kế hoạch hành động hàng năm

16
K ế ho ch hà nh động h à ng nă m 2011–12: Trích đoạn tiếng V iệ t ACIAR

Upload: hakhuong

Post on 28-Jan-2017

225 views

Category:

Documents


2 download

TRANSCRIPT

Page 1: Kế hoạch hành động hàng năm

Kế hoạch hành động hàng năm 2011–12: Trích đoạn tiếng Việt

ACIAR

Page 2: Kế hoạch hành động hàng năm

ACIAR

2011–12: Trích đoạn tiếng ViệtThông tin về bản quyền© Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Australia (ACIAR) 2011

Ấn phẩm này có bản quyền. Ngoại trừ việc sử dụng ấn phẩm theo luật bản quyền 1968 (Copyright Act 1968), không có nội dung nào trong ấn phẩm được phép tái bản dưới bất cứ hình thức nào nếu không có giấy phép của ACIAR, GPO Box 1571, Canberra ACT 2601, Australia, <[email protected]>.

Kế hoạch hành động hàng năm 2011–12 của ACIAR: Trích đoạn tiếng Việt

Tháng 6–2011

ISSN 1832-1356 ISBN 978 1 921738 90 6 (trang mạng)

Kênh phát hành

Tài liệu này có trên trang web của ACIAR <aciar.gov.au>. Để yêu cầu bản in của ấn phẩm, vui lòng liên hệ với ACIAR qua email <[email protected]>, hoặc gọi tới số (+61 2 6217 0500), hoặc fax theo số (+61 2 6217 0501)

Chủ biên: Georgina Hickey

Chúng tôi hoan nghênh các thắc mắc về Kế hoạch hành động hàng năm. Mọi thắc mắc xin gửi về:

Simon Hearn, ACIAR Principal Adviser Điện thoại: +61 2 6217 0500 Fax: +61 2 6217 0501 Email: [email protected]

Biên tập bởi Mason Edid, Adelaide

Thiết kế bởi Giraffe Visual Communication Management

Ảnh trang bìa: Những người bán gia vị tại quận Noakhali, Đông Nam Bangladesh

Page 3: Kế hoạch hành động hàng năm

thông điệp của bộ trưởng 3

lời nói đầu 7

những điểm nổi bật 9Những nét chính 9Các chương trình ưu tiên cho các quốc gia đối tác chính trong năm 2011–12 11

cÁc chưƠng trÌnh nghiÊn cỨu VÀ phÁt triển 16papua new guinea và các quốc đảo thái bình Dương 19 Papua New Guinea 20 Các quốc đảo Thái Bình Dương 26

indonesia, đông timor và philippines 33 Indonesia 34 Đông Timor 43 Philippines 46

các nước vùng mekong và trung Quốc 51 Việt Nam 52 CHDCND Lào 58 Campuchia 64 Thái Lan 70 Myanma 72 Trung Quốc 74

các quốc gia nam Á và tây Á 79 Ấn Độ 80 Bangladesh 85 Pakistan 87 Afghanistan 92 Iraq 94 Bhutan 96

châu phi 99 Châu Phi 100

chưƠng trÌnh đa phưƠng 104

nÂng caO nĂng lỰc: giÁO DỤc VÀ đÀO tẠO 107

đÁnh giÁ tÁc động của cÁc chưƠng trÌnh nghiÊn cỨu 109

công bỐ KẾt QuẢ nghiÊn cỨu 111

cÁc chưƠng trÌnh hỖ trỢ Vận hÀnh của tổ chỨc 113

phỤ lỤc 117 1: Tuyên bố Paris / Chương trình nghị sự Accra và hiệu quả viện trợ 118 2: Giới trong nghiên cứu và phát triển nông nghiệp 120 3: Những lợi ích đem lại cho Australia 122 4: Tuyên bố chính sách của Australia về công nghệ sinh học 126 5: Các chỉ số phát triển được lựa chọn 127 6: Cơ cấu quản lý của ACIAR 129 7: Các từ và cụm từ viết tắt 132

Danh bẠ tổ chỨc 134

từ Khóa 136

MụC LụC

5Kế hoạch hành động hàng năm 2011–12

Page 4: Kế hoạch hành động hàng năm
Page 5: Kế hoạch hành động hàng năm

9Kế hoạch hành động hàng năm 2011–12

những nét chínhACIAR sẽ duy trì và đẩy mạnh đà hợp tác song phương và đa phương về nghiên cứu nông nghiệp để củng cố các ưu tiên chính sách về an ninh lương thực đang trong quá trình thực thi của Chính phủ Australia. Những vấn đề ưu tiên là:

• nâng cao năng suất nông nghiệp

• cải thiện sinh kế nông thôn

• xây dựng tính linh hoạt trong cộng đồng

Ba phần tư số người nghèo trên thế giới đang cư trú tại khu vực nông thôn và sống phụ thuộc một cách trực tiếp hay gián tiếp vào nông nghiệp (bao gồm cả ngư nghiệp và lâm nghiệp) để có việc làm và thu nhập. Những tính toán của Ngân hàng Thế giới đã chỉ ra rằng, phát triển nông nghiệp là biện pháp đặc biệt hiệu quả để xóa đói giảm nghèo. Theo đánh giá của nhiều quốc gia, tính trung bình, tỉ lệ tăng trưởng trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nông nghiệp mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người nghèo cao hơn gấp đôi so với tăng trưởng của các ngành kinh tế khác.

Do đó, những nghiên cứu chú trọng vào vấn đề coi việc cải thiện năng suất nông nghiệp là nền tảng cho sự phát triển sẽ vẫn là kim chỉ nam cho các dự án và chương trình của ACIAR trong giai đoạn 2011–12. Những mảng chính sẽ được nghiên cứu để giải quyết bao gồm: khoa học và những khía cạnh liên quan đến chính sách trong sản xuất lương thực và chất dinh dưỡng; chuỗi cung và mối liên kết thị trường cho các nông hộ nhỏ; cung cấp và sử dụng nguồn nước; biến đổi khí hậu và các rủi ro; quản lý sâu bệnh hại; đa dạng hóa nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu sản xuất và chế độ dinh dưỡng; và đào tạo, tăng cường năng lực cho các viện nghiên cứu đối tác.

các chủ đề của chương trình 2011–12

Ngân sách của liên bang phân bổ cho Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Australia (ACIAR) dự kiến sẽ tăng từ 64 triệu đô la giai đoạn 2009–10 lên tới 91 triệu đô la vào giai đoạn 2012–2013. Việc tăng ngân sách này sẽ giúp ACIAR có thể thực hiện các hướng mới nghiên cứu để phát triển của Trung tâm. Các sáng kiến mới nghiên cứu phục vụ an ninh lương thực của Trung tâm giải quyết vấn đề sau:

• đảm bảo an ninh lương thực cho các hệ thống canh tác lấy cây lúa làm cây trồng chủ đạo ở khu vực sông Mekong – Nam Á

• thích ứng với biến đổi khí hậu cho các hệ thống canh tác lấy cây lúa làm cây trồng chủ đạo tại Đồng bằng sông Cửu Long

• các hệ thống thâm canh ngô – đậu bền vững tại miền Đông và Nam châu Phi

• phát triển các sản phẩm nông, lâm, ngư có giá trị cao tại khu vực Thái Bình Dương

ACIAR sẽ tiếp tục phát huy khả năng đã được ghi nhận toàn cầu trong lĩnh vực nghiên cứu nông nghiệp và xây dựng năng lực cho các nước đối tác tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương và châu Phi trong giai đoạn 2011–12 thông qua 3 chủ đề hợp tác nghiên cứu mang tính tương tác sau:

1. cải thiện năng suất nông nghiệp cho các nông hộ nhỏ

2. phát triển các mối liên kết thị trường để cải thiện sinh kế cho các nông hộ nhỏ

3. nâng cao năng lực nghiên cứu và nhân lực cho các viện nghiên cứu quốc gia tại các nước đang phát triển, nhằm tăng cường khả năng phát triển và áp dụng các nghiên cứu đó một cách bền vững

Trung tâm sẽ kết hợp chặt chẽ với các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc và Ấn Độ nhằm hợp tác nghiên cứu khoa học về các ưu tiên của từng vùng cũng như các vấn đề song phương, bao gồm cả những thách thức chung về đất đai, nguồn nước và biến đổi khí hậu.

ACIAR sẽ tích cực tham gia vào các sáng kiến cải cách mà các trung tâm CGIAR đang tiến hành và sẽ tăng mức ngân sách cho giai đoạn 2011–12. Điều này phù hợp với Tuyên bố An ninh Lương thực của Chính phủ được ban hành vào tháng 5 – 2009 và sẽ cho phép Australia mở rộng phạm vi hoạt động trong các dự án nghiên cứu đa phương.

cải thiện năng suất nông nghiệp nhằm phát triển bền vững

Trong năm tới, 3 chủ đề nghiên cứu phía trên sẽ được thực hiện như sau:

1. Đầu tư nghiên cứu vào loại bỏ những trở ngại lớn đối với tăng năng suất và vận dụng những cải tiến trong nông nghiệp.

ACIAR rất giàu kinh nghiệm trong việc tiến hành đầu tư nghiên cứu nhằm cải thiện năng suất. Trong giai đoạn 2011–12, trọng tâm các nghiên cứu sẽ được đổi mới, từ việc dựa vào dự án để nghiên cứu các vấn đề lý - sinh ở cấp độ trang trại truyền thống sang phương án xây dựng một hệ thống tích hợp, bao quát toàn bộ chuỗi thị trường, từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng. Điều này sẽ đòi hỏi sự am hiểu về các hệ thống mà các nông hộ nhỏ đang hoạt động, bao gồm cả những hạn chế trong quá trình sản xuất, quảng bá sản phẩm và kinh tế xã hội. Theo đó, chương trình nghiên cứu sẽ đòi hỏi sự phối kết hợp của các lĩnh vực nghiên cứu khác nhau và sự hợp tác chặt chẽ hơn giữa các bên liên quan trong chuỗi giá trị tổng thể. ACIAR sẽ tiếp tục những nghiên cứu về những ưu tiên được đề cập ở trên, và các dự án nghiên cứu sẽ nhanh chóng được triển khai với tư cách là một bộ phận của chương trình tổng thể.

NHữNG ĐIểM NổI BậT

Page 6: Kế hoạch hành động hàng năm

10 Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Australia

NH

ữN

G Đ

IểM

Nổ

I Bậ

T

2. Phát triển các sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy hải sản có giá trị kinh tế cao thông qua nghiên cứu nhằm củng cố các mối liên kết thị trường bền vững

Kết quả phân tích hệ thống cho thấy rằng những vấn đề ảnh hưởng đến phát triển ngành thực phẩm và nông nghiệp ở nhiều quốc gia gồm có việc bị cô lập khỏi các thị trường tăng trưởng quan trọng và sự phối hợp còn hạn chế của chuỗi cung ứng. Điều này đã trở nên phức tạp hơn bởi chính sự hiện đại hóa đang diễn ra trong bộ phận bán lẻ thực phẩm và các ngành dịch vụ, đòi hỏi những nguồn cung đáng tin cậy, ổn định về chất lượng và đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm cao hơn. Quá trình đô thị hóa và mức thu nhập cao hơn ở các nước đang phát triển đang tạo áp lực cho các hệ thống tiếp thị truyền thống.

Một nguồn cung cấp đầy đủ và ổn định các mặt hàng nông sản là nền tảng cho việc đảm bảo an ninh dinh dưỡng và lương thực cũng như sự phát triển kinh tế cho nhiều quốc gia. Hội nhập thị trường bền vững sẽ tạo tiềm năng nhằm giúp bộ phận lao động tại nông thôn cải thiện thu nhập, nhưng những lợi ích này có thể bị tổn hại do bất cập trong kết cấu hạ tầng, hệ thống quản lý, những khó khăn cho các nông hộ trong việc quản lý chất lượng sản phẩm thông qua chuỗi cung ứng, hoặc không có khả năng sản xuất ra các sản phẩm có khả năng cạnh tranh. Trong một môi trường như vậy, các cơ quan quản lý và cộng đồng địa phương sẽ cần phải bám sát định hướng thị trường tốt hơn.

Sự hiện diện ngày càng nhiều của các chương trình phát triển kinh tế được quốc tế hỗ trợ nhằm giải quyết những vấn đề trong các khu vực liên quan sẽ được tăng cường bằng các nghiên cứu chọn lọc của ACIAR để củng cố sức cạnh tranh cho các sản phẩm nông nghiệp (bao gồm cả rau và trái cây), thủy sản và lâm sản có giá trị cao nhằm cải thiện mối liên kết thị trường và thu nhập từ trang trại.

3. Giải quyết các nhu cầu ngày càng cấp bách về việc củng cố cơ chế của các tổ chức nghiên cứu nông nghiệp quốc gia bằng các sáng kiến tăng cường năng lực hợp tác và chính thống.

Để đáp ứng được nhu cầu ngày một thay đổi nhanh chóng của thị trường, những thách thức từ môi trường và nâng cao hiệu quả cũng như tầm ảnh hưởng của các nghiên cứu và phát triển (R & D) đòi hỏi phải có các hành động chung và quan hệ đối tác phù hợp để đảm bảo tính bền vững của những sáng kiến đổi mới. Nhiều tổ chức nghiên cứu thuộc khối nhà nước ở các nước đối tác đang phải đối mặt với những trở ngại nghiêm trọng về thể chế, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả và khả năng thu hút vốn cho các nghiên cứu. Kết hợp các tiến bộ trong công nghệ cùng với sự đổi mới thể chế và năng lực là điều kiện cần thiết để tăng trưởng năng

suất bền vững và cải thiện sinh kế nông thôn theo định hướng thị trường.

Kết hợp (1) và (2), mục tiêu sẽ là mở rộng quy mô và lợi ích của việc xây dựng năng lực nghiên cứu cho các cá nhân và các cơ quan nghiên cứu nông nghiệp quốc gia. Điều này cũng bao hàm việc triển khai nhiều phương thức đào tạo cho các cá nhân, thêm vào đó là nâng cao năng lực lập kế hoạch nghiên cứu và khả năng quản lý ở cấp viện. Cách tiếp cận này cũng nhằm đạt được những mối quan hệ linh hoạt hơn với các tổ chức đối tác và tăng cường sự hợp tác với ACIAR cũng như các cơ quan nghiên cứu khác của Australia, nhằm đẩy mạnh công tác Nghiên cứu và Phát triển (R & D) và tăng cường năng lực cho nhiều nước đang phát triển là đối tác của chúng tôi.

các dự án đa phươngTrong giai đoạn 2009–10, Chính phủ Australia đã quyết định tăng gấp đôi khoản hỗ trợ kinh phí của Chính phủ thông qua ACIAR cho Nhóm Tư vấn Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế (CGIAR) trong 4 năm tới, với mức tăng bổ sung như sau: 2009–10: 7 triệu đô la; 2010–11: 10 triệu đô la; 2011–12: 13 triệu đô la; 2012–2013: 14 triệu đô la.

Đây là khoản ngân sách bổ sung cho định mức kinh phí khoảng 11 triệu đô la một năm trước đây. Tùy thuộc vào tiến độ của quá trình cải cách mà chính phủ Australia sẽ phân bổ khoản hỗ trợ kinh phí cho CGIAR dựa trên cơ sở không giới hạn thông qua một quỹ tín thác đa biên (MDTF) dưới sự quản lý của Ngân hàng Thế giới.

Các quỹ do nhiều đơn vị tài trợ sẽ tiếp nhận sự đóng góp thông qua ba kênh: Kênh 1: tài trợ chung cho CGIAR; Kênh 2 – tài trợ kinh phí dành riêng cho lĩnh vực nghiên cứu cụ thể (các chương trình lớn), Kênh 3 - tài trợ dành cho các trung tâm nghiên cứu nông nghiệp quốc tế cụ thể (IARCs). Các kênh 1 và 2 gần đây đã được triển khai sau khi Khung Chiến lược và Kết quả (SRF) được thông qua vào tháng 4 – 2011 và các hiệp định liên quan đã được ký kết.

Trong giai đoạn 2011–12, dự kiến rằng nguồn tài trợ mới của ACIAR sẽ được phân bổ cho hệ thống CGIAR, chủ yếu trên cơ sở không giới hạn thông qua các kênh liên quan. Tuy nhiên, chi tiết của bản phân bổ này còn phụ thuộc vào tiến độ của chương trình cải cách và cấu trúc của chương trình mới. Những phương thức tiếp cận nguồn kinh phí tài trợ cho giai đoạn 2011–12 và những năm sau đó sẽ được đệ trình lên Hội đồng Quỹ Tài Trợ Mới xem xét khi những cải cách có hiệu lực. Trong khi đó, ACIAR sẽ tiến hành phân bổ cả các nguồn vốn hạn chế và không hạn chế cho các trung tâm nghiên cứu riêng lẻ qua các kênh thanh toán sẵn có. Điều này cho thấy sự cần thiết phải đảm bảo rằng các trung tâm được cung cấp đủ phương tiện để tiếp tục các chức năng nghiên cứu quan trọng của họ và giảm thiểu những gián đoạn trong suốt tiến trình cải cách. ACIAR sẽ tham khảo ý kiến của Cơ quan Phát triển Quốc tế Australia (AusAID) nhằm đóng góp xây dựng chương trình cải cách trong giai đoạn 2011–12 và sẽ tiếp tục đại diện cho các nhà tài trợ khu vực Thái Bình Dương trong Hội đồng Quỹ Tài Trợ mới.

Page 7: Kế hoạch hành động hàng năm

11Kế hoạch hành động hàng năm 2011–12

cÁc chưƠng trÌnh ưu tiÊn DÀnh chO cÁc QuỐc gia đỐi tÁc chính trOng nĂm 2011–12 papua new guinea • Lập quy hoạch hệ thống nuôi trồng thủy sản cho các cơ

quan quản lý và nâng cao kỹ thuật nuôi cá, chủ yếu là cho các hộ nuôi quy mô nhỏ

• Đưa ra các chỉ số môi trường bền vững thực tế cho các nguồn tài nguyên đất và nước trong ngành công nghiệp sản xuất dầu cọ

• Cải thiện sinh kế cho lao động nữ trong ngành nông nghiệp của Papua New Guinea (PNG) bằng cách giúp họ cải thiện độ nhạy bén trong kinh doanh

• Triển khai các mô hình mở rộng theo định hướng có lợi cho người nông dân, nhằm thúc đẩy mối quan hệ đối tác giữa người trồng và bộ phận xúc tiến thương mại trong ngành công nghiệp chế biến cà phê

• Sản xuất và chế biến gỗ rừng trồng và gỗ trồng xen trong các hệ thống nông - lâm kết hợp

các quốc đảo thái bình Dương • Xác định, phát triển và tận dụng các cơ hội mới theo

định hướng thị trường để nâng cao chất lượng, khả năng tiếp cận, sự đa dạng và sản lượng thực phẩm và các cây trồng nông nghiệp khác

• Cải thiện chất lượng đất trồng nhằm hỗ trợ phát triển bền vững tại khu vực Thái Bình Dương

• Kiểm soát sinh học các loại cỏ dại lây lan

• Phát triển các sản phẩm lâm nghiệp và nông - lâm kết hợp mới

• Quản lý nguồn lợi thủy sản

• Tìm kiếm cơ hội để tăng thêm giá trị cho các sản phẩm chiến lược có giá trị cao, bao gồm cả việc giải quyết các vấn đề liên quan đến kiểm dịch

• Phát triển cây cacao (Vanuatu)

• Phát triển cây đu đủ (Fiji)

indonesia • Lựa chọn chính sách phù hợp và lập kế hoạch hướng dẫn

mở rộng, thâm canh và / hoặc đa dạng hóa nuôi trồng thủy sản

• Cải thiện khung đánh giá và quản lý phục vụ cho lợi ích chung giữa Australia và Indonesia về nguồn lợi thủy sản

• Phát triển chính sách, phương án quản lý cũng như phương pháp thực hiện chi trả các dịch vụ môi trường, bao gồm giảm thiểu biến đổi khí hậu. Phát hiện và quản lý các rủi ro lây lan dịch bệnh do di chuyển vật nuôi

• Phục hồi đất, hệ thống canh tác và hệ thống cung cấp giống bị ảnh hưởng bởi thảm họa sóng thần để cải thiện sản xuất rau và các loại cây ngắn ngày ở Aceh

• Nâng cao năng suất và lợi nhuận của chăn nuôi lợn và gia súc thông qua việc áp dụng những cải tiến trong quản lý, nguồn thức ăn, tiếp thị và môi trường chính sách

đông timor • Đưa vào trồng, quản lý và đánh giá các giống cây trồng

đã được cải tiến

• Kết hợp với Ban Giám đốc Quốc gia về Ngư nghiệp và Nuôi trồng Thủy sản để phát triển những chính sách khả thi

• Cải thiện năng suất chăn nuôi gia súc

philippines • Cải thiện năng suất ở cấp trang trại và tăng cường các

chuỗi cung ứng các sản phẩm rau quả tại miền Nam Philippines

• Xây dựng các chuỗi cung ứng để tăng cường mối liên kết giữa nhà cung cấp, chế biến, các cơ quan tiêu thụ và tiếp thị

• Cải tiến các kỹ thuật xử lý sau thu hoạch, các tiêu chuẩn vệ sinh, kiểm dịch thực vật đối với các sản phẩm rau quả nhiệt đới chủ đạo

• Chiến lược nuôi trồng hải sản nhằm cung cấp sinh kế và tăng cường quản lý thủy sản tại địa phương

• Phát triển các phương pháp nghiên cứu toàn diện về đặc tính của rừng đầu nguồn để đánh giá mức độ tổn thương của rừng đầu nguồn và phát triển những hệ thống canh tác có năng suất và bền vững hơn tại khu vực này

• Giải quyết các trở ngại về chính sách và kỹ thuật để tăng lợi nhuận từ sản xuất chăn nuôi lợn với chi phí đầu vào thấp

Việt nam• Khuyến khích việc tham gia vào các chuỗi giá trị ngô, rau

củ quả ôn đới có sức cạnh tranh cao cho các nông hộ nhỏ tại các tỉnh vùng cao Tây Bắc

• Cải thiện năng suất chăn nuôi bò và cây lấy gỗ tại các tỉnh vùng cao Tây Bắc

• Lựa chọn các công nghệ, chính sách, các hình thức tổ chức thị trường và các phương án hợp tác để giúp những hộ chăn nuôi lợn ở Việt Nam có thể tiếp cận tốt hơn với các chuỗi thị trường có giá trị cao hơn

• Chế biến và quản lý lâm sinh cây keo và cây bạch đàn

• Các biện pháp quản lý nguồn tài nguyên, nhằm tạo ra những hệ thống canh tác và chăn nuôi gia súc bền vững và có lợi nhuận cao, phù hợp nhất với điều kiện ở khu vực duyên hải Nam Trung Bộ

NH

ữN

G Đ

IểM N

ổI Bậ

T

Page 8: Kế hoạch hành động hàng năm

12 Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Australia

• Tăng cường khả năng thích nghi với những biến đổi khí hậu cho hệ thống sản xuất lúa nước ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long

campuchia • Tăng cường và đảm bảo năng suất cho các hệ thống

canh tác lấy lúa làm cây trồng chủ đạo, đồng thời giải quyết các vấn đề liên quan đến thủy lợi, giống lúa mới, nông học, khuyến nông và các vấn đề về chính sách

• Đa dạng hoá nông nghiệp, đặc biệt là lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi đại gia súc

• Kết hợp sản xuất cây trồng với các công nghệ xử lý sau thu hoạch đối với một số loại rau được lựa chọn (cà chua, ớt, ớt ngọt và các loại rau ăn lá

• Mức độ dễ tổn thương dưới tác động của sự đa dạng và biến đổi khí hậu đối đối với nền nông nghiệp Campuchia, đặc biệt những hệ thống canh tác phụ thuộc hoàn toàn vào lượng nước mưa – đây là một chương trình nghiên cứu mới sẽ giúp Quốc gia này thích ứng với những biến đổi khí hậu ở cấp trang trại, phát triển năng lực để sử dụng nguồn tài nguyên đất và nước hiệu quả hơn

• Nghiên cứu lựa chọn và tiến hành trồng một vụ mùa bổ sung ngay sau khi thu hoạch lúa

• Phát triển các nghiên cứu về an ninh sinh học cho cây trồng và nâng cao năng lực kỹ thuật

• Tăng tường sự tương tác với Chương trình Chuỗi giá trị nông nghiệp Campuchia (CAVAC)

chDcnD lào • Tiến hành chuyển đổi hình thức canh tác nương rẫy ở

các vùng núi cao theo định hướng thị trường

• Cải thiện năng suất vật nuôi, đặc biệt là gia súc và chăn nuôi lợn, kiểm soát dịch bệnh và quảng bá sản phẩm

• Nâng cao năng suất lúa tại những vùng đất thấp ở Nam Lào, chú trọng đến khuyến nông, quảng bá sản phẩm và các vấn đề chính sách

• Khả năng thích ứng của hệ thống canh tác lúa đối với biến đổi khí hậu

• Quản lý lâm sinh việc trồng cây gỗ Tếch và cây Dâu giấy

• Xây dựng các hệ thống hỗ trợ chi trả cho các dịch vụ môi trường tại Lào trở nên thuận tiện hơn

trung Quốc • Quảng bá những ưu đãi chi trả cho các hộ chăn nuôi cá

thể nhằm cải tiến các biện pháp quản lý đồng cỏ

• Phát triển các hệ thống tích hợp cây trồng làm thức ăn cho gia súc - cây trồng cho người tại khu vực tự trị Tây Tạng

• Phân tích các công cụ chính sách của Australia và Trung Quốc trong việc sử dụng đất

iraq • Sử dụng các nguồn giống cây trồng đã cải tiến trên

những hệ thống canh tác bằng phương pháp gieo thẳng – không làm đất của người nông dân Iraq

• Đánh giá sự phân bố của muối trong đất và nước ở một số quy mô khác nhau và phát triển các phương pháp để kiểm soát độ mặn

afghanistan • Tăng cường hiệu quả sử dụng nguồn nước và xây dựng

tính bền vững lâu dài cho hệ thống nông nghiệp

• Tiến hành nhân giống và phân phối các giống cây trồng được lựa chọn

• Tăng cường năng lực nghiên cứu khoa học

Ấn độ • Khai thác và quản lý nguồn nước

• Áp dụng các kỹ thuật gây giống cây trồng tiên tiến để cải thiện cây lương thực, đặc biệt là lúa mì và tìm kiếm điểm tương đồng trong phương pháp nâng cao sản lượng lúa mì tại Australia

• Đề xuất những thay đổi trong chính sách nông nghiệp về tình hình phát thải khí nhà kính

pakistan • Nghiên cứu xã hội để thúc đẩy sự hợp tác hiệu quả và

tăng cường chuỗi giá trị nhằm xóa đói giảm nghèo

• Phát triển tư vấn chính sách, pháp luật và các quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp ở cấp quốc gia

• Trồng, tiếp thị xoài và cây ăn quả có múi

• Cải thiện dinh dưỡng vật nuôi trong chăn nuôi bò sữa

bangladesh • Duy trì năng suất lúa trong điều kiện dễ bị tác động do

biến đổi khí hậu

• Hỗ trợ hệ thống canh tác lúa – ngô đang trên đà phát triển

châu phi • Tăng cường và đa dạng hóa các hệ thống thâm canh ngô

- đậu cho nông hộ nhỏ

• Gia tăng lợi nhuận và tính bền vững cho hệ thống chăn nuôi gia súc

• Phát triển các hệ thống sản xuất ngũ cốc trong môi trường mà nguồn nước bị hạn chế

NH

ữN

G Đ

IểM

Nổ

I Bậ

T

Page 9: Kế hoạch hành động hàng năm

VIệT NA

M C

ÁC

ớC

VùN

G M

EKON

G

Và TRu

NG

Qu

ốC

Page 10: Kế hoạch hành động hàng năm

52 Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Australia

chiẾn lưỢc trung hẠnPhưong pháp tiếp cận chiến lược của Australia hỗ trợ Việt Nam nhằm vào 3 lĩnh vực trọng điểm: phát triển nguồn nhân lực, hội nhập kinh tế và xây dựng môi trường bền vững. Chiến lược Việt Nam của ACIAR không những phù hợp với những lĩnh vực trọng điểm về phát triển tính bền vững cho môi trường, mà còn bao gồm cả những vấn đề cốt lõi của phát triển nguồn nhân lực. Những thành tựu nổi bật trong lĩnh vực nông nghiệp (cũng như trong các ngành kinh tế khác) của Việt Nam là nhờ khả năng cạnh tranh trên thị trường và nhu cầu đối với các sản phẩm xuất khẩu ngày một tăng cao. Những thành quả của sự tăng trường kinh tế nổi bật đã ảnh hưởng tích cực tới cuộc sống ở các đô thị như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và các vùng lân cận, tuy nhiên, khu vực nông thôn thì vẫn đang nằm trong tình trạng tụt hậu. Trong một tới hai thập kỷ tiếp theo, cư dân nông thôn vẫn sẽ chiếm tỉ lệ tương đối cao trong xã hội Việt Nam và vấn đề giải quyết tình trạng đói nghèo tại các vùng nông thôn và điều chỉnh cơ cấu nông nghiệp vẫn là những ưu tiên hàng đầu trong lộ trình chính sách. Năng suất tính dựa diện tích canh tác hoặc công lao động còn rất thấp. Quy mô sản xuất của các nông hộ tư nhân còn nhỏ, ruộng đất phân tán, không tập trung và chi phí đầu vào tăng cao, là những thách thức chủ yếu, nhưng đồng thời cũng ẩn chứa những tiềm năng rất lớn. Đồng bào dân tộc thiểu số và khu vực vùng sâu vùng xa đang bị tụt hậu rõ rệt và Chính phủ Việt Nam đang ngày càng chú trọng hơn vào những nhóm đối tượng này. Chiến lược của ACIAR được xây dựng nhằm giải quyết một số vấn đề chính mà Australia có kinh nghiệm chuyên môn để hỗ trợ.

Chương trình của ACIAR tại Việt Nam sẽ tập trung vào nghiên cứu kỹ thuật và kinh doanh nông sản để giúp tăng thu nhập cho các nông hộ quy mô nhỏ trong một số lĩnh nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và lâm nghiệp có giá trị kinh tế cao được lựa chọn. Trong những năm gần đây, chương trình này đã tập trung vào 3 khu vực địa lý nơi tình trạng đói nghèo vẫn còn dai dẳng và vẫn tồn tại những nguy cơ ảnh hưởng xấu đến việc duy trì nguồn tài nguyên nông nghiệp tự nhiên.

Bên cạnh đó cũng còn có một số khu vực địa lý khác mà Australia có thể hỗ trợ về kỹ năng, kỹ thuật để phát triển nông nghiệp:

Đồng bằng sông Cửu Long: đây là nơi có nguy cơ bị tổn thương lớn dưới tác động tiêu cực của dao động và biến đổi khí hậu. Một chương trình tập trung vào việc tăng cường khả năng thích ứng và giảm thiểu tác động xấu của biến đổi khí hậu đối với các hệ thống canh tác lúa tại khu vực này đã được phát triển và tập trung can thiệp ở cấp độ nông trại sẽ hỗ trợ cho các chương trình nghiên cứu về nguồn nước và sự biến đổi khí hậu tại toàn vùng lưu vực sông Mekong do AusAID và các cơ quan khác tài trợ.

Duyên hải Nam Trung Bộ: nghiên cứu nhằm củng cố các hệ thống trồng trọt, chăn nuôi mang lại lợi nhuận và bền vững trong môi trường khắc nghiệt (đất cát nghèo dinh dưỡng, nguồn nước tưới bị hạn chế); và tiếp tục nghiên cứu nhằm phát triển các hệ thống nuôi trồng hải sản bền vững với các loài mang lại giá trị cao.

Vùng cao Tây Bắc: là nơi có cơ hội phát triển một số sản phẩm trồng trọt (trái cây và rau quả ôn đới có giá trị cao), sản xuất bền vững các loại hoa màu (ngô), các sản phẩm chăn nuôi và lâm nghiệp. Đồng thời, cũng tập trung vào nghiên cứu để cải tiến các chuỗi cung ứng từ những nông hộ nhỏ tới các thị trường có giá trị hơn.

Mối liên kết giữa các chương trình của AusAID và các tổ chức tài trợ khác trong khu vực này thường xuyên được củng cố và hỗ trợ chặt chẽ. Các dự án của ACIAR càng ngày càng đa ngành hơn, và sẽ đặc biệt chú trọng đến mối liên kết giữa các viện nghiên cứu trung ương với các cơ quan nghiên cứu và khuyến nông cấp tỉnh. ACIAR thực hiện chương trình tư vấn hàng năm với các tổ chức đối tác chính tại Việt Nam để thảo luận chương trình chiến lược và các dự án mới. Tư vấn để tìm ra những ưu tiên hợp tác cụ thể cho vùng Duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam đã được tổ chức vào tháng 3 năm 2008, cho vùng cao Tây Bắc vào tháng 8 năm 2008. Và chương trình tư vấn chính thức về các ưu tiên nghiên cứu trong ngành thủy sản cũng đã được tổ chức vào tháng 3 năm 2011.Thông

Số liệu thống kê chính

gDp/đầu người (uS$)a 1,041

Dân số (triệu người)a 89

ngân sách (triệu đô la)

Thực tế năm 2009–10 3,08

Phân bổ ngân sách năm 2010–11 3,73

ước tính ngân sách 2011–12 4,72a số liệu năm 2009 và 2010 <http://unstats.un.org/unsd/demographic/products/socind/>

Thu hoạch rau cải ở tỉnh Tiền Giang

VIệT NAM

Page 11: Kế hoạch hành động hàng năm

53Kế hoạch hành động hàng năm 2011–12

VIệT NA

M

tin đầy đủ vể các cuộc họp tư vấn này đều được đăng trên webite <aciar.gov.au>. Những lĩnh vực sau đây được xác định là những ưu tiên nghiên cứu trong chiến lược trung hạn

• Bảo toàn các hệ thống canh tác lấy cây lúa làm cây trồng chính ở đồng bằng sông Cửu Long thông qua các biện pháp nhằm tăng cường khả năng chống chịu các ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu (tập trung vào 2 tỉnh Bạc Liêu và An Giang)

» Phát triển các giống lúa và các biện pháp kỹ thuật chăm sóc cho các hệ thống canh tác lấy cây lúa làm cây trồng chính nhằm thích ứng với ảnh hưởng của sự nhiễm mặn, lũ lụt và hạn hán

» Tăng cường năng lực trong đo lường khí nhà kính, dinh dưỡng đầu vào và chiến lược kỹ thuật chăm sóc cây trồng để giảm phát thải khí nhà kính

» Đánh giá rủi ro của biến đổi khí hậu đối với việc sản xuất lúa ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long và phân tích các biện pháp kỹ thuật và chính sách nhằm giảm phát thải từ các hệ thống có cây lúa làm cây chủ đạo

• Tối ưu hóa quản lý nguồn lực trong sản xuất nông nghiệp bền vững và có lợi nhuận cao tại vùng Duyên hải Nam Trung Bộ (tập trung vào các tỉnh: Ninh Thuận, Phú Yên và Bình Định)

» Phân tích thị trường và các chuỗi cung ứng để xác định được các mắt xích xung yếu của một số mặt hàng được lựa chọn, tập trung can thiệp kỹ thuật để có tác động thị trường

» Tăng cường hiệu quả của các chuỗi cung ứng, bao gồm đánh giá những động cơ thúc đẩy nông dân cải tiến chất lượng, ví dụ như công nghệ xử lý sau thu hoạch tốt hơn

» Phát triển các hệ thống canh tác và các biện pháp phát triển nông nghiệp bền vững, đáp ứng được nhu cầu của các thị trường hiện tại

» Tiến hành những biện pháp tưới tiêu bền vững, tận dụng tối đa nguồn nước tại các nông trại và bảo vệ các nguồn nước ngầm khỏi tình trạng nhiễm mặn

• Tiến hành xóa đói giảm nghèo thông qua biện pháp liên kết thị trường cho các nông hộ nhỏ tại vùng cao phía Bắc và Tây Bắc (tập trung vào các tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu và Lào Cai)

» Giúp các nông hộ nhỏ hội nhập tốt hơn vào các thị trường có lợi nhuận đối với các nông sản giá trị cao thông qua việc phân tích thị trường và chuỗi cung ứng

» Cải tiến kỹ thuật sản xuất và công nghệ chế biến đối với các loại rau quả ôn đới

» Quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên tốt hơn để duy trì năng suất và lợi nhuận trên các vùng đất dốc thông qua việc nâng cao kỹ thuật quản lý cây trồng, dinh dưỡng và thổ nhưỡng

» Định lượng những thay đổi về độ phì của đất trong các hệ thống canh tác khác nhau, kết hợp vận dụng kiến thức bản địa để cải tiến các biện pháp quản lý

» Cải thiện các hệ thống quản lý và marketing cho các nông hộ chăn nuôi gia súc và lợn quy mô nhỏ, đa dạng hóa nguồn thức ăn chăn nuôi và xen canh các loại thức ăn xanh phù hợp trong hệ thống canh tác

» Cải tiến quản lý về sinh sản, phòng chống và kiểm soát bệnh dịch

» Nâng cao năng lực của các cơ quan cung cấp dịch vụ tại địa phương (cả nhà nước lẫn tư nhân) bằng cách áp dụng các biện pháp thay thế phù hợp

• Phát triển các ngành công nghiệp nuôi trồng thủy sản có giá trị cao (tập trung tại đồng bằng sông Cửu Long (2 tỉnh Cần Thơ, Bạc Liêu), duyên hải miền Trung (tỉnh Khánh Hòa) và Đông Bắc Việt Nam (Hải phòng và Quảng Ninh))

» Giới thiệu các loại thức ăn nuôi trồng thủy sản có hiệu quả kinh tế cao và thân thiện với môi trường.

» Phát triển các kỹ thuật nuôi, vừa bảo vệ môi trường, vừa đảm bảo về hiệu quả kinh tế đối với nuôi tôm hùm thương phẩm bằng lồng bè trên biển và trong ao đìa, và sản xuất giống nhuyễn thể

» Chuyển giao những kiến thức hiện có từ các dự án nuôi trồng thủy sản của ACIAR tới người nuôi, các cơ quan khuyến nông của Chính phủ và các trường đại học

• Hướng tới các sản phẩm rừng trồng có giá trị kinh tế cao hơn: tập trung tại miền Bắc (Phú Thọ), miền Trung (Quảng Trị) và miền Nam (Bình Dương)

» Xây dựng công nghệ trồng rừng phát triển nhanh, cho năng suất cao và bền vững, phù hợp với các nông hộ nhỏ, đặc biệt là trên những vùng đất bạc màu

» Nâng cao hiệu quả chế biến gỗ rừng trồng, đặc biệt đối với cây keo và cây bạch đàn nhỏ thông qua phát triển các sản phẩm chế biến bằng máy công nghiệp

cÁc DỰ Án VÀ ưu tiÊn nghiÊn cỨu nĂm 2011–12bảo toàn các hệ thống canh tác lấy cây lúa làm cây trồng chính ở đồng bằng sông cửu long thông qua tăng cường sức chống chịu đối với các ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậuLà một nước xuất khẩu gạo lớn, Việt Nam có những đóng góp quan trọng vào việc đảm bảo an ninh lương thực trong khu vực, nhưng những vùng trũng thuộc Đồng bằng sông Cửu Long lại dễ bị tác động bởi những ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu. Mục tiêu chính của chương trình là hỗ trợ khả năng thích ứng với sự thay đổi khí hậu ở cấp độ nông trại, tập trung vào việc sử dụng hiệu quả hơn nguồn nước và nguồn đất canh tác.

Page 12: Kế hoạch hành động hàng năm

54 Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Australia

VIệT

NA

M

SMCN/2009/021 Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sử dụng đất ở đbScl: thích ứng của các hệ thống canh tác trên nền lúaMục tiêu tổng thể của dự án này là nhằm tăng cường khả năng thích ứng cho các hệ thống trồng lúa tại khu vực ĐBSCL trước những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

SMCN/2010/083 thích ứng với biến đổi khí hậu trong các hệ thống canh tác lúa – nuôi trồng thủy sản ở đbSclNghiên cứu này tập trung vào những vấn đề trọng điểm như: (1) thiết kế ao đìa - quản lý nguồn đất (những chỉ số về mức độ phù hợp của đất đai) và quản lý nguồn nước (theo cấp độ trang trại hoặc nhóm cùng sở thích; giảm thiểu dịch bệnh); (2) quản lý trang trại – lịch thời vụ, mật độ thả và các biện pháp nhằm tối ưu hóa năng suất tôm và lúa; và (3) sắp xếp cơ cấu tổ chức – quản lý cộng đồng, bảo vệ môi trường, chuyển giao công nghệ/ khuyến nông/ đào tạo.

tối ưu hóa quản lý nguồn lực để sản xuất nông nghiệp bền vững và mang lại lợi nhuận tại vùng Duyên hải nam trung bộ Việt nam Nhiệm vụ trọng tâm là phát triển những hệ thống canh tác cây lâu năm và cây ngắn ngày kết hợp chăn nuôi bò thịt có lợi nhuận cao hơn nhưng bền vững hơn trong môi trường khắc nghiệt (đất cát nghèo dinh dưỡng và thiếu nước), thông qua hợp tác kỹ thuật trong những lĩnh vực mà các cơ quan của Australia đã có sẵn chuyên môn cần thiết. Trước hết sẽ chú trọng tới các vùng khô hạn ở các tỉnh ở giữa và phía Nam của vùng này, đặc biệt là những khu vực ven biển và đất dốc cao dưới 400 m so với mực nước biển. Nghiên cứu sẽ giải quyết tình trạng dễ bị tổn thương của vùng Duyên hải miền Trung Việt Nam trước những tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu và hoang mạc hóa.

SMCN/2003/035 cải thiện tình trạng sử dụng nguồn nước và đất cho hoạt động sản xuất cây trồng tại vùng Duyên hải Việt nam và new South WalesMục tiêu của dự án này là nhằm cải thiện thu nhập cho các nông hộ nhỏ bằng cách nâng cao lợi nhuận của hoạt động sản xuất cây trồng, ví dụ như điều.

SMCN/2007/109 các hệ thống trồng trọt và chăn nuôi bền vững, mang lại lợi nhuận cho vùng Duyên hải nam trung bộ Việt namDự án đa ngành này (trồng trọt, chăn nuôi và kinh doanh nông sản) nhằm xác định và hỗ trợ cho việc áp dụng các biện pháp quản lý nguồn tài nguyên triển vọng nhằm xây dựng các hệ thống trồng trọt và chăn nuôi bền vững, có lãi.

giảm đói nghèo thông qua liên kết thị trường đối với các nông hộ nhỏ tại vùng cao phía bắc và tây bắcKhông giống các khu vực khác ở Việt Nam, cuộc sống của nhiều hộ dân vùng cao Tây Bắc vẫn chưa được cải thiện trong quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu. Những thị trường mới nổi xuất hiện nhờ đổi mới phát triển hạ tầng đã mang lại cơ hội hòa nhập thị trường cho những nông hộ nhỏ. Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng và thay đổi nhanh chóng của thị trường, nông dân vùng cao Tây Bắc đang mở rộng hoạt động trồng trọt, đặc biệt là trồng ngô, đến các vùng đất dốc. Do thay đổi chế độ ăn, chăn nuôi và các sản phẩm có giá trị cao khác đang mang đến cho các hộ nông dân nhỏ cơ hội lồng ghép các sản phẩm này như là một mảng quan trọng trong hệ thống canh tác của họ.

Phân loại hải sâm giống tại một trạm nghiên cứu ở Nha Trang

Page 13: Kế hoạch hành động hàng năm

55Kế hoạch hành động hàng năm 2011–12

VIệT NA

M

AGB/2006/066 cải thiện năng suất và chất lượng quả hồng ngọt tại Việt nam và australia

Dự án này nhằm tăng cường năng suất, sản lượng và chất lượng quả hồng ngọt trồng tại Việt Nam bằng cách chuyển đổi từ giống hồng chát truyền thống sang giống hồng không chát. Các nguyên tắc phát triển nông nghiệp phù hợp đang được vận dụng đều được dựa trên những kỹ thuật đưa tán cây xuống thấp, các biện pháp quản lý vườn cây ăn quả tốt nhất và các hệ thống xử lý tân tiến.

AGB/2006/112 nâng cao kỹ năng cho phụ nữ trong sản xuất, quảng bá và sử dụng an toàn rau bản địa ở Việt nam và australiaDự án này phát triển và thử nghiệm các mô hình nhằm giúp cải thiện lợi nhuận cho phụ nữ nông dân chuyên cung cấp rau bản địa cho thị trường. Dự án sẽ giúp phát triển những chiến lược giao tiếp hiệu quả cho các lao động nữ, khuyến khích thay đổi các phương pháp trong quá trình sản xuất cũng như quảng bá sản phẩm ra thị trường.

AGB/2008/002 cải thiện các hệ thống sản xuất nông nghiệp và liên kết thị trường nông sản ở vùng cao tây bắc Việt namMục tiêu của dự án này là tăng cường mối liên kết giữa các nông hộ quy mô nhỏ với các chuỗi giá trị liên quan đến ngô và các sản phẩm rau quả ôn đới, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, đồng thời cải thiện các biện pháp quản lý đất đai và cây trồng, hướng tới những hệ thống nông nghiệp bền vững và đem lại lợi nhuận cao.

AGB/2009/053 cải thiện mối liên kết thị trường cho người trồng rau trái vụ ở tây bắc Việt nam.

Cơ hội tiếp cận của bộ phận bán lẻ đang phát triển của Việt Nam với nguồn cung rau củ ôn đới ở miền Bắc vào thời điểm

mùa hè còn hạn chế. Dự án này nhằm tìm hiểu và hỗ trợ, giúp những nông hộ nhỏ có thể hợp tác tốt hơn với những đại lý bán lẻ lớn và hiện đại tại miền Bắc Việt Nam.

FST/2010/034 (đề xuất): nông lâm kết hợp nhằm cải thiện sinh kế của nông hộ nhỏ tại vùng tây bắc Việt namDự án này nhằm cải thiện hoạt động cho các hệ thống canh tác của các nông hộ nhỏ qua nông – lâm kết hợp tại các tỉnh Sơn La, Điện Biên và Yên Bái.

LPS/2008/049: Khắc phục các trở ngại về mặt kỹ thuật và thị trường để chăn nuôi bò thịt có lãi ở vùng cao tây bắc Việt namNhu cầu về thịt bò trên thị trường Việt Nam đang tăng rất nhanh, nhưng sản lượng bò nội địa không đủ đáp ứng được nhu cầu này. Dự án mới này nhằm phát triển, đánh giá và thực thi các chiến lược về mặt kỹ thuật và thị trường nhằm cải thiện thu nhập cho các hộ nuôi bò tại khu vực này.

phát triển các ngành nuôi trồng thủy sản có giá trị caoChính phủ Việt Nam đã tập trung đầu tư vào cơ sở hạ tầng nghiên cứu và phát triển nguồn nhân lực cho ngành thủy sản. Chương trình ACIAR đã được điều chỉnh phù hợp để hỗ trợ cho nỗ lực này thông qua hoạt động nâng cao năng lực mục tiêu trong nhiều lĩnh vực chủ chốt (di truyền học, dinh dưỡng cho cá), đồng thời cũng chuyển giao và ứng dụng những công nghệ nuôi trồng thủy sản phù hợp đã được phát triển ở những chương trình khác do ACIAR tài trợ. Dinh dưỡng cho cá vẫn là một lĩnh vực hành động quan trọng.

Một bè nuôi hàu gần Cát Bà, nơi thực hiện một dự án thủy sản của ACIAR

Page 14: Kế hoạch hành động hàng năm

VIệT

NA

M

56 Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Australia

FIS/2003/059 nuôi hải sâm cát (holothuria scabra) tại khu vực châu Á-thái bình Dương

Các kỹ thuật sản xuất hải sâm cát trong bể ương (FIS/1995/703) và thả chúng về môi trường tự nhiên (FIS/1999/025) đã và đang được phát triển. Dự án này đang được triển khai tại Philippines, Việt Nam và miền Bắc Australia, đã làm phong phú thêm số lượng hải sâm cát bằng các hình thức nuôi chứa trong ao đìa và tại các khu bảo tồn biển, và đánh giá cơ hội mới để cải thiện sinh kế thông qua việc thả hải sâm nuôi ở những vùng ven bờ một cách có tổ chức.

FIS/2005/114 nâng cao năng lực sản xuất giống nhuyễn thể hai mảnh vỏ tại Việt nam và australia.Dự án này đã đạt được những thành công ngoài dự kiến trong việc phát triển một ngành công nghiệp nuôi hàu tại miền Bắc Việt Nam. Với tốc độ sản xuất đang ngày một tăng nhanh, dự kiến vượt mức 5.000 tấn trong năm nay, dự án chú trọng vào cải tiến công nghệ sản xuất giống để đảm bảo nguồn cung cấp giống đáp ứng được nhu cầu đang ngày càng gia tăng.

FIS/2006/141 nâng cao tính bền vững thức ăn nuôi biển tại Việt nam và australia Dự án này đang đang được thực hiện cùng với sự kết hợp của các Viện Nghiên cứu Thủy sản của Chính phủ Việt Nam tại Hà Nội, Nha Trang, thành phố Hồ Chí Minh và Trường Đại học Nha Trang.

FIS/2011/008 Phát triển các hệ thống nuôi tôm hùm trong đất liền tại Việt nam và australiaDự án này sẽ giúp đánh giá việc nuôi tôm hùm trong các bể chứa, tận dụng cơ sở hạ tầng của nghề nuôi tôm thường.

SMAR/2008/021 phát triển nghề nuôi tôm hùm bông ở indonesia, Việt nam và australia

Dự án này hỗ trợ phát triển bền vững các trang trại nuôi tôm hùm ở Indonesia và Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu tôm hùm rất lớn trên thị trường toàn cầu, chủ yếu là Trung Quốc. Dự án này cũng sẽ hướng đến những vấn đề về đảm bảo tính bền vững cho ngành công nghiệp nuôi tôm hùm đang phát triển tại Việt Nam và cung cấp những dẫn liệu về nuôi tôm hùm thương phẩm tại Australia.

hướng tới những sản phẩm lâm nghiệp có giá trị cao hơnViệt Nam có hơn 1 triệu héc-ta diện tích đất trồng cây keo và cây bạch đàn Australia. Các cánh rừng trồng này cung ứng nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến và thị trường xuất khẩu, tạo thu nhập đáng kể cho người trồng quy mô nhỏ và cho cả những người trong ngành công nghiệp chế biến gỗ. Chương trình lâm nghiệp này tăng thêm giá trị thông qua triển khai nguồn gen cải tiến, phát triển các biện pháp kỹ thuật lâm sinh tốt hơn và tăng giá trị cho các sản phẩm rừng trồng.

FST/2006/087 Quản lý lâm sinh tối ưu và năng suất rừng trồng keo cho gỗ xẻ có chất lượng caoMục tiêu của chương trình này là nhằm phát triển hệ thống lâm sinh giúp tăng cường tính bền vững và lợi nhuận cao cho các cánh rừng trồng làm gỗ xẻ ở quy mô hộ gia đình và cộng đồng.

FST/2008/007 các phương pháp chọn, tạo và phát triển giống tiên tiến cho các loài keo lai ở Việt namDự án này nhằm gia tăng giá trị cho các chương trình trồng cây keo tại Việt Nam, bao gồm phát triển và mở rộng diện tích các loại giống lai vô tính và đa bội thể. Trong năm nay,

Chở nước đá tới cảng cá Vân Đồn, Quảng Ninh

Page 15: Kế hoạch hành động hàng năm

Sơ chế hải sâm ở Nha Trang

dự án này sẽ được thử nghiệm và trồng ít nhất 100 loại giống lai vô tính và đánh giá các phương án phòng hộ.

FST/2008/039 tăng cường sản xuất ván mỏng từ gỗ bạch đàn và keo ở Việt nam và australia. Mục tiêu của chương trình này là nhằm cải thiện việc sản xuất các sản phẩm có nguồn gốc từ gỗ rừng trồng để cải thiện sinh kế cho các nông hộ nhỏ tại Việt Nam và mở rộng thị trường cho các sản phẩm từ cây bạch đàn và cây keo.

các dự án khácAGB/2005/113 tác động của tự do hóa thương mại đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại Việt namDự án này được lập nhằm tăng cường năng lực cho các viện nghiên cứu đối tác trong việc phân tích định lượng những vấn đề về chuyển dịch cơ cấu và tư vấn chính sách cho những vấn đề này.

AH/2010/045 đánh giá tính bền vững của việc di chuyển vật nuôi và nguy cơ mắc bệnh trong khu vực sông mekongChuyển vùng vật nuôi liên quan đến lây lan của bệnh dịch, đặc biệt là bệnh Lở mồm long móng ở gia súc và lợn, và dịch tả lợn. Dự án này sẽ phát triển những biện pháp cải tiến nhằm đánh giá được nguy cơ và đưa ra chiến lược nhằm kiểm soát bệnh dịch, dựa trên những phương pháp và dữ liệu thu được từ những dự án trước đây tại Lào và Cămpuchia-2 trong số 6 quốc gia bao gồm một số nước Đông Nam Á (Lào, Campuchia, Việt Nam, Thái Lan, Myanmar) và Trung Quốc được Cơ quan Phát triển Quốc tế Australia (AusAID) viện trợ trong chiến dịch chống lại dịch Lở mồm long móng và được thực hiện bởi Tổ chức Thú y thế giới (OIE).

LPS/2010/047 (đa phương, ilri) hỗ trợ chăn nuôi lợn quy mô nhỏ tại Việt nam thông qua giảm nguy cơ bệnh dịch, nâng cao năng suất và nâng cấp các chuỗi giá trị Dự án này sẽ sử dụng một phương pháp dựa trên nghiên cứu phân tích về các rủi ro nhằm cải thiện các chuỗi giá trị với mục tiêu xóa đói giảm nghèo và giảm thiểu rủi ro đối với sức khỏe con người và động vật.

Cán bộ điều phối khu vực

TS Gamini Keerthisinghe

Giám đốc các chương trình chính

TS Chris Barlow, Thủy sản Ông Tony Bartlett, Lâm nghiệp TS Peter Horne, Chăn nuôi TS Gamini Keerthisinghe, Quản lý đất và dinh dưỡng cây trồng TS Rodd Dyer, Kinh doanh nông sản TS Doug Gray, Thú y

Trưởng đại diện

Ông Geoff Morris

cÁc chỈ SỐ thỰc hiện chính (2011–12)• phát triển được các biện pháp quản lý tích hợp cây

ngắn ngày/dài ngày để nâng cao năng suất vùng Duyên hải nam trung bộ

• đa dạng hóa các phương án tăng năng suất trên một đơn vị nước, tìm hiểu các biện phát giúp cải thiện khả năng chống chịu của hệ thống sản xuất trên nền lúa ở đồng bằng sông cửu long trước các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu

• thử nghiệm các phương pháp khác nhau trong 3 dự án nhằm cải thiện sinh kế cho các nông hộ quy mô nhỏ vùng Duyên hải nam trung bộ và vùng cao tây bắc thông qua việc cải thiện năng suất và đẩy mạnh mối liên kết thị trường

• tìm ra các thị trường mới có giá trị cao cho các sản phẩm nông lâm kết hợp và trồng rừng

• tạo ra được một chương trình hợp tác khu vực giữa tổ chức thú y thế giới (OiE), tổ chức hợp tác khống chế dịch lở mồm long móng tại khu vực đông nam Á và trung Quốc (SEacFmD) và các nước tham gia để đánh giá và kiểm soát rủi ro an ninh sinh học cho vật nuôi

• thiết lập được mối liên kết ba bên ưu việt giữa các cơ quan nghiên cứu vùng, các tổ chức nghiên cứu cấp Quốc gia tại Việt nam và các nhà nghiên cứu australia tại ba khu vực địa lý nêu trên

VIệT NA

M

57Kế hoạch hành động hàng năm 2011–12

Page 16: Kế hoạch hành động hàng năm

Tầm nhìn của ACIARACIAR quan tâm đến một thế giới bớt đói nghèo, sinh kế của nhiều người được cải thiện thông qua hoạt động nông nghiệp bền vững và cho năng suất cao từ hợp tác nghiên cứu quốc tế.

Nhiệm vụ của ACIARPhát triển thành công các hệ thống nông nghiệp năng suất cao hơn và bền vững, vì lợi ích của các nước đang phát triển và Australia, thông qua hợp tác nghiên cứu nông nghiệp quốc tế.

ACIAR là một phần trong chương trình viện trợ nước ngoài của chính phủ Autralia và hoạt động hướng tới mục tiêu của chương trình viện trợ là giúp đỡ các nước đang phát triển giảm nghèo và phát triển bền vững gắn liền với lợi ích quốc gia. Các nguyên tắc chính của chương trình viện trợ của Autralia là:

• đẩy nhanh tiến trình hướng tới “các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ” thông qua hợp tác nghiên cứu

• công nhận rằng tăng trưởng kinh tế là giải pháp mạnh và lâu dài nhất để xoá đói giảm nghèo, nhưng bản thân việc tăng trưởng kinh tế sẽ không mang lại công bằng và ổn định xã hội

• tập trung chủ yếu vào khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đồng thời tăng cường nỗ lực của chúng tôi tại châu Phi và Nam Á

• phát huy thế mạnh về giáo dục, đào tạo và tăng cường năng lực để thúc đẩy sự phát triển

• cam kết tiếp tục cải thiện tính hiệu quả và phổ biến kiến thức.

Những nguyên tắc này giúp cho chương trình viện trợ và nghiên cứu đem lại những lợi ích phát triển bền vững.

ACIAR hợp tác với AusAID trong những lĩnh vực là ưu tiên của cả hai bên trong đó cả hai tổ chức cùng đóng góp vào những nội dung trọng tâm trong chương trình viện trợ một chính phủ.

Australian Centre for International Agricultural Research

GPO Box 1571 Canberra ACT 2601

Phone: +61 2 6217 0500 Internet: aciar.gov.au

Email: [email protected]