k niệm 42 năm ngày giải phóng miền nam và thống nhất đất nước · - thời gian...

41
2017 Kniệm 42 năm ngày giải phóng Min Nam và thng nhất đất nước Vì sao đã đến lúc cn vi ết sách Khoa hc máy tính (ví dlp trình) cho tr con ngay tTiu hc? Scratch: Đề ra knày

Upload: others

Post on 27-Jan-2020

2 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: K niệm 42 năm ngày giải phóng Miền Nam và thống nhất đất nước · - Thời gian khá chính xác xảy ra các sự kiện, theo cả 2 múi giờ của Hà Nội

2017

Kỷ niệm 42 năm ngày giải phóng

Miền Nam và thống nhất đất nước

Vì sao đã đến lúc cần viết sách Khoa học

máy tính (ví dụ lập trình) cho trẻ con ngay từ

Tiểu học?

Scratch:

Đề ra kỳ này

Page 2: K niệm 42 năm ngày giải phóng Miền Nam và thống nhất đất nước · - Thời gian khá chính xác xảy ra các sự kiện, theo cả 2 múi giờ của Hà Nội

SỰ VIỆC THỰC SỰ DIỄN RA TẠI DINH ĐỘC LẬP SÁNG 30 THÁNG 4 NĂM 1975

Bùi Việt Hà, Công ty Công nghệ Tin học nhà trường School@net

Vài lời mở đầu:

Đến bây giờ có thể đã hình dung khá rõ ràng các sự kiện chính đã diễn ra tại Dinh Độc

lập vào buổi sáng và trưa ngày 30-4-1975 lịch sử. Tôi chỉ đọc các nguồn tìn chính

thức trên mạng và sắp xếp lại theo thứ tự thời gian. Vì chưa thấy ai viết theo mạch

thời gian như thế này nên tôi mới nảy ra ý định viết lại. Bây giờ thì các đạo diễn có

thể dựng phim để diễn lại toàn bộ các sự kiện lịch sử này một cách chính xác và khách

quan.

Có rất nhiều điểm đã được sáng tỏ, ví dụ:

- Các xe tăng 390, 843 đã tiến vào Dinh theo đường nào, bằng cách nào.

- Vì sao xe 843 húc vào cổng trái, vì sao xe 390 húc thẳng cổng chính.

- Các chiến sĩ bộ binh vào Dinh cùng lính xe tăng là những ai, vai trò của họ như thế

nào.

- Trung úy Bùi Quang Thận cắm cờ như thế nào.

- Vai trò chính xác của đại úy Phạm Xuân Thệ và trung tá Bùi Văn Tùng trong việc

tiếp quản chính quyền VNCH.

- Diễn biến tại Đài phát thanh SG khi tướng Dương Văn Minh đọc lời đầu hàng và

chính ủy Bùi Văn Tùng đọc lời chấp nhận.

- Vai trò của các chiến sĩ biệt động thành, an ninh, đặc công quân giải phóng vào

trước trong Dinh.

- Vai trò, nhân chứng lịch sử của anh Nguyễn Hữu Thái.

- Vai trò các nhà báo Việt Nam và nước ngoài tại thời điểm lịch sử này.

- Chú thích tương đối đầy đủ của các bức ảnh lịch sử ghi lại các thời khắc và sự kiện

quan trọng trong Dinh Độc lập trong ngày 30-4-1975.

- Thời gian khá chính xác xảy ra các sự kiện, theo cả 2 múi giờ của Hà Nội và Sài Gòn

tại thời điểm ngày 30-4-2015.

Bài viết này tôi viết lần đầu tiên vào sáng 30-4-2015, đúng dịp kỷ niệm 40 năm ngày

giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Bây giờ mới có dịp biên tập lại và phát

hành chính thức.

Page 3: K niệm 42 năm ngày giải phóng Miền Nam và thống nhất đất nước · - Thời gian khá chính xác xảy ra các sự kiện, theo cả 2 múi giờ của Hà Nội

SỰ VIỆC THỰC SỰ DIỄN RA TẠI DINH ĐỘC LẬP SÁNG 30 THÁNG 4 NĂM 1975 Viết sáng 30-4-1975.

Những gì thực sự diễn ra tại Dinh Độc Lập đúng 40 năm về trước rất có ý nghĩa lịch

sử. Đã có rất nhiều bài viết, sách báo, phim ảnh, và cả các tranh luận xung quanh các

thông tin mâu thuẫn nhau. Điều dễ hiểu là vì những phỏng vấn, hồi ký này không

được mô tả ngay, mà thường sau vài chục năm, do vậy ngay bản thân những người

trong cuộc cũng không thể nhớ chính xác. Mặt khác các sự kiện diễn ra tại Dinh Độc

lập trong khoảng thời gian từ 10h45 đến 14h ngày 30-4-1975 diễn ra hết sức cấp tập,

đầy ắp sự kiện, xúc cảm, khó ai có thể nhớ lại chính xác. Thông qua các tư liệu đã

đọc, tôi thử liều diễn lại một vài mạch thông tin quan trọng nhất tại thời điểm lịch sử

quan trọng này.

Bài viết tổng hợp này được chia làm 4 phần như sau:

1. Diễn biến

Bao gồm các sự kiện, các diễn biến chính xảy ra tại Dinh Độc Lập sáng 30/4/1975 từ

8h sáng cho khi Dương Văn Minh đọc lời đầu hàng tại Đài phát thanh. Các sự kiện

được mô tả theo thời gian, có cả 2 thời gian Hà Nội và Sài Gòn.

2. Tư liệu

Bao gồm các ản tư liệu chính liên quan đến bài viết.

3. Các update.

Bao gồm các bổ sung, update mà tôi bổ sung trong thời gian viết bài này. Các bổ sung

này được liệt kê theo thời gian, cái mới nhất đưa lên trước.

4. Tài liệu và các link tham khảo.

MỤC LỤC

Vài lời mở đầu: ........................................................................................................... 2

I. DIỄN BIẾN ................................................................................................................. 6

8h00 Hà Nội, 9h00 SàiGòn......................................................................................... 6

10h45 Hà Nội, 11h45 Sài Gòn.................................................................................... 6

11h15 Hà Nội, 12h15 Sài Gòn.................................................................................... 8

11h45 Hà Nội, 12h45 Sài Gòn.................................................................................... 9

12h00 Hà Nội, 13h00 Sài Gòn.................................................................................... 9

13h00 Hà Nội, 14h00 Sài Gòn.................................................................................... 9

Page 4: K niệm 42 năm ngày giải phóng Miền Nam và thống nhất đất nước · - Thời gian khá chính xác xảy ra các sự kiện, theo cả 2 múi giờ của Hà Nội

13h30 Hà Nội, 14h30 Sài Gòn.................................................................................. 11

II. HÌNH ẢNH TƯ LIỆU ............................................................................................. 12

Ảnh 1: Xe tăng 843 lần đầu tiên húc vào cửa Dinh Độc Lập. .................................. 12

Ảnh 2: Xe 390 húc đổ cửa chính Dinh Độc Lập lúc 10h45 ..................................... 13

Ảnh 3: Hình ảnh cả 2 xe 843, 390 vào Dinh Độc Lập lúc 10h45 ............................ 14

Ảnh 4: Xe tăng lữ đoàn 203 tràn vào Dinh Độc Lập................................................ 15

Ảnh 5: Xe tăng lữ đoàn 203 tràn vào Dinh Độc Lập (2) .......................................... 16

Ảnh 6: Nội các Dương Văn Minh ngồi đợi trong Dinh Độc Lập............................. 16

Ảnh 7: Dương Văn Minh và nội các nói chuyện với chỉ huy quân giải phóng. ....... 17

Ảnh 8: Đại úy Phạm Xuân Thệ và tướng Dương Văn Minh .................................... 18

Ảnh 9: Chính ủy Bùi Văn Tùng xuất hiện trong Dinh Độc Lập .............................. 18

Ảnh 10: Nội các Dương Văn Minh tại thời điểm tiếp xúc với quân giải phóng ...... 19

Ảnh 11: Thời điểm dẫn giải Dương Văn Minh ra xe. .............................................. 20

Ảnh 12: Hình ảnh đại úy Phạm Xuân Thệ dẫn đoàn ra xe. ...................................... 21

Ảnh 13: Bức ảnh lịch sử tại Đài phát thanh Sài Gòn trưa 30/4/1975 ....................... 22

Ảnh 14: Trung tá Bùi Văn Tùng và phóng viên Borries Gallasch trưa 30/4/1975 tại

Dinh Độc Lập. .......................................................................................................... 23

Ảnh 15: Xe tăng quân giải phóng vào Dinh thời điểm trước 11h30. ....................... 24

Ảnh 16: Hình ảnh xe 390 trưa 30/4/1975. ................................................................ 24

Ảnh 17: Hình ảnh xe 843 trưa 30/4/1975. ................................................................ 25

Ảnh 18: nhà báo Đức Bories Gallasch. .................................................................... 25

Ảnh 19: nữ nhà báo Pháp Francoise De Mulder. ..................................................... 26

III. Phụ lục. Upade. Các thông tin bổ sung .................................................................. 27

Update 9: Bổ sung đoạn tư liệu từ cuốn sách của nhà báo Borries Gallasch, hoàn

toàn trùng khớp với ghi chép của tài liệu này. ......................................................... 27

Update 8: Bổ sung 1 bức ảnh chụp xe tăng tràn vào Dinh trước thời điểm 11h30 giờ

Hà Nội (12h30 giờ Sài Gòn) và 2 bức ảnh chụp các xe 390 và 843 tại Dinh Độc lập,

trưa 30-4-1975. ......................................................................................................... 30

Update 7: về đội hình 2 xe tăng 390 và 843. ............................................................ 31

Update 6: Về câu hỏi vì sao xe tăng 843 không đâm thẳng vào cổng chính Dinh

Độc lập sáng 30-4-1975 mà lại đi vào cổng phụ và bị kẹt ở đó. .............................. 32

Update 5: Bổ sung thêm thông tin về 2 xe tăng đầu tiên 843 và 390. ...................... 32

Update 4: Bức ảnh tướng Dương Văn Minh (người ngồi cạnh nhà báo Đức) vừa

được giải mã hoàn toàn về từng người trong ảnh, rất thú vị. ................................... 33

Update 3: bổ sung thêm thông tin về tốp 2 xe tăng đầu tiên 390 và 843 vào Dinh

Độc Lập. ................................................................................................................... 34

Page 5: K niệm 42 năm ngày giải phóng Miền Nam và thống nhất đất nước · - Thời gian khá chính xác xảy ra các sự kiện, theo cả 2 múi giờ của Hà Nội

Update 2: ................................................................................................................... 34

Update 1: ................................................................................................................... 35

Tài liệu và Link tham khảo: .......................................................................................... 35

Bài viết: ..................................................................................................................... 35

Các links trên Youtube: ............................................................................................ 36

1. Môn Tin học đã thay đổi....................................................................................... 37

2. Sách về Khoa học máy tính cho học sinh cần viết những gì? .............................. 37

3. Sự khác biệt lớn nhất giữa 1 bài toán toán và 1 bài toán lập trình ....................... 38

4. Sách viết về chủ đề Khoa học máy tính cho trẻ con sẽ hấp dẫn như thế nào? ..... 38

Page 6: K niệm 42 năm ngày giải phóng Miền Nam và thống nhất đất nước · - Thời gian khá chính xác xảy ra các sự kiện, theo cả 2 múi giờ của Hà Nội

I. DIỄN BIẾN

8h00 Hà Nội, 9h00 SàiGòn

9h sáng giờ Sài Gòn, tức 8h theo giờ Hà Nội, tổng thống Dương Văn Minh đã phát

lệnh trên Đài phát thanh yêu cầu quân đội VNCH hạ vũ khí và chuẩn bị bàn giao cho

chính quyền CHMNVN (quân giải phóng). Tại thời điểm này, toàn bộ nội các của

tướng Dương Văn Minh đã có mặt tại Dinh Độc lập để chờ quân đội của CHMNVN

đến để bàn giao chính quyền. Tại Dinh lúc này có các vị quan chức sau của chính

quyền VNCH: Tổng thống Dương Văn Minh; thủ tướng Vũ Văn Mẫu; chuẩn tướng

Nguyễn Hữu Hạnh, phụ tá Tổng tham mưu trưởng; trung tướng Nguyễn Hữu Có, cố

vấn quân sự; ông Nguyễn Văn Hảo, giữ chức phó thủ tướng.

Vào khoảng 9h15 giờ Sài Gòn, anh Nguyễn Hữu Thái, chủ tịch tổng hội sinh viên Sài

Gòn cùng nhà báo Nguyễn Vạn Hồng và giáo sư Huỳnh Văn Tòng đã cùng đến Dinh

Độc lập. Tất cả đều chờ quân giải phóng đến để làm việc.

Update: Trong khoảng thời gian từ 9h00 giờ Sài Gòn tức 8h00 giờ Hà Nội đến

khoảng gần 11h30 giờ Sài Gòn, 10h30 giờ Hà Nội, trong Dinh đã tràn ngập các chiến

sĩ biệt động thành, an ninh, đặc công của quân giải phóng.

Chú ý trong suốt thời gian từ sau khi tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố trên đài

phát thanh đến thời điểm trước 11h30 giờ Sài Gòn, 10h30 giờ Hà Nội, cổng Dinh Độc

lập mở và không có lính gác. Hiện nay chưa có thông tin chính xác vào thời gian nào

các cổng của Dinh Độc Lập đã đóng lại vào buổi sáng hôm đó.

10h45 Hà Nội, 11h45 Sài Gòn

Đúng 10h45 giờ Hà Nội hay 11h45 giờ Sài Gòn, 2 xe tăng đi đầu của lữ 203 đã tiếp

cận Dinh Độc lập. Xe 843 của Bùi Quang Thận, đại đội trưởng Đại đội 4, Tiểu đoàn 1,

Lữ đoàn tăng thiết giáp 203, Quân đoàn 2 đi đầu tiên, húc vào cửa bên trái và vướng ở

đó. Ngay sau xe này là xe 390 của chính trị viên Vũ Đăng Toàn chỉ huy đã đâm thẳng

vào cổng chính và vào bên trong sân của Dinh Độc lập. Hai xe 843 và 390 gần như

đồng thời, chỉ cách nhau vài tích tắc. Chỉ sau đó khoảng 5-10 phút tất cả các xe tăng

và thiết giáp của lữ 203 đã tràn vào sân Dinh. Trên các xe tăng này là lính bộ binh.

Trên 2 xe tăng đầu tiên 843 và 390 là lính bộ binh của đại đội 6, tiểu đoàn 2, trung

đoàn 9, sư đoàn 304, quân đoàn 2.

Tại thời điểm xe 390 húc đổ cổng Dinh Độc lập, có 2 nhà báo chứng kiến sự kiện này:

nữ nhà báo Pháp Francoise De Mulder đã chụp được bức hình duy nhất có toàn cảnh 2

xe tăng 843 và 390 lúc húc vào cổng Dinh. Nhà báo Úc Neil Brian Davis, phóng viên

hãng NBC cũng có mặt tại sân và quay được những thước phim quí giá khi xe 843 húc

vào cổng phụ của Dinh và quay được cảnh anh Bùi Quan Thận cầm cờ chạy vào. Rất

tiếc khi ống kinh lia sang trái thì không kịp quay được cảnh chiếc 930 húc đổ cánh cửa

chính và tiến vào bên trong Dinh. Sau đó xe 843 lùi lại và vào bên trong Dinh bằng

cửa chính.

Page 7: K niệm 42 năm ngày giải phóng Miền Nam và thống nhất đất nước · - Thời gian khá chính xác xảy ra các sự kiện, theo cả 2 múi giờ của Hà Nội

Bổ sung thêm thông tin về 2 xe tăng đầu tiên 843 và 390. 2 xe tiến đến Dinh Độc lập

trên đường Hồng Thập Tự (nay là Nguyễn Thị Minh Khai). Xe 390 của Vũ Đăng

Toàn đi trước, xe 843 của Bùi Quang Thận đi sau. Nhưng xe 390 bị lạc đường đã đi

quá đến tận trường Lê Quí Đôn. Xe 843 nhờ hỏi đường 1 cô gái đã rẽ trái chính xác

vào đường Paster và sau đó tiến thẳng vào cổng Dinh trên đường Thống Nhất (đường

Lê Duẩn ngày nay). Xe 390 ngay sau khi đi quá nên cũng dừng lại hỏi đường 1 nam

thanh niên, sau đó xe này quay lại rẽ đường Công lý (nay là Nam Kỳ khởi nghĩa) và

cũng đến Dinh gần như đồng thời với xe 843. Như vậy 2 xe này tiến đến Dinh theo 2

hướng khác nhau. Chú ý khi tiến vào Dinh, xe 843 không nhìn thấy xe 390, còn xe

390 khi đến khu vực Dinh đã nhìn thấy xe 843 đang kẹt ở đó. Xe 390 khi đến trước

cổng Dinh, lái xe đã dừng lại trong giây lát để hỏi xem nên đứng ngoài cổng như 843

hay vào thẳng, vào thời điểm đó được chỉ huy xe đồng ý, anh Thận cũng giơ tay chỉ

vào cổng lớn nên xe 930 đã đâm thẳng vào cổng chính.

Về câu hỏi vì sao xe tăng 843 không đâm thẳng vào cổng chính Dinh Độc lập sáng 30-

4-1975 mà lại đi vào cổng phụ và bị kẹt ở đó. Suy luận của tôi như sau:

Khi anh Thận tiến thẳng đến Dinh Độc lập trên đường Thống Nhất (đường Lê Duẩn

bây giờ), anh Thận biết rằng anh là người đầu tiên vào Dinh (khi đó anh Thận nghĩ

rằng xe 390 đã bị lạc). Lúc này cả 2 cổng chính và phụ đều đóng. Anh Thận đã định

bắn pháo vào cổng chính để phá cổng nhưng đạn không nổ. Vậy vì sao anh Thận lại

quyết định lao xe vào cổng phụ? Theo tôi không phải do anh Thận sợ mìn hay sợ có

điện (chắc chắn lúc đó anh Thận không thể suy nghĩ gì khác ngoài việc thẳng tiến).

Vấn đề là vào đúng lúc đó an ninh thành xuất hiện bên trong Dinh và đã mở cửa phụ,

vẫy tay hướng dẫn cho 843 vào cổng phụ. Trên video của Neil Brian Davis chúng ta

thấy rõ 1 người mặc áo sơ mi trắng hướng dẫn xe 843 vào. Nhưng do cổng phụ quá

hẹp và xe 843 vào không thật chuẩn nên đã vướng vào cột cổng phụ. Xe lùi lại và lại

tiến vào, lại vướng lần 2. Bên trong người thanh niên bên an ninh vẫn vẫy tay hướng

dẫn xe này vào. Đúng lúc đó thì xe 390 húc đổ cổng chính và vào Dinh. Do vậy trong

sự việc hai xe 843 và 390 vào Dinh, cả 2 xe đều xứng đáng được coi là những xe đầu

tiên thực hiện trọng trách lịch sử vào ngày 30-4. Cả 2 xe đều xứng đáng được vinh

danh và không cần đặt vấn đề xe nào vào trước, xe nào sau. Các sự kiện lịch sử đến

giờ phút này đã rất rõ ràng.

Khi 2 xe đầu tiên húc vào Dinh Độc lập, các chiến sĩ bộ binh có nổ súng lên trời

nhiều. Xe 843 còn muốn bắn súng lớn vào cổng để làm cho chúng bật tung ta nhưng

đạn không nổ. Chú ý rằng lúc này trên lầu 2 còn có 1 nhà báo Đức là Borries Gallasch

và 1 nhà báo Việt Nam là Hà Huy Đỉnh. Nhưng khi những chiếc xe tăng đầu tiên vào

Dinh Độc Lập, hai ông này sợ quá nằm xuống sàn để tránh đạn. Phải mươi phút sau

khi xe tăng của ta tràn ngập vào sân, 2 ông này mới bắt đầu chụp ảnh.

Ngay khi xe 843 dừng lại tại cửa, Bùi Quan Thận và các chiến sĩ C6 trên xe này đã

nhảy xuống và chạy vào tòa nhà chính. Anh Thận cầm cờ chạy theo sau xe 390 1 đoạn

sau đó vượt lên và chạy thẳng vào Dinh. Anh Vũ Đăng Toàn nhìn thấy nên cầm AK

chạy theo. Như vậy các anh Bùi Quang Thận và Vũ Đăng Toàn là các chiến sĩ phía

quân giải phóng vào tòa nhà Dinh Độc lập đầu tiên.

Liền sau đó các chiến sĩ trên xe 390 cũng chạy vào. Các chiến sĩ bộ binh C6 đã chạy

vào Dinh Độc lập là: Trần Đức Tình, Nguyễn Thanh Bình, Nguyễn Văn Sản, Trần

Page 8: K niệm 42 năm ngày giải phóng Miền Nam và thống nhất đất nước · - Thời gian khá chính xác xảy ra các sự kiện, theo cả 2 múi giờ của Hà Nội

Mạnh Đề, Chử Đức Hải, Nguyễn Văn Đẩu, Nguyễn Văn Nhân, Nguyễn Xuân Tưởng,

Bùi Huy Linh,..

Bùi Quang Thận với cờ cầm trên tay đã chạy lên gác 2 một mình, anh gặp nhà báo

Đức Borries Gallasch và 1 vài người khác trên tầng 2. Đầu tiên anh Thận đã chạy ra

ban công để phất cờ, sau đó anh mới tìm đường lên tầng thượng. Trong khi tìm đường

lên tầng thượng, anh đã bị đâm vào tường kính 1 lần.

Sau đó anh Thận được các anh Nguyễn Hữu Thái và Huỳnh Văn Tòng dẫn vào thang

máy để lên tầng thượng. Khi lên tầng thượng anh Thận đã hạ cờ vàng của VNCH

xuống, nhưng không thể dứt được ra vì cờ này có dây buộc rất chặt. Đúng lúc này 2

chiến sĩ Trần Đức Tình, Bùi Huy Linh đã lên được sân thượng kịp thời. Anh Trần Đức

Tình đã dùng dao găm cắt dây và tháo được cờ của VNCH ra để lắp cờ của

CHMNVN vào. Khi treo lên rồi, anh Thận còn cẩn thận kéo xuống, xem giờ và ghi

vào 1 góc cờ thời gian chính xác: 11h30, 30/4/1975, ký tên: Thận, rồi mới kéo lại cờ

lên. Chú ý đây là đồng hồ của anh Thận, tức là giờ Hà Nội. Lúc này là 12h30 giờ Sài

Gòn.

Tại thời điểm anh Thận kéo được lá cờ của MTDTGPMN lên nóc Dinh Độc Lập, có 2

nhân chứng nữa là anh Nguyễn Hữu Thái và GS Huỳnh Văn Tòng. Ba người này rất

đặc biệt: một quê ở miền Bắc (anh Thận), một quê ở miền Trung (anh Thái) và một

quê ở miền Nam (anh Tòng), có lẽ lịch sử ít khi chứng kiến thời điểm đất nước được

hoàn toàn độc lập, thống nhất đẹp và có ý nghĩa như vậy.

Update: Tại đúng thời điểm lá cờ của MTDTGPMNVN được treo lên, 11h30 giờ Hà

Nội, 12h30 giờ Sài Gòn, các chiến sĩ bộ binh trên sân Dinh khi nhìn thấy cờ đã bắn

súng đồng loạt lên trời mừng thắng lợi. Vừa bắn súng vừa reo lên "chiến thắng". Thời

gian bắn súng khoảng vài phút.

11h15 Hà Nội, 12h15 Sài Gòn

Sau 2 xe đầu tiên là khoảng 1 chục xe tăng nữa của lữ đoàn 203 tràn ngập sân Dinh.

Các chiến sĩ bộ binh đã nhanh chóng triển khai bảo vệ khu vực. Các chiến sĩ bộ binh

đầu tiên đã vào trong phòng nội các Dương Văn Minh để cảnh giới và chờ cấp trên

đến.

Sau đó khoảng 15-20 phút xe Jeep của đại uý Phạm Xuân Thệ, trung đoàn phó 66, Sư

đoàn 304, Quân đoàn 2, vào Dinh. Như vậy Phạm Xuân Thệ là sĩ quan chỉ huy đầu

tiên của quân giải phóng vào Dinh Độc Lập. Lúc này vẫn chưa có nhà báo nào của

quân giải phóng xuất hiện tại đây. Như vậy anh Phạm Xuân Thệ vào Dinh khoảng từ

11h15-11h30 giờ Hà Nội, tức 12h15-12h30 giờ Sài Gòn.

Anh Phạm Xuân Thệ đã lên gặp nội các Dương Văn Minh đầu tiên. Việc đối đáp “các

ông không có gì để bàn giao, ....” là do Phạm Xuân Thệ thực hiện đầu tiên tại Dinh

Độc lập. Anh Thệ đã yêu cầu tổng thống Dương Văn Minh phải đọc bản đầu hàng và

ra đài phát thanh. Nhưng tướng Dương Văn Minh không muốn ra ngoài vì sợ không

an toàn và đề nghị đọc thu âm ngay tại Dinh. Việc tìm kiếm băng thu âm bị trục trặc

do không thể tìm được băng và kéo dài một thời gian.

Page 9: K niệm 42 năm ngày giải phóng Miền Nam và thống nhất đất nước · - Thời gian khá chính xác xảy ra các sự kiện, theo cả 2 múi giờ của Hà Nội

11h45 Hà Nội, 12h45 Sài Gòn

Đúng lúc đó thì xe Jeep của trung tá, chính ủy lữ đoàn xe tăng 203, quân đoàn 2, Bùi

Văn Tùng xuất hiện. Trông anh Tùng to lớn hơn và già hơn (lúc này trung tá Bùi Văn

Tùng 46 tuổi), nội các Dương Văn Minh đã lập tức nghe theo lệnh của Bùi Văn Tùng

là ra xe qua Đài phát thanh. Lúc này đã xuất hiện 2 nhà báo của quân giải phóng là

Đậu Ngọc Đản (Ngọc Đản) và Hoàng Thiểm đã có mặt ở Dinh Độc lập, chắc 2 anh

này đi theo xe của Bùi Văn Tùng hoặc trên 1 xe tăng nào đó. Như vậy thời điểm các

nhà báo phía quân giải phóng và Bùi Văn Tùng xuất hiện là khoảng gần 12h trưa (giờ

Hà Nội). Nhà báo Ngọc Đản đã chụp được bức ảnh khi anh Thệ dẫn tổng thống

Dương Văn Minh và thủ tướng Vũ Văn Mẫu ra xe. Nhưng 2 nhà báo này lại không ra

Đài phát thanh mà chạy đến sân bayTân Sân Nhất để chuyển tin gấp về Hà Nội.

Trong video của nhà báo Neil Brian Davis quay cảnh đưa tướng Dương Văn Minh đến

Đài phát thanh chúng ta thấy rất rõ hình ảnh anh Phạm XuânThệ, lúc đó còn rất trẻ, 28

tuổi.

12h00 Hà Nội, 13h00 Sài Gòn

Đoàn đến Đài phát thanh có 2 xe Jeep. Xe trước có ông Dương Văn Minh và anh Thệ.

Chính ủy Tùng đi xe sau.

Khi đến Đài phát thanh, ông Dương Văn Minh và anh Tùng lên tầng 2, cùng cả nhà

báo Đức Borries Gallasch và tại đây anh Tùng đã soạn lời đầu hàng cho tướng Dương

Văn Minh đọc. Có thể lúc đó nhóm anh Thệ cũng soạn 1 bản tương tự. Lúc này anh

Thệ và anh Tùng mới làm quen với nhau và sau khi biết anh Tùng có cấp bậc cao hơn

thì hiển nhiên anh Tùng là chỉ huy cao nhất tại đó và tất cả nghe theo lệnh của anh

Tùng.

Anh Tùng soạn xong lời đầu hàng, tướng Minh thu âm 3 lần mới xong. Đúng 14h giờ

Sài Gòn tức 13h giờ Hà Nội, bản tuyên bố chính thức mới được phát trên Đài phát

thanh Sài Gòn. Thứ tự như bản tin lịch sử này như sau:

+ Đầu tiên là mấy câu mở đầu của anh Nguyễn Hữu Thái.

+ Sau đó là lời tuyên bố đầu hàng của tướng Dương Văn Minh.

+ Sau đó là lời của thủ tướng VNCH Vũ Văn Mẫu.

+ Sau đó là lời của chính ủy Tùng chấp nhận sự đầu hàng.

Hiện nay tất cả các băng ghi âm trên đều được lưu giữ và là những tư liệu vô giá về

thời khắc lịch sử này.

13h00 Hà Nội, 14h00 Sài Gòn

Thời điểm Dương Văn Minh đọc lời đầu hàng vô điều kiện là khoảng 13h00 giờ Sài

Gòn tức 14h00 giờ Hà Nội. Khi đài phát thanh phát lời đầu hàng của Dương Văn

Minh, toàn dân Sài Gòn đều nghe được. Loa đặt tại Dinh Độc Lập cũng phát âm thanh

rất to, tất cả bộ đội đứng trong sân Dinh đều nghe rõ. Đây là thời điểm bùng nổ tại Sài

Gòn, một thời khắc lịch sử rất đáng nhớ. Theo rất nhiều nhân chứng kể lại thì lúc đó

Page 10: K niệm 42 năm ngày giải phóng Miền Nam và thống nhất đất nước · - Thời gian khá chính xác xảy ra các sự kiện, theo cả 2 múi giờ của Hà Nội

bộ đội ta ở khắp nơi đã đồng loạt bắn súng chỉ thiên rất lâu, khoảng 10-15 phút. Cùng

lúc đó nhân dân Sài Gòn đã đồng loạt đổ ra đường ăn mừng chiến tranh kết thúc. Có

rất nhiều ảnh và phim tài liệu quay về thời khắc lịch sử này.

Bức ảnh nổi tiếng chụp tại thời điểm tướng Dương Văn Minh đang đọc thu băng là

của nhà báo Phạm Kỳ Nhân, đang làm việc cho hãng AP Sài Gòn. Nhà báo này đến

Dinh thì nhìn thấy đoàn xe của Dương Văn Minh ra Đài phát thanh nên bám theo. Nhà

báo Đức do phải cùng thu băng với tướng Dương Văn Minh nên đã không chụp được

bức ảnh nào tại Đài phát thanh.

Câu chuyện xảy ra tại Đài Phát thanh có rất nhiều nhân chứng kể lại, và cho đến nay

vẫn còn một vài chi tiết mâu thuẫn, chưa rõ ràng.

Update: Bức ảnh chụp tại Đài phát thanh SG vừa được giải mã hoàn toàn về từng

người trong ảnh, rất thú vị. Cám ơn anh Trần Kiến Quốc về thông tin thật hữu ích này.

Trên bức ảnh này, từ trái qua phải:

- Cán bộ giải phóng tên Cả (quân báo e66).

- Sinh viên lấp ló phía sau, không rõ tên.

- Người xoay lưng lại là sinh viên cao học Lý - sinh Hà Thúc Huy, trưởng toán sinh

viên khoa học, yểm trợ cho ông Thái điều hành ở Đài Phát thanh SG. Sau này là tiến

sĩ, giảng viên Đại học Khoa học TP.HCM, đã về hưu.

- Nhà báo Tây Đức Borries Gallasch (phóng viên Truyền hình Đức & tờ Der Spiegel -

Tấm gương).

- Tổng thống Dương Văn Minh.

- Hai bộ đội thuộc e66: trung úy Đam (sau là đại tá), Ước (cán bộ tỉnh Đồng Nai, nay

đã về hưu).

- Người mặc đồ đen, đội nón trắng, chỉ tay cho phóng viên Đức chỉnh máy cassette là

phóng viên Hà Huy Đỉnh (thông dich cho Gallasch).

- Nguyễn Hữu Thái, nguyên Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn (1963-64), tay cầm

tập giấy trắng.

- Đại úy Phạm Xuân Thệ (e66, sau là trung tướng, đã về hưu).

Như vậy, vai trò của đại úy Phạm Xuân Thệ đã được giải mã gần như hoàn toàn. Anh

là một trong những nhân chứng lịch sử quan trọng nhất khi là người sĩ quan chỉ huy

đầu tiên vào nội các Dương Văn Minh và làm việc như một sĩ quan cao cấp của quân

đội. Sau đó anh tham gia tích cực vào việc dẫn giải tướng Dương Văn Minh ra đài

phát thanh, tại đây, vai trò chỉ huy tối cao giao cho anh Bùi Văn Tùng. Anh Thệ tại

đây là người số 2.

Page 11: K niệm 42 năm ngày giải phóng Miền Nam và thống nhất đất nước · - Thời gian khá chính xác xảy ra các sự kiện, theo cả 2 múi giờ của Hà Nội

13h30 Hà Nội, 14h30 Sài Gòn

Khoảng 13h30 giờ Hà Nội thì xe của thiếu tướng Nguyễn Hữu An, tư lệnh quân đoàn

2, mới đến Dinh Độc lập. Chắc chắn đi theo xe của tướng An còn có nhiều nhà báo

nữa. Tướng An kể lại 1 sự kiện là vào lúc đó có nhiều tiếng súng và pháo nổ, có 2 quả

pháo cối rơi và nổ tại sân Dinh, chắc do quân ta bắn nhầm, sự việc này làm 1 chiến sĩ

bị thương.

Lịch sử cần được viết lại trung thực. Tôi chỉ tạm phác thảo như vậy. Bài viết này

thuần túy mang tính cá nhân. Nếu sai sót tôi xin phép được sửa lại.

Page 12: K niệm 42 năm ngày giải phóng Miền Nam và thống nhất đất nước · - Thời gian khá chính xác xảy ra các sự kiện, theo cả 2 múi giờ của Hà Nội

II. HÌNH ẢNH TƯ LIỆU

Những hình ảnh lịch sử ghi lại theo đúng thứ tự thời gian của ngày 30 tháng 4

năm 1975.

Ảnh 1: Xe tăng 843 lần đầu tiên húc vào cửa Dinh Độc Lập.

Đây là hình ảnh lấy từ đoạn băng video của Neil Brian Davis, phóng viên người Úc

của hãng NBC. Nhà quay phim Neil Davis đã quay được đoạn video đúng lúc chiếc xe

tăng 843 húc vào cổng phụ của Dinh Độc lập, vào lúc10h45 ngày 30-4-1975. Sau đó

ống kinh quay sang trái để quay chiếc 390 nhưng rất tiếc chỉ ghi lại 1 tích tắc hình ảnh

của chiếc xe này. Đoạn video này có thể dễ dàng tìm được trên Youtube.

Update: Về câu hỏi vì sao xe tăng 843 không đâm thẳng vào cổng chính Dinh Độc

lập sáng 30-4-1975 mà lại đi vào cổng phụ và bị kẹt ở đó. Suy luận của tôi như sau:

Khi anh Thận tiến thẳng đến Dinh Độc lập trên đường Thống Nhất (đường Lê Duẩn

bây giờ), anh Thận biết rằng anh là người đầu tiên vào Dinh (khi đó anh Thận nghĩ

rằng xe 390 đã bị lạc). Lúc này cả 2 cổng chính và phụ đều đóng. Anh Thận đã định

bắn pháo vào cổng chính để phá cổng nhưng đạn không nổ. Vậy vì sao anh Thận lại

quyết định lao xe vào cổng phụ? Theo tôi không phải do anh Thận sợ mìn hay sợ có

điện (chắc chắn lúc đó anh Thận không thể suy nghĩ gì khác ngoài việc thẳng tiến).

Vấn đề là vào đúng lúc đó an ninh thành xuất hiện bên trong Dinh và đã mở cửa phụ,

vẫy tay hướng dẫn cho 843 vào cổng phụ. Trên video của Neil Brian Davis chúng ta

thấy rõ 1 người mặc áo sơ mi trắng hướng dẫn xe 843 vào. Nhưng do cổng phụ quá

hẹp và xe 843 vào không thật chuẩn nên đã vướng vào cột cổng phụ. Xe lùi lại và lại

Page 13: K niệm 42 năm ngày giải phóng Miền Nam và thống nhất đất nước · - Thời gian khá chính xác xảy ra các sự kiện, theo cả 2 múi giờ của Hà Nội

tiến vào, lại vướng lần 2. Bên trong người thanh niên bên an ninh vẫn vẫy tay hướng

dẫn xe này vào. Đúng lúc đó thì xe 390 húc đổ cổng chính và vào Dinh. Do vậy trong

sự việc hai xe 843 và 390 vào Dinh, cả 2 xe đều xứng đáng được coi là những xe đầu

tiên thực hiện trọng trách lịch sử vào ngày 30-4. Cả 2 xe đều xứng đáng được vinh

danh và không cần đặt vấn đề xe nào vào trước, xe nào sau. Các sự kiện lịch sử đến

giờ phút này đã rất rõ ràng.

Ảnh 2: Xe 390 húc đổ cửa chính Dinh Độc Lập lúc 10h45

Đây là hình ảnh lấy từ đoạn băng video của Neil Davis khi lia sang trái quay cảnh

chiếc xe tăng 390 húc đổ cánh cửa chính của Dinh Độc lập. Cảnh này chỉ diễn ra trong

tích tắc, chắc vì lúc đó súng nổ to và Neil Davis đứng trực diện chỉ cách 390 vài mét,

nên Neil Davis sợ quá phải dừng quay. Rất tiếc cảnh quay này quá ngắn. Nếu Davis

cố quay thêm chỉ 1 vài giây thôi thì sẽ chúng ta sẽ có cảnh phim hoàn chỉnh của xe

390 vào Dinh.

Page 14: K niệm 42 năm ngày giải phóng Miền Nam và thống nhất đất nước · - Thời gian khá chính xác xảy ra các sự kiện, theo cả 2 múi giờ của Hà Nội

Ảnh 3: Hình ảnh cả 2 xe 843, 390 vào Dinh Độc Lập lúc 10h45

Đây là hình ảnh rõ nét của cả hai chiếc xe 843 và 390 tại thời điểm 10h45 khi 2 chiếc

xe này tiến vào Dinh Độc lập. Trên hình còn thấy rõ anh Bùi Quang Thận cầm cờ bắt

đầu chạy vào. Bức ảnh quí giá này do nữ nhà báo Pháp Francoise De Mulder chụp.

Trong ảnh này cũng thấy rõ nhà báo Neil Davis đứng ngay trước xe 390.

Page 15: K niệm 42 năm ngày giải phóng Miền Nam và thống nhất đất nước · - Thời gian khá chính xác xảy ra các sự kiện, theo cả 2 múi giờ của Hà Nội

Ảnh 4: Xe tăng lữ đoàn 203 tràn vào Dinh Độc Lập

Xe tăng lữ đoàn 203 tràn vào sân Dinh Độc lập. Ảnh do nhà báo Borries Gallasch

chụp.

Page 16: K niệm 42 năm ngày giải phóng Miền Nam và thống nhất đất nước · - Thời gian khá chính xác xảy ra các sự kiện, theo cả 2 múi giờ của Hà Nội

Ảnh 5: Xe tăng lữ đoàn 203 tràn vào Dinh Độc Lập (2)

Xe tăng và các chiến sĩ bộ binh tràn vào Dinh Độc lập. Ảnh do nhà báo Borries

Gallasch chụp.

Ảnh 6: Nội các Dương Văn Minh ngồi đợi trong Dinh Độc Lập.

Page 17: K niệm 42 năm ngày giải phóng Miền Nam và thống nhất đất nước · - Thời gian khá chính xác xảy ra các sự kiện, theo cả 2 múi giờ của Hà Nội

Hình ảnh này lấy từ bộ phim tài liệu Cuộc bàn giao lịch sử. Bức ảnh cho chúng ta thấy

rõ thời điểm khi xe tăng của quân giải phóng đã tràn ngập trong Dinh, các chiến sĩ đã

tràn ngập trong phòng của Dương Văn Minh nhưng vẫn thiếu người chỉ huy. Nội các

Dương Văn Minh đang ngồi đợi chỉ huy của quân giải phóng. Bức ảnh này cho thấy

rõ nội các của Dương Văn Minh rất bình tĩnh ngồi chờ trong phòng khách.

Ảnh 7: Dương Văn Minh và nội các nói chuyện với chỉ huy quân

giải phóng.

Bức ảnh này được cắt ra từ bộ phim tài liệu Cuộc bàn giao lịch sử của VTV. Hình ảnh

thể hiện nhưng giây phút đầu tiên nhóm ông Dương Văn Minh gặp sĩ quan chỉ huy

của quân giải phóng. Nhìn hình có thể biết người sĩ quan chỉ huy này là đại úy Phạm

Xuân Thệ.

Page 18: K niệm 42 năm ngày giải phóng Miền Nam và thống nhất đất nước · - Thời gian khá chính xác xảy ra các sự kiện, theo cả 2 múi giờ của Hà Nội

Ảnh 8: Đại úy Phạm Xuân Thệ và tướng Dương Văn Minh

Đây là hình ảnh thấy rõ đại úy Phạm Xuân Thệ (bên trái) và tổng thống VNCH Dương

Văn Minh (bên phải). Bức ảnh này được cắt ra từ bộ phim tài liệu Cuộc bàn giao lịch

sử của VTV.

Ảnh 9: Chính ủy Bùi Văn Tùng xuất hiện trong Dinh Độc Lập

Trong hình ảnh này xuất hiện chính ủy Bùi Văn Tùng bên trong Dinh Độc Lập. Ảnh

được cắt ra từ bộ phim tài liệu Cuộc bàn giao lịch sử của VTV.

Page 19: K niệm 42 năm ngày giải phóng Miền Nam và thống nhất đất nước · - Thời gian khá chính xác xảy ra các sự kiện, theo cả 2 múi giờ của Hà Nội

Ảnh 10: Nội các Dương Văn Minh tại thời điểm tiếp xúc với quân

giải phóng

Tấm ảnh này Borries Gallasch chụp tại Dinh Độc lập, thời điểm đang bàn cãi về

chuyện thu âm. Từ trái sang: ông Nguyễn Văn Binh, ông Nguyễn Hữu Hạnh, ông

Dương Văn Minh, ông Nguyễn Văn Hảo và ông Vũ Văn Mẫu đang nói chuyện với đại

diện quân giải phóng trưa 30-4-1975.

Page 20: K niệm 42 năm ngày giải phóng Miền Nam và thống nhất đất nước · - Thời gian khá chính xác xảy ra các sự kiện, theo cả 2 múi giờ của Hà Nội

Ảnh 11: Thời điểm dẫn giải Dương Văn Minh ra xe.

Trung đoàn phó Trung đoàn 66 Sư đoàn 304 Phạm Xuân Thệ, người bên phải trong

ảnh, dẫn Tổng thống Dương Văn Minh và nội các ra Đài phát thanh đọc tuyên bố đầu

hàng. Ảnh Ngọc Đản chụp trưa30/4/1975 trước thềm dinh Độc Lập.

Page 21: K niệm 42 năm ngày giải phóng Miền Nam và thống nhất đất nước · - Thời gian khá chính xác xảy ra các sự kiện, theo cả 2 múi giờ của Hà Nội

Ảnh 12: Hình ảnh đại úy Phạm Xuân Thệ dẫn đoàn ra xe.

Đây là hình ảnh lấy từ đoạn băng video của Neil Davis, phóng viên người Úc của

hãng NBC. Trong video thấy rất rõ đại úy Phạm Xuân Thệ vừa dẫn đoàn của tổng

thống Dương Văn Minh, vừa cảnh giới và bảo vệ đoàn. Anh Thệ là người ở chính

giữa ảnh.

Page 22: K niệm 42 năm ngày giải phóng Miền Nam và thống nhất đất nước · - Thời gian khá chính xác xảy ra các sự kiện, theo cả 2 múi giờ của Hà Nội

Ảnh 13: Bức ảnh lịch sử tại Đài phát thanh Sài Gòn trưa

30/4/1975

Bức ảnh duy nhất tại Đài Phát thanh cho nhà báo Kỳ Nhân chụp. Anh Nguyễn Hữu

Thái là người mặc áo sơ mi trắng bên phải hình.

Trên bức ảnh này, từ trái qua phải:

- Cán bộ giải phóng tên Cả (quân báo e66).

- Sinh viên lấp ló phía sau, không rõ tên.

- Người xoay lưng lại là sinh viên cao học Lý - sinh Hà Thúc Huy, trưởng toán sinh

viên khoa học, yểm trợ cho ông Thái điều hành ở Đài Phát thanh SG. Sau này là tiến

sĩ, giảng viên Đại học Khoa học TP.HCM, đã về hưu.

- Nhà báo Tây Đức Borries Gallasch (phóng viên Truyền hình Đức & tờ Der Spiegel -

Tấm gương).

- Tổng thống Dương Văn Minh.

- Hai bộ đội thuộc e66: trung úy Đam (sau là đại tá), Ước (cán bộ tỉnh Đồng Nai, nay

đã về hưu).

- Người mặc đồ đen, đội nón trắng, chỉ tay cho phóng viên Đức chỉnh máy cassette là

phóng viên Hà Huy Đỉnh (thông dich cho Gallasch).

- Nguyễn Hữu Thái, nguyên Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn (1963-64), tay cầm

tập giấy trắng.

- Đại úy Phạm Xuân Thệ (trung đoàn phó e66).

Page 23: K niệm 42 năm ngày giải phóng Miền Nam và thống nhất đất nước · - Thời gian khá chính xác xảy ra các sự kiện, theo cả 2 múi giờ của Hà Nội

Ảnh 14: Trung tá Bùi Văn Tùng và phóng viên Borries Gallasch

trưa 30/4/1975 tại Dinh Độc Lập.

Chính ủy Lữ đoàn xe tăng 203 - Trung tá Bùi Văn Tùng và phóng viên Borries

Gallasch, nhà báo Đức. Bức ảnh này chụp tại Dinh Độc lập trưa 30-4-1975. Không rõ

tác giả.

Page 24: K niệm 42 năm ngày giải phóng Miền Nam và thống nhất đất nước · - Thời gian khá chính xác xảy ra các sự kiện, theo cả 2 múi giờ của Hà Nội

Ảnh 15: Xe tăng quân giải phóng vào Dinh thời điểm trước

11h30.

Hình ảnh xe tăng và thiết giáp của quân giải phóng tiến vào Dinh Độc lập. Thời điểm

chụp hình này trước 11h30 giờ Hà Nội, 12h30 giờ Sài Gòn. Trên nóc Dinh vẫn còn cờ

của VNCH.

Ảnh 16: Hình ảnh xe 390 trưa 30/4/1975.

Page 25: K niệm 42 năm ngày giải phóng Miền Nam và thống nhất đất nước · - Thời gian khá chính xác xảy ra các sự kiện, theo cả 2 múi giờ của Hà Nội

Hình ảnh xe 390 tại Dinh Độc lập trưa 30/4/1975. Người ngồi trên xe là pháo thủ 1,

trung sĩ Ngô Sĩ Nguyên. Không rõ tác giả.

Ảnh 17: Hình ảnh xe 843 trưa 30/4/1975.

Xe 843 tại Dinh Độc lập, trưa 30/4/1975. Không rõ tác giả.

Ảnh 18: nhà báo Đức Bories Gallasch.

Nhà báo Đức Bories Gallasch, người đã có mặt bên trong Dinh Độc Lập vào thời điểm

các xe tăng của quân giải phóng tràn ngập sân Dinh. Ông cũng là nhân chứng đặc biệt,

Page 26: K niệm 42 năm ngày giải phóng Miền Nam và thống nhất đất nước · - Thời gian khá chính xác xảy ra các sự kiện, theo cả 2 múi giờ của Hà Nội

người đã tiến hành thu âm lời đầu hàng của Dương Văn Minh tại Đài phát thanh vào

trưa 30 tháng 4 năm 1975. Hình ảnh cắt từ bộ phim tài liệu Cuộc bàn giao lịch sử của

VTV.

Ảnh 19: nữ nhà báo Pháp Francoise De Mulder.

Nữ nhà báo Pháp Francoise De Mulder, người đã có mặt đúng lúc 2 xe tăng 843 và

390 cùng vào Dinh Độc Lập thời gian 10h45 phút. Đây là bức ảnh quí nhất và có ý

nghĩa lịch sử lớn nhất.

Page 27: K niệm 42 năm ngày giải phóng Miền Nam và thống nhất đất nước · - Thời gian khá chính xác xảy ra các sự kiện, theo cả 2 múi giờ của Hà Nội

III. Phụ lục. Upade. Các thông tin bổ sung

Update 9: Bổ sung đoạn tư liệu từ cuốn sách của nhà báo Borries

Gallasch, hoàn toàn trùng khớp với ghi chép của tài liệu này.

Mặc dù sợ đến run cả hai đầu gối, nhưng sau đó tôi vẫn đi bộ đến dinh Độc Lập vào

lúc 11giờ sáng hôm ấy. Tôi đứng một mình trước dinh mà giờ đây yên lặng như một

viện bảo tàng và ngổn ngang những mũ sắt, quân phục, súng ống, thậm chí cả lựu đạn

và một khẩu súng chống tăng, súng máy ngay tại bãi cỏ.

Không có một bóng người nào ở đó. Những tiếng nổ từ phía kho đạn của sân bay Tân

Sơn Nhất vẫn còn vọng lại. Tôi bước qua cánh cổng sắt mở hé. Một thiếu tá bước sát

ngay bên cạnh tôi, nhưng làm như có vẻ không nhìn thấy tôi. Tôi băng ngang qua bãi

cỏ và nghĩ rằng có thể bị ai đó bắn bất cứ lúc nào. Ngay bên những bậc thang dẫn đến

lối vào chính có những người lính đang cãi vã. Một chiếc Limousine đen, bên trong là

ông Nguyễn Văn Huyền, phó tổng thống của một chính thể không còn nữa, nói với

tôi: “Chúng tôi đang chờ phái đoàn của Mặt trận Giải phóng vào dinh, anh có thể đợi

nếu anh muốn”. Những người lính của đội cận vệ tổng thống thậm chí đã không thèm

chào khi một nhân vật quan trọng thứ hai của quốc gia được chở ra bằng cổng sau.

Tôi hít một hơi thật sâu rồi bước tiếp lên những bậc tam cấp đi vào cửa chính qua tiền

sảnh rồi đi lên lầu một. Tại đây tôi gặp Hà Huy Đỉnh - một luật sư Sài Gòn người nhỏ

bé và cũng là học trò của thủ tướng Vũ Văn Mẫu. Hà Huy Đỉnh, người mà chỉ vừa

mới đi lên từ tầng hầm đã có cùng ý nghĩ như tôi: đi đến một chỗ mà nếu có chuyện gì

quan trọng xảy ra thì sẽ xảy ra ở đấy.

Một cảnh ngoạn mục

Trong khoảnh khắc ấy, khi chúng tôi còn đang đứng ở giữa sảnh thì cửa thang máy bật

mở, bước ra là tổng thống Minh “lớn”, thủ tướng Vũ Văn Mẫu và một vài người thân

cận từ dưới hầm trú ẩn đi lên. Ông Minh “lớn” (Big Minh) nói: “Thật là tốt khi anh có

mặt ở đây, anh sẽ chứng kiến sự chuyển đổi vận mệnh của đất nước tôi vào tay những

người xứng đáng hơn tôi”.

Trong lúc những nhân viên của tổng thống Dương Văn Minh đi đi lại lại đầy lo âu, thì

ông vẫn đứng im lặng giữa sảnh và phóng tia mắt nhìn qua cửa sổ phía trước của dinh

về hướng nhà thờ Đức Bà. Bỗng nhiên những tiếng nổ inh tai của súng máy vang lên.

Tôi nằm rạp xuống sàn tìm kiếm sự che chắn đằng sau cột ximăng. Phút cuối cùng của

sự nổi dậy, một cuộc đánh chiếm dinh?!

Không có tấm kính nào bị vỡ, chúng tôi rời khỏi chỗ nấp. Minh “lớn” vẫn đứng

nguyên chỗ cũ, to lớn như một bức tượng bên cạnh ông thủ tướng thấp bé. Rồi trước

mắt chúng tôi xuất hiện cảnh tượng không thể tin được: ba chiếc xe tăng treo những lá

cờ của Mặt trận Giải phóng tiến qua cổng sắt hướng về phía bồn hoa trước dinh. Súng

bắn loạn xạ lên không trung, những phát súng của niềm vui, dàn giao hưởng của chiến

thắng, giai điệu của vinh quang. Chiếc tăng đầu tiên húc đổ cánh cổng, lăn xích thẳng

trên bãi cỏ nhằm hướng dinh lao tới. Hai chiếc tăng còn lại vòng sang hai bên và rồi

tất cả đều dừng lại trước mặt tiền của dinh. Khoảng 20-30 phát súng khác được bắn

lên.

Page 28: K niệm 42 năm ngày giải phóng Miền Nam và thống nhất đất nước · - Thời gian khá chính xác xảy ra các sự kiện, theo cả 2 múi giờ của Hà Nội

Tôi chạy ra ban công chụp ảnh. Tôi và Hà Huy Đỉnh thay phiên nhau. Thật là một

cảnh ngoạn mục. Và rồi một người lính giải phóng với khẩu súng bên tay trái và một

lá cờ bên tay phải xông lên cầu thang suýt xô ngã tôi. Hai chiến sĩ giải phóng khác

chiếm lấy vị trí bên phải và bên trái của cầu thang. Đầu tiên không ai nhận thấy Minh

“lớn” và những người khác đang chờ họ ở phía bên kia của phòng tiếp khách.

Một người lính đứng ngay trước mặt tôi. Anh ta hét vào tôi, hét đi hét lại điều gì đó

mà tôi không hiểu. Hà Huy Đỉnh hét giải thích cho tôi là mở cửa ra ban công. Tôi mở

cánh cửa kính ra vào. Anh ta lướt qua tôi, kéo cờ lên và vẫy đi vẫy lại.

Ở phía dưới nhiều chiếc xe tăng tiếp tục tiến vào và tất cả đều bắn lên không trung.

Một vài nhà báo chạy vào qua bãi cỏ.

Khoảng 30 binh sĩ của chế độ Sài Gòn đứng giơ tay đầu hàng và xếp thành ba hàng

trên bãi cỏ.

Là một người châu Âu duy nhất, là một nhà báo duy nhất, tôi chứng kiến đại tướng

Minh “lớn” - tổng thống của VN cộng hòa, đã bị bắt bởi Phạm Xuân Thệ, chỉ huy của

đoàn Đông Sơn thuộc quân đội giải phóng. Tay cầm súng ngắn đã lên đạn, một khẩu

K54 của Nga, Thệ rất phấn khích la lớn yêu cầu ông Minh ra đài phát thanh.

Nhưng tướng Minh không muốn đi. Ông ta đề nghị rằng bài nói của ông phải được thu

âm vào máy thu ở trong dinh. Họ tranh luận việc đó. Càng lúc càng nhiều người lính

giải phóng chạy vào. Rồi họ bắt đầu tìm máy thu nhưng không có kết quả. Không có

một cái máy ghi âm nào trong dinh cả.

Sự hoang mang chấm dứt khi người chỉ huy của quân giải phóng, chính ủy Bùi Văn

Tùng xuất hiện. Ngay lúc đó, một nhóm đông người tập trung lại và được đưa vào

phòng tiếp khách của tầng thứ nhất.

Thảo văn kiện

Sau một vài phút, ông Dương Văn Minh, ông Vũ Văn Mẫu và ông Bùi Văn Tùng rời

khỏi phòng, theo sau là những người đã có mặt tại đây để sang đài phát thanh. Chúng

tôi bước xuống cầu thang ra bãi cỏ, đến ngang chỗ vòi phun nước, tổng thống Dương

Văn Minh và thủ tướng Vũ Văn Mẫu leo lên một chiếc xe jeep được bảo vệ bởi hai

chiến sĩ giải phóng (đại úy Phạm Xuân Thệ đi xe này - TG). Chính ủy Bùi Văn Tùng

và một người lính khác lên chiếc xe thứ hai. Tôi đang đứng ngay cạnh chiếc xe jeep

nói chuyện với ông chính ủy bằng tiếng Pháp, cố gắng xin ông ta để được lên xe. Ông

gật đầu đồng ý. Luật sư Đỉnh với bộ râu dài cũng leo lên chiếc xe jeep này và chúng

tôi lái đi. Chỉ có hai chiếc xe này của chúng tôi chạy giữa thành phố lúc ấy - một

thành phố đã từng sôi sục mà nay sự sợ hãi bỗng nhiên được làm dịu đi - qua tòa đại

sứ Mỹ trống hoác, đến đài phát thanh nằm trên đường Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Chúng tôi đi vào phòng thu nhỏ trên lầu một. Những kỹ thuật viên đã lấy chân dung

của Thiệu từ trên tường xuống và ném qua cửa sổ ra sân. Chúng tôi ngồi bất động một

lát. Ông Mẫu quạt mặt mình bằng một quyển sách. Tổng thống Dương Văn Minh và

chính ủy xe tăng Bùi Văn Tùng ngồi trên hai chiếc ghế và tôi ngồi giữa họ tại một

chiếc bàn nhỏ. Ông Tùng thảo văn kiện đầu hàng trên một mảnh giấy màu xanh.

Ông Mẫu trông có vẻ hài lòng. Ông tỏ ra như thể chiến thắng này là chiến thắng của

ông. Người thành lập và phát ngôn cho lực lượng thứ ba, mà mới tuần trước đã giải

thích cho tôi tại sao nhóm trung lập của ông ấy sẽ là một nhân tố cần thiết cho bất cứ

Page 29: K niệm 42 năm ngày giải phóng Miền Nam và thống nhất đất nước · - Thời gian khá chính xác xảy ra các sự kiện, theo cả 2 múi giờ của Hà Nội

một tương lai chính trị nào ở Nam VN, nay tuyên bố rằng: “Không còn lực lượng thứ

nhất nữa nên chúng ta không còn cần đến lực lượng thứ ba, hòa giải dân tộc diễn ra

sớm hơn dự định. Bây giờ dù muốn hay không chúng ta cùng làm việc cho nhân dân

ta”. “Không phân biệt chính kiến?”. “Đúng, chúng ta có khác nhau về quan điểm

nhưng những điểm khác nhau đó chỉ hướng chúng ta đi đến một mục đích chung”.

Chính ủy Tùng đã rất khó viết. Ông ngồi bất động trong khi thảo ra được một vài từ

rồi đến từ nữa, rồi lại thay thế bằng những từ khác. Sau 30 năm chiến đấu cho một

mục đích, thật là khó để biết phải viết như thế nào.

Trong lúc đấy mọi người dường như đang thư giãn và giảm phấn khích hơn so với

một giờ trước. Đại úy Phạm Xuân Thệ, người đã bắt ông Minh trong dinh, vẫn còn

lăm lăm khẩu súng trong tay. Ông ta nhắc đi nhắc lại với ông Minh về việc đầu hàng

trên đài.

Thời khắc lịch sử

Đại tướng Dương Văn Minh im lặng. Dưới chiếc mũ cối, những người lính bộ đội

nhìn ông Minh với vẻ tò mò. Họ vây quanh ông ta trong lúc phía bên ngoài vẫn còn

nghe những tiếng nổ. Những người lính giải phóng đã thể hiện sự vui mừng không

kìm nén được. Cuối cùng ông Minh đã lên tiếng, hỏi một người lính: “Em trai của tôi

hiện nay ra sao? Khi nào tôi có thể gặp chú ấy?”. Đó là số mệnh của những người dân

VN: người em của tổng thống là một tướng lĩnh trong quân đội miền Bắc VN và trong

20 năm anh em ruột thịt ở hai bên chiến tuyến.

Đại úy Thệ im lặng. Tất cả mọi người bỗng nhiên im lặng. Rồi một vài người lính giải

phóng nói chuyện với tôi bằng tiếng… Nga. Họ trông thấy phù hiệu “Báo chí Đức”

trên áo sơmi của tôi và tưởng tôi là nhà báo Đông Đức. Họ đã nói chuyện với tôi về

Các Mác. Bạn tôi là Hà Huy Đỉnh đã giải thích cho họ rằng tôi là nhà báo Tây Đức.

Mặt họ sầm xuống, tỏ ra nghi ngờ và e dè hơn.

Cuối cùng mọi người đã sẵn sàng, nhưng không ai trong số người này biết sử dụng

máy ghi âm. Chính ủy Tùng hướng dẫn rất rõ ràng cho tôi những việc tôi phải làm:

ông Minh cần phải đọc lại bản tuyên bố vào máy ghi âm của tôi, việc này được lặp đi

lặp lại ba lần. Lần đầu tiên ông Minh chần chừ vì được yêu cầu phải đọc là: “Tôi,

Dương Văn Minh, tổng thống chính quyền Sài Gòn”, nhưng ông ấy chỉ muốn nói:

“Tôi, đại tướng Dương Văn Minh...”. Họ tranh luận qua lại và cuối cùng đi đến thỏa

thuận: không nhượng bộ ông Minh. Ông Minh phải nói: “Tôi, đại tướng Dương Văn

Minh, tổng thống của chính quyền Sài Gòn”. Nhưng ông Minh không đọc được bản

viết tay của chính ủy Tùng và nói sai nhiều lần. Tất cả mọi thứ lại phải được đọc lại từ

đầu. Cuối cùng đã xong. Ông Minh kết thúc âm giọng chính xác: “...miền Nam Việt

Nam”.

Tôi cũng ghi âm lời phát biểu của ông Mẫu và ông chính ủy Tùng rồi chúng tôi đi vào

phòng thu thanh. Tôi ngồi ngay trước micro và bật băng của ba bài phát biểu. Ông

Minh ngồi bên tay trái tôi. Chính ủy Tùng, ông Mẫu đứng đằng sau chúng tôi. Kỹ

thuật viên ngồi phía bên kia của kính ngăn yêu cầu bật máy lại, lần này để máy lại gần

micro hơn và không quá to. Lúc này mọi sự đều tốt đẹp. Chính ủy Bùi Văn Tùng đã

nói những gì với tôi mà tôi không hiểu. Hà Huy Đỉnh dịch lại. Tôi đã được ông cảm

Page 30: K niệm 42 năm ngày giải phóng Miền Nam và thống nhất đất nước · - Thời gian khá chính xác xảy ra các sự kiện, theo cả 2 múi giờ của Hà Nội

ơn về sự giúp đỡ của tôi và cho phép tôi chở ông về lại dinh Độc Lập trên chiếc xe

jeep. Chúng tôi rời khỏi tòa nhà. Tôi ngồi sau tay lái và ông chính ủy ngồi ghế bên”.

Bút ký này của Borries Gallasch được đăng trên báo Tấm Gương (CHLB Đức) ngay

sau đó và đã được in trong cuốn “Ho- Tschi- Minh- Stadt Die Stunde Null Reportagen

vom Ende eines drei ßigjährigen Krieges” xuất bản tháng 9 năm 1975 tại nhà xuất bản

Rowohlt- Rororo, Hamburg (CHLB Đức). Năm năm sau ông qua đời vì bệnh ung thư.

Nhân dịp kỷ niệm 35 năm thống nhất đất nước, ngày 27.4.2010 vợ của Borries

Gallasch đã được mời sang thăm Việt Nam. Trong chuyến đi này bà đã tặng cuốn sách

quý này cho nhân dân Việt Nam và cá nhân chính ủy Bùi Văn Tùng. Cuốn sách đã

được tạp chí “Xưa và Nay” dịch, sau đó được Nhà xuất bản Thời đại phát hành với tựa

đề “Thành phố Hồ Chí Minh- Giờ khắc số 0". Những phóng sự về kết thúc cuộc chiến

tranh 30 năm.

Update 8: Bổ sung 1 bức ảnh chụp xe tăng tràn vào Dinh trước

thời điểm 11h30 giờ Hà Nội (12h30 giờ Sài Gòn) và 2 bức ảnh

chụp các xe 390 và 843 tại Dinh Độc lập, trưa 30-4-1975.

Page 31: K niệm 42 năm ngày giải phóng Miền Nam và thống nhất đất nước · - Thời gian khá chính xác xảy ra các sự kiện, theo cả 2 múi giờ của Hà Nội

Update 7: về đội hình 2 xe tăng 390 và 843.

Xe 390

Chỉ huy: Trung úy Vũ Đăng Toàn. Chính trị viên đại đội.

Lái xe: Trung sĩ Nguyễn Văn Tập

Pháo thủ 1: Trung sĩ Ngô Sĩ Nguyên

Pháo thủ 2: Thiếu úy Lê Văn Phượng

Xe 843

Page 32: K niệm 42 năm ngày giải phóng Miền Nam và thống nhất đất nước · - Thời gian khá chính xác xảy ra các sự kiện, theo cả 2 múi giờ của Hà Nội

Chỉ huy: Trung úy Bùi Quang Thận. Đại đội trưởng.

Lái xe: Lữ Văn Hỏa

Pháo thủ 1: Thái Bá Minh

Pháo thủ 2: Nguyễn Văn Kỷ

Update 6: Về câu hỏi vì sao xe tăng 843 không đâm thẳng vào

cổng chính Dinh Độc lập sáng 30-4-1975 mà lại đi vào cổng phụ

và bị kẹt ở đó.

Suy luận của tôi như sau:

Khi anh Thận tiến thẳng đến Dinh Độc lập trên đường Thống Nhất (đường Lê Duẩn

bây giờ), anh Thận biết rằng anh là người đầu tiên vào Dinh (khi đó anh Thận nghĩ

rằng xe 390 đã bị lạc). Lúc này cả 2 cổng chính và phụ đều đóng. Anh Thận đã định

bắn pháo vào cổng chính để phá cổng nhưng đạn không nổ. Vậy vì sao anh Thận lại

quyết định lao xe vào cổng phụ? Theo tôi không phải do anh Thận sợ mìn hay sợ có

điện (chắc chắn lúc đó anh Thận không thể suy nghĩ gì khác ngoài việc thẳng tiến).

Vấn đề là vào đúng lúc đó an ninh thành xuất hiện bên trong Dinh và đã mở cửa phụ,

vẫy tay hướng dẫn cho 843 vào cổng phụ. Trên video của Neil Brian Davis chúng ta

thấy rõ 1 người mặc áo sơ mi trắng hướng dẫn xe 843 vào. Nhưng do cổng phụ quá

hẹp và xe 843 vào không thật chuẩn nên đã vướng vào cột cổng phụ. Xe lùi lại và lại

tiến vào, lại vướng lần 2. Bên trong người thanh niên bên an ninh vẫn vẫy tay hướng

dẫn xe này vào. Đúng lúc đó thì xe 390 húc đổ cổng chính và vào Dinh. Do vậy trong

sự việc hai xe 843 và 390 vào Dinh, cả 2 xe đều xứng đáng được coi là những xe đầu

tiên thực hiện trọng trách lịch sử vào ngày 30-4. Cả 2 xe đều xứng đáng được vinh

danh và không cần đặt vấn đề xe nào trước, xe nào sau. Các sự kiện lịch sử đến giờ

phút này đã rất rõ ràng.

Update 5: Bổ sung thêm thông tin về 2 xe tăng đầu tiên 843 và

390.

2 xe tiến đến Dinh Độc lập trên đường Hồng Thập Tự (nay là Nguyễn Thị Minh

Khai). Xe 390 của Vũ Đăng Toàn đi trước, xe 843 của Bùi Quang Thận đi sau. Nhưng

xe 390 bị lạc đường đã đi quá đến tận trường Lê Quí Đôn. Xe 843 nhờ hỏi đường 1 cô

gái đã rẽ trái chính xác vào đường Pasteur và sau đó tiến thẳng vào cổng Dinh trên

đường Thống Nhất (đường Lê Duẩn ngày nay). Xe 390 ngay sau khi đi quá nên cũng

dừng lại hỏi đường 1 nam thanh niên, sau đó xe này quay lại rẽ Công lý (nay là Nam

Kỳ khởi nghĩa) và cũng đến Dinh gần như đồng thời với xe 843. Như vậy 2 xe này

tiến đến Dinh theo 2 hướng khác nhau. Chú ý khi tiến vào Dinh, xe 843 không nhìn

thấy xe 390, còn xe 390 khi đến khu vực Dinh đã nhìn thấy xe 843 đang kẹt ở đó. Xe

390 khi đến trước cổng Dinh, lái xe đã dừng lại trong giây lát để hỏi xem nên đứng

ngoài cổng như 843 hay vào thẳng, vào thời điểm đó được chỉ huy xe đồng ý, anh

Thận cũng giơ tay chỉ vào cổng lớn nên xe 930 đã đâm thẳng vào cổng chính.

Tôi viết kỹ lại chi tiết này để sau này các nhà đạo diễn phim phải diễn lại thật trung

thực các sự kiện này.

Page 33: K niệm 42 năm ngày giải phóng Miền Nam và thống nhất đất nước · - Thời gian khá chính xác xảy ra các sự kiện, theo cả 2 múi giờ của Hà Nội

Update 4: Bức ảnh tướng Dương Văn Minh (người ngồi cạnh nhà

báo Đức) vừa được giải mã hoàn toàn về từng người trong ảnh,

rất thú vị.

Cám ơn anh Trần Kiến Quốc về thông tin thật hữu ích này. Trên bức ảnh này, từ trái

qua phải:

- Cán bộ giải phóng tên Cả (quân báo e66).

- Sinh viên lấp ló phía sau, không rõ tên.

- Người xoay lưng lại là sinh viên cao học Lý - sinh Hà Thúc Huy, trưởng toán sinh

viên khoa học, yểm trợ cho ông Thái điều hành ở Đài Phát thanh SG. Sau này là tiến

sĩ, giảng viên Đại học Khoa học TP.HCM, đã về hưu.

- Nhà báo Tây Đức Borries Gallasch (phóng viên Truyền hình Đức & tờ Der Spiegel -

Tấm gương).

- Tổng thống Dương Văn Minh.

- Hai bộ đội thuộc e66: trung úy Đam (sau là đại tá), Ước (cán bộ tỉnh Đồng Nai, nay

đã về hưu).

- Người mặc đồ đen, đội nón trắng, chỉ tay cho phóng viên Đức chỉnh máy cassette là

phóng viên Hà Huy Đỉnh (thông dich cho Gallasch).

- Nguyễn Hữu Thái, nguyên Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn (1963-64), tay cầm

tập giấy trắng.

- Đại úy Phạm Xuân Thệ (e66, sau là trung tướng, đã về hưu).

Page 34: K niệm 42 năm ngày giải phóng Miền Nam và thống nhất đất nước · - Thời gian khá chính xác xảy ra các sự kiện, theo cả 2 múi giờ của Hà Nội

Như vậy, vai trò của đại úy Phạm Xuân Thệ đã được giải mã gần như hoàn toàn. Anh

là một trong những nhân chứng lịch sử quan trọng khi là người đầu tiên vào vào nội

các Dương Văn Minh và làm việc như một sĩ quan cao cấp của quân đội. Sau đó anh

tham gia tích cực vào việc dẫn giải tướng Dương Văn Minh đế đài phát thanh, tại đây,

vai trò chỉ huy tối cao giao cho anh Bùi Văn Tùng. Anh Thệ tại đây là người số 2.

Update 3: bổ sung thêm thông tin về tốp 2 xe tăng đầu tiên 390 và

843 vào Dinh Độc Lập.

Đây là 2 xe đầu tiên của đội hình lữ đoàn 203 thọc sâu. Ban đầu xe 390 của chính trị

viên Vũ Đăng Toàn đi đầu, xe 843 của đại đội trưởng Bùi Quang Thận đi thứ 2. Cả 2

xe đều đi đến Dinh Độc lập dọc theo đường Nguyễn Thi Minh Khai (lấy tên đường

hiện nay để dễ hình dung). Cả 2 xe đều biết là cần rẽ trái nhưng không ai biết là phải

rẽ ở đâu. Xe 390 đi đầu đã bị đi lạc khi vượt quá đến tận trường trung học Lê Quí

Đôn. Xe sau 843 tình cờ được 1 cô gái chỉ đường đã rẽ đúng tại ngã tư Pasteur để sau

đó vào đường Thống nhất đến thẳng Dinh. Vì là xe đầu tiên, mà xe sau đã lạc đường

nên Bùi Quang Thận đã quyết định nổ súng vào cổng Dinh, nhưng đạn không nổ. Anh

đã cho xe húc vào cổng phụ 2 lần mà cổng này không đổ. Trên đoạn phim ta thấy rõ là

xe 843 đâm vào trụ cổng phụ nên bị vướng tại đó. Một điều nữa cần viết lại là lúc đó

Bùi Quang Thận hoàn toàn không biết trong Dinh đang có nội các chính quyền VNCH

đang chờ bàn giao mà vẫn nghĩ đây là 1 trận đánh quyết định.

Update 2:

Tôi vừa bổ sung thêm 1 hình ảnh của xe 390 khi húc đổ cánh cửa vào Dinh Độc lập.

Page 35: K niệm 42 năm ngày giải phóng Miền Nam và thống nhất đất nước · - Thời gian khá chính xác xảy ra các sự kiện, theo cả 2 múi giờ của Hà Nội

Cũng vừa có thêm 1 tư liệu (có thể tin cậy) là nhà báo Bùi Tín và Nguyễn Trần Thiết

(cả 2 đều là phóng viên báo QĐND) đã vào Dinh trong khoảng thời gian 12h-12h15

trước khi dẫn ông Dương Văn Minh sang Đài Phát thanh. Tuy nhiên theo suy luận cá

nhân tôi thì cho rằng nhà báo Bùi Tín và Nguyễn Trần Thiết vào Dinh Độc lập vào

buổi chiều, có thể cùng thời gian với đoàn của tướng Nguyễn Hữu An.

Update 1:

Tại thời điểm trước khi các xe tăng đầu tiên của quân đoàn 2 vào Dinh thì đã có rất

nhiều người, biệt động thành, tình báo, ... của quân giải phóng vào bên trong Dinh.

Trong đoạn quay video của Neil Davis chúng ta thấy rõ 1 người của biệt động thành

(người mặc áo trắng) đang chỉ dẫn cho xe 843 vào.

Tài liệu và Link tham khảo:

Bài viết:

[1] http://vietbao.vn/Chinh-Tri/Khoanh-khac-2-gio-va-40-nam/316135902/96/

[2] http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-vn/61/43/khoa-hoc-nghe-thuat-quan-su/linh-bo-

binh-vao-dinh-doc-lap/299135.html

[3] http://giaoduc.net.vn/Xa-hoi/Hoi-tuong-tran-danh-Dinh-doc-lap-qua-ky-uc-

Thuong-tuong-Nguyen-Huu-An-post157621.gd

[4] http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/232934/nha-bao-mien-bac-dau-tien-co-mat-o-

dinh-doc-lap.html

[5] http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/phong-su-ky-su/20070429/nguoi-chau-au-

duy-nhat-trong-dinh-doc-lap/198927.html

[6] http://www.tienphong.vn/xa-hoi/trung-ta-bui-tung-khong-phai-la-nguoi-bat-giu-

duong-van-minh-35516.tpo

[7] http://baotintuc.vn/tu-lieu/ve-buc-anh-xe-tang-tien-vao-dinh-doc-lap-

20150428203620677.htm

[8] http://thethaovanhoa.vn/xa-hoi/cau-chuyen-buc-anh-xe-tang-chiem-dinh-doc-lap-

n20150427000612072.htm

[9] http://www.rfavietnam.com/node/217

[10] http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/tu-lieu/sai-gon-trua-30-4-1975-trong-hoi-uc-

phong-vien-chien-truong-3204036.html

[11] http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/phong-su-ky-su/20050429/duoc-tu-do-ve-

voi-gia-dinh/76398.html

[12] http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/phong-su-ky-su/20050427/nhung-tieng-sung-

cuoi-cung/76059.html

Page 36: K niệm 42 năm ngày giải phóng Miền Nam và thống nhất đất nước · - Thời gian khá chính xác xảy ra các sự kiện, theo cả 2 múi giờ của Hà Nội

[13] http://www.ngaynay.vn/Tieng-sung-mung-chien-thang-hay-hon-tat-ca-dan-phao-

hoa-nao-khac-p272905.html

[14] http://baotintuc.vn/tu-lieu/ki-uc-vao-cua-nguoi-linh-xe-tang-390-

20150403185907104.htm

[15] Sách “Bên thắng cuộc” của Huy Đức.

Các links trên Youtube:

[16] https://youtu.be/3hVhRjmcan0?list=PLUtEACzLLy_WRRugsgqlEf_KSxtP0xG0

m

[17] https://youtu.be/Bis-

lnHDWqY?list=PLUtEACzLLy_WRRugsgqlEf_KSxtP0xG0m

[18] https://youtu.be/Ee-

Vv6RP944?list=PLUtEACzLLy_WRRugsgqlEf_KSxtP0xG0m

[19] https://youtu.be/YTtF-

RrIM7Y?list=PLUtEACzLLy_WRRugsgqlEf_KSxtP0xG0m

[20] https://youtu.be/J3gYJOO8hLo?list=PLUtEACzLLy_WRRugsgqlEf_KSxtP0xG

0m

[21] https://youtu.be/hlJYM3c8E-

4?list=PLUtEACzLLy_WRRugsgqlEf_KSxtP0xG0m

Page 37: K niệm 42 năm ngày giải phóng Miền Nam và thống nhất đất nước · - Thời gian khá chính xác xảy ra các sự kiện, theo cả 2 múi giờ của Hà Nội

VÌ SAO ĐÃ ĐẾN LÚC CẦN VIẾT SÁCH KHOA HỌC MÁY

TÍNH CHO HỌC SINH TỪ CẤP TIỂU HỌC?

1. Môn Tin học đã thay đổi

- Tin học và Toán học là 2 môn học, 2 lĩnh vực rất gần nhau, có thể coi như sinh đôi, nhưng

hiện nay nếu bạn ra hiệu sách thì các sách toán cho HS nhiều vô kể, còn sách tham khảo tin

học cho HS thì ... bằng 0. Vì sao như vậy?

- Đã có 1 thời gian dài (quá dài), môn Tin học là 1 môn phụ trong nhà trường. Học sinh học

Tin học tức là chỉ học cách sử dụng 1 số phần mềm thường dùng hàng ngày hoặc rèn luyện

các kỹ năng cơ bản như gõ 10 ngón, soạn thảo văn bản, … Phần kiến thức lõi của Tin học là

Khoa học máy tính hầu như không có hoặc gần = 0. Nhận xét này không chỉ đúng với Việt

Nam, mà còn đúng trên phạm vi toàn thế giới.

- Môn Tin học dạy trong nhà trường phổ thông hiện nay đã thay đổi lớn trên toàn thế giới,

Việt Nam chúng ta cũng đã bắt đầu thay đổi. Trong Chương trình Giáo dục mới sau 2018,

môn Tin học đã chính thức được đưa vào nội dung CS - Computer Science, Khoa học máy

tính. Trong tương lai không xa, nội dung Khoa học máy tính sẽ là trọng tâm của môn Tin

học.

- Nhắc lại 1 lần nữa: Tin học là môn học có tính chất STEM đậm đặc nhất vì môn này có các

đặc điểm: dựa trên nền tảng toán học chặt chẽ, rèn luyện trực tiếp năng lực thiết kế, viết

chương trình thông qua lập trình; kiểm thử, sửa lỗi chương trình; ứng dụng công nghệ trong

tất cả các khâu hình thành chương trình.

- Trong CS thì rõ ràng thuật toán đóng vai trò trung tâm nhất, mà thuật toán thực chất là toán

học. Như vậy nếu trong Toán học cái lõi là "tư duy toán học" thì Khoa học máy tính cái lõi là

"tư duy máy tính" hay "tư duy thuật toán".

- Rất nhiều bài toán tin học xuất phát từ các bài toán và vấn đề của toán học. Ví dụ tất cả các

dạng bài toán rời rạc, tổ hợp mà cần "chứng minh sự tồn tại" đều có thể chuyển dạng sang tin

học, thay thế chữ chứng minh bằng chữ "tìm".

- Tất cả những thay đổi trên có được nhờ vào sự phát triển rất mạnh của CNTT, và đặc biệt

nhất là sự xuất hiệncác ngôn ngữ lập trình riêng cho trẻ con, ví dụ Scratch, Alice, Snap,

Kodu, ….

- Lập trình kéo thả Scratch vô cùng hấp dẫn đối với trẻ nhỏ. Trẻ con có thể mê lập trình

Scratch hơn chơi game.

- Hiện nay đã bắt đầu xuất hiện các kỳ thi mang tính quốc tế về khoa học máy tính, lập trình

game dành cho học sinh nhỏ tuối. Một số trang, ví dụ Code.org còn có các bài học lập trình

dành cho lứa tuổi mẫu giáo lớn. Xu thế này sẽ ngày càng tăng trong thời gian tới.

2. Sách về Khoa học máy tính cho học sinh cần viết những gì?

Trước mắt sách về Khoa học máy tính dành cho trẻ nhỏ có thể chia thành 2 hướng:

(a) Sách dạy lập trình kéo thả, ví dụ Scratch, từ đơn giản đến nâng cao, đặc biệt có thể dạy

học sinh cách thiết kế phần mềm, trò chơi hoàn chỉnh.

(b) Sách toán nhưng định hướng đến thuật toán, và những bài toán có thể có chương trình

minh họa.

Page 38: K niệm 42 năm ngày giải phóng Miền Nam và thống nhất đất nước · - Thời gian khá chính xác xảy ra các sự kiện, theo cả 2 múi giờ của Hà Nội

(c) Sách dạy kỹ năng thiết kế chương trình, thiết kế game dành cho học sinh nhỏ tuổi.

3. Sự khác biệt lớn nhất giữa 1 bài toán toán và 1 bài toán lập

trình

Giữa các bài toán TOÁN và các bài toán TIN có 2 sự khác biệt sau:

Khác biệt 1.

- Bài toán TOÁN có thể có những bài rất khó, HS không thể làm được ngay dù có suy nghĩ

rất nhiều (mặc dù HS này là chuyên toán kỳ cựu).

- Nhưng tất cả các bài toán TIN đều chắc chắn có lời giải, ít ra là các thuật toán "tồi" như vét

cạn, tốn thời gian, bộ nhớ, dữ liệu.

Khác biệt 2.

- Một bài toán dù khó đến đâu, nếu có lời giải thì có thể coi như đã giải xong, hoàn chỉnh.

- Ngược lại rất nhiều bài toán TIN, có hướng rồi, có thuật toán rồi nhưng triển khai không

đơn giản, không dễ, vì không đáp ứng được yêu cầu của bài toán đó. Do vậy giải 1 bài toán

TIN đến đích tuyệt đối nhiều khi là không thể..

4. Sách viết về chủ đề Khoa học máy tính cho trẻ con sẽ hấp dẫn

như thế nào?

- Các bài tập mang có tính tư duy thuật toán thực chất là các bài toán dạng đặc biệt và cũng

hấp dẫn học sinh giống như môn toán.

- Các bài toán lập trình trên các môi trường lập trình kéo thả mới như Scratch, Alice rất sống

động, với hình ảnh, âm thanh đầy đủ, rất hấp dẫn đối với trẻ nhỏ.

- Chúng ta hãy thử kiểm tra tính hấp dẫn của 2 bài toán Tin học sau, cả 2 bài này đều dành

cho lứa tuổi 8-10.

1. Cho một lưới ô vuông như hình dưới đây. Yêu cầu là cho 1 quân cờ xuất phát từ góc trái

trên (vị trí hình tam giác) và đi đến vị trí góc phải dưới (vị trí có hình tròn). Quân cờ chỉ được

đi trên các ô trắng, không đi được vào các ô đen. Để điều khiển quân cờ người ta cần đặt các

mũi tên vào các ô (trắng). Khi gặp mũi tên quân cờ sẽ đi tiếp theo hướng mũi tên cho đến khi

không đi được nữa hoặc gặp mũi tên khác.

Hỏi phải đặt vào lưới ô vuông tối thiểu là bao nhiêu mũi tên?

A. 3 B. 4 C. 5 D. 6

Page 39: K niệm 42 năm ngày giải phóng Miền Nam và thống nhất đất nước · - Thời gian khá chính xác xảy ra các sự kiện, theo cả 2 múi giờ của Hà Nội

2. Lập trình trò chơi "chạy thi marathon".

Thiết kế 1 trò chơi đơn giản sau trên Scratch.

Trên màn hình ban đầu có 1 trọng tài và 2 bạn học sinh như trên hình. Khi bắt đầu

chơi, trọng tài nói chuẩn bị, và sau đó hô "Bắt đầu". Hai bạn sẽ chạy từ trái sang phải

(với vận tốc ngẫu nhiên). Đến cạnh phải thì quay lại, chạy về vị trí ban đầu thì dừng

lại. Phía trên có đồng hồ đo thời gian của 2 người chơi. Sau khi kết thúc, trọng tài sẽ

tuyên bố tên người thắng cuộc là người có thời gian chạy ít hơn.

Page 40: K niệm 42 năm ngày giải phóng Miền Nam và thống nhất đất nước · - Thời gian khá chính xác xảy ra các sự kiện, theo cả 2 múi giờ của Hà Nội

Chuyên mục này sẽ có thường xuyên trên CS4S. Đề ra kỳ này bao gồm các bài tập. lý

thuyết cũng như thực hành, liên quan đến phân môn Khoa học máy tính trong nhà

trường. Sẽ có các phần Đề bài và Lời giải. Riêng các bài tập lập trình sẽ được ghi rõ

yêu cầu cần làm trên ngôn ngữ cụ thể nào.

Bài 1. 4 nhân vật. Tiểu học

Thiết kế chương trình, ban đầu có 4 nhân vật: Mèo, Cánh Cam, Chuột, Chó được

xếp hàng tại vị trí ban đầu như hình sau. Yêu cầu của chương trình như sau: khi bắt

đầu chạy, 4 con vật này sẽ xếp hàng đúng như thế này và chạy 1 vòng xung quanh sân

khấu theo chiều ngược kim đồng hồ, về đúng vị trí cũ thì dừng lại. Yêu cầu là các con

vật chuyển động luôn xếp hàng sát nhau như thế này.

Chú ý 4 nhân vật như sau:

Bài 2. Đường cong Koch. THCS, THPT

Thiết kế chương trình chỉ cần 1 thủ tục có thể vẽ được các đường cong Koch với độ

phức tạp khác nhau như các hình dưới đây.

Yêu cầu viết 1 thủ tục có dạng Koch-Curve với tham số là level - số mức của đường

cong này. Tương ứng hình trên là các mức level = 3, 2, 1 của thủ tục này.

Page 41: K niệm 42 năm ngày giải phóng Miền Nam và thống nhất đất nước · - Thời gian khá chính xác xảy ra các sự kiện, theo cả 2 múi giờ của Hà Nội

Bài 3. Bánh xe đạp. THCS

Thiết kế chương trình mô tả chuyển động của 1 hình tròn có tâm, 1 bán kính và 1

điểm trên vòng tròn (bánh xe đạp, nan hoa) như hình dưới đây. Vòng tròn chuyển

động từ phải sang trái. Nan hoa chuyển động quanh tâm, điểm chuyển động trên vòng

tròn sao cho chúng gắn kết như trong hình.

Chú ý cần thiết kế đúng 3 nhân vật như hình trên.