Trọng yêu cầu ai cũng phải biết và viết được báo cáo

cá nhân.

Do sang tuần thứ 2 mà các bạn trong lớp thấy khó khăn khi viết báo cáo

cá nhân

Do các bạn trong lớp nói chung, trong nhóm nói riêng chưa viết báo cáo

cá nhân bao giờ

Do từ trước chưa có môn nào phải viết báo cáo cá nhân

4. Họp nhóm: Thảo luận về thời gian biểu cá nhân

Do thầy Đặng Đức Trọng yêu cầu mỗi nhóm phải có một thời gian biểu

cá nhân

Để thầy xem lịch học của môn kỹ năng làm việc nhóm của các bạn khi ở

trường cũng như ở nhà

Để thầy chỉnh sửa cho mỗi thời gian biểu sao cho sắp xếp có tính khoa

học hơn

KẾT QUẢ

1. Chuẩn bị đề tài MathLab

Bước đầu tìm được nguồn tham khảo trên internet

Đường link:

Tự tổng hợp thành một bản

2. Chuẩn bị đề tài Cung cách ăn mặc

Cá nhân tự tìm hiểu được khoảng 50%

Tìm hiểu thông qua internet

Chuẩn bị để nộp vào 2 tuần tới.

3. Họp nhóm: Sửa dự án và báo cáo cá nhân.

Số lượng: 9/9

Đến muộn: 0

Sửa dự án

Đã sửa được dự án

Dự án mới: Kỹ năng trong Sư phạm

Được sự nhất trí của tất cả các thành viên trong nhóm

Hầu hết các đề tài được giữ nguyên như cũ

Bỏ đi các đề tài: Đại số tuyến tính, Giải tích cơ sở

Page 214: Kỹ Năng Nhóm

Trang 213

Cá nhân không phải làm đề tài Giải tích cơ sở do nhóm trưởng phân

công nữa

Vì đã được bỏ đi đề tài đó

Có bản kèm theo

Sửa báo cáo cá nhân:

Đã thảo luận cùng 8 bạn còn lại trong nhóm

Đã hình dung được cách viết một bài báo cáo cá nhân như thầy nói: Có

5W-1H

Thảo luận cùng mọi người để viết thử báo cáo

4. Họp nhóm: Thảo luận thời gian biểu cá nhân

Số lượng: 9/9

Đến trễ: 0

Hoài có đưa ra bảng thời gian biểu cá nhân

Mọi người tham gia đóng góp ý kiến, sửa lại

Quyết định lấy bản báo cáo của Hoài

Đưa lên thuyết trình cho buối thứ 6 để thầy sửa lại

5. Viết báo cáo cá nhân tuần 3

Tổng hợp lại hết công việc trong tuần 3

Những công việc dự định sắp tới phải làm

Viết báo cáo cá nhân

Trình bày trước nhóm để mọi người góp ý kiến.

III. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ

1. Chuẩn bị đề tài Mathlab

Ưu điểm:

- Đề tài không chỉ có trong Dự án phải làm mà còn có trong nội dung

học trên lớp

- Chuẩn bị cho đề tài này cẩn thận

Nhược điểm:

- Nội dung của đề tài được bạn Khoa giao khá rộng

Khắc phục: Tìm hiểu trên các trang internet để tổng hợp lại những ý

chính

2. Chuẩn bị đề tài Cung cách ăn mặc

Ưu điểm:

- Đề tài không đòi hỏi kiến thức cao

- Các tài liệu trên mạng khá đầy đủ

Nhược điểm:

- Do kỹ năng giao tiếp hằng ngày còn hạn chế

Khắc phục: Hỏi bạn Hoài, Khương

3. Họp nhóm: Sửa Dự án và báo cáo cá nhân

Ưu điểm:

- Nhóm đi đủ và không có ai đi muộn

- Mọi người tham gia đóng góp ý kiến tích cực

Page 215: Kỹ Năng Nhóm

Trang 214

- Không có nhiều ý kiến trái ngược nhau trong việc sửa Dự án

- Sửa Dự án không gặp nhiều khó khăn

Nhược điểm:

- Phải sửa cho kịp tiến độ học nên nhóm hơi lúng túng

Khắc phục: Nhóm họp lại gấp và sửa lại cho hợp lý

4. Họp nhóm: Thảo luận thời gian biểu cá nhân

Ưu điểm:

- Nhóm đã sửa được bản thời gian biểu của bạn Hoài một cách phù

hợp hơn

Nhược điểm:

- Có một bạn viết bài

Khắc phục: Nhóm trưởng cần yêu cầu các bạn còn lại viết để có thêm

nhiều bản thời gian biểu và nộp lại cho thầy

5. Viết báo cáo cá nhân tuần 1

Ưu điểm:

- Đã liệt kê ra tất cả công việc đã làm trong tuần

- Viết được bài báo cáo cá nhân

Nhược điểm:

- Chưa viết tốt bài báo cáo

- Do chưa viết báo cáo cá nhân bao giờ cả

Khắc phục: Tham khảo một số bài báo cáo cá nhân của các thành viên

trong nhóm để viết tốt hơn

IV. CÔNG VIỆC DỰ ĐỊNH TRONG TUẦN TỚI

- Chủ nhật: Tiếp tục chuẩn bị Cung cách ăn mặc (kỹ năng giao tiếp)

- Thứ 2: Họp nhóm

- Thứ 5: Họp nhóm

Page 216: Kỹ Năng Nhóm

Trang 215

BÁO CÁO CÁ NHÂN MATH.COM

Họ tên: Dương Hoàng Bích Thuận

Tuần: 4 (07/10 – 13/10/2011)

I. CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM TUẦN NÀY

1. Chuẩn bị đề tài Maxima

Thời gian: Thứ 6. 19h-20h30

Địa điểm: Ở nhà

2. Tiếp tục chuẩn bị đề tài Cung cách ăn mặc (trong mục Kỹ năng giao tiếp)

Thời gian: Thứ 7. 19h-21h

Địa điểm: Ở nhà.

3. Họp nhóm: Sửa Dự án và báo cáo cá nhân.

Thời gian: Thứ 2. 13h-15h

Địa điểm: Dãy nhà C cơ sở Linh Trung.

4. Họp nhóm: Thảo luận Thời gian biểu cá nhân

Thời gian: Thứ 5. 14h30-15h30

Địa điểm: Dãy nhà C cơ sở Linh Trung

5. Viết báo cáo cá nhân tuần 3

Thời gian: Thứ 5. 19h-21h

Địa điểm: Ở nhà.

II. BÁO CÁO CHI TIẾT

VẤN ĐỀ:

1. Chuẩn bị đề tài Maxima

Do đề tài này có trong Dự án của nhóm

Nằm trong mục 3: MathLab và một số công cụ trình chiếu

Nhóm trưởng phân công công việc có sự thay đổi

Cá nhân không lamfMatlab nữa mà đổi sang làm về đề tài Maxima

Vì các thành viên còn lại tìm hiểu gần xong đề tài Matlab rồi

Nhóm cần một bạn tìm hiểu về Maxima

Tìm hiểu thêm trên Internet

Kiến thức về Maxima còn hạn chế

Maxima là một chương trình mới

2. Chuẩn bị Cung cách ăn mặc

Do đề tài này có trong Kỹ năng giao tiếp

Kỹ năng giao tiếp có trong dự án của nhóm

Chuẩn bị dần để hoàn thành và nộp cho Hoài, Hà

3. Họp nhóm: Sửa Dự án và báo cáo cá nhân

Page 217: Kỹ Năng Nhóm

Trang 216

Sửa Dự án:

Do trong dự án trước có nhừng kiền thức chuyên môn mà nhóm còn hạn

chế về kiến thức

Thầy Đặng Đức Trọng nói nhóm nên đổi Dự án để dễ làm việc chung

với nhau hơn

Dễ học hơn

Có kết quả học tập tốt

Củng cố thêm nhiều kỹ năng hơn

Sửa báo cáo cá nhân:

Do thầy Đặng Đức Trọng yêu cầu ai cũng phải biết và viết được báo cáo

cá nhân.

Do sang tuần thứ 2 mà các bạn trong lớp thấy khó khăn khi viết báo cáo

cá nhân

Do các bạn trong lớp nói chung, trong nhóm nói riêng chưa viết báo cáo

cá nhân bao giờ

Do từ trước chưa có môn nào phải viết báo cáo cá nhân

4. Họp nhóm: Thảo luận về thời gian biểu cá nhân

Do thầy Đặng Đức Trọng yêu cầu mỗi nhóm phải có một thời gian biểu

cá nhân

Để thầy xem lịch học của môn kỹ năng làm việc nhóm của các bạn khi ở

trường cũng như ở nhà

Để thầy chỉnh sửa cho mỗi thời gian biểu sao cho sắp xếp có tính khoa

học hơn

KẾT QUẢ

1. Chuẩn bị đề tài Maxima

Tham khảo trên Internet: Maxima là một mã nguồn mở, có thể thay thế

một số tính năng của Maple, Mathematica.

Hiểu thêm nhiều về phần mềm này

Chuẩn bị cơ bản được 50%

Đường link down này: http://maxima.sourceforge.net

Link down tham khảo nội dung liên quan đến maxima:

http://chuvananschool.com/cva/showthread.php?t=5275

2. Chuẩn bị đề tài Cung cách ăn mặc

Thu thập thêm hình ảnh thông qua Internet

Những từ khóa để tìm kiếm: “Trang phục của thầy cô khi đến trường”,

“thầy cô giáo”,”áo dài truyền thống”, “comple”, “vest”,…

Chuẩn bị để nộp vào 2 tuần tới.

3. Họp nhóm: Sửa dự án và báo cáo cá nhân.

Số lượng: 9/9

Đến muộn: 0

Sửa dự án

Đã sửa được dự án

Page 218: Kỹ Năng Nhóm

Trang 217

Dự án mới: Kỹ năng trong Sư phạm

Được sự nhất trí của tất cả các thành viên trong nhóm

Hầu hết các đề tài được giữ nguyên như cũ

Bỏ đi các đề tài: Đại số tuyến tính, Giải tích cơ sở

Cá nhân không phải làm đề tài Giải tích cơ sở do nhóm trưởng phân

công nữa

Vì đã được bỏ đi đề tài đó

Có bản kèm theo

Sửa báo cáo cá nhân:

Đã thảo luận cùng 8 bạn còn lại trong nhóm

Đã hình dung được cách viết một bài báo cáo cá nhân như thầy nói: Có

5W-1H

Thảo luận cùng mọi người để viết thử báo cáo

4. Họp nhóm: Thảo luận thời gian biểu cá nhân

Số lượng: 9/9

Đến trễ: 0

Hoài có đưa ra bảng thời gian biểu cá nhân

Mọi người tham gia đóng góp ý kiến, sửa lại

Quyết định lấy bản báo cáo của Hoài

Đưa lên thuyết trình cho buối thứ 6 để thầy sửa lại

5. Viết báo cáo cá nhân tuần 4

Tổng hợp lại hết công việc trong tuần 4

Những công việc dự định sắp tới phải làm

Viết báo cáo cá nhân

III. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ

1. Chuẩn bị đề tài Maxima

Ưu điểm:

- Đề tài có trong Dự án phải làm

- Đề tài còn có trong nội dung học trên lớp

- Có trong Giải tích A3 của thầy Huỳnh Quang Vũ(vẽ đồ thị, vẽ mặt

dùng đến Maxima)

- Công việc chuẩn bị cho đề tài này khá tích cực, không gặp nhiều khó

khăn

- Nhóm thống nhất không làm rộng quá mà chỉ tập trung vào những

kỹ năng, thao tác cơ bản trên Maxima có liên quan đến chương trình

học và dạy ở Phổ thông.

Nhược điểm:

- Nội dung đề tài mà bản thân phải làm có sự thay đổi

Khắc phục: Nhóm cần cân nhắc để giao công việc cho từng bạn sao

cho chính xác và cụ thể hơn

2. Chuẩn bị đề tài Cung cách ăn mặc

Ưu điểm:

Page 219: Kỹ Năng Nhóm

Trang 218

- Đề tài không đòi hỏi kiến thức rộng quá mà chỉ cần Search một số

hình ảnh trên Internet

Nhược điểm:

- Quá trình tìm hình ảnh còn hơi gặp khó khăn

- Do hình ảnh không liên qua đến kỹ năng cần tìm hiểu cho lắm

Khắc phục: Tìm tích cực hơn bằng những từ khóa khác

Dành ra nhiều thời gian hơn để tìm hình ảnh bám sát

nội dung “Cung cách ăn mặc” hơn

3. Họp nhóm: Sửa Dự án và báo cáo cá nhân

Ưu điểm:

- Nhóm đi đủ và không có ai đi muộn

- Mọi người tham gia đóng góp ý kiến tích cực

- Không có nhiều ý kiến trái ngược nhau trong việc sửa Dự án

- Sửa Dự án không gặp nhiều khó khăn

Nhược điểm:

- Phải sửa cho kịp tiến độ học nên nhóm hơi lúng túng

Khắc phục:

4. Photo sách Học tập cũng cần có chiến lược

Ưu điểm:

- Hoàn thành 9 bản photo

- Phát đúng dự kiến (sau 3 ngày) để mọi người đọc

Nhược điểm:

- Chưa phổ biến được rộng để những bạn nào muốn photo đăng ký

Khắc phục: Nếu thầy có đưa tài liệu thì cần nói rõ trước lớp hơn.

5. Viết báo cáo cá nhân tuần 4

Ưu điểm:

- Đã liệt kê ra tất cả công việc đã làm trong tuần

- Viết được bài báo cáo cá nhân

Nhược điểm:

- Viết chưa được tốt lắm cho bài báo cáo

- Có thể chưa đúng ý của thầy

Khắc phục: Tham khảo một số bài báo cáo cá nhân của các thành viên

trong nhóm: Hoài, Khương, Hà, Hùng.

IV. CÔNG VIỆC DỰ ĐỊNH TRONG TUẦN TỚI

4. Thứ 7: Tìm hiểu về cách viết CV, tập viết CV

5. Thứ 2: Họp nhóm

Page 220: Kỹ Năng Nhóm

Trang 219

Á Á Á NH N MATH.COM

Họ và tên: Dương Hoàng Bích Thuận

Tuần: 5 (14/10 – 20/10/2011)

I. K i t n ng đ n t ong t ần

Tìm hiểu về CV (Curriculum Vitae)

Tập viết CV

Họp nhóm tuần lần 1

Họp nhóm tuần lần 2

II. bảng i t

Thứ 6 Công việc 1: Tìm hiểu về CV

Thứ 7 Công việc 2: Tập viết CV

Thứ 2 Công việc 3: Họp nhóm tuần 5 lần 1

Thứ 5 Công việc 4: Họp nhóm tuần 5 lần 2

III. i tiết t ng ng việ

1. Công việc 1: Tìm hiểu về CV

Mô tả công việc – Vấn đề đặt ra:

- Thời gian: Thứ 6. 19h-21h

- Địa điểm: Ở nhà

- Do thầy Đặng Đức Trọng - Chủ nhiệm bộ môn kỹ năng yêu cầu

- Do thầy muốn các bạn làm quen trước với cách viết một bản CV

- Cá nhân phải tự tìm hiểu và viết cho mình một bản CV riêng

- CV là một phần cần thiết cho thủ tục cần thiết cho mẫu hồ sơ xin việc làm

sau này.

Phương pháp:

- Tìm hiểu vai trò của CV

- Bố cục để viết một bản CV

- Trao đổi, thảo luận với các bạn trong nhóm

- Để tìm hiểu được kĩ càng hơn

Kết quả:

- Tham khảo trên Internet: http://www.vatgia.com/hoidap/4268/16428/cach-

viet-cv-xin-viec-va-mau-don-cv-xin-viec-danh-cho-sinh-vien.html

- Hiểu thêm nhiều về CV là gì và sự quan trọng của nó khi đi xin việc làm.

- Chuẩn bị cơ bản được 50%

Thảo luận:

- Ưu điểm:

Page 221: Kỹ Năng Nhóm

Trang 220

o Do ai cũng phải biết đến cách viết một CV nên phải tìm hiểu trước

o Tạo sự thuận lợi cho sau này khi đi xin việc.

- Nhược điểm:

- Tìm kiếm không được nhiều thông tin

Khắc phục: Cá nhân tự tìm hiểu và đưa ra cách viết cho bản thân.

2. Công việc 2: Tập viết CV

Mô tả công việc – Vấn đề đặt ra:

- Thời gian: Thứ 7. 19h-21h

- Địa điểm: Ở nhà.

- Do thầy có nói mọi người ai cũng phải tự viết

- Để xem bản thân mình thấy viết khó ở chỗ nào

- Tham gia thảo luận với các bạn trong lớp để viết hoàn chỉnh một bản CV

cho cá nhân

- Để trong quá trình viết, thấy thiếu sót những kỹ năng hay phần kiến thức

nào

- Để tiếp tục cố gắng

- Bản CV được tốt hơn

- Nhà tuyển dụng biết được nhiều hơn về thông tin cá nhân

- Tăng cơ hội trúng tuyển

Phương pháp:

- Áp dụng phần đã tìm hiểu được ở công việc 1

Kết quả:

- Biết được cấu trúc cơ bản của một CV:

o Sơ yếu lý lịch

o Trình độ học vấn

o Trình độ ngoại ngữ

o Kỹ năng

o Các dự ấn đã tham gia

o Hoạt động ngoại khóa

o Sở thích

- Đã viết được CV

Thảo luận:

- Ưu điểm: Đã có sự thảo luận trước nhóm nên không gặp nhiều khó khăn

- Nhược điểm: Do chưa từng viết một bản CV xin việc bao giờ nên ban đầu

viết còn bỡ ngỡ

Khắc phục: Thảo luận tích cực cùng các bạn trong nhóm để viết CV

hoàn chỉnh hơn

3. Công việc 3: Họp nhóm tuần 5 lần 1

Mô tả công việc – Vấn đề đặt ra:

- Lập dãy mục đích

- Thời gian: Thứ 2. 13h-15h30

Page 222: Kỹ Năng Nhóm

Trang 221

- Địa điểm: Dãy nhà C cơ sở Linh Trung

- Do thầy nói các nhóm trong lớp cần lập một dãy mục đích cho dự án mà

nhóm đang làm

- Thấy được mục đích cuối cùng của dự án

- Các nhóm hình dung dễ hơn công việc

- Làm việc tốt hơn

Phương pháp:

- Dựa trên những yêu cầu của thầy để hoàn thành đúng thời gian

- Tham gia đóng góp ý kiến tích cực

Kết quả:

- Số lượng: 8/9

- Đến muộn: 0

- Vắng: Thanh Hà

- Có lý do chính đáng

o Họp cán bộ Đoàn

o Nhóm trưởng truyền đạt lại những công việc mà nhóm thảo luận ngày

hôm đó cho Hà

o Hà nắm bắt công việc được giao

- Thảo luận để lập ra dãy mục đích

o Đã đề ra được mục đích chính của dự án

o Có bản kèm theo của nhóm

Thảo luận:

- Ưu điểm:

o Mọi người tham gia đóng góp ý kiến tích cực

o Đưa ra mục đích cuối cùng khá hài lòng

- Nhược điểm:

o Có thể quá trình đưa ra dãy mục đích không trùng với ý của thầy

o Hà không đi họp nhóm nên các bạn truyền đạt lại công việc cũng gặp

những khó khăn hơn

Khắc phục: Nhóm phải thảo luận chi tiết hơn

Hà bận họp thì nhóm sẽ sắp xếp họp vào buổi khác

4. Công việc 4: Họp nhóm tuần 5 lần 2

Mô tả công việc – Vấn đề đặt ra:

- Tài và Nhật Trường thuyết trình thử trước nhóm

- Thời gian: Thứ 5. 14h30-15h30

- Địa điểm: Dãy nhà C cơ sở Linh Trung

- Để nhóm biết được nội dung mà nhóm thuyết trình vào ngày mai(thứ 6)

- Trong quá trình nói, các bạn trong nhóm tham gia đóng góp ý kiến cho Tài

va Trường

- Giúp hai bạn có thêm sự tự tin cho buổi thuyết trình ngày hôm sau

- Nhóm có buổi thuyết trình hiệu quả

Phương pháp:

- Cố gắng đóng góp ý kiến.

Page 223: Kỹ Năng Nhóm

Trang 222

- Sửa chữa những khuyết điểm của hai bạn

Kết quả:

- Số lượng: 9/9

- Đến trễ: 0

- Nhật Trường thuyết trình chưa được trôi chảy, lưu loát

- Do bạn chưa từng thuyết trình trước đám đông

- Tài thuyết trình khá tự tin

- Nhóm tham gia đóng góp ý kiến cho hai bạn: cố gắng hơn, thật thoải mái và

bình tĩnh khi thuyết trình

Thảo luận:

- Ưu điểm:

o Tài và Trường đã có sự chuẩn bị cho bài thuyết trình

- Nhược điểm:

o Trường thuyết trình chưa tốt

Khắc phục: Nhóm sẽ tạo điều kiện cho bạn thuyết trình trình trước

lớp

IV. ng việ đ n t ong t ần

1. Tìm hiểu về những công cụ tính toán ngoài MatLab

2. Họp nhóm tuần 6

Page 224: Kỹ Năng Nhóm

Trang 223

Á Á Á NH N MATH.COM

Họ và tên: Dương Hoàng Bích Thuận

Tuần: 6 (21/10 – 27/10/2011)

I. K i t n ng đ n t ong t ần

Tìm hiểu về các công cụ tính toán

Họp nhóm tuần 6

Phân công Nhật cùng làm đề tài Trang phục giáo viên

II. bảng i t

Thứ 5 Công việc 1: Họp nhóm tuần 6

Thứ 5 Công việc 2: Phân công cho Phước Nhật chuẩn bị

hình ảnh trong đề tài Trang phục giáo viên

Thứ 7 Công việc 3: Chuẩn bị cho đề tài Maxima

III. i tiết t ng ng việ

1. Công việc 1: Họp nhóm tuần 6

Mô tả công việc – Vấn đề đặt ra:

- Phân công công việc trong đề tài của dự án: “MatLab và một số công cụ

tính toán”

- Thời gian: Thứ 5. 14h30-15h30

- Địa điểm: Dãy nhà C cơ sở Linh Trung

- Do Thầy nói các nhóm trong lớp cần làm dần dần để nộp cuốn tiểu luận kết

thúc khóa học cho thầy

- Để Thầy thấy được sản phẩm cuối cùng mà các nhóm làm

- Thầy chấm điểm cho mỗi nhóm

- Để được điểm tốt cho môn học

- Để tốt nghiệp ra trường

Phương pháp:

- Dựa trên những yêu cầu của Thầy để hoàn thành đúng thời gian

- Tham gia đóng góp ý kiến tích cực

- Sự phân công công việc của trưởng nhóm cần hợp lý

- Phụ thuộc vào sự hiểu biết của từng thành viên trong nhóm

- Để nhận được đề tài được giao phù hợp

- Để làm việc được tốt hơn

Kết quả:

- Số lượng: 9/9

- Đến muộn: 0

- Thảo luận để phân chia công việc

Page 225: Kỹ Năng Nhóm

Trang 224

o Đã phân công công việc được cho từng bạn

o Thư ký ghi lại

o Khoa nhắc nhở các bạn cần làm nhanh để kịp tiến độ thời gian

Thảo luận:

- Ưu điểm:

o Mọi người tham gia đóng góp ý kiến tích cực

o Đưa ra nhiệm vụ cho từng thành viên trong nhóm khá hài lòng

- Nhược điểm:

o Các thành viên trong nhóm đều thích làm đề tài MatLab

Khắc phục: Nhóm phải thảo luận chi tiết hơn, phân công công việc hợp

lí.

2. Công việc 2: Phân công cho Phước Nhật chuẩn bị hình ảnh trong đề tài Trang

phục giáo viên

Mô tả công việc – Vấn đề đặt ra

- Thời gian: 15h30 – 16h

- Địa điểm: Dãy C cơ sở Linh Trung

- Số người làm đề tài Trang phục: 2 - Bích Thuận và Phước Nhật

- Cá nhân nhận nhiệm vụ A trong đề tài kỹ năng giao tiếp

- Vì đề tài Trang phục của giáo viên này có trong mục Kỹ năng giao tiếp

- Kỹ năng giao tiếp có trong dự án của nhóm

- Trong quá trình làm đề tài cần một số hình ảnh có liên quan đến trang phục

của giáo viên

- Phân công cho Nhật làm cùng

- Để rút ngắn thời gian

- Để nhanh nộp lại cho nhóm trưởng tổng kết

- Nhanh hoàn thành dự án của nhóm

- Nộp lại cho Thầy

- Thầy chấm điểm

- Để tốt nghiệp ra trường

Phương pháp

- Nhật cần chọn những hình ảnh có liên quan đến giáo viên

- Tránh trọn những hình ảnh không đúng với thuần phong mỹ tục

- Hỗ trợ cho việc thể hiện những ý chính trong mục trang phục này: Giáo

viên nam, giáo viên nữ,…

- Khuyên Nhật nên dùng Internet để tìm kiếm hình ảnh

- Công việc hoàn tất thì sẽ gửi hình lên mail của nhóm càng sớm càng tốt

Kết quả

- Nhật khá hài lòng về công việc của mình

Page 226: Kỹ Năng Nhóm

Trang 225

- Dự định sẽ làm sớm

Thảo luận

- Ưu điểm:

o Giao công việc cho Nhật khá thuận lợi

o Công việc tìm hình ảnh không quá khó

- Nhược điểm:

o Tìm bạn cùng làm công việc này phải dựa theo rất nhiều yếu tố: Đã

có ai làm nhiều việc cùng lúc, ai làm ít hơn số công việc,…

Khắc phục: Quan sát kỹ càng bản dự án của nhóm

3. Công việc 3: Chuẩn bị về đề tài Maxima

Mô tả công việc – Vấn đề đặt ra:

- Thời gian: Thứ 7. 19h-22h

- Địa điểm: Ở nhà

- Do bạn Võ Anh Khoa – Trưởng nhóm yêu cầu

- Do Khoa muốn phân công cụ thể cho các bạn có trong đề tài “ MathLab và

một số công cụ tính toán”.

- Trưởng nhóm phân công công việc cho cá nhân là tìm hiểu về Maxima.

- Vì Maxima nằm trong mục “Một số công cụ tính toán”.

- Cần phải hoàn thành

- Để đẩy nhanh tiến độ cho dự án

- Hoàn thành cuốn Tiểu luận

- Để nộp cho Thầy chấm

- Để được điểm tốt

- Để tốt nghiệp ra trường.

Phương pháp:

- Cần cài đặt Maxima để làm đề tài

- Hỗ trợ tốt cho việc viết bài

- Trao đổi, thảo luận với các bạn trong lớp xem có ai biết đến công cụ tính

toán Maxima

- Tham khảo các nguồn tin trên Internet

- Có thể hỏi thầy Huỳnh Quang Vũ – Giảng viên bộ môn Giải Tích A3 hiện

tại để biết thêm

- Để tìm hiểu được kĩ càng hơn

Kết quả:

- Tìm được tài liệu hướng dẫn về Maxima:

o Tìm để đọc nó

o Đọc để hiểu hơn

o Để viết về đề tài Maxima

o Để hoàn thành tốt.

o Để nộp cho nhóm trưởng đúng thời hạn

- Cài đặt Maxima: Linh cài đặt

http://maxima.sourceforge.net/download.html

Page 227: Kỹ Năng Nhóm

Trang 226

- Cài đặt Maxima không gặp nhiều khó khăn.

- Tham khảo tài liệu, bài viết có liên quan tới Maxima trên Internet:

thunhan.files.wordpress.com/2009/01/maxima.pdf

lib.agu.edu.vn/index.php?...217%3Amaxima...

- Biết thêm nhiều về công cụ tính toán rất hay này

- Bắt đầu xây dựng được lề để viết đề tài Maxima.

- Chuẩn bị cơ bản được 60%

Thảo luận:

- Ưu điểm:

o Biết nhiều kiến thức mới mẻ hơn về công cụ tính toán này

- Nhược điểm:

o Do Maxima không có nhiều bạn trong lớp dùng , đa số các bạn dùng

MatLab

o Hiểu rõ về Maxima còn hạn chế

o Do làm ít bài tập liên quan đến Maxima

Khắc phục: Cá nhân tự tìm hiểu nhiều hơn, Có thể hỏi thầy Huỳnh

Quang Vũ để tìm hiểu được rõ hơn.

IV. ng việ đ n t ong t ần

- Tuần 7 là tuần thi giữa học kỳ nên nhóm quyết định dừng công việc của

môn này để ôn thi.

- Công việc của nhóm sẽ bắt đầu vào tuần 8

Page 228: Kỹ Năng Nhóm

Trang 227

Á Á Á NH N MATH.COM

Họ và tên: DƯƠNG HOÀNG BÍCH THUẬN

Tuần: 8 (04/11 – 10/11/2011)

________________________________________________________________________

CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM TUẦN NÀY

1. Nhận hình ảnh về đề tài Kỹ năng giao tiếp (mục Trang phục giáo viên) (Thứ 7,

19h-20h30, ở nhà)

2. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30 – 15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

BÁO CÁO CHI TIẾT

I. VẤN ĐỀ.

1. Nhận hình ảnh về đề tài Kỹ năng giao tiếp (mục Trang phục giáo viên) (Thứ 7,

19h-20h30, ở nhà)

- Cá nhân nhận nhiệm vụ A trong đề tài kỹ năng giao tiếp

- Đã phân công rõ cho Nhật từ tuần 6

- Dặn Nhật nên hoàn thành càng sớm càng tốt

- Nhanh hoàn thành đề tài Trang phục

- Nộp cho nhóm trưởng

- Nhanh hoàn thành dự án của nhóm

- Nộp lại choThầy

2. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

- Số người : 9/9

- Nộp phần Microsoft Mathematics cho Nhật Trường.

- Thảo luận thêm các phần mềm khác ngoài Matlab, Microsoft Mathematics,

Wolfram Alpha.

- Nhóm “Kỹ năng giao tiếp” thảo luận về “Trang Phục”.

II. KẾT QUẢ

1. Nhận hình ảnh về đề tài Kỹ năng giao tiếp (mục Trang phục giáo viên) (Thứ 7,

19h-20h30, ở nhà)

- Nhật tìm được khá nhiều hình ảnh

- Chuẩn bị cơ bản được 60%

- Lắp ghép với bản Trang phục để hoàn thành

- Dự kiến sẽ gửi lên mail nhóm một cách nhanh nhất

2. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30 – 15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

Page 229: Kỹ Năng Nhóm

Trang 228

- Số người : 9/9

- Nộp phần Microsoft Mathematics cho Nhật Trường.

- Thảo luận thêm các phần mềm khác ngoài Matlab, Microsoft Mathematics,

Wolfram Alpha.

Phần mềm Maxima.

Bích Thuận làm công việc này.

- Nhóm “Kỹ năng giao tiếp” thảo luận về “Trang Phục”.

Đưa ra mục đích của “Trang Phục”.

Các đối tượng phù hợp với chủ đề.

Nội dung sơ lược về chủ đề.

Các đề xuất nhỏ trong chủ đề.

Kết quả:

Đã nhận được bản báo cáo MS Mathematics từ Khoa.

Đã hoàn thành nội dung cơ bản của “Trang Phục”.

Tiến hành bổ sung thêm phần mềm Maxima vào công việc.

III. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ

1. Nhận hình ảnh về đề tài Kỹ năng giao tiếp (mục Trang phục giáo viên) (Thứ 7,

19h-20h30, ở nhà)

- Ưu điểm:

o Nhật tìm được một số hình ảnh đẹp về trang phục của giáo viên: Cô

giáo mặc áo dài, thầy mặc comple, …

o Nhật hoàn thành sớm (tuần 6)

- Nhược điểm:

o File chưa sắp xếp thích hợp tương ứng với từng chủ đề

2. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

- Hoàn thành 80% công việc của “Matlab và một số công cụ tính toán”.

- Nhận được bản báo cáo của Khoa, hoàn tất 100% công việc.

- Đã hoàn thành nội dung cơ bản của “Trang Phục”.

- Chủ đề “Giao tiếp trong sư phạm” dự định sẽ làm vào tuần tới.

Khắc phục: Cá nhân tự sắp xếp

________________________________________________________________________

CÔNG VIỆC DỰ ĐỊNH LÀM TUẦN TỚI

- Hoàn thành 100% đề tài Trang phục

- Hoàn thành 100% đề tài Maxima

Page 230: Kỹ Năng Nhóm

Trang 229

BÁO CÁO CÁ NHÂN

MATH.COM

Họ và Tên : Dương Hoàng Bích Thuận

Tuần : 9

________________________________________________________________________

CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM TUẦN NÀY

1. Hoàn thành công việc Trang phục (Thứ 6,19h30-21h,ở phòng)

2. Hoàn thành xong đề tài Maxima (Thứ 7,19h30-22h30,ở phòng)

3. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

BÁO CÁO CHI TIẾT

I. VẤN ĐỀ

1. Hoàn thành công việc Trang phục (Thứ 6,19h30-21h,ở phòng)

Phương pháp:

- Đã nhận được hình ảnh mà Nhật gửi cho

- Đã có lề từ mấy tuần trước

- Áp dụng rồi viết lại thành 2 bản Word và PowerPoint

- Sắp xếp nội dung sao cho phù hợp: Hình ảnh cần cho nội dung nào, ví dụ

trong phần nội dung trang phục cho giáo viên nam, nữ cần chọn hình ảnh

sao cho thật đúng

- Trao đổi với Nhật về những gì liên quan tới hình ảnh khi cần thiết

- Phương thức trao đổi là Internet

2. Hoàn thành xong đề tài Maxima (Thứ 7,19h30-22h30,ở phòng)

Phương pháp:

Page 231: Kỹ Năng Nhóm

Trang 230

- Dựa trên những yêu cầu của Thầy để hoàn thành đúng thời gian

- Đã có lề từ tuần 6

- Do sắp xếp hơi lộn xộn nên cần đọc lại

- Bắt tay nhanh vào làm đề tài Maxima này

3. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

- Số người : 9/9

- Matlab và một số công cụ tính toán :

Bích Thuận nộp phần Maxima cho Nhật Trường.

Tổng hợp lại các phần đã làm trong công việc.

- Nhóm “Kỹ năng giao tiếp” thảo luận về “Giao tiếp trong sư phạm”.

II. KẾT QUẢ

1. Hoàn thành công việc Trang phục (Thứ 6,19h30-21h,ở phòng)

Phương pháp:

- Đã nhận được hình ảnh mà Nhật gửi cho

- Đã có lề từ mấy tuần trước

- Áp dụng rồi viết lại thành 2 bản Word và PowerPoint

- Sắp xếp nội dung sao cho phù hợp: Hình ảnh cần cho nội dung nào, ví dụ

trong phần nội dung trang phục cho giáo viên nam, nữ cần chọn hình ảnh

sao cho thật đúng

- Trao đổi với Nhật về những gì liên quan tới hình ảnh khi cần thiết

- Phương thức trao đổi là Internet

Nhóm trưởng Khoa nhắc mọi người làm những đề tài nhỏ thật nhanh

Vì sắp thi cuối học kỳ nên mọi người cần làm gấp

Chưa có thời gian quy định cụ thể của Thầy về việc nộp sản phẩm dự án

Cá nhân cần làm xong để nộp lại

Tài liệu đầy đủ

Công việc cần làm là sắp xếp lại để hoàn thành

Nộp lại cho nhóm trưởng

Để nhóm trưởng hoàn thành sản phẩm của dự án

Page 232: Kỹ Năng Nhóm

Trang 231

Nộp lại cho Thầy khi Thầy nhắc thời gian nộp

Thấy chấm sản phẩm cuối cùng

Để được điểm tốt cho môn học

Để tốt nghiệp ra trường

Kết quả:

- Hoàn thành xong đề tàiTrangphụcgiáo viên dưới dạng 2 file: Word và

PowerPoint.

o File Word: Làm để bổ sung vào bản dự án của nhóm. Lưu và gửi lên

mail của nhóm khi có Internet: [email protected].

o File PowerPoint: Hoàn thành vì nếu nhóm có thuyết trình trước lớp thì

sẽ dùng file này để thuyết trình.

2. Hoàn thành xong đề tài Maxima (Thứ 7,19h30-22h30,ở phòng)

Phương pháp:

- Dựa trên những yêu cầu của Thầy để hoàn thành đúng thời gian

- Đã có lề từ tuần 6

- Do sắp xếp hơi lộn xộn nên cần đọc lại

- Bắt tay nhanh vào làm đề tài Maxima này

Kết quả:

- Hoàn thành xong 2 file PowerPoint

o File PowerPoint: Hoàn thành vì nếu nhóm có thuyết trình trước lớp thì

sẽ dùng file này để thuyết trình

- Dự định khi có Internet sẽ gửi lên gmail của nhóm:

[email protected]

- Hoàn thành đề tài Maxima trong ngày thứ 7

3. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

- Số người : 9/9

- Matlab và một số công cụ tính toán :

Bích Thuận nộp phần Maxima cho Nhật Trường.

Tổng hợp lại các phần đã làm trong công việc.

Page 233: Kỹ Năng Nhóm

Trang 232

Matlab

Microsoft Mathematics

Maxima

Wolfram Alpha

- Nhóm “Kỹ năng giao tiếp” thảo luận về “Giao tiếp trong sư phạm”.

Đây là vấn đề cần thiết cho mọi người không chỉ riêng sư phạm.

Nâng cao khả năng giao tiếp trong môi trường sư phạm.

Giúp nâng cao năng lực bản thân.

Tạo mối quan hệ tốt trong xã hội.

Kết quả:

Hoàn thành nội dung cơ bản của công việc “Matlab và một số công cụ tính

toán”.

Hoàn thành “Trang Phục” và đưa ra các tiểu mục cho “Giao tiếp trong sư

phạm”.

Định nghĩa.

Quá trình giao tiếp.

Mục đích.

Vai trò.

Nguyên tắc.

III. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ

1. Hoàn thành công việc Trang phục (Thứ 6,19h30-21h,ở phòng)

- Ưu điểm:

o Được chuẩn bị trong các tuần trước rồi nên việc phải làm là sắp xếp lại

- Nhược điểm:

o Gặp nhiều khó khăn do số hình ảnh của Nhật còn sắp xếp chưa rõ

ràng

2. Hoàn thành xong đề tài Maxima (Thứ 7,19h30-22h30,ở phòng)

- Ưu điểm:

o Được chuẩn bị trong tuần 6 rồi nên việc tìm hiểu thêm thông tin không

gặp nhiều khó khăn.

- Nhược điểm:

Page 234: Kỹ Năng Nhóm

Trang 233

o Gặp nhiều khó khăn do một số lệnh nhập vào trong việc làm bài tập

chạy thử còn sai.

o Một số hình ảnh chụp từ màn hình chưa thể hiện được rõ quá trình

làmviệc trên Maxima.

3. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

- Hoàn thành 100% công việc của “Matlab và một số công cụ tính toán”.

- Hoàn thành 50% công việc của “Giao tiếp trong sư phạm”.

Khắc phục :

Quy định là tuần sau phải kết thúc công việc “Kỹ năng giao tiếp”.

_____________________________________________________________________________________

CÔNG VIỆC DỰ ĐỊNH LÀM TUẦN TỚI

- Tổng kết cuốn tiểu luận với cả nhóm

Page 235: Kỹ Năng Nhóm

Trang 234

BÁO CÁO CÁ NHÂN

MATH.COM

Họ và Tên : Dương Hoàng Bích Thuận

Tuần : 10

________________________________________________________________________

CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM TUẦN NÀY

1. Họp nhóm (Thứ 2, 13h30-15h00, dãy C cơ sở Linh Trung)

2. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

BÁO CÁO CHI TIẾT

I. VẤN ĐỀ

1. Họp nhóm (Thứ 2, 13h30-15h00, dãy C cơ sở Linh Trung)

- Tổng duyệt file tiểu luận demo.

- Nhóm “Kỹ năng giao tiếp” thảo luận về “Giao tiếp trong sư phạm”.

2. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

- Nhóm “Kỹ năng giao tiếp” nộp phần “Giao tiếp trong sư phạm”.

II. KẾT QUẢ

1. Họp nhóm (Thứ 2, 13h30-15h00, dãy C cơ sở Linh Trung)

- Số người : 9/9

- Tổng duyệt file tiểu luận demo.

Thảo luận về Margins và kích cỡ chữ trên giấy.

Thống nhất cỡ Margins như trong tiểu luận.

Cỡ chữ 13.

Thứ tự phân bố từng chương như đã sắp xếp.

- Nhóm “Kỹ năng giao tiếp” thảo luận về “Giao tiếp trong sư phạm”.

Định nghĩa.

Mục đích.

Page 236: Kỹ Năng Nhóm

Trang 235

Vai trò.

Các nguyên tắc cần biết.

Kết quả:

Đã thống nhất hoàn chỉnh file tiểu luận demo.

Đưa ra các mục cần làm cho phần “Giao tiếp trong sư phạm”.

2. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

- Số người : 9/9

- Nhóm “Kỹ năng giao tiếp” nộp phần “Giao tiếp trong sư phạm”.

- Gửi Thanh Hoài in.

Kết quả:

Hoàn thành công việc “Kỹ năng giao tiếp”.

Hoàn thành file tiểu luận demo.

Thứ 6 có file nộp thầy.

III. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ

1. Họp nhóm (Thứ 2, 13h30-15h00, dãy C cơ sở Linh Trung)

- Đã hoàn thành 100% công việc dự định.

2. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

- Đã hoàn thành 99% công việc.

- Thanh Hoài in tiểu luận nộp thầy là hoàn thành công việc.

Page 237: Kỹ Năng Nhóm

Trang 236

BÀI THU HOẠCH CÁ NHÂN CỦA DƯƠNG H ÀNG Í H THUẬN

1011396

“Kỹ năng làm việc nhóm” là môn học đã giúp em lần đầu tiên tiếp xúc với cách

học tập theo nhóm, cách làm việc theo thời gian biểu, cách viết CV, đồng thời còn rèn

luyện cho em thói quen viết một “Báo cáo cá nhân” sau mỗi công việc. Môn học đã

cung cấp cho em cũng như các bạn sinh viên khác rất nhiều các kỹ năng để làm việc tốt

hơn sau khi ra trường.Khi lần đầu lắng nghe thầy Đặng Đức Trọng nói về yêu cầu của

môn học thì em cùng các thành viên nhóm Math.Com hầu như chưa hình dung được sẽ

làm gì và học gì trong môn “Kỹ năng làm việc nhóm”, nhưng trải qua gần mười tuần thì

đã tiếp thu được những kỹ năng vô cùng cần thiết.

Theo yêu cầu của thầy thì nhóm đãbắt đầu với việc bầu ra nhóm trưởng, thủ quỷ

và thư ký. Trong đó, nhóm trưởng là người đứng ra chịu trách nhiệm, đánh giá và đưa ra

quyết định cuối cùng của nhóm; thủ quĩ có nhiệm vụ giữ các khoảng tiền của các bạn

trong nhóm để chi trả cho hoạt đông in ấnvà thư ký có nhiệm vụ ghi lại các thảo luận

của nhóm cũng như các yêu cầu của thầy trên lớp.Sau một quá trình thảo luận thì nhóm

đã đưa ra các công việc cần làm trong môn học là: Soạn nội quy nhóm, chọn đề tài,

phân chia công việc, tổng kết công việc, viết báo cáo.

Soạn nội quy nhóm là một công việc vô cùng cần thiết cho bất kỳ một nhóm học

tập nào. Nó giúp cho các thành viên trong nhóm ý thức tốt hơn về vai trò của bản thân

đối với nhóm, đồng thời tạo sự chuyên nghiệp trong cách làm việc. Từ đó, hiệu quả

công việc sẽ được nâng cao hơn, các thành viên dễ dàng làm việc với nhau hơn. Bản

thân em đã chấp hành đúng các nội quy của nhóm và hòa nhập tốt với các thành viên

của nhóm. Em đã đến đúng giờ các buổi họp cũng như các giờ học trên lớp. Nhờ vào

việc chấp hành tốt các nọi quy mà em cũng như các thành viên trong nhóm cảm thấy

bản thân đã phần nào có ý thức với môn học.Tiếp theo là chọn đề tài. Đây là phần quan

trọng nhất của môn học. Bởi vì, đây là chủ đề sẽ xuyên suốt từ đầu cho đến cuối khóa

học. Các thành viên trong nhóm sẽ nghiên cứu dựa trên đề tài này từ việc tìm tài liệu

cho đến các báo cáo cũng như bài thu hoạch. Sau nhiều tranh cãi thì ban đầu nhóm đã

chọn ra đề tài “Sư phạm”. Nhưng nhờ sự tư vấn của thầy Đặng Đức Trọng và các

khuyết điểm của đề tài đó thì nhóm đã quyết định đổi thành đề tài “Các kỹ năng trong

sư phạm”. Đây là một đề tài bao gồm các kỹ năng cần thiết cho việc giảng dạy, vì thế,

Page 238: Kỹ Năng Nhóm

Trang 237

nó rất bổ ích cho các thành viên sau này theo chuyên nghành sư phạm. Bản thân em

cũng định hướng cho mình chuyên nghành sư phạm nên em thấy đây là một đề tài rất

phù hợp cho các thành viên trong nhóm. Sự nhất trí của tất cả các thành viên cũng cho

thấy sự cần thiết của các kỹ năng trong giảng dạy đối với mỗi cá nhân cho dù sau này

có một số bạn không theo chuyên nghành sư phạm. Nhưng dù sao thì nó cũng bổ sung

một lượng kỹ năng rất lớn về sư phạm cho mỗi cá nhân. Và từ đề tài này, nhóm đã

thống nhất phân chia công việc cho từng thành viên.Phân chia công việc là một khâu

quan trọng không kém. Nhờ có sự phân công phù hợp cho mỗi thành viên mà lượng

công việc sẽ được hoàn thành đúng tiến độ cũng như không gây ra sự khó chịu cho mỗi

người. Nói như vậy bởi vì khi không phân chia công việc rõ ràng và phù hợp thì sẽ có

sự quá tải đối với thành viên này nhưng lại nhàn hạ đối với thành viên khác. Khi phân

chia công việc như vậy, không những các bạn hoàn thành mà còn đem lại hiệu quả tốt

cho công việc được giao. Và qua một thời gian họp và phân chia thì các tất cả các thành

viên đều có công việc riêng của mình. Bản thân em được phân chia nghiên cứu về : Đại

số tuyến tính, Matlab và một số công cụ tính toán, kỹ năng giao tiếp trong sư phạm.

Nhưng sang đến tuần thứ 3 thì nhóm đã chỉnh sửa các công việc cho phù hợp với yêu

cầu của thầy Đặng Đức Trọng và em sẽ nghiên cứu: Matlab và một số công cụ tính toán,

kỹ năng ăn mặc trong sư phạm. Và công việc của em bắt đầu từ tuần thứ 5 (10/10/2011).

Tất cả các công việc của mỗi thành viên đều do sự tự nguyện của cá nhân đó nên hầu

hết các công việc đều phù hợp với bản thân mỗi người. Riêng em, do thường tiếp xúc

với các phần mềm hỗ trợ tính toán nên không quá khó khăn trong việc nghiên cứu về

Matlab và một số công cụ tính toán. Bên cạnh đó em cũng có chút hiểu biết về trang

phục nên phần kỹ năng ăn mặc trong sư phạm cũng không quá khó khăn. Qua gần mười

tuần thì em đã cơ bản hoàn thành xong công việc được giao. Và các thành viên trong

nhóm cũng đã hoàn thành công việc của mình. Kết quả của các công việc sẽ được tập

hợp lại thông qua tổng kết công việc.Tổng kết công việc là khâu tập trung kết quả, sản

phẩm của mỗi thành viên để cả nhóm đưa ra ý kiến cũng như thể hiện tiến độ của mỗi

công việc sau một tuần. Nhờ đó,nhóm có thể giảm bớt hoặc tăng thêm thời gian cho một

công việc nào đó. Và nhóm đã thống nhất nộp các sản phẩm thông qua gmail

[email protected] để tất cả các thành viên đều có thể theo dõi được kết quả của

những bạn khác. Cá nhân em đã nộp sản phẩm thông qua gmail. Trong những lần nộp

sản phẩm thì cũng có những lúc trễ so với kế hoạch nhưng đã khắc phục tốt sau mỗi

tuần. Nhưng dù sao thì sự chậm trể của em cũng đã ảnh hương đến tiến độ làm việc của

các thành viên còn lại trong nhóm. Chính điều này đã rèn luyện cho bản thân em một ý

thức làm việc có trách nhiệm hơn, nhất là khi sau này ra đời làm việc.Cuối cùng, viết

báo cáo. Như đã nói, viết báo cáo là công việc lần đầu tiên tiếp xúc đối với hầu hết các

thành viên. Sau bốn lần chỉnh sửa thì nhóm đã thống nhất bảng báo cáo cá nhân bao

Page 239: Kỹ Năng Nhóm

Trang 238

gồm các phần: Báo cáo chung, báo cáo chi tiết. Trong báo cáo chi tiết gồm có: Vấn đề,

kết quả, nhận xét đánh giá. Sau mỗi tuần thì mỗi thành viên đều phải viết báo cáo cá

nhân dựa trên mẫu báo cáo của nhóm. Từ đó, thầy sẽ theo dõi các công việc của mỗi

thành viên thông qua bảng báo cáo đó. Qua gần mười tuần học thì em đã có 8 bảng báo

cáo cá nhân tương ứng với các công việc của mình. Điu này sẽ giúp ích rất nhiều cho

em khi làm việc sau này.

Bây giờ em sẽ đi sâu vào các công việc em đã làm trong môn học. Đầu tiên là tìm

hiểu về Matlab. Như chúng ta đã biết thì Matlab là một phần mềm hỗ trợ tính toán vô

cùng hữu ích. Nó giúp cho chúng ta giải quyết được những bài toán lằng nhằng, những

bài toán mang tính tổng quát cao,…Em đã được nhóm giao cho việc nghiên cứu về các

phép toán trong ma trận, cách tính đạo hàm của hàm số, cách vẽ đồ thị 2-D và 3-D. Và

em tìm kiếm tài liệu liên quan đến Matlab thông qua mạng Internet, qua bạn bè và thầy

dạy môn Matlab.

Trong phần các phép toán trong ma trận thì em đã tìm hiểu về phép trích phần tử,

trích hàng, trích cột của ma trận cũng như lệnh xây dựng các ma trận đặc biệt

như :zero(mxn), ones(mxn),…Đây là các lệnh cơ bản để tính toán ma trận trong Matlab.

Bản thân em tự thấy mình chưa tìm hiểu hết các lệnh tính toán ma trân trong Matlap,

chưa ứng dụng được các tính toán trong ma trận vào các bài toán, chưa tìm hiểu sâu sắc

về các lệnh đó, chưa đầu tư thời gian phù hợp cho công việc này. Để khắc phục khuyết

điểm này em sẽ đọc thêm tài liệu, trau dồi thêm kiến thức, học hỏi anh chị, bạn bè; đầu tư

nhiều thời gian hơn.

Trong phần tính đạo hàm trong hàm số thì em chú trọng vào phần khai triển

Taylor của một hàm số bất kỳ. Các hàm khai triển Taylor cơ bản như:

taylor(f(x)) : khai triển Taylor hàm f(x) đến bậc 5, trong vùng lân cận 0.

taylor(f(x),n) : khai triển Taylor hàm f(x) đến bậc n-1, trong vùng lân

cận 0.

taylor(f(x),a) : khai triển Taylor hàm f(x) đến bậc 5, trong vùng lân cận a.

taylor(f(x),a,n) : khai triển Taylor hàm f(x) đến bậc n-1, trong vùng lân

cận a

Các khai triển Taylor trên dùng để xấp xỉmột hàm số có đạo hàm ở mọi cấp thành một đa

thức bậc n trong lân cận một điểm cho trước, với sai số cho phép. Ở phần tính đạo hàm

của hàm số em hơi chú trọng vào phần khai triển Taylor nên các hàm tính đạo hàm khác

chưa tìm hiểu hết được, chưa biết cách tính đạo hàm cấp cao. Em sẽ khắc phục thiếu sốt

này bằng việc bỏ nhiều thời gian hơn để nghiên cứu.

Page 240: Kỹ Năng Nhóm

Trang 239

Trong phần vẽ đồ thị trong 2-D và 3-D, em đã tìm hiểu được các hàm vẽ cũng như

cách chỉnh màu sắc, hình dạng của nét vẽ như:

LineWidth: độ rộng của nét vẽ, tính bằng pt.

MarkerEdgecolor: màu của đường viền dấu (marker).

MarkerFacecolor: màu bên trong dấu.

Markersize: độ lớn của dấu, tính bằng pt.

Ngoài ra còn tìm hiểu các lệnh điều chỉnh trục tọa độ như:

text(x, y, ’...’): đặt một chú thích (trong dấu ’ ’) lên đồ thị tại tọa độ

( x, y ).

gtext(’...’):đặt chú thích lên đồ thị, vị trí đượ c xác định b ởi click chuột.

title(’...’): tựa đề của đồ thị.

xlabel(’...’): ghi nhãn cho trục Ox.

ylabel(’...’): ghi nhãn cho trục Oy.

hold on/off: bật / tắt chế độ cho phép vẽ nhiều đồ thị trong cùng một hệ

trục tọa độ.

Trong phần vẽ đồ thị này, em chưa biết cách vẽ đồ thị 3-D dạng khối. Em sẽ đầu tư nhiều

thời gian hơn để tìm hiểu về vấn đề này.

Tiếp theo là phần tìm kiếm hình ảnh cho kỹ năng ăn mặc trong sư phạm. Em đã

tìm kiếm những hình ảnh thông qua các trang web như: www.google.com;

www.sucsongmoi.net;... Em đã tìm được nhiều hình ảnh cho sản phẩm “Trang phục trong

sư phạm”. Với hình ảnh như vậy, bài viết về thu hút người đọc. Nó minh họa cho các lập

luận về cách ăn mặc của giáo viên. Mặc trên mình một trang phục phù hợp, người giáo

viên mới có thể tự tin và dồn hết tâm huyết vào bài giảng của mình. Vì hình ảnh của giáo

viên trong mắt học sinh là vô cùng quan trọng nên nếu có vẻ ngoài gấy ấn tượng tốt với

thì bạn sẽ dễ dàng truyền đạt cho học sinh hơn.

Cuối cùng là phần viết CV. Sau khi lắng nghe thầy Đặng Đức Trọng tư vấn và

tham khảo các CV mẫu trên mạng Internet thì em cũng đã hoàn thành được CV của mình.

Thiết nghĩ đây là một phần vô cùng quan trọng trong khi đi xin việc làm. Phải tùy vào

từng công ty, tùy vào nghành nghề mà chúng ta điều chỉnh CV cho phù hợp. Nếu có được

một bảng CV ấn tượng thì bạn sẽ lấy được thiện cảm đối với nhà tuyển dụng. Từ đó, ta sẽ

có được một công việc tốt để kiếm tiền nuôi sống bản thân. Cá nhân em cảm thấy bảng

CV cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu để xin vào giảng dạy ở một trường Trung Học Phổ

Thông. Sau khi nhờ các bạn đóng góp ý kiến về bảng CV thì em đã quyết định giữ

Page 241: Kỹ Năng Nhóm

Trang 240

nguyên bảng CV để giúp ích bản thân sau này. Qua công việc viết CV, em thấy mình còn

thiếu nhiều hiểu biết về một CV phù hợp xin việc. Sẽ cố gắng tìm hiểu thêm về các CV

mẫu cũng như nhờ sự tư vấn của thầy cô và các anh chị đi trước.Chúng em còn tổ chức

hợp nhóm thường xuyên nhầm kiểm tra tiến trình các công việc: Trong học kì vừa rồi

nhóm tổ chức họp vào những giờ họp cố định. Ban đầu nhóm họp hai buổi một tuần. Một

buổi họp từ 13h đến 15h thứ 2. Một buổi họp từ 14h đến 15h30 thứ 5. Bắt đầu từ tuần 6,

nhóm chỉ còn họp một ngày thứ 5 cũng ngày và giờ như trên. Nguyên nhân: nhóm đã

quen với cách viết báo cáo cá nhân và hầu hết đã nắm rõ cách làm việc trên mạng (cụ thể

là gmail) nên không cần phải họp hai lần một tuần. Tất cả các lần họp đều họp ở dãy C,

cơ sở Linh Trung.

Khó khăn:

- Trước khi học môn kỹ năng này không ai trong biết viết báo cáo cá nhân.

- Không ai biết viết CV.

- Không ai biết lập kế hoạch.

- Ít người từng làm công việc theo một nhóm.

Ưu điểm:

- Tất cả thành viên tham dự công việc rất nghiêm túc.

- Chỉ có một trường hợp nghỉ có lí do.

- Mỗi lần họp nhóm đều đạt hiệu quả công việc cao (trên 90%).

- Công việc trong lúc họp nhóm thường là phân chia công việc, thảo luận các báo

cáo cá nhân, CV…

Kết quả:

- Mọi thành viên giờ đã biết viết báo cáo theo 5W-1H.

- Tất cả các thành viên đều đã viết được một CV hoàn chỉnh theo hướng dẫn của

giáo viên.

- Trong lúc họp nhóm, cả nhóm đã lập được một bản kế hoạch theo hướng dẫn của

thầy (12 bước).

- Tuy khó khăn rất nhiều như qua các tiết học với sự giúp đỡ của giáo viên chúng

em đã giải quyết được.

Qua các công việc em đã làm và sau gần mười tuần cùng nhóm Math.com tham

gia học môn Kỹ năng làm việc nhóm thì em nhận ra mình có các khuyết điểm như sau :

1. Phối hợp với các bạn trong cùng một công việc chưa tốt (có lúc 2 người cùng làm

cùng một việc đơn giản)

2. Chưa làm chủ được thời gian cho từng công việc cụ thể (có những công việc hoàn

thành sớm hơn dự tính, còn có những việc đã làm vượt chỉ tiêu về thời gian).

Page 242: Kỹ Năng Nhóm

Trang 241

3. Không giải quyết được vấn đề internet trong thông tin với nhóm.

CURRICULUM VITAE

(HỒ SƠ XIN XÉT TUYỂN LÀ GIÁO VIÊN TRƯỜNG

THPT TƯ THỤC NGUYỄN KHUYẾN TP. HỒ CHÍ MINH)

THÔNG TIN CÁ NHÂN

Họ và tên: Dương Hoàng Bích Thuận

Giới tính: Nữ

Ngày sinh: 03/10/1992

Địa chỉ: Ký túc xá Xã hội hóa, Đại học Quốc Gia tp. Hồ Chí

Minh, Khu phố 6, phường Linh Trung, Quận Thủ Đức, tp. Hồ

Chí Minh.

Điện thoại: 01687.779.729

E-mail: [email protected]

Hôn nhân: Độc thân

Ảnh

(4x6)

TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN

Trường Khoa Năm tốt nghiệp Kết quả học tập

Trường Đại học Khoa học Tự

nhiên – Đại học Quốc Gia tp.

Hồ Chí Minh

Toán – Tin học 2014 Giỏi

TRÌNH ĐỘ NGOẠI NGỮ

(1-Bắt đầu 2-Tạm được 3-Có khả năng 4-Thành thạo)

Ngoại ngữ Nghe Nói Đọc Viết

Tiếng Anh 3 2 3 3

KỸ NĂNG

Page 243: Kỹ Năng Nhóm

Trang 242

Có kỹ năng giao tiếp và trình bày

Có khả năng làm việc nhóm

Nghiên cứu độc lập

Biết tổ chức, sắp xếp, làm việc theo nguyên tắc

Dễ thích nghi với môi trường học tập, môi trường làm việc mới

CÁC DỰ ÁN ĐÃ THAM GIA

KỸ NĂNG SƯ PHẠM

Số người tham gia: 9

Vai trò trong dự án:

Tổng hợp

Mô tả sản phẩm: Gồm 6 chương (81 trang) trình bày các kỹ

năng cần thiết để phục vụ cho quá trình giảng dạy của giáo viên

BÀI TẬP GIỚI HẠN VÀ ỨNG DỤNG

Số người tham gia: 2

Vai trò trong dự án:

Chủ biên

Mô tả sản phẩm: Gồm 5 chương (210 trang) với các bài tập

theo chủ đề trong mỗi chương và lời giải, các bài tập bổ sung.

Ứng dụng của giới hạn trong các bài toàn thực tế.

LUẬN ÁN TỐT NGHIỆP

Số người tham gia: 3

Vai trò trong dự án:

Tổng hợp

Mô tả sản phẩm: Gồm 4 chương (150 trang) trình bày về

Phương trình vi phân và những ứng dụng của nó trong thực tế.

HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA

Là thành viên trong Câu lạc bộ Học thuật của Khoa Toán-Tin trong nhiều năm

liền: Trong Ban ra đề Cuộc thi Đi tìm lời giải (AFS) năm 2011, 2012, 2013, thành

viên ban Hậu cần (năm 2010).

Dạy thêm môn Toán lớp 11 cho em Nguyễn Văn Hùng (THPT Nguyễn Khuyến)

trong 4 tháng, giúp em đạt điểm giỏi cho môn Toán.

Hiến máu nhân đạo

Tham gia tích cực các hoạt động: Mùa hè xanh, Câu lạc bộ tình nguyện, Đội Công

tác xã hội, Văn minh học đường, …

THÀNH TÍCH CÁ NHÂN

Nhận được một số học bổng: Học bổng Nguyễn Văn Đến (năm 2011), Học bổng

khuyến khích học tập (2011), …

Đạt Danh hiệu Sinh viên năm tốt cấp trường (2013).

SỞ THÍCH

Page 244: Kỹ Năng Nhóm

Trang 243

Tham gia các hoạt động xã hội, tình nguyện vì cộng đồng.

Nghe nhạc, đọc sách báo, tìm hiểu những phương pháp mới

Đánh đàn và thưởng thức âm nhạc

Thể thao: Bóng chuyền, cầu lông.

TRẦN HỒNG TÀI

BÁO CÁO CÁ NHÂN

MATH.COM

Họ và Tên: Trần Hồng Tài

Tuần: 2

________________________________________________________________________

CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM TUẦN NÀY

1. Họp nhóm chọn đề tài, phân chia công việc (Thứ 6, 10h-12h30, dãy C).

2. Làm Powerpoint thuyết trình giới thiệu nhóm (Thứ 2, ở nhà)

3. Họp nhóm lập kế hoạch và báo cáo cá nhân (thứ 2, 13h-15h30, dãy C).

BÁO CÁO CHI TIẾT

I. VẤN ĐỀ

1. Họp nhóm chọn đề tài, phân chia công việc (Thứ 6, 10h-12g30, dãy C).

- Số người : 9/9

- Hoàn thành bản dự án mẫu cho nhóm.

- Thiết lập được khuôn của bản báo cáo cá nhân chung cho tất cả thành viên.

2. Làm Powerpoint thuyết trình giới thiệu nhóm (Thứ 2, ở nhà)

- Tự thực hiện tại nhà

3. Họp nhóm lập kế hoạch và báo cáo cá nhân (thứ 2, 13h-15h30, dãy C).

- Số người : 9/9

- Hoàn thành bản dự án mẫu cho nhóm.

- Thiết lập được khuôn của bản báo cáo cá nhân chung cho tất cả thành viên.

II. KẾT QUẢ

1. Họp nhóm chọn đề tài và phân chia công việc (Thứ 6, 10h-12g30, dãy C).

Page 245: Kỹ Năng Nhóm

Trang 244

- Số người: 9/9.

- Chọn đề tài cho dự án: Sư Phạm.

- Phân chia công việc (bản dự án và công việc từng người đính kèm ở trang sau).

Chọn đề tài Sư Phạm vì sinh viên học ngành Toán-tin nếu không tìm

được việc thì đều có thể đi dạy (dạy thêm).

Phân công công việc cho mọi người rất quan trọng vì đây là môn kĩ

năng

Kết quả:

Đã có được bản kế hoạch cho dự án

Tên dự án: Sư Phạm.

Trưởng dự án: Võ Anh Khoa.

Thời gian bắt đầu: 23/9/2011.

Thời gian kết thúc: 27/11/2011.

Đã phân chia công việc cho tất cả mọi người (có đính kèm công việc chi

tiết cho từng người ở mặt sau).

Công việc được phân chia theo từng tuần.

Phù hợp với từng mục đích của nhóm.

2. Làm Powerpoint thuyết trình giới thiệu nhóm (Thứ 2, ở nhà)

- Làm Powerpoint giới thiệu nhóm Mathcom (thành viên, quy tắc làm việc, đề

tài)

3. Họp nhóm lập kế hoạch và báo cáo cá nhân (thứ 2, 13h-15h30, dãy C)

a. Số người : 9/9

b. Hoàn thành bản dự án mẫu cho nhóm.

c. Thiết lập được khuôn của bản báo cáo cá nhân chung cho tất cả thành viên.

Kết quả 3:

Đã có file bản kế hoạch cho dự án.

o Đã in bản kế hoạch thành văn bản

o Mỗi bạn trong nhóm giữ một bản để tiện việc theo dõi tiến độ

o Chuẩn bị cho công việc tuần tiếp theo.

Đã có được bản báo cáo cá nhân mẫu. (kèm theo ở trang sau)

o Bản báo cáo mẫu được giao cho mọi người viết theo từng tuần.

o Viết để nộp cho thầy.

o Để báo cáo cho thầy biết công việc cụ thể bản thân trong tuần.

o Nhằm đạt điểm cao cho môn học.

III. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ

Page 246: Kỹ Năng Nhóm

Trang 245

1. Chọn đề tài, phân chia công việc (Thứ 6, 10h-12g30, dãy C).

- 100% thành viên trong nhóm tán thành đề tài “Sư phạm”.

- Mẫu báo cáo cá nhân được mọi người xây dựng, đóng góp.

- Tất cả đều hài lòng với mẫu báo cáo của nhóm.

2. Làm Powerpoint thuyết trình giới thiệu nhóm

- Bản powerpoint bị lỗi background do sử dụng powerpoint 2007

3. Lập kế hoạch và báo cáo cá nhân (thứ 2, 13h-15h30, dãy C).

- Lập kế hoạch

- Bản kế hoạch nêu khá chi tiết công việc của từng người theo từng tuần.

- Nêu được những mục tiêu chính cho dự án.

- Nêu được những lợi ích mỗi người có được sau khi hoàn thành môn học.

- Báo cáo cá nhân (thứ 2, 13h-15h30, dãy C).

- Báo cáo cá nhân tuy được mọi người chấp thuận nhưng bản thân thấy còn

nhiều thiếu sót:

Chưa nêu rõ chi tiết thành quả của công việc.

Chưa nêu được mục tiêu cho từng công việc cụ thể trong tuần.

Khắc phục :

Sẽ thuyết trình trước lớp bản báo cáo để nhận được sự góp ý từ thầy và các

bạn.

_____________________________________________________________________________________

CÔNG VIỆC DỰ ĐỊNH LÀM TUẦN TỚI

- Thảo luận với các bạn trong nhóm về Lecture Maker.

- Tiếp tục hoàn thiện phần PowerPoint

Page 247: Kỹ Năng Nhóm

Trang 246

BÁO CÁO CÁ NHÂN

MATH.COM

Họ và Tên: Trần Hồng Tài

Tuần: 3

________________________________________________________________________

CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM TUẦN NÀY

1. Thảo luận Power Point (Thứ 6, 10g30 – 11g, dãy C)

2. Họp nhóm (Thứ 2, 13h-15h30, dãy C)

3. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C)

4. Tìm hiểu một số thao tác nâng cao trong Powerpoint (Thứ 4 ở nhà)

BÁO CÁO CHI TIẾT

I. VẤN ĐỀ

1. Thảo luận Power Point (Thứ 6, 10g30 – 11g, dãy C)

- Các bạn cùng thảo luận: Trường, Khương, Hùng.

- Phân chia công việc của Powerpoint cho những người trong nhóm.

2. Họp nhóm (Thứ 2, 13h-15h30, dãy C)

- Số người : 9/9

- Biểu quyết về việc chuyển đề tài cho dự án

- Thảo luận về báo cáo cá nhân

3. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C)

- Số người : 9/9

- Thảo luận về thời gian biểu cá nhân

4. Tìm hiểu một số thao tác nâng cao trong Powerpoint (Thứ 4 ở nhà)

II. KẾT QUẢ

Page 248: Kỹ Năng Nhóm

Trang 247

1. Thảo luận Power Point (Thứ 6, 10g30 – 11g, dãy C)

- Các bạn cùng thảo luận: Trường, Khương, Hùng.

o Những người chịu trách nhiệm chính nhóm họp và phân chia công việc.

o Chia công việc ra để tạo sản phẩm cho tiểu luận.

o Bản phân công được Trường đánh máy và đính kèm và báo cáo của

Trường.

- Phân chia công việc của Powerpoint cho những người trong nhóm.

o Bản phân công phân chia công việc từng người một cách rõ ràng.

o Trường sẽ đánh máy và gửi lại cho mỗi người trong nhóm.

2. Họp nhóm (Thứ 2, 13h-15h30, dãy C )

- Số người : 9/9

- Thay đổi đề tài của dự án

Dự án mới: Kỹ năng trong Sư phạm

Được sự nhất trí của tất cả các thành viên trong nhóm

Kết quả:

Hầu hết các đề tài được giữ nguyên như cũ

Bỏ đi các đề tài: Đại số tuyến tính, Giải tích cơ sở

Các đề tài được giữ lại đều tập trung vào kỹ năng trong ngành sư phạm

- Thảo luận về báo cáo cá nhân

Sửa báo cáo cá nhân:

Đã thảo luận cùng 8 bạn còn lại trong nhóm

Đã hình dung được cách viết một bài báo cáo cá nhân như thầy nói: Có

5W-1H

Thảo luận cùng mọi người để viết thử báo cáo

3. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C )

- Thảo luận về thời gian biểu cá nhân

Hoài có đưa ra bảng thời gian biểu cá nhân

Mọi người tham gia đóng góp ý kiến, sửa lại

Quyết định lấy bảng thời gian biểu của Hoài để nộp thầy xem vào thứ

sáu.

4. Tìm hiểu một số thao tác nâng cao trong Powerpoint (Thứ 4 ở nhà)

- Tìm hiểu bằng help của Microsoft Powerpoint

- Sử dụng Powerpoint 2007

III. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ

1. Thảo luận Power Point (Thứ 6, 10g30 – 11g, dãy C)

- Công việc được phân chia rõ ràng.

- Phần việc của bản thân phù hợp khả năng.

2. Họp nhóm (Thứ 2, 13h-15h30, dãy C )

- Nhóm có mặt đầy đủ các thành viên

Page 249: Kỹ Năng Nhóm

Trang 248

- Mọi người tham gia đóng góp ý kiến tích cực

- Không có nhiều ý kiến trái ngược nhau trong việc sửa Dự án (dự án cũ không

khả thi do kiến thức vẫn còn hạn chế).

- Các thành viên đều nhất trí với dự án mới.

- Sửa Dự án không gặp nhiều khó khăn

- Phải sửa cho kịp tiến độ học nên nhóm hơi lúng túng

- Khắc phục: họp nhóm vào tuần tới nhằm đề ra những kế hoạch cụ thể hơn cho

dự án mới

3. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C )

- Nhóm có mặt đầy đủ các thành viên

- Nhóm đã sửa được bản thời gian biểu của bạn Hoài một cách phù hợp hơn

- Khắc phục: Nhóm trưởng cần yêu cầu các bạn còn lại viết để có bản thời gian

biểu và nộp lại cho thầy

4. Tìm hiểu một số thao tác nâng cao trong Powerpoint (Thứ 4 ở nhà)

- Thực hiện được các thao tác (chèn hình, chèn textbox, background, design, …)

_____________________________________________________________________________________

CÔNG VIỆC DỰ ĐỊNH LÀM TUẦN TỚI

- Hoàn thiện phần Powerpoint

Page 250: Kỹ Năng Nhóm

Trang 249

BÁO CÁO CÁ NHÂN

MATH.COM

Họ và Tên: Trần Hồng Tài

Tuần: 4

________________________________________________________________________

CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM TUẦN NÀY

1. Chỉnh sửa bản thuyết trình phần powerpoint (Thứ 2, ở nhà)

2. Họp nhóm sửa dự án và báo cáo cá nhân (Thứ 2, 13h – 15h, tại dãy C).

3. Họp nhóm thảo luận thời gian biểu cá nhân (Thứ 5, 14h30 – 15h30, dãy C).

BÁO CÁO CHI TIẾT

I. VẤN ĐỀ

1. Chỉnh sửa bản thuyết trình phần powerpoint (Thứ 2, ở nhà)

- Tải bản thuyết trình của Hùng

- Chỉnh sửa nội dung

- Thêm hình ảnh

- Thêm background

2. Họp nhóm sửa dự án và báo cáo cá nhân (Thứ 2, 13h – 15h, tại dãy C, ).

- Số người : 9/9

- Sửa dự án:

Do trong dự án trước có những kiến thức chuyên môn mà nhóm còn hạn

chế.

Page 251: Kỹ Năng Nhóm

Trang 250

Thầy Đặng Đức Trọng yêu cầu nhóm nên đổi dự án để dễ làm việc

chung với nhau hơn.

Dễ học hơn.

Có kết quả học tập tốt.

Củng cố thêm nhiều kỹ năng hơn.

- Sửa báo cáo cá nhân.

Do thầy Đặng Đức Trọng yêu cầu mọi thành viên trong nhóm đều phải

biết viết báo cáo cá nhân.

Đã sang tuần thứ 3 mà các bạn trong lớp thấy khó khăn khi viết báo cáo

cá nhân.

Do các bạn trong lớp nói chung và trong nhóm nói riêng chưa viết báo

cáo cá nhân bao giờ.

3. Họp nhóm thảo luận thời gian biểu cá nhân (Thứ 5, 14h30 – 15h30, dãy C ).

- Số người : 9/9

- Sửa thời gian biểu:

Do thầy Đặng Đức Trọng yêu cầu mỗi nhóm phải có một thời gian biểu

cá nhân.

Để thầy theo dõi lịch học môn Kỹ năng làm việc nhóm của các bạn khi

ở trường cũng như ở nhà.

Để thầy chỉnh sửa cho mỗi thời gian biểu sao cho sắp xếp có tính khoa

học hơn.

II. KẾT QUẢ

1. Chỉnh sửa bản thuyết trình phần powerpoint (Thứ 2, ở nhà)

- Hoàn tất bài thuyết trình phần powerpoint

2. Họp nhóm sửa dự án và báo cáo cá nhân (Thứ 2, 13h – 15h, tại dãy C, ).

- Số người : 9/9

- Kết quả 1:

o Sửa dự án:

Đã sửa được dự án

Dự án mới: Kỹ năng trong sư phạm.

Được sự nhất trí của tất cả các thành viên trong nhóm.

Hầu hết các đề tài được giữ nguyên như cũ.

Bỏ đi các đề tài: Giải tích cơ sở; Đại số tuyến tính.

Các thành viên không phải làm đề tài Giải tích cơ sở và Đại số tuyến

tính.

Vì các đề tài trên đã được bỏ đi.

Có bản kèm theo.

Page 252: Kỹ Năng Nhóm

Trang 251

- Kết quả 2:

o Sửa báo cáo cá nhân:

Đã hình dung được cách viết một bài báo cáo cá nhân như yêu cầu

của thầy Đặng Đức Trọng: 5W-1H

Thảo luận cùng mọi người để viết thử báo cáo cá nhân.

3. Họp nhóm thảo luận thời gian biểu cá nhân (Thứ 5, 14h30 – 15h30, dãy C ).

- Số người : 9/9

Hoài đã đưa ra bảng thời gian biểu cá nhân tuần trước, tuần này tiếp

tục hoàn thiện;

Mọi người tham gia đóng góp ý kiến nhằm hoàn thiện thời gian biểu

cá nhân.

Quyết định lấy bảng thời gian biểu của Hoài để nộp thầy sửa vào thứ

sáu.

III. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ

1. Chỉnh sửa bản thuyết trình phần powerpoint (Thứ 2, ở nhà)

o Hoàn thành công việc.

o Đã có bài thuyết trình powerpoint

2. Họp nhóm sửa dự án và báo cáo cá nhân (Thứ 2, 13h – 15h, tại dãy C, ).

a. Ưu điểm:

i. Nhóm đi đầy đủ.

ii. Mọi người tích cực tham gia đóng góp ý kiến.

iii. Sửa dự án không gặp nhiều khó khăn.

b. Khuyết điểm:

i. Phải chỉnh sửa cho kịp tiến độ nên còn nhiều lúng túng.

c. Khắc phục: Dành nhiều thời gian để tìm hiểu về báo cáo cá nhân.

3. Họp nhóm thảo luận thời gian biểu cá nhân (Thứ 5, 14h30 – 15h30, dãy C ).

a. Ưu điểm:

i. Đã biết cách xây dựng thời gian biểu.

_____________________________________________________________________________________

CÔNG VIỆC DỰ ĐỊNH LÀM TUẦN TỚI

- Lấy nhận xét của nhóm phần powerpoint

- Thuyết trình powerpoint

Page 253: Kỹ Năng Nhóm

Trang 252

BÁO CÁO CÁ NHÂN

MATH.COM

Họ và Tên : Trần Hồng Tài

Tuần : 5

________________________________________________________________________

CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM TUẦN NÀY

1. Tìm hiểu một số CV mẫu trên mạng (Thứ 7, 18h-18h30, ở nhà)

2. Họp nhóm (Thứ 2, 13h-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

3. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

BÁO CÁO CHI TIẾT

I. VẤN ĐỀ

1. Tìm hiểu một số CV mẫu trên mạng (Thứ 7, 18h-18h30, ở nhà)

- Đọc CV mẫu trên các trang web

- http://jobsearch.about.com/od/cvsamples/Sample_Curriculum_Vitae.htm

- http://www.kent.ac.uk/careers/cv/cvexamples.htm

- http://www.resume-resource.com/examples-cv.html

2. Họp nhóm (Thứ 2, 13h-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

- Số người : 8/9

- Vắng : Thanh Hà

- Lập dãy mục đích

- Làm Power Point

3. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

- Số người : 9/9

Page 254: Kỹ Năng Nhóm

Trang 253

- Thuyết trình thử. (Hồng Tài, Nhật Trường)

II. KẾT QUẢ

1. Tìm hiểu một số CV mẫu trên mạng (Thứ 7, 18h-18h30, ở nhà)

- Đọc CV mẫu trên các trang web

- http://jobsearch.about.com/od/cvsamples/Sample_Curriculum_Vitae.htm

- http://www.kent.ac.uk/careers/cv/cvexamples.htm

- http://www.resume-resource.com/examples-cv.html

Do thầy Đặng Đức Trọng yêu cầu môn học này phải biết cách viết CV.

CV là phần quan trọng trong xin việc làm.

Nhà tuyển dụng biết thêm thông tin cá nhân.

Tăng cơ hội trúng tuyển.

Kiếm được tiền.

Kết quả 1:

Đã biết được cấu trúc cơ bản của một CV.

Sơ yếu lý lịch.

Trình độ học vấn.

Trình độ ngoại ngữ.

Kỹ năng.

Các dự án đã tham gia.

Thành tích cá nhân.

Hoạt động ngoại khóa.

Sở thích.

Đã viết được một bản CV. (kèm theo ở trang sau)

2. Họp nhóm (Thứ 2, 13h-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

- Số người : 8/9

- Vắng : Thanh Hà (họp cán bộ Đoàn)

Lý do vắng chính đáng.

Nhóm trưởng truyền đạt lại qua mạng các công việc đã làm ngày hôm

đó.

Tất cả thành viên phải nắm rõ các công việc.

Hoàn thành tốt công việc được giao.

Đạt điểm tốt môn học.

- Lập dãy mục đích

Thầy Đặng Đức Trọng yêu cầu.

Xác định mục tiêu trung tâm. (kèm theo ở trang sau)

Mục tiêu chính của dự án.

Để đề ra công việc chính của dự án.

Page 255: Kỹ Năng Nhóm

Trang 254

Phân chia công việc cho mỗi người.

Đúng với mục tiêu cần đạt của môn học.

Kết quả 2.1:

Đã có một bảng PDF cho thầy xem.

- Làm Power Point (chỉnh Background)

Để bài trình chiếu đẹp mắt hơn.

Hấp dẫn người nghe thuyết trình.

Để mọi người chú ý lắng nghe.

Để có được nhiều nhận xét.

Để rút kinh nghiệm cho các công việc tiếp theo.

Kết quả 2.2:

Có một bài trình chiếu Power Point về “Power Point và một số phần mềm

trình chiếu”.

Có bảng in nộp thầy.

3. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

- Số người : 9/9

- Thuyết trình thử. (Hồng Tài, Nhật Trường)

Chuẩn bị để thuyết trình tốt cho thứ 6.

Kết quả 3:

Các bạn đã có sự tự tin cho buổi thuyết trình hôm sau.

III. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ

1. Tìm hiểu một số CV mẫu trên mạng (Thứ 7, 18h-18h30, ở nhà)

- Hoàn thành 90% công việc.

- 10% chưa đạt được.

“Kinh nghiệm làm việc” chưa đầy đủ.

Chưa nắm bắt rõ các mục tiêu cần thiết cần có trong CV.

Khắc phục :

Viết lại một bản CV mới với mục “Kinh nghiệm làm việc” đầy đủ và cụ thể.

2. Họp nhóm (Thứ 2, 13h-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

- Lập dãy mục đích.

Đủ nội dung cơ bản cho một dãy mục đích. (kèm theo ở trang sau)

- Làm Power Point (chỉnh Background)

Page 256: Kỹ Năng Nhóm

Trang 255

Đã hài lòng với Background cho Power Point.

3. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

- Bạn Nhật Trường thuyết trình thử chưa lưu loát, trôi chảy.

Do chưa quen nói chuyện trước đám đông.

Khắc phục :

Nhóm sẽ tạo nhiều cơ hội cho bạn thuyết trình trước lớp.

_____________________________________________________________________________________

CÔNG VIỆC DỰ ĐỊNH LÀM TUẦN TỚI

- Nhận công việc phần matlab

- Làm một phần công việc matlab

Page 257: Kỹ Năng Nhóm

Trang 256

BÁO CÁO CÁ NHÂN

MATH.COM

Họ và Tên : Trần Hồng Tài

Tuần : 6

________________________________________________________________________

CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM TUẦN NÀY

1. Tìm hiểu tham khảo matlab (Thứ 7, ở nhà)

2. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

BÁO CÁO CHI TIẾT

I. VẤN ĐỀ

1. Tìm hiểu matlab (Thứ 7, ở nhà)

- Cài đặt matlab R2010b

- Đọc tài liệu “đề cương giảng dạy thực hành laboratory” hết chương 1,2,3

o Chương 1 giới thiệu

o Chương 2 Nhập môn matlab

o Chương 3 Các hàm toán học

- Làm bài tập trong “đề cương giảng dạy thực hành laboratory” hết chương 2,3

2. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

- Số người : 9/9.

- Nhận công việc được phân chia là cách sử dụng matlab.

II. KẾT QUẢ

1. Tìm hiểu matlab (Thứ 7, ở nhà)

Page 258: Kỹ Năng Nhóm

Trang 257

- Cài đặt matlab R2010b

o Matlab là một phần mềm cần thiết

o Phải cài đặt để sử dụng

o Phải sử dụng thì mới hiểu được

o Phải hiểu thì mới có thể viết báo cáo

o Viết báo cáo để hoàn tất dự án

- Đọc tài liệu “đề cương giảng dạy thực hành laboratory” hết chương 1,2,3

o Đọc tài liệu để biết các câu lệnh trong Matlab

o Phải biết các câu lệnh thì mới làm việc được với Matlab

o Phải làm việc được với Matlab thì mới hiểu được

- Làm thử bài tập trong “đề cương giảng dạy thực hành laboratory” hết chương

2,3

o Muốn hiểu nhiều về matlab phải biết các lệnh

o Làm bài tập để nhớ câu lệnh trong Matlab

o Nhớ câu lệnh để làm việc với Matlab tốt hơn

2. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

- Số người : 9/9

- Nhận phân công công việc trong tuần.

III. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ

1. Tìm hiểu matlab (Thứ 7, ở nhà).

- Công việc hoàn thành tốt

- Không gặp trở ngại.

2. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

- Phân chia công việc của nhóm trưởng rất hợp lí.

- Công việc nhận được phù hợp với bản thân.

_____________________________________________________________________________________

CÔNG VIỆC DỰ ĐỊNH LÀM TUẦN TỚI

- Tuần tới là tuần thi giữa học kỳ nên cả nhóm quyết định hoãn dự án.

Page 259: Kỹ Năng Nhóm

Trang 258

BÁO CÁO CÁ NHÂN

MATH.COM

Họ và Tên : Trần Hồng Tài

Tuần : 8

________________________________________________________________________

CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM TUẦN NÀY

1. Tìm hiểu phần đồ thị matlab (thứ 2 19h-21h30 ở nhà)

2. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

3. Đánh máy phần 5.1 matlab (thứ 4, 19h-21h, ở nhà).

BÁO CÁO CHI TIẾT

I. VẤN ĐỀ

1. Tìm hiểu phần đồ thị Matlab (thứ 2 19h-21h30 ở nhà)

- Đọc chương 6 (đồ thị) “đề cương giảng dạy thực hành laboratory”

- Làm bài tập chương 6 “đề cương giảng dạy thực hành laboratory”

- Đọc tài liệu “getting starter” phần Graphic từ trang 3-1 tới trang 3-77

2. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

- Số người : 9/9

- Nộp phần Microsoft Mathematics cho Nhật Trường.

- Thảo luận thêm các phần mềm khác ngoài Matlab, Microsoft Mathematics,

Wolfram Alpha.

- Nhóm “Kỹ năng giao tiếp” thảo luận về “Trang Phục”.

3. Đánh máy phần 5.1 của Matlab (thứ 4, 19h-21h, ở nhà).

Page 260: Kỹ Năng Nhóm

Trang 259

II. KẾT QUẢ

1. Tìm hiểu phần đồ thị Matlab (thứ 2 19h-21h30 ở nhà)

- Đọc hết chương 6 (đồ thị) “đề cương giảng dạy thực hành laboratory”

o Biết cách vẽ đồ thị 2D

o Biết một số thao tác trên đồ thị 2D

- Làm hết bài tập chương 6 “đề cương giảng dạy thực hành laboratory”

- Đọc tài liệu “getting starter” phần Graphic từ trang 3-1 tới trang 3-77

o Biết cách vẽ đồ thị 3D

o Biết thêm nhiều cách vẽ đồ thị 2D

Vẽ đồ thị trong matlab là một ứng dụng quan trọng

Phải biết cách vẽ đồ thị vì là phần được phân công trong đề tài

Phải hoàn thành đề tài thì nhóm mới có hoàn thành phần matlab

Hoàn thành phần matlab mới hoàn thành tiểu luận

Hoàn thành tiểu luận nộp thầy mới có điểm môn học

2. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

- Số người : 9/9

- Nộp phần Microsoft Mathematics cho Nhật Trường.

- Thảo luận thêm các phần mềm khác ngoài Matlab, Microsoft Mathematics,

Wolfram Alpha.

Phần mềm Maxima.

Bích Thuận làm công việc này.

- Nhóm “Kỹ năng giao tiếp” thảo luận về “Trang Phục”.

Đưa ra mục đích của “Trang Phục”.

Các đối tượng phù hợp với chủ đề.

Nội dung sơ lược về chủ đề.

Các đề xuất nhỏ trong chủ đề.

Kết quả:

Đã nhận được bản báo cáo MS Mathematics từ Khoa.

Đã hoàn thành nội dung cơ bản của “Trang Phục”.

Tiến hành bổ sung thêm phần mềm Maxima vào công việc.

3. Đánh máy phần 5.1 của Matlab (thứ 5, 19h-21h, ở nhà).

- Hoàn tất phần 5.1 đồ thị 2D trong Matlab

o Đánh máy để nộp.

o Nộp để làm tiểu luận.

o Làm tiểu luận để lấy điểm.

o Có điểm để không bị rớt.

Page 261: Kỹ Năng Nhóm

Trang 260

o Không bị rớt thì mới ra trường được để đi làm.

III. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ

1. Tìm hiểu phần đồ thị Matlab (thứ 2 19h-21h30 ở nhà)

- Công việc hoàn thành mất thời gian hơn dự tính

- Nguyên nhân:

o Đọc chậm

o Có lúc không tập trung

- Cách giải quyết :

o Chú ý tập trung hơn

o Đọc nhiều để tăng tốc độ đọc

2. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

3. Đánh máy phần 5.1 của Matlab (thứ 5, 19h-21h, ở nhà).

- Công việc hoàn thành không gặp khó khăn

_____________________________________________________________________________________

CÔNG VIỆC DỰ ĐỊNH LÀM TUẦN TỚI

- Tiếp tục làm Matlab

Page 262: Kỹ Năng Nhóm

Trang 261

BÁO CÁO CÁ NHÂN

MATH.COM

Họ và Tên : Trần Hồng Tài

Tuần : 9

________________________________________________________________________

CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM TUẦN NÀY

1. Đánh máy phần 5.2 Matlab (Thứ 2, 20h-22h, ở nhà)

2. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

BÁO CÁO CHI TIẾT

I. VẤN ĐỀ

1. Đánh máy phần 5.2 Matlab (Thứ 2, 20h-22h, ở nhà)

- Đánh máy phần 5.2 Đồ thị 3D

- Tổng hợp 5.1 với 5.2.

2. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

- Số người : 9/9

- Matlab và một số công cụ tính toán :

Bích Thuận nộp phần Maxima cho Nhật Trường.

Tổng hợp lại các phần đã làm trong công việc.

- Nhóm “Kỹ năng giao tiếp” thảo luận về “Giao tiếp trong sư phạm”.

II. KẾT QUẢ

Page 263: Kỹ Năng Nhóm

Trang 262

1. Đánh máy phần 5.2 Matlab (Thứ 2, 20h-22h, ở nhà)

- Hoàn thành phần 5.2 đồ thị 2D trong Matlab

- Hoàn thành phần 5 đồ thị trong Matlab

o Đánh máy để nộp.

o Nộp để làm tiểu luận.

o Làm tiểu luận để lấy điểm.

o Có điểm để không bị rớt.

o Không bị rớt thì mới ra trường được để đi làm.

2. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

- Số người : 9/9

- Matlab và một số công cụ tính toán :

Bích Thuận nộp phần Maxima cho Nhật Trường.

Tổng hợp lại các phần đã làm trong công việc.

Matlab

Microsoft Mathematics

Maxima

Wolfram Alpha

- Nhóm “Kỹ năng giao tiếp” thảo luận về “Giao tiếp trong sư phạm”.

Đây là vấn đề cần thiết cho mọi người không chỉ riêng sư phạm.

Nâng cao khả năng giao tiếp trong môi trường sư phạm.

Giúp nâng cao năng lực bản thân.

Tạo mối quan hệ tốt trong xã hội.

Kết quả:

Hoàn thành nội dung cơ bản của công việc “Matlab và một số công cụ tính

toán”.

Hoàn thành “Trang Phục” và đưa ra các tiểu mục cho “Giao tiếp trong sư

phạm”.

Định nghĩa.

Quá trình giao tiếp.

Mục đích.

Vai trò.

Nguyên tắc.

III. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ

1. Đánh máy phần 5.2 Matlab (Thứ 2, 20h-22h, ở nhà)

- Hoàn thành 100% công việc

- Đã có phần 5 đồ thị trong Matlab

Page 264: Kỹ Năng Nhóm

Trang 263

2. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

- Hoàn thành 100% công việc của “Matlab và một số công cụ tính toán”.

- Hoàn thành 50% công việc của “Giao tiếp trong sư phạm”.

Khắc phục :

Quy định là tuần sau phải kết thúc công việc “Kỹ năng giao tiếp”.

_____________________________________________________________________________________

CÔNG VIỆC DỰ ĐỊNH LÀM TUẦN TỚI

- Công việc hoàn thành

BÁO CÁO CÁ NHÂN

MATH.COM

Họ và Tên : Trần Hồng Tài

Tuần : 10

________________________________________________________________________

CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM TUẦN NÀY

1. Họp nhóm (Thứ 2, 13h30-15h00, dãy C cơ sở Linh Trung)

2. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

BÁO CÁO CHI TIẾT

I. VẤN ĐỀ

1. Họp nhóm (Thứ 2, 13h30-15h00, dãy C cơ sở Linh Trung)

- Tổng duyệt file tiểu luận demo.

- Nhóm “Kỹ năng giao tiếp” thảo luận về “Giao tiếp trong sư phạm”.

2. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

- Nhóm “Kỹ năng giao tiếp” nộp phần “Giao tiếp trong sư phạm”.

II. KẾT QUẢ

1. Họp nhóm (Thứ 2, 13h30-15h00, dãy C cơ sở Linh Trung)

- Số người : 9/9

- Tổng duyệt file tiểu luận demo.

Thảo luận về Margins và kích cỡ chữ trên giấy.

Page 265: Kỹ Năng Nhóm

Trang 264

Thống nhất cỡ Margins như trong tiểu luận.

Cỡ chữ 13.

Thứ tự phân bố từng chương như đã sắp xếp.

- Nhóm “Kỹ năng giao tiếp” thảo luận về “Giao tiếp trong sư phạm”.

Định nghĩa.

Mục đích.

Vai trò.

Các nguyên tắc cần biết.

Kết quả:

Đã thống nhất hoàn chỉnh file tiểu luận demo.

Đưa ra các mục cần làm cho phần “Giao tiếp trong sư phạm”.

2. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

- Số người : 9/9

- Nhóm “Kỹ năng giao tiếp” nộp phần “Giao tiếp trong sư phạm”.

- Gửi Thanh Hoài in.

Kết quả:

Hoàn thành công việc “Kỹ năng giao tiếp”.

Hoàn thành file tiểu luận demo.

Thứ 6 có file nộp thầy.

III. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ

1. Họp nhóm (Thứ 2, 13h30-15h00, dãy C cơ sở Linh Trung)

- Đã hoàn thành 100% công việc dự định.

2. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

- Đã hoàn thành 99% công việc.

- Thanh Hoài in tiểu luận nộp thầy là hoàn thành công việc.

Page 266: Kỹ Năng Nhóm

Trang 265

THU HOẠCH CÁ NHÂN

TRẦN HỒNG TÀI – 1011176

Tôi là Trần Hồng Tài, thành viên của nhóm Mathcom. Chúng tôi bắt đầu thành lập

nhóm này là do yêu cầu của môn học “Kỹ năng làm việc nhóm” do thầy Đặng Đức Trọng

dạy. Khi còn ở phổ thông tôi đã nhiều lần được giao các công việc nhóm để tham gia làm

cùng các bạn, nhưng những lần như vậy tôi cảm thấy chưa thực sự là “làm việc nhóm”, vì

các bạn làm việc còn rời rạc, không có kế hoạch cụ thể, và thường thì trong nhóm chỉ có

một số bạn đảm nhiệm gần hết các công việc của nhóm. Và như vậy tôi vẫn chưa thật sự

thấy được “tinh thần làm việc nhóm” khi còn ở phổ thông, mặc dù đã được làm quen từ

khá sớm. Đến khi được tham gia vào môn học này, được làm việc chung với các bạn thì

tôi mới hiểu rõ được “tinh thần làm việc nhóm”, cũng như các kỹ năng cần thiết để có thể

hoàn thành công việc một cách hoàn hảo nhất, qua đó không chỉ mang lại lợi ích cho cá

nhân mà còn giúp cho sự thành công trong công việc của nhóm.

Thực ra, khi tôi đăng kí chọn môn học “Kĩ năng làm việc nhóm” tôi chưa hình

dung được môn học này là như thế nào? Học về cái gì? Giúp gì được cho tôi? Và tôi phải

học nó làm sao cho tốt. Trong buổi học đầu tiên thầy đã hướng dẫn cho chúng tôi cách

chọn và thành lập một nhóm học cho môn này. Sau đó, thầy hướng dẫn cho nhóm cách

chọn dự án, cách phân chia công việc cho mỗi thành viên của nhóm. Thầy đã gửi cho

Page 267: Kỹ Năng Nhóm

Trang 266

nhóm bản dự án mẫu để tham khảo cách phân công và theo dõi công việc của các thành

viên. Tới đây thì tôi đã hình dung được phần nào môn học “Kĩ năng nhóm làm việc nhóm”

này là để tôi biết cách kết hợp làm việc nhóm với nhau; cách chọn một dự án để cùng

nhau làm; cách phân chia công việc phù hợp cho từng thành viên và theo dỗi tiến độ làm

việc của từng thành viên. Nhóm tôi đã có buổi họp nhóm đầu tiên để cùng nhau thảo luận

bổ nhiệm các vị trí cho nhóm và đưa ra nội quy chung cho nhóm. Sau buổi họp nhóm đó,

các thành viên đã thống nhất ý kiến để chọn ra được nhóm trưởng (Khoa), nhóm phó

(Khương), thư kí (Hoài), thủ quỹ (Hà) và đã có bản nội quy chung dành cho các thành

viên trong nhóm (được đính kèm cùng với sản phẩm nộp cho thầy). Vậy là nhóm đã bắt

đầu các bước làm việc nhóm như thầy đã hướng dẫn. Nhóm còn tổ chức các buổi họp

nhóm để cùng nhau thảo luận cho dự án cho nhóm. Sau nhiều ý kiến, thì nhóm đã thống

nhất chọn cho mình dự án “Sư phạm” và phân công công việc dựa trên bản dự án mẫu mà

thầy đưa ra để tham khảo. Nhóm trưởng đã giới thiệu về dự án của nhóm để cho thầy và

các bạn trên lớp cùng tham khảo và cho ý kiến nhận xét. Thầy đã đưa ra nhận xét là dự án

của nhóm quá rộng và không thể làm tổng thể bao quát hết được. Nhóm đã tiếp thu nhận

xét của thầy. Trong buổi họp nhóm tiếp theo nhóm đã cùng nhau bàn lại, phân tích những

mặt khó khăn và dựa vào nhận xét của thầy để đưa ra quyết định đổi lại dự án là “Kĩ năng

sư phạm”. Sau đó nhóm đưa ra những công việc cần cho dự án và phân công công việc

lại cho các thành viên phù hợp với khả năng của mọi người.

Sau buổi thuyết trình đầu tiên mọi người mới bắt đầu lập kế hoạch đưa ra các công

việc và dự án “sư phạm” đã ra đời, ngoài ra lúc này mỗi thành viên còn gặp khó khăn

nhiều với việc viết “báo cáo cá nhân”. Sau buổi thuyết trình thứ hai được sự góp ý của

thầy nhóm đã họp để lại mẫu “báo cáo cá nhân” và đổi dự án thành “kỹ năng sư phạm”.

Dự án này hoàn tất vào tuần thứ 10. Công việc cụ thể của tôi trong dự án này như sau:

Công việc chính lúc đầu được phân chia cho dự án “sư phạm” của tôi là “lập kế

hoạch”, “Matlab”, “Powerpoint”, “Kỹ năng soạn giáo án”, “Kỹ năng giới thiệu việc làm”,

“Giải tích cơ sở” nhưng sau đó do có sự thay đổi dự án thành “Kỹ năng sư phạm” nên

Page 268: Kỹ Năng Nhóm

Trang 267

công việc chính được phân chia lại chỉ còn phần “lập kế hoạch”, “Matlab” và

“Powerpoint” với những công việc cụ thể như sau:

Đầu tiên là việc lập kế hoạch. Ở công việc này mọi người trong nhóm tham gia

thảo luận nhóm để lập kế hoạch công việc vào tuần thứ hai đưa ra dự án “sư phạm” dựa

12 bước và bản mẫu thầy Đặng Đức Trọng đưa ra. Công việc chính được giao chủ yếu là

mỗi thành viên tự chọn theo khả năng mình có sau đó mới phân chia phần công viêc

chính đã giao ra thành nhiều phần nhỏ bên trong tùy theo trưởng nhóm làm các công việc

này. Sau khi được thầy góp ý, nhóm họp lại và quyết định đổi dự án thành “kỹ năng sư

phạm” vì còn thiếu nhiều kiến thức để hoàn thành dự án đầu tiên đặt ra.

Từ việc lập kế hoạch này, tôi đã tiếp thu được một số kinh nghiệm và kỹ năng:

biết cách lập một kế hoạch qua 12 bước, kế hoạch có thể thay đổi tùy theo tình huống để

có thể hoàn thành được mục tiêu đặt ra, có kinh nghiệm để có thể lập một kế hoạch tốt

hơn.

Tiếp đến là công việc “Powerpoint và một số phần mềm trình chiếu”. Powerpoint

là phần được bắt đầu từ tuần thứ hai và kết thúc ở tuần thứ 5 theo kế hoạch nhưng do tuần

thứ hai chưa kịp có sự phân chia công việc nên Powerpoint thực sự bắt đầu từ tuần thứ 3.

Tuần thứ 3 để thảo luận những việc cần làm và phân chia công viêc trong phần này chủ

yếu là làm Powerpoint và Lecture Maker. Được sự phân công của nhóm trưởng phụ trách,

tôi nhận phần công việc phần chia là một số thao tác nâng cao trong Powerpoint. Việc tìm

hiểu chủ yếu dùng phần help của Powerpoint do các phần này năm cấp 2 cấp 3 đã từng

học qua nên cũng đã nắm trước căn bản. Tuần 4 hoàn thành phần công viêc của

Powerpoint, có bản để thuyết trình và tài liệu.Tuần 5 họp nhóm nhờ các thành viên khác

góp ý kiến và thuyết trình thử phần Powerpoint trước cả nhóm.

Từ công việc “Powerpoint và một số phần mềm trình chiếu” này, tôi đã tiếp thu

được một số kinh nghiệm và kỹ năng: biết thêm một số kỹ năng trong Powerpoint, học

được cách sử dụng Lecture Maker thông qua đọc hướng dẫn, rút kinh nghiệm nên phân

Page 269: Kỹ Năng Nhóm

Trang 268

chia công việc trước khi bắt đầu làm việc, có thêm kinh nghiệm thuyết trình trước đám

đông. Tôi thấy đây là những kĩ năng rất cần thiết cho công việc sau này.

“Matlab và một số công cụ tính toán” cũng là một phần việc khá quan trọng.

Trước tiên là họp nhóm vào tuần thứ 6 nhận công việc là đồ thị trong Matlab gồm có vẽ

đồ thị 2D và 3D và một số thao tác làm viêc trên các đồ thị này. Việc đầu tiên là cài đặt

Matlab để có thể sử dụng và tìm hiểu (việc này đã làm trước khi được phân công trong

tuần 6). Sau đó, Tìm hiểu Matlab thông qua “đề cương giảng dạy và thực hành

Laboratory” và “Matlab Get Starting Guide” bằng cách đọc và làm thử các bài tập, câu

lệnh bên trong. Cuối cùng, Đánh máy phần 5 trong phần Matlab. Matlab tuy bị mất tuần 7

do thi giữa học kỳ nhưng đã hoàn thành công việc ở tuần 9 trước một tuần so với dự định

của nhóm.

Từ công việc “Matlab và một số công cụ tính toán” này, tôi đã tiếp thu được một

số kinh nghiệm và kỹ năng: có thêm kinh nghiệm về việc đọc tài liệu và đánh máy, phải

tập trung khi làm việc thì công việc mới có thể kết thúc nhanh và hiệu quả cao, kế hoạch

bị mất tuần 7 do lúc lập kế hoạch đã không tính trước tuần thi giữa kì để loại bỏ.

Ngoài các công việc chính trên ra còn có một số công việc khác như đọc một số tài

liệu tham khảo, viết CV, viết báo cáo cá nhân hàng tuần, họp nhóm và cả việc viết lên

bảng thu hoạch này.

Về việc viết báo cáo cá nhân: Báo cáo cá nhân ghi lại công việc của mỗi tuần là

một trong những yêu cầu của môn học để có thể thống kê được những việc mình đã làm

sau khi hoàn thành kế hoạch và rút kinh nghiệm sau những gì mình đã làm. Ở những tuần

đầu, báo cáo cá nhân rất sơ sài và mờ mịt do chưa có kinh nghiệm viết chỉ dựa trên những

gì đã làm và viết ra. Dựa trên góp ý của thầy những bảng báo cáo cá nhân, mẫu báo cáo

cả nhân và cả cách viết báo cáo cá nhân đều đã thay đổi rất nhiều lần nên ở những tuần

sau bản báo cáo có phần chi tiết tỉ mỉ hơn và cả việc trả lời những câu hỏi 5W 1H khi viết

cũng do thầy hướng dẫn mới biết được. Qua công việc này tôi đã học được cách viết báo

Page 270: Kỹ Năng Nhóm

Trang 269

cáo cá nhân có đầy đủ thông tin, cách đặt và trả lời các câu hỏi khi viết báo cáo cá nhân,

cách sắp xếp công việc rút ra được sau khi xem lại các báo cáo cá nhân

Về việc viết CV: CV viết tắt của Curriculum vitae hay còn gọi là đơn xin việc làm

cũng là một yêu cầu của môn học - sau khi hoàn tất môn học mỗi người phải có một bản

CV của mình. Việc viết CV lúc này là để rút kinh nghiệm cũng như tìm hiểu trước về CV

để sau này khi đi xin việc làm không bị ngỡ ngàng cũng như gặp khó khăn trong việc viết

CV vì viết CV là một trong những bước đầu tiên và cũng rất quan trọng để xin được một

việc làm. Viết được một CV tương đối ưng ý dựa trên những hướng dẫn của thầy Đặng

Đức Trọng và một số CV mẫu xem được trên các trang web. Qua công việc này, tôi đã

biết cách tự viết cho mình một CV, tiếp cận được với một số bản CV mẫu, biết được một

CV không nên bắt chước các CV mẫu mà nên mang bản sắc của riêng người viết CV.

Về vấn đề họp nhóm: Nhóm Mathcom họp nhóm vào những giờ họp cố định. Lúc

đầu do còn nhiều việc chưa thống nhất cũng như chưa có kinh nghiệm làm việc nhóm

họp hai buổi một tuần. Một buổi họp thứ hai từ 13h.và một buổi thứ năm từ 14h. Từ tuần

thứ 6, nhóm chỉ họp một lần vào ngày thứ năm từ 14h do không còn nhiều khó khăn cũng

như đã quen với công việc chỉ cần họp nhóm để phân chia và nhận công việc cũng như

thảo luận về công việc đã làm trong tuần. Viêc họp nhóm diễn ra cũng tương đối thuận

lợi, các thành viên thường có mặt đông đủ hoặc vắng mặt đều có lý do đưa ra trước khi

buổi họp nhóm bắt đầu.

Qua các công việc tôi đã làm và sau gần mười tuần cùng nhóm Math.com tham gia

học môn Kỹ năng làm việc nhóm thì tôi nhận ra mình có các khuyết điểm như sau: Tinh

thần làm việc chưa cao, còn ỷ lại ở một số thành viên, sắp xếp công việc chưa hiệu quả,

cách trình bày nội dung các bài soạn chưa đạt yêu cầu, không rõ ràng, khả năng thuyết

trình chưa tốt, đã không thuyết trình thử trước nhóm để các bạn góp ý, tiếp nhận các vấn

đề mới chưa cao, hay lúng túng và phải nhờ các bạn. Nhưng cũng nhờ vậy mà các khuyết

điểm đó của tôi cũng đã được sửa chữa, từ đó tôi cảm thấy mình có tiến bộ hơn về các kỹ

năng trong cuộc sống. Qua các công việc đã làm ở môn học này cũng như ở dự án “Kỹ

Page 271: Kỹ Năng Nhóm

Trang 270

năng sư phạm” đã đem lại cho tôi nhiều kinh nghiệm làm việc nhóm cũng như phân chia

công việc sao cho hiệu quả, để sau này có thể áp dụng các kiến thức cũng như kỹ năng

thu nhận được vào thực tế cuộc sống.

21/05/2015

THÔNG TIN CÁ NHÂN

- Họ và tên : Trần Hồng Tài

- Giới tính: Nam

- Ngày sinh : 6/11/1992

- Địa chỉ : 126 Phùng Hưng P13 Q5

- Điện thoại : 0955991083

- Email : [email protected]

- Vị trí làm việc: Web Programmer.

- Kinh nghiệm: Làm Web Coder 1 năm cho April Digital.

TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN

2010-2014 - Tốt nghiệp Cử nhân tại Khoa Toán-Tin học chuyên ngành tin ứng

dụng, Đại học Khoa Học Tự Nhiên Tp.HCM.

2007-2010 - THPT Hùng Vương Tp.HCM.

2003-2007 - THCS Trần Bội Cơ Tp.HCM.

KỸ NĂNG

Page 272: Kỹ Năng Nhóm

Trang 271

- Lập trình C, Java.

- Thông thạo Joomla, mySQL, CSS.

- Có khả năng sử dụng Adobe Photoshop,

- TOEFL IBT 80/120

CÁC DỰ ÁN ĐÃ THAM GIA

Cấu trúc dữ liệu song song

- Số người : 3

- Thời gian : 2 tháng

- Mô tả sản phẩm : Tiểu luận về cấu

trúc dữ liệu song song và một số

ứng dụng. Cấu tạo và hoạt động của

GPU.

ĐẶNG PHƯỚC NHẬT

BÁO CÁO CÁ NHÂN

MATH.COM

Họ và Tên : ĐẶNG PHƯỚC NHẬT

Tuần : 2

________________________________________________________________________

CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM TUẦN NÀY

1. Phân chia công việc cho đề tài “Đại số tuyến tính”. (Thứ 2, 19-21h00, ở nhà).

2. Họp nhóm chọn đề tài, phân chia công việc (Thứ 6, 10h-12h30, dãy C cơ sở Linh

Trung).

3. Họp nhóm lập kế hoạch và báo cáo cá nhân (thứ 2, 13h-15h30, dãy C cơ sở Linh

Trung).

BÁO CÁO CHI TIẾT

I. VẤN ĐỀ

1. Phân chia công việc cho đề tài “Đại số tuyến tính”. (Thứ 2, 19-21h00, ở nhà)

- Chọn các chương trong cuốn “Đại số tuyến tính và ứng dụng” –Tác giả: Bùi

Xuân Hải-Trần Ngọc Hội-Trịnh Thanh Đèo-Lê Văn Luyện.

Page 273: Kỹ Năng Nhóm

Trang 272

- Phân chia các chương cho từng bạn.

2. Họp nhóm chọn đề tài, phân chia công việc (Thứ 6, 10h-12g30, dãy C cơ sở Linh

Trung).

- Số người : 9/9

- Hoàn thành bản dự án mẫu cho nhóm.

- Thiết lập được khuôn của bản báo cáo cá nhân chung cho tất cả thành viên.

3. Họp nhóm lập kế hoạch và báo cáo cá nhân (thứ 2, 13h-15h30, dãy C cơ sở Linh

Trung).

- Số người : 9/9

- Hoàn thành bản dự án mẫu cho nhóm.

- Thiết lập được khuôn của bản báo cáo cá nhân chung cho tất cả thành viên.

II. KẾT QUẢ

1. Phân chia công việc cho đề tài “Đại số tuyến tính”.

- Chọn các chương trong cuốn “Đại số tuyến tính và ứng dụng” –Tác giả: Bùi

Xuân Hải-Trần Ngọc Hội-Trịnh Thanh Đèo-Lê Văn Luyện.

- Phân chia các chương cho từng bạn.

Theo kế hoạch ban đầu thì dự án “Đại số tuyến tính” bắt đầu từ tuần 2.

Để kịp tiến độ dự án.

Giúp dự án hoàn thành đúng hạn.

Đạt kết quả tốt.

Kết quả 1:

Chọn các chương trong cuốn “Đại số tuyến tính và ứng dụng” –Tác giả:

Bùi Xuân Hải-Trần Ngọc Hội-Trịnh Thanh Đèo-Lê Văn Luyện:

Chọn ra được sáu chương:

o Số phức;

o Ma trận và hệ phương trình tuyến tính;

o Định thức;

o Không gian vectơ;

o Ánh xạ tuyến tính

o Sự chéo hóa.

Kết quả 2:

Phân chia công việc cho từng bạn:

Dự định phân chia cho các bạn thuộc dự án “Đại số tuyến tính” như

sau:

o Thanh Hoài: Toàn bộ chương “Số Phức”.

Page 274: Kỹ Năng Nhóm

Trang 273

o Bích Thuận: Toàn bộ chương “Ma trận và hệ phương trình

tuyến tính” và các phần từ 3.1 đến 3.5 của chương “Không

gian vectơ”.

o Minh Khương: Toàn bộ chương “Định thức” và các phần từ

3.6 đến 3.10 của chương “Không gian vectơ”.

o Phước Nhật: Toàn bộ 2 chương “Ánh xạ tuyến tính” và “Sự

chéo hóa”

2. Họp nhóm chọn đề tài và phân chia công việc (Thứ 6, 10h-12g30, dãy C cơ sở

Linh Trung).

- Số người: 9/9.

- Chọn đề tài cho dự án: Sư Phạm.

- Phân chia công việc(bản dự án và công việc từng người đính kèm ở trang sau).

Chọn đề tài Sư Phạm vì bất cứ sinh viên khi học ngành Toán-tin nếu

không tìm được việc thì đều có thể đi dạy (dạy thêm).

Phân công công việc cho mọi người rất quan trọng vì đây là môn kĩ

năng

Kết quả 1:

Đã có được bản kế hoạch cho dự án

Tên dự án: Sư Phạm.

Trưởng dự án: Võ Anh Khoa.

Thời gian bắt đầu: 23/9/2011.

Thời gian kết thúc: 27/11/2011.

Đã phân chia công việc cho tất cả mọi người (có đính kèm công việc chi

tiết cho từng người ở mặt sau).

Công việc được phân chia theo từng tuần.

Phù hợp với từng mục đích của nhóm.

Kết quả 2:

Có một bài trình chiếu Power Point về “Power Point và một số phần mềm

trình chiếu”.

Có bảng in nộp thầy.

3. Họp nhóm lập kế hoạch và báo cáo cá nhân (thứ 2, 13h-15h30, dãy C cơ sở Linh

Trung)

a. Số người : 9/9

b. Hoàn thành bản dự án mẫu cho nhóm.

c. Thiết lập được khuôn của bản báo cáo cá nhân chung cho tất cả thành viên.

Page 275: Kỹ Năng Nhóm

Trang 274

Kết quả 3:

Đã có file bản kế hoạch cho dự án.

o File được đánh bằng word, in thành giấy.

o Mỗi người được lưu lại một bản.

o Dễ dàng theo dõi tiến độ công việc.

o Chuẩn bị cho công việc tuần tiếp theo.

Đã có được bản báo cáo cá nhân mẫu. (kèm theo ở trang sau)

o Bản báo cáo mẫu được giao cho mọi người viết theo từng tuần.

o Viết để nộp cho thầy.

o Để báo cáo cho thầy biết công việc cụ thể bản thân trong tuần.

o Nhằm đạt điểm cao cho môn học.

III. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ

1. Chọn xong các chương cho dự án “Đại số tuyến tính” và đã phân chia nội dung

cần tìm hiểu cho mỗi bạn. (Thứ 2, 20h-22h, ở nhà)

- Hoàn thành 90% công việc.

- 10% chưa đạt được.

Chưa ước lượng được công việc của từng chương để phân chia cho hợp

Chưa hiểu một cách sâu sắc về từng nội dung của “Đại số tuyến tính”.

Chưa đầu tư nhiều thời gian cho việc tìm hiểu tài liệu.

Khắc phục :

Đầu tư nhiều thời gian hơn cho việc tìm kiếm tài liệu.

Nhờ sự tư vấn của các anh chị về môn “Đại số tuyến tính”.

2. Chọn đề tài, phân chia công việc (Thứ 6, 10h-12g30, dãy C cơ sở Linh Trung).

- 100% thành viên trong nhóm tán thành đề tài “Sư phạm”.

- Mẫu báo cáo cá nhân được mọi người xây dựng, đóng góp.

- Tất cả đều hài lòng với mẫu báo cáo của nhóm.

3. Lập kế hoạch và báo cáo cá nhân (thứ 2, 13h-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung).

- Lập kế hoạch

- Bản kế hoạch nêu khá chi tiết công việc của từng người theo từng tuần.

- Nêu được những mục tiêu chính cho dự án.

- Nêu được những lợi ích mỗi người có được sau khi hoàn thành môn học.

- Báo cáo cá nhân (thứ 2, 13h-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung).

- Báo cáo cá nhân tuy được mọi người chấp thuận nhưng bản thân thấy còn

nhiều thiếu sót:

Page 276: Kỹ Năng Nhóm

Trang 275

Chưa nêu rõ chi tiết thành quả của công việc.

Chưa nêu được mục tiêu cho từng công việc cụ thể trong tuần.

Khắc phục :

Sẽ thuyết trình trước lớp bản báo cáo để nhận được sự góp ý từ thầy và các

bạn.

BÁO CÁO CÁ NHÂN

MATH.COM

Họ và Tên : Đặng Phước Nhật

Tuần : 3

________________________________________________________________________

CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM TUẦN NÀY

1. Họp nhóm (Thứ 2, 13h-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

2. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

BÁO CÁO CHI TIẾT

I. VẤN ĐỀ

1. Họp nhóm (Thứ 2, 13h-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

- Số người : 9/9

- Lập dãy mục đích

- Làm Power Point

2. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

- Số người : 9/9

- Thuyết trình thử. (Hồng Tài, Nhật Trường)

II. KẾT QUẢ

Page 277: Kỹ Năng Nhóm

Trang 276

1. Họp nhóm (Thứ 2, 13h-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

- Số người : 9/9

- Lập dãy mục đích

Thầy Đặng Đức Trọng yêu cầu.

Xác định mục tiêu trung tâm. (kèm theo ở trang sau)

Mục tiêu chính của dự án.

Để đề ra công việc chính của dự án.

Đúng với mục tiêu cần đạt của môn học.

Kết quả 2.1:

Đã có một bảng PDF cho thầy xem.

- Làm Power Point (chỉnh Background)

Để bài trình chiếu đẹp mắt hơn.

Hấp dẫn người nghe thuyết trình.

Để mọi người chú ý lắng nghe.

Để có được nhiều nhận xét.

Để rút kinh nghiệm cho các công việc tiếp theo.

Kết quả 2.2:

Có một bài trình chiếu Power Point về “Power Point và một số phần mềm

trình chiếu”.

Có bảng in nộp thầy.

2. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

- Số người : 9/9

- Thuyết trình thử. (Hồng Tài, Nhật Trường)

Chuẩn bị để thuyết trình tốt cho thứ 6.

Kết quả 3:

Các bạn đã có sự tự tin cho buổi thuyết trình hôm sau.

III. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ

1. Họp nhóm (Thứ 2, 13h-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

- Lập dãy mục đích.

Đủ nội dung cơ bản cho một dãy mục đích. (kèm theo ở trang sau)

- Làm Power Point (chỉnh Background)

Đã hài lòng với Background cho Power Point.

2. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

- Bạn Nhật Trường thuyết trình thử chưa lưu loát, trôi chảy.

Page 278: Kỹ Năng Nhóm

Trang 277

Do chưa quen nói chuyện trước đám đông.

Khắc phục :

Nhóm sẽ tạo nhiều cơ hội cho bạn thuyết trình trước lớp.

BÁO CÁO CÁ NHÂN

MATH.COM

Họ và Tên : ĐẶNG PHƯỚC NHẬT

Tuần : 4

________________________________________________________________________

CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM TUẦN NÀY

1. Tìm hiểu về ma trận và các phép toán ma trận trong Matlap (Thứ 3, 20-22h00, ở

nhà)

2. Họp nhóm sửa dự án và báo cáo cá nhân (Thứ 2, 13h – 15h, tại dãy C, cơ sở Linh

Trung).

3. Họp nhóm thảo luận thời gian biểu cá nhân (Thứ 5, 14h30 – 15h30, dãy C cơ sở

Linh Trung).

BÁO CÁO CHI TIẾT

I. VẤN ĐỀ

1. Tìm hiểu về ma trận và các phép toán ma trận trong Matlab (Thứ 3, 20-22h00, ở

nhà)

- Ma trận trong Matlab;

- Các phép toán ma trận;

Page 279: Kỹ Năng Nhóm

Trang 278

2. Họp nhóm sửa dự án và báo cáo cá nhân (Thứ 2, 13h – 15h, tại dãy C, cơ sở Linh

Trung).

- Số người : 9/9

- Sửa dự án:

o Do trong dự án trước có những kiến thức chuyên môn mà nhóm còn hạn

chế.

o Thầy Đặng Đức Trọng yêu cầu nhóm nên đổi dự án để dễ làm việc

chung với nhau hơn.

o Dễ học hơn.

o Có kết quả học tập tốt.

o Củng cố thêm nhiều kỹ năng hơn.

- Sửa báo cáo cá nhân.

o Do thầy Đặng Đức Trọng yêu cầu mọi thành viên trong nhóm đều phải

biết viết báo cáo cá nhân.

o Đã sang tuần thứ 3 mà các bạn trong lớp thấy khó khăn khi viết báo cáo

cá nhân.

o Do các bạn trong lớp nói chung và trong nhóm nói riêng chưa viết báo

cáo cá nhân bao giờ.

3. Họp nhóm thảo luận thời gian biểu cá nhân (Thứ 5, 14h30 – 15h30, dãy C cơ sở

Linh Trung).

- Số người : 9/9

- Sửa thời gian biểu:

o Do thầy Đặng Đức Trọng yêu cầu mỗi nhóm phải có một thời gian biểu

cá nhân.

o Để thầy theo dõi lịch học môn Kỹ năng làm việc nhóm của các bạn khi

ở trường cũng như ở nhà.

o Để thầy chỉnh sửa cho mỗi thời gian biểu sao cho sắp xếp có tính khoa

học hơn.

II. KẾT QUẢ

1. Tìm hiểu về ma trận và các phép toán ma trận trong Matlab (Thứ 3, 20-22h00, ở

nhà)

- Ma trận trong Matlab;

- Các phép toán ma trận;

Dự án “Matlap và một số công cụ tính toán” đã bắt đầu.

Để kịp tiến độ theo bảng kế hoạch,

Nhóm hoàn thành đúng hạn,

Đạt kết quả tốt.

Page 280: Kỹ Năng Nhóm

Trang 279

- Kết quả 1:

Ma trận trong Matlab;

Ma trận đại diện cho mảng nhiều chiều có nhiều dòng và nhiều cột.

Phương thức khai báo và khởi tạo ma trận tương tự như vector. Tuy

nhiên, để kết thúc một dòng trong ma trận, chúng ta sử dụng dấu

chấm phẩy (;).

Một số hàm cụ thể để khởi tạo các ma trận đặc biệt như sau:

• Ma trận không: zeros(số dòng, số cột)

• Ma trận vuông không cấp n: zeros(n)

• Ma trận đơn vị: eye(n)

• Ma trận đường chéo: diag([các phần tử trên đường chéo

chính])

• Ma trận thực ngẫu nhiên trong khoảng [0,1]: rand(số dòng,

số cột) hoặc rand(n) (ma trận vuông cấp n)

• Ma trận toàn số một: ones(số dòng, số cột)

• Ma trận vuông một cấp n: ones(n)

- Kết quả 2 :

Các phép toán trong ma trận :

Trích phần tử tại dòng i cột j: A(i,j)

Trích nhiều phần tử: A([danh sách các dòng, danh sách các cột])

Trích đường chéo chính của ma trận: diag(A)

Trích tất cả phần tử của ma trận: A(:)

Trích tất cả phần tử tại cột i: A(:,i)

Trích tất cả phần tử tại dòng j: A(j,:)

2. Họp nhóm sửa dự án và báo cáo cá nhân (Thứ 2, 13h – 15h, tại dãy C, cơ sở Linh

Trung).

- Số người : 9/9

- Kết quả 1:

o Sửa dự án:

Đã sửa được dự án

Dự án mới: Kỹ năng trong sư phạm.

Được sự nhất trí của tất cả các thành viên trong nhóm.

Hầu hết các đề tài được giữ nguyên như cũ.

Bỏ đi các đề tài: Giải tích cơ sở; Đại số tuyến tính.

Các thành viên không phải làm đề tài Giải tích cơ sở và Đại số tuyến

tính.

Vì các đề tài trên đã được bỏ đi.

Page 281: Kỹ Năng Nhóm

Trang 280

Có bản kèm theo.

- Kết quả 2:

o Sửa báo cáo cá nhân:

Đã hình dung được cách viết một bài báo cáo cá nhân như yêu cầu

của thầy Đặng Đức Trọng: 5W-1H

Thảo luận cùng mọi người để viết thử báo cáo cá nhân.

3. Họp nhóm thảo luận thời gian biểu cá nhân (Thứ 5, 14h30 – 15h30, dãy C cơ sở

Linh Trung).

- Số người : 9/9

Hoài đã đưa ra bảng thời gian biểu cá nhân;

Mọi người tham gia đóng góp ý kiến.

Quyết định lấy bảng thời gian biểu của Hoài để nộp thầy sửa vào thứ

sáu.

III. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ

1. Tìm hiểu xong về ma trận và các phép toán ma trận trong Matlap (Thứ 2, 20h-22h,

ở nhà)

o Hoàn thành 100% công việc.

2. Họp nhóm sửa dự án và báo cáo cá nhân (Thứ 2, 13h – 15h, tại dãy C, cơ sở Linh

Trung).

a. Ưu điểm:

i. Nhóm đi đầy đủ.

ii. Mọi người tích cực tham gia đóng góp ý kiến.

iii. Sửa dự án không gặp nhiều khó khăn.

b. Khuyết điểm:

i. Phải chỉnh sửa cho kịp tiến độ nên còn nhiều lung túng.

c. Khắc phục: Dành nhiều thời gian để tìm hiểu về báo cáo cá nhân.

3. Họp nhóm thảo luận thời gian biểu cá nhân (Thứ 5, 14h30 – 15h30, dãy C cơ sở

Linh Trung).

a. Ưu điểm:

i. Đã biết cách xây dựng thời gian biểu.

Page 282: Kỹ Năng Nhóm

Trang 281

BÁO CÁO CÁ NHÂN

MATH.COM

Họ và Tên : ĐẶNG PHƯỚC NHẬT

Tuần : 5

________________________________________________________________________

CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM TUẦN NÀY

1. Tìm hiểu cách vẽ đồ thị trong Matlap (Thứ 3, 20-22h00, ở nhà)

2. Họp nhóm (Thứ 2, 13h-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

3. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

BÁO CÁO CHI TIẾT

I. VẤN ĐỀ

1. Tìm hiểu các hàm vẽ đồ thị cơ bản trong Matlap (Thứ 3, 20-22h00, ở nhà)

- Vẽ đồ thị trong 2D.

- Vẽ đồ thị trong 3D.

2. Họp nhóm (Thứ 2, 13h-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

- Số người : 8/9

- Vắng : Thanh Hà

Page 283: Kỹ Năng Nhóm

Trang 282

- Lập dãy mục đích

- Làm Power Point

3. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

- Số người : 9/9

- Thuyết trình thử. (Hồng Tài, Nhật Trường)

II. KẾT QUẢ

1. Tìm hiểu các hàm vẽ đồ thị cơ bản trong Matlap

- Vẽ đồ thị trong 2D.

- Vẽ đồ thị trong 3D.

Do đã bắt đầu công việc “Matlap và một số công cụ tính toán”,

Để kịp tiến độ theo bảng kế hoạch,

Nhóm hoàn thành đúng hạn,

Đạt kết quả tốt.

Kết quả 1:

Vẽ đồ thị trong 2D:

Lệnh cơ bản để vẽ một đồ thị trong 2D: trong đó: là

miền giá trị của hàm số ; là các giá trị của tương ứng với .

Các hàm để chú thích trên đồ thị:

o đặt một chú thích (trong dấu ) lên đồ thị tại

tọa độ .

o đặt chú thích lên đồ thị, vị trí được xác định bởi

click chuột.

o tựa đề của đồ thị.

o : ghi nhãn cho trục Ox.

o ghi nhãn cho trục Oy.

o : bật / tắt chế độ cho phép vẽ nhiều đồ thị trong

cùng một hệ trục tọa độ.

Các tùy chỉnh về nét vẽ, dấu .

Các tùy chỉnh hệ trục tọa độ:

o : Vẽ nhiều đồ thị trong cùng một cửa sổ.

o Tạo ra một ma trận m hàng, n cột chứa m ×

n đồ thị, p là vị trí của từng đồ thị, thứ tự từ trên xuống dưới

theo hàng.

Vẽ đồ thị trong 3D:

Lệnh cơ bản để vẽ một đồ thị trong 3D: (trong

ta cần xác định các vectơ . Để vẽ mặt

, sử dụng lệnh ).

Page 284: Kỹ Năng Nhóm

Trang 283

Một số hàm vẽ đồ thị khác:

o

o

o

o

o

o

o

In và xuất đồ thị:

o Dùng lệnh

o Sử dụng Plotting Tools

2. Họp nhóm (Thứ 2, 13h-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

- Số người : 8/9

- Vắng : Thanh Hà (họp cán bộ Đoàn)

Lý do vắng chính đáng.

Nhóm trưởng truyền đạt lại qua mạng các công việc đã làm ngày hôm

đó.

Tất cả thành viên phải nắm rõ các công việc.

Hoàn thành tốt công việc được giao.

Đạt điểm tốt môn học.

- Lập dãy mục đích

Thầy Đặng Đức Trọng yêu cầu.

Xác định mục tiêu trung tâm. (kèm theo ở trang sau)

Mục tiêu chính của dự án.

Để đề ra công việc chính của dự án.

Phân chia công việc cho mỗi người.

Đúng với mục tiêu cần đạt của môn học.

Kết quả 2.1:

Đã có một bảng PDF cho thầy xem.

- Làm Power Point (chỉnh Background)

Để bài trình chiếu đẹp mắt hơn.

Hấp dẫn người nghe thuyết trình.

Để mọi người chú ý lắng nghe.

Page 285: Kỹ Năng Nhóm

Trang 284

Để có được nhiều nhận xét.

Để rút kinh nghiệm cho các công việc tiếp theo.

Kết quả 2.2:

Có một bài trình chiếu Power Point về “Power Point và một số phần mềm

trình chiếu”.

Có bảng in nộp thầy.

3. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

- Số người : 9/9

- Thuyết trình thử. (Hồng Tài, Nhật Trường)

Chuẩn bị để thuyết trình tốt cho thứ 6.

Kết quả 3:

Các bạn đã có sự tự tin cho buổi thuyết trình hôm sau.

III. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ

1. Tìm hiểu xong phần vẽ đồ thị trong Matlap (Thứ 2, 20h-22h, ở nhà)

- Hoàn thành 90% công việc.

- 10% chưa đạt được.

Chưa biết cách vẽ các đồ thị khó (như trong môn Giải Tích 3).

Sự hiểu biết về các lệnh vẽ đồ thị còn hạn chế.

Chưa tìm hiểu sâu về các lệnh vẽ đồ thị.

Chưa tìm được tài liệu phù hợp để nghiên cứu.

Chưa đầu tư nhiều thời gian.

Khắc phục :

Đầu tư nhiều thời gian hơn cho việc tìm kiếm tài liệu và tìm hiểu kỹ về các

lệnh.

2. Họp nhóm (Thứ 2, 13h-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

- Lập dãy mục đích.

Đủ nội dung cơ bản cho một dãy mục đích. (kèm theo ở trang sau)

- Làm Power Point (chỉnh Background)

Đã hài lòng với Background cho Power Point.

3. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

- Bạn Nhật Trường thuyết trình thử chưa lưu loát, trôi chảy.

Do chưa quen nói chuyện trước đám đông.

Khắc phục :

Page 286: Kỹ Năng Nhóm

Trang 285

Nhóm sẽ tạo nhiều cơ hội cho bạn thuyết trình trước lớp.

BÁO CÁO CÁ NHÂN

MATH.COM

Họ và Tên : Đặng Phước Nhật

Tuần : 6

________________________________________________________________________

CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM TUẦN NÀY

1. Tìm hiểu hình ảnh cho sản phẩm của đề tài “Trang phục trong sư phạm” (Thứ 4,

18h-19h30, ở nhà)

2. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

BÁO CÁO CHI TIẾT

I. VẤN ĐỀ

1. Tìm hiểu hình ảnh cho sản phẩm của đề tài “Trang phục trong sư phạm” (Thứ 4,

18h-19h30, ở nhà)

- Tìm kiếm hình ảnh ở http://www.google.com.vn/ ;

http://www.sucsongmoi.net/

2. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

- Số người : 9/9

Page 287: Kỹ Năng Nhóm

Trang 286

- Tổng hợp tài liệu “Kỹ năng soạn giáo án”.

- Phân công công việc của “Matlab và một số công cụ tính toán”.

II. KẾT QUẢ

1. Tìm hiểu các trung tâm luyện thi ở Tp.HCM (Thứ 7, 20h-22h30, ở nhà)

- Tìm kiếm thông tin ở http://www.google.com.vn/ ; http://www.sucsongmoi.net/

Giúp cho sản phẩm mang tính minh họa nhiều hơn.

Làm cho người đọc dễ hình dung.

Đem lại hiệu quả.

Kết quả 1:

Tìm được 5 hình ảnh phù hợp cho sản phẩm “Trang phục trong sư phạm”

2. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

- Số người : 9/9

- Tổng hợp tài liệu “Kỹ năng soạn giáo án”.

- Phân công công việc của “Matlab và một số công cụ tính toán”.

Đốc thúc các bạn có liên quan đến 2 công việc trên.

Vì tuần sau phải thi nên cần đẩy nhanh tiến độ.

Kết quả 2:

Nhóm đã tổng hợp được một file word (khoảng 5 trang) nói về “Kỹ năng

soạn giáo án”.

Đưa thông tin này vào bản tiểu luận.

Lên được kế hoạch làm việc của công việc “Matlab và một số công cụ tính

toán”.

Bích Thuận: tìm hiểu và viết hướng dẫn về Maxima

Anh Khoa: tìm hiểu và viết hướng dẫn về Microsoft Mathematic

Minh Khương, Phước Nhật, Hồng Tài, Thế Hùng, Nhật Trường: tìm

hiểu và viết hướng dẫn về MatLab

Ghi chú:

o Tìm hiểu: tính năng của phần mềm, các thao tác cơ bản với phần

mềm

o Viết hướng dẫn: viết một bài về những gì đã tìm hiểu

III. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ

1. Tìm hiểu các trung tâm luyện thi ở Tp.HCM (Thứ 7, 20h-22h30, ở nhà)

- Hoàn thành 100% công việc.

2. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

- Hoàn thành 100% công việc của “Kỹ năng soạn giáo án”.

- Hoàn thành bước thiết lập kế hoạch của “Matlab và một số công cụ tính toán”.

Page 288: Kỹ Năng Nhóm

Trang 287

_____________________________________________________________________________________

CÔNG VIỆC DỰ ĐỊNH LÀM TUẦN TỚI

- Tuần tới là tuần thi giữa học kỳ nên cả nhóm quyết định dừng công việc của

môn Kỹ Năng Làm Việc Nhóm.

BÁO CÁO CÁ NHÂN

MATH.COM

Họ và Tên : ĐẶNG PHƯỚC NHẬT

Tuần : 8

________________________________________________________________________

CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM TUẦN NÀY

1. Tìm hiểu các hàm trong Matlab dùng cho vi phân hàm nhiều biến (Thứ 3, 20-

22h00, ở nhà)

2. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

BÁO CÁO CHI TIẾT

I. VẤN ĐỀ

1. Tìm hiểu các hàm trong Matlab dùng cho vi phân hàm nhiều biến (Thứ 3, 20-

22h00, ở nhà)

- Đạo hàm cấp k theo một biến.

- Khai triển Taylor dùng để xấp xỉ một hàm số có đạo hàm ở mọi cấp.

2. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

- Số người : 9/9

- Nộp phần Microsoft Mathematics cho Nhật Trường.

Page 289: Kỹ Năng Nhóm

Trang 288

- Thảo luận thêm các phần mềm khác ngoài Matlab, Microsoft Mathematics,

Wolfram Alpha.

- Nhóm “Kỹ năng giao tiếp” thảo luận về “Trang Phục”.

II. KẾT QUẢ

1. Tìm hiểu các hàm trong Matlab dùng cho vi phân hàm nhiều biến (Thứ 3, 20-

22h00, ở nhà).

- Đạo hàm cấp k theo một biến.

- Khai triển Taylor dùng để xấp xỉ một hàm số có đạo hàm ở mọi cấp thành một

đa thức bậc n trong lân cận một điểm cho trước, với sai số cho phép.

Kết quả 1:

Đạo hàm cấp k theo một biến:

Hàm dùng để tính đạo hàm của hàm số là diff.

Hàm diff dùng để tìm đạo hàm cấp k của hàm số f (x, y) theo biến

x theo cú pháp diff(f, x, k) hay theo biến y theo cú pháp diff(f, y, k) .

Nhưng khi hàm số chỉ phụ thuộc vào duy nhất một biến x thì ta

có diff(f, k) .

Hàm diff có thể dùng đối số là ma trận. Trong trường hợp này

đạo hàm được thực hiện trên từng phần tử.

Chú ý là đối số thứ nhất của hàm jacobian phải là vec tơ cột và

đối số thứ hai là vec tơ hàng. Hơn nữa do định thức của ma trận

Jacobian là biểu thức lượng giác khá phức tạp nên ta dùng lệnh

simple để thay thế và rút gọn.

Kết quả 2:

Khai triển Taylor dùng để xấp xỉ một hàm số có đạo hàm ở mọi cấp thành

một đa thức bậc n trong lân cận một điểm cho trước, với sai số cho

phép:

Hàm Taylor trong Matlab taylor có những cú pháp sau đây :

o taylor(f(x)) khai triển Taylor hàm f (x ) đến bậc 5, trong

vùng lân cận 0.

o taylor(f(x),n) khai triển Taylor hàm f (x ) đến bậc n − 1,

trong vùng lân cận 0.

o taylor(f(x),a) khai triển Taylor hàm f ( x ) đến bậc 5, trong

vùng lân cận a.

o taylor(f(x),a,n) khai triển Taylor hàm f (x ) đến bậc n − 1,

trong vùng lân cận a.

Page 290: Kỹ Năng Nhóm

Trang 289

Đôi khi MATLAB trả lại một biểu thức đặc trưng quá khó để có

thể đọc. Một số công cụ có sẵn trợ giúp làm cho biểu thức dễ đọc

hơn. Trước tiên đó là hàm pretty. Lệnh này hiển thị biểu thức

đặc trưng theo một khuôn mẫu tương tự như kiểu toán học.

2. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

- Số người : 9/9

- Nộp phần Microsoft Mathematics cho Nhật Trường.

- Thảo luận thêm các phần mềm khác ngoài Matlab, Microsoft Mathematics,

Wolfram Alpha.

Phần mềm Maxima.

Bích Thuận làm công việc này.

- Nhóm “Kỹ năng giao tiếp” thảo luận về “Trang Phục”.

Đưa ra mục đích của “Trang Phục”.

Các đối tượng phù hợp với chủ đề.

Nội dung sơ lược về chủ đề.

Các đề xuất nhỏ trong chủ đề.

Kết quả 2:

Nhật Trường đã nhận được phần Microsoft Mathematics.

Tiến hành bổ sung thêm phần mềm Maxima vào công việc.

“Trang Phục” đã có thêm hình ảnh phục vụ cho nội dung.

III. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ

1. Tìm hiểu xong các hàm trong Matlab dùng cho vi phân hàm nhiều biến (Thứ 3,

20-22h00, ở nhà)

- Hoàn thành 90% công việc.

- 10% chưa đạt được.

Chưa biết cách đưa kết quả sau khi đạo hàm về dạng đẹp nhất

Sự hiểu biết về các lệnh còn hạn chế

Chưa tìm được tài liệu phù hợp để nghiên cứu.

Chưa đầu tư nhiều thời gian.

Khắc phục :

Đầu tư nhiều thời gian hơn cho việc tìm kiếm tài liệu và tìm hiểu kỹ về các

lệnh.

2. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

- Hoàn thành 80% công việc của “Matlab và một số công cụ tính toán”.

Page 291: Kỹ Năng Nhóm

Trang 290

- Đã hoàn thành nội dung cơ bản của “Trang Phục”.

- Chủ đề “Giao tiếp trong sư phạm” dự định sẽ làm vào tuần tới.

Khắc phục :

Cần đẩy nhanh tiến độ của “Kỹ năng giao tiếp”.

Vì sắp đến hạn quy định của nhóm.

BÁO CÁO CÁ NHÂN

MATH.COM

Họ và Tên : ĐẶNG PHƯỚC NHẬT

Tuần : 9

________________________________________________________________________

CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM TUẦN NÀY

1. Viết báo cáo phần MatLab (Thứ 2, 20h-22h, ở nhà)

2. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

BÁO CÁO CHI TIẾT

I. VẤN ĐỀ

1. Viết báo cáo phần MatLab (Thứ 2, 20h-22h, ở nhà)

- Tổng hợp lại các phần đã làm

- Viết báo cáo

2. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

- Số người : 9/9

- Matlab và một số công cụ tính toán :

Bích Thuận nộp phần Maxima cho Nhật Trường.

Tổng hợp lại các phần đã làm trong công việc.

Page 292: Kỹ Năng Nhóm

Trang 291

- Nhóm “Kỹ năng giao tiếp” thảo luận về “Giao tiếp trong sư phạm”.

II. KẾT QUẢ

1. Viết báo cáo phần MatLab (Thứ 2, 20h-22h, ở nhà)

- Tổng hợp lại các phần đã làm

Ma trận

Các hàm trong Matlab dùng cho bài toán vi phân hàm một biến

Đạo hàm cấp k theo một biến (diff )

Khai triển Taylor dùng để xấp xỉ một hàm số

- Viết báo cáo

Các câu lệnh của MatLab:

Giới thiệu câu lệnh

Cú pháp câu lệnh

Ý nghĩa, tác dụng của câu lệnh

Sử dụng câu lệnh trong bài toán thực tế

Minh họa:

Bằng hình ảnh

Vẽ đồ thị

Kết quả:

Viết xong báo cáo

Nộp cho bạn nhóm trưởng phụ trách phần MatLab

2. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

- Số người : 9/9

- Matlab và một số công cụ tính toán :

Bích Thuận nộp phần Maxima cho Nhật Trường.

Tổng hợp lại các phần đã làm trong công việc.

Matlab

Microsoft Mathematics

Maxima

Wolfram Alpha

- Nhóm “Kỹ năng giao tiếp” thảo luận về “Giao tiếp trong sư phạm”.

Đây là vấn đề cần thiết cho mọi người không chỉ riêng sư phạm.

Nâng cao khả năng giao tiếp trong môi trường sư phạm.

Giúp nâng cao năng lực bản thân.

Tạo mối quan hệ tốt trong xã hội.

Kết quả:

Page 293: Kỹ Năng Nhóm

Trang 292

Hoàn thành nội dung cơ bản của công việc “Matlab và một số công cụ tính

toán”.

Hoàn thành “Trang Phục” và đưa ra các tiểu mục cho “Giao tiếp trong sư

phạm”.

Định nghĩa.

Quá trình giao tiếp.

Mục đích.

Vai trò.

Nguyên tắc.

III. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ

1. Viết báo cáo phần MatLab (Thứ 2, 20h-22h, ở nhà)

- Hoàn thành 100% công việc

- Đã có báo cáo nộp cho nhóm trưởng

2. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

- Hoàn thành 100% công việc của “Matlab và một số công cụ tính toán”.

- Hoàn thành 50% công việc của “Giao tiếp trong sư phạm”.

Khắc phục :

Quy định là tuần sau phải kết thúc công việc “Kỹ năng giao tiếp”.

_____________________________________________________________________________________

CÔNG VIỆC DỰ ĐỊNH LÀM TUẦN TỚI

- Tổng kết cuốn tiểu luận với cả nhóm

Page 294: Kỹ Năng Nhóm

Trang 293

BÁO CÁO CÁ NHÂN

MATH.COM

Họ và Tên : ĐẶNG PHƯỚC NHẬT

Tuần : 10

________________________________________________________________________

CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM TUẦN NÀY

1. Họp nhóm (Thứ 2, 13h30-15h00, dãy C cơ sở Linh Trung)

2. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

BÁO CÁO CHI TIẾT

I. VẤN ĐỀ

1. Họp nhóm (Thứ 2, 13h30-15h00, dãy C cơ sở Linh Trung)

- Tổng duyệt file tiểu luận demo.

- Nhóm “Kỹ năng giao tiếp” thảo luận về “Giao tiếp trong sư phạm”.

2. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

- Nhóm “Kỹ năng giao tiếp” nộp phần “Giao tiếp trong sư phạm”.

II. KẾT QUẢ

1. Họp nhóm (Thứ 2, 13h30-15h00, dãy C cơ sở Linh Trung)

Page 295: Kỹ Năng Nhóm

Trang 294

- Số người : 9/9

- Tổng duyệt file tiểu luận demo.

Thảo luận về Margins và kích cỡ chữ trên giấy.

Thống nhất cỡ Margins như trong tiểu luận.

Cỡ chữ 13.

Thứ tự phân bố từng chương như đã sắp xếp.

- Nhóm “Kỹ năng giao tiếp” thảo luận về “Giao tiếp trong sư phạm”.

Định nghĩa.

Mục đích.

Vai trò.

Các nguyên tắc cần biết.

Kết quả:

Đã thống nhất hoàn chỉnh file tiểu luận demo.

Đưa ra các mục cần làm cho phần “Giao tiếp trong sư phạm”.

2. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

- Số người : 9/9

- Nhóm “Kỹ năng giao tiếp” nộp phần “Giao tiếp trong sư phạm”.

- Gửi Thanh Hoài in.

Kết quả:

Hoàn thành công việc “Kỹ năng giao tiếp”.

Hoàn thành file tiểu luận demo.

Thứ 6 có file nộp thầy.

III. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ

1. Họp nhóm (Thứ 2, 13h30-15h00, dãy C cơ sở Linh Trung)

- Đã hoàn thành 100% công việc dự định.

2. Họp nhóm (Thứ 5, 14h30-15h30, dãy C cơ sở Linh Trung)

- Đã hoàn thành 99% công việc.

- Thanh Hoài in tiểu luận nộp thầy là hoàn thành công việc.

Page 296: Kỹ Năng Nhóm

Trang 295

BÀI THU HOẠCH CÁ NHÂN CỦA ĐẶNG PHƯỚC NHẬT

1011139

“Kỹ năng làm việc nhóm” là môn học đã giúp em lần đầu tiên tiếp xúc với cách

học tập theo nhóm, cách làm việc theo thời gian biểu, cách viết CV, đồng thời còn rèn

luyện cho em thói quen viết một “Báo cáo cá nhân” sau mỗi công việc. Môn học đã

cung cấp cho em cũng như các bạn sinh viên khác rất nhiều các kỹ năng để làm việc tốt

hơn sau khi ra trường.Khi lần đầu lắng nghe thầy Đặng Đức Trọng nói về yêu cầu của

môn học thì em cùng các thành viên nhóm Math.Com hầu như chưa hình dung được sẽ

làm gì và học gì trong môn “Kỹ năng làm việc nhóm”, nhưng trải qua gần mười tuần thì

đã tiếp thu được những kỹ năng vô cùng cần thiết.

Theo yêu cầu của thầy thì nhóm đãbắt đầu với việc bầu ra nhóm trưởng, thủ quỷ

và thư ký. Trong đó, nhóm trưởng là người đứng ra chịu trách nhiệm, đánh giá và đưa ra

quyết định cuối cùng của nhóm;thủ quĩ có nhiệm vụ giữ cáckhoảng tiền của các bạn

trong nhóm để chi trả cho hoạt đông in ấn và thư ký có nhiệm vụ ghi lại các thảo luận

của nhóm cũng như các yêu cầu của thầy trên lớp.Sau một quá trình thảo luận thì nhóm

đã đưa ra các công việc cần làm trong môn học là: Soạn nội quy nhóm, chọn đề tài,

Page 297: Kỹ Năng Nhóm

Trang 296

phân chia công việc, tổng kết công việc, viết báo cáo.Soạn nội quy nhóm là một công

việc vô cùng cần thiết cho bất kỳ một nhóm học tập nào. Nó giúp cho các thành viên

trong nhóm ý thức tốt hơn về vai trò của bản thân đối với nhóm, đồng thời tạo sự

chuyên nghiệp trong cách làm việc. Từ đó, hiệu quả công việc sẽ được nâng cao hơn,

các thành viên dễ dàng làm việc với nhau hơn. Bản thân em đã chấp hành đúng các nội

quy của nhóm và hòa nhập tốt với các thành viên của nhóm. Em đã đến đúng giờ các

buổi họp cũng như các giờ học trên lớp. Nhờ vào việc chấp hành tốt các nọi quy mà em

cũng như các thành viên trong nhóm cảm thấy bản thân đã phần nào có ý thức với môn

học.Tiếp theo là chọn đề tài. Đây là phần quan trọng nhất của môn học. Bởi vì, đây là

chủ đề sẽ xuyên suốt từ đầu cho đến cuối khóa học. Các thành viên trong nhóm sẽ

nghiên cứu dựa trên đề tài này từ việc tìm tài liệu cho đến các báo cáo cũng như bài thu

hoạch. Sau nhiều tranh cãi thì ban đầu nhóm đã chọn ra đề tài “Sư phạm”. Nhưng nhờ

sự tư vấn của thầy Đặng Đức Trọng và các khuyết điểm của đề tài đó thì nhóm đã quyết

định đổi thành đề tài “Các kỹ năng trong sư phạm”. Đây là một đề tài bao gồm các kỹ

năng cần thiết cho việc giảng dạy, vì thế, nó rất bổ ích cho các thành viên sau này theo

chuyên nghành sư phạm. Bản thân em cũng định hướng cho mình chuyên nghành sư

phạm nên em thấy đây là một đề tài rất phù hợp cho các thành viên trong nhóm. Sự nhất

trí của tất cả các thành viên cũng cho thấy sự cần thiết của các kỹ năng trong giảng dạy

đối với mỗi cá nhân cho dù sau này có một số bạn không theo chuyên nghành sư phạm.

Nhưng dù sao thì nó cũng bổ sung một lượng kỹ năng rất lớn về sư phạm cho mỗi cá

nhân. Và từ đề tài này, nhóm đã thống nhất phân chia công việc cho từng thành

viên.Phân chia công việc là một khâu quan trọng không kém. Nhờ có sự phân công phù

hợp cho mỗi thành viên mà lượng công việc sẽ được hoàn thành đúng tiến độ cũng như

không gây ra sự khó chịu cho mỗi người. Nói như vậy bởi vì khi không phân chia công

việc rõ ràng và phù hợp thì sẽ có sự quá tải đối với thành viên này nhưng lại nhàn hạ đối

với thành viên khác. Khi phân chia công việc như vậy, không những các bạn hoàn thành

mà còn đem lại hiệu quả tốt cho công việc được giao. Và qua một thời gian họp và phân

chia thì các tất cả các thành viên đều có công việc riêng của mình. Bản thân em được

phân chia nghiên cứu về : Đại số tuyến tính, Matlab và một số công cụ tính toán, kỹ

Page 298: Kỹ Năng Nhóm

Trang 297

năng giao tiếp trong sư phạm. Nhưng sang đến tuần thứ 3 thì nhóm đã chỉnh sửa các

công việc cho phù hợp với yêu cầu của thầy Đặng Đức Trọng và em sẽ nghiên cứu:

Matlab và một số công cụ tính toán, kỹ năng ăn mặc trong sư phạm. Và công việc của

em bắt đầu từ tuần thứ 5 (10/10/2011). Tất cả các công việc của mỗi thành viên đều do

sự tự nguyện của cá nhân đó nên hầu hết các công việc đều phù hợp với bản thân mỗi

người. Riêng em, do thường tiếp xúc với các phần mềm hỗ trợ tính toán nên không quá

khó khăn trong việc nghiên cứu về Matlab và một số công cụ tính toán. Bên cạnh đó em

cũng có chút hiểu biết về trang phục nên phần kỹ năng ăn mặc trong sư phạm cũng

không quá khó khăn. Qua gần mười tuần thì em đã cơ bản hoàn thành xong công việc

được giao. Và các thành viên trong nhóm cũng đã hoàn thành công việc của mình. Kết

quả của các công việc sẽ được tập hợp lại thông qua tổng kết công việc.Tổng kết công

việc là khâu tập trung kết quả, sản phẩm của mỗi thành viên để cả nhóm đưa ra ý kiến

cũng như thể hiện tiến độ của mỗi công việc sau một tuần. Nhờ đó,nhóm có thể giảm

bớt hoặc tăng thêm thời gian cho một công việc nào đó. Và nhóm đã thống nhất nộp các

sản phẩm thông qua gmail [email protected] để tất cả các thành viên đều có thể

theo dõi được kết quả của những bạn khác. Cá nhân em đã nộp sản phẩm thông qua

gmail. Trong những lần nộp sản phẩm thì cũng có những lúc trễ so với kế hoạch nhưng

đã khắc phục tốt sau mỗi tuần. Nhưng dù sao thì sự chậm trể của em cũng đã ảnh hương

đến tiến độ làm việc của các thành viên còn lại trong nhóm. Chính điều này đã rèn luyện

cho bản thân em một ý thức làm việc có trách nhiệm hơn, nhất là khi sau này ra đời làm

việc.Cuối cùng, viết báo cáo. Như đã nói, viết báo cáo là công việc lần đầu tiên tiếp xúc

đối với hầu hết các thành viên. Sau bốn lần chỉnh sửa thì nhóm đã thống nhất bảng báo

cáo cá nhân bao gồm các phần: Báo cáo chung, báo cáo chi tiết. Trong báo cáo chi tiết

gồm có: Vấn đề, kết quả, nhận xét đánh giá. Sau mỗi tuần thì mỗi thành viên đều phải

viết báo cáo cá nhân dựa trên mẫu báo cáo của nhóm. Từ đó, thầy sẽ theo dõi các công

việc của mỗi thành viên thông qua bảng báo cáo đó. Qua gần mười tuần học thì em đã

có 8 bảng báo cáo cá nhân tương ứng với các công việc của mình. Điều này sẽ giúp ích

rất nhiều cho em khi làm việc sau này.

Page 299: Kỹ Năng Nhóm

Trang 298

Bây giờ em sẽ đi sâu vào các công việc em đã làm trong môn học. Đầu tiên là tìm

hiểu về Matlab. Như chúng ta đã biết thì Matlab là một phần mềm hỗ trợ tính toán vô

cùng hữu ích. Nó giúp cho chúng ta giải quyết được những bài toán lằng nhằng, những

bài toán mang tính tổng quát cao,…Em đã được nhóm giao cho việc nghiên cứu về các

phép toán trong ma trận, cách tính đạo hàm của hàm số, cách vẽ đồ thị 2-D và 3-D. Và

em tìm kiếm tài liệu liên quan đến Matlab thông qua mạng Internet, qua bạn bè và thầy

dạy môn Matlab.

Trong phần các phép toán trong ma trận thì em đã tìm hiểu về phép trích phần tử,

trích hàng, trích cột của ma trận cũng như lệnh xây dựng các ma trận đặc biệt

như :zero(mxn), ones(mxn),…Đây là các lệnh cơ bản để tính toán ma trận trong Matlab.

Bản thân em tự thấy mình chưa tìm hiểu hết các lệnh tính toán ma trân trong Matlap,

chưa ứng dụng được các tính toán trong ma trận vào các bài toán, chưa tìm hiểu sâu sắc

về các lệnh đó, chưa đầu tư thời gian phù hợp cho công việc này. Để khắc phục khuyết

điểm này em sẽ đọc thêm tài liệu, trau dồi thêm kiến thức, học hỏi anh chị, bạn bè; đầu tư

nhiều thời gian hơn.

Trong phần tính đạo hàm trong hàm số thì em chú trọng vào phần khai triển

Taylor của một hàm số bất kỳ. Các hàm khai triển Taylor cơ bản như:

taylor(f(x)): khai triển Taylor hàm f (x ) đến bậc 5, trong vùng lân cận 0; taylor(f(x),n) :

khai triển Taylor hàm f (x ) đến bậc n-1, trong vùng lân cận 0; taylor(f(x),a) : khai triển

Taylor hàm f ( x ) đến bậc 5, trong vùng lân cận a; taylor(f(x),a,n) : khai triển Taylor hàm

f (x ) đến bậc n-1, trong vùng lân cận a

Các khai triển Taylor trên dùng để xấp xỉ một hàm số có đạo hàm ở mọi cấp thành một đa

thức bậc n trong lân cận một điểm cho trước, với sai số cho phép. Ở phần tính đạo hàm

của hàm số em hơi chú trọng vào phần khai triển Taylor nên các hàm tính đạo hàm khác

chưa tìm hiểu hết được, chưa biết cách tính đạo hàm cấp cao. Em sẽ khắc phục thiếu sốt

này bằng việc bỏ nhiều thời gian hơn để nghiên cứu.

Page 300: Kỹ Năng Nhóm

Trang 299

Trong phần vẽ đồ thị trong 2-D và 3-D, em đã tìm hiểu được các hàm vẽ cũng như

cách chỉnh màu sắc, hình dạng của nét vẽ như: LineWidth: độ rộng của nét vẽ, tính bằng

pt; MarkerEdgecolor: màu của đường viền dấu (marker); MarkerFacecolor: màu bên

trong dấu; Markersize: độ lớn của dấu, tính bằng pt.

Ngoài ra còn tìm hiểu các lệnh điều chỉnh trục tọa độ như: đặt một chú thích lên đồ thị,

tựa đề của đồ thị, ghi nhãn cho trục Ox, ghi nhãn cho trục Oy, bật / tắt chế độ cho phép

vẽ nhiều đồ thị trong cùng một hệ trục tọa độ.

Trong phần vẽ đồ thị này, em chưa biết cách vẽ đồ thị 3-D dạng khối. Em sẽ đầu tư nhiều

thời gian hơn để tìm hiểu về vấn đề này.

Tiếp theo là phần tìm kiếm hình ảnh cho kỹ năng ăn mặc trong sư phạm. Em đã

tìm kiếm những hình ảnh thông qua các trang web như: www.google.com;

www.sucsongmoi.net;... Em đã tìm được nhiều hình ảnh cho sản phẩm “Trang phục trong

sư phạm”. Với hình ảnh như vậy, bài viết về thu hút người đọc. Nó minh họa cho các lập

luận về cách ăn mặc của giáo viên. Mặc trên mình một trang phục phù hợp, người giáo

viên mới có thể tự tin và dồn hết tâm huyết vào bài giảng của mình. Vì hình ảnh của giáo

viên trong mắt học sinh là vô cùng quan trọng nên nếu có vẻ ngoài gấy ấn tượng tốt với

thì bạn sẽ dễ dàng truyền đạt cho học sinh hơn.

Cuối cùng là phần viết CV. Sau khi lắng nghe thầy Đặng Đức Trọng tư vấn và

tham khảo các CV mẫu trên mạng Internet thì em cũng đã hoàn thành được CV của mình.

Thiết nghĩ đây là một phần vô cùng quan trọng trong khi đi xin việc làm. Phải tùy vào

từng công ty, tùy vào nghành nghề mà chúng ta điều chỉnh CV cho phù hợp. Nếu có được

một bảng CV ấn tượng thì bạn sẽ lấy được thiện cảm đối với nhà tuyển dụng. Từ đó, ta sẽ

có được một công việc tốt để kiếm tiền nuôi sống bản thân. Cá nhân em cảm thấy bảng

CV cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu để xin vào giảng dạy ở một trường Trung Học Phổ

Thông. Sau khi nhờ các bạn đóng góp ý kiến về bảng CV thì em đã quyết định giữ

nguyên bảng CV để giúp ích bản thân sau này. Qua công việc viết CV, em thấy mình còn

thiếu nhiều hiểu biết về một CV phù hợp xin việc. Sẽ cố gắng tìm hiểu thêm về các CV

Page 301: Kỹ Năng Nhóm

Trang 300

mẫu cũng như nhờ sự tư vấn của thầy cô và các anh chị đi trước.Chúng em còn tổ chức

hợp nhóm thường xuyên nhầm kiểm tra tiến trình các công việc: Trong học kì vừa rồi

nhóm tổ chức họp vào những giờ họp cố định. Ban đầu nhóm họp hai buổi một tuần. Một

buổi họp từ 13h đến 15h thứ 2. Một buổi họp từ 14h đến 15h30 thứ 5. Bắt đầu từ tuần 6,

nhóm chỉ còn họp một ngày thứ 5 cũng ngày và giờ như trên. Nguyên nhân: nhóm đã

quen với cách viết báo cáo cá nhân và hầu hết đã nắm rõ cách làm việc trên mạng (cụ thể

là gmail) nên không cần phải họp hai lần một tuần. Tất cả các lần họp đều họp ở dãy C,

cơ sở Linh Trung.

Trong môn học này, em đã gặp một số khó khăn: trước khi học môn kỹ năng này không

ai trong nhóm biết viết báo cáo cá nhân và CV, nên em còn nhiều lúng túng ghi viết báo

cáo và CV, không có bạn nắm vững việc lập kế hoạch nên em không phối hợp tốt với các

bạn. Tuy vậy, em cũng có một số ưu điểm: nghiêm túc về mặt thời gian, luôn có mặt

đúng giờ và đầy đủ trong các buổi họp nhóm, hiệu quả công việc cao, hoàn thành công

việc đúng hạn dù không phải là hoàn hảo.

Sau một thời gian học môn “Kỹ năng làm việc nhóm”, em đã thu nhận được nhiều kinh

nghiệm và kiến thức: em đã biết viết báo cáo theo 5W-1H, đây là một cách kiểm soát

công việc rất khoa học, đã viết được một CV hoàn chỉnh theo hướng dẫn của giáo viên.

Em thấy đây là một môn học rất hữu ích, không chỉ cho công tác học tập, nghiên cứu

trong nhà trường mà còn cả trong công việc và cuộc sống sau này nữa.

Page 302: Kỹ Năng Nhóm

Trang 301

27/12/2017

THÔNG TIN CÁ NHÂN

- Họ và tên : ĐẶNG PHƯỚC NHẬT (Nam/Nữ)

- Ngày sinh : 27/10/1992

- Địa chỉ : Tổ 2B-Thôn Quý Thạnh-Xã Bình Quý-Huyện Thăng

Bình-Tỉnh Quảng Nam.

- Điện thoại : 012 8855 0123

- Email : [email protected]

- Blog cá nhân : dangphuocnhat.wordpress.com

- Hôn nhân : Đã kết hôn

ẢNH 4x6

Tôi nộp đơn này để xin xét tuyển vào trường Đại Học Quảng Nam – Tỉnh Quảng Nam

(Giáo Viên môn Toán), với một số thông tin (sẽ được bổ sung các giấy tờ chứng minh

sau) cụ thể như sau :

TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN

2014-2015 - Thạc sĩ Toán tại Đại học Orléans, Pháp.

Page 303: Kỹ Năng Nhóm

Trang 302

2010-2014 - Tốt nghiệp Cử nhân tại Khoa Toán-Tin học, Đại học Khoa -Học

Tự Nhiên Tp.HCM – ĐHQG HCM.

2007-2010 - THPT Tiểu La – Huyện Thăng Bình – Tỉnh Quảng Nam.

2003-2007 - THCS Lê Quý Đôn – Huyện Thăng Bình – Tỉnh Quảng Nam

TRÌNH ĐỘ NGOẠI NGỮ

Hiện tại đã có được chứng chỉ anh văn :

- TOEIC 600/990

- TOEFL IBT 65/120

CÁC PHẦN MỀM PHỤC VỤ BÀI GIẢNG

(1- Đang tìm hiểu, 2- Có khả năng, 3- Thành thạo)

MS Office (Word, Power Point) 2

Matlap 3

Maxima 1

KỸ NĂNG

- Có kỹ năng giao tiếp, ứng xử tốt.

- Có khả năng tổ chức công việc nhóm.

- Có tinh thần trách nhiệm cao.

- Có đủ kiến thức để giảng dạy (Có 2 năm làm gia sư lớp 10 tại gia).

CÁC DỰ ÁN ĐÃ THAM GIA

TIỂU LUẬN GIẢI TÍCH A2

- Số người : 5

- Thời gian : 2 tháng

- Vai trò : Thành viên biên tập.

- Mô tả sản phẩm : gồm 7 chương

(296 trang), với nội dung là giải các

bài tập trong giáo trình “Giải Tích

A2” của thầy Đặng Đức Trong, thầy

Đinh Ngọc Thanh và thầy Phạm

Hoàng Quân (Khoa Toán Tin – Học

trường ĐH Khoa Học Tự Nhiên

HCM). Ngoài ra còn bổ sung các bài

tập và kiến thức nâng cao.

KỸ NĂNG SƯ PHẠM

- Số người : 9 - Mô tả sản phẩm : gồm 6 chương (81

Page 304: Kỹ Năng Nhóm

Trang 303

- Thời gian : 2 tháng

- Vai trò : Thành viên

trang), với nội dung là trình bày các

kỹ năng mềm cần có trong việc

giảng dạy.

CHUYÊN SAN EXP

- Số người : 10

- Thời gian : 4 tháng

- Vai trò : Thành viên ban biên tập.

- Mô tả sản phẩm : gồm 3 chuyên

mục (90 trang), với nội dung là đưa

ra các ví dụ thực tiễn về ứng dụng

toán học, dịch các tài liệu toán học

có tính ứng dụng cao cho đời sống .

THÀNH TÍCH CÁ NHÂN

- Học bổng luận văn Thạc sĩ Toán tại Pháp (PUF).

- Sinh viên 5 tốt.

- Giải ba học sinh giỏi cấp tỉnh môn Toán lớp 11.

- Giải nhì học sinh giỏi cấp huyện môn Toán lớp 9.

- Giải nhất học sinh giỏi cấp huyện môn Toán lớp 5.

HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA

- Là thành viên ban ra đề cuộc thi Đi Tìm Lời Giải của khoa Toán – Tin Học (ĐH

Khoa Học Tự Nhiên HCM – ĐHQG HCM) trong 3 năm.

- Phụ trách công việc “hướng dẫn giải bài tập” tại diễn đàn Toantin.org của khoa

Toán – Tin Học (Đại Học Khoa Học Tự Nhiên – ĐHQG HCM) .

- Tham gia câu lạc bộ Học thuật của khoa trong 4 năm.

- Tham gia đội “Ong Nghiên Cứu Toán” trong chiến dịch Mùa Hè Xanh 2011 của

trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên HCM( ĐHQG HCM).

- Tham gia hoạt động dịch sách của Đại Học Quốc Gia HCM.

SỞ THÍCH

- Bóng đá; bóng đá; cầu lông; đọc sách - báo; nghe nhạc; xem phim; chơi games;

nuôi cá kiểng.

Page 305: Kỹ Năng Nhóm

Trang 304

PHẦN 2

CHƯƠNG 1 : THIẾT LẬP KẾ HOẠCH VÀ LẬP DANH

SÁCH

I. GIỚI THIỆU SƠ ƯỢC

Nhóm MATH.COM xuất phát bởi cụm từ “MATH & COMPUTER SCIENCE”

được hình thành từ 9 thành viên khoa Toán – Tin học Khóa 2010, Đại học Khoa Học Tự

Nhiên Tp.HCM, với một số thông tin cụ thể như sau :

SỐ

TT MSSV HỌ & TÊN LỚP LIÊN HỆ

1 1011092 Võ Anh Khoa (N.Trưởng) TTH1 [email protected]

2 1011139 Đặng Phước Nhật TTH1 [email protected]

3 1011066 Nguyễn Thanh Hoài (Thư Ký) TTH1 [email protected]

Page 306: Kỹ Năng Nhóm

Trang 305

4 1011094 Vũ Trần Minh Khương (N. Phó) TTH1 [email protected]

5 1011077 Trần Thế Hùng TTH1 [email protected]

6 1011176 Trần Hồng Tài TTH1 [email protected]

7 1011236 Mai Thanh Nhật Trường TTH2 [email protected]

8 1011396 Dương Hoàng Bích Thuận TTH1 [email protected]

9 1011044 Ngô Thanh Hà TTH1 [email protected]

Ngoài ra, nhóm đã thiết lập một hộp thư chung để thuận tiện hơn trong liên lạc giữa

các thành viên trong nhóm, đồng thời làm đa dạng hóa trong việc thảo luận, trao đổi tài

liệu, thông tin cũng như góp ý về đề tài sắp tới của nhóm.

[email protected]

II. MỘT SỐ QUY ĐỊNH CHUNG CỦA NHÓM (CÓ THỂ BỔ SUNG THÊM)

1. TRONG TIẾT HỌC TRÊN LỚP

[1.1] – Có mặt tại lớp trước giờ học (7g30) và phải thông báo ngay cho nhóm trưởng

hoặc thành viên nào đó trong nhóm để điểm danh. Trong trường hợp các bạn vào trễ, khi

đó nhóm trưởng đã điểm danh và báo cáo xong thì bạn phải trực tiếp đến thông báo cho

giảng viên (thầy Đặng Đức Trọng), nếu không bạn sẽ bị trừ 0.75 điểm sau mỗi lần như

vậy.

[1.2] – Để tránh tình trạng nghỉ tiết giữa chừng mà không có sự cho phép của giảng viên,

nhóm trưởng sẽ điểm danh một lần nữa vào cuối giờ học, nếu bạn nào vắng mặt thì cũng

tính như ngày hôm ấy các bạn không đi học.

[1.3] – Trong giờ học, nên cố gắng ghi chép những gì thầy giảng một cách đầy đủ vì

những thông tin, kiến thức mà thầy truyền đạt sẽ giúp ích nhiều hơn trong việc làm đề tài

của nhóm.

Page 307: Kỹ Năng Nhóm

Trang 306

2. TRONG QUÁ TRÌNH HỌC NHÓM (TRỰC TIẾP)

Do thời khóa biểu của nhiều bạn khác nhau bởi định hướng khác nhau của mỗi người

và căn cứ vào giờ giấc hoạt động của mỗi bạn, nhóm chia làm hai nhóm nhỏ hơn và đã

xếp lịch học như sau :

THỨ HAI (NHÓM 1) CHỦ NHẬT (NHÓM 2)

- Cố gắng hoàn thành phần nội

dung của đề tài.

- Địa điểm : cơ sở Linh Trung,

Q.Thủ Đức

- Phụ trách mảng Power Point để

thuyết trình, dựa vào phần nội dung

của nhóm 1.

- Địa điểm : cơ sở Nguyễn Văn Cừ,

Q.5

[2.1] – Thực hiện nghiêm túc trong quá trình học nhóm.

[2.2] – Không được nghỉ vào giờ học mà nhóm đã quy định. Nếu gặp trường hợp bất khả

kháng, bạn phải trực tiếp liên hệ với thành viên không nghỉ ngày hôm ấy vào ngay ngày

hôm sau để kịp thời theo dõi tiến độ của làm việc của nhóm.

[2.3] – Trong quá trình học nhóm có phát sinh vấn đề cần được cả nhóm thống nhất thì

nhóm sẽ đưa ra quyết định chung dựa vào số thành viên tán thành, cụ thể là nếu có trên

50% thành viên tán thành thì quyết định đó sẽ được thông qua.

3. CÁC CÔNG VIỆC ĐƯỢC GIAO VỀ NHÀ

[3.1] – Hoàn thành các công việc mà nhóm trưởng, nhóm phó giao một cách đầy đủ và

đúng thời gian. Vì đây là điểm chung của nhóm nên các bạn cố gắng làm thật hoàn chỉnh

phần mình được giao về nhà, tránh tình trạng làm cho có, cho qua.

[3.2] – Thường xuyên theo dõi đề tài của nhóm để giúp mỗi thành viên nắm bắt được đề

tài mà nhóm đang làm, đồng thời luôn luôn phải chuẩn bị tâm lý thuyết trình bất cứ lúc

nào.

III. MỤC TIÊU

- Cải thiện các kỹ năng giao tiếp.

- Khắc phục khả năng thuyết trình trước đám đông.

- Xây dựng mối quan hệ cộng đồng.

- Biết cách diễn đạt nội dung rành mạch, chặt chẽ.

Page 308: Kỹ Năng Nhóm

Trang 307

- Làm việc có kế hoạch hơn.

IV. BẢN DỰ ÁN CỦA NHÓM

Việc thiết lập dự án và phân chia công việc là vô cùng cần thiết đối với một nhóm có

số người đông như vậy. Bản dự án này sẽ được nhóm chúng tôi đính kèm vào ở trang

cuối của cuốn tiểu luận này.

CHƯƠNG 2 : LATEX VÀ MỘT SỐ PHẦN MỀM

SOẠN THẢO VĂN BẢN

Khi bước vào môi trường giảng dạy, ắt hẳn chúng ta sẽ phải cần có một bộ tài liệu,

giáo án riêng cho mình và việc chọn ra một phần mềm soạn thảo văn bản với đầy đủ các

tính năng cần thiết là rất quan trọng. Mặc dù hiện nay, Microsoft Word và LaTeX vẫn là

hai lựa chọn chính của nhiều người, thế nhưng chúng tôi sẽ giới thiệu sơ lược thêm về

các phần mềm khác cũng có các chức năng tương tự. (LyX, Open Office, Libre Office,

PolyEdit Lite)

1. Microsoft Word

Page 309: Kỹ Năng Nhóm

Trang 308

- Microsoft Word, còn được biết đến với tên khác là Winword, là một công cụ

soạn thảo văn bản khá phổ biển hiện nay của công ty phần mềm nổi tiếng

Microsoft. Nó cho phép người dùng làm việc với văn bản thô, các hiệu ứng như

phông chữ, màu sắc, cùng với hình ảnh đồ họa và nhiều hiệu ứng đa phương tiện

khác như âm thanh, video khiến cho việc soạn thảo văn bản được thuận tiện hơn.

- Một số iên bản gần đây:

Microsoft Word 2003

Phiên bản này đi cùng với gói công cụ văn phòng Microsoft Office

2003.

Microsoft Word 2007

Đi kèm với Microsoft Office 2007. Phiên bản này có giao diện hoàn

toàn khác so với các phiên bản trước. Định dạng văn bản mặc định

được đổi thành .docx (theo chuẩn Office Open XML) thay vì .doc

như các phiên bản trước. Vì vậy, định dạng .docx không được hỗ trợ

bởi các phiên bản Word trước 2007. Riêng Word XP và Word 2003

muốn đọc được định dạng .docx phải có cài đặt Office Compatibility

Pack, được Microsoft cung cấp miễn phí.

Microsoft Word 2010

Page 310: Kỹ Năng Nhóm

Trang 309

Đối với 2 bảng Microsoft Word 2007 và Microsoft Word 2010 có

Equation Tool cho phép đánh kí hiệu toán học vào văn bảng thuận

tiện hơn khá nhiêu so với Microsoft Word 2003 phải dùng thêm

phần mềm Mathtype.

- Link download

Microsoft Word 2003

http://www.softvnn.com/forum/showthread.php?t=131183

Microsoft Word 2007

http://www.softvnn.com/forum/showthread.php/141167-Microsoft-

Office-2007-%28-%C4%90%E1%BB%A7-h%E1%BA%BFt-

c%C3%A1c-B%E1%BB%99-%29

Microsoft Word 2010

http://softvnn.com/forum/threads/219890-microsoft-office-

professional-plus-2010-x86-x64-final-fully-activated-by-

quangnhut123

Page 311: Kỹ Năng Nhóm

Trang 310

2. LaTeX

- Giới t iệ

TEX, viết không định dạng là TeX, là một hệ thống sắp chữ được viết bởi Donald

Knuth. Nó phổ biến trong môi trường hàn lâm, đặc biệt là trong cộng đồng toán học, vật

lí và khoa học máy tính. Trong hầu hết các bản cài đặt Unix, nó gần như thế chỗ của

troff, cũng là một chương trình định dạng văn bản được ưa thích khác.

TeX nói chung được xem là cách tốt nhất để gõ công thức toán học phức tạp, nhưng,

đặc biệt là ở dạng LaTeX hoặc các gói khuôn khác, nó cũng được dùng cho các tác vụ

sắp chữ khác.

- sử a đời

Knuth bắt đầu viết TeX vì ông cảm thấy khó chịu khi chất lượng sắp chữ bị giảm sút

trong các quyển I-III của tác phẩm The Art of Computer Programming (Nghệ thuật lập

trình máy tính) hoành tráng của ông. Với phong thái của một hacker điển hình thôi thúc

giải quyết vấn đề một lần cho mãi mãi, ông bắt đầu thiết kế ngôn ngữ sắp chữ của riêng

mình. Ông dự tính hoàn thành trong kỳ nghỉ phép năm 1978 nhưng phải đến hơn 10 năm

sau, tức năm 1989, ngôn ngữ này mới ngưng bổ sung thêm tính năng.

Page 312: Kỹ Năng Nhóm

Trang 311

Guy Steele tình cờ ở Stanford trong mùa hè năm 1978, khi Knuth phát triển phiên bản

TeX đầu tiên. Khi Steele quay lại MIT mùa thu năm ấy, ông viết lại phần nhập/xuất (I/O)

của TeX để chạy dưới Hệ thống chia sẻ thời gian không tương thích (ITS).

Phiên bản TeX đầu tiên được viết bằng ngôn ngữ lập trình SAIL để chạy trên một

PDP-10 dưới hệ điều hành WAITS của Đại học Stanford. Ở các phiên bản TeX sau này,

Knuth phát minh khái niệm lập trình văn chương, một phương thức tạo ra mã nguồn có

tính tương thích và tài liệu có liên kết chéo với chất lượng cao (dĩ nhiên được sắp chữ

bằng TeX) từ một cùng tập tin nguyên thuỷ. Ngôn ngữ được dùng gọi là WEB và tạo ra

chương trình ở dạng Pascal.

TeX có hệ thống đánh số phiên bản mang phong cách riêng. Từ phiên bản 3, các cập

nhật được biểu thị bằng cách thêm vào một chữ số vào cuối số thập phân, sao cho số

phiên bản tiệm cận π. Phiên bản hiện tại là 3.141592. Điều này phản ánh sự kiện rằng

TeX hiện rất ổn định, và chỉ các cập nhật nhỏ được dự tính thực hiện.

- ài đặt

Cài đặt Miktex 2.7

Mở thư mục chứa thu mục cài đặt Miktex 2.7, tìm file setup.exe,

nháy đúp vào đó để bắt đầu cài đặt. Màn hình sẽ xuất hiện

Page 313: Kỹ Năng Nhóm

Trang 312

Chọn vào mục I accept the Miktex copying conditions, rồi bấm

Next.

Cửa sổ sau sẽ xuất hiện

Chọn Complete MikTex rồi bấm Next.

Page 314: Kỹ Năng Nhóm

Trang 313

Bấm Next.

Chọn thư mục lưu trữ cho MikTex rồi bấm Next (Mặc định

MikTex sẽ được cài vào thư mục C:\Program Files\MikTex 2.7)

Page 315: Kỹ Năng Nhóm

Trang 314

Bấm Start và chờ MikTex được cài vào máy. Quá trình này diễn ra

khá lâu (khoảng 30 phút) nếu các bạn cài bản đầy đủ.

Page 316: Kỹ Năng Nhóm

Trang 315

Bấm Next.

Cuối cùng bấm Close để hoàn thành việc cài đặt MikTex 2.7.

Cài Vietex 2.6

Bấm đúp vào file VieTex 2.6.exe, cửa sổ sau xuất hiện

Page 317: Kỹ Năng Nhóm

Trang 316

Bấm Accept.

Chọn thư mục chứa VieTex (Mặc định là C:\vietex) rồi bấm Install.

Quá trình cài chỉ mất khoảng 1 phút. Cửa sổ làm việc của VieTex

2.6 sẽ xuất hiện như hình dưới và ta đã có thể bắt đầu việc soạn thảo.

Page 318: Kỹ Năng Nhóm

Trang 317

Sau khi cài xong MikTex 2.7 và VieTex 2.6, các bạn cần chỉnh lại

cấu hình MikTex để định dạng kích cỡ khổ giấy A4 như sau:

Vào Start\All Programs\MikTex 2.7\Settings

Page 319: Kỹ Năng Nhóm

Trang 318

Cửa sổ sau sẽ xuất hiện.

Page 320: Kỹ Năng Nhóm

Trang 319

Vào khung Select your default paper format, chọn A4 thay cho

A4(Size). Rồi bấm Apply OK.

- Link Download

http://www.math.hcmus.edu.vn/~dmduc/tai%20lieu%20toan%20va

%20tieng%20anh/latex-Unicode.htm

3. LyX

- Giới thiệu

LyX là một phần mềm soạn thảo văn bản theo kiểu hiển thị ý nghĩa dựa trên nền tảng

hệ thống sắp chữ LaTeX.

LyX có thể được xem như một phần mềm xử lí văn bản, ở cấp độ "cao" hơn so với

LaTeX, nghĩa là người dùng không phải bận tâm viết mã lệnh để định dạng văn bản mà

tập trung vào nội dung văn bản, vì hình thức văn bản được hiển thị.

Tuy nhiên khác với các phần mềm soạn thảo văn bản trong các bộ phần mềm văn

phòng, như Microsoft Word hoặc OpenOffice, LyX bắt buộc các văn bản cần tuân theo

những quy tắc định dạng chuẩn ngầm định bởi LaTeX, chẳng hạn khoảng cách giữa các

Page 321: Kỹ Năng Nhóm

Trang 320

dòng không thể thay đổi tùy tiện. Do đó, không thể gõ nhiều lần Enter để giãn xa hai

đoạn văn, vì như vậy là vi phạm quy tắc trình bày chung của văn bản.

Một điểm khác nữa so với các phần mềm văn phòng là LyX tạo ra các file dạng DVI,

PS, PDF và trong máy cần có một chương trình xem file riêng (như Adobe Reader,

GSview, Evince,... ) để xem các file này trước khi in.

Tuy nhiên, việc can thiệp vào mẫu khá phức tạp, cần hiểu biết về LaTeX và tự mày

mò. Có thể khắc phục bằng cách soạn file LyX theo mẫu chuẩn, sau đó dịch ra rồi mới

can thiệp sau hơn.

- Tín năng

Cho phép gõ và hiện trực tiếp các công thức toán theo kiểu trực quan (như

Microsoft Equation, MathType). Người dùng không phải đọc kí hiệu toán qua mã,

cũng không cần bước biên dịch và kiểm tra lỗi khi dùng LaTeX.

Phông chữ Unicode, cho phép soạn thảo văn bản nhiều thứ tiếng.

Có các mẫu văn bản khoa học chuẩn của các tổ chức AMS, IEEE, ...

Kiểm tra lỗi chính tả, tích hợp thư viện soát lỗi chính tả Enchant.

Theo dõi các sửa đổi trong những phiên bản khác nhau.

Chèn hình vẽ (đơn và kép) vào trong văn bản.

Hỗ trợ tạo bảng.

Chuyển sang các định dạng HTML, OpenOffice Document.

Xem và chỉnh sửa các mã lệnh LaTeX của văn bản.

Giao diện hỗ trợ gõ công thức hóa học (mhchem)

- Link download :

http://www.lyx.org/

Page 323: Kỹ Năng Nhóm

Trang 322

- Giới t iệ

OpenOffice là đề án phần mềm nguồn mở với mục đích qua sự đóng góp của cộng

đồng những người viết phần mềm, soạn thảo ra một chương trình ứng dụng văn phòng

hoạt động được với tất cả các hệ điều hành phổ biến và khai thác các chức năng và tài

liệu thông qua các thành phần mở dựa trên các thư viện nguồn API và dạng hồ sơ XML.

Dự án Việt hóa OpenOffice là một tiểu dự án của OpenOffice nhằm phổ cập rộng rãi

hơn dự án này cũng như sản phầm này đến cộng đồng người dùng tiếng Việt.

OpenOffice gồm các ứng dụng soạn thảo văn bản, bảng tính điện tử, trình chiếu, xử lý

đồ họa véc-tơ và soạn thảo trang mạng với tất cả những mệnh lệnh tương đương với các

chương trình ứng dụng văn phòng khác và có thể thay thế được các phần mềm thương

mại này

OpenOffice tương thích hoàn toàn các định dạng của bộ Microsoft Office, do đó bạn

có thể chuyển đổi việc sử dụng rất dể dàng.

OpenOffice hiện đang được khuyến khích dùng ở các cơ quan hành chính, sự nghiệp

để dần thay thế cho bộ văn phòng nặng nề đắt đỏ của Microsoft.

- Tín năng

Writer (Xử lí văn bản, tương ứng với Microsoft Word)

Chức năng zoom mới cho phép hiển thị nhiều trang khi soạn thảo.

Cách thức hỗ trợ đa ngôn ngữ mới.

Tăng cường khả năng ghi chú trong tài liệu.

Cho phép tạo các tài liệu Wiki.

Calc (Bảng tính, tương ứng với Microsoft Excel)

Hỗ trợ đến 1024 cột/bảng tính.

Công cụ giải phương trình mới, mạnh mẽ.

Tính năng soạn thảo cộng tác.

Page 324: Kỹ Năng Nhóm

Trang 323

Draw (Đồ hoạ)

Cho phép tạo các đồ hoạ cỡ lớn đến 3×3 m.

Impress (Trình diễn, tương ứng với Microsoft Power Point)

Hỗ trợ chèn bảng nguyên thuỷ (trước đây phải dùng đối tượng Calc)

- Link Download

http://vi.openoffice.org/

Page 325: Kỹ Năng Nhóm

Trang 324

5. LibreOffice

- Giới thiệu

LibreOffice là bộ phần mềm văn phòng tự do do The Document Foundation phát

triển, tương thích với các bộ phần mềm văn phòng khác và có thể chạy được trên nhiều

hệ điều hành khác nhau (Linux, Unix, Mac OS X, BSD, Windows). Mục tiêu của các lập

trình viên khi phát triển nó là tạo ra một bộ phần mềm văn phòng không phụ thuộc vào

nhà cung cấp nào, và không đòi hỏi phải có sự chuyển nhượng bản quyền nào.

Phiên bản mới nhất là LibreOffice 3.3, dựa trên bản phát hành beta của

OpenOffice.org 3.3, đã được công bố vào ngày 28 tháng 9 năm 2010. Vì The Document

Foundation xem LibreOffice là sự tiếp nối của OpenOffice, LibreOffice 3.3 cũng dùng

cách đánh số chung với mã nguồn OpenOffice. Các tính năng mới có trong LibreOffice

3.3 cải tiến các bộ tính năng của sản phẩm, độ dễ dùng, vận hành tốt giữa nhiều định

dạng khác nhau. Ví dụ, nó đã cải tiến hỗ trợ nhập văn bản từ Lotus Word Pro và

Microsoft Works. Một tính năng quan trọng khác là khả năng nhập nội dung SVG và sửa

đổi hình ảnh SVG trong LibreOffice Draw.

Page 326: Kỹ Năng Nhóm

Trang 325

- Tín năng

LibreOffice 3.3 có một số tính năng không có trong OpenOffice - các tính năng này

rất khó đưa vào OpenOffice. Các tính năng độc đáo bao gồm :

Nhập hình ảnh SVG.

Bộ lọc nhập các văn bản Lotus Word Pro và MS Works.

Bộ nhập WordPerfect được cải tiến.

Hôp thoại cho trang tiêu đề.

Bộ điều hướng cho phép đóng mở tựa đề trong góc nhìn dạng cây.

Tính năng "thử nghiệp" cho phép các tính năng chưa hoàn tất có thể

được dùng thử.

Một số gói mở rộng tích hợp, bao gồm Presenter View trong Impress.

Biểu tượng tài liệu phân biệt theo màu.

- Link Download

http://www.libreoffice.org/

Page 327: Kỹ Năng Nhóm

Trang 326

6. PolyEdit Lite

- Giới t iệ

PolyEdit Lite là một phần mềm soạn thảo văn bản miễn phí có kích thước cực kỳ nhỏ

gọn (chưa đến 3 MB), đáng tin cậy, dễ dàng sử dụng và cực kỳ nhanh. Tuy nó không

cung cấp tất cả các công cụ có sẵn như trong Microsoft Word nhưng nó thực sự đủ

thông minh để có tất cả các tính năng cơ bản mà bạn mong đợi từ một bộ soạn thảo văn

bản.

- Tín năng

Ứng dụng phần mềm này cung cấp cho bạn các tính năng mới như công cụ định dạng

tiên tiến, kích thước tập tin không giới hạn, hỗ trợ cho các bảng và cột, chèn hình ảnh

trong các định dạng khác nhau như GIF, JPEG, PNG, … Nó có tất cả các chức năng cơ

bản của xử lý văn bản như chỉnh sửa, tìm kiếm, thay thế, định dạng font chữ, định dạng

đoạn văn, in ấn, xem trước tài liệu, nhiều docking ... Nó là tương thích với Microsoft

Word, bạn có thể mở các tập tin từ các định dạng khác nhau như RTF, MS Word 95 -

2007, Unicode. Tập tin được tạo ra với ứng dụng này cũng có thể được xuất ra định dạng

HTML hoặc PDF, hơn nữa, còn có thể mã hóa để bảo mật chúng. Ngoài ra, nó sẽ tiến

hành kiểm tra chính tả cũng như sao lưu với nhiều tùy chọn có sẵn.

Ứng dụng này cũng có một số tính năng bổ sung chẳng hạn như hỗ trợ các liên kết,

chọn thư mục tài liệu mặc định, tài liệu được mở lại cuối cùng khởi động, kéo và thả hỗ

trợ từ quản lý tập tin và chuyển đổi các URL vào liên kết tự động. PolyEdit Lite có giao

Page 328: Kỹ Năng Nhóm

Trang 327

diện dạng tab trực quan, các tính năng nâng cao còn có thể bổ sung thông qua các addon.

Chương trình cũng giới thiệu một số tính năng sáng tạo khác làm cho công việc của bạn

hiệu quả hơn.

- Link Download

http://download.cnet.com/PolyEdit-Lite/3000-2079_4-

10915969.html?part=dl-6271686&subj=dl&tag=button

Page 329: Kỹ Năng Nhóm

Trang 328

CHƯƠNG 3 : MATLAB VÀ MỘT SỐ CÔNG CỤ TÍNH

TOÁN

Nếu bạn là một giáo viên hiện đại và giải đáp thắc mắc cho học sinh của mình về một

bài cụ thể nào đó với mức độ tính toán phức tạp hay cần vẽ đồ thị để hình dung bài toán.

Khi ấy, bạn cần có một phần mềm tin học ứng dụng cho toán. Việc sử dụng các phần này

không những giúp giảm nhẹ việc tính toán, hình dung các bài toán bằng đồ thị mà còn

giúp bạn tạo được một hình tượng chuyên nghiệp trong mắt các học viên của mình. Trong

phần tiếp theo, chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn cách sử dụng Matlab, một phần mềm

ứng dụng toán chuyên nghiệp được hàng triệu người dùng. Ngoài ra, chúng tôi còn giới

thiệu thêm về Microsoft Mathematics và Wolfram Alpha.

1. Matlab

- Giới thiệu Matlab

Matlab là một ngôn ngữ lập trình cấp cao được sử dụng rộng rãi trong môi trường học

thuật và công nghệ. Matlab được xem là lựa chọn ưu tiên vì có khả năng hỗ trợ tối ưu

cho việc nghiên cứu cũng như dạy học đối với các môn toán học, kỹ thuật và khoa học.

Matlab được viết tắt từ MATrix LABoratory do mục đích ban đầu của Matlab là xây

dựng nên một công cụ hỗ trợ việc tính toán các ma trận một cách dễ dàng nhất.

Page 330: Kỹ Năng Nhóm

Trang 329

Hơn nữa, ở bên trái màn hình, người dùng có thể thấy 3 tab Current directory,

Workspace và Command history. Trong đó,

• Current directory : thể hiện thư mục đang làm việc. Khi muốn hực thi một tập

tin .m nào đó, người dùng phải chắc chắn rằng tập tin .m phải đượ c nhìn thấy

trong tab này.

• Workspace : chứa danh sách các biến đã đượ c khai báo và sử dụng trong chương

trình. Ở tab này, người dùng có thể đọ c đượ c tên biến, giá trị, kích thướ c của

biến, ... .

• Command history : chứa danh sách các câu lệnh đã đượ c thực thi trong cửa sổ

dòng lệnh (command window). Người dùng có thể nhấp đôi vào một lệnh bất kì để

chương trình thực hiện lại lệnh đó. Hoặc người dùng có thể dùng phím mũi tên lên

(↑), xuống (↓ ) trong cửa sổ dòng lệnh để tìm lại các lệnh mà chương trình đã thực

thi.

Page 331: Kỹ Năng Nhóm

Trang 330

Bên cạnh đó, Matlab vẫn duy trì chế độ kịch bản (script mode) hỗ trợ cho người dùng

khi lập trình các hàm hay chương trình từ đơn giản đến phức tạp.

Các câu lệnh sẽ được lưu trong một tập tin có đuôi .m (ví dụ: example.m) và được

thực thi một lần khi chương trình khởi chạy. Để tạo một tập tin .m, người dùng vào File

chọn New → M-File. Trong Matlab, khi muốn viết một dòng chú thích, ta đặt dấu phần

trăm (%) ở đầu dòng. Tiện lợi hơn, ta có thể sử dụng phím tắt Ctrl+R để biến các dòng đã

chọn trở thành chú thích và Ctrl+T để loại bỏ ký hiệu chú thích trước các dòng chú thích.

Để thực thi một tập tin .m, ta nhấn sử dụng phím tắt F5. Tương tự như các ngôn ngữ

lập trình khác, ở chế độ kịch bản, Matlab cũng hỗ trợ công cụ debug giúp người dùng

kiểm tra chương trình của mình từng bước nhằm phát hiện lỗi sai trong quá trình viết.

1.1 Biến

Page 332: Kỹ Năng Nhóm

Trang 331

Trong ngôn ngữ lập trình Matlab, một biến (variable) được khai báo và khởi tạo

thông qua câu lệnh gán.

>> num = 98

num =

98

>> pi = 3.1415926535897931

pi =

3.1416

>> msg = ’Good morning’

msg =

Good morning

Tên biến bao gồm các ký tự chữ, số và ký hiệu gạch dưới (_). Tên biến phải bắt đầu

bằng ký tự chữ và có độ dài tùy thích. Tuy nhiên, Matlab chỉ ghi nhớ 31 ký tự đầu tiên.

Đồng thời, Matlab luôn phân biệt chữ in và chữ thường khi đặt tên biến hoặc tên chương

trình. Các kiểu tên biến hợp lệ: arg1, no_name, vars, Vars Khi tên biến được đặt không

hợp lệ, Matlab sẽ xuất hiện thông báo:

>> 4rum = ’Forum’

??? 4rum = ’Forum’

|

Error: Unexpected MATLAB expression.

Nếu tên biến chưa được khởi tạo mà xuất hiện khi chạy một dòng lệnh nào đó, Matlab

sẽ xuất hiện thông báo:

Page 333: Kỹ Năng Nhóm

Trang 332

??? Undefined function or variable ...

Chú ý: Trong ngôn ngữ lập trình Matlab, mỗi biến khi khởi tạo sẽ được xem như một

mảng. Nếu biến có giá trị đơn thì mảng có kích thước 1x1. Nếu biến là ma trận hoặc

vector thì kích thước của mảng chính là kích thước của ma trận hoặc vector đó. Đây là

một điểm khác biệt của Matlab so với các ngôn ngữ lập trình khác. Để lấy kích thước

của một biến, ta sử dụng hàm size ().

>> size(num)

ans =

1 1

>> size(msg)

ans =

1 12

Ngôn ngữ lập trình Matlab xem chuỗi ký tự như mảng một chiều chứa các ký tự. Do

đó, kích thước của biến msg là 1 dòng, 12 cột.

1.2 Phép toán

Matlab cung cấp các phép toán số học cơ bản như sau:

Page 334: Kỹ Năng Nhóm

Trang 333

Hơn nữa, Matlab còn hỗ trợ một số hàm số học đơn giản như hàm làm tròn round (),

làm tròn lên ceil (), làm tròn xuống floor (), lấy phần dư mod (), tìm ước chung lớn nhất

gcd (), tìm bội chung nhỏ nhất lcm (), và hàm lấy căn sqrt ().

>> round(1.6)

ans =

2

>> floor(10.8)

ans =

10

>> mod(10,8)

ans =

2

>> gcd(45,30)

ans =

15

>> lcm(45,30)

ans =

90

>> sqrt(9)

ans =

3

Page 335: Kỹ Năng Nhóm

Trang 334

Ngoài ra còn có các phép toán so sánh như bằng (==), khác (∼=), lớn hơn (>), nhỏ

hơn (<), lớn hơn hoặc bằng (>=), và nhỏ hơn hoặc bằng (<=). Giá trị trả về của biểu thức

so sánh sẽ bằng 1 nếu biểu thức đúng và bằng 0 nếu biểu thức sai.

>> 1 ∼= 2

ans =

1

>> 5 == 10

ans =

0

Cuối cùng là các phép toán luận lý bao gồm and (&&), or (||) và not (!). Một số khác 0

được xem là một giá trị đúng trong các phép toán luận lý của Matlab. Giá trị trả về của

các biểu thức luận lý tương tự như biểu thức so sánh.

>> n = 15

>> mod(n,2)==0 && mod(n,3)==0

ans =

0

>> mod(n,2)==0 || mod(n,3)==0

ans =

1

1.3 Vector

Vector là một dạng đặc biệt của ma trận có một dòng hoặc một cột. Trong các ngôn

ngữ lập trình khác, sinh viên đã được làm quen với vector thông qua tên gọi danh sách

Page 336: Kỹ Năng Nhóm

Trang 335

(list) hoặc mảng một chiều (1-D array). Để khởi tạo vector dòng chứa các giá trị rời rạc,

các phần tử trong vec-tor phải nằm trong cặp ngoặc vuông ([]) và được ngăn cách nhau

bởi khoảng trắng hoặc dấu phẩy (,).

>> arr1 = [1 2 3]

arr1 =

1 2 3

>> arr2 = [0,-5]

arr2 =

0 -5

>> arr3 = [arr1 arr2]

arr3 =

1 2 3 0 -5

Để khởi tạo vector dòng chứa các giá trị liên tục (mặc định trong Matlab là 1) hoặc

cách nhau một khoảng giá trị nhất định (còn gọi là bước nhảy), Matlab sử dụng dấu hai

chấm (:). Đồng thời, giá trị đầu và cuối của vector không cần thiết đặt trong cặp dấu

ngoặc vuông ([]).

>> arr1 = 1:5

arr1 =

1 2 3 4 5

>> arr2 = [1:0.5:2]

arr2 =

1.0000 1.5000 2.0000

Page 337: Kỹ Năng Nhóm

Trang 336

>> arr3 = 10:-1:6

arr3 =

10 8 7 6

Hơn nữa, để tạo một vector rỗng - vector không chứa giá trị - trong Matlab, chúng ta

khai báo như sau:

>> emp_vect = []

emp_vect =

[]

Ngược lại, để tạo ra vector cột, chúng ta cần nghịch đảo vector cột bằng cách sử dụng

dấu nháy đơn (’) hoặc sử dụng dấu chấm phẩy (;) để ngăn cách giữa các phần tử.

>> col_arr = [1:3]’

>> col_arr = [1;2;3]

col_arr =

1

2

3

Giá trị của một phần tử tại một vị trí bất kỳ trong vector được truy xuất thông qua chỉ

số. Trong Matlab, chỉ số luôn bắt đầu từ 1 và có thể là một giá trị đơn hoặc một mảng.

• Trích phần tử thứ i: X(i)

• Trích nhiều phần tử: X([danh sách vị trí])

>> arr = 10:-1:0

Page 338: Kỹ Năng Nhóm

Trang 337

arr =

10 9 8 7 6 5 4 3 2 1 0

>> arr(5)

ans =

6

>> arr(1:3)

ans =

10 9 8

>> arr([10:-2:6])

ans =

1 3 5

>> arr([7,8,11])

ans =

4 3 0

Để xóa một phần tử trong vector, chúng ta sẽ gán phần tử đó với vector rỗng.

>> arr([2 5]) = []

arr =

10 8 7 5 4 3 2 1 0

>> size(arr)

ans = 1 9

Page 339: Kỹ Năng Nhóm

Trang 338

1.4 Ma tr n

Trong Matlab, ma trận đại diện cho mảng nhiều chiều có nhiều dòng và nhiều cột.

Phương thức khai báo và khởi tạo ma trận tương tự như vector. Tuy nhiên, để kết thúc

một dòng trong ma trận, chúng ta sử dụng dấu chấm phẩy (;).

>> mat = [1 2 3 ; 4,5,6 ; 7:2:11]

mat =

1 2 3

4 5 6

7 9 11

Đồng thời, Matlab cũng hỗ trợ một số hàm cụ thể để khởi tạo các ma trận đặc biệt như

sau

• Ma trận không: zeros(số dòng, số cột)

• Ma trận vuông không cấp n: zeros(n)

• Ma trận đơn vị: eye(n)

• Ma trận đường chéo: diag([các phần tử trên đường chéo chính])

• Ma trận thực ngẫu nhiên trong khoảng [0,1]: rand(số dòng, số cột) hoặc rand(n)

(ma trận vuông cấp n)

• Ma trận toàn số một: ones(số dòng, số cột)

• Ma trận vuông một cấp n: ones(n)

>> zeros(1,2)

ans =

0 0

>> eye(2)

Page 340: Kỹ Năng Nhóm

Trang 339

ans =

1 0

0 1

>> diag([3 4 5])

ans =

3 0 0

0 4 0

0 0 5

>> rand(2,1)

ans =

0.8147

0.9058

>> ones(2)

ans =

1 1

1 1

Tương tự như vector, giá trị của một phần tử tại một vị trí bất kỳ trong ma trận được

truy xuất thông qua chỉ số dòng và chỉ số cột.

• Trích phần tử tại dòng i cột j: A(i,j)

• Trích nhiều phần tử: A([danh sách các dòng, danh sách các cột])

• Trích đường chéo chính của ma trận: diag(A)

Page 341: Kỹ Năng Nhóm

Trang 340

• Trích tất cả phần tử của ma trận: A(:)

• Trích tất cả phần tử tại cột i: A(:,i)

• Trích tất cả phần tử tại dòng j: A(j,:)

>> mat = rand(2,3)

ans =

0.1270 0.6324 0.2785

0.9134 0.0975 0.5469

>> mat(1,3)

ans =

0.2785

>> mat([2],[1 3])

ans =

0.9134 0.5469

>> mat(:,2)

ans =

0.6324

0.0975

Chú ý: Trong Matlab, chỉ số cuối cùng của dòng hay cột của ma trận hoặc vector có thể

được thay thế bởi chữ end.

2. Đại số tuyến tính

Page 342: Kỹ Năng Nhóm

Trang 341

Để giải hệ phương trình tuyến tính, ta đưa về dạng ma trận với b là ma trận mx1.

Ngoài các phương pháp trên, ta có thể sử dụng hàm rref([A b]) để đưa ma trận về dạng

bậc thang rút gọn.

Ví dụ 2.2.14. Giải hệ phương trình tuyến tính sau:

1 2 3

1 2 3

1 2 3

7 2 21

2 3 7 2

8 8 1

x x x

x x x

x x x

Ta đưa phương trình trên về ma trận A, vec tơ x và b có dạng:

1

2

2

1 7 2 21

2 3 7 , , 2

1 8 2 1

x

A x x b

x

Sau đó giải phương trình ma trận : Ax = b. Ghi chú: Trước khi giải phương trình trên,

ta cần xem xét phương trình này có nghiệm hay không bằng cách so sánh hạng của ma

trận A và A’=[A B].

Ví dụ 2.2.16. Cho phương trình sau

2 4 3 2 5

5 1 7 4 1

2 3 5 3 7

X

>> A=[2 4 3;5 1 7;2 3 5];b=[2;4;3];

>> rank(A)

ans =

Page 343: Kỹ Năng Nhóm

Trang 342

3

>> rank([A b])

ans =

3

Ta nhận thấy rank(A)=rank(A’)=m do vậy phương trình trên có nghiệm duy nhất.

3. Các bài toán giới hạn hàm số

Trong Matlab ta dùng lệnh limit để tính giới hạn của hàm số. Cụ thể:

• limit (f,x,a): Tính giới hạn của hàm số f khi x tiến về a.

• limit (f,x,a,’right’) hoặc limit (f,x,a,’left’): Tính giới hạn trái hoặc giới hạn phải

của hàm số khi x tiến về a .

>> syms x

>> limit(sin(x)/x,x,0)

ans =

1

>> limit(1/x,x,0)

ans =

NaN

>> limit((1 + x/n)^n,n,inf)

ans =

exp(x)

Ngoài ra Matlab còn có thể tính giới hạn trái và giới hạn phải của một hàm số.

Page 344: Kỹ Năng Nhóm

Trang 343

>> syms x

>> limit(1/x,x,0,’right’)

ans =

inf

>> limit(1/x,x,0,’left’)

ans =

-inf

Ngoài ra chúng ta có thể áp dụng hàm limit để tính đạo hàm của một hàm số bằng

định nghĩa của đạo hàm.

Cho hàm số , tìm ?

>> syms a h

>> dg = limit( (cos(a+h) – cos(a))/h, h, 0 )

dg =

–sin(x)

>> df =limit((atan(a+h)-atan(a))/h,h,0)

df =

1/(1+a^2)

4. Các bài toán tích phân hàm một biến

Trong Matlab, để tính tích phân hàm một biến chúng ta dùng lệnh int.

4.1 Tích phân bất đ nh

Page 345: Kỹ Năng Nhóm

Trang 344

int(f,x) : Tính tích phân bất định của hàm f theo biến x .

Ví dụ 3.5.1. Tính tích phân bất định của hàm số 3( ) arctan( )f x x x ?

>> syms x

>> int(x^3*atan(x),x)

ans =

1/4*x^4*atan(x)-1/12*x^3+1/4*x-1/4*atan(x)

Chúng ta có thể rút gọn kết quả tính hình thức bằng hàm simple hoặc simplify.

4.2 Tí ân x đ nh

int(f,x,a,b) : Tính tích phân xác định của hàm f theo biến x với cận lấy tích phân từ a

đến b .

Ví dụ 3.5.2. Tính tích phân xác định

/4

3

0

( ) arctan( )I f x x x dx

>> syms x

>> I=int(x^3*atan(x),x,0,pi/4)

I =

1/1024*pi^4*atan(1/4*pi)-1/768*pi^3+1/16*pi-1/4*atan(1/4*pi)

Kết quả ở trên cho thấy matlab hiểu pi như là một biến hình thức. Do đó để biểu diễn

kết quả dưới dạng số thực ta dùng lệnh EVAL như sau:

>> I=eval(I)

Page 346: Kỹ Năng Nhóm

Trang 345

I =

0.0529

4.3 Tích phân số

Trong thực tế, nhiều tích phân không thể tính nguyên hàm được. Trong trường hợp đó,

chúng ta sử dụng tích phân số để tính tích phân xác định. Matlab cung cấp cho chúng ta

hàm tính tích phân số: quad. Hàm quad dùng để tính tích phân số bằng phương pháp cầu

phương. Sinh viên có thể tìm hiểu phương pháp tích phân cầu phương trong các giáo

trình Giải tích số.

Ví dụ 3.5.3. Tính tích phân xác định sau bằng phương pháp tích phân cầu phương gần

đúng

1 2

0

arctan( )( )

cos( )

xe xI f x dx

x

>> F = inline(’exp(x).*atan(x.^2)./cos(x)’);

>> Q=quad(F,0,1)

Q = 0.9230

4.4 Các hàm trong Matlab dùng cho bài toán vi phân hàm một biến

Hàm diff dùng để tìm đạo hàm cấp k của hàm số f (x, y) theo biến x theo cú pháp diff(f,

x, k) hay theo biến y theo cú pháp diff(f, y, k) . Nhưng khi hàm số chỉ phụ thuộc vào duy

nhất một biến x thì ta có diff(f, k) .

>> syms a b c x

>> f = a*x^3 + x^2 - b*x - c

f =

Page 347: Kỹ Năng Nhóm

Trang 346

a*x^3 + x^2 - b*x - c

>> diff(f)

ans =

3*a*x^2 + 2*x - b

>> diff(f,a)

ans =

x^3

>> diff(f,2)

ans=

6*a*x + 2

>> diff(f,a,2)

ans=

0

Hàm diff có thể dùng đối số là ma trận. Trong trường hợp này đạo hàm được thực hiện

trên từng phần tử.

>> syms a x

>> A = [cos(a*x),sin(a*x);sin(a*x),cos(a*x)]

A =

cos(a*x) sin(a*x)

sin(a*x) cos(a*x)

Page 348: Kỹ Năng Nhóm

Trang 347

>> dy = diff(A)

dy =

sin(a*x)*a cos(a*x)*a

cos(a*x)*a sin(a*x)*a

Ta khảo sát biến đổi từ toạ độ Euclide (x, y , z ) sang toạ độ cầu (r, λ, φ ) thực hiện

bằng các công thức:

x = r cos λ cos φ

y = r cos λ sin φ

z = r sin λ

Để tính ma trận Jacobi J của phép biến đổi này ta dùng hàm jacobian. Định nghĩa toán

học của J là:

( , , )( , , )

( , , )

x y zJ x y z

r

Để dễ viết ta dùng kí tự l thay cho λ và f thay cho φ. Các lệnh

>> syms r l f

>> x = r*cos(l)*cos(f);

>> y = r*cos(l)*sin(f);

>> z = r*sin(l);

>> J = jacobian([x; y; z], [r l f])

J =

cos(l)*cos(f) –r*sin(l)*cos(f) –r*cos(l)*sin(f)

Page 349: Kỹ Năng Nhóm

Trang 348

cos(l)*sin(f) –r*sin(l)*sin(f) r*cos(l)*cos(f)

sin(l) r*cos(l) 0

>> detJ = simple(det(J))

detJ =

–cos(l)*r^2

Chú ý là đối số thứ nhất của hàm jacobian phải là vec tơ cột và đối số thứ hai là vec tơ

hàng. Hơn nữa do định thức của ma trận Jacobian là biểu thức lượng giác khá phức tạp

nên ta dùng lệnh simple để thay thế và rút gọn.

Khai triển Taylor dùng để xấp xỉ một hàm số có đạo hàm ở mọi cấp thành một đa thức

bậc n trong lân cận một điểm cho trước, với sai số cho phép. Hàm Taylor trong Matlab

taylor có những cú pháp sau đây :

• taylor(f(x)) khai triển Taylor hàm f (x ) đến bậc 5, trong vùng lân cận 0.

• taylor(f(x),n) khai triển Taylor hàm f (x ) đến bậc n − 1, trong vùng lân cận 0.

• taylor(f(x),a) khai triển Taylor hàm f ( x ) đến bậc 5, trong vùng lân cận a.

• taylor(f(x),a,n) khai triển Taylor hàm f (x ) đến bậc n − 1, trong vùng lân cận a.

Đôi khi Matlab trả lại một biểu thức đặc trưng quá khó để có thể đọc. Một số công cụ

có sẵn trợ giúp làm cho biểu thức dễ đọc hơn. Trước tiên đó là hàm pretty. Lệnh này hiển

thị biểu thức đặc trưng theo một khuôn mẫu tương tự như kiểu toán học.

>> x = sym(’x’);

>> f = taylor(log(x+1)/(x-5))

f =

-1/5*x+3/50*x^2-41/750*x^3+293/7500*x^4-1207/37500*x^5

>> pretty(f)

Page 350: Kỹ Năng Nhóm

Trang 349

ans=

2 41 3 293 4 1207 5

-1/5 x + 3/50 x - --- x + ---- x - ----- x

750 7500 37500

5. Vẽ đồ th

5.1 Vẽ đồ th trong 2-D

Lệnh cơ bản:

plot(x,f(x))

Với x: vec-tơ chứa miền giá trị của hàm f . f(x): các giá trị của f ứng với x .

Ví dụ 1.5.1. Vẽ đồ thị y = sin (x ) từ [0 , 2π ]

x = 0 : pi/100 : 2*pi;

y = sin(x);

plot(x, y);

Chú thích trên đồ thị:

text(x, y, ’...’): đặt một chú thích (trong dấu ’ ’) lên đồ thị tại tọa độ

( x, y ).

gtext(’...’):đặt chú thích lên đồ thị, vị trí đượ c xác định b ởi click chuột.

title(’...’): tựa đề của đồ thị.

xlabel(’...’): ghi nhãn cho trục Ox.

ylabel(’...’): ghi nhãn cho trục Oy.

hold on/off: bật / tắt chế độ cho phép vẽ nhiều đồ thị trong cùng một hệ trục tọa độ.

Page 351: Kỹ Năng Nhóm

Trang 350

Các tùy chỉnh về nét vẽ, dấu và màu sắc:

Lệnh: plot(x,y,’Nét vẽ_Dấu_Màu sắc’)

Nét vẽ:

Dấu (marker):

Màu sắc: gồm 8 tùy chọn là ’r’ - đỏ, ’k’ - đen, ’w’ - trắng, ’y’ - vàng, ’c’ -cyan, ’b’ -

xanh nước biển, ’g’ - xanh lá cây, ’m’ - tím.

Ví dụ 1.5.2.

x = 0:pi/20:2*pi;

Page 352: Kỹ Năng Nhóm

Trang 351

plot(x, sin(x),’-.*r’);

hold on

plot(x, sin(x – pi/2),’–om’);

plot(x, sin(x – pi), ‘:bs’);

hold off

Tùy chỉnh màu sắc và độ lớn của nét vẽ:

LineWidth: độ rộng của nét vẽ, tính bằng pt.

MarkerEdgecolor: màu của đường viền dấu (marker).

MarkerFacecolor: màu bên trong dấu.

Markersize: độ lớn của dấu, tính bằng pt.

Ví dụ 1.5.3.

x = -pi:pi/10:pi;

y = tan(sin(x)) - sin(tan(x));

plot(x,y,’—rs’,’LineWidth’,2,’MarkerEdgecolor’,’k’,...

Page 353: Kỹ Năng Nhóm

Trang 352

’MarkerFacecolor’,’g’, ’Markersize’,10)

Xác định tọa độ:

axis([xmin xmax ymin ymax])

xlim([xmin xmax])

ylim([ymin ymax])

Tùy chỉnh các kiểu trục tọa độ:

axis on/off/auto

axis normal/square/equal/tight

axis ij/xy

grid on/off

Page 354: Kỹ Năng Nhóm

Trang 353

Các kiểu tùy chỉnh hệ trục tọa độ

subplot - Vẽ nhiều đồ thị trong cùng một cửa sổ:

subplot(m, n, p): tạo ra một ma trận m hàng, n cột chứa m × n đồ thị, p là vị trí của

từng đồ thị, thứ tự từ trên xuống dưới theo hàng.

Ví dụ 1.5.4. Vẽ 4 đồ thị trong cùng 1 cửa sổ

t = 0:pi/20:2*pi; [x,y] = meshgrid(t);

subplot(2,2,1)

plot(sin(t),cos(t))

axis equal

subplot(2,2,2)

z = sin(x)+cos(y);

plot(t,z)

axis([0 2*pi -2 2])

Page 355: Kỹ Năng Nhóm

Trang 354

subplot(2,2,3)

z = sin(x).*cos(y);

plot(t,z)

axis([0 2*pi -1 1])

subplot(2,2,4)

z = (sin(x).ˆ2)-(cos(y).ˆ2);

plot(t,z)

axis([0 2*pi -1 1])

5.2 Vẽ đồ th trong 3-D

Lệnh cơ bản: plot3(x, y, z) Trong plot3, ta cần xác định các vectơ ( x, y , z ) . Để vẽ

mặt (x, y , z = f (x, y )), sử dụng lệnh meshgrid(x,y).

Ví dụ 1.5.5.

t = 0:0.02*pi:25*pi;

x = sin(t); y = cos(t);

z = t;

plot3(x,y,z);

Ví dụ 1.5.6. Vẽ mặt với −4 ≤ x ≤ 4 và −4 ≤ y ≤ 4.

[x,y]=meshgrid([-4:0.1:4]);

z=x.*x.*y.*exp(-x.ˆ2-y.ˆ2);

plot3(x,y,z)

Page 356: Kỹ Năng Nhóm

Trang 355

Một số lệnh vẽ đồ thị trong 3-D khác:

• contour / contourf / contour3

• mesh / meshc / meshz

• surf / surfc

• waterfall

• bar3 / bar3h

• pie3 / fill3

• comet3 / scatter3 / stem3

In và xuất đồ thị:

• Dùng lệnh print -dtiff -r200 mygraph.tiff print –deps2 mygraph.eps

• Sử dụng Plotting Tools

- Link Download

http://www.vn-zoom.com/f103/mathworks-matlab-r2010b-x32-x64-

mediafire-full-phan-mem-lap-trinh-va-tinh-toan-da-nang-

732296.html

2. Microsoft Mathematics

Page 357: Kỹ Năng Nhóm

Trang 356

Microsoft Mathematics là phần mềm tổng hợp các công cụ giúp chúng ta làm toán

một cách nhanh nhất. Ngoài ra, chúng ta còn có thể xem các bước tính của phần mềm

trước khi xuất ra kết quả, hỗ trợ từ cơ bản tới phức tạp. Về chức năng, Microsoft

Mathematics có 2 phần chính, đó là Worksheet và Graphing. Trong đó Worksheet là

cách trình bày bài toán dưới dạng các bước làm với các cách khác nhau, còn Graphing là

phương pháp vẽ đồ thị của các phương trình.

- Tín năng

Một máy tính đồ thị đầy đủ chức năng giúp học sinh thuận lợi trong việc vẽ

biểu đồ và rút gọn biểu thức, với biểu đồ 2D lớn và biểu đồ nâng cao 3D

giúp xác định được vấn đề.

Giải pháp trình bày theo các bước hướng dẫn cách giải.

Thư viện công thức và biểu thức có hơn 100 công thức toán thường gặp

giúp nhận biết và áp dụng công thức đúng.

Xét các tam giác, hiểu được các mối quan hệ giữa cạnh, góc , đỉnh, công

thức.

Chuyển đổi đơn vị độ dài, khối lượng, nhiệt độ, mức độ, năng lượng, thời

gian.

Hỗ trợ nhận dạng công thức viết tay.

Dung lượng nhỏ, ít chiếm bộ nhớ.

Tương tác được trên nhiều hệ điều hành nên rất dễ cài đặt.

- Link Download

http://www.microsoft.com/download/en/details.aspx?id=15702

Page 358: Kỹ Năng Nhóm

Trang 357

3. Maxima

- Giới thiệu

Maxima là một phần mềm mã nguồn mở, có thể thay thế một số tính năng của các

phần mềm thương mại như Maple, Mathematica,…

Page 359: Kỹ Năng Nhóm

Trang 358

- Các thành phần

XMAXIMA

Cho phép người dùng tính những biểu thức bằng câu lệnh.

Dùng cho người đã thành thạo việc tính toán bằng câu lệnh.

Thao tác bằng tay cho mỗi dòng lệnh.

WXMAXIMA

Có những menu lệnh trực quan giúp người dùng làm việc nhanh hơn.

Dùng cho người mới sử dụng Maxima.

Thao tác trực tiếp bằng việc click chuột trên menu lệnh.

- Menu Maxima

Interrupt(Ctrl+G): Ngắt bỏ quá trình thực hiện tính toán, dùng trong trường

hợp biểu thức dài, treo máy.

Restart Maxima: Xóa bỏ hết bộ nhớ của chương trình và biểu thức ở file

đang thực thi.

Show funtion: Thể hiện các hàm đã khai báo.

Show variable: Thể hiện các biến đã sử dụng.

Delete funtion, delete variable.

Page 360: Kỹ Năng Nhóm

Trang 359

- Menu Equation

Solve: Giải các phương trình đa thức, lượng giác, không giải được phương

trình mũ.

Find root: Tìm nghiệm gần đúng của phương trình trong một khoảng [a;b]

cho trước.

Solve linear system: Giải hệ phương trình tuyến tính.

Solve algebraic system: giải phương trình đại số.

- Menu Algebra

General: Nhập tất cả các phần tử của ma trận.

Page 361: Kỹ Năng Nhóm

Trang 360

Invert Matrix: Tìm ma trận nghịch đảo(nếu có) của ma trận vừa nhập vào.

Characteristic Polynomial: Tìm đa thức đặc trưng của ma trận.

Determinant: Tính định thức của ma trận.

Adjoint: Tìm ma trận phụ hợp.

- Menu Calculus

Integrate: tính tích phân bất định hoặc tích phân xác định, hoặc tính tích

phân bằng phương pháp số.

Differentiate: tính đạo hàm các cấp của hàm số.

Find Limit: Tìm giới hạn của hàm số.

Get series: Khai triển Taylor tại một điểm cho trước.

Calculate sum: tính tổng chuỗi.

Page 362: Kỹ Năng Nhóm

Trang 361

- Menu Simplify

Gồm tất cả các lệnh nhằm khai triển, rút gọn, tối giản hoặc khai triển các biểu thức.

- Menu Plot

Page 363: Kỹ Năng Nhóm

Trang 362

Gồm các lệnh vẽ đường cong 2 chiều trong cùng một mặt phẳng.

Vẽ mặt cong trong không gian.

- Một số ví dụ

a. Tìm nghiệm của phương trình:

Dòng Equation: Nhập phương trình cần tìm nghiệm.

Dòng Variable: Khai báo ẩn số.

Ta sẽ có kết quả sau:

Page 364: Kỹ Năng Nhóm

Trang 363

b. Vẽ đồ thị hàm số:

Ta sử dụng lệnh plot2d.

Nhập hàm cần vẽ đồ thị trong plot2d.

Ta được hình vẽ của đồ thị trong mặt phẳng Oxy như sau:

4. Wolfram Alpha

- Giới thiệu

Wolfram|Alpha (hay còn được viết là WolframAlpha hoặc Wolfram Alpha) là một

máy trả lời do Wolfram Research phát triển. Đây là một dịch vụ trực tuyến có nhiệm vụ

Page 365: Kỹ Năng Nhóm

Trang 364

trả lời các câu hỏi nhập vào trực tiếp bằng cách tính toán câu trả lời từ các dữ liệu có cấu

trúc. Để sử dụng Wolfram|Alpha, ta truy cập vào địa chỉ http://www.wolframalpha.com/

- Ứng dụng Wolfram|Alpha:

1. Toán học:

Với các phép toán cơ bản, ta có thể nhập trực tiếp vào khung nhập liệu để

Wolfram|Alpha tính toán:

Page 366: Kỹ Năng Nhóm

Trang 365

Để vẽ đồ thị hàm số, ta dùng cú pháp “plot <hàm số cần vẽ>”

Để giải một phương trình, ta gõ trực tiếp phương trình đó vào khung nhập liệu,

Wolfram|Alpha sẽ giải phương trình đó kèm theo đồ thị tương ứng.

Page 367: Kỹ Năng Nhóm

Trang 366

Ta có thể tính tích phân xác định của một hàm số bằng cú pháp “integrate <hàm số theo

x>dx from x = <giá trị đầu> to <giá trị cuối>”

Page 368: Kỹ Năng Nhóm

Trang 367

2. Hóa học:

Khi nhập vào một hóa chất bất kì, Wolfram|Alpha sẽ tự lập công thức cấu tạo, danh

pháp IUPAC, tính chất của chúng, nếu nhập vào 2 hóa chất cùng lúc, sẽ có thêm phần so

sánh tính chất của 2 chất đó.

Page 369: Kỹ Năng Nhóm

Trang 368

Wolfram|Alpha có thể giúp ta cân bằng phương trình hóa học, bằng cách nhập vào

một phương trình chưa cân bằng, Wolfram|Alpha sẽ cân bằng phương trình đó.

Page 370: Kỹ Năng Nhóm

Trang 369

3. Các kiến thức xã hội:

Ngoài các kiến thức về khoa học, Wolfram|Alpha còn có thể trả lời được các câu hỏi

về kiến thức xã hội.

Ví dụ, để “hỏi” Wolfram|Alpha về người lãnh đạo của các quốc gia, ta có thể dùng

cú pháp “President of <tên nước, bằng tiếng Anh>”

Page 371: Kỹ Năng Nhóm

Trang 370

Hay đơn giản chỉ là cần tìm thông tin về một nước nào đó, ta gõ tên nước đó (bằng

tiếng Anh) vào khung nhập liệu. Để lấy thông tin về dân số của một nước, ta gõ “<tên

nước> demographics”

Page 372: Kỹ Năng Nhóm

Trang 371

Page 373: Kỹ Năng Nhóm

Trang 372

CHƯƠNG 4 : POWER POINT VÀ MỘT SỐ PHẦN

MỀM TRÌNH CHIẾU

Hiện nay, việc trình chiếu trên máy tính là rất phổ biến trong giảng dạy. Vì thế, để có

một bài giảng sinh độn và hấp dẫn, khả năng tạo ra một bài trình chiếu bằng máy tính là

cần thiết cho mỗi người dạy. Nhằm đáp ứng nhu cầu trên, chương 4 của cuốn tiểu luận

này sẽ hướng dẫn đơn giản việc tạo lập một bài trình chiếu bằng Power Point và Lecture

Maker.

1. Power Point

Cũng giống như Microsoft Word mà chúng tôi đã trình bày ở chương

trước, Microsoft Power Point cũng đã có ba phiên bản (2003, 2007, 2010)

nhưng chúng tôi sẽ chỉ giới thiệu sơ lược về phiên bản 2003.

- Một số t ao t ơ bản

1. Tạo và lưu một bài trình chiếu mới

Page 374: Kỹ Năng Nhóm

Trang 373

Tại cửa sổ chính của Power Point, nhấp vào Office button, chọn New. Sau đó chọn

Blank presentation ở cửa sổ hiện ra để tạo một mẫu trình chiếu mới. Nhấn Create để

hoàn tất.

2. Mở, lưu các bài trình chiếu

Tại cửa sổ chính của Power Point, nhấp vào Office button.

Để mở một bài trình chiếu đã có sẵn, chọn Open. Trong cửa sổ mới hiện ra, truy cập

đến tập tin cần mở. Nhấn Open để hoàn tất.

Để lưu bài trình chiếu hiện hành, chọn Save. Trong cửa sổ mới hiện ra, chọn nơi sẽ

lưu bài trình chiếu và gõ tên tập tin vào ô File name. Nhấn Save để hoàn tất.

3. Thao tác với các slide: tạo, xóa, chèn

Slide là khái niệm dùng để chỉ một “trang” trong bài trình chiếu. Trong slide chứa các

thông tin của nội dung cần thuyết trình như các đoạn văn bản, hình ảnh, phim minh

họa,… Khi thao tác với các slide, ta sẽ chủ yếu làm việc với khung Slide ở cạnh bên trái

của chương trình.

Để tạo một slide mới, nhấn chuột phải vào khung Slide và chọn New Slide.

Để xóa một slide, nhấn chuột phải vào slide muốn xóa và chọn Delete.

Để chèn một slide vào giữa 2 slide đã có sẵn, ta nhấn chuột phải vào khoảng trống

giữa 2 slide và chọn New Slide.

4. Thao tác với các mẫu (design): thay đổi, chỉnh sửa design

Design là các định dạng mẫu cho toàn bộ bài trình chiếu trong Power Point. Design

quy định font chữ, ảnh nền, màu sắc một cách đồng bộ cho bài trình chiếu. Để tùy biến

các design, ta chọn thẻ Design tại thanh ribbon ở giao diện chính.

Tại đây, Power Point đã cung cấp sẵn một số mẫu thiết kế cho bài trình chiếu. Để áp

dụng mẫu thiết kế đó cho bài trình chiếu hiện hành, ta nhấn vào mẫu đó để chọn.

Page 375: Kỹ Năng Nhóm

Trang 374

5. Thao tác với hình nền (background)

Khi muốn đặt hình nền tùy ý cho bài thuyết trình, ta nhấn chuột phải vào slide cần đặt

hình nền và chọn Format background. Tại cửa sổ hiện ra, chọn mục Fill ở khung bên

trái, chọn Picture or texture fill ở khung bên phải. Sau đó nhấn nút File…, chọn hình

nền muốn chèn ở cửa sổ hiện ra, nhấn Open để hoàn tất.

6. Định dạng các đoạn văn bản trong slide

Đầu tiên, chọn thẻ Home trên thanh ribbon.

Nhóm Font : các công cụ của nhóm này dùng để định dạng các đoạn văn. Gồm có

thay đổi font chữ, kích cỡ, màu chữ, in đậm, gạch chân, in nghiêng,…

Nhóm Paragraph : gồm các công cụ canh lề, đánh số đoạn văn, điều chỉnh hướng

chữ,…

7. Chèn hình ảnh

Trong quá trình thực hiện, ta cần có ảnh minh họa cho bài thuyết trình thêm sinh động

và dễ hiểu. Để thực hiện điều này, ta chọn thẻ Insert tại thanh ribbon và chọn tiếp

Picture. Chọn hình ảnh cần thêm vào ở cửa sổ hiện ra, nhấn Open để hoàn tất.

8. Chèn textbox

Khi muốn chèn thêm nội dung, ta có thể sử dụng textbox. Chọn thẻ Insert tại thanh

ribbon và chọn tiếp Text Box. Sau lựa chọn này, trỏ chuột sẽ thay đổi hình dạng và ta có

thể kéo – thả chuột để tạo một hình chữ nhật tùy ý. Sau đó ta có thể nhập liệu vào khung

textbox này một cách bình thường.

Page 376: Kỹ Năng Nhóm

Trang 375

- Một số thao tác nâng cao

1. Sử dụng các hiệu ứng (animations)

Hiệu ứng là một phần quan trọng đối với bài thuyết trình Power Point, nó giúp cho

việc trình bày nội dung thêm hiệu quả và rõ ràng. Để có thể sử dụng các hiệu ứng, ta

chọn thẻ Animations trên thanh ribbon, sau đó chọn Custom animation tại nhóm

Animations. Một khung cửa sổ mới sẽ hiện ra ở phía cạnh phải của màn hình.

Tiếp theo ta chọn đối tượng cần áp dụng hiệu ứng, đối tượng này có thể là một đoạn

văn bản hay một hình ảnh. Sau đó chọn Add effect ở khung cửa sổ bên phải, tại đây có 4

nhóm hiệu ứng chính:

Entrance: các hiệu ứng của nhóm này dùng để làm “xuất hiện” đối tượng trên

màn hình.

Emphasis: nếu muốn làm đối tượng trở nên nổi bật trong quá trình trình chiếu, ta

sẽ sử dụng các hiệu ứng trong nhóm này.

Page 377: Kỹ Năng Nhóm

Trang 376

Exit: ngược với Entrance, các hiệu ứng của nhóm này làm cho đối tượng “thoát”

khỏi màn hình.

Motion paths: khi muốn đối tượng di chuyển trên một chu trình định trước, ta

chọn hình dạng đường đi trong nhóm này rồi vẽ lên slide.

Sau khi đã áp dụng hiệu ứng cho các đối tượng, ta cần tinh chỉnh thời gian để các hiệu

ứng được kích hoạt một cách đúng lúc. Để thực hiện, ta dùng thao tác kéo – thả các hiệu

ứng nằm trong khung Custom Animation, các hiệu ứng nằm trên sẽ xảy ra trước. Ngoài

ra còn có 3 tùy chọn dành cho hiệu ứng trong mục Start: On click sẽ làm hiệu ứng xảy ra

sau khi click chuột, các hiệu ứng được gán With Previous sẽ xảy đồng thời với hiệu ứng

nằm ngay trên nó và After Previous sẽ xảy ra sau khi hiệu ứng trước nó kết thúc.

2. Sử dụng các chuyển cảnh (transition)

Chuyển cảnh là cách mà các slide chuyển tiếp từ slide này sang slide khác. Để sử dụng

chuyển cảnh trong bài thuyết trình, đầu tiên ta chọn thẻ Animations trên thanh ribbon rồi

chọn slide muốn áp dụng chuyển cảnh. Tại nhóm Transition to this slide, nhấn nút xổ

xuống trong khung chứa các chuyển cảnh và chọn một hiệu ứng thích hợp. Để áp dụng

chuyển cảnh cho toàn bộ các slide, nhấn Apply to All.

3. Chèn âm thanh và phim

Ngoài hình ảnh, ta có thể chèn âm thanh và phim vào bài trình chiếu. Để thực hiện

điều này, ta chọn thẻ Insert tại thanh ribbon và chọn tiếp Sound để chèn âm thanh hoặc

Movie để chèn phim minh họa. Chọn tập tin âm thanh / phim cần thêm vào ở cửa sổ hiện

ra, nhấn Open để hoàn tất.

4. Chèn các đối tượng đặc biệt khác (shape, word art, chart, …)

Các đối tượng này đều nằm trong thẻ Insert trên thanh ribbon.

Shape là các đối tượng ảnh đơn giản (như hình chữ nhật, ngôi sao, oval,…). Để chèn

các đối tượng này, chọn Shapes trong nhóm Illustrations, sau đó chọn mẫu muốn vẽ. Sử

dụng động tác kéo – thả để vẽ hình lên slide.

Page 378: Kỹ Năng Nhóm

Trang 377

Word art là một cách thể hiện chữ bằng các thiết kế đặc biệt. Để chèn word art, ta

chọn WordArt trong nhóm Text, chọn một mẫu thiết kế trong bản xổ xuống. Nhập nội

dung vào khung text hiện ra để hoàn tất.

Chart là công cụ để thể hiện các biểu đồ trong bài trình chiếu. Để vẽ các biểu đồ trong

slide, chọn Chart trong nhóm Illustrations, chọn kiểu biểu đồ cần sử dụng trong cửa sổ

hiện ra rồi nhấn OK. Một cửa sổ Excel sẽ được gọi, ta sẽ chỉnh sửa các thông số bên

trong bảng tính của Excel, biểu đồ sẽ thay đổi theo nội dung của bảng.

5. In ấn bài trình chiếu

Để tiến hành in ấn, nhấn vào Office button và chọn Print. Trong cửa sổ hiện ra, ta sẽ

lựa chọn máy in (mục Name), các trang sẽ in (mục Print range), số lượng bản sao (mục

Copies),… nhấn OK để hoàn tất.

Page 379: Kỹ Năng Nhóm

Trang 378

2. Lecture Maker

Được trang bị máy tính, máy chiếu hay màn hình tivi kích thước lớn đến tận lớp học,

việc soạn các bài giảng điện tử trên máy tính giờ đây đã trở thành một yêu cầu bức thiết

đối với giáo viên. Phần mềm Lecture Maker đã được rất nhiều thầy cô giáo đánh giá là

một công cụ soạn bài giảng khá dễ dàng nhưng lại tạo ra các giáo án rất chuyên nghiệp.

Đây là phần mềm của hãng Daulsoft-Hàn Quốc, là phần mềm khá dễ dùng cùng với

giao diện thân thiện, có cấu trúc gần giống như chương trình Power Point của hãng

Microsoft. Đặc biệt điểm mạnh của Lecture Maker có thể chèn được nhiều định dạng

khác nhau như Power Point, PDF, Flash,… và có tính tương tác cao.

Bạn có thể tải chương trình Lecture Maker về từ địa chỉ

http://tinyurl.com/soangiaoan . Do đây là bản không cần cài đặt, vì thế, bạn hãy kích hoạt

chương trình bằng tập tin LectureMaker.exe.

- Tạo một giáo án mới

Sau khi khởi động xong, bạn nhấn vào menu View. Trên thanh công cụ, bạn tìm đến

nhóm Slide Master, sau đó bạn nhấn vào biểu tượng View Slide Master.

Page 380: Kỹ Năng Nhóm

Trang 379

Lúc này, bạn hãy nhìn sang khung bên trái, chương trình tự động bố trí cách trình bày

giáo án của mình bao gồm Title Master (phần này dùng để thiết kế bìa cho giáo án) và

Body Master (thiết kế kịch bản cho giáo án).

- Thiết kế bìa cho giáo án

Bây giờ chúng ta sẽ thiết kế bìa cho giáo án. Ở khung bên trái, bạn nhấn chọn vào

Title Master. Tiếp theo bạn nhấn vào menu Design. Ở nhóm Template nằm ở góc phải,

bạn chọn dạng bìa cho giáo án. Các hình dạng bìa thường kèm theo số 0 ở cuối.

Sau khi chọn xong, lập tức bìa giáo án sẽ được hiển thị theo đúng khuôn mẫu. Bạn có

thể thay đổi lại tên giáo án, tên nội dung bài dạy… Để thay đổi kiểu Font và kích thước

chữ, bạn lựa chọn Font và Size mong muốn.

Nhóm Paragraph sẽ giúp bạn canh lề cho đoạn văn bản. Bạn có thể canh lề trên

(Align Top), canh lề trái (Align Left), canh giữa (Align Center), hay canh lề phải (Align

Right).

Sau khi đã tinh chỉnh mọi thành phần, và nhập vào các nội dung, phần trang bìa xem

như đã được thiết kế thành công.

- Tạo các nút lệnh và thiết kế k ch bản cho giáo án

Ở khung bên trái, bạn hãy chọn Body Master. Sau đó bạn nhấn qua menu Design,

chọn nhóm Template cùng tên với Template của bìa giáo án.

Các nút lệnh Main Menu ở góc bên trái trong slide. Bạn hãy lần lượt chọn vào từng

nút lệnh có sẵn và nhấn phím Delete để xóa chúng đi. Sau đó chúng ta sẽ tiến hành tạo

mới từng nút lệnh cho giáo án này.

Để tạo mới, bạn dùng menu Insert, rồi trong nhóm Object, bạn chọn nút Button. Bạn

sẽ thấy có hai nhóm nút lệnh. Nhóm đầu tiên là General Button dùng để tạo các nút lệnh

có các chức năng do bạn qui định. Nhóm còn lại được gọi là Navigation Button, giúp

bạn tạo ra các nút lệnh như chuyển đến một slide kế tiếp, hoặc trở về một slide trước đó,

Page 381: Kỹ Năng Nhóm

Trang 380

chạy hoặc tạm ngừng slide… Trong phần này, chúng ta sẽ tạo nhóm nút lệnh thuộc dạng

General Button.

Lúc này, con trỏ chuột của bạn sẽ biến thành hình dấu (+). Bạn hãy di chuyển vào

slide, sau đó nhấn giữ chuột và kéo rê để vẽ nút lệnh theo dạng khung chữ nhật.

Sau khi vẽ xong, trên thanh công cụ, bạn nhấn vào nút Button Name. Ở khung hiện ra

bên dưới, bạn nhập vào tên cho nút lệnh.

Kế tiếp, bạn nhấn chuột phải vào nút lệnh và chọn mục Object Property trong menu

cảm ngữ cảnh vừa hiện ra.

Ở mục Button Name, bạn cũng có thể sửa lại tên cho nút lệnh.

Các chức năng hiệu chỉnh khác bao gồm Button Shape dung để chọn hình dạng cho

nút lệnh, Color Button cho phép bạn chọn màu cho nút lệnh từ trong bảng màu, Region

Button thì ẩn hay hiện đường viền của nút lệnh, và cuối cùng là Image Button cho phép

bạn chọn hình ảnh làm nền cho nút lệnh. Trước hết, chúng ta hãy cùng thay đổi màu cho

nút lệnh bằng mục Color Button.

Để tạo sự tương tác với người xem, bạn có thể chọn hai màu khác nhau cho cùng một

nút. Mục When mouse is not over the button dùng để tô màu nền cho khung nút lệnh

trong trạng thái bình thường. Bạn bấm vào mũi tên xổ xuống, sau đó chọn màu cho

khung.

Bên dưới là mục When mouse is over the button dùng để tô màu nền cho khung khi

bạn rê chuột vào nút lệnh.

Cuối cùng là mục When mouse button is clicked,, là màu mà nút lệnh sẽ đổi sang,

khi bạn nhấn chuột vào đó.

Quan trọng nhất là mục When button is clicked, cho phép bạn chọn hành động cần

thực hiện khi nút lệnh được nhấn. Chương trình cung cấp cho bạn khoảng hai mươi hành

động khác nhau dành cho các nút lệnh như sau:

Page 382: Kỹ Năng Nhóm

Trang 381

Đầu tiên là chức năng Show hidden object dùng để hiển thị các đối tương bị ẩn

(thông thường là đáp án của những câu trắc nghiệm). Tuỳ chọn Call Group cho phép gọi

nhóm. Tuỳ chọn Go to the previous (next) slide dung để di chuyển đến slide trước (hoặc

slide kế tiếp có trong giáo án). Kế tiếp là tuỳ chọn Go to the first (last) slide dung để trả

về slide đầu tiên (hoặc slide cuối cùng).

Ngoài ra, bạn cũng có thể di chuyển đến một slide bất kì có trong giáo án bằng cách

chọn Go to the specified slide. Sau khi chọn xong tuỳ chọn này, hộp thoại slide sẽ xuất

hiện cho phép bạn chọn một slide có trong giáo án.

Mục Chain and run other lecture file dùng để kết nối giáo án hiện tại với một giáo

án khác, cũng đã được soạn bởi chương trình Lecture Maker trước đó. Bạn có thể sử

dụng tính năng này khi tạo nút lệnh “Xem bài kế tiếp”, rồi chỉ sang một giáo án khác, nối

tiếp nội dung với phần hiện tại.

Mục Another file (.exe, .html) dung để kích hoạt một chương trình bất kì (lưu ý là

chương trình phải có định dạng .exe), hoặc bạn cũng có thể dung chức năng này để liên

kết đến một tài liệu dạng trang web nào đó.

Mục Exit the program dùng để thoát khỏi giáo án.

Mục URL (new) và mục URL (self) dùng để liên kết nút lệnh đến một trang web. Tuy

nhiên có sự khác biệt giữa hai tuỳ chọn này. Nếu như bạn chọn URL (new) thì chương

trình sẽ mở cửa sổ mới và chạy trang web bạn chỉ định. Còn mục URL (self) thì trang

web sẽ chạy ngay trong chương trình đang được mở.

Với mục Sound File, bạn sẽ cần trỏ đường dẫn đến một tập tin nhạc số. Khi bạn nhấn

chuột vào nút lệnh thì hiệu ứng âm thanh từ tập tin nhạc số đó sẽ vang lên. Sau đó bạn

nhấn nút OK để kết thúc thao tác cấu hình này.

Ngoài ra, bạn cũng có thể thay đổi màu sắc cho chữ của nút lệnh. Bạn nhấn qua menu

Home, sau đó bạn chọn vào nút lệnh. Trên thanh công cụ, trong nhóm Font, bạn nhấn

vào biểu tượng, sau đó chọn màu chữ phù hợp với khung nền của nút lệnh.

Page 383: Kỹ Năng Nhóm

Trang 382

Như vậy, chúng ta đã hoàn thành xong bước tạo các nút lệnh. Bước kế tiếp là bạn sẽ

tạo các slide bài giảng. Tương ứng với mỗi nút lệnh, bạn sẽ lien kết đến slide tương ứng.

- Tạo các slide nội dung giáo án

Bạn nhấn vào menu Home, chọn New Slide hoặc bạn có thể nhắn Ctrl+M để tạo các

slide mới. Để cho thuận tiện trong việc soạn thảo nội dung, bạn nên tạo các hộp văn bản

(Text box), rồi sau đó mới chèn nội dung vào. Bạn có thể thay đổi kích thước của Text

box bằng cách tinh chỉnh 8 góc của khung hộp văn bản.

- Ẩn/Hiện đối tượng có trong slide

Nếu muốn ẩn một số đối tượng đang có trong slide, hãy nhìn sang góc bên phải, bạn

sẽ thấy một khung hiển thị các đối tượng có trong slide của mình.

Để ẩn một đối tượng nào đó, bạn chỉ cần click vào biểu tượng hình con mắt. Sau khi

bạn nhấn xong thì biểu tượng nàybị biến đổi thành và đối tượng đó trong slide cũng được

ẩn đi. Nếu muốn hiển thị lại, bạn hãynhấn vào biểu tượng con mắt thêm lần nữa.

- Soạn thảo một bài trắc nghiệm

Cuối mỗi bài giảng, bạn nên chèn thêm các câu hỏi trắc nghiệm, để giúp học sinh hệ

thống lại toàn bộ kiến thức của bài học. Để thực hiện công việc này, bạn vào menu Insert,

rồi trong nhóm Quiz, bạn chọn mục Short Answer Quiz.

Bạn hãy thay thế dòng Click to add Quiz body bằng câu hỏi của mình. Sau đó ở dòng

Click to add Quiz answer, bạn nhập vào câu trả lời.

Bạn có thể sửa lại nút Submit thành Trả lời. Lúc bạn chạy giáo án, đến phần ôn tập

này, câu trả lời sẽ được ẩn đi. Khi bạn nhấn vào nút trả lời, thì đáp án sẽ xuất hiện.

Ngoài ra, nếu bạn muốn soạn thảo các câu trắc nghiệm có nhiều đáp án, chương trình

cũng hỗ trợ cho bạn thực hiện chúng một cách dễ dàng. Trong nhóm Quiz, bạn hãy chọn

vào biểu tượng Multiple Choice Quiz.

Page 384: Kỹ Năng Nhóm

Trang 383

Bạn cũng nhập vào câu hỏi và câu trả lời tương tự như ở phần trên. Sau đó, đối với

đáp án đúng, bạn nhấn vào biểu tượng số trước câu trả lời đó. Một dấu kiểm màu đỏ sẽ

được đánh dấu lên ngay vị trí câu trả lời đúng. Khi bạn chạy slide, các câu trả lời sẽ được

xáo trộn một cách ngẫu nhiên. Còn khi nhấn vào nút Trả lời thì đáp án đúng vẫn sẽ hiển

thị một cách chính xác.

- Chèn âm thanh, hình ảnh vào trong giáo án

Một bài giảng thu hút luôn luôn cần có các hình ảnh và âm thanh sinh động. Để chèn

hình ảnh vào trong giáo án, bạn đặt con trỏ chuột tại vị trí cần chèn. Sau đó bạn nhấn vào

menu Insert, và chọn biểu tượng.

Cửa sổ Open xuất hiện, bạn trỏ đường dẫn đến tập tin hình ảnh cần chèn vào giáo án,

và nhấn Open.

Để thay đổi kích thước hình, bạn nhấn giữ phím Shift, rồi kéo mũi tên ở bốn góc của

tấm ảnh. Ngoài ra, bạn còn có thể chèn các tập tin Video hoặc Flash vào để tăng them

tính sinh động cho giáo án. Trên thanh công cụ, bạn chỉ cần trỏ đến các tập tin tương ứng

trên đĩa cứng.

- Chèn t p tin PowerPoint, PDF, website vào trong giáo án

Các định dạng tập tin khác như PowerPoint, PDF hoặc trang web cũng có thể được

chèn vào trong giáo án đang soạn một cách đơn giản. Bạn nhấn vào menu Insert, trong

nhóm Object. Rồi bạn nhấn vào biểu tượng Import Document, sau đó chọn định dạng

cần chèn vào trong giáo án.

Ví dụ với tập tin PDF, bạn chọn mục PDF trong menu. Sau đó biểu tượng con trỏ

chuột sẽ biến thành hình dấu +. Bạn bấm chuột và kéo rê khung chữ nhật để có thể chèn

nội dung PDF vào đó. Trong hộp thoại Open, bạn trỏ đường dẫn đến tập tin mà bạn

muốn chèn vào.

Page 385: Kỹ Năng Nhóm

Trang 384

Bạn sẽ được chuyển đến cửa sổ Import PDF File. Ở mục Type, có 3 tuỳ chọn dành

cho bạn. Nếu bạn chọn As Image, thì nội dung tập tin PDF sẽ được chuyển thành định

dạng hình ảnh. Tuỳ chọn thứ hai là As Slide Background Image, sẽ chuyển đổi tập tin

PDF thành hình nền của slide. Tuỳ chọn cuối cùng là As PDF Document, sẽ giữ nguyên

định dạng PDF và khi bạn chạy slide thì bạn sẽ xem được tập tin PDF ngay trong màn

hình slide của bạn.

Kế tiếp là mục Format, bạn chọn định dạng cho hình ảnh bao gồm PNG, JPG, GIF,

BMP.

Ở mục Size, bạn có thể lựa chọn kích thước cho tập tin PDF. Tuỳ chọn Already fixed

Size cho phép bạn xem đúng kích thước của tập tin PDF. Ngoài ra bạn cũng có thể chọn

theo tỉ lệ kích thước, được cung cấp sẵn của chương trình như 25%, 50%, 75%...

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể chọn theo kích thước do mình đặt ra bằng mục User

defined. Sau đó ở mục Width và Height, bạn nhập vào hai giá trị chiều rộng và chiều

cao.

Đối với tập tin PDF có nhiều trang, mà bạn chỉ cần chèn một trang giấy bất kì trong đó,

thì bạn hãy đánh dấu chọn vào tài liệu đó.

Sau đó, bạn nhấn vào nút Import selected slides.

- Tinh chỉnh hiệu ứng gi a các slide

Bạn có thể làm hiệu ứng khi chuyển đổi giữa các trang bài giảng. Hãy vào menu

Control và chú ý đến nhóm Silde Transition Effect. Chương trình cung cấp cho bạn hơn

24 hiệu ứng bất kì, ngay lập tức bạn sẽ được xem hiệu ứng đó hoạt động ngay trực tiếp

trên trang đang soạn thảo.

Bạn có thể thay đổi hướng chuyển động của hiệu ứng bằng biểu tượng (Direction)

nằm ở góc phải trên thanh công cụ. Tuỳ vào từng hiệu ứng mà bạn sẽ có thể thay đổi các

hướng khác nhau như: Left to right, Right to left, Top to Bottom, Bottom to Top …

Page 386: Kỹ Năng Nhóm

Trang 385

Biểu tượng (Speed) còn cho phép bạn thay đổi tốc độ hiệu ứng như: Very Fast, Fast,

Normal, Slow, và Very Slow.

- Xem t ước giáo án

Nếu muốn biết giáo án của mình khi trình chiếu sẽ như thế nào, bạn vào menu View,

rồi trong nhóm Run Slide, bạn có thể nhấn vào biểu tượng Run All Slide để chạy toàn

bộ các slide có trong giáo án. Hãy chuyển sang xem ở chế độ toàn màn hình bằng cách

nhấn vào biểu tượng Run Full Screen. Biểu tượng Run Web cho phép bạn xem ngay

trên trình duyệt web của mình.

Để chuyển chế độ xem các slide, bạn hãy sử dụng nhóm View Slide. Biểu tượng View

Default Slide cho phép bạn xem slide theo chế độ mặc định.

Biểu tượng View Multi Slide dung để chuyển sang chế độ xem nhiều trang cùng lúc.

Để phóng to trang, bạn có thể nhấn vào biểu tượng Zoom Slide. Trong cửa sổ Zoom, bạn

có thể chọn tỉ lệ muốn phóng to. Ngoài ra, nếu không thích các giá trị mặc định của

chương trình, ở mục User Define, bạn có thể nhập vào tỉ lệ phóng to mà bạn mong muốn.

- ư lại giáo án

Để lưu lại giáo án của mình, bạn nhấn vào biểu tượng nằm ở góc trái của chương trình,

sau đó bạn chọn Save As. Để lưu lại giáo án chúng ta đang soạn thảo, bạn chọntiếp mục

Save As trong danh sách.

Sau đó bạn đặt tên cho tập tin giáo án của mình và trỏ đường dẫn đến vị trí cần lưu lại.

Định dạng chương trình sẽ có dạng *.lme. Nếu bạn muốn lưu lại thành tập tin tự chạy để

đem đến bất kì máy nào cũng có thể xem được, mà không cần cài đặt Lecture Maker, thì

bạn có thể chọn kiểu lưu là Save As Exe.

Page 387: Kỹ Năng Nhóm

Trang 386

Page 388: Kỹ Năng Nhóm

Trang 387

CHƯƠNG 5 : KỸ NĂNG SOẠN GIÁO ÁN

Như các bạn được biết, giáo án là một trong những việc cần phải chuẩn bị cho một tiết

học, chất lượng tiết học phải dựa trên một giáo án được chuẩn bị có cơ sở khoa học và

thích hợp với học sinh, chính vì thế chúng tôi đã viết ra cuốn kỹ năng soạn giáo án, nhầm

giúp các bạn sinh viên mới ra trường có được những thứ cơ bản và cần thiết trong việc

soạn giáo án để phục vụ các tiết dạy mà ít tốn kém thời gian nhất, bên cạnh đó chúng tôi

còn đưa vào các phương pháp dạy học mới, giúp học sinh chủ động nắm lấy kiến thức

hơn hay vì phải dạy nhồi nhét như những phương pháp cũ.

- Dạy học là gì?

Dạy học là khái niệm chỉ hoạt động chung của người dạy và người học nhằm mục

đích làm cho người học lĩnh hội được các kiến thức và kĩ năng, phát triển năng lực trí tuệ

và phẩm chất đạo đức, thẩm mĩ,…

Page 389: Kỹ Năng Nhóm

Trang 388

Hoạt động dạy học bao hàm trong nó là hoạt động dạy và hoạt động học. Tuy nhiên,

hai hoạt động này không diễn ra một cách song song tách rời mà xen lẫn vào nhau. Như

vậy, có thể xem dạy học như là một kiểu nhiệm vụ mà giáo viên và học sinh cùng có

trách nhiệm hợp tác thực hiện, nhưng người có vai trò quan trọng và quyết định chất

lượng dạy học là giáo viên. Chính vì thế, để điều khiển được mọi hoạt động trong tiết học

giáo viên cần có giáo án.

- Giáo án là gì?

Giáo án là kế hoạch và dàn ý giờ lên lớp của giáo viên, bao gồm đề tài của giờ lên lớp,

mục đích giáo dục và giáo dưỡng, nội dung, phương pháp, thiết bị, những hoạt động cụ

thể của thầy và trò, khâu kiểm tra đánh giá... Tất cả được ghi ngắn gọn theo trình tự thực

tế sẽ diễn ra trong giờ lên lớp.

Nói một cách khác, giáo án là bản thiết kế cho tiến trình một tiết học, là bản kế hoạch mà

người giáo viên dự định sẽ thực hiện giảng dạy trên lớp trên nhóm đối tượng học sinh nào

đó.

Giáo án còn giúp chúng ta đánh giá chất lượng dạy và học một cách đúng đắn, hơn thế

nữa nó còn giúp cho việc kiểm soát quá trình dạy học ngày càng tốt hơn.

Với một bài học nào đó, với những đối tượng học sinh khác nhau, với những giáo viên

khác nhau thì sẽ có những bản kế hoạch dạy học (giáo án) khác nhau.

- Vì sao việ soạn gi o n lại ần t iết?

Bất kì một bài học nào cũng cần thời gian chuẩn bị, ngay cả khi sách giáo khoa hay tài

liệu của bài học ngày hôm đó đã có sẵn thì thời gian soạn bài chi tiết cũng vẫn đóng một

vai trò rất quan trọng trong việc ứng dụng những nguồn tài liệu ấy vào bài giảng một

cách khoa học.

Giáo án có một vai trò đặc biệt quan trọng bởi nó giúp bạn quản lí thời gian dành cho

mỗi đơn vị bài học được tốt hơn.

Page 390: Kỹ Năng Nhóm

Trang 389

Quan trọng hơn, giáo án có tác dụng vạch ra rõ ràng đơn vị bài học cần được chú

trọng – phần trọng tâm mà học sinh bắt buộc phải biết – từ đó bạn sẽ dễ dàng hơn trong

việc điều chỉnh khung thời gian, tăng giảm nội dung giảng dạy đề phòng các trường hợp

cháy giáo án, thừa thời gian…

Một giáo án hay cung cấp cho bạn một hướng đi rõ ràng. Nó như một thời khóa biểu

và bản đồ dẫn đường cho hướng đi của một tiết học vậy. Giả sử buổi dạy hôm trước bị

kết thúc dang dở, bạn có thể dựa vào giáo án để biết buổi dạy tiếp theo nên tiếp tục từ đâu.

Giáo án cung cấp cho bạn một nguồn tham khảo. Giáo án chỉ ra nội dung của bài học

và giúp đảm bảo trật tự khoa học của thông tin, đưa ra kĩ năng học tập được sử dụng

trong giờ và các phương tiện hỗ trợ cần thiết theo yêu cầu. Việc cung cấp thông tin theo

một trật tự khoa học sẽ giúp học viên hiểu và nhớ những thông tin đó một cách khoa học.

- Viết gì t ong gi o n?

Dưới đây là một số thông tin mà bạn nên đưa vào giáo án của mình:

Chi tiết về lớp học và trình độ của từng học viên hoặc trình độ chung của cả lớp

Chúng ta cần soạn nội dung dạy theo trình độ của lớp học (trình độ lớp học dựa vào

trình độ của mặt bằng chung, hơn thế nữa ta cũng cần biết trình độ của từng học sinh

thông qua những lần lên bảng giải bài tập hay những đợt kiểm tra định kì cần có danh

sách lớp để đánh giá cụ thể từng học sinh.

Tránh trường hợp không dạy đúng theo trình độ lớp học:

Lớp trình độ trung bình nhưng dạy với trình độ giỏi sẽ gây ra phần nhàm chán đối với

học sinh và học sinh cảm thấy kiến thức nặng nề dẫn đến chán học, việc dạy học thất bại.

Page 391: Kỹ Năng Nhóm

Trang 390

Lớp trình độ giỏi nhưng dạy với trình độ trung bình, học sinh cảm thấy chán vì kiến

thức và bài tập quá dễ dẫn đến coi thường kiến thức, một số học sinh sẽ không quan tâm

đến tiết dạy của bạn, vai trò của bạn đã bị mất, việc dạy học thất bại.

Mục tiêu bài giảng và những kĩ năng mà học sinh phải có được sau buổi học

Mục tiêu được giáo viên đặt ra dựa trên cơ sở của tên bài học.

Kĩ năng được giáo viên đặt ra theo các dạng bài tập các dạng bài tập phải bắt đầu bằng

những bài tập trong sách giáo khoa, sách bài tập, và cuối cùng là sách nâng cao.

Tài liệu

Sách giáo khoa, sách bài tập, tài liệu của tổ bộ môn, tài liệu lấy từ các sách nâng cao

Phương pháp và kĩ năng giảng dạy

Cần có phương pháp cụ thể cho từng dạng bài tập

Cần phát triển các kĩ năng tư duy và kĩ năng tiếp cận vấn đề

Các bước và các bài tập dành cho bạn và học viên/ tiến trình dạy

Thời gian dành cho từng bài tập

Các vấn đề dễ nảy sinh

Một số bài tập và hoạt động dự trữ nếu tiết học còn thừa nhiều thời gian

Bài tập về nhà

Đi vào cụ thể và chi tiết, trong quá trình và sau khi soạn xong một giáo án, bạn cần trả

lời được những câu hỏi sau đây:

Page 392: Kỹ Năng Nhóm

Trang 391

Đi đến những đâu? (mục tiêu của bài học)

Làm thế nào để đi đến đó? (phương pháp dạy, kĩ năng, sắp xếp công việc)

Sử dụng những phương tiện gì? (tài liệu, các phương tiện hỗ trợ giảng dạy, nguồn

tài liệu…)

Hướng đi có đúng không? (thời gian giảng dạy, bài tập ứng dụng…)

Tự đánh giá kết quả dạy và học sau khi áp dụng giáo án giảng dạy đó?

Sắp xếp công việc, các hoạt động tương tác trong lớp học (làm theo đôi hay theo

nhóm/ cá nhân/ cả lớp…)

Page 393: Kỹ Năng Nhóm

Trang 392

Chương I: ỨNG DỤNG CỦA ĐẠO HÀM

ĐỂ KHẢO SÁT VÀ VẼ ĐỒ THỊ CỦA HÀM SỐ

Bài 1: SỰ ĐỒNG BIẾN, NGHỊCH BIẾN CỦA HÀM SỐ.

( ương t ìn ẩn)

Tiết PPCT: 01, 02. Ngày soạn: Ngày dạy:

I. MỤC TIÊU:

1/ Kiến thức: + Nắm được mối liên hệ giữa dấu của đạo hàm và tính đơn điệu của hàm số.

+ Nắm được qui tắc xét tính đơn điệu của hàm số.

2/ Kỹ năng: Biết xét tính đơn điệu của một số hàm số đơn giản.

Biết kết hợp nhiều kiến thức liên quan để giải toán.

3/ Tư duy và thái độ: Thận trọng, chính xác.

II. CHUẨN BỊ.

+ GV: Giáo án, bảng phụ.

+ HS: SGK, đọc trước bài học.

III. PHƯƠNG PHÁP.

Thông qua các hoạt động tương tác giữa trò – trò, thầy – trò để lĩnh hội kiến thức,

kĩ năng theo mục tiêu bài học.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.

* Ổn đ nh và làm quen, giới thiệu tổng an ương t ìn Giải tích 12 chuẩn (5')

* Bài mới:

Thời

gian

HĐ ủa GV HĐ ủa HS Ghi bảng

10' Hoạt động 1: Nhắc lại các kiến thức liên quan tới tính đơn điệu của hàm số

Page 394: Kỹ Năng Nhóm

Trang 393

Gv treo bảng phụ có hình

vẽ H1 và H2 SGK trg 4.

Phát vấn:

+ Các em hãy chỉ ra các

khoảng tăng, giảm của các

hàm số, trên các đoạn đã

cho?

+ Nhắc lại định nghĩa tính

đơn điệu của hàm số?

+ Nhắc lại phương pháp

xét tính đơn điệu của hàm

số đã học ở lớp dưới?

+ Nêu lên mối liên hệ

giữa đồ thị của hàm số và

tính đơn điệu của hàm số?

+ Ôn tập lại kiến thức cũ

thông qua việc trả lời các

câu hỏi phát vấn của giáo

viên.

+ Ghi nhớ kiến thức.

I. Tín đơn điệu của hàm

số:

1. Nhắc lại định nghĩa tính

đơn điệu của hàm số. (SGK)

+ Đồ thị của hàm số đồng

biến trên K là một đường đi

lên từ trái sang phải.

+ Đồ thị của hàm số nghịch

biến trên K là một đường đi

xuống từ trái sang phải.

20' Hoạt động 2: Tìm hiểu mối liên hệ giữa tính đơn điệu của hàm số và dấu của đạo hàm

+ Ra đề bài tập: (Bảng

phụ)

Cho các hàm số sau:

y = 2x 1 và y = x2 2x.

I. Tín đơn điệu của hàm

số:

2. Tính đơn điệu và dấu của

đạo hàm:

* Định lí 1: (SGK)

x

O

y

x

O

y

Page 395: Kỹ Năng Nhóm

Trang 394

+ Xét dấu đạo hàm của

mỗi hàm số và điền vào

bảng tương ứng.

+ Phân lớp thành hai

nhóm, mỗi nhóm giải một

câu.

+ Gọi hai đại diện lên

trình bày lời giải lên bảng

+ Có nhận xét gì về mối

liên hệ giữa tính đơn điệu

và dấu của đạo hàm của

hai hàm số trên?

+ Rút ra nhận xét chung

và cho HS lĩnh hội ĐL 1

trang 6.

+ Giải bài tập theo yêu

cầu của giáo viên.

+ Hai học sinh đại diện

lên bảng trình bày lời giải.

+ Rút ra mối liên hệ giữa

tính đơn điệu của hàm số

và dấu của đạo hàm của

hàm số.

Cho hàm số y = f(x) có đạo

hàm trên K

* Nếu f'(x) > 0 x K thì

hàm số y = f(x) đồng biến

trên K.

* Nếu f'(x) < 0 x K thì

hàm số y = f(x) nghịch biến

trên K.

10' Hoạt động 3: Giải bài tập củng cố định lí.

+ Giáo viên ra bài tập 1.

+ GV hướng dẫn học sinh

lập BBT.

+ Các Hs làm bài tập

được giao theo hướng dẫn

của giáo viên.

Bài t p 1: Tìm các khoảng

đồng biến, nghịch biến của

hàm số: y = x3 3x + 1.

x y'

1

0

y

x y'

y

Page 396: Kỹ Năng Nhóm

Trang 395

+ Gọi 1 hs lên trình bày

lời giải.

+ Điều chỉnh lời giải cho

hoàn chỉnh.

+ Một hs lên bảng trình

bày lời giải.

+ Ghi nhận lời giải hoàn

chỉnh.

Giải:

+ TXĐ: D = R.

+ y' = 3x2 3.

y' = 0 x = 1 hoặc x = 1.

+ BBT:

x 1 1 +

y' + 0 0 +

y

+ Kết luận:

Tiết 02

10' Hoạt động 1: Mở rộng định lí về mối liên hệ giữa dấu của đạo hàm và tính đơn điệu

của hàm số

+ GV nêu định lí mở rộng

và chú ý cho hs là dấu "="

xảy ra tại một số hữu hạn

điểm thuộc K.

+ Ra ví dụ.

+ Phát vấn kết quả và giải

thích.

+ Ghi nhận kiến thức.

+ Giải ví dụ.

+ Trình bày kết quả và

I. Tín đơn điệu của hàm

số:

2. Tính đơn điệu và dấu của

đạo hàm:

* Định lí: (SGK)

* Chú ý: (SGK)

+ Ví dụ: Xét tính đơn điệu

của hàm số y = x3.

Page 397: Kỹ Năng Nhóm

Trang 396

giải thích. ĐS: Hàm số luôn đồng biến.

7' Hoạt động 2: Tiếp cận quy tắc xét tính đơn điệu của hàm số

+ Từ các ví dụ trên, hãy

rút ra quy tắc xét tính đơn

điệu của hàm số?

+ Nhấn mạnh các điểm

cần lưu ý.

+ Tham khảo SGK để rút

ra quy tắc.

+ Ghi nhận kiến thức

II. Quy tắ xét tín đơn

điệu của hàm số.

1. Quy tắc: (SGK)

+ Lưu ý: Việc tìm các khoảng

đồng biến, nghịch biến của

hàm số còn được gọi là xét

chiều biến thiên của hàm số

đó.

13' Hoạt động 3: Áp dụng quy tắc để giải một số bài tập liên quan đến tính đơn điệu của

hàm số

+ Ra đề bài tập.

+ Quan sát và hướng dẫn

(nếu cần) học sinh giải bài

tập.

+ Gọi học sinh trình bày

lời giải lên bảng.

+ Hoàn chỉnh lời giải cho

học sinh.

+ Giải bài tập theo hướng

dẫn của giáo viên.

+ Trình bày lời giải lên

bảng.

+ Ghi nhận lời giải hoàn

chỉnh.

Bài t p 2: Xét tính đơn điệu

của hàm số sau:

1

2

xy

x

ĐS: Hàm số đồng biến trên

các khoảng ; 2 và

2;

Bài t p 3:

Chứng minh rằng: tanx > x

với mọi x thuộc khoảng

0;2

HD: Xét tính đơn điệu của

hàm số y = tanx x trên

khoảng 0;2

. từ đó rút ra

bđt cần chứng minh.

Page 398: Kỹ Năng Nhóm

Trang 397

5' Hoạt động 4: Tổng kết

+ Gv tổng kết lại các vấn

đề trọng tâm của bài học

Ghi nhận kiến thức * Qua bài học học sinh cần

nắm được các vấn đề sau:

+ Mối liên hệ giữa đạo hàm

và tính đơn điệu của hàm số.

+ Quy tắc xét tính đơn điệu

của hàm số.

+ Ứng dụng để chứng minh

BĐT.

Củng cố:

Cho hàm số f(x) = 3x 1

1 x

và các mệnh đề sau:

(I) : Trên khoảng (2; 3) hàm số f đồng biến.

(II): Trên các khoảng (- ; 1) và (1; + ) đồ thị của hàm số f đi lên từ trái qua

phải.

(III): f(x) > f(2) với mọi x thuộc khoảng (2; + ).

Trong các mệnh đề trên có bao nhiêu mệnh đề đúng?

A. 1 B. 3 C. 2 D. 0

HS trả lời đáp án.

GV nhận xét.

* Hướng dẫn học bài ở nhà và ra bài t p về nhà:

+ Nắm vững qui tắc xét tính đơn điệu của hàm số và ứng dụng.

+ Giải các bài tập ở sách giáo khoa.

V. PHỤ LỤC:

Bảng phụ có các hình vẽ H1 và H4 SGK trang 4

CHƯƠNG 6 : KỸ NĂNG GIAO TIẾP

Page 399: Kỹ Năng Nhóm

Trang 398

Như chúng ta đã biết, để giảng dạy tốt, ngoài những kiến thức bắt buộc thì người dạy

cần có những kỹ năng khác. Với nhu cầu đó, chúng tôi đã xây dựng nên “Kỹ Năng Giao

Tiếp”. Và trong chương này gồm có 2 mục là :

- Trang phục.

- Giao tiếp trong sư phạm.

1. Trang phục

Bước sang thế kỷ 21, con người hướng đến sự hoàn thiện không chỉ về nội dung mà

còn về hình thức. Và trang phục cũng có sự thay đổi theo nhu cầu riêng. Trang phục ngày

một đẹp hơn, có nhiều mẫu mã cùng nhiều kiểu dáng phù hợp với mọi lứa tuổi.

Khi xét riêng trong một ngành nghề nào đó, thì trang phục cũng góp phần hình thành

nên sự thành công của mỗi người. Trong công việc “trồng người” của mỗi giáo viên cũng

Page 400: Kỹ Năng Nhóm

Trang 399

vậy. Trang phục riêng của mỗi giáo viên không chỉ thể hiện sự trang nghiêm trên bục

giảng, cho những tiết học sinh động hơn mà còn hình thành nên một chuẩn mực giáo dục.

Xã hội đã đổi mới thì con người cũng phải văn minh hơn cho kịp thời đại miễn làm

sao giáo viên tự biết lựa chọn cho mình những bộ trang phục phù hợp với thân thể, tôn

được vẻ đẹp và kín đáo phù hợp với nghề nghiệp.

- Mụ đí

Giúp giáo viên tự tin đứng trên bục giảng, góp phần cho những tiết học đạt

chất lượng cao.

Giáo viên phải luôn tạo được hình ảnh đẹp cho mình trong mắt học sinh.

Giáo viên cần ăn mặc thế nào để vừa đẹp, vừa phù hợp với đặc điểm nghề

nghiệp và môi trường làm việc của mình.

Góp phần tạo nề nếp và chuẩn mực giáo dục.

- Đối tượng

Giáo viên:

Nam: (theo từng lứa tuổi)

Nữ: (theo từng lứa tuổi)

- Nội dung

Hiện nay, việc mặc trang phục sao cho phù hợp, đúng cách, không mất thuần phong

mĩ tục lại là một vấn đề được bàn luận ở các trường học. Và có khi, phong cách ăn mặc

của giáo viên lại là tâm điểm của mỗi cô cậu học trò khi đến lớp.

Page 401: Kỹ Năng Nhóm

Trang 400

Những điều cần lưu ý khi mặc đồng phục:

Trang phục cần mang vẻ thanh lịch, thân thiện, lịch sự.

Tạo sự mẫu mực cho học sinh.

Số lượng trang phục để thay đổi: 4 bộ, 5 bộ…

Các trang phục dành cho giáo viên các trường học:

Nam: Đồ Vest, quần áo sơ mi đóng thùng,…

Nữ: Áo dài truyền thống, quần áo Vest hoặc một số trang phục công

sở,…

- Đề xuất

Giáo viên có thể thay đổi thường xuyên trang phục của mình, giúp thêm tự

tin khi đứng trên bục giảng.

Page 402: Kỹ Năng Nhóm

Trang 401

Trang phục thế nào là tùy vào sở thích, thói quen và hoàn cảnh của mỗi

người. Và điều quan trọng hơn tất cả là khả năng truyền đạt tri thức của

giáo viên. Nhưng cái đẹp bao giờ cũng có sức mạnh riêng nên bao giờ lên

lớp, các thày cô cũng nên kiểm tra lại hình thức của mình.

Các trường không nên đề ra những quy định khá cứng nhắc, mỗi người có

một mẫu người riêng nên việc mặc trang phục nào sao cho thoải mái, tự tin

khi đến lớp cần được thảo luận và nhất trí.

2. Giao tiế t ong sư ạm

Page 403: Kỹ Năng Nhóm

Trang 402

Giao tiế sư ạm là giao tiếp gi a on người với on người trong hoạt động sư

phạm.

V y giao tiếp là gì?

Có rất nhiều định nghĩa về giao tiếp, nhưng chúng ở đây chúng tôi rút ra ba đặc điểm

chính để thể hiện định nghĩa giao tiếp:

- Trao đổi thông tin, tiếp xúc tâm lý.

- Hiểu biết lẫn nhau.

- Tác động và ảnh hưởng lẫn nhau.

Và hoạt động n ư t ế nào được gọi là hoạt động sư ạm?

Chúng ta biết rằng giáo dục là sự nghiệp của quần chúng, nó được tiến hành ở mọi

ngành, mọi cấp, trong từng khu phố, thôn xóm và gia đình, ở tất cả các cơ sở kinh tế và

văn hóa… bên cạnh nhà trường, giáo dục còn được diễn ra ngoài xã hội, trong gia đình,

tất nhiên giáo dục nhà trường quyết định chiều hướng phát triển nhân cách học sinh. Vì

nhà trường là cơ quan chuyên trách công tác giáo dục, là tổ chức xã hội hàng đầu với

những phương pháp giảng dạy khoa học nhằm xây dựng cho con người một nhân cách

phát triển toàn diện. Như vậy hoạt động giáo dục rộng lớn bao hàm trong đó cả hoạt động

sư phạm. Hoạt động giáo dục chỉ diễn ra trong nhà trường, trong đó chủ yếu là sự giao

tiếp giữa giáo viên và học sinh. Giáo viên là người tổ chức, điều khiển quá trình giáo dục

trong nhà trường được gọi là chủ thể giao tiếp với nghĩa chung nhất. Học sinh là người

lĩnh hội tri thức khoa học, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp do giáo viên truyền đạt cho. Với

ý nghĩa này học sinh là khách thể trong hoạt động giao tiếp sư phạm.

- Quá trình giao tiế sư ạm

Chúng ta có các quá trình giao tiếp giữa:

Giáo viên và học sinh;

Chủ thể và khách thể;

Page 404: Kỹ Năng Nhóm

Trang 403

Chủ thể giao tiếp và chủ thể tiếp nhận;

Chủ thể và chủ thể.

- Mụ đí ủa giao tiế sư ạm

Truyền đạt và lĩnh hội những tri thức: khoa học, vốn sống, kinh nghiệm, kỹ

năng, kỹ xảo, nghề nghiệp.

Xây dựng và phát triển nhân cách toàn diện ở người học.

- Vai trò của giao tiế sư ạm

Trong hoạt động giao tiếp sư phạm cũng có nhiều chức năng, nó là

Phương tiện phục vụ công việc giảng dạy.

Là điều kiện xã hội – tâm lý bảo đảm quá trình giáo dục.

Là phương thức tổ chức các mối quan hệ qua lại giữa thầy và trò.

Trong việc thực hiện các nhiệm vụ giảng dạy, giao tiếp sư phạm đảm bảo sự tiếp xúc

tâm lý với học sinh:

Hình thành động cơ học tập tích cực.

Tạo ra hoàn cảnh tâm lý cho lớp học hay nhóm để tìm tòi, nhận thức và

cùng nhau suy nghĩ.

Trong việc thực hiện các nhiệm vụ giáo dục, nhờ có giao tiếp sư phạm mà có thể giải

quyết tốt các mối quan hệ giáo dục và sư phạm, tiếp xúc tâm lý giữa giáo viên và học

sinh; hình thành xu hướng nhận thức trong nhân cách; vượt qua sự ngăn cách về tâm lý,

hình thành các mối quan hệ trên nhân cách trong tập thể học sinh.

- Nguyên tắc trong giao tiếp

Tôn trọng đối tượng giao tiếp.

Trong xã hội ai cũng có nhu cầu chính đáng là được tôn trọng. Thích được đề cao,

thích phô trương là một căn bệnh cố hữu của loài người. “Con người chỉ thực sự là con

người khi tôn trọng người khác”.

Trong hoạt động sư phạm tôn trọng đối tượng giao tiếp sẽ giúp cho thầy và trò hiểu

nhau hơn. Qua đó, hiệu suất việc truyền đạt kiến thức cũng tăng cao.

Page 405: Kỹ Năng Nhóm

Trang 404

K ng xem t ường quyền lợi của đối tượng giao tiếp

Cổ nhân nói:

“Cái gì mình không muốn thì đừng áp đặt cho người khác.”

“Kỷ bất dục, vật thi ư nhân”.

Trong giao tiếp, trong đàm phán người ta đưa ra một lời khuyên:

“Hãy nắm cái cần nắm

Hãy buông cái cần buông

Chớ nắm cái cần buông

Chớ buông cái cần nắm.”

Không dồn é đối ương vào t ế đường cùng.

Tục ngữ có câu: “Chim cùng mổ mắt, cá cùng nhảy đăng”

Con vật còn thế huống con người. Do vậy, ngay cả trong tình thế vô cùng bất lợi cho

đối phương nhưng người ta vẫn để cho đối phương một đường thoát.

ó văn óa t ong giao tiếp

Văn hoá theo nghĩa hán: à văn ong, gi o o .

Định nghĩa văn hoá: Văn hoá là tổng thể những hành vi học hỏi được những giá trị,

niềm tin, ngôn ngữ, luật pháp và kỷ luật của các thành viên sống trong một xã hội nhất

định nào đó.

Nghĩa là: Văn hoá là các giá trị chân lý, các chuẩn mực và mục tiêu mà con người

thống nhất với nhau trong quá trình tương tác và trải dài theo thời gian.

Cử chỉ, lời nói, àn động phải mẫu m c

Giao tiếp thật sự có hiệu quả khi mỗi người thể hiện được thiện chí trong giao tiếp với

đối tượng giao tiếp của mình.

Page 406: Kỹ Năng Nhóm

Trang 405

Đối với người làm thầy thì cử chỉ, lời nói, hành động mẫu mực sẽ in dấu ấn vào kí ức

của mỗi học trò và sẽ nhận được sự quý trọng của học trò bằng toàn bộ con người mình

chứ không phải qua bài giảng.

Đồng cảm trong giao tiếp

Khi giao tiếp phải biết lắng nghe người khác nói thay vì chỉ nói cho người khác nghe

và điều này rất cần trong giao tiếp sư phạm.

- Nghệ thu t giao tiế sư ạm hiệu quả

Khiêm tốn àng đầu

Trong giao tiếp, dù lĩnh vực nào cũng vậy phải lấy khiêm làm đầu.

Trong giao tiếp sư phạm thì khiêm tốn là đức tính cần thiết và quan trọng. Nó giúp

cho ta dễ dàng lấy được thiện cảm từ đối tượng giao tiếp, tạo cảm giác gần gũi hơn với

đối tượng mà ta đang giao tiếp.

N ân oà làm ăn bản

Cổ xưa từng nói thiên thời không bằng địa lợi. Địa lợi không bằng nhân hoà. Phép

nhân hoà thực chất là cách xử thế sao cho nhận biết và dùng đúng người. Muốn đạt đến

ngoài tròn trong vuông, cương nhu phải độ, không mềm không rắn, phóng khoáng thoáng

đạt, tiến có thể công, thoái có thể thủ, vùng vẫy đúng phép trong biển quan hệ nhân thế

phức tạp rối rắm, trở thành một nhân vật bước đi đủ nặng nhẹ, thực lực hùng hậu, tìm

được địa vị lý tưởng cho mình trong xã hội thì phải suy nghĩ một cách lý tính, tổng kết

kinh nghiệm người đi trước, tìm ra một số điều chỉnh có quy luật để chỉ đạo thực tiễn,

giảm thiểu sai phạm tránh đi đường vòng tiến lên mục tiêu một cách thuận lợi.

Page 407: Kỹ Năng Nhóm

Trang 406

CHƯƠNG 7 : KỸ NĂNG TÌM VIỆC LÀM

Với nhu cầu cần thiết để mưu sinh, tìm được việc là một vấn đề nan giải đối với hầu hết

các sinh viên khi ra trường. Cùng với các kỹ năng được nêu trên, ở chương này, chúng tôi

sẽ đưa ra một số trung tâm luyện thi Đại học nhằm giúp cho bạn đọc có thể xác định được

những công việc cần thiết sau này. Kèm theo đó, chúng tôi có đưa một bản CV mẫu phục

vụ cho môi trường sư phạm.

- QUẬN 1:

1. Trung tâm bồi dưỡng văn hóa quận 1

40 Mạc Đĩnh Chi, P. Đa Kao, Quận 1

2. Trung tâm bồi dưỡng văn hóa đại học KHXH&NV

10-12 Đinh Tiên Hoàng, P. Bến Nghé, Quận 1

3. Trung tâm luyện thi chất lượng cao QSC 45

Số 92 Nguyễn Đình Chiểu, P. Đakao, Quận 1

4. Trung tâm luyện thi đại học Hoàng Ngọc

43 Phạm Viết Chánh, Quận 1

Page 408: Kỹ Năng Nhóm

Trang 407

5. Trung tâm luyện thi đại học Nguyễn Bỉnh Khiêm

235B Nguyễn Văn Cừ, Quận 1

6. Trung tâm bồi dưỡng văn hóa Đinh Tiên Hoàng

67 Đinh Tiên Hoàng, P. Đa Kao, Quận 1

7. Trường bồi dưỡng văn hóa Lý Tự Trọng

80 Nguyễn Thái Học, P. Cầu Ông Lãnh, Quận 1

8. Trung tâm giáo dục thường xuyên quận 1

16A, Nguyễn Thị Minh Khai, P. Đa Kao, Quận 1

- QUẬN 2:

9. Trung Tâm Bồi Dưỡng Văn Hóa Và Luyện Thi Đại Học

585 KP4, P. An Phú, Quận 2

- QUẬN 3:

10. Trung Tâm Luyện Thi Đại Học A-B-D Thành Đạt

413/86 Lê Văn Sĩ, P. 12, Quận 3

11. Trung Tâm Bồi Dưỡng Đại Học Quốc Gia

217 Võ Thị Sáu, P. 7, Quận 3

12. Trung Tâm Bồi Dưỡng Văn Hóa Sài Gòn Tri Thức

338 Lê Văn Sỹ, P. 14, Quận 3

13. Cơ Sở Bồi Dưỡng Văn Hóa Thành Đô

54 Đường 2, CX Đô Thành, P. 4, Quận 3

14. Trung Tâm Bồi Dưỡng Giáo Dục Quận 3

Nguyễn Thượng Hiền, P. 4, Quận 3

15. Trung Tâm Luyện Thi Đại Học Vĩnh Viễn

220/137 Lê Văn Sỹ, P. 14, Quận 3

16. Trung Tâm Luyện Thi Đại Học Tây Âu

657 Điện Biên Phủ, P. 1, Quận 3

17. Trường Ngoại Ngữ & Bồi Dưỡng Văn Hóa 9 Tháng 1

648/28 Lầu 2 Phòng 24 Cách Mạng Tháng Tám, P. 11, Quận 3

18. Trung Tâm Luyện Thi Đại Học Kinh Tế TP Hồ Chí Minh

Page 409: Kỹ Năng Nhóm

Trang 408

59c Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3

- QUẬN 4:

19. Trung Tâm Luyện Thi Đại Học Tri Thức Mới

360A Bến Vân Đồn, P. 1, Quận 4

20. Trung Tâm Luyện Thi Đại Học Nguyễn Trãi

364 Nguyễn Tất Thành, P. 18, Quận 4

- QUẬN 5:

21. Trung Tâm Ôn Thi Đại Học Chất Lượng Cao Nhân Trí

97 Đỗ Ngọc Thạnh, P.15, Quận 5

22. Trung Tâm Luyện Thi Đại Học Trường Đại Học Sư Phạm TPHCM

280 An Dương Vương, P. 4, Quận 5

23. Trung Tâm Luyện Thi Đại Học Sài Gòn

4 Nguyễn Trãi, P.3, Quận 5

24. Trung Tâm Luyện Thi Đại Học FCM

347 Nguyễn Chí Thanh,P.15, Quận 5

25. Trung Tâm Luyện Thi Đại Học – Trường ĐHKHTN, TPHCM

227 Nguyễn Văn Cừ, P. 4, Quận 5

26. Trung Tâm Bồi Dưỡng Văn Hóa & Luyện Thi Đại Học

280 An Dương Vương, P. 4, Quận 5

27. Cơ Sở Luyện Thi Đại Học

4 Nguyễn Trãi, P. 3, Quận 5

28. Trung Tâm Luyện Thi Trường Trung Học Phồ Thông Lê Hồng Phong

235 Nguyễn Văn Cừ, P.4, Quận 5

- QUẬN 6:

29. Trung tâm luyện thi đại học Chu Văn An

76-78-80 Minh Phụng, P. 5, Quận 6

30. Trung Tâm Luyện Thi Đại Học Sao Mai

37 Bà Hom, P. 13, Quận 6

- QUẬN 9:

Page 410: Kỹ Năng Nhóm

Trang 409

31. Trung Tâm Luyện Thi Đại Học Nhân Trí

301 Bưng Ông Thoàn, P. Tăng Nhơn Phú B, Quận 9

32. Trung Tâm Luyện Thi Đại Học Khai Minh

57K, Đại lộ 2,P. Phước Bình, Quận 9

- QUẬN 10:

33. Trung Tâm Luyện Thi Vĩnh Viễn

33 Vĩnh Viễn, P. 2, Quận 10

34. Trung Tâm Luyện Thi Đại Học Bách Khoa

142 Tô Hiến Thành, P. 14, Quận 10

35. Trung Tâm Luyện Thi Đại Học Tô Hiến Thành

451/29/37 Tô Hiến Thành, P. 14, Quận 10

36. Trung Tâm Luyện Thi SS1S Hồng Lĩnh

SS1S Hồng Lĩnh, P. 15, Quận 10

37. Trung Tâm Luyện Thi Đại Học Bắc Hải

51C ( cư xá Bắc Hải ) Tam Đảo, P. 15, Quận 10

38. Trung Tâm Luyện Thi Đại Học Bách Khoa Sài Gòn

525 Nguyễn Tri Phương, P. 8, Quận 10

39. Trung Tâm Luyện Thi Đại Học Huflit

155 Sư Vạn Hạnh Nối Dài, Quận 10

- QUẬN 11:

40. Trung Tâm Luyện Thi Đại Học Khai Trí

269/11 Nguyễn Thị Nhỏ, P. 16, Quận 11

- QUẬN 12:

41. Trung Tâm Luyện Thi Alpha 1

8 Nguyễn Ảnh Thủ, P. Trung Mỹ Tây, Quận 12

42. Trung Tâm Luyện Thi Đại Học Việt Mỹ Úc

KP4 Nguyễn Văn Quá, Quận 12

- HUYỆN BÌNH CHÁNH:

Page 411: Kỹ Năng Nhóm

Trang 410

43. Trường Bồi Dưỡng Giáo Dục Huyện Bình Chánh

Ấp 2, Xã An Phú Tây, Huyện Bình Chánh

- QUẬN GÒ VẤP:

44. Trung Tâm Luyện Thi Đại Học Thế Hệ Mới

193 Quang Trung, P. 10, Quận Gò Vấp

45. Trung Tâm Luyện Thi Đại Học Chất Lượng Cao Thống Nhất

Cơ sở 1: 13 đường số 16, P. 11, Quận Gò Vấp

Cơ sở 2: 371 Nguyễn Kiệm, P. 3, Quận Gò Vấp

46. Cơ Sở Bồi Dưỡng Văn Hóa Nguyễn Thái Sơn

176/3 Nguyễn Thái Sơn, P. 4, Quận Gò Vấp

47. Trung Tâm Luyện Thi Đại Học Newton

862 Lê Đức Thọ, P. 15, Quận Gò Vấp

48. Trung Tâm Đại Việt Quốc Tế

371 Nguyễn Kiệm, P. 3, Quận Gò Vấp

49. Trung Tâm Luyện Thi Đại Học Hệ Tư

193 Quang Trung, P. 10, Quận Gò Vấp

50. Trung Tâm Luyện Thi Trí Thức

11/57a Phan Huy Ích, P. 12, Quận Gò Vấp

- QUẬN TÂN BÌNH:

51. Trung Tâm Bồi Dưỡng Văn Hóa Thăng Long

98/94/51 Cách Mạng Tháng Tám, P. 5, Quận Tân Bình

52. Trung Tâm Luyện Thi Đại Học Duy Tân

5C Nguyễn Bặc, P. 3, Quận Tân Bình

53. Trường Bồi Dưỡng Giáo Dục Quận Tân Bình

97 Trường Chinh, P. 12, Quận Tân Bình

54. Trung tâm gia sư-sư phạm

323 Cộng Hòa, P. 13, Quận Tân Bình

55. Trung Tâm Luyện Thi Đại Học Long Việt

97 Trường Chinh, P. 12, Quận Tân Bình

Page 412: Kỹ Năng Nhóm

Trang 411

56. Trung Tâm Bồi Dưỡng Văn Hóa Diên Hồng

125 Bàu Cát 2, P. 14, Quận Tân Bình

57. Trung Tâm Bồi Dưỡng Văn Hóa & Luyện Thi ĐH Minh Quân

11 Nguyễn Hồng Đào, P. 14, Quận Tân Bình

58. Trung Tâm Luyện Thi Đại Học Duy Khoa

54 Bàu Cát 5, P. 14, Quận Tân Bình

- QUẬN BÌNH THẠNH:

59. Trung Tâm Luyện Thi Đại Học Đô Thành

313 Đinh Bộ Lĩnh, P. 26, Quận Bình Thạnh

60. Trung Tâm Luyện Thi Đại Học Minh Tấn

120 Đinh Bộ Lĩnh, P. 26, Quận Bình Thạnh

61. Trung Tâm Luyên Thi Đại Hoc Duy Tân

456 Nơ Trang Long, P. 13, Quận Bình Thạnh

62. Trung Tâm Luyện Thi Đại Học CCM

623 Xô Viết Nghệ Tĩnh, P. 26, Quận Bình Thạnh

63. Trung Tâm Luyện Thi Đại Học Khai Sáng

16A Đinh Bộ Lĩnh, P. 26, Quận Bình Thạnh

64. Trung Tâm Luyện Thi Đại Học Cadasa

9 Đinh Bộ Lĩnh, P. 24, Quận Bình Thạnh

65. Trung Tâm Luyện Thi Đại Học – Trường Đại Học Sư Phạm

A1-68, Đinh Bộ Lĩnh, P. 26, Quận Bình Thạnh

66. Trung Tâm Luyện Thi Đại Học Gia Định 1

153A Xô Viết Nghệ Tĩnh, P. 17, Quận Bình Thạnh

67. Trung Tâm Luyện Thi Đại Học Việt Âu

66/21 Bình Lợi, P. 13, Quận Bình Thạnh

- QUẬN BÌNH TÂN:

68. Trung Tâm Luyện Thi Đại Học Đại Việt

827/1 Tỉnh Lộ 10, P. Bình Trị Đông B, Quận Bình Tân

69. Trung Tâm Luyện Thi Đại Học Hồng Hà

Page 413: Kỹ Năng Nhóm

Trang 412

700 Hương Lộ 2, P. Bình Trị Đông A, Quận Bình Tân

- QUẬN TÂN PHÚ:

70. Công Ty TNHH DV Gia Sư Ngôi Sao

893 Âu Cơ, P. Tân Sơn Nhì, Quận Tân Phú

71. Trung Tâm Gia Sư Ánh Dương 5

100A Nguyễn Xuân Khoát, P. Tân Thành, Quận Tân Phú

72. Cơ Sở Bồi Dưỡng Văn Hóa Nhất Minh

122 Lương Trúc Đàm, P. Hiệp Tân, Quận Tân Phú

73. Cơ Sở Bồi Dưỡng Văn Hóa Song Nguyên

102 Thống Nhất, P. Tân Thành, Quận Tân Phú

74. Trung Tâm Luyện Thi Đại Học Tân Khoa

630 Lũy Bán Bích, P. Tân Thành, Quận Tân Phú

- QUẬN THỦ ĐỨC:

75. Trung Tâm Gia Sư Giỏi Quận Thủ Đức

TT34 Hẻm 210, Đường 11, P. Trường Thọ, Quận Thủ Đức

76. Trung Tâm Gia Sư Trí Việt

48 Ngô Chí Quốc, P. Tam Bình, Quận Thủ Đức

77. Trung Tâm Luyện Thi Nguyễn Trung Trực Thủ Đức

01 Võ Văn Ngân (Ngã 5 chợ Thủ Đức), Quận Thủ Đức

78. Trung Tâm Luyện Thi Đại Học Nông Lâm

KP 6, P. Linh Trung, Quận Thủ Đức

79. Cơ Sở Ngoại Ngữ Tin Học Bồi Dưỡng Văn Hóa Đại Nam

119 Võ Văn Ngân, P. Linh Chiểu, Quận Thủ Đức

80. Trường Bồi Dưỡng Giáo Dục Quận Thủ Đức

15 Nguyễn Bá Luật, P. Bình Thọ, Quận Thủ Đức

- HUYỆN CỦ CHI:

81. Trung Tâm Luyên Thi Đại Hoc Huyện Củ Chi

Khu Phố 3, Thị Trấn Củ Chi, Huyện Củ Chi

- QUẬN PHÚ NHUẬN:

Page 414: Kỹ Năng Nhóm

Trang 413

82. Trung tâm bồi dưỡng văn hóa Công Duy

507 Nguyễn Kiệm, P. 7, Quận Phú Nhuận

83. Trung tâm luyện thi trường đại học sư phạm

54 Phan Đăng Lưu, P. 5, Quận Phú Nhuận

84. Trung tâm luyện thi đại học Nguồn Sáng

179 Hoàng Văn Thụ, P. 9, Quận Phú Nhuận

85. Trung tâm bồi dưỡng văn hóa và luyện thi đại học Đăng Nguyên

68A Phan Đăng Lưu, P. 5, Quận Phú Nhuận

86. Lớp bồi dưỡng văn hóa quận Phú Nhuận

86 Hồ Biểu Chánh, Quận Phú Nhuận

Page 415: Kỹ Năng Nhóm

Trang 414

21/05/2017

THÔNG TIN CÁ NHÂN

- Họ và tên : Võ Anh Khoa (Nam/Nữ)

- Ngày sinh : 12/10/1992

- Địa chỉ : 136/51 Trần Quang Diệu P.14 Q.3

- Điện thoại : 01247618192

- Email : [email protected]

- Blog cá nhân : anhkhoavo1210.wordpress.com

- Hôn nhân : Đã kết hôn

ẢNH 4x6

Tôi nộp đơn này để xin xét tuyển vào trường Cao Đẳng Kinh Tế Đối Ngoại (Giảng Viên

môn Toán), với một số thông tin (sẽ được bổ sung các giấy tờ chứng minh sau) cụ thể

như sau :

TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN

2014-2015 - Thạc sĩ Toán tại Đại học Orléans, Pháp.

2010-2014 - Tốt nghiệp Cử nhân tại Khoa Toán-Tin học, Đại học Khoa Học

Tự Nhiên Tp.HCM.

2007-2010 - THPT Nguyễn Thị Minh Khai Tp.HCM.

2003-2007 - THCS Colette Tp.HCM.

TRÌNH ĐỘ NGOẠI NGỮ

Hiện tại đã có được chứng chỉ anh văn :

- TOEIC 600/990

Page 416: Kỹ Năng Nhóm

Trang 415

- TOEFL IBT 65/120

CÁC PHẦN MỀM PHỤC VỤ BÀI GIẢNG

(1- Đang tìm hiểu, 2- Có khả năng, 3- Thành thạo)

MS Office (Word, Power Point) 2

MS Mathematics 3

Lecture Maker 1

KỸ NĂNG

- Có kỹ năng giao tiếp, ứng xử tốt.

- Có khả năng tổ chức công việc nhóm.

- Có tinh thần trách nhiệm cao.

- Có đủ kiến thức để giảng dạy (Có 2 năm làm gia sư lớp 10 tại gia).

CÁC DỰ ÁN ĐÃ THAM GIA

LƯỢNG GIÁC-MỘT SỐ CHUYÊN ĐỀ VÀ ỨNG DỤNG (TẬP 1, 2, 3)

- Số người : 2

- Thời gian : 6 tháng

- Vai trò : Chủ biên

- Mô tả sản phẩm : gồm 9 chương

(531 trang), với nội dung là trình

bày về lý thuyết, bài tập của môn

lượng giác ở phần kiến thức THPT.

KỸ NĂNG SƯ PHẠM

- Số người : 9

- Thời gian : 2 tháng

- Vai trò : Trưởng nhóm

- Mô tả sản phẩm : gồm 6 chương (81

trang), với nội dung là trình bày các

kỹ năng mềm cần có trong việc

giảng dạy.

Page 417: Kỹ Năng Nhóm

Trang 416

SƠ LƯỢC VỀ NHỊ THỨC NEWTON

- Số người : 3

- Thời gian : 4 tháng

- Vai trò : Chủ biên

- Mô tả sản phẩm : gồm 4 chương

(180 trang), với nội dung là khái

quát về bài tập,đề thi về nhị thức

Newton ở phần kiến thức THPT.

THÀNH TÍCH CÁ NHÂN

- Học bổng luận văn Thạc sĩ Toán tại Pháp (PUF).

- Sinh viên 5 tốt.

- Huy chương Đồng Olympic 30-4 môn Toán lớp 11.

- Giải nhì học sinh giỏi cấp Thành phố môn Toán lớp 9.

HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA

- Là thành viên ban ra đề cuộc thi Đi Tìm Lời Giải (AFS) trong 2 năm.

- Tham gia câu lạc bộ Tin học của khoa trong 1 năm.

- Tham gia câu lạc bộ Học thuật của khoa trong 1 năm.

SỞ THÍCH

- Bóng đá; bóng chuyền; cờ tướng; đọc báo, sách; nghe nhạc; xem phim; chơi

games.

Page 418: Kỹ Năng Nhóm

Trang 417

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] http://vi.wikipedia.org/wiki/Trang_Ch%C3%ADnh

[2] http://en.wikipedia.org/wiki/Main_Page

[3] http://www.math.hcmus.edu.vn/~hqvu/

[4] http://anhkhoavo1210.wordpress.com/

[5] http://darknmt.wordpress.com/

[6] Joe Landsberger, Học tập cũng cần chiến lược, NXB Lao Động – Xã Hội.

[7] MATLAB Getting Started Guide, The MathWorks.

Page 419: Kỹ Năng Nhóm

Trang 418