kû yÕu khoa häc - mdy.vnmdy.vn/uploads/news/2017_06/mdy-2016-ky-yeu-khoa-hoc.pdfkû yÕu khoa...

49
M¹NG L¦íI nhμ khoa häc trÎ SCIENCE 2016 Thanh niªn ®ång b»ng s«ng cöu long Kû YÕU KHOA HäC

Upload: vothuy

Post on 23-May-2018

232 views

Category:

Documents


2 download

TRANSCRIPT

Page 1: Kû YÕU KHOA HäC - mdy.vnmdy.vn/uploads/news/2017_06/mdy-2016-ky-yeu-khoa-hoc.pdfKû YÕU KHOA HäC - mdy.vn

M¹NG L¦íI nhµ khoa häc trÎ

p

SCIENCE 2016

Thanh niªn

®ång b»ng

s«ng cöu long

Kû YÕU KHOA HäC

Page 2: Kû YÕU KHOA HäC - mdy.vnmdy.vn/uploads/news/2017_06/mdy-2016-ky-yeu-khoa-hoc.pdfKû YÕU KHOA HäC - mdy.vn

Lời nói đầu

MDY tin rằng tất cả thanh niên đều tràn đầy năng lượng và lòng nhiệt quyết muốn

bảo vệ ĐBSCL thông qua việc hành động phản đối các hoạt động phát triển gây ảnh

hưởng xấu đến môi trường. Sứ mệnh của chúng tôi là kết nối thanh niên lưu vực

sông Mekong và mang đến nhiều cơ hội hơn cho thanh niên hành động, thực hiện

các ý tưởng nhằm hỗ trợ cộng đồng. Tầm nhìn của chúng tôi chỉ đơn giản là một

vùng Mekong thịnh vượng với sự hợp tác hài hòa giữa các nhóm thanh niên

Trong năm 2016, MDY đã trao cơ hội cho 12 thanh niên khu vực ĐBSCL thực hiện

các nghiên cứu khoa học đối với 3 vấn đề chính bao gồm đa dạng sinh học; biến đổi

khí hậu; và nhu cầu sử dụng nước, tất cả các công trình nghiên cứu này hoàn toàn

thuộc về thanh niên.

Kỷ yếu khoa học này nhằm cung cấp một bức tranh tổng thể về các vấn đề liên quan

đến đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu và nhu cầu sử dụng nước. Chúng tôi hy vọng

đây sẽ là một tài liệu tham khảo hữu ích cho các đề xuất giải pháp phát triển phù hợp

–bền vững khu vực ĐBSCL.

Page 3: Kû YÕU KHOA HäC - mdy.vnmdy.vn/uploads/news/2017_06/mdy-2016-ky-yeu-khoa-hoc.pdfKû YÕU KHOA HäC - mdy.vn

Lời cám ơn

Chúng tôi chân thành cám ơn đến các nhà khoa học trẻ đã đóng góp thời gian và trí

tuệ cho các công trình nghiên cứu hữu ích cho cộng đồng.

Để có được những công trình nghiên cứu mang tính khoa học như vậy, sự đóng góp

của ban cố vấn khoa học của MDY thật sự là một phần không thể thiếu. Chúng tôi

gửi lời cám ơn sâu sắc đến ThS. Trần Thị Kim Hồng, ThS Huỳnh Vương Thu Minh

và ThS Phùng Thị Hằng đã cung cấp những kiến thức cần thiết giúp nhà khoa học

trẻ định hướng được con đường nghiên cứu của mình.

Bên cạnh đó, chúng tôi cũng xin gửi lời cám ơn đến tổ chức Oxfam là nhà tài trợ

không những về mặt tài chính mà còn về mặt kỹ thuật trong quá trình triễn khai dự

án này.

Cuối cùng, MDY xin biết ơn đến Câu Lạc Bộ Đa Dạng Sinh Học thuộc chi đoàn bộ

môn Quản Lí Môi Trường, Đoàn khoa Môi Trường và TNTN cũng như tất cả các

đối tác của MDY.

Page 4: Kû YÕU KHOA HäC - mdy.vnmdy.vn/uploads/news/2017_06/mdy-2016-ky-yeu-khoa-hoc.pdfKû YÕU KHOA HäC - mdy.vn

MỤC LỤC

PHẦN 1. CÂU CHUYỆN CỘNG ĐỒNG

Bài 1: Người trồng sen tháp mười cần gì? 1

Bài 2: Nước mắt gương sen 2

Bài 3: Đồng sen Tháp Mười 3

Bài 4: Sen Tháp Mười 4

Bài 5: Đẹp ngỡ nàng đồng sen Tháp Mười 5

Bài 6: Thanh Niên Đồng Bằng Sông Cửu Long và chuyến đi thực địa 6

Bài 7: Chuyến đi của thanh niên 7

Bài 8: Cù Lao Dung, Sóc Trăng 8

Bài 9: Bài thu hoạch thực địa Đồng Tháp – Sóc Trăng 8

Bài 10: Tôi thử thách bản thân mình 9

Bài 11: Trải lòng 11

Bài 12: Bài thu hoạch chuyến đi Đồng Tháp-Sóc Trăng 11

PHẦN 2: NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Bài 1: Chuyện của nước 12

Bài 2: Điều tra và lập cơ sở dữ liệu đa dạng cây làm thuốc ở chùa

và vườn thuốc nam ở Đồng Tháp – Sóc Trăng 15

Bài 3: Khảo sát nhu cầu sử dụng nước dưới đất trong canh tác hành

tím tại Thị Xã Vĩnh Châu, Tỉnh Sóc Trăng 18

Bài 4: Đánh giá xu thế biến đổi khí hậu vùng Bán Đảo Cà Mau 25

Bài 5: Đánh Giá Xu Thế Biến Đổi Khí Hậu Vùng Đồng Tháp Mười 30

Bài 6: Đánh giá xu thế và biến đổi tài nguyên nước dưới đất vùng Ven

Biển Bán Đảo Cà Mau 36

Bài 7: Khảo sát nhu cầu nước cho mô hình trồng sen tại huyện Tháp

Mười, Đồng Tháp 40

Page 5: Kû YÕU KHOA HäC - mdy.vnmdy.vn/uploads/news/2017_06/mdy-2016-ky-yeu-khoa-hoc.pdfKû YÕU KHOA HäC - mdy.vn

MẠNG LƯỚI NHÀ KHOA HỌC TRẺ - 2017 5

Phần 1: CÂU CHUYỆN CỘNG ĐỒNG

Page 6: Kû YÕU KHOA HäC - mdy.vnmdy.vn/uploads/news/2017_06/mdy-2016-ky-yeu-khoa-hoc.pdfKû YÕU KHOA HäC - mdy.vn

MẠNG LƯỚI NHÀ KHOA HỌC TRẺ - 2017 1

Bài 1: NGƯỜI TRỒNG SEN THÁP

MƯỜI CẦN GÌ? Thạch Thị Kim Thanh – Đại Học Y

Dược Cần Thơ

Không sợ tính đỏng đảnh của thời tiết, người trồng

sen vẫn mỉm cười trước đợt hạn mặn khủng khiếp

vừa qua. Tuy nhiên, không phải lúc nào nụ cười của

họ cũng vô tư tươi rói như hoa sen trên chính mảnh

đất này - Tháp Mười. Tháp Mười, bao la là sen, và

câu chuyện về nghề trồng sen cũng bao la những vui

buồn.

Ngày 28.5, tại xã Mỹ Hòa_Tháp Mười_Đồng Tháp,

chúng tôi được chú Tám hướng dẫn tham quan mô

hình sen-cá 50 công nhỏ của chú. Sen được trồng

khoảng 2 tháng trước và đang vào mùa thu hoạch.

Theo lời chú Tám, sen sẽ được thu hoạch dần trong

3 tháng nếu năng suất tốt. Và 1-1,5 tháng nếu sen

cho năng suất thấp. Trung bình 2-3 ngày thu hoạch

một lần, mỗi lần thu về khoảng tiền khá lớn. Ngoài

ra, mô hình này còn đem lại thu nhập 20-30 triệu

đồng/năm từ cá.

Song song với nguồn thu nhập cao này, nghề trồng

sen còn nhận được sự ưu ái của thiên nhiên. Qua

mùa hạn-mặn, năng suất sen vẫn không bị ảnh

hưởng. Thậm chí, với kinh nghiệm “phèn tốt sen”,

nước mặn đã giúp người dân ở đây giảm bớt nỗi lo

sâu bệnh ở sen. Với nước nhiễm phèn, sen ít gặp

phải bệnh thúi ngó, phát triển tốt và cho năng suất

cao.

Tuy nhiên, nghề trồng sen có luôn êm đềm

như vậy?

Ngoài khoảng chi phí thường vụ cho phân, thuốc và

bơm nước, tiền công cho nhân lực hái sen, phân loại

sen,…là rất lớn. Số tiền bỏ ra để đầu tư trồng sen

không nhỏ nhưng lợi nhuận thu vào có ổn định

không? “500kg sen thu hoạch trước được thương lái

mua 42 ngàn 1kg. 800-900kg sau đó làm tôi ngã

ngửa vì người ta cho 22 ngàn 1kg. Chúng tôi vẫn

phải bán, để lâu không bán sen hư hết không ai

mua”- chú Tám tâm sự và đặt ra câu hỏi trong lòng

mỗi người về đầu ra cho sen. Giá sen giảm một nửa,

người dân lo lắng gấp bao nhiêu lần. Thâm chí,

không chỉ ½ giá sen bị mất, 15-16ngàn/1kg sen là

chuyện không xa lạ gì với chú Tám và người dân ở

đây.

Hình 2. Người dân kể chuyện giá cả sen

Bề nổi là thu nhập cao, nhưng phía sau đó có thật sự

tốt đẹp? Người dân cần một thu nhập ổn định chứ

không bấp bênh khó đoán như hiện nay. Họ xứng

đáng nhận được lợi nhuận phù hợp với công sức đã

bỏ ra. Nhưng sen Tháp Mười lại hoàn toàn phụ

thuộc vào người mua. Vậy đâu là giải pháp cho đầu

ra và cuộc sống của người trồng sen?

CHUYỆN CỦA SEN

Hình 1. Trên đường thu hoạch sen.

Page 7: Kû YÕU KHOA HäC - mdy.vnmdy.vn/uploads/news/2017_06/mdy-2016-ky-yeu-khoa-hoc.pdfKû YÕU KHOA HäC - mdy.vn

MẠNG LƯỚI NHÀ KHOA HỌC TRẺ - 2017 2

Bài 2: NƯỚC MẮT GƯƠNG SEN.

Nguyễn Thủy Hà Anh – Đại Học Cần

Thơ

Chặng đầu tiên trong hành trình đi thực địa cùng

MDY, tôi theo đoàn, bon bon trên con xe đầy ấp

tiếng cười và lời ca của các bạn thành viên trong

đoàn. Sau hơn 3 giờ ngồi xe vượt gần 100km, tôi đặt

chân đến vùng đất Đồng Tháp Mười. Đến nhà bác

Hai để đi xuồng vào đồng sen nhà bác là một điều

cực kỳ thú vị. Xuống con ghe to, có nét gì đó cổ xưa

và lâu đời, ghe chạy, sóng nước lăng tăng như chào

mừng chúng tôi vậy, một cảm giác mới mẻ mà từ

trước đến giờ tôi chưa từng thử - hòa mình với thiên

nhiên. Dừng chân là một đồng sen rộng, những hoa

sen nở rộ như hồng cả vùng trời, từng chiếc gương

sen lay động trong gió, bắt mắt làm sao! Hỏi bác sen

nơi đây được dùng làm gì, bác kể ra những món làm

từ sen mà tôi đã đói cồn cào. Chủ yếu sen nơi đây

trồng để lấy gương, bán cho những thương lái mang

về để chế biến, xuất khẩu. Ngoài ra còn những món

hấp dẫn như cơm lá sen, gỏi ngó sen, chè hạt sen,

sữa sen,..Tôi nghĩ chắc đồng sen lớn vậy, gương sen

nhiều vậy thì thu nhập sẽ ổn định và dư dã lắm. Theo

chân bác, nghe bác tâm sự về cái nghề - cái nghiệp

trồng sen..tôi mới thấm, thoáng buồn vì nó khác xa

tôi nghĩ..

“Cái nghề này nó bấp bênh lắm con, trồng thì cực,

thuê người bẻ sen thì khó, mà giá cả thì “sáng nắng

chiều mưa” biết đâu mà lần con ơi” – Bác Hai thở

dài chia sẻ với chúng tôi. Ở đây người ta trồng một

mùa lúa, một mùa sen vì tùy vào chế độ nước.

Có khi thiếu nước phải tốn thêm một khoảng để lắp

các máy bơm nước, vậy là thu nhập phải giảm xuống

chút nữa. Rồi có khi không may mắn, sen nhiễm

bệnh, có khi cứu được thì năng suất cũng giảm, đôi

khi không cứu được lại mất trắng một mùa.

Chưa kể đến những khó nhọc khi thu thập gương

sen, không phải như lúa, có máy cắt, máy đập, mà

phải bẻ từng chiếc từng chiếc, mang về còn phải

tách ra từng hạt, từng hạt. Tất cả các công đoạn đều

được làm bằng bàn tay những con người nơi đây.

Nhà bác Hai làm không xuể, phải thuê người làm,

với tiền công là 150.000/người/buổi. Vậy là phải tốn

thêm một khoảng lớn. Nhưng mà, đắng cay nhất là

lúc bán những hạt sen này, giá cả không hề ổn định,

đầu mùa giá cao, vài ngày sau thì giảm mạnh, rồi

người ta mua giá nào thì mình phải bán giá đó, có

khi lúc đầu nói mua, khi bẻ rồi lại không mua nữa

hoặc ép giá thấp xuống, nhưng buộc lòng phải bán

vì không bán hạt sen sẽ khô thì không bán được nữa.

Ngồi nghe bác tâm sự mà chúng tôi lặng người đi vì

buồn, vì thương cho bác và cho cả những con người

dân chất phác chân lắm tay bùn nơi đây.

Cuộc hành trình thứ hai bắt đầu từ lúc 5h30 sáng

hôm sau ngày đi Đồng Tháp. Vượt hơn 70 km, qua

những chặng đường lớn có nhỏ có, có cả qua phà,

chúng tôi dừng chân tại An Thạnh 2, Cù Lao Dung,

Sóc Trăng – mảnh đất đầy ấp tình người.

Hơn 2 giờ đồng hồ ngồi xe, chúng tôi đến quá cơm

nhà cô Hoa ăn sáng và bắt đầu cuộc hành trình thú

vị. Cô Hoa rất nhiệt tình và dễ thương, cho tôi 2 trái

xoài chín to thiệt to vì tôi than đói, những món ăn

cô nấu cũng rất ngon lại nhiều. Sau khi nạp đủ năng

lượng, chúng tôi bắt đầu cuộc hành trình của mình.

Theo cậu bé dẫn đường, đi bộ gần 2km chúng tôi

xuống một chiếc ghe lớn, và tiến thẳng ra sông lớn,

để đi về phía rừng. Dọc theo bờ sông là những dãi

bần to, sông rộng mà lại ít ghe xuồng, mang lại cho

tôi một cảm giác buồn mang mác. Trên ghe, ngoài

đoàn chúng tôi còn có một anh đi cùng dể dẫn chúng

tôi vào rừng, anh vui tính, nhiệt tình, nên chúng tôi

rất thích nói chuyện với anh, hỏi anh về những loại

cá, cách bắt cá, rồi những món ăn đặc sản nơn này.

Vừa ngồi vừa nói chuyện có lẽ làm thời gian trôi

nhanh hơn, sau hơn 1 giờ chúng tôi đến bìa rừng và

bắt đầu theo anh vào sâu bên trong. Được sự hướng

dẫn của cô Hằng (cố vấn của đoàn) chúng tôi học

được cách khoanh ô, đếm mẫu và thu mẫu rất vui và

Hình 3. Một gương sen không đạt

CHUYỆN CỦA SEN

Page 8: Kû YÕU KHOA HäC - mdy.vnmdy.vn/uploads/news/2017_06/mdy-2016-ky-yeu-khoa-hoc.pdfKû YÕU KHOA HäC - mdy.vn

MẠNG LƯỚI NHÀ KHOA HỌC TRẺ - 2017 3

rất thú vị, có điểu lần đầu chưa có kinh nghiệm trang

bị nên tôi bị muỗi cắn khá nhiều.

Sau khi ra khỏi rừng, chúng tôi tiếp tục lên ghe và

duy chuyển ra vùng bãi bồi gần cửa biển, tại đây các

bạn được vui chơi, tung tăng như đang đi biển vậy.

Thật sự rất vui, như được giải tỏa sau những ngày

học tập, các thành viên trong đoàn như thân thiết

hơn. Kết thúc cuộc chơi, cũng gần 2h chiều, chúng

tôi di chuyển về nhà cô Hoa tất nhiên vẫn bằng con

ghe lúc đầu.

Màng hấp dẫn mới thực sự bắt đầu khi chúng tôi

nướng cá và thưởng thức tại chỗ, ôi trời thì mưa nhè

nhẹ, hơi lạnh lan tỏa, cá thì vừa nướng, nóng hổi

thơm lừng, vị ngọt khó tả làm sao. Có lẽ đó là mùi

vị mà tôi không bao giờ quên được. Sau chuyến đi,

những gì còn động lại chỉ là những kí ức đẹp trong

lòng mỗi chúng tôi. Rất cảm ơn MDY đã trao cho

tôi cơ hội và tạo điều kiện cho chúng tôi được làm

việc cùng nhau, được học hỏi những kinh nghiệm

bổ ích và có những trải nghiệm vô cùng thú vị.

BÀI 3: ĐỒNG SEN THÁP MƯỜI

Trần Huỳnh Như – Đại Học Cần Thơ

Sau một chặng đường dài xuất phát từ Cần Thơ đến

với Đồng Tháp, nhóm MDY chúng tôi đã đặt chân

đến vớimột vùng trời đầy sen. Len lõi qua những

con kênh với hai bên là bờ đê thẳng tắp, người dẫn

đoàn là bác Támđã đưa chúng tôi đến với ruộng sen

đang đến độ thu hoạch của bác để tìm hiểu và khảo

sát,ở đây chúng tôi biết được nhiều điều từ những

người dân mộc mạc và giản dị.

Ruộng sen của bác Tám mỗi năm trồng tầm 2 đến 3

vụ, bác trồng theo mô hình lúa- sen và cá- sen đem

lại nhiều lợi nhuận. Sen được trồng bằng ngó sen

một lần duy nhất và sen phát triển liên tục. Cứ mỗi

năm sen được trục hoặc phát ngang thân hai lần, lần

1 vào tháng 11, lần 2 vào tháng 4. Sau khi trục 3

tháng thì có thể thu hoạch sen dần dần. Thời gian

thu hoạch sen có thể lên đến 3 tháng, lần lượt từ 2-

3 ngày thu hoạch sen một lần. Những tháng gần đây

do hạn hán lâu ngày nên bác phải bơm nước từ kênh

vào để cung cấp cho sự phát triển của sen, điều này

đã khiến bác thêm một phần chi phí để phục vụ việc

cung cấp nhiên liệu cho máy bơm. Được biết theo

kinh nghiệm của người dân nơi, lượng nước cung

cấp tốt nhất cho sự phát triển của sen là từ 3cm-7cm,

nước càng nhiều phèn sen sẽ mở hoa càng to và thu

hoạch cho nâng suất cao hơn. Đây là một trong

những mô hình mới nên vấn đề đầu ra cho sen đang

là vấn đề đau đầu của người dân nơi đây, theo bác

Tám cho biết thì giá sen không cố định thu hoạch

xong rồi mới biết giá, giác có lúc cao có lúc thấp

người dân ở đây không thể nào đoán trước trước

CHUYỆN CỦA SEN

Hình 4. Trên đường thăm rừng phòng hộ

Hình 5. Thực phẩm từ thiên nhiên

Hình 6. Sen đang mùa trổ bông

Page 9: Kû YÕU KHOA HäC - mdy.vnmdy.vn/uploads/news/2017_06/mdy-2016-ky-yeu-khoa-hoc.pdfKû YÕU KHOA HäC - mdy.vn

MẠNG LƯỚI NHÀ KHOA HỌC TRẺ - 2017 4

được. Nên vấn đề tìm nguồn ra cố định cho sen đang

được chú trọng nhiều để cuộc sống của dân “đồng

sen” được ổn định hơn.Ngoài việc trồng sen để thu

hoạch, người dân còn tận dụng cảnh quan nơi đây

để mở ra các khu du lịch sinh thái tham quan đồng

sen, điều này cũng mang lại khá nhiều lợi nhuận.

Khách tham quan đến với khu du lịch sinh thái đồng

sen có thể thưởng thức được nhiều đặc sản làm từ

sen như: cơm lá sen, rỏi ngó sen, rượu sen, hạt sen

gang muối....Qua những món ăn du khách có thể

cảm nhận rõ hơn mùi vị của “ đồng sen”,của những

giọt mồ hôi của người dân khi thu hoạch sen.

Chuyến đi khép lại với nhiều bâng khuâng trăn trở

về việc tìm đầu ra cho sen, việc làm sao để ổn định

chất lượng nước của vùng và các yếu tố về mặt khí

hậu để canh tác sen một cách tốt nhất. Vấn đề này

không chỉ của riêng một ai, một tổ chức nào mà là

chung của cả một cộng đồng. Hãy cùng góp sức

chung tay với chúng tôi -nhóm MDY để thực hiện

những điều này.

Bài 4: SEN THÁP MƯỜI

Hồ Thị Kim Nhung – Đại học Cần Thơ

Không biết từ lúc nào tôi lại dành cho loài hoa này

một tình yêu mãnh liệt đến như vậy. Một loài hoa có

môi trường sống khá khắc khổ nhưng vẫn luôn tỏa

hương sắc một cách vô điều kiện. Đó chính là sen.

Ngày 28/5 vừa qua tôi có một chuyến đi thực tế ở

Đồng Tháp Mười được đến với sen loài hoa mà tôi

luôn yêu mến.Chuyến hành trình tuy không quá dài

nhưng cũng không quá ngắn để tôi có thể hiểu thêm

nhiều kiến thức mới và những vấn đề liên quan tới

sen đồng thời cũng được ghi lại những khoảnh khắc

tuyệt vời với những người bạn mới tràn đầy sức

sống và nhiệt huyết mà tôi được gặp trong cuộc tập

huấn của MDY. Sen, một loài hoa xinh đẹp và có

một mùi thơm rất dịu dàng, thanh thoát tuy không

nồng nàn như những loài hoa khác nhưng chắc hẳn

rằng không một ai có thể quên được hương thơm đó

khi đã có dịp thưởng thức, sen mang một vẻ đẹp

thuần túy đậm chất dân tộc, không phải tự nhiên mà

sen được mệnh danh là quốc hoa của Việt Nam mà

vì sen mang trên mình vẻ đẹp tự nhiên hiền hòa với

đất trời. Sen cũng đi vào thơ văn của nhiều tác giả

và “ Tháp mười đẹp nhất bông sen”, “ Việt Nam đẹp

nhất có tên Bác Hồ”, nhắc đến sen là nhắc đến Tháp

Mười vùng đất bao đời nay đã gắn bó với loài hoa

này,sen cũng đi vào ẩm thực của người dân nơi

đâyvà là đặc sản đối với du khách từng đặt chân đến

với Tháp Mười, trong chuyến đi tôi cũng được ăn

cơm sen, sen rang mỡ, sen xào...và đặc biệt hơn là

tôi được thưởng thứcgiữa cánh đồng bát ngát sen

lộng gió cảm giác thật khó tả.Sen không những đẹp

mà còn có khả năng trị bệnh, chắc hẳn đây là loài

hoa “tài sắc vẹn toàn”, gương sen còn lại trên đồng

do hái sót sẽ được người dân đem về phơi khô để

sắc uống nó có thể chữa huyết áp, mỡ trong máu,

gan nhiễm mỡ, thậm chí cả chứng mất ngủ, hạt sen

khô được bán tại nhà khoảng 40000đ/kg, nhưng vận

chuyển ra chợ thì khoảng 100000đ/kg đây cũng là

một nguồn thu nhỏ của nhiều hộ gia đình nơi đây.

Ngoài ra còn có tim sen, lá già cũng được sắc để

phơi khô để chữa bệnh, còn có rượu sen hương vị

nồng nàn mà còn có thể trị nhức mỏi. Sen còn là

nguồn thu nhập của nhiều hộ dân tại Đồng Tháp, sen

được trồng với mục đích thu hoạch khác nhau như

trồng để lấy gương, ngó, hoa....Tùy vào mục đích sử

dụng mà đồng sen được chăm sóc với những cách

khác nhau và giá cả cũng bấp bênh không ổn định,

tùy vào mùa vụ và thương lái giá cả lên xuống bất

Hình 7. Sen Tháp Mười

CHUYỆN CỦA SEN

Page 10: Kû YÕU KHOA HäC - mdy.vnmdy.vn/uploads/news/2017_06/mdy-2016-ky-yeu-khoa-hoc.pdfKû YÕU KHOA HäC - mdy.vn

MẠNG LƯỚI NHÀ KHOA HỌC TRẺ - 2017 5

thường, đầu ra còn hạn chế nên cũng gây khó khăn

cho người dân trồng sen.

Một ngày thực tế trôi qua thật nhiều ý nghĩa và tôi

tin chắc rằng trong mỗi người đếu đã đọng lại những

kỉ niệm đẹp về nhau. Riêng tôi ấn tượng sâu sắc về

Đồng Tháp và sen sẽ theo tôi mãi, nhiều điều lí thú

về vùng đất này tôi vẫn chưa được khám phá và

chiêm ngưỡng, xin hẹn Đồng Tháp vào một ngày

không xa tôi sẽ trở lại và sẽ ghi lại nhiều hơn nữa

những khoảnh khắc với sen, loài hoa tôi yêu.

Bài 5: ĐẸP NGỠ NGÀNG ĐỒNG

SEN THÁP MƯỜI

Huỳnh Khánh Toàn – Đại học Cần Thơ

Trong khuôn khổ tập huấn của MDY (MEKONG

DELTA YOUTH) từ ngày 25/05 đến ngày

29/05/2016, vào ngày 28/06/2016 thì chúng tôi có

chuyến đi thực tếghé thămxã Mỹ Hòa huyện Tháp

Mười tỉnh Đồng Tháp, do quãng đường đi khá xa

nên chúng tôi tập trung từ rất sớm khoảng 5h30’ tại

khoa Môi Trường-TNTN thì xe bắt đầu khởi hành,

khoảng 8h30’ sau khi ăn sáng xong chúng tôi lại tiếp

tục di chuyển đến nhà hộ dân tại đây chúng tôi có

cuộc trao đổi ngắn với chủ hộ các thông tin có liên

quan đến mô hình trồng sen như: hiện trạng, cách

thức canh tác, giá cả khi thu hoạch,…

Sau đó chúng tôiđược người dân cho di chuyển bằng

xuồng máy để đến nơi tham quan ruộng sen của họ,

mọi người đều cảm thấy rất thích thú khi được ngấm

cảnh sông nước hữu tình. Trong lúc đi thì tôi quan

sát hai bên bờ thì thấy có hiện tượng sạt lở đất, trò

chuyện với người dân thì tôi mới biết được con kênh

này được gọi là kênh đào An Phong do nhu cầu về

nguồn nước cho canh tác của vùng, cũng như mong

muốn giao thông thủy được thuận lợi hơnnên nhà

nước đã tiến hành đào kênh, nó có vai trò quan trọng

trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của

vùng, nguyên nhân sạt lở ban đầu được cho là nền

móng của kênh còn yếu cộng với sóng vỗ vào 2 bên

bờ do xuồng, ghe đi lại tương đối nhiều.

Theo quan sát của tôi thì nhà nước cũng đang tiến

hành khắc phục sự cố bên cạnh đó thì người dân

cũng có các biện pháp giữ đất như trồng cách cây

tre, trúc, cây tràm ven bờ và cũng có thêm thu nhập

từ các loại cây này.

Sau một hồi di chuyển thì chúng tôi cũng tới được

ruộng sen tại đây chúng tôi được trò chuyện nhiều

hơn nữa với người dân, thấy được rõ hơn về hoạt

động thu hoạch gương sen, biết được rằng khâu thuê

nhân công để thu hoạch gương sen là tốn chi phí

nhiều nhất trong quá trình trồng senvà giá cả lúc bán

ra cũng không ổn định lúc cao, lúcthấprất thất

thường và cũng được người dân kểvề các dịch bệnh

có trên cây sen và cách thức chữa trị theo kinh

nghiệm của họ, trong ruộng sen thì người dân có đào

ao nhỏ chạy dọc theo bờ cách bờ khoảng 1m tận

dụng được diện tích mặt nước để nuôi cá, cá tự nhiên

sẽ theo nước sau một năm cá sẽ được thu người dân

để lại một lượng cá để chúng sinh sản tạo giống cho

mùa thu hoạch tiếp, việc này cứ lặp lại hàng năm tạo

nên nguồn thu nhập khá ổn định.

Chia tay ruộng sen chúng tôi lại tiếp tục đi đến một

hình thức canh tác khác của sen nữa là sen kết hợp

với du lịch, thật ra mô hình sen kết hợp với du lịch

cũng tương tự như các cánh đồng sen khác, người

dân dựng thêm các lều bằng lá trên các cánh đồng

sentạo không gian thoáng mát, gần gủi với thiên

nhiênđể phục vụ thêm cho du khách, cũng tại đây

chúng tôi tổ chức họp nhóm để thảo luận, báo cáo

về những gì mọi người đã thấy được, những kiến

Hình 8. Sạt lở đất dòng bờ kênh An Phong

Hình 9. Quá trình thu hoạch gương sen

CHUYỆN CỦA SEN

Page 11: Kû YÕU KHOA HäC - mdy.vnmdy.vn/uploads/news/2017_06/mdy-2016-ky-yeu-khoa-hoc.pdfKû YÕU KHOA HäC - mdy.vn

MẠNG LƯỚI NHÀ KHOA HỌC TRẺ - 2017 6

thức đã hỏi được từ người dân sau chuyến đi và có

một bữa tiệc thân mật nho nhỏ để có dịp thưởng thức

các đặc sản từ làm từ sen như sữa sen, cơm sen, rượu

sen…

Sau bữa tiệc chúng tôi tiến hành di chuyển về Cần

Thơ kết thúc chuyến tham quan thực tế đầy tuyệt vời

tại Đồng Tháp.

BÀI 6: THANH NIÊN ĐỒNG BẰNG

SÔNG CỬU LONG VÀ CHUYẾN ĐI

THỰC ĐỊA

Huỳnh Thị Lệ Thu-Đại học Cần Thơ

Đồng Tháp – một vùng quê thanh bình nơi toát lên

vẻ đẹp của một loài hoa gần bùn mà chẳng hôi tanh

mùi bùn, vâng đó chính là sen loài hoa được xem là

quốc hoa của đất nước Việt Nam. Nơi đây có những

con người hiền lành, chất phát và đầy dịu dàng

nhưng chưa bao giờ chịu khuất phục. Đây cũng

chính là lí do tại sao MDY lại chọn Đồng Tháp là

nơi đầu tiên và Sóc Trăng sẽ là nơi đến thứ 2 trong

chuyến thực địa này.

Sáng hôm ấy 28/6/2016 toàn bộ thành viên của

MDY chúng tôi đã có mặt trước khoa môi trường và

bắt đầu cho chuyến hành trình, lúc ngồi trên xe mọi

người nói đùa, ca hát rất là vui. Không mấy chốc

chúng tôi đã đến được nhà bác Tám, người nông dân

vui vẻ cần cù và được xem là người luôn đi đầu

trong phòng trào canh tác sen bằng cách kết hợp

nhiều mô hình kết hợp và đạt được hiệu quả kinh tế

cao. Bác Tám dẫn chúng tôi ra ruộng sen của gia

đình và những cánh đồng xung quanh, khi nhìn thấy

những cánh đồng sen nối tiếp nhau chạy dài đến

chân trời tôi chỉ có thể dùng 3 từ đó là quá tuyệt

vời… ngắm được cảnh đẹp nhưng tôi và các bạn vẫn

không quên nhiệm vụ của mình đó là phải hỏi bác

Tám tất cả những thông tin liên quan về sen từ việc

gieo cấy chăm sóc và thu hoạch. Khi tôi hỏi bác về

công dụng của sen bác vui vẻ trả lời “sen có nhiều

công dụng lắm con mình có thể chế biến làm những

món ăn đặc sản hay sử dụng trong việc chữa bệnh”.

Đúng ngay mục tiêu cần đạt, tôi hỏi bác tiếp “vậy

bác ơi mình sử dụng phần nào của sen để làm thuốc

cũng như là nó sẽ chữa được bệnh gì?” Bác nói: Lá

sen phơi khô, thái nhuyễn dùng nấu cháo với đường

cát, có tác dụng thanh nhiệt, trị cảm sốt, say nắng,

giúp hạ huyết áp. Còn củ sen giúp tuần hoàn máu,

giảm nhiệt, tăng cường chức năng tim mạch và dạ

dày. Hạt sen có tác dụng kích thích ăn ngon, hấp thụ

tốt các chất dinh dưỡng, tăng khí huyết, giúp ngủ

ngon, phục hồi sức khỏe. Tim sen thì có vị đắng,

tính hàn, công dụng thanh tâm, hạ huyết áp, cầm

máu...dùng để chữa các chứng bệnh như đầu choáng

mắt hoa, mất ngủ hay hồi hộp đánh trống ngực, nhịp

tim nhanh…

Sau khi lắng nghe hết những chia sẻ từ bác tôi thật

sự rất vui, vui vì mình vừa học được 1 lượng kiến

thức có giá trị cũng như là hoàn thành được nhiệm

vụ được giao lúc đầu. Sau khi phỏng vấn xong

chúng tôi di chuyển về khu du lịch đồng sen để nghĩ

trưa và dùng buổi trưa tại đây, buổi cơm trưa hôm

ấy ngon lắm, vui lắm vì các thành viên dường như

đã bắt đầu thân với nhau hơn. Đến chiều hôm ấy

chúng tôi di chuyển về Cần Thơ sớm để chuẩn bị

tiếp cho ngày hôm sau, kết thúc 1 ngày làm việc khá

Hình 10. Khu du lịch sen

Hình 11. Đồng sen tháp mười

CHUYỆN THANH NIÊN

Page 12: Kû YÕU KHOA HäC - mdy.vnmdy.vn/uploads/news/2017_06/mdy-2016-ky-yeu-khoa-hoc.pdfKû YÕU KHOA HäC - mdy.vn

MẠNG LƯỚI NHÀ KHOA HỌC TRẺ - 2017 7

mệt nhưng mọi người vẫn luôn nở nụ cười tươi trên

môi.

Ngày 29/6/2016 là ngày thứ 2 của cuộc hành trình

khám phá đầy thú vị tại tỉnh Sóc Trăng và cụ thể là

ở Cù Lao Dung. Dường như chưa từng trải qua sự

mệt mỏi của ngày hôm qua, khi vừa vào tới rừng

phòng hộ chúng tôi ai nấy đều năng nổ với tinh thần

ham học hỏi khi được cô Hằng hướng dẫn để căn

dây chia ô để đếm số lượng cây có trong rừng, các

bạn hăng hái và bắt tay ngay vào công việc…Vừa

làm vừa nói chuyện rất là vui tiếng cười cứ vang xa

trong khu rừng ấy, có những chỗ quá lầy lội 1 số bạn

bị lún quá sâu … thế là vừa nhìn thấy thôi là bạn

đứng gần kế bên nắm tay bạn mình kéo lên, tình

đoàn kết lúc ấy khiến tôi nhớ mãi trong đầu và thầm

cảm ơn MDY nơi đã tạo điều kiện quá thuận lợi để

những bạn sinh viên như tôi đây có thể học tập mọi

lúc mọi nơi không chỉ học về kiến thức mà còn giúp

tôi biết cách trân trọng những tình cảm chân thành

từ đồng đội…Thế là ngày cuối cùng trong chuyến

đi này cũng đã kết thúc, 16h cùng ngày chiếc tàu lúc

sang chở 18 thành viên chúng tôi quay về đất liền,

chiếc tàu ấy chạy khá nhanh trên những con sông

lớn. “Tàu tuy nhỏ nhưng đủ võ để vượt qua những

con sóng lớn” đó là suy nghĩ của tôi khi ngồi trên

tàu, nó như nhắc nhở tôi rằng có thể mình nhỏ bé

nhưng hãy tin và mình sẽ làm được những việc lớn

hơn. Rồi tôi và các bạn sẽ thành công như những gì

chúng ta đã hứa trước khi trở thành thành viên chính

thức của MDY. Tôi tin rằng tất cả chúng ta sẽ làm

được.

BÀI 7: CHUYÊN ĐI CUA THANH

NIÊN

Trần Vinh Hiển – Đại học Cần Thơ

Sau 3 ngay tâp huân tai Cân Thơ, thi nhom MDY

chung tôi gôm 18 thanh viên đa co chuyên đi thưc

tê vê Đông Thap- Soc Trăng . Chuyên đi thât sư rât

y nghia va đa đê lai trong tôi rât nhiêu ki niêm bên

cac ban mơi, cung vơi đo la thêm nhiêu kiên thưc

rât bô ich tư cô Phung Thi Hăng va cô Huynh Vương

Thu Minh.

Cân Thơ ngay 28/05/2016, 5h30 nhom MDY chung

tôi lên đương vơi tâm trang hao hưc. Ngôi trên xe

suôt 2 tiêng đông hô, chung tôi đa chơi nhưng tro

chơi rât thu vi . Nhiêu ban đa bôc lô đươc tai năng

cua minh. Đoan chung tôi đên Thap Mươi vao luc

9h. Tư đây chung tôi ngôi thuyên 30 phut đê vao

thăm đông sen cua bac 8, môt nông dân trông sen

lâu năm vung Thap Mươi . Tai đây, chung tôi đa

đươc tân măt thây đông sen bat ngat như anh. Ngoai

ra con chưng kiên đươc mô hinh lua-sen tư tay hai

gương sen .Tôi cam thây rât thu vi . Ngoai ra, bac 8

con chia se cach trông, giai thich ki mô hinh cho tôi.

Cứ mỗi năm sen được trục hoặc phát ngang thân hai

lần, lần 1 vào tháng 11, lần 2 vào tháng 4.Sau khi

trục 3 tháng thì có thể thu hoạch sen dần dần. Được

biết theo kinh nghiệm của người dân nơi, lượngnước

cung cấp tốt nhất cho sự phát triển của sen là từ 3cm-

7cm, nước càng nhiều phèn sen sẽ cho năng suất cao

hơn. Giơ đây tôi mơi hiêu vi sao “ Thap Mươi đep

nhât bông sen”.Nhưng, bên canh ve đep cua đông

sen, tôi con nhân ra sư cưc nhoc, kho khăn cua ngươi

nông dân trông sen nơi đây. Bac 8 chia se răng: “

Trông sen cưc lăm! Gương sen gia la phai thu hoach,

nêu không no khô thi ban mât gia. Gia ca thi bâp

bênh, ma gương sen thi không trư đươc nên hai

xuông la phai ban. Gia re cung phai ban.”. Hinh anh

nhưng ngươi đi thu hoach sen chân bun, tay theo

lom khom trên ruông sen tư sang đên trưa lam tôi

thâm thia đươc vi đăng long trong vi ngot bui cua

sen.

Sau đo đoan chung tôi nghi chân tai khu du lich

Đông Sen. Tai đây chung tôi đa co buôi tông kêt

ngăn. Chung tôi đươc thương thưc sưa sen- đăc san

nơi đây, cung vơi đo la sen rang muôi ơt nhưng mon

Hình 12. Thu mẫu thực địa

CHUYỆN THANH NIÊN

Page 13: Kû YÕU KHOA HäC - mdy.vnmdy.vn/uploads/news/2017_06/mdy-2016-ky-yeu-khoa-hoc.pdfKû YÕU KHOA HäC - mdy.vn

MẠNG LƯỚI NHÀ KHOA HỌC TRẺ - 2017 8

ăn ma tôi không bao giơ co thê quên, hương vi đăng

bui cua sen.15h, đoan chung tôi khơi hanh vê Cân

Thơ.

Tôi thưc sư rât cam ơn chương trinh MDY đa cho

chung tôi chuyên đi thưc tê nay, đê cho tôi co thê

mơ rông kiên thưc, co thêm ban mơi va hơn hêt la

thêm thâu hiêu nhưng gian lao khô cưc cua nhưng

nông dân trông sen phi thương, nhưng con ngươi

đang vươt qua sư khăc nghiêt cua thiên nhiên đê tao

ra nhưng san vât cho chung ta. Va điêu đo thuc đây

chung tôi se cô găng lam môt cai gi đo đê co thê

giup đơ ho.

BÀI 8: CÙ LAO DUNG SÓC TRĂNG

Nguyễn Hồng Thảo Ly – Đại học Cần

Thơ

Sau ba ngày tập huấn ở Green house về “Kỹ năng

nghiên cứu và thu thập số liệu thực địa” vào ngày

29/5/2016 tôi được đi thực tế ở Sóc Trăng cùng cô

Minh, cô Hằng, nhóm MDY và các bạn trong khóa

tập huấn. Nơi mà tôi đến là Cù Lao Dung thuộc tỉnh

Sóc Trăng, nằm cuối sông Hậu giữa hai cửa sông

Trần Đề và Định An. Tôi thấy được nơi đây trồng

rất nhiều mía hầu hết trên suốt đoạn đường tôi đi

qua.

Chúng tôi ăn sáng tại nhà một người dân ở đó, sau

đó chúng tôi xuống tàu để di chuyển đến bờ rừng

phòng hộ. Trong khi mọi người vào rừng để cô Hằng

chỉ cách thu mẫu và phân ô thì tôi, bạn Hiển và cô

Minh ở lại cùng người dân nướng cá và trò chuyện

cùng cô Minh, nghe cô nói về thủy văn ở đây. Kế đó

chúng tôi di chuyển đến bãi nghêu gần cửa biển để

tham quan. Gần 2 giờ trưa chúng tôi lên tàu đi về

đất liền. Trên tàu mọi người cùng nướng cá, nói

chuyện rất vui vẻ. Sau khi đến bờ chúng tôi ăn uống

ở nhà người dân ban sáng và chuẩn bị về lại Cần

Thơ. Tối hôm đó, tôi dự một bữa tiệc thân mật với

nhóm MDY và các bạn, có cô Liên và cô Minh nữa.

Tôi rất tiếc khi không thể đi thực tế ngày 28/5/2016

ở Đồng Tháp do phải thi giữa kỳ. Qua đợt tập huấn

và chuyến đi thực tế này tôi học được rất nhiều bài

học quý giá từ cô Minh, cô Hằng, cô Hồng và các

anh chị trong nhóm MDY. Điều đó giúp tôi có nhiều

kinh nghiệm hơn, dạn dĩ hơn trong giao tiếp và quen

được rất nhiều bạn, anh chị mới. Tôi rất cảm ơn

nhóm MDY, các cô đã cho tôi có nhiều bài học và

trải nghiệm quý giá này.

BÀI 9: BÀI THU HOẠCH THỰC ĐỊA

ĐỒNG THÁP - SÓC TRĂNG

Huỳnh Thanh Thiên – Đại học Cần Thơ

Nhóm Thanh niên Đồng Bằng Sông Cửu Long hay

còn gọi là MDY (Mekong Delta Youth) có khóa tập

huấn về kỹ năng nghiên cứu và thu thập số liệu thực

địa, được diễn ra từ ngày 25-29/05/2016. Gồm có 3

ngày tập huấn về kiến thức các lĩnh vực có liên quan

và 2 ngày cho các thành viên tham gia nhóm đi khảo

sát thực tế ở 2 tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long đó

là Đồng Tháp và Sóc Trăng. Trong chuyến đi thực

tế 28 – 29/05 vừa qua của nhóm MDY đoàn chúng

tôi gồm có 18 thành viên với sự dẫn dất của các thầy

cô và ban tổ chức. Tuy trải qua khoảng thời gian

không quá dài nhưng nó đã đem lại rất nhiều đều

hay, về kỹ năng thực tế, quan sát, đánh giá, phỏng

vấn, thu thập số liệu,…

Chuyến thực tế của chúng tôi đích đến đầu tiên là

Đồng Tháp, đến nơi chúng tôi được đoàn giới thiệu

nhà bác Tám và tham quan đồng sen nhà bác, tại đây

mỗi tiểu nhóm sẽ hoạt động trên lĩnh vực riêng của

mình. Riêng nhóm nhỏ của chúng tôi gồm 7 thành

viên nghiên cứu về đa dạng sinh học thực vật và

thuốc nam:

Chúng tôi đã tìm hiểu được: là các bộ phận của sen

đều có thể dùng làm thuốc như: lá sen dùng để an

thần, cầm máu. Hạt sen khô dùng điều trị bệnh lỵ

mãn tính. Ngó sen và củ sen tác dụng dinh dưỡng,

dùng tươi cầm máu,…

Hình 13. Chuẩn bị vào rừng

CHUYỆN THANH NIÊN

Page 14: Kû YÕU KHOA HäC - mdy.vnmdy.vn/uploads/news/2017_06/mdy-2016-ky-yeu-khoa-hoc.pdfKû YÕU KHOA HäC - mdy.vn

MẠNG LƯỚI NHÀ KHOA HỌC TRẺ - 2017 9

Tìm hiểu về hiện trạng canh tác: ở đây có rất nhiều

loại mô hình canh tác như: canh tác lúa 3 vụ, canh

tác Thâm canh sen, canh tác sen + du lịch, canh tác

sen + cá, và canh tác sen + lúa. Riêng nhà của bác

Tám thì dùng mô hình sen cá, bác cho biết thêm là

mô hình này rất đạt hiệu quả vì cá được mùa nước

lũ đưa về sống tự nhiên theo mương đào sẵn quanh

ruộng sen, ít tốn chi phí nhưng có thu nhập.

Còn về sen thì: sen được trồng bằng ngó sen một lần

duy nhất và sen phát triển liên tục. Cứ mỗi năm sen

được trục phát ngang thân 2 lần. Lần đầu vào tháng

11 và lần sau là tháng 4. Sau khi trục 3 tháng thì có

thể thu hoạch sen dần dần, thời gian thu hoạch sen

có thể lên đến 3 tháng, lần lượt từ 2 -3 ngày thu

hoạch sen một lên. Bác còn cho biết thêm về khó

khăn của người trồng sen nơi đây là giá cả đầu ra,

và tiền nhân công thu hái, và một số thuận lợi và khó

khăn khác.

Về quản lí nguồn nước: trong đê hệ thống canh tác

phụ thuộc hoàn toàn vào hệ thống trạm bơm. Còn

ngoài đê thì vào mùa lũ, nước lũ tràn vào các cánh

đồng tạo nên một vùng mênh mông nước là điều

kiện tốt cho các hộ kinh doanh du lịch kết hợp sen.

Riêng về đa dạng sinh thái thì nhóm lặp danh sách

các cây thấy được nơi này.

Ngày thực tế tiếp theo của đoàn chúng tôi, xuất phát

từ Cần Thơ đến vùng đất cù lao Dung của tỉnh Sóc

Trăng. Đến An Thạnh 2 của cù lao Dung đoàn chúng

tôi di chuyển trên tàu ra ngoài biển nơi có rừng

phòng hộ.

Trong chuyến đi này nhóm được dẫn dất bở cô Hằng

và cô Minh. Trong đó cô Hằng chuyên môn về đa

dạng sinh học và là người có rất nhiều kinh nghiệm

thu thập số liệu thực địa, không như lần trước khi

đến nơi đoàn được làm việc cùng nhau không phân

lĩnh vực nghiên cứu như hôm trước, vì trong đoàn

có rất ít bạn biết về thu thập số liệu. Khi tàu đến nơi

rừng phòng hộ đoàn chúng tôi lội bộ vào rừng,

đường đi thì khó khăn, muỗi, sìn,… nhưng nhờ các

bạn trong nhóm giúp đỡ lẫn nhau nên cũng dễ dàng

đến nơi thực tập thu mẫu, khi đã đến nơi chúng tôi

mang dụng cụ đã chuẩn bị trước ra và bắt đầu thực

tập.

Các nhóm được cô Hằng và các bạn đã từng đi thu

mẫu hướng dẫn về: chia ô, đếm cây, tính độ che phủ,

tính độ đa dạng, đo chiều cao cây, đường kính ngang

ngực,…

Do khó khăn trong việc đi đến nơi nên đoàn chúng

tôi mất khá nhiều thời gian, nên các nhóm trong

đoàn bỏ qua các thông tin về cù lao Dung như: Hiện

trạng canh tác, rừng ngập mặn, đe bao ven sông,

biển,…

Qua chuyến đi này đã cho chúng tôi nhiều bài học

kinh nghiệm, kỹ năng mới, những bạn bè thân thiết

mới,…Làm cho mỗi chúng tôi thêm yêu thương con

người, yêu thiên nhiên hơn.

BÀI 10: TÔI THỬ THÁCH BẢN

THÂN MÌNH

Mai PhúcThịnh – Đại học Cần Thơ

Trong tháng 5 này, tôi có dịp được tập huấn kỹ

năng nghiên cứu và thu thập dữ liệu thực địa với

nhóm MDY. Tôi nộp đơn tham gia vì để thỏa niềm

đam mê xê dịch và khám phá của bản thân, đồng

thời cũng thực tế hóa những kiến thức sinh thái môi

trường mà tôi đã đượ chọc. Sau gần một tuần được

nghe những bài báo cáo và đi thực địa, chương trình

mang đến cho tôi nhiều bất ngờ và tôi cũng đã có

dịp tự thử thách bản thân.

Thực sự lúc đầu nộp đơn xin tham gia, tôi không có

nhiều thông tin về nhóm MDY và cũng không biết

cụ thể những hoạt động sẽ diễn ra trong chương

trình. Nhưng khi nhận được mail được chọn tham

gia và lịch làm việc thì tôi vô cùng hứng thú. Sau 3

ngày tập huấn trên lớp, mọi sự hoài nghi về chương

Hình 14. Chuẩn bị đi thu mẫu đa dạng sinh học

CHUYỆN THANH NIÊN

Page 15: Kû YÕU KHOA HäC - mdy.vnmdy.vn/uploads/news/2017_06/mdy-2016-ky-yeu-khoa-hoc.pdfKû YÕU KHOA HäC - mdy.vn

MẠNG LƯỚI NHÀ KHOA HỌC TRẺ - 2017 10

trình khi nộp đơn đều bay biến đi mất, mọi thứ đều

được chuẩn bị khá chỉnh chu, kỹ lưỡng từ khâu tổ

chức, đến các hoạt động, bài báo cáo và thậm chí là

những bữa ăn cho đoàn. Khi học ở trường, những

tiết dạy lý thuyết khô khan không đủ sinh động để

tôi có thể biết được làm thế nào thực hiện một đề tài

nghiên cứu từ việc lên kế hoạch, thu thập số liệu, xử

lý và viết báo cáo. Nhưng thông qua chương trình,

đặc biệt là các hoạt động làm việc nhóm, trình bày

ý tưởng, kế hoạch, không những giúp tôi được trang

bị nhiều kiến thức bổ ích mà còn cải thiện nhiều kỹ

năng tốt cho bản thân.Trong buổi hội chợ nghiên

cứu khoa học, tôi chọn làm đề tài về khảo sát nhu

cầu nước của sen do cô Hồng hướng dẫn. đây là thử

thách đầu tiên tôi tự đặt ra cho mình vì tôi chưa có

nhiều kinh nghiệm trong thu thập, phỏng vấn và xử

lý số liệu về môi trường. nhưng quan điểm của tôi,

mỗi chuyến đi là một bài học, nên tôi sẽ cố gắng trau

dồi nhiều điều mới mẻ qua những việc lần đầu tiên

làm.

Chuyến thực địa đầu tiên đưa đoàn chúng tôi đến

vùng đất đồng tháp, mà cụ thể là đất sen hồng Tháp

Mười. Mặc dù tôi đã có nhiều chuyến tham quan đến

Đồng Tháp trước đó, nhưng đây là lần đầu tiên tôi

có dịp tiếp cận thực tế và sâu sát các mô hình trồng

lúa và sen ở đây. Những cánh đồng sen bạt ngàn,

rực rỡ, ngào ngạt hương hoa, là những khung hình

tuyệt đẹp cho những tay nhiếp ảnh gia. Nhưng đối

lập với đó là hình ảnh những anh thanh niên vác

từng giở sen hang chục ký trên lưng dưới trời nắng

cháy, chân lội bùn hái từng gương, mặc gai sen cứa

từng đường ngang dọc. trồng sen đã khó, hái sen đã

cực, người nông dân lại chịu thêm cảnh giá cả bấp

bênh, phụ thuộc hoàn toàn vào thương lái, thì thử

hỏi làm sao họ có thể giữ lửa để tiếp tục làm hồng

vùng đất này? Tôi chỉ hy vọng bằng một phần nhỏ

sức lực của mình qua đề tài nghiên cứu, có thể sẽ

cung cấp thêm một chút cơ sở khoa học về quá trình

canh tác sen cho người dân nơi đây.

Khác với ngày thực địa đầu tiên là chúng tôi chủ yếu

chỉ tham quan, thì thứ hai đến Cù Lao Dung thực sự

đúng nghĩa là “lăn xả”. Thuyền chông chênh đưa

chúng tôi men theo từng con rạch, con sông với

những rặng dừa nước, rặng bần xanh mướt. tôi thích

cảm giác đó, không khí đó vì nó làm tôi thấy mình

hòa với tự nhiên, thoải mái và quên đi các xô bồ nơi

phố thị. Nhưng một điều đáng buồn là đâu đó thấp

thoáng trong những mảng màu đẹp kia, là những

bọc nilông, chai nhựa, rác thải đang len lỏi vào. Tôi

không biết với tình trạng như thế thì liệu vài năm

nữa, vùng đất này có còn sạch không?

Trên đời này với nhiều người có nhiều nỗi sợ không

giống ai, và tôi cũng sợ một thứ hơi ngộ đó là bùn.

Thuyền cập vào một cánh rừng với nhiều bần và dừa

nước ven bờ, để đến nơi dự kiến, khoanh ô thu mẫu

thì chúng tôi buộc phải cởi dép lội bùn và đi vào

trong. Cảm giác bước xuống bùn làm tôi vô cùng

khó chịu, vưà nhớt, vừa dơ lại vừa có mùi. Để không

làm ảnh hưởng đến các bạn khác và không muốn lún

sâu hơn, tôi buộc mình phải tiếp tục bước và tiến về

phía trước. đi vào đến nơi thì hầu như tôi đã quên

cái cảm giác ghê ghê lúc đầu mà tập trung vào công

việc khoanh ô, chụp mẫu, thu mẫu. rõ rang nếu

không dám đối diện nỗi sợ của mình thì không thể

nào khắc phục được. Mặc dù công việc trong buổi

hôm đó chỉ là một phần nhỏ (mô phỏng) việc nghiên

cứu đa dạng sinh học, nhưng cũng đủ để phản ánh

những khó khăn, vất vả, cả sự kiên nhẫn, chịu

thương chịu khó của những người làm về môi

trường và sinh thái.

Trong thời gian tập huấn, tôi còn khá nhiều kế

hoạch, hoạt động diễn ra song song nên có nhiều lúc

mất tập trung vào công việc, tôi muốn xin lỗi

chương trình. Rất cảm ơn nhóm MDY đã cho tôi

một cơ hội tuyệt vời để tôi có dịp thử thách mình,

kiểm tra lại năng lực của mình và tiếp cận đến các

vấn đề liên quan đến môi trường một cách vô cùng

thực tế.

CHUYỆN THANH NIÊN

Page 16: Kû YÕU KHOA HäC - mdy.vnmdy.vn/uploads/news/2017_06/mdy-2016-ky-yeu-khoa-hoc.pdfKû YÕU KHOA HäC - mdy.vn

MẠNG LƯỚI NHÀ KHOA HỌC TRẺ - 2017 11

BÀI 11: TRẢI LÒNG

Trần Anh Thư – Đại học Cần Thơ

Tuổi trẻ là những chuyến đi và khám phá nhưng

không phải ai cũng có được may mắn có được cơ

hội này. Tôi rất cám ơn MDY đã tạo điều kiện cho

tôi được tham gia buổi hội thảo và có những chuyến

đi thực tế để hiểu thêm về cuộc sống của người dân

đồng bằng Sông Cửu Long. Tôi vẫn thường ấp ủ

thực hiện dự án để đóng góp cho sự phát triển của

cộng đồng nơi mình sinh sống, đặc biệt là về lĩnh

vực môi trường. Tuy nhiên, thật sự qua chuyến đi

này tôi mới thấy mình được mở rộng thêm nhiều

kiến thức; thấu hiểu cuộc sống của người dân địa

phương, sự quý giá của nước ngọt ở vùng nước mặn

Sóc Trăng; sự cực khổ của nông dân ở vùng trồng

sen Đồng Tháp.

Những chuyến đi kết nối chúng tôi với nhau – những

con người thanh niên trẻ với cùng khao khát đóng

góp cho sự bền vững của môi trường – những người

thầy tận tâm hướng dẫn sinh viên và những người

dân sẵn sang tiếp đón chúng tôi như thân bằng

quyến thuộc. Rất cám ơn MDY đã tạo điều kiện để

chúng tôi – những người trẻ có cơ hội nâng cao năng

lực bản thân để đóng góp sức mình vào việc bảo vệ

vùng đồng bằng Sông Cửu Long.

BÀI 12: BÀI THU HOẠCH CHUYẾN

ĐI ĐỒNG THÁP- SÓC TRĂNG

Lê Thị Yến Nhi – Đại học Cần Thơ

Trong chuyến đi thực tế ngày 28/05, 29/05 vừa qua

của nhóm MDY về Đồng Tháp- Sóc Trăng. Đoàn

gồm 18 thành viên với sự hướng dẫn của cô Phùng

Thị Hằng, cô Huỳnh Vương Thu Minh.Trải qua

khoảng thời gian không quá dài nhưng đã đem lại

rất nhiều điều bổ ích, kinh nghiệm thực tế, rất nhiều

niềm vui, là một kỷ niệm đẹp trong tôi.

Hành trình về Đồng Sen ở Tháp Mười vào ngày

28/05/2016, vùng đất Cù Lao Dung ở Sóc Trăng

ngày 29/05/2016. 5h30’ ngày 28/05, Tại Khoa Môi

Trường xe lăn bánh vượt gần 100km để đến Tháp

Mười, dùng bữa ăn sáng xong đến khoảng 9h được

lên tàu tiến vào Đồng Sen nơi đây. Tại đây, tôi được

tham quan đồng Sen nhà Bác 8 cũng như các cánh

đồng lân cận với các mô hình canh tác( sen+lúa,

sen+cá, sen+du lịch) được các bác tận tình chia sẽ

kinh nghiệm trồng trọt cũng như tình hình nguồn

nước đê bao làm cho tôi hiểu phần nào sự cực nhọc,

khó khắn nay càng khó khăn hơn khi mà điều kiện

tự nhiên khắc nghiệt ảnh hưởng mùa màng nơi đây.

Sau khi lấy thông tin xong, đoàn lên tàu di chuyển

về khu du lịch sinh thái, trước là để tham quan mô

hình Sen+ du lịch, sau là báo cáo kết quả cũng như

diễn biến trong ngày này. Chúng tôi đã có buổi tiệc

thân mật tại đây với các bác nông dân khu vực. Đến

khoảng 14h00, xe di chuyển về Cần Thơ.

Cũng như kế hoạch ban đầu, ngày 29/05 chúng tôi

tiếp tục hành trình vượt trên dưới 70km về vùng đất

Cù Lao Dung. Đến An Thạnh 2, Cù Lao Dung tôi

được di chuyển lên tàu tiến về bờ rừng phòng hộ.

Với sự hướng dẫn của các cô chúng tôi đã lấy mẫu,

chia ô để tìm hiểu về sự đa dạng thực vật nới đây.

Sau buổi nghiên cứu tại rừng, chúng tôi di chuyển

ra cửa biển tại nơi có bãi hào và được đánh bắt cùng

người dân địa phương.Cuối cùng thì chúng tôi trở

về bờ, ăn uống và di chuyển về Cần Thơ.

Qua chuyến đi, nó để lại cho tôi biết bao bài học

kinh nghiệm, những kiến thức mới, kỷ năng mới mà

tôi chưa từng được biết. Làm tôi thêm yêu thương

con người, thêm yêu thiên nhiên, hiểu thêm sự khó

nhọc vất vả của những ngư dân, nông dân. Là em út

của đoàn, tôi lun được mọi người thương yêu, giúp

đỡ. Tôi cảm thấy thật vui vì được tham gia chuyến

đi này, cảm ơn MDY, cảm ơn giáo viên hướng dẫn

đã truyền đạt cho tôi những điều hữu ích.

Hình 15. Cách di chuyển của người dân

CHUYỆN THANH NIÊN

Page 17: Kû YÕU KHOA HäC - mdy.vnmdy.vn/uploads/news/2017_06/mdy-2016-ky-yeu-khoa-hoc.pdfKû YÕU KHOA HäC - mdy.vn

Phần 2: NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Page 18: Kû YÕU KHOA HäC - mdy.vnmdy.vn/uploads/news/2017_06/mdy-2016-ky-yeu-khoa-hoc.pdfKû YÕU KHOA HäC - mdy.vn

MẠNG LƯỚI NHÀ KHOA HỌC TRẺ - 2017 12

MẠNG LƯỚI NHÀ KHOA HỌC TRẺ - 2017 12

BÀI 1: CHUYỆN CỦA NƯỚC

Nước là một trong những yếu tố cần thiết cho mọi

hoạt động sống trên trái đất, đóng góp vai trò vô

cùng quan trọng cho cuộc sống của con người, sự

phát triển nền kinh tế -xã hội và cân bằng hệ sinh

thái tự nhiên. Theo Viện Quy Hoạch Thủy Lợi Miền

Nam (2012), Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)

có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội,

có tiềm năng lớn để phát triển nông nghiệp, đặc biệt

là sản xuất lương thực, nuôi trồng, đánh bắt thuỷ

sản. Khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên đất và

nước là vấn đề cốt lõi nhất, ảnh hưởng đến hiệu quả

kinh tế-xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái ở

ĐBSCL. Bên canh đo, biến đổi khí hậu (BĐKH) dân

đên tình trạng nươc mặn xâm nhập sâu vào đất liền

đa anh hương đáng kể đên nguôn nươc tươi cho sản

xuất nông nghiêp và cho sinh hoạt ở các tỉnh trên

ĐBSCL. Cung cấp nước sạch cho sinh hoạt, xử lý ô

nhiễm từ các khu công nghiệp, từ các vùng chuyên

canh thuỷ sản, gìn giữ và bảo vệ môi trường là vấn

đề sống còn đối với phát triển bền vững ở ĐBSCL.

Ở các khu vực khác nhau, nguồn nước được sử dụng

và cách khai thác cũng thay đổi phù hợp với điều

kiện địa hình khác nhau.

NƯỚC NGẦM

Nước ngầm là một trong những nguồn tài nguyên

quan trọng đối với những địa phương vùng ven biển.

Do nguồn nước mặt bị ô nhiễm (bao gồm cả hiện

tượng nhiễm mặn) nên hầu hết người dân các tỉnh

ven biển ở ĐBSCL đều đang khai thác nguồn tài

nguyên nước ngầm nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng

nước trong gia đình cũng như cho một số hoạt động

sản xuất nông nghiệp và công nghiệp. Ví dụ, tại tỉnh

Sóc Trăng, do tình trạng thiếu nguồn nước ngọt vào

mùa khô (chịu ảnh hưởng của xâm nhập mặn) và

nước sông bị ô nhiễm nên một số hoạt động nông

nghiệp như: trồng màu tại Thị xã Vĩnh Châu, phụ

thuộc gần như hoàn toàn vào nguồn tài nguyên nước

ngầm.

Năm 2016, nhóm thanh niên đồng bằng (được thành

lập 2015 với sự tham gia của các bạn sinh viên trong

khu vực) đã tiến hành khảo sát việc sử dụng các

nguồn nước ở ĐBCSL. Theo Sở Tài nguyên và Môi

trường tỉnh Sóc Trăng, 2010. Thị xã Vĩnh Châu có

tổng cộng 12.257 công trình khai thác nước ngầm

phục vụ cho 18.295 hộ gia đình. Mật độ công trình

khai thác so với diện tích của Vĩnh Châu là 26 công

trình/km2 và so với số hộ dân là 0,67 công trình/hộ

cao hơn mức trung bình của tỉnh.

Vĩnh Châu là thị xã đồng bằng ven biển phía Nam

của tỉnh Sóc Trăng, là vùng đất trồng các loại cây

rau màu và cây ăn trái đã phát triển từ lâu đời như

hành, hẹ, tỏi, củ cải, khoai lang, nhãn, mãng cầu...

Nguồn nước ngọt được sử dụng (sinh hoạt, nông

nghiệp, nuôi trồng thủy sản và kinh doanh…) trong

vùng chủ yếu từ nước mưa và nước dưới đất. Do hầu

hết các kênh rạch tại đây đều bị nhiễm mặn thì nước

ngầm đóng vai trò ngày càng quan trọng hơn, song

hiện tại người dân vẫn chưa nhận thức rõ tầm quan

trọng trong việc khai thác và sử dụng và bảo vệ nước

ngầm.

Hình 1: Nông dân sử dụng nước ngầm cho canh tác

hành. (http://lachongcorp.vn/wp-

content/uploads/2016/07/fd5xKH3Y.jpg)

NƯỚC MƯA

Trong nhiều tháng qua, tình hình khô hạn và xâm

nhập mặn tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long

đang ở mức báo động. Hầu hết cửa sông, ven biển

nước mặn đều lấn sâu vào đất liền từ 40-60km, độ

mặn đo được từ 4-12g/lít và chỉ có khoảng 40-50%

số dân vùng nông thôn có nước sạch sinh hoạt. Bên

cạnh đó, ô nhiễm nguồn nước; hạn hán kéo dài; lũ

lụt… nên sự khan hiếm nguồn nước càng trầm

trọng, xảy ra hầu khắp các địa phương ở Đồng bằng

DƯƠNG MINH TRUYỀN- ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Page 19: Kû YÕU KHOA HäC - mdy.vnmdy.vn/uploads/news/2017_06/mdy-2016-ky-yeu-khoa-hoc.pdfKû YÕU KHOA HäC - mdy.vn

MẠNG LƯỚI NHÀ KHOA HỌC TRẺ - 2017 13

MẠNG LƯỚI NHÀ KHOA HỌC TRẺ - 2017 13

sông Cửu Long. Nguồn nước sinh hoạt nông thôn

đang được sử dụng tại Đồng bằng sông Cửu Long

gồm nước mưa, nước mặt và nước ngầm. Riêng

nước mưa được sử dụng hầu hết ở các vùng nông

thôn, phổ biến nhất là các vùng ven biển do nước

mặt và nước ngầm bị nhiễm mặn, nhiễm phèn. Các

vùng khác tuy nguồn nước mặt dồi dào vào mùa

mưa song lại thiếu hụt lớn vào mùa khô.

Với mục đích sinh hoạt thì tỷ lệ người dân sử dụng

nước mưa thấp hơn các loại nguồn nước khác. Tại

Đồng Tháp, theo kết quả khảo sát của nhóm thanh

niên đồng bằng, cho thấy có 18.5% người dân sử

dụng nước mưa vào mùa khô và 25% sử dụng nguồn

nước này vào mùa khô. Người dân tại đây đều ưu

tiên sử dụng nước mưa cho ăn uống vì chất lượng

của nước mưa rất tốt. Và người dân có xu hướng trữ

nước mưa vào mùa mưa để sử dụng vào màu khô,

nên tỷ lệ sử dụng nước mưa cho ăn uống vào mùa

khô cao hơn mùa mưa.

Nước mưa chứa ít các loại muối khoáng hòa tan, ít

sắt, làm cho nước không có mùi tanh, nước mưa

chứa ít các thành phần kim loại nặng nên rất có lợi

cho sức khỏe con người. Tuy nhiên với bản chất rơi

từ độ cao xuống nước mưa sẽ hòa tan và tiếp xúc

với các tạp chất trong không khí làm cho nước chứa

nhiều bụi, vi khuẩn, tạp chất hóa học vô cơ hữu cơ.

Hình 2: Người dân sử dụng nước mưa để ăn uống.

(http://www.voh.com.vn/Data/News/200910/canGi

o161009.jpg)

NƯỚC SÔNG

Hệ thống nước mặt Việt Nam có hơn 2.360 con

sông, suối dài hơn 10km và hàng nghìn hồ, ao.

Nguồn nước này là nơi cư trú và nguồn sống của các

loài động, thực vật và hàng triệu người. Tuy nhiên,

những nguồn nước này đang bị suy thoái và phá hủy

nghiêm trọng do khai thác quá mức và bị ô nhiễm

với mức độ khác nhau. Thậm chí nhiều con sông,

đoạn sông, ao, hồ đang “chết”.

Hệ thống sông ở Đồng bằng sông Cửu Long nước

thải nông nghiệp lớn nhất nước (70% lượng phân

bón được cây và đất hấp thụ, 30% đi vào môi trường

nước). Vì vậy chất lượng nước sông Tiền và sông

Hậu đã có dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ (mức độ ô nhiễm

sông Tiền cao hơn sông Hậu). Tuy nhiên, nước sông

cũng là một trong những nguồn nước sinh hoạt

chính của người dân địa phương ở các tỉnh ĐBSCL.

Tỷ lệ người dân sử dụng nước sông cho mục đích

sinh hoạt chiếm 15,2 % vào mùa khô và 14,1 % vào

mùa mưa. Tuy nhiên kết quả cho thấy tại Gò Công

thì số lượng người sử dụng nước sông chỉ chiếm

2,27% vào mùa mưa. Nguyên nhân là do người dân

không tin tưởng chất lượng nước sông, cho rằng

nước bị nhiễm mặn vào mùa khô. Còn tại Tháp

Mười, tỷ lệ sử dụng nước sông chỉ chiếm 29,17 %.

(Hình 3)

Hình 3: Sử dụng nước sông để tắm giặt

(http://imgs.vietnamnet.vn/Images/2012/07/27/17/

20120727173411_4.jpg)

Có 90,9% người dân đều cho rằng các kênh rạch tại

Đồng Tháp đều bị ô nhiễm. Trong đó, nguyên nhân

chính của sự ô nhiễm kênh rạch là do thuốc BVTV

từ các ruộng đồng, rác thải, nước thải sinh hoạt,

nước thải chăn nuôi chiếm, xác chết động vật và vịt

thả đồng.

DƯƠNG MINH TRUYỀN- ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Page 20: Kû YÕU KHOA HäC - mdy.vnmdy.vn/uploads/news/2017_06/mdy-2016-ky-yeu-khoa-hoc.pdfKû YÕU KHOA HäC - mdy.vn

MẠNG LƯỚI NHÀ KHOA HỌC TRẺ - 2017 14

MẠNG LƯỚI NHÀ KHOA HỌC TRẺ - 2017 14

Với nước sông thì tỷ lệ sử dụng cho ăn uống rất thấp.

Không có người nào được phỏng vấn có sử dụng

nước sông cho mục đích ăn uống trừ các hộ dân có

hoàn cảnh khó khăn ( nhà tạm).

Theo kết quả, có đến 95,65% người dân sử dụng

nước sông làm nguồn nước phục vụ cho sản xuất.

Lượng nước sử dụng cho sản xuất chủ yếu cho mục

đích nông nghiệp trồng lúa chiếm 90,21% trong đó

tất cả đều sử dụng nước sông làm nguồn chính.

Ngành chăn nuôi chiếm 6,52% lượng nước mục

đích sản xuất, trong đó nước sông chiếm 50% lượng

nước cung cấp.

GIẢI PHÁP ĐỀ RA

Theo Viện Biến đổi khí hậu Trường Đại học Cần

Thơ, hiện nguồn nước sử dụng trong sản xuất nông

nghiệp tại ĐBSCL chiếm 70%, nước dùng trong

lĩnh vực sản xuất công nghiệp chỉ chiếm hơn 20%

và gần 10% lượng nước còn lại được sử dụng cho

sinh hoạt của người dân. Thạc sĩ Bùi Thị Bích Liên,

Giảng Viên khoa Môi Trường, ĐH Cần Thơ cho

biết: “Hiện nay lượng nước ngọt được khai thác và

sử dụng chiếm 12%, trong đó có tới 11% là nước

ngầm được khai thác sử dụng. Tuy nhiên, một vài

nơi, nguồn nước ngầm ghi nhận có dấu hiệu nhiễm

thạch tín (Asen) trong địa chất. Ngoài ra, việc khai

thác nước ngầm quá mức sẽ gây sạc lún đất.”

Hình 4: Thạc sĩ Bùi Thị Bích Liên chia sẻ về hiện

trạng nước ở ĐBCSL.

Để quản lý nguồn nước ngầm, cần kiểm soát chặt

chẽ và thực hiện nghiêm túc việc cấp giấy phép khai

thác nước ngầm, tiến tới thu phí sử dụng nước, đặc

biệt là với ngành công nghiệp; có các quyết định cấp

vùng hoặc cấp tỉnh, thành phố cho việc sử dụng

nước ngầm cho nông nghiệp, chăn nuôi, công

nghiệp; cấm hoặc giảm khai thác nước ngầm nhỏ lẻ,

tập trung khai thác nước ngầm ở các nhà máy nước

quy mô nhỏ và vừa; bổ sung nước ngầm bằng nước

mưa; điều phối nước đến những vùng khan hiếm

nước để tạo sự cân bằng nước ở các địa phương

trong vùng. Thạc sĩ Bích Liên cho rằng: “Trước hết

cần nâng cao trình độ nhận thức của người dân địa

phương về nguồn nước sử dụng, thu thập số liệu về

các chỉ số thủy văn. Ngoài ra, theo dõi thường xuyên

sự thay đổi của các số liệu thu được để đưa ra cảnh

báo kịp thời cho người dân. Phục hồi, xây dựng các

công trình chứa nước dự trữ ở các địa phương”.

Theo báo cáo hiện trạng bảo vệ môi trường (BVMT)

lưu vực sông của Viện Công nghệ môi trường, Việt

Nam đã ban hành các văn bản pháp luật về công tác

BVMT nói chung và môi trường nước trên các lưu

vực sông nói riêng. Để thực hiện tốt công tác quản

lý BVMT nước lưu vực sông, các chuyên gia cho

rằng cần hoàn thiện, bổ sung văn bản pháp luật,

củng cố tổ chức quản lý, quy hoạch lưu vực sông.

DƯƠNG MINH TRUYỀN- ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Page 21: Kû YÕU KHOA HäC - mdy.vnmdy.vn/uploads/news/2017_06/mdy-2016-ky-yeu-khoa-hoc.pdfKû YÕU KHOA HäC - mdy.vn

MẠNG LƯỚI NHÀ KHOA HỌC TRẺ - 2017 15

MẠNG LƯỚI NHÀ KHOA HỌC TRẺ - 2017 15

BÀI 2: ĐIỀU TRA VÀ LẬP CƠ SỞ

DỮ LIỆU ĐA DẠNG CÂY LÀM

THUỐC Ở CHÙA VÀ VƯỜN

THUỐC NAM CỦA ĐỒNG THÁP –

SÓC TRĂNG.

TÓM TẮT

Việc sử dụng cây thuốc nam để chữa bệnh đã được

người Việt Nam chú trọng từ rất lâu, đặc biệt là ở

vùng nông thôn, vùng khó khăn. Việc thực hiện đề

tài “ĐIỀU TRA VÀ LẬP CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐA

DẠNG CÂY LÀM THUỐC Ở CHÙA VÀ VƯỜN

THUỐC NAM CỦA ĐỒNG THÁP – SÓC

TRĂNG” nhằm mục đích điều tra, tạo cơ sở dữ liệu

để phục vụ công tác quản lý và bảo vệ cây thuốc

trong khu vực. Qua kết quả khảo sát được 130 loài

cây làm thuốc thuộc 49 họ khác nhau ở 2 tỉnh Đồng

Tháp và Sóc Trăng. Có 8 nhóm bệnh chính sử dụng

cây thuốc để chữa bệnh, trong đó nhóm cây chữa

các bệnh tiêu hóa có số lượng loài nhiều nhất là 72

loài (chiếm 32%), nhóm cây chữa các bệnh tim

mạch có số lượng loài ít nhất là 2 loài (chiếm

0,89%). Kết quả khảo sát có 8 loài cây làm thuốc

được đưa vào danh sách quý hiếm cần được bảo vệ,

với 6 loài nằm trong sách đỏ Việt Nam và 4 loài nằm

trong Danh lục đỏ Việt Nam.

GIỚI THIỆU

Việt Nam có hệ thực vật rất phong phú và đa dạng.

Tổng số loài thực vật đã ghi nhận cho Việt Nam là

10.500 loài, ước đoán hệ thực vật Việt Nam có

khoảng 12.000 loài. Trong số này, nguồn tài nguyên

cây làm thuốc chiếm khoảng 30%. Kết quả điều tra

nguồn tài nguyên dược liệu ở Việt Nam giai đoạn

2001-2005 của Viện Dược liệu (2006) cho biết ở

Việt Nam có 3.948 loài thực vật bậc cao, bậc thấp

và nấm lớn được dùng làm thuốc. Trong đó nhóm

thực vật bậc cao có mạch có 3.870 loài. Những cây

thuốc có giá trị sử dụng cao, có khả năng khai thác

trong tự nhiên là những cây thuốc nằm trong danh

mục 185 cây thuốc và vị thuốc thiết yếu của Bộ Y

tế cũng như những cây thuốc đang được thị trường

dược liệu quan tâm gồm có 206 loài cây thuốc có

khả năng khai thác. Sóc Trăng và Đồng Tháp là hai

vùng có đặc điểm tự nhiên khác nhau.

Đồng Tháp là vùng đất ngập nước với hệ sinh thái

ngập nước đa dạng và phong phú. Sóc Trăng có

phần diện tích tiếp giáp biển, hệ sinh thái có cả nước

ngọt lẫn nước mặn. Hiện nay, việc sử dụng cây

thuốc để chữa bệnh đang được chú trọng trở lại, nhu

cầu sử dụng cây thuốc ngày càng nhiều, tuy nhiên

chủ yếu là tự phát. Việc sử dụng và trồng cây thuốc

cũng chưa được chú trọng quản lý, vấn đề hiện tại

là cần có một cơ sở dữ liệu về cây thuốc để phục vụ

cho việc quản lý loại và lượng cây thuốc ở từng khu

vực cũng như cách sử dụng cây thuốc cho từng loại

bệnh. Từ những vấn đề trên, đề tài “Đa dạng cây làm

thuốc ở các vườn thuốc nam của Đồng Tháp và Sóc

Trăng” là cần thiết thực hiện.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp điều tra phỏng vấn

Phỏng vấn người dân trong vùng và thầy thuốc về

những cây thuốc nam được sử dụng trong vùng cũng

như công dụng của từng loại ở hai tỉnh Đồng Tháp

và Sóc Trăng

Phương pháp thu mẫu

Mẫu vật được thu theo danh mục đã phỏng vấn và

theo sự chỉ dẫn của các thầy thuốc bản địa. Các mẫu

thu được có bộ phận dinh dưỡng và bộ phận sinh

sản; trường hợp mẫu thu được không đủ đặc điểm

phân loại (do không vào mùa hoa, trái) thì tiến hành

thu và thay thế mẫu trong các đợt thu mẫu tiếp theo.

Mẫu sau khi thu được xử lý và định danh tại phòng

thí nghiệm Bộ môn Sư phạm sinh học, đại học Cần

Thơ.

Phương pháp xác định tên khoa học

Xác định tên khoa học của cây thuốc sử dụng

phương pháp so sánh hình thái truyền thống kết

hợp với kinh nghiệm của các chuyên gia và một

số tài liệu chuyên ngành như: Cây cỏ Việt Nam

(Phạm Hoàng Hộ, 1999-2000); Từ điển cây

thuốc Việt Nam (Võ Văn Chi, 2012); Những

cây thuốc và vị thuốc Việt Nam (Đỗ Tất Lợi,

2005); Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt

Nam (Viện Dược liệu, 2006); Sách đỏ Việt

Nam, phần II- Thực vật (2007), Danh lục đỏ cây

thuốc Việt Nam (Nguyễn Tập,2007),

Iconographia Cormophytorum Sinicorum (ICS, 1972-1976).

Phương pháp xử lý số liệu

ĐOÀN MINH SANG- ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Page 22: Kû YÕU KHOA HäC - mdy.vnmdy.vn/uploads/news/2017_06/mdy-2016-ky-yeu-khoa-hoc.pdfKû YÕU KHOA HäC - mdy.vn

MẠNG LƯỚI NHÀ KHOA HỌC TRẺ - 2017 16

MẠNG LƯỚI NHÀ KHOA HỌC TRẺ - 2017 16

Sử dụng phần mềm Microsoft Excel 2013 để quản

lý và phân tích số liệu

KẾT QUẢ

Đa dạng về thành phần cây thuốc ở khu vực

nghiên cứu

Qua kết quả khảo sát cây thuốc ở hai tỉnh Đồng

Tháp và Sóc Trăng, thu được tổng cộng 130 loài

thuộc 49 họ khác nhau. Trong đó, Đồng Tháp khảo

sát được 52 loài thuộc 33 họ, Sóc Trăng Khảo sát

được 88 loài thuộc 35 họ. Sóc Trăng là khu vực có

điều kiện tự nhiên đa dạng, bao gồm hệ sinh thái

nước mặn và nước ngọt, tạo điều kiện cho sự phát

triển đa dạng các loài cây thuốc. Thêm vào đó, Sóc

Trăng nền văn hóa đa dạng về dân tộc, nhiều chùa

chiềng, đây cũng là một trong những nguyên nhân

làm tăng sự đa dạng cây làm thuốc trong khu vực.

Do điều kiện tự nhiên và mức độ đa dạng văn hóa

khác nhau giữa Đồng Tháp và Sóc Trăng, thành

phần cây làm thuốc ở hai khu vực có sự khác biệt

lớn. Có 42 loài cây làm thuốc chỉ xuất hiện ở Đồng

Tháp và 78 loài cây làm thuốc chỉ xuất hiện ở Sóc

Trăng.Có 10 loài có mặt ở cả hai khu vực nghiên

cứu, đây là những loài thân thuộc, dễ trồng và được

người dân sử dụng nhiều, cụ thể là: Dâu tầm, thuốc

dòi, từ bi, mật gấu, kim vàng, màng màng, chỉ thiên,

ngũ trảo, sục sạc, dành dành.

Bảng 1. Đa dạng cây làm thuốc ở khu vực nghiên

cứu

Trong đó, 9 họ có số lượng loài nhiều nhất là

Euphorbiaceae 15 loài (chiếm 11,54%), Fabaceae

13 loài (chiếm 10%), Asteraceae 10 loài chiếm

(7,69%), Verbenaceae 7 loài (chiếm 5,38%),

Rubiaceae 6 loài (chiếm 4,61%), còn lại các họ

Apocynaceae, Araceae, Malvaceae, Moraceae có 5

loài (chiếm 3,85%).

Hình 1. Biểu đồ thể hiện thành phần loài cây làm

thuốc của các họ trong vùng khảo sát

Đa dạng về công dụng của cây thuốc ở khu vực

nghiên cứu

Qua khảo sát, phỏng vấn người dân, thầy thuốc

trong khu vực nghiên cứu, ta có 8 nhóm bệnh phổ

biến và số các loại cây thuốc được trồng nhằm trị

các nhóm bệnh ấy được thể hiện qua bảng 2:

Bảng 2. Đa dạng về giá trị sử dụng của các cây

thuốc ở khu vực nghiên cứu

Kết quả điều tra cho thấy nhóm cây chữa các bệnh

tiêu hóa là nhiều nhất với 72 loài (chiếm 32%), ít

nhất là nhóm cây chữa các bệnh tim mạch có 2 loài

(chiếm 0,89%). Nhóm cây chữa các bệnh xương

khớp có 44 loài (chiếm 19,57%), nhóm cây chữa các

bệnh tiết niệu có 32 loài (chiếm 14,22%), nhóm cây

chữa các bệnh hô hấp có 26 loài (chiếm 11,55%),

nhóm cây chữa các bệnh nội tiết có 19 loài (chiếm

8,44%), nhóm cây chữa các bệnh thần kinh có 16

loài (chiếm 7,11%), nhóm cây chữa các bệnh gan

mật có 14 loài (chiếm 6,22%)

Nguyên nhân số cây làm thuốc khảo sát được chỉ có

130 loài nhưng số tổng số cây có khả năng chữa trị

các nhóm bệnh trên lớn hơn là do đối với mỗi cây

thuốc có thể có nhiều công dụng và có thể chữa được

nhiều nhóm bệnh khác nhau.

Một số loài thuốc cần dược bảo vệ ở khu vực

nghiên cứu

Qua việc điều tra cây làm thuốc ở khu vực nghiên

cứu và so sánh với các danh mục các loài thực vật

trong Sách đỏ Việt Nam phần II- thực vật (2007),

danh lục đỏ cây thuốc Việt Nam của Nguyễn Tập

(2007) có 8 loài cây làm thuốc quý hiếm , được thể

hiện qua Bảng 3

Qua bảng 3 cho thấy ở Sóc Trăng có số loài cây làm

thuốc quý hiếm (6 loài) lớn hơn so với ở Đồng Tháp

(2 loài). Ở cả hai khu vực nghiên cứu có 6 loài được

đưa vào sách đỏ Việt Nam với 4 loài rất nguy cấp

là bí kì nam (Hydnophytum Formicarum), đỗ trọng

nam (Euonymus Chinensis), hoàng bá (Mahonia

Nepalensis), thủy xương bồ (Acorus

Khu vực Loài Họ

Đồng Tháp 52 33

Sóc Trăng 88 35

Stt Nhóm bệnh

Đồng Tháp Sóc Trăng Tổng

Số

lượng %

Số

lượng %

Số

lượng %

1 Thần kinh 5 5,15 11 8,6 16 7,11

2 Tim mạch 0 0 2 1,56 2 0,89

3 Hô hấp 17 17,53 9 7,03 26 11,55

4 Tiêu hóa 26 26,8 46 35,93 72 32

5 Gan mật 5 5,15 9 7,03 14 6,22

6 Tiết niệu 14 14,43 18 14,06 32 14,22

7 Nội tiết 7 7,22 12 9,37 19 8,44

8 Xương khớp 23 23,71 21 16,42 44 19,57

11.54%10%

7.69%

5.38%

4.61%

3.85%3.85%3.85%

3.85%

45.38Euphorbiaceae.FabaceaeAsteraceaeVerbenaceaeRubiaceaeApocynaceaeAraceaeMalvaceaeMoraceaeHọ Khác

ĐOÀN MINH SANG- ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Page 23: Kû YÕU KHOA HäC - mdy.vnmdy.vn/uploads/news/2017_06/mdy-2016-ky-yeu-khoa-hoc.pdfKû YÕU KHOA HäC - mdy.vn

MẠNG LƯỚI NHÀ KHOA HỌC TRẺ - 2017 17

MẠNG LƯỚI NHÀ KHOA HỌC TRẺ - 2017 17

Macrospadiceus) và 2 loài sắp nguy cấp là lá khôi

(Ardisia Silvestris), hà thủ ô (Fallopia Multiflora).

Có 4 loài được đưa vào danh lục đỏ Việt Nam là cù

đèn (Croton Delpyi), lá khôi (Ardisia Silvestris),

hoàng đằng (Fibraurea recisa) và đỗ trọng nam

(Euonymus Chinensis). Đặc biệt, lá khôi (Ardisia

Silvestris), đỗ trọng nam (Euonymus Chinensis) là

2 loài có mặt trong cả sách đỏ Việt Nam và Danh

lục đỏ cây thuốc Việt Nam cho thấy giá trị và mức

độ nguy cấp của hai loài này rất cao,cần được sử

dụng và bảo vệ một cách hợp lý.

Bảng 3. Danh sách các loài cây làm thuốc quý

hiếm ở khu vực nghiên cứu

Công dụng của những cây làm thuốc cần được

bảo vệ

Croton Delpyi - Cù Đèn: Dùng chữa đau lưng, nhức

xương thấp, bốn mùa cảm mạo, đau bụng, đắp chữa

rắn rết cắn. Người ta dùng lá Cù đèn non phối hợp

với lá Đại bi, Dầu mè và Tầm gửi nấu nước tắm ghẻ.

Phối hợp với các loại thuốc khác để chữa bệnh về

gan.

Fibraurea recisa - Hoàng Đằng: Làm thuốc chữa đau

mắt, sốt rét, bệnh về gan, thuốc bổ đắng, chữa viêm

ruột, dạ dày, ỉa chảy ở người lớn và trẻ em

Ardisia Silvestris - Lá Khôi: Điều trị đau dạ dày,

viêm loét dạ dày, hành tá tràng, tác dụng trung hòa,

làm giảm tiết acid dịch vị, làm se vết loét , giúp liền

sẹo và vết thương, kích thích lên da non và làm lành

dạ dày, tá tràng nhanh chóng.

Fallopia Multiflora - Hà Thủ Ô: Vị thuốc dân gian

làm thuốc bổ, trị thần kinh suy nhược, các bệnh về

thần kinh, ích huyết khỏe gân cốt, sống lâu, làm đen

râu tóc. Đối với phụ nữ hà thủ ô được dùng chữa các

bệnh sau khi sinh các bệnh xích bạch đới.

Mahonia Nepalensis - Hoàng Bá: Thuốc bổ đắng,

giúp cho sự tiêu hóa, bệnh do khuẩn ở ruột. Dùng

rửa mặt, chữa giun, chữa mụn nhọt, vết thương.

Giúp thanh nhiệt, chữa bệnh về mắt, bệnh ngoài da,

trĩ hậu môn, xích bạch đới ở phụ nữ.

Euonymus Chinensis - Đỗ Trọng Nam: Tăng lưu

thông máu, hạ huyết áp, kháng viêm, tăng cường

chức năng vỏ tuyến thượng thận, chống co giật,

giảm đau, tăng miễn dịch cơ thể, lợi tiểu.

Acorus Macrospadiceus - Thủy Xương Bồ: Tác

dụng kích thích tiêu hóa, lợi tiểu, trị cảm cúm, viêm

phổi nhẹ, viêm khí quản, viêm thận, khó tiêu, trị

giun cho trẻ em.

KẾT LUẬN

Qua khảo sát đã thu được 130 loài cây làm thuốc

thuộc 49 họ khác nhau

Có 9 họ có số lượng loài nhiều nhất, tổng số loài của

9 họ là 71, chiếm 54,6% tổng số loài. Cụ thể là:

Euphorbiaceae 15 loài (chiếm 11,54%), Fabaceae

13 loài (chiếm 10%), Asteraceae 10 loài chiếm

(7,69%), Verbenaceae 7 loài (chiếm 5,38%),

Rubiaceae 6 loài (chiếm 4,61%), còn lại các họ

Apocynaceae, Araceae, Malvaceae, Moraceae có 5

loài (chiếm 3,85%).

Ở khu vực nghiên cứu dùng cây làm thuốc để trị cho

8 nhóm bệnh khác nhau. Trong đó, nhiều nhất là

nhóm bệnh tiêu hóa có 72 loài (chiếm 32%), kế đến

là bệnh xương khớp có 44 loài (chiếm 19,57%), ít

nhất là bệnh tim mạch có 2 loài (chiếm 0,89%). Các

nhóm bệnh còn lại có từ 14- 26 loài (chiếm từ 6,22-

14,22%).

Có 8 loài được đưa vào nhóm quý hiếm cần được

bảo vệ, trong đó có 6 loài nằm trong Sách đỏ Việt

Nam, 4 loài nằm trong Danh lục đỏ Việt Nam. Hai

loài lá khôi (Ardisia SilvestrisPitard),đỗ trọng nam

(Euonymus ChinensisLindl) nằm trong cả Sách đỏ

Việt Nam và Danh lục đỏ Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Bộ Khoa học và Công nghệ, 2007. Sách đỏ Việt

Nam, phần Thực vật, Nxb. Khoa học Tự nhiên và

Công nghệ, 611trang.

[2] Đỗ Tất Lợi, 2005. Những cây thuốc và vị thuốc

Việt Nam, Nxb. Nội, 1274trang.

[3] Nguyễn Tập, 2007. Cẩm nang Cây thuốc cần bảo

vệ ở Việt Nam, Viện Dược liệu, 23 trang.

[4] Phạm Hoàng Hộ, 1999-2000. Cây cỏ Việt Nam.

Nxb. trẻ Tp Hồ Chí Minh, tập 1-3.

[5] South - Western Forestry College, Forestry.

Department of Yunnan province (1972-1976).

Iconographia Cormophytorum Sinicorum - ICS.

Science Publisher, Beijing, Tomus I-V.

Stt Tên Khoa Học Tên Địa

Phương ĐT ST

Cấp Qui Định

SĐVN DLĐCT

1 Acorus Macrospadiceus

Thủy Xương Bồ

X EN B1+2b,c

2 Ardisia Silvestris Lá Khôi X VU

A1a,c,d+2d.

VU

A1a,c,d+2d

3 Croton Delpyi Cù Đèn X VU A1c,d

4 Euonymus Chinensis

Đỗ Trọng Nam

X EN A1b,c,d. EN A1b,c,d.

5 Fallopia

Multiflora Hà Thủ Ô X VU A1c,d

6 Fibraurea recisa Hoàng Đằng X VU A1b,c,d

7 Hydnophytum

Formicarum Bí Kì Nam X

EN A1b,d,

B1+2b,e

8 Mahonia Nepalensis

Hoàng Bá X EN A1c,d

Trong đó:

SĐVN: Sách đỏ Việt Nam

DLĐCT: Danh lục đỏ

cây thuốc

VU - Sắp nguy cấp – Vulnerable

EN - Rất nguy cấp

ĐOÀN MINH SANG- ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Page 24: Kû YÕU KHOA HäC - mdy.vnmdy.vn/uploads/news/2017_06/mdy-2016-ky-yeu-khoa-hoc.pdfKû YÕU KHOA HäC - mdy.vn

MẠNG LƯỚI NHÀ KHOA HỌC TRẺ - 2017 18

MẠNG LƯỚI NHÀ KHOA HỌC TRẺ - 2017 18

BÀI 3: KHẢO SÁT NHU CẦU SỬ

DỤNG NƯỚC DƯỚI ĐẤT TRONG

CANH TÁC HÀNH TÍM TẠI THỊ

XÃ VĨNH CHÂU, TỈNH SÓC

TRĂNG

TÓM LƯỢC

Nghiên cứu được thực hiện nhằm (1) Đánh giá

lượng NDĐ khai thác sử dụng trong canh tác hành

tím của hộ dân trên địa bàn nghiên cứu, (2) Đánh giá

công tác quản lý NDĐ tại địa phương và nhận định

của người dân về ảnh hưởng của việc khai thác, sử

dụng đến sự bền vững nguồn NDĐ, (3) Đề xuất một

số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác

quản lý, cũng như trong quá trình sản xuất và sử

dụng hiệu quả, bền vững hơn nguồn tài nguyên

NDĐ. Nghiên cứu sử dụng phương pháp phỏng vấn

nông hộ kết hợpsử dụng các phần mềm nhằm hỗ trợ

mã hóa, xử lý các số liệu sơ cấp để tiến hành phân

tích, đánh giá các dữ liệu, các biểu bảng và biểu đồ.

Kết quả nghiên cứu cho thấykỹ thuật trồng hành tím

của người dân tại khu vực nghiên cứu chủ yếu dựa

vào kinh nghiệm truyền thống của từng hộ gia đình,

chưa có sự tiếp cận được những tiến bộ về mặt kỹ

thuật trong quá trình canh tác, dẫn đến hầu hết các

hộ dân được phỏng vấnđã sử dụng lãng phí một

lượng lớn nước tưới trong mùa vụ so với việc áp

dụng kỹ thuật tưới phun mưa tự động. Đặc biệt vụ

hành mùa là vụ hành được người dân trồng nhiều

nhất trong năm rơi vào mùa khô, kết hợp với những

đợt nắng nóng kéo dài dẫn đến nhu cầu sử dụng

NDĐ để phục vụ cho việc tưới hành tím tăng lên rất

cao, việc khai thác NDĐ đồng loạt, ồ ạtkhông được

bổ cập như vậy đã gây ra áp lực lớn đối với nguồn

tài nguyên NDĐ. Trữ lượng khai thác tiềm năng

NDĐ tại thị xã Vĩnh Châu tổng cộng là

204.634m3/ngày. Đây là địa phương có số lượng

công trình khai thác nhiều nhất trong tỉnh Sóc

Trăng. Hiện trạng lượng khai thác của thị xã Vĩnh

Châu đã lên đến 317,4% so với trữ lượng an toàn.

Điều này có nghĩa Vĩnh Châu là một trong các địa

phương thiếu nước.Công tác quản lý NDĐ tại thị xã

Vĩnh Châu nhìn chung còn tồn tại nhiều hạn chế,

chưa mang lại hiệu quả cao. Sự liên kết các thành

phần xã hội khác nhau tham gia vào công tác quản

lý nguồn tài nguyên NDĐ chưa được thực hiện một

các tích cực và hiệu quả, dẫn đến cộng đồng người

dân địa phương chưa thực sự quan tâm để góp phần

nâng cao hiệu quả công tác quản lý nguồn tài

nguyên có vai trò quan trọng này ở địa phương.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Nước là một trong những yếu tố cần thiết cho mọi

hoạt động sống trên trái đất, đóng góp vai trò vô

cùng quan trọng cho cuộc sống của con người, sự

phát triển nền kinh tế -xã hội và cân bằng hệ sinh

thái tự nhiên (An et al, 2014). Theo Viện Quy Hoạch

Thủy Lợi Miền Nam (2012), Đồng bằng sông Cửu

Long (ĐBSCL) có vị trí quan trọng trong phát triển

kinh tế - xã hội, có tiềm năng lớn nhất để phát triển

nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất lương thực, nuôi

trồng, đánh bắt thuỷ sản, phát triển vườn cây ăn trái

đem lại giá trị xuất khẩu lớn cho cả nước và mở rộng

giao lưu với khu vực và thế giới. ĐBSCL có đặc

điểm tự nhiên nổi bật ít có trên thế giới với gần một

nửa diện tích bị ngập lũ từ 3-4 tháng mỗi năm, là

hạn chế lớn đối với canh tác nông nghiệp, gây nhiều

khó khăn cho cuộc sống của dân cư. Khai thác và sử

dụng hợp lý tài nguyên đất và nước là vấn đề cốt lõi

nhất, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế-xã hội và bảo

vệ môi trường sinh thái ở ĐBSCL. Khai thác và nuôi

trồng thuỷhải sản là nguồn lợi kinh tế lớn và quan

trọng của vùng ven biển. Những năm gần đây việc

phát triển nhanh chóng diện tích nuôi tôm tự phát,

không theo quy hoạch chung, thiếu các giải pháp kỹ

thuật đã gây nhiều thiệt hại cho lâm nghiệp, nông

nghiệp và ảnh hưởng xấu tới môi trường, không

những gây suy thoái môi trường ngay tại các khu

vực chuyển đổi mà còn làm tăng mức độ lan truyền

mặn sâu vào nội đồng. Nhiều khu vực sự lan truyền

ô nhiễm diễn ra không kiểm soát được. Việc sút

giảm diện tích và suy thoái chất lượng rừng ngập

mặn gây hậu quả nghiêm trọng, là một trong những

nguyên nhân chính của vấn đề xói lở bờ biển, cửa

sông, ảnh hưởng xấu đến môi trường sống của thuỷ

hải sản ven biển. Cung cấp nước sạch cho sinh hoạt,

xử lý ô nhiễm từ các khu công nghiệp, từ các vùng

chuyên canh thuỷ sản, gìn giữ và bảo vệ môi trường

là vấn đề sống còn đối với phát triển bền vững ở

ĐBSCL. Bên canh đo, biến đổi khí hậu(BĐKH) lam

dâng mưc nươc biên dânđên tình trạng nươc mặn

xâm nhập sâu vào đất liền đa anh hương đáng kể đên

nguôn nươc tươi cho sản xuất nông nghiêp ở

ĐBSCL (Hồng Minh Hoàng et al, 2015).

Sóc Trăng là một tỉnh ven biển ở ĐBSCL, có lợi thế

về điều kiện thổ nhưỡng, nguồn nước mặt và khí hậu

để phát triển nền nông nghiệp đa dạng, với nhiều

hình thức canh tác khác khau. Lua la san phâm chu

lưc cua nông nghiêp Soc Trăng với san lương tăng

HUỲNH KHÁNH TOÀN- ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Page 25: Kû YÕU KHOA HäC - mdy.vnmdy.vn/uploads/news/2017_06/mdy-2016-ky-yeu-khoa-hoc.pdfKû YÕU KHOA HäC - mdy.vn

MẠNG LƯỚI NHÀ KHOA HỌC TRẺ - 2017 19

MẠNG LƯỚI NHÀ KHOA HỌC TRẺ - 2017 19

bình quân 5,26%/năm, đên năm 2012 san lương lua

cua tinh đat trên 2,2 triêu tân, tăng trên 285 ngàn tấn

so năm 2010. Bên cạnh đó, thuy san la ngành kinh

tê mui nhon cua tinh co thê phát triển nuôi trồng

thủy sản ở cả 03 vùng sinh thái nước ngọt, lợ và mặn

ở ven biển và nội địa. Năm 2012, diên tich nuôi

trông thuy san đat 64434 ha, trong đo diên tich nuôi

tôm nươc lơ la 37346 ha (co 21613 ha nuôi thâm

canh va ban thâm canh), đây la nganh kinh tê co tôc

đô phat triên nhanh cua tỉnh Soc Trăng, làm thay đổi

đơi sông vung nông thôn ven biên cua tinh. Ngoài

ra, Soc Trăng cung phat triên rât tôt các loại cây ăn

trái, rau màu như hành tím, củ cải, cây công nghiệp

ngắn ngày như mía cũng góp phần cải thiện thu nhập

cho người dân địa phương(Nguyễn Trần Khánh,

2015)

NDĐ là một trong những nguồn tài nguyên quan

trọng đối với những địa phương vùng ven biển. Do

nguồn nước mặt bị ô nhiễm (bao gồm cả hiện tượng

nhiễm mặn) nên hầu hết người dân các tỉnh ven biển

ở ĐBSCL đều đang khai thác nguồn tài nguyên

NDĐ nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng nước trong gia

đình cũng như cho một số hoạt động sản xuất nông

nghiệp và công nghiệp. Tại Sóc Trăng, do tình trạng

thiếu nguồn nước ngọt vào mùa khô (chịu ảnh

hưởng của xâm nhập mặn) và nước sông bị ô nhiễm

nên một số hoạt động nông nghiệp (như: trồng màu

tại Thị xã Vĩnh Châu, trồng mía tại huyện Cù Lao

Dung) phụ thuộc gần như hoàn toàn vào nguồn tài

nguyên NDĐ (Nguyễn Thị Kiều Diễm et al, 2015).

Vĩnh Châu là thị xã đồng bằng ven biển phía Nam

của tỉnh Sóc Trăng,là vùng đất trồng các loại cây rau

màu và cây ăn trái đã phát triển từ lâu đời như hành,

hẹ, tỏi, củ cải, khoai lang, nhãn, mãng cầu... Đây là

địa phương có diện tích lớn nhất tỉnh, có nhiều bí

quyết về bảo quản và chế biến các loại sản phẩm

này, đồng thời có truyền thống canh tác cây hành

tím lâu đời, với kỹ thuật trồng tương đối cao vì chu

kỳ canh tác hành tím ngắn nên có thể trồng nhiều vụ

trong năm trong điều kiện có hệ thống tưới tiêu chủ

động (Dương Vĩnh Hảo, 2012). Tuy nhiên, sản xuất

nông nghiệp lại gặp không ít khó khăn, thách thức

trong những năm gần đây do đất đai bị nhiễm mặn,

nhiễm phèn, không có nguồn nước ngọt tự chảy để

chủ động tưới cho cây trồng và tháu chua, rửa mặn

cải tạo đất. Nguồn nước ngọt được sử dụng (sinh

hoạt, nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và kinh

doanh…) trong vùng chủ yếu từ nước mưa và nước

dưới đất (NDĐ). Do hầu hết các kênh rạch tại đây

đều bị nhiễm mặn thì NDĐ đóng vai trò ngày càng

quan trọng hơn (Nguyễn Thị Thanh Duyên el al,

2014), song hiện tại người dân vẫn chưa nhận thức

rõ tầm quan trọng trong việc khai thác và sử dụng

và bảo vệ NDĐ. Bên cạnh đó, những bất cập trong

công tác quản lý dẫn đến nguy cơ suy thoái, cạn kiệt

nguồn tài nguyên này. Vì vậy vấn đề được đặt ralà

làm sao để có thể đảm bảo đủ lượng nước ngọt phục

vụ cho nhu cầu tưới tiêu trong nông nghiệp đặc biệt

là trong canh tác cây hành tím về lâu về dài vào mùa

khô đang được bà con nông dân và chính quyền địa

phương đặc biệt quan tâm.

Từ những vấn đề nêu trên việc thực hiện đề tài

“Khảo sát nhu cầu sử dụng nước dưới đất trong canh

tác hành tím tại thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng”

là thật sự cần thiết nhằm khảo sát hiện trạng nhu cầu

sử dụng nước trong canh tác hành tím, từ đó đề xuất

một số giải quản lý, sử dụng hiệu quả và bền vững

hơn nguồn tài nguyên NDĐ.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phương pháp nghiên cứu của đề tài được thực hiện

theo Hình 1

Xử lý

số liệu

Thu thập số

liệu thứ cấp

Thu thập số

liệu sơ cấp

Số liệu về

hiện trạng

canh tác

hành tím

Số liệu về

trữ lượng,

hiện trạng

khai thác và

sử dụng

NDĐ

Phỏng vấn

nông hộ

Đánh giá

lượng

NDĐ khai

thác sử

dụng trong

canh tác

hành tím

của hộ dân

trên địa

bàn nghiên

cứu.

Đề xuất một số

giải pháp nhằm

nâng cao hiệu

quả trong công

tác quản lý,

cũng như trong

quá trình sản

xuất và sử dụng

hiệu quả, bền

vững hơn

nguồn tài

nguyên NDĐ.

Đánh giá công

tác quản lý

NDĐ tại địa

phương và

nhận định của

người dân về

ảnh hưởng của

việc khai thác,

sử dụng đến

sự bền vững

nguồn NDĐ.

Hình 1. Sơ đồ nghiên cứu

HUỲNH KHÁNH TOÀN- ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Page 26: Kû YÕU KHOA HäC - mdy.vnmdy.vn/uploads/news/2017_06/mdy-2016-ky-yeu-khoa-hoc.pdfKû YÕU KHOA HäC - mdy.vn

MẠNG LƯỚI NHÀ KHOA HỌC TRẺ - 2017 20

MẠNG LƯỚI NHÀ KHOA HỌC TRẺ - 2017 20

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN HIỆN TRẠNG CANH TÁC HÀNH TÍM

Hoạt động sản xuất nông nghiệp ở khu vực nghiên

cứu khá phong phú và đa dạng với nhiều loại cây

trồng khác nhau phân bố đều trong năm. Các loại

cây được trồngtại khu vực nghiên cứu như: hành

tím, củ cải, củ sắn, ớtvà các loại cây trồng ngắn ngày

khác.Nhưng trong số đó hành tím vẫn là cây trồng

chủ yếu của của vùng

Theo kết quả khảo sát 58 hộ dân cho thấy trong một

nămhành tímcó thể được trồng tối đa 3 vụ bao gồm:

vụ hành giống, vụ hành sớm và vụ hành mùa, tất cả

các hộ dân được phỏng vấn đều có trồng hành tím

trong vụ hành mùa, trong số đó có một số hộ trồng

thêm vụ hành sớm và vụ hành giống để tăng thêm

thu nhập và cung cấp giốngcho vụ hành mùa. Đây

cũng là lý do mà đề tài tập trung vào khảo sát nhu

cầu sử dụng NDĐ trong vụ hành mùa vì đây cũng là

vụ hành chính trong năm.

Lịch thời vụ:theo kết quả khảo sát cho thấy thời gian

xuống giống cho vụ hành mùa bắt đầu từ tháng 9

cho đến tháng 12 dương lịch, tỷ lệ xuống giống tập

trung nhiều nhất rơi vào tháng 11 với 30 hộ (Hình

2).

Hình 2: Thời điểm bắt đầu vụ hành mùa ở khu vực

nghiên cứu

Thời gian kết thúc vụ mùa trải dài từ tháng 12 cho

đến tháng 3 dương lịch nhưng chủ yếu là rơi vào

tháng 1 và tháng 2 (Hình 3)

Hình3: Thời điểm kết thúc vụ hành mùa tại khu

vực nghiên cứu

Đa phần người dân được phỏng vấn cho rằng lý do

mà họ chọn mô hình canh tác hành tímvì đó làtruyền

thống đã có từ lâu đời, đem lại thu nhập ổn định cho

cuộc sống gia đình và họ cũng không có dự định

muốn chuyển sang mô hình canh tác khác trong

tương lai. Bên cạnh đó do nhu cầu tiêu thụ hành

thương phẩm vào dịp tết nguyên đánlà rất lớn kết

hợp với hành bán được giáhơn so với vụ hành sớm

vì thế hầu hết người dân tại khu vực nghiên cứulựa

chọn vụ hành mùa làm vụ hành chủ lực trong

năm.Nhìn chung lịch thời vụ của vụ hành mùarơi

vào mùa khô dẫn đến nhu cầu sử dụng NDĐ để phục

vụ cho việc tưới hành tím tăng lên rất cao, việc khai

thác NDĐ đồng loạt và ồ ạtkhông được bổ cậpcó

nguy cơ sẽ gây thiếu hụt,đồng thời cũng gây áp lực

lớn đối với nguồn tài nguyên NDĐ.

Bảng 1: Số lượng và mật độ công trình khai thác

NDĐ theo từng địa phương

TT Tên huyện, thành

phố

Diện

tích (km2)

Công trình khai

thác

Số hộ sử dụng

NDĐ

Số lượng

Mật độ (giếng/km2)

Số lượng

Mật độ (giếng/hộ)

1 TP. Sóc Trăng 76,2 1.304 17 2.103 0,62

2 H. Kế Sách 353,0 10.70

0 30

12.995

0,82

3 H. Long Phú 263,7 11.21

5 43

14.185

0,79

4 H. Ngã Năm 242,2 5.994 25 5.994 1,00

5 H. Thạnh Trị 287,6 6.936 24 8.073 0,86

6 H. Mỹ Tú 368,2 4.952 13 15.73

3 0,31

7 H. Vĩnh Châu 473,4 12.25

7 26

18.29

5 0,67

8 H. Mỹ Xuyên 371,0 11.14

1 30

12.65

8 0,88

9 H. Cù Lao Dung 261,4 5.224 20 6.436 0,81

10 H. Châu Thành 236,3 4.695 20 10.90

6 0,43

11 H. Trần Đề 378,8 5.563 15 24.15

1 0,23

Tổng 3.311,8 79.98

1

131.5

29

Trung bình 24 0.61

HUỲNH KHÁNH TOÀN- ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Page 27: Kû YÕU KHOA HäC - mdy.vnmdy.vn/uploads/news/2017_06/mdy-2016-ky-yeu-khoa-hoc.pdfKû YÕU KHOA HäC - mdy.vn

MẠNG LƯỚI NHÀ KHOA HỌC TRẺ - 2017 21

MẠNG LƯỚI NHÀ KHOA HỌC TRẺ - 2017 21

HIỆN TRẠNG KHAI THÁC, SỬ DỤNG NDĐ

TẠI THỊ XÃ VĨNH CHÂU

Số lượng và mật độ công trình khai thác

NDĐ

Theo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sóc

Trăng, 2010. Thị xã Vĩnh Châu có tổng cộng 12.257

công trình khai thác NDĐ phục vụ cho 18.295 hộ

gia đình. Đây là địa phương có số lượng công trình

khai thác nhiều nhất trong tỉnh. Các công trình phân

bố không đồng đều. Số lượng công trình khai thác

phụ thuộc vào dân số cũng như mức độ phát triển

kinh tế xã hội, loại hình sản xuất và mức độ bao phủ

của các hệ thống cung cấp nước của địa phương.

Mật độ công trình khai thác so với diện tích của

Vĩnh Châu là 26 công trình/km2 và so với số hộ dân

là 0,67 công trình/hộ cao hơn mức trung bình của

tỉnh (Bảng 4.3 )

Hiện trạng khai thác NDĐ

Hiện trạng khai thác NDĐ ở Sóc Trăng là 244.850

m3/ngày, so với trữ lượng tiềm năng xấp xỉ 8,0%.

Riêng Vĩnh Châu, lượng khai thác là 39.390

m3/ngày, so với trữ lượng tiềm năng chiếm 19,2%

(Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sóc Trăng,

2010).

Bảng 2. Đánh giá hiện trạng khai thác NDĐ

Trong toàn tỉnh Sóc Trăng thì có TP. Sóc Trăng và

huyện Mỹ Xuyên đã vượt qua ngưỡng 20% trữ

lượng tiềm năng. Thị xã Vĩnh Châu và Trần Đề có

lượng khai thác cũng đạt xấp xỉ 20% trữ lượng khai

thác tiềm năng. Như vậy, nếu xét theo ngưỡng khai

thác bền vững là 20% trữ lượng khai thác tiềm năng

thì Vĩnh Châu, TP. Sóc Trăng, Mỹ Xuyên và Trần

Đề cần hạn chế khai thác hoặc có biện pháp khai

thác hợp lý. Các địa phương còn lại tỷ lệ thấp hơn

10% trữ lượng khai thác tiềm năng (Bảng 2)

Hiện trạng lượng khai thác của Vĩnh Châu lên đến

317,4% so với trữ lượng an toàn. Điều này có nghĩa

Vĩnh Châu là một trong các địa phương thiếu nước.

Ngoại trừ huyện Kế Sách, Long Phú, Châu Thành

và Thạnh Trị thì các huyện còn lại đều ở tình trạng

thiếu nước.

HIỆN TRẠNG KHAI THÁC, SỬ DỤNG VÀ

CÁCH THỨC TƯỚI NƯỚC CỦA NGƯỜI DÂN

TRONG CANH TÁC HÀNH TÍM TẠI KHU

VỰC NGHIÊN CỨU

Hiện trạng khai thác, sử dụng NDĐ trong

canh tác hành tím

Nguồn nước chính được sử dụng để tưới cho canh

tác nông nghiệp tại thị xã Vĩnh Châu là nguồn NDĐ.

Qua kết quả phỏng vấn cho thấy có đến 98% biết

được độ sâu giếng khoan mà họ đang sử dụng,độ sâu

giếng khoan mà hộ dân đang sử dụng thuộc vào các

tầng Pleistocen giữa- trên ( qp2-3) và Pleistocen

dưới (qp1), dao động từ 55-185m, đa phần các hộ

dân đang khai thác ở độ sâu từ 101-145m (chiếm

60%), có khoảng 31% hộ dân đang khai thác ở độ

sâu từ 55-100m, còn lại là khai thác ở độ sâu từ 146-

185m (chiếm 7%) (Hình 4).

Hình 4: Độ sâu giếng khoan khai thác

Với độ sâu khai thác trên, có khoảng77% trong tổng

số hộ được phỏng vấn có đủ nước sử dụng để tưới

cho hành tím trong mùa khô và có tới 23%bị thiếu

nước sử dụng,trong đó có một vài hộsử dụng thêm

TT Huyện, thị,

thành phố

Hiện

trạng

khai

thác

Trữ lượng

(m3/ngày)

Đánh giá

theo tiềm

năng

Đánh giá

theo trữ

lượng an

toàn

Tiềm

năng An toàn

Tỉ lệ

(%)

Tiềm

năng

Tỉ lệ

(%)

Tiềm

năng

1 TP.Sóc trăng 31.145 78.405 6.646 39,7 Thừa

nước 468,6

Thiếu

nước

2 Kế Sách 23.442 627.529 38.852 3,7 Thừa

nước 60,3

Thừa

nước

3 Long Phú 22.344 441.667 23.774 5,1 Thừa

nước 94,0

Thừa

nước

4 Ngã Năm 22.868 230.166 22.847 9,9 Thừa

nước 100,1

Thiếu

nước

5 Thạnh Trị 16.666 492.163 30.750 3,4 Thừa

nước 54,2

Thừa

nước

6 Mỹ Tú 12.243 160.495 10.189 7,6 Thừa

nước 120,2

Thiếu

nước

7 Vĩnh Châu 39.390 204.634 12.410 19,2 Thừa

nước 317,4

Thiếu

nước

8 Mỹ Xuyên 31.298 138.409 9.454 22,6 Thừa

nước 331,1

Thiếu

nước

9 Cù Lao Dung

11.417 249.022 10.355 4,6 Thừa nước

110,3 Thiếu nước

10 Châu Thành 8.710 286.495 16.267 3,0 Thừa

nước 53,5

Thừa

nước

11 Trần Đề 25.328 143.392 5.522 17,7 Thừa nước

458,7 Thiếu nước

Tổng cộng 244.850 3.052.3

78 187.065

Trung bình 8,0 130,9

HUỲNH KHÁNH TOÀN- ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Page 28: Kû YÕU KHOA HäC - mdy.vnmdy.vn/uploads/news/2017_06/mdy-2016-ky-yeu-khoa-hoc.pdfKû YÕU KHOA HäC - mdy.vn

MẠNG LƯỚI NHÀ KHOA HỌC TRẺ - 2017 22

MẠNG LƯỚI NHÀ KHOA HỌC TRẺ - 2017 22

nguồn nước mưa dự trữ từ các ao, đìa và đa phần

đều cho rằng không có nguồn nước nào khác để sử

dụng bổ sung.

Việc thiếu nguồn nước ngọt để sử dụng đã gây ra

ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và sản xuất của các hộ

dân, hầu hết người dân được phỏng vấn cho biết

phải sửdụng thêm các biện pháp kỹ thuật hỗ trợ như:

sử dụng “ống tiêm” (Hình 4.10) hoặc “bơm hơi”ở

các giếng đểgiúp tăng khả năng hút nước, cải thiện

lực bơm nước từ giếng khoan lênthì mới có thể khai

thác được NDĐ. Tuy nhiên vì ống được cấu tạo từ

nhựa tổng hợp nên sau một thời gian sử dụng, khả

năng chịu áp lực từ dòng chảy của nước được bơm

lên giảm đi, ống có thể bị vỡ, làm cho các chất như

phèn, cát rò rỉvàobên trong ống làm ô nhiễm nguồn

nước. Bên cạnh đó, một số hộ còn cho biết dù đã có

sử dụng thêm các biện pháp về mặt kỹ thuật nhưng

trong một vài năm trở lại đây lại gặp phảitrường hợp

nước không bơm lên được hoặc bơm lên được

nhưng rất yếu.Dấu hiệu này cho thấy mực NDĐ

đang bị suy giảm và có với nguy cơ cạn kiệt.

Hình 5: Người dân sử dụng ống tiêm giúp tăng khả

năng hút nước

Cách thức tưới nước của người dân trong canh tác

hành tím

Kết quả khảo sát về phương pháp tưới cho thấy

có41% trong tổng số hộ được phỏng vấnbơm nước

trực tiếp từ giếng khoan để tưới cho hành tím và59%

còn lại phảibơm trữ nước vào bể nổirồi sau đó tiến

hành tưới cho hành tím (bơm chuyền) (Hình 4.11),

dẫn đến chi phí tưới tăng lên gấpđôi so với cách tưới

trực tiếp từ giếng khoan trên cùng một diện tích đất,

khi được hỏi tại sao lại phải sử dụng đến phương

pháp “bơm chuyền” đa phần người dân đều nhận

định rằng, do mực NDĐsụt giảm nên nước bơm từ

giếng khoan lên kháyếu và khókhăn hơn trước.

Hình 6: Người dân bơm nước trữ vào bể nổi có lót

nilon

Hầu hết người dân tại khu vực nghiên cứu sử dụng

mô tơ để bơm nước tướivàkỹ thuật tưới nước chủ

yếu dựa vào kinh nghiệm truyền thống của từng hộ

gia đình, trong đó có 43 hộ trên tổng số 58 hộ được

phỏng vấn dựa vào kinh nghiệm bản thân để biết

được lượng nước cần tưới cho hành tím là đủ trong

mỗi lần tưới, 12 hộ kiểm tra mức độ ướt của đất, chỉ

có 3 hộ dựa vào tổng thời gian tưới trên diện tích đất

trồng. (Hình 6)

Hình 7: Cách ước lượng lượng nước cần tưới là đủ

của người dân

Trong một vụ hành tím, người dânchia ra thành

nhiều giai đoạntưới nước khác nhau và phần lớn các

hộ dân chia ra3giai đoạn tưới chiếm đến68%, số hộ

dân chia ra 2 giai đoạn tưới chiếm26%. Một số hộ

dân chia ra 4 giai đoạn tưới chiếm 3% và cũng chỉ

có 3% số hộ dân chỉ tưới một giai đoạn trong suốt

mùa vụ (Bảng 3).

Người dân thường tưới nước 2 lần trong ngày, tưới

buổi sáng và buổi chiều và mỗi giai đoạn tưới có

thời gian tưới khác nhau. Thời gian tưới nước cho

cây hành tím tại khu vực nghiên cứu giao động từ

1.8h –3h/ngày và trung bình là 2.2h/ngày.

HUỲNH KHÁNH TOÀN- ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Page 29: Kû YÕU KHOA HäC - mdy.vnmdy.vn/uploads/news/2017_06/mdy-2016-ky-yeu-khoa-hoc.pdfKû YÕU KHOA HäC - mdy.vn

MẠNG LƯỚI NHÀ KHOA HỌC TRẺ - 2017 23

MẠNG LƯỚI NHÀ KHOA HỌC TRẺ - 2017 23

Đối với hộ dân chia làm 1giai đoạn tưới thì gian tưới

sáng và tưới chiều là giống nhau (1.5h – 1.5h) và

duy trì trong suốt vụ mùa.Tuy nhiên theo kinh

nghiệm trồng của những hộ dânchia ra 2, 3 và 4 giai

đoạn tưới đều nhận định rằngtrong mỗi giai đoạn

phát triển của cây hành tím đều cần một lượng nước

tưới khác nhau vàcây hành tím càng lớn thì càng cần

nhiều lượng nước tưới hơn, nhưng khoảng từ 10-15

ngày trước lúc thu hoạch thì cần phải giảm lượng

nước tưới lại chỉ tập trung tưới vào buổi sáng và

không tưới hoặc tưới rất ít vào buổi chiều để tránh

làm cho hành tím bị thối củ không bán được.

Bảng 3: Thời gian trung bình các giai đoạn tưới và

thời gian tưới nước cho cây hành tím tại khu vực

nghiên cứu tính trên diện tích 1000 m2

Người dân tại khu vực nghiên cứu sử dụng mô tơ

bơm nước SUPERWIN-1.5 HP (Hình 4.13)dùng để

bơm nước từ giếng khoan tưới cho hành tím, với

công suất bơm cực đại được nhà sản xuất niêm yết

trên thân máy là 10m3/giờ. Tuy nhiên, trong thực tế

với tình trạng hiện tại của mô tơ, các mô tơchỉ hoạt

động với hiệu suất tối đa là khoảng 80% nên lượng

nước tưới trung bình trong một giờ là khoảng 8

m3/giờ. Như vậy trong một ngày người dân trung

bình sử dụng một lượng nước tưới cho cây hành tím

là khoảng 17.6 m3/ngày/1000m2(2.2h x 8 m3/giờ),

và trong một mùa vụ 70 ngày, người dân tại khu vực

nghiên cứu sử dụng lượng nước trung bình là

khoảng 1232 m3/vụ/1000m2.

Hình 8: Mô tơ người dân sử dụng tại khu vực

nghiên cứu

Trong nghiên cứu của Lê Văn Dũ et al, 2015,sử

dụng kỹ thuật tưới phun mưa tự động và dùng mô

hình CropWat đểmô phỏng lượng nước tưới cho cây

hành tímtrong vụ hành mùa trên diện tích đất là

1000m2, theo kết quả mô phỏng đã qua hiệu chỉnh

cho thấy lượng nước tưới trung bình trong một vụ

mùa 70 ngàychỉ khoảng 483 m3/vụ/1000m2, thấp

hơn nhiều so với lượng nước tưới hiện tạimà người

dân đã sử dụng (1232 m3/vụ/1000m2) để tưới cho

cây hành tím. Mặt khác mô hình tưới phun mưa tự

động vẫn đảm bảo chonăng suất hành tím tương

đương nhưng manglại hiệu quả kinh tế cao hơn

ngoài ra còn rút ngắn được thời gian tướiso với cách

tưới hiện tại của người dân tại khu vực nghiên cứu.

Tuy nhiên do chi phí đầu tư ban đầu cho mô hình

tưới phun mưa tự độngtương đối cao cũng như việc

thiết kế, lắp đặt mô hìnhcòn phức tạpđòi hỏi người

dân phải có được sự hiểu biết nhất địnhtrong quá

trình vận hành nếu quản lý việc tưới từ mô hình tưới

phun mưa tự động không tốt sẽ ảnh hưởng đáng kể

đến sự phát triển và ảnh hưởng đến chất lượng sản

phẩm của cây hành tím.

Hình 9: Người dân sử dụng mô tơ để tưới cho

hành tím (Nguồn: Cổng thông tin điện tử thị xã

Vĩnh Châu)

Cách

thức

tưới

%

Số

hộ

dân

Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn 3 Giai đoạn 4 TB/

Ngày Sáng Chiều Sáng Chiều Sáng Chiều Sáng Chiều

1 3%

0-70 ngày

3h

1.5h 1.5h

2 26

%

0-42 ngày 43-70 ngày

1.8h

1.1h 0.8h 1.2h 0.4h

3 68

%

0-22 ngày 23-52 ngày 53-70 ngày

2h

1.4h 0.3h 1.5 h 1.3 h 1.4 h 0.2h

4 3%

0-11 ngày 11-31 ngày 32-48 ngày 49-70 ngày

2.1h

0.9h 0.4h 1.3h 1h 1.5h 1.5h 1.8h 0h

Tổng thời gian tưới trung bình/ngày 2.2h

HUỲNH KHÁNH TOÀN- ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Page 30: Kû YÕU KHOA HäC - mdy.vnmdy.vn/uploads/news/2017_06/mdy-2016-ky-yeu-khoa-hoc.pdfKû YÕU KHOA HäC - mdy.vn

MẠNG LƯỚI NHÀ KHOA HỌC TRẺ - 2017 24

MẠNG LƯỚI NHÀ KHOA HỌC TRẺ - 2017 24

Qua đó cho thấy rằng, việc áp dụng cách tưới nước

truyền thốngngười dân tại khu vực nghiên cứu đã sử

dụng lãng phí một lượng nước đáng kể cho việc

tướihành tím; thêm vào đó, thời gian canh tác vụ

hành mùa chủ yếu diễn ra vào mùa khô cộng với

việc sử dụng nguồn NDĐđồng loạt và lãng phí như

hiện nay thì khả năng dẫn thiếu hụt và cạn kiệt

nguồn tài nguyên NDĐ trong tương lai là khá cao.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] An, T.D., M. Tsujimura, V. Le Phu, A. Kawachi,

and D.T. Ha. 2014. Chemical Characteristics of

Surface Water and Groundwater in Coastal

Watershed, Mekong Delta, Vietnam. Procedia

Environ. Sci. 20: 712–721Available at

http://linkinghub.elsevier.com/retrieve/pii/S187802

9614000863.

[2] Đoàn Văn Cánh. 2014. Tài Nguyên Và Trữ

Lượng Nước Dưới Đất. 6: 1–15.

[3] Dương Vĩnh Hảo. 2012. Trồng Và Tiêu Thụ

Hành Tím Vĩnh Châu. (1): 1–8.

[4] Hồng Minh Hoàng, Văn Phạm Đăng Trí, and

Nguyên Hiếu Trung. 2015. So Sánh Lượng Nước

Và Số Lần Tưới Của Các Kỹ Thuật Tưới Nước Cho

Cây Lúa : Áp Dụng Mô Hình Hệ Thống STELLA.

Tạp chí Khoa học - Đại học Cần Thơ 40: 50–61.

[5] Huỳnh Vương Thu Minh, Trần Văn Tỷ, Lâm

Văn Thịnh, Trịnh Trung Trí Đăng, Nguyễn Thị

Thanh Duyên, and Lê Thị Yến Nhi. 2014. Hiện

Trạng Khai Thác, Sử Dụng Nước DƯới Đất Ở Vĩnh

Châu, Sóc Trăng. Tạp chí Khoa học - Đại học Cần

Thơ 30: 48–58.

[6] IUCN. 2011. Groundwater In The Mekong

Delta. MeKong water dialogues: 1–12.

HUỲNH KHÁNH TOÀN- ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Page 31: Kû YÕU KHOA HäC - mdy.vnmdy.vn/uploads/news/2017_06/mdy-2016-ky-yeu-khoa-hoc.pdfKû YÕU KHOA HäC - mdy.vn

MẠNG LƯỚI NHÀ KHOA HỌC TRẺ - 2017 25

MẠNG LƯỚI NHÀ KHOA HỌC TRẺ - 2017 25

BÀI 4: ĐÁNH GIÁ XU THẾ BIẾN

ĐỔI KHÍ HẬU VÙNG BÁN ĐẢO CÀ

MAU

TÓM TẮT

Biến đổi khí hậu (BĐKH) là một thách thức của

nhân loại, tác động nghiêm trọng đến sản xuất, đời

sống, môi trường của nhiều quốc gia trên thế giới,

trong đó có Việt Nam mà nhất là các vùng thấp, ven

biển, dể bị tổn thương bởi các hiện tượng thời tiết

cực đoan mà đặc biệt là vùng Bán Đảo Cà Mau

(BĐCM). BĐCM là vùng có sự đa dạng về các hoạt

động nông nghiệp, giữ tiềm năng quan trọng trong

cơ cấu kinh tế đất nước, tuy nhiên các hoạt động

nông nghiệp này đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng

bởi sự tác động của BĐKH. Nghiên cứu nhằm đưa

ra được số liệu cụ thể về xu thế diễn biến của BĐKH

thông qua hai nhân tố chính là nhiệt độ và lượng

mưa bằng các phương pháp thống kê thủy văn.

Đồng thời, nghiên cứu cũng đánh giá mức độ nhận

thức của người dân vùng BĐCM về BĐKH và tác

động của BĐKH đến sinh kế người dân vùng

BĐCM thông qua phương pháp chọn ngẫu nhiên

phân tầng với số mẫu là 84 hộ dân đang sinh sống

trong vùng BĐCM. Kết quả của nghiên cứu cho

thấy trong khoảng 15 năm trở lại đây, nhiệt độ và

lượng mưa có nhiều biến động phức tạp, nhưng nhìn

chung thì nhiệt độ có xu hướng tăng, lượng mưa có

xu hướng giảm. Chính vì sự biến động thất thường,

khó dự báo, cùng sự xuất hiện của các hiện tượng

thời tiết cực đoan như hạn hán, xâm nhập mặn, mưa

lớn kéo dài, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh kế

người dân vùng BĐCM. Tuy nhiên, người dân vẫn

chưa có nhận thức cao về BĐKH cũng như những

biện pháp thích hợp để thích ứng. Qua đó, nghiên

cứu cũng đưa ra một số giải pháp nhằm giúp người

dân thích ứng với BĐKH hoặc giảm nhẹ những tác

động tiêu cực từ BĐKH.

GIỚI THIỆU

Bán Đảo Cà Mau ( BĐCM) bao gồm 6 tiểu vùng:

Tây sông Hậu, U Minh Thượng, U Minh Hạ, Quản

lộ Phụng Hiệp, Nam Cà Mau và ven biển Bạc Liêu

– Vĩnh Châu. Diện tích khoảng 1.6 triệu ha, chiếm

42,7% diện tích Đồng Bằng Sông Cửu Long

(ĐBSCL). BĐCM có nhiều tiềm năng và điều kiện

để phát triển một nền sản xuất đa dạng với nhiều

hoạt động nông nghiệp khác nhau, giữ vai trò quan

trọng đối với an ninh lương thực quốc gia, thúc đẩy

phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, BĐCM có nhiều

bất lợi về điều kiện tự nhiên, chế độ thủy văn. Theo

Lê Anh Tuấn, vùng Bán đảo Cà Mau rất dễ bị ảnh

hưởng và chịu nhiều tổn thương bởi các hiện tượng

thời tiết cực đoan và nước biển dâng từ biến đổi khí

hậu. Với những diễn biến phức tạp của BĐKH như

hiện nay sẽ tác động nghiêm trọng đến nguồn tài

nguyên nước, làm giảm năng suất thủy hải sản, ảnh

hưởng đến sinh kế, đời sống người dân và nền kinh

tế - xã hội nước nhà.

Đề tài được thực hiện nhằm đánh giá xu thể thay đổi

nhiệt độ và lượng mưa trong khoảng 15 năm, đồng

thời đánh giá mức độ nhận thức của người dân về

BĐKH và đánh giá tác động của BĐKH đối với sinh

kế người dân vùng BĐCM.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đề tài tiến hành thu thập số liệu về lượng mưa

ngày, số ngày mưa, lượng mưa cao nhất tại các trạm

quan trắc môi trường thuộc các tỉnh Cần Thơ, Sóc

Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang, Cà Mau trong 15 năm

(2000 – 2015). Áp dụng các phương pháp xử lý

thống kê thủy văn, lặp biểu bảng và sơ đồ để chỉ ra

xu thế biến đổi của nhiệt độ và lượng mưa trong

khoảng 15 năm.

Đề tài tiến hành phỏng vấn 100 hộ thuộc ba vùng,

đại diện cho toàn vùng BĐCM bao gồm: huyện Cờ

Đỏ, Cần Thơ; huyện Cù Lao Dung, Sóc Trăng và

huyện Cái Nước,Cà Mau. Sau quá trình tổng hợp có

84/100 phiếu phỏng vấn đạt yêu cầu.Vùng phỏng

vấn là các vùng gần các sông lớn, ven biển, cửa biển,

dể bị tác động bởi nước biển dâng, xâm nhập mặn.

Đối tượng phỏng vấn của đề tài là những người có

độ tuổi từ 18 tuổi trở lên và có thời gian sống tại

vùng nhiều hơn 10 năm. Các hộ được phỏng vấn chủ

yếu là nông dân với nhiều hoạt động nông nghiệp đa

dạng và dể bị tác động bởi các hiện tượng thời tiết

cực đoan. Sau đó tiến hành thống kê số liệu sơ cấp,

thể hiện số liệu lên biểu bảng và sơ đồ để đánh giá

mức độ nhận thức của người dân về BĐKH, đồng

thời đánh giá mức độ tác động của BĐKH đến sinh

kế người dân vùng BĐCM.

Quá trình nghiên cứu được thực hiện như Hình 1.

NGUYỄN THỦY HÀ ANH- ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Page 32: Kû YÕU KHOA HäC - mdy.vnmdy.vn/uploads/news/2017_06/mdy-2016-ky-yeu-khoa-hoc.pdfKû YÕU KHOA HäC - mdy.vn

MẠNG LƯỚI NHÀ KHOA HỌC TRẺ - 2017 26

MẠNG LƯỚI NHÀ KHOA HỌC TRẺ - 2017 26

Hình 1. Tiến trình nghiên cứu

KẾT QUẢ THẢO LUẬN

Đánh giá xu thế biến đổi của nhiệt độ và lượng

mưa trong 15 năm (2000 – 2015) của vùng Bán

đảo Cà Mau.

Từ Hình 2 cho thấy, Cần Thơ là nơi có lượng mưa

thấp nhất trong khu vực, ít xảy ra biến động như

tăng, giảm bất thường. Cà Mau là tỉnh giáp biển, có

lượng mưa khá lớn và ổn định hơn các tỉnh khác.

Riêng có Bạc Liêu, năm 2011 có lượng mưa tăng

cao bất thường, tổng lượng mưa đạt đến 3119 mm/

năm. Lượng mưa tại Sóc Trăng cũng có nhiều biến

động, cụ thể, tổng lượng mưa tăng giảm liên lục

trong khoảng từ 2003 – 2006, chênh lệch lượng mưa

giữa các năm khá lớn.Nhìn chung, trong 14 năm

(2000 – 2014), lượng mưa có xu hướng giảm. Năm

2000, tổng lượng mưa của vùng là 11207.5 mm đến

năm 2014 tổng lượng mưa đạt 9396.5 mm, giảm

1811 mm.

Để đánh giá xu thế biến động của nhiệt độ, đề tài đã

thu thập được số liệu nhiệt độ không khí tối cao,

nhiệt độ không khí tối thấp của tỉnh Bạc Liêu vào

năm 2012. Số liệu nhiệt độ trung bình tháng của tỉnh

Sóc Trăng trong giai đoạn từ 1998- 2012. Sau quá

trình thống kê, phân tích số liệu được kết quả như

sau:

Bảng 1 Nhiệt độ không khí tối thấp – tối cao của

Bạc Liêu năm 2012 Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Nhiệt

độ tối

thấp 23.6 24.3 25.1 25.5 25.5 25.9 24.9 25.7 24.3 24.9 24.8 24

Nhiệt

độ tối

cao

29.9 31 32.4 32.6 32.1 32.5 31.4 31.7 30.3 31.1 31.4 31.3

Trong năm 2012, nhiệt độ không khí tỉnh Bạc Liêu

có nhiều biến động, nhiệt độ tối thấp là 23.6 0C,

nhiệt độ tối cao là 32.6 0C. Trong từng tháng chênh

lệch nhiệt độ tối thấp và tối cao khoảng 6.6 0C, tháng

3 có mức chênh lệch nhiệt độ lớn nhất khoảng 7.3 0C. Nhìn chung cả nhiệt độ tối thấp và tối cao đều

có xu hướng tăng.

Kết quả thống kê số liệu nhiệt độ trung bình tháng

của tỉnh Sóc Trăng trong giai đoạn 15 năm (1998-

2012) được thể hiện qua Hình 3

Hình 3 Xu hướng biến động nhiệt độ tỉnh Sóc trăng

trong 15 năm (1998-2012)

Thứ

cấp

- Sở/Phòng TN &

MT

- Trung tâm khí

tượng thủy văn

cấp

- Phỏng vấn hộ gia

đình

Thống

kê mô tả

Sử dụng các hàm

toán học Max,

Min, Trung bình;

vẽ biểu đồ thể

hiện

Mục tiêu

- Đánh giá xu thế biến đổi của

nhiệt độ và lượng mưa.

- Đánh giá mức độ nhận thức về

BĐKH, mức độ ảnh hưởng của

BĐKH đến sinh kế người dân

tại vùng.

Thu thập

số liệu

Xử lý số

liệu

Viết báo

cáo

1000

1200

1400

1600

1800

2000

2200

2400

2600

2800

3000

3200

3400

20

00

20

01

20

02

20

03

20

04

20

05

20

06

20

07

20

08

20

09

20

10

20

11

20

12

20

13

20

14

ỢN

G M

ƯA

(M

M)

NĂM

Bạc Liêu Sóc trăngCà Mau Kiêng Giang

Hình 2. Xu thế biến động lượng mưa vùng BĐCM

giai đoạn 2000 - 2014

24.4

23.723.9

26

24.123.9

23.724

24.224.6

23.924.3

24.724.3

24.8

23

24

25

26

Nh

iệt

độ

tru

ng

bìn

h n

ăm

(o

C)

Thời gian (năm)

NGUYỄN THỦY HÀ ANH- ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Page 33: Kû YÕU KHOA HäC - mdy.vnmdy.vn/uploads/news/2017_06/mdy-2016-ky-yeu-khoa-hoc.pdfKû YÕU KHOA HäC - mdy.vn

MẠNG LƯỚI NHÀ KHOA HỌC TRẺ - 2017 27

MẠNG LƯỚI NHÀ KHOA HỌC TRẺ - 2017 27

Từ Hình 3, cho thấy nhiệt độ có sự tăng giảm bất

thường, nhiệt độ trung bình năm trong giai đoạn từ

2000 – 2002 có sự biến động manh nhất, từ 2000 –

2001 tăng 2.1 0C, từ 2001 – 2002 giảm 1.9 0C. Nhiệt

độ thấp nhất vào năm 2004 với 23.7 0C và tăng dần

đến 2007 đạt 24.6 0C. Nhìn chung, trong khoảng 15

năm, nhiệt độ không khí đang có xu hướng tăng dần,

cụ thể, từ năm 1998 – 2012 tăng 0.4 0C. Qua những kết quả trên cho thấy, với tình hình diễn

biến ngày càng phức tạp của biến đổi khí hậu, nhiệt

độ và lượng mưa vùng BĐCM đang có nhiều ảnh

hưởng. Cụ thể là lượng mưa đang có xu hướng giảm

dần, trong khoảng 14 năm (2000-2014) lượng mưa

giảm trung bình khoảng 129.36 mm/năm. Nhiệt độ

có xu hướng tăng khá mạnh, cụ thể tại Sóc Trăng

trong khoảng 15 năm từ 1998 – 2012 nhiệt độ không

khí trung bình tăng khoảng 0.4 oC. Đồng thời trong

từng thời điểm, từng khu vực, nhiệt độ và lượng

mưa có nhiều biến động bất thường, như lượng mưa

tăng khá cao, xuất hiện nhiều cơn mưa lớn kéo dài

hay nhiệt độ tăng cao sau đó lại đột ngột giảm mạnh

làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sản xuất

và kinh tế xã hội của vùng.

Đánh giá mức độ nhận thức về BĐKH của người

dân vùng BĐCM và đánh giá mức độ ảnh hưởng

của BĐKH đến sinh kế người dân vùng BĐCM.

Trong tổng số hộ phỏng vấn có nguồn thu nhập

chính chủ yếu từ các hoạt động trồng mía, trồng lúa

và nuôi trồng thủy sản (nuôi tôm).Cụ thể hoạt động

trồng lúa chiếm 33.3%, trồng mía chiếm 38.1%. Các

hoạt động khác như là trồng cây ăn quả, bồn bồn,

buông bán nhỏ. Đây đều là những hoạt động kinh tế

chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các hiện tượng thời tiết

cực đoan mà nhất là xâm nhập mặn.

Hình 4. Thống kê nguồn thu nhập chính của các hộ

trong vùng phỏng vấn

Kết quả thống kê về mức độ tự nhân thức của người

dân về BĐKH:

Theo nhận thức của người dân khi được hỏi về

“Biến đổi khí hậu”, hơn 70% các hộ được phỏng vấn

cho biết đã từng nghe nói đến BĐKH, chủ yếu qua

Ti-vi, đài phát thanh, báo,.. Có 65.5% người dân cho

là bản thân hiểu một phần nào đó về BĐKH, 10.7 %

cho là hiểu khá nhiều. Về các vấn đề xã hội hiện

nay, vấn đề được nhiều người dân quan tâm nhất là

vấn đề môi trường. Từ đó cho thấy rằng, người dân

có nhận thức khá tốt về BĐKH và có sự quan tâm

đến các vấn đề môi trường

Kết quả thống kê những biểu hiện đã và đang diễn

ra của BĐKH từ nhận thức của người dân cho thấy

răng từ những kinh nghiệm thực tế trong nhiều năm

sinh sống và canh tác, người dân đã nhận thức được

nhiều sự thay đổi của thời tiết, lượng mưa, nhiệt độ,

.trong thời gian hiện nay so với nhiều năm trước.

Hơn 80% các hộ được phỏng vấn cho rằng lượng

mưa trong khoảng 10 năm trở lại đây ít hơn rất nhiều

so với những năm trước. 48.8% cho rằng tần suất

xuất hiện các cơn mưa lớn, kèm theo giông gió là

thường xuyên. Về nhiệt độ không khí, hầu hết các

hộ được phỏng vấn đều cho rằng nhiệt độ không khí

tăng lên nhiều so với nhiều năm trước, thời gian

nắng nóng kéo dài. Các hiện tượng thời tiết diễn

biến bất thường, mưa trái mùa, mùa mưa đến trể làm

ảnh hưởng đến sản xuất và canh tác của các hộ dân

vì không có biện pháp ứng phó hoặc phòng tránh kịp

thời.

Hình 5. Thống kê những tác động tiêu cực của

BĐKH ảnh hưởng đến người dân

Từ hình cho thấy, 55/84 hộ cho rằng mưa trái mùa,

mưa lớn kéo dài có sự tác động nhiều nhất, 44/84 hộ

biết hiện tượng năng nóng kéo dài, nhiệt độ tăng cao

làm xuất hiện hạn hán, làm thiếu nước cho hoạt

động nuôi tôm hay tưới tiêu cho cây trồng. 30/84 hộ

cho rằng xâm nhập mặn có tác động tiêu cực đến

sinh kế và đời sống của họ. Ngoài ra còn có những

tác động tiêu cực khác như xuất hiện nhiều dịch

bệnh, có hại cho cây trồng vật nuôi, và cho cả sức

khỏe con người do sự chuyển biến thất thường của

thời tiết, mưa nhiều gây động nước, tạo môi trường

cho các vi sinh vật gây hại phát triển, xâm nhập mặn

làm mía bị vàng lá, ủng rể cây. Chính từ những tác

động tiêu cực này, mà sinh kế cũng như đời sống

26.2 %

33.3%38.1%

2.4 %

Nuôi Tôm

Trồng Lúa

Trồng Mía

Khác

0 20 40 60

4455

148

301

282

Số hộ

Khác Xuất hiện nhiều dịch bệnhMưa ít hơn Xâm nhập mặnThiên tai xuất hiện thường xuyên hơn Nhiệt độ cao hơnMưa lớn kéo dài Hạn hán xuất hiện nhiều

NGUYỄN THỦY HÀ ANH- ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Page 34: Kû YÕU KHOA HäC - mdy.vnmdy.vn/uploads/news/2017_06/mdy-2016-ky-yeu-khoa-hoc.pdfKû YÕU KHOA HäC - mdy.vn

MẠNG LƯỚI NHÀ KHOA HỌC TRẺ - 2017 28

MẠNG LƯỚI NHÀ KHOA HỌC TRẺ - 2017 28

người dân bị ảnh hưởng khá nhiều. Kết quả thống

kê mức độ ảnh hưởng của BĐKH đến sinh kế người

dân

Hình 6. Mức độ ảnh hưởng của BĐKH đến sinh kế

người dân

Từ hình cho thấy, có 32.1% các hộ cho rằng mức độ

ảnh hưởng của BĐKH đến sinh kế gia đình là ảnh

hưởng rất lớn, 38.1% ảnh hưởng lớn,13.1% ảnh

hưởng trung bình, 6% ít ảnh hưởng và 10.7% cho

rằng không ảnh hưởng. Có thể giải thích rằng, các

hộ bị ảnh hưởng rất lớn hay ảnh hưởng lớn là do

hoạt động nông nghiệp của họ bị ảnh hưởng rất

nghiêm trọng, nơi họ sinh sống và canh tác bị tác

động của xâm nhập mặn nhiều hơn các nơi khác

hoặc ảnh hưởng từ các hiện tượng thời tiết cực đoan

nhiều hơn các nơi khác. Hầu hết các hộ bị ảnh hưởng

cho rằng, những tác động tiêu cực của BĐKH trực

tiếp làm giảm thu nhập của họ trong thời gian gần

đây, đặc biệt trong giai đoạn 2014 – 2015 là những

năm bị ảnh hưởng nhiều hơn cả vì xâm nhập mặn

diễn ra đột ngột và xâm nhập khá sâu. Đặc biệt là

vùng Cù Lao Dung thuộc tỉnh Sóc Trăng, hoạt động

nông nghiệp chính của vùng là trồng mía, bị tác

động rất mạnh bởi xâm nhập mặn, vì đặc tính của

mía không chịu được mặn nên khi nước mặn xâm

nhập sâu mía dể chết hoặc xuất hiện nhiều bệnh lạ,

làm giảm năng suất và ảnh hưởng đến sinh kế người

dân.

Từ những tác động tiêu cực của BĐKH và những

ảnh hưởng mà nó đem lại, nghiên cứu đã điều tra về

những phương pháp ứng phó mà người dân đã làm

để ứng phó với BĐKH, kết quả thống kê:

Hình 7. Thống kê các biện pháp ứng phó với

BĐKH của người dân

Với những tác động tiêu cực từ BĐKH, tuy người

dân có những nhận thức và quan tâm đến BĐKH

nhưng vẫn chưa có những biện pháp ứng phó hay

thích ứng với BĐKH. 67.9% cho biết họ không có

bất kỳ biện pháp nào để thích ứng, hay có thể giảm

nhẹ được những ảnh hưởng xấu của BĐKH. Cụ thể,

cũng vẫn tại Cù Lao Dung tỉnh Sóc Trăng, mặc dù

xâm nhập đang diễn ra và có xu hướng này càng

nặng nề, nhưng trước tình hình đó người dân vùng

này vẫn tiếp tục đổ vốn vào các ruộng mía, mà

không thể chuyến sang một hình thức canh tác nào

khác. Mặc khác cũng có một số ít các hộ thay đổi cơ

cấu sản xuất, tại huyện Cái Nước, Cà Mau, do hạn

hán kéo dài, dẫn đến việc thiếu nước cho các vuông

tôm, hoặc mưa lớn kéo dài làm ảnh hưởng đến độ

mặn thích hợp cho tôm, nên một số hộ dân đã

chuyển từ hoạt động nuôi tôm sang trồng cây bồn

bồn, loại cây có khả năng thích ứng cao với điều

kiện khắc nghiệt của môi trường. Tuy lợi nhuận

không cao nhưng không tốn nhiều vốn và chi phí

phân thuốc.

Tóm lại, sau quá trình phỏng vấn và xử lý số liệu sơ

cấp, có thể nhận định rằng, người dân có những hiểu

biết sơ lược cũng như sự quan tâm đến BĐKH cũng

như các vấn đề môi trường. Với tình hình diễn biến

ngày càng phức tạp của BĐKH, người dân đã và

đang chịu ảnh hưởng rất lớn từ những tác động tiêu

cực đó mà chủ yếu là sự biến đổi bất thường của

nhiệt độ, lượng mưa và sự xuất hiện của xâm nhập

mặn. Có thể nhận thức được BĐKH đang diễn ra

ngày càng nghiêm trọng, nhưng người dân vẫn chưa

có những biện pháp nhất định để có thể ứng phó hay

làm giảm những ảnh hưởng tiêu cực đến sinh kế và

cuộc sống. Mặc khác, chính quyền địa phương vẫn

chưa có nhiều giải pháp nhằm trang bị cho người

dân đủ khả năng để thích ứng với BĐKH

KẾT LUẬN

Hiện nay, trước tình hình BĐKH đang ngày càng

diễn biến phức tạp, khó dự báo chính xác, các hiện

tượng thời tiết cực đoan xảy ra ngày càng nhiều làm

ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp đến hoạt động nông

nghiệp, sinh kế, sức khỏe, đời sống người dân. Tuy

nhiên, mặc dù đã có những hiểu biết nhất định về

BĐKH nhưng người dân vẫn chưa có những biện

pháp cụ thể để thích ứng với BĐKH. Qua phỏng vấn

điều tra cũng cho thấy được chính quyền địa phương

tuy đã có những chính sách hổ trợ phần nào thiệt hại

cho người dân, nhưng vẫn chưa có sự quan tâm sâu

sác về các hoạt động nâng cao nhận thức người dân

về BĐKH cũng như những buổi tập huấn về phương

Ảnh hưởng rất lớn

Ảnh hưởng lớn

Ảnh hưởng trung bình

Ít ảnh hưởng

Không ảnh hưởng

14.3

17.9

67.9

Thay đổi giống

Di cư, thay đổi cơ cấu

sản xuất

Không làm gì cả

NGUYỄN THỦY HÀ ANH- ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Page 35: Kû YÕU KHOA HäC - mdy.vnmdy.vn/uploads/news/2017_06/mdy-2016-ky-yeu-khoa-hoc.pdfKû YÕU KHOA HäC - mdy.vn

MẠNG LƯỚI NHÀ KHOA HỌC TRẺ - 2017 29

MẠNG LƯỚI NHÀ KHOA HỌC TRẺ - 2017 29

pháp ứng phó khi có các hiện tượng thời tiết cực

đoan xảy ra nghiêm trọng.

Qua đó, mỗi vùng, mỗi địa phương nên có những

biện pháp riêng, cụ thể thích hợp cho từng đặc điểm,

hoạt động nông nghiệp của mỗi vùng.

Cần nâng cao hơn nữa nhận thức của người dân về

bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu bằng

nhiều hình thức khác nhau cho những đối tượng

khác nhau. Đồng thời kế hợp với các hoạt động

tuyên truyền về giữ gìn vệ sinh môi trường sống, sử

dụng tiết kiệm các nguồn tài nguyên,..góp phần

chống lại BĐKH.

NGUYỄN THỦY HÀ ANH- ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Page 36: Kû YÕU KHOA HäC - mdy.vnmdy.vn/uploads/news/2017_06/mdy-2016-ky-yeu-khoa-hoc.pdfKû YÕU KHOA HäC - mdy.vn

MẠNG LƯỚI NHÀ KHOA HỌC TRẺ - 2017 30

MẠNG LƯỚI NHÀ KHOA HỌC TRẺ - 2017 30

BÀI 5: ĐÁNH GIÁ XU THẾ BIẾN

ĐỔI KHÍ HẬU VÙNG ĐỒNG THÁP

MƯỜI

Đồng Tháp Mười là vùng đất trũng thấp với diện

tích tự nhiên 696.000ha, chiếm 17,72% diện tích tự

nhiên của ĐBSCL bao gồm 3 tỉnh Long An, Đồng

Tháp và Tiền Giang. Đồng Tháp Mười được xem là

vựa lúa lớn nhất của ĐBSCL, đang ngày càng có vị

thế và tầm ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế Việt Nam.

Tuy nhiên, theo Hồ Đình Hải, kinh tế vùng Đồng

Tháp Mười càng phát triển sẽ kéo theo những bất lợi

về môi trường và rõ nét nhất là những ảnh hưởng

bởi biến đổi khí hậu gây ra cho vùng. Những hiện

tượng của biến đổi khí hậu như nhiệt độ cao, thời

tiết thất thường đang tác động đến sinh kế và đời

sống người dân trong vùng ngày càng mạnh mẽ. Từ

đó đề tài được thực hiện nhằm đánh giá xu thế thay

đổi lượng mưa và so sánh lượng mưa trong từng giai

đoạn, đồng thời đánh giá sự hiểu biết, mức độ ảnh

hưởng và biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu

của người dân trong vùng Đồng Tháp Mười

Với mục tiêu thứ nhất

Đánh giá xu thế thay đổi lượng mưa, nhiệt độ và

so sánh lượng mưa trong từng giai đoạn của vùng

Đồng Tháp Mười

Dựa vào số liệu thứ cấp thu thập được tại các trạm

quan trắc Mộc Hóa, Cao Lãnh và Mỹ Tho của 3 tỉnh

Long An, Đồng Tháp và Tiền Giang, được các biểu

đồ sau:

Nhiệt độ đang có xu hướng ngày càng tăng. Cao

nhất ở các tháng 4, tháng 5 và tháng 6 gần chạm và

trên mức ngưỡng 35oC

So sánh giai đoạn 2010 – 2015 với 2000 – 2010

Tổng lượng mưa trung bình năm thấp hơn 10.5%

Tại Mộc Hóa: Số ngày mưa trong năm trung bình

thấp hơn 145.6 – 141.5. Tần suất xuất hiện những

tháng mưa lớn (hơn 500mm) gấp đôi (3.3%)

Hình 2. Biểu đồ thể hiện lượng mưa trung bình

năm ở giai đoạn 2000 – 2010

Hình 3. Biểu đồ thể hiện lượng mưa trung bình

năm ở giai đoạn 2011 – 2015

Giai đoạn năm 2000 – 2010 lượng mưa trung bình

tại Mỹ Tho thấp nhất, nhưng qua giai đoạn 2011 –

2015 lượng mưa phân bố đều khắp 3 tỉnh và có xu

hướng ngày càng tăng

Với mục tiêu thứ hai: Đánh giá ảnh hưởng

của biến đổi khí hậu đến đời sống và sinh kế

người dân vùng Đồng Tháp Mười

Tiến hành phỏng vấn 94 hộ thuộc 2 tỉnh đại diện

cho toàn vùng Đồng Tháp Mười là huyện Tháp

Mười, Cao Lãnh của Đồng Tháp và huyện Gò Công

Tây, Gò Công Đông, thị xã Gò Công của Tiền

Giang.

Vùng phỏng vấn là các vùng gần các sông lớn, ven

biển, dễ bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu. Các hộ

được phỏng vấn chủ yếu là nông dân với nhiều hoạt

động nông nghiệp đa dạng.

Biểu đồ thống kê theo nghề nghiệp của các hộ (%):

-200

100

400

700

1000

1300

1600

Cao Lãnh Mỹ Tho Mộc Hóa

NGUYỄN HỒNG THẢO LY- ĐẠI HỌC CẦN THƠ

25.0

30.0

35.0

40.0

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Mỹ Tho Cao Lãnh Mộc Hóa

Hình 1. Biểu đồ thể hiện xu thế của nhiệt độ trung

bình từng tháng trong năm 2015

1300

1400

1500

1600

1700

Cao Lãnh Mỹ Tho Mộc Hóa

Page 37: Kû YÕU KHOA HäC - mdy.vnmdy.vn/uploads/news/2017_06/mdy-2016-ky-yeu-khoa-hoc.pdfKû YÕU KHOA HäC - mdy.vn

MẠNG LƯỚI NHÀ KHOA HỌC TRẺ - 2017 31

MẠNG LƯỚI NHÀ KHOA HỌC TRẺ - 2017 31

Hình 4. Biểu đồ thống kê theo nghề nghiệp của các

hộ dân Nghề trồng lúa chiếm tỉ lệ cao nhất nhưng cũng

phân bố đều các ngành nghề khác nhau

Hình 5. Biểu đồ thống kê mức độ hiểu biết của các

hộ dân Nhìn chung đa số người dân hiểu rõ về BĐKH khá

ít, % nhóm người hiểu một chút chủ yếu biết về

BĐKH qua ti vi, sách, báo, một số ít được phổ biến

qua các lớp tập huấn nhưng vẫn không nắm rõ

những ảnh hưởng, hậu quả của BĐKH ra sao. Một

số hộ dân khi hỏi về BĐKH thì chưa từng nghe,

nhưng khi được giải thích những tác động của

BĐKH như thời tiết thất thường, nắng nóng kéo dài

thì họ lại nói được khá nhiều.

Biểu đồ trên cho thấy 88.3% số hộ dân đều bị những

ảnh hưởng của BĐKH tác động đến đời sống và sinh

kế rất nhiều.

Hình 7. Biểu đồ thống kê nhiệt độ trong 10 năm

gần đây theo kinh nghiệm và nhận thức của người

dân Nhiệt độ tăng chiếm 59% theo kinh nghiệm và nhận

thức của người dân cho biết và họ thấy nhiệt độ ngày

càng tăng ảnh hưởng rất nhiều đến việc trồng lúa

của họ.

Hình 8. Biểu đồ thống kê mức độ xuất hiện các cơn

mưa lớn trong 10 năm gần đây theo kinh nghiệm

và nhận thức của người dân Theo các hộ dân, trong 10 năm trở lại đây các cơn

mưa lớn xuất hiện thường xuyên hơn chiếm gần

45% số người được phỏng vấn

KẾT LUẬN

Biến đổi khí hậu đang tác động không nhỏ trong

vùng Đồng Tháp Mười nhưng chưa đến mức gây

thiệt hại nhiều cho đời sống của người dân nơi đây

Hình 9. Biểu đồ thống kê những hoạt động ứng

phó với BĐKH ở địa phương

0% 20% 40% 60% 80%

trồng lúa

nuôi trồng thủy sản

trồng cây ăn quả

có hưởng lương

buôn bán

trồng sen

chăn nuôi

đánh bắt thủy sản

hoa màu

lao động thời vụ

có trợ cấp

khác

13.80%

74.50%

11.70%hoàn toàn không hiểu

hiểu một chút

hiểu khá nhiều

59%

34.90%

2.50% 3.60%nhiệt độ tăng

nắng nóng kéo dài

ngày và đêm chênh

lệch lớn

không thay đổi

88.30%

11.70%

có ảnh hưởng

không ảnh hưởng

Hình 6. Biểu đồ thống kê mức độ ảnh hưởng đến

sinh kế và đời sống của các hộ dân

0%

10%

20%

30%

40%

50%

Rất thường

xuyên

Thường

xuyên

Có xuất

hiện nhưng

không nhiều

Ít xuất hiện Không có

xuất hiện

25.80%

33.30%

15.10%

25.80%mở các lớp tập huấn

hỗ trợ vay vốn

xây dựng công trình

không có hoạt động

NGUYỄN HỒNG THẢO LY- ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Page 38: Kû YÕU KHOA HäC - mdy.vnmdy.vn/uploads/news/2017_06/mdy-2016-ky-yeu-khoa-hoc.pdfKû YÕU KHOA HäC - mdy.vn

MẠNG LƯỚI NHÀ KHOA HỌC TRẺ - 2017 32

MẠNG LƯỚI NHÀ KHOA HỌC TRẺ - 2017 32

Tuy BĐKH chưa ảnh hưởng nhiều đến đời sống

người dân vùng Đồng Tháp Mười nhưng chính

quyền địa phương trong vùng luôn tạo điều kiện hỗ

trợ người dân bằng cách hỗ trợ vay vốn chiếm

33.3%, mở các lớp tập huấn chiếm 25.8% và 15.1%

là xây dựng công trình. Nhưng số % nhiều nơi

không tổ chức hoạt động nào còn khá nhiều chiếm

25.8%.

Hình 10. Biểu đồ thống kê mức độ tham gia các

hoạt động ứng phó với BĐKH của người dân ở địa

phương Số % hộ dân chiếm số lượng khá đông 56.4%. Đa

số họ cho rằng không cần thiết phải tham gia và một

số hộ khi có tập huấn thì bận nên không thể tham

gia được.

Hình 11. Biểu đồ thống kê biện pháp thích ứng với

biến đổi khí hậu của gia đình người dân

Đa phần người dân khi bị ảnh hưởng của BĐKH thì

không làm gì cả, cam chịu và sống chung với nó. Số

ít người dân tìm cách thay đổi cơ cấu sản xuất chiếm

23.5%. Số còn lại chuyển sang nghề khác (7.8%)

hoặc tìm cách khắc phục tạm thời (6.9%).

Chính quyền địa phương vùng Đồng Tháp Mười rất

chú trọng trong việc đảm bảo đời sống và sinh kế

của người dân. Nhưng vẫn còn số đông người dân

chưa ý thức được những tác động mà BĐKH gây ra

đối với mình

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP Nâng cao nhận thức cho người dân về biến đổi khí

hậu như tuyên truyền, mở các lớp tập huấn. Giúp

người dân hiểu rõ hơn về biến đổi khí hậu

61.80%7.80%

23.50%

6.90%Không làm gì

Thay đổi ngành nghề

Thay đổi cơ cấu sản xuất

Khắc phục tạm thời

43.60%

56.40%

Có tham gia

Không tham gia

NGUYỄN HỒNG THẢO LY- ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Page 39: Kû YÕU KHOA HäC - mdy.vnmdy.vn/uploads/news/2017_06/mdy-2016-ky-yeu-khoa-hoc.pdfKû YÕU KHOA HäC - mdy.vn

MẠNG LƯỚI NHÀ KHOA HỌC TRẺ - 2017 33

MẠNG LƯỚI NHÀ KHOA HỌC TRẺ - 2017 33

BÀI 6: HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG

NƯỚC CHO MỤC ĐÍCH SINH

HOẠT VÀ SẢN XUẤT Ở HUYỆN

THÁP MƯỜI VÀ HUYỆN GÒ

CÔNG

Nghiên cứu tiến hành phỏng vấn 92 hộ dân, trong

đó 48 hộ ở huyện Tháp Mười tỉnh Đồng Tháp và 44

người ở huyện Gò Công tỉnh Tiền Giang về việc sử

dụng nước cho mục đích sinh hoạt và sản xuất trong

mùa mưa và mùa khô.

KẾT QUẢ Thông tin chung về người được phỏng vấn

Nghiên cứu đã tiến hành phỏng vấn 92 hộ dân,

trong đó

Hình 1: số hộ dân phỏng vấn tại Tháp Mười theo

từng xã

Trong 48 phiếu phỏng vấn tại Tháp Mười thì có 15

phiếu phỏng vấn tại Mỹ An (chiếm 31.25%), Đốc

Bình Kiều có 11 phiếu (chiếm 22,92%), Mỹ Hòa có

8 phiếu (chiếm 16,67%), Phú Điền có 6 phiếu (

12.5%). Vì diện tích xã Mỹ An tương đối lớn và

cũng là trung tâm của huyện Tháp Mười nên có chợ,

khu nông nghiệp, khu dân cư nên tiến hành phỏng

vấn nhiều hộ hơn đảm bảo phân phối đều .

Tại Gò Công Đông tiến hành phỏng vấn 44 hộ , trải

đều 6 thị xã Bình Ân, Kiểng Phước, Tân Điền, Tân

Thành, thị xã Gò Công

Hình 2: số hộ dân phỏng vấn tại Gò Công Đông

theo xã

Trong đó Thị xã Gò Công và Tân Điền có số phiếu

cao nhất là 11 phiếu cho mỗi thị xã ( chiếm 25%),

kế đến là Tân Thành với 10 phiếu ( chiếm 22,73%),

Kiếng Phước có 7 phiếu ( chiếm 15,91%), Bình Ân

có 5 phiếu (chiếm 11,36%). Vì thị xã Gò Công là

trung tâm của Gò CÔng Đông nên số phiếu chiếm

cao để đảm bảo tính phân phối, trong khi Tân Điền

lại có diện tích lớn nhất trong các xã còn lại.

Hình 3: thành phần ngành nghề người được phỏng

vấn

Nông dân chiếm 72 phiếu (78.26%) trong tổng số

92 phiếu phỏng vấn, các nghề như buôn bán, chăn

nuôi, nghề khác có cùng số phiếu là 6 phiếu

(6.52%), đánh bắt thủy sản gồm 2 phiếu ( 2.17%).

SỬ DỤNG NƯỚC CHO MỤC ĐÍCH SINH

HOẠT

Nghiên cứu tiến hành phỏng vấn về loại nước mà

người dân sử dụng cho mục đích sinh hoạt và ăn

uống trong mùa mưa và mùa khô. Kết quả được thể

hiện qua biểu đồ

Hình 4: hiện trạng sử dụng nước cho mục đích sinh

hoạt

Đối với nước máy

Đa số người dân sử dụng nước máy cho các mục

đích sinh hoạt như tắm giặt, rửa trong cả mùa khô

và mùa mưa. Theo kết quả, phần trăm người sử dụng

nước máy trong mùa khô là 64.1% và vào mùa mưa

TRẦN VINH HIỂN- ĐẠI HỌC CẦN THƠ

15

11

8

6Tháp Mười

Mỹ An

Đốc Bình Kiều

Mỹ Hòa

Phú Điền

5

7

11

10

11

Gò Công Đông

Bình Ân

Kiểng Phước

Tân Điền

Tân Thành

Thị xã Gò Công

72

6

62

6Nông dân

Buôn bán

Chăn nuôi

Đánh bắt thủy sản

Khác

63.0

25.0

14.1

10.9

64.1

18.5

15.2

10.9

0 20 40 60 80

Nước máy

Nước mưa

Nước sông

Nước giếng

%

Mùa Khô

Mùa mưa

Page 40: Kû YÕU KHOA HäC - mdy.vnmdy.vn/uploads/news/2017_06/mdy-2016-ky-yeu-khoa-hoc.pdfKû YÕU KHOA HäC - mdy.vn

MẠNG LƯỚI NHÀ KHOA HỌC TRẺ - 2017 34

MẠNG LƯỚI NHÀ KHOA HỌC TRẺ - 2017 34

là 63%. Và số lượng người sử dụng nước máy cho

sinh hoạt tại Tháp Mười và Gò Công Đông không

có sự khác biệt đáng kể, tại Gò Công là 63,64% vào

mùa khô và 65,91% vào mùa khô, tại Tháp Mười

thì kết quả lần lượt là 62.5% vào cả 2 mùa. Nguyên

nhân chính là 83,05%( 49/59) người dân nghĩ rằng

nước máy tiện lợi hơn các loại nước khác, không

phụ thuộc vào mùa, có quanh năm, 16,95% (10/59)

người dân còn lại nghĩ lí do chính là do chất lượng

xuống thấp của các loại nước còn lại. Ngoài ra,

78,27% (78/92) tất cả người dân được phỏng vấn đề

cho rằng nước máy dễ tiếp cận.

Đối với nước mưa

Với mục đích sinh hoạt thì tỷ lệ người dân sử dụng

nước mưa thấp hơn nước máy. Theo kết quả cho

thấy có 18.5% người dân sử dụng nước mưa vào

mùa khô và 25% sử dụng nguồn nước này vào mùa

khô. Tỷ lệ người dân sử dụng nước mưa có sự khác

nhau đáng kể giữa Gò Công Đông và Đồng Tháp.

Kết qua cho thấy 25% người dân sử dụng nước mưa

vào mùa khô tại Gò Công Đông, trong khi, tại Tháp

Mười thì kết quả cho thấy chỉ có 8,33% người dân

sử dụng nước mưa vào mùa khô.

Đối với nước sông

Tỷ lệ người dân sử dụng nước sông cho mục đích

sinh hoạt chiếm 15,2 % vào mùa khô và 14,1 % vào

mùa mưa. Tuy nhiên kết quả cho thấy tại Gò Công

thì số lượng người sử dụng nước sông chỉ chiếm

2,27% (1/44) vào mùa mưa và vào mùa khô thì

không có người dân ở Gò Công Đông sử dụng nước

sông. Nguyên nhân là do 45.45 % (20/44) người dân

không tin tưởng chất lượng nước sông, 63.63%

(28/44) người dân cho rằng nước bị nhiễm mặn vào

mùa khô. Còn tại Tháp Mười, 93,75% người được

phỏng vấn đều có sự tiếp cận rất dễ với nước sông,

tuy nhiên thì tỷ lệ sử dụng nước sông chỉ chiếm

29,17 %( 14/48) và tập trung ở xã Mỹ An, người

dân cho biết sử dụng nước sông chủ yếu để rửa chén

bát nhằm tiết kiệm nước máy. Còn lại, có 90,9%

(40/44) người dân đều cho rằng các kênh rạch tại

Đồng Tháp đều bị ô nhiễm. Trong đó, nguyên nhân

chính của sự ô nhiễm kênh rạch theo 95% (38/40) là

do thuốc BVTV từ các ruộng đồng, ngoài ra các

nguyên nhân khác như rác thải chiếm 70% (28/40),

nước thải sinh hoạt chiếm 40%( 16/40), nước thải

chăn nuôi chiếm 50%(20/40), xác chết động vật và

vịt thả đồng chiếm 35% ( 14/40). Trong đó các kênh

như Kênh Nhất, Kênh 500, Kênh Cầu Móng đều

được cho là ô nhiễm rất nặng.

Đối với nước giếng

Tỷ lệ sử dụng đều bằng 10,9% trong cả 2 mùa và

đây là tỷ lệ thấp nhất. Ngoài ra, tỷ lệ người dân sử

dụng nước giếng tại Gò Công chỉ chiếm 2,27%

(1/44), trong khi tại Tháp Mừa thì tỷ lệ này là

18.75%. Nguyên nhân là tại Gò Công Đông 86,34%

(38/44) người cho rằng khó tiếp cận với nguồn nước

giếng, tương tự tại Tháp Mười thì tỷ lệ người dân

cho rằng khó tiếp cận với nước giếng là 37.5%

(18/48), đặc biệt tại Đốc Bình Kiều thì 100% người

dân được phỏng vấn cho rằng khó tiếp cận vì phải

đào từ 100-200m mới có nước, nhưng vẫn bị nhiễm

phèn, phải đào sâu hơn mới có thể sử dụng.

Hình 5: hiện trạng sử dụng nước cho mục đích ăn

uống

Nhìn biểu đồ ta thấy, đối với mục đích ăn uống, thì

tỷ lệ người dân sử dụng nước mưa chiếm tỷ lệ cao

nhất với 65,2% (60/92)vào mùa mưa và 59,8%

(55/92) vào mùa khô. Tiếp theo là nước máy, với tỷ

lệ là 55,4% (51/92) vào mùa mưa và 48,9% (45/92)

vào mùa khô. Nước đóng chai chiếm 31.5%(29/92)

mùa mưa và 26,1% ( 24/92) vào mưa khô.Nước

sông và nước giếng đều có tỷ lệ thấp chỉ 5,4% (6/92)

cho nước sông và 6,5%(6/92) cho nước giếng.

Với nước mưa có tỷ lệ sử dụng cao nhất trong cả 2

mùa. Đặc biệt tại Gò Công thì tỷ lệ sử dụng nước

mưa cho ăn uống khá cao 72,72% ( 32/44) vào mùa

mưa và 95,45 % ( 42/44) vào mùa mưa. Lý giải cho

sự khác biệt này thì 97,72% ( 43/44) người dân tại

đây đều ưu tiên sử dụng nước mưa cho ăn uống vì

chất lượng của nước mưa rất tốt. Và người dân tại

Gò Công Đông có xu hướng trữ nước mưa vào mùa

mưa để sử dụng vào màu khô, nên tỷ lệ sử dụng

nước mưa cho ăn uống vào mùa khô cao hơn mùa

mưa.Tại Tháp Mười thì tỷ lệ người sử dụng nước

mưa cho ăn uống khoảng 47.91%(23/48) vào mùa

khô và 37,5% (18/48) vào mùa khô, người dân vẫn

trữ nước mưa để sử dụng vào mùa khô, nhưng

không đủ nên vào mùa khô thì người dân phải đổi

nguồn nước khác.

48.90

59.80

5.40

6.50

26.10

55.40

65.20

5.40

6.50

31.50

0 20 40 60 80

Nước máy

Nước mưa

Nước sông

Nước giếng

Nước đóng chaiMùa mưa

Mùa khô

TRẦN VINH HIỂN- ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Page 41: Kû YÕU KHOA HäC - mdy.vnmdy.vn/uploads/news/2017_06/mdy-2016-ky-yeu-khoa-hoc.pdfKû YÕU KHOA HäC - mdy.vn

MẠNG LƯỚI NHÀ KHOA HỌC TRẺ - 2017 35

MẠNG LƯỚI NHÀ KHOA HỌC TRẺ - 2017 35

Với nước máy tỷ lệ người dân sử dụng nước máy

cho ăn uống chỉ dao động khoảng 48,9 % (45/92)

đến 55,4% (51/92). Tỷ lệ người dân ở Gò Công sử

dụng nước máy cho ăn uống khá thấp chỉ khoảng

31,8% (14/44) vào mùa mưa và 45,45%(20/44) vào

mùa khô. Vì có đến 63,63% (28/44) người dân được

phỏng vấn cho rằng nước máy không tốt cho sức

khỏe khi sử dụng ăn uống. Đối với Tháp Mười, thì

ngược lại, tỷ lệ người dân sử dụng nước rất cao 64,

53 % (31/48) trong cả 2 mùa. Nguyên nhân người

dân được phỏng vấn cho biết vì nước máy có sẵn

trong cả 2 mùa, đồng thời 58,3% (28/48) người dân

đánh giá nước máy có chất lượng tốt.

Với nước sông và nước giếng thì tỷ lệ sử dụng cho

ăn uống rất thấp. Tại Gò Công thì không có người

nào được phỏng vấn có sử dụng nước giếng và sông

cho mục đích ăn uống. Chỉ có 12,5% (6/48) sử dụng

nước giếng và 10,4% (5/48) sử dụng nước sông cho

mục đích ăn uống. Trong 10,4 % sử dụng nước thì

có 80% (4/5) đều là hộ dân có hoàn cảnh khó khăn

( nhà tạm).

Với nước bình thì chỉ chiếm từ 26,1%(24/92) đến

31,5%(29/92) mặc dù có đến 82,6% (76/92) người

được phỏng vấn cho rằng dễ tiếp cận với nguồn

nước bình đóng chai. Tuy nhiên tỷ lệ sử dụng nước

bình cho ăn uống vẫn thấp vì đa phần người dân đều

tin tưởng chất lượng của nước mưa hơn nước bình,

đồng thời có 28,26% (26/92) người dân cho rằng

chất lượng nước bình không đảm bảo, có mùi rong.

Tỷ lệ người dân xử lý nước trước khi sử dụng chiếm

75% ( 69/92) và tỷ lệ này bằng nhau trong cả Gò

Công Đông và Tháp Mười. Trong khi tại Gò Công

Đông thì có 43.18 % ( 19/44) người dân xử lý nấu

sôi trước khi sử dụng cho ăn uống và 68,18% dùng

biện pháp phèn lắng trước khi sử dụng. Tại Tháp

Mười thì có 54,17% ( 26/48) xử lý nấu sôi trước khi

sử dụng , trong đó thì hầu hết áp dụng cho nước

máy, còn đối với nước mưa thì tỷ lệ nấu sôi trước

khi sử dụng khoảng 38,46 %(10/26) vì người dân có

thói quen uống nước mưa không qua nấu sôi.

HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG NƯỚC CHO SẢN

XUẤT

Theo kết quả, có đến 95,65%(88/92) người dân sử

dụng nước sông làm nguồn nước phục vụ cho sản

xuất. Trong khi nước máy và nước giếng chỉ chiếm

2,17% . Điều này giống nhau ở cả Gò Công Đông

và Tháp Mười đều đa phần sử dụng nước sông cho

mục đích sẩn xuất vì dễ tiếp cận và không tốn nhiều

chi phí hơn các loại nước khác. Lượng nước sử dụng

cho sản xuất chủ yếu cho mục đích nông nghiệp

trồng lúa chiếm 90,21% trong đó tất cả đều sử dụng

nước sông làm nguồn chính. Ngành chăn nuôi

chiếm 6,52% lượng nước mục đích sản xuất, trong

đó nước sông chiếm 50% lượng nước cung cấp,

50% còn lại là nước máy sử dụng chăn nuôi heo và

nước giếng nuôi vịt.

Hình 7: hiện trạng sử dụng nước của các mục đích

sản xuất

KẾT LUẬN

Đối với mục đích sinh hoạt, thì tỷ lệ người dân sử

dụng nước máy chiếm tỷ lệ cao nhất tại Gò Công

Đông và Đồng Tháp Mười.

Đối với mục đích ăn uống thì Gò Công Đông sử

dụng chủ yếu bằng nước mưa, trong khi Tháp Mười

sử dụng chủ yếu là nước máy.

Đối với mục đích sản xuất thì cả 2 vùng đều sử dụng

nước sông là nguồn nước chính và đều tập trung cho

trồng lúa.

Tại Gò Công Đông thì những người được phỏng vần

đều không sử dụng nước sông và nước giếng cho

mục đích sinh hoạt và ăn uống. Còn tại Tháp Mười

thì tỷ lệ sử dụng thấp, nguyên nhân do khó tiếp cận

và chất lượng nguồn nước không đảm bảo.

Tại Tháp Mười thì hầu hết người dân được phỏng

vấn đều cho rằng kênh rạch của họ bị ô nhiễm và

nguyên nhân chính là thuốc BVTV từ đồng ruộng.

Tỷ lệ người dân xử lý thứ cấp, đun sôi nguồn nước

trước khi sử dụng cho mục đích ăn uống tại cả Tháp

Mười và Gò Công Đông đều cao ( 75%). Tại Tháp

Mười thì tỷ lệ người dân sử dụng nước mưa chưa

qua xử lí cao. 88

2 2

Nước sông

Nước giếng

Nước máy

Hình 6. Hiện trạng sử dụng nước cho sản xuất

83

62 1

Trồng lúa

Chăn nuôi

Vườn

Khác

TRẦN VINH HIỂN- ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Page 42: Kû YÕU KHOA HäC - mdy.vnmdy.vn/uploads/news/2017_06/mdy-2016-ky-yeu-khoa-hoc.pdfKû YÕU KHOA HäC - mdy.vn

MẠNG LƯỚI NHÀ KHOA HỌC TRẺ - 2017 36

MẠNG LƯỚI NHÀ KHOA HỌC TRẺ - 2017 36

BÀI 6: ĐÁNH GIÁ XU THẾ VÀ BIẾN

ĐỘNG TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI

ĐẤT VÙNG VEN BIỂN BÁN ĐẢO

CÀ MAU

Đánh giá xu thế thay đổi cao độ NDĐ tầng

Pleistocene trên và giữa-trên

Đặc điểm nước dưới đất tại bán đảo Cà Mau hình

thành từ 5 tầng chứa nước: alocen(qh), Pleistocen-

trên(qp3), Pleistocen giữa - trên (qp_(2-3)),

Pleistocen-dưới(qp1), Pliocen(m4), Miocen(m3), ở

từng địa điểm sẽ có sự biến động cao độ khác nhau

Tại vùng Sóc Trăng, tổng chứa nước lổ hỗng tuổi

Pleistocen giữa – trên (qp2-3): trong phạm vi tỉnh

Sóc Trăng, tầng chứa nước qp2-3 có diện phân bố

rộng khắp toàn vùng và không lộ ra trên bề mặt.

Tầng này thường gặp ở độ sâu từ 54 m đến 137 m

(trung bình là 82,63 m) và kết thúc ở độ sâu 92 m

đến 175 m (trung bình là 131,47 m). Bề dày của tầng

biến đổi trong khoảng 38 m đến 50 m, có khả năng

chứa rất giàu nước, chất lượng tốt, tuy nhiên có hàm

lượng sắt cao. Nguồn cung cấp nước cho tầng qp2-

3 chủ yếu từ chung quanh chảy đến và một phần

thấm xuyên giữa các tầng chứa nước nằm kề. Trong

điều kiện tự nhiên mực nước có xu hướng dao động

theo mùa với biên độ dao động trung bình khoảng

0,45 m. Tầng qp2-3 có diện phân bố rộng, bề dày

lớn và chất lượng khá tốt nên khả năng khai thác sử

dụng cao. Cao độ NDĐ tầng Pleistocen giữa – trên

giai đoạn 2001 – 2012 có sự sụt giảm liên tục theo

thời gian, so với các khu vực khác trong tỉnh, TP

Sóc Trăng có mức độ sụt giảm cao nhấtcó thể nhận

thấy, cao độ NDĐ trung bình năm 2012 là -8,43 m,

sụt giảm so với năm 2001 (-4,11 m) là 4,32 m. Tốc

độ sụt giảm trung bình 0,39 m/năm, trong khi toàn

tỉnh Sóc Trăng là 0,33 m/năm (Hình 1).

Hình 1: Diễn biến cao độ NDĐ tầng Pleistocen

giữa – trên (2001 – 2012), Sóc Trăng (Nguồn: Sở

Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sóc Trăng)

Ở Cần Thơ, Pleistocen giữa – trên và Pleistocen

dưới là hai tầng có khả năng cung cấp nước cho sinh

hoạt (Trung tâm Quan trắc TN&MT Cần Thơ,

2011). Các tầng chứa nước lỗ hổng các trầm tích

Pliocen phân bố trên khắp diện tích vùng ở độ sâu

từ 260 m trở xuống. Trữ lượng tiềm năng toàn vùng

ở tầng Pleistocen là 1.438.456 m3/ngày.đêm. Trong

đó, trữ lượng động 5.502 m3/ ngày.đêm, trữ lượng

đàn hồi 8.528 m3/ ngày.đêm và trữ lượng tĩnh là

1.424.427 m3/ ngày.đêm (Sở TN&MT Cần Thơ).

Trong khi nhu cầu về nước của TPCT dự đoán đến

năm 2020 là 180.000 m3/ ngày.đêm, thì điều kiện

khai thác nước của tầng Pleistocen giữa– trên là khá

thuận lợi (chiều sâu mực nước tĩnh nhỏ (0,80 – 1,50

m) và chiều sâu tầng chứa nước nông (60 – 179 m)).

Riêng tầng Pleistocen dưới thì việc tính toán trữ

lượng chưa được chính xác nhưng theo nhận định

của các chuyên gia thì đây là tầng chứa nước có triển

vọng và khả năng cung cấp nước tốt (cả về chất và

lượng) cho TPCT (Trung tâm Quan trắc TN&MT

Cần Thơ, 2011)

Đánh giá biến động cao độ NDĐ theo mùa

qua các năm

Theo kết quả nghiên cứu động thái nước dưới đất

của Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên

nước miền Nam: Bình quân mỗi năm mực nước

ngầm của Sóc Trăng giảm từ 0,5 – 1 m ở tầng 90m

và giảm từ 3 – 4 m ở tầng nước sâu hơn. Kết quả

quan trắc mực nước dưới đất tại thành phố Sóc

Trăng tháng 5 năm 2013 cho thấy: Các tầng chứa

nước từ Pleistocen cho đến tầng chứa nước Miocen

trên đều có xu hướng giảm so với cùng kỳ năm

2003. Trong đó, mực nước giảm nhiều nhất ở tầng

Pliocen giữa (với độ sâu tầng chứa nước từ 157,5

đến 307,5m) và Pliocen dưới (độ sâu tầng chứa nước

từ 307,5 đến 376,7m). Cụ thể, tại tầng chứa nước

Pliocen giữa, quan trắc công trình có chiều sâu

giếng 234,20m cho thấy: Mực nước trung bình từ

mặt đất là -11,21m, thấp hơn so với tháng 4 năm

2013 là -0,45m và thấp hơn so với cùng kỳ năm

2003 là -7,56m. Còn ở tầng chứa nước Pliocen dưới,

quan trắc tại công trình có chiều sâu giếng là

360,90m cho thấy: Mực nước trung bình từ mặt đất

là -12,35m, cao hơn so số liệu quan trắc tháng 4 năm

2013 là 0,06m, nhưng thấp hơn so với cùng kỳ năm

2003 là -7,30m. Đối với tầng chứa nước Pleistocen

trên (chiều sâu từ 17,2 đến 76,0m), quan trắc tại

công trình có mực nước trung bình từ mặt đất là -

8,61m, thấp hơn so với tháng 4 năm 2013 là -0,07m

và thấp hơn so với cùng kỳ năm 2003 là -1,58m. Còn

TRẦN HUỲNH NHƯ- ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Page 43: Kû YÕU KHOA HäC - mdy.vnmdy.vn/uploads/news/2017_06/mdy-2016-ky-yeu-khoa-hoc.pdfKû YÕU KHOA HäC - mdy.vn

MẠNG LƯỚI NHÀ KHOA HỌC TRẺ - 2017 37

MẠNG LƯỚI NHÀ KHOA HỌC TRẺ - 2017 37

ở tầng chứa nước Pleistocen giữa trên (chiều sâu

tầng chứa nước từ 62,0 đến 105,0m), quan trắc tại

công trình có mực nước trung bình từ mặt đất là -

9,21m, thấp hơn so với tháng 4 năm 2013 là -0,07m

và thấp hơn so với cùng kỳ năm 2013 là -6,81m.

Ở Bạc Liêu, Cao độ mực nước dưới đất đang có xu

hướng hạ thấp qua từng năm, Theo số liệu quan trắc,

mực nước dưới đất của Trung tâm Quan trắc quốc

gia, ở tầng nước ngầm mà tỉnh Bạc Liêu đang khai

thác nhiều nhất mỗi năm sụt giảm khoảng 0,5m.

Mức hạ thấp cao độ có sự chênh lệch giữ các giếng,

cụ thể ở Hình 1, giếng Q597020 mực nước năm

2006 là -5.84 đến năm 2013 hạ xuống là -8.08, ở

giếng Q597030 năm 2006 là -7.02, năm 2013 hạ

thấp xuống là -9.64, ở giếng Q59704T năm 2006 là

-7.04, năm 2013 hạ thấp xuống là -9.32, ở giếng

Q59704Z năm 2006 là -4.31, năm 2013 hạ thấp

xuống là -6.26.

Hình 2: Diễn biến mực nước dưới đất theo từng

năm ở Bạc Liêu.

Vào mùa khô, do lượng mưa giảm nên việc khai thác

nước ngầm càng tăng cao, nhằm đáp ứng nhu cầu sử

dụng nước của các hộ dân trong việc sinh hoạt và

sản xuất. Tần suất sử dụng nước cho sản xuất bơm

2 lần/ ngày chiếm 85.8%

Hình 3:Tần suất khai thác nước dưới đất cho sản

xuất

Đa số những hộ dân ở khu vực này ít chứa nước mưa

đế sử dụng cho mùa khô nên việc khai thác nước

dưới đất ngày càng nhiều khiến cao độ mực nước

ngầm ngày càng hạ thấp.

Xác định yếu tố (tự nhiên và nhân tạo) có ảnh

hưởng đến cao độ NDĐ. Các yếu tố tự nhiên

Dựa vào kết quả nghiên cứu, phân tích xu thế thay

đổi cao độ NDĐ trong khu vực, nghiên cứu tiến

hành phân tích một số các yếu tố tự nhiên có thể dẫn

đến sự thay đổi cao độ NDĐ.

Đối với lượng mưa, nhìn chungcó xu hướng giảm

dần nhưng lượng giảm không nhiều và có sự biến

động lớn giữa các năm. Lượng mưa theo xu hướng

chung của ĐBSCL, lượng mưa ở Sóc Trăng qua các

năm là 1.854 mm/năm (lượng mưa trung bình ở

ĐBSCL 1.400 – 2.800 mm/năm). Lượng mưa lớn

nhất là 2.223 mm vào năm 2008 và thấp nhất là

1.424 mm vào năm 2004, trong giai đoạn này, lượng

mưa phân bố không đều, có xu hướng tăng trong các

giai đoạn 2002 – 2003, 2004 – 2005, 2006 – 2008,

2009 – 2010. Đặc biệt, giai đoạn 2006 – 2008, lượng

mưa có xu hướng tăng cao từ 1.660 mm lên 2.223

mm.

Hình 4: Tổng lượng mưa và cao độ NDĐ tầng

Pleistocen giữa – trên công trình Q598020 (Sóc

Trăng) (Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh

Sóc Trăng)

Đối với nhiệt độ, nhìn chung nhiệt độ trung bình

năm tại khu vực nghiên cứu biến động khá phức tạp,

tăng giảm không rõ rệt qua các năm. Nhiệt độ trung

bình năm giảm từ năm 2001 đến năm 2004, nhưng

lại tăng vào năm 2004 đến năm 2007 và lại giảm đến

năm 2008. Trong khi nhiệt độ có xu hướng tăng,

giảm thất thường thì cao độ NDĐ trong giai đoạn

này giảm từ -5,16 m năm 2001 xuống -9,19 m năm

2013.

-12.00

-10.00

-8.00

-6.00

-4.00

-2.00

0.00

Q597020 Q597030 Q59704T Q59704Z

Mự

c n

ướ

c d

ướ

i đ

ất

(m)

Năm 2006 Năm 2013

37.5

0.4

85.8

9.74.3 1.5

0102030405060708090

100

khô mưa khô mưa khô mưa

1 lần/ngày 2 lần/ngày 3 lần/ngày

Tần

Su

ất (

%)

Số lần

bơm

TRẦN HUỲNH NHƯ- ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Page 44: Kû YÕU KHOA HäC - mdy.vnmdy.vn/uploads/news/2017_06/mdy-2016-ky-yeu-khoa-hoc.pdfKû YÕU KHOA HäC - mdy.vn

MẠNG LƯỚI NHÀ KHOA HỌC TRẺ - 2017 38

MẠNG LƯỚI NHÀ KHOA HỌC TRẺ - 2017 38

Hình 5: Nhiệt độ trung bình năm và cao độ NDĐ

tầng Pleistocen giữa – trên (Sóc Trăng) (Nguồn: Sở

Tài nguyên và Môi trường tỉnh Sóc Trăng)

Các yếu tố nhân tạo

Nguồn nước dưới đất ở vùng bán đảo Cà Mau đang

có xu thế giảm dần.Cụ thể ở vùng Cà Mau (cụ thể

Huyện Đầm Dơi) có gần khoảng 90% người dân sử

dụng nước dưới đất để sử dụng trong sinh hoạt cũng

như sản xuất.

Hình 6: Tình hình sử dụng các nguồn nước ở

huyện Đầm Dơi.

Đa số người dân sử dụng giếng khoan để khai thác

nguồn nước ngầm, trung bình một hộ khai thác

khoảng 2-5 m3/ngày sử dụng cho mục đích sinh

hoạt.

Hình 7: Tần suất khai thác nước dưới đất cho sinh

hoạt

Có thể thấy được số lần bơm trong ngày có sự thay

đổi khá lớn giữa các hộ dân, từ 3 lần/ngày đến 6

lần/ngày. Số lần bơm nhiều tập trung vào mùa khô

chiếm khoảng 65% còn lại là vào mùa mưa 35%. Và

một phần của việc bơm nhiều nước trong ngày là do

đây là vùng nước mặn nên mọi hoạt động tập trung

chủ yếu vào khai thác nguồn nước ngầm. Trong sản

xuất, các mô hình canh tác chủ yếu tại Đầm Dơi-Cà

Mau là nuôi trồng thủy hải sản, chăn nuôi gia súc,

đây là hai hoạt động nhìn chung là ít sử dụng nguồn

nước ngầm, do đặt tính sản xuất chủ yếu phụ thuộc

vào nước sông. Tuy nhiên vào mùa khô, đặc biệt là

khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 5 thì độ mặn

trong nước sông đặc biệt cao lên đến 33‰ trong khi

đó thì giới hạn chịu đựng độ mặn của các loài thủy

sản là từ5‰-20‰ điều đó gây ảnh hưởng lớn đến

việc sinh trưởng và phát triển của hải sản. Để giảm

thiểu thiệt hại thì đa số người dân nơi đây phải cấp

thêm nước ngọt để trung hòa nguồn nước trong ao,

hồ và lượng nước được cấp vào rất lớn.

Đối với vùng Cần Thơ, Lượng nước ngầm được

khai thác có phần thấp hơn so với ở Cà Mau, do nơi

đây thuộc vùng nước lợ. Nên việc tưới tiêu, sản xuất

không quá phụ thuộc vào nguồn nước ngầm. Trong

sinh hoạt người dân vẫn thiên về sử dụng nước ngầm

nhiều hơn vì môi trường nước sông hiện hiện có

nhiều dấu hiệu ô nhiễm không còn đủ chất lượng để

phục vụ cho sinh hoạt. trung bình một ngày người

dân sử dụng khoảng 0.5-2 m3/ ngày.

Vùng Sóc Trăng cụ thể tại huyện Vĩnh Châu là vùng

do chịu ảnh hưởng nhiều của việc xâm nhập mặn

nên nguồn nước ngầm cũng bị tác động dáng kể.

Theo kết quả khảo sát, Vĩnh Châu nằm về phía hạ

lưu của sông Mê Công và do đó khu vực này gần

như quanh năm không nhận được nguồn nước ngọt

từ sông Hậu như các huyện khác trong tỉnh. Trong

sinh hoạt, số lần bơm trong ngày có sự thay đổi khá

lớn giữa các hộ dân, từ dưới 1 lần/ ngày cho đến trên

4 lần/ngày. Tần suất bơm phần lớn là 1 lần/ngày,

chiếm đến 40,4% trong mùa khô và 35,2% trong

mùa mưa với thời gian bơm trung bình 30 phút.

Trong mùa mưa, hầu hết tần suất số lần bơm đều

giảm (1 lần, 2 lần và 3 lần trong ngày); trong khi tần

suất số lần bơm nhỏ hơn 1 lần/ngày lại tăng lên.

Điều này được các hộ gia đình cho biết, trong mùa

mưa khả năng khai thác NDĐ được dễ dàng hơn

mùa khô do mực nước trong giếng cao hơn và áp lực

nước lớn hơn. Do vậy lưu lượng bơm trong mùa

mưa cũng lớn hơn trong mùa khô. Còn trong sản

88.7

9.4

0.7 1.2

nước dưới đất

nước mưa

nước sông

nguồn khác

25.231.3

41.132.7

26.5 23.1

5.8 4.1 3.2 2.8

0

10

20

30

40

50

khô mưa khô mưa khô mưa khô mưa khô mưa

< 1

lần/ngày

1 lần/ngày 2 lần/ngày 3 lần/ngày >=4

lần/ngày

Tần

suất

(%

)

Số lần bơm

TRẦN HUỲNH NHƯ- ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Page 45: Kû YÕU KHOA HäC - mdy.vnmdy.vn/uploads/news/2017_06/mdy-2016-ky-yeu-khoa-hoc.pdfKû YÕU KHOA HäC - mdy.vn

MẠNG LƯỚI NHÀ KHOA HỌC TRẺ - 2017 39

MẠNG LƯỚI NHÀ KHOA HỌC TRẺ - 2017 39

xuất, Các mô hình canh tác chính tại Vĩnh Châu

cũng như trong vùng nghiên cứu gồm: Chuyên màu,

luân canh lúa - màu, chuyên tôm và xen canh tôm –

màu. Trong đó, mô hình chuyên màu được trồng vào

mùa khô từ tháng 11 đến tháng 5 với cây trồng chính

là hành tím, củ cải, ớt, tập trung chủ yếu ở Phường

2 và xã Lạc Hòa. Đối với mô hình luân canh lúa -

màu tập trung ở xã Vĩnh Hải và phường 2, ngoài

việc trồng màu vào mùa khô các hộ trồng lúa vào

mùa mưa (từ tháng 6 đến tháng 9). Bên cạnh các

vùng chuyên tôm (từ tháng 4 đến tháng 9) thì từ năm

2009 tại xã Lai Hoà có thêm mô hình sản xuất mới

tôm – màu, trong đó màu được trồng quanh năm trên

đất bờ bao ao nuôi tôm. Mô hình chuyên tôm tập

trung nhiều ở phường Khánh Hòa. Qua khảo sát và

phân tích cho thấy NDĐ được sử dụng chủ yếu cho

sinh hoạt (chiếm trên 95% số hộ được phỏng vấn);

tuy nhiên trữ lượng khai thác cho các hoạt động sản

xuất nông nghiệp, thủy sản và kinh doanh khá cao

(tổng lượng khai thác 7.160 m3/ngày).

ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ Ở cấp địa phương, cần thiết

Nâng cao giáo dục cộng đồng về khai thác, sử

dụng và bảo vệ nguồn tài nguyên NDĐ thông qua

buổi tuyên truyền, giải thích cho người dân hiểu hậu

quả của việc khai thác quá mức nguồn tài nguyên

nước ngầm cũng như việc không lấp trám các giếng

không sử dụng theo đúng kỹ thuật;

Nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý;

Lập một bộ cơ sở dữ liệu về nước ngầm và có sự

chia sẻ cập nhật thông tin từ địa phương đến Trung

ương.

Cần có những nghiên cứu: thay đổi giống cây trồng

chịu hạn nhằm giảm lượng nước tưới nhưng vẫn

đảm bảo sinh kế người dân trong vùng; hệ thống

tưới (theo cụm) giảm thất thoát nước, tiết kiệm nước

và nâng cao hiệu quả tưới cho cây màu; khả năng và

kỹ thuật bổ cập NDĐ nhân tạo; và tìm nguồn nước

khác thay thế nguồn NDĐ (nếu có) trong tương lai.

TRẦN HUỲNH NHƯ- ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Page 46: Kû YÕU KHOA HäC - mdy.vnmdy.vn/uploads/news/2017_06/mdy-2016-ky-yeu-khoa-hoc.pdfKû YÕU KHOA HäC - mdy.vn

MẠNG LƯỚI NHÀ KHOA HỌC TRẺ - 2017 40

MẠNG LƯỚI NHÀ KHOA HỌC TRẺ - 2017 40

BÀI 7: KHẢO SÁT NHU CẦU NƯỚC

CHO MÔ HÌNH TRỒNG SEN TẠI

HUYỆN THÁP MƯỜI, ĐỒNG THÁP

TỔNG QUAN CHUNG

Tổng số hộ nông dân đã và đang canh tác mô hình

trồng sen tại Tháp Mười khảo sát được là 25 hộ với

tổng diện tích là 48,5 ha, tập trung tại địa bàn các xã

Mỹ Hòa, Trường Xuân, Tân Kiều và Láng Biển, với

diện tích cụ thể được thể hiện trong biểu đồ ở hình

1

Hình 1. Phân bố diện tích trồng sen tại các xã khảo

sát (Số liệu khảo sát năm 2016)

Nhìn chung, các hộ nông dân canh tác từ 1 đến 3 vụ

sen một năm (tính theo vụ lúa) và mỗi vụ có thể kéo

dài từ 3 đến 4 tháng. Một số hộ trồng luân canh 2 vụ

lúa, 1 vụ sen hoặc 2 vụ sen 1 vụ lúa để có thể tăng

thêm thu nhập, tận dụng được nguồn nước mùa lũ

và cải tạo đất. Hình 2 thể hiện tỷ lệ các kiểu mô hình

canh tác sen (thâm canh hoặc luân canh) các hộ

nông dân được khảo sát. Theo ý kiến của đa số hộ

trồng sen, trước đây mặc dù trồng 3 vụ lúa trong 1

năm, nhưng cuộc sống vẫn rất cơ cực. Vì làm lúa

nhiều thì giá hạ, đất bạc màu, sử dụng nhiều phân

bón hoá học và thuốc trừ sâu khiến hạt lúa kém

phẩm chất, khó bán. Đối với trồng luân canh 2 vụ

sen và 1 vụ lúa, một năm các hộ nông dân chỉ trồng

một vụ lúa Đông Xuân, còn lại trồng sen.Sen từ lúc

trồng đến kết thúc, khoảng 5 tháng, thời gian còn lại

trong năm vừa cho một vụ lúa. Nhiều nông dân cho

biết chăm sóc cho sen ra hoa làm gương suốt chu kỳ

sinh trưởng với năng suất cao. Cây sen thay hai vụ

lúa, đỡ vất vả rất nhiều từ việc chăm sóc đến vận

chuyển, lợi nhuận cũng cao hơn vì giảm chi phí.

Theo số liệu khảo sát được từ các hộ nông dân, lợi

nhuận trung bình khi trồng lúa 3 vụ/ năm cho 1 ha

dao động từ 40 triệu đồng đến 52 triệu đồng (với giá

lúa là 5000 đồng/kg), trong khi đó với giá ổn định là

12000 đồng/ kg gương sen thì thâm canh 1 ha sen

cho lợi nhuận trung bình từ 55 triệu đồng đến 65

triệu đồng/ năm.

Hình 2. Tỷ lệ các kiểu mô hình trồng sen tại các hộ

được khảo sát (Số liệu khảo sát năm 2016)

NHU CẦU NƯỚC CHO MÔ HÌNH TRỒNG

SEN

Do mùa mưa năm 2015 đến muộn và kết thúc sớm,

dòng chảy thượng nguồn sông Mê Kông bị thiếu

hụt, mực nước thấp nhất trong vòng 90 năm qua nên

xâm nhập mặn đã xuất hiện sớm hơn so với cùng kỳ

hàng năm gần 2 tháng, ảnh hưởng đến sản xuất nông

nghiệp. Do tác động của biến đổi khí hậu, xâm nhập

mặn ngày càng nghiêm trọng nên không thể trồng

lúa 3 vụ quanh năm. Trong năm 2015, Bộ Nông

nghiệp và Phát triển Nông thôn, khuyến khích bỏ

làm lúa vụ xuân hè vì thiếu nước tưới (Tổng Cục

Thủy lợi, 2015). Trong khi đó, sen là cây có thể cao

vượt nước, vẫn có thể sống tốt trong lũ, nên mô hình

trồng sen có thể giúp trữ nước để cung cấp cho vùng

lúa và hoa màu xung quanh trong trường hợp khô

hạn.

Theo kết quả khảo sát được, nhu cầu nước cho canh

tác sen cao hơn đối với lúa và cần được thường

xuyên duy trì trong ruộng từ 30 cm đến 60 cm, tổng

lượng nước trung bình cần cho một vụ từ 10000 m3

– 14000 m3/ha/vụ. Trong khi đó, nhu cầu nước cho

lúa thấp hơn ở mức 4700 m3 – 5100 m3/ha/vụ(theo

Tạp chí Khoa học & Công nghệ Thủy lợi, 2009).

Hình 3 thể hiện nhu cầu nước của các hộ canh tác

sen tại địa bàn khảo sát.

Hình 3. Nhu cầu nước cho canh tác sen tại địa bàn

khảo sát (Số liệu khảo sát năm 2016)

MAI PHÚC THỊNH- ĐẠI HỌC CẦN THƠ

0

5

10

15

20

Trường

Xuân

Xã Mỹ

Hòa

Xã Tân

Kiều

Xã Láng

Biển

15.7

18.5

9.3

6.5ha

32%

68%

Thâm canh sen

Luân canh lúa - sen

12%

68%

20%

Dưới 9000 – 10000 m3/ha/vụ

10000 – 12000 m3/ha/vụ

12000 – 14000 m3/ha/vụ

Page 47: Kû YÕU KHOA HäC - mdy.vnmdy.vn/uploads/news/2017_06/mdy-2016-ky-yeu-khoa-hoc.pdfKû YÕU KHOA HäC - mdy.vn

MẠNG LƯỚI NHÀ KHOA HỌC TRẺ - 2017 41

MẠNG LƯỚI NHÀ KHOA HỌC TRẺ - 2017 41

Mặc dù được xem như là “túi chứa nước” ở vùng

ĐBSCL, nhưng do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu,

hạn hán nên trong các tháng thiếu nước (từ tháng 2

đến tháng 5), để duy trì mực nước tối thiểu cho sen,

đa số các hộ nông dân phải tìm cách dẫn nước vào

trong ruộng sen. Theo chia sẻ của chị Vân, một hộ

trồng sen ở xã Láng Biển thì Vùng này dù có hạn

hán đỉnh điểm thì cũng chưa từng thiếu nước, tuy

nhiên nguồn nước không thể tiếp cận và cung cấp

cho ruộng sen, nên mình phải bơm nước vào, tốn

khá nhiều chi phí. Nếu ruộng sen không gần nguồn

nước, thì hầu hết các hộ nông dân đều sử dụng máy

bơm hoặc thuê máy bơm để lấy nước khoảng 1 lần

1 tuần”. Với các máy bơm có công suất khoảng 132

m3/giờ (2200 lít/ phút), nông dân cần bơm nước liên

tục 10 giờ/ tuần.

THUẬN LỢI TRONG MÔ HÌNH CANH

TÁC SEN

Người trồng sen có hai hướng kinh doanh: Trồng

sen để lấy ngó hoặc trồng lấy gương, trong một

ruộng sen thì không thể vừa trồng lấy ngó, vừa lấy

gương được vì ruộng sen trồng lấy ngó thì gương

sen không thể tốt được, gương sen sẽ có nhiều hạt

lép. Hiện nay phần lớn người trồng sen ở địa phương

thường điều trồng sen lấy gương.

Sen vốn dễ trồng, ít tốn công chăm sóc, không cần

sử dụng nhiều phân bón và thuốc trừ sâu, do sen có

khả năng chống chọi sâu, bệnh, phù hợp với điều

kiện tự nhiên ở địa phương. Đến vụ thu hoạch, nhiều

thương lái đến mua trực tiếp tại ruộng.

Trung bình một kg gương sen có giá từ 11000 đồng

đến 40000 đồng tùy từng thời điểm. Vào thời điểm

cận kề Tết nguyên đán (tháng 11 – 12 Âm lịch), một

kg gương sen có giá hơn 60000 đồng. Theo chú

Tám, một hộ trồng sen tại xã Mỹ Hòa, nhận định:

“Đối với cây sen lấy gương, ngoài việc bón phân

cân đối thì 3 đến 4 ngày phải thay nước để hạn chế

bệnh và bệnh thối ngó. Nói chung, khi trồng sen

mình không cần chăm sóc, theo dõi sâu bệnh nhiều

như trồng lúa. Từ khi trồng đến 3 tháng là sen cho

thu hoạch. Từ tháng thứ 3 trở lên, 1 công sen cho

thu nhập trung bình từ 150 -200 kg gương sen, thu

hoạch kéo dài đến 1 năm và nếu giá cả ổn định thì

lợi nhuận cho 1 ha sen trung bình là 50 triệu – 60

triệu đồng/ha/vụ”.

Kết quả khảo sát 25 hộ nông dân cho thấy rằng có 3

thuận lợi chính của trồng sen so với trồng lúa là dễ

chăm sóc, tiết kiệm chi phí đối với phân bón, thuốc

trừ sâu và lợi nhuận cao nếu giá cả và đầu ra ổn định.

Số liệu cụ thể về đánh giá các mặt thuận lợi của canh

tác sen được trình bày ở Hình 4 - Có đến 20 hộ dân

được khảo sát đánh giá mô hình trồng sen cho lợi

nhận cao, 18 hộ cho là mô hình này dễ chăm sóc và

15 hộ cho rằng mô hình trồng sen tiết kiệm được chi

phí canh tác.

Hình 4. Những thuận lợi trong canh tác sen (Số

liệu khảo sát năm 2016)

KHÓ KHĂN TRONG MÔ HÌNH CANH

TÁC SEN

Hình 5 thể hiện đánh giá của hộ khảo sát về những

khó khăn trong mô hình trồng sen.

Theo kết quả khảo sát, có đến 20 hộ đánh giá khó

khăn nhất của mô hình trống sen là giá cả không ổn

định. Mặc dù canh tác sen có thể tạo thu nhập và lợi

nhuận cao hơn lúa, tuy nhiên giá gương sen để lấy

hạt (sản phẩm chính) thường bấp bênh, không ổn

định và không có một thị trường chung cho sản

phẩm này. Hầu hết, gương sen sau khi thu hoạch

xong, nông dân sẽ đem đến có cơ sở thu mua,

thương lái để bán và giá hoàn toàn phụ thuộc vào

những người này. Trung bình thì thường một kg

gương sen có giá từ 10000 đồng đến 14000 đồng.

Tuy nhiên, nếu nguồn cung cấp gương sen từ nông

dân nhiều và dồi dào thì thương lái sẽ hạ giá mua

xuống, đỉnh điểm có khi là 4000 đồng/ kg. Sau đó,

các cơ sở thu mua sẽ tách hạt sen, hoặc sơ chế thành

các sản phẩm như hạt sen đóng gói (giá khoảng

80000 đồng đến 150000 đồng/ kg theo mùa), hạt sen

rang, tim sen. Như vậy, nông dân thường xuyên chịu

cảnh ép giá dẫn đến thua lỗ khi canh tác sen. Chính

vì nguyên nhân này, mặc dù một số thuận lợi thấy

rõ từ việc trồng sen, nhưng nhiều hộ canh tác đã từ

bỏ và quay trở lại làm lúa 3 vụ.

Ở một số hộ, một phần diện tích trồng sen bị thiệt

hại và thất bát nặng nề do chuột hoành hành. Gương

sen chưa kịp lớn đã bị chuột cắn hết, làm giảm năng

suất và thậm chí mất trắng cả một vụ sen. Bà Oanh,

ngụ xã Láng Biển cho biết, “Sen ở đây trồng có ăn

lắm chú, nhưng gần đây không biết sao mà chuột nó

1815

20

0

5

10

15

20

25

Dễ chăm sóc Tiết kiệm chi

phí

Lợi nhuận cao

Số hộ

nông dân

MAI PHÚC THỊNH- ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Page 48: Kû YÕU KHOA HäC - mdy.vnmdy.vn/uploads/news/2017_06/mdy-2016-ky-yeu-khoa-hoc.pdfKû YÕU KHOA HäC - mdy.vn

MẠNG LƯỚI NHÀ KHOA HỌC TRẺ - 2017 42

MẠNG LƯỚI NHÀ KHOA HỌC TRẺ - 2017 42

ăn gương sen quá chừng, có khi sáng ra là không

còn thấy một gương nào nguyên vẹn, nó phá ruộng

sen mình xong, nó còn vô nhà cắn phá đồ đạc và tìm

đồ ăn. Nhà tôi năm nay mới có vụ đầu mà lỗ gần 5

triệu cho 2 công sen (0,2 ha) này vì lũ chuột”.

Nguyên nhân chuột tấn công ruộng sen và cách để

tiêu diệt chuột là câu hỏi còn đang bổ ngõ đối với bà

con nông dân. Một số hộ dùng điện để giăng bẫy

chuột trên ruộng sen hết sức nguy hiểm.

Ngoài ra, ở một số hộ canh tác sen với diện tích lớn,

công việc thu hoạch gương sen hoặc ngó sen cũng

hết sức vất vả. Không giống như lúa chỉ thu hoạch

một lần và có sự hỗ trợ của máy móc, nông dân phải

thường xuyên hái gương sen (hằng ngày). Nếu hộ

gia đình không đủ nhân lực, thông thường phải thuê

thêm lao động từ bên ngoài. Điều này một mặt giúp

tạo công ăn việc làm cho nhiều người, nhưng mặt

khác lại làm tăng thêm chi phí cho hộ nông dân.

Công việc hái sen đòi hỏi có sức khỏe, tốn thời gian,

dễ xảy ra xay xát và bị thương từ gai của cây sen.

Hình 5. Những khó khăn trong canh tác sen (Số

liệu khảo sát năm 2016)

Tình hình nông dân có còn muốn duy trì mô hình

trồng sen hoặc chuyển sang canh tác loại cây trồng

khác trong thời gian sắp tới được thể hiện trong

Hình 6. Với những khó khăn gặp phải khi canh tác

nhưng cũng có đến 36% số hộ khảo sát muốn duy

trì tiếp tục mô hình luân canh lúa sen, tỷ lệ số hộ tiếp

tục trồng sen cũng khá cao chiếm tỷ lệ 28% và tỷ lệ

số hộ bỏ canh tác sen chiếm tỷ lệ thấp nhất 16%.

Nhìn chung, với những thuận lợi và khó khăn hiện

tại thì mô hình trồng sen và luân canh lúa – sen vẫn

là các mô hình mang tính bền vững và tạo sinh kế

khá ổn định cho hộ dân vùng Tháp Mười.

Hình 6. Tỷ lệ hộ nông dân gắn bó với mô hình

trồng sen

ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP TRONG

TƯƠNG LAI

Để phát triển mô hình trồng sen thành mô hình trữ

lũ cho các cây trồng khác trong mùa khô và khuyến

khích bà con nông dân gắn bó với việc canh tác sen

thì cần có sự phối hợp, hỗ trợ chặt chẽ từ chính

quyền, nhà khoa học và người nông dân, cụ thể là

Các doanh nghiệp cần có chính sách thu mua, tạo

“đầu ra” cho các sản phẩm từ sen để giúp đỡ, hỗ trợ

nông dân tăng cường sản xuất và đảm bảo thu nhập.

Cần tăng cường các chương trình truyền thông,

quảng bá, tiếp thị các sản phẩm được chế biến, sản

xuất từ sen.

Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần có chính

sách quản lý, điều chỉnh giá thu mua các sản phẩm

từ sen một cách hợp lý, duy trì ổn định để người

nông dân có thể an tâm canh tác.

Các trung tâm nghiên cứu nông nghiệp, nhà khoa

học nên hỗ trợ các kỹ thuật, phương pháp canh tác

sen có hiệu quả nên giảm thiểu thiệt hại do sâu bệnh,

tiết kiệm các loại chi phí, giúp tăng năng suất.

Tuyên truyền, tiếp xúc, gặp gỡ giúp người nông dân

có thể hiểu rõ lợi ích của việc trữ lũ từ các cánh đồng

sen trong việc ứng phó với tác động của biến đổi khí

hậu, mà cụ thể là vấn đề xâm nhập mặn, thiếu nước

vào mùa khô đang diễn ra nghiêm trọng.

Phát triển và đầu tư có khoa học, có quy hoạch hợp

lý mô hình du lịch sinh thái từ các cánh đồng sen, vì

mô hình này giúp tiêu thụ các sản phẩm từ sen, làm

tăng giá trị của mô hình thông qua việc tạo thêm thu

nhập và công việc cho nhiều người, góp phần vào

việc quảng bá du lịch tỉnh nhà.

20

14

9

0

5

10

15

20

25

Gía cả không

ổn định

Chuột cắn phá Nhân công và

thu hoạch

Số hộ

nông dân

16%

28%36%

20%Đã bỏ canh tác sen

Tiếp tục trồng sen

Tiếp tục luân canh lúa - sen

Sẽ canh tác cây trồng khác

MAI PHÚC THỊNH- ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Page 49: Kû YÕU KHOA HäC - mdy.vnmdy.vn/uploads/news/2017_06/mdy-2016-ky-yeu-khoa-hoc.pdfKû YÕU KHOA HäC - mdy.vn

MẠNG LƯỚI NHÀ KHOA HỌC TRẺ - 2017 43

MẠNG LƯỚI NHÀ KHOA HỌC TRẺ - 2017 43

Cần Thơ, tháng 2 năm 2017

MẠNG LƯỚI THANH NIÊN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Website: http://mdy.vn

Facrbook: Thanh niên đồng bằng sông cửu long

Mọi đóng góp ý kiến xin vui lòng liên hệ chúng tôi thông qua email:

[email protected]

[email protected]

M¹NG L¦íI nhµ khoa häc trÎ

Xuất bản lần 1