ĐẠi hỌc quỐc gia hÀ nÔi trƯỜng ĐẠi hỌc khoa hỌc tỰ … (53).pdf · cá nước...

94
1 ĐẠI HC QUC GIA HÀ NÔI TRƯỜNG ĐẠI HC KHOA HC TNHIÊN ---------------------------- NGUYN ĐÌNH TO NGHIÊN CU KHU HCÁ NHM ĐỀ XUT CÁC GII PHÁP BO VNGUN LI CÁ NGÃ BA SÔNG HNG LUN VĂN THC SKHOA HC HÀ NI – 2010

Upload: others

Post on 29-Oct-2019

8 views

Category:

Documents


0 download

TRANSCRIPT

Page 1: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NÔI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (53).pdf · cá nước ngọt với nhiều loài có giá trị kinh tế [8], [21], [34]. Hiện nay,

1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NÔI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ----------------------------

NGUYỄN ĐÌNH TẠO

NGHIÊN CỨU KHU HỆ CÁ NHẰM ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ NGUỒN LỢI CÁ

Ở NGÃ BA SÔNG HỒNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

HÀ NỘI – 2010

Page 2: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NÔI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (53).pdf · cá nước ngọt với nhiều loài có giá trị kinh tế [8], [21], [34]. Hiện nay,

2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NÔI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN -------------------------------

NGUYỄN ĐÌNH TẠO

NGHIÊN CỨU KHU HỆ CÁ NHẰM ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ NGUỒN LỢI CÁ

Ở NGÃ BA SÔNG HỒNG

Chuyên ngành: Động vật học Mã số: 60 42 10

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN XUÂN HUẤN

HÀ NỘI – 2010

Page 3: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NÔI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (53).pdf · cá nước ngọt với nhiều loài có giá trị kinh tế [8], [21], [34]. Hiện nay,

3

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này, tôi đã

được sự quan tâm giúp đỡ của nhiều cán bộ, bạn bè và các cơ quan. Qua

đây, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến:

PGS. TS. Nguyễn Xuân Huấn, người thầy trực tiếp hướng dẫn, truyền

thụ, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn cũng như kinh nghiệm trong nghiên

cứu khoa học.

PGS. TS. Hồ Thanh Hải, Trưởng phòng Sinh thái - môi trường nước đã

tạo điều kiện cho tôi học tập, nâng cao kiến thức chuyên môn, cũng như dìu

dắt, hướng dẫn tôi trong hoạt động nghiên cứu khoa học.

Các thầy cô và cán bộ Khoa Sinh học - trường Đại học Khoa học Tự

nhiên, ĐHQG Hà Nội đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn, giúp đỡ và cung cấp

cho tôi nguồn tri thức, tài liệu quý giá trong suốt quá trình học tập và nghiên

cứu tại trường.

Ban lãnh đạo Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật; các anh chị đồng

nghiệp tại phòng Sinh thái - môi trường nước, bạn bè và người thân trong

gia đình- những người đã hết lòng quan tâm, khuyến khích, động viên và

giúp đỡ tôi trong thời gian học tập, công tác cũng như thực hiện luận văn

này.

Hà Nội, ngày ..... tháng ..... năm 2010

Học viên

Nguyễn Đình Tạo

Page 4: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NÔI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (53).pdf · cá nước ngọt với nhiều loài có giá trị kinh tế [8], [21], [34]. Hiện nay,

4

DANH MỤC CÁC BẢNG

Tên bảng trang Bảng 1: Dân số, diện tích các địa phương vùng lưu vực Ngã ba sông Hồng

25

Bảng 2: Các thông số thủy lý ở vùng Ngã ba sông Hồng ( 10/2009) 29

Bảng 3: Các thông số thủy hóa ở vùng Ngã ba sông Hồng (10/2009) 30 Bảng 4: Mật độ các nhóm ĐVN ở vùng Ngã ba sông Hồng 33 Bảng 5: Danh sách các loài cá đã biết ở vùng Ngã ba sông Hồng và phụ cận

35

Bảng 6: Cấu trúc thành phần loài cá theo các bộ ở vùng Ngã ba sông Hồng

42

Bảng 7: Danh sách các loài cá kinh tế ở vùng Ngã ba sông Hồng và phụ cận

46

Bảng 8: Gía bán một số loài cá kinh tế (09/ 2009) 47 Bảng 9: Sự phân bố kích thước cá Mòi cờ hoa theo nhóm chiều dài 49

Bảng 10: Tương quan chiều dài - khối lượng cá Mòi cờ hoa di cư trên sông Hồng

51

Bảng 11: Hệ số béo của cá Mòi cờ hoa di cư theo nhóm tuổi theo Fulton (1902)

52

Bảng 12: Sự phát triển của tuyến sinh dục cá Mòi cờ hoa di cư theo nhóm tuổi

53

Bảng 13: Sức sinh sản của cá Mòi cờ hoa di cư sinh sản trên sông Hồng 54 Bảng 14: Bãi đẻ một số loài cá quý hiếm, có giá trị kinh tế ở vùng Ngã ba sông Hồng và vùng phụ cận

57

Bảng 15: Lực lượng lao động tham gia khai thác cá trên sông Hồng 64

Page 5: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NÔI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (53).pdf · cá nước ngọt với nhiều loài có giá trị kinh tế [8], [21], [34]. Hiện nay,

5

DANH LỤC CÁC HÌNH

Tên hình trang Hình 1: Sơ đồ vùng nghiên cứu 17 Hình 2: Tỷ lệ các nhóm TVN vùng Ngã ba sông Hồng và phụ cận 31

Hình 3. Tỷ lệ các nhóm ĐVN vùng Ngã ba sông Hồng và phụ cận 33

Hình 4: Tỷ lệ các nhóm ĐVĐ vùng Ngã ba sông Hồng và phụ cận 34 Hình 5: Số loài cá ở vùng Ngã ba sông Hồng và phụ cận 41 Hình 6: Tỷ lệ loài của các bộ cá ở vùng Ngã ba sông Hồng và phụ cận 43 Hình 7: Thành phần các nhóm loài trong khu hệ cá vùng nghiên cứu 48 Hình 8: Đường cong phân bố của các nhóm kích thước cá Mòi cờ hoa di cư. 50

Hình 9: Tương quan chiều dài - khối lượng cá Mòi cờ hoa di cư trên sông Hồng 52

BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ĐVKXS Động vật không xương sống BTTN Bảo tồn thiên nhiên DD Thiếu dẫn liệu ĐHTH Đại học Tổng hợp ĐTM Đánh giá tác động môi trường ĐVĐ Động vật đáy ĐVN Động vật nổi EN Rất nguy cấp EW Tuyệt chủng ngoài tự nhiên GHCP Giới hạn cho phép NCHS Nghiên cứu Hải sản NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn QCMT Quy chuẩn môi trường QCVN Quy chuẩn Việt Nam STTNSV Sinh thái Tài nguyên sinh vật TP Thành phố TVN Thực vật nổi UBND Ủy ban nhân dân VQG Vườn Quốc Gia VU Sẽ nguy cấp

Page 6: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NÔI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (53).pdf · cá nước ngọt với nhiều loài có giá trị kinh tế [8], [21], [34]. Hiện nay,

6

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ............................................................................................................................ 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................... 11

1.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU CÁ NƯỚC NGỌT VIỆT NAM .................................. 11 1.1.1. Thời kỳ Pháp thuộc trước năm 1945 ............................................................... 11 1.1.2. Thời kỳ từ 1954 đến nay ................................................................................. 11

1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÁ Ở HỆ THỐNG SÔNG HỒNG ......................... 13 1.2.1. Sơ lược về hệ thống sông Hồng ...................................................................... 13 1.2.2. Tình hình nghiên cứu khu hệ cá ...................................................................... 15 1.2.3. Nguồn lợi cá lưu vực sông Hồng .................................................................... 16

1.3. VÙNG NGÃ BA SÔNG HỒNG VÀ PHỤ CẬN .................................................. 17 1.3.1. Vị trí địa lý ...................................................................................................... 17 1.3.2. Tình hình nghiên cứu cá ................................................................................. 18

1.3.2.1. Khu hệ cá sông Lô – Gâm - Chảy ........................................................ 18 1.3.3.2. Khu hệ cá sông Đà .............................................................................. 19 1.3.3.3. Khu hệ cá sông Hồng – sông Thao ..................................................... 20

1.3.3. Những vấn đề còn tồn tại ................................................................................ 21 Chương 2. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......................................... 23

2.1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU ....................................................... 23 2.1.1. Địa điểm nghiên cứu ....................................................................................... 23 2.1.2. Thời gian nghiên cứu ...................................................................................... 25

2.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN TÀI LIỆU ....................................... 25 2.2.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................... 25 2.2.2. Nguồn tài liệu .................................................................................................. 25

2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................................... 25 2.3.1. Phương pháp thu thập và xử lý mẫu vật ........................................................ 25 2.3.2. Phương pháp phân tích và định loại ................................................................ 26

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................................. 28 3.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI VÙNG NGHIÊN CỨU....................................................................................................................................... 28

3.1.1. Đặc điểm cơ bản về điều kiện tự nhiên ........................................................... 28 3.1.1.1. Đặc điểm địa lý .................................................................................... 28 3.1.1.2. Đặc điểm khí hậu ................................................................................. 28 3.1.1.3. Đặc điểm thuỷ văn ............................................................................... 29

3.1.2. Đặc điểm kinh tế -xã hội của các huyện thị ven lưu vực Ngã ba sông. .......... 31 3.1.2.1. Dân số .................................................................................................. 31 3.1.2.2. Cơ cấu ngành nghề và tình hình phát triển kinh tế .............................. 32 3.1.2.3. Văn hóa, giáo dục và y tế ..................................................................... 34

3.2. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ THUỶ SINH VẬT ...................................... 35 3.2.1. Đặc điểm thuỷ lý ............................................................................................. 35 3.2.2. Đặc điểm thuỷ hoá .......................................................................................... 36 3.2.3. Đặc trưng về thuỷ sinh vật .............................................................................. 37

3.2.3.1. Thực vật nổi (Phytoplankton) .............................................................. 37 3.2.3.2. Thực vật bám đáy (Periphyton) ........................................................... 39 3.2.3.3. Động vật nổi (Zooplankton) ................................................................. 39

Page 7: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NÔI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (53).pdf · cá nước ngọt với nhiều loài có giá trị kinh tế [8], [21], [34]. Hiện nay,

7

3.2.3.4. Động vật đáy (Zoobenthos) ................................................................. 40 3.3. ĐẶC ĐIỂM KHU HỆ CÁ ................................................................................ 42

3.3.1. Đặc trưng về thành phần loài .......................................................................... 42 3.3.2. Đặc trưng về cấu trúc khu hệ cá ...................................................................... 48 3.3.3. Các loài cá quý hiếm, nằm trong Sách Đỏ Việt Nam ..................................... 50 3.3.4. Các loài cá có giá trị kinh tế ............................................................................ 52

3.3.4.1. Danh sách các loài cá kinh tế ............................................................... 52 3.3.4.2. Gía trị kinh tế ....................................................................................... 54

3.3.5. Đặc tính sinh học của cá Mòi cờ hoa. ............................................................. 55 3.3.6. Các đặc trưng về nơi cư trú, bãi đẻ, bãi giống ................................................ 61

3.3.6.1. Nơi cư trú ........................................................................................... 61 3.3.6.2. Các bãi đẻ, bãi giống ........................................................................... 63

3.4. HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ NGUỒN LỢI CÁ Ở VÙNG NGÃ BA SÔNG HỒNG .................................................................................. 68

3.4.1. Hiện trạng nghề cá và nguồn lợi thuỷ sản ....................................................... 68 3.4.1.1. Thời vụ - đối tượng khai thác .............................................................. 68 3.4.1.2. Ngư cụ khai thác ................................................................................. 69 3.4.1.3. Sản lượng, năng suất ............................................................................ 70 3.4.1.4. Nghề cá và những khó khăn của cộng đồng ngư dân ......................... 70

3.4.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến nguồn lợi cá ..................................................... 73 3.4.2.1. Tác động từ việc xây dựng các công trình thuỷ điện ........................... 73 3.4.2.2. Ảnh hưởng từ phát triển công nghiệp .................................................. 74 3.4.2.3. Do khai thác nguồn lợi quá mức .......................................................... 74 3.4.2.4. Do nhận thức về hiện trạng và bảo vệ nguồn lợi còn hạn chế ............. 75

3.4.3. Đề xuất các giải pháp bảo vệ nguồn lợi cá ..................................................... 77 3.4.3.1. Bảo tồn đa dạng cá ............................................................................... 77 3.4.3.2. Khai thác hợp lý nguồn lợi cá. ............................................................. 78 3.4.3.3. Nâng cao năng suất sinh học cá ........................................................... 79

3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................................... 83 Kết luận ......................................................................................................................... 83 Kiến nghị ....................................................................................................................... 84

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................ 85 Tài liệu tiếng Việt ......................................................................................................... 85 Tài liệu tiếng Anh ......................................................................................................... 91

Page 8: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NÔI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (53).pdf · cá nước ngọt với nhiều loài có giá trị kinh tế [8], [21], [34]. Hiện nay,

8

MỞ ĐẦU

Việt Nam có diện tích mặt nước ngọt nội địa rất lớn, bao gồm nhiều

loại thuỷ vực, trong đó có khoảng 2360 con sông lớn nhỏ, nhiều ao, hồ tự

nhiên và nhân tạo. Những thuỷ vực này cung cấp nguồn thuỷ sản chính phục

vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Ở các loại thuỷ vực Việt Nam đã

biết khoảng 782 loài ĐVKXS ở nước ngọt và từ biển di nhập vào, 544 loài

cá nước ngọt với nhiều loài có giá trị kinh tế [8], [21], [34]. Hiện nay, nguồn

lợi thuỷ sản bị khai thác quá mức, đang bị suy thoái nhanh. Mặc dù đã áp

dụng nhiều biện pháp bảo vệ khác nhau nhưng vẫn chưa đạt được hiệu quả.

Hệ thống sông Hồng là hệ thống sông lớn thứ 2 ở Việt Nam (chỉ sau

hệ thống sông Mekong). Trên hệ thống sông Hồng, vùng nước Ngã ba sông

Hồng là khu vực hợp lưu của các dòng sông lớn như sông Đà, sông Thao và

sông Lô - Gâm. Vị trí hợp lưu này nằm ở Việt Trì, Phú Thọ là đỉnh của tam

giác châu đồng bằng bắc Bộ [21], [34], [35], [40]. Do các sông này có chế

độ thuỷ văn và đặc tính môi trường nước khác nhau, nên khi hợp lưu tại

vùng Ngã ba Việt Trì, đặc tính thuỷ văn và môi trường có nhiều xáo trộn,

biến đổi. Mặt khác, khu vực này được xem là nơi cư trú, nơi phân bố kiếm

mồi, đồng thời là bãi đẻ, bãi giống của của nhiều loài thuỷ sinh, đặc biệt

trong đó, có nhiều loài cá quý, hiếm, có giá trị kinh tế được ghi trong Sách

Đỏ Việt Nam (2007) như cá Lăng, cá Chiên, Rầm xanh, Anh vũ, cá Mòi cờ

hoa, cá Cháy, cá Măng,... [4], [5], [6].

Vùng nước Ngã ba sông Hồng và phụ cận từ lâu được xem là thuỷ

vực quan trọng, cung cấp nguồn thực phẩm hàng ngày cho con người, đồng

thời cũng được xem là một trong những thành phần tạo nên nguồn tài

nguyên đa dạng sinh học của Việt Nam. Tiềm năng thủy sản tự nhiên ở khu

vực này rất lớn, đồng thời nghề khai thác thủy sản trên sông đã có truyền

Page 9: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NÔI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (53).pdf · cá nước ngọt với nhiều loài có giá trị kinh tế [8], [21], [34]. Hiện nay,

9

thống từ lâu đời. Nhiều khu vực sông ở đây, nghề khai thác thủy sản đã trở

thành nghề chính, thu hút nhiều lao động.

Thời gian gần đây, do áp lực gia tăng dân số, việc khai thác nguồn lợi

thuỷ sản ở vùng Ngã ba sông Hồng và phụ cận với cường độ ngày càng cao.

Mặt khác, trong bối cảnh phát triển kinh tế-xã hội với tốc độ nhanh chóng,

nhiều nhà máy, xí nghiệp phát triển trên vùng lưu vực, xả các chất thải chưa

qua xử lý ra sông, nhiều công trình xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là xây

dựng các đập thuỷ điện, thuỷ lợi, hồ chứa trên các sông, đã có những ảnh

hưởng nhất định tới môi trường sống, đa dạng thuỷ sinh vật, nguồn lợi thuỷ

sản và hệ sinh thái sông ở khu vực này.

Với những lí do trên, chúng tôi tiến hành đề tài: "Nghiên cứu khu hệ

cá nhằm đề xuất các giải pháp bảo vệ nguồn lợi cá ở ngã ba sông Hồng"

nhằm điều tra, nghiên cứu thành phần loài, cấu trúc khu hệ và nguồn lợi cá,

đặc biệt là các loài cá quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng ở vùng Ngã ba sông

Hồng, từ đó đề xuất các giải pháp bảo vệ nguồn lợi cá.

Mục đích của đề tài:

Xác định thành phần loài cá, cấu trúc phân loại trong khu hệ cá vùng

Ngã ba sông Hồng và các loài cá quý hiếm, các loài cá kinh tế.

Nghiên cứu đặc điểm sinh học của một loài cá kinh tế quan trọng.

Xác định các đặc trưng về nơi cư trú, bãi đẻ, bãi cá giống có trong

vùng Ngã ba sông Hồng.

Đánh giá hiện trạng nghề cá, nguồn lợi cá ở vùng Ngã ba sông Hồng.

Đề xuất các giải pháp bảo vệ, phục hồi và phát triển nguồn lợi cá.

Page 10: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NÔI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (53).pdf · cá nước ngọt với nhiều loài có giá trị kinh tế [8], [21], [34]. Hiện nay,

10

Nội dung nghiên cứu của đề tài:

Thành phần loài cá, cấu trúc phân loại khu hệ cá và các loài cá quý

hiếm, có giá trị kinh tế.

Đặc điểm sinh học của loài một loài cá tiêu biểu.

Nơi cư trú, bãi đẻ, bãi giống của các loài cá.

Hiện trạng nghề cá, nguồn lợi cá.

Các giải pháp để bảo vệ, phục hồi và phát triển nguồn lợi cá, các loài

cá quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng cao.

Page 11: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NÔI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (53).pdf · cá nước ngọt với nhiều loài có giá trị kinh tế [8], [21], [34]. Hiện nay,

11

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU CÁ NƯỚC NGỌT VIỆT NAM

1.1.1. Thời kỳ Pháp thuộc trước năm 1945 Việc nghiên cứu phân loại cá ở Việt Nam được thực hiện từ khá sớm, từ

năm 1881 của Sauvage trong tập "Nghiên cứu về khu hệ cá Á Châu và mô tả

một số loài mới ở Đông Dương" đã thống kê 139 loài cá chung cho toàn

Đông Dương và mô tả 2 loài mới ở Miền Bắc Việt Nam, sau đó là Tirant

(1883) công bố và mô tả 70 loài cá ở sông Hương (Thừa Thiên Huế) trong

đó có 5 loài mới, Sauvage (1884) thu thập 10 loài, trong đó mô tả 7 loài mới

ở Hà Nội; Vaillant (1881-1904) thu thập 6 loài, trong đó mô tả 4 loài mới ở

Lai Châu; Chevey (1930 -1937); Pellegrin và Chevey (1934-1941). Năm

1937, công trình "Góp phần nghiên cứu các loài cá nước ngọt Bắc Bộ Việt

Nam" của Chevey và Lemasson đã giới thiệu 98 loài cá thuộc 71 giống, 17

họ và 10 bộ cá ở miền Bắc Việt Nam. Đây là công trình lớn và có giá trị nhất

về khu hệ cá nước ngọt thời kỳ này [8], [25], [65].

Như vậy có thể coi thời kỳ này, công tác nghiên cứu cá chủ yếu do các

tác giả nước ngoài tiến hành. Các nghiên cứu ở giai đoạn này mới chỉ dừng

lại ở mức mô tả, thống kê thành phần loài. Các nghiên cứu về sinh học và

nguồn lợi cá chưa được thực hiện.

1.1.2. Thời kỳ từ 1954 đến nay Do trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (1945- 1954) công

tác nghiên cứu cá bị gián đoạn. Phải đến tận khi miền Bắc hoàn toàn giải

phóng (1954), công tác nghiên cứu cá mới lại được tiếp tục. Thời kỳ này chủ

yếu do các nhà khoa học Việt Nam tiến hành [8], [26], [27].

Thời kỳ 1955- 1975: các công tác điều tra về cá ở miền Bắc do các cơ

quan như Trạm nghiên cứu cá nước ngọt thuộc Tổng Cục thuỷ sản, Khoa

Page 12: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NÔI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (53).pdf · cá nước ngọt với nhiều loài có giá trị kinh tế [8], [21], [34]. Hiện nay,

12

Sinh vật trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, trường Đại học Thủy sản thực

hiện. Các nghiên cứu này đã tiến hành điều tra ở hầu hết các vùng sinh thái

như Đông Bắc, Tây Bắc và Khu bốn cũ; ở các loại hình vực nước khác nhau

như sông, suối, hồ chứa, hồ tự nhiên, ao, đầm ruộng... Ở các vùng sâu, vùng

xa như Lai Châu, Hà Giang, Cao Bằng, Móng Cái, Quảng Bình còn khá

nhiều điểm chưa được điều tra. Các công trình tiêu biểu gồm: Dẫn liệu sơ bộ

ngư giới sông Bôi (1959), dẫn liệu sơ bộ ngư giới Ngòi Thia (1960) của Đào

Văn Tiến, Mai Đình Yên; Điều tra nguồn lợi sinh vật Hồ Tây của Đặng

Ngọc Thanh, Mai Đình Yên (1961); Sơ bộ điều tra thành phần, nguồn gốc và

phân bố của chủng quần cá sông Hồng của Mai Đình Yên( 1962) [17], [53].

Các công trình nghiên cứu ở Miền Nam thời kỳ này phải kể đến nghiên

cứu của các tác giả như Trần Ngọc Lợi, Nguyễn Cháu (1964), Fourmanvir

(1965), Yamamura (1966), Kawamoto, Nguyễn Viết Trương, Trần Tuý Hoa

(1972), Taki (1975) [29].

Các công trình nghiên cứu về sinh học và sinh thái học cũng được

nghiên cứu, tiêu biểu như Đào Văn Tiến, Mai Đình Yên (1960) mô tả hình

thái, sinh học, kinh tế cá Mòi sông Hồng; Sinh thái cá Ngạnh sông Lô của

Nguyễn Dương (1963); Hình thái sinh học cá Mè trắng của Phan Trọng Hậu,

Mai Đình Yên, Trần Tới (1963); Nghiên cứu đặc điểm và sinh học cá Mòi di

cư vào sông Hồng của Vũ Trung Tạng (1991) [25].

Công tác điều tra nguồn lợi và nghề cá thời kỳ này cũng được tiến hành

chủ yếu trên sông Hồng (Trần Công Tam, 1959); Ý nghĩa kinh tế ngư giới

sông Hồng (Mai Đình Yên, 1963); Nguồn lợi cá hồ Ba Bể (Nguyễn Văn

Hảo, 1964); Nguồn lợi thuỷ sản của sông Lạch Trường và sông Mã (Nguyễn

Anh Tạo, 1964) [31].

Thời kỳ từ 1975 đến nay, các điều tra khu hệ cá đã tiến hành mở rộng

đến hầu hết các điểm trắng mà thời kỳ trước chưa có điều kiện điều tra. Các

Page 13: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NÔI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (53).pdf · cá nước ngọt với nhiều loài có giá trị kinh tế [8], [21], [34]. Hiện nay,

13

kết quả tiêu biểu thời kỳ này có thể kể như: Thành phần loài cá sông Hương

của Nguyễn Hữu Dực (1982) [14]; Khu hệ cá sông Lam của Nguyễn Thái

Tự [58]; Thành phần loài cá các sông Thu Bồn, sông Trà Khúc, sông Vệ,

sông Côn, sông Ba, sông Cái của Nguyễn Hữu Dực, 1995 [13], [14]; Mai

Đình Yên và nnk (1992) [64] nghiên cứu thành phần loài cá các sông Tiền,

Hậu, Vàm Cỏ, Sài Gòn, Đồng Nai; Nghiên cứu thành phần loài cá một số

sông suối của Tây Nguyên của Nguyễn Văn Hảo, Nguyễn Hữu Dực (1994)

[13]; Võ Văn Phú (1995) [36], [37] nghiên cứu thành phần loài cá đầm phá ở

Thừa Thiên Huế,...

Các công trình tổng hợp các nghiên cứu qua các thời kỳ được công bố

là: Định loại cá nước ngọt phía Bắc Việt Nam của Mai Đình Yên (1978)

[65]; Định loại các loài cá nước ngọt Nam Bộ của Mai Đình Yên và nnk

(1992) [64]; Định loại cá nước ngọt vùng ĐBSCL của Trương Thủ Khoa và

Trần Thị Thu Hương (1993). Đặc biệt công trình có tính chất tổng kết các

kết quả nghiên cứu từ trước đến nay là "Nguồn lợi thuỷ sản Việt Nam" của

Bộ Thuỷ sản (1996) [8], với sự tham gia của nhiều nhà khoa học trong và

ngoài ngành Thuỷ sản. Theo kết quả của nghiên cứu này, khu hệ cá nước

ngọt Việt Nam có gồm 544 loài thuộc 228 giống, 57 họ và 18 bộ.

Về đặc trưng phân bố và đặc điểm địa động vật của cá nước ngọt Việt

Nam có nghiên cứu của các tác giả như Mai Đình Yên (1973); Nguyễn Thái

Tự (1983), Mai Đình Yên và Nguyễn Hữu Dực (1991), Nguyễn Văn Hảo

(1993, 1998), Nguyễn Hữu Dực (1995) [14], [58].

1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÁ Ở HỆ THỐNG SÔNG HỒNG

1.2.1. Sơ lược về hệ thống sông Hồng Hệ thống sông Hồng là hệ thống sông lớn nhất ở miền Bắc và đứng thứ

2 của Việt Nam sau hệ thống sông Mekong. Sông Hồng bắt nguồn từ dãy

Page 14: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NÔI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (53).pdf · cá nước ngọt với nhiều loài có giá trị kinh tế [8], [21], [34]. Hiện nay,

14

Nguỵ Sơn, Vân Nam (Trung Quốc), chảy vào Việt Nam ở Hà Khẩu với

chiều dài dòng chính là 1.126 km (đoạn ở Việt Nam dài 510 km). Diện tích

toàn lưu vực là 145.965 km2, riêng ở Việt Nam là 70.722 km2 (chiếm 42,6%

diện tích toàn Miền Bắc) [34], [35], [40].

Mực nước mùa cạn trung bình là 2,8 m; vào mùa lũ là 9 m (tại Hà Nội).

Mực nước tối đa lên đến 14,1 m (8/1945) và tối thiểu xuống đến 1,76 m

(1956). Đầu năm 2010, mực nước sông Hồng xuống thấp chỉ còn 0,9 m-

thấp nhất trong vòng 100 năm qua [34], [49].

Lưu lượng trung bình nhiều năm ở Sơn Tây là 3.880 m3/s; vào mùa cạn

là 1.610 m3/s; mùa lũ là 7.020 m3/s. Lưu lượng tối thiểu có năm xuống tới

840 m3/s (29/4/1940) và tối đa lên đến 32.550 m3/s (19/8/1945).

Tổng lượng nước trung bình nhiều năm là 122.109 m3, trong đó sông Đà

cung cấp 48 %, sông Lô 27 %, sông Thao 25 %. Mùa lũ (tháng 6-10) chiếm

74,4 % tổng lượng nước, riêng tháng 8 chiếm 21 %. Mùa cạn (tháng 11-5)

chiếm 25,6 %, riêng tháng 3 chỉ có 2,6 %. Tổng lượng nước tối đa là

158,4.109 m3 (năm 1929) và tối thiểu là 68,4.109 m3 (năm 1906).

Sông Đà là một phụ lưu lớn của sông Hồng. Chiều dài dòng chảy trên

lãnh thổ nước ta là 540 km với diện tích toàn lưu vực là 52.000 km2 (bằng

1/3 diện tích lưu vực sông Hồng). Tổng lượng nước sông Đà gần bằng 1/2

của hệ thống sông Hồng, còn mùa lũ sông Đà chiếm đến 55 % tổng lượng lũ

của hệ thống sông Hồng.

Các phân lưu chính của sông Hồng là sông Đáy, sông Đuống, sông

Luộc, Trà Lý, sông Đào và sông Ninh Cơ. Vào mùa lũ, sông Đuống nhận

20-30 % lượng nước sông Hồng (tại Sơn Tây); sông Luộc 10-11 %, Trà Lý

11-12 %, sông Đào 20-27%, Ninh Cơ 8 %. Như vậy sông Hồng đổ ra của Ba

Lạt khoảng 20-40% [34], [49].

Page 15: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NÔI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (53).pdf · cá nước ngọt với nhiều loài có giá trị kinh tế [8], [21], [34]. Hiện nay,

15

Hệ thống sông Thái Bình có tổng lượng nước bình quân năm tại Phả

Lại là 8,26 km3 ứng với lưu lượng bình quân là 318 m3/s và modun dòng

chảy năm là 25,2 l/s/km2. Tổng lượng phù sa 1,1 triệu tấn/năm. Hằng năm,

vào mùa lũ, hệ thống sông Thái Bình nhận từ sông Hồng khoảng 32% lượng

nước (tại Sơn Tây) và 27.106 tấn phù sa (Trần Tuất, Nguyễn Đức Nhật,

1980) [49].

1.2.2. Tình hình nghiên cứu khu hệ cá Các nghiên cứu về khu hệ cá các sông, suối thuộc hệ thống sông Hồng

đã được điều tra nghiên cứu từ rất sớm và khá đầy đủ do các cán bộ khoa

học thuộc Tổng cục Thuỷ sản trước đây, các Viện nghiên cứu, các trường

Đại học trong nước và một số chuyên gia nghiên cứu của nước ngoài. Các

công trình nghiên cứu tiêu biểu có thê kể như: Dẫn liệu sơ bộ ngư giới sông

Bôi; Dẫn liệu sơ bộ ngư giới Ngòi Thia của Đào Văn Tiến và Mai Đình Yên

(1959, 1960); Sơ bộ điều tra thành phần nguồn gốc và phân bố của chủng

quần cá sông Hồng của Mai Đình Yên (1962); Kết quả điều tra nguồn lợi cá

sông Thao của Hoàng Duy Hiệp và Nguyễn Văn Hảo (1964); Mô tả hình

thái, sinh học, giá trị kinh tế của cá Mòi sông Hồng của Đào Văn Tiến và

Mai Đình Yên (1960); Sinh học cá Ngạnh sông Lô của Nguyễn Dương

(1963); Phan Trọng Hậu, Mai Đình Yên, Trần Tới (1963) nghiên cứu về

hình thái sinh học cá Mè trắng sông Hồng; Hoàng Đức Đạt (1964) nghiên

cứu về hình thái một số loài cá ở sông Lô – Gâm; Mai Đình Yên (1964)

nghiên cứu về đặc điểm sinh học một số loài cá trên sông Hồng; Mai Đình

Yên, Đoàn Văn Đẩu (1966) nghiên cứu đặc điểm sinh học một số loài cá

ruộng ở đồng bằng miền Bắc Việt Nam; Vũ Trung Tạng (1991) nghiên cứu

về đặc điểm và sinh học cá Mòi di cư vào sông Hồng [26].

Page 16: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NÔI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (53).pdf · cá nước ngọt với nhiều loài có giá trị kinh tế [8], [21], [34]. Hiện nay,

16

Gần đây có các công trình nghiên cứu của Nguyễn Văn Hảo, Võ Văn

Bình (1999) [28] nghiên cứu thành phần và phân bố cá sông Lô. Nguyễn

Văn Hảo, nghiên cứu thành phần loài, phân bố nguồn lợi cá ở sông Đà.

Nguyễn Hữu Dực, Nguyễn Văn Hảo, Nguyễn Thị Hoa, Nguyễn Văn Chiến

(2001) đã nghiên cứu khu hệ cá sông Đà thuộc 2 tỉnh Lai Châu và Sơn La

[15], [30].

Thuộc hệ thống sông Hồng, thống kê từ các kết quả nghiên cứu cho

thấy thành phần các loài cá của các sông như sau: sông Đà 129 loài, sông

Gâm 107 loài, sông Năng 32 loài, sông Chảy 43 loài, sông Thao 100 loài,

sông Đáy 78 loài, sông Châu Giang 30 loài, sông Ninh Cơ 84 loài, sông Thái

Bình 107 loài, sông Lạch Tray có 31 loài, sông Cầu 95 loài. (Vũ Trung

Tạng, 2008) [49].

1.2.3. Nguồn lợi cá lưu vực sông Hồng Nguồn lợi cá hệ thống sông Hồng mang tính nhiệt đới gió mùa, phong

phú về thành phần loài, nhưng năng suất và sản lượng thấp [8].

Về điều kiện đặc điểm tự nhiên của hệ thống sông Hồng khác với sông

Mekong là có hệ thống đê dọc theo hai bên bờ để ngăn lũ, gây lụt lội ở vùng

đồng bằng. Do đó sự liện hệ giữa sông và đồng không có sự lưu thông tự do,

nên nguồn nước và cá ở sông và đồng chỉ giao lưu với nhau qua hệ thống

cống và hệ thống các trạm bơm điều tiết nước suốt dọc theo hai ven sông.

Dựa theo đặc điểm tự nhiên và sinh thái học có thể chia nguồn lợi cá lưu vực

sông Hồng thành các khu hệ sau:

Khu hệ cá sông gồm 216 loài của 125 giống và 30 họ, chủ yếu các loài

trong họ cá Chép và bộ cá Nheo có khoảng hơn 40 loài cá kinh tế. Sản lượng

cá sông Hồng ước tính khoảng 1.200 tấn/ năm (Mai Đình Yên, 1963, 1991)

bao gồm các nhóm:

Page 17: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NÔI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (53).pdf · cá nước ngọt với nhiều loài có giá trị kinh tế [8], [21], [34]. Hiện nay,

17

- Các loài cá di cư vào sông (cá Mòi, cá Cháy, cá Lành canh,...) khoảng

650 tấn.

- Nhóm cá Da trơn: 140 tấn.

- Nhóm cá nuôi: Mè, Trôi, Trắm đến 100 tấn.

- Các loài trong họ cá Chép: 200 tấn.

- Các loài cá tự nhiên khác: 50 tấn

Khu hệ cá đồng gồm có 33 loài, chủ yếu là nhóm cá đen như cá Qủa, cá

Chuối hoa, cá Rô, cá Trê, Lươn và các loài cá thuộc họ cá Chép,...Sản lượng

ước tính khoảng 2000 tấn/năm.

Khu hệ cá đầm hồ: Ở các đầm hồ lớn khoảng gần 100 loài, hồ trung

bình có khoảng 50-60 loài, hồ nhỏ có khoảng 20-30 loài. Khu hệ cá đầm hồ

chủ yếu là cá có kích thước lớn, tuổi thọ cao, gồm nhiều nhóm tuổi khác

nhau. Sản lượng cá ở các hồ tự nhiên chủ yếu là cá tầng đáy và ăn tạp, còn ở

các hồ chứa chủ yếu là cá ăn nổi, mùn bã hữu cơ,...

Sản lượng cá hàng năm ở lưu vực sông Hồng khai thác tự nhiên khoảng

4.000 tấn cá nước ngọt (Mai Đình Yên, 1994). Tiềm năng cá nước ngọt khai

thác tự nhiên trước đây là 5.000 tấn/năm, nay giảm đến mức báo động, chỉ

còn khoảng 1.000 tấn/năm và 100-200 triệu cá bột/năm (Viện Quy hoạch

thuỷ sản, 1992). Về kết cấu sản lượng cá nội địa ở đồng bằng sông Hồng từ

năm 1986 – 1990 biến động từ 35.497 - 45.782 tấn/năm, trung bình 39.384

tấn /năm, chiếm từ 42,41-53,7% tổng sản lượng vùng [7].

1.3. VÙNG NGÃ BA SÔNG HỒNG VÀ PHỤ CẬN

1.3.1. Vị trí địa lý Vùng Ngã ba sông Hồng nằm ở khu vực ngã ba của các sông Đà, sông

Lô và sông Thao. Khu vực này có 2 chỗ hợp lưu cách nhau khoảng 10km: 1)

chỗ hợp lưu sông Đà - sông Thao, sau đó gọi là sông Hồng và 2) chỗ hợp

Page 18: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NÔI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (53).pdf · cá nước ngọt với nhiều loài có giá trị kinh tế [8], [21], [34]. Hiện nay,

18

lưu giữa sông Hồng - sông Lô. Sau hai chỗ hợp lưu này được gọi là sông

Hồng tiếp tục chảy xuôi về hạ lưu và đổ ra biển Đông ( xem hình 1).

Phía bắc khúc sông giữa 2 chỗ hợp lưu là tỉnh Phú Thọ (TP. Việt Trì và

huyện Lâm Thao), phía nam là Hà Nội (huyện Ba Vì). Khúc sông Đà, phía

tây giáp tỉnh Phú Thọ (các huyện Tam Nông, Thanh Thuỷ, Thanh Sơn), phía

đông giáp Ba Vì, Hà Nội. Khúc sông Lô nằm giữa 2 tỉnh Phú Thọ (Phong

Châu) và Vĩnh Phúc (Lập Thạch). Khúc sông Hồng, phía đông giáp với tỉnh

Vĩnh Phúc (huyện Vĩnh Tường), phía tây giáp Hà Nội (huyện Ba Vì).

1.3.2. Tình hình nghiên cứu cá 1.3.2.1. Khu hệ cá sông Lô – Gâm - Chảy

Trong các sông trên, sông Chảy bắt đầu được nghiên cứu sớm từ

những năm 1962-1966 để phục vụ cho quy hoạch xây dựng hồ thuỷ điện

Thác Bà (Đoàn điều tra Viện Thuỷ sản Đình Bảng và ĐHTH Hà Nội, Trần

Văn Vỹ và nnk, 1971) [60]. Các nghiên cứu liên tục hồ Thác Bà từ 1971-

1975 của Viện Thuỷ sản Đình Bảng ( Nguyễn Hữu Tường, 1985). Nghiên

cứu hồ Thác Bà sau 20 năm sử dụng của Viện STTNSV (Hồ Thanh Hải và

nnk, 1993,1997) [18].

Các nghiên cứu về thủy sinh học nghề cá ở sông Gâm (khu vực Na

Hang - Tuyên Quang) phục vụ cho lập báo cáo ĐTM nhà máy thủy điện Na

Hang và chương trình động vật chí dược thực hiện bởi Hồ Thanh Hải và nnk

(1998, 2000). Năm 2000, Hồ Thanh Hải và nnk đã nghiên cứu thủy sinh học

nghề cá sông Chảy (khu vực Lào Cai, Hà Giang) trong ĐTM nhà máy thủy

điện Na Le [19].

Về thành phần loài, theo Nguyễn Kiêm Sơn (2001) [44], khu hệ cá

sông Gâm, sông Năng chảy từ phía hồ Ba Bể ra sông Lô ở khu vực Na Hang

có 73 loài. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Hảo và Võ Văn Bình

Page 19: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NÔI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (53).pdf · cá nước ngọt với nhiều loài có giá trị kinh tế [8], [21], [34]. Hiện nay,

19

(1999) [28] ở sông Gâm cho biết, từ Bắc Mê có 52 loài cá, xuống đến đoạn

sông Gâm ở thị trấn Na Hang có 87 loài và xuôi dòng xuống thị xã Tuyên

Quang (sông Lô) có 70 loài. Ngô Sỹ Vân (2007) [59] có nêu khu hệ cá sông

Chảy ở vùng Lào Cai - Yên Bái có 112 loài, sông Lô - Gâm ở vùng Hà

Giang – Tuyên Quang có 41 loài.

Các kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, qua thời gian, đã có sự thay đổi cấu

trúc thành phần loài cá. Các loài cá của họ cá Trích, cá Trỏng, cá Ngần, cá

Bơn, cá Nóc bắt gặp trong thời kỳ 1962 - 1965 thì nay không gặp trên sông

Lô và sông Gâm (Tuyên Quang). Các loài cá kinh tế nhập nội như Mè trắng,

Mè hoa, Trắm cỏ, cá Rôhu và Mrigan, Rô phi trở nên chiếm ưu thế trong khi

các loài cá bản địa ngày càng suy giảm. Trên sông Gâm, cá Chiên, cá Lăng,

Anh vũ, cá Bỗng vẫn còn tương đối nhiều. Tổng kết các tư liệu đã ghi nhận

được trên sông Lô - Gâm có 189 loài cá thuộc 26 họ, 11 bộ, trong đó có tới

16 loài thuộc diện cá quý hiếm đang bị đe dọa hoặc đã biến mất (Nguyễn

Kiêm Sơn, 2005) [41].

1.3.3.2. Khu hệ cá sông Đà Khu hệ cá sông Đà được chú ý nghiên cứu từ rất sớm: Vaillant (1891),

Norman (1925), Pellegrin và Chevey (1935, 1936), Chevey và Lemasson

(1937), Nguyễn Văn Hảo và Đoàn Thị Hoa (1969). Các công trình nghiên

cứu phục vụ cho quy hoạch xây dựng thuỷ điện Hoà Bình được thực hiện

bởi Đoàn điều tra Viện Thuỷ sản Đình Bảng và ĐHTH Hà Nội ( Mai Đình

Yên và nnk, 1985). Tiếp theo đó, năm 1987-1988, Viện STTNSV đã điều tra

khảo sát thủy sinh học sông Đà trước khi hình thành công trình thuỷ điện

Hoà Bình. Nghiên cứu Thủy sinh học, nghề cá vùng lưu vực sông Đà còn có

Đề tài Nhà nước KC.08.04 của Viện STTNSV [20]. Ngoài ra, có nhiều khảo

sát về thủy sinh vật và nghề cá trên sông Đà ở khu vực thượng lưu hồ Hòa

Page 20: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NÔI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (53).pdf · cá nước ngọt với nhiều loài có giá trị kinh tế [8], [21], [34]. Hiện nay,

20

Bình để lập các báo cáo ĐTM các công trình thủy điện ở đây như Sơn La,

Lai Châu...do Viện STTNSV thực hiện [19].

Về thành phần loài cá ở sông Đà đã có một số công trình nghiên cứu

như: Kết quả khảo sát nguồn lợi và nghề cá trên sông Đà của Nguyễn Văn

Hảo (1964), Huỳnh Văn Nguyên (1972) đã thống kê được 123 loài cá thuộc

79 giống, 19 họ. Mai Đình Yên, Phạm Ngọc Luận khảo sát khu hệ cá sông

Đà tại Lai Châu (1970), Tạ Khoa (1963) và Hoà Bình (1969) đã thu được 80

loài. Nguyễn Văn Hảo (1996-1998) đã khảo sát 4 điểm trên sông Đà thu

được 129 loài cá. Gần đây, Nguyễn Thị Hoa (2001) khảo sát sông suối của

hai tỉnh Sơn La, Lai Châu đã thống kê và thu thập tổng cộng được 177 loài

[30]. Ngô Sỹ Vân (2007) có nêu khu hệ cá sông Đà ở vùng Lai Châu - Sơn

La - Hoà Bình có 137 loài [59].

1.3.3.3. Khu hệ cá sông Hồng – sông Thao Từ 1959-1960 đã có nghiên cứu bước đầu về khu hệ cá tại Ngòi Thia,

trên sông Hồng tại Yên Bái của Mai Đình Yên (1959), từ đó phát hiện một

số bãi đẻ trứng của loài cá Cháy (Hilsa reeversii). Sau đó, Hồ Thế Ân và

nnk. (1971) đã nghiên cứu một số đặc tính sinh học của loài cá Cháy tham

gia di cư đẻ trứng trên sông Hồng [2]. Các tác giả cũng xác định một số bãi

đẻ trứng chính của loài cá Cháy trên sông Hồng, sông Đà. Trên dòng chính

sông Hồng ở gần Hà Nội, đã có một số nghiên cứu hình thái cá bột, đặc

điểm sinh học một số loài cá kinh tế (Mai Đình Yên và nnk., 1971), cá Mòi

(Vũ Trung Tạng, 1971). Gần đây, trong "Nghiên cứu xây dựng các giải pháp

khôi phục, bảo vệ và phát triển nguồn lợi cá Mòi cờ hoa (Clupanodon

thrissa, Linnaeus 1758) ở vùng biển Việt Nam" do Viện NCHS Hải Phòng

(2008) thực hiện cũng đã nghiên cứu nguồn lợi cá Mòi cờ trên hệ thống sông

Hồng [1], [32]

Page 21: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NÔI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (53).pdf · cá nước ngọt với nhiều loài có giá trị kinh tế [8], [21], [34]. Hiện nay,

21

Cũng đã có một số nghiên cứu về thành phần loài cá ở sông Hồng -

sông Thao. Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Kiêm Sơn và nnk (2001)

khu hệ cá tại khu vực Ấm Thượng và Ao Châu, Hạ Hoà có 49 loài cá, trong

đó khu hệ cá sông Thao ở khu vực Ấm Thượng, Hạ Hoà là 37 loài. Ngô Sỹ

Vân (2007) có nêu khu hệ cá ở dòng chính sông Hồng từ Lào Cai – Yên Bái

– Phú Thọ – Vĩnh Phúc – Hưng Yên – Nam Định có 205 loài [41], [59].

Kết quả tổng hợp từ các nghiên cứu của Mai Đình Yên (1971, 1978,

1992, 1994); Vũ Trung Tạng (1971, 1975, 1976, 1988, 1994); Hồ Thế Ân

(1971); Phan Trọng Hậu (1971) ở khu hệ cá sông Hồng và vùng đồng bằng

sông Hồng đã thống kê được 102 loài, trong đó khu hệ cá sông Hồng 75 loài

(Nguyễn Kiêm Sơn, 1999) [41].

Về nguồn lợi cá, theo điều tra nghiên cứu về hiện trạng và biện pháp

bảo vệ, phục hồi một số loài cá hoang dã quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng

trên hệ thống sông Hồng của Phạm Báu, Nguyễn Đức Tuân, Bùi Đình Đặng,

Nguyễn Công Thắng (Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thuỷ sản I) cho biết: có 4

loài cá quý hiếm là: Cá Lăng chấm (Hemibagrus gutattus Lacepede, 1803),

cá Chiên (Bagarius yarrelli Sykes, 1839), cá Bỗng (Spinibarbichthys

denticulatus Oshima, 1926) và cá Anh vũ (Semilabeo obscous Lin., 1981)

đang có nguy cơ tuyệt chủng, cần được bảo vệ. Sản lượng khai thác của 4

loài cá này đã giảm xuống, chỉ bằng 10-15% sản lượng những năm 1970,

1980; trong đó cá Bỗng chỉ còn khoảng 1% [4], [5].

1.3.3. Những vấn đề còn tồn tại Như vậy cho đến nay, đã có khá nhiều khảo sát, nghiên cứu về cá

trong các sông thuộc hệ thống sông Hồng. Tuy nhiên, các nghiên cứu này

mới chỉ đề cập đến khu hệ cá và nghề cá. Các dẫn liệu về các bãi đẻ trứng

của các loài cá kinh tế, đặc biệt các loài cá di cư sông biển, cũng như vùng

Page 22: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NÔI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (53).pdf · cá nước ngọt với nhiều loài có giá trị kinh tế [8], [21], [34]. Hiện nay,

22

nước nuôi dưỡng cá con cũng chưa được xác định một cách đầy đủ và đã cũ,

từ những năm 1960-1970 của thế kỷ trước. Thời gian qua với nhịp độ phát

triển kinh tế-xã hội trên hai bờ sông Hồng diễn ra rất nhanh, đồng thời với

sự phát triển xây dựng đập, hồ chứa thuỷ điện trên các sông Đà, sông Lô -

Gâm, cùng với sự khai thác quá mức nguồn lợi thuỷ sản, đã và đang trở

thành những nhân tố tác động rất lớn tới môi trường sống và khu hệ cá ở hệ

thống sông Hồng.

Ngoài ra, dưới góc độ sinh thái học, kiểu hệ sinh thái hợp lưu Ngã ba

sông của các sông lớn như sông Thao, sông Đà và sông Lô thuộc hệ thống

sông Hồng tại Việt Trì từ lâu đã được xem là khu vực bãi đẻ, bãi sinh trưởng

của nhiều loài cá quý hiếm có giá trị kinh tế như: cá Mòi, cá Cháy, cá Lăng,

Chiên, Rầm xanh,... Tuy nhiên, khu vực Ngã ba sông này ít được nghiên cứu

một cách toàn diện về cấu trúc khu hệ cá theo chiều dọc sông từ vùng

thượng lưu của mỗi sông cho tới vùng hợp lưu sông (không gian) cũng như

theo mùa (thời gian).

Mặt khác, các đối tượng thuỷ sản có giá trị kinh tế hàng ngày đang

chịu sự tác động của con người (khai thác quá mức, gây ô nhiễm môi

trường) và sự thay đổi của các điều kiện tự nhiên. Nguồn lợi thuỷ sản chỉ có

thể tồn tại và phát triển trong điều kiện môi trường sống của thuỷ vực được

bảo đảm cân bằng dù cho có những tác động của tự nhiên và con người. Do

vậy, để có được cơ sở khoa học và tính khả thi, cần tiến hành nghiên cứu

một cách toàn diện đa dạng cá ở vùng nước Ngã ba sông Hồng tại Việt Trì

và phụ cận nhằm bổ sung, cập nhật các dẫn liệu đầy đủ hơn về thành phần

loài, cấu trúc phân loại khu hệ cá, đặc điểm phân bố, các bãi đẻ trứng, kiếm

mồi và nuôi dưỡng cá con, tình hình khai thác và sử dụng nguồn lợi thủy sản

có giá trị kinh tế, đặc biệt các loài quý hiếm có trong Sách Đỏ Việt Nam.

Page 23: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NÔI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (53).pdf · cá nước ngọt với nhiều loài có giá trị kinh tế [8], [21], [34]. Hiện nay,

23

Chương 2. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

2.1.1. Địa điểm nghiên cứu Toàn bộ vùng nước Ngã ba sông Hồng và phụ cận. Giới hạn toạ độ

địa lý từ 21o12' đến 21o23' vĩ độ Bắc và từ 105o19' đến 105o28' kinh độ

Đông. Khu vực nghiên cứu được mở rộng về 4 phía:

Trên dòng sông Lô: từ vùng bến phà Đức Bác theo dòng sông Lô trở

về xuôi.

Trên dòng sông Thao: từ cầu Phong Châu trở về xuôi.

Trên dòng sông Đà: từ phía trên cầu Trung Hà, hay xã Thái Hoà,

huyện Ba Vì, Hà Nội trở về xuôi.

Phía hạ lưu trên dòng sông Hồng: từ bãi cát bồi của xã Phú Thịnh

(huyện Vĩnh Tường) ngược dòng lên Việt Trì (Hình 1) .

Page 24: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NÔI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (53).pdf · cá nước ngọt với nhiều loài có giá trị kinh tế [8], [21], [34]. Hiện nay,

24

Hình 1: Sơ đồ vùng nghiên cứu

Page 25: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NÔI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (53).pdf · cá nước ngọt với nhiều loài có giá trị kinh tế [8], [21], [34]. Hiện nay,

25

2.1.2. Thời gian nghiên cứu Tiến hành 3 đợt điều tra, khảo sát ngoài thực địa:

Đợt 1: từ ngày 31/9 - 04/10/2009, (thời điểm nước cạn)

Đợt 2: từ ngày 09/4 - 14/4/2010, (thời gian sinh sản của một số loài

cá di cư như cá Mòi, cá Cháy, các loài quý hiếm, quan trọng khác).

Đợt 3: từ ngày 10/6/ -17/6/2010, (thời điểm nước đầy).

2.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN TÀI LIỆU

2.2.1. Đối tượng nghiên cứu Khu hệ cá ở vùng ngã ba sông Hồng và các điều kiện tự nhiên, kinh tế -

xã hội có liên quan tại vùng nghiên cứu.

2.2.2. Nguồn tài liệu - Các mẫu cá kèm theo ảnh chụp thu được qua 3 đợt điều tra, khảo sát ở vùng Ngã ba sông Hồng. - Nhật ký ảnh và các ghi chép ngoài thực địa.

- Các số liệu từ 200 mẫu phiếu câu hỏi điều tra phỏng vấn về kinh tế, xã

hội cư dân sống quanh khu vực, hiện trạng nghề cá, nguồn lợi cá,...

- Các số liệu điều tra, khảo sát về điều kiện tự nhiên, khí tượng thuỷ

văn; các số liệu do Chi cục thủy sản Phú Thọ, Vĩnh Phúc cung cấp; số liệu

trong Niên giám thống kê và các cổng thông tin điện tử (website) của các

tỉnh thuộc địa bàn nghiên cứu (Phú Thọ, Vĩnh Phúc và Hà Nội).

2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.1. Phương pháp thu thập và xử lý mẫu vật Đánh bắt trực tiếp, thu mua của các hộ ngư dân và ở các chợ cá. Ngoài

ra còn tiến hành phỏng vấn trực tiếp các ngư dân làng chài, người câu

Page 26: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NÔI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (53).pdf · cá nước ngọt với nhiều loài có giá trị kinh tế [8], [21], [34]. Hiện nay,

26

cá,...bằng catalog ảnh mầu của cá. Mẫu cá được chụp ảnh, bảo quản và cố

định bằng formandehit 10%, được lưu giữ tại Phòng Sinh thái môi trường

nước, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật.

Đối với cá Mòi cờ hoa: Do sản lượng cá Mòi còn rất ít, giá thành cao và

là món ăn được nhiều ưa chuộng nên hầu hết cá Mòi đánh bắt được của ngư

dân đều được các đầu mối thu gom về các chợ trung tâm lớn ở Hà Nội, Việt

Trì. Do đó khi đến mùa cá Mòi di cư vào sông Hồng sinh sản (tháng 2 - 5),

trong 2 năm (2009; 2010), chúng tôi tiến hành thu mua và đặt hàng tại các

chợ trung tâm ở Hà Nội như chợ Hàng Bè, chợ Hôm, chợ Phùng Hưng; các

chợ như Linh Lang, Đội Cấn, Mai Dịch, Dịch Vọng, và chợ Trung tâm Việt

Trì, chợ cá ven sông tại Lâm Thao, Trung Hà, …

Mẫu cá được mang về phòng thí nghiệm để tiến hành đo và tính toán

các thông số cần thiết như chiều dài L, Lo, khối lượng W, tuổi cá, giai đoạn

chín muồi sinh dục, sức sinh sản,..

2.3.2. Phương pháp phân tích và định loại Việc phân tích, định loại các loài dựa trên phương pháp phân loại

hình thái ngoài theo hướng dẫn nghiên cứu cá của Pravdin, 1973 (Bản dịch

của Phạm Thị Minh Giang) [38].

Định loại cá theo một số tài liệu sau:

Định loại các loài cá nước ngọt các tỉnh phía Bắc Việt Nam của Mai

Đình Yên, 1978 [64].

Cá nước ngọt Nam Bộ của Mai Đình Yên và cộng sự, 1992 [65].

Freshwater fishes of the Northern Vietnam, Kottelat, 2001 [75].

Fishes of the Cambodian Mekong, Rainboth, 1996 [82].

Page 27: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NÔI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (53).pdf · cá nước ngọt với nhiều loài có giá trị kinh tế [8], [21], [34]. Hiện nay,

27

Cá nước ngọt Việt Nam, tập 1; 2; 3. của Nguyễn Văn Hảo [25], [26],

[27].

www.Fishbase.org.

Xác định tên khoa học và sắp xếp danh lục theo hệ thống phân loại của

Eschmeyer, 1998; có tham khảo Nguyễn Văn Hảo, 2005 [25] về tên Việt

Nam các loài cá. Mỗi loài được nêu tên tiếng Việt, tên khoa học, tên tác giả

và năm công bố.

Đối với cá Mòi, việc phân tích đặc điểm sinh học, chúng tôi dựa theo

các tài liệu và phương pháp sau:

- Thiết lập phương trình tương quan về khối lượng và chiều dài cơ thể

cá theo Beverton & Holt (1956).

- Xác định tuổi cá dựa vào số vòng năm trên vẩy theo Pravidin

- Thiết lập phương trình tốc độ sinh trưởng theo phương trình của Rosa

Lee (1920)

- Xác định các thông số sinh trưởng theo phương trình Von Bertalanffy

(1954)

- Xác định hệ số béo của cá theo công thức Fulton (1902)

- Xác định giai đoạn chín muồi sinh dục theo thang 6 bậc của

Kixelevils (1923).

Ngoài ra, các số liệu được sử dụng và tính toán trên Exel, xử lý các kết

quả thu được bằng phương pháp thống kê sinh học và các phần mềm chuyên

ngành thông dụng như FiSAT II,...

Page 28: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NÔI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (53).pdf · cá nước ngọt với nhiều loài có giá trị kinh tế [8], [21], [34]. Hiện nay,

28

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI VÙNG NGHIÊN CỨU

3.1.1. Đặc điểm cơ bản về điều kiện tự nhiên 3.1.1.1. Đặc điểm địa lý Khu vực Ngã ba sông Hồng nằm ở ranh giới của 3 tỉnh Phú Thọ, Vĩnh

Phúc và Hà Nội. Khu vực này ở trung du Bắc Bộ với địa hình chuyển tiếp

giữa vùng núi và đồng bằng. Khu vực Ngã ba sông có các huyện/thành phố,

thị xã nằm trên vùng lưu vực và ven sông như: TP. Việt Trì, các huyện Lâm

Thao, Tam Nông và Thanh Thuỷ thuộc tỉnh Phú Thọ; huyện Vĩnh Tường

thuộc tỉnh Vĩnh Phúc; huyện Ba Vì và thị xã Sơn Tây thuộc Hà Nội.

Nhìn chung, điều kiện địa hình ở khu vực không phức tạp. Vùng đồi núi

chủ yếu thuộc các huyện Thanh Thuỷ (Phú Thọ) và Ba Vì (Hà Nội).

3.1.1.2. Đặc điểm khí hậu Khu vực Ngã ba sông Hồng và phụ cận nằm trong miền khí hậu phía

bắc: khí hậu nhiệt đới gió mùa với mùa đông lạnh và mưa hè. Là vùng

chuyển tiếp của khu vực đồng bằng Bắc Bộ với vùng Tây Bắc và Đông Bắc,

khu vực này có khí hậu mang đầy đủ những đặc điểm của khí hậu miền: mùa

đông lạnh với một số khu vực lạnh hơn nhiều so với điều kiện trung bình vĩ

tuyến, mùa đông chỉ có thời kỳ đầu tương đối khô còn nửa cuối lại rất ẩm

ướt; mùa hè rất ẩm ướt, nhiều mưa, khí hậu biến động mạnh. Nhiệt độ trung

bình năm vào khoảng 23 -24oC. Hàng năm có 4 tháng nhiệt độ trung bình

xuống dưới mức 20oC, thường từ tháng XII-tháng III. (Phạm Ngọc Toàn,

Phan Tất Đắc, 1993) [57].

Ở phía bắc Việt Nam, theo mùa khí hậu, mùa mưa bắt đầu từ tháng IV

đến tháng X, mùa khô bắt đầu từ tháng XI đến tháng III năm sau. Lượng mưa

Page 29: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NÔI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (53).pdf · cá nước ngọt với nhiều loài có giá trị kinh tế [8], [21], [34]. Hiện nay,

29

trong vùng phân bố khá đồng đều, lượng mưa trung bình cả năm trên toàn

khu vực tỉnh đạt khoảng 1400-1600 mm, tại những vùng giáp núi, lượng

mưa thường tăng, đạt tới 1800-2000 mm/ năm. Mùa mưa thường kéo dài

khoảng 6 tháng, từ tháng V đến tháng X, tập trung đến 85% lượng mưa cả

năm. Độ ẩm trung bình năm vào khoảng 80-83%, trong đó thời kỳ ẩm ướt

nhất là vào 3 tháng cuối mùa đông với tháng cực đại là tháng III. Thời kỳ

khô nhất là những tháng đầu mùa đông, thường đạt cực tiểu vào tháng XI

(Phạm Ngọc Toàn, Phan Tất Đắc, 1993) [57].

3.1.1.3. Đặc điểm thuỷ văn Chế độ dòng chảy sông Hồng ở Ngã ba tại Việt Trì rất phức tạp, chủ yếu

do chế độ nước sông ở vùng thượng lưu bao gồm các sông Đà, Lô và Thao

quyết định. Trong hệ thống sông Hồng, sông Đà góp 52% lượng nước,

tương đương 49,1-57,9 tỷ m3. Trên hai nhánh sông Đà và sông Lô đều có

các đập thuỷ điện chặn dòng ở phía thượng lưu: đập thuỷ điện Hoà Bình trên

sông Đà có sức chứa 9,45 tỷ m3 và đập thuỷ điện Thác Bà có sức chứa 2,16-

3,6 tỷ m3, đập thuỷ điện Tuyên Quang trên sông Gâm có sức chứa 1 -1,5 tỷ

m3. Như vậy, lưu lượng dòng chảy đi qua vùng ngã ba sông về mùa lũ sẽ

giảm đi tương ứng với phần nước của ba hồ chứa này lưu giữ lại (12,34 - 15

tỷ m3), nhưng dòng chảy sẽ lại tăng lên tương đương với lượng nước trên

vào mùa khô hạn khi các nhà máy chạy phát điện và thải nước xuống hạ lưu.

Phía trên đập thuỷ điện Hoà Bình, còn thêm các bậc thang thuỷ điện Sơn La

(dung tích chứa 9,26 tỷ m3) và các thuỷ điện cỡ nhỏ khác, nên lượng nước

được lưu giữ lại trong mùa lũ sẽ lớn hơn nhiều và dòng chảy vào mùa lũ

cũng như mùa khô cạn phải phụ thuộc vào chế độ hoạt động của các nhà

máy thuỷ điện, thời gian mở cống xả lũ và chống hạn cho vụ đông xuân.

Trong năm 2009, mực nước trên sông Hồng ở mức thấp và liên tục phá kỷ

lục trong hơn 100 năm qua. Theo thống kê của Phòng Dự báo thủy văn Bắc

Page 30: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NÔI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (53).pdf · cá nước ngọt với nhiều loài có giá trị kinh tế [8], [21], [34]. Hiện nay,

30

Bộ thuộc thuộc trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn TƯ cho biết, mực

nước sông Hồng đã 6 lần xuống thấp kỷ lục, đó là vào các tháng 3, 8, 10,

11 và 12.

Khu vực Ngã ba sông tại Việt Trì được xem là khởi đầu của vùng đồng

bằng, là nơi tiếp nhận nước của cả 3 sông: sông Thao (dòng chính sông

Hồng), sông Đà và sông Lô. Về hình thái lòng sông, khu vực ngã ba sông

sau khi 3 sông gia nhập có chiều rộng lòng sông rất lớn. Lòng sông thường

có các bãi bồi hoặc ở giữa lòng hoặc các vùng ven bờ tuỳ thuộc vào điều

kiện địa hình bờ và chế độ dòng chảy. Mùa kiệt, các bãi cát lòng sông nổi

cao.

Dòng chảy trên sông Hồng biến đổi theo mùa khí hậu trong năm (mùa

khô và mùa mưa). Mùa thuỷ văn chậm hơn so với mùa khí hậu. Theo đó,

mùa mưa lũ bắt đầu từ tháng V, kết thúc vào tháng X. Lượng nước trong

mùa lũ chiếm 75-80% lượng nước trong năm. Modun dòng chảy lũ trung

bình tại Sơn Tây là 47,31 l/s.km2. Ba tháng có có dòng chảy lớn nhất từ VII

tới tháng IX. Modun dòng chảy 3 tháng lớn nhất tại Sơn Tây là 56,9 l/s.km2.

Mùa kiệt bắt đầu từ tháng XI tới tháng V với tổng lượng nước chiếm

20-25 % tổng lượng dòng chảy năm. Modun dòng chảy kiệt ở Sơn Tây là

10,8 s/l.km2. Ba tháng liên tục có dòng chảy nhỏ nhất là II-IV với lượng

nước chưa tới 10 % lượng nước năm. Mực nước kiệt nhất tại Sơn Tây là

3,57 m, tại Hà Nội là 1,71 m

Tốc độ dòng chảy của nước ở các loại thuỷ vực khác nhau có sự thay

đổi rất lớn. Tốc độ dòng chảy sông Hồng trong mùa lũ trung bình 2,61-3,45

m/s (Phạm Quang Hạnh, 1985).

Page 31: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NÔI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (53).pdf · cá nước ngọt với nhiều loài có giá trị kinh tế [8], [21], [34]. Hiện nay,

31

Theo các kết quả đo đạc, tổng lượng nước mặt của sông Hồng khá lớn,

bình quân lưu lượng nước chảy qua khúc sông ở Sơn Tây vào khoảng 107-

109 tỷ m3, tương đương lưu lượng trung bình hàng năm vào khoảng 3.415-

3.456m3/s. Tuy nhiên, do địa bàn rộng, lượng mưa phân bố không đều nên

dòng chảy ở các đoạn sông cũng có sự khác nhau. Ngoài ra, lượng nước trên

các đoạn sông còn biến động và phụ thuộc vào các mùa trong năm. Ví dụ,

sông Hồng tại Sơn Tây có dòng chảy vào mùa lũ lớn nhất đạt tới 160,5 tỷ

m3/năm và nhỏ nhất là 93 tỷ m3/năm. Như vậy, sự chênh lệch giữa mức cao

nhất với mức thấp nhất là 1,7 lần [57].

Ở các suối đầu nguồn của các nhánh sông nhỏ thuộc huyện Yên Lập, Hạ

Hoà và Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ có độ dốc lớn, lòng suối hẹp, tốc độ dòng

chảy về mùa mưa rất cao, có khi tạo thành lũ lớn. Ở dòng chính sông Thao

cũng có đặc điểm tương tự, sông gần thẳng làm cho tốc độ dòng chảy cao

hơn ở các sông như sông Lô, sông Đà, do vậy, nền đáy chủ yếu là cát thô và

sỏi sạn. Sông Hồng từ Việt Trì trở xuống có lòng sông rộng, độ dốc thấp nên

tốc độ dòng chảy chậm lại, lượng phù sa bắt đầu bồi tụ, do đó nền đáy ở đây

bắt đầu có nhiều cát bùn.

3.1.2. Đặc điểm kinh tế -xã hội của các huyện thị ven lưu vực Ngã ba sông. 3.1.2.1. Dân số Khu vực Ngã ba sông Hồng có các huyện/Thị xã trên vùng lưu vực như:

TP. Việt Trì, các huyện Phù Ninh, Lâm Thao, Tam Nông và Thanh Thuỷ

thuộc tỉnh Phú Thọ; các huyện Lập Thạch, Vĩnh Tường thuộc tỉnh Vĩnh

Phúc; huyện Ba Vì và thị xã Sơn Tây thuộc Hà Nội. Trong các huyện, thị kể

trên, đáng chú ý nhất là TP. Việt Trì là khu vực có những hoạt động phát

triển kinh tế - xã hội gây tác động quan trọng tới môi trường sống vùng nước

Page 32: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NÔI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (53).pdf · cá nước ngọt với nhiều loài có giá trị kinh tế [8], [21], [34]. Hiện nay,

32

Ngã ba sông Hồng và phụ cận. Dân số, diện tích các địa phương vùng lưu

vực Ngã ba sông Hồng được trình bày ở bảng 1.

Bảng 1: Dân số, diện tích các địa phương vùng lưu vực Ngã ba sông Hồng

tỉnh Huyện Dân số (người) Diện tích (ha)

Phú Thọ

Việt Trì 181.123 10.636

Phù Ninh 15.637 98.202

Lâm Thao 101.422 9.755

Tam Nông 79.112 14.659

Thanh Thuỷ 74.400 12.097

Vĩnh Phúc Lập Thạch 207.052 32.302

Vĩnh Tường 176.830 14.027

Hà Nội Ba Vì 242.600 42.800

Sơn Tây 181.831 11.347

(Nguồn: Số liệu Tổng Cục thống kê, 2009)

3.1.2.2. Cơ cấu ngành nghề và tình hình phát triển kinh tế Thành phố Việt Trì là một trung tâm động lực kinh tế-xã hội của tỉnh

Phú Thọ. Tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2006 - 2010 đạt trên 15,0 %/năm.

Tỷ trọng đóng góp vào GDP chung của tỉnh năm 2010 đạt trên 62,0 %.

Thành phố có hướng phát triển ưu tiên đầu tư vào các ngành công nghệ tiên

tiến, công nghiệp sạch, ít gây ô nhiễm môi trường (như công nghiệp cơ khí

chế tạo, lắp ráp, điện tử, tin học, sản xuất rượu bia…); những sản phẩm có

hàm lượng công nghệ cao, có đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế thu ngân

sách và thu hút lao động. Đến năm 2010, TP. Việt Trì phấn đấu 100 % cơ sở

Page 33: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NÔI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (53).pdf · cá nước ngọt với nhiều loài có giá trị kinh tế [8], [21], [34]. Hiện nay,

33

sản xuất mới xây dựng áp dụng công nghệ cao, đồng thời phát triển du lịch,

sớm trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố. Ưu tiên phát triển du

lịch lễ hội, du lịch tâm linh, du lịch sinh thái…; tập trung đầu tư vào Khu di

tích lịch sử Đền Hùng; khu du lịch Văn Lang, khu du lịch Bến Gót, khu du

lịch sinh thái ven sông Lô (các xã Trưng Vương, Sông Lô) .

Theo khảo sát và thống kê thực hiện vào các năm 2009 và 2010, khoảng

80-90 % người dân tại các thôn, xã ven sông của các huyện thị ven sông đều

làm nông nghiệp. Với diện tích bãi bồi ven sông lớn, màu mỡ, nguồn nước

dồi dào phù hợp cho bà con nông dân trồng hoa màu. Tại một số khu vực đất

bãi ven 2 bờ sông Hồng, sông Lô những năm gần đây, người dân và các xí

nghiệp còn sản xuất và nung gạch ngói, nung vôi để cung cấp vật liệu xây

dựng cho ngành xây dựng. Những lò gạch, lò vôi này cũng đã tạo công việc

thường xuyên và mang lại thu nhập đáng kể cho người dân lao động làm

thuê cho các chủ lò này. Nhiều dân chài cũng đã bỏ nghề để chuyển sang

làm thuê cho các chủ lò gạch, lò vôi và chuyên chở vật liệu. Việc các lò

gạch, lò vôi nung này phát triển quá mức, hoạt động quanh năm, đã gây ô

nhiễm môi trường không khí, huỷ hoại hoa màu và sức khoẻ của nhân dân

quanh vùng. Quanh khu vực các lò nung gạch, nung vôi, hoa màu không

phát triển, năng suất giảm, nhiều loại không cho thu hoạch vì ảnh hưởng của

khói lò. Khói bụi của lò vôi, lò gạch còn ảnh hưởng đến sức khoẻ của cộng

đồng dân cư sống quanh khu vực này. Các bệnh về hô hấp như ho, viêm

phổi, ung thư phổi, mất ngủ của cư dân quanh khu vực này tăng lên.

Ngoài ra, những năm gần đây, nghề khai thác cát trên sông Hồng, cát

vàng, sỏi trên sông Lô phát triển rất mạnh vì lợi nhuận thu được từ nghề này

rất lớn. Những thuyền khai thác cát này hầu hết là của một số ít những ông

chủ, những nhóm đại gia có tiềm lực kinh tế. Tại khu vực khai thác cát sỏi,

Page 34: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NÔI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (53).pdf · cá nước ngọt với nhiều loài có giá trị kinh tế [8], [21], [34]. Hiện nay,

34

cũng thường xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp khai thác gây mất trật tự ổn định

xã hội.

3.1.2.3. Văn hóa, giáo dục và y tế Về trình độ văn hóa: Phần lớn những người lao động nghề cá đều có

trình độ văn hóa thấp. Số con em bỏ học để tham gia lao động trước độ tuổi

lao động còn nhiều. Chất lượng lao động nhìn chung không cao, hầu hết

chưa học hết phổ thông. Theo thống kê, tỷ lệ trong cộng đồng ngư dân trong

sông Hồng không đi học là 10,4 %, đi học cấp I: 53,6 %, cấp II: 31,2 % và

chỉ có 4,8 % ngư dân học cấp III (Số liệu đồng bằng sông Hồng; Tổng cục

thống kê, 1999)

Qua điều tra, phỏng vấn trực tiếp cho thấy, nhận thức của ngư dân về

vấn đề bảo vệ nguồn lợi thủy sản còn rất hạn chế. Hầu hết ngư dân chỉ biết

lợi ích trước mắt, khai thác một cách quá mức mà không nhận thấy được tầm

quan trọng của việc bảo vệ và sử dụng nguồn lợi theo hướng bền vững, đặc

biệt khai thác mạnh vào thời kỳ cá tập trung sinh sản. Đồng thời, nhận thức

của các cấp chính quyền địa phương về vấn đề này cũng còn bất cập, nên

việc khai thác cá hầu hết còn mang tính tự phát, thiếu sự kiểm soát. Việc

tuyên truyền, giáo dục và tập huấn về công tác bảo vệ nguồn lợi hầu như

không có ở các địa phương làng chài.

Về vấn đề dịch vụ y tế: Nhìn chung vấn đề dịch vụ y tế tại các làng chài

ven sông còn lạc hậu và thiếu thốn về cơ sở vật chất. Ngoài ra, vấn đề an

toàn thực phẩm cũng chưa được ngư dân quan tâm, sinh hoạt bằng nguồn

nước không vệ sinh (nước sông, nước giếng khơi…), nguồn thực phẩm chưa

đảm bảo nhu cầu sức khỏe. Ngoài ra, những hộ ngư dân chuyên khai thác cá

hầu hết là ngư dân nghèo, không có đủ tiền để khám và chữa bệnh.

Page 35: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NÔI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (53).pdf · cá nước ngọt với nhiều loài có giá trị kinh tế [8], [21], [34]. Hiện nay,

35

3.2. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÀ THUỶ SINH VẬT

3.2.1. Đặc điểm thuỷ lý Như đã trình bày ở trên, khu vực Ngã ba sông là nơi gia nhập của 3

dòng sông lớn: sông Đà, sông Lô và sông Thao (dòng chính của sông Hồng).

Bởi vậy, môi trường nước ở đây cũng có những biến động theo mùa thuỷ

văn rất lớn. Vào mùa kiệt, khi lượng nước sông Đà chỉ bổ cập bằng nguồn

nước qua nhà máy thuỷ điện, nước sông Đà sau đập thường có độ trong lớn

hơn nhiều so với nước sông Thao. Về mùa lũ, nước sông Đà sau đập Hoà

Bình cũng có độ đục thấp hơn so với nguồn nước từ sông Thao.

Các kết quả đo độ trong theo đĩa Secchi tại một số điểm khảo sát ở khu

vực Ngã ba sông Hồng cho thấy về mùa kiệt, độ đục sông Thao vào loại khá

lớn so với các sông khác., trung bình vào mùa khô 112 mg/l, trong khi đó,

nước sông Đà sau đập Hoà Bình có độ trong cao hơn và độ đục thấp hơn (độ

đục trung bình 20 mg/l), đặc điểm này thấy rõ khi lượng nước qua tuabin

thuỷ điện Hoà Bình thấp. Nước sông Đà có màu xanh nước biển đặc trưng.

Về mùa lũ, mực nước sông Hồng dâng cao, nước chảy mạnh, có khi

thành lũ lớn, nước ngầu đục vì mang nhiều phù sa từ các vùng núi đầu

nguồn xuống. Độ đục đo được ở nước sông Hồng vào mùa lũ lên tới 200-

300mg/l, thậm chí độ đục lớn nhất trong mùa lũ ở Sơn Tây lên tới 6.950

g/m3, 4.960 g/m3 ở Hà Nội (Phạm Quang Hạnh, 1985).

Các kết quả phân tích chất lượng nước tại khu vực ngã ba sông Hồng

trong đợt khảo sát tháng 10/2009 cho thấy hầu hết các chỉ số thuỷ lý, hoá

đều ở mức giới hạn cho phép loại A so với quy chuẩn môi trường nước mặt

(QCMT 10/2008)

Hàm lượng ô xy hoà tan (DO) trong khu vực dao động từ 4,9-6,5 mg/l

nằm trong ngưỡng cho phép đối với các nhóm động vật thuỷ sinh. Độ pH

Page 36: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NÔI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (53).pdf · cá nước ngọt với nhiều loài có giá trị kinh tế [8], [21], [34]. Hiện nay,

36

dao động trong mức kiềm yếu, 7,7-7,92, nằm trong ngưỡng cho phép. Độ

đục thay đổi theo từng vị trí đo đạc: sông Thao có độ đục cao hơn so với độ

đục sông Lô và sông Đà, (bảng 2).

Bảng 2. Các thông số thủy lý ở vùng Ngã ba sông Hồng (10/2009)

Sông Thao Sông Đà Ngã ba s Hồng Sông Hồng Sông Lô

T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10

To 25,6 25,4 25.95 26.75 25.4 26.3 27.97 26.23 27.07 26.77

DO 5,5 5,7 5.9 6.2 5.75 6.1 5.23 4.33 5.73 5.13

pH 7,86 7,85 7.8 7.8 7.9 7.81 7.92 7.80 7.91 7.94

Dẫn (S/m)

0,015 0,015 0.01 0.01 0.015 0.01 0.01 0.01 0.01 0.01

Dẫn (µS/cm)

153,8 154,2 153.45 153.35 153.9 153.4 153.80 153.77 153.37 154

Đục mg/l

119 178 85 31.5 89.5 133 27 124.67 48 48.33

Chú thích: T1 Cầu Phong Châu; T2 Trạm bơm Dầu Dương; T3 Gần Bãi bồi; T4 Phà Hồng Đà; T5 Vĩnh Lại; T6 Khu vực đầu TP Việt Trì; T7 Phà Đức Bác; T8 Nhà máy đường Việt Trì; T9 Cao Đại; T10 Phú Minh.

3.2.2. Đặc điểm thuỷ hoá Kết quả phân tích thuỷ hoá vào tháng 10/2009 tại khu vực Ngã ba sông

Hồng cho thấy hầu hết các yếu tố đều ở mức giới hạn cho phép theo QCVN

2008, riêng với NO3- , một số điểm khảo sát có hàm lượng cao hơn giới hạn

cho phép đối với nước mặt loại A (2 mg/l). Hàm lượng các chất bảo vệ thực

vật cũng nằm dưới giới hạn cho phép của QCVN 2008, (bảng 3)

Theo các báo cáo hiện trạng môi trường (Trần Hiếu Nhuệ, 2005) [7],

ở hệ thống sông Hồng nói chung, hầu hết các chất chỉ thị ô nhiễm đều có

Page 37: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NÔI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (53).pdf · cá nước ngọt với nhiều loài có giá trị kinh tế [8], [21], [34]. Hiện nay,

37

nồng độ thấp. Tuy nhiên, tại một số khu vực gần điểm xả ven sông của nhà

máy giấy Bãi Bằng, nhà máy super phốt phát Lâm Thao, khu công nghiệp

Việt Trì thì giá trị trung bình một số chỉ tiêu vượt qúa giới hạn cho phép chất

lượng nước mặt loại A theo QCVN 2008 như: hàm lượng COD = 11 - 23,7

mg/l (gấp gần 3 lần giới hạn cho phép), BOD = 15,3 mg/l (gấp gần 4 lần

GHCP), NO2- = 0,014 mg/l (gấp gần 2 lần GHCP), NH4

+ = 0,1 mg/l (gấp 2

lần TCCP)

Bảng 3. Các thông số thủy hóa ở vùng Ngã ba sông Hồng (10/2009)

TT

Ký hiệu mẫu

Chỉ tiêu phân tích

Fe2+ (mg/l) PO43-(mg/l) NO3

-(mg/l) NH4+(mg/l) COD

(mg/l)

1 T1 0.022 0.052 2.605 0.111 8.6

2 T2 0.017 0.044 1.413 0.139 8.2

3 T3 0.009 0.054 1.284 0.140 7.8

4 T4 0.025 0.034 2.108 0.211 7.2

5 T5 0.023 0.080 2.443 0.116 8.0

6 T6 0.018 0.056 2.265 0.106 7.6

7 T7 0.015 0.063 1.854 0.098 7.8

8 T8 0.011 0.082 2.118 0.121 8.0

9 T9 0.009 0.032 1.842 0.190 7.2

10 T10 0.009 0.029 1.559 0.224 7.6

3.2.3. Đặc trưng về thuỷ sinh vật 3.2.3.1. Thực vật nổi (Phytoplankton)

Thành phần thực vật nổi tại khu vực Ngã ba sông và vùng phụ cận bao

gồm 55 loài, thuộc 3 ngành tảo: tảo Silic (Bacillariophyta), tảo Lục

(Chlorophyta), vi khuẩn Lam (Cyanobacteria), (Hình 2, Phụ lục 1).

Page 38: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NÔI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (53).pdf · cá nước ngọt với nhiều loài có giá trị kinh tế [8], [21], [34]. Hiện nay,

38

Trong thành phần loài thực vật nổi, chủ yếu là các loài đặc trưng cho

thuỷ vực nước chảy (sông). Trong đó, tảo Silíc chiếm ưu thế về thành phần

loài (26 loài chiếm 47,3% số loài), tảo Lục có 20 loài (36,4%), vi khuẩn Lam

có 9 loài (16,4%). Cấu trúc thành phần loài như vậy là phản ánh thực tế của

khu hệ tảo sông. Do chỉ khảo sát trong thời gian ngắn, cho nên số lượng loài

thực vật nổi ở khu vực đã xác định được như trên còn ít hơn so với thực có.

48%

16%

36%

Bacillariophyta Chlorophyta Cyanobacteria

Hình 2: Tỷ lệ các nhóm TVN vùng Ngã ba sông Hồng và phụ cận

Trong thành phần thực vật nổi, có sự phân bố rất rõ ràng các nhóm tảo

theo các loại hình thuỷ vực khác nhau: nhóm tảo ưa nước chảy, sạch phân bố

tại các thuỷ vực vùng đồi núi, như các chi Melosira, Nitzschia, Amphora,

Surirella, Navicula, Synedra thuộc ngành tảo Silic; các chi Spyrogyra ,

Zignemopsis, Micrasterias, Closterium , Staurastrum, Crucigenia thuộc tảo

Lục. Tuy nhiên, một số chi khác thuộc vi khuẩn Lam (chi Oscillatoria)

trong điều kiện bình thường ít hoặc không xuất hiện tại sông nước chảy và

thường thấy ở các thuỷ vực ao, hồ có dinh dưỡng cao, có biểu hiện ô nhiễm

hữu cơ thì lại thấy xuất hiện tại sông trong các kỳ khảo sát mùa khô.

Page 39: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NÔI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (53).pdf · cá nước ngọt với nhiều loài có giá trị kinh tế [8], [21], [34]. Hiện nay,

39

Mật độ thực vật nổi khảo sát trong đầu mùa khô (10/2009) không cao,

dao động từ 1.350 đến 2.000 tế bào/lít. Tại các trạm khảo sát, nhóm tảo Lục

chiếm ưu thế nhất về mật độ, tiếp đến nhóm tảo Silic và vi khuẩn Lam. Mật

độ thực vật nổi khảo sát trong tháng 3/2009 cũng không cao, dao động từ

1.300 đến 2.450 tế bào/lít.

3.2.3.2. Thực vật bám đáy (Periphyton) Thực vật bám đáy là nhóm thực vật sống bám trên các giá thể ở đáy

như mặt đá tảng hoặc tạo thành các màng thực vật trên đáy cát-bùn. Nhóm

thực vật đáy này thực chất là một tập hợp của nhiều quần thể tảo và tuỳ

thuộc vào từng dạng mà là tảo dạng sợi (dạng bùi nhùi, dạng khảm dày bám

trên mặt đá hoặc trên nền đáy cát-bùn) và tảo đơn bào (dạng màng mỏng

bám trên mặt đáy đá) thuộc các ngành tảo Silíc, vi khuẩn Lam và tảo Lục.

Ngoài ra, còn có nhóm thực vật bám mặt đá là rêu. Quần xã rêu thường phát

triển ở vùng ven bờ nơi có độ ẩm cao. Trong khu vực khảo sát, thực vật bám

đáy chỉ thấy ở kiểu sinh cảnh bờ đá khối, chúng hình thành ở các vũng nước

nông giữa các khối đá, đáy cát-bùn. Thực vật bám đáy là nguồn thức ăn rất

quan trọng cho các nhóm ấu trùng côn trùng ở nước. Bởi vậy tại các nơi có

nhiều thực vật bám đáy, thường thấy các quần thể ốc, ấu trùng côn trùng ở

nước phát triển phong phú.

3.2.3.3. Động vật nổi (Zooplankton) Các kết quả phân tích mẫu vật thu được đã xác định được 28 loài và

nhóm động vật nổi thuộc các nhóm trùng bánh xe (Rotatoria), giáp xác râu

ngành (Cladocera), giáp xác chân chèo (Copepoda), có bao (Ostracoda) và

ấu trùng côn trùng (Hình 3, Phụ lục 2).

Số lượng các loài đã biết như trên còn thấp hơn so với thực tế có được.

Thành phần loài động vật nổi hầu hết là các loài phân bố rộng bao gồm cả

Page 40: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NÔI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (53).pdf · cá nước ngọt với nhiều loài có giá trị kinh tế [8], [21], [34]. Hiện nay,

40

các loài nước ngọt và nước lợ. Trong thành phần, giáp xác chân chèo chiếm

ưu thế về số lượng loài (chiếm khoảng 40% tổng số loài).

14% 14%

36%36%

Rotatoria Copepoda Branchiopoda Nhóm khác

Hình 3. Tỷ lệ các nhóm ĐVN vùng Ngã ba sông Hồng và phụ cận

Về số lượng, kết quả phân tích mẫu vật thu được trong 3 đợt khảo

sát, mật độ ĐVN khá cao, dao động từ trên 500 con/m3 tới trên 32.000

con/m3. Các điểm khảo sát ở sông Lô có số lượng ĐVN cao nhất, (Bảng 4).

Bảng 4: Mật độ các nhóm ĐVN ở vùng Ngã ba sông Hồng

Địa điểm

Copepoda (Con/m3)

Cladocera

(Con/m3)

Rotatoria

(Con/m3)

Nhóm khác (Con/m3)

s. Thao 330-840 180-630 30-60 30-60

s. Đà 750-1140 210-360 60-120 0

s. Lô 990-8040 1470-24360 60-240 30-60

s. Hồng 420-1020 195- 360 60-90 30-90

Ngã ba s. Hồng 180-1020 84-270 90 30-60

3.2.3.4. Động vật đáy (Zoobenthos)

Page 41: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NÔI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (53).pdf · cá nước ngọt với nhiều loài có giá trị kinh tế [8], [21], [34]. Hiện nay,

41

Kết quả phân tích vật mẫu trong chuyến khảo sát, cùng với thống kê từ

những dẫn liệu đã có, đã xác định được 42 loài ĐVĐ thuộc 31 giống, 18 họ,

6 bộ và 4 lớp. Trong động vật thân mềm, trai họ trai sông (Unionidae), hến

họ (Corbiculidae) chiếm ưu thế về số loài cũng như phân bố rộng khắp vùng

nước nông ven bờ.

Trong ĐVĐ, chiếm ưu thế là hai nhóm: nhóm Ốc- Gastropoda có 18 loài

(43%) và nhóm Hai mảnh vỏ- Bivalvia có 13 loài (31%). Hai nhóm còn lại

có số lượng loài ít hơn, nhóm Côn trùng- Insect có 3 loài (7%), nhóm Giáp

xác- Crustacea có 8 loài (19%), (Hình 4, Phụ lục 3).

19%

7%31%

43%

Gastropoda Bivalvia Insect Crustacea

Hình 4: Tỷ lệ các nhóm ĐVĐ vùng Ngã ba sông Hồng và phụ cận

Trong số 42 loài thân mềm có trong khu hệ, có 2 loài trai nằm trong Sách Đỏ

Việt Nam (2007):

- Trai Vỏ nâu Chamberlainia hainensiana (Lea, 1856) (Phân hạng DD).

Phân bố: sông Lô (Tuyên Quang, Việt Trì).

- Trai Cóc nhẵn Cuneopsis (Procuneopsis) demangei (Haas, 1929) (Phân

hạng: DD). Phân bố ngã ba sông Hồng tại Việt Trì, Phú Thọ.

Page 42: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NÔI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (53).pdf · cá nước ngọt với nhiều loài có giá trị kinh tế [8], [21], [34]. Hiện nay,

42

Tuy nhiên, qua các đợt khảo sát điều tra, chúng tôi vẫn chưa thu được mẫu

của 2 loài này.

3.3. ĐẶC ĐIỂM KHU HỆ CÁ

3.3.1. Đặc trưng về thành phần loài Kết quả điều tra cho thấy, khu hệ cá ở vùng Ngã ba sông Hồng và phụ

cận có 91 loài thuộc 75 giống, 26 họ, 11 bộ. Trong đó, có 68 loài thu được

mẫu trực tiếp, hoặc chụp được ảnh; 23 loài không thu được mẫu trực tiếp,

mà chỉ ghi nhận từ kết quả phỏng vấn ngư dân các làng chài, người dân sống

quanh khu vực và ở các chợ cá; 3 loài cá trước đây ghi nhận, nhưng hiện nay

không còn gặp (cá Cháy, cá Chình nhật, cá Lợ). Danh sách các loài ghi nhận

trong khu hệ cá tại vùng Ngã ba sông Hồng trình bày ở Bảng 5, Hình 5 và

Phụ lục 5.

Bảng 5: Danh sách các loài đã biết ở vùng Ngã ba sông Hồng và phụ cận

tt Tên cá Tên khoa học 1 2 3 4 5 6 7

I. BỘ CÁ TRÍCH CLUPEIFORMES

1. Họ cá Trích Clupeidae

1. Cá Mòi cờ hoa Clupanodon thrissa (Linnaeus, 1758) x x x x EN M

2. Cá Cháy Tenualosa reeversii (Richardson, 1846) x x EN PV

2. Họ cá Trỏng Engraulidae

3. Cá Lành canh trắng Coilia grayii Richardson, 1844 x x x x M

II. BỘ CÁ HỒI SALMONIFORMES

3. Họ cá Ngần Salangidae

4. Cá Ngần trắng Protosalanx chinensis (Basilewsky, 1855)

x x x x M

III. BỘ CÁ CHÌNH ANGUILLIFORMES

4. Họ cá Chình Anguillidae

5. Cá Chình Nhật Anguilla japonica Temminck & Schlegel, 1846

x EW PV

5. Họ cá Lịch cu Ophychthyidae

6. Cá Nhệnh Pisoodonophis boro (Hamilton, 1822) x PV

Page 43: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NÔI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (53).pdf · cá nước ngọt với nhiều loài có giá trị kinh tế [8], [21], [34]. Hiện nay,

43

IV. BỘ CÁ CHÉP MỠ CHARACIFORMES

6. Họ cá Chép mỡ Characidae

7. Cá Chim trắng nước ngọt Colosoma brachypomum (Cuvier, 1818) x x x x M

7. Họ cá Vền Prochilodontidae

8. Cá Vền Nam Mỹ Prochilodus argenteus Spix & Agassiz, 1829

x x M

V. BỘ CÁ CHÉP CYPRINIFORMES

8. Họ cá Chép Cyprinidae

9. Cá Cháo Opsarichthys bidens (Gunther, 1873) x x x M

10. Cá Trắm đen Mylopharyngodon piceus (Richardson, 1846)

x x x x M

11. Cá Măng nhồng Luciobrama macrocephalus (Lacepede, 1803)

x x x PV

12. Cá Trắm cỏ Ctenopharyngodon idella (Valenciennes, 1842)

x x x x M

13. Cá Chày mắt đỏ Squaliobarbus curriculus Richardson, 1846

x x x x x M

14. Cá Chày chàng Ochetobius elongatus (Kner, 1867) x VU PV

15. Cá Măng Elopichthys bambusa (Richardson, 1844)

x x x x VU M

16. Cá Mương nổi Hemiculter leucisculus (Basilewsky, 1855)

x x x x M

17. Cá Dầu hồ Toxabramis houdemeri Pellegrin, 1932 x x M

18. Cá Tép dầu sông gai dài Hainania serrata Koller, 1927 x x x M

19. Cá Vền Megalobrama terminalis (Richardson, 1946)

x x M

20. Cá Nhác Sinibrama affinis (Vaillant, 1892) x x x x

21. Cá Thiểu mắt to Ancherythroculter daovantieni Banarescu, 1967,

x M

22. Cá Thiểu Culter erythropterus Basilewsky, 1855 x M

23. Cá Ngão gù Culter flavipinnis Tirant, 1883 x M

24. Cá Mại Metzia lineata (Pellegrin, 1907) x x M

25. Cá Tép dầu bụng bạc Metzia formosae (Oshima, 1920) PV

26. Cá Nhàng bạc Xenocypris argentea Gunther, 1868 x x PV

27. Cá Mần Xenocypris davidi Bleeker, 1871 x PV

28. Cá Mè trắng Việt Nam Hypophthalmichthys harmandi Sauvage, 1884

x x PV

29. Cá Mè trắng Trung Hypophthalmichthys molitrix (Valenciennes, 1844)

x x x x M

Page 44: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NÔI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (53).pdf · cá nước ngọt với nhiều loài có giá trị kinh tế [8], [21], [34]. Hiện nay,

44

Quốc 30. Cá Mè hoa Aristichthys nobilis Richardson, 1844 x x x M

31. Cá Thè be Acheilognathus tonkinensis Vaillant, 1892

x x M

32. Cá Thè be Rhodeus vietnamensis Yên, 1978 x x x M

33. Cá Cầy Paraspinibarbus macracanthus (Pellegrin & Chevey, 1936.)

x x x x M

34. Cá Chày đất Spinibarbus hollandi Oshima, 1919 x x x x x M

35. Cá Đòng đong cân cấn Puntius semifasciolatus (Gunther, 1868) x x x x M

36. Cá Đong chấm Puntius brevis (Bleeker, 1850) x x M

37. Cá Đòng đong Puntius takhoaensis Nguyen & Doan, 1969

M

38. Cá Vũ Epalzeorhynchus mutabilis Lin, 1933 x PV

39. Cá Anh vũ Semilabeo obscurus Lin, 1981 x x x x VU M

40. Cá Dầm xanh Bagana lemassoni (Pellegrin & Chevey, 1936)

x x x VU PV

41. Cá Trôi sông Cirrhinus molitorella (Valenciennes, 1844)

x x x x x M

42. Cá Mrigan Cirrhinus mrigala (Hamilton, 1822) x x x x M

43. Cá Rô hu Labeo rohita (Hamilton, 1822) x x x M

44. Cá Dầm đất Osteochilus salsburyi Nichol & Pope, 1927

+ M

45. Cá Lun Garra caudofascialata (Pellegrin & Chevey, 1936)

x PV

46. Cá Diếc Carassius auratus (Linnaeus, 1758) x x x x x M

47. Cá Rưng Carassioides acuminatus (Richardson, 1846)

x x x M

48. Cá Chép Cyprinus carpio Linnaeus, 1758 x x x x x M

49. Cá Chép Hung Cyprinus carpio carpio (Linnaeus, 1758)

x x x M

50. Cá Lợ Cyprinus multitaeniata (Pelyegrin & Chevey, 1936)

x x EW PV

51. Cá Gáy Cyprinus rubrofuscua Lacepede, 1803 x x x x M

52. Cá Đục ngộ Hemibarbus medius Yue x PV

53. Cá Đục chấm Hemibarbus macracanthus Lo, Yao & Chen, 1977

x M

54. Cá Đục đanh Saurogobio immaculatus Koller, 1927 x x x M

55. Cá Đục trắng dày Squalidus atromaculatus Nichol & Pope, 1927

x x x M

Page 45: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NÔI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (53).pdf · cá nước ngọt với nhiều loài có giá trị kinh tế [8], [21], [34]. Hiện nay,

45

56. Cá Trỏng cơm Squalidus argentatus (Sauvage & Dabry, 1874)

x x x M

57. Cá Đục đanh chấm Microphysogobius kachekensis (Oshima, 1926)

x x M

58. Cá Đục hoa Microphysogobius sp1 x PV

59. Cá Đục râu Gobiobotia kelleri Banarescu & Nalbant, 1966

x x x M

9. Họ cá Chạch Cobitidae

60. Cá Chạch bùn Misgurnus anguillicaudatus (Cantor, 1842)

x x x x x M

10.Họ cá Chạch suối Balitoridae

61. Cá Bám đá khuyết Beaufortia leveretti (Nichol & Pope, 1927)

x x PV

VI. BỘ CÁ NHEO SILURIFORMES

11. Họ cá Nheo Siluridae

62. Cá Nheo Silurus asotus Linnaeus, 1758 x x x x M

12. Họ cá Lăng Bagridae

63. Cá Bò Pelteobagrus fulvidraco (Richardson, 1846)

x x x M

64. Cá Lăng Hemibagrus guttatus Lacepede, 1803 x x x x VU M

65. Cá Lăng sông Lô Hemibagrus sp. x x x x PV

66. Cá Ngang Pelteobagrus pluriadiatus (Vaillant, 1892)

x x x x PV

67. Cá Quất Hemibagrus vietnamicus Mai, 1978 x x x M

68. Cá Mầm Pelteobagrus vachellii (Richardson, 1846)

x x M

69. Cá Mịt Pseudobagrus virgatus (Oshima, 1926) x x x M

13. Họ cá Ngạnh Cranogranidae

70. Cá Ngạnh Cranoglanis henrici (Vaillant, 1893) x x x x M

14. Họ cá Trê Claridae

71. Cá Trê Clarius fuscus (Lacepede, 1803) x x x x M

72. Cá Trê phi Clarias gariepinus (Burchell, 1882) x M

15. Họ cá Tỳ bà Loricariidae

73. Cá Dọn bể Hypostomus punctatus (Valenciennes, 1840)

x x x x x M

16. Họ cá Chiên Sisoridae

74. Cá Chiên Bagarius rutilus Ng.& Kottelat, 2000 x x x x VU M

VII. BỘ CÁ NHÁI BELONIFORMES

Page 46: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NÔI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (53).pdf · cá nước ngọt với nhiều loài có giá trị kinh tế [8], [21], [34]. Hiện nay,

46

17. Họ cá Nhái Belonidae

75. Cá Nhái nhiều vảy Xenentodon canciloides (Bleeker, 1853) x x M

VIII. Bộ MANG LIỀN SYNBRANCHIFORMES

18. Họ Lươn Monopteridae

76. Lươn Monopterus albus (Zuiew, 1793) x x x x x M

19. Họ cá Chạch sông Mastacembelidae

77. Cá Chạch sông Mastacembelus armatus (Lacepede, 1800)

x x x x x M

IX. BỘ CÁ VƯỢC PERCIFORMES

20. Họ cá Rô Anabantidae

78. Cá Rô Anabas testudineus (Bloch, 1792) x x x x x M

21. Họ cá Tai tượng Osphronemidae

79. Cá Đuôi cờ Macropodus opercularis Linneaus, 1758

x x M

80. Cá Sặc bướm Trichogaster trichopterus (Pallas, 1770) x M

22.Họ cá Bống trắng Gobiidae

81. Cá Bống trắng Glossogobius giuris (Hamilton, 1822) x x x M

82. Cá Bống sông Hồng Rhinogobius honghensis Chen, Yan & Chen, 1999

x M

83. Cá Bống suối Rhinogobius duospilus (Herre, 1935) x M

84. Cá Bống đá Rhinogobius giurinus (Rutter, 1897) x x PV

85. Cá Bống đá khe Rhinogobius leavelli (Herre, 1935) x x x M

23. Họ cá Rô phi Cichlidae

86. Cá Rô phi thường Oreochromis mosambicus (Peters, 1852)

x x x M

87. Cá Rô phi vằn Oreochromis niloticus (Linnaeus, 1758)

x x x x x M

24. Họ cá Quả Channidae

88. Cá Quả, Cá Lóc Channa striata (Bloch, 1793) x x x M

89. Cá Chuối hoa Channa maculata (Lacepede, 1802) x EN PV

X. BỘ CÁ BƠN PLEURONECTIFORMES

25. Họ cá Bơn Soleidae

90. Cá Bơn cát Cynoglossus trigrammus Gunther, 1842 x x x PV

XI. BỘ CÁ NÓC TETRAODONTIFORMES

26. Họ cá Nóc Tetraodontidae

Page 47: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NÔI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (53).pdf · cá nước ngọt với nhiều loài có giá trị kinh tế [8], [21], [34]. Hiện nay,

47

91. Cá Nóc Fugu ocellatus (Osbeck, 1757) x x x PV

Tổng số 51 58 70 25 55 11

Chú thích: 1) Sông Thao; 2) Sông Đà; 3) Ngã ba sông Hồng; 4) Sông Hồng; 5) Sông Lô; 6) Phân hạng theo Sách Đỏ Việt Nam, 2007 7) Nguồn tài liệu: M- Mẫu vật, PV- Phỏng vấn

Từ kết quả nghiên cứu ở Bảng 5 và Hình 5 cho thấy: vùng nước Ngã ba

sông Hồng có số lượng loài nhiều nhất (70 loài), tiếp đó là sông Đà với 58

loài, sông Lô 45 loài. Sông Hồng (đoạn từ đoạn từ Việt Trì xuống Vĩnh

Tường) có số loài ít nhất (chỉ 25 loài). Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra ở

sông Lô có nhiều loài cá quý hiếm, có giá trị kinh tế nhất, như cá Anh vũ, cá

Rầm xanh, cá Chiên, cá Lăng, cá Măng. Do sông Lô có đặc điểm nước

trong, với nhiều hang, nền đáy đá, nhiều rêu, nên cá Rầm xanh, Anh vũ cư

trú và sinh sản tập trung ở vùng này. Mùa nước cạn, mực nước sông Lô

xuống thấp, nên cá Anh vũ, Rầm xanh theo dòng chảy, di chuyển xuống

vùng ngã ba Việt Trì, nơi có vực nước sâu, và nhiều hang hốc để trú ngụ.

Trên sông Đà có nhiều loài cá to như cá Chiên, cá Lăng, cá Ngạnh, cá

Măng sinh sống, đặc biệt là ở vùng dưới chân đập hồ Hoà Bình. Trên sông

Thao có nhiều loài cá quý như cá Trắm cỏ, cá Măng, cá Chầy mắt đỏ. Trên

sông Hồng lại có các loài đặc trưng như cá Lăng, cá Ngạnh, cá Chiên, cá

Trắm cỏ, đặc biệt là cá Mòi cờ hoa di cư từ biển vào sinh sản.

Vùng Ngã ba sông Hồng là nơi hợp lưu của các sông Đà – sông Lô –

sông Thao, nên thành phần loài cá đa dạng nhất, với nhiều loài cá quý. Nơi

đây cũng là nơi cư trú, bãi đẻ, của nhiều loài cá, nhất là những loài cá lớn,

sống đáy, ưa thích hang hốc và nền đáy cát sỏi như cá Lăng, cá Chiên, cá

Ngạnh. Đây cũng là nơi trú ngụ của Cá Anh vũ, Rầm xanh trong mùa nước

cạn, di chuyển từ sông Lô xuống, khi mực nước sông Lô xuống thấp. Vùng

Page 48: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NÔI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (53).pdf · cá nước ngọt với nhiều loài có giá trị kinh tế [8], [21], [34]. Hiện nay,

48

ngã ba này cũng là địa điểm ưa thích của những loài cá di cư sinh sản từ biển

vào như Cá Mòi cờ hoa, cá Cháy.

5158

70

25

55

0

10

20

30

40

50

60

70số loài

sôngThao

sôngĐà

Ngã bas Hồng

sôngHồng

sông Lôvùng

Hình 5: Số loài cá ở vùng Ngã ba sông Hồng và phụ cận

3.3.2. Đặc trưng về cấu trúc khu hệ cá Kết quả Bảng 6 và Hình 6 chỉ ra rằng, khu hệ cá tại vùng Ngã ba sông

Hồng và vùng phụ cận khá đa dạng, gồm 91 loài thuộc 11 bộ, 26 họ, 75

giống. Trong đó, bộ cá Chép là đa dạng nhất (53 loài, 58,2 %), bộ cá Nheo

(13 loài, 14,3 %), bộ cá Vược (12 loài, 13,2 %). Các bộ cá khác chỉ chiếm

giá trị rất nhỏ (từ 1,1% đến

Bảng 6. Cấu trúc thành phần loài theo các bộ cá ở vùng Ngã ba sông

Hồng và phụ cận

stt Tên khoa học Số họ Số giống Số loài

Page 49: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NÔI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (53).pdf · cá nước ngọt với nhiều loài có giá trị kinh tế [8], [21], [34]. Hiện nay,

49

n % n % n %

1 Clupeiformes 2 7,7 3 4,0 3 3,3

2 Salmoniformes 1 3,8 1 1,3 1 1,1

3 Anguilliformes 2 7,7 2 2,7 2 2,2

4 Characiformes 2 7,7 2 2,7 2 2,2

5 Cypriniformes 3 11,5 43 57,3 53 58,2

6 Siluriformes 6 23,1 12 16,0 13 14,3

7 Beloniformes 1 3,8 1 1,3 1 1,1

8 Synbranchiformes 2 7,7 2 2,7 2 2,2

9 Perciformes 5 19,2 7 9,3 12 13,2

10 Pleuronectiformes 1 3,8 1 1,3 1 1,1

11 Tetraodontiformes 1 3,8 1 1,3 1 1,1

Tổng 26 100 75 100 91 100

Xét tính đa dạng về bậc họ cho thấy: Đa dạng nhất là bộ cá Nheo với 6

họ chiếm 23,1 %, tiếp đến là bộ cá Vược với 5 họ chiếm 19,23 %, bộ cá

Chép với 3 họ chiếm 11,3 %. Có 4 bộ là bộ cá Trích, bộ cá Chình, bộ cá

Chép mỡ, và bộ Mang liền có 2 họ chiếm 7,7 %, 4 bộ còn lại mỗi bộ chỉ có 1

họ chiếm 3,8 %.

Về bậc giống: Đa dạng nhất là bộ cá chép với 43 giống chiếm 57,3 %,

tiếp đến là bộ cá Nheo với 12 giống chiếm 16 %. Bộ cá Vược với 7 giống

chiếm 9,3 %. Bộ cá Trích với 3 giống, chiếm 4,0 %. Còn lại các bộ cá

Chình, bộ cá Chép mỡ, bộ Mang liền có số lượng 2 giống. Các bộ còn lại với

số lượng 1 giống.

Page 50: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NÔI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (53).pdf · cá nước ngọt với nhiều loài có giá trị kinh tế [8], [21], [34]. Hiện nay,

50

Về bậc loài: Đa dạng nhất là bộ cá Chép với 53 loài chiếm 58,2 %. Tiếp

đến là bộ cá Nheo với 12 loài chiếm 14,3 %. Bộ cá Vược với 12 loài chiếm

13,2 %. Bộ cá Trích có 3 loài chiếm 3,3 %. Các bộ còn lại có số loài rất ít

(từ 1 – 2 loài).

14% 13%

14%59%

Cypriniformes Siluriformes Perciformes Nhóm khác

Hình 6: Tỷ lệ loài của các bộ cá ở vùng Ngã ba sông Hồng và phụ cận

3.3.3. Các loài cá quý hiếm, nằm trong Sách Đỏ Việt Nam Trong qúa trình phát triển kinh tế xã hội, do những nguyên nhân khác

nhau nên nhiều loài động, thực vật đã bị tuyệt chủng hoặc bị đe doạ tuyệt

chủng, các nguồn tài nguyên sinh vật và đa dạng sinh học không ngừng bị

suy giảm. Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên thế giới (IUCN) đã đưa ra các bộ

Sách Đỏ nhằm cung cấp một cách khoa học và có hệ thống danh sách về tình

trạng bảo tồn và đa dạng của các loài động thực vật đang có nguy cơ tuyệt

chủng trên thế giới. Ở Việt Nam, việc đánh giá tình trạng bị đe doạ và phân

hạng theo tiêu chuẩn của IUCN, cũng như các dẫn liệu về phân bố, số lượng,

sinh học, sinh thái của các loài quý hiếm cũng như danh sách các loài quý

hiếm được tổng kết trong 2 tập Danh Lục Đỏ và Sách Đỏ Việt Nam (2007).

Page 51: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NÔI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (53).pdf · cá nước ngọt với nhiều loài có giá trị kinh tế [8], [21], [34]. Hiện nay,

51

Theo kết quả điều tra khu hệ cá, đối chiếu với danh sách các loài cá

quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng được ghi trong Danh Lục Đỏ và Sách Đỏ

Việt Nam, 2007, cho thấy, ở vùng Ngã ba sông Hồng có 11 loài cá quý

hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng thuộc 6 họ, 4 bộ. Trong số đó, có 8 loài thu

được mẫu hoặc chụp ảnh trực tiếp (Cá Anh vũ, cá Rầm xanh, cá Chuối hoa,

cá Măng, cá Lăng, cá Ngạnh, cá Chiên, cá Lợ, cá Mòi cờ hoa); 3 loài không

thu được mẫu (cá Chình nhật, cá Cháy, cá Chày chàng ) trong cả 3 đợt điều

tra thu mẫu. Các thông tin về tên loài, phân hạng, tập tính, nơi cư trú và hình

ảnh của chúng được thể hiện dưới đây và ở Phụ lục 5.

Cá Cháy (Tenualosa reevesi (Rich., 1846)) (Phân hạng: EN A1a,d

B2a,b,c). Cá sống ở biển, có tập tính di cư lên thượng nguồn sông để đẻ

trứng. Nơi đẻ trứng/phân bố: Sông Đà (Thác Bờ, Hòa Bình), sông Hồng

(Yên Bái, Phú Thọ), Sông Lô-Gâm.

Cá Mòi cờ hoa (Clupanodon thrissa (L,. 1758) (Phân hạng EN A1a,d

B1+2a,b,c). Sống ở ven biển, có tập tính di cư lên thương nguồn sông để đẻ

trứng. Nơi đẻ trứng/phân bố: Sông Hồng (Việt Trì, Đoan Hùng), sông Lô,

sông Thao.

Cá Chình Nhật (Angilla japonica Tem. et Schle. 1846) (Phân hạng:

EW). Cá sống ở nước ngọt, khi thành thục di cư ra biển sâu đẻ trứng. Phân

bố: sông Hồng (Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định). Hiện nay, hầu

như không còn gặp cá Chình Nhật ngoài tự nhiên nữa. Qua 3 đợt khảo sát,

chúng tôi chỉ ghi nhận có cá Chình Nhật có ở gần Ngã ba sông Hồng, khu

vực Ba Vì, Hà Nội.

Cá Lợ thân thấp (Cyprinus multitaeniata Pell. & Chev., 1936) (Phân

hạng: EW). Phân bố ở sông Đà (Hoà Bình), Sông Thao (Phú Thọ, Yên Bái),

sông Lô - Gâm (Tuyên Quang).

Page 52: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NÔI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (53).pdf · cá nước ngọt với nhiều loài có giá trị kinh tế [8], [21], [34]. Hiện nay,

52

Cá Măng (Elopichthys bambusa (Richard., 1884)). (Phân hạng: VU

A1c,d B2a,b). Cá sống ở trung lưu sông Hồng. Hiện cá Măng còn nhiều,

nhưng chủ yếu là loại nhỏ.

Cá Chày chàng (Ochetobus elongatus (Kner, 1867). (Phân hạng: VU

A1c,d B1+2a,b). Cá sống ở sông suối, hồ chứa Bắc Bộ đến sông Mã.

Cá Anh vũ (Semilabeo obscurus Lin, 1981) (Phân hạng VU A1c,d

B1+2a,b). Cá phân bố ở trung và thượng lưu sông Đà, sông Thao, sông

Chảy, sông Lô-Gâm.

Cá Rầm xanh (Sinilabeo lemassoni (Pell. & Chev., 1936)) (Phân hạng

VU A1c,d B2a,b). Cá phân bố chủ yếu ở trung và thượng lưu các sông lớn

thuộc hệ thống sông Hồng (Sông Lô-Gâm, sông Chảy, sông Thao, sông Đà),

sông Thái Bình.

Cá Lăng chấm (Hemibagrus guttatus (Lacepede., 1803)) (Phân hạng

VU A1c,d B2a,b). Cá phân bố rộng tập trung chủ yếu ở trung và thượng lưu

các vùng sông lớn thuộc hệ thống sông Hồng (Sông Lô-Gâm, sông Chảy,

sông Thao, sông Đà), sông Thái Bình.

Cá Chiên (Bagarius rutilus Ng et Kottelat, 2000) (Phân hạng VU

A1c,d B2a,b). Các tài liệu thống kê được tới nay cho thấy, cá Chiên sống

trong các hệ thống sông lớn ở các tỉnh phía Bắc, có nhiều ở các hệ thống

sông Hồng (Sông Lô-Gâm, sông Chảy, sông Thao, sông Đà), sông Thái

Bình.

Cá Chuối hoa (Channa maculata Lacepede, 1802) (phân hạng EN

A1c,d). Cá phân bố rộng ở các sông, hồ, ao Bắc Bộ.

3.3.4. Các loài cá có giá trị kinh tế 3.3.4.1. Danh sách các loài cá kinh tế

Page 53: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NÔI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (53).pdf · cá nước ngọt với nhiều loài có giá trị kinh tế [8], [21], [34]. Hiện nay,

53

Cá kinh tế là những loài vừa có sản lượng cao, vừa có chất lượng tốt

được nhiều người ưa chuộng, khai thác phục vụ cho nhiều mục đích của đời

sống, trước hết dùng làm thức ăn, làm cảnh. Trên cơ sở các tài liệu đã nghiên

cứu và kết quả của 3 đợt điều tra cho thấy, các loài cá được coi là có giá trị

kinh tế ở khu vực Ngã ba sông Hồng hiện có 27 loài (Bảng 7, Hình 7).

Bảng 7: Danh sách các loài cá kinh tế ở vùng Ngã ba sông Hồng và phụ cận 1. cá Mòi cờ hoa 16. cá Đục đanh 19. Lươn

2. cá Lăng 11. cá Trắm đen 20. cá Thiểu

3. cá Chiên 12. cá Bò 21. cá Mương

4. cá Ngạnh 13. cá Bỗng 22. cá Lành canh

5. cá Nheo 14. cá Anh vũ 23. cá Qủa, cá Lóc

6. cá Trôi ta 15. cá Rầm xanh 24. cá Vược sông

7. cá Chép 10. cá Vền 25. cá Rô phi vằn

8. cá Măng đậm 17. cá Diếc 26. cá Bống cát

9. cá Chày đỏ mẳt 18. cá Trê 27. cá Mè hoa

Trong số các loài cá kinh tế này, có những loài cá kinh tế phổ biến

cho cả nước như cá Chép, cá Nheo, cá Bống cát, cá Qủa,... Một số loài cá

chỉ có mặt ở trong vùng, là những đối tượng kinh tế, mang tính đặc trưng chỉ

có ở hệ thống Hồng hoặc khu vực Ngã ba sông như cá Trắm đen, cá Chiên,

cá Lăng, cá Anh vũ, cá Rầm xanh, cá Mòi cờ hoa.

Cũng ở trong khu hệ cá này, một số loài trước đây có giá trị kinh tế,

có sản lượng cao, song hiện tại đã mất đi hoặc còn tồn tại nhưng sản lượng

rất thấp, trở thành loài quý hiếm như: cá Cháy, cá Mòi cờ hoa, cá Anh vũ,

Rầm xanh, cá Chình Nhật, cá Chiên, cá Lăng, cá Bỗng, cá Lành canh trắng.

Ngược lại, có loài trước đây ít được khai thác nhưng hiện nay lại trở thành

những loài rất giá trị, hoặc những loài mới di nhập tạo nên sản lượng khai

Page 54: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NÔI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (53).pdf · cá nước ngọt với nhiều loài có giá trị kinh tế [8], [21], [34]. Hiện nay,

54

thác cao, đã trở lên quen thuộc trong đời sống của cư dân như: cá Vược

sông, cá Rô phi. Nhiều loài được tuyển chọn để nuôi trong các ao, hồ, lồng

bè (cá Trắm đen, cá Trắm cỏ, cá Mè hoa, cá Bỗng, cá Lăng, ...), hoặc nuôi

làm cảnh (cá Cọ bể, cá Đuôi cờ, cá Sặc, cá Vàng), hay có tác dụng như biện

pháp sinh học chống lại các mầm bệnh (diệt bọ gậy): cá Rô cờ, cá Sặc

bướm,...

3.3.4.2. Gía trị kinh tế Trong các loại cá có giá trị kinh tế ở vùng Ngã ba sông Hồng, loài có

giá thành cao nhất hiện nay là: cá Anh vũ: 2-4 triệu/kg; cá Rầm xanh 0,8-1

triệu/kg; cá Chiên 400-800 nghìn/kg; cá Ngạnh 400-500 nghìn/kg; cá Lăng:

200 nghìn/kg; cá Chép: 60-100 nghìn/kg; cá Măng: 100-120 nghìn/kg; cá

Chày mắt đỏ: 40-60 nghìn/kg; cá Đục: 100 nghìn/kg (Bảng 8). Nhìn chung,

giá bán các loài cá tăng đáng kể so với trước đây, nhưng do sản lượng cá

thấp, đánh bắt thất thường nên đời sống ngư dân vẫn khá vất vả, khó khăn.

Bảng 8: Gía bán một số loài cá kinh tế (09/ 2009)

Loại cá Tại thuyền

(Ngã ba sông Hồng)

chợ Việt Trì Hà Nội

Cá Mòi cờ 20-30 40-45 70-90

Cá Lăng 400 500 500-700

Cá Chiên 200-300 500 500

Cá Ngạnh 400-500 600-700 900-1000

Cá Nheo 100 100-120 150

Cá Trắm đen 100-120 150 200-250

Cá Trắm cỏ 80 100 100-150

Cá Chầy mắt đỏ 30-40 50-60 /

Cá Đục đanh 80- 100 120 200

Cá Trôi ta 20-40 50 /

Cá Rô phi 10-20 20-25 40-80

Page 55: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NÔI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (53).pdf · cá nước ngọt với nhiều loài có giá trị kinh tế [8], [21], [34]. Hiện nay,

55

Cá Lành canh 10-20 40 /

(Đơn vị tính: nghìn đồng)

Như vậy, khu hệ cá vùng Ngã ba sông Hồng và phụ cận khá đa dạng

về thành phần loài, trong đó số loài có giá trị kinh tế có đến 27 loài, đặc biệt

là số lượng loài quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng cao, có tên trong Sách Đỏ

Việt Nam, 2007 là 11 loài, (Hình 7). Do vậy, vùng Ngã ba sông Hồng là một

trong những thuỷ vực nội địa có số lượng loài bị đe doạ rất lớn.

91

27

11

0102030405060708090

100

tổng số loài loài kinh tế loài trongSĐVN

Hình 7: Thành phần các nhóm loài trong khu hệ cá vùng nghiên cứu

3.3.5. Đặc tính sinh học của cá Mòi cờ hoa. Cá Mòi cờ hoa là loài cá nhỏ, sống ở Vịnh Bắc Bộ. Hằng năm đến

mùa đẻ trứng, cá di cư vào hệ thống sông lớn của Miền Bắc, nhất là hệ thống

sông Hồng để sinh sản, trở thành nguồn lợi lớn cho cư dân dọc các triền

sông. Cá có thịt thơm ngon, là món ăn đặc sản của cư dân hai bên sông, nhất

là đối với người Hà Nội. Trước những năm 1964, sản lượng cá Mòi cờ hoa

khai thác thuộc Hưng Yên –Hà Nội là 700-800 tấn. Sau đó giảm dần và cuối

những năm 1960 đến nay, hầu như vắng bóng ở các chợ cá Hà Nội. Hiện tại,

Page 56: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NÔI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (53).pdf · cá nước ngọt với nhiều loài có giá trị kinh tế [8], [21], [34]. Hiện nay,

56

cá Mòi cờ hoa được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam, 2007 [6], là loài cá có

nguy cơ tuyệt chủng cao, nếu không có biện pháp bảo vệ kịp thời thì loài cá

này có khả năng biến mất khỏi khu hệ cá của Việt Nam. Do đó, trong điều

kiện cho phép của luận văn này, tôi chỉ nghiên cứu đại diện loài cá Mòi cờ

hoa về đặc điểm sinh học của chúng khi di cư sinh sản trên sông Hồng,

nhằm để có số liệu và thông tin cần thiết cung cấp cơ sở khoa học cho việc

bảo tồn và phục hồi loài cá Mòi cờ hoa trước nguy cơ tuyệt chủng.

Thành phần kích thước của cá Mòi cờ hoa di cư: Kích thước cá Mòi

cờ hoa di cư vào sông Hồng sinh sản dao động từ 180 đến 240 mm tương

ứng với khối lượng từ 45 đến 145 g (Bảng 9 ).

Bảng 9: Sự phân bố kích thước cá Mòi cờ hoa di cư theo nhóm chiều dài

Từ bảng 9 cho thấy cá di cư có chiều dài từ 180-220 mm chiếm 90 %,

trong đó nhóm chiều dài từ 190 – 200 mm chiếm ưu thế nhất (38,3 %). Còn

các nhóm có chiều dài >220 mm chiếm tỷ lệ thấp (<10%). Đường cong phân

bố các nhóm kích thước cá Mòi cờ hoa di cư vào sông Hồng sinh sản thể

hiện trong hình 8.

L(mm) N (cá thể) %

180-190 12 20.00

190-200 23 38,33

200-210 10 16,67

210-220 9 15,00

220-230 2 3,33

230-240 4 6,67

tổng 60 100

Page 57: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NÔI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (53).pdf · cá nước ngọt với nhiều loài có giá trị kinh tế [8], [21], [34]. Hiện nay,

57

0

5

10

15

20

25

30

35

40

45

180-190 190-200 200-210 210-220 220-230 230-240

Lmm

%

Hình 8: Đường cong phân bố của các nhóm kích thước cá Mòi cờ hoa di cư

Tương quan chiều dài khối lượng của cá Mòi cờ hoa di cư: Từ bảng

10 cho thấy, nhóm 1 tuổi có kích thước dao động từ 180- 202 mm, khối

lượng từ 45- 91,8 g chiếm ưu thế nhất (63,3 %), tiếp đến là nhóm 2 tuổi có

chiều dài dao động cừ 200- 220 mm, với khối lượng từ 100,5- 139,9 g.

Nhóm 3 tuổi có chiều dài từ 230- 240 mm, khối lượng từ 132,5- 144,5 g

chiếm tỉ lệ thấp nhất (6,6 %).

Bảng 10: Tương quan chiều dài - khối lượng cá Mòi cờ hoa

di cư trên sông Hồng

tuổi W dao động (g) W tb L dao động (mm) L tb n

1 45- 91,8 71,27 180- 202 191,08 38

2 100,5-139,9 121,30 200-220 209,66 18

Page 58: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NÔI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (53).pdf · cá nước ngọt với nhiều loài có giá trị kinh tế [8], [21], [34]. Hiện nay,

58

W(g)

W= 0,1908. L3,9707

180 160

140 120

100 80 60

40 0 180 190 200 210 220 230 240 260 L (mm)

Như vậy tỉ lệ tăng trưởng giữa chiều dài và khối lượng diễn ra không

đều. Sự tương quan giữa hai đại lượng này được xác định theo công thức:

W= a.Lb. Bằng phương pháp quy hồi ta tính được a= 0,1908, b= 3,9707 với

hệ số tương quan r = 0,88.

Vậy phương trình tương quan chiều dài và khối lượng cá Mòi cờ hoa di

cư là :

W = 0,1908.L3,9707, với r = 0,88

Hình 9: Tương quan chiều dài - khối lượng của cá Mòi cờ hoa

di cư trên sông Hồng

Cấu trúc tuổi của cá Mòi cờ hoa di cư: Cá Mòi cờ hoa có tuổi thọ

thấp, cấu trúc tuổi đơn giản. Theo Vũ Trung Tạng, cấu trúc tuổi của cá Mòi

cờ hoa ở biển gồm 5 nhóm từ 0+ đến 4+. Cá di cư sinh sản trên sông Hồng có

cấu trúc tuổi từ 1+ đến 3+. Không gặp nhóm cá 4 tuổi và 0 tuổi. Trong các

nhóm tuổi di cư này thì chủ yếu là nhóm tuổi 1+ chiếm 38 %, tiếp đến là

nhóm 2+ chiếm 18 %, nhóm 3+ chiếm tỷ lệ rất nhỏ (4 %)

3 132,5-144,5 142,42 230-240 237,00 4

Page 59: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NÔI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (53).pdf · cá nước ngọt với nhiều loài có giá trị kinh tế [8], [21], [34]. Hiện nay,

59

Độ béo của cá: Qua bảng 11 cho thấy, hệ số béo của cá Mòi cờ hoa di

cư không cao và khác nhau giữa các nhóm tuổi. Độ béo của cá dao động từ

1,02.10-3 đến 1,3.10-3. Trong đó, cá 1+ có hệ số béo thấp nhất, tiếp đến là cá

3+, cá 2+ có hệ số béo cao nhất. Như vậy cá có tuổi cao hệ số béo lớn hơn.

Đặc biệt là nhóm cá 2 tuổi, đang trong giai đoạn sinh trưởng và phát triển

mạnh, cường độ bắt mồi cao, lượng mỡ tích luỹ nhiều nên hệ số béo lớn. Cá

Mòi di cư hầu như không bắt mồi, trong ruột còn sót một ít mùn bã hữu cơ

và cát, nên chúng tôi không xác định độ no của cá.

Bảng 11: Hệ số béo của cá Mòi cờ hoa di cư theo nhóm tuổi theo Fulton

(1902)

tuổi W tb (g) L tb (mm) hệ số béo

1 71,27 191,08 1,022.10-3

2 121,30 209,66 1,316.10-3

3 142,42 237,00 1,07.10-3

Sự phát triển của tuyến sinh dục cá Mòi cờ hoa di cư: Qua bảng 12 về

phân bố sự phát triển tuyến sinh dục của cá Mòi cờ hoa di cư sinh sản trên

sông Hồng ta thấy nhóm cá 1+ có đầy đủ cả 4 giai đoạn chín muồi sinh dục

chứng tỏ nhóm 1+ đã chín muồi sinh dục và tham gia vào quá trình đẻ trứng.

Đồng thời nhóm 1+ này chiếm tỉ lệ lớn trong đàn cá di cư sinh sản. Nhóm cá

3+ đã hoàn toàn trưởng thành về mặt sinh dục.

Bảng 12: Sự phát triển của tuyến sinh dục cá Mòi cờ hoa

di cư theo nhóm tuổi

Nhóm

tuổi

Giai đoạn chín muồi sinh dục

I % II % III % IV % n

1 1 2,63 27 71,05 9 23,68 1 2.63 38 (63,33)

Page 60: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NÔI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (53).pdf · cá nước ngọt với nhiều loài có giá trị kinh tế [8], [21], [34]. Hiện nay,

60

2 0 0 2 11,11 13 72,22 3 16.67 18 (30%)

3 0 0 2 50,00 1 25,00 1 25.00 4(6,67%)

Theo kết quả phân tích, thì sự chín muồi sinh dục của cá Mòi cờ hoa

di cư trên sông Hồng không có sự phân hoá rõ theo thời gian. Cá Mòi cờ hoa

thường di cư thành những đàn nhỏ lẻ trên sông, các cá thể trong đàn có mức

tuổi đồng nhất cao và giai đoạn chín muồi sinh dục gần nhau. Thời gian di

cư sinh sản tập trung và chỉ kéo dài khoảng 1,5- 2 tháng, từ giữa tháng 3 đến

đầu tháng 5.

Sức sinh sản của cá Mòi cờ hoa : Sức sinh sản tuyệt đối của cá Mòi di

cư trên sông Hồng dao động từ 13442 đến 104794 trứng, trung bình đạt

40887 trứng/ 1 cá thể. Sức sinh sản tuyệt đối của của các nhóm tuổi là khác

nhau, trong đó cao nhất nhóm 3 tuổi, cao gấp 1,92 lần nhóm 2 tuổi và gấp

3,5 lần nhóm 1 tuổi. Sức sinh sản tương đối dao động từ 437 đến 725 trứng/

1g khối lượng cơ thể. Trung bình đạt khoảng 469 trứng/ 1g. Sức sinh sản

tương đối của nhóm 3 tuổi cao nhất đạt 725 trứng/ 1g cao gấp 1,6 đến 1,7 lần

nhóm 1 và 2 tuổi. Sức sinh sản tương đối của nhóm 1 và 2 tuổi tương đương

nhau.

Bảng 13: Sức sinh sản của cá Mòi cờ hoa di cư sinh sản trên sông Hồng

tuổi L (mm) t/b W (g) t/b

SSTyD

(trứng) t/b

SSTgD

trứng/g t/b

1

193

193,9

64,6

66,9

52494

29788

813

437 200 66,8 28934 433

192 66,5 25311 381

197 61,5 23604 384

Page 61: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NÔI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (53).pdf · cá nước ngọt với nhiều loài có giá trị kinh tế [8], [21], [34]. Hiện nay,

61

192 63,6 19080 300

184 51,6 20063 389

200 91,8 55380 603

193 68,4 13442 197

2 210

212,5 115,2

114,6 52400

53329 455

465 215 114 54258 476

3 240 144,6 104794 104794 725 725

Trung bình 40887 469

Từ những kết quả này cho thấy, cá Mòi cờ hoa vẫn còn tồn tại và hàng

năm vẫn di cư vào hệ thống sông Hồng để sinh sản, nhưng sản lượng ngày

càng giảm sút. Những chỉ tiêu cơ bản về đặc điểm sinh học của quần thể cá

chưa có biến động sâu sắc và hoàn toàn có khả năng phục hồi lại số lượng

quần thể. Do đó cần có những biện pháp như cấm khai thác cá Mòi cờ hoa

cá di cư sinh sản, đặc biệt là thời gian cá tập trung sinh sản và tại các bãi đẻ.

3.3.6. Các đặc trưng về nơi cư trú, bãi đẻ, bãi giống 3.3.6.1. Nơi cư trú

Trong khu vực Ngã ba sông tại Việt Trì và phụ cận, có thể phân biệt

các kiểu nơi sinh sống của quần xã thuỷ sinh vật như sau:

Bãi bồi cát ở lòng sông: Bãi có diện tích lớn ở khu vực giữa lòng sông

từ khu vực ngã ba sông Thao - sông Đà và ngã ba sông Lô - sông Hồng. Bãi

này thường nổi trong mùa khô, chỉ bị ngập vào mùa lụt. Vùng ven bãi bồi,

mực nước thấp thường là nơi cư trú của các nhóm động vật thân mềm hai vỏ

và các loài cá kích thước nhỏ. Các hang hốc ở bãi đá ven bờ sông là nơi cư

trú của nhiều loài cá quý hiếm có giá trị kinh tế như cá Anh vũ, cá Lăng, cá

Chiên, cá Ngạnh.

Các vực nước sâu: Các vực nước sâu hơn tại các nơi sông nhánh gia

nhập dòng chính như ngã ba sông Đà, sông Thao, ngã ba sông Lô sông Hồng

Page 62: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NÔI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (53).pdf · cá nước ngọt với nhiều loài có giá trị kinh tế [8], [21], [34]. Hiện nay,

62

thường là khu vực trú ngụ kiếm mồi của nhiều loài cá kinh tế, đặc biệt là nơi

cư trú của nhiều loài vào mùa kiệt.

Bãi ven sông : Bãi ven sông là dải đất dọc theo sông có thảm thực vật

đặc trưng che phủ. Cấu trúc thảm thực vật cũng như thành phần loài thực vật

trong bãi ven sông phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên như chế độ thuỷ văn,

địa hình, thổ nhưỡng...Thảm thực vật bãi ven sông đóng góp nguồn dinh

dưỡng và các vật chất hữu cơ là thức ăn cho giới động vật thuỷ sinh, đặc biệt

là cá ở sông.

Đồng bằng ngập lụt ven sông: Đồng bằng ngập lụt ven sông là vùng

đồng bằng bị ngập lụt ở hai bên bờ sông vào thời kỳ nước lớn. Thời điểm

khảo sát vào mùa kiệt (2009-2010), nên khu vực khảo sát chủ yếu là cảnh

quan đồng bằng và có thể thấy rõ vùng bãi ngập lụt là các bãi rộng lớn hàng

trăm mét ở hai bờ sông. Trên bãi ngập lụt ven sông, vào mùa kiệt là thảm

thực vật tự nhiên gồm cây bụi, cỏ. Kiểu thảm thực vật phụ thuộc vào điều

kiện khí hậu, thuỷ văn, địa chất và độ kiềm của đất và một số yếu tố khác.

Thảm thực vật này có tác dụng như là cơ sở cung cấp chất dinh dưỡng cho

thuỷ vực, là nguồn thức ăn, che mát, đồng thời là nơi đẻ trứng, hoặc cư trú

cho nhiều loài cá và thuỷ sinh khác vào thời kỳ ngập lụt.

Lụt là hiện tượng tự nhiên nhưng ảnh hưởng của chúng tới hệ sinh thái

sông rất là tinh tế. Quần xã thủy sinh vật sinh sống trong sông phải mất hàng

triệu năm mới thích nghi được với điều kiện môi trường ở đó. Vùng đồng

bằng ngập lụt ven sông tồn tại đơn giản đã trở thành một nơi cư trú trong

chu kỳ sinh thái của sông và phụ thuộc vào chu kỳ ngập lụt. Nhiều loài cá

phải đợi tới bắt đầu mùa ngập lụt là sinh sản. Nhiều loài ấu trùng côn trùng

đợi tới mùa ngập lụt là đẻ trứng, ấp trứng và biến thái. Ngập lụt cung cấp

nguồn thức ăn cho quần xã sinh vật ở các dòng suối. Lụt làm dòng sông trở

lên mầu mỡ hơn do sự xáo trộn dòng nước theo chiều ngang và theo chiều

Page 63: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NÔI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (53).pdf · cá nước ngọt với nhiều loài có giá trị kinh tế [8], [21], [34]. Hiện nay,

63

thẳng đứng, làm phong phú thêm các thành phần trong chuỗi thức ăn tự

nhiên của dòng sông, tạo nhiều nguồn thức ăn cho cá. Như vậy, đồng bằng

ngập lụt được xem là nơi sinh sản, kiếm mồi của nhiều loài cá

3.3.6.2. Các bãi đẻ, bãi giống Trên cơ sở tập hợp các dẫn liệu nghiên cứu từ trước tới nay, kết hợp

với những kết quả điều tra khảo sát bổ sung, một số khu vực sông ở vùng

Ngã ba sông Hồng và phụ cận được coi là những bãi đẻ của một số loài cá

quý hiếm, có giá trị kinh tế. Ngoài ra, vùng nước từ ngã ba sông từ Việt Trì

đến Tráng Việt (Vĩnh Phúc) còn là các bãi ương nuôi cá bột, cá giống của

các loài thuỷ sản. Các bãi đẻ, bãi giống một số loài được thể hiện trong Bảng

14.

Page 64: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NÔI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (53).pdf · cá nước ngọt với nhiều loài có giá trị kinh tế [8], [21], [34]. Hiện nay,

64

Bảng 14. Bãi đẻ một số loài cá quý hiếm, có giá trị kinh tế ở vùng Ngã ba sông Hồng và vùng phụ cận

Tên loài Phân bố Vị trí bãi đẻ Thời kỳ sinh sản Đặc điểm bãi đẻ Tập tính sống

Cá Mòi cờ hoa

- Sông Đà

- Sông Lô

- Sông Thao

S. Hồng: Từ ngã ba Việt Trì đến Vĩnh Tường,Yên Lạc, Tráng Việt-Mê Linh, s. Thao (Phong Châu); s. Đà (Trung Hà)

Mùa đẻ cuối tháng 3-5, đẻ rộ vào trung tuần tháng 4

Cá đẻ trứng trôi nổi theo dòng chảy

Sống tầng giữa. di cư từ biển vào sông để sinh sản. Trứng nở, phát triển thành cá con khi ra tới biển.

Cá Cháy

- Sông Hồng

- Sông Đà

Sông Hồng ?

Sông Đà ?

Mùa cá đẻ tháng 4-6

Cá đẻ ở nơi nước chảy xiết, đáy là cát sỏi nhất là nơi thác ghềnh.

Cá có tập tính di cư biển sông

Cá Chình Nhật

- Sông Hồng (Ba Vì)

Bãi đẻ ngoài biển sâu

Sống nước ngọt, khi sinh sản thì di cư ra biển. Trứng nở thành cá con rạt vào ven bờ, rồi ngược sông để sinh trưởng và phát triển

Cá Lợ thân thấp

Tuyên Quang (s.Lô-Gâm);Phú Thọ (s.Thao) Hoà Bình (s.Đà)

Hùng Lô (s.Lô)

Tháng 4-5. Cá đẻ trứng dính

Bãi đẻ thường là các khe suối, nơi tiếp giáp giữa các nguồn nước, có nhiều cỏ và lau sậy

Cá sống ở tầng đáy, chỗ cát pha bùn và có nhiều cỏ nước. Cá ăn tạp

Cá Măng -Sông Hồng Sông Đà, Lô, Thao, ngã ba Việt Trì

Tháng 4- 7 Cá đẻ trứng trôi nổi. Cá đẻ ở vùng trung lưu các sông lớn

Cá sống ở tầng giữa và tầng trên. Cá dữ, ăn các loài cá nhỏ, thường phân bố ở

Page 65: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NÔI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (53).pdf · cá nước ngọt với nhiều loài có giá trị kinh tế [8], [21], [34]. Hiện nay,

65

-Sông Thao

- Sông Lô, s. Đà

những bãi đẻ của cá Mương.

Cá Anh vũ

Ngã ba s. Hồng-s. Lô, Hoà Bình (s.Đà) Yên Bái (s.Thao) Tuyên Quang (s Gâm) Phú Thọ (s.Lô, s. Gâm)

- Tứ Yên (s. Lô -Gâm)

- Phong Châu (s. Thao)

- cách cầu Trung Hà 0,5 km (s. Đà)

-sông Hồng dưới cầu Việt Trì 0,5km (Ngã ba Việt Trì)

-Từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau (Hoàng Đức Đạt, 1963)

-Tháng 2-5 (Bộ Thuỷ sản 1996)

Bãi đẻ của cá ở đáy sông, nơi có nhiều đá hoặc hang hốc, và có mức nước thay đổi từ 0,5-2m

Cá thích sống ở nơi nước trong, nước chảy chậm, nhiều sỏi đá, hoặc trong khe suối. Mùa lũ thường sống ở các sông suối nhỏ. mùa cạn: cá di chuyển từ sông Lô, sông Đà ra ngã ba Việt Trì. Mùa khai thác chủ yếu vào mùa cạn tháng 1-4.

Cá Rầm xanh

Lào Cai, Yên Bái (s.Thao), Tuyên Quang, Phú Thọ (s.Lô Gâm) Hoà Bình (s.Đà)

-Từ Tứ Yên trở xuống ngã ba Việt Trì

-Gần cầu Phong Châu (s. Thao)

Tháng 12-2 năm sau

Bãi đẻ nơi nước chảy xiết, đáy nhiều sỏi đá.

Cá tập trung thành đàn lớn, đẻ ban đêm, nhiệt độ thấp

Cá sống đáy, nơi nước chảy, đáy nhiều sỏi đá và rong rêu. Cá xuất hịên nhiều vào mùa đông (mùa cá đẻ), các mùa khác ít thấy.

Cá Chày chàng

S. Đà, s. Lô, s. Thao, s. Hồng

Tháng 5-7 ở các vùng nước chảy. trứng trôi nổi

Cá sống trong các sông suối nước chảy và hồ chứa

Cá Lăng chấm

-Sông Hồng s.Hồng, (dưới hợp lưu s. Đà s. Thao), từ ngã ba Việt

Tháng 4-6 (tập trung vào tháng

Khi sinh sản cá di cư lên vùng trung và thượng lưu các sông ,

Loài bơi lội hoạt bát, ăn động vật, phân bố chủ yếu ở

Page 66: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NÔI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (53).pdf · cá nước ngọt với nhiều loài có giá trị kinh tế [8], [21], [34]. Hiện nay,

66

-Sông Thao

- S. Lô -Gâm

-Sông Đà

Trì xuống Vĩnh Tường, Yên Lạc, Tráng Việt, Hà Nội

5-6), có thể kéo dài tới tháng 8.

nơi nước chảy, đáy nhiều sỏi đá.

Cá đẻ trứng trong hang đá, hốc ngầm tự nhiên hoặc đào hố để đẻ, trứng chìm, dính. Cá bố mẹ chăm sóc con.

sông vùng trung du và đồng bằng. Có 2 mùa khai thác: tháng 3-6 (trước di cư sinh sản); tháng 9-10 (di trú đông).

Cá Chiên

Lào Cai, Yên Bái (s.Thao), Tuyên Quang, Phú Thọ (s. Lô Gâm)

-Sông Hồng (ngã ba Việt Trì trở xuống Yên Lạc,

-Sông Đà (từ Hoà bình về cầu Trung Hà),

- Sông Lô, ngã ba Việt Trì trở lên)

-Sông Thao

Tháng 3-6 hoặc có thể muộn hơn.

Khi sinh sản cá thường di cư lên trung và thượng lưu các sông lớn, nơi nước chảy mạnh, đáy nhiều sỏi đá và có độ sâu lớn. Đẻ trứng ở đáy, trong các hang hốc, trứng dính vào đáy hoặc tổ do bố mẹ đào. cá bố mẹ có tập tính bảo vệ trứng và cá con.

Phân bố chủ yếu ở trung lưu sông. Khai thác quanh năm, nhiều nhất vào tháng 12-đến tháng 5 năm sau.

Cá Chuối hoa

Khu vực các tỉnh phía bắc

Các ao đầm ven sông Lô, sông Đà, sông Thao

Tháng 5-10. cá đẻ nhiều đợt trong mùa đẻ

Trứng nổi và dính lại thành đám. Cá bảo vệ trứng và cá con.

đến mùa sinh sản cá sống thành từng đôi, làm tổ ở các vùng gần bờ ao, đầm, hồ sông ngòi. Chúng dọn sạch các cây cối thuỷ sinh để đẻ trứng.

Cá Trắm

S. Thao (Lào Cai-Yên Bái). s. Lô (Bến Then-

Tháng 5-7 Cá đẻ trứng trôi nổi theo dòng nước.

Di cư lên trung lưu các sông tìm nơi nước chảy

Page 67: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NÔI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (53).pdf · cá nước ngọt với nhiều loài có giá trị kinh tế [8], [21], [34]. Hiện nay,

67

đen Đoan Hùng, Phú Thọ) mạnh

Cá Trắm cỏ S. Thao (Trấn Yên,Yên Bái), s.Lô (Tuyên Quang)

Tháng 4-6 Trứng đẻ trôi nổi

Cá Chày

-Sông Thao (Phong Châu),

-Sông Đà (Trung Hà)

Tháng 4-6, cá đẻ nhiều đợt trong mùa sinh sản

Bãi đẻ ven hồ thuộc lưu vực các sông.trứng trôi nổi, cá con theo dòng nước

Cá sống ở tầng giữa và tầng gần mặt, thích nghi với nhiều loại thuỷ vực

Cá Ngạnh

-S. Đà (dưới chân đập Hoà Bình tới Trung Hà,s. Hồng

-Sông Lô

Tháng 3-6

Cá đẻ trứng trong hang hốc tự nhiên hoặc tự đào hố ở đáy. Cá bố mẹ bảo vệ trứng và con cái. Vào mùa đẻ cá rất dữ.

Page 68: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NÔI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (53).pdf · cá nước ngọt với nhiều loài có giá trị kinh tế [8], [21], [34]. Hiện nay,

68

3.4. HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ NGUỒN LỢI CÁ Ở VÙNG NGÃ BA SÔNG HỒNG

3.4.1. Hiện trạng nghề cá và nguồn lợi thuỷ sản 3.4.1.1. Thời vụ - đối tượng khai thác

Mùa vụ khai thác: Đối với nhóm ngư dân các làng chài sinh sống trực

tiếp ở trên các nhà thuyền trên sông thì thời vụ khai thác là quanh năm.

Những ngư dân này chỉ sống bằng nghề cá, chuyên đánh bắt thuỷ sản, đây là

những người khai thác chính và cung cấp nguồn cá chủ yếu cho người tiêu

dùng. Đối với một số ngư dân sống trên bờ thì thời vụ đánh bắt cá theo thời

vụ, phụ thuộc vào mùa sinh sản, thời tiết và các yếu tố ngoại cảnh khác.

Thông thường vào mùa nước cạn kiệt, cá bị dồn tập trung về nơi trũng,

người dân trên bờ rủ nhau đi đánh bắt và thu vét cá nhưng cũng có khi tập

trung khai thác vào mùa cá sinh sản, sau những trận mưa rào. Vào thời điểm

này, cá tụ tập ven các bãi cỏ ven bờ, trên những bãi bồi ngập nước, hoặc

những bãi đẻ ưa thích khác. Người dân tập trung đánh bắt tại những nơi này.

Đây là nguyên nhân chính dẫn đến nguồn lợi cá bị suy giảm do đánh bắt cá

bố mẹ đang sinh sản, hoặc dùng các phương tiện huỷ diệt như kích điện, nổ

mìn, làm chết hết những cá con, cá giống, dẫn đến không có nhóm cá bổ

sung.

Đối tượng khai thác: Đối với ngư dân các làng chài, họ đánh bắt tất cả

những loài cá thu được trong mẻ lưới tại vùng khai thác. Hiện tượng này phổ

biển ở những hộ dùng lưới kéo, lưới vét với kích cỡ mắt lưới nhỏ, họ tận thu

tất cả các loài cá, từ nhỏ đến lớn. Ngoài ra, một số ngư dân chuyên tập trung

chỉ đánh bắt một loại thuỷ sản như chuyên bắt cá Đục ở ven bờ, đội chuyên

đánh bắt cá Anh vũ, Rầm xanh, đội chuyên săn bắt cá lớn như cá Lăng, cá

Chiên, cá Ngạnh. Cũng có thể là các câu thủ, chuyên câu một loại cá nhất

định nào đó. Sự chuyên biệt của các nhóm đánh bắt này chủ yếu là do nguồn

Page 69: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NÔI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (53).pdf · cá nước ngọt với nhiều loài có giá trị kinh tế [8], [21], [34]. Hiện nay,

69

lợi cá suy giảm, khó đánh bắt. Đặc biệt là các nhóm đối tượng này có nơi

sinh sống, trú ngụ, loại thức ăn, và thích hợp với dụng cụ đánh bắt khác

nhau, nên người đánh bắt phải tập trung và chuyên hoá đánh bắt từng nhóm

riêng biệt thì mới mang lại hiệu quả.

3.4.1.2. Ngư cụ khai thác Qua điều tra, khảo sát và phỏng vấn ngư dân các làng chài và một số

khu dân cư quanh lưu vực Ngã ba sông Hồng cho thấy, ngư cụ chính của

ngư dân gồm có:

- Lưới rê 3 lớp (khoảng 300 nghìn/lưới rê), dùng được khoảng 1

tháng. Đây là loại lưới cước 6-8cm, dùng để bắt cá Mòi, cá Đục, tôm, tép và

là ngư cụ đánh bắt hiệu quả và thông dụng nhất của ngư dân. Đối với những

loài cá sống đàn, hoặc có tập tính di cư theo đàn như cá Mòi, cá Cháy, cá Rô

phi, cá Đục,... ngư dân chỉ giăng lưới, chặn dòng hoặc quây lại, là bắt được

gần như toàn bộ đàn cá. Cá mắc lưới rất khó thoát ra, vì có 3 lớp.

- Lưới dù: Mắt lưới to, dùng để đánh bắt cá to như cá Trắm, cá Măng,

cá Trôi, cá Lăng,...

- Lưỡi câu giàn (vàng câu): Một giàn câu khoảng 500 lưỡi, bắt tất cả

các loài cá, thường là các loài cá đáy.

- Kích điện: Trước đây thường rất phổ biến ở các hộ ngư dân. Có hộ

gia đình sắm 3-4 bộ kích này. Hiện nay, số lượng kích giảm nhiều, ngư dân

không dùng kích điện nữa, vì giá cả chi phí đắt.

- Một số ngư cụ như lưới vây, lưới kéo, lưới rùng, đăng, đáy, đó,...

cũng được ngư dân sử dụng. Ngoài ra, có một số ngư cụ chuyên dụng chỉ

đánh bắt cho một loại nhất định như: Cụp (khụp) chuyên dùng để đánh bắt

cá Anh vũ, Rầm xanh. Đối với các loại câu, thùy theo mỗi loại mồi khác

nhau sẽ thu được các loại cá khác nhau, chẳng hạn mồi là nội tạng động vật

(gan lợn, trâu, bò, lòng mề gà...) thì câu được cá Lăng, cá Chiên, Cá Ngạnh;

Page 70: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NÔI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (53).pdf · cá nước ngọt với nhiều loài có giá trị kinh tế [8], [21], [34]. Hiện nay,

70

Mồi làm bằng mầm thóc thì câu được cá Trắm cỏ, cá Chép; Mồi giun thì câu

chủ yếu cá nhỏ và phổ biến như cá Rô phi, cá Rô đồng, các Đòng đong,...

3.4.1.3. Sản lượng, năng suất Cho tới nay, có thể thấy nguồn lợi cá tự nhiên ở khu vực Ngã ba sông

Hồng và phụ cận đã bị suy giảm nhanh chóng. Điều đó thể hiện số lượng

thuyền đánh cá cũng như số lượng ngư dân chuyên nghiệp ở khu vực ít hơn

nhiều so với 20 - 30 năm trước đây.

Sản lượng các loài cá di cư từ ven bờ cửa sông vào thượng nguồn sông

Hồng để đẻ trứng giảm sút rõ rệt: Sản lượng khai thác cá Mòi cờ hoa

(Clupanodon thrissa) giảm nhiều qua các năm là một ví dụ. Hiện nay cá Mòi

cờ hoa không cho sản lượng khai thác. Nhiều bãi đẻ của cá Mòi cờ hoa trên

sông Đà (Chợ Bờ) đã bị mất do đập Hoà Bình chắn.

Cũng như cá Mòi cờ hoa, cá Cháy (Tenualosa reeverssi) cũng là cá di

cư vào sông Hồng đẻ trứng. Sản lượng cá Cháy trong sông Hồng năm 1962

là 21 tấn, năm 1963 là 17 tấn, năm 1964 là 10,7 tấn (Hồ Thế Ân, 1971) [2].

Nhiều năm nay không đánh bắt được cá Cháy trong sông Hồng. Các loài cá

có giá trị khác cũng giảm sút sản lượng và trở nên hiếm thấy như cá Chiên,

Lăng, Anh vũ, Rầm xanh... trên hệ thống sông Hồng. Theo các dẫn liệu

thống kê, sản lượng cá Anh vũ ở Việt Trì chỉ còn khoảng 30 % so với sản

lượng khai thác năm 1970-1971, thậm chí có thể còn thấp hơn nữa.

Sản lượng Cá Lành canh trắng Coilia grayii đánh bắt đã giảm đi nhiều.

Trước kia trung bình mỗi ngày đánh bắt được khoảng 20kg/ngày, nay chỉ

đánh được khoảng 1kg.

3.4.1.4. Nghề cá và những khó khăn của cộng đồng ngư dân a) Kinh tế nghề cá và cơ sở hạ tầng, dịch vụ nghề cá

Page 71: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NÔI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (53).pdf · cá nước ngọt với nhiều loài có giá trị kinh tế [8], [21], [34]. Hiện nay,

71

Về lao động nghề cá: Kết quả điều tra và thống kê đã ước tính được

khoảng 710-800 hộ tham gia khai thác cá trong sông Hồng, từ Phú Thọ tới

Hà Nội, (Bảng 15).

Bảng 15. Lực lượng lao động tham gia khai thác cá trên sông Hồng

Tỉnh Số hộ khai thác cá

Phú Thọ

Vĩnh Phúc

Hòa Bình

Hà Nội

50-60

55-60

90-100

220-135

Nguồn: Số liệu điều tra của Viện NCHS, 2007 [32].

Cơ cấu nhóm tuổi của lực lượng lao động tham gia vào hoạt động khai

thác cá hầu hết từ 20 – 57 tuổi. Trong đó, nhóm tuổi từ 20 – 30 chiếm 21 %;

nhóm tuổi từ 31 – 40 chiếm 32 %; nhóm tuổi từ 41 – 50 chiếm 31 % và

nhóm tuổi từ 51 tuổi trở lên chiếm 16 %.

Ngư dân tham gia khai thác cá thuộc 2 nhóm chính là nhóm sống lưu

động trên sông nước và nhóm sống định cư trên bờ. Đối với nhóm ngư dân

sống lưu động trên sông nước, họ hầu hết chỉ làm nghề đánh bắt các đối

tượng thủy sản trên sông và đôi khi nuôi lồng bè quy mô nhỏ. Còn nhóm

ngư dân sống định cư trên bờ, cơ cấu nghề nghiệp có phần đa dạng hơn,

ngoài việc khai thác thủy sản họ còn làm nông nghiệp (chăn nuôi, trồng lúa,

trồng dâu nuôi tằm, trồng hoa màu,…), buôn bán nhỏ và các dịch vụ khác.

Cơ cấu nghề nghiệp khai thác thủy sản có sự thay đổi theo các tháng trong

năm, phụ thuộc vào mùa vụ khai thác của các đối tượng thủy sản khác nhau

ở khu vực trong sông.

Page 72: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NÔI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (53).pdf · cá nước ngọt với nhiều loài có giá trị kinh tế [8], [21], [34]. Hiện nay,

72

Thu nhập bình quân của ngư dân khai thác cá nhìn chung còn rất

thấp so với hiện trạng kinh tế của xã hội. Thu nhập bình quân của ngư dân

vùng trong sông khoảng 482.000đ/người/tháng, (Tổng cục thống kê, 2006).

Về nhà ở: Hầu hết các hộ ngư dân tham gia khai thác cá theo mùa trên

sông Hồng có xu hướng định cư xây dựng nhà ở ổn định trên bờ (40,6 %).

Một số hộ do thu nhập quá thấp chỉ đủ đáp ứng phần nào sinh hoạt hàng

ngày vẫn phải ở nhà tranh lá (18,3 %), đặc biệt, tỉ lệ hộ sống lưu động trên

thuyền còn rất cao (39,8 %).

Điều kiện sinh hoạt: Điều kiện sinh hoạt của hầu hết ngư dân khai

thác cá đều rất thiếu thốn, đặc biệt là các hộ ngư dân khai thác lưu động trên

sông. Nhiều hộ gia đình ngư dân có tới 4-5 người con, cả gia đình gồm

khoảng 6-7 người cùng sống trên 1 chiếc thuyền nhỏ (công xuất khoảng < 15

CV), với điều kiện sinh hoạt rất thiếu thốn về ăn, mặc, ngủ, nghỉ, điện, nước,

nhu cầu giải trí đài, ti vi.

Cảng hoặc bến cá địa phương: Đối với nghề khai thác cá, hầu như

không có cảng cá, bến cá cố định để bán sản phẩm hoặc neo đậu tàu thuyền,

ngư dân chủ yếu tập trung thành các nhóm nhỏ ở dọc theo hai bên sông hoặc

trong các luồng lạch để đưa cá lên bờ. Cá khai thác được bán trong các chợ

địa phương hoặc các lái buôn đến tận nơi ngư dân khai thác để thu gom.

b) Khó khăn của cộng đồng ngư dân

Điều kiện sinh hoạt thiếu thốn, thu nhập thấp, không có vốn để

chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp và cũng không có nhiều tài sản cố định đáng

giá để thế chấp ngân hàng. Nguy cơ rủi ro trong nuôi trồng thủy sản cao nên

nhiều hộ gia đình không dám đầu tư phát triển nuôi lồng bè. Nhiều gia đình

muốn chuyển lên bờ sinh sống nhưng do thiếu vốn, không có đất và trình độ

Page 73: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NÔI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (53).pdf · cá nước ngọt với nhiều loài có giá trị kinh tế [8], [21], [34]. Hiện nay,

73

văn hoá thấp,...nên rất khó khăn để hoà nhập và sống trên bờ. Do nghèo nên

không đủ tiền cho con cái đi học, các dịch vụ y tế cũng rất hạn chế và không

được quan tâm. Theo phỏng vấn trực tiếp và tổng hợp các phiếu điều tra cho

thấy hầu hết dân chài đều muốn chuyển đổi nghề nghiệp, được vay vốn và

hỗ trợ đào tạo nghề để sớm lên bờ sinh sống.

Nhận thức của ngư dân về các vấn đề ô nhiễm môi trường, phòng trừ

dịch bệnh và bảo vệ nguồn lợi thủy sản còn hạn chế. Do vậy, ngư dân rơi

vào vòng luẩn quẩn: nghèo đói – khai thác thủy sản – cạn kiệt – thu nhập

thấp, trình độ văn hóa thấp, dịch bệnh – nghèo đói.

3.4.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến nguồn lợi cá

3.4.2.1. Tác động từ việc xây dựng các công trình thuỷ điện Phát triển xây dựng cơ sở hạ tầng cơ sở như việc xây dựng các đập

thủy điện và hồ chứa lớn phía thượng nguồn gây ảnh hưởng đến nguồn lợi

cá, đặc biệt ngăn cản các loài cá có tập tính di cư dài sông-biển, biển-sông

để sinh sản như cá Mòi cờ, cá Cháy, cá Chình, làm mất đi bãi đẻ tự nhiên

của loài dẫn đến giảm khả năng phục hồi và tái tạo của quần đàn tự nhiên.

Các đập thủy điện lớn trên hệ thống sông Hồng hiện nay như: thuỷ điện Hoà

Bình và thuỷ điện Sơn La trên sông Đà, đập Thác Bà trên sông Chảy, thuỷ

điện Tuyên Quang trên sông Gâm.

Theo tài liệu thống kê của Bộ Thuỷ sản (1996): Đập thuỷ điện Hòa

Bình đã làm mất bãi đẻ và chặn đường di cư sinh sản của nhiều loài cá kinh

tế trong đó nổi bật nhất là loài cá Mòi, cá Cháy, ước tính làm mất khoảng

500 triệu cá bột, làm giảm 50% trữ lượng tôm, cá nước lợ và biển nông. Sản

lượng cá Mòi trên sông Hồng trong thời gian 1964 - 1979 là 40 - 356

tấn/năm, đến nay cũng không còn khai thác hoặc là sản lượng rất thấp.

Page 74: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NÔI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (53).pdf · cá nước ngọt với nhiều loài có giá trị kinh tế [8], [21], [34]. Hiện nay,

74

3.4.2.2. Ảnh hưởng từ phát triển công nghiệp Công nghiệp phát triển, các nhà máy xí nghiệp mọc lên kéo theo lượng

chất thải ra môi trường tăng lên. Hầu hết chất thải của các nhà máy xí nghiệp

đều chưa qua xử lý, đã xả thải ra môi trường ngoài. Đặc biệt là đối với vùng

Ngã ba sông Hồng thì chất thải không chỉ ô nhiễm đến một vùng, mà còn

phát tán theo dòng nước gây ô nhiễm đến cả một lưu vực lớn. Ngoài chất

thải của các nhà máy, các sông còn phải chịu ảnh hưởng bởi những chất hoá

học trong hoạt động nông nghiệp như thuốc trừ sâu, diệt cỏ. Chúng có thể

ngấm ra sông theo đường nước hoặc thông qua việc rửa các dụng cụ, bình

phun thuốc sâu trực tiếp trên sông.

Công ty TNHH Miwon Việt Nam, nằm ở trung tâm thành phố Việt Trì

được đánh giá là nơi ẩn chứa nhiều đe dọa về môi trường nhất. Công ty đã vi

phạm về việc bảo vệ môi trường như: Thải chất thải rắn không đúng quy

định về BVMT; Quản lý, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại không đúng

quy định về BVMT. UBND tỉnh Phú Thọ đã ra quyết định buộc Công ty

Miwon phải ngừng sản xuất có phát sinh nước thải gây ô nhiễm và để khắc

phục ô nhiễm môi trường. Công ty Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao

(huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ), trong quá trình sản xuất, nước xả thải của

công ty vượt tiêu chuẩn cho phép từ 2 lần đến dưới 5 lần; Thải khí S02 vượt

tiêu chuẩn môi trường cho phép vào môi trường dưới 2 lần; Quản lý, vận

chuyển và xử lý chất thải không theo đúng quy định về bảo vệ môi trường...

Ngoài ra, công ty Giấy Bãi Bằng ở thị trấn Phong Châu (huyện Phù Ninh,

Phú Thọ), cũng được xem là đáng báo động với những vi phạm cụ thể: Xả

nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép từ 2 lần đến dưới 5 lần; Quản lý, vận

chuyển và xử lý chất thải nguy hại không đúng quy định về BVMT...

3.4.2.3. Do khai thác nguồn lợi quá mức

Page 75: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NÔI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (53).pdf · cá nước ngọt với nhiều loài có giá trị kinh tế [8], [21], [34]. Hiện nay,

75

Khai thác quá mức nguồn lợi thuỷ sản: Gia tăng dân số dẫn đến nhu

cầu thực phẩm tăng, khai thác thủy sản tăng để đáp ứng nhu cầu xã hội. Đặc

biệt là do nhận thức của ngư dân yếu, nên mặc dù cuộc sống đã khó khăn,

nhưng thường họ lại sinh đẻ nhiều, nghèo đói không có tiền cho con cái ăn

học và sinh hoạt hàng ngày, lớn lên họ lại tiếp tục nghề khai thác truyền

thống của cha mẹ. Đặc điểm của phần lớn các hộ ngư dân là sống lưu động

trên thuyền bè, có cuộc sống chủ yếu dựa vào nghề khai thác thủy sản trên

sông. Do khai thác nhiều năm hoặc kinh nghiệm từ đời trước để lại, nên các

hộ ngư dân có khả năng nhận biết rất rõ được thời gian cá di cư sinh sản, địa

điểm có thể khai thác được cá, phương pháp và ngư cụ sử dụng để có thể

khai thác tận thu. Vì vậy, các loài cá, đặc biệt các loài cá quý hiếm, có giá trị

kinh tế càng bị khai thác với cường độ cao và tập trung trong mùa sinh sản

làm cho nguồn lợi bị suy giảm nhanh chóng, không kịp phục hồi lại số lượng

quần thể. Thậm chí một số loài như cá Cháy, nhiều năm nay không thấy xuất

hiện ở vùng ngã ba sông-vốn trước đây là bãi đẻ trứng của loài cá này.

Khai thác bừa bãi cát, sỏi trong lòng sông: Hiện nay, có rất nhiều

điểm trên sông Lô, sông Hồng là khu vực khai thác cát, sỏi vào hầu hết các

tháng mùa kiệt. Chưa có dẫn liệu tổng hợp nhưng ước tính có tới hàng tháng

có hàng nghìn tấn cát, sỏi được khai thác làm nguyên liệu xây dựng. Việc

khai thác bừa bãi cát, sỏi trên sông dẫn tới những tác động nguy hại như biến

đổi lòng sông, dòng chảy. Điều đó làm xáo trộn hoặc phá hỏng những nơi cư

trú của các loài thuỷ sinh ở lòng sông và ven bờ.

3.4.2.4. Do nhận thức về hiện trạng và bảo vệ nguồn lợi còn hạn chế Kết quả điều tra, thăm dò ý kiến của ngư dân khai thác và cư dân ven

sông ở địa phương cho thấy, hầu hết những người được phỏng vấn đều cho

rằng nguồn lợi cá đã và đang trong tình trạng suy giảm. Trong đó, 9 % số

Page 76: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NÔI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (53).pdf · cá nước ngọt với nhiều loài có giá trị kinh tế [8], [21], [34]. Hiện nay,

76

người trả lời phỏng vấn cho rằng sự suy giảm nguồn lợi cá trong thời gian

qua là không nhiều, 22 % cho rằng khá nhiều, 34 % cho rằng rất nhiều và 15

% cho rằng sự suy giảm này là nghiêm trọng .

Tuy nhiên, khi hỏi về vấn đề bảo tồn nguồn lợi thủy sản thì hơn một

nửa (61,6 %) số người được phỏng vấn trả lời chưa bao giờ được nghe khái

niệm “Khôi phục và bảo vệ nguồn lợi thủy sản”, chỉ có khoảng 20,3 % tỉ lệ

biết đến khái niệm này và quan tâm đến vấn đề bảo vệ nguồn lợi, tỷ lệ còn

lại là không có ý kiến. Qua đó cho thấy nhận thức của ngư dân khai thác về

vấn đề bảo vệ nguồn lợi thủy sản còn rất hạn chế.

Mặt khác, hầu hết những người được phỏng vấn đều cho rằng, họ chưa

biết nhiều về Luật Thủy sản, hoặc các qui định về kích thước mắt lưới, đối

tượng cần bảo vệ, đối tượng cấm khai thác, ngư cụ cấm sử dụng. Tuy nhiên,

một số người dân mặc dù đã biết nhưng không thực hiện, do vậy, vẫn xảy ra

hiện tượng vi phạm trong khai thác thủy sản.

Ngoài ra còn có thể kể đến ảnh hưởng do di nhập các loài sinh vật ngoại

lai xâm hại, cũng như ảnh hưởng của việc biến đổi khi hậu toàn cầu:

Việc du nhập không kiểm soát được các loài sinh vật ngoại lai từ các

nguồn khác nhau với những mục đích khác nhau đã gây không ít khó khăn

cho các nhà quản lý, nhưng điều nguy hiểm hơn là nhiều loài trong đó đã trở

thành loài xâm hại, đã phát tán ra môi trường tự nhiên, gây ảnh hưởng tới

môi trường sống và đe doạ ĐDSH ở những địa phương chúng phát triển như

Ốc bươu vàng (Pomacea caniculata, P. brigedsi) hoặc một số loài Tôm càng

đỏ, Rùa tai đỏ,...

Hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu có xu hướng diễn ra nhiều hơn, thể

hiện ở những hình thái khí hậu và chế độ thuỷ văn cực đoan. Năm 2009, mực

Page 77: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NÔI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (53).pdf · cá nước ngọt với nhiều loài có giá trị kinh tế [8], [21], [34]. Hiện nay,

77

nước sông Hồng tại Hà Nội ở mức thấp hơn mức trung bình nhiều năm cùng

kỳ 1,16 m. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến điều kiện bãi đẻ, ngăn cản đường

di cư của cá Mòi cờ hoa, cá Cháy, thậm chí gây tử vong,...

3.4.3. Đề xuất các giải pháp bảo vệ nguồn lợi cá

Từ những kết quả phân tích ở trên cho thấy, khu vực Ngã ba sông

Hồng và phụ cận là con đường di cư của cá trên sông và nơi cư trú quan

trọng để việc kiếm mồi, sinh sản, sinh trưởng và phát triển của các loài cá

quý hiếm, có giá trị kinh tế cao. Mặt khác, khu hệ cá và các loài thuỷ sinh ở

đây khá phong phú đa dạng (91 loài cá, nhiều loài thân mềm...). Kết quả

nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nguồn lợi thuỷ sản ở khu vực Ngã ba sông

Hồng đã suy giảm nhanh chóng do khai thác bừa bãi, không hợp lý, ô nhiễm

môi trường,... Do vậy, để bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản ở đây, chúng tôi đề xuất

3 nhóm giải pháp sau:

3.4.3.1. Bảo tồn đa dạng cá Để bảo tồn đa dạng sinh học cá ở vùng Ngã ba sông Hồng và phụ cận,

cần tiến hành nhiều giải pháp như: giảm áp lực do khai thác quá mức, giảm

các hoạt động thu hẹp và huỷ hoại các hệ sinh thái, sinh cảnh và nơi sống,

giảm thiểu ô nhiễm môi trường,...

Từ những kết quả nghiên cứu trên, đối với vùng nước Ngã ba sông

Hồng, chúng tôi đề xuất hai hình thức bảo tồn các loài cá hay mở rộng hơn

là bảo tồn đa dạng sinh học.

- Bảo tồn nguyên vị (In-situ): Bảo vệ các hệ sinh thái và sinh cảnh tự

nhiên để duy trì và phát triển các loài trong điều kiện môi trường mà chúng

từng sống. Hình thức này được thực hiện trên cơ sở thiết lập Khu bảo tồn

hoặc khu dự trữ sinh quyển. Dựa vào kết quả nghiên cứu về khu hệ cá,

Page 78: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NÔI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (53).pdf · cá nước ngọt với nhiều loài có giá trị kinh tế [8], [21], [34]. Hiện nay,

78

chúng tôi cho rằng thích hợp nhất là thành lập Khu bảo tồn thuỷ sản nội địa

vùng Ngã ba sông Hồng; hoặc Khu dự trữ sinh quyển vùng nước Ngã ba

sông Hồng. Ngoài ra còn phải thiết lập các vùng cấm hoặc hạn chế đánh bắt,

thời gian cấm hoặc hạn chế đánh bắt, kích thước mắt lưới tối thiểu được

phép sử dụng trong khai thác nhằm bảo vệ các đối tượng này cũng như các

thời kỳ và giai đoạn thiết yếu trong đời sống của chúng (thời kỳ đẻ trứng,

giai đoạn trứng, ấu trùng, con non,...). Khu bảo tồn một khi được đưa vào

hoạt động hiệu quả sẽ tạo ra "hiệu ứng tràn", phát tán nguồn lợi từ khu bảo

tồn ra các vùng lân cận.

- Bảo tồn chuyển vị (Ex-situ): Bảo tồn các loài ngoài sinh cảnh tự

nhiên của chúng. Bảo tồn chuyển vị nhằm bảo tồn các nguồn gen thuỷ sản

quý đang có nguy cơ biến mất. Do một số đối tượng thuỷ sản bản địa có giá

trị đặc biệt cũng như nguồn lợi chung suy giảm nên có thể kết hợp thả lại

giống nhằm khôi phục kích thước quần thể của chúng. Một số loài cá quý

hiếm bản địa, có giá trị kinh tế cao, có nguy cơ tuyệt chủng ở vùng nước

Ngã ba sông Hồng có thể áp dụng biện pháp bảo tồn này là: cá Anh vũ, cá

Rầm xanh, cá Cháy, cá Chình nhật, cá Lợ thân thấp, các Lăng, cá Chiên, cá

Ngạnh, cá Măng,... Hiện tại, Bộ NNPTNT, Chi Cục thuỷ sản Phú Thọ, Vĩnh

Phúc đã tiến hành nuôi dưỡng và cho sinh sản nhân tạo thành công loài cá

Anh vũ, Rầm xanh, Lăng, ... Đây là tín hiệu khả quan cho việc lưu giữ

nguồn gien quý, cũng như cung cấp nguồn giống thả lại môi trường, nhằm

phục hồi lại các quần thể cá quý hiếm này.

3.4.3.2. Khai thác hợp lý nguồn lợi cá. Khai thác hợp lý nguồn lợi cá được hiểu là con người chỉ có quyền thu

hồi phần giá trị gia tăng sản lượng của các quần thể cá khai thác sau mỗi lần

đánh bắt. Tài nguyên cá chỉ được coi là vô tận khi chúng ta biết khai thác

Page 79: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NÔI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (53).pdf · cá nước ngọt với nhiều loài có giá trị kinh tế [8], [21], [34]. Hiện nay,

79

hợp lý, biết bảo tồn và phát triển. Đi đôi với khai thác, là nuôi trồng thuỷ sản

(chủ yếu là cá) là biện pháp hữu hiệu nhằm giảm áp lực khai thác lên nguồn

lợi tự nhiên, đáp ứng nhu cầu ngày một cao của con người khi nguồn lợi cá

bị giới hạn và ngày một suy giảm. Đối với vùng nước Ngã ba sông Hồng,

yếu tố quan trọng nhất để khai thác hợp lý tài nguyên cá là đảm bảo đối

tượng khai thác có đủ khả năng và điều kiện cần thiết để khôi phục lại số

lượng ban đầu sau mỗi lần khai thác. Để đảm bảo yêu cầu này cần chú ý:

- Chỉ khai thác những đối tượng cá trưởng thành, đủ kích cỡ. Kích

thước mắt lưới đủ lớn để các loại cá nhỏ không bị bắt.

- Không đánh bắt cá bố mẹ đang trong mùa sinh sản.

- Không dùng lưới vét.

- Không sủ dụng phương tiện đánh bắt huỷ diệt như kích điện, nổ mìn,

dùng hoá chất, ruốc độc,...

Mặt khác, cũng cần chú ý rằng, vùng nước Ngã ba sông Hồng có diện

tích nước mặt lớn, chất lượng nước còn khá sạch, dinh dưỡng cao và nguồn

nước được trao đổi liên tục. Đây là yếu tố thuận lợi để người dân và các

doanh nghiệp đầu tư nuôi trồng thuỷ sản đặc biệt là các loài cá bản địa,

nhằm giảm áp lực lên khai thác nguồn cá tự nhiên, đồng thời đáp ứng cho

nhu cầu thực phẩm trong nước và phục vụ xuất khẩu. Đối tượng cá nuôi hiện

nay khá đa dạng và nhiều loài thích nghi nhanh, sinh trưởng mạnh và đem

lại lợi nhuận cao. Một số loài có thể áp dụng nuôi ở vùng nước Ngã ba sông

Hồng như các loài cá bản địa: cá Trắm đen, cá Lăng, Lươn, cá Chình,... Có

thể nuôi các loài cá nhập nội như Trắm cỏ, cá Chép, cá Mè, cá Chim,...

nhưng phải được kiểm soát chặt chẽ.

3.4.3.3. Nâng cao năng suất sinh học cá

Page 80: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NÔI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (53).pdf · cá nước ngọt với nhiều loài có giá trị kinh tế [8], [21], [34]. Hiện nay,

80

Để nâng cao năng suất sinh học cá ở vùng nước Ngã ba sông Hồng có

thể áp dụng các giải pháp khoa học sau:

a) Đảm bảo điều kiện cho sự tái sản xuất số lượng của quần thể.

Điều kiện tái sản xuất số lượng quần thể tự nhiên của nhiều loài cá đã

bị suy thoái hoặc huỷ hoại hoàn toàn. Việc đắp kè, đập trên sông, xây dựng

các hồ chứa ở phía trên thượng lưu sông Đà, sông Lô- Gâm, sông Thao

không chỉ ngăn chặn con đường di cư của các loài cá hạ lưu lên vùng trung

lưu, thượng lưu các sông này để sinh sản mà còn làm cho nhiều bãi đẻ trên

sông bị biến mất do ở đó chế độ dòng chảy được thay bằng chế độ nước tĩnh

của hồ chứa. Do vậy, cần tiến hành nghiên cứu áp dụng phương pháp sinh

sản nhân tạo hay dục đẻ nhân tạo của các loài cá bản địa để tạo nguồn giống

trả lại cho môi trường tự nhiên. Sản lượng hiện nay của các loài cá kinh tế

của vùng nước Ngã ba sông Hồng và phụ cận như cá Anh vũ, cá Rầm xanh,

cá Chiên, cá Bỗng, cá Mòi cờ, cá Cháy, ... suy giảm nhanh chóng do bị khai

thác quá mức; bãi đẻ trên các sông Đà, sông Thao, sông Lô và sông Hồng bị

thu hẹp hoặc bị mất nên nguồn giống bổ sung hàng năm của các loài cá này

giảm nghiêm trọng. Thả lại giống và làm giàu cho thuỷ vực vùng Ngã ba

sông Hồng bằng các loài cá bản địa có giá trị kinh tế cần được xem là một

biện pháp hữu hiệu để phục hồi kích thước quần thể của những loài cá đang

suy giảm sản lượng và đứng trước nguy cơ diệt vong, trong đó có các loài cá

quý hiếm có giá trị kinh tế cao, có nguy cơ tuyệt chủng ở vùng Ngã ba sông

Hồng như cá Mòi cờ, cá Cháy, cá Chiên, cá Anh vũ, cá Bỗng, cá Lăng, cá

Rầm xanh, cá Ngạnh,...

b) Di nhập những đối tượng mới có giá trị cao vào thuỷ vực.

Một trong những biện pháp khoa học để nâng cao năng suất thuỷ vực

là di nhập những đối tượng mới nhằm sử dụng nguồn thức ăn dư thừa mà

Page 81: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NÔI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (53).pdf · cá nước ngọt với nhiều loài có giá trị kinh tế [8], [21], [34]. Hiện nay,

81

các loài cá kinh tế bản địa không sử dụng hoặc không sử dụng hết. Thực tế ở

nước ta đã bổ sung nhiều loài có giá trị kinh tế như cá Rô phi Oreochromis

niloticus, cá Rohu Labeo rohita, Mrigan Cirrhinus mrigala, cá Catla

Catlocarpio siemensis, cá Chim trắng Colosoma brachypomum. Tuy nhiên

cần lưu ý rằng, khi di nhập các loài có nguồn gốc ngoại lai cần nghiên cứu

thử nghiệm để tránh tình trạng những loài này gây tác động tiêu cực đến đa

dạng sinh học và môi trường của khu hệ động vật địa phương (cạnh tranh về

nơi ở, thức ăn đối với các loài bản địa, thậm chí tiêu diệt loài bản địa, đem

đến ký sinh trùng và dịch bệnh mới, ...). Một số loài cá được di nhập đến

vùng Ngã ba sông Hồng hiện nay như: cá Vược sông Prochilodus argenteus,

cá Chim trắng Colosoma brachypomum, cá Rô phi Oreochromis sp, cá Trê

phi Clarias gariepinus, ...đã thích nghi và mang lại hiệu kinh tế cao, góp

phần giảm áp lực khai thác nguồn lợi cá tự nhiên ở khu vực này. Tuy nhiên,

cần đặc biệt chú ý là loài cá Cọ bể, một loài cá làm cảnh, được nuôi làm

nhiệm vệ sinh các bể nước, nay đã thoát ra ngoài khu vực Ngã ba sông, sinh

trưởng và phát triển khá mạnh. Cá ăn thực vật, mùn bã hữu cơ, sinh sản

nhanh, thích nghi với nhiều điều kịên môi trường sống, nhưng lại không có

giá trị làm thực phẩm. Vì vậy, cần có các nghiên cứu, đánh giá tác động của

loài cá này lên môi trường và các loài cá bản địa.

c) Thực thi luật pháp

Hệ thống luật pháp liên quan trực tiếp đến bảo vệ nguồn lợi cá và

nâng cao năng suất sinh học ở các thuỷ vực gồm có: Luật bảo vệ môi trường;

Luật tài nguyên nước, Luật đất đai và đặc biệt là Luật thuỷ sản. Đây là cơ sở

pháp lý thiết yếu điều phối hoạt động của mọi lĩnh vực kinh tế và hành vi

của con người đối với việc khai thác tài nguyên thiên nhiên cho sự phát triển

kinh tế xã hội.

Page 82: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NÔI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (53).pdf · cá nước ngọt với nhiều loài có giá trị kinh tế [8], [21], [34]. Hiện nay,

82

Nguyên tắc trong hoạt động nghề cá là: Đảm bảo hiệu quả kinh tế gắn

với bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản, tính đa dạng sinh học,

bảo vệ môi trường và cảnh quan thiên nhiên, (trích điều 4 Luật thuỷ sản).

Nhà nước có chính sách bảo tồn, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, đặc biệt là các

loài thuỷ sản đang có nguy cơ tuyệt chủng, các loài quý hiếm, loài có giá trị

kinh tế cao và các loài có ý nghĩa khoa học; khuyến khích nghiên cứu khoa

học để có biện pháp phù hợp nhằm phát triển nguồn lợi thuỷ sản, đầu tư sản

xuất giống thuỷ sản để thả vào môi trường tự nhiên và tạo ra các vùng cư trú

nhân tạo nhằm tái tạo và phát triển nguồn lợi, (trích điều 8 Luật thuỷ sản).

Một trong những hành động tích cực để ngăn ngừa sự suy giảm nguồn

lợi hay sự biến mất của các quần thể cá có giá trị kinh tế ở các thuỷ vực nói

chung và vùng nước Ngã ba sông Hồng nói riêng là: Quy định các vùng cấm

đánh bắt và hạn chế đánh bắt, quy định kích thước tối thiểu của các đối

tượng được phép đánh bắt và kích thước mắt lưới tối thiểu được phép sử

dụng trong khai thác cùng với việc nghiêm cấm các hành động có tính chất

huỷ diệt nguồn lợi (chất nổ, hoá chất, bả độc, kích điện,...) trong khai thác,

gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường sống của các loài thủy sản.

Để những điều luật này phát huy hiệu lực cần: Nâng cao năng lực tổ

chức thực hiện và quản lý của các cấp chính quyền từ cơ sở đến trung ương;

tăng cường nhận thức và sự chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của quần

chúng; phối hợp và lồng ghép với các hoạt động kinh tế xã hội một cách hài

hoà trên cơ sở nhận thức của mọi đối tượng, từ các cấp chính quyền đến

người dân; có sự tham gia quản lý của cộng đồng hay nhà nước và nhân dân

đồng quản lý đa dạng sinh học, khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường

theo hướng phát triển bền vững.

Page 83: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NÔI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (53).pdf · cá nước ngọt với nhiều loài có giá trị kinh tế [8], [21], [34]. Hiện nay,

83

3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Kết luận 1. Tổng số loài cá được ghi nhận ở vùng Ngã ba sông Hồng là 91 loài

thuộc 11 bộ, 26 họ, 75 giống, trong đó bộ cá Chép là đa dạng nhất với

53 loài, chiếm 58,2%, tiếp đến là bộ cá Nheo với 13 loài, chiếm

14,3% và bộ cá Vược với 12 loài, chiếm 13,2%.

2. Trong khu hệ có 11 loài cá (thuộc 6 họ, 4 bộ) quý hiếm có tên trong

Sách Đỏ Việt Nam, 2007, có nguy cơ tuyệt chủng và 27 loài cá có giá

trị kinh tế.

3. Trong vùng Ngã ba sông Hồng hiện vẫn còn một số là bãi đẻ tự nhiên,

bãi kiếm ăn, nơi cư trú của nhiều loài cá, trong đó có nhiều loài cá quý

hiếm, có giá trị kinh tế như cá Anh vũ, Rầm xanh, cá Lăng, cá Chiên,

cá Ngạnh, cá Măng, cá Trắm đen, cá Nheo và hai loài cá di cư từ biển

vào sông sinh sản là cá Mòi cờ hoa và cá Cháy.

4. Đặc điểm sinh học của quần thể cá Mòi cờ hoa không có nhiều thay

đổi so với trước đây và có khả năng phục hồi lại số lượng quần thể

nếu áp dụng cấm đánh bắt cá bố mẹ trong thời gian cá sinh sản.

5. Do nhiều nguyên nhân như khai thác quá mức, ô nhiễm môi trường,

đắp đập, xây thuỷ điện làm thay đổi dòng chảy, khai thác cát sỏi...dẫn

đến nguồn lợi thuỷ sản đã suy giảm nhanh chóng. Nhiều loài không

còn cho khả năng khai thác, một số loài trở lên hiếm gặp và có nguy

cơ biến mất khỏi khu hệ.

6. Để bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản vùng Nước ngã ba sông

Hồng cần tiến hành đồng thời 3 nhóm giải pháp: Bảo tồn đa dạng cá;

Khai thác hợp lý nguồn lợi và nâng cao năng suất sinh học cá.

Page 84: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NÔI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (53).pdf · cá nước ngọt với nhiều loài có giá trị kinh tế [8], [21], [34]. Hiện nay,

84

Kiến nghị

1. Cần nhanh chóng quy hoạch và đưa vào hoạt động Khu bảo tồn thuỷ

vực nội địa vùng nước Ngã ba sông Hồng, hoặc Khu dự trữ sinh

quyển vùng nước Ngã ba sông Hồng để bảo vệ, phục hồi và phát triển

các loài cá quý hiếm, có giá trị kinh tế cao.

2. Cần tiếp tục có những nghiên cứu và giám sát về môi trường, sinh thái

và những thay đổi trước, trong và sau khi xây dựng khu bảo tồn.

3. Các tổ chức chính quyền địa phương cần có các biện pháp hiệu quả để

quản lý chặt chẽ hoạt động khai thác thuỷ sản, nghiêm cấm sử dụng

phương tiện đánh bắt huỷ như kích điện, nổ mìn và cấm đánh bắt cá

trong mùa sinh sản, đặc biệt là các loài cá di cư sinh sản như cá Mòi

cờ hoa, cá Cháy.

4. Cần hạn chế hoạt động khai thác cát sỏi, khoanh vùng khai thác và chỉ

cho phép khai thác theo thời gian thích hợp.

Page 85: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NÔI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (53).pdf · cá nước ngọt với nhiều loài có giá trị kinh tế [8], [21], [34]. Hiện nay,

85

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

1. Hồ thế Ân (1971), Sự biến đổi nguồn lợi cá Mòi cờ di cư đẻ trứng trên sông

Hồng. Tạp chí Thuỷ sản, (1), tr. 14-19.

2. Hồ Thế Ân, Thái Bá Hồ, và nnk. (1971), Đặc trưng sinh học của cá Cháy

(Hilsa reevesii Rich.) trên hệ thống sông Hồng. Điều tra nguồn lợi thủy

sản nước ngọt. Nxb Khoa học kỹ thuật, tr. 99-115.

3. Ban chỉ đạo chương trình PTBV ngành Thuỷ sản (2006), Về định hướng

chiến lược phát triển bền vững ngành thuỷ sản Việt Nam. Tạp chí Thuỷ

sản ( 5), tr. 9-12.

4. Phạm Báu, Nguyễn Đức Tuân (1998), Một số đặc điểm sinh học chủ yếu của

cá Lăng chấm Hemibagrus guttatus Lacepede trên sông Hồng. Tài liệu

Viện NCNTTSI.

5. Phạm Báu, Nguyễn Đức Tuân, Bùi Đình Đặng, Nguyễn Công Thắng (1999),

Một số đặc điểm sinh học cá Anh vũ trên sông Gâm. Các công trình

nghiên cứu năm 1999, Viện NCNTTS I, tr. 190-195

6. Bộ Khoa học và Công nghệ (2007), Sách đỏ Việt Nam, phần động vật. Nxb

Khoa học tự nhiên và Công nghệ.

7. Bộ TN&MT, Cục Bảo vệ môi trường (2005), Báo cáo hiện trạng môi trường

quốc gia-Chuyên đề ĐDSH. Bộ TN&MT, Cục Bảo vệ môi trường. Báo

cáo hiện trạng môi trường Quốc gia-Chuyên đề ĐDSH.

8. Bộ Thuỷ sản (1996). Nguồn lợi thuỷ sản Việt Nam. Nxb Nông nghiệp, Hà

Nội, 615 tr.

Page 86: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NÔI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (53).pdf · cá nước ngọt với nhiều loài có giá trị kinh tế [8], [21], [34]. Hiện nay,

86

9. Bộ Thuỷ sản (2005), Một số thành tựu hoạt động khoa học và công nghệ

ngành thuỷ sản (2001-2005) và định hướng phát triển. Nxb Nông nghệp,

Hà Nội, 195 tr.

10. Chính Phủ Nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2004), Luật Thuỷ

sản.

11. Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản (2008), Hiện trạng khai thác và

sử dụng nguồn lợi cá mòi cờ hoa trên các sông ở khu vực Bắc Bộ.

12. Cục Kiểm Lâm, Bộ NNPTNT (2002), Chiến lược quản lý hệ thống khu bảo

vệ tại Việt Nam (giai đoạn 2002-2010).

13. Nguyễn Hữu Dực, Mai Đình Yên (1994), Góp phần nghiên cứu họ cá Chình

ở Việt Nam. Tạp chí khoa học trường Đại học Sư phạm Hà Nội, (1), tr.

60-64.

14. Nguyễn Hữu Dực (1995). Góp phần nghiên cứu khu hệ cá nước ngọt Nam

Trung Bộ Việt Nam. Tóm tắt luận án PTS Sinh học, trường Đại học Sư

phạm Hà Nội I.

15. Nguyễn Hữu Dực, Nguyễn Văn Hảo, Nguyễn Thị Hoa, Nguyễn Văn Chiến

(2001), Kết quả bước đầu khảo sát khu hệ cá sông Đà thuộc địa phận các

tỉnh Lai Châu và Sơn La. Tuyển tập Hội thảo quốc tế Sinh học. Liên hiệp

các hội KHKT Việt Nam. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 77-85.

16. Nguyễn Hữu Dực và nnk. (2003), Thành phần loài cá lưu vực sông Mã

thuộc địa phận tỉnh Thanh Hoá. Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong

Khoa học sự sống. Nxb Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội, tr. 69-72.

17. Hoàng Đức Đạt (1964), Dẫn liệu hình thái sinh học một số loài cá ở sông

Lô- Gâm. Tập san sinh vật địa học, (3), tr. 151-156.

18. Hồ Thanh Hải (1999), Tổng quan về điều kiện tự nhiên và thủy sinh vật hệ

thống sông Đà, dự báo tác động môi trường sinh thái khi xây dựng các

Page 87: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NÔI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (53).pdf · cá nước ngọt với nhiều loài có giá trị kinh tế [8], [21], [34]. Hiện nay,

87

bậc thang thủy điện. Tài liệu Viện STTNSV, Dự án quy hoạch thủy điện

toàn quốc.

19. Hồ Thanh Hải (2000), Tổng quan về thủy sinh vật hệ thống sông Lô-Gâm-

Chảy. Tài liệu Viện STTNSV, Dự án quy hoạch thủy điện toàn quốc.

20. Hồ Thanh Hải và nnk. (2003), Báo cáo tổng hợp các kết quả nghiên cứu

thủy sinh học vùng lưu vực sông Đà. Báo cáo Đề tài KC.08.04.

21. Hồ Thanh Hải (2004), Hệ sinh thái sông. Tài liệu Viện STTNSV, 54 tr.

22. Hồ Thanh Hải (2005), Duy trì Hệ sinh thái sông trong quản lý tổng hợp

vùng lưu vực sông. Tuyển tập Hội thảo về Tài nguyên và Môi trường Việt

Nam. CRES, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, tr. 156-171.

23. Hồ Thanh Hải, Chu Tiến Vĩnh, Lê Thiết Bình và nnk. (2007), Quy hoạch

các khu bảo tồn thuỷ sản nội địa ở Việt Nam. Tài liệu của Cục Khai thác

và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản; Viện STTNSV.

24. Hồ Thanh Hải (2007), Cơ sở khoa học để xây dựng hệ thống bảo tồn thủy

sản nội địa ở Việt Nam. Báo cáo Khoa học về Sinh thái và Tài nguyên

Sinh vật, lần thứ 2. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

25. Nguyễn Văn Hảo, Ngô Sỹ Vân (2001), Cá nước ngọt Việt Nam, tập I. Nxb

Nông nghiệp, Hà Nội, 622 tr.

26. Nguyễn Văn Hảo (2005), Cá nước ngọt Việt Nam, tập II. Nxb Nông nghiệp,

Hà Nội, 760 tr.

27. Nguyễn Văn Hảo (2005), Cá nước ngọt Việt Nam, tập III. Nxb Nông nghiệp,

Hà Nội, 758 tr.

28. Nguyễn Văn Hảo và Võ Văn Bình (1999), Kết quả nghiên cứu thành phần,

phân bố cá ở sông Lô và sông Gâm năm 1999. Tuyển tập báo cáo khoa

học, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản I, tr. 3-20.

29. Nguyễn Thị Thu Hè (1999), Dẫn liệu bước đầu về thành phần loài cá ở các

sông suối Tây Nguyên. Tạp chí Sinh học 21(4), tr. 26-35.

Page 88: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NÔI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (53).pdf · cá nước ngọt với nhiều loài có giá trị kinh tế [8], [21], [34]. Hiện nay,

88

30. Nguyễn Thị Hoa (2001), Góp phần nghiên cứu khu hệ cá sông Đà thuộc địa

phận hai tỉnh Sơn la và Lai Châu. Luận văn thạc sỹ khoa học, trường Đại

học Sư phạm 1 Hà Nội, 155 tr.

31. Đoàn Lệ Hoa, Pham Văn Doãn (1971), Sơ bộ điều tra nguồn lợi cá sông Mã

(Thanh Hoá). Tuyển tập điều tra nguồn lợi thuỷ sản nước ngọt. Nxb

Khoa học và kỹ thuật, tr. 205-215.

32. Nguyễn Quang Hùng và nnk. (2008), Nghiên cứu xây dựng các giải pháp

khôi phục, bảo vệ và phát triển nguồn lợi cá Mòi cờ hoa (Clupanodon

thrissa, Linnaeus 1758) ở vùng biển Việt Nam. Báo cáo tổng kết đề tài

cấp Bộ, Viện Nghiên cứu Hải sản Hải Phòng.

33. Đặng Huy Huỳnh, Hồ Thanh Hải, Nguyễn Kiêm Sơn và nnk. (1999), Báo

cáo kết quả nghiên cứu biến động môi trường sinh vật đồng bằng sông

Hồng, 149 tr.

34. Nguyễn Viết Phổ (1983), Sông ngòi Việt Nam. Nxb Khoa học và kỹ thuật,

Hà Nội.

35. Nguyễn Viết Phổ, Đỗ Đình Khôi, Vũ Văn Tuấn (2000), Khai thác và bảo vệ

tài nguyên nước lưu vực sông Hồng - Thái Bình. Nxb Nông nghiệp, Hà

Nội. 100 tr.

36. Võ Văn Phú (1994), Sơ bộ nghiên cứu cấu trúc thành phần loài ở đầm phá

nước lợ tỉnh Thừa Thiên-Huế. Tạp chí thuỷ sản, (4), tr. 12-16.

37. Võ Văn Phú (1994), Sử dụng hợp lý và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản hệ sinh

thái đầm phá nước lợ ở tỉnh Thừa Thiên-Huế. Tạp chí thuỷ sản (6), tr. 14-

15.

38. Pravdin I. F, Hướng dẫn nghiên cứu cá. Nxb Khoa học kĩ thuật, Hà Nội,

1973 (bản dịch của Nguyễn Thị Minh Giang).

39. Primack Richard B., Cơ sở Sinh học bảo tồn. (bản dịch tiếng Việt của Võ

Quý và nnk., 1999). Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

Page 89: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NÔI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (53).pdf · cá nước ngọt với nhiều loài có giá trị kinh tế [8], [21], [34]. Hiện nay,

89

40. Tô Trung Nghĩa (2004), Báo cáo hội thảo Ban quản lý lưu vực sông Hồng.

Viện Quy hoạch Thuỷ lợi. 5tr.

41. Nguyễn Kiêm Sơn (2001), Tính đa dạng của khu hệ cá suối, sông thuộc Khu

bảo tồn thiên nhiên Na Hang (Tuyên Quang). Tuyển tập các công trình

nghiên cứu Sinh thái học và Tài nguyên sinh vật. Nxb Nông Nghiệp, Hà

Nội, tr. 349-356.

42. Nguyễn Kiêm Sơn, Hồ Thanh Hải, Phan Văn Mạch và Lê Hùng Anh (2001),

Khu hệ thuỷ sinh vật và khu hệ cá Ao Châu với tiểm năng phục vụ du lịch

sinh thái.

43. Nguyễn Kiêm Sơn (2000), Khu hệ cá suối thuộc Vườn Quốc Gia Tam Đảo

và đánh giá môi trường nước bằng sử dụng chỉ số đa dạng, chỉ số tổ hợp

sinh học cá. Hội thảo Khoa học Đa dạng sinh học Vườn Quốc Gia Tam

Đảo, tr. 36-37.

44. Nguyễn Kiêm Sơn (2001), Khu hệ cá sông Nhuệ và sông Tô Lịch, đánh giá

môi trường nước bằng chỉ số tổ hợp sinh học (IBI) và chỉ số đa dạng sinh

học. Tài liệu Viện STTNSV.

45. Nguyễn Đình Tạo, Nguyễn Kiêm Sơn (2010), Thành phần loài khu hệ cá

ngã ba sông Đà- Lô -Thao. Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa

học và Công nghệ Việt Nam, 48 (2A), tr.534-538.

46. Vũ Trung Tạng (1994), Các hệ sinh thái cửa sông Việt Nam (Khai thác, duy

trì, phát triển nguồn lợi). Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 271 tr.

47. Vũ Trung Tạng và nnk. (2004), Đất ngập nước Vân Long, Đa dạng sinh học,

khai thác và phát triển bền vững. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, 351 tr.

48. Vũ Trung Tạng (1988), Nguồn gen cá nước ngọt khu vực Hà nội. Tạp chí

Thuỷ sản, (1), tr 5-11.

49. Vũ Trung Tạng (2008), Sinh thái học các hệ sinh thái nước. Nxb Giáo dục,

Hà Nội, 235tr.

Page 90: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NÔI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (53).pdf · cá nước ngọt với nhiều loài có giá trị kinh tế [8], [21], [34]. Hiện nay,

90

50. Đặng Ngọc Thanh (1980), Khu hệ động vật không xương sông Bắc Việt

Nam. Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

51. Đặng Ngọc Thanh, Hồ Thanh Hải (2007), Cơ sở thuỷ sinh học. Nxb Khoa

học tự nhiên và Công nghệ Việt Nam, Hà Nội.

52. Đặng Ngọc Thanh, Hồ Thanh Hải, Dương Đức Tiến, Mai Đình Yên (2002),

Thuỷ sinh học các thuỷ vực nước ngọt nội địa Việt Nam. Nxb Khoa học

và kỹ thuật, Hà Nội, 399 tr.

53. Tiểu ban Nguồn lợi Thuỷ sản (trong ban Sinh vật) thuộc Uỷ ban Khoa học

và Kỹ thuật nhà nước (1971), Điều tra nguồn lợi thuỷ sản nước ngọt, (1),

Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. 224 tr.

54. Tổng cục Thuỷ sản, Cục Khai thác và Bảo vệ Nguồn lợi Thuỷ sản (2010),

Atlat các loài thuỷ sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng tại Việt Nam.

Hà Nội, 263 tr.

55. Nguyễn Thị Vân Trang (2005), Nguồn lợi thuỷ sản và đề xuất giải pháp khai

thác hợp lý ở vùng hồ Quan Sơn (Mỹ Đức – Hà Tây). Luận văn thạc sỹ

khoa học, trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội,

108 tr.

56. Viện Tài nguyên và Môi trường biển (2005), Tác động của các đập thuỷ

điện lớn trên lưu vực sông Hồng đối với tài nguyên, môi trường vùng cửa

sông và ven biển. Báo cáo tóm tắt đề tài cấp viện Khoa học và Công nghệ

Việt Nam giai đoạn 2004-2005, 25 tr.

57. Phạm Ngọc Toàn, Phan Tất Đắc (1978), Khí hậu Việt Nam. Nxb Khoa học

và kỹ thuật, Hà Nội.

58. Nguyễn Thái Tự (1983), Khu hệ cá lưu vực sông Lam. Luận án PTS, Khoa

sinh học, trường Đại học tổng hợp Hà Nội, 173tr.

59. Ngô Sỹ Vân, Phạm Anh Tuấn (2005), Hiện trạng và các giải pháp phát triển

nguồn lợi cá tự nhiên ở một số tỉnh phía Bắc Việt Nam. Kỷ yếu hội thảo

Page 91: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NÔI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (53).pdf · cá nước ngọt với nhiều loài có giá trị kinh tế [8], [21], [34]. Hiện nay,

91

toàn quốc bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản. Nxb Nông nghiệp,

Hà Nội, tr. 292-319.

60. Trần Văn Vỹ và nnk. (1971), Dẫn liệu về cơ sở thức ăn của cá ở hồ chứa

Thác Bà (Yên Bái) khi chưa ngập nước. Tuyển tập điều tra nguồn lợi

thuỷ sản nước ngọt. Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, 1, tr. 20-40

61. Mai Đình Yên và nnk. (1971), Một số dẫn liệu về hình thái và phân loại cá

bột (ấu trùng) và cá con vớt được trên sông Hồng. Điều tra nguồn lợi

thủy sản nước ngọt, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, tr. 63-83.

62. Mai Đình Yên (1991), Nguồn lợi cá tự nhiên ở các vực nước ngọt và vấn đề

quản lý chúng trong thời gian tới. Các công trình nghiên cứu khoa học kỹ

thuật thuỷ sản (1986-1990). Tạp chí Thuỷ sản, tr. 51-55.

63. Mai Đình Yên (2005), Đa dạng sinh học nước ngọt Việt Nam: hiện trạng và

định hướng bảo tồn và phát triển. Kỷ yếu hội thảo toàn quốc bảo vệ môi

trường và nguồn lợi thủy sản. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 278-281.

64. Mai Đình Yên và nnk (1992), Định loại các loài cá nước ngọt Nam Bộ. Nxb

Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nôi, 251 tr.

65. Mai Đình Yên (1978), Định loại cá nước ngọt các tỉnh phía Bắc Việt Nam.

Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, 340 tr.

Tài liệu tiếng Anh

66. Australia Sociation of Limnology (ASL.), Aquatic Protected Areas for the

protection of inland aquatic ecosystems of high conservation value.

(asl_aquatic_poldoc.htm).

67. Barbara A. Miller & Richard B. Reidinger (1998), Comprehensive River

Basin Development. The Tennessee Valley Authority. World Bank

Technical Paper No.4.

Page 92: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NÔI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (53).pdf · cá nước ngọt với nhiều loài có giá trị kinh tế [8], [21], [34]. Hiện nay,

92

68. Bonheur N. (2001), Tonlesap Biosphere Reserve Cambodia management

and zonation. IUCN Parks, 11.

69. Bloch Philip L. (2003), Aquatic Reserve Site Evaluation Criteria and

Ecological Framework. Washington Department of Natural Resources

Aquatic Resources Division, 68 pp.

70. Claridge G. (2003), Freshwater fischeries and protected areas in the lower

Mekong region. IUCN Parks , 13.

71. EPA., Aquatic Biodiversity- River and Stream.

http://www.epa.gov/bioindicator/.

72. IUCN (1994), Guidelines for protected area management categories.

Commission on National Parks and Protected Areas with the assistance

of the World Conservation Monitoring Centre. IUCN, Gland,

Switzerland.

73. Kapetsky J.M., Bartley D.M. (1995), Fischeries and protected areas.

Expanding partnerships in Conservation.

74. Kottelat M. (1989), Zoogeography of the fishes from Indochinese inland

waters with an annotated check-list. Bulletin Zoologisch Museum.

Universiteit Van Amsterdam, 12, (1), 1-43.

75. Kottelat M. (2001), Freshwater fishes of Northern Vietnam. Environment

and Social Development Unit, East Asia and Pacific region. The World

Bank.

76. Ho Thanh Hai, Nguyen Kiem Son (2006), Some study results on aquatic life

of the Vu Gia river system. In the report for the EIA of Song Bung 4

hydro-power plant on the Bung river, SWECO, ADB.

77. Ho Thanh Hai và nnk. (1999), An overview on biodiversity in terrestrial and

aquatic ecosystems of Cua Luc, Ha Long Bay and Cat Ba archipelago.

Document of IEBR., 51 pp.

Page 93: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NÔI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (53).pdf · cá nước ngọt với nhiều loài có giá trị kinh tế [8], [21], [34]. Hiện nay,

93

78. Mai Dinh Yen (1994), The biodiversity of freshwater fishes and different

measures applied for its conservation in VietNam, Proceedings of the 7th

international symposium on river and lake environments, Matsumoto.

79. Nevill J., and Phillips N. (2004) The Australian Freshwater Protected Area

Resourcebook: the policy background, role and importance of protected

areas for Australian inland aquatic ecosystems. OnlyOnePlanet

Australia; Hampton Melbourne.

80. Nguyen Thi Lan Anh, Nguyen Xuan Huan, Hoang Trung Thanh (2010), The

preliminary results of survey on terrestrial vertebrates in the area of Quan

Son lake, My Duc district, Hanoi. Journal of science, Vietnam National

University, Hanoi, vol 26, (4S), pp 493-500.

81. Nguyen Xuan Huan, Dao Thi Nga, Nguyen Thanh Nam (2010), The fish

species composition in the area of Quan Son riversor in My Duc district,

Hanoi. Journal of science, Vietnam National University, Hanoi, vol 26,

(4S), pp 531-536.

82. Rainboth. W.J (1996), Fish of the Cambodian Mekong. Food and

Agriculture Organnization of the United Nations, Rome.

Page 94: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NÔI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ … (53).pdf · cá nước ngọt với nhiều loài có giá trị kinh tế [8], [21], [34]. Hiện nay,

94