issn 1859-0144 1-2/2014 · 2 bẢn tin khoa hỌc vÀ cÔng nghỆ tỈnh thỪa thiÊn huẾ,...

64
Trong số này: Khoa học và công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2013 và nhiệm vụ trọng tâm năm 2014 Những nỗ lực trong hoạt động khoa học và công nghệ năm 2013 của tỉnh Thừa Thiên Huế 10 sự kiện khoa học và công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế 10 sự kiện nổi bật của tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2013 10 sự kiện khoa học và công nghệ nổi bật 2013 Một số hoạt động nổi bật trong năm 2013 và yêu cầu về tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng của tỉnh nhà trong tình hình mới Hoạt động sở hữu trí tuệ năm 2013: Những nét nổi bật Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, truyền thông khoa học và công nghệ Hoạt động quản lý công nghệ năm 2013 Bảo tàng Thiên nhiên duyên hải miền Trung tổng kết công tác thực hiện nhiệm vụ năm 2013 và kế hoạch hoạt động năm 2014 Từng bước phát triển Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tỉnh Thừa Thiên Huế Hợp tác khoa học và công nghệ giai đoạn 2008-2013: Ghi nhận những thành quả từ Đại học Huế Các đề tài, dự án khoa học và công nghệ cấp tỉnh do Đại học Huế chủ trì thực hiện giai đoạn 2009-2013 Hồi sinh gạo đỏ mang thương hiệu “Quảng Điền” Khai thác tri thức bản địa trong phát triển thuốc từ dược liệu Ngựa trong ca dao, tục ngữ, thành ngữ Năm ngọ nói chuyện ngựa Những năm ngọ trong lịch sử đất nước Thuốc từ con ngựa tăng cường sức khỏe Thảo dược mang tên ngựa 2 6 10 15 18 21 24 28 33 34 36 39 44 46 49 52 55 59 62 63 Chịu trách nhiệm xuất bản: PGS.TS TRẦN NGỌC NAM Ban biên tập: TRẦN NGỌC NAM NGUYỄN ĐỨC PHÚ NGUYỄN KHOA DIỆU HÀ Trình bày: PHAN NỮ ANH THƯ Địa chỉ tòa soạn: 24 Lê Lợi, thành phố Huế Điện thoại: 054.3825453-3849266 Fax: 054.3838038 Email: [email protected] Website: http://skhcn.hue.gov.vn ISSN 1859-0144 1-2/2014 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Giấy phép xuất bản số: 01-10/GP-XBBT ngày 01/12/2010 do Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thừa Thiên Huế cấp. In tại Công ty Cổ phần In và Dịch vụ Thừa Thiên Huế, nộp lưu chiểu tháng 1 năm 2014.

Upload: others

Post on 22-Aug-2020

0 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: ISSN 1859-0144 1-2/2014 · 2 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2014 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NĂM 2013 VÀ NHIỆM

Trong số này:

Khoa học và công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2013

và nhiệm vụ trọng tâm năm 2014

Những nỗ lực trong hoạt động khoa học và công nghệ

năm 2013 của tỉnh Thừa Thiên Huế

10 sự kiện khoa học và công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế

10 sự kiện nổi bật của tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2013

10 sự kiện khoa học và công nghệ nổi bật 2013

Một số hoạt động nổi bật trong năm 2013 và yêu cầu về

tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng của tỉnh nhà trong

tình hình mới

Hoạt động sở hữu trí tuệ năm 2013: Những nét nổi bật

Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế: Đẩy

mạnh hoạt động tuyên truyền, truyền thông khoa học và

công nghệ

Hoạt động quản lý công nghệ năm 2013

Bảo tàng Thiên nhiên duyên hải miền Trung tổng kết

công tác thực hiện nhiệm vụ năm 2013 và kế hoạch

hoạt động năm 2014

Từng bước phát triển Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn

Đo lường Chất lượng tỉnh Thừa Thiên Huế

Hợp tác khoa học và công nghệ giai đoạn 2008-2013:

Ghi nhận những thành quả từ Đại học Huế

Các đề tài, dự án khoa học và công nghệ cấp tỉnh do

Đại học Huế chủ trì thực hiện giai đoạn 2009-2013

Hồi sinh gạo đỏ mang thương hiệu “Quảng Điền”

Khai thác tri thức bản địa trong phát triển thuốc từ

dược liệu

Ngựa trong ca dao, tục ngữ, thành ngữ

Năm ngọ nói chuyện ngựa

Những năm ngọ trong lịch sử đất nước

Thuốc từ con ngựa tăng cường sức khỏe

Thảo dược mang tên ngựa

2

6

10

15

18

21

24

28

33

34

36

39

44

46

49

52

55

59

62

63

Chịu trách nhiệm xuất bản:

PGS.TS TRẦN NGỌC NAM

Ban biên tập:

TRẦN NGỌC NAM

NGUYỄN ĐỨC PHÚ

NGUYỄN KHOA DIỆU HÀ

Trình bày:

PHAN NỮ ANH THƯ

Địa chỉ tòa soạn:

24 Lê Lợi, thành phố Huế

Điện thoại:

054.3825453-3849266

Fax: 054.3838038

Email: [email protected]

Website: http://skhcn.hue.gov.vn

ISSN 1859-0144

1-2/2014

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Giấy phép xuất bản số: 01-10/GP-XBBT

ngày 01/12/2010 do Sở Thông tin và

Truyền thông tỉnh Thừa Thiên Huế

cấp. In tại Công ty Cổ phần In và

Dịch vụ Thừa Thiên Huế, nộp lưu

chiểu tháng 1 năm 2014.

Page 2: ISSN 1859-0144 1-2/2014 · 2 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2014 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NĂM 2013 VÀ NHIỆM

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2014 2

KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NĂM 2013

VÀ NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM NĂM 2014

Nhân dịp đón năm mới, xuân Giáp Ngọ, chúng tôi đã có buổi nói chuyện với PGS, TS

Trần Ngọc Nam, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế về những

thành công trong hoạt động khoa học và công nghệ (KH&CN) của tỉnh nhà năm 2013 và

những định hướng cho năm 2014.

PV: Trước hết, xin cám ơn ông đã nhận

lời mời nói chuyện với chúng tôi. Thưa ông,

năm 2013 được đánh giá là một năm khá

thành công trong hoạt động KH&CN. Với

cương vị là người đứng đầu ngành, ông có

thể cho biết những nỗ lực đạt được của hoạt

động KH&CN trong năm qua là gì?

PGS, TS Trần Ngọc Nam: Năm 2013 là

năm toàn tỉnh tiếp tục phấn đấu để thực hiện

thắng lợi Kết luận 48-KL/TW và Nghị quyết

Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, sớm đưa

cả tỉnh thành thành phố trực thuộc trung

ương, là trung tâm lớn và đặc sắc của cả

nước về văn hóa-du lịch, KH&CN, y tế

chuyên sâu và giáo dục-đào tạo đa ngành, đa

lĩnh vực cất lượng cao. Trong năm qua,

ngành KH&CN đã nỗ lực hoàn thành các kế

hoạch công tác và đạt được những kết quả rất

đáng ghi nhận dưới đây.

Về công tác tham mưu, Sở KH&CN đã

trình UBND tỉnh phê duyệt Đề án “Xây dựng

Thừa Thiên Huế thành một trong những

trung tâm KH&CN của cả nước” tại Quyết

định số 898/QĐ-UBND ngày 13/5/2013. Như

vậy, chúng ta đã hoàn thành các văn bản cần

thiết cho mục tiêu “xây dựng Thừa Thiên

Huế thành một trung tâm KH&CN”, bao

gồm Nghị quyết chuyên đề của Tỉnh ủy

(Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 15/11/2011),

Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số

07-NQ/TU của UBND tỉnh (Quyết định số

1104/QĐ-UBND ngày 20/6/2012) và Đề án

“Xây dựng Thừa Thiên Huế thành một

trong những trung tâm KH&CN của cả

nước” vừa dẫn. Bên cạnh đó, ngành đã

tham mưu cho UBND tỉnh ban hành nhiều

văn bản quan trọng khác, như Quyết định số

19/2013/QĐ-UBND ngày 20/5/2013 “Quy

định quản lý nhà nước về Công nghệ trên địa

bàn tỉnh Thừa Thiên Huế”; Quyết định số

1746/QĐ-UBND ngày 6/9/2013 “Phê duyệt

Chiến lược phát triển thương hiệu các đặc

sản tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020”,

Quyết định số 43/2013/QĐ-UBND ngày

1/11/2013 “Ban hành Quy định việc tổ chức

xét, công nhận sáng kiến và các biện pháp

thúc đẩy hoạt động sáng kiến trên địa bàn

tỉnh Thừa Thiên Huế”… Các quyết định này

đã góp phần hoàn chỉnh hệ thống văn bản

quy phạm pháp luật quản lý nhà nước về

KH&CN trên địa bàn tỉnh nhà.

Hoạt động nghiên cứu khoa học và phát

triển công nghệ được tiếp tục quan tâm, đặc

biệt chú trọng các nhiệm vụ có tiềm năng

ứng dụng. Trong năm 2013 tỉnh đưa vào kế

hoạch triển khai thực hiện 63 nhiệm vụ

nghiên cứu thử nghiệm các cấp, trong đó có

08 nhiệm vụ KH&CN cấp nhà nước (04

nhiệm vụ mới), 48 nhiệm vụ cấp tỉnh (16

nhiệm vụ mới) và 07 nhiệm vụ cấp cơ sở (02

nhiệm vụ mới). Nhiều nhiệm vụ mới được

nghiệm thu đã được đưa vào triển khai ứng

Page 3: ISSN 1859-0144 1-2/2014 · 2 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2014 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NĂM 2013 VÀ NHIỆM

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2014 3

dụng, ví dụ như đề tài “Ứng dụng các

phương pháp nổ mìn vi sai cho các đơn vị có

sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn

tỉnh Thừa Thiên Huế” đã áp dụng thành công

nổ mìn vi sai phi điện với lượng thuốc nổ

3.000kg/lần nổ. Đây là phương pháp nổ mìn

mang lại hiệu quả cao, an toàn, phù hợp với

địa phương, giảm thiểu tác động môi trường,

kết quả đề tài đã được chuyển giao cho 05

đơn vị ứng dụng.

Hoạt động quản lý Tiêu chuẩn Đo lường

Chất lượng nổi bật trong năm là triển khai việc

xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất

lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008

tại các cơ quan hành chính trên địa bàn tỉnh;

kết quả là UBND tỉnh Thừa Thiên Huế trở

thành một trong những UBND tỉnh đầu tiên

trên toàn quốc được cấp giấy chứng nhận hệ

thống quản lý chất lượng phù hợp tiêu chuẩn

TCVN ISO 9001:2008 (Tổng cục Tiêu chuẩn

Đo lường Chất lượng-Bộ KH&CN cấp Giấy

Chứng nhận ngày 17/5/2013).

Hoạt động an toàn bức xạ hạt nhân ngày

càng đi vào nền nếp, đặc biệt là việc đăng ký

hoạt động và cấp giấy phép sử dụng các thiết

bị bức xạ y tế (thiết bị X-quang) đã được các

bệnh viện và các cơ sở y tế trên địa bàn quan

tâm và chấp hành nghiêm túc. Hoạt động

quản lý công nghệ đã được các ban ngành

quan tâm, đặc biệt là hoạt động thẩm tra công

nghệ cho các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh

vốn trước đây bị bỏ lỏng.

Hoạt động sở hữu trí tuệ, phong trào lao

động sáng tạo, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ

thuật cũng được đẩy mạnh, tiêu biểu là Cuộc

thi “Sáng tạo Thanh thiếu niên, nhi đồng” thu

hút 248 “tác phẩm” dự thi, và Hội thi “Sáng

tạo kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế” lần thứ

sáu-năm 2013 với 36 mô hình, sản phẩm

tham gia dự thi, đánh dấu sự thành công của

phong trào lao động sáng tạo. Ban tổ chức đã

chọn và trao giải cho 47 đề tài và nhóm giải

pháp của các cá nhân và tập thể tham gia.

Bên cạnh đó, “Triển lãm sản phẩm sáng tạo

của sinh viên và cán bộ trẻ” (11-12/5/2013)

do Đại học Huế và Cục Phát triển thị trường

và doanh nghiệp KH&CN đã thu hút gần 160

sản phẩm sáng tạo thuộc các lĩnh vực khoa

học kỹ thuật, khoa học tự nhiên, khoa học xã

hội và nhân văn, khoa học nông-lâm-ngư

nghiệp và khoa học y dược tham dự. Triễn

lãm đã thu hút được sự quan tâm đặc biệt của

người xem vì “sức sáng tạo dồi dào và đầy

tiềm năng” của sinh viên và cán bộ trẻ đang

học tập và nghiên cứu tại Đại học Huế.

Hoạt động hợp tác KH&CN trong năm

2013 được đánh dấu bằng việc ký kết hợp tác

về KH&CN giai đoạn 2014-2020 giữa

UBND tỉnh Thừa Thiên Huế với Viện Hàn

lâm KH&CN Việt Nam (ngày 20/11/2013)

và với Đại học Huế (ngày 20/12/2013). Việc

ký kết hợp tác này là một tiền đề quan trọng

trong việc huy động các nguồn lực của Đại

học Huế và Viện Hàn lâm KH&CN Việt

Nam nhằm sớm xây dựng Thừa Thiên Huế

trở thành một trong những trung tâm

KH&CN của vùng Kinh tế trọng điểm miền

Trung cũng như của cả nước.

Trong năm qua, Trường Đại học Y Dược

Huế đã khánh thành Trung tâm Nội soi Tiêu

hóa với các trang thiết bị hiện đại do Nhật

Bản tài trợ. Đây là một trong các hệ thống

nội soi mới lần đầu tiên được triển khai ở

Việt Nam, được đánh giá là trung tâm tầm cỡ

đứng đầu quốc gia. Sự ra đời của Trung tâm

Nội soi Tiêu hóa góp phần tăng cường cơ sở

hạ tầng y tế chuyên sâu và hình thành thêm

một thiết chế KH&CN mạnh cho tỉnh nhà.

Page 4: ISSN 1859-0144 1-2/2014 · 2 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2014 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NĂM 2013 VÀ NHIỆM

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2014 4

Hoạt động KH&CN ở cơ sở (cấp huyện/

cấp sở) cũng rất sôi động, với nhiều dự án

ứng dụng có hiệu quả vào đời sống thực

tiễn sản xuất của địa phương, của ngành/

lĩnh vực…

Mặc dù năm 2013 được xác định là “Năm

đô thị”-ưu tiên tập trung các nguồn lực cho

hạ tầng đô thị, nhưng lãnh đạo tỉnh vẫn dành

những quan tâm cho KH&CN, từ việc chỉ

đạo sâu sát và thường xuyên đến việc cân đối

bố trí các nguồn lực cho ngành KH&CN hoạt

động có hiệu quả. Cùng với việc học tập,

nghiên cứu, quán triệt các nghị quyết của

Đảng, đặc biệt là Nghị quyết số 20-NQ/TW

ngày 01/11/2012 (Hội nghị Trung ương VI-

Khóa XI) về “Phát triển KH&CN phục vụ sự

nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất

nước trong điều kiện thị trường định hướng

xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”, các

kết quả hoạt động KH&CN của tỉnh nhà

trong năm qua góp phần nâng cao nhận thức

của các cấp, các ngành và toàn xã hội về vị

trí “là quốc sách hàng đầu, giữ vai trò then

chốt trong sự nghiệp phát triển kinh tế-xã

hội” của KH&CN, như Hiến pháp 2013 đã

khẳng định (Điều 62-Hiến pháp 2013).

PV: Ngày 13/5/2013 vừa qua, UBND tỉnh

Thừa Thiên Huế đã phê duyệt đề án “Xây

dựng Thừa Thiên Huế trở thành Trung tâm

KH&CN”. Vậy, mục tiêu của đề án là gì và

ngay từ bây giờ, chúng ta sẽ chuẩn bị những

gì để thực hiện thành công đề án, thưa ông?

PGS, TS Trần Ngọc Nam: Mục tiêu tổng

quát của đề án là “xây dựng Thừa Thiên Huế

trở thành một trong những trung tâm

KH&CN của vùng kinh tế trọng điểm miền

Trung và cả nước, có hệ thống thiết chế và cơ

sở hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị hiện đại,

đồng bộ; có đội ngũ cán bộ KH&CN đủ khả

năng tiếp thu, làm chủ, phát triển các công

nghệ tiên tiến và hiện đại hoá công nghệ

truyền thống; có nhiều công trình nghiên cứu

giá trị trên các lĩnh vực KH&CN; đưa

KH&CN thực sự trở thành động lực then chốt,

phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại

hoá; đến năm 2020 có một số lĩnh vực

KH&CN đạt trình độ tiên tiến, hiện đại của cả

nước”. Đề án đã đề ra 9 mục tiêu cụ thể cho

từng giai đoạn đến năm 2015 và 2020.

Để đạt được các mục tiêu trên, đề án đã

xác định 05 nhóm giải pháp chủ yếu gồm:

Giải pháp về nguồn nhân lực; Giải pháp về

hoàn thiện hệ thống thiết chế; Giải pháp về

xây dựng và hoàn thiện chính sách phát triển

KH&CN; Giải pháp về mở rộng liên kết và

tăng cường hợp tác về KH&CN; và Giải

pháp về kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao

hiệu quả quản lý nhà nước về KH&CN.

Như vậy, để Thừa Thiên Huế tiến đến trở

thành một trong những trung tâm KH&CN của

cả nước, hai nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung

giải quyết là xây dựng và phát triển nguồn nhân

lực KH&CN và đầu tư phát triển hoàn thiện hệ

thống thiết chế KH&CN (thuộc nhóm “giải

pháp nguồn nhân lực” và nhóm “giải pháp về

hoàn thiện hệ thống thiết chế” trong đề án đã

phê duyệt). Trung tâm KH&CN phải là nơi thu

hút và lan tỏa các hoạt động KH&CN. Cốt lõi

của hoạt động KH&CN là chủ thể của hoạt

động này (đội ngũ nhân lực KH&CN) và môi

trường để họ hoạt động. Môi trường hoạt động

hay môi trường làm việc bao gồm cơ sở hạ

tầng kỹ thuật (phòng thí nghiệm, trang thiết bị

nghiên cứu…) và cơ chế, chính sách, đãi

ngộ…, trong đó yếu tố cơ sở hạ tầng kỹ thuật

có ý nghĩa rất quan trọng, chi phối trực tiếp đến

kết quả của hoạt động nghiên cứu khoa học và

phát triển công nghệ.

Page 5: ISSN 1859-0144 1-2/2014 · 2 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2014 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NĂM 2013 VÀ NHIỆM

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2014 5

Cần phải nhận thức rằng, nhiệm vụ “xây

dựng và phát triển đội ngũ nhân lực

KH&CN” và nhiệm vụ “đầu tư phát triển

hoàn thiện hệ thống thiết chế KH&CN”

phải tiến hành đồng thời và phải đảm bảo

nguyên tắc “tương thích”. Nếu có đội ngũ

nhân lực KH&CN mạnh (đông về số

lượng, trình độ cao về chất lượng), nhưng

thiếu điều kiện để làm việc (thiếu trang

thiết bị hoặc trang thiết bị, phòng thí

nghiệm nghèo nàn lạc hậu…) sẽ gây ra

lãng phí và không tránh khỏi hiện tượng

“chảy chất xám” (không phải là lan tỏa).

Ngược lại, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng

hiện đại vượt quá khả năng hay trình độ sử

dụng của đội ngũ nhân lực cũng gây ra sự

lãng phí lớn; đặc biệt trong thời đại

KH&CN phát triển như hiện nay, tuổi thọ

của các công nghệ ngày càng ngắn thì việc

đầu tư mua sắm các trang thiết bị phục vụ

cho hoạt động nghiên cứu cần phải được

xem xét một cách cẩn trọng hơn.

Để đạt được mục tiêu của đề án, ngay từ

bây giờ chúng ta phải chuẩn bị mọi điều

kiện để đầu tư cho KH&CN của tỉnh nhà;

phải tuyên truyền, vận động để các cấp các

ngành quán triệt đúng quan điểm “phát

triển và ứng dụng KH&CN là quốc sánh

hàng đầu, là một trong những động lực

quan trọng nhất để phát triển kinh tế-xã

hội và bảo vệ Tổ quốc; là một nội dung

cần được ưu tiên tập trung đầu tư trước

một bước trong hoạt động của các ngành,

các cấp” (Nghị quyết 20-NQ/TW của Ban

chấp hành Trung ương khóa XI). Nếu

không có sự đầu tư (đầu tư cả nhân lực, vật

lực, tài lực) thì nghị quyết, kế hoạch hay

đề án cũng chỉ tồn tại bằng những câu chữ

trên giấy.

PV: Ông có thể cho biết thêm việc triển

khai các nhiệm vụ ưu tiên trong chương trình

đã đăng ký với UBND tỉnh trong năm 2014

là gì?

PGS, TS Trần Ngọc Nam: Những nhiệm

vụ ưu tiên năm 2014 của ngành KH&CN bao

gồm: Tham mưu cho UBND tỉnh ban hành

các quy định về “quản lý đo lường, chất

lượng vàng”, “quản lý nhà nước về công tác

an toàn bức xạ” trên địa bàn tỉnh; xây dựng

và triển khai đề án “xây dựng và áp dụng hệ

thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn

TCVN ISO 9001:2008” cho 15% xã,

phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh; xây dựng

dự án khả thi hạng mục “Rừng mưa nhiệt

đới” trong Quy hoạch Bảo tàng thiên nhiên

duyên hải miền Trung (Quy hoạch đã được

UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số

2234/QĐ-UBND ngày 29/10/2013).

Tích cực triển khai các dự án và các

nhiệm vụ trong Đề án “Xây dựng Thừa Thiên

Huế thành trung tâm KH&CN của cả

nước” (Quyết định 898), trong đó trọng tâm

là triển khai thành công hai dự án đầu tư cho

Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN và

Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường

Chất lượng; phối hợp chặt chẽ với Bộ

KH&CN trong việc đề xuất đưa khu công

nghệ cao tỉnh Thừa Thiên Huế vào quy hoạch

các khu công nghệ cao của quốc gia; phối

hợp với Đại học Huế, với Viện Hàn lâm

KH&CN Việt Nam trong việc xây dựng các

dự án đầu tư phòng thí nghiệm trọng điểm

quốc gia và đầu tư xây dựng Viện Khoa học

miền Trung tại Huế…

PV: Xin cám ơn ông đã có cuộc trao đổi

này, kính chúc ông và gia đình một năm mới

sức khỏe và hạnh phúc.

Vỹ Khang

Page 6: ISSN 1859-0144 1-2/2014 · 2 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2014 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NĂM 2013 VÀ NHIỆM

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2014 6

NHỮNG NỖ LỰC TRONG HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC

VÀ CÔNG NGHỆ NĂM 2013 CỦA TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

09 văn bản về khoa học và công nghệ (KH&CN) được ban hành; 11 nhiệm vụ KH&CN

cấp nhà nước có kinh phí trung ương hỗ trợ, 06 kết quả nghiên cứu triển khai nổi bật… là

những con số đáng ghi nhận trong hoạt động KH&CN của tỉnh Thừa Thiên Huế trong

năm 2013, tạo điều kiện thuận lợi cho việc “Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành một

trong những trung tâm KH&CN của cả nước”. Hãy cùng chúng tôi điểm lại những thành

quả quan trọng này trong thời gian vừa qua.

Từ những nỗ lực

Thực hiện Quyết định 2496/QĐ-UBND

ngày 28/12/2012 của UBND tỉnh về việc

triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển

kinh tế-xã hội năm 2013 và Quyết định số

1104/QĐ-UBND ngày 20/06/2012 về Kế

hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết Hội

nghị Tỉnh ủy lần thứ V về xây dựng Thừa

Thiên Huế trở thành một trong những trung

tâm KH&CN của cả nước (giai đoạn từ nay

đến 2020), thời gian vừa qua, bằng sự cố

gắng không ngừng, hoạt động ngành

KH&CN của tỉnh đã tiếp tục tăng cường

nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về

KH&CN. Ngoài ra, trong năm 2013, ngành

KH&CN đã tham mưu

UBND tỉnh ban hành

09 văn bản quan trọng,

đặc biệt đã xây dựng

nhiều đề án trình

UBND tỉnh ban hành,

như Quyết định phê

duyệt Đề án “Xây dựng

Thừa Thiên Huế trở

thành một trong những

trung tâm KHCN của

cả nước”; Quyết định

“Quy định quản lý nhà

nước về Công nghệ trên

địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế”; Quyết định

“Phê duyệt Chiến lược phát triển thương

hiệu các đặc sản tỉnh Thừa Thiên Huế đến

năm 2020”...

Ngoài ra, trong năm ngành đã tổng kết các

hoạt động hợp tác nhằm thúc đẩy phát triển

KH&CN giữa tỉnh Thừa Thiên Huế với Đại

học Huế và Viện Hàn lâm KH&CN Việt

Nam. Theo đó, đã tham mưu UBND ký kết

02 văn bản thỏa thuận hợp tác mới, đó là văn

bản thỏa thuận hợp tác về KH&CN giữa

UBND tỉnh và Viện Hàn lâm KH&CN Việt

Nam giai đoạn 2014-2020 và văn bản thỏa

thuận hợp tác về KH&CN giữa UBND tỉnh

và Đại học Huế giai đoạn 2014-2020.

Hội nghị tổng kết ngành KH&CN năm 2013

Page 7: ISSN 1859-0144 1-2/2014 · 2 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2014 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NĂM 2013 VÀ NHIỆM

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2014 7

Đối với nghiên cứu khoa học và phát triển

công nghệ, trong năm 2013 đã triển khai thực

hiện 63 nhiệm vụ nghiên cứu thử nghiệm các

cấp (22 nhiệm vụ mới và 41 nhiệm vụ tiếp

tục), trong đó có 08 nhiệm vụ KH&CN cấp

nhà nước (04 nhiệm vụ mới), 48 nhiệm vụ

cấp tỉnh (16 nhiệm vụ mới) và 07 nhiệm vụ

cấp cơ sở (02 nhiệm vụ mới). Theo đó, 11

nhiệm vụ thuộc lĩnh vực khoa học xã hội, 12

nhiệm vụ thuộc lĩnh vực khoa học nông

nghiệp, 06 nhiệm vụ thuộc lĩnh vực khoa học

tự nhiên, 11 nhiệm vụ thuộc lĩnh vực

KH&CN, 08 nhiệm vụ thuộc lĩnh vực khoa

học y dược.

Về hoạt động tiêu chuẩn đo lường chất

lượng, trong năm 2013, hoạt động này tiếp tục

tổ chức kiểm tra đo lường, chất lượng sản

phẩm, hàng hóa trên địa bàn, đặc biệt mặt hàng

nhạy cảm là xăng dầu thường xuyên được kiểm

tra. Qua các đợt kiểm tra, phần lớn các hàng

hóa lưu thông trên thị trường như ở siêu thị, các

chợ, các cửa hàng đều đảm bảo yêu cầu về kỹ

thuật đo lường. Phương tiện đo ổn định, nhận

thức trong việc quản lý của các cá nhân, tổ chức

đang sử dụng phương tiện đo ngày một nâng

cao. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực

tế vẫn còn gặp một số khó khăn như nhận thức

của người kinh doanh về vấn đề an toàn, chất

lượng hàng hóa, sản phẩm còn hạn chế, việc

đóng gói các mặt hàng chưa đủ khối lượng tịnh

ghi trên nhãn, hoặc hàng hóa không có nhãn

phụ, ghi hạn sử dụng, nguồn gốc. Ngoài ra,

trong năm đã triển khai tốt xây dựng và áp dụng

hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn

TCVN ISO 9001:2008 tại các cơ quan hành

chính trên địa bàn tỉnh, cụ thể đã hướng dẫn 20

đơn vị là các sở, ban, ngành, UBND thị xã và

thành phố xây dựng đề án triển khai ISO hành

chính mở rộng...

Về hoạt động an toàn bức xạ hạt nhân,

quản lý công nghệ, sau khi UBND tỉnh ban

hành Quy định quản lý nhà nước về công

nghệ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, bước

đầu đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng, giúp cho

hoạt động quản lý nhà nước về công nghệ

ngày càng được chặt chẽ, trong năm Sở đã tổ

chức thẩm tra công nghệ cho 12 dự án đầu tư

(cả năm 2012 chỉ thẩm tra 05 dự án; cấp giấy

phép sử dụng thiết bị bức xạ y tế cho 12 đơn

vị (24 thiết bị), trong đó cấp giấy phép cho

Bệnh viện Trung ương Huế 10/10 thiết bị.

Hoạt động sở hữu trí tuệ đã có được

những kết quả nhất định, công tác tuyên

truyền phổ biến, hỗ trợ phát triển tài sản trí

tuệ, hỗ trợ xác lập quyền sở hữu trí tuệ ngày

càng được quan tâm, trong đó đặc biệt là

việc tư vấn chuyên môn thực hiện hỗ trợ

đăng ký xác lập quyền nhãn hiệu cho một

số tổ chức, cá nhân; hoạt động hướng dẫn

doanh nghiệp và cá nhân trong việc làm đơn

đăng ký bảo hộ các đối tượng sở hữu công

nghiệp cũng đã được triển khai thường

xuyên. Năm 2013, trên địa bàn tỉnh Thừa

Thiên Huế, Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp 36

văn bằng bảo hộ (35 kiểu dáng; 01 sáng

chế/giải pháp hữu ích). Tính đến thời điểm

này, trên địa bàn tỉnh đã có 578 văn bằng

bảo hộ được cấp (523 nhãn hiệu; 49 kiểu

dáng; 06 sáng chế/giải pháp hữu ích)...

Đối với hoạt động KH&CN cấp huyện,

trong năm, Hội đồng KH&CN tại các huyện,

thị xã, thành phố đang dần hoạt động hiệu quả

hơn, tư vấn cho địa phương những nhiệm vụ

KH&CN thiết thực, giải quyết được nhiều

vấn đề của địa phương, thúc đẩy phát triển

kinh tế xã hội của địa phương. Năm 2013, 09

huyện, thị xã, thành phố đã phê duyệt và triển

khai 39 nhiệm vụ KH&CN cấp cơ sở, với

Page 8: ISSN 1859-0144 1-2/2014 · 2 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2014 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NĂM 2013 VÀ NHIỆM

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2014 8

tổng kinh phí gần 3,2 tỷ đồng. Theo PGS, TS

Trần Ngọc Nam, Giám đốc Sở KH&CN, so

với thời gian trước đây (trước năm 2012) thì

đây là một thành công đáng khích lệ của hoạt

động KH&CN cấp huyện, các địa phương bắt

đầu quan tâm hơn trong việc ứng dụng kết

quả các đề tài dự án đã nghiên cứu thành

công để xây dựng các mô hình ứng dụng tại

địa phương mình, tổ chức tập huấn chuyển

giao công nghệ... góp phần tích cực cho sự

phát triển kinh tế-xã hội.

Năm 2013, hoạt động KH&CN tại các sở,

ban ngành tiếp tục được đẩy mạnh công tác

cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả trong

công tác quản lý nhà nước. Các sở, ban,

ngành cấp tỉnh đều tập trung vào triển khai

áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo

TCVN ISO 9001:2008, đồng thời đẩy mạnh

việc ứng dụng công nghệ thông tin để điều

hành xử lý công việc, triển khai cung cấp các

dịch vụ hành chính công, tạo đà cho một năm

triển khai thành công và đạt hiệu quả cao kế

hoạch 2013 của đơn vị mình.

Điều đáng ghi nhận hơn hết là các hoạt

động nghiên cứu khoa học và phát triển công

nghệ, trong năm đã có những thành công

đáng kể. Có thể kể đến các đề tài mang lại

hiệu quả kinh tế-xã hội trên địa bàn như

“Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp phát

triển bền vững loại hình du lịch văn hóa tâm

linh trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế”,

“Đánh giá thực trạng các hợp tác xã trên địa

bàn tỉnh Thừa Thiên Huế và đề xuất giải

pháp phát triển bền vững trong thời kỳ hội

nhập”, “Đánh giá sức tải môi trường vùng

đầm phá Tam Giang-Cầu Hai và đề xuất các

giải pháp phát triển bền vững”, “Nghiên cứu

sản xuất enzyme β-glucanase tái tổ hợp từ

Trichoderma asperellum trong nấm men”,

“Nghiên cứu thành phần loài và tác dụng dược

lý của Polysaccharide và Triterpenoide trong

nấm Linh chi (Ganoderma lucidum) nuôi

trồng tại Thừa Thiên Huế”, “Nghiên cứu

xây dựng và vận hành hệ thống Sổ tay công

tác nghiệp vụ hành chính trên môi trường

mạng”, “Nghiên cứu áp lực nội sọ trong hồi

sức cấp cứu và đề xuất giải pháp giảm tỷ lệ

tử vong ở bệnh nhân chấn thương sọ não

nặng điều trị tại Bệnh viện Trung ương

Huế”, “Nghiên cứu tình hình nhiễm Human

Papilloma Virus (HPV) sinh dục và tổn

thương cổ tử cung của phụ nữ tỉnh Thừa

Thiên Huế và đề xuất giải pháp phòng

chống”, “Nghiên cứu nguyên nhân gây dịch

bệnh trên tôm sú nuôi bán thâm canh trong

đầm phá, đề xuất giải pháp phòng ngừa và

triển khai thí điểm một số giải pháp làm

giảm hậu quả dịch bệnh”, “Thử nghiệm

ứng dụng chất điều hòa sinh trưởng để tăng

năng suất và chất lượng mủ cao su khai

thác trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế”…

Có thể nhìn nhận rằng, năm 2013, tuy còn

nhiều khó khăn như chưa xây dựng và thực

hiện lộ trình đổi mới công nghệ các doanh

nghiệp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm,

nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp

trên thị trường; các nguồn lực KH&CN của

tỉnh còn hạn chế, sử dụng phân tán, chưa đạt

hiệu quả cao nhất, chưa có các tổ chức

KH&CN thực sự mạnh; đội ngũ cán bộ

chuyên trách tại các sở ban ngành và cấp

huyện còn mỏng, thiếu và chưa ổn định do

thường xuyên thay đổi và luân chuyển...

Song được sự quan tâm, chỉ đạo của UBND

tỉnh nên hoạt động KH&CN đã triển khai

hoàn thành theo đúng kế hoạch, chương trình

công tác của UBND tỉnh; nhiều đề tài, dự án

đã nghiên cứu thành công trong năm 2013

Page 9: ISSN 1859-0144 1-2/2014 · 2 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2014 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NĂM 2013 VÀ NHIỆM

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2014 9

góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội

của địa phương.

Đến định hướng cho thời gian tiếp theo

Ngày 13/01/2014, ngành KH&CN tổ

chức tổng kết năm 2013, theo đó, trong thời

gian đến, ngành KH&CN của tỉnh sẽ tiếp

tục huy động mọi nguồn lực, từng bước đầu

tư cơ sở vật chất của ngành, tạo tiền đề để

sớm đưa tỉnh Thừa Thiên Huế thành trung

tâm KH&CN của vùng kinh tế trọng điểm

miền Trung, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng

nguồn sự nghiệp khoa học, hướng các nhiệm

vụ KH&CN ngày càng giải quyết tốt hơn yêu

cầu thực tiễn cuộc sống, phục vụ thiết thực

cho kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội

của tỉnh.

Để đạt được những mục tiêu đó, việc làm

quan trọng của ngành KH&CN của tỉnh là

Cung cấp luận cứ khoa học cho quá trình công

nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nhanh và

bền vững, tham gia tích cực trong quá trình lập

đề án đưa tỉnh Thừa Thiên Huế lên đô thị loại I

trực thuộc trung ương.

Trao đổi với chúng tôi về những định

hướng và kế hoạch trong năm tới, PGS, TS

Trần Ngọc Nam cho rằng: “Ngoài các nhiệm

vụ được thực hiện, trong năm 2014, ngành

KH&CN của tỉnh nhà cần hoàn thiện hồ sơ đề

nghị thành lập Khu công nghệ cao quốc gia tại

Thừa Thiên Huế, tìm tài trợ cho dự án “Đầu tư

xây dựng Bảo tàng Thiên nhiên Duyên hải

miền Trung tại Huế” bằng nguồn vốn ODA;

tiếp tục triển khai thực hiện 02 dự án “Nâng

cao năng lực của Trung tâm Ứng dựng tiến bộ

KH&CN Thừa Thiên Huế”; “Đầu tư, tăng

cường khả năng kiểm định, thử nghiệm chất

lượng sản phẩm, hàng hóa cho Trung tâm Kỹ

thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Thừa

Thiên Huế, giai đoạn 2013-2015”.

PGS, TS Trần Ngọc Nam cho biết thêm,

để có nguồn vốn cho phát triển ngành, bên

cạnh vốn đầu tư phát triển từ nguồn ngân

sách tập trung, nguồn vốn đầu tư cho

KH&CN cần phải được xã hội hóa, hướng

dẫn các doanh nghiệp thành lập và sử dụng

Quỹ Phát triển KH&CN của doanh nghiệp;

hỗ trợ nhiều hơn nữa cho

các tổ chức KH&CN

trung ương đang hoạt

động tại địa phương...

nhằm định hướng và xây

dựng một trung tâm

KH&CN trong thời gian

sớm nhất.

Vỹ Khang

Tổng kết Chương trình hợp tác về KH&CN giữa UBND tỉnh với Đại học Huế giai đoạn 2008-2013

Page 10: ISSN 1859-0144 1-2/2014 · 2 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2014 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NĂM 2013 VÀ NHIỆM

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2014 10

1. Đề án “Xây dựng Thừa Thiên Huế thành trung

tâm KH&CN của miền Trung và cả nước”

Ngày 13/5/2013, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban

hành Quyết định số 898/QĐ-UBND phê duyệt đề án “Xây

dựng Thừa Thiên Huế trở thành một trong những trung tâm

khoa học và công nghệ của miền Trung và cả nước” (gọi tắt

là đề án). Mục tiêu tổng quát của đề án là xây dựng Thừa

Thiên Huế trở thành một trong những trung tâm khoa học và

công nghệ (KH&CN) của vùng kinh tế trọng điểm của miền

Trung và cả nước, có hệ thống thiết chế và cơ sở hạ tầng kỹ

thuật, trang thiết bị hiện đại, đồng bộ; có đội ngũ cán bộ

KH&CN đủ khả năng tiếp thu, làm chủ, phát triển các công

nghệ tiên tiến và hiện đại hoá công nghệ truyền thống; có

nhiều công trình nghiên cứu giá trị trên các lĩnh vực

KH&CN; đưa KH&CN thực sự trở thành động lực then

chốt, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá; đến

năm 2020 có một số lĩnh vực KH&CN đạt trình độ tiên tiến,

hiện đại của cả nước. Theo đề án, sẽ có 36 chương trình, dự

án ưu tiên xây dựng và phát triển KH&CN từ nay đến năm

2020. Trong đó đáng chú ý là Đề án thành lập Khu Công

nghệ cao Thừa Thiên Huế; Viện Nghiên cứu Bảo tồn Di sản

Huế, Viện Nghiên cứu Hán-Nôm, Viện Nghiên cứu Văn hóa

Huế, Thư viện Hoàng gia, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Phát

triển; Bảo tàng Thiên nhiên Duyên hải miền Trung và các

trung tâm ứng dụng khoa học kỹ thuật.

2. Nhân rộng phương pháp nổ mìn vi sai cho 5 đơn vị

ứng dụng

Tiếp theo thành công của đề tài “Ứng dụng các phương

pháp nổ mìn vi sai cho các đơn vị có sử dụng vật liệu nổ

công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế” được thực

hiện trong năm 2013, Sở Công Thương đã triển khai ứng

dụng đại trà cho các đơn vị khai thác mỏ có sử dụng vật liệu

nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh nhằm nâng cao năng suất

lao động, hiệu quả kinh tế và đặc biệt đảm bảo an toàn trong

quá trình sản xuất, hạn chế tối đa của ảnh hưởng nổ mìn đối

với các công trình lân cận và các khu dân cư. Hiện nay đã có

5 đơn vị ứng dụng thành công đề tài, bao gồm: Công ty

TNHH Luks-Trường Sơn, Công ty Cổ phần Trường Sơn,

10

SỰ

KIỆN

KHOA

HỌC

CÔNG

NGHỆ

TỈNH

THỪA

THIÊN

HUẾ

Page 11: ISSN 1859-0144 1-2/2014 · 2 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2014 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NĂM 2013 VÀ NHIỆM

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2014 11

Công ty TNHH Coxano-Hương Thọ, Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng thương mại và công

nghệ Hà Nội (khai thác mỏ đá vôi xi măng Đồng Lâm), Công ty Cổ phần khai thác đá Thừa

Thiên Huế. Sở Công Thương cũng đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Quyết định số

42/2013/QĐ-UBND ngày 31/10/2013 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế quản

lý, hoạt động vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Đề tài thực hiện có

một ý nghĩa thiết thực đối với công tác quản lý nhà nước về VLNCN, đồng thời giúp cho

doanh nghiệp tiếp cận với các phương pháp nổ mìn mới trong khai thác đá để đảm bảo an

toàn cho người và thiết bị, giảm thiểu được các ảnh hưởng tiêu cực đối với môi trường xung

quanh và nâng cao hiệu quả kinh tế.

3. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, một trong những UBND tỉnh đầu tiên trên toàn

quốc được cấp Giấy chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng phù hợp tiêu chuẩn

TCVN ISO 9001:2008

Theo Quyết định số 1372/

QĐ-TĐC ngày 17/5/2013 của

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo

lường Chất lượng, Hệ thống

quản lý chất lượng

(HTQLCL) của UBND tỉnh

Thừa Thiên Huế được chứng

nhận bao gồm các quy trình

hệ thống và 72 quy trình tác

nghiệp nhằm giải quyết toàn

bộ hoạt động chỉ đạo điều

hành của UBND tỉnh.

Quá trình áp dụng, duy

trì và cải tiến HTQLCL theo

tiêu chuẩn ISO đã giúp UBND tỉnh phát hiện được những khiếm khuyết, hạn chế, bất cập

trong thực hiện nhiệm vụ của các cá nhân, đơn vị. Từ đó, lãnh đạo UBND tỉnh, lãnh đạo Văn

phòng UBND tỉnh có các biện pháp chấn chỉnh kịp thời nhằm nâng cao năng lực hoạt động

cũng như việc tổ chức hoạt động của các đơn vị trực thuộc. Việc giải quyết hồ sơ của tổ chức,

cá nhân được thực hiện một cách khoa học, theo đúng trình tự. Đặc biệt, đã có sự chuyển

biến trong việc giải quyết công việc hàng ngày, như: quy trình và thủ tục giải quyết được

công khai; trách nhiệm của mỗi đơn vị, cá nhân trong từng công việc được rõ ràng hơn; thời

gian giải quyết công việc nhanh hơn…

Từ các kết quả thu được, lãnh đạo UBND tỉnh luôn xem HTQLCL theo tiêu chuẩn ISO là

một công cụ hỗ trợ đắc lực trong quản lý, điều hành và tác nghiệp, được kiểm tra kiểm soát

chặt chẽ, khoa học; cùng với ứng dụng tin học, HTQLCL theo tiêu chuẩn ISO có tác dụng

thúc đẩy mạnh mẽ công tác cải cách hành chính, nâng cao tính chuyên nghiệp của cán bộ

công chức viên chức, xây dựng văn hóa công sở.

UBND tỉnh Thừa Thiên Huế nhận Giấy chứng nhận HTQLCL phù hợp TCVN ISO 9001:2008

Page 12: ISSN 1859-0144 1-2/2014 · 2 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2014 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NĂM 2013 VÀ NHIỆM

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2014 12

4. Quyết định số 19/2013/QĐ-UBND về việc ban hành Quy định quản lý công nghệ

trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

Ngày 20/5/2013, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Quyết định số 19/2013/QĐ-UBND

về việc ban hành Quy định quản lý công nghệ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Đối tượng

thẩm tra công nghệ là các dự án đầu tư thuộc Danh mục lĩnh vực các dự án đầu tư cần thẩm

tra công nghệ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế được quy định tại Quyết định số 1514/QĐ-

UBND ngày 21 tháng 8 năm 2012 của UBND tỉnh; Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, tùy

theo mức độ phức tạp công nghệ của dự án, phối hợp các ngành liên quan tổ chức thẩm tra

công nghệ các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tư .

Ban Quản lý các Khu Công nghiệp tỉnh, Ban Quản lý Khu Kinh tế Chân Mây - Lăng Cô

chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan tổ chức thẩm tra công nghệ các dự án đầu tư

thuộc thẩm quyền của Ban cấp giấy chứng nhận đầu tư. Quy định này được ban hành nhằm

tạo điều kiện tốt hơn trong việc thẩm tra công nghệ các dự án đầu tư, đăng ký hợp đồng

chuyển giao công nghệ, giám định công nghệ và dịch vụ chuyển giao công nghệ trên địa bàn.

5. Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, Nhi đồng và Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật lần

thứ VI

Ngày 22/11/2013, Ban tổ chức Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, Nhi đồng và Hội thi

Sáng tạo Kỹ thuật lần thứ VI đã tổ chức lễ trao giải thưởng cho 19 đề tài của Cuộc thi Sáng

tạo Thanh thiếu niên, Nhi đồng và 28 giải pháp đạt giải của Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật. Bên

cạnh đó, Ban tổ chức cũng khen thưởng 18 tập thể, cá nhân có thành tích trong công tác

tuyên truyền, phổ biến và tổ chức Cuộc thi, Hội thi năm 2013. Trong năm nay, Cuộc thi Sáng

tạo Thanh thiếu niên, Nhi đồng thu hút 248 mô hình, sản phẩm đăng ký tham gia tại cơ sở

(tăng gần 26% so với năm 2012) và có 36 mô hình, sản phẩm được gửi tham gia Cuộc thi cấp

tỉnh, Ban tổ chức đã chọn được 19 sản phẩm, mô hình để trao giải cấp tỉnh. Đối với Hội thi

Sáng tạo Kỹ thuật, đã có 42 công trình, giải pháp đăng ký tham gia trên 7 lĩnh vực dự thi

(tăng 24% so với Hội thi lần thứ V), trong đó có 28 giải pháp được Hội đồng chấm thi và Ban

tổ chức chọn trao giải. Cuộc thi sáng tạo Thanh thiếu niên, Nhi đồng và Hội thi sáng tạo Kỹ

thuật tỉnh Thừa Thiên Huế được tổ chức nhằm khơi dậy tiềm năng và phát huy tư duy sáng

tạo của thanh thiếu niên nhi đồng, đồng thời ghi nhận và tôn vinh các tập thể, cá nhân có

những công trình khoa học có giá trị, các giải pháp kỹ thuật hữu ích đã được áp dụng trên địa

bàn tỉnh và đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao; tuyển chọn các đề tài, giải pháp tham gia

các cuộc thi và hội thi toàn quốc.

6. Triển lãm sáng tạo của sinh viên và cán bộ trẻ Đại học Huế

Ngày 11/5, Triển lãm sáng tạo của sinh viên và cán bộ trẻ năm 2013 do Đại học Huế phối

hợp với Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ (Bộ Khoa học và

Công nghệ), Chương trình đối tác mới sáng tạo Việt Nam-Phần Lan tổ chức đã diễn ra tại

Trung tâm Văn hóa Thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế. Tham gia triển lãm có 158 sản phẩm

sáng tạo của sinh viên và cán bộ trẻ được chia thành 5 lĩnh vực: khoa học kỹ thuật, khoa học

y dược, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội nhân văn và khoa học nông - lâm - ngư nghiệp.

Page 13: ISSN 1859-0144 1-2/2014 · 2 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2014 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NĂM 2013 VÀ NHIỆM

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2014 13

Triển lãm là dịp để các sinh viên, giảng viên giới thiệu các sản phẩm sáng tạo của mình với

các nhà đầu tư, doanh nghiệp và nhà quản lý. Đây cũng là cơ hội để khích lệ hoạt động sáng

tạo của cán bộ và sinh viên trong nghiên cứu khoa học và đào tạo; hình thành mối liên kết

giữa trường đại học với cộng đồng doanh nghiệp và các nhà đầu tư, kết nối cung-cầu và thúc

đẩy phát triển thị trường công nghệ để từng bước xây dựng Đại học Huế trở thành trung tâm

đào tạo và chuyển giao khoa học công nghệ của khu vực miền Trung-Tây Nguyên. Các sản

phẩm tham gia triển lãm đã thể hiện sức sáng tạo dồi dào đầy tiềm năng của sinh viên, giảng

viên trẻ của Huế, những sản phẩm này không chỉ có giá trị trong địa bàn tỉnh mà sẽ có sức

lan tỏa sang những khu vực khác. Về phía Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ tiếp tục có sự hỗ trợ

các nhà khoa học, giảng viên sinh viên trẻ ở Huế trong hoạt động nghiên cứu khoa học để

ngày càng có nhiều hơn các sản phẩm, giải pháp, kết quả nghiên cứu có khả năng hoàn thiện

và đưa vào ứng dụng, thương mại hóa, đáp ứng nhu cầu phát triển khoa học của đất nước.

7. Ký thỏa thuận hợp tác về KH&CN

Trong năm 2013, tỉnh

Thừa Thiên Huế đã ký kết

02 văn bản thỏa thuận hợp

tác về KH&CN giai đoạn

2014-2020 với các đối tác

quan trọng, đó là Viện Hàn

lâm KH&CN Việt Nam (ký

ngày 20/11/2013) và Đại

học Huế (ký ngày

20/12/2013). Theo thỏa

thuận hợp tác, hai bên thống

nhất hợp tác toàn diện về

KH&CN, tập trung vào một

số nội dung gồm: tư vấn và

xây dựng tiềm lực KH&CN cho tỉnh Thừa Thiên Huế; nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao

công nghệ, trao đổi thông tin về KH&CN; huy động vốn hoạt động KH&CN; khuyến khích

và tạo điều kiện thuận lợi để các nhà khoa học tham gia nghiên cứu giải quyết các nhiệm vụ

KH&CN cho tỉnh nhà…

8. Thành lập Trung tâm Nội soi Tiêu hóa hiện đại nhất Việt Nam

Ngày 12/9, Trường đại học Y Dược-Đại học Huế tổ chức Lễ khánh thành Trung tâm Nội

soi Tiêu hóa thuộc Bệnh viện Trường đại học Y Dược Huế. Đây là trung tâm nội soi tiêu hóa

hiện đại nhất Việt Nam do Đại học Nagoya, Nhật Bản tài trợ cho Bệnh viện Trường đại học

Y Dược Huế với trị giá trên 21 tỷ đồng. Trung tâm Nội soi Tiêu hóa có hệ thống máy siêu

âm - nội soi, hệ thống máy nội soi ruột non, hệ thống chẩn đoán ung thư sớm và hệ thống nội

soi dạ dày qua đường mũi. Trung tâm đi vào hoạt động sẽ đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh

ngày càng tăng của người dân cũng như phục vụ công tác đào tạo, chuyển giao công nghệ và

Page 14: ISSN 1859-0144 1-2/2014 · 2 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2014 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NĂM 2013 VÀ NHIỆM

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2014 14

nghiên cứu khoa học tại Trường và Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế. Cùng với sự hỗ

trợ về trang thiết bị hiện đại cho trung tâm, Đại học Nagoya sẽ cử chuyên gia chuyển giao kỹ

thuật, đồng thời tổ chức các khóa đào tạo tại chỗ và tại Nhật Bản cho đội ngũ y bác sĩ thuộc

Trung tâm Nội soi tiêu hóa của Bệnh viện Trường. Trung tâm có khả năng tiếp nhận trên 150

bệnh nhân/ngày và chính thức đón tiếp bệnh nhân từ ngày 12/9/2013.

9. Quy hoạch chi tiết xây dựng Bảo tàng Thiên nhiên duyên hải miền Trung

Ngày 19/12/2013, Sở KH&CN

tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức lễ

công bố Quy hoạch chi tiết xây dựng

Bảo tàng Thiên nhiên duyên hải miền

Trung với tỷ lệ 1/2.000 (theo Quyết

định số 2234/QĐ-UBND ngày

29/10/2013). Theo Quyết định, Bảo

tàng sẽ được xây dựng trên 99,36ha

thuộc Phường An Tây, thành phố

Huế, bao gồm: khu trung tâm, khu

rừng mưa nhiệt đới, khu nghiên cứu

và đào tạo nguồn nhân lực, bãi đổ

xe, vườn sở thú… Bảo tàng có chức

năng nghiên cứu khoa học, sưu tầm, lưu giữ bảo quản và tổ chức trưng bày, giới thiệu các

bộ sưu tập, mẫu vật và tư liệu về thiên nhiên vùng duyên hải miền Trung Việt Nam nhằm

phục vụ phổ biến kiến thức, giáo dục, nghiên cứu khoa học, tham quan du lịch.

10. Đại hội Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật thành công tốt đẹp

Vào những ngày đầu tiên của năm 2014, Đại hội Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật

(Liên hiệp hội) lần thứ IV, nhiệm kỳ 2013-2018 đã thành công tốt đẹp. Hiện nay, Liên hiệp

hội có 38 tổ chức thành viên, 07 trung tâm trực thuộc, đội ngũ trí thức phát triển nhanh, số

lượng, chất lượng ngày càng được tăng cao và có mặt hầu hết trong các lĩnh vực, đảm trách

những vị trí quan trọng trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị-xã hội, doanh

nghiệp. Nhiệm kỳ vừa qua, Liên hiệp hội đã đạt được kết quả khá toàn diện, đồng đều trên

các mặt công tác, triển khai nghiên cứu, thực hiện thành công nhiều chương trình, đề tài, dự

án phát triển Kinh tế-xã hội, tham gia tư vấn, phản biện nhiều đề án của tỉnh, triển kha nhiều

cuộc thi sáng tạo kỹ thuật; Làm tốt chức năng thông tin tuyên truyền, phổ biến kiến thức khoa

học kỹ thuật, đưa những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất.

Đại hội đã thông qua Nghị quyết đại hội và bầu Ban chấp hành Liên hiệp hội tỉnh Thừa

Thiên Huế nhiệm kỳ 2013-2018 gồm 47 đồng chí. GS,TS Trần Hữu Dàng được bầu làm chủ

tịch; ThS Trần Giải và TS Bùi Thắng làm Phó chủ tịch và ThS Hồ Đức Hưng làm Tổng

Thư ký.

BBT

Page 15: ISSN 1859-0144 1-2/2014 · 2 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2014 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NĂM 2013 VÀ NHIỆM

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2014 15

1. THỪA THIÊN HUẾ HỘI ĐỦ

TIÊU CHUẨN ĐÔ THỊ LOẠI I TRỰC

THUỘC TRUNG ƯƠNG

Với tổng số 79,1/100 điểm, Thừa Thiên

Huế đã đủ các tiêu chuẩn đô thị đề nghị Bộ

Xây dựng thẩm định trình Chính phủ công

nhận là đô thị loại I trực thuộc Trung ương,

phù hợp với lộ trình nâng cấp đô thị tại Quyết

định số 1659/QĐ-TTg ngày 07/11/2012 của

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Theo tờ trình

của UBND tỉnh, Thừa Thiên Huế đã cơ bản

hội tụ các điều kiện đạt tiêu chuẩn đô thị loại I

trực thuộc Trung ương theo quy định của Nghị

định 42/2009/NĐ-CP của Chính phủ về phân

loại đô thị với tính chất đặc thù đô thị Thừa

Thiên Huế là thành phố sinh thái, cảnh quan, di

sản, văn hóa và thân thiện với môi trường.

2. TRÊN 90% DÂN SỐ TỪ 18 TUỔI

TRỞ LÊN THAM GIA GÓP Ý VÀO DỰ

THẢO SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP NĂM 1992

Từ 1/4 đến 30/9/2013, trên địa bàn tỉnh

có 466.898 lượt ý kiến tham gia vào Dự thảo

sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Theo số liệu

tổng hợp của HĐND tỉnh, từ khi triển khai tổ

chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo sửa đổi

Hiến pháp năm 1992 đến khi kết thúc, trên

địa bàn tỉnh đã tổ chức 4.913 hội nghị lấy ý

kiến góp ý vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp,

với 655.818 lượt người tham dự (đạt tỷ lệ

90,49% dân số từ 18 tuổi trở lên). Qua đó,

góp phần xây dựng một bản Hiến pháp có

chất lượng cao, có tính dự báo và ổn định lâu

dài, thực sự là kết tinh ý chí, nguyện vọng và

trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân.

3. TĂNG CƯỜNG KỶ CƯƠNG, KỶ

LUẬT HÀNH CHÍNH

Thực hiện Chỉ thị số 51/2012/CT-UBND,

ngày 28/12/2012 của UBND tỉnh về tăng

cường kỷ cương, kỷ luật hành chính, chấn

chỉnh lề lối làm việc, nâng cao ý thức trách

nhiệm trong thi hành công vụ của cán bộ,

công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh, ngày

09/5/2013, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch

số 55 về kiểm tra, giám sát việc thực hiện

Chỉ thị số 51. Đoàn kiểm tra liên ngành của

tỉnh đã tiến hành kiểm tra tại một số cơ quan,

đơn vị, địa phương theo chương trình; đồng

thời, đã phối hợp với Trung tâm Truyền hình

Việt Nam tại thành phố Huế, Báo Thừa

Thiên Huế kiểm tra đột xuất (có ghi hình) tại

một số đơn vị và hơn 30 quán cà phê, nhà

hàng tại địa bàn thành phố Huế và thị xã

Hương Thủy.

Hoạt động của đoàn kiểm tra góp phần

nâng cao tinh thần trách nhiệm, tạo sự

chuyển biến về nhận thức và hành động của

cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi

nhiệm vụ; vận hành hiệu quả hơn hoạt động

của các cơ quan nhà nước và đơn vị sự

nghiệp trên địa bàn tỉnh.

4. KỶ NIỆM 100 NĂM NGÀY SINH

ĐẠI TƯỚNG NGUYỄN CHÍ THANH

(1/1/1914-1/1/2014)

Lễ kỷ niệm được tổ chức trang trọng, với

nhiều hoạt động thật sự ý nghĩa. Các hoạt

động kỷ niệm diễn ra trọng tâm từ ngày

22/12/2013 đến ngày 09/1/2014, với nhiều

hoạt động, như: phát sóng trên truyền hình

SỰ KIỆN NỔI BẬT

CỦA TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NĂM 2013 10

Page 16: ISSN 1859-0144 1-2/2014 · 2 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2014 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NĂM 2013 VÀ NHIỆM

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2014 16

các bộ phim tài liệu lịch sử về cuộc đời và sự

nghiệp Đại tướng Nguyễn Chí Thanh; xuất

bản cuốn sách Đại tướng Nguyễn Chí Thanh;

Triển lãm, trưng bày với chủ đề “Nguyễn

Chí Thanh, người học trò xuất sắc của Chủ

tịch Hồ Chí Minh” tại Bảo tàng Hồ Chí

Minh tỉnh; biểu diễn vở kịch “Sáng trong

như ngọc một con người”; tổ chức các hoạt

động tưởng niệm, dâng hương, dâng hoa tại

Khu di tích lưu niệm và Tượng đài Đại

tướng tại huyện Quảng Điền-quê hương của

Đại tướng, cùng nhiều hoạt động có ý nghĩa

của các địa phương trên địa bàn tỉnh...

Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Đại

tướng Nguyễn Chí Thanh được tổ chức vào

sáng 31/12/2013, tại Trung tâm Văn hóa

Thông tin tỉnh và phát hành Bộ tem đặc biệt

kỷ niệm 100 năm Ngày sinh Đại tướng.

Cũng trong ngày này, tỉnh Thừa Thiên Huế

và thân nhân gia đình Đại tướng tổ chức lễ

dựng 3 tượng đài Đại tướng Nguyễn Chí

Thanh tại Khu di tích lưu niệm Đại tướng ở

xã Quảng Thọ, Trường THPT Nguyễn Chí

Thanh, huyện Quảng Điền và Trường Chính

trị Nguyễn Chí Thanh.

5. HAI MƯƠI NĂM CỐ ĐÔ HUẾ-DI

SẢN VĂN HÓA THẾ GIỚI

Năm 2013 đánh dấu tròn 20 năm Quần

thể di tích Cố đô Huế được công nhận là di

sản văn hóa thế giới và 10 năm Nhã nhạc

cung đình Việt Nam được vinh danh là di

sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân

loại. Lễ kỷ niệm sự kiện đặc biệt ý nghĩa này

đã được trang trọng tổ chức sáng 22/9, tại

Trung tâm Văn hóa Thông tin tỉnh với sự

hiện diện của Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ

tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc.

Thống kê từ năm 1996 đến nay đã có gần

100 công trình được phục hồi, trùng tu tôn

tạo. Quần thể di tích Cố đô Huế từ chỗ chỉ

đón hơn 200.000 lượt khách năm 1993 với

doanh thu 4 tỷ đồng, đến nay số lượng khách

đã tăng lên hơn 2 triệu lượt người, với doanh

thu hơn 100 tỷ đồng. Nguồn thu này đã góp

phần rất quan trọng trong việc tái đầu tư cho

hoạt động bảo tồn di sản.

6. “TINH HOA NGHỀ VIỆT”-

FESTIVAL NGHỀ TRUYỀN THỐNG

HUẾ LẦN THỨ 5

Diễn ra từ 27/4 đến hết 01/5/2013, Festival

nghề truyền thống Huế lần thứ 5 với chủ đề

“Tinh hoa nghề Việt” nhằm tiếp tục khẳng

định và tôn vinh những giá trị của nhiều

ngành nghề thủ công truyền thống Việt Nam,

tạo sự thúc đẩy cho việc phát triển làng nghề

cổ truyền gắn với du lịch và quảng bá hình

ảnh văn hóa Huế. Festival nghề truyền thống

Huế 2013 có sự tham gia của 40 làng nghề

và cơ sở sản xuất, hàng trăm nghệ nhân,

nghệ sĩ, nhà sưu tập cổ vật và nhà khoa học

đến từ nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước.

Đặc biệt, có sự tham gia của 2 đoàn quốc tế

lần đầu tiên đến Festival nghề Huế là Pháp

và Nhật. Trong 5 ngày diễn ra festival, đã có

gần 70 nghìn lượt khách du lịch lưu trú tại

các khách sạn, nhà nghỉ, tăng gần 21 nghìn

lượt so với festival nghề năm 2011. Không

gian tôn vinh nghệ nhân và làng nghề, các

cuộc triển lãm, trưng bày, ẩm thực Huế và

các hoạt động cộng đồng thu hút trên 10 vạn

lượt người tham dự. Doanh số bán hàng đạt

gần 20 tỉ đồng.

7. SÂN BAY PHÚ BÀI HOẠT ĐỘNG

TRỞ LẠI

Sau gần bảy tháng đóng cửa để nâng cấp,

sân bay Phú Bài chính thức hoạt động trở lại

từ 20/9, sớm hơn dự kiến hai tháng. Sau khi

nâng cấp, sân bay có thể tiếp nhận các loại

Page 17: ISSN 1859-0144 1-2/2014 · 2 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2014 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NĂM 2013 VÀ NHIỆM

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2014 17

máy bay lớn như Boeing 737, A321 với hàng

chục chuyến bay mỗi ngày. Ngay trong ngày

20/9, sân bay đã đón 7 chuyến bay từ thành

phố Hồ Chí Minh và Hà Nội đến Huế.

Dự án sửa chữa đường hạ cất cánh và

nhà ga hành khách Cảng Hàng không quốc tế

Phú Bài có tổng mức đầu tư gần 700 tỷ đồng.

Đường băng sau nâng cấp có kích thước

2700x45m. Nhà ga đạt tổng diện tích

6.500m2, công suất phục vụ 1,5 triệu hành

khách/năm. Sân đỗ ô tô đáp ứng 160 vị trí đỗ

xe các loại với diện tích 21.000m2.

8. BÚN BÒ HUẾ XÁC LẬP GIÁ TRỊ

ẨM THỰC CHÂU Á

Sau khi đã xác lập 10 món ăn nổi tiếng

đầu tiên chỉ có ở Việt Nam, được công nhận

đạt giá trị ẩm thực châu Á (Kỷ lục châu Á)

vào tháng 7/2012, ngày 30/8/2013, tại Ấn

Độ, Tổ chức Kỷ lục châu Á đã chính thức

công nhận và xác lập thêm hai món ăn ngon

nổi tiếng nữa của Việt Nam đạt giá trị ẩm

thực châu Á là món bún bò Huế. Cùng với

bún bò Huế là món mì Quảng (tỉnh Quảng

Nam). Theo Tổ chức Kỷ Lục Việt Nam-

Vietkings, bún bò Huế là một trong những

món ăn mang hương vị đặc trưng của xứ

Huế. Một tô bún bò không chỉ đậm đà vị béo

của thịt, chả, mùi thơm của sả, vị cay của ớt,

mà còn đẹp mắt bởi màu đỏ đặc trưng của

dầu ăn và hạt điều. Đây là món ăn Huế rất

cầu kỳ trong cách chế biến.

9. ĐỊA ĐIỂM ĐÀN ÂM HỒN ĐƯỢC

XẾP HẠNG DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN

HÓA CẤP TỈNH

Đàn Âm Hồn tọa lạc tại số 73 đường

Ông Ích Khiêm, phường Thuận Hòa, thành

phố Huế là công trình đàn tế được triều đình

nhà Nguyễn lập nên để làm nơi tưởng niệm

những đồng bào, binh sĩ yêu nước đã anh

dũng hy sinh trong biến cố ngày 23 tháng 5

năm Ất Dậu (5/7/1885) được nhắc đến với

sự kiện “Thất thủ Kinh đô”. Qua các tư

liệu lịch sử, có thể khẳng định Đàn Âm

hồn vừa mang tính “Quốc Đàn” vừa mang

tính “Dân Đàn” và là đài tưởng niệm chống

thực dân Pháp đầu tiên ở Việt Nam; là

minh chứng hùng hồn về tinh thần yêu

nước, đấu tranh chống giặc ngoại xâm và

thể hiện đạo lý cao đẹp của dân tộc. Ngày

26/11/2013, UBND tỉnh ban hành Quyết

định số 2568/QĐ-UBND xếp hạng di tích

lịch sử văn hóa cấp tỉnh đối với Địa điểm

Đàn Âm hồn.

10. DU KHÁCH TÀU BIỂN LẦN

ĐẦU LƯU TRÚ TẠI KHÁCH SẠN HUẾ

Hơn 400 du khách tàu biển được Công

ty TNHH Saigon Tourist khai thác đã đến

Huế trong hai ngày 20 và 21/11. Đây là lần

đầu tiên du lịch Huế đón đoàn khách tàu

biển lớn đến lưu trú, tham quan và sử dụng

các dịch vụ tại Huế. Saigon Tourist đã phối

hợp với các khách sạn Morin, Hương

Giang, Century và Tân Hoàng Cung chuẩn

bị chu đáo về phòng lưu trú, các dịch vụ

ẩm thực… để đón và phục vụ đoàn khách

du lịch tàu biển lớn này. Saigon Tourist

cam kết sẽ tiếp tục phối hợp với các doanh

nghiệp du lịch ở Huế khai thác lượng

khách du lịch tiềm năng này trong thời

gian tới. Lâu nay khách du lịch tàu biển

thường chỉ lưu lại bến cảng để lên bờ tham

quan, mua sắm và sử dụng các dịch vụ tại

địa phương.

PV

(Nguồn: Báo Thừa Thiên Huế)

Page 18: ISSN 1859-0144 1-2/2014 · 2 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2014 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NĂM 2013 VÀ NHIỆM

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2014 18

1. Luật KH&CN (sửa đổi) được Quốc

hội thông qua

Ngày 18/6, tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội đã

thông qua Luật KH&CN 2013. Nhiều vấn đề

mới trong Luật thể hiện quan điểm đổi mới

toàn diện cơ chế quản lý hoạt động khoa học

và công nghệ phục vụ công nghiệp hóa, hiện

đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định

hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

2. Nhóm sự kiện về vệ tinh

- Chế tạo thành công vệ tinh siêu nhỏ:

Các nhà khoa học trẻ của Trung tâm Vệ tinh

quốc gia đã nghiên cứu, chế tạo thành công

vệ tinh siêu nhỏ và đưa vào không gian nhờ

tàu vận chuyển HYV của Nhật Bản. Ngày

19/11, vệ tinh siêu nhỏ này được đưa vào

quỹ đạo và chỉ vài giờ sau, trạm mặt đất tại

Trung tâm Vệ tinh quốc gia Việt Nam đã

nhận được tín hiệu.

- Vệ tinh quan sát trái đất đầu tiên của

Việt Nam bay vào quỹ đạo: Ngày 7/5, vệ tinh

quan sát trái đất đầu tiên của Việt Nam

VNREDSat-1 đã được phóng thành công vào

vũ trụ. Đây là vệ tinh quang học quan sát trái

đất, có khả năng chụp ảnh toàn bộ các khu

vực trên bề mặt trái đất.

Tính đến ngày 4/9, vệ tinh quan sát trái

đất của Việt Nam đã chụp hơn 9.200 ảnh.

3. Nhóm sự kiện về gene

- Lần đầu tiên giải mã thành công hệ

gene của 36 giống lúa bản địa Việt Nam:

Đây là kết quả của đề tài “Nghiên cứu giải

mã genome một số giống lúa bản địa của

Việt Nam” được thực hiện từ tháng 1/2011

đến tháng 6/2013, trong khuôn khổ Chương

trình hợp tác quốc tế giữa Bộ KH&CN với

Hội đồng Nghiên cứu Khoa học Sự sống và

Công nghệ sinh học (Vương quốc Anh).

- Tổng kết quỹ gene: Ngày 3/12 tại Hà

Nội, Bộ KH&CN tổ chức hội nghị “Đánh giá

hoạt động khoa học công nghệ về quỹ gien

giai đoạn 2001-2013.” Hội nghị này đã tổng

kết những kết quả trong hơn 10 năm qua

cũng như đưa ra những định hướng quan

trọng về quỹ gene trong thời gian tới.

4. Viettel làm chủ công nghệ cao, góp

phần hiện đại hóa quân đội

Năm 2013, Viettel đã cung cấp nhiều

thiết bị quân sự công nghệ cao góp phần hiện

đại hóa quân đội. Tính đến hết năm, tập đoàn

này đã cung cấp cho Bộ Quốc phòng gần ba

nghìn bộ máy thông tin vô tuyến điện sóng

10 sự kiện khoa học và công nghệ nổi bật 2013

Ngày 26/12, Câu lạc bộ Nhà báo khoa học và công nghệ (KH&CN) phối hợp với

Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển truyền thông (Bộ KH&CN) công bố kết quả cuộc

bình chọn những sự kiện nổi bật trong năm 2013. Các sự kiện, nhóm sự kiện được bình

chọn thuộc các lĩnh vực: cơ chế chính sách; khoa học tự nhiên; nghiên cứu ứng dụng;

hội nhập quốc tế về KH&CN; tôn vinh nhà khoa học; khoa học xã hội và nhân văn.

Page 19: ISSN 1859-0144 1-2/2014 · 2 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2014 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NĂM 2013 VÀ NHIỆM

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2014 19

ngắn, sóng cực ngắn. Ngoài ra, Viettel còn

nghiên cứu chế tạo thành công hàng

loạt thiết bị hiện đại như hệ thống quản lý

vùng trời (VQ), ra-đa, hệ thống báo bia tự

động, máy bay không người lái…

5. “Gặp gỡ Việt Nam” lần thứ 9

“Gặp gỡ Việt Nam” lần thứ 9 năm 2013

tại Bình Định với một chuỗi sự kiện gồm

bốn hội nghị khoa học quốc tế lớn, được coi

là cơ hội “vàng” cho các nhà khoa học trẻ

Việt Nam gặp gỡ, giao lưu, học hỏi kinh

nghiệm nghiên cứu khoa học.

6. Đưa 16 kg uranium rời khỏi Việt

Nam an toàn

Ngày 3/7, Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà

Lạt đã hoàn thành việc vận chuyển và trao

trả 16kg uranium có độ giàu cao ra khỏi Việt

Nam cho Nga. Đây là đợt hai của dự án trao

trả 141 bó uranium cho Nga mà Việt Nam

khởi động từ năm 2004. Như vậy Việt Nam

đã thực hiện đúng cam kết với Tổ chức Năng

lượng nguyên tử quốc tế (IAEA). Hàng chục

nhà khoa học của Nga, Mỹ và Việt Nam đã

tham gia công việc nói trên.

7. Nhóm sự kiện hợp tác quốc tế lĩnh

vực hạt nhân

- Ký hiệp định và bản ghi nhớ về năng

lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình: Ngày

10/10, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình

Minh và Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry

đã thay mặt Chính phủ hai nước ký tắt bản

Hiệp định hợp tác sử dụng năng lượng hạt

nhân vì mục đích hòa bình giữa hai quốc gia.

Việc ký tắt Hiệp định này đánh dấu bước

tiến quan trọng trong quan hệ hợp tác tin cậy

giữa Việt Nam và Hoa Kỳ về sử dụng năng

lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình từ

nhiều năm qua, mở ra triển vọng trong việc

thúc đẩy những dự án hợp tác cụ thể về

nghiên cứu, phát triển và ứng dụng năng

lượng nguyên tử.

- Việt Nam và Vương quốc Anh ký hợp

tác sử dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích

hòa bình: Ngày 28/11, Bản Ghi nhớ giữa Bộ

KH&CN Việt Nam và Bộ Ngoại giao Liên

hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len về Hợp

tác sử dụng Năng lượng nguyên tử vì mục

đích hòa bình đã được ký kết.

Bản ghi nhớ này là một thỏa thuận mang

tính nguyên tắc để tạo cơ sở quan trọng cho

việc mở rộng và tăng cường hợp tác trong

việc sử dụng năng lượng nguyên tử vì mục

đích hòa bình.

8. Nhóm sự kiện đầu tư cho đổi mới

sáng tạo KH&CN

- Chương trình Đối tác Đổi mới Sáng tạo

Việt Nam-Phần Lan (IPP): Chương trình IPP

được hai Chính phủ Việt Nam và Phần Lan

xây dựng nhằm mục đích đưa Việt Nam trở

thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại

vào năm 2020 với nền kinh tế tri thức và hệ

thống đổi mới quốc gia hỗ trợ tích cực cho

phát triển kinh tế xã hội. Giai đoạn I của IPP

được thực hiện từ năm 2009-2013 đã và

đang hỗ trợ hơn 60 dự án (tổng kinh phí 7

triệu Euro). Giai đoạn hai của Chương trình

sẽ được triển khai từ năm 2014-2018 với

kinh phí khoảng 10 triệu Euro.

Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt, nơi để các bó uranium

Page 20: ISSN 1859-0144 1-2/2014 · 2 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2014 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NĂM 2013 VÀ NHIỆM

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2014 20

- Đầu tư 110 triệu USD đổi mới sáng tạo

trong KH&CN: Năm 2013, dự án “Đẩy

mạnh đổi mới sáng tạo thông qua nghiên cứu

khoa học và công nghệ - FIRST” được thực

hiện bằng khoản tài trợ IDA của Ngân hàng

thế giới đã chính thức khởi động. FIRST

được thực hiện trong 5 năm với tổng đầu tư

là 110 triệu USD.

Mục tiêu dài hạn của Dự án FIRST là

góp phần hỗ trợ nâng cao năng suất, khả

năng cạnh tranh và chất lượng tăng trưởng

của nền kinh tế Việt Nam thông qua việc

tăng cường hiệu quả hoạt động nghiên cứu

khoa học, phát triển và ứng dụng công nghệ,

thúc đẩy mạnh mẽ các hoạt động đổi mới

sáng tạo, tạo thêm giá trị gia tăng cho nền

kinh tế.

9. Công bố kết quả nghiên cứu trên

tạp chí số 1 thế giới-Nature

Tạp chí khoa học hàng đầu thế giới

Nature đã công bố kết quả nghiên cứu xuất

sắc của các nhà khoa học thuộc Đại học

Quốc gia Hà Nội (hợp tác với Trường đại

học Columbia, Hoa Kỳ) về lĩnh vực nghiên

cứu ô nhiễm asen trong nước ngầm.

Mỗi năm, Nature nhận được hơn 10.000

bài gửi đến, nhưng chỉ có 8% trong số đó lọt

qua được vòng bình duyệt và được công bố.

Các công trình khoa học công bố trên Tạp

chí này đạt trình độ nghiên cứu cơ bản xuất

sắc, có tính đột phá, có ảnh hưởng lớn không

chỉ đối với cộng đồng khoa học và mà còn cả

xã hội. Trong 10 năm qua, các cơ sở đào tạo

và nghiên cứu của Việt Nam mới chỉ có

khoảng năm công trình (thực hiện tại Việt

Nam) được đăng trên Nature.

10. Khánh thành Bảo tàng Đông Nam

Á đầu tiên trong khu vực

Ngày 30/11, Bảo tàng Dân tộc học Việt

Nam đã chính thức khánh thành Bảo tàng

Đông Nam Á. Đây là điểm đến hấp dẫn để

người dân và du khách tìm hiểu về đời sống

văn hóa của các dân tộc Đông Nam Á qua

năm chủ đề chính bao gồm: Đồ vải; đời sống

hàng ngày; đời sống xã hội; nghệ thuật biểu

diễn và tôn giáo. Bảo tàng Đông Nam Á là

công trình kiến trúc hiện đại, được các

chuyên gia Việt Nam và chuyên gia Pháp

cùng góp sức tạo nên. Đây là bảo tàng đầu

tiên về văn hóa dân tộc các nước Đông Nam

Á trong khu vực.

BT

Đổi mới sáng tạo KH&CN

Page 21: ISSN 1859-0144 1-2/2014 · 2 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2014 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NĂM 2013 VÀ NHIỆM

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2014 21

PV: Trước hết xin chúc ông và cán bộ

công chức, viên chức, người lao động một năm

mới sức khỏe và thành công. Ông có thể đánh

giá một số kết quả nổi bật trong năm qua của

Chi cục TĐC?

Ông Trần Quốc Thắng: Trong năm

2013, toàn thể cán bộ, công chức, viên chức

của Chi cục đã không ngừng nỗ lực, bám sát

kế hoạch, nhiệm vụ được UBND tỉnh, lãnh

đạo Sở giao, tổ chức tốt các hoạt động quản

lý nhà nước trong lĩnh vực được phân công,

phân cấp. Chúng tôi đã tăng cường tổ chức,

phối hợp thanh, kiểm tra với các cơ quan

chức năng như Chi cục Quản lý thị trường

tỉnh, Thanh tra Sở Khoa học và Công

nghệ, phòng Công thương các huyện,

phòng Kinh tế các thị xã và thành phố

Huế, tổ chức các đợt kiểm tra chuyên đề

như kiểm tra về đo lường và chất lượng hàng

hóa phục vụ Tết Nguyên đán; mũ bảo hiểm,

đồ chơi trẻ em; xăng dầu và khí dầu mỏ hóa

lỏng; kiểm tra đo lường hàng đóng gói sẵn;

các phương tiện đo (PTĐ) trong lĩnh vực

kinh doanh vật liệu xây dựng, thực phẩm;

các PTĐ được các hợp tác xã kinh doanh

điện sử dụng bán điện cho dân; các PTĐ

taximét của các hãng tắc xi. Qua kiểm tra,

chúng tôi đã nghiêm túc nhắc nhở, xử lý các

trường hợp thực hiện không đúng quy định

của nhà nước, đồng thời tăng cường phổ

biến, tuyên truyền các văn bản quy phạm

pháp luật, các quy định của nhà nước cho các

cơ sở sản xuất kinh doanh được kiểm tra.

Qua đó, góp phần ổn định về hoạt động đo

lường, chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch

vụ trên địa bàn tỉnh.

Một nhiệm vụ khác mà chúng tôi rất

quan tâm và làm tốt, đó là công tác phổ biến,

tuyên truyền các văn bản quy phạm pháp luật

cho đối tượng là các chủ hộ kinh doanh ở các

trung tâm thương mại, các chợ của các

huyện, thành phố Huế; hướng dẫn, đào tạo,

tập huấn cho các doanh nghiệp về các công

cụ cải tiến, hệ thống quản lý tiên tiến; qua đó

góp phần hỗ trợ cho các doanh nghiệp, cơ sở

sản xuất kinh doanh nâng cao năng suất, chất

lượng sản phẩm, hàng hóa.

Về các nhiệm vụ trọng tâm được UBND

tỉnh, lãnh đạo Sở giao, chúng tôi đã làm tốt

vai trò tham mưu cho Sở và Ban chỉ đạo 144

của tỉnh về việc xây dựng và áp dụng Hệ

thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn

TCVN ISO 9001:2008 tại các cơ quan hành

chính trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế;

triển khai Đề án xây dựng và áp dụng Hệ

thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn

Một số hoạt động nổi bật trong năm 2013

và yêu cầu về tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng

của tỉnh nhà trong tình hình mới

LTS: Tháng 12 vừa qua, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (TĐC) tỉnh

Thừa Thiên Huế tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2013 và triển khai kế hoạch

hoạt động năm 2014, nhân dịp này, phóng viên Bản tin Khoa học và Công nghệ đã có

cuộc trao đổi với ông Trần Quốc Thắng, Chi cục trưởng Chi cục TĐC về kết quả của

một năm hoạt động cũng như những định hướng công tác này trong thời gian tới.

Page 22: ISSN 1859-0144 1-2/2014 · 2 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2014 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NĂM 2013 VÀ NHIỆM

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2014 22

TCVN ISO 9001:2008 tại UBND 07 huyện.

Triển khai đúng tiến độ và có hiệu quả dự án

“Nâng cao năng suất và chất lượng sản

phẩm, hàng hóa của các doanh nghiệp tỉnh

Thừa Thiên Huế giai đoạn 2012-2015 và

định hướng đến năm 2020”. Cụ thể là phối

hợp với Trung tâm Năng suất Việt Nam

(VPC), Vụ đánh giá, thẩm định và giám định

công nghệ tổ chức lớp tập huấn về nâng cao

năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa

cho trên 70 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh;

Phối hợp với Tổng cục TĐC triển khai khóa

đào tạo cán bộ, chuyên gia về tiêu chuẩn

hóa; Phối hợp với Trung tâm Thông tin Khoa

học và Công nghệ, Trung tâm Truyền hình

Việt Nam tại thành phố Huế triển khai Đề án

“Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về năng

suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của

doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế” với 06

chuyên đề về “Năng suất, chất lượng và phát

triển” được phát sóng trên VTVHUE; Phối

hợp với Trung tâm Kỹ thuật TĐC 2 (thuộc

Tổng cục TĐC) hướng dẫn các doanh nghiệp

xây dựng dự án thành phần về Năng suất và

Chất lượng của doanh nghiệp…

PV: Trong quá trình triển khai các

nhiệm vụ chuyên môn, ông có thể đưa ra

những vấn đề nào mà tỉnh Thừa Thiên Huế

cần quan tâm hiện nay trong lĩnh vực này.

Ông Trần Quốc Thắng: Hiện tại, năng

lực thử nghiệm, kiểm định chất lượng sản

phẩm hàng hóa, đánh giá chứng nhận sản

phẩm, hàng hóa phù hợp Tiêu chuẩn quốc

gia, Tiêu chuẩn quốc tế của các tổ chức thử

nghiệm, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh còn

hạn chế. Ví dụ: các sản phẩm hàng hóa nhóm

2 nhạy cảm như: xăng dầu, đồ chơi trẻ em,

mũ bảo hiểm, một số chất xúc tác, chất phụ

gia thực phẩm... thì ở trên địa bàn tỉnh các cơ

quan chức năng chưa thử nghiệm được một

số chỉ tiêu bắt buộc; chưa có nhiều doanh

nghiệp xây dựng phòng thử nghiệm đạt tiêu

chuẩn TCVN ISO 17025 (tiêu chuẩn quốc tế

quy định các yêu cầu nhằm đảm bảo năng

lực của phòng thử nghiệm và hiệu chuẩn) để

hỗ trợ cho việc kiểm soát, nâng cao chất

lượng sản phẩm, hàng hóa; một số phương

tiện đo trong lĩnh vực y tế như: máy siêu âm,

máy sinh hóa, tủ vi sinh, phương tiện đo điện

tim, điện não, máy X-Quang... thì Trung tâm

Chi cục TĐC tổ chức tập huấn nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp

Page 23: ISSN 1859-0144 1-2/2014 · 2 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2014 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NĂM 2013 VÀ NHIỆM

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2014 23

Kỹ thuật TĐC (trực thuộc Chi cục) tỉnh vẫn

chưa kiểm định/hiệu chuẩn được. Quan tâm

tới vấn đề cấp thiết này, năm 2012, UBND

tỉnh đã phê duyệt dự án “Đầu tư, tăng cường

khả năng kiểm định, thử nghiệm chất lượng

sản phẩm, hàng hóa cho Trung tâm Kỹ thuật

TĐC tỉnh Thừa Thiên Huế”; khi dự án đi vào

hoạt động thì hoạt động quản lý nhà nước về

TĐC ở địa phương được nâng cao, góp phần

thực hiện mục tiêu phát triển sản phẩm chủ

lực, sản phẩm ưu tiên của tỉnh; thực hiện

quản lý nhà nước về đo lường và chất lượng

đối với mặt hàng nhạy cảm và thiết yếu; góp

phần hoàn thành mục tiêu xây dựng Thừa

Thiên Huế là một trong những trung tâm

khoa học và công nghệ của cả nước. Vì vậy,

việc sớm triển khai dự án này là rất bức thiết,

nó không những phục vụ đắc lực cho công

tác quản lý nhà nước về lĩnh vực TĐC mà

còn đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội

tỉnh nhà trong tình hình mới.

PV: Tết Nguyên đán đã cận kề, ông có thể

cho biết kế hoạch thanh, kiểm tra chất lượng

sản phẩm, hàng hóa trong dịp này?

Ông Trần Quốc Thắng: Trong đợt

thanh, kiểm tra hàng hóa phục vụ Tết

Nguyên đán Giáp Ngọ này, chúng tôi sẽ phối

hợp với các cơ quan chức năng có liên quan

tiến hành kiểm tra đo lường và chất lượng

các sản phẩm, hàng hóa phục vụ tết như: khí

dầu mỏ hóa lỏng LPG, xăng dầu, vàng trang

sức, các hàng hóa phục vụ Tết... chủ yếu tại

các chợ, siêu thị, các cửa hàng kinh doanh

lớn tại 06 huyện, 02 thị xã và thành phố Huế

và tập trung vào các nội dung: kiểm tra nhãn

hàng hóa, định lượng hàng đóng gói sẵn so

với mức công bố trên nhãn hàng hóa; kiểm

tra việc thể hiện tiêu chuẩn công bố áp dụng,

dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy và việc thể hiện

thông tin cảnh báo về khả năng gây mất an

toàn của hàng hóa; kiểm tra hồ sơ chất lượng

đối với sản phẩm hàng hóa nhóm 2 thuộc

trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và

Công nghệ; kiểm tra kỹ thuật đo lường đối

với các phương tiện đo pháp định hoạt động

trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, kinh

doanh vàng và khí dầu mỏ hóa lỏng.

PV: Xin cám ơn ông về cuộc trao đổi này.

Đức Thiện

Nói về hệ thống văn bản pháp luật về

hoạt động TĐC hiện nay, ông Thắng cho

biết: Hệ thống cơ sở pháp lý về TCĐLCL

ngày càng được hoàn thiện, chúng ta đã

có Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ

thuật, Luật Chất lượng sản phẩm hàng

hóa, Luật Đo lường và theo đó là các

Nghị định 127, Nghị định 132, Nghị định

86 hướng dẫn thi hành một số điều Luật,

Nghị định 80 quy định về xử phạt hành

chính trong lĩnh vực TCĐLCL. Bộ Khoa

học và Công nghệ cũng đã xây dựng, ban

hành một hệ thống các văn bản quy phạm

Pháp luật và văn bản kỹ thuật đo lường

Việt Nam như về tổ chức kiểm tra, thử

nghiệm, kiểm định, hiệu chuẩn chất lượng

sản phẩm, hàng hóa, phương tiện đo và

chuẩn đo lường, góp phần đảm bảo công

bằng xã hội trong tình hình mới, bảo vệ

quyền và lợi ích hợp pháp của mọi tổ

chức, cá nhân; nâng cao chất lượng sản

phẩm hàng hóa và hiệu quả quản lý nhà

nước; từng bước đáp ứng được nhu cầu

phát triển kinh tế xã hội của đất nước, tạo

điều kiện thuận lợi trong giao thương

quốc tế.

Page 24: ISSN 1859-0144 1-2/2014 · 2 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2014 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NĂM 2013 VÀ NHIỆM

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2014 24

1. Tham mưu ban hành, cụ thể hóa các

chính sách pháp luật về SHTT và sáng kiến

trên địa bàn

Để đẩy mạnh hoạt động xác lập, khai

thác, quản lý, bảo vệ và phát triển quyền

SHTT đối với các đặc sản địa phương, hình

thành các thương hiệu đặc sản của tỉnh có

khả năng cạnh tranh cao, bảo đảm chất lượng

sản phẩm, đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của thị

trường trong và ngoài nước phục vụ phát

triển kinh tế-xã hội của tỉnh, Sở Khoa học và

Công nghệ (KH&CN) đã tham mưu UBND

tỉnh ban hành “Chiến lược xây dựng phát

triển thương hiệu cho các đặc sản tỉnh Thừa

Thiên Huế đến năm 2020” theo Quyết định

số 1746/QĐ-UBND ngày 6/9/2013 của

UBND tỉnh Thừa Thiên Huế. Chiến lược sẽ

là đòn bẩy để duy trì và phát huy danh tiếng,

giá trị văn hóa của đặc sản Huế, nâng cao

đời sống của người dân vùng sản xuất kinh

doanh đặc sản góp phần xây dựng văn hóa

Huế. Ngoài ra, trong hoạt động hỗ trợ các

địa phương đăng ký nhãn hiệu tập thể cho

các tổ chức sản xuất kinh doanh các sản

phẩm làng nghề và đặc sản địa phương, Sở

đã tham mưu UBND tỉnh cho phép sử dụng

các địa danh trong đăng ký nhãn hiệu tập thể

của các địa phương trong tỉnh.

Bên cạnh đó, công tác tham mưu trong

hoạt động sáng kiến, Sở đã trình UBND tỉnh

ban hành “Quy định về việc xét công nhận

sáng kiến và các biện pháp thúc đẩy hoạt động

sáng kiến trên địa bàn Thừa Thiên Huế” theo

Quyết định số 43/2013/QĐ-UBND ngày

01/11/2013. Quy định này sẽ giúp cho các tổ

chức, cá nhân hoạt động sáng kiến trên địa

bàn Thừa Thiên Huế thuận tiện trong việc

đăng ký, công nhận sáng kiến, hỗ trợ phổ

biến sáng kiến và các biện pháp thúc đẩy

hoạt động sáng kiến, đồng thời qua đó sẽ đẩy

mạnh hơn nữa hoạt động sáng kiến.

2. Công tác tuyên truyền phổ biến chính

sách pháp luật về SHTT và sáng kiến được

tiếp tục đẩy mạnh

Năm 2013, Sở KH&CN đã tổ chức nhiều

hoạt động tuyên truyền phổ biến pháp luật

nhằm nâng cao nhận thức và hiểu biết về

SHTT và sáng kiến cho cộng đồng, thông qua

việc tổ chức các hoạt động tuyên truyền trên

các phương tiện thông tin đại chúng. Hoạt

động tuyên truyền về SHTT còn được thực

hiện định kỳ trên sóng Trung tâm Truyền hình

Việt Nam tại Huế thông qua Chương trình

SHTT và cuộc sống do Trung tâm Thông tin

KH&CN chủ trì thực hiện. Cùng với việc

tuyên truyền phổ biến trên các phương tiện

thông tin đại chúng, Sở cũng đã phối hợp với

Cục SHTT tổ chức lớp tập huấn về “Xác lập,

quản lý và phát triển nhãn hiệu cho đặc sản địa

phương” và chủ trì tổ chức lớp tập huấn về

“Các quy định pháp luật về sáng kiến” vừa

được UBND tỉnh ban hành.

HOẠT ĐỘNG SỞ HỮU TRÍ TUỆ NĂM 2013:

NHỮNG NÉT NỔI BẬT Với mục tiêu đẩy mạnh hoạt động một cách toàn diện trên tất cả các mặt, năm 2013

hoạt động sở hữu trí tuệ (SHTT) đã triển khai và đạt được những kết quả nổi bật đáng

ghi nhận.

Page 25: ISSN 1859-0144 1-2/2014 · 2 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2014 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NĂM 2013 VÀ NHIỆM

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2014 25

3. Về xây dựng và phát

triển thương hiệu

Tiếp tục triển khai

Chương trình hỗ trợ phát

triển tài sản trí tuệ, năm

2013, Sở đã đề xuất danh

mục dự án tham gia

Chương trình với 2 dự án

trung ương quản lý và 6 dự

án trung ương ủy quyền.

Bộ KH&CN đã phê duyệt

danh mục tuyển chọn các

dự án thực hiện năm 2014

-2015 của tỉnh Thừa Thiên

Huế với 2 dự án: “Tạo lập,

quản lý và phát triển nhãn

hiệu chứng nhận “Huế” cho sản phẩm bún

bò của tỉnh Thừa Thiên Huế” và “Tuyên

truyền, phổ biến kiến thức về SHTT trên đài

truyền hình địa phương” (dự án trung ương

ủy quyền). Các dự án nêu trên đang chờ

quyết định của Bộ KH&CN. Sở cũng đã tổ

chức hướng dẫn cho các đơn vị chủ trì xây

dựng các dự án nêu trên tham gia tuyển chọn

để thực hiện năm 2014-2015. Bên cạnh đó,

Sở cũng đã chủ trì triển khai thực hiện dự án

“Quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý “Huế”

cho sản phẩm nón lá của tỉnh Thừa Thiên

Huế”.

Để nâng cao khả năng cạnh tranh của các

sản phẩm đặc trưng và sản phẩm làng nghề,

Sở đã phối hợp với UBND các huyện, thị xã

trong việc hỗ trợ, hướng dẫn đăng ký nhãn

hiệu tập thể các tổ chức sản xuất, kinh doanh

các sản phẩm làng nghề tại các địa phương

như: Bún Ô Sa, Gạo đỏ Quảng Điền, Chả da

Quảng Thành, Rau Quảng Thọ; hướng dẫn

chuyển đổi đơn nhãn hiệu Làng Chuồn từ

nhãn hiệu thông thường sang nhãn hiệu tập

thể do Hiệp hội Rượu truyền thống Làng

Chuồn đứng tên chủ nhãn hiệu tập thể;

chuyển giao đơn nhãn hiệu tập thể dầu tràm

Lộc Thủy từ Hội Nông dân Lộc Thủy sang

HTX sản xuất chế biến dầu tràm Lộc Thủy.

Năm qua, có 4 nhãn hiệu tập thể đã được

Cục SHTT cấp giấy chứng nhận là: nhãn

hiệu tập thể Nước mắm Làng Dừa, Mây tre

đan Thủy Lập, Mây tre đan Bao La, Bún

Vân Cù… và một số nhãn hiệu tập thể khác

đang trong thời gian xem xét đơn. Bên cạnh

hoạt động hỗ trợ cấp huyện, Sở cũng đã tổ

chức tốt hoạt động hướng dẫn, hỗ trợ cho các

tổ chức và cá nhân trên địa bàn trong việc tra

cứu khả năng bảo hộ, làm đơn đăng ký bảo

hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp.

Trong 8 tháng năm 2013, các doanh

nghiệp trên địa bàn tỉnh đã nộp 40 đơn đăng

ký bảo hộ. Năm 2013, Cục SHTT đã cấp 35

văn bằng bảo hộ cho các đối tượng sở hữu

công nghiệp trên địa bàn. Đến nay, toàn tỉnh

đã nộp 774 đơn đăng ký và đã được Cục

SHTT cấp 587 văn bằng bảo hộ.

Hoạt động tuyên truyền về SHTT được thực hiện trên sóng VTVHUE thông qua Chương trình SHTT và cuộc sống

Page 26: ISSN 1859-0144 1-2/2014 · 2 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2014 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NĂM 2013 VÀ NHIỆM

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2014 26

Đánh giá chung

Hoạt động SHTT trong năm qua đã triển

khai khá toàn diện và đã được những kết quả

tốt. Trong đó đáng chú ý là đã tham mưu

UBND tỉnh ban hành “Chiến lược phát triển

sản phẩm mang thương hiệu Huế giai đoạn

2013-2020” và “Quy định về việc xét công

nhận sáng kiến và các biện pháp thúc đẩy

hoạt động sáng kiến trên địa bàn tỉnh Thừa

Thiên Huế”. Đây là cơ sở để thúc đẩy việc

phát triển thương hiệu đặc sản địa phương

cũng như việc tổ chức hoạt động sáng kiến

trên địa bàn; đã tham mưu và được Bộ

KH&CN đưa vào danh mục tuyển chọn 3 dự

án thuộc Chương trình hỗ trợ phát triển tài

sản trí tuệ thực hiện năm 2014-2015; năm

2013, Sở cũng đã đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ

các địa phương phát triển tài sản trí tuệ, đặc

biệt là đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể của

các tổ chức trên địa bàn.

Tuy vậy, hoạt động đăng ký quyền sở

hữu công nghiệp vẫn chưa được nâng cao

đáng kể, đặc biệt là đăng ký bảo hộ sáng chế.

Ngoài ra, Sở vẫn chưa có giải pháp phù hợp

nhằm hỗ trợ để hình thành các tổ chức hoạt

động đại diện sở hữu công nghiệp trên địa

bàn tỉnh.

Nhiệm vụ trọng tâm năm 2014

Tiếp tục thực hiện mục tiêu đẩy mạnh

hoạt động SHTT một cách toàn diện trên tất

cả các mặt, năm 2014, Sở KH&CN dự kiến

một số nhiệm vụ trọng tâm trong hoạt động

SHTT như sau: (i) Về công tác tham mưu:

Tiếp tục thực hiện tốt công tác tham mưu

trong việc triển khai thực hiện Kế hoạch

1104/KH-UBND của UBND tỉnh về Kế

hoạch thực hiện Nghị quyết số 07/NQ-TU

của BCH Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế lần

thứ XIV về xây dựng Thừa Thiên Huế trở

thành một trong những trung tâm KH&CN

của cả nước giai đoạn 2011-2015 và tầm

nhìn đến năm 2020, trong đó trọng tâm là

việc tham mưu kế hoạch triển khai thực hiện

chiến lược phát triển thương hiệu cho các

Tập huấn về “Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với đặc sản địa phương”

Page 27: ISSN 1859-0144 1-2/2014 · 2 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2014 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NĂM 2013 VÀ NHIỆM

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2014 27

đặc sản Thừa Thiên Huế (về các nội dung do

Sở KH&CN đảm nhận); đề xuất và xây dựng

quy trình ISO về trình tự, thủ tục xét chấp

thuận sáng kiến cho các đối tượng theo thẩm

quyền của Sở KH&CN theo quy định của

pháp luật; (ii) Hoạt động tuyên truyền, phổ

biến: Thực hiện tuyên truyền pháp luật về

SHTT qua các phương tiện thông tin đại

chúng, trong đó đặc biệt đẩy mạnh việc

tuyên truyền thông qua Chương trình SHTT

và cuộc sống...; tổ chức các lớp tập huấn về

các quy định pháp luật về hoạt động sáng

kiến và tập huấn về bảo vệ quyền SHTT đối

với nhãn hiệu và đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

ra nước ngoài; (iii) Hỗ trợ hoạt động SHTT

cấp huyện: Hỗ trợ tổ chức tập huấn SHTT

cho cán bộ phục trách hoạt động KH&CN

của các huyện, thị xã; hỗ trợ chuyên môn

trong việc xác lập quyền cho các đối tượng

SHTT trên địa bàn cấp huyện, trong đó đặc

biệt chú ý đến việc hỗ trợ xây dựng, quản lý

và phát triển nhãn hiệu tập thể; hỗ trợ chuyên

môn trong việc xây dựng các dự án về SHTT

hoặc tham gia hoạt động nghiên cứu triển

khai cấp tỉnh; (iv) Thực hiện công tác kiểm

tra và phối hợp thanh tra SHTT : Tổ chức

kiểm tra và phối hợp thực hiện

thanh tra về SHTT trên địa bàn;

cung cấp ý kiến chuyên môn để hỗ

trợ hoạt động thực thi quyền SHTT;

(v) Hướng dẫn, hỗ trợ xác lập

quyền sở hữu công nghiệp: Hướng

dẫn, hỗ trợ cho doanh nghiệp và cá

nhân trên địa bàn trong việc tra cứu,

làm đơn đăng ký xác lập quyền sở

hữu công nghiệp và hướng dẫn hỗ

trợ đăng ký nhãn hiệu ra nước

ngoài; (vi) Phối hợp triển khai các

dự án, đề tài KH&CN: Phối hợp

triển khai và tham gia một số nội dung của

các dự án thuộc Chương trình hỗ trợ phát

triển tài sản trí tuệ triển khai năm 2013-2014

và 2014-2015 như: dự án tổ chức hoạt động

SHTT tại Đại học Huế, dự án Quản lý và

phát triển chỉ dẫn địa lý nón lá Huế; dự án

tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu công

nghiệp bún Huế; dự án tuyên truyền SHTT

trên đài truyền hình, dự án cấp tỉnh về quản

lý và phát triển nhãn hiệu tập thể tôm chua

Huế; (vii) Tổ chức hoạt động sáng kiến,

phong trào lao động sáng tạo: Phối hợp tổ

chức hội nghị tổng kết sáng kiến điển hình

cấp ngành/địa phương trong tỉnh và hội nghị

tổng kết hoạt động sáng kiến toàn tỉnh; phổ

biến thông tin về sáng kiến nhằm xúc tiến

hoạt động áp dụng, chuyển giao sáng kiến; tổ

chức các hội đồng xem xét chấp nhận sáng

kiến của các cơ sở theo quy định của pháp

luật; Phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa

học và Kỹ thuật tỉnh, Liên đoàn Lao động

tỉnh và các cơ quan liên quan trong việc đẩy

mạnh phong trào lao động sáng tạo, tổ chức

các hội thi trên địa bàn.

Nguyễn Hùng

(Phòng Sở hữu trí tuệ)

Đại học Huế triển khai dự án “Xây dựng, vận hành tổ chức quản lý và hoạt động sở hữu trí tuệ trong trường đại học”

Page 28: ISSN 1859-0144 1-2/2014 · 2 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2014 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NĂM 2013 VÀ NHIỆM

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2014 28

Những cột mốc phát triển trong quá

trình hoạt động truyền thông KH&CN

1. Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển

- Số báo đầu tiên xuất bản vào tháng 7

năm 1991, mang tên Tạp chí Thông tin

KH&CN Thừa Thiên Huế. Từ năm 1991-

1993, tạp chí ra mỗi năm 2 số. Năm 1994,

tạp chí bị gián đoạn 1 năm do khó khăn về

nhân sự.

- Từ năm 1995, tạp chí tăng kỳ xuất bản

lên 4 số/năm, và tiếp tục mang tên Tạp chí

Thông tin KH&CN cho đến số 4 năm 2001.

- Từ số 1 năm 2002 (số báo thứ 35), tạp

chí được đổi tên thành Nghiên cứu và Phát

triển theo Giấy phép xuất bản số 691/GP-

BVHTT, ngày 28/12/2001 do Bộ Văn hóa-

Thông tin cấp. Năm 2003, tạp chí tăng kỳ

xuất bản lên 5 số/năm, và từ năm 2006, tăng

lên 6 số/năm đúng theo giấy phép xuất bản

và bắt đầu từ năm 2012, Tạp chí tăng lên 9

số/năm.

- Từ số 2 năm 2006 (số báo thứ 55), Tạp

chí Nghiên cứu và Phát triển được Văn

phòng Quốc gia về ISSN cấp chỉ số tùng thư

(ISSN 1859-0152), đánh dấu sự kiện Tạp chí

Nghiên cứu và Phát triển chính thức gia nhập

vào mạng lưới xuất bản phẩm nhiều kỳ của

thế giới.

- Từ tháng 7/2011, Tạp chí Nghiên cứu

và Phát triển đã trở thành thành viên của

mạng VJOL (Vietnam Journals Online-

Tạp chí Việt Nam trực tuyến). Việc tham

gia vào mạng VJOL đã tạo điều kiện cho

Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển phổ biến

nội dung của tạp chí một cách nhanh

chóng và rộng rãi trên toàn cầu thông qua

mạng internet.

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ:

Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền,

truyền thông KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Ngay từ những năm đầu thập kỷ 90, công tác truyền thông khoa học và công nghệ

(KH&CN) ở Sở KH&CN tỉnh Thừa Thiên Huế đã được hình thành phát triển. Bài viết

này xin điểm lại những nét cơ bản của chặng đường 20 năm phát triển công tác truyền

thông KH&CN.

Page 29: ISSN 1859-0144 1-2/2014 · 2 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2014 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NĂM 2013 VÀ NHIỆM

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2014 29

- Về tổ chức tòa soạn, tạp chí đã hình

thành được bộ khung nhân sự ổn định để phụ

trách công việc chuyên môn của một cơ quan

báo chí. Chi hội Nhà báo Tạp chí Nghiên

cứu và Phát triển được thành lập theo Quyết

định số 321/QĐ-HNBVN ngày 29/5/2002

của Hội Nhà báo Việt Nam. Đến nay, Chi

hội có 6 hội viên và đã qua hơn 2 nhiệm kỳ

hoạt động ổn định.

Về chất lượng nội dung của tờ báo: Tòa

soạn đã có nhiều biện pháp để tổ chức và huy

động bài vở phong phú, có giá trị khoa học lẫn

thực tiễn, duy trì ổn định chất lượng nội dung

qua từng số báo theo phương hướng phấn đấu

để tạp chí trở thành một chiếc cầu nối chuyển

tải những thành tựu nghiên cứu KH&CN góp

phần phục vụ sự phát triển của địa phương và

đất nước. Như việc liên kết cùng Trung tâm

Bảo tồn Di tích Cố đô Huế xuất bản cuốn

“Tuyển tập những bài nghiên cứu về triều

Nguyễn”, nhân dịp kỷ niệm 200 năm thành lập

vương triều Nguyễn (1802-2002). Ấn phẩm

này được giới nghiên cứu đánh giá cao, có

nhiều cơ quan (đặc biệt là các thư viện, bảo

tàng trong nước) và bạn đọc tìm mua. Đó là

việc xuất bản số chuyên đề “Tuyển dịch văn

bia chùa Huế”, ấn phẩm đầu tiên trong cả

nước giới thiệu mảng văn bia Phật giáo ở xứ

sở “Thiền kinh”, dẫu chưa thật hoàn hảo

nhưng vẫn được đông đảo bạn đọc đón nhận,

bằng chứng sinh động là báo đã phát hành hết

trong thời gian ngắn, và Nhà xuất bản Lao

động đã ký hợp đồng tái bản 2.000 cuốn; là

một trong những tạp chí đầu tiên ở Việt Nam

xuất bản Chuyên đề Biển, đảo Việt Nam.

Đây là chuyên đề được công chúng đánh giá

cao về sự nhanh nhạy, kịp thời trong công

tác thông tin cũng như chất lượng nội dung

của chuyên đề…

Trong từng số báo, Ban biên tập chủ

trương kết cấu nội dung theo các chuyên đề

nhỏ, bám sát tình hình thực tiễn của đất

nước. Trong đó, các chuyên đề nghiên cứu

về học giả Phạm Quỳnh, về quốc phục Việt

Nam nhân Hội nghị APEC lần thứ 14 được

tổ chức tại Việt Nam, về thời Tây Sơn qua tư

liệu nước ngoài... được bạn đọc khen ngợi,

được một số tạp chí chuyên ngành trong

nước tiếp tục phát triển mở rộng, thu hút sự

quan tâm rộng rãi của công chúng. Trên các

lĩnh vực khoa học khác, Tạp chí Nghiên cứu

và Phát triển được xem là một trong những

địa chỉ tin cậy để đăng tải những công trình

khảo cứu khoa học có giá trị.

Nhờ những thành quả ấy mà uy tín của

Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển đã bước

đầu vươn khỏi phạm vi quốc gia. Một số thư

viện nước ngoài đã tìm mua trọn bộ tạp chí,

như Thư viện Trường Đại học Waseda (Nhật

Bản), Thư viện Trường Đại học Washington

(Hoa Kỳ); nhiều cá nhân ở trong và ngoài

nước ký nhận phát hành tạp chí.

Ngoài ra, tòa soạn đã mở rộng phạm vi

phổ biến của tạp chí bằng các biện pháp cụ

thể, hiệu quả, như sử dụng công nghệ thông

tin (qua bộ đĩa CD giới thiệu toàn văn bộ tạp

chí, và qua trang web của Trung tâm Thông

tin KH&CN); liên kết với các nhà xuất bản

để in các tuyển tập theo dạng chuyên đề; Tổ

chức các điểm phát hành tạp chí ổn định ở

trong nước và lựa chọn đối tác để phát hành

tạp chí ra nước ngoài.

2. Thông tin khoa học và công nghệ

Từ năm 1995, cùng với việc xuất bản

Tạp chí Thông tin KH&CN, Sở KH&CN

đồng thời xuất bản và phát hành ấn phẩm

Thông tin KH&CN. Từ khi mới ra đời, bản

tin chủ yếu phổ biến các thông tin về các giải

Page 30: ISSN 1859-0144 1-2/2014 · 2 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2014 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NĂM 2013 VÀ NHIỆM

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2014 30

pháp kỹ thuật như chăn nuôi, trồng trọt, các

vấn đề về môi trường… Gần 10 năm trở lại

đây, bản tin đã định hình là một tờ báo

chuyên ngành KH&CN, theo đó, bản tin đã

xây dựng bố cục rõ ràng, chặt chẽ, nội

dung tuyên truyền phù hợp với nhu cầu

thực tiễn xã hội, kết cấu của bản tin gồm

các chuyên mục: Chủ trương-Chính sách;

Nghiên cứu-Triển khai; Khoa học và đời

sống; Nông nghiệp-Nông thôn; Văn hóa-

Xã hội; Tin hoạt động.

Hiện nay, với lực lượng hiện có, các

phóng viên của Bản tin KH&CN chủ động

đưa tin, viết bài về hoạt động KH&CN trên

địa bàn. Ngoài ra, ban biên tập đã xây

dựng mạng lưới cộng tác viên rộng khắp,

đó là phóng viên của các cơ quan truyền

thông đóng trên địa bàn, là các nhà nghiên

cứu, nhà khoa học, các chuyên gia thuộc

nhiều lĩnh vực khác nhau… Vì vậy, hầu hết

các hoạt động KH&CN đã, đang diễn ra trên

địa bàn đều được thông tin kịp thời, chuyên

sâu. Bên cạnh đó phải kể đến các bài viết,

công bố kết quả của các đề tài, dự án (sử

dụng ngân sách nhà nước) thực hiện trên

địa bàn tỉnh bắt buộc đăng trên ấn phẩm

này; cùng với chức năng là cơ quan thực

hiện chức năng lưu giữ, sử dụng kết quả đề

tài, dự án trên địa bàn tỉnh, lãnh đạo Sở đã

yêu cầu ban biên tập bản tin chọn lọc, công

bố những kết quả của các đề tài, dự án đến

đăng ký, cấp giấy chứng nhận. Đây thật sự

là một kênh thông tin phổ biến phong phú,

đầy đủ các kết quả nghiên cứu-triển khai

trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Đến nay,

bản tin phát hành rộng rãi đến tất cả các

điểm bưu điện văn hóa xã, phường; UBND

các xã, phường, huyện, thị và thành phố

Huế; các sở ban ngành trong tỉnh; Bộ

KH&CN và các cơ quan trực thuộc Bộ; các

Sở KH&CN trên toàn quốc…

3. Trang thông tin điện tử Sở KH&CN

Trang web của Sở (skhcn.hue.gov.vn) là

một kênh thông tin phản ảnh phong phú, đa

dạng hoạt động KH&CN trên địa bàn. Từ

cuối năm 2009, ngoài chức năng là một trang

thông tin điện tử của một cơ quan quản lý

nhà nước về lĩnh vực KH&CN, lãnh đạo Sở

đã chỉ đạo Trung tâm Thông tin KH&CN

xây dựng và phát triển trang web thành một

kênh thông tin (như một tờ báo điện tử)

nhằm phổ biến, thông tin các hoạt động của

ngành KH&CN tỉnh nhà. Theo đó, năm

2010, Sở đã xây dựng và ban hành Quy chế

Quản lý, biên soạn và phổ biến thông tin trên

trang điện tử của Sở KH&CN. Từ đó đến

nay, trang thông tin điện tử của Sở đã đi vào

hoạt động ổn định, tin bài được cập nhật

thường xuyên, liên tục. Theo thống kê, thì

trong vài năm trở lại đây, website của Sở

KH&CN là một trong những trang web có

Page 31: ISSN 1859-0144 1-2/2014 · 2 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2014 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NĂM 2013 VÀ NHIỆM

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2014 31

lượng truy cập nhiều nhất (thuộc khối các sở,

ban, ngành) tỉnh: năm 2012 đã cập nhật gần

750 tin, bài với hơn 4.688.474 lượt người truy

cập; năm 2013 đã cập nhật gần 780 tin, bài với

hơn 7 triệu lượt người truy cập. Ngoài những

chuyên mục cố định chuyên ngành như mục

quản lý khoa học, tiêu chuẩn-đo lường-chất

lượng, sở hữu trí tuệ…, Ban biên tập trang

web đã xây dựng thêm nhiều chuyên mục

khác để giới thiệu kết quả các nhiệm vụ

KH&CN; chuyên đề KH&CN (giới thiệu các

phim chuyên đề KH&CN đã thực hiện);

chuyên đề Sở hữu trí tuệ và cuộc sống; liên kết

với một số trang web khác như Báo Thừa

Thiên Huế, Đài TRT.

Một kênh thông tin nữa mà hiện nay Sở

KH&CN đã và đang phối hợp với Trung tâm

Truyền hình Việt Nam tại Huế thực hiện đó là

Chuyên đề KH&CN. Đây là chương trình

truyền hình phản ánh rõ nét hoạt động nghiên

cứu-ứng dụng trong lĩnh vực KH&CN trên địa

bàn, đặc biệt là giới thiệu, phổ biến các ứng

dụng mới về khoa học, kỹ thuật vào đời sống

sản xuất. Theo đó, cố định ngày giờ trong

tháng, mục “Mở cửa tri thức” của Trung tâm

Truyền hình Việt Nam tại Huế sẽ phát chuyên

đề KH&CN do Trung tâm Thông tin KH&CN

phối hợp với VTVHUE sản xuất.

Ngoài ra, từ năm 2010 đến nay, Trung tâm

thông tin KH&CN đã xây dựng và phát trên

sóng truyền hình chương trình “Sở hữu trí tuệ

và cuộc sống”. Mục tiêu của chương trình “Sở

hữu trí tuệ và cuộc sống” là tuyên truyền một

cách có hệ thống và dễ hiểu các thông tin về

sở hữu trí tuệ nhằm nâng cao nhận thức của

các doanh nghiệp, người tiêu dùng, các nhà

khoa học, nhà quản lý và cộng đồng về sở hữu

trí tuệ hướng đến mục tiêu am hiểu, chấp hành

và thực thi pháp luật về sở hữu trí tuệ; Hỗ trợ

phát triển các giá trị tài sản trí tuệ của doanh

nghiệp thông qua các hình thức quảng bá trên

các phương tiện truyền thông đại chúng; Đây

là một kênh thông tin rất hữu ích thuộc lĩnh

vực sở hữu trí tuệ được công chúng rất quan

tâm và đánh giá cao.

Thay lời kết

Trong xu thế hiện nay, KH&CN góp phần

quan trọng vào việc phát triển kinh tế-xã hội.

Việc đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận

thức xã hội về vai trò của KH&CN cũng được

Đảng và Nhà nước quan tâm, chỉ đạo. Cụ thể,

trong các giải pháp của Chiến lược phát triển

KH&CN giai đoạn 2011-2020 đã khẳng định:

Đẩy mạnh hoạt động truyền thông và tuyên

truyền sâu rộng trong xã hội, đặc biệt là trong

các doanh nghiệp về chủ trương, chính sách,

pháp luật về KH&CN, về vai trò, động lực

then chốt của KH&CN đối với sự nghiệp xây

dựng và phát triển đất nước nhằm nâng cao

tinh thần tự lực, tự cường, sự đồng thuận và

ủng hộ mạnh mẽ của cả hệ thống chính trị đối

với hoạt động KH&CN…

Để cụ thể hóa các chủ trương của Đảng và

Nhà nước về lĩnh vực KH&CN, đồng thời

từng bước đưa KH&CN đi vào cuộc sống,

trong thời gian qua, Sở KH&CN tỉnh Thừa

Thiên Huế đã chú trọng tăng cường đầu tư cơ

sở vật chất, năng lực cho hoạt động thông tin,

tuyên truyền. Vẫn còn nhiều khó khăn, nhưng

hy vọng với sự quan tâm đầu tư đó, công tác

tuyên truyền, truyền thông KH&CN của Sở

KH&CN ngày càng phát triển, góp phần thúc

đẩy việc xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành

một trong những trung tâm KH&CN của cả

nước, sớm đưa tỉnh nhà trở thành thành phố

trực thuộc trung ương theo kế hoạch.

Đức Thiện

Page 32: ISSN 1859-0144 1-2/2014 · 2 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2014 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NĂM 2013 VÀ NHIỆM

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2014 32

Tại các cuộc hội thảo bàn về công tác truyền thông KH&CN mà chúng tôi được tham

gia, thì hầu hết các Sở KH&CN trên toàn quốc đều cho rằng hoạt động tuyên truyền,

truyền thông KH&CN gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc từ vấn đề nhân sự cho đến kinh

phí hoạt động, bàn về vấn đề này ông Nguyễn Đức Phú, Giám đốc Trung tâm Thông tin

KH&CN, Sở KH&CN tỉnh Thừa Thiên Huế cho rằng:

1. Phổ biến thông tin KH&CN

Từ thực trạng: Làm công tác truyền thông KH&CN đã khó, nhưng việc phổ biến thông

tin này đến với công chúng lại càng khó hơn. Nguyên nhân là do “văn hóa đọc”, thị hiếu

của công chúng…, mặt khác thông tin KH&CN không dồi dào cộng với tính phức tạp của

nó càng khiến thông tin không hấp dẫn như những thông tin khác trong đời sống xã hội.

Trong khi đó, hầu hết các thông tin này lại được biên soạn ở dạng các báo cáo khoa học nên

phần lớn công chúng khó tiếp nhận. Hơn nữa, do áp lực của đơn vị quản lý, bán sản phẩm (ấn

phẩm, tạp chí…) để bù chi phí xuất bản.

Đến giải pháp: Xem việc phổ biến thông tin KH&CN là nhiệm vụ chính trị của ngành

KH&CN; chú trọng đầu tư như những lĩnh vực khác (ví dụ như công tác nghiên cứu khoa

học); không đặt nặng việc bán các sản phẩm thông tin KH&CN là nguồn kinh phí phải bắt

buộc thu hồi (vì thông tin KH&CN đến với công chúng là đã thành công). Tóm lại là phải “bao

cấp” cho việc phổ biến thông tin KH&CN.

2. Xây dựng lực lượng và chế độ đãi ngộ cho người làm công tác truyền thông KH&CN

Từ thực trạng: Hiện nay, lực lượng làm công tác truyền thông KH&CN tại các Sở

KH&CN rất mỏng, hoặc nếu có thì phần nhiều không phải là các đối tượng đã qua đào tạo

chuyên ngành (báo chí) vì vậy hạn chế trong việc tác nghiệp; Về chế độ nhuận bút: chế độ

nhuận bút rất thấp so với mặt bằng chung của báo chí. 01 bài viết ở Bản tin KH&CN mức cao

nhất là 220 ngàn đồng.

Đến giải pháp: Những đơn vị có nhiệm vụ làm truyền thông KH&CN (Sở KH&CN)

nên tổ chức toà soạn, có bộ máy hoạt động ổn định; chú ý tuyển dụng đầu vào (ưu tiên cho

những người được đào tạo làm công tác truyền thông); Về chế độ nhuận bút: Nên xây dựng

cụ thể, chi tiết khung nhuận bút tin bài, ảnh… trên các ấn phẩm KH&CN (tạp chí, bản tin)

như các loại hình báo chí khác.

3. Định hình cơ chế hoạt động cho các đơn vị làm công tác truyền thông về KH&CN

Từ thực trạng: Hiện nay bộ phận làm công tác truyền thông KH&CN ở các Sở KH&CN

có nơi thì thuộc phòng (Phòng Thông tin tư liệu), có nơi thì thuộc trung tâm (Trung tâm Thông

tin KH&CN). Ở Thừa Thiên Huế, bộ phận làm truyền thông KH&CN tập trung ở hai đơn vị,

mà theo quy định thì các đơn vị này lại bắt buộc phải chuyển đổi theo Nghị định số 115/2005/

NĐ-CP ngày 5/9/2005 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ

chức KH&CN công lập. Tuy nhiên nếu chuyển đổi theo Nghị định 115, thì Trung tâm khó mà

tồn tại được.

Đến giải pháp: Nên đưa bộ phận làm công tác truyền thông KH&CN là đơn vị quản lý nhà

nước hoặc theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP về tự chủ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

Page 33: ISSN 1859-0144 1-2/2014 · 2 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2014 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NĂM 2013 VÀ NHIỆM

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2014 33

Năm 2013, hoạt động quản lý công nghệ,

Sở Khoa học và Công nghệ đã đạt được những

kết quả nhất định. Trong năm đã tổ chức thẩm

tra công nghệ của 11 dự án đầu tư, trong đó 08

dự án liên quan đến công nghệ khai thác mỏ đá

làm vật liệu xây dựng thông thường và cát sạn

sỏi lòng sông, 01 dự án liên quan đến công

nghệ sản xuất dầu đốt For từ cao su phế thải,

01 dự án đầu tư công nghệ sản xuất viên nén

năng lượng theo tiêu chuẩn Din 51731/Din

Plus và 01 dự án liên quan đến công nghệ xử

lý nước thải sinh hoạt của Cảng Chân Mây,

đồng thời phòng cũng đã tham gia hỗ trợ thẩm

tra công nghệ 02 dự án đầu tư thuộc thẩm

quyền cấp giấy chứng nhận đầu tư của Ban

Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh và Ban

Quản lý Khu Kinh tế Chân Mây-Lăng Cô lần

lượt là dự án xây dựng nhà máy sản xuất frit,

công suất 30.000 tấn/năm tại Khu công nghiệp

La Sơn và dự án đầu tư sản xuất đá xây dựng

thông thường mỏ đá Thừa Lưu, xã Lộc Tiến,

huyện Phú Lộc.

Ngoài ra, theo sự phân công của lãnh đạo

Sở, Phòng Quản lý Công nghệ đã tham gia

41 hội đồng đánh giá chất lượng tài sản thiết

bị phục vụ công tác điều tra xét xử, thanh lý

với các cơ quan liên quan; tham gia 02 hội

đồng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông

thôn về nghiệm thu thiết bị khoa học và công

nghệ năm 2012 và lựa chọn thiết bị khoa học

và công nghệ đầu tư năm 2013 thuộc dự án

tăng cường trang thiết bị khoa học và công

nghệ cho xưởng chế tạo mẫu, Trung tâm

Chuyển giao Công nghệ Cơ điện Nông

nghiệp miền Trung, Viện Cơ điện Nông

nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch.

Đối với công tác quản lý nhà nước về an

toàn bức xạ, năm 2013 đã cấp và gia hạn giấy

phép sử dụng thiết bị bức xạ y tế cho 22 đơn vị

(33 thiết bị), đạt 100% kế hoạch. Trong đó cấp

giấy phép sử dụng thiết bị X-quang cho Bệnh

viện Trung ương Huế đối với 10/10 thiết bị,

đưa số thiết bị X-quang của Bệnh viện Trung

ương Huế được cấp giấy phép sử dụng lên

24/24 thiết bị đạt 100%; cấp chứng chỉ nhân

viên bức xạ cho 05 cá nhân phụ trách an toàn

bức xạ. Đã tiến hành kiểm tra an toàn bức xạ

tại 07 đơn vị, cơ sở khám chữa bệnh có sử

dụng thiết bị bức xạ y tế và 02 cơ sở bức xạ

ngoài y tế. Kết quả kiểm tra tại 07 cơ sở y tế

(16 thiết bị X-quang) cho thấy có 04 đơn vị (05

thiết bị) chưa khai báo kịp thời, có 02 đơn vị

(02 thiết bị) chưa kiểm định lại thiết bị sau

02 năm, có 01 đơn vị chưa báo cáo khi xây

mới lại phòng đặt thiết bị X-quang. Riêng

đối với 02 cơ sở bức xạ ngoài y tế là Công ty

TNHH Bia Huế và Công ty Hữu hạn Lusk Xi

măng (Việt Nam), kết quả kiểm tra cho thấy

vẫn còn một số tồn tại trong việc chấp hành

các quy định về công tác an toàn bức xạ…

Dương Quốc Tuấn

(Phòng Quản lý Công nghệ)

HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CÔNG NGHỆ NĂM 2013

Page 34: ISSN 1859-0144 1-2/2014 · 2 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2014 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NĂM 2013 VÀ NHIỆM

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2014 34

Bảo tàng Thiên nhiên duyên hải miền

Trung là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Khoa

học và Công nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế, được

thành lập theo Quyết định số 2824/QĐ-UBND

ngày 23/12/2009 của UBND tỉnh Thừa Thiên

Huế. Trong thời gian mới thành lập, công tác

xây dựng đội ngũ và bồi dưỡng nghiệp vụ là

vấn đề được quan tâm hàng đầu, đã có 2

chuyên viên bảo vệ thành công luận văn thạc

sỹ chuyên ngành Sinh học, tính đến nay biên

chế của Bảo tàng gồm có 3 thạc sỹ và 2 cử

nhân trong đó có 1 cử nhân đang học cao học

chuyên ngành Địa chất học.

Là một đơn vị mới thành lập, Bảo tàng

gặp rất nhiều khó khăn trong thời gian đầu

mới thành lập, tuy nhiên sau 1 năm triển khai

thực hiện Quyết định số 75/QĐ-SKHCN của

Sở Khoa học và Công nghệ về việc giao triển

khai thực hiện nhiệm vụ kế hoạch khoa học

và công nghệ năm 2013, Bảo tàng đã hoàn

thành một số nhiệm vụ nhất định.

Về công tác nội vụ, đã thành lập phòng

Hành chính-Tổng hợp, tập trung, hoàn thiện

bộ máy tổ chức cũng như điều chỉnh một số

quy định làm việc phù hợp; luôn quan tâm

đến công tác đào tạo bồi dưỡng nâng cao

trình độ chuyên môn nghiệp vụ; chú trọng

công tác cải cách hành chính, khởi động việc

chuẩn bị đưa hình thức lưu trữ và tra cứu hồ

sơ văn bản bằng file điện tử nhằm tránh thất

lạc văn băn gốc, giúp cho việc tra cứu văn

bản dễ dàng, thuận lợi.

Công tác tìm kiếm, sưu tập và chia sẻ

hình ảnh, mẫu vật về lịch sử tự nhiên, thiên

nhiên và môi trường là nhiệm vụ trọng tâm

hàng đầu của Bảo tàng, đã hợp tác với Bảo

tàng Địa chất Việt Nam trong đề tài khoa

học “Sưu tầm tài liệu, mẫu vật về tài nguyên

khoáng sản tiêu biểu của Việt Nam và các

loại khoáng sản thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế”,

đã sưu tập được 67 mẫu vật và tiếp tục triển

khai đề tài đến năm 2014.

Tháng 5/2013, nhân kỷ niệm ngày

“Quốc tế về đa dạng sinh học 22/5”,

Bảo tàng đã tiến hành tổ chức triển

lãm lưu động về các hình ảnh thiên

nhiên và sự đa dạng sinh học tại 5

trường trung học cơ sở ở huyện Phong

Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế-là những

trường nằm trong vùng đệm của Khu

bảo tồn Thiên nhiên Phong Điền nhằm

nâng cao sự hiểu biết cho các em học

sinh về giá trị đa dạng sinh học, về tình

yêu thiên nhiên, sự tác động của con

người đến môi trường.

BẢO TÀNG THIÊN NHIÊN DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG

TỔNG KẾT CÔNG TÁC THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM 2013

VÀ KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG NĂM 2014

Triển lãm, trưng bày lưu động hình ảnh về đa dạng sinh học nhân ngày Quốc tế về đa dạng sinh học 22/5

Page 35: ISSN 1859-0144 1-2/2014 · 2 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2014 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NĂM 2013 VÀ NHIỆM

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2014 35

Ngày 19/12/2013, Sở Khoa học và Công

nghệ tỉnh Thừa Thiên Huế đã công bố Quy

hoạch chi tiết xây dựng Bảo tàng Thiên

nhiên duyên hải miền Trung. Theo đó, Bảo

tàng Thiên nhiên duyên hải miền Trung được

xây dựng tại phường An Tây, thành phố

Huế, có diện tích trên 99ha, được phân chia

nhiều khu vực như khu trung tâm, khu rừng

mưa nhiệt đới, khu nghiên cứu và đào tạo

nguồn nhân lực, bãi đổ xe, vườn sở thú... với

đầy đủ hệ thống hạ tầng kỹ thuật gắn kết các

cụm di tích lịch sử văn hóa hiện có, đảm bảo

yếu tố cảnh quang, môi trường...

Trên cơ sở những kết quả đạt được của

năm 2013, Bảo tàng cũng đã đề ra những

nhiệm vụ năm 2014 như tiếp tục hợp tác chặt

chẽ với Bảo tàng Địa chất Việt Nam trong đề

tài khoa học “Sưu tầm tài liệu, mẫu vật về tài

nguyên thiên khoáng sản tiêu biểu của Việt

Nam và các loại khoáng sản thuộc tỉnh Thừa

Thiên Huế”; tiếp tục đẩy mạnh công tác tổ

chức triển lãm lưu động, tham mưu chọn nội

dung và hình thức triển khai phù hợp, đúng

đối tượng, lên kế hoạch và thời gian dự kiến

để chủ động trong công tác triển khai thực

hiện, nghiên cứu mở rộng phạm vi triển lãm

cũng như đối tượng phục vụ, kế hoạch dự

kiến tổ chức triển lãm tại 10 trường học vào

năm 2014. Đối với nhiệm vụ không thường

xuyên, tập trung đẩy mạnh hoàn thiện khâu

chỉnh sửa, bổ sung nội dung để xuất bản

cuốn “Thống kê thành phần loài động-thực

vật bậc cao ở tỉnh Thừa Thiên Huế” nhằm

ra mắt độc giả vào đầu năm 2014. Nhiệm

vụ lớn nhất của Bảo tàng năm 2014 đó là

lập dự án “Rừng mưa nhiệt đới”, phối hợp

với các phòng chuyên môn của Sở và các

đơn vị liên quan nhằm hoàn thiện dự án vào

quý II năm 2014.

Anh Thư

Khu quy hoạch Bảo tàng Thiên nhiên duyên hải miền Trung tại Huế

Page 36: ISSN 1859-0144 1-2/2014 · 2 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2014 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NĂM 2013 VÀ NHIỆM

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2014 36

PV: Trung tâm Kỹ thuật TĐC đã được

thành lập và đi vào hoạt động hơn 3 năm,

một khoảng thời gian tuy không dài nhưng

bước đầu Trung tâm đã khẳng định được

vai trò, vị thế của một đơn vị sự nghiệp

phục vụ cho hoạt động quản lý nhà nước

về TĐC cũng như cung cấp dịch vụ kỹ

thuật trên địa bàn, vậy bà có thể cho biết

một số kết quả nổi bật của đơn vị trong

thời gian qua.

Bà Nguyễn Thị Kiều: Trung tâm Kỹ

thuật TĐC được thành lập theo Quyết định

số 1322/QĐ-UBND ngày 02/7/2010 của

UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, là đơn vị sự

nghiệp thuộc Chi cục TĐC trực thuộc Sở

Khoa học và Công nghệ có chức năng thực

hiện các dịch vụ kỹ thuật thuộc lĩnh vực tiêu

chuẩn đo lường chất lượng (kiểm định, hiệu

chuẩn các phương tiện đo; kiểm nghiệm,

phân tích chất lượng các sản phẩm, hàng

hóa…) phục vụ công tác quản lý nhà nước

và nhu cầu của xã hội.

Khi mới thành lập Trung tâm được “biệt

phái” 3 công chức từ Chi cục TĐC sang, 1

cán bộ hợp đồng và được giao 3 chỉ tiêu biên

chế viên chức. Tổng giá trị tài sản điều

chuyển hơn 1 tỷ đồng, phần lớn tài sản đã lạc

hậu và không đồng bộ. Đối với Trung tâm

Kỹ thuật TĐC, chúng tôi luôn khẳng định

rằng: trang thiết bị và con người là những

nhân tố quan trọng quyết định sự phát triển

của đơn vị mà trong đó con người là nhân tố

hàng đầu. Đến nay, tổng số cán bộ viên chức

của Trung tâm là 10 người, trong đó có 7

biên chế và 3 hợp đồng lao động, chất lượng

cán bộ ngày càng được nâng cao, công tác

đào tạo cán bộ được quan tâm và đặt lên

hàng đầu. Nguồn nhân lực ngày càng đáp

ứng hơn nhu cầu công tác; bên cạnh đó,

Trung tâm cũng từng bước đầu tư trang thiết

bị, mở rộng phạm vi được công nhận. Hiện

nay, Trung tâm đã tổ chức kiểm định phương

tiện đo thuộc lĩnh vực y tế, đây là một lĩnh

vực mà từ trước đến nay trên địa bàn tỉnh

còn bỏ trống. Hoạt động kiểm định phương

tiện đo điện tim, huyết áp kế nhằm nâng cao

chất lượng khám chữa bệnh, góp phần bảo

vệ sức khỏe người dân.

PV: Trong việc triển khai các hoạt động,

đơn vị có gặp những vướng mắc, khó khăn gì

không? Chẳng hạn như về mặt “quản lý nhà

nước”, thưa bà?

TỪNG BƯỚC PHÁT TRIỂN

TRUNG TÂM KỸ THUẬT TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG

TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Xây dựng, phát triển một trung tâm để thực hiện các hoạt động thử nghiệm, kiểm định,

phân tích chất lượng sản phẩm hàng hóa là một việc làm bức thiết nhằm đáp ứng nhu cầu

phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn; là một trong những định hướng quan trọng của lãnh

đạo tỉnh Thừa Thiên Huế về hoạt động tiêu chuẩn đo lường chất lượng (TĐC) của tỉnh

nhà trong thời gian tới. Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi

với bà Nguyễn Thị Kiều, Giám đốc Trung tâm Kỹ thuật TĐC tỉnh Thừa Thiên Huế.

Page 37: ISSN 1859-0144 1-2/2014 · 2 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2014 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NĂM 2013 VÀ NHIỆM

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2014 37

Bà Nguyễn Thị Kiều: Trung tâm Kỹ

thuật TĐC là một đơn vị mới thành lập, được

kế thừa những hoạt động của Chi cục TĐC,

đây là một thuận lợi và Trung tâm đã tiếp tục

triển khai rất hiệu quả những lĩnh vực được

kế thừa. Tuy nhiên, khó khăn cũng rất nhiều,

so với các Trung tâm bạn trong khu vực như

Đà Nẵng, Quảng Bình, Quảng Trị thì Trung

tâm Kỹ thuật TĐC Thừa Thiên Huế có thể

nói là “tụt hậu”, chẳng hạn rất nhiều lĩnh vực

kiểm định phương tiện đo pháp định các đơn

vị bạn đã triển khai từ trước thì đến nay mình

vẫn chưa được công nhận, hiệu chuẩn

phương tiện đo và thiết bị, kiểm định trong

công nghiệp… cũng vậy. Đặc biệt trong thử

nghiệm thì các đơn vị bạn có đủ phòng thử

nghiệm cơ, lý, hóa, vi sinh nhưng mình thì

chưa có gì.

Còn nói về những vướng mắc, khó khăn

về mặt quản lý nhà nước thì không có đâu.

Trung tâm Kỹ thuật TĐC là đơn vị phục vụ

quản lý nhà nước, hoạt động kỹ thuật chính

xác, kịp thời, khách quan thì hoạt động quản

lý nhà nước mới hiệu quả và ngược lại hoạt

động quản lý nhà nước nghiêm minh, việc

tuyên truyền, quán triệt, phổ biến các văn

bản quy phạm pháp luật kịp thời thì các

doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sẽ tự giác

chấp hành. Thời gian qua, được sự chỉ đạo

của lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ,

Chi cục TĐC, Trung tâm đã từng bước

phát triển và có nền tảng bền vững. Sự

phối hợp giữa Thanh tra Sở Khoa học và

Công nghệ, Chi cục TĐC và Trung tâm Kỹ

thuật TĐC rất chặt chẽ, Trung tâm đã phục

vụ tốt các yêu cầu của công tác quản lý nhà

nước trong phạm vi được công nhận như

cử cán bộ kỹ thuật tham gia các đoàn thanh

tra/kiểm tra; kiểm định phục vụ công tác

kiểm tra…

PV: Nhằm phát triển, nâng tầm Trung tâm

thành một đơn vị đủ mạnh (về mặt pháp lý, về

tổ chức nhân sự, về cơ sở hạ tầng…) đáp ứng

nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội của địa

phương, tại buổi làm việc với Sở Khoa học và

Công nghệ trong quý 4 vừa qua, Chủ tịch

UBND tỉnh đã yêu cầu Sở xây dựng đề án phát

triển Trung tâm thành một đơn vị sự nghiệp

trực thuộc Sở, vậy chị có thể cho biết hiện nay

đơn vị đã chuẩn bị như thế nào?

Nghiệm thu đề tài “Điều tra, khảo sát hiện trạng phương tiện đo pháp định tại các doanh nghiệp và tổ chức y tế trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế” do Trung tâm Kỹ thuật TĐC chủ trì

Page 38: ISSN 1859-0144 1-2/2014 · 2 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2014 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NĂM 2013 VÀ NHIỆM

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2014 38

Bà Nguyễn Thị Kiều: UBND tỉnh Thừa

Thiên Huế đã ban hành Quyết định số 1104/

QĐ-UBND ngày 20 tháng 6 năm 2012 về

việc kế hoạch triển khai thực hiện Nghị

quyết Hội nghị Tỉnh ủy lần thứ V về xây

dựng Thừa Thiên Huế trở thành một trong

những trung tâm khoa học và công nghệ

của cả nước (giai đoạn từ nay đến 2020),

trong đó có nêu rõ: Xây dựng Trung tâm

Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng

tỉnh Thừa Thiên Huế có đội ngũ nhân lực

mạnh về chuyên môn, có trang thiết bị hiện

đại và đồng bộ để thực hiện các dịch vụ kỹ

thuật thuộc lĩnh vực TĐC (kiểm định, hiệu

chuẩn các phương tiện đo; kiểm nghiệm,

phân tích chất lượng sản phẩm, hàng hóa;

kiểm định hàng hóa xuất nhập khẩu...) đáp

ứng yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế. Cụ

thể hóa Quyết định, UBND tỉnh đã phê duyệt

dự án “Đầu tư năng lực kiểm định, thử

nghiệm chất lượng sản phẩm, hàng hóa cho

Trung tâm Kỹ thuật TĐC, giai đoạn 2013-

2015”, dự án sẽ bắt đầu triển khai vào năm

2014. Sau khi dự án hoàn thành và đưa vào

sử dụng, chúng tôi tin chắc rằng sẽ có những

trang thiết bị hiện đại, đồng bộ và đội ngũ

cán bộ được đào tạo chuyên sâu đủ năng lực

để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của hội

nhập khu vực và quốc tế.

Thực ra, bây giờ không phải Trung tâm

Kỹ thuật TĐC đã chuẩn bị được gì cho việc

xây dựng đề án nâng cấp Trung tâm trực

thuộc Sở Khoa học và Công nghệ mà chúng

tôi xác định rằng Trung tâm phải làm gì để

xứng tầm là đơn vị trực thuộc Sở, đáp ứng

được sự kỳ vọng của lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo

Sở cũng như của cán bộ, công chức, viên

chức trong Sở để góp phần xây dựng Thừa

Thiên Huế trở thành một trong những trung

tâm khoa học và công nghệ của cả nước.

PV: Hy vọng, với sự nỗ lực của cán bộ

nhân viên Trung tâm, sự quan tâm của lãnh

đạo tỉnh thì trong một thời gian không xa,

Trung tâm Kỹ thuật TĐC sớm được đầu tư

xây dựng để đi vào hoạt động ổn định, phục

vụ công tác quản lý nhà nước về TĐC cũng

như đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã

hội cho tỉnh nhà. Nhân dịp năm mới, xin

chúc bà cùng Trung tâm thực hiện thắng lợi

nhiệm vụ năm 2014.

Đức Thịnh

Kiểm định chuẩn dung tích hạng 2

Page 39: ISSN 1859-0144 1-2/2014 · 2 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2014 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NĂM 2013 VÀ NHIỆM

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2014 39

Đại học Huế là một đại học đa ngành lớn

của khu vực miền Trung và Tây Nguyên bao

gồm 7 trường đại học thành viên, 3 khoa trực

thuộc và 1 phân hiệu: Trường Đại học Sư

phạm, Trường Đại học Khoa học, Trường Đại

học Y Dược, Trường Đại học Nông Lâm,

Trường Đại học Nghệ thuật, Trường Đại học

Kinh tế, Trường Đại học Ngoại ngữ, Khoa

Giáo dục Thể chất, Khoa Du lịch, Khoa Luật,

Phân hiệu Đại học Huế tại Quảng Trị. Ngoài ra

còn có các trung tâm đào tạo và nghiên cứu

khoa học: Trung tâm Đào tạo từ xa, Viện Tài

nguyên và Môi trường, Trung tâm Ươm tạo và

chuyển giao công nghệ, Trung tâm Giáo dục

Quốc phòng, Trung tâm Học liệu, Trung tâm

Công nghệ Thông tin, Trung tâm Đào tạo

Quốc tế, Trung tâm Phục vụ Sinh viên và Nhà

Xuất bản.

Hiện nay Đại học Huế có 102 ngành đào

tạo trình độ đại học cấp văn bằng cử nhân,

kỹ sư, kiến trúc sư, bác sĩ, dược sĩ; 66

chuyên ngành đào tạo thạc sĩ; 27 chuyên

ngành đào tạo tiến sĩ. Về đội ngũ, tính cho

đến quý II/2013, Đại học Huế có 3.315 cán

bộ công chức; số lượng giảng viên là 2.529,

trong đó có 1.861 giảng viên cơ hữu, 359

bán cơ hữu, 309 giảng viên thỉnh giảng trong

và ngoài nước. Đội ngũ cán bộ khoa học của

Đại học Huế có chất lượng cao: tính riêng

cán bộ cơ hữu hiện có 454 giảng viên chính

và giảng viên cao cấp; có 9 giáo sư, 157 phó

giáo sư; 404 tiến sĩ và tiến sĩ khoa học, 1.144

thạc sĩ. Nguồn nhân lực mạnh và có trình độ

cao là nhân tố quan trọng thực hiện có kết

quả kế hoạch hoạt động KH&CN.

Có thể nói giai đoạn 2008-2013, Đại học

Huế triển khai rất nhiều đề tài, dự án, chủ

yếu trên các bình diện: Triển khai thực hiện

các chương trình, đề tài, dự án các cấp: Cấp

nhà nước, cấp bộ, cấp cơ sở được tuyển chọn

theo phương thức cạnh tranh; Các hoạt động

nghiên cứu khoa học tự thân gắn liền với

công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ; Các

nhiệm vụ khác: hội nghị, hội thảo khoa học ở

các cấp độ quốc tế, quốc gia, vùng và cấp cơ

sở; hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh

viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh;

sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn, đo lường, chất

lượng, thông tin khoa học…

Trong giai đoạn 2008-2013 cán bộ, giảng

viên Đại học Huế đã chủ trì thực hiện: 54

nhiệm vụ KH&CN cấp nhà nước với tổng

kinh phí 26 tỷ 145 triệu đồng; 12 nhiệm vụ

giáo dục bảo vệ môi trường với tổng kinh phí

1 tỷ 420 triệu đồng; 460 nhiệm vụ KH&CN

cấp bộ với tổng kinh phí 55 tỷ 645 triệu đồng;

HỢP TÁC KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN 2008-2013:

GHI NHẬN NHỮNG THÀNH QUẢ TỪ ĐẠI HỌC HUẾ

LTS: Vừa qua, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và Đại học Huế đã tổ chức Hội nghị

tổng kết chương trình hợp tác khoa học và công nghệ (KH&CN) giai đoạn 2008-2013.

Tại hội nghị, chúng tôi ghi nhận nhiều ý kiến của các nhà khoa học về hoạt động này.

Page 40: ISSN 1859-0144 1-2/2014 · 2 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2014 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NĂM 2013 VÀ NHIỆM

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2014 40

2.750 nhiệm vụ cấp cơ sở với tổng kinh phí

18 tỷ 462 triệu đồng. Những kết quả trên đây

cho thấy hoạt động KH&CN của Đại học

Huế trong thời gian qua đã theo đúng định

hướng lớn của nhà nước và Bộ Giáo dục và

Đào tạo, đó là đẩy mạnh hợp tác quốc tế

trong lĩnh vực KH&CN thông qua các nhiệm

vụ nghiên cứu theo Nghị định thư để tiếp nhận

các công nghệ tiên tiến từ nước ngoài, trao đổi

kinh nghiệm nghiên cứu giữa các nhà khoa học

của Đại học Huế và các nước có nền khoa học

phát triển. Các dự án sản xuất thử nghiệm cấp

nhà nước và đề tài cấp bộ đã góp phần ứng

dụng các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn và

đó là những bước đi đầu tiên thúc đẩy quá

trình thương mại hóa các sản phẩm KH&CN

của Đại học Huế.

Hoạt động KH&CN của đại học Huế đã

góp phần tạo ra những sản phẩm khoa học có

khả năng thương mại và ứng dụng vào thực

tiễn sản xuất, ngày càng thể hiện rõ là một

trung tâm đào tạo đa ngành và nghiên cứu

khoa học có uy tín ở khu vực miền Trung,

Tây Nguyên. Có thể kể đến các sản phẩm

như Glucosamin đạt tiêu chuẩn dược dụng;

các giống nấm Linh Chi và

quy trình nuôi trồng; gạch

men thông minh; khẩu trang

diệt khuẩn, dung dịch khử

mùi diệt khuẩn; chế phẩm anti

VBF diệt khuẩn chuồng trại

các cơ sở chăn nuôi; chế

phẩm Bokashi trầu; quy trình

sinh sản nhân tạo tôm Rằn;

quy trình nuôi thương phẩm

tôm Rằn; quy trình nuôi

thương phẩm cá Vược; các

giống lúa kháng rầy nâu (HP

01, HP 05, HP 07, HP 10, HP

19, HP 28, HP 29); quy trình sản xuất lợn lai

3/4 máu ngoại (Duroc x (Pietrain x Móng

Cái) và Pietrain x (Yorshire x Móng Cái);

các quy trình sàng lọc, chẩn đoán trước sinh/

sơ sinh… Cùng với đó, các đề tài, dự án phối

hợp triển khai với các tổ chức KH&CN, các

doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã được địa

phương đánh giá có tính hiệu quả cao, góp

phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội

của tỉnh.

Cũng trong giai đoạn này, các đề tài, dự

án của Đại học Huế đã bám sát văn bản thỏa

thuận về hợp tác KH&CN đã được ký kết

giữa UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và Đại học

Huế với nội dung chính là hợp tác, liên kết

trong hoạt động KH&CN, đưa tiến bộ kỹ

thuật vào phục vụ sản xuất, đời sống; khả

năng tham gia các nhiệm vụ nghiên cứu khoa

học và chuyển giao công nghệ giữa các nhà

khoa học với các đơn vị liên quan ngày càng

gắn kết hơn. Các đề tài, dự án được đánh giá

cao trong giai đoạn này đã thể hiện rõ trên

các lĩnh vực đó.

Có thể kể đến một số kết quả điển hình

như sau:

Nghiên cứu chế phẩm Bokashi trầu của Trường Đại học Nông lâm

Page 41: ISSN 1859-0144 1-2/2014 · 2 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2014 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NĂM 2013 VÀ NHIỆM

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2014 41

Lĩnh vực khoa học cơ bản: Đề tài

“Nghiên cứu phát triển phương pháp siêu âm

-vi sóng chế tạo vật liệu sắt điện, áp điện trên

cơ sở PZT có cấu trúc nanô”, do TS Trương

Văn Chương làm chủ nhiệm nhóm nghiên

cứu đã thu được những kết quả khả quan

trong nghiên cứu chế tạo, cấu trúc, vi cấu

trúc và tính chất của vật liệu TiO2, ZrO2,

ZnO… có cấu trúc nanô; nhóm đề tài đã chế

tạo và nghiên cứu các tính chất sắt điện, áp

điện của các

vật liệu trên

cơ sở PZT;

đồng thời

nghiên cứu

các thông số

tối ưu của

qui trình

công nghệ

chế tạo vật

liệu. Đề tài

“Nghiên cứu

nấm dược

liệu ở Thừa

Thiên Huế”

do TS Ngô Anh chủ nhiệm đã nghiên cứu đa

dạng thành phần loài nấm dược liệu ở tỉnh

Thừa Thiên Huế, xác định và lập danh lục 71

loài nấm dược liệu với 39 loài nấm dược liệu

thuộc họ nấm Linh Chi, trong đó có 7 loài

mới được công bố và bổ sung cho khu hệ

nấm Việt Nam; đã xây dựng quy trình công

nghệ nhân giống và nuôi trồng 7 loài nấm

dược liệu thuộc họ nấm Linh Chi; đã thuần

hóa và tuyển chọn được 17 chủng giống của

9 loài có năng suất cao và ổn định có thể ứng

dụng trong sản xuất nấm dược liệu ở Việt

Nam; xác định năng suất, mùa vụ nuôi trồng

9 loài nấm Linh Chi ở tỉnh Thừa Thiên Huế;

xác định thành phần các hợp chất của 3 loài

nấm dược liệu đã được nuôi trồng: Hoàng

Chi, Cổ Linh Chi và Thanh Chi, góp phần

chứng minh cho hoạt tính dược lý của các

loài Linh Chi đã được nuôi trồng; chứng

minh nấm Hoàng Chi là một loài nấm dược

liệu quý. Đề tài “Nghiên cứu tách chiết Fu-

coidan đạt tiêu chuẩn thương mại từ một số

loài rong nâu ở Thừa Thiên Huế” do PGS,

TS. Trần Thị Văn Thi, Trường Đại học

Khoa học

làm chủ

nhiệm tách

chiết poly-

saccarit sul-

fat tổng, tinh

chế, phân

tích định tính

và đinh

lượng poly-

saccarit sul-

fat, định tính,

định lượng

để đánh giá

chất lượng

fucoidan, bước đầu hoàn thiện quy trình tách

chiết. Hiện đề tài đã hoàn thành 80% nội

dung đăng ký và tạo ra sản phẩm: 0,5kg

fucoidan, quy trình tách chiết fucoidan

thương mại cho sản phẩm đạt tiêu chuẩn

thương mại.

Lĩnh vực Y Dược: Đề tài “Nghiên cứu

hiệu quả của bài thuốc Tiền liệt thanh giải

trong điều trị phì đại lành tính tuyết tiền liệt

do PGS, TS Hoàng Văn Tùng, Trường Đại

học Y Dược làm chủ nhiệm đã bào chế thuốc

tiền liệt thanh giải dưới dạng cốm, đóng gói

với hàm lượng 60g/gói, khảo sát độc tính bán

trường diễn trên thỏ thí nghiệm; đã áp dụng

Tập huấn kỹ thuật sản xuất rau an toàn cho nông dân

Page 42: ISSN 1859-0144 1-2/2014 · 2 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2014 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NĂM 2013 VÀ NHIỆM

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2014 42

điều trị trên bệnh nhân phì đại lành tính tuyến

tiền liệt (có so sánh với nhóm đối chứng), đánh

giá kết quả điều trị bệnh cho thấy có tác dụng

bước đầu, không có tác dụng phụ. Hiện nay, đề

tài tiếp tục được triển khai phối hợp với nước

ngoài theo hình thức nhiệm vụ hợp tác nghiên

cứu theo Nghị định thư giữa Chính phủ Việt

Nam và Chính phủ Trung Quốc. Đề tài “Hoàn

thiện quy trình kỹ thuật trong nội soi một số

bệnh lý ống tiêu hóa trên ở bệnh viện trường

Đại học Y Dược, Đại học Huế” do PGS,TS

Trần Văn Huy, Trường Đại học Y Dược làm

chủ nhiệm đã xây dựng quy trình thắt tĩnh

mạch trướng thực quản qua nội soi, quy trình

cắt polyp đại trực tràng, quy trình cầm máu

qua nội soi, và quy trình mở thông dạ dày qua

nội soi đạt kết quả khả quan.

Lĩnh vực Nông-Lâm-Ngư: Đề tài

“Nghiên cứu tuyển chọn và nhân giống một

số giống cây có củ (khoai môn sọ, khoai mỡ)

có khả năng chịu hạn phục vụ sản xuất ở

vùng duyên hải miền Trung và Tây Nguyên”

do Khoa Nông học, Trường Đại học Nông

Lâm chủ trì, với tổng kinh phí: 3.500 triệu

đồng thực hiện trong 2 năm 2008-2009. Đề

tài đã tập hợp được nhiều nhà khoa học trong

lĩnh vực nông học của trường Đại học Nông

Lâm, Đại học Huế và có sự phối hợp triển

khai với một số Trung tâm nghiên cứu, cơ sở

sản xuất trong khu vực như Trung tâm Khảo

nghiệm các giống lúa khu vực miền Trung,

Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thừa Thiên

Huế, Hợp tác xã Kim Long, Huế... trong việc

khảo nghiệm các giống lúa, lạc và trồng thử

nghiệm để nghiên cứu tuyển chọn. Đề tài

“Thu nhập và tạo nguồn vật liệu khởi đầu để

chọn, tạo một số dòng (giống) mới (lúa, lạc),

có năng suất chất lượng tốt, thích ứng với

điều kiện sinh thái tỉnh Thừa Thiên Huế và

một số tỉnh miền Trung” do TS Lê Tiến

Dũng, Trường Đại học Nông Lâm làm chủ

nhiệm đã thu thập và tuyển chọn được 6

giống lúa, 3 giống lạc có năng suất chất

lượng tốt, đáp ứng với điều kiện sinh thái

của các địa phương khu vực miền Trung,

một số đặc tính nông học của các giống lúa

Đại học Huế tham gia triển lãm sản phẩm Khoa học và Công nghệ do tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức

Page 43: ISSN 1859-0144 1-2/2014 · 2 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2014 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NĂM 2013 VÀ NHIỆM

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2014 43

đã được đưa ra sản xuất thử nghiệm và khảo

nghiệm. Các kết quả nghiên cứu của đề tài

khẳng định được vai trò và đóng góp của đề

tài trong việc khảo nghiệm và tuyển chọn các

giống lúa, lạc có năng suất cao, phù hợp với

điều kiện thiên nhiên và sinh thái của khu

vực miền Trung, phục vụ cho sự phát triển

kinh tế-xã hội của khu vực...

Có thể nói rằng, hoạt động KH&CN của

Đại học Huế trong thời gian qua đã đạt được

rất nhiều thành tựu, xứng đáng đóng vai trò

quyết định đến vị thế KH&CN của tỉnh Thừa

Thiên Huế. Tuy nhiên, với những thành công

nhất định đó, Đại học Huế vẫn chưa đáp ứng

với sự kỳ vọng của tỉnh nhà mà như trong hội

nghị tổng kết chương trình hợp tác giữa

UBND tỉnh và Đại học Huế vừa qua, các giáo

sư, nhà khoa học đầu ngành của tỉnh cũng đã

có những nhìn nhận chung như vậy. Theo

PGS, TS Trần Ngọc Nam, Giám đốc Sở

KH&CN, trong lĩnh vực đề xuất nhiệm vụ,

tham gia đăng ký tuyển chọn chủ trì thực hiện

các nhiệm vụ KH&CN, Đại học Huế chưa

thực sự chủ động, còn mang dấu ấn tự phát của

các cá nhân/tập thể-nhóm nghiên cứu, mà chưa

thể hiện vai trò tích cực của “chủ thể”, vai trò

“trung tâm” như mong muốn của tỉnh nhà.

Theo PGS, TS Trần Thị Văn Thi (Trường

Đại học Khoa học) để định hướng chiến lược

đối với KH&CN của tỉnh cần được cụ thể hóa

hơn, từ đó có thể đón đầu và thực hiện tốt

nhiệm vụ. Ngoài ra những yêu cầu đặt ra về

mặt khoa học đối với các sản phẩm ứng dụng

thực tiễn không quá cao đến nỗi vượt quá năng

lực người nghiên cứu, nhưng kết quả thường

không đến được nơi áp dụng hoặc chỉ sử dụng

ngắn ngày, bởi thương mại hóa sản sản phẩm

hay làm kinh tế không phải là sở trường của

nhiều nhà khoa học.

Còn theo một số giảng viên đến từ

Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế là

một trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học

lớn của miền Trung và cả nước; đã có nhiều

công trình nghiên cứu phục vụ phát triển

kinh tế-xã hội được thực hiện trên địa bàn

tỉnh. Tuy nhiên, hiệu quả do các nghiên cứu

khoa học ứng dụng chưa được lượng hóa rõ

ràng, từ đó dẫn đến các sản phẩm nghiên cứu

và chủ thể sử dụng kết quả chưa được xác

định rõ. Vì vậy, vấn đề là phải xác định được

các chỉ tiêu lượng hóa sản phẩm nghiên cứu

và nhu cầu thực sự của đối tượng sử dụng

sản phẩm nghiên cứu, khi đó mới có cơ sở

kiểm soát việc thực hiện đề tài và đảm bảo

tính khả thi của đề tài.

Có thể nhìn nhận rằng, nghiên cứu khoa

học là một trong những hoạt động bổ ích, góp

phần nâng cao chất lượng đào tạo của trường

đại học. Những thành quả trong hoạt động

KH&CN của Đại học Huế đã được ông

Nguyễn Văn Cao, Chủ tịch UBND tỉnh ghi

nhận tại hội nghị tổng kết 5 năm hợp tác

KH&CN. Vì vậy, để “Phát triển KH&CN

phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại

hóa trong điều kiện kinh tế thị trường, định

hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”

theo Nghị quyết số 20 của BCH Trung ương

Đảng khóa XI, tỉnh Thừa Thiên Huế cần

thành công hơn nữa trong hoạt động

KH&CN mà lực lượng chủ lực vẫn là Đại

học Huế để KH&CN phát huy vai trò là quốc

sách hang đầu, là động lực có tính quyết định

trong thực hiện kế hoạch hàng năm và dài

hạn, sớm xây dựng Thừa Thiên Huế trở

thành thành phố trực thuộc trung ương.

Ý An

Page 44: ISSN 1859-0144 1-2/2014 · 2 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2014 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NĂM 2013 VÀ NHIỆM

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2014 44

1. Hỗ trợ nhân rộng mô hình nuôi cá vược vùng nước lợ tỉnh Thừa Thiên Huế. Đơn

vị chủ trì: Trường Đại học Nông lâm Huế. Chủ nhiệm: TS Tôn Thất Chất.

2. Hỗ trợ phát triển sản xuất rau an toàn. Đơn vị chủ trì: Trường Đại học Nông lâm

Huế. Chủ nhiệm: PGS, TS Trần Đăng Hòa.

3. Nghiên cứu, phát triển một số mẫu mã sản phẩm gốm truyền thống đặc trưng của

làng gốm Phước Tích. Đơn vị chủ trì: Trường Đại học Nghệ thuật Huế. Chủ nhiệm: CN

Võ Xuân Huy.

4. Nghiên cứu, thử nghiệm một số tua du lịch đầm phá dựa vào cộng đồng. Đơn vị chủ trì:

Khoa Du lịch, Đại học Huế. Chủ nhiệm: TS Bùi Thị Tám.

5. Nghiên cứu sản xuất enzyme protease tái tổ hợp trong hệ thống lên men quy mô pilot và

thử nghiệm ứng dụng sản xuất nước chấm. Đơn vị chủ trì: Viện Tài nguyên, Môi trường và

Công nghệ Sinh học, Đại học Huế. Chủ nhiệm: PGS, TS Nguyễn Hoàng Lộc.

6. Xác định một số gen chủ yếu kháng bệnh đạo ôn ở các giống lúa chủ lực tại Thừa Thiên

Huế. Đơn vị chủ trì: Viện Tài nguyên, Môi trường và Công nghệ Sinh học, Đại học Huế. Chủ

nhiệm: PGS, TS Trương Thị Bích Phượng.

7. Nghiên cứu thành phần và tác dụng dược lý của polysaccharide và triterpenoide trong

nấm Linh Chi (Ganoderma lucium) nuôi trồng tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Đơn vị chủ trì:

Trường Đại học Khoa học Huế. Chủ nhiệm: PGS, TS Trần Thị Văn Thi.

8. Thử nghiệm chế tạo thiết bị siêu âm và vật liệu TiO2 nanô trong xử lý nước. Đơn

vị chủ trì: Trường Đại học Khoa học Huế. Chủ nhiệm: TS Trương Văn Chương.

9. Thử nghiệm mô hình nuôi thủy sản nước ngọt có hiệu quả kinh tế ở hồ Hòa Mỹ, huyện

Phong Điền. Đơn vị chủ trì: Trường Đại học Nông lâm Huế. Chủ nhiệm: ThS Nguyễn Phi Nam.

10. Nghiên cứu tình hình nhiễm Human Papilloma Virus (HPV) sinh dục và tổn thương

cổ tử cung của phụ nữ tỉnh Thừa Thiên Huế và đề xuất giải pháp phòng chống. Đơn vị chủ

trì: Trường Đại học Y Dược Huế. Chủ nhiệm: PGS, TS Nguyễn Vũ Quốc Huy.

11. Nghiên cứu chế tạo chitosan oligosaccharide (COS) phục vụ chăn nuôi gà ở

tỉnh Thừa Thiên Huế. Đơn vị chủ trì: Trường Đại học Khoa học Huế. Chủ nhiệm:

PGS, TS Trần Thái Hòa.

CÁC ĐỀ TÀI, DỰ ÁN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TỈNH

DO ĐẠI HỌC HUẾ CHỦ TRÌ THỰC HIỆN GIAI ĐOẠN 2009-2013

2009

2010

2011

Giai đoạn 2008-2013, Đại học Huế đã chủ trì thực hiện 54 nhiệm vụ khoa học và

công nghệ (KH&CN) cấp nhà nước, 12 nhiệm vụ giáo dục bảo vệ môi trường; 460

nhiệm vụ KH&CN cấp bộ và 2.750 nhiệm vụ cấp cơ sở. Trong đó, kể từ khi ký kết

chương trình hợp tác giữa UBND tỉnh và Đại học Huế về KH&CN thì đã có 23 đề tài,

dự án KH&CN của tỉnh do các đơn vị thành viên của Đại học Huế thực hiện. Bản tin

KH&CN xin giới thiệu danh mục 23 đề tài, dự án do Đại học Huế chủ trì thực hiện từ

năm 2009-2013 để bạn đọc cùng tham khảo.

Page 45: ISSN 1859-0144 1-2/2014 · 2 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2014 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NĂM 2013 VÀ NHIỆM

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2014 45

12. Nghiên cứu ứng dụng và phát triển kỹ thuật chẩn đoán và điều trị hội chứng ngưng

thở khi ngủ bằng máy SASD-07 đối chứng với máy STAR DUST II. Đơn vị chủ trì: Bệnh viện

Trường Đại học Y Dược Huế. Chủ nhiệm: TS Hoàng Anh Tiến.

13. Nghiên cứu hàm lượng, chất lượng, tác dụng dược lý và xây dựng quy trình sản xuất

glucomannan trong củ Nưa-Amorphophallus sp. (họ Ráy-Araceae) trồng tại tỉnh Thừa Thiên

Huế. Đơn vị chủ trì: Trường Đại học Y Dược Huế. Chủ nhiệm: PGS, TS Nguyễn Thị Hoài.

14. Nghiên cứu ứng dụng bộ mô hình MIKE dự báo theo thời gian thực biến đổi của chế

độ thủy văn và môi trường nước phục vụ cho phát triển bền vững kinh tế-xã hội vùng đầm

phá Tam Giang-Cầu Hai. Đơn vị chủ trì: Trường Đại học Khoa học Huế. Chủ nhiệm: TS

Trần Hữu Tuyên.

15. Xây dựng mô hình thí điểm giúp nông dân thích ứng với biến đổi khí hậu (lũ lụt) tại

tỉnh Thừa Thiên Huế. Đơn vị chủ trì: Viện Tài nguyên, Môi trường và Công nghệ sinh học,

Đại học Huế. Chủ nhiệm: PGS, TS Lê Văn Thăng.

16. Thử nghiệm mô hình sản xuất một số giống lúa kháng rầy lưng trắng

(Sogatella furcifera Harvath) ở Thừa Thiên Huế. Đơn vị chủ trì: Trường Đại học

Nông lâm Huế. Chủ nhiệm: PGS, TS Trần Đăng Hòa.

17. Xây dựng quy trình sản xuất vật liệu zeolite 4A từ tro trấu và ứng dụng để xử lý nước

ao hồ nuôi trồng thủy sản. Đơn vị chủ trì: Trường Đại học Khoa học Huế. Chủ nhiệm:

TS Trần Ngọc Tuyền.

18. Nghiên cứu sản xuất enzyme β-glucanase tái tổ hợp từ Trichoderma asperellum trong

nấm men. Đơn vị chủ trì: Viện Tài nguyên, Môi trường và Công nghệ sinh học, Đại học Huế.

Chủ nhiệm: PGS.TS. Nguyễn Hoàng Lộc.

19. Nghiên cứu xây dựng mô hình làng nghề truyền thống xã Phú Mậu phục vụ du lịch.

Đơn vị chủ trì: Trường Đại học Nghệ thuật Huế. Chủ nhiệm: TS Phan Thanh Bình.

20. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học sản xuất chế phẩm sinh học để

phòng và trị bệnh cầu trùng ở gà. Đơn vị chủ trì: Trung tâm Ươm tạo và Chuyển

giao công nghệ, Đại học Huế. Chủ nhiệm: PGS, TS Đinh Thị Bích Lân

21. Nghiên cứu tình hình mang tự kháng thể và mắc bệnh tự miễn của người dân ở tỉnh

Thừa Thiên Huế. Đơn vị chủ trì: Trường Đại học Y Dược Huế.

22. Đề tài: Nghiên cứu các đột biến gene 23S rRNA gây kháng thuốc clarithromycine của

vi khuẩn Helicobacter pylori ở các bệnh nhân viêm dạ dày mạn. Đơn vị chủ trì: Trường Đại

học Y Dược Huế. Chủ nhiệm: TS Hà Thị Minh Thi.

23. Xây dựng mô hình sản xuất giống lạc TK10 kháng bệnh héo xanh vi khuẩn, năng suất

cao tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Đơn vị chủ trì: Trường Đại học Nông lâm Huế. Chủ nhiệm:

TS Lê Như Cương.

Minh Đức

2012

2013

Page 46: ISSN 1859-0144 1-2/2014 · 2 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2014 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NĂM 2013 VÀ NHIỆM

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2014 46

Chuyện nhà nông muốn phát triển

thương hiệu

Quảng Điền-vùng đất nằm ở phía bắc của

tỉnh Thừa Thiên Huế, có thị trấn Sịa và 7 xã

vùng ven sông Bồ gồm Quảng An, Quảng

Thành, Quảng Phước, Quảng Thọ, Quảng

Vinh; các xã còn lại là Quảng Thái, Quảng

Lợi, Quảng Ngạn, Quảng Công, Quảng

Phú. Phá Tam Giang chạy dọc phía đông

huyện, còn sông Bồ chảy dọc phía tây nam của

huyện. Người dân Quảng Điền chủ yếu sống

dựa vào nông nghiệp và trồng lúa đã trở thành

công việc quen thuộc của nhà nông huyện

Quảng Điền.

Tìm về với vùng đất Quảng Điền vào

một ngày cuối năm dưới tiết trời se lạnh,

chúng tôi được ông Chủ tịch Hội Nông dân

Quảng Điền dẫn đi thăm những đồng lúa mà

khi thu hoạch sẽ cho gạo đỏ. Chuyện hồi

sinh gạo đỏ là một câu chuyện dài, xuất phát

từ việc mong muốn tăng giá trị sản phẩm cho

người nông dân. Gạo đỏ ở huyện Quảng

Điền vốn là sản phẩm quen thuộc với người

dân địa phương và của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Nếu vào mỗi buổi sáng có một bát cháo gạo

đỏ ăn với cá bống kho khô trong tiết trời mùa

đông lạnh giá thì sẽ ấm áp biết dường nào.

Nhưng có lẽ người tiêu dùng trong nước ít

biết đến loại gạo mang nhiều giá trị dinh

dưỡng này.

Huyện Quảng Điền là địa phương thấp

trũng, vì vậy sẽ rất thích hợp cho việc trồng

giống lúa đặc biệt này. Tuy nhiên, có một

thời gian dài người dân ở đây không còn

mặn mà với việc trồng lúa đỏ, phần vì năng

suất thấp, phần vì thời gian thu hoạch lâu

hơn lúa bình thường. Và rồi, từ khi có

Chương trình xây dựng Nông thôn mới, với

sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, người

dân ở đây quyết vực dậy lại việc trồng lúa đỏ

ngay trên quê hương mình.

Ông trời đã không phụ lòng người, mặc

dù bước đầu năng suất không cao, nhưng chi

phí đầu tư thấp, ít sâu bệnh, không sử dụng

thuốc bảo vệ thực vật nên có thể coi đây là

sản phẩm gạo an toàn phù hợp với nhu cầu

thị trường. Gạo đỏ thường trồng trong

khoảng thời gian hơn 5 tháng, năng suất đạt

khoảng 20 tấn/ha và đặc biệt không dùng

thuốc trừ sâu bởi giống lúa này không hề có

sâu bệnh.

Theo tìm hiểu của người dân địa phương,

gạo đỏ hiện nay rất được người dân ưa

chuộng, mặt khác nhu cầu thực phẩm sạch

ngày càng lớn thì việc sản xuất và mở rộng

diện tích trồng giống lúa địa phương càng có

ý nghĩa thiết thực, hạn chế tình trạng hoang

hóa gây lãng phí, góp phần giải quyết việc

làm tăng thu nhập cho bà con nông dân.

Ngoài ra, năm 2010, được sự hỗ trợ của

Trường Đại học Nông lâm Huế đã giúp một

số hộ nông dân xã Quảng Lợi về giống, kỹ

thuật, phân bón để phục tráng thử nghiệm lại

giống lúa gạo đỏ trên diện tích 1ha. Đây là

HỒI SINH GẠO ĐỎ MANG THƯƠNG HIỆU “QUẢNG ĐIỀN”

Dân gian thường có câu: “Cơm với cá như mạ với con”, mà hôm nay, món ăn thô

sơ và thanh đạm đó vẫn còn được tồn tại trong mỗi bữa ăn gia đình. Sở dĩ chúng tôi

muốn nhắc lại câu ca dao ấy bởi lẽ gạo-cơm, món ăn không thể thiếu trong cuộc sống

con người. Và giờ đây, huyện Quảng Điền đã có niềm vui hơn trước khi phục hồi thành

công giống lúa đỏ để trở thành một sản phẩm mang thương hiệu “Quảng Điền”.

Page 47: ISSN 1859-0144 1-2/2014 · 2 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2014 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NĂM 2013 VÀ NHIỆM

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2014 47

lần đầu tiên sau khoảng 20 năm, giống lúa

gạo đỏ trồng ở vùng nước nhiễm mặn Quảng

Lợi được phục tráng. Qua khảo nghiệm cho

thấy, giống lúa gạo đỏ vẫn giữ nguyên được

các đặc tính, như thân cao và cứng, phù hợp

với điều kiện tự nhiên vùng đất ngập nước

nhiễm mặn ở ven cửa sông, đầm phá. Xuất

phát từ thực tiễn cũng như nắm bắt tâm lý

tiêu dùng, huyện Quảng Điền đã làm thủ tục

xin đăng ký thương hiệu riêng theo chỉ dẫn

địa lý với tên gọi “Gạo đỏ Quảng Điền”.

Việc xây dựng thương hiệu gạo đỏ

Quảng Điền tuy mới chỉ bước đầu, song đã

mở ra được một hướng đi mới cho bà con

nông dân nơi đây. Nếu thương hiệu được

làm tốt, người dân sẽ có thể nâng cao giá trị

sản phẩm, còn người tiêu dùng sẽ được yên

tâm sử dụng sản phẩm đúng chất lượng.

Không chỉ riêng gạo đỏ, mà nhiều ngành

nghề, sản phẩm khác, đặc biệt là trong nông

nghiệp, nếu có một định hướng chiến lược

thương hiệu tốt cũng sẽ mở ra cơ hội mới

cho người nông dân, đặc biệt là trong vấn đề

xuất khẩu, cải thiện cuộc sống ở vùng nông

thôn theo những tiêu chí đề ra của Chương

trình xây dựng Nông thôn mới.

Lúa đỏ hồi sinh

Vào cuối năm 2012, Phòng Công thương

huyện Quảng Điền đã thực hiện dự án “Phục

tráng và mở rộng diện tích sản xuất giống lúa

địa phương (gạo đỏ) tại vùng ô trũng nằm

ven phá Tam Giang xã Quảng Thái”, với

mục tiêu thử nghiệm và mở rộng diện tích

sản xuất giống lúa địa phương nhằm tạo ra

một mô hình có hiệu quả, hạn chế đất hoang

hóa gây lãng phí ảnh hưởng đến môi trường

sinh thái. Vấn đề quan trọng ở đây là phục

tráng thành công giống lúa gạo đỏ trên vùng

ô trũng thuộc đầm phá Tam Giang tạo ra sản

phẩm gạo ngon ít sử dụng thuốc bảo vệ thực

vật, giảm chi phí đầu vào, đồng thời khai

thác tiềm năng đất đai, tăng hiệu quả sản

xuất và giá trị sản lượng trên diện tích canh

tác. Đây được xem bước khởi đầu cho việc

xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu gạo an toàn

của Quảng Lợi, Quảng Thái tiến tới sản xuất

theo hướng hàng hóa như chủ trương của

huyện đề ra.

Lúa đỏ-Gạo đỏ mở ra hướng đi mới cho người dân Quảng Điền

Page 48: ISSN 1859-0144 1-2/2014 · 2 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2014 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NĂM 2013 VÀ NHIỆM

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2014 48

Vụ đông xuân năm 2013, HTX Thắng

Lợi (xã Quảng Lợi) đã đưa vào sản xuất

7ha lúa đỏ với 20 hộ dân tham gia trồng chủ

yếu ở thôn Cổ Tháp. Dự kiến, trong năm

2014 sẽ đưa vào trồng thêm 7ha nữa và năm

2015 sẽ phát triển lên 30ha. Đặc biệt, Quảng

Lợi đã đưa vào trồng thử nghiệm với diện

tích 4 sào lúa đỏ ở vùng rú cát, qua đó cho

thấy cây sinh trưởng phát triển tốt, thích ứng

với đặc tính vùng đất này.

Theo cán bộ Trạm Khuyến Nông-Lâm-

Ngư huyện Quảng Điền, gạo đỏ đang được

thị trường rất ưa chuộng, giá bán cao gấp 2-3

lần so với các loại gạo khác. Hiện nay, địa

phương đang nhân rộng mô hình sản xuất

giống lúa đỏ truyền thống tập trung 2 xã

Quảng Thái và Quảng Lợi, lồng ghép vào

mô hình cá-lúa đỏ-vịt theo Chương trình xây

dựng Nông thôn mới. Mặt khác, gạo đỏ sản

xuất theo quy trình an toàn, chi phí sản xuất

rất thấp nên hiệu quả kinh tế cao hơn các

giống lúa hiện tại.

Qua hơn một năm thực hiện dự án, mô

hình phục tráng giống lúa đỏ đã cho kết quả

khả quan. Là giống lúa được gieo cấy lâu đời

tại địa phương nên lúa đỏ thích nghi với điều

kiện thời tiết, đất đai ở đây, do đó có khả

năng chống chịu ngoại cảnh rất tốt. Giống

lúa gạo đỏ thuộc giống có loại hình cao cây,

phiến lá rộng, khả năng chống đỗ kém, trong

quá trình chăm sóc cần tăng cường bón ka li

và thời kỳ trổ phải đưa nước ngập sâu hơn.

Sau gần một năm nộp đơn đăng ký nhãn

hiệu tập thể, hiện nay, thương hiệu “Gạo đỏ

Quảng Điền” đã được Cục Sở hữu trí tuệ tiếp

nhận hồ sơ. Đây là bước ngoặt và là đòn bẩy

giúp cho sản phẩm lúa truyền thống của

huyện Quảng Điền vươn ra trên thị trường,

tạo thu nhập ổn định cho nông dân.

Theo Phòng Công thương huyện Quảng

Điền, từ những kết quả trong việc phục tráng

giống lúa đỏ, để mở rộng diện tích trong

những năm tới, các xã Quảng Thái, Quảng

Lợi và các HTX nông nghiệp trồng giống lúa

địa phương này cần tìm thị trường tiêu thụ

cho đầu ra của sản phẩm, xây dựng các điểm

thu mua, nếu đủ điều kiện có thể chủ động

mở đại lý tại các vùng và các tỉnh như Thừa

Thiên Huế, Đà Nẵng, Tây Nguyên… tạo

thuận lợi hơn trong khâu tiêu thụ, đồng thời

khẳng định thương hiệu “Gạo đỏ Quảng

Điền”. Khi đã có thị trường tiêu thụ ổn định,

địa phương cần có kế hoạch quy hoạch vùng

sản xuất, khuyến khích bà con mở rộng diện

tích gieo trồng giống lúa đỏ trong vụ đông

xuân trên những nơi có điều kiện, nhằm từng

bước xây dựng thương hiệu gạo an toàn của

xã Quảng Lợi, Quảng Thái, tiến tới sản xuất

theo hướng hàng hoá bền vững.

Võ Minh

Không chỉ có giá thành cao, gạo đỏ

Quảng Điền còn có tác dụng tích cực về

mặt y học, người tiêu dùng thường nấu

cháo gạo đỏ để bồi bổ cho người bệnh

khi đau ốm. Vì vậy, việc đăng ký nhãn

hiệu tập thể “Gạo đỏ Quảng Điền” là

việc làm cần thiết, tạo tiền đề cho việc

khôi phục và mở rộng diện tích sản xuất

giống lúa gạo đỏ, từng bước xây dựng

thương hiệu trong tương lai.

Page 49: ISSN 1859-0144 1-2/2014 · 2 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2014 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NĂM 2013 VÀ NHIỆM

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2014 49

Trong quá trình nghiên cứu thảo dược

làm thuốc và nghiên cứu thuốc mới từ tự

nhiên, kiến thức Y học dân tộc bản địa có vai

trò cực kỳ quan trọng. Hiện nay trên thế giới

có khoảng 124 nước hoạt động trong lĩnh

vực nghiên cứu và phát triển ứng dụng tri

thức bản địa. Trong đó có nhiều nước chú

trọng khai thác nguồn tài nguyên tri thức này

cho các mục đích thương mại có giá trị cao,

đặc biệt trong lĩnh vực dược học và mỹ

phẩm. Thời gian để nghiên cứu một thuốc

mới, nếu thành công, thường kéo dài hơn 10

năm với kinh phí khoảng từ vài trăm triệu

cho đến gần 1 tỷ đôla Mỹ. Nhiều công ty

Dược đa quốc gia ở các nước lớn đã nhận

thấy rằng con đường nghiên cứu tìm thuốc

mới đôi lúc đã không thu hồi được những

khoản đầu tư. Điều đó cho thấy tại sao giá

thuốc mới cực kỳ đắt và gần 80% nhân loại

khó tiếp cận với thuốc. Cũng theo các số liệu

thống kê, trong số 122 hoạt chất tự nhiên

được sử dụng làm thuốc trong thế kỷ 20 thì

có đến 85% có nguồn gốc từ 94 loài thực vật

đã được các dân tộc bản địa sử dụng với mục

đích điều trị tương tự. Như vậy có thể thấy

rằng việc tìm hiểu, nghiên cứu các tri thức

bản địa luôn là hướng đi cần được ưu tiên vì

nó mang lại nhiều triển vọng trong công

cuộc tìm kiếm thuốc mới của nhân loại.

Nằm trong vành đai nhiệt đới gió mùa,

khí hậu có nhiều nét độc đáo, Việt Nam đứng

thứ 16 trên thế giới về đa dạng sinh học nhưng

đứng thứ 2 trên thế giới về tài nguyên cây

thuốc với một hệ thực vật vô cùng phong phú

trong hệ rừng núi chiếm 3/4 diện tích toàn lãnh

thổ. Nằm trong khu vực giao lưu giữa các

nước Đông Nam Á, Việt Nam còn là quốc gia

đa dạng về các nền văn hóa với 54 dân tộc anh

em sinh sống. Mỗi một dân tộc đều có bản

sắc văn hoá, ngôn ngữ, chữ viết riêng và

kinh nghiệm sử dụng cây thuốc đặc sắc.

Chính sự đa dạng về tộc người cùng với sự

khác biệt về điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu,

phong tục tập quán, văn hóa mà dẫn đến sự đa

dạng trong kinh nghiệm gia truyền sử dụng cây

cỏ làm thuốc của đồng bào các dân tộc. Thực

tế cho thấy hầu hết các dân tộc thiểu số ở Việt

Nam từ lâu đời đã hình thành tập quán sử dụng

cây cỏ làm thuốc, áp dụng những phương thức

trị bệnh quý báu mà khoa học hiện đại chưa

từng biết đến. Những tri thức này tồn tại và lưu

truyền từ đời này qua đời khác trong từng gia

đình, dòng họ, cộng đồng các dân tộc thiểu số.

Theo kết quả thống kê của Bộ Y tế năm 2012,

đã có hơn 1.000 bài thuốc gia truyền được thu

thập trong dân gian.

Với sàng lọc tự nhiên, các nghiên cứu

thường là khoanh vùng thực vật, lấy mẫu

cây, tạo dịch chiết, sàng lọc hoạt tính để tìm

ra loài có tác dụng. Thì với tri thức bản địa là

quá trình tìm hiểu, tiếp cận để tìm ra loài có

tác dụng. Việc khai thác, vận dụng được các

tri thức này sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời

gian, công sức của các nhà khoa học và tiền

của đầu tư của nhà nước.

Từ kinh nghiệm chữa bệnh của đồng bào

dân tộc, chúng ta có thể nghiên cứu sâu hơn

về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học

để tìm ra các hoạt chất làm thuốc hiệu quả.

Đồng thời các nghiên cứu đó cũng sẽ góp

KHAI THÁC TRI THỨC BẢN ĐỊA TRONG PHÁT TRIỂN THUỐC TỪ DƯỢC LIỆU

Page 50: ISSN 1859-0144 1-2/2014 · 2 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2014 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NĂM 2013 VÀ NHIỆM

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2014 50

phần chứng minh những tri thức bản địa

đang được sử dụng là có cơ sở khoa học, từ

đó có thể đề xuất biện pháp bảo tồn và phát

triển những bài thuốc và cây thuốc quý. Hiện

nay, Việt Nam đã có một số công trình

nghiên cứu về tri thức sử dụng cây thuốc của

đồng bào dân tộc thiểu số. Điển hình như

công trình nghiên cứu, điều tra, nhằm đánh

giá tính đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc

của cộng đồng các dân tộc thiểu số do Bộ Y

tế cùng Viện Dược liệu kết hợp thực

hiện. Trong đó, tập trung đánh giá, nghiên

cứu các cây thuốc của dân tộc Dao, Mường

và cộng đồng các dân tộc thiểu số khu vực

Tây Nguyên. Kết quả nghiên cứu thu được

đã chứng minh tác dụng của các cây thuốc và

mở ra triển vọng trong việc tìm kiếm thuốc

mới có tác dụng quý giá như kìm hãm sự

phát triển của khối u, chống oxy hóa. Có rất

nhiều cây thuốc quý đã được phát hiện như:

mạng mùi đông, hau dần, kói lởng, nam cằng

mùi, tàu làu, thoong lá lềnh, cờ xông,

thapapon, nhứ mán pạ, thượng váng, đìa sản,

củ dòm, dào xị, xạ đen… trong đó có một số

cây đã được xếp vào sách đỏ Việt Nam như

vạ mùi, cây hoa tiên.

Tuy nhiên, so với nguồn tài nguyên thiên

nhiên phong phú và tri thức bản địa quý báu thì

số lượng các công trình nghiên cứu vẫn còn ít,

và hiện chỉ tập trung chủ yếu vào đồng bào dân

tộc ít người ở miền Bắc và Tây Nguyên.

Như chúng ta biết miền Trung có dãy núi

Trường Sơn kéo dài với khoảng 45% diện

tích rừng bao phủ. Thừa Thiên Huế là một

trong 5 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm

miền Trung, có diện tích tự nhiên

5.033,2km2, dân số trung bình năm 2012 là

1.115.523 người. Nằm ở trung độ của đất

nước, là nơi giao thoa của hai miền khí hậu á

nhiệt đới ở phía Bắc và khí hậu nhiệt đới ở

phía Nam, có địa hình đa dạng (núi, đồi,

đồng bằng duyên hải, đầm, biển) nên Thừa

Thiên Huế sở hữu nguồn tài nguyên sinh vật

đa dạng, được đánh giá là thuộc loại cao của

Việt Nam và khu vực, ở cả 3 mức: đa dạng

hệ sinh thái, đa dạng loài và đa dạng nguồn

gien. Thừa Thiên Huế là một trong những

tỉnh có nhiều dân tộc sinh sống, trong đó dân

tộc thiểu số như Bru-Vân Kiều, Cơ Tu, Tà

Ôi và Pa Cô với khoảng hơn 40.000 người,

sống tập trung ở các xã miền núi.

Trải qua quá trình sinh sống lâu dài, các

dân tộc này đã tạo cho mình nét văn hóa đặc

trưng, trong đó có kinh nghiệm sử dụng cây

thuốc để điều trị bệnh cho người dân trong

thôn bản. Ví dụ kết quả của đề tài “Nghiên

cứu các cây thuốc của đồng bào dân tộc Pa

Cô-Vân Kiều ở Miền Trung có tác dụng

chống oxy hóa và diệt tế bào ung thư” mà

chúng tôi thực hiện trong năm 2012-2013 đã

thu thập được nhiều cây thuốc quý. Các

nghiên cứu về dược lý đã chứng minh đó

thực sự là những loài có tác dụng. Một số

cây thuốc chưa từng được khoa học biết đến

trước đó. Tuy nhiên, hiện nay đã có nhiều

biến động về nguồn tài nguyên cây thuốc

như hiện tượng phá rừng làm nương rẫy, làm

thủy điện, thay đổi cơ cấu cây trồng… đã

làm cho số lượng cây thuốc ngày một giảm

đi. Thời kỳ mở cửa, phát triển kinh tế hàng

hóa, trước sự xâm nhập ồ ạt của “thuốc tây”

đã làm nhiều người xem nhẹ giá trị chữa

bệnh bằng những loại thuốc từ cây cỏ. Mặt

khác, vì nhiều lý do, các ông lang, bà mế,

những người biết cây thuốc và phương thức

sử dụng cây thuốc trị bệnh trong các cộng

đồng dân tộc thiểu số cũng chưa được chú ý

và quan tâm đúng mức. Đôi khi bản thân họ

Page 51: ISSN 1859-0144 1-2/2014 · 2 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2014 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NĂM 2013 VÀ NHIỆM

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2014 51

và các tổ chức xã hội nơi họ sinh sống cũng

chưa nhận thức được tầm quan trọng của

việc khai thác, bảo tồn cây thuốc cũng như

các tri thức làm thuốc. Ở một số ông lang bà

mế có kinh nghiệm sử dụng cây thuốc nhưng

con cháu không đi theo con đường làm

thuốc. Một vài dân tộc chỉ có tiếng nói mà

không có chữ viết. Do đó các tri thức bản địa

đang đứng trước nguy cơ bị mai một và thất

truyền. Trong Hội thảo tổng kết 12 năm thực

hiện dự án Bảo tồn nguồn cây thuốc cổ

truyền tại huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên

Huế do Viện Dược liệu tổ chức tổng kết

(10/04/2010) nhiều loài cây thuốc và bài

thuốc quý của cộng đồng dân tộc

ở nhiều vùng trên cả nước cũng như trên địa

bàn Thừa Thiên Huế đang dần bị mất đi.

Chúng ta có thể hiểu nôm na cây thuốc

gồm hai yếu tố cấu thành: cây cỏ đơn thuần là

một nguồn gen (vật thể) và cách làm thuốc là

tri thức (phi vật thể). Vì lẽ đó, nếu yếu tố tri

thức mất đi thì cây thuốc trở thành cây hoang

dại, vô tác dụng. Việc bảo tồn cây thuốc dân

tộc khác với việc bảo tồn các loại cây khác, vì

nó gắn liền với tri thức sử dụng của dân tộc

thiểu số. Thực tế, cho đến nay, chưa có nhiều

công trình nghiên cứu, tổng hợp về tri thức làm

thuốc của đồng bào dân tộc ít người tại tỉnh

Thừa Thiên Huế. Các tri thức này đang nằm rải

rác trong các bản làng, vùng sâu vùng xa, mà

chưa được điều tra thống kê và tập hợp lại.

Với những lý do trên, để đóng góp cho quá

trình nghiên cứu và sự phát triển các cây thuốc

dựa trên tài nguyên tri thức bản địa, chúng tôi

xin đề xuất những ý kiến sau:

Về phía Đại học Huế: Đẩy mạnh quan hệ

hợp tác quốc tế về lĩnh vực hợp chất tự nhiên.

Chúng ta không sẵn có các thiết bị, phương

pháp nghiên cứu hiện đại nhưng chúng ta có

lợi thế với nguồn tài nguyên phong phú và tri

thức bản địa cực kỳ đặc sắc. Đây là thế mạnh

mà không phải quốc gia nào cũng có được. Sự

kết hợp đó sẽ rút ngắn được thời gian nghiên

cứu, tạo ra được các sản phẩm có chất lượng

khoa học cao phục vụ con người. Kết hợp

được các nhà khoa học trong Đại học Huế

cùng tham gia một chuỗi hoạt động liên

quan. Để có thể khai thác nghiên cứu được

sản phẩm thuốc dựa trên tri thức bản địa cần

có sự kết hợp của nhiều ngành, ví dụ như Xã

hội học, Nông học, Sinh học, Hoá học và

Dược học.

Về phía Sở Khoa học và Công nghệ: Xây

dựng các nhiệm vụ điều tra về thực vật học dân

tộc (bao gồm tri thức sử dụng và nguồn gen

cây thuốc) của các đồng bào dân tộc thiểu số ở

Thừa Thiên Huế. Từ đó có định hướng bảo tồn

khai thác, phát triển hợp lý. Hình thành được ý

thức về tài nguyên cây thuốc tại cộng đồng dân

cư; Có văn bản hướng dẫn các cơ quan, tổ

chức, chính quyền ở các xã, huyện nơi có đồng

bào dân tộc thiểu số sinh sống về: mục tiêu,

nội dung, cách thức thực hiện để có thể lưu giữ

và phát huy tài nguyên cây thuốc hiện có tại

địa phương.

Như vậy, tri thức bản địa là nguồn tài

nguyên quốc gia giúp ích rất nhiều cho quá

trình phát triển tạo nguồn nguyên liệu làm

thuốc mới theo những phương sách ít tốn

kém. Kết quả thu được sẽ góp phần định

hướng cho chiến lược phát triển nguồn

nguyên liệu làm thuốc tại tỉnh nhà, từ đó có

thể nghiên cứu tạo ra các sản phẩm thuốc từ

dược liệu địa phương góp phần nâng cao vị

thế của tỉnh ta trong lĩnh vực y dược học.

Nguyễn Thị Hoài

(Khoa Dược, Trường Đại học Y Dược Huế)

Page 52: ISSN 1859-0144 1-2/2014 · 2 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2014 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NĂM 2013 VÀ NHIỆM

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2014 52

Từ lâu hình ảnh con ngựa đã là nguồn cảm hứng sáng tác của các nhà thơ, nhà văn, họa

sĩ, nhạc sĩ, điêu khắc... Trong kho tàng văn học dân gian của Việt Nam và thế giới có rất

nhiều câu nói hay nói về ngựa, nhưng thực ra là nói về con người và cuộc sống.

Tục ngữ Nga có câu: “Ngựa bốn vó vẫn cứ bị vấp ngã” để chỉ rằng ở đời không có sự

việc nào, con người nào là hoàn chỉnh tuyệt đối. Hoặc một câu tục ngữ của Nhật Bản: “Biết

ngựa qua bước đi, biết người qua giao thiệp”. Tương tự như vậy ở Việt Nam có câu ca dao:

“Ngựa hay chẳng quản đường dài

Nước kiệu mới biết tài trai anh hùng”

Qua các kiểu đi của ngựa: “nước kiệu” (đi chậm), “nước trung” (đi vừa), “nước đại” (phi

nhanh)... nó sẽ bộc lộ những mặt mạnh hay yếu của con ngựa. Người ta cũng vậy, qua giao

thiệp những mặt ưu và khuyết sẽ hiện ra rõ hơn. Dân ca quan họ Bắc Ninh có câu: “Bây giờ

kẻ Bắc người Nam/Ngựa Hồ chim Việt biết làm sao đây”, là một lời than thân trách phận

trong sự xa cách, ở đây người bình dân đã mượn điển tích “ngựa Hồ chim Việt” của Trung

Quốc để biểu đạt sự nhớ nhau. Khi người con gái có chồng rồi, đã yên bề gia thất được ví

như “ngựa có cương”, các chàng trai đừng dòm ngó nữa:

“Em có chồng rồi như ngựa có cương

Ngựa em em đứng, đường trường anh đi”

Và khi người con trai phụ tình, người con gái vẫn dõng dạc tuyên bố, không chịu lép vế:

“Sông sâu ngựa lội ngập kiều (kiều là cầu)

Dẫu anh có phụ còn nhiều người thương”

Nhưng khi tình yêu đôi lứa không cân xứng, “đứa con gái khôn lấy thằng chồng dại” thì

người bình dân lại so sánh:

“Tiếc thay con ngựa cao bành

Để cho chú ấy tập tành sao nên?”

Ngựa trong ca dao, tục ngữ, thành ngữ

Page 53: ISSN 1859-0144 1-2/2014 · 2 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2014 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NĂM 2013 VÀ NHIỆM

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2014 53

Đây là lời trách của cô gái đối với chàng trai, khi chàng cứ “kén cá chọn canh” để cuối

cùng gặp phải người chẳng ra gì:

“Ngựa ô chẳng cưỡi, cưỡi bò

Đường ngang không chạy, chạy dò đường quanh”

Khi tình yêu chung thủy thì dù:

“Đường dài ngựa chạy biệt tăm

Người thương có nghĩa trăm năm cũng chờ”

rồi họ ao ước có một ngôi nhà năm gian, chan hòa ánh sáng:

“Năm con ngựa bạch sang sông

Năm gian nhà ngói, đèn trong đèn ngoài”

Để rồi một ngày kia đẹp trời, anh sẽ đón nàng lên “xe hoa” bằng ngựa quý:

“Ngựa ô anh thắng kiệu vàng

Anh tra khớp bạc đưa nàng về dinh”

Trong chiến đấu, ngựa góp phần lập nên nhiều chiến tích oai hùng. Ta đã từng nghe nói

về con ngựa “xích thố” (lông đỏ) của Quan Công, “ngựa truy” của Hạng Vũ, “ngựa sắt”

của Thánh Gióng, “ngựa ô” của Ôđixê ở thành Tơ roa, “long mã" của Đường Tam Tạng...

Khi quan quân của Lê Lợi đóng trại ở Bồ Đề, mọi người đã thi nhau cắt cỏ về cho ngựa để tỏ

lòng yêu mến đức Ông:

“Nhong nhong ngựa ông đã về

Cắt cỏ Bồ Đề cho ngựa ông ăn”

Và chẳng may khi người tướng chết, ngựa cũng buồn rầu và có khi chết theo. Người ta

cũng đã từng mổ ngựa để lấy “da bọc thây” các chiến tướng. Trong “Chinh phụ ngâm”,

Đặng Trần Côn đã viết:

“Chí làm trai dặm nghìn da ngựa

Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao”

Page 54: ISSN 1859-0144 1-2/2014 · 2 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2014 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NĂM 2013 VÀ NHIỆM

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2014 54

Những con ngựa hay, ngựa quý cũng rất kén chủ. Nếu người không đủ tài trí điều khiển,

thì nó bất phục, người ta thường bảo “ngựa hay lắm tật” (còn gọi là ngựa chứng). Để chỉ sự

nguy hiểm, tục ngữ dạy ta: “Hàm chó vó ngựa”, ngựa cũng rất có tình với chủ, với bầy: “một

con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”, hoặc “ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn”. Để phê phán những

hiện tượng xấu, trong dân gian có các thành ngữ như “ngựa non háu đá”, “như ngựa bất

kham”, “ngựa quen đường cũ”... chỉ sự ghen đua lố bịch thì có “ngựa lồng, tóc cũng

lồng”… ám chỉ kẻ xấu thì dùng “đầu trâu mặt ngựa”, chỉ sự may rủi (họa-phúc) có câu

“ngựa Tái Ông” (Tái Ông thất mã), sự thẳng thắn thái quá được ví “thẳng như ruột ngựa”,

sự thăng tiến hay hạ bệ có câu “lên voi xuống ngựa”. Công việc chóng vánh, sớm hoàn thành

thì có câu “nhanh như ngựa”. Phải bất đắc dĩ dùng một vật nào đấy không tương xứng với

việc lớn thì có câu: “thiếu voi phải dùng ngựa”, chỉ sự thay đổi trắng đen của lòng người khó

dò, ta thường nói “ngựa hươu thay đổi”. Nhà thơ Cao Bá Nhạ có câu:

“Ngựa hươu thay đổi như chơi

Giấu gươm đầu lưỡi, thọc dùi trong tay”

Khi người ta khuyên nhau không nên vội vàng trong công việc, thì hãy nghĩ đến câu

“ngựa le te cũng đến bến Giang/Voi đủng đỉnh cũng sang qua đò”. Và dù ngựa có bay đến

đâu cũng không thể gác được hai yên. Câu tục ngữ “ngựa nào gác được hai yên” luôn nhắc

nhở ta không nên ép người khác làm việc quá giới hạn.

Xuân đã gõ cửa mọi nhà, chúng ta cùng ôn lại một số câu ca dao, dân ca, tục ngữ nói về

ngựa để cầu chúc cho đất nước và con người tiến nhanh, tiến mạnh trên cỗ xe “thiên lý mã”

bước tới “đài vinh quang” như Bác Hồ hằng mong ước.

Hương Thủy (tổng hợp)

Page 55: ISSN 1859-0144 1-2/2014 · 2 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2014 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NĂM 2013 VÀ NHIỆM

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2014 55

Nguồn gốc và lịch sử phát triển.

Theo phân loại động vật, họ Ngựa

(Eqdae) thuộc bộ Ngón lẻ (perrisodactyla),

xuất hiện cách đây chừng 55-60 triệu năm.

Thủy tổ sớm nhất của chúng là loài động vật

được gọi là Eohippus, hoặc tên khoa học là

Hyracotherium. Ngựa thuở sơ khai có tầm

vóc chỉ nhỏ bằng con cáo, sống trong các

vùng rừng Châu Âu, Bắc Mỹ, Đông Á, ăn lá

cây bụi, chân trước có bốn ngón và ba ngón

ở chân sau.

Qua nhiều triệu năm, các thế hệ của loài

động vật nhỏ bé này mới tiến hóa thành

giống ăn cỏ lớn hơn, có ba ngón và sau đó

chỉ còn một ngón duy nhất ở tất cả các chân.

Trước tiên, giống ngựa ăn lá cây, mang tên

Meso-hippus rồi đến Parahippus có răng nhai

với thân răng thấp. Cách đây khoảng 23-25

triệu năm, đồng cỏ bắt đầu thay thế các vùng

rừng ở Bắc Mỹ. Để thích nghi với môi

trường mới, chân ngựa tiến hóa dài hơn nên

có thể di chuyển nhanh khắp các vùng rộng

lớn kiếm tìm cỏ và chạy trốn khi bị mãnh thú

săn đuổi, đồng thời thân răng nhai cao hơn

để phù hợp với thức ăn là loại cỏ thô ráp.

Giống ngựa ăn cỏ sớm nhất là Merychippus,

Là động vật xuất hiện rất sớm trên trái đất, qua những giai đoạn lịch sử thăng trầm,

cấu tạo, đời sống, đặc điểm của loài ngựa dần dần ổn định. Từ xưa, ngựa đã có vai trò

quan trọng, gần gũi với cuộc sống con người. Chính vì vậy, việc tìm hiểu, nhìn nhận hay

đánh giá toàn diện về ngựa trở thành một vấn đề hấp dẫn mà nhiều người quan tâm...

Page 56: ISSN 1859-0144 1-2/2014 · 2 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2014 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NĂM 2013 VÀ NHIỆM

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2014 56

rồi dần dần được thay thế bởi giống

Plio-hippus là loại ngựa một ngón đầu tiên.

Giống ngựa này sinh ra Equus từ cách đây

khoảng hai triệu năm.

Giống ngựa Equus bao gồm nhiều loài,

nhưng chỉ có hai loài Przewalski và Tarpan

là sống sót được qua thời kỳ trái đất bị băng

phủ (thời kỳ băng hà, cách đây chừng 11.000

-15.000 năm). Ngựa Plzewalski có nguồn gốc

ở các vùng thảo nguyên Mông Cổ, hiện tại chỉ

còn vài chục con sống hoang dã tại vùng núi

Tachin Shara Nuru và được gây nuôi, bảo tồn

ở một số vườn thú lớn. Còn ngựa Tarpan

nguồn gốc ở miền Nam nước Nga, những thế

kỷ trước chúng sống khá nhiều ở Đông Âu

nhưng hiện tại không còn nữa do bị săn bắt

và con cuối cùng bị giết chết năm 1851 tại

một vùng núi của Ucraina. Hai loài ngựa đó

được coi là thủy tổ gần nhất của các loài

ngựa trên thế giới ngày nay.

Đặc điểm sinh học và đời sống

Tất cả các loài ngựa hiện nay đều là thú

ngón lẻ vì chỉ có một ngón (móng guốc) rất

phát triển ở mỗi chân. Mặt ngựa dài đặc

trưng, các giác quan nhạy cảm và mồm hơi

hẹp, răng to, mắt tinh, tầm nhìn xa rộng

nhưng lại kém về xác định màu nên chỉ phân

biệt được bốn màu là: đỏ, vàng, xanh lá cây

và xanh da trời. Tai ngựa khá to, có thể cử

động dễ dàng và rất thính. Mũi ngựa đánh

hơi và phân biệt mùi giỏi, có thể nhận biết

hơi lạ-quen ở cách xa hàng trăm mét. Ngựa

là động vật thông minh, có khả năng ghi

nhận, phán đoán và trí nhớ tốt. Cả cổ, mình

lẫn chân ngựa đều khá dài, khỏe và linh hoạt.

Toàn thân ngựa được phủ một lớp lông ngắn,

mịn nhưng lông phía trên cổ (bờm), sau gót

chân và đuôi thì rất dài, hơi xù. Phần lớn các

loài ngựa chỉ mang một màu lông, dù gam

sắc đa dạng: trắng, hồng, vàng, xám, nâu,

đen... Một số ít loài có 2-4 màu lông (ngựa

khoang). Ngựa vằn châu Phi lại mang sắc

lông ngộ nghĩnh, độc đáo: nền trắng hoặc

vàng trắng làm nổi bật những sọc đen hoặc

nâu đen xen kẽ.

Ngựa ăn cỏ và lá các loại cây thân bụi.

Chúng sống ở vùng quang đãng, mang tính

quần thể gia đình. Hành vi của chúng rất đa

dạng, thể hiện sinh động các cảm xúc: ngựa

sửng sốt thì ngẩng cao đầu, hai tai vểnh sang

hai bên; phân vân thì một tai hướng về phía

trước, tai kia hướng về phía sau; quá đói thì

liên tục dùng chân gõ đất; sợ hoặc cáu thì đá

hậu; tức giận thì dướn miệng, nhe răng, tai

cụp về phía sau; gọi bạn hoặc báo động nguy

hiểm thì hí dài... Chúng chạy nhanh, đi xa để

kiếm thức ăn, tìm nước tránh ruồi muỗi khi

thời tiết nóng bức và trốn sự săn đuổi. Ngựa

có thể chạy với tốc độ 25-40km/giờ trong

nhiều giờ: ở cự ly ngắn tốc độ chạy của

chúng đạt tới 65-70 km/giờ.

Ngựa giao phối vào mùa xuân và thường

đẻ một con (hiếm khi sinh đôi) sau khi mang

thai khoảng 335-340 ngày (riêng ngựa vằn

khoảng 370-375 ngày). Sau khi đẻ chừng

một giờ, ngựa con có thể đi lại được và nó ăn

thêm cỏ chỉ sau vài tuần dù ngựa mẹ thường

cho con bú tới một năm. Được 2,5-4,5 tuổi,

ngựa con hoàn toàn trưởng thành, có khả

năng rời đàn, lập ra nhóm mới và đạt tầm

vóc tối đa. Trong họ hàng nhà ngựa, tầm vóc

các loại rất khác nhau: lớn nhất là loài Shire

ở Anh, trung bình cao (tính tới đỉnh vai) 170-

190cm, nặng 700-1.100kg; còn nhỏ nhất là

loài Falabella ở Achentina chỉ cao 45-80cm.

Tuổi thọ của các loài ngựa cũng rất khác

nhau, nói chung khoảng 18-40 năm, con

sống lâu nhất được 60 năm.

Page 57: ISSN 1859-0144 1-2/2014 · 2 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2014 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NĂM 2013 VÀ NHIỆM

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2014 57

Giá trị của ngựa đối với con người

Ngựa mang những giá trị tâm linh đặc

biệt, được nhiều dân tộc quý trọng và sùng

bái. Ở nhiều nơi, ngựa là hiện thân của may

mắn, hạnh phúc. Tại Tây Âu và Nam Á, mơ

thấy ngựa hoặc ra đường gặp ngựa là điềm

may. Bộ tộc Bouriate có tập tục buộc ngựa

của người mắc bệnh vào gần chỗ nằm để

bệnh nhân gần ngựa mà chóng khỏi. Người

La Mã thường cúng thần Mars (Sao Hỏa-

Thần Chiến tranh) một con ngựa trước cuộc

xuất binh hoặc mùa thu hoạch để hy vọng

thắng lợi. Ở Aiien, trong ngày lễ thánh Jean,

những người nông dân thường hân hoan rước

và chào đón một chú ngựa to làm bằng gỗ,

mà theo họ, là biểu tượng cho tất cả gia súc.

Ngựa được coi là linh vật liên quan mật

thiết với nước. Tại Nam Âu người ta quan

niệm con ngựa nào đi qua vùng hạn hán mà

đột nhiên dừng lại, đập mạnh móng xuống

đất thì trời sắp mưa hoặc có mạch nước

ngầm ở đó. Bộ tộc Bambara ở Mali trong các

lễ cầu mưa thường cưỡi những con ngựa gỗ

có cánh tượng trưng cho các thần linh mà họ

cầu khẩn đem mưa tới. Ngư dân một số vùng

ở Ấn Độ, Hy Lạp, Nga... nếu muốn đánh bắt

được nhiều cá thì thường cúng dâng ngựa

cho thần biển, thần sông.

Ngựa còn được tôn vinh là biểu tượng

của sức mạnh, của năng lực sáng tạo, của

tuổi trẻ. Đạo Veda của Ấn Độ khẳng định

điều này và vị thần Ashvin hiện thân cho tri

thức mang dáng đầu người mình ngựa (nhân

mã). Dân Mông Cổ coi ngựa là điển hình của

sự thông tuệ và hùng hậu. Các bộ tộc Ural-

Altai (Bắc Á) coi ngựa là biểu tượng tươi trẻ,

là chủ thể sung mãn của sự sinh sản.

Ngựa từng là đối tượng phổ biến được

dùng sức cho công việc kéo, chở, thồ hàng và

cày ruộng. Ngày nay, những nhu cầu đó vẫn

rất thịnh hành tại các nước đang phát triển ở

châu Á, Bắc Phi và Mỹ Latinh. Còn tại những

Page 58: ISSN 1859-0144 1-2/2014 · 2 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2014 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NĂM 2013 VÀ NHIỆM

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2014 58

nước phát triển, việc sử dụng sức ngựa hạn chế

hơn do có nhiều máy móc hiện đại thay thế,

nhưng ngựa vẫn được dùng trong một số lĩnh

vực truyền thống. Ở Scotland, Hà Lan, Mỹ,

Canada, ngựa lùn được dùng dưới hầm mỏ đế

kéo than từ vỉa quặng và để kéo thuyền dọc

kênh đào... Thuật ngữ chỉ công suất của động

cơ vẫn mang danh “sức ngựa”-mã lực (ký

hiệu CV): 1 mã lực hệ Anh, Mỹ tương đương

công suất 745,5 oát (W) và 1 mã lực hệ Pháp

tương đương 735,5W. Ngựa cũng được sử

dụng trong các hoạt động thể thao và nghệ

thuật. Ngay từ khoảng năm 1.500 trước

Công nguyên, cuộc đua xe ngựa sớm nhất đã

diễn ra tại Hy Lạp. Tiếp đó, phong trào đua

xe ngựa và đua cưỡi ngựa lan khắp thế giới.

Đua xe bốn ngựa còn trở thành một môn

tham gia Đại hội thể thao Olympic thời xưa

(lần đầu diễn ra năm 776 trước Công

nguyên). Tới cuối thế kỷ XI, những cuộc đua

ngựa trên đất bằng phẳng đầu tiên được tổ

chức tại Anh. Vào thời Phục Hưng ở châu

Âu, một số trường học bắt đầu dạy thuật

cưỡi ngựa cổ điển. Năm 1750, câu lạc bộ đua

ngựa chuyên nghiệp được thành lập tại Anh

và đến năm 1775 thì đua ngựa bắt đầu ở

Nga... Ngày nay, ngoài đua ngựa, còn

nhiều môn khác như ngựa việt dã vượt rào,

nhảy qua chướng ngại vật, lội nước... và

đặc biệt là môn polo (cưỡi ngựa đánh

bóng). Những môn thể thao ngựa mang

tính nghệ thuật làm nảy sinh hình thức xiếc

ngựa. Đến thế kỷ XVIII, biểu diễn xiếc

ngựa đã có ở nhiều nơi nhưng tại châu Âu

là rầm rộ nhất với loại sân khấu xiếc độc

đáo hình tròn, đường kính 13m. Người ta

huấn luyện cho ngựa làm được nhiều trò xiếc

phức tạp và hấp dẫn như: tìm đồ vật, làm

toán, nhảy múa theo nhạc, đi và nhảy bằng

hai chân sau, nhảy dây, di chuyển đội hình,

lao qua vòng lửa, đi trên bán cầu trơn mà

không ngã, tung hứng trên lưng ngựa...

Do ưu điểm nhanh, khỏe, thông minh, dễ

dạy bảo, giỏi chịu đựng, ngựa hiện nay vẫn

được sử dụng ở nhiều lĩnh vực. Tại các nước

có địa hình hiểm trở, ngựa là phương tiện đi

lại, tuần tra hữu hiệu của lính biên phòng ở

Mỹ, Braxin, Anh, Bồ Đào Nha người ta còn

dùng ngựa trong ngành cảnh sát, ở các nước

phát triển, người ta hay dùng ngựa cho thí

nghiệm khoa học, dịch vụ du lịch hoặc trong

các lễ nghi trọng đại… Nhiều bộ phận từ cơ

thể ngựa đều có thể dùng làm thực phẩm và

làm đồ dùng hoặc làm thuốc (như cao xương

ngựa, huyết thanh ngựa chửa...).

Trên thế giới hiện nay có hơn 100 loài

ngựa, tổng số khoảng 74 triệu con. Nhiều

nhất là châu Mỹ: 36,8 triệu con, tiếp theo là

châu Á-19,2 triệu con (riêng Việt Nam-138

ngàn con), châu Âu-10,3 triệu con, châu Phi

-6,9 triệu con, châu Đại Dương-0,8 triệu con.

Nhìn chung, ngựa là con vật có nhiều công

dụng nhất, được dùng vào nhiều việc nhất và

cùng với chó, mèo, nó gắn bó rất gần gũi với

người. Chính vì vậy, người ta rất quan tâm

và trọng dụng ngựa. Các trại nuôi ngựa

chương trình nghiên cứu ngựa, dự án lai tạo

ngựa, hội bảo vệ ngựa, quỹ cứu trợ ngựa

hoang... có ở nhiều nơi. Một số nước (Hà

Lan, Hunggari...) còn long trọng dành riêng

cho ngựa một ngày Tết đặc biệt hàng năm.

Ngày Quốc tế Ngựa được người ta quy định

4 năm một lần vào chủ nhật tuần thứ hai của

tháng 10 (gần đây nhất là năm 1998). Trong

tương lai, con người chắc chắn sẽ tiếp tục

củng cố, phát triển loài động vật rất phổ

biến, gần gũi và hữu ích này.

Đức Thiện

Page 59: ISSN 1859-0144 1-2/2014 · 2 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2014 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NĂM 2013 VÀ NHIỆM

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2014 59

Năm Canh Ngọ (550): Thu lại đất Long

Biên khỏi tay nhà Lương. Nghĩa quân Triệu

Quang Phục đánh thắng quân xâm lược

nhà Lương.

Năm Nhâm Ngọ (622): Nhà Đường đổi

gọi nước ta là Giao Châu đô hộ phủ.

Năm Bính Ngọ (776): Bắt đầu cuộc khởi

nghĩa đánh quân xâm lược nhà Đường do

Phùng Hưng lãnh đạo.

Năm Nhâm Ngọ (982): Lập Đinh Thái

Hậu Dương Vân Nga làm Đại Thắng Minh

hoàng hậu cùng với bốn hoàng hậu khác. Lê

Hoàn lên ngôi Vua từ năm Canh Thìn (980).

Sai sứ sang nhà Tống nói thác là sứ của

Đinh Toàn.

Lê Hoàn cất binh đánh Chiêm Thành tiến

vào Kinh đô Indrapura (Đông Dương) đánh

bại lực lượng quân sự của Chiêm Thành.

Năm Giáp Ngọ (1054): Nhà Lý đổi tên

nước ta là Đại Việt tỏ rõ niềm tự hào dân tộc

và sự ngang hàng với các nước khác.

Năm Mậu Ngọ (1078): Lý Thường Kiệt

đại thắng quân Tống trên sông Như Nguyệt.

Bài thơ “Nam quốc Sơn Hà” của Lý Thường

Kiệt-Bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của

nước ta ra đời.

Năm Nhâm Ngọ (1102): Tháng 2 (Âm

lịch) vua Lý Nhân Tông (1072-1127) đi xem

cày ruộng ở Ứng Phong.

Tháng Chạp (đầu năm 1103) xây ba

Quán: Khai Nguyên, Thái Dương và Bắc Đế

(Quán Bắc Đế tức là đền Quan Thánh

ngày nay)

Năm Bính Ngọ (1126): Vua Lý Nhân

Tông nghiêm cấm mùa Xuân không được

chặt cây.

Năm Nhâm Ngọ (1162): Tháng 5 (Âm

lịch) động đất.

Năm Nhâm Ngọ (1282): Chiêm Thành

cử Sứ bộ Bố Bà La gồm 100 người sang Đại

Việt cống vói trắng.

Tháng 10 (Âm lịch) Nhà Trần mở Hội

nghị Bình Than, bàn kế hoạch chống quân

xâm lược Nguyên Mông lần thứ hai. Trần

Quốc Toản không được dự bàn (vì còn ít

tuổi), đã tức giận bóp nát quả cam, tự lập

một đạo quân hơn nghìn người thân thuộc,

trương cờ đề sáu chữ: “Phá cường địch, báo

hoàng ân”

Năm Mậu Ngọ (1258): Quân dân Đại

Việt chiến thắng quân Nguyên Mông lần thứ

nhất, quét sạch 30 vạn quân xâm lược ra khỏi

đất nước.

Năm Nhâm Ngọ (1402): Hồ Hán

Thương đại xá thiên hạ. Đặt ra nhã nhạc. Lấy

con quan văn làm Kinh Vĩ Lang, lấy con

quan võ làm chỉnh đốn Lang.

- Tháng 7 (Âm lịch) Đô tướng Đỗ Mân

đem quân đi đánh thắng Chiêm Thành, ở Cổ

Lũy, nhà Hồ đem vùng đất Chiên động và Cổ

lũy chia làm bốn Châu: Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa.

Năm Bính Ngọ (1426): Chiến thắng Tốt

Động-Chúc Động, một chiến thắng vang dội

của nghĩa quân Lam Sơn trong cuộc khởi

nghĩa chống quân Minh (1418-1428) do Lê

Lợi lãnh đạo.

Năm Nhâm Ngọ (1462): Tháng 9 (Âm

lịch) Sư nhà Minh phong vua Lê Thánh

Tông làm An Nam quốc vương.

Năm Nhâm Ngọ (1522): Tháng 7 (Âm

lịch) Mạc Đăng Dung và vua Lê Chiêu Tông

(1516-1526) cầm quân chống nhau.

NHỮNG NĂM NGỌ TRONG LỊCH SỬ ĐẤT NƯỚC

Page 60: ISSN 1859-0144 1-2/2014 · 2 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2014 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NĂM 2013 VÀ NHIỆM

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2014 60

Tháng 8 (Âm lịch) Mạc Đăng Dung đưa

hoàng tử Xuân lên làm vua tức Lê Cung

Hoàng, niên hiệu Thống Nguyên năm thứ

nhất (1527).

Năm Nhâm Ngọ (1702): Tháng Giêng

(Âm lịch) vỡ đê ở Thanh Hóa, dân bị đói.

- Tháng Năm (Âm lịch) Nguyễn Phúc

Chu sai hai người Trung Quốc là Hoàng

Thần và Hưng Triệt mang “quốc thư” cống

phẩm cho nhà Thanh cầu phong xin làm

phục thần Trung Quốc như vua Lê ở Đàng

Ngoài nhưng không có kết quả.

Tháng Tám (Âm lịch) Công ty Đông Ấn

của Anh trắng trợn đem 200 lính xâm chiếm

đảo Côn Lôn (Côn Đảo).

Năm Nhâm Ngọ (1762): Tháng Tư (Âm

lịch) Đàng Trong, trời nắng, nóng bệnh dịch

phát sinh và hoàng thành.

Tháng Năm (Âm lịch): Đàng Ngoài mở

khoa thi viết chữ và thi toán, có 978 người

thi đỗ môn viết chữ và 120 người đỗ môn

toán. Từ đây, nhà Trịnh quy định 12 năm thi

một lần.

Tháng 9 (Âm lịch): Sửa chữa Quốc

Tử Giám.

Tháng 10 (Âm lịch): nghề Khảm và đồ

gỗ sơn xuất hiện do Nguyễn Kim nghĩ ra.

Sau này kỹ thuật khảm thu được kết quả tốt,

khi đem ra áp dụng trên đồ bằng ngà, đồi

mồi và kim loại.

Năm Bính Ngọ (1786): Nguyễn Huệ-

dẫn quân chiếm Phú Xuân khỏi tay chúa

Trịnh. Ngày 25/6/1786 tiến ra Thăng Long

với khẩu hiệu “Phù Lê diệt trịnh”. Anh hùng

áo vải đất Tây Sơn đã đập tan các chế độ

phong kiến, thống nhất toàn bộ đất nước.

Năm Nhâm Ngọ (1822): Vua Minh

Mạng đổi tên Quảng Đức thành phủ Thừa

Thiên, Thanh Bình thành Ninh Bình, Sơn

Nam Thượng thành Sơn Nam, Sơn Nam Hạ

thành Nam Định, Kinh bắc thành Bắc Ninh,

Yên Quảng thành Quảng Yên.

Nhà nước quyết định cho các dân tộc

thiểu số ở các Trấn Bắc Thành được miễn

5/10 tiền thuế thân trong năm.

Tháng 10 (Âm lịch): Lê Văn Duyệt Tổng

trấn Gia Định thành nộp lên triều đình bản

kế hoạch đào kênh Vĩnh Tế.

Năm Canh Ngọ (1870): Vua Tự Đức

(1847-1883) đặt nha Doanh điền ở An Khê

(huyện Tuy Viễn), tỉnh Bình Định để mộ

người khắp nơi đến khai hoang lập ấp và lập

được 8 thôn ấp.

Năm Giáp Ngọ (1894): Thực dân Pháp

thiết lập Tòa thượng thẩm Hà Nội và thành

lập tiểu quân khu Cai Kinh, địa bàn gồm 13

tổng dân tộc Thổ cư trú chung quanh vùng

núi Cai Kinh.

Tổng thống Pháp ra sắc lệnh thành lập

Hội đồng Bảo hộ Trung-Bắc kỳ, một tổ chức

thống trị cao cấp, tương đương với Hội đồng

Tư mật ở Nam kỳ.

Năm Bính Ngọ (1906): Toàn quyền

Đông Dương ra nghị định thành lập các tỉnh

Kiến An, Hải Ninh và thị xã Quảng Trị.

Năm Canh Ngọ (1930): Nguyễn Ái

Quốc thay mặt Quốc tế Cộng sản, tổ chức

Hội nghị hợp nhất ba tổ chức Đảng ở Việt

Nam (Đông Dương-Cộng Sản Đảng, An

Nam Cộng sản Đảng và Đông Dương Cộng

sản Liên đoàn) thành một Đảng duy nhất, lấy

tên là Đảng Cộng sản Việt Nam. Đảng Cộng

sản Việt Nam ra đời mở ra một bước ngoặc

lịch sử trọng đại đưa cách mạng Việt Nam đi

từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.

Năm Nhâm Ngọ (1942): Ngày mồng hai

tháng bảy Nhâm Ngọ (13/8/1942) với tên

mới Hồ Chí Minh, Nguyễn Ái Quốc lên

Page 61: ISSN 1859-0144 1-2/2014 · 2 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2014 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NĂM 2013 VÀ NHIỆM

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2014 61

đường đi Trung Quốc để liên lạc với các lực

lượng cách mạng của người Việt Nam và lực

lượng Đồng minh (liên minh các nước chống

chủ nghĩa phát xít trong chiến tranh thế giới

lần thứ II: 1939-1945). Bác Hồ bị bọn phản

động Tưởng Giới Thạch bắt giam, đày ải qua

14 nhà tù ở Trung Quốc. Chính trong thời

gian này, Bác đã viết tập thơ “Nhật ký trong

tù”-một áng văn chương bất hủ.

Ngày 17/7/1942 (mồng sáu tháng 6,

Nhâm Ngọ) toàn quyền Pháp ký kết hiệp

định Pháp-Nhật về việc Đông Dương cung

cấp gạo cho Nhật (ký tại Sài Gòn), trong đó

quy định Đông Dương phải xuất sang Nhật

1.050.000 tấn gạo và tấm trước ngày 31/10

và 45.000 tấn bột trước ngày 31/12/1942 (24

tháng 11 Âm lịch).

Năm Giáp Ngọ (1954): Chiến thắng lịch

sử Điện Biên Phủ, một quả bom giáng vào

đầu bọn hiếu chiến Pháp-Mỹ, buộc chúng

phải ký hiệp định Genève, lập lại hòa bình ở

Việt Nam.

Năm Bính Ngọ (1966): Quân dân hai

miền Nam-Bắc lập nhiều chiến công lớn,

đánh thắng bước đầu chiến lược chiến tranh

cục bộ của đế quốc Mỹ.

Năm Mậu Ngọ (1978): Quốc Hội

nước ta phê chuẩn mở rộng diện tích Thủ

đô Hà Nội.

Chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam

thắng lợi. Quân tình nguyện Việt Nam giúp

lực lượng cách mạng Campuchia đập tan tập

đoàn diệt chủng Pôn Pốt-lengxary.

Năm Canh Ngọ (1990): Hội đồng Bộ

trưởng ra quyết định đầu tiên về “Đấu tranh

chống tham nhũng” (26-6).

Năm Nhâm Ngọ (2002): Tốc độ tăng

trưởng GDP năm 2002 của Việt Nam đạt

7%, đứng thứ 2 châu Á.

Gần 98,85% cử tri cả nước đã tham gia

cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XI.

Nguyễn Văn Thanh

Bộ đội xung phong đánh đồi Him Lam, mở màn chiến dịch Điện Biên Phủ-1954 (ảnh minh họa)

Page 62: ISSN 1859-0144 1-2/2014 · 2 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2014 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NĂM 2013 VÀ NHIỆM

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2014 62

Thịt ngựa chứa 21,5% protid, 5- 7% lipid,

có các muối khoáng và vitamin. Sữa ngựa

chứa 2,1% protid, cao hơn sữa người; 1,1%

lipid và các vitamin C, A; muối khoáng và các

nguyên tố vi lượng. Xương ngựa chứa calci

phosphat, keratin, oscein.

Theo Đông y, thịt ngựa (mã nhục), xương

ngựa (mã cốt), sữa ngựa (mã nhũ), phân ngựa

(mã phẩn), răng ngựa (mã xỉ), sỏi trong dạ dày

hay túi mật ngựa (mã bảo). Ngoài ra, dương

vật (bạch mã âm kinh), gan, phổi và máu ngựa

cũng được sử dụng làm thuốc.

Mã nhục (thịt ngựa): vị ngọt đắng, tính

nóng, có độc; có tác dụng lớn gân, mạnh

xương. Chữa gân xương yếu, chứng xương cốt

yếu liệt, tê bại và nhiệt khí, tiêu hóa kém, chốc

lở và rụng tóc.

Ăn thịt ngựa, trẻ em cứng cáp, nhanh

nhẹn; thanh niên vạm vỡ cường tráng; người

già không bị đau nhức xương và sống lâu. Có

thể chế biến thành những món ăn hợp khẩu vị

theo lứa tuổi. Không dùng thịt ngựa cho người

bị hạ lỵ; không nấu thịt ngựa với ké đầu ngựa

(thương nhĩ tử), hoặc với gừng.

Mã nhũ (sữa ngựa): vị ngọt, tính bình, có

tác dụng bổ huyết, nhuận táo, thanh nhiệt, chỉ

khát. Chữa huyết hư, phiền nhiệt, cốt chưng,

chỉ khát.

Sữa ngựa được dùng theo nhiều cách: sữa

tươi, sữa chua, rượu sữa. Sữa tươi thêm ít

đường cho đủ ngọt, đun sôi, uống trong ngày,

là thuốc bổ sinh huyết, dễ tiêu, chữa ho, phổi

ráo dùng cho người bị lao phổi hoặc mắc bệnh

mạn tính.

Sữa ngựa chua là nước giải khát tăng lực,

giúp ăn ngon, tiêu hóa tốt, góp phần làm hưng

phấn thần kinh khi mệt mỏi, chữa các bệnh về

hô hấp, tiêu hóa, sinh dục và nhiều loại bệnh

ngoài da.

Ở Mông Cổ, có một tập quán lâu đời về

chế rượu sữa ngựa như người Việt Nam chế

rượu nếp cái bằng men thuốc.

Rượu sữa ngựa có nồng độ cồn thấp, dùng

để bồi dưỡng, làm giảm béo, chữa thiếu máu

và phục hồi sức khỏe với người bị lao phổi.

Mã cốt (xương ngựa): vị ngọt, tính lương,

có tác dụng bổ dưỡng, ích khí, mạnh gân

xương. Thường dùng dưới dạng cao - cao ngựa

bạch: phục hồi sức khỏe với người mới ốm

dậy, phụ nữ sau sinh, đau nhức gân xương,

kinh nguyệt không đều, trẻ em còi xương xanh

xao biếng ăn.

Không dùng rượu cao ngựa cho trẻ em; khi

dùng kiêng các chất tanh: tôm, cua, cá, chất

cay: tỏi, ớt, hạt tiêu, nước chè đặc, đậu xanh,

rau muống.

Bạch mã âm kinh (dương vật ngựa): vị

ngọt mặn, tính ôn; tác dụng bổ thận ích khí.

Dùng cho người suy nhược gầy gò, ốm yếu,

liệt dương, tinh suy.

Kết hợp với nhục thung dung, liều lượng

bằng nhau, tán bột mịn, trộn với mật ong làm

hoàn; ngày uống 6g trước bữa ăn để trị liệt

dương. Không dùng cho những người âm hư

hỏa vượng.

Mã bảo (sỏi trong dạ dày hay túi mật

ngựa): vị mặn, tính lạnh; có tác dụng trấn kinh

hóa đờm, thanh nhiệt giải độc. Trị các chứng

kinh giản điên cuồng, đàm nhiệt nội thịnh, thần

trí hôn mê, nôn ra máu, chảy máu cam, mất

ngủ do thần kinh, ho do co thắt.

BT

Thuốc từ con ngựa tăng cường sức khỏe

Page 63: ISSN 1859-0144 1-2/2014 · 2 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2014 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NĂM 2013 VÀ NHIỆM

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2014 63

Mã tiên thảo hay còn gọi là cỏ roi ngựa

(Verbena officinalis L.), họ cỏ roi ngựa

(Verbenaceae), trông hình dáng giống như

cái roi ngựa. Vị thuốc là bộ phận trên mặt

đất, thu hái lúc cây sắp ra hoa, phơi khô hoặc

sấy khô, với liều 6 - 12g dùng trị các bệnh

sốt rét, lỵ, ngứa lở hạ bộ, sưng đau tuyến vú,

mụn nhọt, bế kinh, khí hư bạch đới.

Mã kế còn gọi là đại kế (Circus japonicus

(DC.) Maxim), họ Cúc (Asteraceae), dùng

toàn cây. Vị thuốc có vị ngọt, đắng, tính

mát. Trị thổ huyết, máu cam, trĩ ra máu,

tiểu tiện ra máu, băng huyết, chấn thương

chảy máu. Khi dùng để cầm máu thường

được sao đen. Trị băng huyết và kinh

nguyệt quá nhiều: mã kế 20g, bồ hoàng 8g,

cả hai vị này đều sao đen, táo 10 quả. Dùng

dưới dạng nước sắc, ngày 1 thang. uống

liền 5-7 thang.

Mã xỉ hiện còn gọi là rau sam (Portulaca

oleracea L.), họ Rau sam (Portulacaceae),

mọc hoang hoặc được trồng để làm thuốc

hoặc làm rau ăn. Có thể dùng tươi hoặc khô

để trị lỵ trực khuẩn, giun kim, dưới dạng

Năm Giáp Ngọ đã đến, theo cách lý giải về 12 con giáp của người phương Đông, là

năm thuộc về sự ngự trị của con ngựa, có dịp bàn về “Những vị thuốc cổ truyền mang

tên ngựa/mã”. Trong các dược liệu cổ truyền, hai khái niệm ngựa và mã thường được

sử dụng để chỉ tên nhiều vị thuốc có giá trị, thậm chí là tên của nhiều họ cây thuốc. Xin

giới thiệu một số cây thuốc, vị thuốc chính có liên quan đến hai khái niệm này.

Page 64: ISSN 1859-0144 1-2/2014 · 2 BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2014 KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NĂM 2013 VÀ NHIỆM

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ, 1-2/2014 64

nước sắc 15-20g ngày. Dùng ngoài, trị ngứa

lở, nước ăn chân, lấy cây tươi rửa sạch, giã

nát, chấm vào chỗ bị bệnh, ngày 1-2 lần sau

khi đã rửa sạch chỗ bị bệnh và lau khô.

Mã đề còn gọi là Xa tiền thảo

(Plantago major L.), họ Mã đề

(Plantaginaceae). Hai chữ mã đề là ám chỉ

“móng chân của con ngựa”.

Mã đề cho nhiều vị thuốc hay, toàn cây

có tác dụng lợi tiểu, lợi mật, chống viêm

loét, trừ đờm, chống ho, chống lỵ... Dùng trị

bí tiểu, tiểu vàng, đỏ, tiểu ra máu, sỏi đường

tiết niệu, viêm gan, mật. Từ mã đề có thể thu

được các vị thuốc: bông mã đề, cụm hoa, hạt

mã đề (xa tiền tử) có cùng tác dụng: lợi tiểu,

lợi mật... Mặt khác, xa tiền tử còn chứa

nhiều chất nhầy, có khả năng bao phủ các vết

loét, nhất là ở dạ dày, tá tràng. Do vậy, vị

thuốc này cũng như tịch chiết của lá tươi của

nó được dùng để trị viêm loét dạ dày, tá

tràng rất

tốt. Các vị

thuốc của

mã đề có

thể dùng

dưới dạng

nước sắc,

ngày 10-

16g. Trị sỏi

tiết niệu,

viêm nhiễm

đường tiết

niệu: mã

đề, tỳ giải

mỗi vị 20g,

kim tiền

thảo 40g,

trạch tả uất

kim, ngưu

tất mỗi vị 12g, kê nội kim 8g. Sắc uống ngày

1 thang trước bữa ăn 1,5-2 giờ.

Mã đề nước còn gọi là Trạch tả (Plantago

plantago-aquatica L. tên đồng danh Alisma

orientalis Sam. Juzep.), họ Trạch tả

(Alismataceae). Gọi là mã đề nước vì lá của

cây trạch tả trông rất giống với lá của cây mã

đề, song cây này lại mọc ở dưới ruộng nước. Y

học cổ truyền dùng thân rễ của trạch tả được

thu hái vào khoảng tháng 4-5 hàng năm để

làm thuốc chữa các bệnh phù thũng, viêm

thận, viêm bể thận, tiểu tiện khó khăn, đái ra

máu với liều 6-9g/ngày, dạng thuốc sắc hoặc

thuốc tán. Trị âm hư hỏa vượng, nóng bốc

từng cơn, đau đầu hoa mắt, chóng mặt: trạch

tả, mẫu đơn bì, bạch phục linh, hoài sơn mỗi

vị 6g, sơn thù du 8g, thục địa 16g. Dùng dưới

dạng thuốc sắc, ngày 1 thang ngày uống 2-3

lần, mỗi lần 12-16g.

BT

Cây mã tiên thảo