khách hàng -...

108
01 www.mdb.com.vn BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013 Hướng tới khách hàng

Upload: others

Post on 30-Aug-2019

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

01www.mdb.com.vn

BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2013

Hướng tớikhách hàng

MỤC LỤC

104 Mạng lưới ngân hàng đại lý liên kết

106 Mạng lưới hoạt động

05 CHẮP CÁNH VƯƠN XA

01 NềN tảNg truyềN tHốNg

06 thư ngỏ của Chủ tịch Hội đồng Quản trị

08 tầm nhìn - Sứ mệnh - giá trị cốt lõi

10 Lịch sử phát triển

02 Quyết tâM đổi Mới

14 Báo cáo của Hội đồng Quản trị

20 Báo cáo của Ban Kiểm soát

22 Báo cáo của Ban tổng giám đốc

26 Những tiến bộ Ngân hàng đã đạt được

03 CAM Kết tHàNH CôNg

32 Sơ đồ tổ chức

34 giới thiệu Hội đồng Quản trị

38 giới thiệu Ban Kiểm soát

39 Hoạt động của Ban Kiểm soát

40 giới thiệu Ban tổng giám đốc

42 Các dữ liệu thống kê về Cổ đông

44 Chính sách đối với người lao động

46 Số lượng Cán bộ Nhân viên

47 trách nhiệm xã hội

50 thông tin chung

52 Báo cáo của Ban tổng giám đốc

53 Báo cáo Kiểm toán độc lập

54 Bảng cân đối kế toán

56 Các chỉ tiêu ngoài bảng cân đối kế toán

57 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

58 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

59 thuyết minh báo cáo tài chính

04 BÁO CÁO tài CHÍNH

01 NềN tảNg truyềN tHốNg

06 thư ngỏ của Chủ tịch Hội đồng Quản trị

08 tầm nhìn - Sứ mệnh - giá trị cốt lõi

10 Lịch sử phát triển

Trách nhiệmvới khách hàng

“...chúng tôi tin tưởng trong thời gian tới MDB sẽ tiếp tục phát triển, có những bước tiến mạnh mẽ hơn nữa...”

07www.mdb.com.vn

Thư ngỏ của Chủ tịch Hội đồng Quản trị

Thân gửi Quý khách hàng, Quý vị Cổ đông, các nhà đầu tư và các đối tác chiến lược!

Năm 2013 đã đi qua, tình hình chung của nền kinh tế và ngành tài chính ngân hàng vẫn tiếp tục đối mặt với nhiều cơ hội và thách thức. Bức tranh về kinh tế tuy chưa có nhiều điểm sáng nhưng đã có dấu hiệu phục hồi rõ nét hơn năm 2012. đây là thành quả từ các chính sách kinh tế vĩ mô sáng suốt của các nhà quản lý. trong bối cảnh chung đó, ngành ngân hàng vẫn tiếp tục đối mặt với nhiều thử thách lớn: cạnh tranh gay gắt trong huy động vốn và cho vay, nợ xấu tăng cao, thanh khoản căng thẳng, nhiều ngân hàng và tổ chức tín dụng hoạt động không có lãi trong năm 2013.

Các yếu tố này gây ra áp lực không nhỏ cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Phát triển Mê Kông (MDB). tuy nhiên, với sự quyết tâm và đoàn kết cao, kết thúc năm 2013, kết quả kinh doanh của MDB vẫn có lãi và có nhiều dấu hiệu lạc quan. Năm 2013 cũng đã đánh đấu một năm tái cơ cấu toàn diện nhằm tối ưu hóa bộ máy, xây dựng nền móng vững chắc cho các bước phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai của MDB:

» tinh gọn cơ cấu bộ máy tổ chức theo mô hình tập trung chuyên môn hóa cao hơn về phát triển sản phẩm và dịch vụ, quản lý rủi ro, kinh doanh và phân phối. Xây dựng mối quan hệ tương hỗ giữa Hội sở và Chi nhánh.

» Cấu trúc lại Bảng cân đối kế toán theo hướng tập trung tăng trưởng các mảng kinh doanh trọng yếu.

» tập trung thu nhập từ phí; trong đó, đặc biệt là thu hoa hồng từ phí bảo hiểm trong nghiệp vụ liên kết Ngân hàng - Bảo hiểm và nguồn thu từ dịch vụ phát hành bảo lãnh cho doanh nghiệp mà Khối Doanh nghiệp đã bắt đầu triển khai thực hiện với những thành công bước đầu.

» Quản lý chặt chẽ tỷ lệ nợ xấu (NPL) trong mức cho phép. Hiện nay, MDB đã có một cơ chế quản lý nợ xấu minh bạch và hiệu quả.

» Kiểm soát chi phí hoạt động theo hướng tiết kiệm nhưng hiệu quả.

đây là các nền tảng vững chắc và là động lực để MDB thêm đoàn kết, quyết tâm và nỗ lực không ngừng nhằm đạt được các mục tiêu đầy thách thức của năm 2014 - năm Quý Ngọ hứa hẹn “Mã đáo thành Công”.

Chúng tôi tin tưởng trong thời gian tới MDB sẽ tiếp tục phát triển, có những bước tiến mạnh mẽ hơn nữa. để đạt được mục tiêu đó, bên cạnh nỗ lực nội tại của MDB, chúng tôi mong muốn tiếp tục nhận được sự tin tưởng và đồng hành của Quý vị trong từng chặng đường sắp tới của MDB.

Trân trọng!

thay mặt Hội đồng Quản trị

NguyễN MạNh QuâNChủ tịch Hội đồng Quản trị

8 Báo cáo thường niên 2013

Tầm nhìn và Sứ mệnh - Giá trị cốt lõi

Tầm nhìn và Sứ mệnh

Nền tảng truyền thống

Trở thành một trong những ngân hàng hàng đầu về lĩnh vực tài chính ngân hàng tại Việt Nam

» Đối với khách hàng: Luôn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu và gia tăng giá trị mang lại cho khách hàng

» Đối với Cổ đông: Luôn mang lại giá trị hiệu quả cao cho nhà đầu tư lâu dài và bền vững

» Đối với nhân viên: Luôn là môi trường để phát triển sự nghiệp, gắn bó lâu dài cùng đại gia đình MDB

» Đối với cộng đồng: Luôn cùng chia sẻ và tham gia đóng góp trong công tác xã hội

9www.mdb.com.vn

giá trị cốt lõi

» Tổ chức luôn thích ứng » Chất lượng dịch vụ 5 sao » Cân bằng giá trị bên trong và bên ngoài

10 Báo cáo thường niên 2013

Tên giao dịch

Tên giao dịch quốc tế

Địa chỉ

Website

giấy phép đăng ký kinh doanh số

Vốn điều lệ

Cổ đông chiến lược nước ngoài

Mạng lưới giao dịch

Công ty kiểm toán

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phát triển Mê Kông (MDB)

Mekong Development JS Commercial Bank

248 Trần hưng Đạo, Thành phố Long Xuyên, Tỉnh An giang

http://www.mdb.com.vn

1600169112, đăng ký lần đầu ngày 14 tháng 10 năm1992, đăng ký thay đổi lần thứ 39 ngày 02 tháng 04 năm 2013

3.750 tỷ đồng (tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2013)

Fullerton Financial holdings Pte. Ltd

50 điểm trên toàn quốc

Công ty TNhh Ernst & young Việt Nam

1992Ngân hàng thương mại Cổ phần Nông thôn Mỹ Xuyên được thành lập với vốn điều lệ ban đầu 303 triệu đồng.

2009tăng vốn điều lệ lên 1.000 tỷ đồng và chính thức đổi tên từ Ngân hàng tMCP Mỹ Xuyên thành Ngân hàng tMCP Phát triển Mê Kông (MDB).

1999Khai trương Phòng giao dịch (PgD) đầu tiên - PgD Vĩnh An - tại Huyện Châu thành, tỉnh An giang.

2010Ký kết hợp tác chiến lược với Công ty Fullerton Financials Holding Pte. Ltd. MDB là một trong số ít các ngân hàng thương mại thực hiện tăng vốn điều lệ thành công lên 3.000 tỷ đồng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Lịch sử phát triển của MDB đã chính thức bước sang trang mới với nhiều cơ hội và thách thức.

2000 - 2005từng bước tăng vốn điều lệ lên 24,75 tỷ đồng.

Khai trương PgD Châu đốc và PgD tân Châu.

2011tăng vốn điều lệ lên 3.750 tỷ đồng và triển khai đầu tư hệ thống công nghệ mới làm nền tảng cho sự phát triển vững mạnh của MDB trong tương lai. trong năm, MDB cũng đã đưa vào hoạt động 8 Chi nhánh và 1 PgD kiểu mẫu từ Bắc đến Nam, góp phần đưa thương hiệu MDB đến với khách hàng.

Lịch sử phát triển Nền tảng truyền thống

11www.mdb.com.vn

2012đánh dấu 20 năm “Làm giàu cuộc sống, Chắp cánh thành công”.

triển khai thành công hệ thống Core banking.

ra mắt thẻ ghi nợ đầu tiên tại Việt Nam nhận diện bằng dấu vân tay.

tiếp tục mở rộng mạng lưới: khai trương Chi nhánh thăng Long (tại Hà Nội), Chi nhánh Sài gòn và QtK Chợ Lớn (tại tp. HCM).

Ngân hàng Nhà nước chấp thuận việc bổ nhiệm ông tay Han Chong (quốc tịch Singapore) làm tổng giám đốc.

2006Ký kết hợp tác chiến lược với Ngân hàng tMCP Các Doanh nghiệp ngoài Quốc doanh (VPBank). tăng vốn điều lệ lên 70 tỷ đồng vào cuối năm 2006.

2013tái cấu trúc mạnh mẽ về cả mô hình quản trị và định hướng phát triển sản phẩm dịch vụ.

ra mắt Dịch vụ Ngân hàng cá nhân trực tuyến.

Ký kết hợp tác với Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Manulife Việt Nam. tạo nền tảng triển khai mô hình dịch vụ tài chính một cửa, cung cấp đa dạng dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm và đầu tư.

đặt nền móng vững chắc cho các bước phát triển mạnh mẽ trong tương lai.

2007tăng vốn điều lệ lên 500 tỷ đồng và ký kết hợp tác chiến lược với Công ty Cổ phần Xuất khẩu thủy sản Nam Việt và Công ty tNHH Áng Mây.

tiếp tục mở rộng mạng lưới hoạt động trong tỉnh An giang thông qua khai trương hàng loạt các điểm giao dịch: PgD Châu Phú, PgD Châu thành, CN Châu đốc…

Ngày 11 tháng 10 năm 2007 được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận trên nguyên tắc việc chuyển đổi lên ngân hàng đô thị.

2008Sau gần 16 năm hoạt động, Ngân hàng tMCP Nông thôn Mỹ Xuyên đã xây dựng được mạng lưới hoạt động phủ khắp các huyện, thị tỉnh An giang và chính thức chuyển đổi mô hình hoạt động thành ngân hàng tMCP đô thị (Ngân hàng tMCP Mỹ Xuyên) với hoạt động chủ yếu tập trung vào tín dụng nông nghiệp.

triệu đồngVốn điều lệKhởi đầu với 303

tỷ đồng3.750Năm 2011 tăng Vốn điều lệ lên

02 Quyết tâM đổi Mới

14 Báo cáo của Hội đồng Quản trị

20 Báo cáo của Ban Kiểm soát

22 Báo cáo của Ban tổng giám đốc

26 Những tiến bộ đạt được

Hiệu quảtrong công việc

14 Báo cáo thường niên 2013

Những nét nổi bật của kết quả hoạt động trong năm

Tổng quan nền kinh tế

• tổng thể kinh tế thế giới năm 2013 nhìn chung vẫn ảm đạm, sự quyết tâm cùng với những nỗ lực vượt bậc của thế giới chưa đủ để làm thay đổi bức tranh kinh tế toàn cầu, cuộc khủng hoảng nợ công ở Châu âu được xem là đã chạm đáy, giá vàng quốc tế và giá trị đồng uSD biến động thất thường so với nhiều đồng tiền khác. tuy nhiên, kinh tế thế giới có dấu hiệu hồi phục rõ nét hơn vào các tháng cuối năm cho thấy sự tăng trưởng chậm nhưng hứa hẹn bền vững trong thời gian tới.

• Kinh tế Việt Nam năm 2013 đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận, trong đó có những tín hiệu phục hồi tích cực nhưng nội tại nền kinh tế trong giai đoạn hiện nay vẫn phải đối mặt với những thách thức cơ bản: Sức cầu nội địa suy yếu trong khi cân đối ngân sách và bài toán nợ công còn nhiều thách thức gây khó khăn cho

Báo cáo của Hội đồng Quản trịQuyết tâm đổi mới

15www.mdb.com.vn

việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng; Lạm phát tuy đã được kiểm soát nhưng vẫn rất nhạy cảm với những biến động của giá cả đầu vào thế giới và các chính sách nội tại; Hoạt động sản xuất kinh doanh còn nhiều khó khăn, số lượng doanh nghiệp giải thể, phá sản tăng cao tác động tiêu cực đến lao động, việc làm; tình trạng nợ xấu tồn đọng cao vẫn gây tắc nghẽn cho nền kinh tế.

• trong bối cảnh kinh tế chung có nhiều khó khăn đó, ngành ngân hàng cũng phải đối mặt với nhiều thử thách lớn, cạnh tranh diễn ra gay gắt trong huy động vốn, nợ xấu tăng cao, thanh khoản căng thẳng ở một số ngân hàng, lãi suất, tỷ giá và giá vàng biến động phức tạp… để ổn định thị trường tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện kiểm soát tăng trưởng tín dụng ở mức hợp lý, tăng cường các biện pháp thanh tra, giám sát hoạt động ngân hàng.

trước tình hình đó, Hội đồng Quản trị Ngân hàng tMCP Phát triển Mê Kông (MDB) đưa ra các định hướng phát triển

nhằm khai thác triệt để các cơ hội kinh doanh, ưu tiên xử lý nợ xấu và duy trì tỷ lệ an toàn theo quy định. đồng thời Hội đồng Quản trị cùng Ban Kiểm soát, Ban điều hành đã đẩy mạnh công tác quản trị, kiểm soát tuân thủ và hoàn thành dự án tái cấu trúc tổ chức hệ thống, cụ thể như sau:

• đến ngày 31 tháng 12 năm 2013, tổng tài sản đạt 6.437 tỷ đồng trong đó vốn chủ sở hữu là 3.952 tỷ đồng. tuy biến động về lãi suất ảnh hưởng nhiều đến thu nhập MDB trong năm 2013; lợi nhuận trước thuế của MDB cũng xấp xỉ 75% so với cùng kì năm trước (2012).

• đến ngày 31 tháng 12 năm 2013, tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn chủ sở hữu bình quân (rOE) của MDB đạt 1,6%, trong khi tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên tổng tài sản bình quân (rOA) đạt mức 0,84%.

• đến ngày 31 tháng 12 năm 2013, hoàn thành việc tái cơ cấu nhân sự hệ thống và hoạt động ổn định với 1.082 nhân viên.

52%Số lượng thẻ ghi nợ nội địa MDB

tăng

16 Báo cáo thường niên 2013

Tình hình thực hiện so với kế hoạch

a. Nhiệm vụ Đại hội đồng Cổ đông giao

tại đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2012, đại hội đã quyết định:

1. Ủy quyền cho Hội đồng Quản trị được toàn quyền quyết định mức chi Quỹ lương kinh doanh hiệu quả bao gồm cả trường hợp vượt chỉ tiêu lợi nhuận hoặc không đạt các chỉ tiêu lợi nhuận đã đệ trình tại đại hội đồng Cổ đông.

2. Ủy quyền cho Hội đồng Quản trị được toàn quyền quyết định mức chi thù lao cho từng thành viên trong Hội đồng Quản trị, Ban Kiểm soát.

3. thông qua dự thảo điều lệ MDB theo nội dung trình đại hội đồng Cổ đông và ủy quyền cho Hội đồng Quản trị chỉnh sửa, hoàn thiện và đăng ký điều lệ theo hướng dẫn của cơ quan chức năng và theo quy định của pháp luật.

4. thông qua việc xây dựng cơ sở vật chất và trang bị kỹ thuật năm 2013 với tổng chi phí là 220 tỷ đồng, ủy quyền cho Hội đồng Quản trị triển khai thực hiện, bao gồm cả việc quyết định điều chỉnh phương án nhằm đáp ứng yêu cầu hoạt động kinh doanh của MDB.

5. thông qua việc ủy quyền cho Hội đồng Quản trị thay mặt đại hội đồng Cổ đông quyết định và thực hiện một số nội dung khác thuộc thẩm quyền của đại hội đồng Cổ đông trong thời gian giữa hai kỳ đại hội thường niên, bao gồm: Bổ sung thêm các ngành nghề kinh doanh được phép thực hiện theo quy định của pháp luật và ủy quyền cho Hội đồng Quản trị thực hiện thủ tục thay đổi nội dung hoạt động trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phù hợp với ngành nghề kinh doanh được phép bổ sung. thành lập hoặc mua lại các công ty con, công ty liên kết để thực hiện các hoạt động kinh doanh dưới đây: Bảo lãnh phát hành chứng khoán, môi giới chứng khoán; Quản lý, phân phối chứng chỉ quỹ đầu tư chứng khoán; Quản lý danh mục đầu tư chứng khoán và mua, bán cổ phiếu; Cho thuê tài chính; Kiều hối, kinh doanh ngoại hối, vàng, bao thanh toán, phát hành thẻ tín dụng, tín dụng tiêu dùng, dịch vụ trung gian thanh toán, thông tin tín dụng; Quản lý nợ và khai thác tài sản; Lĩnh vực kinh doanh khác được phép theo quy định của pháp luật.

6. Quy định cụ thể cơ cấu, chức năng, nhiệm vụ của bộ máy quản lý, điều hành phù hợp với quy định của pháp luật và quy mô hoạt động của MDB trong từng thời kỳ.

7. Quyết định đầu tư, mua, bán tài sản của MDB có giá trị từ 20% trở lên so với vốn điều lệ của MDB ghi trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán gần nhất để bảo đảm đáp ứng yêu cầu của hoạt động kinh doanh.

8. Quyết định các hợp đồng có giá trị trên 20% vốn điều lệ của MDB ghi trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán gần nhất giữa MDB với thành viên Hội đồng Quản trị, thành viên Ban Kiểm soát, tổng giám đốc, Cổ đông lớn, người có liên quan của người quản lý, thành viên Ban Kiểm soát, Cổ đông lớn của MDB; công ty con, công ty liên kết của MDB.

9. Quyết định phương án góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng khác có giá trị từ 20% trở lên so với vốn điều lệ của MDB ghi trong báo cáo tài chính đã được kiểm toán gần nhất.

10. Quyết định giải pháp khắc phục biến động lớn về tài chính của MDB.

Báo cáo của Hội đồng Quản trịQuyết tâm đổi mới

17www.mdb.com.vn

11. thông qua việc miễn nhiệm thành viên Hội đồng Quản trị đối với bà Nguyễn thị Minh Lan kể từ ngày 07 tháng 03 năm 2013.

12. thông qua việc bầu bổ sung thành viên Hội đồng Quản trị của MDB nhiệm kỳ V (2012-2017) với thành viên trúng cử là ông Nguyễn Mạnh Quân.

b. Đánh giá tình hình thực hiện so với kế hoạch do Đại hội đồng Cổ đông giao

trong điều kiện kinh tế chung khó khăn, MDB đã chủ động, linh hoạt và quyết tâm bám sát diễn biến thị trường, phát huy lợi thế vốn có nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh và các chỉ tiêu do đại hội đồng Cổ đông giao. tuy bị ảnh hưởng chung của nền kinh tế, MDB đã đạt một số chỉ tiêu đáng khích lệ, tuy vẫn tồn tại những chỉ tiêu chưa đạt, đánh giá trên một số mặt cụ thể như sau:

1. Các chỉ tiêu hoạt động kinh doanh:

• tiền gửi huy động đạt 1.740 tỷ đồng, tăng gần 16% so với 2012. Với chính sách tăng trưởng tín dụng thận trọng ngay từ đầu năm, cho vay khách hàng cá nhân và tổ chức kinh tế của MDB năm 2013 tăng trưởng 5% so với mức 12,5% bình quân ngành. đến ngày 31 tháng 12 năm 2013, dư nợ cho vay khách hàng đạt 3.920 tỷ đồng, bằng 105% so với năm 2012.

• tỷ lệ lợi nhuận trước thuế tuy chưa đạt chỉ tiêu của đại hội đồng Cổ đông giao, tuy nhiên cũng xấp xỉ 75% so với cùng kỳ năm trước.

2. Công tác phát triển mạng lưới, tổ chức, quản lý:

• trong năm 2013, MDB không phát triển thêm các điểm giao dịch, tuy nhiên chú trọng hợp lý hóa và kiểm soát chi phí của toàn hệ thống. điển hình như việc di dời, hoàn trả, cải tạo và nâng cấp 12 dự án trong năm giảm gần 7 tỷ đồng, giảm chi phí gần 107 tỷ đồng so với kế hoạch.

• Hạ tầng công nghệ luôn được xem là một trong những nhân tố quan trọng quyết định khả năng cạnh tranh của Ngân hàng, MDB đã phê duyệt đầu tư hệ thống Core banking, hệ thống quản trị và phân tích dữ liệu...

3. Công tác quản trị rủi ro:

• MDB luôn tuân thủ quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn hoạt động của Ngân hàng Nhà nước.

• tích cực nâng cao chất lượng tín dụng, đưa chỉ tiêu nợ xấu thấp hơn dự kiến.

• Phối hợp chặt chẽ với thanh tra Ngân hàng Nhà nước, kiểm toán độc lập… trong việc kiểm tra, soát xét nhằm đảm bảo tính tuân thủ cũng như khả năng dự báo, phòng ngừa rủi ro hoạt động.

4. Hoạt động đối ngoại, truyền thông, tái định vị thương hiệu:

• trong năm 2013, MDB đã tích cực tham gia các hoạt động quảng cáo, tiếp thị nhằm tăng cường hiệu quả kinh doanh qua các chương trình khuyến mại như: Cào liền tay đón vận may lớn, đắc Lộc tân Xuân, tiết kiệm thông minh…

• MDB đang triển khai dự án chuẩn hóa và phát triển thương hiệu. Khi hoàn thành, dự án sẽ góp phần đẩy mạnh phát triển kinh doanh trong dài hạn.

18 Báo cáo thường niên 2013

Những thay đổi chủ yếu trong năm

a. Đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của Hội đồng Quản trị, Ban Điều hành

• trong năm 2013, Hội đồng Quản trị đã tổ chức phiên họp hầu như hàng tháng và nhiều lần ra chỉ đạo bằng văn bản để quyết định các vấn đề hoạt động kinh doanh và điều chỉnh linh hoạt theo thực tế diễn biến của thị trường nhằm tận dụng, khai thác tối đa mọi cơ hội để đạt hiệu quả và an toàn cho kinh doanh của MDB.

• Hội đồng Quản trị tổ chức họp thường xuyên có sự tham gia của các Ủy ban trực thuộc và Ban điều hành. đặc biệt là động thái bổ nhiệm một thành viên Hội đồng Quản trị kiêm nhiệm vị trí trong Ban điều hành để hỗ trợ cho việc chỉ đạo, điều hành hoạt động của Ngân hàng một cách linh hoạt theo tình hình thị trường trên cơ sở bám sát định hướng phát triển do đại hội đồng Cổ đông đặt ra.

• thành phần Hội đồng Quản trị trong năm qua ổn định, đã tổ chức phân công nhiệm vụ cụ thể và đảm bảo theo nguyên tắc quản trị doanh nghiệp tốt và tuân thủ cao.

b. Tái cấu trúc để phát triển

• Năm 2013, MDB đã triển khai dự án tái cấu trúc ngân hàng với nhiều thay đổi trong bộ máy hoạt động, cơ chế quản trị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của MDB trong hệ thống các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam.

• Dự án tái cấu trúc được thực hiện hoàn toàn bởi nguồn nhân lực nội bộ và sự giám sát hỗ trợ trực tiếp từ Hội đồng Quản trị. Với cơ cấu tổ chức mới, MDB sẽ quản lý theo chiều dọc, với mức độ tập trung hóa và chuyên môn hóa ngày càng cao, tối đa hóa nguồn nhân lực và quản lý hiệu suất lao động hiệu quả hơn với chi phí thấp nhất.

• Hội đồng Quản trị MDB tin tưởng rằng, dự án tái cấu trúc sẽ mang đến một sự thay đổi toàn diện về chất cho cả hệ thống MDB, dựa trên mô hình tổ chức của Ngân hàng hiện đại, nhưng có sự điều chỉnh để thích ứng với hiện trạng và tài nguyên có sẵn của Ngân hàng.

Báo cáo của Hội đồng Quản trịQuyết tâm đổi mới

19www.mdb.com.vn

Triển vọng và kế hoạch trong tương lai

Hội đồng Quản trị MDB luôn theo sát diễn biến của nền kinh tế để đưa ra những định hướng phù hợp nhất trong từng thời kỳ. từ phân tích của các chuyên gia uy tín về triển vọng kinh tế Việt Nam 2014, Hội đồng Quản trị nhận thấy một số cơ hội có thể tận dụng, do đó đã nghiên cứu các giải pháp chiến lược tương ứng cho sự phát triển của MDB, cụ thể như sau:

a. Cơ hội

• Cơ hội từ hứa hẹn phát triển mạnh trong lĩnh vực xuất nhập khẩu của Việt Nam trong năm 2014, gợi mở hướng kinh doanh tập trung vào tài trợ thương mại của Khối Doanh nghiệp.

• Nguồn đầu tư tiềm năng từ Nhật Bản, các nước Châu âu… tạo tiền đề cho thị trường khách hàng doanh nghiệp rộng lớn hơn.

• Nguồn đầu tư ngoại tệ được dự báo là gia tăng đáng kể trong năm sẽ là cơ hội cho mảng kinh doanh tiền tệ trên thị trường hoạt động sôi nổi hơn bao giờ hết.

• Cơ hội gia tăng xuất khẩu ra các thị trường khác sẽ đi kèm với nguồn cầu rất lớn về cho vay và tài trợ nông nghiệp.

b. Giải pháp chiến lược

• Với chủ trương đón đầu thị trường Hội đồng Quản trị đã và đang đưa ra các định hướng chiến lược nhằm khai thác triệt để các cơ hội và phát triển các mặt mạnh của MDB. Với chiến lược khai thác mạnh và đều các mũi nhọn kinh doanh, trong năm 2014 ngoài đẩy mạnh mảng khách hàng cá nhân, MDB sẽ tập trung vào mảng khách hàng doanh nghiệp. Các chỉ tiêu cho mảng khách hàng doanh nghiệp được đẩy cao hơn, đi kèm là sự đa dạng hóa sản phẩm, sự chỉ đạo và hỗ trợ sát sao của Hội đồng Quản trị và Ban điều hành. Bên cạnh đó, thế mạnh lâu nay của MDB trên lĩnh vực cho vay nông nghiệp cũng sẽ được cập nhật sát với tình hình và khai thác triệt để.

• Năm 2013, đối với MDB được coi là năm bản lề. Việc duy trì tỷ lệ nợ xấu ở mức ổn định, giảm nợ và giữ mức thanh khoản cao song song với việc tái cấu trúc nhằm tối ưu hóa bộ máy sẽ là bước đệm để MDB có những bước tiến và kết quả đáng mong đợi trong năm kinh doanh 2014.

20 Báo cáo thường niên 2013

Ban Kiểm soát là cơ quan giám sát hoạt động của Ngân hàng, thực hiện nhiệm vụ kiểm toán nội bộ, kiểm soát, đánh giá việc chấp hành các quy định của pháp luật, của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Quy định nội bộ, điều lệ của Ngân hàng, Nghị quyết, Quyết định của đại hội đồng Cổ đông và Hội đồng Quản trị. Ban Kiểm soát MDB do đại hội đồng Cổ đông trực tiếp bầu ra để thực thi các nhiệm vụ theo quy định như sau:

• giám sát việc tuân thủ các quy định của pháp luật và điều lệ Ngân hàng trong việc quản trị, điều hành Ngân hàng.

• Chỉ đạo, điều hành và giám sát hoạt động của bộ phận kiểm toán, thực hiện rà soát, đánh giá một cách độc lập, khách quan đối với hệ thống kiểm soát nội bộ.

• thẩm định báo cáo tài chính của Ngân hàng. Phân công thành viên chuyên trách kết hợp với kiểm toán độc lập để thẩm định báo cáo tài chính trình đại hội đồng Cổ đông.

• thực hiện chức năng kiểm toán nội bộ theo Quy định của thông tư 44/2011/tt-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Khái quát tình hình thực thi nhiệm vụ của Ban Kiểm soát trong năm 2013

1. trên cơ sở dự báo tình hình kinh tế vĩ mô trong nước kết hợp với đánh giá hoạt động nội tại của Ngân hàng, Ban Kiểm soát đề ra chương trình hành động cụ thể ngay từ đầu năm, trong đó chú trọng công tác giám sát việc tuân thủ các chủ trương, Quyết định của Hội đồng Quản trị và Ban điều hành, nhằm đảm bảo thực hiện mục tiêu kế hoạch đề ra.

2. thông qua tổ chức mô hình kiểm toán 2 cấp: Ban Kiểm soát - Phòng Kiểm toán nội bộ để theo dõi và kiểm tra hoạt động kiểm toán nội bộ; thực hiện cơ chế giám sát hàng ngày, báo cáo giám sát từ xa định kỳ 2 tuần/lần từ Kiểm toán nội bộ, Ban Kiểm soát giám sát hoạt động của các Chi nhánh trong toàn hệ thống và các Khối nghiệp vụ tại Hội sở. Bên cạnh đó, Ban Kiểm soát có kế hoạch định kỳ làm việc với các Chi nhánh để đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, công tác quản lý điều hành và kiểm tra kiểm soát nội bộ. từ đó, thu thập ý kiến phản hồi của các Chi nhánh về những thuận lợi, khó khăn vướng mắc trong quá trình hoạt động, về tính kịp thời và hiệu quả trong công tác hỗ trợ của các Khối nghiệp vụ Hội sở đối với các đơn vị kinh doanh.

trong năm 2013, Ban Kiểm soát đã tổ chức nhiều cuộc họp để triển khai thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình; tham gia tất cả các phiên họp định kỳ hàng tháng của Hội đồng Quản trị; có ý kiến đề nghị Ban điều hành xử lý cán bộ nhân viên vi phạm theo thẩm quyền; chỉ đạo phòng Kiểm toán nội bộ thực hiện kiểm toán 5/17 Chi nhánh, 5 Quỹ tiết kiệm, 6 Khối nghiệp vụ Hội sở, hỗ trợ 17 Chi nhánh và Hội sở cung cấp tài liệu phục vụ đoàn thanh tra Ngân hàng Nhà nước. Ngoài ra, thông qua báo cáo của hệ thống kiểm toán nội bộ, Ban Kiểm soát đã nắm bắt được hoạt động của các đơn vị và chỉ đạo phòng Kiểm toán nội bộ thông báo nhắc nhở cán bộ nhân viên nghiêm túc tuân thủ quy định, đồng thời luôn nâng cao ý thức đề phòng rủi ro trong quá trình tác nghiệp, nhằm đảm bảo an toàn hoạt động, cảnh báo những ngành nghề, lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro và thông qua hoạt động kiểm toán đã yêu cầu chấn chỉnh hoạt động cấp tín dụng; tăng cường công tác quản lý và bảo mật user/password.

định hướng năm 2014 của Ban Kiểm soát đối với hoạt động kiểm toán nội bộ là tăng cường tần suất và thời gian kiểm toán tại các đơn vị so với năm trước (theo tiêu chí đơn vị có mức độ rủi ro cao) nhằm đảm bảo hoạt động nghiệp vụ của các đơn vị trong toàn hệ thống được kiểm tra, kiểm soát và nhận diện, phát hiện rủi ro mang tính chất trọng yếu; chỉ đạo phòng Kiểm toán nội bộ tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả giám sát từ xa. tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Hội đồng Quản trị và Ban điều hành để thực thi nhiệm vụ giám sát theo mục tiêu đã đề ra.

Báo cáo của Ban Kiểm soátQuyết tâm đổi mới

21www.mdb.com.vn

22 Báo cáo thường niên 2013

Báo cáo tình hình tài chính

1. Tổng quan tình hình kinh tế

Nền kinh tế đã cho thấy sự cải thiện, dù tốc độ phục hồi còn chậm, chưa thực sự bứt phá nhưng cũng đã có những dấu hiệu tích cực hơn khá rõ so với năm 2012. Kết thúc năm 2013, tăng trưởng gDP đạt 5,42%, thấp hơn mục tiêu 5,5% nhưng cao hơn mức tăng 5,25% của năm 2012.

trong năm 2013, mục tiêu hàng đầu của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước là ổn định nền kinh tế, kiểm soát lạm phát. Mục tiêu này đã được hoàn thành tốt khi tỷ lệ lạm phát cả năm 2013 chỉ ở mức 6,04%, thấp hơn mức 6,84% của năm 2012. Sự ổn định được thể hiện khá rõ qua diễn biến lạm phát theo cùng kỳ (yOy), chủ yếu đi ngang và dao động quanh vùng 6% - 7%.

2. Tình hình ngành ngân hàng

Sau khi tăng trưởng âm trong hai tháng đầu năm, một phần cũng do yếu tố mùa vụ với ảnh hưởng của kỳ nghỉ lễ, tín dụng đã tăng trưởng dương trở lại từ tháng 3 và tiếp tục được cải thiện dần qua từng tháng sau đó với sự gia tốc mạnh mẽ trong tháng 12. tăng trưởng tín dụng năm 2013 vượt mục tiêu 12%, đạt mức 12,51%, tổng phương tiện thanh toán tăng 18,51%.

đáng chú ý là vào cuối năm 2013, tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống ngân hàng giảm về 3,79%, thấp hơn đáng kể so với mức 4,3% - 4,6% trong giai đoạn 9 tháng đầu năm 2013. tỷ lệ nợ xấu giảm là một tín hiệu tích cực, tuy nhiên tỷ lệ 3,79% kể trên là con số được tính toán sau khi có trên 300 nghìn tỷ đồng nợ được cơ cấu lại trong năm 2013 và khoảng gần 40 nghìn tỷ đồng nợ xấu được mua bởi Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC).

3. Tình hình tài chính MDB

Kết thúc năm 2013 đầy khó khăn và biến động, MDB đã nỗ lực để đạt kết quả kinh doanh ổn định.

điểm sáng trong năm qua có thể kể đến việc tăng trưởng quy mô dư nợ cho vay và huy động từ khách hàng so với năm ngoái. Cụ thể tiền gửi khách hàng của MDB đạt 1.740 tỷ đồng tăng gần 16% so với năm 2012. Ngoài ra, với chính sách tăng trưởng tín dụng thận trọng ngay từ đầu năm, cho vay khách hàng cá nhân và tổ chức kinh tế của MDB năm 2013 tăng trưởng 5% so với mức 12,5% bình quân ngành. đến ngày 31 tháng 12 năm 2013, dư nợ cho vay khách hàng đạt 3.920 tỷ đồng, bằng 105% so với năm ngoái. Hoạt động tín dụng tiếp tục là hoạt động cốt lõi tạo nên thu nhập cho MDB trong năm 2013. Biến động về lãi suất ảnh hưởng nhiều đến thu nhập MDB trong năm 2013. Lợi nhuận trước thuế của MDB đạt 110 tỷ đồng, bằng 75% cùng kì năm trước.

Nguồn: Tổng cục thống kê (GSO)

Tăng trưởng GDP các năm

Nguồn: Tổng cục thống kê (GSO)

CPI các tháng trong năm 2013

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước (SBV)Tăng trưởng tín dụng và huy động vốn năm 2013

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước (SBV)Tỷ lệ nợ xấu 2013

Báo cáo của Ban Tổng Giám đốcQuyết tâm đổi mới

Tín dụngHuy động

23www.mdb.com.vn

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Khoản mục 2009 2010 2011 2012 2013 Tăng/giảm

tổng tài sản 2.524 17.267 10.241 8.597 6.437 -25%

Cho vay khách hàng 2.383 2.695 3.186 3.717 3.920 5%

tiền gửi khách hàng 677 6.556 1.254 1.501 1.740 16%

tổng lợi nhuận trước thuế

121 212 500 147 110 -25%

Về hiệu quả kinh doanh, MDB đảm bảo khả năng thanh toán và duy trì khả năng sinh lời trong tình huống biến động của thị trường. đến ngày 31 tháng 12 năm 2013, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu bình quân (rOE) của MDB đạt 1,60%, trong khi tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản bình quân (rOA) đạt mức 0,84%.

Chỉ tiêu về khả năng sinh lời 2009 2010 2011 2012 2013

rOE 9,60% 6,69% 9,89% 2,93% 1,60%

rOA 4,00% 1,64% 2,77% 1,22% 0,84%

tính đến thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2013 vốn điều lệ của MDB là 3.750 tỷ đồng, không thay đổi so với năm 2012.

Về cổ tức, trong năm 2013 MDB đã thực hiện chi trả cổ tức năm 2012 bằng tiền mặt cho các Cổ đông với tỷ lệ 2,5% tương ứng với tổng số tiền là 93 tỷ đồng.

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

1. Hoạt động huy động vốn

Huy động vốn từ khách hàng (tỷ đồng)

Tín dụng khách hàng (tỷ đồng)

tính đến cuối năm 2013, tổng nguồn vốn huy động từ khách hàng của MDB đạt 1.740 tỷ đồng; trong đó huy động từ cá nhân đạt 1.579 tỷ đồng.Song song đó, nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế tiếp tục tăng trưởng nhờ uy tín và mối quan hệ đã gầy dựng trong nhiều năm qua, góp phần tăng cường tính ổn định và đa dạng hóa nguồn vốn hoạt động cho MDB. đến cuối năm 2013, nguồn vốn từ các tổ chức kinh tế đạt 161 tỷ đồng.

2. Hoạt động tín dụng

tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2013, tổng dư nợ cho vay khách hàng đạt 3.920 tỷ đồng, tăng 202 tỷ đồng, tương ứng tăng 5% so với năm 2012, chiếm 61% tổng tài sản. Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng cho vay trong thời gian qua còn khiêm tốn là do MDB thực hiện chính sách kiểm soát tín dụng an toàn phù hợp với diễn biến của thị trường. trong năm 2013, MDB đã tiếp tục phát huy thế mạnh cốt lõi trong suốt 21 năm qua là cung cấp tín dụng nông nghiệp và cho vay tiểu thương. Dư nợ cho vay phát triển nông nghiệp và lâm ngư nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất, tương ứng 29,6% tổng dư nợ và tăng so với mức 18,6% cuối năm 2012.

Dự đoán được tình hình kinh tế khó khăn, MDB đã chủ động thực hiện kiểm soát chặt chẽ rủi ro tín dụng. Nhờ đó chất lượng tín dụng được đảm bảo, tỷ lệ nợ quá hạn được kiểm soát ở mức thấp so với mức bình quân ngành. Cụ thể, tỷ lệ nợ xấu của MDB tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2013 là 2,65% (bình quân ngành 3,8%).

24 Báo cáo thường niên 2013

3. Hoạt động dịch vụ

trong năm 2013, các hoạt động dịch vụ của MDB đã được cải tiến và mang đến cho khách hàng nhiều tiện ích mới. tổng thu dịch vụ của MDB đạt 7,8 tỷ đồng, tăng 8% so với năm 2012. trong đó:

• Doanh số thanh toán đạt mức 1,3 tỷ đồng, tăng 4% so với năm 2012.

• Doanh số bảo lãnh tăng mạnh, đạt 881 triệu đồng, tăng 181% so với năm 2012.

• Doanh số ủy thác và đại lý đạt 5,1 tỷ đồng, giảm 6% so với năm 2012.

4. Hoạt động Thẻ ghi nợ

tổng kết tình hình kinh doanh thẻ năm 2013, số lượng thẻ lũy kế đến ngày 31 tháng 12 năm 2013 là 37.604 thẻ, tăng 12.926 thẻ so với năm ngoái (tăng 52%).

Năm 2013, MDB cũng đã đầu tư mới và đưa vào hoạt động thêm 8 máy AtM, nâng tổng số máy AtM đến thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2013 là 44 máy để đáp ứng nhu cầu giao dịch trên diện rộng cho khách hàng.

2012 2013 Tăng/giảm

thẻ ghi nợ nội địa MDB 24.678 37.604 52%

AtM 36 44 22%

5. Thu nhập và chi phí

trong bối cảnh mặt bằng lãi suất huy động giảm mạnh, công tác cho vay cẩn trọng nên thu lãi thuần đạt 618 tỷ đồng, bằng 88% so với năm trước. Lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng đạt 110 tỷ đồng, bằng 75% so với năm 2012. trong năm 2013, MDB thực hiện nộp 46,5 tỷ đồng thuế thu nhập doanh nghiệp, tăng 45% so với năm 2012, chủ yếu do khoản chi phí thuế tính trên thu nhập trái phiếu do Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) phát hành. theo nguyên tắc thận trọng, trong năm 2013 MDB đã tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là 20,3 tỷ đồng đối với khoản thu nhập từ trái phiếu VDB cho giai đoạn 2010-2013. Do đó, lợi nhuận sau thuế của Ngân hàng đạt 63,5 tỷ đồng, bằng 55% so với năm 2012.

Tổng thu dịch vụ (tỷ đồng)

Kết quả kinh doanh (tỷ đồng)

Báo cáo của Ban Tổng Giám đốcQuyết tâm đổi mới

25www.mdb.com.vn

26 Báo cáo thường niên 2013

Những cải tiến về cơ cấu tổ chức, chính sách, quản lý

trong bối cảnh nền kinh tế với tổng cầu và sức mua còn yếu, các hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn còn nhiều khó khăn, MDB đang đối mặt với thách thức vừa phải tập trung ổn định mọi mặt nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả trong hoạt động kinh doanh, vừa phải đổi mới cơ cấu tổ chức, phương thức quản trị, bố trí nhân sự, thay đổi chính sách phù hợp để tạo nền tảng phát triển trong tương lai.

Về công tác tái cấu trúc, với những bước chuẩn bị từ trước, đề án tái cấu trúc của MDB đã được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận về chủ trương. theo đó, MDB sẽ tự tái cấu trúc bằng năng lực nội tại của mình. trong giai đoạn 2013 - 2015, MDB tập trung tăng cường năng lực tài chính, củng cố năng lực hoạt động để phát triển thành ngân hàng bán lẻ đa năng hiện đại; đa dạng hóa và tạo sự khác biệt sản phẩm dịch vụ trên tinh thần đảm bảo chất lượng, tính cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng. Bên cạnh việc củng cố và phát triển kênh bán hàng truyền thống, MDB ưu tiên phát triển hệ thống ngân hàng điện tử với các sản phẩm vượt trội, tiết kiệm thời gian, chi phí, nguồn lực và khoảng cách địa lý; đẩy mạnh phát triển thương hiệu, phát triển chiến lược liên doanh liên kết, mở rộng hợp tác và tìm kiếm tài trợ tài chính trong nước, quốc tế nhằm cải thiện mức độ an toàn và hiệu quả hoạt động. MDB đang không ngừng phấn đấu để có được quy mô và trình độ tương đương với các ngân hàng trong nhóm hàng đầu trong nước vào cuối năm 2015.

Về cơ cấu tổ chức, cơ cấu cũ tỏ ra quá cồng kềnh so với quy mô của Ngân hàng, dẫn đến việc hạn chế hiệu quả hoạt động. Do đó, MDB đã tiến hành cơ cấu lại mô hình tổ chức bộ máy và hệ thống chức danh mới theo hướng tinh gọn và phù hợp hơn với kế hoạch phát triển của Ngân hàng trong những năm sắp tới. theo đó, chức năng nhiệm vụ của từng Khối, từng Phòng/Ban trong Khối được phân định rõ ràng nhằm đảm bảo sự thống nhất công việc giữa các Khối cũng như giữa các Phòng trong cùng một Khối. đây cũng là cơ sở đánh giá hiệu quả hoạt động của các đơn vị, xây dựng chỉ tiêu và đánh giá KPi hàng năm.

Những tiến bộ Ngân hàng đã đạt được Quyết tâm đổi mới

27www.mdb.com.vn

Việc giao chỉ tiêu kinh doanh cho các đơn vị cũng được cải tiến về mặt thời gian. Vào đầu tháng 1, tất cả các đơn vị đều đã thống nhất các chỉ tiêu kinh doanh được đề ra cho năm 2014, tạo điều kiện cho các Chi nhánh có thể chủ động triển khai kế hoạch kinh doanh kịp thời. Chỉ tiêu được giao từ Hội sở là cơ sở để lãnh đạo đơn vị giao chỉ tiêu cho từng Phòng nghiệp vụ, từng nhân viên, góp phần hoàn thành kế hoạch. MDB cũng đã áp dụng cách tính điểm dựa trên các tiêu chí KPi cụ thể và đo lường được cho các cấp quản lý và nhân viên xuyên suốt từ Hội sở đến Chi nhánh, đảm bảo tính công bằng trong xếp hạng thi đua và khen thưởng.

MDB cũng đồng thời tăng số lượng thành viên Ban điều hành từ 2 lên 6 với các nhân lực có thâm niên công tác, trình độ và năng lực để tăng cường việc quản lý hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. đội ngũ quản lý, đặc biệt tại các Chi nhánh được sắp xếp lại để hoạt động hiệu quả hơn. Các chương trình phúc lợi như tăng lương cho các CBNV đạt thành tích xuất sắc, điều chỉnh phụ cấp xăng xe, tổ chức chương trình nghỉ mát cho CBNV toàn hàng cũng được thực hiện để tạo động lực cho CBNV nỗ lực làm việc và gắn bó với ngân hàng. Việc ký hợp đồng dịch vụ với Công ty Cổ phần Quản trị Nguồn nhân lực M-talent trong năm qua cũng giúp công tác nhân sự tại MDB ngày càng chuyên nghiệp và hiệu quả hơn.

Về vấn đề kinh doanh, MDB không ngừng hoàn thiện chính sách, sản phẩm để tạo thế mạnh riêng cho mình. đối với sản phẩm vay nông nghiệp - sản phẩm truyền thống, MDB đã điều chỉnh điều kiện chương trình tái tài trợ, quy định cấp hạn mức tín dụng theo sổ tín dụng, quy định vay phát triển nông nghiệp nông thôn cũng như các chương trình cộng tác viên hoặc hợp tác với bên thứ ba để hỗ trợ các đơn vị gia tăng số lượng khách hàng nhưng vẫn đảm bảo các tiêu chí về rủi ro. Năm qua cũng chứng kiến sự nhảy vọt về doanh số của sản phẩm cho vay tiêu dùng không tài sản đảm bảo đối với CBNV sau hàng loạt các cải tiến về điều kiện khách hàng, hạn mức, ủy quyền phê duyệt cũng như chương trình cộng tác viên hoạt động hiệu quả. Hiện nay, sản phẩm này đã vượt qua sản phẩm vay nông nghiệp và dẫn đầu về cả dư nợ cũng như tốc độ tăng trưởng. đối với hoạt động cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ, MDB cũng đã ban hành và sửa đổi Quy trình phê duyệt

28 Báo cáo thường niên 2013

tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ với mục đích xây dựng một quy trình thống nhất trong toàn hệ thống, đảm bảo thời gian và hiệu quả trong quá trình tái thẩm định, phê duyệt hồ sơ tín dụng cho các đối tượng này. Ngoài ra, nhận thấy tài trợ thương mại và cho vay theo chuỗi cũng là mảng hết sức quan trọng trong cơ cấu danh mục tài trợ, sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng, MDB cũng đã có những bước chuẩn bị ban đầu và lập kế hoạch cho việc triển khai các chính sách phát triển các mảng này trong năm 2014. Song song với các thay đổi về chính sách sản phẩm tín dụng, MDB cũng đã triển khai hệ thống Ngân hàng trực tuyến cá nhân cho phép khách hàng tra cứu số dư, thông tin giao dịch và thực hiện giao dịch chuyển tiền 24/7 đến bất kỳ ngân hàng nào trên toàn quốc. Ngoài việc tạo thêm tiện ích cho khách hàng và giảm chi phí hoạt động, Ngân hàng trực tuyến còn là một kênh giúp khách hàng dễ dàng mở các tài khoản tiền gửi có kỳ hạn, góp phần tăng doanh thu tiền gửi cho MDB.

Về công tác quản lý rủi ro, với khẩu vị rủi ro chuẩn đã được phê duyệt, MDB hiện đang từng bước điều chỉnh sản phẩm với khẩu vị này theo chiến lược kinh doanh đã đề ra. Các ngưỡng cảnh báo cũng được thiết lập để giúp cho việc quản lý danh mục rủi ro được hiệu quả hơn. Lãi suất điều hòa vốn nội bộ cũng được điều chỉnh với cách tính chính xác hơn và phù hợp hơn với nhu cầu kinh doanh. Các hoạt động thu hồi nợ tại Hội sở được mở rộng, cụ thể là hỗ trợ nhân sự để gọi nhắc nợ cho các khoản vay do Chi nhánh quản lý cũng như thực hiện việc nhắc nợ và thu hồi nợ vào cuối tuần; các hoạt động thu hồi nợ tại các đơn vị kinh doanh cũng được chuẩn hóa và hoàn thiện. MDB cũng đã xây dựng và triển khai quy trình phê duyệt chuẩn cho các sản phẩm vay tiêu dùng, thiết lập các tham số phù hợp trong hệ thống để tự động hóa tối đa hoạt động thẩm định sản phẩm vay tiểu thương và vay nông nghiệp.

Về công tác đào tạo, năm qua cũng là năm đầu tiên MDB tổ chức đào tạo hội nhập cho CBNV tại Hội sở và Chi nhánh. MDB đã tổ chức 58 lớp học với 2.423 lượt CBNV từ cấp lãnh đạo đến nhân viên tham dự, trong đó đặc biệt là các khóa học nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh toàn hàng, ví dụ thẩm định tín dụng, chăm sóc khách hàng, kỹ năng bán hàng, kỹ năng bán hàng nâng cao, kỹ năng quản lý cũng như nhằm đảm bảo tuân thủ các quy định Nhà nước, ví dụ phòng chống rửa tiền. MDB cũng đã đưa vào sử dụng website đào tạo trực tuyến và trang thông tin kiến thức nhằm giúp CBNV trau dồi nghiệp vụ, phát triển kỹ năng phục vụ khách hàng và đã nhận được sự ủng hộ tích cực từ nhân viên các đơn vị trên toàn hệ thống. Song song với trang này, MDB cũng đưa vào sử dụng trang Knowledge Base với các câu hỏi thường gặp từ đơn vị và hướng dẫn xử lý thống nhất từ Hội sở để giúp các đơn vị có thể nhanh chóng tự tìm ra hướng xử lý cho các nghiệp vụ phát sinh trong quá trình phục vụ khách hàng.

Những tiến bộ Ngân hàng đã đạt được Quyết tâm đổi mới

29www.mdb.com.vn

Ngoài ra, Hội sở cũng thường xuyên rà soát, cập nhật các quy trình, chính sách, hướng dẫn (ví dụ nghiệp vụ giao dịch một cửa, giao dịch qua fax, phân loại nợ và trích lập dự phòng, chứng từ kế toán và hạch toán các khoản chi nội bộ, mua bán nợ, phòng chống rửa tiền…) để giúp các đơn vị hiểu rõ hơn về nghiệp vụ và có biện pháp kiểm soát các hoạt động tại đơn vị mình được chặt chẽ hơn. Hội sở cũng tăng cường nhân sự thực hiện giám sát việc tuân thủ các quy định của Ngân hàng Nhà nước, quy định pháp luật cũng như các quy định nội bộ để hạn chế đến mức tối đa các sai sót có thể xảy ra, tăng cường công tác quản trị và khắc phục các kiến nghị thanh tra Ngân hàng Nhà nước.

Về công nghệ thông tin, trong năm qua, MDB tập trung thay đổi các chính sách công nghệ thông tin nhằm đáp ứng yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước về lĩnh vực Công nghệ thông tin. MDB cũng tập trung chuẩn hóa các quy trình quản lý, quy trình vận hành, quy trình kiểm soát an toàn bảo mật hệ thống Công nghệ thông tin trong toàn hàng nhằm đảm bảo an toàn, quản lý kiểm soát xuống tận người sử dụng cuối cũng như đáp ứng nhu cầu phát triển của các đơn vị kinh doanh. Cơ sở hạ tầng cũng đang được tối ưu hóa để tận dụng tối đa thế mạnh công nghệ phục vụ các hoạt động kinh doanh. Các báo cáo quản trị cũng được tự động hóa nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin ngày càng cao của các cấp quản lý.

Các biện pháp quản lý rủi ro

để quản lý và giảm thiểu rủi ro, hiện nay MDB đang xây dựng, duy trì và phát triển hệ thống quản lý rủi ro khá hiệu quả bao gồm việc ban hành các chính sách tín dụng, việc khảo sát thực địa/ tình hình thực tế khách hàng, quy trình thẩm định, phê duyệt, quy trình thu hồi nợ, ...

MDB quản lý rủi ro tín dụng thông qua việc thiết lập các chính sách và thủ tục quản lý rủi ro phù hợp. tất cả các giới hạn rủi ro tín dụng được phê duyệt theo ma trận phân quyền phê duyệt tín dụng đã được thông qua bởi Hội đồng Quản trị. Bên cạnh đó các thẩm quyền, hạn mức phê duyệt cũng được ủy quyền cho các Chi nhánh, Phòng giao dịch để đảm bảo tính độc lập, khách quan trong đề xuất, thẩm định và phê duyệt.

Các ngưỡng cảnh báo cũng được thiết lập để giúp cho việc quản lý danh mục rủi ro được hiệu quả hơn.

trong năm 2013, MDB đã thực hiện nghiêm túc các quy định về bảo đảm an toàn kinh doanh theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, luôn bảo đảm tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu và duy trì tốt các tỷ lệ thanh khoản trong giao dịch thị trường theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Các hoạt động liên ngân hàng của MDB được quản lý tốt thông qua đội ngũ nguồn vốn và được giám sát chặt chẽ bởi đội ngũ quản lý rủi ro thị trường hàng ngày.

Hiện nay MDB đang ở giai đoạn đầu trong quản lý rủi ro hoạt động, MDB tiếp tục tăng cường quản lý rủi ro hoạt động trên tất cả các mảng nghiệp vụ của Ngân hàng thông qua một số hoạt động chính để giảm thiểu rủi ro như xem xét tính hiệu quả, hiệu lực của hệ thống kiểm soát các giao dịch, kiểm soát hoạt động, và rà soát, xem xét quy trình phát hành sản phẩm mới, các quy định mới. MDB đang đề xuất tăng cường kiểm soát trong hoạt động và quy trình trong tất cả các lĩnh vực của Ngân hàng để đảm bảo giảm thiểu rủi ro hoạt động.

Việc thu hồi nợ hiện đang được thực hiện bởi ba nhóm với chức năng riêng biệt: thu hồi nợ thông qua điện thoại, thu hồi nợ hiện trường và thu hồi nợ thông qua đại lý bên ngoài. Phương thức này sẽ thuận tiện để phân bổ các khoản vay dựa trên từng giai đoạn quá hạn và từ đó đảm bảo quản lý và giám sát từng khoản vay quá hạn chặt chẽ hơn cũng như giảm thiểu rủi ro cho Ngân hàng. Bên cạnh đó, MDB áp dụng một số chiến lược khác để nâng cao năng suất và kiểm soát tốt hơn tình hình quá hạn của khách hàng.

Hiện tại, MDB đang xây dựng cơ cấu chuẩn hóa phục vụ công tác giám sát và đo lường hiệu quả thu hồi nợ thông qua các hoạt động thu hồi nợ, đưa ra kế hoạch hành động và các tiêu chí nhằm đánh giá và phân tích các chỉ số cảnh báo sớm và đảm bảo áp dụng các chiến lược và các công cụ tốt nhất nhằm tối đa hóa hiệu quả thu hồi nợ.

MDB sẽ tiếp tục xây dựng văn hóa quản lý rủi ro trong Ngân hàng thông qua việc vận dụng các kinh nghiệm thực tiễn tốt nhất từ mô hình quản lý rủi ro tích hợp của đối tác Fullerton Financial Holdings Pte. Ltd.

Chuyên nghiệptrong phục vụ

03 CAM Kết tHàNH CôNg

32 Sơ đồ tổ chức

34 giới thiệu Hội đồng Quản trị

38 giới thiệu Ban Kiểm soát

39 Hoạt động của Ban Kiểm soát

40 giới thiệu Ban tổng giám đốc

42 Các dữ liệu thống kê về Cổ đông

44 Chính sách đối với người lao động

46 Số lượng Cán bộ Nhân viên

47 trách nhiệm xã hội

32 Báo cáo thường niên 2013

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT

BAN THƯ KÝ

TỔNG GIÁM ĐỐC KIỂM TOÁN NỘI BỘ

UBNS, UBQLRR, UBKT

KHỐI KINH DOANH KHỐI DOANH NGHIỆP KHỐI TIÊU DÙNG KHỐI TÁC NGHIỆP KHỐI QUẢN LÝ RỦI ROKHỐI PHÁP CHẾ

VÀ TUÂN THỦKHỐI TÀI CHÍNH

KẾ TOÁNKHỐI CÔNG NGHỆ

THÔNG TINVĂN PHÒNG MDB

CHI NHÁNH

CƠ GIỚI

ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNHVÀ THƯƠNG MẠI SẢN PHẨM

HUY ĐỘNG

TRUNG TÂMDỊCH VỤ

KHÁCH HÀNGPHÁP CHẾ TÀI CHÍNH QUẢN LÝ HẠ TẦNG NHÂN SỰQLRR TÍN DỤNG

QLRR THỊ TRƯỜNGVÀ THANH KHOẢN

QLRR HOẠT ĐỘNG

PHÁT TRIỂNSẢN PHẨM

SẢN PHẨM VAYTRUNG TÂM

THANH TOÁNTRONG NƯỚC

TUÂN THỦ KẾ TOÁN PHÁT TRIỂNỨNG DỤNG

DỊCH VỤTỔNG HỢP

PHÂN TÍCHKINH DOANH

DOANH NGHIỆP

PHÂN TÍCHKINH DOANH

TIÊU DÙNG

TRUNG TÂM THANH TOÁN

QUỐC TẾ

CÁC KÊNH DỊCH VỤ QUẢN LÝTÁC NGHIỆP

THU HỒI NỢ

CHẤT LƯỢNGDỊCH VỤ

XỬ LÝ NỢ NGUỒN VỐNKỸ THUẬT

NGÂN HÀNGĐIỆN TỬ

TRUYỀN THÔNGTIẾP THỊ

Sơ đồ tổ chứcCam kết thành công

33www.mdb.com.vn

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT

BAN THƯ KÝ

TỔNG GIÁM ĐỐC KIỂM TOÁN NỘI BỘ

UBNS, UBQLRR, UBKT

KHỐI KINH DOANH KHỐI DOANH NGHIỆP KHỐI TIÊU DÙNG KHỐI TÁC NGHIỆP KHỐI QUẢN LÝ RỦI ROKHỐI PHÁP CHẾ

VÀ TUÂN THỦKHỐI TÀI CHÍNH

KẾ TOÁNKHỐI CÔNG NGHỆ

THÔNG TINVĂN PHÒNG MDB

CHI NHÁNH

CƠ GIỚI

ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNHVÀ THƯƠNG MẠI SẢN PHẨM

HUY ĐỘNG

TRUNG TÂMDỊCH VỤ

KHÁCH HÀNGPHÁP CHẾ TÀI CHÍNH QUẢN LÝ HẠ TẦNG NHÂN SỰQLRR TÍN DỤNG

QLRR THỊ TRƯỜNGVÀ THANH KHOẢN

QLRR HOẠT ĐỘNG

PHÁT TRIỂNSẢN PHẨM

SẢN PHẨM VAYTRUNG TÂM

THANH TOÁNTRONG NƯỚC

TUÂN THỦ KẾ TOÁN PHÁT TRIỂNỨNG DỤNG

DỊCH VỤTỔNG HỢP

PHÂN TÍCHKINH DOANH

DOANH NGHIỆP

PHÂN TÍCHKINH DOANH

TIÊU DÙNG

TRUNG TÂM THANH TOÁN

QUỐC TẾ

CÁC KÊNH DỊCH VỤ QUẢN LÝTÁC NGHIỆP

THU HỒI NỢ

CHẤT LƯỢNGDỊCH VỤ

XỬ LÝ NỢ NGUỒN VỐNKỸ THUẬT

NGÂN HÀNGĐIỆN TỬ

TRUYỀN THÔNGTIẾP THỊ

34 Báo cáo thường niên 2013

Ông NguyễN MạNh QuâN Bà TrầN Thị ThANh ThANh

ông Nguyễn Mạnh Quân sinh năm 1973 tại Hà Nội, là thạc sỹ Quản trị kinh doanh Viện Công nghệ Châu Á (Ait), Cử nhân Kế toán đại học thương mại Hà Nội, Cử nhân tiếng Anh đại học Ngoại ngữ Hà Nội.

trước khi đảm nhiệm vị trí Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng tMCP Phát triển Mê Kông, ông Nguyễn Mạnh Quân đã có hơn 18 năm hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng với nhiều vai trò, vị trí khác nhau, như: trưởng phòng quản lý dịch vụ tài khoản tại Ngân hàng ViD Public Bank, Hà Nội; giám đốc Kiểm soát nội bộ tại Ngân hàng Citibank, Hà Nội; giám đốc tuân thủ và Kiểm soát rủi ro tại Ngân hàng tNHH một thành viên HSBC, tp.Hồ Chí Minh; Phó tổng giám đốc tại Ngân hàng đông Nam Á; Phó tổng giám đốc tại Ngân hàng Phát triển tp.Hồ Chí Minh.

Bà trần thị thanh thanh sinh năm 1956 tại tp. Hồ Chí Minh, là người có nhiều năm gắn bó và cống hiến cho MDB ở vị trí Chủ tịch Hội đồng Quản trị giai đoạn 2007-2013. đến tháng 3 năm 2013 bà là thành viên Hội đồng Quản trị MDB. Bà đã tốt nghiệp Cử nhân Hóa học và Cao đẳng Quản trị kinh doanh. Bà từng giữ các chức vụ: đại diện Văn phòng Vinatex uSA, LLC, Saigon Associated Merchandiser và là giám đốc điều hành Công ty tNHH Áng Mây. trước đó, bà thanh làm việc tại Công ty nhựa rạng đông với nhiều vị trí như: giám đốc điều hành bộ phận kinh doanh, giám đốc nhà máy nhựa 6 Công ty nhựa rạng đông, Phó tổng giám đốc thứ 1 Xí nghiệp liên doanh Li Phú đông (liên doanh của Công ty nhựa rạng đông và Công ty Fuldexterity đài Loan), trưởng phòng đầu tư - Phát triển Công ty nhựa rạng đông...

Chủ tịch Hội đồng Quản trị thành viên Hội đồng Quản trị

Giới thiệu Hội đồng Quản trịCam kết thành công

35www.mdb.com.vn

Ông Bùi ĐìNh ChiêN Ông Đỗ LAM ĐiềN Ông LEE Ah BooN

ông đỗ Lam điền sinh năm 1973 tại Kiên giang. ông đã tốt nghiệp thạc sỹ Kinh tế - tài chính - Ngân hàng của Học Viện Ngân hàng.

trong 17 năm hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, ông từng giữ các chức vụ: Phó tổng giám đốc Ngân hàng Doanh nghiệp, kiêm giám đốc vùng Miền Nam tại Ngân hàng tMCP Hàng Hải Việt Nam. giám đốc Chi nhánh tân thuận của Ngân hàng tMCP Á Châu, trưởng Phòng tín dụng - kế hoạch của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, trưởng Phòng giao dịch Ngân hàng tMCP Kỹ thương Việt Nam.

Hiện nay, ông là thành viên Hội đồng Quản trị kiêm Phó tổng giám đốc thường trực của MDB.

ông Bùi đình Chiên sinh năm 1971 tại Bắc Ninh, là Cử nhân Luật Kinh tế đại học Luật Hà Nội.

ông bắt đầu sự nghiệp tại Công ty Cổ phần Nam thắng với vị trí trưởng phòng. Sau đó, ông công tác tại Công ty tNHH Nam Hòa với vị trí Phó giám đốc. từ tháng 7 năm 2006 đến nay, ông Chiên nắm giữ nhiều vị trí như: tổng giám đốc Công ty xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp Hà Nội - đài tư; tổng giám đốc Công ty Cổ phần Bất động sản Hano - ViD. Năm 2011, ông Chiên là thành viên HđQt độc lập của MDB nhiệm kỳ 2007-2012. Hiện nay, ông là thành viên Hội đồng Quản trị MDB nhiệm kỳ 2012-2017.

ông Lee Ah Boon sinh năm 1950 tại Singapore, là Cử nhân Kế toán của đại học Singapore.

ông là đại diện đối tác chiến lược Fullerton Financial Holdings Pte. Ltd. tại MDB. ông có hơn 20 năm hoạt động trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng. ông từng giữ các chức vụ: giám đốc tài chính, giám đốc kinh doanh Citibank, Singapore; giám đốc kỹ thuật Ngân hàng thương mại và Bán lẻ toàn cầu Barclays, phụ trách phát triển công nghệ tại Singapore, Ấn độ, trung Quốc; giám đốc điều hành Fullerton Financial Holdings Pte. Ltd. Hiện ông là thành viên Hội đồng Quản trị MDB.

thành viên Hội đồng Quản trị kiêm Phó tổng giám đốc thường trực

thành viên Hội đồng Quản trị thành viên Hội đồng Quản trị

36 Báo cáo thường niên 2013

Tỷ lệ sở hữu cổ phần và những thay đổi trong tỷ lệ nắm giữ cổ phần của các thành viên hội đồng Quản trị

tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2013, không có thành viên HđQt nào là Cổ đông của MDB, vì vậy, không có sự thay đổi trong tỷ lệ nắm giữ.

hoạt động của hội đồng Quản trị

Năm 2013, Hội đồng Quản trị MDB đã tổ chức 11 cuộc họp định kỳ với sự tham gia của Ban Kiểm soát, Ban điều hành để định hướng, chỉ đạo hoạt động của MDB trong từng thời kỳ, xem xét, quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền xử lý của Hội đồng Quản trị, cũng như trao đổi về từng vấn đề cụ thể khác. Ngoài ra Hội đồng Quản trị còn xử lý một số nội dung khác thông qua hình thức gửi Phiếu xin ý kiến các thành viên.

Chi tiết thống kê các phiên họp của Hội đồng Quản trị:

STT Thành viên hĐQT Chức vụ Số buổi họp tham dự Tỷ lệ Lý do

1 ông Nguyễn Mạnh Quân Chủ tịch HđQt 9/11 81,8%Chưa là tV. HđQt từ tháng 1 đến tháng 2/2013

2 Bà Trần Thị Thanh Thanh thành viên HđQt 11/11 100%

3 ông Lee Ah Boon thành viên HđQt 10/11 90,9% đi công tác

4 ông Bùi Đình Chiên thành viên HđQt 11/11 100%

5 ông Đỗ Lam Điền thành viên HđQt kiêm Phó tổng giám đốc thường trực

11/11 100%

Ngoài các Báo cáo định kỳ, trong năm 2013, Hội đồng Quản trị thường xuyên xem xét, có ý kiến với các tờ trình của tổng giám đốc đối với mọi hoạt động của Ngân hàng, có những chỉ đạo, quyết định liên quan đến việc thực hiện các Nghị quyết, Quyết định của đại hội đồng Cổ đông và Hội đồng Quản trị.

Các Ủy ban của Hội đồng Quản trị (Ủy ban Nhân sự, Ủy ban Quản lý rủi ro) tổ chức các cuộc họp định kỳ hàng tháng theo quy định và nhóm họp khi có vấn đề phát sinh để giải quyết các vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ; đồng thời tư vấn, tham mưu cho Hội đồng Quản trị trong phạm vi lĩnh vực của mình.

Tỷ lệ sở hữu cổ phần của Hội đồng Quản trịCam kết thành công

37www.mdb.com.vn

38 Báo cáo thường niên 2013

Bà PhạM Thu ĐÔNg Ông SyED AAMir ZAhiDi Ông NguyễN ChíNh TrựC

Bà Phạm thu đông sinh năm 1954 tại Hải Phòng. Bà tốt nghiệp đại học Ngân hàng khóa 1977-1981 tại Hà Nội.

trước khi gia nhập MDB, bà công tác tại Ngân hàng tMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) với nhiều vị trí như: Phó trưởng Phòng Quản lý rủi ro và xử lý nợ; trưởng phòng giám sát tín dụng MSB tp. HCM; trưởng Phòng Kiểm soát nội bộ MSB tp. HCM; Phó giám đốc MSB tp. HCM. trước đó, bà là thanh tra viên cấp i, Ban thanh tra Ngân hàng Nhà nước Hải Phòng, Cán bộ tín dụng Ngân hàng Huyện An Hải, Hải Phòng, Cán bộ tín dụng Ngân hàng huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng, Cán bộ tín dụng tại Ngân hàng Huyện Củ Chi, tp. HCM, Nhân viên kế toán tại Ngân hàng Nội thành Hải Phòng. Chức vụ hiện nay của bà tại MDB là trưởng Ban Kiểm soát.

ông Nguyễn Chính trực sinh năm 1970 tại tp. HCM. ông tốt nghiệp Khoa Quản trị kinh doanh, đại học Kinh tế tp. HCM khóa 1988-1992.

trước khi gia nhập MDB, ông từng giữ các vị trí: trưởng phòng Kế toán Ngân hàng tMCP Hàng Hải Việt Nam - Chi nhánh đô thành; trưởng phòng Kế toán Ngân hàng Việt Nga - Chi nhánh tp. HCM; Phó Chánh Văn phòng, trưởng phòng Kế toán Ngân hàng tMCP Hàng Hải Việt Nam - Chi nhánh tp. HCM. Hiện nay, ông đang là thành viên Ban Kiểm soát của MDB.

ông Syed Aamir Zahidi sinh năm 1954 tại Mirpurkhas, Pakistan. ông là thành viên Hiệp hội Kế toán viên được công nhận của Liên hiệp Anh đồng thời là Cộng sự của Hiệp hội Kế toán viên được công nhận của Liên hiệp Anh. ông từng giữ các vị trí như: Phó tổng giám đốc, Ban kế hoạch và phát triển doanh nghiệp Công ty Fullerton Financial Holdings Pte. Ltd., Singapore; giám đốc điều hành - Mua bán và sáp nhập và tài chính Công ty gulf Banking Consultants Ltd, London/Bahrain; trưởng Khối đầu tư cổ phần tư nhân trong lĩnh vực tài chính - thị trường mới nổi, giám đốc tài chính và trưởng bộ phận mua bán sáp nhập - Citibank, tập đoàn CEEMEA, London; giám đốc tài chính của Saudi American Bank Ltd., riyadh; Kiểm toán viên cấp quản lý, phụ trách kiểm toán ngân hàng và các công ty xây dựng của Công ty touche ross Saba & Co., Bahrain; Phụ trách kiểm toán các công ty niêm yết và chưa niêm yết Công ty Whinney Murray, London; Kế toán viên được đào tạo trở thành Kiểm toán viên cấp cao Công ty temple gothard, London. Chức vụ của ông tại MDB hiện nay là thành viên Ban Kiểm soát.

trưởng Ban Kiểm soát thành viên Ban Kiểm soát thành viên Ban Kiểm soát

Giới thiệu Ban Kiểm soátCam kết thành công

39www.mdb.com.vn

hoạt động của Ban Kiểm soát

Ban Kiểm soát (BKS) là cơ quan thực hiện kiểm toán nội bộ, kiểm soát, đánh giá việc chấp hành các quy định của Pháp luật, quy định nội bộ, điều lệ và nghị quyết, quyết định của đại hội đồng Cổ đông, Hội đồng quản trị MDB. Có nhiệm vụ kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành của Ngân hàng; giám sát hoạt động của hệ thống kiểm tra và kiểm toán nội bộ của Ngân hàng; thẩm định báo cáo tài chính hàng năm; báo cáo cho đại hội đồng Cổ đông tính chính xác, trung thực, hợp pháp về báo cáo tài chính của Ngân hàng.

Kế hoạch để tăng cường hiệu quả trong hoạt động quản trị công ty

trong năm 2014, Hội đồng Quản trị tiếp tục hoàn thiện tái cấu trúc hoạt động Ngân hàng, trên cơ sở đó tiếp tục đào tạo và thu hút nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đổi mới và phát triển hoạt động.

Khai thác và thiết lập các giải pháp quản lý, phát triển sản phẩm trên nền tảng công nghệ thông tin, tạo sự kết nối với các định chế tài chính nhằm gia tăng quy mô hoạt động, tính hội nhập và sự tiện lợi hướng đến khách hàng.

thực hiện tái định vị thương hiệu MDB đến khách hàng, Cổ đông. tiếp tục thực hiện chiến lược mới đã được điều chỉnh trong năm qua nhằm đưa định hướng vào hoạt động thực tiễn của từng Khối. gia tăng nội lực, tận dụng các cơ hội để thực hiện kế hoạch kinh doanh và mục tiêu định hướng của Ngân hàng.

tăng trưởng tín dụng thận trọng, cải thiện tỷ lệ cho vay trên huy động. đẩy mạnh công tác thu hồi nợ xấu và công tác quản trị rủi ro trên cơ sở các chuẩn mực quản trị rủi ro từ xa và các biện pháp quản trị rủi ro cụ thể.

Hoạt động Quản trị của Ngân hàng luôn đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật và của Ngân hàng Nhà nước, bám sát Nghị quyết của đại hội đồng Cổ đông và chiến lược phát triển của Ngân hàng.

Thù lao, các khoản lợi ích khác và chi phí cho Thành viên hội đồng Quản trị, Ban Kiểm soát

thù lao và chi phí hoạt động của Chủ tịch và các thành viên Hội đồng Quản trị do Hội đồng Quản trị thống nhất ấn định căn cứ theo chế độ làm việc thường xuyên, bán thường xuyên hoặc chuyên trách, trong khuôn khổ khoản thù lao và chi phí đã được đại hội đồng Cổ đông ấn định.

thù lao và chi phí của Hội đồng Quản trị và Ban Kiểm soát năm 2013 đã được đại hội đồng Cổ đông thông qua như sau:

Ngân sách kinh phí hoạt động của Hội đồng Quản trị và Ban Kiểm soát = tỷ lệ khoán 1,2% x [Tổng thu nhập - Chi phí quản lý không bao gồm chi phí lương, thưởng, thù lao Hội đồng Quản trị - Chi phí dự phòng] nhưng không thấp hơn mức kinh phí tối thiểu là 9,9 tỷ đồng.

trên thực tế, thành viên Hội đồng Quản trị, Ban Kiểm soát được hưởng thù lao và các phúc lợi khác theo quy định hiện hành của MDB. tổng mức chi cho thành viên Hội đồng Quản trị, thành viên Ban Kiểm soát trong năm 2013 không vượt quá mức được đại hội đồng Cổ đông phê duyệt.

Hoạt động của Ban Kiểm soátCam kết thành công

40 Báo cáo thường niên 2013

Ông TAy hAN ChoNg Ông NiChoLAS ChEE Ông Đỗ LAM ĐiềN

ông tay Han Chong sinh năm 1970 tại Singapore. ông tốt nghiệp loại giỏi Cử nhân Kinh tế của trường Kinh tế và Khoa học Chính trị London, Vương quốc Anh, đồng thời ông cũng đã nhận bằng thạc sỹ chuyên ngành đông Nam Á học của trường đại học Quốc gia Singapore.

trước khi gia nhập MDB, ông tay Han Chong đã đảm nhiệm vị trí giám đốc điều hành và giám đốc Kinh doanh của united Overseas Bank (thái Lan). trước đó, ông là Phó Chủ tịch và giám đốc cấp cao Khối Dịch vụ tài chính cá nhân của united Overseas Bank (Malaysia). trước khi làm việc cho united Overseas Bank (Malaysia), ông đảm nhiệm nhiều vị trí quan trọng như: Chủ tịch thứ nhất và giám đốc Khối tiền gửi, đầu tư và Kinh doanh bảo hiểm, Phó Chủ tịch cấp cao, giám đốc Khối tài chính và Kế hoạch kinh doanh, PFS của united Overseas Bank (Singapore); Phó Chủ tịch và giám đốc Khối Kinh doanh đầu tư và Nguồn vốn của Citibank (Singapore); thiếu tá của Lực lượng Vũ trang Singapore.

ông đỗ Lam điền sinh năm 1973 tại Kiên giang. ông đã tốt nghiệp thạc sỹ Kinh tế - tài chính - Ngân hàng của Học Viện Ngân hàng.

ông đỗ Lam điền có 17 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực Ngân hàng. trước khi gia nhập MDB vào năm 2012, ông điền là Phó tổng giám đốc Ngân hàng Doanh nghiệp, kiêm giám đốc vùng Miền Nam tại Ngân hàng tMCP Hàng Hải Việt Nam. trước đó, ông là giám đốc Chi nhánh tân thuận của Ngân hàng tMCP Á Châu.

trước khi công tác tại Ngân hàng Á Châu, ông điền là trưởng phòng tín dụng - kế hoạch của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và là trưởng Phòng giao dịch Ngân hàng tMCP Kỹ thương Việt Nam.

ông Nicholas Chee sinh năm 1971 tại Singapore. ông có bằng Cử nhân Kinh doanh của đại học Monash.

trước khi gia nhập MDB, ông Nicholas Chee đã đảm nhiệm một số vị trí tại Ngân hàng HSBC Singapore và Việt Nam như: trưởng Phòng Phát triển kinh doanh điện tử, Phó giám đốc Các kênh Marketing, Phó giám đốc Các kênh tự phục vụ, Phó giám đốc cấp cao quản lý trực tiếp bộ phận và kênh bán hàng của Ngân hàng HSBC Singapore, Phó giám đốc cấp cao Sản phẩm, Kế hoạch Kinh doanh và internet, Phó phụ trách bộ phận Dịch vụ tài chính cá nhân, Phó giám đốc cấp cao, Khối Kế hoạch kinh doanh và Quản lý tài sản của Ngân hàng HSBC Việt Nam…

tổng giám đốc thành viên Hội đồng Quản trịkiêm Phó tổng giám đốc thường trực

Phó tổng giám đốc kiêm giám đốc Khối tiêu dùng kiêm giám đốc Khối Kinh doanh

Giới thiệu Ban Tổng Giám đốcCam kết thành công

41www.mdb.com.vn

Ông MALAy KuMEr PAuL Ông DươNg hải Ông NguyễN QuANg Trí

ông Nguyễn Quang trí sinh năm 1974 tại An giang. ông tốt nghiệp Cử nhân Khoa học của đại học Mở tp. Hồ Chí Minh.

ông Nguyễn Quang trí có hơn 17 năm làm việc tại MDB qua các chức danh: Nhân viên tín dụng, trưởng phòng tín dụng, giám đốc Chi nhánh Châu đốc, Phó tổng giám đốc Ngân hàng tMCP Mỹ Xuyên, Phó giám đốc Khu vực Mê Kông, Phó tổng giám đốc kiêm Phó giám đốc Khối Kinh doanh MDB…

ông Malay Kumer Paul sinh năm 1969 tại Bogra, Bangladesh. ông có trình độ thạc sỹ Khoa học trường Dhaka.

ông Malay có hơn 18 năm kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực Quản lý tín dụng và rủi ro với các vị trí chủ chốt như: giám đốc Khối rủi ro tín dụng cá nhân, Doanh nghiệp và thu hồi nợ cho Ngân hàng City Bank, Bangladesh; giám đốc Khối Quản lý tín dụng cá nhân, Doanh nghiệp và thu hồi nợ cho Ngân hàng BrAC, Bangladesh; trưởng cụm thu hồi nợ Ngân hàng Standard Chartered quản lý thu hồi nợ 4 nước Bahrain, Qatar, Jordan và Lebanon và nhiều vị trí quan trọng khác…

ông Dương Hải sinh năm 1972 tại Hà Nội. ông có trình độ thạc sỹ Quản trị Kinh doanh trường Maastricht Shool of Management.

ông Dương Hải có hơn 20 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tài chính và Kế toán với các vị trí chủ chốt như: giám đốc tài chính kiêm Kế toán trưởng tại CitiBank, giám đốc tài chính tại JP Morgan Chase Việt Nam, giám đốc tài chính tại Partners LLC Việt Nam, trưởng phòng tài chính tại Avon Cosmetics Việt Nam…

Phó tổng giám đốc kiêm giám đốc Khối Quản lý rủi ro

Phó tổng giám đốc kiêm giám đốc Khối tài chính Kế toán

Phó tổng giám đốc kiêm Phó giám đốc Khối Kinh doanh

42 Báo cáo thường niên 2013

Cổ đông góp vốn Nhà nước: Không có

Thông tin về Cổ đông lớn

Chi tiết về Cổ đông lớn (sở hữu từ 5% vốn cổ phần trở lên)

STT Tên Cổ đông Địa chỉ Tỷ lệ

1 Ngân hàng TMCP hàng hải Việt Nam 88 Láng Hạ, Q. đống đa, Hà Nội 10,16%

2 Công ty TNhh Đầu tư Phúc Tiến Phòng 101, Nhà điều hành KCN Phúc điền, Xã Cẩm Phúc, Huyện Cẩm giàng, tỉnh Hải Dương

10%

3 Fullerton Financial holdings Pte. Ltd. 60B Orchard road, #06-18 tower 2 the Atrium@Orchard Singapore 238891

20%

Cơ cấu Cổ đông

STT Số lượng Tỷ lệ

Cổ đông trong nước 667 80%

Cá nhân 652 27,48%

tổ chức 15 52,52%

Cổ đông nước ngoài 1 20%

Cá nhân 0 0%

tổ chức 1 20%

Tổng cộng 668 100

Cổ đôngCá nhân trong nước

Cổ đôngtổ chức nước ngoài

Cổ đông tổ chức trong nước

27,48%

52,52%

20%

Các dữ liệu thống kê về Cổ đôngCam kết thành công

43www.mdb.com.vn

VAY CÁN BỘ CÔNG CHỨCHOẠCH ĐỊNH

TƯƠNG LAI BỀN VỮNG

44 Báo cáo thường niên 2013

Chính sách đối với người lao động

Ngân hàng luôn có những chính sách, chế độ đãi ngộ tốt để cạnh tranh và thu hút nhân tài có trình độ cao bên ngoài thị trường, đồng thời giữ chân nhân tài đang làm việc tại MDB như:

» Về chính sách nhân sự

• Áp dụng cách tính điểm KPi (Chỉ số đo lường hiệu quả công việc) và PDFt (Công cụ thông tin phản hồi về hiệu suất và phát triển) cho các cấp quản lý và nhân viên xuyên suốt từ Hội sở đến Chi nhánh, đảm bảo tính công bằng trong xếp hạng thi đua.

• CBNV được khẳng định năng lực để đề bạt, bổ nhiệm.

• CBNV được đánh giá và khen thưởng đúng với năng lực.

• Áp dụng chương trình thi đua khen thưởng nâng cao hiệu quả kinh doanh cho Nhân viên kinh doanh tại Chi nhánh.

Chính sách đối với người lao độngCam kết thành công

45www.mdb.com.vn

» Về đào tạo

• triển khai chương trình đào tạo hội nhập cho Cán bộ nhân viên (CBNV) tại Hội sở và Chi nhánh.

• tổ chức 58 lớp học, với 2.423 lượt CBNV từ cấp lãnh đạo đến nhân viên tham dự, trong đó đặc biệt là các khóa học nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh doanh toàn hàng như: thẩm định tín dụng, Kỹ năng chăm sóc khách hàng, Kỹ năng bán hàng, Kỹ năng bán hàng nâng cao, Kỹ năng quản lý,…

» Về lương và phúc lợi

• điều chỉnh các chế độ phúc lợi cho CBNV để tạo thuận tiện trong triển khai kế hoạch, cũng như tạo động lực cho CBNV hoàn thành chỉ tiêu kinh doanh như: tăng lương cho các CBNV đạt thành tích xuất sắc, điều chỉnh phụ cấp xăng xe...

• tổ chức nghỉ mát cho CBNV toàn hàng.

• đảm bảo thu nhập cạnh tranh trong thị trường và đảm bảo CBNV được nhận lương và phúc lợi tương xứng với khả năng làm việc của mình.

Ngoài ra, Ngân hàng còn có những chế độ phúc lợi cho CBNV được quy định trong thỏa ước lao động tập thể của Ngân hàng tMCP Phát triển Mê Kông (MDB).

46 Báo cáo thường niên 2013

đến hết ngày 31/12/2013

MDB có tổng số

Nhân viên, trong đó:

Độ tuổi

Trình độ

1.082

Số lượng Cán bộ Nhân viênCam kết thành công

47www.mdb.com.vn

Cùng với việc phát triển kinh doanh và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, MDB luôn chú trọng đến các hoạt động hướng tới cộng đồng, để chung tay “Làm giàu cuộc sống, Chắp cánh thành công”. Với chủ trương và tinh thần trách nhiệm được lan tỏa từ Hội đồng Quản trị, Ban điều hành đến từng Cán bộ nhân viên, MDB mong muốn mang đến cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn cho mọi đối tượng, đặc biệt là trẻ em, người già neo đơn, các gia đình chính sách... Các hoạt động hướng tới cộng đồng đã được duy trì và trở thành truyền thống tốt đẹp tại MDB ngay từ những ngày đầu hoạt động.

Nhằm góp sức tạo một cái tết ấm no, đầy đủ hơn cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Vĩnh đông, Huyện Châu thành, tỉnh An giang, ông tay Han Chong - tổng giám đốc MDB đã cùng các cán bộ nhân viên tổ chức thăm hỏi và tặng quà. Chuyến đi được tổ chức vào đầu năm 2013 mang tên “Vui xuân ấm áp”. Các phần quà của chương trình, ngoài gạo, thực phẩm và các nhu yếu phẩm cần thiết do Ngân hàng chuẩn bị; các cán bộ nhân viên cũng tự nguyện đóng góp thêm quần áo, chăn màn, mì gói, bánh kẹo… để cái tết của những người có hoàn cảnh khó khăn nơi đây thêm đầy đủ.

Dịp tết thiếu nhi và trung thu, đối tượng trẻ em có hoàn cảnh khó khăn cũng được MDB đặc biệt quan tâm. Ban lãnh đạo cùng cán bộ nhân viên Ngân hàng đã tổ chức chuyến đi phát quà trung thu cho trẻ em nghèo tại xã tân Phước, Huyện đồng Phú, tỉnh Bình Phước. Chuyến đi không chỉ mang đến cho các em những phần quà vật chất để các em có thêm quà bánh phá cỗ đêm trăng rằm hay những cuốn sách để cho các em thêm kiến thức, mà còn mang đến sự động viên, tấm lòng trao gửi yêu thương, mong mỏi các em sẽ tạo nên tương lai tươi sáng hơn cho đất nước.

Ngoài những phong trào riêng, MDB cũng tích cực tham gia các chương trình chung của ngành ngân hàng Việt Nam như tham gia đóng góp ủng hộ “Cuộc vận động Ngân hàng với trường Sa thân yêu”, “tháng cao điểm vì người nghèo”, hay tổ chức quyên góp để giúp đỡ đồng bào miền trung bị ảnh hưởng nặng nề bởi đợt bão lũ tháng 9, tháng 10 năm 2013...

Các hoạt động cộng đồng của MDB đều nhằm mục đích đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững của xã hội và thể hiện trách nhiệm của Ngân hàng - đây là sứ mệnh được MDB rất coi trọng bên cạnh việc mang lại các giải pháp kinh doanh hiệu quả, an toàn cho khách hàng.

Trách nhiệm xã hộiCam kết thành công

50 thông tin chung

52 Báo cáo của Ban tổng giám đốc

53 Báo cáo Kiểm toán độc lập

54 Bảng cân đối kế toán

56 Các chỉ tiêu ngoài bảng cân đối kế toán

57 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

58 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

59 thuyết minh báo cáo tài chính

04 BÁO CÁO tài CHÍNH

Thành côngcùng chia sẻ

50 Báo cáo thường niên 2013

Ngân hàng thương mại Cổ phần Phát triển Mê Kông

Thông tin chung

NGÂN HÀNG

Ngân hàng thương mại Cổ phần Phát triển Mê Kông (“Ngân hàng”), tên gọi trước đây là Ngân hàng thương mại Cổ phần Mỹ Xuyên, là ngân hàng thương mại cổ phần được thành lập tại Việt Nam theo giấy phép thành lập và Hoạt động số 0022/NH-gP do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (“Ngân hàng Nhà nước” hoặc “NHNN”) cấp vào ngày 12 tháng 9 năm 1992 và Quyết định số 219/Qđ.uB của Ủy ban Nhân dân tỉnh An giang cấp vào ngày 6 tháng 6 năm 1992 và các giấy phép sửa đổi bổ sung sau đó.

Hoạt động chính của Ngân hàng là cung cấp các dịch vụ ngân hàng trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm hoạt động huy động và nhận tiền gửi ngắn hạn, trung hạn và dài hạn từ các tổ chức và cá nhân khác nhau; cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức và cá nhân khác nhau trên cơ sở tính chất và khả năng nguồn vốn của Ngân hàng; thực hiện các giao dịch ngoại tệ; các dịch vụ tài trợ thương mại quốc tế; chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác; cung ứng dịch vụ thanh toán; và các dịch vụ ngân hàng khác được NHNN cho phép.

HỘI đỒNG QuẢN TrỊ

Các thành viên Hội đồng Quản trị trong năm và vào ngày lập báo cáo này như sau:

Họ và tên Chức vụ Ngày bổ nhiệm/miễn nhiệm

ông Nguyễn Mạnh Quân Chủ tịch Bổ nhiệm ngày 8 tháng 3 năm 2013

Bà Trần Thị Thanh ThanhChủ tịch Miễn nhiệm ngày 8 tháng 3 năm 2013

thành viên Bổ nhiệm ngày 8 tháng 3 năm 2013

ông Bùi Đình Chiên thành viên Bổ nhiệm ngày 21 tháng 4 năm 2012

ông Lee Ah Boon thành viên Bổ nhiệm ngày 21 tháng 4 năm 2012

Bà Nguyễn Thị Minh Lan thành viên Miễn nhiệm ngày 7 tháng 3 năm 2013

ông Đỗ Lam Điền thành viên Bổ nhiệm ngày 21 tháng 4 năm 2012

BAN KIỂM SOÁT

Các thành viên Ban Kiểm soát trong năm và vào ngày lập báo cáo này như sau:

Họ và tên Chức vụ Ngày bổ nhiệm/miễn nhiệm

Bà Phạm Thu Đông trưởng ban Bổ nhiệm ngày 21 tháng 4 năm 2012

ông Nguyễn Chính Trực thành viên Bổ nhiệm ngày 21 tháng 4 năm 2012

ông Syed Aamir Zahidi thành viên Bổ nhiệm ngày 21 tháng 4 năm 2012

51www.mdb.com.vn

Ngân hàng thương mại Cổ phần Phát triển Mê Kông

Thông tin chung (tiếp theo)

BAN TổNG GIÁM đốC VÀ Kế TOÁN TrƯởNG

Các thành viên Ban tổng giám đốc và Kế toán trưởng trong năm và vào ngày lập báo cáo này như sau:

Họ và tên Chức vụ Ngày bổ nhiệm/miễn nhiệm

ông Tay han Chong tổng giám đốc Bổ nhiệm ngày 18 tháng 12 năm 2012

ông Nicholas Chee Phó tổng giám đốcBổ nhiệm ngày 11 tháng 11 năm 2013 Miễn nhiệm ngày 06 tháng 03 năm 2014

ông Malay Kumer Paul Phó tổng giám đốc Bổ nhiệm ngày 11 tháng 11 năm 2013

ông Dương hải Phó tổng giám đốc kiêm giám đốc Khối tài chính

Bổ nhiệm ngày 11 tháng 11 năm 2013

ông Nguyễn Quang Trí Phó tổng giám đốc Bổ nhiệm ngày 11 tháng 11 năm 2013

Bà Trần Lan hương Phó tổng giám đốc Miễn nhiệm ngày 23 tháng 9 năm 2013

Bà Lê Thị Xuân Mai Quyền Kế toán trưởng Bổ nhiệm ngày 24 tháng 10 năm 2013

Bà Nguyễn Thị hồng Nhung Kế toán trưởng Miễn nhiệm ngày 24 tháng 10 năm 2013

NGƯỜI đẠI DIỆN THEO PHÁP LuẬT

Người đại diện theo pháp luật của Ngân hàng trong năm và vào ngày lập báo cáo này là ông Nguyễn Mạnh Quân, chức vụ Chủ tịch Hội đồng Quản trị.

tổng giám đốc được ủy quyền ký báo cáo tài chính theo Quyết định số 059A/2013/QD-Ct.HDQt ngày 8 tháng 3 năm 2013 của Chủ tịch Hội đồng Quản trị.

KIỂM TOÁN VIÊN

Công ty TNhh Ernst & young Việt Nam là công ty kiểm toán của Ngân hàng.

52 Báo cáo thường niên 2013

Ngân hàng thương mại Cổ phần Phát triển Mê Kông

Báo cáo của Ban Tổng Giám đốc

Ban tổng giám đốc Ngân hàng thương mại Cổ phần Phát triển Mê Kông (“Ngân hàng”) trình bày báo cáo này và báo cáo tài chính của Ngân hàng cho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2013.

TrÁCH NHIỆM CỦA BAN TổNG GIÁM đốC đốI VỚI BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Ban tổng giám đốc Ngân hàng chịu trách nhiệm đảm bảo báo cáo tài chính phản ánh trung thực và hợp lý tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình lưu chuyển tiền tệ của Ngân hàng cho các năm tài chính. trong quá trình lập báo cáo tài chính này, Ban tổng giám đốc cần phải:

» Lựa chọn các chính sách kế toán thích hợp và áp dụng các chính sách này một cách nhất quán;

» thực hiện các đánh giá và ước tính một cách hợp lý và thận trọng;

» Nêu rõ các chuẩn mực kế toán áp dụng cho Ngân hàng có được tuân thủ hay không và tất cả những sai lệch trọng yếu so với những chuẩn mực này đã được trình bày và giải thích trong báo cáo tài chính; và

» Lập báo cáo tài chính trên cơ sở nguyên tắc hoạt động liên tục trừ trường hợp không thể cho rằng Ngân hàng sẽ tiếp tục hoạt động.

Ban tổng giám đốc chịu trách nhiệm đảm bảo việc các sổ sách kế toán thích hợp được lưu giữ để phản ánh tình hình tài chính của Ngân hàng, với mức độ chính xác hợp lý, tại bất kỳ thời điểm nào và đảm bảo rằng các sổ sách kế toán tuân thủ với chế độ kế toán đã được đăng ký. Ban tổng giám đốc cũng chịu trách nhiệm về việc quản lý các tài sản của Ngân hàng và do đó phải thực hiện các biện pháp thích hợp để ngăn chặn và phát hiện các hành vi gian lận và những vi phạm khác.

Ban tổng giám đốc cam kết đã tuân thủ những yêu cầu nêu trên trong việc lập báo cáo tài chính cho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2013.

CÔNG Bố CỦA BAN TổNG GIÁM đốC

theo ý kiến của Ban tổng giám đốc, báo cáo tài chính kèm theo phản ánh trung thực và hợp lý tình hình tài chính của Ngân hàng vào ngày 31 tháng 12 năm 2013, kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình lưu chuyển tiền tệ cho năm tài chính kết thúc cùng ngày phù hợp với Chuẩn mực Kế toán Việt Nam, Chế độ Kế toán các tổ chức tín dụng Việt Nam và các quy định pháp lý có liên quan đến việc lập và trình bày báo cáo tài chính.

Thay mặt Ban Tổng Giám đốc:

ông Tay han Chong tổng giám đốc

Thành phố Long Xuyên, Tỉnh An Giang, Việt Nam Ngày 20 tháng 03 năm 2014

53www.mdb.com.vn

Số tham chiếu: 60822442/16480623

Báo cáo kiểm toán độc lập

Kính gửi: Các Cổ đông Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phát triển Mê Kông

Chúng tôi đã kiểm toán báo cáo tài chính kèm theo của Ngân hàng thương mại Cổ phần Phát triển Mê Kông (“Ngân hàng”) được lập vào ngày 20 tháng 03 năm 2014 và được trình bày từ trang 6 đến trang 59 bao gồm bảng cân đối kế toán tại ngày 31 tháng 12 năm 2013, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ cho năm tài chính kết thúc cùng ngày và các thuyết minh báo cáo tài chính đi kèm.

Trách nhiệm của Ban Tổng giám đốc

Ban tổng giám đốc Ngân hàng chịu trách nhiệm về việc lập và trình bày trung thực và hợp lý báo cáo tài chính của Ngân hàng theo Chuẩn mực Kế toán Việt Nam, Chế độ Kế toán các tổ chức tín dụng Việt Nam và các quy định pháp lý có liên quan đến việc lập và trình bày báo cáo tài chính và chịu trách nhiệm về kiểm soát nội bộ mà Ban tổng giám đốc xác định là cần thiết để đảm bảo cho việc lập và trình bày báo cáo tài chính không có sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn.

Trách nhiệm của Kiểm toán viên

trách nhiệm của chúng tôi là đưa ra ý kiến về báo cáo tài chính dựa trên kết quả của cuộc kiểm toán. Chúng tôi đã tiến hành kiểm toán theo các Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam. Các chuẩn mực này yêu cầu chúng tôi tuân thủ chuẩn mực và các quy định về đạo đức nghề nghiệp, lập kế hoạch và thực hiện cuộc kiểm toán để đạt được sự đảm bảo hợp lý về việc liệu báo cáo tài chính của Ngân hàng có còn sai sót trọng yếu hay không.

Công việc kiểm toán bao gồm thực hiện các thủ tục nhằm thu thập các bằng chứng kiểm toán về các số liệu và thuyết minh trên báo cáo tài chính. Các thủ tục kiểm toán được lựa chọn dựa trên xét đoán của kiểm toán viên, bao gồm đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong báo cáo tài chính do gian lận hoặc nhầm lẫn. Khi thực hiện đánh giá các rủi ro này, kiểm toán viên đã xem xét kiểm soát nội bộ của Ngân hàng liên quan đến việc lập và trình bày báo cáo tài chính trung thực, hợp lý nhằm thiết kế các thủ tục kiểm toán phù hợp với tình hình thực tế, tuy nhiên không nhằm mục đích đưa ra ý kiến về hiệu quả của kiểm soát nội bộ của Ngân hàng. Công việc kiểm toán cũng bao gồm đánh giá tính thích hợp của các chính sách kế toán được áp dụng và tính hợp lý của các ước tính kế toán của Ban tổng giám đốc cũng như đánh giá việc trình bày tổng thể báo cáo tài chính.

Chúng tôi tin tưởng rằng các bằng chứng kiểm toán mà chúng tôi đã thu thập được là đầy đủ và thích hợp để làm cơ sở cho ý kiến kiểm toán của chúng tôi.

Ý kiến của Kiểm toán viên

theo ý kiến của chúng tôi, báo cáo tài chính đã phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu tình hình tài chính của Ngân hàng tại ngày 31 tháng 12 năm 2013, cũng như kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình lưu chuyển tiền tệ cho năm tài chính kết thúc cùng ngày, phù hợp với Chuẩn mực Kế toán Việt Nam, Chế độ Kế toán các tổ chức tín dụng Việt Nam và các quy định pháp lý có liên quan đến việc lập và trình bày báo cáo tài chính.

Công ty Trách nhiệm hữu hạn Ernst & young Việt Nam

Saman Bandara hoàng Thị hồng Minh Phó tổng giám đốc Kiểm toán viên

Số giấy CNÐKHN kiểm toán: 2036-2013-004-1 Số giấy CNÐKHN kiểm toán: 0761-2013-004-1

Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Ngày 20 tháng 03 năm 2014

54 Báo cáo thường niên 2013

Thuyết minh 31/12/2013 31/12/2012

TÀI SẢN

tiền mặt, vàng bạc, đá quý 5 83.069.385.052 60.534.472.501

tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 6 27.162.525.183 25.266.265.069

tiền gửi tại và cho vay các tổ chức tín dụng (“tCtD”) khác 919.437.587.299 1.755.903.450.773

tiền gửi tại các tCtD khác 7.1 489.578.127.299 456.528.405.773

Cho vay các tCtD khác 7.2 440.000.000.000 1.309.194.000.000

Dự phòng rủi ro cho vay các tCtD khác 9 (10.140.540.000) (9.818.955.000)

Chứng khoán kinh doanh - -

Chứng khoán kinh doanh - -

Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh - -

Các công cụ tài chính phái sinh và các tài sản tài chính khác - -

Cho vay khách hàng 3.879.231.883.248 3.648.740.754.923

Cho vay khách hàng 8 3.919.511.067.443 3.717.007.997.855

Dự phòng rủi ro cho vay khách hàng 9 (40.279.184.195) (68.267.242.932)

Chứng khoán đầu tư 10 1.066.978.426.979 2.658.812.650.940

Chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán 10.1 1.053.036.626.421 2.666.940.210.040

Chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn 10.2 24.255.398.058 -

Dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư 10 (10.313.597.500) (8.127.559.100)

góp vốn đầu tư dài hạn - -

đầu tư vào công ty con - -

Vốn góp liên doanh - -

đầu tư vào công ty liên kết - -

đầu tư dài hạn khác - -

Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn - -

tài sản cố định 186.130.621.348 219.145.755.788

Tài sản cố định hữu hình 11.1 90.141.908.761 116.586.884.122

Nguyên giá tài sản cố định 143.973.118.870 155.192.921.836

Hao mòn tài sản cố định (53.831.210.109) (38.606.037.714)

Tài sản cố định thuê tài chính - -

Nguyên giá tài sản cố định - -

Hao mòn tài sản cố định - -

Tài sản cố định vô hình 11.2 95.988.712.587 102.558.871.666

Nguyên giá tài sản cố định 124.506.469.495 114.998.433.145

Hao mòn tài sản cố định (28.517.756.908) (12.439.561.479)

Bất động sản đầu tư - -

Nguyên giá bất động sản đầu tư - -

Hao mòn bất động sản đầu tư - -

tài sản Có khác 275.068.326.411 228.555.877.668

Các khoản phải thu 12.1 73.876.418.726 60.140.651.314

Các khoản lãi, phí phải thu 12.2 154.804.846.417 100.363.511.322

tài sản thuế tNDN hoãn lại 17.2 - 4.255.442.642

tài sản Có khác 12.3 46.387.061.268 63.796.272.390

Dự phòng rủi ro cho các tài sản Có khác - -

TỔNg TÀi SảN 6.437.078.755.520 8.596.959.227.662

B02/tCtDtại ngày 31 tháng 12 năm 2013

Bảng cân đối kế toán

Đơn vị tính: VNĐ

55www.mdb.com.vn

B02/tCtDtại ngày 31 tháng 12 năm 2013

Bảng cân đối kế toán (tiếp theo)

Thuyết minh 31/12/2013 31/12/2012

NỢ PHẢI TRẢ

Các khoản nợ Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam - -

tiền gửi và vay các tCtD khác 588.152.442.003 2.952.583.042.831

tiền gửi của các tCtD khác 13.1 232.202.109.093 1.082.459.737.630

Vay các tCtD khác 13.2 355.950.332.910 1.870.123.305.201

tiền gửi của khách hàng 14 1.739.553.826.323 1.501.085.602.348

Các công cụ tài chính phái sinh và các công nợ tài chính khác - -

Vốn tài trợ, ủy thác đầu tư, cho vay chịu rủi ro 15 7.763.376.601 15.090.243.469

Phát hành giấy tờ có giá - -

Các khoản nợ khác 148.706.954.472 141.248.656.740

Các khoản lãi, phí phải trả 22.174.456.330 53.254.866.512

thuế tNDN hoãn lại phải trả - -

Các khoản phải trả và công nợ khác 16 126.389.601.307 87.851.633.976

Dự phòng cho công nợ tiềm ẩn và cam kết ngoại bảng 9 142.896.835 142.156.252

TỔNG NỢ PHẢI TRẢ 2.484.176.599.399 4.610.007.545.388

VỐN CHỦ SỞ HỮU

Vốn 3.749.952.492.131 3.749.952.492.131

Vốn điều lệ 3.750.000.000.000 3.750.000.000.000

Vốn đầu tư xây dựng cơ bản 1.319.450 1.319.450

thặng dư vốn cổ phần - -

Cổ phiếu quỹ (48.827.319) (48.827.319)

Cổ phiếu ưu đãi - -

Vốn khác - -

Các quỹ dự trữ 141.032.920.719 131.508.257.934

Chênh lệch tỷ giá hối đoái - -

Chênh lệch đánh giá lại tài sản - -

Lợi nhuận chưa phân phối 61.916.743.271 105.490.932.209

TỔNG VỐN CHỦ SỞ HỮU 18.1 3.952.902.156.121 3.986.951.682.274

TỔNG NỢ PHẢI TRẢ VÀ VỐN CHỦ SỞ HỮU 6.437.078.755.520 8.596.959.227.662

Đơn vị tính: VNĐ

56 Báo cáo thường niên 2013

Thuyết minh 31/12/2013 31/12/2012

Nghĩa vụ nợ tiềm ẩn 65.656.914.726 2.936.166.837

Bảo lãnh tài chính 5.575.791.541 2.783.671.837

Cam kết trong nghiệp vụ L/C - -

Bảo lãnh khác 60.081.123.185 152.495.000

Các cam kết đưa ra 3.507.986.426 665.000.000

Cam kết tài trợ cho khách hàng - -

Cam kết khác 3.507.986.426 665.000.000

Tổng cộng 29 69.164.901.152 3.601.166.837

Người lập: Người kiểm soát: Người phê duyệt:

Bà Lê Thị Xuân Mai ông Dương hải ông Tay han ChongQuyền Kế toán trưởng giám đốc Khối tài chính tổng giám đốc

Thành phố Long Xuyên, Tỉnh An Giang, Việt Nam Ngày 20 tháng 03 năm 2014

B02/tCtDtại ngày 31 tháng 12 năm 2013

Các chỉ tiêu ngoài bảng cân đối kế toán

Đơn vị tính: VNĐ

57www.mdb.com.vn

Thuyết minh Năm 2013 Năm 2012

thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự 21 907.947.158.406 1.161.591.273.338

Chi phí lãi và các chi phí tương tự 22 (289.517.273.911) (454.888.221.453)

thu nhập lãi thuần 618.429.884.495 706.703.051.885

thu nhập từ hoạt động dịch vụ 7.847.193.323 7.254.922.227

Chi phí hoạt động dịch vụ (27.333.565.244) (20.032.682.076)

Lỗ thuần từ hoạt động dịch vụ 23 (19.486.371.921) (12.777.759.849)

Lãi (lỗ) thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối 1.181.595.242 (78.098.621)

Lãi (lỗ) thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh - -

(Lỗ) lãi thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư (2.186.705.050) 956.391.800

thu nhập từ hoạt động khác 9.478.365.056 16.419.685.769

Chi phí hoạt động khác (40.018.300.184) (19.664.664.631)

Lỗ thuần từ hoạt động khác 24 (30.539.935.128) (3.244.978.862)

thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần 236.906.400 2.233.100.700

TỔNG THU NHẬP HOẠT ĐỘNG 567.635.374.038 693.791.707.053

Chi phí cho nhân viên (221.717.682.971) (238.956.394.654)

Chi phí khấu hao (38.823.640.834) (33.626.261.921)

Chi phí hoạt động khác (185.165.814.987) (155.141.042.335)

TỔNG CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG 25 (445.707.138.792) (427.723.698.910)

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 121.928.235.246 266.068.008.143

Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 9 (11.965.092.801) (118.939.060.074)

TỔNG LỢI NHUẬN TRƯỚC THUẾ 109.963.142.445 147.128.948.069

Chi phí thuế tNDN hiện hành 17.1 (42.209.947.906) (34.859.079.311)

(Chi phí) thu nhập thuế tNDN hoãn lại 17.2 (4.255.442.642) 2.872.852.856

tổng chi phí thuế tNDN (46.465.390.548) (31.986.226.455)

LỢI NHUẬN THUẦN SAU THUẾ 63.497.751.897 115.142.721.614

Lãi trên cổ phiếu 19 169 307

Người lập: Người kiểm soát: Người phê duyệt:

Bà Lê Thị Xuân Mai ông Dương hải ông Tay han ChongQuyền Kế toán trưởng giám đốc Khối tài chính tổng giám đốc

Thành phố Long Xuyên, Tỉnh An Giang, Việt Nam Ngày 20 tháng 03 năm 2014

B03/tCtDcho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2013

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Đơn vị tính: VNĐ

58 Báo cáo thường niên 2013

Thuyết minh Năm 2013 Năm 2012

LƯU CHUYỂN TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự nhận được 877.419.372.710 1.046.204.120.915

Chi phí lãi và các chi phí tương tự đã trả (320.597.684.093) (492.533.529.866)

Chi phí từ hoạt động dịch vụ 23 (19.486.371.921) (12.777.759.849)

Chênh lệch số tiền thực thu từ hoạt động kinh doanh chứng khoán, vàng bạc, ngoại tệ 1.723.353.882 35.728.863

thu nhập (chi phí) khác 40.461.560 (18.117.442.696)

tiền thu các khoản nợ đã được xử lý xoá, bù đắp bằng nguồn dự phòng rủi ro 24 9.445.992.369 15.288.042.923

tiền chi trả cho nhân viên và hoạt động quản lý, công vụ (405.366.944.479) (424.586.835.909)

tiền thuế thu nhập thực nộp trong năm 17.1 (35.114.514.824) (90.044.725.761)

Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh trước những thay đổi về tài sản và nợ phải trả hoạt động 108.063.665.204 23.467.598.620

Những thay đổi về tài sản hoạt động

giảm (tăng) các khoản tiền gửi và cho vay các tCtD khác 1.236.549.000.000 (613.765.452.224)

giảm các khoản về kinh doanh chứng khoán 1.268.187.716.827 284.810.990.569

tăng các khoản cho vay khách hàng (403.325.762.171) (530.704.723.904)

giảm nguồn dự phòng để bù đắp tổn thất các khoản tín dụng, chứng khoán, đầu tư dài hạn

(39.630.825.954) (78.078.515.702)

giảm (tăng) khác về tài sản hoạt động 158.388.804.989 (5.049.532.139)

Những thay đổi về nợ phải trả hoạt động

giảm các khoản tiền gửi, tiền vay các tCtD (2.364.430.600.828) (1.885.678.706.114)

tăng tiền gửi của khách hàng 238.468.223.975 246.827.796.092

giảm vốn tài trợ, uỷ thác đầu tư, cho vay chịu rủi ro (7.326.866.868) (13.051.074.220)

(giảm) tăng khác về nợ phải trả hoạt động (54.968.039.445) 17.406.426.722

Lưu chuyển tiền thuần từ (sử dụng vào) hoạt động kinh doanh 139.975.315.729 (2.553.815.192.300)

LƯU CHUYỂN TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ

Mua sắm tài sản cố định (14.099.801.291) (100.588.416.877)

tiền thu từ thanh lý, nhượng bán tSCđ 1.882.462 2.849.445

tiền thu cổ tức và lợi nhuận được chia từ các khoản đầu tư, góp vốn dài hạn 236.906.400 2.233.100.700

Lưu chuyển tiền thuần sử dụng vào hoạt động đầu tư (13.861.012.429) (98.352.466.732)

LƯU CHUYỂN TIỀN TỪ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH

Cổ tức trả cho Cổ đông, lợi nhuận đã chia 20 (93.310.942.501) (1.872.579.872)

tiền chi ra mua cổ phiếu ngân quỹ - (48.747.319)

Lưu chuyển tiền thuần sử dụng vào hoạt động tài chính (93.310.942.501) (1.921.327.191)

Lưu chuyển tiền thuần trong năm 32.803.360.799 (2.654.088.986.223)

tiền và các khoản tương đương tiền đầu năm 26 927.006.676.735 3.581.095.662.958

Tiền và các khoản tương đương tiền cuối năm 26 959.810.037.534 927.006.676.735

Người lập: Người kiểm soát: Người phê duyệt:

Bà Lê Thị Xuân Mai ông Dương hải ông Tay han ChongQuyền Kế toán trưởng giám đốc Khối tài chính tổng giám đốc

Thành phố Long Xuyên, Tỉnh An Giang, Việt Nam Ngày 20 tháng 03 năm 2014

B04/tCtDcho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2013

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Đơn vị tính: VNĐ

59www.mdb.com.vn

1. đẶC đIỂM HOẠT đỘNG CỦA NGÂN HÀNG

Ngân hàng thương mại Cổ phần Phát triển Mê Kông (“Ngân hàng”) là ngân hàng thương mại cổ phần được thành lập tại nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Thành lập và Hoạt động

Ngân hàng có tên gọi ban đầu là Ngân hàng thương mại Cổ phần Mỹ Xuyên được thành lập ngày 12 tháng 10 năm 1992 với thời gian hoạt động là 20 năm theo giấy phép thành lập và Hoạt động số 0022/NH-gP do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (“NHNN”) cấp vào ngày 12 tháng 9 năm 1992 và Quyết định số 219/Qđ.uB của Ủy ban Nhân dân tỉnh An giang cấp vào ngày 6 tháng 6 năm 1992 và các giấy phép sửa đổi bổ sung sau đó.

Ngày 27 tháng 10 năm 2010, NHNN ban hành Quyết định số 2558/Qđ-NHNN về việc chấp thuận gia hạn thời gian hoạt động của Ngân hàng thêm 20 năm kể từ ngày 12 tháng 10 năm 2012.

Hoạt động chính của Ngân hàng là cung cấp các dịch vụ ngân hàng trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm hoạt động huy động và nhận tiền gửi ngắn hạn, trung hạn và dài hạn từ các tổ chức và cá nhân khác nhau; cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức và cá nhân khác nhau trên cơ sở tính chất và khả năng nguồn vốn của Ngân hàng; thực hiện các giao dịch ngoại tệ; các dịch vụ tài trợ thương mại quốc tế; chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác; cung ứng dịch vụ thanh toán và các dịch vụ ngân hàng khác được NHNN cho phép.

Vốn điều lệ

Vốn điều lệ của Ngân hàng tại ngày 31 tháng 12 năm 2013 là 3.750 tỷ đồng.

Mạng lưới hoạt động

Ngân hàng có trụ sở chính đặt tại số 248 trần Hưng đạo, thành phố Long Xuyên, tỉnh An giang. Vào thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2013, Ngân hàng có mười bảy (17) Chi nhánh, mười hai (12) Phòng giao dịch, hai mươi (20) Quỹ tiết kiệm tại các tỉnh và thành phố trên cả nước.

Nhân viên

tổng số cán bộ công nhân viên của Ngân hàng vào ngày 31 tháng 12 năm 2013 là 1.082 người (ngày 31 tháng 12 năm 2012: 1.804 người).

2. KỲ Kế TOÁN VÀ đƠN VỊ TIỀN TỆ SỬ DỤNG TrONG Kế TOÁN

2.1. Kỳ kế toán

Kỳ kế toán năm của Ngân hàng bắt đầu vào ngày 1 tháng 1 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12.

2.2. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán

đơn vị tiền tệ sử dụng trong công tác kế toán của Ngân hàng là đồng Việt Nam (“VNđ”).

3. CHuẨN MỰC VÀ CHế đỘ Kế TOÁN ÁP DỤNG

3.1. Tuân thủ theo các Chuẩn mực Kế toán Việt Nam và Chế độ Kế toán các TCTD Việt Nam

Ban tổng giám đốc Ngân hàng khẳng định báo cáo tài chính đính kèm được lập tuân thủ theo các Chuẩn mực Kế toán Việt Nam và Chế độ Kế toán các tCtD Việt Nam.

B05/tCtDtại ngày 31 tháng 12 năm 2013 và cho năm tài chính kết thúc cùng ngày

Thuyết minh báo cáo tài chính

60 Báo cáo thường niên 2013

3. CHuẨN MỰC VÀ CHế đỘ Kế TOÁN ÁP DỤNG (tiếp theo)

3.2. Chuẩn mực và Chế độ Kế toán áp dụng

Báo cáo tài chính của Ngân hàng trình bày theo đơn vị VNđ được lập phù hợp với Chế độ Kế toán các tổ chức tín dụng Việt Nam theo Quyết định số 479/2004/Qđ-NHNN ngày 29 tháng 4 năm 2004 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các quyết định bổ sung, sửa đổi Quyết định số 479/2004/Qđ-NHNN, Quyết định số 16/2007/Qđ-NHNN ngày 18 tháng 4 năm 2007 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về chế độ báo cáo tài chính đối với các tổ chức tín dụng và các Chuẩn mực Kế toán Việt Nam do Bộ tài chính ban hành bao gồm:

» Quyết định số 149/2001/Qđ-BtC ngày 31 tháng 12 năm 2001 về việc ban hành và công bố 4 chuẩn mực kế toán Việt Nam (đợt 1);

» Quyết định số 165/2002/Qđ-BtC ngày 31 tháng 12 năm 2002 về việc ban hành và công bố 6 chuẩn mực kế toán Việt Nam (đợt 2);

» Quyết định số 234/2003/Qđ-BtC ngày 30 tháng 12 năm 2003 về việc ban hành và công bố 6 chuẩn mực kế toán Việt Nam (đợt 3);

» Quyết định số 12/2005/Qđ-BtC ngày 15 tháng 2 năm 2005 về việc ban hành và công bố 6 chuẩn mực kế toán Việt Nam (đợt 4); và

» Quyết định số 100/2005/Qđ-BtC ngày 28 tháng 12 năm 2005 về việc ban hành và công bố 4 chuẩn mực kế toán Việt Nam (đợt 5).

Báo cáo tài chính kèm theo được lập trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc và thông lệ kế toán được chấp nhận tại Việt Nam. Do đó, bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và các thuyết minh đi kèm cũng như việc sử dụng các báo cáo này không dành cho các đối tượng không được cung cấp thông tin về các thông lệ, thủ tục và nguyên tắc kế toán Việt Nam và hơn nữa, những báo cáo này không chủ định trình bày tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh và lưu chuyển tiền tệ của Ngân hàng theo những nguyên tắc và thông lệ kế toán được chấp nhận rộng rãi ở các nước và lãnh thổ khác ngoài Việt Nam.

3.3. Các cơ sở đánh giá và các ước tính kế toán áp dụng

Việc trình bày báo cáo tài chính yêu cầu Ban tổng giám đốc phải thực hiện các ước tính và giả định có ảnh hưởng đến số liệu báo cáo của tài sản, nợ phải trả cũng như việc trình bày các công nợ tiềm ẩn. Các ước tính và giả định này cũng ảnh hưởng đến thu nhập, chi phí và kết quả số liệu dự phòng. Các ước tính này được dựa trên các giả định về một số yếu tố với các mức độ khác nhau về chủ quan và tính không chắc chắn. Do vậy, các kết quả thực tế có thể có thay đổi dẫn đến việc điều chỉnh các khoản mục có liên quan sau này.

Hoạt động liên tục

Ban tổng giám đốc Ngân hàng đã thực hiện đánh giá khả năng tiếp tục hoạt động của Ngân hàng và nhận thấy Ngân hàng có đủ các nguồn lực để duy trì hoạt động kinh doanh trong một tương lai xác định. Ngoài ra, Ban tổng giám đốc không nhận thấy có sự không chắc chắn trọng yếu nào có thể ảnh hưởng đến khả năng hoạt động liên tục của Ngân hàng. Do vậy, báo cáo tài chính này được lập trên cơ sở giả định hoạt động liên tục.

3.4. Các thay đổi trong chính sách kế toán và thuyết minh

Các chính sách kế toán Ngân hàng sử dụng để lập báo cáo tài chính cho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2013

B05/tCtDtại ngày 31 tháng 12 năm 2013 và cho năm tài chính kết thúc cùng ngày

Thuyết minh báo cáo tài chính (tiếp theo)

61www.mdb.com.vn

được áp dụng nhất quán với các chính sách đã được sử dụng để lập báo cáo tài chính cho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2012.

3.5. Các chuẩn mực và quy định đã ban hành nhưng chưa có hiệu lực

Các chuẩn mực và quy định đã ban hành nhưng chưa có hiệu lực cho đến thời điểm phát hành báo cáo tài chính được liệt kê dưới đây. Ngân hàng dự kiến sẽ áp dụng khi những chuẩn mực và quy định này có hiệu lực.

Thông tư số 02/2013/TT-NHNN - Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của TCTD, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài (“Thông tư 02”).

Ngày 21 tháng 1 năm 2013, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành thông tư số 02/2013/tt-NHNN quy định việc phân loại tài sản có, trích lập dự phòng rủi ro và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tCtD và Chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Ngày 27 tháng 5 năm 2013, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành thông tư số 12/2013/tt-NHNN sửa đổi thời gian hiệu lực thi hành quy định tại khoản 1 điều 25 thông tư 02 từ ngày 1 tháng 6 năm 2013 sang ngày 1 tháng 6 năm 2014.

thông tư 02 sẽ thay thế các quy định hiện hành về phân loại nợ và trích lập dự phòng các khoản cho vay khách hàng được quy định trong Quyết định số 493/2005/Qđ-NHNN ngày 22 tháng 4 năm 2005, Quyết định số 18/2007/Qđ-NHNN ngày 25 tháng 4 năm 2007 và Quyết định số 780/Qđ-NHNN ngày 23 tháng 4 năm 2012.

So với các quy định trước đây, thông tư 02 có một số thay đổi quan trọng như sau:

» Mở rộng phạm vi phân loại nợ: cụ thể quy định về việc phân loại và trích lập dự phòng rủi ro cho các hoạt động ủy thác đầu tư, ủy thác cấp tín dụng, thẻ tín dụng, mua bán nợ, tiền gửi tại các tCtD khác…

» Sử dụng thông tin tín dụng: thông tư 02 yêu cầu kết quả phân loại nợ, cam kết ngoại bảng do tổ chức tín dụng phân loại phải được điều chỉnh theo kết quả phân loại nhóm nợ đối với khách hàng có mức độ rủi ro cao hơn tại các tổ chức tín dụng khác. đồng thời, mỗi quý một lần, tCtD phải gửi kết quả phân loại nợ và cam kết ngoại bảng cho trung tâm thông tin tín dụng - NHNN (“CiC”).

» định giá tài sản đảm bảo: tài sản đảm bảo trị giá trên 200 tỷ đồng hoặc trên 50 tỷ đồng của các khoản cho vay các bên liên quan, đối tượng hạn chế cấp tín dụng phải được định giá độc lập.

4. CÁC CHÍNH SÁCH Kế TOÁN CHỦ Yếu

4.1. Tiền và các khoản tương đương tiền

tiền và các khoản tương đương tiền bao gồm tiền mặt, vàng bạc, đá quý, tiền gửi thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước, tín phiếu Chính phủ và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác đủ điều kiện chiết khấu với Ngân hàng Nhà nước, các khoản tiền gửi thanh toán và tiền gửi, cho vay tại các tổ chức tín dụng khác có thời hạn đáo hạn không quá ba tháng kể từ ngày gửi và các khoản đầu tư chứng khoán có thời hạn thu hồi hoặc đáo hạn không quá ba tháng kể từ ngày mua có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành một lượng tiền xác định và không có nhiều rủi ro trong chuyển đổi thành tiền kể từ ngày mua khoản đầu tư đó.

4.2. Các khoản cho vay khách hàng

Các khoản cho vay khách hàng được công bố và trình bày theo số dư nợ gốc tại thời điểm kết thúc năm tài chính.

B05/tCtDtại ngày 31 tháng 12 năm 2013 và cho năm tài chính kết thúc cùng ngày

Thuyết minh báo cáo tài chính (tiếp theo)

62 Báo cáo thường niên 2013

4. CÁC CHÍNH SÁCH Kế TOÁN CHỦ Yếu (tiếp theo)

4.3. Dự phòng rủi ro tín dụng

Phân loại nợ

theo Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2011, Quyết định số 1627/2001/Qđ-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Ngân hàng Nhà nước về việc ban hành Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng, Quyết định số 127/2005/Qđ-NHNN ngày 03 tháng 02 năm 2005 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành theo Quyết định số 1627/2001/Qđ-NHNN, Quyết định số 493/2005/Qđ-NHNN ngày 22 tháng 04 năm 2005 và Quyết định số 18/2007/Qđ-NHNN ngày 25 tháng 04 năm 2007 của Ngân hàng Nhà nước về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng, các tổ chức tín dụng phải thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng. theo đó, các khoản cho vay khách hàng được phân loại theo các mức độ rủi ro như sau: Nợ đủ tiêu chuẩn, Nợ cần chú ý, Nợ dưới tiêu chuẩn, Nợ nghi ngờ và Nợ có khả năng mất vốn dựa vào tình trạng quá hạn và các yếu tố định tính khác của khoản cho vay.

Các khoản nợ được phân loại là Nợ dưới tiêu chuẩn, Nợ nghi ngờ và Nợ có khả năng mất vốn được coi là nợ xấu.

theo Quyết định số 493/2005/Qđ-NHNN, các khoản nợ sẽ được thực hiện phân loại vào thời điểm cuối mỗi quý cho 3 quý đầu năm và vào ngày 30 tháng 11 cho Quý 4 trong năm tài chính.

Ngày 23 tháng 04 năm 2012, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quyết định số 780/Qđ-NHNN về việc Phân loại nợ đối với nợ được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ. theo đó, các khoản nợ được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ do Ngân hàng đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng có chiều hướng tích cực và có khả năng trả nợ tốt sau khi điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ được giữ nguyên nhóm nợ như đã được phân loại theo quy định trước khi điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ.

Dự phòng cụ thể

Dự phòng cụ thể được trích lập dựa trên rủi ro tín dụng thuần của các khoản cho vay theo các tỷ lệ tương ứng với từng nhóm như sau:

Nhóm Loại Tỷ lệ dự phòng cụ thể

1 Nợ đủ tiêu chuẩn 0%

2 Nợ cần chú ý 5%

3 Nợ dưới tiêu chuẩn 20%

4 Nợ nghi ngờ 50%

5 Nợ có khả năng mất vốn 100%

rủi ro tín dụng thuần của các khoản cho vay khách hàng được tính bằng giá trị còn lại của khoản cho vay trừ giá trị của tài sản bảo đảm đã được chiết khấu theo các tỷ lệ được quy định trong Quyết định số 493/2005/Qđ-NHNN và Quyết định số 18/2007/Qđ-NHNN.

Dự phòng chung

theo Quyết định số 493/2005/Qđ-NHNN, dự phòng chung được trích lập để dự phòng cho những tổn thất chưa xác định được trong quá trình phân loại nợ và trích lập dự phòng cụ thể và trong các trường hợp khó khăn về tài chính của

B05/tCtDtại ngày 31 tháng 12 năm 2013 và cho năm tài chính kết thúc cùng ngày

Thuyết minh báo cáo tài chính (tiếp theo)

63www.mdb.com.vn

các tổ chức tín dụng khi chất lượng các khoản nợ suy giảm. theo đó, Ngân hàng phải thực hiện trích lập và duy trì dự phòng chung bằng 0,75% tổng giá trị các khoản nợ được phân loại từ nhóm 1 đến nhóm 4.

Xử lý rủi ro tín dụng

Dự phòng được ghi nhận như một khoản chi phí trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và được sử dụng để xử lý các khoản nợ xấu. theo Quyết định số 493/2005/Qđ-NHNN, Ngân hàng thành lập Hội đồng Xử lý rủi ro để xử lý các khoản nợ xấu nếu như chúng được phân loại vào nhóm 5, hoặc nếu khách hàng vay là pháp nhân giải thể, phá sản, hoặc là cá nhân bị chết hoặc mất tích.

4.4. Bán nợ cho Công ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (“VAMC”)

Ngân hàng thực hiện bán nợ cho VAMC theo giá trị ghi sổ theo Nghị định số 53/2013/Nđ-CP có hiệu lực từ ngày 09 tháng 07 năm 2013 về “thành lập, tổ chức và hoạt động của Công ty Quản lý tài sản của các tCtD Việt Nam”, thông tư số 19/2013/tt-NHNN “Quy định về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản của các tCtD Việt Nam” và Công văn số 8499/NHNN-tCKt về việc “Hướng dẫn hạch toán nghiệp vụ mua bán nợ xấu của VAMC và tCtD”. theo đó, giá bán là số dư nợ gốc của khách hàng vay chưa trả trừ đi số tiền dự phòng cụ thể đã trích lập nhưng chưa sử dụng của khoản nợ xấu đó và nhận dưới dạng trái phiếu đặc biệt do VAMC phát hành. Sau khi hoàn thành thủ tục bán nợ xấu cho VAMC, Ngân hàng tiến hành hạch toán tất toán gốc và dự phòng cho vay khách hàng và ghi nhận mệnh giá trái phiếu đặc biệt do VAMC phát hành bằng giá trị ghi sổ trừ đi dự phòng cụ thể đã trích của khoản nợ bán. Khi nhận lại khoản nợ đã bán cho VAMC, Ngân hàng sử dụng nguồn dự phòng rủi ro cụ thể đã trích hàng năm cho trái phiếu đặc biệt để xử lý nợ xấu, phần chênh lệch giữa dự phòng rủi ro đã trích lập và giá trị khoản vay/trái phiếu còn lại chưa thu hồi được sẽ được ghi nhận vào báo cáo kết quả kinh doanh trên khoản mục “thu nhập khác”.

4.5. Trái phiếu đặc biệt do VAMC phát hành

trái phiếu đặc biệt do VAMC phát hành là giấy tờ có giá có thời hạn do VAMC phát hành để mua nợ xấu của Ngân hàng. trái phiếu đặc biệt được ghi nhận theo mệnh giá vào ngày giao dịch và luôn được phản ánh theo mệnh giá trong thời gian nắm giữ. Mệnh giá của trái phiếu đặc biệt được phát hành tương ứng với khoản nợ xấu được bán và là số dư nợ gốc của khách hàng vay chưa trả trừ đi số tiền dự phòng cụ thể đã trích lập nhưng chưa sử dụng của khoản nợ xấu đó.

trong thời gian nắm giữ trái phiếu đặc biệt, định kỳ, Ngân hàng tính toán và trích lập dự phòng rủi ro cụ thể hàng năm không thấp hơn 20% mệnh giá trái phiếu đặc biệt trong thời hạn 5 ngày làm việc liền kề trước ngày tương ứng với ngày trái phiếu đặc biệt đến hạn. Dự phòng cụ thể cho trái phiếu đặc biệt được ghi nhận vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trên khoản mục “Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng”. trái phiếu đặc biệt này không phải thực hiện trích lập dự phòng chung.

4.6. Chứng khoán đầu tư

4.6.1. Chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn

Chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn là các chứng khoán nợ được Ngân hàng mua hẳn với mục đích đầu tư để hưởng lãi suất và Ngân hàng có ý định và có khả năng giữ các chứng khoán này đến ngày đáo hạn. Chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn có giá trị được xác định và có ngày đáo hạn cụ thể. trong trường hợp chứng khoán được bán hẳn trước thời điểm đáo hạn, các chứng khoán này sẽ được phân loại lại sang chứng khoán kinh doanh hay chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán.

Chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn của Ngân hàng tại ngày 31 tháng 12 năm 2013 bao gồm các trái phiếu đặc biệt do VAMC phát hành, được ghi nhận và đo lường như được trình bày ở thuyết minh số 4.5.

B05/tCtDtại ngày 31 tháng 12 năm 2013 và cho năm tài chính kết thúc cùng ngày

Thuyết minh báo cáo tài chính (tiếp theo)

64 Báo cáo thường niên 2013

4. CÁC CHÍNH SÁCH Kế TOÁN CHỦ Yếu (tiếp theo)

4.6. Chứng khoán đầu tư (tiếp theo)

4.6.2. Chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán

Chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán bao gồm các chứng khoán nợ và chứng khoán vốn được Ngân hàng nắm giữ với mục đích đầu tư và sẵn sàng để bán, không thuộc loại chứng khoán mua vào bán ra thường xuyên nhưng có thể bán bất cứ lúc nào xét thấy có lợi và đồng thời Ngân hàng không phải là Cổ đông sáng lập; hoặc không là đối tác chiến lược; hoặc không có khả năng chi phối nhất định vào quá trình lập, quyết định các chính sách tài chính và hoạt động của doanh nghiệp nhận đầu tư thông qua văn bản thỏa thuận cử nhân sự tham gia Hội đồng Quản trị/Ban tổng giám đốc.

Chứng khoán vốn được ghi nhận theo giá gốc vào ngày giao dịch và luôn được phản ánh theo giá gốc trong thời gian nắm giữ tiếp theo.

Chứng khoán nợ được ghi nhận theo mệnh giá vào ngày giao dịch. Lãi dự thu của chứng khoán trước khi mua (đối với chứng khoán nợ trả lãi sau) hoặc lãi nhận trước chờ phân bổ (đối với chứng khoán nợ trả lãi trước) được phản ánh trên một tài khoản riêng. Phần chiết khấu/phụ trội là chênh lệch âm/dương giữa giá gốc với giá trị của khoản tiền gồm mệnh giá cộng (+) lãi dồn tích trước khi mua (nếu có) hoặc trừ (-) lãi nhận trước chờ phân bổ (nếu có), cũng được phản ánh trên một tài khoản riêng.

trong khoảng thời gian nắm giữ chứng khoán tiếp theo, các chứng khoán này được ghi nhận theo mệnh giá, chiết khấu/phụ trội (nếu có) của chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán được phân bổ vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo phương pháp đường thẳng trong suốt thời gian còn lại ước tính của chứng khoán. Số tiền lãi trả sau được ghi nhận theo nguyên tắc: Số tiền lãi dồn tích trước khi mua được ghi giảm giá trị của chính chứng khoán đó, đối ứng với tài khoản lãi dự thu; và số tiền lãi dồn tích sau thời điểm mua được ghi nhận vào thu nhập của Ngân hàng theo phương pháp cộng dồn. Số tiền lãi nhận trước được hạch toán phân bổ vào thu lãi đầu tư chứng khoán theo phương pháp đường thẳng cho quãng thời gian đầu tư chứng khoán.

định kỳ, chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán sẽ được xem xét về khả năng giảm giá. Chứng khoán được lập dự phòng giảm giá khi giá trị ghi sổ cao hơn giá thị trường được xác định theo quy định tại thông tư số 228/2009/tt-BtC do Bộ tài chính ban hành ngày 7 tháng 12 năm 2009. trong trường hợp không thể xác định được giá trị thị trường của chứng khoán, các chứng khoán sẽ không được trích lập dự phòng. Dự phòng giảm giá được ghi nhận vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trên khoản mục “Lãi (lỗ) thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư”.

4.7. Tài sản cố định hữu hình

tài sản cố định hữu hình được thể hiện theo nguyên giá trừ đi khấu hao lũy kế.

Nguyên giá tài sản cố định hữu hình là toàn bộ các chi phí mà Ngân hàng phải bỏ ra để có được tài sản cố định hữu hình tính đến thời điểm đưa tài sản cố định hữu hình đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.

Các chi phí mua sắm, nâng cấp và đổi mới tài sản cố định hữu hình được ghi tăng nguyên giá của tài sản cố định hữu hình; chi phí bảo trì, sửa chữa được hạch toán vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh khi phát sinh.

Khi tài sản được bán hay thanh lý, nguyên giá và giá trị khấu hao lũy kế được xóa sổ trên bảng cân đối kế toán và các khoản lãi (lỗ) phát sinh do thanh lý tài sản cố định hữu hình được hạch toán vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

B05/tCtDtại ngày 31 tháng 12 năm 2013 và cho năm tài chính kết thúc cùng ngày

Thuyết minh báo cáo tài chính (tiếp theo)

65www.mdb.com.vn

4.8. Tài sản cố định vô hình

tài sản cố định vô hình được ghi nhận theo nguyên giá trừ đi giá trị hao mòn lũy kế.

Nguyên giá tài sản cố định vô hình là toàn bộ các chi phí mà Ngân hàng phải bỏ ra để có được tài sản cố định vô hình tính đến thời điểm đưa tài sản cố định vô hình đó vào sử dụng theo dự tính.

Các chi phí nâng cấp và đổi mới tài sản cố định vô hình được ghi tăng nguyên giá của tài sản cố định vô hình và các chi phí khác được hạch toán vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh khi phát sinh.

Khi tài sản cố định vô hình được bán hay thanh lý, nguyên giá và giá trị hao mòn lũy kế được xóa sổ trên bảng cân đối kế toán và các khoản lãi (lỗ) phát sinh do thanh lý tài sản cố định vô hình được hạch toán vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

4.9. Thuê tài sản

Các khoản tiền thuê theo các hợp đồng thuê hoạt động được phân bổ theo phương pháp đường thẳng vào khoản mục “Chi phí hoạt động khác” trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong suốt thời hạn thuê tài sản.

4.10. Khấu hao và hao mòn

Khấu hao của tài sản cố định hữu hình và hao mòn của tài sản cố định vô hình được tính theo phương pháp đường thẳng trong suốt thời gian sử dụng ước tính của tài sản cố định như sau:

» Nhà cửa, vật kiến trúc 3 - 30 năm » Máy móc thiết bị 3 - 8 năm » Phương tiện vận chuyển 3 - 10 năm » thiết bị dụng cụ quản lý 3 - 8 năm » tài sản cố định hữu hình khác 3 - 10 năm » Phần mềm máy vi tính 3 - 10 năm » Chi phí bản quyền thiết kế văn phòng 3 năm

Quyền sử dụng đất không thời hạn thì không trích khấu hao.

4.11. Chi phí trả trước và chi phí chờ phân bổ

Chi phí trả trước và chi phí chờ phân bổ được phân bổ trong khoảng thời gian trả trước hoặc thời gian các lợi ích kinh tế tương ứng được tạo ra từ các chi phí này.

Các loại chi phí sau đây được hạch toán vào chi phí trả trước để phân bổ dần từ 1 đến 36 tháng vào kết quả hoạt động kinh doanh:

» Chi phí thuê trả trước » Chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định » Chi phí hoa hồng cho vay xe gắn máy » Công cụ dụng cụ xuất dùng trong nhiều năm » Chi phí sử dụng các dịch vụ khác

4.12. Các khoản phải trả và chi phí trích trước

Các khoản phải trả và chi phí trích trước được ghi nhận cho số tiền phải trả trong tương lai liên quan đến hàng hóa và dịch vụ đã nhận được không phụ thuộc vào việc Ngân hàng đã nhận được hóa đơn của nhà cung cấp hay chưa.

B05/tCtDtại ngày 31 tháng 12 năm 2013 và cho năm tài chính kết thúc cùng ngày

Thuyết minh báo cáo tài chính (tiếp theo)

66 Báo cáo thường niên 2013

4. CÁC CHÍNH SÁCH Kế TOÁN CHỦ Yếu (tiếp theo)

4.13. Các khoản phải thu

Các khoản nợ phải thu khác ngoài các khoản phải thu từ hoạt động tín dụng của Ngân hàng được ghi nhận ban đầu theo giá gốc và luôn được phản ánh theo giá gốc trong thời gian tiếp theo.

Các khoản nợ phải thu khác được xem xét trích lập dự phòng rủi ro theo tuổi nợ quá hạn của khoản nợ hoặc theo dự kiến tổn thất có thể xảy ra trong trường hợp khoản nợ chưa đến hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, xét xử hoặc đang thi hành án hoặc đã chết. Chi phí dự phòng phát sinh được hạch toán vào “Chi phí hoạt động khác” trong kỳ.

đối với các khoản nợ phải thu quá hạn thanh toán thì mức trích lập dự phòng theo hướng dẫn của thông tư số 228/2009/tt-BtC như sau:

Thời gian quá hạn Mức trích dự phòng

từ trên 6 tháng đến dưới 1 năm 30%

từ 1 năm đến dưới 2 năm 50%

từ 2 năm đến dưới 3 năm 70%

từ 3 năm trở lên 100%

4.14. Cổ phiếu quỹ

Các công cụ vốn chủ sở hữu được Ngân hàng mua lại (cổ phiếu quỹ) được ghi nhận theo nguyên giá và trừ vào vốn chủ sở hữu. Ngân hàng không ghi nhận các khoản lãi (lỗ) khi mua, bán, phát hành hoặc hủy các công cụ vốn chủ sở hữu của mình.

4.15. Ghi nhận thu nhập và chi phí

thu nhập lãi và chi phí lãi được ghi nhận trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trên cơ sở dự thu, dự chi. Lãi dự thu phát sinh từ các khoản cho vay phân loại từ nhóm 2 đến nhóm 5 theo Quyết định số 493/2005/Qđ-NHNN và Quyết định số 18/2007/Qđ-NHNN sẽ không được ghi nhận vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Lãi dự thu của các khoản nợ này được chuyển ra theo dõi ở tài khoản ngoại bảng và được ghi nhận vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh khi Ngân hàng thực nhận.

Chi phí hoa hồng cho vay mua xe gắn máy được hạch toán phân bổ vào kết quả hoạt động kinh doanh theo phương pháp đường thẳng trong suốt thời hạn vay. trong trường hợp tất toán khoản vay trước hạn, phần chi phí hoa hồng còn lại chưa phân bổ được ghi nhận vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong năm.

Chi phí hoa hồng cho vay phải trả cho các đơn vị liên kết được hạch toán theo nguyên tắc dự chi.

Các khoản phí dịch vụ được hạch toán khi dịch vụ được cung cấp.

Cổ tức bằng tiền nhận được từ hoạt động đầu tư được ghi nhận là thu nhập khi quyền nhận cổ tức của Ngân hàng được xác lập. Cổ tức bằng cổ phiếu và các cổ phiếu thưởng nhận được không được ghi nhận là thu nhập của Ngân hàng mà chỉ cập nhật số lượng cổ phiếu.

4.16. Các nghiệp vụ bằng ngoại tệ

theo chế độ kế toán của Ngân hàng, tất cả các nghiệp vụ phát sinh của Ngân hàng được hạch toán theo nguyên tệ.

B05/tCtDtại ngày 31 tháng 12 năm 2013 và cho năm tài chính kết thúc cùng ngày

Thuyết minh báo cáo tài chính (tiếp theo)

67www.mdb.com.vn

Các khoản thu nhập và chi phí bằng ngoại tệ của Ngân hàng được quy đổi ra VNđ theo tỷ giá vào ngày phát sinh giao dịch. tại các thời điểm lập báo cáo, tài sản và nợ phải trả có nguồn gốc ngoại tệ được quy đổi sang VNđ theo tỷ giá quy định vào ngày lập bảng cân đối kế toán (thuyết minh số 35). Chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các tài sản và nợ phải trả bằng ngoại tệ sang VNđ được ghi nhận vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

4.17. Thuế thu nhập doanh nghiệp

Thuế thu nhập hiện hành

tài sản thuế và thuế phải nộp cho năm hiện hành và các năm trước được xác định bằng giá trị dự kiến phải nộp cho (hoặc được thu hồi từ) cơ quan thuế, áp dụng mức thuế suất và các luật thuế có hiệu lực vào ngày lập bảng cân đối kế toán.

thuế thu nhập hiện hành được ghi nhận vào kết quả hoạt động kinh doanh ngoại trừ trường hợp thuế thu nhập phát sinh liên quan đến một khoản mục được ghi thẳng vào vốn chủ sở hữu, trong trường hợp này, thuế thu nhập hiện hành cũng được ghi nhận trực tiếp vào vốn chủ sở hữu.

Ngân hàng chỉ được bù trừ các tài sản thuế thu nhập hiện hành và thuế thu nhập hiện hành phải trả khi Ngân hàng có quyền hợp pháp được bù trừ giữa tài sản thuế thu nhập hiện hành với thuế thu nhập hiện hành phải nộp và doanh nghiệp dự định thanh toán thuế thu nhập hiện hành phải trả và tài sản thuế thu nhập hiện hành trên cơ sở thuần.

Các báo cáo thuế của Ngân hàng sẽ chịu sự kiểm tra của cơ quan thuế. Do việc áp dụng luật và các quy định về thuế đối với các loại nghiệp vụ khác nhau có thể được giải thích theo nhiều cách khác nhau, số thuế được trình bày trên báo cáo tài chính có thể sẽ bị thay đổi theo quyết định cuối cùng của cơ quan thuế.

Thuế thu nhập hoãn lại

thuế thu nhập hoãn lại được xác định cho các khoản chênh lệch tạm thời tại ngày lập bảng cân đối kế toán giữa cơ sở tính thuế thu nhập của các tài sản và nợ phải trả và giá trị ghi sổ của chúng được trình bày trên báo cáo tài chính.

thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả được ghi nhận cho tất cả những chênh lệch tạm thời chịu thuế, ngoại trừ:

» thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả phát sinh từ ghi nhận ban đầu của một tài sản hay nợ phải trả từ một giao dịch mà giao dịch này không có ảnh hưởng đến lợi nhuận kế toán hoặc lợi nhuận tính thuế (hoặc lỗ tính thuế) thu nhập doanh nghiệp tại thời điểm phát sinh giao dịch.

tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại được ghi nhận cho tất cả những chênh lệch tạm thời được khấu trừ, giá trị được khấu trừ chuyển sang các năm sau của các khoản lỗ tính thuế và các khoản ưu đãi thuế chưa sử dụng, khi chắc chắn trong tương lai sẽ có lợi nhuận tính thuế để sử dụng những chênh lệch được khấu trừ, các khoản lỗ tính thuế và các ưu đãi thuế chưa sử dụng này, ngoại trừ:

» tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh từ ghi nhận ban đầu của một tài sản hoặc nợ phải trả từ một giao dịch mà giao dịch này không có ảnh hưởng đến lợi nhuận kế toán hoặc lợi nhuận tính thuế thu nhập (hoặc lỗ tính thuế) tại thời điểm phát sinh giao dịch.

giá trị ghi sổ của tài sản thuế thu nhập hoãn lại phải được xem xét lại vào ngày kết thúc niên độ kế toán và phải giảm giá trị ghi sổ của tài sản thuế thu nhập hoãn lại đến mức bảo đảm chắc chắn có đủ lợi nhuận tính thuế cho phép lợi ích của một phần hoặc toàn bộ tài sản thuế thu nhập hoãn lại được sử dụng. Các tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại chưa ghi nhận trước đây được xem xét lại vào ngày kết thúc niên độ kế toán và được ghi nhận khi chắc chắn có đủ lợi nhuận tính thuế để có thể sử dụng các tài sản thuế thu nhập hoãn lại chưa ghi nhận này.

B05/tCtDtại ngày 31 tháng 12 năm 2013 và cho năm tài chính kết thúc cùng ngày

Thuyết minh báo cáo tài chính (tiếp theo)

68 Báo cáo thường niên 2013

4. CÁC CHÍNH SÁCH Kế TOÁN CHỦ Yếu (tiếp theo)

4.17. Thuế thu nhập doanh nghiệp (tiếp theo)

Thuế thu nhập hoãn lại (tiếp theo)

tài sản thuế thu nhập hoãn lại và thuế thu nhập hoãn lại phải trả được xác định theo thuế suất dự tính sẽ áp dụng cho niên độ kế toán khi tài sản được thu hồi hay công nợ được thanh toán, dựa trên các mức thuế suất và luật thuế có hiệu lực vào ngày lập báo cáo tài chính.

thuế thu nhập hoãn lại được ghi nhận vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ngoại trừ trường hợp thuế thu nhập phát sinh liên quan đến một khoản mục được ghi thẳng vào vốn chủ sở hữu, trong trường hợp này, thuế thu nhập hoãn lại cũng được ghi nhận trực tiếp vào vốn chủ sở hữu.

Ngân hàng chỉ được bù trừ các tài sản thuế thu nhập hoãn lại và thuế thu nhập hoãn lại phải trả khi Ngân hàng có quyền hợp pháp được bù trừ giữa tài sản thuế thu nhập hiện hành với thuế thu nhập hiện hành phải nộp và các tài sản thuế thu nhập hoãn lại và thuế thu nhập hoãn lại phải trả liên quan tới thuế thu nhập doanh nghiệp được quản lý bởi cùng một cơ quan thuế đối với cùng một đơn vị chịu thuế và Ngân hàng dự định thanh toán thuế thu nhập hiện hành phải trả và tài sản thuế thu nhập hiện hành trên cơ sở thuần.

4.18. Tài sản ủy thác quản lý giữ hộ

Các tài sản phi tiền tệ giữ cho mục đích ủy thác quản lý giữ hộ không được xem là tài sản của Ngân hàng vì thế không được bao gồm trong báo cáo tài chính của Ngân hàng.

4.19. Dự phòng cho các cam kết ngoại bảng

theo Quyết định số 493/2005/Qđ-NHNN và Quyết định số 18/2007/Qđ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước, tổ chức tín dụng phải thực hiện phân loại và trích lập dự phòng rủi ro đối với các khoản bảo lãnh, chấp nhận thanh toán và cam kết cho vay không hủy ngang vô điều kiện và có thời điểm thực hiện cụ thể (gọi chung là các khoản cam kết ngoại bảng) vào các nhóm quy định tại điều 6. theo đó, các khoản cam kết ngoại bảng được phân loại theo các mức độ rủi ro như sau: Nợ đủ tiêu chuẩn, Nợ cần chú ý, Nợ dưới tiêu chuẩn, Nợ nghi ngờ và Nợ có khả năng mất vốn dựa vào tình trạng quá hạn và các yếu tố định tính khác.

Dự phòng cho các cam kết ngoại bảng được tính tương tự như dự phòng các khoản cho vay khách hàng tại thuyết minh số 4.3. Chi phí dự phòng được hạch toán trên khoản mục ”Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng” trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và số dư được theo dõi trên khoản mục “Các khoản nợ khác” của bảng cân đối kế toán.

4.20. Bù trừ

tài sản và nợ phải trả tài chính được bù trừ và thể hiện giá trị ròng trên bảng cân đối kế toán chỉ khi Ngân hàng có quyền hợp pháp để thực hiện việc bù trừ và Ngân hàng dự định thanh toán tài sản và nợ phải trả theo giá trị ròng, hoặc việc tất toán tài sản và nợ phải trả xảy ra đồng thời.

4.21. Lợi ích của nhân viên

4.21.1. Trợ cấp nghỉ hưu

Nhân viên Ngân hàng khi nghỉ hưu sẽ được nhận trợ cấp về hưu từ Bảo hiểm Xã hội thuộc Bộ Lao động và thương binh Xã hội. Ngân hàng sẽ phải đóng bảo hiểm xã hội cho mỗi nhân viên bằng 17,00% lương cơ bản hàng tháng của họ. Ngoài ra, Ngân hàng không phải có một nghĩa vụ nào khác.

B05/tCtDtại ngày 31 tháng 12 năm 2013 và cho năm tài chính kết thúc cùng ngày

Thuyết minh báo cáo tài chính (tiếp theo)

69www.mdb.com.vn

4.21.2. Trợ cấp thôi việc tự nguyện và trợ cấp mất việc

Trợ cấp thôi việc tự nguyện: theo điều 42 Bộ Luật Lao động sửa đổi ngày 02 tháng 04 năm 2002, Ngân hàng có nghĩa vụ chi trả trợ cấp thôi việc bằng một nửa tháng lương cho mỗi năm làm việc tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2008 cộng với các trợ cấp khác (nếu có) cho những nhân viên tự nguyện thôi việc. từ ngày 01 tháng 01 năm 2009, mức lương bình quân tháng được tính để thanh toán trợ cấp thôi việc sẽ căn cứ theo mức lương bình quân của sáu tháng gần nhất tính đến thời điểm người lao động thôi việc.

Trợ cấp mất việc: theo điều 17 của Bộ Luật Lao động, Ngân hàng có nghĩa vụ chi trả trợ cấp cho nhân viên bị mất việc do thay đổi cơ cấu tổ chức hoặc công nghệ. trong trường hợp này, Ngân hàng có nghĩa vụ chi trả trợ cấp mất việc bằng một tháng lương cho mỗi năm làm việc, mức phải trả tối thiểu cho người lao động bằng hai tháng lương.

4.21.3. Trợ cấp thất nghiệp

theo thông tư số 04/2009/tt-BLđtBXH hướng dẫn Nghị định số 127/2008/Nđ-CP về bảo hiểm thất nghiệp, từ ngày 01 tháng 01 năm 2009, Ngân hàng có nghĩa vụ đóng bảo hiểm thất nghiệp với mức bằng 1,00% quỹ tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người tham gia bảo hiểm thất nghiệp và trích 1,00% tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của từng người lao động để đóng cùng lúc vào Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp.

5. TIỀN MẶT

Đơn vị tính: VNĐ

31/12/2013 31/12/2012

tiền mặt bằng VNđ 78.845.503.504 57.351.995.757

tiền mặt bằng uSD 4.223.881.548 3.182.476.744

83.069.385.052 60.534.472.501

6. TIỀN GỬI TẠI NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

Đơn vị tính: VNĐ

31/12/2013 31/12/2012

tiền gửi bằng VNđ 25.161.871.160 24.264.376.827

tiền gửi bằng uSD 2.000.654.023 1.001.888.242

27.162.525.183 25.266.265.069

tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam bao gồm tiền gửi thanh toán và dự trữ bắt buộc tại Ngân hàng Nhà nước. tại ngày 31 tháng 12 năm 2013, các khoản tiền gửi dự trữ bắt buộc bằng VNđ và uSD được hưởng lãi suất tương ứng là 1,20%/năm và 0,00%/năm và tiền gửi thanh toán bằng uSD được hưởng lãi suất là 0,05%/năm.

Mức dự trữ bắt buộc theo quy định của Ngân hàng Nhà nước tại thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2013 như sau:

» đối với tiền gửi thuộc đối tượng phải thực hiện dự trữ bắt buộc bằng VNđ có kỳ hạn dưới 12 tháng và tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên có tỷ lệ dự trữ tương ứng là 0,60% và 0,20%;

» đối với tiền gửi thuộc đối tượng phải thực hiện dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ có kỳ hạn dưới 12 tháng và tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên có tỷ lệ dự trữ tương ứng là 8,00% và 6,00%.

B05/tCtDtại ngày 31 tháng 12 năm 2013 và cho năm tài chính kết thúc cùng ngày

Thuyết minh báo cáo tài chính (tiếp theo)

70 Báo cáo thường niên 2013

7. TIỀN GỬI TẠI VÀ CHO VAY CÁC TCTD KHÁC

7.1. Tiền gửi tại các TCTD khác Đơn vị tính: VNĐ

31/12/2013 31/12/2012

tiền gửi không kỳ hạn 94.091.727.299 449.173.405.773

Bằng VNđ 67.321.169.178 428.872.362.626

Bằng ngoại tệ 26.770.558.121 20.301.043.147

tiền gửi có kỳ hạn 395.486.400.000 7.355.000.000

Bằng VNđ 345.000.000.000 7.355.000.000

Bằng uSD 50.486.400.000 -

489.578.127.299 456.528.405.773

Mức lãi suất tiền gửi tại các tCtD khác tại thời điểm cuối năm như sau:

Đơn vị tính: %/năm

31/12/2013 31/12/2012

tiền gửi không kỳ hạn bằng VNđ 0,00 - 1,50 0,15 - 1,20

tiền gửi không kỳ hạn bằng ngoại tệ 0,00 - 0,10 0,01 - 0,10

tiền gửi có kỳ hạn bằng VNđ 3,40 - 4,30 13,50

tiền gửi có kỳ hạn bằng uSD 0,30 - 0,40 -

7.2. Cho vay các TCTD khác

Đơn vị tính: VNĐ

31/12/2013 31/12/2012

Bằng VNđ 440.000.000.000 1.090.500.000.000

Bằng uSD - 218.694.000.000

440.000.000.000 1.309.194.000.000

Dự phòng rủi ro cho vay các tCtD khác (10.140.540.000) (9.818.955.000)

429.859.460.000 1.299.375.045.000

Mức lãi suất cho vay các tCtD khác tại thời điểm cuối năm như sau:

Đơn vị tính: %/năm

31/12/2013 31/12/2012

Bằng VNđ 5,10 - 6,00 3,00 - 8,00

Bằng uSD - 0,50 - 0,70

8. CHO VAY KHÁCH HÀNG Đơn vị tính: VNĐ

31/12/2013 31/12/2012

Cho vay các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước 3.917.738.760.639 3.709.299.525.463

Cho vay bằng vốn tài trợ, uỷ thác đầu tư 1.772.306.804 7.708.472.392

3.919.511.067.443 3.717.007.997.855

B05/tCtDtại ngày 31 tháng 12 năm 2013 và cho năm tài chính kết thúc cùng ngày

Thuyết minh báo cáo tài chính (tiếp theo)

71www.mdb.com.vn

Mức lãi suất cho vay khách hà ng tại thời điểm cuối năm như sau:

Đơn vị tính: %/năm

31/12/2013 31/12/2012

Cho vay trả góp bằng VNđ 8,40 - 65,00 18,00 - 61,50

Cho vay thương mại bằng VNđ 3,20 - 25,20 10,00 - 22,80

Cho vay thương mại bằng uSD 3,55 - 3,75 4,30 - 5,00

Cho vay bằng vốn tài trợ, ủy thác đầu tư 15,00 - 24,00 10,25 - 25,00

8.1. Phân tích chất lượng nợ cho vay

Đơn vị tính: VNĐ

31/12/2013 31/12/2012

Nợ đủ tiêu chuẩn 3.669.494.200.902 3.405.179.022.190

Nợ cần chú ý 146.270.023.001 183.077.695.124

Nợ dưới tiêu chuẩn 25.412.107.879 40.394.475.835

Nợ nghi ngờ 7.260.332.487 54.045.249.137

Nợ có khả năng mất vốn 71.074.403.174 34.311.555.569

3.919.511.067.443 3.717.007.997.855

8.2. Phân tích dư nợ theo thời gian

Đơn vị tính: VNĐ

31/12/2013 31/12/2012

Nợ ngắn hạn 1.267.530.331.515 1.256.457.044.591

Nợ trung hạn 2.369.929.335.131 1.880.975.206.294

Nợ dài hạn 282.051.400.797 579.575.746.970

3.919.511.067.443 3.717.007.997.855

8.3. Phân tích dư nợ cho vay theo đối tượng khách hàng và theo loại hình doanh nghiệp

31/12/2013 31/12/2012

VNđ % VNđ %

Cho vay các tổ chức kinh tế

Công ty tNHH tư nhân 469.806.563.961 11,99 291.113.963.373 7,83

Công ty hợp danh 161.181.534.336 4,11 159.796.081.728 4,30

Công ty cổ phần khác 138.309.398.057 3,53 907.306.130.358 24,41

thành phần kinh tế khác 53.892.002.473 1,37 191.539.555.799 5,15

823.189.498.827 21,00 1.549.755.731.258 41,69

Cho vay cá nhân 3.096.321.568.616 79,00 2.167.252.266.597 58,31

3.919.511.067.443 100,00 3.717.007.997.855 100,00

B05/tCtDtại ngày 31 tháng 12 năm 2013 và cho năm tài chính kết thúc cùng ngày

Thuyết minh báo cáo tài chính (tiếp theo)

72 Báo cáo thường niên 2013

8. CHO VAY KHÁCH HÀNG (tiếp theo)

8.4. Phân tích dư nợ cho vay theo ngành kinh tế

31/12/2013 31/12/2012

VNđ % VNđ %

Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản 1.161.647.416.662 29,64 694.286.190.043 18,68

giáo dục và đào tạo 728.188.708.453 18,58 298.099.819.359 8,02

Hoạt động dịch vụ khác 460.354.635.578 11,75 692.883.755.505 18,64

Công nghiệp chế biến, chế tạo 412.142.920.457 10,51 225.512.320.071 6,07

Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác

318.389.992.315 8,12 326.748.515.248 8,79

Cho vay mua xe gắn máy 280.184.757.740 7,15 442.729.300.996 11,91

Vận tải kho bãi 36.139.803.535 0,92 404.321.949.575 10,88

Hoạt động kinh doanh bất động sản 35.874.357.432 0,92 351.620.965.591 9,46

Cho vay ngành khác 486.588.475.271 12,41 280.805.181.467 7,55

3.919.511.067.443 100,00 3.717.007.997.855 100,00

9. DỰ PHÒNG rỦI rO TÍN DỤNG

Ngân hàng thực hiện việc phân loại nợ theo điều 6 của Quyết định số 493/2005/Qđ-NHNN, Quyết định số 18/2007/Qđ-NHNN, Quyết định số 780/Qđ-NHNN và Chính sách phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng của Ngân hàng. theo đó, việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng tại thời điểm cuối năm được thực hiện dựa vào số dư của các khoản cho vay các tCtD khác, cho vay khách hàng, công nợ tiềm ẩn và cam kết ngoại bảng tại ngày 30 tháng 11 năm 2013.

Chi tiết số dư dự phòng rủi ro tín dụng trên được trình bày trên bảng cân đối kế toán tại thời điểm cuối năm như sau:

Đơn vị tính: VNĐ

31/12/2013 31/12/2012

Dự phòng rủi ro cho vay các tCtD khác 10.140.540.000 9.818.955.000

Dự phòng rủi ro cho vay khách hàng 40.279.184.195 68.267.242.932

Dự phòng cho công nợ tiềm ẩn và cam kết ngoại bảng 142.896.835 142.156.252

50.562.621.030 78.228.354.184

Thay đổi dự phòng rủi ro tín dụng trong năm 2013 như sau:

Đơn vị tính: VNĐ

Dự phòng cụ thể Dự phòng chung Tổng cộng

Số dư đầu năm 23.625.557.078 54.602.797.106 78.228.354.184

trích lập (hoàn nhập) dự phòng trong năm 42.372.130.869 (30.407.038.068) 11.965.092.801

điều chỉnh tăng số dự phòng đã sử dụng để xử lý rủi ro trong năm trước 41.490.222.877 15.401.893.656 56.892.116.533

Sử dụng dự phòng xử lý rủi ro do bán nợ cho các tCKt khác (87.525.920.385) - (87.525.920.385)

Sử dụng dự phòng xử lý rủi ro đến ngày 30 tháng 11 (250.862.588) - (250.862.588)

Số dư tại ngày 30 tháng 11 19.711.127.851 39.597.652.694 59.308.780.545

Sử dụng dự phòng xử lý rủi ro do bán nợ cho VAMC (8.746.159.515) - (8.746.159.515)

Số dư cuối năm 10.964.968.336 39.597.652.694 50.562.621.030

B05/tCtDtại ngày 31 tháng 12 năm 2013 và cho năm tài chính kết thúc cùng ngày

Thuyết minh báo cáo tài chính (tiếp theo)

73www.mdb.com.vn

trong năm, Ngân hàng đã bán nợ cho VAMC với tổng giá trị là 33.001.557.573 VNđ và thực hiện xử lý dự phòng rủi ro là 8.746.159.515 VNđ (thuyết minh số 10.2).

Ngân hàng đã thực hiện trích lập dự phòng cụ thể và dự phòng chung đầy đủ theo quy định của NHNN tại thời điểm cuối năm.

Chi tiết phân loại nợ tại ngày 30 tháng 11 năm 2013 và dự phòng rủi ro các khoản cho vay các tCtD khác, các khoản cho vay khách hàng và các cam kết ngoại bảng tương ứng cần phải trích lập theo Quyết định số 493/2005/Qđ-NHNN, Quyết định số 18/2007/Qđ-NHNN, Quyết định số 780/Qđ-NHNN và Chính sách phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng của Ngân hàng như sau:

Đơn vị tính: VNĐ

Số dư Dự phòng cụ thể Dự phòng chung Tổng số dự phòng

Cho vay các TCTD khác

Nợ đủ tiêu chuẩn 1.352.072.000.000 - 10.140.540.000 10.140.540.000

Cho vay khách hàng

Nợ đủ tiêu chuẩn 3.715.424.332.058 - 27.865.682.490 27.865.682.490

Nợ cần chú ý 162.507.662.855 4.748.063.023 1.218.807.471 5.966.870.494

Nợ dưới tiêu chuẩn 10.392.636.380 386.215.729 77.944.773 464.160.502

Nợ nghi ngờ 20.237.483.368 636.579.518 151.781.125 788.360.643

Nợ có khả năng mất vốn 69.291.879.279 13.940.269.581 - 13.940.269.581

3.977.853.993.940 19.711.127.851 29.314.215.859 49.025.343.710

Các cam kết ngoại bảng

Nợ đủ tiêu chuẩn 19.052.911.242 - 142.896.835 142.896.835

5.348.978.905.182 19.711.127.851 39.597.652.694 59.308.780.545

10. CHỨNG KHOÁN đẦu TƯ

Đơn vị tính: VNĐ

31/12/2013 31/12/2012

Chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán

Chứng khoán Nợ 1.033.683.816.421 2.647.587.400.040

Do Chính phủ phát hành 207.637.187.410 392.032.533.392

Do tCtD trong nước phát hành 201.046.629.011 201.804.866.648

Do các tổ chức kinh tế (“tCKt”) trong nước phát hành 625.000.000.000 2.053.750.000.000

Chứng khoán Vốn 19.352.810.000 19.352.810.000

Do tCtD trong nước phát hành 18.852.810.000 18.852.810.000

Do tCKt trong nước phát hành 500.000.000 500.000.000

1.053.036.626.421 2.666.940.210.040

Dự phòng giảm giá chứng khoán sẵn sàng để bán (10.313.597.500) (8.127.559.100)

1.042.723.028.921 2.658.812.650.940

Chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn

Do tCKt trong nước phát hành 24.255.398.058 -

1.066.978.426.979 2.658.812.650.940

B05/tCtDtại ngày 31 tháng 12 năm 2013 và cho năm tài chính kết thúc cùng ngày

Thuyết minh báo cáo tài chính (tiếp theo)

74 Báo cáo thường niên 2013

10. CHỨNG KHOÁN đẦu TƯ (tiếp theo)

10.1. Chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán

Chứng khoán Nợ đầu tư sẵn sàng để bán

Đơn vị tính: VNĐ

31/12/2013 31/12/2012

Mệnh giá VNđ giá trị ghi sổ VNđ Mệnh giá VNđ giá trị ghi sổ VNđ

Chứng khoán Nợ do Chính phủ phát hành 200.000.000.000 207.637.187.410 392.032.533.392 392.032.533.392

tín phiếu kho bạc - - 392.032.533.392 392.032.533.392

trái phiếu kho bạc (a) 200.000.000.000 207.637.187.410 - -

Chứng khoán Nợ do các tổ chức tín dụng trong nước phát hành

200.000.000.000 201.046.629.011 200.000.000.000 201.804.866.648

trái phiếu Ngân hàng Phát triển Việt Nam (b) 200.000.000.000 201.046.629.011 200.000.000.000 201.804.866.648

Chứng khoán Nợ do các tổ chức kinh tế trong nước phát hành

625.000.000.000 625.000.000.000 2.053.750.000.000 2.053.750.000.000

trái phiếu Công ty Quản lý Nợ và Khai thác tài sản Ngân hàng thương mại Cổ phần Hàng Hải Việt Nam (c)

325.000.000.000 325.000.000.000 325.000.000.000 325.000.000.000

trái phiếu Công ty Cổ phần đầu tư và Phát triển hạ tầng Nam Quang (d)

300.000.000.000 300.000.000.000 - -

trái phiếu Công ty Cổ phần ViD Hưng yên - - 1.440.625.000.000 1.440.625.000.000

trái phiếu Công ty Cổ phần tập đoàn Phát triển Việt Nam - - 288.125.000.000 288.125.000.000

1.025.000.000.000 1.033.683.816.421 2.645.782.533.392 2.647.587.400.040

(a) trái phiếu do Kho bạc Nhà nước phát hành có kỳ hạn 5 năm từ ngày 15 tháng 04 năm 2013; lãi suất 8,4%/năm và lãi được trả định kỳ hàng năm, gốc được trả cuối kỳ vào ngày đáo hạn.

(b) trái phiếu do Ngân hàng Phát triển Việt Nam phát hành có kỳ hạn 5 năm từ 21 tháng 05 năm 2010; lãi suất 11,40%/năm và lãi được trả định kỳ hàng năm. trái phiếu này đang được cầm cố tại NHNN để thực hiện các giao dịch liên ngân hàng.

(c) trái phiếu do Công ty Quản lý Nợ và Khai thác tài sản Ngân hàng thương mại Cổ phần Hàng Hải Việt Nam phát hành có kỳ hạn ban đầu là 3 năm từ ngày 21 tháng 12 năm 2010 sau đó được điều chỉnh thành 5 năm vào ngày 21 tháng 12 năm 2013; với mục đích đầu tư xây dựng cao ốc văn phòng 180 - 192 Nguyễn Công trứ; không có tài sản thế chấp; gốc và lãi trả vào ngày đáo hạn. trái phiếu áp dụng lãi suất cố định từ ngày 21 tháng 12 năm 2013, lãi suất hiện hành là 10%/năm.

(d) trái phiếu do Công ty Cổ phần đầu tư và Phát triển hạ tầng Nam Quang phát hành có kỳ hạn 7 năm, từ ngày 16 tháng 03 năm 2009; với mục đích xây dựng khu dân cư và dịch vụ phục vụ công nhân Khu công nghiệp Nam Sách; không có tài sản thế chấp, gốc và lãi trả vào ngày đáo hạn. trái phiếu áp dụng lãi suất từ ngày 16 tháng 12 năm 2013 đến khi trái phiếu đáo hạn là 9,5%/năm.

B05/tCtDtại ngày 31 tháng 12 năm 2013 và cho năm tài chính kết thúc cùng ngày

Thuyết minh báo cáo tài chính (tiếp theo)

75www.mdb.com.vn

Chứng khoán Vốn đầu tư sẵn sàng để bán

31/12/2013 31/12/2012

Mệnh giá VNđ giá gốc VNđ % sở hữu Mệnh giá VNđ giá gốc VNđ % sở hữu

Ngân hàng tMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam 6.831.370.000 18.852.810.000 0,06 6.831.370.000 18.852.810.000 0,06

Công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật An giang 720.000.000 500.000.000 0,12 720.000.000 500.000.000 0,12

7.551.370.000 19.352.810.000 7.551.370.000 19.352.810.000

trừ: Dự phòng giảm giá chứng khoán (10.313.597.500) (8.127.559.100)

9.039.212.500 11.225.250.900

10.2. Chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn

Đơn vị tính: VNĐ

31/12/2013 31/12/2012

Mệnh giá giá trị ghi sổ Mệnh giá giá trị ghi sổ

Chứng khoán Nợ do các TCKT trong nước phát hành

Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam 24.255.398.058 24.255.398.058 - -

trái phiếu do VAMC phát hành dùng để mua các khoản nợ xấu của Ngân hàng bán trong năm (Thuyết minh số 9). trái phiếu này có kỳ hạn 5 năm từ ngày 26 tháng 12 năm 2013 với lãi suất là 0%.

10.3. Tình trạng niêm yết của các chứng khoán đầu tư

thuyết minh về tình trạng niêm yết của các chứng khoán đầu tư như sau:

Đơn vị tính: VNĐ

31/12/2013 31/12/2012

Chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán

Chứng khoán Nợ 1.033.683.816.421 2.647.587.400.040

Do Chính phủ phát hành 207.637.187.410 392.032.533.392

- Chưa niêm yết - 392.032.533.392

- Niêm yết 207.637.187.410 -

Do tCtD trong nước phát hành 201.046.629.011 201.804.866.648

- Niêm yết 201.046.629.011 201.804.866.648

Do các tCKt trong nước phát hành 625.000.000.000 2.053.750.000.000

- Chưa niêm yết 625.000.000.000 2.053.750.000.000

Chứng khoán Vốn 19.352.810.000 19.352.810.000

Do tCtD trong nước phát hành 18.852.810.000 18.852.810.000

- Niêm yết 18.852.810.000 18.852.810.000

Do tCKt trong nước phát hành 500.000.000 500.000.000

- Chưa niêm yết 500.000.000 500.000.000

Chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn 24.255.398.058 -

Do tCKt trong nước phát hành 24.255.398.058 -

- Chưa niêm yết 24.255.398.058 -

1.077.292.024.479 2.666.940.210.040

B05/tCtDtại ngày 31 tháng 12 năm 2013 và cho năm tài chính kết thúc cùng ngày

Thuyết minh báo cáo tài chính (tiếp theo)

76 Báo cáo thường niên 2013

11.

TÀI S

ẢN Cố

đỊN

H

11.1

. Tài

sản c

ố địn

h hữu

hình

Biến

độn

g củ

a tà

i sản

cố

định

hữu

hìn

h tr

ong

năm

như

sau:

Đơn

vị t

ính:

VN

Đ

Nhà

cửa

, vậ

t kiế

n tr

úcM

áy m

óc th

iết b

ịPh

ương

tiện

vận

chuy

ểnTh

iết b

ị dụn

g cụ

qu

ản lý

Tài s

ản c

ố đị

nhhữ

u hì

nh k

hác

Tổng

cộn

g

Ngu

yên

giá

Số d

ư đầ

u nă

m18

.481

.039

.142

20.7

37.6

60.4

6727

.429

.611

.693

87.8

65.1

66.0

3067

9.44

4.50

415

5.19

2.92

1.83

6

Mua

tron

g nă

m53

.781

.750

3.76

4.89

8.71

0-

660.

733.

811

- 4.

479.

414.

271

Phân

loại

lại t

ừ cô

ng c

ụ dụ

ng c

ụ34

.305

.150

34.3

05.1

50

than

h lý

, như

ợng

bán

(299

.500

.000

)(5

54.1

17.7

27)

- (1

13.1

22.9

20)

- (9

66.7

40.6

47)

giả

m k

hác

(1.1

10.2

11.5

74)

(3.5

92.5

09.9

10)

(26.

700.

000)

(9.4

57.8

80.0

52)

(579

.480

.204

)(1

4.76

6.78

1.74

0)

Số d

ư cu

ối n

ăm17

.125

.109

.318

20.3

55.9

31.5

4027

.402

.911

.693

78.9

89.2

02.0

1999

.964

.300

143.

973.

118.

870

giá

trị k

hấu

hao

lũy

kế

Số d

ư đầ

u nă

m4.

653.

568.

229

4.37

7.15

1.46

29.

404.

043.

512

20.0

09.9

40.8

7816

1.33

3.63

338

.606

.037

.714

Khấu

hao

tron

g nă

m1.

403.

675.

353

3.56

1.49

3.62

23.

700.

333.

685

13.6

67.9

68.5

7285

.353

.595

22.4

18.8

24.8

27

Kết c

huyể

n từ

(san

g) t

SCđ

hình

(1.0

94.1

80)

112.

098.

506

(25.

522.

723)

172.

728.

129

165.

517

258.

375.

249

than

h lý

, như

ợng

bán

(119

.800

.024

)(2

68.6

59.6

91)

-(9

6.68

7.08

7)-

(485

.146

.802

)

giả

m k

hác

(646

.655

.208

)(1

.697

.441

.606

)(2

6.70

0.00

0)(4

.408

.657

.675

)(1

87.4

26.3

90)

(6.9

66.8

80.8

79)

Số d

ư cu

ối n

ăm5.

289.

694.

170

6.08

4.64

2.29

313

.052

.154

.474

29.3

45.2

92.8

1759

.426

.355

53.8

31.2

10.1

09

giá

trị c

òn lạ

i

tại n

gày

đầu

năm

13.8

27.4

70.9

1316

.360

.509

.005

18.0

25.5

68.1

8167

.855

.225

.152

518.

110.

871

116.

586.

884.

122

Tại n

gày

cuối

năm

11.8

35.4

15.1

4814

.271

.289

.247

14.3

50.7

57.2

1949

.643

.909

.202

40.5

37.9

4590

.141

.908

.761

Ngu

yên

giá

của

tài s

ản c

ố đị

nh h

ữu h

ình

đã k

hấu

hao

hết n

hưng

vẫn

còn

sử d

ụng

tại n

gày

31 th

áng

12 n

ăm 2

013

là 2

.676

triệ

u đồ

ng.

giả

m k

hác

là c

ác t

SCđ

bị x

óa s

ổ ho

ặc k

ết c

huyể

n sa

ng c

hi p

hí tr

ả tr

ước

và đ

ược

phân

bổ

tron

g th

ời h

ạn tố

i đa

3 nă

m d

o cá

c tà

i sản

này

nguy

ên g

dưới

30.

000.

000

đồng

khôn

g đủ

tiêu

chu

ẩn g

hi n

hận

là tà

i sản

cố

định

theo

quy

địn

h củ

a th

ông

tư số

45/

2013

/tt-

BtC

do B

ộ tà

i chí

nh b

an h

ành

ngày

25

thán

g 04

năm

201

3.

B05/tCtDtại ngày 31 tháng 12 năm 2013 và cho năm tài chính kết thúc cùng ngày

Thuyết minh báo cáo tài chính (tiếp theo)

77www.mdb.com.vn

11.2. Tài sản cố định vô hình

Biến động của tài sản cố định vô hình trong năm như sau: Đơn vị tính: VNĐ

Quyền sử dụng đất (b)

Phần mềm máy vi tính

Chi phí bản quyền thiết kế văn phòng Tổng cộng

Nguyên giá

Số dư đầu năm 14.711.137.484 96.239.803.385 4.047.492.276 114.998.433.145Mua trong năm 74.020.000 9.518.367.020 28.000.000 9.620.387.020giảm khác (a) - (84.350.670) (28.000.000) (112.350.670)Số dư cuối năm 14.785.157.484 105.673.819.735 4.047.492.276 124.506.469.495

giá trị hao mòn luỹ kế

Số dư đầu năm 13.566.600 11.487.988.497 938.006.382 12.439.561.479Hao mòn trong năm - 15.053.318.582 1.351.497.425 16.404.816.007Kết chuyển (sang) từ tSCđ hữu hình - (259.804.549) 1.429.300 (258.375.249)giảm khác (a) - (65.911.995) (2.333.334) (68.245.329)Số dư cuối năm 13.566.600 26.215.590.535 2.288.599.773 28.517.756.908

giá trị còn lại

tại ngày đầu năm 14.697.570.884 84.751.814.888 3.109.485.894 102.558.871.666Tại ngày cuối năm 14.771.590.884 79.458.229.200 1.758.892.503 95.988.712.587

Nguyên giá của tài sản cố định vô hình đã hao mòn hết nhưng vẫn còn sử dụng tại ngày 31 tháng 12 năm 2013 là 3.293 triệu đồng.

(a) giảm khác là các tSCđ bị xóa sổ hoặc kết chuyển sang chi phí trả trước và được phân bổ trong thời hạn tối đa 3 năm do các tài sản này có nguyên giá dưới 30.000.000 đồng và không đủ tiêu chuẩn ghi nhận là tài sản cố định theo quy định của thông tư số 45/2013/tt-BtC do Bộ tài chính ban hành ngày 25 tháng 04 năm 2013.

(b) Các quyền sử dụng đất hiện tại của Ngân hàng là không có thời hạn và không bị trích khấu hao.

12. TÀI SẢN CÓ KHÁC

12.1. Các khoản phải thu Đơn vị tính: VNĐ

31/12/2013 31/12/2012

Các khoản phải thu nội bộ 7.121.946.132 5.420.171.660

tạm ứng để hoạt động nghiệp vụ 4.696.787.986 2.664.484.337

tạm ứng tiền lương, công tác phí cho cán bộ, nhân viên 891.755.526 479.139.374

Các khoản phải thu khác 1.533.402.620 2.276.547.949

Các khoản phải thu bên ngoài 66.754.472.594 54.720.479.654

Phải thu từ bán nợ (Thuyết minh số 30) 32.175.898.099 8.810.837.827

tạm ứng mua sắm tài sản cố định 10.289.935.790 10.494.445.187

Ký quỹ, đặt cọc 8.636.423.580 8.179.233.266

thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ (Thuyết minh số 17) 6.877.123.654 7.429.983.263

tạm ứng cho nhà cung cấp 3.703.838.671 7.908.938.821

tạm ứng nộp Ngân sách Nhà nước (Thuyết minh số 17) 2.211.823.040 9.307.256.122

tiền hỗ trợ lãi suất phải thu từ Ngân sách Nhà nước 1.057.505.871 1.057.505.871

Các khoản phải thu khác 1.801.923.889 1.532.279.297

73.876.418.726 60.140.651.314

B05/tCtDtại ngày 31 tháng 12 năm 2013 và cho năm tài chính kết thúc cùng ngày

Thuyết minh báo cáo tài chính (tiếp theo)

78 Báo cáo thường niên 2013

12. TÀI SẢN CÓ KHÁC (tiếp theo)

12.2. Các khoản lãi, phí phải thu

Đơn vị tính: VNĐ

31/12/2013 31/12/2012

Lãi trái phiếu 92.522.397.194 55.207.480.738

Lãi cho vay 61.908.027.602 43.158.392.834

Lãi tiền gửi 374.421.621 1.997.637.750

154.804.846.417 100.363.511.322

12.3. Tài sản Có khác

Đơn vị tính: VNĐ

31/12/2013 31/12/2012

Chi phí trả trước và chờ phân bổ 45.076.509.843 61.896.202.859

Vật liệu 1.273.023.425 1.783.571.356

Công cụ, dụng cụ 37.528.000 116.498.175

46.387.061.268 63.796.272.390

Chi tiết chi phí trả trước và chờ phân bổ tại thời điểm cuối năm như sau:

Đơn vị tính: VNĐ

31/12/2013 31/12/2012

Chi phí thuê, sửa chữa tài sản 15.034.555.225 23.268.084.207

Chi phí hoa hồng cho vay mua xe gắn máy 11.940.590.754 17.370.881.990

Chi phí công cụ, dụng cụ 7.689.416.366 10.558.920.083

Chi phí trả trước khác 10.411.947.498 10.698.316.579

45.076.509.843 61.896.202.859

13. TIỀN GỬI VÀ VAY CÁC TCTD KHÁC

13.1. Tiền gửi của các TCTD khác

Đơn vị tính: VNĐ

31/12/2013 31/12/2012

tiền gửi không kỳ hạn 40.232.663.805 388.864.888.214

Bằng VNđ 40.232.619.419 388.864.844.267

Bằng uSD 44.386 43.947

tiền gửi có kỳ hạn 191.969.445.288 693.594.849.416

Bằng VNđ - 269.815.323.088

Bằng uSD 191.969.445.288 423.779.526.328

232.202.109.093 1.082.459.737.630

B05/tCtDtại ngày 31 tháng 12 năm 2013 và cho năm tài chính kết thúc cùng ngày

Thuyết minh báo cáo tài chính (tiếp theo)

79www.mdb.com.vn

Mức lãi suất tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác tại thời điểm cuối năm như sau:

Đơn vị tính: %/năm

31/12/2013 31/12/2012

tiền gửi không kỳ hạn bằng VNđ 0,00 - 1,20 0,20 - 1,20

tiền gửi không kỳ hạn bằng uSD 0,00 - 0,10 0,10

tiền gửi có kỳ hạn bằng VNđ - 9,00 - 13,50

tiền gửi có kỳ hạn bằng uSD 1,48 - 3,20 1,48 - 4,65

13.2. Vay các TCTD khác

Đơn vị tính: VNĐ

31/12/2013 31/12/2012

Bằng VNđ 354.500.000.000 1.868.708.484.988

Bằng uSD 1.450.332.910 1.414.820.213

355.950.332.910 1.870.123.305.201

Mức lãi suất tiền vay các tổ chức tín dụng khác tại thời điểm cuối năm như sau:

Đơn vị tính: %/năm

31/12/2013 31/12/2012

Bằng VNđ 9,00 - 10,00 9,00 - 14,00

Bằng uSD 1,48 1,48

14. TIỀN GỬI CỦA KHÁCH HÀNG

14.1. Thuyết minh theo loại hình tiền gửi

Đơn vị tính: VNĐ

31/12/2013 31/12/2014

tiền gửi không kỳ hạn 134.588.668.932 165.967.991.103

tiền gửi không kỳ hạn bằng VNđ 123.251.278.804 144.947.432.607

tiền gửi không kỳ hạn bằng uSD 1.487.590.820 263.903.464

tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn bằng VNđ 9.814.666.243 20.652.092.432

tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn bằng uSD 35.133.065 104.562.600

tiền gửi có kỳ hạn 1.586.799.425.531 1.318.784.204.223

tiền gửi có kỳ hạn bằng VNđ 96.505.761.154 88.917.125.719

tiền gửi có kỳ hạn bằng uSD 2.490.442.364 6.300.470.000

B05/tCtDtại ngày 31 tháng 12 năm 2013 và cho năm tài chính kết thúc cùng ngày

Thuyết minh báo cáo tài chính (tiếp theo)

80 Báo cáo thường niên 2013

14. TIỀN GỬI CỦA KHÁCH HÀNG (tiếp theo)

14.1. Thuyết minh theo loại hình tiền gửi (tiếp theo)

Đơn vị tính: VNĐ

31/12/2013 31/12/2014

tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn bằng VNđ 1.468.061.762.096 1.210.116.256.217

tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn bằng uSD 19.741.459.917 13.450.352.287

tiền ký quỹ 16.177.829.860 16.018.000.000

tiền ký quỹ bằng VNđ (Thuyết minh số 29) 16.177.829.860 16.018.000.000

tiền gửi vốn chuyên dùng 1.987.902.000 315.407.022

tiền gửi vốn chuyên dùng bằng VNđ - 315.407.022

tiền gửi vốn chuyên dùng bằng uSD 1.987.902.000 -

1.739.553.826.323 1.501.085.602.348

Mức lãi suất tiền gửi của khách hàng tại thời điểm cuối năm như sau:

Đơn vị tính: %/năm

31/12/2013 31/12/2012

tiền gửi không kỳ hạn bằng VNđ 0,50 1,00 - 2,00

tiền gửi không kỳ hạn bằng uSD 0,20 0,10

tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn bằng VNđ 0,60 - 1,20 1,00 - 2,00

tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn bằng uSD 0,50 0,10 - 0,50

tiền gửi có kỳ hạn bằng VNđ 1,20 - 9,00 2,00 - 14,00

tiền gửi có kỳ hạn bằng uSD 1,00 - 1,25 0,10 - 2,00

tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn bằng VNđ 1,20 - 8,50 2,00 - 14,00

tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn bằng uSD 1,00 - 1,25 1,99 - 2,00

đối với tiền gửi có kỳ hạn, trong trường hợp khách hàng rút trước hạn, lãi suất nhận được sẽ áp dụng theo lãi suất không kỳ hạn thấp nhất.

14.2. Thuyết minh theo đối tượng khách hàng, loại hình doanh nghiệp

Đơn vị tính: VNĐ

31/12/2013 31/12/2012

tiền gửi của tổ chức kinh tế 160.608.045.439 198.537.949.937

Doanh nghiệp quốc doanh 3.923.932.121 22.522.623.194

Doanh nghiệp ngoài quốc doanh và các đối tượng khác 156.684.113.318 176.015.326.743

tiền gửi của cá nhân 1.578.945.780.884 1.302.547.652.411

1.739.553.826.323 1.501.085.602.348

B05/tCtDtại ngày 31 tháng 12 năm 2013 và cho năm tài chính kết thúc cùng ngày

Thuyết minh báo cáo tài chính (tiếp theo)

81www.mdb.com.vn

15. VốN TÀI TrỢ, uỶ THÁC đẦu TƯ, CHO VAY CHỊu rỦI rO

Đơn vị tính: VNĐ

31/12/2013 31/12/2012

Bằng VNđ 7.563.534.601 14.892.377.469

Bằng uSD 199.842.000 197.866.000

7.763.376.601 15.090.243.469

Chi tiết vốn nhận tài trợ, uỷ thác đầu tư, cho vay bằng VNđ của Ngân hàng như sau:

Đơn vị tính: VNĐ

31/12/2013 31/12/2012

Vốn nhận tài trợ từ Ngân hàng Phát triển Châu Á (a) 4.694.841.601 8.423.709.469

Vốn nhận tài trợ rDFii (b) 2.868.693.000 6.468.668.000

7.563.534.601 14.892.377.469

(a) đây là khoản vay theo dự án tài chính tín dụng Nhà ở do Ngân hàng Phát triển Châu Á tài trợ thông qua NHNN. theo các thỏa thuận được ký kết trong tháng 12 năm 2011, thời hạn vay từ 1 đến 10 năm, và lãi suất vay được tính trên cơ sở lãi suất điều chỉnh vào cuối mỗi quý theo phương pháp bình quân gia quyền của tổng các loại tiền gửi có kỳ hạn trong hệ thống ngân hàng và lãi suất hiện tại là 6,48%/năm.

(b) đây là vốn vay từ Sở giao dịch iii - Ngân hàng đầu tư Phát triển cho vay Dự án tài chính nông thôn ii; có thời hạn từ 29 đến 41 tháng với lãi suất hiện tại là 7,32%/năm.

16. CÁC KHOẢN PHẢI TrẢ VÀ CÔNG NỢ KHÁC

Đơn vị tính: VNĐ

31/12/2013 31/12/2012

Phải trả nội bộ 26.850.166.178 36.806.876.042

Quỹ khen thưởng phúc lợi 16.334.072.155 16.515.509.033

Phải trả công nhân viên 10.516.094.023 20.291.367.009

Phải trả bên ngoài 99.539.435.129 51.044.757.934

Mua trái phiếu Nam Quang 46.316.666.600 -

Dự chi các khoản chi phí hoạt động 16.232.625.019 10.886.195.347

Chênh lệch mua nợ chờ xử lý 14.686.435.656 -

Phí hoa hồng đại lý cho vay mua xe gắn máy 6.381.039.834 7.846.087.019

Chờ thanh toán kho bạc 4.747.650.262 3.885.375.254

Chờ thanh toán cho đại lý cho vay mua xe 4.602.649.000 7.126.879.950

Phải nộp Ngân sách Nhà nước (Thuyết minh số 17) 1.682.632.376 2.527.482.396

Phải trả cổ tức (Thuyết minh số 20) 1.438.877.082 1.117.394.067

Các khoản chờ thanh toán khác 3.450.859.300 17.655.343.901

126.389.601.307 87.851.633.976

B05/tCtDtại ngày 31 tháng 12 năm 2013 và cho năm tài chính kết thúc cùng ngày

Thuyết minh báo cáo tài chính (tiếp theo)

82 Báo cáo thường niên 2013

17. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NGHĨA VỤ VỚI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

Đơn vị tính: VNĐ

Số dư đầu nămPhát sinh trong năm

Số dư cuối nămTăng giảm

thuế gtgt đầu vào được khấu trừ (7.429.983.263) (13.145.168.182) 13.698.027.791 (6.877.123.654)

thuế gtgt phải nộp 3.816.018 696.597.037 (663.302.532) 37.110.523

thuế tNDN (9.307.256.122) 42.209.947.906 (35.114.514.824) (2.211.823.040)

thuế tNCN 2.025.130.601 22.250.429.840 (22.630.551.647) 1.645.008.794

thuế khác 498.535.777 1.760.210.866 (2.258.233.584) 513.059

(6.779.773.726) 66.917.185.649 (60.666.602.587) (529.190.664)

Tổng cộng (14.209.756.989) 53.772.017.467 (46.968.574.796) (7.406.314.318)

thuế thu nhập doanh nghiệp (“tNDN”)

Ngân hàng có nghĩa vụ nộp thuế tNDN bằng 25% trên tổng lợi nhuận chịu thuế.

thuế tNDN trong năm bao gồm các khoản sau đây:

Đơn vị tính: VNĐ

Năm 2013 Năm 2012

Chi phí thuế tNDN hiện hành 42.209.947.906 34.859.079.311

Chi phí (thu nhập) thuế tNDN hoãn lại 4.255.442.642 (2.872.852.856)

TỔNG CỘNG 46.465.390.548 31.986.226.455

17.1. Thuế TNDN hiện hành

thuế tNDN hiện hành phải trả được xác định dựa trên thu nhập chịu thuế của năm tài chính. thu nhập chịu thuế khác với thu nhập được báo cáo trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh vì thu nhập chịu thuế không bao gồm các khoản mục thu nhập được tính thuế hay chi phí được khấu trừ trong các năm khác do có sự khác biệt giữa việc ghi nhận theo chính sách kế toán của Ngân hàng và các quy định thuế hiện hành, và cũng không bao gồm các khoản mục không phải chịu thuế hay không được khấu trừ cho mục đích tính thuế. thuế tNDN hiện hành phải trả của Ngân hàng được tính theo thuế suất đã ban hành đến ngày kết thúc năm tài chính.

B05/tCtDtại ngày 31 tháng 12 năm 2013 và cho năm tài chính kết thúc cùng ngày

Thuyết minh báo cáo tài chính (tiếp theo)

83www.mdb.com.vn

Chi phí thuế tNDN hiện hành trong năm được ước tính như sau:

Đơn vị tính: VNĐ

Năm 2013 Năm 2012

thu nhập từ hoạt động kinh doanh trước thuế 109.963.142.445 147.128.948.069

Trừ:

- thu nhập không chịu thuế (236.906.400) (25.033.100.700)

Cộng:

- Chi phí không được khấu trừ 566.994.525 17.340.469.874

thu nhập chịu thuế ước tính 110.293.230.570 139.436.317.243

Chi phí thuế tNDN theo thuế suất 25% 27.573.307.643 34.859.079.311

thuế tNDN trích thiếu của các năm trước ghi nhận vào chi phí thuế năm nay 14.636.640.263 -

tổng chi phí thuế tNDN 42.209.947.906 34.859.079.311

thuế tNDN (phải thu) phải trả đầu năm (9.307.256.122) 45.374.127.078

thuế tNDN trích thiếu của các năm trước - 504.263.250

thuế tNDN đã trả trong năm (35.114.514.824) (90.044.725.761)

Thuế TNDN nộp thừa cuối năm (2.211.823.040) (9.307.256.122)

trong năm, Ngân hàng đã thực hiện điều chỉnh trích lập dự phòng thuế tNDN bổ sung liên quan đến các khoản thu nhập lãi trái phiếu phải chịu thuế của Ngân hàng Phát triển Việt Nam cho giai đoạn từ ngày 21 tháng 05 năm 2010 đến ngày 31 tháng 12 năm 2012 với số tiền tương ứng là 14.636.640.263 đồng.

17.2. Thuế TNDN hoãn lại

thuế tNDN hoãn lại phát sinh từ khoản chênh lệch dự phòng rủi ro tín dụng đối với các khoản cho vay mua xe gắn máy so với mức dự phòng phải trích lập theo quy định tại Quyết định số 493/2005/Qđ-NHNN và Quyết định số 18/2007/Qđ-NHNN.

thay đổi thuế tNDN hoãn lại của Ngân hàng trong năm như sau:

Đơn vị tính: VNĐ

Bảng cân đối kế toán ảnh hưởng đến báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

31/12/2013 31/12/2012 Năm 2013 Năm 2012

tài sản thuế tNDN hoãn lại

Dự phòng chung rủi ro tín dụng - 4.255.442.642 (4.255.442.642) 2.872.852.856

- 4.255.442.642

(Chi phí) thu nhập thuế TNDN hoãn lại (4.255.442.642) 2.872.852.856

B05/tCtDtại ngày 31 tháng 12 năm 2013 và cho năm tài chính kết thúc cùng ngày

Thuyết minh báo cáo tài chính (tiếp theo)

84 Báo cáo thường niên 2013

18.

VốN

VÀ CÁ

C QuỸ

18.1

. Báo

cáo t

ình h

ình t

hay đ

ổi vố

n chủ

sở hữ

u

tình

hìn

h th

ay đ

ổi v

ốn c

hủ sở

hữu

của

Ngâ

n hà

ng tr

ong

năm

như

sau:

Đơn

vị t

ính:

VN

Đ

Chỉ t

iêu

Vốn

điều

lệVố

n đầ

u tư

XD

CBCổ

phi

ếu q

uỹQ

uỹ đ

ầu tư

phát

triể

nQ

uỹ d

ự ph

òng

tài c

hính

Quỹ

bổ

sung

vốn

điều

lệLợ

i nhu

ận

chưa

phâ

n ph

ốiTổ

ng c

ộng

Số d

ư đầ

u nă

m3.

750.

000.

000.

000

1.31

9.45

0(4

8.82

7.31

9)

106.

650.

647

87.1

26.6

60.9

3044

.274

.946

.357

105.

490.

932.

209

3.98

6.95

1.68

2.27

4

tăng

tron

g nă

m

Lợi n

huận

tron

g nă

m-

--

--

-63

.497

.751

.897

63.4

97.7

51.8

97

tríc

h bổ

sun

g qu

ỹ kh

en

thưở

ng, p

húc

lợi c

ho n

ăm

trướ

c-

--

--

-(3

.914

.852

.534

)(3

.914

.852

.534

)

tríc

h cá

c qu

ỹ ch

o nă

m

nay

--

--

6.34

9.77

5.19

0 3.

174.

887.

595

(9.5

24.6

62.7

85)

-

giả

m tr

ong

năm

Chia

cổ

tức

cho

Cổ đ

ông

(Thu

yết m

inh

số 2

0)-

--

--

-(9

3.63

2.42

5.51

6)(9

3.63

2.42

5.51

6)

Số d

ư cu

ối n

ăm3.

750.

000.

000.

000

1.31

9.45

0(4

8.82

7.31

9)10

6.65

0.64

793

.476

.436

.120

47.4

49.8

33.9

5261

.916

.743

.271

3.95

2.90

2.15

6.12

1

18.2

. Các

quỹ d

ự trữ

Chín

h ph

ủ ba

n hà

nh N

ghị đ

ịnh

số 5

7/20

12/N

đ-C

P ng

ày 2

0 th

áng

07 n

ăm 2

012

về c

hế đ

ộ tà

i chí

nh đ

ối v

ới c

ác tổ

chứ

c tín

dụn

g, C

hi n

hánh

ngâ

n hà

ng

nước

ngo

ài c

ó hi

ệu lự

c từ

ngà

y 15

thán

g 09

năm

201

2. t

heo

đó, c

ác n

gân

hàng

thươ

ng m

ại p

hải t

rích

lập

các

quỹ

dự tr

ữ th

eo tỷ

lệ p

hần

trăm

của

lợi

nhuậ

n sa

u th

uế n

hư sa

u:

Tỷ lệ

phầ

n tr

ăm c

ủa lợ

i nhu

ận s

au th

uếM

ức tố

i đa

Quỹ

bổ

sung

vốn

điề

u lệ

5% lợ

i nhu

ận sa

u th

uế10

0% v

ốn đ

iều

lệ

Quỹ

dự

phòn

g tà

i chí

nh10

% lợ

i nhu

ận sa

u th

uế

25%

vốn

điề

u lệ

Việc

tríc

h lậ

p cá

c qu

ỹ cò

n lạ

i do

tổ c

hức

tín d

ụng

tự q

uyết

địn

h.

Việc

sử d

ụng

các

quỹ

dự tr

ữ nà

y tu

ân th

eo N

ghị đ

ịnh

số 5

7/20

12/N

đ-C

P.

tron

g nă

m, N

gân

hàng

đã

tạm

tríc

h cá

c qu

ỹ dự

trữ

này.

Số li

ệu c

uối c

ùng

sẽ th

ông

qua

bởi đ

ại h

ội đ

ồng

Cổ đ

ông.

B05/tCtDtại ngày 31 tháng 12 năm 2013 và cho năm tài chính kết thúc cùng ngày

Thuyết minh báo cáo tài chính (tiếp theo)

85www.mdb.com.vn

19. LÃI TrÊN Cổ PHIếu

Lãi trên cổ phiếu được tính bằng số lợi nhuận thuần trong năm phân bổ cho các Cổ đông của Ngân hàng chia cho số lượng bình quân gia quyền của số cổ phiếu phổ thông đang lưu hành trong năm. Chi tiết lãi trên cổ phiếu của Ngân hàng như sau:

Đơn vị tính: VNĐ

Năm 2013 Năm 2012

Lợi nhuận thuần phân bổ cho các Cổ đông của Ngân hàng (VNđ) 63.497.751.897 115.142.721.614

Bình quân gia quyền của số cổ phiếu phổ thông đang lưu hành (cổ phiếu) 375.000.000 375.000.000

Lãi trên cổ phiếu (VNđ) 169 307

20. Cổ TỨC

Số dư đầu nămPhát sinh trong năm

Số dư cuối nămSố phải trả Số đã trả

Cổ tức phải trả 1.117.394.067 93.632.425.516 (93.310.942.501) 1.438.877.082

Ngân hàng đã thông báo và trả cổ tức năm 2012 cho các Cổ đông tương ứng với tổng số tiền là 93.632.425.516 đồng (thuyết minh số 18.1).

21. THu NHẬP LÃI VÀ CÁC KHOẢN THu NHẬP TƯƠNG TỰ

Đơn vị tính: VNĐ

Năm 2013 Năm 2012

thu nhập lãi cho vay 724.767.710.004 594.207.127.437

thu lãi từ chứng khoán nợ 165.357.790.540 390.777.206.773

thu nhập lãi tiền gửi 11.480.285.719 172.224.710.196

thu khác từ hoạt động tín dụng 6.341.372.143 4.382.228.932

907.947.158.406 1.161.591.273.338

22. CHI PHÍ LÃI VÀ CÁC CHI PHÍ TƯƠNG TỰ

Đơn vị tính: VNĐ

Năm 2013 Năm 2012

trả lãi tiền vay 150.245.620.060 62.462.300.545

trả lãi tiền gửi 111.172.555.229 362.291.032.579

Chi phí hoạt động tín dụng khác 28.099.098.622 30.134.888.329

289.517.273.911 454.888.221.453

B05/tCtDtại ngày 31 tháng 12 năm 2013 và cho năm tài chính kết thúc cùng ngày

Thuyết minh báo cáo tài chính (tiếp theo)

86 Báo cáo thường niên 2013

23. LỖ THuẦN TỪ HOẠT đỘNG DỊCH VỤ

Đơn vị tính: VNĐ

Năm 2013 Năm 2012

thu nhập từ hoạt động dịch vụ 7.847.193.323 7.254.922.227

Nghiệp vụ ủy thác và đại lý 5.128.716.783 5.445.233.055

Dịch vụ thanh toán 1.267.259.496 1.222.443.952

Nghiệp vụ bảo lãnh 881.308.759 404.919.778

Dịch vụ ngân quỹ 206.611.290 64.842.980

thu khác 363.296.995 117.482.462

Chi phí hoạt động dịch vụ (27.333.565.244) (20.032.682.076)

Cước phí bưu điện về mạng viễn thông (7.819.926.660) (7.317.096.681)

Dịch vụ khác về thanh toán và ngân quỹ (6.303.601.204) (4.250.318.608)

Dịch vụ thanh toán (4.683.762.624) (3.707.078.615)

Nghiệp vụ ủy thác cho vay (Thuyết minh số 30) (1.382.722.880) (3.465.892.091)

Chi khác (7.143.551.876) (1.292.296.081)

Lỗ thuần từ hoạt động dịch vụ (19.486.371.921) (12.777.759.849)

24. LỖ THuẦN TỪ HOẠT đỘNG KHÁC

Đơn vị tính: VNĐ

Năm 2013 Năm 2012

thu nhập từ hoạt động khác 9.478.365.056 16.419.685.769

thu từ nợ đã xử lý 9.445.992.369 15.288.042.923

thu nhập từ hoạt động khác 32.372.687 1.131.642.846

Chi phí hoạt động khác (40.018.300.184) (19.664.664.631)

Lỗ do bán nợ (39.546.677.674) (19.334.843.065)

Khoản chi phí bất thường (471.622.510) (329.821.566)

Lỗ thuần từ hoạt động khác (30.539.935.128) (3.244.978.862)

25. CHI PHÍ HOẠT đỘNG

Đơn vị tính: VNĐ

Năm 2013 Năm 2012

Chi phí cho nhân viên 221.717.682.971 238.956.394.654

Chi lương và phụ cấp 192.639.836.284 206.677.254.660

Các khoản chi đóng góp theo lương 16.155.051.180 17.503.838.734

Chi ăn ca cho cán bộ, nhân viên 10.177.744.725 12.712.867.417

Chi trợ cấp 1.972.018.382 1.799.311.907

Chi công tác xã hội 3.599.940 25.962.029

Các khoản chi khác 769.432.460 237.159.907

B05/tCtDtại ngày 31 tháng 12 năm 2013 và cho năm tài chính kết thúc cùng ngày

Thuyết minh báo cáo tài chính (tiếp theo)

87www.mdb.com.vn

Năm 2013 Năm 2012

Chi phí khấu hao 38.823.640.834 33.626.261.921

Chi phí hoạt động khác 185.165.814.987 155.141.042.335

Chi phí dịch vụ thuê ngoài 41.560.020.010 8.130.702.798

Chi thuê tài sản 37.678.938.198 37.390.869.116

Bảo dưỡng và sửa chữa tài sản 33.512.249.941 18.576.062.010

Chi nộp thuế và các khoản phí, lệ phí 13.892.317.667 15.325.396.216

Mua sắm công cụ lao động 12.793.998.238 20.404.272.912

Chi phí marketing 5.747.295.704 13.598.019.383

Chi nộp phí bảo hiểm, bảo toàn tiền gửi của khách hàng 1.719.570.000 1.645.785.000

Chi phí quản lý công vụ khác 38.261.425.229 40.069.934.900

445.707.138.792 427.723.698.910

26. TIỀN VÀ CÁC KHOẢN TƯƠNG đƯƠNG TIỀN

tiền và các khoản tương đương tiền thuần thể hiện trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ bao gồm các khoản trên bảng cân đối kế toán sau đây:

Đơn vị tính: VNĐ

Năm 2013 Năm 2012

tiền mặt, vàng bạc, đá quý 83.069.385.052 60.534.472.501

tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 27.162.525.183 25.266.265.069

tiền gửi thanh toán tại các tCtD khác 94.091.727.299 449.173.405.773

tiền gửi và cho vay các tCtD khác có kỳ hạn dưới 90 ngày 755.486.400.000 -

tín phiếu Kho bạc Nhà nước có kỳ hạn dưới 3 tháng - 392.032.533.392

959.810.037.534 927.006.676.735

27. TÌNH HÌNH THu NHẬP CỦA CÁN BỘ CÔNG NHÂN VIÊN

Đơn vị tính: VNĐ

Năm 2013 Năm 2012

I. Số cán bộ, công nhân viên bình quân trong năm (người) 1.479 1.655

II. Thu nhập của cán bộ, công nhân viên (VNĐ)

1. tổng quỹ lương 192.639.836.284 206.677.254.660

2. thu nhập khác 12.149.763.107 14.512.179.324

3. tổng thu nhập (1+2) 204.789.599.391 221.189.433.984

4. tiền lương bình quân 10.854.172 10.406.710

5. thu nhập bình quân 11.538.742 11.137.434

B05/tCtDtại ngày 31 tháng 12 năm 2013 và cho năm tài chính kết thúc cùng ngày

Thuyết minh báo cáo tài chính (tiếp theo)

88 Báo cáo thường niên 2013

28. LOẠI HÌNH VÀ TÀI SẢN THế CHẤP CỦA KHÁCH HÀNG VAY

Đơn vị tính: VNĐ

giá trị sổ sách

31/12/2013 31/12/2012

Bất động sản 5.553.487.458.288 4.156.684.981.362

Chứng từ có giá 516.567.006.986 91.529.970.242

động sản 161.680.170.464 207.454.571.946

tài sản khác 77.146.446.352 52.252.834.000

6.308.881.082.090 4.507.922.357.550

29. NGHĨA VỤ NỢ TIỀM ẨN VÀ CÁC CAM KếT đƯA rA

trong quá trình hoạt động kinh doanh, Ngân hàng thực hiện các công cụ tài chính liên quan đến các khoản mục ngoài bảng cân đối kế toán. Các công cụ tài chính này chủ yếu bao gồm các cam kết bảo lãnh và thư tín dụng. Các công cụ này cũng tạo ra những rủi ro tín dụng cho Ngân hàng ngoài các rủi ro tín dụng đã được ghi nhận trong nội bảng.

rủi ro tín dụng của các công cụ tài chính ngoại bảng được định nghĩa là khả năng mang đến rủi ro tín dụng cho Ngân hàng khi một trong các bên liên quan đến công cụ tài chính đó không thực hiện các điều khoản của hợp đồng.

Cam kết bảo lãnh là các cam kết có điều kiện mà Ngân hàng cấp cho khách hàng để giao dịch với một bên thứ ba trong các hoạt động về bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự thầu và một số cam kết bảo lãnh khác. rủi ro tín dụng liên quan đến việc cấp bảo lãnh về cơ bản giống rủi ro cho vay khách hàng.

giao dịch thư tín dụng thương mại trả ngay là loại giao dịch trong đó Ngân hàng cung cấp tài chính cho khách hàng của mình, thông thường người mua/nhà nhập khẩu hàng hoá và bên thụ hưởng là người bán/nhà xuất khẩu. rủi ro tín dụng trong thư tín dụng trả ngay thường thấp do hàng hoá nhập khẩu được dùng để thế chấp cho loại giao dịch này.

giao dịch thư tín dụng trả chậm sẽ phát sinh rủi ro khi hợp đồng đã được thực hiện mà khách hàng không thanh toán cho bên thụ hưởng. Các thư tín dụng trả chậm không được khách hàng thanh toán được Ngân hàng ghi nhận là khoản cho vay bắt buộc và công nợ tương ứng thể hiện nghĩa vụ tài chính của Ngân hàng phải thanh toán cho bên thụ hưởng và thực hiện nghĩa vụ của Ngân hàng trong việc bảo lãnh cho khách hàng.

Ngân hàng thường yêu cầu khách hàng ký quỹ để đảm bảo cho các công cụ tài chính có liên quan đến tín dụng khi cần thiết. giá trị ký quỹ dao động từ 0% đến 100% giá trị cam kết được cấp, tùy thuộc vào mức độ tin cậy của khách hàng do Ngân hàng đánh giá.

Chi tiết các khoản công nợ tiềm ẩn và cam kết tại thời điểm cuối năm như sau:

Đơn vị tính: VNĐ

31/12/2013 31/12/2012

Bảo lãnh tài chính 21.753.621.401 18.801.671.837

- Bảo lãnh thực hiện hợp đồng 16.060.400.557 18.283.671.837

- Bảo lãnh thanh toán 5.653.220.844 500.000.000

- Bảo lãnh tài chính khác 40.000.000 18.000.000

Bảo lãnh khác 60.081.123.185 152.495.000

B05/tCtDtại ngày 31 tháng 12 năm 2013 và cho năm tài chính kết thúc cùng ngày

Thuyết minh báo cáo tài chính (tiếp theo)

89www.mdb.com.vn

31/12/2013 31/12/2012

81.834.744.586 18.954.166.837

Trừ: tiền ký quỹ (Thuyết minh số 14.1) (16.177.829.860) (16.018.000.000)

Nghĩa vụ nợ tiềm ẩn 65.656.914.726 2.936.166.837

Cam kết cho vay không huỷ ngang có điều kiện 3.507.986.426 665.000.000

69.164.901.152 3.601.166.837

30. GIAO DỊCH VỚI CÁC BÊN LIÊN QuAN

giao dịch với các bên liên quan là các giao dịch được thực hiện với các bên có liên quan với Ngân hàng. Các bên được coi là liên quan nếu một bên có khả năng kiểm soát hoặc có ảnh hưởng đáng kể đối với bên kia trong việc ra quyết định các chính sách tài chính và hoạt động. Một bên được coi là bên có liên quan với Ngân hàng nếu:

a. trực tiếp hoặc gián tiếp qua một hay nhiều bên trung gian, bên này:

• Kiểm soát hoặc bị kiểm soát hoặc chịu sự kiểm soát chung bởi Ngân hàng (bao gồm các công ty mẹ, công ty con); • Có vốn góp vào Ngân hàng và do đó có ảnh hưởng đáng kể tới Ngân hàng; • Hoặc có quyền đồng kiểm soát Ngân hàng.

b. Bên liên quan là công ty liên doanh, liên kết mà Ngân hàng là một bên liên doanh, liên kết.

c. Bên liên quan có thành viên là nhân sự chính trong Ban Quản lý của Ngân hàng hoặc công ty mẹ.

d. Bên liên quan là thành viên mật thiết trong gia đình của bất kỳ cá nhân nào đã nêu trong điểm (a) hoặc (c);

e. Bên liên quan là một đơn vị trực tiếp hoặc gián tiếp chịu sự kiểm soát, đồng kiểm soát hoặc chịu ảnh hưởng đáng kể, hoặc có quyền biểu quyết bởi bất kỳ cá nhân nào được đề cập đến trong điểm (c) hoặc (d).

Chi tiết giao dịch lớn với các bên liên quan trong năm như sau:

Đơn vị tính: VNĐ

Quan hệ Các giao dịch Phải thu (phải trả)

Cổ đông lớn

Cho vay 3.106.079.200.000

Nhận tiền gửi 1.015.750.000.000

Bán trái phiếu 462.146.337.326

Chi lãi 12.444.857.465

thu lãi 5.893.342.610

Chi phí ủy thác 1.382.722.880

Công ty con của Cổ đông lớn

Bán nợ 237.226.555.889

Mua nợ lại 60.659.261.364

Chi phí dịch vụ thuê ngoài 30.321.469.252

Chi phí thuê văn phòng 12.836.157.070

Bên liên quan của Cổ đông lớn Mua trái phiếu 326.316.666.600

B05/tCtDtại ngày 31 tháng 12 năm 2013 và cho năm tài chính kết thúc cùng ngày

Thuyết minh báo cáo tài chính (tiếp theo)

90 Báo cáo thường niên 2013

30. GIAO DỊCH VỚI CÁC BÊN LIÊN QuAN (tiếp theo)

thu nhập của các thành viên của Hội đồng Quản trị và Ban tổng giám đốc:

Đơn vị tính: VNĐ

Năm 2013 Năm 2012

Lương và thưởng 39.396.408.188 36.282.283.754

Chi tiết các khoản phải thu và phải trả các bên liên quan tại thời điểm 31 tháng 12 năm 2013 như sau:

Quan hệ Các giao dịch Phải thu (phải trả) VNĐ

Cổ đông lớn

Cho vay ủy thác 191.969.445.288

tiền gửi tại và cho vay 71.219.443.818

tiền vay và tiền gửi từ (586.498.028.866)

tiền kí quỹ (16.000.000.000)

Công ty con của Cổ đông lớn

trái phiếu 325.000.000.000

Phải thu lãi trái phiếu 39.979.452.055

Phải thu từ bán nợ 32.175.898.099

đặt cọc 3.650.488.542

Phải trả dịch vụ thuê ngoài (3.043.915.780)

Bên liên quan của Cổ đông lớntrái phiếu 300.000.000.000

Phải thu lãi trái phiếu 26.474.999.933

31. CHÍNH SÁCH QuẢN LÝ rỦI rO LIÊN QuAN đếN CÁC CÔNG CỤ TÀI CHÍNH

Mục tiêu của Ngân hàng là quản lý rủi ro một cách thích đáng trong giới hạn cho phép. Do vậy, việc sử dụng các công cụ tài chính bao gồm nhận tiền gửi của khách hàng và đầu tư vào các tài sản tài chính có chất lượng cao đạt được mức chênh lệch lãi suất cần thiết đã trở thành hoạt động mang tính then chốt của Ngân hàng. Xét từ khía cạnh quản lý rủi ro, điều này đòi hỏi Ngân hàng kết hợp một cách cân đối giữa các khoản cho vay các cá nhân và tổ chức thuộc các mức độ tin cậy khác nhau, bằng đồng nội tệ cũng như ngoại tệ, cũng như các cam kết ngoại bảng như bảo lãnh và thư tín dụng. Bên cạnh đó, Ngân hàng cũng đầu tư một phần vốn lưu động cho các ngân hàng khác vay. Những rủi ro liên quan đến trao đổi ngoại tệ và thay đổi lãi suất được quản lý thông qua áp dụng hạn mức trạng thái nhằm hạn chế sự tập trung quá mức đồng thời tham gia vào các hoạt động có tác dụng cân bằng lẫn nhau để giảm thiểu rủi ro. thông qua việc nắm giữ nhiều tài sản là các công cụ tài chính có chất lượng cao, cơ cấu bảng cân đối kế toán riêng của Ngân hàng có đủ khả năng phòng ngừa rủi ro trọng yếu trong quá trình hoạt động kinh doanh và đảm bảo khả năng thanh khoản.

trong quá trình quản lý rủi ro tín dụng, Ngân hàng đã sử dụng có hiệu quả quy trình tín dụng trong đó ghi chi tiết các chính sách và thủ tục cho vay cũng như các hướng dẫn thực hiện để chuẩn hóa các hoạt động tín dụng của Ngân hàng. rủi ro thanh khoản được hạn chế chủ yếu thông qua việc nắm giữ một số lượng lớn tài sản dưới dạng các công cụ tài chính chất lượng cao, các tài sản tiền và tương đương tiền dưới dạng tài khoản Nostro, các khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các tổ chức tín dụng khác. Các tỷ lệ an toàn có tính đến yếu tố rủi ro cũng được sử

B05/tCtDtại ngày 31 tháng 12 năm 2013 và cho năm tài chính kết thúc cùng ngày

Thuyết minh báo cáo tài chính (tiếp theo)

91www.mdb.com.vn

dụng để quản lý rủi ro thanh khoản. Ngân hàng thường tiến hành đánh giá chênh lệch lãi suất, so sánh với các thị trường trong nước và quốc tế để có những điều chỉnh kịp thời. thêm vào đó, việc áp dụng các quy trình quản lý rủi ro nội bộ cũng trở nên hiệu quả hơn. Việc đó cho phép Ngân hàng giám sát hiệu quả hơn các biến đổi về vốn và giảm các sai sót có thể xảy ra cũng như những thủ tục phức tạp không cần thiết.

32. rỦI rO TÍN DỤNG

rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết.

trong quá trình quản lý rủi ro tín dụng, Ngân hàng đã ban hành các chính sách tín dụng cũng như hướng dẫn thực hiện để chuẩn hóa các hoạt động tín dụng của Ngân hàng.

Ngân hàng kiểm soát và quản lý rủi ro tín dụng bằng cách thiết lập hạn mức tín dụng tương ứng với mức độ rủi ro mà ngân hàng có thể chấp nhận được đối với mỗi khách hàng và đối với mỗi lĩnh vực địa lý, ngành nghề. Hạn mức tín dụng đối với mỗi khách hàng được thiết lập thông qua việc sử dụng hệ thống phân loại nợ, trong đó mỗi khách hàng được xếp loại ở một mức độ rủi ro. Mức độ rủi ro này được thiết lập phù hợp với các quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Ngân hàng đã thiết lập quy trình soát xét chất lượng tín dụng cho phép dự báo sớm những thay đổi về tình hình tài chính, khả năng trả nợ của các bên đối tác dựa trên các yếu tố định tính, định lượng.

32.1. Các tài sản tài chính chưa quá hạn hay chưa bị giảm giá

Các tài sản tài chính chưa quá hạn hay chưa bị giảm giá trị của Ngân hàng bao gồm các khoản nợ nhóm 1 theo quy định của Quyết định số 493/2005/Qđ-NHNN, Quyết định số 18/2007/Qđ-NHNN và Quyết định số 780/Qđ-NHNN; các chứng khoán, các khoản phải thu và các tài sản tài chính khác không quá hạn và không phải trích lập dự phòng theo thông tư số 228/2009/tt-BtC.

Ngân hàng đánh giá rằng Ngân hàng hoàn toàn có khả năng thu hồi đầy đủ và đúng hạn các tài sản tài chính này trong tương lai.

32.2. Các tài sản tài chính đã quá hạn nhưng không bị giảm giá

tuổi nợ của các tài sản tài chính đã quá hạn nhưng không bị giảm giá được trình bày dưới đây:

Đơn vị tính: VNĐ

Quá hạn

Dưới 90 ngày Dưới 90 ngày 181-360 ngày Trên 360 ngày

tài SảN

Cho vay khách hàng 37.849.171.138 3.370.662.987 13.922.302.932 23.385.620.002

đây là các tài sản tài chính đã quá hạn nhưng không bị giảm giá vì Ngân hàng nắm giữ đầy đủ các tài sản đảm bảo là bất động sản, động sản, các giấy tờ có giá và các loại tài sản đảm bảo khác cho các tài sản tài chính này.

B05/tCtDtại ngày 31 tháng 12 năm 2013 và cho năm tài chính kết thúc cùng ngày

Thuyết minh báo cáo tài chính (tiếp theo)

92 Báo cáo thường niên 2013

33. rỦI rO THỊ TrƯỜNG

33.1. Rủi ro lãi suất

rủi ro lãi suất phát sinh do có những thay đổi về lãi suất có ảnh hưởng đến giá trị của các công cụ tài chính. Ngân hàng sẽ có nguy cơ chịu rủi ro lãi suất do sự không tương xứng hay chênh lệch giữa ngày đáo hạn hoặc ngày xác định lại lãi suất của tài sản và nợ phải trả và các công cụ ngoại bảng trong một giai đoạn nhất định.

Ngân hàng thường tiến hành đánh giá chênh lệch lãi suất, so sánh với các thị trường trong nước và quốc tế để có những điều chỉnh kịp thời. thêm vào đó, việc áp dụng các quy trình quản lý rủi ro nội bộ cũng trở nên hiệu quả hơn nhờ việc triển khai Hệ thống Quản lý Vốn tập trung và Hệ thống thanh toán tập trung, theo đó toàn bộ các giao dịch vốn và thanh toán của Ngân hàng đều do Hội sở chính thực hiện. Việc đó cho phép Ngân hàng giám sát hiệu quả hơn các biến đổi về vốn và giảm các sai sót có thể xảy ra cũng như những thủ tục phức tạp không cần thiết.

Độ nhạy đối với lãi suất

Ngân hàng chưa thực hiện phân tích độ nhạy đối với lãi suất tại ngày 31 tháng 12 năm 2013 do chưa đủ các điều kiện về hệ thống cơ sở dữ liệu và thông tin đầu vào.

Phân tích tài sản và nợ phải trả theo thời hạn định lại lãi suất thực tế

thời hạn định lại lãi suất thực tế là thời hạn còn lại tính từ thời điểm kết thúc năm tài chính cho tới kỳ định lại lãi suất gần nhất hoặc thời hạn đáo hạn của các khoản mục tài sản và nợ phải trả, tùy theo yếu tố nào đến sớm hơn.

Các giả định và điều kiện sau được áp dụng trong phân tích thời hạn định lại lãi suất thực tế của các tài sản và nợ phải trả của Ngân hàng:

» tiền mặt, vàng bạc, đá quý; góp vốn đầu tư dài hạn, các tài sản khác (bao gồm tài sản cố định và tài sản Có khác) và các khoản nợ khác được xếp loại vào khoản mục không chịu lãi.

» tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được xếp loại tiền gửi thanh toán do đó kỳ hạn định lại lãi suất thực tế được xếp loại vào khoản mục đến một tháng.

» thời hạn định lại lãi suất thực tế của chứng khoán đầu tư và chứng khoán kinh doanh được tính dựa trên thời gian đáo hạn thực tế tại thời điểm kết thúc năm tài chính của từng loại chứng khoán.

thời hạn định lại lãi suất thực tế của các khoản tiền gửi tại và cho vay các tCtD khác; các khoản cho vay khách hàng; các khoản nợ Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; các khoản tiền gửi và vay các tCtD và khoản mục tiền gửi của khách hàng được xác định như sau:

• Các khoản mục có lãi suất cố định trong suốt thời gian của hợp đồng: thời hạn định lại lãi suất thực tế dựa trên thời gian đáo hạn thực tế tính từ thời điểm kết thúc năm tài chính.

• Các khoản mục có lãi suất thả nổi: thời hạn định lại lãi suất thực tế dựa trên kỳ định lại lãi suất gần nhất tính từ thời điểm kết thúc năm tài chính.

» thời hạn định lại lãi suất thực tế của khoản mục phát hành giấy tờ có giá dựa trên thời gian đáo hạn còn lại của từng loại giấy tờ có giá.

B05/tCtDtại ngày 31 tháng 12 năm 2013 và cho năm tài chính kết thúc cùng ngày

Thuyết minh báo cáo tài chính (tiếp theo)

93www.mdb.com.vn

»th

ời h

ạn đ

ịnh

lại l

ãi s

uất t

hực

tế c

ủa k

hoản

mục

ngu

ồn v

ốn tà

i trợ

ủy

thác

đầu

tư, c

ho v

ay m

à tổ

chứ

c tín

dụn

g ch

ịu rủ

i ro

dựa

trên

thời

gia

n đị

nh

lại l

ãi su

ất th

eo q

uy đ

ịnh

trên

hợp

đồn

g (n

ếu c

ó) h

oặc

thời

gia

n đá

o hạ

n th

ực tế

của

gia

o dị

ch.

»th

ời h

ạn đ

ịnh

lại l

ãi su

ất c

ủa c

ác k

hoản

nợ

khác

đượ

c xế

p và

o kh

oản

mục

khô

ng c

hịu

lãi.

Đơn

vị t

ính:

VN

Đ

Khôn

g ch

ịu lã

iCh

ịu ả

nh h

ưởng

do

định

lại l

ãi s

uất t

rong

kho

ảng

thời

gia

nTổ

ngĐ

ến 1

thán

gTừ

1 -

3 th

áng

Từ 3

- 6

thán

gTừ

6 -

12 th

áng

Từ 1

- 5

năm

Trên

5

năm

tài s

ản

tiền

mặt

, vàn

g bạ

c , đ

á qu

ý83

.069

.385

.052

-

- -

- -

-83

.069

.385

.052

tiền

gửi

tại N

HN

N-

27.1

62.5

25.1

83-

--

--

27.1

62.5

25.1

83

tiền

gửi

tại

cho

vay

các

tCt D

khá

c (*

)-

849.

578.

127.

299

- 80

.000

.000

.000

-

--

929.

578.

127.

299

Cho

vay

khác

h hà

ng (*

)-

--

-3.

919.

511.

067.

443

--

3.91

9.51

1.06

7.44

3

Chứn

g kh

oán

đầu

tư (*

)43

.608

.208

.058

-

--

-1.

033.

683.

816.

421

-1.

077.

292.

024.

479

tài s

ản c

ố đị

nh18

6.13

0.62

1.34

8 -

- -

- -

-18

6.13

0.62

1.34

8

tài s

ản C

ó kh

ác (*

)27

5.06

8.32

6.41

1 -

- -

- -

-27

5.06

8.32

6.41

1

Tổng

tài s

ản

587.

876.

540.

869

876.

740.

652.

482

- 80

.000

.000

.000

3.

919.

511.

067.

443

1.03

3.68

3.81

6.42

1-

6.49

7.81

2.07

7.21

5

Nợ

phải

trả

tiền

gửi

vay

các

tCtD

kh

ác-

40.2

32.6

63.8

05

- 29

.500

.000

.000

32

6.45

0.33

2.91

0 19

1.96

9.44

5.28

8 -

588.

152.

442.

003

tiền

gửi

của

khá

ch h

àng

- 78

0.39

8.99

4.90

5 51

1.32

4.43

8.16

2 30

2.02

4.74

4.01

4 14

5.10

3.36

3.03

9 70

2.28

6.20

3 -

1.73

9.55

3.82

6.32

3

Vốn

tài t

rợ, u

ỷ th

ác đ

ầu t

ư,

cho

vay

chịu

rủi r

o-

- -

7.76

3.37

6.60

1-

--

7.76

3.37

6.60

1

Các

khoả

n nợ

khá

c (*

)14

8.56

4.05

7.63

7 -

- -

- -

-14

8.56

4.05

7.63

7

Tổng

nợ

phải

trả

148.

564.

057.

637

820.

631.

658.

710

511.

324.

438.

162

339.

288.

120.

615

471.

553.

695.

949

192.

671.

731.

491

- 2.

484.

033.

702.

564

Mức

chê

nh n

hạy

cảm

với

lãi

su

ất

439.

312.

483.

232

56.1

08.9

93.7

72

(511

.324

.438

.162

)(2

59.2

88.1

20.6

15)

3.44

7.95

7.37

1.49

4 84

1.01

2.08

4.93

0 -

4.01

3.77

8.37

4.65

1

(*) k

hông

bao

gồm

dự

phòn

g rủ

i ro

B05/tCtDtại ngày 31 tháng 12 năm 2013 và cho năm tài chính kết thúc cùng ngày

Thuyết minh báo cáo tài chính (tiếp theo)

94 Báo cáo thường niên 2013

33. rỦI rO THỊ TrƯỜNG (tiếp theo)

33.2. Rủi ro tiền tệ

rủi ro tiền tệ là rủi ro mà giá trị của các công cụ tài chính bị thay đổi xuất phát từ những thay đổi về tỷ giá.

Ngân hàng được thành lập và hoạt động tại Việt Nam với đồng tiền báo cáo là VNđ. đồng tiền giao dịch chính của Ngân hàng cũng là VNđ. Các tài sản tài chính và nợ phải trả tài chính của Ngân hàng chủ yếu bằng VNđ, một phần bằng uSD. tuy nhiên, một số tài sản tài chính và nợ phải trả tài chính khác của Ngân hàng lại bằng các đồng tiền khác ngoài VNđ và uSD. Ngân hàng đã đưa ra một hệ thống hạn mức để quản lý trạng thái của các đồng tiền. trạng thái đồng tiền được quản lý trên cơ sở hàng ngày và chiến lược phòng ngừa rủi ro được Ngân hàng sử dụng để đảm bảo rằng trạng thái của các đồng tiền được duy trì trong hạn mức đã thiết lập.

Phân loại tài sản và nợ phải trả theo loại tiền tệ đã được quy đổi sang VNđ vào ngày 31 tháng 12 năm 2013 như sau:

Đơn vị tính: VNĐ

uSD được quy đổi VNĐ

Các ngoại tệ khác được quy đổi VNĐ Tổng cộng

tài sản

tiền mặt, vàng bạc, đá quý 4.223.881.548 - 4.223.881.548

tiền gửi tại NHNN 2.000.654.023 - 2.000.654.023

tiền gửi tại và cho vay các tCtD khác (*) 75.830.132.937 1.426.825.184 77.256.958.121

Cho vay khách hàng (*) 191.969.445.288 - 191.969.445.288

Các tài sản Có khác (*) 8.498.185.331 1.103.804 8.499.289.135

Tổng tài sản 282.522.299.127 1.427.928.988 283.950.228.115

Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu

tiền gửi và vay các tCtD khác 193.419.822.584 - 193.419.822.584

tiền gửi của khách hàng 25.742.528.166 - 25.742.528.166

Vốn tài trợ, uỷ thác đầu tư, cho vay chịu rủi ro 199.842.000 - 199.842.000

Các khoản nợ khác (*) 364.130.887 - 364.130.887

Tổng nợ phải trả và vốn chủ sở hữu 219.726.323.637 - 219.726.323.637

trạng thái tiền tệ 62.795.975.490 1.427.928.988 64.223.904.478

(*) không bao gồm dự phòng rủi ro

Độ nhạy đối với tỷ giá

Ngân hàng chưa thực hiện phân tích độ nhạy đối với tỷ giá tại ngày 31 tháng 12 năm 2013 do chưa đủ các điều kiện về hệ thống cơ sở dữ liệu và thông tin đầu vào.

B05/tCtDtại ngày 31 tháng 12 năm 2013 và cho năm tài chính kết thúc cùng ngày

Thuyết minh báo cáo tài chính (tiếp theo)

95www.mdb.com.vn

33.3. Rủi ro thanh khoản

rủi ro thanh khoản là rủi ro Ngân hàng gặp khó khăn trong việc thực hiện những nghĩa vụ cho các khoản nợ phải trả tài chính. rủi ro thanh khoản phát sinh khi Ngân hàng có thể không đủ khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ khi những khoản nợ phải trả này đến hạn ở những thời điểm bình thường hoặc khó khăn. để giảm thiểu rủi ro thanh khoản, Ngân hàng phải huy động từ nhiều nguồn đa dạng khác ngoài nguồn vốn cơ bản của Ngân hàng, đồng thời Ngân hàng cần có chính sách quản lý tài sản có tính thanh khoản linh hoạt, theo dõi dòng tiền tương lai và tính thanh khoản hàng ngày. Ngân hàng cũng cần đánh giá dòng tiền dự kiến và khả năng sẵn có của tài sản đảm bảo hiện tại trong trường hợp cần huy động thêm nguồn vốn.

rủi ro thanh khoản còn được hạn chế thông qua việc nắm giữ một số lượng lớn tiền mặt và các khoản tương đương tiền dưới dạng tài khoản Nostro, các khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng khác và các giấy tờ có giá. Các tỷ lệ an toàn có tính đến yếu tố rủi ro cũng được sử dụng để quản lý rủi ro thanh khoản.

thời gian đáo hạn của các tài sản và nợ phải trả thể hiện thời gian còn lại của tài sản và nợ phải trả tính từ ngày kết thúc năm tài chính đến khi thanh toán theo quy định trong hợp đồng hoặc trong điều khoản phát hành.

Các giả định và điều kiện sau được áp dụng trong phân tích thời gian đến hạn của các tài sản và nợ phải trả của Ngân hàng:

• tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được xếp loại tiền gửi thanh toán, trong đó bao gồm tiền gửi dự trữ bắt buộc. Số dư của tiền gửi dự trữ bắt buộc phụ thuộc vào thành phần và kỳ hạn của các khoản tiền gửi khách hàng của Ngân hàng.

• thời gian đáo hạn của chứng khoán đầu tư được tính dựa trên ngày đáo hạn của từng loại chứng khoán.

• thời gian đến hạn của các khoản tiền gửi tại và cho vay các tCtD khác và các khoản cho vay khách hàng được xác định dựa vào ngày đến hạn của hợp đồng quy định. thời gian đến hạn thực tế có thể thay đổi do các khế ước cho vay được gia hạn.

• thời gian đến hạn của các khoản đầu tư góp vốn mua cổ phần được coi là hơn một năm do các khoản đầu tư này không có thời gian đáo hạn xác định.

• Các khoản tiền gửi, tiền vay của các tCtD và các khoản tiền gửi của khách hàng được xác định dựa vào tính chất của các khoản này hoặc thời gian đáo hạn trên hợp đồng. tài khoản Vostro và tiền gửi thanh toán được thực hiện giao dịch theo yêu cầu của khách hàng và do đó được xếp loại không kỳ hạn. thời gian đáo hạn đối với các khoản vay và tiền gửi kỳ hạn được xác định dựa trên ngày đến hạn theo hợp đồng. trong thực tế, các khoản này có thể được quay vòng và do đó duy trì trong thời gian dài hơn thời gian đáo hạn ban đầu.

• thời gian đến hạn của tài sản cố định được xác định dựa vào thời gian sử dụng hữu ích còn lại của tài sản.

B05/tCtDtại ngày 31 tháng 12 năm 2013 và cho năm tài chính kết thúc cùng ngày

Thuyết minh báo cáo tài chính (tiếp theo)

96 Báo cáo thường niên 2013

33.

rỦI r

O TH

Ị TrƯ

ỜNG

(tiếp

theo

)

33.3

. Rủi

ro th

anh k

hoản

(tiếp

theo

)

Đơn

vị t

ính:

VN

Đ

Quá

hạn

Tron

g hạ

nTổ

ngTr

ên 3

thán

ến 3

thán

ến 1

thán

gTừ

1 -

3 th

áng

Từ 3

- 12

thán

gTừ

1 -

5 nă

mTr

ên 5

năm

tài s

ản

tiền

mặt

, vàn

g bạ

c, đ

á qu

ý-

- 83

.069

.385

.052

-

- -

- 83

.069

.385

.052

tiền

gửi

tại N

HN

N

- -

27.1

62.5

25.1

83-

- -

- 27

.162

.525

.183

tiền

gửi

tại v

à ch

o va

y cá

c tC

tD k

hác

(*)

- -

849.

578.

127.

299

- 80

.000

.000

.000

-

- 92

9.57

8.12

7.29

9

Cho

vay

khác

h hà

ng (*

)10

3.74

6.84

3.54

0 14

6.27

0.02

3.00

1 77

.683

.362

.363

48

5.94

1.97

2.87

4 1.

164.

547.

571.

810

1.89

3.70

8.32

3.48

4 47

.612

.970

.371

3.

919.

511.

067.

443

Chứn

g kh

oán

đầu

tư (*

)-

- -

19.3

52.8

10.0

00

- 1.

057.

939.

214.

479

- 1.

077.

292.

024.

479

tài s

ản c

ố đị

nh-

- 14

.771

.590

.884

-

26.1

78.9

05

27.9

59.1

89.0

14

143.

373.

662.

545

186.

130.

621.

348

tài s

ản C

ó kh

ác (*

)-

- 72

.558

.096

.692

7.

121.

946.

132

169.

071.

616.

987

26.3

16.6

66.6

00

- 27

5.06

8.32

6.41

1

tổng

tài s

ản

103.

746.

843.

540

146.

270.

023.

001

1.12

4.82

3.08

7.47

3 51

2.41

6.72

9.00

6 1.

413.

645.

367.

702

3.00

5.92

3.39

3.57

7 19

0.98

6.63

2.91

6 6.

497.

812.

077.

215

Nợ

phải

trả

tiền

gửi

vay

c tC

tD k

hác

- -

40.2

32.6

63.8

05

- 35

5.95

0.33

2.91

0 19

1.96

9.44

5.28

8 -

588.

152.

442.

003

tiền

gửi

của

khá

ch h

àng

- -

780.

398.

994.

905

511.

324.

438.

162

447.

128.

107.

053

702.

286.

203

- 1.

739.

553.

826.

323

Vốn

tài t

rợ, u

ỷ th

ác đ

ầu tư

, ch

o va

y ch

ịu rủ

i ro

- -

- 44

4.65

9.67

4 2.

686.

216.

670

2.52

8.84

7.14

1 2.

103.

653.

116

7.76

3.37

6.60

1

Các

khoả

n nợ

khá

c (*

)-

- 41

.279

.606

.919

17

.063

.793

.167

46

.880

.646

.719

43

.340

.010

.832

-

148.

564.

057.

637

tổng

nợ

phải

trả

- -

861.

911.

265.

629

528.

832.

891.

003

852.

645.

303.

352

238.

540.

589.

464

2.10

3.65

3.11

6 2.

484.

033.

702.

564

Mức

chê

nh th

anh

khoả

n rò

ng

103.

746.

843.

540

146.

270.

023.

001

262.

911.

821.

844

(16.

416.

161.

997)

561.

000.

064.

350

2.76

7.38

2.80

4.11

3 18

8.88

2.97

9.80

0 4.

013.

778.

374.

651

(*) k

hông

bao

gồm

dự

phòn

g rủ

i ro

B05/tCtDtại ngày 31 tháng 12 năm 2013 và cho năm tài chính kết thúc cùng ngày

Thuyết minh báo cáo tài chính (tiếp theo)

97www.mdb.com.vn

34. THuYếT MINH Bổ SuNG VỀ TÀI SẢN TÀI CHÍNH VÀ NỢ PHẢI TrẢ TÀI CHÍNH THEO THÔNG TƯ Số 210/2009/TT-BTC

Ngày 6 tháng 11 năm 2009, Bộ tài chính đã ban hành thông tư số 210/2009/tt-BtC hướng dẫn áp dụng Chuẩn mực Báo cáo tài chính Quốc tế về trình bày báo cáo tài chính và thuyết minh thông tin đối với công cụ tài chính (“thông tư 210”) có hiệu lực cho các năm tài chính bắt đầu từ hoặc sau ngày 01 tháng 01 năm 2011.

Do thông tư 210 chỉ quy định việc trình bày báo cáo tài chính và thuyết minh thông tin đối với công cụ tài chính, nên Ngân hàng chỉ áp dụng các khái niệm về tài sản tài chính, nợ phải trả tài chính và các khái niệm liên quan để trình bày thông tin bổ sung theo yêu cầu của thông tư 210. Các khoản mục tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu của Ngân hàng vẫn được ghi nhận và hạch toán theo các quy định hiện hành của Chuẩn mực Kế toán Việt Nam, Chế độ Kế toán các tổ chức tín dụng Việt Nam và các quy định pháp lý có liên quan đến việc lập và trình bày báo cáo tài chính.

Các thuyết minh về công cụ tài chính theo thông tư 210 được trình bày như sau:

Tài sản tài chính

Các tài sản tài chính của Ngân hàng theo phạm vi của thông tư 210 bao gồm tiền mặt, vàng bạc, đá quý, các khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các tổ chức tín dụng khác, các khoản cho vay khách hàng và các tổ chức tín dụng khác, các khoản chứng khoán kinh doanh, chứng khoán đầu tư, các khoản phải thu và các tài sản theo các hợp đồng phái sinh tiền tệ.

theo thông tư 210, tài sản tài chính được phân loại một cách phù hợp, cho mục đích thuyết minh trong báo cáo tài chính, thành một trong các loại sau:

» Tài sản tài chính được ghi nhận theo giá trị hợp lý thông qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:

Là một tài sản tài chính thỏa mãn một trong các điều kiện sau:

a. tài sản tài chính được phân loại vào nhóm nắm giữ để kinh doanh. tài sản tài chính được phân loại vào nhóm chứng khoán nắm giữ để kinh doanh, nếu:

• được mua hoặc tạo ra chủ yếu cho mục đích bán lại/mua lại trong thời gian ngắn; • Có bằng chứng về việc kinh doanh công cụ đó nhằm mục đích thu lợi ngắn hạn; • Công cụ tài chính phái sinh (ngoại trừ các công cụ tài chính phái sinh được xác định là một hợp đồng bảo

lãnh tài chính hoặc một công cụ phòng ngừa rủi ro hiệu quả).

a. tại thời điểm ghi nhận ban đầu, Ngân hàng xếp tài sản tài chính vào nhóm phản ánh theo giá trị hợp lý thông qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

» Các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn:

Là các tài sản tài chính phi phái sinh với các khoản thanh toán cố định hoặc có thể xác định và có kỳ đáo hạn cố định mà Ngân hàng có ý định và có khả năng giữ đến ngày đáo hạn, ngoại trừ:

a. Các tài sản tài chính mà tại thời điểm ghi nhận ban đầu đã được xếp vào nhóm ghi nhận theo giá trị hợp lý thông qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

b. Các tài sản tài chính đã được xếp vào nhóm sẵn sàng để bán.

c. Các tài sản tài chính thỏa mãn định nghĩa về các khoản cho vay và phải thu.

B05/tCtDtại ngày 31 tháng 12 năm 2013 và cho năm tài chính kết thúc cùng ngày

Thuyết minh báo cáo tài chính (tiếp theo)

98 Báo cáo thường niên 2013

34. THuYếT MINH Bổ SuNG VỀ TÀI SẢN TÀI CHÍNH VÀ NỢ PHẢI TrẢ TÀI CHÍNH THEO THÔNG TƯ Số 210/2009/TT-BTC (tiếp theo)

Tài sản tài chính (tiếp theo)

» Các khoản cho vay và phải thu:

Là các tài sản tài chính phi phái sinh với các khoản thanh toán cố định hoặc có thể xác định và không được niêm yết trên thị trường, ngoại trừ:

a. Các khoản mà Ngân hàng có ý định bán ngay hoặc sẽ bán trong tương lai gần được phân loại là tài sản nắm giữ vì mục đích kinh doanh và cũng như các loại mà tại thời điểm ghi nhận ban đầu được Ngân hàng xếp vào nhóm ghi nhận theo giá trị hợp lý thông qua Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

b. Các khoản được Ngân hàng xếp vào nhóm sẵn sàng để bán tại thời điểm ghi nhận ban đầu.

c. Các khoản mà người nắm giữ có thể không thu hồi được phần lớn giá trị đầu tư ban đầu, không phải do suy giảm chất lượng tín dụng, và được phân loại vào nhóm sẵn sàng để bán.

» Tài sản sẵn sàng để bán:

Là các tài sản tài chính phi phái sinh được xác định là sẵn sàng để bán hoặc không được phân loại là:

a. Các khoản cho vay và các khoản phải thu.

b. Các khoản đầu tư giữ đến ngày đáo hạn.

c. Các tài sản tài chính ghi nhận theo giá trị hợp lý thông qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

Nợ phải trả tài chính

Nợ phải trả tài chính của Ngân hàng theo phạm vi của thông tư 210 bao gồm các khoản nợ Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, tiền gửi tại và cho vay các tổ chức tín dụng khác, tiền gửi của khách hàng, vốn tài trợ, ủy thác đầu tư, cho vay chịu rủi ro, các khoản giấy tờ có giá phát hành, các khoản phải trả và các khoản nợ phải trả theo các hợp đồng phái sinh tiền tệ.

theo thông tư 210, nợ phải trả tài chính, cho mục đích thuyết minh trong báo cáo tài chính, được phân loại một cách phù hợp thành:

» Các khoản nợ phải trả tài chính được ghi nhận thông qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Là một khoản nợ phải trả tài chính thỏa mãn một trong các điều kiện sau:

a. Nợ phải trả tài chính được phân loại vào nhóm nắm giữ để kinh doanh. Nợ phải trả tài chính được phân loại vào nhóm chứng khoán nắm giữ để kinh doanh, nếu:

• được mua hoặc tạo ra chủ yếu cho mục đích bán lại/mua lại trong thời gian ngắn; • Có bằng chứng về việc kinh doanh công cụ đó nhằm mục đích thu lợi ngắn hạn; • Công cụ tài chính phái sinh (ngoại trừ các công cụ tài chính phái sinh được xác định là một hợp đồng bảo

lãnh tài chính hoặc một công cụ phòng ngừa rủi ro hiệu quả).

B05/tCtDtại ngày 31 tháng 12 năm 2013 và cho năm tài chính kết thúc cùng ngày

Thuyết minh báo cáo tài chính (tiếp theo)

99www.mdb.com.vn

b. tại thời điểm ghi nhận ban đầu, Ngân hàng xếp nợ phải trả tài chính vào nhóm phản ánh theo giá trị hợp lý thông qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

» Các khoản nợ phải trả tài chính được xác định theo giá trị phân bổ

Các khoản nợ phải trả tài chính không được phân loại vào nhóm được ghi nhận thông qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh sẽ được phân loại vào nhóm các khoản nợ phải trả tài chính được xác định theo giá trị phân bổ.

Bù trừ các tài sản và nợ phải trả tài chính

Các tài sản tài chính và nợ phải trả tài chính được bù trừ và giá trị thuần sẽ được trình bày trên bảng cân đối kế toán chỉ khi Ngân hàng có quyền hợp pháp để thực hiện việc bù trừ và Ngân hàng dự tính thanh toán tài sản và nợ phải trả tài chính theo giá trị ròng, hoặc việc tất toán tài sản và nợ phải trả tài chính xảy ra đồng thời.

34.1. Giá trị ghi sổ và giá trị hợp lý của tài sản tài chính và nợ phải trả tài chính

Bảng sau trình bày giá trị ghi sổ và giá trị hợp lý của các tài sản của Ngân hàng tại ngày 31 tháng 12 năm 2013:

Đơn vị tính: VNĐ

giá trị ghi sổgiá trị hợp lýgiữ đến ngày

đáo hạnCho vay

và phải thuSẵn sàng

để bán

Tài sản khác hạch toán theo giá trị phân bổ

Tổng cộng giá trị ghi sổ

tiền mặt, vàng bạc, đá quý (*) - - - 83.069.385.052 83.069.385.052 83.069.385.052

tiền gửi tại NHNN (*) - 27.162.525.183 - - 27.162.525.183 27.162.525.183

tiền gửi tại và cho vay các tCtD khác

- 919.437.587.299 - - 919.437.587.299 (**)

Cho vay khách hàng - 3.879.231.883.248 - - 3.879.231.883.248 (**)

Chứng khoán sẵn sàng để bán

- - 1.042.723.028.921 - 1.042.723.028.921 (**)

Chứng khoán giữ đến ngày đáo hạn

24.255.398.058 - - - 24.255.398.058 (**)

tài sản tài chính khác - - - 46.155.384.239 46.155.384.239 (**)

24.255.398.058 4.825.831.995.730 1.042.723.028.921 129.224.769.291 6.022.035.192.000

Bảng sau trình bày giá trị ghi sổ và giá trị hợp lý của các khoản nợ phải trả tài chính của Ngân hàng tại ngày 31 tháng 12 năm 2013:

Đơn vị tính: VNĐ

giá trị ghi sổ

giữ đến ngày đáo hạn Cho vay

và phải thuSẵn sàng

để bán

Nợ khác hạch toán theo giá trị

phân bổ

Tổng cộng giá trị ghi sổ

giá trị hợp lý

tiền gửi và vay các tCtD khác - - - 588.152.442.003 588.152.442.003 (**)

tiền gửi của khách hàng - - - 1.739.553.826.323 1.739.553.826.323 (**)

Vốn tài trợ, ủy thác đầu tư chịu rủi ro - - - 7.763.376.601 7.763.376.601 (**)

Các khoản nợ tài chính khác - - - 15.238.121.850 15.238.121.850 (**)

- - - 2.350.707.766.777 2.350.707.766.777

B05/tCtDtại ngày 31 tháng 12 năm 2013 và cho năm tài chính kết thúc cùng ngày

Thuyết minh báo cáo tài chính (tiếp theo)

100 Báo cáo thường niên 2013

34. THuYếT MINH Bổ SuNG VỀ TÀI SẢN TÀI CHÍNH VÀ NỢ PHẢI TrẢ TÀI CHÍNH THEO THÔNG TƯ Số 210/2009/TT-BTC (tiếp theo)

34.1. Giá trị ghi sổ và giá trị hợp lý của tài sản tài chính và nợ phải trả tài chính (tiếp theo)

(*) giá trị hợp lý của các tài sản tài chính này xấp xỉ giá trị ghi sổ do các công cụ tài chính này có thời hạn ngắn.

(**) giá trị hợp lý của các tài sản tài chính và nợ phải trả tài chính này không thể xác định được do hiện nay chưa có các hướng dẫn và quy định cụ thể của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan chức năng về xác định giá trị hợp lý của các công cụ tài chính.

34.2. Tài sản tài ch ính đã cầm cố, thế chấp

Chi tiết các tài sản tài chính của Ngân hàng được cầm cố, thế chấp vào thời điểm cuối năm như sau:

Đơn vị tính: VNĐ

31 tháng 12 năm 2013 31 tháng 12 năm 2012

giá trị ghi sổ Nghĩa vụ có liên quan giá trị ghi sổ Nghĩa vụ có liên quan

trái phiếu Ngân hàng Phát triển Việt Nam 201.046.629.011 (*) 201.804.866.648 (*)

(*) Các trái phiếu này đang được cầm cố tại Ngân hàng Nhà nước để thực hiện các giao dịch liên ngân hàng.

35. CAM KếT VốN VÀ THuÊ HOẠT đỘNG

Đơn vị tính: VNĐ

31/12/2013 31/12/2012

Các cam kết vốn xây dựng văn phòng làm việc và mua sắm tài sản cố định - 33.133.198.497

Các cam kết thuê hoạt động không thể hủy ngang 56.810.607.455 104.590.451.735

Trong đó:

- đến hạn trong 1 năm 20.445.663.080 35.014.104.875

- đến hạn từ 2 đến 5 năm 35.869.944.375 68.894.346.860

- đến hạn sau 5 năm 495.000.000 682.000.000

36. CÁC SỰ KIỆN SAu NGÀY KếT THÚC NIÊN đỘ Kế TOÁN

Không có sự kiện quan trọng nào xảy ra sau ngày kết thúc niên độ kế toán yêu cầu phải có các điều chỉnh hoặc thuyết minh trong báo cáo tài chính.

B05/tCtDtại ngày 31 tháng 12 năm 2013 và cho năm tài chính kết thúc cùng ngày

Thuyết minh báo cáo tài chính (tiếp theo)

101www.mdb.com.vn

37. TỶ GIÁ MỘT Số LOẠI NGOẠI TỆ SO VỚI VNđ VÀO THỜI đIỂM CuốI NĂM

Đơn vị tính: VNĐ

31/12/2013 31/12/2012

uSD 21.036 20.828

Eur 29.129 27.349

SgD 16.656 17.038

Người lập: Người kiểm soát: Người phê duyệt:

Bà Lê Thị Xuân Mai ông Dương hải ông Tay han ChongQuyền Kế toán trưởng giám đốc Khối tài chính tổng giám đốc

Thành phố Long Xuyên, Tỉnh An Giang, Việt Nam Ngày 20 tháng 03 năm 2014

B05/tCtDtại ngày 31 tháng 12 năm 2013 và cho năm tài chính kết thúc cùng ngày

Thuyết minh báo cáo tài chính (tiếp theo)

104 Mạng lưới ngân hàng đại lý liên kết

106 Mạng lưới hoạt động

05 CHẮP CÁNH VƯƠN XA

Bền vữngđể phát triển

104 Báo cáo thường niên 2013

Mạng lưới ngân hàng đại lý liên kếtChắp cánh vươn xa

Nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ và đa dạng hóa sản phẩm, MDB luôn chú trọng đến việc thiết lập và củng cố quan hệ đối tác với các ngân hàng và các tổ chức tài chính trong và ngoài nước.

Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam

105www.mdb.com.vn

Ngân hàng TMCP An Bình Ngân hàng DBS, Chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh Tổng Công Ty Bưu điện Việt Nam - VNPOST

106 Báo cáo thường niên 2013

Hong Kong

Hà Nội

Hồ Chí Minh

Đà Nẵng

Hà Nội

Hải Phòng

Khánh Hoà

Lâm Đồng

Đồng Nai

Bình Dương

Long An

Đồng Tháp

Cần Thơ

An Giang

Kiên Giang

Cà Mau

Mạng lưới hoạt độngChắp cánh vươn xa

107www.mdb.com.vn

Hong Kong

Hà Nội

Hồ Chí Minh

Đà Nẵng

Hà Nội

Hải Phòng

Khánh Hoà

Lâm Đồng

Đồng Nai

Bình Dương

Long An

Đồng Tháp

Cần Thơ

An Giang

Kiên Giang

Cà Mau

Hội sở chính248 Trần Hưng Đạo, Tp. Long Xuyên, T. An GiangĐT: (076) 384 1706 - Fax: (076) 384 1006

Chi nhánh Long Xuyên106 Trần Hưng Đạo, P. Mỹ Bình, Tp. Long Xuyên, T. An GiangĐT: (076) 384 3709 - Fax: (076) 394 0350

Quỹ tiết kiệm Vàm Cống12/52 Quốc lộ 91, P. Mỹ Thạnh,Tp. Long Xuyên, T. An Giang.ĐT: (076) 3930 209 - Fax: (076) 3930 210

Quỹ tiết kiệm Phú Hòa160/7 Tỉnh lộ 943, Ấp Phú Hữu, Tt. Phú Hòa, H. Thoại Sơn, T. An GiangĐT: (076) 3721 746 - Fax: (076) 3721 747

Phòng giao dịch Thoại Sơn349 Nguyễn Huệ, Ấp Bắc Sơn, Tt. Núi Sập,H. Thoại Sơn, T. An Giang.ĐT: (076) 3712 134 - Fax: (076) 3712 135

Quỹ tiết kiệm Óc Eo Ấp Tân Hiệp A, Tt. Óc Eo, H. Thoại Sơn, T. An GiangĐT: (076) 3738 282 - Fax: (076) 3738 289

Phòng giao dịch Mỹ Bình248 Trần Hưng Đạo, P. Mỹ Xuyên, Tp. Long Xuyên, T. An GiangĐT: (076) 3957 133 - Fax: (076) 3957 144

Phòng giao dịch Vĩnh AnCụm Dân Cư Cầu Số 8, Xã Vĩnh An, H. Châu Thành, T. An GiangĐT: (076) 3839 433 - Fax: (076) 3839 565

Quỹ tiết kiệm Cần đăng356 Tổ 14, Tỉnh lộ 91 Ấp Cần Thạnh, Xã Cần Đăng, H. Châu Thành, T. An GiangĐT: (076) 3668 291 - Fax: (076) 3668 292

Phòng giao dịch Chợ Mới85 Trần Hưng Đạo, Ấp Thị, Tt. Chợ Mới, H. Chợ Mới, T. An GiangĐT: (076) 3611 109 - Fax: (076) 3611 108

Phòng giao dịch Mỹ Luông187 Ấp Thị 2, Tt. Mỹ Luông, H. Chợ Mới, T. An GiangĐT: (076) 3625 465 - Fax: (076) 3625 458

Quỹ tiết kiệm Nguyễn Huệ 05 Nguyễn Huệ B, P. Mỹ Long, Tp. Long Xuyên, T. An GiangĐT: (076) 3930 579 - Fax: (076) 3930 479

Phòng giao dịch Châu ThànhQuốc Lộ 91, Tt. An Châu, H. Châu Thành, T. An GiangĐT: (076) 3651 900 - Fax: (076) 3651 901

Phòng giao dịch Tri Tôn31 Trần Hưng Đạo, Tt. Tri Tôn, H. Tri Tôn, T. An GiangĐT: (076) 3772 508 - Fax: (076) 3772 509

Quỹ tiết kiệm Ba Chúc 249 Tỉnh lộ 955B, Tt. Ba Chúc, H. Tri Tôn, T. An GiangĐT: (076) 3781 444 - Fax: (076) 3781 440

Quỹ tiết kiệm Bình HòaTổ 33, Ấp Phú Hòa, Xã Bình Hòa, H. Châu Thành, T. An GiangĐT: (076) 3666 822 - Fax: (076) 3666 419

Chi nhánh Châu đốcTrưng Nữ Vương (nối dài), P. Châu Phú B,TX.Châu Đốc, T. An GiangĐT: (076) 3550 484 - Fax: (076) 3550 485

Phòng giao dịch Xuân TôTổ 10, Quốc lộ 91, khóm Xuân Hòa, Tt. Tịnh Biên, H. Tịnh Biên, T. An Giang.ĐT: (076) 3751 535 - Fax: (076) 3751 534

Phòng giao dịch Tân Châu5C+1 Hai Bà Trưng, P. Long Thạnh, Tx. Tân Châu, T. An GiangĐT: (076) 3533 324 - Fax: (076) 3533 325

Quỹ tiết kiệm Quang Trung 02 Quang Trung, Khóm 5, P. Châu Phú A, Tx. Châu Đốc, T. An GiangĐT: (076) 6260 111 - Fax: (076) 6260 219

Phòng giao dịch Phú Tân781 Quốc lộ 954, Tt. Phú Mỹ, H. Phú Tân, T. An GiangĐT: (076) 3587 512 - Fax: (076) 3587 513

Quỹ tiết kiệm Chợ Vàm Ấp Phú Xương, Tt. Chợ Vàm, H. Phú Tân, T. An GiangĐT: (076) 3589 744 - Fax: (076) 3589 745

Phòng giao dịch Châu PhúQuốc lộ 91, Tổ 3, Ấp Bình Hòa, Tt. Cái Dầu, H. Châu Phú, T. An GiangĐT: (076) 3684 079 - Fax: (076) 3684 080

Phòng giao dịch An Phú592 Bạch Đằng, Tt. An Phú, H. An Phú, T. An GiangĐT: (076) 3511 956 - Fax: (076) 3511 957

Chi nhánh Kiên Giang273 Nguyễn Bỉnh Khiêm, KP. Đông Hồ, P. Vĩnh Thanh, Tp. Rạch Giá, T. Kiên GiangĐT: (077) 3777 789 - Fax: (077) 3777 885

Chi nhánh Long AnLô 23-24A Đường số 3 (Trương Văn Bang), P. 2, Tp. Tân An, T. Long AnĐT: (072) 3512 727 - Fax: (072) 3512 828

Chi nhánh Cà Mau188-190 và căn nhà 192A liền kề nhau, Lý Thường Kiệt, P. 6, Tp. Cà Mau, T. Cà MauĐT: (0780) 3699 888 - Fax: (0780) 3684 666

Chi nhánh Cần Thơ89-91 Trần Hưng Đạo, P. An Phú, Q. Ninh Kiều, Tp. Cần ThơĐT: (0710) 3733 735 - Fax: (0710) 3733 736

Quỹ tiết kiệm An Hòa36/51A Đường Trần Việt Châu, P. An Hòa, Q. Ninh Kiều, Tp. Cần ThơĐT: (0710) 6252 798 - Fax: (0710) 6252 799

Quỹ tiết kiệm Tây đô172 Đường 3/2, P. Hưng Lợi, Q. Ninh Kiều, Tp. Cần ThơĐT: (0710) 6253 371 - Fax: (0710) 6253 372

Quỹ tiết kiệm Ô MônĐường 26/3, Khu vực 4, P. Châu Văn Liêm, Q. Ô Môn, Tp. Cần ThơĐT: (0710) 6259 116 - Fax: (0710) 6259 100

Chi nhánh Sa đéc279 Nguyễn Sinh Sắc, P. 2, TX. Sa Đéc, T. Đồng ThápĐT: (067) 3774 021 - Fax: (067) 3774 035

Quỹ tiết kiệm Lấp Vò142 Đường 3 tháng 2, Tt. Lấp Vò, H. Lấp Vò, T. Đồng ThápĐT: (067) 3666 666 - Fax: (067) 3846 848

Quỹ tiết kiệm Thanh Bình174 Quốc lộ 30, Tt. Thanh Bình, H. Thanh Bình, T. Đồng ThápĐT: (067) 3833 229 - Fax: (067) 3834 228

Quỹ tiết kiệm Lai Vung495A Quốc lộ 80, Tt. Lai Vung, H. Lai Vung, T. Đồng ThápĐT: (067) 3655 668 - Fax: (067) 3655 669

Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh707 - 709 Đường Cách Mạng Tháng Tám, P. 6, Q. Tân Bình, Tp. HCMĐT: (08) 3977 0868 - Fax: (08) 3977 0869

Quỹ tiết kiệm Phú Thạnh107 Nguyễn Sơn, P. Phú Thạnh, Q. Tân Phú, Tp. Hồ Chí MinhĐT: (08) 6267 9487 - Fax: (08) 6267 9489

Quỹ tiết kiệm Lũy Bán Bích187 Lũy Bán Bích, P. Hiệp Tân, Q. Tân Phú, Tp. Hồ Chí MinhĐT: (08) 6269 0101- Fax: (08) 6269 0103

Quỹ tiết kiệm Chợ Lớn30 Trang Tử, P. 14, Q. 5, Tp. Hồ Chí MinhĐT: (08) 6293 2343 - Fax: (08) 6293 2344

Chi nhánh Sài Gòn 11A Phạm Ngọc Thạch, P. 6, Q. 3, Tp. Hồ Chí Minh.ĐT: (08) 3939 0368 - Fax: (08) 3939 0369

Quỹ tiết kiệm Nguyễn Công Trứ331C Trần Hưng Đạo, P. Cô Giang, Q. 1, Tp. HCMĐT: (08) 6291 8944 - 6291 8945 - Fax: (08) 6291 8950

Quỹ tiết kiệm Gia định56 Phan Văn Trị, P. 10, Q. Gò Vấp, Tp. Hồ Chí MinhĐT: (08) 6295 9651 - Fax: (08) 6295 9661

Chi nhánh Bình Dương 190 Đường 30 tháng 4, P. Chánh Nghĩa, Tx. Thủ Dầu Một, T. Bình DươngĐT: (0650) 3 818 781 - Fax: (0650) 3818 782

Chi nhánh đồng Nai2039 Nguyễn Ái Quốc, KP. 3, P. Trung Dũng, Tp. Biên Hòa, T. Đồng NaiĐT: (061) 3 816 677 - Fax: (061) 3816 355

Chi nhánh Lâm đồng12 Trần Phú, Tp. Đà Lạt, T. Lâm ĐồngĐT: (063) 6252 525 - Fax: (063) 6252 626

Chi nhánh Khánh Hòa65 Quang Trung, P. Lộc Thọ, Tp. Nha Trang, T. Khánh HòaĐT: (058) 3523 322 - Fax: (058) 3523 311

Chi nhánh đà Nẵng 92 - 94 Lê Duẩn, Q. Hải Châu, Tp. Đà Nẵng ĐT: (0511) 3752 999 - Fax: (0511) 3889 699

Chi nhánh Hải Phòng82 Tô Hiệu, P. Trại Cau , Q. Lê Chân, Tp. Hải PhòngĐT: (031) 3666 689 - Fax: (031) 3666 156

Chi nhánh Hà Nội 308 Phố Xã Đàn, P. Phương Liên, Q. Đống Đa, Hà NộiĐT: (04) 3572 0800 - Fax: (04) 3572 0792

Chi nhánh Thăng Long 58 Trần Thái Tông, P. Dịch Vọng Hậu, Q. Cầu Giấy, Hà NộiĐT: (04) 3792 5299 - Fax: (04) 3792 5298

Hội sở chính:

248 trần Hưng đạo, thành phố Long Xuyên,

tỉnh An giang, Việt Nam

tel: (076) 3841 706 | Fax: (076) 3841 006

Email: [email protected]

Website: www.mdb.com.vn