ke toan tai chinh

21
Mục lục A. Chủ đề 2. Kế toán Thuế GTGT được khấu trừ I. Lý thuyết về thuế GTGT được khấu trừ 1. Vấn đề chung về thuế GTGT 1.1 Khái niệm thuế GTGT 1.2 Vai trò của thuế GTGT 1.3 Đặc điểm thuế GTGT 2. Nội dung thuế GTGT 2.1 Đối tượng chịu thuế, nộp thuế GTGT 2.2 Căn cứ tính thuế GTGT 2.3 Phương pháp tính thuế GTGT 3. Thuế GTGT được khấu trừ 3.1 Khái niệm 3.2 Bản chất 3.3 Điều kiện áp dụng 4. Kế toán thuế GTGT khấu trừ trong Doanh nghiệp 4.1 Kế toán thuế GTGT khấu trừ đầu vào 4.2 Kế toán thuế GTGT khấu trừ đầu ra II. Thực trạng kế toán thuế GTGT khấu trừ tại Doanh nghiệp 1. Thông tin chung về công ty 2. Thực trạng kế toán thuế GTGT được khấu trừ tại công ty 2.1 Các chính sách kế toán áp dụng tại công ty 2.2 Thực trạng kế toán thuế GTGT được khấu trừ 2.2.1 Chứng từ kế toán thuế GTGT đầu vào 2.2.2 Kế toán chi tiết thuế GTGT được khấu trừ

Upload: tran-quang-khoa

Post on 06-Dec-2015

3 views

Category:

Documents


0 download

DESCRIPTION

ke toan tai chinh mot bai tap nhom

TRANSCRIPT

Page 1: ke toan tai chinh

Mục lục

A. Chủ đề 2. Kế toán Thuế GTGT được khấu trừ

I. Lý thuyết về thuế GTGT được khấu trừ

1. Vấn đề chung về thuế GTGT

1.1 Khái niệm thuế GTGT

1.2 Vai trò của thuế GTGT

1.3 Đặc điểm thuế GTGT

2. Nội dung thuế GTGT

2.1 Đối tượng chịu thuế, nộp thuế GTGT

2.2 Căn cứ tính thuế GTGT

2.3 Phương pháp tính thuế GTGT

3. Thuế GTGT được khấu trừ

3.1 Khái niệm

3.2 Bản chất

3.3 Điều kiện áp dụng

4. Kế toán thuế GTGT khấu trừ trong Doanh nghiệp

4.1 Kế toán thuế GTGT khấu trừ đầu vào

4.2 Kế toán thuế GTGT khấu trừ đầu ra

II. Thực trạng kế toán thuế GTGT khấu trừ tại Doanh nghiệp

1. Thông tin chung về công ty

2. Thực trạng kế toán thuế GTGT được khấu trừ tại công ty

2.1 Các chính sách kế toán áp dụng tại công ty

2.2 Thực trạng kế toán thuế GTGT được khấu trừ

2.2.1 Chứng từ kế toán thuế GTGT đầu vào

2.2.2 Kế toán chi tiết thuế GTGT được khấu trừ

2.2.3 Kế toán tổng hợp thuế GTGT được khấu trừ

2.2.4 Trình tự ghi thuế GTGT đầu ra

2.2.5 Trình tự ghi sổ kế toán tổng hợp

3. Nhận xét

Page 2: ke toan tai chinh

I. Lý thuyết về thuế GTGT được khấu trừ

1. Vấn đề chung về thuế GTGT

1.1 Khái niệm thuế GTGT

Thuế giá trị gia tăng là một loại thuế gián thu đánh trên khoản giá trị tăng thêm cuả hàng

hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng và được nộp

vào ngân sách Nhà nước theo mức độ tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ.

Đây là một loại thuế doanh thu đánh vào mỗi giai đoạn sản xuất, lưu thông sản phẩm

hàng hoá, từ khi còn là nguyên liệu thô sơ cho đến sản phẩm hoàn thành, và cuối cùng là

giai đoạn tiêu dùng. Chính vì vậy mà chúng ta còn gọi là thuế doanh thu có khấu trừ số

thuế đã nộp ở giai đoạn trước. Thuế gía trị gia tăng được cộng vào giá bán hàng hoá, dịch

vụ, và do người tiêu dùng chịu khi mua hàng hoá, sử dụng dịch vụ.

1.2 Vai trò của thuế GTGT

Thuế GTGT góp phần lành mạnh hóa nền kinh tế, tạo nên sự cạnh tranh bình đẳng

giữa các chủ thể khi nó bắt buộc các chủ thể phải sử dụng hệ thống hóa đơn chứng

từ.

Thuế GTGT giúp nhà nước kiểm soát được hoạt động, sản xuất, nhập khẩu, kinh

doanh hàng hóa nhờ kiểm soát được hệ thống hóa đơn, chứng từ, khắc phục được

nhược điểm của thuế doanh thu là trốn thuế. Qua đó, còn cung cấp cho công tác

nghiên cứu, thống kê những số liệu quan trọng.

Thuế GTGT góp phần bảo hộ nền sản xuất trong nước một cách hợp lý thông qua

việc đánh thuế GTGT hàng nhập khẩu ngay từ khi nó xuất hiện trên lãnh thổ Việt

Nam; bên canh đó thuế GTGT đánh vào hàng hóa xuất khẩu nhằm tạo ra thuế

GTGT đầu ra để được hoàn thuế GTGT.

1.3 Đặc điểm của thuế GTGT

Đối tượng chịu thuế GTGT là hàng hóa được tiêu dùng, dịch vụ được sử dụng trên

lãnh thổ Việt Nam mà cụ thể là phần giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ đó.

Điều kiện để hàng hóa dịch vụ là đối tượng chịu thuế của thuế GTGT:

Page 3: ke toan tai chinh

- Phải là hàng hóa, dịch vụ hợp pháp và được phép lưu thông trên thị trường Việt

Nam.

- Các khâu của quá trình lưu thông hàng hóa, dịch vụ từ sản xuất đến tiêu dùng

phải là những giao dịch hợp pháp.

Thuế GTGT có căn cứ tính thuế là phần giá trị tăng thêm trong các khâu của quá

trình lưu thông từ sản xuất đến tiêu dùng.

- Như vậy, khác với thuế doanh thu, thuế GTGT chỉ đánh vào phần giá trị tăng

thêm của hàng hóa, dịch vụ trong quá trình lưu thông. Trường hợp không có

GTGT thì sẽ không phải nộp thuế GTGT hoặc nếu có GTGT âm thì được hoàn

thuế GTGT. Đây là điểm ưu việt vượt trội của thuế GTGT nhằm tạo ra tính công

bằng, hợp lý cho đối tượng nộp thuế.

- Đặc điểm này yêu cầu các chủ thể là đối tượng nộp thuế phải tự kiểm soát lẫn

nhau về giá trị hàng hóa, dịch vụ nhằm bảo vệ lợi ích của mình.

- Hệ quả của căn cứ này là nhằm khuyến khích các chủ thể sản xuất, kinh doanh sử

dụng hệ thống hóa đơn chứng từ nhằm chứng minh giá trị tăng thêm làm căn cứ

tính thuế, góp phần làm lành mạnh hóa thị trường và nhà nước có thể kiểm soát

được giá cả, số lượng hàng hóa, dịch vụ lưu thông trên thị trường nhằm kiểm soát

lạm phát và cung cấp số liệu thống kê hợp lý cho các mục đích kinh tế khác.

- Để kiểm soát được số tiền thuế mà đối tượng nộp thuế phải nộp, cán bộ, cơ quan

thuế không chỉ căn cứ vào hóa đơn chứng từ do phía tổ chức kinh doanh xuất trình

làm căn cứ tính thuế mà còn phải đối chiếu với hệ thống hóa đơn chứng từ của chủ

thể cung cấp hàng hóa, dịch vụ. Nếu kiểm soát tốt hoạt động này sẽ hạn chế tình

trạng trốn thuế GTGT nói riêng và tình trạng trốn thuế nói chung.

Page 4: ke toan tai chinh

Thuế GTGT phát sinh nhiều lần, xuất hiện ở mỗi khâu của quá trình kinh doanh từ

sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng, người tiêu dùng là người phải trả tiền thuế cho

tất cả các khâu trước đó.

Thuế GTGT có phạm vi tác động rộng, đánh vào hầu như tất cả hàng hóa dịch vụ

trên thị trường.

Xét về mặt tính chất thì thuế GTGT là một loại thuế gián thu, tiền thuế được cấu

thành trong giá cả hàng hóa và dịch vụ, người tiêu dùng là người cuối cùng chịu

thuế, người nộp thuế chỉ là người thay thế người tiêu dùng thực hiện nghĩa vụ nộp

thuế cho nhà nước.

2. Nội dung thuế GTGT

2.1 Đối tượng chịu thuế, đối tượng nộp thuế GTGT

Theo quy định tại điều 3 luật thuế GTGT thì “Hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản

xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam là đối tượng chịu thuế GTGT, trừ các

đối tượng quy định tại Điều 5 của  luật thuế GTGT”.

Như vậy, để trở thành đối tượng chịu thuế GTGT thì hàng hóa đó phải bị tác động

bởi một trong các hành vi sau: hoặc là sản xuất, hoặc là kinh doanh hoặc là tiêu

dùng ở Việt Nam; dịch vụ đó phải bị tác động bởi một trong các hành vi hoặc là

kinh doanh hoặc là sử dụng ở Việt Nam.

2.2 Căn cứ tính thuế GTGT

Căn cứ tính thuế GTGT là giá tính thuế và thuế suất thuế GTGT.

Số thuế GTGT phát sinh = Giá tính thuế GTGT x Thuế suất thuế GTGT

Giá tính thuế

* Đối với hàng hoá, dịch vụ do cơ sở sản xuất, kinh doanh bán ra là giá bán chưa

có thuế GTGT. Đối với hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là giá bán đã

có thuế tiêu thụ đặc biệt nhưng chưa có thuế GTGT.

Page 5: ke toan tai chinh

* Đối với hàng hóa nhập khẩu là giá nhập tại cửa khẩu cộng với thuế nhập khẩu

(nếu có), cộng với thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có). Giá nhập tại cửa khẩu được xác

định theo quy định về giá tính thuế hàng nhập khẩu.

Giá tính thuế GTGT = Giá nhập khẩu + Thuế TTĐB + Thuế Nhập khẩu

Thuế suất

Luật thuế gía trị gia tăng của Việt Nam hiện hành quy định 4 mức thuế suất là:

0%, 5%, và 10% áp dụng cho các nhóm hàng hóa, dịch vụ theo nghị định số

148/2004/NĐ – CP ngày 23/07/2004.

* Mức 0% áp dụng cho hàng hóa dịch vụ xuất khẩu , kể cả hàng gia công xuất

khẩu dịch vụ phụ thuộc thuế GTGT xuât khẩu (trừ vận tải quốc tế, hàng hóa, dịch

vụ cung ứng trực tiếp cho vận tải quốc tế , dịch vụ du lịch lữ hàng ra nước ngoài ,

dich vụ bảo hiểm ra nước ngoài , tín dụng , đầu tư tài chính , đầu tư chứng khoán

ra nước ngoài , sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên khoáng sản khai thác chưa qua

chế biến quy định tại điều khoản 26 điều 4 của nghị định này thuộc đối tượng

không chịu thuế GTGT.

* Mức lãi suất 5% ấp dụng đối với hàng hóa dịch vụ như nước sạch phục vụ sản

xuất và sinh hoạt , phân bón, quặng để sản xuất phân bón , thiết bị , máy móc và

dụng cụ chuyên dùng cho y tế , bông bang vệ sinh y tế , giáo cụ dùng để giảng dạy

và học tập , đô chơi cho tre em , sản phẩm trông trọt , chăn nuôi thủy sản , hải sản

đánh bắt chưa qua chế biến , thực phẩm tươi sống , lương thực , lâm sản.

* Mức thuế 10% áp dụng đới với hàng hóa dịch vụ như dầu mo , khí đốt quặng ,

điện thương phẩm , sản phẩm điện tử , sản phẩm hóa chất , sợi vải , sản phẩm

may mặc , thêu ren , giấy sữa , bánh keo , nước giải khát , sản phẩm gốm sứ thủy

tinh , dịch vụ tư vấn pháp luật và các dịch vụ tư vấn khác , khách sản , dịch vụ ăn

uống.

2.3 Phương pháp tính thuế GTGT

Phương pháp khấu trừ thuế

Page 6: ke toan tai chinh

Số thuế phải nộp = Thuế GTGT đầu ra - Thuế GTGT đầu vào

* Thuế GTGT đầu ra = Giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu thế bán ra x Thuế

suất thuế GTGT hàng hóa, dịch vụ đó.

* Thuế GTGT đầu vào = Tổng thuế GTGT đã thanh toán trên hóa đơn GTGT mua

hàng hóa, dịch vụ hoặc chứng từ nộp thuế GTGT hàng hóa nhập khấu.

Phương pháp tính trực tiếp

Số thuế phải nộp =Giá thanh toán hàng

hóa, dịch vụ bán ra-

Giá thanh toán hàng

hóa, dịch vụ mua vào

3. Thuế GTGT được khấu trừ

3.1 Khái niệm

Thuế GTGT được khấu trừ là thuế GTGT của vật tư, hàng hóa, dịch vụ TSCĐ

mua về dung cho sản xuất kinh doanh hàng hóa dịch vụ chịu thuế GTGT theo

phương pháp khấu trừ.

3.2 Bản chất

Thuế GTGT được khấu trừ là một “Khoản Phải Thu Khách Hàng” của doanh

nghiệp (~ khoản doanh nghiệp ứng ra để trả hộ người tiêu dùng).

3.3 Điều kiện áp dụng

Phương pháp khấu trừ thuế áp dụng với cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ

kế toán, hóa đơn chứng từ theo quy định của pháp luật kế toán, hóa đơn chứng từ

và đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế.

4. Kế toán thuế GTGT khấu trừ trong doanh nghiệp

4.1 Kế toán thuế GTGT đầu vào

Tài khoản sử dụng: Tài khoản 133 – “Thuế GTGT được khấu trừ”

Tài khoản 133 có 2 tài khoản cấp 2:

Page 7: ke toan tai chinh

* Tài khoản 1331 - Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ: Phản ánh

thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của vật tư, hàng hóa, dịch vụ mua ngoài dùng

vào sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính

theo phương pháp khấu trừ thuế.

* Tài khoản 1332 - Thuế GTGT được khấu trừ của tài sản cố định: Phản ánh thuế

GTGT đầu vào của quá trình đầu tư, mua sắm tài sản cố định dùng vào hoạt động

sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo

phương pháp khấu trừ thuế của quá trình mua sắm bất động sản đầu tư.

Kết cấu tài khoản

Tài khoản 133

Bên nơ Bên có

Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ - Số thuế GTGT đã được khấu trừ

- Kết chuyển số thuế GTGT đầu vào

không được khấu trừ

- Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa

mua vào nhưng được trả lại, được

giảm giá

- Số thuế GTGT đầu vào đã được hoàn

lại

Số dư cuối kì: Số thuế GTGT đầu vào

còn được khấu trừ, số thuế GTGT đầu

vào được hoàn lại nhưng NSNN chưa

hoàn trả

4.2 Kế toán thuế GTGT đầu ra

Tài khoản sử dụng: Tài khoản 3331 – “Thuế GTGT phải nộp”

Tài khoản 3331 có 2 tài khoản cấp 3

Page 8: ke toan tai chinh

* Tài khoản 33311 – Thuế GTGT đầu ra: Phản ánh số thuế GTGT đầu ra, số thuế

GTGT đầu vào đã khấu trừ, số thuế GTGT của cửa hàng bị trả lại, bị giảm giá, số

thuế GTGT phải nộp, đã nộp, còn phải nộp của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ tiêu

dùng trong kì.

* Tài khoản 33312 – Thuế GTGT hàng nhập khẩu: Phản ánh số thuế GTGT của

hàng hóa nhập khẩu phải nộp, đã nộp, còn phải nộp vào Ngân sách nhà nước.

Kết cấu tài khoản

Tài khoản 3331

Bên nơ Bên có

- Số thuế GTGT đã được khấu trừ

trong kỳ;

- Số thuế, phí, lệ phí và các khoản phải

nộp, đã nộp vào Ngân sách Nhà nước;

- Số thuế được giảm trừ vào số thuế

phải nộp;

- Số thuế GTGT của hàng bán bị trả

lại, bị giảm giá.

- Số thuế GTGT đầu ra và số thuế

GTGT hàng nhập khẩu phải nộp;

- Số thuế, phí, lệ phí và các khoản khác

phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.

Số dư cuối kì: Số thuế GTGT nộp thừa

vào ngân sách Nhà nước

Số dư cuối kì: Số thuế GTGT còn phải

nộp vào ngân sách Nhà nước.

Page 9: ke toan tai chinh

II. Thực trạng kế toán thuế GTGT khấu trừ tại Doanh nghiệp

1. Thông tin chung về công ty:

Tên: Công ty CP vật tư Nông Nghiệp Hà Nội

Người đại diện: Phó Giám Đốc – ông Phạm Minh Chính.

Trụ sở: Số 115 Đường Giáp Bát, quận Hoàng Mai, Hà Nội.

Số điện thoại: 043 8641489 - Fax: 043 6641631

Ngành nghề kinh doanh: Kinh doanh vật tư nông nghiệp:

+ Cung ứng các loại phân bón, thuốc BVTV.

+ Kinh doanh các loại nông sản, lương thực thực phẩm.

+ Kinh doanh các loại phụ tùng máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp.

+ Lĩnh vực khác: Vật liệu XD, xây dựng các công trình vừa và nho, kinh doanh

vận chuyển hàng hóa…

Tiền thân là Công ty vật tư Nông Nghiệp Hà Nội (1958) và đến năm 2005, công ty

tiến hành cổ phần hóa thành Công ty CP vật tư NNHN.

2. Thực trạng kế toán thuế GTGT khấu trừ tại công ty

II.1 Chính sách kế toán áp dụng tại công ty

Phương pháp kê khai thường xuyên và tính thuế GTGT theo phương pháp khấu

trừ.

Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao TSCĐ: TSCĐ công ty ghi nhận theo giá gốc; áp

dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng.

Nguyên tắc ghi nhận hang tôn kho: ghi nhận theo giá gốc.

Phương pháp hạch toán hàng tôn kho: theo phương pháp kê khai thường xuyên và

tính giá trị vật tư.

II.2 Thực trạng kế toán thuế GTGT được khấu trừ tại công ty

II.2.1 Chứng từ kế toán thuế GTGT đầu vào

Hiện nay, Công ty CP vật tư NNHN phải thực hiện chế độ kế toán thuế GTGT theo

phương pháp khấu trừ thuế theo quy định:

Page 10: ke toan tai chinh

Công ty thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ khi mua bán

hang hóa, dịch vụ theo quy định mới, được tự in hóa đơn theo công ty của mình.

Khi lập hóa đơn, kế toán công ty phải ghi đầy đủ, đúng, chính xác yếu tố quy định

trên hóa đơn:

+ Giá bán, giá chưa có thuế, phụ thu và thuế tính ngoài giá bán (nếu có), thuế GTGT,

tổng thanh toán đã có thuế.

+ Nếu không ghi tách riêng gía bán chưa có thuế và có thuế, chỉ ghi chung giá thanh

toán thì thuế GTGT đầu ra phải tính trên giá thanh toán.

Ngoài hóa đơn GTGT, công ty còn sử dụng hóa đơn tự in, chứng từ, chứng từ đặc

thù (đã đăng ký với Bộ Tài Chính – Tổng cục thuế và được chấp thuận).

Trường hợp công ty kinh doanh trực tiếp bán le hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho

người tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ không thuộc diện phải lập hóa đơn bán hàng,

thì phải lập “Bảng kê bán le hang hóa, dịch vụ” theo mẫu số 6/GTGT.

II.2.2 Kế toán chi tiết thuế GTGT được khấu trừ

Kế toán chi tiết thuế GTGT được khấu trừ tại Công Ty CP Vật tư Nông Nghiệp Hà

Nội hạch toán trên sổ chi tiết thuế GTGT.

Sổ chi tiết thuế GTGT được mở tại công ty bao gôm:

+ Sổ chi tiết TK 3331 “Thuế GTGT phải nộp”.

+ Sổ chi tiết thuế GTGT được hoàn lại.

+ Sổ chi tiết thuế GTGT được miễn giảm.

II.2.3 Kế toán tổng hợp thuế GTGT được khấu trừ

Kế toán tiếp nhận hô sơ chứng từ, đặc biệt là hóa đơn GTGT phải kiểm tra xem

thông tin ghi trên hóa đơn đầy đủ chưa, tiếp đến kế toán cần kiểm tra tính xác thực

nghiệp vụ kinh tế phát sinh để căn cứ và xác định điều kiện được khấu trừ thuế.

Page 11: ke toan tai chinh

Ví dụ 1: Mua hàng hóa đầu vào cần phải có bộ hô sơ đầy đủ: Hóa đơn GTGT, hợp đông

mua bán, phiếu nhập kho, biên bản kiểm kê hàng hóa, biên bản thanh lý hợp đông, phiếu

chi, giấy báo nợ và các chứng từ khác kèm theo …

=> Kế toán tiến hành kiểm tra tiếp đến các điều kiện được khấu trừ thuế GTGT như

giá trị hóa đơn từ 20 triệu trở lên, doanh nghiệp cần tiến hành chuyển khoản qua ngân

hàng, không được sử dụng tiền mặt, nếu công ty sử dụng tiền mặt sẽ không được khấu trừ

thuế. Hóa đơn chứng từ không được gạch xóa, làm biến dạng…

Ví dụ 2: Khi mua vật tư, hàng hóa, TSCĐ dùng cho hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch

vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, kế toán phản ánh giá trị vật tư hang

hóa theo giá trị thực tế, bao gôm: gía mua chưa có thuế GTGT đầu vào, chi phí thu mua,

vận chuyển, bốc xếp, thuê kho bãi,… từ nơi mua về đến công ty, kế toán ghi:

Nợ TK 152, 153, 165, 211: Giá thực tế chưa có thuế

Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ (thuế GTGT đầu vào)

Có TK 111, 112, 311: Tổng giá thanh toán

Căn cứ vào việc tiếp nhận, kiểm tra hô sơ, chứng từ đặc biệt, kiểm tra hóa đơn

GTGT kể trên, kế toán tiến hành hạch toán thuế GTGT theo quy định kế toán và

luật.

Ví dụ 1: Ngày 17/03/2015, công ty nhận được hóa đơn số 0399265 và 0399623 của

VNPT về tiền điện thoại tháng 2 dùng cho kinh doanh.

=> Kế toán thực hiện ghi nhật ký chung theo định khoản:

Nợ TK 6421: 914.646đ

Nợ TK 1331: 91.465đ

Có TK 331: 1.006.111đ

Ví dụ 2: Theo hóa đơn EX/2014B, ngày 19/03/2015, căn cứ vào hóa đơn GTGT về việc

mua 20 tấn phân đạm Phú Mỹ giá chưa thuế là 9.000VND/1kg (VAT 5%), đã thanh toán

Page 12: ke toan tai chinh

bằng tiền gửi ngân hàng. Số phân đạm này được nhập kho đủ số lượng theo hợp đông, có

phiếu nhập kho.

=> Kế toán tiến hành kiểm tra hóa đơn, chứng từ và tiến hành hạch toán như sau:

Nợ TK 156: 180.000.000 VND

Nợ TK 133: 9.000.000 VND

Có TK 112: 189.000.000 VND

Ví dụ 3: Cùng ngày 19/03/2015, công ty nhận được hóa đơn AG/14T số 076192 tiền điện

của Công ty điện lực chi nhánh Hoàng Mai, với số tiền 5.759.608VND, VAT 10%.

=> Kế toán ghi sổ nhật ký chung theo định khoản:

Nợ TK 6421: 5.759.608 VND

Nợ TK 1331: 575.961 VND

Có TK 331 : 6.335.569 VND

Ví dụ 4: Ngày 15/06/2015, công ty tiến hành mua 30 tấn phân lân của Công ty phân đạm

và hóa chất dầu khí, giá mua chưa thuế là 222 triệu đông, thuế suất thuế GTGT 5%.

=> Căn cứ hóa đơn, chứng từ kèm theo kế toán tiến hành hạch toán như sau:

Nợ TK 152: 222.000.000 VND

Nợ TK 133: 11.100.000 VND

Có TK 331 : 233.100.000 VND

II.2.4 Trình tự kế toán thuế GTGT đầu ra tại công ty:

Kế toán thuế GTGT đầu ra được thể hiện qua những ví dụ sau:

Tại Công ty cổ phần vật tư nông nghiệp Hà Nội, các nghiệp vụ doanh thu chủ yếu là

doanh thu từ những hoạt động thương mại bán hàng, số lượng nghiệp vụ phát sinh không

nhiều, nhưng tổng giá trị hợp đông thường lớn. Dưới đây là một số ví dụ, phản ánh tình

hình doanh thu và thuế GTGT đầu ra tại công ty:

Ví dụ 1: Hóa đơn số 00588 ngày 02/03/2015 công ty bán 10 tấn phân đạm ure cho công

ty TNHH Quang Minh, giá bán là 10.500đ/kg, thuế GTGT 5%.

Page 13: ke toan tai chinh

Ké toán tiến hành tập hóa đơn GTGT gôm 3 liên:

+ Liên 1: Lưu tại phòng hành chính kế toán.

+ Liên 2: Giao cho khách hàng

+ Liên 3: Dùng để hạch toán

Căn cứ vào hóa đơn GTGT, kế toán phản ánh thuế GTGT đầu ra theo định khoản:

Nợ TK 131: 110.250.000 VND

Có TK 511: 105.000.000 VND

Có TK 3331: 5.250.000 VND

Ví dụ 2: Ngày 08/03/2015, công ty bán 10 tấn phân bón NPK cho trung tâm vật tư nông

nghiệp Dương Hà, giá bán 14.500đ/kg (VAT 5%), căn cứ vào hóa đơn GTGT số 00600

kế toán định khoản như sau:

Nợ TK 131: 152.250.000 VND

Có TK 511: 145.000.000

Có TK 3331: 7.250.000VND

Ví dụ 3: Căn cứ vào hóa đơn GTGT số 00691 và phiếu xuất kho số 11 của công ty, ngày

23/04/2015, công ty đã xuất cho cửa hàng vật tư Anh Hòa về bán 10 tấn phân đạm ure

với giá bán 10.500đ/kg, chưa bao gôm VAT 5%. Ngân hang NN&PTNT thanh toán 50%

giá chưa thuế bằng tiền gửi ngân hàng. Kế toán tiến hành kiểm tra và hạch toán thuế

GTGT đầu ra được khấu trừ như sau:

Nợ TK 112: 52.500.000 VND

Nợ TK 131: 57.750.000 VND

Có TK 511: 105.000.000 VND

Có TK 3331: 5.250.000 VND

Page 14: ke toan tai chinh

II.2.5 Trình tự ghi sổ kế toán tổng hợp

Các nghiệp vụ tại Công ty CP vật tư nông nghiệp HN được tiến hành trên sổ nhật ký

chung, sổ cái các TK 133 “thuế GTGT đầu vào”, sổ cái TK Thuế 3331 “Thuế GTGT đầu

ra”, bảng kê hóa đơn chứng từ, Kế toán thuế GTGT được khấu trừ hạch toán trên sổ cái

TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ.

3. Nhận xét

3.1 Ưu điểm:

Công ty đã nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của kế toán đặc biệt là công tác

kế toán thuế GTGT.

Đội ngũ cán bộ kế toán của công ty, đặc biệt là kế toán trưởng và kế toán thuế có

trình độ chuyên môn cao, dày dặn kinh nghiệm nên công tác hạch toán, kê khai,

nộp thuế GTGT (đầu vào, đầu ra) của công ty không gặp trở ngại.

=> Góp phần thực hiện đúng, đủ quyền hạn & nghĩa vụ của công ty trong việc kê

khai và nộp thuế.

Hệ thống kê khai, nộp thuế GTGT đầu vào được công ty lập và luân chuyển theo

đúng quy định Luật Kế Toán thuế GTGT và các sắc luật thuế Bộ Tài Chính quy

định.

Hệ thống sổ sách, chứng từ được lưu giữ đầy đủ.

3.2 Nhược điểm:

Nhầm lẫn, sai xót trong cách lập hóa đơn, chứng từ và hạch toán thuế GTGT. Như

về hóa đơn đầu vào của công ty vẫn còn 1 số viết thiếu ngày, tháng năm, sai địa

chỉ, sai mã số thuế… Điều này đã vi phạm nguyên tắc “Khấu trừ thuế GTGT”, mà

hóa đơn không được lập và điền đầy đủ, chính xác thông tin thì công ty không

được khấu trừ thuế GTGT.

Trong thực tế, có một số trường hợp, giá trị hóa đơn và số thuế GTGT không trùng

khớp theo công thức: giá trị trước thuế nhân với thuế suất thuế GTGT.

Ví dụ: Căn cứ hóa đơn ngày 22/03/2015, phản ánh giá trị trước thuế GTGT hàng hóa mua

vào với tổng trị giá trước thuế là 309 triệu đông, thuế suất thuế GTGT 5%, thuế ghi trên

Page 15: ke toan tai chinh

hóa đơn GTGT là: 15triệu 450 nghìn đông. Tổng giá trị thanh toán của công ty là 324

triệu 450 nghìn đông, công ty thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng.

=> Kế toán hạch toán như sau:

Nợ TK 156: 309 triệu đông

Nợ TK 133(1): 30 triệu 900 nghìn đông

Có TK 112: 339 triệu 900 nghìn đông

Nguyên nhân dẫn đến những lỗi sai kể trên có thể là do sự hiểu biết và kiến thức

về kế toán thuế GTGT của nhân viên kế toán công ty chưa thật vững.

Hoặc trong 1 số trường hợp, có thể là do kế toán của công ty phản ứng theo thói

quen. Điển hình như trong VD trên là xác định số thuế GTGT 10% trên giá trị

hàng mua mà không quan tâm hóa đơn phản ánh như thế nào. Đông thời cũng có

thể là lỗi không quan tâm tiểu tiết, không tỉ mỉ kiểm tra xem xét giấy tờ của kế

toán công ty trong công tác lập và hạch toán thuế GTGT tại công ty.

Nguyên nhân nữa là có thể do sự phân công quản lý trong phòng kế toán chưa thật

khoa học, dẫn đến không có sự kiểm tra, xem xét hô sơ, chứng từ truớc khi tiếp

nhận.