i. thu ật ng ữ về xe h ơi - strongspace.com hoi.pdf · từ khi khai sinh cách đây 120 n...

100
I. Thut ngvxe hơi 1. Rc ri thut ngxe hơi Mi hãng mi kiu, đôi lúc các chviết tt gn trên ôtô như đánh đố người tiêu dùng. Cùng chmt công nghmà Honda thì có VTEC, Toyota gi là VVT-i còn BMW khó hiu hơn vi VANOS. Tkhi khai sinh cách đây 120 năm, xe hơi kéo theo hàng lot nhng thut ng, tviết tt mà dn dà chúng trthành ngôn ngca riêng sn phm này. Trên mt mu xe hay mt công nghbao gicũng cũng có chviết tt đính kèm. Chng hn, động cơ V8 hay V6, chng bó cng phanh ABS (Antilock brake system), điu hòa (A/C- Airconditioning), SRS (túi khí) đã trnên rt quen thuc. Động cơ kiu VVT-i quen thuc ca Toyota. nh: Autoworld. Tuy nhiên, có nhng tviết tt như thách thc hiu biết ca mi người và rc ri chchúng vn chlà mt công ngh, hay mt thiết bnào đó. Dường như, mi khi sáng to hay ci tiến cái gì mi, các hãng li cnghĩ cho nó mt cái tên để không bln vi đối thkhác. Tương tnhư vy, sn phm cũng có "đuôi" theo sau khiến nhiu người mua xe hàng chc năm mà không hiu hết ý nghĩa ca nhng tviết tt đó. Không ch"dân thường", nhng ksư sng strong làng công nghhay gii am hiu ôtô đôi lúc cũng phi bó tay trước tviết tt. Nhiu lúc, các hãng phát minh ra mt tchng liên quan gì đến kthut mà chchăm chăm vào mc đích marketing. Không nhng vy, có nhng tình hung oái oăm như cm tcông bchính thc li chng có trong stay sdng. Vì vy, nếu không hiu nhng gì hãng nói, cách tt nht là bn hãy gn cho chúng mt ý nghĩa chung chung. Dưới đây là nhng ttrên các mu xe phbiến: Hthng điu chnh trc cam: GM gi nó là VVT (variable valve timing - biến thiên thi đim đóng mvan np). Toyota sau khi ci tiến thì gi thành VVT-i, vi ch"i" ly tt" intelligent - thông minh". Honda gi nó là VTEC, viết tt tcm t"Variable Valve-Timing and Lift Electronic Control", tích hp trên động cơ ca Honda Civic. BMW phc tp hơn khi gi công nghnày là VANOS còn Subaru không chu kém cnh dưới cái tên dài ngong Dual AVCS (active valve control system) Tt cchúng đều ám chquá trình tác động vào thi đim mđóng van động cơ, thông qua trc cam. Tuy nhiên, mi hãng ng dng dưới mt hình thc, tác động vào mt hay nhiu thông snên tên gi cũng vì thế mà khác nhau. Mt vài hãng da vào áp sut du động cơ để thay đổi vtrí trc cam theo trc khuu, trong khi có hãng li dùng các con đội. Hthng cân bng đin t: Đây là công nghdo hãng thiết bni tiếng Bosch phát minh và được Mercedes sdng trên các mu xe hng sang cao cp S-class. Tên gi đầu tiên ca hthng này

Upload: others

Post on 07-Sep-2019

1 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

I. Thuật ngữ về xe hơi

1. Rắc rối thuật ngữ xe hơi

Mỗi hãng mỗi kiểu, đôi lúc các chữ viết tắt gắn trên ôtô như đánh đố người tiêu dùng. Cùng chỉ một công nghệ mà Honda thì có VTEC, Toyota gọi là VVT-i còn BMW khó hiểu hơn với VANOS.

Từ khi khai sinh cách đây 120 năm, xe hơi kéo theo hàng loạt những thuật ngữ, từ viết tắt mà dần dà chúng trở thành ngôn ngữ của riêng sản phẩm này. Trên một mẫu xe hay một công nghệ bao giờ cũng cũng có chữ viết tắt đính kèm. Chẳng hạn, động cơ V8 hay V6, chống bó cứng phanh ABS (Antilock brake system), điều hòa (A/C- Airconditioning), SRS (túi khí) đã trở nên rất quen thuộc.

Động cơ kiểu VVT-i quen thuộc của Toyota. Ảnh: Autoworld.

Tuy nhiên, có những từ viết tắt như thách thức hiểu biết của mọi người và rắc rối ở chỗ chúng vẫn chỉ là một công nghệ, hay một thiết bị nào đó. Dường như, mỗi khi sáng tạo hay cải tiến cái gì mới, các hãng lại cố nghĩ cho nó một cái tên để không bị lẫn với đối thủ khác. Tương tự như vậy, sản phẩm cũng có "đuôi" theo sau khiến nhiều người mua xe hàng chục năm mà không hiểu hết ý nghĩa của những từ viết tắt đó.

Không chỉ "dân thường", những kỹ sư sừng sỏ trong làng công nghệ hay giới am hiểu ôtô đôi lúc cũng phải bó tay trước từ viết tắt. Nhiều lúc, các hãng phát minh ra một từ chẳng liên quan gì đến kỹ thuật mà chỉ chăm chăm vào mục đích marketing. Không những vậy, có những tình huống oái oăm như cụm từ công bố chính thức lại chẳng có trong sổ tay sử dụng. Vì vậy, nếu không hiểu những gì hãng nói, cách tốt nhất là bạn hãy gắn cho chúng một ý nghĩa chung chung.

Dưới đây là những từ trên các mẫu xe phổ biến:

Hệ thống điều chỉnh trục cam: GM gọi nó là VVT (variable valve timing - biến thiên thời điểm đóng mở van nạp). Toyota sau khi cải tiến thì gọi thành VVT-i, với chữ "i" l ấy từ từ " intelligent - thông minh". Honda gọi nó là VTEC, viết tắt từ cụm từ "Variable Valve-Timing and Lift Electronic Control", tích hợp trên động cơ của Honda Civic. BMW phức tạp hơn khi gọi công nghệ này là VANOS còn Subaru không chịu kém cạnh dưới cái tên dài ngoằng Dual AVCS (active valve control system)

Tất cả chúng đều ám chỉ quá trình tác động vào thời điểm mở và đóng van động cơ, thông qua trục cam. Tuy nhiên, mỗi hãng ứng dụng dưới một hình thức, tác động vào một hay nhiều thông số nên tên gọi cũng vì thế mà khác nhau. Một vài hãng dựa vào áp suất dầu động cơ để thay đổi vị trí trục cam theo trục khuỷu, trong khi có hãng lại dùng các con đội.

Hệ thống cân bằng điện tử: Đây là công nghệ do hãng thiết bị nổi tiếng Bosch phát minh và được Mercedes sử dụng trên các mẫu xe hạng sang cao cấp S-class. Tên gọi đầu tiên của hệ thống này

là ESP (Stabilitätsprogramm - chương trình cân bằng điện tử) nhưng sau đó Bosch thương mại hóa dưới cái tên ESC (Electronic Stability Control). ESC hoạt động bằng cách can thiệp vào phanh, giảm công suất động cơ trong trường hợp một trong các bánh mất độ bám đường. ESC chỉ là công cụ để lái xe giữ chắc tay lái và nó không thể thắng được các quy luật vật lý.

Dù Bosch, một hãng thứ ba phát minh ra kỹ thuật này, ESC vẫn bị cách điệu thành những cái tên khác như VSA (Vehicle Stability Assist - hệ thống hỗ trợ cân bằng) của Audi, VDC (Vehicle Dynamic Control - kiểm soát động lực xe), DSC (Dynamic Stability Control - kiểm soát cân bằng động lực). Thậm chí, Maserati, hãng siêu xe của Italy, chuyển nó thành riêng của mình là MSP (Maserati Stability Program). Nếu không chú ý, rất nhiều người lầm tưởng những chữ cái này thể hiện cho các công nghệ hoàn toàn khác nhau.

Động cơ diesel: Do không mấy phổ biến nên nhiều hãng phải đặt thêm hậu tố để chỉ loại động cơ này trên các mẫu xe của mình. BMW nhanh chân chọn một cách đơn giản là dùng chữ "d" phía sau tên như BMW 525d. Mercedes thì dùng cụm từ CDI (Common rail Direct Injection) còn Ford thì dùng thuật ngữ TDCi. Nhà sản xuất Italy Fiat sử dụng cụm từ JTD.

Renault của Pháp có dCi, GM đảo trật tự của Ford thành CDTi (dành cho những chiếc xe của Fiat, hồi hai hãng này vẫn còn liên kết với nhau). Hyundai sở hữu ký hiệu CRDi, Mitsubishi là DI-D còn Peugeot là HDi. Toyota, hãng xe lớn thứ hai thế giới chọn chữ D4-D cho các động cơ diesel của mình.

Đặt tên xe bằng chữ cái: Những chữ viết tắt trên thiên về kỹ thuật còn có thể dịch ra, nhưng với các ký tự dùng cho từng phiên bản xe thì không hãng nào giống hãng nào. Ví như Mercedes quy định các kiểu xe là SLR (Sport Light Race), SLK (Sport Light Compact), CLS (Classic Light Sport), SL (Sport Light).

Những sản phẩm của Lexus thì theo thứ tự trong bảng chữ cái mà cao cấp dần như IS, ES rồi GS, LS (chữ S thể hiện cho loại sedan). Ở dòng thể thao đa dụng thì là có hậu tố là "X" và độ lớn cũng tăng dần theo chữ cái, bắt đầu từ RX rồi đến GX và cỡ lớn nhất là LX.

Trào lưu dùng chữ cái làm tên rở rộ thì cùng là lúc tranh chấp thương mại diễn ra. Cuối tháng trước, Infiniti, hãng xe hạng sang của Nissan đã thua kiện BMW tại Canada do sử dụng tên "M6" để đặt cho gói thiết bị dành cho chiếc sedan G35. Trong khi đó, M6 là dòng xe thể thao cao cấp của BMW và đã được đăng ký bản quyền. Kết cục, Infiniti bị cấm đả động đến ký hiệu "M6" trong bất cứ tình huống nào, trong cả hóa đơn, chữ ký hay quảng cáo.

Những chữ đi sau để chỉ từng phiên bản như DX, XLT, SE, ELX, HLX thì vô số và chỉ nhà sản xuất mới hiểu ý nghĩa và biết chúng viết tắt của chữ gì, bởi không có quy định bắt buộc. Cụm ELX, HLX chỉ dùng trên xe Fiat còn XLT dùng trên xe Ford. Thông thường, GL được mặc định ám chỉ cho từ "Grand Luxe - sang trọng cao cấp" của tiếng Pháp. DX chỉ "Deluxe - sang trọng" còn SE là viết tắt của "Sport Edition - phiên bản thể thao".

2. Thuật ngữ Diễn giải

4WD, 4x4 (4 wheel drive): Dẫn động 4 bánh (hay xe có 4 bánh chủ động).

ABS (anti-lock brake system): Hệ thống chống bó cứng phanh.

AFL (adaptive forward lighting): Đèn pha mở dải chiếu sáng theo góc lái.

ARTS (adaptive restraint technology system): Hệ thống điện tử kích hoạt gối hơi theo những thông số cần thiết tại thời điểm xảy ra va chạm.

BA (brake assist): Hệ thống hỗ trợ phanh gấp.

Cabriolet: Kiểu xe coupe mui xếp.

CATS (computer active technology suspension): Hệ thống treo điện tử tự động điều chỉnh độ cứng theo điều kiện vận hành.

Conceptcar: Một chiếc xe hơi hoàn chỉnh nhưng chỉ là thiết kế mẫu hoặc để trưng bày, chưa được đưa vào dây chuyền sản xuất.

Coupe: Kiểu xe thể thao giống sedan nhưng chỉ có 2 cửa.

CVT (continuously vriable transmission): Cơ cấu truyền động bằng đai thang tự động biến tốc vô cấp.

Dạng động cơ I4, I6: Gồm 4 hoặc 6 xi-lanh xếp thành 1 hàng thẳng.

Dạng động cơ V6, V8: Gồm 6 hoặc 8 xi-lanh, xếp thành 2 hàng nghiêng, mặt cắt cụm máy hình chữ V.

DOHC (double overhead camshafts): 2 trục cam phía trên xi-lanh.

DSG (direct shift gearbox): Hộp điều tốc luân phiên.

EBD (electronic brake-force distribution): Hệ thống phân bổ lực phanh điện tử.

EDC (electronic damper control): Hệ thống điều chỉnh giảm âm điện tử.

EFI (electronic fuel Injection): Hệ thống phun xăng điện tử.

ESP (electronic stability program): Hệ thống tự động cân bằng điện tử.

Hatchback: Kiểu sedan có khoang hành lý thu gọn vào trong ca-bin, cửa lật phía sau vát thẳng từ đèn hậu lên nóc ca-bin với bản lề mở lên phía trên.

Hard-top: Kiểu xe mui kim loại cứng không có khung đứng giữa 2 cửa trước và sau.

Hybrid: Kiểu xe có phần động lực được thiết kế kết hợp từ 2 dạng máy trở lên. Ví dụ: xe ôtô xăng-điện, xe đạp máy...

iDrive: Hệ thống điều khiển điện tử trung tâm.

IOE (intake over exhaust): Van nạp nằm phía trên van xả.

Minivan: Kiểu hatchback có ca-bin kéo dài trùm ca-pô, có từ 6 đến 8 chỗ.

OHV (overhead valves): Trục cam nằm dưới và tác động vào van qua các tay đòn.

Pikup: Kiểu xe hơi 4 chỗ có thùng chở hàng rời phía sau ca-bin (xe bán tải)

Roadster: Kiểu xe coupe mui trần và chỉ có 2 chỗ ngồi.

Sedan: Loại xe hòm kính 4 cửa, ca-pô và khoang hành lý thấp hơn ca-bin.

SOHC (single overhead camshafts): Trục cam đơn trên đầu xi-lanh.

SUV (sport utility vehicle): Kiểu xe thể thao đa chức năng, hầu hết được thiết kế chủ động 4 bánh và có thể vượt những địa hình xấu.

SV (side valves): Sơ đồ thiết kế van nghiêng bên sườn.

Turbo: Thiết kế tăng áp của động cơ.

Turbodiesel: Động cơ diesel có thiết kế tăng áp.

Universal: Kiểu sedan có ca-bin kéo dài liền với khoang hành lý.

Van: Xe hòm chở hàng.

VSC (vehicle skid control): Hệ thống kiểm soát tình trạng trượt bánh xe.

VVT-i (variable valve timing with intelligence): Hệ thống điều khiển van nạp nhiên liệu biến thiên thông minh.

II. B ảo dưỡng xe

1. Bảo dưỡng ắc-quy ôtô

Quá nhiệt và quá nạp là hai nguyên nhân chủ yếu khiến ắc-quy hết điện sớm. Vì vậy, cần theo dõi và bảo dưỡng thường xuyên thiết bị này, đặc biệt trong mùa nóng.

Ắc-quy là một trong những thiết bị quan trọng nhất trên xe hơi, đảm niệm vai trò tích trữ điện năng, cung cấp năng lượng cho các thiết bị tiêu thụ điện (phụ tải) như máy khởi động, kích thích máy phát xoay chiều. Ắc-quy sẽ cung cấp điện năng cho các phụ tải khi máy phát điện chưa làm việc hoặc vòng tua máy chưa đạt tốc độ quy định.

Sau khi khởi động và vòng tua máy đủ lớn, các thiết bị trên ôtô sẽ sử dụng điện năng sinh ra từ máy phát. Đồng thời, ắc-quy được nạp điện để tích trữ năng lượng cho các lần khởi động sau.

Đa số ắc-quy sử dụng trên ôtô là ắc-quy chì. Chúng được chia thành các loại như ắc-quy hở (ắc-quy nước) và ắc-quy kín (hay còn gọi ắc-quy khô). Loại ắc-quy nước có thể bão dưỡng như đổ thêm nước, còn ắc-quy khô không cần bảo dưỡng và dùng một lần cho đến lúc hết điện.

2. Bão dưỡng để ắc-quy 'sống' lâu

a. Những điều cần biết về ắc-quy ôtô

Sự quá nhiệt và quá nạp là hai nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng ắc quy chết sớm. Nhiệt độ khiến chất lỏng bay hơi, thay đổi nồng độ dung dịch, phản ứng diễn ra nhanh và gây tổn hại cho cấu trúc phía trong ắc quy. Bên cạnh đó, những thiết bị bị lỗi trong quá trình sạc như bộ điều chỉnh điện thế sẽ khiến ắc-quy bị quá nạp, làm hư các thẻ và giảm tuổi thọ. Các bề mặt thẻ (chì oxit) không chìm trong dung dịch điện phân có thể bị hư hỏng.

Ngoài ra, trời lạnh cũng khiến ắc-quy làm việc nặng nhọc hơn do dầu nhớt đặc hơn nên khi khởi động, nó cần phải có năng lượng đủ lớn để vận hành hệ thống. Trong trường hợp lâu ngày không sử dụng, bạn nên nạp định kỳ khoảng 6 tuần một lần.

Giữ phần trên ắc-quy luôn sạch là một trong những cách duy trì hoạt động bình thường của nó. Các bụi bẩn có thể trở thành chất dẫn điện, làm mất năng lượng. Hơn nữa, sự ăn mòn tích tụ lâu làm cho các mối nối bị cô lập, nên ắc-quy không thể sử dụng được.

Dấu hiệu để nhận ra nước điện phân bị rỉ là sự ăn mòn trắng khay ắc-quy và kim loại xung quanh. Trong trường hợp này bạn nên kiểm tra xem ắc-quy có bị quá nhiệt hay quá nạp hay không để bổ sung nước hoặc kiểm tra bộ phận nạp. Đồng thời, nên sử dụng hỗn hợp soda và nước ấm (45 ml soda pha trong 1 lít nước), dùng bàn chải cứng quét dung dịch soda các mặt của ắc-quy để làm sạch.

Tuy nhiên, bạn không nên quét trực tiếp lên nắp hoặc lỗ thông hơi bởi nếu nước soda rơi vào trong ắc-quy, phản ứng có thể xảy ra và làm tràn dung dịch axit ra ngoài.

b. Những lưu ý khi bảo dưỡng, sửa chữa ắc-quy

Không mang nhẫn, vòng, đồng hồ hoặc dây chuyền khi ở gần ở ắc-quy vì nếu chẳng may làm ngắn mạch, dòng điện cao có thể chạy qua khiến bạn bị bỏng nặng. Ngoài ra khi tháo ắc-quy, luôn luôn tháo dây cực âm hoặc cực mát trước. Nếu sau đó bạn vô tình chạm mát cực có cách điện, dây cung cấp điện hoặc dây nóng, hiện tượng ngắn mạch sẽ không diễn ra.

Trong trường hợp sạc ắc-quy, bạn cần để ở nơi thông gió tốt do hơi thoát ra trong quá trình này rất dễ nổ. Không để các nguồn lửa như tia lửa điện, thuốc lá đang cháy ở gần ắc-quy đang nạp điện bởi chúng có thể làm nổ, bắn dung dịch điện phân ra xung quanh.

3. Bảo dưỡng và kiểm tra ắc-quy

Những thiết bị điện tử có thể làm tiêu hao năng lượng điện trong ắc-quy một cách nhanh chóng. Trước khi ra khỏi xe, bạn cần kiểm tra xem các thiết bị như điều hòa, loa, đèn đã tắt hoàn toàn hay chưa. Một chiếc ắc-quy có tuổi thọ 3-5 năm nhưng cũng có thể "chết" sau vài ngày không sử dụng xe.

Tính năng của những chiếc xe mới hiện nay cao hơn rất nhiều so với 20 năm trước đây. Các thiết bị đã được cải tiến và tất cả gần như đều sử dụng điện. Tuy nhiên, có một cản trở mà các hãng xe thường phải vượt qua là hệ thống điện và ắc-quy trên xe hơi ngày càng phình to, gây khó khăn khi lắp ráp và sản xuất xe. Vì vậy, những tình huống trớ trêu cũng vì thế mà xuất hiện như sau vài ngày không đi, đến khi khởi động thì bạn mới nhận ra ắc-quy đã “chết”.

Bạn kiểm tra thấy cửa đã đóng, hệ thống âm thanh, đèn cũng đã tắt và không thể tìm nguyên nhân trực tiếp khiến ắc-quy hết điện như vậy. Trong trường hợp này, một bộ pin sạc 12 volt có thể giúp chống lại việc “rỉ” điện, tuy nhiên giải pháp đó chỉ thích hợp với những xe để trong vài tháng mà không đi.

Các thiết bị điện hiện đại có thể làm cho ắc-quy “chết” nhanh hơn so với những chiếc xe đời 1970 hay xa hơn. Mỗi thiết bị sử dụng “một chút” điện ngay cả khi mọi thứ đã tắt. Những chiếc máy tính tích hợp trên xe là bộ phận tiêu hao năng lượng điện nhiều nhất. Các máy tính điều khiển phun nhiên liệu, kiểm soát nhiệt độ vùng, module khởi động, điều khiển đèn pha, dàn radio kỹ thuật số, đồng hồ, ghế nhớ các vị trí đều làm ảnh hưởng tới độ bền của ắc-quy.

Tiên tiến hơn 20 năm trước, công nghệ ngày nay giúp xe hơi gần như rơi vào “giấc ngủ” và luôn trong trạng thái sẵn sàng. Bất cứ khi nào được kích hoạt, chúng sẽ hoạt động. Các bộ phận điều khiển điện tử vẫn hoạt động âm thầm và tiêu thụ một chút năng lượng. Nhưng chỉ cần để qua vài ngày, chúng có thể làm cạn một bình ắc-quy.

Vài thiết bị khác cũng sử dụng điện từ ắc-quy mặc dù ở trạng thái không hoạt động như máy phát điện, bộ điều chỉnh dòng, hệ thống đánh lửa. Bên cạnh đó, những chiếc diode (bộ phận nắn dòng một chiều nằm trong các thiết bị) có thể bị hỏng và dòng điện có cường độ lớn sẽ đi qua. Tuy nhiên, tình huống này hiếm khi xảy ra.

Để biết mức độ sử dụng điện của các thiết bị đó, bạn có thể đo dòng xả khi tắt khóa đánh lửa. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng các máy tính trên xe hơi sử dụng dòng điện 5-8 mA để giữ cho bộ nhớ hoạt động. Hầu hết các mẫu xe hiện đại có giới hạn dòng ở khoảng 25-28 mA hoặc thấp hơn ngoại trừ vài loại xe hạng sang có mức cường độ dòng điện cao hơn một chút. Riêng đèn cho xe tải cần cường độ dòng 900 mA hay 0,9 A và có thể sử dụng hết ắc-quy trong vòng một đêm.

Để đo cường độ dòng điện, một số mẫu xe cần phải nghỉ 30 phút trước khi tiến hành. Nếu đo ngay, các máy tính có thể đang ở trạng thái “thức” và tiêu hao nhiều năng lượng, vì vậy, kết quả không hoàn toàn chính xác. Khi các thiết bị đó đi vào trạng thái “ngủ”, kết quả đo mới chính xác. Thậm chí, với những chiếc xe trang bị bộ giảm xóc bằng khí nén hoặc hệ thống cân bằng điện tử có bạn cần phải chờ ít nhất 70 phút trước khi tiến hành. Có một điểm cần lưu ý là khi đang đo, bạn không được mở cửa (làm sáng đèn nội thất), xoay chìa khởi động hay bật đèn pha bởi có thể làm hỏng am-pe kế.

Cuối cùng, một số yếu tố khác cũng ảnh hưởng tới tuổi thọ của ắc-quy. Nhiệt độ cao khiến các phản ứng trong ắc-quy diễn ra nhanh hơn và vì thế nó cũng “chết” nhanh hơn. Hơn nữa, các chất bẩn trên điện cực ắc-quy khiến nó không thể xạc điện từ máy phát. Vì vậy, hãy giữ ắc-quy sạch, mát và khô để nâng cao tuổi thọ của chúng.

4. Bảo dưỡng lốp xe

Bơm không đúng áp suất, không đảo lốp định kỳ và lắp lệch là nguyên nhân phổ biến dẫn tới giảm tuổi thọ lốp và gây nguy hiểm khi lái. Vì vậy, nên kiểm tra lốp 2 lần mỗi tháng để tìm ra các hiện tượng bất thường một cách kịp thời, trước khi chúng ảnh hưởng tới an toàn của xe.

Giống như cần gạt nước và bộ lọc dầu, lốp là bộ phận thường xuyên bị mòn trong quá trình sử dụng thông thường. Hơn nữa, lốp có ảnh hưởng lớn tới độ an toàn của xe khi nó là nơi chịu trách nhiệm chính trong quá trình xe chuyển động. Những dấu hiệu hỏng hóc của lốp thường rất dễ nhận biết dựa trên hiện tượng mài mòn. Và nếu thường xuyên kiểm tra lốp, nó sẽ cho bạn biết những thông tin hết sức quý giá để khắc phục đúng lúc.

a. Kiểm tra lốp

Hai yếu tố đầu tiên mà bạn cần quan tâm là thành và ta-lông lốp (phần bề mặt tiếp xúc với mặt đường). Ta-lông được gia cố bằng các dây thép nhằm tăng khả năng chống lại các vật nhọn đâm vào, trong khi thành lốp lại không có tác dụng đó.

Do sự khác biệt này nên đối với tất cả các loại lốp, bạn nên bắt đầu từ thành lốp và kiểm tra thật cẩn thận. Quan sát tất cả các vết xước, các đốm nổi hay vết rạn. Nếu tìm thấy bất cứ dấu hiệu

nào, bạn nên tháo lốp và mang tới đại lý hay gara uy tín để kiểm tra kỹ hơn. Do đặc tính mỏng, hay hỏng khi bị tác động của thành lốp nên bạn cần có lốp dự phòng trước khi đi xa.

Tiếp theo, ta-lông là nơi đặc biệt quan trọng. Với chi tiết này, bạn cần xem độ sâu của chúng để biết bạn có thể đi bao nhiêu km nữa trước khi thay lốp mới. Thông thường, mỗi chiếc lốp thường có dấu hiệu xác định độ mòn ta-lông và độ sâu của rãnh. Nếu các đường gân tạo nên một mặt phẳng, tốt nhất hãy thay một chiếc mới. Một phương pháp khác là đút đồng xu 1.000 vào rãnh lốp. Nếu bạn nhìn thấy toàn bộ quốc huy khi đặt mắt ngang mặt lốp, lúc đó nên thay mới.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên để ý tới các vết mòn bất thường. Nếu độ sâu của rãnh lốp không bằng nhau chứng tỏ hiện tượng mòn bắt đầu xuất hiện. Có những nguyên nhân chính khiến lốp mòn như bơm lốp không đúng cách, lắp không thẳng và không đảo lốp định kỳ.

b. Bơm đủ áp suất

Bơm lốp đúng tiêu chuẩn là cách giảm độ mài mòn tốt nhất. Thông thường, những chiếc lốp không đủ hơi có thành lốp bị lún, khiến bề mặt lốp bị mòn về hai mép trong khi phần giữa không bị mòn nhiều. Bên cạnh đó, lốp non còn gây nên hiện tượng quá nhiệt do tăng ma sát với mặt đường dẫn đến mòn nhanh hơn, thậm chí bị nở ra.

Tuy vậy, những chiếc lốp quá hơi cũng gây nên nhiều phiền toái và chỉ bị mòn ở phần giữa ta-lông trong khi hai mép vẫn “bình yên”. Nếu quá áp suất quy định, lốp sẽ mòn nhanh hơn và cách tốt nhất là bạn xì bớt hơi. Thông thường, các nhà sản xuất lốp khuyến cáo nên kiểm tra áp suất lốp 2 lần/tháng. Để xem chỉ tiêu áp suất lốp đi theo xe, bạn có thể tìm thông tin trên bảng chỉ dẫn gắn ở khung cửa phía tài.

Khi bơm lốp, bạn cũng nên để ý tới nhiệt độ môi trường. Trong những ngày trời nóng, áp suất lốp thường tăng khoảng 0,06-0,1 atm còn khi trời lạnh khiếp áp suất giảm đi tương ứng.

c. Đảo lốp định kỳ

Phương pháp thứ 2 để tăng tuổi thọ lốp là chỉnh cho nó không bị lệch. Nếu lốp lắp không tiếp xúc tối ưu với mặt đường, hiện tượng mòn xảy ra không đều, bất thường và nhanh chóng. Khi bị hiện tượng này, lốp thường mòn một phía nào đó và tạo góc với mặt đường khiến giảm độ bám. Cách tốt nhất để khắc phục lỗi này là mang xe tới các gara để chỉnh lại.

Giai đoạn tiếp theo trong quá trình kiểm tra lốp là so sánh mức độ mòn giữa lốp trước và lốp sau. Thông thường, lốp trước mòn nhanh hơn lốp sau, đặc biệt khi xe rẽ, bởi lúc đó mat sát với mặt đường tăng lên. Sự khác biệt này rất rõ khi chiếc xe sử dụng hệ dẫn động bánh trước và giải pháp là bạn nên đảo lốp xe định kỳ sau khoảng 8.000-12.000 km đi được.

d. Cân bằng lốp

Các thợ xe thường gắn các mẩu nhỏ kim loại trên vành để tạo cân bằng động cho lốp. Vì vậy, bạn nên chú ý và đừng vứt nhưng chi tiết đó nếu không biết tác dụng. Bình thường, trong quá

trình sử dụng, các vị trí của lốp có độ mòn khác nhau khiến sự phân bố trọng lượng không đồng đều. Để tạo độ cân bằng, tránh rung và đảo xe khi lái, các thợ sửa thường thêm các miếng kim loại để bù khối lượng bị mất trên lốp. Để xác định các vị trí lệch người ta phải dụng thiết bị chuyên dụng và thợ phải có kinh nghiệm, vì vậy, bạn nên mang xe tới các trạm sửa uy tín.

5. Bảo dưỡng dầu phanh

Đa số người sử dụng xe hơi quên bảo dưỡng dầu phanh và chỉ chú ý đến chi tiết này khi gặp sự cố. Tuy không cần kiểm tra mức dầu phanh thường xuyên nhưng nên thay chúng một cách định kỳ. Dầu phanh phổ biến nhất mà các hãng xe sử dụng tại Vi ệt Nam là DOT 3, DOT 4, có thành phần dựa trên gốc glycol.

Các hãng sản xuất khuyến cáo khách hàng nên thay dầu phanh hai năm một lần. Thời gian thay dầu phanh phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại phanh và hoạt động của phanh phụ thuộc nhiều vào thành phần này. Dầu “già” làm mất nhiều năng lượng phanh, khiến những bộ phận đắt tiền hỏng nhanh. Tuy nhiên, trên thực tế, tính chần chừ khiến chúng ta hay đợi đến khi có dịp hoặc hỏng hóc xảy ra mới để ý đến nó.

Có nhiều loại dầu phanh trên thị trường như DOT 3, DOT 4, DOT 5. Các loại này phải có nhiệt độ sôi cao để tránh dầu bay hơi do nhiệt độ cao từ hệ thống phanh. DOT 3 là loại dầu phanh thông dụng ở Mỹ, Việt Nam và có nguồn gốc glycol.

Theo quy định của Hiệp hội kỹ sư ôtô Mỹ SEA, nhiệt độ sôi của dầu phanh DOT 3 phải cao hơn 205 độ C và tương thích với những vật liệu khác trong hệ thống phanh, có khả năng chống ăn mòn và không xảy ra biến đổi hóa học khi trộn với các loại dầu phanh khác. Nhiệt độ sôi của dầu là một trong những yếu tố quan trọng nhất. Trong trường hợp dầu sôi sẽ sinh ra bóng khí trong hệ thống kín. Khi nhấn chân phanh, một phần áp suất phanh tác động lên những bóng khí này mà không tác động hoàn toàn vào đĩa phanh khiến tính năng phanh giảm và chân phanh nhẹ.

Kỹ thuật bảo dưỡng xe

Một vài hãng xe châu Âu sử dụng dầu phanh DOT 4, có gốc glycol tương tự DOT 3 nhưng có nhiệt độ sôi cao hơn, ở 227 độ C. Điểm yếu của gốc glycol trong DOT 3, DOT 4 là tính hút nước cao và hút hơi ẩm vào hệ thống phanh. Nước có nhiệt độ sôi thấp hơn nhiều dầu nên nó sẽ tạo nhiều bóng khí, ảnh hưởng tới chất lượng phanh. Nhiều sản phẩm dầu phanh của các nước châu Âu có nồng độ nước dưới 3%. Tương tự DOT 3, DOT 4 được dùng khá phổ biến tại Vi ệt Nam.

Bên cạnh nhiệt độ sôi thấp, nước còn gây ăn mòn các chi tiết kim loại. Đối với các xi-lanh, chuyện ăn mòn không quá tồi tệ nhưng với hệ thống chống bó cứng ABS có giá hàng nghìn USD, đó sẽ là vấn đề lớn. Thay dầu phanh không những tăng hiệu quả phanh mà còn kéo dài tuổi thọ của các hệ thống thủy lực khác.

Khác với DOT 3 và DOT 4, DOT 5 sử dụng hóa chất có gốc silicone. DOT 5 không hấp thụ hơi ẩm từ không khí và không tấn công bề mặt sơn như glycol. Thế nhưng, điểm yếu của silicone là

độ nhớt của nó không thích hợp với DOT 3, DOT 4 (thường được sử dụng trong những thiết bị như ABS). Hơn nữa, silicone rất hay bị rỉ ra ngoài nên khó hàn kín.

Ưu điểm lớn nhất của DOT 5 là nhiệt độ sôi cao, gần 260 độ C. Silicone và glycol không được trộn lẫn vào nhau nên các bạn cẩn thận khi thay dầu phanh, không thay dầu DOT 5 cho DOT 3 và DOT 4. Trước hết, nên rửa sạch đường ống khi thay loại này bằng loại kia hoặc chỉ thay cùng một loại dầu để tránh những phiền toái không đáng có.

Hiện tại, các hãng sản xuất cho ra lò một sản phẩm dầu phanh mới có những ưu điểm của silicone và glycol dưới cái tên “dầu tổng hợp”. Ưu điểm chính của nó là có nhiệt độ sôi cao, ở 250 độ C và phù hợp với mọi loại dầu phanh khác.

6. Bắt bệnh của phanh

Phanh đĩa dù có nhiều ưu điểm hơn phanh tang trống nhưng vẫn có bệnh như tạo tiếng kêu, chân phanh không nhả hoặc bị rung.

Phanh là một trong những thiết bị có tần số hoạt động vào loại cao nhất trên xe hơi. Chức năng của nó là giảm tốc, dừng đỗ và giúp xe đứng yên trên các mặt đường dốc. Gần như tất cả các loại ôtô hiện nay đều trang bị hai hệ thống phanh độc lập với nhau là phanh chân và phanh tay. Trong đó, phanh chân chỉ hoạt động khi nhấn vào bàn đạp phanh và khi nhả chân thì đồng thời phanh cũng nhả. Phanh tay thì ngược lại, nó vẫn duy trì lực hãm khi nhả phanh. Thông thường, phanh tay dùng cơ cấu hãm trục truyền động còn phanh chân dùng cơ cấu hãm bánh xe.

Theo cách phân chia theo cơ cấu hãm, phanh chân được chia thành phanh tang trống và phanh đĩa. Ở kiểu phanh tang trống, áp suất thủy lực tác động lên piston và truyền cho má phanh để áp sát vào tang trống. Vật liệu ma sát trên má phanh sẽ tiếp xúc với tang trống, làm chậm tốc độ quay của tang trống và trục bánh.

Còn với phanh đĩa, vật liệu ma sát (má phanh) kẹp đĩa kim loại (quay cùng với trục bánh) nhờ áp suất thủy lực từ chân phanh. Phanh đĩa không có xu hướng phanh đột ngột (xe giật mạnh) như phanh tang trống mà có độ cân bằng tốt hơn khi dừng.

Mỗi loại phanh có ưu nhược điểm riêng và trên một số xe hiện đại, các hãng vẫn trang bị cả phanh tang trống lẫn phanh đĩa. Dù thế nào, hai loại phanh này có điểm chung là chúng đều có những bệnh riêng của mình, tùy theo từng loại.

a. Bệnh của phanh tang trống

Hiện tượng phổ biến nhất của phanh tang trống mà các xe (kể cả ôtô và xe máy) hay gặp phải là phanh hết cỡ nhưng lại không hiệu quả. Chẳng hạn như trên ôtô, tài xế có đạp chân phanh chạm sàn, xe vẫn không dừng theo ý muốn. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này như cần đẩy piston xi-lanh chính bị cong, thiếu dầu hoặc lọt khí trong hệ thống, má phanh quá mòn.

Trong trường hợp cần đẩy piston chính bị cong hoặc má phanh mòn, giải pháp cần làm ngay là thay chiếc mới. Nếu thiếu dầu, bạn nên tới các garage hoặc đại lý chính hãng để bổ sung theo đúng loại mà nhà sản xuất khuyến cáo như DOT3, DOT4 hay DOT5. Còn nếu hệ thống thủy lực bị lọt khí, các đại lý sẽ tiến hành xả khí, mà thợ hay gọi là "xả e", bắt nguồn từ từ tiếng Anh "air-không khí".

Một hiện tượng hiếm gặp nhưng hết sức nguy hiểm là xe bị lệch sang một bên khi phanh. Nguyên nhân của hiện tượng này là do lực phanh tác động lên các bánh không đồng đều, do một trong số chúng dính dầu, khe hở má phanh-tang trống không đều, đường dẫn dầu bị tắc cục bộ. Khi gặp phải tình huống này, bạn nên tới ngay các garage để sửa chữa bởi nó khiến xe rất dễ lật, mất lái khi ở tốc độ cao, mà đặc biệt với các loại kích thước lớn như xe thể thao đa dụng.

Ngoài các hiện tượng trên, một vấn đề mà người đi xe thường gặp phải là tiếng kêu khi phanh. Dấu hiệu này cho thấy má phanh đã quá mòn, trơ đinh tán và chúng ma sát với tang trống gây tiếng két két rất khó chịu. Phản ứng duy nhất là bạn thay má phanh mới, giúp phanh ăn hơn và xe đi cũng dễ chịu hơn.

b. Bệnh phanh đĩa

Phanh đĩa có ưu điểm là có độ cân bằng tốt khi dừng. Xét theo khía cạnh sử dụng cho xe cá nhân, phanh đĩa có ít nhược điểm và cũng ít bệnh hơn phanh tang trống. Tuy nhiên, do các dòng sedan (xe 5 chỗ) hay SUV thường đi với tốc độ cao nên việc theo dõi, bảo dưỡng, kịp thời phát hiện hỏng hóc là hết sức cần thiết. Đầu tiên, nếu bàn đạp rung khi phanh, bạn phải nghĩ ngay tới trường hợp đĩa phanh vị vênh, bề dày không đều và giải pháp là thay thế đĩa phanh mới.

Bệnh thường thấy hơn của kiểu phanh này là tiếng kêu khi bạn nhấn chân phanh. Và nguyên nhân chủ yếu là má phanh quá mòn. Đĩa tiếp xúc với má mòn tạo ra tiếng kêu loẹt xoẹt, xuất phát từ sự va chạm giữa kim loại trên má (hết lớp vật liệu ma sát) với đĩa phanh. Đối với xe máy, kỹ thuật viên thường xử lý bằng cách mài mịn đĩa để loại các vết xước. Tuy nhiên với ôtô, lực phanh thường lớn hơn nên cách giải quyết duy nhất là thay má và đĩa phanh mới.

Hiện tượng thường gặp thứ hai là phanh không nhả sau khi bỏ bàn đạp phanh. Đây là dấu hiệu cho thấy bộ trợ lực phanh hỏng, bàn đạp cong nên không trở về vị trí ban đầu. Ngoài ra, một lý do nữa là cần đẩy bơm chính được điều chỉnh không đúng và cách khắc phục là tới các garage để kiểm tra, hiệu chỉnh.

7. Hỏng hóc của hệ thống làm mát

Hệ thống làm mát đảm bảo động cơ không bị quá nhiệt và hoạt động ổn định. Những vấn đề chủ yếu của hệ thiết bị này là rò rỉ chất làm mát ra ngoài hoặc vào động cơ, chất làm mát bị quá nhiệt gây sôi và bơm yếu hoặc không hoạt động.

Quá nhiệt là một trong những vấn đề quan trọng với động cơ bởi nó có thể phá hủy các mối nối, vỡ miếng đệm, méo xi-lanh và nhiều hậu quả khác. Mặc dù nhiệt đóng vai trò quan trọng khi xe

khởi động, nhất là vào những ngày trời lạnh, nhưng thông thường khi xe được làm ấm vừa phải, nó hoàn toàn có thể khởi động một cách dễ dàng. Để giải tỏa nhiệt sinh ra từ động cơ, xe nhất thiết phải có hệ thống làm lạnh nhằm giữ khoảng nhiệt độ phù hợp. Khi xe gặp phải hiện tượng quá nhiệt, nó làm tăng nhiệt độ chất làm mát, qua đó tăng áp suất chất lỏng, khiến van giảm áp trên nắp áp suất mở rộng nên chất lỏng vào bình giãn nở nhiều hơn. Nếu lượng chất làm mát quá nhiều, hiện tượng sôi có thể xảy ra.

a. Kiểm tra

Hệ thống làm mát thường không nằm trong tầm quan tâm của các lái xe và vì vậy, nhiều người không để ý tới khi nhiệt kế chạm mức vạch báo động tới mức xe không thể khởi động được nữa hay thấy chất lỏng màu xanh rơi ở gầm máy. Mặc dù không thể kiểm tra thường xuyên như áp suất lốp hoặc mức dầu nhưng hệ thống làm mát nên được bảo dưỡng một cách định kỳ.

- Đoán bệnh xe qua mùi

- Tìm bệnh qua tiếng kêu

- Bắt bệnh bugi

Sau khi kiểm tra mức dầu, bạn nên xem hệ thống làm mát. Bạn có thể tìm các vết nứt, rạn hay các nút phồng trong cụm gia nhiệt hay ống lưới tản nhiệt, các vị trí gần vòng kẹp hoặc gần vật chuyển động. Tiếp đến làm kiểm tra màu sắc chất làm mát. Tùy thuộc vào từng nhà sản xuất khuyến cáo, từng loại nhớt có thể có màu xanh neon, hồng hoặc vàng cam. Nếu chất làm mát có màu của gỉ sét, chứng tỏ hệ thống bị hở do chúng ăn mòn các chi tiết. Bạn nên kiểm tra lưới tản nhiệt, đặc biệt tại các khớp nối bị han và các vị trí có hơi ẩm.

Nếu các thiết bị trên không có hỏng hóc, bạn có thể kiểm tra bộ điều nhiệt và các mối hàn của bơm nước. Sau đó là kiểm tra các mối nối bộ gia nhiệt, bao gồm cả động cơ và bộ cách nhiệt. Nếu có hơi nước hoặc thảm ghế trước bị ẩm chứng tỏ bộ gia nhiệt bị hỏng.

Nếu vẫn chưa tìm ra nguyên nhân, bạn nên kiểm tra phần dưới của lưới tản nhiệt, nơi liên kết với động cơ. Cuối cùng là kiểm tra ngay cả động cơ. Nếu khi khởi động ống xả có khói trắng, bạn nên nghĩ tới việc chất làm mát đã vào xi-lanh. Đây là một trong những vấn đề nghiêm trọng bởi chất lỏng sẽ làm đầy một phần xi-lanh. Khi khởi động, sự di chuyển của piston có thể làm thanh truyền bị cong hoặc đầu xi-lanh bị nứt. Tình trạng này được gọi là sự nghẹt thuỷ tĩnh.

Nếu lưới tản nhiệt hay bình chống tràn vẫn có mức nước thấp mà không tìm thấy chỗ thủng, có thể do chất làm mát rỉ qua lưới tản nhiệt và bị quạt gió hóa hơi. Để kiểm tra, hãy khởi động động cơ và xem có sương mù ở cánh quạt không, nhưng bạn nên giữ khoảng cách an toàn với cánh quạt bởi nó rất nguy hiểm.

b. Sửa chữa

Nếu phát hiện thấy hiện tượng rò rỉ, bạn có thể tự sửa bằng cách sử dụng các chất làm kín. Khi cho vào hệ thống làm mát, chất làm kín sẽ hàn các vết rỉ tại những nơi không dễ hàn như lưới tản nhiệt. Tuy nhiên, nếu hiện tượng quá nhiệt nghiêm trọng trong khi bạn không thể tự xác định nguyên nhân, hãy đưa xe tới các garage để các thợ có kinh nghiệm hơn phán đoán và tìm cách sửa tối ưu.

8. Khử mùi hôi trên ôtô

Thiết bị khử mùi phổ biến nhất hiện nay là máy sinh ozon hoặc ion với giá từ vài trăm nghìn đến hàng triệu đồng. Tuy nhiên, việc sử dụng chúng phải đúng cách vì ozon có tính oxy hóa rất cao, ảnh hưởng tới hệ hô hấp và các thiết bị khác.

Có những chiếc xe để lâu ngày không đi hoặc chỉ sau một đêm bỗng nồng nặc mùi khó chịu. Điều này rất bất tiện trong mùa hè do đóng cửa bật điều hòa nên mùi hôi không thoát được và ngày càng khó chịu. Đối với những xe cũ, nước thường chảy qua kính sau rồi thấm xuống thảm. Sau đó, nếu lâu ngày không lau, chúng làm ổ cho vi khuẩn phát triển và sinh ra mùi ẩm mốc rất khó chịu. Trong trường hợp này, cách tốt nhất là thay miếng đệm chân kính và mang thảm xe ra giặt sạch.

Nguyên nhân khác là mùi sinh ra do thức ăn thừa rơi xuống ghế bị phân hủy. Nếu chủ nhân hút thuốc, khói thuốc lá sẽ bám trên bề mặt ghế và trở nên cay nồng. Những mảng da lâu ngày không lau chùi, bị bám bụi, mồ hôi và hơi ẩm cũng có thể tạo ra mùi ẩm mốc và khét.

Một thiết bị sinh ra nhiều mùi khó chịu nữa là hệ thống điều hòa. Do đảm nhiệm vai trò lưu thông khí cho ca-bin xe nên thiết bị này thường xuyên phải hứng chịu bụi bẩn, hóa chất, khí thải từ môi trường xung quanh. Nếu không vệ sinh tốt, vi khuẩn sẽ phát triển và gây nên mùi hôi nồng rất đặc trưng.

Cách khắc phục

Đối với những loại mùi sinh ra do chất bẩn, da để lâu ngày ẩm mốc hay do thức ăn thừa vương vãi, bạn có thể dùng các chất tẩy chuyên dùng cho nội thất xe để làm sạch. Giống như rửa xe, bạn không nên sử dụng những loại như xà phòng giặt, nước rửa chén để lau nội thất do chúng có thể làm xỉn, mất màu da hoặc nỉ. Nồng độ các chất như kiềm, axít trong nước rửa chén hoặc xà phòng rất lớn nên chúng có thể hòa tan, phân hủy màu hoặc làm hỏng lớp da bề mặt. Trên thị trường hiện nay có khá nhiều loại tẩy rửa nội thất, đủ các loại từ bình dân của Trung Quốc hay cao cấp hơn là các sản phẩm nhập khẩu từ Mỹ, Nhật, Đức. Nếu muốn rẻ tiền, bạn có thể chọn loại của Trung Quốc như Jourking dùng cho nỉ với giá 50.000 đồng một chai 1 lít hoặc loại Turtle wax dùng cho da khoảng 120.000 đồng lọ 500 ml.

Với những loại như Sonax, giá đắt hơn khá nhiều. Cùng dung tích 1 lít nhưng giá của Sonax vào khoảng 350.000 đồng. Với loại 3M của Mỹ, giá cả cũng tương đương như Sonax và chất lượng khá tốt. Ngoài ra, bạn cũng thường xuyên kiểm tra hệ thống điều hòa vì đây là nơi sinh sống của

nhiều loại vi khuẩn. Đặc biệt với những xe thường xuyên đi trong vùng ô nhiễm, mùi và độ bẩn của hệ thống điều hòa khá nặng. Giải pháp là bạn có thể mang xe tới các garage điện lạnh nhờ bảo dưỡng, súc sạch dàn lạnh, tạo dòng không khí trong lành và thoáng mát.

Trong trường hợp lo sợ các chất tẩy làm mất màu da xịn, bạn có thể dùng phương pháp khử trùng bằng hơi nước. Một thiết bị nhập khẩu, có giá khoảng 150 USD, giúp bay hơi nước thành dạng sương mù. Chỉ cần lắp bình nước pha dung dịch khử trùng, bạn có thể khử trùng ở bất cứ khe ghế hay chỗ kín nào. Phương pháp này khá đơn giản, hiệu quả nhưng giá thiết bị và chất khử trùng khá đắt, chỉ thích hợp với xe sang, dịch vụ cao cấp.

Sau khi loại hết mùi bằng cách vệ sinh sạch sẽ chất bẩn, nội thất chiếc xế hộp có thể thơm hơn rất nhiều. Nếu muốn giữ nó luôn luôn sạch, một sản phẩm đang được sử dụng nhiều hiện nay là máy khử mùi.

Loại máy khử mùi phổ biến là kiểu sinh khí ozon (O3). Khí ozon có khả năng oxy hóa cao nên nó loại được vi khuẩn, phân hóa các chất bẩn. Giá cả của nó cũng vô cùng, từ loại bình dân giá rẻ của Trung Quốc, Hàn Quốc ở mức 300.000 đồng tới loại nhập khẩu giá tới vài triệu đồng. Máy sinh ozon dùng nguồn điện 12 volt lấy từ ổ châm thuốc lá và được đặt phía trên nắp bảng táp-lô.

Tuy nhiên, bạn đừng quá ham rẻ mà chọn các thiết bị không đáng tin cậy vì ozon có ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe con người. Nếu vượt qua ngưỡng giới hạn nồng độ, nó sẽ phá hủy màng chất nhầy trong hệ hô hấp khiến hành khách bị ho, khô miệng và đau mũi, họng. Nếu dùng trên ôtô, nhất thiết bạn phải chọn loại đã được tinh lọc qua hệ thống than hoạt tính.

Ngoài loại máy sinh ozon, trên thị trường còn có máy sinh ion. Tính năng của loại sản phẩm này được quảng cáo là cao hơn loại sinh ozon rất nhiều. Tuy nhiên, khả năng oxy hóa của loại cũng cao hơn ozon nên việc sử dụng nó phải nằm trong giới hạn và tuân thủ theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Lưu ý sử dụng

Không hút thuốc lá trong xe là điều bạn cần phải nhớ đầu tiên. Tiếp đó, hạn chế ăn uống trên xe nhằm tránh gây vương vãi hoặc tràn ra sàn khiến việc vệ sinh khó khăn. Sau mỗi chuyến đi xa, nên thay ngay thảm để chân nhằm tránh việc các chất bẩn từ giầy dép rơi ra phân hủy thành mùi.

Vệ sinh thường xuyên máy lạnh, kiểm tra các vị trí nhạy cảm như kính cửa, kính sau bởi chỉ cần sơ suất, nước sẽ có cơ hội chui vào những chỗ mà bạn khó có thể can thiệp.

9. Bảo vệ chiếc xe cưng trước thời ti ết

Mùa mưa đến trang bị một lớp bạt phủ, mùa nắng thì dán phim kim loại V-Kool chống nhiệt, bạn sẽ yên tâm hơn khi phải bỏ mặc con xe yêu dấu trên hè phố dưới mọi tác động của thời tiết.

Không phải ai cũng có garage riêng hay nhà đủ rộng để dành nguyên tầng 1 cho chiếc xe cưng, đành phải tự tìm cách xoay sở. Ai may mắn thì thuê được một chỗ trong một công sở nào đó,

những người còn lại chỉ biết phó mặc chiếc xe cho ông trời. Cũng như đồ chơi dành cho người thích nổi bật, các sản phẩm bảo vệ chiếc xe lập tức xuất hiện để đáp ứng nhu cầu thị trường.

Đôi khi giữa trưa nắng, bạn có thể bắt gặp ven đường một chiếc xe phủ bạt kín mít, có cả túi bao hai gương chiếu hậu hoặc những tấm che nắng nhìn mất vẻ đẹp của xe. Những loại này chủ yếu dành cho xe 4 chỗ hoặc 7 chỗ. Bạt Trung Quốc khoảng trên dưới 200.000 đồng, còn loại cao cấp hơn của Đài Loan giá chừng 500.000 đồng.

Ông Quang, phụ trách kinh doanh công ty nội thất xe hơi Con Rồng Đỏ, cho biết, sản phẩm này bán chạy tùy theo thời điểm trong năm, mùa mưa thì đắt hàng hơn mùa nắng. Hơn nữa, gần đây cửa hàng cũng ít nhập về sản phẩm này một phần do các đại lý bán ôtô thường dùng chúng làm quà tặng cho khách hàng. Vì thế, không có gì lạ khi từ đầu tháng 8, cửa hàng nội thất ôtô số 331 Trần Khát Chân, Hà Nội của ông Quang chỉ bán được hai bộ bạt che.

Theo anh Tuấn, chủ sở hữu của một chiếc Toyota Zace, bạt chủ yếu có công dụng chống xước và che mưa, nhất là trong mùa bão sắp tới, chứ không mấy có tác dụng chống nóng. Dưới thời tiết mùa hè, phải sử dụng phim dán kính xe. Trên thị trường hiện nay dùng chủ yếu là giấy đề can nhựa thông thường, giá từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng/m2. Tuy nhiên, tác dụng chống nóng của giấy đề can thường không cao, độ xuyên sáng không tốt, hơn nữa lại vi phạm quy định về cấm sử dụng kính màu đối với xe ôtô.

Cao cấp hơn có thể sử dụng loại phim kim loại V-Kool. Theo nhà sản xuất, phim kim loại chế tạo tại Mỹ này là sản phẩm duy nhất ở Việt Nam loại trừ được hầu hết tia hồng ngoại và tia cực tím, giảm 55% hệ số hấp thụ nhiệt trong ánh nắng mặt trời mà vẫn cho 77% ánh sáng tự nhiên đi qua. Anh Hùng cho biết khi sử dụng V-Kool cho chiếc Mazda 6 của mình, tầm nhìn không bị ảnh hưởng khi lái xe dưới trời mưa to hoặc đêm tối, đồng thời chấm dứt cảnh đậu xe lâu dưới trời nắng, phải bật điều hòa trước 5-10 phút mới dám bước vào trong.

Ông Nguyễn Trung Kiên, Giám đốc Trung tâm V-Kool Sài Gòn, cho biết sẽ bảo hành 5 năm đối với những trường hợp phim bị bong tróc, rạn nứt hay bay màu. Do có tác dụng hơn hẳn nên giá thành V-Kool cũng không rẻ. Dán một chiếc xe sedan (gồm kính chắn gió, 4 cánh cửa và kính sau) giá từ 330 USD đến 413 USD tùy loại phim. Tuy nhiên, như ông Quang ở Công ty Con Rồng Đỏ nhận định, thị trường miền Nam dành cho sản phẩm này có tiềm năng hơn ngoài Bắc. "Thời tiết miền Nam gần như nắng quanh năm, trong khi ngoài Bắc lại phân chia 4 mùa rõ rệt mà V-Kool có tác dụng cao nhất trong mùa nắng", ông Quang nói.

10. Cách rửa xe chuyên nghiệp

Ôtô mới có thể giữ được 90% nước sơn sau 2 năm nếu người sử dụng lưu ý vài chi tiết nhỏ như không nên rửa xe bằng khăn nylon, không rửa dưới trời nắng và đặc biệt đừng bao giờ dùng nước rửa chén hay xà phòng.

Rửa xe là một trong những quá trình bảo dưỡng quan trọng bởi nó ảnh hưởng lớn tới độ mới và sạch sẽ của một chiếc xe. Có nhiều người rất thích chăm sóc xe bằng cách tự mình "tắm rửa" cho nó. Tuy nhiên, không phải ai cũng làm tốt điều này.

Bắt đầu một cách đúng đắn

Trước tiên bạn cần chuẩn bị những thứ như nguồn nước, vải cotton mềm không rụng lông và tránh dùng vải nylon. Tốt nhất bạn nên chọn loại thiết bị rửa chuyên dụng. Một sai lầm mà những người ít kinh nghiệm thường mắc phải là dùng xà phòng giặt hay những chất tẩy rửa có sẵn trong nhà để rửa xe. Thậm chí có người còn dùng nước rửa chén bởi sau mỗi lần rửa, nước sơn bóng hơn. Tuy nhiên, lợi bất cập hại, xe bóng là do mất lớp bảo vệ phía ngoài và chỉ cần sau vài lần như thế, bề mặt xe sẽ xỉn đi và bắt đầu mất màu nhanh chóng.

Nguyên nhân của hiện tượng trên là do xà phòng hay và chất tẩy chén chứa những thành phần gây hại cho lớp sơn trên bề mặt. Chẳng hạn như nồng độ axít của nước rửa chén cao hơn nhiều so với chất tẩy rửa ôtô chuyên dùng. Trong khi đó, theo các chuyên gia, chất tẩy dành riêng cho ôtô gồm những thành phần làm sạch chất bẩn bám và có cấu tạo khác xa so với những chất dành cho quần áo hay kính.

Vì vậy, các chuyên gia có một lời khuyên rất dễ nhớ là "Đừng bao giờ lẫn lộn nhà bếp với garage".

Ngoài những lưu ý trên, bạn cần phải kiểm tra xem sơn xe của mình có thuộc loại quá đặc biệt hay không. Nếu có, hãy xem hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất để chọn được loại chất rửa phù hợp.

Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều loại nước rửa xe của các hãng như Sonax, Sumo, Trinity, 3M với nhiều mức giá khác nhau và được bày bán phổ biến trong các siêu thị. Sonax có giá khoảng 115.000 đồng cho chai 1 lít. Những loại rẻ tiền hơn thì khoảng 10.000 đồng chai 200 ml.

Các thao tác cần chú ý

Theo những người có kinh nghiệm, bạn nên rửa xe mỗi tuần một lần bởi nó thường xuyên phải hứng bụi, nhựa cây, phân chim và hàng trăm thứ khác. Với phân chim và nhựa cây, bạn nên rửa ngay bởi nếu để lâu, các chất ăn mòn mạnh sẽ phá hủy bề mặt lớp sơn. Ngoài ra, nếu sau mỗi chuyến đi xa hay qua một ngày mưa, rửa ngay sau đó sẽ đảm bảo các hạt bụi không làm xước sơn.

Một lưu ý nhỏ là bạn nên rửa dưới bóng râm bởi nếu tiến hành khi có nắng, bề mặt xe có thể khô trước cả khi các chất bẩn được loại hết. Trong trường hợp bụi bám nhiều, nên dùng vòi phun và không được dùng khăn lau chà lên bởi sẽ gây xước. Tuy nhiên, áp lực nước phun không được quá mạnh vì như vậy sẽ chẳng khác dùng tay cọ là bao. Một sai sót khá phổ biến ở các trạm rửa xe hiện nay là dùng vòi phun áp suất lực cao do thợ rửa xe muốn xong nhanh.

Bạn nên rửa từ trên xuống dưới và rửa từng phần. Tuy nhiên, một vài tay thợ chuyên nghiệp lại hay rửa từ dưới lên trên. Theo các chuyên gia, rửa từ trên xuống dưới sẽ giảm nguy cơ làm xước sơn bởi các chất bẩn không bám vào khăn lau. Phần dưới xe thường có nhiều chất bẩn và hạt bụi to, nếu lau ở đây trước, bụi có thể bám vào dụng cụ và gây xước sơn. Còn nếu rửa từ trên, nước và chất tẩy chảy xuống và làm bong phần nào chất bẩn trước khi chúng ta lau tới đó.

Các bước rửa xe bao gồm:

- Lau nhẹ toàn bộ xe bằng nước để loại bụi.

- Lau và rửa từng phần, từ trên xuống dưới nhằm tránh hiện tượng một số chỗ khô nhanh quá, làm két chất bẩn trên đó.

- Chà nhẹ tay.

- Bạn phải đảm bảo rằng luôn luôn chà nhẹ, không nên dừng lại một chỗ quá lâu nhằm ngăn không có chất bẩn két lại một chỗ.

- Dùng nước tráng toàn bộ xe để cuốn hết chẩn bẩn đi.

- Cuối cùng là lau khô những vệt nước đọng.

Đặc biệt, đường phố Việt Nam có nhiều cát, bụi nên bạn phải rửa thật kỹ bánh, chú ý tới các thiết bị gần mặt đường, nơi mà cát hay tích tụ lại. Để làm được điều này tốt nhất, bạn có thể sử dụng vòi bơm áp suất cao.

Trong quá trình rửa, bạn nên để ý tới chất bẩn tích tụ ở hốc vành. Một hiện tượng khá thú vị là vành bánh trước thường bẩn hơn vành bánh sau bởi bánh trước thường tích tụ một lượng lớn bụi phanh sinh ra từ phanh đĩa. Hiện tại, trên thị trường có khá nhiều sản phẩm chăm sóc giúp loại bỏ hoàn toàn bụi phanh.

11. Những thao tác bảo dưỡng xe hằng ngày

Giữ xe cho sạch sẽ, kiểm tra mức dầu, nhiệt độ nước làm mát, đó là những thao tác đơn giản bất cứ ai cũng có thể thực hiện nhưng lại có thể giúp chiếc xe của bạn an toàn hơn, tiết kiệm thời gian cũng như tiền bạc.

Không cần phải là một thợ máy chuyên nghiệp để giữ cho xe chạy ổn định hằng ngày. Bỏ ra vài giờ mỗi tháng, với đôi ba thao tác đơn giản, bạn có thể tránh được những phiền phức bất ngờ. Kiểm tra xe cũng không đòi hỏi kỹ năng phức tạp hơn việc bạn dọn dẹp nhà cửa.

Giữ xe sạch sẽ

Rửa xe không hề làm ảnh hưởng tới nước sơn mà còn có thể giúp cho nó sáng hơn, bền hơn. Hiện trên thị trường có một số loại dung dịch chuyên dùng rửa xe, không chỉ làm bóng sơn mà còn có tác dụng bảo vệ. Khi sử dụng chỉ cần hòa một ít vào nước và rửa bình thường.

Thường xuyên rửa xe bạn cũng sẽ tìm ra các vấn đề trước khi nó trở nên nghiêm trọng. Chẳng hạn, một vết rạn trên kính chắn gió có thể được hàn lại đơn giản thay vì phải thay toàn bộ kính nếu không phát hiện kịp thời.

Nếu được hút bụi và giặt thường xuyên, thảm chùi chân sẽ bền hơn. Một vài vết nứt nhỏ trên các bề mặt nhựa hoặc giả gỗ có thể dùng keo hàn lại kịp thời trước khi nó kịp toác ra và phải thợ chuyên nghiệp mới có thể giải quyết.

Dầu

Cần kiểm tra mức dầu động cơ ít nhất một lần mỗi tháng, đừng chỉ dựa vào đèn báo trên bảng đồng hồ. Dầu có tác dụng bảo vệ và kéo dài tuổi thọ động cơ. Vì vậy, khi có thể, đậu xe ở chỗ bằng phẳng và kiểm tra mức dầu khi động cơ nguội. Tìm trong sách hướng dẫn để biết được que thăm dầu nằm ở đâu (thông thường móc que được làm bằng nhựa vàng hoặc đỏ dễ gây chú ý). Để kiểm tra, rút que thăm dầu ra lau sạch, sau đó cắm trở lại và rút lên lần nữa. Nếu thấy có một lớp dầu mỏng bám ở khoảng giữa khấc đánh dấu mức thấp nhất và cao nhất (min và max) trên đầu que thăm dầu thì mọi thứ vẫn ổn. Nếu dầu bám ở dưới mức thấp nhất (min), bạn cần châm thêm dầu cho động cơ.

Nắp dầu ở ngay trên động cơ và có in nổi chữ "oil" (dầu), tuy nhiên, nếu không chắc chắn lắm bạn có thể kiểm tra bằng sách hướng dẫn của nhà sản xuất. Trong sách cũng sẽ cho biết loại dầu nào thích hợp với động cơ của xe. Lúc này, chỉ cần châm thêm dầu và kiểm tra cho tới khi đạt yêu cầu.

Lốp

Thường xuyên kiểm tra áp suất lốp để đảm bảo an toàn trong khi lái xe. Sau khi đánh xe tới một garage, tốt nhất hãy chờ vài phút cho lốp xe nguội trở lại hãy kiểm tra vì khi nóng, áp suất lốp cao hơn thông thường. Áp suất chuẩn cho lốp xe được ghi rõ trong sách hướng dẫn. Lưu ý là áp suất cho lốp trước và sau thường không giống nhau. Nếu áp suất lốp thấp, cần bơm cho đến khi nó đạt mức cần thiết. Nếu lốp quá căng, có thể đơn giản xả bớt bằng cách ấn ti ở trên van hơi.

Kiểm tra độ mòn của gai lốp bằng dụng cụ hoặc quan sát với mắt thường. Nếu áp suất ở mức tiêu chuẩn, gai lốp chưa mòn quá thì cũng chưa đồng nghĩa với việc bạn có thể an tâm khởi hành cho một chuyến đi dài. Một mẩu kim loại, mảnh kính vỡ hay bất kỳ vật thể sắc nhọn nào cũng có thể găm rất lâu trên lốp xe trước khi gây ra những vết rách lớn.

Hệ thống làm mát

Không đủ nước làm mát sẽ làm động cơ nhanh nóng và dẫn đến những tổn hại nghiêm trọng. Kiểm tra bình nước phụ và châm thêm nước làm mát nếu không đạt yêu cầu. Cũng như khi kiểm tra mức dầu, đỗ xe chỗ bằng phẳng, chờ động cơ nguội và kiểm tra xem liệu nước trong bình có đạt mức cực đại hay không.

Nếu thường xuyên phải châm thêm nước làm mát, nhiều khả năng bộ tản nhiệt đã bị rò rỉ, cần phải đem xe đi sửa. Phần lớn các nhà sản xuất khuyến cáo nên thay nước làm mát động cơ xe hơi sau khoảng 24 tháng.

12. Cách giảm chi phí khi bảo dưỡng, sửa chữa

Nếu không muốn mất nhiều tiền cho những lần bảo dưỡng hoặc sửa chữa, bạn hãy lên danh sách các dịch vụ cần làm dựa theo sổ tay hướng dẫn, đưa xe tới các đại lý hay garage quen và đừng bao giờ bỏ mặc xe cho thợ.

Những chiếc ôtô hiện đại ngày càng trở nên phức tạp do tích hợp nhiều công nghệ. Các hoạt động chủ yếu được điều khiển bằng vi tính và trên mỗi chiếc xe, có hàng tá hệ thống điện tử tích hợp ở phanh, động cơ, bánh và trong ca-bin. Tuy nhiên, trở ngại lớn cho những người sở hữu xe hơi ngày nay bắt nguồn từ chính sự hiện đại của nó. Bởi nếu muốn tìm một lỗi nào đó, họ hoàn toàn phụ thuộc vào công cụ xác định lỗi mà không có cách nào tự khắc phục được.

Chẳng hạn như rất nhiều người phàn nàn về việc bỗng dưng đèn “Check engine” sáng mà không rõ nguyên do. Sau cùng, họ chỉ còn cách mang xe tới xưởng nhờ các nhân viên dùng thiết bị kiểm tra và xóa lỗi tắt cái đèn "đáng ghét" đó. Cũng vì phụ thuộc quá nhiều vào máy móc mà chủ nhân những chiếc xe thường phó mặc cho các đại lý chính hãng hay các garage "muốn làm gì thì làm", khiến chi phí tăng lên. Trong khi đó, có những cơ hội và phương pháp rất hữu hiệu để họ giảm thiểu những khoản tiền "nuôi" xe.

Không cần thiết phải tới đại lý

Để bảo dưỡng, bạn không nhất thiết phải tới các đại lý bởi ở đó, giá dịch vụ thường cao hơn nhiều so với các nơi khác. Bạn có thể chọn một garage uy tín nào đó để tiến hành những dịch vụ như thay dầu, sửa chữa hệ thống làm lạnh. Những quy định hiện nay chưa đề cập đến việc thời hạn bảo hành bị ảnh hưởng do tiến hành bảo dưỡng bên ngoài các đại lý của hãng.

Liệt kê các dịch vụ cần thiết

Đa số khách hàng thường không quan tâm tới "bảo bối" trong tay mình, đó là sổ tay sử dụng mà các hãng cấp cho khi họ mua xe. Tất cả những thông tin cần thiết trong quá trình sử dụng xe đều có thể tìm thấy ở đây. Trước khi đến nơi bảo dưỡng, bạn cần đọc kỹ sổ tay hướng dẫn và liệt kê danh sách các dịch vụ như có thay dầu hay không, thay loại nào; bảo dưỡng phanh hay có phải thay lốp hoặc đảo lốp hay không. Điều này giúp bạn chủ động hoàn toàn trước những lời "cám dỗ" của kỹ thuật viên khi đề nghị làm thêm cái này hoặc cái kia.

Có những khách do không nắm chắc thời hạn bảo dưỡng nên thường gặp "hố". Chẳng hạn như có người được đề nghị thay cua-roa cam sau khi đi 96.000 km với giá gần 250 USD. Thế nhưng, theo chỉ dẫn trong sổ tay, thiết bị này chỉ phải thay sau 170.000 km.

Tìm hiểu kỹ giá dịch vụ

Nhiều khách hàng cho rằng giá cho các dịch vụ tại đại lý là thống nhất. Tuy nhiên, những nhận định trên không chính xác. Thông thường, một số đại lý thực hiện đúng theo hướng dẫn trong sổ tay trong khi số khác lại thêm vào các dịch vụ phụ. Vì vậy, giá chênh lệch nhau khá lớn. Để không bị mất quá nhiều tiền cho những vấn đề như thế này, tốt nhất bạn hãy liên hệ trước với các đại lý, hỏi về giá cả và chi tiết quá trình bảo dưỡng để không bị rơi vào thế phải trả quá nhiều tiền.

Sửa chữa tại đại lý

Nếu xe của bạn gặp vấn đề khi vẫn trong hạn bảo hành, hành động duy nhất lúc đó là mang tới đại lý chính hãng để sửa chữa. Ngoài ra, các hãng thường có chiến dịch kiểm tra sửa chữa miễn phí và đừng bao giờ bỏ lỡ cơ hội như thế. Một lưu ý nhỏ là bạn có thể mang xe tới bất kỳ đại lý nào, không cần phải tới nơi đã mua xe.

Cẩn trọng tại các garage

Trong trường hợp hết hạn bảo hành, bạn nên chọn một xưởng sửa chữa có uy tín, kinh nghiệm cũng như có đầy đủ các thiết bị cần thiết. Khi đã có được nơi ưng ý, hãy tới đó vào các lần sau để thợ sửa có thể theo dõi sự cố cũng như hoạt động của xe một cách hệ thống. Nếu thay đổi nơi sửa quá thường xuyên, bạn sẽ gặp phải tình trạng xưởng này yêu cầu bạn thay bộ phận mà bạn đã mua ở xưởng khác. Lúc đó, chi phí sẽ đội lên rất nhiều.

Khi sửa chữa, nếu có thể hãy ngồi vị trí thật gần để quan sát và yêu cầu thợ hỏi ý kiến trước khi thay thế một bộ phận nào đó. Khi theo dõi sát sao, bạn sẽ loại trừ những lỗi (vô tình hay cố ý) của thợ và yên tâm hơn khi nhận lại xe. Dù không phải tất cả nhưng thỉnh thoảng vẫn có khách hàng phản ánh về việc bị thay đồ hay sau khi nhận xe về lại bị nặng hơn.

Ngoài ra, hãy hỏi tất cả những vấn đề mà bạn thắc mắc bởi rất nhiều người thường ngại ngùng khi đề cập đến kỹ thuật. Trong khi chính điều đó là điểm yếu để những tay thợ láu cá bịp bợm.

13. Những yêu cầu an toàn khi sửa xe

Đỗ xe một cách chắc chắn, sử dụng đúng dụng cụ như không dùng cà-lê hệ inch cho ốc hệ mét, tháo đồng hồ đeo tay là những lưu ý cơ bản khi sửa chữa bảo dưỡng xe ôtô. Và để đảm bảo an toàn, bạn hãy trang bị những kiến thức cần thiết cũng như tập thói quen kiên nhẫn.

Khi sửa xe, bảo dưỡng hay kiểm tra một bộ phận nghi ngờ hỏng hóc nào đó, bạn nên chuẩn bị cho mình những yêu cầu an toàn cần thiết, bởi nếu không rất dễ gặp phải những tai nạn bất ngờ. Một trong những nguy cơ chấn thương cao là đỗ xe ở vị trí không thích hợp khiến nó có thể đổ lên người thợ phía bên dưới. Sử dụng thiết bị không đúng quy cách hay không phù hợp cũng có thể dẫn tới tai nạn, thậm chí do mặc quần áo quá mòn.Yếu tố quan trọng nhất khi sửa xe là thao tác của người thợ. Tiếp theo là yếu tố tâm lý. Có thể nói chắc rằng bạn không thể sửa xe nếu không có sự kiên nhẫn. Những hành động hay quyết định vội vàng trước hết sẽ khiến bạn đau,

sau đó gây hỏng hóc thêm cho chiếc xe. Chẳng hạn để tháo một con ốc rất chặt, bạn nên xác định xem để tay ở vị trí nào thuận tiện nhất, khi vặn có bị vướng hay không.

Cũng như vậy, khi siết chặt một con ốc, cần xem qua để xác định nó có vừa hay không, cần một lực bao nhiêu. Trước khi sửa ống xả hay làm việc quanh động cơ, phải đảm bảo chúng đủ nguội để không gây bỏng. Và bạn hãy thường xuyên đặt những câu hỏi trên cho chính mình để tạo nên thói quen cẩn trọng đáng quý.

Để tránh quần áo bị mòn và không chảy nước mắt khi nằm dưới gầm xe, cách tốt nhất là hãy nâng chiếc xe lên cao hơn bằng kích, hoặc hạ thấp người xuống. Khi dùng găng tay trong các thao tác có tiếp xúc với chất lỏng hoặc nhiên liệu, bạn nên chọn găng làm từ sợi nitrile, đừng sử dụng găng tay cao su. Quần áo làm từ sợi hữu cơ như cotton, len rất an toàn bởi chúng không bị chảy do chất hóa học hay nhiệt. Bạn chú ý bảo vệ mắt trong tình huống làm việc với dòng không khí áp suất cao hay khi nằm dưới gầm xe. Một yêu cầu quan trọng nhưng thường xuyên bị quên, là bạn nhớ bỏ hết trang sức, vòng, nhẫn hay đồng hồ trước khi sửa chữa.

Ngoài ra, khi sử dụng các thiết bị, bạn cũng nên lưu ý không dùng cà-lê hệ inch để vặn ốc hệ mét và ngược lại. Khi dùng mỏ-lết nên để ý tới chiều tác dụng lực và không nối thêm tay đòn cho các dụng cụ xiết bu-lông, ốc vít. Không để các vật dụng kim loại trong túi áo bởi có thể va chạm với nguồn điện, gây giật. Các chuyên gia đã liệt kê 8 lỗi hay mắc phải nhất với người thợ sửa xe chuyên nghiệp.

Thứ nhất, không tháo dây nối ắc-quy trước khi sửa hệ thống khởi động và sạc điện. Thứ hai, dùng mặt ắc-quy để đựng con ốc, cà-lê. Thứ ba, làm chảy xăng khi động cơ vẫn còn nóng. Thứ tư, đứng trước hoặc đứng cạnh quạt gió động cơ khi vẫn làm việc mà không kiểm tra các hỏng hóc quạt gió trước. Thứ năm, khởi động xe ngay từ cụm máy mà không xác định hộp số đã để đúng vị trí chưa. Thứ sáu, dùng đèn phát nhiệt để kiểm tra bình xăng. Thứ bảy, thử xe sau khi sửa phanh mà không kiểm tra chân phanh trước khi cho xe ra khỏi gara. Cuối cùng là lỗi chỉnh các đường dẫn nối với hộp số tự động khi động cơ vẫn còn đang chạy.

Đối với nhà xưởng, trước hết hãy chọn một vị trí tốt, bằng phẳng, có độ bám để đậu xe. Các thiết bị được đặt ở vị trí dễ lấy, dễ nhớ. Khi sửa xe cần có quạt thông gió, đặc biệt nếu động cơ vẫn đang nổ bởi xe có thể thải ra các chất độc hại cũng như xăng bị rỉ. Thói quen hút thuốc khi đang làm việc rất nguy hiểm, nhất là trong các nhà kín gió bởi hơi dầu hơi xăng dễ bắt cháy khi có nguồn nhiệt.

III. Hi ểu biết và kinh nghiệm

1. Cách phân hạng ôtô ở châu Âu

Tiêu chuẩn phân hạng xe hơi của châu Âu dựa trên kích thước, và thông số chính để so sánh là chiều dài. 6 hạng chính sử dụng ký hiệu từ A đến F bằng chữ cái Latin. Ranh giới giữa các hạng chỉ có tính ước lệ và đang dần “mờ” đi bởi việc cải tiến kiểu dáng của các nhà sản xuất.

Thứ tự phân hạng bắt đầu từ các xe nhỏ nhất, ôtô ngắn hơn 3,6 m thuộc hạng A, loại xe tiết kiệm nhiên liệu này hướng tới những người thực dụng. Chúng được coi là “xe dành cho 2 người” và thường là chiếc xe thứ 2 hoặc 3 trong gia đình. Ví dụ điển hình cho xe hạng A là VW Lupo, Opel Agila, Fiat Ciecento.

Tiếp theo là xe hạng B, loại có chiều dài 3,6-3,9 m, được sử dụng phổ biến ở châu Âu, nhất là vùng Địa Trung Hải. Khung sườn xe thuộc kiểu hatchback, tiện nghi và trang bị khá, ghế sau chỉ đủ 2 người ngồi thoải mái. Xe loại này không đa năng để có thể là chiếc duy nhất trong gia đình, đối tượng mua xe chủ yếu là phụ nữ. Ví dụ: Opel Corsa, Peugeot 206, Fiat Punto…

Hạng C là nhóm xe thông dụng với chiều dài 3,9-4,4 m, chúng thường được gọi bằng một cái tên khác là Golf-class vì sự hâm mộ mẫu xe VW Golf trong suốt 1/4 thế kỷ qua ở châu Âu. Xe có thể chở 5 người (3 người ngồi hơi chật ở hàng ghế sau). Một số mẫu xe hạng C điển hình: Opel Astra, Nissan Almera, Ford Focus…

Xe hạng D là nhóm có chiều dài 4,4-4,7 m và thường gọi là xe hạng trung. Hạng này được chia không chính thức thành nhóm xe gia đình (Citroen C5, Toyota Avensis…) và xe cao cấp (Audi A4, BMW Serie 3, Mercedes-Benz C-Class, Jaguar X-Type, Volvo S60…). Mercedes có cách gọi hạng riêng, đôi khi không trùng với tiêu chuẩn châu Âu. C-Class của họ tương ứng hạng D, nhưng trang thiết bị ở mức cao, động cơ mạnh ngang ngửa với nhóm coupe thể thao.

Xe hạng E là nhóm sang trọng, dài 4,7-5 m, nội thất rộng và trang thiết bị cao cấp, tiện nghi đầy đủ. Các mẫu xe hạng E được ưa chuộng hiện nay là Mercedes E-Class, BMW Serie 5, Audi A6…

Cuối cùng là hạng F - loại sedan có chiều dài vượt quá 5 m. Nội thất rất sang trọng, động cơ từ 6 xi-lanh trở lên, trang bị các hệ thống điện tử tiên tiến nhất. Những mẫu xe hạng F được ưa chuộng nhất là: Mercedes S-Class, BMW Serie 7, Audi A8, Jaguar XJ8 và Lexus LS430…

Hiện nay, khi nâng cấp xe, các nhà sản xuất thường tăng chiều dài mẫu cũ thêm 10-15 cm. Ví dụ VW Polo và Fiesta là xe hạng B, khi nâng cấp, các mẫu mới đều dài hơn 15 cm, vượt qua mức 3,9 m và trên lý thuyết, đã có thể liệt vào hạng C.

2. Hệ thống tiêu chuẩn khí thải châu Âu

Theo lộ trình, giai đoạn 2005-2008, nước ta sẽ xây dựng tiêu chuẩn chất lượng khí thải xe hơi phù hợp với Euro I trong hệ thống tiêu chuẩn châu Âu. Đây là một trong những hệ thống tiêu chuẩn tiên tiến nhất, được áp dụng rộng rãi trên thế giới, gồm cả Trung Quốc và các nước Đông Nam Á.

Châu Âu là cái nôi của ngành công nghiệp ôtô thế giới bởi những phát minh sáng chế đầu tiên về động cơ đốt trong ra đời từ lục địa này. Sự phát triển vượt bậc của thị trường ôtô giai đoạn 1960-1970 và bài học về cái chết của 80 người dân New York trong 4 ngày thời tiết đảo lộn do ô nhiễm không khí, buộc chính phủ của các nước châu Âu xây dựng một chương trình cắt giảm khí thải xe hơi vào năm 1970. Tuy nhiên, phải đến năm 1987, dự luật hoàn chỉnh quy định giá trị nồng độ giới hạn của các loại khí thải mới được thông qua và người ta vẫn thường gọi đó là Euro 0. Trải qua 18 năm, thêm 4 tiêu chuẩn nữa được ban hành bao gồm: Euro I năm 1991, Euro II năm 1996, Euro III năm 2000 và Euro IV năm 2005. Với mỗi tiêu chuẩn mới ra đời, nồng độ giới hạn của khí thải lại thấp hơn tiêu chuẩn trước.

Hệ thống Euro áp dụng cho tất cả các loại xe trên 4 bánh lắp động cơ đốt trong chạy bằng nhiên liệu xăng, dầu, LPG (Liquefied Petroleum Gas) và chia theo tính năng như: xe du lịch, xe công suất nhỏ, xe công suất lớn và xe bus.

Mỗi ngày mất 1 tỷ do ô nhiễm

Khí thải gây ô nhiễm là những hợp chất độc hại có ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người và môi trường trong thời gian dài bao gồm: cacbon oxít (CO), nitơ oxít (NOx), hydrocacbon nói chung (HC) và thành phần bụi bay theo (Particulate Matter-PM). Điển hình nhất trong số các khí trên là cacbon oxít (CO), sinh ra do quá trình cháy không hoàn toàn các hợp chất chứa cacbon. Loại khí này có khả năng làm mất vai trò vận chuyển oxy của hemoglobin một cách nhanh chóng nhờ tạo liên kết bền với nguyên tố sắt (Fe) - thành phần quan trọng của hemoglobin- và là tác nhân chính gây ra hiện tượng ngất do hít phải quá nhiều khói lò gạch ở các vùng quê Việt Nam.

Phương pháp xác định

Trong các tài liệu về hệ thống tiêu chuẩn Euro, giá trị nồng độ khí có thể khác nhau tùy theo cách đánh giá. Cách thứ nhất xác định nồng độ khí thải theo hành trình của phương tiện bằng đơn vị “g/km”. Cách thứ hai đánh giá theo công do động cơ sinh ra, lúc đó giá trị nồng độ khí thải có thứ nguyên “g/kWh”.

Bên cạnh kết cấu động cơ, lượng khí thải phụ thuộc rất lớn vào những yếu tố như: thời gian khởi động, tải trọng, vận tốc, độ ổn định của vận tốc và loại đường vận hành. Nhằm đưa toàn bộ ảnh hưởng của những nhân tố trên vào mô hình hóa thực nghiệm, các nhà kiểm định đưa ra hai phương pháp: ESC (European Steady Cycle - Chu trình thực nghiệm ổn định) và ETC (European Transient Cycle - chu trình thực nghiệm tức thời).

ESC là phương pháp kiểm định tiến hành theo nhiều giai đoạn. Ở mỗi giai đoạn, vận tốc và tải trọng của xe không đổi. Nhưng khi chuyển sang giai đoạn khác người ta sẽ thay đổi hai thông số đó một cách ngẫu nhiên. Trong suốt quá trình thực hiện, khí thải liên tục đi qua thiết bị đo nồng độ và giá trị cuối cùng là trung bình cộng của toàn bộ các giai đoạn. ESC phù hợp với điều kiện vận hành trên đường trường, ít thay đổi vận tốc và tải trọng.

Không giống với ESC, phương pháp ETC dựa trên việc thay đổi vận tốc, tải trọng một cách tức thời. Người ta không cho khí thải qua thiết bị đo ngay mà gom vào một túi khí plastic và phân tích sau khi kết

thúc thực nghiệm. ETC thích hợp cho điều kiện chạy trong thành phố, phải liên tục thay đổi vận tốc cũng như tải trọng.

Hệ thống tiêu chuẩn Euro thường xuyên được nghiên cứu, cập nhật theo tình hình sử dụng ôtô ở các nước thành viên liên minh châu Âu. Những báo cáo về lượng xe hơi và nồng độ khí thải trong không khí là cơ sở để các nhà chức trách đưa ra những quy định mới do khoảng thời gian áp dụng của Euro thường không ấn định trước. Ví như chỉ 3 năm sau khi có hiệu lực, Euro IV sẽ được thay thế bằng tiêu chuẩn mới, Euro V.

Bộ trung hòa khí thải

Những quy định hết sức khắt khe của Euro V khiến các hãng sản xuất ôtô lại tiếp tục thay đổi kết cấu động cơ nhằm tăng hiệu suất cháy, lắp đặt bộ chuyển hóa xúc tác (catalytic converter), thay đổi nguồn nhiên liệu và nghiên cứu thiết kế quy trình sản xuất thân thiện với môi trường. Bên cạnh đó, Euro còn quy định các loại xe hoạt động tại châu Âu phải thỏa mãn tiêu chuẩn trong vòng 80.000 km. Nếu không đáp ứng được yêu cầu trên, nhà sản xuất sẽ phải thu hồi toàn bộ loại sản phẩm đó.

Việt Nam và Euro

Mặc dù mức độ ô nhiễm không khí tại các thành phố lớn là đáng báo động nhưng do khó khăn về kinh thế, kỹ thuật nên Việt Nam chưa thể áp dụng ngay hệ thống tiêu chuẩn Euro. Đến 2007, chúng ta mới có thể quy định Euro I cho xe hơi, tiếp đến là Euro II năm 2010. Trong khi đó, hầu hết các nước Đông Nam Á đã và đang chuẩn bị chuyển sang Euro II, thậm chí là Euro III. Dù sớm hay muộn, áp dụng tiêu chuẩn Euro để kiểm soát lượng khí thải là nhiệm vụ cần thiết bởi những ảnh hưởng về môi trường và sức khỏe con người là hết sức to lớn.

3. Ý nghĩa điểm đánh giá an toàn xe hơi

Điểm an toàn là một trong những thông số quan trọng nhất mà người mua xe quan tâm, bởi nó ảnh hưởng trực tiếp tới tính mạng của họ. Dựa trên phần trăm sống sót của hành khách, mỗi tổ chức đánh giá có phương pháp thử nghiệm và cho điểm riêng của mình, nhưng thông dụng nhất là cho điểm theo “sao”.

Trên thế giới, 3 tổ chức đánh giá độ an toàn uy tín nhất là Cơ quan an toàn giao thông quốc gia Mỹ NHTSA (National Highway Traffic Safety Administration), Viện nghiên cứu an toàn giao thông quốc gia Mỹ IIHS (Insurance Institute for Highway Safety) và chương trình đánh giá xe mới EuroNCAP (European New Car Assessment Programme).

Những thử nghiệm độ an toàn được các tổ chức này tiến hành lần đầu tiên vào những năm 1970, riêng IIHS mới bắt đầu đánh giá cho khách hàng từ năm 1995. Nếu NHTSA và EuroNCAP được chính phủ Mỹ và chính phủ các nước châu Âu bảo lãnh thì IIHS lại phục vụ cho các hãng bảo hiểm ôtô. Để kết quả mang tính phổ dụng cao, các tổ chức đánh giá thường chọn những mẫu xe nhiều người sử dụng, có cấu trúc và các thiết bị an toàn không có sự khác biệt lớn so với mẫu xe ưu tiên.

Thử nghiệm va chạm phía trước

Trong thử nghiệm va chạm trước, những hình nộm được đặt trong xe dưới tư thế như người ngồi và người lái thật sự. Khi chiếc xe va chạm với tường cố định ở tốc độ 56 km/h, lực tác động lên các hình nộm được tính toán và NHTSA sẽ đưa ra đánh giá theo các "sao" dựa trên phần trăm sống sót của người ngồi trong xe.

Số sao Ý nghĩa 5 Nguy cơ tai nạn nghiêm trọng thấp hơn 10% 4 Nguy cơ tai nạn nghiêm trọng từ 11-20% 3 Nguy cơ tai nạn nghiêm trọng từ 21-35% 2 Nguy cơ tai nạn nghiêm trọng từ 36-45% 1 Nguy cơ tai nạn nghiêm trọng cao hơn 46%

Trong khi đó, IIHS lại tiến hành va chạm theo một phía của mũi xe (offset) vào tường ở tốc độ 64 km/h, tương đương với vận tốc hai xe va chạm cạnh mũi với nhau. Đánh giá của IIHS chia theo thang: "Tốt" (good), "chấp nhận được" (acceptable), "yếu" (marginal) hay "nghèo nàn" (poor). IIHS không dựa trên phần trăm may mắn như NHTSA mà đánh giá vào chấn thương của hành khách và quan tâm tới cấu trúc các thiết bị an toàn của chiếc xe hơn. Đối với IIHS, bất kể kết quả tốt đến đâu, nếu một chiếc xe không có túi khí hay túi khí hoạt động không đúng nguyên tắc thì nó vẫn bị đánh điểm "nghèo nàn".

Trong thử nghiệm của NHTSA, hai hình nộm, có kích thước tương đương với người trung bình được đặt ở hai ghế trước. Một vật có khối lượng 1.368 kg đâm vào cạnh xe với vận tốc 62 km/h. Lực tác động lên các vị trí đầu, cổ, ngực và xương chậu của hai hình nộm được tính toán nhưng mức đánh giá theo "sao" lại chỉ dựa trên chấn thương ở ngực. Chấn thương ở đầu không được đánh giá vào điểm "sao" mà chỉ ghi ở cột "an toàn liên quan" nếu ở mức độ đáng quan tâm.

Số sao Ý nghĩa 5 Nguy cơ chấn thương thấp hơn 5% 4 Nguy cơ chấn thương từ 6-10% 3 Nguy cơ chấn thương từ 11-20% 2 Nguy cơ chấn thương từ 21-25% 1 Nguy cơ chấn thương cao hơn 26%

Trong thử nghiệm của IIHS, hai hình nộm là phụ nữ hoặc trẻ em 12 tuổi (cao 1,5 m, nặng 50 kg) đặt ở ghế lái và ghế ngay sau đó. Kích thước của vật va chạm trong thử nghiệm của IIHS cũng khác. Nó nặng 1.497 kg và có hình dạng tương tự như phần đầu của một chiếc xe thể thao đa dụng (SUV). Tốc độ va chạm là 50 km/h.

Thử nghiệm lật xe

Thử nghiệm này chỉ có NHTSA tiến hành. Văn phòng liên bang sẽ ghi nhận kết đánh giá lật xe dựa trên tính toán toán học về khối lượng xe và trọng tâm gây lật. Thông số đánh giá được NHTSA gọi là "Static Stability Factor - thừa số cân bằng tĩnh". Tuy nhiên, tính toán này của NHTSA bị chỉ trích rất nhiều do nó không xem xét tới điều kiện vận hành thực.

Tới năm 2004, NHTSA bắt đầu sử dụng yếu tố động học vào đánh giá lật và kết quả dựa trên sự kết hợp giữa thử nghiệm động và thử nghiệm tĩnh. Thử nghiệm động được tiến hành khi chiếc xe chở 5 hành khách và đầy bình nhiên liệu, di chuyển trên điều kiện địa hình thay đổi thường xuyên và các dụng cụ sẽ đo các thông số của lốp. Nếu hai lốp cùng nâng cao 5 cm khỏi mặt đất thì chiếc xe được coi là "lật úp", giai đoạn chuẩn bị lật. Điểm cho thử nghiệm này có ý nghĩa:

Số sao Ý nghĩa 5 Nguy cơ lật thấp hơn 10% 4 Nguy cơ lật từ 11-20% 3 Nguy cơ lật từ 20-30% 2 Nguy cơ lật từ 30-40% 1 Nguy cơ lật cao hơn 40%

Va chạm phía sau

Chỉ có IIHS tiến hành thử nghiệm này. NHTSA không đánh giá loại va chạm này do nó ít gây tại nạn nghiêm trọng, chỉ có 5% hành khách đeo dây an toàn bị tử thương trong các tai nạn kiểu trên. Tuy số người chết thấp nhưng nó lại phổ biến nhất trong các kiểu tai nạn. Một hình nộm được đặt vào ghế và cho xe va chạm ở tốc độ 32 km/h với một xe khác cùng khối lượng ở phía sau. Các lực tác động được tính toán theo các thông số động và tính học để cho điểm từ "tốt" tới "nghèo nàn".

Bên cạnh các thử nghiệm quan trọng trên, IIHS còn có một thử nghiệm "va chạm ba-đờ-sốc ở tốc độ thấp". Tuy nhiên, IIHS không dùng để đánh giá độ an toàn mà đánh giá chi phí sửa chữa. Một chiếc xe va chạm với tường ở tốc độ 8 km/h trong 4 lần khác nhau rồi mang đi sửa chữa và mức đánh giá "tốt" hay "nghèo nàn" sẽ dựa trên số tiền bỏ ra.

Mỗi tổ chức có cách đánh giá riêng của mình. Nếu NHTSA và EuroNCAP hoạt động dưới sự bảo trợ của chính phủ và kết quả đánh giá của hai tổ chức này được dùng để ra quyết định thu hồi xe thì IIHS chỉ phục vụ cho các hãng bảo hiểm. Do đó, kết quả của IIHS sẽ ảnh hưởng tới mức tiền bồi thường mà chủ xe nhận được. Vì vậy, người tiêu dùng cần phân biệt và so sánh cẩn trọng những số liệu mà các hãng xe đưa ra.

4. Khác biệt giữa chế hòa khí và phun xăng điện tử

Ưu điểm lớn nhất của phun xăng điện tử là tạo nên hòa khí có tỷ lệ lý tưởng ở tất cả các xi-lanh. Tuy nhiên, do phức tạp nên mỗi khi hỏng hóc, hệ thống này cũng gây nên nhiều vấn đề.

Chế hòa khí (hay còn gọi là bình xăng con), được sử dụng trên cả xe máy và ôtô từ những năm đầu của ngành công nghiệp này. Nhiệm vụ của nó là hòa trộn không khí và xăng cho động cơ. Không khí và nhiên liệu sau khi đi qua chế hòa khí bị hút vào xi-lanh và thực hiện quy trình nén-nổ tại đây. Chế hòa khí chỉ có ở các động cơ xăng, còn động cơ diesel phun nhiên liệu trực tiếp vào buồng đốt.

Chế hòa khí hoạt động theo nguyên tắc: Không khí đi vào qua đường dẫn hẹp (cửa phun) tạo thành chân không một phần. Do chênh lệch áp suất giữa cửa phun và bình chứa nên nhiên liệu sẽ đi qua ống phun và hòa lẫn vào dòng không khí.

Một số xe sử dụng loại cửa phun cố định (Fixed Venturi-FV) trong khi số khác lại dụng loại cửa biến thiên VV (Variable Venturi-VV). Ở loại cửa phun biến thiên, kích thước của đường dẫn không khí thay đổi theo sự thay đổi để điều khiển lượng nhiên liệu được phân phối.

Mục tiêu của tất cả các chế hòa khí là tạo nên một hòa khí có tỷ lệ khối lượng tối ưu giữa không khí và nhiên liệu là 14,7:1. Với những hòa khí đạt tỷ lệ trên, nó sẽ cháy hoàn toàn. Một hỗn hợp nào đó có tỷ lệ thấp hơn được gọi là "giàu" do có quá nhiều nhiên liệu so với không khí. Ngược lại, hỗn hợp đó được coi là "nghèo".

Hỗn hợp giàu sẽ không cháy hết do thừa nhiên liệu và gây hao xăng. Trong khi đó, hỗn hợp nghèo không sinh ra công tối đa, khiến động cơ làm việc yếu và thiếu ổn định. Để thực hiện điều này, chế hòa khí phải kiểm soát được lượng không khí đi vào động cơ và thông qua đó cung cấp một lượng nhiên liệu phù hợp. Tuy nhiên, điểm yếu của các loại chế hòa khí là chỉ đáp ứng tỷ lệ lý tưởng ở khoảng vận hành nhất định nên xe hoạt động không hiệu quả.

Hệ thống phun nhiên liệu điện tử

Xuất hiện sau kiểu phun nhiên liệu chế hòa khí khoảng 70 năm nhưng hệ thống phun nhiên liệu điện tử EFI (Electronic Fuel Injection) nhanh chóng trở nên phổ biến bởi nó khắc phục được điểm yếu nhất của chế hòa khí.

Do vận hành tự động nên hệ thống EFI cần có các thông số để điều khiển kim phun đóng mở trong khoảng thời gian sao cho lượng nhiên liệu vừa đủ để tạo nên hỗn hợp lý tưởng. Các thông số cần thiết để EFI hoạt động ổn định là góc quay và tốc độ trục khuỷu, lưu lượng khí nạp, nhiệt độ khí nạp, nhiệt độ nước làm mát, tỷ lệ hỗn hợp, nồng độ oxy ở khí thải....Những số liệu này được thu thập từ các cảm biến đặt khắp nơi trong động cơ.

Phân loại theo vị trí đặt kim phun, EFI được chia thành loại phun đa điểm MFI (Multiport Fuel Injection) và phun xăng tập trung (kim phun đặt trước bướm ga). Ở MFI, mỗi xi-lanh sẽ có một kim phun tức động cơ V6 sẽ có 6 kim phun và V8 sẽ có 8 kim. Không khí và nhiên liệu sẽ hòa trộn ngay tại xi-lanh. Trong khi đó, loại phun xăng tập trung chỉ có một kim phun đặt trên ống nạp cho các xi-lanh.

Ưu nhược điểm của các loại

Sự phổ biến của phun xăng điện tử EFI đã chứng tỏ ưu điểm lớn của nó. Khác với chế hòa khí, EFI mà đặc biệt là loại đa điểm MFI có thể tạo nên những hòa khí có tỷ lệ gần ngưỡng lý tưởng ở tất cả các xi-lanh, tùy theo điều kiện vận hành của chúng. Điều này có nghĩa hòa khí ở các buồng đốt đều cháy hết, qua đó sinh công tối đa trong khi lượng nhiên liệu tiêu thụ ở mức vừa đủ.

Ngoài ưu điểm trên, EFI có thể điều chỉnh lượng xăng theo từng chế độ vận hành của động cơ. Chẳng hạn như khi khởi động, hòa khí cần giàu xăng để cháy, hệ thống sẽ phun xăng nhiều hơn. Khi động cơ đã ổn định, máy tính điều khiển sao cho nhiên liệu ở mức vừa đủ. Như vậy, xét trên phương diện sử dụng nhiên liệu, EFI rõ ràng có nhiều ưu điểm hơn so với chế hòa khí.

Tuy nhiên, rắc rối của EFI bắt nguồn từ chính sự phức tạp của nó. Nếu xảy ra hỏng hóc, người sử dụng chỉ còn cách mang xe vào garage, nhờ các kỹ thuật viên dùng máy đọc lỗi để xác định nguyên nhân. Trong khi với chế hòa khí, một người thợ bình thường cũng có thể chẩn đoán và khắc phục được. Ngoài

ra, EFI sử dụng rất nhiều cảm biến nên chỉ cần một chiếc bị hỏng, cả hệ thống sẽ bị ảnh hưởng, động cơ làm việc ổn định.

Hỏng hóc thường xảy ra nhất với những loại xe sử dụng EFI ở Việt Nam là tắc đầu kim phun. Nguyên nhân do chất lượng xăng ở nước ta chưa cao nên dễ tạo cặn trên đầu kim, gây tắc khiến động cơ không khởi động hoặc chết máy.

Hiện nay, một vài hãng nhân cơ hội này giới thiệu những sản phẩm có khả năng làm sạch đầu kim bằng cách pha vào xăng. Tuy nhiên, với những chất gây tác động đến cả hệ thống cấp liệu, bạn không nên dùng ngay mà tham khảo thêm ở nhiều nguồn. Cách tốt nhất là hãy sử dụng sản phẩm của những nhà sản xuất tên tuổi và có đảm bảo từ hãng xe mà mình sử dụng.

5. Lỗi thường gặp của hệ thống phun xăng điện tử

Bơm xăng không chạy hoặc yếu, kim phun bị tắc, bộ điều khiển trung tâm hỏng là những bệnh thường gặp nhất trên hệ thống cung cấp nhiên liệu điện tử.

Sự phổ biến của hệ thống phun xăng điện tử (EFI) đã chứng tỏ ưu điểm nổi trội của công nghệ này. Thậm chí, mới đây Honda Việt Nam còn đưa EFI lên mẫu xe máy Future Neo FI. Nhờ tối ưu hóa lượng xăng bơm để tạo hòa khí có tỷ lệ cháy tốt nhất ở từng xi-lanh, EFI giúp động cơ làm việc ổn định, tăng công suất và giảm mức tiêu hao nhiên liệu.

Để hoạt động bình thường, EFI cần rất nhiều thông số như góc quay và tốc độ trục khuỷu, lưu lượng khí nạp, nhiệt độ khí nạp, nhiệt độ nước làm mát, tỷ lệ hỗn hợp, nồng độ oxy ở khí thải... Những số liệu này được thu thập từ các cảm biến đặt khắp nơi trong động cơ. Chẳng hạn như cảm biến phát hiện nồng độ oxy dư trong khí thải quá lớn, bộ điều khiển trung tâm (ECU) sẽ ra lệnh cho hệ thống bơm ít xăng đi, để sao cho nhiên liệu luôn cháy hết.

Do cần quá nhiều thông số để tối ưu hóa quá trình phun nhiên liệu nên EFI rất dễ gặp sự cố. Chỉ cần một cảm biến nào đó hoạt động không bình thường, gửi sai thông tin sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống. Nếu cảm biến "chết" hoặc thiết bị nào đó hỏng, thông số mà nó chịu trách nhiệm thu thập sẽ không tồn tại và ECU sẽ báo lỗi lên đồng hồ "check engine".

Những sự cố liên quan đến từng cảm biến được mã hóa trong bộ ECU. Để kiểm tra, các kỹ thuật viên sử dụng bộ giải mã để đọc lỗi. Trong trường hợp lỗi liên quan đến phần mềm, thiết bị này có thể xóa nó khỏi bộ nhớ của ECU. Tuy nhiên với lỗi phần cứng thì cần phải sửa chữa. Nhờ máy đọc lỗi, thợ sửa xe có thể biết chính xác thiết bị nào bị hỏng để lên phương án khắc phục chứ không phải mò mẫm như với xe trang bị chế hòa khí.

Dấu hiệu dễ nhận thấy hỏng hóc của phun nhiên liệu điện tử là chết máy đột ngột, không khởi động được, hao xăng bất thường. Khi gặp phải tình trạng này, điều đầu tiên bạn nên nghĩ tới là hệ thống bơm nhiên liệu. Khác với chế hòa khí, EFI sử dụng bơm điện. Để biết bơm có hoạt động hay không, bạn có thể nghe qua miệng ống đổ xăng khi đóng mạch điện bơm. Ngoài ra, bơm không đủ áp suất, lưu lượng thấp cũng có thể gây chết động cơ.

Nếu bơm không gặp trục trặc, bạn kiểm tra tiếp tới các đường dẫn nhiên liệu. Mùi xăng nồng nặc dưới nắp ca-pô có thể là dấu hiệu của một vết hở. Trong trường hợp xăng rỉ thành giọt nên tới ngay các garage để hàn lại.

Sự cố nghiêm trọng nhất là ở động cơ và kim phun là nơi bị nghi vấn nhiều nhất. Trong quá trình phun, nếu chất lượng nhiên liệu không tốt, bộ lọc làm việc không hiệu quả sẽ rất dễ dẫn tới việc kim phun bị tắc, đóng cặn. Khi kim bị tắc, lượng xăng cung cấp không đủ theo nhu cầu thực tế nên xe yếu và thường xuyên chết máy. Những yếu tố khác ảnh hưởng tới hoạt động của kim phun còn có thể do dòng điện không đáp ứng yêu cầu.

Vấn đề cuối cùng có thể nằm ở chính thiết bị điều khiển trung tâm. Khi xác định chắc chắn đã hỏng thì bạn phải thay mới nó. Hiện tại, các ECU đều được sản xuất cho riêng từng mẫu xe và các thông số, kể cả các kết cấu vi mạch và dữ liệu chuẩn được lưu trong bộ nhớ chết PROM, người sử dụng không thể biết.

Vì vậy, khi xảy ra hỏng hóc chỉ có thể kiểm tra các thông số vào và ra của ECU để đánh giá tình trạng hoạt động của nó. Nếu các cảm biến đều hoạt động tốt nhưng thiết bị điều khiển như kim phun xăng không kích hoạt chứng tỏ ECU bị hỏng.

6. Ưu nhược điểm của các hệ dẫn động

Mỗi hệ dẫn động cầu trước, cầu sau, 4 bánh và toàn bộ các bánh có ưu và nhược điểm riêng. Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng và tùy vào từng loại xe mà các hãng có cách áp dụng thích hợp. Chẳng hạn xe địa hình thường là dẫn động 4 bánh còn sedan đa số sử dụng hệ dẫn động cầu trước.

Động cơ sinh ra công suất và mô-men xoắn. Để truyền năng lượng tới các bánh khiến chúng quay, chiếc xe của bạn cần phải có cơ cấu dẫn động. Tuy nhiên, không phải tất cả các bánh đều trực tiếp nhận công suất và mô-men xoắn từ động cơ. Tùy thuộc yêu cầu kỹ thuật giữa các loại xe và tại từng thời điềm mà người ta có những phương pháp truyền động khác nhau.

Một cách tổng quát nhất, hiện có 4 cơ cấu dẫn động gồm AWD (all-wheel drive) tức là hệ dẫn động tất cả các bánh; 4WD (four-wheel drive) để chỉ xe dẫn động 4 bánh; RWD (rear-wheel drive) là hệ dẫn động cầu sau và cuối cùng là FWD (front-wheel drive) - dẫn động cầu trước. Bánh nào trực tiếp nhận công suất và mô-men xoắn được gọi là bánh dẫn động.

a. Dẫn động cầu trước FWD

Gần như tất cả các xe ngày nay đều sử dụng hệ dẫn động cầu trước. Những năm đầu thế kỷ 20, kiểu FWD thuộc loại "hiếm có khó tìm" nhưng giờ đây, nó được trang bị trên khoảng 70% số xe mới xuất xưởng. Như vậy, rõ ràng đã có một cuộc dịch chuyển ngoạn mục trong ngành công nghiệp ôtô khi từ hệ dẫn động cầu sau chuyển hết sang dẫn động cầu trước.

Nguyên nhân chính nằm ở chỗ các xe hiện đại đều có động cơ đặt trước thay vì đặt sau như trước kia. Vì vậy, để loại bỏ cơ cấu truyền động từ trước ra sau vốn "lằng nhằng" và tiêu hao nhiều năng lượng, truyền công suất tới ngay bánh trước là giải pháp khả thi nhất. Ngoài ra, áp dụng FWD đồng nghĩa với việc các nhà sản xuất có thể giảm bớt các chi tiết, hạ thấp chi phí. Đồng thời, khối lượng xe giảm đi cũng khiến nó "ăn" ít xăng hơn.

Ưu điểm quan trọng nữa của hệ dẫn động FWD là do động cơ đặt phía trên trục trước nên trọng lượng của nó được truyền thẳng xuống bánh dẫn động khiến độ bám đường tăng lên, giúp xe hoạt động tốt ở các mặt đường trơn trượt.

Ngoài những ưu điểm trên, FWD còn có nhược điểm liên quan tới tính năng của xe. Đầu tiên, trong trường hợp phân bố trọng lượng tập trung xuống phía sau, hệ dẫn động cầu trước rất khó tăng tốc và luôn thất thế trên các đoạn đường thẳng. Điều khiển các xe sử dụng FWD rất dễ bị hiện tượng "oversteer", tức bánh sau bị trượt và không còn ma sát. Nhược điểm cuối cùng là dù FWD hết sức thực tế nhưng thiết kế của chúng lại mâu thuẫn với tính năng vận hành của xe. Tại sao xe của bạn đi bằng 4 bánh nhưng lại đặt tất cả nhiệm vụ định hướng, phanh và tăng tốc lên hai bánh trước?

b. Hệ dẫn động cầu sau RWD

Rõ ràng hai kiểu FWD và RWD có những ưu nhược điểm trái ngược nhau. Với RWD, xe tăng tốc tốt hơn. Hai bánh trước được giải thoát khỏi nhiệm vụ dẫn động và chỉ tập trung vào việc dẫn hướng (bánh lái). Tuy nhiên, ưu điểm này không làm RWD trội hơn so với FWD. Thời kỳ đầu, sử dụng RWD xe phải có trục truyền động và một bộ vi sai để truyền công suất từ động cơ xuống trục sau. Thiết bị này làm tăng giá thành sản xuất và cùng với đó, trọng lượng xe tăng lên. Vì vậy, RWD thực tế là không hiệu quả hơn FWD. Ngoài ra, khi đi xe dẫn động cầu sau mà không có hệ thống kiểm soát độ bám đường, tài xế rất dễ mất lái ở các đoạn đường trơn trượt hay mắc kẹt xuống rãnh, mương, ổ gà.

c. Dẫn động 4 bánh (4WD) và toàn bộ các bánh (AWD)

Hai hệ dẫn động giới thiệu ở trên chỉ sử dụng một nửa số bánh để dẫn động. Và tất nhiên, sẽ có người đặt ra câu hỏi tại sao không sử dụng cả 4 bánh. Đáp lại, ngành công nghiệp ôtô có câu trả lời rất sớm khi mà hãng xe Hà Lan Spyker trình làng hệ thống dẫn động 4 bánh toàn thời gian (full-time) từ năm 1903 tại triển lãm xe hơi Paris.

Trước hết, cần phải nói rõ rằng tại sao lại có sự khác biệt giữa dẫn động bánh 4WD và dẫn động tất cả các bánh AWD. Thuật ngữ 4WD hình thành trên cơ sở dùng để chỉ kiểu dẫn động 4 bánh thời kỳ đầu của hãng xe địa hình Jeep và xe tải. Nó ám chỉ các xe có chế độ chọn dẫn động 2 bánh hoặc 4 bánh bằng công tắc gắn trong xe.

Trên các mẫu xe sử dụng 4WD thường có chế độ "low - thấp" và "high - cao". Khi chọn "low", hệ truyền động cấp nhiều mô-men xoắn hơn để đi trên các đoạn đường gồ ghề hay trèo đèo. Còn chế độ "high" sử dụng trên các đoạn đường trơn trượt. 4WD còn sử dụng bộ khoá vi sai trung tâm nhằm tránh những chênh lệch không cần thiết giữa bánh bên trái và bên phải khi đi trên địa hình không bằng phẳng.

AWD dùng để chỉ các xe dẫn động 4 bánh tại mọi thời điểm và không có chế độ "low" hay "high". Trong khi khái niệm 4WD chủ yếu dùng cho xe thể thao đa dụng SUV, liên quan tới khả năng vượt địa hình thì AWD lại quen thuộc với các xe sedan, wagon, đa dụng minivan. AWD có ý nghĩa giúp cải thiện độ bám đường trong điều kiện thời tiết xấu. Một vài mẫu xe như Lexus RX330 là ví dụ điển hình, mặc dù chúng là xe SUV nhưng lại sử dụng AWD thay vì 4WD. Vì thế, người ta gọi kiểu xe là "crossover".

Chữ "all - tất cả" trong từ All Wheel Drive có một chút mâu thuẫn và dễ gây hiểu lầm khi mà hiện nay hầu hết các xe AWD có khả năng phân bổ toàn bộ công suất xuống bánh sau khi phát hiện bánh trước bị

trượt. Những chiếc Subaru hay Chrysler có thể đi trên đường trơn trượt một cách thoải mái vì chúng có thể chuyển công suất từ bánh trượt (mất độ bám đường) sang bánh không bị trượt.

Với những khả năng như vậy 4WD hay AWD dường như là hệ dẫn động tốt nhất. Nhưng thực tế lại không hoàn toàn chính xác. Cả hai đều có trọng lượng tăng lên đáng kể, thiết kế phức tạp và giá thành cao. Chúng còn làm tăng mức tiêu hao nhiên liệu bởi tăng sức cản gió do cồng kềnh. Đến một lúc nào đó, khi bộ kiểm soát độ bám đường trở nên phổ biến hơn trên các xe RWD hay FWD, 4WD và AWD sẽ trở thành dĩ vãng.

Với tất cả các ưu nhược điểm trên, không thể có hệ dẫn động tốt nhất trong tất cả các hệ quy chiếu. Vì vậy, bạn hãy chọn cho mình một chiếc xe có chế độ hợp lý, tuỳ thuộc vào điều kiện, công việc và sở thích của mình.

7. Cách sử dụng số tự động an toàn và tiết ki ệm

Hộp số tự động vẫn bị coi là tiêu hao nhiều nhiên liệu, dù có ưu điểm giúp người lái giảm bớt thao tác đạp chân côn và chuyển số. Do dễ sử dụng nên có những thói quen sử dụng thiếu kỹ thuật, an toàn, mà người lái mắc phải như chuyển sang số P, số R hay N khi xe đang chạy.

Hộp số tự động đầu tiên trên thế giới được sử dụng từ năm 1940 khi hãng xe Oldsmobile (hiện không còn tồn tại), Mỹ, sản xuất hàng loạt và mang tên Hydra-Matic. Ban đầu, Hydra-Matic chỉ có khớp nối thủy lực (fluid coupling) chứ không phải bộ biến mô (torque converter). Tới 1948, bộ biến mô đầu tiên trình làng trên chiếc Buick Dynaflow. Hiện tại, 80% số xe ở Mỹ trang bị hệ truyền động này nhưng ở châu Âu, người sử dụng vẫn không mặn mà với nó do tiêu hao nhiên liệu và giảm công suất động cơ.

Tuy nhiên, cùng với những cải tiến kỹ thuật, hộp số tự động ngày càng hiệu quả hơn và trở thành xu hướng mới tại các nước đang phát triển. Ưu điểm lớn nhất của số tự động là giảm thiểu thao tác của người lái, phù hợp với những người mới tập đi hay phụ nữ vốn không thành thạo khi sử dụng số sàn. Ngoài ra, số tự động có tỷ số truyền biến đổi một cách tối ưu theo điều kiện vận hành nên giúp động cơ hoạt động ổn định, xe chạy êm ái.

Do đơn giản khi vận hành nên hộp số tự động dễ gây nên những thói quen không tốt. Theo các hướng dẫn viên của Ford Việt Nam trong buổi lễ lái thử xe và hướng dẫn sử dụng hộp số tự động hợp lý diễn ra ngày 29/7, một số người thường mắc lỗi chuyển sang số P (đỗ) hay số R (lùi) khi xe chưa dừng hẳn. Thao tác này có thể làm mẻ các bánh răng số, bởi khi đó chúng vẫn đang có chuyển động quay và việc hãm hoặc đổi chiều quay đột ngột sẽ có tác động không tốt. Bên cạnh đó, các kỹ thuật viên cũng lưu ý không nên chuyển về số P khi tốc độ vòng tua máy cao hơn tốc độ không tải, và luôn giữ chân phanh khi chuyển từ số P sang các số khác.

Khi đỗ xe và đi ra ngoài, để đảm bảo, người lái nên để ở số P và kéo phanh tay. Trong trường hợp đỗ dừng đèn đỏ, tài xế có thể về số N (số trung gian) và kéo phanh tay hoặc nhấp phanh chân. Một số tài xế trước khi dừng đèn đỏ thường về số N để xe trôi tự do nhằm giảm mức tiêu hao nhiên liệu. Tuy nhiên, cách này rất nguy hiểm khi đi trên đường phố Việt Nam do có nhiều loại phương tiện tham gia giao thông cùng một lúc. Hơn nữa, do yếu tố an toàn, chỉ nên về số N khi xe dừng hẳn và chạy ở tốc độ không tải.

Ở các mẫu xe như Ford Focus S hay Premacy, người lái có thể chuyển từ số D về N và ngược lại mà không cần bấm nút khóa trên cần số.

Dù số tự động tiêu hao nhiên liệu hơn số sàn khi so sánh cùng điều kiện, nhưng giá trị đó còn phụ thuộc chủ yếu vào phong cách lái xe. Khi để số D (số tiến), người cầm lái nên giữ tốc độ xe đều, tránh tăng ga và giảm ga đột ngột. Tăng tốc từ từ khi đèn xanh bật và dừng dần dần khi gặp đèn đỏ. Kỹ thuật lái đó có thể giúp tiết kiệm 35,4% nhiên liệu cho chiếc thể thao đa dụng SUV. Khái niệm “từ từ” ở đây được các kỹ sư tính toán bằng thời gian tăng tốc từ 0 lên 100 km/h trong vòng 20 giây.

8. Mã lực - thước đo công suất động cơ

Trong hàng loạt thông số, công suất được chú ý nhiều nhất bởi nó đặc trưng độ nhanh của chiếc xe. Có nhiều phương pháp xác định công suất khác nhau nhưng chúng đều được ghi thành mã lực để khách hàng dễ hình dung.

Công suất thường được các nhà sản xuất ghi dưới dạng mã lực nhưng trên thực tế, không phải ai cũng tường tận về mã lực. Thuật ngữ "mã lực" có tên tiếng Anh “horse power” và Jame Watt là người đầu tiên đưa ra khái niệm trên vào năm 1782. Lúc đầu, Jame Watt chưa phân chia các loại mã lực khác nhau nên sau đó, các nhà khoa học đặt tên cho cách gọi của ông là mã lực cơ học (mechanical horsepower). Một mã lực cơ học có giá trị chính xác 745,69987158227022 W, nghĩa là công suất 1 bóng điện 100 W sẽ bằng 0,13 mã lực.

Để có hình ảnh trực quan hơn, mã lực cơ học được mô tả là công mà một chú ngựa bỏ ra để kéo 33.000 pound (1 pound = 454 gram) lên 1 foot (30,48 cm) trong thời gian 1 phút (minute).

Sau thời điểm Jame Watt đưa ra định nghĩa mã lực, có hàng loạt đơn vị công suất được sáng tạo để phù hợp với điều kiện từng ngành. Tính đến hiện tại, có tới 4 loại mã lực khác nhau gồm: Mã lực cơ học (trùng với định nghĩa của Jame Watt), mã lực theo hệ mét (metric horsepower), mã lực điện (electrical horsepower, sử dụng cho ngành điện) và mã lực nồi hơi (boiler horsepower).

Đối với ngành công nghiệp xe hơi, mã lực cơ học (mechanical horsepower) và mã lực theo hệ mét là phổ biến nhất. Mã lực theo hệ mét khai sinh tại Đức trong thế kỷ 19 và mở rộng sang châu Âu và châu Á. Khi du nhập sang các nước, mã lực hệ mét lại được ký hiệu khác nhau như: “PS” ở Đức, “CV” ở Pháp, “PK” ở Hà Lan. Về cơ bản, các đơn vị này xấp xỉ bằng mã lực cơ học (vào khoảng 98,6%) do chúng được đo bằng các đơn vị khác nhau.

Vì có sự khác biệt nên khi các hãng đua nhau sản xuất động cơ công suất lớn thì mọi chuyện trở nên rối rắm. Thậm chí, công suất động cơ được nâng lên gấp đôi khi chuyển đổi các hệ đo lường khác nhau. Ví dụ, Bugatti luôn cho rằng chiếc siêu xe Veyron 16.4 có công suất lên tới 1.001 mã lực thì ở bờ kia Đại Tây Dương, các kỹ sư Mỹ khăng khăng cho rằng nó chỉ có 980 mã lực theo hệ SAE.

Cách xác định công suất theo mã lực cũng là công việc phức tạp và tốn kém. Công suất động cơ mà các nhà sản xuất ghi trong bảng thông số kỹ thuật xe là công suất cực đại, nghĩa là công suất lớn nhất mà chiếc xe có thể đạt được tại vòng tua nhất định. Đường cong biểu diễn công suất theo số vòng tua máy luôn tồn tại một điểm cực đại, và giá trị công suất tại điểm đó là công suất tối đa của động cơ. Công suất thể hiện cho khả năng đạt vận tốc tối đa của chiếc xe nhưng nó không đại diện cho khả năng tăng tốc. Vì vậy, công suất cao chưa chắc xe đã “bốc” mà còn phụ thuộc vào mô-men xoắn và vòng tua máy.

Gần đây, các nhà sản xuất thường ghi công suất động cơ theo chữ viết tắt là “hp”. Nhưng thỉnh thoảng, vẫn có hãng ghi “bhp” khiến nhiều người phân vân. Thuật ngữ “bhp” dùng để chỉ giá trị công suất xác

định bằng lực kế hãm (brake horsepower). Lực kế hãm được gắn vào đầu trục cơ, sau đó, các kỹ sư sẽ hãm vòng quay để đo lực xoắn của trục cơ trong một khoảng thời gian nhất định. Thứ nguyên “bhp” vẫn được dùng rộng rãi tại Anh, nhưng ở Bắc Mỹ thì cách tính tổng công suất động cơ bằng mã lực (hp) của SAE (Hiệp hội Kỹ sư ôtô Mỹ) lại là cách tính tiêu chuẩn.

Trước 1972, giá trị công suất được đa số các hãng chấp nhận là "hp" theo tiêu chuẩn SAE. Thế nhưng, ngày càng có nhiều hãng đưa ra cách tính khác nhau để phục vụ lợi ích riêng. Có hãng nâng cao công suất để "nịnh" người mua thích công suất lớn nhưng có hãng lại giảm công suất để tránh mức bảo hiểm cao. Giữa các cách đo khác nhau cũng khiến nhiều người ngạc nhiên. Ví dụ, chiếc Chrysler 426 Hemi năm 1971 có công suất 425 mã lực nhưng khi đo lại theo chuẩn mới chỉ còn 375 mã lực.

Vì vậy, công suất mà nhà sản xuất đưa ra chỉ là giá trị tham khảo, còn muốn biết sức mạnh thực sự của chiếc xe, chỉ còn cách lái thử.

9. Tiết ki ệm xăng với hệ thống xi-lanh chủ động

Khi giá nhiên liệu tăng cao là lúc những chiếc xe tiết kiệm nhiên liệu hay hybrid được quan tâm nhiều hơn. Bên cạnh đó, giải pháp dành cho các động cơ xăng hay diesel là ứng dụng công nghệ xi-lanh chủ động.

Xuất hiện trên thị trường từ 2004, hệ thống xi-lanh chủ động (Cylinders de-activation) dần chứng tỏ được vai trò của nó. Các chuyên gia ở tạp chí Canadiandriver, sau gần một năm chạy thử đã đưa ra những đánh giá đầu tiên về hệ thống này.

Hiện tại, có 3 nhà sản xuất cung cấp hệ thống xi-lanh chủ động bao gồm Chrysler với sản phẩm thương mại đầu tiên MDS (Multiple Displacement System - xi-lanh đa dung tích) cho động cơ Hemi, GM với công nghệ DOD (Displacement on Demand - dung tích theo yêu cầu) và Honda với VMC (Variable Cylinder Management - xi-lanh hoạt động biến thiên).

Khi chế tạo động cơ Hemi V8, Chrysler đã có ý tưởng về hệ thống "xi-lanh đa dung tích". Hiện tại, động cơ Hemi 7,5 lít nào của Chrysler cũng có khả năng tích hợp MDS với một vài phụ kiện khác. Chỉ cần thêm 8 con đội, 4 nam châm điện và một cảm biến, động cơ sẽ hoạt động hiệu quả và tiết kiệm hơn.

Với MDS Hemi trên chiếc pickup Ram 1500 đời 2006, chủ nhân của những chiếc xe này có thể nhận được những lợi ích đáng kể. Các chuyên gia ước tính MDS có thể giúp tiết kiệm 20% chi phí nhiên liệu trong những điều kiện lái nhất định. Còn các quan chức của Chrysler tin rằng đến năm 2007, có khoảng 1 triệu chiếc xe trang bị MDS và khi đó, MDS sẽ giúp tiết kiệm được 230 triệu lít xăng mỗi năm.

Hệ thống xi-lanh chủ động có khả năng ngắt một vài xi-lanh nào đó nếu thấy không cần thiết. Tất cả các công nghệ xi-lanh chủ động hiện nay đều ngắt một nửa số xi-lanh. Trên các động cơ V8, hệ thống sẽ ngắt 4 xi-lanh, trên V6, ngắt 3 xi-lanh. Để làm được điều đó, kim phun xăng và các van cũng phải được ngắt. Chrysler và GM sử dụng nam châm điện để điều khiển dòng dầu tới các con đội thuỷ lực đặc biệt. Khi dòng dầu thuỷ lực ngắt, con đội được giải phóng, chiếm lấy chuyển động của trục cam, lúc đó trục cam chỉ vận hành con đội đặc biệt chứ không làm chuyển động van.

Khác với Chrysler và GM, Honda lại áp dụng công nghệ i-VTEC để chặn các van trên tại một nửa trong số các xi-lanh. Động cơ i-VTEC của Honda sử dụng trục cam trên với một bánh xe tiếp xúc. Hai cần đẩy (cò mổ) được nối với bánh xe này để khi nó quay, các cần đẩy sẽ mở van xi-lanh.

Các chuyên gia kỹ thuật đã xem xét mức độ hao mòn trên những xi-lanh hoạt động toàn thời gian và những xi-lanh được "nghỉ". Với sản phẩm của cả 3 nhà sản xuất trên, không có bất cứ sự khác biệt nào về mức độ mài mòn giữa hai loại xi-lanh đó. Hệ thống chỉ hoạt động khi chiếc xe có tải trọng nhẹ và có rất ít tác động xấu lên vòng găng, piston và thành xi-lanh. Một lo ngại của các khách hàng là một nửa xi-lanh không hoạt động sẽ gây nên hiện tượng máy "nóng" không đều, làm tăng nguy cơ mài mòn cục bộ. Để khắc phục hiện tượng đó, hệ thống thỉnh thoảng lại kích hoạt toàn bộ các xi-lanh để đảm bảo khối động cơ có nhiệt độ đồng đều.

Khi động cơ chuyển từ trạng thái "nghỉ" sang trạng thái hoạt động toàn phần, công suất tăng lên gấp đôi nhưng chiếc xe vẫn vận hành mà không có bất cứ sự thay đổi đột ngột nào. Ngay cả khi người lái xe chú tâm quan sát sự thay đổi đó thì cũng rất khó để nhận ra. Hệ thống kiểm soát bướm ga điện tử sẽ giữ cho vòng tua máy và công suất ở một mức nhất định khi các xi-lanh khác được kích hoạt.

Có rất nhiều cách để tiết kiệm nhiên liệu và hệ thống xi-lanh chủ động là một trong số đó. Nó là một trong số ít những cách mà vừa tiết kiệm nhiên liệu, vừa đảm bảo công suất theo mong muốn của người tiêu dùng.

10. Các kiểu lốp xe hơi

Không một loại lốp xe nào có thể thích ứng với mọi địa hình hay mọi điều kiện thời tiết khác nhau. Mỗi loại đều có những ưu điểm riêng, nhưng đồng thời luôn kèm theo một số hạn chế nhất định.

Lốp dùng cho mọi mùa (all season tyre): loại lốp thông dụng nhất, phù hợp với nhiều điều kiện khác nhau. Ưu thế lớn nhất của loại lốp này là giúp tạo ra sự cân bằng giữa khả năng bám mặt đường, đồng thời tạo thuận lợi cho lái xe khi điều khiển. Gân lốp bền và không gây tiếng ồn. Một lợi điểm nữa của loại lốp này là giá cả tương đối phải chăng.

Touring all season tyre giúp điều khiển xe chính xác hơn. So với lốp dùng mọi mùa, chúng thô hơn và do đó, gây ồn hơn. Giá đắt hơn loại lốp radial thông thường, lốp này có độ bền tương đương. Một số nhà sản xuất tuỳ tiện thêm chữ “touring” vào tên sản phẩm hòng bán chạy hơn.

Lốp cao cấp (performance tyre) có gân lớn và ngắn, trông bắt mắt nhưng quan trọng là nó có độ bám tốt hơn. Những loại lốp cao cấp thường gây nhiều tiếng động, độ bám đường không cao khi gặp trời mưa và rất kém nếu có tuyết phủ. Điểm tệ nhất là chúng mòn rất nhanh và giá cả cũng đắt hơn. Loại lốp siêu cao cấp (ultra-high performance tyre) có thể khiến bạn choáng váng vì đắt.

Light truck tyre được thiết kế đặc biệt dành cho xe trọng tải nhẹ và xe thể thao đa dụng. Kiểu lốp này chú trọng đến việc tăng khả năng điều khiển xe, tăng sự êm ái khi vận hành. Tuy nhiên, khi chạy trên đường bằng, chúng hơi ồn hơn và hơi kềnh càng. Do kích thước lớn, chúng chịu tải tốt hơn và giá cũng đắt hơn. Rãnh gân được khoét sâu hơn cũng có nghĩa là độ bền ở mức cao.

Lốp dùng khi trời có tuyết (conventional snow tyre) được sản xuất với gân ngắn, cứng, nhằm bám sâu hơn vào mặt đường phủ tuyết hay trơn nhẫy vì băng giá. Cũng vì thế kiểu lốp này gây ồn, khó điều khiển

hơn khi chạy trong điều kiện bình thường. Đắt hơn lốp radial thông thường, lốp dùng đi tuyết bền hơn, chủ yếu là vì người ta chỉ sử dụng chúng có nửa thời gian trong một năm. Lốp đi tuyết ngày nay trở nên ít thông dụng hơn vài thập kỷ trước đây, nhưng nếu sinh sống tại một nơi mà mùa đông trời đổ tuyết và bạn lại sở hữu một chiếc xe dẫn động cầu sau, hãy trang bị một bộ lốp như thế.

High tech snow tyre có gân lốp bố trí với sự tính toán làm sao để tăng khả năng dừng hoặc bám đường trơn ướt. Loại lốp này có thể chạy quanh năm, nhưng ồn và kềnh càng khi chạy thời tiết khô. Thêm nữa, chúng đắt và mòn rất nhanh.

Ngoài ra, còn có thể kể thêm một số loại lốp chuyên dụng sau:

Lốp trời mưa (rain tyre), có rãnh gân đặc biệt giúp nước thoát khỏi bề mặt lốp hiệu quả hơn so với loại rãnh nước thông thường. High floatation tyre là loại lốp lớn, bề mặt rộng, thường lắp trên xe tải dẫn động 4 bánh và xe thể thao đa dụng để chạy trên đường cát mà không bị lún. Lốp này có độ bám kém khi đi mặt đường bị đóng băng và hay phủ tuyết.

Directional tyre có gân bố trí đều đặn, theo chiều quay của lốp xe.

Asymetrical tyre có gân bố trí nhiều kiểu, để có tính năng đa dạng hơn.

Self-sealing tyre bao gồm một lớp lót trong, tự động bao quanh vết rách nếu có, ngăn không khí thoát ra ngoài.

Twin tyre là cách sử dụng hai lốp trên cùng một bánh xe. Nếu một lốp xì hơi, lốp còn lại vẫn tiếp tục vận hành.

Lifetime tyre dùng được trong nhiều năm, như cái tên của nó cho thấy. Lốp này bám đường cũng rất tốt.

11. Hai thiết bị an toàn quan trọng của xe hơi

Túi khí bên và hệ thống cân bằng điện tử là hai thiết bị được đánh giá là rất quan trọng trong việc bảo vệ hành khách. Tuy vậy, không chỉ xe sản xuất ở Việt Nam, ngay cả với những nhãn hiệu hạng sang trên thế giới, không phải xe nào cũng có đủ các trang bị này.

Khi đi mua xe, khách hàng phải cân nhắc rất nhiều thứ, từ giá thành, nhãn hiệu, kiểu dáng, màu sắc, động cơ, các tiện nghi nội thất như điều hòa, chống nắng... hay thậm chí cả việc hành khách ngồi ghế sau có duỗi được chân thoải mái hay không. Theo các chuyên gia, hai trang bị thuộc loại "phải có" trong danh mục các thứ cần quan tâm đối với một người chuẩn bị mua xe là túi khí bên (side airbag) và hệ thống ổn định điện tử ESC (electronic stability control), có tác dụng giúp lái xe lấy lại hướng điều khiển của một chiếc xe chạy chệch hướng bằng cách tự động phanh xe. Nhiều nghiên cứu cho thấy hai trang bị nêu trên có tác dụng nhất trong hàng loạt các công nghệ mới về an toàn trên cả xe con (passenger car) và xe tải (truck).

Túi khí bên và ESC là trang bị tiêu chuẩn (standard) trên đa số các xe cao cấp nhưng lại chỉ là lựa chọn (option) tại nhiều mẫu xe. Tùy thuộc vào từng kiểu xe, từng hãng mà chi phí lắp thêm có thể từ vài trăm đến vài nghìn USD. Theo các nghiên cứu, hai thiết bị trên có thể cứu sống hàng nghìn mạng người nếu được ứng dụng rộng rãi hơn, chẳng hạn, ESC giúp giảm 35% nguy cơ tử vong trong tai nạn xe hơi. "Tôi

nghĩ chúng nên được coi là trang bị tiêu chuẩn chứ không phải là lựa chọn thêm cho khách hàng", R.David Pitttle, Phó chủ tịch Hiệp hội người tiêu dùng Mỹ, nói khi trả lời phỏng vấn tờ New York Times.

*Tầm quan trọng của đai an toàn

*Chức năng bảo vệ của túi khí

Priya Prasad, chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực an toàn của tập đoàn Ford Motor, cho biết sẽ chỉ mua xe có đủ các trang bị an toàn trên, chẳng hạn như chiếc SUV Mercury Mountainer mà ông mới tặng cô con gái 23 tuổi. Prasad, phát biểu trên báo New York Times, nêu lên vài nghiên cứu gần đây làm minh chứng: "Tính hiệu quả của chúng rất cao, gần tương đương với đai an toàn".

Tại Vi ệt Nam, phần lớn các xe chỉ có hai túi khí dành, một cho người lái và một cho người ngồi ghế trước. BMW serie 3 có sử dụng 4 túi khí; BMW serie 5, Ford Mondeo 2.5 cùng tất cả các mẫu sedan của Mercedes có trang bị tiêu chuẩn 6 túi khí (hai phía trước, hai ở hai bên và hai phía trên đầu hàng ghế trước).

Chiếc SUV ở trên chở một chiếc tủ lạnh nặng khoảng 170 kg, gần như bị lật khi rẽ vì không có ESC. Chiếc xe bên dưới, có ESC, tỏ ra rất an toàn ở cùng một góc rẽ.

Túi khí bên bắt đầu xuất hiện trên xe hơi từ đầu những năm 1990. Thoạt đầu, nó có nhiệm vụ bảo vệ phần thân người trong các va chạm từ bên cạnh xe và hiện có thêm cả túi khí bảo vệ đầu, được gắn ở phía trên trần (curtain airbag). Hầu hết xe của Chrysler, thuộc sở hữu tập đoàn DaimlerChrysler, đều có gắn túi khí bảo vệ đầu.

Việt Nam hiện có hai nhà máy, đặt trụ sở tại khu công nghiệp Nomura, Hải Phòng, cùng thuộc tập đoàn Toyota toàn cầu, là Toyoda Gosei sản xuất túi khí thường và Toyotabo chuyên về túi khí bảo vệ đầu. Nhưng bản thân Tổng giám đốc Toyota Việt Nam, ông Makato Sasagawa, trong một cuộc họp báo gần đây, thừa nhận sản phẩm của hai nhà máy trên hoàn toàn hướng tới mục tiêu xuất khẩu do chưa tìm được đối tác tiêu thụ trong nước vào thời điểm này.

Xứng đáng với danh tiếng của một nhãn hiệu xe hạng sang đứng đầu thế giới, xe của Mercedes-Benz không chỉ có 6 túi khí mà còn được trang bị tiêu chuẩn hệ thống cân bằng ESC. Các mẫu sedan của hãng sản xuất tại Vi ệt Nam đều có công nghệ này (được gọi hơi khác là ESP - Electronic Stability Program). Nếu như túi khí hay đai an toàn được coi là các biện pháp an toàn thụ động nhờ tác dụng làm giảm mức thiệt hại khi sự cố xảy ra, ESC có mục đích ngăn chặn tai nạn. Hệ thống này bao gồm một máy tính thu thập thông tin từ các cảm biến kiểm tra hoạt động của vô-lăng, áp lực phanh, tốc độ quay của bánh xe và hướng chuyển động.

So sánh hướng xe chạy với hướng lái thực tế của người lái, nếu xác định thấy lái xe đã bị không còn khả năng kiểm soát, máy tính tự động thực hiện động tác phanh với mức độ khác nhau ở mỗi bánh để lấy lại sự cân bằng. ESC được xem là đặc biệt hữu dụng trên xe thể thao đa dụng SUV (sport utility vehicle) vì chúng thường dễ bị lật hơn các loại xe dưới 5 chỗ một khi mất kiểm soát.

Thống kê cho thấy tai nạn kiểu này gây ra 10.000 cái chết mỗi năm. Đó là lý do vì sao tuần trước, General Motors tuyên bố sẽ lắp ESC cho 1,8 triệu xe SUV đời 2005, trong đó có Chevrolet Tahoe, Suburban, Avalanche và Trailblazer; GMC Envoy; Hummer H3, Saab 9-7X; và Buick Rainier. Cùng lúc, Ford, nhà

sản xuất xe ôtô lớn thứ nhì nước Mỹ, cũng khẳng định năm tới, khoảng 500.000 xe đa dụng của hãng, gồm có Ford Explorer, Mercury Mountaineer, Lincoln Aviator, Lincoln Navigator và Volvo XC90, sẽ có trang bị hệ thống cân bằng ESC, vốn từ trước chỉ có trên xe sedan hạng sang hay xe thể thao.

12. Kỹ năng phanh an toàn

Sử dụng phanh là kỹ thuật quan trọng. Kiến thức về thao tác phanh sẽ giúp bạn sử dụng hệ thống an toàn chủ động này một cách hiệu quả, tránh được những thiệt hại về người và xe.

Trước hết, cần nắm được đặc điểm của loại phanh được trang bị trên chiếc xe của mình. Các hệ thống tiên tiến nhất hiện nay là ABS, EDB, BA... Chúng hỗ trợ đắc lực cho lái xe, giúp việc phanh xe dễ dàng và hiệu quả hơn rất nhiều. Để sử dụng tốt chức năng này, cần hiểu biết và thao tác khá tinh tế.

Vị trí chân và tư thế ngồi phải đúng, không quá xa để lực đạp đủ mạnh khi phanh gấp. Nhưng ghế quá gần thì lại gây khó khăn trong việc chuyển chân từ bàn đạp ga sang phanh, hơn nữa, sức nặng của chân lại ép liên tục lên pê-đan, gây tình trạng rà phanh khi xe chạy.

Quan sát và phán đoán tình huống là kỹ năng hàng đầu trong khi lái xe, tạo khoảng thời gian cần thiết để xử lý sự cố. Quyết định phanh đến từ bối cảnh phía trước, nhưng mức độ phanh còn phụ thuộc vào việc kiểm soát gương hậu, nếu không muốn trở thành nạn nhân của những xe phía sau.

Việc phanh gấp dễ gây trượt xe, khó kiểm soát tay lái. Với hệ thống ABS, thao tác phanh gấp khi vào cua có thể khiến xe mất ổn định. Nên tránh đạp phanh đúng chỗ xóc, vì khi tốc độ giảm thì động năng của xe dồn lên phanh và bộ nhún, cộng thêm tác động từ mặt đường xấu, các cơ cấu này sẽ nhanh hỏng. Tốt nhất là giảm ga rà phanh từ trước những ổ gà.

Cách đạp phanh phổ biến nhất là ép mạnh pê-đan cho đến khi cảm nhận được xe bắt đầu trượt thì từ từ nhả bớt, ngay sau đó lại tiếp tục ép phanh rồi nhả chậm cho đến khi xe dừng lại. Vận tốc càng lớn càng đòi hỏi lực đạp mạnh. Đây là kỹ thuật hiệu quả khi xe chạy trên 100 km/h. Tài xế thành thạo kỹ thuật này sẽ tránh được tình trạng trượt bánh mất lái.

Phanh kết hợp về số là kỹ năng hiệu quả nhất, đặc biệt trên những đoạn đường trơn trượt (láng nước, băng tuyết hay bùn...). Thao tác này đòi hỏi lái xe phải linh hoạt và tỉnh táo, đầu tiên rà phanh kiểu ép mạnh dần. Khi xe bắt đầu giảm tốc độ và có triệu chứng rê bánh lập tức dồn số xuống nấc thấp hơn, kết hợp nhả phanh và côn để tiếp tục chu trình phanh và về số tiếp theo, tới số 1 là xe đã phải dừng hẳn. Cách phanh này mượn tỷ số truyền ngược của hộp số vào hệ thống xi-lanh piston của động cơ, hãm vòng quay của bánh xe mà không làm nó bị rê đi nên rất hiệu quả.

Trên loại xe không có ABS, cách phanh phỏng theo nguyên tắc này cũng khá hiệu quả. Đạp nhả liên tục pê-đan sẽ giúp cho xe không rê bánh và dừng lại nhanh chóng. Thực hành nhiều lần kỹ năng này sẽ hoàn thiện, số lần đạp nhả sẽ tăng lên, chân phanh điêu luyện hơn.

13. Các yếu tố cần kiểm tra khi động cơ không nổ

Không khí, nhiên liệu và hệ thống đánh lửa là 3 yếu tố cơ bản để động cơ xăng hoạt động bình thường. Động cơ không khởi động hoặc yếu có thể do bộ lọc không khí bị bẩn, nhiên liệu không đủ áp suất hoặc bu-gi không đánh lửa.

Dù công nghệ xe hơi đã phát triển hơn rất nhiều nhưng động cơ xăng vẫn cần 3 thành phần chính. Sự cháy của động cơ đốt trong không khác so với sự cháy thông thường, như khi bạn đốt một cây đuốc. Nhiên liệu là xăng, bu-gi đóng vai trò đánh lửa và không khí để cung cấp oxy. Mọi chuyện có vẻ đơn giản nhưng với kỹ thuật hiện đại, từng yếu tố được điều khiển thông qua máy tính nên chúng trở nên phức tạp hơn.

a. Bộ phận cấp khí

Bộ lọc khí khi bị bẩn. (Edmunds)

Yếu tố đầu tiên mà chúng tôi đề cập tới là hệ thống cung cấp khí. Trên tất cả các loại động cơ, dòng không không khí đi vào từ cổ hút, sau đó đi qua bầu lọc để loại bụi bẩn, qua chế hòa khí (hay đĩa bướm ga), tới bộ góp khí nạp và theo van nạp vào buồng đốt. Để động cơ hoạt động ổn định, dòng không khí không bị tắc và các van mở - đóng đúng thời điểm để không khí bị nén - xả một cách hợp lý. Trong những vấn về không khí, hỏng hóc phổ biến nằm ở bộ lọc và van.

*Nguyên nhân xe không khởi động

*Đoán bệnh xe qua mùi

*Tìm bệnh qua tiếng kêu

Bộ lọc là nơi hứng bụi từ môi trường xung quanh nên nhanh bẩn. Một động cơ bình thường hút khoảng 10.000 lít không khí để đốt 1 lít nhiên liệu lỏng, vì vậy, một lượng lớn các hạt bụi, cát có kích thước lớn hơn một phần một triệu mét (micron mét) bị bộ lọc giữ lại. Nếu không bảo dưỡng thường xuyên, bề mặt của nó thường có những vùng đen, làm giảm diện tích hữu ích khiến lượng không khí vào ít và khó hơn. Bạn có thể thay bộ lọc mới hoặc súc bộ lọc để loại các chất bẩn.

Bên cạnh đó, những chiếc van có vai trò đặc biệt quan trọng bởi nếu chúng bị hở, hòa khí nhiên liệu - không khí sẽ không thể nén được. Thông thường, van bị mòn hoặc nhiên liệu không cháy hết hóa cốm trên thành van là hai nguyên nhân chính. Van bị hở là nỗi sợ của người đi xe bởi nó gây ra nhiều vấn đề như xe hao dầu, máy yếu, động cơ mòn nhanh khiến công sửa chữa và chi phí tăng lên.

Một khả năng khác cũng cần kiểm tra là hệ thống xả. Nếu không có khí xả thì khí nạp cũng không thể vào được. Có nhiều cách kiểm tra dòng không khí nhưng cách phổ biến nhất là thử nghiệm sức nén. Có thể thợ sửa chữa sẽ đo độ chân không của bộ góp khí nạp hoặc áp suất khí xả nhưng phương pháp đơn giản nhất là đặt tay lên ống pô khi một người khác quay máy. Nếu có dòng khí tác động vào tay, nghĩa là hệ thống chưa hỏng nặng hoặc vẫn bình thường.

b. Vấn đề nhiên liệu

Những vấn đề do nhiên liệu gây ra thường rất phức tạp, đặc biệt khi động cơ không hoạt động trong một thời gian dài. Khi xăng bay hơi, nó để lại những chất nhựa có phân tử nặng làm tắc chế hòa khí hay đầu kim phun. Vì vậy, bạn nên đổ xăng mới trước khi khởi động một chiếc xe lâu ngày không sử dụng. Có thể dùng dòng khí áp suất cao cuốn những chất bẩn trên, nhưng thỉnh thoảng, bạn nên tháo các đường dẫn nhiên liệu ra để rửa. Trong trường hợp đầu kim phun bị bẩn, chúng có thể được làm sạch một phần khi động cơ hoạt động nhưng quá trình này mất vài phút. Để yên tâm hơn, có thể sử dùng chất phụ gia làm

sạch chế hòa khí hoặc kim phun. Loại phụ gia này được pha vào xăng với li ều lượng theo chỉ định và không nên lạm dụng nó trong một thời gian dài.

c. Hệ thống đánh lửa

Nguyên nhân cuối cùng là hệ thống đánh lửa. Nếu nhiên liệu và không khí không phải là nguyên nhân khiến xe hoạt động bất thường thì lý do còn lại là bu-gi. Động cơ không hoạt động hoặc xe chạy yếu nằm trong số những hậu quả do bu-gi có vấn đề. Thông thường, bu-gi hoạt động tốt có điện thế ở khoảng 40.000-100.000 volt. Trên thực tế, rất dễ kiểm tra hệ thống này. Chỉ cần tháo bu-gi, để nó gần một miếng kim loại vào quay động cơ, nếu có tia lửa điện, nó vẫn hoạt động còn nếu không, bạn nên thay một chiếc khác. Những dấu hiệu về màu sắc, độ ướt hay bám muội trên bu-gi cũng cho bạn biết về tình trạng của động cơ. Ví dụ, nếu bu-gi ướt và đen của dầu cháy chứng tỏ động cơ bị rỉ dầu từ van hoặc từ séc-măng.

Có những hỏng hóc rất đơn giản nếu bạn nắm vững những vấn đề cơ bản. Kiến thức nền tảng không giúp khắc phục được sự cố nhưng cho bạn những phán đoán ban đầu để nhận ra tầm quan trọng của những hỏng hóc trên chiếc xe.

14. Các vật dụng cần có trên xe hơi

Bản đồ, một chiếc ô, bút, kính râm hay bộ đồ cấp cứu là những thứ cần sẵn có trên xe. Không phải mọi lúc bạn đều dùng tới nhưng trong những tình huống quan trọng và không ngờ tới, chúng thực sự hữu ích.

Trong những điều kiện cụ thể, tùy thuộc vào đặc tính công việc mà bạn cần phải có cái này hay cái khác. Thậm chí, đôi khi quá nhiều lời khuyên khiến bạn không biết nên mang theo cái gì. Ví như có những người cho rằng chẳng cần mang theo đèn pin vì đã có 2 chiếc đèn pha trái và đèn pha phải. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp đèn pha cũng chịu "bó tay" nên những suy luận như vậy không hoàn toàn chính xác. Vì vậy, danh sách 10 thứ luôn phải có trên xe mang tính chung nhất mà bất cứ ai, làm nghề gì cũng nên có.

Bản đồ

Bản đồ dường như là một lời khuyên không mấy đúng trong điều kiện Việt Nam bởi giao thông tại các thành phố và các tỉnh không quá phức tạp. Thế nhưng, đối với những người thường xuyên đi xa hay mới đi lần đầu, chiếc bản đồ sẽ giúp xác định đường đi một cách thuận tiện mà không tốn nhiều thời gian.

Ô che mưa

Đây là một trong những tình huống mà định luật Murphy có xác suất đúng cao nhất. Những ngày bạn mang ô, trời hoàn toàn khô ráo nhưng đúng vào ngày có cuộc hẹn gấp mà để quên nó ở nhà, trời lại đổ mưa tầm tã. Vì vậy, hãy luôn “thủ” trong cốp chiếc ô dù ngày nắng hay ngày mưa. Nó sẽ rất hữu dụng khi bạn tới một cuộc họp quan trọng hay đưa em bé đi chơi. Có nhiều loại ô khác nhau nhưng bạn nên chọn sao cho nó chiếm ít diện tích nhất.

Bút

Đang lái xe, nhận một cuộc gọi và cần phải ghi lại thông tin, bạn mới tá hỏa đi kiếm một chiếc bút mà không thấy ở đâu. Lúc đó, nếu chuẩn bị sẵn, bạn sẽ thấy nó có tác dụng như thế nào. Đa số các cuộc gọi

quan trọng lại thường đến vào lúc bạn đi trên xe về nhà hay đi chơi xa, vì vậy, hãy luôn nhớ mang theo một chiếc bút bên mình. Nếu không, dành riêng một chỗ cho nó trên xe.

Đèn pin

Hầu như tất cả những người cầm lái đều đã đi trong đêm. Nhiều tình huống khó khăn xảy ra như xe bị hỏng giữa đường tối, bạn cần phải có thiết bị này để trợ giúp. Đây là lời khuyên có lẽ kém quan trọng nhất nhưng xét trên mọi phương diện, cẩn thận vẫn hơn.

Bộ đồ cấp cứu

Nói tới nó, không chỉ trên xe mà ngay tại nhà bạn cũng cần có. Bộ đồ cấp cứu như cồn y tế, bông, thuốc, nước sát trùng, băng cứu thương đặc biệt hữu ích khi bạn bị chấn thương hay gặp người bị nạn. Có những tình huống xe hỏng giữa đường, chủ nhân xuống sửa và gặp một vết xước hay vết bỏng. Khi đó, nếu không làm vệ sinh ngay, vết thương rất dễ bị nhiễm trùng do tiếp xúc với các chất bẩn như dầu nhờn, bụi cát. Ngoài ra, khi có trẻ nhỏ trên xe, do bản tính nghịch ngợm của chúng nên bạn phải dự phòng cho mình hầu hết các phương án để không rơi vào thế bị động.

Đồng hồ đo áp suất lốp

Thói quen kiểm tra áp suất lốp chưa thực sự quan trọng với đa số mọi người bởi nó không ảnh hưởng trực tiếp tới việc lái xe. Tuy nhiên, đảm bảo đủ áp suất là một trong những tiêu chí quan trọng để giảm mức tiêu hao nhiên liệu của xe. Trong các bảng đánh giá thử nghiệm tiêu thụ xăng, dầu, áp suất lốp luôn nằm trong những yếu tố cần phải đảm bảo. Đi bằng những chiếc lốp non hơi, xe của bạn sẽ ăn xăng hơn nhiều còn nếu lốp quá căng lại nhanh mòn hơn.

Kính râm

Một chiếc kính râm rất có ích khi lái trên đoạn đường nắng chói.

Lọ nước hoa

Hầu như tất cả xe hơi đều có bởi nó giữ cho nội thất thơm và tạo cảm giác sạch sẽ. Tùy theo ý thích của chủ nhân nhưng bạn đừng nên chọn loại có mùi quá hắc, dễ gây cảm giác khó chịu cho mọi người.

Bộ làm sạch không khí

Hiện tại, có rất nhiều chủng loại này như làm sạch bằng ozon hay bằng ion. Phần lớn thời gian xe đóng cửa nên các vi khuẩn, vi trùng hoạt động mạnh, gây nên những mùi khó chịu. Vì vậy, để giữ cho ca-bin thoáng, mát và sạch, một bộ lọc không khí là hoàn toàn thích hợp. Tuy nhiên, bạn lưu ý chọn bộ lọc đúng tiêu chuẩn, tạo lượng tác nhân khử vừa đủ bởi nhiều ozon quá lại gây tác dụng ngược lại.

Một chút đồ ăn nhẹ

Gói bim bim, chai nước hay miếng bánh quy sẽ làm bạn đỡ buồn chán khi phải ngồi đợi trên xe. Ngoài ra, nó có tác dụng xua cơn buồn ngủ trong những chuyến đi dài.

15. Kiểm tra xe trước khi đi xa

Một chuyến đi dài ngày là dịp thử nghiệm quan trọng với chiếc xe vì vậy, những chi tiết như mức dầu động cơ, dầu hộp số, chất làm mát, hệ thống điện cần phải kiểm tra trước để bạn tránh gặp phải những rắc rối không đáng có. Nhiều khi, chỉ cần cần gạt nước không hoạt động cũng gây ra nhiều khó khăn.

Dưới đây là những thiết bị mà bạn cần kiểm tra trước khi khởi hành, tuy nhiên, danh sách này không bao gồm tất cả những hỏng hóc có thể xảy ra mà chỉ là những vấn đề thường xuyên nhất. Bạn cũng nhớ nên kiểm tra trước khi khởi hành vài ngày để có thời gian sửa chữa.

Kiểm tra mức dầu động cơ

Rất nhiều động cơ gặp sự cố do thiếu dầu bôi trơn hay dầu không được thay kịp thời. Kể cả khi mới thay dầu, bạn cũng cần có bước kiểm tra này. Để đo mức dầu động cơ, trước hết, bạn đưa xe tới vùng rộng, bằng phẳng và để máy nguội. Sau khi tắt động cơ vài phút bạn mới đo mức dầu bởi nếu đo ngay, dầu chưa về các-te hết khiến kết quả không chính xác. Nếu dầu ở mức đủ nhưng có màu đen, bạn cũng nên thay dầu mới, nhưng nhớ thay dầu cùng chủng loại đang dùng bởi cùng loại dầu động cơ nhưng mỗi hãng có công thức pha chế và chỉ tiêu kỹ thuật riêng.

Kiểm tra dầu hộp số tự động

Để kiểm tra được mức dầu hộp số, bạn cần làm ấm xe, đưa tới bề mặt phẳng và kéo phanh tay. Bạn để ở số P và cho động cơ hoạt động cầm chừng (quy trình này tùy thuộc từng loại xe và rất khác nhau, bạn hãy kiểm tra sách hướng dẫn trước khi thao tác). Sau đó, bạn rút que thử mức dầu hộp số, lau sạch và cắm trở lại rồi rút ra để kiểm tra mức dầu. Thông thường, dầu hộp số có màu đỏ hoặc màu đỏ hồng khi mới. Qua thời gian bị lão hóa ở nhiệt độ cao, nó biến thành màu nâu. Nếu dầu quá đen là lúc bạn nên thay mới.

Kiểm tra chất làm mát động cơ

Bạn nên kiểm tra chất làm mát động cơ tại bình chứa tràn, thiết bị rất dễ nhận ra từ ngoài. Có 2 mức gồm “Min - thấp” và “Max - cao”. Tuy nhiên, nên nhớ không được mở cáp nối lưới tản nhiệt khi động cơ còn nóng. Nếu mức chất làm lạnh ở dưới quy định, bạn kiểm tra xem có bị rò rỉ ở đâu hay không. Bất kể lỗ thủng như thế nào cũng cần phải được hàn ngay bởi thiếu chất làm mát có thể gây ra hiện tượng quá nhiệt, làm hỏng động cơ một cách nghiêm trọng. Nếu mức chất làm mát không quá thấp, bạn có thể sử dụng hỗn hợp 50% nước và 50% chất làm mát để bổ sung.

Kiểm tra ắc-quy

Trên thực tế không có cách nào kiểm tra xem khi nào ắc-quy “chết”, vì vậy, thỉnh thoảng nó lại gây nên những phiền toái không đáng có. Thông thường, ắc-quy có tuổi thọ từ 2 đến 5 năm. Nếu xe của bạn chưa thay ắc-quy trong 4-5 năm thì bạn nên tính đến chuyện mua mới trước một chuyến đi dài. Nếu phát hiện axít tràn, ắc-quy vỡ hoặc hỏng, bạn cần thay ngay. Ngoài ra, cần đảm bảo các đường dây nối không bị mòn.

Các thiết bị khác cạnh động cơ

Bên cạnh mức dầu động cơ, dầu hộp số, bạn cũng nên kiểm tra các dây đai truyền động, nếu chúng bị nứt, lão hóa hãy thay chúng ngay. Kiểm tra thêm dầu phanh, dầu tay lái và bình chứa nước làm sạch kính còn đầy. Nếu không nhớ thời gian rửa bộ lọc khí, bạn cũng nên thay nó. Một bộ lọc bẩn khiến giảm công suất máy và tiêu hao nhiều nhiên liệu.

Đảm bảo đủ áp suất lốp

Áp suất lốp là một trong những thông số cần kiểm tra thường xuyên, đặc biệt khi đi xa. Lốp không đủ độ căng tạo nên sóng cơ học mài mòn lốp và gây nguy hiểm khi điều khiển xe do không thể tăng tốc như ý muốn. Hơn nữa, độ căng không đồng đều giữa các bánh sẽ làm mất cân bằng và không an toàn khi lái.

Kiểm tra hệ thống treo và hệ thống lái

Các hỏng hóc trong 2 hệ thống này chỉ có thể giải quyết tại các garage sửa chữa. Tuy nhiên, dưới đây là một vài dấu hiệu để nhận ra các vấn đề như hệ thống có rung không, có xuất hiện âm thanh bất thường hay những tiếng va đập khi lái qua chỗ xóc? Để kiểm tra hệ thống treo, bạn xem 4 thanh giảm xóc xem có khô hay không. Nếu xuất hiện dầu trên đó, bạn cần phải thay ngay vì nếu dầu thủy lực trong hệ thống treo ít sẽ khiến xe bị nẩy khi đi qua địa hình không bằng phẳng.

Khớp nối đồng tốc

Tất cả các xe dẫn động bánh trước và nhiều xe dẫn động 4 bánh đầu có khớp đồng tốc, có tác dụng chuyển mô-men xoắn tới các bánh trước. Khớp đồng tốc được bôi trơn bên trong và làm kín bằng gioăng cao su. Nếu bị vỡ, mỡ sẽ chảy ra và khớp đồng tốc làm việc không hiệu quả. Vì vậy, khi xuất hiện dầu hoặc mỡ trên khớp đồng tốc, bạn cần mang xe tới garage để sửa chữa.

Kiểm tra đèn và các thiết bị khác

Ngoài những chi tiết trên, hoạt động của đèn pha, cần gạt nước cũng quan trọng không kém. Bạn nên thử độ sáng, xác định lại thời gian lắp đèn mới để có thể thay nếu thấy cần thiết. Cần gạt nước phải hoạt động tốt, không bị mòn, bình nước rửa phải đầy. Hệ thống điện ổn định, còi hoạt động tốt là những yêu cầu khác cần chuẩn bị cho một chuyến đi thật an toàn và suôn sẻ.

16. Lưu ý khi mua xe đa dụng

Trang thiết bị an toàn đầy đủ là yếu tố hàng đầu của một chiếc đa dụng, bởi nó ảnh hưởng tới tính mạng của cả gia đình. Ngoài ra, mức tiêu hao nhiên liệu, độ tiện dụng, khả năng chở đồ, chở người cũng là những tiêu chí cần thiết.

Phân khúc xe đa dụng MPV (Multipurpose Vehicle) đang được người tiêu dùng Việt Nam ưa chuộng trong 2 năm gần đây. Dù số mẫu chỉ kiếm tốn ở con số 8 nhưng doanh số của dòng xe này gấp đôi so với xe 5 chỗ, kiểu xe phổ biến nhất với sự góp mặt của khoảng 25 sản phẩm. Hiện tại, xe MPV ở Việt Nam gồm có Toyota Innova, Ford Everest, Mitsubishi Jolie (đã ngừng sản xuất), Mitsubishi Grandis, Kia Carnival, Fiat Doblo, Mazda Premacy, Isuzu Hi-Lander.

Lợi thế lớn nhất của xe đa dụng là nội thất rộng rãi, khả năng vận chuyển lớn. Các hàng ghế linh hoạt giúp cơ động giữa việc chở người và chở hàng. Hầu hết các xe đa dụng đều có chung thiết kế, phân loại thành những kiểu như 5 cửa, cửa trượt. Đa số có 3 hàng ghế và hàng thứ ba có thể gập gọn.

Ngoài ra, nhờ không gian lớn nên xe đa dụng tạo cảm giác thoải mái, thoáng đãng cho hành khách. Cả gia đình có thể nghe nhạc, xem phim nhưng nếu muốn chủ nhân của nó có thể thư giãn một mình. Chính vì những thuận lợi đó mà khách hàng của dòng xe này rất đa dạng, từ gia đình, công ty tới cá nhân.

Không gian nội thất

Nếu ở xe sedan, khách hàng quan tâm đầu tiên đến động cơ thì ở xe đa dụng, yếu tố quan trọng nhất là thiết kế nội thất. Những chiếc đa dụng đúng nghĩa phải có không gian thoáng ở cả phía trên đầu và dưới chân. Khi ngồi, chúng không tạo cảm giác chật chội hay vướng víu (đối với người có tầm vóc trung bình). Các cánh cửa có khoảng mở rộng, dễ vào ra. Theo đánh giá, ở khía cạnh này, các mẫu xe tại Vi ệt Nam không mấy tiện dụng.

Ghế

Tất cả các xe đa dụng có thể chở tối đa 7 hoặc 8 người tùy theo cấu trúc ghế. Thậm chí trên chiếc Odyssey nhập khẩu, xe đa dụng mẫu mực nhất, Honda trang bị một ghế di động, tức khi chở 7 khách, người ta có thể tháo nó ra, còn nếu thêm một hành khách nữa, chỉ cần lắp ghế phụ đó vào. Các hàng ghế phải tạo cho hành khách cảm giác thoải mái, ôm lấy thân, khoảng để chân đủ rộng và không bị bó gối. Trong các sản phẩm tại Vi ệt Nam, Grandis và Carnival là có thể đáp ứng tiêu chuẩn này cho nhiều hành khách có kích cỡ khác nhau. Zace, Jolie và nhiều mẫu nữa khá chật với những ai to cao.

Động cơ và hộp số

Hầu hết các xe lắp ráp tại Việt Nam lắp động cơ I4 (4 xi-lanh thẳng hàng) với các mức dung tích từ 1.8 đến 2.5, ngoại trừ Kia Carnival sử dụng V6. Điều này khá ngược với các thị trường khác khi mà động cơ thường thấy trên xe đa dụng là 6 xi-lanh (V6 hoặc I6). Tiêu chí quan trọng nhất của xe MPV là cân bằng giữa kinh tế và khả năng vận hành. Vì vậy, bạn nên lựa chọn chiếc xe có tính năng lái tốt nhưng vẫn tiết kiệm nhiên liệu. Nếu thích loại động cơ diesel, Ford Everest và Isuzu Hi-Lander V-spec là lựa chọn ưng ý.

Động cơ tốt phải nổ êm, nhẹ nhàng. Khi để ở chế độ không tải, độ rung và tiếng ồn ở mức chấp nhận được. Kể cả trong trường hợp "thốc ga", tiếng máy không bao giờ bị gằn.

Hầu hết xe đa dụng tại Mỹ sử dụng hộp số tự động, nhằm giúp lái xe (đặc biệt là các bà mẹ) nhàn hơn khi điều khiển. Trong khi đó tại Việt Nam, chỉ Mitsubishi Grandis, Isuzu Hi-Lander (bản V-Spec và X-Treme), Mazda Premacy trang bị hộp số tự động 4 cấp tiêu chuẩn. Còn lại Innova, Everest, Jolie hay Carnival dừng ở hộp số sàn 5 cấp.

Mức tiêu hao nhiên liệu

Đây là một trong những tiêu chí quan trọng nhất, ảnh hưởng lớn tới quyết định mua xe nào của người tiêu dùng. Tại các nước phát triển, các hãng bắt buộc phải ghi mức tiêu hao nhiên liệu (do một tổ chức độc lập đánh giá) lên từng chiếc khi bán thì ở Việt Nam, chỉ tiêu này hoàn toàn do nhà sản xuất công bố, còn chủ nhân thì tự thẩm định riêng cho mình.

Sự thành công của Innova với gần 10.000 xe bán ra chỉ trong 2006 có sự đóng góp không nhỏ từ khả năng tiêu hao nhiên liệu thấp nhất trong các xe cùng phân hạng, khoảng 8 lít/100 km đường trường và 10 lít trong thành phố. Khi mua xe sử dụng cho cả gia đình, phần lớn khách hàng đã có sẵn tâm lý chọn xe tiết kiệm nhiên liệu. Bởi giá xăng dầu ngày càng tăng thì đó là chi phí phụ cao nhất. Có lẽ vì nguyên nhân này mà các nhà sản xuất trong nước chỉ lắp động cơ I4 thay vì V6 như các thị trường phát triển khác.

Khoang chở đồ

Hàng ghế thứ ba trên tất cả xe đa dụng có thể gập xuống hoặc nâng lên để tăng diện tích chở hàng. Tuy nhiên, chức năng của xe lắp ráp trong nước đã khá "lạc hậu" khi mà những mẫu nổi tiếng như Honda Odyssey hay Nissan Quest còn cho phép gập phẳng ghế xuống sàn, tăng diện tích hữu ích và an toàn khi chở đồ dễ vỡ như tủ kính, tủ lạnh...Trong các mẫu xe tại Vi ệt Nam, chỉ Carnival có chức năng giống như Odyssey. Đồng thời, hàng ghế thứ ba trên Carnival khá năng động, cho phép tạo nhiều trạng thái như xoay ngược lại phía sau.

Trang thiết bị an toàn

Do tính chất thường xuyên sử dụng cho cả gia đình nên độ an toàn xe đa dụng có ý nghĩa đặc biệt. Những trang thiết bị tiêu chuẩn cần có là túi khí trước, dây đai an toàn 3 điểm. Ngoài ra, trên thị trường còn có loại ghế đặc biệt dành cho trẻ em, đóng vai trò chống rung khi xe di chuyển và đảm bảo an toàn nếu xảy ra va chạm.

Không nên vì giá thành mà khách hàng bỏ qua những công nghệ rất hữu ích, bảo vệ gia đình bạn như chống bó cứng phanh ABS, cân bằng điện tử ESC, kiểm soát độ bám đường... Xe sẽ an toàn hơn nếu tích hợp thêm những thiết bị tiên tiến như hiển thị áp suất lốp, tự động thắt chặt dây an toàn, cảm biến túi khí phát hiện trẻ em.

17. Những lưu ý khi mua xe 5 chỗ

Chọn động cơ, hộp số phù hợp với khả năng tài chính và nhu cầu sử dụng, xem xét kỹ thiết kế như độ mở của cánh cửa, cốp xe là cách để khách hàng mua được một chiếc xe đúng ý.

Trên thị trường Việt Nam hiện có khoảng 19 mẫu xe thuộc dòng 5 chỗ (sedan) do các liên doanh trong nước sản xuất và được phân chia thành các phân khúc khác nhau như xe hạng nhỏ, hang trung và hạng sang. Ngoài sản phẩm trong nước, xe nhập khẩu cũng đông đảo không kém với khoảng 12 mẫu phân phối chính thức qua các đại lý, chưa kể tới những chiếc được nhập về theo đơn đặt hàng của các đầu nậu. Với số lượng đó, không khó để người tiêu dùng lựa chọn cho mình một chiếc ứng ý.

Xét về khía cạnh kỹ thuật, lợi thế của dòng xe 5 chỗ so với các kiểu xe khác là khả năng cơ động mạnh, độ cân bằng tốt, tính năng cao, dễ chịu, tiết kiệm nhiên liệu, an toàn và dễ sử dụng. Dưới đây là những điểm mà khách hàng khi mua xe cần lưu ý để chọn được cho mình một chiếc xe phù hợp.

Chọn động cơ và hộp số

Các mẫu xe 5 chỗ có các kiểu động cơ khá phong phú. Nếu thích xe có dung tích động cơ nhỏ dưới 1,5 lít, tiết kiệm nhiên liệu, khách hàng có thể chọn Daewoo Matiz (796 cc), Kia Morning hay Daihatsu Charade nhập khẩu (máy 1.0), hay Kia Picanto động cơ 1.1. Lớn hơn chút là các mẫu hiện bán khá tốt, có dung tích xi-lanh trong khoảng 1,5-1,8 lít như Toyota Vios, Mitsubishi Lancer, Mazda3, Honda Civic 1.8. Đa dạng, đắt và cao cấp hơn là những chiếc có dung tích máy từ 2 lít trở lên là Honda Civic 2.0, Camry 2.4, Mercedes E200K... Mẫu xe 5 chỗ có động cơ lớn nhất được lắp ráp tại Việt Nam là Camry 3.5Q (3,5 lít).

Ngoài dung tích, người tiêu dùng còn hay phân vân lựa chọn động cơ nào, I hay V. Hầu hết các mẫu 5 chỗ có dung tích máy trong khoảng 2.0-3.0 đều sử dụng động cơ I4 (4 xi-lanh thẳng hàng), ngoại trừ Mercedes C280 và E280 dùng động cơ V6 (6 xi-lanh xếp thành hình chữ V). Nhiều khách hàng cho rằng

động cơ I4 tiết kiệm nhiên liệu hơn V6 nhưng trên thực tế, các động cơ V6 hiện đại còn tiêu thụ xăng bằng, thậm chí ít hơn cả loại I4, trong trường hợp cùng dung tích máy.

Việc chọn loại nào hoàn toàn phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng và khả năng tài chính. Một cách chung nhất, số chấm càng lớn (như Camry 2.4G và Camry 3.5Q) thì xe càng đắt và tiền đổ xăng cho nó cũng cao hơn. Lợi thế của động cơ lớn là xe vận hành mạnh mẽ, tạo cảm giác thoải mái và trang thiết bị đi kèm thường cao cấp hơn.

Chọn hộp số tự động hay số tay cũng là vấn đề khiến những người muốn tậu xe phải đau đầu. Hộp số tự động thích hợp với những người mới biết lái và rất dễ chịu khi đi trong thành phố do thường xuyên phải dừng, đỗ xe. Tuy nhiên, điểm yếu của nó theo đánh giá là "ăn" nhiều xăng và đắt hơn số sàn khoảng một vài nghìn USD tùy loại.

Chọn hệ dẫn động

Gần như tất cả các mẫu 5 chỗ hiện nay đều sử dụng dẫn động cầu trước FWD (front-wheel drive), có khả năng cho độ bám đường tốt hơn dẫn động cầu sau RWD (rear-wheel drive), đặc biệt trong những tình huống mặt đường trơn trượt. Chỉ những chiếc xe sang, xe thể thao nhập khẩu mới dùng hệ dẫn động cầu sau.

Nguyên nhân chính nằm ở chỗ các xe hiện đại đều có động cơ đặt trước thay vì đặt sau như trước kia. Vì vậy, để loại bỏ cơ cấu truyền động từ trước ra sau vốn "lằng nhằng" và tiêu hao nhiều năng lượng, truyền công suất tới ngay bánh trước là giải pháp khả thi nhất. Ngoài ra, áp dụng FWD đồng nghĩa với việc các nhà sản xuất có thể giảm bớt các chi tiết, hạ thấp chi phí. Đồng thời, khối lượng xe giảm đi cũng khiến nó "ăn" ít xăng hơn.

Mức tiêu hao nhiên liệu

Đây là một trong những thông số mà người tiêu dùng quan tâm nhất, bất kể tại Vi ệt Nam hay các thị trường lớn trên thế giới. Tuy nhiên, trong khi ở các nước phát triển, các hãng xe bắt buộc phải ghi mức tiêu hao nhiên liệu (do một tổ chức độc lập đánh giá) lên từng chiếc khi bán thì ở Việt Nam, chỉ tiêu này hoàn toàn do nhà sản xuất công bố còn các chủ nhân thì tự thẩm định riêng cho mình.

Theo nhận định chung, xe của các hãng Nhật Bản thường vượt trội về khả năng tiết kiệm nhiên liệu cũng như độ bền bỉ.

Khả năng ra vào xe

Khi muốn so sánh những mẫu 5 chỗ với nhau, khách hàng nên thử độ thoải mái khi vào và ra khỏi xe, ở tất cả 4 cửa. Một chiếc sedan thiết kế tốt thì cửa phải có độ mở rộng, đủ khoảng không phía trên đầu. Ngoài ra, kể cả khi vào hàng ghế trước và hàng ghế sau, bạn không bị "cục" đầu vào khung xe.

Khoang chở đồ

Kích thước khoang chở đồ của các mẫu sedan không tỷ lệ thuận với độ lớn của nó. Tùy theo thiết kế của nhà sản xuất nên bạn không thể chỉ nhìn bề ngoài xe để kết luận về dung tích khoang chở đồ. Ngoài dung tích, một lưu ý nhỏ là độ mở của nắp (cốp) cũng đóng vai trò quan trọng. Nếu cốp có độ mở nhỏ, bạn sẽ rất khó cho và lấy đồ vật ra.

Trang thiết bị an toàn

Đây là những thiết bị dễ bị bỏ qua nhất tại Vi ệt Nam. Nếu ở các thị trường lớn, nhà sản xuất bắt buộc phải trang bị túi khí, thì các nhà sản xuất trong nước vẫn bán nhiều mẫu không có thiết bị an toàn này. Nếu có điều kiện, bạn đừng tiếc rẻ khi trang bị thêm túi khí hoặc chọn mẫu đã có sẵn. Hệ thống chống bó cứng phanh ABS, cân bằng điện tử ESC có thể đắt nhưng chúng thực sự cần thiết trong những tình huống mà người lái có thể phải trả giá cao hơn nhiều.

Còn nếu đủ tiền để tậu hàng cao cấp như một chiếc Mercedes E-class 2007 với Pre-Safe, 10 túi khí hay Camry 3.5Q thì không có gì phải bàn cãi về độ an toàn, với điều kiện các hệ thống đó làm việc tốt.

18. Chọn mua xe theo giá

Tùy theo khả năng tài chính mỗi khách hàng có thể lựa chọn cho mình một sản phẩm thích hợp. Nếu có dưới 20.000 USD, xe hạng nhỏ nhập khẩu như Kia Morning hay Matiz là thích hợp nhất. Còn nếu "khấm khá" hơn, người tiêu dùng có thể chọn Innova, Mazda hay Nissan nhập khẩu.

Sau khi những chính sách thế đã trở nên rõ ràng, thị trường ôtô bỗng trở nên sôi động khi rất nhiều người muốn tìm mua một chiếc xe hơi sử dụng trong dịp Tết. Tùy theo nhu cầu riêng của từng người mà có thể mua xe này hoặc xe kia. Tuy nhiên, một trong những yếu tố được nhiều người quan tâm hàng đầu là với lượng tiền có trong tay, liệu đủ để tậu được chiếc nào ở thị trường ôtô ngày càng phong phú.

Những xe liệt kê dưới đây đều là dòng xe có giá dưới 40.000 USD vốn được nhiều người quan tâm. Những mẫu xe có giá cao hơn thường là xe hạng sang và khách hàng ở phân khúc đó chiếm tỷ lệ nhỏ đồng thời khả năng tài chính tốt hơn.

Dưới 20.000 USD

Đây là mức tiền mà nhiều người có khả năng đáp ứng nhất. Rất nhiều gia đình sau vài năm dành dụm đã có đủ và việc còn lại là tìm một chiếc ôtô. So với những năm trước, số mẫu ôtô có mức giá trên phong phú hơn rất nhiều bao gồm cả những mẫu xe cũ, mới nhập khẩu nguyên chiếc và xe liên doanh trong nước.

Nếu thích loại xe 5 chỗ trong nước, Vidamco (đơn vị lắp ráp và bán xe GM Daewoo) là hãng đầu tiên phải nhắc tới do sở hữu nhiều sản phẩm ở tầm giá này nhất. Trước hết là Matiz, giá niêm yết 13.100 USD cho bản SE và 13.400 USD cho bản SE Color. Tiếp đến, GM Daewoo còn có một mẫu khác là Gentra cũng với hai bản S giá 18.400 USD và SX giá 18.900 USD. Sự khác nhau là Gentra SX có trợ lực lái và đèn sương mù trong khi Gentra S không có. Cả hai đều trang bị động cơ 1,5 lít, công suất 86 mã lực.

Sản phẩm khác của Vidamco là Lacetti EX 1.6, được bán ở 19.800 USD. Với thiết kế hiện đại, động cơ 1,6 lít công suất 107 mã lực, Lacetti EX bán khá chạy sau khi ra mắt năm 2004 nhưng năm ngoái, Vidamco chỉ tiêu thụ được 107 chiếc. Rẻ hơn Lacetti khoảng 2.200 USD, Lanos SX 1.5 cũng nằm trong danh sách. Thiết kế của Lanos không thật hiện đại và năm 2006, có 210 chiếc được thiêu thụ.

Ngoài Daewoo, Fiat cũng có Albea ELX của Fiat do liên doanh Mekong Auto bán ở mức 19.900 USD. Trong năm qua, có 105 người chọn mua Albea ELX và kiểu dáng vẫn là điểm yếu nhất của mẫu này. Nhỏ hơn một chút, Suzuki Wagor R+ cũng chỉ tiêu tốn của khách hàng khoảng 15.900 USD. Thời gian gần đây, lượng xe cũ nhập khẩu về nhiều nhất là Kia Morning. Hiện tại, mẫu xe này được bán với giá từ

15.000 USD trở lên tùy từng đại lý và tùy theo trang bị theo xe. Kia Morning mới đắt hơn 2.000-3.000 USD.

Đối với dòng đa dụng thì số tiền dưới 20.000 USD chỉ đủ để tậu chiếc Suzuki APV GL giá 19.900 USD. Trong đợt khuyến mãi của Mitsubishi, khách hàng có thể mua được Jolie SS giá dưới 19.000 dù niêm yết ở 20.900 USD.

Giá trong khoảng 20.000-30.000 USD

Nếu có số tiền này, những mẫu xe của Ford, Mercedes, Honda vẫn chưa nằm trong danh sách mà chủ yếu là của Toyota, GM Daewoo hay Mitsubishi.

Lựa chọn số một hiện nay là chiếc đa dụng Innova với giá phiên bản G 29.900 USD và bản J là 26.900 USD. Ngoài Innova, Captiva bản LS cũng đang ăn khách khi được bán ra ở mức 28.900 USD. Nếu chọn Captiva LS, người tiêu dùng sẽ không có tay lái trợ lực, cửa kính không điều khiển điện, không đèn sương mù và vành thường.

Tiếp theo là Premacy của Mazda, giá 25.100 USD. Premacy nhỏ gọn, thích hợp với nữ giới và năm ngoái, có 93 khách hàng chọn nó. Thêm vài nghìn USD so với Premacy, Carnival LS rất thích hợp ở mức 28.900 USD. Nếu xét theo tiêu chí xe đa dụng, Carnival là một trong những sản phẩm mẫu mực nhất do không gian thoáng, nhiều chức năng và tiện ích dành cho gia đình. Cuối cùng trong danh sách là Terios của Daihatsu, Suzuku Vitara và PMC Pronto.

Ở dòng xe 5 chỗ, Toyota Vios 1.5G mới bán ở 25.200 USD kèm theo những khuyến mãi hấp dẫn đang đắt hàng. Tuy nhiên, những ai thích xe Mitsubishi sẽ đủ tiền để lấy mẫu Lancer 1.6 (cả số tay và số tự động) khá hiện đại và bắt mắt khi bỏ ra 25.300 USD. Những mẫu không đắt hàng mấy trong năm 2006 nhưng nếu thích khách hàng vẫn có thể chọn là Kia Spectra, Fiat Albea HLX.

Mẫu xe nhập khẩu hiếm hoi nằm trong khoảng tài chính này là Hyundai Getz. Getz trang bị động cơ 1.4 và do công ty Cổ phần Hyundai Việt Nam phân phối.

Giá 30.000-40.000 USD

Đây là tầm tiền có nhiều lựa chọn nhất cho người tiêu dùng. Có thể chọn tất cả các bản Focus, một trong những chiếc sedan thành công nhất của Ford. Ngoài ra, còn nhiều sản phẩm nữa như Honda Civic, Mazda6, Mazda3, Toyota Corolla Altis hay Magnus của GM Daewoo. Nếu thích Mitsubishi, người tiêu dùng chỉ có có mẫu sedan duy nhất là Lancer Gala 2.0 giá 32.340 USD.

Những chiếc xe cũ nhập khẩu cũng có nhiều như Smart ForFour hay Smart Roadster dáng trẻ trung và sành điệu dù kích thước hơi nhỏ so với khoản tiền 33.000 USD. Những khách thích xe to hơn có thể chấm Nissan Tiida giá 36.000 USD (tham khảo) hay Nissan Micra 32.000 USD hoàn toàn mới nhập khẩu nguyên chiếc. Ngoài ra, Toyota nhập khẩu còn có xe hạng nhỏ xA (36.000 USD), Yaris(34.000 USD) và Mercedes A170.

Dòng xe đa dụng gồm vài mẫu cao cấp như Ford Everest, Chevrolet Captiva LT hay Kia Carnival GS. Trong những dịp Mitsubishi khuyến mãi, chiếc đa dụng Grandis sẽ là cơ hội để những người chưa đủ 40.000 USD mua được.

19. Phụ gia dầu bôi trơn - những điều chưa biết

Trong tất cả các sản phẩm dầu nhờn thương mại không thể thiếu một thành tố quan trọng là chất phụ gia. Tuy chỉ chiếm từ 0,01 đến 5% nhưng phụ gia đóng vai trò sống còn và là yếu tố quyết định đến chất lượng của một thương hiệu dầu nhờn.

Dầu nhờn thương mại là sản phẩm cuối cùng, pha trộn từ hai thành phần chính. Thành phần thứ nhất là dầu gốc, được các hãng sản xuất từ dầu mỏ thiên nhiên hoặc tổng hợp. Dầu gốc chứa các phân tử hydrocarbon nặng và có các tính chất hóa lý tương tự như dầu thành phẩm. Tuy nhiên, người ta không thể sử dụng ngay loại dầu này bởi tính chất hóa lý của nó chưa đáp ứng yêu cầu bảo vệ động cơ. Để cải thiện các tính chất đó, các hãng phải pha trộn thêm thành phần thứ hai là các chất phụ gia.

Phụ gia là các chất hữu cơ, vô cơ hoặc nguyên tố có tác dụng cải thiện một hay nhiều tính chất nhất định của dầu gốc. Yêu cầu của phụ gia là hòa tan và tương hợp với dầu gốc. Nồng độ của các phụ gia nằm trong khoảng 0,01 - 5%, trong những trường hợp đặc biệt có thể lên tới 10%. Các loại phụ gia được phân chia theo chức năng như: Phụ gia chống oxy hóa, chống ăn mòn, chống gỉ, chống tạo cặn, tăng chỉ số độ nhớt, chống tạo bọt, tạo nhũ, phụ gia diệt khuẩn, phụ gia tẩy rửa…

Trong các loại phụ gia trên, phụ gia tăng chỉ số độ nhớt, chống oxy hóa, chống ăn mòn đóng vai trò quan trọng nhất cho dầu nhờn động cơ 4 thì. Phụ gia tăng chỉ số độ nhớt giúp dầu nhờn có độ nhớt ít phụ thuộc vào nhiệt độ, do đó, bảo vệ động cơ ở nhiều điều kiện khác nhau cũng như dễ khởi động hơn. Phụ gia chống oxy hóa giúp dầu không bị phân hủy và không bị oxy hóa dưới điều kiện khắc nghiệt như nhiệt độ cao, áp suất lớn của động cơ. Nếu dầu bị oxy hóa, nó sẽ tạo ra nhiều cặn và sinh ra các thành phần ăn mòn động cơ. Phụ gia chống ăn mòn có tác dụng trung hòa các axít sinh ra trong quá trình động cơ hoạt động và bảo vệ các bề mặt kim loại.

Phụ gia chống mài mòn cho dầu nhờn. (Liqui-Moly)

Chất phụ gia đóng vai trò quan trọng nhưng cũng chính vì vậy, nó trở nên “đỏng đảnh” với người sử dụng. Điều kiện cần và đủ để có sản phẩm ổn định là các phụ gia không “xung đột” với dầu gốc và không “xung đột” với nhau. Các hãng sản xuất dầu nhờn phải thường xuyên nghiên cứu nhằm xác định tỷ lệ và loại phụ gia pha trộn để có sản phẩm hoàn hảo nhất.

Vì lý do đó, việc thêm phụ gia tùy tiện vào các sản phẩm thành phẩm thường không được nhà cung cấp đồng ý nếu không có những thử nghiệm và tổ chức chuyên ngành đánh giá. Nếu thêm một chất phụ và có tính “kháng” dầu gốc hay “xung đột” với các phụ gia khác, nó sẽ mất khả năng và làm hại tới tính chất chung. Ngay cả lượng phụ gia đưa vào cũng là một thông số cần tính toán kỹ lưỡng bởi nó có thể gây tình trạng quá bão hòa, gây lắng phụ gia ngay trong dầu và sinh ra các chất gây hại.

Tuy nhiên, do tính phức tạp của quy trình tổng hợp mà ngoài các hãng dầu nhờn sản xuất phụ gia còn có các hãng chuyên nghiên cứu và sản xuất phụ gia như Liqui-Moly của Đức, Elco hay Chevron… Những sản phẩm của các nhà cung cấp này đã được các hãng xe, hãng dầu nhờn và các tổ chức tiêu chuẩn thử nghiệm và cho phép sử dụng tại hầu hết các thị trường trên thế giới. Phụ gia của các hãng thường được đóng gói, nghĩa là trộn sẵn các loại khác nhau để đảm bảo không gây rối khi thêm vào dầu. Tuy nhiên, khi sử dụng, người tiêu dùng vẫn cần mua sản phẩm chính hãng và thực hiện theo hướng dẫn của nhà sản xuất một cách nghiêm ngặt.

IV. L ịch sử một số hãng xe ô tô

1. Logo Renault theo dòng lịch sử

Hơn 100 năm lịch sử, như hầu hết các hãng xe danh tiếng ngày nay, Renault đã trải qua những thời khắc khó khăn, cay đắng và vinh quang nhất. Trong suốt quãng thời gian đó, hãng đã 8 lần thay đổi logo để phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể của ngành công nghiệp ôtô và thế giới.

1900-1906

Năm 1898, nhân ngày sinh nhật lần thứ 21, chàng trai Louis Renault đã chọn dịp đặc biệt đó để bán chiếc xe mang cái tên rất cổ điển do chính anh chế tạo, Renault Type A. Năm 1899, Louis cùng hai người anh em Marcel và Ferand mở công ty "Renault Frères - Anh em nhà Renault", tại số 10, đại lộ Cours, Billancourt. Như ý nghĩa của từ "Frères", Renault đã thiết kế logo đầu tiên của hãng bằng hai chữ "R" lồng vào nhau, theo phong cách nghệ thuật cầu kỳ những năm đầu thế kỷ 20.

1906-1919

Mười năm sau, Renault Frères giành được những thành công liên tiếp: 1902 nhận bằng phát minh sáng chế về động cơ siêu nạp; năm 1906, sản xuất xe bus và bắt đầu sản xuất động cơ máy bay với năng suất 3.800 chiếc một năm. Cùng trong năm đó, Renault thay đổi logo nhưng bằng hình ảnh thực tế và đơn giản hơn nhiều: chiếc ôtô lồng trong vòng bi cơ khí.

1919-1923

Tuy nhiên, cũng từng ấy thời gian, Louis phải chứng kiến hai cái chết của Marcel năm 1903 tại giải đua Paris-Maldrid và Ferand năm 1909. Một mình Louis sở hữu Renault Frères, nhưng ngay sau đó, vì thương nhớ hai người anh, ông đổi tên thành Les Automobiles Renault - Công ty ôtô Renault.

1923-1925

Chiến tranh thế giới II nổ ra, theo yêu cầu của phe Đồng minh, Renault ngừng sản xuất ôtô mà tập trung vào xe tăng và máy bay. Theo đó, logo của hãng cũng được thay đổi cho phù hợp với tình thế chiến tranh. Chiếc ôtô được thay bằng hình ảnh xe tăng đang leo dốc.

Sau chiến tranh Louis Renault nhận huy chương anh hùng và tiếp tục sản xuất ôtô với các mẫu xe 10CV hay 6CV. Năm 1923, bỏ lại sự khốc liệt của chiến tranh để trở lại vai trò chính, logo Renault thay đổi lần thứ 3 với hình tròn làm khung chính, bao quanh những đường gạch ngang mô phỏng lưới tản nhiệt và dòng chữ "Renault".

1925-1960

Sau đó hai năm, Renault thay thế hình tròn bằng hình thoi và lấy làm logo chính thức của công ty. Tuy nhiên, trước 1925, logo hình thoi đã tồn tại trên đa số các mẫu xe bởi một lý do hết sức ngẫu nhiên; xuất phát từ chính phong cách thiết kế nắp ca-pô của hãng. Lúc đó, nắp ca-pô trên các xe Renault kéo dài xuống tận thanh cản trước với gờ nổi chính giữa tạo nên nhờ giao tuyến của hai mặt phẳng.

Nhưng kiểu thiết kế đó gặp trở ngại do còi nằm ngay phía dưới. Bởi vậy, để tiếng còi thoát qua ngoài, các kỹ sư đã đục phần mũi xe thành các khe hở song song, tập hợp lại thành một hình thoi. Với dòng chữ Renault chạy ngang, vô tình hình thoi này được coi là logo chính thức.

1960-1972

Hứng chịu những tổn thất nặng nề từ khủng hoảng kinh tế những năm 1930 và đại chiến thế giới thứ hai, đến năm 1960 Renault mới hồi sinh và để đánh dấu cho thời kỳ phát triển mới, công ty quyết định thay đổi logo lần thứ năm. Mẫu logo mới có đôi chút thay đổi so với năm 1925. Chữ "Renault" được làm đậm và cao, nổi bật trên nền khung hình lục giác trắng. Các nét cắt ngang thưa và đậm hơn. Renault sử dụng logo này cho đến năm 1972, trước khi thay đổi nó lần thứ sáu.

1972-1992

Logo Renault thứ 7 từ bỏ kiếu thiết kế "chữ-hình ảnh" quen thuộc. Chỉ còn lại hình thoi, nhưng nó bao gồm nhiều đường thẳng được nối với nhau trên trục tọa độ 3 chiều, tạo độ nổi khá "mông lung" cho người quan sát. Tuy nhiên, trên các văn bản, Renault vẫn sử dụng logo có dòng chữ "Renault" bên cạnh.

1992-2004

Năm 1992, logo thứ 8 ra đời. Không còn các đường kẻ mà thay vào đó là mặt phẳng đồng nhất sơn hai màu đen trắng, đối xứng với nhau qua trục thẳng đứng.

Vẫn có độ nổi như 20 năm trước nhưng bớt đi phần phức tạp và "nhức mắt", logo năm 1992 thân thiện, bóng bẩy và mang tính công nghệ cao hơn. Được Renault sử dụng trên lưới tản nhiệt các đời xe từ năm 1992, nhưng trên các văn bản, hãng vẫn dùng mẫu mang dòng chữ "Renault" phía dưới.

Logo thứ 9 năm 2004.

Năm 2004, Renault trình làng logo thứ 9 và giữ nguyên những nét cấu trúc cơ bản. Nổi bật nhờ bề mặt sơn bóng và những đường gấp trên thân được mạ crôm, logo thứ 9 thể hiện cho công nghệ, sức sáng tạo không ngừng trong suốt quá trình hình thành và phát triển của hãng. Đơn giản và mang tính thống nhất cao, có lẽ Renault đã và sẽ hài lòng với biểu tượng của mình trong khoảng thời gian xa nữa.

2. Xe hơi Anh

Spirit of Ecstasy - biểu tượng của Rolls-Royce

Đây là biểu tượng nổi tiếng tô điểm cho một trong những nhãn hiệu xe hơi sang trọng nhất. Được thiết kế bởi Charles Robinson Sykes, Spirit of Ecstasy là vật trang điểm trên mũi các xe Rolls-Royce suốt từ năm 1911.

Biểu tượng này lấy nguyên mẫu từ một người phụ nữ có sắc đẹp mê hồn, thông tuệ và hài hước, nhưng địa vị xã hội ngăn cản cô lấy người mình yêu. Mối tình của Eleanor Velasco Thornton và John Walter Edward-Scott-Montagu, thuộc dòng dõi quý tộc Anh quốc, kéo dài một cách bí mật trong hơn 10 năm nhờ sự thận trọng tuyệt đối của đôi tình nhân. John Scott, thừa hưởng tước hiệu của cha mình, là một người đi tiên phong trong việc cổ động phát triển ngành công nghiệp ôtô ở xứ sở sương mù. Từ năm 1902, ông giữ cương vị biên tập của tạp chí Xe hơi. Eleanor Thornton là thư ký của Scott. Bạn bè đều vờ như không biết mối quan hệ gần gũi giữa 2 người.

Montagu đặt hàng nhà điêu khắc Charles Robinson Sykes, bạn ông, một biểu tượng đặc biệt để gắn lên chiếc xe riêng Rolls Royce Silver Ghost. Bức tượng nhỏ mô tả một phụ nữ trẻ, vạt áo bay trong gió, vươn mình về phía trước, với ngón tay trỏ đặt trên môi. Tác giả đã chọn chính Eleanor Thornton làm người mẫu và đặt tên cho cho tác phẩm của mình là Whisper (Lời thì thầm). Bức tượng nhỏ gắn trên mũi xe đã mau chóng trở thành một thứ mốt thời thượng. Rất nhiều khách hàng của Rolls-Royce bắt chước Montagu, nhưng lại chọn những chủ đề phóng túng hơn nhiều, thậm chí thô tục.

Noi gương Montagu, lãnh đạo hãng Roll-Royce yêu cầu Charles Sykes tạo ra một biểu tượng có thể tô điểm cho bất kỳ chiếc Rolls-Royce Silver Ghost nào. Tháng 2/1911, Spirit of Ecstasy ra mắt và ngay lập tức người ta nhận thấy nó là một bản sao của Whisper. Không có gì ngạc nhiên về sự tương đồng giữa 2 biểu tượng này, khi biết rằng cả 2 lần, người mẫu mà Sykes lựa chọn đều là Thornton.

Spirit of Ecstasy được chế tạo bằng một phương pháp cổ xưa là đổ khuôn sáp ong, dẫn đến kết quả không có biểu tượng nào giống nhau tuyệt đối. Sykes, với sự trợ giúp của con giá ông là Jo, đảm trách việc sản xuất Spirit of Ecstasy trong nhiều năm. Ở chân mỗi sản phẩm, ông cho khoan dòng chữ "Charles Sykes, February 1911" hoặc "Feb 6, 1911", đôi khi chỉ đơn giản là "6.2.11". Năm 1948, công việc được giao lại cho Rolls-Royce nhưng các biểu tượng vẫn tiếp tục được đánh dấu như thế cho tới năm 1951.

Trong khoảng thời gian từ 1911 tới 1914, Spirit of Ecstasy được mạ bạc, dẫn tới sự nhầm tưởng rằng nó làm từ kim loại quý và trở thành món mồi cho những tay chôm chỉa. Bức điêu khắc này đã đứng vững ở vị trí ban đầu của nó cho tới tận ngày nay, trên các kiểu xe hiện đại như chiếc Rolls-Royce Phantom, kích thước nhỏ hơn, bằng hợp kim mạ kền.

Qua nhiều năm, bức tượng nhỏ của Sykes đã có nhiều thay đổi. Trên những xe Rolls-Royce chế tạo tại nhà máy ở Springfield, Mỹ, biểu tượng này vươn mình nhiều hơn về phía trước, tránh làm vướng nắp ca-pô khi mở lên. Bản thân Royce, người sáng lập ra hãng xe không thích Spirit of

Ecstasy, ông cho rằng nó chỉ làm một món đồ trang sức rẻ tiền, chạy theo mốt. Royce phàn nàn bức tượng nhỏ này làm vướng tầm nhìn phía trước. Việc hãng xe hơi Anh đặt hàng biểu tượng này diễn ra trong lúc Royce đang nghỉ ốm. Chính vì vậy, riêng những chiếc xe chính hãng do Royce sở hữu không hề xuất hiện biểu tượng Spirit of Ecstasy.

Vào cuối thập kỷ 20, thiết kế kiểu mới làm thân xe hơi được hạ thấp hơn. Royce nhanh chóng nghĩ đến việc tạo ra một biểu tượng Spirit of Ecstasy thấp hơn. Sykes đã đáp ứng được yêu cầu này với một bức tượng có chân quỳ. Sau Thế chiến II, nó được sử dụng cho các xe Silver Wraith và Silver Dawn. Tuy nhiên, tất cả những mẫu sau đó đều trở lại với biểu tượng cũ, có kích thước giảm xuống đáng kể.

Thuật ngữ Spirit of Ecstasy không phổ biến bằng cái tên Emily, còn người Mỹ thường gọi là Silver Lady hay Flying Lady.

Vào 1920, Roll-Royce mang Spirit of Ecstasy đến Paris tham dự một cuộc thi các biểu tượng được yêu thích nhất trên thế giới. Bức tượng Spirit of Ecstasy mạ vàng đã mang lại cho hãng vị trí số một. Kể từ đó, các phiên bản mạ vàng của Spirit of Ecstasy trở thành một trong những lựa chọn dành cho khách hàng.

Tại một số nước, quy định về an toàn không cho phép xe Rolls-Royce xuất hiện với biểu tượng của nó. Người ta cho rằng Spirit of Ecstasy, bằng kim loại, nhô lên từ mũi xe, có thể gây nguy hiểm cho người khác khi gặp tai nạn. Vì vậy, ở Thụy Sĩ nửa cuối thập kỷ 70, khách hàng của Rolls-Royce nhận được xe của mình với bức tượng nhỏ được gói cẩn thận đặt trong xe. Vấn đề chỉ được giải quyết khi các biểu tượng Silver Spirit và Silver Spur ra mắt.

Eleanor Thorton không được chứng kiến sự thành công mà bức tượng lấy nguyên mẫu từ bà mang lại. Ngày 30/12/1915, con tàu chở Eleanor Thorton bị trúng ngư lôi của tàu ngầm Đức gần đảo Crete, khi đang trên đường tới Ấn Độ. Đi cùng với Thorton lúc đó có Ngài Montagu, người chuẩn bị tới nhậm chức tại thuộc đia của nước Anh. Tuy nhiên, Montagu đã sống sót, được một con tàu vớt lên sau đó vài ngày. Trên hành trình trở về nước Anh, Montagu đọc được lời cáo phó của ông đăng trên báo.

Rolls-Royce và chặng đường lịch sử

102 năm với tổng số 100.000 xe tiêu thụ, Rolls-Royce đang hồi sinh mạnh mẽ sau một thời kỳ vật lộn trong khó khăn. Kể cả khi về tay BMW của Đức, mác xe hạng sang Anh quốc vẫn không đánh mất đi phẩm chất quý phái, sang trọng vốn có.

Một điều chắc chắn rằng lịch sử Rolls-Royce không dài bằng lịch sử nước Anh. Nhưng nhãn hiệu này đã và đang là biểu tượng của sự quyền quý cao sang ở xứ sở mặt trời mọc, mà bất cứ ai

trên thế giới cũng muốn sở hữu. Hiện tại, Rolls-Royce chỉ có một sản phẩm duy nhất, Phantom (bóng ma), được lắp ráp tại nhà máy gần Goodwood, Anh.

Chặng đường vinh quang của Rolls-Royce bắt đầu khi kỹ sư Henry Royce và nhà kinh doanh Charles Rolls gặp nhau tại một bữa trưa ở Manchester năm 1904. Sau đó, họ tiếp tục gặp nhau vài lần cho tới khi chiếc xe 10 mã lực trình làng tại Paris Motor Show tháng 11 năm đó. Tuy nhiên, phải tới 1907, chiếc xe mang tên Silver Ghost mới ra mắt, chính thức đại diện cho tên tuổi Rolls-Royce. Khởi đầu thành công như nhiều thương hiệu lớn khác, chiếc Silver Ghost của Rolls-Royce nhanh chóng trở thành mẫu xe bán chạy nhất và tiếp theo nó là Silver Shadow.

*Tri ệu phú chuộng nhất Rolls Royce

*Đẳng cấp Rolls-Royce 101EX

*Cuộc chiến giữa hai 'nhà quý tộc'

*Bi ểu tượng Rolls-Royce

Trong 102 năm, số xe Rolls-Royce ra đời chỉ khoảng 100.000 chiếc. Thế nhưng, giá trị của chúng luôn tăng dần theo thời gian. Những người am hiểu cho biết 60% trong số đó vẫn còn tồn tại và ngạc nhiên hơn khi rất nhiều chiếc đã trải qua cả hai lần thế chiến. Trong những năm 1920, nhà sản xuất này bắt đầu chế tạo, thiết kế động cơ máy bay và hoạt động trong lĩnh vực này cho tới ngày nay. Năm 1931, Rolls-Royce thôn tính đối thủ "không đội trời chung" Bentley và hai nhãn hiệu cao quý này sát cánh bên nhau tới 1970.

Năm 1971, do vướng vào những rắc rối xung quanh việc phát triển động cơ vũ trụ RB211 nên tình hình tài chính của Rolls-Royce xuống dốc một cách thảm hại. Trớ trêu thay khi đó, chính phủ Anh lại chỉ bảo vệ bộ phận RR Aero Division và quốc hữu hóa toàn bộ công ty, trước khi giao nó cho nhà hãng quân đội Vickers năm 1980.

Sau 17 năm không thể vực Rolls-Royce dậy, Vickers quyết định rao bán nhãn hiệu này cùng Bentley. Ngay sau khi tên tuổi Rolls-Royce và Bentley "lên sàn", 3 ông lớn của Đức gồm BMW, Volkswagen và Mercedes bắt đầu một cuộc đua nhằm sở hữu bằng được món hàng béo bở mà Vickers đang có.

Sau nhiều lần thương thuyết, thỏa thuận và cả cãi vã, rốt cuộc một thỏa thuận cũng được các bên chấp nhận. Năm 1998, Volkswagen giành được quyền sở hữu Bentley và một phần nhà máy Crewe còn BMW mua Rolls-Royce. Mercedes thất bại hoàn toàn. Không chịu để hai đối thủ "múa rìu qua mắt thợ", Mercedes quyết định xây dựng lại thương hiệu Maybach để đối chọi với Bentley và Rolls-Royce.

Thế nhưng, hai ông lớn BMW và Volkswagen còn cãi nhau vài năm sau đó mới có thể đi đến thống nhất. Nguyên nhân cực kỳ phức tạp khi mà Volkswagen dù đã có Bentley nhưng lại sở hữu quyền sử dụng biểu tượng "Spirit of Ecstasy" và thiết kế lưới tản nhiệt các mẫu xe Rolls-Royce

cho đến ngày 31/12/2002. Trong khi đó, BMW có thể sản xuất nhưng lại không được thiết kế lưới tản nhiệt và gắn biểu tượng đặc trưng của Rolls-Royce. Mâu thuẫn liên tiếp xảy ra giữa hai ông lớn này. Sau 4 năm, tới 1/1/2002, BMW mới có thể danh chính ngôn thuận cho ra lò chiếc Rolls-Royce đúng nghĩa lần đầu tiên, còn Volkswagen sản xuất Bentley.

Từ khi mua Rolls-Royce và tới khi có thể bán sản phẩm, BMW mất 4 năm rưỡi, đó là chưa kể tới việc thiết kế và sản xuất mẫu mới Phantom. Lúc đó, BMW phải xây dựng một hệ thống phân phối gồm 74 đại lý và 500 nhân viên làm việc trong nhà máy đặt tại Anh. Ngoài ra, tại trụ sở chính, BMW thiết kế và xây dựng những dịch vụ hoàn hảo nhất cho những vị khách từ khắp nơi trên thế giới tới đặt xe.

Thị trường lớn nhất của Rolls-Royce là Mỹ khi mà có tới 50% khách hàng xuất phát từ đây. Tiếp theo đó là vùng Trung Đông, và cuối cùng là chính quốc với doanh số chỉ khoảng 100 chiếc mỗi năm. Tuy nhiên, những thị trường mới nổi như Trung Quốc và Nhật Bản sắp đuổi kịp Anh quốc xét trên tiêu chuẩn số lượng xe Rolls-Royce.

Khách hàng của Rolls-Royce thường là những ông chủ công nghiệp giàu có, những gia đình thương gia. Trong khi đó, giới lãnh đạo các tập đoàn lớn không mấy ưa Rolls-Royce vì cái vẻ quá đạo mạo của nó. Ngoài ra, các ngôi sao ca nhạc, ngôi sao thể thao, minh tinh màn bạc cũng là những vị khách thường xuyên. Độ tuổi trung bình của khách hàng kể từ khi BMW sở hữu Rolls-Royce là 50, trẻ hơn 10 tuổi so với trước kia. Và theo một điều tra, khách hàng của Rolls-Royce có ít nhất 30 triệu USD trong tài khoản, không bao gồm bất động sản. Một bằng chứng đủ để làm khẳng định đẳng cấp của nhãn hiệu này.

Những bí mật trong đại bản doanh Rolls-Royce

Nằm lặng lẽ, yên bình trên thửa đất hơn 16 ha, Goodwood, Anh, tổng hành dinh Rolls-Royce tiêu tốn của BMW hơn 65 triệu USD. Nơi đây có khoảng 400.000 cây xanh sống cùng động vật hoang dã, tất cả nước thải được tái tạo để sử dụng và không có một ngọn khói nhỏ.

Đại bản doanh Rolls-Royce trải rộng trên diện tích 42 mẫu Anh (16,8 ha). Lý do khiến BMW, hãng sở hữu hoàn toàn Rolls-Royce từ 2002, chọn Goodwood bởi nhà sản xuất này có những mối quan hệ đặc biệt với Lord Charles March và nơi đây có lễ hội tốc độ nổi tiếng (Festival of Speed). Không có gì thuận lợi để BMW tiếp cận khách hàng hơn khi Festival of Speed quy tụ tất cả những gì có thể di chuyển bằng động cơ đến thể hiện mình, ngoại trừ tàu hỏa. Những tay đua môtô nổi tiếng, những nhà vô địch F1 tới đây khoe tài năng còn các phi công diễn thời trang bằng máy bay trên trời trong sự chứng kiến của hơn 100.000 khách tham quan.

Khởi công năm 2001, BMW đã chi hơn 65 triệu USD để làm nên một dinh cơ cho Rolls-Royce, xứng tầm với giá trị thương hiệu này. Số tiền khổng lồ trên chưa kể tới chi phí mua đất bởi họ vẫn thuê của Lord March, nơi diễn ra Lễ hội Festival of Speed. Không chỉ có những thuận lợi trên, nhà máy của Rolls-Royce còn rất gần cảng Southampton, điểm trung chuyển hàng hóa lớn, chiếm tới 90% sản phẩm xuất khẩu đi khắp thế giới của Anh. Vì vậy, việc nhập khẩu thiết bị phụ

tùng lắp ráp rất dễ dàng và người ta vẫn thường gọi xe của nhà sản xuất này là "thành quả của toàn cầu hóa".

Dinh cơ của Rolls-Royce trồng khoảng 400.000 cây xanh, bụi rậm và nhiều động vật hoang dã. Tất cả đều phát triển một cách tự nhiên và gần như không có tiếng ồn cũng như khí thải từ các phân xưởng. Góc của tòa nhà bọc bằng thép không gỉ và những tấm cửa kính lớn có mái hắt. Phía trên chúng là mái kính rộng 3,2 ha. Nước và nước thải được tái tạo để bảo vệ môi trường. Lãnh đạo Rolls-Royce tuyên bố nhà máy sẽ không thải ra ngoài bất cứ giọt nước bẩn hay chút khí độc nào.

Phía bên nhà máy Goodwood là những văn phòng làm việc và khu lắp ráp cao 15 m. Ở đây không có những đám đông, không có robot, không có những thiết bị gây tiếng ồn. Các nghệ nhân làm việc một cách lặng lẽ với từng bộ phận xe nhập khẩu từ khắp nơi trên thế giới. Hiện tại, Rolls-Royce sản xuất duy nhất mẫu Phantom, nhưng không vì thế mà công việc của họ nhàn hạ hơn nơi khác. Bởi dù vỏ Phantom đưa từ Đức sang nhưng công đoạn sơn cầu kỳ với 15 lớp được thực hiện hoàn toàn tại đây.

Các nghệ nhân chịu trách nhiệm sản xuất khoảng 56 bộ phận bằng gỗ khác nhau với màu sắc, hình dáng tùy thuộc vào từng yêu cầu của khách hàng. Gỗ sử dụng trên Phantom là loại Walnut nhập từ California (Mỹ) hoặc Elm của Anh có kích thước khoảng 10 mét vuông và dày 0,6 mm. Walnut là gỗ của cây óc chó thường được dùng để chế tạo mặt đồng hồ, còn Elm là gỗ cây đu có độ bền cao và chống lại tốt những va chạm mạnh. Mỗi chiếc Phantom được tạo nên từ khoảng 400 bộ phận da nhập từ Bavaria (Đức) hay từ Argentina.

Công sức của những người làm việc tại Rolls-Royce được trả công xứng đáng với mẫu Phantom (Bóng ma). Trình làng 2003, tổng số Phantom bán ra năm đầu tiên đạt 300 chiếc và tăng lên 790 vào ngăm ngoái, doanh số lớn nhất của Rolls-Royce trong suốt 15 năm qua. Mới đây, Rolls-Royce đã cho ra đời phiên bản trục cơ sở dài của Phantom và hy vọng doanh số tăng lên khoảng 800 chiếc. Trong lịch sử, không một mẫu xe nào bán được nhiều như Phantom khi mà giá thấp nhất của nó vào khoảng 260.000 bảng Anh (8 tỷ đồng). Một tỷ lệ so sánh lý thú là cứ 3 chiếc Phantom bán ra mới có một chiếc Maybach.

Tuy nhiên, một chi tiết quan trọng khác là căn cứ ở Goodwood của Rolls-Royce chỉ là nơi sản xuất còn "sào huyệt" thiết kế lại được hãng này đặt tại nơi khác. Trong một ngân hàng cũ bí mật nằm ở thủ đô London, các kỹ sư người Đức miệt mài nghiên cứu, sáng tạo để cho ra những mẫu xe hoàn hảo nhất còn các nhân viên người Anh cũ của Rolls-Royce đảm nhiệm vai trò quản lý dự án. Cho đến nay, không ai biết trụ sở thiết kế của Rolls-Royce thực sự ở đâu.

Rolls-Royce Bóng Ma - Rolls-Royce Phantom.

Khi chiếc Phantom (Bóng Ma) được công bố vào tháng giêng vừa qua, báo chí Anh ghi nhận nó tượng trưng cho 'sự đầu hàng vô điều kiện' của nền công nghiệp xe hơi một thời lừng danh trên

đảo quốc sương mù. 'Thành luỹ cuối cùng đã thực sự rơi vào tay người Đức', bởi vì Phantom là mẫu xe Rolls-Royce đầu tiên xuất xưởng kể từ khi hãng này bị chuyển giao cho BMW.

Từ nay, tên gọi quý tộc - Rolls-Royce - sẽ là mác hiệu xe đắt tiền nhất của BMW.

Nếu nhìn nhận sự việc một cách điềm tĩnh hơn, bằng con mắt của người Đức thì sao? Nhà máy cũ của người Anh năm ngoái vẫn còn sản xuất xe Rolls-Royce "thứ thiệt". Nhưng trong suốt cả năm chỉ bán được 40 chiếc. Với doanh số như vậy, làm sao có thể nói đến chuyện phát triển quy mô, đầu tư cho các sáng chế mới? Và liệu còn mấy ai tin rằng, nhờ quy trình lắp ráp bằng tay, Rolls-Royce tiếp tục là loại xe tốt nhất và đáng tin cậy nhất thế giới? Có thể thông cảm với nỗi buồn của người Anh. Buồn vì mác hiệu Rolls-Royce huyền thoại đã rơi vào tay nước Đức với cái giá bèo bọt - 40 triệu bảng. Buồn vì từ nay hầu hết các chi tiết lắp ráp trong Rolls-Royce đều in dòng chữ "Made in Germany". Nhưng quy luật của kinh tế thị trường là như vậy.

Rolls-Royce Phantom là sự kết hợp hoàn hảo giữa phong cách thanh lịch kiểu Anh với động cơ Đức mạnh mẽ và ổn định.

Thật khó mà so sánh một bộ phim nổi tiếng với một chiếc ôtô. Tuy nhiên, ấn tượng mà chiếc Phantom gây ra cho giới đam mê xe hơi không khác mấy so với những gì người hâm mộ điện ảnh cảm nhận từ bộ phim viễn tưởng Chiến tranh giữa các vì sao - Bóng ma đe dọa của đạo diễn George Lucas.

Thoạt tiên, bất kỳ ai cũng sẽ cảm thấy hơi sốc với chiều dài gần 6 m và cao 1,6 m của Phantom. Lưới tản nhiệt lớn cùng biểu tượng nổi tiếng Flying Lady, hay còn gọi là Spirit of Ecstacy vẫn còn đó. Nhìn toàn bộ, nhiều người sẽ cho rằng chiếc xe hơi nặng nề, với phần mui trước dài, thùng sau đồ sộ và các bánh xe lớn. Phantom gợi lên hình ảnh một con thú dữ, sẵn sàng chồm lên bất kỳ lúc nào.

Vững chãi trên các địa hình không bằng phẳng.

Bộ khung bằng hợp kim nhôm làm trọng lượng chiếc xe giảm tới 20% so với bằng thép. Có thể nói, ngoài những chiếc phi cơ chuyên chở khách hạng lớn, khó tìm thấy một cấu trúc bằng hợp kim nhôm lớn hơn chiếc Phantom này. Đây chính là dấu ấn của các kỹ sư thiết kế hãng BMW. Thậm chí, vỏ xe này còn cứng hơn cả so với dòng BMW serie 7. Nó có thể chịu được lực tác động lên đến 40.500 Nm tại 1 điểm, trong khi tiêu chuẩn thông thường là từ 12.000 đến 15.000 Nm.

Khẽ kéo cửa xe và thả mình vào ghế ngồi bọc da, bạn sẽ ngỡ ngàng khi thấy tầm nhìn mở rộng nhờ vị trí ngồi cao, rất tiện lợi. Nó cho phép người ngồi trong xe có thể nhìn vượt nắp ca-pô dài phía trước, tương tự như đang ở trên một chiếc xe thể thao đa dụng SUV (sport utility vehicle). Vô-lăng sao 3 cánh có đường kính lớn, được đặt hơi thấp. Nhờ vậy, người lái có thể thả lỏng đôi chút trên những quãng đường dài, tỳ tay vào thành cửa và khẽ huýt sáo theo một giai điệu bất chợt đến trong đầu. Tap-lô nằm thẳng với vô-lăng được viền hợp kim sáng loáng, lộ ra 3 mặt

đồng hồ điều khiển. Nếu không ưng ý với chất liệu kim loại, bạn có thể yêu cầu thay thế bằng một trong nhiều chất liệu gỗ quý khác nhau. Khẽ xoay mặt đồng hồ chính giữa, sẽ lộ ra một màn hình tinh thể lỏng hiển thị các thông tin của hệ thống điều khiển điện tử iDrive, bản quyền của BMW. Hệ thống này có cùng chức năng như ở dòng xe serie 7 nhưng lại chỉ bao gồm các chức năng ít khi sử dụng nhất. Còn lại, điều hoà không khí, máy nghe nhạc hay điện thoại vẫn yêu cầu thao tác bằng tay với những công tắc thiết kế dành riêng cho xe Rolls-Royce.

Logo của hãng Rolls-Royce.

Xoay chìa khoá và nhấn vào nút khởi động, chiếc xe khẽ rùng mình. Chỉ đến khi hạ cửa kính xuống, ta mới nghe được tiếng nổ trầm và có độ sâu do động cơ V12 tạo ra. Khi chạy tốc độ thấp, Phantom tự động khoá một trong 2 ống xả, giảm đáng kể tiếng ồn. Tầm nhìn rõ ràng, dễ định hướng sẽ chinh phục người lái khi xe bắt đầu lăn bánh. Đối với một chiếc xe nặng tới 2,5 tấn (không tính hành khách) thì hộp số tự động ZF 6 cấp hoạt động rất trơn tru. Thao tác chuyển số được thực hiện rất êm, không gây giật. Tuy nhiên, tiếng ồn của gió do vướng lực cản của phần trước tăng dần một cách rõ rệt, dù mức độ có thể chấp nhận được ở tốc độ trung bình.

Dẫu đường kính của vô-lăng khá to, tới 41 cm, không quá khó khăn để giữ chiếc Phantom chạy ổn định, ngay cả khi rời khỏi xa lộ và rẽ vào những con đường hẹp. Đó là nhờ khoảng cách trục xe dài cộng với sự phân bổ hợp lý trọng lượng trước và sau xe. Vì thế, ở những khúc cua, lực ly tâm cũng không hề làm bạn mất lái. Đạp sâu chân ga, chiếc xe bắt đầu rung lắc hơn do hệ thống treo cũng như các bánh xe không được kiểm soát bằng một hệ thống điều khiển chủ động. Tim Leverton, kỹ sư của BMW, giải thích: "Chúng tôi hoàn toàn đủ sức thiết kế sao cho khung và thùng xe đạt sự cân bằng cao nhất, nhưng cũng nhận thấy rằng điều đó không hề giảm bớt các lực tác động lên hành khách. Vì thế, chúng tôi quyết định cứ để nó như một dấu hiệu nhắc nhở người cầm lái về tốc độ".

Nội thất sang trọng nhưng không quá cầu kỳ.

Nếu trước mắt là một con dốc dài, hãy gạt nút điều khiển hộp số (nằm ngay trên vô-lăng) sang mức thấp (Low), chiếc xe sẽ tự động về số, đồng thời khởi động hệ thống phanh. Có thể hoàn toàn tin tưởng rằng các đĩa phanh phía trước (đường kính 374 mm, má kẹp với 4 piston) và phía sau (đường kính 370 mm, má kẹp với 2 piston), sẽ giúp chiếc xe bám dính trên mặt đường trong những trường hợp khẩn cấp. Khoang xe rộng rãi, cách âm gần như tuyệt đối, giúp tạo ra một phòng hoà nhạc cho độ trung thực cao, bất kể dàn loa chất lượng hàng đầu đang phát những giai điệu du dương khúc tứ tấu dành cho đàn dây "Rasumovsky" của Beethoven, hay chất giọng khàn cùng tiếng bass trầm, mạnh trong một bản rock của Bruce Springteen.

Động cơ V12 chế tạo riêng cho chiếc Phantom đủ bền trong những chuyến đi dài ngày, dưới các điều kiện không thuận lợi. Dung tích 6.749 cc sản sinh ra công suất tối đa 460 mã lực, dư sức đẩy khối lượng khổng lồ này lao đi với tốc độ tối đa 240 km/h và chỉ mất 5,9 giây để kim đồng hồ nhích tới con số 100 km/h, tính từ thời điểm xuất phát.

Thông số kỹ thuật Rolls-Royce Phantom

Chiều dài 5,834 m

Chiều rộng 1,990 m

Chiều cao 1,632 m

Trọng lượng tịnh 2.485 kg

Động cơ V12, 48 van

Dung tích (cc) 6.749

Công suất cực đại (mã lực/vòng/ phút) 460/4.350

Mô-men xoắn cực đại (Nm/vòng/phút) 720 /3.500

Dẫn động Cầu sau

Hộp số Tự động 6 cấp ZF 6HP32

Tốc độ tối đa (km/h) 240

Thời gian tăng tốc đến 100 km/h (giây) 5,9

Giá (euro) 387.200

Cuộc chiến giữa hai 'nhà quý tộc'

Có giá xấp xỉ 6 tỷ đồng, Rolls-Royce Phantom và Maybach 57S là hai địch thủ không đội trời chung trong lãnh địa xe "siêu sang". Chúng đặt ra những tiêu chuẩn khác biệt không thể có ở chiếc xe khác. Dù thất bại trên thương trường, cả hai vẫn được không ít người mơ ước.

Trong lịch sử gần 100 năm của mình, Rolls-Royce không phải lúc nào cũng chế tạo những chiếc xe sang trọng thực sự. Một thời gian dài, hãng xe này chỉ sản xuất những chiếc cực đắt. Tới năm 1998, Rolls-Royce rơi vào tay BMW và từ đó, nhà sản xuất thủ công này mới trở về truyền thống sản xuất những chiếc xe huyền thoại.

Một trong số đó là Phantom, mẫu xe ra đời năm 1925 và tạm ngừng sản xuất vào 1991 trước khi BMW nắm quyền kiểm soát. Người ta vẫn thường ví: "Trên Phantom có gì, ở Rolls-Royce có cái đó". Nó là biểu tượng cho kỹ năng đặc biệt của mác xe nước Anh mà không nhà sản xuất và mẫu xe nào có, thậm chí, không thể tiệm cận. Đi cùng với Phantom là thuật ngữ mà các kỹ sư Rolls-Royce sử dụng từ năm 1930: "waftability" được ghép từ "waft - lướt nhẹ" và "ability - khả năng".

Cá tính Phantom nằm ở sự thiếu vắng những âm thanh sôi động. Ở nó, chỉ có sự điềm đạm, quý phái và lặng lẽ. Phantom không làm ai chú ý vì tiếng động cơ hay tiếng lốp khi nó đi qua, nhưng đã lỡ đưa nó vào tầm mắt, ít người có thể quay đi một cách dửng dưng.

Bình thường, tiếng động cơ khiến nhiều người khó chịu. Nhưng nếu đủ tiền lựa chọn Phantom, không ai có thể phàn nàn về tiếng ồn phát ra từ xe của bạn. Một chiếc xe chỉ có thể đi tới tốc độ nào đó là "ghê tay", nhưng với Phantom, tài xế thoải mái nhấn ga mà không phải lo sợ. Dưới nắp ca-pô dài đặc trưng là động cơ 6,75 lít, V12, công suất 453 mã lực. Trên Phantom, ở mức công suất thấp, không gian cabin rộng lớn lặng như tờ. Còn nếu công suất cao hơn, hành khách chỉ nghe thấy văng vẳng tiếng động cơ, nhưng phải thật tinh mới thấy.

Tuy nhiên, Phantom thiếu một vài thứ mà đáng lẽ ở giá tiền đó chủ nhân của nó phải có như hệ thống điều hoà tự động hay điều khiển hành trình (hệ thống rada có tác dụng giữ xe ở một khoảng cách an toàn với các xe phía trước). Thật trớ trêu khi phải bỏ tiền mua thêm thiết bị cho chiếc xe xếp vào hàng đắt nhất thế giới.

Phía bên kia chiến tuyến, Mayback 57S là phiên bản ngắn trong họ hàng Maybach nhưng nó vẫn thuộc hàng "khổng lồ" so với các mẫu xe khác. Chiều dài tổng thể 5,7 m, 57S có hàng ghế sau đủ để người ngồi để chân ở mọi tư thế. Bên cạnh đó là hệ thống máy lạnh ướp rượu và một cặp champagne đựng trong hốc đặc biệt. Bình thường, Maybach 57 đã sở hữu những tính năng tuyệt hảo, nhưng phiên bản mới 57S (chữ S lấy từ "Special") còn cho tài xế nhiều hơn thế. Có giá cao hơn 35.000 USD so với 57, Maybach 57S có công suất mạnh hơn, hệ thống treo thể thao ổn định để tương xứng với giá tiền 370.000 USD (gần 6 tỷ VND).

Cũng trang bị động cơ V12 nhưng 57S có công suất lên tới 604 mã lực, cao hơn Phantom 51 mã lực. Sức mạnh đó đủ đưa chiếc xe nặng 3 tấn tăng tốc từ 0 đến 100 km/h trong thời gian dưới 5 giây.

Tuy nhiên, không giống Phantom, 57S có thiết kế đẹp và sang trọng một cách hiện đại. Nó không khiến người nhìn phải quay về những năm 30 của thế kỷ trước để đánh giá mà mang những nét và phong cách rất Mercedes, hãng sở hữu Maybach. Phía trong ca-bin, 57S thể hiện theo đúng tiêu chí mỹ thuật công nghiệp với các thiết bị bằng sợi carbon. Vô-lăng mỏng nhưng rắn chắc và tích hợp đủ các nút điểu khiển.

Không có khái niệm “lướt nhẹ” trên 57S và những người cầm lái thực sự sẽ biết được điều đó. Qua tay lái, cảm giác về hệ thống treo 57S không thật dễ chịu. Qua những khu đồi núi mấp mô, 57S không có được những cảm giác mà Phantom mang lại. Tóm lại, 57S nổi bật nhờ chiều dài, thiết kế ăn khách và trang bị những thứ đặc biệt, còn về tính năng, dường như nó chưa làm thoả mãn nhiều người.

Thông số kỹ thuật RR Phantom và Maybach 57S

Kiểu xe Maybach 57S RR Phantom

Chiều dài (mm) 5.728 5.830

Rộng (mm) 1.980 1.990

Cao (mm) 1.557 1.630

Động cơ V12 V12

Van/xi-lanh 3 4

Dung tích (lít) 5,98 6,75

Công suất (mã lực) 604 453

Mô-men xoắn (Nm) 1.000 720

Trọng lượng (kg) 2.660 2.485

Giá (USD) 370.000 340.000

Các triệu phú chuộng nhất Rolls Royce

Vượt qua 9 đối thủ, trong đó có những tên tuổi sừng sỏ như Bentley, Maybach, BMW hay Mercedes, Rolls Royce xứng đáng là thương hiệu dành cho dân nhà giàu. Đây là kết quả một cuộc thăm dò mà chỉ những ai thu nhập trên 200.000 USD/năm và tài sản tối thiểu 5 triệu USD mới được mời tham dự.

Theo điều tra mới nhất của Viện nghiên cứu tầng lớp thượng lưu Mỹ(Luxury Institute), Rolls Royce đã vượt qua Maybach để đứng đầu danh sách những hãng xe thượng hạng thế giới. Ngay sau Rolls Royce là Bentley, một thương hiệu khác cũng của Anh. Những đối thủ còn lại bao gồm Aston Martin, BMW, Ferrari, Lamborghini, Maserati, Maybach, Mercedes và Porsche.

Luxury Institute tiến hành thu thập ý kiến từ hơn 500 khách hàng thuộc giới thượng lưu về thương hiệu mà họ cho rằng có uy tín và muốn sở hữu nhất. Các lá phiếu được gửi tới những người có mức thu nhập hằng năm trên 200.000 USD/năm và tổng tài sản có giá trị 5 triệu USD trở lên.

*Đẳng cấp Rolls Royce 101EX

*Cuộc chiến giữa hai nhà quý tốc

Kết quả này chứng tỏ xu hướng sắm xe mới của những người lắm tiền nhiều của. Đa số cho rằng khi bỏ ra hơn 100.000 USD cho một chiếc xe, họ sẽ chọn tiện ích mà chúng mang lại hơn là sự

sang trọng bề ngoài. Giới thượng lưu đánh giá Rolls Royce ở chất lượng đỉnh cao, sự độc đáo và riêng biệt. Hãng xe hạng sang nước Anh tạo cho chủ nhân của chúng một không gian, một đẳng cấp khác biệt và thoải mái, trong thế giới của công nghệ hiện đại hòa quyện với giá trị truyền thống.

Ngược lại với Rolls Royce, sức mạnh của Maybach là thể hiện địa vị xã hội cho chủ nhân. Từ thiết kế, màu sắc, trang thiết bị, Maybach đại diện cho quyền lực chính trị và được dùng để chuyên chở những nhân vật quan trọng cấp quốc gia. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, phụ nữ có xu hướng chọn xe hạng sang ngược lại với đàn ông. Nghĩa là khi các quý ông ưa Rolls Royce thì các quý bà lại “kết” Maybach.

Kết quả điều tra được phân tích bằng phương pháp nhân khẩu học, kết hợp với tổng tài sản của người tham gia để có lập luận chính xác nhất. Các đánh giá tập trung cao vào Rolls Royce bởi rất nhiều người đã từng lái, từng đam mê sắc đẹp và tiện ích trên những sản phẩm của nhà sản xuất này. Lý do cuối cùng khiến những người tham gia bình chọn cho Rolls Royce là họ không hề nghe thấy bất cứ lời phàn nàn nào từ những người quen.

Người phát ngôn của Luxury Institute cho rằng không có phương pháp tiếp thị nào tốt hơn cho các nhà sản xuất bằng một thống kê khách quan, độc lập, được tiến hành với những người có kinh nghiệm, nền tảng kiến thức đủ để định nghĩa thế nào là sang trọng. Trong bản điều tra, khách hàng có thể cho biết hãng xe hạng sang nào mà họ thấy muốn sở hữu nhất, dựa trên khả năng giải quyết các vấn đề, dịch vụ tư vấn và thái độ cầu thị.

Theo các chuyên gia tại Luxury Institute, rất nhiều hãng xe hạng sang cố gắng thu hút khách bằng cách nói "vống" trong các chương trình quảng cáo. Tuy nhiên, tất cả những điều đó chỉ là "phù du" đối với thế giới thượng lưu bởi những người thuộc tầng lớp này luôn yêu cầu các hãng phải hiện thực hóa những lời hứa của mình, tôn trọng và chăm sóc tới từng chi tiết nhỏ nhất.

Rolls Royce là một trong số ít thương hiệu hiểu được điều đó và thường xuyên tổ chức các hoạt động để mọi khách hàng cảm thấy họ tương đồng nhau trong con mắt của nhà sản xuất. Ngoài ra, hãng xe lâu đời Anh quốc không có những lời quảng cáo thậm xưng và chiến dịch marketing rầm rộ nên chiếm được lòng tin của mọi người.

3. Xe hơi M ỹ

a. Lịch sử biểu tượng xe Ford

Năm 2003, Ford Motor kỷ niệm 100 năm thành lập nhưng logo của hãng hiện nay mới chỉ có hơn 30 năm tuổi. Trong lịch sử phát triển, Ford đã không ít lần thay đổi logo.

Năm 1903, thương hiệu “Ford Motor Company” được dùng trong các giao dịch thương mại đầu tiên, nhưng khi bắt đầu sản xuất hàng loạt những chiếc xe Model A, trợ lý của Henry Ford đã có những cải tiến đặc biệt để biến tên công ty trở thành biểu tượng của hãng bằng cách bao quanh nó một đường viền hết sức độc đáo và cực kỳ thời trang vào lúc đó.

Logo của Ford năm 1903.

Trải qua những bước phát triển ban đầu, Henry Ford nhận thấy cần phải có những thay đổi trong thiết kế logo sao cho đơn giản, ưa nhìn và ấn tượng. Cũng rất tâm linh, logo đó phải thể hiện bước tiến vượt bậc của Ford Motor trong tương lai. Năm 1906, logo với tên Ford viết nghiêng 45o được cách điệu ở chữ F và chữ D sao cho mềm mại, bay bổng, thể hiện sự tinh tế và ước muốn vươn cao, vươn xa hơn nữa của Henry Ford được trình làng và đăng ký bản quyền tại văn phòng phát minh sáng chế Mỹ năm 1909.

Bên cạnh logo đã được đăng ký tại Mỹ, biểu tượng Ford hình oval lần đầu tiên được giới thiệu tại Anh vào năm 1907 do các đại lý Perry, Thornton và Schreiber - người đưa Ford đặt chân vào nước Anh - thiết kế với mục đích quảng cáo cho các sản phẩm của Ford như là “dấu chứng nhận cho lòng tin và sự tiết kiệm ”.

Logo Ford 1912.

Năm 1911, Ford đưa ra logo hình oval quyết định và sử dụng nó để thống nhất các nhà buôn tại Anh. Tuy nhiên trên các sản phẩm và trong các giao dịch thương mại, Ford vẫn dùng logo đầu tiên cho đến những năm 1920.

Năm 1912, chỉ trong một thời gian ngắn, Ford đã loại bỏ toàn bộ những logo hình oval và thay vào đó là logo cánh chim hình tam giác trên các sản phẩm của mình. Logo này được thiết kế để thể hiện cho tốc độ, sự nhẹ nhàng, vẻ duyên dáng và sự ổn định. Logo có hai màu, vàng và xanh đen, trên đó mang dòng chữ “Universal Car”. Henry Ford không thích biểu tượng này, và cũng chỉ trong một thời gian ngắn, người ta không còn thấy nó trên các sản phẩm của Ford.

Logo Ford 1928.

Năm 1927, người ta thấy một logo hình oval mang tên Ford xuất hiện trên lưới tản nhiệt của mẫu Model A mới với nền màu xanh hoàng gia thẫm tương tự với logo ngày nay của Ford. Logo này được sử dụng trong hầu hết các mẫu xe cho đến cuối những năm 1950. Được sử dụng một cách thống nhất trong toàn bộ các giao dịch thương mại, đến giữa những năm 1970 ý tưởng về logo hình oval này mới được thiết kế lại.

Năm 1976, logo Ford hình oval với hai gam màu xanh và bạc được sử dụng như là dấu hiệu để chứng nhận thương hiệu của Ford Motor Company. Nó dễ dàng trở nên phổ biến và thích nghi với tất cả các nhà máy sản xuất của Ford trên toàn thế giới.

Logo hiện nay của Ford.

Logo mới gồm hai hình elip đồng tâm có tỷ lệ trục dài trên rộng là 2,55 phù hợp với kích cỡ của chữ Ford với tỷ lệ 2,4. Toàn bộ logo được in nổi tượng trưng cho sự mạnh mẽ và thịnh vượng. Hình oval ngoài cùng còn được đánh bóng màu bạc ánh kim, tượng trưng cho công nghệ vượt bậc của những sản phẩm mang thương hiệu Ford. Và dĩ nhiên chúng ta không thể bỏ qua gam

màu xanh xuyên suốt 100 năm tồn tại, phát triển, đó là màu tượng trưng cho sự thân thiện, trường tồn và luôn quan tâm đến người tiêu dùng của Ford Motor Company.

b. Lịch sử xe Ford Thunderbird

Trong nửa thế kỷ tồn tại và phát triển, Thunderbird được coi như một trong những chiếc xe biểu tượng cho ngành công nghiệp ôtô Mỹ. Nó cũng là yếu tố giúp Ford Motor Company tạo dựng và duy trì danh tiếng hàng đầu tại nước Mỹ.

Khoảng thời gian Thế chiến II diễn ra, không hề có một sự sáng tạo nào ở các công ty ôtô. Đến cuối thập kỷ 40, nhu cầu về xe hơi bùng nổ và một trong những dòng xe được ưa chuộng nhất chính là những chiếc ôtô thể thao. Trở về từ châu Âu, những người lính Mỹ mang theo các mẫu xe thể thao danh tiếng của Italy, Đức, Pháp và Anh. Cùng lúc đó, môn đua ôtô trở nên phổ biến với các trường đua được xây mới, các cuộc đua được tổ chức khắp nơi.

Cộng thêm tác động của một nền kinh tế phát triển mạnh, không có gì ngạc nhiên khi chiếc Thunderbird xuất hiện và lập tức gặt hái thành công dễ dàng tại Mỹ. Chiếc xe lần đầu tiên được trình làng vào năm 1954 tại Triển lãm ôtô Detroit. Đó là một chiếc roadster (xe hai chỗ mui trần) mang tiện nghi hiện đại, sự tiện lợi cũng như sức mạnh và khả năng điều khiển dễ dàng. Chỉ trong 10 ngày đầu tiên, Ford đã bán được 3.500 xe trong khi mục tiêu cả năm chỉ là 10.000 xe.

Thunderbird thực sự là câu trả lời mà Ford dành cho chiếc roadster Corvette của Chevrolet. Nhưng trong khi chiếc Corvette chỉ trung thành với một kiểu dáng duy nhất thì Thunderbird đã xuất hiện với rất nhiều phiên bản khác nhau, từ những chiếc coupe hardtop (hardtop là thuật ngữ chỉ xe mui cứng không có thanh chống ở giữa) và xe 4 cửa. Dễ hiểu vì sao Thunderbird lại được yêu thích. Nó kết hợp được những phẩm chất của một chiếc xe thể thao sang trọng với những đặc điểm mà người Mỹ rất chuộng. Chỉ có hai chỗ ngồi nhưng chiếc xe đầu tiên dài tới hơn 5 m, trong khi mẫu Thunderbird 2005 cũng có chiều dài hơn 4,7 m. Trong bất cứ giai đoạn nào, Thunderbird cũng luôn được trang bị những tiện nghi hàng đầu và động cơ mạnh mẽ nhất, ngay cả vào thời kỳ khủng hoảng dầu lửa thập kỷ 70.

Có thể chia 50 năm của Thunderbird ra làm 4 giai đoạn, 1955-1963, 1964-1975, 1976-1997, 1998-2004.

Ngay từ những chiếc xe đầu tiên, nhà sản xuất đã lựa chọn lắp cho nó một động cơ V8. Từ 1958 đến 1960, xe Thunderbird gắn động cơ dung tích 5,8 lít, công suất 300 mã lực. Tuy vậy, khách hàng có thể lựa chọn chiếc xe với động cơ tới 7 lít và sức mạnh tương đương 350 mã lực. Năm 1961, lần đầu tiên Thunderbird có những cải tiến đáng kể về dáng vẻ bên ngoài, bỏ đi những vây nhọn phía trên hai đèn đuôi hình tròn, đèn pha vuông, và nhất là có thêm một phiên bản mui xếp (convertible). Từ năm 1961 đến 1963, trang bị tiêu chuẩn cho xe Thunderbird là động cơ V8 dung tích 6,4 lít, công suất 300-340 mã lực.

Chiếc xe T-bird Turbo.

Mẫu xe sản xuất năm 1964 được biết đến với biệt danh “Jet Bird”. Khoảng cách trục được kéo dài tới 2.870 mm, khiến chiếc xe dài tới 5.207 mm. Điểm nổi bật của chiếc xe là mui ngắn hơn, trong khi nắp ca-pô và phần thùng sau được kéo dài, toàn bộ phần đuôi xe được thiết kế lại. Năm 1965, lần đầu tiên phanh đĩa trở thành trang bị tiêu chuẩn cho hai bánh trước.

Mỗi năm, đội ngũ kỹ sư thiết kế của Ford đều thực hiện những công việc làm mới chiếc xe của họ, khi thì ở nội thất, khi thì vuốt lại các đường nét bên ngoài. Tuy nhiên, mẫu xe năm 1967 mới thực sự có nhiều điểm khác với những đời trước. Khung gầm được thiết kế hoàn toàn mới, phần mặt trước xe đơn giản hơn, đèn pha giấu bên dưới nắp ca-pô, chỉ nhô lên khi người điều khiển xe bấm nút khởi động. Vì thế, cho đến năm 1971, mọi cải tiến chỉ là ở vài chi tiết tại mặt trước và sau xe.

Cho đến năm 1972, Thunderbird mở đầu cho sự xuất hiện của một thế hệ những xe sang trọng. Chỉ có duy nhất phiên bản hardtop 2 cửa, chiếc xe gây chú ý với kiểu dáng mạnh mẽ và nội thất sang trọng hơn hẳn so với quan niệm trước đây về một chiếc Thunderbird. Động cơ của xe nặng 2.085 kg này có dung tích 7 lít. Năm 1973, Thunderbird được lắp đèn pha kép ở mỗi bên.

Chiếc xe năm 1976 có thể coi là chiếc Thunderbird lớn nhất và sang trọng nhất. Nhưng dường như điều đó không mang lại nhiều hiệu quả về mặt kinh tế nên ở phiên bản ra sau đó, nhà sản xuất đã thu hẹp các kích thước của xe lại, dù toàn bộ tiện nghi không thay đổi, nhờ thế giảm được 450 kg trọng lượng. Thân xe Thunderbird 1980 được chuyển thành dạng unibody (gồm các tấm thép gắn với nhau), nhẹ hơn 360 kg so với xe trước đó, và cũng ngắn hơn 431 mm.

Năm 1983 là một trong những năm thành công của Ford Thunderbird. Tháng 2 năm đó, chiếc coupe Thunderbird Turbo được trình làng và gây sự chú ý tại bất kỳ nơi đâu nó xuất hiện. Chiếc xe chỉ được trang bị một động cơ turbocharged 2,3 lít, hộp số sàn 5 cấp. Từ đầu thập kỷ 80, phần thùng sau xe dần được thu gọn lại nhưng kiểu nắp ca-pô vươn dài về phía trước đầy ngạo nghễ vẫn là kiểu cách mà người Mỹ ưa thích. Phiên bản 1989 gây nên một cơn sốt. Chiếc xe Super Coupe này có trục cơ sở dài hơn, bề ngang cũng rộng hơn, hệ thống treo độc lập phía sau, phanh đĩa ở cả 4 bánh với động cơ supercharged V6.

Bước sang thập kỷ 90, lượng tiêu thụ xe Thunderbird chững dần lại và người ta bắt đầu xì xầm về việc Ford chuẩn bị thôi sản xuất chiếc roadster này sau 40 năm. Tin tức này càng được khẳng định vào năm 1998, khi Ford không còn trưng bày Thunderbird tại các showroom. Giới chuyên môn còn khẳng định sang thiên niên kỷ mới, sẽ có một mẫu xe hoàn toàn mới để thay thế.

Tuy nhiên, phiên bản của năm 2002 một lần nữa giúp Thunderbird giành danh hiệu Xe của năm do tạp chí Motor Trend trao. Thành công này có thể dự báo được khi chiếc Thunderbird 2001 (xe concept) đã thu hút nhiều sự quan tâm khi được Ford giới thiệu tại khắp các triển lãm ôtô lớn

trên thế giới. Dẫu vậy, đánh giá của các nhà chuyên môn không phải bao giờ cũng đúng với những nhu cầu của khách hàng. Có số lượng bán ra không nhỏ nhưng Thunderbird 2002 không đạt được mục tiêu mà hãng sản xuất đề ra. Ford hy vọng phiên bản 2005, tung ra vào nửa sau của năm nay, sẽ thực sự là một chiếc xe để chúc mừng sinh nhật 50 tuổi của Thunderbird.

c. Ford Focus nhận giải Xe của năm tại Thái Lan

Đứng thứ 3 trong danh sách xe bán chạy nhất trong phân khúc hạng trung, Ford Focus được bình chọn là Xe của năm chỉ sau 5 tháng ra mắt ở Thái Lan. Đây là giải thưởng thứ 61 mà Focus nhận được kể từ khi khai sinh tại châu Âu năm 1998.

Ford Focus mới, ra mắt tại Thái Lan vào quý 4/2005, đã có bước phát triển khá ấn tượng. Nhờ những ấn tượng đạt được, tổ chức Grand Prix Group trao cho Ford Focus giải thưởng Xe của năm trên hai lĩnh vực Xe 1.8 tốt nhất và Xe Sport hatchback tốt nhất. Giải thưởng được được trao vào 23/3, ngày khai mạc triển lãm xe hơi quốc tế Bangkok 2006.

Giám đốc quản lý nhãn hiệu Focus Thái Lan, Ekanat Suwintawong, cho biết: "Vị trí thứ 3 mà Focus đạt được chứng tỏ người tiêu dùng tin tưởng vào chất lượng cũng như dịch vụ chăm sóc khách hàng của chúng tôi". Focus là mẫu xe châu Âu có mức giá khoảng 787.000 baht (20.250 USD) cho dòng sedan số tự động, trang bị động cơ 1,8 lít Duratec, hộp số tự động Tiptronic, mâm đúc hợp kim, đầu đọc MP3, quạt máy lạnh cho hàng ghế sau.

*Focus thay thế Ford Laser

*Logo Ford

Sau lần ra mắt thành công cuối năm ngoái, Focus nhận được sự quan tâm khá đặc biệt của khách hàng Thái Lan. Tổng số hơn 2.500 chiếc Focus được trao tới tay người tiêu dùng. Hai giải thưởng dành cho Focus là dấu chứng nhận cho tính năng, chất lượng, độ an toàn cao và giá cả phải chăng của nó.

Hiện tại, Ford Motor bán 3 mẫu Focus tại Thái Lan gồm: Sedan 1,8 lít, hatchback 1,8 và 2 lít. Tất cả các mẫu đều có giá dưới 1 triệu bạt (25.700 USD) và được bán thông qua hơn 90 đại lý.

Ngoài Thái Lan, tại Anh và Ireland, Focus là mác xe bán chạy nhất trong năm 2005. Focus lập kỷ lục với 442.000 xe bán ra trên khắp châu Âu, một kết quả khó vượt qua trong phân khúc xe hạng C. Hiện, tống số có 4 triệu chiếc Focus xuất xưởng tại châu Âu và gần 5 triệu chiếc trên toàn thế giới.

d. Ford Mondeo mới năng động hơn

Triển lãm xe hơi Paris sẽ có sự góp mặt của Ford Mondeo thế hệ mới, mang phong cách châu Âu rõ rệt. Mondeo 2007 là thành quả từ khoản đầu tư hơn 715 triệu euro mà Ford dành cho nghiên cứu, sản xuất. Thiết kế dựa trên ngôn ngữ "Kinetic Design", Mondeo mới mạnh mẽ, hầm hố và "chiến" hơn.

Mondeo trình làng tại Paris Motor Show 2006 thuộc dòng wagon, dựa trên khung sườn hai mẫu đa dụng nổi tiếng của Ford, S-Max và Galaxy. Những ấn tượng đầu tiên mà nó mang lại là không gian rộng hơn, trang thiết bị hiện đại và mang phong cách thiết kế châu Âu rõ rệt, nhờ chia sẻ phần lớn thiết bị với S-Max và Galaxy.

Mondeo mới "ngốn" của Ford khoản đầu tư 715 triệu euro và hoàn thành tại nhà máy Genk, Bỉ. Đầu năm 2007, nó sẽ chính thức ra lò từ dây chuyền sản xuất S-Max và Galaxy với công nghệ và cấu trúc hoàn toàn tương đồng. Ngoài ra, Mondeo 2007 còn được phát triển dựa trên chỉ tiêu đánh giá mới của nhà sản xuất lớn thứ ba thế giới, có tên PSI (Product Sustainability Index). PSI là tập hợp các nguyên tắc, yêu cầu sao cho những cải tiến phải mang lại tính năng bền vững, thân thiện môi trường, có tính xã hội cao và kinh tế. Hai đại diện đầu tiên của PSI là S-Max và Galaxy.

Thiết kế Mondeo dựa trên nguyên lý "Kinetic Design" mà Ford từng áp dụng trên chiếc concept Iosis trình làng tại triển lãm Frankfurt 2005. Tất cả các phiên bản thân xe Mondeo mới gần như đã hoàn tất nhưng Ford châu Âu chọn dòng wagon như sản phẩm chiến lược tại thị trường này. Mondeo 2007 sẽ là mẫu đầu tiên thể hiện "Kinetic Design" một cách chi tiết tới công chúng và đóng vai trò như “li ều thử”của Ford, nhằm xác định xem liệu phong cách thiết kế này có đủ sức chinh phục khách hàng hay không.

Về tổng thể, ngôn ngữ "Kinetic Design" thể hiện ở các đường nét động học, cấu trúc 3 vùng khi nhìn từ phía trước, diện tích bề mặt lớn, góc cạnh đậm, vành đúc hợp kim với các chấu to và trục C đen graphic. Nắp ca-pô Mondeo được chia làm 3 phần nhờ hai đường gân sâu và rõ, kéo dài từ cụm đèn pha tới chân kính chắn gió.

Các đường gân lớn chạy dọc từ phần đầu xe tới điểm cao nhất trên Mondeo trong khi các cửa sổ đi theo cấu trúc "Daylight opening", có độ mở và thông thoáng như hầu hết các mẫu xe đa dụng đương đại. Sự khác biệt của Mondeo thể hiện ở phần đuôi nhờ cụm đèn hậu công nghệ đi-ốt phát quang LED dữ dằn.

Một đường kẻ sâu, bắt đầu từ bánh trước tới bánh sau góp phần làm bộ vành đúc hợp kim thêm nổi bật, khiến Mondeo vững chãi, mạnh mẽ hơn. Thậm chí, các kỹ sư thiết kế của Ford còn cam kết với chi tiết này, Mondeo sẽ đặc biệt bắt mắt trên các đường phố châu Âu.

Nội thất Mondeo trang bị thêm nhiều thiết bị mới, thời trang và chất lượng cao cấp hơn. Giống như Focus, do đi theo phong cách châu Âu nên ca-bin Mondeo tập trung chủ yếu các mặt phẳng và giao tuyến. Bảng trung tâm thấp hơn để người ngồi ghế phụ cũng có thể điều khiển dễ dàng trong khi cần sang số lại được nâng cao nhằm thích nghi tốt với người lái.

Rất nhiều công nghệ sử dụng trên Mondeo mới giống S-Max và Galaxy như dàn âm thanh, đầu đọc CD, cảm giác động lực, cảm giác lái. Ford trang bị cho Mondeo động cơ Duratorq 2.0 TDCi chạy dầu, 2.5 tăng áp turbin Duratec chạy xăng cùng bản 1.8 Duratorq TDCi.

Tất cả thân xe và chi tiết kỹ thuật đã gần như hoàn tất và Modeo sẽ sớm ra mắt tại các showroom vào quý 2/2007. "Mondeo mới dành riêng cho thị trường châu Âu và sẽ đóng vai trò quan trọng trong phân khúc xe hạng trung của Ford tại đây. Để đáp ứng hơn 4 triệu khách hàng đang quan tâm tới Mondeo, chúng tôi sẽ mang tới những điều đặc biệt, sức hấp dẫn mà ai cũng muốn có", Tổng Giám đốc kiêm Giám đốc điều hành Ford châu Âu, John Fleming nói.

e. Cuộc hành trình cùng Ford Mondeo V6

Mẫu Mondeo V6 có khá nhiều nét mang phong cách thể thao: vẻ ngoài gọn, chắc, dáng xe rộng ngang, trọng tâm thấp và bộ lốp béo. Salon xe tiện nghi, khít khao, ghế lái ôm sát với vô-lăng 4 chấu vành nhỏ. Đặc biệt, cần số có chế độ manual, đúng gu của dân ưa tốc độ.

Lần đầu ngồi vào xe, tôi mất khá nhiều thời gian mới nắm được vị trí, cách thao tác và làm chủ các tiện nghi trên xe, chúng nhiều và có thể được giấu gọn ở cạnh ghế hoặc dưới cổ vô-lăng. Việc chỉnh ghế lái đủ 8 hướng cho phù hợp với cỡ người và tư thế khá phức tạp, sau đó tôi đã lưu "thành quả lao động" của mình vào bộ nhớ bằng cách bấm giữ nút M và nhấn số 1 (vẫn còn số 2 và 3 cho các tay lái phụ). Chiếc xe đã chiếm được tình cảm của tôi bằng "cử chỉ" rất chiều chuộng: khi tôi mở cửa bên lái nó tự động kéo lùi ghế dọn đường. Lúc tôi trở lại sau vô-lăng và sập cửa, lại được mạnh mẽ "nhấc bổng" lên và đưa về tư thế quen thuộc.

Vô-lăng có thể chỉnh 2 hướng bằng cách nhả lẫy dưới cổ trục lái, chỉnh góc nghiêng, rút gần lại hay đẩy nó xa ra cho vừa tầm tay. Núm chỉnh 2 gương ngoài cũng cho phép cài đặt từng bên theo ý muốn, gương trong xe phải chỉnh và định chế độ chống lóa ngày/đêm bằng tay.

Dàn máy DVD tự động 10 đĩa cho hình ảnh tuyệt đẹp trên màn hình và phát âm thanh hoàn hảo trên hệ thống loa dàn khắp salon. Tuy vậy, quả là hơi thất vọng khi phát hiện nó không được tích hợp các thông tin về tình trạng xe hay các chế độ điều khiển từ bộ xử lý trung tâm. Điều hòa tự động trên xe chỉnh đơn giản và làm việc chính xác, làm mát nhanh và đều mọi vị trí. Trong ca-bin xe chật hẹp việc máy điều hòa có thể duy trì chính xác nhiệt độ định trước là rất hữu ích, loại điều hòa "chạy một lèo" luôn làm tôi khó chịu bởi chúng chỉ chuyển chúng ta từ trạng thái quá nóng sang quá lạnh và ngược lại. Tuy các cửa kính điện đều được thiết kế chống kẹt tay, nhưng cửa sổ sau của chiếc V6 được thử không đáng tin cậy lắm, tôi đã bị "cắn" khá đau khi chủ quan đặt ngón tay vào. Các ghế trên xe đều tạo tư thế ngồi thoải mái, tiện nghi, nhưng loại da bọc chưa thực sự thoáng mát. Các vị trí (left - off - right) trên tay xi-nhan của Mondeo có khoảng chuyển ngắn và không dứt khoát, lần tự tắt đèn nào tôi cũng bị chuyển quá nấc off sang phía ngược lại.

Xoay nhẹ chìa khóa về nấc khởi động, tuy khó nhận thấy dấu hiệu máy đã nổ, nhưng hãy tin chắc là nó đã làm việc, không hề rung hoặc ồn. Ngay cả khi xe đang nổ ga-ran-ti, tôi vẫn chụp được một bức ảnh công-tơ-mét khá rõ nét với tốc độ chậm (không đèn).

Nếu đã quen chạy xe số tay (như tôi) thì việc sử dụng hộp số tự động sẽ làm bạn cảm thấy chân tay thừa thãi. Nhưng khi cùng Mondeo lọt vào một đường phố đông nghẹt, tôi mới nhận thấy

khoái cảm mà nó mang lại: một chân co lên đệm cho đỡ mỏi, một tay cầm ly nước, ngả người ra sau gác hờ tay kia lên vô-lăng thư giãn, tiến hay dừng, trái hay phải, chỉ cần dùng "nửa người" là đủ. Nếu chưa quen xe, thật khó mà cảm nhận trực tiếp sự tăng tốc của nó khi nhấn chân ga, không có tiếng rú máy hay sự rung lắc nào, chỉ thấy kim chỉ vòng tua nhanh chóng xoay sang phải. Mondeo rướn lên mượt và êm, khó nhận ra các thời điểm chuyển tỷ lệ truyền động của hộp số. Tuy vậy, hơi lạ là lúc ngớt ga tôi không cảm nhận được việc động cơ "níu" xe lại như trên các dòng xe số tự động khác. Có lẽ những người năng động, phong cách thể thao khó mà hài lòng với cách tăng tốc chậm và mượt của chế độ số tự động, nhưng tôi đảm bảo là họ sẽ thỏa mãn khi dùng chế độ manual của chiếc V6 này.

Hộp số bán tự động Jatco của xe cho phép người lái tự vào số khi cần tăng tốc nhanh hay dồn số ghìm xe lúc đổ dốc. Không cần giảm ga, gạt cần số sang rãnh bên phải và chích nhẹ về phía trước (+) là lên số, bập về phía sau (-) là về số, không cần bóp lẫy hay đạp côn. Ly hợp tự động và khoảng chạy tay số cực ngắn giúp tôi dồn từ số 5 về 2 (hoặc ngược lại) trong chưa đầy 1 giây. Tính năng này khiến Mondeo trở nên cực kỳ năng động, tay số giúp tôi thúc "chú ngựa" này vọt lên hay ghìm cương cho nó chúi xuống đầy ấn tượng. Màn hình LCD trên công-tơ-mét sẽ báo cho ta về chế độ và tỷ lệ truyền động hiện hành. Có thể nói đây là điểm vượt trội của Mondeo 2.5 với đối thủ đồng hạng, nó cũng thể hiện thế mạnh truyền thống của Ford trong thiết kế hộp số.

Hệ thống treo độc lập kiểu MacPherson ở bánh trước và thiết kế độc lập đa liên kết ở bánh sau giúp Mondeo cân bằng tốt và ổn định. Xe cách âm tốt, chạy đầm và êm, hầu như không nghe thấy tiếng vọng từ phía gầm ngay cả trên mặt đường gằn. Những ổ gà lớn chỉ gây ra trong salon những tiếng động trầm và gọn.

Hệ thống phanh của Mondeo V6 là sự phối hợp chuẩn xác và hiệu quả giữa các cơ cấu hỗ trợ phanh gấp (BA), chống bó cứng (ABS) và phân phối lực phanh điện tử (EBD). Cú phanh gấp của tôi ở tốc độ trên 140 km/h khiến người bên đường hoảng hồn vì tiếng rít chói tai, nhưng trong salon rất bình thường. Xe nhanh chóng dừng sau vài giây, không quá chúi mũi hay rê ngang, vô-lăng không bị "ghịt" lệch về bên nào. Ở những đường lượn cao tốc, việc rà chân phanh khiến chiếc V6 "bó vỉa" thật ôm và mượt. Cái đập chân bất ngờ và nhẹ của tôi lên bàn phanh làm chiếc xe khựng lại lập tức, cứ như là đạp lút phanh! Như vậy là BA đã xuất hiện kịp thời.

Chúng tôi chạy băng băng trên những lượn dốc, tít xa phía dưới là biển và bãi đá lởm chởm. Hệ thống lái hoàn hảo của xe khiến tôi hoàn toàn tự tin, cơ cấu giảm chấn và trợ lực không làm mất cảm giác mặt đường lên vô-lăng. Xe không hề bị chao lắc khi cua gấp và lấy lại thăng bằng rất nhanh khi đánh lái ở tốc độ cao.

Thông tin hiển thị trên màn LCD: xe đang chạy chế độ manual, mức số 2, xăng còn đủ để đi được 33,7 km.

Trong hành trình, nút ấn ở đầu tay xi-nhan lần lượt cung cấp cho lái xe các thông số: Tiêu thụ nhiên liệu ở chế độ hiện tại; xe đi được bao nhiêu km nữa với lượng xăng còn trong bình; nhiệt độ ngoài trời... Khi xe tôi chạy ở tốc độ 20 km/h, mức tiêu thụ nhiên liệu là 22 lít/100 km, còn ở

80 km/h với gió ngược, chỉ số này là 13 lít/100 km. Như vậy, bình xăng 60 lít đảm bảo cho xe chạy 300 km liên tục.

Chúng tôi bất ngờ phát hiện ưu điểm thú vị nữa của Mondeo là thanh cản bằng nhựa của nó có khả năng tự phục hồi rất tốt. Một va chạm khiến cản sau bị lõm như chiếc mũ, thế mà chỉ sau vài phút, vết lõm biến mất không để lại dấu tích.

Tính năng động lực Ford Mondeo 2.5 V6

(Thử trong điều kiện tiêu chuẩn, do nhà sản xuất cung cấp)

Dẫn động Bánh trước

Dung tích xi-lanh (cc) 2.495

Tỷ số nén 9,8

Công suất cực đại (mã lực/ vòng/ phút) 170/6000 vòng/phút

Mô-men xoắn cực đại (Nm/vòng/phút) 220/4250 vòng/phút

Tỷ số truyền động Số tay

5 cấp Tự động

5 cấp

I 3,42 3,80

II 2,14 2,13

III 1,45 1,37

IV 1,03 0,94

V 0,77 0,69

Số lùi 3,46 2,97

Tốc độ tối đa (km/h) 240 240

Thời gian tăng tốc đến 100 km/h (giây) 8,5 10,3

Tiêu thụ nhiên liệu (lít/100 km)

Trong thành phố 14,3 15,6

Xa lộ 7,3 7,9

Trung bình 9,9 10,7

Dung tích bình xăng (lít) 58,5

Giá của Ford Mondeo 2.0 thiếu tính cạnh tranh

Thử Mondeo 2.0 trên dốc.

Không giống như đàn anh Mondeo V6 của mình, phiên bản 2.0 có nội ngoại thất giản dị, tiện nghi khiêm tốn. Các tính năng động lực và kết cấu khung, gầm, vỏ của nó đều ở mức bình dân. So sánh ngay với chiếc V6 (38.900 USD) thì giá 32.500 USD của Mondeo 2.0 là khá đắt.

Vẻ ngoài của chiếc Mondeo 2.0 phảng phất đường nét của mẫu Daewoo Leganza, đặc biệt là phía trước, từ những sọc mạ tỏa lên của lưới tản nhiệt đến "sống mũi" chạy trên mặt ca-pô. Đây là ấn tượng bất lợi cho mẫu xe này.

Nội thất nỉ của Mondeo 2.0 không hơn gì những mẫu xe có giá bán 25.000-29.000 USD trên thị trường Việt Nam, thậm chí so với chiếc Toyota Altis (25.500 USD) còn chật hẹp hơn. Tiện nghi trên mẫu 2.0 cũng không nổi trội: ghế lái chỉnh bằng tay, điều hòa không tự động, radio-cassette... Nói chung, từ trong ra ngoài Mondeo 2.0 không tạo được cảm giác về sự sang trọng.

Chỉ với thao tác đóng cửa xe đã có thể đoán ra độ ồn của khung vỏ xe trên hành trình, kính rung và tiếng sập cửa không "đặc". Quả nhiên, khi vận hành 2.0 thua xa ông anh V6 của nó về độ êm và khả năng cách âm, tiếng ồn từ mặt đường lọt vào salon khá rõ, thậm chí cả trên xa lộ bằng phẳng.

Động cơ I4 2,0 lít và hộp số tự động 4 cấp của xe không gây ấn tượng mạnh về tính năng động lực. Mondeo 2.0 tăng tốc chậm, không mượt như phiên bản V6, khi dìm chân ga sát ván, người lái dễ dàng đếm các nấc chuyển số qua những đợt "rùng mình" của xe. Sau khi đạt tới 100 km/h, người lái không nhận thấy các phản xạ tức thời của động cơ khi nhấn hoặc buông chân ga.

Tuy vậy, Mondeo 2.0 chạy đầm và phanh rất tốt, hệ thống phân phối lực phanh điện tử (EBD) và chống bó cứng (ABS) phát huy hiệu quả rõ rệt. Ở tốc độ trên 120 km/h và tay lái thẳng, chiếc xe khựng lại chỉ sau vài giây với vệt phanh rất ngắn và xe không hề rê lệch. Cú thử phanh với góc lái khoảng 20 độ cũng cho kết quả ngoạn mục như vậy, đặc biệt là cảm giác chiếc xe tự lấy lại thăng bằng rất rõ.

Điều khiển Mondeo 2.0 cũng dễ chịu như với chiếc 2.5, trợ lực lái làm việc tốt và giữ được cảm giác về mặt đường. Vành vô-lăng nhỏ gọn điều chỉnh được 2 hướng (nghiêng và xa gần) cho phép lái xe chọn được tư thế hợp lý nhất. Hệ thống an toàn thụ động của xe cũng được chú trọng với bộ khung hấp thụ xung lực, cản trước sau chịu va đập, đai an toàn giới hạn tải và 2 túi khí phía trước (chỉ thua V6 túi khí bên hông và phía sau).

Có lẽ các điểm mạnh về an toàn chủ động, thụ động và hệ thống điều khiển đã khiến giá thành của chiếc xe đội lên khá cao, nhưng với tình trạng hạ tầng giao thông Việt Nam, chúng ít có dịp

phát huy tác dụng. Mẫu xe này sẽ gặp khó khăn khi phải cạnh tranh với các đối thủ chỉ thua nó một chút về tính năng kỹ thuật nhưng giá bán rẻ hơn nhiều như Daewoo Leganza 2.0 (29.000 USD), Toyota Altis 1.8 hay chính "em ruột" Ford Ghia 1.8 (25.400 USD). Những lựa chọn khác chủng loại như chiếc SUV Ford Escape XLS V6 3.0 mặc dù không có phanh ABS cũng hấp dẫn hơn Mondeo 2.0 vì cấu hình động lực mạnh, đẹp và chỉ đắt hơn đôi chút (34.280 USD). Còn một đối thủ khác dòng là chiếc hatchback Mazda Premacy thua chút ít về công suất (động cơ 1,8 lít hộp số tự động 4 cấp) mà giá bán chỉ khoảng 23.000 USD.

Các chỉ số động lực căn bản của Ford Mondeo 2.0

(Trong điều kiện tiêu chuẩn)

Động cơ Xăng Duratec HE DOHC 16 van

Dung tích (cc) 1.999

Công suất (mã lực/vòng phút) 143/6.000

Mô-men xoắn (Nm) 185/4.500

Hộp số Tự động 4 cấp

Dẫn động Cầu trước

Thời gian tăng tốc 0-100 km/h (giây) 9,8

Tốc độ tối đa (km/h) 215

Tiêu thụ nhiên liệu (lít/100 km)

Trong thành phố 11,6

Đường trường 5,9

Trung bình 8,0

Dung tích bình xăng (lít) 58,5

4. Xe hơi Nhật

a. Lịch sử thương hiệu Toyota

Cái tên Toyota được sửa đổi từ Toyoda, tên người sáng lập hãng ôtô lớn nhất Nhật Bản. Sau gần 7 thập kỷ phát triển, Toyota mới một lần duy nhất thay đổi logo của hãng.

Xuất hiện sớm tại Vi ệt Nam với những chiếc Toyota Crown sang trọng dành cho các quan chức cao cấp vào những năm 90 của thế kỷ trước, hiện nay, sản phẩm của Toyota đã trở nên phổ biến,

đa dạng và phong phú hơn rất nhiều. Giá cả, chất lượng và dịch vụ là những ưu tiên hàng đầu mà Toyota dành cho người tiêu dùng, chính vì thế, sẽ không là ngạc nhiên khi trên đường phố Việt Nam, cứ 10 ôtô thì có chừng 4 chiếc mang thương hiệu Toyota.

Hiện là công ty lớn thứ hai trên thế giới sau tập đoàn ôtô khổng lồ General Motors, Mỹ, và là công ty đứng đầu thị trường ôtô Việt Nam, thành công của Toyota bắt nguồn từ sự kết hợp giữa tài năng kinh doanh thiên bẩm và những sắc màu văn hoá truyền thống của người Nhật Bản.

Sự ra đời và phát triển của thương hiệu Toyota gắn liền với dòng họ Toyoda, thuộc quận Aiichi, cách thủ đô Tokyo hơn 300 km về phía đông nam. Năm 1936, gia đình Sakichi Toyoda có ý tưởng thành lập công ty chuyên sản xuất ôtô khi họ giành được một trong hai giấy phép sản xuất ôtô của chính phủ Nhật Bản. Theo lời khuyên của chuyên gia người Nhật hàng đầu tại chi nhánh của General Motors ở Nhật Bản lúc đó là Shotaro Kamiya, Sakichi Toyoda tổ chức một cuộc thi sáng tác biểu tượng cho công ty mới với những tiêu chí phải dễ hiểu, gợi tả được đó là một công ty trong nước và chứa đựng những âm tiết Nhật Bản. Trong số 27.000 mẫu biểu tượng được gửi về, có một biểu tượng mang tên “Toyota” với hình tròn bao quanh.

Cái tên “Toyota” phát âm không rõ như Toyoda, nhưng có vẻ như nó thích hợp hơn đối với tâm

lý quảng cáo, hơn nữa, chữ Toyota (トヨタ) chỉ có 8 nét so với 10 nét của Toyoda (トヨダ ),

theo quan niệm truyền thống của người Nhật, con số 8 mang lại sự may mắn và tượng trưng cho sự lớn mạnh không ngừng, trong khi đó số 10 là một số tròn chĩnh, không còn chỗ cho sự phát triển. Thương hiệu Toyota ra đời từ đó và tháng 4/1937, Toyota chính thức được đăng ký bản quyền thương mại.

Sau những năm chiến tranh thế giới thứ hai tàn khốc, đất nước Nhật Bản hoang tàn và đổ nát. May mắn thay, những nhà máy của Toyota tại tỉnh Aichi không bị bom nghiền nát. Điều đó giúp Toyota bắt đầu quá trình hồi phục bằng việc sản xuất những chiếc ôtô thương mại đầu tiên mang tên Model SA. Năm 1950, công ty bán lẻ Toyota Motor Sales Co. được thành lập và đến năm 1956 là hệ thống phân phối Toyopet. Chiến lược kinh doanh đúng đắn mang lại cho Toyota những thành công vượt bậc về mặt thương mại, bên cạnh đó là sự phát triển vượt bậc về công nghệ sản xuất ôtô. Toyota không có nhiều bằng phát minh sáng chế như General Motors hay Ford Motor Company, tuy nhiên, chất lượng của sản phẩm mang thương hiệu Toyota luôn được đảm bảo ở mức độ cao nhất bởi Toyota sở hữu những kỹ sư, chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ ôtô thế giới.

Logo hiện nay của Toyota bao gồm 3 hình eclipse lồng vào nhau (tượng trưng cho 3 trái tim) mang ý nghĩa: một thể hiện sự quan tâm đối với khách hàng, một tượng trưng cho chất lượng sản phẩm và một là những nỗ lực phát triển khoa học công nghệ không ngừng. Trải qua thời gian 70 năm với những biến đổi không ngừng, Toyota vẫn đang bước trên con đường định mệnh của chính mình, con đường từ số 8 mạnh mẽ đến số 10 hoàn hảo của truyền thống đất nước mặt trời mọc.

Bí quyết thành công của Toyota

Khi General Motors cắt giảm lương, trợ cấp và lãi cổ tức nhằm đối phó với tình trạng thua lỗ thì Toyota công bố số liệu kinh doanh thành công của năm 2005. Chất lượng tốt, quản lý chặt chẽ và luôn "biết mình biết người" là bí quyết thành công của hãng xe Nhật Bản.

Ngày 7/2, hãng sản xuất xe hơi Nhật Bản thông báo lợi nhuận ròng quý 4/2005 tăng 34% đạt 3,3 tỷ USD, doanh số trên toàn cầu ở mức 45 tỷ USD tăng 15% so với cùng kỳ năm 2004. Trong khi đó, GM thông báo mức lỗ 8,6 tỷ USD trong năm 2005 đồng thời đưa ra kế hoạch cắt giảm 30.000 nhân công và đóng cửa 12 nhà máy trong vòng 3 năm, 2006-2008.

Đi tìm bí quyết thành công của Toyota là điều mà giới lãnh đạo ngành công nghiệp ôtô Mỹ đang trăn trở. Trên mức độ vĩ mô, nguyên nhân đầu tiên khiến Toyota ngày càng thành công nằm ở chất lượng. Đó là điều mà các đối thủ Mỹ không có. Ngay với người dân Mỹ, khởi động chiếc xe Toyota vào một ngày lạnh giá không khác nhiều so với bình thường, nhưng với xe chính quốc thì ngược lại. Sự tin tưởng về chất lượng của thương hiệu Toyota trong tâm lý người tiêu dùng có thể định lượng qua Camry khi nó là mẫu xe bán chạy nhất tại Mỹ trong khi bản hybrid thu hút sự chú ý của hầu hết mọi người tại triển lãm ôtô Detroit.

Bên cạnh đó, biên tập viên của tạp chí nổi tiếng Automotive News, Ed Lapham, cho rằng thành công của Toyota còn nằm ở phương thức quản lý chặt chẽ. “Họ cung cấp những sản phẩm chất lượng cho người tiêu dùng, chúng không ảnh hưởng tới môi trường, không ảnh hưởng tới thế giới. Bên cạnh đó, họ còn xây dựng một cộng đồng đoàn kết trong công ty”, Lapham nói.

*GM cắt giảm nhân công

*Toyota không muốn là hãng xe số 1 thế giới

*Logo Toyota

*Camry 2007 ý nghĩa nhất NAIAS

*Vì sao xe Mỹ thất bại trước xe Nhật

Nguyên nhân thứ ba là cách thức xây dựng chiến lược kinh doanh và nền tảng dịch vụ vững chắc. Nhà phân tích Rob Lache tại Deutsche Bank ước đoán, trung bình, Toyota kiếm được nhiều hơn 4.000 USD trên một chiếc xe so với General Motors hay Ford.. “Khi bạn có thể kiếm được nhiều tiền hơn nghĩa là bạn có thể cung cấp nhiều thiết bị và có thể củng cố giá trị thương hiệu bằng cách loại các sản phẩm không phù hợp”, Lache nhận xét.

Bên cạnh chất lượng cao, gặt hái thành công với hybrid và phát triển vượt bậc trong phân khúc thể thao đa dụng SUV, Toyota còn tăng thị phần của mình tại các dòng xe tải nhẹ và xe du lịch để vươn lên đứng sau GM, Ford tại thị trường Mỹ.

"Toyota làm được những việc mà các đối thủ Mỹ không thể như xây dựng các nhà máy cách xa họ. Điều này cho phép Toyota mở rộng tầm ảnh hưởng tại Mỹ nói riêng và Bắc Mỹ nói chung.

Đó là một trong những ưu điểm lớn nhất hiện nay”, George Magliano, nhà phân tích thuộc Global Insight nói. Đó là nguyên nhân thứ tư.

Sự thành công giúp Toyota thiết lập một giới hạn mới trên thị trường ôtô thế giới. Đứng đầu tại thị trường lớn thứ 2 thế giới Nhật Bản, đang có những chiến lược quan trọng tại Trung Quốc và giờ đây là vị trí thứ 2 tại thị trường xe hơi lớn hành tinh. Không những thế, chiếm lĩnh thị phần tại châu Âu cũng là một trong những tham vọng của Toyota bởi ở Cựu lục địa, thương hiệu Toyota vẫn bị coi nhẹ.

Một ưu điểm nữa của Toyota là nhà sản xuất này không chịu ảnh hưởng từ chính sách lương cao mà các đối thủ Mỹ đang đau đầu tìm cách đối phó. Giới phân tích cho rằng các hãng xe Mỹ đã thu hẹp khoảng cách chất lượng so với Toyota nhưng khoảng cách về thương hiệu vẫn lớn. Vì vậy, Toyota vẫn tiếp tục sử dụng lợi thế đó để vươn lên và ngày càng tiến gần tới vị trí số 1 thế giới của GM về doanh số.

Điều đó có thể xảy ra trong năm nay hoặc 2007. Tất cả chỉ còn là thời gian.

Toyota Corolla mới trình làng tại Nhật Bản

Hôm qua, 11/10, Toyota đã chính thức ra mắt mẫu Corolla mới tại chính quốc. Đây là phiên bản thiết kế lại lần đầu tiên kể từ năm 2000 của mẫu xe bán chạy nhất thế giới và có giá từ 11.700 USD đến 19.221 USD. Phải tới năm 2008, Corolla mới ra mắt tại Mỹ.

Về tổng thể, Corolla mới có vóc dáng thanh thoát, hiện đại. Lưới tản nhiệt với các thanh sổ dọc, hốc hút gió rộng và trang nhã. Cụm đèn pha và đèn sương mù không "trố" như thế hệ cũ mà gọn gàng, hài hòa với thiết kế tổng thể. Các đường gân trên nắp ca-pô mạnh mẽ hơn trong khi các đường cong dưới phần đuôi cụp xuống một cách tự nhiên.

Corolla mới có 2 phiên bản, bản sedan mang tên Corolla Axio còn mẫu station wagon là Corolla Fielder. Toyota trang bị cho mẫu xe mới này hai loại động cơ 1,5 lít công suất 110 mã lực và 1,8 lít công suất 136 mã lực. Bản 1.5 lắp hộp số tay 5 cấp trong khi bản 1.8 tích hợp hộp số vô cấp thông minh Super CVT-i của Toyota. Ngoài ra, Toyota còn nâng cấp Corolla những tính năng mới như hệ thống tiền an toàn Pre-crash Safety sử dụng radar và công nghệ hỗ trợ đỗ xe tự động.

*10 mẫu xe bán chạy nhất thế giới

Sau khi chiếm vị trí "xe bán chạy nhất thế giới" với trên 30 triệu chiếc, Toyota vẫn không bớt kỳ vọng vào mẫu xe ra đời từ năm 1966 này. Trong lễ trình làng, Yoshihiro Okumura, Tổng Giám đốc của hãng phân tích Chiba-gin Asset Management, cho rằng Corolla vẫn là "con gà đẻ trứng vàng cho Toyota". "Hãng xe lớn thứ hai thế giới sẽ tiếp tục thành công với những mẫu xe kiểu như Corolla", Yoshihiro Okumura nói.

Rõ ràng, dòng xe hạng nhỏ là những "chiến binh" quả cảm nhất, giúp Toyota giành phần lớn thị phần từ hai đại gia General Motors và Ford Motor tại Mỹ trong năm nay. Tính trên toàn thế giới,

doanh số Corolla tiếp tục tăng 8%, đạt 1,39 triệu chiếc vào năm ngoái. Toyota hy vọng bán được khoảng 12.000 chiếc mỗi tháng tại Nhật Bản, nơi nó có giá từ 1,4 triệu yên (11.700 USD) và 2,3 triệu yên ( 19.221 USD).

Năm 2005, Corolla chiếm 19% tổng số xe bán ra của Toyota và là đối thủ "không đội trời chung" của Civic và Nissan Tiida Latio. Dự kiến, Toyota sẽ giới thiệu Corolla trên toàn thế giới trong một vài tháng hoặc vài năm nữa, tùy từng thị trường. Theo các chuyên gia, mẫu xe này sẽ là con bài chiến lược để Toyota có thể đạt con số 9,8 triệu xe vào 2008 và chính thức vượt qua hãng kình địch General Motors.

Corolla xuất hiện tại Vi ệt Nam lần đầu tiên vào tháng 8/1996 và lập tức giành vị trí dẫn đầu phân khúc xe sedan hạng nhỏ cao cấp. Sau một thập kỷ, có tổng cộng gần 12.000 chiếc được tiêu thụ ở thị trường trong nước. Corolla Altis được giới thiệu lần đầu vào năm 2001 và được cải tiến vào năm 2004. Tính từ năm 2001 đến hết tháng 9/2006, Toyota Việt Nam bán tổng số gần 8.000 chiếc Corolla Altis. Trung tuần tháng 7, Toyota Việt Nam tung ra bản Corolla Altis đời 2006, được thiết kế lại, tích hợp thêm những tính năng mới và giá mới niêm yết ở mức 34.000 USD.

Toyota trình làng Corolla Altis mới

Được tăng thêm một số tính năng như điều khiển âm thanh tích hợp trên vô-lăng, gương chiếu hậu chỉnh điện hay hệ thống đèn kiểm soát tự động nhưng chiếc Corolla Altis của Toyota Việt Nam vừa ra mắt lại có giá bán 34.000 USD, rẻ hơn 1.500 USD so với phiên bản trước.

Hôm 10/7, Automotive News đưa tin tập đoàn ôtô Toyota Nhật Bản tuyên bố sẽ giữ nguyên thiết kế hiện tại của xe Corolla đến năm 2008. Điều đó có nghĩa là chiếc xe hiện nay, thuộc thế hệ thứ chín, sẽ được sản xuất năm thứ sáu liên tục. Chưa một phiên bản nào của mẫu xe này trước đây hiện diện quá 5 năm trên thị trường. Ra đời cách đây tròn 40 năm tại Nhật Bản, cho tới nay Toyota toàn cầu đã bán được hơn 30 triệu xe Corolla, biến nó trở thành chiếc sedan hạng nhỏ cao cấp bán chạy nhất trong lịch sử ngành công nghiệp ôtô thế giới.

Nổi tiếng về tính tin cậy, ổn định và tiết kiệm nhiên liệu, Corolla, tiếng Nhật có nghĩa là tràng hoa, đã hiện diện ở hơn 140 nước. Corolla Altis xuất hiện ra mắt Việt Nam lần đầu tiên vào tháng 8/1996 và lập tức giành vị trí dẫn đầu phân khúc xe sedan hạng nhỏ cao cấp. Sau một thập kỷ, có tổng cộng gần 12.000 chiếc được tiêu thụ ở thị trường trong nước. So với chiếc Corolla Altis được giới thiệu lần đầu vào năm 2001 và được cải tiến vào năm 2004 , mẫu xe mới tiếp tục giữ vững được những tính năng đã kiểm chứng. Song song với việc giới thiệu Altis mới, Toyota VN còn đưa ra thêm phiên bản mới của xe Vios. Dựa trên phiên bản xe Vios 1.5G trước, Vios 2006 cũng có lưới tản nhiệt mới, bánh xe lớn hơn với mâm đúc 15 inch và đèn hậu thể thao. Vios 2006 được thiết kế thể thao, bắt mắt và “chơi” hơn chứ không quá “chuyên dụng” như đời xe trước. Vios mới có giá bán 25.200 USD, gồm 5 màu: Trắng, ghi bạc, ghi vàng, đen và xanh nhạt.

Động cơ 4 xi-lanh thẳng hàng dung tích 1,8 lít sử dụng công nghệ điều khiển van nạp biến thiên VVT-i với chức năng 3 trong 1: Mạnh mẽ, tiết kiệm nhiên liệu và giảm lượng khí thải. Hai bánh

trước sử dụng hệ thống treo MacPherson với thanh cân bằng, phía sau là hệ thống treo dạng thanh xoắn, giúp tăng độ chắc chắn, độ êm, độ bám đường và đảm bảo tính chịu lực cao cho xe trong các điều kiện khác nhau. Xe trang bị các hệ thống phòng ngừa tai nạn cao cấp như chống bó cứng phanh (ABS), phân bố lực phanh điện tử (EBD) và trợ lực phanh (BA). Ngoài ra, khả năng “tự vệ” trong trường hợp xảy ra va chạm còn được tăng cường bởi khung xe cường lực GOA, thanh chịu lực, túi khí và cấu trúc giảm chấn thương đầu. Cụm đèn trước được trang bị bóng halogen phản xạ đa chiều và hệ thống kiểm soát tự động giúp người lái bảo đảm tầm nhìn rõ khi bất ngờ đi vào vùng tối. Trong khi đó, đèn báo phanh công nghệ LED giúp chiếu sáng mạnh và xa hơn.

Điểm nhấn cho dáng vẻ bên ngoài của Altis mới là lưới tản nhiệt kiểu mới, tay nắm cửa và thanh nẹp thân xe mạ crôm, tấm ốp bệ cửa bằng kim loại. Tất cả đều hợp với bộ vành đúc 5 chấu khỏe khoắn. Bảng đồng hồ Optitron thiết kế mới với hai tông màu, trên đó được trang bị màn hình cung cấp thông tin về thời gian, nhiệt độ bên ngoài, mức tiêu hao nhiên liệu trung bình, tiêu hao nhiên liệu hiện tại, vận tốc trung bình hay quãng đường xe đã đi được...

Phía trên cùng của bảng điều khiển trung tâm là đầu CD 6 đĩa và MP3. Một điểm mới của Altis đời 2006 là hệ thống âm thanh với 6 loa có thể được điều khiển thông qua các phím gắn ngay trên vô-lăng xe. Tính năng này vừa đơn giản hóa các thao tác của người lái xe, vừa tránh làm họ mất tập trung khi đang tham gia giao thông. Ngoài ra, Altis mới còn được trang bị thêm một số tiện ích như gương chiếu hậu chỉnh điện, gập điện hay hệ thống đèn kiểm soát tự động, rèm che nắng phía sau và hệ thống chống trộm cùng chìa khóa điều khiển từ xa.... Altis đời 2006 có 5 màu: Trắng, ghi bạc, ghi vàng, đen và xám bạc. Giá niêm yết của nó là 34.000 USD.

Cảm nhận đầu tiên là chỗ lái của Altis rộng rãi, người điều khiển không bị vướng khuỷu tay khi đánh trả lái. Số sàn 5 cấp đủ nhẹ để ngay cả người mới học lái cũng có thể dễ dàng làm quen. Trên những đoạn đường bằng phẳng, khi nhấn phanh gấp ở tốc độ khoảng 60 km/h xe không bị chúi mũi về phía trước. Xe chạy khá ổn định, ngay cả khi liệng lách hoặc vào cua tốc độ cao. Không có cảm giác xe bị nghiêng sang bên mặc dù ngồi phía sau khách vẫn hơi cảm thấy tròng trành. Độ cách âm của vỏ xe dường như tốt hơn, giảm tiếng ồn của gió khi chạy với tốc độ cao so với phiên bản trước.

Lịch sử 40 năm thành công

Chiếc Corolla đầu tiên ra mắt năm 1966. Đó là một chiếc sedan 2 cửa được đánh giá rất cao về tính hiệu quả. Mặc dù không được điểm cao về hình thức nhưng các chuyên gia nhận xét đây là một chiếc xe hầu như không có một chi tiết thừa. Những năm sau đó Toyota lần lượt cho ra mắt các phiên bản wagon, sedan 4 cửa và coupe.

Với trục cơ sở dài hơn, Corolla thế hệ thứ nhì (1970-1974) được cải thiện đáng kể về mặt tiện nghi, động cơ cũng mạnh mẽ hơn và có thêm lựa chọn là hộp số tự động. Corolla nhanh chóng trở thành chiếc xe bán chạy thứ hai thế giới. Năm 1971, xuất hiện động cơ 1.6 với công suất lên đến 102 mã lực, chủ yếu nhằm phục vụ thị trường Mỹ.

Có tổng cộng 5 phiên bản Corolla khác nhau ra đời năm 1974-1976, bao gồm xe sedan 2 cửa, sedan 4 cửa, hardtop 2 cửa (hardtop là loại xe không có trục B), xe thể thao SR5 và wagon 5 cửa. Thế hệ thứ ba này ghi dấu bằng việc lần đầu tiên Corolla được gắn bộ trung hòa khí thải, nhờ đó đáp ứng được những tiêu chuẩn môi trường khắt khe nhất. Cũng trong năm 1976, chiếc Corolla thứ 5 triệu được xuất xưởng.

Trên một khung gầm hoàn toàn mới, Corolla đời thứ tư, ra mắt năm 1979, được thiết kế cầu kỳ hơn và làm hài lòng khách hàng hơn bất kỳ thế hệ nào trước đó. Hệ thống giảm xóc bằng nhíp được thay bằng hệ thống lò xo xoắn. Thân xe được dập bằng các tấm thép liền (monocoque), rộng hơn, cứng hơn. Động cơ mới dung tích 1,8 lít có công suất 75 mã lực, với hộp số sàn 4 và 5 cấp.

Cuối cùng Toyota cũng chấp nhận ngả theo trào lưu của thập kỷ 80 bằng việc cho ra mắt chiếc sedan Corolla thế hệ thứ năm dẫn động cầu trước vào năm 1983. Tuy nhiên, các phiên bản SR5 coupe và wagon vẫn tiếp tục sử dụng khung gầm kiểu dẫn động cầu sau.

Năm 1987 thế hệ thứ sáu ra đời. Nó có cùng trục cơ sở nhưng rộng hơn thế hệ thứ năm gần 3 cm. Lúc này, các trang bị lựa chọn dành cho khách hàng đã đạt đến mức ngày nay trở thành tiêu chuẩn trên hầu hết các loại xe gia đình như điều hòa, tay lái trợ lực, túi khí phía người lái, hai gương chiếu hậu bên ngoài và hệ thống âm thanh stereo. .

Rộng hơn thế hệ trước, Corolla đời thứ bảy ra mắt năm 1991. Lúc này không còn xe coupe và wagon dẫn động 4 bánh nữa. Tất cả các phiên bản sử dụng hệ thống treo độc lập toàn phần. Động cơ mới dung tích 1,8 lít, DOHC, 16 van với công suất 115 mã lực, trên hai phiên bản sedan DX và LE. Xe lắp lốp 14 inch, phanh tang trống cả bánh trước và sau. Hệ thống chống bó cứng phanh ABS được đưa ra cho người mua lựa chọn. Cũng trong năm này, Corolla nhận được nhiều giải thưởng lớn.

Thế hệ thứ tám, ra mắt năm 1995 tại Nhật và có mặt tại thị trường châu Âu vào năm 1997, không chỉ sử dụng loại động cơ 1.8 DOHC 4 xi-lanh mạnh hơn (công suất là 120 mã lực, gấp đôi thế hệ đầu tiên), mà còn tiết kiệm nhiên liệu tới 10% so với thế hệ trước. Lúc này, người ta chỉ còn sản xuất Corolla dạng sedan. Mức độ trang bị tương đương trước đó và ABS vẫn còn là lựa chọn. Với dáng vẻ thanh lịch, đơn giản, nội thất được cải tiến, Corolla đời thứ tám tiếp tục được khách hàng ưa chuộng, bất chấp sự cạnh tranh từ các đối thủ Honda Civic và Nissan Sentra.

Năm 1997, cửa sổ và khóa điện, tay lái trợ lực, dàn âm thanh 4 loa trở thành tiêu chuẩn của xe Corolla. Nó cũng đạt điểm an toàn cao trong các thử nghiệm va chạm từ bên cạnh. Tới thời điểm này, toàn bộ xe bán ở Mỹ đều được chế tạo tại hai nhà máy ở khu vực Bắc Mỹ, một ở California và một ở Canada. Cuối năm 1997 đánh dấu một cột mốc quan trọng khi Corolla trở thành chiếc xe bán chạy nhất lịch sử ôtô, qua mặt cả VW Beetle.

Năm 2000, lần đầu tiên Toyota ứng dụng công nghệ VVT-i trong động cơ 1.8, tăng công suất lên 125 mã lực và làm giảm đáng kể hàm lượng khí thải.

Thế hệ thứ chín tồn tại từ năm 2001 đến nay. Toyota tuyên bố chiếc xe được cải tiến nhằm đến giới trẻ. Corolla mới có trục cơ sở dài 2.601 mm, hơn thế hệ trước đến 127 mm, với lựa chọn là các hệ thống an toàn chống bó phanh ABS và phân bổ lực phanh EBD. Xe vẫn sử dụng động cơ 1.8 DOHC nay có công suất lên đến 130 mã lực và vẫn được sản xuất dưới 3 phiên bản như vài năm trước đó: Loại cơ bản CE, sang trọng LE và thể thao S.

Cùng Toyota Camry 2.4G trên xa lộ

Đây là chiếc xe có salon rộng, những tiện nghi nằm trong tầm tay, điều khiển dễ dàng. Nếu mặt ghế lái có thể thay đổi độ cao thì sẽ hợp hơn với vóc người Á đông thấp nhỏ. Khi xoay chìa khóa điện thân xe chỉ hơi rung một chút, máy đã nổ đều.

Táp-lô của Camry 2.4G khá đơn giản, các cần gạt và núm điều khiển nằm ở những vị trí quen thuộc. Có một điểm mới là bộ phím trên vành lái cho phép tài xế truy cập các thông tin trên màn hình LCD về tốc độ trung bình, tiêu hao nhiên liệu, nhiệt độ. Các tiện nghi khác như CD 6 đĩa tự động và điều hòa nhiệt độ đều hoạt động tốt. Với trợ lực lái, xe phản ứng nhạy với thao tác điều khiển từ vô lăng. Trên xa lộ, tài xế có thể thưởng thức những bản nhạc với volume nhỏ mà không bị tiếng gió và động cơ làm phiền. Tuy nhiên, ở đường xóc tiếng vọng từ gầm xe hơi vang trong salon.

Camry 2.4G có động cơ khỏe và hộp số cơ khí 5 cấp hoạt động trơn tru. Chiếc xe vọt lên rất nhanh qua 2 nấc đầu tiên, tiếp tục phản ứng linh hoạt với chân ga ở số 3 và đạt tốc độ trên 100 km/h trong khoảng trên 10 giây. Nếu giữ xe chạy đều 70 km/h ở số 4, động cơ tỏ ra dư lực kéo và mau lẹ cung cấp gia tốc khi nhấn ga. Với số 5 và tốc độ 120 km/h, xe chạy êm và tròn máy, nhưng chân ga không còn nhạy cảm.

Camry 2.4G vào cua khá ổn định, đầm và bám đường, nhưng ghế lái rộng cùng lưng tựa không ôm làm tài xế thiếu cảm giác tự tin và gắn bó với chiếc xe. Cần chuyển số của chiếc 2.4G, giống như trên các serie cũ, có bước chuyển dài và đòi hỏi cắt côn dứt khoát, nếu không sẽ xuất hiện tiếng lục cục khó chịu. Kiểu tay số này phù hợp với những tài xế điềm đạm nhưng lại làm cánh lái trẻ hơi khó chịu. Hơn nữa, sơ đồ bố trí số lùi ở cuối và số 1 ở đầu của thang số 0 làm cho thao tác quay xe ở chỗ hẹp khó khăn, người lái phải liên tục chuyển cần số trên quãng dài nhất, đồng thời dìm chân côn khá lâu.

Hệ thống phanh của model G2.4 hoạt động hoàn hảo. Trên đường thử, ở tốc độ 100 km/h, chiếc xe đứng khựng lại trong khoảng 3 giây. Hai vệt mài bánh xe trên mặt đường ngắn và trùng khít, chứng tỏ hệ thống chống bó cứng ABS và cơ cấu phân bố lực phanh điện tử EBD hoạt động hiệu quả và phối hợp tốt với nhau. Hệ thống hỗ trợ phanh gấp BA phát huy tác dụng rõ rệt khi lái xe đột ngột đạp phanh, tuy nhiên với thao tác rà pê-đan, xe giảm tốc độ đều và mượt.

Kết thúc hành trình, lái xe có thể xem trên màn hình LCD các thông số như: quãng đường vừa đi, tốc độ trung bình, tiêu hao nhiên liệu. Nếu tốc độ ở các thời điểm xe chạy gần bằng chỉ số trung

bình mà máy tính đo được, có nghĩa là mức tiêu thụ nhiên liệu gần với tiêu chuẩn của hãng, khoảng 8 lít/100km.

Camry 2007 - sản phẩm mũi nhọn của Toyota

Không thật đẹp và cá tính nhưng Camry 2007 vẫn nhận được sự quan tâm của khách tham quan triển lãm Detroit 2006. Tính năng, chất lượng và độ an toàn cao có thể sẽ là bí quyết giúp nó kéo dài thành công trên đất Mỹ. Trong 9 năm qua, 8 năm Camry là mẫu xe bán chạy nhất tại đây.

Tính đến hiện tại, hơn 10 triệu chiếc Camry tới tay khách hàng kể từ năm khai sinh 1983 và hầu hết trong số đó được bán tại Mỹ. Camry 2007 có 5 phiên bản trong đó 4 bản CE, LE, SE, XLE sử dụng động cơ chạy xăng và 1 trang bị hệ thống hybrid.

Vốn không phải là thế mạnh về thiết kế nên Camry 2007 xuất hiện với phong thái cục mịch và khá giản dị. Các kỹ sư Toyota cố gắng nhấn mạnh và làm nổi bật bề mặt bằng những đường kẻ nổi trên nắp ca-pô và phía đuôi. Theo giới sành xe, Camry 2007 có vóc dáng "nặn" theo cùng một phong cách với Avalon trình làng năm ngoái, pha thêm chút ít triết lý L-Finess của Lexus trên cụm đèn pha và lưới tản nhiệt. Thậm chí, nếu nhìn nghiêng, người xem còn thấy những ảnh hưởng từ BMW.

Ngược với sự nhạt nhoà phía ngoại thất, nội thất Camry 2007 được chăm chút kỹ lưỡng và có bản sắc riêng. Hộp chứa đồ rộng và hạ thấp hơn so với thường lệ nên tiện dụng hơn. Các chi tiết như hốc gió, sàn cần số, bảng thiết bị vuông vức nhưng khá tinh tế khiến không gian bên trong ca-bin hiện đại và thân thiện. Bảng trung tâm rộng, trang bị màn hình LCD độc lập gợi cho nhiều người nhớ tới Lexus GS.

Ghế ngồi phía trước thiết kế theo công nghệ WIL (Whiplash Injury Lessening) giúp bảo vệ phần đầu hành khách trong các tai nạn. Ghế da sưởi ấm được trang bị trên các mẫu SE, XLE và bản hybrid. Còn CE, LE và Hybrid lắp bộ ghế sau có thể bẻ gập theo tỷ lệ 60/40. Trên tất cả các phiên bản, vô-lăng có thể điều chỉnh phù hợp với kích cỡ của tài xế.

Hệ thống âm thanh tiêu chuẩn trên Camry 2007 là dàn CD 6 đĩa AM/FM nối với 6 loa và âm ly kỹ thuật số 4 kênh, công suất 160W. Tất cả các đầu CD của các phiên bản Camry đều chơi được định dạng MP3. Hệ thống âm thanh cao cấp của hãng JBL sẽ được trang bị trên các phiên bản cao như XLE hay Hybrid. JBL có dàn CD 6 đĩa, 8 loa và âm ly kỹ thuật số 8 kênh, công suất 440W. Nếu thêm hệ thống hiển thị, thì Camry chỉ được trang bị dàn CD 4 đĩa. Tất cả phiên bản trang bị dàn JBL cũng đều cho phép kết nối với điện thoại Bluetooth.

Camry 2007 có nhiều phiên bản với các động cơ khác nhau để khách hàng lựa chọn như I4, số tay tới V6, số tự động hay hybrid có mức tiêu hao nhiên liệu 5,5 lít/100 km.

Động cơ 2AZ-FE, dung tích 2,4 lít I4 được nâng cấp một cách căn bản cho Camry 2007. Các kỹ sư Toyota thiết kế lại bộ góp và xả nhằm giảm lực ma sát trong và nâng cao độ cứng của các-te. Nhờ đó, công suất động cơ được cải thiện và hiệu suất nhiên liệu được nâng lên, đồng thời giảm

tiếng ồn và mức độ rung. 2AZ-FE có hành trình piston 96 mm, độ rộng xi-lanh 88,5 mm cho dung tích thực 2.362 cc, công suất nâng lên 158 mã lực theo đánh giá của SAE. Tỷ số nén tăng lên 9,8:1 và thích hợp với cấu trúc cam đã được cải tiến. Với động cơ này, khách hàng có thể chọn hộp số tay 5 cấp hay hộp số tự động 5 cấp.

Nếu muốn có công suất cao hơn, người mua có thể chọn động cơ 2GR-FE, 3,5 lít V6, 24 van trang bị trên LE, SE và XLE. 2GR-FE có độ "bốc" cao hơn 40% so với mẫu Camry 2006 3,3 lít V6. 2GR-FE có hành trình 83 mm, độ rộng xi-lanh 94 mm, dung tích 3.459 cc, công suất 268 mã lực và tỷ số nén 10,8:1. Cao cấp hơn động cơ I4, V6 trang bị hệ thống thời gian van nạp biến thiên (Dual VVT-i) nhằm tối ưu hóa hoạt động của trục cam và nâng cao công suất động cơ.

Camry 2007 tích hợp hệ thống chống bó cứng phanh ABS, hệ thống phân bổ lực phanh điện tử và trợ lực phanh. Nếu muốn, khách hàng có thể lựa chọn thêm các thiết bị như hệ kiểm soát cân bằng với thiết bị cân kiểm soát độ bám đường, hệ thống điện tử kiểm soát công suất máy và áp dụng phanh trên các bánh độc lập nhằm kiểm soát việc mất độ bám đường. Túi khí hai giai đoạn là thiết bị tiêu chuẩn trên tất cả các model Camry. Túi khí cạnh trên phía trước và phía sau, túi khí bảo vệ đầu và túi khí bảo vệ ống chân tài xế.

Camry 2007 sẽ có mặt trên thị trường vào đầu tháng 3/2006 còn bản hybrid dự kiến vào tháng 6.

Thông số kỹ thuật Camry 2007

Động cơ I4 V6

Chiều dài (mm) 4.806

Trục cơ sở (mm) 2.776

Rộng (mm) 1.821

Cao (mm) 1.460

Dung tích (ml) 2.362 3.459

Công suất (mã lực) 158 268

Mô-men xoắn (Nm) 218 336

Giá (USD) 19.500 - 27.000

Prado - điểm sáng của Toyota

Ngay khi ra mắt cuối năm ngoái, chiếc Prado mới, một sản phẩm nằm trong kiểu xe Land Cruiser của hãng sản xuất ôtô lớn nhất xứ Phù Tang, đã đặt các đối thủ cạnh tranh như X5 (BMW) và M-Class (Mercedes) vào thế cạnh tranh quyết liệt.

Land Cruiser có lợi thế lớn khi đã xuất hiện từ nửa thế kỷ nay và ngày càng chứng tỏ là một chiếc xe dẫn động 2 cầu hạng sang. Chiếc Prado khá hoàn hảo nhờ vẻ ngoài bắt mắt và những cải tiến đầy ý nghĩa về các tiện nghi nội thất và điều khiển.

Điểm đáng lưu ý nhất là chiếc xe mới có trọng tâm thấp, trục bánh xe dài hơn làm tăng thêm không gian bên trong. Vỏ xe cứng cải thiện các tiêu chuẩn về tiếng ồn, sự rung lắc. Không như BMW X5 và Mercedes M-Class, Prado là một chiếc 4x4 (xe 2 cầu chủ động) đích thực, có khả năng thích ứng với hầu hết các địa hình khác nhau. Thêm nữa, dáng vẻ rất ấn tượng của nó có nhiều điểm khác với những chiếc xe có xuất xứ từ Nhật Bản. Với đường nét khá dữ dằn, Prado rất hợp với khung cảnh khắc nghiệt tại một sa mạc ở Kuwait hay Ảrập Xêút, nhưng những chi tiết được trau chuốt khiến nó cũng không hề lạc lõng khi nằm chờ trước cửa một trung tâm thương mại sang trọng.

Prado nổi bật nhờ kiểu dáng phía trước hoàn toàn mới. Cụm đèn pha lớn 2 bên lượn vát về phía sau quyến rũ và được bổ sung bởi một lưới tản nhiệt với những thanh dóng to, thô. Các cửa sổ đều được gắn kính sẫm màu kín đáo.

Xe Prado gắn động cơ turbo diesel 3 lít, hộp số tay hoặc tự động tuỳ chọn. Ngoài ra còn có loại lắp động cơ xăng 4 lít với hệ thống nạp nhiên liệu điện tử VVT-i và hộp số tự động. Nội thất Prado không chịu thua kém X5 hay M-Class về chất liệu sử dụng. Tất cả các điều khiển đều rất dễ làm quen. Hàng ghế trước rộng rãi và tạo cảm giác thoải mái trên những hành trình dài. Xe có thể chứa cùng lúc tới 8 hành khách. Nếu cần, có thể gấp hàng ghế thứ ba vào sát vách, đồng thời gập tựa lưng của hàng ghế giữa xuống, tạo ra một khoảng không lớn để chứa đồ.

Các trang bị trên xe đều thuộc hàng cao cấp. Điều hoà không khí dễ dàng làm mát toàn bộ khoang trong xe, cho phép cài đặt phù hợp từng vị trí ngồi phía trước. Chiếc Prado có một hệ thống âm thanh khá phức tạp, vừa có thể bắt được sóng radio, vừa có cửa đọc băng cùng một đầu CD 6 đĩa. Hệ thống radar Cruise control bảo đảm một khoảng cách an toàn với các xe phía trước khi lưu hành trên đường. Ngoài gương, cửa kính điều khiển điện, tay lái có trợ lực, bộ dụng cụ sửa chữa đặt ở cửa sau cũng là một tiêu chuẩn đáng chú ý.

Prado có tay lái nghịch.

Động cơ xăng V6 với hệ thống VVT-i.

Mọi xe Prado đều dẫn động 2 cầu, có gắn hệ thống chống bó phanh (ABS - antilock brake system). Điều khiển điện tử trên xe có khả năng phân bổ lực phanh, trợ giúp phanh khẩn cấp cũng như điều chỉnh độ bám đường. Những chiếc xe lắp hộp số tự động còn có thêm những tiện ích hữu dụng là hệ thống trợ giúp khi leo dốc cũng như khi đổ đèo.

Động cơ 3 lít turbo diesel chỉ có công suất 130 mã lực ở 3.600 vòng/phút nhưng có mô-men xoắn cực đại 343 Nm ở 2.000 vòng/phút, phù hợp với một chiếc xe địa hình. Tốc độ tối đa 166 km/h không phải là quá lớn nhưng bù lại, Prado dễ dàng đạt tới giới hạn đó mà không gây ra tiếng ồn đáng kể. Điều khiển Prado trong thành phố rất thú vị, nhưng chính trong những hành trình dài và trên các thảo nguyên nó mới là vua đúng nghĩa. Người ngồi trên xe chỉ hơi cảm thấy lắc lư khi vượt qua những góc cua gấp nhất, ở tốc độ cao. Nắp ca-pô cũng như thùng sau không quá dài, đảm bảo cho việc căn chỉnh xe tốt hơn trong những không gian hẹp. Prado có thể băng qua các con suối lởm chởm đá, chạy trên sa mạc, vượt qua những ngọn đồi và các con dốc với sự an toàn cao. Ngay cả với những lái xe ít khi điều khiển xe 4x4 cũng sẽ thấy những đoạn đường gập ghềnh không còn là thử thách khó khăn.

Hệ thống nạp nhiên liệu điện tử VVT-i của Toyota

Động cơ I4 16 van VVT-i lắp trên Toyota Camry 2,4 lít.

Hệ thống VVT-i là thiết kế phun xăng của hãng Toyota theo nguyên lý điện - thủy lực. Cơ cấu này tối ưu hóa góc phối khí của trục cam nạp dựa trên chế độ làm việc của động cơ phối hợp với các thông số điều khiển chủ động.

Hiệu suất làm việc của động cơ phụ thuộc rất nhiều vào hoạt động cung cấp nhiên liệu. Hệ thống điện tử điều khiển van nạp biến thiên VVT-i (variable valve timing with intelligence) được thiết kế với mục đích nâng cao mô-men xoắn của động cơ, cắt giảm tiêu thụ nhiên liệu và khí thải độc hại. Các bộ phận của hệ thống gồm: Bộ xử lý trung tâm ECU 32 bit; bơm và đường dẫn dầu; bộ điều khiển phối khí (VVT) với các van điện; các cảm biến: VVT, vị trí bướm ga, lưu lượng khí nạp, vị trí trục khuỷu, nhiệt độ nước. Ngoài ra, VVT-i thường được thiết kế đồng bộ với cơ cấu bướm ga điện tử ETCS-i, đầu phun nhiên liệu 12 lỗ (loại bỏ sự hỗ trợ bằng khí) và bộ chia điện bằng điện tử cùng các bugi đầu iridium.

Trong quá trình hoạt động, các cảm biến vị trí trục khuỷu, vị trí bướm ga và lưu lượng khí nạp cung cấp các dữ liệu chính về ECU để tính toán thông số phối khí theo yêu cầu chủ động. Cảm biến nhiệt độ nước làm mát động cơ cung cấp dữ liệu hiệu chỉnh, còn các đầu đo VVT và vị trí trục khuỷu thì cung cấp các thông tin về tình trạng phối khí thực tế. Trên cơ sở các yếu tố chủ động, hiệu chỉnh và thực tế, ECU sẽ tổng hợp được lệnh phối khí tối ưu cho buồng đốt. Lệnh này được tính toán trong vài phần nghìn giây và quyết định đóng (mở) các van điện của hệ thống thủy lực. Áp lực dầu sẽ tác động thay đổi vị trí bộ điều khiển phối khí, mở các xu-páp nạp đúng mức cần thiết vào thời điểm thích hợp. Như vậy, thay cho hệ thống cam kiểu cũ với độ mở xu-páp không đổi, VVT-i đã điều chỉnh vô cấp hoạt động của các van nạp. Độ mở và thời điểm mở

biến thiên theo sự phối hợp các thông số về lưu lượng khí nạp, vị trí bướm ga, tốc độ và nhiệt độ động cơ.

Ngoài ra, còn một cảm biến đo nồng độ oxy dư đặt ở cụm góp xả cho biết tỷ lệ % nhiên liệu được đốt. Thông tin từ đây được gửi về ECU và cũng được phối hợp xử lý khi hiệu chỉnh chế độ nạp tối ưu nhằm tiết kiệm xăng và bảo vệ môi trường.

Vị trí bướm ga được người lái quyết định 80% thông qua pê-đan gắn cảm biến góc đạp chân ga, 20% còn lại chịu sự chi phối của các cảm biến khác. Hệ thống bướm ga điện tử ETCS-i hoạt động nhờ một mô-tơ cực nhạy điều khiển bằng xung điện. Cảm biến chân ga gồm 2 đầu đo độc lập, phản ánh thao tác của lái xe đến bộ xử lý trung tâm thông qua 2 luồng tín hiệu có đặc tính khác nhau. Để dự phòng, nếu 1 trong 2 chiếc bị hỏng thì bướm ga vẫn có khả năng mở ở mức giữa 25% và không tải, nếu cả 2 chiếc gặp sự cố xe vẫn có thể chạy với chế độ không tải về xưởng sửa chữa.

Hiện nay, VVT-i được áp dụng rộng rãi trên các mẫu xe hạng trung của Toyota, đặc biệt với thiết kế động cơ 4 xi-lanh cỡ vừa và nhỏ.

b. Infiniti - con đường thành công

15 năm kể từ khi Nissan khai sinh mác xe dành riêng cho thị trường Bắc Mỹ, Infiniti đã gặt hái những thành công đáng kể dù luôn phải đối mặt với khó khăn. Nhãn hiệu Infiniti cùng biểu tượng "con đường vô tận" ngày càng trở nên phổ biến trên thế giới.

8/12/1989, sau một năm nghiên cứu và xây dựng dự án, tất cả 51 đại lý của Infiniti ở Mỹ và 12 đại lý ở Canada đồng loạt mở cửa để giới thiệu mẫu sedan Q45 và M30 coupe hạng sang dành riêng cho thị trường Bắc Mỹ. Một năm sau, hai mẫu xe chính thức tới tay khách hàng.

Trước đó 4 năm, các quan chức của Nissan đưa ra chiến lược thành lập một thương hiệu xe hạng sang nhắm tới người tiêu dùng Mỹ và Canada. Năm 1986, dự án được thông qua và Nissan đưa "viên đạn" đầu tiên Q45 vào sản xuất. Tới năm 1987, cái tên “Infiniti” chính thức được chọn bằng cách biến đổi từ từ “infinity – không giới hạn”, thể hiện cho lời cam kết Infiniti sẽ luôn đáp ứng nhu cầu không hạn định của người tiêu dùng.

Dựa trên quan điểm đó, Nissan thuê công ty Lippincott Mercer thiết kế biểu tượng Infiniti lần đầu năm 1989 và sửa lại năm 2000. Có người cho rằng, hai đường kẻ gặp nhau tại tâm của ellipse tượng trưng cho con đường chạy thẳng tới vô cực. Nhưng ý kiến khác lại hình dung biểu tượng đó tới đôi bàn tay chắp vào nhau theo tư thế của đệ tử võ lâm, thể hiện cho sức mạnh, lòng quả cảm và lòng quyết tâm luôn hướng về phía trước.

Thời kỳ đầu, nhiều người hoài nghi về thành công của Infiniti bởi lúc đó, thị trường Bắc Mỹ đã có Lexus của Toyota và Acura thuộc Honda. Nếu Infiniti chen ngang, rất có thể nó sẽ kéo Lexus và Acura cùng vấp ngã. Tuy nhiên, cả Nissan, Honda và Toyota đều quyết tâm thực hiện chiến lược “lột xác” bởi họ hiểu rõ một điều, người dân Mỹ và Canada luôn coi sản phẩm của 3 nhà

sản xuất này chỉ thuộc hạng “kinh tế” chứ không phải sang trọng. Và, sau 15 năm, thực tế đã chứng minh sai lầm của những người chỉ trích: Cả 3 hãng đều thành công vang dội, cho dù Infiniti gặp phải sự cạnh tranh nhiều hơn.

Theo dòng sự kiện:

Không dễ để Infiniti đi lên từ “vùng chiến sự” như thị trường Mỹ bởi ngay tại thời điểm ra đời, hãng xe thuộc hàng “cha chú” Oldsmobile đang đứng bên bờ vực đóng cửa. Khởi đầu, Infiniti chỉ sản xuất hai mẫu xe, Q45 và dòng xe thể thao G20. Sau đó là những chiếc như J30 với thân xe tròn trịa hay M30 hạng trung ngắn “cũn cỡn” và I30. Lạ hơn nữa là mẫu xe thể thao đa dụng hạng trung QX4, dựa trên bản Nissan Pathfinder và thực sự là cú huých mạnh vào doanh số bán của Infiniti.

Thành công đến với Infiniti theo từng năm tháng. Đúng một năm sau khi ra mắt, Q45 lọt vào danh sách xe tốt nhất do Road&Track bình chọn. Tới 1991, hãng nghiên cứu thị trường nổi tiếng J.D.Power chọn Infiniti là mác xe làm hài lòng khách hàng nhất. Năm ngoái, G35 coupe được các biên tập viên của Autoweek bầu là mẫu coupe thể thao của năm. Năm 2004, Infiniti bán ra 130.986 xe.

Những sản phẩm hiện tại của Infiniti bao gồm: G35, G35x, G35 Coupe, M35/M45, Q45 hạng sang hay dòng thể thao đa dụng như FX35, FX45 hay QX56 (đã có mặt ở Việt Nam).

c. Logo Mazda: Đôi cánh không mỏi

Biểu tượng hiện nay của Mazda ra đời chưa đầy 10 năm. Trong suốt lịch sử phát triển không hề suôn sẻ gần 90 năm qua, Mazda đã nhiều lần thay đổi lại logo để phù hợp với từng giai đoạn khác nhau.

Mazda Motors có nguồn gốc từ Toyo Cork Kogyo Co., Ltd, một công ty nhỏ do Jujiro Matsuda thành lập vào năm 1920, tại thành phố Hiroshima, Nhật Bản. Lúc đó Toyo Cork Kogyo chủ yếu chế tạo các thiết bị máy móc. Đến năm 1929, công ty sản xuất động cơ ôtô đầu tiên, và năm 1931, xuất khẩu 30 chiếc xe chở hàng 3 bánh vào thị trường Trung Quốc.

Năm 1934, Jujiro Matsuda đổi tên công ty thành Mazda Motor. Có người cho rằng từ Mazda được lấy từ tên của Matsuda, tượng trưng cho niềm tự hào của người sáng lập ra nó, tuy nhiên, một số người cho rằng chữ Mazda được lấy từ tên của vị thần lửa "Ahura-Mazda", và lý do để Matsuda chọn tên một vị thần chứ không phải tên của dòng họ là từ tính cách của ông: khiêm nhường, duy tâm và luôn khao khát làm cho công ty trở nên nổi tiếng.

Mazda sản xuất những chiếc sedan đầu tiên vào năm 1940, nhưng phải ngừng lại do chiến tranh thế giới lần thứ 2. Ngày 6/8/1945, quả bom nguyên tử do Mỹ ném xuống phá huỷ toàn bộ thành phố Hiroshima, trong đó có nhà máy của Mazda Motors. Cái tên Mazda bị xoá sổ trong suốt 15 năm sau.

Theo dòng sự kiện:

Năm 1959, Mazda trở lại sau quá trình tái thiết, và việc đầu tiên là biểu tượng của hãng được thay đổi. Sau đó, Mazda bắt tay vào sản xuất hàng loạt những dòng xe như Carol mà đặc biệt là chiếc sedan R360 và dòng Mazda Cosmos với RX-8.

Trước những thành công đạt được về mặt thương mại, năm 1966, Mazda hoàn thành nhà máy sản xuất xe du lịch tại Hiroshima và bắt đầu xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Năm 1975, để thống nhất các sản phẩm của hãng trên toàn thế giới, Mazda thiết kế biểu tượng mới với chữ Mazda được thể hiện theo phong cách mà chúng ta vẫn thấy ngày nay.

15 năm sau, 1992, người ta thấy xuất hiện biểu tượng mới của Mazda gắn trên lưới tản nhiệt các dòng xe Mazda 323 và 626 - những chiếc xe vẫn còn khá nhiều trên đường phố Việt Nam. Đầu tiên biểu tượng được thiết kế là một hình thoi nằm trong một hình elip, nhưng khi sang thị trường Pháp, Mazda nhận ra rằng nó quá giống với logo của Renault.

Vì vậy, ngay sau đó Mazda thay đổi dáng của hình thoi, biến nó trở thành ngọn lửa, và về tổng thể, logo vẫn là cách điệu của chữ M đang bay và đang cháy. Thể hiện cho ước vọng vươn lên tầm cao mới của người sáng lập Jujiro Matsuda. Hơn nữa, nó liên quan đến vị thần lửa "Ahura-Mazda", nguồn cảm hứng để Matsuda lấy làm tên cho công ty của mình.

Năm 1997, tức là 5 năm sau, nhà thiết kế hình ảnh nổi tiếng trên thế giới, Rei Yoshimara được thuê để thiết kế logo cho các sản phẩm ôtô mang thương hiệu Mazda trên toàn cầu. Logo là hình ảnh cánh chim sải dài, tượng trưng cho tốc độ, sự linh hoạt, sức mạnh và ổn định. Việc kết hợp giữa đôi cánh đang bay lượn và quỹ đạo của nó (đường tròn bao quanh) là thông điệp mà Mazda muốn gửi tới khách hàng: Như cánh chim không mỏi, Mazda vẫn đang bay để vươn cao hơn, xa hơn trên con đường chinh phục những đỉnh cao mà Matsuda hằng ao ước.

d. Logo Lexus: 'Anh mới đôi mươi, trẻ nhất làng'

Sinh ra từ gia đình Toyota, dưới sự chăm sóc đặc biệt và tuyệt mật bởi 4.000 con người xuất sắc, với cái tên tượng trưng cho tính cách Á Đông: sang trọng mà tao nhã, sau 20 năm, Lexus đã giành được vị trí riêng tại sân chơi của ngành công nghiệp ôtô.

Mùa xuân 1989, trước những bô lão, những bậc cha chú tại “chiếu chèo” triển lãm ôtô Detroit, Lexus bước ra và “xưng danh”. Đó là thành quả của nỗ lực kéo dài từ giữa năm 1983. Chủ tịch Toyota khi đó, Eiji Toyoda triệu tập một cuộc họp cấp cao và tuyệt mật, bao gồm các nhà quản lý, kỹ sư và những nhà chiến lược để đặt ra một câu hỏi: “Li ệu chúng ta có thể sản xuất một chiếc xe đánh bại những mẫu ôtô đang được coi là tốt nhất?”. Câu trả lời được đưa ra và Eiji Toyoda quyết định thực thi dự án mang tên “F1”. Chữ F lấy từ "flagship" (thuật ngữ chỉ con tàu chở đô đốc trong một hạm đội và cũng là để chỉ sản phẩm đứng đầu của một hãng), còn số 1 thể hiện yêu cầu chất lượng cao nhất của một chiếc sedan hạng sang.

Các kỹ sư được lệnh tập trung phát triển toàn bộ thành phần của một chiếc xe hơi, từ tay lái, phanh, động cơ, hệ thống kiểm soát độ bám đường, hệ thống điện đến sự ăn mòn và vật liệu. Năm nhóm thiết kế được phái đến "nằm vùng" tại Mỹ, sát cánh với các nhà đại lý phân phối ở đây nghiên cứu về phong cách sống, quan điểm về thiết kế của những vị khách ưa thích dòng xe sang trọng.

Gần 4.000 người được huy động để sản xuất những nguyên mẫu đầu tiên năm 1985. Để đặt tên cho mẫu sản phẩm mang kỳ vọng lớn của mình, Toyota quyết định ghép hai từ “Luxury” và “Elegance” thành cái tên Lexus. Ngoài ra, Lexus còn được ghép từ các chữ cái đầu của cụm từ Luxury Export to US (dòng xe sang trọng xuất khẩu sang Mỹ). Đó là lý do vì sao Lexus có trụ sở đặt tại thị trường xe hơi lớn nhất thế giới.

Theo dòng sự kiện:

Trong nguyên tắc về công nghệ quảng bá sản phẩm, người ta không thể không nhắc đến vai trò của logo. Toyota dự định một sản phẩm sang trọng bậc nhất thì đương nhiên logo của nó cũng không phải tầm thường. Chất lượng sản phẩm sẽ đi về con số không nếu trong mắt khách hàng biểu tượng của nó không để lại chút ấn tượng nào. Vì thế, công ty thiết kế logo nổi tiếng Hunter/Korobkin, Inc. được thuê và trong hàng trăm mẫu thiết kế, Toyota quyết định lấy biểu tượng hình chữ “L” làm biểu tượng chính thức của Lexus.

Tuy là bậc hậu thế, nhưng tất cả những gì thuộc về Lexus đều thể hiện cho sự hoàn hảo. Giữa lúc người ta tưởng rằng nguồn cảm hứng cho một biểu tượng thực sự ý nghĩa đã cạn kiệt thì logo của Lexus xuất hiện. Nó thoả mãn tất cả những tiêu chí thiết kế logo và được hình thành một cách thuần nhất mà không gắn với bất cứ một truyền thuyết hay một câu chuyện lịch sử nào. Vẫn là hình elipse chủ đạo có cảm hứng từ logo của Toyota, biểu tượng Lexus là sự cách điệu của chữ “L” mang phong cách hiện đại.

Đặc điểm đầu tiên mà logo Lexus sở hữu là sự khác biệt. Người ta không thể nói về mình khi bị nhầm lẫn với người khác và dĩ nhiên, logo đó không thể đại diện cho những gì không thuộc về Lexus. Kích thước của hình elipse bao ngoài logo có tỷ lệ trục dài/rộng bằng 1,4, chữ L được cách điệu nghiêng 50 độ với hai nét đậm nhạt gấp đôi nhau, gợi lên cảm giác vững vàng, chắc chắn. Các nhà thiết kế tạo độ nghiêng cho chữ L chủ yếu do nếu viết thẳng sẽ dễ nhầm với biểu tượng của LG và hơn nữa, chẳng có một sự sang trọng tao nhã nào lại không ẩn chứa trong nó những nét mềm mại, thướt tha.

Độ cao chữ L bằng khoảng 75% trục rộng, giữa nét nằm ngang và trục dài cũng có giá trị tương tự, điều đó tạo sự cân đối, hài hoà về tỷ lệ chiếm khoảng không của chữ L so với toàn bộ hình khối. Tỷ lệ 75% bù đắp tính không đối xứng của logo, làm cho người quan sát vẫn có cảm giác về sự cân bằng và bền vững, về yếu tố tĩnh nằm trong yếu tố động.

Đặc điểm thứ hai mà một chiếc logo cần có là nó phải gợi lên cảm xúc, và biểu tượng của Lexus đã có. Toàn bộ logo hiện lên với những đường cong thanh thoát, không có bất cứ một nét góc

cạnh chủ yếu nào, nuột nà như những đường gió lướt nhẹ trên thân xe. Nhẹ nhàng, êm ái, thân thiện nhưng tiềm ẩn sức mạnh là cảm giác của không ít người lần đầu tiên nhìn thấy.

Điểm thứ ba là tính đơn giản. Sự cầu kỳ để tạo nên những nét giản đơn có giá trị hơn nhiều so với những nét phức tạp rối rắm. Không bị những đường ngang dọc, màu sắc làm loá mắt, tất cả logo là những đường cong đồng màu thống nhất. Lấy cảm hừng từ ký tự @ trong công nghệ thông tin, biểu tượng của Lexus bỗng trở nên gần gũi với người tiêu dùng hơn bao giờ hết. Và đó chính là tính thời đại. Không đi quá xa quan điểm của cộng đồng, nhưng cũng không tầm thường hoá, thực sự logo của Lexus là bước thành công đầu tiên của một thương hiệu.

Một logo phải thể hiện được lịch sử của công ty, về đức tin của con người, triết lý sống, giá trị, phong cách của những người thiết kế và sử dụng nó. Phải tạo được niềm tin với khách hàng, công nhân cũng như những nhà đầu tư. Nó là sản phẩm nhưng đứng ngoài những sản phẩm khác về mặt ý nghĩa và giá trị. Với tất cả những tiêu chí ấy, trải qua 20 năm ra đời, logo của Lexus thành công khi đã, đang và sẽ đại diện cho sản những sản phẩm cao cấp của chính nó.

Lexus D4-S - hệ thống nạp nhiên liệu tiên tiến

Các chuyên gia và biên tập viên của tạp chí Canadiandriver đã chọn D4-S của Lexus vào danh sách đề cử giải thưởng Công nghệ của năm. D4-S là công nghệ phun nhiên liệu hiện đại nhất trang bị trên hai mẫu Lexus IS 250 và IS 350 đời 2006.

D4-S kết hợp hai phương pháp phun xăng đa điểm (Multi-port Injection - MPI) và phun xăng trực tiếp (Gasonline Direct Injection - GDI). Nhờ đó, động cơ của Lexus có những cải thiện đáng kể trong tính năng cũng như mức tiêu hao nhiên liệu.

Cùng sử dụng cảm biến phun xăng điện tử điều khiển bằng máy tính nhưng MPI và GDI có vị trí đặt kim phun và chức năng khác nhau. Phun xăng đa điểm được sử dụng từ 15 đến 20 năm trước trên hầu hết các động cơ xăng. Không giống như phun xăng đơn điểm, cấu trúc của hệ thống phun xăng đa điểm gồm một đầu phun cho mỗi xi-lanh. Các đầu phun được gắn gần cổng nạp và vận hành theo hai hình thức. Thứ nhất, tất cả các đầu phun hoạt động đồng thời và hình thức này được gọi là phun xăng đa điểm đồng nhất. Thứ hai là phun xăng đa điểm tuần tự, tức các đầu phun hoạt động tùy thuộc vào từng xi-lanh.

*Động cơ BMW mới

*Động cơ Civic Hybrid

Tuy cùng phun nhiên liệu vào cổ hút khi van nạp mở nhưng hệ thống tuần tự có ưu điểm là sinh ra ít khí thải và phổ biến hơn. Do đó, Lexus đã ứng dụng công nghệ này trên D4-S nhằm giảm nhiệt độ khí nạp và tăng cường hiệu suất thể tích của động cơ.

Khác với phun xăng đa điểm, phun xăng trực tiếp phun nhiên liệu vào thẳng xi-lanh. Mỗi đầu phun trực tiếp có thể cung cấp nhiên liệu thông qua hai cách: đồng nhất hoặc phân tầng. Đối với

kiểu nạp trực tiếp đồng nhất, đầu phun phun nhiên liệu trong nửa đầu chu trình nạp. Lúc này, nhiên liệu sẽ được trộn với không khí từ ngoài vào, hợp khí được nén lại. Phương pháp nạp đồng nhất cung cấp hỗn hợp khí giàu (nhiều nhiên liệu) và có công suất cao hơn.

Trong phương pháp phân tầng, đầu phun phun nhiên liệu vào thời điểm cuối giai đoạn nén. Nhiên liệu sẽ được phun vào gần bu-gi và trộn với không khí đã nén sẵn thành hỗn hợp cháy. Phương pháp này tạo ra hỗn hợp nghèo (ít nhiên liệu), do vậy tiết kiệm nhiên liệu và giảm khí thải.

Nhờ lai hai cấu trúc nạp liệu MPI và GDI thành một hệ thống nhất nên D4-S là công nghệ phun trực tiếp phức hợp, giúp động cơ của Lexus có nồng độ khí thải thấp, hiệu suất sử dụng nhiên liệu cao và công suất lớn.

Lexus ES350 đời 2007 - bình mới rượu cũ

Dù thiết kế theo triết lý L-Finesse nhưng Lexus ES350 thế hệ thứ năm vẫn mang đậm phong cách Toyota. Dựa trên khung sườn của Camry, ES350 nhắm vào phân khúc xe sang hạng trung và là đối thủ chính của BMW serie 3, Mercedes C-class và Audi A4. Giá xuất xưởng 33.170 USD tại Mỹ.

Trong khi người người Đức luôn tự nhủ thị trường xe hơi đang hướng tới dòng thể thao sang trọng thì Lexus vẫn kiên định với dòng sedan bằng việc trình làng thế hệ ES thứ năm tại triển lãm Chicago vào tháng 2 năm nay. Mác xe thuộc Toyota chọn cho mình con đường tiếp cận những khách hàng yêu sự tinh tế, chất lượng đỉnh cao, dịch vụ chăm sóc chu đáo. Theo thống kê, gần 30% số người đi Lexus tại Mỹ sẽ chọn ES và nhà sản xuất này hy vọng bán được 70.000 xe vào năm sau. Đó không phải là kết quả tồi cho một chiếc hạng sang có khung sườn dựa trên mẫu xe bình dân Toyota Camry.

Cầm lái ES350, người ta có cảm giác tự tin và dễ chịu nhưng không thực sự thân thiện như các sản phẩm đồng hạng khác. Hệ thống điều khiển được Lexus tập trung phát triển nhiều nhất nhưng tại các khúc cua gấp, ES350 không tạo cảm giác ấn tượng, chắc chắn do khung sườn xoay và lốp phát tiếng kêu. Sau khi tăng tốc rồi phanh gấp, ES350 phản ứng khá chậm và không cần nhiều kỹ năng cũng có thể đưa về trạng thái trợ giúp lái điện tử.

ES350 di chuyển mềm mại và ổn định dù một vài điểm chưa thật hoàn hảo. Hệ thống treo MacPherson phía trước và phía sau dường như quá mềm khi đi trên địa hình. Không gian trong ca-bin yên lặng, tinh khiết, chiều lòng người tuy không hẳn làm hài lòng những tay xế khó tính.

Lexus công bố ES350 2007 dựa trên ngôn ngữ thiết kế L-Finesse nhưng trên thực tế, nó vẫn giống Toyota nhiều hơn. Về cấu trúc, ES350 mang tính bảo thủ và không có nét đặc biệt. Nó sẽ đẹp hơn nếu không lắp bộ đèn pha hầm hố như đang “quắc mắt” trong khi các phần trên thân không được xử lý cẩn thận. Đặc điểm dễ nhận thấy nhất là bộ vành 17 inch quá nhỏ dưới phần

sau trang nhã và lôi cuốn. Khác với ES thế hệ thứ tư, ES350 có logo gắn trên lưới tản nhiệt chứ không ở nắp ca-pô. Đèn pha rộng, xếch chứ không mềm mại, uyển chuyển.

Phía trong, ES350 vượt qua những ám ảnh từ Toyota với những thiết bị đặc trưng của Lexus: Nhựa mềm, các tấm ốp gỗ trang trí đẹp, da hảo hạng trên vô-lăng và cần số. Ghế ngồi thoải mái khi đi xa hàng giờ và hàng ghế sau đủ rộng cho 4 người lớn. Hệ thống âm thanh 14 loa Mark Levinson, dàn CD 6 đĩa. Ca-bin của ES350 2007 thoáng hơn nhờ Lexus kéo dài trục cơ sở thêm 46 mm, mặc dù chiều cao và rộng không thay đổi. Trọng lượng ES350 nặng hơn đời trước của nó 50 kg, chủ yếu do các thiết bị tăng thêm như hộp số, túi khí.

ES350 lần đầu tiên sử dụng động cơ V6, dung tích 3,5 lít công suất 272 mã lực, mô-men xoắn cực đại 344 Nm, tăng tốc từ 0 lên 100 km/h trong vòng 6,8 giây. Theo Lexus, ES350 có mức tiêu hao nhiên liệu 11 lít/100 km trong thành phố và 7,8 lít/100 đường trường. Sử dụng hộp số tự động 6 cấp có chức năng chuyển sang số tay, ES350 truyền động thông qua chương trình điều khiển, có chức năng giữ xe ở mức số thấp khi lên hoặc xuống dốc, thậm chí có thể "học" thuộc thói quen của người lái.

Để tránh những gã tài mê tốc độ đâm vào tường, ES350 trang bị hệ thống chống bó cứng, kiểm soát độ bám đường, giữ cân bằng. Bên cạnh đó là bộ thiết bị VDIM mới nhất có chức năng kiểm soát độ cân bằng. VDIM phản ứng với các tình huống trên đường một cách tức thời chứ không dự đoán trước. Trong trường hợp tai nạn xảy ra, túi khí kép phía trước và túi khí kép bảo vệ cổ chân sẽ kích hoạt để tránh chấn thương. Ngoài ra, ES350 còn trang bị hệ thống gương tự động giảm ánh sáng, điều hòa vùng độc lập, khởi động bằng nút bấm.

Giá xuất xưởng của ES350 là 33.170 USD và nó sẽ là địch thủ xứng tầm của BMW serie 3, Mercedes C-class, Audi A4.

Lexus LS430 - xe tiện nghi bậc nhất năm 2003

Chiếc Lexus LS430 của năm 2003 là kẻ cạnh tranh trực tiếp vị trí hàng đầu của các xe BMW Serie 7, Audi A8 hay Jaguar XJ. Không có những sự thay đổi lớn so với phiên bản trước nhưng trang bị tiêu chuẩn của xe gồm đủ mọi thứ mà khách hàng quan tâm.

Người Nhật nổi tiếng với sự chu đáo và điều đó thể hiện rõ ở xe LS430. Ngay cả những hàng ghế phía sau cũng được quan tâm chu đáo. Hành khách được tận hưởng những tiện nghi đáng kể như ghế điều chỉnh điện, sưởi ghế, hộp làm lạnh, gương trang điểm và dàn âm thanh. Ngoài ra, mỗi chỗ ngồi còn có thêm chức năng massage, với một mô-tơ điện chịu trách nhiệm làm rung tựa lưng, tạo sự thoải mái. Không thật quan trọng nhưng nó làm nhiều người ưa thích, dù với một số khác, điều đó có vẻ hơi lãng phí.

Phía trước có một màn hình tinh thể lỏng cảm ứng (điều khiển dàn âm thanh DVD và hệ thống chỉ dẫn vệ tinh). Xe cho phép lưu giữ 3 tư thế của ghế lái, đồng bộ với vô-lăng và gương. Tuy nhiên, ghế xe, nhất là các hàng ghế sau quá mềm nên dễ gây mỏi lưng. LS430 còn có một cửa

mui điều khiển điện, vốn ít có trên những chiếc sedan sang trọng (luxury sedan). Hệ thống Cruise control sử dụng tia laser duy trì một khoảng cách theo ý muốn với các xe chạy trước và camera góc quay rộng đặt phía sau, lắp kèm báo động khi có sự tiếp xúc quá gần với các phương tiện khác. Nhìn chung, ca-bin xe có một vẻ thân thiện, sáng sủa, các chi tiết được thiết kế hợp lý. Dàn CD 6 đĩa hiệu Mark Levinson là trang bị tiêu chuẩn của xe. 11 loa lắp xung quanh xe cho âm thanh cực nét ngay cả khi âm thanh được điều chỉnh ở mức tối đa, bao gồm một loa siêu trầm lắp ở gần khoang hành lý và một bộ phận lọc âm kỹ thuật số DSP (Digital Signal Processing).

Chiếc xe dẫn động cầu sau này có hệ thống treo cánh tay đòn kép trước và sau, hoạt động êm ái nhưng chịu lực cũng rất khỏe. Hệ thống kiểm soát độ bám đường TCS (Traction Control System) là một điều bất tiện. Bất cứ khi nào phát hiện có sự trượt bánh, độ mở của bướm ga tự động đóng dần, và sẽ mất một khoảng thời gian nhất định để động cơ hoạt động trở lại. Tuy vậy, hệ thống kiểm soát ổn định (Stability Control System) kết hợp hài hòa với TCS để duy trì trạng thái cân bằng tuyệt vời cho xe. Các đĩa phanh đường kính 315 mm (bánh trước) và 310 mm (bánh sau) có vẻ hơi nhỏ so với bánh xe 18 inch nhưng lại rất hiệu quả. Hệ thống chống bó cứng phanh ABS với 4 bộ cảm biến luôn hoạt động tốt.

LS430 lắp động cơ 4.3 mang mã 3UZ-FE, hoàn toàn bằng hợp kim. 8 xi-lanh lắp hình chữ V với trục cam kép DOHC (Double Overhead Camshaft), 32 van và kiểm soát bướm ga điện tử. Lexus tuyên bố công suất của xe là 290 mã lực tại 5.600 vòng/phút và 434 Nm ở 3.400 vòng/phút. Nhờ bộ cảm biến điện tử các vị trí bướm ga mà xe luôn tăng hay giảm tốc một cách êm ái, không giật. Xe trang bị hộp số tự động 6 cấp, với cơ cấu truyền động phản ứng tùy thuộc vào chế độ mà bạn lựa chọn. Ở chế độ Power, về số sẽ dễ dàng và chiếc xe luôn ở trạng thái sẵn sàng tăng tốc. Còn nếu chuyển sang Normal, máy sẽ gằn khi sang số thấp. Chế độ Snow dành riêng khi phải đi lại khi trời đổ tuyết.

LS430 nặng 1.810 kg. Nó khiến cho xe không có được khả năng tăng tốc chớp nhoáng như các xe thể thao, đồng thời tiêu thụ nhiều nhiên liệu. Lexus cho biết, LS430 mất 6,3 giây để đạt tới tốc độ 100 km/h từ sau khi khởi động. Nhưng hầu hết các cuộc thử nghiệm cho thấy nhanh nhất, cũng cần tới 8 giây mới đạt được tốc độ này. Xe có vận tốc tối đa là 250 km/h. Theo bản thông số kỹ thuật đi kèm, mỗi 100 km ngốn hết 12,2 lít xăng nhưng trên thực tế, tính trung bình các chặng đường khác nhau, con số này là 15,2 lít. Tức là đổ đầy bình xăng 80 lít, bạn cũng chỉ chạy tối đa hơn 500 km.

Xét về hình thức, loạt xe LS của Lexus chưa bao giờ gây được ấn tượng mạnh dù từ mũi xe chạy đến phía sau là một thiết kế hoàn thiện. Chỉ số cản gió của chiếc xe dài gần 5 m này rất ấn tượng, chỉ là 0,26 Cd. Đó cũng là một trong những điều khiến tiếng ồn của xe giảm đáng kể. Thân xe cứng, được thiết kế sao cho hấp thu tối đa các xung lực. Độ an toàn thụ động còn được chú trọng hơn nữa với đèn cảnh báo độ căng của lốp xe, 8 túi khí (tính gồm cả túi khí bảo vệ đầu gối cho hàng ghế trước). Đèn pha của xe có thể chiếu lệch sang phải hoặc trái 15o, tùy theo góc lái, giúp chiếu sáng hơn khi rẽ.

Không có gì phải nghi ngờ, LS430, phiên bản 2003, có đủ mọi yếu tố để cạnh tranh ngôi vị của một nhãn hiệu xe hơi sang trọng hàng đầu châu Âu, kế tiếp những thành công của chiếc LS400 đầu tiên ra mắt năm 1989. Điều duy nhất mà Lexus LS430 thiếu là một chút cảm xúc đối với dáng vẻ bề ngoài, một điểm riêng biệt mà người ta có thể nhận ra nó ngay từ những cái nhìn đầu tiên. Bù lại, nó có vô số các trang bị tiêu chuẩn mà bạn sẽ phải trả thêm tiền nếu lựa chọn một nhãn hiệu khác ở cùng hạng.

Thông số kỹ thuật Lexus LS430

Chiều dài (mm) 4.996

Chiều rộng (mm) 1.828

Chiều cao (mm) 1.491

Trục cơ sở (mm) 2.926

Trọng lượng không tải (kg) 1.810

Động cơ V8 với VVT-I

Số van 32

Dung tích (cc) 4.293 cc

Công suất cực đại (mã lực/vòng/ phút) 290/5.600

Mô-men xoắn cực đại (Nm/vòng/phút) 434/3.400

Hộp số Tự động 6 cấp

Tốc độ tối đa (km/h) 250

Thời gian tăng tốc đến 100 km/h (giây) 6,3

Lexus LS430 mới vượt trội về công nghệ

Lexus vừa tung ra phiên bản thứ 5 của chiếc xe hạng F Lexus LS430, từng khiến thị phần dòng sedan cao cấp tăng lên nhanh chóng ngay ở những thế hệ đầu tiên. Chiếc xe mới nổi bật với những công nghệ tiên tiến nhất, nhằm tăng thêm tính an toàn, nâng cao hiệu năng của xe cũng như tiện nghi dành cho người lái.

Để nâng cao độ an toàn thụ động, lần đầu tiên Lexus trang bị túi khí kép bảo vệ cả chân, dành cho hàng ghế trên. Mức an toàn chủ động cũng được cải thiện nhờ bộ đèn pha thông minh, tự điều chỉnh góc chiếu sáng, tạo ra tầm quan sát tốt hơn trên những đoạn đường lượn khúc. Hệ thống kiểm soát hành trình chủ động ACC (active cruise control) sử dụng tia laser tạo sự tin cậy cao trong lúc lưu thông trên đường. Khi phát hiện xe vượt quá khoảng cách cho phép với các

phương tiện phía trước, ACC sẽ phát tín hiệu cảnh báo và tự động giảm tốc độ. Người điều khiển LS430 được hỗ trợ tối đa nhờ các thiết bị phát hiện khoảng trống đặt ở 4 góc xe và ở cản trước, cản sau. Ngoài ra, còn có một camera quan sát gắn ở phía đuôi xe. Camera này, nối với màn hình đặt ở cốp trung tâm, tự kích hoạt khi người lái chuyển sang số lùi, rất hữu ích trong việc tìm chỗ đậu xe.

Bề ngoài LS430 cũng có nhiều nét khác biệt với phiên bản trước như một mặt nạ mới, vị trí đèn pha được hạ thấp hơn, cụm đèn sau được bố trí lại và có 2 ống xả. Nội thất vẫn giữ nguyên những nét trang nhã. 4 tính năng, vốn là lựa chọn ở phiên bản trước, nay trở thành các chi tiết tiêu chuẩn của LS430. Đó là ghế ngồi phía sau có thể điều khiển bằng điện, ghi nhớ được nhiều tư thế khác nhau; máy massage gắn ở tất cả các ghế; dàn âm thanh bao gồm 11 loa Mark Levinson cho chất lượng cực kỳ trung thực và cuối cùng là kính chắn nắng phía sau điều khiển điện. Các tấm che nắng này tự động co lại khi về số lùi để tăng hiệu quả quan sát lên mức tối đa. Hệ thống chỉ dẫn vệ tinh có thêm nhiều tính năng hữu ích như hiển thị tên phố, xác định khu vực phụ cận với nơi xe chạy.

Lexus LS460 - 'một mình chống lại Mafia'

Triển lãm Geneva 2006 sẽ là nơi đầu tiên ở châu Âu có mặt LS 460L và LS460 sau màn trình diễn tại Mỹ. Cả hai sẽ phải đối mặt với những đối thủ sừng sỏ như S-class, serie 7 hay A8 và chắc chắn, cuộc chiến ở "đỉnh cao của sự sang trọng" sắp xảy ra tại cựu lục địa.

17 năm sau khi trình làng dòng LS (Long-wheelbase Sedan) hạng "siêu" sang đầu tiên, Lexus tiếp tục cho ra mắt thế hệ thứ tư với phiên bản LS460 và LS460L cũng tại triển lãm Detroit. Cho dù gặt hái thành công vang dội nhờ LS400 và LS430 trên đất Mỹ, nhưng trong mắt giới sành xe, LS chưa bao giờ được so sánh với những chiếc xe lớn, trục cơ sở dài đến từ châu Âu như Mercedes S-class, BMW serie 7, Audi A8 hay Jaguar XJ8 trên phương diện kích thước, tần xuất xuất hiện trên đường và độ nổi tiếng. Thậm chí, dù đã thường xuyên nâng cấp chất lượng, thay đổi thiết kế nhưng LS vẫn chưa đạt đến "tầm" của các đối thủ lục địa già.

Chất lượng cao, tính năng hoàn hảo là giá trị không thể phủ nhận của các sản phẩm Lexus nói chung và LS nói riêng. Nhưng khi đã "chơi" trong phân khúc "sành điệu", LS cần phải có một chút gì đó khác biệt trong thiết kế như các sản phẩm của Mercedes, BMW, Audi. Chẳng hạn, thể thao năng động như BMW serie 7, lịch lãm và bản lĩnh như S-class. Nghĩa là cần phải có một yếu tố nào đó để LS khác biệt hoàn toàn so với phần còn lại của thế giới xe hơi.

Vì thế, Lexus quyết định cho ra lò LS460 và LS460L dựa trên ngôn ngữ thiết kế L-Finess mà hãng đã dày công nghiên cứu, sáng tạo và quảng bá suốt thời gian qua. Không thể nói trước thái độ của người tiêu dùng châu Âu nhưng rõ ràng, LS460 có những đường nét hoàn toàn khác so với đàn anh LS400 và LS430. Chi tiết đầu tiên mang dấu ấn L-Finess là cụm đèn pha và lưới tản nhiệt. Dạng hình thang ngược với 7 mang sắc ngọt, lưới tản nhiệt của LS460 thanh thoát và sang trọng hơn LS430 rất nhiều. Cụm đèn pha không "bè" ra mà vuốt cong theo những đường kẻ nắp ca-pô và xuôi theo thân. Kiểu thiết kế đặc trưng L-Finess khiến bề mặt ngoại thất như mở rộng và uyển chuyển hơn.

Những đường kẻ chạy dọc theo thân kéo sự chú ý tới cụm đèn hậu có cấu trúc khá lạ. Lấy phần trên dài hơn làm nền, đèn hậu hẹp dần xuống dưới thông qua những đường cong mang hình chữ S. Phần đuôi LS460 kết thúc bằng 2 ống pô hình thang vuông, ẩn sâu vào thân tạo cảm giác không gây ô nhiễm và sạch hơn thường lệ.

Tạp chí Automobilmagazine nhận xét: "Khó có thể nói LS460 và LS460L đẹp nhưng có thể coi chúng điển trai".

LS460L dài 5.151 mm, lớn hơn 122 mm so với LS460. Chiều dài cơ sở 3.091 mm ở LS460L và 2.969 mm ở LS460 cho phép Lexus thiết lập đẳng cấp tiện nghi và sang trọng mới trong phân khúc sedan hạng sang. Lexus trang bị cho LS460L nhiều đồ chơi "thượng hạng" như ghế tựa nghiêng 45 độ, chỗ để chân và thiết bị massage, màn hình làm việc phía sau và 10 loa stereo Mark Levinson. Khoang hành khách không những rộng như Maybach 62 mà còn giữ nét sang trọng và quyến rũ. Thậm chí, Lexus trang bị cả cảm biến đo nhiệt độ cabin và nhiệt độ thân người để hệ thống điều hòa hoạt động hiệu quả nhất.

LS460 và LS460L sử dụng động cơ hoàn toàn mới, 4,6 lít V8, công suất 380 mã lực, mô-men xoắn 500 Nm. Dù dung tích thấp hơn nhưng chúng “ngang cơ” so với động cơ 5,5 lít V8 của Mercedes. Bên cạnh cuộc chiến công suất, Lexus còn muốn thách thức Mercedes khi quyết định lắp hộp số 8 cấp đầu tiên cho LS460 và LS460L. Hiện tại, S-class của Mercedes lắp hộp số 7G-Tronic, hộp số nhiều cấp nhất hiện nay. Lexus cho rằng sự kết hợp giữa động cơ 4,6 lít V8 và hộp số 8 cấp giúp LS460 và LS460L có thời gian tăng tốc 0-100 km/h dưới 5,5 giây, mức tiêu hao nhiên liệu dưới 12 lít/100 km. Mẫu LS430 hiện tại, trang bị động cơ 4,3 lít V8 chỉ có 278 mã lực và 423 Nm mô-men xoắn nhưng cũng đủ đưa nó từ 0 lên 100 km/h trong vòng 5,9 giây.

Không những chỉ tân trang vẻ ngoài, LS460 và LS460L còn được Lexus chăm sóc cả bên trong. Hệ thống lái trợ lực điện mới, hệ thống treo “đời chót” có tên VDIM (Vehicle Dynamics Integrated Management) đóng vai trò kiểm soát toàn bộ tương tác điện tử cho phanh, hệ thống lái, kiểm soát độ cân bằng và hệ thống khung gầm.

Những thông số chi tiết hơn sẽ được Lexus công bố tại triển lãm Geneva diễn ra vào đầu tháng sau.

Thông số kỹ thuật Lexus LS460 đời 2007

Kiểu xe LS460L LS460

Chiều dài (mm) 5.151 5.029

Trục cơ sở (mm) 3.091 2.969

Rộng (mm) 1.875

Cao (mm) 1.476

Hộp số Tự động 8 cấp

Động cơ V8

Dung tích (ml) 4.600

Công suất (mã lực) 380

Mô-men xoắn 500

Tăng tốc 0-100 km/h (giây) <5,5

Công nghệ tối tân trên Lexus LS600hL

Mẫu hybrid hạng sang cao cấp của Lexus sở hữu hàng loạt thiết bị vào loại "độc" như đèn pha công nghệ LED, động cơ xăng-điện V8 hay hệ thống trợ giúp đỗ tự động.

Lexus vẫn được người Mỹ mệnh danh là ông vua công nghệ nhờ những tính năng nội thất vào loại hoàn hảo nhất thế giới. Cao cấp nhất trong các sản phẩm Lexus vẫn là dòng sedan hạng sang LS, đối thủ nặng ký của BMW serie 7 và Mercedes S-class tại thị trường lớn nhất thế giới.

Thế nhưng, chỉ mới tháng trước, LS460L bị “hạ bệ” bởi một mẫu xe nếu xét về công nghệ và giá cả đều đẳng cấp hơn. Đó là chiếc hybrid hạng sang đầu tiên trên thế giới, LS600h và phiên bản trục cơ sở dài LS600hL.

Thiết kế LS600hL mượn hoàn toàn từ LS460.

LS600hL không có nhiều khác biệt so với LS460L về mặt thiết kế. Điều này thể hiện quan điểm LS600hL không phải là mẫu xe hoàn toàn mới của Lexus. Nó đơn thuần là phiên bản nâng cấp. Khác biệt duy nhất ở phân ngoại thất là Lexus lần đầu tiên sử dụng đèn đi-ốt phát quang làm đèn pha. Bên cạnh đó, nếu LS460L sử dụng hệ dẫn động cầu trước thì LS600hL lại dùng dẫn 4 bánh toàn thời gian.

*Lexus LS460 tự đối phó với chướng ngại vật

*Âm thanh trên Lexus LS460 - cao cấp hơn nữa

*Hệ thống đỗ tự động trên Lexus LS460

Động cơ trên LS600hL thuộc dạng hybrid xăng-điện. Lần đầu tiên, Lexus sử dụng thuật ngữ “full hybrid - động cơ hybrid cỡ lớn” cho động cơ V8 của mình. Dung tích động cơ xăng 5,0 lít và công suất tổng cộng 438 mã lực. Tiêu hao nhiên liệu trung bình 8,2 lít/100 km, tăng tốc từ 0 lên 100 km/h mất 5,5 giây.

LS600hL có nhiều đồ chơi "thượng hạng" như ghế tựa nghiêng 45 độ, chỗ để chân và thiết bị massage, màn hình làm việc phía sau và 19 loa stereo Mark Levinson, công suất 450 W. Bộ thiết bị giải trí có thể chơi bất cứ thể loại nào, từ CD tới DVD hay nhạc nén với bộ nhớ 8 GB, lưu trữ hơn 2.000 bài hát.

Khoang hành khách không những rộng như Maybach 62 mà còn giữ nét sang trọng và quyến rũ. Thậm chí, Lexus trang bị cả cảm biến đo nhiệt độ cabin và nhiệt độ thân người để hệ thống điều hòa hoạt động hiệu quả nhất. Lần đầu tiên Lexus tích hợp công nghệ Advanced Pre-Collision System có thể phát hiện người đi bộ trong phạm vi di chuyển của xe.

Công nghệ nổi bật trên LS600hL là hệ thống tự tránh chướng ngại vật, ổn định hướng lái, hỗ trợ đỗ tự động, công nghệ cảnh báo lái xe. Ngoài ra, LS600hL còn sở hữu hệ thống Pre-crash Safety, có khả năng tính toán xác suất va chạm có thể xảy ra trong tình huống cụ thể, dựa trên vận tốc xe, hướng quan sát của người lái và đặc điểm của chướng ngại vật phía trước. Nếu các yếu tố trên nằm trong vùng nguy hiểm, nó sẽ kích hoạt còi báo động, báo đèn phanh đỏ trên màn hình đa dụng

Giá của LS600hL tại Mỹ là 124.000 USD và của LS600h là 80.550 USD. Lexus hy vọng tiêu thụ 7.000 chiếc trong năm nay, bao gồm khoảng 4.000 xe bán ra ở Nhật. Bắt đầu từ tháng sau, LS600h và LS600hL sẽ lên tàu đến hơn 30 nước trên thế giới.

Lexus LF-Sh: Chiếc xe đến từ tương lai

Mẫu sedan hybrid đầu tiên của Lexus vừa trình làng tại triển lãm Tokyo 2005. LF-Sh là sản phẩm dẫn đầu cho dòng xe LS thế hệ thứ 3 của Lexus và được thiết kế hoàn toàn bằng những công nghệ của tương lai.

Gần 17 năm trước tại triển lãm Detroit, LS là một trong hai chiếc xe xuất hiện trong lễ "xưng danh" của Lexus. Lúc đó, rất ít người có thể hình dung chính xác thành công vang dội của LS nói riêng và Lexus nói chung ngày hôm nay. Trong hai thập kỷ, Lexus trở thành một trong những mác xe hạng sang bán chạy nhất ở Mỹ và bắt đầu trở về chinh phục quê hương. Không muốn bó hẹp trong miền đất của những chàng cao bồi, Toyota, công ty mẹ của Lexus, còn muốn biến mác xe này trở nên nổi tiếng khắp mọi nơi.

*Logo Lexus

Bởi vậy, khi Toyota giới thiệu chiếc concept LF-Sh tại Tokyo tuần trước, một vài người nhanh chóng nảy ra ý nghĩ nguyên mẫu này sẽ sớm trở thành thế hệ LS thứ 3. LF-Sh là mẫu xe thứ 5 lấy cảm hứng từ triết lý thiết kế “L-Finesse” của Lexus sau LF-X, LF-C, LF-A và LF-S. Theo Giám đốc văn phòng thiết kế toàn cầu Lexus, Wahei Hirai, chữ “L” được lấy từ cụm từ “Leading edge” còn từ “Finesse” nghĩa là “sự khéo léo”. Thật khó để dịch trọn vẹn nghĩa của một triết lý nghệ thuật, nhưng tinh thần của L-Finesse nằm ở những đường nét góc cạnh không thể lẫn.

Theo dòng sự kiện:

Triển lãm Tokyo 2005 (16/10/2005)

Hình dáng lưới tản nhiệt, đường kẻ trên thân và vóc dáng vững là sợi chỉ đỏ xuyên suốt 5 mẫu xe mà Lexus thiết kế theo triết lý L-Finesse. Lưới tản nhiệt, các nhà thiết kế Lexus gọi là “chữ kỹ hình mũi tên”, dưới ảnh hưởng của L-Finesse trở nên sắc, gọn và lạnh lùng. Khe hở hẹp, các mang như những lưỡi dao xếp chồng lên nhau một cách đặc trưng. Trong khi cách thiết kế thân xe không tập trung dàn trải trên các tấm (panel) mà nhấn mạnh vào những đường kẻ. Thậm chí ngay cả cột A, B, C cũng được thiết kế mềm mại và nổi bật để thu hút sự chú ý của mọi người.

Nếu LF-S, chiếc concept ra mắt tại Tokyo hai năm trước đây, tập hợp những đường cong sắc nhọn, uyển chuyển thì LF-Sh lại hiền lành hơn. Trong khi LS nguyên bản có cụm đèn pha “thô”, nắp ca-pô chìm thì vẫn những nét đó, Lexus biến thành những gờ nổi trau chuốt trên LF-Sh.

Về tổng thể, LF-Sh rắn chắc, mạnh mẽ hơn bản LS nguyên gốc và dài hơn đôi chút so với LS 430 hiện tại, với chiều dài tổng thể 5.060 mm, trục cơ sở 2.969 mm. LF-Sh trang bị động cơ hybrid V8, hệ dẫn động 4 bánh toàn phần. Sang triển lãm tới, LF-Sh sẽ sử dụng động cơ V8, dung tích 4,6 lít của LS460. Ngoài ra, LF-Sh còn một động cơ hybrid tuỳ chọn 5,0 lít V8. Rất có thể, LF-Sh sẽ lắp hộp số 8 cấp mà Toyota vừa lên kết sản xuất với nhà cung cấp Aisin, bên cạnh những thiết bị tối tân như hệ thống quan sát ban đêm và cảnh báo làn đường

Lexus LF-C: Nữ hoàng Triển lãm New York 2004

Hiếm có chiếc xe nào, khi xuất hiện tại một triển lãm, lại nổi bật hẳn lên so với đối thủ khác như LF-C. Một cách không chính thức, chiếc xe mẫu của hãng Lexus được thừa nhận như là bà chúa của cuộc trưng bày ôtô diễn ra ở New York năm nay.

Hầu hết khách thăm quan đã phải thốt lên rằng đây là chiếc xe đẹp nhất. Trong vòng 5 năm qua, mới chỉ có Alfa Brera, tại Triển lãm Geneva 2002, mới gây được ấn tượng tương tự. Đây là thiết kế mẫu thứ ba mà Lexus giới thiệu trong vòng một năm. Chiếc coupe thể thao điển hình cho một hướng thiết kế mới của hãng, và nó cũng tiết lộ một số đường nét phiên bản kế tiếp của mẫu xe thể thao IS 300 hiện nay.

"Thiết kế là một trong các nhân tố quan trọng nhất để phân biệt giữa các mẫu xe và LF-C phát triển mẫu sedan thể thao IS 300 lên tới một tầng cao mới chưa từng có ở các mẫu xe Lexus trước đây", Phó chủ tịch Lexus Group kiêm Tổng giám đốc Denny Clements phát biểu. "LF-C concept car (xe mẫu) được tạo ra để nhằm thu hút lớp khách hàng trẻ tuổi, giàu có bằng một sự ngạc nhiên". Sự ngạc nhiên lớn nhất chính là việc mui cứng của xe có thể được giấu gọn trong phần sau của xe. Chỉ cần khẽ nhấn vào nút điều khiển, từ một chiếc coupe, LF-C sẽ biến thành một chiếc convertible (xe mui xếp), từ một chiếc xe gia đình, bạn sẽ có một chiếc xe thể thao đúng nghĩa, hoàn toàn phụ thuộc vào tâm trạng.

LF-C lắp động cơ V8, gắn phía trước cùng hộp số tự động 6 cấp là trang bị tiêu chuẩn. Chỉ dài hơn không đáng kể so với IS 300 hiện nay nhưng LF-C lại thấp hơn tới 5 cm và rộng hơn khoảng 12 cm. Vì thế, cả 4 hành khách đều có thể ngồi thoải mái trên xe. Do cản trước và sau lớn, tạo dáng khá đậm, các nhà thiết kế đã cho gài vào đó những nét khắc dọc theo thân xe để tạo cảm giác thanh thoát hơn nhờ sự phản chiếu xen kẽ sáng, tối khác nhau. Mui xe thon dần về phía sau, cộng với, đuôi xe ghếch cao hơn, đẩy dáng xe hơi chúc về phía trước như sẵn sàng xuất phát, cũng tạo ra một kết quả tương tự.

Nếu như đã ấn tượng với những gì quan sát được từ bên ngoài LF-C bao nhiêu, bạn cũng sẽ phải trầm trồ bấy nhiêu khi chiêm ngưỡng nội thất xe. Vô-lăng xe rõ ràng lấy cảm hứng từ những chiếc xe đua Công thức 1 khi có hình thang vào bỏ đi phần ngang phía trên. Nhưng ấn tượng

nhất chính là các đồng hồ thông số kỹ thuật. Thay vì một bảng thiết kế với các vòng tròn to nhỏ khác nhau, Lexus tạo ra 3 đồng hồ, được gắn so le trước mặt người lái, ở 3 khoảng cách khác nhau. Các đồng hồ này trong suốt, với các chỉ số in nổi trên đó. Thả mình xuống ghế, một sự dễ chịu không chỉ nhờ tư thế ngồi thoải mái, mà còn ở cảm giác được bao trùm bởi ánh sáng, như không phải đang ngồi trong xe hơi. Và đai an toàn không bắt chéo qua người kiểu thông thường mà có hai dây chạy dọc qua vai, được nối bởi một dây thắt ngang hông. Vì thế có người đùa rằng đây là đai an toàn kiểu "dây cương ngựa".

Lexus IS300 SportCross sang trọng và tiện lợi

Chiếc universal trị giá 49.500 USD này lắp động cơ 6 xi-lanh 24 van, dung tích 2.997 cc, đạt được mô-men xoắn cực đại 288 Nm ở tốc độ tua 3.800 vòng/phút. Với công suất 211 mã lực, nó tăng tốc tới 100 km/h trong 8,2 giây và ngưỡng tối đa là 230 km/h.

Khi xe chạy trên đường trường mức tiêu thụ nhiên liệu để vượt 100 km là 9,3 lít, còn trong thành phố chỉ số này là 12,8 lít. Xe được trang bị các hệ thống điện tử tiên tiến như: phanh ABS, hỗ trợ phanh gấp BA, phân bổ lực phanh EBD. Lực kéo được truyền tới trục bánh thông qua hộp số tự động 5 cấp, thiết kế động lực của xe đặc biệt thích hợp với những người ưa tốc độ.

So IS 300 với các phiên bản cũ, lưới tản nhiệt và cản trước của nó được mở rộng hơn. Không gian trong xe được bố trí để ghế phía trước có thể gập gọn giúp cho những người cao trên 2 m cũng có thể ngủ được. Salon xe được làm bằng da cao cấp rất thoải mái và mềm mại, không làm cho thắt lưng của lái xe bị gò bó, tư thế lái hợp lý, điểm tựa đầu và để chân cũng rất thuận tiện.

Các thanh chắn đặt ở cửa trước được bọc bằng plastic cao cấp, nội thất xe màu tàn thuốc rất trang nhã. Trong xe có điều hoà nhiệt độ, đầu CD nạp 6 đĩa... cùng một loạt các tiện nghi hiện đại khác. Khoang hành lý của IS 300 có thể mở rộng dung tích từ 320 lít lên 617 lít nếu hạ hàng ghế phía sau xuống, chức năng này khiến xe có thể chở những dụng cụ cồng kềnh cho chuyến đi du lịch như: ván trượt, xe đạp...

Thông số kỹ thuật của Lexus IS300 SportCross

Dài x rộng x cao (mm) 4.400 x 1.725 x 1.430

Trọng lượng xe (kg) 1.547

Tiêu thụ nhiên liệu trung bình (lít/100 km) 11

Động cơ Xăng DOHC 6 xi-lanh, 3,0 lít

Hộp số Tự động 5 cấp

Công suất cực đại (mã lực) 215

Mô-men xoắn cực đại (Nm/vòng/phút) 288

e. Honda Civic có giá mới

Với những thay đổi về trang thiết bị, bản Civic 1.8 số tay mới rẻ hơn 15 triệu đồng, còn Civic 1.8 số tự động đắt thêm 19,2 triệu đồng. Cả hai sẽ có mặt tại các đại lý ôtô Honda trên toàn quốc từ ngày 15/5.

Civic 1.8AT phiên bản 2007 (số tự động) mới có nội thất ghế bọc da màu ngà, tay lái cũng bọc da. Ngoài ra, tay nắm cửa được mạ crôm. Giá 534,2 triệu đồng đã bao gồm cả thuế VAT, đắt hơn 19,2 triệu so với bản cũ. Mọi thiết bị khác đều được giữ nguyên so với khi ra mắt tại Vi ệt Nam vào tháng 8/2006.

Nếu Civic 1.8AT 2007 được nâng cấp nội thất và trang trí bề ngoài thì bản 1.8MT (số tay) mới sẽ không có dàn âm thanh như trước. Nếu muốn, khách hàng có thể lựa chọn nó như một thiết bị tùy chọn với các loại của Alpine được bán tại đại lý từ 15/5. Ngoài ra, gương trên Civic 1.8MT 2007 cũng không có chức năng gập điện. Vành đúc hợp kim thay bằng vành kim loại có nắp đậy. Civic 1.8MT mới có giá 480 triệu đồng (đã bao gồm VAT), rẻ hơn bản cũ 15 triệu đồng.

Cả Civic 1.8 và Civic 2.0 sẽ có thêm màu mới là xám xanh. Đồng thời, những ai thích màu tím hay xanh dương không còn cơ hội sở hữu vì Honda Việt Nam đã ngừng sản xuất.

Cùng dịp này, nhà sản xuất Nhật Bản giới thiệu chương trình bảo hành mới 3 năm hoặc 100.000 km tùy theo điều kiện nào đến trước. Chế độ này áp dụng cho cả xe Civic 1.8 2006 được đăng ký sau ngày 15/5.

f. Honda Accord - chiếc xe đáng tin cậy nhất thập kỷ

Các mẫu xe Nhật Bản thống trị hoàn toàn 10 vị trí đầu tiên trong danh sách 100 chiếc xe cũ đáng tin cậy nhất mà hãng bảo hiểm ôtô của Anh là Warranty Direct mới đưa ra. Đứng đầu trong số đó là Honda Accord.

Dựa trên các thông số thu thập được, Warranty Direct, một công ty bảo hiểm ôtô của Anh, đã quyết định sắp xếp thành một danh sách danh sách về những chiếc xe đáng tin cậy nhất theo số lần hỏng hóc. Bản danh sách này được thống kê từ 55.000 xe mà Warranty Direct ký hợp đồng bảo hiểm, góp mặt đầy đủ các nhãn hiệu xe hơi nổi tiếng nhất của Nhật Bản, Đức, Thụy Điển, Anh, Mỹ, Pháp và Hàn Quốc. Năm ngoái, hơn 7,5 triệu người Anh đã chi ra 25 tỷ bảng đổ vào thị trường xe cũ, cao hơn gần 7 số tiền chi cho việc mua xe xuất xưởng.

Không hề sai lệch với những gì khách hàng vẫn nghĩ, 10 chiếc xe có độ tin cậy cao nhất đều xuất phát từ những nhà sản xuất Nhật Bản. Trong số 20 chiếc xe được xếp hạng cao nhất, chỉ có 4 chiếc không có liên quan đến xứ sở hoa anh đào. Xếp số một là chiếc Accord. Ngoài ra, Honda còn chiếm hai vị trí khác trong top 10 với Civic (6) và CR-V (8).

Không phải vô cớ mà người ta nhận xét rằng Toyota có thể trở thành nhà sản xuất ôtô lớn nhất thế giới trong tương lai. Theo bản danh sách này, ngoài Yaris (thứ 5) và RAV-4 (thứ 9), Toyota

còn có 4 chiếc khác chiếm chỗ trong số 21 chiếc xe xếp hạng cao nhất là Lexus IS 200 (11), Landcruiser (14), Carina E (19) và Lexus 400 (21). Xem xét toàn bộ danh sách 100, Toyota thực sự làm giới chuyên môn nể phục với những mẫu xe xuất hiện lần đầu từ khoảng 30 năm trước như Celica và Corolla.

Tuy vậy, Corolla chỉ xếp thứ 91. Ngay trên nó là một cái tên khiến người ta phải ngạc nhiên, Mercedes S-class. Danh sách kết thúc với Porsche Boxster ở vị trí 100.

Vị trí cao nhất của một chiếc xe không phải Nhật Bản thuộc về chiếc Jaguar X-Type (Anh, 13). 4 chiếc khác trong 20 vị trí đầu tiên là Volvo S/V40 (Thụy Điển, 15), Mini (Anh, 16) và Saab 9-5 (Thụy Điển, 20).

Chiếc xe Mỹ có độ tin cậy cao nhất là Ford Ka (22). Tương tự như thế, đến từ Hàn Quốc là Hyundai Lantra (24), từ Đức là Mercedes SLK (25), từ Pháp là Citroën Xsara (26), từ Czech là Skoda Octavia (29), từ Tây Ban Nha là Seat Toledo (35) và từ Italy là Fiat Brava (38).

Danh sách 10 xe được tin cậy nhất:

1. Honda Accord

2. Subaru Forester

3. Mazda MX-5

4. Mitsubishi Carisma

5. Toyota Yaris

6. Honda Civic

7. Nissan Almera

8. Honda CR-V

9. Toyota RAV4

10. Nissan Micra

Hình ảnh đầu tiên của Honda Accord 2008

Mẫu sedan hạng trung hoàn toàn mới thế hệ thứ tám mà Honda dự định tung ra vào cuối năm nay bị đánh giá là quá giống Hyundai Sonata và Nissan Altima.

Ngày 11/5, trang web ôtô nổi tiếng thế giới Autoblog đăng hình ảnh Honda Accord 2008 đang chạy thử dưới điều kiện nhiệt thời tiết nóng tại nhà máy của xe hãng xe Nhật Bản. Không vô cớ

mà tay săn ảnh Chris Doane lại mất công ngồi "rình" Accord bởi đây là sản phẩm quan trọng nhất của Honda. Nó có vóc dáng và đường nét khác rất nhiều Accord coupe mà Honda giới thiệu dưới dạng xe concept (xe trưng bày) tại triển lãm Detroit 2007 diễn ra vào tháng 1.

*Honda Civic tại Mỹ bán chậm vì 'đàn anh' Accord

*Honda Accord Coupe - khởi đầu thế hệ mới

*Honda Accord - chiếc xe đáng tin cậy nhất thập kỷ

Dự kiến, Accord 2008 trang bị động cơ I4 (4 xi-lanh thẳng hàng) công suất 180 mã lực. Ngoài ra, phiên bản cao cấp có thể sử dụng động cơ V6, dung tích máy 3,5 lít, công suất 270 mã lực. Thông tin chưa chính thức cho biết Honda sẽ bắt đầu sản xuất Accord vào tháng 9 hoặc tháng 10 và sớm có mặt tại các đại lý.

Accord 2008 có thiết kế quá giống với mẫu xe Hàn Quốc Hyundai Altima. Những khách hàng người Mỹ thì nhận xét "chất" châu Á chiếm quá nhiều trong những đường nét của Accord thế hệ thứ tám.

Bắt đầu từ 1994, Accord thuộc dòng xe hạng trung (theo cách phân loại châu Âu) và là đối thủ của Toyota Camry hay Mazda6. Trước đó, nó bị xếp vào hàng xe hạng nhỏ. Trình làng từ 1976, đến nay Accord bước sang thế hệ thứ 8 (đời 2008). Kỷ lục của mẫu xe này là giữ vị trí xe bán chạy nhất nước Mỹ trong 15 năm liên tiếp, từ 1982 đến 1997. Honda Accord cũng là mẫu xe đầu tiên được sản xuất tại Mỹ.